SlideShare a Scribd company logo
1 of 171
ĐÔNG NAM B :Ộ TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH D NG - BÌNH PH C - Đ NG NAI - BÀ R A - VŨNG TÀUƯƠ ƯỚ Ồ Ị
THÀNH PH H CHÍ MINHỐ Ồ

I. V TRÍ Đ A LÝỊ Ị
Thành phố Hồ Chí Minh thuộc khu vực Đông Nam Bộ, là trung tâm du lịch của phía Nam
nói riêng và cả nước nói chung, cách thủ đô Hà Nội gần 1.730km đường bộ, nằm ở ngã tư quốc tế
giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Ðông sang Tây, là tâm điểm của khu vực
Đông Nam Á. Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km đường chim bay. Đây là đầu mối
giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với
hàng chục đường bay chỉ cách trung tâm thành phố 7km. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc
giáp tỉnh Tây Ninh , Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng
Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.
Diện tích: 2.098,7 km2
Dân số (2007): 6.347.000 người
Hành chính: 19 quận nội thành : Q.1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,
Tân Bình, Bình Thạnh, Thủ Đức, Gò Vấp, Bình Tân và Tân Phú.
5 huyện ngoại thành: Nhà Bè, Cần Giờ, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh.
II. L CH S HÌNH THÀNHỊ Ử
Năm 1618, vua Chân Lạp là Chey Chettha II lên ngôi. Để giữ mối hữu hảo bang
giao giữa hai nước, chúa Nguyễn Phước Nguyên đã gả Ngọc Vạn công chúa cho vua Chân Lạp.
Cuộc hôn nhân diễn ra vào năm 1620, công chúa Ngọc Vạn, lúc bấy giờ là Hoàng hậu lấy tước
hiệu là Somdach - preia Peaccac - Vodey - Prea - Roriac - Khsattrey, đã cho đem nhiều người
đồng hương tới Campuchia, có người được làm quan lớn trong triều, có người làm các nghề thủ
công và có người buôn bán hay vận chuyển hàng hóa. Dân hai nước được tự do qua lại sinh sống
cả hai bên lãnh thổ của nhau. Vậy là nơi rừng hoang dã Thủy Chân Lạp với tên Preinokor có thêm
nhiều hơn vết chân người Việt. Các danh từ được phiên âm từ Preinokor ra Sài Gòn - Kaskrobey
ra Bến Nghé và Nông Nại ra Đồng Nai đã được xuất hiện từ nhóm người Việt này đến lưu cư đầu
tiên.
Năm 1623, chúa Nguyễn sai một phái bộ tới yêu cầu vua Chey Chettha II cho lập đồn thu
thuế tại Prei Nokor (Sài Gòn) và Kas Krobei (Bến Nghé). Vua Chân Lạp đã mau mắn gửi quốc thư
hồi âm chấp thuận việc chúa Nguyễn muốn đặt trạm thu thuế tại 2 nơi đó. Sự việc này đã là một
thực thể chính đáng cho chúa Nguyễn nhà Đại Việt với công trình khai hoang xứ Đàng Thổ.
Chẳng bao lâu, hai đồn thu thuế trở thành thị tứ trên bến dưới quyền, công nghiệp và thương
nghiệp sầm uất.
Năm 1658, "Nặc Ông Chân phạm biên cảnh", Hiền Vương liền sai "phó tướng Tôn Thất
Yên đem ngàn binh đi 2 tuần đến thành Mô Xoài (Bà Rịa), đánh phá kinh thành và bắt được vua
nước ấy". Sau được tha tội và được phong làm Cao Miên quốc vương "giữ đạo phiên thần, lo bề
cống hiến, không xâm nhiễu dân sự ở ngoài biên cương. Khi ấy địa đầu Gia Định là Mô Xoài và
Đồng Nai đã có lưu dân của nước ta đên ở chung lộn với người Cao Miên khai khẩn ruộng đất".
Như vậy là từ trước 1658, Mô Xoài và Đồng Nai đã thuộc "biên cảnh" của Việt Nam.
Năm 1674 (tức là 51 năm sau khi lập đồn thu thuế và 16 năm sau sự kiện Mô Xoài) xảy ra
một biến cố chính trị và quân sự quan trọng: Vua Chân Lạp là Nặc ông Nộn bị người hoàng tộc
Nặc Ông Đài nổi lên đánh đuổi. Ông Nộn sang cầu cứu chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn sai Nguyễn
Dương Lâm đem quân vào giúp, thâu phục luôn 3 lũy Sài Gòn, Gò Bích và Nam Vang (trong sử
ta, địa danh Sài Gòn xuất hiện từ 1674 vậy). Đài thua chạy rồi tử trận. Chúa Nguyễn phong cho
1
ĐÔNG NAM B :Ộ TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH D NG - BÌNH PH C - Đ NG NAI - BÀ R A - VŨNG TÀUƯƠ ƯỚ Ồ Ị
Nặc Ông Thu làm Cao Miên quốc vương đóng đô ở U Đông, cho Nặc Ông Nộn làm phó vương ở
Sài Gòn. Ông Nộn lập dinh cơ có lẽ ở vùng đất cao ráo từ đồi sau này gọi là đồi Cây Mai đến vùng
Phú Thọ hiện giờ. Ông Nộn 15 năm ở Sài Gòn cũng hoạt động quân sự nhiều cuộc đối đầu với vua
Chân Lạp mà không thành.
Năm 1679 (tức 56 năm sau khi lập đồn thu thuế và 5 năm sau khi Ông Nộn đóng ở Sài
Gòn). Đồn dinh Tân Mỹ không phải là một cái đồn có nhiệm vụ kinh tế, mà mang tính chất quân
sự, chính trị, cai quản; có giám quân, cai bộ và ký lục với dinh thự của bộ sậu ấy, có trại lính để sai
phái và để bảo vệ phó vương Chân Lạp, bảo vệ việt kiều. Đồn dinh cũng có nhiệm vụ lập làng chia
xóm, tổ chức phố chợ. Thực tế đó là một chánh quyền bán chánh thức của chúa Nguyễn.
Cuối năm 1679 chúa Nguyễn cho phép các đoàn người Minh của Trần Thượng Xuyên vào
Biên Hòa và của Dương Ngạn Địch vào Mỹ Tho-là những đất chúa Nguyễn thực tế xem như là do
mình quản trị, cũng là những vùng đã có lưu dân Việt Nam khai hoang lập ấp từ đầu thế kỷ 17.
Hai viên Tổng binh người Minh không chịu hàng phục nhà Thanh, kéo hai đạo quân và gia
quyến, thân thuộc xuống phía nam, xin chúa Nguyễn đùm bọc; chúa Nguyễn cho đoàn Trần
Thượng Xuyên vào vùng Biên Hòa, cho đoàn Dương Ngạn Địch vào Mỹ. Cả hai đoàn, mỗi đoàn
nhiều ngàn người, họ lập phố xá buôn bán, cũng có phần làm nghề nông nhưng ít hơn nghề
thương. Nông Nại đại phố (ở Biên Hòa) sớm trở thành một trung tâm thương mãi có nhiều tàu
ngoại quốc tới lui. Vùng "Nông Nại đại phố" này cũng đã sẵn có người Việt Nam ở làm ăn khá
đông, việc thương mãi của Nông Nại đại phố một phần lớn dựa vào nghề nông của người Việt và
đồng bào bản địa. Nông Nại đại phố thịnh mà không hút được Sài Gòn, trái lại nó bị Sài Gòn hút
vào vì Sài Gòn ở một thế trung tâm hơn. ý kiến nói rằng ở miền Nam, ở vùng Sài Gòn, người
Minh có công khai hoang trước rồi người Việt mới tới sau lập phủ huyện, là một ý kiến hoàn toàn
sai. Người Việt đã tới đây khai hoang lập ấp 70, 80 năm trước rồi, sau người Minh mới đến. Tuy
vậy vai trò kinh tế của người Minh ta không xem nhẹ, càng không phủ nhận. Người Minh mau
chóng bị Việt hóa.
Năm 1688, phó tướng của Dương Ngạn Địch là Hoàng Tấn làm phản, giết Dương Ngạn
Địch, và mưu đồ bá chiếm, cát cứ. Chúa Nguyễn phái Mai Vạn Long đem quân vào diệt Hoàng
Tấn, rồi Mai Vạn Long cùng Trần Thượng Xuyên đánh lên kinh đô Chân Lạp. Nặc Ông Nộn có
mặt trong cuộc hành quân đó. Mai Vạn Long và Trần Thượng Xuyên đưa vua Chân Lạp Nặc Ông
Thu về Sài Gòn thương thuyết với chúa Nguyễn. Nặc Ông Thu trở lại kinh thành Oudong làm vua
Chân Lạp và đồng ư hợp sức với chúa Nguyễn chống Xiêm. Xiêm bị chận đứng lại.
Năm 1697, con của Nặc Ông Nộn là Nặc Ông Yêm từ Sài Gòn về Oudong được Nặc Ông
Thu gả con gái để sau này Yêm nối ngôi Thu làm vua Chân Lạp. Từ nay ở Sài Gòn không còn có
phó vương.
Bốn mươi năm sau (tức 1698), chúa Nguyễn mới sai Nguyễn Hữu Cảnh vào "kinh lý" miền
Nam. Đó là cuộc kinh lý miền biên cảnh - khi ấy đất đai đã mở rộng khắp miền đông Nam Bộ
ngày nay.
Ông cho đặt đại bản doanh tại Cù Lao Phố bằng sự nhận xét thần tốc về mọi mặt: đất đai
hoang phế mênh mông nhưng toàn là sình lầy cùng rừng rậm; nhân lực thì yếu kém, đời sống sinh
hoạt của các sắc dân quá thô thiển thật là thiên nan vạn nan! Nhưng với ý chí quả cảm, bất kể nguy
khó hiểm nghèo Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vạch ra kế sách cấp tốc: Khai hoang mở cõi và
dàn xếp biên cương.
Song song với việc khẩn hoang Thống suất Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh thi hành
ngay việc chia ranh định vùng mong sớm đưa chúng dân vào nề nếp an cư.
Về hành chính: Trên cơ sở lưu dân Việt Nam tự phát tới "khẩn hoang lập ấp", ông chia đất Đông
Phố lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh trấn biên (Biên Hòa ngày nay). Lấy xứ
Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn (tức Sài Gòn). Mỗi trấn có lưu thủ quản trị,
2
ĐÔNG NAM B :Ộ TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH D NG - BÌNH PH C - Đ NG NAI - BÀ R A - VŨNG TÀUƯƠ ƯỚ Ồ Ị
dưới có cai bạ coi về ngân khố và ký lục coi về hình án. Trấn Biên bao gồm từ Bình Thuận đến
Nhà Bè. Phiên Trấn bao gồm từ Tân Bình đến Cần Giuộc (Long An).
Phủ Gia Định ngày đó là gồm từ Bình Thuận, Sài Gòn, Đồng Nai, Nhà Bè đến Long An.
Khi đó địa bàn Đồng Nai Gia Định được nới rộng thêm ra hàng ngàn dặm vuông, các chủng dân
được quy tụ dựng thành chòm xóm. Dân số có đến 40.000 hộ. Liền đó, Thống suất Lễ Thành Hầu
Nguyễn Hữu Cảnh vạch ra quy hoạch:
Thiết lập làng xã, khóm ấp.
Lập sổ đinh, sổ điền.
Định mức tượng trưng về thuế tô, thuế dung. Riêng người Hoa tập trung làm hai xã để việc thương
mại có cơ hội bành trướng đều khắp.
Xã Thanh Hà ở huyện Phước Long (Đồng Nai Biên Hòa).
Xã Minh Hương ở huyện Tân Bình (Sài Gòn Bến Nghé).
Tất cả dân số người Hoa cũng đều nhập sổ bộ Đại Việt.
Về thương mại: ông cho lập đường thủy ven các nhánh sông, lấy khu chợ nổi Nhà Bè cổ
nơi ngã ba sông Bình Dương làm trung tâm giao dịch, thương lưu với các ngã: Cù Lao Phố, Bến
Nghé, Cần Giờ, Rạch Cát, Vũng Cù (Cần Giuộc) và Gò Vấp. Đặc biệt bến tàu Châu Đại Phố của
nhóm Hoa thương nhem nhúm còn quá luộm thuộm, giờ đây cũng được khuyến khích cho có qui
cũ. Vị trí này sau đã nhanh chóng thành tên Cảng Đại Phố. Đây chính là bến cảng non trẻ nhất của
miền này ở cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18.
Về quân sự: Đã có sẵn một lực lượng binh chủng gồm: thủy binh, bộ binh, tinh binh và
thuộc binh. Thống suất cho cắt đặt các cơ đội canh phòng yên ổn thôn trang và quân lính cả hai
dinh lo bảo vệ chủ quyền tại suốt vùng đất mới thành lập.
Thời ấy, vua Cao Miên (tức Chân Lạp) là Nặc Ông Thu. Mặc dầu bên trong hoàng tộc của
họ vẫn thường xảy ra nổi loạn tranh chấp nhưng bên ngoài đối với sự định vùng biên giới của nhà
Đại Việt cũng là ổn định cho cả đôi bên Việt Miên. Sự thần phục tiến cống được họ nối lại như
trước.
Sau hết đến vấn đề di dân và khuyến nông đã được triều đình chúa Nguyễn chấp thuận.
Thống suất Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh cấp tốc phái thuộc binh đi hô hào chiêu mộ dân
chúng từ miền Ngũ Quảng vào Gia Định lập nghiệp.
Mãi đến năm 1976, sau kì họp Quốc hội khóa VI, Sài Gòn được đổi tên là thành phố Hồ
Chí Minh.
III. TÀI NGUYÊN T NHIÊNỰ
1. Địa hình
Thành phố Hồ Chí Minh có địa hình đồng bằng, đất phù sa cổ do con sông Mê Kông trong
quá khứ bồi đắp, là vùng chuyển tiếp giữa Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long. Địa thế
thuận lợi cho việc phát triển đô thị sầm uất.
2. Khí hậu
Khí hậu hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa bình quân năm 1.979
mm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Điều này là điều kiện thuận lợi cho phép thành
phố Hồ Chí Minh có thể đón khách du lịch quanh năm.
3. Thủy văn
Sông Sài Gòn
Nhà Bè nước chảy chia hai
3
ĐÔNG NAM B :Ộ TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH D NG - BÌNH PH C - Đ NG NAI - BÀ R A - VŨNG TÀUƯƠ ƯỚ Ồ Ị
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về
Là con đường thủy huyết mạch cả về chính trị lẫn kinh tế, nên sông Sài Gòn có vai trò, vị
trí quan trọng và đã để lại dấu ấn văn hóa cho Sài Gòn-Gia Định xưa và Thành phố Hồ Chí Minh
ngày nay.
Sông Sài Gòn khởi nguồn từ vùng Hớn Quản (tỉnh Bình Phước) rồi chảy vào Hồ Dầu
Tiếng (tỉnh Tây Ninh) và qua tỉnh Bình Dương vào Thành phố Hồ Chí Minh. Đến mũi Đèn Đỏ
thuộc huyện Nhà Bè thì nhập với sông Đồng Nai thành sông Nhà Bè. Ra tới mũi Nhà Bè lại tách
làm hai nhánh là sông Lòng Tàu và Soài Rạp rồi đổ ra biển Đông qua cửa Cần Giờ, Soài Rạp.
Sông dài 256 km, diện tích lưu vực trên 5.000m, lưu lượng trung bình vào khoảng 54m3/s, cung
cấp nước cho trên 10 triệu dân ở hai tỉnh Tây Ninh, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh. Sông
này khi chảy qua địa phận Thành phố Hồ Chí Minh dài 80 km, bề rộng thay đổi từ 225 đến 370m,
sâu 20m. Xưa kia, sông còn có tên gọi khác là sông Bến Nghé (Ngưu Chử Giang), trước đó có tên
khác là sông Tân Bình (Tân Bình Giang) (1). Trịnh Hoài Đức, trong sách Gia Định Thành Thông
Chí, ghi chép rõ: “Ở phủ Tân Bình, trước thành Gia Định, tục gọi là sông Bến Nghé, rộng 142 tầm,
sâu 10 tầm, khi nước lên sâu 13 thước ta…”
Sông Sài Gòn đã đi vào văn học, thơ ca, gắn bó với cuộc sống của con người Sài Gòn, họ
mượn hình ảnh sông Sài Gòn để bày tỏ những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của mình.
“ Sông Sài Gòn, sông bao nhiêu nước
Chợ cũ Sài Gòn, kẻ tục người thanh
Mấy ai mà đặng như anh
Dù cho xao xuyến cũng chơn thành với em”
Hay:
“ Này em Tám ơi! Chợ Sài Gòn cất mới
Ghe tàu lui tới tứ diện rất xinh
Thấy em đẹp dáng tốt hình
Chẳng hay em có chung tình đâu chưa?”
*
“ Chợ Sài Gòn cẩn đá
Chợ Rạch Giá cẩn xi mon
Giã em ở lại vuông tròn
Anh về Gia Định không còn tới lui”
IV. TÀI NGUYÊN NHÂN VĂN
1. Con người
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi hội tụ nhiều dòng chảy văn hoá trong quá trình lịch sử hình
thành và phát triển, có nền văn hoá mang dấu ấn của người Việt Nam, Hoa, Chăm, Khơ me, Ấn…
Sau 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ, thành phố trở thành một trong những trung tâm của cả
nước đón nhận những ảnh hưởng của văn hoá Pháp, Mỹ qua các giai đoạn thăng trầm của đất
nước. Hệ thống các ngôi chùa cổ như: chùa Giác Lâm, chùa bà Thiên hậu, Tổ Đình Giác Viên…;
các nhà thờ cổ như: Nhà thờ Đức Bà, Huyện Sỹ, Thông Tây Hội, Thủ Đức…; là sự đa dạng về tôn
giáo, tín ngưỡng với hàng chục lễ hội văn hoá trong năm đã tạo nên tính thống nhất trong đa dạng
văn hóa của mảnh đất phương Nam này.Trên từng con đường, góc phố, địa danh của thành phố
đều gắn liền với những danh nhân văn hoá - lịch sử, những chiến công của một thành phố anh
hùng.
4
ĐÔNG NAM B :Ộ TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH D NG - BÌNH PH C - Đ NG NAI - BÀ R A - VŨNG TÀUƯƠ ƯỚ Ồ Ị
Do quy luật tất yếu trong của lịch sử, người Việt còn chịu ảnh hưởng nhiều từ văn hóa
pháp như phụ nữ thì dồi phấn, thoa son, đi guốc cao gót, uốn tóc ngắn, xem điện ảnh, đọc báo, mặc
áo sơ mi, thắt cà vạt, ăn bánh mì, uống sam - banh, cà phê…..
Ngoài tính hiếu khách, tính bộc trực, mạnh mẽ , hào phóng và đôn hậu, người Sài Gòn còn
biết bao nét đẹp truyền thống đáng trân trọng như tính nghĩa khí hào hiệp, tấm lòng nhân hậu, bao
dung, tư chất thông minh và giàu nghị lực.
Giọng người Sài Gòn được xem là giọng chuẩn của miền Nam, cũng như giọng người Hà
Nội được xem là giọng chuẩn của người miền Bắc. Giọng chuẩn tức là giọng không pha trộn,
không bị cải biến đi qua thời gian. Như nói về giọng chuẩn của người Hà Nội, người ta nói đến
chất giọng ấm nhẹ, khi trầm khi bổng, khi sắc khi thanh, và chẳng ai phủ nhận người Hà Nội nói
chuyện rất hay và “điêu luyện”. Cái “điêu luyện” ấy như thuộc về bản chất của người Hà Nội mà
chỉ người Hà Nội mới có được. Nếu nói là người Việt Nam nói như hát, thì đúng ra chỉ có người
Hà Nội là “nói như hát” mà thôi, họa chăng chỉ có giọng Huế của người con gái Huế trầm tư mới
cùng được ví von thế…Người Sài Gòn thì khác, giọng Sài Gòn cũng khác. Không ngọt ngào …
mía lùi như một số người dân Tây Nam Bộ ven vùng sông nước mênh mang chín rồng phù sa,
không nặng nề cục mịch như người miền Đông Nam Bộ nóng cháy da thịt, giọng người Sài Gòn
cũng ngọt, nhưng là cái ngọt thanh hơn, nhẹ hơn. Đó là chất giọng “thành thị” đầy kiêu hãnh của
người Sài Gòn, chẳng lẫn vào đâu được mà dù người khác có bắt chước cũng khó lòng. Dường
như qua nhiều năm cùng với đất Gia Định - Sài Gòn phù hoa trong nhịp sống, trong đổi mới và
phát triển, thì giọng nói của người Sài Gòn cũng trở nên “cao sang” hơn. Dù vậy, có cái “thanh”
của một vùng đất một thời là thủ phủ Nam Bộ, nhưng cũng chẳng mất đi đâu cái mộc mạc không
bỏ được của cái gốc chung Nam Bộ.
Hiện TPHCM có 2,4 triệu tín đồ các tôn giáo, chiếm đến 1/3 dân số toàn TPHCM. Trong
số 2,4 triệu tín đồ các tôn giáo, Phật giáo chiếm số đông với 1,6 triệu người; tiếp theo là đồng bào
theo đạo Công giáo với hơn 645 ngàn người; Tin Lành: trên 65 ngàn người; Cao Đài: 48 ngàn
người; Hồi giáo: 5 ngàn người. Có thể thấy rõ nhất hình ảnh đồng bào theo Phật giáo sống hòa hợp
cùng những người không theo tôn giáo tại các khu xóm người Hoa ở Chợ Lớn. Cũng có thể lấy
minh chứng về chuyện đồng bào ở khu xóm Khmer (Q10) hay đồng bào Chăm theo đạo Hồi (Phú
Nhuận) nô nức đi bầu trong ngày bầu cử Quốc hội khóa XII vừa qua để thấy rằng tín đồ các tôn
giáo ở TPHCM có sinh hoạt và cuộc sống với tinh thần công dân như mọi người khác. Theo thống
kê của Ban Tôn giáo - Dân tộc, hiện toàn TPHCM có 8.147 chức sắc các tôn giáo và 1.544 cơ sở
thờ tự…
2. Lễ hội
2.1 Lễ hội Nguyên Tiêu của người Hoa
Hội nguyên tiêu là một trong những hoạt động thường niên của người Hoa với ý nghĩa cầu
cho mưa thuận gió hòa, cuộc sống ấm no hạnh phúc, bắt đầu một năm mới làm ăn phát đạt và may
mắn.
Chương trình mừng lễ được khởi hành vào lúc 4h30 phút, các xe hoa bắt đầu diễu hành qua
các tuyến đường: Châu Văn Liêm, Hải thượng Lãn Ông, Phùng Hưng, Nguyễn Trãi, Sau đó, tập
kết lại trên đường Trần Xuân Hòa hướng vào Trung tâm Văn hóa bắt đầu biểu diễn các tiết mục
theo nhiều chủ đề đặc sắc.
Hấp dẫn nhất, tại sân khấu chính với sự tham gia biểu diễn của các đoàn ca múa kịch, trình
bày các ca khúc bằng tiếng Việt lẫn tiếng Hoa.
Trong khuôn khổ lễ hội còn tổ chức biểu diễn thư pháp, vẽ tranh tập thể, trò chơi đố đèn hoa, vớt
cá vàng... thu hút rất đông người dân tham gia.
2.2 Lễ hội vía Bà Thiên Hậu của cộng đồng người Hoa ở Thành Phố Hồ Chí Minh.
5
ĐÔNG NAM B :Ộ TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH D NG - BÌNH PH C - Đ NG NAI - BÀ R A - VŨNG TÀUƯƠ ƯỚ Ồ Ị
Bà Thiên Hậu là một nữ thần, theo phong tục phong kiến của người Trung Quốc thì gọi bà
là “Thiên Hậu Thánh Mẫu”. Bà Thiên Hậu là hình ảnh mà người Hoa dùng để giáo dục con cháu
đời sau: Một con người nhân nghĩa, hiếu thuận với cha mẹ, xả thân vì cộng đồng. Cộng đồng này
đã lấy ngày 23 tháng 3 âm lịch làm ngày vía Bà (theo truyền thuyết đây là ngày Bà sinh ra đời).
Vào dịp này Ban Trị Sự của các miếu thờ Thiên Hậu sẽ tổ chức lễ cúng ca ngợi công đức, thể hiện
sự tin tưởng và tình cảm của cộng đồng đối với người thánh có vị trí quan trọng trong tâm thức của
bao thế hệ người Hoa. Dịp này còn là cơ hội qui tụ và tương trợ lẫn nhau của bà con người Việt
gốc Hoa.
Miếu Thiên Hậu đông vui và huyên náo vào những ngày lễ tết và ngày vía Bà. Ngày 23/3
Âm Lịch được xem là ngày lễ quan trọng nhất. Lễ hội là thời điểm người ta thể hiện tấm lòng của
mình đối với Thiên Hậu Thánh Mẫu nhằm thỏa mãn nhu cầu văn hóa tâm linh, ý thức hòa nhập
cộng đồng, ôn lại những giá trị văn hóa truyền thống bao đời. Mặc khác, đây còn là cơ hội để giáo
dục thế hệ trẻ hiểu biết sâu hơn về tín ngưỡng văn hóa dân gian, những loại hình văn hóa nghệ
thuật mang đậm bản sắc dân tộc.
Lễ hội còn là dịp để bà con người Hoa cũng như người Việt đóng góp nguồn ngân sách cho
những hoạt động chung như: Trùng tu miếu, những hoạt động từ thiện xã hội, giúp đỡ bà con
nghèo, bảo trợ cho trường học, bệnh viện, cấp học bổng cho những sinh viên học sinh có hoàn
cảnh khó khăn.
Di tích và lễ hội là hai loại hình gắn liền nhau. Ta không thể tách lễ hội ra khỏi không gian
di tích vì lễ hội chính là cái hồn của di tích. Vì thế, lễ hội vía Bà được diễn ra ngay tại miếu Bà
Thiên Hậu. Vào ngày lễ, miếu được dọn dẹp sạch sẽ và trang trí những chiếc đèn lồng đỏ thắm.
Mặc dù, ngày nay phần lễ và phần hội đã được giảm tải nhiều, không còn được như thời quá khứ,
nhưng lễ vía bà vẫn được tổ chức trang nghiêm và long trọng thể hiện sự thành kính của cộng
đồng dành cho Thiên Hậu Thánh Mẫu.
Trong quá khứ, lễ hội được tổ chức khá quy mô trong hai đến ba ngày. Từ ngày 22/3 người
ta tiến hành lễ tắm tượng, phủi đi lớp bụi thời gian, thay xiêm y mới được chọn trong những tấm
áo mà cộng đồng dâng cúng bà trong năm. Sáng hôm sau, đúng ngày 23/3, mọi người tổ chức lễ
rước bà, đặt tượng bà vào kiệu và cung nghinh kiệu đi quanh phố phường, theo kiệu là nam nữ nô
nức đi hội hòa vào đoàn múa lân, múa rồng làm huyên náo, sôi động cả một khu vực. Ngày vía bà
là dịp để cộng đồng người Hoa thưởng thức hát Quảng, buổi tối sân khấu được dựng ngay tại sân
miếu thu hút bà con đến xem trình diễn nghệ thuật, múa lân sư rồng và làm những hoạt động từ
thiện như: đấu thầu lồng đèn. Mỗi năm ban trị sự sẽ đưa ra mục tiêu là năm nay cần nguồn ngân
quỹ cho xây trường học, xây dựng khoa phụ sản của bệnh viện hoặc sửa sang miếu… Nhưng sau
giải phóng, các công trình công cộng như trường học, bệnh viện… được nhà nước tiếp quản. Vì
vậy, việc đấu thầu lồng đèn mất mục tiêu. Hiện nay, tại Tuệ Thành Hội Quán không còn loại hình
đấu thầu này nữa.
Sau khi ban trị sự làm lễ, bà con người Hoa muốn cúng lễ thì vào thắp nhang. Trong khi
cúng lễ, khách có thể mua ngay tại chỗ những vòng nhang cầu an có đường kính trung bình từ 50
đến 60cm, có loại đường kính đến một mét. Hội quán sẽ ghi tên, địa chỉ người cần cầu xin, ghi rõ
ước nguyện, cầu mong sức khỏe dồi dào, gia đạo bình an… trên một miếng giấy đỏ rồi đính kèm
vòng nhang. Sau đó, mang vòng nhang treo lên trần đốt. Mỗi vòng nhang cầu an như thế cứ cháy
suốt ngày đêm trong vòng một tháng, đây là một nét đặc trưng ở miếu Hoa.
2.3 Lễ hội trong ngày giỗ Vua Hùng
- Hàng năm, cứ đến ngày mồng 10/3 âm lịch, các cơ sở tín ngưỡng dân gian ở thành phố
Hồ Chí Minh có thờ phụng vua Hùng đều tiến hành tổ chức lễ giỗ tổ theo nghi thức cổ
truyền. Đông đảo nhân dân đã đến lễ bái tưởng nhớ đến người đã khai sinh ra nước Văn
Lang. Khung cảnh lễ hội vừa trang nghiêm vừa đầm ấm.
- Tại đền thờ các Vua Hùng trong khuôn viên Thảo Cầm Viên (số 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm,
phường Bến Nghé, quận 1), sở Văn hoá Thông tin thành phố tổ chức lễ giỗ tổ kết hợp giữa
6
ĐÔNG NAM B :Ộ TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH D NG - BÌNH PH C - Đ NG NAI - BÀ R A - VŨNG TÀUƯƠ ƯỚ Ồ Ị
lễ hội cổ truyền với các hoạt động văn hoá hiện đại. Các đại diện chính quyền, đại diện giới
thành niên Thành phố đọc bài nhớ ơn các vua Hùng và tâm nguyện giữ nước của thế hệ
thanh niên. Nghi thức cử nhạc khí cổ truyền (trống đồng, đàn đá, chiêng trống…) trong bầu
không khí trang nghiêm. Sau đó là phần lễ bái, tế lễ cổ truyền của mọi tầng lớp nhân dân
trong đền. Phần hội ngoài sân đền là chương trình biểu diễn cờ người, võ thuật, múa lân, sư
tử, múa rồng… rất hấp dẫn, thu hút đông đảo người xem.
2.4 Ngày giỗ Trần Hưng Đạo
- Ở Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều cơ sở tín ngưỡng dân gian thờ Trần Hưng Đạo. Hàng
năm vào ngày 20 tháng 8 âm lịch (ngày mất của ông), các cơ sở này đều tổ chức lễ giỗ với
nghi thức trang nghiêm để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc làm chói ngời lịch sử nước nhà.
- Đền thờ Trần Hưng Đạo ở số 36 đường Võ Thị Sáu, quận 1, là một trong những ngôi đền
tổ chức lễ anh hùng Trần Hưng Đạo có quy mô nhất thành phố. Lễ giỗ diễn ra trong ba
ngày 19, 20, 21 tháng 8 âm lịch, với các nghi thức lễ tế cổ truyền Bắc Bộ, bao gồm nam tế
và nữ tế, nghi thức hát chầu văn ca ngợi công đức của vị anh hùng. Ngoài ra còn tổ chức
chơi cờ người…
- Trong những ngày này, các tầng lớp nhân dân tề tựu về lễ bái rất đông.
2.5 Lễ giỗ Lê Văn Duyệt
- Lễ giỗ Lê Văn Duyệt và phu nhân, một khai quốc công thần nhà Nguyễn đã từng giữ
chức Tổng trấn Gia Định. Trong lễ giỗ Lê Văn Duyệt ngoài phần lễ bái theo nghi thức cổ
truyền Nam Bộ, còn tổ chức hát bội. Nơi trình diễn là sân khấu được xây dựng trong gian
tiền điện, diễn xướng với nhiều nhân vật, nhiều tích trò… Đây là lễ hội lớn ở đất Gia Định
xưa và Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay.
- Người đến chiêm bái còn có tục cầu an, cầu lộc, cầu tự, cầu phúc, cầu duyên… và hoá
giải những rủi ro, vận hạn của bản thân và gia đình.
- Ngày 1,2 tháng giêng âm lịch hàng năm có hội xuân diễn ra ở đây. Hội xuân có lễ dâng
hương cầu chúc năm mới. Cộng đồng người Việt, người Hoa tham dự lễ hội này rất đông.
2.6 Lễ giỗ Phan Công Hớn
- Phan Công Hớn là người lãnh đạo nhân dân 18 thôn vườn trầu khởi nghĩa tấn công dinh
tri huyện Trần Tử Ca - một tên tri huyện có nhiều nợ máu với nhân dân - mùa xuân năm
1885 tại Hóc Môn. Sau đó, để cho nhân dân khỏi bị đàn áp, bắt bớ, ông đã tự nộp mình và
bị Pháp hành quyết. Nhân dân đã lập đền thờ bên cạnh mộ phần của ông để ngày nay
hương khói tại ấp Tây Bắc Lân, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn.
- Hàng năm, đến ngày 25 tháng 2 âm lịch, thân tộc của ông cùng bà con nhân dân Bà Điểm
tổ chức lễ giỗ ông tại đền thờ theo nghi thức cúng thần, gồm tế lễ cổ truyền với ban quý tế,
lễ dinh cùng ban nhạc lễ…Nhân dân đến dự lễ rất đông để tưởng nhớ đến một vị anh hùng
đã làm rạng danh truyền thống 18 thôn vườn trầu. Đến dự lễ giỗ còn có thầy trò của trường
tiểu học mang tên Phan Công Hớn.
2.7 Lễ Kỳ Yên đình Phú Nhuận
- Hàng năm, lễ hội Kỳ Yên làng Phú Nhuận xưa (nay là quận Phú Nhuận) diễn ra trong 3
ngày 16, 17, 18 tháng giêng âm lịch, tại làng Phú Nhuận, số 18 đường Mai Văn Ngọc, quận
Phú Nhuận.
Ngày đầu tiên, lễ hội bắt đầu bằng nghi thức tụng kinh, cầu an của Phật giáo, sau đó là
phần múa lân, biểu diễn võ thuật truyền thống và các nghi thức tế thần, tế Tiền hiền, Hậu
hiền cùng các anh hùng liệt sĩ theo truyền thống Nam Bộ. Buổi tối có hát bội. Ngày thứ hai
và thứ ba đều có nghi thức tế Thần theo truyền thống Bắc bộ. Đêm cuối chấm dứt lễ hội
với nghi thức tôn vương và hồi chầu theo truyền thống các đình Nam Bộ.
7
ĐÔNG NAM B :Ộ TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH D NG - BÌNH PH C - Đ NG NAI - BÀ R A - VŨNG TÀUƯƠ ƯỚ Ồ Ị
- Lễ hội Phú Nhuận thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân cùng các hội đình bạn tham
gia.
3. Ẩm thực
