SlideShare a Scribd company logo
1 of 38
VĂN MINH KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B
LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
Nhóm 3: Nguyễn Thị Cúc
Hoàng Thanh Hiền
Trần Đức Hiếu
Lê Đình Huy
Bùi Đức Mạnh
Hoàng Phương Thảo
Đông Nam Á
 Khái niệm “Đông Nam Á”
• Trong buổi đầu của lịch sử, người Đông Nam Á chưa nhận thức
được tính khu vực của mình. Mà các nhận thức đó đến từ bên
ngoài: Người Nhật gọi Đông Nam Á là “Nan Yo”, người Trung
Quốc gọi là Nam Phương, người Ấn Độ gọi là “Suvarnabhumi”
(đất vàng) hay “Suvarnadvipa” (đảo vàng).
• Danh từ “Đông Nam Á” chỉ xuất hiện sau Chiến tranh thế giới
thứ hai khi các nước đế quốc thấy rằng cần phân biệt Đông
Nam Á với các khu vực khác trong việc hoạch định chính sách.
• Đông Nam Á là một khu vực vì có nét tương đồng về điều kiện
tự nhiên, lịch sử, văn hóa
 Đông Nam Á ngày nay
• Diện tích khoảng 4,523,000 km²
• Gồm 11 quốc gia: Brunei,
Campuchia, Đông Timor, Indonesia,
Lào, Malaysia, Myanma, Philippines,
Singapore, Thái Lan và Việt Nam
• Dân cư: khoảng gần 570,000,000
người (tính đến năm 2009).
• Đông Nam Á nằm ở phía Đông Nam
của châu Á,nơi tiếp giáp giữa Thái Bình
Dương và Ấn Độ Dương ,nằm trong khu
vực nội chí tuyến nhiệt đới ẩm gió mùa
Châu Á
• Là cầu nối giữa lục địa Á-Âu với lục địa
Auxtralia
• Nằm trên con đường hàng hải từ Ấn Độ
Dương tới Trung Quốc , là đầu nút của
con đường xuyên Á-Âu , là nơi giao
thoa giữa các nền văn hóa lớn , là nơi
các cường quốc thường cạnh tranh ảnh
hưởng.
Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B
 Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á
 Sơ lược tiến trình lịch sử Đông Nam Á
 Những thành tựu tiêu biểu của văn minh Đông Nam Á
 Những đặc trưng cơ bản của văn minh Đông Nam Á
Nội dung chính:
Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B
Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B
I – CƠ SỞ HÌNH THÀNH
Điều kiện tự nhiên
Nền tảng văn hóa
Tiếp thu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ
và Trung Quốc
Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B
Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B
 Đông Nam Á bao gồm một quần thể
các đảo, bán đảo và quần đảo, các
vịnh, biển chạy dài từ Thái Bình
Dương đến Ân Độ Dương
 Nơi giao nhau của nhiều mảng địa
chất có núi lửa và động đất hoạt
động mạnh
 Mười một quốc gia Đông Nam được
chia thành 2 khu vực:
+ Đông Nam Á lục địa (bán đảo
Trung Ấn)
+ Đông Nam Á hải đảo (quần đảo
Mã Lai)
 Trong 11 nước Đông Nam Á, thì có
10 quốc gia có hải giới, trừ Lào.
Philippines và Singapore là 2 nước
trong khu vực này không có địa giới
chung với bất kỳ quốc gia nào.Địa hình Đông Nam Á nhìn từ vệ tinh
 Đông Nam Á lục địa có mạng lưới sông ngòi dày đặc
 Các sông lớn có giá trị kinh tế cao ảnh hưởng đến toàn khu vực là:
Sông Mêkông bắt nguồn từ Đông Trung Quốc qua nhiều quốc gia
và chảy suốt đến biển Đông, sông Hồng ở Bắc Việt Nam, sông
Salween và sông Irrawaddy ở Myanmar, sông Chaophraya ở Thái
Lan
 Những dòng sông lớn này có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống của
cư dân Đông Nam Á. Lượng mưa lớn và lượng nước dồi dào từ
các con sông đã giúp cho phát triển nông nghiệp cực thịnh góp
phần tạo nên nền văn minh lúa nước đặc sắc.
Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B
Sông Mê Kông Sông Salween
Sông Irrawaddy Sông Chaophraya
Sông Hồng
Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B
 Khoáng sản có đủ loại: sắt, niken, đồng, vàng, bạc, thiếc, kẽm, chì,
vonfam... Được phân bố tương đối đồng đều
Khoáng sản Đông Nam Á
 Rừng có khá nhiều và được chia thành nhiều loại: rừng xích đạo đầm lầy,
rừng mưa , rừng nhiệt đới, rừng xavan. Rừng trở thành nguồn tài nguyên
giàu có của Đông Nam Á
Rừng mưa Rừng nhiệt đới
Rừng xavan
Hồ tiêu Sa nhân Hồi
Quế Đàn hương Trầm hương
Voi
Heo vòi
Tê giác
Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B
 Toàn vùng Đông Nam Á thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm,
mỗi năm có hai mùa rõ rệt: mùa khô mát, và mùa mưa nóng và ẩm. Đặc
biệt khu vực Đông Nam Á có độ ẩm cao nhất thế giới. Tiềm năng nhiệt ẩm
giàu có là nguồn sinh lực dồi dào cho sự phát triển của nông nghiệp và
chăn nuôi.
 Chế độ gió mùa là đặc trưng
quan trong nhất của khí hậu
Đông Nam Á.
 Ảnh hưởng của gió mùa và
biển , được địa hình hỗ trợ
thêm, đã đem lại cho toàn
khu vực Đông Nam Á một
lượng mưa trung bình lớn
hơn các khu vực ở trên cùng
môt vĩ độ của châu Phi và
châu Mĩ.
Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B
Nhìn chung, những điều kiện tự nhiên của
Đông Nam Á thuận lợi cho đời sống con người
ở đây trong những thời kỳ đầu tiên . Những
mùa mưa ổn định và nhiệt độ cao quanh năm
những không quá gay gắt , địa bàn sinh tụ
nhỏ nhưng hết sức đa dạng , có nhiều rừng ,
suối ,núi đồi , đồng bằng , biển đảo , …đã tạo
nên những không gian và điều kiện sống lí
tưởng cho con người . Đó là lí do giải thích về
sự có mặt của con người ở khu vực Đông Nam
Á rất sớm .
Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B
Đông Nam Á được các nhà khoa học coi là một trong những cái nôi của nhân loại.
• Người ta đã tìm được những dấu
vết khảo cổ học thể hiện quá
trình chuyển biến từ vượn thành
người.
• Ngoài di cốt vượn người, những
di cốt người cổ và người tinh
khôn cũng được tìm thấy ở nhiều
nơi của Đông Nam Á
Các hóa thạch gốc của Pithecanthropus
erectus (nay là Homo erectus) tìm thấy
tại Java năm 1891.
Đông Nam Á là khu vực
có con người cư trú liên
tục trong các thời kì lịch
sử
Môngôlôit (da vàng) Ôxtralôit (da đen)
Tiểu chủng Đông Nam Á
Anh-đô-nê-diêng
• Mang nhiều đặc điểm
của Ôxtralôit
• Cư trú chủ yếu ở vùng
Tây Nguyên (VN) và
vùng rừng núi của các
nước hải đảo
Nam Á
• Mang nhiều đặc điểm
của Môngôlôit
• Thuộc phần lớn cư
dân Đông Nam Á, cư
trú chủ yếu ở đồng
bằng và ven biển
Nguồn gốc các dân tộc Đông Nam Á
Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B
Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B
 Trước khi chịu những tác động sớm nhất của các nền văn hóa bên ngoài thì
khu vực Đông Nam Á đã có một nền văn hóa riêng của mình. Nền văn hóa
đó có cội nguồn chung từ thời tiền sử và sơ sử.
• Cư dân Đông Nam Á có những nét chung
thông nhất về văn hóa vì dân cư ở đây có
chung một nền tảng văn hóa Nam Á lấy
nông nghiệp trồng lúa nước làm trung tâm
của mọi hoạt động kinh tế.
• Cùng với việc trồng lúa nước, người ta còn
thuần dưỡng trâu bò làm sức kéo.
• Sống ở vùng sông nước nhiệt đới gió mùa
này, cư dân Đông Nam Á đã biết làm thuyền
từ rất sớm, có thể cùng lúc khi con ngườu
xuống cư ngụ dưới đồng bằng. Họ dùng
thuyền vượt biển và đi xa hơn để giao lưu,
trao đổi về kinh tế và văn hóa.
 Dựa trên đời sống nông nghiệp, cư dân Đông Nam Á có sự gần gũi
nhau về văn hóa
• Ngôi nhà sàn với quy mô khác
nhau được phát triển phổ biến ở
nhiều dân tộc của ĐNA là một
phát minh phù hợp với những
đặc điểm địa lý, khí hậu và sinh
hoạt kinh tế trong khu vực.
• Tổ chức xã hội: cư dân định cư
lấy làng mạc làm cơ sở, cộng
đồng thôn xóm là đơn vị xã hội
quan trọng nhất và là nơi duy trì
được nhiều truyền thống dân
chủ, gia đình được tổ chức theo
mẫu hệ, trong đó người phụ nữ
có vai trò cao trong xã hội.
Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B
Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B
 Là khu vực nằm cạnh hai nền văn minh lớn và lâu đời là Ấn Độ và
Trung Quốc, nên trong quá trình hình thành và phát triển , các nước
ĐNA đã tiếp nhận ảnh hưởng của hai nền văn minh này
• Những ảnh hưởng của Ấn Độ và
Trung Quốc diễn ra trên nhiều lĩnh
vực như : chữ viết, văn học, tôn giáo,
nghệ thuật, cách thức tổ chức quản lí
nhà nước...
• Con đường ảnh hưởng: buôn bán,
truyền giáo và chiến tranh.
Không thể không thừa nhận những ảnh hưởng sâu đậm của Ấn Độ và
TQ đối với văn minh ĐNA. Nhưng điều quan trọng là cư dân ĐNA đã
biết tiếp thu một cách có chọn lọc trên cở sở nền tảng và truyền thống
đã có để xây dựng cho mình những cấu trúc chính trị, xã hội và văn
hóa thích hợp, làm nên bản sắc đa dạng của mình, xong vẫn có những
nét tương đồng giữa các nước trong khu vực.
Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B
II – SƠ LƯỢC TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ ĐÔNG NAM Á
 Thời kì hình thành các
vương quốc cổ
 Thời kì hình thành các
quốc gia phong kiến
Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B
 Thời kì hình thành các vương quốc cổ
 Đông Nam Á đã có người cư trú từ thời tiền sử.
 Các vương quốc cổ có thể được chia thành hai nhóm khác biệt:
• Nhóm thứ nhất là các vương quốc trồng trọt.
• Nhóm thứ hai là các quốc gia gần biển dựa vào hoạt
động thương mại hàng hải
Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B
 Văn Lang
 Phù Nam
 Chân Lạp
 Lâm Ấp
 Dvaravati
 Pyu
 Pan Pan - Langkasuka – Malayu
 Sailendra
 Medang
