SlideShare a Scribd company logo
1 of 324
Download to read offline
m DAN CIAN VIÉT NAV1
LE TRUNG HOA
DIA DANH HOC
* *
VIÉT NAM
- _____________ 9 : _ _ f¡____ ] _
N HÁ XUÁT BÁN VAN HÓA T H Ó N G TIN
Đ ỊA D A N H H Ọ C V IỆ T N A M
• • •
HỘI VĂN NGHỆ DÂN GIAN VIỆT NAM
LÊ TRUNG HOA
ĐỊA DANH HỌC
VIỆT NAM
NHÀ XUÁT BẢN VĂN HÓA THÒNG TIN
DỤ ÁN CỒNG BÓ, PHỐ BIÉN
TÀI SẢN VĂN HÓA, VĂN N G H Ệ DÂN GIAN
VIỆT NAM
( E 1, Ngõ 29, Tạ Quang Bửu - Bách Khoa - Hà Nội
Điện thoại: (04) 3627 6439; Fax: (04) 3627 6440
Email: duandangian@ gm ail.com)
BAN CHỈ Đ ẠO
1. GS. TSKH. TÔ NGỌ C THANH Trưởng ban
2. ThS. HUỲNH VĨNH ÁI Phó Trưởng ban
3. GS.TS. NGUYÊN XUÂN KÍNH Phó Trưởng ban
4. TS. TRÀ N HỮU SƠN ủy viên
5. Ô ng NGUYỄN KIÊM ủ y viên
6. N hà văn ĐỎ KIM CUỒNG ủ y viên
7. ThS. v ủ CÔNG HỘI ủ y viên
8. N hà giáo NGU Y ÊN NGỌ C Q U A N G ủ y viên
9. ThS. ĐOÀN TH A N H NÔ ủ y viên
10. Ông TRƯ Ơ N G TH A NH H Ù N G ủ y viên
GIÁM Đ Ó C VĂN PH Ò N G DỤ ÁN
ThS. ĐOÀN T H A N H N Ô
Chịu trách nhiệm nội dung:
GS.TSKH. TÔ NGỌC THANH
Thẩm định nội dung:
HỘI Đ Ò N G THẢM ĐỊNH BẢN THẢO
LỜI GIỚI THIỆU
Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam (VND G VN ) là một
tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, nằm trong khối Liên
hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam.
Quyết định số 82/NV, ngày 01/03/1967 của Bộ Nội vụ
thay mặt Chính phủ đã cho phép Hội Văn nghệ dân gian
thành lập và hoạt động trên phạm vi toàn quốc và có mối
liên hệ nghề nghiệp với các tổ chức khác ở trong nước và
nước ngoài.
Tôn chỉ mục đích của Hội là “Sưu tầm, nghiên cứu,
phố biến và truyền dạy vốn văn hóa - văn nghệ dân gian
các tộc ngưòi Việt N a m ” . Trên cơ sở thành quả của các
công việc trên, Hội là một trong những đội quân chủ lực
góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa - văn
nghệ mang đậm bản sắc dân tộc đã được ông cha ta sáng
tạo và giữ gìn trong suốt mấy nghìn năm của lịch sử dân
tộc.
Những giá trị sáng tạo đó thể hiện mối quan hệ của các
tộc người Việt Nam với thiên nhiên thông qua các tri thức
sàn xuất nông nghiệp; với xã hội thông qua phong tục tập
quán, hội xuân; với nhân sinh quan thông qua các nghi lễ
vòng đời người; với vũ trụ và thế giới tự nhiên đã được
siêu nhiên hóa thông qua các loại hình tín ngưỡng tôn giáo;
9
với lý tưởng thẩm m ỹ thông qua các sáng tạo văn học ngíhệ
thuật. Ở mỗi tộc người Việt N am , những lĩnh vực v à hìinh
thái văn hóa - văn nghệ này lại được thể hiện trong m<ột s;ắc
ĩhái riêng. Chính kho tàng văn hóa đa dạng đó là nội (dumg,
là đối tượng hoạt động của hội viên Hội V N D G VN .
Sau gần 50 năm hoạt động, được sự lãnh đạo của Đ ảing
và sự chăm sóc của N hà nước, Hội V N D G V N đã lớn mạình
với trên 1.200 hội viên, s ố công trình do hội viên cử a I Hội
đã hoàn thành lên đến 5000 công trình, hiện đang được Uưu
giữ và bảo vệ tại Văn phòng Hội.
Đ ược sự quan tâm của Ban Bí thư và Thủ tướng C h íín h
phủ, D ự án “Công bố và phổ biến tài sản văn hóa - v/ăn
nghệ dân gian các dân tộc Việt N a m ” đã được phê đuy/ệt.
T rong giai đoạn I (2008 - 2012), Dự án đã xuất bản 1.0)00
công trình, tác phẩm văn hóa - văn nghệ dân gian cáic ddân
tộc; Giai đoạn II (2013 - 2017) Dự án sẽ tiếp tục côing bổ
thêm 1.500 công trinh nữa.
H y vọng, các xuất bản phẩm của Dự án sẽ cung cấip c:ho
bạn đọc trong và ngoài nước m ột bộ sách mang tínlti chhất
bách khoa thư về các sắc m àu văn hóa của các tộc mgiiười
Việt N am , phục vụ thiết thực vào việc tra cứu, mởí rộộng
hiếu biết của bạn đọc về truyền thống văn hóa giàu có «và
độc đáo đó; góp phần xây dựng nền “văn hóa Việt Nđam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” .
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Dự án mong; nhhận
được ý kiến chỉ bảo kịp thời của bạn đọc gần xa.
X in chân thành cảm ơn!
Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện ũ)ự r án
G S.TSK H. Tô Ngọc TThaanh
10
BẢNG VIÉT TẮT TÊN TỈNH, THÀNH PHÓ
1 AG An Giang
2 BD Bình Dương
3 BĐ Bình Định
4 BG Bắc Giang
5 BK Bắc Kạn
6 BL Bạc Liêu
7 BN Bắc Ninh
8 BP Bình Phước
9 BR-VT Bà Rịa - Vũng Tàu
10 BT Bình Thuận
11 BTr Bến Tre
11
12 CB C ao Bằng
13 CM C à M au
. 14 CT Cần Thơ
15 ĐB Điện Biên
16 ĐL Đăk Lăk
17 ĐN Đ à N ằng
18 Đ N a Đ ồng Nai
19 ĐNÔ Đ ăk Nông
20 Đ T Đ ồng Tháp
21 GL G ia Lai
22 HB H oà Bình
23 HD Hải D ương
24 HaG Hà Giang
25 HG H ậu Giang
12
26 HN Hà Nội
27 HNa Hà N am
28 HP Hải Phòng
29 HT Hà Tây
30 HTi Hà Tĩnh
31 HY Hưng Yên
32 KG Kiên Giang
33 KH Khánh Hoà
34 KT Kon Tum
35 LA Long An
36 LC Lào Cai
37 LCh Lai Châu
38 LĐ Lâm Đồng
39 LS Lạng Sơn
13
40 N A N ghệ An
41 NB N inh Bình
42 N Đ Nam Định
43 N T Ninh Thuận
44 PT Phú Thọ
45 PY Phú Yên
46 QB Quảng Bình
47 Q N Q uâng N am
48 Q N g Quảng Ngãi
49 QN i Q uảng Ninh
50 Q T Quảng Trị
51 SL Sơn La
52 ST Sóc Trăng
53 TB Thái Bình
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
TG Tiền Giang
TH Thanh Hoá
TN Tây Ninh
ThN Thái Nguyên
TP.HCM TP. Hồ Chí Minh
TQ Tuyên Quang
TT-H Thừa Thiên - Huế
TY Trà Vinh
VL Vĩnh Long
VP Vĩnh Phúc
YB Yên Bái
15
1. ĐỊA DANH H Ọ C LÀ GÌ?
Khi đề cập đến một khoa học, công việc đầu tiên là phiải
xác định đổi tượng cùa khoa học ấy. Việc xác định nảày
giúp cho việc nghiên cứu đi đến đúng mục tiêu, không lạ c
hướng. Đối tượng cùa địa danh học là địa danh. V ậy cômg
việc tiếp theo là phải định nghĩa địa danh và phân loiại
chúng. Ranh giới giữa địa danh và tên những đối tượng ở
giáp ranh địa danh phải thật sáng rõ để mọi người dễ nhíạn
diện đối tượng.
Công việc nối tiếp là phải xác định vị trí của địa darnh
học trong ngành khoa học lớn hơn là ngôn ngữ học. Đồing
thời ta phải phác hoạ con đường hình thành và phát triiển
của địa danh học trên thế giới và trong nước sờ tại.
C ông việc cần thiết khác là xác lập những nguyên nắc
và phương pháp nghiên cứu địa danh. Đây là những hàinh
trang, công cụ giúp những người m uốn đi vào ngành mày
nhận thức một cách đúng đắn nhiệm vụ và cách thức nghi(ên
cứu của mình để đạt được kết quả tốt nhất. Cũng cần c h ỉ
ra những tư liệu chủ yểu để người nghiên cứu không miất
nhiều thì giờ trong việc tập hợp và xử lý các tư liệu ấy..
Đối với những địa bàn đa ngữ, việc phân vùng địa damh
để khảo sát riêng từng loại là rất cần thiết. Bởi vì địa dainh
của mỗi dân tộc hay nhóm dân tộc thường có những mét
đặc thù. Chi ra các phương thức đặt địa danh và phân tíích
cách cấu tạo địa danh giúp người đọc nhận thức được cáích
16
định danh sự vật của người bản ngữ và cấu trúc của đối
tượng nghiên cứu.
Mặt khác, phải phát hiện những nguyên nhân chi phôi
sự ra đời, hành chức và tiêu vong của địa danh. Đây là
công việc trọng tâm của địa danh học vì nó giúp ta thây
được những biến đổi của địa danh trong thời gian và từ đó,
biết rõ nguồn gốc và ỷ nghĩa vôn có của nó.
Sau cùng, phải chỉ rõ nhừng ứng dụng các thành tựu do
việc nghiên cứu địa danh mang lại như nêu tiêu chuân đặt
địa danh mới, giúp các khoa học khác như sử học, địa chí
học, văn hoá học trong việc tìm hiểu bàn sắc văn hoá dân
tộc, như việc biên soạn từ điên địa danh, việc hiệu đính
các địa danh trên bản đồ, trong các văn bản cổ, xác định
chủ quyền đối với m ột số vùng đất nào đấy. Có như vậy,
mọi người mới thấy rõ tính thiết thực của việc nghiên cứu
địa danh.
Tất cả những điều trên là nội dung của quyển sách này.
2. P H Â N LO Ạ I VÀ Đ ỊN H N G H ĨA ĐỊA DANH
Trong cuốn La toponymie j'ranVaise [18], A. Dauzat
không lập bảng phân loại địa danh. Nhưng khi đi vào
nghiên cứu, tác già chia các địa danh cụ thể làm bốn phần:
1/ Vấn đề những cơ sở tiền Ắn - Âu.
2/ Các danh từ tiền La tinh về nước trong thuỷ danh học.
17
3/ Các từ nguyên Gô - loa - La mã.
4/ Địa danh học Gô - loa - La m ã của vùng A uvergne
và Velay.
Còn Charles Rostaing trong cuốn Les noms de ỉieux
[147] cũng không phân loại địa danh m ột cách cụ thể.
Nhưng ông chia ra làm 11 chương để nghiên cứu từng
vấn đề:
1/ Những cơ sở tiền Án - Ẩu.
2/ Các lớp tiền Xên - tich.
3/ Lớp Gô-loa.
4/ Những phạm vi Gô - loa - La mã.
5/ Các sự hình thành La mã.
6/ Những đóng góp của tiếng Giéc-manh.
7/ Các hình thức cùa thời phong kiến.
8/ Những danh từ có nguồn gốc tôn giáo.
9/ Những hình thái hiện đại.
10/ Các địa danh và tên đường phố.
11/ Tên sông và núi.
N hư vậy, tuy không trực tiếp phân loại địa danh n h ư n g
cả hai tác giả đều chia địa danh thành nhiều loại theo ngữ
nguyên của nó.
18
Còn các nhà địa danh học Xô-viết chia địa danl> theo
đối tượng mà địa danh biêu thị, tức là dựa vào nội dung
của nó.
Trong cuốn Toponìmija Moskvy, G.L. Smolisnạịa và
M.v. Gorbanevskiị [151: 8]'1' đã chia địa danh làm 4 loại:
1/ Phương danh (tên các địa phương).
2/ Son danh (tên núi, đồi. gò...).
3/ Tluiỷ danh (tên các dòng chảy, hồ, vũng ...).
4/ Phố danh (tên các đối tượng trong thành phố).
Còn A.v. Superanskạịa, trong Chto tokoe toponimikal
chia địa danh làm 7 loại:
1/ Phương danh.
2/ Thuỷ danh.
3/ Sơn danh.
4/ Phố danh.
5/ Viên danh (tên các quảng trường, công viên).
6/ Lộ danh (tên các đường phố).
7/ Đạo danh (tên các đường giao thông trên đất, dưới
đất, trên nước, trên không) [153: 8].
(1) Số trước là số thứ tự trong tài liệu tham khảo, số sau là
sốtrang.
19
Hai bảng phân loại trên chưa bao trùm được tên các
công trình xây dựng ở nông thôn (như cầu, cống, sân vận
động...) và trong phương danh chưa tách bạch giữa địa
danh hành chinh và địa danh chỉ một vùng lãnh thổ không
có ranh giới rõ ràng.
Còn ở Việt Nam, có hai bảng phân loại đáng chú ý. Đó
là bảng của Trần Thanh Tâm và bảng của N guyễn V ăn Âu.
Trần Thanh Tâm [168] chia địa danh Việt Nam làm 6 loại:
1/ Loại đặt theo địa hình và đặc điểm.
2/ Loại đặt theo vị trí không gian và thời gian.
3/ Loại đặt theo tín ngưỡng, tôn giáo, lịch sử.
4/ Loại đặt theo hình thái, đất đai, khí hậu.
5/ Loại đặt theo đăc sản, nghề nghiệp và tổ chức kinh tế.
6/ Loại đặt theo sinh hoạt xã hội.
Qua bảng phân loại trên, ta thấy có hai nhược điêm:
1. Không tách các phương thức đặt địa danh ra khỏi
cách phân loại địa danh.
2. Tiêu chí phân loại địa danh không tách bạch, m à nhập
nhằng: sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng, nghề nghiệp tại sao
không nàm trong sinh hoạt xã hội?
Còn N guyễn V ăn Âu, trong hai tác phẩm Địa danh Việt
Nam [1 3 0 :3 0 -3 2 ] và Một sổ vấn đề về địa danh Việt Nam
[131:38 - 40], đã phân loại địa danh theo ba cấp: loại, kiểu
và dạng.
20
1. Loại địa danh
1.1 Địa danh tự nhiên: sông Hồng, núi Trường Sơn,...
1.2. Địci danh kinh tế - xã hội: làng Thượng Cát, huyện
S)a Pa, thành phổ Hải Phòng,...
2. Kieu địa danh
2.1. Tluiỳ danh: sông Hồne, hồ Quan Sơn,...
2.2. Sơn danh: đảo Bạch Long Vĩ, quần đảo Trường S a ,...
2.3.Lâm danh', rừng Cúc Phương, truône Nhà Hô,...
2.4. Làng xã: làng Quậy, xã c ổ Loa,...
2.5.Huyện thị: huyện Gia Lâm, huyện Sa Pa,...
2.6. Tinh, thành phố: tinh Hà Giang, thành phố Việt Trì,...
2.7. Quốc gia: Việt Nam.
3. Dạng địa danh
3.1. Sông ngòi: sông Hồng, ngòi Thia,...
3.2. Hồ đầm: hồ Tây, phá Tam Giang,...
3.3. Đồi núi: Trường Sơn, gò Bồi,...
3.4. Hoi đảo: Côn Đảo, Trường Sa,...
3.5. Rừng rú : rừng u Minh , rừng Cúc Phương,...
3.6. Truông, trảng: trảng Bàng, truông Nhà H ồ,...
37.Làng, xã: Thượng Cát, c ổ Bi,...
3.s.Huyện, quận: Gia Lâm, Hoàn Kiếm,...
21
3.9. Thị trấn: Trùng Khánh, Cát Bà,...
3.10. Tỉnh: Thái Bình, thị xã Hưng Y ên,...
3.11. Thành phổ: Hà Nội, Sài Gòn,...
3.12. Quốc gia: Đại Việt, Việt N am ,...
Nhìn chung, cách phân loại của tác giả khá phức tạp và
chưa hợp lý. Những hạn chế cụ thể như sau:
1. Cách chia địa danh làm hai loại có chỗ hợp lý là lấy
tiêu chí tự nhiên hay không tự nhiên để phân loại. Nhưng
cách gọi tên này chưa hợp lý: địa danh tự nhiên và địa
danh kinh tế- xã hội. Tính cách tự nhiên ở đây là của địa
hình chứ không phải của địa danh (tên gọi của địa hình).
DT nhiên ta có thể nói tat. Neu rút gọn, ta gọi địa danh địa
hình tự nhiên hoặc địa danh địa hình. Cách gọi địa danh
kinh tế - xã hội cũng thế. Những sinh hoạt kinh tế - xã hội
là của con người chứ không phải cùa địa danh. Neu gọi địa
danh chỉ sinh hoạt kinh tế - xã hội thì được. Nhưng nếu chỉ
chia địa danh làm hai loại thì chưa bao trùm nhiều loại địa
danh khác như địa danh vùng (thí dụ: miền Trung, khu Ngã
tư Sở, miệt Cạo Lãnh,...), địa danh chỉ các công trình xây
dựng thiên về không gian hai chiều (cầu Long Biên, đường
Lê Lợi, công viên Lê Văn T ám ,...).
2. Cách phân chia địa danh theo 7 kiểu cũng chưa hợp
lý. Thật ra 3 kiểu đầu có thể gộp thành loại địa danh chi địa
hình và 4 kiểu địa danh sau chì các đơn vị hành chính - gọi
tắt là địa danh hành chính.
22
3. Cách phân chia theo 12 dọng cũng thế. 6 dạng đâu là
địa danh chỉ địa hình; 6 dạng sau là địa danh hành chính.
Cả hai cách chia theo kiểu và theo dạng vừa thừa vừa
thiếu. Thừa vì chia chi tiết như thể là không cần thiết và
nhiều kiểu trùng với dạng (như làng xã và quốc gia). Thiêu
vì các đơn vị thôn, ấp, phường xếp vào đâu? Mặt khác,
việc đánh đồng giữa hai đơn vị hành chánh tỉnh và thị xã
(dạng 3.10) là không hợp lý. Ngoài ra, cách phân chia này
đã loại bỏ hai mảng địa danh lớn là tên các vùng lãnh thô
và tên các công trình xây dựng thiên về không gian hai
chiều như tên cầu, tên đường,...
Do đó, theo đối tượng, căn cứ vào tiêu chí tự nhiên và
không tự nhiên, chúng tôi chia địa danh thành hai nhóm lớn:
- Địa danh chì các đối tượng tự nhiên.
- Địa danh chỉ các đối tượng nhân tạo.
Địa danh chỉ các đối tượng tự nhiên bao gồm tên các địa
hình núi, đồi, gò, sông, rạch,... Thí dụ: núi Trường Sơn, gò
Đống Đa, sông Hồng, rạch Tra(1),...
Còn địa danh chỉ các đối tượng nhân tạo có thể chia làm
ba loại nhỏ:
- Địa danh chỉ các công trình xây dựng thiên về khôn<3,
gian hai chiểu, như tên cầu, cống, chợ, đường phố, công
(1) Tra: loại cây tạp mọc hai bên bờ rạch, vỏ cho sợi bền như
sợi đay, trổ hoa đẹp. màu vàng [88],
23
viên,... Thị dụ: cầu Chương Dương, cống Quẹo(l), chợ
Đồng Xuân, đường Lý Thái Tổ, công viên Lê Văn Tám ,...
- Địa danh chỉ các đơn vị hành chính, như tên ấp, xã,
phưòng, huyện, quận,... Thí dụ: ấp Bắc (TG), xã Gio
Phong (QT), phường Hàng Bạc (HN), huyện Đức Phổ
(QNg), quận Sơn Trà (ĐN),...
- Địa danh chỉ các vùng lãnh thô không có ranh giới
rõ ràng, như vùng Bàn Cờ, khu c ầ u Chữ Y, xóm Chùa,...
(TPHCM).
Tóm lại, theo đối tượng, ta có thể phân ra như sau:
- Địa danh chỉ địa hình thiên nhiên (gọi tắt địa danh chi
địa hình).
- Địa danh chỉ các công trình vây dựng thiên về không
gian hai chiều (địa danh công trình xây dựng).
- Đ ịa danh chỉ các đơn vị hành ch ín h (địa danh
hành chính).
- Địa danh chỉ vùng (địa danh vùng).
Ta có sơ đồ:
(1) Cống Quẹo (TPHCM): cống nằm ở chỗ quẹo của con
đường nên mang tên trên.
24
M ặt khác, theo ngữ nguyên, ta có thể chia địa danh Việt
N am thành bốn nhóm lớn:
Địa danh thuần Việt.
Địa danh Hán Việt.
Địa danh bàng các ngôn ngữ dàntộc thiểu số.
Địa danh bang các ngoại ngừ.
N hóm thứ ba bao gồm địa danh gốc các ngôn ngừ dân
tộc thiểu số như Chăm, Khmer, Ba Na, Ẻ Đê, Gia Rai, Tày,
Thái, M ường,...
Nhóm thứ tư chủ yếu là địa danh gốc Pháp, một số là
địa danh gốc Indonesia, Malaysia,...
Ta có thêm sơ đồ:
Hai sơ đồ trên bổ sung cho nhau thì sẽ được bức tranh
phân loại khá đầy đủ về địa danh ở Việt Nam (Xem thêm
Phụ lục 1 ở cuối sách).
Từ hai bàng phân loại ấy, ta có thề định nghTa: Địa danh
là những từ hoặc ngữ, được dùng lòm tên riêng của các địa
hình thiên nhiên, các đơn vị hành chánh, các vùng lãnh thô
và các công trình xây dựng thiên về không gian hai chiêu.
25
Trước địa danh, ta có thể đặt một danh từ chung chi tiểu
loại địa danh đó: sông Hương, huyện Mộ Đức (QNg), vùng
Ba Vì, thành phố c ầ n Thơ, đường N guyễn D u,...
3. VỊ TRÍ C ỦA ĐỊA DANH H Ọ C T R O N G N G Ô N
NGŨ HỌC
Ngôn ngữ học có ba ngành chính là ngữ âm học, từ vựng
học và ngữ pháp học. Trong từ vựng học có một ngành nhỏ
là danh xưng học (onomasiologie/onomastique), chuyên
nghiên cứu tên riêng. Danh xưng học gồm hai ngành
nhỏ hơn: nhân danh học và địa danh học. Nhân danh
học (anthroponymie) chuyên nghiên cứu tên riêng của
người (gồm: họ, tên chính, tên đệm, tự, hiệu, bút danh, bí
danh,...). Địa danh học (toponymie) nghiên cứu về nmiồn
gốc, ý nghĩa và cả những chuyển biến của các địa danh.
Trên lý thuyết, trong danh xưng học, có thể có một ngành
khoa học nữa là hiệu danh học, chuyên nghiên cứu tên
riêng của các thiên thể, các nhãn hiệu sản phẩm, các biên
hiệu,... N hưng trong thực tế, ngành khoa học này không
phát triển, có lẽ do đối tượng cùa nó không tập trung như
nhân danh học và địa danh học mà tản mác khắp nơi. •
Địa danh học chia làm nhiều ngành nhỏ hơn. Các
ngành chỉ nghiên cứu tên sông rạch (thuỷ danh: gidronim)
và tên núi đồi (sơn danh: oronim) gọi là thuỷ danh học
(hydronymie) và sơn danh học (oronymie). N gành chuyên
nghiên cứu tên của các địa điểm quần cư (phương danh:
ojkonim), được gọi là phương danh học (ojkonimika).
26
Còn ngành chỉ nghiên cứu các đối tượng trong thành phổ
(phổ danh: urbanonim) như tên đường, tên phố, tên các
quảng trường,... gọi là phố danh học (urbanomika) [147;
151; 153].
Ta có thể lập sơ đồ sau đây:
4. L Ư Ợ C S Ử Đ ỊA D A N H H Ọ C T H É GIỚI VÀ
V IỆ T N A M
Lịch sử địa danh thế giới có thể chia làm ba giai đoạn:
giai đoạn phôi thai, giai đoạn hình thành và giai đoạn phát
triên. Còn địa danh học Việt Nam chỉ có hai giai đoạn đầu,
chưa đến giai đoạn thứ ba.
27
4.1. Giai đoạn phôi thai
Ở Trung Ọuổc, việc tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa cũng
như diễn biến của địa danh đã được quan tâm từ đầu Công
nguyên. Trong giai đoạn này, địa danh được sưu tập trong
các sách lịch sử, địa chí. Chẳng hạn, trong các năm 32 - 92
của nhà Đông Hán (25 - 220), Ban c ổ đã ghi chép trên
4000 địa danh trong Hán thư, trong đó một số được giải
thích lý do gọi tên và quá trình diễn biến ; trong Thuỷ kinh
chú, Lệ Đạo Nguyên đời Bắc Nguỵ (466? - 527) có chép
hơn hai vạn địa danh, sổ đựơc giài thích là 2.300 [117].
Ở các nước phương Tây, tình hình cũng diễn ra tương
tự. Riêng Việt Nam cũng thế, nhưng diễn ra trễ hơn. Các
bộ sách sử, địa chí như Dư địa chí của Nguyễn Trãi (1380
- 1442), Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên (thế kỷ
XV), Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú
(1782 - 1840), Gia Định thành thông chỉ của Trịnh Hoài
Đức (1765 - 1825), Đại Nam nhất thonẹ chí (cuối thế kỷ
XIX),... đều có ghi chép nhiều địa danh và giải thích một
sổ, nhưng được xem là phần phụ cho công trình chứ các nhà
biên soạn chưa quan tâm đến vấn đề một cách đúng mức.
Cuối thế kỷ XIX có tập sưu tầm 10.994 địa danh Tên
làng xã Việt Nam đầu thể kỷ XIX (thuộc các tỉnh từ Nghệ
An trở ra) do Dương Thị The và Phạm Thị Thoa dịch
và biên soạn (1981). Ngô Vi Liền, năm 1928, biên soạn
Nomenclature des communes du Tonkin (classées par
cantons, phu, huyen ou chau et par provinces) (Tự vựng
làng xã ở Bắc Kỳ).
28
N hư vậy, giai đoạn phôi thai của địa danh học thế giới
có thể xem là từ thế kỷ I đến thế kỷ XIX, còn địa danh học
Việt Nam kéo dài đến giữa thế kỷ XX.
4.2. Giai đoạn hình thành
Giai đoạn này được khởi đầu bàng hàng loạt từ điên địa
danh và các sách nghiên cứu địa danh ra đời.
v ề từ điển, ta có thể kể các công trình tiêu biểu sau
đày: Poyares, Dicionario de noines proprios (Ý, 1667);
Dictionnaire géographique - historisque de l ’
Empire
de Russie (Nga, 1923); Longnom, Les noms de lieux de
France (Pháp, 1929); Trung Quoc co kim địa danh đại từ
điên (Đài Bắc, 1931),...
v ề sách nghiên cứu địa danh, ta có thể nêu một số tác
phẩm sau đây: J.J. Egli, Địa danh học (Thụy Sĩ, 1872);
J.W. Nagl, Địa danh học (Áo, 1903); A. Dauzat, Nguồn
gốc và sự phát triển địa danh (Pháp, 1926) và Địa danh
học Pháp (1948),... [168].
Qua các công trình này, cơ sở lý luận đã được xác lập:
đôi tượng của địa danh học đã được xác định, sự phân loại
địa danh tương đối hợp lý, phương pháp nghiên cứu đã
mang tính khoa học,...
Đen giữa thế kỳ X X , giai đoạn hình thành cùa địa
danh học thế giới coi như chấm dứt để chuyển sang giai
đoạn phát triển thì địa danh học Việt N am nới dần dần
hình thành.
29
Có thể xem bài nghiên cứu của H oàng Thị Châu, Mối
liên hệ về ngôn ngữ cổ đại ở Đông Nam Ả qua một vài tên
sông ( 1964), là tác phẩm mở đầu cho giai đoạn này vì tác
giả đã sử dụng phương pháp ngôn ngữ học để khảo sát
đối tượng. Tiếp theo là bài Thử bàn về địa danh Việt Nam
(1976) của Trần Thanh Tâm, nêu một số vấn đề cơ bản về
địa danh và địa danh học Việt Nam.
Trong thập niên cuối thế kỷ XX, địa danh học Việt Nam
mới thực sự hình thành vì có hai luận án Phó tiến sĩ về địa
danh học Việt Nam và hàng loạt từ điển địa danh ra đời.
Sau khi bảo vệ luận án (1990) Những đặc điêm chinh
cùa địa danh ở thành pho Hồ Chí Minh, Lê Trung Hoa in
thành sách Địa danh ở thành phố Hồ Chí Minh ( 1991 ).
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu địa danh dưới góc độ
ngôn ngữ học và trình bày khá hệ thống những vấn đề mà
người nghiên cứu địa danh cần quan tâm (phân loại và định
nghĩa địa danh, nguyên tẳc và phương pháp nghiên cứu địa
danh, các phương thức đặt địa danh, cẩu tạo địa danh, ý
nghĩa và nguồn gốc một số địa danh,...).
Năm 1996, Nguyễn Kiên Trường tiếp tục vận dụng
những lý luận cơ bản của địa danh học hiện đại để xử lý
những vấn đề của địa danh học miền Bắc trong luận án
Những đặc điêm chỉnh của địa danh Hải Phòng (sơ bộ so
sánh với một số vùng khác).
30
Sang thập niên đầu thế kỷ XXI, hai luận án tiến sĩ mới
vê địa danh đã được bảo vệ: Nghiên cứu địa danh Quáng
Trị (2003) của Từ Thu Mai và Những đặc điêm chính cùa
địa danh Dak Lăk (2005) của Trần Văn Dùng.
Bèn cạnh bốn luận án trên, có cuốn Địa danh Việt Nơm
(1993, sau này tái bản đôi tên thành Một so van đẻ về địa
danh học Việt Nam, 2000) của Nguyễn Văn Âu nêu khái
quát về đặc điêm của địa danh Việt Nam, phân loại và phân
vùng địa danh rồi khảo sát cụ thể 8 loại địa danh.
Cũng trong thời gian này, có bốn cuốn từ điến địa danh
đánc chú ý: sổ tav địa danh Việt Nam (1995) của Đinh
Xuân Vịnh, Sô tay địa danh Việt Nom (1998) cùa Nguyễn
Dược - Trung Hải, Từ điển bách khoa địa danh Hải Phòng
(1998) do Ngô Đăng Lợi chủ biên. Hai cuốn đầu tập hợp
và giới thiệu một cách khái quát các địa danh tiêu biểu của
Việt Nam. Riêng cuốn thứ ba, ngoài địa danh, giới thiệu cà
những di tích lịch sử như chùa, đình, miếu có trên địa bàn
thành phổ Hoa phượng đỏ.
Vào đầu thập niên thứ nhất của thế kỷ XXI, cuốn Từ
điển địa danh thành phố Sài Gỏn-Hồ Chí Minh (2003)
do Lê Trung Hoa (chủ biên) - Nguyễn Đình Tư xuất bản,
trong đó tác giả rất chú ý tới nguồn gốc và ý nghĩa ban đầu
cùa địa danh.
Như vậy, ngoài cuốn Địa danh học Việt Nam này, chúng
ta còn thiếu một cuốn Từ điên địa danh Việt Nam tương đối
31
lớn, thu thập tương đối đầy đù số lượng địa danh Việt Nam
và được biên soạn một cách khoa học.
4.3. Giai đoạn phát triển
Địa danh học Âu Mỹ đang ở trong giai đoạn phát triển.
Ờ Liên Xô trước đây đã xuất bản hàng chục công trình về
địa danh học trong đó có hai tác phẩm tiêu biểu: Nhũng
nguyên tắc của địa danh học (1964) [145] và Địa danh
học là gì? (1985) [153]. Cuốn thứ nhất tập hợp các bài viết
của nhiều tác giả, mồi người nghiên cứu m ột khía cạnh của
địa danh: A.I. Popov giới thiệu Những nguyên tắc cơ bản
của việc nghiên cứu địa danh; I.A. Karpenko bàn về địa
danh học đồng đại', E.M. M uzaev trình bày Những khuynh
hướng cơ bản của việc nghiên cứu địa danh;... Cuốn thứ
hai giới thiệu những lý luận chủ yếu về địa danh học như
những phương thức cơ bản đặt địa danh, cấu tạo của địa
danh, tên các đơn vị quần cư, cách phiên âm địa danh,...
Các công trinh này đã góp phần không nhỏ vào việc hình
thành ngành địa danh học Việt N am .
5. TU LIỆU NGHIÊN c ứ u ĐỊA DANH
Đ ịa danh là một phạm trù lịch sử. Do đó, các tư liệu lịch
sử có liên hệ đến địa danh đều hết sức cần thiết cho việc
nghiên cứu địa danh. Một phần các tư liệu này có thể do
các cơ quan nhà nước hiện nay cung cấp.
32
C húng ta có thể chia các tư liệu này làm 8 nguồn:
5.1. Các văn bản của chính quyền các cấp trong
quá khứ
Các tư liệu này có thể cho biết sự ra đời, biến đổi hoặc
mất đi của các địa danh. Một số tư liệu được in trong các
công báo, niên giám ,... Một số đã được các nhà nghiên
cứu sưu tập và công bố dưới dạng tác phẩm như: Việt
Nam- Những sự kiện lịch sứ (3 tập) của Dương Kinh Quốc,
D ương Trung Q uốc,... Đắt nước Việt Nam qua các đời
của Đào Duy Anh; Việt Nam - Những thay đổi địa danh và
địa giới các đơn vị hành chỉnh 1945 - 1997 của Nguyễn
Ọ uang Ân; Danh mục các đơn vị hành chính Việt Nam
(1994, 2000)...
Ngoài ra, tư liệu này còn có thể là những văn bản viết
tay, đánh máy của các thư ký, các viên chức địa phư ơng...
còn lưu trừ được. Nói chung, đây là những tư liệu gốc,
chính xác, hết sức cần thiết cho việc nghiên cứu địa danh-
nhất là địa danh hành chính.
5.2. Các từ điển địa danh, sách địa phưong chí về
địa bàn
Các sách này thường do người địa phương hoặc người
am hiểu về địa phương chấp bút. Do đó, các xã chí, huyện
chí, tỉnh chí,... có giá trị cao về tư liệu. Cụ thể như Ô
châu cận lục (1553) của Dương Văn An, Phủ biên tạp lục
(1776) của Lê Quý Đôn, Gia Định thành thông chí (1820)
33
của Trịnh Hoài Đức, Đại N am nhất thống chí (cuối thế kỷ
XIX), Phương Đình dư địa chí (1900) cùa Nguyễn Văn
Siêu,... N goài ra, các sách hướng dẫn du lịch, các từ điển
địa danh cũng rất cần thiết cho việc nghiên cứu địa danh.
5.3. Các bản đồ
Các bản đồ về địa hình, hành chính, kinh tế, quân sự,...
của các địa phương trong các thời kỳ là những tư liệu quí.
Qua sự đối chiếu các bản đồ ở những thời điểm khác nhau,
ta có thể xác định được vị trí các đối tượng của địa danh,
sự ra đời, biến đổi và mất đi của chúng.
5 .4 . C á c b á o đ ịa p h ư ơ n g và c á c bài b á o về
đ ịa p h u o n g
Các tờ báo địa phương thường xuyên đăng tải những tin
tức về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, xã
h ộ i,... xảy ra tại địa bàn. M ột cách vô tình hay cố ý, các tác
giả thường giải thích nguồn gốc và ý nghĩa một số địa danh
được đề cập đến trong bài.
M ặt khác, một số bài trong những tờ báo ờ các địa
phương - nhất là ở các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà
Nội - viết về địa danh ở những vùng đó.
T ất cả n h ữ n g tư liệu này giúp các n h à nghiên cứ u địa
danh đỡ m ất thì giờ tro n g việc tìm hiểu địa danh ở các