Là trung tâm của vùng đất phương Nam trù phú, sản vật dồi dào, nên món ăn Sài Gòn rất
đa dạng. Lại thêm là nơi hội tụ của cư dân từ mọi miền đất nước và cửa ngỏ tiếp xúc với thế giới
bên ngoài, nên thành phố đã tiếp nhận thêm các dòng ẩm thực của cả nýớc và thế giới, chọn lọc
tinh hoa thành một nền ẩm thực phong phú và hấp dẫn.
Ngày nay, người ta dễ dàng tìm thấy ở Sài Gòn vô số đặc sản Bắc, Trung, Nam hay quốc
tế, theo đúng nguyên bản cũng có, nhưng phổ biến hơn vẫn là những món đã được "Sài Gòn hóa"
để hương vị thêm phong phú, đậm đà. Chất Sài Gòn thường thể hiện ở vị ngọt, nhiều rau xanh và
nhiều thủy hải sản tươi sống. Chẳng hạn như món canh chua Sài Gòn đã kết hợp cả cái chua- mặn
của miền Bắc, cái cay nồng ớt tươi của miền Trung và cái ngọt xởi lởi của miền Nam. Món bún bò
Huế được "cải biên" để bớt cay, thêm ngọt, thêm béo và thêm rau. Món bò bít tết của phương Tây
thì mỏng hơn, chín hơn, nhiều gia vị hơn và kèm rau sống, đồ chua nhiều hơn…
Các món ăn cũng làm nên thương hiệu của chính nó. Du khách muốn thưởng thức món ăn
ngon phải đến đúng nơi như bột chiên đường Võ Văn Tần, gỏi bò khô Đinh Tiên Hoàng, thạch chè
Nguyễn Đình Chiểu, chè 3 màu - xôi mặn Bùi Thị Xuân, hột vịt lộn - nghêu sò Pasteur, bò bía Bà
Huyện Thanh Quan, cocktail sữa Nguyễn Tri Phương, bánh canh cua Ngã Sáu…
Bên cạnh đó, các món ăn của người Hoa rất đặc sắc như vịt quay Bắc Kinh, cơm chiên
Dương Châu, mì Hoành Thánh,…
Theo sách “Người Sài Gòn” của nhà Nam Bộ học Sơn Nam, NXB. Trẻ, 1990 có viết rằng:
“Nói chung, khẩu vị của người Sài Gòn là thích ngọt (món kho, món xào, thậm chí mắm sống)
dùng nhiều đường, không ăn mặn, uống đậm như người vùng biển phía Tây Nam. Những đặc sản
của Quảng Nam (mì Quảng), Huế (tré, chè, bánh bèo) của đồng bằng sông Hồng (chả lụa, bánh
cuốn, bánh lá gai, bung, vịt xáo măng) thường bày bán ở điểm riêng, dành cho giới sành điệu.
Mạch nha, đường phổi Quảng Ngãi có mặt ở Chợ Lớn, đủ món ăn Quảng Đông, Triều Châu, Tứ
Xuyên, thậm chí món Bắc Kinh”.
I/ HÀN QUỐC
1/ NHÀ HÀNG APGUJEONG
15C4 Thi sách, phường bến Nghé Quận 1, TP Hồ Chí Minh
08.38239400
2/ NHÀ HÀNG CHÚ TÙNG
E002 KP Mỹ Phước, Phú Mỹ Hưng, đường Nguyễn Văn linh, phường Tân Phong, quận 7,
TP Hồ Chí Minh
08.54120478
3/ NHÀ HÀNG HẢI SẢN HÀN QUỐC
3 Hậu Giang, Phường 4, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
08.39480073
4/ NHÀ HÀNG HÀN QUỐC
37 Ngô Đức Kế, phường Bế Nghé, quận 1, TP Hồ Chí Minh
08.38294297
5/ NHÀ HÀNG HÀN QUỐC ĐẠI PHÚ GIA
19 Thái Văn Lung, phường Bến Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
8
ĐÔNG NAM B :Ộ TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH D NG - BÌNH PH C - Đ NG NAI - BÀ R A - VŨNG TÀUƯƠ ƯỚ Ồ Ị
08.38231156
6/ NHÀ HÀNG HÀN QUỐC GARDEN
449 Bình Quới phường 28, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
08.35563829
II/ NHẬT BẢN
1/ CTY TNHH PHÚC THỊNH CHÂU
17/8-9 LÊ THÁNH TÔN, P.BN, Q.1, TP. HCM
08.38222182
2/ CTY TNHH TMDV NGÂN ĐẠT
98N LÊ LAI, P.BT, Q.1, TP. HCM
08.38334798
3/ CTY TNHH TMDV AN KHÁNH
71-73 PASTEUR, P.BN, Q.1, TP. HCM
08.38244896
4/ CTY TNHH TMDV LỘC AN
SA1-1 KP MỸ KHÁNH 4 NGUYỄN ĐỨC CẢNH, P.TÂN PHONG, Q.7, TP. HCM
08.54121071
5/ DNTN NHÀ HÀNG LÝ BA
32A THI SÁCH, P.BN, Q.1, TP. HCM
08.38258954
6/ CTY TNHH TMDV VI BIỂN
3 LÊ THÁNH TÔN, P.BN, Q.1, TP. HCM
08.38224552
7/ DNTN NHÀ HÀNG HẢI NGƯ
15E LÊ THÁNH TÔN, P.BN, Q.1, TP. HCM
08.38272803
8/ DNTN NHÀ HÀNG HOA ANH ĐÀO
75 PASTEUR, P.BN, Q.1, TP. HCM
08.38292627
9/ CTY TNHH LÁ PHONG
9 TRẦN CAO VÂN, P.ĐK, Q.1, TP. HCM
08.38247882
10/ CTY TNHH NHÀ HÀNG CHUỒN CHUỒN ĐỎ (AKATONBO)
17/4 LÊ THÁNH TÔN, P.BN, Q.1, TP. HCM
08.38244928
11/ CTY TNHH NHÀ HÀNG HOA SEN
9
ĐÔNG NAM B :Ộ TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH D NG - BÌNH PH C - Đ NG NAI - BÀ R A - VŨNG TÀUƯƠ ƯỚ Ồ Ị
32 HAI BÀ TRƯNG, P.BN, Q.1, TP. HCM
08.38224965
12/ AKATAIYO - NHÀ HÀNG
74B HAI BÀ TRƯNG, P.BN, Q.1, TP. HCM
08.38244295
III/ ẤN ĐỘ
1/ CTY TNHH TM NHÀ HÀNG A & T
17/10 LÊ THÁNH TÔN, P.BN, Q.1, TP. HCM
08.38231372
2/ NHÀ HÀNG ẤN ĐỘ NEW-DELHI
111A BÙI VIỆN, P.PNL, Q.1, TP. HCM
08.38379636
3/ NHÀ HÀNG ẤN ĐỘ TANDOOR
74/6 HAI BÀ TRƯNG, P.BN, Q.1, TP. HCM
08.39304839
4/ NHÀ HÀNG GANESH
15B4 LÊ THÁNH TÔN, P.BN, Q.1, TP. HCM
08.38223017
5/ NHÀ HÀNG INDIAN CURRY-RICE
66 ĐÔNG DU, P.BN, Q.1, TP. HCM
08.38232159
6/ NHÀ HÀNG MUMTAZ
226 BÙI VIỆN, P.PNL, Q.1, TP. HCM
08.38371767
7/ QUÁN NẮNG SÀI GÒN
181 VÀNH ĐAI TRONG, P.BÌNH TRỊ ĐÔNG, Q.BTÂN, TP. HCM
08.62602066
8/ SAIGON INDIAN RESTAURANT
73 LẦU 1 MẠC THỊ BƯỞI, P.BN, Q.1, TP. HCM
08.38245671
IV/ BRAXIN
1/ CTY TNHH PHÚC LỘC THỊNH
56 BÙI THỊ XUÂN, P.BT, Q.1, TP. HCM
08.39255258
2/ AU LAC DO BRAZIL STEAK RESTAURANT
238 PASTEUR, P.6, Q.3, TP. HCM
10
ĐÔNG NAM B :Ộ TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH D NG - BÌNH PH C - Đ NG NAI - BÀ R A - VŨNG TÀUƯƠ ƯỚ Ồ Ị
08.38207157
V/ ĐÀI LOAN
1/ NHÀ HÀNG CHEN
294 NGUYỄN THIỆN THUẬT, P.3, Q.3, TP. HCM
08.38307112
2/ NHÀ HÀNG RITZ TAIWANESE
333 TRẦN HƯNG ĐẠO, P.CK, Q.1, TP. HCM
08.39201325
3/ QUÁN ĂN VA THÀNH
24 NGUYỄN TRÃI, P.3, Q.5, TP. HCM
08.39235819
VI/ĐỨC
1/ NHÀ HÀNG ONE MORE
SA9-1 KP MỸ KHÁNH 3, PHÚ MỸ HƯNG, P.TÂN PHONG, Q.7, TP. HCM
08.54121002
2/ NHÀ HÀNG BAR ĐỨC BẢO
34 ĐỒNG KHỞI, P.BN, Q.1, TP. HCM
08.38276296
3/ NHÀ HÀNG BAVARIA
4B NGÔ VĂN NĂM, P.BN, Q.1, TP. HCM
08.38292080
VII/ MALAYSIA
NHÀ HÀNG SATAY HOUSE
35 MẠC ĐĨNH CHI, P.ĐK, Q.1, TP. HCM
08.38221727
VIII/ MỸ
NHÀ HÀNG NƯỚNG AMIGO
55-57 NGUYỄN HUỆ, P.BN, Q.1, TP. HCM
08. 38290437
IX/ NGA
CTY TNHH SX TMDV XNK CON NGỰA VẰN
4 LẦU 1 LÊ LỢI, P.BN, Q.1, TP. HCM
08.22405824
X/ PHÁP
QUÁN GÀ NƯỚNG PHÁP 1
180 HAI BÀ TRƯNG, P.ĐK, Q.1, TP. HCM
11
ĐÔNG NAM B :Ộ TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH D NG - BÌNH PH C - Đ NG NAI - BÀ R A - VŨNG TÀUƯƠ ƯỚ Ồ Ị
08.38297939
4. Công trình kiến trúc và danh thắng
Để chuyến du lịch đến thành phố Hồ Chí Minh hoặc là chuyến city tour được trọn vẹn, có những
điểm tham quan tiêu biểu mà bạn không thể bỏ qua.
+ Với hệ thống 11 bảo tàng, thành phố Hồ Chí Minh là nơi có số bảo tàng nhiều nhất so
với các tỉnh, thành trong cả nước. Nội dung trưng bày của các bảo tàng khá phong phú, và không
chỉ về lịch sử và văn hóa địa phương, mà của cả Nam bộ, quốc gia và khu vực Đông Nam Á,
cung cấp nhiều kiến thức lý thú.
+ Trên 1.000 ngôi chùa, đình, đền và miếu được xây dựng qua nhiều thời kỳ cũng là
những tài sản quý về văn hóa, kiến trúc và nghệ thuật. Bạn sẽ tìm thấy những chùa Phật giáo
Nam bộ tiêu biểu, những ngôi đình xưa gắn liền với lịch sử khẩn hoang mở đất. Bên cạnh đó là
những chùa "cách tân" lớn nhất và đẹp nhất trong cả nước, kết hợp nhuần nhuyễn giữa phong
cách hiện đại với kiến trúc chùa cổ truyền. Thành phố có đến nửa triệu người Hoa sống tập trung
nên số chùa Hoa cũng nhiều nhất so trong nước, kiến trúc đa dạng và phong phú, nhiều chùa đã
được công nhận di tích lịch sử - văn hóa của thành phố và quốc gia.
+ Người Pháp đã để lại nhiều công trình kiến trúc đẹp và đa dạng. Có thể nói hiếm có đô
thị nào ở Đông Nam Á lại có nhiều dạng kiến trúc, nhiều trường phái, phong cách nghệ thuật
phương Tây như Thành phố Hồ Chí Minh. Điển hình như trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố
được xây dựng theo bản thiết kế của kiến trúc sư Gardès với lối kiến trúc thời Phục Hưng, Ngân
hàng Nhà nước chịu ảnh hưởng trào lưu Tân Nghệ thuật, Nhà Thiếu nhi với phong cách Tân Cổ
điển, Nhà Rồng phong cách Đông Dương, Bưu điện trung tâm với trường phái Chiết Trung là sự
kết hợp hài hòa giữa hai phong cách kiến trúc Đông - Tây, Nhà thờ Đức Bà với nghệ thuật
Rôman, nhà thờ Huyện Sĩ theo Tân Gôtic…
+ Mảng kiến trúc đương đại, đang bùng nổ, trăm màu trăm vẻ, tạo cho thành phố một diện
mạo vui mắt, trong đó có một số tòa nhà đẹp, có giá trị thẩm mỹ cao.
+ Nhưng điểm du lịch độc đáo nhất của thành phố vẫn là Địa đạo Củ Chi, một công trình
độc đáo trong lịch sử quân sự thế giới, biểu tượng của ý chí sắt đá và thông minh mưu trí của quân
dân thành phố trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Lẫy lừng không kém là rừng ngập
mặn Cần Giờ với những trận chiến phá tàu giặc trên cửa sông Sài Gòn, nay là một điểm du lịch
sinh thái tuyệt vời với những cánh rừng đước xanh vô tận.
Kiến trúc công quyền,
công cộng
Dinh Độc Lập · Trụ sở Ủy ban Nhân dân · Nhà hát lớn · Bưu
điện Trung tâm · Chợ Bến Thành · Nhà hát Hòa Bình
Kiến trúc tôn giáo,
tâm linh
Nhà thờ Đức Bà · Nhà thờ Huyện Sỹ · Nhà thờ Cha Tam · Nhà
thờ Thánh Jeanne d'Arc · Chùa Vĩnh Nghiêm · Việt Nam Quốc
Tự · Chùa Xá Lợi · Chùa Giác Lâm · Chùa Nghệ Sĩ · Lăng
Ông · Miếu Nổi
Công viên, khu sinh thái
Thảo Cầm Viên · Suối Tiên · Công viên Gia Định · Đầm Sen ·
Công viên 23 tháng 9 · Công viên Tao Đàn · Công viên Lê Văn
Tám · Địa đạo Củ Chi · Rừng ngập mặn Cần Giờ · Vườn cò Thủ
Đức
Bảo tàng
Bảo tàng thành phố · Bảo tàng Lịch sử Việt Nam · Bảo tàng Mỹ
thuật Thành phố Hồ Chí Minh · Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ · Bảo
tàng Chứng tích chiến tranh · Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh
Kiến trúc hiện đại Saigon Trade Centre · Saigon Centre · Diamond Plaza · Tháp Tài
12
ĐÔNG NAM B :Ộ TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH D NG - BÌNH PH C - Đ NG NAI - BÀ R A - VŨNG TÀUƯƠ ƯỚ Ồ Ị
Chính · Khu đô thị Phú Mỹ Hưng
Địa danh văn hóa
và giao thông
Cảng Sài Gòn · Ga Sài Gòn · Cầu Sài Gòn · Cầu Bình Triệu · Cầu
Ông Lãnh · Bến Nhà Rồng · Xa lộ Hà Nội · Xa lộ Đại Hàn · Hồ
Con Rùa · Đường hoa Nguyễn Huệ · Chợ Lớn - Phố người Hoa ·
Phố Tây ba lô · Thanh Đa · Thủ Thiêm · Sân bay quốc tế Tân
Sơn Nhất
4.1 Vương cung Thánh đường Chánh tòa Đức Bà Sài Gòn.
Vương cung Thánh đường Chánh tòa Đức Bà Sài Gòn (người dân quen gọi là Nhà thờ Đức
Bà) tọa lạc giữa trung tâm thành phố (số 1 Công trường Công xã Paris, Quận 1). Đây là một trong
những công trình đặc sắc thu hút nhiều khách tham quan nhất tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngôi
giáo đường tráng lệ và cổ kính này không chỉ là một công trình tôn giáo mà còn là một kiến trúc
mang nhiều giá trị văn hóa, lịch sử.
Ngay sau khi chiếm Sài Gòn, Pháp đã cho lập nhà thờ để làm nơi hành lễ cho tín đồ Thiên
Chúa giáo trong đoàn quân viễn chinh. Ngôi nhà thờ đầu tiên được lập ở đường số 5 (nay là đường
Ngô Đức Kế). Đây là một ngôi chùa của người Việt bị bỏ hoang do chiến cuộc, cố đạo Lefebvre
đã biến ngôi chùa này thành nhà thờ.
Nhà thờ đầu tiên đó quá nhỏ nên vào năm 1863, Đô đốc Bonard đã quyết định cho khởi
công xây dựng một thánh đường bằng gỗ bên bờ “Kinh Lớn” (còn gọi là kinh Charner, thời Việt
Nam Cộng hòa là trụ sở Tòa Tạp tụng). Cố đạo Lefebvre đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ
vào ngày 28 tháng 3 năm 1863. Nhà thờ xây cất bằng gỗ, hoàn thành năm 1865, ban đầu gọi là
Nhà thờ Saigon. Về sau, do nhà thờ gỗ này bị hư hại nhiều vì mối mọt, các buổi lễ được tổ chức
trong phòng khánh tiết của “dinh Thống Đốc” cũ, về sau cải thành chủng viện Taberd, cho đến khi
nhà thờ lớn xây xong
Ban đầu, địa điểm xây cất được đề nghị ở 3 nơi:
- Trên nền Trường thi cũ (nay là góc đường Lê Duẩn và Hai Bà Trưng, tức vị trí tòa Lãnh sự
Pháp).
- Ở khu Kinh Lớn (tại vị trí nhà thờ cũ, nay thuộc đường Nguyễn Huệ).
- Vị trí hiện nay..
Ngày 7 tháng 10 năm 1877, Giám mục Isidore Colombert đặt viên đá đầu tiên trước mặt
Phó soái Nam Kỳ và đông đủ nhân vật tai mắt thời ấy. Thánh đường được xây dựng trong 3 năm.
Lễ Phục sinh, ngày 11 tháng 4 năm 1880, lễ cung hiến và khánh thành được cố đạo Colombert tổ
chức trọng thể với sự có mặt của Thống đốc Nam Kỳ Le Myre de Vilers. Hiện nay, trên bệ phía
trên, bên trong cửa ra vào nhà thờ, có chiếc bảng cẩm thạch gắn trong hành lang (transept) ghi
ngày khởi công, ngày khánh thành và tên vị công trình sư.
Tất cả mọi chi phí xây dựng, trang trí nội thất đều do Soái phủ Nam Kỳ đài thọ, với số tiền
2.500.000 franc Pháp theo tỷ giá thời bấy giờ. Ban đầu, thánh đường có tên gọi là Nhà thờ Nhà
nước vì thánh đường do nhà nước Pháp bỏ tiền xây dựng và quản lý.
Ngày 05/12/1959, Tòa thánh Vatican đã cho phép làm lễ “xức dầu”, tôn phong Nhà thờ
Chánh tòa Sài Gòn lên hàng Vương cung Thánh đường (basilique). Từ đó, tên gọi chính thức của
thánh đường là Vương cung Thánh đường Chánh tòa Đức Bà Sài Gòn.
Năm 1960, Tòa thánh Vatican thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam với ba tòa Tổng Giám
mục (tại Hà Nội, Huế và Sài Gòn), Nên Nhà thờ mang tên Nhà thờ Chánh tòa Sài Gòn. Năm 1962,
Tòa thánh Vatican tôn phong Nhà thờ Chánh tòa Sài Gòn lên hàng Vương cung Thánh đường. Do
đó tên gọi đầy đủ là Vương cung Thánh đường Chánh tòa Đức Bà Sài Gòn. Đây là nhà thờ Thiên
chúa giáo lớn nhất và xưa nhất ở Việt Nam.
13
ĐÔNG NAM B :Ộ TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH D NG - BÌNH PH C - Đ NG NAI - BÀ R A - VŨNG TÀUƯƠ ƯỚ Ồ Ị
Nhà thờ đức Bà được thực hiện theo đồ án của kiến trúc sư J. Bourad. Nhà thờ được khởi
công xây dựng từ năm 1877 và hoàn thành vào năm 1880. Trong đó, toàn bộ nhà thờ có chiều dài
là 93m, rộng 35,5m và cao 57 m (tính từ mặt đất tới đỉnh tháp chuông) Sau khi đề án thiết kế được
chọn, Đô đốc Duperré cho đấu thầu việc xây dựng thánh đường và cũng chính kiến trúc sư J.
Bourad là người trúng thầu và trực tiếp giám sát công trình này. Mọi vật liệu từ xi măng, sắt thép
đến ốc vít đều mang từ Pháp sang. Đặc biệt mặt ngoài của công trình xây bằng loại gạch đặt làm
tại Marseille (Pháp) để trần, không tô trát, (đến nay vẫn còn màu sắc hồng tươi), không bám bụi
rêu.
Năm 1895, nhà thờ xây thêm hai tháp chuông, mỗi tháp cao 57,6 m và hai tháp có 6
chuông đồng lớn nặng 28,85 tấn. Trên đỉnh tháp có đính một cây thánh giá cao 3,50 m, ngang 2 m,
nặng 600 kg. Tổng thể chiều cao từ mặt đất lên đỉnh thánh giá là 60,50 m.
Trên vườn hoa trước nhà thờ, năm 1903, người Pháp cho dựng tượng đồng Pigneau de
Béhaine (còn gọi là Giám mục Adran vì vị này làm Giám mục hiệu tòa Adran) dẫn hoàng tử Cảnh
(con vua Gia Long) để ca ngợi công lao của nước Pháp “bảo hộ”, “khai hóa” cho Việt Nam.
Tượng đài này bao gồm một bệ bằng đá hoa cương đỏ hình trụ tròn và bên trên là bức tượng tạc
hình đức cha Adran với phẩm phục giám mục, tay trái dẫn hoàng tử Cảnh.
Năm 1945, tượng này bị phá bỏ, nhưng cái bệ đài bằng đá hoa cương đỏ thì vẫn còn tồn tại
ở đó mà không có bất cứ một bức tượng nào ở trên.
Năm 1959, Linh mục Giuse Phạm Văn Thiên (sau làm Giám mục giáo phận Phú Cường,
nay đã qua đời), cai quản Giáo xứ Sài Gòn bấy giờ, đi dự đại hội Thánh Mẫu ở Vatican, đã đặt tạc
một tượng Đức Mẹ Hòa Bình bằng loại đá cẩm thạch quý hiếm. Khi tượng từ Roma gửi sang Sài
Gòn bằng đường thủy, Linh mục Giuse Phạm Văn Thiên đã làm lễ dựng tượng trên cái bệ đài vẫn
còn để trống kể từ năm 1945 vào ngày 16 tháng 2 năm 1959 và dâng tước hiệu Nữ Vương Hòa
Bình. Tự tay linh mục viết câu kinh cầu nguyện “Xin Đức Mẹ cho Việt Nam được hòa bình” rồi
đọc trước đông đảo quan khách có mặt hôm ấy. Ngày hôm sau, Hồng y Aganianian từ Roma qua
Sài Gòn để chủ toạ lễ bế mạc Đại hội Thánh Mẫu, đã làm phép bức tượng này vào buổi chiều ngày
17 tháng 2 năm 1959. Do bức tượng này mà từ đó Nhà thờ có tên gọi là Nhà thờ Đức Bà.
Mặt trước thánh đường là một công viên với bốn con đường giao nhau tạo thành hình thánh
giá. Trung tâm của công viên là bức tượng Đức Mẹ Hòa bình (hay Nữ vương Hòa bình). Tượng do
nhà điêu khắc G. Ciocchetti thực hiện năm 1959. Tên của tác giả được ở trên tà áo dưới chân, phía
bên trái của bức tượng. Bức tượng cao 4,6 m, nặng 5,8 tấn, bằng đá cẩm thạch trắng của Ý, được
tạc với chủ đích để nhìn từ xa nên không đánh bóng, vì vậy mà toàn thân tượng, kể cả vùng mặt
vẫn còn những vết điêu khắc thô. Tượng Đức Mẹ trong tư thế đứng thẳng, tay cầm trái địa cầu,
trên trái địa cầu có đính cây thánh giá, mắt Đức Mẹ đăm chiêu nhìn lên trời như đang cầu nguyện
cho Việt Nam và cho thế giới được hoà bình. Chân Đức Mẹ đạp đầu con rắn (mà hiện nay, đầu con
rắn đã bị bể mất cái hàm trên). Trên bệ đá, phía trước bức tượng, người ta có gắn một tấm bảng
đồng với hàng chữ Latinh: “REGINA PACIS - OPRA PRONOBIS - XVII. II. MCMLIX” - “NỮ
VƯƠNG HÒA BÌNH - CẦU CHO CHÚNG TÔI - 17.02.1959″
Phía dưới bệ đá, người ta đã khoét một cái hốc chỗ giáp với chân tượng Đức Mẹ, trong đó
có một chiếc hộp bằng bạc, chứa những lời kinh cầu nguyện cho hoà bình của Việt Nam và thế
giới. Những lời cầu nguyện đó được viết lên trên những lá mỏng bằng những chất liệu khác nhau
như bằng vàng, bạc, thiếc, nhôm, giấy, da và đồng, được gởi tới từ nhiều miền của Việt Nam, kể
cả từ một số vùng ngoài miền Bắc.
Toàn bộ mặt ngoài nhà thờ được xây bằng loại gạch đặt tại Marseille (Pháp), không tô vữa
và tới nay vẫn hồng tươi, làm toàn bộ công trình nổi bật trên nền cây xanh mát. Những kiếng màu
trong nội thất với hoa văn độc đáo là do hãng Lorin của tỉnh Chartres (Pháp) sản xuất. Các ô cửa
cuốn tròn kiểu Rôman cùng cung vòm gãy kiểu Gôtic gợi nhớ dạng thánh đường lớn ở Pari,
Chartres, Reim. Riêng phần móng của nhà thờ được thiết kế chịu tải trọng gấp 10 lần toàn bộ kiến
trúc ngôi nhà thờ nằm bên trên.
14
ĐÔNG NAM B :Ộ TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH D NG - BÌNH PH C - Đ NG NAI - BÀ R A - VŨNG TÀUƯƠ ƯỚ Ồ Ị
Điều đặc biệt là nhà thờ này không có vòng rào hoặc tường bao quanh như các nhà thờ khu
vực Sài Gòn - Gia Ðịnh lúc ấy và bây giờ. Bên trong nhà thờ được thiết kế thành một lòng chính,
hai lòng phụ tiếp đến là hai dãy nhà nguyện. Bàn thờ nơi Cung Thánh làm bằng đá cẩm thạch
nguyên khối với sáu thiên thần (khắc thẳng vào khối đá) đỡ mặt bàn thờ. Bên cạnh đó, là bệ chia
làm ba ô, mỗi ô là một tác phẩm điêu khắc diễn tả thánh tích. Mỗi nhà nguyện, mỗi ô cửa sổ hay
mỗi khoang trên vòm mái đều là một tác phẩm nghệ thuật. Tất cả chan hòa trong ánh sáng êm dịu,
tạo cảm giác an lành và thánh thiện.
Theo các chuyên viên văn hóa, tuy ngôi thánh đường không lớn, nhưng sức hấp dẫn được
toát ra từ vẻ đẹp mẫu mực của kiến trúc Roman pha trộn nét Gôtich. Tất cả các đường nét, gờ chỉ,
hoa văn trong nội thất cũng đều theo thức Roman và Gôtich làm đậm nét tôn nghiêm và trang nhã
nơi thánh đường.
Ngoài ra, còn phải kể đến những cổ vật độc đáo, quý hiếm bên trong, đó là bộ 06 chuông
nặng tổng cộng 25.850kg (lớn nhất Viễn Ðông thời đó), âm thanh phát ra là Sol, La, Si, Do, Ré,
Mi. Vì nhà thờ có kiến trúc theo kiểu mẫu Notre Dame de Paris, nên hai gác chuông cũng cao
ngang tầm nóc nhà thờ.
Trong đó, lầu chuông bên Nam (từ công viên nhìn vào là lầu chuông bên tay phải), được
treo bốn quả chuông sol, đô, rê, mi. Lầu chuông bên Nữ (bên trái nhìn từ công viên) treo hai quả
chuông la và si. Trên mặt mỗi quả chuông đều có các họa tiết rất tinh xảo. Trong đó chuông sol là
một trong những quả chuông lớn nhất thế giới (nặng 8.785kg), đường kính miệng chuông 2,25m,
cao 3,5m.
Đây là chuông mang âm trầm, với cường độ cực lớn, như giọng bass trong dàn hợp xướng,
nó chỉ ngân lên mỗi năm một lần vào đêm Giáng sinh. Muốn đổ chuông sol cần ba đến bốn người
khởi động cho chuông lắc gần tới độ cao ngang với giá treo rồi mới bật công tắc điện cho động cơ
đánh tiếp.
Ngày lễ và chủ nhật, nhà thờ thường cho đổ ba chuông, ngày thường chỉ đổ một chuông mi
hoặc rê vào lúc 5 giờ và 17g30. Dù thiếu chuông fa nhưng khi cả năm chuông cùng đổ sẽ tạo nên
bản hòa tấu đủ cung bậc trầm bổng. Tiếng chuông ngân xa tới 10km theo đường chim bay.
Một cổ vật quí giá nữa là đồng hồ trước vòm mái, có chiều ngang 2m, cao 1m với bộ máy nặng
trên 1.000 kg, đặt nằm trên bệ gạch giữa hai tháp chuông. Mặt kim đồng hồ hướng ra đường
Catina (nay là đường đồng Khởi). Máy đồng hồ trông đơn giản, thô sơ nhưng chạy bền và đúng
giờ, đổ chuông báo giờ rất chính xác. Riêng hệ thống chuông đồng hồ không còn hoạt động do dây
cót quá cũ. Ðồng hồ này chào đời từ 1877, đến nay đã được 132 tuổi.
Nhà thờ Đức Bà hoàn toàn không có chỗ cho nến (đèn cầy). Toàn bộ đèn - có mặt ngay từ khi xây
dựng xong - đều dùng điện.
Ngày nay, Nhà thờ Đức Bà không chỉ là nơi hành lễ của những người công giáo, mà còn trở thành
một hình ảnh thân quen của người dân Sài Gòn, là một điểm tham quan yêu thích của mỗi du
khách đến với thành phố phương Nam quanh năm ngập tràn ánh nắng.
4.2 Bến Nhà Rồng
Bến Nhà Rồng khởi nguồn là một thương cảng lớn của Sài Gòn - Tp Hồ Chí Minh, tòa nhà
ba tầng này tọa lạc trên ngã ba sông Sài Gòn, đầu đường Nguyễn Tất Thành,quận 4 được người
dân Sài Gòn gọi bởi cái tên quen thuộc “Bến Nhà Rồng” không chỉ nổi tiếng bởi lối kiến trúc dị
biệt “ thượng ta hạ tây” mà còn bởi một sự kiện lịch sử quan trọng đối với đất nước và dân tộc
Việt Nam.
Bến Nhà Rồng nguyên là trụ sở của đại diện hãng chuyên chở hàng hải Pháp (thuộc Công
ty vận tải đường biển Pháp Messageries Pharitimes) xây dựng năm 1862 ngay sau khi Pháp vừa
chiếm xong Sài Gòn và ba tỉnh miền Đông nam bộ, để làm nơi ở cho viên tổng quản lý và là nơi
15
ĐÔNG NAM B :Ộ TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH D NG - BÌNH PH C - Đ NG NAI - BÀ R A - VŨNG TÀUƯƠ ƯỚ Ồ Ị
bán vé tàu. Đây là một trong số hàng trăm công trình kiến trúc thời Pháp còn để lại, di tích lịch sử
này nổi bật bởi lối kiến trúc độc đáo kết hợp Đông-Tây.
Mang vẻ đẹp kiến trúc Pháp nhưng trên nóc nhà gắn hai con rồng bằng đất nung tráng men
xanh châu đầu vào mặt trăng theo mô típ "Lưỡng long chầu nguyệt".Nhìn mái nhà ấy ta dễ liên
tưởng đến mái đình của một ngôi chùa Việt Nam. Tuy nhiên, nhà thiết kế đã khéo léo thay đổi ở
giữa thay vì trái châu thì là chiếc phù hiệu mang hình “Đầu ngựa và chiếc mỏ neo” để phù hợp với
biểu tượng của hãng tàu Pháp. “Đầu ngựa” hàm chỉ thời trước, công ty này chuyên chở hang
bằng đường bộ với ngựa kéo xe, còn “Mỏ neo” tượng trưng cho tàu thuyền.Với kiểu kiến trúc độc
đáo đó nên nơi này còn được gọi là Nhà Rồng. Năm 1955, sau khi thực dân Pháp thất bại ở Việt
Nam, thương cảng này được chuyển giao cho chính quyền miền Nam Việt Nam quản lý. Họ đã
cho tu bổ lại mái ngôi nhà và thay thế hai con rồng cũ bằng hai con rồng khác với tư thế quay đầu
ra.
Bên cạnh vẻ đẹp độc đáo, bến Nhà Rồng được nhắc đến trên sách sử Việt Nam như một di
tích lịch sử đáng nhớ.Chính tại nơi này, vào ngày 5 tháng 6 năm 1911, người thanh niên trẻ
Nguyễn Tất Thành (lúc bấy giờ lấy tên là Nguyễn Văn Ba,sau đổi là Hồ Chí Minh) đã xuống con
tàu Amiral Latouche Tréville làm phụ bếp để có điều kiện sang châu Âu tìm đường cứu nước.
Ngày 3 tháng 9 năm 1979, Uỷ ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh quyết định lấy Nhà rồng là "Khu
lưu niệm chủ tịch Hồ Chí Minh" (tức Bảo tàng Hồ Chí Minh). Bên trong khu nhà lưu niệm có
trưng bày nhiều hình ảnh và hiện vật về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch.
Từ đó đến nay, Bảo tàng Hồ Chí Minh - Bến Nhà Rồng đã đón tiếp hàng chục triệu lượt
khách trong và ngoài nước vào tham quan. Ngoài ra, tại đây thường tổ chức những cuộc biểu diễn
nghệ thuật, nghe kể chuyện truyền thống, tổ chức lễ kết nạp Đảng, kết nạp Đoàn viên... Ngoài
những hoạt động chính, Bảo tàng còn tiến hành những hoạt động tuyên truyền giáo dục rộng rãi
nhằm làm cho tư tưởng và đạo đức của Hồ Chủ tịch đi sâu vào quần chúng nhân dân, đặc biệt là
thế hệ trẻ như: tổ chức các Hội nghị khoa học, các cuộc tọa đàm giữa các thế hệ, nói chuyện
chuyên đề về Bác, chiếu phim, thực hiện sưu tập những tư liệu hồi ký về Bác, các ấn phẩm về Bảo
tàng .
4.3 Bảo tàng Chứng tích chiến tranh
Ngày 31/8/1858 thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược đặt
ách thống trị thuộc địa lên đất nước Việt Nam. Trong gần 100 năm nhân dân Việt Nam đã anh
dũng tiến hành cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc giành độc lập tự do cho Tổ quốc. Ngày
2/9/1945, sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc
lập, chấm dứt ách đô hộ của thực dân Pháp, khẳng định quyền độc lập tự do của nhân dân Việt
Nam. Nhưng thực dân Pháp và sau đó là đế quốc Mỹ tiếp tục tiến hành chiến tranh xâm lược, âm
mưu khôi phục ách thống trị và thiết lập chế độ thực dân kiểu mới ở Việt Nam. Trong suốt 30
năm, nhân dân Việt Nam lại phải kiên cường chiến đấu với biết bao hy sinh gian khổ để bảo vệ
nền độc lập tự do của mình.
Ngày 30/4/1975, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam giành thắng lợi hoàn toàn: hòa
bình, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc được khôi phục.
Để lưu lại những chứng tích anh hùng của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống
các thế lực xâm lược, đồng thời để tố cáo những tội ác và nêu bật những hậu quả tàn khốc của
cuộc chiến tranh xâm lược, ngày 4/9/1975 Nhà Trưng bày tội ác Mỹ - Ngụy được mở cửa phục vụ
công chúng. Sau đó, Nhà Trưng bày tội ác Mỹ - Ngụy được đổi tên thành Nhà Trưng bày Tội ác
Chiến tranh xâm lược (ngày 10/11/1990) trước khi trở thành Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh
(ngày 4/7/1995).
Với hơn 15.000 hiện vật, hình ảnh cùng hàng nghìn thước phim tư liệu về thời kỳ kháng
chiến chống Mỹ cứu nước, bảo tàng là một trong những địa chỉ du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh
luôn có lượng khách đến tham quan đông nhất. Đây cũng là nơi được bầu chọn “10 điểm tham
quan tiêu biểu” trong chương trình “Thành phố Hồ Chí Minh-100 điều thú vị."
16
ĐÔNG NAM B :Ộ TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH D NG - BÌNH PH C - Đ NG NAI - BÀ R A - VŨNG TÀUƯƠ ƯỚ Ồ Ị
Ngay từ cổng vào là khu trưng bày ngoài trời “Các loại vũ khí, phương tiện Mỹ sử dụng
trong chiến tranh Việt Nam." Những chiếc máy bay phản lực chiến đấu hiện đại nhất thời đó như
Air Force, máy bay trinh sát chiến đấu tự động chụp ảnh, máy bay lên thẳng đổ bộ quân có khả