Từ thế kỷ 7 TCN, tại khu vực ngày nay là miền Bắc
Việt Nam đã hình thành vương quốc Văn Lang của
tộc người Lạc Việt, và kế tiếp là vương quốc Âu
Lạc vào giữa thế kỷ 3 TCN dựa vào sự kết hợp giữa
tộc người Lạc Việt và tộc người Âu Việt, đây là hai
nhà nước về nông nghiệp. Văn Lang được xem là
nhà nước đầu tiên của Việt Nam ngày nay.
Vương quốc này nằm hạ lưu sông Mekong, trải dài
trên vùng đất ngày nay là miền Nam Việt
Nam, Campuchia và miền Nam Thái Lan. Đây là quốc
gia của tộc người Nam Đảo hình thành từ thế kỷ 1,
chịu ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ, là một nhà
nước mạnh về thương mại và hàng hải. Tới thế kỷ 7
Phù Nam suy yếu và bị nước Chân Lạp thôn tính.
Người Khmer đã xây dựng nên nhà nước Chân Lạp
vào khoảng thế kỷ 5 tại khu vực ngày nay là miền
Nam nước Lào, ban đầu là một tiểu quốc chư hầu
của Phù Nam, tới thế kỷ 7 họ đã phát triển hùng
mạnh lên và đánh bại và thôn tính Phù Nam. Cũng
như Văn Lang của người Việt, Chân Lạp được xem
là nhà nước đầu tiên của người Khmer
Năm 192, tại khu vực ngày nay là miền Trung Việt
Nam, người Chăm đã thành lập nên nhà nước đầu
tiên của họ mà sử sách Trung Hoa gọi là Lâm Ấp
(Linyi), tiếp nối là vương quốc Champa chịu nhiều
ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ. Từ thế kỷ 10 đến
thế kỷ 17, sau các cuộc Nam tiến của người Việt ở
phía bắc họ đã hoàn toàn bị sát nhập vào lãnh thổ
của người Việt
Thế kỷ 6, người Môn ở dọc lưu vực sông Menam
miền nam Thái Lan ngày nay đã xây dựng nên
nhà nước Dvaravati. Dvaravati được xem là một
nước chư hầu của đế quốc Phù Nam
Từ thế kỷ 3, tại khu vực miền Trung Myanma xuất
hiện các thị quốc của người Pyu. Đây là các xứ
theo Phật giáo Thượng tọa bộ. Pyu được xem là
nhà nước đầu tiên của Myanma ngày nay. Pyu
tồn tại đến thế kỷ 9 thì bị vương quốc
Pagan của người Miến nổi lên xâm chiếm.
Từ khoảng thế kỷ 2, người Nam Đảo ở bán đảo
Mã Lai, đảo Sumatra đã xây dựng nên 3 nhà
nước Panpan, Langkasuka và Malayu. Đây là các
nhà nước tiền thân của đế chế Srivijaya sau này
Vào thế kỷ 7, tại miền trung
đảo Java thuộc Indonesia ngày nay hình thành
nên nhà nước Phật giáo Sailendra, vua Sailendra
đã cho xây dựng ngôi chùa Phật giáo nổi
tiếng Borobudur vào năm 792. Sang thế kỷ 9
Sailendra suy yếu và bị nhà nước Sanjaya ở phía
đông đảo Java thôn tính.
Khoảng thế kỷ 9, tại miền đông đảo Java hình
thành vương quốc Medang bởi vương triều
Sanjaya chịu ảnh hưởng của đạo Hindu, Sanjaya
đã thôn tính Sailendra và truyền bá đạo Hindu
khắp đảo Java.
Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B
 Thời kì hình thành các vương quốc phong kiến
Sau một thời gian chuyển tiếp từ đầu công nguyên
đến thế kỷ IX là sự hình thành các quốc gia dân tộc
và một số tiểu quốc, thì từ thế kỷ X đến thế kỷ XV là
thời kỳ phát triển nhất của các nước Đông Nam Á
Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B
 Đại Việt
 Champa
 Vương quốc Khmer
 Pagan
 Sukhothai - Lan Na – Ayutthaya
 Lan Xang
 Malacca
 Vương quốc Kediri
 Majapahit
 Srivijaya
Sau thời kỳ đồ đá trước Công Nguyên các bộ lạc
người Việt sống ở phía Nam sông Dương Tử ngày
nay đã hình thành nhà nước với nhiều tên gọi
như Văn Lang - Âu Lạc. Trải qua hơn 1000 năm Bắc
thuộc bộ lạc Việt cuối cùng đã giành được độc lập và
xây dựng quốc gia tự chủ của mình, ban đầu với tên
gọi là Đại Cồ Việt (năm 968) và sau đó là Đại Việt
(năm 1054) đó chính là nhà nước với tên gọi Việt
Nam ngày nay...
Tiếp nối vương quốc Lâm Ấp, vương quốc Champa
được hình thành và kiểm soát miền Trung Việt Nam
từ thế kỷ 7, Champa chịu các ảnh hưởng của văn
hóa Ấn Độ, Trung Quốc và vương quốc Khmer.
Champa phát triển mạnh từ thế kỷ 8 đến thể kỷ 10
với các công trình kiến trúc kỳ vỹ và độc đáo là hệ
thống các đền tháp trải dài từ Quảng Nam đến Ninh
Thuận còn tồn tại tới ngày nay
Từ thế kỷ 11, trước sức mạnh của các triều đại Đại
Việt họ đã từng bước bị mất lãnh thổ và tới cuối thế
kỷ 17 Champa hoàn toàn bị sát nhập vào lãnh thổ
của Đại Việt
Sau thời kỳ Chân Lạp, người Khmer đã xây dựng
nên một đế chế Khmer hùng mạnh từ đầu thế kỷ 9,
phát triển cực thịnh vào thế kỷ 12, 13. Vào thời kỳ
cực thịnh nhất của mình đế chế Khmer đã kiểm soát
một vùng lãnh thổ rộng lớn vào gồm Campuchia,
miền nam Việt Nam, Lào, phần lớn Thái Lan ngày
nay.
Sau thời kỳ suy tàn của vương quốc Pyu, tới thế kỷ 9,
người Miến Điện đã xây dựng nên vương quốc Pagan tại
miền Trung Myanmar ngày nay. Pagan phát triển cực thịnh
vào khoảng thế kỷ 11, chinh phục các tiểu quốc lân cận và
mở rộng lãnh thổ gồm phần lớn Thái Lan, Lào ngày nay
Từ thế kỷ 13, trước sức ép của đế quốc Nguyên
Mông, các bộ tộc Thái ở Vân Nam (thuộc Trung
Quốc ngày nay) đã di cư về phương nam dọc theo
các con sông Mekong, Chao Phraya. Khi đến đây họ
gặp đế quốc Khmer đang kiểm soát khu vực này.
Các bộ tộc Thái sống hai bên lưu vực các con sông
và thành lập các nhà nước của họ.
Khoảng thế kỷ 14, vùng đất Lào ngày nay vẫn nằm
trong sự kiểm soát của vương quốc Khmer. Năm
1353, Fa Ngum, cháu của một tù trưởng người Thái
và là con rể của vua Khmer đã thành lập vương quốc
Lan Xang tại khu vực ngày nay là thành phố Luong
Prabang miền Bắc nước Lào. Lan Xang dần lớn
mạnh và thu phục lãnh thổ của các bộ tộc lân cận,
đồng thời tiến xuống phía nam sát nhập một phần
lãnh thổ của vương quốc Khmer mà lúc này đã dần
suy yếu.
Cuối thế kỷ 14, cuộc chiến giữa vương quốc Majapahit ở
đảo Java và Srivjaya ở Sumatra đã dẫn tới việc thái tử
Paramesvara đã chạy sang Tumasik (Singapore ngày nay)
để lánh nạn, sau đó bị đánh bật khỏi đây và lánh sang định
cư và lập nghiệp ở Malacca. Được những người Mã Lai từ
Palembang qua mỗi ngày một đông, Malacca nhanh chóng
trở thành một khu định cư lớn.
Vương quốc Kediri là một vương quốc cổ tồn tại ở
đảo Java và đảo Bali, thuộc Indonesia ngày nay từ thế kỉ
11 đến thế kỷ 13, đây là vương quốc kế thừa vương quốc
Medang đã từng tồn tại trước đó
Năm 1293, quân Nguyên Mông đổ bộ tấn công vào Java,
một người con rể của vua Kediri là Vijaya đã đánh bại quân
xâm lược và thiết lập nên một triều đại mới là Majapahit.
Vào thời cực thịnh của mình ở thế kỷ 14, Majapahit đã
kiểm soát một vùng rộng lớn bao gồm đảo Java, đảo
Borneo, đảo Bali và thậm chí một phần phía đông của đảo
Sumatra. Sang cuối thế kỷ 15, cuộc tranh chấp trong
hoàng cung đã làm Majapahit suy yếu, các tiểu quốc ở các
đảo được tái thành lập
Vào thế kỷ 9, sau khi bị vương triều Sanjaya đánh bại và lập
ra vương quốc Mataram ở đảo Java, một người con thứ của
vị vua Sailendra đang kiểm soát ở đảo Sumatra chống lại
Mataram và thành lập nên vương triều Srivijaya
Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B
III – NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA
Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B
o Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên
Tín ngưỡng Đông Nam Á thuộc 3 loại chính
Một ngôi chùa của người Khmer với tượng rắn thần Naga
o Tín ngưỡng phồn thực (thờ sinh thực khí tượng trưng cho cơ quan
sinh dục nam, nữ....)
Tượng linga , yoni – Thánh địa Mỹ Sơn ( Quảng Nam)
o Tín ngưỡng thờ cúng người đã mất (tục thờ cúng tổ tiên, ông bà).
Bàn thờ gia tiên – hình ảnh thường thấy trong mỗi gia
đình người dân Đông Nam Á
• Ở các nước Đông Nam Á các yếu tố tín ngưỡng và tôn giáo đan xen
vào nhau rất khó tách bạch. Thực chất đó là sự kết hợp, dung hòa
giữa các yếu tố tín ngưỡng bản địa với các tôn giáo du nhập từ bên
ngoài.
• Những tôn giáo chính ở Đông Nam Á là: Phật giáo,Hindu giáo, Nho
giáo, Hồi giáo, Đạo giáo và Cơ Đốc giáo ( Kitô giáo)
• Ở Đông Nam Á các nước thường không phải chỉ có một mà nhiều
tôn giáo khác nhau. Ở một số nước có một tôn giáo chính gọi là
quốc giáo
• Có ít nhất bốn tôn giáo khác nhau tỏa rễ khắp miền đất Đông Nam
á. Malaysia và Indonesia (trừ Bali theo Hindu giáo ra), Brunei và
Nam Philipin đều đa phần theo Hồi giáo; Myanmar, Lào,
Campuchia, Thái Lan đều theo Phật giáo Tiểu thừa và có nhiều nét
văn hóa vay mượn từ ấn Độ hơn Việt Nam – nơi thiên về văn hóa
Trung Hoa và chủ yếu theo Phật giáo Đại thừa; còn Philipin về cơ
bản lại là miền đất theo Công giáo.
Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B
Hồi giáo: Được truyền vào từ thế kỉ XIV, sang thế kỉ XV – XVI, Hồi giáo lan
tỏa nhanh hơn ở hầu khắp Đông Nam á hải đảo. Ngày nay, nó trở thành tôn giáo
hàng đầu ở các quốc gia Malaysia, Brunei, Indonesia và nam Philipin.
.
Phật giáo: Cùng với Hindu giáo, Phật giáo đã lan tỏa từ Ấn Độ sang Phù
Nam, Angkor, Sumatra và Java vào thiên niên kỷ thứ nhất. Tuy vậy, kể từ sau thế
kỷ XI, khi quốc vương Miến Điện – Anawratha cải đạo theo Theravada thì phái
này mới nhanh chóng truyền khắp Đông Nam á và trở thành tôn giáo hàng đầu
của người Myanmar, Thái Lan, Lào và Campuchia, riêng người Việt thì đa phần
theo Phật giáo Mahayana biến cải.
.Hindu giáo: Vào những năm 320-550 chính là 1 trong những giai đoạn đỉnh
