SlideShare a Scribd company logo
1 of 100
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_______________________
TRẦN THỊ MAI
VAI TRÒ CỦA QUỐC HỘI TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC
PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
Hà Nội - 2019
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_______________________
TRẦN THỊ MAI
VAI TRÒ CỦA QUỐC HỘI TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC
PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: CHÍNH TRỊ HỌC
Mã số: 62 31 02 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. GS.TSKH. Phan Xuân Sơn
2. PGS.TS. Trần Kim Đỉnh
Hà Nội - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu nêu trong luận án là trung thực, có căn cứ khoa học, đƣợc trích dẫn từ
nguồn tƣ liệu tin cậy. Những kết luận khoa học của luận án là chính xác, chƣa
từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
Trần Thị Mai
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................6
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................6
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án....................................8
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án.....................................9
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án........................9
5. Đóng góp mới của luận án…………………………………………… 11
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án …………………………… 11
7. Kết cấu của luận án ………………………………………………….. 12
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI............................................................................................................ 13
1.1. Những nghiên cứu về xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền; lý luận và
thực tiễn về Quốc hội trong xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền ………....13
1.2. Những nghiên cứu về thực trạng vai trò của Quốc hội Việt Nam
trong xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ……………… 30
1.3. Những nghiên cứu về quan điểm, phƣơng hƣớng và giải pháp phát
huy vai trò của Quốc hội trong xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam ………………………………………………….. 36
1.4. Khái quát kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài và những vấn đề
luận án sẽ giải quyết ……………………………………………………. 40
1.4.1. Khái quát kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài …………….. 40
1.4.2. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết …………………….. 43
Tiểu kết chƣơng 1………………………………………………………...44
Chƣơng 2: VAI TRÒ CỦA QUỐC HỘI TRONG XÂY DỰNG NHÀ
NƢỚC PHÁP QUYỀN - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN ………………46
2
2.1. Quan niệm về nhà nƣớc pháp quyền và đặc trƣng của Nhà nƣớc
pháp quyền xã hội chủ nghĩa ……………………………………………46
2.1.1. Một số quan niệm về nhà nƣớc pháp quyền trong lịch sử……….46
2.1.2. Đặc trƣng của Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam……………………………………………………………………….52
2.2. Những nội dung cơ bản trong xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam ……………………………………………………………..58
2.3. Vị trí, vai trò của Quốc hội Việt Nam trong xây dựng Nhà nƣớc
pháp quyền xã hội chủ nghĩa ……………………………………………67
2.3.1. Quốc hội - cơ quan quyền lực Nhà nƣớc cao nhất, cơ quan đại biểu
cao nhất của toàn dân ……………………………………………………68
2.3.2. Vai trò của Quốc hội trong xây dựng hệ thống pháp luật ……….70
2.3.3. Vai trò của Quốc hội trong quyết định những vấn đề quan trọng
của đất nƣớc ……………………………………………………………...76
2.3.4. Vai trò của Quốc hội trong thực hiện quyền lực nhà nƣớc là thống
nhất có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nƣớc
trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tƣ pháp …………78
2.3.5. Vai trò của Quốc hội với thực hiện các công ƣớc, hiệp ƣớc, hiệp
định, các cam kết quốc tế ………………………………………………..82
2.4. Những nhân tố tác động đến vai trò của Quốc hội trong xây dựng
Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam …………………...84
2.4.1. Các nhân tố trong nƣớc …………………………………………...84
2.4.2. Các nhân tố quốc tế ……………………………………………….88
Tiểu kết chƣơng 2 ………………………………………………………..91
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN VAI TRÒ CỦA QUỐC HỘI
TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA Ở VIỆT NAM (2001 - 2018) …………………………………..93
3
3.1. Quốc hội trong thực hiện vai trò đại biểu cao nhất của toàn dân….93
3.1.1. Bầu cử đại biểu Quốc hội - một hình thức ủy quyền của Nhân
dân………………………………………………………………………...93
3.1.2. Đại biểu Quốc hội với việc phản ánh và thực hiện quyền, lợi ích, ý
chí của Nhân dân........…………………………………………………. 96
3.2. Thực trạng vai trò của Quốc hội trong xây dựng hệ thống pháp luật
theo yêu cầu của quá trình xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam ……………………………………………………….103
3.3. Thực trạng vai trò của Quốc hội Việt Nam trong quyết định những
vấn đề quan trọng của đất nƣớc ...……………………………………. 111
3.4. Thực trạng vai trò của Quốc hội Việt Nam trong thống nhất, phân
công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nƣớc................................114
3.4.1. Quốc hội với việc thống nhất, phân công, phối hợp các cơ quan
nhà nƣớc trong thực thi các quyền lập pháp, hành pháp, tƣ pháp ........114
3.4.2. Quốc hội với việc kiểm soát quyền lực trong thực thi quyền lực
nhà nƣớc .............................................................................................119
3.5. Thực trạng vai trò của Quốc hội với việc thực hiện các công ƣớc,
hiệp ƣớc, hiệp định, các cam kết quốc tế..........................................129
3.6. Một số vấn đề đặt ra đối với vai trò của Quốc hội trong xây dựng
Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay .............132
Tiểu kết chƣơng 3 ...............................................................................137
Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM, PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT
HUY VAI TRÒ CỦA QUỐC HỘI TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC
PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ....139
4.1. Quan điểm và phƣơng hƣớng phát huy vai trò của Quốc hội trong xây
dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay............139
4.1.1. Quan điểm.................................................................................139
4
4.1.2. Phƣơng hƣớng...........................................................................142
4.2. Giải pháp phát huy vai trò của Quốc hội trong xây dựng Nhà nƣớc
pháp quyền xã hội chủ nghĩa...............................................................147
4.2.1. Đổi mới hoạt động bầu cử .........................................................147
4.2.2. Đổi mới nhận thức về đại biểu Quốc hội, tăng số lƣợng đại biểu
chuyên trách........................................................................................148
4.2.3. Nâng cao chất lƣợng hoạt động xây dựng pháp luật của Quốc hội
Việt Nam.............................................................................................150
4.2.4. Chế định rõ việc thống nhất, phân công, phối hợp các cơ quan nhà nƣớc
trong thực thi các quyền lập pháp, hành pháp, tƣ pháp; tăng cƣờng vai trò của
Quốc hội trong thực thi quyền lập pháp ……………………………… ......154
4.2.5. Nâng cao vai trò của Quốc hội với việc kiểm soát quyền lực trong
thực thi quyền lực nhà nƣớc................................................................155
4.2.6. Nâng cao vai trò của Quốc hội trong thực hiện các công ƣớc, hiệp
ƣớc, hiệp định, các cam kết quốc tế đáp ứng yêu cầu của quá trình xây
dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam...................165
Tiểu kết chƣơng 4 ...............................................................................168
KẾT LUẬN.........................................................................................170
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN..................................................................................173
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................174
5
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ( Association of
South East Asian Nations)
CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
MTTQ Mặt trận Tổ quốc
NNPQ Nhà nƣớc pháp quyền
NXB Nhà xuất bản
WTO Tổ chức Thƣơng mại thế giới (World Trade
Organization)
XHCN Xã hội chủ nghĩa
6
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhà nƣớc pháp quyền (NNPQ) là nhà nƣớc mà chủ thể quyền lực thuộc
về Nhân dân, luật pháp của NNPQ phản ánh và bảo vệ các quyền con ngƣời,
quyền công dân, quyền các cộng đồng và quyền của dân tộc. Sự ra đời, phát triển
của NNPQ phản ánh xu thế tiến bộ chung của nhân loại và ngày càng thể hiện
vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội. Trong NNPQ, các cơ quan
quyền lực nhà nƣớc đƣợc tổ chức hợp lý, thống nhất, phối hợp và kiểm soát
trong thực thi quyền lực nhà nƣớc nhằm tránh sự chuyên quyền và lạm quyền.
Tính khách quan, giá trị phổ biến cũng nhƣ vai trò của NNPQ đã và đang thể
hiện ngày càng rõ trong thực tiễn chính trị thế giới.
Ở Việt Nam, quá trình hình thành nhận thức, chủ trƣơng, tổ chức thực
hiện xây dựng NNPQ trải qua nhiều giai đoạn. Từ năm 1991, chủ trƣơng “xây
dựng Nhà nƣớc pháp quyền” lần đầu tiên đƣợc Đảng Cộng sản Việt Nam đề
cập tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ƣơng lần thứ Hai khóa VII. Đến Hội
nghị giữa nhiệm kỳ khóa VII tháng 1 năm 1994, cùng với các Đại hội VIII,
IX, X, XI, XII, Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục xác định: “xây dựng Nhà
nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa” và làm rõ thêm nhiều nội dung mới. Luận
điểm quan trọng này lần đầu tiên đã đƣợc thể chế hóa thành quy định tại điều
2 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001):
Nhà nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nƣớc pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Tất
cả quyền lực nhà nƣớc thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh
giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
Quyền lực nhà nƣớc là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa
các cơ quan nhà nƣớc trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành
pháp, tƣ pháp [68, tr. 67].
7
Đến Hiến pháp năm 2013, những nội dung này tiếp tục đƣợc khẳng
định, đồng thời bổ sung luận điểm quan trọng về “kiểm soát quyền lực” giữa
các cơ quan nhà nƣớc trong NNPQ XHCN.
Để xây dựng NNPQ cần phải có đầy đủ luật và luật tốt, các cơ quan
nhà nƣớc phải thực hiện đƣợc sự phân công và kiểm soát quyền lực trong
thực thi các quyền lập pháp, hành pháp, tƣ pháp; phải tạo đƣợc một trạng
thái xã hội tốt; phải có một trật tự pháp quyền năng động, linh hoạt để có
thể đáp ứng đƣợc những biến đổi nhanh chóng của đời sống xã hội. Với
tính chất của NNPQ, để có thể xây dựng thành công NNPQ với những
nhiệm vụ cơ bản nêu trên, vai trò của Quốc hội rất quan trọng. Đặc biệt,
với tƣ cách là cơ quan đại biểu cao nhất của toàn dân, cơ quan quyền lực
nhà nƣớc cao nhất của nƣớc CHXHCN Việt Nam, Quốc hội thực hiện
quyền lực nhà nƣớc trong mối quan hệ với các cơ quan nhà nƣớc khác và
với chính mình. Quốc hội cũng là nơi để Nhân dân vừa học vừa thực hành
dân chủ.
Trong những nhiệm kỳ qua ở nƣớc ta, việc xây dựng và phát huy vai
trò của Quốc hội một cách hiệu quả phù hợp với quá trình xây dựng NNPQ
XHCN đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, có thể thấy trên
tất cả các bình diện, chúng ta còn nhiều yếu kém trong việc đáp ứng các yêu
cầu của một NNPQ. Năng lực làm luật của Quốc hội còn hạn chế, luật pháp
chƣa đủ để điều chỉnh các hành vi của Nhà nƣớc và xã hội, chất lƣợng hệ
thống pháp luật còn thấp, tính khả thi của luật còn chƣa cao và xung đột pháp
luật còn nhiều. Quốc hội nƣớc ta trong những nhiệm kỳ gần đây đã có những
tiến bộ ấn tƣợng, nhƣng vẫn còn hoạt động hình thức, thiếu chuyên nghiệp,
thực hiện vai trò đại diện, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nƣớc,
giám sát tối cao còn lúng túng, chƣa thực sự hiệu quả.
Việc nghiên cứu về chức năng, vai trò của Quốc hội nói chung, vai trò
của Quốc hội trong xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam nói riêng đã có khá
8
nhiều công trình đề cập đến. Tuy nhiên, trƣớc yêu cầu của sự nghiệp đổi mới,
yêu cầu xây dựng một nền dân chủ XHCN, yêu cầu của hội nhập quốc tế, tác
động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và theo tinh thần của Hiến
pháp năm 2013, đòi hỏi cần có những nghiên cứu mới nhằm làm rõ hơn vai
trò của Quốc hội trong xây dựng NNPQ XHCN để đáp ứng ngày càng tốt hơn
yêu cầu phát triển đất nƣớc trong thiên niên kỷ mới.
Với những lý do nhƣ trên, tác giả đã chọn đề tài: “Vai trò của Quốc
hội trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
hiện nay” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Chính trị học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
- Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về vai trò của Quốc hội trong
xây dựng NNPQ, thực trạng thực hiện vai trò của Quốc hội Việt Nam trong
xây dựng NNPQ XHCN, luận án đề xuất những quan điểm, phƣơng hƣớng,
giải pháp nhằm phát huy vai trò của Quốc hội trong xây dựng NNPQ XHCN
ở Việt Nam hiện nay.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để hoàn thành mục đích nghiên cứu, luận án đặt ra những nhiệm vụ
nghiên cứu sau:
+ Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
+ Làm rõ những vấn đề lý luận về NNPQ, NNPQ XHCN và về vai trò
của Quốc hội trong xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam.
+ Nghiên cứu, làm rõ thực trạng thực hiện vai trò của Quốc hội Việt
Nam trong xây dựng NNPQ XHCN từ năm 2001 đến năm 2018.
+ Đề xuất những quan điểm, phƣơng hƣớng, giải pháp nhằm phát huy
vai trò của Quốc hội trong xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam hiện nay.
9
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
- Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu vai trò của
Quốc hội Việt Nam trong xây dựng NNPQ XHCN hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi nội dung: Luận án tập trung làm rõ vai trò của Quốc hội
Việt Nam trong xây dựng NNPQ XHCN trên các nội dung nhƣ: Quốc hội
trong thực hiện vai trò đại biểu cao nhất của toàn dân; vai trò của Quốc hội
trong xây dựng hệ thống pháp luật, trong quyết định các vấn đề quan trọng
của đất nƣớc, trong thống nhất, phân công, phối hợp và kiểm soát quyền
lực nhà nƣớc và trong thực hiện các công ƣớc, hiệp ƣớc, hiệp định, các cam
kết quốc tế.
+ Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu vai trò của Quốc hội trong
xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam.
+ Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu vai trò của Quốc hội Việt
Nam trong xây dựng NNPQ XHCN từ năm 2001 (lần đầu tiên luận điểm về
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì
Nhân dân đƣợc thể chế hóa trong Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung
năm 2001)) đến năm 2018.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
- Cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu:
Luận án đƣợc thực hiện trên cơ sở lý luận, phƣơng pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh; quan điểm, đƣờng lối của Đảng và phƣơng pháp luận chính trị học.
Ngoài ra, luận án cũng thực hiện trên cơ sở các lý thuyết chính trị học
về nhà nƣớc và pháp quyền, về quyền lập pháp và cơ quan lập pháp, về dân
chủ đại diện.
10
- Các phương pháp nghiên cứu cụ thể của luận án:
Để hoàn thành luận án, tác giả luận án đã sử dụng các phƣơng pháp cụ thể
nhƣ: Phƣơng pháp logic - lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê….
Việc sử dụng phƣơng pháp logic với mục đích là để tìm ra bản chất, tính
tất yếu, quy luật của sự vật, hiện tƣợng thông qua hình thức lý luận trừu tƣợng
và khái quát. Với việc sử dụng phƣơng pháp logic, luận án đã nghiên cứu
những lý thuyết về NNPQ, NNPQ XHCN để khái quát lên những đặc trƣng
cơ bản của NNPQ XHCN Việt Nam; nghiên cứu quá trình xây dựng NNPQ
XHCN Việt Nam để khái quát thành những đặc trƣng của NNPQ XHCN ở
Việt Nam; nghiên cứu thực trạng hoạt động của Quốc hội để luận giải, khái
quát một cách sâu sắc những ƣu điểm, hạn chế trong hoạt động của Quốc hội
trong xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam hiện nay. Do vậy, phƣơng pháp
logic giúp luận án khái quát những vấn đề lý luận về NNPQ, NNPQ XHCN;
khái quát những ƣu điểm và hạn chế trong hoạt động của Quốc hội, từ đó thấy
đƣợc vai trò của Quốc hội Việt Nam trong xây dựng NNPQ XHCN.
Phƣơng pháp lịch sử đƣợc hiểu là phƣơng pháp miêu tả tiến trình phát
triển của các hiện tƣợng, sự kiện lịch sử với những tính chất cụ thể của chúng.
Mục đích khi sử dụng phƣơng pháp này là nhằm thể hiện cái lịch sử với tính
cụ thể, tính hiện thực, tính sinh động của sự vật, hiện tƣợng. Từ đó có cơ sở
để nắm cái logic đƣợc sâu sắc, đúng đắn hơn. Với việc sử dụng phƣơng pháp
lịch sử, luận án đã tìm hiểu những hoạt động cụ thể của Quốc hội Việt Nam từ
năm 2001 đến 2018 để thấy đƣợc vai trò của Quốc hội trong xây dựng NNPQ
XHCN nhƣ: Hoạt động xây dựng pháp luật, hoạt động quyết định những vấn
đề quan trọng của đất nƣớc về kinh tế, chính trị, xã hội, hoạt động giám sát,
hoạt động thực hiện các cam kết quốc tế…. Sự kết hợp giữa phƣơng pháp
logic và lịch sử giúp tác giả luận án khái quát những vai trò của Quốc hội Việt
Nam trong xây dựng NNPQ XHCN hiện nay.
11
Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp đƣợc sử dụng trong luận án để phân
tích, tìm hiểu các số liệu, tổng hợp những vấn đề lý luận về NNPQ, NNPQ
XHCN, về lý luận và thực tiễn hoạt động của Quốc hội Việt Nam. Từ đó, chỉ rõ
những vai trò cơ bản của Quốc hội Việt Nam trong xây dựng NNPQ XHCN
hiện nay.
Bằng việc sử dụng phƣơng pháp so sánh, luận án đã so sánh các giai đoạn
hoạt động của Quốc hội. Từ đó, luận án khái quát những mặt tích cực, ƣu điểm
và cả những hạn chế trong quá trình Quốc hội Việt Nam thực hiện vai trò của
mình qua các giai đoạn khác nhau.
Với việc sử dụng phƣơng pháp thống kê, luận án đã tìm hiểu, thống kê các
tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án, thống kê những số liệu để
minh chứng cho vai trò của Quốc hội qua các giai đoạn, từ đó, làm tăng tính
khoa học, tính tin cậy của những nghiên cứu trong luận án.
5. Đóng góp mới của luận án
- Luận án góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về NNPQ, NNPQ
XHCN.
- Luận án góp phần hệ thống hóa và luận giải những vấn đề về vai trò
của Quốc hội trong xây dựng NNPQ XHCN.
- Trên cơ sở phân tích thực trạng thực hiện vai trò của Quốc hội, luận
án góp phần làm rõ những ƣu điểm và hạn chế của Quốc hội Việt Nam trong
xây dựng NNPQ XHCN từ năm 2001 đến năm 2018.
- Từ việc phân tích những vấn đề lý luận, thực trạng thực hiện vai trò
của Quốc hội Việt Nam, luận án góp phần làm rõ quan điểm, phƣơng hƣớng
và giải pháp có tính khả thi nhằm phát huy vai trò của Quốc hội trong xây
dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Ý nghĩa lý luận: Qua việc phân tích làm rõ những vấn đề lý luận về
NNPQ, vai trò của Quốc hội trong xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam,
12
luận án góp phần làm rõ những đặc trƣng của NNPQ XHCN theo tinh thần
Hiến pháp 2013. Đặc biệt, luận án góp phần làm rõ một cách có hệ thống vai
trò của Quốc hội Việt Nam trong xây dựng NNPQ XHCN.
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Luận án góp phần cung cấp những luận điểm phục vụ cho quá trình
nghiên cứu, giảng dạy lý luận về NNPQ, về vai trò của Quốc hội. Đồng thời,
luận án sau khi hoàn thiện có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ quá
trình nghiên cứu, giảng dạy, học tập lý luận về NNPQ, về chức năng, vai trò
của Quốc hội trong xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam.
+ Những đề xuất về phƣơng hƣớng, giải pháp đƣợc phân tích và trình
bày trong luận án có thể để tham khảo trong hoạt động thực tiễn hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần tài liệu tham khảo, phần nội
dung của luận án đƣợc trình bày theo 4 chƣơng 16 tiết.
13
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Trong bộ máy của Nhà nƣớc ta, Quốc hội chiếm vị trí, vai trò đặc biệt
quan trọng. Tổ chức và hoạt động của Quốc hội quyết định chủ yếu đến sự
phát triển của đất nƣớc, sự thành công của xây dựng NNPQ XHCN trong bối
cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Với tầm quan trọng đặc biệt đó, vai trò của Quốc
hội đã trở thành một vấn đề luôn đƣợc sự quan tâm của các nhà khoa học và
giới nghiên cứu. Các tác giả, các nhà nghiên cứu đã phân tích, luận giải, khái
quát, đánh giá hoạt động của Quốc hội dƣới nhiều góc độ, nhiều hƣớng tiếp
cận khác nhau.
1.1. Những nghiên cứu về xây dựng Nhà nước pháp quyền; lý luận
và thực tiễn về Quốc hội trong xây dựng Nhà nước pháp quyền