năng đậu trên mặt nước, pháo tự hành M107-175mm từng được mệnh danh là “Vua chiến trường”
có tầm bắn tới 32,7km, tàn phá mục tiêu trong bán kính 520m, sức công phá ở độ sâu 35m, rộng
95m.…
Du khách không khỏi rùng mình với các loại bom mìn giết người, trong đó có xác một quả
bom địa chấn (phát quang BLU-82B) cao 3,35m, đường kính 1,37m, chứa đến 5,7 tấn thuốc nổ,
sức công phá trong phạm vi 100m và gây chấn động mạnh trong khu vực có đường kính 3,2km.
Tại khu vực trưng bày tội ác chiến tranh, những bức ảnh đen trắng đã ngả màu do các
phóng viên chiến trường hai bên chiến tuyến chụp đã làm nhiều du khách ngậm ngùi. Một em nhỏ
độ một tuổi ngồi ngơ ngác đơn côi trên vùng đất trống sau lưng toán lính Mỹ; cảnh lính Mỹ tra tấn
dã man tù binh “Việt Cộng;" cảnh bà mẹ đau khổ dìu 4 đứa con bơi qua sông chạy càn...
Du khách đã thực sự xúc động khi bước vào phòng trưng bày có tên “Hồi niệm." Nơi đây
lưu giữ những bức ảnh của 134 phóng viên chiến trường thuộc 11 quốc tịch đã chụp trong chiến
tranh Việt Nam và tất cả đều đã hy sinh tại chiến trường Việt Nam và Đông Dương. Những bức
ảnh đã phơi bày sự thật về mức độ tàn bạo nhất của cuộc chiến. Đây là quà tặng của nhân dân bang
Kentucky, Mỹ gửi đến nhân dân Việt Nam.
Khu vực tái hiện “Chuồng cọp Côn Đảo” cũng làm du khách rùng mình về cách mà những
chiến sĩ cách mạng kiên trung nhất phải chịu đựng trong chế độ lao tù của giặc. Việc sưu tầm hiện
vật cho bảo tàng cũng một công việc không kém phần quan trọng của các cán bộ bảo tàng.
Nếu không được thuyết minh, du khách dễ dàng bỏ qua hiện vật là một cái ống cống to
nặng trưng bày ở góc sân. Nhưng đó chính là ống cống mà ba em nhỏ trong một gia đình đã trốn
vào đó trong vụ lính Mỹ thảm sát 21 người dân vô tội ở Thạnh Phong, tỉnh Bến Tre năm 1969. Ba
em nhỏ đã bị lính Mỹ lôi ra giết dã man. Trên thành ống cống vẫn còn vết máu do bàn tay nhỏ xíu
của một em nhỏ bám vào. Chỉ huy vụ đó là Bob Kerry, sau này là Thượng nghị sĩ Mỹ, bị báo chí
Mỹ lên án rất nhiều.
Bà Phạm Thị Lãnh (con ông Bùi Văn Vát, gia đình có năm người bị giết trong vụ đó) đã
lưu giữ ống cống này. Cán bộ bảo tàng nhiều lần đến gặp để thương lượng mang ống cống về,
nhưng bà Lãnh đều không chấp nhận. Mãi đến năm 2009, nhân ngày giỗ 40 năm sau vụ thảm sát,
cán bộ bảo tàng về Bến Tre thắp hương, bà Lãnh mới mềm lòng chấp nhận cho mang ống cống về,
chỉ nhận lại một bàn thờ. Nghe câu chuyện xúc động đó, rất nhiều du khách đã khóc.
Tại bảo tàng có một phòng tranh thiếu nhi mang tên “Chiến tranh và hòa bình." Hàng năm,
bảo tàng tổ chức cho các em thiếu nhi vẽ tranh với nhiều chủ đề tình yêu quê hương, đất nước, ông
bà, cha mẹ... Những bức tranh đẹp nhất được lưu giữ nơi đây. Ước mơ của các em rất đơn giản đó
là được sống trong đất nước hòa bình, được đi học và làm những điều mình yêu thích.
Bước ra từ bảo tàng này không một du khách nào không nghẹn ngào mong ước về một nền
hòa bình vĩnh cửu trên khắp thế giới.
4.4 Bảo tàng Lịch sử Việt Nam
Bảo tàng lịch sử Việt Nam - thành phố Hồ Chí Minh được thành lập tháng 8 năm 1979.
Tiền thân của bảo tàng này là “ Bảo tàng Blanchard de la Brosse” (từ 1929-1956) và “ Viện bảo
tàng quốc gia Việt Nam tại Sài Gòn” (từ 1956-1975) với nội dung trưng bày chủ yếu về mỹ thuật
cổ của một số nước châu Á.
Sau ngày Miền Nam giải phóng, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - TP.HCM được thành lập
theo quyết định 235/QĐ-UB 28.08.1979 của ủy Ban Nhân Dân TP.HCM. Hơn một phần tư thế kỷ
hoạt động, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - TP.HCM đã sưu tầm được hơn 25.000 hiện vật. Xây dựng
10 kho bảo quản hiện vật, với diện tích 996 m2
.
17
ĐÔNG NAM B :Ộ TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH D NG - BÌNH PH C - Đ NG NAI - BÀ R A - VŨNG TÀUƯƠ ƯỚ Ồ Ị
Hiện nay bảo tàng đươc mở rộng thêm và thay đổi cơ bản về nội dung hoạt động thành
một bảo tàng vừa mang tính lịch sử của dân tộc vừa thể hiện các đặc trưng văn hoá của các dân tộc
phía Nam và văn hóa một số nước trong khu vực để phục vụ các đối tượng công chúng và phục vụ
công tác nghiên cứu khoa học.
Ngày 18 tháng 2 năm 1927, nhà sưu tầm cổ vật Holbé qua đời, để lại nhiều cổ vật trị giá
45.000 đồng bạc Đông Dương (là một số tiền lớn lúc bấy giờ).
Để mua lại số cổ vật này, ngày 17 tháng 6 năm ấy, Hội Nghiên cứu Đông Dương đã tổ
chức một cuộc họp bất thường, và cuối vào đi đến quyết định là: xin 5 hội viên hảo tâm cho mượn
trước số tiền trên, đồng thời xin phép chính quyền cho mở cuộc lạc quyên số tiền ấy trong dân
chúng (để trả lại), với cam kết là sẽ tặng lại nhà nước số cổ vật sau khi mua xong.
Sau khi hoàn tất công việc trên, để có chỗ gìn giữ và trưng bày số vật của Holbé vừa mua
được, cùng với nhiều cổ vật khác mà Hội đã có (nhờ thu mua hay được tặng), Hội đã đề nghị với
chính quyền xây dựng Bảo tàng, và xin dành cho Hội một phòng làm trụ sở và thư viện của Hội
(chứa trên 5.000 tác phẩm chuyên khảo về Đông Dương và Viễn Đông bằng các thứ tiếng).
Thuận theo đề nghị, ngày 28 tháng 11 năm 1927, Thống đốc Nam Kỳ là Blanchard de la
Brosse đã ký nghị định thành lập Bảo tàng Blanchard de la Brosse (kể từ đây có khi gọi là Bảo
tàng) ở Sài Gòn, đặt dưới quyền kiểm soát trực tiếp của chính quyền Nam Kỳ, và thuộc quyền
kiểm soát khoa học của Viện Viễn Đông Bác cổ.
Ngày 8 tháng 6 năm 1928, viên Bảo thủ văn thư của Hội là Jean Bouchot được cử làm
Giám thủ đầu tiên của Bảo tàng . Và ngày 1 tháng 1 năm 1929, chính quyền Nam Kỳ đã long trọng
khánh thành Bảo tàng Blanchard de la Brosse.
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Việt Nam chính thức phục hồi nền độc lập sau gần 100 năm
Pháp thuộc. Ngày 20 tháng 10 năm ấy, Bộ Quốc gia Giáo dục nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
ra nghị định đổi tên các Học viện, Thư viện và Bảo tàng. Theo đó, Bảo tàng Blanchard de la
Brosse được đổi tên là Gia Định Bảo tàng viện. Tuy nhiên, đó chỉ là lý thuyết vì ngày 23 tháng
9 năm 1945, quân Pháp đã tái chiếm Sài Gòn.
Đến ngày 14 tháng 6 năm 1954, Bảo tàng được Bộ Quốc gia Giáo dục của Chính phủ Việt
Nam Cộng hòa tiếp thu trọn vẹn, sau khi 3 chuyên gia người Pháp rút về nước.
Ngày 16 tháng 5 năm 1956, theo nghị định 321-GD/NĐ, đổi tên Bảo tàng là Viện bảo tàng
Quốc gia Việt Nam thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Bảo tàng được được Chính quyền Cách mạng tiếp thu
nguyên vẹn. Sau đó, vào ngày 26 tháng 8 năm 1979, ngành chức năng đã cho đổi tên là Bảo tàng
Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh. Sau đổi lại là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - Thành phố Hồ Chí
Minh cho đến nay.
Bảo tàng Blanchard de la Brosse được đặt tại một công thự nằm trong một khu vườn rộng
lớn (trở thành Thảo Cầm Viên Sài Gòn năm 1864) ở phía đông thành Phiên An, gần dinh Tân Xá
(do chúaNguyễn Ánh sai dựng để Giám mục Bá Đa Lộc làm nơi dạy dỗ Hoàng tử Cảnh).
Công thự được xây theo lối kiến trúc “Đông Dương cách tân”, do kiến trúc sư người Pháp
Delaval thiết kế, và do hãng thầu Etablissements Lamorte Saigon thực hiện trong ba năm:1926-
1927-1928. Khi khởi xây (1926), công thự này định làm Viện Triễn lãm Mễ cốc, sau định làm
Viện Triễn Lãm Kinh Tế, nhưng cuối cùng lại quyết định làm Bảo tàng Blanchard de la Brosse.
Phần giữa công thự có một khối bát giác (gợi nhớ quan niệm về bát quái của Kinh Dịch) có
2 nóc mái lợp ngó ống, có gắn vật trang trí hình phụng, hình rồng cách điệu. Trên cùng, là 4 quả
cầu nhỏ dần và đặt chồng lên nhau. Vì vậy, có người cho rằng phần nóc mái này, mang nhiều yếu
tố của kiến trúc cổ Trung Quốc.
18
ĐÔNG NAM B :Ộ TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH D NG - BÌNH PH C - Đ NG NAI - BÀ R A - VŨNG TÀUƯƠ ƯỚ Ồ Ị
Năm 1970, Bảo tàng được xây dựng thêm phần phía sau một dãy nhà do kiến trúc
sư Nguyễn Bá Lăng thiết kế. Dãy nhà có hình chữ U, ở giữa là hồ cây cảnh lộ thiên, hai dãy nhà
nối hai bên, sau cùng là dãy nhà ba tầng với hai lớp mái, có gắn đầu rồng kiểu gặm trang trí ở các
góc mái. Nhờ các cửa đều hướng ra hồ cây cảnh, nên phòng trưng bày khá thoáng mát và sáng sủa.
Trước 1975, hai bên cửa chính Bảo tàng có đắp nổi đôi câu đôi chữ Hán, nhưng sau đó đã
bị đập bỏ. Đôi câu đối ấy như sau:
Á Đông cổ động mỹ huật kê thực học,
Việt Nam nhân chủng bác kỳ quan.
Tạm dịch là:
Á Đông cổ khí mỹ thuật kê cứu thực học,
Việt Nam nhân chủng bác vật được nhiều kỳ quan.
Bảo tàng mở cửa tiếp đón công chúng lần đầu tiên vào ngày 1 tháng 1 năm 1929. Buổi đầu,
Bảo tàng chỉ có 2.893 cổ vật, đến những năm cuối thế kỷ 20, bảo tàng đã có hơn 16.000 hiện vật
rất có giá trị… Ngoài ra, bảo tàng còn có trên 25.000 sách báo và tài liệu, cũng rất có giá trị cho
công việc nghiên cứu các ngành khảo cổ học, dân tộc học, sử học, bảo tàng học...
4.5 Địa đạo Củ Chi
Địa đạo Củ Chi là một hệ thống phòng thủ trong lòng đất ở huyện Củ Chi, cách Thành phố
Hồ Chí Minh 70 km về hướng tây-bắc. Hệ thống này đượcMặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam
Việt Nam đào trong thời kỳ Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam. Hệ thống địa đạo
bao gồm bệnh xá, nhiều phòng ở, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc, hệ thống đường ngầm dưới
lòng đất. Hệ thống địa đạo dài khoảng 200 km và có các hệ thống thông hơi vào các vị trí các bụi
cây. Địa đạo Củ Chi được xây dựng trên vùng đất được mệnh danh là "đất thép", nằm ở điểm
cuối Đường mòn Hồ Chí Minh. Trong Chiến dịch Tết Mậu Thân 1968, Mặt trận Dân tộc Giải
phóng miền Nam Việt Nam đã sử dụng hệ thống địa đạo này để tấn công Sài Gòn.
Địa đạo Củ Chi là cách gọi chung của các hệ thống địa đạo khác nhau, được hình thành từ
khoảng thời gian 1946-1948, trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Thời gian này, quân
dân hai xã Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An đã đào những đoạn hầm ngắn, cấu trúc đơn giản
dùng để ẩn nấp, cất giấu tài liệu, vũ khí. Cũng có ý kiến cho rằng việc đào địa đạo khởi đầu do dân
cư khu vực này tự phát thực hiện vào năm 1948.
Cư dân khu vực đã đào các hầm, địa đạo riêng lẻ để tránh các cuộc bố ráp càn quét của
quân đội Pháp và để cung cấp nơi trú ẩn cho quân Việt Minh. Mỗi làng xây một địa đạo riêng, sau
đó do nhu cầu đi lại giữa địa đạo các làng xã, hệ thống địa đạo đã được nối liền nhau tạo thành một
hệ thống địa đạo liên hoàn, phức tạp, về sau phát triển rộng ra nhiều nơi, nhất là 6 xã phía Bắc Củ
Chi và cấu trúc các đoạn hầm, địa đạo được cải tiến trở thành nơi che giấu lực lượng, khi chiến
đấu có thể liên lạc, hỗ trợ nhau.
Trong thời gian 1961-1965, các xã phía Bắc Củ Chi đã hoàn thành tuyến địa đạo trục gọi là
"xương sống", sau đó các đoàn thể, cơ quan, đơn vị phát triển địa đạo nhánh ăn thông với tuyến
trục hình thành những địa đạo liên hoàn giữa các ấp, các xã và các vùng. Bên trên mặt đất, quân
dân Củ Chi còn đào cả một vành đai giao thông hào chằng chịt nối kết với địa đạo, lúc này địa đạo
chiến đấu cũng được đào chia thành nhiều tầng, nhiều ngõ ngách. Ngoài ra, bên trên địa đạo còn
có rất nhiều ụ chiến đấu, bãi mìn, hố đinh, hầm chông... được bố trí thành các cụm liên hoàn tạo ra
trận địa vững chắc trong thế trận chiến tranh du kích, gọi là xã chiến đấu.
Đến năm 1965, có khoảng 200 km địa đạo đã được đào. Về quy mô, hệ thống địa đạo có
tổng chiều dài toàn tuyến là trên 200 km, với 3 tầng sâu khác nhau, tầng trên cách mặt đất khoảng
3 m, tầng giữa cách mặt đất khoảng 6 m, tầng dưới cùng sâu hơn 12 m. Lúc này, địa đạo không chỉ
còn là nơi trú ẩn mà đã trở thành nơi sinh sống, cứu thương, hội họp, kho chứa vũ khí...
19
ĐÔNG NAM B :Ộ TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH D NG - BÌNH PH C - Đ NG NAI - BÀ R A - VŨNG TÀUƯƠ ƯỚ Ồ Ị
Địa đạo được đào trên một khu vực đất sét pha đá ong nên có độ bền cao, ít bị sụt lở. Hệ
thống địa đạo nằm sâu dưới lòng đất, có thể chịu được sức công phá của các loại bom tấn lớn nhất
của quân đội Mỹ. Không khí được lấy vào địa đạo thông qua các lỗ thông hơi. Các khu vực khác
nhau của địa đạo có thể được cô lập khi cần.
Ðường hầm sâu dưới đất từ 3 - 8m, chiều cao chỉ đủ cho một người đi lom khom. Căn hầm
đầu tiên ở ngay bìa rừng có giếng ngầm cung cấp nguồn nước uống và sinh hoạt cho toàn khu vực
địa đạo. Hệ thống địa đạo gồm 3 tầng, từ đường "xương sống" toả ra vô số nhánh dài, nhánh ngắn
ăn thông nhau, có nhánh trổ ra tận sông Sài Gòn. Tầng một cách mặt đất 3m, chống được đạn pháo
và sức nặng của xe tăng, xe bọc thép.
Tầng 2 cách mặt đất 5m, có thể chống được bom cỡ nhỏ. Còn tầng cuối cùng cách mặt đất
8-10m. Ðường lên xuống giữa các tầng hầm được bố trí bằng các nắp hầm bí mật. Bên trên nguỵ
trang kín đáo, nhìn như những ụ mối đùn, dọc đường hầm có lỗ thông hơi. Liên hoàn với địa đạo
có các hầm rộng để nghỉ ngơi, có nơi dự trữ vũ khí, lương thực, có giếng nước, có bếp Hoàng
Cầm, có hầm chỉ huy, hầm giải phẫu... Còn có cả hầm lớn, mái lợp thoáng mát, nguỵ trang khéo
léo để xem phim, văn nghệ.
Cuộc sống dưới địa đạo thiếu ánh sáng, ẩm ướt và nóng bức và điều kiện vệ sinh kém nên
hầu như đa số những người sống ở địa đạo đều bị ký sinh trùng, bạc da và các bệnh về xương.
Ngoài ra, việc thiếu thốn lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm cũng là vấn đề lớn nhất của cư
dân địa đạo.
Ngày nay, địa đạo Củ Chi còn khoảng 120 km được bảo vệ và đã trở thành một điểm du
lịch hấp dẫn cho du khách đến thăm Thành phố Hồ Chí Minh. Du khách, đặc biệt là cựu chiến
binh, thường chọn điểm thăm quan này khi đến thăm Thành phố Hồ Chí Minh. Du khách được trải
nghiệm cuộc sống dưới địa đạo như những cư dân thực thụ trước đây (được thăm quan, ăn uống
những món ăn của cư dân địa đạo trước đây).
Khu địa đạo Bến Dược (thuộc ấp Phú hiệp, xã Phú Mỹ Hưng - huyện Củ Chi) đã được Bộ
Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử quốc gia. Hệ thống địa đạo Bến Đình (thuộc
xã Nhuận Đức - căn cứ của Huyện ủy Củ Chi trong thời kỳ kháng chiến) cũng được xếp hạng di
tích lịch sử quốc.
4.6 Chùa Vĩnh Nghiêm
Chùa Vĩnh Nghiêm là một ngôi chùa lớn tọa lạc trong một khuôn viên khá rộng (6.000 m²)
tại số 339, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là ngôi chùa có
kiến trúc cổ truyền nhưng được xây dựng bằng chất liệu hiện đại. Công trình cao nhất trong chùa
là ngọn tháp 7 tầng, cao 40 m, nổi bật từ xa.
Chùa có một cửa tam quan lớn dẫn vào sân, từ đây có thể thấy ngôi chùa có một tầng lầu
và một tầng trệt. Tầng trệt có hai phần: phần ngoài, dưới sân thượng, cao 3,20 m; phần trong, dưới
phật điện cao 4,20 m. Tầng trệt được chia là nhà thờ tổ, giảng đường, văn phòng, thư viện, lớp
học, phòng học, phòng tăng...
Từ dưới sân có ba cầu thang rộng, gồm 23 bậc, dẫn lên tầng trên. Ở đây có một sân thượng
rộng khoảng 10 mét. Phía tay phải có một gác chuông. Từ sân thượng lên tiếp mấy bậc thềm nữa
là tới Bái điện, một tòa dài 35 m, rộng 22 m và cao 15 m.
Chùa Vĩnh Nghiêm chỉ thờ ba bức tượng: Phật Thích ca mâu ni và hai vị Bồ Tát Văn-thù-
sư-lợi, Đại Hạnh Phổ Hiền[1]
. Bàn thờ được thiết lập ở bửu điện: chính giữa là Phật Thích Ca, bên
trái có Văn Thù Bồ Tát và bên phải là Phổ Hiền Bồ Tát. Những bức tượng này tương đối cao lớn,
đường bệ, tương hợp thống nhất trong không gian chùa cao rộng. Ở hàng hiên lối vào chính điện,
mỗi bên có một pho tượng Kim Cương Hộ Pháp khá lớn.
Hằng năm, vào ngày mùng 8 tháng 12 âm lịch, ngày đức Phật thành đạo, chùa Vĩnh
Nghiêm đều tổ chức trọng thể lễ húy nhật Hòa Thượng Thích Thanh Hanh (1838-1936), cố Thiền
20
ĐÔNG NAM B :Ộ TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH D NG - BÌNH PH C - Đ NG NAI - BÀ R A - VŨNG TÀUƯƠ ƯỚ Ồ Ị
gia pháp chủ Phật giáo Bắc Việt, được tôn xưng là tổ Vĩnh Nghiêm, có công rất lớn trong công
cuộc chấn hưng Phật giáo vào những năm đầu thế kỷ 20.
Năm 1964, hai hoà thượng Thích Tâm Giác và Thích Thanh Kiểm từ Bắc vào Nam truyền
bá Phật giáo và đã cho xây chùa Vĩnh Nghiêm. Họ lấy nguyên mẫu thiết kế từ một ngôi chùa gỗ
cùng tên ở xã Đức La, tổng Trí Yên, phủ Tạng Giang, tỉnh Bắc Giang, kiến lập từ đời vua Lý Thái
Tổ, vốn là trung tâm truyền bá Phật giáo của Thiền phái Trúc Lâm.
Người vẽ kiểu cho công trình là kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng, người đầu tiên sử dụng vật
liệu hiện đại nhưng giữ nguyên những giá trị kiến trúc chùa Việt Nam truyền thống, có sự cộng tác
của các ông Lê Tấn Chuyên và Cổ Văn Hậu. Kỹ sư Bùi Văn Tố thiết kế kỹ thuật và ban kiến thiết
miền Vĩnh Nghiêm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất điều hành thực hiện xây dựng
công trình.
Chùa được khởi công năm 1964 tại khu sình lầy bên cạnh rạch sông Thị Nghè cũ. Trong
quá trình thi công, phải đổ thêm 40.000 m³ đất lấp sình lầy. Công trình được hoàn thành về cơ bản
vào năm 1971, gồm Phật điện, Bảo tháp và cơ sở văn hóa xã hội.
Tiền xây dựng được lấy từ đóng góp công đức của chư tôn Hòa Thượng, chư Thượng tọa,
Đại đức Tăng, Ni và Phật tử, chủ yếu có nguyên quán Bắc Việt sống tại miền Nam.
Năm 1982, chùa xây thêm Bảo tháp Xá Lợi Cộng Đồng, hoàn thành năm 1984. Tháp cũng
được xây theo một kiểu khá độc đáo. Có các cầu thang từ sân dẫn lên tháp. Đây là nơi để lọ đựng
tro thi hài người chết mà thân nhân của họ giữ ở chùa.
Tháp Đá gồm 7 tầng cao 14 m của chùa được hoàn thành vào ngày 27 tháng 12 năm 2003,
được coi là tháp đá cao nhất và công phu nhất Việt Nam
Chùa Vĩnh Nghiêm giữ nét kiến trúc xưa với hàng mái ngói đao thẳng cong hai tầng
ngay cổng tam quan; mái chùa với những lối đi nối qua khoảng sân đến toà nhà chính và màu sắc
theo đúng đặc điểm của kiến trúc truyền thống Việt Nam. Những công trình chạm khắc gỗ ở đây
có bao lam tứ linh, bao lam cửu long và đặc biệt là có các phù điêu trên các hương án chạm các
ngôi chùa danh tiếng tại Việt Nam và một số nước châu Á. Toàn thể Phật điện gồm ba lớp: Bái
Điện, Bản Điện và Địa Tạng Đường kiến trúc theo kiểu chữ công. Các góc mái chùa đều uốn cong
theo kiểu chùa miền Bắc: mái trước chồng diêm. Chính giữa đỉnh nóc có Bánh xe pháp luân và các
góc có hình đầu phượng.
Tính đột phá trong kiến trúc ở chùa Vĩnh Nghiêm là việc sử dụng vật liệu bê tông,
cốt thép trong một kết cấu hoàn toàn mới so với việc xây dựng chùa trước đó. Kết cấu này mang
lại vẻ bề thế vững chãi, mọi chi tiết đều tôn nên sự uy nghi, rộng lớn.
Kiến trúc sư Khương Văn Mười đã đánh giá "Đi tìm một bản sắc không phải là đơn giản,
đây là sự cố gắng rất lớn của Nguyễn Bá Lăng..." Có người còn nhận xét phong cách kiến trúc và
việc sử dụng chất liệu mới của Nguyễn Bá Lăng trong chùa Vĩnh Nghiêm đã đặt nền móng cho
một quan niệm mới: giá trị truyền thống không nằm trong sự lặp lại mà trong sự cách tân sáng tạo.
4.7 Cần Giờ
Cần Giờ được mệnh danh là “một vùng đất của biển, của rừng”.Với lịch sử hào hùng trong
hơn 300 năm hình thành và phát triển cùng những kỳ tích oanh liệt trong hai cuộc kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ, con người cần giờ bên bỉ như cây đước cây bần cắm sâu bộ rễ chắc
khỏe vào lòng đất mặn để chắt chiu từng giọt khoáng chất nuôi sống màu xanh quê hương ngày
càng tươi đẹp hơn.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới xích đạo, với hướng gió chính là gió Tây nam, mùa mưa
bắt đầu muộn và kết thúc sớm hơn so với các vùng khác trong thành phố Hồ Chí Minh. Đây là yếu
tố rất thuận lợi cho du khách đến thăm quan và du lịch Cần Giờ quanh năm.
21
ĐÔNG NAM B :Ộ TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH D NG - BÌNH PH C - Đ NG NAI - BÀ R A - VŨNG TÀUƯƠ ƯỚ Ồ Ị
Địa danh vùng Tam thôn Hiệp, Thạnh An, vịnh Gành Rái, Giồng an…đều gắn liền với
những câu chuyện về cuộc chạy trốn trước cuộc khởi nghĩa Tây Sơn của Nguyễn Ánh, hay những
chiến công của người dân Cần Giờ trong kháng chiến cứu nước.
Ghi nhớ công ơn của các bậc tiền nhân khai hoang mở đất, tạo lập thổ cư, đồng ruộng trên
vùng đất ven biển phát triển đến ngày nay.
Căn cứ Rừng Sác.
Căn cứ Rừng Sác đã được công nhận là Di sản cấp quốc gia vào ngày 15/12/2004.
Đặc điểm: Biển bùn: biển Cần Giờ dài hơn 20 km, có màu nước đục do phù sa bồi đất sét
bùn, nhưng rất sạch. Vì thế Cần Giờ là một trong những vùng biển bùn tiêu biểu của Việt Nam.
Khu dụ trữ sinh quyển Cần Giờ.
Được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển của thế giới vào ngày 21/1/2000.
Đặc điểm: vùng ngập mặn Cần Giờ có diện tích lớn hơn 38000 ha, chiếm hơn ½ diện tích
Cần Giờ. Nơi đây được coi là lá phổi xanh của thành phố, là vùng kinh tế trọng điểm phía nam đất
nước về du lịch sinh thái, môi trường quan trọng trong việc điều hòa khí hậu hạn chế xói mòn làm
màu mỡ đất, hạn chế ô nhiễm môi trường nước và không khí.
Các loại cây phổ biến ở đây là: cây đước, cây bần, chà là, cây mắm, cây dà…
Khu dụ trữ sinh quyển Cần Giờ là một trong 368 khu dự trữ sinh quyển trên thế giới, trải
dài trên 91 quốc gia.
Khu du lịch đảo Thạnh An.
Là hòn đảo nhỏ nằm giữa sông và biển. Nơi đây có núi đá Giồng Chùa là núi duy nhất ở
thành phố Hồ Chí Minh có thắng cảnh đẹp, nhìn từ xa nó như hòn non bộ ở biển khơi không bị
ngập nước và ảnh hưởng của thủy triều.
Thổ nhưỡng: đất nâu vàng. Đất nơi đây là điều kiện tốt nhất để phát triển rừng cây lá rộng.
Đặc sản Cần Giờ
Xoài cát Cần Giờ, xoài cát trắng là hai loại trái cây ngon phổ biến ở cần giờ chiếm hơn
80% sản lượng. ngoài ra còn có xoài thơm , xòai cát chu. Xoài ở đây tập trung tại xã Long Hòa, thị
trấn Cần Thạnh. Ngoài ra còn có mãng cầu cần giờ được thu hoạch vào tháng 7 âm lịch. Mãng cầu
có vị ngọt, vỏ xanh đậm đà, mang hương vị đặc trưng của vùng đất cát ven biển.
Thủy sản
Địa sâm, vòm xanh, cá khoai, cá dứa, cá nâu, cua, ghẹ, tôm sú, sò huyết, nghêu, hàu, cá
ngát, cá chìa vôi. Thủy sản được nuôi tại những nơi thuộc địa phận xã Long Hòa, Thạnh An, Lý
Nhơn, Bình Khánh, An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp thị trấn Cần Thạnh.
Món ngon Cần Giờ
- Sò huyết giò Cần Giờ.
- Sò tái thái tại nhà hàng duyên hải Cần Giờ.
- Tôm chiên xù
- Vòm xanh cần giờ hấp.
- Cá ngát, cá khoai Cần Giờ chiên xù.
- Cá mao ếch nướng.
- Cơm niêu Cần Giờ.
- Ốc mỡ Cần Giờ hấp
22
ĐÔNG NAM B :Ộ TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH D NG - BÌNH PH C - Đ NG NAI - BÀ R A - VŨNG TÀUƯƠ ƯỚ Ồ Ị
- Cơm nắm cá khô Cần Giờ.
Một số địa chỉ ẩm thực tại Cần Giờ
- Nhà hàng Hàng Dương: Khu nghỉ mát 30/4
- Nhà hàng Phi Lao: Khu nghỉ mát 30/4
- Nhà hàng Hồng Phát: Khu nghỉ mát 30/4
- Nhà hàng Nam Kỳ quán: Đường Phan Đức.
- Nhà hàng Sao Biển: Đường Duyên Hải.
- Quán Rừng: 1/76 Ấp Long Thạnh,Long Hòa
- Quán Ngọc Thoa I: Ấp Đồng Tranh
- Quán Ngọc Thoa II: Ấp Long Thạnh
4.8 Chợ Bến Thành
Chợ Bến Thành là một trong những địa điểm tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh. Trong
nhiều trường hợp, hình ảnh khu cửa nam ngôi chợ này được xem là biểu tượng của thành phố.
Nguyên thủy, chợ Bến Thành đã có từ trước khi người Pháp xâm chiếm Gia Định. Ban
đầu, vị trí của chợ nằm bên bờ sông Bến Nghé, cạnh một bến sông gần thành Gia Định (bấy giờ là
thành Quy, còn gọi là thành Bát Quái). Bến này dùng để cho hành khách vãng lai và quân nhân
vào thành, vì vậy mới có tên gọi là Bến Thành, và khu chợ cũng có tên gọi là chợ Bến Thành.
Chợ Bến Thành thời kỳ đầu được xây bằng gạch, sườn gỗ, lợp tranh, được mô tả như là
"phố chợ nhà cửa trù mật ở dọc theo bến sông. Chỗ đầu bến này có lệ đến đầu mùa xuân gặp ngày
tế mạ, có thao diễn thủy binh, nơi bến có đò ngang chở khách buôn ngoài biển lên. Đầu phố phía
Bắc là ngòi Sa ngư, có gác cầu ván ngang qua, hai bên nách cầu có dãy phố ngói, tụ tập trăm thứ
hàng hóa, dọc bến sông ghe buôn lớn nhỏ đến đậu nối liền"[1]
. Tuy nhiên, saucuộc nổi loạn của Lê
Văn Khôi (1833-1835), thành Quy bị triệt hạ, phố chợ Bến Thành cũng không còn sầm uất như
trước.
Trước khi Pháp đánh chiếm Gia Định, khu vực xung quanh thành Gia Định (bấy giờ
là thành Phụng) mới chỉ có 100 ngàn dân và chợ Bến Thành là nơi đông đúc nhất. Cạnh khu chợ,
dọc theo bờ sông Bến Nghé, các ghe thương thuyền thường đậu chen chúc nhau, tạo thành một
thành phố nổi trên mặt nước. Tuy nhiên, khi ấy khu họp chợ trên bến mới chỉ là một dãy nhà trống
lợp ngói. Tháng 2 năm 1859, Pháp chiếm thành Gia Định và hai ngày sau, các binh lính người Việt
đã tổ chức hỏa công thiêu rụi cả thành phố, tất nhiên chợ Bến Thành cũng bị thiêu hủy. Sau khi đã
vững chân trên mảnh đất Nam Kỳ, năm 1860, người Pháp đã cho cho xây cất lại chợ Bến Thành ở
địa điểm cũ (thời Việt Nam Cộng hòa là địa điểm Tổng Ngân khố, nay là Trường đào tạo cán bộ
ngân hàng trên đường Nguyễn Huệ). Ngôi chợ được xây cất bằng cột gạch, sườn gỗ, và lợp lá. Đến
tháng 7 năm 1870, chợ bị cháy mất một gian, phải xây cất lại bằng cột gạch, sườn sắt, lợp bằng
ngói, tất cả có năm gian: gian thực phẩm, gian hàng cá, gian hàng thịt, gian hàng ăn uống và gian
hàng tạp hóa. Trong năm gian hàng này, chỉ có gian hàng thịt được lợp bằng tôn, nền lót đá xanh.
Thời đó, khu chợ được xây dựng bên bờ phía nam một con kênh, được gọi là Kinh Lớn.
Phía trước chợ, dọc bờ kênh là một con đường được người Pháp đặt tên là đường Charner, hay một
tên gọi khác là đường Quảng Đông (Rue de Canton), bởi đa số người Hoa làm nghề buôn bán ở
đây đều là người Quảng Đông. Phía đối diện bờ kênh là đường Rigault de Genouilly. Do vị trí nằm
giao điểm của khu đô thị và hợp lưu của hai tuyến đường thủy là kênh Lớn và rạch Cầu Sấu (nay
là đường Hàm Nghi), ghe thuyền có thể cập bến và đổ người lên chợ bất cứ ở phía bên này hay
bên kia. Còn người bên đất liền muốn qua chợ thì có thể đi qua những chiếc cầu gỗ xinh xắn, do
đó chợ Bến Thành luôn luôn nhộn nhịp.
23
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU

More Related Content

What's hot

Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí MinhSlide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí MinhNgọc Hưng
 
Tài liệu thuyết minh xuyên Việt tổng hợp
Tài liệu thuyết minh xuyên Việt tổng hợpTài liệu thuyết minh xuyên Việt tổng hợp
Tài liệu thuyết minh xuyên Việt tổng hợpThanh Hải
 
Báo cáo tour thực tế Tây Nguyên –Buôn Ma Thuật –Đà Lạt –Nha Trang
Báo cáo tour thực tế Tây Nguyên –Buôn Ma Thuật –Đà Lạt –Nha TrangBáo cáo tour thực tế Tây Nguyên –Buôn Ma Thuật –Đà Lạt –Nha Trang
Báo cáo tour thực tế Tây Nguyên –Buôn Ma Thuật –Đà Lạt –Nha Trangluanvantrust
 
Báo cáo thực tập tour du lịch tại Đà Lạt
Báo cáo thực tập tour du lịch tại Đà LạtBáo cáo thực tập tour du lịch tại Đà Lạt
Báo cáo thực tập tour du lịch tại Đà LạtYenPhuong16
 
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh nataliej4
 
Giao trinh quan tri hoc dai cuong
Giao trinh quan tri hoc dai cuongGiao trinh quan tri hoc dai cuong
Giao trinh quan tri hoc dai cuongPhi Phi
 
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minhBài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minhHuynh Loc
 
Chủ đề: Ma túy học đường
 Chủ đề: Ma túy học đường Chủ đề: Ma túy học đường
Chủ đề: Ma túy học đườngLoc Le
 
(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.
(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.
(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.Mark Pham
 
Biển Đông, hiện trạng và hướng giải quyết
Biển Đông, hiện trạng và hướng giải quyếtBiển Đông, hiện trạng và hướng giải quyết
Biển Đông, hiện trạng và hướng giải quyếtTuong Do
 
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tếtư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tếthapxu
 
Powerpoint Vịnh Hạ Long
Powerpoint Vịnh Hạ LongPowerpoint Vịnh Hạ Long
Powerpoint Vịnh Hạ LongNhung Lê
 
Vùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUI
Vùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUIVùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUI
Vùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUIHuynh ICT
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộcTư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộcanhpb635
 
bài thuyết trình về du lịch Đà Nẵng.pptx
bài thuyết trình về du lịch Đà Nẵng.pptxbài thuyết trình về du lịch Đà Nẵng.pptx
bài thuyết trình về du lịch Đà Nẵng.pptxTramNguyen197287
 

What's hot (20)

Báo cáo thực tế Tour du lịch miền Trung Tây Nguyên. HAY!
Báo cáo thực tế Tour du lịch miền Trung Tây Nguyên. HAY!Báo cáo thực tế Tour du lịch miền Trung Tây Nguyên. HAY!
Báo cáo thực tế Tour du lịch miền Trung Tây Nguyên. HAY!
 
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí MinhSlide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
 
Tài liệu thuyết minh xuyên Việt tổng hợp
Tài liệu thuyết minh xuyên Việt tổng hợpTài liệu thuyết minh xuyên Việt tổng hợp
Tài liệu thuyết minh xuyên Việt tổng hợp
 
Báo cáo tour thực tế Tây Nguyên –Buôn Ma Thuật –Đà Lạt –Nha Trang
Báo cáo tour thực tế Tây Nguyên –Buôn Ma Thuật –Đà Lạt –Nha TrangBáo cáo tour thực tế Tây Nguyên –Buôn Ma Thuật –Đà Lạt –Nha Trang
Báo cáo tour thực tế Tây Nguyên –Buôn Ma Thuật –Đà Lạt –Nha Trang
 
Biên bản họp nhóm
Biên bản họp nhómBiên bản họp nhóm
Biên bản họp nhóm
 
Báo cáo thực tập tour du lịch tại Đà Lạt
Báo cáo thực tập tour du lịch tại Đà LạtBáo cáo thực tập tour du lịch tại Đà Lạt
Báo cáo thực tập tour du lịch tại Đà Lạt
 
Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh, Lập Dự Án Kinh Doanh (Đề tài báo cáo)
Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh, Lập Dự Án Kinh Doanh (Đề tài báo cáo)Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh, Lập Dự Án Kinh Doanh (Đề tài báo cáo)
Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh, Lập Dự Án Kinh Doanh (Đề tài báo cáo)
 
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh
 
Giao trinh quan tri hoc dai cuong
Giao trinh quan tri hoc dai cuongGiao trinh quan tri hoc dai cuong
Giao trinh quan tri hoc dai cuong
 
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
 
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minhBài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
 
Chủ đề: Ma túy học đường
 Chủ đề: Ma túy học đường Chủ đề: Ma túy học đường
Chủ đề: Ma túy học đường
 
(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.
(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.
(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.
 
Bài mẫu tiểu luận về du lịch Việt Nam, HAY
Bài mẫu tiểu luận về du lịch Việt Nam, HAYBài mẫu tiểu luận về du lịch Việt Nam, HAY
Bài mẫu tiểu luận về du lịch Việt Nam, HAY
 
Biển Đông, hiện trạng và hướng giải quyết
Biển Đông, hiện trạng và hướng giải quyếtBiển Đông, hiện trạng và hướng giải quyết
Biển Đông, hiện trạng và hướng giải quyết
 
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tếtư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
 
Powerpoint Vịnh Hạ Long
Powerpoint Vịnh Hạ LongPowerpoint Vịnh Hạ Long
Powerpoint Vịnh Hạ Long
 
Vùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUI
Vùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUIVùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUI
Vùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUI
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộcTư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
 
bài thuyết trình về du lịch Đà Nẵng.pptx
bài thuyết trình về du lịch Đà Nẵng.pptxbài thuyết trình về du lịch Đà Nẵng.pptx
bài thuyết trình về du lịch Đà Nẵng.pptx
 

Similar to THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Lịch sử gia định nguyễn thanh liêm
Lịch sử gia định   nguyễn thanh liêmLịch sử gia định   nguyễn thanh liêm
Lịch sử gia định nguyễn thanh liêmKelsi Luist
 
Saigon lam thanhliem
Saigon lam thanhliemSaigon lam thanhliem
Saigon lam thanhliemVo Hieu Nghia
 
Nam kỳ lục tỉnh đất nước và con người lâm văn bé
Nam kỳ lục tỉnh đất nước và con người   lâm văn béNam kỳ lục tỉnh đất nước và con người   lâm văn bé
Nam kỳ lục tỉnh đất nước và con người lâm văn béKelsi Luist
 
bctntlvn (18).pdf
bctntlvn (18).pdfbctntlvn (18).pdf
bctntlvn (18).pdfLuanvan84
 
THUYẾT MINH TỈNH AN GIANG
THUYẾT MINH TỈNH AN GIANG THUYẾT MINH TỈNH AN GIANG
THUYẾT MINH TỈNH AN GIANG Chau Duong
 
VỀ QUÁ TRÌNH TỤ CƯ LẬP LÀNG Ở HƯƠNG VINH
VỀ QUÁ TRÌNH TỤ CƯ LẬP LÀNG Ở HƯƠNG VINHVỀ QUÁ TRÌNH TỤ CƯ LẬP LÀNG Ở HƯƠNG VINH
VỀ QUÁ TRÌNH TỤ CƯ LẬP LÀNG Ở HƯƠNG VINHTrong Hoang
 
Kien giang
Kien giangKien giang
Kien giangAnh Tuan
 
11 tc dl1 - 115074015 -vu tuyen minh
11 tc dl1 - 115074015 -vu tuyen minh11 tc dl1 - 115074015 -vu tuyen minh
11 tc dl1 - 115074015 -vu tuyen minhrenownboy
 
TÀI LIỆU GIỚI THIỆU VỀ QUẬN HỒNG BÀNG Phục vụ cho Cuộc thi sáng tác mẫu biểu ...
TÀI LIỆU GIỚI THIỆU VỀ QUẬN HỒNG BÀNG Phục vụ cho Cuộc thi sáng tác mẫu biểu ...TÀI LIỆU GIỚI THIỆU VỀ QUẬN HỒNG BÀNG Phục vụ cho Cuộc thi sáng tác mẫu biểu ...
TÀI LIỆU GIỚI THIỆU VỀ QUẬN HỒNG BÀNG Phục vụ cho Cuộc thi sáng tác mẫu biểu ...nataliej4
 
Lich su khan hoang mien nam (son nam)
Lich su khan hoang mien nam (son nam)Lich su khan hoang mien nam (son nam)
Lich su khan hoang mien nam (son nam)Duy Vọng
 
Kas krobei hay prei nokor là sài gòn
Kas krobei hay prei nokor là sài gònKas krobei hay prei nokor là sài gòn
Kas krobei hay prei nokor là sài gònKelsi Luist
 
Biên khảo:LỊCH SỬ KHẨN HOANG MIỀN NAM-SƠN NAM
Biên khảo:LỊCH SỬ KHẨN HOANG MIỀN NAM-SƠN NAMBiên khảo:LỊCH SỬ KHẨN HOANG MIỀN NAM-SƠN NAM
Biên khảo:LỊCH SỬ KHẨN HOANG MIỀN NAM-SƠN NAMvinhbinh2010
 
Daiviet commerce
Daiviet commerceDaiviet commerce
Daiviet commerceDO Alex
 
Sơn Tùng - Mỹ Thạnh
Sơn Tùng - Mỹ ThạnhSơn Tùng - Mỹ Thạnh
Sơn Tùng - Mỹ Thạnhlangsontung
 
BINH BỘ THƯỢNG THƯ HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SỸ ĐOÀN VĂN PHÚ
BINH BỘ THƯỢNG THƯ HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SỸ ĐOÀN VĂN PHÚBINH BỘ THƯỢNG THƯ HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SỸ ĐOÀN VĂN PHÚ
BINH BỘ THƯỢNG THƯ HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SỸ ĐOÀN VĂN PHÚlangsontung
 
Sơn Tùng - Mỹ Thạnh
Sơn Tùng - Mỹ ThạnhSơn Tùng - Mỹ Thạnh
Sơn Tùng - Mỹ Thạnhlangsontung
 
Lich Su Viet Nam - Tu Nguon Goc Den Nam 18 - Nguyen Phan Quang, Vo Xuan Dan.pdf
Lich Su Viet Nam - Tu Nguon Goc Den Nam 18 - Nguyen Phan Quang, Vo Xuan Dan.pdfLich Su Viet Nam - Tu Nguon Goc Den Nam 18 - Nguyen Phan Quang, Vo Xuan Dan.pdf
Lich Su Viet Nam - Tu Nguon Goc Den Nam 18 - Nguyen Phan Quang, Vo Xuan Dan.pdfstyle tshirt
 
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019hieupham236
 
trieu dai nha hue to1lop10a5.pptx
trieu dai nha hue to1lop10a5.pptxtrieu dai nha hue to1lop10a5.pptx
trieu dai nha hue to1lop10a5.pptxWinSun6
 

Similar to THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU (20)

Lịch sử gia định nguyễn thanh liêm
Lịch sử gia định   nguyễn thanh liêmLịch sử gia định   nguyễn thanh liêm
Lịch sử gia định nguyễn thanh liêm
 
Saigon lam thanhliem
Saigon lam thanhliemSaigon lam thanhliem
Saigon lam thanhliem
 
Nam kỳ lục tỉnh đất nước và con người lâm văn bé
Nam kỳ lục tỉnh đất nước và con người   lâm văn béNam kỳ lục tỉnh đất nước và con người   lâm văn bé
Nam kỳ lục tỉnh đất nước và con người lâm văn bé
 
bctntlvn (18).pdf
bctntlvn (18).pdfbctntlvn (18).pdf
bctntlvn (18).pdf
 
THUYẾT MINH TỈNH AN GIANG
THUYẾT MINH TỈNH AN GIANG THUYẾT MINH TỈNH AN GIANG
THUYẾT MINH TỈNH AN GIANG
 
VỀ QUÁ TRÌNH TỤ CƯ LẬP LÀNG Ở HƯƠNG VINH
VỀ QUÁ TRÌNH TỤ CƯ LẬP LÀNG Ở HƯƠNG VINHVỀ QUÁ TRÌNH TỤ CƯ LẬP LÀNG Ở HƯƠNG VINH
VỀ QUÁ TRÌNH TỤ CƯ LẬP LÀNG Ở HƯƠNG VINH
 
Kien giang
Kien giangKien giang
Kien giang
 
11 tc dl1 - 115074015 -vu tuyen minh
11 tc dl1 - 115074015 -vu tuyen minh11 tc dl1 - 115074015 -vu tuyen minh
11 tc dl1 - 115074015 -vu tuyen minh
 
TÀI LIỆU GIỚI THIỆU VỀ QUẬN HỒNG BÀNG Phục vụ cho Cuộc thi sáng tác mẫu biểu ...
TÀI LIỆU GIỚI THIỆU VỀ QUẬN HỒNG BÀNG Phục vụ cho Cuộc thi sáng tác mẫu biểu ...TÀI LIỆU GIỚI THIỆU VỀ QUẬN HỒNG BÀNG Phục vụ cho Cuộc thi sáng tác mẫu biểu ...
TÀI LIỆU GIỚI THIỆU VỀ QUẬN HỒNG BÀNG Phục vụ cho Cuộc thi sáng tác mẫu biểu ...
 