địa p h ư ơ n g - nhất là n h ữ n g nơi m ình chưa có dịp tìm
hiểu cặn kẽ.
34
5.5. Các số liệu, danh sách địa danh ở các CO' quan
hiện nay
Các cơ quan nhà nước như uỷ ban nhân dân, các sở,
phòng, ban có thể giúp đỡ rất nhiều cho người nghiên cứu
khi cung cấp các số liệu, danh sách về địa danh. Uỷ ban
nhân dân các cấp cho chúng ta toàn bộ tên các đơn vị hành
chính trên địa bàn, tỉnh thành, quận huyện, phường xã,
thôn ấp,... Thay vì đi tìm kiếm từng tên sông rạch, ta có
thể nhờ sở, phòng thuỷ lợi cung cấp số liệu, danh sách, sở,
phòng thương mại có thể cho chúng ta biết về tên các chợ
trên địa bàn. Tên cầu, đường và các chi tiết liên quan năm
ở văn phòng sở và phòng giao thông công chính. Nhờ các
số liệu, danh sách đã được ghi chép cẩn thận, ta có thê tiết
kiệm được nhiều thì giờ và kinh phí.
5.6. Các loại từ điển cổ, từ điển từ cổ, tù' điển
phương ngữ
Các từ điển cổ như An N am dịch ngữ, Từ điển An Nam
- Lusitan - La tinh (1651) của A. de Rhodes, T ừ điển An
Nam - La tinh (1772 - 1773) của p. de Béhaine, Từ điển
An Nam - La tinh và Từ điển La Tinh - An Nam (1838)
của Taberd, Đại N am quốc âm tự vị (1895 - 1896) của
Huỳnh Tịnh Của, Dictionnaire Annam ite-français (1898)
cùa G énibrel,... giúp ta xác định được thời điểm hoặc
thời gian ra đời của các địa danh. Chẳng hạn, từ điển của
A.de Rhodes cho chúng ta biết địa danh Faifo đã xuất hiện
35
trước năm 1651. N hờ từ điển của p.de Béhaine, ta biết các
địa danh Sài Gòn, Thủ Đức, Đồng N ai,... đã có mặt trước
năm 1772. M ặt khác, chúng cũng cho ta biết tự dạng ban
đầu hay tự dạng gốc của các địa danh: rạch Gầm vốn là
rạch G ằm (Đại N am quốc âm tự vị), c ầ n Giuộc ban đầu
viết Cần D uột (Đ N Q Â T V ),... Ngoài ra, các từ điển từ cổ,
từ điển phương neữ cũne giúp ta biết dạng cổ, nghĩa cổ
cùa nhiều từ còn hiện diện trong địa danh. C hẳng hạn,
chúng tôi khẳng định Hóc (tronç Hóc M ôn, Hóc Hươu,
Hóc Ớ t,...) là dạng cổ của Hói (“dòng nước nhỏ”) nhờ
từ hóc (ở chữ xẽo) trong từ điển của Huỳnh Tịnh Của và
dạng cổ sóc tlán /trán/ của sói trán trong từ điển của A. de
Rhodes; hoặc từ bùng binh (Đ N Ọ Â T V ) là chồ sône, rộrm
mà tròn, ghe thuyền có thể trở đầu, đưa tới sự chuyển
nghĩa chỉ các giao lộ hình tròn, xe cộ có thể chạy vòng,
trong thành phố, vào đầu thế kỷ XX.
5.7. Các tư liệu điền dã
T ư liệu thu thập được qua các chuyến điền dã là những
tư liệu chưa thành văn, tức chưa được công bố. Các tư liệu
này do bản thân nhà nghiên cứu quan sát, chụp ảnh được
hình dạng, vị trí, đặc điểm đổi tượng của địa danh. Một số
tư liệu ghi chép được qua lời kể của người địa phương lớn
tuổi về nguồn gốc, ý nghĩa vốn có, thời điểm ra đời, những
biến đổi cùa địa d a n h ,... Đ ây có thể là những tư liệu chính
xác nhất m à nhà nghiên cứu không thể khai thác ở bất cứ
nguồn tư liệu nào khác.
36
5.8. C ác sách lý luận về địa danh học và ngôn
n g ữ học
Các bài và sách viết về ngôn ngừ học và nhất là địa danh
học ở trong và ngoài nước sẽ cung cấp cho người nghiên
cứu những hành trang cần thiết để đi đúng hướng và ít tổn
thời gian nhất trong công việc của mình. Chẳng hạn, Giáo
trình lịch sử ngừ âm tiếng Việt (sơ thảo) của Nguyễn Tài
Cân, La toponymie française (Địa danh học Pháp) cúa A.
Dauzat, Les noms de lieux (Địa danh) của Ch. Rostaing,
Prinsipy toponimiki (Những nguyên tắc của địa danh học)
của một nhóm tác giả Nga, Chto takoe toponimika? (Địa
danh học là gì?) của Sùperanskaja....
Tóm lại, tư liệu giữ vai trò rất quan trọng trong việc
hoàn thành hay không một cône trình khoa học, nhất là khi
đối tượng nghiên cứu quan hệ tới nhiều lĩnh vực khác như
địa danh. Cho nên, khi tập trung tư liệu phong phú, đầy đù,
coi như ta đã hoàn thành một phần công trinh.
6. CÁC NGUYÊN TẢC VÀ PH Ư Ơ N G PHÁP
NGHIÊN CỨU ĐỊA DANH
6.1. Các nguyên tắc nghiên cứu địa danh
Trong m ột bài viết của m ình, A.I. Popov [143] có đề
cập tới 8 điều của công việc nghiên cứu địa danh. Ọ ua
bài này, chúng tôi thấy tác giả m uốn nêu lên hai nguyên
tăc chính:
37
a. Phải dựa vào các tư liệu lịch sử (sách báo, bản đồ,
biểu đồ,...) của các ngành ngôn ngừ học, nhân chùng học,
văn học, địa lý học,...
b. Phải thận trọng khi vận dụng phương pháp thành tố
để phân tích ngữ vĩ cùa địa danh vì có thể dẫn đến sai lầm.
Còn Ch. Rostaing [147] thì nêu 2 nguyên tắc khác:
a. Phãi tìm các hình thức cổ của các từ cấu tạo địa danh.
b. Muốn biết từ nguyên của một địa danh, phải dựa trên
kiến thức ngữ âm học địa phương.
Tham khảo ý kiến của các nhà địa danh học N ga và
Pháp, chúng tôi nêu ra 5 nguyên tắc sau đây:
6.1.1. Pliảỉ am hiểu lịch sử địa bàn mình lĩgliiên cứu
Lịch sử một vùng đất bao gồm các biến cổ chính trị, quá
trình sinh sống cùa các dân tộc, sự kế tục của các nền văn
hoá, quá trình phát triển của các ngôn ngữ, các biến đổi về
địa lý, hánh chính,... Do đó, việc nghiên cứu địa danh cần
sử dụng tư liệu của các ngành sử học, dân tộc học, khảo cổ
học, ngôn ngữ học, địa lý lịch sử,...
Các biến cố lịch sử - nhất là các biến cố lớn-đã đê lại
dấu ấn khá rõ nét trong địa danh. Chẳng hạn, sau ngày
giải phóng thành phố Sài Gòn (30 - 4 - 1975), hàng loạt
tên đường phổ đã được thay đổi; sự sinh sống của các dân
tộc K hm er và Pháp trên địa bàn TPH C M đã để lại các địa
38
danh c ầ n G iờ ”, Xoài Rạp(2),... Năng-xi(3), La-cai(4),... Vì
thế, Popov đã lưu ý các nhà nghiên cứu địa danh: “Bất cứ
sự giải thích theo định kiến nào, không căn cú vào các sự
kiện, thường rơi vào sai làm” [143: 34],
6.1.2. Phái ant lìiêu địa liìnli của địa bìm
Địa hình có hai loại chính: địa hình cao và địa hình thấp.
Địa hình cao gồm núi, đồi, gò, đống,... Địa hình thấp gom
sông, rạch, biển, hồ,... c ầ n biết địa hình nơi mình nghiên
cứu đe hiểu vì sao ở chồ này có nhiều địa danh mang các
từ chi địa hình này, ở chồ nọ có nhiều địa danh mang các từ
chỉ địa hình kia. Chẳng hạn, ở vùng cao Củ Chi - Hóc Môn
(TPHCM ) có nhiều địa danh mang từ rò n g (5) (rỏng Hồ,
(1) Cần Giờ là địa danh gốc Khmer Kanchoeu. có nghĩa là
‘cái thúng”.
(2) Xoài Rụp hay Soài Rạp, Lôi Rạp là địa danh gốc Khmer,
theo Trương Vĩnh Ký, là Păni Prêk Crôy Phkăm (vàm, rạch,
mũi đất).
(3) Nancy vốn là một thành phố ờ vùng Lorraine (Pháp), nơi
Pháp thang Đức trong thế chiến thứ nhất. Do đó, Pháp lấy tên này
đặt cho một đường phố ở Sài Gòn. Năm 1955, tên đường đã đổi
nhưng tên chợ nam trên đường vẫn còn.
(4) La - cai là cách đọc tên Lacaze, một nghị viên Hội đồng
đô thành Chợ Lớn.
(5) Ròng vốn là đường nước tự nhiên, khuyết sâu xuống, nhỏ
hơn rạch, ngả.
39
ròng Lớn, rỏng D ài,...), ở vùng thấp c ầ n Giờ (TPHCM),
có nhiều địa danh mang từ tắt(l) (tắt Lớn, tắt Lò Vôi,...).
Vì thế, Muzaev nhắc nhớ: “C húng ta đều biết rằng trong
những điều kiện như nhau hoặc gần giống nhau về địa
hình, thường lặp lại những địa danh như nhau” [104: 29],
6.1.3. Phải tìm những hình thức cỗ của địa danh
Là một từ ngữ như bao nhiêu từ ngừ khác, địa danh
cũng chịu sự tác động của các qui luật ngừ âm. Do đó,
một số địa danh đã biến đổi qua nhiều hình thức ngữ âm.
Vì vậy, “không phải luôn luôn có thể chỉ tin vào cái vẻ bề
ngoài của địa danh” [151: 57],Và “ tri thức về các qui luật
của ngôn ngữ học rất cần thiết đối với nhà địa danh học,
nếu muốn thoát khỏi giai đoạn sưu tập và thích thú” [104:
24 - 25]. Không ít ngưòĩ phạm phải sai lầm khi căn cứ vào
ngừ âm và chính tá hiện tại để suy đoán ý nghĩa ban đầu
của địa danh. Cách giải thích Lôi G iang (do Lôi Giáng(2)
biến thành) là “sông Lôi”, Bà M ôn (vốn là Bàu M ôn)(3),...
là “ một bà tên M ôn” là những thí dụ sinh động về sự vi
phạm nguyên tắc này [64: 106 - 108, 146].
( 1) Tắt là dòng nước để đi tắt từ điểm này đến điểm khác để
thu ngẩn lộ trình. Ở Nam Bộ, người ta thường viết nhầm thành tắc.
Tắt vốn là tính từ chuyển hoá thành danh từ.
(2) Lôi Giáng vốn có nghĩa là “sấm sét đánh xuống”, bị bỏ
dấu khi in trên bản đồ thời Pháp thuộc.
(3) Môn: tên cây môn nước.
40
6.1.4. Plìải nắm vững các đặc điếm về ngữ âm, từ
vựng, ngữ pháp của phương ngữ tại địa bàn
Superanskaja đã viết: “Nhiều địa danh được sinh ra
trong các phương ngừ, từ chất liệu phương ngừ” [153: 47].
Bởi vậy, nếu không có những kiến thức về phương ngừ tạo
ra địa danh, ta không hiểu rõ nguồn gốc và ý nghĩa của
một số địa danh. Chăng hạn, nếu không hiểu sự phát âm
lần lộn giữ hai âm đầu s - và X - trong phương ngừ N am
Bộ, ta sẽ không hiểu nguồn gốc của địa danh Hàng Xanh
(vốn là Hàng Sanh(l)- TPHCM ); nếu không hiểu sự phát
âm lẫn lộn hai vần - oan và - ang, hai thanh hỏi và ngã, ta
sẽ không biết được âm gốc của khu Mả Lạng (TPH CM ;
BT) là M ả Loạn(2)
6.1.5. Phủi thận trọng trong việc vận dụng cácpltuơng
pliáp ngôn ngữ học khi phân tích địa danh
Địa danh được cấu tạo bởi những đơn vị ngôn ngữ. “Vì
vậy, việc nghiên cứu địa danh không thể không là công
việc của ngôn ngữ học” [54: 46]. M ặt khác, các phương
pháp của ngôn ngữ học thường mang đến những kết quả có
(1) Sanh: tên cây trồng hai bên đường Bạch Đằng (quận Bình
Thạnh, TPHCM), thời Pháp thuộc.
(2) Mả loạn: mả bỏ hoang, không có người chăm sóc, giống
như giếng loạn, đìa loạn. Ca dao miền Trung có câu:
Chiều chiều mây kéo về kinh
Ếch kêu giếng ioạn thảm tình đôi ta
41
độ chính xác cao, nên rất có giá trị khoa học. Bởi thế, E.M.
Muzaev khẳng định: “ Không có phương pháp ngôn ngữ
học không thể hiếu vai trò các vĩ tố trong việc tạo thành
các địa danh” [104: 24], Tuy nhiên, “Có không ít địa danh
ngoài hệ biến hoá hoặc tham gia vào thành phần một hệ
biến hoá đã mất hẳn” [54: 52]. Mặt khác, có nhiều nguyên
nhân đă “ làm sai lạc địa danh rất kỳ khôi và khó hiểu”
[135: 62]. Bởi vậy, “bất cứ hiện tượng hàng loạt nào (lặp
lại, tương tự) trong toàn bộ địa danh, luôn luôn cần được
nghiên cứu cẩn thận” [143: 43]. Và Popov cũng nhắc nhở
chúng ta khi sử dụng “phương pháp thành tố”, phải “ dè dặt
tối đa” và thái độ kết luận phải thận trọng [143: 42-43].
Tóm lại, m uốn đạt kết quả tốt trong việc nghiên cứu
địa danh, ta phải tuân thủ một cách chặt chẽ các nguyên
tắc trên. Trong năm nguyên tắc vừa trình bày, hai nguyên
tắc đầu nằm ngoài khía cạnh ngôn ngữ cùa địa danh, ba
nguyên tấc sau thuộc khía cạnh ngôn ngữ. Do đó, người
nghiên cứu địa danh không thể không có những kiến thức
cơ bản về ngôn ngừ học.
6.2. Các phương pháp nghiên cứu địa danh
Dưới đây là những phương pháp cơ bản.
6.2.1. Phương pháp thống kê, plìăn loại
Trước khi bắt tay nghiên cứu địa danh ờ một vùng nào,
chúng ta phải thống kê, phân loại toàn bộ địa danh vùng đó.
42
Khi phân loại, chúng ta cần chia địa danh thành bốn
phần lớn:
- Đ ịa danh chỉ địa hình thiên nhiên (tên sông, rạch,
núi, đ ồ i,...)
- Đ ịa danh chỉ các đơn vị hành chính (tên ấp, xã,
huyện, tỉn h ,...)
- Đ ịa danh chi các vùng lãnh thổ không có ranh giới rõ
ràng (tên khu, vùng,...)
- Địa danh chỉ các công trình xây dựng thiên về không
gian hai chiều (tên cầu, đường, công viên, sân vận động,...)
Bước tiếp theo là phân địa danh thành những nhóm nhỏ
hơn, như:
- Địa danh mang tên người.
- Địa danh mang tên cây cỏ.
- Địa danh mang tên cầm thú.
- Tên đường phố.
- Tên cầu cống.
- Tên công viên...
Qua các bảng thống kê, phân loại này, ta sẽ thấy rõ số
lượng từng loại, từ đó có thể rút ra đặc điểm của từng loại
nói riêng và đặc điểm địa danh toàn vùng nói chung.
43
Chẳng hạn, sau khi sưu tập toàn bộ địa danh ở thành
phố Hồ Chí Minh (độ 6.000 địa danh), chúng tôi thấy trong
số 4.700 địa danh (không kể 1.300 tên đường), có 236 địa
danh mang từ Tân ờ trước (như Tân Bình, Tân Đ ịnh,...),
199 địa danh mang từ Ông, 254 địa danh mang từ Bà, gần
300 địa danh mang tên cây cỏ, trên 150 địa danh m ang tên
cầm thủ. Tù đó, chúng tôi có thể rút ra đặc điểm: đây là
vùng đất mới, địa danh mang tính nguyên sơ, dân d ã,...
Thêm một dẫn chứng, trong hơn 160 địa danh m ang
thành tổ chung Cái trên địa bàn N am Bộ, có đến 150 địa
danh là tên sông rạch. Điều đó cho thấy ý nghĩa cùa yếu tố
Cái này có liên hệ đến sôns, nước [63].
Một thí dụ khác: theo thống kê cùa Nguyễn Xuân Lương,
trong sổ 2.999 tên các xã dọc biên giới của sáu tỉnh phía
tây nam Việt Nam thì có 2.867 địa danh Hán Việt (chiếm
95%). Chỉ có 132 địa danh chưa xác định được là Hán Việt.
Chúng có thê là địa danh Nôm (thuần Việt), cũng có thể là
địa danh K hm er hoặc M ã Lai. N hư vậy, ta có thể nói rằng
địa danh hành chinh vùng biên giới tây nam thuộc các tỉnh
đồng bằng Nam Bộ phần chủ yếu là địa danh Hán Việt là
do N hà nước của người Việt có nhu cầu quản lý vùng đất
này về mặt hành chính đặt ra [171: 52, 55],
Qua các dẫn chứng vừa nêu, ta thấy rõ tầm quan trọng
của công việc thống kê, phân loại địa danh trên địa bàn
mình nghiên cứu.
44
6.2.2. Phương pháp điền dã
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu địa danh một cách cỏ
phương pháp và hệ thống mới khởi sự từ hai mươi năm trở
lại đây. Việc ghi chép thời điểm ra đời cùa các địa danh ít
được quan tâm. Do đó, địa danh ở bất cứ vùng nào, số chưa
rõ thời điểm ra đời cũng chiếm số lượng cao hơn rất nhiều
so với sổ đã rõ. Thực trạng này đòi hỏi người nghiên cứu
phài mất nhiều công sức mới có thể soi sáng được phần
nào những ẩn số cần tìm. Một trong những hướng tìm là đi
điền dã. Phải đi về nông thôn, nơi chôn nhau cắt rốn của
mỗi địa danh, ta mới hi vọng tìm ra năm tháng chào đời, lý
do đặt tên cho đối tượng.
Thật vậy, lên vùng Hóc Môn, hỏi người lớn tuổi, ta mới
biết tại sao gọi là cầu Võng(l). Vào nơi giáp ranh giữa quận
Sáu và huyện Bình Chánh, hỏi các cụ già, ta mơi hiểu rõ
nguồn gốc của rạch Lồng Đèn(2). Xuống c ầ n Giờ, ta mới rõ
dạng gốc của địa danh Hào Võ là hàu vỏ(3)...
Qua một số trường hợp ít ỏi, ta cũng đù thấy tầm quan
trọng đặc biệt của phương pháp điền dã trong công việc
(1) Dưới thời Pháp thuộc, cầu này vốn là cầu treo, mồi lần có
người đi qua, cầu lắc lư như chiếc võng.
(2) Ngày trước, tại một ngã ba rạch này, để ghe thuyền
không đụng nhau trong đêm tối, người ta phải treo một cái lồng
đèn báo hiệu.
(3) Nơi đây thường có một đống hàu vỏ dự trữ để nấu vôi, nên
cạnh đó có tắt Lò Vôi.
45
xác định nguồn gốc và ý nghĩa ban đầu của địa danh - công
việc trọng tâm số một của việc nghiên cứu này.
6.2.3. Phương pháp so sánh, đối clíỉếu
Để thấy rõ tính đặc thù của một vùng, ta cần so sánh,
đổi chiếu địa danh vùng đó với địa danh những vùng khác
để thấy những tương đồng và dị biệt của địa danh các vùng.
Đây là phương pháp so sánh, đổi chiếu đồng đại. Ngoài ra,
để xác định nguồn gốc và ý nghĩa ban đầu của địa danh, ta
phải sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu lịch đại.
Chẳng hạn, khi so sánh địa danh ở N am Bộ với địa danh
ở Trung Bộ và Bắc Bộ, ta thấy địa danh Nam Bộ mang
thành tố Bà ờ đầu nhiều hơn hẳn.(l)
Khi sử dụng phương pháp, đổi chiếu lịch đại, ta phải
hiểu rõ những qui luật biến đổi ngữ âm trong lịch sử. Khi
(1) Ta có thể giải thích hiện tượng này bằng mấy nguyên
nhân sau:
a. Phụ nữ Nam Bộ trước đây ít bị thành kiến “trọng nam
khinh nữ”của lễ giáo phong kiến ràng buộc hơn nên tầm
hoạt động của ho ngoài xã hội rộng hơn và dễ được xã hội
chấp nhận dùng tên các bà để đặt địa danh.
b. Ở Nam Bộ và vùng cực nam Trung Bộ còn nhiều dân tộc
(Khmer, Chăm, Ê Đê, Gia Rai, Mơ Nông, Raglai,...) vẫn
còn chịu ảnh hường cùa chế độ mẫu hệ nên coi trọng địa
vị các bà.
c. Nhiều địa danh có yếu tố gốc là Bàu hay Bờ bị nói chệch
thành Bà (Bàu Môn > Bà Môn, Bờ Băng > Bà Băng).
46
xác định dạng gốc của một địa danh, ta khône những quan
tâm đến mặt ngừ nghĩa mà còn đặc biệt quan tàm tới mặt
ngừ âm. về mặt này, ta phải lưu ý tới cấu trúc âm tiết tiếng
Việt. Các nhà Việt ngừ học thường tách âm tiết thành ba
yểu tố: âm đầu, vần và thanh điệu.
Trước khi khăng định A’ là dạng gốc cúa A, ta phải
chứng minh những biến đôi đủ cả ba thành tố (âm đầu, vần,
thanh điệu) và mỗi thành tố có ít nhất vài tiền lệ tương tự.
Chăng hạn, để khẳng định ràng rạch Gòi (ở Sóc Trăng) bẳt
nguồn từ tiếng Khmer Kôi “thuế vụ”, ta phải vận dụng qui
luật biến âm K > G trong lịch sử tiểne, Việt: can (Hán Việt)
> gan (Việt), cận (Hán Việt) > gần (Việt), cẩm (Hán Việt)
> gấm (Việt). Tiếp theo, ta chứng minh quan hệ chuyển
đôi ô thanh o: srôk “ xứ” (tiếng Khmer) > sóc, (hồ) lô >
lò, độc (giả) > đọc. Sau cùng là qui luật biến thanh: thanh
ngang trong tiếng Khmer chuyển thành thanh huyền trong
tiếng Việt.(Préah) Trapeng (tượng Phật ở trong) “cái ao”
(tiếng Khmer) > Trà Vinh, Andơk “con rùa” (tiếng Khmer)
> Cần Đước, Kantuôt “cây chùm duột” (tiếng Khmer) >
Cần Giuộc.
Một thí dụ khác. Trước khi xác định Kanchoeu “cái
thúng” (tiếng Khmer) là âm gốc của c ầ n Giờ, ta phải lần
lượt chứng minh K và c chỉ là hai cách ghi cùa một âm vị
/ k / nên H ồng Kông, ka ki có thể viết Hồng Công, ca ki.
Vần - an trong tiếng Khmer chuyển thành-ân trong tiếng
Việt đã có nhiều tiền lệ: Kanloh > c ầ n Lố, Kancon > c ầ n
Chông, Kantuôt > c ầ n Giuộc. Các thí dụ vừa nêu cho thấy
47
một số âm tiết tiếng K hm er vốn mang thanh ngang khi gia
nhập vào tiếng Việt thì m ang thanh huyền. Sau cùng, Ch và
Gi đã có quan hệ chuyển đổi thể hiện trong nhiều từ tiếng
Việt: chi - gì, (bây) chừ - giờ, chủng (loại) - giống (nòi),...
Qua m ột vài ví dụ vừa nêu, ta thấy tầm quan trọng đặc
biệt của phương pháp so sánh lịch s ử , nhất là đối với những
địa danh chuyển hoá từ các ngôn ngữ dân tộc anh em hoặc
các địa danh cổ. “Vì vậy, việc nghiên cứu địa danh không
thể không là công việc của ngôn ngữ học” [54: 46].
6.2.4. Phương pháp khảo sát bản đò
Ta có thể khảo sát các bản đồ theo diện đồng đại để phát
hiện những loại địa danh nào xuất hiện nhiều ở địa bàn nào
để tập trung tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa của từng nhóm
địa danh đó. C hẳng hạn, trên địa bàn tỉnh Bình Phước, nơi
sinh sống của nhiều đồng bào dần tộc Stiêng, ta thấy nhiều
địa danh m ang yếu tố Bù ở trước như Bù Đăng, Bù Đốp,
Bù Gia M ập, Bù Trăng L ơ,... Qua tìm hiểu, ta biết Bù
trong tiếng Stiêng có nghĩa là “ làng” .
Ta cũng có thể khảo sát, đối chiếu các bản đồ theo diện
lịch đại. Đối chiếu các bản đồ theo trình tự trước sau, ta sẽ
thấy một số địa danh cũ đã biến mất, một số địa danh mới
xuất hiện, những thay đổi về ngữ âm, chữ viết. Chẳng hạn,
ờ Cần G iờ (T PH C M ), trên bản đồ 1885 có rạch Đôi Lớn và
rạch Đôi N hỏ; nhưng trên bản đồ sau năm 1975, thì không
còn nữa. H oặc là trên các bản đồ ở thế kỷ XIX, ta thấy các
48
địa danh Hóc(l) Hươu, Giằng X ay|2), Bàu Hói; nhưng trên
các bản đồ giữa thẻ kỷ XX thì được ghi Hốc Hưu (hoặc
Học Hữu), Dần Xây, Bà Hói.
7. C H Ứ C N ĂNG CỦA ĐỊA DANH VÀ ÍCH LỢI
CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỊA DANH
7.1. Chúc năng của địa danh
Địa danh là tên gọi của một địa hình tự nhiên, một công
trình xây dựng, một đơn vị hành chính hay m ột vùng lãnh
thổ. N hư mọi danh từ / danh ngừ chung, địa danh có chức
năng định danh sự vật. Nhưng địa danh còn có một chức
năng m à danh từ / danh ngừ chung không có, đó là cá thê
hoá đối tượng. Chính nhờ các chức năng này, địa danh trở
thành một bộ phận không thể tách rời của cuộc sống xã hội.
Thử tưởng tượng gần 1500 tên đường phố ở thành phố Hồ
Chí Minh bồng dưng biến mất, chắc chắn cuộc sống của
chúng ta sẽ bị đe doạ, đội cảnh sát, đội cứu hoả sẽ không
làm việc được khi cần cấp cứu hay chừa cháy. Tất nhiên là
công việc của ngành bưu điện, giao th ô n g ,... sẽ bị đình trệ.
Mỗi địa danh ra đời trong m ột hoàn cảnh xã hội và lịch
sứ nhất định, cụ thể. Do đó, nó phản ánh nhiều mặt khung
cành chung quanh nó. Các địa danh huyện G iồng Trôm
(1) Hóc: dòng nước nhỏ, nay biến âm thành hói.
(2) Giằng xay: tên cây gỗ tạp, dùng làm vị thuốc dân tộc.
49
(BTr), khu Đầm Sen (TPHCM ), khu Đồng Ông C ộ'1',...
cho ta biết địa hình nơi nó chào đời. Các địa danh khu Ông
ĩ ạ (2>
, xóm Bà Năm Chanh, bến đò C ây Bàng, rạch Cá Trê,
mũi Gành Rái (TPH C M ),... thông báo cho chúng ta những
con người, cây cỏ, cầm thú đã sinh sống, hoạt động trên
các vùng đất ấy. Các công trình xây dựng của đất nước đã
được các địa danh ghi lại: ngã ba Thành(3) (Nha Trang),
huyện Sông c ầu (PY), vùng Chợ L ớ n ,... Các địa danh còn
phán ảnh tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của ngưới dân
địa phương: các địa danh Hán - Việt mang các yếu tố An,
Bình, Phú, Long, M ỹ,... nói lên được ước m ơ sống thái
bình, giàu có, tốt đẹp,... của ncười Việt. Các địa danh phố
Q uang Trung, thành phố Hồ Chí M inh, đường Cách Mạng
Tháng Tám, sân vận động Thống N hất biểu thị niềm tự hào
cùa dân tộc Việt Nam.
Đó là đứng trên quan điểm đồrm đại. Nếu đứng trên quan
diêm lịch đại, địa danh có chức năng bảo tồn. Rất nhiều
biến cố chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, ngôn ngữ,...
(1) Khu vực bên này cầu Bình Lợi (TPHCM), nay bao gồm
các phường 11, 12, 13, quận Bình Thạnh. Xưa, vùng này là đồng
hoang, sình lầy, rất khó đi lại. Một phú ỏng tổ chức “cộ” thuê
người và hàng hoá trên những tấm vạt bàng tre đan do hai người
khoẻ mạnh khiêng. Từ đó có địa danh Đồng Ông Cộ.
Ợ) Ỏng Tạ: tên thật là Trần Văn Bi (1918 - 1983), lấy hiệu là
Tạ Thù (cánh tay nârm đỡ người bệnh), một thầy thuốc Nam nồi
tiếng trong vùng.
(3) Thành Diên Khánh, tinh Khánh Hoà.
50
được lưu giữ trong địa danh. Hầu hết tên làng xà ơ Nam
Bộ nói riêng và cả nước nói chung, dưới triều Nguyền,
đều được Hán Việt hoá vì triều dại này rât sùng mộ Hán
học. Cùng vậy, sau khi thua trộn ớ Điện Biên Phu, ihực
dân Pháp rút khỏi Việt Nam, phần lớn tên đường phố ư Sài
Gòn không còn mang tên người Pháp mà mang tên người
Việt (từ năm 1955). Chính vi thể, việc nghiên cứu địa danh
mang lại nhiều ích lợi cho các ngành khác như sử học, địa
lý học, khảo cỏ học, ngôn ngữ học, kinh tế học,....
7.2. ích lọi của việc nghiên cứu địa danh
Địa danh học là một khoa học rất trẻ ở nước ta. Chưa có
một công trình toàn diện, qui mô nào được công bố. Những
lý luận cơ bản về địa danh học được phổ cập và ứng dụng
vào thực tiễn Việt Nam chưa nhiều và chưa có hệ thống.
Do đó, cuốn sách này là một nỗ lực góp phần rất khiêm tổn
lấp chỗ trống ấy.
Việc nghiên cứu địa danh giúp chúng ta xác định thế
nào là một địa danh, có bao nhiêu loại địa danh ở Việt
Nam, người Việt có mấy phương thức đặt địa danh, cấu
tạo cùa địa danh Việt Nam như thế nào, các nguyên tẳc
và phương pháp nghiên cứu địa danh là gì, những nguyên
nhân nào khiến một địa danh ra đời và mất đi, giải quyết
những trường hợp nhập nhằng về cách viết hoa địa danh,
soi sáng nguồn gốc và ỷ nghĩa của nhiều địa danh,... Từ
đó, chúng ta có thể khẳng định những đặc điểm có tính
truyền thống của địa danh Việt Nam, vạch ra những tiêu
chuẩn để đặt địa danh m ớ i,...
51
Vê m ặt ngôn ngừ học, việc nghiên cứu địa danh đã giúp
ta biết một số từ cổ nay khône, còn nữa. C hẳne hạn hóc
trong Hóc M ôn (TPHCM ) vốn là “ dòng nước nhỏ” : thù
trong Thủ Đức (TPH CM ) là chức “trưởng đồn canh” thời
phong kiến; bùng binh trong bùng binh Sài Gòn vốn chỉ
“khúc sông rộng mà tròn”,... Đ ồng thời nó cũng giúp ta
xác định rõ ràng hơn ý nghĩa của các từ ngừ địa phương:
con lươn trong rạch Con lươn Q uyền (TPH C M ) là “dòng
nước nhỏ và dài như con lươn” ; cổ cò trong rạch c ổ Cò là
“ khúc sông cong và nhỏ” như cổ con cò; nghẹn trong Kẻ
Nghẹn (N A ) là “(cây) nghệ” ; chiếc trong cầu Rạch Chiếc
(TPH CM ) là “ một loại cây mọc gần nước” ; nhum trong
rạch N hum (TPH CM ) là “loại cây giống cây cau m à lớn
và có nhiều gai” . Ngoài ra, cũng qua nghiên cứu dịa danh,
ta có thể khẳng định ý nghĩa của m ột số từ thường xuất
hiện trong địa danh: kon (Kon Tum ), plei (Plei Ku), buôn
(Buôn M a Thuột), bản (Bản K hoòng), m ường (M ường
Thanh) là “ làng” trong các ngôn ngữ thiểu sổ; ia (la Grai),
ea (Ea Kao), ya (Ya Yeng), đa (Đ a N him ), dak (Dak Lak)
là “nước, sông” .
M ặt khác, nhờ nghiên cứu, ta biết được nhiều địa danh
đã bị biến đổi cách phát âm và cách viết như: thành phố
Vinh (V ĩnh Doanh), Huế (Hoá - Thuận Hoá), Lăng Cô
(Làng Cò), A n Thít (Ản Thịt), D ần X ây (G iàng Xay), Lôi
Giang (Lôi Giáng), Thanh Đ a (Thạnh Đa), G ò v ấ p (Gò
52
v ắ p (l)), Cát Lái (Các Lái(2)). Mã Lạne (Mả Loạn), Tắc
Ráne (Tắt R á n g ' C ũ n g nhờ đó, các cuộc tranh luận
vê neuôn HOC và ý nghĩa của một số địa danh như Sài Gòn,
Hóc Môn. Ben Nghé, kinh Tàu Hủ(4), c ầ n Giuộc(5),... sẽ
chấm dứt.
Mặt khác, “địa danh là một phạm trù lịch sử” [ 144: 102],
mang những dấu vết của thời điểm mà nó chào đời. Vì thế,
nó được xem là một “đài kỷ niệm” [151: 63] hay “tấm bia
bằng ngôn ngừ độc đáo về thời đại của mình” [153: 16].
Dĩ nhiên “ không phải luôn luôn và không phải tất cà các
biến cố đã qua đều được phan ảnh trong địa danh” [153:
115]. Dù vậy, việc nghiên cứu địa danh đã cho ta biết khá
nhiều về quá khứ cùa đất nước, dân tộc. Các tên rạch Nhiêu
(1) Vấp: một loại cây cứng như lim, còn mọc trên các đường
Nguyễn Đình Chiểu, Trương Định (TPHCM) [167]
(2) Các lái', các ông lái buôn thường tụ tập tại đây [88].
(3) Tắt ráng: dòng nước để đi tắt, hai bên có nhiều cỏ ráng.
Nay là tên phường ở thị xã Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Tại đây,
năm 1958. ông Dương Văn Ba là người đầu tiên sản xuất một loại
xuồng nhỏ di rất nhanh nên người ta lấy tên nơi sản xuất đặt tên
cho sản phấm: chiếc tát (tắc) rủng.
(4) Âm gốc là Cổ Hũ, vì kinh này có chỗ eo, chỗ phình như cô
cái hũ nên năm 1819, vua Minh Mạng sai Phó Tổng trấn Gia Định
là Huỳnh Công Lý cho đào rộng, ghe thuyền đi lại dễ dàng nên đặt
tên mới là An Thông [88],
(5) Cần Giuộc: địa danh gốc Khmer Kantuôt, nghĩa là cây
chùm duột, VI nơi đây trước kia trước kia mọc rất nhiều loại cây
này [88],
53
Lộc, cầu Cả Điền, chợ Hương Điểm, cầu Trùm Bích, chợ
Xà Tài, đường Tổnợ Lung, huyện Cao Lãnh... lưu giữ các
chức vụ dưới thời phong kiến: nhiêu học, hương cả, trùm
làng, xã trưởng, cai tồng, câu đương,... Các địa đanh sông
Bảo Tiền, sông Dinh c ầ u , rạch N hà Việc, sông Thủ Mỹ,
chợ Ben T hành,... bảo lưu tên các công trình xây dựng
trong chế độ cũ: đồn bảo, dinh, nhà làng, đồn thù, thành
quách,... Cũng nhờ những địa danh luỹ Ông Dầm (l) rạch
Trao T rả o (2), ta biết được vị trí cùa các luỹ cổ đã bị tàn phá
không còn dấu vết trên một trăm năm qua. Các địa danh
Nhà Bè, Chợ Quán, Văn Thánh(3), Cây Mai<
4) ghi lại nhũng
sự kiện, công trình đã bị xoá nhoà không còn vết tích.
v ề mặt dân tộc học, qua việc nghiên cứu địa danh, ta
biết những dân tộc đã sống trên địa bàn nào đó. Chẳng hạn,