Liên quan đến những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng NNPQ đã
có nhiều nghiên cứu của các cá nhân và tập thể tác giả dƣới dạng bài viết,
sách chuyên khảo, tạp chí đề cập tới.
Cuốn sách Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân,
do dân, vì dân - Lý luận và thực tiễn của GS.VS.Nguyễn Duy Quý,
PGS.TS.Nguyễn Tất Viễn (đồng chủ biên); NXB Chính trị quốc gia, 2010, đã
đề cập đến tổng thể các vấn đề lịch sử tƣ tƣởng, lý luận và thực tiễn của quá
trình xây dựng NNPQ trên thế giới nói chung và NNPQ XHCN ở Việt Nam
nói riêng. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nƣớc, pháp luật, vai
trò của pháp luật, pháp chế XHCN, đƣợc coi là nền tảng cho việc xây dựng
NNPQ ở các nƣớc XHCN sau này. Các tác giả cũng dành sự chú ý nghiên cứu
tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà
nƣớc và NNPQ. Nói về NNPQ Việt Nam, đóng góp có thể nói là khá sớm của
các tác giả là ở chỗ đã trình bày khái niệm, phân tích những đặc trƣng cơ bản
và chức năng của NNPQ XHCN của dân, do dân và vì dân. Công trình này là
14
đã nêu lên bảy đặc trƣng cơ bản của NNPQ XHCN Việt Nam, trong đó có hai
đặc trƣng mà theo tác giả luận án đây là hai đặc trƣng mới so với các công
trình cùng nghiên cứu về NNPQ XHCN ở cùng thời gian đó là:
Trách nhiệm qua lại giữa nhà nƣớc và công dân là mối quan hệ chủ đạo
trong xã hội, thể hiện vai trò của một nhà nƣớc “phục vụ”, đồng thời
thể hiện trách nhiệm của công dân trƣớc nhà nƣớc và xã hội; Nhà nƣớc
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam gắn với một xã hội dân sự định
hƣớng xã hội chủ nghĩa. [110, tr. 167 - 171].
Những phân tích này đã giúp tác giả luận án củng cố thêm căn cứ để
xác định nội hàm của NNPQ XHCN Việt Nam. Những giải pháp mà cuốn
sách đề xuất nhƣ: Đổi mới tổ chức hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc; đổi
mới và tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với NNPQ XHCN; xây dựng,
hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực hiện pháp luật có hiệu quả... là những nội
dung có giá trị tham khảo đối với luận án.
Cuốn sách sách chuyên khảo Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam của tác giả Đào Trí Úc (chủ biên); NXB Chính trị quốc
gia, 2005 đã nghiên cứu, tìm hiểu về NNPQ, xây dựng NNPQ XHCN nhƣ:
Cơ sở lý luận, vấn đề dân chủ, nhân quyền, cải cách hành chính, cải cách tƣ
pháp, tăng cƣờng pháp chế XHCN. Tác giả đã phân tích, luận giải những tiền
đề cơ bản cho quá trình xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam. Đồng thời
khẳng định, do đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, quá trình
xây dựng NNPQ XHCN phải vƣợt qua nhiều trở ngại, khó khăn, chịu sự chi
phối của những yếu tố về lịch sử, kinh tế, văn hóa…. Vì vậy, cần thiết phải có
những phƣơng hƣớng, biện pháp thích hợp để có thể xây dựng thành công
NNPQ XHCN ở Việt Nam.
Công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Yểu, Lê Hữu Nghĩa:
Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ mới,
NXB Chính trị quốc gia, 2006, bên cạnh chỉ ra tính tất yếu của quá trình xây
15
dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam, các tác giả đã nêu và phân tích những
phƣơng hƣớng để xây dựng NNPQ nhƣ: Đổi mới hoạt động lập pháp của
Quốc hội; hoạt động hành pháp của Chính phủ; tổ chức và hoạt động của các
cơ quan tƣ pháp; mối quan hệ giữa ba cơ quan nhà nƣớc.
Cuốn sách Đảng lãnh đạo Nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà
nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay của tác giả Nguyễn Văn Vĩnh, NXB
Lý luận chính trị, 2007 đã phân tích, luận giải những vấn đề cơ sở lý luận và
thực tiễn về Đảng lãnh đạo nhà nƣớc trong điều kiện xây dựng NNPQ. Đặc
biệt, tác giả đã phân tích vấn đề có tính nguyên tắc trong quá trình Đảng lãnh
đạo Nhà nƣớc trong điều kiện xây dựng NNPQ ở Việt Nam: Nhà nƣớc và
công dân đều phải thừa nhận tính tối cao của pháp luật; Đảng và cán bộ, đảng
viên phải hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật. Đồng thời,
tác giả cũng đã phân tích những định hƣớng cơ bản, thực trạng, những giải
pháp chủ yếu để phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nƣớc trong
xây dựng NNPQ XHCN ở nƣớc ta hiện nay.
Tác giả Lê Minh Quân với cuốn Xây dựng Nhà nước pháp quyền đáp
ứng yêu cầu phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003 đã khái quát lịch sử tƣ
tƣởng về NNPQ trong mối quan hệ với sự phát triển của xã hội. Đồng thời,
tác giả đã phân tích và chỉ ra tính tất yếu của việc xây dựng NNPQ XHCN ở
Việt Nam hiện nay trên phƣơng diện lý luận và thực tiễn. Để xây dựng NNPQ
XHCN ở Việt Nam hiện nay, tác giả cũng đã nêu và phân tích một số phƣơng
hƣớng cơ bản nhƣ: Tăng cƣờng dân chủ XHCN; đổi mới và nâng cao hiệu
quả quản lý của Nhà nƣớc; xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật….
Cùng đề cập đến nội dung nhƣ: Khái quát lịch sử hình thành và phát triển
học thuyết NNPQ; khẳng định giá trị phổ biến của học thuyết NNPQ; phân tích
quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm của
Đảng Cộng sản Việt Nam về NNPQ; khái niệm, những đặc trƣng cơ bản và chức
16
năng của NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân và các yếu tố quy định, chi phối
đến quá trình xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam có các công trình: Xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn của tác giả Nguyễn Văn Niên, NXB Chính trị quốc gia, 1996; Tư tưởng
Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền kiểu mới ở Việt Nam của tác giả
Lý Thị Bích Hồng (chủ biên), NXB Lao động, 2003; Cơ sở lý luận và thực tiễn
xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân,
vì Nhân dân của tác giả Trần Hậu Thành, NXB Lý luận chính trị, 2005; Một số
vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta của tác giả
Trần Thành, NXB Chính trị quốc gia, 2009.
NNPQ là vấn đề có tính thời sự, có tầm quan trọng đặc biệt, vì vậy đã
có nhiều luận án, luận văn lựa chọn chủ đề này làm đề tài nghiên cứu. Luận
án tiến sĩ triết học Tính phổ biến và tính đặc thù trong xây dựng Nhà nước
pháp quyền Việt Nam của tác giả Đào Ngọc Tuấn mã số 5.01.02 năm 2002 tại
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã phân tích luận giải tính logic
của sự hình thành và phát triển khái niệm NNPQ; chỉ ra tính phổ biến về đặc
trƣng của NNPQ:
“1. Tính tối cao của pháp luật; 2. Cơ chế phân công quyền lực trong sự
chế ƣớc lẫn nhau: hành pháp, lập pháp, tƣ pháp; 3. Sự hiện diện của
một nền dân chủ; 4. Nhân quyền; 5. Năng lực giải quyết đúng đắn mối
quan hệ giữa các điều ƣớc quốc tế và luật quốc tế; năng lực làm tƣơng
thích giữa luật nội địa với luật quốc tế [129, tr. 8].
Những đặc thù của NNPQ Việt Nam (1. đặc thù về truyền thống văn
hóa: tinh thần yêu nƣớc, văn hóa làng xã, tính cách ngƣời Việt; 2. Đặc thù về
kinh tế - xã hội (đặc thù nổi trội nhất là quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua
giai đoạn tƣ bản chủ nghĩa; 3. Đặc thù về chính trị (xây dựng NNPQ do Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo). Đồng thời, tác giả đề xuất những giải pháp kết
hợp giữa tính đặc thù và tính phổ biến trong xây dựng NNPQ ở Việt Nam
17
nhƣ: 1. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nƣớc; 2. Chuyển
dịch cơ cấu nhà nƣớc theo các giá trị phổ biến của NNPQ (cơ chế phân công
quyền lực nhà nƣớc, về Quốc hội, Chính phủ và hệ thống tƣ pháp); 3. Từng
bƣớc xây dựng xã hội công dân.
Một số luận án cũng đề cập đến những nội dung về NNPQ, xây dựng
NNPQ XHCN ở Việt Nam nhƣ: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp
xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa từ năm 1996 đến năm 2006,
Luận án tiến sĩ Lịch sử, mã số 62.22.56.01 của tác giả Hồ Xuân Quang, Hà
Nội, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, 2008; Quan
điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước với việc xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luận án tiến sĩ Triết học, mã số
62.22.80.05 của tác giả Trần Ngọc Liêu, Hà Nội, 2009, Đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn; Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án tiến sĩ Triết
học mã số 62.22.80.05 của tác giả Hoàng Thị Hạnh tại Học viện Khoa học xã
hội năm 2013.
Nhiều bài viết đăng trên các tạp chí trong thời gian qua cũng đã đề cập
đến vấn đề NNPQ. Tiêu biểu là: Sự hình thành và phát triển quan điểm Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Đảng ta trong thời kỳ đổi
mới của tác giả Trần Thái Dƣơng, Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật, số
2(202)/2005, tr. 7, 11, 23; Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của tác giả Lê Hữu Nghĩa, số 15, tr. 12 - 17, Tạp chí
Cộng sản, năm 2004; Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của tác giả Tô Huy Rứa, Tạp chí Cộng sản, năm
2005, số 22, tr. 23 - 27; Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tác giả Hồ Xuân Quang, Tạp
chí Lịch sử Đảng, 2008.
18
Trong những năm gần đây, đặc biệt khi Hiến pháp 2013 ra đời và có
hiệu lực, đã có nhiều công trình nghiên cứu về NNPQ, NNPQ XHCN, tiêu
biểu là các công trình nhƣ:
Hội đồng Lý luận Trung ƣơng (2015), Xây dựng Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa - kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc, NXB
Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. Công trình là tập hợp các bài viết, bài phát
biểu của tập thể tác giả Đinh Thế Huynh, Trần Ngọc Đƣờng, Lƣu Kỳ Bảo, Lý
Tuyết Cần, Đinh Xuân Thảo. Đây là công trình tổng hợp các vấn đề về kinh
nghiệm xây dựng NNPQ, NNPQ XHCN của Việt Nam và Trung Quốc. Các
tác giả đã tập trung phân tích những điều kiện, tiền đề, những đặc thù trong
xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam. Các tác giả cũng chỉ ra những yêu cầu,
những vấn đề cơ bản trong xây dựng NNPQ XHCN nhƣ: Về xây dựng luật,
xây dựng Đảng, xây dựng Chính phủ, Tòa án….
Tác giả Trần Ngọc Đƣờng chủ biên cuốn Một số vấn đề về phân công,
phối hợp và kiểm soát quyền lực trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2015. Bên cạnh
việc phân tích những vấn đề lý luận về phân công, phối hợp và kiểm soát
quyền lực trong xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam, tác giả đã tập trung nêu
và phân tích thực trạng của quá trình phân công, phối hợp và kiểm soát quyền
lực trong xây dựng NNPQ XHCN ở nƣớc ta hiện nay. Tác giả đã chỉ ra những
ƣu điểm và hạn chế cũng nhƣ chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu trong khi
thực hiện phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực trong xây dựng NNPQ
XHCN. Từ đó, tác giả cũng đã nêu lên những phƣơng hƣớng để xây dựng và
hoàn thiện sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực trong xây dựng
NNPQ XHCN ở Việt Nam hiện nay.
Ngoài ra còn có các công trình của các tác giả nhƣ: Hoàng Thị Ngọc
Loan (2015), Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường - Vấn đề và giải pháp,
19
NXB Tƣ pháp, Hà Nội; Phạm Minh Tuấn, Hoàng Thị Ngọc Loan (2015), Xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa: Quan điểm và nhận thức, NXB
Tƣ pháp, Hà Nội; Hoàng Thị Hạnh (2016), Xây dựng Nhà nước pháp quyền
trong điều kiện đặc thù ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội; Những
điểm mới trong Hiến pháp 2013 về Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, của
PGS.TS. Đinh Xuân Lý, Tạp chí Lý luận chính trị, số 6/2015, tr 30 - 34; Vũ
Trọng Lâm (2017), Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng trong điều kiện xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội; Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2018), Cơ chế pháp lý kiểm soát
quyền lực nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.
Nhìn chung, những công trình kể trên của các tác giả về NNPQ, NNPQ
XHCN đã đƣợc nghiên cứu một cách khá toàn diện, phong phú, từ quan điểm
của các nhà kinh điển cho đến thực trạng xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam
với sự lãnh đạo của Đảng. Nhiều công trình, bài viết đã luận giải, đƣa ra
những kiến nghị, giải pháp đảm bảo cho việc xây dựng thành công NNPQ
XHCN. Với những nội dung trên, những công trình nghiên cứu đƣợc tổng
quan ở mục này đã cung cấp những cơ sở khoa học tin cậy cho việc nghiên
cứu về vấn đề xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam hiện nay.
Đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn về Quốc hội Việt Nam
trong xây dựng NNPQ XHCN cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu với
nhiều nội dung khác nhau.
Một là, các công trình nghiên cứu luận giải những khái niệm cơ bản
trong cơ cấu, tổ chức, hoạt động của Quốc hội nhƣ: Khái niệm hoạt động lập
pháp, hoạt động giám sát, cơ chế giám sát của Quốc hội; tiêu chí đánh giá
chất lƣợng hoạt động lập pháp, giám sát của Quốc hội; những yếu tố khách
quan và chủ quan ảnh hƣởng đến chất lƣợng hoạt động của Quốc hội….
20
Cuốn sách Bàn về Quốc hội và những thách thức của khái niệm của tác
giả Nguyễn Sĩ Dũng, đƣợc NXB Chính trị quốc gia - Sự thật xuất bản vào
tháng 8 năm 2017 đã phân tích về cơ sở lý luận, những khái niệm trong hoạt
động của Quốc hội. Tác giả đã nêu lên nhiều khái niệm cơ bản nhƣ: 1. Quốc
hội trong khung khái niệm của việc tổ chức quyền lực nhà nƣớc; 2. Đại
diện nhƣ một chức năng; 3. Chức năng lập pháp; 4. Chức năng giám sát; 5.
Hƣớng đến một Quốc hội hoạt động chuyên nghiệp. Bên cạnh việc thay đổi
nội hàm các khái niệm, một loạt các thuật ngữ, các khái niệm chƣa từng có
ở nền kinh tế tập trung đƣợc trình bày trong cuốn này đó là: Quy trình lập
pháp, các quy tắc đề xuất ý kiến của các đại biểu, khi nào đề xuất của
ngƣời đại biểu đƣợc Quốc hội đƣa vào chƣơng trình làm việc, khi nào thì
không.... Tất cả những quy tắc đó đƣợc gọi là Luật Nghị viện, cho đến nay
vẫn chƣa có ở Việt Nam. Tác giả đã đƣa ra những quan điểm, những giải
thích độc đáo, sáng tạo. Đặc biệt, tác giả đã đƣa ra sáng kiến khắc phục
những hạn chế trong hoạt động của Quốc hội hiện nay bằng cách đƣa ra
cách thành lập đơn vị bầu cử thoát ly khỏi đơn vị hành chính địa
phƣơng. Với những nội dung mà cuốn sách bàn tới, giúp chúng ta có thể
hiểu sâu hơn về bản chất và quá trình chuyển dịch của Quốc hội Việt Nam;
vai trò giám sát của Quốc hội trong vận hành bộ máy nhà nƣớc; hay khái
niệm “đại diện” của các đại biểu Quốc hội đối với các thành phần trong xã
hội.... Cuốn sách đã có những đóng góp sâu sắc đối với việc nhận thức vị
trí, vai trò của Quốc hội Việt Nam.
Trên cơ sở tập hợp các bài viết đƣợc đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lập
pháp trong 5 năm (2000 - 2005), công trình Quốc hội Việt Nam - những vấn đề
lý luận và thực tiễn, Văn phòng Quốc hội, NXB Tƣ pháp, Hà Nội, 2005 tập
trung vào các vấn đề về quá trình đổi mới của Quốc hội trên phƣơng diện lý
luận và thực tiễn. Công trình đã đƣa ra nhiều luận điểm khoa học và bài học
thực tiễn góp phần vào quá trình đổi mới của Quốc hội, đặc biệt trong các dịp
21
sửa đổi Hiến pháp năm 1992, ban hành Luật tổ chức Quốc hội năm 2001 và các
nghị quyết của Quốc hội về Quy chế hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của
Quốc hội. Nhiều vấn đề nêu lên trong công trình này đƣợc chấp nhận, đƣợc
hiện thực hóa bằng mô hình tổ chức và quy trình hoạt động mới của Quốc hội.
Nhiều vấn đề đã và đang tiếp tục đƣợc nghiên cứu để vận dụng vào quá trình
xây dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Quốc hội.
Cùng đi sâu phân tích, luận giải trên phƣơng diện lý luận và thực tiễn
về cơ cấu tổ chức và phƣơng thức hoạt động của Quốc hội đáp ứng yêu cầu
của thời kỳ đổi mới có Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: “Cơ cấu tổ chức và phương
thức hoạt động của Quốc hội trong thời kỳ đổi mới đất nước” do tác giả
Nguyễn Văn Thuận làm chủ nhiệm đề tài, Văn phòng Quốc hội, Hà Nội,
(2000 - 2004) và cuốn sách Quốc hội Việt Nam - Tổ chức, hoạt động và đổi
mới của PGS.TS. Phan Trung Lý, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010. Các
tác giả đã phân tích, chứng minh tổ chức Quốc hội Việt Nam là sự thể hiện
đúng đắn tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Nhà nƣớc. Đồng thời, các tác giả đi sâu
phân tích địa vị pháp lý của Quốc hội trong cơ chế quyền lực nhà nƣớc. Các
công trình đã cung cấp một cách chi tiết những vấn đề về lý luận và thực tiễn
trong tổ chức, hoạt động của Quốc hội Việt Nam.
Sách Quốc hội Việt Nam - 60 năm hình thành và phát triển, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, là công trình tập hợp gần 50 bài phát
biểu, các bài tham luận tại Hội thảo Quốc hội Việt Nam - 60 năm hình
thành và phát triển. Các bài viết trong cuốn sách đã nêu bật đƣợc ý nghĩa
và những bài học kinh nghiệm về sự ra đời, hoạt động của Quốc hội; quá
trình phát triển của Quốc hội; vai trò, vị trí và những vấn đề đang tồn tại
đối với tổ chức và hoạt động của Quốc hội trong giai đoạn hiện nay.
Luận án Cơ sở lý luận của việc đổi mới cơ cấu tổ chức và phương
thức hoạt động của Quốc hội ở Việt Nam hiện nay của tác giả Lê Thanh
Vân (bảo vệ năm 2003) chuyên ngành Lý luận Nhà nƣớc và pháp quyền,
22
mã số: 5.05.01, đã tập trung vào các nội dung nhƣ: 1) Nghiên cứu tổ chức
quyền lực nhà nƣớc, vị trí, tính chất của Quốc hội, đƣa ra các khái niệm về
cơ cấu tổ chức, phƣơng thức hoạt động, vai trò của Quốc hội trong các hoạt
động lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nƣớc;
2) Phân tích, hệ thống hóa những giá trị lịch sử thông qua thực tiễn cơ cấu
tổ chức và phƣơng thức hoạt động của Quốc hội; 3) Trên cơ sở những lý
luận và thực tiễn, công trình đã nêu lên những đánh giá, những giải pháp
nhằm phục vụ trực tiếp cho quá trình đổi mới và hoàn thiện cơ cấu tổ chức
và hoạt động của Quốc hội Việt Nam hiện nay. Công trình đã có đóng góp
quan trọng trong việc xây dựng các khái niệm về cơ cấu tổ chức, phƣơng
thức hoạt động của Quốc hội. Từ đó, luận án chỉ ra những đặc điểm riêng
trong phƣơng thức hoạt động của Quốc hội Việt Nam hiện nay nhƣ:
Phƣơng thức hoạt động của Quốc hội nƣớc ta xuất phát từ đặc điểm của hệ
thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; phƣơng thức hoạt
động của Quốc hội dựa trên nguyên tắc quyền lực nhà nƣớc là thống nhất
có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nƣớc trong việc thực
hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tƣ pháp; phƣơng thức hoạt động của
Quốc hội phụ thuộc và chi phối bởi nguyên tắc tập trung dân chủ, là
nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt trong quá trình tổ chức và hoạt động của nhà
nƣớc ta; phƣơng thức hoạt động của Quốc hội xuất phát từ chính bản thân
vị trí, tính chất của Quốc hội trong điều kiện hình thức tổ chức nhà nƣớc
đơn nhất và Quốc hội hoạt động không thƣờng xuyên; phƣơng thức hoạt
động của Quốc hội còn phụ thuộc vào những điều kiện đặc thù của nƣớc ta:
Trƣớc đây phải trải qua các cuộc chiến tranh liên miên và ngày nay đang
trong giai đoạn xây dựng và củng cố nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng
XHCN.
Hai là, các công trình nghiên cứu cho thấy bức tranh toàn cảnh về hoạt
động của Quốc hội, quá trình phát triển cả về tổ chức và hoạt động của Quốc
23
hội từ khi thành lập đến nay. Từ đó, các công trình đƣa ra những đánh giá
quan trọng về quá trình đổi mới về lý luận và thực tiễn hoạt động của Quốc
hội.
Cuốn Lịch sử Quốc hội Việt Nam (các tập), NXB Chính trị quốc gia Sự
thật, Hà Nội. Công trình tổng hợp một cách đầy đủ và hệ thống về toàn bộ
lịch sử, thực tiễn hoạt động của Quốc hội từ khi thành lập. Công trình sử dụng
phƣơng pháp lịch sử để phân kỳ, qua đó đã tái hiện đƣợc toàn bộ hoạt động
của Quốc hội Việt Nam từ năm 1946 đến nay. Nhờ đó ngƣời đọc có thể thấy
rõ từng bƣớc phát triển của Quốc hội gắn với những giai đoạn của cách mạng.
Việc sử dụng kết hợp các phƣơng pháp nhƣ: Phân tích, tổng hợp, logic…
trong công trình này đã góp phần đánh giá, nhận xét và rút ra những bài học
kinh nghiệm có giá trị sâu sắc về mặt lý luận và thực tiễn nhằm phục vụ cho
việc nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của Quốc hội trong giai đoạn hiện
nay. Đây là công trình khoa học lịch sử về Quốc hội đƣợc biên soạn nghiêm
túc, khoa học, là nguồn tƣ liệu quý báu để tác giả kế thừa.
Nhân dịp kỉ niệm 70 năm hình thành và phát triển Quốc hội Việt Nam,
Bộ Thông tin và Truyền thông đã phát hành cuốn sách Quốc hội Việt Nam -
70 năm hình thành và phát triển (2016). Cuốn tài liệu đƣợc biên soạn nhằm
tuyên truyền về quá trình 70 năm hình thành và phát triển về Quốc hội Việt
Nam gắn liền với lịch sử cách mạng dân tộc, từ Quốc dân Đại hội Tân Trào -
tiền thân của Quốc hội Việt Nam và cuộc Tổng tuyển cử ngày 06/01/1946 bầu
ra Quốc hội khóa I, đến các khóa Quốc hội tiếp theo; khẳng định vai trò quan
trọng của Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền
lực cao nhất của nhà nƣớc CHXHCN Việt Nam. Cuốn sách là tƣ liệu quý
