SlideShare a Scribd company logo
1 of 250
Download to read offline
Lời giới thiệu | 1
LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA
CÁC NHÓM NGƯỜI DỄ BỊ TỔN THƯƠNG
2 | LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA CÁC NHÓM NGƢỜI DỄ BỊ
TỔN THƢƠNG
Biên soạn
Đỗ Hồng Thơm – Vũ Công Giao
Biên tập
Nguyễn Đăng Dung – Lã Khánh Tùng
Lời giới thiệu | 3
ĐẠI HỌC QUỐC GIA H NỘI
KHOA LUẬT
LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN
CỦA CÁC NHÓM NGƯỜI
DỄ BỊ TỔN THƯƠNG
(S[CH THAM KHẢO)
NH XUẤT BẢN LAO ĐỘNG - XÃ HỘI
4 | LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA CÁC NHÓM NGƢỜI DỄ BỊ
TỔN THƢƠNG
Cuốn s{ch n|y được xuất bản trong khuôn khổ Chương trình
Quản trị Nh| nước v| Cải c{ch h|nh chính – trụ cột Quản trị
Nh| nước, hợp phần 3 – hợp t{c giữa Việt Nam v| Đan Mạch
giai đoạn 2007 – 2011.
This book is developed in the Good Governance and Public
Administration Reform Programme – Governance Pillar,
component 3 – between Vietnam and Denmark 2007 – 2011.
Lời giới thiệu | 5
LỜ
I GIỚ
I THIỆU
Trong luật nh}n quyền quốc tế, phần nội dung về quyền của
c{c nhóm xã hội dễ bị tổn thương chiếm vị trí rất quan trọng.
Kể từ khi Liên Hợp Quốc th|nh lập (1945), nhiều văn kiện quốc
tế về nh}n quyền đã được tổ chức n|y thông qua, trong đó có
một số lượng ng|y c|ng nhiều văn kiện đề cập đến quyền của
các nhóm xã hội dễ bị tổn thương. Hiện đã có h|ng trăm văn
kiện ph{p luật quốc tế đề cập đến quyền con người của c{c
nhóm xã hội như phụ nữ, trẻ em, người sống chung với HIV,
người lao động di trú, người khuyết tật, người nước ngo|i,
người tỵ nạn... Một số văn kiện n|y được thông qua dưới dạng
c{c điều ước quốc tế như công ước, nghị định thư, trong khi
một số kh{c ở dưới dạng c{c văn kiện ‛mềm‛ (soft law) tức c{c
tuyên bố, nguyên tắc, khuyến nghị...
Nếu như trong một số vấn đề chung về nh}n quyền hiện vẫn
còn đang được tranh cãi v| ở một số quốc gia bị coi l| nhạy cảm,
thì trong vấn đề quyền của c{c nhóm xã hội dễ bị tổn thương,
c{c quốc gia thường có sự đồng thuận v| ủng hộ ở mức cao.
Điều đó thể hiện ở việc hầu hết c{c điều ước quốc tế về quyền
của c{c nhóm n|y, ví dụ như Công ước về quyền trẻ em, Công
ước về xóa bỏ mọi hình thức ph}n biệt đối xử chống lại phụ nữ,
v| gần đ}y l| Công ước về quyền của người khuyết tật... thường
có số lượng quốc gia th|nh viên đứng h|ng đầu trong c{c điều
ước quốc tế về nh}n quyền.
6 | LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA CÁC NHÓM NGƢỜI DỄ BỊ
TỔN THƢƠNG
Ở nước ta từ trước tới nay Đảng v| Nh| nước luôn quan t}m
tới bảo vệ v| thúc đẩy sự hưởng thụ c{c quyền con người nói
chung, quyền của c{c nhóm xã hội dễ bị tổn thương nói riêng.
Trên thực tế, vấn đề quyền của một số nhóm xã hội dễ bị tổn
thương đã được thể hiện trong ph{p luật v| chính s{ch của nước
ta từ rất sớm, trước khi Việt Nam tham gia, thậm chí trước khi
Liên Hợp Quốc thông qua c{c điều ước quốc tế có liên quan.
Mặc dù vậy, về cơ bản, nhận thức về c{c tiêu chuẩn quốc tế về
vấn đề n|y ở nước ta hiện vẫn còn rất hạn chế, dẫn đến việc bảo
vệ v| thúc đẩy quyền của một số nhóm xã hội dễ bị tổn thương
chưa thực sự hiệu quả.
Để khắc phục hạn chế kể trên, cần thiết phải nghiên cứu s}u
c{c tiêu chuẩn quốc tế về vấn đề n|y. Xuất ph{t từ nhận thức đó,
mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu có liên quan, trong
khuôn khổ Chương trình Quản trị Nh| nước v| Cải c{ch h|nh
chính - hợp t{c giữa Việt Nam v| Đan Mạch giai đoạn 2007 -
2011, Khoa Luật Đại học Quốc gia H| Nội đã tổ chức nghiên cứu
đề t|i ‚Luật quốc tế về quyền của c{c nhóm xã hội dễ bị tổn
thương‛ do Thạc sĩ Đỗ Hồng Thơm l|m chủ nhiệm, nhằm l|m
l|m rõ hơn những vấn đề lý luận, ph{p lý v| cơ chế quốc tế về
bảo vệ v| thúc đẩy quyền của một số nhóm dễ bị tổn thương
(phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người sống chung với
HIV/AIDS, người thiểu số, người bản địa<).
Mặc dù một phần kết quả của công trình nghiên cứu n|y đã
được sử dụng trong việc biên soạn cuốn Gi{o trình Lý luận v|
Ph{p luật về quyền con người, song sẽ rất hữu ích cho việc
nghiên cứu, giảng dạy về vấn đề n|y nếu to|n bộ b{o c{o nghiên
cứu được xã hội hóa. Xuất ph{t từ nhận thức đó, Khoa Luật Đại
học Quốc gia H| Nội xuất bản cuốn s{ch n|y, trong đó tập hợp
Lời giới thiệu | 7
to|n bộ kết quả nghiên cứu chủ yếu của đề t|i kể trên. Phù hợp
với giới hạn nghiên cứu của đề t|i, cuốn s{ch n|y chỉ đề cập đến
những tiêu chuẩn ph{p lý v| cơ chế bảo đảm quyền của c{c
nhóm xã hội dễ bị tổn thương theo ph{p luật quốc tế, không
trình b|y c{c quy định ph{p luật quốc gia v| tình hình thực hiện
c{c tiêu chuẩn quốc tế, c{c quy định ph{p luật quốc gia về
quyền của c{c nhóm xã hội dễ bị tổn thương ở Việt Nam. Bên
cạnh đó, để bạn đọc dễ tham khảo, cuốn s{ch có một phần Phụ
lục bao gồm những văn kiện quốc tế chủ yếu nhất về quyền của
một số nhóm người dễ bị tổn thương.
Do những giới hạn về nguồn lực v| thời gian, đề t|i nghiên
cứu kể trên m| kết quả thể hiện ở cuốn s{ch n|y, chỉ có thể đề
cập đến những kiến thức cơ bản, chưa thể đi s}u ph}n tích
nhiều nội dung của luật quốc tế về quyền của c{c nhóm người
dễ bị tổn thương. Dù vậy, chúng tôi hy vọng kết quả cuốn s{ch
sẽ có t{c dụng tham khảo hữu ích với độc giả trong qu{ trình
nghiên cứu về quyền của c{c nhóm người n|y. Chúng tôi mong
nhận được ý kiến góp ý của độc giả để tiếp tục triển khai
những đề t|i nghiên cứu to|n diện v| s}u hơn nữa trên lĩnh
vực n|y trong thời gian tới.
Hà Nội, tháng 12 năm 2010
Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
8 | LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA CÁC NHÓM NGƢỜI DỄ BỊ
TỔN THƢƠNG
Mục lục | 9
MỤC LỤC
Lời giới thiệu.....................................................................5
Các từ viết tắt trong sách................................................11
Phần I: Khái lược vấn đề quyền của nhóm
trong luật quốc tế.................................................13
Phần II: Quyền của một số nhóm người
dễ bị tổn thương trong luật quốc tế...................24
Phần III: Cơ chế quốc tế giám sát thực thi
quyền của một số nhóm người dễ bị tổn thương
........................................................................162
Kết luận .........................................................................180
Phụ lục...........................................................................184
Một số văn kiện quốc tế quan trọng
về quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương...........184
Công ước quốc tế về
các quyền dân sự và chính trị, 1966.............................195
Công ước quốc tế về các quyền kinh tế,
xã hội và văn hóa, 1966.................................................228
10 | LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA CÁC NHÓM NGƢỜI DỄ BỊ
TỔN THƢƠNG
Công ước về xoá bỏ mọi hình thức
phân biệt đối xử chống lại phụ nữ, 1979.......................247
Công ước về quyền trẻ em, 1989..............................270
Công ước quốc tế về
bảo vệ quyền của tất cả người lao động di trú
và các thành viên gia đình họ, 1990..............................307
Công ước về quyền của người khuyết tật, 2007...........373
Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức
phân biệt chủng tộc, 1965 .............................................419
Công ước về các dân tộc và
bộ lạc bản địa ở các quốc gia độc lập, 1989..................442
Tuyên bố về quyền của
những người thuộc các nhóm thiểu số
về dân tộc, chủng tộc, tôn giáo và ngôn ngữ, 1992.......468
Công ước về vị thế của người không quốc tịch, 1954 .476
Công ước về vị thế của người tỵ nạn, 1951 ..................502
Nghị định thư về vị thế của người tỵ nạn, 1967............530
Tài liệu tham khảo.........................................................537
Các từ viết tắt trong sách | 11
CÁC TỪVIẾT TẮT TRONG SÁCH
Chữ viết tắt Tên/cụm từ đầy đủ
CHR Ủy ban quyền con người Liên Hợp Quốc
(Commission on Human Rights - CHR)
ĐHĐ Đại hội đồng (Liên Hợp Quốc)
ECOSOC Hội đồng Kinh tế- Xã hội (Liên Hợp Quốc)
HĐBA Hội đồng Bảo an (Liên Hợp Quốc)
HĐQT Hội đồng Quản th{c (Liên Hợp Quốc)
HRC Hội đồng quyền con người Liên Hợp Quốc
(Human Rights Council)
ICJ Tòa {n Công lý quốc tế (International Court of
Justice)
ILO Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labour
Organization)
IOM Tổ chức Di cư Thế giới (International
Organization for Migration)
LHQ Liên Hợp Quốc
PCIJ Tòa {n Công lý quốc tế thường trực (Permanent
Court of International Justice)
UNAIDS Chương trình Phòng chống AIDS của Liên Hợp
Quốc (Joint United Nations Program on AIDS)
12 | LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA CÁC NHÓM NGƢỜI DỄ BỊ
TỔN THƢƠNG
UNESCO Tổ chức Văn hóa, Khoa học, Gi{o dục của Liên
Hợp Quốc (United Nations Educational,
Scientific and Cultural Organization)
WHO Tổ chức Y tế thế giới (World Health
Organization)
CEDAW Công ước về xo{ bỏ mọi hình thức ph}n biệt đối
xử chống lại phụ nữ (Convention on the
Elimination of All Forms of Discrimination
Against Women)
CRC Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em
(The UN Convention on the Rights of the Child)
ICCPR Công ước quốc tế về c{c quyền d}n sự, chính trị
(International Covenant on Civil and Political
Rights)
ICESCR Công ước quốc tế về c{c quyền kinh tế, xã hội,
văn hóa (International Covenant on Economic,
Social and Cultural Rights)
UDHR Tuyên ngôn to|n thế giới về quyền con người
(Universal Declaration of Human Rights)
Khái lƣợc vấn đề quyền của nhóm trong luật quốc tế | 13
PHẦN I
KHÁI LƢ
Ợ
C VẤ
N ĐỀQUYỀN
CỦ
A NHÓM TRONG LUẬ
T QUỐ
C
TẾ
1.1.Nhận thức về quyền của nhóm
Do chủ thể chính của quyền con người l| c{c c{ nh}n nên khi
nói đến quyền con người về cơ bản l| nói đến c{c quyền cá nhân
(individual rights). Dù vậy, bên cạnh c{c c{ nh}n, chủ thể của
quyền con người cũng bao gồm c{c nhóm xã hội nhất định, do
đó, bên cạnh c{c quyền c{ nh}n, người ta còn đề cập đến c{c
quyền của nhóm (group rights).
Kh{i niệm quyền của nhóm đầu tiên được dùng để chỉ c{c
quyền của một d}n tộc (people’s rights) cụ thể như quyền tự
quyết d}n tộc, quyền được bảo tồn t|i nguyên v| đất đai truyền
thống của c{c d}n tộc bản địa<1, sau đó được mở rộng để chỉ cả
1 Về c{c quyền n|y, xem Điều 1 của ICCPR v| ICESCR; Công ước số 189 của
ILO về c{c d}n tộc bản địa v| Tuyên bố của Liên Hợp Quốc về trao trả độc lập
cho các nước v| d}n tộc thuộc địa năm 1960.
14 | LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA CÁC NHÓM NGƢỜI DỄ BỊ
TỔN THƢƠNG
những nhóm xã hội dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em, người
khuyết tật< (mặc dù có một số ý kiến chưa t{n th|nh sự mở
rộng tới quyền của một số nhóm nhất định).