qua việc nghiên cứu địa danh ở TPHCM , ta biết ràng các
dân tộc K hm er và Pháp đã từng sinh sống nơi đây.
(1) Sách cổ ghi luỹ Lão cầm , do Nguyễn Hữu Cành sai Lão
Cẩm đẳp năm 1700 [88].
(2) Luỳ phòng vệ đắp năm 1790, nay ở quận 9 (TPHCM). Âm
gốc là Trào Trảo, bị biến âm [88]
(3) Văn thánh miếu nói tắt, xây năm 1824, cuối thế kỳ 19 thì
dỡ bỏ.
(4) Cây Mai.gò cao 5 m, xưa có bảy cây mai và chùa An Tôn,
một thắng cành của đất Gia Định. Hiện còn sót lại gốc cây to và
chồi cua cây bạch mai xưa. Đây là nơi sinh hoạt cùa Bạch Mai thi
xã [88].
54
v ề mặt xã hội, nhờ biết rõ nguồn gốc và ý nghĩa của
các địa danh, ta càng yêu mến quê hương, đất nước mình.
Vì vậy. ta có thể sử dụng những thành quả cua việc níìhiên
cứu địa danh vào những bài giáo dục lòng yêu nước cho
thế hệ trẻ - nhất là học sinh trong các trườim phổ thông.
8. QUAN HỆ GIỮA ĐỊA DANH VẢ NHÂN DANH
Nhàn danh và địa danh có những những quan hệ tương
đông, dị biệt và tương hồ.
8.1. Tương đồng
Nhân danh và địa danh có nhiều diêm giống nhau. Trước
hêt, cà hai đều là đối tượng của danh xưng học (onomasi-
ologie), một môn chuyên nghiên cứu về tên riêng. Ke đên,
tên người và tên đất đều có cùng chức năng định danh sự
vật và cá thể hoá đổi tượng Hệ quả là cả hai đều được viết
hoa để phân biệt với tên chung.
Tiếp theo, một sổ tên riêng có khả năng phản ánh những
đặc điểm của đối tượng. Các biệt hiệu, bút hiệu, nghệ danh,
biệt danh như Hồng Sơn Liệp hộ (người thợ săn ở núi
Hồng), Bình Nguyên Lộc (dịch địa danh Đồng Nai), ú t
Trà On, Dũng Lì,... phản ánh tên quê hương, nguồn gốc,
cá tính của những người mang tên ẩy. Một số địa danh
cũng có khả năng này: núi Thiên Bút (QNg), sông Ngã
Bảy (TPHCM), Hòn Chồng (KH), cầu Đỏ, cù lao Bảy Mầu
(TPHCM), nói lên hình dáng, màu sắc, kích thước của các
đối tượng.
55
M ặt khác, cả tên neười và tên đất đêu có khả năng bảo
lưu tên sự vật. Nhiều nhân vật qua đời đời đã lâu nhưng
tên tuổi vẫn còn mãi và trở thành bất tử: Trần Hưng
Đạo, Nguyễn Trãi, Quang Trung, N guyễn Du, iràn Tế
X ư ơ ng,...; nhiều đối tượng hoàn toàn bị xoá nhoà nhưng
tên của nó vẫn sổng mãi với thời gian: chợ Bến Thành,
khu Văn Thánh, phố Tràng Tiền (HN), phường c ầ u Kho
(T P H C M ),...
M ột điểm chung nữa là cả hai đều được sử dụng dưới
dạng sổ ít, không dùng ở dạng sổ nhiều, trừ một vài trường
hợp đặc biệt, như tên người phương Tây có thê dùng dưới
dạng số nhiều: les Vincents, the Taylors (gia đình Vincent,
gia đình Taylor).
N goài ra, cả hai đều có thể biểu thị tâm tư, nguyện vọng,
tình cảm của con người: Trường Chinh, Thanh Tịnh, Bút
Châm , Thợ Rèn,... Thái Bình, An Lộc, bến Bạch Đằng,
đường Hàm Tử,...
Sau cùng, cả hai đều không thể dịch từ một ngôn ngừ
này sang một ngôn ngữ khác.
8.2. Dị biệt
Hai loại tên đất và tên người có m ột số điểm khác biệt.
Đối tượng của nhân danh là một người hay một nhóm người
(như anh Ngọc, họ Trần); còn đối tượng của địa danh là các
sự vật, vùng đất nhất định (như sông Lô, Nghệ An). Sự
56
khác biệt thứ hai là địa danh có tính bền vững hơn nhân
danh, vì địa danh gan chặt với những đối tượng là sône,
núi, vùng đất,... là những vật thể trường tồn; còn nhân
danh gắn chặt với những con người cụ thể (trừ họ và tên
đệm), sổnc trong một khoảnơ thời eian trên dưới một thế
ký. Do đó, địa danh "sống thọ” hơn nhân danh - trừ một số
nhân vật nồi tiếng. Mặt khác, họ (và một sổ tên đệm) tronụ
nhân danh mang tính cha truyền con nối; một đặc điểm mà
địa danh không có.
8.3. Tuong hỗ
Tuy có những dị biệt, hai loại tên riêng này có quan hệ
chuyển đổi thường xuyên.
ơ người Kinh ngày xưa và những dân tộc thiểu số xưa
cũng như nay, những người cùng dòng họ thường sống
trong một làng. Vì thế, họ thường dùng tên dòng họ đặt tên
làng. Ở miền Bắc hiện nay, còn trên 30 tên xã thôn mang từ
“Xá” (nhà ở) hoặc “Gia” (nhà) phía sau, trong đó cà chục
tên dòng họ ở trước, như Cao Xá, Chu Xá, Đặng Xá, Đỗ
Xá. Hoàng Xá, Lê Xá, Lưu X á,... [8: 67, 96], Đồ Gia, Lưu
Gia [168: số 3, 1976, 65,69],
Người Ê Đê cũng thế. Nhiều tên buôn làng do tên dòng
họ mà ra: buôn Đáp (họ Niê Buôn Đáp), Hduk (họ Hdơk),
buôn Kbuôr (họ Kbuôr), buôn Krông (họ Buôn Krông),
buôn Ktla (họ Ktla),... [187: 45].
57
Hiện nay, người Việt thường dùng tên danh nhân,
anh hùng, liệt sĩ đặt tên cho các đơn vị hành chính, cầu,
đường,...: thành phổ Hồ Chí Minh, đường Phan Bội Châu,
cầu Phạm Đình Hổ, huyện Dương M inh Châu (TN ),...
Ngược lại, người Khmer trước đây có tục lấy một chừ trong
tên làng làm họ: c ầ n (làng c ầ n Thu), Côn (làng Côn Văn),
Đôn (làng Đôn Hậu), Lang (làng Thanh Lang), Linh (làng
Địa Linh),... Còn người Kinh thường lấy địa danh làm bút
danh: Tản Đà, Đông Hồ, Bút Trà, Thu B ồn,...
9. N H Ũ N G KHÓ KHĂN T R O N G VIỆC NGHIÊN
C Ứ U Đ ỊA DANH V IỆ T NAM
Sau hơn hai mươi lăm năm nghiên cứu địa danh Việt
N am , chúng tôi thấy có nhiều điều khó khăn gây trở ngại
lớn cho công việc của mình. Các điều kiện khó khăn có thể
qui vào ba lĩnh vực: lịch sử, địa lý và văn hoá.
9.1. Lịch sử
9.1.1. Các nhà khoa học đều khẳng định dân tộc ta có
hàng nghìn năm lịch sử. Đối với nhiều dân tộc trên thế
giới, lịch sử này là khá dài.
Trong hàng nghìn năm ấy có rất nhiều biến cố chính
trị đã diễn ra trên đất nước ta. N ăm 111 trứoc Tây lịch,
nhà H án đã xâm chiếm nước ta và cai trị đến năm 938 sau
Tây lịch. Trong thời gian này, có nhiều cuộc khởi nghĩa
nổi lên giành độc lập như của Hai Bà Trưng (40 - 43), Bà
Triệu (248), nhà Tiền Lý (542 - 602), Mai Thúc Loan (713
58
- 725), Phùng Hưng (767 - 791), họ Khúc (905 - 937). Sau
khi nước ta đã eiành được quyền tự chủ, dưới triều đại nhà
Lý (1010 - 1225), năm 1077, quân Tống sang xâm lược
nước ta nhưng bị Lý Thường Kiệt đánh tan, chúng phai rút
về nước. Dưới thời nhà Trần (1225 - 1400), quân Nguyên -
M ông ba lần xâm lăng nước ta nhưng đều bị đẩy lùi. Năm
1789, vua Ọuaníí Trung đại phá quân Thanh.
T rong thời gian 1862-1945, đất nước ta bị quân xâm
lược Pháp cai trị. Các phong trào chống Pháp liên tiếp
diễn ra. Sau khi đánh đuôi được quân Pháp, dân tộc lại
phải tiếp tục cuộc kháng chiến chổng Mỹ. Đen ngày 30 -
4 - 1975, đất nước ta mới được thống nhất, dân tộc ta mới
được giải phóng.
9.1.2. Qua vài nét sơ lược trên, ta thay lịch sử nước
ta khá dài, có nhiều biến cố chính trị, nhiều chế độ nối
tiếp nhau.
Vì đất nước ta đã ra đời và phát triển lâu dài nên ngày
nay còn khá nhiều địa danh cổ mà ngành sử học, địa danh
học,... đành bó tay trong việc giải mã chúng (như Nhon,
Dóng, Chèm ,...). Việc thay đổi chế độ chính trị liên tục
kéo theo việc đổi thay về cách tổ chức hành chính, đổi thay
về cách gọi các đơn vị này nên có đến hàng trăm từ chỉ các
đơn vị ấy và hàng chục lần thay đổi quốc hiệu,... Chi trong
thời gian 1945-1997, những thay đổi về địa danh và địa
giới ờ Việt Nam đã được ghi lại trong một cuốn sách dày
850 trang khổ lớn! [121].
59
Rồi theo sự phát triển về lãnh thổ và về dân số, hàng
nghìn địa danh mới ra đời. Nhưng có một khoảng trống lớn
là hầu như các sử liệu trong những thế kỷ đầu Công nguyên
không còn gì.
9.2. Đ ịa lý
9.2.1. Địa hình đất nước ta thật đa dạng. Chúng ta có đủ
loại hình: rừng núi, đồng bằng, biển cà. Trên cao nguyên
có hàng nghìn ngọn núi; ở đồng bàng có hàng nghìn sông
rạch (nhất là ở Nam Bộ) [123]; ngoài biển khơi có hơn ba
nghìn hòn đào lớn nhỏ [130 : 69].
Đất nước ta lại ở vùng nhiệt đới, hànc năm mưa nhiều
nên có lắm cây cối (riêng ở thành phố Hồ Chí Minh có hơn
500 loại) [167], nhiều chim muông (thế giới có 8.600 loài
chim, Việt Nam có 826 loài thuộc 72 họ, 20 bộ [179]). Biển
cà có nhiều loại cá (thế giới có 25.000 loài, Việt Nam có độ
900 loài [179]).
9.2.2. Có nhiều núi, nhiều sông, nhiều đảo nên có nhiều
địa danh về các loại trên. M ột ngọn núi, một dòng sông,
một hòn đảo lại có thể có nhiều tên gọi (như núi Thiên Án
- Q uảng Ngãi - còn có tên núi Hó; sông Hồng còn có tên
H ồng Hà, N hĩ Hà, Nhị Hà; cù lao Ré - Quảng Ngãi - còn
gọi Lý Sơn,...). Nhiều tên cây, tên cá, tên chim đã đi vào
60
địa danh (ấp Cây Sộp, huyện Củ Chi, rạch Cá Tra(l) rạch
Đ ỉa,... TPHCM ). N hữne tên này thườne khó hiểu vi chúng
ra đời từ xua. lại mang tính địa phương, không phổ biến
trong toàn quôc.
9.3. Văn hoá
9.3.1. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc (54 dàn tộc).
Mồi dân tộc có một ngôn ngữ riêng nên ít nhất có 54 ngôn
ngữ. Một số ngôn ngữ dân tộc có nhiều phương ngừ (như
tiếng Chăm có hai phương ngữ: một ở Bình Thuận - Ninh
Thuận, một ơ An Giang; tiếng Mơ Nông có bổn phương
ngữ: Mơ Nông Preh, M ơ Nông Bunâr, Mơ Nông Nông,
Mơ Nông Prâng [25]).
Mỗi dân tộc lại có cách đặt địa danh riêng. Do đó,
muốn biết rõ nguồn gổc và ý nghĩa của các địa danh này,
người nghiên cứu phải biết rõ các ngôn ngữ, các phương
ngữ của các ngôn ngừ, phương thức đặt địa danh của mỗi
dân tộc, cách cấu tạo địa danh của mồi ngôn ngừ,... Đày
là những trở lực to lớn, ngăn cản bước tiến cùa người
nghiên cứu địa danh.
Trong 54 dân tộc, chỉ mới có 29 ngôn ngừ đâ có chừ
viết, còn 25 ngôn ngữ chưa có chữ viết [39]. số từ điển
đối chiếu tiếng Việt với các ngôn ngữ dân tộc chỉ có độ
(1) Tra: gốc Khmer pra, tên một loaị cá phổ biến ở Nam Bộ.
61
phân nứa số ngôn ngữ đã có chữ viết. Nêu chúng tôi
không lầm, số người Kinh biết nhiều ngôn ngữ dân tộc
thiểu số là rất hiếm.
Để tiện lợi cho dân tộc Kinh, là dân tộc chiếm đa số,
nhiều địa danh bàng tiếng dân tộc thiểu số đã được Việt
hoá. Ỏ miền Bẳc, một số tên sông tận cùng bàng Đức
(như Chiêm Đức-sông Đáy, N guyệt Đức - sông c ầ u ,
Thiên Đức - sông Đuống) bất nguồn từ Đác của tiếng
Mường. Ờ Tây Nguyên, hàng loạt địa danh đã được Việt
hoá: Bảo Lộc < Blao, Đơn Dương < Dran, Lâm Viên <
Lang Bian, Di Linh < Djiring, Cam Ly < K ơ M ’ly, Đức
Minh < Đăk Mil, Ngọc Linh < N gok L ink,... N hư vậy,
nếu không được sách báo ghi lại sự Việt hoá này, nhiêu
người ngờ là địa danh thuần Việt.
9.3.2. Chất liệu tạo ra địa danh là ngôn ngừ. Ngôn ngữ
có những qui luật nội tại và ngoại lai. Tất cả các qui luật
này đều có ảnh hưởng tới sự ra đời và cấu trúc cùa địa
danh. Qui luật đồng hoá làm cho địa danh Hoài Phố (Quảng
Nam) biển thành Faifo [70], Qui luật dị hoá làm các địa
danh Bàu Hói, Bàu Môn chuyển thành Bà Hói, Bà Môn
[64], Chính vì hiện tượng “ mượn âm ”, các địa danh kinh
Cổ Hũ, huyện Ksách(l), đèo Rury biến thành kinh Tàu Hủ,
huyện Kể Sách, đèo Rù Rì [79]. Dưới thời Pháp thuộc, do
(1) Ksach: từ Khmer, có nghĩa là “cát”.
62
ảnh hương của tiếng Pháp, nhiều địa danh đã bị mất dấu:
thành phổ Vĩnh thành Vinh (NA), Làng Cò thành Lăng Cô
(TT - H), Đất Hộ1" thành Đa Kao, Thạnh Đa thành Thanh
Đ a [64]. Ảnh hưởng của phương ngữ, Hàng Sanh thành
Hàng Xanh, rạch Ong Lớn, rạch Ong Nhỏ thành rạch Ông
Lớn, rạch Ông Nhỏ [64].
9.3.3. Nguyên nhân cuối cùng là ngành địa danh học ở
mrớc ta quá non trẻ. Từ thập niên 60 của thế kỷ XX mới
có vài bài nchiên cứu địa danh tương đối khoa học. Đen
thập niên 90 mới có hai luận án phó tiến sĩ nghiên cứu về
địa danh ở vài thành phố lớn, một từ điển bách khoa về địa
danh Hải Phòng, hai cuốn sổ tay địa danh Việt Nam, một
cuốn từ điển về địa danh ở thành phổ Hồ Chí Minh. Do đó,
kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhiều, những lý luận về địa
danh học chưa phong phú.Đó là những khó khăn lớn đổi
với những người muốn tiến bước vào lĩnh vực này.
Vì những khó khăn trên, chúng tôi xem công trình này
là những bước đi đầu tiên, chắc chắn còn nhiều sai sót và
bất cập. Hi vọng sẽ khắc phục dần những trở lực khách
quan này.
(1) Đẩt Hộ: cuối thế kỳ 19, người Pháp chia thành phố Sài
Gòn- Chợ Lớn thành nhiều hộ ( đơn vị hành chính lớn hơn phường,
nhò hcm quận). Mảnh đất 6 ha này thuộc sự quản lý của một hộ
nên gọi Đất Hộ. Nay là công viên Lê Văn Tám.
63
10. C Á C PH Ư ƠNG T H Ứ C ĐẬT ĐỊA DANH
VIỆT NAM
Đê có địa danh, nhân dân Việt N am từ xưa đến nay nay
đã sử dụng hai phương thức:
10.1. Phương thức tự tạo
Đây là phương pháp cơ bản để tạo ra địa danh. Phương
thức này gồm 5 cách sau đây:
10.1.1. Dựa vào các đặc điểm của clíínlì bản thân đổi
tượng để đặt tên
Cách này thường áp dụng cho hai loại địa danh chỉ địa
hình tự nhiên và công trình xây dựng, ít áp dụng cho các
loại địa danh hành chính và địa danh vùng.
a/ Gọi theo hình dáng của đối tượng', cầu Mông, câu
Hang, cầu Chữ Y, cầu Ba cẳn g , vùng Mũi Tàu, cống Tròn,
sông Lòng Tàu, sông N gã Ba, sông Ngã Bảy, kinh Ruột
Ngựa, ngọn N gay,... (TP.HCM).
b/ Gọi theo kích thước của đoi tượng: cầu Lớn, câu
Nhỏ, cầu Cụt, kinh Sáu Thước, cù lao Bày M ầu,...
c/ Gọi theo tỉnh chất của đối tượng', chợ Cũ, chợ Mới,
xóm Mới, cầu Mới, kinh Mới, ấp M ới,...
d/ Gọi theo màu sắc cùa đối tượng', cầu Đen, cầu Trắng,
lộ Đỏ,...
64
đ/ Gọi theo vật liệu xây dựng đối tượng', câu Săt, câu
Tre, cầu Dừa, cầu V án,...
e/ Gọi theo kiến trúc và cấu trúc cùa đối tượng: câu
Đúc. cầu Lắp, cầu Xây, cầu Lầu(l), cầu Phao,...
10.1.2. Dựa Vittì sự vật, yếu tố có quan hệ chặt chẽ với
đoi tượng để gọi
a/ Gọi theo tên một đôi tượng cùng loại, gân gũi vê hình
thức: sông Mương, rạch Kinh, tat Ngọn,...
b/ Gọi theo vị trí của đối tượng so với đối tượng khác:
ấp Đông, ấp Tây, ấp Thượng, ấp Trung, ấp Tiền, ấp H ậu ,...
c/ Gọi theo tên sản phẩm bán trên hoặc cạnh đôi tượng:
chợ Đệm, chợ Vải, chợ Đũi, cầu Đường, cầu Gạo, cầu
Muối, cầu Mật, xóm Chiếu, xóm Trĩ,...
d/ Gọi theo tên người nôi tiêng trong vùng: ngã ba Ong
Tạ, cầu Ông Thìn,...
đ/ Gọi theo tên cây cò mọc hoặc trồng nhiều ở đó: gò
Cây Mai, huyện Củ Chi, ấp Mít Nài, ấp Cây Sộp, xóm
Kiệu, xóm Cù C ải,...
(1) Cầu Lầu (Bình Thạnh): trên cầu có xây nhà như tầng lầu, làm
năm Minh Mạng thứ mười ba (1832), nay không còn [21: 75].
65
e/ Gọi theo câm thú sông hoặc nuôi ở đỏ: cầu sấu. cầu
Cá Trê, rạch Đỉa, rạch Tôm Càng, rạch Cá Tra, mũi Nai,
vùng Hố B ò "1
,...
g / Gọi theo tên vật thể cỏ nhiều ở nơi đó: bển Đá, bến
Cát, rạch sỏi, rạch Cát, bàu C át,...
h/ Gọi theo tên công trình xây dựng ở đỏ: khu Lane
Ỏng, khu Lăng Cha Cả, bến N hà Rồng, cầu Kho(2), cầu
Đồn, xóm Chùa, chợ c ầ u , ẩp N gã T ư ,...
// Gọi theo biến cố lịch sử hay nhân danh có liên hệ trực
tiếp đến đối tượng: đường Ba Mươi Tháng Tư, thành phố
Hồ Chí Minh, đường N guyễn Tất Thành, đường Tôn Đức
T hắng,...
k/ Gọi theo nguồn gốc cùa đối tượng: cách này thường
áp dụng để gọi tên các công trình xây dựng, nhất là chợ
và cầu.
- Gọi theo tên người làm ra: chợ Nguyễn Thực(3), cầu
Thị N ghè,...
(1) Hố Bò (Cù Chi)', bò ờ đây là bò rừng.
(2) Cầu Kho (quận 1): cầu nằm cạnh kho chứa lúa cùa nhà Nguyễn,
xây năm ]805. Kho và cầu này nay không còn.
(3) Nguyễn Thực', người gốc Quảng Ngãi, lập chợ năm 1727 [176,
tập hạ, tờ 17a].
66
- Gọi theo tên quốc gia của người xây dựng: cầu Cao
M iên'", xa lộ Đại Hàn(2),...
- Gọi theo tên tô chức giúp tiền xây dựng: cầu Khánh
Vân(3).
10.1.3. Ghép các yếu tố Hán Việt để đặt tên:
Cách này thường dùng để đật tên các đơn vị hành chính,
nhất là tên xã, thôn. Hầu hết các yếu tổ này đều mang ý
nghĩa tốt đẹp, như Tân, An, Bình. Long, Phủ, Thạnh, Lộc.
Mỹ, ... : Tân Bình, An Phú, Bình Hoà, Bình An, Thạnh Đa,
Vĩnh Khánh, Vĩnh Hội, Phú Lâm, Trung Chánh, Phú Mĩ,
Thạnh Lộc,...
Một số yếu tố Hán Việt đặt ở cuối địa danh có mục đích
phân biệt: Thượng - Trung - Hạ, Đông - Tây - Nam - Băc,
Nhất - Nhì - Tam - Tứ: Xuân Thới Thượng, Tân Phú Trung,
Thái Bình Hạ, Xuân Thới Đông, Xuân Thới Tây, Tân Sơn
Nhất, Tân Sơn Nhì, Tân Thới Tam, Tân Thới Tứ,...
( 1) Cầu Cao Miên (quận I): tên cũ cùa cầu Bông, do vua nước Cao
Miên là Nặc Tha xây năm 1736 [176, tập hạ, tờ 13a - 16b].
(2) Xa lộ Đụi Hàn: do công binh Nam Triều Tiên xây dựng trong
thập niên 1960. Ở thị xã Gò Công có cầu Tây Ban Nha, do công binh
Tây Ban Nha xây giúp năm 1968.
(3) Cầu Khánh Vân: do chùa Khánh Vân Nam Viện (quận 11) giúp
tiền xây dựng năm 1989 ở Duyên Hải (nay là cần Giờ).
67
10.1.4. Dùng số đếm hoặc chữ cái để đặt tên:
Cách này thường áp dụng cho các địa danh hành chính,
m ột số tên kinh đào: quận 3, phường 5, khu phố 2, ấp 4, tổ
dân phố 20,... kinh A, kinh B ,...
10.1.5. Cách 3 và cách 4 phải sinh hoặc hỗn hợp:
có ba dạng chính:
a/ Từ Hán Việt + so đếm: ấp M ĩ H o à i, M ĩ Hoà 2, ấp
Nhị T â n l, Nhị Tân 2,..,.
b/ Từ Hán Việt + chữ cái A, B, C: ẩp M ĩ Khánh A, M ĩ
K hánh B, ấp Tân Điền A, Tân Điền B ,...
c/ Số đếm + chữ cái A, B, C: ấp 5A, 5B, 5C ,...
Trong năm cách đặt tên trên, hai cách đầu nhân dân lao
động thường dùng, ba cách sau nhà nước thường sử dụng.
10.2. Phuong thức chuyển hoá
Chuyển hoá là phương thức biến một địa danh này thành
một hoặc nhiều địa danh khác. Trong quá trình chuyển hoá,
địa danh mới có thể giữ nguyên dạng của địa danh cũ, hoặc
thêm m ột yếu tố mới. Sau khi chuyển hoá, địa danh cũ có
thể m ất đi hoặc cùng tồn tại với địa danh mới. Sự chuyển
hoá có thể xảy ra trong nội bộ một loại địa danh hay từ một
loại địa danh này sang nhiều loại địa danh khác.
68
Cũng có thể xếp vào phương thức này những địa danh
vốn có nguồn gốc nhân danh hay địa danh ở các vùng khác,
được mang về đặt cho địa danh ở thành phổ.
10.2.1. Cliuyên hoả trong nội bộ một loại địa danh
a/ Trong loại địa danh chỉ địa hình thiên nhiên:
bàu Giang - rạch Bàu Giang
gò Nổi - rạch Gò Nổi
b/ Trong loại địa danh chỉ công trình xây dựng:
cầu Muối1'1- chợ Cầu Muối
luỳ Trảo Trảo - cầu Trao Trảo
c/ Trong loại địa danh hành chính:
huyện Tân Bình - phủ Tân Bình - tỉnh Tân Bình(2) - quận
Tân Bình
huyện Thủ Đức - thị trấn Thủ Đức
d/ Trong loại địa danh vùng:
vùng Sài Gòn (ở Chợ Lớn cũ) - vùng Sài Gòn (quận
Một ngày nay).
(1) Cầu Muối: cầu bấc từ ghe chở muối lên đất liền để chuyển muối
lên bờ.
(2) Tân Bình được gọi là tỉnh từ ngày 11- 5- 1944 đến Cách mạng
Tháng Tám [109, 486],
69
10.2.2. Chuyển hoá trong bôn ¡oại địa (lanlĩ
ơ/ Địa danh chi địa hình thiên nhiên chuyên sang ba
loại địa danh kia:
1. Chuyển sang địa cianli chỉ cónạ trình xây dựng:
giồng Ông Tổ - đường Giồng Ông Tố
rạch Cát-cầu Rạch Cát
2/ Chuyên sang địa danh chi vùng:
đâm Sen - vùng Đâm Sen
rạch Thị Nghè(l) - vùng Thị Nghè
3/ Chuyên san^ địa danh hành chính:
bàu Nai - ấp Bàu Nai
gò Vấp - quận Gò v ấ p
b/ Địa danh chì công trình xây dựng chuyên sang bo
loại kia:
(1) Thị Nghè: tên thật là Nguyễn Thị Khánh, con gái quan
Khâm sai Nguyễn Cửu Vân. Bà cho xây cầu đê cho chông tiện
qua lại làm việc bên Sài Gòn. Do dó, cầu có tên Thị Nghè. Rồi con
rạch dưới cầu và vùng đất bà ở cũng mang tên Thị Nghè. Chồng
bà là thư lại, nhưng người đương thời tôn xưng bà là Bà Nghè rồi
Thị Nghè.
70
Ị/ Chuyến sang cỉịa danh chi địa hình thiên nhiên:
cầu Tre - rạch c ầ u Tre
câu C hông'1
1- rạch Câu Chông
2/ Chuyên sang loại địa danh hành chính:
chợ Cầu - ấp Chợ Cầu
cầu Ông Tán - ấp c ầ u ô n g Tán
3/ Chuyên sang loại địa danh vùng:
cầu Chừ Y - khu Cầu Chữ Y
câu Kiệu,2) - vùng Câu Kiệu
c/ Địa danh hành clúnh chuyên sang ba loại kia:
I/ Chuyên song địa danh vùng:
tinh Gia Định - vùng Gia Định (Bình Thạnh)
làng Hoà Hưng - vùng Hoà Hưng
(1) K.hi đóng quân bên rạch Ben Nghé, Nguyễn Anh cho cam
chông để ngăn bước tiến quân của Tây Sơn.
(2) Cầu nằm bên cạnh xóm chuyên trồng cù kiệu nên ban đầu
gọi là cầu Xóm Kiệu, saurút gọn thành cầu Kiệu, tượng tự suối
Săng Máu thành suối Máu, sông Ông Đốc thành sông Đổc,...[ 8].
71
2/ Chuyển sang địa danh chi công trình xây dựng:
thôn Hiệp Ân - cầu Hiệp Ân
thành phố Sài Gòn - chợ, cầu Sài Gòn
3/ Chuyển sang địa danh chi địa hình thiên nhiên:
thành phố Sài Gòn - sông Sài Gòn
phủ Tân Bình - sông Tân Bình
d/ Địa danh vùng chuyên sang các loại kia:
1/ Chuyển thành địa danh hành chính:
xóm Huế(1) - ấp Xóm Huế
xóm Thuốc(2)- ấp Xóm Thuốc
2/ Chuyển thành địa danh chi công trình xây dựng:
vùng Bàn Cờ - đường Bàn Cờ
khu Tân Định - chợ Tân Định
(1) Xóm Huế: xóm này có nhiều đồng bào gốc Huế đến cư trú
nên có tên trên.
(2) Xóm này chuyên trồng thuốc lá nên có tên như thế..
72
3/ Chuyển thành địa danh chi địa hình thiên nhiên:
vùng Chợ Đệm - sông Chợ Đệm
vùng Ben Lức - sông Bển Lức(l)
10.2.3. Nhũn danh chuyển thành địa danh hay địa
danh vùng cũ thành địa danli ở vùng mới
vua Lê Lợi - đường Lê Lợi
sông Bạch Đang - đường Bạch Đằng
Q uá trình chuyển hoá của các loại địa danh có các
đặc điểm :
a/ Địa danh hành chính rất dễ chuyển thành bo loại địa
danh kia:
thành phố Sài Gòn - cầu Sài Gòn, sông Sài Gòn, vùng
Sài Gòn
huyện (phủ, quận) Tân Bình - sông Tân Bình, chợ Tân
Bình, vùng Tân Bình.
b/ Các địa danh chỉ địa hình và công trình xây dựng
thường phải trải qua một thời gian là địa danh vùng rỗi
mới trở thành địa danh hành chính:
(1) Lức ( cũng viết lứt) là tên một loại cò lá nhỏ, mọc theo bờ
nước, rễ là vị thuốc sài hồ [88].
73
gò Vấp-vùng Gò Vấp - quận Gò vấp
thủ Đức-vùng Thủ Đức - huyện Thủ Đ ức(l)
10.2.4. Địa (lanh bằng các ngôn ngữ khác chuyển
thành địa danh Việt
Trong quá trình cộng cư với các dân tộc khác, người
Việt đã tiếp thụ một số địa danh có nguồn gốc từ những
ngôn ngừ của các dân tộc này. Sự tiếp nhận đó có khi tự
phát (như đối với hầu hết địa danh Khơ-me, Ch ă m. . . có
khi tự giác (nlur đối với một sổ địa danh gốc Pháp). Từ gốc
của các địa danh này có thể là địa danh, nhân danh hoặc
vật danh.
a. Địa danh %oc Khơ - me: Cân Giờ, Xoài Rạp, sông
Cần G iuộc,...
b. Địa danh gốc Chăm: Cam Ranh, Nha Trang,, ...
c. Địa danh gốc Pháp: Năng - xi, La - cai, đường
Calm ette, đưòng Yersin,...
N goài ra, còn m ột số địa danh vốn là từ m ượn M ã
Lai như xóm Cù Lao (pulavv) và Indonesia như cầu Chỏ
Và (Java).
(1) Thù là chức trường một thủ, một loại đồn canh giữ an ninh
một vùng; Đức là tên người [88],
74
11. CÁU TẠO CÙA ĐỊA DANH VIỆT NAM
Địa danh Việt Nam có hai kiểu cấu tạo: cấu tạo đơn và
cấu tạo phức.
11.1. Địa danh có cấu tạo đon
Các địa danh gồm một từ đơn đơn tiết hoặc một từ đơn
đa tiết thuộc loại cấu tạo đơn. Cách cấu tạo này có trong
địa danh thuân Việt lẫn địa danh không thuần Việt.
11.1.1. Địa (lanlt thuần Việt
về từ loại, các địa danh này có thể von là danh từ, động
từ, tính từ hoặc số từ. Nhưng trên quan điểm đồng đại, ba
từ loại sau đã chuyển thành danh từ.
Danh từ: cầu Kiệu, xóm Đầm, huyện Củ Chim,...
Động từ: rạch Lở, cầu Sập, đồng Cháy,...
Tính từ: chợ Mới, cầu Đen, lộ Đỏ,...
Số từ: ấp Hai, phường 8, quận 5,...
Ta có thể xếp vào đây những địa danh đã hình thành theo
phương thức láy: hòn Bim Bim, suối Ò Ó, hòn Tuồn Tuột,
vụng Chút Chít [HP], núi Thậm Thình (tp Việt Trì),...
V
(1) Cù Chi.mội tên gọi khác của cây mã tiền. Vùng này có
nhiều cây củ chi nên có địa danh trên.
75
11.1.2. Địa danh không thuần Việt
Địa danh gốc Hán: ấp Bắc, xã Đ ông,...
Địa danh gốc Khmer: xóm Bưng, huyện c ầ n G iuộc(1), . ..
Địa danh gốc Pháp: chợ Ga, cầu Bót*2’, chợ N ancy,...
11.2. Địa danh có cấu tạo phức
Các địa danh gồm hai thành tố có nghĩa (từ, ngữ) trờ
lên thuộc loại cấu tạo phức. Loại này có ba loại nhỏ: loại
thứ nhất gồm các thành tố có quan hệ đẳng lập, loại thứ hai
gồm các thành tổ có quan hệ chính phụ, loại thứ ba gồm
các thành tố có quan hệ chủ vị.
11.2.1. Loại gồm các thành tố có quan hệ đẳng lập
Loại này gồm các thành tố thuộc cùng từ loại và có
cùng chức năng.
11.2.1.1. Địa danh thuần Việt:
Loại địa danh thuần Việt có cách cấu tạo đẳng lập không
nhiều: vùng Gò Môn (Gò v ẩ p + Hóc Môn), huyện Bến
Thù (Bấn Lức + Thù T hừa),...
(1) Cần Giuộc: địa danh gốc Khmer Kantuôt, nghĩa là “ cây
chùm duột”.
(2) Bót: từ gốc Pháp poste, nghĩa là “đồn cảnh sát”.
76
11.2.1.2. Địa danh Hán Việt:
Loại địa danh Hán Việt thường có cách cấu tạo này
và thành tổ thường là tính từ hoặc danh rừ: Tân Phú, An
Lạc,... Đôi khi hai, ba địa danh Hán Việt sát nhập thành
một: Nghĩa Bình (Quản? Nghĩa + Bình Định), Phú Khánh
(Phú Yên + Khánh Hoà), Bình Trị Thiên (Quảng Bình +
Quảng Trị + Thừa Thiên), Hà Sơn Bình (Hà Đông + Sơn
Tây + Hoà Bình),...
11.2.2. Loại gồm các tliànlì tố có quan hệ chính phụ
Đa số địa danh thuần Việt có cách cấu tạo này. Địa danh
I lán Việt cũng có nhưng ít hơn.
11.2.2.1 .Địa danh thuần Việt:
Trong địa danh thuần Việt, thành phần chính đứng
trước thành phần phụ. Thành phần chính thường là danh
từ/ danh ngữ:
Động từ + tính từ: cầu Đúc Nhò, cầu Đúc Lớn,...
Tính từ + số từ: cầu Đen 1, cầu Đen 2,...
Danh từ + số từ: khu N gã Bảy, cầu Quan 1,...
Danh từ + tính từ: cầu Đôi Mới, rạch Bảng Đ ỏ,...
Danh từ + danh từ: xã Bà Điểm, cầu Rạch Chiếc,...
Danh từ + danh từ + danh từ: đường Lê Văn Hưu, cầu
Lê Văn Sĩ,...
77
Danh từ + danh ngừ: cầu Giồng Ông Tổ, vùng Bưng
Sáu Xã, rạch Tat M ương L ớn,...
Danh ngừ + danh từ: rạch Con lươn1" Quyền, khu Ngã
ba G iồng(2),...
Danh ngừ + số từ: cầu Lò Chén 1, cầu Lò Chén 2 ,...
Danh ngữ + tính từ: rạch Gành Hào Lớn, rạch c ầ u
Chông Nhỏ, khu Cây Da Còm, rạch Cây Trôm B é,...
Danh ngữ + danh ngừ: khu N gã tư Bày Hiền, khu Ngã
năm Chuồng Chó<
3
>
, vùng Mười tám thôn Vườn Trầu,...
11.2.2.2. Địa danh không thuần Việt:
11.2.2.2.1. Địa danh Hán Việt:
Một số có thành tố chính đứng trước; một sổ có thành
tổ chính đứng sau:
Tính từ + danh từ: Phước Kiểng, Tân Nhựt, Bình Tây ,
An Đ ông,...
( 1) Lươn hay con lươn: dòng nước nhỏ hẹp và dài như hình
con lươn.
(2) Gionç là biến âm của vồng, là chồ đất cao hơn ruộng,
thường có nhiều cát, íl nước, thích hợp với việc trồnii khoai đậu
và các loại cây ăn quả [88J.
(3) Chuồng Chó: gần ngã năm này (tại số 679. Nguyễn
Kiệm.TPHCM , từ thời Pháp thuộc, có trường quân khuyển (huấn
luyện chỏ), năm 1994,chuyển ra miền Bắc [88],
78
Độnc từ + tính từ: Hiệp Bình, Thạnh Bình,...
Tính từ + động từ: Phú Lâm, Vĩnh Hội, Tân Q ui,...
Số lừ + danh từ: vùng Tam Tân, phường Tam Bình, xã
Nhị Bình,...
Danh ngữ + tính từ: Xuân Thới Thượng, Tân Phú Trung,
Trung Lập Hạ,...
Danh ngữ + số từ: Tân Sơn Nhứt. Bình Phục N hì,...
Danh ngừ + danh từ: Điện Biên Phủ, Phú Hoà Đông,
Tân Thạnh Tây,...
11.2.2.2.2. Địa danh hồn hợp:
Đa sò có cẩu tạo “ danh từ + danh từ”, một số ít có cấu
tạo “ danh từ + danh ngừ/số từ/tính từ” . Viẻt + K hm er: rạch
Cá Tra, ngọn Bàu Lung(l),...
Khmer + Việt: chợ Rạch(2) Ong, rạch Vàm(3) Tắt, rạch
Sóc Tràm, xóm Bưng(4) M ôn,...
(1) Lung: chỗ trũng, quanh năm có nước đọng, ở Síiữa đồng
hoặc giữa rừng [88].
(2) Rạch: gốc từ Khmer prêk, có nghĩa là “dòng nước tự
nhiên, nhỏ hơn sông [78],
(3) Vàm gốc từ Khmer piêm, có nghĩa là “ngã ba sôg,
rạch"[781
.
(4) gốc từ Khmer bâng (“ hồ to”), chi vùng đất
trũng giữa đồng, đọng nước, có nhiều cây mọc như đưng, đế.
lác,... [78],
79
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf

More Related Content

What's hot

Đề tài: Bàn về yếu tố văn hóa trong doanh nghiệp Việt Nam thời hội nhập, HAY
Đề tài: Bàn về yếu tố văn hóa trong doanh nghiệp Việt Nam thời hội nhập, HAYĐề tài: Bàn về yếu tố văn hóa trong doanh nghiệp Việt Nam thời hội nhập, HAY
Đề tài: Bàn về yếu tố văn hóa trong doanh nghiệp Việt Nam thời hội nhập, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Câu hỏi và bài tập tiếng việt thực hành
Câu hỏi và bài tập tiếng việt thực hànhCâu hỏi và bài tập tiếng việt thực hành
Câu hỏi và bài tập tiếng việt thực hànhNguyen Cuong
 
GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐGIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐlongvanhien
 
Tổng quan về ngôn ngữ và ngôn ngữ học
Tổng quan về ngôn ngữ và ngôn ngữ họcTổng quan về ngôn ngữ và ngôn ngữ học
Tổng quan về ngôn ngữ và ngôn ngữ họcCiel Bleu Translation
 
Giáo trình giới và phát triển ts. thái thị ngọc dư 1193852
Giáo trình giới và phát triển ts. thái thị ngọc dư 1193852Giáo trình giới và phát triển ts. thái thị ngọc dư 1193852
Giáo trình giới và phát triển ts. thái thị ngọc dư 1193852KimBumt1
 
An sinh xa hoi
An sinh xa hoiAn sinh xa hoi
An sinh xa hoiforeman
 

What's hot (20)

Đề tài: Bàn về yếu tố văn hóa trong doanh nghiệp Việt Nam thời hội nhập, HAY
Đề tài: Bàn về yếu tố văn hóa trong doanh nghiệp Việt Nam thời hội nhập, HAYĐề tài: Bàn về yếu tố văn hóa trong doanh nghiệp Việt Nam thời hội nhập, HAY
Đề tài: Bàn về yếu tố văn hóa trong doanh nghiệp Việt Nam thời hội nhập, HAY
 
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
 
Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAYLuận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
 
Câu hỏi và bài tập tiếng việt thực hành
Câu hỏi và bài tập tiếng việt thực hànhCâu hỏi và bài tập tiếng việt thực hành
Câu hỏi và bài tập tiếng việt thực hành
 
Luận án: So sánh dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày và Thái
Luận án: So sánh dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày và TháiLuận án: So sánh dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày và Thái
Luận án: So sánh dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày và Thái
 
Luận văn: Thi pháp chân không trong tiểu thuyết Kawabata Yasunari
Luận văn: Thi pháp chân không trong tiểu thuyết Kawabata YasunariLuận văn: Thi pháp chân không trong tiểu thuyết Kawabata Yasunari
Luận văn: Thi pháp chân không trong tiểu thuyết Kawabata Yasunari
 
BÀI MẪU Khóa luận ngành văn học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành văn học, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận ngành văn học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành văn học, HAY, 9 ĐIỂM
 
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộcPhát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
 
GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐGIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
 
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộc
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộcLuận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộc
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộc
 
Luận án: Cái tôi trữ tình trong thơ trẻ Việt Nam 1965 - 1975, HAY
Luận án: Cái tôi trữ tình trong thơ trẻ Việt Nam 1965 - 1975, HAYLuận án: Cái tôi trữ tình trong thơ trẻ Việt Nam 1965 - 1975, HAY
Luận án: Cái tôi trữ tình trong thơ trẻ Việt Nam 1965 - 1975, HAY
 
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, 9đ
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, 9đLuận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, 9đ
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, 9đ
 
Tổng quan về ngôn ngữ và ngôn ngữ học
Tổng quan về ngôn ngữ và ngôn ngữ họcTổng quan về ngôn ngữ và ngôn ngữ học
Tổng quan về ngôn ngữ và ngôn ngữ học
 
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hửLuận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
 
Luận văn: Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt, HAY, 9đ
Luận văn: Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt, HAY, 9đLuận văn: Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt, HAY, 9đ
Luận văn: Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt, HAY, 9đ
 
Giáo trình giới và phát triển ts. thái thị ngọc dư 1193852
Giáo trình giới và phát triển ts. thái thị ngọc dư 1193852Giáo trình giới và phát triển ts. thái thị ngọc dư 1193852
Giáo trình giới và phát triển ts. thái thị ngọc dư 1193852
 
An sinh xa hoi
An sinh xa hoiAn sinh xa hoi
An sinh xa hoi
 
Luận văn: Tiểu thuyết của Đỗ Phấn từ góc nhìn sinh thái, HOT
Luận văn: Tiểu thuyết của Đỗ Phấn từ góc nhìn sinh thái, HOTLuận văn: Tiểu thuyết của Đỗ Phấn từ góc nhìn sinh thái, HOT
Luận văn: Tiểu thuyết của Đỗ Phấn từ góc nhìn sinh thái, HOT
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Một Số Yếu Tố Văn Hoá Trung Hoa Trong Ca Dao Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Một Số Yếu Tố Văn Hoá Trung Hoa Trong Ca Dao Việt NamKhoá Luận Tốt Nghiệp Một Số Yếu Tố Văn Hoá Trung Hoa Trong Ca Dao Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Một Số Yếu Tố Văn Hoá Trung Hoa Trong Ca Dao Việt Nam
 
Luận văn: Xây dựng nhân cách sinh viên các trường đại học, HOT
Luận văn: Xây dựng nhân cách sinh viên các trường đại học, HOTLuận văn: Xây dựng nhân cách sinh viên các trường đại học, HOT
Luận văn: Xây dựng nhân cách sinh viên các trường đại học, HOT
 

Similar to Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn ph...
 Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn ph... Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn ph...
Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Văn hóa người Hà Nhì Đen (Nghiên cứu so sánh nhóm cư trú ở Y Tý, Bát Xát, Lào...
Văn hóa người Hà Nhì Đen (Nghiên cứu so sánh nhóm cư trú ở Y Tý, Bát Xát, Lào...Văn hóa người Hà Nhì Đen (Nghiên cứu so sánh nhóm cư trú ở Y Tý, Bát Xát, Lào...
Văn hóa người Hà Nhì Đen (Nghiên cứu so sánh nhóm cư trú ở Y Tý, Bát Xát, Lào...jackjohn45
 
Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức
Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức                Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức
Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức Pham Long
 
LUẬN ÁN NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ ĐỀN VUA ĐINH, VUA LÊ TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH VỚI ẤN ...
LUẬN ÁN NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ ĐỀN VUA ĐINH, VUA LÊ TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH VỚI ẤN ...LUẬN ÁN NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ ĐỀN VUA ĐINH, VUA LÊ TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH VỚI ẤN ...
LUẬN ÁN NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ ĐỀN VUA ĐINH, VUA LÊ TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH VỚI ẤN ...PinkHandmade
 
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG nataliej4
 
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG nataliej4
 
Tín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
Tín ngưỡng Phồn thực của người ChămTín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
Tín ngưỡng Phồn thực của người ChămThanh Hải
 
Luận văn: Ngữ âm tiếng Ta Ôi ở huyện A Lưới, Huế, HAY - Gửi miễn phí qua zalo...
Luận văn: Ngữ âm tiếng Ta Ôi ở huyện A Lưới, Huế, HAY - Gửi miễn phí qua zalo...Luận văn: Ngữ âm tiếng Ta Ôi ở huyện A Lưới, Huế, HAY - Gửi miễn phí qua zalo...
Luận văn: Ngữ âm tiếng Ta Ôi ở huyện A Lưới, Huế, HAY - Gửi miễn phí qua zalo...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf (20)

Luận văn: Tang ma của người Cống ở huyện Mường Tè, Lai Châu
Luận văn: Tang ma của người Cống ở huyện Mường Tè, Lai ChâuLuận văn: Tang ma của người Cống ở huyện Mường Tè, Lai Châu
Luận văn: Tang ma của người Cống ở huyện Mường Tè, Lai Châu
 
Luận văn: Hôn nhân và gia đình của người Khơ mú ở Sơn La
Luận văn: Hôn nhân và gia đình của người Khơ mú ở Sơn LaLuận văn: Hôn nhân và gia đình của người Khơ mú ở Sơn La
Luận văn: Hôn nhân và gia đình của người Khơ mú ở Sơn La
 
luan an van hoc dan gian cao lan tu van hoa toc nguoi
luan an van hoc dan gian cao lan tu van hoa toc nguoiluan an van hoc dan gian cao lan tu van hoa toc nguoi
luan an van hoc dan gian cao lan tu van hoa toc nguoi
 
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Tuyên Quang, HAY
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Tuyên Quang, HAYTín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Tuyên Quang, HAY
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Tuyên Quang, HAY
 
Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn ph...
 Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn ph... Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn ph...
Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn ph...
 
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂMLuận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
 
Âm nhạc nghi lễ dân gian trong văn hóa của người Khmer, HAY
Âm nhạc nghi lễ dân gian trong văn hóa của người Khmer, HAYÂm nhạc nghi lễ dân gian trong văn hóa của người Khmer, HAY
Âm nhạc nghi lễ dân gian trong văn hóa của người Khmer, HAY
 
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
 
Luận án: Hội quán người Hoa ở Nam Bộ từ cuối XVIII đến giữa XX
Luận án: Hội quán người Hoa ở Nam Bộ từ cuối XVIII đến giữa XXLuận án: Hội quán người Hoa ở Nam Bộ từ cuối XVIII đến giữa XX
Luận án: Hội quán người Hoa ở Nam Bộ từ cuối XVIII đến giữa XX
 
Văn hóa người Hà Nhì Đen (Nghiên cứu so sánh nhóm cư trú ở Y Tý, Bát Xát, Lào...
Văn hóa người Hà Nhì Đen (Nghiên cứu so sánh nhóm cư trú ở Y Tý, Bát Xát, Lào...Văn hóa người Hà Nhì Đen (Nghiên cứu so sánh nhóm cư trú ở Y Tý, Bát Xát, Lào...
Văn hóa người Hà Nhì Đen (Nghiên cứu so sánh nhóm cư trú ở Y Tý, Bát Xát, Lào...
 
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon TumLuận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
 
Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức
Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức                Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức
Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức
 
Luận văn: Đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian Bến Tre, HOT
Luận văn: Đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian Bến Tre, HOTLuận văn: Đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian Bến Tre, HOT
Luận văn: Đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian Bến Tre, HOT
 
LUẬN ÁN NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ ĐỀN VUA ĐINH, VUA LÊ TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH VỚI ẤN ...
LUẬN ÁN NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ ĐỀN VUA ĐINH, VUA LÊ TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH VỚI ẤN ...LUẬN ÁN NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ ĐỀN VUA ĐINH, VUA LÊ TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH VỚI ẤN ...
LUẬN ÁN NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ ĐỀN VUA ĐINH, VUA LÊ TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH VỚI ẤN ...
 
