SlideShare a Scribd company logo
1 of 40
Download to read offline
Chương I: Một số vấn đề cơ bản về khách hàng và CSKH
Chương I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KHÁCH HÀNG
VÀ CÔNG TÁC CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG
1.1 KHÁCH HÀNG VÀ VAI TRÒ CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP
1.1.1 Khái niệm về khách hàng.
Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển lâu dài trên thị
trường thì điều trước tiên là phải có được tập hợp khách hàng hiện hữu, muốn
vậy doanh nghiệp cần phải đáp ứng thỏa mãn được mong muốn, yêu cầu của
khách hàng, vì khách hàng là yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Khách hàng có
vai trò rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, tất cả các doanh nghiệp
đều tìm cách giữ và thu hút thêm khách hàng của mình bằng nhiều hình thức.
Hoạt động chăm sóc khách hàng, là một trong các công cụ quan trọng đẻ doanh
nghiệp giữ và phát triển khách hàng của mình.
- Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc thỏa mãn các nhu
cầu của khách hàng thông qua hoạt động chăm sóc khách hàng càng có vai trò
quan trọng. Hoạt động này sẽ giúp cho doanh nghiệp kịp thời nắm bắt và đáp
ứng những nhu cầu phát sinh của khách hàng. Vậy trước khi quyết định sẽ chăm
sóc khách hàng như thế nào, cần phải xác định khách hàng là ai?
 Theo nghĩa hẹp và thông thường thì: Khách hàng của doanh nghiệp là
những người ở bên ngoài doanh nghiệp đến mua và sử dụng hàng hóa hay dịch
vụ của doanh nghiệp.
- Cách hiểu này đúng nhưng chưa đầy đủ, vì đã không tính đến những đối
tượng khách hàng là những nhà đầu tư, các cơ quan quản lý và những nhân viên
làm việc trong doanh nghiệp.
 Theo nghĩa tổng quát: Liên quan đến công tác chăm sóc khách hàng,
có thể định nghĩa khách hàng như sau: “Khách hàng là những người được chúng
ta phục vụ, cho dù họ có trả tiền cho dịch vụ của chúng ta hay không”.
Cách định nghĩa thứ hai này mặc dù có một nhược điểm là xem nhẹ mục
đích kinh doanh nhằm đạt lợi nhuận, nhưng đã đề cập một cách đầy đủ tất cả các
đối tượng khách hàng.
Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh – Lớp TC HC D2006 QTKD
Chương I: Một số vấn đề cơ bản về khách hàng và CSKH
 Nói chung, khách hàng của doanh nghiệp rất đa dạng. Để đáp ứng nhu
cầu của khách hàng, doanh nghiệp cần phải phân loại khách hàng để có chính
sách phù hợp với các nhóm khách hàng khác nhau. Nhưng ở phần này trước hết
chúng ta phân chia khách hàng thành 2 nhóm lớn. Đó là khách hàng bên trong
và khách hàng bên ngoài.
 Khách hàng bên ngoài (Thường gọi là khách hàng):
- Là những người ở bên ngoài đến để mua hàng hóa hay dịch vụ của một
doanh nghiệp. Họ bao gồm 3 đối tượng sau:
+ Người sử dụng: Là các cá nhân hoặc tổ chức thực sự sử dụng sản phẩm,
dịch vụ của doanh nghiệp.
+ Người mua: Là những người thu thập thông tin về sản phẩm, lựa chọn,
ra quyết định mua và trả tiền.
+ Người hưởng thụ: Các cá nhân hoặc tổ chức được hưởng lợi (hoặc bị
ảnh hưởng bởi) từ việc sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ.
- Doanh nghiệp phải quan tâm tới cả 3 đối tượng này vì quá trình quyết
định mua hàng (theo hình vẽ mô tả) từ khâu nhận thức nhu cầu, tìm kiếm thông
tin đánh giá phương án dẫn đến quyết định mua đều có sự ảnh hưởng tác động
của cả 3 đối tượng người sử dụng, người mua và người hưởng thụ.
Hình 1.1: Quá trình mua của khách hàng
 Khách hàng bên trong (khách hàng nội bộ):
- Là toàn thể cán bộ công nhân viên của một doanh nghiệp, những người
đang làm việc cho doanh nghiệp và được hưởng quyền lợi từ doanh nghiệp đó.
Như vậy ai trong doanh nghiệp cũng có khách hàng, hoặc là khách hàng
bên trong, hoặc là khách hàng bên ngoài. Và nhiệm vụ của mỗi người là phải
đáp ứng nhu cầu của khách hàng, làm cho khách hàng hài lòng.
Cần lưu ý rằng: ở bất cứ doanh nghiệp nào, trong bất cứ ngành nghề kinh
doanh nào, phục vụ khách hàng bên ngoài bao giờ cũng được ưu tiên số 1. Tuy
nhiên nếu khách hàng bên trong không được quan tâm chăm sóc thì sẽ không có
Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh – Lớp TC HC D0006 QTKD
Nhận biết
nhu cầu
Tìm kiếm
thông tin
Đánh giá
phương án
Quyết
định mua
Hành
động mua
4
Chương I: Một số vấn đề cơ bản về khách hàng và CSKH
sự thúc đẩy, khuyến khích việc chăm sóc khách hàng bên ngoài. Vì vậy các
doanh nghiệp phải phối hợp đồng thời sự phục vụ cả hai đối tượng khách hàng
bên ngoài và khách hàng bên trong.
1.1.2. Phân loại khách hàng.
Khách hàng là những tổ chức, cá nhân có nhu cầu về các sản phẩm, dịch
vụ mà doanh nghiệp cung cấp: đã, đang và sẽ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của
doanh nghiệp.
Thông thường các doanh nghiệp thường phân loại khách hàng như sau:
- Mức độ sử dụng của khách hàng.
-Đối tượng sử dụng.
-Mức độ quan trọng của khách hàng.
-Quản lý dữ liệu khách hàng.
- Khách hàng doanh nghiệp đặc biệt:
Là những doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ, sử
dụng với số lượng lớn, có nhu cầu về sản phẩm dịch vụ trên một diện rộng,
phạm vi hoạt động trên toàn quốc và quốc tế.
- Khách hàng lớn:
Là các tổ chức, doanh nghiệp có qui mô lớn, phạm vi hoạt động rộng tại
nhiều tỉnh, thành phố có nhu cầu sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ với mức thanh
toán cao và không phụ thuộc nhóm khách hàng đặc biệt.
- Khách hàng vừa và nhỏ:
Là các tổ chức, doanh nghiệp có qui mô nhỏ và phạm vi hoạt động trên
địa bàn tỉnh, một thành phố hoặc một vài tỉnh, thành phố có nhu cầu sử dụng sản
phẩm dịch vụ nhưng mức thanh toán không cao.
- Khách hàng là cá nhân, hộ gia đình:
Là các cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ đáp ứng
nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
- Quản lý dữ liệu khỏch hàng:
Trên cơ sở thông tin dữ liệu về khách hàng mà doanh nghiệp đưa ra các
tiêu chuẩn cụ thể để phân loại khách hàng và phân đoạn thị trường một cách
chính xác, hợp lý. Khách hàng phải được phân loại và quản lý thống nhất.
Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh – Lớp TC HC D0006 QTKD 5
Chương I: Một số vấn đề cơ bản về khách hàng và CSKH
Doanh nghiệp phải thiết lập hệ thống thông tin quản lý khách hàng, theo dõi
những thông tin về nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ, các thông tin liên quan
khác để phục vụ tốt cho công tác tiếp thị và chăm sóc khách hàng. Dựa trên sự
phân loại khách hàng, các đơn vị, tổ chức, nhóm các nhân viên chuyên trách tiếp
thị và chăm sóc khách hàng cho phù hợp.
1.1.3. Vai trò của khách hàng đối với doanh nghiệp.
- Hiện nay trong điều kiện nền kinh tế thị trường đang phát triển mạnh
mẽ, khi cạnh tranh ngày càng trở nên phổ biến và khốc liệt thì khách hàng có vai
trò hết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, nó quyết định sự thành công
hay thất bại của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã khẳng định rằng “Tài sản
quan trọng nhất đối với doanh nghiệp chúng tôi là khách hàng”. Tại sao lại có
khẳng định như vậy: Hàng hóa sản phẩm sản xuất ra kinh doanh trên thị trường
phải có người tiêu thụ. Nếu không có khách hàng thì hàng hóa sẽ không tiêu thụ
được, dẫn đến doanh nghiệp sẽ bị phá sản.
- Trên thị trường, mọi mặt hàng đều có nhiều nhà cung cấp, các sản phẩm
thay thế cũng rất đa dạng. Chính điều này đem lại quyền lựa chọn cho khách
hàng. Doanh nghiệp nào cung cấp sản phẩm phù hợp nhất, có các chính sách
chăm sóc tốt nhất sẽ được khách hàng lựa chọn. Nếu khách hàng không vừa
lòng với sản phẩm hay dịch vụ của một doanh nghiệp, họ sẽ sẵn sàng chọn ngay
sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp khác. Như vậy doanh nghiệp không
tiêu thụ được sản phẩm, sẽ thất thu thậm chí dẫn đến việc không được chấp nhận
trên thị trường.
 Như vậy, doanh nghiệp tồn tại nhờ vào việc cung cấp hàng hóa và dịch
vụ trên thị trường và họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc cạnh tranh để
dành khách hàng, sự sống còn của doanh nghiệp phụ thuộc vào khách hàng.
Khách hàng có vai trò là người tiêu thụ sản phẩm dịch vụ, là người đem lại lợi
nhuận cho doanh nghiệp. Việc quyết định sản xuất cái gì: Mẫu mã, chất lượng ra
sao? số lượng, giá cả bao nhiêu?... những vấn đề đó doanh nghiệp không tự
quyết định được mà phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu thị hiếu của khách hàng.
Từ đó doanh nghiệp mới quyết định đầu tư, xây dựng qui mô sản xuất, kinh
doanh cho phù hợp với khả năng của mình và đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh – Lớp TC HC D0006 QTKD 6
Chương I: Một số vấn đề cơ bản về khách hàng và CSKH
 Một doanh nghiệp muốn thành công luôn phải đặt cho mình câu hỏi
“Thực ra chúng ta kinh doanh cái gì? ” nói cách khác “chúng ta cung cấp cho
khách hàng cái gì?”.
- Một số chuyên gia cho rằng mọi doanh nghiệp đều kinh doanh giống
nhau đó là bán cho khách hàng sự hài lòng. Vì vậy, dù doanh nghiệp thuộc loại
hình nào, muốn tồn tại không có cách nào khác là phải đáp ứng nhu cầu của
khách hàng. Nhu cầu của khách hàng không chỉ đơn thuần ở hàng hóa và dịch
vụ doanh nghiệp cung cấp, mà còn có những yêu cầu cao hơn thế nữa. Nhận
thức tầm quan trọng của công tác làm hài lòng khách hàng là yếu tố quyết định
cho sự sống còn của doanh nghiệp. Vì vậy việc làm thế nào để hài lòng khách
hàng, phải chăm sóc thế nào để giữ được khách hàng cũ và thu hút khách hàng
mới? Là vấn đề mà tất cả mọi thành viên trong doanh nghiệp từ cấp lãnh đạo
đến toàn thể cán bộ công nhân viên đều phải thay đổi theo tư duy mới “Hướng
về khách hàng”.
1.2. CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC
CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP.
1.2.1. Khái niệm về chăm sóc khách hàng.
- Cùng với nhận thức đúng đắn về vai trò của khách hàng đối với sự tồn
tại và phát triển của doanh nghiệp, ngày nay công tác chăm sóc khách hàng rất
được chú trọng, đảm bảo sự thành công của bất cứ doanh nghiệp nào.
- Chăm sóc khách hàng là hoạt động mang tính chiến lược cạnh tranh của
doanh nghiệp để tiếp cận và giữ khách hàng cả bằng lý trí và tình cảm. Đầu tư
cho chăm sóc khách hàng không phải là các khoản chi phí thông thường, mà là
đầu tư có tính lâu dài, mang tầm chiến lược. Chăm sóc khách hàng bên ngoài có
liên hệ mật thiết với chăm sóc khách hàng bên trong.
- Chăm sóc khách hàng không chỉ là thái độ lịch sự và thân thiện khi tiếp
xúc với khách hàng. Chăm sóc khách hàng cũng không chỉ là việc của những
nhân viên có liên hệ trực tiếp với khách hàng, mà việc chăm sóc khách hàng
phải được thực hiện trên mọi khía cạnh của sản phẩm và dịch vụ cung cấp cho
khách hàng. Giống như Marketing, hoạt động chăm sóc khách hàng cũng xuất
phát từ thực tiễn, thông qua quá trình tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, khái quát
thành lý luận. Vậy cần hiểu chăm sóc khách hàng là thế nào?
Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh – Lớp TC HC D0006 QTKD 7
Chương I: Một số vấn đề cơ bản về khách hàng và CSKH
- Có thể hiểu một cách tương đối như sau: “Chăm sóc khách hàng
(customer care) là tất cả những gì mà một doanh nghiệp có thể làm để thỏa mãn
nhu cầu và mong đợi của khách hàng. Chăm sóc khách hàng là phục vụ khách
hàng theo cách mà họ mong muốn.
 Với các doanh nghiệp của Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông Việt Nam
và Tổng công ty bưu chính nói riêng thì “Nghiệp vụ chăm sóc khách hàng bao
gồm những hoạt động có tác động trực tiếp đến khách hàng nhằm duy trì và phát
triển dịch vụ, đem lại sự hài lòng, tin cậy cho khách hàng, đảm bảo hiệu quả
kinh doanh trên cơ sở các qui định của Nhà nước về Bưu chính - Viễn thông -
Tin học”.
- Khách hàng là những người mà các doanh nghiệp phục vụ. Như vậy sản
phẩm mà các doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng bao gồm những gì?.
- Với doanh nghiệp Bưu chính - Viễn thông thì sản phẩm là dịch vụ, do
tính vô hình và tính không tách rời nên sản phẩm được chia thành hai lớp: Lớp
dịch vụ cơ bản và lớp dịch vụ thứ cấp.
+ Dịch vụ cơ bản: Là dịch vụ thỏa mãn nhu cầu chính của khách hàng, là
lý do chính để khách hàng mua dịch vụ và là cơ sở để lựa chọn loại dịch vụ.
+ Dịch giá trị gia tăng: là dịch vụ cung cấp thêm cho khách hàng các lợi
ích kèm theo khi sử dụng dịch vụ. Đây là cơ sở để khách hàng lựa chọn doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ.
Như vậy chăm sóc khách hàng là một khâu nằm trong quá trình cung cấp
dịch vụ thứ cấp cho khách hàng, là một bộ phận cấu thành nên sản phẩm, đồng
thời cũng là vũ khí cạnh tranh của các doanh nghiệp.
1.2.2. Hoạt động chăm sóc khách hàng.
- Chăm sóc khách hàng là toàn bộ nỗ lực của các doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ tác động đến khách hàng, nhằm thỏa mãn tốt hơn những mong muốn
của khách hàng trong quá trình sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp. Trong cạnh
tranh, các doanh nghiệp sẽ làm tất cả những gì có thể để giảm tối đa chi phí,
nhưng họ lại không ngần ngại chi phí cho các hoạt động chăm sóc khách hàng.
Với ý nghĩa là một hoạt động đầu tư có tính chiến lược để thu hút khách hàng,
tạo ra lợi thế cạnh tranh. Trong giai đoạn hiện nay, khách hàng thường coi hoạt
động chăm sóc khách hàng là một tiêu chuẩn quan trọng để quyết định sử dụng
Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh – Lớp TC HC D0006 QTKD 8
Chương I: Một số vấn đề cơ bản về khách hàng và CSKH
dịch vụ của doanh nghiệp. Hơn thế nữa, chi phí cho hoạt động chăm sóc khách
hàng lại là một hình thức rẻ hơn các hoạt động nghiên cứu thị trường. Để đạt
được doanh thu cần thiết từ việc đầu tư vào chăm sóc khách hàng đòi hỏi phải
thỏa mãn 3 điều kiện:
 Sự thỏa mãn của khách hàng.
 Hiệu quả hoạt động.
 Khả năng của doanh nghiệp.
- Chăm sóc khách hàng là một họat động Marketing và cùng với hoạt
động Marketing khác, nó cũng hướng tới việc thỏa mãn tốt các nhu cầu của
khách hàng để qua đó đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.
Riêng các doanh nghiệp Nhà nước trong đó có VNPT, hoạt động chăm
sóc khách hàng trong điều kiện hiện nay gần như là doanh nghiệp duy nhất phải
có nghĩa vụ làm công ích và hoạt động trên mọi vùng thị trường, trong đó thị
trường bị lỗ tại các vùng sâu vùng xa, nhưng các công tác hoạt động chăm sóc
khách hàng vẫn phải thực hiện. Như vậy một hệ thống chăm sóc khách hàng
ngoài nghĩa vụ thực hiện qui định của Nhà nước đối với doanh nghiệp chủ đạo,
còn phải thỏa mãn cả 3 tiêu chí trên để cung cấp thêm lợi nhuận và sự phát triển,
nếu trong hệ thống mà chỉ thỏa mãn một hoặc hai trong số ba tiêu chí đó thì sẽ
dần dần có ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận.
1.2.3. Mục đích yêu cầu của công tác chăm sóc khách hàng.
1). Mục đích:
Thực hiện các hoạt động chăm sóc khách hàng nhằm:
- Duy trì và phát triển dịch vụ.
- Đem lại sự hài lòng, tin cậy cho khách hàng.
- Đảm bảo hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Căn cứ vào các thông tin thu được qua các hoạt động chăm sóc khách
hàng, các nhà quản lý sẽ vạch ra chiến lược, chính sách chăm sóc khách hàng
phù hợp cho từng đối tượng khách hàng cũng như từng giai đoạn cụ thể, nhằm
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
2) Yêu cầu
Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh – Lớp TC HC D0006 QTKD 9
Chương I: Một số vấn đề cơ bản về khách hàng và CSKH
- Việc tổ chức, quản lý và thực hiện công tác chăm sóc khách hàng phải
được chuyên môn hóa tới từng bộ phận, từng vị trí lao động. Khuyến khích sử
dụng các nguồn lực bên ngoài để thực hiện hoạt động chăm sóc khách hàng.
- Bộ phận chăm sóc khách hàng tại các đơn vị thành viên phải được tổ
chức trên cơ sở qui mô khách hàng, đặc tính sản phẩm dịch vụ, tổ chức sản xuất
của đơn vị.
- Quyền hạn và trách nhiệm của bộ phận chăm sóc khách hàng phải được
phân giao rõ ràng, cụ thể.
- Chăm sóc khách hàng là nhiệm vụ của mọi CBCNV. Nâng cao nhận
thức và trình độ của đội ngũ lao động về công tác chăm sóc khách hàng là trách
nhiệm của lãnh đạo đơn vị, của người phụ trách bộ phận, cũng như của từng cán
bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.
1.2.4. Tầm quan trọng của công tác chăm sóc khách hàng.
Cũng như đối với một doanh nghiệp kinh doanh nói chung, chăm sóc
khách hàng mang lại cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ những lợi ích cơ bản:
 Duy trì khách hàng hiện tại, tạo khách hàng trung thành.
 Góp phần thu hút khách hàng tiềm năng.
 Giảm bớt chi phí kinh doanh.
 Là vũ khí cạnh tranh của doanh nghiệp.
1) Chăm sóc khách hàng giúp doanh nghiệp duy trì khách hàng hiện tại
và tạo ra khách hàng trung thành:
- Khách hàng của doanh nghiệp được chia ra làm hai loại: Khách hàng
hiện tại và khách hàng tiềm năng.
- Theo kinh nghiệm của các doanh nhân, thì việc giữ chân một khách
hàng hiện có dễ thực hiện và tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều so với tìm kiếm một
khách hàng mới. Chính vì vậy, các doanh nghiệp hiện nay thường chú trọng duy
trì khách hàng hiện tại hơn là chinh phục khách hàng mới. Và hoạt động chăm
sóc khách hàng sẽ giúp họ thực hiện điều đó.
- Chăm sóc khách hàng tốt, duy trì được khách hàng hiện tại, làm hài lòng
khách hàng với lần phục vụ trước, khi có nhu cầu họ sẽ quay lại sử dụng sản
phẩm dịch vụ của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ tạo được thiện cảm với khách
Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh – Lớp TC HC D0006 QTKD 10
Chương I: Một số vấn đề cơ bản về khách hàng và CSKH
hàng tạo thành thói quen tiêu dùng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp mình
trong họ.
- Chăm sóc khách hàng là phục vụ khách hàng theo cách mà họ mong đợi.
Cùng với sự đáng tin cậy của sản phẩm, dịch vụ, chăm sóc khách hàng mang lại
cho khách hàng sự hài lòng và thỏa mãn ngang bằng, thậm chí là cao hơn mức
độ mà họ mong đợi. Xu hướng khách hàng thường ngại thay đổi nhà cung cấp
sản phẩm dịch vụ do phải mất thời gian tìm hiểu thông tin về nhà cung cấp mới
và gánh chịu rủi ro nếu chất lượng sản phẩm dịch vụ mới không được như cũ.
- Chính vì vậy, chỉ cần bạn làm họ hài lòng, họ sẽ ở lại. Chăm sóc khách
hàng tạo nên một sợi dây vô hình ràng buộc, giữ chân khách hàng, giúp doanh
nghiệp gây dựng được một lượng khách hàng trung thành đông đảo. Đây chính
là nguồn tài sản quý giá đối với doanh nghiệp hiện nay. Có được khách hàng
trung thành, doanh nghiệp sẽ giảm bớt được gánh nặng của áp lực cạnh tranh.
Với khách hàng trung thành, doanh nghiệp sẽ duy trì được mức độ doanh thu
nhất định hàng kỳ, ngoài ra có thể tăng doanh thu bằng việc giới thiệu sản phẩm
mới cho khách hàng trung thành. Doanh nghiệp nào càng nhiều khách hàng
trung thành chứng tỏ doanh nghiệp ấy càng phát triển vững mạnh. Trong một số
ngành như xây dựng công nghiệp, vận tải quốc tế, sản xuất dây truyền thiết bị ...
số lượng khách hàng ít nhưng sức mua lớn, thì việc tạo được khách hàng trung
thành càng có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp.
2). Chăm sóc khách hàng góp phần thu hút khách hàng tiềm năng:
- Mặc dù đối tượng của hoạt động chăm sóc khách hàng là khách hàng
hiện tại và mục đích là duy trì khách hàng hiện tại, nhưng nếu chăm sóc khách
hàng tốt thì, cũng tác động tích cực đến việc chinh phục khách hàng tiềm năng.
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng:
Một khách hàng được thỏa mãn họ sẽ nói với 4 người khác.
Một khách hàng không được thỏa mãn họ sẽ nói với 10 người khác hoặc
nhiều hơn.
- Điều đó có nghĩa là nếu một khách hàng nào đó được phục vụ tốt, họ sẽ
nói với những người khác (gia đình, bạn bè, đồng nghiệp...) về sự hài lòng của
họ. Một cách vô tình, người khách hàng này đã quảng cáo về doanh nghiệp với
các khách hàng tiềm năng. Hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp được tô đậm trong
Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh – Lớp TC HC D0006 QTKD 11
Chương I: Một số vấn đề cơ bản về khách hàng và CSKH
mắt họ, và khả năng mà những người này sẽ đến với doanh nghiệp khi có nhu
cầu là rất lớn. Việc thu hút khách hàng tiềm năng trong trường hợp này được
thực hiện gián tiếp qua các khách hàng hiện tại – Một phương thức quản cáo
miễn phí mà rất hiệu quả.
- Và tất nhiên, cũng thật tai hại nếu có một khách hàng không hài lòng với
doanh nghiệp và phàn nàn với những người xung quanh về điều đó. Thông
thường con người thường có xu hướng là “giỏi” phàn nàn hơn là ca ngợi, nên
ảnh hưởng của những lời phàn nàn này khó mà lường trước được. Hình ảnh, uy
tín của doanh nghiệp bị lung lay. Doanh nghiệp không chỉ mất khách hàng hiện
tại mà còn mất luôn một lượng khách hàng đáng kể trong tương lai.
3). Giảm chi phí kinh doanh:
Doanh nghiệp có thể giảm được khá nhiều khoản chi phí nếu thực hiện tốt
công tác chăm sóc khách hàng.
 Thứ nhất: Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí tìm kiếm khách
hàng mới. Một doanh nghiệp để tồn tại phải duy trì được một số lượng khách
hàng nhất định. Mục tiêu này có thể đạt được bằng hai cách: giữ khách hàng
hiện tại hoặc tìm kiếm khách hàng mới. Hàng năm, các công ty phải đầu tư rất
nhiều tiền cho các chương trình quản cáo, tiếp thị, chào hàng để thu hút khách
hàng mới. Các chuyên gia kinh tế tính toán rằng: Chi phí để chinh phục một
khách hàng mới gấp khoảng 5 lần so với chi phí để duy trì một khách hàng hiện
có. Vì vậy, nếu doanh nghiệp làm tốt công tác chăm sóc khách hàng và giữ được
khách hàng, họ sẽ duy trì được một lượng khách hàng tương đối ổn định, nhờ đó
tiết kiệm đáng kể chi phí tìm kiếm khách hàng mới.
 Thứ hai: Đối với những khách hàng quen, doanh nghiệp sẽ giảm được
chi phí đi lại, quản cáo sản phẩm dịch vụ mới. Doanh nghiệp chỉ cần gọi điện
thoại, fax hoặc gửi mail tới khách hàng thông báo có sản phẩm dịch vụ mới,
khách hàng lâu năm có thể còn đặt hàng qua hình thức này.
 Thứ ba: Chăm sóc khách hàng tốt, làm cho khách hàng hài lòng ngay
từ lần đầu sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí về thời gian và tiền bạc
trong quá trình giải quyết các khiếu nại, thắc mắc của khách hàng.
4). Chăm sóc khách hàng – Vũ khí cạnh tranh quan trọng của các
doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh hiện nay:
Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh – Lớp TC HC D0006 QTKD 12
Chương I: Một số vấn đề cơ bản về khách hàng và CSKH
- Sự phát triển của Marketng nói chung và sự xuất hiện các hoạt động
Marketing mới (Như chăm sóc khách hàng, hay quản lý quan hệ khách hàng)
đều bắt nguồn từ một nguyên nhân sâu xa là do cạnh tranh trên thị trường ngày
càng trở nên mạnh mẽ và gay gắt. Xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đã
tác động không nhỏ đến mức độ cạnh tranh hiện tại, không chỉ là cạnh tranh
trong phạm vi một nước mà còn mở rộng ra một khu vực và toàn thế giới. Ngày
càng xuất hiện nhiều công ty trong và ngoài nước có thể cung cấp cùng một loại
sản phẩm, dịch vụ. Thu hút được khách hàng là yếu tố sống còn cho sự tồn tại
của doanh nghiệp.
- Thêm vào đó, hiện nay sự phát triển nhanh chóng của khoa học công
nghệ đã cho phép các doanh nghiệp có thể cung cấp sản phẩm, dịch vụ với chất
lượng và giá cả mong muốn. Vì vậy trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều
nhà cung cấp, giới thiệu các sản phẩm dịch vụ với chất lượng và giá cả tương
đương nhau. Điều đó đem lại cho khách hàng nhiều cơ hội lựa chọn hơn. Ngoài
yếu tố chất lượng và giá cả, khách hàng ngày càng chú ý đến hoạt động chăm
sóc khách hàng của doanh nghiệp. Sự cạnh tranh về giá cả và chất lượng sẽ dần
dần nhường chố cho cạnh tranh về chăm sóc khách hàng. Doanh nghiệp nào có
chính sách chăm sóc khách hàng tốt hơn, doanh nghiệp đó sẽ có được khách
hàng. Chăm sóc khách hàng trở thành vũ khí cạnh tranh riêng của mỗi doanh
nghiệp.
 Tuy nhiên, do những đặc tính khác biệt của dịch vụ Bưu chính - Viễn
thông, do đó chăm sóc khách hàng có một vai trò đặc biệt quan trọng với doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ.
- Một đặc điểm nổi bật của dịch vụ, trong đó bao gồm cả các dịch vụ Bưu
chính – Viễn thông, là tính vô hình. Trong khi hàng hóa có hình dáng, kích
thước, mầu sắc, mùi vị, khách hàng có thể tự xem xét, đánh giá xem nó có phù
hợp với nhu cầu của mình hay không thì dịch vụ hoàn toàn vô hình, không thể
nhận biết được bằng giác quan. Đây chính là một bất lợi khi bán một dịch vụ so
với khi bán một hàng hóa hữu hình. Khách hàng khó thử dịch vụ trước khi mua,
khó cảm nhận được chất lượng, do đó khó quyết định lựa chọn dịch vụ. Ngoài
ra, do tính không tách rời giữa cung cấp và tiêu dùng dịch vụ, người cung cấp và
người tiêu dùng tiếp xúc với nhau để cùng tạo ra dịch vụ nên cảm nhận của
khách hàng về chất lượng dịch vụ phụ thuộc rất nhiều vào nhân viên cung cấp.
Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh – Lớp TC HC D0006 QTKD 13
Chương I: Một số vấn đề cơ bản về khách hàng và CSKH
- Chính vì vậy, trong Marketing dịch vụ, để hạn chế ảnh hưởng của tính
vô hình, các nhà cung cấp thường chú trọng tới một số hoạt động như tăng
cường thông tin tư vấn cho khách hàng, tăng cường mối quan hệ thân thiện với
khách hàng, lựa chọn và đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng có đủ trình độ, kỹ
năng... Tất cả những việc làm đó đều nhằm nâng cao hiệu quả của công tác
chăm sóc khách hàng. Do đó, có thể nói chăm sóc khách hàng có một ý nghĩa
đặc biệt đối với doanh nghiệp dịch vụ. Nó nâng cao chất lượng của dịch vụ
trong cảm nhận của khách hàng, nhờ đó giúp doanh nghiệp giữ được khách
hàng.
- Ngoài ra, do tính không tách rời giữa cung cấp và tiêu dùng dịch vụ,
người cung cấp và người tiêu dùng tiếp xúc với nhau trong suốt quá trình mua
bán tiêu dùng dịch vụ. Và như vậy, thái độ, cử chỉ, hành vi... của người cung cấp
dịch vụ cũng tạo ra cảm nhận của khách hàng về chất lượng dịch vụ. Như vậy
chất lượng dịch vụ phụ thuộc rất nhiều vào nhân viên cung cấp. Chính vì vậy
trong Marketing dịch vụ, để hạn chế ảnh hưởng của tính vô hình, các nhà cung
cấp thường chú trọng tới một số hoạt động như tăng cường thông tin tư vấn cho
khách hàng, tăng cường mối quan hệ thân thiện với khách hàng, lựa chọn và đào
tạo đội ngũ nhân viên bán hàng có đủ trình độ, kỹ năng... Tất cả những việc làm
đó đều nhằm nâng cao hiệu quả của công tác chăm sóc khách hàng.
Do đó, có thể nói chăm sóc khách hàng có một ý nghĩa đặc biệt quan
trọng đối với doanh nghiệp dịch vụ. Nó nâng cao chất lượng của dịch vụ trong
cảm nhận của khách hàng, nhờ đó giúp doanh nghiệp giữ được khách hàng.
 Hiện nay Vnpost đang phải đối mặt với tình hình cạnh tranh găy gắt
trên thị trường. Đối thủ cạnh tranh tìm mọi cách để giành khách hàng, đặc biệt là
các khách hàng lớn. Thực tế cho thấy, chúng ta đã bị mất nhiều khách hàng lớn,