cao của Hindu giáo cùng với sự lan tỏa của nó vào Đông Nam Á
Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B
 Phong tục tập quán rất đa dạng tạo nên bức tranh đa màu sắc
 Những tập tục có nét gần gũi, tương đồng nhau quy tụ, giao thoa
trên nền tảng của cơ sở văn hóa bản địa Đông Nam Á – nền văn
minh lúa nước
 Cách ăn mặc với một bộ trang phục
chung là Sàrông (váy), khố, vòng đeo
tai, vòng đeo cổ,…
 Tục ăn uống với các thức ăn chính là
cơm, rau, cá và hoa quả
 Tục ăn hỏi trước khi tổ chức đám cưới
linh đình
 Tục chôn theo người chết những thứ
cần thiết cho cuộc sống mà khi còn sống
họ thường ưa thích
 Tục nhai trầu, cưa và nhuộm răng đen,
xăm mình; rồi đến cả các trò vui chơi
giải trí như thả diều, thi chọi gà, bơi
thuyền,…
o Trong cách ăn ở, ngôi nhà chung của
các dân tộc Đông Nam Á là nhà sàn
“cao cẳng” thích hợp với mọi địa hình
của khu vực và phù hợp với khí hậu
nóng ẩm của khu vực Đông Nam Á.
Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B
Kiến trúc
• Sáng tạo ra lối ở nhà sàn
• Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của kiến trúc Ấn Độ, nhất là kiến
trúc tôn giáo
• Nhiều kiến trúc Phật giáo được xây dựng
• Chịu ảnh hưởng của kiến trúc Hồi giáo (nhà thờ, thánh đường)
và kiến trúc Trung Quốc ( chùa chiền, cung điện)
Tuy chịu ảnh hưởng của kiến trúc bên ngoài, nhưng kiến trúc
Đông Nam Á không phải sự rập khuôn. Trên nền chung của kiến
trúc Ấn Độ, Hồi giáo hay Trung Quốc, các nước Đông Nam Á đêu
sáng tạo nên những nét của riêng mình
Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B
Ăng-co-vát, Campuchia
Ăng co ThomBagan – Thành phố bí ẩn bậc nhất Myanmar
Đền Mendut – In-đô-nê-si-aĐền Borobudur – In-đô-nê-xi-a
Thánh địa Mỹ Sơn Đền Bayon
Cung điện Hoàng gia Thái Lan
Thạt Luổng- Lào
Nụ cười Bayon
Vũ nữ Apsara
Chùa Cực Lạc, Malaysia
Chùa Shwedagon, Myanmar
Chùa Xá-lợi Răng, Singapore
Chùa Bái Đính – Việt Nam
Wat-pho, Thái Lan
Cố đô Huế - Việt Nam
 Nghệ thuật biểu diễn
• Nghệ thuật biểu diễn Đông Nam Á luông mang
một nét đặc sắc của cư dân nông nghiệp lúa
nước.
• Trước hết là nhạc cụ, trong hệ thống nhạc cụ cổ
truyền Đông Nam Á ta thường bắt gặp ba loại
nhạc cụ điển hình là bộ gõ với trống, chiêng, đàn
đá, khánh…, bộ thổi như: sáo, kèn….
• Những hình thức sinh hoạt văn hóa của các dân
tộc Đông Nam Á cũng hết sức phong phú, đa dạng
như: múa tập thể, rối nước, vũ kịch…
Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B
Ngôn ngữ
• Sự đa dạng của ngôn ngữ được thể hiện ở chỗ các quốc gia
Đông Nam Á hiện có tới hàng chục, thậm chí hàng trăm
ngôn ngữ khác nhau
• Các quốc gia Đông Nam Á khác cũng là các quốc gia đa
ngôn ngữ
• Các ngôn ngữ Đông Nam Á đều chỉ thuộc về một trong số 4
ngữ hệ sau đây: Nam Á, Nam Đảo, Thái, Hán – Tạng.
Và xa hơn nữa, chúng đều bắt nguồn từ một nguồn gốc chung là ngôn ngữ
Đông Nam Á tiền sử. Đó là một sự thống nhất cao độ.
Chữ viết
• Từ đầu công nguyên, khi cần ghi chép
các dân tộc Đông Nam Á đã vay mượn
chữ Hán (như ở Việt Nam) và chữ Pali
– Sanskrit (ở các nước khác) của Trung
Hoa, Ấn Độ để xây dựng chữ viết riêng
cho dân tộc mình.
• Từ thế kỷ XIII , chữ viết Ả Rập đã ảnh
hưởng mạnh mẻ đến các quốc gia hải
đảo như Malaysia, Indonesia.
• Từ thế kỷ XVI, với sự can thiệp của các
quốc gia phương tây, chữ viết của các
quốc gia Đông Nam Á được chuyển đổi
theo hướng Latinh hóa (chữ viết
Brunay, Malaysia, Indonesia, Philippin
và Việt Nam) được sử dụng ngày nay.
Chữ Nôm Chữ Phạn
Chữ Thái Lan Chữ Myanmar
Văn học
 Văn học dân gian
• Là một sáng tạo độc đáo của cư dân Đông
Nam Á.
• Truyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích:
Punha – Nhunhơ ( Lào) , Đẻ đất đẻ nước (
Thái), Prea Thoong ( Khowme)... Nội
dungnhững truyện này kể về buổi “khai thiên
lập địa”và quá trình hình thành các bản, làng
và các vương quốc cổ, về nguồn, về nguồn
gốc các đảo, các dân tộc
• Truyện cười, truyện ngụ ngôn, truyện trạng...
Với nội dung phê phán những thói hư tật xấu,
chế nhạo bọn vua quan. Không chỉ có tính
giải trí mà còn có ý nghĩa giáo dục sâu sắc
• Thơ ca dân gian cũng là một thể loại phổ biến
trong văn học dân gian Đông Nam Á
• Văn học dân gian chiếm một vị trí đặc biệt
trong đời sống tinh thần của cư dân Đông
Nam Á.
 Văn học viết
• Xuất hiện khá muộn nhưng lại
phát triển nhanh chóng và là
dòng văn học chính thống.
• Được hình thành trên cơ sở văn
học dân gian và những ảnh
hưởng của nền văn học nước
ngoài, chủ yếu là văn học Ấn Độ
và Trung Quốc
• Tác phẩm tiêu biểu: Pararaton (
hay là Sách của các ông vua),
trường ca Negarak Retagama,
Truyện Mã Lai, Quốc âm thi tập,
Truyện Kiều..
Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B
Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B
Ở Đông Nam Á, lễ hội rất nhiều: có lễ hội chung cho cả nước, có lễ
hội cho một vùng và có lễ hội chỉ diễn ra trong một làng, một bản.
• Phổ biến nhất là lễ hội nông nghiệp, lễ hội liên quan đến cây lúa
và vòng đời cây lúa
• Lễ hội kỉ niêm những anh hùng dân tộc, những người có công
sáng lập quốc gia, dân tộc, tôn giáo
• Lễ hội tôn giáo cũng là một loại hình lễ hội phổ biến ở Đông
Nam Á
• Tết Nguyên Đán là lễ hội có quy mô lớn nhất ở các nước Đông
Nam Á
Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B
Một số lễ hội ở Đông Nam Á
Lễ hội xuống đồng
Lễ Đônta
Lễ hội cầu mùa của người Tày
Hội Gióng
Hội đền Hai Bà Trưng
Hội đền Hùng
Hội chùa Keo, Thái Bình
Hội Phủ Dầy, Nam Định
Hội chùa Hương, Hà Tây
Hội Thạt Luổng, Lào
Lễ hội té nước, Thái Lan
Tết Nguyên Đán
Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B
III – NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN
Mẫu số chung của văn minh Đông Nam Á là văn minh nông
nghiệp trồng lúa nước.
 Là sự kết hợp độc đáo giữa văn hóa bản địa với sự tiếp thu
có chọn lọc những thành tựu của văn minh Ấn Độ và văn
minh Trung Quốc.
Văn minh Đông Nam Á mang đậm tính dân gian, tính bản
địa, vừa thống nhất vừa đa dạng.
Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B
Ngày 8 tháng 8 năm 1967, Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được
Thái Lan, Indonesia, Malaysia,
Singapore, và Philippines thành lập. Từ
khi Campuchia được chấp nhận vào
hiệp hội năm 1999, Đông Timor là quốc
gia duy nhất ở Đông Nam Á không ở
trong khối ASEAN. Hiệp hội này có
mục tiêu thúc đẩy hợp tác giữa các
cộng đồng Đông Nam Á. Khu vực
thương mại tự do ASEAN đã được
thành lập nhằm đẩy mạnh hơn nữa
thương mại bên trong các thành viên
ASEAN. ASEAN cũng là một khối có
triển vọng thành công trong việc hội
nhập ở mức cao hơn nữa vào vùng
châu Á Thái Bình Dương thông qua Hội
nghị thượng đỉnh Đông Á.
Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B
Nhìn chung, trong suốt quá trình
phát triển, khu vực Đông Nam Á đã
gặp nhiều khó khăn và thử thách.
Tuy nhiên với sự chung tay đồng
lòng của 11 đất nước anh em đã
hình thành nên một diện mạo Đông
Nam Á mới. Hôm nay, thế giới biết
đến khu vực Đông Nam Á hiện đại
với đặc trưng ở hoạt động kinh tế
diễn ra hết sức năng động, mức độ
tăng trưởng kinh tế cao của hầu hết
các nước thành viên và sự kết hợp
bên trong chặt chẽ thông qua khu
vực thương mại tự do ASEAN.
Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B
Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B
Câu 1 : Đây là quốc kì của quốc gia nào ?
A. Brunei
B. Đông Timor
C. Myanma
D. Cả 3 phương án trên đều sai
Quốc kỳ Myanmar được sử dụng từ ngày từ 21 tháng 10 năm 2010. Lá cờ
này có ba sọc ngang từ trên xuống gồm: sọc màu vàng - tượng trưng cho sự
đoàn kết, sọc màu xanh lá cây - tượng trưng cho hòa bình và thiên nhiên tươi
đẹp, và sọc màu đỏ - tượng trưng cho dũng khí và tính quyết đoán. Ngôi sao
màu trắng nằm ở giữa lá cờ. Chưa có giải thích chính thức ba màu này đại
diện ba yếu tố gì. Lá cờ này đã được thay thế cho lá cờ cũ từ ngày 21 tháng
10 năm 2010.
Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B
Câu 2. Quốc gia nào là quốc gia không có địa giới
chung với bất kì quốc gia nào?
A. Philippines
B. Indonesia
C. Đông Timor
D. Malaysia
Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B
Câu 3: Ăngco Vát là công trình kiến trúc của quốc
gia nào?
A. Lào
B. Thái Lan
C. Campuchia
D. Myanmar
Ăngco Vát được xây dựng vào thế kỉ XII. Đền được xây cất trên một khu vực hình chữ
nhật, kích thước 1500m x 1300m, với ột hào nước rộng bao quanh. Từ cổng vào đền là
một con đường dài 350m, rộng 9,5m, hai bên đường là dãy lan can hình rắn Naga. Khu
đền chính được kiến trúc dưới dạng kim tự tháp ba tầng, với ngọn tháp chính ở trung
tâm cao 42m. Từ tháp trung tâm này tỏa ra 4 cổng ở bốn hướng với những hành lang và
có cột mái che. Những hình chạm khắc ở Ăng co Vát rất nhiều, với nhiều đề tài phong
phú và rất nhiều hình vũ nữ Apsara với khuôn mặt kiều diễm, trang phục gợi cảm và
đang nở nụ cười quyến rũ.
Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B