Lich su khan hoang mien nam (son nam)
Lich su khan hoang mien nam (son nam)Lich su khan hoang mien nam (son nam)
Lich su khan hoang mien nam (son nam)
 
Kas krobei hay prei nokor là sài gòn
Kas krobei hay prei nokor là sài gònKas krobei hay prei nokor là sài gòn
Kas krobei hay prei nokor là sài gòn
 
Ppt0000007
Ppt0000007Ppt0000007
Ppt0000007
 
Biên khảo:LỊCH SỬ KHẨN HOANG MIỀN NAM-SƠN NAM
Biên khảo:LỊCH SỬ KHẨN HOANG MIỀN NAM-SƠN NAMBiên khảo:LỊCH SỬ KHẨN HOANG MIỀN NAM-SƠN NAM
Biên khảo:LỊCH SỬ KHẨN HOANG MIỀN NAM-SƠN NAM
 
Daiviet commerce
Daiviet commerceDaiviet commerce
Daiviet commerce
 
Sơn Tùng - Mỹ Thạnh
Sơn Tùng - Mỹ ThạnhSơn Tùng - Mỹ Thạnh
Sơn Tùng - Mỹ Thạnh
 
BINH BỘ THƯỢNG THƯ HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SỸ ĐOÀN VĂN PHÚ
BINH BỘ THƯỢNG THƯ HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SỸ ĐOÀN VĂN PHÚBINH BỘ THƯỢNG THƯ HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SỸ ĐOÀN VĂN PHÚ
BINH BỘ THƯỢNG THƯ HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SỸ ĐOÀN VĂN PHÚ
 
Sơn Tùng - Mỹ Thạnh
Sơn Tùng - Mỹ ThạnhSơn Tùng - Mỹ Thạnh
Sơn Tùng - Mỹ Thạnh
 
Lich Su Viet Nam - Tu Nguon Goc Den Nam 18 - Nguyen Phan Quang, Vo Xuan Dan.pdf
Lich Su Viet Nam - Tu Nguon Goc Den Nam 18 - Nguyen Phan Quang, Vo Xuan Dan.pdfLich Su Viet Nam - Tu Nguon Goc Den Nam 18 - Nguyen Phan Quang, Vo Xuan Dan.pdf
Lich Su Viet Nam - Tu Nguon Goc Den Nam 18 - Nguyen Phan Quang, Vo Xuan Dan.pdf
 
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019
 
trieu dai nha hue to1lop10a5.pptx
trieu dai nha hue to1lop10a5.pptxtrieu dai nha hue to1lop10a5.pptx
trieu dai nha hue to1lop10a5.pptx
 

More from Chau Duong

Giao Tiep Phi Ngon Ngu
Giao Tiep Phi Ngon NguGiao Tiep Phi Ngon Ngu
Giao Tiep Phi Ngon NguChau Duong
 
HO BIEU CHANH - BO CHONG
HO BIEU CHANH - BO CHONGHO BIEU CHANH - BO CHONG
HO BIEU CHANH - BO CHONGChau Duong
 
HO BIEU CHANH - AI TINH MIEU
HO BIEU CHANH - AI TINH MIEUHO BIEU CHANH - AI TINH MIEU
HO BIEU CHANH - AI TINH MIEUChau Duong
 
HO BIEU CHANH - AI LAM DUOC
HO BIEU CHANH - AI LAM DUOCHO BIEU CHANH - AI LAM DUOC
HO BIEU CHANH - AI LAM DUOCChau Duong
 
DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TỈNH BẮC KẠN
DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TỈNH BẮC KẠNDI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TỈNH BẮC KẠN
DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TỈNH BẮC KẠNChau Duong
 
CẦU CỔ, CHỢ XƯA, LÀNG CỔ
CẦU CỔ, CHỢ XƯA, LÀNG CỔ CẦU CỔ, CHỢ XƯA, LÀNG CỔ
CẦU CỔ, CHỢ XƯA, LÀNG CỔ Chau Duong
 
NAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
NAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀINAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
NAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀIChau Duong
 
SỰ TÍCH CỬU VỊ TIÊN NƯƠNG
SỰ TÍCH CỬU VỊ TIÊN NƯƠNGSỰ TÍCH CỬU VỊ TIÊN NƯƠNG
SỰ TÍCH CỬU VỊ TIÊN NƯƠNGChau Duong
 
ĐẤT NAM KỲ TIỀN ĐỀ VĂN HÓA MỞ ĐẠO CAO ĐÀI
ĐẤT NAM KỲ TIỀN ĐỀ VĂN HÓA MỞ ĐẠO CAO ĐÀI ĐẤT NAM KỲ TIỀN ĐỀ VĂN HÓA MỞ ĐẠO CAO ĐÀI
ĐẤT NAM KỲ TIỀN ĐỀ VĂN HÓA MỞ ĐẠO CAO ĐÀI Chau Duong
 
NHÀ Ở TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC NHÀ DÀI, NHÀ RÔNG, NHÀ SÀN (THÁI, MƯỜNG),...
NHÀ Ở TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC  NHÀ DÀI, NHÀ RÔNG, NHÀ SÀN (THÁI, MƯỜNG),...NHÀ Ở TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC  NHÀ DÀI, NHÀ RÔNG, NHÀ SÀN (THÁI, MƯỜNG),...
NHÀ Ở TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC NHÀ DÀI, NHÀ RÔNG, NHÀ SÀN (THÁI, MƯỜNG),...Chau Duong
 
Du lich mice thanh pho da nang tiem nang va trien vong
Du lich mice thanh pho da nang tiem nang va trien vongDu lich mice thanh pho da nang tiem nang va trien vong
Du lich mice thanh pho da nang tiem nang va trien vongChau Duong
 
Net dac sac cua nhung ngoi chu co doi voi hoat dong du lich hanh huong tai ti...
Net dac sac cua nhung ngoi chu co doi voi hoat dong du lich hanh huong tai ti...Net dac sac cua nhung ngoi chu co doi voi hoat dong du lich hanh huong tai ti...
Net dac sac cua nhung ngoi chu co doi voi hoat dong du lich hanh huong tai ti...Chau Duong
 
Du lich dao ly son quang ngai tiem nang va phat trien
Du lich dao ly son quang ngai tiem nang va phat trienDu lich dao ly son quang ngai tiem nang va phat trien
Du lich dao ly son quang ngai tiem nang va phat trienChau Duong
 
Ca tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcm
Ca tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcmCa tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcm
Ca tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcmChau Duong
 
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam boDon ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam boChau Duong
 
Du lich cho noi vung dong bang song cuu long
Du lich cho noi vung dong bang song cuu longDu lich cho noi vung dong bang song cuu long
Du lich cho noi vung dong bang song cuu longChau Duong
 
Danh gia hien trang va dinh huong phat trien hoat dong du lich cho nguoi khuy...
Danh gia hien trang va dinh huong phat trien hoat dong du lich cho nguoi khuy...Danh gia hien trang va dinh huong phat trien hoat dong du lich cho nguoi khuy...
Danh gia hien trang va dinh huong phat trien hoat dong du lich cho nguoi khuy...Chau Duong
 
Dem hoang cung
Dem hoang cungDem hoang cung
Dem hoang cungChau Duong
 
Nghe det thu cong truyen thong cua dan toc gie trieng va cac giai phap bao t...
Nghe det thu cong truyen thong cua dan toc gie  trieng va cac giai phap bao t...Nghe det thu cong truyen thong cua dan toc gie  trieng va cac giai phap bao t...
Nghe det thu cong truyen thong cua dan toc gie trieng va cac giai phap bao t...Chau Duong
 
Di tich nha tho han mac tu diem du lich noi tieng cua binh dinh
Di tich nha tho han mac tu diem du lich noi tieng cua binh dinhDi tich nha tho han mac tu diem du lich noi tieng cua binh dinh
Di tich nha tho han mac tu diem du lich noi tieng cua binh dinhChau Duong
 

More from Chau Duong (20)

Giao Tiep Phi Ngon Ngu
Giao Tiep Phi Ngon NguGiao Tiep Phi Ngon Ngu
Giao Tiep Phi Ngon Ngu
 
HO BIEU CHANH - BO CHONG
HO BIEU CHANH - BO CHONGHO BIEU CHANH - BO CHONG
HO BIEU CHANH - BO CHONG
 
HO BIEU CHANH - AI TINH MIEU
HO BIEU CHANH - AI TINH MIEUHO BIEU CHANH - AI TINH MIEU
HO BIEU CHANH - AI TINH MIEU
 
HO BIEU CHANH - AI LAM DUOC
HO BIEU CHANH - AI LAM DUOCHO BIEU CHANH - AI LAM DUOC
HO BIEU CHANH - AI LAM DUOC
 
DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TỈNH BẮC KẠN
DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TỈNH BẮC KẠNDI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TỈNH BẮC KẠN
DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TỈNH BẮC KẠN
 
CẦU CỔ, CHỢ XƯA, LÀNG CỔ
CẦU CỔ, CHỢ XƯA, LÀNG CỔ CẦU CỔ, CHỢ XƯA, LÀNG CỔ
CẦU CỔ, CHỢ XƯA, LÀNG CỔ
 
NAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
NAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀINAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
NAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
 
SỰ TÍCH CỬU VỊ TIÊN NƯƠNG
SỰ TÍCH CỬU VỊ TIÊN NƯƠNGSỰ TÍCH CỬU VỊ TIÊN NƯƠNG
SỰ TÍCH CỬU VỊ TIÊN NƯƠNG
 
ĐẤT NAM KỲ TIỀN ĐỀ VĂN HÓA MỞ ĐẠO CAO ĐÀI
ĐẤT NAM KỲ TIỀN ĐỀ VĂN HÓA MỞ ĐẠO CAO ĐÀI ĐẤT NAM KỲ TIỀN ĐỀ VĂN HÓA MỞ ĐẠO CAO ĐÀI
ĐẤT NAM KỲ TIỀN ĐỀ VĂN HÓA MỞ ĐẠO CAO ĐÀI
 
NHÀ Ở TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC NHÀ DÀI, NHÀ RÔNG, NHÀ SÀN (THÁI, MƯỜNG),...
NHÀ Ở TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC  NHÀ DÀI, NHÀ RÔNG, NHÀ SÀN (THÁI, MƯỜNG),...NHÀ Ở TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC  NHÀ DÀI, NHÀ RÔNG, NHÀ SÀN (THÁI, MƯỜNG),...
NHÀ Ở TIÊU BIỂU CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC NHÀ DÀI, NHÀ RÔNG, NHÀ SÀN (THÁI, MƯỜNG),...
 
Du lich mice thanh pho da nang tiem nang va trien vong
Du lich mice thanh pho da nang tiem nang va trien vongDu lich mice thanh pho da nang tiem nang va trien vong
Du lich mice thanh pho da nang tiem nang va trien vong
 
Net dac sac cua nhung ngoi chu co doi voi hoat dong du lich hanh huong tai ti...
Net dac sac cua nhung ngoi chu co doi voi hoat dong du lich hanh huong tai ti...Net dac sac cua nhung ngoi chu co doi voi hoat dong du lich hanh huong tai ti...
Net dac sac cua nhung ngoi chu co doi voi hoat dong du lich hanh huong tai ti...
 
Du lich dao ly son quang ngai tiem nang va phat trien
Du lich dao ly son quang ngai tiem nang va phat trienDu lich dao ly son quang ngai tiem nang va phat trien
Du lich dao ly son quang ngai tiem nang va phat trien
 
Ca tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcm
Ca tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcmCa tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcm
Ca tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcm
 
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam boDon ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
 
Du lich cho noi vung dong bang song cuu long
Du lich cho noi vung dong bang song cuu longDu lich cho noi vung dong bang song cuu long
Du lich cho noi vung dong bang song cuu long
 
Danh gia hien trang va dinh huong phat trien hoat dong du lich cho nguoi khuy...
Danh gia hien trang va dinh huong phat trien hoat dong du lich cho nguoi khuy...Danh gia hien trang va dinh huong phat trien hoat dong du lich cho nguoi khuy...
Danh gia hien trang va dinh huong phat trien hoat dong du lich cho nguoi khuy...
 
Dem hoang cung
Dem hoang cungDem hoang cung
Dem hoang cung
 
Nghe det thu cong truyen thong cua dan toc gie trieng va cac giai phap bao t...
Nghe det thu cong truyen thong cua dan toc gie  trieng va cac giai phap bao t...Nghe det thu cong truyen thong cua dan toc gie  trieng va cac giai phap bao t...
Nghe det thu cong truyen thong cua dan toc gie trieng va cac giai phap bao t...
 
Di tich nha tho han mac tu diem du lich noi tieng cua binh dinh
Di tich nha tho han mac tu diem du lich noi tieng cua binh dinhDi tich nha tho han mac tu diem du lich noi tieng cua binh dinh
Di tich nha tho han mac tu diem du lich noi tieng cua binh dinh
 

Recently uploaded

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 

Recently uploaded (20)

