SlideShare a Scribd company logo
1 of 44
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
NGUYỄN PHẠM PHƯƠNG NGỌC
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN, ĐÁNH GIÁ VÀ
PHÂN TÍCH MÔ HÌNH BỆNH TẬT THEO PHƯƠNG PHÁP
PHÂN TÍCH LIỀU XÁC ĐỊNH TRONG NGÀY (DDD)
TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 11 TRONG NĂM 2017
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC
TPHCM - 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
NGUYỄN PHẠM PHƯƠNG NGỌC
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN, ĐÁNH GIÁ VÀ
PHÂN TÍCH MÔ HÌNH BỆNH TẬT THEO PHƯƠNG PHÁP
PHÂN TÍCH LIỀU XÁC ĐỊNH TRONG NGÀY (DDD)
TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 11 TRONG NĂM 2017
Chuyên ngành: Quản lý và cung ứng thuốc
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC
Hướng dẫn khoa học: DS.CKII. ĐÀO DUY KIM NGÀ
ThS. NGUYỄN HƯƠNG THƯ
TPHCM - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Em cam đoan khóa luận “Khảo sát thực trạng, cải tiến, đánh giá và phân tích mô hình
bệnh tật theo phương pháp phân tích liều xác định trong ngày (DDD) tại Bệnh viện
Quận 11 trong năm 2017” là công trình nghiên cứu của riêng em và chưa từng được
công bố trước đây. Số liệu kết quả trình bày trong khóa luận là trung thực, không sao
chép của bất cứ công trình nghiên cứu nào. Không có nghiên cứu nào của người khác
được sử dụng trong khóa luận này mà không được trích dẫn theo quy định.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 10 năm 2018
Tác giả khóa luận
SV. Nguyễn Phạm Phương Ngọc
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, chúng em xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô Khoa Dược – Trường
Đại học Nguyễn Tất Thành đã tận tình truyền đạt kiến thức cũng như giúp đỡ em
trong suốt quá trình học tập tại trường.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
- DS. CKII. Đào Duy Kim Ngà – Trưởng Khoa Dược Bệnh Viện Quận 11, Phó
trưởng bộ môn Dược Lâm Sàng Trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch.
- ThS. Nguyễn Hương Thư – giảng viên khoa Dược – bộ môn Bào chế Trường
Đại học Nguyễn Tất Thành
đã trực tiếp chỉ bảo tận tình cho em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Em xin trân trọng cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ
em trong suốt thời gian học tập và hoàn thành khóa luận.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 10 năm 2018
Tác giả khóa luận
SV. Nguyễn Phạm Phương Ngọc
i
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC................................................................................................................... i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. iv
DANH MỤC BẢNG...................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. vi
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN.......................................................................................4
1.1. GIỚI THIỆU VỀ BỆNH VIỆN QUẬN 11 VÀ KHOA DƯỢC..........................4
Vài nét về Bệnh viện Quận 11 .........................................................................4
Vài nét về khoa Dược Bệnh viện Quận 11.......................................................5
1.2. TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH BỆNH TẬT.......................................................12
Khái niệm mô hình bệnh tật...........................................................................12
Phân loại mô hình bệnh tật.............................................................................13
Sơ lược mô hình bệnh tật tại Việt Nam..........................................................13
Các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình bệnh tật..................................................13
Cơ sở pháp lý về nghiên cứu mô hình bệnh tật..............................................14
1.3. TỔNG QUAN VỀ MÃ DDD.............................................................................15
Khái niệm về DDD.........................................................................................15
Cách tính liều DDD........................................................................................17
Các kết quả DDD ...........................................................................................18
Một số nghiên cứu liên quan đến liều DDD tại Việt Nam và các nước trên thế
giới ............................................................................................................................20
1.4. TỔNG QUAN VỀ MÃ ATC .............................................................................24
Khái niệm mã ATC ........................................................................................24
Nguyên tắc phân loại thuốc theo mã ATC.....................................................24
Cách phân tích nhóm điều trị .........................................................................26
ii
1.5. SƠ LƯỢC VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT SỬ DỤNG THUỐC TRONG BỆNH
VIỆN .........................................................................................................................27
Giám sát và quản lý kê đơn thuốc..................................................................27
Quản lý sử dụng thuốc ...................................................................................28
Vai trò của việc quản lý sử dụng thuốc..........................................................30
Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện....................................................30
Phương pháp khảo sát tình hình sử dụng thuốc tại bệnh viện........................31
1.6. TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI KHOA DƯỢC
BỆNH VIỆN QUẬN 11............................................................................................32
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................34
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ...........................................................................34
Tiêu chí lựa chọn............................................................................................34
Tiêu chí loại trừ..............................................................................................34
2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU...................................................34
Địa điểm nghiên cứu: .....................................................................................34
Thời gian nghiên cứu: ....................................................................................35
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................35
Thiết kế nghiên cứu........................................................................................35
Khảo sát thực trạng tình hình sử dụng thuốc tại bệnh viện quận 11 theo mã
DDD và đề xuất phân tích theo mã ATC năm 2017 .................................................35
2.4. KHÁI QUÁT HÓA MÔ HÌNH BỆNH TẬT TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 11.....36
Xây dựng danh mục những thuốc cần có tại bệnh viện dựa trên kết quả truy
xuất từ công cụ ..........................................................................................................36
Đánh giá tổng quan mô hình bệnh tật tại bệnh viện nhằm đáp ứng tốt công tác
cung ứng thuốc, quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện...............................................37
2.5. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG CỤ PHÂN TÍCH DDD VÀ ATC .............................38
Công cụ phân tích DDD.................................................................................38
Công cụ phân tích ATC..................................................................................40
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN...............................................................42
iii
3.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC TẠI
BỆNH VIỆN QUẬN 11 THEO MÃ DDD TRONG NĂM 2017.............................42
Kết quả khảo sát theo DU 90%......................................................................42
Kết quả phân tích DDD theo phân tích tổng liều xác định DDD/100
giường/ngày giữa các nhóm thuốc. ...........................................................................58
3.2. KHÁI QUÁT HÓA MÔ HÌNH BỆNH TẬT TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 11.....61
Xây dựng danh mục thuốc cần có tại bệnh viện ............................................61
Bàn luận về mô hình bệnh tật tại Bệnh viện Quận 11....................................62
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................64
4.1. KẾT LUẬN........................................................................................................64
Tổng quan mô hình bệnh tật tại Bệnh viện Quận 11 .....................................64
Ứng dụng của việc phân tích mô hình bệnh tật tại bệnh viện vào thực tế .....64
4.2. KIẾN NGHỊ .......................................................................................................65
4.3. ĐỀ XUẤT ..........................................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ
viết tắt
Tiếng Anh Thuật ngữ Tiếng Việt
ABC Phương pháp phân tích thuốc theo nhóm
ADE Adverse Drug Event Biến cố có hại của thuốc
ADR Adverse Drug Reaction Phản ứng có hại của thuốc
ATC
Anatomical -
Therapeutic - Chemical
Hệ thống phân loại thuốc
theo Giải phẫu - Điều trị - Hóa học.
BVQ11 Bệnh viện quận 11
CNTT Công nghệ thông tin
DDD Defined Daily Dose Liều xác định trong ngày
DMT Danh mục thuốc
DU90% Drug utilization 90%
Số lượng thuốc sử dụng đối
với 90% đơn thuốc
HĐT&ĐT Hội đồng thuốc và điều trị
ICD 10
International
Classification Diseases
Bảng phân loại bệnh tật quốc tế và những
vấn đề liên quan đến sức khỏe
ME Medication Errors Sai sót trị liệu
MHBT Mô hình bệnh tật
PDD Prescribed Daily Dose Liều dùng hàng ngày được kê đơn.
VEN
Vital, Essential, Non-
Essential
Phân tích VEN
WHO
World Health
Organization
Tổ chức Y tế thế giới.
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Cách tính liều DDD..................................................................................17
Bảng 1.2. Phân loại nhóm thuốc theo ATC..............................................................25
Bảng 1.3. Phân loại nhóm thuốc theo 5 mức độ.......................................................26
Bảng 2.1. So sánh giữa phân tích thủ công và công cụ phân tích DDD...................39
Bảng 3.1. Bảng phân tích DDD theo DU 90%.........................................................42
Bảng 3.2. Tóm tắt 30 hoạt chất trong khoảng DU 90% với tỷ lệ DDD 89,74%......56
Bảng 3.3. Bảng phân tích tổng liều xác định DDD/100 giường/ngày......................58
vi
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cơ cấu tổ chức Bệnh viện Quận 11............................................................4
Hình 1.2. Triển khai hoạt động dược lâm sàng tại khoa Dược ..................................7
Hình 1.3. Công cụ phân tích ABC/VEN ....................................................................8
Hình 1.4. Công cụ xây dựng danh mục thuốc theo phác đồ điều trị ..........................8
Hình 1.5. Sơ đồ tổ chức khoa Dược năm 2017 ........................................................10
Hình 1.6. Cơ cấu tổ chức khoa Dược .......................................................................10
Hình 1.7. Các kết quả phân tích DDD và ý nghĩa của từng kết quả ........................22
Hình 1.8. Tổng quan 7 kiểu nghiên cứu về DDD.....................................................23
Hình 1.9. Mối liên quan giữa sai sót trị liệu, biến cố có hại của thuốc và phản ứng có
hại của thuốc .............................................................................................................28
Hình 2.1. Giao diện công cụ phân tích DDD ...........................................................38
Hình 2.2. Giao diện phần mềm ABC-VEN..............................................................41
Hình 2.3. Giao diện công cụ phân tích ATC trong phần mềm ABC-VEN..............41
Hình 3.1. Biểu đồ phân tích DDD theo DU 90%.....................................................54
Hình 3.2. Biểu đồ phân tích DDD theo hoạt chất.....................................................55
Hình 3.3. Biểu đồ phân bổ chi phí theo nhóm thuốc................................................60
Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ đại học - Năm học 2013 – 2018
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN, ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH
BỆNH TẬT THEO PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH LIỀU XÁC ĐỊNH TRONG NGÀY
(DDD) TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 11 TRONG NĂM 2017
Nguyễn Phạm Phương Ngọc
Hướng dẫn khoa học: DS CK II Đào Duy Kim Ngà, ThS. Nguyễn Hương Thư
Mở đầu: Việc xác định mô hình bệnh tật theo Thông tư 21/2013/TT-BYT có thể áp dụng hai
phương pháp là phân tích nhóm điều trị ATC (Anatomical Therapeutic Chemical) và phân tích
liều xác định trong ngày DDD (Defined Daily Dose). Chính vì thế, hàng năm, Khoa Dược Bệnh
Viện Quận 11 đã áp dụng thực hiện nhằm xác định mô hình bệnh tật giúp cho việc xây dựng kế
hoạch chăm sóc sức khỏe người dân ngày càng toàn diện và chính xác.
Đối tượng: Danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh Viện năm 2017.
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu dữ liệu tình hình tiêu thụ thuốc năm 2017 bằng công cụ
phân tích DDD.
Kết quả: Theo kết quả phân tích DDD, số lượng thuốc sử dụng trong 90% đơn thuốc (DU90%)
có % DDD là 89,74% thuộc nhóm thuốc trị đái tháo đường và tim mạch; những nhóm thuốc có
tổng chi phí sử dụng cao nhất lần lượt là nhóm thuốc tim mạch (29,32%), nhóm thuốc trị đái
tháo đường (20,76%), nhóm thuốc kháng sinh (19,06%). Rõ ràng mô hình bệnh tật tại Bệnh
viện Quận 11 chủ yếu là các bệnh đái tháo đường, tim mạch và bệnh nhiễm khuẩn.
Kết luận: Phân tích trên đã hỗ trợ Khoa Dược đề ra kế hoạch dự trù ưu tiên mua sắm những
nhóm thuốc chủ yếu như tim mạch, đái tháo đường và kháng sinh. Thêm nữa, việc tính toán chi
phí sử dụng thuốc hợp lý theo DDD nhằm chuyển đổi liệu trình điều trị với những thuốc có
hiệu quả và chi phí tối ưu nhất từ đó tham mưu tốt cho Hội đồng thuốc và điều trị.
Từ khóa: Mô hình bệnh tật, ATC, DDD, DU 90%, công cụ phân tích.
Final assay for the degree of BS Pharm - Academic year: 2013-2018
ASSESSMENT OF THE SITUATION, IMPROVEMENT AND EVALUTATION OF
THE ANALYSIS OF DISEASE PATTERN BY THE METHOD OF DEFINED DAILY
DOSE (DDD) AT THE HOSPITAL OF DISTRICT 11 IN 2017
Ngoc Phuong Pham Nguyen
Supervisor: PGS. Nga Kim Duy Dao, MS. Thu Huong Nguyen
Background: According to Circular 21/2013/TT-BYT, there are two methods used for the
identification of disease pattern which are ATC (Anatomical Therapeutic Chemical) analysis
and DDD (Defined Daily Dose) analysis. Because of this, the Department of Pharmacy has
utilised these measures to re-identify the disease pattern, which has an essential role in the
creation of the increasingly improved healthcare plan for the residences in district 11.
Materials: The list of medications used at the hospital in 2017.
Methods: The retrospective study was conducted with data of drug consumption in 2017 by
DDD analyzing tool.
Results: According to DDD analysis, the number of drugs prescribed in 90% of presciptions
(DU90%) had the %DDD of 89.74%, they belonged to the class of antidiabetic and
antihypertensive drugs. The total cost of drug classes have the highest use respectively class of
cardiovascular drugs (29,32%), class of antidiabetic drugs (20,76%), class of antibiotics drugs
(19,06%). Obviously disease patterns at the hospital of dictrict 11 mainly diabetes,
cardiovascular and bacteriosis disease.
Conclusion: The study has supported the Faculty of Pharmacy in setting a plan to make a
priority in procurement of major classes of drugs, including cardiovascular, antidiabetic and
antibiotic drugs. In addition, the cost of DDD-followed drug use is determined to convert the
treatment regimen to the most cost-effective and effective drugs so that it can provide advice
for the Drug and Therapeutics Committee.
Key words: the disease patterns, ATC, DDD, DU90%, analyzing tool.
Khóa luận tốt nghiệp Đặt vấn đề
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Xã hội ngày càng phát triển theo hướng hiện đại hóa công nghiệp hóa do đó mô hình
bệnh tật (MHBT) ở Việt Nam nói chung cũng như ở khu vực Bệnh viện Quận 11
(BVQ11) nói riêng cũng có chiều hướng thay đổi theo. Theo thông tư số 21/2013/TT-
BYT ngày 08/08/2013 có 5 phương pháp phân tích áp dụng để đánh giá tình hình sử
dụng thuốc thì trong đó có phương pháp phân tích nhóm điều trị (ATC) giúp xác định
được MHBT; phương pháp phân tích liều xác định trong ngày (DDD) ngòai việc giúp
xác định được thuốc nào dùng chủ yếu cho những bệnh nào mà người dân thường xuyên
mắc phải thì nó còn giúp so sánh lợi ích giữa chi phí và hiệu quả giữa các nhóm thuốc
[11]. Đó là lý do tác giả chọn phương pháp phân tích DDD để khảo sát MHBT tại
BVQ11 và đề xuất thêm việc phân tích bằng phương pháp phân tích ATC.
MHBT của một quốc gia, một tỉnh hay địa phương nào đó phản ánh được tình hình sức
khỏe của nhân dân trong khu vực đó [17]. Vì thế việc nghiên cứu khảo sát về MHBT
giúp cho cơ quan y tế tìm ra những phương pháp tối ưu, đưa ra những chính sách hợp lý
và lên kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất cho nhân dân. Việc xác định được
MHBT thay đổi ra sao trong những năm qua còn giúp dự đoán được những bệnh mà
người dân sẽ mắc phải nhiều trong thời gian sắp tới nhờ đó mà khoa Dược lên kế hoạch
mua sắm thuốc, dự trù-cung ứng-cấp phát thuốc men hợp lý nhằm đáp ứng được nhu
cầu thuốc men của người dân theo tình hình bệnh tật tại khu vực. Mặt khác, việc xác
định MHBT còn góp phần không nhỏ trong định hướng giúp bệnh viện có phương án
phòng tránh, tuyên truyền giáo dục sức khỏe về những bệnh mà người dân hay mắc phải,
giúp người dân phòng ngừa, kiểm soát các bệnh mạn tính tốt hơn và nhận biết đúng về
các bệnh nhiễm khuẩn. Điều đó làm giảm tỷ lệ bệnh tật xuống và còn làm giảm sự quá
tải cho bệnh viện giúp nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Từ năm 2012 đến nay, Bộ Y tế đã ban hành các thông tư, văn bản mới như Thông tư
21/2013/TT-BYT quy định về tổ chức và hoạt động của HĐT&ĐT trong bệnh viện,
Thông tư 23/2011/TT-BYT hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường
bệnh hướng dẫn về phương pháp tính liều xác định trong ngày (DDD) đều liên quan đến
tình hình tiêu thụ và sử dụng thuốc trong bệnh viện, Thông tư 19/2013/TT-BYT hướng
Khóa luận tốt nghiệp Đặt vấn đề
2
dẫn thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện trong đó
có quy định việc ứng dụng CNTT để xây dựng cơ sở dữ liệu, phân tích, xử lý thông tin
liên quan đến quản lý chất lượng bệnh viện. Chính vì thế, khoa Dược cần phải tổng hợp,
đánh giá, đưa ra biện pháp để triển khai thêm nhiều ứng dụng CNTT để đáp ứng cho các
hoạt động liên quan đến công tác phân tích tình hình sử dụng thuốc tại bệnh viện cũng
như ứng dụng những lợi ích từ các phương pháp phân tích này để phân tích MHBT [11],
[13], [10].
Hiện tại có nhiều nghiên cứu về MHBT được thực hiện tại một số bệnh viện ở thành
phố Hồ Chí Minh như bệnh viện Thống Nhất [25], bệnh viện Nhân Dân 115 [18], bệnh
viện Chợ Rẫy [20] và các tỉnh như bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu tỉnh Bến Tre [26],
bệnh viện đa khoa Đồng Tháp [19]. Bên cạnh đó MHBT còn được nghiên cứu ở các
nước như nghiên cứu MHBT ở Bắc Ireland [29], nghiên cứu MHBT của các du khách
đến trung tâm y tế Mina ở Ả Rập Saudi vào mùa lễ hội [28], nghiên cứu MHBT của trẻ
sơ sinh ở Anh [33]. Tuy nhiên MHBT đều khác nhau do đặc thù riêng của từng bệnh
viện, từng khu vực và được khảo sát chủ yếu dựa vào phân loại bệnh tật quốc tế
International Classification Diseases code 10 (ICD-10) của Tổ chức Y tế thế giới
(WHO), theo đối tượng điều trị, theo độ tuổi, theo giới tính,… Hiện nay, ngành công
nghệ thông tin (CNTT) được ứng dụng rộng rãi trong đó có lĩnh vực y tế, cụ thể việc đã
đưa các mã ATC/DDD/ICD10 vào phân tích MHBT giúp hạn chế sai sót trong chỉ định
kê đơn của bác sĩ, tuân thủ theo phác đồ điều trị, cấp phát đúng thuốc, đúng bệnh, đúng
chỉ định và đúng liều dùng của khoa Dược và các khoa phòng khác liên quan dẫn đến
giảm sự căng thẳng, phiền hà cho người bệnh, tiết kiệm được thời gian, công sức cũng
như áp lực trong công việc. Riêng khoa Dược BVQ11 lại ứng dụng CNTT để phân tích
MHBT bằng công cụ phân tích sử dụng thuốc – đây là điểm mới trong việc phân tích
MHBT khác với các nghiên cứu trước đây [5], [6], [9].
Từ đó, giúp khoa Dược có những kế hoạch cho hiện tại và thời gian sắp tới như vừa
tham mưu cho Hội đồng thuốc và điều trị (HĐT&ĐT) trong bệnh viện đồng thời lên kế
hoạch ưu tiên dự trù-cung ứng-cấp phát thuốc men phù hợp với nhu cầu khám và điều
trị bệnh nhằm nâng cao chất lượng khám và chữa bệnh cho người dân.
Khóa luận tốt nghiệp Đặt vấn đề
3
Đề tài được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu hồi cứu dữ liệu về tình hình tiêu
thụ thuốc tại BVQ11 trong năm 2017 bằng công cụ phân tích sử dụng thuốc.
Sau khi đã có kết quả phân tích tình hình sử dụng thuốc từ công cụ phân tích, từ kết quả
đó khái quát MHBT tại bệnh viện, từ MHBT xây dựng danh mục thuốc (DMT) cần có
tại bệnh viện, so sánh chi phí - hiệu quả điều trị tìm ra thuốc có lợi ích tối ưu nhất tham
mưu cho HĐT&ĐT.
Đề tài “Khảo sát thực trạng, cải tiến, đánh giá và phân tích mô hình bệnh tật theo
phương pháp phân tích liều xác định trong ngày (DDD) tại Bệnh viện Quận 11
trong năm 2017” được thực hiện với 3 mục tiêu chính:
1. Khảo sát thực trạng tình hình sử dụng thuốc theo mã DDD và đề xuất thực hiện thêm
phương pháp phân tích ATC bằng công cụ phân tích.
2. Dựa trên kết quả truy xuất từ công cụ, khái quát hóa rút ra MHBT hiện có tại bệnh
viện từ đó xây dựng DMT cần có tại bệnh viện.
3. Đánh giá tổng quan MHBT tại BVQ11 nhằm đáp ứng tốt công tác cung ứng thuốc,
quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện.
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan
4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. GIỚI THIỆU VỀ BỆNH VIỆN QUẬN 11 VÀ KHOA DƯỢC
Vài nét về Bệnh viện Quận 11
BVQ11 là bệnh viện hạng 3 được thành lập từ năm 2007 trực thuộc Ủy ban nhân dân
Quận 11, hàng ngày tiếp đón từ 1.000 đến 1.200 người bệnh đến khám chữa bệnh