More Related Content

What's hot

giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt namgiáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt namhainguyen01011993
 
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh nataliej4
 
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhđề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhcongatrong82
 
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt namgiáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt namMChau NTr
 
Chương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinhChương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinhmai_mai_yb
 
CCSHVH.HUYNHQUANCHI
CCSHVH.HUYNHQUANCHICCSHVH.HUYNHQUANCHI
CCSHVH.HUYNHQUANCHItgu_violet
 
Lịch sử văn minh thế giới
Lịch sử văn minh thế giớiLịch sử văn minh thế giới
Lịch sử văn minh thế giớiDương Hận
 
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạngVăn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạngPham Van Tam
 
Cơ sở văn hóa Việt Nam
Cơ sở văn hóa Việt NamCơ sở văn hóa Việt Nam
Cơ sở văn hóa Việt NamĐào Trịnh
 
Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa châu thổ Bắc BộVùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa châu thổ Bắc BộHoàng Mai
 
Bài tập nhóm: Văn hóa nhận thức
Bài tập nhóm: Văn hóa nhận thứcBài tập nhóm: Văn hóa nhận thức
Bài tập nhóm: Văn hóa nhận thứcShizuka Tsukino
 
Ví dụ cấu thành vi phạm pháp luật
Ví dụ cấu thành vi phạm pháp luậtVí dụ cấu thành vi phạm pháp luật
Ví dụ cấu thành vi phạm pháp luậtthaithanhthuong
 
Ki nang moi tai tro
Ki nang moi tai troKi nang moi tai tro
Ki nang moi tai trohaanh147
 
Vùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUI
Vùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUIVùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUI
Vùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUIHuynh ICT
 
So sánh nội dung của bản Luận cương tháng 10/1930 với bản Cương lĩnh chính tr...
So sánh nội dung của bản Luận cương tháng 10/1930 với bản Cương lĩnh chính tr...So sánh nội dung của bản Luận cương tháng 10/1930 với bản Cương lĩnh chính tr...
So sánh nội dung của bản Luận cương tháng 10/1930 với bản Cương lĩnh chính tr...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Nền văn minh Hy - La cổ đại
Nền văn minh Hy - La cổ đạiNền văn minh Hy - La cổ đại
Nền văn minh Hy - La cổ đạim21m
 
Các tộc người trên đất nước việt nam
Các tộc người trên đất nước việt namCác tộc người trên đất nước việt nam
Các tộc người trên đất nước việt namHoang Nguyen
 
Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1
Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1
Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1Sùng A Tô
 
Bài tiểu luận vế dân tộc
Bài tiểu luận vế dân tộcBài tiểu luận vế dân tộc
Bài tiểu luận vế dân tộcHarry Cliff
 

What's hot (20)

giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt namgiáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
 
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh
 
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhđề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
 
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt namgiáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
 
Chương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinhChương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinh
 
CCSHVH.HUYNHQUANCHI
CCSHVH.HUYNHQUANCHICCSHVH.HUYNHQUANCHI
CCSHVH.HUYNHQUANCHI
 
Lịch sử văn minh thế giới
Lịch sử văn minh thế giớiLịch sử văn minh thế giới
Lịch sử văn minh thế giới
 
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạngVăn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
 
Cơ sở văn hóa Việt Nam
Cơ sở văn hóa Việt NamCơ sở văn hóa Việt Nam
Cơ sở văn hóa Việt Nam
 
Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa châu thổ Bắc BộVùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
 
Bài tập nhóm: Văn hóa nhận thức
Bài tập nhóm: Văn hóa nhận thứcBài tập nhóm: Văn hóa nhận thức
Bài tập nhóm: Văn hóa nhận thức
 
Ví dụ cấu thành vi phạm pháp luật
Ví dụ cấu thành vi phạm pháp luậtVí dụ cấu thành vi phạm pháp luật
Ví dụ cấu thành vi phạm pháp luật
 
Ki nang moi tai tro
Ki nang moi tai troKi nang moi tai tro
Ki nang moi tai tro
 
Vùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUI
Vùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUIVùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUI
Vùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUI
 
So sánh nội dung của bản Luận cương tháng 10/1930 với bản Cương lĩnh chính tr...
So sánh nội dung của bản Luận cương tháng 10/1930 với bản Cương lĩnh chính tr...So sánh nội dung của bản Luận cương tháng 10/1930 với bản Cương lĩnh chính tr...
So sánh nội dung của bản Luận cương tháng 10/1930 với bản Cương lĩnh chính tr...
 