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 

THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG NAI - BÀ RỊA - VŨNG TÀU

  • 1. ĐÔNG NAM B :Ộ TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH D NG - BÌNH PH C - Đ NG NAI - BÀ R A - VŨNG TÀUƯƠ ƯỚ Ồ Ị THÀNH PH H CHÍ MINHỐ Ồ  I. V TRÍ Đ A LÝỊ Ị Thành phố Hồ Chí Minh thuộc khu vực Đông Nam Bộ, là trung tâm du lịch của phía Nam nói riêng và cả nước nói chung, cách thủ đô Hà Nội gần 1.730km đường bộ, nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Ðông sang Tây, là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á. Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km đường chim bay. Đây là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với hàng chục đường bay chỉ cách trung tâm thành phố 7km. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh , Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Diện tích: 2.098,7 km2 Dân số (2007): 6.347.000 người Hành chính: 19 quận nội thành : Q.1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12, Tân Bình, Bình Thạnh, Thủ Đức, Gò Vấp, Bình Tân và Tân Phú. 5 huyện ngoại thành: Nhà Bè, Cần Giờ, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh. II. L CH S HÌNH THÀNHỊ Ử Năm 1618, vua Chân Lạp là Chey Chettha II lên ngôi. Để giữ mối hữu hảo bang giao giữa hai nước, chúa Nguyễn Phước Nguyên đã gả Ngọc Vạn công chúa cho vua Chân Lạp. Cuộc hôn nhân diễn ra vào năm 1620, công chúa Ngọc Vạn, lúc bấy giờ là Hoàng hậu lấy tước hiệu là Somdach - preia Peaccac - Vodey - Prea - Roriac - Khsattrey, đã cho đem nhiều người đồng hương tới Campuchia, có người được làm quan lớn trong triều, có người làm các nghề thủ công và có người buôn bán hay vận chuyển hàng hóa. Dân hai nước được tự do qua lại sinh sống cả hai bên lãnh thổ của nhau. Vậy là nơi rừng hoang dã Thủy Chân Lạp với tên Preinokor có thêm nhiều hơn vết chân người Việt. Các danh từ được phiên âm từ Preinokor ra Sài Gòn - Kaskrobey ra Bến Nghé và Nông Nại ra Đồng Nai đã được xuất hiện từ nhóm người Việt này đến lưu cư đầu tiên. Năm 1623, chúa Nguyễn sai một phái bộ tới yêu cầu vua Chey Chettha II cho lập đồn thu thuế tại Prei Nokor (Sài Gòn) và Kas Krobei (Bến Nghé). Vua Chân Lạp đã mau mắn gửi quốc thư hồi âm chấp thuận việc chúa Nguyễn muốn đặt trạm thu thuế tại 2 nơi đó. Sự việc này đã là một thực thể chính đáng cho chúa Nguyễn nhà Đại Việt với công trình khai hoang xứ Đàng Thổ. Chẳng bao lâu, hai đồn thu thuế trở thành thị tứ trên bến dưới quyền, công nghiệp và thương nghiệp sầm uất. Năm 1658, "Nặc Ông Chân phạm biên cảnh", Hiền Vương liền sai "phó tướng Tôn Thất Yên đem ngàn binh đi 2 tuần đến thành Mô Xoài (Bà Rịa), đánh phá kinh thành và bắt được vua nước ấy". Sau được tha tội và được phong làm Cao Miên quốc vương "giữ đạo phiên thần, lo bề cống hiến, không xâm nhiễu dân sự ở ngoài biên cương. Khi ấy địa đầu Gia Định là Mô Xoài và Đồng Nai đã có lưu dân của nước ta đên ở chung lộn với người Cao Miên khai khẩn ruộng đất". Như vậy là từ trước 1658, Mô Xoài và Đồng Nai đã thuộc "biên cảnh" của Việt Nam. Năm 1674 (tức là 51 năm sau khi lập đồn thu thuế và 16 năm sau sự kiện Mô Xoài) xảy ra một biến cố chính trị và quân sự quan trọng: Vua Chân Lạp là Nặc ông Nộn bị người hoàng tộc Nặc Ông Đài nổi lên đánh đuổi. Ông Nộn sang cầu cứu chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn sai Nguyễn Dương Lâm đem quân vào giúp, thâu phục luôn 3 lũy Sài Gòn, Gò Bích và Nam Vang (trong sử ta, địa danh Sài Gòn xuất hiện từ 1674 vậy). Đài thua chạy rồi tử trận. Chúa Nguyễn phong cho 1
  • 2. ĐÔNG NAM B :Ộ TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH D NG - BÌNH PH C - Đ NG NAI - BÀ R A - VŨNG TÀUƯƠ ƯỚ Ồ Ị Nặc Ông Thu làm Cao Miên quốc vương đóng đô ở U Đông, cho Nặc Ông Nộn làm phó vương ở Sài Gòn. Ông Nộn lập dinh cơ có lẽ ở vùng đất cao ráo từ đồi sau này gọi là đồi Cây Mai đến vùng Phú Thọ hiện giờ. Ông Nộn 15 năm ở Sài Gòn cũng hoạt động quân sự nhiều cuộc đối đầu với vua Chân Lạp mà không thành. Năm 1679 (tức 56 năm sau khi lập đồn thu thuế và 5 năm sau khi Ông Nộn đóng ở Sài Gòn). Đồn dinh Tân Mỹ không phải là một cái đồn có nhiệm vụ kinh tế, mà mang tính chất quân sự, chính trị, cai quản; có giám quân, cai bộ và ký lục với dinh thự của bộ sậu ấy, có trại lính để sai phái và để bảo vệ phó vương Chân Lạp, bảo vệ việt kiều. Đồn dinh cũng có nhiệm vụ lập làng chia xóm, tổ chức phố chợ. Thực tế đó là một chánh quyền bán chánh thức của chúa Nguyễn. Cuối năm 1679 chúa Nguyễn cho phép các đoàn người Minh của Trần Thượng Xuyên vào Biên Hòa và của Dương Ngạn Địch vào Mỹ Tho-là những đất chúa Nguyễn thực tế xem như là do mình quản trị, cũng là những vùng đã có lưu dân Việt Nam khai hoang lập ấp từ đầu thế kỷ 17. Hai viên Tổng binh người Minh không chịu hàng phục nhà Thanh, kéo hai đạo quân và gia quyến, thân thuộc xuống phía nam, xin chúa Nguyễn đùm bọc; chúa Nguyễn cho đoàn Trần Thượng Xuyên vào vùng Biên Hòa, cho đoàn Dương Ngạn Địch vào Mỹ. Cả hai đoàn, mỗi đoàn nhiều ngàn người, họ lập phố xá buôn bán, cũng có phần làm nghề nông nhưng ít hơn nghề thương. Nông Nại đại phố (ở Biên Hòa) sớm trở thành một trung tâm thương mãi có nhiều tàu ngoại quốc tới lui. Vùng "Nông Nại đại phố" này cũng đã sẵn có người Việt Nam ở làm ăn khá đông, việc thương mãi của Nông Nại đại phố một phần lớn dựa vào nghề nông của người Việt và đồng bào bản địa. Nông Nại đại phố thịnh mà không hút được Sài Gòn, trái lại nó bị Sài Gòn hút vào vì Sài Gòn ở một thế trung tâm hơn. ý kiến nói rằng ở miền Nam, ở vùng Sài Gòn, người Minh có công khai hoang trước rồi người Việt mới tới sau lập phủ huyện, là một ý kiến hoàn toàn sai. Người Việt đã tới đây khai hoang lập ấp 70, 80 năm trước rồi, sau người Minh mới đến. Tuy vậy vai trò kinh tế của người Minh ta không xem nhẹ, càng không phủ nhận. Người Minh mau chóng bị Việt hóa. Năm 1688, phó tướng của Dương Ngạn Địch là Hoàng Tấn làm phản, giết Dương Ngạn Địch, và mưu đồ bá chiếm, cát cứ. Chúa Nguyễn phái Mai Vạn Long đem quân vào diệt Hoàng Tấn, rồi Mai Vạn Long cùng Trần Thượng Xuyên đánh lên kinh đô Chân Lạp. Nặc Ông Nộn có mặt trong cuộc hành quân đó. Mai Vạn Long và Trần Thượng Xuyên đưa vua Chân Lạp Nặc Ông Thu về Sài Gòn thương thuyết với chúa Nguyễn. Nặc Ông Thu trở lại kinh thành Oudong làm vua Chân Lạp và đồng ư hợp sức với chúa Nguyễn chống Xiêm. Xiêm bị chận đứng lại. Năm 1697, con của Nặc Ông Nộn là Nặc Ông Yêm từ Sài Gòn về Oudong được Nặc Ông Thu gả con gái để sau này Yêm nối ngôi Thu làm vua Chân Lạp. Từ nay ở Sài Gòn không còn có phó vương. Bốn mươi năm sau (tức 1698), chúa Nguyễn mới sai Nguyễn Hữu Cảnh vào "kinh lý" miền Nam. Đó là cuộc kinh lý miền biên cảnh - khi ấy đất đai đã mở rộng khắp miền đông Nam Bộ ngày nay. Ông cho đặt đại bản doanh tại Cù Lao Phố bằng sự nhận xét thần tốc về mọi mặt: đất đai hoang phế mênh mông nhưng toàn là sình lầy cùng rừng rậm; nhân lực thì yếu kém, đời sống sinh hoạt của các sắc dân quá thô thiển thật là thiên nan vạn nan! Nhưng với ý chí quả cảm, bất kể nguy khó hiểm nghèo Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vạch ra kế sách cấp tốc: Khai hoang mở cõi và dàn xếp biên cương. Song song với việc khẩn hoang Thống suất Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh thi hành ngay việc chia ranh định vùng mong sớm đưa chúng dân vào nề nếp an cư. Về hành chính: Trên cơ sở lưu dân Việt Nam tự phát tới "khẩn hoang lập ấp", ông chia đất Đông Phố lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh trấn biên (Biên Hòa ngày nay). Lấy xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn (tức Sài Gòn). Mỗi trấn có lưu thủ quản trị, 2
  • 3. ĐÔNG NAM B :Ộ TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH D NG - BÌNH PH C - Đ NG NAI - BÀ R A - VŨNG TÀUƯƠ ƯỚ Ồ Ị dưới có cai bạ coi về ngân khố và ký lục coi về hình án. Trấn Biên bao gồm từ Bình Thuận đến Nhà Bè. Phiên Trấn bao gồm từ Tân Bình đến Cần Giuộc (Long An). Phủ Gia Định ngày đó là gồm từ Bình Thuận, Sài Gòn, Đồng Nai, Nhà Bè đến Long An. Khi đó địa bàn Đồng Nai Gia Định được nới rộng thêm ra hàng ngàn dặm vuông, các chủng dân được quy tụ dựng thành chòm xóm. Dân số có đến 40.000 hộ. Liền đó, Thống suất Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vạch ra quy hoạch: Thiết lập làng xã, khóm ấp. Lập sổ đinh, sổ điền. Định mức tượng trưng về thuế tô, thuế dung. Riêng người Hoa tập trung làm hai xã để việc thương mại có cơ hội bành trướng đều khắp. Xã Thanh Hà ở huyện Phước Long (Đồng Nai Biên Hòa). Xã Minh Hương ở huyện Tân Bình (Sài Gòn Bến Nghé). Tất cả dân số người Hoa cũng đều nhập sổ bộ Đại Việt. Về thương mại: ông cho lập đường thủy ven các nhánh sông, lấy khu chợ nổi Nhà Bè cổ nơi ngã ba sông Bình Dương làm trung tâm giao dịch, thương lưu với các ngã: Cù Lao Phố, Bến Nghé, Cần Giờ, Rạch Cát, Vũng Cù (Cần Giuộc) và Gò Vấp. Đặc biệt bến tàu Châu Đại Phố của nhóm Hoa thương nhem nhúm còn quá luộm thuộm, giờ đây cũng được khuyến khích cho có qui cũ. Vị trí này sau đã nhanh chóng thành tên Cảng Đại Phố. Đây chính là bến cảng non trẻ nhất của miền này ở cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18. Về quân sự: Đã có sẵn một lực lượng binh chủng gồm: thủy binh, bộ binh, tinh binh và thuộc binh. Thống suất cho cắt đặt các cơ đội canh phòng yên ổn thôn trang và quân lính cả hai dinh lo bảo vệ chủ quyền tại suốt vùng đất mới thành lập. Thời ấy, vua Cao Miên (tức Chân Lạp) là Nặc Ông Thu. Mặc dầu bên trong hoàng tộc của họ vẫn thường xảy ra nổi loạn tranh chấp nhưng bên ngoài đối với sự định vùng biên giới của nhà Đại Việt cũng là ổn định cho cả đôi bên Việt Miên. Sự thần phục tiến cống được họ nối lại như trước. Sau hết đến vấn đề di dân và khuyến nông đã được triều đình chúa Nguyễn chấp thuận. Thống suất Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh cấp tốc phái thuộc binh đi hô hào chiêu mộ dân chúng từ miền Ngũ Quảng vào Gia Định lập nghiệp. Mãi đến năm 1976, sau kì họp Quốc hội khóa VI, Sài Gòn được đổi tên là thành phố Hồ Chí Minh. III. TÀI NGUYÊN T NHIÊNỰ 1. Địa hình Thành phố Hồ Chí Minh có địa hình đồng bằng, đất phù sa cổ do con sông Mê Kông trong quá khứ bồi đắp, là vùng chuyển tiếp giữa Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long. Địa thế thuận lợi cho việc phát triển đô thị sầm uất. 2. Khí hậu Khí hậu hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa bình quân năm 1.979 mm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Điều này là điều kiện thuận lợi cho phép thành phố Hồ Chí Minh có thể đón khách du lịch quanh năm. 3. Thủy văn Sông Sài Gòn Nhà Bè nước chảy chia hai 3
  • 4. ĐÔNG NAM B :Ộ TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH D NG - BÌNH PH C - Đ NG NAI - BÀ R A - VŨNG TÀUƯƠ ƯỚ Ồ Ị Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về Là con đường thủy huyết mạch cả về chính trị lẫn kinh tế, nên sông Sài Gòn có vai trò, vị trí quan trọng và đã để lại dấu ấn văn hóa cho Sài Gòn-Gia Định xưa và Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. Sông Sài Gòn khởi nguồn từ vùng Hớn Quản (tỉnh Bình Phước) rồi chảy vào Hồ Dầu Tiếng (tỉnh Tây Ninh) và qua tỉnh Bình Dương vào Thành phố Hồ Chí Minh. Đến mũi Đèn Đỏ thuộc huyện Nhà Bè thì nhập với sông Đồng Nai thành sông Nhà Bè. Ra tới mũi Nhà Bè lại tách làm hai nhánh là sông Lòng Tàu và Soài Rạp rồi đổ ra biển Đông qua cửa Cần Giờ, Soài Rạp. Sông dài 256 km, diện tích lưu vực trên 5.000m, lưu lượng trung bình vào khoảng 54m3/s, cung cấp nước cho trên 10 triệu dân ở hai tỉnh Tây Ninh, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh. Sông này khi chảy qua địa phận Thành phố Hồ Chí Minh dài 80 km, bề rộng thay đổi từ 225 đến 370m, sâu 20m. Xưa kia, sông còn có tên gọi khác là sông Bến Nghé (Ngưu Chử Giang), trước đó có tên khác là sông Tân Bình (Tân Bình Giang) (1). Trịnh Hoài Đức, trong sách Gia Định Thành Thông Chí, ghi chép rõ: “Ở phủ Tân Bình, trước thành Gia Định, tục gọi là sông Bến Nghé, rộng 142 tầm, sâu 10 tầm, khi nước lên sâu 13 thước ta…” Sông Sài Gòn đã đi vào văn học, thơ ca, gắn bó với cuộc sống của con người Sài Gòn, họ mượn hình ảnh sông Sài Gòn để bày tỏ những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của mình. “ Sông Sài Gòn, sông bao nhiêu nước Chợ cũ Sài Gòn, kẻ tục người thanh Mấy ai mà đặng như anh Dù cho xao xuyến cũng chơn thành với em” Hay: “ Này em Tám ơi! Chợ Sài Gòn cất mới Ghe tàu lui tới tứ diện rất xinh Thấy em đẹp dáng tốt hình Chẳng hay em có chung tình đâu chưa?” * “ Chợ Sài Gòn cẩn đá Chợ Rạch Giá cẩn xi mon Giã em ở lại vuông tròn Anh về Gia Định không còn tới lui” IV. TÀI NGUYÊN NHÂN VĂN 1. Con người Thành phố Hồ Chí Minh là nơi hội tụ nhiều dòng chảy văn hoá trong quá trình lịch sử hình thành và phát triển, có nền văn hoá mang dấu ấn của người Việt Nam, Hoa, Chăm, Khơ me, Ấn… Sau 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ, thành phố trở thành một trong những trung tâm của cả nước đón nhận những ảnh hưởng của văn hoá Pháp, Mỹ qua các giai đoạn thăng trầm của đất nước. Hệ thống các ngôi chùa cổ như: chùa Giác Lâm, chùa bà Thiên hậu, Tổ Đình Giác Viên…; các nhà thờ cổ như: Nhà thờ Đức Bà, Huyện Sỹ, Thông Tây Hội, Thủ Đức…; là sự đa dạng về tôn giáo, tín ngưỡng với hàng chục lễ hội văn hoá trong năm đã tạo nên tính thống nhất trong đa dạng văn hóa của mảnh đất phương Nam này.Trên từng con đường, góc phố, địa danh của thành phố đều gắn liền với những danh nhân văn hoá - lịch sử, những chiến công của một thành phố anh hùng. 4
  • 5. ĐÔNG NAM B :Ộ TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH D NG - BÌNH PH C - Đ NG NAI - BÀ R A - VŨNG TÀUƯƠ ƯỚ Ồ Ị Do quy luật tất yếu trong của lịch sử, người Việt còn chịu ảnh hưởng nhiều từ văn hóa pháp như phụ nữ thì dồi phấn, thoa son, đi guốc cao gót, uốn tóc ngắn, xem điện ảnh, đọc báo, mặc áo sơ mi, thắt cà vạt, ăn bánh mì, uống sam - banh, cà phê….. Ngoài tính hiếu khách, tính bộc trực, mạnh mẽ , hào phóng và đôn hậu, người Sài Gòn còn biết bao nét đẹp truyền thống đáng trân trọng như tính nghĩa khí hào hiệp, tấm lòng nhân hậu, bao dung, tư chất thông minh và giàu nghị lực. Giọng người Sài Gòn được xem là giọng chuẩn của miền Nam, cũng như giọng người Hà Nội được xem là giọng chuẩn của người miền Bắc. Giọng chuẩn tức là giọng không pha trộn, không bị cải biến đi qua thời gian. Như nói về giọng chuẩn của người Hà Nội, người ta nói đến chất giọng ấm nhẹ, khi trầm khi bổng, khi sắc khi thanh, và chẳng ai phủ nhận người Hà Nội nói chuyện rất hay và “điêu luyện”. Cái “điêu luyện” ấy như thuộc về bản chất của người Hà Nội mà chỉ người Hà Nội mới có được. Nếu nói là người Việt Nam nói như hát, thì đúng ra chỉ có người Hà Nội là “nói như hát” mà thôi, họa chăng chỉ có giọng Huế của người con gái Huế trầm tư mới cùng được ví von thế…Người Sài Gòn thì khác, giọng Sài Gòn cũng khác. Không ngọt ngào … mía lùi như một số người dân Tây Nam Bộ ven vùng sông nước mênh mang chín rồng phù sa, không nặng nề cục mịch như người miền Đông Nam Bộ nóng cháy da thịt, giọng người Sài Gòn cũng ngọt, nhưng là cái ngọt thanh hơn, nhẹ hơn. Đó là chất giọng “thành thị” đầy kiêu hãnh của người Sài Gòn, chẳng lẫn vào đâu được mà dù người khác có bắt chước cũng khó lòng. Dường như qua nhiều năm cùng với đất Gia Định - Sài Gòn phù hoa trong nhịp sống, trong đổi mới và phát triển, thì giọng nói của người Sài Gòn cũng trở nên “cao sang” hơn. Dù vậy, có cái “thanh” của một vùng đất một thời là thủ phủ Nam Bộ, nhưng cũng chẳng mất đi đâu cái mộc mạc không bỏ được của cái gốc chung Nam Bộ. Hiện TPHCM có 2,4 triệu tín đồ các tôn giáo, chiếm đến 1/3 dân số toàn TPHCM. Trong số 2,4 triệu tín đồ các tôn giáo, Phật giáo chiếm số đông với 1,6 triệu người; tiếp theo là đồng bào theo đạo Công giáo với hơn 645 ngàn người; Tin Lành: trên 65 ngàn người; Cao Đài: 48 ngàn người; Hồi giáo: 5 ngàn người. Có thể thấy rõ nhất hình ảnh đồng bào theo Phật giáo sống hòa hợp cùng những người không theo tôn giáo tại các khu xóm người Hoa ở Chợ Lớn. Cũng có thể lấy minh chứng về chuyện đồng bào ở khu xóm Khmer (Q10) hay đồng bào Chăm theo đạo Hồi (Phú Nhuận) nô nức đi bầu trong ngày bầu cử Quốc hội khóa XII vừa qua để thấy rằng tín đồ các tôn giáo ở TPHCM có sinh hoạt và cuộc sống với tinh thần công dân như mọi người khác. Theo thống kê của Ban Tôn giáo - Dân tộc, hiện toàn TPHCM có 8.147 chức sắc các tôn giáo và 1.544 cơ sở thờ tự… 2. Lễ hội 2.1 Lễ hội Nguyên Tiêu của người Hoa Hội nguyên tiêu là một trong những hoạt động thường niên của người Hoa với ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, cuộc sống ấm no hạnh phúc, bắt đầu một năm mới làm ăn phát đạt và may mắn. Chương trình mừng lễ được khởi hành vào lúc 4h30 phút, các xe hoa bắt đầu diễu hành qua các tuyến đường: Châu Văn Liêm, Hải thượng Lãn Ông, Phùng Hưng, Nguyễn Trãi, Sau đó, tập kết lại trên đường Trần Xuân Hòa hướng vào Trung tâm Văn hóa bắt đầu biểu diễn các tiết mục theo nhiều chủ đề đặc sắc. Hấp dẫn nhất, tại sân khấu chính với sự tham gia biểu diễn của các đoàn ca múa kịch, trình bày các ca khúc bằng tiếng Việt lẫn tiếng Hoa. Trong khuôn khổ lễ hội còn tổ chức biểu diễn thư pháp, vẽ tranh tập thể, trò chơi đố đèn hoa, vớt cá vàng... thu hút rất đông người dân tham gia. 2.2 Lễ hội vía Bà Thiên Hậu của cộng đồng người Hoa ở Thành Phố Hồ Chí Minh. 5
  • 6. ĐÔNG NAM B :Ộ TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH D NG - BÌNH PH C - Đ NG NAI - BÀ R A - VŨNG TÀUƯƠ ƯỚ Ồ Ị Bà Thiên Hậu là một nữ thần, theo phong tục phong kiến của người Trung Quốc thì gọi bà là “Thiên Hậu Thánh Mẫu”. Bà Thiên Hậu là hình ảnh mà người Hoa dùng để giáo dục con cháu đời sau: Một con người nhân nghĩa, hiếu thuận với cha mẹ, xả thân vì cộng đồng. Cộng đồng này đã lấy ngày 23 tháng 3 âm lịch làm ngày vía Bà (theo truyền thuyết đây là ngày Bà sinh ra đời). Vào dịp này Ban Trị Sự của các miếu thờ Thiên Hậu sẽ tổ chức lễ cúng ca ngợi công đức, thể hiện sự tin tưởng và tình cảm của cộng đồng đối với người thánh có vị trí quan trọng trong tâm thức của bao thế hệ người Hoa. Dịp này còn là cơ hội qui tụ và tương trợ lẫn nhau của bà con người Việt gốc Hoa. Miếu Thiên Hậu đông vui và huyên náo vào những ngày lễ tết và ngày vía Bà. Ngày 23/3 Âm Lịch được xem là ngày lễ quan trọng nhất. Lễ hội là thời điểm người ta thể hiện tấm lòng của mình đối với Thiên Hậu Thánh Mẫu nhằm thỏa mãn nhu cầu văn hóa tâm linh, ý thức hòa nhập cộng đồng, ôn lại những giá trị văn hóa truyền thống bao đời. Mặc khác, đây còn là cơ hội để giáo dục thế hệ trẻ hiểu biết sâu hơn về tín ngưỡng văn hóa dân gian, những loại hình văn hóa nghệ thuật mang đậm bản sắc dân tộc. Lễ hội còn là dịp để bà con người Hoa cũng như người Việt đóng góp nguồn ngân sách cho những hoạt động chung như: Trùng tu miếu, những hoạt động từ thiện xã hội, giúp đỡ bà con nghèo, bảo trợ cho trường học, bệnh viện, cấp học bổng cho những sinh viên học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Di tích và lễ hội là hai loại hình gắn liền nhau. Ta không thể tách lễ hội ra khỏi không gian di tích vì lễ hội chính là cái hồn của di tích. Vì thế, lễ hội vía Bà được diễn ra ngay tại miếu Bà Thiên Hậu. Vào ngày lễ, miếu được dọn dẹp sạch sẽ và trang trí những chiếc đèn lồng đỏ thắm. Mặc dù, ngày nay phần lễ và phần hội đã được giảm tải nhiều, không còn được như thời quá khứ, nhưng lễ vía bà vẫn được tổ chức trang nghiêm và long trọng thể hiện sự thành kính của cộng đồng dành cho Thiên Hậu Thánh Mẫu. Trong quá khứ, lễ hội được tổ chức khá quy mô trong hai đến ba ngày. Từ ngày 22/3 người ta tiến hành lễ tắm tượng, phủi đi lớp bụi thời gian, thay xiêm y mới được chọn trong những tấm áo mà cộng đồng dâng cúng bà trong năm. Sáng hôm sau, đúng ngày 23/3, mọi người tổ chức lễ rước bà, đặt tượng bà vào kiệu và cung nghinh kiệu đi quanh phố phường, theo kiệu là nam nữ nô nức đi hội hòa vào đoàn múa lân, múa rồng làm huyên náo, sôi động cả một khu vực. Ngày vía bà là dịp để cộng đồng người Hoa thưởng thức hát Quảng, buổi tối sân khấu được dựng ngay tại sân miếu thu hút bà con đến xem trình diễn nghệ thuật, múa lân sư rồng và làm những hoạt động từ thiện như: đấu thầu lồng đèn. Mỗi năm ban trị sự sẽ đưa ra mục tiêu là năm nay cần nguồn ngân quỹ cho xây trường học, xây dựng khoa phụ sản của bệnh viện hoặc sửa sang miếu… Nhưng sau giải phóng, các công trình công cộng như trường học, bệnh viện… được nhà nước tiếp quản. Vì vậy, việc đấu thầu lồng đèn mất mục tiêu. Hiện nay, tại Tuệ Thành Hội Quán không còn loại hình đấu thầu này nữa. Sau khi ban trị sự làm lễ, bà con người Hoa muốn cúng lễ thì vào thắp nhang. Trong khi cúng lễ, khách có thể mua ngay tại chỗ những vòng nhang cầu an có đường kính trung bình từ 50 đến 60cm, có loại đường kính đến một mét. Hội quán sẽ ghi tên, địa chỉ người cần cầu xin, ghi rõ ước nguyện, cầu mong sức khỏe dồi dào, gia đạo bình an… trên một miếng giấy đỏ rồi đính kèm vòng nhang. Sau đó, mang vòng nhang treo lên trần đốt. Mỗi vòng nhang cầu an như thế cứ cháy suốt ngày đêm trong vòng một tháng, đây là một nét đặc trưng ở miếu Hoa. 2.3 Lễ hội trong ngày giỗ Vua Hùng - Hàng năm, cứ đến ngày mồng 10/3 âm lịch, các cơ sở tín ngưỡng dân gian ở thành phố Hồ Chí Minh có thờ phụng vua Hùng đều tiến hành tổ chức lễ giỗ tổ theo nghi thức cổ truyền. Đông đảo nhân dân đã đến lễ bái tưởng nhớ đến người đã khai sinh ra nước Văn Lang. Khung cảnh lễ hội vừa trang nghiêm vừa đầm ấm. - Tại đền thờ các Vua Hùng trong khuôn viên Thảo Cầm Viên (số 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, quận 1), sở Văn hoá Thông tin thành phố tổ chức lễ giỗ tổ kết hợp giữa 6
  • 7. ĐÔNG NAM B :Ộ TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH D NG - BÌNH PH C - Đ NG NAI - BÀ R A - VŨNG TÀUƯƠ ƯỚ Ồ Ị lễ hội cổ truyền với các hoạt động văn hoá hiện đại. Các đại diện chính quyền, đại diện giới thành niên Thành phố đọc bài nhớ ơn các vua Hùng và tâm nguyện giữ nước của thế hệ thanh niên. Nghi thức cử nhạc khí cổ truyền (trống đồng, đàn đá, chiêng trống…) trong bầu không khí trang nghiêm. Sau đó là phần lễ bái, tế lễ cổ truyền của mọi tầng lớp nhân dân trong đền. Phần hội ngoài sân đền là chương trình biểu diễn cờ người, võ thuật, múa lân, sư tử, múa rồng… rất hấp dẫn, thu hút đông đảo người xem. 2.4 Ngày giỗ Trần Hưng Đạo - Ở Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều cơ sở tín ngưỡng dân gian thờ Trần Hưng Đạo. Hàng năm vào ngày 20 tháng 8 âm lịch (ngày mất của ông), các cơ sở này đều tổ chức lễ giỗ với nghi thức trang nghiêm để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc làm chói ngời lịch sử nước nhà. - Đền thờ Trần Hưng Đạo ở số 36 đường Võ Thị Sáu, quận 1, là một trong những ngôi đền tổ chức lễ anh hùng Trần Hưng Đạo có quy mô nhất thành phố. Lễ giỗ diễn ra trong ba ngày 19, 20, 21 tháng 8 âm lịch, với các nghi thức lễ tế cổ truyền Bắc Bộ, bao gồm nam tế và nữ tế, nghi thức hát chầu văn ca ngợi công đức của vị anh hùng. Ngoài ra còn tổ chức chơi cờ người… - Trong những ngày này, các tầng lớp nhân dân tề tựu về lễ bái rất đông. 2.5 Lễ giỗ Lê Văn Duyệt - Lễ giỗ Lê Văn Duyệt và phu nhân, một khai quốc công thần nhà Nguyễn đã từng giữ chức Tổng trấn Gia Định. Trong lễ giỗ Lê Văn Duyệt ngoài phần lễ bái theo nghi thức cổ truyền Nam Bộ, còn tổ chức hát bội. Nơi trình diễn là sân khấu được xây dựng trong gian tiền điện, diễn xướng với nhiều nhân vật, nhiều tích trò… Đây là lễ hội lớn ở đất Gia Định xưa và Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. - Người đến chiêm bái còn có tục cầu an, cầu lộc, cầu tự, cầu phúc, cầu duyên… và hoá giải những rủi ro, vận hạn của bản thân và gia đình. - Ngày 1,2 tháng giêng âm lịch hàng năm có hội xuân diễn ra ở đây. Hội xuân có lễ dâng hương cầu chúc năm mới. Cộng đồng người Việt, người Hoa tham dự lễ hội này rất đông. 2.6 Lễ giỗ Phan Công Hớn - Phan Công Hớn là người lãnh đạo nhân dân 18 thôn vườn trầu khởi nghĩa tấn công dinh tri huyện Trần Tử Ca - một tên tri huyện có nhiều nợ máu với nhân dân - mùa xuân năm 1885 tại Hóc Môn. Sau đó, để cho nhân dân khỏi bị đàn áp, bắt bớ, ông đã tự nộp mình và bị Pháp hành quyết. Nhân dân đã lập đền thờ bên cạnh mộ phần của ông để ngày nay hương khói tại ấp Tây Bắc Lân, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn. - Hàng năm, đến ngày 25 tháng 2 âm lịch, thân tộc của ông cùng bà con nhân dân Bà Điểm tổ chức lễ giỗ ông tại đền thờ theo nghi thức cúng thần, gồm tế lễ cổ truyền với ban quý tế, lễ dinh cùng ban nhạc lễ…Nhân dân đến dự lễ rất đông để tưởng nhớ đến một vị anh hùng đã làm rạng danh truyền thống 18 thôn vườn trầu. Đến dự lễ giỗ còn có thầy trò của trường tiểu học mang tên Phan Công Hớn. 2.7 Lễ Kỳ Yên đình Phú Nhuận - Hàng năm, lễ hội Kỳ Yên làng Phú Nhuận xưa (nay là quận Phú Nhuận) diễn ra trong 3 ngày 16, 17, 18 tháng giêng âm lịch, tại làng Phú Nhuận, số 18 đường Mai Văn Ngọc, quận Phú Nhuận. Ngày đầu tiên, lễ hội bắt đầu bằng nghi thức tụng kinh, cầu an của Phật giáo, sau đó là phần múa lân, biểu diễn võ thuật truyền thống và các nghi thức tế thần, tế Tiền hiền, Hậu hiền cùng các anh hùng liệt sĩ theo truyền thống Nam Bộ. Buổi tối có hát bội. Ngày thứ hai và thứ ba đều có nghi thức tế Thần theo truyền thống Bắc bộ. Đêm cuối chấm dứt lễ hội với nghi thức tôn vương và hồi chầu theo truyền thống các đình Nam Bộ. 7