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG
 
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG
 
Chăm phồn thực
Chăm phồn thựcChăm phồn thực
Chăm phồn thực
 
Tín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
Tín ngưỡng Phồn thực của người ChămTín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
Tín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
 
Luận văn: Ngữ âm tiếng Ta Ôi ở huyện A Lưới, Huế, HAY - Gửi miễn phí qua zalo...
Luận văn: Ngữ âm tiếng Ta Ôi ở huyện A Lưới, Huế, HAY - Gửi miễn phí qua zalo...Luận văn: Ngữ âm tiếng Ta Ôi ở huyện A Lưới, Huế, HAY - Gửi miễn phí qua zalo...
Luận văn: Ngữ âm tiếng Ta Ôi ở huyện A Lưới, Huế, HAY - Gửi miễn phí qua zalo...
 
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh Long
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh LongLuận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh Long
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh Long
 

More from style tshirt

Lich-su-Dang-bo-tinh-Dong-Thap-tap-3.pdf
Lich-su-Dang-bo-tinh-Dong-Thap-tap-3.pdfLich-su-Dang-bo-tinh-Dong-Thap-tap-3.pdf
Lich-su-Dang-bo-tinh-Dong-Thap-tap-3.pdfstyle tshirt
 
Lich-su-Dang-bo-tinh-Dong-Thap-tap-2.pdf
Lich-su-Dang-bo-tinh-Dong-Thap-tap-2.pdfLich-su-Dang-bo-tinh-Dong-Thap-tap-2.pdf
Lich-su-Dang-bo-tinh-Dong-Thap-tap-2.pdfstyle tshirt
 
Lich-su-Dang-bo-tinh-Dong-Thap-tap-1.pdf
Lich-su-Dang-bo-tinh-Dong-Thap-tap-1.pdfLich-su-Dang-bo-tinh-Dong-Thap-tap-1.pdf
Lich-su-Dang-bo-tinh-Dong-Thap-tap-1.pdfstyle tshirt
 
LS DANG BO LAI VUNG vuong quóc quyt hong
LS DANG BO LAI VUNG vuong quóc quyt hongLS DANG BO LAI VUNG vuong quóc quyt hong
LS DANG BO LAI VUNG vuong quóc quyt hongstyle tshirt
 
Tài liệu triển khai, hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ...
Tài liệu triển khai, hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ...Tài liệu triển khai, hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ...
Tài liệu triển khai, hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ...style tshirt
 
các chính sách-cam-nang-giam-ngheo-1 (1).pdf
các chính sách-cam-nang-giam-ngheo-1 (1).pdfcác chính sách-cam-nang-giam-ngheo-1 (1).pdf
các chính sách-cam-nang-giam-ngheo-1 (1).pdfstyle tshirt
 
scdi-tai-lieu-nghiep-vu-tro-giup-xa-hoi-2019_PGB2Omi.pdf
scdi-tai-lieu-nghiep-vu-tro-giup-xa-hoi-2019_PGB2Omi.pdfscdi-tai-lieu-nghiep-vu-tro-giup-xa-hoi-2019_PGB2Omi.pdf
scdi-tai-lieu-nghiep-vu-tro-giup-xa-hoi-2019_PGB2Omi.pdfstyle tshirt
 
Sile Báo cáo sơ kết giua ky giam ngheo.pptx
Sile Báo cáo sơ kết giua ky giam ngheo.pptxSile Báo cáo sơ kết giua ky giam ngheo.pptx
Sile Báo cáo sơ kết giua ky giam ngheo.pptxstyle tshirt
 
SỔ TAY LẠNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ĐỒNG THÁP.
SỔ TAY LẠNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ĐỒNG THÁP.SỔ TAY LẠNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ĐỒNG THÁP.
SỔ TAY LẠNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ĐỒNG THÁP.style tshirt
 
Bệnh học nam giới với sinh sản và tình dục.pdf
Bệnh học nam giới với sinh sản và tình dục.pdfBệnh học nam giới với sinh sản và tình dục.pdf
Bệnh học nam giới với sinh sản và tình dục.pdfstyle tshirt
 
Tìm hiểu về môn học Thống kê xã hội học.pdf
Tìm hiểu về môn học Thống kê xã hội học.pdfTìm hiểu về môn học Thống kê xã hội học.pdf
Tìm hiểu về môn học Thống kê xã hội học.pdfstyle tshirt
 
Hiểu biết về Tâm sinh lý phụ nữ giới.pdf
Hiểu biết về Tâm sinh lý phụ nữ giới.pdfHiểu biết về Tâm sinh lý phụ nữ giới.pdf
Hiểu biết về Tâm sinh lý phụ nữ giới.pdfstyle tshirt
 
nhasachmienphi-ban-thiet-ke-vi-dai tạo hóa.pdf
nhasachmienphi-ban-thiet-ke-vi-dai tạo hóa.pdfnhasachmienphi-ban-thiet-ke-vi-dai tạo hóa.pdf
nhasachmienphi-ban-thiet-ke-vi-dai tạo hóa.pdfstyle tshirt
 
nhasachmienphi-nhuc-bo-doan sách hay hâp[s đãn
nhasachmienphi-nhuc-bo-doan sách hay hâp[s đãnnhasachmienphi-nhuc-bo-doan sách hay hâp[s đãn
nhasachmienphi-nhuc-bo-doan sách hay hâp[s đãnstyle tshirt
 
nhasachmienphi-tinh-duc-hoc-dai-cuong.pdf
nhasachmienphi-tinh-duc-hoc-dai-cuong.pdfnhasachmienphi-tinh-duc-hoc-dai-cuong.pdf
nhasachmienphi-tinh-duc-hoc-dai-cuong.pdfstyle tshirt
 
nhasachmienphi-78-cau-hoi-ve-nha-lanh-dao.pdf
nhasachmienphi-78-cau-hoi-ve-nha-lanh-dao.pdfnhasachmienphi-78-cau-hoi-ve-nha-lanh-dao.pdf
nhasachmienphi-78-cau-hoi-ve-nha-lanh-dao.pdfstyle tshirt
 
nhasachmienphi-thien-dinh-va-tam-tri-dieu-ky.pdf
nhasachmienphi-thien-dinh-va-tam-tri-dieu-ky.pdfnhasachmienphi-thien-dinh-va-tam-tri-dieu-ky.pdf
nhasachmienphi-thien-dinh-va-tam-tri-dieu-ky.pdfstyle tshirt
 
nhasachmienphi-kheo-an-noi-se-co-duoc-thien-ha.pdf
nhasachmienphi-kheo-an-noi-se-co-duoc-thien-ha.pdfnhasachmienphi-kheo-an-noi-se-co-duoc-thien-ha.pdf
nhasachmienphi-kheo-an-noi-se-co-duoc-thien-ha.pdfstyle tshirt
 
Tìm hiểu nhasachmienphi-vo-nga-vo-uu.pdf
Tìm hiểu nhasachmienphi-vo-nga-vo-uu.pdfTìm hiểu nhasachmienphi-vo-nga-vo-uu.pdf
Tìm hiểu nhasachmienphi-vo-nga-vo-uu.pdfstyle tshirt
 
[downloadsachmienphi.com] Tuổi Mới Lớn Và Vấn Đề Tình Dục.pdf
[downloadsachmienphi.com] Tuổi Mới Lớn Và Vấn Đề Tình Dục.pdf[downloadsachmienphi.com] Tuổi Mới Lớn Và Vấn Đề Tình Dục.pdf
[downloadsachmienphi.com] Tuổi Mới Lớn Và Vấn Đề Tình Dục.pdfstyle tshirt
 

More from style tshirt (20)

Lich-su-Dang-bo-tinh-Dong-Thap-tap-3.pdf
Lich-su-Dang-bo-tinh-Dong-Thap-tap-3.pdfLich-su-Dang-bo-tinh-Dong-Thap-tap-3.pdf
Lich-su-Dang-bo-tinh-Dong-Thap-tap-3.pdf
 
Lich-su-Dang-bo-tinh-Dong-Thap-tap-2.pdf
Lich-su-Dang-bo-tinh-Dong-Thap-tap-2.pdfLich-su-Dang-bo-tinh-Dong-Thap-tap-2.pdf
Lich-su-Dang-bo-tinh-Dong-Thap-tap-2.pdf
 
Lich-su-Dang-bo-tinh-Dong-Thap-tap-1.pdf
Lich-su-Dang-bo-tinh-Dong-Thap-tap-1.pdfLich-su-Dang-bo-tinh-Dong-Thap-tap-1.pdf
Lich-su-Dang-bo-tinh-Dong-Thap-tap-1.pdf
 
LS DANG BO LAI VUNG vuong quóc quyt hong
LS DANG BO LAI VUNG vuong quóc quyt hongLS DANG BO LAI VUNG vuong quóc quyt hong
LS DANG BO LAI VUNG vuong quóc quyt hong
 
Tài liệu triển khai, hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ...
Tài liệu triển khai, hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ...Tài liệu triển khai, hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ...
Tài liệu triển khai, hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ...
 
các chính sách-cam-nang-giam-ngheo-1 (1).pdf
các chính sách-cam-nang-giam-ngheo-1 (1).pdfcác chính sách-cam-nang-giam-ngheo-1 (1).pdf
các chính sách-cam-nang-giam-ngheo-1 (1).pdf
 
scdi-tai-lieu-nghiep-vu-tro-giup-xa-hoi-2019_PGB2Omi.pdf
scdi-tai-lieu-nghiep-vu-tro-giup-xa-hoi-2019_PGB2Omi.pdfscdi-tai-lieu-nghiep-vu-tro-giup-xa-hoi-2019_PGB2Omi.pdf
scdi-tai-lieu-nghiep-vu-tro-giup-xa-hoi-2019_PGB2Omi.pdf
 
Sile Báo cáo sơ kết giua ky giam ngheo.pptx
Sile Báo cáo sơ kết giua ky giam ngheo.pptxSile Báo cáo sơ kết giua ky giam ngheo.pptx
Sile Báo cáo sơ kết giua ky giam ngheo.pptx
 
SỔ TAY LẠNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ĐỒNG THÁP.
SỔ TAY LẠNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ĐỒNG THÁP.SỔ TAY LẠNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ĐỒNG THÁP.
SỔ TAY LẠNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ĐỒNG THÁP.
 
Bệnh học nam giới với sinh sản và tình dục.pdf
Bệnh học nam giới với sinh sản và tình dục.pdfBệnh học nam giới với sinh sản và tình dục.pdf
Bệnh học nam giới với sinh sản và tình dục.pdf
 
Tìm hiểu về môn học Thống kê xã hội học.pdf
Tìm hiểu về môn học Thống kê xã hội học.pdfTìm hiểu về môn học Thống kê xã hội học.pdf
Tìm hiểu về môn học Thống kê xã hội học.pdf
 
Hiểu biết về Tâm sinh lý phụ nữ giới.pdf
Hiểu biết về Tâm sinh lý phụ nữ giới.pdfHiểu biết về Tâm sinh lý phụ nữ giới.pdf
Hiểu biết về Tâm sinh lý phụ nữ giới.pdf
 
nhasachmienphi-ban-thiet-ke-vi-dai tạo hóa.pdf
nhasachmienphi-ban-thiet-ke-vi-dai tạo hóa.pdfnhasachmienphi-ban-thiet-ke-vi-dai tạo hóa.pdf
nhasachmienphi-ban-thiet-ke-vi-dai tạo hóa.pdf
 
nhasachmienphi-nhuc-bo-doan sách hay hâp[s đãn
nhasachmienphi-nhuc-bo-doan sách hay hâp[s đãnnhasachmienphi-nhuc-bo-doan sách hay hâp[s đãn
nhasachmienphi-nhuc-bo-doan sách hay hâp[s đãn
 
nhasachmienphi-tinh-duc-hoc-dai-cuong.pdf
nhasachmienphi-tinh-duc-hoc-dai-cuong.pdfnhasachmienphi-tinh-duc-hoc-dai-cuong.pdf
nhasachmienphi-tinh-duc-hoc-dai-cuong.pdf
 
nhasachmienphi-78-cau-hoi-ve-nha-lanh-dao.pdf
nhasachmienphi-78-cau-hoi-ve-nha-lanh-dao.pdfnhasachmienphi-78-cau-hoi-ve-nha-lanh-dao.pdf
nhasachmienphi-78-cau-hoi-ve-nha-lanh-dao.pdf
 
nhasachmienphi-thien-dinh-va-tam-tri-dieu-ky.pdf
nhasachmienphi-thien-dinh-va-tam-tri-dieu-ky.pdfnhasachmienphi-thien-dinh-va-tam-tri-dieu-ky.pdf
nhasachmienphi-thien-dinh-va-tam-tri-dieu-ky.pdf
 
nhasachmienphi-kheo-an-noi-se-co-duoc-thien-ha.pdf
nhasachmienphi-kheo-an-noi-se-co-duoc-thien-ha.pdfnhasachmienphi-kheo-an-noi-se-co-duoc-thien-ha.pdf
nhasachmienphi-kheo-an-noi-se-co-duoc-thien-ha.pdf
 
Tìm hiểu nhasachmienphi-vo-nga-vo-uu.pdf
Tìm hiểu nhasachmienphi-vo-nga-vo-uu.pdfTìm hiểu nhasachmienphi-vo-nga-vo-uu.pdf
Tìm hiểu nhasachmienphi-vo-nga-vo-uu.pdf
 
[downloadsachmienphi.com] Tuổi Mới Lớn Và Vấn Đề Tình Dục.pdf
[downloadsachmienphi.com] Tuổi Mới Lớn Và Vấn Đề Tình Dục.pdf[downloadsachmienphi.com] Tuổi Mới Lớn Và Vấn Đề Tình Dục.pdf
[downloadsachmienphi.com] Tuổi Mới Lớn Và Vấn Đề Tình Dục.pdf
 

Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf

  • 1. m DAN CIAN VIÉT NAV1 LE TRUNG HOA DIA DANH HOC * * VIÉT NAM - _____________ 9 : _ _ f¡____ ] _ N HÁ XUÁT BÁN VAN HÓA T H Ó N G TIN
  • 2.
  • 3. Đ ỊA D A N H H Ọ C V IỆ T N A M • • •
  • 4.
  • 5. HỘI VĂN NGHỆ DÂN GIAN VIỆT NAM LÊ TRUNG HOA ĐỊA DANH HỌC VIỆT NAM NHÀ XUÁT BẢN VĂN HÓA THÒNG TIN
  • 6.
  • 7. DỤ ÁN CỒNG BÓ, PHỐ BIÉN TÀI SẢN VĂN HÓA, VĂN N G H Ệ DÂN GIAN VIỆT NAM ( E 1, Ngõ 29, Tạ Quang Bửu - Bách Khoa - Hà Nội Điện thoại: (04) 3627 6439; Fax: (04) 3627 6440 Email: duandangian@ gm ail.com) BAN CHỈ Đ ẠO 1. GS. TSKH. TÔ NGỌ C THANH Trưởng ban 2. ThS. HUỲNH VĨNH ÁI Phó Trưởng ban 3. GS.TS. NGUYÊN XUÂN KÍNH Phó Trưởng ban 4. TS. TRÀ N HỮU SƠN ủy viên 5. Ô ng NGUYỄN KIÊM ủ y viên 6. N hà văn ĐỎ KIM CUỒNG ủ y viên 7. ThS. v ủ CÔNG HỘI ủ y viên 8. N hà giáo NGU Y ÊN NGỌ C Q U A N G ủ y viên 9. ThS. ĐOÀN TH A N H NÔ ủ y viên 10. Ông TRƯ Ơ N G TH A NH H Ù N G ủ y viên GIÁM Đ Ó C VĂN PH Ò N G DỤ ÁN ThS. ĐOÀN T H A N H N Ô
  • 8.
  • 9. Chịu trách nhiệm nội dung: GS.TSKH. TÔ NGỌC THANH Thẩm định nội dung: HỘI Đ Ò N G THẢM ĐỊNH BẢN THẢO
  • 10.
  • 11. LỜI GIỚI THIỆU Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam (VND G VN ) là một tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, nằm trong khối Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam. Quyết định số 82/NV, ngày 01/03/1967 của Bộ Nội vụ thay mặt Chính phủ đã cho phép Hội Văn nghệ dân gian thành lập và hoạt động trên phạm vi toàn quốc và có mối liên hệ nghề nghiệp với các tổ chức khác ở trong nước và nước ngoài. Tôn chỉ mục đích của Hội là “Sưu tầm, nghiên cứu, phố biến và truyền dạy vốn văn hóa - văn nghệ dân gian các tộc ngưòi Việt N a m ” . Trên cơ sở thành quả của các công việc trên, Hội là một trong những đội quân chủ lực góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa - văn nghệ mang đậm bản sắc dân tộc đã được ông cha ta sáng tạo và giữ gìn trong suốt mấy nghìn năm của lịch sử dân tộc. Những giá trị sáng tạo đó thể hiện mối quan hệ của các tộc người Việt Nam với thiên nhiên thông qua các tri thức sàn xuất nông nghiệp; với xã hội thông qua phong tục tập quán, hội xuân; với nhân sinh quan thông qua các nghi lễ vòng đời người; với vũ trụ và thế giới tự nhiên đã được siêu nhiên hóa thông qua các loại hình tín ngưỡng tôn giáo; 9
  • 12. với lý tưởng thẩm m ỹ thông qua các sáng tạo văn học ngíhệ thuật. Ở mỗi tộc người Việt N am , những lĩnh vực v à hìinh thái văn hóa - văn nghệ này lại được thể hiện trong m<ột s;ắc ĩhái riêng. Chính kho tàng văn hóa đa dạng đó là nội (dumg, là đối tượng hoạt động của hội viên Hội V N D G VN . Sau gần 50 năm hoạt động, được sự lãnh đạo của Đ ảing và sự chăm sóc của N hà nước, Hội V N D G V N đã lớn mạình với trên 1.200 hội viên, s ố công trình do hội viên cử a I Hội đã hoàn thành lên đến 5000 công trình, hiện đang được Uưu giữ và bảo vệ tại Văn phòng Hội. Đ ược sự quan tâm của Ban Bí thư và Thủ tướng C h íín h phủ, D ự án “Công bố và phổ biến tài sản văn hóa - v/ăn nghệ dân gian các dân tộc Việt N a m ” đã được phê đuy/ệt. T rong giai đoạn I (2008 - 2012), Dự án đã xuất bản 1.0)00 công trình, tác phẩm văn hóa - văn nghệ dân gian cáic ddân tộc; Giai đoạn II (2013 - 2017) Dự án sẽ tiếp tục côing bổ thêm 1.500 công trinh nữa. H y vọng, các xuất bản phẩm của Dự án sẽ cung cấip c:ho bạn đọc trong và ngoài nước m ột bộ sách mang tínlti chhất bách khoa thư về các sắc m àu văn hóa của các tộc mgiiười Việt N am , phục vụ thiết thực vào việc tra cứu, mởí rộộng hiếu biết của bạn đọc về truyền thống văn hóa giàu có «và độc đáo đó; góp phần xây dựng nền “văn hóa Việt Nđam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” . Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Dự án mong; nhhận được ý kiến chỉ bảo kịp thời của bạn đọc gần xa. X in chân thành cảm ơn! Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện ũ)ự r án G S.TSK H. Tô Ngọc TThaanh 10
  • 13. BẢNG VIÉT TẮT TÊN TỈNH, THÀNH PHÓ 1 AG An Giang 2 BD Bình Dương 3 BĐ Bình Định 4 BG Bắc Giang 5 BK Bắc Kạn 6 BL Bạc Liêu 7 BN Bắc Ninh 8 BP Bình Phước 9 BR-VT Bà Rịa - Vũng Tàu 10 BT Bình Thuận 11 BTr Bến Tre 11
  • 14. 12 CB C ao Bằng 13 CM C à M au . 14 CT Cần Thơ 15 ĐB Điện Biên 16 ĐL Đăk Lăk 17 ĐN Đ à N ằng 18 Đ N a Đ ồng Nai 19 ĐNÔ Đ ăk Nông 20 Đ T Đ ồng Tháp 21 GL G ia Lai 22 HB H oà Bình 23 HD Hải D ương 24 HaG Hà Giang 25 HG H ậu Giang 12
  • 15. 26 HN Hà Nội 27 HNa Hà N am 28 HP Hải Phòng 29 HT Hà Tây 30 HTi Hà Tĩnh 31 HY Hưng Yên 32 KG Kiên Giang 33 KH Khánh Hoà 34 KT Kon Tum 35 LA Long An 36 LC Lào Cai 37 LCh Lai Châu 38 LĐ Lâm Đồng 39 LS Lạng Sơn 13
  • 16. 40 N A N ghệ An 41 NB N inh Bình 42 N Đ Nam Định 43 N T Ninh Thuận 44 PT Phú Thọ 45 PY Phú Yên 46 QB Quảng Bình 47 Q N Q uâng N am 48 Q N g Quảng Ngãi 49 QN i Q uảng Ninh 50 Q T Quảng Trị 51 SL Sơn La 52 ST Sóc Trăng 53 TB Thái Bình
  • 17. 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 TG Tiền Giang TH Thanh Hoá TN Tây Ninh ThN Thái Nguyên TP.HCM TP. Hồ Chí Minh TQ Tuyên Quang TT-H Thừa Thiên - Huế TY Trà Vinh VL Vĩnh Long VP Vĩnh Phúc YB Yên Bái 15
  • 18. 1. ĐỊA DANH H Ọ C LÀ GÌ? Khi đề cập đến một khoa học, công việc đầu tiên là phiải xác định đổi tượng cùa khoa học ấy. Việc xác định nảày giúp cho việc nghiên cứu đi đến đúng mục tiêu, không lạ c hướng. Đối tượng cùa địa danh học là địa danh. V ậy cômg việc tiếp theo là phải định nghĩa địa danh và phân loiại chúng. Ranh giới giữa địa danh và tên những đối tượng ở giáp ranh địa danh phải thật sáng rõ để mọi người dễ nhíạn diện đối tượng. Công việc nối tiếp là phải xác định vị trí của địa darnh học trong ngành khoa học lớn hơn là ngôn ngữ học. Đồing thời ta phải phác hoạ con đường hình thành và phát triiển của địa danh học trên thế giới và trong nước sờ tại. C ông việc cần thiết khác là xác lập những nguyên nắc và phương pháp nghiên cứu địa danh. Đây là những hàinh trang, công cụ giúp những người m uốn đi vào ngành mày nhận thức một cách đúng đắn nhiệm vụ và cách thức nghi(ên cứu của mình để đạt được kết quả tốt nhất. Cũng cần c h ỉ ra những tư liệu chủ yểu để người nghiên cứu không miất nhiều thì giờ trong việc tập hợp và xử lý các tư liệu ấy.. Đối với những địa bàn đa ngữ, việc phân vùng địa damh để khảo sát riêng từng loại là rất cần thiết. Bởi vì địa dainh của mỗi dân tộc hay nhóm dân tộc thường có những mét đặc thù. Chi ra các phương thức đặt địa danh và phân tíích cách cấu tạo địa danh giúp người đọc nhận thức được cáích 16
  • 19. định danh sự vật của người bản ngữ và cấu trúc của đối tượng nghiên cứu. Mặt khác, phải phát hiện những nguyên nhân chi phôi sự ra đời, hành chức và tiêu vong của địa danh. Đây là công việc trọng tâm của địa danh học vì nó giúp ta thây được những biến đổi của địa danh trong thời gian và từ đó, biết rõ nguồn gốc và ỷ nghĩa vôn có của nó. Sau cùng, phải chỉ rõ nhừng ứng dụng các thành tựu do việc nghiên cứu địa danh mang lại như nêu tiêu chuân đặt địa danh mới, giúp các khoa học khác như sử học, địa chí học, văn hoá học trong việc tìm hiểu bàn sắc văn hoá dân tộc, như việc biên soạn từ điên địa danh, việc hiệu đính các địa danh trên bản đồ, trong các văn bản cổ, xác định chủ quyền đối với m ột số vùng đất nào đấy. Có như vậy, mọi người mới thấy rõ tính thiết thực của việc nghiên cứu địa danh. Tất cả những điều trên là nội dung của quyển sách này. 2. P H Â N LO Ạ I VÀ Đ ỊN H N G H ĨA ĐỊA DANH Trong cuốn La toponymie j'ranVaise [18], A. Dauzat không lập bảng phân loại địa danh. Nhưng khi đi vào nghiên cứu, tác già chia các địa danh cụ thể làm bốn phần: 1/ Vấn đề những cơ sở tiền Ắn - Âu. 2/ Các danh từ tiền La tinh về nước trong thuỷ danh học. 17
  • 20. 3/ Các từ nguyên Gô - loa - La mã. 4/ Địa danh học Gô - loa - La m ã của vùng A uvergne và Velay. Còn Charles Rostaing trong cuốn Les noms de ỉieux [147] cũng không phân loại địa danh m ột cách cụ thể. Nhưng ông chia ra làm 11 chương để nghiên cứu từng vấn đề: 1/ Những cơ sở tiền Án - Ẩu. 2/ Các lớp tiền Xên - tich. 3/ Lớp Gô-loa. 4/ Những phạm vi Gô - loa - La mã. 5/ Các sự hình thành La mã. 6/ Những đóng góp của tiếng Giéc-manh. 7/ Các hình thức cùa thời phong kiến. 8/ Những danh từ có nguồn gốc tôn giáo. 9/ Những hình thái hiện đại. 10/ Các địa danh và tên đường phố. 11/ Tên sông và núi. N hư vậy, tuy không trực tiếp phân loại địa danh n h ư n g cả hai tác giả đều chia địa danh thành nhiều loại theo ngữ nguyên của nó. 18
  • 21. Còn các nhà địa danh học Xô-viết chia địa danl> theo đối tượng mà địa danh biêu thị, tức là dựa vào nội dung của nó. Trong cuốn Toponìmija Moskvy, G.L. Smolisnạịa và M.v. Gorbanevskiị [151: 8]'1' đã chia địa danh làm 4 loại: 1/ Phương danh (tên các địa phương). 2/ Son danh (tên núi, đồi. gò...). 3/ Tluiỷ danh (tên các dòng chảy, hồ, vũng ...). 4/ Phố danh (tên các đối tượng trong thành phố). Còn A.v. Superanskạịa, trong Chto tokoe toponimikal chia địa danh làm 7 loại: 1/ Phương danh. 2/ Thuỷ danh. 3/ Sơn danh. 4/ Phố danh. 5/ Viên danh (tên các quảng trường, công viên). 6/ Lộ danh (tên các đường phố). 7/ Đạo danh (tên các đường giao thông trên đất, dưới đất, trên nước, trên không) [153: 8]. (1) Số trước là số thứ tự trong tài liệu tham khảo, số sau là sốtrang. 19
  • 22. Hai bảng phân loại trên chưa bao trùm được tên các công trình xây dựng ở nông thôn (như cầu, cống, sân vận động...) và trong phương danh chưa tách bạch giữa địa danh hành chinh và địa danh chỉ một vùng lãnh thổ không có ranh giới rõ ràng. Còn ở Việt Nam, có hai bảng phân loại đáng chú ý. Đó là bảng của Trần Thanh Tâm và bảng của N guyễn V ăn Âu. Trần Thanh Tâm [168] chia địa danh Việt Nam làm 6 loại: 1/ Loại đặt theo địa hình và đặc điểm. 2/ Loại đặt theo vị trí không gian và thời gian. 3/ Loại đặt theo tín ngưỡng, tôn giáo, lịch sử. 4/ Loại đặt theo hình thái, đất đai, khí hậu. 5/ Loại đặt theo đăc sản, nghề nghiệp và tổ chức kinh tế. 6/ Loại đặt theo sinh hoạt xã hội. Qua bảng phân loại trên, ta thấy có hai nhược điêm: 1. Không tách các phương thức đặt địa danh ra khỏi cách phân loại địa danh. 2. Tiêu chí phân loại địa danh không tách bạch, m à nhập nhằng: sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng, nghề nghiệp tại sao không nàm trong sinh hoạt xã hội? Còn N guyễn V ăn Âu, trong hai tác phẩm Địa danh Việt Nam [1 3 0 :3 0 -3 2 ] và Một sổ vấn đề về địa danh Việt Nam [131:38 - 40], đã phân loại địa danh theo ba cấp: loại, kiểu và dạng. 20
  • 23. 1. Loại địa danh 1.1 Địa danh tự nhiên: sông Hồng, núi Trường Sơn,... 1.2. Địci danh kinh tế - xã hội: làng Thượng Cát, huyện S)a Pa, thành phổ Hải Phòng,... 2. Kieu địa danh 2.1. Tluiỳ danh: sông Hồne, hồ Quan Sơn,... 2.2. Sơn danh: đảo Bạch Long Vĩ, quần đảo Trường S a ,... 2.3.Lâm danh', rừng Cúc Phương, truône Nhà Hô,... 2.4. Làng xã: làng Quậy, xã c ổ Loa,... 2.5.Huyện thị: huyện Gia Lâm, huyện Sa Pa,... 2.6. Tinh, thành phố: tinh Hà Giang, thành phố Việt Trì,... 2.7. Quốc gia: Việt Nam. 3. Dạng địa danh 3.1. Sông ngòi: sông Hồng, ngòi Thia,... 3.2. Hồ đầm: hồ Tây, phá Tam Giang,... 3.3. Đồi núi: Trường Sơn, gò Bồi,... 3.4. Hoi đảo: Côn Đảo, Trường Sa,... 3.5. Rừng rú : rừng u Minh , rừng Cúc Phương,... 3.6. Truông, trảng: trảng Bàng, truông Nhà H ồ,... 37.Làng, xã: Thượng Cát, c ổ Bi,... 3.s.Huyện, quận: Gia Lâm, Hoàn Kiếm,... 21
  • 24. 3.9. Thị trấn: Trùng Khánh, Cát Bà,... 3.10. Tỉnh: Thái Bình, thị xã Hưng Y ên,... 3.11. Thành phổ: Hà Nội, Sài Gòn,... 3.12. Quốc gia: Đại Việt, Việt N am ,... Nhìn chung, cách phân loại của tác giả khá phức tạp và chưa hợp lý. Những hạn chế cụ thể như sau: 1. Cách chia địa danh làm hai loại có chỗ hợp lý là lấy tiêu chí tự nhiên hay không tự nhiên để phân loại. Nhưng cách gọi tên này chưa hợp lý: địa danh tự nhiên và địa danh kinh tế- xã hội. Tính cách tự nhiên ở đây là của địa hình chứ không phải của địa danh (tên gọi của địa hình). DT nhiên ta có thể nói tat. Neu rút gọn, ta gọi địa danh địa hình tự nhiên hoặc địa danh địa hình. Cách gọi địa danh kinh tế - xã hội cũng thế. Những sinh hoạt kinh tế - xã hội là của con người chứ không phải cùa địa danh. Neu gọi địa danh chỉ sinh hoạt kinh tế - xã hội thì được. Nhưng nếu chỉ chia địa danh làm hai loại thì chưa bao trùm nhiều loại địa danh khác như địa danh vùng (thí dụ: miền Trung, khu Ngã tư Sở, miệt Cạo Lãnh,...), địa danh chỉ các công trình xây dựng thiên về không gian hai chiều (cầu Long Biên, đường Lê Lợi, công viên Lê Văn T ám ,...). 2. Cách phân chia địa danh theo 7 kiểu cũng chưa hợp lý. Thật ra 3 kiểu đầu có thể gộp thành loại địa danh chi địa hình và 4 kiểu địa danh sau chì các đơn vị hành chính - gọi tắt là địa danh hành chính. 22
  • 25. 3. Cách phân chia theo 12 dọng cũng thế. 6 dạng đâu là địa danh chỉ địa hình; 6 dạng sau là địa danh hành chính. Cả hai cách chia theo kiểu và theo dạng vừa thừa vừa thiếu. Thừa vì chia chi tiết như thể là không cần thiết và nhiều kiểu trùng với dạng (như làng xã và quốc gia). Thiêu vì các đơn vị thôn, ấp, phường xếp vào đâu? Mặt khác, việc đánh đồng giữa hai đơn vị hành chánh tỉnh và thị xã (dạng 3.10) là không hợp lý. Ngoài ra, cách phân chia này đã loại bỏ hai mảng địa danh lớn là tên các vùng lãnh thô và tên các công trình xây dựng thiên về không gian hai chiều như tên cầu, tên đường,... Do đó, theo đối tượng, căn cứ vào tiêu chí tự nhiên và không tự nhiên, chúng tôi chia địa danh thành hai nhóm lớn: - Địa danh chì các đối tượng tự nhiên. - Địa danh chỉ các đối tượng nhân tạo. Địa danh chỉ các đối tượng tự nhiên bao gồm tên các địa hình núi, đồi, gò, sông, rạch,... Thí dụ: núi Trường Sơn, gò Đống Đa, sông Hồng, rạch Tra(1),... Còn địa danh chỉ các đối tượng nhân tạo có thể chia làm ba loại nhỏ: - Địa danh chỉ các công trình xây dựng thiên về khôn<3, gian hai chiểu, như tên cầu, cống, chợ, đường phố, công (1) Tra: loại cây tạp mọc hai bên bờ rạch, vỏ cho sợi bền như sợi đay, trổ hoa đẹp. màu vàng [88], 23
  • 26. viên,... Thị dụ: cầu Chương Dương, cống Quẹo(l), chợ Đồng Xuân, đường Lý Thái Tổ, công viên Lê Văn Tám ,... - Địa danh chỉ các đơn vị hành chính, như tên ấp, xã, phưòng, huyện, quận,... Thí dụ: ấp Bắc (TG), xã Gio Phong (QT), phường Hàng Bạc (HN), huyện Đức Phổ (QNg), quận Sơn Trà (ĐN),... - Địa danh chỉ các vùng lãnh thô không có ranh giới rõ ràng, như vùng Bàn Cờ, khu c ầ u Chữ Y, xóm Chùa,... (TPHCM). Tóm lại, theo đối tượng, ta có thể phân ra như sau: - Địa danh chỉ địa hình thiên nhiên (gọi tắt địa danh chi địa hình). - Địa danh chỉ các công trình vây dựng thiên về không gian hai chiều (địa danh công trình xây dựng). - Đ ịa danh chỉ các đơn vị hành ch ín h (địa danh hành chính). - Địa danh chỉ vùng (địa danh vùng). Ta có sơ đồ: (1) Cống Quẹo (TPHCM): cống nằm ở chỗ quẹo của con đường nên mang tên trên. 24
  • 27. M ặt khác, theo ngữ nguyên, ta có thể chia địa danh Việt N am thành bốn nhóm lớn: Địa danh thuần Việt. Địa danh Hán Việt. Địa danh bàng các ngôn ngữ dàntộc thiểu số. Địa danh bang các ngoại ngừ. N hóm thứ ba bao gồm địa danh gốc các ngôn ngừ dân tộc thiểu số như Chăm, Khmer, Ba Na, Ẻ Đê, Gia Rai, Tày, Thái, M ường,... Nhóm thứ tư chủ yếu là địa danh gốc Pháp, một số là địa danh gốc Indonesia, Malaysia,... Ta có thêm sơ đồ: Hai sơ đồ trên bổ sung cho nhau thì sẽ được bức tranh phân loại khá đầy đủ về địa danh ở Việt Nam (Xem thêm Phụ lục 1 ở cuối sách). Từ hai bàng phân loại ấy, ta có thề định nghTa: Địa danh là những từ hoặc ngữ, được dùng lòm tên riêng của các địa hình thiên nhiên, các đơn vị hành chánh, các vùng lãnh thô và các công trình xây dựng thiên về không gian hai chiêu. 25
  • 28. Trước địa danh, ta có thể đặt một danh từ chung chi tiểu loại địa danh đó: sông Hương, huyện Mộ Đức (QNg), vùng Ba Vì, thành phố c ầ n Thơ, đường N guyễn D u,... 3. VỊ TRÍ C ỦA ĐỊA DANH H Ọ C T R O N G N G Ô N NGŨ HỌC Ngôn ngữ học có ba ngành chính là ngữ âm học, từ vựng học và ngữ pháp học. Trong từ vựng học có một ngành nhỏ là danh xưng học (onomasiologie/onomastique), chuyên nghiên cứu tên riêng. Danh xưng học gồm hai ngành nhỏ hơn: nhân danh học và địa danh học. Nhân danh học (anthroponymie) chuyên nghiên cứu tên riêng của người (gồm: họ, tên chính, tên đệm, tự, hiệu, bút danh, bí danh,...). Địa danh học (toponymie) nghiên cứu về nmiồn gốc, ý nghĩa và cả những chuyển biến của các địa danh. Trên lý thuyết, trong danh xưng học, có thể có một ngành khoa học nữa là hiệu danh học, chuyên nghiên cứu tên riêng của các thiên thể, các nhãn hiệu sản phẩm, các biên hiệu,... N hưng trong thực tế, ngành khoa học này không phát triển, có lẽ do đối tượng cùa nó không tập trung như nhân danh học và địa danh học mà tản mác khắp nơi. • Địa danh học chia làm nhiều ngành nhỏ hơn. Các ngành chỉ nghiên cứu tên sông rạch (thuỷ danh: gidronim) và tên núi đồi (sơn danh: oronim) gọi là thuỷ danh học (hydronymie) và sơn danh học (oronymie). N gành chuyên nghiên cứu tên của các địa điểm quần cư (phương danh: ojkonim), được gọi là phương danh học (ojkonimika). 26
  • 29. Còn ngành chỉ nghiên cứu các đối tượng trong thành phổ (phổ danh: urbanonim) như tên đường, tên phố, tên các quảng trường,... gọi là phố danh học (urbanomika) [147; 151; 153]. Ta có thể lập sơ đồ sau đây: 4. L Ư Ợ C S Ử Đ ỊA D A N H H Ọ C T H É GIỚI VÀ V IỆ T N A M Lịch sử địa danh thế giới có thể chia làm ba giai đoạn: giai đoạn phôi thai, giai đoạn hình thành và giai đoạn phát triên. Còn địa danh học Việt Nam chỉ có hai giai đoạn đầu, chưa đến giai đoạn thứ ba. 27
  • 30. 4.1. Giai đoạn phôi thai Ở Trung Ọuổc, việc tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa cũng như diễn biến của địa danh đã được quan tâm từ đầu Công nguyên. Trong giai đoạn này, địa danh được sưu tập trong các sách lịch sử, địa chí. Chẳng hạn, trong các năm 32 - 92 của nhà Đông Hán (25 - 220), Ban c ổ đã ghi chép trên 4000 địa danh trong Hán thư, trong đó một số được giải thích lý do gọi tên và quá trình diễn biến ; trong Thuỷ kinh chú, Lệ Đạo Nguyên đời Bắc Nguỵ (466? - 527) có chép hơn hai vạn địa danh, sổ đựơc giài thích là 2.300 [117]. Ở các nước phương Tây, tình hình cũng diễn ra tương tự. Riêng Việt Nam cũng thế, nhưng diễn ra trễ hơn. Các bộ sách sử, địa chí như Dư địa chí của Nguyễn Trãi (1380 - 1442), Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên (thế kỷ XV), Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú (1782 - 1840), Gia Định thành thông chỉ của Trịnh Hoài Đức (1765 - 1825), Đại Nam nhất thonẹ chí (cuối thế kỷ XIX),... đều có ghi chép nhiều địa danh và giải thích một sổ, nhưng được xem là phần phụ cho công trình chứ các nhà biên soạn chưa quan tâm đến vấn đề một cách đúng mức. Cuối thế kỷ XIX có tập sưu tầm 10.994 địa danh Tên làng xã Việt Nam đầu thể kỷ XIX (thuộc các tỉnh từ Nghệ An trở ra) do Dương Thị The và Phạm Thị Thoa dịch và biên soạn (1981). Ngô Vi Liền, năm 1928, biên soạn Nomenclature des communes du Tonkin (classées par cantons, phu, huyen ou chau et par provinces) (Tự vựng làng xã ở Bắc Kỳ). 28
  • 31. N hư vậy, giai đoạn phôi thai của địa danh học thế giới có thể xem là từ thế kỷ I đến thế kỷ XIX, còn địa danh học Việt Nam kéo dài đến giữa thế kỷ XX. 4.2. Giai đoạn hình thành Giai đoạn này được khởi đầu bàng hàng loạt từ điên địa danh và các sách nghiên cứu địa danh ra đời. v ề từ điển, ta có thể kể các công trình tiêu biểu sau đày: Poyares, Dicionario de noines proprios (Ý, 1667); Dictionnaire géographique - historisque de l ’ Empire de Russie (Nga, 1923); Longnom, Les noms de lieux de France (Pháp, 1929); Trung Quoc co kim địa danh đại từ điên (Đài Bắc, 1931),... v ề sách nghiên cứu địa danh, ta có thể nêu một số tác phẩm sau đây: J.J. Egli, Địa danh học (Thụy Sĩ, 1872); J.W. Nagl, Địa danh học (Áo, 1903); A. Dauzat, Nguồn gốc và sự phát triển địa danh (Pháp, 1926) và Địa danh học Pháp (1948),... [168]. Qua các công trình này, cơ sở lý luận đã được xác lập: đôi tượng của địa danh học đã được xác định, sự phân loại địa danh tương đối hợp lý, phương pháp nghiên cứu đã mang tính khoa học,... Đen giữa thế kỳ X X , giai đoạn hình thành cùa địa danh học thế giới coi như chấm dứt để chuyển sang giai đoạn phát triển thì địa danh học Việt N am nới dần dần hình thành. 29
  • 32. Có thể xem bài nghiên cứu của H oàng Thị Châu, Mối liên hệ về ngôn ngữ cổ đại ở Đông Nam Ả qua một vài tên sông ( 1964), là tác phẩm mở đầu cho giai đoạn này vì tác giả đã sử dụng phương pháp ngôn ngữ học để khảo sát đối tượng. Tiếp theo là bài Thử bàn về địa danh Việt Nam (1976) của Trần Thanh Tâm, nêu một số vấn đề cơ bản về địa danh và địa danh học Việt Nam. Trong thập niên cuối thế kỷ XX, địa danh học Việt Nam mới thực sự hình thành vì có hai luận án Phó tiến sĩ về địa danh học Việt Nam và hàng loạt từ điển địa danh ra đời. Sau khi bảo vệ luận án (1990) Những đặc điêm chinh cùa địa danh ở thành pho Hồ Chí Minh, Lê Trung Hoa in thành sách Địa danh ở thành phố Hồ Chí Minh ( 1991 ). Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu địa danh dưới góc độ ngôn ngữ học và trình bày khá hệ thống những vấn đề mà người nghiên cứu địa danh cần quan tâm (phân loại và định nghĩa địa danh, nguyên tẳc và phương pháp nghiên cứu địa danh, các phương thức đặt địa danh, cẩu tạo địa danh, ý nghĩa và nguồn gốc một số địa danh,...). Năm 1996, Nguyễn Kiên Trường tiếp tục vận dụng những lý luận cơ bản của địa danh học hiện đại để xử lý những vấn đề của địa danh học miền Bắc trong luận án Những đặc điêm chỉnh của địa danh Hải Phòng (sơ bộ so sánh với một số vùng khác). 30
  • 33. Sang thập niên đầu thế kỷ XXI, hai luận án tiến sĩ mới vê địa danh đã được bảo vệ: Nghiên cứu địa danh Quáng Trị (2003) của Từ Thu Mai và Những đặc điêm chính cùa địa danh Dak Lăk (2005) của Trần Văn Dùng. Bèn cạnh bốn luận án trên, có cuốn Địa danh Việt Nơm (1993, sau này tái bản đôi tên thành Một so van đẻ về địa danh học Việt Nam, 2000) của Nguyễn Văn Âu nêu khái quát về đặc điêm của địa danh Việt Nam, phân loại và phân vùng địa danh rồi khảo sát cụ thể 8 loại địa danh. Cũng trong thời gian này, có bốn cuốn từ điến địa danh đánc chú ý: sổ tav địa danh Việt Nam (1995) của Đinh Xuân Vịnh, Sô tay địa danh Việt Nom (1998) cùa Nguyễn Dược - Trung Hải, Từ điển bách khoa địa danh Hải Phòng (1998) do Ngô Đăng Lợi chủ biên. Hai cuốn đầu tập hợp và giới thiệu một cách khái quát các địa danh tiêu biểu của Việt Nam. Riêng cuốn thứ ba, ngoài địa danh, giới thiệu cà những di tích lịch sử như chùa, đình, miếu có trên địa bàn thành phổ Hoa phượng đỏ. Vào đầu thập niên thứ nhất của thế kỷ XXI, cuốn Từ điển địa danh thành phố Sài Gỏn-Hồ Chí Minh (2003) do Lê Trung Hoa (chủ biên) - Nguyễn Đình Tư xuất bản, trong đó tác giả rất chú ý tới nguồn gốc và ý nghĩa ban đầu cùa địa danh. Như vậy, ngoài cuốn Địa danh học Việt Nam này, chúng ta còn thiếu một cuốn Từ điên địa danh Việt Nam tương đối 31
  • 34. lớn, thu thập tương đối đầy đù số lượng địa danh Việt Nam và được biên soạn một cách khoa học. 4.3. Giai đoạn phát triển Địa danh học Âu Mỹ đang ở trong giai đoạn phát triển. Ờ Liên Xô trước đây đã xuất bản hàng chục công trình về địa danh học trong đó có hai tác phẩm tiêu biểu: Nhũng nguyên tắc của địa danh học (1964) [145] và Địa danh học là gì? (1985) [153]. Cuốn thứ nhất tập hợp các bài viết của nhiều tác giả, mồi người nghiên cứu m ột khía cạnh của địa danh: A.I. Popov giới thiệu Những nguyên tắc cơ bản của việc nghiên cứu địa danh; I.A. Karpenko bàn về địa danh học đồng đại', E.M. M uzaev trình bày Những khuynh hướng cơ bản của việc nghiên cứu địa danh;... Cuốn thứ hai giới thiệu những lý luận chủ yếu về địa danh học như những phương thức cơ bản đặt địa danh, cấu tạo của địa danh, tên các đơn vị quần cư, cách phiên âm địa danh,... Các công trinh này đã góp phần không nhỏ vào việc hình thành ngành địa danh học Việt N am . 5. TU LIỆU NGHIÊN c ứ u ĐỊA DANH Đ ịa danh là một phạm trù lịch sử. Do đó, các tư liệu lịch sử có liên hệ đến địa danh đều hết sức cần thiết cho việc nghiên cứu địa danh. Một phần các tư liệu này có thể do các cơ quan nhà nước hiện nay cung cấp. 32
  • 35. C húng ta có thể chia các tư liệu này làm 8 nguồn: 5.1. Các văn bản của chính quyền các cấp trong quá khứ Các tư liệu này có thể cho biết sự ra đời, biến đổi hoặc mất đi của các địa danh. Một số tư liệu được in trong các công báo, niên giám ,... Một số đã được các nhà nghiên cứu sưu tập và công bố dưới dạng tác phẩm như: Việt Nam- Những sự kiện lịch sứ (3 tập) của Dương Kinh Quốc, D ương Trung Q uốc,... Đắt nước Việt Nam qua các đời của Đào Duy Anh; Việt Nam - Những thay đổi địa danh và địa giới các đơn vị hành chỉnh 1945 - 1997 của Nguyễn Ọ uang Ân; Danh mục các đơn vị hành chính Việt Nam (1994, 2000)... Ngoài ra, tư liệu này còn có thể là những văn bản viết tay, đánh máy của các thư ký, các viên chức địa phư ơng... còn lưu trừ được. Nói chung, đây là những tư liệu gốc, chính xác, hết sức cần thiết cho việc nghiên cứu địa danh- nhất là địa danh hành chính. 5.2. Các từ điển địa danh, sách địa phưong chí về địa bàn Các sách này thường do người địa phương hoặc người am hiểu về địa phương chấp bút. Do đó, các xã chí, huyện chí, tỉnh chí,... có giá trị cao về tư liệu. Cụ thể như Ô châu cận lục (1553) của Dương Văn An, Phủ biên tạp lục (1776) của Lê Quý Đôn, Gia Định thành thông chí (1820) 33
  • 36. của Trịnh Hoài Đức, Đại N am nhất thống chí (cuối thế kỷ XIX), Phương Đình dư địa chí (1900) cùa Nguyễn Văn Siêu,... N goài ra, các sách hướng dẫn du lịch, các từ điển địa danh cũng rất cần thiết cho việc nghiên cứu địa danh. 5.3. Các bản đồ Các bản đồ về địa hình, hành chính, kinh tế, quân sự,... của các địa phương trong các thời kỳ là những tư liệu quí. Qua sự đối chiếu các bản đồ ở những thời điểm khác nhau, ta có thể xác định được vị trí các đối tượng của địa danh, sự ra đời, biến đổi và mất đi của chúng. 5 .4 . C á c b á o đ ịa p h ư ơ n g và c á c bài b á o về đ ịa p h u o n g Các tờ báo địa phương thường xuyên đăng tải những tin tức về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, xã h ộ i,... xảy ra tại địa bàn. M ột cách vô tình hay cố ý, các tác giả thường giải thích nguồn gốc và ý nghĩa một số địa danh được đề cập đến trong bài. M ặt khác, một số bài trong những tờ báo ờ các địa phương - nhất là ở các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội - viết về địa danh ở những vùng đó. T ất cả n h ữ n g tư liệu này giúp các n h à nghiên cứ u địa danh đỡ m ất thì giờ tro n g việc tìm hiểu địa danh ở các địa p h ư ơ n g - nhất là n h ữ n g nơi m ình chưa có dịp tìm hiểu cặn kẽ. 34