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc MườngLuận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
 
Nền văn minh Hy - La cổ đại
Nền văn minh Hy - La cổ đạiNền văn minh Hy - La cổ đại
Nền văn minh Hy - La cổ đại
 
Các tộc người trên đất nước việt nam
Các tộc người trên đất nước việt namCác tộc người trên đất nước việt nam
Các tộc người trên đất nước việt nam
 
Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1
Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1
Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1
 
Bài tiểu luận vế dân tộc
Bài tiểu luận vế dân tộcBài tiểu luận vế dân tộc
Bài tiểu luận vế dân tộc
 

Similar to VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới)

CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019
CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019
CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019hieupham236
 
Giáo Án Lịch Sử Hải Dương
Giáo Án Lịch Sử Hải Dương Giáo Án Lịch Sử Hải Dương
Giáo Án Lịch Sử Hải Dương nataliej4
 
verrypopularinstructmentitelligentknowlege.pptx
verrypopularinstructmentitelligentknowlege.pptxverrypopularinstructmentitelligentknowlege.pptx
verrypopularinstructmentitelligentknowlege.pptxNguynHi232828
 
Những vẫn đề cơ bản về lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam
Những vẫn đề cơ bản về lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam Những vẫn đề cơ bản về lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam
Những vẫn đề cơ bản về lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam nataliej4
 
NHÓM 1- MẠNG LƯỚI Á, ÂU, PHI THỐNG NHẤT
NHÓM 1- MẠNG LƯỚI Á, ÂU, PHI THỐNG NHẤTNHÓM 1- MẠNG LƯỚI Á, ÂU, PHI THỐNG NHẤT
NHÓM 1- MẠNG LƯỚI Á, ÂU, PHI THỐNG NHẤTMrNguyenTienPhong
 
Văn Hóa Doanh Nghiệp
Văn Hóa Doanh NghiệpVăn Hóa Doanh Nghiệp
Văn Hóa Doanh NghiệpMinhHuL2
 
GIÁO ÁN POWERPOINT ĐỊA LÍ 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512...
GIÁO ÁN POWERPOINT ĐỊA LÍ 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512...GIÁO ÁN POWERPOINT ĐỊA LÍ 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512...
GIÁO ÁN POWERPOINT ĐỊA LÍ 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512...Nguyen Thanh Tu Collection
 
THUYẾT MINH TỈNH AN GIANG
THUYẾT MINH TỈNH AN GIANG THUYẾT MINH TỈNH AN GIANG
THUYẾT MINH TỈNH AN GIANG Chau Duong
 
NAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
NAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀINAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
NAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀIChau Duong
 
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG ...
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM  TS. BÙI QUANG ...NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM  TS. BÙI QUANG ...
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG ...Minh Chanh
 
Con đường tơ lụa Tân Cương
Con đường tơ lụa Tân CươngCon đường tơ lụa Tân Cương
Con đường tơ lụa Tân CươngAlolove Nguyễn
 
vanminhvanlangaulachellalksjdfljskldfjklasjdfkj.cppt
vanminhvanlangaulachellalksjdfljskldfjklasjdfkj.cpptvanminhvanlangaulachellalksjdfljskldfjklasjdfkj.cppt
vanminhvanlangaulachellalksjdfljskldfjklasjdfkj.cpptNguynHi232828
 
Bài tập kinh tế tài nguyên môi trường-Nhóm 6
Bài tập kinh tế tài nguyên môi trường-Nhóm 6Bài tập kinh tế tài nguyên môi trường-Nhóm 6
Bài tập kinh tế tài nguyên môi trường-Nhóm 6MrNguyenTienPhong
 
Vấn đề biển đông trong quan hệ quốc tế (1991 2014)...
Vấn đề biển đông trong quan hệ quốc tế (1991 2014)...Vấn đề biển đông trong quan hệ quốc tế (1991 2014)...
Vấn đề biển đông trong quan hệ quốc tế (1991 2014)...Vo Minh Tap
 
On thi dh ly thuyet
On thi dh ly thuyetOn thi dh ly thuyet
On thi dh ly thuyetlexinhnhan
 

Similar to VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới) (20)

CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019
CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019
CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019
 
V H D G
V H D GV H D G
V H D G
 
Giáo Án Lịch Sử Hải Dương
Giáo Án Lịch Sử Hải Dương Giáo Án Lịch Sử Hải Dương
Giáo Án Lịch Sử Hải Dương
 
verrypopularinstructmentitelligentknowlege.pptx
verrypopularinstructmentitelligentknowlege.pptxverrypopularinstructmentitelligentknowlege.pptx
verrypopularinstructmentitelligentknowlege.pptx
 
Những vẫn đề cơ bản về lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam
Những vẫn đề cơ bản về lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam Những vẫn đề cơ bản về lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam
Những vẫn đề cơ bản về lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam
 
NHÓM 1- MẠNG LƯỚI Á, ÂU, PHI THỐNG NHẤT
NHÓM 1- MẠNG LƯỚI Á, ÂU, PHI THỐNG NHẤTNHÓM 1- MẠNG LƯỚI Á, ÂU, PHI THỐNG NHẤT
NHÓM 1- MẠNG LƯỚI Á, ÂU, PHI THỐNG NHẤT
 
Văn Hóa Doanh Nghiệp
Văn Hóa Doanh NghiệpVăn Hóa Doanh Nghiệp
Văn Hóa Doanh Nghiệp
 
GIÁO ÁN POWERPOINT ĐỊA LÍ 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512...
GIÁO ÁN POWERPOINT ĐỊA LÍ 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512...GIÁO ÁN POWERPOINT ĐỊA LÍ 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512...
GIÁO ÁN POWERPOINT ĐỊA LÍ 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512...
 
THUYẾT MINH TỈNH AN GIANG
THUYẾT MINH TỈNH AN GIANG THUYẾT MINH TỈNH AN GIANG
THUYẾT MINH TỈNH AN GIANG
 
NAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
NAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀINAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
NAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
 
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG ...
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM  TS. BÙI QUANG ...NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM  TS. BÙI QUANG ...
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG ...
 
Kttnmt 2
Kttnmt 2Kttnmt 2
Kttnmt 2
 
Trình Chiếu Lào
Trình Chiếu LàoTrình Chiếu Lào
Trình Chiếu Lào
 
Con đường tơ lụa Tân Cương
Con đường tơ lụa Tân CươngCon đường tơ lụa Tân Cương
Con đường tơ lụa Tân Cương
 
vanminhvanlangaulachellalksjdfljskldfjklasjdfkj.cppt
vanminhvanlangaulachellalksjdfljskldfjklasjdfkj.cpptvanminhvanlangaulachellalksjdfljskldfjklasjdfkj.cppt
vanminhvanlangaulachellalksjdfljskldfjklasjdfkj.cppt
 
Bài tập kinh tế tài nguyên môi trường-Nhóm 6
Bài tập kinh tế tài nguyên môi trường-Nhóm 6Bài tập kinh tế tài nguyên môi trường-Nhóm 6
Bài tập kinh tế tài nguyên môi trường-Nhóm 6
 
Nhom6.
Nhom6. Nhom6.
Nhom6.
 
Vấn đề biển đông trong quan hệ quốc tế (1991 2014)...
Vấn đề biển đông trong quan hệ quốc tế (1991 2014)...Vấn đề biển đông trong quan hệ quốc tế (1991 2014)...
Vấn đề biển đông trong quan hệ quốc tế (1991 2014)...
 
On thi dh ly thuyet
On thi dh ly thuyetOn thi dh ly thuyet
On thi dh ly thuyet
 
Csvhvn
CsvhvnCsvhvn
Csvhvn
 

Recently uploaded

Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 

VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới)