ngoại trú bảo hiểm y tế và khoảng hơn 100 người bệnh khám chữa bệnh dịch vụ
(không có thẻ bảo hiểm y tế).
Theo Quyết định số 102/2007/QĐ-UBND ngày 26/7/2007 của Uỷ ban nhân dân thành
phố Hồ Chí Minh, BVQ11 được thành lập trên cơ sở tách ra từ Trung tâm y tế Quận
11 trước đây [27]. Hiện tại, bệnh viện có diện tích khuôn viên là 7.374,5 m2
với diện
tích đất là 2.332,66 m2
, diện tích sàn xây dựng là 7.200 m2
. BVQ11 là đơn vị sự
nghiệp y tế thuộc Uỷ ban nhân dân Quận 11, chịu sự chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ
của Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh và sự quản lý toàn diện của Uỷ ban nhân dân
Quận 11.
Hình 1.1. Cơ cấu tổ chức Bệnh viện Quận 11
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan
5
Tháng 05/2013, được sự phê duyệt của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đầu
tư dự án xây dựng mở rộng BVQ11 gồm xây dựng 9 tầng ở khu phía sau 1 hầm, 1
trệt, 7 lầu, đồng thời cải tạo lại khu trước của bệnh viện 1 trệt và 2 lầu, dự kiến hoàn
thành đưa vào sử dụng tháng 12/2014.
Chức năng nhiệm vụ: cấp cứu – khám bệnh – chữa bệnh; công tác đào tạo cán bộ y
tế; nghiên cứu khoa học về y học; công tác chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn – kỹ
thuật; phòng bệnh nâng cao sức khỏe; hợp tác quốc tế; quản lý kinh tế.
Hiện nay, bệnh viện có quy mô hoạt động khá lớn gồm: 11 khoa lâm sàng, 5 khoa
cận lâm sàng trong đó khoa Dược và 10 phòng chức năng, với đội ngũ khoảng 230
nhân viên để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trong khu vực khoảng
1.500 lượt người bệnh/ngày chưa kể bệnh nhân cấp cứu và điều trị nội khoa. Với tình
hình bệnh tật đó, có thể thống kê sơ bộ được MHBT tại bệnh viện trong năm 2017
vừa qua.
Theo quy định của Bộ Y Tế, đây là bệnh viện tuyến huyện đa khoa hạng 3 do uỷ ban
nhân dân quận huyện quyết định. Với hướng phát triển có chiều sâu, bệnh viện từng
bước phấn đấu nâng cao uy tín và chất lượng của đơn vị để thi đua với các bệnh viện
tuyến bạn.
Vài nét về khoa Dược Bệnh viện Quận 11
Thông tư 22/2011/TT/BYT quy định khoa Dược có các bộ phận như nghiệp vụ dược,
thống kê, mua sắm, dược lâm sàng [12]. Hệ thống các kho gồm 1 kho chẵn, 3 kho lẻ,
1 nhà thuốc đạt chuẩn thực hành nhà thuốc tốt. Về quản lý sử dụng thuốc, khoa Dược
đã thực hiện theo Thông tư 23/2011/TT-BYT về hướng dẫn sử dụng thuốc trong các
cơ sở y tế [13]. Về nhân lực, tổng số nhân viên khoa Dược gồm 24 người trong đó có
1 dược sĩ chuyên khoa II, 5 dược sĩ đại học, 4 dược sĩ cao đẳng, 13 dược sĩ trung học
và 1 y sĩ.
Hệ thống quản lý của khoa Dược đã được phần mềm cung cấp trong tất cả các khâu
của quy trình cung ứng, dữ liệu được kiểm soát chặt chẽ trong tất cả các khâu quản
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan
6
lý. Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT trong quản lý các hoạt động liên quan đến dược
vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục trong thời gian sắp tới.
Một số hoạt động nổi bật của khoa Dược:
 Hoạt động nghiên cứu khoa học: từ 2014 – 2017, hằng năm, trưởng khoa - dược
sĩ chuyên khoa II Đào Duy Kim Ngà đều báo cáo tại Hội nghị khoa học và trong
năm 2018 dự định báo cáo 15 đề tài trong nước và quốc tế.
1. Hội nghị khoa học dược bệnh viện Thành phố Hồ Chí Minh mở rộng toàn quốc
năm 2014: Đánh giá hiệu quả của ứng dụng CNTT trong quản lý các hoạt động
liên quan đến công tác dược tại BVQ11- DS.CKII. Đào Duy Kim Ngà.
2. Hội nghị khoa học dược bệnh viện Thành phố Hồ Chí Minh mở rộng toàn quốc
năm 2015: Ứng dụng CNTT xây dựng DMT theo phác đồ điều trị tại BVQ11-
DS.CKII. Đào Duy Kim Ngà.
3. Hội nghị khoa học dược bệnh viện Thành phố Hồ Chí Minh mở rộng toàn quốc
năm 2016: Ứng dụng CNTT bước đầu thực hiện các hoạt động liên quan đến dược
lâm sàng tại BVQ11- DS.CKII. Đào Duy Kim Ngà.
4. Hội nghị khoa học dược bệnh viện Thành phố Hồ Chí Minh mở rộng toàn quốc
năm 2017: Ứng dụng CNTT trong phân tích sử dụng thuốc theo liều xác định trong
ngày (DDD) tại BVQ11- DS.CKII. Đào Duy Kim Ngà.
 Hoạt động đào tạo: Khoa Dược BVQ11 là cơ sở thực hành dược của các trường
đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, trường đại học Nguyễn Tất Thành,
trường trung cấp Dược Quang Trung, trường trung cấp Dược Phương Nam. Trong
năm 2018, sẽ mở rộng liên kết đào tạo thực tập dược lâm sàng với các trường đại
học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, trường đại học Hồng Bàng. Hàng năm tại đây,
hướng dẫn khoảng 2.000 dược sĩ trung học, dược sĩ cao đẳng, dược sĩ đại học từ
các trường kể trên và là nơi hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa
học đại học, sau đại học của các sinh viên, học viên.
 Hoạt động dược lâm sàng:
 Thực hiện thông tin thuốc, triển khai theo dõi, quan sát, báo cáo tác dụng không
mong muốn của thuốc và công tác cảnh giác dược
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan
7
 Tư vấn sử dụng thuốc cho nhân viên y tế và người bệnh.
 Tham gia theo dõi, kiểm tra, giám sát việc kê đơn thuốc nội ngoại trú tại bệnh viện.
 Thiết kế các flashcard về các cặp tương tác thuốc và soạn thảo bảng tra tương kỵ-
tương hợp thuốc tiêm dành cho việc tra cứu nhanh tại các khoa tại bệnh viện.
 Thiết kế các công cụ phân tích sử dụng thuốc và công cụ hỗ trợ công tác nghiệp
vụ và dược lâm sàng, như công cụ phân tích ABC-VEN, phần mềm xây dựng DMT
theo phác đồ điều trị, công cụ phân tích ADR, công cụ phân tích ME, công cụ phân
tích DDD.
Hình 1.2. Triển khai hoạt động dược lâm sàng tại khoa Dược
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan
8
Hình 1.3. Công cụ phân tích ABC/VEN
Hình 1.4. Công cụ xây dựng danh mục thuốc theo phác đồ điều trị
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan
9
 Định hướng phát triển khoa Dược
Cập nhật thường xuyên các kiến thức y dược học mới, xây dựng hoàn thiện và triển
khai thực hiện các quy trình chuẩn cho các hoạt động chuyên môn phù hợp với điều
kiện thực tế và định hướng của bệnh viện.
Thường xuyên tổ chức, tập huấn, đào tạo, thông tin đến cán bộ y tế trong và ngoài
bệnh viện về hiệu quả và độ an toàn khi sử dụng thuốc.
Đào tạo thường xuyên cho nhân viên trong khoa về kiến thức y dược học, sử dụng
thành thạo tiếng anh, CNTT cũng như các công tác chuyên môn nhằm nâng cao trình
độ, tăng tính chuyên nghiệp trong công việc.
Tham gia nghiên cứu khoa học các đề tài trong và ngoài nước, tiến hành nghiên cứu
phân tích, đánh giá sử dụng thuốc, hoặc đánh giá chi phí – điều trị của người bệnh
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc, giảm chi phí dùng thuốc của bệnh viện.
Tham gia báo cáo, đăng poster, đăng tạp chí các đề tài nghiên cứu khoa học trong và
ngoài nước. Liên kết chặt chẽ với các trường dược trong và ngoài nước nhằm đẩy
mạnh quan hệ quốc tế trong việc đào tạo và nghiên cứu khoa học mang tính ứng dụng
cao.
Thiết kế các công cụ phân tích hỗ trợ chuyên môn, nghiệp vụ nhằm tiết kiệm thời
gian và nhân lực.
Định hướng triển khai công tác dược lâm sàng đi vào hoạt động có chiều sâu và rộng
khắp cả toàn bệnh viện.
Nâng cao hoạt động dược bệnh viện lên tầm cao mới mang tính chất lượng và hiệu
quả.
Tham gia học hỏi và chia sẻ các hoạt động dược bệnh viện với các bệnh viện trong
và ngoài nước.
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan
10
KHOA
DƯỢC
TỔ
DƯỢC
LÂM
SÀNG
TỔ
KHO
TỔ
NGHIỆP
VỤ
TỔ
CẤP
PHÁT
Hình 1.6. Cơ cấu tổ chức khoa Dược
Hình 1.5. Sơ đồ tổ chức khoa Dược năm 2017
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan
11
1.1.2.1. Vị trí của khoa Dược
Khoa Dược bệnh viện nằm trong khối cận lâm sàng và là nơi thực thi chính sách quốc
gia về thuốc; thuộc sự quản lý, điều hành của giám đốc bệnh viện. Trong bệnh viện,
khoa Dược là một tổ chức cao nhất đảm nhận mọi công việc về dược, tham mưu cho
giám đốc bệnh viện về hoạt động cung ứng thuốc nhằm góp phần nâng cao hiệu quả
và đảm bảo an toàn trong khám chữa bệnh, nhất là trong sử dụng thuốc [12].
1.1.2.2. Chức năng của khoa Dược
Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc bệnh viện.
Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho giám đốc bệnh viện về toàn bộ
công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất
lượng và tư vấn, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý [12].
1.1.2.3. Nhiệm vụ của khoa Dược [12]
Lập kế hoạch, cung ứng thuốc đảm bảo đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị
và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và các yêu cầu
chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa).
Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các nhu cầu
đột xuất khác khi có yêu cầu.
Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của HĐT&ĐT.
Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.
Tổ chức pha chế thuốc, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc đông y, sản xuất thuốc từ
dược liệu sử dụng trong bệnh viện.
Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công
tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong
muốn của thuốc.
Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa trong
bệnh viện.
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan
12
Nghiên cứu khoa học và đào tạo, là cơ sở thực hành của các trường đại học, cao đẳng
và trung học về dược.
Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát
việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình
hình đề kháng kháng sinh trong bệnh viện.
Tham gia chỉ đạo tuyến.
Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu.
Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.
Quản lý hoạt động của nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định.
Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo cáo về vật
tư y tế tiêu hao (bông, băng, cồn, gạc) khí y tế đối với các cơ sở y tế chưa có phòng
Vật tư - Trang thiết bị y tế và được người đứng đầu các cơ sở đó giao nhiệm vụ.
1.2. TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH BỆNH TẬT
Khái niệm mô hình bệnh tật
Là cơ cấu phần trăm các nhóm bệnh tật, các bệnh và tử vong của các bệnh của một
cộng đồng trong một giai đoạn. Từ MHBT người ta có thể xác định được các nhóm
bệnh phổ biến nhất, các nhóm bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất để có cơ sở xây dựng
kế hoạch phòng chống bệnh tật trước mắt và lâu dài cho cộng đồng đó [17].
Vai trò của MHBT trong xây dựng kế hoạch y tế và quản lý bệnh viện:
Trong hoạch định chính sách y tế thường quan tâm tập trung đến các vấn đề sức khỏe
chính của cộng đồng dựa vào gánh nặng bệnh tật, tử vong theo cách tính DALY
(Disability Adjusted Life Years) dựa vào tỷ lệ mới mắc, tử vong của một bệnh trong
cộng đồng. Trong bệnh viện để thực hiện tốt công tác khám bệnh, chẩn đoán, kê đơn,
điều trị và chăm sóc người bệnh với chất lượng cao nhất là dựa trên mọi nguồn lực
của bệnh viện đó. Do vậy xây dựng kế hoạch và quản lý bệnh viện căn cứ vào MHBT
phục vụ cho cộng đồng là quan trọng nhất [17].
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan
13
Phân loại mô hình bệnh tật
Thường có 03 mô hình chính [17]:
 MHBT ở các nước chậm phát triển: Đa số là bệnh nhiễm trùng chiếm tỷ lệ cao
nhất.
 MHBT ở các nước đang phát triển: Bệnh không nhiễm trùng và bệnh mạn tính là
chủ yếu chiếm tỷ lệ cao.
 MHBT ở các nước phát triển: Phần lớn là bệnh tim mạch, đái tháo đường và bệnh
lý người già đang có chiều hướng gia tăng hiện nay.
Sơ lược mô hình bệnh tật tại Việt Nam
Theo thống kê về bệnh tật của Bộ Y tế thì MHBT hiện nay đã hoàn hoàn thay đổi và
có chiều hướng gia tăng chiếm 62% các bệnh lây nhiễm do siêu vi trùng, còn bệnh
do vi trùng gây nên chiếm tỷ lệ thấp khoảng 27% [17].
Hiện nay, MHBT ở nước ta đan xen giữa bệnh nhiễm trùng và bệnh không nhiễm
trùng, bệnh cấp tính và bệnh mạn tính, trong đó xu hướng bệnh không nhiễm trùng
và bệnh mạn tính chiếm tỷ lệ ngày càng cao.
Một trong những nguyên nhân của sự biến đổi là xu thế xã hội phát triển theo hướng
công nghiệp hóa – hiện đại hóa nên đa số công việc được xử lý trên máy tính, trên
điện thoại thông minh tạo ra nhiều áp lực trong công việc gây căng thẳng stress, ảnh
hưởng của nhiều hóa chất độc hại,….
Theo thống kê của WHO, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam tăng nhiều, mức
sống của người dân càng cao thì các bệnh tim mạch, đái tháo đường, bệnh tăng huyết
áp, rối loạn lipid máu, thoái hóa khớp cũng gia tăng theo [17].
Các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình bệnh tật
MHBT của bệnh viện phụ thuộc vào tình trạng bệnh của người bệnh đến khám và
điều trị tại bệnh viện.
Do vậy MHBT chịu tác động bởi các yếu tố:
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan
14
 Yếu tố về người bệnh: tuổi, giới tính, dân tộc, gia đình, nghề nghiệp, văn hóa,…
Yếu tố này phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, xã hội của khu vực.
 Môi trường sống: môi trường tự nhiên (khí hậu, ô nhiễm môi trường, nguồn nước
sinh hoạt,…) và môi trường xã hội (nơi học tập, làm việc,…) là những yếu tố bên
ngoài cơ thể mà con người khó kiểm soát hay thậm chí không kiểm soát được, ảnh
hưởng rất nhiều đến sức khỏe con người và góp phần hình thành nên MHBT trong
khu vực. Trong đó chế độ dinh dưỡng và lối sống chiếm vai trò quyết định đến sức
khỏe mỗi người, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi vấn đề thực phẩm bẩn cũng
như ý thức bảo vệ sức khỏe của người dân vẫn đang còn thấp ở các nước đang phát
triển nói chung và Việt Nam hiện nay nói riêng. Chế độ dinh dưỡng hợp lý, an
toàn, thói quen sinh hoạt điều độ, vận động phù hợp giúp cơ thể hoạt động tốt, tăng
sức đề kháng chống lại nguy cơ bệnh tật, hạn chế và đẩy lùi các bệnh nguy hiểm
trong xã hội.
Hiện nay, có rất nhiều bệnh được xác định có nguyên nhân chủ yếu do ăn uống,
lối sống, tính chất công việc như béo phì, tiểu đường, tim mạch, ung thư,…đã và
đang xảy ra ở các nước đang phát triển trong thời kỳ đổi mới công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
 Yếu tố tổ chức y tế: số lượng, chất lượng, nguồn lực, cách tổ chức của ngành y tế
trong việc cung ứng những dịch vụ chăm sóc sức khỏe bao gồm các cơ sở y tế,
dịch vụ khám chữa bệnh, dược phẩm, dịch vụ y tế công cộng và sức khỏe cộng
đồng,…đóng vai trò vô cùng quan trọng, quyết định sức khỏe và tính mạng của
người bệnh, làm giảm bớt gánh nặng bệnh tật trong cộng đồng, góp phần trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.
Cơ sở pháp lý về nghiên cứu mô hình bệnh tật
Thông tư số 31/2012/TT-BYT ngày 20/12/2012 về hướng dẫn hoạt động dược lâm
sàng trong bệnh viện trong đó dược sĩ lâm sàng phải có nhiệm vụ tham gia phân tích,
đánh giá tình hình sử dụng thuốc (cụ thể ở BVQ11 là thực hiện thông qua công cụ
phân tích sử dụng thuốc) [14].
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan
15
Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 08/08/2013 quy định về tổ chức và hoạt động
của HĐT&ĐT trong bệnh viện hướng dẫn các phương pháp phân tích được áp dụng
để phát hiện các vấn đề về sử dụng thuốc: Hội đồng cần áp dụng ít nhất một trong các
phương pháp sau để phân tích việc sử dụng thuốc tại đơn vị: phân tích ABC, phân
tích nhóm điều trị, phân tích VEN, phân tích theo liều xác định trong ngày – DDD,
giám sát các chỉ số sử dụng thuốc trong đó có phương pháp phân tích DDD được
BVQ11 áp dụng để phân tích MHBT [11].
Thông tư số 19/2013/TT-BYT ngày 12/07/2013 hướng dẫn thực hiện quản lý chất
lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện trong đó có việc quy định xây
dựng chỉ số chất lượng, cơ sở dữ liệu và đo lường chất lượng bệnh viện bằng việc
ứng dụng CNTT để xây dựng cơ sở dữ liệu, phân tích, xử lý thông tin liên quan đến
quản lý chất lượng bệnh viện [10].
Quyết định số 5573 /QĐ-BYT ngày 29/12/2006 của Bộ Y tế về tiêu chí phần mềm
quản lý bệnh viện có một số danh mục sử dụng trong phần mềm tin học quản lý bệnh
viện như mã hoạt chất thuốc theo hệ thống phân loại về thuốc và hoạt chất của WHO
như ATC, mã quản lý bệnh tật theo WHO như ICD10,…[9].
Thông tư 54/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 về ban hành bộ tiêu chí ứng dụng CNTT
tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong đó có quy định các tiêu chí về phần mềm
sử dụng tại bệnh viện nói chung và khoa Dược BVQ11 áp dụng các tiêu chí đó để
xây dựng và chuẩn hóa các phần mềm phân tích tình hình sử dụng thuốc như DDD,
ATC, ABC-VEN,…[15].
1.3. TỔNG QUAN VỀ MÃ DDD
Khái niệm về DDD
DDD là viết tắt của Defined Daily Dose là liều trung bình duy trì giả định mỗi ngày
cho một thuốc với chỉ định chính dành cho người lớn. Đây là phương pháp được thừa
nhận rộng rãi nhất, được thông qua bởi WHO từ những năm 1970 [37].
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan
16
Phương pháp DDD được nghiên cứu về việc sử dụng thuốc giữa các quốc gia khác
nhau, đồng thời cũng là một công cụ thuận lợi để so sánh lượng tiêu thụ thuốc giữa
các khoảng thời gian khác nhau hoặc giữa các đơn vị, vùng miền khác nhau. Ngoài
ra, còn giúp chuyển đổi chuẩn hóa các số liệu về số lượng sản phẩm hiện có như hộp,
viên, ống tiêm, chai thành ước lượng thô về thuốc được dùng trong điều trị ví dụ số
liều dùng hằng ngày.
Liều DDD thường dựa trên liều của từng phác đồ điều trị, thường dùng trong điều trị
nhiều hơn là trong dự phòng. Nếu một thuốc được dùng với nhiều chỉ định khác nhau,
DDD có thể được tính cho mỗi chỉ định. Tính DDD chỉ dành được cho những thuốc
đã có mã ATC và được định kỳ đánh giá lại.
Ưu điểm phương pháp DDD
 Phương pháp DDD giúp chuyển đổi các thành phẩm thuốc dạng liều, gói ra một
đơn vị tính toán chung (tính toán dựa trên giá cả kích thước gói/sản phẩm).
 Tính chính xác liều cao và giúp đánh giá hiệu quả của thời gian tiến hành can thiệp.
 Dễ đánh giá, chi phí thấp và ít tốn thời gian.
 Là giá trị ít thay đổi.
Ví dụ: Một ngày điều trị nhận xấp xỉ theo cân nặng từng thuốc:
0,24 g Gentamycin = 4 g Cefotaxim = 14 g Piperacillin/Tazobactam.
Nhược điểm phương pháp DDD
 Chỉ áp dụng cho những thuốc có mã ATC.
 Không tương thích với liều sử dụng trên lâm sàng (liều của đối tượng nghiên cứu
theo tuổi, cân nặng và dược động học).
 Không cho phép loại suy số bệnh nhân phơi nhiễm và cho trẻ em, trẻ sơ sinh.
 Một số thuốc không dùng DDD để theo dõi như: dịch truyền, vaccine, thuốc chống
ung thư, thuốc chống dị ứng, thuốc tê, thuốc mê, thuốc dùng ngoài, thuốc cản
quang.
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan
17
Cách tính liều DDD [11]
Bảng 1.1. Cách tính liều DDD
STT Các bước Ví dụ
1
Xác định tổng số thuốc được sử
dụng hoặc được mua trong chu kỳ
phân tích theo đơn vị số lượng tối
thiểu (viên, viên nang, ống tiêm) và
hàm lượng (mg, g, IU)
Số lượng methyldopa được sử dụng
hằng năm tại một bệnh viện tuyến
tỉnh và các phòng mạch lân cận cho
một vùng dân cư 2 triệu người là:
25.000 viên methyldopa 250mg và
3.000 viên methyldopa 500mg
2
Tính tổng lượng thuốc được tiêu thụ
trong một năm theo đơn vị mg/ g/
UI bằng cách lấy số lượng (viên,
viên nang, ống tiêm) nhân với hàm
lượng
Tổng lượng tiêu thụ hằng năm của
methyldopa
= (25.000 x 250mg) + (3.000 x
500mg)
= 7.750.000 mg (7.750g)
3
Chia tổng lượng đã tính cho DDD
của thuốc
Liều xác định trong ngày (DDD)
của methyldopa = 1g
Như vậy,
số DDD methyldopa tiêu thụ =
7.750g : 1g = 7.750 DDD
4
Chia tổng lượng đã tính cho số
lượng người bệnh (nếu xác định
được) hoặc số dân nếu có
Lượng tiêu thụ hàng năm của
methyldopa
= 7.750 DDD: 2.000.000 dân một
năm
= 3,875 DDD cho 1.000 dân một
năm
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan
18
Công thức tính DDD
Phân tích DDD/1000 người/ngày (cho 1 nhóm đối tượng dân số) [37]
DDD 1000 người
⁄ ngày
⁄
=
Tổng lượng sử dụng x 1000
DDD chuẩn x Số bệnh nhân x khoảng thời gian khảo sát
Phân tích DDD/100 giường/ngày (cho một khu vực khảo sát) [37]
DDD/100 giường/ngày
=
Tổng lượng sử dụng x 100
DDD chuẩn x Số giường bệnh TB x khoảng thời gian khảo sát
Các kết quả DDD
Số lượng thuốc sử dụng đối với 90% đơn thuốc – DU 90%:
DU 90% là số lượng thuốc sử dụng đối với 90% đơn thuốc, đây là một phương pháp
không tốn kém, linh hoạt và đơn giản để đánh giá chất lượng của thuốc quy định trong
chăm sóc sức khỏe định kỳ. Hay nói cách khác là đánh giá chất lượng chung của việc
kê đơn thuốc [37].
Số lượng sản phẩm trong phân khúc DU 90% và tuân thủ các hướng dẫn theo đơn có
thể là chỉ số chất lượng nói chung. Điều này có nghĩa là số lượng thuốc sử dụng chiếm
90% tổng số lượng sử dụng có thể bổ sung làm chỉ số về chất lượng kê đơn [37].
So sánh lượng tiêu thụ và chi phí theo nhóm thuốc
Trong từng nhóm thuốc so sánh chi phí cho một liệu trình điều trị của từng thuốc
Trong từng nhóm thuốc so sánh số liệu trình điều trị của từng thuốc.
Từ các so sánh chi phí của từng thuốc trong nhóm rút ra nhận xét thuốc có chi phí
thấp mà hiệu quả để tham mưu cho HĐT&ĐT. Có thể cân nhắc việc chuyển đổi liệu
trình điều trị phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí điều trị cho người bệnh.
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan
19
DDD/1000 người/ngày (áp dụng cho 1 nhóm đối tượng dân số)
Là dữ liệu về việc buôn bán hoặc kê đơn dựa trên số DDD/1000 dân cư mỗi ngày có
thể cung cấp một cái nhìn ước tính về tỉ lệ dân số nghiên cứu được điều trị mỗi ngày
với một thuốc hoặc một nhóm thuốc [37].
Ví dụ: 10 DDD/1000 dân nghĩa là trong một nhóm đại diện dân số là 1000 dân thì có
10 DDD của thuốc (10/1000 = 1%), tức là 1% dân số được nhận liều thuốc này mỗi
ngày trong năm đó. Chỉ số này rất hữu ích đối với những loại thuốc điều trị bệnh mạn
tính và khi có sự tương đồng giữa liều DDD với liều dùng hàng ngày được kê đơn
PDD.
Inhabitant-days (per 1000 inh-day): tính lượng tiêu thụ kháng sinh tại trung tâm chăm
sóc sức khỏe ban đầu không áp dụng tính lượng tiêu thụ kháng sinh ở bệnh viện [37].
Ví dụ: 5 DDD/dân/năm, chỉ lượng thuốc được tính toán điều trị cho mỗi người với 5
ngày suốt một năm.
DDD/100 giường/ngày (áp dụng cho một khu vực khảo sát)
Dùng đánh giá tình hình sử dụng thuốc cho nhóm bệnh nhân nội trú. Một ngày trên
một giường được hiểu là người đó bị giới hạn hoạt động tại giường và trải qua đêm
tại bệnh viện. Những trường hợp bệnh nhân làm thủ tục và phẫu thuật buổi sáng, sau
đó cho xuất viện buổi chiều đôi khi được đưa vào một ngày hoặc loại trừ [37].
Ví dụ: 70 DDD/100giường/ngày thì ước khoảng 70% bệnh nhân nội trú được dùng
một liều DDD chuẩn giả định mỗi ngày.
Là ngày nằm viện thường áp dụng để tính lượng tiêu thụ kháng sinh tại bệnh viện.
Giả thuyết: ngày nhập + ngày xuất = 1 ngày và thực hành: chỉ số ngày giường.
Xấp xỉ khi tính toán: số giường x cơ số ngày giường x số ngày (thời gian khảo sát).
Các báo cáo phân tích DDD
Báo cáo phân tích DDD theo DU 90%
So sánh lượng tiêu thụ và chi phí theo nhóm thuốc