  • 37. 5.5. Các số liệu, danh sách địa danh ở các CO' quan hiện nay Các cơ quan nhà nước như uỷ ban nhân dân, các sở, phòng, ban có thể giúp đỡ rất nhiều cho người nghiên cứu khi cung cấp các số liệu, danh sách về địa danh. Uỷ ban nhân dân các cấp cho chúng ta toàn bộ tên các đơn vị hành chính trên địa bàn, tỉnh thành, quận huyện, phường xã, thôn ấp,... Thay vì đi tìm kiếm từng tên sông rạch, ta có thể nhờ sở, phòng thuỷ lợi cung cấp số liệu, danh sách, sở, phòng thương mại có thể cho chúng ta biết về tên các chợ trên địa bàn. Tên cầu, đường và các chi tiết liên quan năm ở văn phòng sở và phòng giao thông công chính. Nhờ các số liệu, danh sách đã được ghi chép cẩn thận, ta có thê tiết kiệm được nhiều thì giờ và kinh phí. 5.6. Các loại từ điển cổ, từ điển từ cổ, tù' điển phương ngữ Các từ điển cổ như An N am dịch ngữ, Từ điển An Nam - Lusitan - La tinh (1651) của A. de Rhodes, T ừ điển An Nam - La tinh (1772 - 1773) của p. de Béhaine, Từ điển An Nam - La tinh và Từ điển La Tinh - An Nam (1838) của Taberd, Đại N am quốc âm tự vị (1895 - 1896) của Huỳnh Tịnh Của, Dictionnaire Annam ite-français (1898) cùa G énibrel,... giúp ta xác định được thời điểm hoặc thời gian ra đời của các địa danh. Chẳng hạn, từ điển của A.de Rhodes cho chúng ta biết địa danh Faifo đã xuất hiện 35
  • 38. trước năm 1651. N hờ từ điển của p.de Béhaine, ta biết các địa danh Sài Gòn, Thủ Đức, Đồng N ai,... đã có mặt trước năm 1772. M ặt khác, chúng cũng cho ta biết tự dạng ban đầu hay tự dạng gốc của các địa danh: rạch Gầm vốn là rạch G ằm (Đại N am quốc âm tự vị), c ầ n Giuộc ban đầu viết Cần D uột (Đ N Q Â T V ),... Ngoài ra, các từ điển từ cổ, từ điển phương neữ cũne giúp ta biết dạng cổ, nghĩa cổ cùa nhiều từ còn hiện diện trong địa danh. C hẳng hạn, chúng tôi khẳng định Hóc (tronç Hóc M ôn, Hóc Hươu, Hóc Ớ t,...) là dạng cổ của Hói (“dòng nước nhỏ”) nhờ từ hóc (ở chữ xẽo) trong từ điển của Huỳnh Tịnh Của và dạng cổ sóc tlán /trán/ của sói trán trong từ điển của A. de Rhodes; hoặc từ bùng binh (Đ N Ọ Â T V ) là chồ sône, rộrm mà tròn, ghe thuyền có thể trở đầu, đưa tới sự chuyển nghĩa chỉ các giao lộ hình tròn, xe cộ có thể chạy vòng, trong thành phố, vào đầu thế kỷ XX. 5.7. Các tư liệu điền dã T ư liệu thu thập được qua các chuyến điền dã là những tư liệu chưa thành văn, tức chưa được công bố. Các tư liệu này do bản thân nhà nghiên cứu quan sát, chụp ảnh được hình dạng, vị trí, đặc điểm đổi tượng của địa danh. Một số tư liệu ghi chép được qua lời kể của người địa phương lớn tuổi về nguồn gốc, ý nghĩa vốn có, thời điểm ra đời, những biến đổi cùa địa d a n h ,... Đ ây có thể là những tư liệu chính xác nhất m à nhà nghiên cứu không thể khai thác ở bất cứ nguồn tư liệu nào khác. 36
  • 39. 5.8. C ác sách lý luận về địa danh học và ngôn n g ữ học Các bài và sách viết về ngôn ngừ học và nhất là địa danh học ở trong và ngoài nước sẽ cung cấp cho người nghiên cứu những hành trang cần thiết để đi đúng hướng và ít tổn thời gian nhất trong công việc của mình. Chẳng hạn, Giáo trình lịch sử ngừ âm tiếng Việt (sơ thảo) của Nguyễn Tài Cân, La toponymie française (Địa danh học Pháp) cúa A. Dauzat, Les noms de lieux (Địa danh) của Ch. Rostaing, Prinsipy toponimiki (Những nguyên tắc của địa danh học) của một nhóm tác giả Nga, Chto takoe toponimika? (Địa danh học là gì?) của Sùperanskaja.... Tóm lại, tư liệu giữ vai trò rất quan trọng trong việc hoàn thành hay không một cône trình khoa học, nhất là khi đối tượng nghiên cứu quan hệ tới nhiều lĩnh vực khác như địa danh. Cho nên, khi tập trung tư liệu phong phú, đầy đù, coi như ta đã hoàn thành một phần công trinh. 6. CÁC NGUYÊN TẢC VÀ PH Ư Ơ N G PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊA DANH 6.1. Các nguyên tắc nghiên cứu địa danh Trong m ột bài viết của m ình, A.I. Popov [143] có đề cập tới 8 điều của công việc nghiên cứu địa danh. Ọ ua bài này, chúng tôi thấy tác giả m uốn nêu lên hai nguyên tăc chính: 37
  • 40. a. Phải dựa vào các tư liệu lịch sử (sách báo, bản đồ, biểu đồ,...) của các ngành ngôn ngừ học, nhân chùng học, văn học, địa lý học,... b. Phải thận trọng khi vận dụng phương pháp thành tố để phân tích ngữ vĩ cùa địa danh vì có thể dẫn đến sai lầm. Còn Ch. Rostaing [147] thì nêu 2 nguyên tắc khác: a. Phãi tìm các hình thức cổ của các từ cấu tạo địa danh. b. Muốn biết từ nguyên của một địa danh, phải dựa trên kiến thức ngữ âm học địa phương. Tham khảo ý kiến của các nhà địa danh học N ga và Pháp, chúng tôi nêu ra 5 nguyên tắc sau đây: 6.1.1. Pliảỉ am hiểu lịch sử địa bàn mình lĩgliiên cứu Lịch sử một vùng đất bao gồm các biến cổ chính trị, quá trình sinh sống cùa các dân tộc, sự kế tục của các nền văn hoá, quá trình phát triển của các ngôn ngữ, các biến đổi về địa lý, hánh chính,... Do đó, việc nghiên cứu địa danh cần sử dụng tư liệu của các ngành sử học, dân tộc học, khảo cổ học, ngôn ngữ học, địa lý lịch sử,... Các biến cố lịch sử - nhất là các biến cố lớn-đã đê lại dấu ấn khá rõ nét trong địa danh. Chẳng hạn, sau ngày giải phóng thành phố Sài Gòn (30 - 4 - 1975), hàng loạt tên đường phổ đã được thay đổi; sự sinh sống của các dân tộc K hm er và Pháp trên địa bàn TPH C M đã để lại các địa 38
  • 41. danh c ầ n G iờ ”, Xoài Rạp(2),... Năng-xi(3), La-cai(4),... Vì thế, Popov đã lưu ý các nhà nghiên cứu địa danh: “Bất cứ sự giải thích theo định kiến nào, không căn cú vào các sự kiện, thường rơi vào sai làm” [143: 34], 6.1.2. Phái ant lìiêu địa liìnli của địa bìm Địa hình có hai loại chính: địa hình cao và địa hình thấp. Địa hình cao gồm núi, đồi, gò, đống,... Địa hình thấp gom sông, rạch, biển, hồ,... c ầ n biết địa hình nơi mình nghiên cứu đe hiểu vì sao ở chồ này có nhiều địa danh mang các từ chi địa hình này, ở chồ nọ có nhiều địa danh mang các từ chỉ địa hình kia. Chẳng hạn, ở vùng cao Củ Chi - Hóc Môn (TPHCM ) có nhiều địa danh mang từ rò n g (5) (rỏng Hồ, (1) Cần Giờ là địa danh gốc Khmer Kanchoeu. có nghĩa là ‘cái thúng”. (2) Xoài Rụp hay Soài Rạp, Lôi Rạp là địa danh gốc Khmer, theo Trương Vĩnh Ký, là Păni Prêk Crôy Phkăm (vàm, rạch, mũi đất). (3) Nancy vốn là một thành phố ờ vùng Lorraine (Pháp), nơi Pháp thang Đức trong thế chiến thứ nhất. Do đó, Pháp lấy tên này đặt cho một đường phố ở Sài Gòn. Năm 1955, tên đường đã đổi nhưng tên chợ nam trên đường vẫn còn. (4) La - cai là cách đọc tên Lacaze, một nghị viên Hội đồng đô thành Chợ Lớn. (5) Ròng vốn là đường nước tự nhiên, khuyết sâu xuống, nhỏ hơn rạch, ngả. 39
  • 42. ròng Lớn, rỏng D ài,...), ở vùng thấp c ầ n Giờ (TPHCM), có nhiều địa danh mang từ tắt(l) (tắt Lớn, tắt Lò Vôi,...). Vì thế, Muzaev nhắc nhớ: “C húng ta đều biết rằng trong những điều kiện như nhau hoặc gần giống nhau về địa hình, thường lặp lại những địa danh như nhau” [104: 29], 6.1.3. Phải tìm những hình thức cỗ của địa danh Là một từ ngữ như bao nhiêu từ ngừ khác, địa danh cũng chịu sự tác động của các qui luật ngừ âm. Do đó, một số địa danh đã biến đổi qua nhiều hình thức ngữ âm. Vì vậy, “không phải luôn luôn có thể chỉ tin vào cái vẻ bề ngoài của địa danh” [151: 57],Và “ tri thức về các qui luật của ngôn ngữ học rất cần thiết đối với nhà địa danh học, nếu muốn thoát khỏi giai đoạn sưu tập và thích thú” [104: 24 - 25]. Không ít ngưòĩ phạm phải sai lầm khi căn cứ vào ngừ âm và chính tá hiện tại để suy đoán ý nghĩa ban đầu của địa danh. Cách giải thích Lôi G iang (do Lôi Giáng(2) biến thành) là “sông Lôi”, Bà M ôn (vốn là Bàu M ôn)(3),... là “ một bà tên M ôn” là những thí dụ sinh động về sự vi phạm nguyên tắc này [64: 106 - 108, 146]. ( 1) Tắt là dòng nước để đi tắt từ điểm này đến điểm khác để thu ngẩn lộ trình. Ở Nam Bộ, người ta thường viết nhầm thành tắc. Tắt vốn là tính từ chuyển hoá thành danh từ. (2) Lôi Giáng vốn có nghĩa là “sấm sét đánh xuống”, bị bỏ dấu khi in trên bản đồ thời Pháp thuộc. (3) Môn: tên cây môn nước. 40
  • 43. 6.1.4. Plìải nắm vững các đặc điếm về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của phương ngữ tại địa bàn Superanskaja đã viết: “Nhiều địa danh được sinh ra trong các phương ngừ, từ chất liệu phương ngừ” [153: 47]. Bởi vậy, nếu không có những kiến thức về phương ngừ tạo ra địa danh, ta không hiểu rõ nguồn gốc và ý nghĩa của một số địa danh. Chăng hạn, nếu không hiểu sự phát âm lần lộn giữ hai âm đầu s - và X - trong phương ngừ N am Bộ, ta sẽ không hiểu nguồn gốc của địa danh Hàng Xanh (vốn là Hàng Sanh(l)- TPHCM ); nếu không hiểu sự phát âm lẫn lộn hai vần - oan và - ang, hai thanh hỏi và ngã, ta sẽ không biết được âm gốc của khu Mả Lạng (TPH CM ; BT) là M ả Loạn(2) 6.1.5. Phủi thận trọng trong việc vận dụng cácpltuơng pliáp ngôn ngữ học khi phân tích địa danh Địa danh được cấu tạo bởi những đơn vị ngôn ngữ. “Vì vậy, việc nghiên cứu địa danh không thể không là công việc của ngôn ngữ học” [54: 46]. M ặt khác, các phương pháp của ngôn ngữ học thường mang đến những kết quả có (1) Sanh: tên cây trồng hai bên đường Bạch Đằng (quận Bình Thạnh, TPHCM), thời Pháp thuộc. (2) Mả loạn: mả bỏ hoang, không có người chăm sóc, giống như giếng loạn, đìa loạn. Ca dao miền Trung có câu: Chiều chiều mây kéo về kinh Ếch kêu giếng ioạn thảm tình đôi ta 41
  • 44. độ chính xác cao, nên rất có giá trị khoa học. Bởi thế, E.M. Muzaev khẳng định: “ Không có phương pháp ngôn ngữ học không thể hiếu vai trò các vĩ tố trong việc tạo thành các địa danh” [104: 24], Tuy nhiên, “Có không ít địa danh ngoài hệ biến hoá hoặc tham gia vào thành phần một hệ biến hoá đã mất hẳn” [54: 52]. Mặt khác, có nhiều nguyên nhân đă “ làm sai lạc địa danh rất kỳ khôi và khó hiểu” [135: 62]. Bởi vậy, “bất cứ hiện tượng hàng loạt nào (lặp lại, tương tự) trong toàn bộ địa danh, luôn luôn cần được nghiên cứu cẩn thận” [143: 43]. Và Popov cũng nhắc nhở chúng ta khi sử dụng “phương pháp thành tố”, phải “ dè dặt tối đa” và thái độ kết luận phải thận trọng [143: 42-43]. Tóm lại, m uốn đạt kết quả tốt trong việc nghiên cứu địa danh, ta phải tuân thủ một cách chặt chẽ các nguyên tắc trên. Trong năm nguyên tắc vừa trình bày, hai nguyên tắc đầu nằm ngoài khía cạnh ngôn ngữ cùa địa danh, ba nguyên tấc sau thuộc khía cạnh ngôn ngữ. Do đó, người nghiên cứu địa danh không thể không có những kiến thức cơ bản về ngôn ngừ học. 6.2. Các phương pháp nghiên cứu địa danh Dưới đây là những phương pháp cơ bản. 6.2.1. Phương pháp thống kê, plìăn loại Trước khi bắt tay nghiên cứu địa danh ờ một vùng nào, chúng ta phải thống kê, phân loại toàn bộ địa danh vùng đó. 42
  • 45. Khi phân loại, chúng ta cần chia địa danh thành bốn phần lớn: - Đ ịa danh chỉ địa hình thiên nhiên (tên sông, rạch, núi, đ ồ i,...) - Đ ịa danh chỉ các đơn vị hành chính (tên ấp, xã, huyện, tỉn h ,...) - Đ ịa danh chi các vùng lãnh thổ không có ranh giới rõ ràng (tên khu, vùng,...) - Địa danh chỉ các công trình xây dựng thiên về không gian hai chiều (tên cầu, đường, công viên, sân vận động,...) Bước tiếp theo là phân địa danh thành những nhóm nhỏ hơn, như: - Địa danh mang tên người. - Địa danh mang tên cây cỏ. - Địa danh mang tên cầm thú. - Tên đường phố. - Tên cầu cống. - Tên công viên... Qua các bảng thống kê, phân loại này, ta sẽ thấy rõ số lượng từng loại, từ đó có thể rút ra đặc điểm của từng loại nói riêng và đặc điểm địa danh toàn vùng nói chung. 43
  • 46. Chẳng hạn, sau khi sưu tập toàn bộ địa danh ở thành phố Hồ Chí Minh (độ 6.000 địa danh), chúng tôi thấy trong số 4.700 địa danh (không kể 1.300 tên đường), có 236 địa danh mang từ Tân ờ trước (như Tân Bình, Tân Đ ịnh,...), 199 địa danh mang từ Ông, 254 địa danh mang từ Bà, gần 300 địa danh mang tên cây cỏ, trên 150 địa danh m ang tên cầm thủ. Tù đó, chúng tôi có thể rút ra đặc điểm: đây là vùng đất mới, địa danh mang tính nguyên sơ, dân d ã,... Thêm một dẫn chứng, trong hơn 160 địa danh m ang thành tổ chung Cái trên địa bàn N am Bộ, có đến 150 địa danh là tên sông rạch. Điều đó cho thấy ý nghĩa cùa yếu tố Cái này có liên hệ đến sôns, nước [63]. Một thí dụ khác: theo thống kê cùa Nguyễn Xuân Lương, trong sổ 2.999 tên các xã dọc biên giới của sáu tỉnh phía tây nam Việt Nam thì có 2.867 địa danh Hán Việt (chiếm 95%). Chỉ có 132 địa danh chưa xác định được là Hán Việt. Chúng có thê là địa danh Nôm (thuần Việt), cũng có thể là địa danh K hm er hoặc M ã Lai. N hư vậy, ta có thể nói rằng địa danh hành chinh vùng biên giới tây nam thuộc các tỉnh đồng bằng Nam Bộ phần chủ yếu là địa danh Hán Việt là do N hà nước của người Việt có nhu cầu quản lý vùng đất này về mặt hành chính đặt ra [171: 52, 55], Qua các dẫn chứng vừa nêu, ta thấy rõ tầm quan trọng của công việc thống kê, phân loại địa danh trên địa bàn mình nghiên cứu. 44
  • 47. 6.2.2. Phương pháp điền dã Ở Việt Nam, việc nghiên cứu địa danh một cách cỏ phương pháp và hệ thống mới khởi sự từ hai mươi năm trở lại đây. Việc ghi chép thời điểm ra đời cùa các địa danh ít được quan tâm. Do đó, địa danh ở bất cứ vùng nào, số chưa rõ thời điểm ra đời cũng chiếm số lượng cao hơn rất nhiều so với sổ đã rõ. Thực trạng này đòi hỏi người nghiên cứu phài mất nhiều công sức mới có thể soi sáng được phần nào những ẩn số cần tìm. Một trong những hướng tìm là đi điền dã. Phải đi về nông thôn, nơi chôn nhau cắt rốn của mỗi địa danh, ta mới hi vọng tìm ra năm tháng chào đời, lý do đặt tên cho đối tượng. Thật vậy, lên vùng Hóc Môn, hỏi người lớn tuổi, ta mới biết tại sao gọi là cầu Võng(l). Vào nơi giáp ranh giữa quận Sáu và huyện Bình Chánh, hỏi các cụ già, ta mơi hiểu rõ nguồn gốc của rạch Lồng Đèn(2). Xuống c ầ n Giờ, ta mới rõ dạng gốc của địa danh Hào Võ là hàu vỏ(3)... Qua một số trường hợp ít ỏi, ta cũng đù thấy tầm quan trọng đặc biệt của phương pháp điền dã trong công việc (1) Dưới thời Pháp thuộc, cầu này vốn là cầu treo, mồi lần có người đi qua, cầu lắc lư như chiếc võng. (2) Ngày trước, tại một ngã ba rạch này, để ghe thuyền không đụng nhau trong đêm tối, người ta phải treo một cái lồng đèn báo hiệu. (3) Nơi đây thường có một đống hàu vỏ dự trữ để nấu vôi, nên cạnh đó có tắt Lò Vôi. 45
  • 48. xác định nguồn gốc và ý nghĩa ban đầu của địa danh - công việc trọng tâm số một của việc nghiên cứu này. 6.2.3. Phương pháp so sánh, đối clíỉếu Để thấy rõ tính đặc thù của một vùng, ta cần so sánh, đổi chiếu địa danh vùng đó với địa danh những vùng khác để thấy những tương đồng và dị biệt của địa danh các vùng. Đây là phương pháp so sánh, đổi chiếu đồng đại. Ngoài ra, để xác định nguồn gốc và ý nghĩa ban đầu của địa danh, ta phải sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu lịch đại. Chẳng hạn, khi so sánh địa danh ở N am Bộ với địa danh ở Trung Bộ và Bắc Bộ, ta thấy địa danh Nam Bộ mang thành tố Bà ờ đầu nhiều hơn hẳn.(l) Khi sử dụng phương pháp, đổi chiếu lịch đại, ta phải hiểu rõ những qui luật biến đổi ngữ âm trong lịch sử. Khi (1) Ta có thể giải thích hiện tượng này bằng mấy nguyên nhân sau: a. Phụ nữ Nam Bộ trước đây ít bị thành kiến “trọng nam khinh nữ”của lễ giáo phong kiến ràng buộc hơn nên tầm hoạt động của ho ngoài xã hội rộng hơn và dễ được xã hội chấp nhận dùng tên các bà để đặt địa danh. b. Ở Nam Bộ và vùng cực nam Trung Bộ còn nhiều dân tộc (Khmer, Chăm, Ê Đê, Gia Rai, Mơ Nông, Raglai,...) vẫn còn chịu ảnh hường cùa chế độ mẫu hệ nên coi trọng địa vị các bà. c. Nhiều địa danh có yếu tố gốc là Bàu hay Bờ bị nói chệch thành Bà (Bàu Môn > Bà Môn, Bờ Băng > Bà Băng). 46
  • 49. xác định dạng gốc của một địa danh, ta khône những quan tâm đến mặt ngừ nghĩa mà còn đặc biệt quan tàm tới mặt ngừ âm. về mặt này, ta phải lưu ý tới cấu trúc âm tiết tiếng Việt. Các nhà Việt ngừ học thường tách âm tiết thành ba yểu tố: âm đầu, vần và thanh điệu. Trước khi khăng định A’ là dạng gốc cúa A, ta phải chứng minh những biến đôi đủ cả ba thành tố (âm đầu, vần, thanh điệu) và mỗi thành tố có ít nhất vài tiền lệ tương tự. Chăng hạn, để khẳng định ràng rạch Gòi (ở Sóc Trăng) bẳt nguồn từ tiếng Khmer Kôi “thuế vụ”, ta phải vận dụng qui luật biến âm K > G trong lịch sử tiểne, Việt: can (Hán Việt) > gan (Việt), cận (Hán Việt) > gần (Việt), cẩm (Hán Việt) > gấm (Việt). Tiếp theo, ta chứng minh quan hệ chuyển đôi ô thanh o: srôk “ xứ” (tiếng Khmer) > sóc, (hồ) lô > lò, độc (giả) > đọc. Sau cùng là qui luật biến thanh: thanh ngang trong tiếng Khmer chuyển thành thanh huyền trong tiếng Việt.(Préah) Trapeng (tượng Phật ở trong) “cái ao” (tiếng Khmer) > Trà Vinh, Andơk “con rùa” (tiếng Khmer) > Cần Đước, Kantuôt “cây chùm duột” (tiếng Khmer) > Cần Giuộc. Một thí dụ khác. Trước khi xác định Kanchoeu “cái thúng” (tiếng Khmer) là âm gốc của c ầ n Giờ, ta phải lần lượt chứng minh K và c chỉ là hai cách ghi cùa một âm vị / k / nên H ồng Kông, ka ki có thể viết Hồng Công, ca ki. Vần - an trong tiếng Khmer chuyển thành-ân trong tiếng Việt đã có nhiều tiền lệ: Kanloh > c ầ n Lố, Kancon > c ầ n Chông, Kantuôt > c ầ n Giuộc. Các thí dụ vừa nêu cho thấy 47
  • 50. một số âm tiết tiếng K hm er vốn mang thanh ngang khi gia nhập vào tiếng Việt thì m ang thanh huyền. Sau cùng, Ch và Gi đã có quan hệ chuyển đổi thể hiện trong nhiều từ tiếng Việt: chi - gì, (bây) chừ - giờ, chủng (loại) - giống (nòi),... Qua m ột vài ví dụ vừa nêu, ta thấy tầm quan trọng đặc biệt của phương pháp so sánh lịch s ử , nhất là đối với những địa danh chuyển hoá từ các ngôn ngữ dân tộc anh em hoặc các địa danh cổ. “Vì vậy, việc nghiên cứu địa danh không thể không là công việc của ngôn ngữ học” [54: 46]. 6.2.4. Phương pháp khảo sát bản đò Ta có thể khảo sát các bản đồ theo diện đồng đại để phát hiện những loại địa danh nào xuất hiện nhiều ở địa bàn nào để tập trung tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa của từng nhóm địa danh đó. C hẳng hạn, trên địa bàn tỉnh Bình Phước, nơi sinh sống của nhiều đồng bào dần tộc Stiêng, ta thấy nhiều địa danh m ang yếu tố Bù ở trước như Bù Đăng, Bù Đốp, Bù Gia M ập, Bù Trăng L ơ,... Qua tìm hiểu, ta biết Bù trong tiếng Stiêng có nghĩa là “ làng” . Ta cũng có thể khảo sát, đối chiếu các bản đồ theo diện lịch đại. Đối chiếu các bản đồ theo trình tự trước sau, ta sẽ thấy một số địa danh cũ đã biến mất, một số địa danh mới xuất hiện, những thay đổi về ngữ âm, chữ viết. Chẳng hạn, ờ Cần G iờ (T PH C M ), trên bản đồ 1885 có rạch Đôi Lớn và rạch Đôi N hỏ; nhưng trên bản đồ sau năm 1975, thì không còn nữa. H oặc là trên các bản đồ ở thế kỷ XIX, ta thấy các 48
  • 51. địa danh Hóc(l) Hươu, Giằng X ay|2), Bàu Hói; nhưng trên các bản đồ giữa thẻ kỷ XX thì được ghi Hốc Hưu (hoặc Học Hữu), Dần Xây, Bà Hói. 7. C H Ứ C N ĂNG CỦA ĐỊA DANH VÀ ÍCH LỢI CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỊA DANH 7.1. Chúc năng của địa danh Địa danh là tên gọi của một địa hình tự nhiên, một công trình xây dựng, một đơn vị hành chính hay m ột vùng lãnh thổ. N hư mọi danh từ / danh ngừ chung, địa danh có chức năng định danh sự vật. Nhưng địa danh còn có một chức năng m à danh từ / danh ngừ chung không có, đó là cá thê hoá đối tượng. Chính nhờ các chức năng này, địa danh trở thành một bộ phận không thể tách rời của cuộc sống xã hội. Thử tưởng tượng gần 1500 tên đường phố ở thành phố Hồ Chí Minh bồng dưng biến mất, chắc chắn cuộc sống của chúng ta sẽ bị đe doạ, đội cảnh sát, đội cứu hoả sẽ không làm việc được khi cần cấp cứu hay chừa cháy. Tất nhiên là công việc của ngành bưu điện, giao th ô n g ,... sẽ bị đình trệ. Mỗi địa danh ra đời trong m ột hoàn cảnh xã hội và lịch sứ nhất định, cụ thể. Do đó, nó phản ánh nhiều mặt khung cành chung quanh nó. Các địa danh huyện G iồng Trôm (1) Hóc: dòng nước nhỏ, nay biến âm thành hói. (2) Giằng xay: tên cây gỗ tạp, dùng làm vị thuốc dân tộc. 49
  • 52. (BTr), khu Đầm Sen (TPHCM ), khu Đồng Ông C ộ'1',... cho ta biết địa hình nơi nó chào đời. Các địa danh khu Ông ĩ ạ (2> , xóm Bà Năm Chanh, bến đò C ây Bàng, rạch Cá Trê, mũi Gành Rái (TPH C M ),... thông báo cho chúng ta những con người, cây cỏ, cầm thú đã sinh sống, hoạt động trên các vùng đất ấy. Các công trình xây dựng của đất nước đã được các địa danh ghi lại: ngã ba Thành(3) (Nha Trang), huyện Sông c ầu (PY), vùng Chợ L ớ n ,... Các địa danh còn phán ảnh tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của ngưới dân địa phương: các địa danh Hán - Việt mang các yếu tố An, Bình, Phú, Long, M ỹ,... nói lên được ước m ơ sống thái bình, giàu có, tốt đẹp,... của ncười Việt. Các địa danh phố Q uang Trung, thành phố Hồ Chí M inh, đường Cách Mạng Tháng Tám, sân vận động Thống N hất biểu thị niềm tự hào cùa dân tộc Việt Nam. Đó là đứng trên quan điểm đồrm đại. Nếu đứng trên quan diêm lịch đại, địa danh có chức năng bảo tồn. Rất nhiều biến cố chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, ngôn ngữ,... (1) Khu vực bên này cầu Bình Lợi (TPHCM), nay bao gồm các phường 11, 12, 13, quận Bình Thạnh. Xưa, vùng này là đồng hoang, sình lầy, rất khó đi lại. Một phú ỏng tổ chức “cộ” thuê người và hàng hoá trên những tấm vạt bàng tre đan do hai người khoẻ mạnh khiêng. Từ đó có địa danh Đồng Ông Cộ. Ợ) Ỏng Tạ: tên thật là Trần Văn Bi (1918 - 1983), lấy hiệu là Tạ Thù (cánh tay nârm đỡ người bệnh), một thầy thuốc Nam nồi tiếng trong vùng. (3) Thành Diên Khánh, tinh Khánh Hoà. 50
  • 53. được lưu giữ trong địa danh. Hầu hết tên làng xà ơ Nam Bộ nói riêng và cả nước nói chung, dưới triều Nguyền, đều được Hán Việt hoá vì triều dại này rât sùng mộ Hán học. Cùng vậy, sau khi thua trộn ớ Điện Biên Phu, ihực dân Pháp rút khỏi Việt Nam, phần lớn tên đường phố ư Sài Gòn không còn mang tên người Pháp mà mang tên người Việt (từ năm 1955). Chính vi thể, việc nghiên cứu địa danh mang lại nhiều ích lợi cho các ngành khác như sử học, địa lý học, khảo cỏ học, ngôn ngữ học, kinh tế học,.... 7.2. ích lọi của việc nghiên cứu địa danh Địa danh học là một khoa học rất trẻ ở nước ta. Chưa có một công trình toàn diện, qui mô nào được công bố. Những lý luận cơ bản về địa danh học được phổ cập và ứng dụng vào thực tiễn Việt Nam chưa nhiều và chưa có hệ thống. Do đó, cuốn sách này là một nỗ lực góp phần rất khiêm tổn lấp chỗ trống ấy. Việc nghiên cứu địa danh giúp chúng ta xác định thế nào là một địa danh, có bao nhiêu loại địa danh ở Việt Nam, người Việt có mấy phương thức đặt địa danh, cấu tạo cùa địa danh Việt Nam như thế nào, các nguyên tẳc và phương pháp nghiên cứu địa danh là gì, những nguyên nhân nào khiến một địa danh ra đời và mất đi, giải quyết những trường hợp nhập nhằng về cách viết hoa địa danh, soi sáng nguồn gốc và ỷ nghĩa của nhiều địa danh,... Từ đó, chúng ta có thể khẳng định những đặc điểm có tính truyền thống của địa danh Việt Nam, vạch ra những tiêu chuẩn để đặt địa danh m ớ i,... 51
  • 54. Vê m ặt ngôn ngừ học, việc nghiên cứu địa danh đã giúp ta biết một số từ cổ nay khône, còn nữa. C hẳne hạn hóc trong Hóc M ôn (TPHCM ) vốn là “ dòng nước nhỏ” : thù trong Thủ Đức (TPH CM ) là chức “trưởng đồn canh” thời phong kiến; bùng binh trong bùng binh Sài Gòn vốn chỉ “khúc sông rộng mà tròn”,... Đ ồng thời nó cũng giúp ta xác định rõ ràng hơn ý nghĩa của các từ ngừ địa phương: con lươn trong rạch Con lươn Q uyền (TPH C M ) là “dòng nước nhỏ và dài như con lươn” ; cổ cò trong rạch c ổ Cò là “ khúc sông cong và nhỏ” như cổ con cò; nghẹn trong Kẻ Nghẹn (N A ) là “(cây) nghệ” ; chiếc trong cầu Rạch Chiếc (TPH CM ) là “ một loại cây mọc gần nước” ; nhum trong rạch N hum (TPH CM ) là “loại cây giống cây cau m à lớn và có nhiều gai” . Ngoài ra, cũng qua nghiên cứu dịa danh, ta có thể khẳng định ý nghĩa của m ột số từ thường xuất hiện trong địa danh: kon (Kon Tum ), plei (Plei Ku), buôn (Buôn M a Thuột), bản (Bản K hoòng), m ường (M ường Thanh) là “ làng” trong các ngôn ngữ thiểu sổ; ia (la Grai), ea (Ea Kao), ya (Ya Yeng), đa (Đ a N him ), dak (Dak Lak) là “nước, sông” . M ặt khác, nhờ nghiên cứu, ta biết được nhiều địa danh đã bị biến đổi cách phát âm và cách viết như: thành phố Vinh (V ĩnh Doanh), Huế (Hoá - Thuận Hoá), Lăng Cô (Làng Cò), A n Thít (Ản Thịt), D ần X ây (G iàng Xay), Lôi Giang (Lôi Giáng), Thanh Đ a (Thạnh Đa), G ò v ấ p (Gò 52
  • 55. v ắ p (l)), Cát Lái (Các Lái(2)). Mã Lạne (Mả Loạn), Tắc Ráne (Tắt R á n g ' C ũ n g nhờ đó, các cuộc tranh luận vê neuôn HOC và ý nghĩa của một số địa danh như Sài Gòn, Hóc Môn. Ben Nghé, kinh Tàu Hủ(4), c ầ n Giuộc(5),... sẽ chấm dứt. Mặt khác, “địa danh là một phạm trù lịch sử” [ 144: 102], mang những dấu vết của thời điểm mà nó chào đời. Vì thế, nó được xem là một “đài kỷ niệm” [151: 63] hay “tấm bia bằng ngôn ngừ độc đáo về thời đại của mình” [153: 16]. Dĩ nhiên “ không phải luôn luôn và không phải tất cà các biến cố đã qua đều được phan ảnh trong địa danh” [153: 115]. Dù vậy, việc nghiên cứu địa danh đã cho ta biết khá nhiều về quá khứ cùa đất nước, dân tộc. Các tên rạch Nhiêu (1) Vấp: một loại cây cứng như lim, còn mọc trên các đường Nguyễn Đình Chiểu, Trương Định (TPHCM) [167] (2) Các lái', các ông lái buôn thường tụ tập tại đây [88]. (3) Tắt ráng: dòng nước để đi tắt, hai bên có nhiều cỏ ráng. Nay là tên phường ở thị xã Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Tại đây, năm 1958. ông Dương Văn Ba là người đầu tiên sản xuất một loại xuồng nhỏ di rất nhanh nên người ta lấy tên nơi sản xuất đặt tên cho sản phấm: chiếc tát (tắc) rủng. (4) Âm gốc là Cổ Hũ, vì kinh này có chỗ eo, chỗ phình như cô cái hũ nên năm 1819, vua Minh Mạng sai Phó Tổng trấn Gia Định là Huỳnh Công Lý cho đào rộng, ghe thuyền đi lại dễ dàng nên đặt tên mới là An Thông [88], (5) Cần Giuộc: địa danh gốc Khmer Kantuôt, nghĩa là cây chùm duột, VI nơi đây trước kia trước kia mọc rất nhiều loại cây này [88], 53
  • 56. Lộc, cầu Cả Điền, chợ Hương Điểm, cầu Trùm Bích, chợ Xà Tài, đường Tổnợ Lung, huyện Cao Lãnh... lưu giữ các chức vụ dưới thời phong kiến: nhiêu học, hương cả, trùm làng, xã trưởng, cai tồng, câu đương,... Các địa đanh sông Bảo Tiền, sông Dinh c ầ u , rạch N hà Việc, sông Thủ Mỹ, chợ Ben T hành,... bảo lưu tên các công trình xây dựng trong chế độ cũ: đồn bảo, dinh, nhà làng, đồn thù, thành quách,... Cũng nhờ những địa danh luỹ Ông Dầm (l) rạch Trao T rả o (2), ta biết được vị trí cùa các luỹ cổ đã bị tàn phá không còn dấu vết trên một trăm năm qua. Các địa danh Nhà Bè, Chợ Quán, Văn Thánh(3), Cây Mai< 4) ghi lại nhũng sự kiện, công trình đã bị xoá nhoà không còn vết tích. v ề mặt dân tộc học, qua việc nghiên cứu địa danh, ta biết những dân tộc đã sống trên địa bàn nào đó. Chẳng hạn, qua việc nghiên cứu địa danh ở TPHCM , ta biết ràng các dân tộc K hm er và Pháp đã từng sinh sống nơi đây. (1) Sách cổ ghi luỹ Lão cầm , do Nguyễn Hữu Cành sai Lão Cẩm đẳp năm 1700 [88]. (2) Luỳ phòng vệ đắp năm 1790, nay ở quận 9 (TPHCM). Âm gốc là Trào Trảo, bị biến âm [88] (3) Văn thánh miếu nói tắt, xây năm 1824, cuối thế kỳ 19 thì dỡ bỏ. (4) Cây Mai.gò cao 5 m, xưa có bảy cây mai và chùa An Tôn, một thắng cành của đất Gia Định. Hiện còn sót lại gốc cây to và chồi cua cây bạch mai xưa. Đây là nơi sinh hoạt cùa Bạch Mai thi xã [88]. 54