Nếu như quyền c{ nh}n được hiểu l| các quyền thuộc về mỗi cá
nhân, bất kể họ có hay không là thành viên của bất kỳ một nhóm xã hội
nào, và việc hưởng thụ các quyền này là tùy thuộc ý chí của mỗi cá nhân
thì ngược lại, theo nghĩa rộng của nó, quyền của nhóm được hiểu
là những quyền đặc thù, chung của một tập thể hay một nhóm xã hội
nhất định, mà để được hưởng thụ các quyền này cần phải là thành viên
của nhóm, và đôi khi cần phải thực hiện cùng với các thành viên khác
của nhóm. Ví dụ, quyền tự quyết của c{c d}n tộc không thể được
thực hiện bởi một hoặc một số c{ nh}n, m| phải được thực hiện
bởi cả d}n tộc...2 Tuy nhiên, cần lưu ý l| không phải tất cả c{c
quyền của nhóm đều đòi hỏi phải thực hiện bằng c{ch thức tập
thể, m| có thể được thực hiện cả với tư c{ch tập thể hoặc c{ nh}n.
Đơn cử, một th|nh viên của một d}n tộc thiểu số có thể cùng với
cộng đồng mình yêu cầu được bảo đảm c{c quyền về sử dụng
tiếng nói, chữ viết của d}n tộc trên c{c phương tiện truyền thông,
nhưng đồng thời có thể một mình thực hiện quyền chung của d}n
tộc thiểu số l| được nói tiếng nói hay mặc trang phục của d}n tộc
mình.
Mặc dù đã được thể hiện trong nhiều văn kiện của luật nh}n
quyền quốc tế, hiện vẫn còn những tranh luận xung quanh nhận
thức về quyền của nhóm. Ngo|i khía cạnh chủ thể (như đã đề
cập ở trên), tranh luận còn liên quan đến bản chất của loại quyền
2 Về c{c quyền n|y, xem Điều 27 ICCPR v| Tuyên bố của Liên Hợp Quốc về
quyền của những người thuộc c{c nhóm thiểu số về d}n tộc, chủng tộc, tôn
gi{o v| ngôn ngữ năm 1992.
Khái lƣợc vấn đề quyền của nhóm trong luật quốc tế | 15
n|y. Cụ thể, có quan điểm cho rằng, quyền của nhóm không
thực sự l| c{c quyền con người, bởi lẽ:
Thứ nhất, c{c quyền của nhóm không phải l| những quyền {p
dụng cho mọi th|nh viên của nh}n loại, do đó không phù hợp
với tính chất phổ qu{t của quyền con người.
Thứ hai, việc quy định c{c quyền đặc thù cho một nhóm nhất
định l| đi ngược với nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế về
quyền con người, đó l| tất cả c{c quyền con người được {p dụng
một c{ch bình đẳng với tất cả mọi người, không ph}n biệt d}n
tộc, chủng tộc, sắc tộc, m|u da, giới tính, tôn gi{o, độ tuổi, ngôn
ngữ, xuất th}n, quan điểm chính trị<v| bất kỳ yếu tố n|o kh{c.
Tuy nhiên, cần thấy rằng sự bình đẳng về quyền không đồng
nghĩa với việc c|o bằng c{c quyền cho mọi chủ thể (bình đẳng
hình thức) - điều m| trên thực tế chính l| bất bình đẳng. Bình
đẳng về quyền có nghĩa l| mọi th|nh viên trong cộng đồng nh}n
loại đều có cơ hội được hưởng c{c quyền như nhau trong những
điều kiện, ho|n cảnh, năng lực sẵn có như nhau. Như vậy, c{c
nhóm xã hội phải chịu những thiệt thòi v| có xuất ph{t điểm
thấp hơn xứng đ{ng v| cần thiết được hưởng c{c quyền đặc thù
(c{c quyền của nhóm) để có thể đạt được sự bình đẳng thực chất
với c{c nhóm kh{c trong việc hưởng thụ c{c quyền con người.
Liên quan đến vấn đề n|y, trong Tuyên bố Viên v| Chương
trình h|nh động thông qua tại Hội nghị thế giới về quyền con
người lần thứ hai (năm 1993), quyền của c{c nhóm như phụ nữ,
trẻ em, người thiểu số, người bản địa< được đề cao v| được x{c
định đó l| c{c quyền con người. Xét ở phạm vi rộng hơn, quyền
của hầu hết c{c nhóm xã hội, bao gồm phụ nữ, trẻ em, người
thiểu số, người bản địa, người không quốc tịch, người lao động
di trú, người sống chung với HIV/AIDS, người bị tước tự do,
16 | LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA CÁC NHÓM NGƢỜI DỄ BỊ
TỔN THƢƠNG
người cao tuổi< đều đã được ghi nhận trong c{c văn kiện quốc
tế về quyền con người, dưới c{c hình thức điều ước hoặc tuyên
bố, khuyến nghị... Bởi vậy, có thể khẳng định rằng, c{c quyền
của nhóm cũng chính l| quyền con người.
Mặc dù nhìn chung c{c quyền c{ nh}n v| quyền của nhóm hỗ
trợ, bổ sung cho nhau, song cũng có trường hợp m}u thuẫn
nhau. Đơn cử, một c{ nh}n l| th|nh viên của một công đo|n có
thể muốn ký kết hợp đồng lao động dưới danh nghĩa c{ nh}n
thay cho việc cùng với c{c th|nh viên kh{c của công đo|n tiến
h|nh đ|m ph{n với người sử dụng lao động để ký kết một thỏa
ước tập thể< Trong những trường hợp như vậy, việc theo đuổi
c{c quyền c{ nh}n có thể l|m tổn hại đến quyền của nhóm v|
ngược lại. Điều n|y cho thấy sự cần thiết v| tầm quan trọng của
việc nghiên cứu tìm ra c{c biện ph{p giải quyết c{c xung đột có
thể xảy ra, l|m h|i hòa c{c quyền của nhóm v| quyền c{ nhân.
1.2. Tầm quan trọng của việc thừa nhận và
bảo đảm các quyền của nhóm
Ở mọi quốc gia v| khu vực, do những nguyên nh}n xã hội,
lịch sử< luôn tồn tại những nhóm người có trình độ ph{t triển,
vị thế v| năng lực kh{c nhau. Mặc dù vậy, tất cả đều l| thành
viên của cộng đồng nh}n loại, đều bình đẳng về c{c quyền v| tự
do của con người.
Vấn đề l| l|m thế n|o để bảo đảm tất cả c{c nhóm xã hội đều
được hưởng thụ c{c quyền v| tự do của con người trong bối
cảnh kh{c biệt về trình độ ph{t triển v| đa dạng về văn hóa?
Giải ph{p chính l| thừa nhận v| bảo đảm c{c quyền của nhóm
với ý nghĩa l| những bổ sung cho hệ thống c{c tiêu chuẩn quốc
Khái lƣợc vấn đề quyền của nhóm trong luật quốc tế | 17
tế phổ qu{t về c{c quyền v| tự do c{ nh}n. Ở đ}y, quyền của
nhóm phản {nh nhu cầu v| nhằm bảo đảm sự bình đẳng thực
chất về cơ hội giữa c{c tầng lớp, v| qua đó l| giữa tất cả mọi
th|nh viên trong xã hội nói chung. Thừa nhận v| bảo đảm c{c
quyền của nhóm l| hết sức cần thiết để giữ cho một xã hội ổn
định, ph{t triển. Việc phủ nhận, coi nhẹ c{c quyền của bất cứ
nhóm n|o đều có thể dẫn đến mất ổn định trong xã hội.
1.3. Nguồn gốc và sự phát triển các quyền của
nhóm trong luật nhân quyền quốc tế
Năm 1977, nh| luật học người Czech tên là Karel Vasak đã đề
cập đến c{c mốc trong sự ph{t triển về nhận thức nói chung v|
việc ph{p điển hóa c{c quyền con người v|o luật quốc tế nói
riêng, theo đó chia sự ph{t triển n|y th|nh ba giai đoạn hay thế
hệ nh}n quyền (generations of human rights).
Karel Vasak cho rằng, thế hệ quyền con người thứ nhất tập
trung v|o c{c quyền d}n sự, chính trị; thế hệ quyền con người
thứ hai tập trung v|o c{c quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, còn thế
hệ quyền con người thứ ba tập trung v|o c{c quyền tập thể (hay
quyền của nhóm).
Theo quan điểm chung hiện nay, thế hệ quyền con người thứ
ba bao gồm c{c quyền tiêu biểu như quyền tự quyết d}n tộc
(right to self-determination); quyền ph{t triển (right to development);
quyền với c{c nguồn t|i nguyên thiên nhiên (right to natural
resources); quyền được sống trong hòa bình (right to peace); quyền
được sống trong môi trường trong l|nh (right to a healthy
environment). Danh mục c{c quyền thuộc thế hệ quyền n|y vẫn
đang được bổ sung, trong đó những quyền được đề cập gần đ}y
bao gồm: quyền được thông tin v| c{c quyền về thông tin (right
18 | LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA CÁC NHÓM NGƢỜI DỄ BỊ
TỔN THƢƠNG
to communicate; communication rights); quyền được hưởng thụ c{c
gi{ trị văn hóa (right to participation in cultural heritage)... Những
văn kiện cơ bản phản {nh thế hệ quyền n|y bao gồm: Tuyên
ngôn về bảo đảm độc lập cho c{c quốc gia v| d}n tộc thuộc địa,
1960; hai Công ước quốc tế về c{c quyền d}n sự, chính trị v| về
c{c quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, 1966; Tuyên bố về quyền của
c{c d}n tộc được sống trong hòa bình, 1984; Tuyên bố về quyền
ph{t triển, 1986...
Tuy nhiên, cần thấy rằng, c{c quyền kể trên chưa phải l| tất
cả c{c quyền của nhóm theo nghĩa rộng của thuật ngữ n|y. Như
vậy, nếu như thời điểm c{c quyền tự quyết d}n tộc, quyền ph{t
triển... đã được x{c định, thì c{c quyền của nhóm kh{c như
quyền phụ nữ, quyền trẻ em... được đề cập trong luật quốc tế từ
khi n|o? Liên quan đến c}u hỏi n|y, dưới đ}y nêu ra một số
nhận xét có thể sẽ g}y tranh cãi.
Nghiên cứu lịch sử ph{t triển của ph{p luật về nh}n quyền,
có thể thấy rằng c{c quyền của nhóm, theo nghĩa rộng của thuật
ngữ n|y, được đề cập đồng thời, hoặc nếu không thì cũng gần
như đồng thời với c{c quyền c{ nh}n. Điều đó l| bởi trong một
số trường hợp, rất khó t{ch bạch giữa quyền của nhóm v| c{c
quyền c{ nh}n. Cụ thể, khi nói về quyền bình đẳng (về vị thế
ph{p lý, về bầu cử, ứng cử, trong quan hệ d}n sự, trong hôn
nh}n... ), người ta đã nói đến c{c quyền d}n sự chính trị của c{
nh}n v| quyền của c{c nhóm như phụ nữ hoặc người thiểu số...
Điều tương tự cũng xảy ra khi đề cập đến c{c quyền về lao động
việc l|m (trong tuyển dụng, điều kiện l|m việc, vệ sinh lao động,
bình đẳng trong trả lương... ).
Cụ thể hơn nữa, nếu nhìn nhận sự ph{t triển của c{c quyền
Khái lƣợc vấn đề quyền của nhóm trong luật quốc tế | 19
c{ nh}n v| quyền của nhóm thông qua những văn kiện ph{p
luật quốc tế riêng rẽ, cần thấy rằng những văn kiện ph{p lý quốc
tế đầu tiên về vấn đề n|ycó nội dung cơ bản về c{c quyền của
nhóm chứ không phải c{c quyền c{ nh}n. Cụ thể, trong 20 năm
tồn tại của Hội Quốc Liên (1919-1939), tổ chức n|y đã thông qua
một số văn kiện quốc tế về vấn đề người thiểu số v| người bản
địa, v| đặc biệt l| Tuyên ngôn về quyền trẻ em (1924). Hoặc
trước năm 1945, Tổ chức Lao động quốc tế đã thông qua một số
điều ước nhằm bảo vệ c{c quyền lợi bình đẳng của phụ nữ trong
lao động, việc l|m...
Theo một l{t cắt kh{c m| qua đó nhìn nhận sự khởi đầu của
luật quốc tế về quyền con người gắn liền với sự ra đời của Liên
Hợp Quốc (1945), chúng ta cũng thấy sự ph{t triển gần như
đồng thời của c{c quyền c{ nh}n v| quyền tập thể. Hiến chương
Liên Hợp Quốc (Lời nói đầu) b|y tỏ sự tin tưởng v|o sự bình
đẳng không chỉ của mọi c{ nh}n trong gia đình nh}n loại, m| cả
sự bình đẳng giữa c{c quốc gia lớn v| nhỏ v| giữa phụ nữ với
đ|n ông. Rõ r|ng ở đ}y đã bắt đầu có sự gắn bó không t{ch rời
giữa c{c quyền c{ nh}n v| quyền của nhóm. C{c văn kiện quốc
tế tiếp theo về nh}n quyền do Liên Hợp Quốc thông qua, bao
gồm Tuyên ngôn to|n thế giới về nh}n quyền năm 1948 v| hai
công ước quốc tế cơ bản về c{c quyền d}n sự, chính trị v| c{c
quyền kinh tế, xã hội, văn hóa năm 1966, mặc dù nội dung chính
đề cập đến c{c quyền v| tự do của c{ nh}n, song cũng chứa
đựng những quy định quan trọng về c{c quyền của nhóm, kể từ
quyền tự quyết d}n tộc (Điều 1 của hai công ước năm 1966), đến
c{c quyền của phụ nữ, trẻ em...