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan
20
Báo cáo phân tích DDD/1000 người/ngày
Báo cáo phân tích DDD/100 giường/ngày
Báo cáo phân tích tổng liều xác định/100 giường/ngày giữa các nhóm thuốc.
Cách tìm DDD chuẩn
Truy cập trang web http://www.whocc.no/atc_ddd_index/
Nhập mã ATC hoặc tên thuốc cần tìm DDD, sau đó nhấn nút Search.
Chọn DDD chuẩn theo đường dùng và chỉ định mong muốn.
Một số nghiên cứu liên quan đến liều DDD tại Việt Nam và các nước trên
thế giới
Nghiên cứu tại Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ Đại học “Nghiên cứu đánh giá sử dụng kháng sinh tại
Bệnh viện Việt Đức giai đoạn 2009 - 2011” năm 2012 của tác giả Nguyễn Thị Hiền
Lương: nghiên cứu đã tiến hành khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh giai đoạn 2009
- 2011, dựa trên liều DDD/100 ngày nằm viện sau đó lựa chọn nhóm kháng sinh được
sử dụng nhiều nhất để đánh giá tính phù hợp của việc sử dụng thuốc tại bệnh viện
[22].
Nghiên cứu tại các nước trên thế giới
1. Áp dụng phương pháp ATC/DDD để đánh giá việc sử dụng kháng sinh tại một
bệnh viện đa khoa ở Thổ Nhĩ Kỳ [31].
Kết quả là việc sử dụng hệ thống ATC/DDD tại các bệnh viện sẽ cung cấp dữ liệu
quốc tế có giá trị trong việc đánh giá sử dụng kháng sinh. Nhờ đó các chuyên gia
trong lĩnh vực sử dụng thuốc kháng sinh tại các bệnh viện sẽ sử dụng kháng sinh hiệu
quả hơn trong các bệnh truyền nhiễm đồng thời hướng dẫn sử dụng kháng sinh cụ thể
đối với mỗi bệnh viện và việc sử dụng kháng sinh hiệu quả hơn trong những phòng
thí nghiệm vi sinh có thể mang lại lợi ích để giải quyết các vấn đề tồn tại về việc sử
dụng kháng sinh.
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan
21
2. Tình hình tiêu thụ kháng sinh ở bệnh viện dựa vào liều xác dịnh trong ngày
DDD/100 giường/ngày [35].
Kháng sinh dùng đường tĩnh mạch thường chiếm khoảng 70% trong tổng số sử dụng.
Với việc sử dụng nhiều hơn, tỷ lệ giữa kháng sinh đường uống và đường tiêm dự kiến
sẽ chênh lệch nhiều hơn. Việc sử dụng cao ở Nhật Bản có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ
tiêu thụ kháng sinh đường tĩnh mạch so với đường uống. Loại bệnh viện cũng đóng
một vai trò quan trọng trong tổng lượng sử dụng kháng sinh. Để giải thích và chuẩn
hóa dữ liệu tiêu thụ kháng sinh tại các bệnh viện dựa trên DDD/100 giường/ngày một
cách chính xác cần nhiều yếu tố nên được đưa vào khảo sát.
3. WHO định nghĩa liều xác định hàng ngày so với liều ở bệnh viện - điều chỉnh liều
xác định hàng ngày: tác động kết quả giám sát sử dụng kháng sinh [34]
Nghiên cứu cho thấy rằng việc điều chỉnh liều DDD WHO để thích hợp cho người
bệnh ở bệnh viện dẫn đến những thay đổi đáng kể trong các phép đo tổng sử dụng
kháng sinh. Nói chung việc sử dụng DDD WHO ngụ ý đánh giá việc sử dụng thuốc
kháng sinh trong bệnh viện. Đặc biệt là DDD WHO cho penicillin được thiết lập quá
thấp nghĩa là việc sử dụng thực tế chỉ là một nửa của số lượng báo cáo trên cơ sở định
nghĩa liều của WHO. Ngược lại đối với kháng sinh phổ rộng… chủ yếu được quản lý
điều chỉnh vừa phải là việc làm cần thiết để bệnh viện sử dụng (bệnh viện điều chỉnh
liều dựa trên liều DDD WHO).
4. Tình hình tiêu thụ kháng sinh trong 3 năm tại các trung tâm y tế cộng đồng ở
Indonesia: áp dụng phương pháp ATC/DDD và DU90% để giám sát sử dụng kháng
sinh [32].
Việc sử dụng nhiều các loại thuốc kháng sinh được mô tả trong nghiên cứu này có
thể được sử dụng như tài liệu tham khảo để xây dựng một chương trình quản lý kháng
sinh và nâng cao nhận thức về phản ứng có hại của thuốc và tương tác thuốc của thuốc
kháng sinh đặc biệt là thuốc kháng sinh có trong phân khúc sử dụng cao. Amoxicillin,
sulfamethoxazole và trimethoprim là những kháng sinh được sử dụng nhiều ở trung
tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng Bandung phải được xem xét lại bởi các bác sĩ.
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan
22
DDD tiêu thụ cho từng nhóm thuốc
Tổng quan mô hình bệnh tật.
Dự trù danh mục thuốc và tính
toán chi phí.
Việc sử dụng kháng sinh nên được theo dõi chặt chẽ đối với bất kỳ sự phát triển nào
đề kháng thuốc, hiệu quả thấp hoặc giảm sút của thuốc.
5. Liều tương đương cho thuốc chống loạn thần: phương pháp DDD [36].
Những lợi thế chính của DDDs là nó có sẵn cho hầu hết các loại thuốc chống loạn
thần và nó đang được chấp nhận là đơn vị đo lường quốc tế dựa trên ý kiến của nhiều
nguồn khác nhau. Những khó khăn chính là nó không được phát triển như là các liều
tương đương và nó khó có thể thay đổi khi đã được thiết lập. Những hạn chế này cho
cả nghiên cứu thực hành lâm sàng. Do đó DDDs chỉ nên được sử dụng như một biện
pháp liều tương đương nếu các dữ liệu khác không có sẵn.
00
Hình 1.3. Các kết quả phân tích DDD và ý nghĩa của từng kết quả
DDD
PHÂN TÍCH
SO SÁNH
Lượng thuốc cho
mỗi người dân
nhận trong mỗi
ngày
Lượng thuốc cho
mỗi người bệnh
trong bệnh viện
nhận mỗi ngày
DU90%
Mối liên
hệ giữa
chi phí
và
thuốc
sử dụng
Chuyển
đổi liệu
trình
điều trị.
90%
thuốc sử
dụng tại
bệnh
viện
Đánh
giá chất
lượng
kê đơn
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan
23
Ý nghĩa của phân tích DDD [37]
DDD có tác dụng theo dõi, giám sát, đánh giá thô tình hình tiêu thụ và sử thuốc,
không phải là bức tranh thực về dùng thuốc.
DDD giúp so sánh, sử dụng thuốc không bị phụ thuộc vào giá cả và cách pha chế
thuốc.
Giá trị của DDD quan trọng trong việc đánh giá các vụ kiện về kê đơn.
 DU 90%
 DDD/1000 người/ngày
 DDD/100 giường/ngày
 DU 90%
 DDD/1000 người/ngày
 So sánh giữa các nhóm thuốc
 Các thuốc kháng sinh trong cùng một nhóm
 Giữa kháng sinh và đái tháo đường, kháng sinh
và tim mạch, đái tháo đường và tim mạch
 So sánh giữa các bệnh viện
 Chi phí
 Hiệu quả
 Thuốc sử dụng
 So sánh chi phí và hiệu quả
 So sánh các nhóm thuốc
 So sánh chi phí và hiệu quả
 So sánh các nhóm thuốc
 Tương quan sử dụng thuốc
 Thời điểm nghiên cứu
 Trước/sau khi can thiệp dược
Nội trú
Ngoại trú
Nhóm thuốc
Bệnh viện
Hình 1.4. Tổng quan 7 kiểu nghiên cứu về DDD
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan
24
1.4. TỔNG QUAN VỀ MÃ ATC
Khái niệm mã ATC
Mã ATC là viết tắt của Anatomical - Therapeutic - Chemical Code là hệ thống phân
loại thuốc theo Giải phẫu - Điều trị - Hóa học được dùng để phân loại thuốc. Hệ thống
phân loại này được kiểm soát bởi Trung tâm hợp tác về phương pháp thống kê thuốc
của WHO và được công bố lần đầu năm 1976 [37].
Thuốc được phân loại theo các nhóm khác nhau dựa trên các đặc trưng:
o Tổ chức cơ thể hoặc hệ thống cơ quan trong đó thuốc có tác dụng
o Đặc tính điều trị của thuốc
o Nhóm công thức hoá học của thuốc
Thuốc được chia thành tất cả là 14 nhóm và theo 5 mức độ.
Mã ATC của một thuốc mang tính định hướng về tính điều trị của thuốc, giúp cho
nhân viên y tế dễ dàng sử dụng thuốc trong điều trị đảm bảo hiệu lực của thuốc và
tránh nhầm lẫn [37].
Nguyên tắc phân loại thuốc theo mã ATC
Nguyên tắc phân loại đơn chất
Dựa trên tác dụng điều trị chính của hoạt chất (bao gồm hỗn hợp các đồng phân lập
thể), trên nguyên tắc cơ bản là mỗi công thức thuốc chỉ có một mã ATC. Các chế
phẩm thuốc mà ngoài hoạt chất còn có những chất bổ trợ khác được thêm vào cũng
được coi là những chế phẩm đơn giản [37].
Một thuốc có thể có nhiều mã ATC nếu thuốc đó có nhiều chỉ định điều trị khác nhau,
có các nồng độ, các công thức điều chế với những tác dụng điều trị khác nhau rõ.
Ví dụ: Prednisolon có mã C (tim mạch), D (ngoài da), R (hệ hô hấp), S (giác quan).
Một thuốc phối hợp với một thuốc khác cũng có mã riêng. Ví dụ Prednisolon kết hợp
với kháng sinh để dùng ngoài da thì cũng có mã khác.
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan
25
Nguyên tắc phân loại dạng thuốc phối hợp
Các dạng phối hợp chứa hai hay nhiều hoạt chất cùng mức phân loại thứ tự thường
có mã 20 hay 30 trong mức phân loại thứ 5. Các dạng thuốc phối hợp chứa hai hay
nhiều hoạt chất không cùng mức phân loại thứ tự có các mã từ 50 trở đi. Các dạng
phối hợp có chứa thuốc hướng tâm thần mà không được phân loại theo mã N05 -
psycholeptics (thuốc tâm thần) hay N06 - psycholeptics (thuốc hướng thần) được
phân loại theo mức thứ 5 có mã từ 70 trở lên.
Bảng 1.2. Phân loại nhóm thuốc theo ATC
STT Nhóm Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt
1 A Alimentary tract & metabolism Bộ máy tiêu hóa và chuyển hóa
2 B Blood & blood forming organs Máu và các cơ quan tạo máu
3 C Cardiovascular system Hệ tim mạch
4 D Dermatologicals Da liễu
5 G Genito urinary system % sex
hormones
Hệ niệu- sinh dục và hormone
sinh dục
6 H Systemic hormonal
Preparations
Các chế phẩm nội tiết tác dụng
toàn thân (trừ hormone sinh dục)
7 J Antiinfectives for systemic use Các chất kháng khuẩn cho sử
dụng toàn thân
8 L Antineoplastic &
immunomodulating agents
Các chất chống tân tạo và điều
biến hệ miễn dịch.
9 M Musculo- sketal system Hệ xương cơ
10 N Nervous system Hệ thần kinh
11 P Antiparasitic products Các sản phẩm diệt ký sinh trùng
12 R Respiratory system Hệ hô hấp
13 S Sensory organs Cơ quan thụ cảm
14 V Various Các nhóm khác
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan
26
Cách phân tích nhóm điều trị
Tiến hành 3 bước đầu tiên của phân tích ABC để thiết lập danh mục thuốc bao gồm
cả số lượng và giá trị.
 Sắp xếp nhóm điều trị cho từng thuốc theo DMT thiết yếu của WHO hoặc theo các
tài liệu tham khảo khác như hệ thống phân loại dược lý - điều trị của hiệp hội dược
thư bệnh viện của Mỹ hoặc hệ thống phân loại giải phẫu - điều trị - hóa học (ATC)
của WHO
 Sắp xếp lại DMT theo nhóm điều trị và tổng hợp giá trị % của mỗi thuốc cho mỗi
nhóm điều trị để xác định nhóm điều trị nào chiếm chi phí lớn nhất.
Bảng 1.3. Phân loại nhóm thuốc theo 5 mức độ
Mã ATC giúp cho bác sĩ, dược sĩ trước khi chỉ định hoặc phân phối thuốc hiểu một
cách tổng quát tác dụng của thuốc tác động vào hệ thống cơ quan trong cơ thể, tác
dụng điều trị và nhóm công thức hóa học của thuốc để định hướng việc sử dụng thuốc
trong điều trị cho người bệnh, tăng cường hiệu quả và tránh nhầm lẫn.
Phân loại mã ATC theo 5 nhóm kí hiệu (5 mức độ): [37]
Nhóm ký tự đầu tiên: chỉ nhóm giải phẫu, ký hiệu bằng 1 chữ cái chỉ cơ quan trong
cơ thể mà thuốc sẽ tác dụng tới, vì vậy gọi là mã giải phẫu. Có 14 nhóm ký hiệu giải
phẫu được được ký hiệu bằng 14 chữ cái tiếng Anh.
Nhóm ký tự thứ hai: chỉ nhóm điều trị chủ yếu, ký hiệu bằng 2 số. Là một nhóm hai
chữ số bắt đầu từ số 01 nhằm để chỉ chi tiết hơn về giải phẫu và định hướng một phần
về điều trị.
Mức Phân nhóm theo
1 Đặc điểm giải phẫu
2 Tác dụng điều trị
3 Tác dụng dược lý
4 Hóa học / tác dụng điều trị / dược lý
5 Các chất hóa học
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan
27
Nhóm ký tự thứ ba: chỉ nhóm điều trị cụ thể hơn, ký hiệu bằng 1 chữ cái, bắt đầu
bằng chữ A, phân nhóm tác dụng điều trị-dược lý của thuốc.
Nhóm ký tự thứ tư: chỉ nhóm hoá học và điều trị ký hiệu bằng 1 chữ cái. Là một chữ
cái bắt đầu từ A, phân nhóm tác dụng điều trị-dược lý-hoá học của thuốc.
Nhóm ký tự thứ năm: chỉ nhóm hoá học của thuốc ký hiệu bằng 2 số. Là nhóm gồm
hai chữ số bắt đầu từ 01, nhằm chỉ tên thuốc cụ thể.
Ví dụ về mã ATC
Mã ATC của Paracetamol: N02BE01
Trong đó:
N là thuốc tác động lên hệ thần kinh.
02 là thuốc thuộc nhóm giảm đau hạ nhiệt.
B là thuốc thuộc nhóm giảm đau hạ nhiệt, không thuộc nhóm thuốc phiện.
E là thuốc thuộc nhóm có công thức hoá học nhóm Anilid.
01 là thuốc có tên Paracetamol.
1.5. SƠ LƯỢC VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT SỬ DỤNG THUỐC TRONG BỆNH
VIỆN
Giám sát và quản lý kê đơn thuốc
Kê đơn và chỉ định sử dụng thuốc là bước khởi đầu của quá trình sử dụng thuốc và
có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị. Việc kê đơn thuốc phải dựa trên triệu chứng
lâm sàng, khả năng chi trả của người bệnh và tuân thủ theo đúng quy định của pháp
luật, quy định của Bộ Y tế về kê đơn thuốc. Hiện nay, trong các bệnh viện vẫn còn
tồn tại nhiều sai sót trong kê đơn thuốc. Nghiên cứu sai sót trong kê đơn được hiểu
đầy đủ là sai sót xảy ra do quyết định kê đơn hoặc là tiến trình kê đơn dẫn đến có kết
quả không mong đợi như giảm khả năng điều trị đúng lúc và hiệu quả, gia tăng nguy
cơ có hại so với thực hành nói chung [24]. Nguyên nhân của những sai sót này có thể
do năng lực, trình độ chuyên môn của bác sĩ và dược sĩ duyệt đơn hay do thiếu ý thức
trách nhiệm,…Vì vậy, muốn quản lý việc kê đơn, chỉ định sử dụng thuốc an toàn hợp
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan
28
lý, hiệu quả và tiết kiệm thì các bệnh viện cần quản lý chặt chẽ việc kê đơn và chỉ
định dùng thuốc, cụ thể yêu cầu bác sĩ phải thực hiện đúng các quy định của bệnh
viện và của nhà nước trong kê đơn; đặc biệt là sự tham mưu của HĐT&ĐT trong
giám sát kê đơn theo Công văn số 3483/YT-ĐTr ngày 16/4/2004 với các nội dung
sau: kê đơn trong DMT đã được bệnh viện xây dựng, thực hiện tốt theo quy chế kê
đơn, quy trình kê đơn và sử dụng thuốc, kê đơn theo phác đồ điều trị, kết hợp nhiều
biện pháp như: bình đơn thuốc, sinh hoạt về thông tin thuốc và tập huấn kiến thức sử
dụng thuốc cho bác sĩ, dược sĩ theo định kỳ trong bệnh viện [16], [21].
Để đánh giá chất lượng kê đơn, người ta sử dụng chỉ số sai sót kê đơn. Trong y khoa,
sai sót kê đơn là một vấn đề liên quan đến ba khía cạnh: biến cố có hại của thuốc
(ADE); phản ứng có hại của thuốc (ADR); sai sót y khoa (ME). Trong đó ADE được
định nghĩa bao gồm tổn hại do thuốc (ADR và quá liều) và tổn hại do việc sử dụng
thuốc gây nên (giảm liều và điều trị không liên tục). Sai sót trị liệu là những rủi ro
xảy ra trong quá trình kê đơn, sao chép, cấp phát, dùng thuốc hay theo dõi dùng thuốc
và khoảng 25% ADE là do sai sót y khoa [24].
Quản lý sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc là việc đưa thuốc vào cơ thể của người bệnh và được thực hiện bởi
nhân viên y tế hay người bệnh tự thực hiện. Việc sử dụng thuốc hợp lý là sử dụng
thuốc đáp ứng với yêu cầu lâm sàng của người bệnh ở liều thích hợp trên từng cá thể
Biến cố có hại của thuốc
Phản ứng có hại của thuốc
Sai sót trị liệu
Hình 1.5. Mối liên quan giữa sai sót trị liệu, biến cố có hại của thuốc và
phản ứng có hại của thuốc
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan
29
người bệnh theo hướng dẫn của WHO (đúng liều dùng, đúng khoảng cách đưa thuốc
và thời gian sử dụng thuốc) đáp ứng những yêu cầu về chất lượng, khả năng cung
ứng và giá cả phù hợp nhằm giảm tới mức thấp nhất chi phí cho người bệnh và cộng
đồng. DMT cung ứng trong bệnh viện là một tiền đề rất quan trọng cho việc sử dụng
thuốc hợp lý, an toàn tại các khoa lâm sàng. Do đó, tránh đưa những thuốc kém hiệu
quả hoặc không có hiệu quả điều trị vào trong DMT vì sẽ khó kiểm soát và có thể gây
hại cho người bệnh [24]. Hiện nay, để đánh giá thực trạng vấn đề sử dụng thuốc trong
bệnh viện dựa trên phân tích DMT đã sử dụng trong bệnh viện được áp dụng nhiều
phương pháp khác nhau như: Phân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan
giữa lượng thuốc tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào
chiếm tỷ lệ lớn trong ngân sách. Phân tích ABC là phương pháp tiếp cận hiệu quả để
quản lý thuốc dựa trên nguyên lý Pareto “số ít sống còn và số nhiều ít có ý nghĩa”.
Theo lý thuyết Pareto: Nhóm A có 10% theo chủng loại của thuốc sử dụng 70% ngân
sách; Nhóm B có 20% theo chủng loại của thuốc sử dụng 20% ngân sách; Nhóm C
có 70% theo chủng loại của thuốc sử dụng 10% ngân sách [25]. Phân tích ABC còn
là công cụ trong lựa chọn, mua, cấp phát và sử dụng thuốc hợp lý để có được bức
tranh chính xác và khách quan về sử dụng ngân sách thuốc. Ngoài ra, còn có phương
pháp phân tích VEN dựa trên mức độ quan trọng của các nhóm thuốc: nhóm V quan
trọng nhất; nhóm E cũng quan trọng nhưng ít hơn nhóm V; nhóm N ít quan trọng
không cần sẵn có. Phương pháp này giúp xác định ưu tiên cho hoạt động mua sắm và
tồn trữ thuốc trong bệnh viện khi nguồn kinh phí không đủ để mua toàn bộ các loại
thuốc như mong muốn.
Sử dụng trị liệu phù hợp trong bệnh viện là trách nhiệm hàng đầu của nhân viên y tế
nói chung và của HĐT&ĐT nói riêng. Trong đó, HĐT&ĐT chịu trách nhiệm ban
hành chính sách quy trình và giám sát thực hành để thúc đẩy việc sử dụng thuốc được
an toàn và hiệu quả thì trách nhiệm của dược sĩ khoa Dược không kém phần quan
trọng. Trong bệnh viện dược sĩ là chuyên gia về thuốc chịu trách nhiệm cung cấp lời
khuyên về kê đơn, dùng thuốc, giám sát cũng như quản lý cung ứng thuốc để đảm
bảo thuốc luôn sẵn có, bảo quản, phân phối, kiểm soát tồn kho và đảm bảo chất lượng.
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan
30
Theo thông tư 23/2011/TT-BYT của Bộ Y tế quy định: dược sĩ khoa Dược chịu trách
nhiệm cập nhật thông tin về thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc cho bác sĩ, dược sĩ,
điều dưỡng và người bệnh [13].
Vai trò của việc quản lý sử dụng thuốc
Để hạn chế sai sót, nhầm lẫn và kém hiệu quả trong quản lý sử dụng thuốc, việc áp
dụng các biện pháp mang tính toàn diện và lâu dài nhằm đảm bảo tình hình sử dụng
thuốc hợp lý trong toàn bệnh viện là cần thiết.
Một chương trình quản lý sử dụng thuốc chặt chẽ bao gồm: sự lựa chọn thuốc về nồng
độ, hàm lượng, dạng bào chế, công dụng, liều dùng, cách sử dụng,…phù hợp triệu
chứng bệnh của người bệnh nhằm đem lại hiệu quả lâm sàng, giảm thiểu tối đa độc
tính trên người bệnh và sự kháng thuốc cho người bệnh về sau, từng bước nâng cao
chất lượng khám và điều trị bệnh. Đồng thời, mang lại lợi ích cho bệnh viện nói chung
và cho người bệnh nói riêng về tài chính, cải thiện chăm sóc sức khỏe người bệnh.
Chương trình quản lý sử dụng thuốc tốt giúp bệnh viện cũng như khoa Dược theo dõi,
kiểm soát về lượng thuốc dự trù cung ứng cho hiện tại và trong thời gian sắp tới có
phù hợp với tình hình bệnh tật trong bệnh viện hay không, tham mưu cho HĐT&ĐT
xây dựng danh mục những thuốc ưu tiên và cần thiết để đáp ứng khám và điều trị
bệnh trong bệnh viện.
Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện
HĐT&ĐT là tổ chức tư vấn cho thủ trưởng đơn vị về các vấn đề liên quan đến thuốc
và điều trị bằng thuốc trong đơn vị. Theo Thông tư số 21/2013/TT-BYT tất cả các
bệnh viện trong cả nước đều thành lập và tổ chức hoạt động HĐT&ĐT [11]. Trong
hoạt động cung ứng thuốc bệnh viện, HĐT&ĐT có ảnh hưởng thường xuyên và liên
tục lên hầu hết tất cả các khâu khác và có vai trò như sau:
 Tư vấn cho bác sĩ, dược sĩ và các nhà quản lý về tất cả các vấn đề quản lý thuốc
như: thông tin, tư vấn về thuốc mới, lựa chọn thuốc, cấp phát thuốc và sử dụng
thuốc;
Tải bản FULL (91 trang): https://bit.ly/34bR41T
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan
31
 Xây dựng các chính sách về thuốc;
 Đánh giá và lựa chọn thuốc cho DMT bệnh viện;
 Xây dựng các phác đồ, hướng dẫn điều trị chuẩn;
 Đánh giá và xây dựng DMT phù hợp với đặc thù bệnh tật và chi phí về thuốc, vật
tư tiêu hao điều trị của bệnh viện;
 Theo dõi các phản ứng có hại, các thuốc kém chất lượng, rút kinh nghiệm các sai
sót trong sử dụng thuốc và đưa ra các xử trí kịp thời;
 Giám sát việc thực hiện quy chế chẩn đoán bệnh, làm hồ sơ bệnh án và kê đơn điều
trị, quy chế sử dụng thuốc và quy chế công tác khoa Dược;
 Thông tin về thuốc, theo dõi ứng dụng thuốc mới trong bệnh viện;
 HĐT& ĐT chịu trách nhiệm về tất cả các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc trong
bệnh viện bao gồm xây dựng và duy trì DMT, biên soạn và liên tục cập nhật các
thuốc trong danh mục. Nhiệm vụ quan trọng của HĐT&ĐT là xác định các thuốc
để thay thế dựa trên hiệu quả và độ an toàn của thuốc, giảm thiểu các lãng phí trong
điều trị và tối ưu hóa hiệu quả/chi phí [24].
Phương pháp khảo sát tình hình sử dụng thuốc tại bệnh viện
Có nhiều phương pháp khảo sát tình hình sử dụng thuốc bằng thủ công như dựa trên
số đơn kê, tổng chi phí xuất- nhập thuốc, số lượng thuốc sử dụng,…Tuy nhiên các
phương pháp này đơn giản nhưng lại mắc hạn chế trong việc thống kê tỷ lệ của từng
nhóm thuốc sử dụng tương ứng với bệnh có trong bảng phân loại bệnh tật theo quốc
tế WHO, số lượng thuốc sử dụng thực tế của một thuốc trong một đơn thuốc hay
trong một khoảng thời gian điều trị nhất định và so sánh lượng sử dụng giữa các nhóm
khác nhau, giữa các giai đoạn khác nhau. Để khắc phục những hạn chế đó BVQ11 áp
dụng công nghệ phần mềm (công cụ phân tích sử dụng thuốc) để phân tích tình hình
sử dụng thuốc tại bệnh viện nhằm tìm ra những tồn tại trong việc sử dụng thuốc một
cách nhanh chóng và chính xác.
Tải bản FULL (91 trang): https://bit.ly/34bR41T
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan
32
1.6. TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI KHOA DƯỢC
BỆNH VIỆN QUẬN 11
Thực hiện chính sách của Đảng và nhà nước đồng thời tăng cường quản lý, điều hành
nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân,
Bộ Y tế đã ban hành một loạt chính sách liên quan đến ứng dụng và phát triển CNTT
như Quyết định số 5573 /QĐ-BYT ngày 29/12/2006 của Bộ Y tế về tiêu chí phần
mềm quản lý bệnh viện [9]; Quyết định 1191/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc phê duyệt
đề án kiện toàn hệ thống tổ chức CNTT trong các đơn vị sự nghiệp của ngành y tế
giai đoạn từ năm 2010 đến 2015 [7]; Chỉ thị 02/CT-BYT ngày 25/2/2009 của Bộ Y
tế về việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT trong ngành y tế [4]....
Trong những năm qua, công tác ứng dụng CNTT trong hệ thống bệnh viện nói riêng
và các đơn vị trong ngành y tế nói chung đã nhận được chỉ đạo sát sao của các cấp
lãnh đạo Chính phủ và Bộ Y tế. Các chính sách đã và đang được xây dựng để tạo
hành lang pháp lý hoàn chỉnh để đẩy mạnh lĩnh vực này. Ban chỉ đạo được thành lập
theo Quyết định số 2794/QĐ-BYT ngày 04/8/2009 làm đầu mối để tăng cường quản
lý, lập chính sách cho công tác ứng dụng CNTT trong ngành y tế [8]. Các đơn vị y tế
đã quan tâm đến việc đầu tư nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý và điều
hành các hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Bên cạnh đó, lĩnh vực
này còn nhận được sự quan tâm của các tổ chức hợp tác phát triển cũng như vì lợi
nhuận, coi đây là một hướng ưu tiên đầu tư trong thời gian tới.
Nhằm thực hiện chỉ thị Bộ Y tế cũng như của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí
Minh về việc ứng dụng CNTT trong bệnh viện, từ năm 2009 BVQ11 cũng đã tiến
hành triển khai phần mềm vào công tác quản lý cho đến nay [1], [2], [3], [30]. Với
mức kinh phí nhỏ cơ bản ban đầu khoảng 240.000.000 đồng cho việc xây dựng và
ứng dụng CNTT tại BVQ11 nhưng đã mang lại nhiều hiệu quả trong công tác khám
chữa bệnh cấp phát thuốc tuy vẫn còn nhiều mặt tồn tại và nhiều quy định mới ban
hành cần bổ sung và khắc phục thêm trong thời gian tới.
6271926