  • 57. v ề mặt xã hội, nhờ biết rõ nguồn gốc và ý nghĩa của các địa danh, ta càng yêu mến quê hương, đất nước mình. Vì vậy. ta có thể sử dụng những thành quả cua việc níìhiên cứu địa danh vào những bài giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ trẻ - nhất là học sinh trong các trườim phổ thông. 8. QUAN HỆ GIỮA ĐỊA DANH VẢ NHÂN DANH Nhàn danh và địa danh có những những quan hệ tương đông, dị biệt và tương hồ. 8.1. Tương đồng Nhân danh và địa danh có nhiều diêm giống nhau. Trước hêt, cà hai đều là đối tượng của danh xưng học (onomasi- ologie), một môn chuyên nghiên cứu về tên riêng. Ke đên, tên người và tên đất đều có cùng chức năng định danh sự vật và cá thể hoá đổi tượng Hệ quả là cả hai đều được viết hoa để phân biệt với tên chung. Tiếp theo, một sổ tên riêng có khả năng phản ánh những đặc điểm của đối tượng. Các biệt hiệu, bút hiệu, nghệ danh, biệt danh như Hồng Sơn Liệp hộ (người thợ săn ở núi Hồng), Bình Nguyên Lộc (dịch địa danh Đồng Nai), ú t Trà On, Dũng Lì,... phản ánh tên quê hương, nguồn gốc, cá tính của những người mang tên ẩy. Một số địa danh cũng có khả năng này: núi Thiên Bút (QNg), sông Ngã Bảy (TPHCM), Hòn Chồng (KH), cầu Đỏ, cù lao Bảy Mầu (TPHCM), nói lên hình dáng, màu sắc, kích thước của các đối tượng. 55
  • 58. M ặt khác, cả tên neười và tên đất đêu có khả năng bảo lưu tên sự vật. Nhiều nhân vật qua đời đời đã lâu nhưng tên tuổi vẫn còn mãi và trở thành bất tử: Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Quang Trung, N guyễn Du, iràn Tế X ư ơ ng,...; nhiều đối tượng hoàn toàn bị xoá nhoà nhưng tên của nó vẫn sổng mãi với thời gian: chợ Bến Thành, khu Văn Thánh, phố Tràng Tiền (HN), phường c ầ u Kho (T P H C M ),... M ột điểm chung nữa là cả hai đều được sử dụng dưới dạng sổ ít, không dùng ở dạng sổ nhiều, trừ một vài trường hợp đặc biệt, như tên người phương Tây có thê dùng dưới dạng số nhiều: les Vincents, the Taylors (gia đình Vincent, gia đình Taylor). N goài ra, cả hai đều có thể biểu thị tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của con người: Trường Chinh, Thanh Tịnh, Bút Châm , Thợ Rèn,... Thái Bình, An Lộc, bến Bạch Đằng, đường Hàm Tử,... Sau cùng, cả hai đều không thể dịch từ một ngôn ngừ này sang một ngôn ngữ khác. 8.2. Dị biệt Hai loại tên đất và tên người có m ột số điểm khác biệt. Đối tượng của nhân danh là một người hay một nhóm người (như anh Ngọc, họ Trần); còn đối tượng của địa danh là các sự vật, vùng đất nhất định (như sông Lô, Nghệ An). Sự 56
  • 59. khác biệt thứ hai là địa danh có tính bền vững hơn nhân danh, vì địa danh gan chặt với những đối tượng là sône, núi, vùng đất,... là những vật thể trường tồn; còn nhân danh gắn chặt với những con người cụ thể (trừ họ và tên đệm), sổnc trong một khoảnơ thời eian trên dưới một thế ký. Do đó, địa danh "sống thọ” hơn nhân danh - trừ một số nhân vật nồi tiếng. Mặt khác, họ (và một sổ tên đệm) tronụ nhân danh mang tính cha truyền con nối; một đặc điểm mà địa danh không có. 8.3. Tuong hỗ Tuy có những dị biệt, hai loại tên riêng này có quan hệ chuyển đổi thường xuyên. ơ người Kinh ngày xưa và những dân tộc thiểu số xưa cũng như nay, những người cùng dòng họ thường sống trong một làng. Vì thế, họ thường dùng tên dòng họ đặt tên làng. Ở miền Bắc hiện nay, còn trên 30 tên xã thôn mang từ “Xá” (nhà ở) hoặc “Gia” (nhà) phía sau, trong đó cà chục tên dòng họ ở trước, như Cao Xá, Chu Xá, Đặng Xá, Đỗ Xá. Hoàng Xá, Lê Xá, Lưu X á,... [8: 67, 96], Đồ Gia, Lưu Gia [168: số 3, 1976, 65,69], Người Ê Đê cũng thế. Nhiều tên buôn làng do tên dòng họ mà ra: buôn Đáp (họ Niê Buôn Đáp), Hduk (họ Hdơk), buôn Kbuôr (họ Kbuôr), buôn Krông (họ Buôn Krông), buôn Ktla (họ Ktla),... [187: 45]. 57
  • 60. Hiện nay, người Việt thường dùng tên danh nhân, anh hùng, liệt sĩ đặt tên cho các đơn vị hành chính, cầu, đường,...: thành phổ Hồ Chí Minh, đường Phan Bội Châu, cầu Phạm Đình Hổ, huyện Dương M inh Châu (TN ),... Ngược lại, người Khmer trước đây có tục lấy một chừ trong tên làng làm họ: c ầ n (làng c ầ n Thu), Côn (làng Côn Văn), Đôn (làng Đôn Hậu), Lang (làng Thanh Lang), Linh (làng Địa Linh),... Còn người Kinh thường lấy địa danh làm bút danh: Tản Đà, Đông Hồ, Bút Trà, Thu B ồn,... 9. N H Ũ N G KHÓ KHĂN T R O N G VIỆC NGHIÊN C Ứ U Đ ỊA DANH V IỆ T NAM Sau hơn hai mươi lăm năm nghiên cứu địa danh Việt N am , chúng tôi thấy có nhiều điều khó khăn gây trở ngại lớn cho công việc của mình. Các điều kiện khó khăn có thể qui vào ba lĩnh vực: lịch sử, địa lý và văn hoá. 9.1. Lịch sử 9.1.1. Các nhà khoa học đều khẳng định dân tộc ta có hàng nghìn năm lịch sử. Đối với nhiều dân tộc trên thế giới, lịch sử này là khá dài. Trong hàng nghìn năm ấy có rất nhiều biến cố chính trị đã diễn ra trên đất nước ta. N ăm 111 trứoc Tây lịch, nhà H án đã xâm chiếm nước ta và cai trị đến năm 938 sau Tây lịch. Trong thời gian này, có nhiều cuộc khởi nghĩa nổi lên giành độc lập như của Hai Bà Trưng (40 - 43), Bà Triệu (248), nhà Tiền Lý (542 - 602), Mai Thúc Loan (713 58
  • 61. - 725), Phùng Hưng (767 - 791), họ Khúc (905 - 937). Sau khi nước ta đã eiành được quyền tự chủ, dưới triều đại nhà Lý (1010 - 1225), năm 1077, quân Tống sang xâm lược nước ta nhưng bị Lý Thường Kiệt đánh tan, chúng phai rút về nước. Dưới thời nhà Trần (1225 - 1400), quân Nguyên - M ông ba lần xâm lăng nước ta nhưng đều bị đẩy lùi. Năm 1789, vua Ọuaníí Trung đại phá quân Thanh. T rong thời gian 1862-1945, đất nước ta bị quân xâm lược Pháp cai trị. Các phong trào chống Pháp liên tiếp diễn ra. Sau khi đánh đuôi được quân Pháp, dân tộc lại phải tiếp tục cuộc kháng chiến chổng Mỹ. Đen ngày 30 - 4 - 1975, đất nước ta mới được thống nhất, dân tộc ta mới được giải phóng. 9.1.2. Qua vài nét sơ lược trên, ta thay lịch sử nước ta khá dài, có nhiều biến cố chính trị, nhiều chế độ nối tiếp nhau. Vì đất nước ta đã ra đời và phát triển lâu dài nên ngày nay còn khá nhiều địa danh cổ mà ngành sử học, địa danh học,... đành bó tay trong việc giải mã chúng (như Nhon, Dóng, Chèm ,...). Việc thay đổi chế độ chính trị liên tục kéo theo việc đổi thay về cách tổ chức hành chính, đổi thay về cách gọi các đơn vị này nên có đến hàng trăm từ chỉ các đơn vị ấy và hàng chục lần thay đổi quốc hiệu,... Chi trong thời gian 1945-1997, những thay đổi về địa danh và địa giới ờ Việt Nam đã được ghi lại trong một cuốn sách dày 850 trang khổ lớn! [121]. 59
  • 62. Rồi theo sự phát triển về lãnh thổ và về dân số, hàng nghìn địa danh mới ra đời. Nhưng có một khoảng trống lớn là hầu như các sử liệu trong những thế kỷ đầu Công nguyên không còn gì. 9.2. Đ ịa lý 9.2.1. Địa hình đất nước ta thật đa dạng. Chúng ta có đủ loại hình: rừng núi, đồng bằng, biển cà. Trên cao nguyên có hàng nghìn ngọn núi; ở đồng bàng có hàng nghìn sông rạch (nhất là ở Nam Bộ) [123]; ngoài biển khơi có hơn ba nghìn hòn đào lớn nhỏ [130 : 69]. Đất nước ta lại ở vùng nhiệt đới, hànc năm mưa nhiều nên có lắm cây cối (riêng ở thành phố Hồ Chí Minh có hơn 500 loại) [167], nhiều chim muông (thế giới có 8.600 loài chim, Việt Nam có 826 loài thuộc 72 họ, 20 bộ [179]). Biển cà có nhiều loại cá (thế giới có 25.000 loài, Việt Nam có độ 900 loài [179]). 9.2.2. Có nhiều núi, nhiều sông, nhiều đảo nên có nhiều địa danh về các loại trên. M ột ngọn núi, một dòng sông, một hòn đảo lại có thể có nhiều tên gọi (như núi Thiên Án - Q uảng Ngãi - còn có tên núi Hó; sông Hồng còn có tên H ồng Hà, N hĩ Hà, Nhị Hà; cù lao Ré - Quảng Ngãi - còn gọi Lý Sơn,...). Nhiều tên cây, tên cá, tên chim đã đi vào 60
  • 63. địa danh (ấp Cây Sộp, huyện Củ Chi, rạch Cá Tra(l) rạch Đ ỉa,... TPHCM ). N hữne tên này thườne khó hiểu vi chúng ra đời từ xua. lại mang tính địa phương, không phổ biến trong toàn quôc. 9.3. Văn hoá 9.3.1. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc (54 dàn tộc). Mồi dân tộc có một ngôn ngữ riêng nên ít nhất có 54 ngôn ngữ. Một số ngôn ngữ dân tộc có nhiều phương ngừ (như tiếng Chăm có hai phương ngữ: một ở Bình Thuận - Ninh Thuận, một ơ An Giang; tiếng Mơ Nông có bổn phương ngữ: Mơ Nông Preh, M ơ Nông Bunâr, Mơ Nông Nông, Mơ Nông Prâng [25]). Mỗi dân tộc lại có cách đặt địa danh riêng. Do đó, muốn biết rõ nguồn gổc và ý nghĩa của các địa danh này, người nghiên cứu phải biết rõ các ngôn ngữ, các phương ngữ của các ngôn ngừ, phương thức đặt địa danh của mỗi dân tộc, cách cấu tạo địa danh của mồi ngôn ngừ,... Đày là những trở lực to lớn, ngăn cản bước tiến cùa người nghiên cứu địa danh. Trong 54 dân tộc, chỉ mới có 29 ngôn ngừ đâ có chừ viết, còn 25 ngôn ngữ chưa có chữ viết [39]. số từ điển đối chiếu tiếng Việt với các ngôn ngữ dân tộc chỉ có độ (1) Tra: gốc Khmer pra, tên một loaị cá phổ biến ở Nam Bộ. 61
  • 64. phân nứa số ngôn ngữ đã có chữ viết. Nêu chúng tôi không lầm, số người Kinh biết nhiều ngôn ngữ dân tộc thiểu số là rất hiếm. Để tiện lợi cho dân tộc Kinh, là dân tộc chiếm đa số, nhiều địa danh bàng tiếng dân tộc thiểu số đã được Việt hoá. Ỏ miền Bẳc, một số tên sông tận cùng bàng Đức (như Chiêm Đức-sông Đáy, N guyệt Đức - sông c ầ u , Thiên Đức - sông Đuống) bất nguồn từ Đác của tiếng Mường. Ờ Tây Nguyên, hàng loạt địa danh đã được Việt hoá: Bảo Lộc < Blao, Đơn Dương < Dran, Lâm Viên < Lang Bian, Di Linh < Djiring, Cam Ly < K ơ M ’ly, Đức Minh < Đăk Mil, Ngọc Linh < N gok L ink,... N hư vậy, nếu không được sách báo ghi lại sự Việt hoá này, nhiêu người ngờ là địa danh thuần Việt. 9.3.2. Chất liệu tạo ra địa danh là ngôn ngừ. Ngôn ngữ có những qui luật nội tại và ngoại lai. Tất cả các qui luật này đều có ảnh hưởng tới sự ra đời và cấu trúc cùa địa danh. Qui luật đồng hoá làm cho địa danh Hoài Phố (Quảng Nam) biển thành Faifo [70], Qui luật dị hoá làm các địa danh Bàu Hói, Bàu Môn chuyển thành Bà Hói, Bà Môn [64], Chính vì hiện tượng “ mượn âm ”, các địa danh kinh Cổ Hũ, huyện Ksách(l), đèo Rury biến thành kinh Tàu Hủ, huyện Kể Sách, đèo Rù Rì [79]. Dưới thời Pháp thuộc, do (1) Ksach: từ Khmer, có nghĩa là “cát”. 62
  • 65. ảnh hương của tiếng Pháp, nhiều địa danh đã bị mất dấu: thành phổ Vĩnh thành Vinh (NA), Làng Cò thành Lăng Cô (TT - H), Đất Hộ1" thành Đa Kao, Thạnh Đa thành Thanh Đ a [64]. Ảnh hưởng của phương ngữ, Hàng Sanh thành Hàng Xanh, rạch Ong Lớn, rạch Ong Nhỏ thành rạch Ông Lớn, rạch Ông Nhỏ [64]. 9.3.3. Nguyên nhân cuối cùng là ngành địa danh học ở mrớc ta quá non trẻ. Từ thập niên 60 của thế kỷ XX mới có vài bài nchiên cứu địa danh tương đối khoa học. Đen thập niên 90 mới có hai luận án phó tiến sĩ nghiên cứu về địa danh ở vài thành phố lớn, một từ điển bách khoa về địa danh Hải Phòng, hai cuốn sổ tay địa danh Việt Nam, một cuốn từ điển về địa danh ở thành phổ Hồ Chí Minh. Do đó, kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhiều, những lý luận về địa danh học chưa phong phú.Đó là những khó khăn lớn đổi với những người muốn tiến bước vào lĩnh vực này. Vì những khó khăn trên, chúng tôi xem công trình này là những bước đi đầu tiên, chắc chắn còn nhiều sai sót và bất cập. Hi vọng sẽ khắc phục dần những trở lực khách quan này. (1) Đẩt Hộ: cuối thế kỳ 19, người Pháp chia thành phố Sài Gòn- Chợ Lớn thành nhiều hộ ( đơn vị hành chính lớn hơn phường, nhò hcm quận). Mảnh đất 6 ha này thuộc sự quản lý của một hộ nên gọi Đất Hộ. Nay là công viên Lê Văn Tám. 63
  • 66. 10. C Á C PH Ư ƠNG T H Ứ C ĐẬT ĐỊA DANH VIỆT NAM Đê có địa danh, nhân dân Việt N am từ xưa đến nay nay đã sử dụng hai phương thức: 10.1. Phương thức tự tạo Đây là phương pháp cơ bản để tạo ra địa danh. Phương thức này gồm 5 cách sau đây: 10.1.1. Dựa vào các đặc điểm của clíínlì bản thân đổi tượng để đặt tên Cách này thường áp dụng cho hai loại địa danh chỉ địa hình tự nhiên và công trình xây dựng, ít áp dụng cho các loại địa danh hành chính và địa danh vùng. a/ Gọi theo hình dáng của đối tượng', cầu Mông, câu Hang, cầu Chữ Y, cầu Ba cẳn g , vùng Mũi Tàu, cống Tròn, sông Lòng Tàu, sông N gã Ba, sông Ngã Bảy, kinh Ruột Ngựa, ngọn N gay,... (TP.HCM). b/ Gọi theo kích thước của đoi tượng: cầu Lớn, câu Nhỏ, cầu Cụt, kinh Sáu Thước, cù lao Bày M ầu,... c/ Gọi theo tỉnh chất của đối tượng', chợ Cũ, chợ Mới, xóm Mới, cầu Mới, kinh Mới, ấp M ới,... d/ Gọi theo màu sắc cùa đối tượng', cầu Đen, cầu Trắng, lộ Đỏ,... 64
  • 67. đ/ Gọi theo vật liệu xây dựng đối tượng', câu Săt, câu Tre, cầu Dừa, cầu V án,... e/ Gọi theo kiến trúc và cấu trúc cùa đối tượng: câu Đúc. cầu Lắp, cầu Xây, cầu Lầu(l), cầu Phao,... 10.1.2. Dựa Vittì sự vật, yếu tố có quan hệ chặt chẽ với đoi tượng để gọi a/ Gọi theo tên một đôi tượng cùng loại, gân gũi vê hình thức: sông Mương, rạch Kinh, tat Ngọn,... b/ Gọi theo vị trí của đối tượng so với đối tượng khác: ấp Đông, ấp Tây, ấp Thượng, ấp Trung, ấp Tiền, ấp H ậu ,... c/ Gọi theo tên sản phẩm bán trên hoặc cạnh đôi tượng: chợ Đệm, chợ Vải, chợ Đũi, cầu Đường, cầu Gạo, cầu Muối, cầu Mật, xóm Chiếu, xóm Trĩ,... d/ Gọi theo tên người nôi tiêng trong vùng: ngã ba Ong Tạ, cầu Ông Thìn,... đ/ Gọi theo tên cây cò mọc hoặc trồng nhiều ở đó: gò Cây Mai, huyện Củ Chi, ấp Mít Nài, ấp Cây Sộp, xóm Kiệu, xóm Cù C ải,... (1) Cầu Lầu (Bình Thạnh): trên cầu có xây nhà như tầng lầu, làm năm Minh Mạng thứ mười ba (1832), nay không còn [21: 75]. 65
  • 68. e/ Gọi theo câm thú sông hoặc nuôi ở đỏ: cầu sấu. cầu Cá Trê, rạch Đỉa, rạch Tôm Càng, rạch Cá Tra, mũi Nai, vùng Hố B ò "1 ,... g / Gọi theo tên vật thể cỏ nhiều ở nơi đó: bển Đá, bến Cát, rạch sỏi, rạch Cát, bàu C át,... h/ Gọi theo tên công trình xây dựng ở đỏ: khu Lane Ỏng, khu Lăng Cha Cả, bến N hà Rồng, cầu Kho(2), cầu Đồn, xóm Chùa, chợ c ầ u , ẩp N gã T ư ,... // Gọi theo biến cố lịch sử hay nhân danh có liên hệ trực tiếp đến đối tượng: đường Ba Mươi Tháng Tư, thành phố Hồ Chí Minh, đường N guyễn Tất Thành, đường Tôn Đức T hắng,... k/ Gọi theo nguồn gốc cùa đối tượng: cách này thường áp dụng để gọi tên các công trình xây dựng, nhất là chợ và cầu. - Gọi theo tên người làm ra: chợ Nguyễn Thực(3), cầu Thị N ghè,... (1) Hố Bò (Cù Chi)', bò ờ đây là bò rừng. (2) Cầu Kho (quận 1): cầu nằm cạnh kho chứa lúa cùa nhà Nguyễn, xây năm ]805. Kho và cầu này nay không còn. (3) Nguyễn Thực', người gốc Quảng Ngãi, lập chợ năm 1727 [176, tập hạ, tờ 17a]. 66
  • 69. - Gọi theo tên quốc gia của người xây dựng: cầu Cao M iên'", xa lộ Đại Hàn(2),... - Gọi theo tên tô chức giúp tiền xây dựng: cầu Khánh Vân(3). 10.1.3. Ghép các yếu tố Hán Việt để đặt tên: Cách này thường dùng để đật tên các đơn vị hành chính, nhất là tên xã, thôn. Hầu hết các yếu tổ này đều mang ý nghĩa tốt đẹp, như Tân, An, Bình. Long, Phủ, Thạnh, Lộc. Mỹ, ... : Tân Bình, An Phú, Bình Hoà, Bình An, Thạnh Đa, Vĩnh Khánh, Vĩnh Hội, Phú Lâm, Trung Chánh, Phú Mĩ, Thạnh Lộc,... Một số yếu tố Hán Việt đặt ở cuối địa danh có mục đích phân biệt: Thượng - Trung - Hạ, Đông - Tây - Nam - Băc, Nhất - Nhì - Tam - Tứ: Xuân Thới Thượng, Tân Phú Trung, Thái Bình Hạ, Xuân Thới Đông, Xuân Thới Tây, Tân Sơn Nhất, Tân Sơn Nhì, Tân Thới Tam, Tân Thới Tứ,... ( 1) Cầu Cao Miên (quận I): tên cũ cùa cầu Bông, do vua nước Cao Miên là Nặc Tha xây năm 1736 [176, tập hạ, tờ 13a - 16b]. (2) Xa lộ Đụi Hàn: do công binh Nam Triều Tiên xây dựng trong thập niên 1960. Ở thị xã Gò Công có cầu Tây Ban Nha, do công binh Tây Ban Nha xây giúp năm 1968. (3) Cầu Khánh Vân: do chùa Khánh Vân Nam Viện (quận 11) giúp tiền xây dựng năm 1989 ở Duyên Hải (nay là cần Giờ). 67
  • 70. 10.1.4. Dùng số đếm hoặc chữ cái để đặt tên: Cách này thường áp dụng cho các địa danh hành chính, m ột số tên kinh đào: quận 3, phường 5, khu phố 2, ấp 4, tổ dân phố 20,... kinh A, kinh B ,... 10.1.5. Cách 3 và cách 4 phải sinh hoặc hỗn hợp: có ba dạng chính: a/ Từ Hán Việt + so đếm: ấp M ĩ H o à i, M ĩ Hoà 2, ấp Nhị T â n l, Nhị Tân 2,..,. b/ Từ Hán Việt + chữ cái A, B, C: ẩp M ĩ Khánh A, M ĩ K hánh B, ấp Tân Điền A, Tân Điền B ,... c/ Số đếm + chữ cái A, B, C: ấp 5A, 5B, 5C ,... Trong năm cách đặt tên trên, hai cách đầu nhân dân lao động thường dùng, ba cách sau nhà nước thường sử dụng. 10.2. Phuong thức chuyển hoá Chuyển hoá là phương thức biến một địa danh này thành một hoặc nhiều địa danh khác. Trong quá trình chuyển hoá, địa danh mới có thể giữ nguyên dạng của địa danh cũ, hoặc thêm m ột yếu tố mới. Sau khi chuyển hoá, địa danh cũ có thể m ất đi hoặc cùng tồn tại với địa danh mới. Sự chuyển hoá có thể xảy ra trong nội bộ một loại địa danh hay từ một loại địa danh này sang nhiều loại địa danh khác. 68
  • 71. Cũng có thể xếp vào phương thức này những địa danh vốn có nguồn gốc nhân danh hay địa danh ở các vùng khác, được mang về đặt cho địa danh ở thành phổ. 10.2.1. Cliuyên hoả trong nội bộ một loại địa danh a/ Trong loại địa danh chỉ địa hình thiên nhiên: bàu Giang - rạch Bàu Giang gò Nổi - rạch Gò Nổi b/ Trong loại địa danh chỉ công trình xây dựng: cầu Muối1'1- chợ Cầu Muối luỳ Trảo Trảo - cầu Trao Trảo c/ Trong loại địa danh hành chính: huyện Tân Bình - phủ Tân Bình - tỉnh Tân Bình(2) - quận Tân Bình huyện Thủ Đức - thị trấn Thủ Đức d/ Trong loại địa danh vùng: vùng Sài Gòn (ở Chợ Lớn cũ) - vùng Sài Gòn (quận Một ngày nay). (1) Cầu Muối: cầu bấc từ ghe chở muối lên đất liền để chuyển muối lên bờ. (2) Tân Bình được gọi là tỉnh từ ngày 11- 5- 1944 đến Cách mạng Tháng Tám [109, 486], 69
  • 72. 10.2.2. Chuyển hoá trong bôn ¡oại địa (lanlĩ ơ/ Địa danh chi địa hình thiên nhiên chuyên sang ba loại địa danh kia: 1. Chuyển sang địa cianli chỉ cónạ trình xây dựng: giồng Ông Tổ - đường Giồng Ông Tố rạch Cát-cầu Rạch Cát 2/ Chuyên sang địa danh chi vùng: đâm Sen - vùng Đâm Sen rạch Thị Nghè(l) - vùng Thị Nghè 3/ Chuyên san^ địa danh hành chính: bàu Nai - ấp Bàu Nai gò Vấp - quận Gò v ấ p b/ Địa danh chì công trình xây dựng chuyên sang bo loại kia: (1) Thị Nghè: tên thật là Nguyễn Thị Khánh, con gái quan Khâm sai Nguyễn Cửu Vân. Bà cho xây cầu đê cho chông tiện qua lại làm việc bên Sài Gòn. Do dó, cầu có tên Thị Nghè. Rồi con rạch dưới cầu và vùng đất bà ở cũng mang tên Thị Nghè. Chồng bà là thư lại, nhưng người đương thời tôn xưng bà là Bà Nghè rồi Thị Nghè. 70
  • 73. Ị/ Chuyến sang cỉịa danh chi địa hình thiên nhiên: cầu Tre - rạch c ầ u Tre câu C hông'1 1- rạch Câu Chông 2/ Chuyên sang loại địa danh hành chính: chợ Cầu - ấp Chợ Cầu cầu Ông Tán - ấp c ầ u ô n g Tán 3/ Chuyên sang loại địa danh vùng: cầu Chừ Y - khu Cầu Chữ Y câu Kiệu,2) - vùng Câu Kiệu c/ Địa danh hành clúnh chuyên sang ba loại kia: I/ Chuyên song địa danh vùng: tinh Gia Định - vùng Gia Định (Bình Thạnh) làng Hoà Hưng - vùng Hoà Hưng (1) K.hi đóng quân bên rạch Ben Nghé, Nguyễn Anh cho cam chông để ngăn bước tiến quân của Tây Sơn. (2) Cầu nằm bên cạnh xóm chuyên trồng cù kiệu nên ban đầu gọi là cầu Xóm Kiệu, saurút gọn thành cầu Kiệu, tượng tự suối Săng Máu thành suối Máu, sông Ông Đốc thành sông Đổc,...[ 8]. 71
  • 74. 2/ Chuyển sang địa danh chi công trình xây dựng: thôn Hiệp Ân - cầu Hiệp Ân thành phố Sài Gòn - chợ, cầu Sài Gòn 3/ Chuyển sang địa danh chi địa hình thiên nhiên: thành phố Sài Gòn - sông Sài Gòn phủ Tân Bình - sông Tân Bình d/ Địa danh vùng chuyên sang các loại kia: 1/ Chuyển thành địa danh hành chính: xóm Huế(1) - ấp Xóm Huế xóm Thuốc(2)- ấp Xóm Thuốc 2/ Chuyển thành địa danh chi công trình xây dựng: vùng Bàn Cờ - đường Bàn Cờ khu Tân Định - chợ Tân Định (1) Xóm Huế: xóm này có nhiều đồng bào gốc Huế đến cư trú nên có tên trên. (2) Xóm này chuyên trồng thuốc lá nên có tên như thế.. 72
  • 75. 3/ Chuyển thành địa danh chi địa hình thiên nhiên: vùng Chợ Đệm - sông Chợ Đệm vùng Ben Lức - sông Bển Lức(l) 10.2.3. Nhũn danh chuyển thành địa danh hay địa danh vùng cũ thành địa danli ở vùng mới vua Lê Lợi - đường Lê Lợi sông Bạch Đang - đường Bạch Đằng Q uá trình chuyển hoá của các loại địa danh có các đặc điểm : a/ Địa danh hành chính rất dễ chuyển thành bo loại địa danh kia: thành phố Sài Gòn - cầu Sài Gòn, sông Sài Gòn, vùng Sài Gòn huyện (phủ, quận) Tân Bình - sông Tân Bình, chợ Tân Bình, vùng Tân Bình. b/ Các địa danh chỉ địa hình và công trình xây dựng thường phải trải qua một thời gian là địa danh vùng rỗi mới trở thành địa danh hành chính: (1) Lức ( cũng viết lứt) là tên một loại cò lá nhỏ, mọc theo bờ nước, rễ là vị thuốc sài hồ [88]. 73
  • 76. gò Vấp-vùng Gò Vấp - quận Gò vấp thủ Đức-vùng Thủ Đức - huyện Thủ Đ ức(l) 10.2.4. Địa (lanh bằng các ngôn ngữ khác chuyển thành địa danh Việt Trong quá trình cộng cư với các dân tộc khác, người Việt đã tiếp thụ một số địa danh có nguồn gốc từ những ngôn ngừ của các dân tộc này. Sự tiếp nhận đó có khi tự phát (như đối với hầu hết địa danh Khơ-me, Ch ă m. . . có khi tự giác (nlur đối với một sổ địa danh gốc Pháp). Từ gốc của các địa danh này có thể là địa danh, nhân danh hoặc vật danh. a. Địa danh %oc Khơ - me: Cân Giờ, Xoài Rạp, sông Cần G iuộc,... b. Địa danh gốc Chăm: Cam Ranh, Nha Trang,, ... c. Địa danh gốc Pháp: Năng - xi, La - cai, đường Calm ette, đưòng Yersin,... N goài ra, còn m ột số địa danh vốn là từ m ượn M ã Lai như xóm Cù Lao (pulavv) và Indonesia như cầu Chỏ Và (Java). (1) Thù là chức trường một thủ, một loại đồn canh giữ an ninh một vùng; Đức là tên người [88], 74
  • 77. 11. CÁU TẠO CÙA ĐỊA DANH VIỆT NAM Địa danh Việt Nam có hai kiểu cấu tạo: cấu tạo đơn và cấu tạo phức. 11.1. Địa danh có cấu tạo đon Các địa danh gồm một từ đơn đơn tiết hoặc một từ đơn đa tiết thuộc loại cấu tạo đơn. Cách cấu tạo này có trong địa danh thuân Việt lẫn địa danh không thuần Việt. 11.1.1. Địa (lanlt thuần Việt về từ loại, các địa danh này có thể von là danh từ, động từ, tính từ hoặc số từ. Nhưng trên quan điểm đồng đại, ba từ loại sau đã chuyển thành danh từ. Danh từ: cầu Kiệu, xóm Đầm, huyện Củ Chim,... Động từ: rạch Lở, cầu Sập, đồng Cháy,... Tính từ: chợ Mới, cầu Đen, lộ Đỏ,... Số từ: ấp Hai, phường 8, quận 5,... Ta có thể xếp vào đây những địa danh đã hình thành theo phương thức láy: hòn Bim Bim, suối Ò Ó, hòn Tuồn Tuột, vụng Chút Chít [HP], núi Thậm Thình (tp Việt Trì),... V (1) Cù Chi.mội tên gọi khác của cây mã tiền. Vùng này có nhiều cây củ chi nên có địa danh trên. 75
  • 78. 11.1.2. Địa danh không thuần Việt Địa danh gốc Hán: ấp Bắc, xã Đ ông,... Địa danh gốc Khmer: xóm Bưng, huyện c ầ n G iuộc(1), . .. Địa danh gốc Pháp: chợ Ga, cầu Bót*2’, chợ N ancy,... 11.2. Địa danh có cấu tạo phức Các địa danh gồm hai thành tố có nghĩa (từ, ngữ) trờ lên thuộc loại cấu tạo phức. Loại này có ba loại nhỏ: loại thứ nhất gồm các thành tố có quan hệ đẳng lập, loại thứ hai gồm các thành tổ có quan hệ chính phụ, loại thứ ba gồm các thành tố có quan hệ chủ vị. 11.2.1. Loại gồm các thành tố có quan hệ đẳng lập Loại này gồm các thành tố thuộc cùng từ loại và có cùng chức năng. 11.2.1.1. Địa danh thuần Việt: Loại địa danh thuần Việt có cách cấu tạo đẳng lập không nhiều: vùng Gò Môn (Gò v ẩ p + Hóc Môn), huyện Bến Thù (Bấn Lức + Thù T hừa),... (1) Cần Giuộc: địa danh gốc Khmer Kantuôt, nghĩa là “ cây chùm duột”. (2) Bót: từ gốc Pháp poste, nghĩa là “đồn cảnh sát”. 76
  • 79. 11.2.1.2. Địa danh Hán Việt: Loại địa danh Hán Việt thường có cách cấu tạo này và thành tổ thường là tính từ hoặc danh rừ: Tân Phú, An Lạc,... Đôi khi hai, ba địa danh Hán Việt sát nhập thành một: Nghĩa Bình (Quản? Nghĩa + Bình Định), Phú Khánh (Phú Yên + Khánh Hoà), Bình Trị Thiên (Quảng Bình + Quảng Trị + Thừa Thiên), Hà Sơn Bình (Hà Đông + Sơn Tây + Hoà Bình),... 11.2.2. Loại gồm các tliànlì tố có quan hệ chính phụ Đa số địa danh thuần Việt có cách cấu tạo này. Địa danh I lán Việt cũng có nhưng ít hơn. 11.2.2.1 .Địa danh thuần Việt: Trong địa danh thuần Việt, thành phần chính đứng trước thành phần phụ. Thành phần chính thường là danh từ/ danh ngữ: Động từ + tính từ: cầu Đúc Nhò, cầu Đúc Lớn,... Tính từ + số từ: cầu Đen 1, cầu Đen 2,... Danh từ + số từ: khu N gã Bảy, cầu Quan 1,... Danh từ + tính từ: cầu Đôi Mới, rạch Bảng Đ ỏ,... Danh từ + danh từ: xã Bà Điểm, cầu Rạch Chiếc,... Danh từ + danh từ + danh từ: đường Lê Văn Hưu, cầu Lê Văn Sĩ,... 77
  • 80. Danh từ + danh ngừ: cầu Giồng Ông Tổ, vùng Bưng Sáu Xã, rạch Tat M ương L ớn,... Danh ngừ + danh từ: rạch Con lươn1" Quyền, khu Ngã ba G iồng(2),... Danh ngừ + số từ: cầu Lò Chén 1, cầu Lò Chén 2 ,... Danh ngữ + tính từ: rạch Gành Hào Lớn, rạch c ầ u Chông Nhỏ, khu Cây Da Còm, rạch Cây Trôm B é,... Danh ngữ + danh ngừ: khu N gã tư Bày Hiền, khu Ngã năm Chuồng Chó< 3 > , vùng Mười tám thôn Vườn Trầu,... 11.2.2.2. Địa danh không thuần Việt: 11.2.2.2.1. Địa danh Hán Việt: Một số có thành tố chính đứng trước; một sổ có thành tổ chính đứng sau: Tính từ + danh từ: Phước Kiểng, Tân Nhựt, Bình Tây , An Đ ông,... ( 1) Lươn hay con lươn: dòng nước nhỏ hẹp và dài như hình con lươn. (2) Gionç là biến âm của vồng, là chồ đất cao hơn ruộng, thường có nhiều cát, íl nước, thích hợp với việc trồnii khoai đậu và các loại cây ăn quả [88J. (3) Chuồng Chó: gần ngã năm này (tại số 679. Nguyễn Kiệm.TPHCM , từ thời Pháp thuộc, có trường quân khuyển (huấn luyện chỏ), năm 1994,chuyển ra miền Bắc [88], 78
  • 81. Độnc từ + tính từ: Hiệp Bình, Thạnh Bình,... Tính từ + động từ: Phú Lâm, Vĩnh Hội, Tân Q ui,... Số lừ + danh từ: vùng Tam Tân, phường Tam Bình, xã Nhị Bình,... Danh ngữ + tính từ: Xuân Thới Thượng, Tân Phú Trung, Trung Lập Hạ,... Danh ngữ + số từ: Tân Sơn Nhứt. Bình Phục N hì,... Danh ngừ + danh từ: Điện Biên Phủ, Phú Hoà Đông, Tân Thạnh Tây,... 11.2.2.2.2. Địa danh hồn hợp: Đa sò có cẩu tạo “ danh từ + danh từ”, một số ít có cấu tạo “ danh từ + danh ngừ/số từ/tính từ” . Viẻt + K hm er: rạch Cá Tra, ngọn Bàu Lung(l),... Khmer + Việt: chợ Rạch(2) Ong, rạch Vàm(3) Tắt, rạch Sóc Tràm, xóm Bưng(4) M ôn,... (1) Lung: chỗ trũng, quanh năm có nước đọng, ở Síiữa đồng hoặc giữa rừng [88]. (2) Rạch: gốc từ Khmer prêk, có nghĩa là “dòng nước tự nhiên, nhỏ hơn sông [78], (3) Vàm gốc từ Khmer piêm, có nghĩa là “ngã ba sôg, rạch"[781 . (4) gốc từ Khmer bâng (“ hồ to”), chi vùng đất trũng giữa đồng, đọng nước, có nhiều cây mọc như đưng, đế. lác,... [78], 79