  • 8. ĐÔNG NAM B :Ộ TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH D NG - BÌNH PH C - Đ NG NAI - BÀ R A - VŨNG TÀUƯƠ ƯỚ Ồ Ị - Lễ hội Phú Nhuận thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân cùng các hội đình bạn tham gia. 3. Ẩm thực Là trung tâm của vùng đất phương Nam trù phú, sản vật dồi dào, nên món ăn Sài Gòn rất đa dạng. Lại thêm là nơi hội tụ của cư dân từ mọi miền đất nước và cửa ngỏ tiếp xúc với thế giới bên ngoài, nên thành phố đã tiếp nhận thêm các dòng ẩm thực của cả nýớc và thế giới, chọn lọc tinh hoa thành một nền ẩm thực phong phú và hấp dẫn. Ngày nay, người ta dễ dàng tìm thấy ở Sài Gòn vô số đặc sản Bắc, Trung, Nam hay quốc tế, theo đúng nguyên bản cũng có, nhưng phổ biến hơn vẫn là những món đã được "Sài Gòn hóa" để hương vị thêm phong phú, đậm đà. Chất Sài Gòn thường thể hiện ở vị ngọt, nhiều rau xanh và nhiều thủy hải sản tươi sống. Chẳng hạn như món canh chua Sài Gòn đã kết hợp cả cái chua- mặn của miền Bắc, cái cay nồng ớt tươi của miền Trung và cái ngọt xởi lởi của miền Nam. Món bún bò Huế được "cải biên" để bớt cay, thêm ngọt, thêm béo và thêm rau. Món bò bít tết của phương Tây thì mỏng hơn, chín hơn, nhiều gia vị hơn và kèm rau sống, đồ chua nhiều hơn… Các món ăn cũng làm nên thương hiệu của chính nó. Du khách muốn thưởng thức món ăn ngon phải đến đúng nơi như bột chiên đường Võ Văn Tần, gỏi bò khô Đinh Tiên Hoàng, thạch chè Nguyễn Đình Chiểu, chè 3 màu - xôi mặn Bùi Thị Xuân, hột vịt lộn - nghêu sò Pasteur, bò bía Bà Huyện Thanh Quan, cocktail sữa Nguyễn Tri Phương, bánh canh cua Ngã Sáu… Bên cạnh đó, các món ăn của người Hoa rất đặc sắc như vịt quay Bắc Kinh, cơm chiên Dương Châu, mì Hoành Thánh,… Theo sách “Người Sài Gòn” của nhà Nam Bộ học Sơn Nam, NXB. Trẻ, 1990 có viết rằng: “Nói chung, khẩu vị của người Sài Gòn là thích ngọt (món kho, món xào, thậm chí mắm sống) dùng nhiều đường, không ăn mặn, uống đậm như người vùng biển phía Tây Nam. Những đặc sản của Quảng Nam (mì Quảng), Huế (tré, chè, bánh bèo) của đồng bằng sông Hồng (chả lụa, bánh cuốn, bánh lá gai, bung, vịt xáo măng) thường bày bán ở điểm riêng, dành cho giới sành điệu. Mạch nha, đường phổi Quảng Ngãi có mặt ở Chợ Lớn, đủ món ăn Quảng Đông, Triều Châu, Tứ Xuyên, thậm chí món Bắc Kinh”. I/ HÀN QUỐC 1/ NHÀ HÀNG APGUJEONG 15C4 Thi sách, phường bến Nghé Quận 1, TP Hồ Chí Minh 08.38239400 2/ NHÀ HÀNG CHÚ TÙNG E002 KP Mỹ Phước, Phú Mỹ Hưng, đường Nguyễn Văn linh, phường Tân Phong, quận 7, TP Hồ Chí Minh 08.54120478 3/ NHÀ HÀNG HẢI SẢN HÀN QUỐC 3 Hậu Giang, Phường 4, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh 08.39480073 4/ NHÀ HÀNG HÀN QUỐC 37 Ngô Đức Kế, phường Bế Nghé, quận 1, TP Hồ Chí Minh 08.38294297 5/ NHÀ HÀNG HÀN QUỐC ĐẠI PHÚ GIA 19 Thái Văn Lung, phường Bến Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí Minh 8
  • 9. ĐÔNG NAM B :Ộ TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH D NG - BÌNH PH C - Đ NG NAI - BÀ R A - VŨNG TÀUƯƠ ƯỚ Ồ Ị 08.38231156 6/ NHÀ HÀNG HÀN QUỐC GARDEN 449 Bình Quới phường 28, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh 08.35563829 II/ NHẬT BẢN 1/ CTY TNHH PHÚC THỊNH CHÂU 17/8-9 LÊ THÁNH TÔN, P.BN, Q.1, TP. HCM 08.38222182 2/ CTY TNHH TMDV NGÂN ĐẠT 98N LÊ LAI, P.BT, Q.1, TP. HCM 08.38334798 3/ CTY TNHH TMDV AN KHÁNH 71-73 PASTEUR, P.BN, Q.1, TP. HCM 08.38244896 4/ CTY TNHH TMDV LỘC AN SA1-1 KP MỸ KHÁNH 4 NGUYỄN ĐỨC CẢNH, P.TÂN PHONG, Q.7, TP. HCM 08.54121071 5/ DNTN NHÀ HÀNG LÝ BA 32A THI SÁCH, P.BN, Q.1, TP. HCM 08.38258954 6/ CTY TNHH TMDV VI BIỂN 3 LÊ THÁNH TÔN, P.BN, Q.1, TP. HCM 08.38224552 7/ DNTN NHÀ HÀNG HẢI NGƯ 15E LÊ THÁNH TÔN, P.BN, Q.1, TP. HCM 08.38272803 8/ DNTN NHÀ HÀNG HOA ANH ĐÀO 75 PASTEUR, P.BN, Q.1, TP. HCM 08.38292627 9/ CTY TNHH LÁ PHONG 9 TRẦN CAO VÂN, P.ĐK, Q.1, TP. HCM 08.38247882 10/ CTY TNHH NHÀ HÀNG CHUỒN CHUỒN ĐỎ (AKATONBO) 17/4 LÊ THÁNH TÔN, P.BN, Q.1, TP. HCM 08.38244928 11/ CTY TNHH NHÀ HÀNG HOA SEN 9
  • 10. ĐÔNG NAM B :Ộ TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH D NG - BÌNH PH C - Đ NG NAI - BÀ R A - VŨNG TÀUƯƠ ƯỚ Ồ Ị 32 HAI BÀ TRƯNG, P.BN, Q.1, TP. HCM 08.38224965 12/ AKATAIYO - NHÀ HÀNG 74B HAI BÀ TRƯNG, P.BN, Q.1, TP. HCM 08.38244295 III/ ẤN ĐỘ 1/ CTY TNHH TM NHÀ HÀNG A & T 17/10 LÊ THÁNH TÔN, P.BN, Q.1, TP. HCM 08.38231372 2/ NHÀ HÀNG ẤN ĐỘ NEW-DELHI 111A BÙI VIỆN, P.PNL, Q.1, TP. HCM 08.38379636 3/ NHÀ HÀNG ẤN ĐỘ TANDOOR 74/6 HAI BÀ TRƯNG, P.BN, Q.1, TP. HCM 08.39304839 4/ NHÀ HÀNG GANESH 15B4 LÊ THÁNH TÔN, P.BN, Q.1, TP. HCM 08.38223017 5/ NHÀ HÀNG INDIAN CURRY-RICE 66 ĐÔNG DU, P.BN, Q.1, TP. HCM 08.38232159 6/ NHÀ HÀNG MUMTAZ 226 BÙI VIỆN, P.PNL, Q.1, TP. HCM 08.38371767 7/ QUÁN NẮNG SÀI GÒN 181 VÀNH ĐAI TRONG, P.BÌNH TRỊ ĐÔNG, Q.BTÂN, TP. HCM 08.62602066 8/ SAIGON INDIAN RESTAURANT 73 LẦU 1 MẠC THỊ BƯỞI, P.BN, Q.1, TP. HCM 08.38245671 IV/ BRAXIN 1/ CTY TNHH PHÚC LỘC THỊNH 56 BÙI THỊ XUÂN, P.BT, Q.1, TP. HCM 08.39255258 2/ AU LAC DO BRAZIL STEAK RESTAURANT 238 PASTEUR, P.6, Q.3, TP. HCM 10
  • 11. ĐÔNG NAM B :Ộ TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH D NG - BÌNH PH C - Đ NG NAI - BÀ R A - VŨNG TÀUƯƠ ƯỚ Ồ Ị 08.38207157 V/ ĐÀI LOAN 1/ NHÀ HÀNG CHEN 294 NGUYỄN THIỆN THUẬT, P.3, Q.3, TP. HCM 08.38307112 2/ NHÀ HÀNG RITZ TAIWANESE 333 TRẦN HƯNG ĐẠO, P.CK, Q.1, TP. HCM 08.39201325 3/ QUÁN ĂN VA THÀNH 24 NGUYỄN TRÃI, P.3, Q.5, TP. HCM 08.39235819 VI/ĐỨC 1/ NHÀ HÀNG ONE MORE SA9-1 KP MỸ KHÁNH 3, PHÚ MỸ HƯNG, P.TÂN PHONG, Q.7, TP. HCM 08.54121002 2/ NHÀ HÀNG BAR ĐỨC BẢO 34 ĐỒNG KHỞI, P.BN, Q.1, TP. HCM 08.38276296 3/ NHÀ HÀNG BAVARIA 4B NGÔ VĂN NĂM, P.BN, Q.1, TP. HCM 08.38292080 VII/ MALAYSIA NHÀ HÀNG SATAY HOUSE 35 MẠC ĐĨNH CHI, P.ĐK, Q.1, TP. HCM 08.38221727 VIII/ MỸ NHÀ HÀNG NƯỚNG AMIGO 55-57 NGUYỄN HUỆ, P.BN, Q.1, TP. HCM 08. 38290437 IX/ NGA CTY TNHH SX TMDV XNK CON NGỰA VẰN 4 LẦU 1 LÊ LỢI, P.BN, Q.1, TP. HCM 08.22405824 X/ PHÁP QUÁN GÀ NƯỚNG PHÁP 1 180 HAI BÀ TRƯNG, P.ĐK, Q.1, TP. HCM 11
  • 12. ĐÔNG NAM B :Ộ TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH D NG - BÌNH PH C - Đ NG NAI - BÀ R A - VŨNG TÀUƯƠ ƯỚ Ồ Ị 08.38297939 4. Công trình kiến trúc và danh thắng Để chuyến du lịch đến thành phố Hồ Chí Minh hoặc là chuyến city tour được trọn vẹn, có những điểm tham quan tiêu biểu mà bạn không thể bỏ qua. + Với hệ thống 11 bảo tàng, thành phố Hồ Chí Minh là nơi có số bảo tàng nhiều nhất so với các tỉnh, thành trong cả nước. Nội dung trưng bày của các bảo tàng khá phong phú, và không chỉ về lịch sử và văn hóa địa phương, mà của cả Nam bộ, quốc gia và khu vực Đông Nam Á, cung cấp nhiều kiến thức lý thú. + Trên 1.000 ngôi chùa, đình, đền và miếu được xây dựng qua nhiều thời kỳ cũng là những tài sản quý về văn hóa, kiến trúc và nghệ thuật. Bạn sẽ tìm thấy những chùa Phật giáo Nam bộ tiêu biểu, những ngôi đình xưa gắn liền với lịch sử khẩn hoang mở đất. Bên cạnh đó là những chùa "cách tân" lớn nhất và đẹp nhất trong cả nước, kết hợp nhuần nhuyễn giữa phong cách hiện đại với kiến trúc chùa cổ truyền. Thành phố có đến nửa triệu người Hoa sống tập trung nên số chùa Hoa cũng nhiều nhất so trong nước, kiến trúc đa dạng và phong phú, nhiều chùa đã được công nhận di tích lịch sử - văn hóa của thành phố và quốc gia. + Người Pháp đã để lại nhiều công trình kiến trúc đẹp và đa dạng. Có thể nói hiếm có đô thị nào ở Đông Nam Á lại có nhiều dạng kiến trúc, nhiều trường phái, phong cách nghệ thuật phương Tây như Thành phố Hồ Chí Minh. Điển hình như trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố được xây dựng theo bản thiết kế của kiến trúc sư Gardès với lối kiến trúc thời Phục Hưng, Ngân hàng Nhà nước chịu ảnh hưởng trào lưu Tân Nghệ thuật, Nhà Thiếu nhi với phong cách Tân Cổ điển, Nhà Rồng phong cách Đông Dương, Bưu điện trung tâm với trường phái Chiết Trung là sự kết hợp hài hòa giữa hai phong cách kiến trúc Đông - Tây, Nhà thờ Đức Bà với nghệ thuật Rôman, nhà thờ Huyện Sĩ theo Tân Gôtic… + Mảng kiến trúc đương đại, đang bùng nổ, trăm màu trăm vẻ, tạo cho thành phố một diện mạo vui mắt, trong đó có một số tòa nhà đẹp, có giá trị thẩm mỹ cao. + Nhưng điểm du lịch độc đáo nhất của thành phố vẫn là Địa đạo Củ Chi, một công trình độc đáo trong lịch sử quân sự thế giới, biểu tượng của ý chí sắt đá và thông minh mưu trí của quân dân thành phố trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Lẫy lừng không kém là rừng ngập mặn Cần Giờ với những trận chiến phá tàu giặc trên cửa sông Sài Gòn, nay là một điểm du lịch sinh thái tuyệt vời với những cánh rừng đước xanh vô tận. Kiến trúc công quyền, công cộng Dinh Độc Lập · Trụ sở Ủy ban Nhân dân · Nhà hát lớn · Bưu điện Trung tâm · Chợ Bến Thành · Nhà hát Hòa Bình Kiến trúc tôn giáo, tâm linh Nhà thờ Đức Bà · Nhà thờ Huyện Sỹ · Nhà thờ Cha Tam · Nhà thờ Thánh Jeanne d'Arc · Chùa Vĩnh Nghiêm · Việt Nam Quốc Tự · Chùa Xá Lợi · Chùa Giác Lâm · Chùa Nghệ Sĩ · Lăng Ông · Miếu Nổi Công viên, khu sinh thái Thảo Cầm Viên · Suối Tiên · Công viên Gia Định · Đầm Sen · Công viên 23 tháng 9 · Công viên Tao Đàn · Công viên Lê Văn Tám · Địa đạo Củ Chi · Rừng ngập mặn Cần Giờ · Vườn cò Thủ Đức Bảo tàng Bảo tàng thành phố · Bảo tàng Lịch sử Việt Nam · Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh · Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ · Bảo tàng Chứng tích chiến tranh · Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh Kiến trúc hiện đại Saigon Trade Centre · Saigon Centre · Diamond Plaza · Tháp Tài 12
  • 13. ĐÔNG NAM B :Ộ TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH D NG - BÌNH PH C - Đ NG NAI - BÀ R A - VŨNG TÀUƯƠ ƯỚ Ồ Ị Chính · Khu đô thị Phú Mỹ Hưng Địa danh văn hóa và giao thông Cảng Sài Gòn · Ga Sài Gòn · Cầu Sài Gòn · Cầu Bình Triệu · Cầu Ông Lãnh · Bến Nhà Rồng · Xa lộ Hà Nội · Xa lộ Đại Hàn · Hồ Con Rùa · Đường hoa Nguyễn Huệ · Chợ Lớn - Phố người Hoa · Phố Tây ba lô · Thanh Đa · Thủ Thiêm · Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất 4.1 Vương cung Thánh đường Chánh tòa Đức Bà Sài Gòn. Vương cung Thánh đường Chánh tòa Đức Bà Sài Gòn (người dân quen gọi là Nhà thờ Đức Bà) tọa lạc giữa trung tâm thành phố (số 1 Công trường Công xã Paris, Quận 1). Đây là một trong những công trình đặc sắc thu hút nhiều khách tham quan nhất tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngôi giáo đường tráng lệ và cổ kính này không chỉ là một công trình tôn giáo mà còn là một kiến trúc mang nhiều giá trị văn hóa, lịch sử. Ngay sau khi chiếm Sài Gòn, Pháp đã cho lập nhà thờ để làm nơi hành lễ cho tín đồ Thiên Chúa giáo trong đoàn quân viễn chinh. Ngôi nhà thờ đầu tiên được lập ở đường số 5 (nay là đường Ngô Đức Kế). Đây là một ngôi chùa của người Việt bị bỏ hoang do chiến cuộc, cố đạo Lefebvre đã biến ngôi chùa này thành nhà thờ. Nhà thờ đầu tiên đó quá nhỏ nên vào năm 1863, Đô đốc Bonard đã quyết định cho khởi công xây dựng một thánh đường bằng gỗ bên bờ “Kinh Lớn” (còn gọi là kinh Charner, thời Việt Nam Cộng hòa là trụ sở Tòa Tạp tụng). Cố đạo Lefebvre đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ vào ngày 28 tháng 3 năm 1863. Nhà thờ xây cất bằng gỗ, hoàn thành năm 1865, ban đầu gọi là Nhà thờ Saigon. Về sau, do nhà thờ gỗ này bị hư hại nhiều vì mối mọt, các buổi lễ được tổ chức trong phòng khánh tiết của “dinh Thống Đốc” cũ, về sau cải thành chủng viện Taberd, cho đến khi nhà thờ lớn xây xong Ban đầu, địa điểm xây cất được đề nghị ở 3 nơi: - Trên nền Trường thi cũ (nay là góc đường Lê Duẩn và Hai Bà Trưng, tức vị trí tòa Lãnh sự Pháp). - Ở khu Kinh Lớn (tại vị trí nhà thờ cũ, nay thuộc đường Nguyễn Huệ). - Vị trí hiện nay.. Ngày 7 tháng 10 năm 1877, Giám mục Isidore Colombert đặt viên đá đầu tiên trước mặt Phó soái Nam Kỳ và đông đủ nhân vật tai mắt thời ấy. Thánh đường được xây dựng trong 3 năm. Lễ Phục sinh, ngày 11 tháng 4 năm 1880, lễ cung hiến và khánh thành được cố đạo Colombert tổ chức trọng thể với sự có mặt của Thống đốc Nam Kỳ Le Myre de Vilers. Hiện nay, trên bệ phía trên, bên trong cửa ra vào nhà thờ, có chiếc bảng cẩm thạch gắn trong hành lang (transept) ghi ngày khởi công, ngày khánh thành và tên vị công trình sư. Tất cả mọi chi phí xây dựng, trang trí nội thất đều do Soái phủ Nam Kỳ đài thọ, với số tiền 2.500.000 franc Pháp theo tỷ giá thời bấy giờ. Ban đầu, thánh đường có tên gọi là Nhà thờ Nhà nước vì thánh đường do nhà nước Pháp bỏ tiền xây dựng và quản lý. Ngày 05/12/1959, Tòa thánh Vatican đã cho phép làm lễ “xức dầu”, tôn phong Nhà thờ Chánh tòa Sài Gòn lên hàng Vương cung Thánh đường (basilique). Từ đó, tên gọi chính thức của thánh đường là Vương cung Thánh đường Chánh tòa Đức Bà Sài Gòn. Năm 1960, Tòa thánh Vatican thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam với ba tòa Tổng Giám mục (tại Hà Nội, Huế và Sài Gòn), Nên Nhà thờ mang tên Nhà thờ Chánh tòa Sài Gòn. Năm 1962, Tòa thánh Vatican tôn phong Nhà thờ Chánh tòa Sài Gòn lên hàng Vương cung Thánh đường. Do đó tên gọi đầy đủ là Vương cung Thánh đường Chánh tòa Đức Bà Sài Gòn. Đây là nhà thờ Thiên chúa giáo lớn nhất và xưa nhất ở Việt Nam. 13
  • 14. ĐÔNG NAM B :Ộ TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH D NG - BÌNH PH C - Đ NG NAI - BÀ R A - VŨNG TÀUƯƠ ƯỚ Ồ Ị Nhà thờ đức Bà được thực hiện theo đồ án của kiến trúc sư J. Bourad. Nhà thờ được khởi công xây dựng từ năm 1877 và hoàn thành vào năm 1880. Trong đó, toàn bộ nhà thờ có chiều dài là 93m, rộng 35,5m và cao 57 m (tính từ mặt đất tới đỉnh tháp chuông) Sau khi đề án thiết kế được chọn, Đô đốc Duperré cho đấu thầu việc xây dựng thánh đường và cũng chính kiến trúc sư J. Bourad là người trúng thầu và trực tiếp giám sát công trình này. Mọi vật liệu từ xi măng, sắt thép đến ốc vít đều mang từ Pháp sang. Đặc biệt mặt ngoài của công trình xây bằng loại gạch đặt làm tại Marseille (Pháp) để trần, không tô trát, (đến nay vẫn còn màu sắc hồng tươi), không bám bụi rêu. Năm 1895, nhà thờ xây thêm hai tháp chuông, mỗi tháp cao 57,6 m và hai tháp có 6 chuông đồng lớn nặng 28,85 tấn. Trên đỉnh tháp có đính một cây thánh giá cao 3,50 m, ngang 2 m, nặng 600 kg. Tổng thể chiều cao từ mặt đất lên đỉnh thánh giá là 60,50 m. Trên vườn hoa trước nhà thờ, năm 1903, người Pháp cho dựng tượng đồng Pigneau de Béhaine (còn gọi là Giám mục Adran vì vị này làm Giám mục hiệu tòa Adran) dẫn hoàng tử Cảnh (con vua Gia Long) để ca ngợi công lao của nước Pháp “bảo hộ”, “khai hóa” cho Việt Nam. Tượng đài này bao gồm một bệ bằng đá hoa cương đỏ hình trụ tròn và bên trên là bức tượng tạc hình đức cha Adran với phẩm phục giám mục, tay trái dẫn hoàng tử Cảnh. Năm 1945, tượng này bị phá bỏ, nhưng cái bệ đài bằng đá hoa cương đỏ thì vẫn còn tồn tại ở đó mà không có bất cứ một bức tượng nào ở trên. Năm 1959, Linh mục Giuse Phạm Văn Thiên (sau làm Giám mục giáo phận Phú Cường, nay đã qua đời), cai quản Giáo xứ Sài Gòn bấy giờ, đi dự đại hội Thánh Mẫu ở Vatican, đã đặt tạc một tượng Đức Mẹ Hòa Bình bằng loại đá cẩm thạch quý hiếm. Khi tượng từ Roma gửi sang Sài Gòn bằng đường thủy, Linh mục Giuse Phạm Văn Thiên đã làm lễ dựng tượng trên cái bệ đài vẫn còn để trống kể từ năm 1945 vào ngày 16 tháng 2 năm 1959 và dâng tước hiệu Nữ Vương Hòa Bình. Tự tay linh mục viết câu kinh cầu nguyện “Xin Đức Mẹ cho Việt Nam được hòa bình” rồi đọc trước đông đảo quan khách có mặt hôm ấy. Ngày hôm sau, Hồng y Aganianian từ Roma qua Sài Gòn để chủ toạ lễ bế mạc Đại hội Thánh Mẫu, đã làm phép bức tượng này vào buổi chiều ngày 17 tháng 2 năm 1959. Do bức tượng này mà từ đó Nhà thờ có tên gọi là Nhà thờ Đức Bà. Mặt trước thánh đường là một công viên với bốn con đường giao nhau tạo thành hình thánh giá. Trung tâm của công viên là bức tượng Đức Mẹ Hòa bình (hay Nữ vương Hòa bình). Tượng do nhà điêu khắc G. Ciocchetti thực hiện năm 1959. Tên của tác giả được ở trên tà áo dưới chân, phía bên trái của bức tượng. Bức tượng cao 4,6 m, nặng 5,8 tấn, bằng đá cẩm thạch trắng của Ý, được tạc với chủ đích để nhìn từ xa nên không đánh bóng, vì vậy mà toàn thân tượng, kể cả vùng mặt vẫn còn những vết điêu khắc thô. Tượng Đức Mẹ trong tư thế đứng thẳng, tay cầm trái địa cầu, trên trái địa cầu có đính cây thánh giá, mắt Đức Mẹ đăm chiêu nhìn lên trời như đang cầu nguyện cho Việt Nam và cho thế giới được hoà bình. Chân Đức Mẹ đạp đầu con rắn (mà hiện nay, đầu con rắn đã bị bể mất cái hàm trên). Trên bệ đá, phía trước bức tượng, người ta có gắn một tấm bảng đồng với hàng chữ Latinh: “REGINA PACIS - OPRA PRONOBIS - XVII. II. MCMLIX” - “NỮ VƯƠNG HÒA BÌNH - CẦU CHO CHÚNG TÔI - 17.02.1959″ Phía dưới bệ đá, người ta đã khoét một cái hốc chỗ giáp với chân tượng Đức Mẹ, trong đó có một chiếc hộp bằng bạc, chứa những lời kinh cầu nguyện cho hoà bình của Việt Nam và thế giới. Những lời cầu nguyện đó được viết lên trên những lá mỏng bằng những chất liệu khác nhau như bằng vàng, bạc, thiếc, nhôm, giấy, da và đồng, được gởi tới từ nhiều miền của Việt Nam, kể cả từ một số vùng ngoài miền Bắc. Toàn bộ mặt ngoài nhà thờ được xây bằng loại gạch đặt tại Marseille (Pháp), không tô vữa và tới nay vẫn hồng tươi, làm toàn bộ công trình nổi bật trên nền cây xanh mát. Những kiếng màu trong nội thất với hoa văn độc đáo là do hãng Lorin của tỉnh Chartres (Pháp) sản xuất. Các ô cửa cuốn tròn kiểu Rôman cùng cung vòm gãy kiểu Gôtic gợi nhớ dạng thánh đường lớn ở Pari, Chartres, Reim. Riêng phần móng của nhà thờ được thiết kế chịu tải trọng gấp 10 lần toàn bộ kiến trúc ngôi nhà thờ nằm bên trên. 14
  • 15. ĐÔNG NAM B :Ộ TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH D NG - BÌNH PH C - Đ NG NAI - BÀ R A - VŨNG TÀUƯƠ ƯỚ Ồ Ị Điều đặc biệt là nhà thờ này không có vòng rào hoặc tường bao quanh như các nhà thờ khu vực Sài Gòn - Gia Ðịnh lúc ấy và bây giờ. Bên trong nhà thờ được thiết kế thành một lòng chính, hai lòng phụ tiếp đến là hai dãy nhà nguyện. Bàn thờ nơi Cung Thánh làm bằng đá cẩm thạch nguyên khối với sáu thiên thần (khắc thẳng vào khối đá) đỡ mặt bàn thờ. Bên cạnh đó, là bệ chia làm ba ô, mỗi ô là một tác phẩm điêu khắc diễn tả thánh tích. Mỗi nhà nguyện, mỗi ô cửa sổ hay mỗi khoang trên vòm mái đều là một tác phẩm nghệ thuật. Tất cả chan hòa trong ánh sáng êm dịu, tạo cảm giác an lành và thánh thiện. Theo các chuyên viên văn hóa, tuy ngôi thánh đường không lớn, nhưng sức hấp dẫn được toát ra từ vẻ đẹp mẫu mực của kiến trúc Roman pha trộn nét Gôtich. Tất cả các đường nét, gờ chỉ, hoa văn trong nội thất cũng đều theo thức Roman và Gôtich làm đậm nét tôn nghiêm và trang nhã nơi thánh đường. Ngoài ra, còn phải kể đến những cổ vật độc đáo, quý hiếm bên trong, đó là bộ 06 chuông nặng tổng cộng 25.850kg (lớn nhất Viễn Ðông thời đó), âm thanh phát ra là Sol, La, Si, Do, Ré, Mi. Vì nhà thờ có kiến trúc theo kiểu mẫu Notre Dame de Paris, nên hai gác chuông cũng cao ngang tầm nóc nhà thờ. Trong đó, lầu chuông bên Nam (từ công viên nhìn vào là lầu chuông bên tay phải), được treo bốn quả chuông sol, đô, rê, mi. Lầu chuông bên Nữ (bên trái nhìn từ công viên) treo hai quả chuông la và si. Trên mặt mỗi quả chuông đều có các họa tiết rất tinh xảo. Trong đó chuông sol là một trong những quả chuông lớn nhất thế giới (nặng 8.785kg), đường kính miệng chuông 2,25m, cao 3,5m. Đây là chuông mang âm trầm, với cường độ cực lớn, như giọng bass trong dàn hợp xướng, nó chỉ ngân lên mỗi năm một lần vào đêm Giáng sinh. Muốn đổ chuông sol cần ba đến bốn người khởi động cho chuông lắc gần tới độ cao ngang với giá treo rồi mới bật công tắc điện cho động cơ đánh tiếp. Ngày lễ và chủ nhật, nhà thờ thường cho đổ ba chuông, ngày thường chỉ đổ một chuông mi hoặc rê vào lúc 5 giờ và 17g30. Dù thiếu chuông fa nhưng khi cả năm chuông cùng đổ sẽ tạo nên bản hòa tấu đủ cung bậc trầm bổng. Tiếng chuông ngân xa tới 10km theo đường chim bay. Một cổ vật quí giá nữa là đồng hồ trước vòm mái, có chiều ngang 2m, cao 1m với bộ máy nặng trên 1.000 kg, đặt nằm trên bệ gạch giữa hai tháp chuông. Mặt kim đồng hồ hướng ra đường Catina (nay là đường đồng Khởi). Máy đồng hồ trông đơn giản, thô sơ nhưng chạy bền và đúng giờ, đổ chuông báo giờ rất chính xác. Riêng hệ thống chuông đồng hồ không còn hoạt động do dây cót quá cũ. Ðồng hồ này chào đời từ 1877, đến nay đã được 132 tuổi. Nhà thờ Đức Bà hoàn toàn không có chỗ cho nến (đèn cầy). Toàn bộ đèn - có mặt ngay từ khi xây dựng xong - đều dùng điện. Ngày nay, Nhà thờ Đức Bà không chỉ là nơi hành lễ của những người công giáo, mà còn trở thành một hình ảnh thân quen của người dân Sài Gòn, là một điểm tham quan yêu thích của mỗi du khách đến với thành phố phương Nam quanh năm ngập tràn ánh nắng. 4.2 Bến Nhà Rồng Bến Nhà Rồng khởi nguồn là một thương cảng lớn của Sài Gòn - Tp Hồ Chí Minh, tòa nhà ba tầng này tọa lạc trên ngã ba sông Sài Gòn, đầu đường Nguyễn Tất Thành,quận 4 được người dân Sài Gòn gọi bởi cái tên quen thuộc “Bến Nhà Rồng” không chỉ nổi tiếng bởi lối kiến trúc dị biệt “ thượng ta hạ tây” mà còn bởi một sự kiện lịch sử quan trọng đối với đất nước và dân tộc Việt Nam. Bến Nhà Rồng nguyên là trụ sở của đại diện hãng chuyên chở hàng hải Pháp (thuộc Công ty vận tải đường biển Pháp Messageries Pharitimes) xây dựng năm 1862 ngay sau khi Pháp vừa chiếm xong Sài Gòn và ba tỉnh miền Đông nam bộ, để làm nơi ở cho viên tổng quản lý và là nơi 15
  • 16. ĐÔNG NAM B :Ộ TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH D NG - BÌNH PH C - Đ NG NAI - BÀ R A - VŨNG TÀUƯƠ ƯỚ Ồ Ị bán vé tàu. Đây là một trong số hàng trăm công trình kiến trúc thời Pháp còn để lại, di tích lịch sử này nổi bật bởi lối kiến trúc độc đáo kết hợp Đông-Tây. Mang vẻ đẹp kiến trúc Pháp nhưng trên nóc nhà gắn hai con rồng bằng đất nung tráng men xanh châu đầu vào mặt trăng theo mô típ "Lưỡng long chầu nguyệt".Nhìn mái nhà ấy ta dễ liên tưởng đến mái đình của một ngôi chùa Việt Nam. Tuy nhiên, nhà thiết kế đã khéo léo thay đổi ở giữa thay vì trái châu thì là chiếc phù hiệu mang hình “Đầu ngựa và chiếc mỏ neo” để phù hợp với biểu tượng của hãng tàu Pháp. “Đầu ngựa” hàm chỉ thời trước, công ty này chuyên chở hang bằng đường bộ với ngựa kéo xe, còn “Mỏ neo” tượng trưng cho tàu thuyền.Với kiểu kiến trúc độc đáo đó nên nơi này còn được gọi là Nhà Rồng. Năm 1955, sau khi thực dân Pháp thất bại ở Việt Nam, thương cảng này được chuyển giao cho chính quyền miền Nam Việt Nam quản lý. Họ đã cho tu bổ lại mái ngôi nhà và thay thế hai con rồng cũ bằng hai con rồng khác với tư thế quay đầu ra. Bên cạnh vẻ đẹp độc đáo, bến Nhà Rồng được nhắc đến trên sách sử Việt Nam như một di tích lịch sử đáng nhớ.Chính tại nơi này, vào ngày 5 tháng 6 năm 1911, người thanh niên trẻ Nguyễn Tất Thành (lúc bấy giờ lấy tên là Nguyễn Văn Ba,sau đổi là Hồ Chí Minh) đã xuống con tàu Amiral Latouche Tréville làm phụ bếp để có điều kiện sang châu Âu tìm đường cứu nước. Ngày 3 tháng 9 năm 1979, Uỷ ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh quyết định lấy Nhà rồng là "Khu lưu niệm chủ tịch Hồ Chí Minh" (tức Bảo tàng Hồ Chí Minh). Bên trong khu nhà lưu niệm có trưng bày nhiều hình ảnh và hiện vật về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch. Từ đó đến nay, Bảo tàng Hồ Chí Minh - Bến Nhà Rồng đã đón tiếp hàng chục triệu lượt khách trong và ngoài nước vào tham quan. Ngoài ra, tại đây thường tổ chức những cuộc biểu diễn nghệ thuật, nghe kể chuyện truyền thống, tổ chức lễ kết nạp Đảng, kết nạp Đoàn viên... Ngoài những hoạt động chính, Bảo tàng còn tiến hành những hoạt động tuyên truyền giáo dục rộng rãi nhằm làm cho tư tưởng và đạo đức của Hồ Chủ tịch đi sâu vào quần chúng nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ như: tổ chức các Hội nghị khoa học, các cuộc tọa đàm giữa các thế hệ, nói chuyện chuyên đề về Bác, chiếu phim, thực hiện sưu tập những tư liệu hồi ký về Bác, các ấn phẩm về Bảo tàng . 4.3 Bảo tàng Chứng tích chiến tranh Ngày 31/8/1858 thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược đặt ách thống trị thuộc địa lên đất nước Việt Nam. Trong gần 100 năm nhân dân Việt Nam đã anh dũng tiến hành cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc giành độc lập tự do cho Tổ quốc. Ngày 2/9/1945, sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, chấm dứt ách đô hộ của thực dân Pháp, khẳng định quyền độc lập tự do của nhân dân Việt Nam. Nhưng thực dân Pháp và sau đó là đế quốc Mỹ tiếp tục tiến hành chiến tranh xâm lược, âm mưu khôi phục ách thống trị và thiết lập chế độ thực dân kiểu mới ở Việt Nam. Trong suốt 30 năm, nhân dân Việt Nam lại phải kiên cường chiến đấu với biết bao hy sinh gian khổ để bảo vệ nền độc lập tự do của mình. Ngày 30/4/1975, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam giành thắng lợi hoàn toàn: hòa bình, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc được khôi phục. Để lưu lại những chứng tích anh hùng của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống các thế lực xâm lược, đồng thời để tố cáo những tội ác và nêu bật những hậu quả tàn khốc của cuộc chiến tranh xâm lược, ngày 4/9/1975 Nhà Trưng bày tội ác Mỹ - Ngụy được mở cửa phục vụ công chúng. Sau đó, Nhà Trưng bày tội ác Mỹ - Ngụy được đổi tên thành Nhà Trưng bày Tội ác Chiến tranh xâm lược (ngày 10/11/1990) trước khi trở thành Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh (ngày 4/7/1995). Với hơn 15.000 hiện vật, hình ảnh cùng hàng nghìn thước phim tư liệu về thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bảo tàng là một trong những địa chỉ du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh luôn có lượng khách đến tham quan đông nhất. Đây cũng là nơi được bầu chọn “10 điểm tham quan tiêu biểu” trong chương trình “Thành phố Hồ Chí Minh-100 điều thú vị." 16