More Related Content

What's hot

Báo cáo thực tập tại Nhà Máy, công ty dược, Ngành dược, HAY!
Báo cáo thực tập tại Nhà Máy, công ty dược, Ngành dược, HAY!Báo cáo thực tập tại Nhà Máy, công ty dược, Ngành dược, HAY!
Báo cáo thực tập tại Nhà Máy, công ty dược, Ngành dược, HAY!
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Bao cao thuc tap thuc te tai dai ly thuoc
Bao cao thuc tap thuc te    tai dai ly thuocBao cao thuc tap thuc te    tai dai ly thuoc
Bao cao thuc tap thuc te tai dai ly thuoc
Trương Đức Thừa
 

What's hot (20)

Báo cáo thực tập ngành dược tại bệnh viện Đa Khoa Bắc Giang
Báo cáo thực tập ngành dược tại bệnh viện Đa Khoa Bắc GiangBáo cáo thực tập ngành dược tại bệnh viện Đa Khoa Bắc Giang
Báo cáo thực tập ngành dược tại bệnh viện Đa Khoa Bắc Giang
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI TRUNG TÂM Y TẾ
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI TRUNG TÂM Y TẾBÁO CÁO THỰC TẬP TẠI TRUNG TÂM Y TẾ
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI TRUNG TÂM Y TẾ
 
Báo cáo thực tập, thực tế tại Trung tâm KIỂM NGHIỆM, 2020!
Báo cáo thực tập, thực tế tại Trung tâm KIỂM NGHIỆM, 2020!Báo cáo thực tập, thực tế tại Trung tâm KIỂM NGHIỆM, 2020!
Báo cáo thực tập, thực tế tại Trung tâm KIỂM NGHIỆM, 2020!
 
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...
 
Báo cáo thực tập tại Nhà Máy, công ty dược, Ngành dược, HAY!
Báo cáo thực tập tại Nhà Máy, công ty dược, Ngành dược, HAY!Báo cáo thực tập tại Nhà Máy, công ty dược, Ngành dược, HAY!
Báo cáo thực tập tại Nhà Máy, công ty dược, Ngành dược, HAY!
 
Báo cáo thực tập tại Trạm y tế xã Việt Hùng
Báo cáo thực tập tại Trạm y tế xã Việt HùngBáo cáo thực tập tại Trạm y tế xã Việt Hùng
Báo cáo thực tập tại Trạm y tế xã Việt Hùng
 
Báo cáo thực tập tại Nhà thuốc, Báo cáo thực tế tại nhà thuốc, HAY!
Báo cáo thực tập tại Nhà thuốc, Báo cáo thực tế tại nhà thuốc, HAY!Báo cáo thực tập tại Nhà thuốc, Báo cáo thực tế tại nhà thuốc, HAY!
Báo cáo thực tập tại Nhà thuốc, Báo cáo thực tế tại nhà thuốc, HAY!
 
Báo cáo thực tập dược tại bệnh viện hóc môn
Báo cáo thực tập dược tại bệnh viện hóc mônBáo cáo thực tập dược tại bệnh viện hóc môn
Báo cáo thực tập dược tại bệnh viện hóc môn
 
Luận văn: Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, HAY
Luận văn: Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, HAYLuận văn: Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, HAY
Luận văn: Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, HAY
 
Đề tài: Nghiên cứu hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa
Đề tài: Nghiên cứu hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoaĐề tài: Nghiên cứu hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa
Đề tài: Nghiên cứu hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa
 
MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI BỆNH VIỆN, ĐIỂM 10
MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI BỆNH VIỆN, ĐIỂM 10MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI BỆNH VIỆN, ĐIỂM 10
MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI BỆNH VIỆN, ĐIỂM 10
 
Báo cáo thực tập tại bệnh viện đa khoa Thủ Đức, HAY
Báo cáo thực tập tại bệnh viện đa khoa Thủ Đức, HAYBáo cáo thực tập tại bệnh viện đa khoa Thủ Đức, HAY
Báo cáo thực tập tại bệnh viện đa khoa Thủ Đức, HAY
 
Báo cáo Thực tập nhà thuốc Tâm An
Báo cáo Thực tập nhà thuốc Tâm AnBáo cáo Thực tập nhà thuốc Tâm An
Báo cáo Thực tập nhà thuốc Tâm An
 
Đề tài: Tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2, 9đ
Đề tài: Tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2, 9đĐề tài: Tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2, 9đ
Đề tài: Tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2, 9đ
 
Báo cáo thực tế ngành dược tại nhà máy sản xuất Công ty Dược
Báo cáo thực tế ngành dược tại nhà máy sản xuất Công ty Dược Báo cáo thực tế ngành dược tại nhà máy sản xuất Công ty Dược
Báo cáo thực tế ngành dược tại nhà máy sản xuất Công ty Dược
 
Đánh giá cơ sở dữ liệu trong thực hành tra cứu tương tác thuốc
Đánh giá cơ sở dữ liệu trong thực hành tra cứu tương tác thuốcĐánh giá cơ sở dữ liệu trong thực hành tra cứu tương tác thuốc
Đánh giá cơ sở dữ liệu trong thực hành tra cứu tương tác thuốc
 
Bao cao thuc tap thuc te tai dai ly thuoc
Bao cao thuc tap thuc te    tai dai ly thuocBao cao thuc tap thuc te    tai dai ly thuoc
Bao cao thuc tap thuc te tai dai ly thuoc
 
B1_Phương pháp tư vấn tại quầy thuốc
B1_Phương pháp tư vấn tại quầy thuốcB1_Phương pháp tư vấn tại quầy thuốc
B1_Phương pháp tư vấn tại quầy thuốc
 
Báo cáo thực tập tại NHÀ THUỐC, Đại học ĐẠI NAM, HAY!
Báo cáo thực tập tại NHÀ THUỐC, Đại học ĐẠI NAM, HAY!Báo cáo thực tập tại NHÀ THUỐC, Đại học ĐẠI NAM, HAY!
Báo cáo thực tập tại NHÀ THUỐC, Đại học ĐẠI NAM, HAY!
 