Nói tóm lại, do tính liên kết của nó, rất khó v| không nên
t{ch rời sự ph{t triển của c{c quyền c{ nh}n v| quyền của
20 | LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA CÁC NHÓM NGƢỜI DỄ BỊ
TỔN THƢƠNG
nhóm theo nghĩa rộng của từ n|y. Trên thực tế, ở mức độ v|
góc độ kh{c nhau, hầu như tất cả c{c văn kiện quốc tế hiện
h|nh về quyền con người đều đề cập đến cả c{c quyền c{ nh}n
v| quyền của nhóm.
Liên quan đến sự ph{t triển về quyền của nhóm, hiện tại,
ngo|i c{c quyền đã được đề cập, những quyền sau đ}y đang
được vận động để ph{p điển hóa trong luật quốc tế:
− Quyền của những người đồng tính (đồng tính nam – gay;
đồng tính nữ - lesbian); người lưỡng tính (bisexual), người chuyển
giới (transgender) thường được gọi chung l| quyền của LGBT
(LGBT rights): Đ}y l| một vấn đề g}y nhiều tranh cãi trên lĩnh
vực quyền con người trong v|i thập kỷ gần đ}y. Những người
ủng hộ quyền của LGBT đã lập nên c{c tổ chức v| ph{t động
những phong tr|o mang tính chất to|n cầu để vận động cho việc
thừa nhận v| ph{p điển hóa c{c quyền được kết hôn giữa những
người đồng giới; quyền của c{c cặp đồng giới nam được nhận
nuôi con nuôi; v| trên hết l| quyền của tất cả những người
LGBT không bị ph}n biệt đối xử do xu hướng tình dục v| giới
tính của họ. Tính đến th{ng 12 năm 2008, đã có nhiều quốc gia
thừa nhận một số quyền của LGBT (ví dụ như Canada), tuy
nhiên, vẫn còn 77 quốc gia coi tình dục đồng giới l| tội phạm,
trong đó có 7 nước còn quy định hình phạt tử hình với h|nh vi
n|y. Trong ph{n quyết về vụ Toonen kiện Australia (1994), Ủy ban
quyền con người – cơ quan gi{m s{t ICCPR – đã ph{n rằng việc
hình sự hóa những h|nh vi tình dục đồng giới cấu th|nh sự vi
phạm luật quốc tế về quyền con người.
Không chỉ giới hạn trong phạm vi ph{p luật quốc gia, phong
tr|o vận động cho c{c quyền của LGBT còn mở cuộc vận động
Khái lƣợc vấn đề quyền của nhóm trong luật quốc tế | 21
c{c tổ chức quốc tế v| tổ chức khu vực. Phong tr|o n|y đã th|nh
công trong việc nhận được sự ủng hộ của Liên minh ch}u ]u v|
Tổ chức c{c nước ch}u Mỹ. Họ cũng vừa trình lên Liên Hợp
Quốc một dự thảo Tuyên bố của Liên Hợp Quốc về định hướng
tình dục v| sự đồng giới (the United Nations Declaration on Sexual
Orientation and Gender Identity) vào ngày 18/12/2008. Nội dung
của dự thảo Tuyên bố lên {n những h|nh vi bạo lực, quấy rối,
ph}n biệt đối xử, loại trừ, kỳ thị, định kiến, sự giết hại, h|nh
quyết, tra tấn, bắt giữ tùy tiện v| tước bỏ c{c quyền kinh tế, xã
hội, văn hóa dựa trên định hướng tình dục v| sự đồng giới. Dự
thảo Tuyên bố n|y nhận được sự ủng hộ của Liên minh ch}u ]u
v| được coi l| một bước đột ph{ mới trên lĩnh vực quyền con
người trên diễn đ|n Liên Hợp Quốc, tuy nhiên, nó bị phản đối
bởi một số quốc gia, trong đó đặc biệt l| c{c nước thuộc khối Ả-
rập v| Vatican. Những quốc gia phản đối cho rằng, việc ph{p
điển hóa hôn nh}n v| c{c quan hệ d}n sự đồng giới kh{c có thể
l|m tổn hại đến đức tin của c{c tôn gi{o cũng như đến c{c gi{ trị
đạo đức v| quan hệ xã hội.
− Quyền về môi trường: Cùng với tình trạng nóng lên của tr{i
đất, quyền về môi trường (environmental human rights) l| một
chủ đề ng|y c|ng thu hút sự quan t}m của c{c học giả v| nh|
nghiên cứu về quyền con người. Về cơ sở ph{p lý, quyền n|y
hiện chưa được nêu cụ thể trong c{c văn kiện quốc tế về quyền
con người của Liên Hợp Quốc, tuy nhiên đã được khẳng định
trong một số văn kiện khu vực, trong đó tiêu biểu l| Hiến
chương ch}u Phi về quyền của con người v| của c{c d}n tộc
(Điều 21); Nghị định thư San Salvador bổ sung Hiến chương
ch}u Mỹ về quyền con người (Điều 11).
Về nội h|m, nhận thức chung cho rằng quyền về môi trường
22 | LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA CÁC NHÓM NGƢỜI DỄ BỊ
TỔN THƢƠNG
đề cập đến quyền của mọi người trong thế hệ hiện tại và tương lai
được sống trong môi trường trong lành, có lợi cho sức khỏe. Về tính
ph{p lý của quyền về môi trường, hiện có hai luồng quan
điểm. Quan điểm thứ nhất coi quyền về môi trường l| một
quyền con người cụ thể (explicit rights), trong khi quan điểm
thứ hai coi đó l| một quyền h|m chứa (unenumerated rights)
nằm trong nội h|m của một số quyền kh{c như quyền sống,
quyền về sức khỏe< Về lý thuyết, quyền về môi trường có thể
xung đột với một số quyền con người kh{c (ví dụ, việc thực
hiện c{c quyền tự do kinh doanh có thể dẫn đến ph{t triển c{c
hoạt động sản xuất một c{ch tr|n lan, không được kiểm so{t v|
g}y ra những thảm họa môi trường< ). Trên thực tế, quyền về
môi trường gắn bó chặt chẽ với vấn đề tr{ch nhiệm xã hội của
c{c doanh nghiệp, đặc biệt l| của c{c công ty/tập đo|n đa quốc
gia trong việc bảo vệ môi trường.
Khái lƣợc vấn đề quyền của nhóm trong luật quốc tế | 23
24 | LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA CÁC NHÓM NGƢỜI DỄ BỊ
TỔN THƢƠNG
PHẦN II
QUYỀN CỦ
A MỘ
T SỐ
NHÓM NGƢ
Ờ
I DỄBỊ TỔ
N
THƢ
Ơ
NG
TRONG LUẬ
T QUỐ
C TẾ
2.1. Khái quát
Kh{i niệm các nhóm người dễ bị tổn thương (vulnerable groups)
được sử dụng rất phổ biến trong c{c văn kiện ph{p lý quốc tế v|
trong c{c hoạt động nghiên cứu, thực tiễn về quyền con người
trên thế giới. Mặc dù không có định nghĩa chính thức chung n|o
được đưa ra về các nhóm người dễ bị tổn thương, tuy nhiên, từ c{c
nguồn t|i liệu v| thực tiễn về quyền con người, có thể hiểu rằng
kh{i niệm n|y chỉ những nhóm, cộng đồng có vị thế về chính trị, xã
hội hoặc kinh tế thấp hơn, từ đó khiến họ có nguy cơ cao hơn bị bỏ quên
hay bị vi phạm các quyền con người, và bởi vậy, họ cần được chú ý bảo
vệ đặc biệt so với những nhóm, cộng đồng người khác.
Một số nhóm người được coi l| dễ bị tổn thương trong luật
quốc tế về quyền con người bao gồm phụ nữ, trẻ em, người
Quyền của một số nhóm ngƣời dễ bị tổn thƣơng trong luật
quốc tế | 25
khuyết tật, người sống chung với HIV, người di tản hoặc tìm
kiếm nơi l{nh nạn, người không quốc tịch, người lao động di
trú, người thiểu số (về d}n tộc, chủng tộc, tôn gi{o... ), người bản
địa, nạn nh}n chiến tranh, những người bị tước tự do, người cao
tuổi... Theo dòng thời gian, danh s{ch n|y có thể còn được bổ
sung, bao gồm những nhóm người gặp những nguy cơ cao về
quyền con người ở trong nhiều ho|n cảnh, bối cảnh (xét cả trên
phạm vi quốc tế, khu vực, quốc gia, ở trong gia đình, nơi l|m
việc hoặc ngo|i xã hội).
Chiếm phần lớn trong nội dung về quyền của nhóm (group
rights), quyền của c{c nhóm người dễ bị tổn thương cấu th|nh
một bộ phận quan trọng của luật quốc tế về quyền con người.
Phần nhiều trong số h|ng trăm văn kiện quốc tế về quyền con
người (bao gồm cả c{c điều ước quốc tế) được Liên Hợp Quốc
thông qua sau hai công ước cơ bản về c{c quyền d}n sự, chính
trị v| kinh tế, xã hội, văn hóa năm 1966 l| để ph{p điển hóa c{c
quyền {p dụng với c{c nhóm người dễ bị tổn thương.
Lý do chính dẫn đến việc x{c lập những quy phạm v| cơ chế
quốc tế để bảo vệ v| thúc đẩy quyền của c{c nhóm người dễ bị
tổn thương (bên cạnh c{c quy phạm v| cơ chế quốc tế đã được
x{c lập để bảo vệ v| thúc đẩy c{c quyền {p dụng chung cho tất
cả mọi người) đó l|: hệ thống c{c quy phạm v| cơ chế quốc tế về
quyền con người nói chung về cơ bản l| không đủ, thậm chí đôi
khi không phù hợp nếu {p dụng một c{ch m{y móc với c{c
nhóm người dễ bị tổn thương. Đơn cử, quyền về việc l|m l| một
trong c{c quyền cơ bản của tất cả mọi người, tuy nhiên, nếu
không có những quy định cụ thể về việc {p dụng quyền n|y với
những người chưa th|nh niên sẽ dẫn đến tình trạng lạm dụng,
bóc lột sức lao động của trẻ em. Hoặc trong hệ thống c{c quyền
26 | LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA CÁC NHÓM NGƢỜI DỄ BỊ
TỔN THƢƠNG
v| tự do cơ bản của con người không có nhiều quyền rất cần
thiết cho trẻ em (ví dụ như quyền được chăm sóc, gi{o dưỡng,
được học tiểu học miễn phí... ), cho phụ nữ (ví dụ như c{c quyền
về sức khỏe sinh sản... ), cho người khuyết tật (ví dụ như quyền
được hỗ trợ về việc đi lại... ), người sống chung với HIV (ví dụ
như quyền không bị cưỡng bức xét nghiệm v| được giữ bí mật
về kết quả xét nghiệm HIV... ), người tỵ nạn, người tìm kiếm nơi
l{nh nạn (ví dụ như quyền không bị đẩy trả lại nước gốc nếu
việc đó khiến họ có thể bị t|n s{t, ngược đãi... ), người thiểu số
(ví dụ như quyền được giữ gìn bản sắc văn hóa của cộng đồng
họ... ), người bản địa (ví dụ như quyền được bảo tồn v| hưởng
lợi trên đất đai của tổ tiên họ... ),...
Như đã đề cập, vấn đề quyền của nhóm nói chung, quyền
của c{c nhóm người dễ bị tổn thương nói riêng cấu th|nh một
bộ phận quan trọng trong luật quốc tế về quyền con người. Hệ
thống văn bản ph{p luật quốc tế về vấn đề n|y hiện có h|ng
trăm văn kiện không chỉ do Liên Hợp Quốc m| còn do nhiều tổ
chức liên chính phủ quốc tế th|nh viên của Liên Hợp Quốc, đặc
biệt l| UNESCO, ILO... thông qua. Mặc dù vậy, c{c phần dưới
đ}y của cuốn s{ch n|y chỉ đề cập v| ph}n tích những quy phạm
quốc tế chủ yếu về quyền của một số nhóm người dễ bị tổn
thương nhất v| có tính phổ biến nhất, bao gồm phụ nữ, trẻ em,
người khuyết tật, người sống chung với HIV/AIDS v| người
thiểu số.
2.2. Quyền của phụ nữ theo luật quốc tế
2.2.1. Khái quát lịch sử phát triển của vấn đề
quyền của phụ nữ
Quyền của một số nhóm ngƣời dễ bị tổn thƣơng trong luật
quốc tế | 27
Phụ nữ l| nhóm đông nhất trong c{c nhóm xã hội dễ bị tổn
thương (do hơn ½ nh}n loại l| phụ nữ) nên vấn đề quyền của
phụ nữ thu hút sự quan t}m rất lớn của cộng đồng quốc tế. Trên
thực tế, cuộc đấu tranh cho c{c quyền của phụ nữ diễn ra trên
thế giới từ rất sớm. Nhiều t|i liệu cho thấy, ngay từ thời kỳ c{ch
mạng tư sản Ph{p (thế kỷ XVIII), ở ch}u ]u đã xuất hiện c{c
phong tr|o đấu tranh của phụ nữ chống lại sự bóc lột kinh tế v|
sự ph}n biệt đối xử với phụ nữ trên phương diện chính trị, xã
hội. Về sau, c{c phong tr|o đó được gọi chung l| phong tr|o đòi
bình quyền cho phụ nữ (feminism). Xét chung, phong tr|o đòi
bình quyền cho phụ nữ v| c{c phong tr|o đấu tranh giai cấp v|
giải phóng d}n tộc l| những cuộc vận động mang tính to|n cầu
nhằm xo{ bỏ ba hình thức bất bình đẳng chủ yếu trong xã hội
lo|i người m| c{c nh| kinh điển của chủ nghĩa M{c đã x{c định,
đó l| bất bình đẳng về chủng tộc, giai cấp và giới.