  • 1. VĂN MINH KHU VỰC ĐÔNG NAM Á Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG Nhóm 3: Nguyễn Thị Cúc Hoàng Thanh Hiền Trần Đức Hiếu Lê Đình Huy Bùi Đức Mạnh Hoàng Phương Thảo
  • 2. Đông Nam Á  Khái niệm “Đông Nam Á” • Trong buổi đầu của lịch sử, người Đông Nam Á chưa nhận thức được tính khu vực của mình. Mà các nhận thức đó đến từ bên ngoài: Người Nhật gọi Đông Nam Á là “Nan Yo”, người Trung Quốc gọi là Nam Phương, người Ấn Độ gọi là “Suvarnabhumi” (đất vàng) hay “Suvarnadvipa” (đảo vàng). • Danh từ “Đông Nam Á” chỉ xuất hiện sau Chiến tranh thế giới thứ hai khi các nước đế quốc thấy rằng cần phân biệt Đông Nam Á với các khu vực khác trong việc hoạch định chính sách. • Đông Nam Á là một khu vực vì có nét tương đồng về điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa  Đông Nam Á ngày nay • Diện tích khoảng 4,523,000 km² • Gồm 11 quốc gia: Brunei, Campuchia, Đông Timor, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanma, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam • Dân cư: khoảng gần 570,000,000 người (tính đến năm 2009). • Đông Nam Á nằm ở phía Đông Nam của châu Á,nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương ,nằm trong khu vực nội chí tuyến nhiệt đới ẩm gió mùa Châu Á • Là cầu nối giữa lục địa Á-Âu với lục địa Auxtralia • Nằm trên con đường hàng hải từ Ấn Độ Dương tới Trung Quốc , là đầu nút của con đường xuyên Á-Âu , là nơi giao thoa giữa các nền văn hóa lớn , là nơi các cường quốc thường cạnh tranh ảnh hưởng. Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B
  • 3.  Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á  Sơ lược tiến trình lịch sử Đông Nam Á  Những thành tựu tiêu biểu của văn minh Đông Nam Á  Những đặc trưng cơ bản của văn minh Đông Nam Á Nội dung chính: Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B
  • 4. Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B I – CƠ SỞ HÌNH THÀNH Điều kiện tự nhiên Nền tảng văn hóa Tiếp thu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ và Trung Quốc
  • 5. Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B
  • 6. Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B  Đông Nam Á bao gồm một quần thể các đảo, bán đảo và quần đảo, các vịnh, biển chạy dài từ Thái Bình Dương đến Ân Độ Dương  Nơi giao nhau của nhiều mảng địa chất có núi lửa và động đất hoạt động mạnh  Mười một quốc gia Đông Nam được chia thành 2 khu vực: + Đông Nam Á lục địa (bán đảo Trung Ấn) + Đông Nam Á hải đảo (quần đảo Mã Lai)  Trong 11 nước Đông Nam Á, thì có 10 quốc gia có hải giới, trừ Lào. Philippines và Singapore là 2 nước trong khu vực này không có địa giới chung với bất kỳ quốc gia nào.Địa hình Đông Nam Á nhìn từ vệ tinh
  • 7.  Đông Nam Á lục địa có mạng lưới sông ngòi dày đặc  Các sông lớn có giá trị kinh tế cao ảnh hưởng đến toàn khu vực là: Sông Mêkông bắt nguồn từ Đông Trung Quốc qua nhiều quốc gia và chảy suốt đến biển Đông, sông Hồng ở Bắc Việt Nam, sông Salween và sông Irrawaddy ở Myanmar, sông Chaophraya ở Thái Lan  Những dòng sông lớn này có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống của cư dân Đông Nam Á. Lượng mưa lớn và lượng nước dồi dào từ các con sông đã giúp cho phát triển nông nghiệp cực thịnh góp phần tạo nên nền văn minh lúa nước đặc sắc. Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B Sông Mê Kông Sông Salween Sông Irrawaddy Sông Chaophraya Sông Hồng
  • 8. Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B  Khoáng sản có đủ loại: sắt, niken, đồng, vàng, bạc, thiếc, kẽm, chì, vonfam... Được phân bố tương đối đồng đều Khoáng sản Đông Nam Á  Rừng có khá nhiều và được chia thành nhiều loại: rừng xích đạo đầm lầy, rừng mưa , rừng nhiệt đới, rừng xavan. Rừng trở thành nguồn tài nguyên giàu có của Đông Nam Á Rừng mưa Rừng nhiệt đới Rừng xavan Hồ tiêu Sa nhân Hồi Quế Đàn hương Trầm hương Voi Heo vòi Tê giác
  • 9. Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B  Toàn vùng Đông Nam Á thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mỗi năm có hai mùa rõ rệt: mùa khô mát, và mùa mưa nóng và ẩm. Đặc biệt khu vực Đông Nam Á có độ ẩm cao nhất thế giới. Tiềm năng nhiệt ẩm giàu có là nguồn sinh lực dồi dào cho sự phát triển của nông nghiệp và chăn nuôi.  Chế độ gió mùa là đặc trưng quan trong nhất của khí hậu Đông Nam Á.  Ảnh hưởng của gió mùa và biển , được địa hình hỗ trợ thêm, đã đem lại cho toàn khu vực Đông Nam Á một lượng mưa trung bình lớn hơn các khu vực ở trên cùng môt vĩ độ của châu Phi và châu Mĩ.
  • 10. Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B Nhìn chung, những điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á thuận lợi cho đời sống con người ở đây trong những thời kỳ đầu tiên . Những mùa mưa ổn định và nhiệt độ cao quanh năm những không quá gay gắt , địa bàn sinh tụ nhỏ nhưng hết sức đa dạng , có nhiều rừng , suối ,núi đồi , đồng bằng , biển đảo , …đã tạo nên những không gian và điều kiện sống lí tưởng cho con người . Đó là lí do giải thích về sự có mặt của con người ở khu vực Đông Nam Á rất sớm .
  • 11. Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B Đông Nam Á được các nhà khoa học coi là một trong những cái nôi của nhân loại. • Người ta đã tìm được những dấu vết khảo cổ học thể hiện quá trình chuyển biến từ vượn thành người. • Ngoài di cốt vượn người, những di cốt người cổ và người tinh khôn cũng được tìm thấy ở nhiều nơi của Đông Nam Á Các hóa thạch gốc của Pithecanthropus erectus (nay là Homo erectus) tìm thấy tại Java năm 1891. Đông Nam Á là khu vực có con người cư trú liên tục trong các thời kì lịch sử Môngôlôit (da vàng) Ôxtralôit (da đen) Tiểu chủng Đông Nam Á Anh-đô-nê-diêng • Mang nhiều đặc điểm của Ôxtralôit • Cư trú chủ yếu ở vùng Tây Nguyên (VN) và vùng rừng núi của các nước hải đảo Nam Á • Mang nhiều đặc điểm của Môngôlôit • Thuộc phần lớn cư dân Đông Nam Á, cư trú chủ yếu ở đồng bằng và ven biển Nguồn gốc các dân tộc Đông Nam Á
  • 12. Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B
  • 13. Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B  Trước khi chịu những tác động sớm nhất của các nền văn hóa bên ngoài thì khu vực Đông Nam Á đã có một nền văn hóa riêng của mình. Nền văn hóa đó có cội nguồn chung từ thời tiền sử và sơ sử. • Cư dân Đông Nam Á có những nét chung thông nhất về văn hóa vì dân cư ở đây có chung một nền tảng văn hóa Nam Á lấy nông nghiệp trồng lúa nước làm trung tâm của mọi hoạt động kinh tế. • Cùng với việc trồng lúa nước, người ta còn thuần dưỡng trâu bò làm sức kéo. • Sống ở vùng sông nước nhiệt đới gió mùa này, cư dân Đông Nam Á đã biết làm thuyền từ rất sớm, có thể cùng lúc khi con ngườu xuống cư ngụ dưới đồng bằng. Họ dùng thuyền vượt biển và đi xa hơn để giao lưu, trao đổi về kinh tế và văn hóa.  Dựa trên đời sống nông nghiệp, cư dân Đông Nam Á có sự gần gũi nhau về văn hóa • Ngôi nhà sàn với quy mô khác nhau được phát triển phổ biến ở nhiều dân tộc của ĐNA là một phát minh phù hợp với những đặc điểm địa lý, khí hậu và sinh hoạt kinh tế trong khu vực. • Tổ chức xã hội: cư dân định cư lấy làng mạc làm cơ sở, cộng đồng thôn xóm là đơn vị xã hội quan trọng nhất và là nơi duy trì được nhiều truyền thống dân chủ, gia đình được tổ chức theo mẫu hệ, trong đó người phụ nữ có vai trò cao trong xã hội.
  • 14. Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B
  • 15. Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B  Là khu vực nằm cạnh hai nền văn minh lớn và lâu đời là Ấn Độ và Trung Quốc, nên trong quá trình hình thành và phát triển , các nước ĐNA đã tiếp nhận ảnh hưởng của hai nền văn minh này • Những ảnh hưởng của Ấn Độ và Trung Quốc diễn ra trên nhiều lĩnh vực như : chữ viết, văn học, tôn giáo, nghệ thuật, cách thức tổ chức quản lí nhà nước... • Con đường ảnh hưởng: buôn bán, truyền giáo và chiến tranh. Không thể không thừa nhận những ảnh hưởng sâu đậm của Ấn Độ và TQ đối với văn minh ĐNA. Nhưng điều quan trọng là cư dân ĐNA đã biết tiếp thu một cách có chọn lọc trên cở sở nền tảng và truyền thống đã có để xây dựng cho mình những cấu trúc chính trị, xã hội và văn hóa thích hợp, làm nên bản sắc đa dạng của mình, xong vẫn có những nét tương đồng giữa các nước trong khu vực.
  • 16. Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B II – SƠ LƯỢC TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ ĐÔNG NAM Á  Thời kì hình thành các vương quốc cổ  Thời kì hình thành các quốc gia phong kiến
  • 17. Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B  Thời kì hình thành các vương quốc cổ  Đông Nam Á đã có người cư trú từ thời tiền sử.  Các vương quốc cổ có thể được chia thành hai nhóm khác biệt: • Nhóm thứ nhất là các vương quốc trồng trọt. • Nhóm thứ hai là các quốc gia gần biển dựa vào hoạt động thương mại hàng hải