nhiều khi không rõ lý do tại sao? Bởi thế, việc chăm sóc khách hàng, quản lý và
theo dõi quan hệ với khách hàng là rất quan trọng. Nếu làm tốt sẽ có tác dụng
như:
- Thiết lập mối quan hệ lâu dài với khách hàng để từ đó có thể tác động
vào hành vi của họ.
- Củng cố lòng trung thành của khách hàng theo thời gian.
Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh – Lớp TC HC D0006 QTKD 14
Chương I: Một số vấn đề cơ bản về khách hàng và CSKH
- Hiểu được động cơ thúc đẩy hành vi của khách hàng là gì? để từ đó có
các chính sách ứng xử phù hợp.
- Tạo ra các cơ hội để giữ được khách hàng và bán thêm hàng cho họ.
- Điều quan trọng hơn cả là thông qua việc chăm sóc khách hàng và quản
lý khách hàng Vnpost sẽ có các hành động cụ thể nhằm duy trì sự trung thành
của khách hàng, bên cạnh việc cố gắng giành được khách hàng trên thị trường.
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác chăm sóc khách hàng của
doanh nghiệp.
1. Nhân tố khách quan.
Hoạt động chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của
nhiều nhân tố khách quan khác nhau. Có thể chia thành 2 nhóm nhân tố là:
Nhóm nhân tố thuộc môi trường vĩ mô và nhóm nhân tố thuộc môi trường vi
mô.
 Môi trường vĩ mô.
Môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến mọi hoạt động của doanh nghiệp nói
chung cũng như hoạt động chăm sóc khách hàng nói riêng. Các nhân tố thuộc
môi trường vĩ mô có thể kể đến như: Môi trường chính trị, pháp luật; môi trường
kinh tế, văn hóa xã hội; môi trường tự nhiên; môi trường công nghệ.
 Môi trường chính trị, pháp luật: Bao gồm hệ thống luật và các văn bản
dưới luật, các công cụ, chính sách của Nhà nước, các cơ quan pháp luật, các cơ
chế điều hành của Nhà nước.
- Các doanh nghiệp Bưu chính – Viễn thông chịu sự tác động mạnh của
các chính sách như: Chính sách đổi mới, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước,
khuyến khích đa dạng hóa sở hữu, khuyến khích thúc đẩy cạnh tranh trong nước,
khuyến khích phát triển nông thôn, miền núi...
- Môi trường chính trị, pháp luật ổn định, không có mâu thuẫn tôn giáo,
sắc tộc, không có chiến tranh, bạo loạn mới tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
thực hiện tốt các hoạt động của mình nói chung và hoạt động chăm sóc khách
hàng nói riêng.
 Môi trường kinh tế: Bao gồm nhiều nhân tố như: Tốc độ tăng trưởng
kinh tế, chính sách đầu tư của Nhà nước, xu hướng lãi suất trong nền kinh tế...
Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở
Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh – Lớp TC HC D0006 QTKD 15
Chương I: Một số vấn đề cơ bản về khách hàng và CSKH
mang đầu tư, đồng thời nhu cầu của nhười tiêu dùng cũng tăng lên. Đó chính là
điều kiện cũng như động lực để các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động chăm sóc
khách hàng nhằm duy trì và thu hút khách hàng.
 Môi trường văn hóa xã hội: Các khía cạnh hình thành môi trường văn
hóa xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các hoạt động kinh doanh như: Những
quan niệm về đạo đức, thẩm mỹ, về lối sống, nghề nghiệp, những phong tục tập
quán, truyền thống, những quan tâm và ưu tiên của xã hội, trình độ học vấn
chung của xã hội. Những nhân tố này tác động đến các quyết định về chăm sóc
khách hàng của doanh nghiệp như mức độ chăm sóc, hình thức...
 Môi trường tự nhiên: Bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan thiên
nhiên, đất đai, sông biển, các nguồn tài nguyên khoáng sản trong lòng đất, tài
nguyên biển, sự trong sạch của môi trường, nước và không khí... Đối với doanh
nghiệp môi trường tự nhiên sẽ tác động trực tiếp đến cảm nhận của khách hàng.
Vì vậy môi trường tự nhiên thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho hoạt động chăm sóc
khách hàng được thực hiện tốt.
 Môi trường công nghệ: Các thành tựu công nghệ mới sẽ tạo điều kiện
cho hoạt động chăm sóc khách hàng được thực hiện một cách nhanh chóng hơn,
đa dạng hơn đồng thời cũng mang lại nhiều thách thức hơn từ phía các đối thủ
cạnh tranh và từ phía yêu cầu không ngừng tăng cao của khách hàng.
 Môi trường vi mô.
- Đối thủ cạnh tranh hiện tại ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động chăm sóc
khách hàng của doanh nghiệp. Nếu các đối thủ cạnh tranh có các chính sách
chăm sóc tốt sẽ thúc đẩy doanh nghiệp phải đưa ra các hoạt động chăm sóc tốt
hơn nhằm đứng vững và phát triển được trên thị trường.
- Tình hình cạnh tranh trên thị trường cũng ảnh hưởng rất nhiều đến các
quyết định chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp. Đối với các thị trường cạnh
tranh găy gắt, có nhiều doanh nghiệp cùng cung cấp các sản phẩm dịch vụ với
chất lượng không khác nhau là bao, thì việc chăm sóc khách hàng chính là vũ
khí giúp các doanh nghiệp tạo nên sắc thái riêng của mình nhằm thu hút và giữ
được khách hàng.
- Chăm sóc khách hàng là hoạt động hướng về khách hàng, thỏa mãn các
nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất, chính vì vậy có thể nói khách hàng
Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh – Lớp TC HC D0006 QTKD 16
Chương I: Một số vấn đề cơ bản về khách hàng và CSKH
chính là nhân tố chủ đạo ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc khách hàng của
doanh nghiệp. Đối với mỗi đối tượng khách hàng khác nhau cần có những cách
thức chăm sóc khác nhau.
2. Nhân tố chủ quan.
Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến các hoạt động chăm sóc khách hàng
của doanh nghiệp là: Cơ sở vật chất kỹ thuật, chính sách đối với các nhân viên
trực tiếp làm nhiệm vụ chăm sóc khách hàng, nhận thức của cán bộ công nhân
viên, cơ cấu tổ chức...
- Nhận thức của CBCNV trong đơn vị: Nhân tố này ảnh hưởng rất lớn đến
hoạt động chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp. Nếu mọi nhân viên trong
doanh nghiệp đều có nhận thức tốt về vai trò của khách hàng và chăm sóc khách
hàng thì hoạt động chăm sóc khách hàng mới được thực hiện tốt và có hiệu quả.
- Chính sách đối với nhân viên: Mỗi doanh nghiệp nếu có các chính sách
phù hợp nhằm khuyến khích động viên nhân viên của mình thì các nhân viên
này sẽ thực hiện hoạt động chăm sóc khách hàng một cách tích cực và hiệu quả.
Ngược lại, nếu không động viên khen thưởng kịp thời sẽ tạo tâm lý chán nản,
không muốn làm việc trong đội ngũ nhân viên.
- Bộ máy chăm sóc khách hàng: Nếu doanh nghiệp tổ chức bộ máy chăm
sóc khách hàng một cách khoa học và chuyên nghiệp thì đội ngũ nhân viên sẽ
thực hiện tốt hơn, do không phải kiêm nhiệm nhiều công việc.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật: Được đầu tư càng hiện đại và tự động thì càng
góp phần hỗ trợ nhân viên trong doanh nghiệp thực hiện tốt hoạt động chăm sóc
khách hàng.
- Công tác phân công lao động: Doanh nghiệp nào thực hiện tốt việc phân
công lao động, thì doanh nghiệp đó sẽ hoạt động một cách có khoa học và hiệu
quả. Đối với doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông thì công tác phân công lao
động càng có ý nghĩa. Việc phân công lao động hợp lý sẽ tạo điều kiện cho cán
bộ công nhân viên thực hiện tốt công việc của mình, đáp ứng được các yêu cầu
của khách hàng. chăm sóc khách hàng là một trong những hoạt động quan trọng
của doanh nghiệp vì vậy cũng bị ảnh hưởng bởi công tác phân công lao động.
1.3. NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG.
1.3.1. Nội dung của hoạt động chăm sóc khách hàng.
Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh – Lớp TC HC D0006 QTKD 17
Chương I: Một số vấn đề cơ bản về khách hàng và CSKH
Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gia tăng, các hoạt động chăm sóc
khách hàng mà các doanh nghiệp này đưa ra cũng ngày càng phong phú, đa
dạng. Thật khó có thể liệt kê và phân loại các hoạt động đó một cách rõ ràng,
chính xác và cũng chưa có một cơ sở lý luận nào qui định về nội dung các hoạt
động chăm sóc khách hàng. Một cách tương đối có thể phân chia chúng theo các
yếu tố làm thỏa mãn khách hàng theo 3 nhóm chính sau:
 Các hoạt động mang lại sự thuận tiện.
 Các hoạt động liên quan tới yếu tố con người.
 Các hoạt động chăm sóc khách hàng khác.
1). Các hoạt động mang lại sự thuận tiện:
Là tất cả các hoạt động tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng đến với sản
phẩm, với nhà cung cấp, thuận lợi trong mua bán và tiêu dùng sản phẩm. Cụ thể
như: chọn địa điểm bán hàng, bố trí nơi bán hàng thích hợp; giờ mở cửa phù hợp
với thời gian của khách hàng; giao hàng đến tận nhà cho khách hàng quen; điều
kiện đổi hàng đơn giản; chấp nhận nhiều hình thức thanh toán; bố trí một đường
dây nóng để khách hàng có thể hỏi đáp hay yêu cầu tư vấn 24/24h; xây dựng
một trang Web giúp khách hàng tìm hiểu về sản phẩm, đặt hàng, thanh toán,
thay đổi đặt hàng ngay ở nhà... Tất cả các hoạt động này tạo điều kiện cho khách
hàng dễ dàng đến với sản phẩm, với nhà cung cấp; thuận lợi trong mua bán và
tiêu dùng sản phẩm.
2). Yếu tố con người:
Con người là yếu tố rất quan trọng vì chính con người tiến hành các nội
dung trong công tác chăm sóc khách hàng, các hoạt động thực hiện qua các kỹ
năng, trình độ, thái độ, hành vi của các nhân viên. Sự am hiểu tường tận về công
dụng, chức năng, đặc tính, cách sử dụng... của sản phẩm; thao tác thuần thục khi
cung cấp dịch vụ; thái độ niềm nở, thân thiện khi tiếp xúc... tất cả các hoạt động
đó của nhân viên đều tác động tích cực đến khách hàng. Chúng làm cho khách
hàng có cảm nhận tốt hơn về chất lượng sản phẩm, dịch vụ và cảm thấy được
coi trọng. Điều đó sẽ khiến họ hài lòng.
Nhóm hoạt động liên quan tới yếu tố con người thường rất khó xác định
chuẩn mực và đánh giá được chất lượng, ít phụ thuộc vào các nguyên tắc chăm
sóc khách hàng. Thật khó định lượng về mức độ thuần thục trong kỹ năng, thao
Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh – Lớp TC HC D0006 QTKD 18
Chương I: Một số vấn đề cơ bản về khách hàng và CSKH
tác hay mức độ niềm nở, thân thiện trong thái độ của các nhân viên tiếp xúc với
khách hàng. Bên cạnh đó, cũng không thể nói rằng nhân viên phải thể hiện kỹ
năng thuần thục hơn và thái độ niềm nở hơn với nhóm khách hàng lớn, khách
hàng đặc biệt, hay yếu tố con người ở giai đoạn trước và trong khi mua hàng lại
quan trọng hơn so với giai đoạn sau khi mua hàng. Nhìn chung, các nhân viên
tiếp xúc với khách hàng phải luôn luôn nâng cao trình độ, kỹ năng, thái độ, hành
vi phục vụ khách hàng đến mức độ tốt nhất có thể với bất cứ đối tượng khách
hàng nào và ở bất cứ thời điểm nào.
3). Các hoạt động khác:
Ngoài ra, chăm sóc khách hàng còn bao gồm rất nhiều hoạt động khác
như: Tặng quà, thăm hỏi nhân những dịp đặc biệt, tổ chức hội nghị khách hàng
theo định kỳ, gửi mẫu sản phẩm mới để khách hàng dùng thử... Các hoạt động
này nhằm tăng cường mối quan hệ thân thiết với khách hàng, để khách hàng biết
rằng họ được doanh nghiệp quan tâm mọi lúc, mọi nơi với mục đích duy trì và
tăng cường mối quan hệ lâu dài thân thiết với khách hàng.
1.3.2. Hình thức chăm sóc khách hàng.
Chăm sóc khách hàng là phục vụ khách hàng theo cách mà khách hàng
mong muốn, vì vậy các tổ chức doanh nghiệp có thể có các hình thức chăm sóc
khách hàng khác nhau. Thường theo 3 hình thức chính sau:
1). Các doanh nghiệp tự tổ chức mạng lưới chăm sóc khách hàng:
Đây là hình thức mà doanh nghiệp tự tổ chức phương tiện, cơ sở vật chất,
nhân lực, địa điểm... vạch ra các chương trình, kế hoạch chăm sóc khách hàng.
Với hình thức này doanh nghiệp sẽ chủ động trong hoạt động chăm sóc khách
hàng và nhanh nhạy trong việc thu thập thông tin phản hồi của khách hàng. Hình
thức này doanh nghiệp sẽ phải đầu tư cơ sở vật chất ban đầu, tổ chức lực
lượng... Nếu khả năng của doanh nghiệp là có hạn hoặc doanh nghiệp mới tham
gia vào thị trường và còn phải tập trung vào các lĩnh vực then chốt thì việc tổ
chức mạng lưới chăm sóc khách hàng theo hình thức này sẽ không phù hợp.
2). Doanh nghiệp thuê các tổ chức khác thực hiện công tác chăm sóc
khách hàng:
Với hình thức này doanh nghiệp có thể sáng tạo ra nhiều cách thức chăm
sóc khách hàng khác nhau, mạng lưới chăm sóc khách hàng rộng khắp và tiết
Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh – Lớp TC HC D0006 QTKD 19
Chương I: Một số vấn đề cơ bản về khách hàng và CSKH
kiệm được chi phí nhân lực cho hoạt động chăm sóc khách hàng. Song với hình
thức này việc thu thập thông tin phản hồi từ khách hàng qua nhiều trung gian, độ
chính xác và nhanh nhạy giảm đi rất nhiều.
3). Doanh nghiệp thỏa thuận với các nhà phân phối để họ đảm nhận
việc chăm sóc khách hàng:
Đây là hình thức có rất nhiều ưu điểm. Các nhà phân phối là những người
hiểu rõ sản phẩm và khách hàng của mình nên họ thuận lợi trong việc chăm sóc
khách hàng, tận dụng, phát huy được nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật
đồng thời nếu doanh nghiệp có mạng lưới là các đại lý, các nhà phân phối rộng
khắp thì cũng đồng nghĩa với mạng lưới chăm sóc khách hàng sẽ tiếp xúc gần
với khách hàng.
Mỗi doanh nghiệp tùy thuộc vào qui mô, đặc điểm về cơ cấu tổ chức, đối
tượng khách hàng, thị trường... sẽ có các hình thức chăm sóc khách hàng khác
nhau. Không phải lúc nào cũng duy trì một hình thức nào đó là hiệu quả và hay
nhất. Việc lựa chọn một hình chăm sóc phù hợp căn cứ vào các yếu tố như: Khả
năng bao quát, tiếp xúc khách hàng, khả năng điều khiển của doanh nghiệp, khả
năng chi phí của doanh nghiệp... Trong mỗi thời kỳ, mỗi thị trường khác nhau
doanh nghiệp có thể áp dụng một cách riêng lẻ hoặc phối hợp với các hình thức
này với nhau.
1.3.3. Phương thức chăm sóc khách hàng.
Các phương thức chăm sóc khách hàng hiện được các doanh nghiệp sử
dụng phong phú, mỗi phương thức có ưu, nhược điểm nhất định. Để lựa chọn
phương thức phù hợp nhất các doanh nghiệp phải căn cứ vào yêu cầu cũng như
nguồn lực của mình. Có thể chia các phương thức chăm sóc khách hàng là 4 loại
sau:
1). Chăm sóc trực tiếp tập trung:
- Đặc điểm: Đây là hình thức chăm sóc khách hàng tại các trung tâm dịch
vụ khách hàng. Các trung tâm này được đặt tại các địa điểm có vị trí địa lý thuận
lợi. Nhân lực do các chuyên gia về chăm sóc khách hàng với các phương tiện kỹ
thuật, cơ sở vật chất hiện đại tư vấn cho khách hàng về sản phẩm, dịch vụ,
hướng dẫn cách sử dụng, đổi hàng, thay đổi địa điểm giao hàng, phương thức
thanh toán...
Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh – Lớp TC HC D0006 QTKD 20
Chương I: Một số vấn đề cơ bản về khách hàng và CSKH
- Ưu điểm: Qua giao tiếp trực tiếp, người bán hàng có cơ hội hiểu rõ
khách hàng, nhận biết được thái độ của khách hàng từ đó có thể điều chỉnh hành
vi của mình, với sự hỗ trợ của các thiết bị máy móc chuyên biệt hiện đại nên
khách hàng được chăm sóc một cách kĩ lưỡng, nhiệt tình hơn. Ngoài ngôn ngữ
lời nói còn có sự tác động của ngôn ngữ thân thể, hiệu quả biểu đạt sự quan tâm
tốt hơn.
- Nhược điểm: Chi phí xây dựng trung tâm lớn, số lượng trung tâm hạn
chế, nên doanh nghiệp chỉ có thể đặt tại một số địa điểm, nơi tập trung đông dân
cư, mật độ khách hàng cao. Chính vì vậy mà không phải khách hàng nào cũng
có điều kiện đến tận nơi để được phục vụ tại các trung tâm chăm sóc khách
hàng.
2) Chăm sóc trực tiếp, phân tán tại các địa điểm bán hàng:
- Đặc điểm: Hình thức chăm sóc này được thực hiện ngay tại các điểm
bán hàng, quầy giao dịch – nơi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Nhân lực do
nhân viên bán hàng đảm nhiệm. Họ vừa là người bán hàng vừa là người chăm
sóc khách hàng.
- Ưu điểm: Số lượng khách hàng được chăm sóc tăng lên đáng kể bởi
mạng lưới điểm bán hàng rộng hơn rất nhiều so với các trung tâm chăm sóc
khách hàng. Chi phí đầu tư không đáng kể.
- Nhược điểm: Chất lượng chăm sóc khách hàng bị hạn chế do kỹ năng
trình độ của nhân viên bán hàng, chỉ đáp ứng được những yêu cầu thông thường,
thông tin đơn giản. Hơn nữa chăm sóc khách hàng chỉ là công việc kiêm nhiệm
không phải nhiệm vụ chính nên nhân viên không toàn tâm toàn ý vào các hoạt
động đó. Phạm vi lớn, rải rác do đó gây khó khăn cho công tác đào tạo.
3). Chăm sóc trực tiếp, phân tán tại địa chỉ của khách hàng:
- Đặc điểm: Tại địa điểm của khách hàng hình thức này sẽ được áp dụng
với nhóm khách hàng lớn, khách hàng đặc biệt. Doanh nghiệp cử riêng một
nhóm chuyên viên về chăm sóc khách hàng đến tận địa chỉ của khách hàng.
- Ưu điểm: Hiệu quả rất cao, chứng tỏ sự quan tâm sâu sắc của doanh
nghiệp tới khách hàng.
Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh – Lớp TC HC D0006 QTKD 21
Chương I: Một số vấn đề cơ bản về khách hàng và CSKH
- Nhược điểm: Đòi hỏi doanh nghiệp phải có lực lượng chuyên viên chăm
sóc khách hàng lớn. Vì vậy chăm sóc khách hàng tại địa chỉ khách hàng chỉ
được áp dụng với nhóm khách hàng lớn, khách hàng đặc biệt.
4). Chăm sóc gián tiếp:
- Đặc điểm: Là hình thức chăm sóc khách hàng được thực hiện qua các
phương tiện liên lạc hiện đại như: Qua thư tay, qua điện thoại, qua mạng
Internet. Hình thức này ngày càng được sử dụng rộng rãi theo sự phát triển của
các phương tiện thông tin liên lạc. Nhân lực: Cần tổ chức một đội ngũ nhân viên
có chuyên môn, làm việc 24/24h hoặc thiết lập một hệ thống thông tin đa
phương tiện phục vụ khách hàng.
- Ưu điểm: Đem lại lợi ích cho cả khách hàng lẫn doanh nghiệp. Khách
hàng được phục vụ bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, không cần đến các điểm bán
hàng hay các trung tâm dịch vụ khách hàng, không cần đợi đến giờ mở cửa giao
dịch, họ có thể ngồi ngay tại nhà mà vẫn có được các thông tin cần thiết. Với
doanh nghiệp có thể tiếp cận rộng rãi với nhiều đối tượng khách hàng, với chi
phí không quá cao.
- Nhược điểm: Nội dung các hoạt động chăm sóc chỉ là sự trao đổi thông
tin. Không tiếp xúc trực tiếp, nhân viên không thể nhận biết được tâm trạng, thái
độ của khách hàng, không thể làm họ hài lòng hơn. Yếu tố con người trong
trường hợp này không hề có tác dụng trong việc quản trị chăm sóc khách hàng.
1.3.4. Tổ chức bộ máy chăm sóc khách hàng.
- Mỗi doanh nghiệp khác nhau thì cách tổ chức bộ máy chăm sóc khách
hàng khác nhau sao cho khách hàng của doanh nghiệp được phục vụ tốt nhất.
Các doanh nghiệp tổ chức dựa trên nguyên tắc tùy từng nhóm đối tượng khách
hàng mà tổ chức chăm sóc khác nhau, nên bộ máy chăm sóc khách hàng được tổ
chức rất linh hoạt trong từng doanh nghiệp. Vậy nên không có mô hình thống
nhất về tổ chức bộ máy chăm sóc khách hàng.
- Trong mỗi công ty hoặc doanh nghiệp, bất kỳ phòng ban, bộ phận hay
nhân viên nào cũng đều có khách hàng. Vì vậy, hoạt động chăm sóc khách hàng
là hoạt động chung của cả công ty, cần được tất cả mọi người nghiêm túc thực
hiện. Bộ máy chăm sóc khách hàng cần được vận hành trong toàn doanh nghiệp,
kể từ các nhà quản lý đến các nhân viên bình thường.
Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh – Lớp TC HC D0006 QTKD 22
Chương I: Một số vấn đề cơ bản về khách hàng và CSKH
- Đối với khách hàng bên ngoài, hoạt động chăm sóc khách hàng do
phòng chăm sóc khách hàng, hoặc bộ phận thuộc phòng Marketing đảm nhiệm.
Tùy theo từng doanh nghiệp, tùy theo phương thức chăm sóc khách hàng được
sử dụng mà bộ phận đó có thể là chuyên trách hay kiêm nhiệm.
- Ở các doanh nghiệp lớn, số lượng khách hàng nhiều, bộ phận chăm sóc
khách hàng hoạt động một cách độc lập với các bộ phận khác như nghiên cứu
thị trường, bán hàng, tiếp thị, quảng cáo... Điều này giúp các nhân viên chăm
sóc khách hàng có thể chú trọng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Ở các doanh
nghiệp nhỏ, do điều kiện hạn chế về kinh phí và nhân lực mà các nhân viên
chăm sóc khách hàng có thể đồng thời phụ trách các công việc khác.
- Các doanh nghiệp áp dụng phương thức chăm sóc trực tiếp, tập trung tại
các trung tâm dịch vụ khách hàng; chăm sóc trực tiếp, phân tán tại địa chỉ khách
hàng và chăm sóc gián tiếp qua đường dây nóng, qua mạng thường do nhân viên
chăm sóc chuyên nghiệp thực hiện. Riêng ở các phương thức chăm sóc trực tiếp,
phân tán tại các điểm bán hàng thì do nhân viên bán hàng kiêm nghiệm.
- Bộ phận chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp chịu trách nhiệm quản
lý chung, phối hợp tất cả các hoạt động của nhân viên chuyên trách lẫn nhân
viên bán hàng. Ở những công ty mà hoạt động chăm sóc khách hàng được coi
trọng đặc biệt, bộ phận này có thể được nâng lên thành Phòng Kinh doanh tiếp
thị trực thuộc Giám đốc công ty.
- Quyết định lựa chọn qui mô, cơ cấu của bộ phận chăm sóc khách hàng ở
mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố: đặc điểm sản phẩm, đặc điểm
khách hàng, khả năng của doanh nghiệp...
- Để tăng cường hiệu quả hoạt động của bộ máy chăm sóc khách hàng các
doanh nghiệp hiện nay thường song song xây dựng một hệ thống thông tin nội
bộ về chăm sóc khách hàng. Trong hệ thống này, nhiệm vụ, chức năng của các
bộ phận thành phần được phân định rạch ròi, trong đó bộ phận chăm sóc khách
hàng giữ vai trò đầu mối chính, chịu trách nhiệm phối hợp hoạt động của các bộ
phận khác. Thông tin của khách hàng đi vào hệ thống (thông tin đầu vào) được
xử lý theo một qui trình thống nhất, hợp lý để có được các thông tin phản hồi
(thông tin đầu ra) một cách nhanh nhất và hiệu quả.
1.3.5. Nguyên tắc chăm sóc khách hàng.
Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh – Lớp TC HC D0006 QTKD 23
Chương I: Một số vấn đề cơ bản về khách hàng và CSKH
Hoạt động chăm sóc khách hàng của mỗi doanh nghiệp cũng phải tuân
theo những nguyên tắc nhất định sau:
 Nguyên tắc thứ nhất:“Phù hợp với nhu cầu của khách hàng”.
Bán những thứ khách hàng cần – Tư tưởng chủ đạo của Marketing hiện
đại cũng được áp dụng vào hoạt động chăm sóc khách hàng. Mặc dù những hoạt
động chăm sóc khách hàng nhằm gia tăng giá trị cho sản phẩm cốt lõi, nhưng nó
chỉ thực sự làm khách hàng hài lòng khi nó là cần thiết với khách hàng. Doanh
nghiệp không thể tự đề ra nội dung chăm sóc khách hàng dựa trên suy nghĩ chủ
quan của mình mà cần phải dựa vào mong muốn của khách hàng: họ muốn được
phục vụ những gì và như thế nào?.
 Nội dung chăm sóc khách hàng:
Chính là những hoạt động cụ thể mà doanh nghiệp sẽ tiến hành để phục
vụ khách hàng theo như khách hàng mong muốn. Muốn vậy, doanh nghiệp cần
thường xuyên điều tra nắm bắt nhu cầu, mong muốn của khách hàng.
 Mức độ chăm sóc khách hàng:
Thể hiện các chỉ số về chất lượng, khối lượng, qui mô, tần suất... tiến
hành các hoạt động trên. Một hội nghị khách hàng có thể gồm vài chục hay vài
trăm khách hàng, có thể được tổ chức nửa năm một lần hay cả năm một lần. Quà
kỷ niệm cho khách hàng nhân dịp năm mới có thể chỉ là tấm bưu thiếp, một
cuốn lịch nhưng cũng có thể là một món quà đắt tiền hơn.
- Nội dung chăm sóc khách hàng càng đa dạng và mức độ càng lớn thì
khách hàng càng hài lòng. Tuy nhiên, việc thực hiện một chương trình chăm sóc
khách hàng còn phụ thuộc vào khả năng của doanh nghiệp (nguồn lực tài chính,
nhân sự... ) có nghĩa là phải đảm bảo kế hoạch chăm sóc khách hàng có tính khả
thi. Thông thường doanh nghiệp sẽ quyết định về nội dung và mức độ chăm sóc
khách hàng dựa theo các yếu tố sau:
+ Nhu cầu của khách hàng.
+ Hoạt động chăm sóc khách hàng của đối thủ cạnh tranh.
+ Khả năng đáp ứng của bản thân doanh nghiệp.
Điều cơ bản nhất là doanh nghiệp phải cân bằng giữa hiệu quả đạt được
và chi phí phải bỏ ra.
Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh – Lớp TC HC D0006 QTKD 24
Chương I: Một số vấn đề cơ bản về khách hàng và CSKH
- Doanh nghiệp cần xác định cụ thể sẽ áp dụng những hoạt động nào và
với mức độ nào. Việc xây dựng một trang Web về chăm sóc khách hàng, giúp
khách hàng có thể đặt hàng, thay đổi đơn hàng, thanh toán... qua mạng hay việc
tổ chức hội nghị khách hàng nửa năm một lần, mặc dù về lý thuyết là rất có ích,
nhưng có thực sự hiệu quả hay không đối với một doanh nghiệp nhỏ, lượng
khách hàng ít. Cần khẳng định lần nữa rằng, quyết định nội dung và mức độ tiến
hành các hoạt động trên cần xuất phát từ các đặc điểm sản xuất kinh doanh và
khả năng của doanh nghiệp.
 Nguyên tắc thứ hai: “Phù hợp từng phân đoạn khách hàng”.
Doanh nghiệp phải lưu ý tập trung mọi ưu đãi vào nhóm khách hàng lớn,
khách hàng đặc biệt. Với các đối tượng khách hàng này, nội dung các hoạt động
chăm sóc phải đa dạng hơn với mức độ cũng lớn hơn. Khách hàng càng lớn càng
được chăm sóc đặc biệt.
*. Chăm sóc theo nhóm khách hàng:
- Việc phân chia khách hàng theo từng nhóm để chăm sóc tương tự như
sự phân đoạn thị trường trong Marketing nói chung. Phân chia nhóm khách hàng
cũng có thể dựa vào sự khác biệt về nhu cầu, tính cách, hành vi. Mỗi đoạn thị
trường được phân chia bao gồm những người tương đối đồng nhất về nhu cầu và
có phản ứng như nhau đối với cùng một tập hợp các kích thích Marketing. Phân
đoạn thị trường là cơ sở cho các doanh nghiệp đáp ứng cao nhất nhu cầu của
khách hàng theo đúng khả năng của mình.
- Tuy nhiên căn cứ phân chia quan trọng nhất mà các doanh nghiệp
thường sử dụng là doanh thu (lợi nhuận) mà mỗi khách hàng mang lại. Dựa trên
tiêu chí này, khách hàng được phân chia thành: khách hàng đặc biệt, khách hàng
lớn, khách hàng trung bình, khách hàng nhỏ... Mục đích của việc phân nhóm
khách hàng là nhằm tìm hiểu các nhu cầu của từng nhóm và xác định nhóm
khách hàng trọng tâm cần chăm sóc.
- Nhu cầu của khách hàng về cách thức phục vụ cũng như nhu cầu về sản
phẩm rất phong phú và đa dạng. Nếu đáp ứng tất cả các nhu cầu đó, doanh
nghiệp sẽ phải tốn kém chi phí lớn mà lại lãng phí không cần thiết. Mỗi nhóm
khách hàng có một nhu cầu nhất định. Phân nhóm khách hàng, tìm hiểu chính
Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh – Lớp TC HC D0006 QTKD 25
Chương I: Một số vấn đề cơ bản về khách hàng và CSKH
xác nhu cầu của từng nhóm, doanh nghiệp vừa có thể làm hài lòng các nhóm
khách hàng vừa hạn chế được chi phí.
- Trong hoạt động chăm sóc khách hàng, các doanh nghiệp thường dành
sự chăm sóc đặc biệt cho nhóm khách hàng lớn. Theo quy luật Pareto 80:20, quy
luật phổ biến trong hoạt động kinh tế, 20% lượng khách hàng đem lại 80%
doanh thu (lợi nhuận). 20% lượng khách hàng này có vai trò quan trọng với
doanh nghiệp. Giữ được 20% này, doanh nghiệp sẽ duy trì được lượng doanh
thu (lợi nhuận) tương đối ổn định. Chính vì vậy, căn cứ vào báo cáo về doanh
thu (lợi nhuận) cuối mỗi kỳ, doanh nghiệp phải xác định chính xác lượng 20%
khách hàng lớn để ưu tiên chăm sóc. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể đi sâu xác
định 10% hay 5% khách hàng lớn nhất được đặc biệt quan tâm.
 Nguyên tắc thứ ba: “Phù hợp với các giai đoạn của quá trình mua
hàng”.
Có thể thấy rằng các hoạt động mang lại sự thuận tiện đều đặn trong cả 3
giai đoạn của quá trình mua hàng: trước, trong và sau khi mua hàng nhằm giúp