cung cấp những thông tin quan trọng về hoạt động của Quốc hội cũng nhƣ
quá trình phát triển của Quốc hội trong 70 năm qua.
Ba là, các nghiên cứu nêu và phân tích những đòi hỏi về lý luận và thực
tiễn của Quốc hội Việt Nam trong quá trình xây dựng NNPQ; những tiêu chí,
24
yêu cầu, đòi hỏi quan trọng mà Quốc hội phải có để đáp ứng yêu cầu xây
dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam; những kinh nghiệm rút ra trong hoạt động
của Quốc hội.
Cuốn sách do tác giả Nguyễn Đăng Dung chủ biên: Quốc hội Việt Nam
trong Nhà nước pháp quyền, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007. Tác giả tập
trung làm rõ những yêu cầu của quốc hội/nghị viện trong NNPQ. Tác giả tập
trung phân tích và lý giải về những đòi hỏi của Quốc hội Việt Nam trong xây
dựng NNPQ XHCN của dân, do dân và vì dân. Đó là: Quyền lập pháp không
chỉ bao gồm việc thảo luận và ban hành các văn bản chứa đựng quy phạm
pháp luật, mà còn cả những hoạt động khác tạo nên nền tảng sinh hoạt hợp
pháp của các cơ quan cấu thành của một nhà nƣớc dân chủ; Quốc hội trong
NNPQ là Quốc hội phải biết cách thực hiện chức năng lập pháp và lập pháp
phải có mục tiêu gia tăng sự giàu có của dân tộc, tạo cơ hội bình đẳng cho
mọi ngƣời; Quốc hội không những chỉ biết cách lập pháp - làm luật, phải còn
biết cách thực hiện chức năng giám sát, với mục tiêu đảm bảo sự trong sạch
và tính chịu trách nhiệm của bộ máy nhà nƣớc (nhất là bộ máy hành pháp);
Quốc hội phải bao gồm những đại biểu không những chỉ đƣợc bầu ra một
cách dân chủ, có khả năng thực sự cho việc đại diện quyền lợi của các cử tri,
mà còn phải có cơ cấu không áp đặt và phù hợp; khắc phục những điểm yếu
tạo nên tính hoạt động hình thức của Quốc hội Việt Nam không chỉ về mặt
kiến thức/nhận thức, mà quan trọng còn ở chỗ thiếu những quy trình, thủ tục
hoạt động (luật nghị viện); Quốc hội trong NNPQ phải biết nắm và phân bổ
túi tiền của Nhà nƣớc; Quốc hội trong NNPQ phải biết phát huy chức năng
đại diện; Quốc hội trong NNPQ với điều kiện một Đảng Cộng sản cầm quyền,
phải biết phát huy vai trò phản biện của MTTQ Việt Nam; thực hiện sự phân
công, phân nhiệm rạch ròi giữa lập pháp, hành pháp và tƣ pháp, các đại biểu
Quốc hội không thể kiêm nhiệm các nhiệm vụ hành pháp hoặc tƣ pháp, hoặc
các nhiệm vụ chuyên môn khác và dần dần phải trở thành đại biểu chuyên
25
nghiệp có kỹ năng; trong NNPQ, rất khác với trƣớc đây Quốc hội phải bị giới
hạn quyền lực bằng hoạt động tƣ pháp.
Đề cập đến những nội dung nhƣ: Vị trí, vai trò, thẩm quyền của nghị
viện; cơ cấu tổ chức của nghị viện; các thủ tục hoạt động của nghị viện; quy
trình lập pháp của nghị viện; vị trí pháp lý của đại biểu nghị viện… có công
trình Tổ chức và hoạt động của Nghị viện ở một số nước trên thế giới, của
TS.Vũ Hồng Anh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. Tác giả đã phân
tích, khái quát những vấn đề cơ bản về tổ chức và hoạt động của nghị viện,
những quy định của hiến pháp và pháp luật về tổ chức và hoạt động của nghị
viện một số nƣớc trên thế giới. Đặc biệt, tác giả cũng đã đi sâu phân tích cơ
cấu và hoạt động của Nghị viện ở một số nƣớc tiêu biểu nhƣ: Anh, Ba Lan,
Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Mỹ.
Bốn là, các công trình đi sâu phân tích những vấn đề lý luận về các hoạt
động đặc thù của Quốc hội nhƣ: Lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề
quan trọng của đất nƣớc.
Luận án tiến sĩ luật học của tác giả Trần Hồng Nguyên: Nâng cao chất
lượng hoạt động lập pháp của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay, Hà Nội, 2007; cuốn sách Tăng cường năng lực
lập pháp của Quốc hội trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, NXB Tƣ Pháp, Hà Nội, 2008 do PGS.TS. Lê
Văn Hòe chủ biên. Với phƣơng pháp lịch sử cụ thể, phƣơng pháp phân tích,
tổng hợp kết hợp với phƣơng pháp xã hội học và phƣơng pháp hệ thống, các
tác giả đã làm rõ những vấn đề lý luận về hoạt động lập pháp và chất lƣợng
hoạt động lập pháp của Quốc hội nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng NNPQ
XHCN ở Việt Nam hiện nay. Qua đó, các công trình đã có những đóng góp
quan trọng trong việc xây dựng khái niệm “chất lƣợng hoạt động lập pháp của
Quốc hội”, xác định tiêu chí đánh giá, các yếu tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng
26
hoạt động lập pháp của Quốc hội trong điều kiện xây dựng NNPQ XHCN ở
Việt Nam.
Sách chuyên khảo Đổi mới và hoàn thiện quy trình lập pháp của Quốc
hội do tác giả Trần Ngọc Đƣờng chủ biên, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2004 cũng đã đi sâu phân tích những cơ sở lý luận về hoạt động lập pháp (yếu
tố ảnh hƣởng đến hoạt động lập pháp, đặc điểm của hoạt động lập pháp, tiêu
chí đánh giá chất lƣợng hoạt động lập pháp) và quy trình lập pháp; lịch sử
hình thành, phát triển của hoạt động lập pháp của Quốc hội Việt Nam.
Trong cuốn sách Hoàn thiện cơ chế pháp lý đảm bảo chức năng giám
sát của Quốc hội, Hà Nội, 2009 của TS. Trƣơng Thị Hồng Hà, tác giả đã đƣa
ra nhiều vấn đề lý luận cơ bản về quyền giám sát tối cao của Quốc hội nhƣ:
Cơ chế pháp lý đảm bảo chức năng giám sát của Quốc hội; những yếu tố tác
động đến hiệu quả của cơ chế pháp lý đảm bảo chức năng giám sát của Quốc
hội (yếu tố chính trị, kinh tế, truyền thống, văn hóa, đạo đức, nhận thức và ý
thức pháp luật, yếu tố tổ chức - pháp lý, yếu tố quốc tế). Đóng góp quan trọng
của cuốn sách là làm rõ chức năng giám sát của Quốc hội từ lý luận đến thực
tiễn; những yêu cầu khách quan của việc thực hiện chức năng giám sát và vai
trò của các cơ quan, các ủy ban, của đại biểu Quốc hội trong việc thực hiện
chức năng giám sát của Quốc hội.
Tác giả Riccardo Pelizzo, Frederick Stapenhurst với công trình
“Parliamentary Oversight Tools: A Comparative Analysis” (Các công cụ
giám sát của Nghị viện: Phân tích So sánh), NXB. Routledge, 2012. Cuốn
sách đã đi sâu điều tra năng lực của các nghị viện trong việc giám sát các hoạt
động, chính sách và chi tiêu ngân sách của chính phủ. Với phƣơng pháp phân
tích, so sánh, cuốn sách đã nghiên cứu làm rõ các công cụ giám sát của nghị
viện và các điều kiện để các công cụ đó đƣợc sử dụng một cách có hiệu quả.
Dựa trên kết quả của sự hợp tác kéo dài 9 năm giữa các tác giả, cuốn sách là
công trình khoa học đƣợc rút ra từ các phát hiện của dữ liệu điều tra do Ngân
27
hàng Thế giới và Liên minh Liên đoàn Nghị viện thu thập, phân tích thông tin
từ 120 nghị viện trên thế giới. Nội dung của cuốn sách thể hiện một nỗ lực
nghiêm túc của các tác giả trong việc khẳng định: Chất lƣợng của nền dân chủ
và quản trị tốt có thể đƣợc cải thiện bằng cách tăng cƣờng năng lực giám sát
của các cơ quan lập pháp. Đồng thời, cuốn sách còn nghiên cứu về các công
cụ sẵn có cho các nghị viện trên toàn thế giới và sử dụng cách tiếp cận so
sánh xem những công cụ nào đƣợc sử dụng phổ biến, đạt đƣợc hiệu quả cao;
đánh giá khả năng giám sát của các công cụ đó; năng lực giám sát có liên
quan nhƣ thế nào đến các yếu tố thể chế và hiến pháp, chỉ ra yếu tố đảm bảo
cho việc các công cụ giám sát đƣợc sử dụng có hiệu quả.
Báo cáo POLICY REPORTS: The Role of Parliament in Promoting Good
Governance (Vai trò của nghị viện trong việc thúc đẩy hoàn thiện nền quản trị
quốc gia) đăng trên trang: http://www.uneca.org/publications/role-parliament-
promoting-good-governance của Ủy ban Kinh Tế Châu Phi thuộc Liên Hiệp
Quốc là một báo cáo có nhiều giá trị tổng hợp và ghi nhận những thành tố quan
trọng nhất của cơ quan dân biểu để hình thành nên một thể chế dân chủ hoạt
động tốt. Báo cáo khẳng định, các nghị viện là một trong những thể chế chính
yếu của nhà nƣớc trong một hệ thống quản lý dân chủ, có vai trò quan trọng
trong việc thúc đẩy dân chủ và quản trị tốt. Với tƣ cách là đại diện dân cử của
dân tộc, các nghị viện có nhiệm vụ là đảm bảo sự nghiệp của ngƣời dân. Trên cơ
sở những khảo sát thực tiễn, báo cáo đã chỉ ra các chức năng quan trọng (chức
năng lập pháp, chức năng đại diện, chức năng giám sát/kiểm soát nhánh quyền
lực hành pháp) và những yêu cầu quan trọng đối với các chức năng của nghị
viện. Báo cáo cũng đƣa ra các giải pháp để các nghị viện thực hiện tốt hơn
nhiệm vụ của mình. Đó là: Các nghị viện cần tự tổ chức, thành lập các cơ quan
cụ thể gọi là ủy ban nghị viện hoặc ủy ban thƣờng trực. Các ủy ban nghị viện sẽ:
a) Xem xét các dự luật đƣợc chính phủ trình lên; b) Điều tra quá trình sử dụng
ngân sách của chính phủ thông qua việc gia nhập ủy ban ngân sách; và c) Chất
28
vấn chính phủ với tƣ cách một nhóm hoặc một thành viên cá nhân của chính phủ
trong các buổi chất vấn. Có thể khẳng định báo cáo này đã cố gắng phân tích sự
đóng góp của nghị viện để thúc đẩy một nền quản trị tốt và củng cố nền dân chủ
ở Châu Phi. Nó tập trung vào vai trò đại diện của nghị viện, qua đó kiểm tra cách
thức nghị viện phản hồi thông tin, trách nhiệm giải trình và cung cấp dịch vụ tốt
hơn cho ngƣời dân. Nó minh họa các lựa chọn khác nhau mà nghị viện có thể sử
dụng để liên kết tốt hơn với công dân để hoàn thành vai trò đại diện. Báo cáo sử
dụng các ví dụ, sáng kiến và kinh nghiệm từ các quốc gia đƣợc lựa chọn để chỉ
ra cách thức đại diện của nghị viện đang phát triển nhƣ thế nào, cách nghị viện
đáp ứng đƣợc kỳ vọng của công dân ra sao và vai trò đại diện của nghị viện có
thể đƣợc tăng cƣờng nhƣ thế nào sao cho công dân có thể tham gia tích cực và
hiệu quả vào quá trình ra quyết định của nghị viện.
Tác giả Magnus Blomgren, Olivier Rozenberg với cuốn “Parliamentary
Roles in Modern Legislatures” (Vai trò của nghị viện trong Lập pháp hiện
đại), NXB. Routledge, 2012. Cuốn sách này tập hợp các tác giả có ảnh hƣởng
nhất trong nghiên cứu vai trò về lập pháp, vai trò của nghị sĩ trong các cơ
quan lập pháp thời hiện đại. Cuốn sách bình luận về những đánh giá, nhận xét
của một số nghiên cứu về vai trò lập pháp. Các vai trò của nghị viện nhƣ: Lập
pháp và đại diện, đây là các vai trò chuyên nghiệp tạo ra sự kết nối giữa các nhà
lập pháp với tổ chức của họ. Dựa trên các nghiên cứu điển hình với khoảng 40
năm khảo sát, thu thập dữ liệu ở các nƣớc nhƣ: Đức, Hà Lan, Anh, Áo, Hungary,
Úc, New Zealand và Nghị viện Châu Âu, cuốn sách này xem xét mối liên hệ
giữa vai trò lập pháp, vai trò đại diện với các cơ chế tổ chức khác nhau và hành
vi của nghị viện, quá trình hoạt động của các nghị viện khi thực hiện các chức
năng lập pháp và đại diện của nghị viện. Cuốn sách lập luận rằng: Vai trò của
các nghị sĩ phụ thuộc vào cử tri mà họ đại diện; giữa cử tri bỏ phiếu cho họ, đảng
của họ, ngƣời dân của đất nƣớc họ và cả chính họ, những xung đột về lòng trung
thành cũng có thể xảy ra trong khi những nghị sĩ này thực hiện hoạt động lập
29
pháp và đại diện. Cuốn sách Vai trò của nghị viện trong lập pháp hiện đại dựa
trên nhiều phƣơng pháp tiếp cận, nghiên cứu khác nhau, với tƣ liệu phong phú,
đã cung cấp cách nhìn mới, khoa học về vai trò của nghị viện trong lập pháp hiện
đại.
Tác giả Gareth Griffith với công trình “Parliament and
Accountability: The Role of Parliamentary Oversight Committees” (Nghị
viện và trách nhiệm giải trình: Vai trò của Ủy ban Giám sát Nghị viện),
NSW Parliamentary Library Research Service, 2005. Trọng tâm của bài
viết này là vai trò của các ủy ban giám sát nghị viện trong cơ chế kiểm tra
giám sát. Bài viết bắt đầu bằng việc cắt nghĩa chủ đề rộng hơn về trách
nhiệm giải trình của nghị viện. Mặc dù trách nhiệm giải trình của nghị viện
quan trọng hơn bao giờ hết, nghị viện phải có ý thức chia sẻ công việc đó
với các cơ quan khác. Nhƣ Peter Barberis nhận định: “Điều quan trọng là
phải thiết lập một mối quan hệ làm việc hợp lý giữa nghị viện và các cơ
quan có trách nhiệm giải trình của nghị viện”. Ủy ban Giám sát của nghị
viện là một trong những cơ quan có trách nhiệm này, đặt nghị viện vào vai
trò giám sát. Công trình đƣa ra quan điểm là phải có ít nhất năm loại ủy
ban giám sát của nghị viện, có thể đƣợc xác định: (a) các Ủy ban Đánh giá
lập pháp có nhiệm vụ rà soát dự thảo Luật Chính phủ và các luật khác; (b)
Các Ủy ban Kế toán công cộng liên quan đến giám sát tài chính công; (c)
các Ủy ban Đánh giá để kiểm tra sự phân bổ của các cơ quan Chính phủ;
(d) các Ủy ban Thƣờng trực khác liên quan đến việc kiểm tra chính sách và
hành chính; và (e) các Ủy ban Giám sát đặc biệt đƣợc thành lập để giám sát
các cơ quan điều tra độc lập. Trách nhiệm của loại ủy ban thứ nhất là bảo
vệ chống lại hành vi xâm phạm pháp luật đối với các quyền cá nhân, loại
thứ hai để bảo vệ túi tiền công cộng, loại thứ ba và thứ tƣ bảo vệ cho Ban
chấp hành, và loại thứ năm để bảo vệ ngƣời giám hộ liêm chính. Các ủy
ban giám sát đặc biệt hiện nay đƣợc điển hình là của Nghị viện Úc. Điều
30
này đặc biệt xảy ra ở NSW (xứ New South Wales), nơi mà các ủy ban Nghị
viện thực hiện giám sát hầu hết các cơ quan điều tra độc lập. Trƣờng hợp
ngoại lệ ở đây là Ủy ban Tội phạm NSW, việc giám sát Ủy ban này không
phải là trách nhiệm của một ủy ban nghị viện cụ thể nào. Hiện tại, Nghị
viện NSW có bốn ủy ban chung, đƣợc thành lập theo quy chế nhất định và
chặt chẽ, để giám sát các tổ chức khác nhau. Đó là: Ủy ban Thƣờng trực
chung; Uỷ ban Hỗn hợp cho khối Văn phòng Ombudsman và Ủy ban Cảnh
sát liêm chính; Ủy ban Hỗn hợp cho khối Ủy ban Khiếu nại về Chăm sóc Y
tế; Ủy ban Hỗn hợp về Trẻ em - Thanh thiếu niên. Các ủy ban này hoạt
động giám sát khá chặt chẽ và tạo nên vai trò đặc trƣng của nghị viện.
1.2. Những nghiên cứu về thực trạng thực hiện vai trò của Quốc
hội Việt Nam trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Đề cập đến những nội dung của quy trình lập pháp, năng lực lập pháp,
hoạt động lập pháp của Quốc hội có các công trình nhƣ: Đề tài Đổi mới và
hoàn thiện quy trình lập pháp của Quốc hội và ban hành pháp lệnh của Ủy
ban Thường vụ Quốc hội, đề tài cấp Bộ, mã số 99 - 98 - 169 năm 2001 của
Văn phòng Quốc hội do Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Mão làm chủ
nhiệm đề tài; cuốn sách chuyên khảo Đổi mới và hoàn thiện quy trình lập
pháp của Quốc hội do tác giả Trần Ngọc Đƣờng chủ biên, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2004; đề tài KX 04.05 năm 2005 của tác giả Vũ Đức Khiển
làm chủ nhiệm đề tài Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng các
yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân;
PGS.TS. Lê Văn Hòe với đề tài cấp Bộ Tăng cường năng lực lập pháp của
Quốc hội trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam hiện nay. Nhìn chung các công trình đều đã đánh giá những ƣu
điểm và hạn chế của quy trình lập pháp, năng lực lập pháp, hoạt động lập
pháp của Quốc hội.
31
Đánh giá về những ƣu điểm trong việc thực hiện chức năng lập pháp,
hầu hết các công trình đều có nhận xét:
- Quy trình lập pháp ngày càng đƣợc đổi mới theo hƣớng nâng cao chất
lƣợng, tăng tính chủ động, dân chủ và cụ thể trong văn bản pháp luật. Việc
điều chỉnh thời gian Quốc hội thông qua Chƣơng trình xây dựng luật, pháp
lệnh đã góp phần rất lớn để tạo điều kiện để cho cơ quan soạn thảo, cơ quan
trình dự án luật, pháp lệnh có thời gian, tăng sự chủ động của các cơ quan
trong việc chuẩn bị, xây dựng văn bản.
- Quá trình bổ sung và sửa đổi Chƣơng trình xây dựng luật, pháp lệnh
đã đƣợc thực hiện ngày càng dân chủ và linh hoạt hơn.
- Công tác soạn thảo, thẩm tra dự án luật đƣợc tiến hành chủ động và
tích cực. Cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp đã có sự phân công đƣợc rõ
ràng hơn. Quá trình chuẩn bị dự án cũng đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa
các cơ quan, tổ chức hữu quan.
- Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội đã có sự chỉ đạo, tổ chức thực hiện
nghiêm túc, thận trọng các hoạt động nhƣ: Chỉnh lý, hoàn thiện văn bản trƣớc
khi đem trình Quốc hội thông qua. Việc xem xét và thông qua dự án luật cũng
đã từng bƣớc cải tiến, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lƣợng, tiến
độ của các hoạt động này.
Bên cạnh đánh giá những kết quả đạt đƣợc nhƣ trên, các công trình
nghiên cứu đã đánh giá những hạn chế trong công tác lập pháp, quy trình lập
pháp của Quốc hội trong thời gian qua:
- Hoạt động xây dựng một số luật và pháp lệnh nhiều khi chƣa thực sự
bám sát nhu cầu thực tiễn, từ đó luật phải chỉnh sửa, bổ sung nhiều lần, làm
ảnh hƣởng đến sự ổn định và tính khả thi của hệ thống pháp luật.
- Trong quy trình xây dựng luật và pháp lệnh nhiều khâu vẫn chƣa
thống nhất, đồng bộ và có điểm chƣa hợp lý; việc thực hiện đôi lúc còn chƣa
thực sự nghiêm túc.
32
- Các ủy ban của Quốc hội thực hiện thẩm tra dự án luật còn hạn chế.
- Trong nhiều văn bản luật và pháp lệnh đƣợc ban hành còn có những
quy định mâu thuẫn hoặc có sự trùng lặp.
Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức và hoạt động bộ máy giám sát
của nghị viện nƣớc ngoài, nghiên cứu hoạt động giám sát của Quốc hội Việt
Nam, TS.Trƣơng Thị Hồng Hà trong cuốn sách Hoàn thiện cơ chế pháp lý đảm
bảo chức năng giám sát của Quốc hội, Hà Nội, 2009, đã khẳng định hoạt động
giám sát của Quốc hội Việt Nam đã có những tiến bộ ấn tƣợng, hoạt động giám
sát của Quốc hội đã khắc phục dần đƣợc tính hình thức. Công tác giám sát của
Quốc hội đã có những đổi mới nhất định trong các hình thức giám sát. Bên cạnh
đó, tác giả cũng khẳng định, trên thực tế, hoạt động giám sát của Quốc hội còn
nhiều bất cập, Quốc hội chƣa phát huy đƣợc toàn diện các hình thức giám sát
pháp luật cho phép thực hiện hoạt động giám sát một cách có hiệu quả trong một
tổng thể thống nhất của việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội. Nội
dung của công trình nghiên cứu này phản ánh tƣơng đối toàn diện, có hệ thống
về hoạt động giám sát của Quốc hội Việt Nam trong những nhiệm kỳ qua, nhất
là thời kỳ đổi mới. Bên cạnh những vấn đề lý luận về quyền giám sát, hoạt động
giám sát của Quốc hội, những phân tích, đánh giá khách quan, khoa học về hoạt
động giám sát của Quốc hội, cơ chế pháp lý đảm bảo chức năng giám sát của
Quốc hội mà tác giả đề cập đến, đã góp phần cung cấp cho ngƣời đọc những
luận cứ quan trọng đánh giá vai trò của Quốc hội Việt Nam trong hoạt động
giám sát những năm qua. Đây là một công trình nghiên cứu với cách sử dụng các
phƣơng pháp nghiên cứu khoa học, linh hoạt; những vấn đề nêu và phân tích
thực sự là một tài liệu quan trọng.
Đề tài cấp Bộ “Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc Quốc hội quyết định
những vấn đề quan trọng của đất nước về kinh tế - xã hội trong thời kỳ Việt
Nam gia nhập WTO” do TS. Đinh Xuân Thảo làm chủ nhiệm năm 2010. Đề
tài đã đề cập đến thực tiễn Quốc hội quyết định những vấn đề về kinh tế - xã
33
hội, nguyên nhân của những bất cập, hạn chế và những kiến nghị, đề xuất
nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động này. Về thực trạng hoạt động
của Quốc hội trong việc quyết định những vấn đề quan trọng của đất nƣớc về
kinh tế thời kỳ Việt Nam gia nhập WTO, đề tài đã khẳng định trong những
năm từ 2000 đến 2010, Quốc hội đã dần thể hiện vai trò của Quốc hội trong
việc sử dụng công cụ chính sách then chốt là tài chính, tiền tệ quốc gia nhằm
thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế và bảo đảm ổn định vĩ mô; quyết định dự toán
ngân sách và phƣơng án phân bổ ngân sách ngày càng sát với thực tế; quyết
định các công trình quan trọng của quốc gia đƣợc chuẩn hóa, cân nhắc kỹ
lƣỡng về mọi mặt, đảm bảo quyền lợi của Nhân dân cũng nhƣ tính hiệu quả,
tiết kiệm trong sử dụng ngân sách nhà nƣớc. Đối với kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội 5 năm và hàng năm, Quốc hội xem xét các nội dung: Mục tiêu tổng
quát và các chỉ tiêu lớn; các nhiệm vụ, giải pháp lớn; trách nhiệm tổ chức thực
hiện. Nội dung quyết định đã thay đổi với nhiều chỉ tiêu chủ yếu hơn, phân
loại cụ thể, phù hợp với thực tiễn yêu cầu phát triển đất nƣớc. Công trình
nghiên cứu cũng đánh giá, bên cạnh những mặt đạt đƣợc, hoạt động này
vẫn còn tồn tại những hạn chế. Trong việc quyết định chính sách tài chính,
tiền tệ, Quốc hội chƣa thực hiện đầy đủ các thẩm quyền, còn nhiều vấn đề
cần phải đƣợc xem xét, quyết định một cách tổng thể nhƣ: Kiểm soát lạm
phát, tăng trƣởng kinh tế, tạo việc làm; cơ cấu kinh tế dài hạn; quy hoạch
phát triển kinh tế vùng, ngành; phân bổ nguồn lực của đất nƣớc; các cân
đối vĩ mô của nền kinh tế....
Cuốn sách Quốc hội Việt Nam - Tổ chức, hoạt động và đổi mới của
PGS.TS. Phan Trung Lý, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010. Cuốn sách
đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng, trong chƣơng 1, tác giả đề cập đến những vấn
đề lý luận trong tổ chức, cơ cấu của Quốc hội, toàn bộ chƣơng 2 và chƣơng 3,
tác giả đã phân tích hoạt động lập pháp và giám sát của Quốc hội, hoạt động
của đại biểu Quốc hội. Từ đó, tác giả cũng đã đƣa ra những đánh giá về chất
34
lƣợng hoạt động lập pháp, giám sát và hoạt động của đại biểu Quốc hội. Đây