  • 17. ĐÔNG NAM B :Ộ TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH D NG - BÌNH PH C - Đ NG NAI - BÀ R A - VŨNG TÀUƯƠ ƯỚ Ồ Ị Ngay từ cổng vào là khu trưng bày ngoài trời “Các loại vũ khí, phương tiện Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam." Những chiếc máy bay phản lực chiến đấu hiện đại nhất thời đó như Air Force, máy bay trinh sát chiến đấu tự động chụp ảnh, máy bay lên thẳng đổ bộ quân có khả năng đậu trên mặt nước, pháo tự hành M107-175mm từng được mệnh danh là “Vua chiến trường” có tầm bắn tới 32,7km, tàn phá mục tiêu trong bán kính 520m, sức công phá ở độ sâu 35m, rộng 95m.… Du khách không khỏi rùng mình với các loại bom mìn giết người, trong đó có xác một quả bom địa chấn (phát quang BLU-82B) cao 3,35m, đường kính 1,37m, chứa đến 5,7 tấn thuốc nổ, sức công phá trong phạm vi 100m và gây chấn động mạnh trong khu vực có đường kính 3,2km. Tại khu vực trưng bày tội ác chiến tranh, những bức ảnh đen trắng đã ngả màu do các phóng viên chiến trường hai bên chiến tuyến chụp đã làm nhiều du khách ngậm ngùi. Một em nhỏ độ một tuổi ngồi ngơ ngác đơn côi trên vùng đất trống sau lưng toán lính Mỹ; cảnh lính Mỹ tra tấn dã man tù binh “Việt Cộng;" cảnh bà mẹ đau khổ dìu 4 đứa con bơi qua sông chạy càn... Du khách đã thực sự xúc động khi bước vào phòng trưng bày có tên “Hồi niệm." Nơi đây lưu giữ những bức ảnh của 134 phóng viên chiến trường thuộc 11 quốc tịch đã chụp trong chiến tranh Việt Nam và tất cả đều đã hy sinh tại chiến trường Việt Nam và Đông Dương. Những bức ảnh đã phơi bày sự thật về mức độ tàn bạo nhất của cuộc chiến. Đây là quà tặng của nhân dân bang Kentucky, Mỹ gửi đến nhân dân Việt Nam. Khu vực tái hiện “Chuồng cọp Côn Đảo” cũng làm du khách rùng mình về cách mà những chiến sĩ cách mạng kiên trung nhất phải chịu đựng trong chế độ lao tù của giặc. Việc sưu tầm hiện vật cho bảo tàng cũng một công việc không kém phần quan trọng của các cán bộ bảo tàng. Nếu không được thuyết minh, du khách dễ dàng bỏ qua hiện vật là một cái ống cống to nặng trưng bày ở góc sân. Nhưng đó chính là ống cống mà ba em nhỏ trong một gia đình đã trốn vào đó trong vụ lính Mỹ thảm sát 21 người dân vô tội ở Thạnh Phong, tỉnh Bến Tre năm 1969. Ba em nhỏ đã bị lính Mỹ lôi ra giết dã man. Trên thành ống cống vẫn còn vết máu do bàn tay nhỏ xíu của một em nhỏ bám vào. Chỉ huy vụ đó là Bob Kerry, sau này là Thượng nghị sĩ Mỹ, bị báo chí Mỹ lên án rất nhiều. Bà Phạm Thị Lãnh (con ông Bùi Văn Vát, gia đình có năm người bị giết trong vụ đó) đã lưu giữ ống cống này. Cán bộ bảo tàng nhiều lần đến gặp để thương lượng mang ống cống về, nhưng bà Lãnh đều không chấp nhận. Mãi đến năm 2009, nhân ngày giỗ 40 năm sau vụ thảm sát, cán bộ bảo tàng về Bến Tre thắp hương, bà Lãnh mới mềm lòng chấp nhận cho mang ống cống về, chỉ nhận lại một bàn thờ. Nghe câu chuyện xúc động đó, rất nhiều du khách đã khóc. Tại bảo tàng có một phòng tranh thiếu nhi mang tên “Chiến tranh và hòa bình." Hàng năm, bảo tàng tổ chức cho các em thiếu nhi vẽ tranh với nhiều chủ đề tình yêu quê hương, đất nước, ông bà, cha mẹ... Những bức tranh đẹp nhất được lưu giữ nơi đây. Ước mơ của các em rất đơn giản đó là được sống trong đất nước hòa bình, được đi học và làm những điều mình yêu thích. Bước ra từ bảo tàng này không một du khách nào không nghẹn ngào mong ước về một nền hòa bình vĩnh cửu trên khắp thế giới. 4.4 Bảo tàng Lịch sử Việt Nam Bảo tàng lịch sử Việt Nam - thành phố Hồ Chí Minh được thành lập tháng 8 năm 1979. Tiền thân của bảo tàng này là “ Bảo tàng Blanchard de la Brosse” (từ 1929-1956) và “ Viện bảo tàng quốc gia Việt Nam tại Sài Gòn” (từ 1956-1975) với nội dung trưng bày chủ yếu về mỹ thuật cổ của một số nước châu Á. Sau ngày Miền Nam giải phóng, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - TP.HCM được thành lập theo quyết định 235/QĐ-UB 28.08.1979 của ủy Ban Nhân Dân TP.HCM. Hơn một phần tư thế kỷ hoạt động, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - TP.HCM đã sưu tầm được hơn 25.000 hiện vật. Xây dựng 10 kho bảo quản hiện vật, với diện tích 996 m2 . 17
  • 18. ĐÔNG NAM B :Ộ TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH D NG - BÌNH PH C - Đ NG NAI - BÀ R A - VŨNG TÀUƯƠ ƯỚ Ồ Ị Hiện nay bảo tàng đươc mở rộng thêm và thay đổi cơ bản về nội dung hoạt động thành một bảo tàng vừa mang tính lịch sử của dân tộc vừa thể hiện các đặc trưng văn hoá của các dân tộc phía Nam và văn hóa một số nước trong khu vực để phục vụ các đối tượng công chúng và phục vụ công tác nghiên cứu khoa học. Ngày 18 tháng 2 năm 1927, nhà sưu tầm cổ vật Holbé qua đời, để lại nhiều cổ vật trị giá 45.000 đồng bạc Đông Dương (là một số tiền lớn lúc bấy giờ). Để mua lại số cổ vật này, ngày 17 tháng 6 năm ấy, Hội Nghiên cứu Đông Dương đã tổ chức một cuộc họp bất thường, và cuối vào đi đến quyết định là: xin 5 hội viên hảo tâm cho mượn trước số tiền trên, đồng thời xin phép chính quyền cho mở cuộc lạc quyên số tiền ấy trong dân chúng (để trả lại), với cam kết là sẽ tặng lại nhà nước số cổ vật sau khi mua xong. Sau khi hoàn tất công việc trên, để có chỗ gìn giữ và trưng bày số vật của Holbé vừa mua được, cùng với nhiều cổ vật khác mà Hội đã có (nhờ thu mua hay được tặng), Hội đã đề nghị với chính quyền xây dựng Bảo tàng, và xin dành cho Hội một phòng làm trụ sở và thư viện của Hội (chứa trên 5.000 tác phẩm chuyên khảo về Đông Dương và Viễn Đông bằng các thứ tiếng). Thuận theo đề nghị, ngày 28 tháng 11 năm 1927, Thống đốc Nam Kỳ là Blanchard de la Brosse đã ký nghị định thành lập Bảo tàng Blanchard de la Brosse (kể từ đây có khi gọi là Bảo tàng) ở Sài Gòn, đặt dưới quyền kiểm soát trực tiếp của chính quyền Nam Kỳ, và thuộc quyền kiểm soát khoa học của Viện Viễn Đông Bác cổ. Ngày 8 tháng 6 năm 1928, viên Bảo thủ văn thư của Hội là Jean Bouchot được cử làm Giám thủ đầu tiên của Bảo tàng . Và ngày 1 tháng 1 năm 1929, chính quyền Nam Kỳ đã long trọng khánh thành Bảo tàng Blanchard de la Brosse. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Việt Nam chính thức phục hồi nền độc lập sau gần 100 năm Pháp thuộc. Ngày 20 tháng 10 năm ấy, Bộ Quốc gia Giáo dục nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra nghị định đổi tên các Học viện, Thư viện và Bảo tàng. Theo đó, Bảo tàng Blanchard de la Brosse được đổi tên là Gia Định Bảo tàng viện. Tuy nhiên, đó chỉ là lý thuyết vì ngày 23 tháng 9 năm 1945, quân Pháp đã tái chiếm Sài Gòn. Đến ngày 14 tháng 6 năm 1954, Bảo tàng được Bộ Quốc gia Giáo dục của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa tiếp thu trọn vẹn, sau khi 3 chuyên gia người Pháp rút về nước. Ngày 16 tháng 5 năm 1956, theo nghị định 321-GD/NĐ, đổi tên Bảo tàng là Viện bảo tàng Quốc gia Việt Nam thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Bảo tàng được được Chính quyền Cách mạng tiếp thu nguyên vẹn. Sau đó, vào ngày 26 tháng 8 năm 1979, ngành chức năng đã cho đổi tên là Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh. Sau đổi lại là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - Thành phố Hồ Chí Minh cho đến nay. Bảo tàng Blanchard de la Brosse được đặt tại một công thự nằm trong một khu vườn rộng lớn (trở thành Thảo Cầm Viên Sài Gòn năm 1864) ở phía đông thành Phiên An, gần dinh Tân Xá (do chúaNguyễn Ánh sai dựng để Giám mục Bá Đa Lộc làm nơi dạy dỗ Hoàng tử Cảnh). Công thự được xây theo lối kiến trúc “Đông Dương cách tân”, do kiến trúc sư người Pháp Delaval thiết kế, và do hãng thầu Etablissements Lamorte Saigon thực hiện trong ba năm:1926- 1927-1928. Khi khởi xây (1926), công thự này định làm Viện Triễn lãm Mễ cốc, sau định làm Viện Triễn Lãm Kinh Tế, nhưng cuối cùng lại quyết định làm Bảo tàng Blanchard de la Brosse. Phần giữa công thự có một khối bát giác (gợi nhớ quan niệm về bát quái của Kinh Dịch) có 2 nóc mái lợp ngó ống, có gắn vật trang trí hình phụng, hình rồng cách điệu. Trên cùng, là 4 quả cầu nhỏ dần và đặt chồng lên nhau. Vì vậy, có người cho rằng phần nóc mái này, mang nhiều yếu tố của kiến trúc cổ Trung Quốc. 18
  • 19. ĐÔNG NAM B :Ộ TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH D NG - BÌNH PH C - Đ NG NAI - BÀ R A - VŨNG TÀUƯƠ ƯỚ Ồ Ị Năm 1970, Bảo tàng được xây dựng thêm phần phía sau một dãy nhà do kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng thiết kế. Dãy nhà có hình chữ U, ở giữa là hồ cây cảnh lộ thiên, hai dãy nhà nối hai bên, sau cùng là dãy nhà ba tầng với hai lớp mái, có gắn đầu rồng kiểu gặm trang trí ở các góc mái. Nhờ các cửa đều hướng ra hồ cây cảnh, nên phòng trưng bày khá thoáng mát và sáng sủa. Trước 1975, hai bên cửa chính Bảo tàng có đắp nổi đôi câu đôi chữ Hán, nhưng sau đó đã bị đập bỏ. Đôi câu đối ấy như sau: Á Đông cổ động mỹ huật kê thực học, Việt Nam nhân chủng bác kỳ quan. Tạm dịch là: Á Đông cổ khí mỹ thuật kê cứu thực học, Việt Nam nhân chủng bác vật được nhiều kỳ quan. Bảo tàng mở cửa tiếp đón công chúng lần đầu tiên vào ngày 1 tháng 1 năm 1929. Buổi đầu, Bảo tàng chỉ có 2.893 cổ vật, đến những năm cuối thế kỷ 20, bảo tàng đã có hơn 16.000 hiện vật rất có giá trị… Ngoài ra, bảo tàng còn có trên 25.000 sách báo và tài liệu, cũng rất có giá trị cho công việc nghiên cứu các ngành khảo cổ học, dân tộc học, sử học, bảo tàng học... 4.5 Địa đạo Củ Chi Địa đạo Củ Chi là một hệ thống phòng thủ trong lòng đất ở huyện Củ Chi, cách Thành phố Hồ Chí Minh 70 km về hướng tây-bắc. Hệ thống này đượcMặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đào trong thời kỳ Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam. Hệ thống địa đạo bao gồm bệnh xá, nhiều phòng ở, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc, hệ thống đường ngầm dưới lòng đất. Hệ thống địa đạo dài khoảng 200 km và có các hệ thống thông hơi vào các vị trí các bụi cây. Địa đạo Củ Chi được xây dựng trên vùng đất được mệnh danh là "đất thép", nằm ở điểm cuối Đường mòn Hồ Chí Minh. Trong Chiến dịch Tết Mậu Thân 1968, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã sử dụng hệ thống địa đạo này để tấn công Sài Gòn. Địa đạo Củ Chi là cách gọi chung của các hệ thống địa đạo khác nhau, được hình thành từ khoảng thời gian 1946-1948, trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Thời gian này, quân dân hai xã Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An đã đào những đoạn hầm ngắn, cấu trúc đơn giản dùng để ẩn nấp, cất giấu tài liệu, vũ khí. Cũng có ý kiến cho rằng việc đào địa đạo khởi đầu do dân cư khu vực này tự phát thực hiện vào năm 1948. Cư dân khu vực đã đào các hầm, địa đạo riêng lẻ để tránh các cuộc bố ráp càn quét của quân đội Pháp và để cung cấp nơi trú ẩn cho quân Việt Minh. Mỗi làng xây một địa đạo riêng, sau đó do nhu cầu đi lại giữa địa đạo các làng xã, hệ thống địa đạo đã được nối liền nhau tạo thành một hệ thống địa đạo liên hoàn, phức tạp, về sau phát triển rộng ra nhiều nơi, nhất là 6 xã phía Bắc Củ Chi và cấu trúc các đoạn hầm, địa đạo được cải tiến trở thành nơi che giấu lực lượng, khi chiến đấu có thể liên lạc, hỗ trợ nhau. Trong thời gian 1961-1965, các xã phía Bắc Củ Chi đã hoàn thành tuyến địa đạo trục gọi là "xương sống", sau đó các đoàn thể, cơ quan, đơn vị phát triển địa đạo nhánh ăn thông với tuyến trục hình thành những địa đạo liên hoàn giữa các ấp, các xã và các vùng. Bên trên mặt đất, quân dân Củ Chi còn đào cả một vành đai giao thông hào chằng chịt nối kết với địa đạo, lúc này địa đạo chiến đấu cũng được đào chia thành nhiều tầng, nhiều ngõ ngách. Ngoài ra, bên trên địa đạo còn có rất nhiều ụ chiến đấu, bãi mìn, hố đinh, hầm chông... được bố trí thành các cụm liên hoàn tạo ra trận địa vững chắc trong thế trận chiến tranh du kích, gọi là xã chiến đấu. Đến năm 1965, có khoảng 200 km địa đạo đã được đào. Về quy mô, hệ thống địa đạo có tổng chiều dài toàn tuyến là trên 200 km, với 3 tầng sâu khác nhau, tầng trên cách mặt đất khoảng 3 m, tầng giữa cách mặt đất khoảng 6 m, tầng dưới cùng sâu hơn 12 m. Lúc này, địa đạo không chỉ còn là nơi trú ẩn mà đã trở thành nơi sinh sống, cứu thương, hội họp, kho chứa vũ khí... 19
  • 20. ĐÔNG NAM B :Ộ TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH D NG - BÌNH PH C - Đ NG NAI - BÀ R A - VŨNG TÀUƯƠ ƯỚ Ồ Ị Địa đạo được đào trên một khu vực đất sét pha đá ong nên có độ bền cao, ít bị sụt lở. Hệ thống địa đạo nằm sâu dưới lòng đất, có thể chịu được sức công phá của các loại bom tấn lớn nhất của quân đội Mỹ. Không khí được lấy vào địa đạo thông qua các lỗ thông hơi. Các khu vực khác nhau của địa đạo có thể được cô lập khi cần. Ðường hầm sâu dưới đất từ 3 - 8m, chiều cao chỉ đủ cho một người đi lom khom. Căn hầm đầu tiên ở ngay bìa rừng có giếng ngầm cung cấp nguồn nước uống và sinh hoạt cho toàn khu vực địa đạo. Hệ thống địa đạo gồm 3 tầng, từ đường "xương sống" toả ra vô số nhánh dài, nhánh ngắn ăn thông nhau, có nhánh trổ ra tận sông Sài Gòn. Tầng một cách mặt đất 3m, chống được đạn pháo và sức nặng của xe tăng, xe bọc thép. Tầng 2 cách mặt đất 5m, có thể chống được bom cỡ nhỏ. Còn tầng cuối cùng cách mặt đất 8-10m. Ðường lên xuống giữa các tầng hầm được bố trí bằng các nắp hầm bí mật. Bên trên nguỵ trang kín đáo, nhìn như những ụ mối đùn, dọc đường hầm có lỗ thông hơi. Liên hoàn với địa đạo có các hầm rộng để nghỉ ngơi, có nơi dự trữ vũ khí, lương thực, có giếng nước, có bếp Hoàng Cầm, có hầm chỉ huy, hầm giải phẫu... Còn có cả hầm lớn, mái lợp thoáng mát, nguỵ trang khéo léo để xem phim, văn nghệ. Cuộc sống dưới địa đạo thiếu ánh sáng, ẩm ướt và nóng bức và điều kiện vệ sinh kém nên hầu như đa số những người sống ở địa đạo đều bị ký sinh trùng, bạc da và các bệnh về xương. Ngoài ra, việc thiếu thốn lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm cũng là vấn đề lớn nhất của cư dân địa đạo. Ngày nay, địa đạo Củ Chi còn khoảng 120 km được bảo vệ và đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn cho du khách đến thăm Thành phố Hồ Chí Minh. Du khách, đặc biệt là cựu chiến binh, thường chọn điểm thăm quan này khi đến thăm Thành phố Hồ Chí Minh. Du khách được trải nghiệm cuộc sống dưới địa đạo như những cư dân thực thụ trước đây (được thăm quan, ăn uống những món ăn của cư dân địa đạo trước đây). Khu địa đạo Bến Dược (thuộc ấp Phú hiệp, xã Phú Mỹ Hưng - huyện Củ Chi) đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử quốc gia. Hệ thống địa đạo Bến Đình (thuộc xã Nhuận Đức - căn cứ của Huyện ủy Củ Chi trong thời kỳ kháng chiến) cũng được xếp hạng di tích lịch sử quốc. 4.6 Chùa Vĩnh Nghiêm Chùa Vĩnh Nghiêm là một ngôi chùa lớn tọa lạc trong một khuôn viên khá rộng (6.000 m²) tại số 339, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là ngôi chùa có kiến trúc cổ truyền nhưng được xây dựng bằng chất liệu hiện đại. Công trình cao nhất trong chùa là ngọn tháp 7 tầng, cao 40 m, nổi bật từ xa. Chùa có một cửa tam quan lớn dẫn vào sân, từ đây có thể thấy ngôi chùa có một tầng lầu và một tầng trệt. Tầng trệt có hai phần: phần ngoài, dưới sân thượng, cao 3,20 m; phần trong, dưới phật điện cao 4,20 m. Tầng trệt được chia là nhà thờ tổ, giảng đường, văn phòng, thư viện, lớp học, phòng học, phòng tăng... Từ dưới sân có ba cầu thang rộng, gồm 23 bậc, dẫn lên tầng trên. Ở đây có một sân thượng rộng khoảng 10 mét. Phía tay phải có một gác chuông. Từ sân thượng lên tiếp mấy bậc thềm nữa là tới Bái điện, một tòa dài 35 m, rộng 22 m và cao 15 m. Chùa Vĩnh Nghiêm chỉ thờ ba bức tượng: Phật Thích ca mâu ni và hai vị Bồ Tát Văn-thù- sư-lợi, Đại Hạnh Phổ Hiền[1] . Bàn thờ được thiết lập ở bửu điện: chính giữa là Phật Thích Ca, bên trái có Văn Thù Bồ Tát và bên phải là Phổ Hiền Bồ Tát. Những bức tượng này tương đối cao lớn, đường bệ, tương hợp thống nhất trong không gian chùa cao rộng. Ở hàng hiên lối vào chính điện, mỗi bên có một pho tượng Kim Cương Hộ Pháp khá lớn. Hằng năm, vào ngày mùng 8 tháng 12 âm lịch, ngày đức Phật thành đạo, chùa Vĩnh Nghiêm đều tổ chức trọng thể lễ húy nhật Hòa Thượng Thích Thanh Hanh (1838-1936), cố Thiền 20
  • 21. ĐÔNG NAM B :Ộ TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH D NG - BÌNH PH C - Đ NG NAI - BÀ R A - VŨNG TÀUƯƠ ƯỚ Ồ Ị gia pháp chủ Phật giáo Bắc Việt, được tôn xưng là tổ Vĩnh Nghiêm, có công rất lớn trong công cuộc chấn hưng Phật giáo vào những năm đầu thế kỷ 20. Năm 1964, hai hoà thượng Thích Tâm Giác và Thích Thanh Kiểm từ Bắc vào Nam truyền bá Phật giáo và đã cho xây chùa Vĩnh Nghiêm. Họ lấy nguyên mẫu thiết kế từ một ngôi chùa gỗ cùng tên ở xã Đức La, tổng Trí Yên, phủ Tạng Giang, tỉnh Bắc Giang, kiến lập từ đời vua Lý Thái Tổ, vốn là trung tâm truyền bá Phật giáo của Thiền phái Trúc Lâm. Người vẽ kiểu cho công trình là kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng, người đầu tiên sử dụng vật liệu hiện đại nhưng giữ nguyên những giá trị kiến trúc chùa Việt Nam truyền thống, có sự cộng tác của các ông Lê Tấn Chuyên và Cổ Văn Hậu. Kỹ sư Bùi Văn Tố thiết kế kỹ thuật và ban kiến thiết miền Vĩnh Nghiêm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất điều hành thực hiện xây dựng công trình. Chùa được khởi công năm 1964 tại khu sình lầy bên cạnh rạch sông Thị Nghè cũ. Trong quá trình thi công, phải đổ thêm 40.000 m³ đất lấp sình lầy. Công trình được hoàn thành về cơ bản vào năm 1971, gồm Phật điện, Bảo tháp và cơ sở văn hóa xã hội. Tiền xây dựng được lấy từ đóng góp công đức của chư tôn Hòa Thượng, chư Thượng tọa, Đại đức Tăng, Ni và Phật tử, chủ yếu có nguyên quán Bắc Việt sống tại miền Nam. Năm 1982, chùa xây thêm Bảo tháp Xá Lợi Cộng Đồng, hoàn thành năm 1984. Tháp cũng được xây theo một kiểu khá độc đáo. Có các cầu thang từ sân dẫn lên tháp. Đây là nơi để lọ đựng tro thi hài người chết mà thân nhân của họ giữ ở chùa. Tháp Đá gồm 7 tầng cao 14 m của chùa được hoàn thành vào ngày 27 tháng 12 năm 2003, được coi là tháp đá cao nhất và công phu nhất Việt Nam Chùa Vĩnh Nghiêm giữ nét kiến trúc xưa với hàng mái ngói đao thẳng cong hai tầng ngay cổng tam quan; mái chùa với những lối đi nối qua khoảng sân đến toà nhà chính và màu sắc theo đúng đặc điểm của kiến trúc truyền thống Việt Nam. Những công trình chạm khắc gỗ ở đây có bao lam tứ linh, bao lam cửu long và đặc biệt là có các phù điêu trên các hương án chạm các ngôi chùa danh tiếng tại Việt Nam và một số nước châu Á. Toàn thể Phật điện gồm ba lớp: Bái Điện, Bản Điện và Địa Tạng Đường kiến trúc theo kiểu chữ công. Các góc mái chùa đều uốn cong theo kiểu chùa miền Bắc: mái trước chồng diêm. Chính giữa đỉnh nóc có Bánh xe pháp luân và các góc có hình đầu phượng. Tính đột phá trong kiến trúc ở chùa Vĩnh Nghiêm là việc sử dụng vật liệu bê tông, cốt thép trong một kết cấu hoàn toàn mới so với việc xây dựng chùa trước đó. Kết cấu này mang lại vẻ bề thế vững chãi, mọi chi tiết đều tôn nên sự uy nghi, rộng lớn. Kiến trúc sư Khương Văn Mười đã đánh giá "Đi tìm một bản sắc không phải là đơn giản, đây là sự cố gắng rất lớn của Nguyễn Bá Lăng..." Có người còn nhận xét phong cách kiến trúc và việc sử dụng chất liệu mới của Nguyễn Bá Lăng trong chùa Vĩnh Nghiêm đã đặt nền móng cho một quan niệm mới: giá trị truyền thống không nằm trong sự lặp lại mà trong sự cách tân sáng tạo. 4.7 Cần Giờ Cần Giờ được mệnh danh là “một vùng đất của biển, của rừng”.Với lịch sử hào hùng trong hơn 300 năm hình thành và phát triển cùng những kỳ tích oanh liệt trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, con người cần giờ bên bỉ như cây đước cây bần cắm sâu bộ rễ chắc khỏe vào lòng đất mặn để chắt chiu từng giọt khoáng chất nuôi sống màu xanh quê hương ngày càng tươi đẹp hơn. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới xích đạo, với hướng gió chính là gió Tây nam, mùa mưa bắt đầu muộn và kết thúc sớm hơn so với các vùng khác trong thành phố Hồ Chí Minh. Đây là yếu tố rất thuận lợi cho du khách đến thăm quan và du lịch Cần Giờ quanh năm. 21
  • 22. ĐÔNG NAM B :Ộ TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH D NG - BÌNH PH C - Đ NG NAI - BÀ R A - VŨNG TÀUƯƠ ƯỚ Ồ Ị Địa danh vùng Tam thôn Hiệp, Thạnh An, vịnh Gành Rái, Giồng an…đều gắn liền với những câu chuyện về cuộc chạy trốn trước cuộc khởi nghĩa Tây Sơn của Nguyễn Ánh, hay những chiến công của người dân Cần Giờ trong kháng chiến cứu nước. Ghi nhớ công ơn của các bậc tiền nhân khai hoang mở đất, tạo lập thổ cư, đồng ruộng trên vùng đất ven biển phát triển đến ngày nay. Căn cứ Rừng Sác. Căn cứ Rừng Sác đã được công nhận là Di sản cấp quốc gia vào ngày 15/12/2004. Đặc điểm: Biển bùn: biển Cần Giờ dài hơn 20 km, có màu nước đục do phù sa bồi đất sét bùn, nhưng rất sạch. Vì thế Cần Giờ là một trong những vùng biển bùn tiêu biểu của Việt Nam. Khu dụ trữ sinh quyển Cần Giờ. Được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển của thế giới vào ngày 21/1/2000. Đặc điểm: vùng ngập mặn Cần Giờ có diện tích lớn hơn 38000 ha, chiếm hơn ½ diện tích Cần Giờ. Nơi đây được coi là lá phổi xanh của thành phố, là vùng kinh tế trọng điểm phía nam đất nước về du lịch sinh thái, môi trường quan trọng trong việc điều hòa khí hậu hạn chế xói mòn làm màu mỡ đất, hạn chế ô nhiễm môi trường nước và không khí. Các loại cây phổ biến ở đây là: cây đước, cây bần, chà là, cây mắm, cây dà… Khu dụ trữ sinh quyển Cần Giờ là một trong 368 khu dự trữ sinh quyển trên thế giới, trải dài trên 91 quốc gia. Khu du lịch đảo Thạnh An. Là hòn đảo nhỏ nằm giữa sông và biển. Nơi đây có núi đá Giồng Chùa là núi duy nhất ở thành phố Hồ Chí Minh có thắng cảnh đẹp, nhìn từ xa nó như hòn non bộ ở biển khơi không bị ngập nước và ảnh hưởng của thủy triều. Thổ nhưỡng: đất nâu vàng. Đất nơi đây là điều kiện tốt nhất để phát triển rừng cây lá rộng. Đặc sản Cần Giờ Xoài cát Cần Giờ, xoài cát trắng là hai loại trái cây ngon phổ biến ở cần giờ chiếm hơn 80% sản lượng. ngoài ra còn có xoài thơm , xòai cát chu. Xoài ở đây tập trung tại xã Long Hòa, thị trấn Cần Thạnh. Ngoài ra còn có mãng cầu cần giờ được thu hoạch vào tháng 7 âm lịch. Mãng cầu có vị ngọt, vỏ xanh đậm đà, mang hương vị đặc trưng của vùng đất cát ven biển. Thủy sản Địa sâm, vòm xanh, cá khoai, cá dứa, cá nâu, cua, ghẹ, tôm sú, sò huyết, nghêu, hàu, cá ngát, cá chìa vôi. Thủy sản được nuôi tại những nơi thuộc địa phận xã Long Hòa, Thạnh An, Lý Nhơn, Bình Khánh, An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp thị trấn Cần Thạnh. Món ngon Cần Giờ - Sò huyết giò Cần Giờ. - Sò tái thái tại nhà hàng duyên hải Cần Giờ. - Tôm chiên xù - Vòm xanh cần giờ hấp. - Cá ngát, cá khoai Cần Giờ chiên xù. - Cá mao ếch nướng. - Cơm niêu Cần Giờ. - Ốc mỡ Cần Giờ hấp 22
  • 23. ĐÔNG NAM B :Ộ TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH D NG - BÌNH PH C - Đ NG NAI - BÀ R A - VŨNG TÀUƯƠ ƯỚ Ồ Ị - Cơm nắm cá khô Cần Giờ. Một số địa chỉ ẩm thực tại Cần Giờ - Nhà hàng Hàng Dương: Khu nghỉ mát 30/4 - Nhà hàng Phi Lao: Khu nghỉ mát 30/4 - Nhà hàng Hồng Phát: Khu nghỉ mát 30/4 - Nhà hàng Nam Kỳ quán: Đường Phan Đức. - Nhà hàng Sao Biển: Đường Duyên Hải. - Quán Rừng: 1/76 Ấp Long Thạnh,Long Hòa - Quán Ngọc Thoa I: Ấp Đồng Tranh - Quán Ngọc Thoa II: Ấp Long Thạnh 4.8 Chợ Bến Thành Chợ Bến Thành là một trong những địa điểm tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh. Trong nhiều trường hợp, hình ảnh khu cửa nam ngôi chợ này được xem là biểu tượng của thành phố. Nguyên thủy, chợ Bến Thành đã có từ trước khi người Pháp xâm chiếm Gia Định. Ban đầu, vị trí của chợ nằm bên bờ sông Bến Nghé, cạnh một bến sông gần thành Gia Định (bấy giờ là thành Quy, còn gọi là thành Bát Quái). Bến này dùng để cho hành khách vãng lai và quân nhân vào thành, vì vậy mới có tên gọi là Bến Thành, và khu chợ cũng có tên gọi là chợ Bến Thành. Chợ Bến Thành thời kỳ đầu được xây bằng gạch, sườn gỗ, lợp tranh, được mô tả như là "phố chợ nhà cửa trù mật ở dọc theo bến sông. Chỗ đầu bến này có lệ đến đầu mùa xuân gặp ngày tế mạ, có thao diễn thủy binh, nơi bến có đò ngang chở khách buôn ngoài biển lên. Đầu phố phía Bắc là ngòi Sa ngư, có gác cầu ván ngang qua, hai bên nách cầu có dãy phố ngói, tụ tập trăm thứ hàng hóa, dọc bến sông ghe buôn lớn nhỏ đến đậu nối liền"[1] . Tuy nhiên, saucuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi (1833-1835), thành Quy bị triệt hạ, phố chợ Bến Thành cũng không còn sầm uất như trước. Trước khi Pháp đánh chiếm Gia Định, khu vực xung quanh thành Gia Định (bấy giờ là thành Phụng) mới chỉ có 100 ngàn dân và chợ Bến Thành là nơi đông đúc nhất. Cạnh khu chợ, dọc theo bờ sông Bến Nghé, các ghe thương thuyền thường đậu chen chúc nhau, tạo thành một thành phố nổi trên mặt nước. Tuy nhiên, khi ấy khu họp chợ trên bến mới chỉ là một dãy nhà trống lợp ngói. Tháng 2 năm 1859, Pháp chiếm thành Gia Định và hai ngày sau, các binh lính người Việt đã tổ chức hỏa công thiêu rụi cả thành phố, tất nhiên chợ Bến Thành cũng bị thiêu hủy. Sau khi đã vững chân trên mảnh đất Nam Kỳ, năm 1860, người Pháp đã cho cho xây cất lại chợ Bến Thành ở địa điểm cũ (thời Việt Nam Cộng hòa là địa điểm Tổng Ngân khố, nay là Trường đào tạo cán bộ ngân hàng trên đường Nguyễn Huệ). Ngôi chợ được xây cất bằng cột gạch, sườn gỗ, và lợp lá. Đến tháng 7 năm 1870, chợ bị cháy mất một gian, phải xây cất lại bằng cột gạch, sườn sắt, lợp bằng ngói, tất cả có năm gian: gian thực phẩm, gian hàng cá, gian hàng thịt, gian hàng ăn uống và gian hàng tạp hóa. Trong năm gian hàng này, chỉ có gian hàng thịt được lợp bằng tôn, nền lót đá xanh. Thời đó, khu chợ được xây dựng bên bờ phía nam một con kênh, được gọi là Kinh Lớn. Phía trước chợ, dọc bờ kênh là một con đường được người Pháp đặt tên là đường Charner, hay một tên gọi khác là đường Quảng Đông (Rue de Canton), bởi đa số người Hoa làm nghề buôn bán ở đây đều là người Quảng Đông. Phía đối diện bờ kênh là đường Rigault de Genouilly. Do vị trí nằm giao điểm của khu đô thị và hợp lưu của hai tuyến đường thủy là kênh Lớn và rạch Cầu Sấu (nay là đường Hàm Nghi), ghe thuyền có thể cập bến và đổ người lên chợ bất cứ ở phía bên này hay bên kia. Còn người bên đất liền muốn qua chợ thì có thể đi qua những chiếc cầu gỗ xinh xắn, do đó chợ Bến Thành luôn luôn nhộn nhịp. 23