khách hàng dễ dàng tiếp cận, đi đến quyết định mua và sau đó là thuận tiện trong
việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Các hoạt động chăm sóc khách hàng khác
thường tập trung ở giai đoạn sau khi mua hàng. Doanh nghiệp tiến hành các hoạt
động này với mục đích là thể hiện sự coi trọng của doanh nghiệp đối với khách
hàng, qua đó nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng, tăng cường mối quan
hệ giữa doanh nghiệp - khách hàng.
* Phù hợp với các giai đoạn của quá trình mua hàng:
Quá trình mua hàng thường được chia thành 3 giai đoạn: giai đoạn trước
mua hàng, giai đoạn quyết định mua hàng và giai đoạn sau mua hàng. Ở mỗi
giai đoạn khách hàng có những mối quan tâm khác nhau do đó mức độ chăm sóc
cũng khác nhau. Công tác chăm sóc khách hàng cần phải được thực hiện ở cả 3
giai đoạn trên nhưng nội dung và phương thức tùy theo từng giai đoạn.
 Giai đoạn trước mua hàng.
- Ở giai đoạn này, nhu cầu không nhất thiết phát sinh từ phía khách hàng
mà doanh nghiệp có thể chủ động kích thích làm phát sinh mong muốn có được
sản phẩm, dịch vụ. Doanh nghiệp có thể thông qua hình thức tiếp thị trực tiếp,
qu tờ rơi, qua direct mail... để cung cấp thông tin cho khách hàng. Nội dung
Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh – Lớp TC HC D0006 QTKD 26
Chương I: Một số vấn đề cơ bản về khách hàng và CSKH
chăm sóc khách hàng giai đoạn này là giới thiệu về đặc điểm, giá cước, chất
lượng sản phẩm, các tiện ích đem lại, hướng dẫn sử dụng...
 Giai đoạn quyết định mua hàng.
- Sau khi đánh giá lựa chọn, khách hàng đi tới quyết định mua. Tuy nhiên,
từ quyết định mua đến mua hàng còn có các cản trở như: điều kiện mua hàng,
địa điểm mua hàng, phương thức thanh toán, các dịch vụ hậu mãi... Để thúc đẩy
quá trình mua hàng, doanh nghiệp cần loại bỏ các cản trở từ phía bản thân doanh
nghiệp bằng cách bố trí các điểm bán hàng thuận tiện đi lại, phương thức thanh
toán đa dạng, nội dung các dịch vụ hậu mãi phong phú hấp dẫn...
- Một cản trở khác đối với quyết định mua hàng xuất phát từ chính khách
hàng, là sự “khó tính” của họ. Để gây được cảm tình trong lòng khách hàng,
doanh nghiệp phải tạo ra một không gian bán hàng khang trang, sạch sẽ, cơ sở
vật chất đầy đủ tiện nghi; nhân viên bán hàng niềm nở, nhiệt tình, am hiểu về
sản phẩm, kỹ năng thao tác thuần thục, nhanh nhẹn...
- Công tác chăm sóc khách hàng trong giai đoạn này phải chú trọng tạo ra
sự thoải mái và thuận tiện tối đa cho khách hàng khi mua sản phẩm.
 Giai đoạn sau khi mua hàng.
- Bất kỳ một doanh nghiệp nào, điều quan trọng nhất không phải là tìm
khách hàng mới mà là làm thế nào để giữ được khách hàng cũ, để khách hàng
quay trở lại tiếp tục mua và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Không hẳn là lần giao dịch đầu tiên khách hàng đã cảm thấy thoải mái, mà phần
lớn chính là do các dịch vụ hậu mãi làm cho khách hàng cảm nhận được chất
lượng dịch vụ tốt, cảm nhận được sự quan tâm của doanh nghiệp đối với khách
hàng nên nảy sinh thiện cảm với doanh nghiệp, nên lần sau khách hàng có nhu
cầu họ sẽ nghĩ ngay tới doanh nghiệp. Khách hàng nào sau khi mua hàng cũng
đều coi trọng công tác chăm sóc sau bán hàng của doanh nghiệp và lấy đó là một
tiêu chí để lựa chọn.
- Các hoạt động chăm sóc khách hàng ở giai đoạn này tập trung vào việc
tư vấn, giúp đỡ khách hàng trong khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ và xây dựng
mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp, nâng cao khả năng khách hàng
sẽ trở lại với doanh nghiệp trong lần tới.
Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh – Lớp TC HC D0006 QTKD 27
Chương II: Thực trạng công tác CSKH tại BĐTP Hà đông
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHĂM SÓC KHÁCH
CỦA BƯU ĐIỆN THÀNH PHỐ HÀ ĐÔNG
2.1. TỔNG QUAN VỀ BƯU ĐIỆN THÀNH PHỐ HÀ ĐÔNG
Bưu điện Thành phố Hà Đông được thành lập từ 26-01-2007, trên cơ sở
chuyển đổi từ Bưu điện thị xã Hà Đông tỉnh Hà Tây theo QĐ277/QĐ-TCCB
ngày 26 tháng 1 năm 2007 của Tổng giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông
Việt Nam. Bưu điện thành phố Hà Đông có trụ sở chính tại số 04 đường Quang
Trung -phường quang Trung - TP Hà Đông.
Bưu điện TP Hà Đông là đơn vị kinh tế trực thuộc, hạch toán phụ thuộc
Bưu điện tỉnh Hà Tây, là một đơn vị thành viên trong hệ thống tổ chức và hoạt
động của Bưu điện tỉnh; có nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh cùng các
đơn vị trực thuộc khác trong một dây chuyền công nghệ Bưu chính Viễn thông
thống nhất toàn Bưu điện tỉnh và cả nước, có mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ với
nhau về tổ chức mạng lưới, lợi ích kinh tế, tài chính, phát triển dịch vụ để thực
hiện mục tiêu kế hoạch chung của Bưu điện tỉnh, hoạt động sản xuất kinh doanh
theo điều lệ tổ chức và của Bưu điện tỉnh đã được phê chuẩn tại quyết định số:
259/QĐ-TCCB-HĐQT ngày 28/9/1996 của Hội đồng quản trị Tổng công ty Bưu
chính Viễn thông Việt Nam ( nay là Tập đoàn BCVT Việt Nam) và các quy chế,
quy định nội bộ của Bưu điện tỉnh Hà Tây.
Bưu điện TP Hà Đông không có có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng
theo tên gọi, không được mở tài khoản tại Ngân hàng, có quy chế tổ chức và
hoạt động, có quyền tự chủ kinh doanh trong phạm vi phân cấp của Bưu điện
tỉnh, chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đối với Bưu điện tỉnh
2.1.1. Chức năng nhiệm vụ của Bưu điện TP Hà Đông:
1. Chức năng:
Bưu điện thành phố Hà Đông có chức năng sản xuất, kinh doanh và phục
vụ trên các lĩnh vực:
- Khai thác, vận chuyển Bưu phẩm, bưu kiện, báo chí và khai thác điện báo
nội tỉnh.
- Kinh doanh các dịch vụ Bưu chính - PHBC.
Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh - Lớp TC HC D2006 QTKD 28
Chương II: Thực trạng công tác CSKH tại BĐTP Hà đông
- Cung cấp các dịch vụ Viễn thông tại các điểm giao dịch và thực hiện các
dịch vụ hỗ trợ kinh doanh Viễn thông trên địa bàn thành phố.
- Cung cấp các dịch vụ Bưu chính hệ I.
- Kinh doanh vật tư, thiết bị Bưu chính Viễn thông liên quan đến dịch vụ
sản phẩm, đơn vị cung cấp.
Kinh doanh các ngành nghề khác khi được Bưu điện tỉnh .cho phép.
2. Nhiệm vụ:
Bưu điện TP Hà Đông là đơn vị sản xuất trực thuộc Bưu điện tỉnh Hà Tây,
hoạt động kinh doanh chuyên ngành BCVT.
- Sử dụng hiệu quả các nguồn lực đã được Bưu điện tỉnh giao để đáp ứng,
phục vụ việc hoàn thành nhiệm vụ của Bưu điện TP Hà Đông
- Đảm bảo mạng lưới thông tin liên lạc Bưu chính trên địa bàn
- Kịp thời cung cấp các dịch vụ BCVT phục vụ cơ quan Đảng, chính
quyền, quốc phòng an ninh, đáp ứng các yêu cầu về thông tin khẩn cấp, phục vụ
nhân dân... theo chức năng nhiệm vụ quy định, chịu trách nhiệm trước khách
hàng, Bưu điện tỉnh và Pháp luật về chất lượng dịch vụ do đơn vị cung cấp.
- Xây dựng phương án, kế hoạch phát triển mạng lưới Bưu chính trong
thành phố phù hợp với từng giai đoạn, quy hoạch, mục tiêu, phương hướng phát
triển chung của Bưu điện tỉnh.
- Chấp hành tết chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Thực hiện đúng thể lệ thủ tục nghiệp vụ, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn định
mức kinh tế kỹ thuật, chấp hành nghiêm chỉnh giá cước, chính sách giá cả của
Nhà nước, Tập đoàn và điều lệ tổ chức hoạt động của Bưu điện tỉnh.
- Sử dụng hiệu quả lao động Bưu điện tỉnh giao, phù hợp với nhiệm vụ sản
xuất kinh doanh, hàng năm cải tiến hợp lý hoá dây chuyền sản xuất, áp dụng
định mức lao động theo qui định để nâng cao hiệu suất lao động. Thực hiện đầy
đủ nghĩa vụ, quyền lợi với người lao động theo pháp luật và của Bưu điện tỉnh.
- Thực hiện nghĩa vụ theo quy định của nhà nước về bảo vệ tài nguyên môi
trường, quốc phòng và an ninh quốc gia. Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kế
toán thống kê, tài chính theo pháp lệnh Kế toán thống kê, báo cáo tình hình hoạt
động tài chính theo quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm về độ chính xác,
Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh - Lớp TC HC D2006 QTKD 29
Chương II: Thực trạng công tác CSKH tại BĐTP Hà đông
trung thực của các báo cáo, tuân thủ các quy định về thanh tra, kiểm tra của Bưu
điện tỉnh và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Phối hợp với công đoàn cơ sở tổ chức các phong trào thi đua nhằm khích
lệ, động viên CB-CNV từ đó nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm,
dịch vụ, chăm lo đời sống CB-CNV và thực hiện tết chính sách xã hội.
- Có trách nhiệm thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ nộp thuế và các khoản
nộp ngân sách theo quy định của pháp luật.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh:
Căn cứ vào quyết định số 018QĐ/TCCB ngày 15/1/2008 của Giám đốc bưu
điện tỉnh Hà Tây, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Bưu điện thành phố Hà Đông
gồm: 1 Giám đốc, 1 Phó giám đốc, 1 tổ Quản lý, 1 tổ Kế toán và 7 tổ sản xuất.
Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh - Lớp TC HC D2006 QTKD 30
Chương II: Thực trạng công tác CSKH tại BĐTP Hà đông
Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bưu điện TP hà Đông
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ SẢN XUẤT TẠI BƯU ĐIỆN TP HÀ ĐÔNG
Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh - Lớp TC HC D2006 QTKD
Gi¸m ®èc
p. Gi¸m ®èc
Tæ qu¶n lý
Bé phËn
hµnh
chÝnh
Bé phËn
nghiÖp
vô -
CSKH
BP ®Çu
mèi
chuyªn
tiÒn
Tæ kÕ to¸n
BP
thu
nî
BP
KÕ
to¸n
B­u côc
Hµ
§«ng
B­u côc
Khai
th¸c
Tæ
Khai th¸c
phi tho¹i
Tæ
ChuyÓn
ph¸t
B­u chÝnh
Tæ
ChuyÓn
ph¸t
B­u chÝnh
10 ®iÓm B§-VH
B­u côc 3
NguyÔn
Ch¸nh
B­u côc 3
Phóc La
B­u côc 3
NguyÔn
Tr·i
B­u côc 3
V¨n Mç
B­u côc 3
V¨n Yªn
Tæ
Giao
dÞch 2
56 §¹i lý
BC 3
D­¬ng
Néi
BC 3
Phó
L·m
BC 3
Ba La
BC 3
V¨n Phó
BC 3
Lª Lîi
Tæ
Giao
dÞch 3
31
Chương II: Thực trạng công tác CSKH tại BĐTP Hà đông
1. Giám đốc Bưu điện Thành phố Hà Đông:
Giám đốc Bưu điện TP Hà Đông là đại diện pháp nhân của đơn vị, chịu
trách nhiệm trước Giám đốc Bưu điện tỉnh và trước pháp luật về hoạt động của
đơn vị trong phạm vi quyền hạn được giao.
Giám đốc Bưu điện TP Hà Đông có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Tổ chức, điều hành thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị,
quản lý sử dụng hiệu quả tiền vẫn, tài sản, vật tư, thiết bị, nguồn nhân lực do
Bưu điện tỉnh giao để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Bưu điện
thành phố, chịu trách nhiệm về cung cấp sản phẩm , dịch vụ cho khách hàng .
- Xây dựng trình Giám đốc Bưu điện tỉnh phê duyệt về tổ chức hoạt động
sau khi được phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, kế hoạch sửa
chữa lớn, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho CB-CNV đơn vị.
- Tổ chức thực hiện chương trình hoạt động, biện pháp thực hiện kế hoạch,
hợp đồng kinh tế, phương án phối hợp kinh doanh với các đơn vị cơ sở khác
thuộc Bưu điện tỉnh. Đề xuất với Giám đốc Bưu điện tỉnh áp dụng các hình thức
tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi trên thị trường.
Thực hiện các chỉ tiêu doanh thu, chi phí theo kế hoạch Bưu điện tỉnh giao.
Thu đúng, thu đủ các khoản cước phí dịch vụ do đơn vị cung cấp, quyết định các
khoản chi theo phân cấp của Bưu điện tỉnh, đúng quy chế tài chính của Tập
đoàn.
Ký kết hợp đồng kinh tế với các đối tác, khách hàng theo khả năng, nhiệm
vụ trong phạm vi phân cấp hoặc được sự uỷ quyền của Giám đốc Bưu điện tỉnh,
ký hợp đồng thuê mướn lao động thời vụ và chịu trách nhiệm về việc thực hiện
các hợp đồng đã ký.
- Căn cứ vào mô hình mẫu do Giám đốc Bưu điện tỉnh ban hành, quyết
định thành lập, giải thể tổ chức lại các bộ phận trong bộ máy quản lý và sản xuất
của đơn vị.
- Đề nghị Giám đốc Bưu điện tỉnh quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen
thưởng, kỷ luật phó Giám đốc Bưu điện TP, kế toán trưởng, nâng bậc lương,
khen thưởng, kỷ luật đối với CB-CNV của đơn vị cao hơn mức phân cấp khen
thưởng, kỷ luật tại đơn vị; Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ
Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh - Lớp TC HC D2006 QTKD 32
Chương II: Thực trạng công tác CSKH tại BĐTP Hà đông
luật đối với các tổ trưởng quản lý, sản xuất và đối với người lao động theo qui
định phân cấp của Bưu điện tỉnh.
- Được quyền giải quyết cho CB-CNV trong đơn vị nghỉ phép, nghỉ việc
riêng theo quy định của Bộ luật lao động, thoả ước lao động của Bưu điện tỉnh.
Giám đốc khi nghỉ phép phải được sự đồng ý của Giám đốc Bưu điện tỉnh.
- Phối hợp với BCH Công đoàn đơn vị hàng năm tổ chức Đại hội CNVC để
lấy ý kiến, ban hành các qui định từ đó thực hiện các quy chế, nội quy nội bộ
phù hợp với đặc điểm hoạt động của đơn vị trên cơ sở không trái với pháp luật
của nhà nước, những quy định của Tập đoàn và Bưu điện tỉnh.
- Có trách nhiệm hàng năm tổ chức tập huấn kỹ thuật và an toàn lao động,
vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ cho CB-CNV trong đơn vị, trang
bị đầy đủ phương tiện phòng hộ: thiết bị cá nhân, thiết bị dụng cụ phòng cháy
chữa cháy trong phòng máy và nơi làm việc.
Xây dựng phương án bảo vệ an toàn và phòng chống cháy nổ cho tất cả các
cơ sở thiết bị do đơn vị quản lý. Định kỳ tổ chức đo thử, kiểm tra các thông số
kỹ thuật hệ thống chống sét của các thiết bị bưu chính.
- Được Giám đốc Bưu điện tỉnh uỷ quyền để quan hệ với chính quyền địa
phương về các mặt:
+ Đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ Đảng, chính quyền, các tổ chức xã
hội, các doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn.
+ Bảo vệ an toàn cho các thiết bị Bưu chính, Viễn thông.
+ Thực hiện các quy định hành chính và nghĩa vụ đối với địa phương theo
quy định của pháp luật.
- Báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc Bưu điện tỉnh về
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của đơn vị.
- Tổ chức tự kiểm tra, kiểm soát trong đơn vị; Chịu sự kiểm tra, kiểm soát
của Bưu điện tỉnh và các sơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Được quyết định vượt thẩm quyền của mình trong các trường hợp khẩn cấp
(thiên tai, địch hoạn, hoả hoạn, sự cố nghiêm trọng) đồng thời báo cáo Giám đốc
Bưu điện tỉnh và chịu trách nhiệm trước những quyết định đó.
2. Phó Giám đốc:
Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh - Lớp TC HC D2006 QTKD 33
Chương II: Thực trạng công tác CSKH tại BĐTP Hà đông
Phó giám đốc là người giúp Giám đốc Bưu điện thành phố lãnh đạo quản
lý, điều hành một số lĩnh vực hoạt động của đơn vị theo phân công của Giám
đốc Bưu điện TP, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Bưu điện TP và cơ quan
pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được phân công.
3. Chức năng, nhiệm vụ của các tổ quản lý và sản xuất:
* Tổ Kế toán:
-Có chức năng tham mưu giúp việc cho Giám đốc về công tác kế hoạch, kế
toán thống kê tài chính và thu cước bưu điện phí.
* Tổ quản lý nghiệp vụ - CSKH: Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về
công tác quản trị văn phòng phục vụ sản xuất, quản lý nghiệp vụ các dịch vụ BC
– PHBC, tiếp thị bán hàng, quản lý mạng tin học.
* Tổ giao dịch trung tâm, tổ giao dịch 2 và giao dịch 3: Chấp nhận, phát
các dịch vụ BC-PHBC và dịch vụ Viễn thông công cộng, kinh doanh các loại
hàng hoá như văn phòng phẩm, thiết bị đầu cuối viễn thông, dịch vụ quà tặng…
* Tổ khai thác bưu chính: Đóng, mở, khai thác túi gói BPBK và Báo chí
với đường thư liên tỉnh, nội tỉnh và nội thành;
* Tổ đầu mối chuyển tiền: là đầu mối chuyền nhận chuyển tiền toàn tỉnh và
đối soát khai thác dịch vụ chuyển tiền, truyền số liệu về Trung tâm chuyển tiền;
* Tổ chuyển phát bưu chính: Vận chuyển túi gói BPBK, báo chí với các
bưu điện huyện – thành phố trong tỉnh và chuyển phát bưu gửi báo chí tới địa
chỉ người nhận trong nội thành phố Hà Đông
* Tổ bảo vệ: Thường trực cơ quan 24/24 để bảo vệ an toàn tài sản cơ sở vật
chất của cơ qaun cũng như tiền hàng của nhân dân gửi qua bưu điện;
* Tổ khai thác phi thoại: Là đầu mối trung tâm khai thác chuyển nhận các
loại điện báo, điện hoa liên tỉnh, nội tỉnh.
4. Cơ cấu lao động:
Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh - Lớp TC HC D2006 QTKD 34
Chương II: Thực trạng công tác CSKH tại BĐTP Hà đông
Bảng 2.1 - Tình hình lao động của Bưu điện Tp Hà Đông
Diễn giải
Tổng
số
ĐH và
trên
ĐH
Cao
đẳng
Trung
cấp
Công
nhân
Chưa
qua
ĐT
Tổng cộng 96 10 29 11 42 4
Trong đó
Hợp đồng từ một năm trở
lên
94 10 29 40 41 4
Hợp đồng thử việc 2 1 1
HĐ mùa vụ, ngắn hạn
Phân loại LĐ
LĐ quản lý 23 7 10 3
LĐ công nghệ 68 28 19 11 8 2
LĐ phục vụ 5 3 2
(Theo sô' liệu của phòng Tổ chức CBLĐ Bưu điện tỉnh Hà Tây năm 2007)
Bưu điện TP Hà Đông có 96 lao động, trong đó trình độ đại học chỉ chiếm
6,6%, trình độ cao đẳng chiếm khoảng 32,1%, Trung cấp, Công nhân chiếm
55,66%; Chưa qua đào tạo chiếm 5,66%. Bưu điện TP Hà Đông trực tiếp sản
xuất, kinh doanh và cung cấp các dịch vụ BCVT nên số lao động trực tiếp có
trình độ trung cấp, công nhân được đào tạo tại các trường chuyên nghiệp trong
ngành chiếm tỷ lệ lớn, yếu tố này rất phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động hiện
nay của đơn vị. Tuy nhiên, trong điều kiện xã hội ngày nay phát triển mạnh nên
nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng ngày càng cao, tiến bộ khoa học kỹ
thuật công nghệ được đưa vào áp dụng trong sản xuất kinh doanh đòi hỏi Bưu
điện TP Hà Đông phải có kế hoạch đào tạo kịp thời để nâng cao trình độ, cho
CBCNV dưới nhiều hình thức để đáp ứng được yêu cầu của công việc.
2.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BƯU ĐIỆN TP HÀ
ĐÔNG
2.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007:
Năm 2007, trong điều kiện môi trường kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn
về cạnh tranh gay gắt, việc đảm bảo và không ngừng nâng cao chất lượng các
Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh - Lớp TC HC D2006 QTKD 35
Chương II: Thực trạng công tác CSKH tại BĐTP Hà đông
dịch vụ BCVT được coi là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, nó quyết định đến kết
quả hoạt động kinh doanh các dịch vụ BCVT- PHBC của đơn vị. Toàn thể
CBCNV Bưu điện TP Hà Đông đã phấn đấu lỗ lực để hoàn thành kế hoạch Bưu
điện tỉnh giao cụ thể kế hoạch doanh thu về dịch vụ BCVT, PHBC đơn vị đã
thực hiện được : 14,444 tỷ, đạt 101,04% kế hoạch giao.
Bước vào thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2007, tuy điều kiện sản xuất
kinh doanh của đơn vị gặp rất nhiều khó khăn do bị cạnh tranh, do giảm cước
viễn thông nhiều lần trong năm, do cơ chế chiết khấu hoa hồng thẻ điện thoại
giảm. Xác định được các yếu tố khó khăn trong kinh doanh, ngay từ đầu năm
đơn vị đã có nhiều cố gắng và bằng nhiều biện pháp tích cực để các cơ sở giao
dịch tăng giờ mở cửa, đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu sử dụng dịch vụ BCVT trên
địa bàn thành phố. Ngoài ra công tác tổ chức điều hành cũng thay đổi để phù
hợp với sản xuất, các chức năng nghiệp vụ đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát
uốn nắn các sai sót trong chuyên môn để nâng cao chất lượng dịch vụ. Do đó
chất lượng khai thác các nghiệp vụ tết hơn, nhiều sản phẩm dịch vụ mới được
phát triển có hiệu quả. Bưu điện TP Hà Đông đã đề ra một số mục tiêu phấn đấu
cụ thể:
- Hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm 2006 trên cơ sở phát huy mọi
nguồn lực, khai thác và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực mạng
lưới, trang thiết bị, lao động hiện có.
- Phát triển các dịch vụ mới, thực hiện công tác chăm sóc khách hàng tết,
tăng cường nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và bồi dưỡng kiến thức cho
đội ngũ CB-CNV kịp thời.
- Xây dựng phong cách văn minh Bưu điện để phục vụ khách hàng. Phấn
đấu giảm sai sót chất lượng xuống mức thấp nhất, không để khách hàng phê
bình do thiếu tinh thần trách nhiệm của nhân viên Bưu điện.
- Đảm bảo thu nhập ổn định cho CB-CNV trên cơ sở phấn đấu hoàn thành
và hoàn thành vượt mức kế hoạch kinh doanh và tăng năng suất lao động.
1 Các dịch vụ Bưu chính-viễn thông do Bưu điện TP Hà Đông cung cấp được
chia thành các nhóm dịch vụ chính đó là:
- Nhóm dịch vụ về Bưu chính
- Nhóm dịch vụ về Viễn thông và dịch vụ hỗ trợ Viễn thông
Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh - Lớp TC HC D2006 QTKD 36
Chương II: Thực trạng công tác CSKH tại BĐTP Hà đông
- Nhóm dịch vụ Phát hành báo chí
- Kinh doanh khác
a- Nhóm dịch vụ về Bưu chính gồm các nhóm dịch vụ sau:
- Nhóm dịch vụ Bưu chính truyền thống:
+ Bản tem thư, phong bì Bưu chính
+ Bưu phẩm, bưu kiện
+ Bưu chính uỷ thác (BCUT)
- Nhóm dịch vụ Chuyển phát nhanh:
+ Phát trong ngày (PTN)
+ Chuyển phát nhanh (EMS)
Nhóm dịch vụ Chuyển tiền:
+ Thư chuyển tiền (TCT); Điện chuyển tiền (ĐCT)
+ Chuyển tiền nhanh (CTN); Điện hoa (ĐH)
Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện
- Các dịch vụ mới:
+ Dịch vụ phát hàng thu tiền (COD)
+ Dịch vụ Chuyển quà tặng: "ông già NOEL", Thần tài gõ cửa" phục vụ
trong dịp Lẽ Giáng sinh và Tết nguyên đán
b- Nhóm dịch vụ Viên thông và dịch vụ hỗ trợ Viễn thông:
- Nhóm dịch vụ Viễn thông công cộng:
+ Dịch vụ điện thoại tại các giao dịch
+ Dịch vụ Điện báo
+ Dịch vụ Fax công cộng
- Dịch vụ bán các loại thẻ điện thoại:
+ Card phone
+ VinaCard
+ MobiCard
+ Internet 1260P
- Nhóm dịch vụ hỗ trợ Viễn thông: thu cước phí điện thoại
Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh - Lớp TC HC D2006 QTKD 37
Chương II: Thực trạng công tác CSKH tại BĐTP Hà đông
c- Nhóm dịch vụ về phát hành báo chí:
+ Báo dài hạn
+ Bán lẻ báo chí
d- Nhóm kinh doanh khác:
Kinh doanh các sản phẩm hàng hoá khác: văn phòng phẩm, văn hoá phẩm .
2. Hoạt động kinh doanh của Bưu điện TP Hà Đông năm 2007:
Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh - Lớp TC HC D2006 QTKD 38
Chương II: Thực trạng công tác CSKH tại BĐTP Hà đông
Bảng2.2-Doanhthuthựchiện2006-2007
Đơnvịtínhđồng
(Theo biểu 02-05/GTGT năm 2005-2006 của Bưu điện TP Hà Đông)
Bảng 2.3 - Mạng vận chuyển nội tỉnh và nội thị Bưu điện TP Hà Đông
TT Đường thư
Tổng số
đường thư
Số
chuyến/ngà
y
Bình quân 1 chuyến phát
Độ dài
(km)
Sản lượng
Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh - Lớp TC HC D2006 QTKD
TT Bưu cục giao dịch
Doanh thu
Năm 2006 Năm 2007
1 GD Trung Tâm 3.830.086.733 4.197.454.150
2 Văn Yên 396.875.874 392.386.493
3 Ba La 198.305.939 176.241.582
4 Nguyễn Trãi 362.010.371 486.087.644
5 Nguyễn Chánh 687.341.037 529.949.205
6 Văn Phú 102.042.818 124.058.215
7 Lê Lợi 609.875.838 556.854.643
8 Văn Mỗ 337.502.931 300.645.155
9 Vạn Phúc 61.543.016 68.605.267
10 Dương Nội 117.732.445 137.507.429
11 Phúc La 91.932.893 90.810.380
12 Phú Lãm 273.140.892 329.295.964
13 10 điểm BĐ-VH 235.377.218 244.045.152
14 Đại lý 5.848.280.791 6.077.958.822
15 Báo lẻ 629.137.777 521.124.215
16 Tổ chuyển phát BC 661.128.570 562.173.954
17 Văn phòng 37.951.138 25.936.023
Tổng doanh thu 14.444.266.227 14.820.834.293
39
Chương II: Thực trạng công tác CSKH tại BĐTP Hà đông
1 Nội tỉnh (cấp 2) 04 01
2
Nội thị
06 xe đạp
01 ô tô
01 xe máy
02
28
120
125
6.198 tờ, cuốn
1.330 (kg)
470 (kg)
3 Điểm tựa 08 01 18 2.795 cái
(Theo biểu 02-05/GTGT năm 2005-2006 của Bưu điện TP Hà Đông)
2.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Bưu điện TP Hà Đông
Kết quả hoạt động kinh doanh là thể hiện đầu ra của doanh nghiệp được
biểu hiện bằng các chỉ tiêu sản lượng, doanh thu và chất lượng. Để đánh giá kết
quả mà đơn vị đã đạt được cần phải đánh giá trong một khoảng thời gian nhất
định. Năm 2005, Bưu điện TP Hà Đông đạt doanh thu kinh doanh dịch vụ
BCVT là 14,444 tỷ đồng, đạt 101,04% so với kế hoạch giao. Năm 2006 là 14,8
tỷ đồng đạt 1 13,8% so với kế hoạch giao. Nhìn vào kết quả đạt được trong năm
2006 tuy rằng doanh thu không cao lắm so với năm 2005, nhưng đây cũng là
một yếu tố để thấy rằng sự mạnh dạn đổi mới trong tổ chức sản xuất kinh doanh
của Ban giám đốc Bưu điện TP Hà Đông có hiệu quả khi trên thị trường ngày
càng cạnh tranh khốc liệt.
Bảng 2.4 - Sản lượng các dịch vụ BCVT năm 2006-2007
TT Chỉ tiêu sản phẩm
Đơn vị
tính
Sản lượng thực hiện
Năm 2006 Năm 2007
I Bưu chính
Tem thư Cái 331.579 290.861
CN 01 Cái 2 2
BP ghi số trong nước Cái 168.677 199.940
BP ghi số quốc tế Cái 947 768
Bưu phẩm COD TN Cái 2 33
BP kiện COD trong nước Cái 0 26
BP EMS, PTN-COD Cái 26 20
EMS trong nước Cái 47.171 57.611
EMS quốc tế Cái 713 566
Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh - Lớp TC HC D2006 QTKD 40
Tải bản FULL (file word 74 trang): bit.ly/2Ywib4t
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
Chương II: Thực trạng công tác CSKH tại BĐTP Hà đông
Bưu phẩm A Cái 3.019 0
Điện hoa Cái 615 607
TCT-ĐCT trong nước Cái 11301 11.622
CTN Kg 6.461 7.300
BP liên tỉnh Kg 20.932 24.722
BP quốc tế Cái 263 153
Bưu kiện liên tỉnh Cái 4.873 5.370
Bưu kiện nội tỉnh Cái 70 73
Bưu kiện quốc tế Cái 35 34
Hộp thư thuê bao Cái 3 3
Bưu chính uỷ thác Cái 4.710 2.734
Tiết kiệm BĐ Lần GD 5.331 4.906
Số tiền KH gửi đồng 98.934.222.00
0
88.982.868.896
Tài khoản TKCN Lần GD 2.291 3.519
Số tiền GD 9.146.148.000 12.226.725.497
II Viễn thông
ĐT đường dài liên tỉnh Cuộc 598.848 449.606
Phút 1.454.881 1.012.432
ĐT VoIP 171 TN Cuộc 544.296 337.916
phút 1.822.012 1.126.156
ĐT đường dài nội tỉnh Cuộc 339.982 264.588
phút 735.879 538.908
ĐT đường dài quốc tế Cuộc 3.241 2.455
phút 9.649 7.334
ĐT 171 quốc tế Cuộc 1.652 1.272
phút 5.990 4.373
ĐT Colect call Cuộc 0 0
Phút 0 0
Thẻ sim các loại Cái 22.618 49.408
ĐB liên tỉnh Bức 632 788
Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh - Lớp TC HC D2006 QTKD 41
Tải bản FULL (file word 74 trang): bit.ly/2Ywib4t
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
Chương II: Thực trạng công tác CSKH tại BĐTP Hà đông
Tiếng 23.389 88.638
ĐB nội tỉnh Bức 134 23
Tiếng 10.928 1.074
ĐB quốc tế Bức 1 2
Tiếng 15 46
Bureauafax trong nước Bức 5.696 7.388
Trang 69.262 12.600
Bureauafax quốc tế Bức 295 460
Trang 590 897
Internet ADSL Mb 434.540 778.070
ĐT di động trong nước Cuộc 904.076 803.393
Phút 2.373.185 1.661.578
ĐT nội hạt phút 490.887 319.681
DV 108, 1080 Cuộc 5.794 4.202
Phút 7.885 5.191
Máy ĐT di động Vinatext Cái 0 0
DV nhắn tin Phút 6.528 4.060
DV kết nối với các Cty khác Cuộc 0 987
Phút 0 2.428
III Hoà mạng thuê bao VT Lần 2.417 6.920
IV Phát hành báo chí
Báo chí Trung ương Tờ, cuốn 2.433.807 2.537.486
Báo chí địa phương Tờ, cuốn 1.177.219 1.195.517
(Theo biểu 02-05/GTGT năm 2006-2007 của Bưu điện TP Hà Đông)
Bảng 2.5 Doanh thu các dịch vụ BCVT năm 2006-2007
Đơn vị: Đồng
TT Chỉ tiêu sản phẩm
Doanh thu thực hiện
Năm 2006 Năm 2007
I Kinh doanh dịch vụ BCVT
IA Doanh thu dịch vụ BCVT
Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh - Lớp TC HC D2006 QTKD 42
83652