là một trong những cuốn sách chuyên khảo phục vụ cho việc tìm hiểu, nghiên
cứu về Quốc hội.
Quốc hội Việt Nam - 60 năm hình thành và phát triển, NXB. Chính trị
Quốc gia, Hà Nội (2006). Bên cạnh những bài viết về những vấn đề lý luận,
các bài viết chuyên đề về: Đại biểu Quốc hội, hoạt động lập hiến của Quốc
hội trong 60 năm qua, thực quyền của Quốc hội trong quyết định các vấn đề
kinh tế - tài chính, về giám sát của Quốc hội, về Quốc hội và quyền làm chủ
của Nhân dân… đã có những cách phân tích chuyên sâu, đánh giá thực trạng
hoạt động của Quốc hội. Đây là nguồn tài liệu chuyên sâu phục vụ cho quá
trình nghiên cứu của tác giả trong hiện tại và sau này.
Luận án Cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc nâng cao hiệu lực và hiệu
quả hoạt động giám sát của Quốc hội Việt Nam, luận án tiến sĩ luật học mã số
62.38.01.01 của tác giả Trần Tuyết Mai, Đại học Quốc gia Hà Nội đã phân
tích và luận giải những cơ sở lý luận về hiệu lực và hiệu quả hoạt động giám
sát của Quốc hội; những quy định pháp luật về hoạt động giám sát. Đồng thời
công trình đã đánh giá thực trạng hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của
Quốc hội Việt Nam hiện nay.
Luận án Quyền giám sát của Quốc hội đối với Toà án nhân dân - Viện
Kiểm sát nhân dân, luận án tiến sĩ luật học mã số 5.05.05 của tác giả Phạm
Văn Hùng, Viện nghiên cứu Nhà nƣớc và Pháp luật, 2004. Công trình đã phân
tích về vị trí pháp lý của Quốc hội, sự hình thành, khái niệm, bản chất, đặc
điểm quyền giám sát tối cao làm căn cứ cho việc hình thành quyền giám sát
của Quốc hội đối với Toà án và Viện Kiểm sát nhân dân. Đồng thời, công
trình cũng đi sâu phân tích và đánh giá quá trình thực hiện quyền giám sát
Quốc hội qua các thời kỳ đối với Tòa án nhân dân - Viện Kiểm sát nhân dân.
Đó là: Chủ thể thực hiện quyền giám sát là Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội chƣa
có sự giải thích, hƣớng dẫn về yêu cầu cần thể hiện trong các báo cáo nên Tòa
35
án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thƣờng bị lúng túng trong việc
chuẩn bị nội dung báo cáo. Qua nhiều kỳ họp, Quốc hội chƣa có lần nào ra
nghị quyết riêng đánh giá chất lƣợng hiệu quả cũng nhƣ những vấn đề cần lƣu
ý hoạt động của mỗi ngành mà thƣờng ghi trong Nghị quyết chung của Quốc
hội về kinh tế xã hội nhƣng nội dung liên quan đến hoạt động của Tòa án
nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao còn mờ nhạt, chƣa tạo động
lực phấn đấu của mỗi ngành trong năm tiếp theo. Luận án cũng chỉ ra những
hạn chế trong quá trình chất vấn, trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, của
Tòa án và Viện Kiểm sát nhân dân nhƣ: Có không ít chất vấn không mang
tính giám sát mà chỉ là câu hỏi đề nghị cung cấp thông tin; cá biệt có chất vấn
ghi không đúng đối tƣợng chất vấn hoặc nội dung chất vấn không thuộc
nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối
cao. Việc trả lời chất vấn của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện
trƣởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao vẫn còn sơ suất xảy ra làm cho nhiều
cử tri không đồng tình.
Các bài viết trên các tạp chí nhƣ: Bài viết Không ngừng nâng cao chất
lượng và hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội của tác giả Nguyễn Phúc
Thanh đăng trên Tạp chí Cộng sản, tr. 32 - 34, 49, số 4, 2006; PGS.TS.
Nguyễn Đăng Dung với bài Tăng sự cẩn trọng trong hoạt động lập pháp ở
Quốc hội, Nghiên cứu lập pháp 2004 số (2), tr. 21 - 25; TS. Phạm Tuấn Khải
(2005): Quan hệ giữa Chính phủ và Quốc hội trong hoạt động xây dựng pháp
luật, Nghiên cứu lập pháp (8), tr. 3 - 7; TS. Phạm Tuấn Khải (2006): Nhà
khoa học với công tác xây dựng pháp luật: vai trò, ý nghĩa và thực trạng,
Nghiên cứu lập pháp (14), tr. 20 - 24; Chức năng giám sát của Quốc hội của
GS.TS. Nguyễn Đăng Dung, tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật, số 3, 2008, tr. 9 -
12, 20.… Những bài viết này đã đánh giá ƣu điểm và hạn chế trong hoạt động
giám sát, hoạt động lập pháp của Quốc hội. Các bài viết cũng góp phần không
36
nhỏ trong việc làm rõ vị trí, nhiệm vụ của Quốc hội Việt Nam trong quá trình
xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam.
Các tác giả Trần Ngọc Đƣờng, Nguyễn Văn Cƣơng, Nguyễn Văn Hiển,
Bùi Xuân Đức, Lê Hồng Hạnh với công trình Mô hình xây dựng pháp luật
trong Nhà nước pháp quyền - Từ lý luận đến thực tiễn, NXB Tƣ Pháp, Hà
Nội, 2017; Trƣơng Thị Hồng Hà, Vũ Thị Hải Yến, Đào Trí Úc với công trình
Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2018 đã đi sâu phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn của mô hình
xây dựng pháp luật trong điều kiện xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam, thực
trạng xây dựng hệ thống pháp luật ở Việt Nam. Đặc biệt công trình Mô hình
xây dựng pháp luật trong Nhà nước pháp quyền - Từ lý luận đến thực tiễn, đã
đƣa ra những đánh giá về hệ thống pháp luật Việt Nam, mô hình xây dựng
pháp luật Việt Nam. Các tác giả cho rằng, mô hình xây dựng pháp luật Việt
Nam hiện nay chƣa đáp ứng yêu cầu của xây dựng NNPQ XHCN, vẫn còn
tồn tại những bất cập, hạn chế, mà nguyên nhân xuất phát cả từ phía chủ quan
và khách quan, trong đó, nhân tố về con ngƣời, trình độ là nguyên nhân quyết
định. Trên cơ sở những khảo sát thực tiễn, các tác giả của công trình Mô hình
xây dựng pháp luật trong Nhà nước pháp quyền - Từ lý luận đến thực tiễn, đã
nêu lên những nội dung nhằm đổi mới, hoàn thiện mô hình xây dựng pháp
luật trong NNPQ hiện nay.
1.3. Những nghiên cứu về quan điểm, phương hướng và giải pháp
phát huy vai trò của Quốc hội trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Liên quan đến quan điểm, phƣơng hƣớng, giải pháp phát huy vai trò
của Quốc hội trong xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam đã có nhiều công
trình đề cập đến. Tiêu biểu là các công trình sau: Đề tài Đổi mới và hoàn thiện
quy trình lập pháp của Quốc hội và ban hành pháp lệnh của Ủy ban Thường
37
vụ Quốc hội, đề tài cấp Bộ, mã số 99 - 98 - 169 năm 2001 của Văn phòng
Quốc hội do Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Mão làm chủ nhiệm đề tài; đề
tài KX 04.04 năm 2005 Xây dựng mô hình tổ chức, phương thức hoạt động
của Quốc hội và Chính phủ trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
dân, do dân, vì dân ở nước ta của PGS.TS. Trần Ngọc Đƣờng; đề tài
KX.04.05 năm 2005 của TS.Vũ Đức Khiển làm chủ nhiệm đề tài về Xây dựng
và hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng các yêu cầu của Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; PGS.TS. Lê Văn Hòe làm
chủ nhiệm đề tài cấp Bộ năm 2006 về Tăng cường năng lực lập pháp của
Quốc hội trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam hiện nay; cuốn sách Hoàn thiện cơ chế pháp lý đảm bảo chức năng
giám sát của Quốc hội, Hà Nội, 2009 của TS. Trƣơng Thị Hồng Hà; tác giả
Lê Thanh Vân với cuốn sách Một số vấn đề về đổi mới tổ chức, hoạt động của
Quốc hội, NXB Tƣ pháp, Hà Nội, 2007; Quốc hội Việt Nam - Tổ chức, hoạt
động và đổi mới của PGS.TS. Phan Trung Lý, NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2010; tác giả Nguyễn Minh Đoan với cuốn sách Xây dựng và hoàn thiện
hệ thống pháp luật Việt Nam trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011; tác giả Đinh Xuân
Thảo chủ biên cuốn Tiếp tục đổi mới hoạt động của Quốc hội từ thực tiễn
hoạt động của Quốc hội khóa XII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011; Cơ
chế kiểm soát quyền lực nhà nước của các cơ quan nhà nước ở Việt Nam,
NXB Hồng Đức, 2017…. Nhìn chung các công trình đều cho rằng: Cơ cấu tổ
chức và hoạt động của Quốc hội cần thiết phải đảm bảo tính ổn định, tính
khách quan, gắn lý luận với thực tiễn, đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng;
đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động của Quốc hội.
Các tác giả cũng khẳng định, để nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc
hội trong giai đoạn hiện nay, cần thiết phải tập trung vào các vấn đề nhƣ: Quy
trình lập pháp; cơ chế giám sát, cơ chế phân công và phối hợp trong việc kiểm
38
soát và thực thi các quyền lập pháp, hành pháp và tƣ pháp; nâng cao vai trò của
đại biểu Quốc hội….
- Về giải pháp, hầu hết các công trình đã tập trung vào giải pháp nhƣ:
Một là, nâng cao chất lƣợng đại biểu Quốc hội, tăng cƣờng đại biểu
Quốc hội chuyên trách. Các công trình trên nêu rõ đại biểu Quốc hội phải là
những ngƣời có năng lực, trình độ, để tham gia tích cực, có trách nhiệm vào
các hoạt động của Quốc hội.
Hai là, nâng cao hiệu quả hoạt động của các kỳ họp Quốc hội. Để Quốc
hội thực hiện tốt các nhiệm vụ, chức năng của mình, các tác giả đều nhấn
mạnh cần thiết phải đổi mới cách thức tiến hành và thời gian cũng nhƣ nâng
cao hiệu quả và chất lƣợng các kỳ họp Quốc hội.
Ba là, tăng cƣờng hoạt động của Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội, Hội đồng
Dân tộc và các uỷ ban của Quốc hội. Nâng cao trách nhiệm của Uỷ ban Thƣờng
vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các uỷ ban của Quốc hội đối với hoạt động
thẩm tra các dự án luật; tăng cƣờng hoạt động giám sát của các cơ quan này là
một trong những giải pháp hàng đầu để nâng cao hiệu quả hoạt động, phát huy
vai trò của Quốc hội.
Bốn là, bảo đảm nguyên tắc phân công và phối hợp giữa các cơ quan
nhà nƣớc trong NNPQ. Các công trình trên đều khẳng định cần thiết phải tạo
điều kiện thuận lợi để Quốc hội phát huy vai trò của mình trong tổ chức thực
hiện quyền lực nhà nƣớc, đồng thời bảo đảm việc phân công phối hợp giữa
Quốc hội và các cơ quan nhà nƣớc khác trong phân công, phối hợp thực hiện
các quyền lực nhà nƣớc.
Năm là, tăng cƣờng bộ máy giúp việc và các điều kiện bảo đảm hoạt
động của Quốc hội.
Sáu là, cần nâng cao chất lƣợng Chƣơng trình xây dựng luật, pháp
lệnh của Quốc hội. Các tác giả đều nhấn mạnh cần quan tâm đến việc đề
xuất sáng kiến xây dựng luật, nâng cao hơn nữa vai trò của Nhân dân và
39
của các tổ chức trong đề xuất sáng kiến xây dựng pháp luật. Cần tạo môi
trƣờng dân chủ để mọi chủ thể trong xã hội có thể tham gia tích cực vào
quá trình đề xuất những sáng kiến, ý kiến xây dựng pháp luật.
Đặc biệt công trình với sự tham gia của nhiều tác giả, thu hút đƣợc sự
quan tâm của giới nghiên cứu và bạn đọc là cuốn Cơ chế kiểm soát quyền lực
nhà nước của các cơ quan nhà nước ở Việt Nam, NXB Hồng Đức, 2017. Với
phƣơng pháp phân tích, logic, lịch sử, so sánh và tổng hợp, các tác giả đã phân
tích, luận giải nhiều vấn đề quan trọng trong cơ chế kiểm soát quyền lực nhà
nƣớc của các cơ quan với các chủ thể nhƣ: Quốc hội, Chính phủ và Tòa án. Các
tác giả đã tập trung vào các giải pháp chủ yếu nhƣ: Giải pháp hoàn thiện cơ chế
kiểm soát quyền lập pháp, giải pháp hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền hành
pháp, giải pháp hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền tƣ pháp. Đồng thời, các tác
giả cũng nêu lên một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà
nƣớc của các cơ quan nhà nƣớc trong cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nƣớc ở
nƣớc ta hiện nay. Đặc biệt, đối với Quốc hội, các tác giả nêu một số kiến nghị
nhƣ: 1. Xác định rõ hơn thẩm quyền lập pháp của Quốc hội; 2. Cần hoàn thiện
các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành các công cụ giám sát quyền lực của
Quốc hội; 3. Tăng cƣờng năng lực nội tại của Quốc hội; 4, Tăng cƣờng sự giám
sát của cơ quan hành pháp và tƣ pháp đối với Quốc hội; 5, Tăng cƣờng sự giám
sát của Nhân dân đối với Quốc hội; 6, Tăng cƣờng cơ chế tự giám sát quyền lực
của Quốc hội.
Những công trình nghiên cứu trên với các phƣơng pháp khai thác
khác nhau, có đối tƣợng nghiên cứu ít nhiều liên quan đến đề tài, đã nêu
bật lên những chức năng, vai trò cơ bản của Quốc hội. Đây là những chỉ
dẫn, tham khảo giúp tác giả tiếp cận làm sâu sắc hơn những nội dung
nghiên cứu.
40
1.4. Khái quát kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài và những
vấn đề luận án sẽ giải quyết
1.4.1. Khái quát kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài
Thông qua tìm hiểu tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, tác giả
nhận thấy các công trình nghiên cứu có liên quan hoặc thuộc về chủ đề nghiên
cứu của đề tài khá phong phú, đa dạng không chỉ về số lƣợng, mà còn cả về
nội dung, phƣơng pháp nghiên cứu. Cụ thể nhƣ sau:
Về nội dung:
Nghiên cứu về NNPQ, NNPQ XHCN, các công trình đƣợc khảo cứu đã
khái quát lịch sử hình thành và phát triển học thuyết NNPQ; giá trị phổ biến
của học thuyết NNPQ và đi đến khẳng định, về phƣơng diện lý luận, NNPQ
với tính cách là những giá trị phổ biến, là biểu hiện của một trình độ phát triển
dân chủ. NNPQ không phải là một kiểu nhà nƣớc. “Nhà nƣớc pháp quyền
đƣợc nhìn nhận nhƣ một phƣơng thức thực hiện quyền lực nhà nƣớc, một
cách thức tổ chức nền dân chủ, cách thức tổ chức nhà nƣớc và xã hội trên nền
tảng dân chủ” [110, 112, 113].
Các công trình đƣợc khảo cứu cũng đã phân tích làm rõ quan điểm của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng
sản Việt Nam về NNPQ; khái niệm, những đặc trƣng cơ bản và chức năng
của NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân. Đặc biệt, các tác giả đã khái quát
những đặc trƣng cơ bản của NNPQ XHCN Việt Nam nhƣ: NNPQ XHCN
Việt Nam là Nhà nƣớc của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, tất cả
quyền lực nhà nƣớc thuộc về Nhân dân; quyền lực nhà nƣớc đƣợc tổ chức
theo nguyên tắc thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan
nhà nƣớc trong việc thực hiện ba quyền: Lập pháp, hành pháp và tƣ pháp;
pháp luật trong NNPQ XHCN Việt Nam mang tính dân chủ, phản ánh
quyền, ý chí của Nhân dân và là tối thƣợng trong đời sống xã hội; tổ chức và
hoạt động của Nhà nƣớc thực hiện trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật; NNPQ
41
XHCN Việt Nam bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh và có thiện chí các cam
kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết; và NNPQ XHCN Việt Nam do Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Bên cạnh đó, các công trình cũng phân tích các yếu tố quy định, chi
phối đến quá trình xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam; tính phổ biến và tính
đặc thù của quá trình xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam; những điểm mới
quan trọng về xây dựng NNPQ đƣợc Hiến pháp năm 2013 đề cập đến.
Từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn quá trình xây dựng NNPQ
XHCN ở Việt Nam, các tác giả cũng đã nêu và phân tích những phƣơng hƣớng
và các giải pháp chủ yếu xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam hiện nay.
Qua khảo cứu các công trình nghiên cứu về quốc hội và Quốc hội
Việt Nam cho thấy: Các tác giả đã cố gắng làm rõ nội hàm vị trí, vai trò
của quốc hội nói chung, xác định một số đặc điểm của Quốc hội Việt Nam
và quốc hội các nƣớc. Ở phần lớn các nƣớc trên thế giới, quốc hội là cơ
quan đại diện, thực hiện chức năng lập pháp, quyết định những vấn đề quan
trọng của đất nƣớc và thực hiện đối trọng quyền lực đối với các nhánh hành
pháp, tƣ pháp…. Ở Việt Nam, Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao
nhất, cơ quan đại biểu cao nhất của toàn dân, thực hiện chức năng lập hiến,
lập pháp; quyết định những vấn đề quan trọng của đất nƣớc và giám sát tối
cao đối với hoạt động của Nhà nƣớc. Các công trình cũng đã làm rõ đƣợc
sự khác nhau của quốc hội các nƣớc và Quốc hội Việt Nam ở các khía
cạnh: Tổ chức, cơ cấu và hoạt động…. Nhiều công trình đã đề xuất các giải
pháp nhằm hoàn thiện tổ chức, nâng cao năng lực và hiệu quả trong hoạt
động của Quốc hội trong điều kiện xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam hiện
nay.
Đề cập đến những vấn đề lý luận về Quốc hội, các công trình đƣợc khảo
cứu đã phân tích địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội;
trình tự bầu cử đại biểu Quốc hội, quyền hạn và nhiệm vụ của đại biểu Quốc
Vai trò của quốc hội trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay 6793144
Vai trò của quốc hội trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay 6793144
Vai trò của quốc hội trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay 6793144
Vai trò của quốc hội trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay 6793144
Vai trò của quốc hội trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay 6793144
Vai trò của quốc hội trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay 6793144
Vai trò của quốc hội trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay 6793144
Vai trò của quốc hội trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay 6793144
Vai trò của quốc hội trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay 6793144
Vai trò của quốc hội trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay 6793144
Vai trò của quốc hội trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay 6793144
Vai trò của quốc hội trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay 6793144
Vai trò của quốc hội trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay 6793144
Vai trò của quốc hội trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay 6793144
Vai trò của quốc hội trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay 6793144
Vai trò của quốc hội trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay 6793144
Vai trò của quốc hội trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay 6793144
Vai trò của quốc hội trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay 6793144
Vai trò của quốc hội trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay 6793144
Vai trò của quốc hội trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay 6793144
Vai trò của quốc hội trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay 6793144
Vai trò của quốc hội trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay 6793144
Vai trò của quốc hội trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay 6793144
Vai trò của quốc hội trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay 6793144
Vai trò của quốc hội trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay 6793144
Vai trò của quốc hội trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay 6793144
Vai trò của quốc hội trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay 6793144
Vai trò của quốc hội trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay 6793144
Vai trò của quốc hội trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay 6793144
Vai trò của quốc hội trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay 6793144
Vai trò của quốc hội trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay 6793144
Vai trò của quốc hội trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay 6793144
Vai trò của quốc hội trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay 6793144
Vai trò của quốc hội trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay 6793144
Vai trò của quốc hội trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay 6793144
Vai trò của quốc hội trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay 6793144
Vai trò của quốc hội trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay 6793144
Vai trò của quốc hội trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay 6793144
Vai trò của quốc hội trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay 6793144
Vai trò của quốc hội trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay 6793144
Vai trò của quốc hội trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay 6793144
Vai trò của quốc hội trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay 6793144
Vai trò của quốc hội trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay 6793144
Vai trò của quốc hội trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay 6793144
Vai trò của quốc hội trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay 6793144
Vai trò của quốc hội trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay 6793144
Vai trò của quốc hội trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay 6793144
Vai trò của quốc hội trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay 6793144
Vai trò của quốc hội trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay 6793144
Vai trò của quốc hội trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay 6793144
Vai trò của quốc hội trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay 6793144
Vai trò của quốc hội trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay 6793144
Vai trò của quốc hội trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay 6793144
Vai trò của quốc hội trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay 6793144
Vai trò của quốc hội trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay 6793144
Vai trò của quốc hội trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay 6793144