Báo cáo thực tập thu hoạch tại bệnh viện Trưng Vương, HAY!
Báo cáo thực tập thu hoạch tại bệnh viện Trưng Vương, HAY!Báo cáo thực tập thu hoạch tại bệnh viện Trưng Vương, HAY!
Báo cáo thực tập thu hoạch tại bệnh viện Trưng Vương, HAY!
 

Similar to KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN, ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH BỆNH TẬT THEO PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH LIỀU XÁC ĐỊNH TRONG NGÀY (DDD) TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 11 TRONG NĂM 2017

Similar to KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN, ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH BỆNH TẬT THEO PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH LIỀU XÁC ĐỊNH TRONG NGÀY (DDD) TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 11 TRONG NĂM 2017 (20)

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN VÀ ĐÁNH GIÁ THỜI GIAN CHỜ ĐỢI CÓ THUỐC THEO ĐƠN...
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN VÀ ĐÁNH GIÁ THỜI GIAN CHỜ ĐỢI CÓ THUỐC THEO ĐƠN...KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN VÀ ĐÁNH GIÁ THỜI GIAN CHỜ ĐỢI CÓ THUỐC THEO ĐƠN...
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN VÀ ĐÁNH GIÁ THỜI GIAN CHỜ ĐỢI CÓ THUỐC THEO ĐƠN...
 
Luận án: Kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở răng hàm mặt công lập - Gửi miễn phí...
Luận án: Kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở răng hàm mặt công lập - Gửi miễn phí...Luận án: Kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở răng hàm mặt công lập - Gửi miễn phí...
Luận án: Kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở răng hàm mặt công lập - Gửi miễn phí...
 
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
 
Tình hình sử dụng thuốc và nhận thức của bác sĩ trong điều trị gút
Tình hình sử dụng thuốc và nhận thức của bác sĩ trong điều trị gút Tình hình sử dụng thuốc và nhận thức của bác sĩ trong điều trị gút
Tình hình sử dụng thuốc và nhận thức của bác sĩ trong điều trị gút
 
Luận văn: Nhận thức của bác sĩ trong điều trị gút tại Điện Biên
Luận văn: Nhận thức của bác sĩ trong điều trị gút tại Điện BiênLuận văn: Nhận thức của bác sĩ trong điều trị gút tại Điện Biên
Luận văn: Nhận thức của bác sĩ trong điều trị gút tại Điện Biên
 
Luận án: Nghiên cứu tật khúc xạ ở học viên một số trường sĩ quan quân đội và ...
Luận án: Nghiên cứu tật khúc xạ ở học viên một số trường sĩ quan quân đội và ...Luận án: Nghiên cứu tật khúc xạ ở học viên một số trường sĩ quan quân đội và ...
Luận án: Nghiên cứu tật khúc xạ ở học viên một số trường sĩ quan quân đội và ...
 
Luận văn: Kiến thức, thực hành về nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ của giáo viên tạ...
Luận văn: Kiến thức, thực hành về nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ của giáo viên tạ...Luận văn: Kiến thức, thực hành về nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ của giáo viên tạ...
Luận văn: Kiến thức, thực hành về nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ của giáo viên tạ...
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ ...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ ...
 
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
 
Luận văn: Thực trạng tuân thủ quy trình đặt và chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ng...
Luận văn: Thực trạng tuân thủ quy trình đặt và chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ng...Luận văn: Thực trạng tuân thủ quy trình đặt và chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ng...
Luận văn: Thực trạng tuân thủ quy trình đặt và chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ng...
 
Xây dựng danh mục tương tác thuốc cần chú ý khoa xương khớp
Xây dựng danh mục tương tác thuốc cần chú ý khoa xương khớpXây dựng danh mục tương tác thuốc cần chú ý khoa xương khớp
Xây dựng danh mục tương tác thuốc cần chú ý khoa xương khớp
 
Đề tài: Danh mục tương tác thuốc cần chú ý trong thực hành, 9đ
Đề tài: Danh mục tương tác thuốc cần chú ý trong thực hành, 9đĐề tài: Danh mục tương tác thuốc cần chú ý trong thực hành, 9đ
Đề tài: Danh mục tương tác thuốc cần chú ý trong thực hành, 9đ
 
Điều trị phẫu thuật vẹo cột sống vô căn bằng cấu hình toàn vít, HAY
 Điều trị phẫu thuật vẹo cột sống vô căn bằng cấu hình toàn vít, HAY Điều trị phẫu thuật vẹo cột sống vô căn bằng cấu hình toàn vít, HAY
Điều trị phẫu thuật vẹo cột sống vô căn bằng cấu hình toàn vít, HAY
 
Đề tài: Nghiên cứu điều trị phẫu thuật vẹo cột sống vô căn bằng cấu hình toàn...
Đề tài: Nghiên cứu điều trị phẫu thuật vẹo cột sống vô căn bằng cấu hình toàn...Đề tài: Nghiên cứu điều trị phẫu thuật vẹo cột sống vô căn bằng cấu hình toàn...
Đề tài: Nghiên cứu điều trị phẫu thuật vẹo cột sống vô căn bằng cấu hình toàn...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
 
Đánh giá sự hài lòng về dịch vụ khám chữa bệnh khu vực Hóc Môn
Đánh giá sự hài lòng về dịch vụ khám chữa bệnh khu vực Hóc MônĐánh giá sự hài lòng về dịch vụ khám chữa bệnh khu vực Hóc Môn
Đánh giá sự hài lòng về dịch vụ khám chữa bệnh khu vực Hóc Môn
 
Sự hài lòng về dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện khu vực Hóc Môn
Sự hài lòng về dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện khu vực Hóc MônSự hài lòng về dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện khu vực Hóc Môn
Sự hài lòng về dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện khu vực Hóc Môn
 
Luận văn: Đánh giá năng lực của nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa...
Luận văn: Đánh giá năng lực của nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa...Luận văn: Đánh giá năng lực của nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa...
Luận văn: Đánh giá năng lực của nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa...
 
Luận văn: Đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh...
Luận văn: Đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh...Luận văn: Đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh...
Luận văn: Đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh...
 
Đề tài: Biến cố bất lợi trong điều trị lao đa kháng với phát đồ 9 tháng
Đề tài: Biến cố bất lợi trong điều trị lao đa kháng với phát đồ 9 thángĐề tài: Biến cố bất lợi trong điều trị lao đa kháng với phát đồ 9 tháng
Đề tài: Biến cố bất lợi trong điều trị lao đa kháng với phát đồ 9 tháng
 

More from nataliej4

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN, ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH BỆNH TẬT THEO PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH LIỀU XÁC ĐỊNH TRONG NGÀY (DDD) TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 11 TRONG NĂM 2017