Cũng như vấn đề quyền con người nói chung, c{c cuộc đấu
tranh vì quyền của phụ nữ cũng được bắt đầu từ cấp độ quốc
gia rồi dần ph{t triển trở th|nh những phong tr|o quốc tế, có
ảnh hưởng v| t{c động đến ph{p luật quốc tế. Trên phương diện
ph{p lý quốc tế, vấn đề bảo vệ phụ nữ đã trở th|nh nội dung
của nhiều công ước do Tổ chức Lao động quốc tế ban h|nh từ
đầu thế kỷ XX. Mặc dù vậy, quyền bình đẳng của phụ nữ mới
chỉ được chính thức thừa nhận trong luật quốc tế kể từ khi Liên
Hợp Quốc ra đời. Hiến chương Liên Hợp Quốc năm 1945 lần
đầu tiên khẳng định sự ‚bình đẳng về c{c quyền giữa phụ nữ v|
đ|n ông... ‛ (Lời nói đầu). Tuyên ngôn to|n thế giới về quyền
con người năm 1948 x{c lập nguyên tắc nền tảng l| tất cả mọi
người đều được hưởng c{c quyền v| tự do một c{ch bình đẳng,
không có bất cứ sự ph}n biệt n|o về chủng tộc, d}n tộc, giới
28 | LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA CÁC NHÓM NGƢỜI DỄ BỊ
TỔN THƢƠNG
tính, tôn gi{o, ngôn ngữ, quan điểm chính trị v| c{c yếu tố kh{c
(Điều 1, Điều 2). Tiếp theo Tuyên ngôn to|n thế giới về quyền
con người, nhiều điều ước quốc tế riêng đã được Liên Hợp Quốc
thông qua nhằm bảo vệ c{c quyền của phụ nữ v| trẻ em g{i, tiêu
biểu như: Công ước về trấn {p việc buôn người v| bóc lột mại
d}m người kh{c năm 1949; Công ước về c{c quyền chính trị của
phụ nữ năm 1952; Công ước về quốc tịch của phụ nữ khi kết hôn
năm 1957; Công ước về đăng ký kết hôn, tuổi tối thiểu khi kết
hôn v| việc kết hôn tự nguyện năm 1962... Nguyên tắc bình
đẳng nam nữ cũng được khẳng định trong cả hai điều ước quốc
tế quan trọng nhất về quyền con người năm 1966 l| ICCPR v|
ICESCR (Lời nói đầu v| c{c Điều 2(2), Điều 3 của hai công ước
này)...
C{c văn kiện kể trên bước đầu đã x{c lập vị thế bình đẳng
của phụ nữ với đ|n ông trong cương vị chủ thể của c{c quyền
con người, nhưng chưa đưa ra được những giải ph{p để bảo
đảm cho phụ nữ được hưởng thụ đầy đủ c{c quyền đó trên thực
tế. Vì vậy, năm 1967, Liên Hợp Quốc thông qua Tuyên bố về xo{
bỏ mọi hình thức ph}n biệt đối xử chống lại phụ nữ. Văn kiện
n|y l| tiền đề cho sự ra đời của Công ước về xo{ bỏ mọi hình
thức ph}n biệt đối xử chống lại phụ nữ (CEDAW) v|o ng|y
18/12/1979. CEDAW có hiệu lực từ ng|y 03/9/1981, tính đến
ng|y 15/8/2008, đã có 185 quốc gia th|nh viên3, l| một trong hai
điều ước quốc tế về quyền con người có số lượng quốc gia th|nh
viên cao nhất (chỉ đứng sau Công ước về quyền trẻ em).
Hội nghị thế giới về quyền con người lần thứ II tổ chức ở
Viên ([o) năm 1993 đã t{i khẳng định trong văn kiện chính thức
3 http://www.un.org/womenwatch/daw/cedaw/states.htm
Quyền của một số nhóm ngƣời dễ bị tổn thƣơng trong luật
quốc tế | 29
cuối cùng (Tuyên bố Viên v| Chương trình h|nh động) rằng:
“Quyền con người của phụ nữ và trẻ em gái là một bộ phận cấu thành,
gắn liền và không thể tách rời của các quyền con người phổ biến”
(Đoạn 18 Phần I). Với sự khẳng định n|y, cuộc đấu tranh vì c{c
quyền bình đẳng của phụ nữ được lật sang một trang mới, theo
đó, tất cả những mối quan t}m của phụ nữ sẽ được lồng ghép
v|o c{c chương trình, hoạt động về quyền con người.
Ngoài c{c hội nghị quốc tế chung về quyền con người, từ
1975 đến 1999, bốn Hội nghị thế giới về phụ nữ đã được tổ chức
(ở Mê-hi-cô năm 1975, ở Copenhagen (Đan Mạch) năm 1980, ở
Nairobi (Kê-ni-a) năm 1985, v| ở Bắc Kinh (Trung Quốc) năm
1995) đã thảo luận v| đưa ra nhiều giải ph{p thúc đẩy v| bảo vệ
có hiệu quả c{c quyền, cơ hội v| vị thế bình đẳng của phụ nữ.
Để thu hút sự quan t}m của cộng đồng quốc tế với vấn đề quyền
của phụ nữ, Liên Hợp Quốc đã lấy giai đoạn 1975-1985 l| Thập
kỷ của Liên Hợp Quốc về Phụ nữ.
2.2.2. CEDAW – văn kiện quốc tế quan trọng
nhất về quyền con người của phụ nữ
CEDAW l| một trong chín công ước quốc tế quan trọng nhất
hiện nay về quyền con người của Liên Hợp Quốc4 . Mặc dù vậy,
CEDAW không xác lập các quyền con người mới cho phụ nữ, mà
4 Core international human rights instruments, bao gồm CEDAW, Công ước về
quyền trẻ em (CRC), Công ước quốc tế về c{c quyền d}n sự, chính trị (ICCPR),
Công ước quốc tế về c{c quyền kinh tế, xã hội, văn hóa (ICESCR); Công ước về
xóa bỏ c{c hình thức ph}n biệt đối xử về chủng tộc (ICERD); Công ước chống
tra tấn (CAT); Công ước về quyền của người lao động di trú v| c{c th|nh viên
trong gia đình họ (ICRMW); Công ước về quyền của người khuyết tật (ICRPD)
v| Công ước về bảo vệ mọi người khỏi bị bắt đưa đi mất tích.
30 | LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA CÁC NHÓM NGƢỜI DỄ BỊ
TỔN THƢƠNG
thay v|o đó, công ước n|y đề ra những cách thức, biện pháp nhằm
loại trừ sự phân biệt đối xử chống lại phụ nữ trong việc hưởng thụ
c{c quyền con người m| họ đã được thừa nhận trong những
điều ước quốc tế trước đó. Cụ thể, công ước chỉ ra những lĩnh
vực m| có sự ph}n biệt đối xử nặng nề với phụ nữ như hôn
nh}n gia đình, quan hệ d}n sự, lao động việc l|m, đời sống
chính trị, gi{o dục đ|o tạo..., đồng thời x{c định c{c c{ch thức,
biện ph{p để xóa bỏ những sự ph}n biệt đối xử đó.
Theo c{ch tiếp cận của CEDAW, bình đẳng giới (hay bình
đẳng nam nữ) không có nghĩa l| đối xử với phụ nữ giống như
đối xử với nam giới trong mọi trường hợp (mô hình bình đẳng
hình thức), bởi điều n|y trên thực tế chỉ l|m tăng thêm sự phụ
thuộc của phụ nữ với nam giới, do phụ nữ l| nhóm yếu thế hơn
nam giới. CEDAW cũng không {p dụng mô hình bình đẳng giới
mang tính chất bảo hộ phụ nữ m| theo đó sự bảo vệ phụ nữ
được dựa trên sự chấp nhận địa vị phụ thuộc của phụ nữ với
đ|n ông. Thay v|o đó, CEDAW sử dụng mô hình bình đẳng
thực chất (hay còn gọi l| c{ch tiếp cận mang tính điều chỉnh).
Theo mô hình n|y, bình đẳng giới không mang ý nghĩa đơn giản
l| c|o bằng sự tham gia, đóng góp của nam giới v| phụ nữ trong
mọi hoạt động, m| có nghĩa l| phụ nữ v| nam giới được công
nhận vị thế như nhau trong xã hội v| cùng có c{c điều kiện v|
cơ hội như nhau để ph{t huy khả năng, tham gia đóng góp v|
hưởng thụ th|nh quả ph{t triển của quốc gia trên mọi lĩnh vực5.
Liên quan đến kh{i niệm bình đẳng nam nữ, Ủy ban về c{c
quyền kinh tế, xã hội, văn hóa (cơ quan gi{m s{t thực hiện
ICESCR), trong Bình luận chung số 16 thông qua tại phiên họp
lần thứ 30 năm 2005 của Ủy ban (về quyền bình đẳng của nam
5 Xem Gender Briefing Kit, UNDP Vietnam, 2004, tr.11.
Quyền của một số nhóm ngƣời dễ bị tổn thƣơng trong luật
quốc tế | 31
v| nữ trong việc hưởng thụ tất cả c{c quyền kinh tế, xã hội, văn
hóa nêu ở Điều 3 ICESCR)6 đã nhấn mạnh rằng, bình đẳng nam
nữ trong việc hưởng thụ tất cả c{c quyền con người l| một
nguyên tắc cơ bản được ghi nhận trong tất cả c{c văn kiện quốc
tế về lĩnh vực n|y. Bản chất của quy định về quyền bình đẳng
của phụ nữ trong luật quốc tế về quyền con người l| nhằm để
bảo đảm không có sự ph}n biệt đối xử vì lý do giới tính trong
việc hưởng thụ tất cả c{c quyền con người (c{c đoạn 1 v| 3).
Cũng theo Ủy ban, kh{i niệm bình đẳng nam nữ cần được hiểu
l| bình đẳng thực chất. Nó đòi hỏi sự bình đẳng của phụ nữ
được thực hiện không chỉ trong ph{p luật (bình đẳng hình
thức) v| cả trên thực tế, tức l| c{c chính s{ch, ph{p luật phải có
t{c dụng l|m giảm thiểu những thiệt thòi của phụ nữ trên thực
tế (c{c đoạn 6 v| 7).
Dưới đ}y l| những quy định chủ yếu của CEDAW:
(1) Định nghĩa sự phân biệt đối xử chống lại phụ nữ
Theo Điều 1 của CEDAW, “phân biệt đối xử chống lại phụ nữ”
được hiểu l|: “... bất kỳ sự phân biệt, loại trừ hay hạn chế nào được đề
ra dựa trên cơ sở giới tính, mà có tác dụng hoặc nhằm mục đích làm
tổn hại hoặc vô hiệu hóa việc phụ nữ, bất kể tình trạng hôn nhân của
họ như thế nào, được công nhận, thụ hưởng hay thực hiện các quyền
con người và tự do cơ bản trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội,
văn hóa, dân sự hay bất kể lĩnh vực nào khác, trên cơ sở bình đẳng
giữa nam giới và phụ nữ”. Như vậy, có thể thấy phân biệt đối xử
chống lại phụ nữ l| một kh{i niệm rất rộng. Xét về động cơ, nó
6 Nguồn của c{c khuyến nghị chung của Ủy ban về quyền kinh tế, xã hội,
văn hóa được trích dẫn trong chương n|y:
http://www2.ohchr.org/english/bodies/cescr/comments.htm.
32 | LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA CÁC NHÓM NGƢỜI DỄ BỊ
TỔN THƢƠNG
bao gồm tất cả những h|nh động có và không có chủ đích. Xét về
biểu hiện của h|nh vi, nó bao gồm không chỉ sự phân biệt mà còn
sự loại trừ hay hạn chế phụ nữ. Xét về hậu quả, nó l|m tổn hại
hoặc vô hiệu hóa không chỉ sự thực hiện m| còn cả sự công nhận và
sự thụ hưởng c{c quyền v| tự do của phụ nữ. Xét về phạm vi t{c
động, nó có thể diễn ra trên mọi lĩnh vực, cả trong đời sống gia
đình v| ngo|i xã hội, trong khu vực công cộng hoặc tư nh}n. Xét
về chủ thể của h|nh vi, nó có thể do mọi đối tượng g}y ra, kể cả
bởi bản th}n phụ nữ.
Liên quan đến kh{i niệm kể trên, cần chú ý c{c khía cạnh sau:
Thứ nhất, tự th}n sự đối xử kh{c nhau không phải l| sự ph}n
biệt đối xử theo nghĩa tiêu cực, m| chỉ khi sự đối xử kh{c biệt đó
g}y tổn hại hay vô hiệu hóa c{c quyền con người của phụ nữ thì
mới mang nghĩa tiêu cực (khía cạnh n|y được đề cập thêm ở
phần liên quan đến Điều 4 dưới đ}y).
Thứ hai, khía cạnh ‚hạn chế‛ nêu trong định nghĩa có nghĩa l|
sự giới hạn hoặc giảm bớt một c{ch tuỳ tiện, bằng ph{p luật
hoặc trên thực tế, c{c quyền v| tự do của phụ nữ m| đã được
luật ph{p quốc tế thừa nhận; trong khi đó, khía cạnh ‚loại trừ‛
có nghĩa l| sự phủ nhận ho|n to|n c{c quyền v| tự do của phụ
nữ (ví dụ, ph{p luật một số nước không cho phép phụ nữ có
quyền bầu cử v| ứng cử).
Thứ ba, khía cạnh ‚tổn hại‛ h|m ý những hậu quả dẫn đến sự
hạn chế trong việc thực hiện, công nhận v| thụ hưởng c{c
quyền; trong khi sự ‚vô hiệu hóa‛ có nghĩa l| loại bỏ hoàn toàn
c{c quyền v| tự do của phụ nữ.