More Related Content

What's hot

Bài tập tổng hợp môn văn bản quản lý nhà nước
Bài tập tổng hợp môn văn bản quản lý nhà nướcBài tập tổng hợp môn văn bản quản lý nhà nước
Bài tập tổng hợp môn văn bản quản lý nhà nướcHọc Huỳnh Bá
 
Luatbanhanhvanbanso 80-2015-qh13
Luatbanhanhvanbanso 80-2015-qh13Luatbanhanhvanbanso 80-2015-qh13
Luatbanhanhvanbanso 80-2015-qh13suhoang2
 
Duonglap-Mỗi quan hệ giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc trong hệ thống chính t...
Duonglap-Mỗi quan hệ giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc trong hệ thống chính t...Duonglap-Mỗi quan hệ giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc trong hệ thống chính t...
Duonglap-Mỗi quan hệ giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc trong hệ thống chính t...Mộc Đại Lâm
 

What's hot (17)

Tính hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Văn hoá
Tính hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Văn hoáTính hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Văn hoá
Tính hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Văn hoá
 
Bài tập tổng hợp môn văn bản quản lý nhà nước
Bài tập tổng hợp môn văn bản quản lý nhà nướcBài tập tổng hợp môn văn bản quản lý nhà nước
Bài tập tổng hợp môn văn bản quản lý nhà nước
 
Đề tài: Giám sát của Mặt trận Tổ quốc với cơ quan hành chính, HOT
Đề tài: Giám sát của Mặt trận Tổ quốc với cơ quan hành chính, HOTĐề tài: Giám sát của Mặt trận Tổ quốc với cơ quan hành chính, HOT
Đề tài: Giám sát của Mặt trận Tổ quốc với cơ quan hành chính, HOT
 
Luatbanhanhvanbanso 80-2015-qh13
Luatbanhanhvanbanso 80-2015-qh13Luatbanhanhvanbanso 80-2015-qh13
Luatbanhanhvanbanso 80-2015-qh13
 
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễnLuận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
 
Đề tài: Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã huyện Hoài Đức, HAY
Đề tài: Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã huyện Hoài Đức, HAYĐề tài: Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã huyện Hoài Đức, HAY
Đề tài: Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã huyện Hoài Đức, HAY
 
Luận án: Cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, HOT
Luận án: Cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, HOTLuận án: Cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, HOT
Luận án: Cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, HOT
 
Luận văn: Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, HAY
Luận văn: Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, HAYLuận văn: Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, HAY
Luận văn: Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, HAY
 
Luận văn: Xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật, HOT
Luận văn: Xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật, HOTLuận văn: Xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật, HOT
Luận văn: Xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật, HOT
 
Luận văn: Hoạt động thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh, HOT
Luận văn: Hoạt động thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh, HOTLuận văn: Hoạt động thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh, HOT
Luận văn: Hoạt động thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh, HOT
 
Luận văn: Sự lựa chọn mô hình bảo hiếm ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Sự lựa chọn mô hình bảo hiếm ở Việt Nam, HOTLuận văn: Sự lựa chọn mô hình bảo hiếm ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Sự lựa chọn mô hình bảo hiếm ở Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Luận văn: Chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạmLuận văn: Chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Luận văn: Chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
 
Luận văn: Tổ chức hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, HAY
Luận văn: Tổ chức hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, HAYLuận văn: Tổ chức hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, HAY
Luận văn: Tổ chức hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, HAY
 
Luận văn thạc sĩ: Quy trình xây dựng pháp lệnh ở Việt Nam, HOT
Luận văn thạc sĩ: Quy trình xây dựng pháp lệnh ở Việt Nam, HOTLuận văn thạc sĩ: Quy trình xây dựng pháp lệnh ở Việt Nam, HOT
Luận văn thạc sĩ: Quy trình xây dựng pháp lệnh ở Việt Nam, HOT
 
Duonglap-Mỗi quan hệ giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc trong hệ thống chính t...
Duonglap-Mỗi quan hệ giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc trong hệ thống chính t...Duonglap-Mỗi quan hệ giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc trong hệ thống chính t...
Duonglap-Mỗi quan hệ giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc trong hệ thống chính t...
 
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND & UBND, HOT
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND & UBND, HOTLuận văn: Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND & UBND, HOT
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND & UBND, HOT
 
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyệnĐề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện
 

Similar to Vai trò của quốc hội trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay 6793144

Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Nhà Nước Và Mặt Trận Tổ Quốc Trong Hệ Thống Chính T...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Nhà Nước Và Mặt Trận Tổ Quốc Trong Hệ Thống Chính T...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Nhà Nước Và Mặt Trận Tổ Quốc Trong Hệ Thống Chính T...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Nhà Nước Và Mặt Trận Tổ Quốc Trong Hệ Thống Chính T...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân - Gửi miễn p...
Luận văn: Ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân - Gửi miễn p...Luận văn: Ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân - Gửi miễn p...
Luận văn: Ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM_10222212052019
GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM_10222212052019GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM_10222212052019
GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM_10222212052019PinkHandmade
 
Tòa án trong nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
Tòa án trong nhà nước pháp quyền XHCN Việt NamTòa án trong nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
Tòa án trong nhà nước pháp quyền XHCN Việt Namhieu anh
 

Similar to Vai trò của quốc hội trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay 6793144 (20)

Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Nhà Nước Và Mặt Trận Tổ Quốc Trong Hệ Thống Chính T...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Nhà Nước Và Mặt Trận Tổ Quốc Trong Hệ Thống Chính T...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Nhà Nước Và Mặt Trận Tổ Quốc Trong Hệ Thống Chính T...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Nhà Nước Và Mặt Trận Tổ Quốc Trong Hệ Thống Chính T...
 
Luận văn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, HOT
Luận văn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, HOTLuận văn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, HOT
Luận văn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, HOT
 
Luận văn: Mối quan hệ giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc, HOT
Luận văn: Mối quan hệ giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc, HOTLuận văn: Mối quan hệ giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc, HOT
Luận văn: Mối quan hệ giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc, HOT
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở, HOTLuận văn: Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở, HOT
 
Luận văn: Ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân - Gửi miễn p...
Luận văn: Ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân - Gửi miễn p...Luận văn: Ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân - Gửi miễn p...
Luận văn: Ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân - Gửi miễn p...
 
mối quan hệ giữa nhà nƣớc và mặt trận.doc
mối quan hệ giữa nhà nƣớc và mặt trận.docmối quan hệ giữa nhà nƣớc và mặt trận.doc
mối quan hệ giữa nhà nƣớc và mặt trận.doc
 
Vai trò của Quốc hội về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, HAY
Vai trò của Quốc hội về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, HAYVai trò của Quốc hội về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, HAY
Vai trò của Quốc hội về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, HAY
 
Luận văn: Vai trò của Quốc hội trong bảo vệ quyền con người, HAY
Luận văn: Vai trò của Quốc hội trong bảo vệ quyền con người, HAYLuận văn: Vai trò của Quốc hội trong bảo vệ quyền con người, HAY
Luận văn: Vai trò của Quốc hội trong bảo vệ quyền con người, HAY
 
Vai trò của Quốc hội trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người
Vai trò của Quốc hội trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con ngườiVai trò của Quốc hội trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người
Vai trò của Quốc hội trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam
Luận văn: Giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt NamLuận văn: Giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam
Luận văn: Giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam
 
Luận án: Giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam
Luận án: Giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt NamLuận án: Giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam
Luận án: Giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam
 
GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM_10222212052019
GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM_10222212052019GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM_10222212052019
GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM_10222212052019
 
Luận văn: Hoạt động của Hội đồng nhân dân xã, tỉnh Phú Yên
Luận văn: Hoạt động của Hội đồng nhân dân xã, tỉnh Phú YênLuận văn: Hoạt động của Hội đồng nhân dân xã, tỉnh Phú Yên
Luận văn: Hoạt động của Hội đồng nhân dân xã, tỉnh Phú Yên
 
Đề tài: Hoạt động của Hội đồng nhân dân xã tỉnh Phú Yên, HAY
Đề tài: Hoạt động của Hội đồng nhân dân xã tỉnh Phú Yên, HAYĐề tài: Hoạt động của Hội đồng nhân dân xã tỉnh Phú Yên, HAY
Đề tài: Hoạt động của Hội đồng nhân dân xã tỉnh Phú Yên, HAY
 
Đề tài: Chiến lược Cải cách tư pháp với mục tiêu bảo vệ công lý
Đề tài: Chiến lược Cải cách tư pháp với mục tiêu bảo vệ công lýĐề tài: Chiến lược Cải cách tư pháp với mục tiêu bảo vệ công lý
Đề tài: Chiến lược Cải cách tư pháp với mục tiêu bảo vệ công lý
 
Luận văn: Xây dựng ý thức pháp luật cho nông dân, HOT
Luận văn: Xây dựng ý thức pháp luật cho nông dân, HOTLuận văn: Xây dựng ý thức pháp luật cho nông dân, HOT
Luận văn: Xây dựng ý thức pháp luật cho nông dân, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về dân chủ cơ sở tại Hưng Yên, HAY
Luận văn: Pháp luật về dân chủ cơ sở tại Hưng Yên, HAYLuận văn: Pháp luật về dân chủ cơ sở tại Hưng Yên, HAY
Luận văn: Pháp luật về dân chủ cơ sở tại Hưng Yên, HAY
 
Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.docx
Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.docxThực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.docx
Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.docx
 
Đề tài: Tòa án trong nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, HAY
Đề tài: Tòa án trong nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, HAYĐề tài: Tòa án trong nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, HAY
Đề tài: Tòa án trong nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, HAY
 
Tòa án trong nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
Tòa án trong nhà nước pháp quyền XHCN Việt NamTòa án trong nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
Tòa án trong nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 

Vai trò của quốc hội trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay 6793144