  • 18. Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B  Văn Lang  Phù Nam  Chân Lạp  Lâm Ấp  Dvaravati  Pyu  Pan Pan - Langkasuka – Malayu  Sailendra  Medang Từ thế kỷ 7 TCN, tại khu vực ngày nay là miền Bắc Việt Nam đã hình thành vương quốc Văn Lang của tộc người Lạc Việt, và kế tiếp là vương quốc Âu Lạc vào giữa thế kỷ 3 TCN dựa vào sự kết hợp giữa tộc người Lạc Việt và tộc người Âu Việt, đây là hai nhà nước về nông nghiệp. Văn Lang được xem là nhà nước đầu tiên của Việt Nam ngày nay. Vương quốc này nằm hạ lưu sông Mekong, trải dài trên vùng đất ngày nay là miền Nam Việt Nam, Campuchia và miền Nam Thái Lan. Đây là quốc gia của tộc người Nam Đảo hình thành từ thế kỷ 1, chịu ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ, là một nhà nước mạnh về thương mại và hàng hải. Tới thế kỷ 7 Phù Nam suy yếu và bị nước Chân Lạp thôn tính. Người Khmer đã xây dựng nên nhà nước Chân Lạp vào khoảng thế kỷ 5 tại khu vực ngày nay là miền Nam nước Lào, ban đầu là một tiểu quốc chư hầu của Phù Nam, tới thế kỷ 7 họ đã phát triển hùng mạnh lên và đánh bại và thôn tính Phù Nam. Cũng như Văn Lang của người Việt, Chân Lạp được xem là nhà nước đầu tiên của người Khmer Năm 192, tại khu vực ngày nay là miền Trung Việt Nam, người Chăm đã thành lập nên nhà nước đầu tiên của họ mà sử sách Trung Hoa gọi là Lâm Ấp (Linyi), tiếp nối là vương quốc Champa chịu nhiều ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ. Từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 17, sau các cuộc Nam tiến của người Việt ở phía bắc họ đã hoàn toàn bị sát nhập vào lãnh thổ của người Việt Thế kỷ 6, người Môn ở dọc lưu vực sông Menam miền nam Thái Lan ngày nay đã xây dựng nên nhà nước Dvaravati. Dvaravati được xem là một nước chư hầu của đế quốc Phù Nam Từ thế kỷ 3, tại khu vực miền Trung Myanma xuất hiện các thị quốc của người Pyu. Đây là các xứ theo Phật giáo Thượng tọa bộ. Pyu được xem là nhà nước đầu tiên của Myanma ngày nay. Pyu tồn tại đến thế kỷ 9 thì bị vương quốc Pagan của người Miến nổi lên xâm chiếm. Từ khoảng thế kỷ 2, người Nam Đảo ở bán đảo Mã Lai, đảo Sumatra đã xây dựng nên 3 nhà nước Panpan, Langkasuka và Malayu. Đây là các nhà nước tiền thân của đế chế Srivijaya sau này Vào thế kỷ 7, tại miền trung đảo Java thuộc Indonesia ngày nay hình thành nên nhà nước Phật giáo Sailendra, vua Sailendra đã cho xây dựng ngôi chùa Phật giáo nổi tiếng Borobudur vào năm 792. Sang thế kỷ 9 Sailendra suy yếu và bị nhà nước Sanjaya ở phía đông đảo Java thôn tính. Khoảng thế kỷ 9, tại miền đông đảo Java hình thành vương quốc Medang bởi vương triều Sanjaya chịu ảnh hưởng của đạo Hindu, Sanjaya đã thôn tính Sailendra và truyền bá đạo Hindu khắp đảo Java.
  • 19. Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B  Thời kì hình thành các vương quốc phong kiến Sau một thời gian chuyển tiếp từ đầu công nguyên đến thế kỷ IX là sự hình thành các quốc gia dân tộc và một số tiểu quốc, thì từ thế kỷ X đến thế kỷ XV là thời kỳ phát triển nhất của các nước Đông Nam Á
  • 20. Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B  Đại Việt  Champa  Vương quốc Khmer  Pagan  Sukhothai - Lan Na – Ayutthaya  Lan Xang  Malacca  Vương quốc Kediri  Majapahit  Srivijaya Sau thời kỳ đồ đá trước Công Nguyên các bộ lạc người Việt sống ở phía Nam sông Dương Tử ngày nay đã hình thành nhà nước với nhiều tên gọi như Văn Lang - Âu Lạc. Trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc bộ lạc Việt cuối cùng đã giành được độc lập và xây dựng quốc gia tự chủ của mình, ban đầu với tên gọi là Đại Cồ Việt (năm 968) và sau đó là Đại Việt (năm 1054) đó chính là nhà nước với tên gọi Việt Nam ngày nay... Tiếp nối vương quốc Lâm Ấp, vương quốc Champa được hình thành và kiểm soát miền Trung Việt Nam từ thế kỷ 7, Champa chịu các ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc và vương quốc Khmer. Champa phát triển mạnh từ thế kỷ 8 đến thể kỷ 10 với các công trình kiến trúc kỳ vỹ và độc đáo là hệ thống các đền tháp trải dài từ Quảng Nam đến Ninh Thuận còn tồn tại tới ngày nay Từ thế kỷ 11, trước sức mạnh của các triều đại Đại Việt họ đã từng bước bị mất lãnh thổ và tới cuối thế kỷ 17 Champa hoàn toàn bị sát nhập vào lãnh thổ của Đại Việt Sau thời kỳ Chân Lạp, người Khmer đã xây dựng nên một đế chế Khmer hùng mạnh từ đầu thế kỷ 9, phát triển cực thịnh vào thế kỷ 12, 13. Vào thời kỳ cực thịnh nhất của mình đế chế Khmer đã kiểm soát một vùng lãnh thổ rộng lớn vào gồm Campuchia, miền nam Việt Nam, Lào, phần lớn Thái Lan ngày nay. Sau thời kỳ suy tàn của vương quốc Pyu, tới thế kỷ 9, người Miến Điện đã xây dựng nên vương quốc Pagan tại miền Trung Myanmar ngày nay. Pagan phát triển cực thịnh vào khoảng thế kỷ 11, chinh phục các tiểu quốc lân cận và mở rộng lãnh thổ gồm phần lớn Thái Lan, Lào ngày nay Từ thế kỷ 13, trước sức ép của đế quốc Nguyên Mông, các bộ tộc Thái ở Vân Nam (thuộc Trung Quốc ngày nay) đã di cư về phương nam dọc theo các con sông Mekong, Chao Phraya. Khi đến đây họ gặp đế quốc Khmer đang kiểm soát khu vực này. Các bộ tộc Thái sống hai bên lưu vực các con sông và thành lập các nhà nước của họ. Khoảng thế kỷ 14, vùng đất Lào ngày nay vẫn nằm trong sự kiểm soát của vương quốc Khmer. Năm 1353, Fa Ngum, cháu của một tù trưởng người Thái và là con rể của vua Khmer đã thành lập vương quốc Lan Xang tại khu vực ngày nay là thành phố Luong Prabang miền Bắc nước Lào. Lan Xang dần lớn mạnh và thu phục lãnh thổ của các bộ tộc lân cận, đồng thời tiến xuống phía nam sát nhập một phần lãnh thổ của vương quốc Khmer mà lúc này đã dần suy yếu. Cuối thế kỷ 14, cuộc chiến giữa vương quốc Majapahit ở đảo Java và Srivjaya ở Sumatra đã dẫn tới việc thái tử Paramesvara đã chạy sang Tumasik (Singapore ngày nay) để lánh nạn, sau đó bị đánh bật khỏi đây và lánh sang định cư và lập nghiệp ở Malacca. Được những người Mã Lai từ Palembang qua mỗi ngày một đông, Malacca nhanh chóng trở thành một khu định cư lớn. Vương quốc Kediri là một vương quốc cổ tồn tại ở đảo Java và đảo Bali, thuộc Indonesia ngày nay từ thế kỉ 11 đến thế kỷ 13, đây là vương quốc kế thừa vương quốc Medang đã từng tồn tại trước đó Năm 1293, quân Nguyên Mông đổ bộ tấn công vào Java, một người con rể của vua Kediri là Vijaya đã đánh bại quân xâm lược và thiết lập nên một triều đại mới là Majapahit. Vào thời cực thịnh của mình ở thế kỷ 14, Majapahit đã kiểm soát một vùng rộng lớn bao gồm đảo Java, đảo Borneo, đảo Bali và thậm chí một phần phía đông của đảo Sumatra. Sang cuối thế kỷ 15, cuộc tranh chấp trong hoàng cung đã làm Majapahit suy yếu, các tiểu quốc ở các đảo được tái thành lập Vào thế kỷ 9, sau khi bị vương triều Sanjaya đánh bại và lập ra vương quốc Mataram ở đảo Java, một người con thứ của vị vua Sailendra đang kiểm soát ở đảo Sumatra chống lại Mataram và thành lập nên vương triều Srivijaya
  • 21. Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B III – NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA
  • 22. Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B o Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên Tín ngưỡng Đông Nam Á thuộc 3 loại chính Một ngôi chùa của người Khmer với tượng rắn thần Naga o Tín ngưỡng phồn thực (thờ sinh thực khí tượng trưng cho cơ quan sinh dục nam, nữ....) Tượng linga , yoni – Thánh địa Mỹ Sơn ( Quảng Nam) o Tín ngưỡng thờ cúng người đã mất (tục thờ cúng tổ tiên, ông bà). Bàn thờ gia tiên – hình ảnh thường thấy trong mỗi gia đình người dân Đông Nam Á
  • 23. • Ở các nước Đông Nam Á các yếu tố tín ngưỡng và tôn giáo đan xen vào nhau rất khó tách bạch. Thực chất đó là sự kết hợp, dung hòa giữa các yếu tố tín ngưỡng bản địa với các tôn giáo du nhập từ bên ngoài. • Những tôn giáo chính ở Đông Nam Á là: Phật giáo,Hindu giáo, Nho giáo, Hồi giáo, Đạo giáo và Cơ Đốc giáo ( Kitô giáo) • Ở Đông Nam Á các nước thường không phải chỉ có một mà nhiều tôn giáo khác nhau. Ở một số nước có một tôn giáo chính gọi là quốc giáo • Có ít nhất bốn tôn giáo khác nhau tỏa rễ khắp miền đất Đông Nam á. Malaysia và Indonesia (trừ Bali theo Hindu giáo ra), Brunei và Nam Philipin đều đa phần theo Hồi giáo; Myanmar, Lào, Campuchia, Thái Lan đều theo Phật giáo Tiểu thừa và có nhiều nét văn hóa vay mượn từ ấn Độ hơn Việt Nam – nơi thiên về văn hóa Trung Hoa và chủ yếu theo Phật giáo Đại thừa; còn Philipin về cơ bản lại là miền đất theo Công giáo. Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B Hồi giáo: Được truyền vào từ thế kỉ XIV, sang thế kỉ XV – XVI, Hồi giáo lan tỏa nhanh hơn ở hầu khắp Đông Nam á hải đảo. Ngày nay, nó trở thành tôn giáo hàng đầu ở các quốc gia Malaysia, Brunei, Indonesia và nam Philipin. . Phật giáo: Cùng với Hindu giáo, Phật giáo đã lan tỏa từ Ấn Độ sang Phù Nam, Angkor, Sumatra và Java vào thiên niên kỷ thứ nhất. Tuy vậy, kể từ sau thế kỷ XI, khi quốc vương Miến Điện – Anawratha cải đạo theo Theravada thì phái này mới nhanh chóng truyền khắp Đông Nam á và trở thành tôn giáo hàng đầu của người Myanmar, Thái Lan, Lào và Campuchia, riêng người Việt thì đa phần theo Phật giáo Mahayana biến cải. .Hindu giáo: Vào những năm 320-550 chính là 1 trong những giai đoạn đỉnh cao của Hindu giáo cùng với sự lan tỏa của nó vào Đông Nam Á