Thứ tư, khía cạnh ‚thực hiện” h|m ý năng lực lựa chọn v|
h|nh động của bản th}n phụ nữ, cũng như sự vận h|nh v| tính
Quyền của một số nhóm ngƣời dễ bị tổn thƣơng trong luật
quốc tế | 33
hiệu quả của c{c cơ chế bảo vệ c{c quyền của phụ nữ; trong khi
đó, khía cạnh ‚công nhận‛ nói đến mức độ nhận thức v| tôn
trọng c{c quyền của phụ nữ trong xã hội, còn khía cạnh ‚thụ
hưởng” đề cập đến mức độ bảo đảm c{c quyền v| tự do cơ bản
của phụ nữ trên thực tế7.
Thứ năm, tính chủ đích của h|nh vi dẫn tới sự ph}n biệt đối
xử với phụ nữ một c{ch trực tiếp, thể hiện ở những h|nh
động được dự liệu với những mục tiêu hướng tới rõ r|ng (ví
dụ, luật ph{p một số nước chỉ thừa nhận quyền thừa kế t|i
sản của cha mẹ đối với con trai). Trong khi tính không chủ đích
của h|nh vi dẫn tới sự ph}n biệt đối xử với phụ nữ một c{ch
gi{n tiếp, thể hiện ở những h|nh động xuất ph{t từ nhận thức
sai lầm về bình đẳng giới khiến phụ nữ không thể tiếp cận cơ
hội một c{ch bình đẳng với đ|n ông (ví dụ, quy định điều
kiện để một người được vay vốn ng}n h|ng l| phải đứng tên
chủ gia đình, trong khi trên thực tế ở nhiều xã hội, chỉ có
người chồng mới được giữ vị trí n|y).
Cũng liên quan đến kh{i niệm ph}n biệt đối xử với phụ nữ,
trong Bình luận chung số 16 (đã nêu trên) của Ủy ban về c{c
quyền kinh tế, xã hội, văn hóa ph}n biệt giữa sự ph}n biệt đối
xử trực tiếp v| sự ph}n biệt đối xử gi{n tiếp với phụ nữ, theo đó,
sự ph}n biệt đối xử trực tiếp thể hiện ở sự đối xử khác biệt trực
tiếp và công khai với phụ nữ vì lý do giới tính m| không dựa trên
những cơ sở hợp lý kh{ch quan (đoạn 12), còn sự ph}n biệt đối
xử gi{n tiếp thể hiện ở hệ quả mang tính phân biệt đối xử với phụ
nữ xảy ra trong qu{ trình thực thi ph{p luật, chính s{ch, mặc dù
về mặt hình thức c{c quy định ph{p luật, chính s{ch đó không
thể hiện sự ph}n biệt đối xử, ví dụ như phụ nữ rơi v|o ho|n
7 Xem CEDAW - Thiết lập lại quyền cho phụ nữ, sđd, tr.31.
34 | LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA CÁC NHÓM NGƢỜI DỄ BỊ
TỔN THƢƠNG
cảnh bất lợi về cơ hội so với đ|n ông khi thực hiện một quy định
ph{p luật hoặc chính s{ch nhất định (đoạn 13).
(2) Nghĩa vụ quốc gia
Theo Điều 2 v| 3 CEDAW, để loại trừ mọi sự ph}n biệt đối
xử chống lại phụ nữ, c{c quốc gia có những nghĩa vụ cơ bản sau:
 Quy định nguyên tắc bình đẳng nam nữ trong Hiến ph{p,
ph{p luật quốc gia;
 Ngăn chặn c{c hình thức ph}n biệt đối xử chống lại phụ
nữ bằng mọi biện ph{p, kể cả bằng chế t|i hình sự;
 Thiết lập c{c cơ chế ph{p lý để giúp phụ nữ bảo vệ c{c
quyền bình đẳng của họ;
 Đảm bảo rằng hoạt động của c{c cơ quan nh| nước ở c{c
cấp không có tính chất ph}n biệt đối xử chống lại phụ nữ;
 Điều chỉnh, xo{ bỏ những quy định ph{p luật, c{c phong tục,
tập qu{n có tính chất ph}n biệt đối xử chống lại phụ nữ.
Như vậy, nghĩa vụ quốc gia trong việc loại trừ mọi sự ph}n
biệt đối xử chống lại phụ nữ đòi hỏi c{c chính phủ phải thực thi
những biện ph{p to|n diện, cả về ph{p lý, chính trị, kinh tế, văn
hóa v| xã hội, t{c động đến cả đời sống công cộng lẫn gia đình.
Các biện ph{p n|y không chỉ nhằm mục đích ngăn cấm, trừng
phạt c{c h|nh vi ph}n biệt đối xử với phụ nữ, m| còn nhằm tạo
điều kiện cho phụ nữ có thể tham gia chống lại c{c hình thức
ph}n biệt đối xử với họ.
Liên quan đến vấn đề trên, Hội đồng quyền con người (HRC
- cơ quan gi{m s{t thực hiện ICCPR), trong Bình luận chung số 4
thông qua tại phiên họp lần thứ 13 năm 1981 của Ủy ban (về
Quyền của một số nhóm ngƣời dễ bị tổn thƣơng trong luật
quốc tế | 35
quyền bình đẳng của nam v| nữ trong việc hưởng thụ tất cả c{c
quyền d}n sự, chính trị nêu ở Điều 3 ICPCR)8 đã nêu rõ, trong
vấn đề n|y, nghĩa vụ của c{c quốc gia th|nh viên cũng bao gồm
ba khía cạnh: nghĩa vụ tôn trọng, nghĩa vụ bảo vệ v| nghĩa vụ
thực hiện c{c quyền con người của phụ nữ. Trong Bình luận
chung số 16 (đã nêu trên) Ủy ban về c{c quyền kinh tế, xã hội,
văn hóa cũng khẳng định tương tự (đoạn 17), đồng thời nêu ra
những hướng dẫn chi tiết với c{c quốc gia th|nh viên trong việc
thực hiện c{c nghĩa vụ đó.
(3) Các biện pháp đặc biệt tạm thời
Điều 4 CEDAW cho phép c{c quốc gia th|nh viên có thể {p
dụng những ưu đãi với phụ nữ (hay còn được gọi l| các biện
pháp đặc biệt tạm thời) để thúc đẩy nhanh sự bình đẳng trên thực
tế giữa nam v| nữ m| không bị coi l| ph}n biệt đối xử với nam
giới. Trong Khuyến nghị chung số 59 thông qua tại kỳ họp lần
thứ 7 năm 1988 v| Khuyến nghị chung số 25 thông qua tại kỳ
họp lần thứ 13 năm 2004, Ủy ban gi{m s{t thực hiện CEDAW
(Ủy ban CEDAW) đã khuyến nghị c{c quốc gia th|nh viên cần
tăng cường {p dụng c{c biện ph{p đặc biệt tạm thời để thúc đẩy
sự bình đẳng của phụ nữ trong c{c lĩnh vực chính trị, kinh tế,
gi{o dục v| việc l|m. Theo Ủy ban, những biện ph{p đặc biệt
tạm thời cần được {p dụng kể cả khi quốc gia th|nh viên đã đạt
được những th|nh tựu trong việc ho|n thiện hệ thống ph{p luật
về bình đẳng nam nữ.
8 Nguồn của c{c khuyến nghị chung của HRC được trích dẫn trong chương
này: http://www2.ohchr.org/english/bodies/hrc/comments.htm
9 Nguồn của c{c khuyến nghị chung của Ủy ban CEDAW được trích dẫn trong
chương n|y: http://www2.ohchr.org/english/bodies/cedaw/comments.htm.
36 | LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA CÁC NHÓM NGƢỜI DỄ BỊ
TỔN THƢƠNG
Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 CEDAW, có một
điều kiện với việc {p dụng c{c biện ph{p đặc biệt tạm thời, đó l|
những biện ph{p đó phải được chấm dứt ngay khi mục tiêu
bình đẳng nam nữ đã đạt được. Điều n|y đơn giản l| để tr{nh
sự ph}n biệt đối xử ngược lại với nam giới. Phù hợp với quy
định n|y, Ủy ban CEDAW, trong Khuyến nghị chung số 25 nêu
rõ, việc {p dụng c{c biện ph{p đặc biệt tạm thời không bị coi l|
ph}n biệt đối xử như quy định trong công ước, tuy nhiên, cũng
không được dẫn đến việc duy trì những tiêu chuẩn hay đối xử
khác nhau một c{ch bất hợp lý giữa phụ nữ v| nam giới (đoạn
14).
Mặc dù theo Khoản 1 Điều 4, c{c biện ph{p đặc biệt tạm
thời phải chấm dứt ngay khi mục tiêu bình đẳng nam nữ đã
đạt được, nhưng có một ngoại lệ đó l|, c{c biện ph{p ưu tiên
nhằm bảo vệ thiên chức l|m mẹ của phụ nữ thì có thể {p dụng
liên tục m| không bị coi l| ph}n biệt đối xử với nam giới
(Khoản 2 Điều 4). Trong Khuyến nghị chung số 25, Ủy ban
CEDAW đã giải thích sự kh{c nhau giữa quy định của Khoản 1
v| Khoản 2 Điều 4, theo đó, quy định ở Khoản 1 xuất ph{t từ
thực tế bất bình đẳng với phụ nữ trong xã hội v| nhằm mục
đích thúc đẩy việc xóa bỏ sự bất bình đẳng đó, vì vậy c{c biện
ph{p {p dụng chỉ có tính chất tạm thời. Trong khi quy định tại
Khoản 2 xuất ph{t từ sự kh{c biệt mang tính đặc trưng, cố định
về sinh học giữa hai giới, do đó, việc {p dụng c{c biện ph{p ưu
tiên với phụ nữ liên quan đến chức năng l|m mẹ cần mang tính
chất l}u d|i (c{c đoạn 15 v| 16).
Xét chung, cơ sở lý luận của Điều 4, như đã phần n|o đề cập
ở phần trên, l| bình đẳng v| không ph}n biệt đối xử không có
nghĩa phải đối xử như nhau với mọi người trong mọi trường hợp.
Quyền của một số nhóm ngƣời dễ bị tổn thƣơng trong luật
quốc tế | 37
Nói c{ch kh{c, sự đối xử ph}n biệt không phải lúc n|o cũng
mang tính tiêu cực v| cần phải loại bỏ, m| trong một số ho|n
cảnh, nó mang tính tích cực (positive discrimination) v| cần phải
vận dụng, để bảo đảm sự bình đẳng thực chất, chứ không phải
bình đẳng một c{ch hình thức. Thông thường, sự phân biệt đối xử
tích cực (cụ thể như c{c biện ph{p đặc biệt tạm thời), được {p
dụng khi c{c đối tượng t{c động kh{c nhau về mức độ năng lực
h|nh vi về quyền con người, nhằm mục đích đặt các đối tượng tác
động vào một điểm xuất phát ngang bằng, bởi lẽ trong trường hợp
có sự kh{c nhau về năng lực h|nh vi, việc đối xử như nhau với
tất cả mọi người trên thực tế l| sự ph}n biệt đối xử với những
đối tượng yếu thế hơn.
(4) Sửa đổi những tập tục và khuôn mẫu giới có tác động tiêu cực
đến phụ nữ.
Điều 5 CEDAW yêu cầu c{c quốc gia th|nh viên tiến h|nh c{c
biện ph{p để sửa đổi c{c tập tục, khuôn mẫu về văn hóa, xã hội
có tính chất ph}n biệt đối xử với phụ nữ, cụ thể l| c{c phong tục,
tập qu{n mang tính định kiến, dập khuôn về vị thế của phụ nữ
trong gia đình hoặc ngo|i xã hội. Điều n|y cũng đề cập tới sự
cần thiết phải có hoạt động gi{o dục về gia đình với nội dung
thừa nhận vị trí, vai trò của chức năng l|m mẹ của phụ nữ v|
tr{ch nhiệm chung của vợ v| chồng trong việc nuôi dạy con c{i.
Đ}y l| một yêu cầu rất quan trọng bởi lẽ nó cho phép giải phóng
phụ nữ khỏi bị gắn chặt với vai trò t{i sản xuất (nội trợ, nuôi dạy
con) có tính truyền thống, từ đó giúp họ có cơ hội tham gia v|o
c{c hoạt động xã hội, cũng như tạo tiền đề cho việc sửa đổi
phương thức ph}n công lao động có tính ph}n biệt đối xử với
phụ nữ.
38 | LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA CÁC NHÓM NGƢỜI DỄ BỊ
TỔN THƢƠNG
Điều 5 được x}y dựng xuất ph{t từ thực tế l| sự ph}n biệt
đối xử với phụ nữ không chỉ bắt nguồn từ những chính s{ch,
ph{p luật ph}n biệt đối xử về giới tính m| còn từ những định
kiến văn hóa có tính chất tiêu cực về phụ nữ (‚định kiến giới‛).
Thực tế đó cho thấy việc thừa nhận về mặt ph{p lý quyền bình
đẳng nam nữ v| kể cả tiến h|nh c{c biện ph{p đặc biệt tạm thời
vẫn chưa đủ để loại trừ sự ph}n biệt đối xử chống lại phụ nữ m|
cần phải xo{ bỏ c{c khuôn mẫu xã hội mang tính chất bất bình
đẳng về giới. Liên quan đến vấn đề n|y, trong Khuyến nghị
chung số 3 thông qua tại kỳ họp thứ 6 năm 1987, Ủy ban
CEDAW đã thúc giục c{c quốc gia th|nh viên thực thi c{c
chương trình gi{o dục v| thông tin đại chúng để giúp xóa bỏ
những th|nh kiến v| phong tục, tập qu{n cản trở việc thực hiện
bình đẳng nam nữ.