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN _______________________ TRẦN THỊ MAI VAI TRÒ CỦA QUỐC HỘI TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC Hà Nội - 2019
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN _______________________ TRẦN THỊ MAI VAI TRÒ CỦA QUỐC HỘI TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: CHÍNH TRỊ HỌC Mã số: 62 31 02 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. GS.TSKH. Phan Xuân Sơn 2. PGS.TS. Trần Kim Đỉnh Hà Nội - 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực, có căn cứ khoa học, đƣợc trích dẫn từ nguồn tƣ liệu tin cậy. Những kết luận khoa học của luận án là chính xác, chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Trần Thị Mai
  • 4. 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................6 1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................6 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án....................................8 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án.....................................9 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án........................9 5. Đóng góp mới của luận án…………………………………………… 11 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án …………………………… 11 7. Kết cấu của luận án ………………………………………………….. 12 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI............................................................................................................ 13 1.1. Những nghiên cứu về xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền; lý luận và thực tiễn về Quốc hội trong xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền ………....13 1.2. Những nghiên cứu về thực trạng vai trò của Quốc hội Việt Nam trong xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ……………… 30 1.3. Những nghiên cứu về quan điểm, phƣơng hƣớng và giải pháp phát huy vai trò của Quốc hội trong xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ………………………………………………….. 36 1.4. Khái quát kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài và những vấn đề luận án sẽ giải quyết ……………………………………………………. 40 1.4.1. Khái quát kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài …………….. 40 1.4.2. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết …………………….. 43 Tiểu kết chƣơng 1………………………………………………………...44 Chƣơng 2: VAI TRÒ CỦA QUỐC HỘI TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN ………………46
  • 5. 2 2.1. Quan niệm về nhà nƣớc pháp quyền và đặc trƣng của Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ……………………………………………46 2.1.1. Một số quan niệm về nhà nƣớc pháp quyền trong lịch sử……….46 2.1.2. Đặc trƣng của Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam……………………………………………………………………….52 2.2. Những nội dung cơ bản trong xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ……………………………………………………………..58 2.3. Vị trí, vai trò của Quốc hội Việt Nam trong xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ……………………………………………67 2.3.1. Quốc hội - cơ quan quyền lực Nhà nƣớc cao nhất, cơ quan đại biểu cao nhất của toàn dân ……………………………………………………68 2.3.2. Vai trò của Quốc hội trong xây dựng hệ thống pháp luật ……….70 2.3.3. Vai trò của Quốc hội trong quyết định những vấn đề quan trọng của đất nƣớc ……………………………………………………………...76 2.3.4. Vai trò của Quốc hội trong thực hiện quyền lực nhà nƣớc là thống nhất có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nƣớc trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tƣ pháp …………78 2.3.5. Vai trò của Quốc hội với thực hiện các công ƣớc, hiệp ƣớc, hiệp định, các cam kết quốc tế ………………………………………………..82 2.4. Những nhân tố tác động đến vai trò của Quốc hội trong xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam …………………...84 2.4.1. Các nhân tố trong nƣớc …………………………………………...84 2.4.2. Các nhân tố quốc tế ……………………………………………….88 Tiểu kết chƣơng 2 ………………………………………………………..91 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN VAI TRÒ CỦA QUỐC HỘI TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM (2001 - 2018) …………………………………..93
  • 6. 3 3.1. Quốc hội trong thực hiện vai trò đại biểu cao nhất của toàn dân….93 3.1.1. Bầu cử đại biểu Quốc hội - một hình thức ủy quyền của Nhân dân………………………………………………………………………...93 3.1.2. Đại biểu Quốc hội với việc phản ánh và thực hiện quyền, lợi ích, ý chí của Nhân dân........…………………………………………………. 96 3.2. Thực trạng vai trò của Quốc hội trong xây dựng hệ thống pháp luật theo yêu cầu của quá trình xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ……………………………………………………….103 3.3. Thực trạng vai trò của Quốc hội Việt Nam trong quyết định những vấn đề quan trọng của đất nƣớc ...……………………………………. 111 3.4. Thực trạng vai trò của Quốc hội Việt Nam trong thống nhất, phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nƣớc................................114 3.4.1. Quốc hội với việc thống nhất, phân công, phối hợp các cơ quan nhà nƣớc trong thực thi các quyền lập pháp, hành pháp, tƣ pháp ........114 3.4.2. Quốc hội với việc kiểm soát quyền lực trong thực thi quyền lực nhà nƣớc .............................................................................................119 3.5. Thực trạng vai trò của Quốc hội với việc thực hiện các công ƣớc, hiệp ƣớc, hiệp định, các cam kết quốc tế..........................................129 3.6. Một số vấn đề đặt ra đối với vai trò của Quốc hội trong xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay .............132 Tiểu kết chƣơng 3 ...............................................................................137 Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM, PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA QUỐC HỘI TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ....139 4.1. Quan điểm và phƣơng hƣớng phát huy vai trò của Quốc hội trong xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay............139 4.1.1. Quan điểm.................................................................................139
  • 7. 4 4.1.2. Phƣơng hƣớng...........................................................................142 4.2. Giải pháp phát huy vai trò của Quốc hội trong xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa...............................................................147 4.2.1. Đổi mới hoạt động bầu cử .........................................................147 4.2.2. Đổi mới nhận thức về đại biểu Quốc hội, tăng số lƣợng đại biểu chuyên trách........................................................................................148 4.2.3. Nâng cao chất lƣợng hoạt động xây dựng pháp luật của Quốc hội Việt Nam.............................................................................................150 4.2.4. Chế định rõ việc thống nhất, phân công, phối hợp các cơ quan nhà nƣớc trong thực thi các quyền lập pháp, hành pháp, tƣ pháp; tăng cƣờng vai trò của Quốc hội trong thực thi quyền lập pháp ……………………………… ......154 4.2.5. Nâng cao vai trò của Quốc hội với việc kiểm soát quyền lực trong thực thi quyền lực nhà nƣớc................................................................155 4.2.6. Nâng cao vai trò của Quốc hội trong thực hiện các công ƣớc, hiệp ƣớc, hiệp định, các cam kết quốc tế đáp ứng yêu cầu của quá trình xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam...................165 Tiểu kết chƣơng 4 ...............................................................................168 KẾT LUẬN.........................................................................................170 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN..................................................................................173 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................174
  • 8. 5 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ( Association of South East Asian Nations) CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa MTTQ Mặt trận Tổ quốc NNPQ Nhà nƣớc pháp quyền NXB Nhà xuất bản WTO Tổ chức Thƣơng mại thế giới (World Trade Organization) XHCN Xã hội chủ nghĩa
  • 9. 6 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhà nƣớc pháp quyền (NNPQ) là nhà nƣớc mà chủ thể quyền lực thuộc về Nhân dân, luật pháp của NNPQ phản ánh và bảo vệ các quyền con ngƣời, quyền công dân, quyền các cộng đồng và quyền của dân tộc. Sự ra đời, phát triển của NNPQ phản ánh xu thế tiến bộ chung của nhân loại và ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội. Trong NNPQ, các cơ quan quyền lực nhà nƣớc đƣợc tổ chức hợp lý, thống nhất, phối hợp và kiểm soát trong thực thi quyền lực nhà nƣớc nhằm tránh sự chuyên quyền và lạm quyền. Tính khách quan, giá trị phổ biến cũng nhƣ vai trò của NNPQ đã và đang thể hiện ngày càng rõ trong thực tiễn chính trị thế giới. Ở Việt Nam, quá trình hình thành nhận thức, chủ trƣơng, tổ chức thực hiện xây dựng NNPQ trải qua nhiều giai đoạn. Từ năm 1991, chủ trƣơng “xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền” lần đầu tiên đƣợc Đảng Cộng sản Việt Nam đề cập tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ƣơng lần thứ Hai khóa VII. Đến Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa VII tháng 1 năm 1994, cùng với các Đại hội VIII, IX, X, XI, XII, Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục xác định: “xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa” và làm rõ thêm nhiều nội dung mới. Luận điểm quan trọng này lần đầu tiên đã đƣợc thể chế hóa thành quy định tại điều 2 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001): Nhà nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nƣớc thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nƣớc là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nƣớc trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tƣ pháp [68, tr. 67].
  • 10. 7 Đến Hiến pháp năm 2013, những nội dung này tiếp tục đƣợc khẳng định, đồng thời bổ sung luận điểm quan trọng về “kiểm soát quyền lực” giữa các cơ quan nhà nƣớc trong NNPQ XHCN. Để xây dựng NNPQ cần phải có đầy đủ luật và luật tốt, các cơ quan nhà nƣớc phải thực hiện đƣợc sự phân công và kiểm soát quyền lực trong thực thi các quyền lập pháp, hành pháp, tƣ pháp; phải tạo đƣợc một trạng thái xã hội tốt; phải có một trật tự pháp quyền năng động, linh hoạt để có thể đáp ứng đƣợc những biến đổi nhanh chóng của đời sống xã hội. Với tính chất của NNPQ, để có thể xây dựng thành công NNPQ với những nhiệm vụ cơ bản nêu trên, vai trò của Quốc hội rất quan trọng. Đặc biệt, với tƣ cách là cơ quan đại biểu cao nhất của toàn dân, cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao nhất của nƣớc CHXHCN Việt Nam, Quốc hội thực hiện quyền lực nhà nƣớc trong mối quan hệ với các cơ quan nhà nƣớc khác và với chính mình. Quốc hội cũng là nơi để Nhân dân vừa học vừa thực hành dân chủ. Trong những nhiệm kỳ qua ở nƣớc ta, việc xây dựng và phát huy vai trò của Quốc hội một cách hiệu quả phù hợp với quá trình xây dựng NNPQ XHCN đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, có thể thấy trên tất cả các bình diện, chúng ta còn nhiều yếu kém trong việc đáp ứng các yêu cầu của một NNPQ. Năng lực làm luật của Quốc hội còn hạn chế, luật pháp chƣa đủ để điều chỉnh các hành vi của Nhà nƣớc và xã hội, chất lƣợng hệ thống pháp luật còn thấp, tính khả thi của luật còn chƣa cao và xung đột pháp luật còn nhiều. Quốc hội nƣớc ta trong những nhiệm kỳ gần đây đã có những tiến bộ ấn tƣợng, nhƣng vẫn còn hoạt động hình thức, thiếu chuyên nghiệp, thực hiện vai trò đại diện, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nƣớc, giám sát tối cao còn lúng túng, chƣa thực sự hiệu quả. Việc nghiên cứu về chức năng, vai trò của Quốc hội nói chung, vai trò của Quốc hội trong xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam nói riêng đã có khá
  • 11. 8 nhiều công trình đề cập đến. Tuy nhiên, trƣớc yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, yêu cầu xây dựng một nền dân chủ XHCN, yêu cầu của hội nhập quốc tế, tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013, đòi hỏi cần có những nghiên cứu mới nhằm làm rõ hơn vai trò của Quốc hội trong xây dựng NNPQ XHCN để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển đất nƣớc trong thiên niên kỷ mới. Với những lý do nhƣ trên, tác giả đã chọn đề tài: “Vai trò của Quốc hội trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Chính trị học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án - Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về vai trò của Quốc hội trong xây dựng NNPQ, thực trạng thực hiện vai trò của Quốc hội Việt Nam trong xây dựng NNPQ XHCN, luận án đề xuất những quan điểm, phƣơng hƣớng, giải pháp nhằm phát huy vai trò của Quốc hội trong xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam hiện nay. - Nhiệm vụ nghiên cứu: Để hoàn thành mục đích nghiên cứu, luận án đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu sau: + Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. + Làm rõ những vấn đề lý luận về NNPQ, NNPQ XHCN và về vai trò của Quốc hội trong xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam. + Nghiên cứu, làm rõ thực trạng thực hiện vai trò của Quốc hội Việt Nam trong xây dựng NNPQ XHCN từ năm 2001 đến năm 2018. + Đề xuất những quan điểm, phƣơng hƣớng, giải pháp nhằm phát huy vai trò của Quốc hội trong xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam hiện nay.
  • 12. 9 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án - Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu vai trò của Quốc hội Việt Nam trong xây dựng NNPQ XHCN hiện nay. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi nội dung: Luận án tập trung làm rõ vai trò của Quốc hội Việt Nam trong xây dựng NNPQ XHCN trên các nội dung nhƣ: Quốc hội trong thực hiện vai trò đại biểu cao nhất của toàn dân; vai trò của Quốc hội trong xây dựng hệ thống pháp luật, trong quyết định các vấn đề quan trọng của đất nƣớc, trong thống nhất, phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nƣớc và trong thực hiện các công ƣớc, hiệp ƣớc, hiệp định, các cam kết quốc tế. + Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu vai trò của Quốc hội trong xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam. + Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu vai trò của Quốc hội Việt Nam trong xây dựng NNPQ XHCN từ năm 2001 (lần đầu tiên luận điểm về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân đƣợc thể chế hóa trong Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001)) đến năm 2018. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án - Cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu: Luận án đƣợc thực hiện trên cơ sở lý luận, phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đƣờng lối của Đảng và phƣơng pháp luận chính trị học. Ngoài ra, luận án cũng thực hiện trên cơ sở các lý thuyết chính trị học về nhà nƣớc và pháp quyền, về quyền lập pháp và cơ quan lập pháp, về dân chủ đại diện.
  • 13. 10 - Các phương pháp nghiên cứu cụ thể của luận án: Để hoàn thành luận án, tác giả luận án đã sử dụng các phƣơng pháp cụ thể nhƣ: Phƣơng pháp logic - lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê…. Việc sử dụng phƣơng pháp logic với mục đích là để tìm ra bản chất, tính tất yếu, quy luật của sự vật, hiện tƣợng thông qua hình thức lý luận trừu tƣợng và khái quát. Với việc sử dụng phƣơng pháp logic, luận án đã nghiên cứu những lý thuyết về NNPQ, NNPQ XHCN để khái quát lên những đặc trƣng cơ bản của NNPQ XHCN Việt Nam; nghiên cứu quá trình xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam để khái quát thành những đặc trƣng của NNPQ XHCN ở Việt Nam; nghiên cứu thực trạng hoạt động của Quốc hội để luận giải, khái quát một cách sâu sắc những ƣu điểm, hạn chế trong hoạt động của Quốc hội trong xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam hiện nay. Do vậy, phƣơng pháp logic giúp luận án khái quát những vấn đề lý luận về NNPQ, NNPQ XHCN; khái quát những ƣu điểm và hạn chế trong hoạt động của Quốc hội, từ đó thấy đƣợc vai trò của Quốc hội Việt Nam trong xây dựng NNPQ XHCN. Phƣơng pháp lịch sử đƣợc hiểu là phƣơng pháp miêu tả tiến trình phát triển của các hiện tƣợng, sự kiện lịch sử với những tính chất cụ thể của chúng. Mục đích khi sử dụng phƣơng pháp này là nhằm thể hiện cái lịch sử với tính cụ thể, tính hiện thực, tính sinh động của sự vật, hiện tƣợng. Từ đó có cơ sở để nắm cái logic đƣợc sâu sắc, đúng đắn hơn. Với việc sử dụng phƣơng pháp lịch sử, luận án đã tìm hiểu những hoạt động cụ thể của Quốc hội Việt Nam từ năm 2001 đến 2018 để thấy đƣợc vai trò của Quốc hội trong xây dựng NNPQ XHCN nhƣ: Hoạt động xây dựng pháp luật, hoạt động quyết định những vấn đề quan trọng của đất nƣớc về kinh tế, chính trị, xã hội, hoạt động giám sát, hoạt động thực hiện các cam kết quốc tế…. Sự kết hợp giữa phƣơng pháp logic và lịch sử giúp tác giả luận án khái quát những vai trò của Quốc hội Việt Nam trong xây dựng NNPQ XHCN hiện nay.
  • 14. 11 Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp đƣợc sử dụng trong luận án để phân tích, tìm hiểu các số liệu, tổng hợp những vấn đề lý luận về NNPQ, NNPQ XHCN, về lý luận và thực tiễn hoạt động của Quốc hội Việt Nam. Từ đó, chỉ rõ những vai trò cơ bản của Quốc hội Việt Nam trong xây dựng NNPQ XHCN hiện nay. Bằng việc sử dụng phƣơng pháp so sánh, luận án đã so sánh các giai đoạn hoạt động của Quốc hội. Từ đó, luận án khái quát những mặt tích cực, ƣu điểm và cả những hạn chế trong quá trình Quốc hội Việt Nam thực hiện vai trò của mình qua các giai đoạn khác nhau. Với việc sử dụng phƣơng pháp thống kê, luận án đã tìm hiểu, thống kê các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án, thống kê những số liệu để minh chứng cho vai trò của Quốc hội qua các giai đoạn, từ đó, làm tăng tính khoa học, tính tin cậy của những nghiên cứu trong luận án. 5. Đóng góp mới của luận án - Luận án góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về NNPQ, NNPQ XHCN. - Luận án góp phần hệ thống hóa và luận giải những vấn đề về vai trò của Quốc hội trong xây dựng NNPQ XHCN. - Trên cơ sở phân tích thực trạng thực hiện vai trò của Quốc hội, luận án góp phần làm rõ những ƣu điểm và hạn chế của Quốc hội Việt Nam trong xây dựng NNPQ XHCN từ năm 2001 đến năm 2018. - Từ việc phân tích những vấn đề lý luận, thực trạng thực hiện vai trò của Quốc hội Việt Nam, luận án góp phần làm rõ quan điểm, phƣơng hƣớng và giải pháp có tính khả thi nhằm phát huy vai trò của Quốc hội trong xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Ý nghĩa lý luận: Qua việc phân tích làm rõ những vấn đề lý luận về NNPQ, vai trò của Quốc hội trong xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam,
  • 15. 12 luận án góp phần làm rõ những đặc trƣng của NNPQ XHCN theo tinh thần Hiến pháp 2013. Đặc biệt, luận án góp phần làm rõ một cách có hệ thống vai trò của Quốc hội Việt Nam trong xây dựng NNPQ XHCN. - Ý nghĩa thực tiễn: + Luận án góp phần cung cấp những luận điểm phục vụ cho quá trình nghiên cứu, giảng dạy lý luận về NNPQ, về vai trò của Quốc hội. Đồng thời, luận án sau khi hoàn thiện có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ quá trình nghiên cứu, giảng dạy, học tập lý luận về NNPQ, về chức năng, vai trò của Quốc hội trong xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam. + Những đề xuất về phƣơng hƣớng, giải pháp đƣợc phân tích và trình bày trong luận án có thể để tham khảo trong hoạt động thực tiễn hiện nay. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận án đƣợc trình bày theo 4 chƣơng 16 tiết.
  • 16. 13 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Trong bộ máy của Nhà nƣớc ta, Quốc hội chiếm vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Tổ chức và hoạt động của Quốc hội quyết định chủ yếu đến sự phát triển của đất nƣớc, sự thành công của xây dựng NNPQ XHCN trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Với tầm quan trọng đặc biệt đó, vai trò của Quốc hội đã trở thành một vấn đề luôn đƣợc sự quan tâm của các nhà khoa học và giới nghiên cứu. Các tác giả, các nhà nghiên cứu đã phân tích, luận giải, khái quát, đánh giá hoạt động của Quốc hội dƣới nhiều góc độ, nhiều hƣớng tiếp cận khác nhau. 1.1. Những nghiên cứu về xây dựng Nhà nước pháp quyền; lý luận và thực tiễn về Quốc hội trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Liên quan đến những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng NNPQ đã có nhiều nghiên cứu của các cá nhân và tập thể tác giả dƣới dạng bài viết, sách chuyên khảo, tạp chí đề cập tới. Cuốn sách Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân - Lý luận và thực tiễn của GS.VS.Nguyễn Duy Quý, PGS.TS.Nguyễn Tất Viễn (đồng chủ biên); NXB Chính trị quốc gia, 2010, đã đề cập đến tổng thể các vấn đề lịch sử tƣ tƣởng, lý luận và thực tiễn của quá trình xây dựng NNPQ trên thế giới nói chung và NNPQ XHCN ở Việt Nam nói riêng. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nƣớc, pháp luật, vai trò của pháp luật, pháp chế XHCN, đƣợc coi là nền tảng cho việc xây dựng NNPQ ở các nƣớc XHCN sau này. Các tác giả cũng dành sự chú ý nghiên cứu tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nƣớc và NNPQ. Nói về NNPQ Việt Nam, đóng góp có thể nói là khá sớm của các tác giả là ở chỗ đã trình bày khái niệm, phân tích những đặc trƣng cơ bản và chức năng của NNPQ XHCN của dân, do dân và vì dân. Công trình này là
  • 17. 14 đã nêu lên bảy đặc trƣng cơ bản của NNPQ XHCN Việt Nam, trong đó có hai đặc trƣng mà theo tác giả luận án đây là hai đặc trƣng mới so với các công trình cùng nghiên cứu về NNPQ XHCN ở cùng thời gian đó là: Trách nhiệm qua lại giữa nhà nƣớc và công dân là mối quan hệ chủ đạo trong xã hội, thể hiện vai trò của một nhà nƣớc “phục vụ”, đồng thời thể hiện trách nhiệm của công dân trƣớc nhà nƣớc và xã hội; Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam gắn với một xã hội dân sự định hƣớng xã hội chủ nghĩa. [110, tr. 167 - 171]. Những phân tích này đã giúp tác giả luận án củng cố thêm căn cứ để xác định nội hàm của NNPQ XHCN Việt Nam. Những giải pháp mà cuốn sách đề xuất nhƣ: Đổi mới tổ chức hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc; đổi mới và tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với NNPQ XHCN; xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực hiện pháp luật có hiệu quả... là những nội dung có giá trị tham khảo đối với luận án. Cuốn sách sách chuyên khảo Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của tác giả Đào Trí Úc (chủ biên); NXB Chính trị quốc gia, 2005 đã nghiên cứu, tìm hiểu về NNPQ, xây dựng NNPQ XHCN nhƣ: Cơ sở lý luận, vấn đề dân chủ, nhân quyền, cải cách hành chính, cải cách tƣ pháp, tăng cƣờng pháp chế XHCN. Tác giả đã phân tích, luận giải những tiền đề cơ bản cho quá trình xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam. Đồng thời khẳng định, do đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, quá trình xây dựng NNPQ XHCN phải vƣợt qua nhiều trở ngại, khó khăn, chịu sự chi phối của những yếu tố về lịch sử, kinh tế, văn hóa…. Vì vậy, cần thiết phải có những phƣơng hƣớng, biện pháp thích hợp để có thể xây dựng thành công NNPQ XHCN ở Việt Nam. Công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Yểu, Lê Hữu Nghĩa: Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ mới, NXB Chính trị quốc gia, 2006, bên cạnh chỉ ra tính tất yếu của quá trình xây
  • 18. 15 dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam, các tác giả đã nêu và phân tích những phƣơng hƣớng để xây dựng NNPQ nhƣ: Đổi mới hoạt động lập pháp của Quốc hội; hoạt động hành pháp của Chính phủ; tổ chức và hoạt động của các cơ quan tƣ pháp; mối quan hệ giữa ba cơ quan nhà nƣớc. Cuốn sách Đảng lãnh đạo Nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay của tác giả Nguyễn Văn Vĩnh, NXB Lý luận chính trị, 2007 đã phân tích, luận giải những vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về Đảng lãnh đạo nhà nƣớc trong điều kiện xây dựng NNPQ. Đặc biệt, tác giả đã phân tích vấn đề có tính nguyên tắc trong quá trình Đảng lãnh đạo Nhà nƣớc trong điều kiện xây dựng NNPQ ở Việt Nam: Nhà nƣớc và công dân đều phải thừa nhận tính tối cao của pháp luật; Đảng và cán bộ, đảng viên phải hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật. Đồng thời, tác giả cũng đã phân tích những định hƣớng cơ bản, thực trạng, những giải pháp chủ yếu để phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nƣớc trong xây dựng NNPQ XHCN ở nƣớc ta hiện nay. Tác giả Lê Minh Quân với cuốn Xây dựng Nhà nước pháp quyền đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003 đã khái quát lịch sử tƣ tƣởng về NNPQ trong mối quan hệ với sự phát triển của xã hội. Đồng thời, tác giả đã phân tích và chỉ ra tính tất yếu của việc xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam hiện nay trên phƣơng diện lý luận và thực tiễn. Để xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam hiện nay, tác giả cũng đã nêu và phân tích một số phƣơng hƣớng cơ bản nhƣ: Tăng cƣờng dân chủ XHCN; đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nƣớc; xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật…. Cùng đề cập đến nội dung nhƣ: Khái quát lịch sử hình thành và phát triển học thuyết NNPQ; khẳng định giá trị phổ biến của học thuyết NNPQ; phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về NNPQ; khái niệm, những đặc trƣng cơ bản và chức