  • 24. Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B  Phong tục tập quán rất đa dạng tạo nên bức tranh đa màu sắc  Những tập tục có nét gần gũi, tương đồng nhau quy tụ, giao thoa trên nền tảng của cơ sở văn hóa bản địa Đông Nam Á – nền văn minh lúa nước  Cách ăn mặc với một bộ trang phục chung là Sàrông (váy), khố, vòng đeo tai, vòng đeo cổ,…  Tục ăn uống với các thức ăn chính là cơm, rau, cá và hoa quả  Tục ăn hỏi trước khi tổ chức đám cưới linh đình  Tục chôn theo người chết những thứ cần thiết cho cuộc sống mà khi còn sống họ thường ưa thích  Tục nhai trầu, cưa và nhuộm răng đen, xăm mình; rồi đến cả các trò vui chơi giải trí như thả diều, thi chọi gà, bơi thuyền,… o Trong cách ăn ở, ngôi nhà chung của các dân tộc Đông Nam Á là nhà sàn “cao cẳng” thích hợp với mọi địa hình của khu vực và phù hợp với khí hậu nóng ẩm của khu vực Đông Nam Á.
  • 25. Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B Kiến trúc • Sáng tạo ra lối ở nhà sàn • Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của kiến trúc Ấn Độ, nhất là kiến trúc tôn giáo • Nhiều kiến trúc Phật giáo được xây dựng • Chịu ảnh hưởng của kiến trúc Hồi giáo (nhà thờ, thánh đường) và kiến trúc Trung Quốc ( chùa chiền, cung điện) Tuy chịu ảnh hưởng của kiến trúc bên ngoài, nhưng kiến trúc Đông Nam Á không phải sự rập khuôn. Trên nền chung của kiến trúc Ấn Độ, Hồi giáo hay Trung Quốc, các nước Đông Nam Á đêu sáng tạo nên những nét của riêng mình
  • 26. Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B Ăng-co-vát, Campuchia Ăng co ThomBagan – Thành phố bí ẩn bậc nhất Myanmar Đền Mendut – In-đô-nê-si-aĐền Borobudur – In-đô-nê-xi-a Thánh địa Mỹ Sơn Đền Bayon Cung điện Hoàng gia Thái Lan Thạt Luổng- Lào Nụ cười Bayon Vũ nữ Apsara Chùa Cực Lạc, Malaysia Chùa Shwedagon, Myanmar Chùa Xá-lợi Răng, Singapore Chùa Bái Đính – Việt Nam Wat-pho, Thái Lan Cố đô Huế - Việt Nam
  • 27.  Nghệ thuật biểu diễn • Nghệ thuật biểu diễn Đông Nam Á luông mang một nét đặc sắc của cư dân nông nghiệp lúa nước. • Trước hết là nhạc cụ, trong hệ thống nhạc cụ cổ truyền Đông Nam Á ta thường bắt gặp ba loại nhạc cụ điển hình là bộ gõ với trống, chiêng, đàn đá, khánh…, bộ thổi như: sáo, kèn…. • Những hình thức sinh hoạt văn hóa của các dân tộc Đông Nam Á cũng hết sức phong phú, đa dạng như: múa tập thể, rối nước, vũ kịch… Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B
  • 28. Ngôn ngữ • Sự đa dạng của ngôn ngữ được thể hiện ở chỗ các quốc gia Đông Nam Á hiện có tới hàng chục, thậm chí hàng trăm ngôn ngữ khác nhau • Các quốc gia Đông Nam Á khác cũng là các quốc gia đa ngôn ngữ • Các ngôn ngữ Đông Nam Á đều chỉ thuộc về một trong số 4 ngữ hệ sau đây: Nam Á, Nam Đảo, Thái, Hán – Tạng. Và xa hơn nữa, chúng đều bắt nguồn từ một nguồn gốc chung là ngôn ngữ Đông Nam Á tiền sử. Đó là một sự thống nhất cao độ. Chữ viết • Từ đầu công nguyên, khi cần ghi chép các dân tộc Đông Nam Á đã vay mượn chữ Hán (như ở Việt Nam) và chữ Pali – Sanskrit (ở các nước khác) của Trung Hoa, Ấn Độ để xây dựng chữ viết riêng cho dân tộc mình. • Từ thế kỷ XIII , chữ viết Ả Rập đã ảnh hưởng mạnh mẻ đến các quốc gia hải đảo như Malaysia, Indonesia. • Từ thế kỷ XVI, với sự can thiệp của các quốc gia phương tây, chữ viết của các quốc gia Đông Nam Á được chuyển đổi theo hướng Latinh hóa (chữ viết Brunay, Malaysia, Indonesia, Philippin và Việt Nam) được sử dụng ngày nay. Chữ Nôm Chữ Phạn Chữ Thái Lan Chữ Myanmar Văn học  Văn học dân gian • Là một sáng tạo độc đáo của cư dân Đông Nam Á. • Truyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích: Punha – Nhunhơ ( Lào) , Đẻ đất đẻ nước ( Thái), Prea Thoong ( Khowme)... Nội dungnhững truyện này kể về buổi “khai thiên lập địa”và quá trình hình thành các bản, làng và các vương quốc cổ, về nguồn, về nguồn gốc các đảo, các dân tộc • Truyện cười, truyện ngụ ngôn, truyện trạng... Với nội dung phê phán những thói hư tật xấu, chế nhạo bọn vua quan. Không chỉ có tính giải trí mà còn có ý nghĩa giáo dục sâu sắc • Thơ ca dân gian cũng là một thể loại phổ biến trong văn học dân gian Đông Nam Á • Văn học dân gian chiếm một vị trí đặc biệt trong đời sống tinh thần của cư dân Đông Nam Á.  Văn học viết • Xuất hiện khá muộn nhưng lại phát triển nhanh chóng và là dòng văn học chính thống. • Được hình thành trên cơ sở văn học dân gian và những ảnh hưởng của nền văn học nước ngoài, chủ yếu là văn học Ấn Độ và Trung Quốc • Tác phẩm tiêu biểu: Pararaton ( hay là Sách của các ông vua), trường ca Negarak Retagama, Truyện Mã Lai, Quốc âm thi tập, Truyện Kiều.. Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B
  • 29. Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B Ở Đông Nam Á, lễ hội rất nhiều: có lễ hội chung cho cả nước, có lễ hội cho một vùng và có lễ hội chỉ diễn ra trong một làng, một bản. • Phổ biến nhất là lễ hội nông nghiệp, lễ hội liên quan đến cây lúa và vòng đời cây lúa • Lễ hội kỉ niêm những anh hùng dân tộc, những người có công sáng lập quốc gia, dân tộc, tôn giáo • Lễ hội tôn giáo cũng là một loại hình lễ hội phổ biến ở Đông Nam Á • Tết Nguyên Đán là lễ hội có quy mô lớn nhất ở các nước Đông Nam Á
  • 30. Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B Một số lễ hội ở Đông Nam Á Lễ hội xuống đồng Lễ Đônta Lễ hội cầu mùa của người Tày Hội Gióng Hội đền Hai Bà Trưng Hội đền Hùng Hội chùa Keo, Thái Bình Hội Phủ Dầy, Nam Định Hội chùa Hương, Hà Tây Hội Thạt Luổng, Lào Lễ hội té nước, Thái Lan Tết Nguyên Đán
  • 31. Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B III – NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN Mẫu số chung của văn minh Đông Nam Á là văn minh nông nghiệp trồng lúa nước.  Là sự kết hợp độc đáo giữa văn hóa bản địa với sự tiếp thu có chọn lọc những thành tựu của văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Quốc. Văn minh Đông Nam Á mang đậm tính dân gian, tính bản địa, vừa thống nhất vừa đa dạng.
  • 32. Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B Ngày 8 tháng 8 năm 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, và Philippines thành lập. Từ khi Campuchia được chấp nhận vào hiệp hội năm 1999, Đông Timor là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không ở trong khối ASEAN. Hiệp hội này có mục tiêu thúc đẩy hợp tác giữa các cộng đồng Đông Nam Á. Khu vực thương mại tự do ASEAN đã được thành lập nhằm đẩy mạnh hơn nữa thương mại bên trong các thành viên ASEAN. ASEAN cũng là một khối có triển vọng thành công trong việc hội nhập ở mức cao hơn nữa vào vùng châu Á Thái Bình Dương thông qua Hội nghị thượng đỉnh Đông Á.
  • 33. Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B Nhìn chung, trong suốt quá trình phát triển, khu vực Đông Nam Á đã gặp nhiều khó khăn và thử thách. Tuy nhiên với sự chung tay đồng lòng của 11 đất nước anh em đã hình thành nên một diện mạo Đông Nam Á mới. Hôm nay, thế giới biết đến khu vực Đông Nam Á hiện đại với đặc trưng ở hoạt động kinh tế diễn ra hết sức năng động, mức độ tăng trưởng kinh tế cao của hầu hết các nước thành viên và sự kết hợp bên trong chặt chẽ thông qua khu vực thương mại tự do ASEAN.
  • 34. Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B
  • 35. Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B Câu 1 : Đây là quốc kì của quốc gia nào ? A. Brunei B. Đông Timor C. Myanma D. Cả 3 phương án trên đều sai Quốc kỳ Myanmar được sử dụng từ ngày từ 21 tháng 10 năm 2010. Lá cờ này có ba sọc ngang từ trên xuống gồm: sọc màu vàng - tượng trưng cho sự đoàn kết, sọc màu xanh lá cây - tượng trưng cho hòa bình và thiên nhiên tươi đẹp, và sọc màu đỏ - tượng trưng cho dũng khí và tính quyết đoán. Ngôi sao màu trắng nằm ở giữa lá cờ. Chưa có giải thích chính thức ba màu này đại diện ba yếu tố gì. Lá cờ này đã được thay thế cho lá cờ cũ từ ngày 21 tháng 10 năm 2010.
  • 36. Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B Câu 2. Quốc gia nào là quốc gia không có địa giới chung với bất kì quốc gia nào? A. Philippines B. Indonesia C. Đông Timor D. Malaysia
  • 37. Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B Câu 3: Ăngco Vát là công trình kiến trúc của quốc gia nào? A. Lào B. Thái Lan C. Campuchia D. Myanmar Ăngco Vát được xây dựng vào thế kỉ XII. Đền được xây cất trên một khu vực hình chữ nhật, kích thước 1500m x 1300m, với ột hào nước rộng bao quanh. Từ cổng vào đền là một con đường dài 350m, rộng 9,5m, hai bên đường là dãy lan can hình rắn Naga. Khu đền chính được kiến trúc dưới dạng kim tự tháp ba tầng, với ngọn tháp chính ở trung tâm cao 42m. Từ tháp trung tâm này tỏa ra 4 cổng ở bốn hướng với những hành lang và có cột mái che. Những hình chạm khắc ở Ăng co Vát rất nhiều, với nhiều đề tài phong phú và rất nhiều hình vũ nữ Apsara với khuôn mặt kiều diễm, trang phục gợi cảm và đang nở nụ cười quyến rũ.
  • 38. Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp D16CQTT01-B