(5) Ngăn chặn mọi hình thức buôn bán và bóc lột tình dục phụ nữ
Điều 6 CEDAW yêu cầu c{c quốc gia th|nh viên tiến h|nh c{c
biện ph{p để ngăn chặn mọi hình thức buôn b{n phụ nữ v| bóc
lột phụ nữ mại d}m. Khuyến nghị chung số 19 do Ủy ban
CEDAW thông qua tại kỳ họp lần thứ 11 năm 1992 nêu rằng, c{c
biện ph{p như vậy cần bao gồm những h|nh động nhằm loại trừ
nguyên nh}n của nạn buôn b{n, bóc lột tình dục phụ nữ như
tình trạng kém ph{t triển, đói nghèo, mù chữ, lạm dụng ma tuý,
không có việc l|m, chiến tranh, xung đột vũ trang v| chiếm
đóng lãnh thổ... (c{c đoạn 14, 15, 16). Thêm v|o đó, cần quan
t}m đến những ho|n cảnh đặc biệt m| phụ nữ có nguy cơ bị
buôn b{n v| bóc lột tình dục như nạn du lịch tình dục, lao động
di trú (trong v| ngo|i nước, hôn nh}n với người nước ngo|i qua
môi giới (đoạn 14) v| cần có c{c biện ph{p cụ thể để bảo vệ phụ
Quyền của một số nhóm ngƣời dễ bị tổn thƣơng trong luật
quốc tế | 39
nữ trong những ho|n cảnh n|y, trong đó bao gồm việc tạo cơ
hội phục hồi, t{i hòa nhập, đ|o tạo nghề nghiệp, giới thiệu việc
l|m... cho những phụ nữ l| nạn nh}n của nạn buôn b{n, bóc lột
tình dục. Tuy nhiên, cần lưu ý l| việc đề cập đến việc ngăn chặn
tình trạng bóc lột phụ nữ mại d}m v| bảo vệ phụ nữ mại d}m
không có nghĩa CEDAW thừa nhận hay khuyến khích hoạt động
mại d}m.
(6) Quyền tham chính của phụ nữ
Điều 7 CEDAW yêu cầu c{c quốc gia th|nh viên phải tiến
h|nh c{c biện ph{p thích hợp để xo{ bỏ sự ph}n biệt đối xử
chống lại phụ nữ trong việc tham gia v|o c{c hoạt động chính trị
v| xã hội (còn gọi l| quyền tham chính), theo đó c{c quốc gia
th|nh viên phải bảo đảm cho phụ nữ c{c quyền: (i) Bầu cử, ứng
cử v|o c{c cơ quan d}n cử v| giữ chức vụ ở c{c cơ quan công
quyền; (ii) Tham gia x}y dựng, thực hiện chính s{ch, ph{p luật
v| giữ chức vụ trong c{c cơ quan nh| nước ở mọi cấp; (iii) Tham
gia c{c tổ chức xã hội.
Khuyến nghị chung số 23 được Ủy ban CEDAW thông qua
tại phiên họp lần thứ 16 (năm 1997) nêu ra những biện ph{p m|
c{c quốc gia th|nh viên cần thực hiện để hỗ trợ v| khuyến khích
phụ nữ thực hiện quyền tham chính, theo đó:
 Những biện ph{p để bảo đảm quyền bầu cử, ứng cử của
phụ nữ cần nhằm: (a) Bảo đảm tỷ lệ c}n bằng giữa phụ nữ
v| nam giới trong việc nắm giữ c{c vị trí được bầu cử công
khai; (b) L|m cho phụ nữ hiểu tầm quan trọng v| c{ch
thức thực hiện quyền bỏ phiếu của họ; (c) Khắc phục
những r|o cản như thất học, ngôn ngữ, nghèo n|n v|
những trở ngại cho việc thực hiện quyền tham chính của
40 | LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA CÁC NHÓM NGƢỜI DỄ BỊ
TỔN THƢƠNG
phụ nữ; (d) Giúp phụ nữ vượt qua những r|o cản đó để
thực hiện quyền bầu cử v| đắc cử của họ (đoạn 45).
 Những biện ph{p để bảo đảm quyền tham gia x}y dựng
chính s{ch, ph{p luật v| giữ c{c chức vụ trong chính quyền
của phụ nữ cần nhằm bảo đảm: (a) Quyền bình đẳng đại
diện của phụ nữ trong qu{ trình x}y dựng chính s{ch của
Chính phủ; (b) Phụ nữ có quyền bình đẳng trên thực tế trong
việc nắm giữ chức vụ; (c) C{c qu{ trình tuyển dụng nhằm
v|o phụ nữ phải công khai v| có tính hấp dẫn (đoạn 46).
 Những biện ph{p để bảo đảm quyền tham gia c{c tổ chức
xã hội của phụ nữ cần nhằm: (a) Bảo đảm ban h|nh ph{p
chế có hiệu quả ngăn cấm ph}n biệt đối xử với phụ nữ; (b)
Khuyến khích c{c tổ chức phi chính phủ, c{c hội liên hiệp
chính trị v| cộng đồng chấp thuận c{c chiến lược, khuyến
khích phụ nữ đại diện v| tham gia v|o công việc của họ
(đoạn 47).
Ngo|i ra, trong Khuyến nghị chung kể trên, Ủy ban CEDAW
cũng khuyến nghị c{c quốc gia th|nh viên thực thi c{c giải ph{p
đặc biệt tạm thời để n}ng tỷ lệ phụ nữ tham gia v|o hoạt động
chính trị, xã hội, cụ thể như đ|o tạo, vận động v| trợ giúp t|i
chính cho c{c ứng cử viên nữ, đề ra c{c chỉ tiêu về tỷ lệ phụ nữ
trong c{c cấp chính quyền... (đoạn 15). Ủy ban cũng giải thích
rằng kh{i niệm đời sống chính trị, xã hội nêu ở Điều 7 CEDAW có
nội dung rất rộng, bao gồm tất cả c{c bình diện của nền h|nh
chính công (c{c lĩnh vực lập ph{p, h|nh ph{p, tư ph{p), ở tất cả
c{c cấp độ quốc tế, khu vực, quốc gia v| địa phương. Thêm v|o
đó, kh{i niệm n|y còn bao gồm việc tham gia c{c hoạt động của
xã hội d}n sự như c{c đảng ph{i chính trị, c{c hiệp hội chuyên
môn, công đo|n, c{c tổ chức, nhóm dựa trên cộng đồng... (đoạn
Quyền của một số nhóm ngƣời dễ bị tổn thƣơng trong luật
quốc tế | 41
5).
(7) Quyền bình đẳng của phụ nữ trong việc tham gia các quan hệ
quốc tế
Điều 8 yêu cầu c{c quốc gia th|nh viên bảo đảm cho phụ nữ
có cơ hội bình đẳng với đ|n ông trong việc tham gia c{c cơ quan
đại diện ngoại giao của đất nước v| c{c tổ chức, hội nghị quốc
tế. Qua điều n|y, quyền tham chính của phụ nữ đã được mở
rộng tới cả ba cấp độ: cộng đồng, quốc gia v| quốc tế.
Trong c{c Khuyến nghị chung số 8 (thông qua tại phiên họp
lần thứ 7 năm 1988) v| số 23 (thông qua tại phiên họp lần thứ 16
năm 1997), Ủy ban CEDAW yêu cầu c{c quốc gia th|nh viên vận
dụng những biện ph{p đặc biệt tạm thời để tăng cường sự tham
gia của phụ nữ v|o c{c quan hệ quốc tế.
(8) Quyền bình đẳng về quốc tịch của phụ nữ
Quốc tịch có ý nghĩa rất quan trọng, vì đó l| cơ sở để một c{
nh}n được hưởng quyền công d}n của một quốc gia. Tuy nhiên,
tình trạng bất bình đẳng về quốc tịch với phụ nữ vẫn còn diễn ra
ở nhiều nơi trên thế giới, dưới c{c hình thức như phụ nữ lấy
chồng người nước ngo|i phải thay đổi quốc tịch theo chồng,
hoặc trong trường hợp vợ chồng có hai quốc tịch, con sinh ra
phải lấy quốc tịch theo cha... Do vậy, Điều 9 CEDAW yêu cầu
c{c quốc gia th|nh viên phải bảo đảm cho phụ nữ được bình
đẳng với nam giới trong việc nhập, thay đổi, giữ nguyên quốc tịch,
m| không phụ thuộc v|o quốc tịch chồng hoặc của cha, đặc biệt
trong trường hợp phụ nữ kết hôn với người nước ngo|i. Thêm
v|o đó, điều n|y cũng yêu cầu bảo đảm cho phụ nữ quyền bình
đẳng với chồng trong việc x{c định quốc tịch cho con.
42 | LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA CÁC NHÓM NGƢỜI DỄ BỊ
TỔN THƢƠNG
(9) Quyền bình đẳng của phụ nữ trong giáo dục
Phụ nữ thường l| nạn nh}n của tình trạng ph}n biệt đối xử
trong gi{o dục, thể hiện ở việc nhiều phụ nữ v| trẻ em g{i không
được học tập hoặc không được theo học những ng|nh nghề nhất
định hay không được tạo cơ hội học cao lên... Tại nhiều xã hội,
c{c bậc cha mẹ thường cho rằng con g{i không cần có học vấn
cao v| thường ưu tiên c{c cơ hội học tập cho con trai. Trong khi
đó, thực tế khắp nơi trên thế giới đã cho thấy, gi{o dục l| tiền đề
để bảo đảm sự bình đẳng với phụ nữ trên c{c lĩnh vực kh{c như
lao động, việc l|m, hoạt động chính trị v| vị thế trong gia đình;
đồng thời tạo cơ sở xo{ bỏ những tập tục truyền thống lạc hậu,
có tính chất ph}n biệt đối xử chống lại phụ nữ.
Chính vì vậy, Điều 10 yêu cầu c{c quốc gia th|nh viên phải
{p dụng tất cả c{c biện ph{p thích hợp để xóa bỏ sự ph}n biệt
đối xử chống lại phụ nữ trong lĩnh vực gi{o dục, cụ thể trong
những khía cạnh như: gi{o dục, hướng nghiệp, học nghề, tiếp
cận với c{c hoạt động nghiên cứu v| đạt được bằng cấp ở c{c
cơ sở gi{o dục thuộc tất cả c{c loại hình, cấp độ gi{o dục,
chương trình giảng dạy, thi cử, gi{o viên, cơ sở vật chất, trang
bị của trường học; học bổng, trợ cấp học tập; cơ hội tham gia
các hoạt động gi{o dục thể chất v| c{c hoạt động thể thao; tiếp
cận với những thông tin gi{o dục riêng biệt về đảm bảo sức
khỏe v| hạnh phúc gia đình, kể cả những thông tin v| tư vấn
về kế hoạch hóa gia đình.
Ngo|i ra, Điều 10 cũng yêu cầu c{c quốc gia th|nh viên nỗ
lực h|nh động để xóa bỏ những quan niệm rập khuôn cản trở
thực hiện quyền gi{o dục của phụ nữ (trong đó có việc khuyến
khích hình thức gi{o dục chung cho cả học sinh nam nữ, sửa lại
Quyền của một số nhóm ngƣời dễ bị tổn thƣơng trong luật
quốc tế | 43
c{c s{ch gi{o khoa, chương trình học tập, v| điều chỉnh c{c
phương ph{p giảng dạy); tạo cơ hội cho phụ nữ tham gia c{c
chương trình gi{o dục thường xuyên; giảm tỷ lệ nữ sinh bỏ học
v| tổ chức c{c chương trình d|nh cho những phụ nữ v| trẻ em
g{i đã phải bỏ học.
(10) Quyền bình đẳng của phụ nữ về việc làm
Bình đẳng về việc l|m l| một trong những vấn đề có ý nghĩa
quan trọng nhất với cuộc sống v| vị thế của phụ nữ, bởi lẽ nó l|
tiền đề để giúp phụ nữ tự chủ về phương diện kinh tế, qua đó
tho{t khỏi địa vị phụ thuộc v|o đ|n ông.
Điều 11 CEDAW yêu cầu c{c quốc gia th|nh viên phải áp
dụng c{c biện ph{p thích hợp để xóa bỏ sự ph}n biệt đối xử
chống lại phụ nữ trong tất cả c{c khía cạnh của lĩnh vực việc
l|m, cụ thể l| trong c{c vấn đề như quyền được l|m việc; quyền
có c{c cơ hội việc l|m (bao gồm việc {p dụng những tiêu chuẩn
như nhau khi tuyển dụng); quyền tự do lựa chọn ng|nh nghề v|
việc l|m; c{c quyền liên quan đến việc thăng tiến, an ninh việc
l|m, phúc lợi, đ|o tạo nghề, đ|o tạo, huấn luyện n}ng cao;
quyền bình đẳng trong trả thù lao v| trong đối xử, đ{nh gi{
trong công việc; quyền được hưởng an sinh xã hội; quyền được
bảo vệ sức khỏe v| an to|n lao động, kể cả bảo vệ chức năng
sinh đẻ (Khoản 1).
Khoản 2 Điều 11 nêu những biện ph{p cụ thể m| c{c quốc gia
th|nh viên phải thực hiện để ngăn chặn sự ph}n biệt đối xử
chống lại phụ nữ trong quan hệ việc l|m vì lý do hôn nh}n hay
sinh đẻ, trong đó bao gồm: a) Cấm kỷ luật, sa thải phụ nữ với lý
do có thai, nghỉ đẻ hay kết hôn; b) [p dụng chế độ nghỉ đẻ vẫn
hưởng lương, th}m niên v| c{c phúc lợi xã hội như khi đang l|m
44 | LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA CÁC NHÓM NGƢỜI DỄ BỊ
TỔN THƢƠNG
việc; c) Khuyến khích cung cấp những dịch vụ xã hội cần thiết
hỗ trợ cho c{c bậc cha mẹ để họ có thể chăm sóc con c{i; d) Bảo
vệ đặc biệt đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai trước những
công việc độc hại; e) Định kỳ xem xét lại, sửa đổi, bổ sung c{c
quy định ph{p luật về bảo vệ phụ nữ.