  • 19. 16 năng của NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân và các yếu tố quy định, chi phối đến quá trình xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam có các công trình: Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của tác giả Nguyễn Văn Niên, NXB Chính trị quốc gia, 1996; Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền kiểu mới ở Việt Nam của tác giả Lý Thị Bích Hồng (chủ biên), NXB Lao động, 2003; Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân của tác giả Trần Hậu Thành, NXB Lý luận chính trị, 2005; Một số vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta của tác giả Trần Thành, NXB Chính trị quốc gia, 2009. NNPQ là vấn đề có tính thời sự, có tầm quan trọng đặc biệt, vì vậy đã có nhiều luận án, luận văn lựa chọn chủ đề này làm đề tài nghiên cứu. Luận án tiến sĩ triết học Tính phổ biến và tính đặc thù trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của tác giả Đào Ngọc Tuấn mã số 5.01.02 năm 2002 tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã phân tích luận giải tính logic của sự hình thành và phát triển khái niệm NNPQ; chỉ ra tính phổ biến về đặc trƣng của NNPQ: “1. Tính tối cao của pháp luật; 2. Cơ chế phân công quyền lực trong sự chế ƣớc lẫn nhau: hành pháp, lập pháp, tƣ pháp; 3. Sự hiện diện của một nền dân chủ; 4. Nhân quyền; 5. Năng lực giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa các điều ƣớc quốc tế và luật quốc tế; năng lực làm tƣơng thích giữa luật nội địa với luật quốc tế [129, tr. 8]. Những đặc thù của NNPQ Việt Nam (1. đặc thù về truyền thống văn hóa: tinh thần yêu nƣớc, văn hóa làng xã, tính cách ngƣời Việt; 2. Đặc thù về kinh tế - xã hội (đặc thù nổi trội nhất là quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn tƣ bản chủ nghĩa; 3. Đặc thù về chính trị (xây dựng NNPQ do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo). Đồng thời, tác giả đề xuất những giải pháp kết hợp giữa tính đặc thù và tính phổ biến trong xây dựng NNPQ ở Việt Nam
  • 20. 17 nhƣ: 1. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nƣớc; 2. Chuyển dịch cơ cấu nhà nƣớc theo các giá trị phổ biến của NNPQ (cơ chế phân công quyền lực nhà nƣớc, về Quốc hội, Chính phủ và hệ thống tƣ pháp); 3. Từng bƣớc xây dựng xã hội công dân. Một số luận án cũng đề cập đến những nội dung về NNPQ, xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam nhƣ: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa từ năm 1996 đến năm 2006, Luận án tiến sĩ Lịch sử, mã số 62.22.56.01 của tác giả Hồ Xuân Quang, Hà Nội, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, 2008; Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luận án tiến sĩ Triết học, mã số 62.22.80.05 của tác giả Trần Ngọc Liêu, Hà Nội, 2009, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn; Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án tiến sĩ Triết học mã số 62.22.80.05 của tác giả Hoàng Thị Hạnh tại Học viện Khoa học xã hội năm 2013. Nhiều bài viết đăng trên các tạp chí trong thời gian qua cũng đã đề cập đến vấn đề NNPQ. Tiêu biểu là: Sự hình thành và phát triển quan điểm Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới của tác giả Trần Thái Dƣơng, Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật, số 2(202)/2005, tr. 7, 11, 23; Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của tác giả Lê Hữu Nghĩa, số 15, tr. 12 - 17, Tạp chí Cộng sản, năm 2004; Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của tác giả Tô Huy Rứa, Tạp chí Cộng sản, năm 2005, số 22, tr. 23 - 27; Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tác giả Hồ Xuân Quang, Tạp chí Lịch sử Đảng, 2008.
  • 21. 18 Trong những năm gần đây, đặc biệt khi Hiến pháp 2013 ra đời và có hiệu lực, đã có nhiều công trình nghiên cứu về NNPQ, NNPQ XHCN, tiêu biểu là các công trình nhƣ: Hội đồng Lý luận Trung ƣơng (2015), Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa - kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. Công trình là tập hợp các bài viết, bài phát biểu của tập thể tác giả Đinh Thế Huynh, Trần Ngọc Đƣờng, Lƣu Kỳ Bảo, Lý Tuyết Cần, Đinh Xuân Thảo. Đây là công trình tổng hợp các vấn đề về kinh nghiệm xây dựng NNPQ, NNPQ XHCN của Việt Nam và Trung Quốc. Các tác giả đã tập trung phân tích những điều kiện, tiền đề, những đặc thù trong xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam. Các tác giả cũng chỉ ra những yêu cầu, những vấn đề cơ bản trong xây dựng NNPQ XHCN nhƣ: Về xây dựng luật, xây dựng Đảng, xây dựng Chính phủ, Tòa án…. Tác giả Trần Ngọc Đƣờng chủ biên cuốn Một số vấn đề về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2015. Bên cạnh việc phân tích những vấn đề lý luận về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực trong xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam, tác giả đã tập trung nêu và phân tích thực trạng của quá trình phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực trong xây dựng NNPQ XHCN ở nƣớc ta hiện nay. Tác giả đã chỉ ra những ƣu điểm và hạn chế cũng nhƣ chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu trong khi thực hiện phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực trong xây dựng NNPQ XHCN. Từ đó, tác giả cũng đã nêu lên những phƣơng hƣớng để xây dựng và hoàn thiện sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực trong xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam hiện nay. Ngoài ra còn có các công trình của các tác giả nhƣ: Hoàng Thị Ngọc Loan (2015), Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường - Vấn đề và giải pháp,
  • 22. 19 NXB Tƣ pháp, Hà Nội; Phạm Minh Tuấn, Hoàng Thị Ngọc Loan (2015), Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa: Quan điểm và nhận thức, NXB Tƣ pháp, Hà Nội; Hoàng Thị Hạnh (2016), Xây dựng Nhà nước pháp quyền trong điều kiện đặc thù ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội; Những điểm mới trong Hiến pháp 2013 về Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, của PGS.TS. Đinh Xuân Lý, Tạp chí Lý luận chính trị, số 6/2015, tr 30 - 34; Vũ Trọng Lâm (2017), Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội; Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2018), Cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội. Nhìn chung, những công trình kể trên của các tác giả về NNPQ, NNPQ XHCN đã đƣợc nghiên cứu một cách khá toàn diện, phong phú, từ quan điểm của các nhà kinh điển cho đến thực trạng xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam với sự lãnh đạo của Đảng. Nhiều công trình, bài viết đã luận giải, đƣa ra những kiến nghị, giải pháp đảm bảo cho việc xây dựng thành công NNPQ XHCN. Với những nội dung trên, những công trình nghiên cứu đƣợc tổng quan ở mục này đã cung cấp những cơ sở khoa học tin cậy cho việc nghiên cứu về vấn đề xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam hiện nay. Đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn về Quốc hội Việt Nam trong xây dựng NNPQ XHCN cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu với nhiều nội dung khác nhau. Một là, các công trình nghiên cứu luận giải những khái niệm cơ bản trong cơ cấu, tổ chức, hoạt động của Quốc hội nhƣ: Khái niệm hoạt động lập pháp, hoạt động giám sát, cơ chế giám sát của Quốc hội; tiêu chí đánh giá chất lƣợng hoạt động lập pháp, giám sát của Quốc hội; những yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hƣởng đến chất lƣợng hoạt động của Quốc hội….
  • 23. 20 Cuốn sách Bàn về Quốc hội và những thách thức của khái niệm của tác giả Nguyễn Sĩ Dũng, đƣợc NXB Chính trị quốc gia - Sự thật xuất bản vào tháng 8 năm 2017 đã phân tích về cơ sở lý luận, những khái niệm trong hoạt động của Quốc hội. Tác giả đã nêu lên nhiều khái niệm cơ bản nhƣ: 1. Quốc hội trong khung khái niệm của việc tổ chức quyền lực nhà nƣớc; 2. Đại diện nhƣ một chức năng; 3. Chức năng lập pháp; 4. Chức năng giám sát; 5. Hƣớng đến một Quốc hội hoạt động chuyên nghiệp. Bên cạnh việc thay đổi nội hàm các khái niệm, một loạt các thuật ngữ, các khái niệm chƣa từng có ở nền kinh tế tập trung đƣợc trình bày trong cuốn này đó là: Quy trình lập pháp, các quy tắc đề xuất ý kiến của các đại biểu, khi nào đề xuất của ngƣời đại biểu đƣợc Quốc hội đƣa vào chƣơng trình làm việc, khi nào thì không.... Tất cả những quy tắc đó đƣợc gọi là Luật Nghị viện, cho đến nay vẫn chƣa có ở Việt Nam. Tác giả đã đƣa ra những quan điểm, những giải thích độc đáo, sáng tạo. Đặc biệt, tác giả đã đƣa ra sáng kiến khắc phục những hạn chế trong hoạt động của Quốc hội hiện nay bằng cách đƣa ra cách thành lập đơn vị bầu cử thoát ly khỏi đơn vị hành chính địa phƣơng. Với những nội dung mà cuốn sách bàn tới, giúp chúng ta có thể hiểu sâu hơn về bản chất và quá trình chuyển dịch của Quốc hội Việt Nam; vai trò giám sát của Quốc hội trong vận hành bộ máy nhà nƣớc; hay khái niệm “đại diện” của các đại biểu Quốc hội đối với các thành phần trong xã hội.... Cuốn sách đã có những đóng góp sâu sắc đối với việc nhận thức vị trí, vai trò của Quốc hội Việt Nam. Trên cơ sở tập hợp các bài viết đƣợc đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp trong 5 năm (2000 - 2005), công trình Quốc hội Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Văn phòng Quốc hội, NXB Tƣ pháp, Hà Nội, 2005 tập trung vào các vấn đề về quá trình đổi mới của Quốc hội trên phƣơng diện lý luận và thực tiễn. Công trình đã đƣa ra nhiều luận điểm khoa học và bài học thực tiễn góp phần vào quá trình đổi mới của Quốc hội, đặc biệt trong các dịp
  • 24. 21 sửa đổi Hiến pháp năm 1992, ban hành Luật tổ chức Quốc hội năm 2001 và các nghị quyết của Quốc hội về Quy chế hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội. Nhiều vấn đề nêu lên trong công trình này đƣợc chấp nhận, đƣợc hiện thực hóa bằng mô hình tổ chức và quy trình hoạt động mới của Quốc hội. Nhiều vấn đề đã và đang tiếp tục đƣợc nghiên cứu để vận dụng vào quá trình xây dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Quốc hội. Cùng đi sâu phân tích, luận giải trên phƣơng diện lý luận và thực tiễn về cơ cấu tổ chức và phƣơng thức hoạt động của Quốc hội đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới có Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: “Cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội trong thời kỳ đổi mới đất nước” do tác giả Nguyễn Văn Thuận làm chủ nhiệm đề tài, Văn phòng Quốc hội, Hà Nội, (2000 - 2004) và cuốn sách Quốc hội Việt Nam - Tổ chức, hoạt động và đổi mới của PGS.TS. Phan Trung Lý, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010. Các tác giả đã phân tích, chứng minh tổ chức Quốc hội Việt Nam là sự thể hiện đúng đắn tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Nhà nƣớc. Đồng thời, các tác giả đi sâu phân tích địa vị pháp lý của Quốc hội trong cơ chế quyền lực nhà nƣớc. Các công trình đã cung cấp một cách chi tiết những vấn đề về lý luận và thực tiễn trong tổ chức, hoạt động của Quốc hội Việt Nam. Sách Quốc hội Việt Nam - 60 năm hình thành và phát triển, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, là công trình tập hợp gần 50 bài phát biểu, các bài tham luận tại Hội thảo Quốc hội Việt Nam - 60 năm hình thành và phát triển. Các bài viết trong cuốn sách đã nêu bật đƣợc ý nghĩa và những bài học kinh nghiệm về sự ra đời, hoạt động của Quốc hội; quá trình phát triển của Quốc hội; vai trò, vị trí và những vấn đề đang tồn tại đối với tổ chức và hoạt động của Quốc hội trong giai đoạn hiện nay. Luận án Cơ sở lý luận của việc đổi mới cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội ở Việt Nam hiện nay của tác giả Lê Thanh Vân (bảo vệ năm 2003) chuyên ngành Lý luận Nhà nƣớc và pháp quyền,
  • 25. 22 mã số: 5.05.01, đã tập trung vào các nội dung nhƣ: 1) Nghiên cứu tổ chức quyền lực nhà nƣớc, vị trí, tính chất của Quốc hội, đƣa ra các khái niệm về cơ cấu tổ chức, phƣơng thức hoạt động, vai trò của Quốc hội trong các hoạt động lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nƣớc; 2) Phân tích, hệ thống hóa những giá trị lịch sử thông qua thực tiễn cơ cấu tổ chức và phƣơng thức hoạt động của Quốc hội; 3) Trên cơ sở những lý luận và thực tiễn, công trình đã nêu lên những đánh giá, những giải pháp nhằm phục vụ trực tiếp cho quá trình đổi mới và hoàn thiện cơ cấu tổ chức và hoạt động của Quốc hội Việt Nam hiện nay. Công trình đã có đóng góp quan trọng trong việc xây dựng các khái niệm về cơ cấu tổ chức, phƣơng thức hoạt động của Quốc hội. Từ đó, luận án chỉ ra những đặc điểm riêng trong phƣơng thức hoạt động của Quốc hội Việt Nam hiện nay nhƣ: Phƣơng thức hoạt động của Quốc hội nƣớc ta xuất phát từ đặc điểm của hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; phƣơng thức hoạt động của Quốc hội dựa trên nguyên tắc quyền lực nhà nƣớc là thống nhất có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nƣớc trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tƣ pháp; phƣơng thức hoạt động của Quốc hội phụ thuộc và chi phối bởi nguyên tắc tập trung dân chủ, là nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt trong quá trình tổ chức và hoạt động của nhà nƣớc ta; phƣơng thức hoạt động của Quốc hội xuất phát từ chính bản thân vị trí, tính chất của Quốc hội trong điều kiện hình thức tổ chức nhà nƣớc đơn nhất và Quốc hội hoạt động không thƣờng xuyên; phƣơng thức hoạt động của Quốc hội còn phụ thuộc vào những điều kiện đặc thù của nƣớc ta: Trƣớc đây phải trải qua các cuộc chiến tranh liên miên và ngày nay đang trong giai đoạn xây dựng và củng cố nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN. Hai là, các công trình nghiên cứu cho thấy bức tranh toàn cảnh về hoạt động của Quốc hội, quá trình phát triển cả về tổ chức và hoạt động của Quốc
  • 26. 23 hội từ khi thành lập đến nay. Từ đó, các công trình đƣa ra những đánh giá quan trọng về quá trình đổi mới về lý luận và thực tiễn hoạt động của Quốc hội. Cuốn Lịch sử Quốc hội Việt Nam (các tập), NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. Công trình tổng hợp một cách đầy đủ và hệ thống về toàn bộ lịch sử, thực tiễn hoạt động của Quốc hội từ khi thành lập. Công trình sử dụng phƣơng pháp lịch sử để phân kỳ, qua đó đã tái hiện đƣợc toàn bộ hoạt động của Quốc hội Việt Nam từ năm 1946 đến nay. Nhờ đó ngƣời đọc có thể thấy rõ từng bƣớc phát triển của Quốc hội gắn với những giai đoạn của cách mạng. Việc sử dụng kết hợp các phƣơng pháp nhƣ: Phân tích, tổng hợp, logic… trong công trình này đã góp phần đánh giá, nhận xét và rút ra những bài học kinh nghiệm có giá trị sâu sắc về mặt lý luận và thực tiễn nhằm phục vụ cho việc nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của Quốc hội trong giai đoạn hiện nay. Đây là công trình khoa học lịch sử về Quốc hội đƣợc biên soạn nghiêm túc, khoa học, là nguồn tƣ liệu quý báu để tác giả kế thừa. Nhân dịp kỉ niệm 70 năm hình thành và phát triển Quốc hội Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phát hành cuốn sách Quốc hội Việt Nam - 70 năm hình thành và phát triển (2016). Cuốn tài liệu đƣợc biên soạn nhằm tuyên truyền về quá trình 70 năm hình thành và phát triển về Quốc hội Việt Nam gắn liền với lịch sử cách mạng dân tộc, từ Quốc dân Đại hội Tân Trào - tiền thân của Quốc hội Việt Nam và cuộc Tổng tuyển cử ngày 06/01/1946 bầu ra Quốc hội khóa I, đến các khóa Quốc hội tiếp theo; khẳng định vai trò quan trọng của Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nƣớc CHXHCN Việt Nam. Cuốn sách là tƣ liệu quý cung cấp những thông tin quan trọng về hoạt động của Quốc hội cũng nhƣ quá trình phát triển của Quốc hội trong 70 năm qua. Ba là, các nghiên cứu nêu và phân tích những đòi hỏi về lý luận và thực tiễn của Quốc hội Việt Nam trong quá trình xây dựng NNPQ; những tiêu chí,
  • 27. 24 yêu cầu, đòi hỏi quan trọng mà Quốc hội phải có để đáp ứng yêu cầu xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam; những kinh nghiệm rút ra trong hoạt động của Quốc hội. Cuốn sách do tác giả Nguyễn Đăng Dung chủ biên: Quốc hội Việt Nam trong Nhà nước pháp quyền, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007. Tác giả tập trung làm rõ những yêu cầu của quốc hội/nghị viện trong NNPQ. Tác giả tập trung phân tích và lý giải về những đòi hỏi của Quốc hội Việt Nam trong xây dựng NNPQ XHCN của dân, do dân và vì dân. Đó là: Quyền lập pháp không chỉ bao gồm việc thảo luận và ban hành các văn bản chứa đựng quy phạm pháp luật, mà còn cả những hoạt động khác tạo nên nền tảng sinh hoạt hợp pháp của các cơ quan cấu thành của một nhà nƣớc dân chủ; Quốc hội trong NNPQ là Quốc hội phải biết cách thực hiện chức năng lập pháp và lập pháp phải có mục tiêu gia tăng sự giàu có của dân tộc, tạo cơ hội bình đẳng cho mọi ngƣời; Quốc hội không những chỉ biết cách lập pháp - làm luật, phải còn biết cách thực hiện chức năng giám sát, với mục tiêu đảm bảo sự trong sạch và tính chịu trách nhiệm của bộ máy nhà nƣớc (nhất là bộ máy hành pháp); Quốc hội phải bao gồm những đại biểu không những chỉ đƣợc bầu ra một cách dân chủ, có khả năng thực sự cho việc đại diện quyền lợi của các cử tri, mà còn phải có cơ cấu không áp đặt và phù hợp; khắc phục những điểm yếu tạo nên tính hoạt động hình thức của Quốc hội Việt Nam không chỉ về mặt kiến thức/nhận thức, mà quan trọng còn ở chỗ thiếu những quy trình, thủ tục hoạt động (luật nghị viện); Quốc hội trong NNPQ phải biết nắm và phân bổ túi tiền của Nhà nƣớc; Quốc hội trong NNPQ phải biết phát huy chức năng đại diện; Quốc hội trong NNPQ với điều kiện một Đảng Cộng sản cầm quyền, phải biết phát huy vai trò phản biện của MTTQ Việt Nam; thực hiện sự phân công, phân nhiệm rạch ròi giữa lập pháp, hành pháp và tƣ pháp, các đại biểu Quốc hội không thể kiêm nhiệm các nhiệm vụ hành pháp hoặc tƣ pháp, hoặc các nhiệm vụ chuyên môn khác và dần dần phải trở thành đại biểu chuyên
  • 28. 25 nghiệp có kỹ năng; trong NNPQ, rất khác với trƣớc đây Quốc hội phải bị giới hạn quyền lực bằng hoạt động tƣ pháp. Đề cập đến những nội dung nhƣ: Vị trí, vai trò, thẩm quyền của nghị viện; cơ cấu tổ chức của nghị viện; các thủ tục hoạt động của nghị viện; quy trình lập pháp của nghị viện; vị trí pháp lý của đại biểu nghị viện… có công trình Tổ chức và hoạt động của Nghị viện ở một số nước trên thế giới, của TS.Vũ Hồng Anh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. Tác giả đã phân tích, khái quát những vấn đề cơ bản về tổ chức và hoạt động của nghị viện, những quy định của hiến pháp và pháp luật về tổ chức và hoạt động của nghị viện một số nƣớc trên thế giới. Đặc biệt, tác giả cũng đã đi sâu phân tích cơ cấu và hoạt động của Nghị viện ở một số nƣớc tiêu biểu nhƣ: Anh, Ba Lan, Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Mỹ. Bốn là, các công trình đi sâu phân tích những vấn đề lý luận về các hoạt động đặc thù của Quốc hội nhƣ: Lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nƣớc. Luận án tiến sĩ luật học của tác giả Trần Hồng Nguyên: Nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Hà Nội, 2007; cuốn sách Tăng cường năng lực lập pháp của Quốc hội trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, NXB Tƣ Pháp, Hà Nội, 2008 do PGS.TS. Lê Văn Hòe chủ biên. Với phƣơng pháp lịch sử cụ thể, phƣơng pháp phân tích, tổng hợp kết hợp với phƣơng pháp xã hội học và phƣơng pháp hệ thống, các tác giả đã làm rõ những vấn đề lý luận về hoạt động lập pháp và chất lƣợng hoạt động lập pháp của Quốc hội nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam hiện nay. Qua đó, các công trình đã có những đóng góp quan trọng trong việc xây dựng khái niệm “chất lƣợng hoạt động lập pháp của Quốc hội”, xác định tiêu chí đánh giá, các yếu tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng
  • 29. 26 hoạt động lập pháp của Quốc hội trong điều kiện xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam. Sách chuyên khảo Đổi mới và hoàn thiện quy trình lập pháp của Quốc hội do tác giả Trần Ngọc Đƣờng chủ biên, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004 cũng đã đi sâu phân tích những cơ sở lý luận về hoạt động lập pháp (yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động lập pháp, đặc điểm của hoạt động lập pháp, tiêu chí đánh giá chất lƣợng hoạt động lập pháp) và quy trình lập pháp; lịch sử hình thành, phát triển của hoạt động lập pháp của Quốc hội Việt Nam. Trong cuốn sách Hoàn thiện cơ chế pháp lý đảm bảo chức năng giám sát của Quốc hội, Hà Nội, 2009 của TS. Trƣơng Thị Hồng Hà, tác giả đã đƣa ra nhiều vấn đề lý luận cơ bản về quyền giám sát tối cao của Quốc hội nhƣ: Cơ chế pháp lý đảm bảo chức năng giám sát của Quốc hội; những yếu tố tác động đến hiệu quả của cơ chế pháp lý đảm bảo chức năng giám sát của Quốc hội (yếu tố chính trị, kinh tế, truyền thống, văn hóa, đạo đức, nhận thức và ý thức pháp luật, yếu tố tổ chức - pháp lý, yếu tố quốc tế). Đóng góp quan trọng của cuốn sách là làm rõ chức năng giám sát của Quốc hội từ lý luận đến thực tiễn; những yêu cầu khách quan của việc thực hiện chức năng giám sát và vai trò của các cơ quan, các ủy ban, của đại biểu Quốc hội trong việc thực hiện chức năng giám sát của Quốc hội. Tác giả Riccardo Pelizzo, Frederick Stapenhurst với công trình “Parliamentary Oversight Tools: A Comparative Analysis” (Các công cụ giám sát của Nghị viện: Phân tích So sánh), NXB. Routledge, 2012. Cuốn sách đã đi sâu điều tra năng lực của các nghị viện trong việc giám sát các hoạt động, chính sách và chi tiêu ngân sách của chính phủ. Với phƣơng pháp phân tích, so sánh, cuốn sách đã nghiên cứu làm rõ các công cụ giám sát của nghị viện và các điều kiện để các công cụ đó đƣợc sử dụng một cách có hiệu quả. Dựa trên kết quả của sự hợp tác kéo dài 9 năm giữa các tác giả, cuốn sách là công trình khoa học đƣợc rút ra từ các phát hiện của dữ liệu điều tra do Ngân
  • 30. 27 hàng Thế giới và Liên minh Liên đoàn Nghị viện thu thập, phân tích thông tin từ 120 nghị viện trên thế giới. Nội dung của cuốn sách thể hiện một nỗ lực nghiêm túc của các tác giả trong việc khẳng định: Chất lƣợng của nền dân chủ và quản trị tốt có thể đƣợc cải thiện bằng cách tăng cƣờng năng lực giám sát của các cơ quan lập pháp. Đồng thời, cuốn sách còn nghiên cứu về các công cụ sẵn có cho các nghị viện trên toàn thế giới và sử dụng cách tiếp cận so sánh xem những công cụ nào đƣợc sử dụng phổ biến, đạt đƣợc hiệu quả cao; đánh giá khả năng giám sát của các công cụ đó; năng lực giám sát có liên quan nhƣ thế nào đến các yếu tố thể chế và hiến pháp, chỉ ra yếu tố đảm bảo cho việc các công cụ giám sát đƣợc sử dụng có hiệu quả. Báo cáo POLICY REPORTS: The Role of Parliament in Promoting Good Governance (Vai trò của nghị viện trong việc thúc đẩy hoàn thiện nền quản trị quốc gia) đăng trên trang: http://www.uneca.org/publications/role-parliament- promoting-good-governance của Ủy ban Kinh Tế Châu Phi thuộc Liên Hiệp Quốc là một báo cáo có nhiều giá trị tổng hợp và ghi nhận những thành tố quan trọng nhất của cơ quan dân biểu để hình thành nên một thể chế dân chủ hoạt động tốt. Báo cáo khẳng định, các nghị viện là một trong những thể chế chính yếu của nhà nƣớc trong một hệ thống quản lý dân chủ, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy dân chủ và quản trị tốt. Với tƣ cách là đại diện dân cử của dân tộc, các nghị viện có nhiệm vụ là đảm bảo sự nghiệp của ngƣời dân. Trên cơ sở những khảo sát thực tiễn, báo cáo đã chỉ ra các chức năng quan trọng (chức năng lập pháp, chức năng đại diện, chức năng giám sát/kiểm soát nhánh quyền lực hành pháp) và những yêu cầu quan trọng đối với các chức năng của nghị viện. Báo cáo cũng đƣa ra các giải pháp để các nghị viện thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình. Đó là: Các nghị viện cần tự tổ chức, thành lập các cơ quan cụ thể gọi là ủy ban nghị viện hoặc ủy ban thƣờng trực. Các ủy ban nghị viện sẽ: a) Xem xét các dự luật đƣợc chính phủ trình lên; b) Điều tra quá trình sử dụng ngân sách của chính phủ thông qua việc gia nhập ủy ban ngân sách; và c) Chất
  • 31. 28 vấn chính phủ với tƣ cách một nhóm hoặc một thành viên cá nhân của chính phủ trong các buổi chất vấn. Có thể khẳng định báo cáo này đã cố gắng phân tích sự đóng góp của nghị viện để thúc đẩy một nền quản trị tốt và củng cố nền dân chủ ở Châu Phi. Nó tập trung vào vai trò đại diện của nghị viện, qua đó kiểm tra cách thức nghị viện phản hồi thông tin, trách nhiệm giải trình và cung cấp dịch vụ tốt hơn cho ngƣời dân. Nó minh họa các lựa chọn khác nhau mà nghị viện có thể sử dụng để liên kết tốt hơn với công dân để hoàn thành vai trò đại diện. Báo cáo sử dụng các ví dụ, sáng kiến và kinh nghiệm từ các quốc gia đƣợc lựa chọn để chỉ ra cách thức đại diện của nghị viện đang phát triển nhƣ thế nào, cách nghị viện đáp ứng đƣợc kỳ vọng của công dân ra sao và vai trò đại diện của nghị viện có thể đƣợc tăng cƣờng nhƣ thế nào sao cho công dân có thể tham gia tích cực và hiệu quả vào quá trình ra quyết định của nghị viện. Tác giả Magnus Blomgren, Olivier Rozenberg với cuốn “Parliamentary Roles in Modern Legislatures” (Vai trò của nghị viện trong Lập pháp hiện đại), NXB. Routledge, 2012. Cuốn sách này tập hợp các tác giả có ảnh hƣởng nhất trong nghiên cứu vai trò về lập pháp, vai trò của nghị sĩ trong các cơ quan lập pháp thời hiện đại. Cuốn sách bình luận về những đánh giá, nhận xét của một số nghiên cứu về vai trò lập pháp. Các vai trò của nghị viện nhƣ: Lập pháp và đại diện, đây là các vai trò chuyên nghiệp tạo ra sự kết nối giữa các nhà lập pháp với tổ chức của họ. Dựa trên các nghiên cứu điển hình với khoảng 40 năm khảo sát, thu thập dữ liệu ở các nƣớc nhƣ: Đức, Hà Lan, Anh, Áo, Hungary, Úc, New Zealand và Nghị viện Châu Âu, cuốn sách này xem xét mối liên hệ giữa vai trò lập pháp, vai trò đại diện với các cơ chế tổ chức khác nhau và hành vi của nghị viện, quá trình hoạt động của các nghị viện khi thực hiện các chức năng lập pháp và đại diện của nghị viện. Cuốn sách lập luận rằng: Vai trò của các nghị sĩ phụ thuộc vào cử tri mà họ đại diện; giữa cử tri bỏ phiếu cho họ, đảng của họ, ngƣời dân của đất nƣớc họ và cả chính họ, những xung đột về lòng trung thành cũng có thể xảy ra trong khi những nghị sĩ này thực hiện hoạt động lập