More Related Content

What's hot

Nghiệp vụ bán hàng tại siêu thị
Nghiệp vụ bán hàng tại siêu thịNghiệp vụ bán hàng tại siêu thị
Nghiệp vụ bán hàng tại siêu thị
 
Siêu thị thông thường
Siêu thị thông thườngSiêu thị thông thường
Siêu thị thông thườnglehaiau
 
Đề tài báo cáo thực tập Marketing-Mix tại công ty
Đề tài báo cáo thực tập Marketing-Mix tại công tyĐề tài báo cáo thực tập Marketing-Mix tại công ty
Đề tài báo cáo thực tập Marketing-Mix tại công tyLuận Văn 1800
 
Kỹ năng chăm sóc khách hàng
Kỹ năng chăm sóc khách hàngKỹ năng chăm sóc khách hàng
Kỹ năng chăm sóc khách hàngSơn Nguyễn
 
Cửa hàng tiện lợi convenience store là gì
Cửa hàng tiện lợi convenience store là gìCửa hàng tiện lợi convenience store là gì
Cửa hàng tiện lợi convenience store là gìlehaiau
 
Hoạch định cơ sở dữ liệu của thị trường hàng hóa và khách hàng
Hoạch định cơ sở dữ liệu của thị trường hàng hóa và khách hàngHoạch định cơ sở dữ liệu của thị trường hàng hóa và khách hàng
Hoạch định cơ sở dữ liệu của thị trường hàng hóa và khách hàngAskSock Ngô Quang Đạo
 
Cửa hàng tổng hợp là gì
Cửa hàng tổng hợp là gìCửa hàng tổng hợp là gì
Cửa hàng tổng hợp là gìlehaiau
 
Nghiệp vụ bán hàng siêu thị
Nghiệp vụ bán hàng siêu thịNghiệp vụ bán hàng siêu thị
Nghiệp vụ bán hàng siêu thịngocbaochau11
 
jodric_bankpov_2014
jodric_bankpov_2014jodric_bankpov_2014
jodric_bankpov_2014Thanh Hân
 
Giáo trình marketing căn bản Ts Nguyễn Thượng Thái Chuong 1 nhung van de co ban
Giáo trình marketing căn bản Ts Nguyễn Thượng Thái Chuong 1 nhung van de co banGiáo trình marketing căn bản Ts Nguyễn Thượng Thái Chuong 1 nhung van de co ban
Giáo trình marketing căn bản Ts Nguyễn Thượng Thái Chuong 1 nhung van de co banQuách Đại Dương
 
MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP
MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆPMỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP
MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆPLuận Văn 1800
 
Cẩm nang bán lẻ - 101 bí quyết bán lẻ thành công
Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành côngCẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công
Cẩm nang bán lẻ - 101 bí quyết bán lẻ thành côngCat Van Khoi
 
Đề tài thực trạng và giải pháp xúc tiến hỗn hợp cho sản phẩm thẻ ghi nợ HAY
Đề tài  thực trạng và giải pháp xúc tiến hỗn hợp cho sản phẩm thẻ ghi nợ HAYĐề tài  thực trạng và giải pháp xúc tiến hỗn hợp cho sản phẩm thẻ ghi nợ HAY
Đề tài thực trạng và giải pháp xúc tiến hỗn hợp cho sản phẩm thẻ ghi nợ HAYDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm mặt hàng in...
Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm mặt hàng in...Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm mặt hàng in...
Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm mặt hàng in...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

What's hot (19)

Nghiệp vụ bán hàng tại siêu thị
Nghiệp vụ bán hàng tại siêu thịNghiệp vụ bán hàng tại siêu thị
Nghiệp vụ bán hàng tại siêu thị
 
Siêu thị thông thường
Siêu thị thông thườngSiêu thị thông thường
Siêu thị thông thường
 
Đề tài báo cáo thực tập Marketing-Mix tại công ty
Đề tài báo cáo thực tập Marketing-Mix tại công tyĐề tài báo cáo thực tập Marketing-Mix tại công ty
Đề tài báo cáo thực tập Marketing-Mix tại công ty
 
04 bai 1 - mar cb
04   bai 1 - mar cb04   bai 1 - mar cb
04 bai 1 - mar cb
 
Kỹ năng chăm sóc khách hàng
Kỹ năng chăm sóc khách hàngKỹ năng chăm sóc khách hàng
Kỹ năng chăm sóc khách hàng
 
Maketing ngân hàng
Maketing ngân hàngMaketing ngân hàng
Maketing ngân hàng
 
Cửa hàng tiện lợi convenience store là gì
Cửa hàng tiện lợi convenience store là gìCửa hàng tiện lợi convenience store là gì
Cửa hàng tiện lợi convenience store là gì
 
Hoạch định cơ sở dữ liệu của thị trường hàng hóa và khách hàng
Hoạch định cơ sở dữ liệu của thị trường hàng hóa và khách hàngHoạch định cơ sở dữ liệu của thị trường hàng hóa và khách hàng
Hoạch định cơ sở dữ liệu của thị trường hàng hóa và khách hàng
 
Cửa hàng tổng hợp là gì
Cửa hàng tổng hợp là gìCửa hàng tổng hợp là gì
Cửa hàng tổng hợp là gì
 
Nghiệp vụ bán hàng siêu thị
Nghiệp vụ bán hàng siêu thịNghiệp vụ bán hàng siêu thị
Nghiệp vụ bán hàng siêu thị
 
jodric_bankpov_2014
jodric_bankpov_2014jodric_bankpov_2014
jodric_bankpov_2014
 
Giáo trình marketing căn bản Ts Nguyễn Thượng Thái Chuong 1 nhung van de co ban
Giáo trình marketing căn bản Ts Nguyễn Thượng Thái Chuong 1 nhung van de co banGiáo trình marketing căn bản Ts Nguyễn Thượng Thái Chuong 1 nhung van de co ban
Giáo trình marketing căn bản Ts Nguyễn Thượng Thái Chuong 1 nhung van de co ban
 
Bài thảo luan marketing
Bài thảo luan marketingBài thảo luan marketing
Bài thảo luan marketing
 
Đề tài đẩy mạnh công tác marketing trực tiếp, HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài  đẩy mạnh công tác marketing trực tiếp, HAY, ĐIỂM CAOĐề tài  đẩy mạnh công tác marketing trực tiếp, HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài đẩy mạnh công tác marketing trực tiếp, HAY, ĐIỂM CAO
 
MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP
MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆPMỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP
MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP
 
Chính sách marketing hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV, HAY
Chính sách marketing hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV, HAYChính sách marketing hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV, HAY
Chính sách marketing hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV, HAY
 
Cẩm nang bán lẻ - 101 bí quyết bán lẻ thành công
Cẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành côngCẩm nang bán lẻ -  101 bí quyết bán lẻ thành công
Cẩm nang bán lẻ - 101 bí quyết bán lẻ thành công
 
Đề tài thực trạng và giải pháp xúc tiến hỗn hợp cho sản phẩm thẻ ghi nợ HAY
Đề tài  thực trạng và giải pháp xúc tiến hỗn hợp cho sản phẩm thẻ ghi nợ HAYĐề tài  thực trạng và giải pháp xúc tiến hỗn hợp cho sản phẩm thẻ ghi nợ HAY
Đề tài thực trạng và giải pháp xúc tiến hỗn hợp cho sản phẩm thẻ ghi nợ HAY
 
Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm mặt hàng in...
Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm mặt hàng in...Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm mặt hàng in...
Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm mặt hàng in...
 