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH NGUYỄN PHẠM PHƯƠNG NGỌC KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN, ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH BỆNH TẬT THEO PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH LIỀU XÁC ĐỊNH TRONG NGÀY (DDD) TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 11 TRONG NĂM 2017 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TPHCM - 2018
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH NGUYỄN PHẠM PHƯƠNG NGỌC KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN, ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH BỆNH TẬT THEO PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH LIỀU XÁC ĐỊNH TRONG NGÀY (DDD) TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 11 TRONG NĂM 2017 Chuyên ngành: Quản lý và cung ứng thuốc KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC Hướng dẫn khoa học: DS.CKII. ĐÀO DUY KIM NGÀ ThS. NGUYỄN HƯƠNG THƯ TPHCM - 2018
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Em cam đoan khóa luận “Khảo sát thực trạng, cải tiến, đánh giá và phân tích mô hình bệnh tật theo phương pháp phân tích liều xác định trong ngày (DDD) tại Bệnh viện Quận 11 trong năm 2017” là công trình nghiên cứu của riêng em và chưa từng được công bố trước đây. Số liệu kết quả trình bày trong khóa luận là trung thực, không sao chép của bất cứ công trình nghiên cứu nào. Không có nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong khóa luận này mà không được trích dẫn theo quy định. TP. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 10 năm 2018 Tác giả khóa luận SV. Nguyễn Phạm Phương Ngọc
  • 4. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, chúng em xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô Khoa Dược – Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã tận tình truyền đạt kiến thức cũng như giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tại trường. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: - DS. CKII. Đào Duy Kim Ngà – Trưởng Khoa Dược Bệnh Viện Quận 11, Phó trưởng bộ môn Dược Lâm Sàng Trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch. - ThS. Nguyễn Hương Thư – giảng viên khoa Dược – bộ môn Bào chế Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã trực tiếp chỉ bảo tận tình cho em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Em xin trân trọng cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và hoàn thành khóa luận. TP. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 10 năm 2018 Tác giả khóa luận SV. Nguyễn Phạm Phương Ngọc
  • 5. i MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC................................................................................................................... i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. iv DANH MỤC BẢNG...................................................................................................v DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. vi ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN.......................................................................................4 1.1. GIỚI THIỆU VỀ BỆNH VIỆN QUẬN 11 VÀ KHOA DƯỢC..........................4 Vài nét về Bệnh viện Quận 11 .........................................................................4 Vài nét về khoa Dược Bệnh viện Quận 11.......................................................5 1.2. TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH BỆNH TẬT.......................................................12 Khái niệm mô hình bệnh tật...........................................................................12 Phân loại mô hình bệnh tật.............................................................................13 Sơ lược mô hình bệnh tật tại Việt Nam..........................................................13 Các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình bệnh tật..................................................13 Cơ sở pháp lý về nghiên cứu mô hình bệnh tật..............................................14 1.3. TỔNG QUAN VỀ MÃ DDD.............................................................................15 Khái niệm về DDD.........................................................................................15 Cách tính liều DDD........................................................................................17 Các kết quả DDD ...........................................................................................18 Một số nghiên cứu liên quan đến liều DDD tại Việt Nam và các nước trên thế giới ............................................................................................................................20 1.4. TỔNG QUAN VỀ MÃ ATC .............................................................................24 Khái niệm mã ATC ........................................................................................24 Nguyên tắc phân loại thuốc theo mã ATC.....................................................24 Cách phân tích nhóm điều trị .........................................................................26
  • 6. ii 1.5. SƠ LƯỢC VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT SỬ DỤNG THUỐC TRONG BỆNH VIỆN .........................................................................................................................27 Giám sát và quản lý kê đơn thuốc..................................................................27 Quản lý sử dụng thuốc ...................................................................................28 Vai trò của việc quản lý sử dụng thuốc..........................................................30 Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện....................................................30 Phương pháp khảo sát tình hình sử dụng thuốc tại bệnh viện........................31 1.6. TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN QUẬN 11............................................................................................32 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................34 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ...........................................................................34 Tiêu chí lựa chọn............................................................................................34 Tiêu chí loại trừ..............................................................................................34 2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU...................................................34 Địa điểm nghiên cứu: .....................................................................................34 Thời gian nghiên cứu: ....................................................................................35 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................35 Thiết kế nghiên cứu........................................................................................35 Khảo sát thực trạng tình hình sử dụng thuốc tại bệnh viện quận 11 theo mã DDD và đề xuất phân tích theo mã ATC năm 2017 .................................................35 2.4. KHÁI QUÁT HÓA MÔ HÌNH BỆNH TẬT TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 11.....36 Xây dựng danh mục những thuốc cần có tại bệnh viện dựa trên kết quả truy xuất từ công cụ ..........................................................................................................36 Đánh giá tổng quan mô hình bệnh tật tại bệnh viện nhằm đáp ứng tốt công tác cung ứng thuốc, quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện...............................................37 2.5. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG CỤ PHÂN TÍCH DDD VÀ ATC .............................38 Công cụ phân tích DDD.................................................................................38 Công cụ phân tích ATC..................................................................................40 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN...............................................................42
  • 7. iii 3.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 11 THEO MÃ DDD TRONG NĂM 2017.............................42 Kết quả khảo sát theo DU 90%......................................................................42 Kết quả phân tích DDD theo phân tích tổng liều xác định DDD/100 giường/ngày giữa các nhóm thuốc. ...........................................................................58 3.2. KHÁI QUÁT HÓA MÔ HÌNH BỆNH TẬT TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 11.....61 Xây dựng danh mục thuốc cần có tại bệnh viện ............................................61 Bàn luận về mô hình bệnh tật tại Bệnh viện Quận 11....................................62 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................64 4.1. KẾT LUẬN........................................................................................................64 Tổng quan mô hình bệnh tật tại Bệnh viện Quận 11 .....................................64 Ứng dụng của việc phân tích mô hình bệnh tật tại bệnh viện vào thực tế .....64 4.2. KIẾN NGHỊ .......................................................................................................65 4.3. ĐỀ XUẤT ..........................................................................................................66 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 8. iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tiếng Anh Thuật ngữ Tiếng Việt ABC Phương pháp phân tích thuốc theo nhóm ADE Adverse Drug Event Biến cố có hại của thuốc ADR Adverse Drug Reaction Phản ứng có hại của thuốc ATC Anatomical - Therapeutic - Chemical Hệ thống phân loại thuốc theo Giải phẫu - Điều trị - Hóa học. BVQ11 Bệnh viện quận 11 CNTT Công nghệ thông tin DDD Defined Daily Dose Liều xác định trong ngày DMT Danh mục thuốc DU90% Drug utilization 90% Số lượng thuốc sử dụng đối với 90% đơn thuốc HĐT&ĐT Hội đồng thuốc và điều trị ICD 10 International Classification Diseases Bảng phân loại bệnh tật quốc tế và những vấn đề liên quan đến sức khỏe ME Medication Errors Sai sót trị liệu MHBT Mô hình bệnh tật PDD Prescribed Daily Dose Liều dùng hàng ngày được kê đơn. VEN Vital, Essential, Non- Essential Phân tích VEN WHO World Health Organization Tổ chức Y tế thế giới.
  • 9. v DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Cách tính liều DDD..................................................................................17 Bảng 1.2. Phân loại nhóm thuốc theo ATC..............................................................25 Bảng 1.3. Phân loại nhóm thuốc theo 5 mức độ.......................................................26 Bảng 2.1. So sánh giữa phân tích thủ công và công cụ phân tích DDD...................39 Bảng 3.1. Bảng phân tích DDD theo DU 90%.........................................................42 Bảng 3.2. Tóm tắt 30 hoạt chất trong khoảng DU 90% với tỷ lệ DDD 89,74%......56 Bảng 3.3. Bảng phân tích tổng liều xác định DDD/100 giường/ngày......................58
  • 10. vi DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Cơ cấu tổ chức Bệnh viện Quận 11............................................................4 Hình 1.2. Triển khai hoạt động dược lâm sàng tại khoa Dược ..................................7 Hình 1.3. Công cụ phân tích ABC/VEN ....................................................................8 Hình 1.4. Công cụ xây dựng danh mục thuốc theo phác đồ điều trị ..........................8 Hình 1.5. Sơ đồ tổ chức khoa Dược năm 2017 ........................................................10 Hình 1.6. Cơ cấu tổ chức khoa Dược .......................................................................10 Hình 1.7. Các kết quả phân tích DDD và ý nghĩa của từng kết quả ........................22 Hình 1.8. Tổng quan 7 kiểu nghiên cứu về DDD.....................................................23 Hình 1.9. Mối liên quan giữa sai sót trị liệu, biến cố có hại của thuốc và phản ứng có hại của thuốc .............................................................................................................28 Hình 2.1. Giao diện công cụ phân tích DDD ...........................................................38 Hình 2.2. Giao diện phần mềm ABC-VEN..............................................................41 Hình 2.3. Giao diện công cụ phân tích ATC trong phần mềm ABC-VEN..............41 Hình 3.1. Biểu đồ phân tích DDD theo DU 90%.....................................................54 Hình 3.2. Biểu đồ phân tích DDD theo hoạt chất.....................................................55 Hình 3.3. Biểu đồ phân bổ chi phí theo nhóm thuốc................................................60
  • 11. Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ đại học - Năm học 2013 – 2018 KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN, ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH BỆNH TẬT THEO PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH LIỀU XÁC ĐỊNH TRONG NGÀY (DDD) TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 11 TRONG NĂM 2017 Nguyễn Phạm Phương Ngọc Hướng dẫn khoa học: DS CK II Đào Duy Kim Ngà, ThS. Nguyễn Hương Thư Mở đầu: Việc xác định mô hình bệnh tật theo Thông tư 21/2013/TT-BYT có thể áp dụng hai phương pháp là phân tích nhóm điều trị ATC (Anatomical Therapeutic Chemical) và phân tích liều xác định trong ngày DDD (Defined Daily Dose). Chính vì thế, hàng năm, Khoa Dược Bệnh Viện Quận 11 đã áp dụng thực hiện nhằm xác định mô hình bệnh tật giúp cho việc xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe người dân ngày càng toàn diện và chính xác. Đối tượng: Danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh Viện năm 2017. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu dữ liệu tình hình tiêu thụ thuốc năm 2017 bằng công cụ phân tích DDD. Kết quả: Theo kết quả phân tích DDD, số lượng thuốc sử dụng trong 90% đơn thuốc (DU90%) có % DDD là 89,74% thuộc nhóm thuốc trị đái tháo đường và tim mạch; những nhóm thuốc có tổng chi phí sử dụng cao nhất lần lượt là nhóm thuốc tim mạch (29,32%), nhóm thuốc trị đái tháo đường (20,76%), nhóm thuốc kháng sinh (19,06%). Rõ ràng mô hình bệnh tật tại Bệnh viện Quận 11 chủ yếu là các bệnh đái tháo đường, tim mạch và bệnh nhiễm khuẩn. Kết luận: Phân tích trên đã hỗ trợ Khoa Dược đề ra kế hoạch dự trù ưu tiên mua sắm những nhóm thuốc chủ yếu như tim mạch, đái tháo đường và kháng sinh. Thêm nữa, việc tính toán chi phí sử dụng thuốc hợp lý theo DDD nhằm chuyển đổi liệu trình điều trị với những thuốc có hiệu quả và chi phí tối ưu nhất từ đó tham mưu tốt cho Hội đồng thuốc và điều trị. Từ khóa: Mô hình bệnh tật, ATC, DDD, DU 90%, công cụ phân tích.
  • 12. Final assay for the degree of BS Pharm - Academic year: 2013-2018 ASSESSMENT OF THE SITUATION, IMPROVEMENT AND EVALUTATION OF THE ANALYSIS OF DISEASE PATTERN BY THE METHOD OF DEFINED DAILY DOSE (DDD) AT THE HOSPITAL OF DISTRICT 11 IN 2017 Ngoc Phuong Pham Nguyen Supervisor: PGS. Nga Kim Duy Dao, MS. Thu Huong Nguyen Background: According to Circular 21/2013/TT-BYT, there are two methods used for the identification of disease pattern which are ATC (Anatomical Therapeutic Chemical) analysis and DDD (Defined Daily Dose) analysis. Because of this, the Department of Pharmacy has utilised these measures to re-identify the disease pattern, which has an essential role in the creation of the increasingly improved healthcare plan for the residences in district 11. Materials: The list of medications used at the hospital in 2017. Methods: The retrospective study was conducted with data of drug consumption in 2017 by DDD analyzing tool. Results: According to DDD analysis, the number of drugs prescribed in 90% of presciptions (DU90%) had the %DDD of 89.74%, they belonged to the class of antidiabetic and antihypertensive drugs. The total cost of drug classes have the highest use respectively class of cardiovascular drugs (29,32%), class of antidiabetic drugs (20,76%), class of antibiotics drugs (19,06%). Obviously disease patterns at the hospital of dictrict 11 mainly diabetes, cardiovascular and bacteriosis disease. Conclusion: The study has supported the Faculty of Pharmacy in setting a plan to make a priority in procurement of major classes of drugs, including cardiovascular, antidiabetic and antibiotic drugs. In addition, the cost of DDD-followed drug use is determined to convert the treatment regimen to the most cost-effective and effective drugs so that it can provide advice for the Drug and Therapeutics Committee. Key words: the disease patterns, ATC, DDD, DU90%, analyzing tool.
  • 13. Khóa luận tốt nghiệp Đặt vấn đề 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Xã hội ngày càng phát triển theo hướng hiện đại hóa công nghiệp hóa do đó mô hình bệnh tật (MHBT) ở Việt Nam nói chung cũng như ở khu vực Bệnh viện Quận 11 (BVQ11) nói riêng cũng có chiều hướng thay đổi theo. Theo thông tư số 21/2013/TT- BYT ngày 08/08/2013 có 5 phương pháp phân tích áp dụng để đánh giá tình hình sử dụng thuốc thì trong đó có phương pháp phân tích nhóm điều trị (ATC) giúp xác định được MHBT; phương pháp phân tích liều xác định trong ngày (DDD) ngòai việc giúp xác định được thuốc nào dùng chủ yếu cho những bệnh nào mà người dân thường xuyên mắc phải thì nó còn giúp so sánh lợi ích giữa chi phí và hiệu quả giữa các nhóm thuốc [11]. Đó là lý do tác giả chọn phương pháp phân tích DDD để khảo sát MHBT tại BVQ11 và đề xuất thêm việc phân tích bằng phương pháp phân tích ATC. MHBT của một quốc gia, một tỉnh hay địa phương nào đó phản ánh được tình hình sức khỏe của nhân dân trong khu vực đó [17]. Vì thế việc nghiên cứu khảo sát về MHBT giúp cho cơ quan y tế tìm ra những phương pháp tối ưu, đưa ra những chính sách hợp lý và lên kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất cho nhân dân. Việc xác định được MHBT thay đổi ra sao trong những năm qua còn giúp dự đoán được những bệnh mà người dân sẽ mắc phải nhiều trong thời gian sắp tới nhờ đó mà khoa Dược lên kế hoạch mua sắm thuốc, dự trù-cung ứng-cấp phát thuốc men hợp lý nhằm đáp ứng được nhu cầu thuốc men của người dân theo tình hình bệnh tật tại khu vực. Mặt khác, việc xác định MHBT còn góp phần không nhỏ trong định hướng giúp bệnh viện có phương án phòng tránh, tuyên truyền giáo dục sức khỏe về những bệnh mà người dân hay mắc phải, giúp người dân phòng ngừa, kiểm soát các bệnh mạn tính tốt hơn và nhận biết đúng về các bệnh nhiễm khuẩn. Điều đó làm giảm tỷ lệ bệnh tật xuống và còn làm giảm sự quá tải cho bệnh viện giúp nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Từ năm 2012 đến nay, Bộ Y tế đã ban hành các thông tư, văn bản mới như Thông tư 21/2013/TT-BYT quy định về tổ chức và hoạt động của HĐT&ĐT trong bệnh viện, Thông tư 23/2011/TT-BYT hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh hướng dẫn về phương pháp tính liều xác định trong ngày (DDD) đều liên quan đến tình hình tiêu thụ và sử dụng thuốc trong bệnh viện, Thông tư 19/2013/TT-BYT hướng
  • 14. Khóa luận tốt nghiệp Đặt vấn đề 2 dẫn thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện trong đó có quy định việc ứng dụng CNTT để xây dựng cơ sở dữ liệu, phân tích, xử lý thông tin liên quan đến quản lý chất lượng bệnh viện. Chính vì thế, khoa Dược cần phải tổng hợp, đánh giá, đưa ra biện pháp để triển khai thêm nhiều ứng dụng CNTT để đáp ứng cho các hoạt động liên quan đến công tác phân tích tình hình sử dụng thuốc tại bệnh viện cũng như ứng dụng những lợi ích từ các phương pháp phân tích này để phân tích MHBT [11], [13], [10]. Hiện tại có nhiều nghiên cứu về MHBT được thực hiện tại một số bệnh viện ở thành phố Hồ Chí Minh như bệnh viện Thống Nhất [25], bệnh viện Nhân Dân 115 [18], bệnh viện Chợ Rẫy [20] và các tỉnh như bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu tỉnh Bến Tre [26], bệnh viện đa khoa Đồng Tháp [19]. Bên cạnh đó MHBT còn được nghiên cứu ở các nước như nghiên cứu MHBT ở Bắc Ireland [29], nghiên cứu MHBT của các du khách đến trung tâm y tế Mina ở Ả Rập Saudi vào mùa lễ hội [28], nghiên cứu MHBT của trẻ sơ sinh ở Anh [33]. Tuy nhiên MHBT đều khác nhau do đặc thù riêng của từng bệnh viện, từng khu vực và được khảo sát chủ yếu dựa vào phân loại bệnh tật quốc tế International Classification Diseases code 10 (ICD-10) của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), theo đối tượng điều trị, theo độ tuổi, theo giới tính,… Hiện nay, ngành công nghệ thông tin (CNTT) được ứng dụng rộng rãi trong đó có lĩnh vực y tế, cụ thể việc đã đưa các mã ATC/DDD/ICD10 vào phân tích MHBT giúp hạn chế sai sót trong chỉ định kê đơn của bác sĩ, tuân thủ theo phác đồ điều trị, cấp phát đúng thuốc, đúng bệnh, đúng chỉ định và đúng liều dùng của khoa Dược và các khoa phòng khác liên quan dẫn đến giảm sự căng thẳng, phiền hà cho người bệnh, tiết kiệm được thời gian, công sức cũng như áp lực trong công việc. Riêng khoa Dược BVQ11 lại ứng dụng CNTT để phân tích MHBT bằng công cụ phân tích sử dụng thuốc – đây là điểm mới trong việc phân tích MHBT khác với các nghiên cứu trước đây [5], [6], [9]. Từ đó, giúp khoa Dược có những kế hoạch cho hiện tại và thời gian sắp tới như vừa tham mưu cho Hội đồng thuốc và điều trị (HĐT&ĐT) trong bệnh viện đồng thời lên kế hoạch ưu tiên dự trù-cung ứng-cấp phát thuốc men phù hợp với nhu cầu khám và điều trị bệnh nhằm nâng cao chất lượng khám và chữa bệnh cho người dân.
  • 15. Khóa luận tốt nghiệp Đặt vấn đề 3 Đề tài được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu hồi cứu dữ liệu về tình hình tiêu thụ thuốc tại BVQ11 trong năm 2017 bằng công cụ phân tích sử dụng thuốc. Sau khi đã có kết quả phân tích tình hình sử dụng thuốc từ công cụ phân tích, từ kết quả đó khái quát MHBT tại bệnh viện, từ MHBT xây dựng danh mục thuốc (DMT) cần có tại bệnh viện, so sánh chi phí - hiệu quả điều trị tìm ra thuốc có lợi ích tối ưu nhất tham mưu cho HĐT&ĐT. Đề tài “Khảo sát thực trạng, cải tiến, đánh giá và phân tích mô hình bệnh tật theo phương pháp phân tích liều xác định trong ngày (DDD) tại Bệnh viện Quận 11 trong năm 2017” được thực hiện với 3 mục tiêu chính: 1. Khảo sát thực trạng tình hình sử dụng thuốc theo mã DDD và đề xuất thực hiện thêm phương pháp phân tích ATC bằng công cụ phân tích. 2. Dựa trên kết quả truy xuất từ công cụ, khái quát hóa rút ra MHBT hiện có tại bệnh viện từ đó xây dựng DMT cần có tại bệnh viện. 3. Đánh giá tổng quan MHBT tại BVQ11 nhằm đáp ứng tốt công tác cung ứng thuốc, quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện.