  • 32. 29 pháp và đại diện. Cuốn sách Vai trò của nghị viện trong lập pháp hiện đại dựa trên nhiều phƣơng pháp tiếp cận, nghiên cứu khác nhau, với tƣ liệu phong phú, đã cung cấp cách nhìn mới, khoa học về vai trò của nghị viện trong lập pháp hiện đại. Tác giả Gareth Griffith với công trình “Parliament and Accountability: The Role of Parliamentary Oversight Committees” (Nghị viện và trách nhiệm giải trình: Vai trò của Ủy ban Giám sát Nghị viện), NSW Parliamentary Library Research Service, 2005. Trọng tâm của bài viết này là vai trò của các ủy ban giám sát nghị viện trong cơ chế kiểm tra giám sát. Bài viết bắt đầu bằng việc cắt nghĩa chủ đề rộng hơn về trách nhiệm giải trình của nghị viện. Mặc dù trách nhiệm giải trình của nghị viện quan trọng hơn bao giờ hết, nghị viện phải có ý thức chia sẻ công việc đó với các cơ quan khác. Nhƣ Peter Barberis nhận định: “Điều quan trọng là phải thiết lập một mối quan hệ làm việc hợp lý giữa nghị viện và các cơ quan có trách nhiệm giải trình của nghị viện”. Ủy ban Giám sát của nghị viện là một trong những cơ quan có trách nhiệm này, đặt nghị viện vào vai trò giám sát. Công trình đƣa ra quan điểm là phải có ít nhất năm loại ủy ban giám sát của nghị viện, có thể đƣợc xác định: (a) các Ủy ban Đánh giá lập pháp có nhiệm vụ rà soát dự thảo Luật Chính phủ và các luật khác; (b) Các Ủy ban Kế toán công cộng liên quan đến giám sát tài chính công; (c) các Ủy ban Đánh giá để kiểm tra sự phân bổ của các cơ quan Chính phủ; (d) các Ủy ban Thƣờng trực khác liên quan đến việc kiểm tra chính sách và hành chính; và (e) các Ủy ban Giám sát đặc biệt đƣợc thành lập để giám sát các cơ quan điều tra độc lập. Trách nhiệm của loại ủy ban thứ nhất là bảo vệ chống lại hành vi xâm phạm pháp luật đối với các quyền cá nhân, loại thứ hai để bảo vệ túi tiền công cộng, loại thứ ba và thứ tƣ bảo vệ cho Ban chấp hành, và loại thứ năm để bảo vệ ngƣời giám hộ liêm chính. Các ủy ban giám sát đặc biệt hiện nay đƣợc điển hình là của Nghị viện Úc. Điều
  • 33. 30 này đặc biệt xảy ra ở NSW (xứ New South Wales), nơi mà các ủy ban Nghị viện thực hiện giám sát hầu hết các cơ quan điều tra độc lập. Trƣờng hợp ngoại lệ ở đây là Ủy ban Tội phạm NSW, việc giám sát Ủy ban này không phải là trách nhiệm của một ủy ban nghị viện cụ thể nào. Hiện tại, Nghị viện NSW có bốn ủy ban chung, đƣợc thành lập theo quy chế nhất định và chặt chẽ, để giám sát các tổ chức khác nhau. Đó là: Ủy ban Thƣờng trực chung; Uỷ ban Hỗn hợp cho khối Văn phòng Ombudsman và Ủy ban Cảnh sát liêm chính; Ủy ban Hỗn hợp cho khối Ủy ban Khiếu nại về Chăm sóc Y tế; Ủy ban Hỗn hợp về Trẻ em - Thanh thiếu niên. Các ủy ban này hoạt động giám sát khá chặt chẽ và tạo nên vai trò đặc trƣng của nghị viện. 1.2. Những nghiên cứu về thực trạng thực hiện vai trò của Quốc hội Việt Nam trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Đề cập đến những nội dung của quy trình lập pháp, năng lực lập pháp, hoạt động lập pháp của Quốc hội có các công trình nhƣ: Đề tài Đổi mới và hoàn thiện quy trình lập pháp của Quốc hội và ban hành pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đề tài cấp Bộ, mã số 99 - 98 - 169 năm 2001 của Văn phòng Quốc hội do Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Mão làm chủ nhiệm đề tài; cuốn sách chuyên khảo Đổi mới và hoàn thiện quy trình lập pháp của Quốc hội do tác giả Trần Ngọc Đƣờng chủ biên, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004; đề tài KX 04.05 năm 2005 của tác giả Vũ Đức Khiển làm chủ nhiệm đề tài Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng các yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; PGS.TS. Lê Văn Hòe với đề tài cấp Bộ Tăng cường năng lực lập pháp của Quốc hội trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Nhìn chung các công trình đều đã đánh giá những ƣu điểm và hạn chế của quy trình lập pháp, năng lực lập pháp, hoạt động lập pháp của Quốc hội.
  • 34. 31 Đánh giá về những ƣu điểm trong việc thực hiện chức năng lập pháp, hầu hết các công trình đều có nhận xét: - Quy trình lập pháp ngày càng đƣợc đổi mới theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, tăng tính chủ động, dân chủ và cụ thể trong văn bản pháp luật. Việc điều chỉnh thời gian Quốc hội thông qua Chƣơng trình xây dựng luật, pháp lệnh đã góp phần rất lớn để tạo điều kiện để cho cơ quan soạn thảo, cơ quan trình dự án luật, pháp lệnh có thời gian, tăng sự chủ động của các cơ quan trong việc chuẩn bị, xây dựng văn bản. - Quá trình bổ sung và sửa đổi Chƣơng trình xây dựng luật, pháp lệnh đã đƣợc thực hiện ngày càng dân chủ và linh hoạt hơn. - Công tác soạn thảo, thẩm tra dự án luật đƣợc tiến hành chủ động và tích cực. Cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp đã có sự phân công đƣợc rõ ràng hơn. Quá trình chuẩn bị dự án cũng đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức hữu quan. - Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội đã có sự chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm túc, thận trọng các hoạt động nhƣ: Chỉnh lý, hoàn thiện văn bản trƣớc khi đem trình Quốc hội thông qua. Việc xem xét và thông qua dự án luật cũng đã từng bƣớc cải tiến, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lƣợng, tiến độ của các hoạt động này. Bên cạnh đánh giá những kết quả đạt đƣợc nhƣ trên, các công trình nghiên cứu đã đánh giá những hạn chế trong công tác lập pháp, quy trình lập pháp của Quốc hội trong thời gian qua: - Hoạt động xây dựng một số luật và pháp lệnh nhiều khi chƣa thực sự bám sát nhu cầu thực tiễn, từ đó luật phải chỉnh sửa, bổ sung nhiều lần, làm ảnh hƣởng đến sự ổn định và tính khả thi của hệ thống pháp luật. - Trong quy trình xây dựng luật và pháp lệnh nhiều khâu vẫn chƣa thống nhất, đồng bộ và có điểm chƣa hợp lý; việc thực hiện đôi lúc còn chƣa thực sự nghiêm túc.
  • 35. 32 - Các ủy ban của Quốc hội thực hiện thẩm tra dự án luật còn hạn chế. - Trong nhiều văn bản luật và pháp lệnh đƣợc ban hành còn có những quy định mâu thuẫn hoặc có sự trùng lặp. Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức và hoạt động bộ máy giám sát của nghị viện nƣớc ngoài, nghiên cứu hoạt động giám sát của Quốc hội Việt Nam, TS.Trƣơng Thị Hồng Hà trong cuốn sách Hoàn thiện cơ chế pháp lý đảm bảo chức năng giám sát của Quốc hội, Hà Nội, 2009, đã khẳng định hoạt động giám sát của Quốc hội Việt Nam đã có những tiến bộ ấn tƣợng, hoạt động giám sát của Quốc hội đã khắc phục dần đƣợc tính hình thức. Công tác giám sát của Quốc hội đã có những đổi mới nhất định trong các hình thức giám sát. Bên cạnh đó, tác giả cũng khẳng định, trên thực tế, hoạt động giám sát của Quốc hội còn nhiều bất cập, Quốc hội chƣa phát huy đƣợc toàn diện các hình thức giám sát pháp luật cho phép thực hiện hoạt động giám sát một cách có hiệu quả trong một tổng thể thống nhất của việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội. Nội dung của công trình nghiên cứu này phản ánh tƣơng đối toàn diện, có hệ thống về hoạt động giám sát của Quốc hội Việt Nam trong những nhiệm kỳ qua, nhất là thời kỳ đổi mới. Bên cạnh những vấn đề lý luận về quyền giám sát, hoạt động giám sát của Quốc hội, những phân tích, đánh giá khách quan, khoa học về hoạt động giám sát của Quốc hội, cơ chế pháp lý đảm bảo chức năng giám sát của Quốc hội mà tác giả đề cập đến, đã góp phần cung cấp cho ngƣời đọc những luận cứ quan trọng đánh giá vai trò của Quốc hội Việt Nam trong hoạt động giám sát những năm qua. Đây là một công trình nghiên cứu với cách sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học, linh hoạt; những vấn đề nêu và phân tích thực sự là một tài liệu quan trọng. Đề tài cấp Bộ “Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc Quốc hội quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước về kinh tế - xã hội trong thời kỳ Việt Nam gia nhập WTO” do TS. Đinh Xuân Thảo làm chủ nhiệm năm 2010. Đề tài đã đề cập đến thực tiễn Quốc hội quyết định những vấn đề về kinh tế - xã
  • 36. 33 hội, nguyên nhân của những bất cập, hạn chế và những kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động này. Về thực trạng hoạt động của Quốc hội trong việc quyết định những vấn đề quan trọng của đất nƣớc về kinh tế thời kỳ Việt Nam gia nhập WTO, đề tài đã khẳng định trong những năm từ 2000 đến 2010, Quốc hội đã dần thể hiện vai trò của Quốc hội trong việc sử dụng công cụ chính sách then chốt là tài chính, tiền tệ quốc gia nhằm thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế và bảo đảm ổn định vĩ mô; quyết định dự toán ngân sách và phƣơng án phân bổ ngân sách ngày càng sát với thực tế; quyết định các công trình quan trọng của quốc gia đƣợc chuẩn hóa, cân nhắc kỹ lƣỡng về mọi mặt, đảm bảo quyền lợi của Nhân dân cũng nhƣ tính hiệu quả, tiết kiệm trong sử dụng ngân sách nhà nƣớc. Đối với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm, Quốc hội xem xét các nội dung: Mục tiêu tổng quát và các chỉ tiêu lớn; các nhiệm vụ, giải pháp lớn; trách nhiệm tổ chức thực hiện. Nội dung quyết định đã thay đổi với nhiều chỉ tiêu chủ yếu hơn, phân loại cụ thể, phù hợp với thực tiễn yêu cầu phát triển đất nƣớc. Công trình nghiên cứu cũng đánh giá, bên cạnh những mặt đạt đƣợc, hoạt động này vẫn còn tồn tại những hạn chế. Trong việc quyết định chính sách tài chính, tiền tệ, Quốc hội chƣa thực hiện đầy đủ các thẩm quyền, còn nhiều vấn đề cần phải đƣợc xem xét, quyết định một cách tổng thể nhƣ: Kiểm soát lạm phát, tăng trƣởng kinh tế, tạo việc làm; cơ cấu kinh tế dài hạn; quy hoạch phát triển kinh tế vùng, ngành; phân bổ nguồn lực của đất nƣớc; các cân đối vĩ mô của nền kinh tế.... Cuốn sách Quốc hội Việt Nam - Tổ chức, hoạt động và đổi mới của PGS.TS. Phan Trung Lý, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010. Cuốn sách đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng, trong chƣơng 1, tác giả đề cập đến những vấn đề lý luận trong tổ chức, cơ cấu của Quốc hội, toàn bộ chƣơng 2 và chƣơng 3, tác giả đã phân tích hoạt động lập pháp và giám sát của Quốc hội, hoạt động của đại biểu Quốc hội. Từ đó, tác giả cũng đã đƣa ra những đánh giá về chất
  • 37. 34 lƣợng hoạt động lập pháp, giám sát và hoạt động của đại biểu Quốc hội. Đây là một trong những cuốn sách chuyên khảo phục vụ cho việc tìm hiểu, nghiên cứu về Quốc hội. Quốc hội Việt Nam - 60 năm hình thành và phát triển, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội (2006). Bên cạnh những bài viết về những vấn đề lý luận, các bài viết chuyên đề về: Đại biểu Quốc hội, hoạt động lập hiến của Quốc hội trong 60 năm qua, thực quyền của Quốc hội trong quyết định các vấn đề kinh tế - tài chính, về giám sát của Quốc hội, về Quốc hội và quyền làm chủ của Nhân dân… đã có những cách phân tích chuyên sâu, đánh giá thực trạng hoạt động của Quốc hội. Đây là nguồn tài liệu chuyên sâu phục vụ cho quá trình nghiên cứu của tác giả trong hiện tại và sau này. Luận án Cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội Việt Nam, luận án tiến sĩ luật học mã số 62.38.01.01 của tác giả Trần Tuyết Mai, Đại học Quốc gia Hà Nội đã phân tích và luận giải những cơ sở lý luận về hiệu lực và hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội; những quy định pháp luật về hoạt động giám sát. Đồng thời công trình đã đánh giá thực trạng hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội Việt Nam hiện nay. Luận án Quyền giám sát của Quốc hội đối với Toà án nhân dân - Viện Kiểm sát nhân dân, luận án tiến sĩ luật học mã số 5.05.05 của tác giả Phạm Văn Hùng, Viện nghiên cứu Nhà nƣớc và Pháp luật, 2004. Công trình đã phân tích về vị trí pháp lý của Quốc hội, sự hình thành, khái niệm, bản chất, đặc điểm quyền giám sát tối cao làm căn cứ cho việc hình thành quyền giám sát của Quốc hội đối với Toà án và Viện Kiểm sát nhân dân. Đồng thời, công trình cũng đi sâu phân tích và đánh giá quá trình thực hiện quyền giám sát Quốc hội qua các thời kỳ đối với Tòa án nhân dân - Viện Kiểm sát nhân dân. Đó là: Chủ thể thực hiện quyền giám sát là Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội chƣa có sự giải thích, hƣớng dẫn về yêu cầu cần thể hiện trong các báo cáo nên Tòa
  • 38. 35 án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thƣờng bị lúng túng trong việc chuẩn bị nội dung báo cáo. Qua nhiều kỳ họp, Quốc hội chƣa có lần nào ra nghị quyết riêng đánh giá chất lƣợng hiệu quả cũng nhƣ những vấn đề cần lƣu ý hoạt động của mỗi ngành mà thƣờng ghi trong Nghị quyết chung của Quốc hội về kinh tế xã hội nhƣng nội dung liên quan đến hoạt động của Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao còn mờ nhạt, chƣa tạo động lực phấn đấu của mỗi ngành trong năm tiếp theo. Luận án cũng chỉ ra những hạn chế trong quá trình chất vấn, trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, của Tòa án và Viện Kiểm sát nhân dân nhƣ: Có không ít chất vấn không mang tính giám sát mà chỉ là câu hỏi đề nghị cung cấp thông tin; cá biệt có chất vấn ghi không đúng đối tƣợng chất vấn hoặc nội dung chất vấn không thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Việc trả lời chất vấn của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trƣởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao vẫn còn sơ suất xảy ra làm cho nhiều cử tri không đồng tình. Các bài viết trên các tạp chí nhƣ: Bài viết Không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội của tác giả Nguyễn Phúc Thanh đăng trên Tạp chí Cộng sản, tr. 32 - 34, 49, số 4, 2006; PGS.TS. Nguyễn Đăng Dung với bài Tăng sự cẩn trọng trong hoạt động lập pháp ở Quốc hội, Nghiên cứu lập pháp 2004 số (2), tr. 21 - 25; TS. Phạm Tuấn Khải (2005): Quan hệ giữa Chính phủ và Quốc hội trong hoạt động xây dựng pháp luật, Nghiên cứu lập pháp (8), tr. 3 - 7; TS. Phạm Tuấn Khải (2006): Nhà khoa học với công tác xây dựng pháp luật: vai trò, ý nghĩa và thực trạng, Nghiên cứu lập pháp (14), tr. 20 - 24; Chức năng giám sát của Quốc hội của GS.TS. Nguyễn Đăng Dung, tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật, số 3, 2008, tr. 9 - 12, 20.… Những bài viết này đã đánh giá ƣu điểm và hạn chế trong hoạt động giám sát, hoạt động lập pháp của Quốc hội. Các bài viết cũng góp phần không
  • 39. 36 nhỏ trong việc làm rõ vị trí, nhiệm vụ của Quốc hội Việt Nam trong quá trình xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam. Các tác giả Trần Ngọc Đƣờng, Nguyễn Văn Cƣơng, Nguyễn Văn Hiển, Bùi Xuân Đức, Lê Hồng Hạnh với công trình Mô hình xây dựng pháp luật trong Nhà nước pháp quyền - Từ lý luận đến thực tiễn, NXB Tƣ Pháp, Hà Nội, 2017; Trƣơng Thị Hồng Hà, Vũ Thị Hải Yến, Đào Trí Úc với công trình Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2018 đã đi sâu phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn của mô hình xây dựng pháp luật trong điều kiện xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam, thực trạng xây dựng hệ thống pháp luật ở Việt Nam. Đặc biệt công trình Mô hình xây dựng pháp luật trong Nhà nước pháp quyền - Từ lý luận đến thực tiễn, đã đƣa ra những đánh giá về hệ thống pháp luật Việt Nam, mô hình xây dựng pháp luật Việt Nam. Các tác giả cho rằng, mô hình xây dựng pháp luật Việt Nam hiện nay chƣa đáp ứng yêu cầu của xây dựng NNPQ XHCN, vẫn còn tồn tại những bất cập, hạn chế, mà nguyên nhân xuất phát cả từ phía chủ quan và khách quan, trong đó, nhân tố về con ngƣời, trình độ là nguyên nhân quyết định. Trên cơ sở những khảo sát thực tiễn, các tác giả của công trình Mô hình xây dựng pháp luật trong Nhà nước pháp quyền - Từ lý luận đến thực tiễn, đã nêu lên những nội dung nhằm đổi mới, hoàn thiện mô hình xây dựng pháp luật trong NNPQ hiện nay. 1.3. Những nghiên cứu về quan điểm, phương hướng và giải pháp phát huy vai trò của Quốc hội trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Liên quan đến quan điểm, phƣơng hƣớng, giải pháp phát huy vai trò của Quốc hội trong xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam đã có nhiều công trình đề cập đến. Tiêu biểu là các công trình sau: Đề tài Đổi mới và hoàn thiện quy trình lập pháp của Quốc hội và ban hành pháp lệnh của Ủy ban Thường
  • 40. 37 vụ Quốc hội, đề tài cấp Bộ, mã số 99 - 98 - 169 năm 2001 của Văn phòng Quốc hội do Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Mão làm chủ nhiệm đề tài; đề tài KX 04.04 năm 2005 Xây dựng mô hình tổ chức, phương thức hoạt động của Quốc hội và Chính phủ trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở nước ta của PGS.TS. Trần Ngọc Đƣờng; đề tài KX.04.05 năm 2005 của TS.Vũ Đức Khiển làm chủ nhiệm đề tài về Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng các yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; PGS.TS. Lê Văn Hòe làm chủ nhiệm đề tài cấp Bộ năm 2006 về Tăng cường năng lực lập pháp của Quốc hội trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay; cuốn sách Hoàn thiện cơ chế pháp lý đảm bảo chức năng giám sát của Quốc hội, Hà Nội, 2009 của TS. Trƣơng Thị Hồng Hà; tác giả Lê Thanh Vân với cuốn sách Một số vấn đề về đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội, NXB Tƣ pháp, Hà Nội, 2007; Quốc hội Việt Nam - Tổ chức, hoạt động và đổi mới của PGS.TS. Phan Trung Lý, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010; tác giả Nguyễn Minh Đoan với cuốn sách Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011; tác giả Đinh Xuân Thảo chủ biên cuốn Tiếp tục đổi mới hoạt động của Quốc hội từ thực tiễn hoạt động của Quốc hội khóa XII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011; Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước của các cơ quan nhà nước ở Việt Nam, NXB Hồng Đức, 2017…. Nhìn chung các công trình đều cho rằng: Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Quốc hội cần thiết phải đảm bảo tính ổn định, tính khách quan, gắn lý luận với thực tiễn, đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng; đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động của Quốc hội. Các tác giả cũng khẳng định, để nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội trong giai đoạn hiện nay, cần thiết phải tập trung vào các vấn đề nhƣ: Quy trình lập pháp; cơ chế giám sát, cơ chế phân công và phối hợp trong việc kiểm
  • 41. 38 soát và thực thi các quyền lập pháp, hành pháp và tƣ pháp; nâng cao vai trò của đại biểu Quốc hội…. - Về giải pháp, hầu hết các công trình đã tập trung vào giải pháp nhƣ: Một là, nâng cao chất lƣợng đại biểu Quốc hội, tăng cƣờng đại biểu Quốc hội chuyên trách. Các công trình trên nêu rõ đại biểu Quốc hội phải là những ngƣời có năng lực, trình độ, để tham gia tích cực, có trách nhiệm vào các hoạt động của Quốc hội. Hai là, nâng cao hiệu quả hoạt động của các kỳ họp Quốc hội. Để Quốc hội thực hiện tốt các nhiệm vụ, chức năng của mình, các tác giả đều nhấn mạnh cần thiết phải đổi mới cách thức tiến hành và thời gian cũng nhƣ nâng cao hiệu quả và chất lƣợng các kỳ họp Quốc hội. Ba là, tăng cƣờng hoạt động của Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các uỷ ban của Quốc hội. Nâng cao trách nhiệm của Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các uỷ ban của Quốc hội đối với hoạt động thẩm tra các dự án luật; tăng cƣờng hoạt động giám sát của các cơ quan này là một trong những giải pháp hàng đầu để nâng cao hiệu quả hoạt động, phát huy vai trò của Quốc hội. Bốn là, bảo đảm nguyên tắc phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nƣớc trong NNPQ. Các công trình trên đều khẳng định cần thiết phải tạo điều kiện thuận lợi để Quốc hội phát huy vai trò của mình trong tổ chức thực hiện quyền lực nhà nƣớc, đồng thời bảo đảm việc phân công phối hợp giữa Quốc hội và các cơ quan nhà nƣớc khác trong phân công, phối hợp thực hiện các quyền lực nhà nƣớc. Năm là, tăng cƣờng bộ máy giúp việc và các điều kiện bảo đảm hoạt động của Quốc hội. Sáu là, cần nâng cao chất lƣợng Chƣơng trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội. Các tác giả đều nhấn mạnh cần quan tâm đến việc đề xuất sáng kiến xây dựng luật, nâng cao hơn nữa vai trò của Nhân dân và
  • 42. 39 của các tổ chức trong đề xuất sáng kiến xây dựng pháp luật. Cần tạo môi trƣờng dân chủ để mọi chủ thể trong xã hội có thể tham gia tích cực vào quá trình đề xuất những sáng kiến, ý kiến xây dựng pháp luật. Đặc biệt công trình với sự tham gia của nhiều tác giả, thu hút đƣợc sự quan tâm của giới nghiên cứu và bạn đọc là cuốn Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước của các cơ quan nhà nước ở Việt Nam, NXB Hồng Đức, 2017. Với phƣơng pháp phân tích, logic, lịch sử, so sánh và tổng hợp, các tác giả đã phân tích, luận giải nhiều vấn đề quan trọng trong cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nƣớc của các cơ quan với các chủ thể nhƣ: Quốc hội, Chính phủ và Tòa án. Các tác giả đã tập trung vào các giải pháp chủ yếu nhƣ: Giải pháp hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lập pháp, giải pháp hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền hành pháp, giải pháp hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền tƣ pháp. Đồng thời, các tác giả cũng nêu lên một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nƣớc của các cơ quan nhà nƣớc trong cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nƣớc ở nƣớc ta hiện nay. Đặc biệt, đối với Quốc hội, các tác giả nêu một số kiến nghị nhƣ: 1. Xác định rõ hơn thẩm quyền lập pháp của Quốc hội; 2. Cần hoàn thiện các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành các công cụ giám sát quyền lực của Quốc hội; 3. Tăng cƣờng năng lực nội tại của Quốc hội; 4, Tăng cƣờng sự giám sát của cơ quan hành pháp và tƣ pháp đối với Quốc hội; 5, Tăng cƣờng sự giám sát của Nhân dân đối với Quốc hội; 6, Tăng cƣờng cơ chế tự giám sát quyền lực của Quốc hội. Những công trình nghiên cứu trên với các phƣơng pháp khai thác khác nhau, có đối tƣợng nghiên cứu ít nhiều liên quan đến đề tài, đã nêu bật lên những chức năng, vai trò cơ bản của Quốc hội. Đây là những chỉ dẫn, tham khảo giúp tác giả tiếp cận làm sâu sắc hơn những nội dung nghiên cứu.
  • 43. 40 1.4. Khái quát kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài và những vấn đề luận án sẽ giải quyết 1.4.1. Khái quát kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài Thông qua tìm hiểu tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, tác giả nhận thấy các công trình nghiên cứu có liên quan hoặc thuộc về chủ đề nghiên cứu của đề tài khá phong phú, đa dạng không chỉ về số lƣợng, mà còn cả về nội dung, phƣơng pháp nghiên cứu. Cụ thể nhƣ sau: Về nội dung: Nghiên cứu về NNPQ, NNPQ XHCN, các công trình đƣợc khảo cứu đã khái quát lịch sử hình thành và phát triển học thuyết NNPQ; giá trị phổ biến của học thuyết NNPQ và đi đến khẳng định, về phƣơng diện lý luận, NNPQ với tính cách là những giá trị phổ biến, là biểu hiện của một trình độ phát triển dân chủ. NNPQ không phải là một kiểu nhà nƣớc. “Nhà nƣớc pháp quyền đƣợc nhìn nhận nhƣ một phƣơng thức thực hiện quyền lực nhà nƣớc, một cách thức tổ chức nền dân chủ, cách thức tổ chức nhà nƣớc và xã hội trên nền tảng dân chủ” [110, 112, 113]. Các công trình đƣợc khảo cứu cũng đã phân tích làm rõ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về NNPQ; khái niệm, những đặc trƣng cơ bản và chức năng của NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân. Đặc biệt, các tác giả đã khái quát những đặc trƣng cơ bản của NNPQ XHCN Việt Nam nhƣ: NNPQ XHCN Việt Nam là Nhà nƣớc của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, tất cả quyền lực nhà nƣớc thuộc về Nhân dân; quyền lực nhà nƣớc đƣợc tổ chức theo nguyên tắc thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nƣớc trong việc thực hiện ba quyền: Lập pháp, hành pháp và tƣ pháp; pháp luật trong NNPQ XHCN Việt Nam mang tính dân chủ, phản ánh quyền, ý chí của Nhân dân và là tối thƣợng trong đời sống xã hội; tổ chức và hoạt động của Nhà nƣớc thực hiện trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật; NNPQ
  • 44. 41 XHCN Việt Nam bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh và có thiện chí các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết; và NNPQ XHCN Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Bên cạnh đó, các công trình cũng phân tích các yếu tố quy định, chi phối đến quá trình xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam; tính phổ biến và tính đặc thù của quá trình xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam; những điểm mới quan trọng về xây dựng NNPQ đƣợc Hiến pháp năm 2013 đề cập đến. Từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn quá trình xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam, các tác giả cũng đã nêu và phân tích những phƣơng hƣớng và các giải pháp chủ yếu xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam hiện nay. Qua khảo cứu các công trình nghiên cứu về quốc hội và Quốc hội Việt Nam cho thấy: Các tác giả đã cố gắng làm rõ nội hàm vị trí, vai trò của quốc hội nói chung, xác định một số đặc điểm của Quốc hội Việt Nam và quốc hội các nƣớc. Ở phần lớn các nƣớc trên thế giới, quốc hội là cơ quan đại diện, thực hiện chức năng lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nƣớc và thực hiện đối trọng quyền lực đối với các nhánh hành pháp, tƣ pháp…. Ở Việt Nam, Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao nhất, cơ quan đại biểu cao nhất của toàn dân, thực hiện chức năng lập hiến, lập pháp; quyết định những vấn đề quan trọng của đất nƣớc và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nƣớc. Các công trình cũng đã làm rõ đƣợc sự khác nhau của quốc hội các nƣớc và Quốc hội Việt Nam ở các khía cạnh: Tổ chức, cơ cấu và hoạt động…. Nhiều công trình đã đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức, nâng cao năng lực và hiệu quả trong hoạt động của Quốc hội trong điều kiện xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam hiện nay. Đề cập đến những vấn đề lý luận về Quốc hội, các công trình đƣợc khảo cứu đã phân tích địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội; trình tự bầu cử đại biểu Quốc hội, quyền hạn và nhiệm vụ của đại biểu Quốc