Similar to Thực trạng công tác CSKH tại BĐTP Hà đông 83652

Giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng dịch vụ Bưu chính viễn thôn...
Giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng dịch vụ Bưu chính viễn thôn...Giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng dịch vụ Bưu chính viễn thôn...
Giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng dịch vụ Bưu chính viễn thôn...nataliej4
 
“Một số giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tại Bưu điện tỉnh P...
“Một số giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tại Bưu điện tỉnh P...“Một số giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tại Bưu điện tỉnh P...
“Một số giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tại Bưu điện tỉnh P...nataliej4
 
Phân tích hoạt động chăm sóc khách hàng tại công ty TNHH Kỹ Thuật Thời Đại Vậ...
Phân tích hoạt động chăm sóc khách hàng tại công ty TNHH Kỹ Thuật Thời Đại Vậ...Phân tích hoạt động chăm sóc khách hàng tại công ty TNHH Kỹ Thuật Thời Đại Vậ...
Phân tích hoạt động chăm sóc khách hàng tại công ty TNHH Kỹ Thuật Thời Đại Vậ...luanvantrust
 
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Chăm Sóc Khách Hàng Tại Công Ty
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Chăm Sóc Khách Hàng Tại Công TyGiải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Chăm Sóc Khách Hàng Tại Công Ty
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Chăm Sóc Khách Hàng Tại Công TyViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Chăm Sóc Khách Hàng Tại Công Ty
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Chăm Sóc Khách Hàng Tại Công TyGiải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Chăm Sóc Khách Hàng Tại Công Ty
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Chăm Sóc Khách Hàng Tại Công TyHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Giải pháp chăm sóc khách hàng tại Bưu điện huyện Củ Chi
Giải pháp chăm sóc khách hàng tại Bưu điện huyện Củ ChiGiải pháp chăm sóc khách hàng tại Bưu điện huyện Củ Chi
Giải pháp chăm sóc khách hàng tại Bưu điện huyện Củ Chinataliej4
 
Đề tài: Giải pháp chăm sóc khách hàng tại Bưu điện huyện Củ Chi
Đề tài: Giải pháp chăm sóc khách hàng tại Bưu điện huyện Củ ChiĐề tài: Giải pháp chăm sóc khách hàng tại Bưu điện huyện Củ Chi
Đề tài: Giải pháp chăm sóc khách hàng tại Bưu điện huyện Củ ChiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tại Công Ty TNHH Dai-ichi Life Việt Nam
 Hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tại Công Ty TNHH Dai-ichi Life Việt Nam Hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tại Công Ty TNHH Dai-ichi Life Việt Nam
Hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tại Công Ty TNHH Dai-ichi Life Việt Namhieu anh
 

Similar to Thực trạng công tác CSKH tại BĐTP Hà đông 83652 (20)

Giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng dịch vụ Bưu chính viễn thôn...
Giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng dịch vụ Bưu chính viễn thôn...Giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng dịch vụ Bưu chính viễn thôn...
Giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng dịch vụ Bưu chính viễn thôn...
 
“Một số giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tại Bưu điện tỉnh P...
“Một số giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tại Bưu điện tỉnh P...“Một số giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tại Bưu điện tỉnh P...
“Một số giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tại Bưu điện tỉnh P...
 
Phân tích hoạt động chăm sóc khách hàng tại công ty TNHH Kỹ Thuật Thời Đại Vậ...
Phân tích hoạt động chăm sóc khách hàng tại công ty TNHH Kỹ Thuật Thời Đại Vậ...Phân tích hoạt động chăm sóc khách hàng tại công ty TNHH Kỹ Thuật Thời Đại Vậ...
Phân tích hoạt động chăm sóc khách hàng tại công ty TNHH Kỹ Thuật Thời Đại Vậ...
 
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Chăm Sóc Khách Hàng Tại Công Ty
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Chăm Sóc Khách Hàng Tại Công TyGiải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Chăm Sóc Khách Hàng Tại Công Ty
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Chăm Sóc Khách Hàng Tại Công Ty
 
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Chăm Sóc Khách Hàng Tại Công Ty
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Chăm Sóc Khách Hàng Tại Công TyGiải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Chăm Sóc Khách Hàng Tại Công Ty
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Chăm Sóc Khách Hàng Tại Công Ty
 
Giải pháp chăm sóc khách hàng tại Bưu điện huyện Củ Chi
Giải pháp chăm sóc khách hàng tại Bưu điện huyện Củ ChiGiải pháp chăm sóc khách hàng tại Bưu điện huyện Củ Chi
Giải pháp chăm sóc khách hàng tại Bưu điện huyện Củ Chi
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Chăm Sóc Khách Hàng Tại ...
Thực Trạng  Và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Chăm Sóc Khách Hàng Tại ...Thực Trạng  Và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Chăm Sóc Khách Hàng Tại ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Chăm Sóc Khách Hàng Tại ...
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Chăm Sóc Khách Hàng Tại ...
Thực Trạng  Và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Chăm Sóc Khách Hàng Tại ...Thực Trạng  Và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Chăm Sóc Khách Hàng Tại ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Chăm Sóc Khách Hàng Tại ...
 
Đề tài: Giải pháp chăm sóc khách hàng tại Bưu điện huyện Củ Chi
Đề tài: Giải pháp chăm sóc khách hàng tại Bưu điện huyện Củ ChiĐề tài: Giải pháp chăm sóc khách hàng tại Bưu điện huyện Củ Chi
Đề tài: Giải pháp chăm sóc khách hàng tại Bưu điện huyện Củ Chi
 
Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Chăm Sóc Khác Hàng Của Công Ty
Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Chăm Sóc Khác Hàng Của Công TyMột Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Chăm Sóc Khác Hàng Của Công Ty
Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Chăm Sóc Khác Hàng Của Công Ty
 
Cơ Sở Lý Luận Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Chăm Sóc Khách Hàng Tại...
Cơ Sở Lý Luận Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Chăm Sóc Khách Hàng Tại...Cơ Sở Lý Luận Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Chăm Sóc Khách Hàng Tại...
Cơ Sở Lý Luận Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Chăm Sóc Khách Hàng Tại...
 
Cơ Sở Lý Luận Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Chăm Sóc Khách Hàng Tại...
Cơ Sở Lý Luận Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Chăm Sóc Khách Hàng Tại...Cơ Sở Lý Luận Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Chăm Sóc Khách Hàng Tại...
Cơ Sở Lý Luận Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Chăm Sóc Khách Hàng Tại...
 
Khoá Luận Hoàn Thiện Công Tác Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng MB
Khoá Luận Hoàn Thiện Công Tác Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng MBKhoá Luận Hoàn Thiện Công Tác Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng MB
Khoá Luận Hoàn Thiện Công Tác Chăm Sóc Khách Hàng Tại Ngân Hàng MB
 
Chăm sóc khách hàng là gì? Khái niệm, mục đích, vai trò
Chăm sóc khách hàng là gì? Khái niệm, mục đích, vai tròChăm sóc khách hàng là gì? Khái niệm, mục đích, vai trò
Chăm sóc khách hàng là gì? Khái niệm, mục đích, vai trò
 
Hoạt động chăm sóc khách hàng tại Công ty Du lịch, Cơ sở lý luận hay nhất
Hoạt động chăm sóc khách hàng tại Công ty Du lịch, Cơ sở lý luận hay nhấtHoạt động chăm sóc khách hàng tại Công ty Du lịch, Cơ sở lý luận hay nhất
Hoạt động chăm sóc khách hàng tại Công ty Du lịch, Cơ sở lý luận hay nhất
 
Cơ sở lý luận về hoạt động chăm sóc khách hàng
Cơ sở lý luận về hoạt động chăm sóc khách hàngCơ sở lý luận về hoạt động chăm sóc khách hàng
Cơ sở lý luận về hoạt động chăm sóc khách hàng
 
Thực trạng công tác chăm sóc khách hàng tại công ty chứng khoán Phú Hưng, 9 đ...
Thực trạng công tác chăm sóc khách hàng tại công ty chứng khoán Phú Hưng, 9 đ...Thực trạng công tác chăm sóc khách hàng tại công ty chứng khoán Phú Hưng, 9 đ...
Thực trạng công tác chăm sóc khách hàng tại công ty chứng khoán Phú Hưng, 9 đ...
 
Khách hàng là gì? Cách thức phân loại khách hàng
Khách hàng là gì? Cách thức phân loại khách hàngKhách hàng là gì? Cách thức phân loại khách hàng
Khách hàng là gì? Cách thức phân loại khách hàng
 
Market
MarketMarket
Market
 
Hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tại Công Ty TNHH Dai-ichi Life Việt Nam
 Hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tại Công Ty TNHH Dai-ichi Life Việt Nam Hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tại Công Ty TNHH Dai-ichi Life Việt Nam
Hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tại Công Ty TNHH Dai-ichi Life Việt Nam
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (19)

BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 

Thực trạng công tác CSKH tại BĐTP Hà đông 83652

  • 1. Chương I: Một số vấn đề cơ bản về khách hàng và CSKH Chương I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KHÁCH HÀNG VÀ CÔNG TÁC CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG 1.1 KHÁCH HÀNG VÀ VAI TRÒ CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 1.1.1 Khái niệm về khách hàng. Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển lâu dài trên thị trường thì điều trước tiên là phải có được tập hợp khách hàng hiện hữu, muốn vậy doanh nghiệp cần phải đáp ứng thỏa mãn được mong muốn, yêu cầu của khách hàng, vì khách hàng là yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Khách hàng có vai trò rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, tất cả các doanh nghiệp đều tìm cách giữ và thu hút thêm khách hàng của mình bằng nhiều hình thức. Hoạt động chăm sóc khách hàng, là một trong các công cụ quan trọng đẻ doanh nghiệp giữ và phát triển khách hàng của mình. - Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng thông qua hoạt động chăm sóc khách hàng càng có vai trò quan trọng. Hoạt động này sẽ giúp cho doanh nghiệp kịp thời nắm bắt và đáp ứng những nhu cầu phát sinh của khách hàng. Vậy trước khi quyết định sẽ chăm sóc khách hàng như thế nào, cần phải xác định khách hàng là ai?  Theo nghĩa hẹp và thông thường thì: Khách hàng của doanh nghiệp là những người ở bên ngoài doanh nghiệp đến mua và sử dụng hàng hóa hay dịch vụ của doanh nghiệp. - Cách hiểu này đúng nhưng chưa đầy đủ, vì đã không tính đến những đối tượng khách hàng là những nhà đầu tư, các cơ quan quản lý và những nhân viên làm việc trong doanh nghiệp.  Theo nghĩa tổng quát: Liên quan đến công tác chăm sóc khách hàng, có thể định nghĩa khách hàng như sau: “Khách hàng là những người được chúng ta phục vụ, cho dù họ có trả tiền cho dịch vụ của chúng ta hay không”. Cách định nghĩa thứ hai này mặc dù có một nhược điểm là xem nhẹ mục đích kinh doanh nhằm đạt lợi nhuận, nhưng đã đề cập một cách đầy đủ tất cả các đối tượng khách hàng. Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh – Lớp TC HC D2006 QTKD
  • 2. Chương I: Một số vấn đề cơ bản về khách hàng và CSKH  Nói chung, khách hàng của doanh nghiệp rất đa dạng. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp cần phải phân loại khách hàng để có chính sách phù hợp với các nhóm khách hàng khác nhau. Nhưng ở phần này trước hết chúng ta phân chia khách hàng thành 2 nhóm lớn. Đó là khách hàng bên trong và khách hàng bên ngoài.  Khách hàng bên ngoài (Thường gọi là khách hàng): - Là những người ở bên ngoài đến để mua hàng hóa hay dịch vụ của một doanh nghiệp. Họ bao gồm 3 đối tượng sau: + Người sử dụng: Là các cá nhân hoặc tổ chức thực sự sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. + Người mua: Là những người thu thập thông tin về sản phẩm, lựa chọn, ra quyết định mua và trả tiền. + Người hưởng thụ: Các cá nhân hoặc tổ chức được hưởng lợi (hoặc bị ảnh hưởng bởi) từ việc sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ. - Doanh nghiệp phải quan tâm tới cả 3 đối tượng này vì quá trình quyết định mua hàng (theo hình vẽ mô tả) từ khâu nhận thức nhu cầu, tìm kiếm thông tin đánh giá phương án dẫn đến quyết định mua đều có sự ảnh hưởng tác động của cả 3 đối tượng người sử dụng, người mua và người hưởng thụ. Hình 1.1: Quá trình mua của khách hàng  Khách hàng bên trong (khách hàng nội bộ): - Là toàn thể cán bộ công nhân viên của một doanh nghiệp, những người đang làm việc cho doanh nghiệp và được hưởng quyền lợi từ doanh nghiệp đó. Như vậy ai trong doanh nghiệp cũng có khách hàng, hoặc là khách hàng bên trong, hoặc là khách hàng bên ngoài. Và nhiệm vụ của mỗi người là phải đáp ứng nhu cầu của khách hàng, làm cho khách hàng hài lòng. Cần lưu ý rằng: ở bất cứ doanh nghiệp nào, trong bất cứ ngành nghề kinh doanh nào, phục vụ khách hàng bên ngoài bao giờ cũng được ưu tiên số 1. Tuy nhiên nếu khách hàng bên trong không được quan tâm chăm sóc thì sẽ không có Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh – Lớp TC HC D0006 QTKD Nhận biết nhu cầu Tìm kiếm thông tin Đánh giá phương án Quyết định mua Hành động mua 4
  • 3. Chương I: Một số vấn đề cơ bản về khách hàng và CSKH sự thúc đẩy, khuyến khích việc chăm sóc khách hàng bên ngoài. Vì vậy các doanh nghiệp phải phối hợp đồng thời sự phục vụ cả hai đối tượng khách hàng bên ngoài và khách hàng bên trong. 1.1.2. Phân loại khách hàng. Khách hàng là những tổ chức, cá nhân có nhu cầu về các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp: đã, đang và sẽ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Thông thường các doanh nghiệp thường phân loại khách hàng như sau: - Mức độ sử dụng của khách hàng. -Đối tượng sử dụng. -Mức độ quan trọng của khách hàng. -Quản lý dữ liệu khách hàng. - Khách hàng doanh nghiệp đặc biệt: Là những doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ, sử dụng với số lượng lớn, có nhu cầu về sản phẩm dịch vụ trên một diện rộng, phạm vi hoạt động trên toàn quốc và quốc tế. - Khách hàng lớn: Là các tổ chức, doanh nghiệp có qui mô lớn, phạm vi hoạt động rộng tại nhiều tỉnh, thành phố có nhu cầu sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ với mức thanh toán cao và không phụ thuộc nhóm khách hàng đặc biệt. - Khách hàng vừa và nhỏ: Là các tổ chức, doanh nghiệp có qui mô nhỏ và phạm vi hoạt động trên địa bàn tỉnh, một thành phố hoặc một vài tỉnh, thành phố có nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ nhưng mức thanh toán không cao. - Khách hàng là cá nhân, hộ gia đình: Là các cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. - Quản lý dữ liệu khỏch hàng: Trên cơ sở thông tin dữ liệu về khách hàng mà doanh nghiệp đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể để phân loại khách hàng và phân đoạn thị trường một cách chính xác, hợp lý. Khách hàng phải được phân loại và quản lý thống nhất. Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh – Lớp TC HC D0006 QTKD 5
  • 4. Chương I: Một số vấn đề cơ bản về khách hàng và CSKH Doanh nghiệp phải thiết lập hệ thống thông tin quản lý khách hàng, theo dõi những thông tin về nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ, các thông tin liên quan khác để phục vụ tốt cho công tác tiếp thị và chăm sóc khách hàng. Dựa trên sự phân loại khách hàng, các đơn vị, tổ chức, nhóm các nhân viên chuyên trách tiếp thị và chăm sóc khách hàng cho phù hợp. 1.1.3. Vai trò của khách hàng đối với doanh nghiệp. - Hiện nay trong điều kiện nền kinh tế thị trường đang phát triển mạnh mẽ, khi cạnh tranh ngày càng trở nên phổ biến và khốc liệt thì khách hàng có vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, nó quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã khẳng định rằng “Tài sản quan trọng nhất đối với doanh nghiệp chúng tôi là khách hàng”. Tại sao lại có khẳng định như vậy: Hàng hóa sản phẩm sản xuất ra kinh doanh trên thị trường phải có người tiêu thụ. Nếu không có khách hàng thì hàng hóa sẽ không tiêu thụ được, dẫn đến doanh nghiệp sẽ bị phá sản. - Trên thị trường, mọi mặt hàng đều có nhiều nhà cung cấp, các sản phẩm thay thế cũng rất đa dạng. Chính điều này đem lại quyền lựa chọn cho khách hàng. Doanh nghiệp nào cung cấp sản phẩm phù hợp nhất, có các chính sách chăm sóc tốt nhất sẽ được khách hàng lựa chọn. Nếu khách hàng không vừa lòng với sản phẩm hay dịch vụ của một doanh nghiệp, họ sẽ sẵn sàng chọn ngay sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp khác. Như vậy doanh nghiệp không tiêu thụ được sản phẩm, sẽ thất thu thậm chí dẫn đến việc không được chấp nhận trên thị trường.  Như vậy, doanh nghiệp tồn tại nhờ vào việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ trên thị trường và họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc cạnh tranh để dành khách hàng, sự sống còn của doanh nghiệp phụ thuộc vào khách hàng. Khách hàng có vai trò là người tiêu thụ sản phẩm dịch vụ, là người đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Việc quyết định sản xuất cái gì: Mẫu mã, chất lượng ra sao? số lượng, giá cả bao nhiêu?... những vấn đề đó doanh nghiệp không tự quyết định được mà phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu thị hiếu của khách hàng. Từ đó doanh nghiệp mới quyết định đầu tư, xây dựng qui mô sản xuất, kinh doanh cho phù hợp với khả năng của mình và đáp ứng nhu cầu của thị trường. Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh – Lớp TC HC D0006 QTKD 6
  • 5. Chương I: Một số vấn đề cơ bản về khách hàng và CSKH  Một doanh nghiệp muốn thành công luôn phải đặt cho mình câu hỏi “Thực ra chúng ta kinh doanh cái gì? ” nói cách khác “chúng ta cung cấp cho khách hàng cái gì?”. - Một số chuyên gia cho rằng mọi doanh nghiệp đều kinh doanh giống nhau đó là bán cho khách hàng sự hài lòng. Vì vậy, dù doanh nghiệp thuộc loại hình nào, muốn tồn tại không có cách nào khác là phải đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nhu cầu của khách hàng không chỉ đơn thuần ở hàng hóa và dịch vụ doanh nghiệp cung cấp, mà còn có những yêu cầu cao hơn thế nữa. Nhận thức tầm quan trọng của công tác làm hài lòng khách hàng là yếu tố quyết định cho sự sống còn của doanh nghiệp. Vì vậy việc làm thế nào để hài lòng khách hàng, phải chăm sóc thế nào để giữ được khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới? Là vấn đề mà tất cả mọi thành viên trong doanh nghiệp từ cấp lãnh đạo đến toàn thể cán bộ công nhân viên đều phải thay đổi theo tư duy mới “Hướng về khách hàng”. 1.2. CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP. 1.2.1. Khái niệm về chăm sóc khách hàng. - Cùng với nhận thức đúng đắn về vai trò của khách hàng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, ngày nay công tác chăm sóc khách hàng rất được chú trọng, đảm bảo sự thành công của bất cứ doanh nghiệp nào. - Chăm sóc khách hàng là hoạt động mang tính chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp để tiếp cận và giữ khách hàng cả bằng lý trí và tình cảm. Đầu tư cho chăm sóc khách hàng không phải là các khoản chi phí thông thường, mà là đầu tư có tính lâu dài, mang tầm chiến lược. Chăm sóc khách hàng bên ngoài có liên hệ mật thiết với chăm sóc khách hàng bên trong. - Chăm sóc khách hàng không chỉ là thái độ lịch sự và thân thiện khi tiếp xúc với khách hàng. Chăm sóc khách hàng cũng không chỉ là việc của những nhân viên có liên hệ trực tiếp với khách hàng, mà việc chăm sóc khách hàng phải được thực hiện trên mọi khía cạnh của sản phẩm và dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Giống như Marketing, hoạt động chăm sóc khách hàng cũng xuất phát từ thực tiễn, thông qua quá trình tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, khái quát thành lý luận. Vậy cần hiểu chăm sóc khách hàng là thế nào? Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh – Lớp TC HC D0006 QTKD 7
  • 6. Chương I: Một số vấn đề cơ bản về khách hàng và CSKH - Có thể hiểu một cách tương đối như sau: “Chăm sóc khách hàng (customer care) là tất cả những gì mà một doanh nghiệp có thể làm để thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng. Chăm sóc khách hàng là phục vụ khách hàng theo cách mà họ mong muốn.  Với các doanh nghiệp của Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông Việt Nam và Tổng công ty bưu chính nói riêng thì “Nghiệp vụ chăm sóc khách hàng bao gồm những hoạt động có tác động trực tiếp đến khách hàng nhằm duy trì và phát triển dịch vụ, đem lại sự hài lòng, tin cậy cho khách hàng, đảm bảo hiệu quả kinh doanh trên cơ sở các qui định của Nhà nước về Bưu chính - Viễn thông - Tin học”. - Khách hàng là những người mà các doanh nghiệp phục vụ. Như vậy sản phẩm mà các doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng bao gồm những gì?. - Với doanh nghiệp Bưu chính - Viễn thông thì sản phẩm là dịch vụ, do tính vô hình và tính không tách rời nên sản phẩm được chia thành hai lớp: Lớp dịch vụ cơ bản và lớp dịch vụ thứ cấp. + Dịch vụ cơ bản: Là dịch vụ thỏa mãn nhu cầu chính của khách hàng, là lý do chính để khách hàng mua dịch vụ và là cơ sở để lựa chọn loại dịch vụ. + Dịch giá trị gia tăng: là dịch vụ cung cấp thêm cho khách hàng các lợi ích kèm theo khi sử dụng dịch vụ. Đây là cơ sở để khách hàng lựa chọn doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. Như vậy chăm sóc khách hàng là một khâu nằm trong quá trình cung cấp dịch vụ thứ cấp cho khách hàng, là một bộ phận cấu thành nên sản phẩm, đồng thời cũng là vũ khí cạnh tranh của các doanh nghiệp. 1.2.2. Hoạt động chăm sóc khách hàng. - Chăm sóc khách hàng là toàn bộ nỗ lực của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tác động đến khách hàng, nhằm thỏa mãn tốt hơn những mong muốn của khách hàng trong quá trình sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp. Trong cạnh tranh, các doanh nghiệp sẽ làm tất cả những gì có thể để giảm tối đa chi phí, nhưng họ lại không ngần ngại chi phí cho các hoạt động chăm sóc khách hàng. Với ý nghĩa là một hoạt động đầu tư có tính chiến lược để thu hút khách hàng, tạo ra lợi thế cạnh tranh. Trong giai đoạn hiện nay, khách hàng thường coi hoạt động chăm sóc khách hàng là một tiêu chuẩn quan trọng để quyết định sử dụng Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh – Lớp TC HC D0006 QTKD 8
  • 7. Chương I: Một số vấn đề cơ bản về khách hàng và CSKH dịch vụ của doanh nghiệp. Hơn thế nữa, chi phí cho hoạt động chăm sóc khách hàng lại là một hình thức rẻ hơn các hoạt động nghiên cứu thị trường. Để đạt được doanh thu cần thiết từ việc đầu tư vào chăm sóc khách hàng đòi hỏi phải thỏa mãn 3 điều kiện:  Sự thỏa mãn của khách hàng.  Hiệu quả hoạt động.  Khả năng của doanh nghiệp. - Chăm sóc khách hàng là một họat động Marketing và cùng với hoạt động Marketing khác, nó cũng hướng tới việc thỏa mãn tốt các nhu cầu của khách hàng để qua đó đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp. Riêng các doanh nghiệp Nhà nước trong đó có VNPT, hoạt động chăm sóc khách hàng trong điều kiện hiện nay gần như là doanh nghiệp duy nhất phải có nghĩa vụ làm công ích và hoạt động trên mọi vùng thị trường, trong đó thị trường bị lỗ tại các vùng sâu vùng xa, nhưng các công tác hoạt động chăm sóc khách hàng vẫn phải thực hiện. Như vậy một hệ thống chăm sóc khách hàng ngoài nghĩa vụ thực hiện qui định của Nhà nước đối với doanh nghiệp chủ đạo, còn phải thỏa mãn cả 3 tiêu chí trên để cung cấp thêm lợi nhuận và sự phát triển, nếu trong hệ thống mà chỉ thỏa mãn một hoặc hai trong số ba tiêu chí đó thì sẽ dần dần có ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận. 1.2.3. Mục đích yêu cầu của công tác chăm sóc khách hàng. 1). Mục đích: Thực hiện các hoạt động chăm sóc khách hàng nhằm: - Duy trì và phát triển dịch vụ. - Đem lại sự hài lòng, tin cậy cho khách hàng. - Đảm bảo hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Căn cứ vào các thông tin thu được qua các hoạt động chăm sóc khách hàng, các nhà quản lý sẽ vạch ra chiến lược, chính sách chăm sóc khách hàng phù hợp cho từng đối tượng khách hàng cũng như từng giai đoạn cụ thể, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. 2) Yêu cầu Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh – Lớp TC HC D0006 QTKD 9
  • 8. Chương I: Một số vấn đề cơ bản về khách hàng và CSKH - Việc tổ chức, quản lý và thực hiện công tác chăm sóc khách hàng phải được chuyên môn hóa tới từng bộ phận, từng vị trí lao động. Khuyến khích sử dụng các nguồn lực bên ngoài để thực hiện hoạt động chăm sóc khách hàng. - Bộ phận chăm sóc khách hàng tại các đơn vị thành viên phải được tổ chức trên cơ sở qui mô khách hàng, đặc tính sản phẩm dịch vụ, tổ chức sản xuất của đơn vị. - Quyền hạn và trách nhiệm của bộ phận chăm sóc khách hàng phải được phân giao rõ ràng, cụ thể. - Chăm sóc khách hàng là nhiệm vụ của mọi CBCNV. Nâng cao nhận thức và trình độ của đội ngũ lao động về công tác chăm sóc khách hàng là trách nhiệm của lãnh đạo đơn vị, của người phụ trách bộ phận, cũng như của từng cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. 1.2.4. Tầm quan trọng của công tác chăm sóc khách hàng. Cũng như đối với một doanh nghiệp kinh doanh nói chung, chăm sóc khách hàng mang lại cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ những lợi ích cơ bản:  Duy trì khách hàng hiện tại, tạo khách hàng trung thành.  Góp phần thu hút khách hàng tiềm năng.  Giảm bớt chi phí kinh doanh.  Là vũ khí cạnh tranh của doanh nghiệp. 1) Chăm sóc khách hàng giúp doanh nghiệp duy trì khách hàng hiện tại và tạo ra khách hàng trung thành: - Khách hàng của doanh nghiệp được chia ra làm hai loại: Khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng. - Theo kinh nghiệm của các doanh nhân, thì việc giữ chân một khách hàng hiện có dễ thực hiện và tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều so với tìm kiếm một khách hàng mới. Chính vì vậy, các doanh nghiệp hiện nay thường chú trọng duy trì khách hàng hiện tại hơn là chinh phục khách hàng mới. Và hoạt động chăm sóc khách hàng sẽ giúp họ thực hiện điều đó. - Chăm sóc khách hàng tốt, duy trì được khách hàng hiện tại, làm hài lòng khách hàng với lần phục vụ trước, khi có nhu cầu họ sẽ quay lại sử dụng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ tạo được thiện cảm với khách Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh – Lớp TC HC D0006 QTKD 10
  • 9. Chương I: Một số vấn đề cơ bản về khách hàng và CSKH hàng tạo thành thói quen tiêu dùng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp mình trong họ. - Chăm sóc khách hàng là phục vụ khách hàng theo cách mà họ mong đợi. Cùng với sự đáng tin cậy của sản phẩm, dịch vụ, chăm sóc khách hàng mang lại cho khách hàng sự hài lòng và thỏa mãn ngang bằng, thậm chí là cao hơn mức độ mà họ mong đợi. Xu hướng khách hàng thường ngại thay đổi nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ do phải mất thời gian tìm hiểu thông tin về nhà cung cấp mới và gánh chịu rủi ro nếu chất lượng sản phẩm dịch vụ mới không được như cũ. - Chính vì vậy, chỉ cần bạn làm họ hài lòng, họ sẽ ở lại. Chăm sóc khách hàng tạo nên một sợi dây vô hình ràng buộc, giữ chân khách hàng, giúp doanh nghiệp gây dựng được một lượng khách hàng trung thành đông đảo. Đây chính là nguồn tài sản quý giá đối với doanh nghiệp hiện nay. Có được khách hàng trung thành, doanh nghiệp sẽ giảm bớt được gánh nặng của áp lực cạnh tranh. Với khách hàng trung thành, doanh nghiệp sẽ duy trì được mức độ doanh thu nhất định hàng kỳ, ngoài ra có thể tăng doanh thu bằng việc giới thiệu sản phẩm mới cho khách hàng trung thành. Doanh nghiệp nào càng nhiều khách hàng trung thành chứng tỏ doanh nghiệp ấy càng phát triển vững mạnh. Trong một số ngành như xây dựng công nghiệp, vận tải quốc tế, sản xuất dây truyền thiết bị ... số lượng khách hàng ít nhưng sức mua lớn, thì việc tạo được khách hàng trung thành càng có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp. 2). Chăm sóc khách hàng góp phần thu hút khách hàng tiềm năng: - Mặc dù đối tượng của hoạt động chăm sóc khách hàng là khách hàng hiện tại và mục đích là duy trì khách hàng hiện tại, nhưng nếu chăm sóc khách hàng tốt thì, cũng tác động tích cực đến việc chinh phục khách hàng tiềm năng. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Một khách hàng được thỏa mãn họ sẽ nói với 4 người khác. Một khách hàng không được thỏa mãn họ sẽ nói với 10 người khác hoặc nhiều hơn. - Điều đó có nghĩa là nếu một khách hàng nào đó được phục vụ tốt, họ sẽ nói với những người khác (gia đình, bạn bè, đồng nghiệp...) về sự hài lòng của họ. Một cách vô tình, người khách hàng này đã quảng cáo về doanh nghiệp với các khách hàng tiềm năng. Hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp được tô đậm trong Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh – Lớp TC HC D0006 QTKD 11
  • 10. Chương I: Một số vấn đề cơ bản về khách hàng và CSKH mắt họ, và khả năng mà những người này sẽ đến với doanh nghiệp khi có nhu cầu là rất lớn. Việc thu hút khách hàng tiềm năng trong trường hợp này được thực hiện gián tiếp qua các khách hàng hiện tại – Một phương thức quản cáo miễn phí mà rất hiệu quả. - Và tất nhiên, cũng thật tai hại nếu có một khách hàng không hài lòng với doanh nghiệp và phàn nàn với những người xung quanh về điều đó. Thông thường con người thường có xu hướng là “giỏi” phàn nàn hơn là ca ngợi, nên ảnh hưởng của những lời phàn nàn này khó mà lường trước được. Hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp bị lung lay. Doanh nghiệp không chỉ mất khách hàng hiện tại mà còn mất luôn một lượng khách hàng đáng kể trong tương lai. 3). Giảm chi phí kinh doanh: Doanh nghiệp có thể giảm được khá nhiều khoản chi phí nếu thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng.  Thứ nhất: Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí tìm kiếm khách hàng mới. Một doanh nghiệp để tồn tại phải duy trì được một số lượng khách hàng nhất định. Mục tiêu này có thể đạt được bằng hai cách: giữ khách hàng hiện tại hoặc tìm kiếm khách hàng mới. Hàng năm, các công ty phải đầu tư rất nhiều tiền cho các chương trình quản cáo, tiếp thị, chào hàng để thu hút khách hàng mới. Các chuyên gia kinh tế tính toán rằng: Chi phí để chinh phục một khách hàng mới gấp khoảng 5 lần so với chi phí để duy trì một khách hàng hiện có. Vì vậy, nếu doanh nghiệp làm tốt công tác chăm sóc khách hàng và giữ được khách hàng, họ sẽ duy trì được một lượng khách hàng tương đối ổn định, nhờ đó tiết kiệm đáng kể chi phí tìm kiếm khách hàng mới.  Thứ hai: Đối với những khách hàng quen, doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí đi lại, quản cáo sản phẩm dịch vụ mới. Doanh nghiệp chỉ cần gọi điện thoại, fax hoặc gửi mail tới khách hàng thông báo có sản phẩm dịch vụ mới, khách hàng lâu năm có thể còn đặt hàng qua hình thức này.  Thứ ba: Chăm sóc khách hàng tốt, làm cho khách hàng hài lòng ngay từ lần đầu sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí về thời gian và tiền bạc trong quá trình giải quyết các khiếu nại, thắc mắc của khách hàng. 4). Chăm sóc khách hàng – Vũ khí cạnh tranh quan trọng của các doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh hiện nay: Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh – Lớp TC HC D0006 QTKD 12
  • 11. Chương I: Một số vấn đề cơ bản về khách hàng và CSKH - Sự phát triển của Marketng nói chung và sự xuất hiện các hoạt động Marketing mới (Như chăm sóc khách hàng, hay quản lý quan hệ khách hàng) đều bắt nguồn từ một nguyên nhân sâu xa là do cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên mạnh mẽ và gay gắt. Xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đã tác động không nhỏ đến mức độ cạnh tranh hiện tại, không chỉ là cạnh tranh trong phạm vi một nước mà còn mở rộng ra một khu vực và toàn thế giới. Ngày càng xuất hiện nhiều công ty trong và ngoài nước có thể cung cấp cùng một loại sản phẩm, dịch vụ. Thu hút được khách hàng là yếu tố sống còn cho sự tồn tại của doanh nghiệp. - Thêm vào đó, hiện nay sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ đã cho phép các doanh nghiệp có thể cung cấp sản phẩm, dịch vụ với chất lượng và giá cả mong muốn. Vì vậy trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều nhà cung cấp, giới thiệu các sản phẩm dịch vụ với chất lượng và giá cả tương đương nhau. Điều đó đem lại cho khách hàng nhiều cơ hội lựa chọn hơn. Ngoài yếu tố chất lượng và giá cả, khách hàng ngày càng chú ý đến hoạt động chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp. Sự cạnh tranh về giá cả và chất lượng sẽ dần dần nhường chố cho cạnh tranh về chăm sóc khách hàng. Doanh nghiệp nào có chính sách chăm sóc khách hàng tốt hơn, doanh nghiệp đó sẽ có được khách hàng. Chăm sóc khách hàng trở thành vũ khí cạnh tranh riêng của mỗi doanh nghiệp.  Tuy nhiên, do những đặc tính khác biệt của dịch vụ Bưu chính - Viễn thông, do đó chăm sóc khách hàng có một vai trò đặc biệt quan trọng với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. - Một đặc điểm nổi bật của dịch vụ, trong đó bao gồm cả các dịch vụ Bưu chính – Viễn thông, là tính vô hình. Trong khi hàng hóa có hình dáng, kích thước, mầu sắc, mùi vị, khách hàng có thể tự xem xét, đánh giá xem nó có phù hợp với nhu cầu của mình hay không thì dịch vụ hoàn toàn vô hình, không thể nhận biết được bằng giác quan. Đây chính là một bất lợi khi bán một dịch vụ so với khi bán một hàng hóa hữu hình. Khách hàng khó thử dịch vụ trước khi mua, khó cảm nhận được chất lượng, do đó khó quyết định lựa chọn dịch vụ. Ngoài ra, do tính không tách rời giữa cung cấp và tiêu dùng dịch vụ, người cung cấp và người tiêu dùng tiếp xúc với nhau để cùng tạo ra dịch vụ nên cảm nhận của khách hàng về chất lượng dịch vụ phụ thuộc rất nhiều vào nhân viên cung cấp. Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh – Lớp TC HC D0006 QTKD 13
  • 12. Chương I: Một số vấn đề cơ bản về khách hàng và CSKH - Chính vì vậy, trong Marketing dịch vụ, để hạn chế ảnh hưởng của tính vô hình, các nhà cung cấp thường chú trọng tới một số hoạt động như tăng cường thông tin tư vấn cho khách hàng, tăng cường mối quan hệ thân thiện với khách hàng, lựa chọn và đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng có đủ trình độ, kỹ năng... Tất cả những việc làm đó đều nhằm nâng cao hiệu quả của công tác chăm sóc khách hàng. Do đó, có thể nói chăm sóc khách hàng có một ý nghĩa đặc biệt đối với doanh nghiệp dịch vụ. Nó nâng cao chất lượng của dịch vụ trong cảm nhận của khách hàng, nhờ đó giúp doanh nghiệp giữ được khách hàng. - Ngoài ra, do tính không tách rời giữa cung cấp và tiêu dùng dịch vụ, người cung cấp và người tiêu dùng tiếp xúc với nhau trong suốt quá trình mua bán tiêu dùng dịch vụ. Và như vậy, thái độ, cử chỉ, hành vi... của người cung cấp dịch vụ cũng tạo ra cảm nhận của khách hàng về chất lượng dịch vụ. Như vậy chất lượng dịch vụ phụ thuộc rất nhiều vào nhân viên cung cấp. Chính vì vậy trong Marketing dịch vụ, để hạn chế ảnh hưởng của tính vô hình, các nhà cung cấp thường chú trọng tới một số hoạt động như tăng cường thông tin tư vấn cho khách hàng, tăng cường mối quan hệ thân thiện với khách hàng, lựa chọn và đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng có đủ trình độ, kỹ năng... Tất cả những việc làm đó đều nhằm nâng cao hiệu quả của công tác chăm sóc khách hàng. Do đó, có thể nói chăm sóc khách hàng có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp dịch vụ. Nó nâng cao chất lượng của dịch vụ trong cảm nhận của khách hàng, nhờ đó giúp doanh nghiệp giữ được khách hàng.  Hiện nay Vnpost đang phải đối mặt với tình hình cạnh tranh găy gắt trên thị trường. Đối thủ cạnh tranh tìm mọi cách để giành khách hàng, đặc biệt là các khách hàng lớn. Thực tế cho thấy, chúng ta đã bị mất nhiều khách hàng lớn, nhiều khi không rõ lý do tại sao? Bởi thế, việc chăm sóc khách hàng, quản lý và theo dõi quan hệ với khách hàng là rất quan trọng. Nếu làm tốt sẽ có tác dụng như: - Thiết lập mối quan hệ lâu dài với khách hàng để từ đó có thể tác động vào hành vi của họ. - Củng cố lòng trung thành của khách hàng theo thời gian. Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh – Lớp TC HC D0006 QTKD 14