Liên quan đến Điều 11 CEDAW, Ủy ban CEDAW, trong
Khuyến nghị chung số 12 thông qua tại phiên họp lần thứ 8
(năm 1989) đã đề cập đến việc bảo vệ phụ nữ không bị x}m hại,
quấy rối tình dục ở nơi l|m việc, coi đó l| một khía cạnh về bình
đẳng của phụ nữ về việc l|m. Sau đó, trong Khuyến nghị chung
số 13 cũng được thông qua tại phiên họp lần thứ 8, Ủy ban đặc
biệt lưu ý c{c quốc gia th|nh viên về việc bảo đảm quyền được
trả công bình đẳng của phụ nữ thông qua c{c biện ph{p như:
phê chuẩn hoặc gia nhập ngay Công ước số 100 về trả công bình
đẳng của ILO (đoạn 1); nghiên cứu, x}y dựng, xem xét v| thông
qua những cơ chế đ{nh gi{ nghề nghiệp dựa trên c{c tiêu chí phi
giới tính (đoạn 2); hỗ trợ đến mức cao nhất có thể việc th|nh lập
một cơ chế nhằm bảo đảm trả công bình đẳng cho nam v| nữ
trong những công việc như nhau (đoạn 3).
Tuy nhiên, Điều 11 CEDAW có một điểm hạn chế l| chỉ {p
dụng cho phụ nữ trong c{c công việc chính thức, không {p dụng
cho c{c công việc trên lĩnh vực nông nghiệp, l|m việc tại nhà...
Như vậy, vẫn còn một số lớn phụ nữ lao động không được bảo
vệ bởi quy định n|y. Tuy nhiên, hạn chế đó phần n|o đã được
khắc phục thông qua một số Khuyến nghị chung của Ủy ban
công ước. Cụ thể, trong Khuyến nghị chung số 17 được thông
qua tại phiên họp lần thứ 10 (năm 1991), Ủy ban CEDAW khẳng
định sự đóng góp của phụ nữ với nền kinh tế của c{c quốc gia
v| c{c gia đình khi l|m những công việc không tính th|nh tiền
Quyền của một số nhóm ngƣời dễ bị tổn thƣơng trong luật
quốc tế | 45
công, đồng thời khuyến nghị c{c quốc gia th|nh viên nghiên
cứu, điều tra để đ{nh gi{ gi{ trị của những công việc không tính
th|nh tiền công m| phụ nữ đang thực hiện v| cộng gi{ trị những
công việc đó v|o tổng thu nhập quốc d}n cũng như để l|m cơ sở
x}y dựng c{c chính s{ch quốc gia về thúc đẩy sự tiến bộ của phụ
nữ. Trong Khuyến nghị chung số 16 cũng được thông qua tại
phiên họp lần thứ 10, Ủy ban cho rằng c{c nh| nước có nghĩa vụ
bảo đảm an sinh v| phúc lợi xã hội cho phụ nữ l|m việc ở c{c
doanh nghiệp tư nh}n do th|nh viên gia đình l|m chủ. Ngo|i ra,
trong Khuyến nghị chung số 19 được thông qua tại phiên họp
lần thứ 11 (năm 1992), Ủy ban yêu cầu c{c quốc gia th|nh viên
gi{m s{t điều kiện l|m việc của những phụ nữ l|m nghề giúp
việc gia đình nhằm bảo vệ họ khỏi mọi sự ngược đãi.
Bên cạnh Điều 11 CEDAW, để bảo đảm quyền bình đẳng của
phụ nữ về việc l|m, cũng cần thiết tham chiếu với c{c công ước
có liên quan của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), trong đó tiêu
biểu l| Công ước số 100 về trả công bình đẳng giữa lao động
nam v| lao động nữ cho c{c công việc có gi{ trị như nhau.
(11) Quyền bình đẳng của phụ nữ trong vấn đề chăm sóc sức
khoẻ
Chăm sóc sức khỏe l| một nhu cầu thiết yếu của con người
nhưng có ý nghĩa đặc biệt với phụ nữ. Điều n|y l| vì kh{c với
đ|n ông, phụ nữ phải g{nh v{c chức năng sinh nở v| nuôi con –
chức năng h|m chứa rất nhiều rủi ro về sức khỏe. Tuy nhiên,
điều bất hợp lý l| trên thực tế, phụ nữ thường phải chịu thiệt
thòi trong việc hưởng thụ quyền n|y do dịch vụ chăm sóc sức
khoẻ ở c{c quốc gia thường l| dịch vụ trả tiền, trong khi xét
chung, phụ nữ có thu nhập thấp hơn nhiều so với nam giới.
46 | LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA CÁC NHÓM NGƢỜI DỄ BỊ
TỔN THƢƠNG
Điều 12 CEDAW yêu cầu c{c quốc gia th|nh viên phải {p
dụng tất cả c{c biện ph{p thích hợp để xóa bỏ sự ph}n biệt đối
xử chống lại phụ nữ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhằm
đảm bảo phụ nữ được bình đẳng với nam giới trong việc tiếp
cận với c{c dịch vụ chăm sóc sức khỏe, kể cả dịch vụ kế hoạch
hóa gia đình. Điều n|y cũng yêu cầu c{c quốc gia th|nh viên
Công ước phải đảm bảo cho phụ nữ c{c dịch vụ chăm sóc sức
khỏe đặc biệt có liên quan đến chức năng l|m mẹ, cụ thể l|
những dịch vụ về thai nghén, sinh đẻ v| nuôi con, v| phải đảm
bảo l| những dịch vụ n|y được cung cấp cho phụ nữ một c{ch
miễn phí nếu cần thiết.
Liên quan đến Điều 12, Ủy ban CEDAW đã thông qua
Khuyến nghị chung số 24 tại phiên họp lần thứ 20 năm 1999,
trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của quyền được chăm sóc
sức khỏe với phụ nữ, đồng thời khuyến nghị c{c quốc gia th|nh
viên thực thi một chiến lược to|n diện cấp quốc gia để chăm sóc
sức khỏe cho phụ nữ suốt đời, trong đó bao gồm c{c biện ph{p
nhằm phòng, chống v| điều trị những loại bệnh tật v| điều kiện
t{c động đến sức khỏe của phụ nữ, đảm bảo cho mọi phụ nữ
được hưởng c{c dịch vụ chăm sóc sức khỏe, kể cả dịch vụ sức
khỏe sinh sản, với chi phí vừa phải, đồng thời ph}n bổ ng}n
s{ch, nh}n lực thích đ{ng cho hoạt động chăm sóc khỏe cho phụ
nữ v| quản lý để bảo đảm c{c nguồn lực đó được sử dụng có
hiệu quả (c{c đoạn 29, 30). Ngo|i Khuyến nghị chung số 24, một
số Khuyến nghị chung kh{c của Ủy ban CEDAW cũng đề cập
đến nhiều khía cạnh cụ thể về quyền được chăm sóc sức khỏe
của phụ nữ. Cụ thể, c{c Khuyến nghị chung số 14 (thông qua tại
phiên họp lần thứ 9 năm 1990) v| 19 (thông qua tại phiên họp
lần thứ 11 năm 1992) yêu cầu c{c quốc gia th|nh viên thực thi
những biện ph{p thích hợp để xo{ bỏ những tập tục nguy hại
Quyền của một số nhóm ngƣời dễ bị tổn thƣơng trong luật
quốc tế | 47
cho sức khoẻ phụ nữ như tục cắt bỏ }m vật nữ, tục bắt phụ nữ
có thai v| nuôi con phải ăn kiêng, tục đa thê, tục trọng nam
khinh nữ dẫn tới sự lựa chọn giới tính cho thai nhi hoặc ép buộc
phụ nữ phải mang thai để có con trai. Khuyến nghị chung số 15
được Ủy ban thông qua tại phiên họp lần thứ 9 năm 1990
khuyến nghị c{c quốc gia tăng cường những biện ph{p bảo vệ
phụ nữ trước đại dịch HIV v| chống ph}n biệt đối xử với phụ
nữ trong c{c hoạt động phòng chống HIV/AIDS. Khuyến nghị
chung số 24 được Ủy ban thông qua tại phiên họp lần thứ 20
năm 1999 yêu cầu c{c quốc gia th|nh viên bảo đảm quyền của
phụ nữ được thông tin, gi{o dục về những dịch vụ sức khoẻ tình
dục v| chú trọng đến nhu cầu đặc biệt về sức khoẻ của c{c phụ
nữ trong những ho|n cảnh khó khăn như trong xung đột vũ
trang, bị buôn b{n, bóc lột tình dục, cũng như nhu cầu chăm sóc
sức khỏe của phụ nữ cao tuổi v| phụ nữ khuyết tật.
(12) Quyền bình đẳng của phụ nữ trong đời sống kinh tế, xã hội
Thực tế ở khắp nơi trên thế giới cho thấy, trên lĩnh vực kinh
tế, phụ nữ thường bị ph}n biệt đối xử trong việc hưởng trợ cấp
gia đình, quản lý, sử dụng t|i sản, thế chấp v| vay vốn ng}n
h|ng... Cùng với việc l|m, đ}y l| những tiền đề quyết định khả
năng về t|i chính của phụ nữ - một trong những yếu tố thiết yếu
tạo nên vị thế bình đẳng nam nữ. Về phương diện xã hội, do
g{nh nặng đa vai trò về giới, phụ nữ thường có rất ít thời gian
vui chơi, giải trí v| hưởng thụ đời sống văn hóa, trong khi điều
n|y được xem l| một trong những biểu hiện thực chất của sự
bình đẳng nam nữ.
Chính vì vậy, Điều 13 CEDAW yêu cầu c{c quốc gia bảo đảm
cho phụ nữ được bình đẳng với nam giới trong ba khía cạnh: (i)
48 | LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA CÁC NHÓM NGƢỜI DỄ BỊ
TỔN THƢƠNG
Hưởng c{c phúc lợi gia đình; (ii) Tín dụng, ng}n h|ng (ví dụ
như vay tiền của ng}n h|ng, thế chấp t|i sản v| tham gia c{c loại
hình tín dụng...) v| (iii) Tham gia c{c hoạt động giải trí v| văn
hóa.
(13) Bình đẳng trước pháp luật
Điều 15 CEDAW không chỉ khẳng định vị thế bình đẳng của
phụ nữ với nam giới trước ph{p luật m| cả trong những quan hệ
d}n sự cụ thể - lĩnh vực m| theo truyền thống văn hóa của nhiều
xã hội, phụ nữ thường phải chịu sự ph}n biệt đối xử nặng nề so
với đ|n ông. Theo Điều n|y, c{c quốc gia th|nh viên phải bảo
đảm cho phụ nữ có vị thế bình đẳng với nam giới trong mọi
quan hệ d}n sự, cụ thể l| trong c{c vấn đề như giao kết c{c hợp
đồng, quản lý t|i sản, tự do đi lại, lựa chọn nơi cư trú v| trong
c{c hoạt động tố tụng... Điều n|y cũng quy định tất cả c{c hợp
đồng v| giấy tờ d}n sự m| có nội dung hạn chế tư c{ch ph{p lý
của phụ nữ phải bị coi l| vô gi{ trị v| không có hiệu lực thi
hành.
Trong Khuyến nghị chung số 21 thông qua tại phiên họp lần
thứ 11 năm 1992, Ủy ban CEDAW nêu rằng, việc giới hạn c{c
quyền của phụ nữ trong việc ký kết hợp đồng, tự do lựa chọn
chỗ ở hay tiếp cận với tòa {n v| dịch vụ ph{p luật... đều l|m hạn
chế nghiêm trọng khả năng tự chủ trong cuộc sống của phụ nữ
v| đều bị coi l| ph}n biệt đối xử chống lại phụ nữ (c{c đoạn 7, 8,
9). Ủy ban cũng cho rằng, những phụ nữ nhập cư sống v| l|m
việc tạm thời ở nước ngo|i với chồng hay bạn tình cũng phải
được bình đẳng về tư c{ch ph{p lý với người chồng hay bạn tình
đó (đoạn 10).
(14) Quyền bình đẳng của phụ nữ trong quan hệ hôn nhân, gia
Quyền của một số nhóm ngƣời dễ bị tổn thƣơng trong luật
quốc tế | 49
đình
Điều 16 CEDAW đề cập tới việc xo{ bỏ sự ph}n biệt đối xử
chống lại phụ nữ trên lĩnh vực riêng tư có ý nghĩa rất quan trọng
đến cuộc sống của con người nói chung v| của phụ nữ nói riêng,
đó l| hôn nh}n, gia đình. Điều n|y xuất ph{t từ thực tế l| trong
hầu hết c{c xã hội, phụ nữ thường phải chịu đựng sự đối xử bất
bình đẳng ngay trong gia đình, thể hiện ở c{c hình thức như hôn
nh}n cưỡng bức (hay sắp đặt), quyền quyết định về con cái,
quản lý t|i sản... Sự ph}n biệt đối xử chống lại phụ nữ trên lĩnh
vực n|y thường bắt nguồn từ c{c tập tục truyền thống - khía
cạnh có sức ì lớn nhất. Bù lại, sự thay đổi trên lĩnh vực n|y được
coi l| một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định để phụ nữ
đạt được sự bình đẳng trọn vẹn với đ|n ông.