  • 16. Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. GIỚI THIỆU VỀ BỆNH VIỆN QUẬN 11 VÀ KHOA DƯỢC Vài nét về Bệnh viện Quận 11 BVQ11 là bệnh viện hạng 3 được thành lập từ năm 2007 trực thuộc Ủy ban nhân dân Quận 11, hàng ngày tiếp đón từ 1.000 đến 1.200 người bệnh đến khám chữa bệnh ngoại trú bảo hiểm y tế và khoảng hơn 100 người bệnh khám chữa bệnh dịch vụ (không có thẻ bảo hiểm y tế). Theo Quyết định số 102/2007/QĐ-UBND ngày 26/7/2007 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, BVQ11 được thành lập trên cơ sở tách ra từ Trung tâm y tế Quận 11 trước đây [27]. Hiện tại, bệnh viện có diện tích khuôn viên là 7.374,5 m2 với diện tích đất là 2.332,66 m2 , diện tích sàn xây dựng là 7.200 m2 . BVQ11 là đơn vị sự nghiệp y tế thuộc Uỷ ban nhân dân Quận 11, chịu sự chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ của Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh và sự quản lý toàn diện của Uỷ ban nhân dân Quận 11. Hình 1.1. Cơ cấu tổ chức Bệnh viện Quận 11
  • 17. Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan 5 Tháng 05/2013, được sự phê duyệt của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đầu tư dự án xây dựng mở rộng BVQ11 gồm xây dựng 9 tầng ở khu phía sau 1 hầm, 1 trệt, 7 lầu, đồng thời cải tạo lại khu trước của bệnh viện 1 trệt và 2 lầu, dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng tháng 12/2014. Chức năng nhiệm vụ: cấp cứu – khám bệnh – chữa bệnh; công tác đào tạo cán bộ y tế; nghiên cứu khoa học về y học; công tác chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn – kỹ thuật; phòng bệnh nâng cao sức khỏe; hợp tác quốc tế; quản lý kinh tế. Hiện nay, bệnh viện có quy mô hoạt động khá lớn gồm: 11 khoa lâm sàng, 5 khoa cận lâm sàng trong đó khoa Dược và 10 phòng chức năng, với đội ngũ khoảng 230 nhân viên để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trong khu vực khoảng 1.500 lượt người bệnh/ngày chưa kể bệnh nhân cấp cứu và điều trị nội khoa. Với tình hình bệnh tật đó, có thể thống kê sơ bộ được MHBT tại bệnh viện trong năm 2017 vừa qua. Theo quy định của Bộ Y Tế, đây là bệnh viện tuyến huyện đa khoa hạng 3 do uỷ ban nhân dân quận huyện quyết định. Với hướng phát triển có chiều sâu, bệnh viện từng bước phấn đấu nâng cao uy tín và chất lượng của đơn vị để thi đua với các bệnh viện tuyến bạn. Vài nét về khoa Dược Bệnh viện Quận 11 Thông tư 22/2011/TT/BYT quy định khoa Dược có các bộ phận như nghiệp vụ dược, thống kê, mua sắm, dược lâm sàng [12]. Hệ thống các kho gồm 1 kho chẵn, 3 kho lẻ, 1 nhà thuốc đạt chuẩn thực hành nhà thuốc tốt. Về quản lý sử dụng thuốc, khoa Dược đã thực hiện theo Thông tư 23/2011/TT-BYT về hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế [13]. Về nhân lực, tổng số nhân viên khoa Dược gồm 24 người trong đó có 1 dược sĩ chuyên khoa II, 5 dược sĩ đại học, 4 dược sĩ cao đẳng, 13 dược sĩ trung học và 1 y sĩ. Hệ thống quản lý của khoa Dược đã được phần mềm cung cấp trong tất cả các khâu của quy trình cung ứng, dữ liệu được kiểm soát chặt chẽ trong tất cả các khâu quản
  • 18. Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan 6 lý. Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT trong quản lý các hoạt động liên quan đến dược vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục trong thời gian sắp tới. Một số hoạt động nổi bật của khoa Dược:  Hoạt động nghiên cứu khoa học: từ 2014 – 2017, hằng năm, trưởng khoa - dược sĩ chuyên khoa II Đào Duy Kim Ngà đều báo cáo tại Hội nghị khoa học và trong năm 2018 dự định báo cáo 15 đề tài trong nước và quốc tế. 1. Hội nghị khoa học dược bệnh viện Thành phố Hồ Chí Minh mở rộng toàn quốc năm 2014: Đánh giá hiệu quả của ứng dụng CNTT trong quản lý các hoạt động liên quan đến công tác dược tại BVQ11- DS.CKII. Đào Duy Kim Ngà. 2. Hội nghị khoa học dược bệnh viện Thành phố Hồ Chí Minh mở rộng toàn quốc năm 2015: Ứng dụng CNTT xây dựng DMT theo phác đồ điều trị tại BVQ11- DS.CKII. Đào Duy Kim Ngà. 3. Hội nghị khoa học dược bệnh viện Thành phố Hồ Chí Minh mở rộng toàn quốc năm 2016: Ứng dụng CNTT bước đầu thực hiện các hoạt động liên quan đến dược lâm sàng tại BVQ11- DS.CKII. Đào Duy Kim Ngà. 4. Hội nghị khoa học dược bệnh viện Thành phố Hồ Chí Minh mở rộng toàn quốc năm 2017: Ứng dụng CNTT trong phân tích sử dụng thuốc theo liều xác định trong ngày (DDD) tại BVQ11- DS.CKII. Đào Duy Kim Ngà.  Hoạt động đào tạo: Khoa Dược BVQ11 là cơ sở thực hành dược của các trường đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, trường đại học Nguyễn Tất Thành, trường trung cấp Dược Quang Trung, trường trung cấp Dược Phương Nam. Trong năm 2018, sẽ mở rộng liên kết đào tạo thực tập dược lâm sàng với các trường đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, trường đại học Hồng Bàng. Hàng năm tại đây, hướng dẫn khoảng 2.000 dược sĩ trung học, dược sĩ cao đẳng, dược sĩ đại học từ các trường kể trên và là nơi hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học đại học, sau đại học của các sinh viên, học viên.  Hoạt động dược lâm sàng:  Thực hiện thông tin thuốc, triển khai theo dõi, quan sát, báo cáo tác dụng không mong muốn của thuốc và công tác cảnh giác dược
  • 19. Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan 7  Tư vấn sử dụng thuốc cho nhân viên y tế và người bệnh.  Tham gia theo dõi, kiểm tra, giám sát việc kê đơn thuốc nội ngoại trú tại bệnh viện.  Thiết kế các flashcard về các cặp tương tác thuốc và soạn thảo bảng tra tương kỵ- tương hợp thuốc tiêm dành cho việc tra cứu nhanh tại các khoa tại bệnh viện.  Thiết kế các công cụ phân tích sử dụng thuốc và công cụ hỗ trợ công tác nghiệp vụ và dược lâm sàng, như công cụ phân tích ABC-VEN, phần mềm xây dựng DMT theo phác đồ điều trị, công cụ phân tích ADR, công cụ phân tích ME, công cụ phân tích DDD. Hình 1.2. Triển khai hoạt động dược lâm sàng tại khoa Dược
  • 20. Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan 8 Hình 1.3. Công cụ phân tích ABC/VEN Hình 1.4. Công cụ xây dựng danh mục thuốc theo phác đồ điều trị
  • 21. Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan 9  Định hướng phát triển khoa Dược Cập nhật thường xuyên các kiến thức y dược học mới, xây dựng hoàn thiện và triển khai thực hiện các quy trình chuẩn cho các hoạt động chuyên môn phù hợp với điều kiện thực tế và định hướng của bệnh viện. Thường xuyên tổ chức, tập huấn, đào tạo, thông tin đến cán bộ y tế trong và ngoài bệnh viện về hiệu quả và độ an toàn khi sử dụng thuốc. Đào tạo thường xuyên cho nhân viên trong khoa về kiến thức y dược học, sử dụng thành thạo tiếng anh, CNTT cũng như các công tác chuyên môn nhằm nâng cao trình độ, tăng tính chuyên nghiệp trong công việc. Tham gia nghiên cứu khoa học các đề tài trong và ngoài nước, tiến hành nghiên cứu phân tích, đánh giá sử dụng thuốc, hoặc đánh giá chi phí – điều trị của người bệnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc, giảm chi phí dùng thuốc của bệnh viện. Tham gia báo cáo, đăng poster, đăng tạp chí các đề tài nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước. Liên kết chặt chẽ với các trường dược trong và ngoài nước nhằm đẩy mạnh quan hệ quốc tế trong việc đào tạo và nghiên cứu khoa học mang tính ứng dụng cao. Thiết kế các công cụ phân tích hỗ trợ chuyên môn, nghiệp vụ nhằm tiết kiệm thời gian và nhân lực. Định hướng triển khai công tác dược lâm sàng đi vào hoạt động có chiều sâu và rộng khắp cả toàn bệnh viện. Nâng cao hoạt động dược bệnh viện lên tầm cao mới mang tính chất lượng và hiệu quả. Tham gia học hỏi và chia sẻ các hoạt động dược bệnh viện với các bệnh viện trong và ngoài nước.
  • 22. Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan 10 KHOA DƯỢC TỔ DƯỢC LÂM SÀNG TỔ KHO TỔ NGHIỆP VỤ TỔ CẤP PHÁT Hình 1.6. Cơ cấu tổ chức khoa Dược Hình 1.5. Sơ đồ tổ chức khoa Dược năm 2017
  • 23. Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan 11 1.1.2.1. Vị trí của khoa Dược Khoa Dược bệnh viện nằm trong khối cận lâm sàng và là nơi thực thi chính sách quốc gia về thuốc; thuộc sự quản lý, điều hành của giám đốc bệnh viện. Trong bệnh viện, khoa Dược là một tổ chức cao nhất đảm nhận mọi công việc về dược, tham mưu cho giám đốc bệnh viện về hoạt động cung ứng thuốc nhằm góp phần nâng cao hiệu quả và đảm bảo an toàn trong khám chữa bệnh, nhất là trong sử dụng thuốc [12]. 1.1.2.2. Chức năng của khoa Dược Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc bệnh viện. Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý [12]. 1.1.2.3. Nhiệm vụ của khoa Dược [12] Lập kế hoạch, cung ứng thuốc đảm bảo đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và các yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa). Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu. Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của HĐT&ĐT. Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”. Tổ chức pha chế thuốc, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc đông y, sản xuất thuốc từ dược liệu sử dụng trong bệnh viện. Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc. Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa trong bệnh viện.
  • 24. Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan 12 Nghiên cứu khoa học và đào tạo, là cơ sở thực hành của các trường đại học, cao đẳng và trung học về dược. Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình hình đề kháng kháng sinh trong bệnh viện. Tham gia chỉ đạo tuyến. Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu. Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc. Quản lý hoạt động của nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định. Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo cáo về vật tư y tế tiêu hao (bông, băng, cồn, gạc) khí y tế đối với các cơ sở y tế chưa có phòng Vật tư - Trang thiết bị y tế và được người đứng đầu các cơ sở đó giao nhiệm vụ. 1.2. TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH BỆNH TẬT Khái niệm mô hình bệnh tật Là cơ cấu phần trăm các nhóm bệnh tật, các bệnh và tử vong của các bệnh của một cộng đồng trong một giai đoạn. Từ MHBT người ta có thể xác định được các nhóm bệnh phổ biến nhất, các nhóm bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất để có cơ sở xây dựng kế hoạch phòng chống bệnh tật trước mắt và lâu dài cho cộng đồng đó [17]. Vai trò của MHBT trong xây dựng kế hoạch y tế và quản lý bệnh viện: Trong hoạch định chính sách y tế thường quan tâm tập trung đến các vấn đề sức khỏe chính của cộng đồng dựa vào gánh nặng bệnh tật, tử vong theo cách tính DALY (Disability Adjusted Life Years) dựa vào tỷ lệ mới mắc, tử vong của một bệnh trong cộng đồng. Trong bệnh viện để thực hiện tốt công tác khám bệnh, chẩn đoán, kê đơn, điều trị và chăm sóc người bệnh với chất lượng cao nhất là dựa trên mọi nguồn lực của bệnh viện đó. Do vậy xây dựng kế hoạch và quản lý bệnh viện căn cứ vào MHBT phục vụ cho cộng đồng là quan trọng nhất [17].
  • 25. Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan 13 Phân loại mô hình bệnh tật Thường có 03 mô hình chính [17]:  MHBT ở các nước chậm phát triển: Đa số là bệnh nhiễm trùng chiếm tỷ lệ cao nhất.  MHBT ở các nước đang phát triển: Bệnh không nhiễm trùng và bệnh mạn tính là chủ yếu chiếm tỷ lệ cao.  MHBT ở các nước phát triển: Phần lớn là bệnh tim mạch, đái tháo đường và bệnh lý người già đang có chiều hướng gia tăng hiện nay. Sơ lược mô hình bệnh tật tại Việt Nam Theo thống kê về bệnh tật của Bộ Y tế thì MHBT hiện nay đã hoàn hoàn thay đổi và có chiều hướng gia tăng chiếm 62% các bệnh lây nhiễm do siêu vi trùng, còn bệnh do vi trùng gây nên chiếm tỷ lệ thấp khoảng 27% [17]. Hiện nay, MHBT ở nước ta đan xen giữa bệnh nhiễm trùng và bệnh không nhiễm trùng, bệnh cấp tính và bệnh mạn tính, trong đó xu hướng bệnh không nhiễm trùng và bệnh mạn tính chiếm tỷ lệ ngày càng cao. Một trong những nguyên nhân của sự biến đổi là xu thế xã hội phát triển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa nên đa số công việc được xử lý trên máy tính, trên điện thoại thông minh tạo ra nhiều áp lực trong công việc gây căng thẳng stress, ảnh hưởng của nhiều hóa chất độc hại,…. Theo thống kê của WHO, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam tăng nhiều, mức sống của người dân càng cao thì các bệnh tim mạch, đái tháo đường, bệnh tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, thoái hóa khớp cũng gia tăng theo [17]. Các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình bệnh tật MHBT của bệnh viện phụ thuộc vào tình trạng bệnh của người bệnh đến khám và điều trị tại bệnh viện. Do vậy MHBT chịu tác động bởi các yếu tố:
  • 26. Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan 14  Yếu tố về người bệnh: tuổi, giới tính, dân tộc, gia đình, nghề nghiệp, văn hóa,… Yếu tố này phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, xã hội của khu vực.  Môi trường sống: môi trường tự nhiên (khí hậu, ô nhiễm môi trường, nguồn nước sinh hoạt,…) và môi trường xã hội (nơi học tập, làm việc,…) là những yếu tố bên ngoài cơ thể mà con người khó kiểm soát hay thậm chí không kiểm soát được, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe con người và góp phần hình thành nên MHBT trong khu vực. Trong đó chế độ dinh dưỡng và lối sống chiếm vai trò quyết định đến sức khỏe mỗi người, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi vấn đề thực phẩm bẩn cũng như ý thức bảo vệ sức khỏe của người dân vẫn đang còn thấp ở các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam hiện nay nói riêng. Chế độ dinh dưỡng hợp lý, an toàn, thói quen sinh hoạt điều độ, vận động phù hợp giúp cơ thể hoạt động tốt, tăng sức đề kháng chống lại nguy cơ bệnh tật, hạn chế và đẩy lùi các bệnh nguy hiểm trong xã hội. Hiện nay, có rất nhiều bệnh được xác định có nguyên nhân chủ yếu do ăn uống, lối sống, tính chất công việc như béo phì, tiểu đường, tim mạch, ung thư,…đã và đang xảy ra ở các nước đang phát triển trong thời kỳ đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.  Yếu tố tổ chức y tế: số lượng, chất lượng, nguồn lực, cách tổ chức của ngành y tế trong việc cung ứng những dịch vụ chăm sóc sức khỏe bao gồm các cơ sở y tế, dịch vụ khám chữa bệnh, dược phẩm, dịch vụ y tế công cộng và sức khỏe cộng đồng,…đóng vai trò vô cùng quan trọng, quyết định sức khỏe và tính mạng của người bệnh, làm giảm bớt gánh nặng bệnh tật trong cộng đồng, góp phần trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Cơ sở pháp lý về nghiên cứu mô hình bệnh tật Thông tư số 31/2012/TT-BYT ngày 20/12/2012 về hướng dẫn hoạt động dược lâm sàng trong bệnh viện trong đó dược sĩ lâm sàng phải có nhiệm vụ tham gia phân tích, đánh giá tình hình sử dụng thuốc (cụ thể ở BVQ11 là thực hiện thông qua công cụ phân tích sử dụng thuốc) [14].
  • 27. Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan 15 Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 08/08/2013 quy định về tổ chức và hoạt động của HĐT&ĐT trong bệnh viện hướng dẫn các phương pháp phân tích được áp dụng để phát hiện các vấn đề về sử dụng thuốc: Hội đồng cần áp dụng ít nhất một trong các phương pháp sau để phân tích việc sử dụng thuốc tại đơn vị: phân tích ABC, phân tích nhóm điều trị, phân tích VEN, phân tích theo liều xác định trong ngày – DDD, giám sát các chỉ số sử dụng thuốc trong đó có phương pháp phân tích DDD được BVQ11 áp dụng để phân tích MHBT [11]. Thông tư số 19/2013/TT-BYT ngày 12/07/2013 hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện trong đó có việc quy định xây dựng chỉ số chất lượng, cơ sở dữ liệu và đo lường chất lượng bệnh viện bằng việc ứng dụng CNTT để xây dựng cơ sở dữ liệu, phân tích, xử lý thông tin liên quan đến quản lý chất lượng bệnh viện [10]. Quyết định số 5573 /QĐ-BYT ngày 29/12/2006 của Bộ Y tế về tiêu chí phần mềm quản lý bệnh viện có một số danh mục sử dụng trong phần mềm tin học quản lý bệnh viện như mã hoạt chất thuốc theo hệ thống phân loại về thuốc và hoạt chất của WHO như ATC, mã quản lý bệnh tật theo WHO như ICD10,…[9]. Thông tư 54/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 về ban hành bộ tiêu chí ứng dụng CNTT tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong đó có quy định các tiêu chí về phần mềm sử dụng tại bệnh viện nói chung và khoa Dược BVQ11 áp dụng các tiêu chí đó để xây dựng và chuẩn hóa các phần mềm phân tích tình hình sử dụng thuốc như DDD, ATC, ABC-VEN,…[15]. 1.3. TỔNG QUAN VỀ MÃ DDD Khái niệm về DDD DDD là viết tắt của Defined Daily Dose là liều trung bình duy trì giả định mỗi ngày cho một thuốc với chỉ định chính dành cho người lớn. Đây là phương pháp được thừa nhận rộng rãi nhất, được thông qua bởi WHO từ những năm 1970 [37].
  • 28. Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan 16 Phương pháp DDD được nghiên cứu về việc sử dụng thuốc giữa các quốc gia khác nhau, đồng thời cũng là một công cụ thuận lợi để so sánh lượng tiêu thụ thuốc giữa các khoảng thời gian khác nhau hoặc giữa các đơn vị, vùng miền khác nhau. Ngoài ra, còn giúp chuyển đổi chuẩn hóa các số liệu về số lượng sản phẩm hiện có như hộp, viên, ống tiêm, chai thành ước lượng thô về thuốc được dùng trong điều trị ví dụ số liều dùng hằng ngày. Liều DDD thường dựa trên liều của từng phác đồ điều trị, thường dùng trong điều trị nhiều hơn là trong dự phòng. Nếu một thuốc được dùng với nhiều chỉ định khác nhau, DDD có thể được tính cho mỗi chỉ định. Tính DDD chỉ dành được cho những thuốc đã có mã ATC và được định kỳ đánh giá lại. Ưu điểm phương pháp DDD  Phương pháp DDD giúp chuyển đổi các thành phẩm thuốc dạng liều, gói ra một đơn vị tính toán chung (tính toán dựa trên giá cả kích thước gói/sản phẩm).  Tính chính xác liều cao và giúp đánh giá hiệu quả của thời gian tiến hành can thiệp.  Dễ đánh giá, chi phí thấp và ít tốn thời gian.  Là giá trị ít thay đổi. Ví dụ: Một ngày điều trị nhận xấp xỉ theo cân nặng từng thuốc: 0,24 g Gentamycin = 4 g Cefotaxim = 14 g Piperacillin/Tazobactam. Nhược điểm phương pháp DDD  Chỉ áp dụng cho những thuốc có mã ATC.  Không tương thích với liều sử dụng trên lâm sàng (liều của đối tượng nghiên cứu theo tuổi, cân nặng và dược động học).  Không cho phép loại suy số bệnh nhân phơi nhiễm và cho trẻ em, trẻ sơ sinh.  Một số thuốc không dùng DDD để theo dõi như: dịch truyền, vaccine, thuốc chống ung thư, thuốc chống dị ứng, thuốc tê, thuốc mê, thuốc dùng ngoài, thuốc cản quang.
  • 29. Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan 17 Cách tính liều DDD [11] Bảng 1.1. Cách tính liều DDD STT Các bước Ví dụ 1 Xác định tổng số thuốc được sử dụng hoặc được mua trong chu kỳ phân tích theo đơn vị số lượng tối thiểu (viên, viên nang, ống tiêm) và hàm lượng (mg, g, IU) Số lượng methyldopa được sử dụng hằng năm tại một bệnh viện tuyến tỉnh và các phòng mạch lân cận cho một vùng dân cư 2 triệu người là: 25.000 viên methyldopa 250mg và 3.000 viên methyldopa 500mg 2 Tính tổng lượng thuốc được tiêu thụ trong một năm theo đơn vị mg/ g/ UI bằng cách lấy số lượng (viên, viên nang, ống tiêm) nhân với hàm lượng Tổng lượng tiêu thụ hằng năm của methyldopa = (25.000 x 250mg) + (3.000 x 500mg) = 7.750.000 mg (7.750g) 3 Chia tổng lượng đã tính cho DDD của thuốc Liều xác định trong ngày (DDD) của methyldopa = 1g Như vậy, số DDD methyldopa tiêu thụ = 7.750g : 1g = 7.750 DDD 4 Chia tổng lượng đã tính cho số lượng người bệnh (nếu xác định được) hoặc số dân nếu có Lượng tiêu thụ hàng năm của methyldopa = 7.750 DDD: 2.000.000 dân một năm = 3,875 DDD cho 1.000 dân một năm
  • 30. Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan 18 Công thức tính DDD Phân tích DDD/1000 người/ngày (cho 1 nhóm đối tượng dân số) [37] DDD 1000 người ⁄ ngày ⁄ = Tổng lượng sử dụng x 1000 DDD chuẩn x Số bệnh nhân x khoảng thời gian khảo sát Phân tích DDD/100 giường/ngày (cho một khu vực khảo sát) [37] DDD/100 giường/ngày = Tổng lượng sử dụng x 100 DDD chuẩn x Số giường bệnh TB x khoảng thời gian khảo sát Các kết quả DDD Số lượng thuốc sử dụng đối với 90% đơn thuốc – DU 90%: DU 90% là số lượng thuốc sử dụng đối với 90% đơn thuốc, đây là một phương pháp không tốn kém, linh hoạt và đơn giản để đánh giá chất lượng của thuốc quy định trong chăm sóc sức khỏe định kỳ. Hay nói cách khác là đánh giá chất lượng chung của việc kê đơn thuốc [37]. Số lượng sản phẩm trong phân khúc DU 90% và tuân thủ các hướng dẫn theo đơn có thể là chỉ số chất lượng nói chung. Điều này có nghĩa là số lượng thuốc sử dụng chiếm 90% tổng số lượng sử dụng có thể bổ sung làm chỉ số về chất lượng kê đơn [37]. So sánh lượng tiêu thụ và chi phí theo nhóm thuốc Trong từng nhóm thuốc so sánh chi phí cho một liệu trình điều trị của từng thuốc Trong từng nhóm thuốc so sánh số liệu trình điều trị của từng thuốc. Từ các so sánh chi phí của từng thuốc trong nhóm rút ra nhận xét thuốc có chi phí thấp mà hiệu quả để tham mưu cho HĐT&ĐT. Có thể cân nhắc việc chuyển đổi liệu trình điều trị phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí điều trị cho người bệnh.
  • 31. Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan 19 DDD/1000 người/ngày (áp dụng cho 1 nhóm đối tượng dân số) Là dữ liệu về việc buôn bán hoặc kê đơn dựa trên số DDD/1000 dân cư mỗi ngày có thể cung cấp một cái nhìn ước tính về tỉ lệ dân số nghiên cứu được điều trị mỗi ngày với một thuốc hoặc một nhóm thuốc [37]. Ví dụ: 10 DDD/1000 dân nghĩa là trong một nhóm đại diện dân số là 1000 dân thì có 10 DDD của thuốc (10/1000 = 1%), tức là 1% dân số được nhận liều thuốc này mỗi ngày trong năm đó. Chỉ số này rất hữu ích đối với những loại thuốc điều trị bệnh mạn tính và khi có sự tương đồng giữa liều DDD với liều dùng hàng ngày được kê đơn PDD. Inhabitant-days (per 1000 inh-day): tính lượng tiêu thụ kháng sinh tại trung tâm chăm sóc sức khỏe ban đầu không áp dụng tính lượng tiêu thụ kháng sinh ở bệnh viện [37]. Ví dụ: 5 DDD/dân/năm, chỉ lượng thuốc được tính toán điều trị cho mỗi người với 5 ngày suốt một năm. DDD/100 giường/ngày (áp dụng cho một khu vực khảo sát) Dùng đánh giá tình hình sử dụng thuốc cho nhóm bệnh nhân nội trú. Một ngày trên một giường được hiểu là người đó bị giới hạn hoạt động tại giường và trải qua đêm tại bệnh viện. Những trường hợp bệnh nhân làm thủ tục và phẫu thuật buổi sáng, sau đó cho xuất viện buổi chiều đôi khi được đưa vào một ngày hoặc loại trừ [37]. Ví dụ: 70 DDD/100giường/ngày thì ước khoảng 70% bệnh nhân nội trú được dùng một liều DDD chuẩn giả định mỗi ngày. Là ngày nằm viện thường áp dụng để tính lượng tiêu thụ kháng sinh tại bệnh viện. Giả thuyết: ngày nhập + ngày xuất = 1 ngày và thực hành: chỉ số ngày giường. Xấp xỉ khi tính toán: số giường x cơ số ngày giường x số ngày (thời gian khảo sát). Các báo cáo phân tích DDD Báo cáo phân tích DDD theo DU 90% So sánh lượng tiêu thụ và chi phí theo nhóm thuốc