  • 13. Chương I: Một số vấn đề cơ bản về khách hàng và CSKH - Hiểu được động cơ thúc đẩy hành vi của khách hàng là gì? để từ đó có các chính sách ứng xử phù hợp. - Tạo ra các cơ hội để giữ được khách hàng và bán thêm hàng cho họ. - Điều quan trọng hơn cả là thông qua việc chăm sóc khách hàng và quản lý khách hàng Vnpost sẽ có các hành động cụ thể nhằm duy trì sự trung thành của khách hàng, bên cạnh việc cố gắng giành được khách hàng trên thị trường. 1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp. 1. Nhân tố khách quan. Hoạt động chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khách quan khác nhau. Có thể chia thành 2 nhóm nhân tố là: Nhóm nhân tố thuộc môi trường vĩ mô và nhóm nhân tố thuộc môi trường vi mô.  Môi trường vĩ mô. Môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến mọi hoạt động của doanh nghiệp nói chung cũng như hoạt động chăm sóc khách hàng nói riêng. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô có thể kể đến như: Môi trường chính trị, pháp luật; môi trường kinh tế, văn hóa xã hội; môi trường tự nhiên; môi trường công nghệ.  Môi trường chính trị, pháp luật: Bao gồm hệ thống luật và các văn bản dưới luật, các công cụ, chính sách của Nhà nước, các cơ quan pháp luật, các cơ chế điều hành của Nhà nước. - Các doanh nghiệp Bưu chính – Viễn thông chịu sự tác động mạnh của các chính sách như: Chính sách đổi mới, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, khuyến khích đa dạng hóa sở hữu, khuyến khích thúc đẩy cạnh tranh trong nước, khuyến khích phát triển nông thôn, miền núi... - Môi trường chính trị, pháp luật ổn định, không có mâu thuẫn tôn giáo, sắc tộc, không có chiến tranh, bạo loạn mới tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện tốt các hoạt động của mình nói chung và hoạt động chăm sóc khách hàng nói riêng.  Môi trường kinh tế: Bao gồm nhiều nhân tố như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế, chính sách đầu tư của Nhà nước, xu hướng lãi suất trong nền kinh tế... Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh – Lớp TC HC D0006 QTKD 15
  • 14. Chương I: Một số vấn đề cơ bản về khách hàng và CSKH mang đầu tư, đồng thời nhu cầu của nhười tiêu dùng cũng tăng lên. Đó chính là điều kiện cũng như động lực để các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động chăm sóc khách hàng nhằm duy trì và thu hút khách hàng.  Môi trường văn hóa xã hội: Các khía cạnh hình thành môi trường văn hóa xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các hoạt động kinh doanh như: Những quan niệm về đạo đức, thẩm mỹ, về lối sống, nghề nghiệp, những phong tục tập quán, truyền thống, những quan tâm và ưu tiên của xã hội, trình độ học vấn chung của xã hội. Những nhân tố này tác động đến các quyết định về chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp như mức độ chăm sóc, hình thức...  Môi trường tự nhiên: Bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, đất đai, sông biển, các nguồn tài nguyên khoáng sản trong lòng đất, tài nguyên biển, sự trong sạch của môi trường, nước và không khí... Đối với doanh nghiệp môi trường tự nhiên sẽ tác động trực tiếp đến cảm nhận của khách hàng. Vì vậy môi trường tự nhiên thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho hoạt động chăm sóc khách hàng được thực hiện tốt.  Môi trường công nghệ: Các thành tựu công nghệ mới sẽ tạo điều kiện cho hoạt động chăm sóc khách hàng được thực hiện một cách nhanh chóng hơn, đa dạng hơn đồng thời cũng mang lại nhiều thách thức hơn từ phía các đối thủ cạnh tranh và từ phía yêu cầu không ngừng tăng cao của khách hàng.  Môi trường vi mô. - Đối thủ cạnh tranh hiện tại ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp. Nếu các đối thủ cạnh tranh có các chính sách chăm sóc tốt sẽ thúc đẩy doanh nghiệp phải đưa ra các hoạt động chăm sóc tốt hơn nhằm đứng vững và phát triển được trên thị trường. - Tình hình cạnh tranh trên thị trường cũng ảnh hưởng rất nhiều đến các quyết định chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp. Đối với các thị trường cạnh tranh găy gắt, có nhiều doanh nghiệp cùng cung cấp các sản phẩm dịch vụ với chất lượng không khác nhau là bao, thì việc chăm sóc khách hàng chính là vũ khí giúp các doanh nghiệp tạo nên sắc thái riêng của mình nhằm thu hút và giữ được khách hàng. - Chăm sóc khách hàng là hoạt động hướng về khách hàng, thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất, chính vì vậy có thể nói khách hàng Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh – Lớp TC HC D0006 QTKD 16
  • 15. Chương I: Một số vấn đề cơ bản về khách hàng và CSKH chính là nhân tố chủ đạo ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp. Đối với mỗi đối tượng khách hàng khác nhau cần có những cách thức chăm sóc khác nhau. 2. Nhân tố chủ quan. Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến các hoạt động chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp là: Cơ sở vật chất kỹ thuật, chính sách đối với các nhân viên trực tiếp làm nhiệm vụ chăm sóc khách hàng, nhận thức của cán bộ công nhân viên, cơ cấu tổ chức... - Nhận thức của CBCNV trong đơn vị: Nhân tố này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp. Nếu mọi nhân viên trong doanh nghiệp đều có nhận thức tốt về vai trò của khách hàng và chăm sóc khách hàng thì hoạt động chăm sóc khách hàng mới được thực hiện tốt và có hiệu quả. - Chính sách đối với nhân viên: Mỗi doanh nghiệp nếu có các chính sách phù hợp nhằm khuyến khích động viên nhân viên của mình thì các nhân viên này sẽ thực hiện hoạt động chăm sóc khách hàng một cách tích cực và hiệu quả. Ngược lại, nếu không động viên khen thưởng kịp thời sẽ tạo tâm lý chán nản, không muốn làm việc trong đội ngũ nhân viên. - Bộ máy chăm sóc khách hàng: Nếu doanh nghiệp tổ chức bộ máy chăm sóc khách hàng một cách khoa học và chuyên nghiệp thì đội ngũ nhân viên sẽ thực hiện tốt hơn, do không phải kiêm nhiệm nhiều công việc. - Cơ sở vật chất kỹ thuật: Được đầu tư càng hiện đại và tự động thì càng góp phần hỗ trợ nhân viên trong doanh nghiệp thực hiện tốt hoạt động chăm sóc khách hàng. - Công tác phân công lao động: Doanh nghiệp nào thực hiện tốt việc phân công lao động, thì doanh nghiệp đó sẽ hoạt động một cách có khoa học và hiệu quả. Đối với doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông thì công tác phân công lao động càng có ý nghĩa. Việc phân công lao động hợp lý sẽ tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên thực hiện tốt công việc của mình, đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng. chăm sóc khách hàng là một trong những hoạt động quan trọng của doanh nghiệp vì vậy cũng bị ảnh hưởng bởi công tác phân công lao động. 1.3. NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG. 1.3.1. Nội dung của hoạt động chăm sóc khách hàng. Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh – Lớp TC HC D0006 QTKD 17
  • 16. Chương I: Một số vấn đề cơ bản về khách hàng và CSKH Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gia tăng, các hoạt động chăm sóc khách hàng mà các doanh nghiệp này đưa ra cũng ngày càng phong phú, đa dạng. Thật khó có thể liệt kê và phân loại các hoạt động đó một cách rõ ràng, chính xác và cũng chưa có một cơ sở lý luận nào qui định về nội dung các hoạt động chăm sóc khách hàng. Một cách tương đối có thể phân chia chúng theo các yếu tố làm thỏa mãn khách hàng theo 3 nhóm chính sau:  Các hoạt động mang lại sự thuận tiện.  Các hoạt động liên quan tới yếu tố con người.  Các hoạt động chăm sóc khách hàng khác. 1). Các hoạt động mang lại sự thuận tiện: Là tất cả các hoạt động tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng đến với sản phẩm, với nhà cung cấp, thuận lợi trong mua bán và tiêu dùng sản phẩm. Cụ thể như: chọn địa điểm bán hàng, bố trí nơi bán hàng thích hợp; giờ mở cửa phù hợp với thời gian của khách hàng; giao hàng đến tận nhà cho khách hàng quen; điều kiện đổi hàng đơn giản; chấp nhận nhiều hình thức thanh toán; bố trí một đường dây nóng để khách hàng có thể hỏi đáp hay yêu cầu tư vấn 24/24h; xây dựng một trang Web giúp khách hàng tìm hiểu về sản phẩm, đặt hàng, thanh toán, thay đổi đặt hàng ngay ở nhà... Tất cả các hoạt động này tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng đến với sản phẩm, với nhà cung cấp; thuận lợi trong mua bán và tiêu dùng sản phẩm. 2). Yếu tố con người: Con người là yếu tố rất quan trọng vì chính con người tiến hành các nội dung trong công tác chăm sóc khách hàng, các hoạt động thực hiện qua các kỹ năng, trình độ, thái độ, hành vi của các nhân viên. Sự am hiểu tường tận về công dụng, chức năng, đặc tính, cách sử dụng... của sản phẩm; thao tác thuần thục khi cung cấp dịch vụ; thái độ niềm nở, thân thiện khi tiếp xúc... tất cả các hoạt động đó của nhân viên đều tác động tích cực đến khách hàng. Chúng làm cho khách hàng có cảm nhận tốt hơn về chất lượng sản phẩm, dịch vụ và cảm thấy được coi trọng. Điều đó sẽ khiến họ hài lòng. Nhóm hoạt động liên quan tới yếu tố con người thường rất khó xác định chuẩn mực và đánh giá được chất lượng, ít phụ thuộc vào các nguyên tắc chăm sóc khách hàng. Thật khó định lượng về mức độ thuần thục trong kỹ năng, thao Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh – Lớp TC HC D0006 QTKD 18
  • 17. Chương I: Một số vấn đề cơ bản về khách hàng và CSKH tác hay mức độ niềm nở, thân thiện trong thái độ của các nhân viên tiếp xúc với khách hàng. Bên cạnh đó, cũng không thể nói rằng nhân viên phải thể hiện kỹ năng thuần thục hơn và thái độ niềm nở hơn với nhóm khách hàng lớn, khách hàng đặc biệt, hay yếu tố con người ở giai đoạn trước và trong khi mua hàng lại quan trọng hơn so với giai đoạn sau khi mua hàng. Nhìn chung, các nhân viên tiếp xúc với khách hàng phải luôn luôn nâng cao trình độ, kỹ năng, thái độ, hành vi phục vụ khách hàng đến mức độ tốt nhất có thể với bất cứ đối tượng khách hàng nào và ở bất cứ thời điểm nào. 3). Các hoạt động khác: Ngoài ra, chăm sóc khách hàng còn bao gồm rất nhiều hoạt động khác như: Tặng quà, thăm hỏi nhân những dịp đặc biệt, tổ chức hội nghị khách hàng theo định kỳ, gửi mẫu sản phẩm mới để khách hàng dùng thử... Các hoạt động này nhằm tăng cường mối quan hệ thân thiết với khách hàng, để khách hàng biết rằng họ được doanh nghiệp quan tâm mọi lúc, mọi nơi với mục đích duy trì và tăng cường mối quan hệ lâu dài thân thiết với khách hàng. 1.3.2. Hình thức chăm sóc khách hàng. Chăm sóc khách hàng là phục vụ khách hàng theo cách mà khách hàng mong muốn, vì vậy các tổ chức doanh nghiệp có thể có các hình thức chăm sóc khách hàng khác nhau. Thường theo 3 hình thức chính sau: 1). Các doanh nghiệp tự tổ chức mạng lưới chăm sóc khách hàng: Đây là hình thức mà doanh nghiệp tự tổ chức phương tiện, cơ sở vật chất, nhân lực, địa điểm... vạch ra các chương trình, kế hoạch chăm sóc khách hàng. Với hình thức này doanh nghiệp sẽ chủ động trong hoạt động chăm sóc khách hàng và nhanh nhạy trong việc thu thập thông tin phản hồi của khách hàng. Hình thức này doanh nghiệp sẽ phải đầu tư cơ sở vật chất ban đầu, tổ chức lực lượng... Nếu khả năng của doanh nghiệp là có hạn hoặc doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường và còn phải tập trung vào các lĩnh vực then chốt thì việc tổ chức mạng lưới chăm sóc khách hàng theo hình thức này sẽ không phù hợp. 2). Doanh nghiệp thuê các tổ chức khác thực hiện công tác chăm sóc khách hàng: Với hình thức này doanh nghiệp có thể sáng tạo ra nhiều cách thức chăm sóc khách hàng khác nhau, mạng lưới chăm sóc khách hàng rộng khắp và tiết Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh – Lớp TC HC D0006 QTKD 19
  • 18. Chương I: Một số vấn đề cơ bản về khách hàng và CSKH kiệm được chi phí nhân lực cho hoạt động chăm sóc khách hàng. Song với hình thức này việc thu thập thông tin phản hồi từ khách hàng qua nhiều trung gian, độ chính xác và nhanh nhạy giảm đi rất nhiều. 3). Doanh nghiệp thỏa thuận với các nhà phân phối để họ đảm nhận việc chăm sóc khách hàng: Đây là hình thức có rất nhiều ưu điểm. Các nhà phân phối là những người hiểu rõ sản phẩm và khách hàng của mình nên họ thuận lợi trong việc chăm sóc khách hàng, tận dụng, phát huy được nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật đồng thời nếu doanh nghiệp có mạng lưới là các đại lý, các nhà phân phối rộng khắp thì cũng đồng nghĩa với mạng lưới chăm sóc khách hàng sẽ tiếp xúc gần với khách hàng. Mỗi doanh nghiệp tùy thuộc vào qui mô, đặc điểm về cơ cấu tổ chức, đối tượng khách hàng, thị trường... sẽ có các hình thức chăm sóc khách hàng khác nhau. Không phải lúc nào cũng duy trì một hình thức nào đó là hiệu quả và hay nhất. Việc lựa chọn một hình chăm sóc phù hợp căn cứ vào các yếu tố như: Khả năng bao quát, tiếp xúc khách hàng, khả năng điều khiển của doanh nghiệp, khả năng chi phí của doanh nghiệp... Trong mỗi thời kỳ, mỗi thị trường khác nhau doanh nghiệp có thể áp dụng một cách riêng lẻ hoặc phối hợp với các hình thức này với nhau. 1.3.3. Phương thức chăm sóc khách hàng. Các phương thức chăm sóc khách hàng hiện được các doanh nghiệp sử dụng phong phú, mỗi phương thức có ưu, nhược điểm nhất định. Để lựa chọn phương thức phù hợp nhất các doanh nghiệp phải căn cứ vào yêu cầu cũng như nguồn lực của mình. Có thể chia các phương thức chăm sóc khách hàng là 4 loại sau: 1). Chăm sóc trực tiếp tập trung: - Đặc điểm: Đây là hình thức chăm sóc khách hàng tại các trung tâm dịch vụ khách hàng. Các trung tâm này được đặt tại các địa điểm có vị trí địa lý thuận lợi. Nhân lực do các chuyên gia về chăm sóc khách hàng với các phương tiện kỹ thuật, cơ sở vật chất hiện đại tư vấn cho khách hàng về sản phẩm, dịch vụ, hướng dẫn cách sử dụng, đổi hàng, thay đổi địa điểm giao hàng, phương thức thanh toán... Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh – Lớp TC HC D0006 QTKD 20
  • 19. Chương I: Một số vấn đề cơ bản về khách hàng và CSKH - Ưu điểm: Qua giao tiếp trực tiếp, người bán hàng có cơ hội hiểu rõ khách hàng, nhận biết được thái độ của khách hàng từ đó có thể điều chỉnh hành vi của mình, với sự hỗ trợ của các thiết bị máy móc chuyên biệt hiện đại nên khách hàng được chăm sóc một cách kĩ lưỡng, nhiệt tình hơn. Ngoài ngôn ngữ lời nói còn có sự tác động của ngôn ngữ thân thể, hiệu quả biểu đạt sự quan tâm tốt hơn. - Nhược điểm: Chi phí xây dựng trung tâm lớn, số lượng trung tâm hạn chế, nên doanh nghiệp chỉ có thể đặt tại một số địa điểm, nơi tập trung đông dân cư, mật độ khách hàng cao. Chính vì vậy mà không phải khách hàng nào cũng có điều kiện đến tận nơi để được phục vụ tại các trung tâm chăm sóc khách hàng. 2) Chăm sóc trực tiếp, phân tán tại các địa điểm bán hàng: - Đặc điểm: Hình thức chăm sóc này được thực hiện ngay tại các điểm bán hàng, quầy giao dịch – nơi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Nhân lực do nhân viên bán hàng đảm nhiệm. Họ vừa là người bán hàng vừa là người chăm sóc khách hàng. - Ưu điểm: Số lượng khách hàng được chăm sóc tăng lên đáng kể bởi mạng lưới điểm bán hàng rộng hơn rất nhiều so với các trung tâm chăm sóc khách hàng. Chi phí đầu tư không đáng kể. - Nhược điểm: Chất lượng chăm sóc khách hàng bị hạn chế do kỹ năng trình độ của nhân viên bán hàng, chỉ đáp ứng được những yêu cầu thông thường, thông tin đơn giản. Hơn nữa chăm sóc khách hàng chỉ là công việc kiêm nhiệm không phải nhiệm vụ chính nên nhân viên không toàn tâm toàn ý vào các hoạt động đó. Phạm vi lớn, rải rác do đó gây khó khăn cho công tác đào tạo. 3). Chăm sóc trực tiếp, phân tán tại địa chỉ của khách hàng: - Đặc điểm: Tại địa điểm của khách hàng hình thức này sẽ được áp dụng với nhóm khách hàng lớn, khách hàng đặc biệt. Doanh nghiệp cử riêng một nhóm chuyên viên về chăm sóc khách hàng đến tận địa chỉ của khách hàng. - Ưu điểm: Hiệu quả rất cao, chứng tỏ sự quan tâm sâu sắc của doanh nghiệp tới khách hàng. Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh – Lớp TC HC D0006 QTKD 21
  • 20. Chương I: Một số vấn đề cơ bản về khách hàng và CSKH - Nhược điểm: Đòi hỏi doanh nghiệp phải có lực lượng chuyên viên chăm sóc khách hàng lớn. Vì vậy chăm sóc khách hàng tại địa chỉ khách hàng chỉ được áp dụng với nhóm khách hàng lớn, khách hàng đặc biệt. 4). Chăm sóc gián tiếp: - Đặc điểm: Là hình thức chăm sóc khách hàng được thực hiện qua các phương tiện liên lạc hiện đại như: Qua thư tay, qua điện thoại, qua mạng Internet. Hình thức này ngày càng được sử dụng rộng rãi theo sự phát triển của các phương tiện thông tin liên lạc. Nhân lực: Cần tổ chức một đội ngũ nhân viên có chuyên môn, làm việc 24/24h hoặc thiết lập một hệ thống thông tin đa phương tiện phục vụ khách hàng. - Ưu điểm: Đem lại lợi ích cho cả khách hàng lẫn doanh nghiệp. Khách hàng được phục vụ bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, không cần đến các điểm bán hàng hay các trung tâm dịch vụ khách hàng, không cần đợi đến giờ mở cửa giao dịch, họ có thể ngồi ngay tại nhà mà vẫn có được các thông tin cần thiết. Với doanh nghiệp có thể tiếp cận rộng rãi với nhiều đối tượng khách hàng, với chi phí không quá cao. - Nhược điểm: Nội dung các hoạt động chăm sóc chỉ là sự trao đổi thông tin. Không tiếp xúc trực tiếp, nhân viên không thể nhận biết được tâm trạng, thái độ của khách hàng, không thể làm họ hài lòng hơn. Yếu tố con người trong trường hợp này không hề có tác dụng trong việc quản trị chăm sóc khách hàng. 1.3.4. Tổ chức bộ máy chăm sóc khách hàng. - Mỗi doanh nghiệp khác nhau thì cách tổ chức bộ máy chăm sóc khách hàng khác nhau sao cho khách hàng của doanh nghiệp được phục vụ tốt nhất. Các doanh nghiệp tổ chức dựa trên nguyên tắc tùy từng nhóm đối tượng khách hàng mà tổ chức chăm sóc khác nhau, nên bộ máy chăm sóc khách hàng được tổ chức rất linh hoạt trong từng doanh nghiệp. Vậy nên không có mô hình thống nhất về tổ chức bộ máy chăm sóc khách hàng. - Trong mỗi công ty hoặc doanh nghiệp, bất kỳ phòng ban, bộ phận hay nhân viên nào cũng đều có khách hàng. Vì vậy, hoạt động chăm sóc khách hàng là hoạt động chung của cả công ty, cần được tất cả mọi người nghiêm túc thực hiện. Bộ máy chăm sóc khách hàng cần được vận hành trong toàn doanh nghiệp, kể từ các nhà quản lý đến các nhân viên bình thường. Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh – Lớp TC HC D0006 QTKD 22
  • 21. Chương I: Một số vấn đề cơ bản về khách hàng và CSKH - Đối với khách hàng bên ngoài, hoạt động chăm sóc khách hàng do phòng chăm sóc khách hàng, hoặc bộ phận thuộc phòng Marketing đảm nhiệm. Tùy theo từng doanh nghiệp, tùy theo phương thức chăm sóc khách hàng được sử dụng mà bộ phận đó có thể là chuyên trách hay kiêm nhiệm. - Ở các doanh nghiệp lớn, số lượng khách hàng nhiều, bộ phận chăm sóc khách hàng hoạt động một cách độc lập với các bộ phận khác như nghiên cứu thị trường, bán hàng, tiếp thị, quảng cáo... Điều này giúp các nhân viên chăm sóc khách hàng có thể chú trọng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Ở các doanh nghiệp nhỏ, do điều kiện hạn chế về kinh phí và nhân lực mà các nhân viên chăm sóc khách hàng có thể đồng thời phụ trách các công việc khác. - Các doanh nghiệp áp dụng phương thức chăm sóc trực tiếp, tập trung tại các trung tâm dịch vụ khách hàng; chăm sóc trực tiếp, phân tán tại địa chỉ khách hàng và chăm sóc gián tiếp qua đường dây nóng, qua mạng thường do nhân viên chăm sóc chuyên nghiệp thực hiện. Riêng ở các phương thức chăm sóc trực tiếp, phân tán tại các điểm bán hàng thì do nhân viên bán hàng kiêm nghiệm. - Bộ phận chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp chịu trách nhiệm quản lý chung, phối hợp tất cả các hoạt động của nhân viên chuyên trách lẫn nhân viên bán hàng. Ở những công ty mà hoạt động chăm sóc khách hàng được coi trọng đặc biệt, bộ phận này có thể được nâng lên thành Phòng Kinh doanh tiếp thị trực thuộc Giám đốc công ty. - Quyết định lựa chọn qui mô, cơ cấu của bộ phận chăm sóc khách hàng ở mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố: đặc điểm sản phẩm, đặc điểm khách hàng, khả năng của doanh nghiệp... - Để tăng cường hiệu quả hoạt động của bộ máy chăm sóc khách hàng các doanh nghiệp hiện nay thường song song xây dựng một hệ thống thông tin nội bộ về chăm sóc khách hàng. Trong hệ thống này, nhiệm vụ, chức năng của các bộ phận thành phần được phân định rạch ròi, trong đó bộ phận chăm sóc khách hàng giữ vai trò đầu mối chính, chịu trách nhiệm phối hợp hoạt động của các bộ phận khác. Thông tin của khách hàng đi vào hệ thống (thông tin đầu vào) được xử lý theo một qui trình thống nhất, hợp lý để có được các thông tin phản hồi (thông tin đầu ra) một cách nhanh nhất và hiệu quả. 1.3.5. Nguyên tắc chăm sóc khách hàng. Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh – Lớp TC HC D0006 QTKD 23
  • 22. Chương I: Một số vấn đề cơ bản về khách hàng và CSKH Hoạt động chăm sóc khách hàng của mỗi doanh nghiệp cũng phải tuân theo những nguyên tắc nhất định sau:  Nguyên tắc thứ nhất:“Phù hợp với nhu cầu của khách hàng”. Bán những thứ khách hàng cần – Tư tưởng chủ đạo của Marketing hiện đại cũng được áp dụng vào hoạt động chăm sóc khách hàng. Mặc dù những hoạt động chăm sóc khách hàng nhằm gia tăng giá trị cho sản phẩm cốt lõi, nhưng nó chỉ thực sự làm khách hàng hài lòng khi nó là cần thiết với khách hàng. Doanh nghiệp không thể tự đề ra nội dung chăm sóc khách hàng dựa trên suy nghĩ chủ quan của mình mà cần phải dựa vào mong muốn của khách hàng: họ muốn được phục vụ những gì và như thế nào?.  Nội dung chăm sóc khách hàng: Chính là những hoạt động cụ thể mà doanh nghiệp sẽ tiến hành để phục vụ khách hàng theo như khách hàng mong muốn. Muốn vậy, doanh nghiệp cần thường xuyên điều tra nắm bắt nhu cầu, mong muốn của khách hàng.  Mức độ chăm sóc khách hàng: Thể hiện các chỉ số về chất lượng, khối lượng, qui mô, tần suất... tiến hành các hoạt động trên. Một hội nghị khách hàng có thể gồm vài chục hay vài trăm khách hàng, có thể được tổ chức nửa năm một lần hay cả năm một lần. Quà kỷ niệm cho khách hàng nhân dịp năm mới có thể chỉ là tấm bưu thiếp, một cuốn lịch nhưng cũng có thể là một món quà đắt tiền hơn. - Nội dung chăm sóc khách hàng càng đa dạng và mức độ càng lớn thì khách hàng càng hài lòng. Tuy nhiên, việc thực hiện một chương trình chăm sóc khách hàng còn phụ thuộc vào khả năng của doanh nghiệp (nguồn lực tài chính, nhân sự... ) có nghĩa là phải đảm bảo kế hoạch chăm sóc khách hàng có tính khả thi. Thông thường doanh nghiệp sẽ quyết định về nội dung và mức độ chăm sóc khách hàng dựa theo các yếu tố sau: + Nhu cầu của khách hàng. + Hoạt động chăm sóc khách hàng của đối thủ cạnh tranh. + Khả năng đáp ứng của bản thân doanh nghiệp. Điều cơ bản nhất là doanh nghiệp phải cân bằng giữa hiệu quả đạt được và chi phí phải bỏ ra. Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh – Lớp TC HC D0006 QTKD 24
  • 23. Chương I: Một số vấn đề cơ bản về khách hàng và CSKH - Doanh nghiệp cần xác định cụ thể sẽ áp dụng những hoạt động nào và với mức độ nào. Việc xây dựng một trang Web về chăm sóc khách hàng, giúp khách hàng có thể đặt hàng, thay đổi đơn hàng, thanh toán... qua mạng hay việc tổ chức hội nghị khách hàng nửa năm một lần, mặc dù về lý thuyết là rất có ích, nhưng có thực sự hiệu quả hay không đối với một doanh nghiệp nhỏ, lượng khách hàng ít. Cần khẳng định lần nữa rằng, quyết định nội dung và mức độ tiến hành các hoạt động trên cần xuất phát từ các đặc điểm sản xuất kinh doanh và khả năng của doanh nghiệp.  Nguyên tắc thứ hai: “Phù hợp từng phân đoạn khách hàng”. Doanh nghiệp phải lưu ý tập trung mọi ưu đãi vào nhóm khách hàng lớn, khách hàng đặc biệt. Với các đối tượng khách hàng này, nội dung các hoạt động chăm sóc phải đa dạng hơn với mức độ cũng lớn hơn. Khách hàng càng lớn càng được chăm sóc đặc biệt. *. Chăm sóc theo nhóm khách hàng: - Việc phân chia khách hàng theo từng nhóm để chăm sóc tương tự như sự phân đoạn thị trường trong Marketing nói chung. Phân chia nhóm khách hàng cũng có thể dựa vào sự khác biệt về nhu cầu, tính cách, hành vi. Mỗi đoạn thị trường được phân chia bao gồm những người tương đối đồng nhất về nhu cầu và có phản ứng như nhau đối với cùng một tập hợp các kích thích Marketing. Phân đoạn thị trường là cơ sở cho các doanh nghiệp đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng theo đúng khả năng của mình. - Tuy nhiên căn cứ phân chia quan trọng nhất mà các doanh nghiệp thường sử dụng là doanh thu (lợi nhuận) mà mỗi khách hàng mang lại. Dựa trên tiêu chí này, khách hàng được phân chia thành: khách hàng đặc biệt, khách hàng lớn, khách hàng trung bình, khách hàng nhỏ... Mục đích của việc phân nhóm khách hàng là nhằm tìm hiểu các nhu cầu của từng nhóm và xác định nhóm khách hàng trọng tâm cần chăm sóc. - Nhu cầu của khách hàng về cách thức phục vụ cũng như nhu cầu về sản phẩm rất phong phú và đa dạng. Nếu đáp ứng tất cả các nhu cầu đó, doanh nghiệp sẽ phải tốn kém chi phí lớn mà lại lãng phí không cần thiết. Mỗi nhóm khách hàng có một nhu cầu nhất định. Phân nhóm khách hàng, tìm hiểu chính Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh – Lớp TC HC D0006 QTKD 25