  • 32. Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan 20 Báo cáo phân tích DDD/1000 người/ngày Báo cáo phân tích DDD/100 giường/ngày Báo cáo phân tích tổng liều xác định/100 giường/ngày giữa các nhóm thuốc. Cách tìm DDD chuẩn Truy cập trang web http://www.whocc.no/atc_ddd_index/ Nhập mã ATC hoặc tên thuốc cần tìm DDD, sau đó nhấn nút Search. Chọn DDD chuẩn theo đường dùng và chỉ định mong muốn. Một số nghiên cứu liên quan đến liều DDD tại Việt Nam và các nước trên thế giới Nghiên cứu tại Việt Nam Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ Đại học “Nghiên cứu đánh giá sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện Việt Đức giai đoạn 2009 - 2011” năm 2012 của tác giả Nguyễn Thị Hiền Lương: nghiên cứu đã tiến hành khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh giai đoạn 2009 - 2011, dựa trên liều DDD/100 ngày nằm viện sau đó lựa chọn nhóm kháng sinh được sử dụng nhiều nhất để đánh giá tính phù hợp của việc sử dụng thuốc tại bệnh viện [22]. Nghiên cứu tại các nước trên thế giới 1. Áp dụng phương pháp ATC/DDD để đánh giá việc sử dụng kháng sinh tại một bệnh viện đa khoa ở Thổ Nhĩ Kỳ [31]. Kết quả là việc sử dụng hệ thống ATC/DDD tại các bệnh viện sẽ cung cấp dữ liệu quốc tế có giá trị trong việc đánh giá sử dụng kháng sinh. Nhờ đó các chuyên gia trong lĩnh vực sử dụng thuốc kháng sinh tại các bệnh viện sẽ sử dụng kháng sinh hiệu quả hơn trong các bệnh truyền nhiễm đồng thời hướng dẫn sử dụng kháng sinh cụ thể đối với mỗi bệnh viện và việc sử dụng kháng sinh hiệu quả hơn trong những phòng thí nghiệm vi sinh có thể mang lại lợi ích để giải quyết các vấn đề tồn tại về việc sử dụng kháng sinh.
  • 33. Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan 21 2. Tình hình tiêu thụ kháng sinh ở bệnh viện dựa vào liều xác dịnh trong ngày DDD/100 giường/ngày [35]. Kháng sinh dùng đường tĩnh mạch thường chiếm khoảng 70% trong tổng số sử dụng. Với việc sử dụng nhiều hơn, tỷ lệ giữa kháng sinh đường uống và đường tiêm dự kiến sẽ chênh lệch nhiều hơn. Việc sử dụng cao ở Nhật Bản có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêu thụ kháng sinh đường tĩnh mạch so với đường uống. Loại bệnh viện cũng đóng một vai trò quan trọng trong tổng lượng sử dụng kháng sinh. Để giải thích và chuẩn hóa dữ liệu tiêu thụ kháng sinh tại các bệnh viện dựa trên DDD/100 giường/ngày một cách chính xác cần nhiều yếu tố nên được đưa vào khảo sát. 3. WHO định nghĩa liều xác định hàng ngày so với liều ở bệnh viện - điều chỉnh liều xác định hàng ngày: tác động kết quả giám sát sử dụng kháng sinh [34] Nghiên cứu cho thấy rằng việc điều chỉnh liều DDD WHO để thích hợp cho người bệnh ở bệnh viện dẫn đến những thay đổi đáng kể trong các phép đo tổng sử dụng kháng sinh. Nói chung việc sử dụng DDD WHO ngụ ý đánh giá việc sử dụng thuốc kháng sinh trong bệnh viện. Đặc biệt là DDD WHO cho penicillin được thiết lập quá thấp nghĩa là việc sử dụng thực tế chỉ là một nửa của số lượng báo cáo trên cơ sở định nghĩa liều của WHO. Ngược lại đối với kháng sinh phổ rộng… chủ yếu được quản lý điều chỉnh vừa phải là việc làm cần thiết để bệnh viện sử dụng (bệnh viện điều chỉnh liều dựa trên liều DDD WHO). 4. Tình hình tiêu thụ kháng sinh trong 3 năm tại các trung tâm y tế cộng đồng ở Indonesia: áp dụng phương pháp ATC/DDD và DU90% để giám sát sử dụng kháng sinh [32]. Việc sử dụng nhiều các loại thuốc kháng sinh được mô tả trong nghiên cứu này có thể được sử dụng như tài liệu tham khảo để xây dựng một chương trình quản lý kháng sinh và nâng cao nhận thức về phản ứng có hại của thuốc và tương tác thuốc của thuốc kháng sinh đặc biệt là thuốc kháng sinh có trong phân khúc sử dụng cao. Amoxicillin, sulfamethoxazole và trimethoprim là những kháng sinh được sử dụng nhiều ở trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng Bandung phải được xem xét lại bởi các bác sĩ.
  • 34. Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan 22 DDD tiêu thụ cho từng nhóm thuốc Tổng quan mô hình bệnh tật. Dự trù danh mục thuốc và tính toán chi phí. Việc sử dụng kháng sinh nên được theo dõi chặt chẽ đối với bất kỳ sự phát triển nào đề kháng thuốc, hiệu quả thấp hoặc giảm sút của thuốc. 5. Liều tương đương cho thuốc chống loạn thần: phương pháp DDD [36]. Những lợi thế chính của DDDs là nó có sẵn cho hầu hết các loại thuốc chống loạn thần và nó đang được chấp nhận là đơn vị đo lường quốc tế dựa trên ý kiến của nhiều nguồn khác nhau. Những khó khăn chính là nó không được phát triển như là các liều tương đương và nó khó có thể thay đổi khi đã được thiết lập. Những hạn chế này cho cả nghiên cứu thực hành lâm sàng. Do đó DDDs chỉ nên được sử dụng như một biện pháp liều tương đương nếu các dữ liệu khác không có sẵn. 00 Hình 1.3. Các kết quả phân tích DDD và ý nghĩa của từng kết quả DDD PHÂN TÍCH SO SÁNH Lượng thuốc cho mỗi người dân nhận trong mỗi ngày Lượng thuốc cho mỗi người bệnh trong bệnh viện nhận mỗi ngày DU90% Mối liên hệ giữa chi phí và thuốc sử dụng Chuyển đổi liệu trình điều trị. 90% thuốc sử dụng tại bệnh viện Đánh giá chất lượng kê đơn
  • 35. Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan 23 Ý nghĩa của phân tích DDD [37] DDD có tác dụng theo dõi, giám sát, đánh giá thô tình hình tiêu thụ và sử thuốc, không phải là bức tranh thực về dùng thuốc. DDD giúp so sánh, sử dụng thuốc không bị phụ thuộc vào giá cả và cách pha chế thuốc. Giá trị của DDD quan trọng trong việc đánh giá các vụ kiện về kê đơn.  DU 90%  DDD/1000 người/ngày  DDD/100 giường/ngày  DU 90%  DDD/1000 người/ngày  So sánh giữa các nhóm thuốc  Các thuốc kháng sinh trong cùng một nhóm  Giữa kháng sinh và đái tháo đường, kháng sinh và tim mạch, đái tháo đường và tim mạch  So sánh giữa các bệnh viện  Chi phí  Hiệu quả  Thuốc sử dụng  So sánh chi phí và hiệu quả  So sánh các nhóm thuốc  So sánh chi phí và hiệu quả  So sánh các nhóm thuốc  Tương quan sử dụng thuốc  Thời điểm nghiên cứu  Trước/sau khi can thiệp dược Nội trú Ngoại trú Nhóm thuốc Bệnh viện Hình 1.4. Tổng quan 7 kiểu nghiên cứu về DDD
  • 36. Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan 24 1.4. TỔNG QUAN VỀ MÃ ATC Khái niệm mã ATC Mã ATC là viết tắt của Anatomical - Therapeutic - Chemical Code là hệ thống phân loại thuốc theo Giải phẫu - Điều trị - Hóa học được dùng để phân loại thuốc. Hệ thống phân loại này được kiểm soát bởi Trung tâm hợp tác về phương pháp thống kê thuốc của WHO và được công bố lần đầu năm 1976 [37]. Thuốc được phân loại theo các nhóm khác nhau dựa trên các đặc trưng: o Tổ chức cơ thể hoặc hệ thống cơ quan trong đó thuốc có tác dụng o Đặc tính điều trị của thuốc o Nhóm công thức hoá học của thuốc Thuốc được chia thành tất cả là 14 nhóm và theo 5 mức độ. Mã ATC của một thuốc mang tính định hướng về tính điều trị của thuốc, giúp cho nhân viên y tế dễ dàng sử dụng thuốc trong điều trị đảm bảo hiệu lực của thuốc và tránh nhầm lẫn [37]. Nguyên tắc phân loại thuốc theo mã ATC Nguyên tắc phân loại đơn chất Dựa trên tác dụng điều trị chính của hoạt chất (bao gồm hỗn hợp các đồng phân lập thể), trên nguyên tắc cơ bản là mỗi công thức thuốc chỉ có một mã ATC. Các chế phẩm thuốc mà ngoài hoạt chất còn có những chất bổ trợ khác được thêm vào cũng được coi là những chế phẩm đơn giản [37]. Một thuốc có thể có nhiều mã ATC nếu thuốc đó có nhiều chỉ định điều trị khác nhau, có các nồng độ, các công thức điều chế với những tác dụng điều trị khác nhau rõ. Ví dụ: Prednisolon có mã C (tim mạch), D (ngoài da), R (hệ hô hấp), S (giác quan). Một thuốc phối hợp với một thuốc khác cũng có mã riêng. Ví dụ Prednisolon kết hợp với kháng sinh để dùng ngoài da thì cũng có mã khác.
  • 37. Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan 25 Nguyên tắc phân loại dạng thuốc phối hợp Các dạng phối hợp chứa hai hay nhiều hoạt chất cùng mức phân loại thứ tự thường có mã 20 hay 30 trong mức phân loại thứ 5. Các dạng thuốc phối hợp chứa hai hay nhiều hoạt chất không cùng mức phân loại thứ tự có các mã từ 50 trở đi. Các dạng phối hợp có chứa thuốc hướng tâm thần mà không được phân loại theo mã N05 - psycholeptics (thuốc tâm thần) hay N06 - psycholeptics (thuốc hướng thần) được phân loại theo mức thứ 5 có mã từ 70 trở lên. Bảng 1.2. Phân loại nhóm thuốc theo ATC STT Nhóm Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt 1 A Alimentary tract & metabolism Bộ máy tiêu hóa và chuyển hóa 2 B Blood & blood forming organs Máu và các cơ quan tạo máu 3 C Cardiovascular system Hệ tim mạch 4 D Dermatologicals Da liễu 5 G Genito urinary system % sex hormones Hệ niệu- sinh dục và hormone sinh dục 6 H Systemic hormonal Preparations Các chế phẩm nội tiết tác dụng toàn thân (trừ hormone sinh dục) 7 J Antiinfectives for systemic use Các chất kháng khuẩn cho sử dụng toàn thân 8 L Antineoplastic & immunomodulating agents Các chất chống tân tạo và điều biến hệ miễn dịch. 9 M Musculo- sketal system Hệ xương cơ 10 N Nervous system Hệ thần kinh 11 P Antiparasitic products Các sản phẩm diệt ký sinh trùng 12 R Respiratory system Hệ hô hấp 13 S Sensory organs Cơ quan thụ cảm 14 V Various Các nhóm khác
  • 38. Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan 26 Cách phân tích nhóm điều trị Tiến hành 3 bước đầu tiên của phân tích ABC để thiết lập danh mục thuốc bao gồm cả số lượng và giá trị.  Sắp xếp nhóm điều trị cho từng thuốc theo DMT thiết yếu của WHO hoặc theo các tài liệu tham khảo khác như hệ thống phân loại dược lý - điều trị của hiệp hội dược thư bệnh viện của Mỹ hoặc hệ thống phân loại giải phẫu - điều trị - hóa học (ATC) của WHO  Sắp xếp lại DMT theo nhóm điều trị và tổng hợp giá trị % của mỗi thuốc cho mỗi nhóm điều trị để xác định nhóm điều trị nào chiếm chi phí lớn nhất. Bảng 1.3. Phân loại nhóm thuốc theo 5 mức độ Mã ATC giúp cho bác sĩ, dược sĩ trước khi chỉ định hoặc phân phối thuốc hiểu một cách tổng quát tác dụng của thuốc tác động vào hệ thống cơ quan trong cơ thể, tác dụng điều trị và nhóm công thức hóa học của thuốc để định hướng việc sử dụng thuốc trong điều trị cho người bệnh, tăng cường hiệu quả và tránh nhầm lẫn. Phân loại mã ATC theo 5 nhóm kí hiệu (5 mức độ): [37] Nhóm ký tự đầu tiên: chỉ nhóm giải phẫu, ký hiệu bằng 1 chữ cái chỉ cơ quan trong cơ thể mà thuốc sẽ tác dụng tới, vì vậy gọi là mã giải phẫu. Có 14 nhóm ký hiệu giải phẫu được được ký hiệu bằng 14 chữ cái tiếng Anh. Nhóm ký tự thứ hai: chỉ nhóm điều trị chủ yếu, ký hiệu bằng 2 số. Là một nhóm hai chữ số bắt đầu từ số 01 nhằm để chỉ chi tiết hơn về giải phẫu và định hướng một phần về điều trị. Mức Phân nhóm theo 1 Đặc điểm giải phẫu 2 Tác dụng điều trị 3 Tác dụng dược lý 4 Hóa học / tác dụng điều trị / dược lý 5 Các chất hóa học
  • 39. Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan 27 Nhóm ký tự thứ ba: chỉ nhóm điều trị cụ thể hơn, ký hiệu bằng 1 chữ cái, bắt đầu bằng chữ A, phân nhóm tác dụng điều trị-dược lý của thuốc. Nhóm ký tự thứ tư: chỉ nhóm hoá học và điều trị ký hiệu bằng 1 chữ cái. Là một chữ cái bắt đầu từ A, phân nhóm tác dụng điều trị-dược lý-hoá học của thuốc. Nhóm ký tự thứ năm: chỉ nhóm hoá học của thuốc ký hiệu bằng 2 số. Là nhóm gồm hai chữ số bắt đầu từ 01, nhằm chỉ tên thuốc cụ thể. Ví dụ về mã ATC Mã ATC của Paracetamol: N02BE01 Trong đó: N là thuốc tác động lên hệ thần kinh. 02 là thuốc thuộc nhóm giảm đau hạ nhiệt. B là thuốc thuộc nhóm giảm đau hạ nhiệt, không thuộc nhóm thuốc phiện. E là thuốc thuộc nhóm có công thức hoá học nhóm Anilid. 01 là thuốc có tên Paracetamol. 1.5. SƠ LƯỢC VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT SỬ DỤNG THUỐC TRONG BỆNH VIỆN Giám sát và quản lý kê đơn thuốc Kê đơn và chỉ định sử dụng thuốc là bước khởi đầu của quá trình sử dụng thuốc và có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị. Việc kê đơn thuốc phải dựa trên triệu chứng lâm sàng, khả năng chi trả của người bệnh và tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật, quy định của Bộ Y tế về kê đơn thuốc. Hiện nay, trong các bệnh viện vẫn còn tồn tại nhiều sai sót trong kê đơn thuốc. Nghiên cứu sai sót trong kê đơn được hiểu đầy đủ là sai sót xảy ra do quyết định kê đơn hoặc là tiến trình kê đơn dẫn đến có kết quả không mong đợi như giảm khả năng điều trị đúng lúc và hiệu quả, gia tăng nguy cơ có hại so với thực hành nói chung [24]. Nguyên nhân của những sai sót này có thể do năng lực, trình độ chuyên môn của bác sĩ và dược sĩ duyệt đơn hay do thiếu ý thức trách nhiệm,…Vì vậy, muốn quản lý việc kê đơn, chỉ định sử dụng thuốc an toàn hợp
  • 40. Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan 28 lý, hiệu quả và tiết kiệm thì các bệnh viện cần quản lý chặt chẽ việc kê đơn và chỉ định dùng thuốc, cụ thể yêu cầu bác sĩ phải thực hiện đúng các quy định của bệnh viện và của nhà nước trong kê đơn; đặc biệt là sự tham mưu của HĐT&ĐT trong giám sát kê đơn theo Công văn số 3483/YT-ĐTr ngày 16/4/2004 với các nội dung sau: kê đơn trong DMT đã được bệnh viện xây dựng, thực hiện tốt theo quy chế kê đơn, quy trình kê đơn và sử dụng thuốc, kê đơn theo phác đồ điều trị, kết hợp nhiều biện pháp như: bình đơn thuốc, sinh hoạt về thông tin thuốc và tập huấn kiến thức sử dụng thuốc cho bác sĩ, dược sĩ theo định kỳ trong bệnh viện [16], [21]. Để đánh giá chất lượng kê đơn, người ta sử dụng chỉ số sai sót kê đơn. Trong y khoa, sai sót kê đơn là một vấn đề liên quan đến ba khía cạnh: biến cố có hại của thuốc (ADE); phản ứng có hại của thuốc (ADR); sai sót y khoa (ME). Trong đó ADE được định nghĩa bao gồm tổn hại do thuốc (ADR và quá liều) và tổn hại do việc sử dụng thuốc gây nên (giảm liều và điều trị không liên tục). Sai sót trị liệu là những rủi ro xảy ra trong quá trình kê đơn, sao chép, cấp phát, dùng thuốc hay theo dõi dùng thuốc và khoảng 25% ADE là do sai sót y khoa [24]. Quản lý sử dụng thuốc Sử dụng thuốc là việc đưa thuốc vào cơ thể của người bệnh và được thực hiện bởi nhân viên y tế hay người bệnh tự thực hiện. Việc sử dụng thuốc hợp lý là sử dụng thuốc đáp ứng với yêu cầu lâm sàng của người bệnh ở liều thích hợp trên từng cá thể Biến cố có hại của thuốc Phản ứng có hại của thuốc Sai sót trị liệu Hình 1.5. Mối liên quan giữa sai sót trị liệu, biến cố có hại của thuốc và phản ứng có hại của thuốc
  • 41. Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan 29 người bệnh theo hướng dẫn của WHO (đúng liều dùng, đúng khoảng cách đưa thuốc và thời gian sử dụng thuốc) đáp ứng những yêu cầu về chất lượng, khả năng cung ứng và giá cả phù hợp nhằm giảm tới mức thấp nhất chi phí cho người bệnh và cộng đồng. DMT cung ứng trong bệnh viện là một tiền đề rất quan trọng cho việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn tại các khoa lâm sàng. Do đó, tránh đưa những thuốc kém hiệu quả hoặc không có hiệu quả điều trị vào trong DMT vì sẽ khó kiểm soát và có thể gây hại cho người bệnh [24]. Hiện nay, để đánh giá thực trạng vấn đề sử dụng thuốc trong bệnh viện dựa trên phân tích DMT đã sử dụng trong bệnh viện được áp dụng nhiều phương pháp khác nhau như: Phân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ lớn trong ngân sách. Phân tích ABC là phương pháp tiếp cận hiệu quả để quản lý thuốc dựa trên nguyên lý Pareto “số ít sống còn và số nhiều ít có ý nghĩa”. Theo lý thuyết Pareto: Nhóm A có 10% theo chủng loại của thuốc sử dụng 70% ngân sách; Nhóm B có 20% theo chủng loại của thuốc sử dụng 20% ngân sách; Nhóm C có 70% theo chủng loại của thuốc sử dụng 10% ngân sách [25]. Phân tích ABC còn là công cụ trong lựa chọn, mua, cấp phát và sử dụng thuốc hợp lý để có được bức tranh chính xác và khách quan về sử dụng ngân sách thuốc. Ngoài ra, còn có phương pháp phân tích VEN dựa trên mức độ quan trọng của các nhóm thuốc: nhóm V quan trọng nhất; nhóm E cũng quan trọng nhưng ít hơn nhóm V; nhóm N ít quan trọng không cần sẵn có. Phương pháp này giúp xác định ưu tiên cho hoạt động mua sắm và tồn trữ thuốc trong bệnh viện khi nguồn kinh phí không đủ để mua toàn bộ các loại thuốc như mong muốn. Sử dụng trị liệu phù hợp trong bệnh viện là trách nhiệm hàng đầu của nhân viên y tế nói chung và của HĐT&ĐT nói riêng. Trong đó, HĐT&ĐT chịu trách nhiệm ban hành chính sách quy trình và giám sát thực hành để thúc đẩy việc sử dụng thuốc được an toàn và hiệu quả thì trách nhiệm của dược sĩ khoa Dược không kém phần quan trọng. Trong bệnh viện dược sĩ là chuyên gia về thuốc chịu trách nhiệm cung cấp lời khuyên về kê đơn, dùng thuốc, giám sát cũng như quản lý cung ứng thuốc để đảm bảo thuốc luôn sẵn có, bảo quản, phân phối, kiểm soát tồn kho và đảm bảo chất lượng.
  • 42. Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan 30 Theo thông tư 23/2011/TT-BYT của Bộ Y tế quy định: dược sĩ khoa Dược chịu trách nhiệm cập nhật thông tin về thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc cho bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng và người bệnh [13]. Vai trò của việc quản lý sử dụng thuốc Để hạn chế sai sót, nhầm lẫn và kém hiệu quả trong quản lý sử dụng thuốc, việc áp dụng các biện pháp mang tính toàn diện và lâu dài nhằm đảm bảo tình hình sử dụng thuốc hợp lý trong toàn bệnh viện là cần thiết. Một chương trình quản lý sử dụng thuốc chặt chẽ bao gồm: sự lựa chọn thuốc về nồng độ, hàm lượng, dạng bào chế, công dụng, liều dùng, cách sử dụng,…phù hợp triệu chứng bệnh của người bệnh nhằm đem lại hiệu quả lâm sàng, giảm thiểu tối đa độc tính trên người bệnh và sự kháng thuốc cho người bệnh về sau, từng bước nâng cao chất lượng khám và điều trị bệnh. Đồng thời, mang lại lợi ích cho bệnh viện nói chung và cho người bệnh nói riêng về tài chính, cải thiện chăm sóc sức khỏe người bệnh. Chương trình quản lý sử dụng thuốc tốt giúp bệnh viện cũng như khoa Dược theo dõi, kiểm soát về lượng thuốc dự trù cung ứng cho hiện tại và trong thời gian sắp tới có phù hợp với tình hình bệnh tật trong bệnh viện hay không, tham mưu cho HĐT&ĐT xây dựng danh mục những thuốc ưu tiên và cần thiết để đáp ứng khám và điều trị bệnh trong bệnh viện. Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện HĐT&ĐT là tổ chức tư vấn cho thủ trưởng đơn vị về các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc trong đơn vị. Theo Thông tư số 21/2013/TT-BYT tất cả các bệnh viện trong cả nước đều thành lập và tổ chức hoạt động HĐT&ĐT [11]. Trong hoạt động cung ứng thuốc bệnh viện, HĐT&ĐT có ảnh hưởng thường xuyên và liên tục lên hầu hết tất cả các khâu khác và có vai trò như sau:  Tư vấn cho bác sĩ, dược sĩ và các nhà quản lý về tất cả các vấn đề quản lý thuốc như: thông tin, tư vấn về thuốc mới, lựa chọn thuốc, cấp phát thuốc và sử dụng thuốc; Tải bản FULL (91 trang): https://bit.ly/34bR41T Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 43. Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan 31  Xây dựng các chính sách về thuốc;  Đánh giá và lựa chọn thuốc cho DMT bệnh viện;  Xây dựng các phác đồ, hướng dẫn điều trị chuẩn;  Đánh giá và xây dựng DMT phù hợp với đặc thù bệnh tật và chi phí về thuốc, vật tư tiêu hao điều trị của bệnh viện;  Theo dõi các phản ứng có hại, các thuốc kém chất lượng, rút kinh nghiệm các sai sót trong sử dụng thuốc và đưa ra các xử trí kịp thời;  Giám sát việc thực hiện quy chế chẩn đoán bệnh, làm hồ sơ bệnh án và kê đơn điều trị, quy chế sử dụng thuốc và quy chế công tác khoa Dược;  Thông tin về thuốc, theo dõi ứng dụng thuốc mới trong bệnh viện;  HĐT& ĐT chịu trách nhiệm về tất cả các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc trong bệnh viện bao gồm xây dựng và duy trì DMT, biên soạn và liên tục cập nhật các thuốc trong danh mục. Nhiệm vụ quan trọng của HĐT&ĐT là xác định các thuốc để thay thế dựa trên hiệu quả và độ an toàn của thuốc, giảm thiểu các lãng phí trong điều trị và tối ưu hóa hiệu quả/chi phí [24]. Phương pháp khảo sát tình hình sử dụng thuốc tại bệnh viện Có nhiều phương pháp khảo sát tình hình sử dụng thuốc bằng thủ công như dựa trên số đơn kê, tổng chi phí xuất- nhập thuốc, số lượng thuốc sử dụng,…Tuy nhiên các phương pháp này đơn giản nhưng lại mắc hạn chế trong việc thống kê tỷ lệ của từng nhóm thuốc sử dụng tương ứng với bệnh có trong bảng phân loại bệnh tật theo quốc tế WHO, số lượng thuốc sử dụng thực tế của một thuốc trong một đơn thuốc hay trong một khoảng thời gian điều trị nhất định và so sánh lượng sử dụng giữa các nhóm khác nhau, giữa các giai đoạn khác nhau. Để khắc phục những hạn chế đó BVQ11 áp dụng công nghệ phần mềm (công cụ phân tích sử dụng thuốc) để phân tích tình hình sử dụng thuốc tại bệnh viện nhằm tìm ra những tồn tại trong việc sử dụng thuốc một cách nhanh chóng và chính xác. Tải bản FULL (91 trang): https://bit.ly/34bR41T Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 44. Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan 32 1.6. TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN QUẬN 11 Thực hiện chính sách của Đảng và nhà nước đồng thời tăng cường quản lý, điều hành nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, Bộ Y tế đã ban hành một loạt chính sách liên quan đến ứng dụng và phát triển CNTT như Quyết định số 5573 /QĐ-BYT ngày 29/12/2006 của Bộ Y tế về tiêu chí phần mềm quản lý bệnh viện [9]; Quyết định 1191/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc phê duyệt đề án kiện toàn hệ thống tổ chức CNTT trong các đơn vị sự nghiệp của ngành y tế giai đoạn từ năm 2010 đến 2015 [7]; Chỉ thị 02/CT-BYT ngày 25/2/2009 của Bộ Y tế về việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT trong ngành y tế [4].... Trong những năm qua, công tác ứng dụng CNTT trong hệ thống bệnh viện nói riêng và các đơn vị trong ngành y tế nói chung đã nhận được chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo Chính phủ và Bộ Y tế. Các chính sách đã và đang được xây dựng để tạo hành lang pháp lý hoàn chỉnh để đẩy mạnh lĩnh vực này. Ban chỉ đạo được thành lập theo Quyết định số 2794/QĐ-BYT ngày 04/8/2009 làm đầu mối để tăng cường quản lý, lập chính sách cho công tác ứng dụng CNTT trong ngành y tế [8]. Các đơn vị y tế đã quan tâm đến việc đầu tư nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý và điều hành các hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Bên cạnh đó, lĩnh vực này còn nhận được sự quan tâm của các tổ chức hợp tác phát triển cũng như vì lợi nhuận, coi đây là một hướng ưu tiên đầu tư trong thời gian tới. Nhằm thực hiện chỉ thị Bộ Y tế cũng như của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc ứng dụng CNTT trong bệnh viện, từ năm 2009 BVQ11 cũng đã tiến hành triển khai phần mềm vào công tác quản lý cho đến nay [1], [2], [3], [30]. Với mức kinh phí nhỏ cơ bản ban đầu khoảng 240.000.000 đồng cho việc xây dựng và ứng dụng CNTT tại BVQ11 nhưng đã mang lại nhiều hiệu quả trong công tác khám chữa bệnh cấp phát thuốc tuy vẫn còn nhiều mặt tồn tại và nhiều quy định mới ban hành cần bổ sung và khắc phục thêm trong thời gian tới. 6271926