  • 24. Chương I: Một số vấn đề cơ bản về khách hàng và CSKH xác nhu cầu của từng nhóm, doanh nghiệp vừa có thể làm hài lòng các nhóm khách hàng vừa hạn chế được chi phí. - Trong hoạt động chăm sóc khách hàng, các doanh nghiệp thường dành sự chăm sóc đặc biệt cho nhóm khách hàng lớn. Theo quy luật Pareto 80:20, quy luật phổ biến trong hoạt động kinh tế, 20% lượng khách hàng đem lại 80% doanh thu (lợi nhuận). 20% lượng khách hàng này có vai trò quan trọng với doanh nghiệp. Giữ được 20% này, doanh nghiệp sẽ duy trì được lượng doanh thu (lợi nhuận) tương đối ổn định. Chính vì vậy, căn cứ vào báo cáo về doanh thu (lợi nhuận) cuối mỗi kỳ, doanh nghiệp phải xác định chính xác lượng 20% khách hàng lớn để ưu tiên chăm sóc. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể đi sâu xác định 10% hay 5% khách hàng lớn nhất được đặc biệt quan tâm.  Nguyên tắc thứ ba: “Phù hợp với các giai đoạn của quá trình mua hàng”. Có thể thấy rằng các hoạt động mang lại sự thuận tiện đều đặn trong cả 3 giai đoạn của quá trình mua hàng: trước, trong và sau khi mua hàng nhằm giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận, đi đến quyết định mua và sau đó là thuận tiện trong việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Các hoạt động chăm sóc khách hàng khác thường tập trung ở giai đoạn sau khi mua hàng. Doanh nghiệp tiến hành các hoạt động này với mục đích là thể hiện sự coi trọng của doanh nghiệp đối với khách hàng, qua đó nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng, tăng cường mối quan hệ giữa doanh nghiệp - khách hàng. * Phù hợp với các giai đoạn của quá trình mua hàng: Quá trình mua hàng thường được chia thành 3 giai đoạn: giai đoạn trước mua hàng, giai đoạn quyết định mua hàng và giai đoạn sau mua hàng. Ở mỗi giai đoạn khách hàng có những mối quan tâm khác nhau do đó mức độ chăm sóc cũng khác nhau. Công tác chăm sóc khách hàng cần phải được thực hiện ở cả 3 giai đoạn trên nhưng nội dung và phương thức tùy theo từng giai đoạn.  Giai đoạn trước mua hàng. - Ở giai đoạn này, nhu cầu không nhất thiết phát sinh từ phía khách hàng mà doanh nghiệp có thể chủ động kích thích làm phát sinh mong muốn có được sản phẩm, dịch vụ. Doanh nghiệp có thể thông qua hình thức tiếp thị trực tiếp, qu tờ rơi, qua direct mail... để cung cấp thông tin cho khách hàng. Nội dung Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh – Lớp TC HC D0006 QTKD 26
  • 25. Chương I: Một số vấn đề cơ bản về khách hàng và CSKH chăm sóc khách hàng giai đoạn này là giới thiệu về đặc điểm, giá cước, chất lượng sản phẩm, các tiện ích đem lại, hướng dẫn sử dụng...  Giai đoạn quyết định mua hàng. - Sau khi đánh giá lựa chọn, khách hàng đi tới quyết định mua. Tuy nhiên, từ quyết định mua đến mua hàng còn có các cản trở như: điều kiện mua hàng, địa điểm mua hàng, phương thức thanh toán, các dịch vụ hậu mãi... Để thúc đẩy quá trình mua hàng, doanh nghiệp cần loại bỏ các cản trở từ phía bản thân doanh nghiệp bằng cách bố trí các điểm bán hàng thuận tiện đi lại, phương thức thanh toán đa dạng, nội dung các dịch vụ hậu mãi phong phú hấp dẫn... - Một cản trở khác đối với quyết định mua hàng xuất phát từ chính khách hàng, là sự “khó tính” của họ. Để gây được cảm tình trong lòng khách hàng, doanh nghiệp phải tạo ra một không gian bán hàng khang trang, sạch sẽ, cơ sở vật chất đầy đủ tiện nghi; nhân viên bán hàng niềm nở, nhiệt tình, am hiểu về sản phẩm, kỹ năng thao tác thuần thục, nhanh nhẹn... - Công tác chăm sóc khách hàng trong giai đoạn này phải chú trọng tạo ra sự thoải mái và thuận tiện tối đa cho khách hàng khi mua sản phẩm.  Giai đoạn sau khi mua hàng. - Bất kỳ một doanh nghiệp nào, điều quan trọng nhất không phải là tìm khách hàng mới mà là làm thế nào để giữ được khách hàng cũ, để khách hàng quay trở lại tiếp tục mua và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Không hẳn là lần giao dịch đầu tiên khách hàng đã cảm thấy thoải mái, mà phần lớn chính là do các dịch vụ hậu mãi làm cho khách hàng cảm nhận được chất lượng dịch vụ tốt, cảm nhận được sự quan tâm của doanh nghiệp đối với khách hàng nên nảy sinh thiện cảm với doanh nghiệp, nên lần sau khách hàng có nhu cầu họ sẽ nghĩ ngay tới doanh nghiệp. Khách hàng nào sau khi mua hàng cũng đều coi trọng công tác chăm sóc sau bán hàng của doanh nghiệp và lấy đó là một tiêu chí để lựa chọn. - Các hoạt động chăm sóc khách hàng ở giai đoạn này tập trung vào việc tư vấn, giúp đỡ khách hàng trong khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ và xây dựng mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp, nâng cao khả năng khách hàng sẽ trở lại với doanh nghiệp trong lần tới. Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh – Lớp TC HC D0006 QTKD 27
  • 26. Chương II: Thực trạng công tác CSKH tại BĐTP Hà đông Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHĂM SÓC KHÁCH CỦA BƯU ĐIỆN THÀNH PHỐ HÀ ĐÔNG 2.1. TỔNG QUAN VỀ BƯU ĐIỆN THÀNH PHỐ HÀ ĐÔNG Bưu điện Thành phố Hà Đông được thành lập từ 26-01-2007, trên cơ sở chuyển đổi từ Bưu điện thị xã Hà Đông tỉnh Hà Tây theo QĐ277/QĐ-TCCB ngày 26 tháng 1 năm 2007 của Tổng giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Bưu điện thành phố Hà Đông có trụ sở chính tại số 04 đường Quang Trung -phường quang Trung - TP Hà Đông. Bưu điện TP Hà Đông là đơn vị kinh tế trực thuộc, hạch toán phụ thuộc Bưu điện tỉnh Hà Tây, là một đơn vị thành viên trong hệ thống tổ chức và hoạt động của Bưu điện tỉnh; có nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh cùng các đơn vị trực thuộc khác trong một dây chuyền công nghệ Bưu chính Viễn thông thống nhất toàn Bưu điện tỉnh và cả nước, có mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau về tổ chức mạng lưới, lợi ích kinh tế, tài chính, phát triển dịch vụ để thực hiện mục tiêu kế hoạch chung của Bưu điện tỉnh, hoạt động sản xuất kinh doanh theo điều lệ tổ chức và của Bưu điện tỉnh đã được phê chuẩn tại quyết định số: 259/QĐ-TCCB-HĐQT ngày 28/9/1996 của Hội đồng quản trị Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam ( nay là Tập đoàn BCVT Việt Nam) và các quy chế, quy định nội bộ của Bưu điện tỉnh Hà Tây. Bưu điện TP Hà Đông không có có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng theo tên gọi, không được mở tài khoản tại Ngân hàng, có quy chế tổ chức và hoạt động, có quyền tự chủ kinh doanh trong phạm vi phân cấp của Bưu điện tỉnh, chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đối với Bưu điện tỉnh 2.1.1. Chức năng nhiệm vụ của Bưu điện TP Hà Đông: 1. Chức năng: Bưu điện thành phố Hà Đông có chức năng sản xuất, kinh doanh và phục vụ trên các lĩnh vực: - Khai thác, vận chuyển Bưu phẩm, bưu kiện, báo chí và khai thác điện báo nội tỉnh. - Kinh doanh các dịch vụ Bưu chính - PHBC. Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh - Lớp TC HC D2006 QTKD 28
  • 27. Chương II: Thực trạng công tác CSKH tại BĐTP Hà đông - Cung cấp các dịch vụ Viễn thông tại các điểm giao dịch và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh Viễn thông trên địa bàn thành phố. - Cung cấp các dịch vụ Bưu chính hệ I. - Kinh doanh vật tư, thiết bị Bưu chính Viễn thông liên quan đến dịch vụ sản phẩm, đơn vị cung cấp. Kinh doanh các ngành nghề khác khi được Bưu điện tỉnh .cho phép. 2. Nhiệm vụ: Bưu điện TP Hà Đông là đơn vị sản xuất trực thuộc Bưu điện tỉnh Hà Tây, hoạt động kinh doanh chuyên ngành BCVT. - Sử dụng hiệu quả các nguồn lực đã được Bưu điện tỉnh giao để đáp ứng, phục vụ việc hoàn thành nhiệm vụ của Bưu điện TP Hà Đông - Đảm bảo mạng lưới thông tin liên lạc Bưu chính trên địa bàn - Kịp thời cung cấp các dịch vụ BCVT phục vụ cơ quan Đảng, chính quyền, quốc phòng an ninh, đáp ứng các yêu cầu về thông tin khẩn cấp, phục vụ nhân dân... theo chức năng nhiệm vụ quy định, chịu trách nhiệm trước khách hàng, Bưu điện tỉnh và Pháp luật về chất lượng dịch vụ do đơn vị cung cấp. - Xây dựng phương án, kế hoạch phát triển mạng lưới Bưu chính trong thành phố phù hợp với từng giai đoạn, quy hoạch, mục tiêu, phương hướng phát triển chung của Bưu điện tỉnh. - Chấp hành tết chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Thực hiện đúng thể lệ thủ tục nghiệp vụ, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn định mức kinh tế kỹ thuật, chấp hành nghiêm chỉnh giá cước, chính sách giá cả của Nhà nước, Tập đoàn và điều lệ tổ chức hoạt động của Bưu điện tỉnh. - Sử dụng hiệu quả lao động Bưu điện tỉnh giao, phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, hàng năm cải tiến hợp lý hoá dây chuyền sản xuất, áp dụng định mức lao động theo qui định để nâng cao hiệu suất lao động. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, quyền lợi với người lao động theo pháp luật và của Bưu điện tỉnh. - Thực hiện nghĩa vụ theo quy định của nhà nước về bảo vệ tài nguyên môi trường, quốc phòng và an ninh quốc gia. Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kế toán thống kê, tài chính theo pháp lệnh Kế toán thống kê, báo cáo tình hình hoạt động tài chính theo quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm về độ chính xác, Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh - Lớp TC HC D2006 QTKD 29
  • 28. Chương II: Thực trạng công tác CSKH tại BĐTP Hà đông trung thực của các báo cáo, tuân thủ các quy định về thanh tra, kiểm tra của Bưu điện tỉnh và cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Phối hợp với công đoàn cơ sở tổ chức các phong trào thi đua nhằm khích lệ, động viên CB-CNV từ đó nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, chăm lo đời sống CB-CNV và thực hiện tết chính sách xã hội. - Có trách nhiệm thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp ngân sách theo quy định của pháp luật. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh: Căn cứ vào quyết định số 018QĐ/TCCB ngày 15/1/2008 của Giám đốc bưu điện tỉnh Hà Tây, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Bưu điện thành phố Hà Đông gồm: 1 Giám đốc, 1 Phó giám đốc, 1 tổ Quản lý, 1 tổ Kế toán và 7 tổ sản xuất. Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh - Lớp TC HC D2006 QTKD 30
  • 29. Chương II: Thực trạng công tác CSKH tại BĐTP Hà đông Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bưu điện TP hà Đông SƠ ĐỒ TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ SẢN XUẤT TẠI BƯU ĐIỆN TP HÀ ĐÔNG Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh - Lớp TC HC D2006 QTKD Gi¸m ®èc p. Gi¸m ®èc Tæ qu¶n lý Bé phËn hµnh chÝnh Bé phËn nghiÖp vô - CSKH BP ®Çu mèi chuyªn tiÒn Tæ kÕ to¸n BP thu nî BP KÕ to¸n B­u côc Hµ §«ng B­u côc Khai th¸c Tæ Khai th¸c phi tho¹i Tæ ChuyÓn ph¸t B­u chÝnh Tæ ChuyÓn ph¸t B­u chÝnh 10 ®iÓm B§-VH B­u côc 3 NguyÔn Ch¸nh B­u côc 3 Phóc La B­u côc 3 NguyÔn Tr·i B­u côc 3 V¨n Mç B­u côc 3 V¨n Yªn Tæ Giao dÞch 2 56 §¹i lý BC 3 D­¬ng Néi BC 3 Phó L·m BC 3 Ba La BC 3 V¨n Phó BC 3 Lª Lîi Tæ Giao dÞch 3 31
  • 30. Chương II: Thực trạng công tác CSKH tại BĐTP Hà đông 1. Giám đốc Bưu điện Thành phố Hà Đông: Giám đốc Bưu điện TP Hà Đông là đại diện pháp nhân của đơn vị, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Bưu điện tỉnh và trước pháp luật về hoạt động của đơn vị trong phạm vi quyền hạn được giao. Giám đốc Bưu điện TP Hà Đông có nhiệm vụ và quyền hạn sau: - Tổ chức, điều hành thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị, quản lý sử dụng hiệu quả tiền vẫn, tài sản, vật tư, thiết bị, nguồn nhân lực do Bưu điện tỉnh giao để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Bưu điện thành phố, chịu trách nhiệm về cung cấp sản phẩm , dịch vụ cho khách hàng . - Xây dựng trình Giám đốc Bưu điện tỉnh phê duyệt về tổ chức hoạt động sau khi được phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, kế hoạch sửa chữa lớn, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho CB-CNV đơn vị. - Tổ chức thực hiện chương trình hoạt động, biện pháp thực hiện kế hoạch, hợp đồng kinh tế, phương án phối hợp kinh doanh với các đơn vị cơ sở khác thuộc Bưu điện tỉnh. Đề xuất với Giám đốc Bưu điện tỉnh áp dụng các hình thức tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi trên thị trường. Thực hiện các chỉ tiêu doanh thu, chi phí theo kế hoạch Bưu điện tỉnh giao. Thu đúng, thu đủ các khoản cước phí dịch vụ do đơn vị cung cấp, quyết định các khoản chi theo phân cấp của Bưu điện tỉnh, đúng quy chế tài chính của Tập đoàn. Ký kết hợp đồng kinh tế với các đối tác, khách hàng theo khả năng, nhiệm vụ trong phạm vi phân cấp hoặc được sự uỷ quyền của Giám đốc Bưu điện tỉnh, ký hợp đồng thuê mướn lao động thời vụ và chịu trách nhiệm về việc thực hiện các hợp đồng đã ký. - Căn cứ vào mô hình mẫu do Giám đốc Bưu điện tỉnh ban hành, quyết định thành lập, giải thể tổ chức lại các bộ phận trong bộ máy quản lý và sản xuất của đơn vị. - Đề nghị Giám đốc Bưu điện tỉnh quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật phó Giám đốc Bưu điện TP, kế toán trưởng, nâng bậc lương, khen thưởng, kỷ luật đối với CB-CNV của đơn vị cao hơn mức phân cấp khen thưởng, kỷ luật tại đơn vị; Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh - Lớp TC HC D2006 QTKD 32
  • 31. Chương II: Thực trạng công tác CSKH tại BĐTP Hà đông luật đối với các tổ trưởng quản lý, sản xuất và đối với người lao động theo qui định phân cấp của Bưu điện tỉnh. - Được quyền giải quyết cho CB-CNV trong đơn vị nghỉ phép, nghỉ việc riêng theo quy định của Bộ luật lao động, thoả ước lao động của Bưu điện tỉnh. Giám đốc khi nghỉ phép phải được sự đồng ý của Giám đốc Bưu điện tỉnh. - Phối hợp với BCH Công đoàn đơn vị hàng năm tổ chức Đại hội CNVC để lấy ý kiến, ban hành các qui định từ đó thực hiện các quy chế, nội quy nội bộ phù hợp với đặc điểm hoạt động của đơn vị trên cơ sở không trái với pháp luật của nhà nước, những quy định của Tập đoàn và Bưu điện tỉnh. - Có trách nhiệm hàng năm tổ chức tập huấn kỹ thuật và an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ cho CB-CNV trong đơn vị, trang bị đầy đủ phương tiện phòng hộ: thiết bị cá nhân, thiết bị dụng cụ phòng cháy chữa cháy trong phòng máy và nơi làm việc. Xây dựng phương án bảo vệ an toàn và phòng chống cháy nổ cho tất cả các cơ sở thiết bị do đơn vị quản lý. Định kỳ tổ chức đo thử, kiểm tra các thông số kỹ thuật hệ thống chống sét của các thiết bị bưu chính. - Được Giám đốc Bưu điện tỉnh uỷ quyền để quan hệ với chính quyền địa phương về các mặt: + Đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ Đảng, chính quyền, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn. + Bảo vệ an toàn cho các thiết bị Bưu chính, Viễn thông. + Thực hiện các quy định hành chính và nghĩa vụ đối với địa phương theo quy định của pháp luật. - Báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc Bưu điện tỉnh về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của đơn vị. - Tổ chức tự kiểm tra, kiểm soát trong đơn vị; Chịu sự kiểm tra, kiểm soát của Bưu điện tỉnh và các sơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Được quyết định vượt thẩm quyền của mình trong các trường hợp khẩn cấp (thiên tai, địch hoạn, hoả hoạn, sự cố nghiêm trọng) đồng thời báo cáo Giám đốc Bưu điện tỉnh và chịu trách nhiệm trước những quyết định đó. 2. Phó Giám đốc: Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh - Lớp TC HC D2006 QTKD 33
  • 32. Chương II: Thực trạng công tác CSKH tại BĐTP Hà đông Phó giám đốc là người giúp Giám đốc Bưu điện thành phố lãnh đạo quản lý, điều hành một số lĩnh vực hoạt động của đơn vị theo phân công của Giám đốc Bưu điện TP, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Bưu điện TP và cơ quan pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được phân công. 3. Chức năng, nhiệm vụ của các tổ quản lý và sản xuất: * Tổ Kế toán: -Có chức năng tham mưu giúp việc cho Giám đốc về công tác kế hoạch, kế toán thống kê tài chính và thu cước bưu điện phí. * Tổ quản lý nghiệp vụ - CSKH: Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về công tác quản trị văn phòng phục vụ sản xuất, quản lý nghiệp vụ các dịch vụ BC – PHBC, tiếp thị bán hàng, quản lý mạng tin học. * Tổ giao dịch trung tâm, tổ giao dịch 2 và giao dịch 3: Chấp nhận, phát các dịch vụ BC-PHBC và dịch vụ Viễn thông công cộng, kinh doanh các loại hàng hoá như văn phòng phẩm, thiết bị đầu cuối viễn thông, dịch vụ quà tặng… * Tổ khai thác bưu chính: Đóng, mở, khai thác túi gói BPBK và Báo chí với đường thư liên tỉnh, nội tỉnh và nội thành; * Tổ đầu mối chuyển tiền: là đầu mối chuyền nhận chuyển tiền toàn tỉnh và đối soát khai thác dịch vụ chuyển tiền, truyền số liệu về Trung tâm chuyển tiền; * Tổ chuyển phát bưu chính: Vận chuyển túi gói BPBK, báo chí với các bưu điện huyện – thành phố trong tỉnh và chuyển phát bưu gửi báo chí tới địa chỉ người nhận trong nội thành phố Hà Đông * Tổ bảo vệ: Thường trực cơ quan 24/24 để bảo vệ an toàn tài sản cơ sở vật chất của cơ qaun cũng như tiền hàng của nhân dân gửi qua bưu điện; * Tổ khai thác phi thoại: Là đầu mối trung tâm khai thác chuyển nhận các loại điện báo, điện hoa liên tỉnh, nội tỉnh. 4. Cơ cấu lao động: Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh - Lớp TC HC D2006 QTKD 34
  • 33. Chương II: Thực trạng công tác CSKH tại BĐTP Hà đông Bảng 2.1 - Tình hình lao động của Bưu điện Tp Hà Đông Diễn giải Tổng số ĐH và trên ĐH Cao đẳng Trung cấp Công nhân Chưa qua ĐT Tổng cộng 96 10 29 11 42 4 Trong đó Hợp đồng từ một năm trở lên 94 10 29 40 41 4 Hợp đồng thử việc 2 1 1 HĐ mùa vụ, ngắn hạn Phân loại LĐ LĐ quản lý 23 7 10 3 LĐ công nghệ 68 28 19 11 8 2 LĐ phục vụ 5 3 2 (Theo sô' liệu của phòng Tổ chức CBLĐ Bưu điện tỉnh Hà Tây năm 2007) Bưu điện TP Hà Đông có 96 lao động, trong đó trình độ đại học chỉ chiếm 6,6%, trình độ cao đẳng chiếm khoảng 32,1%, Trung cấp, Công nhân chiếm 55,66%; Chưa qua đào tạo chiếm 5,66%. Bưu điện TP Hà Đông trực tiếp sản xuất, kinh doanh và cung cấp các dịch vụ BCVT nên số lao động trực tiếp có trình độ trung cấp, công nhân được đào tạo tại các trường chuyên nghiệp trong ngành chiếm tỷ lệ lớn, yếu tố này rất phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động hiện nay của đơn vị. Tuy nhiên, trong điều kiện xã hội ngày nay phát triển mạnh nên nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng ngày càng cao, tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ được đưa vào áp dụng trong sản xuất kinh doanh đòi hỏi Bưu điện TP Hà Đông phải có kế hoạch đào tạo kịp thời để nâng cao trình độ, cho CBCNV dưới nhiều hình thức để đáp ứng được yêu cầu của công việc. 2.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BƯU ĐIỆN TP HÀ ĐÔNG 2.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007: Năm 2007, trong điều kiện môi trường kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn về cạnh tranh gay gắt, việc đảm bảo và không ngừng nâng cao chất lượng các Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh - Lớp TC HC D2006 QTKD 35
  • 34. Chương II: Thực trạng công tác CSKH tại BĐTP Hà đông dịch vụ BCVT được coi là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, nó quyết định đến kết quả hoạt động kinh doanh các dịch vụ BCVT- PHBC của đơn vị. Toàn thể CBCNV Bưu điện TP Hà Đông đã phấn đấu lỗ lực để hoàn thành kế hoạch Bưu điện tỉnh giao cụ thể kế hoạch doanh thu về dịch vụ BCVT, PHBC đơn vị đã thực hiện được : 14,444 tỷ, đạt 101,04% kế hoạch giao. Bước vào thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2007, tuy điều kiện sản xuất kinh doanh của đơn vị gặp rất nhiều khó khăn do bị cạnh tranh, do giảm cước viễn thông nhiều lần trong năm, do cơ chế chiết khấu hoa hồng thẻ điện thoại giảm. Xác định được các yếu tố khó khăn trong kinh doanh, ngay từ đầu năm đơn vị đã có nhiều cố gắng và bằng nhiều biện pháp tích cực để các cơ sở giao dịch tăng giờ mở cửa, đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu sử dụng dịch vụ BCVT trên địa bàn thành phố. Ngoài ra công tác tổ chức điều hành cũng thay đổi để phù hợp với sản xuất, các chức năng nghiệp vụ đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát uốn nắn các sai sót trong chuyên môn để nâng cao chất lượng dịch vụ. Do đó chất lượng khai thác các nghiệp vụ tết hơn, nhiều sản phẩm dịch vụ mới được phát triển có hiệu quả. Bưu điện TP Hà Đông đã đề ra một số mục tiêu phấn đấu cụ thể: - Hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm 2006 trên cơ sở phát huy mọi nguồn lực, khai thác và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực mạng lưới, trang thiết bị, lao động hiện có. - Phát triển các dịch vụ mới, thực hiện công tác chăm sóc khách hàng tết, tăng cường nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ CB-CNV kịp thời. - Xây dựng phong cách văn minh Bưu điện để phục vụ khách hàng. Phấn đấu giảm sai sót chất lượng xuống mức thấp nhất, không để khách hàng phê bình do thiếu tinh thần trách nhiệm của nhân viên Bưu điện. - Đảm bảo thu nhập ổn định cho CB-CNV trên cơ sở phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch kinh doanh và tăng năng suất lao động. 1 Các dịch vụ Bưu chính-viễn thông do Bưu điện TP Hà Đông cung cấp được chia thành các nhóm dịch vụ chính đó là: - Nhóm dịch vụ về Bưu chính - Nhóm dịch vụ về Viễn thông và dịch vụ hỗ trợ Viễn thông Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh - Lớp TC HC D2006 QTKD 36
  • 35. Chương II: Thực trạng công tác CSKH tại BĐTP Hà đông - Nhóm dịch vụ Phát hành báo chí - Kinh doanh khác a- Nhóm dịch vụ về Bưu chính gồm các nhóm dịch vụ sau: - Nhóm dịch vụ Bưu chính truyền thống: + Bản tem thư, phong bì Bưu chính + Bưu phẩm, bưu kiện + Bưu chính uỷ thác (BCUT) - Nhóm dịch vụ Chuyển phát nhanh: + Phát trong ngày (PTN) + Chuyển phát nhanh (EMS) Nhóm dịch vụ Chuyển tiền: + Thư chuyển tiền (TCT); Điện chuyển tiền (ĐCT) + Chuyển tiền nhanh (CTN); Điện hoa (ĐH) Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện - Các dịch vụ mới: + Dịch vụ phát hàng thu tiền (COD) + Dịch vụ Chuyển quà tặng: "ông già NOEL", Thần tài gõ cửa" phục vụ trong dịp Lẽ Giáng sinh và Tết nguyên đán b- Nhóm dịch vụ Viên thông và dịch vụ hỗ trợ Viễn thông: - Nhóm dịch vụ Viễn thông công cộng: + Dịch vụ điện thoại tại các giao dịch + Dịch vụ Điện báo + Dịch vụ Fax công cộng - Dịch vụ bán các loại thẻ điện thoại: + Card phone + VinaCard + MobiCard + Internet 1260P - Nhóm dịch vụ hỗ trợ Viễn thông: thu cước phí điện thoại Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh - Lớp TC HC D2006 QTKD 37
  • 36. Chương II: Thực trạng công tác CSKH tại BĐTP Hà đông c- Nhóm dịch vụ về phát hành báo chí: + Báo dài hạn + Bán lẻ báo chí d- Nhóm kinh doanh khác: Kinh doanh các sản phẩm hàng hoá khác: văn phòng phẩm, văn hoá phẩm . 2. Hoạt động kinh doanh của Bưu điện TP Hà Đông năm 2007: Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh - Lớp TC HC D2006 QTKD 38
  • 37. Chương II: Thực trạng công tác CSKH tại BĐTP Hà đông Bảng2.2-Doanhthuthựchiện2006-2007 Đơnvịtínhđồng (Theo biểu 02-05/GTGT năm 2005-2006 của Bưu điện TP Hà Đông) Bảng 2.3 - Mạng vận chuyển nội tỉnh và nội thị Bưu điện TP Hà Đông TT Đường thư Tổng số đường thư Số chuyến/ngà y Bình quân 1 chuyến phát Độ dài (km) Sản lượng Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh - Lớp TC HC D2006 QTKD TT Bưu cục giao dịch Doanh thu Năm 2006 Năm 2007 1 GD Trung Tâm 3.830.086.733 4.197.454.150 2 Văn Yên 396.875.874 392.386.493 3 Ba La 198.305.939 176.241.582 4 Nguyễn Trãi 362.010.371 486.087.644 5 Nguyễn Chánh 687.341.037 529.949.205 6 Văn Phú 102.042.818 124.058.215 7 Lê Lợi 609.875.838 556.854.643 8 Văn Mỗ 337.502.931 300.645.155 9 Vạn Phúc 61.543.016 68.605.267 10 Dương Nội 117.732.445 137.507.429 11 Phúc La 91.932.893 90.810.380 12 Phú Lãm 273.140.892 329.295.964 13 10 điểm BĐ-VH 235.377.218 244.045.152 14 Đại lý 5.848.280.791 6.077.958.822 15 Báo lẻ 629.137.777 521.124.215 16 Tổ chuyển phát BC 661.128.570 562.173.954 17 Văn phòng 37.951.138 25.936.023 Tổng doanh thu 14.444.266.227 14.820.834.293 39
  • 38. Chương II: Thực trạng công tác CSKH tại BĐTP Hà đông 1 Nội tỉnh (cấp 2) 04 01 2 Nội thị 06 xe đạp 01 ô tô 01 xe máy 02 28 120 125 6.198 tờ, cuốn 1.330 (kg) 470 (kg) 3 Điểm tựa 08 01 18 2.795 cái (Theo biểu 02-05/GTGT năm 2005-2006 của Bưu điện TP Hà Đông) 2.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Bưu điện TP Hà Đông Kết quả hoạt động kinh doanh là thể hiện đầu ra của doanh nghiệp được biểu hiện bằng các chỉ tiêu sản lượng, doanh thu và chất lượng. Để đánh giá kết quả mà đơn vị đã đạt được cần phải đánh giá trong một khoảng thời gian nhất định. Năm 2005, Bưu điện TP Hà Đông đạt doanh thu kinh doanh dịch vụ BCVT là 14,444 tỷ đồng, đạt 101,04% so với kế hoạch giao. Năm 2006 là 14,8 tỷ đồng đạt 1 13,8% so với kế hoạch giao. Nhìn vào kết quả đạt được trong năm 2006 tuy rằng doanh thu không cao lắm so với năm 2005, nhưng đây cũng là một yếu tố để thấy rằng sự mạnh dạn đổi mới trong tổ chức sản xuất kinh doanh của Ban giám đốc Bưu điện TP Hà Đông có hiệu quả khi trên thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt. Bảng 2.4 - Sản lượng các dịch vụ BCVT năm 2006-2007 TT Chỉ tiêu sản phẩm Đơn vị tính Sản lượng thực hiện Năm 2006 Năm 2007 I Bưu chính Tem thư Cái 331.579 290.861 CN 01 Cái 2 2 BP ghi số trong nước Cái 168.677 199.940 BP ghi số quốc tế Cái 947 768 Bưu phẩm COD TN Cái 2 33 BP kiện COD trong nước Cái 0 26 BP EMS, PTN-COD Cái 26 20 EMS trong nước Cái 47.171 57.611 EMS quốc tế Cái 713 566 Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh - Lớp TC HC D2006 QTKD 40 Tải bản FULL (file word 74 trang): bit.ly/2Ywib4t Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
  • 39. Chương II: Thực trạng công tác CSKH tại BĐTP Hà đông Bưu phẩm A Cái 3.019 0 Điện hoa Cái 615 607 TCT-ĐCT trong nước Cái 11301 11.622 CTN Kg 6.461 7.300 BP liên tỉnh Kg 20.932 24.722 BP quốc tế Cái 263 153 Bưu kiện liên tỉnh Cái 4.873 5.370 Bưu kiện nội tỉnh Cái 70 73 Bưu kiện quốc tế Cái 35 34 Hộp thư thuê bao Cái 3 3 Bưu chính uỷ thác Cái 4.710 2.734 Tiết kiệm BĐ Lần GD 5.331 4.906 Số tiền KH gửi đồng 98.934.222.00 0 88.982.868.896 Tài khoản TKCN Lần GD 2.291 3.519 Số tiền GD 9.146.148.000 12.226.725.497 II Viễn thông ĐT đường dài liên tỉnh Cuộc 598.848 449.606 Phút 1.454.881 1.012.432 ĐT VoIP 171 TN Cuộc 544.296 337.916 phút 1.822.012 1.126.156 ĐT đường dài nội tỉnh Cuộc 339.982 264.588 phút 735.879 538.908 ĐT đường dài quốc tế Cuộc 3.241 2.455 phút 9.649 7.334 ĐT 171 quốc tế Cuộc 1.652 1.272 phút 5.990 4.373 ĐT Colect call Cuộc 0 0 Phút 0 0 Thẻ sim các loại Cái 22.618 49.408 ĐB liên tỉnh Bức 632 788 Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh - Lớp TC HC D2006 QTKD 41 Tải bản FULL (file word 74 trang): bit.ly/2Ywib4t Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
  • 40. Chương II: Thực trạng công tác CSKH tại BĐTP Hà đông Tiếng 23.389 88.638 ĐB nội tỉnh Bức 134 23 Tiếng 10.928 1.074 ĐB quốc tế Bức 1 2 Tiếng 15 46 Bureauafax trong nước Bức 5.696 7.388 Trang 69.262 12.600 Bureauafax quốc tế Bức 295 460 Trang 590 897 Internet ADSL Mb 434.540 778.070 ĐT di động trong nước Cuộc 904.076 803.393 Phút 2.373.185 1.661.578 ĐT nội hạt phút 490.887 319.681 DV 108, 1080 Cuộc 5.794 4.202 Phút 7.885 5.191 Máy ĐT di động Vinatext Cái 0 0 DV nhắn tin Phút 6.528 4.060 DV kết nối với các Cty khác Cuộc 0 987 Phút 0 2.428 III Hoà mạng thuê bao VT Lần 2.417 6.920 IV Phát hành báo chí Báo chí Trung ương Tờ, cuốn 2.433.807 2.537.486 Báo chí địa phương Tờ, cuốn 1.177.219 1.195.517 (Theo biểu 02-05/GTGT năm 2006-2007 của Bưu điện TP Hà Đông) Bảng 2.5 Doanh thu các dịch vụ BCVT năm 2006-2007 Đơn vị: Đồng TT Chỉ tiêu sản phẩm Doanh thu thực hiện Năm 2006 Năm 2007 I Kinh doanh dịch vụ BCVT IA Doanh thu dịch vụ BCVT Sinh viên: Bùi Hồng Hạnh - Lớp TC HC D2006 QTKD 42 83652