C{c khía cạnh chủ yếu được đề cập trong Điều 16 bao gồm:
(i) Bình đẳng về kết hôn, thể hiện ở việc phụ nữ được tự do quyết
định việc kết hôn v| lựa chọn người phối ngẫu. Vấn đề n|y liên
quan đến tr{ch nhiệm của c{c nh| nước trong việc quy định độ
tuổi kết hôn tối thiểu, việc đăng ký kết hôn, chế độ hôn nh}n tự
nguyện, cấm chế độ đa thê cũng như việc tảo hôn cho trẻ em; (ii)
Bình đẳng trong hôn nhân và khi hôn nhân kết thúc, thể hiện ở việc
phụ nữ được bình đẳng với chồng cả trong thời gian hôn nh}n
v| khi đã ly hôn. Điều n|y liên quan đến một loạt vấn đề từ
quản lý t|i sản chung trong gia đình; quyền v| tr{ch nhiệm với
con c{i; việc x{c định số con, khoảng c{ch giữa c{c lần sinh; việc
cho, nhận con nuôi; những tự do c{ nh}n như việc lựa chọn họ
tên, quyết định lựa chọn nghề nghiệp, việc l|m của bản th}n m|
không bị phụ thuộc v|o người chồng.
Liên quan đến Điều 16, trong Khuyến nghị chung số 21, Ủy
ban CEDAW nêu rằng, kh{i niệm gia đình có thể hiểu kh{c nhau
50 | LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA CÁC NHÓM NGƢỜI DỄ BỊ
TỔN THƢƠNG
giữa c{c quốc gia, tuy nhiên, dù được hiểu như thế n|o thì trong
mô hình gia đình đó, việc đối xử với phụ nữ cũng phải tu}n thủ
c{c quy định của Điều 16 (đoạn 13). Ủy ban cũng cho rằng chế
độ hôn nh}n đa thê l| tr{i với quyền bình đẳng nam nữ v| có
thể g}y ra những nguy cơ nghiêm trọng cho phụ nữ v| con c{i
họ. Vì vậy, Ủy ban khuyến nghị c{c quốc gia th|nh viên cấm chế
độ đa thê (đoạn 14). Ủy ban cũng khuyến nghị c{c quốc gia cấm
c{c h|nh động cưỡng ép hoặc sắp đặt hôn nh}n để bảo đảm
quyền được lựa chọn người phối ngẫu (đoạn 15). Thêm v|o đó,
Ủy ban cho rằng c{c quy định ph{p luật v| tập tục ưu đãi cho
nam giới trong việc hưởng thừa kế t|i sản l| sự ph}n biệt đối xử
chống lại phụ nữ; đồng thời yêu cầu c{c quốc gia th|nh viên
phải thừa nhận v| bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong
vấn đề n|y.
Cũng liên quan đến Điều 16, trong Khuyến nghị chung số 19,
Ủy ban CEDAW nêu rằng, h|nh động triệt sản nữ v| bắt buộc
ph{ thai cấu th|nh vi phạm quyền của phụ nữ trong việc quyết
định số con v| khoảng c{ch giữa c{c lần sinh. Ủy ban cũng yêu
cầu c{c quốc gia th|nh viên tăng cường c{c biện ph{p, kể cả d}n
sự v| hình sự, để chống lại nạn bạo h|nh phụ nữ trong gia đình,
bao gồm việc thiết lập c{c trung t}m phục hồi v| c{c nh| tạm
l{nh cho những phụ nữ l| nạn nh}n của tệ nạn này.
Điểm hạn chế của Điều 16 (v| của to|n bộ Công ước) l| đã
không đề cập một c{ch đúng mức tới vấn đề bạo lực trên cơ sở
giới tính, một trong bốn hình thức cơ bản về bất bình đẳng giới.
Tuy nhiên, hạn chế n|y đã phần n|o được khắc phục với việc
Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua Tuyên ngôn về xo{ bỏ
mọi hình thức bạo lực chống lại phụ nữ v|o năm 1993. Thêm
v|o đó, trong Khuyến nghị chung số 12 được thông qua tại
Quyền của một số nhóm ngƣời dễ bị tổn thƣơng trong luật
quốc tế | 51
phiên họp lần thứ 8 năm 1989, Ủy ban CEDAW khuyến nghị c{c
quốc gia th|nh viên thực thi v| b{o c{o về c{c biện ph{p m|
quốc gia đã tiến h|nh để bảo vệ phụ nữ khỏi những hình thức
bạo lực ở trong gia đình, ngo|i xã hội v| ở nơi l|m việc. Còn
trong Khuyến nghị chung số 19, Ủy ban x{c định bạo lực trên cơ
sở giới tính cấu th|nh một trong c{c hình thức ph}n biệt đối xử
chống lại phụ nữ, v| kh{i niệm ‚bạo lực trên cơ sở giới tính‛
được hiểu l| những h|nh vi ‚...nhằm g}y {p lực hoặc điều khiển
một người phụ nữ một c{ch không chính đ{ng, bao gồm những
h|nh động h|nh hạ về thể chất, tinh thần, g}y tổn thương hay
đau đớn về tình dục, đe doạ g}y ra những h|nh động như vậy
hay sự cưỡng chế v| tước đoạt những quyền tự do kh{c của phụ
nữ... ‛ (đoạn 6). Ủy ban cũng cho rằng bạo lực trên cơ sở giới
tính x}m phạm hoặc tước đoạt của phụ nữ rất nhiều quyền v| tự
do cơ bản của con người, trong đó có quyền sống; quyền không
bị tra tấn, đối xử hay trừng phạt t|n bạo, vô nh}n đạo; quyền tự
do v| an ninh c{ nh}n; quyền bình đẳng trước ph{p luật; quyền
bình đẳng trong gia đình; quyền được hưởng tình trạng tốt nhất
về sức khỏe... (đoạn 7).
(15) Quyền bình đẳng của phụ nữ nông thôn
Phụ nữ nông thôn l| một trong những bộ phận dễ bị tổn
thương nhất trong tổng thể nhóm người dễ bị tổn thương l| phụ
nữ. Bộ phận phụ nữ n|y có những nhu cầu đặc biệt cần được
đ{p ứng, xuất ph{t từ những yếu tố:
Thứ nhất, họ không phải l| những lao động l|m công ăn
lương nên nguồn sống không được bảo đảm ổn định v| độc lập
như c{c nhóm phụ nữ kh{c.
Thứ hai, do tính chất công việc v| môi trường sống ở nông
52 | LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA CÁC NHÓM NGƢỜI DỄ BỊ
TỔN THƢƠNG
thôn, họ thường chịu g{nh nặng đa vai trò về giới v| phải chịu
đựng nhiều tập tục truyền thống mang tính ph}n biệt đối xử về
giới hơn so với phụ nữ ở th|nh thị.
Thứ ba, phần lớn công việc phụ nữ nông thôn thường l|m l|
những công việc ‚vô hình‛, không tính được th|nh tiền nên sự
đóng góp của họ ít được ghi nhận.
Xuất ph{t từ thực tế kể trên, Điều 14 CEDAW x{c nhận tầm
quan trọng v| những đóng góp của phụ nữ nông thôn với kinh
tế của đất nước v| sự phồn vinh của gia đình, đồng thời yêu cầu
c{c quốc gia th|nh viên phải quan t}m đặc biệt đến việc bảo
đảm cho phụ nữ nông thôn c{c quyền bình đẳng trong c{c vấn
đề: (i) Tham gia x}y dựng v| thực hiện c{c kế hoạch ph{t triển
kinh tế, xã hội ở c{c cấp; (ii) Chăm sóc sức khoẻ, kể cả thông tin,
tư vấn, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; (iii) Hưởng lợi trực tiếp
từ c{c chương trình bảo hiểm xã hội; (iv) Tham gia c{c loại hình
đ|o tạo chính quy v| không chính quy, kể cả đ|o tạo kỹ thuật,
nghiệp vụ; (v) Tham gia c{c hoạt động của cộng đồng; (vi) Tiếp
cận c{c hình thức tín dụng về nông nghiệp, c{c điều kiện thuận
lợi về thị trường, kỹ thuật; (vii) Được đối xử bình đẳng trong
qu{ trình ph}n chia ruộng đất hoặc khi quy hoạch nông thôn;
(viii) Được hưởng c{c điều kiện sống phù hợp, đặc biệt về nh| ở,
điều kiện vệ sinh, điện, nước, giao thông, thông tin.
Liên quan đến Điều 14, trong Khuyến nghị chung số 16 thông
qua tại phiên họp lần thứ 10 năm 1990, Ủy ban CEDAW đặc biệt
khuyến nghị c{c quốc gia th|nh viên thu thập số liệu thống kê
v| b{o c{o với Ủy ban về thực trạng ph{p lý v| xã hội của
những phụ nữ l|m việc trong c{c doanh nghiệp gia đình (phần
lớn ở vùng nông thôn) m| thường không được trả công, được
Quyền của một số nhóm ngƣời dễ bị tổn thƣơng trong luật
quốc tế | 53
hưởng bảo hiểm hoặc phúc lợi xã hội cũng như thực hiện c{c
biện ph{p để cải thiện tình hình đó. Trong Khuyến nghị chung
số 17, Ủy ban cũng yêu cầu c{c quốc gia th|nh viên điều tra và
b{o c{o về những công việc gia đình không tính th|nh tiền công
m| phụ nữ, đặc biệt l| phụ nữ ở vùng nông thôn, đang phải l|m.
Trong Khuyến nghị số 11, Ủy ban đặc biệt lưu ý c{c quốc gia
th|nh viên về tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ nông
thôn, xuất ph{t từ thực tế l| những phong tục tập qu{n lạc hậu
thường tồn tại phổ biến v| có ảnh hưởng nặng nề hơn ở vùng
nông thôn...
2.3. Quyền của trẻ em theo luật quốc tế
2.3.1.Khái quát lịch sử phát triển của vấn đề
quyền trẻ em
Từ l}u trẻ em đã được coi l| một trong c{c nhóm xã hội dễ bị
tổn thương nhất v| được c{c nh| nước, c{c cộng đồng quan t}m
bảo vệ. Từ thế kỷ XIV, ở Ch}u ]u đã xuất hiện những dự {n
công cộng d|nh cho trẻ em (bệnh viện Spedale Degli Innocenti ở
Florent, Italia). Hoặc cũng trong thời kỳ n|y ở Ch}u [, Bộ luật
Hồng Đức của Việt Nam đã quy định tr{ch nhiệm của d}n
chúng v| c{c quan lại địa phương phải giúp đỡ trẻ em t|n tật,
trẻ mồ côi không nơi nương tựa; bảo vệ, chăm sóc trẻ lạc, đồng
thời quy định về trừng trị tội gian d}m với trẻ em g{i; tội buôn
b{n phụ nữ, trẻ em; giảm {n v| hoãn thi h|nh {n với phụ nữ có
thai, đang nuôi con nhỏ... 10
Mặc dù vậy, trong thời kỳ trước đ}y, ở tất cả c{c xã hội, việc
10 Xem Quốc Triều Hình Luật, c{c điều 295, 313, 404, 453, 604, 605, 680.
54 | LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA CÁC NHÓM NGƢỜI DỄ BỊ
TỔN THƢƠNG
bảo vệ trẻ em về cơ bản xuất ph{t từ c{c góc độ tình thương,
lòng nh}n đạo hoặc/v| sự che chở chứ không phải dưới góc độ
nghĩa vụ bảo vệ quyền. Do vậy, việc bảo vệ trẻ em ở thời kỳ
trước về cơ bản chưa mang tính phổ biến, thống nhất, quy chuẩn
v| r|ng buộc về nghĩa vụ với mọi đối tượng trong xã hội.
Phải đến đầu thế kỷ thứ XX, thuật ngữ ph{p lý ‚quyền trẻ
em‛ mới được đề cập sau một loạt biến cố quốc tế lớn, nhất l|
cuộc Chiến tranh thế giới I (1914-1918). Cuộc chiến tranh n|y
đã khiến rất nhiều trẻ em ở ch}u ]u bị rơi v|o ho|n cảnh đặc
biệt khó khăn như mồ côi không nơi nương tựa, đói kh{t, bệnh
tật v| thương tích... Tình cảnh đó đã thúc đẩy việc th|nh lập
hai tổ chức cứu trợ trẻ em đầu tiên trên thế giới ở Anh v| Thuỵ
Điển v|o năm 1919. V|o năm 1923, b| Eglantyne Jebb - người
s{ng lập Quỹ cứu trợ trẻ của nước Anh năm 1919 - đã soạn
thảo một bản Tuyên bố gồm 7 điểm, trong đó kêu gọi thừa
nhận v| bảo vệ c{c quyền của trẻ em. V|o năm sau (1924), bản
Tuyên ngôn n|y được Hội Quốc liên thông qua (được gọi l|
Tuyên ngôn Geneva về quyền trẻ em). Sự kiện n|y có thể coi l|
mốc đ{nh dấu thời điểm thuật ngữ ‚quyền trẻ em‛ lần đầu tiên
được nêu chính thức trong ph{p luật quốc tế, đồng thời cũng l|
mốc đ{nh dấu một bước ngoặt trong nhận thức v| h|nh động
bảo vệ trẻ em trên thế giới.
Sự ra đời của kh{i niệm quyền trẻ em đã mở rộng cơ sở của
c{c hoạt động bảo vệ trẻ em từ c{c khía cạnh đạo đức, xã hội
sang khía cạnh ph{p lý, b{c bỏ quan niệm trước đ}y coi trẻ em
như những đối tượng ho|n to|n phụ thuộc, thậm chí l| một
dạng ‘t|i sản’ của c{c bậc cha mẹ. Điều n|y bởi vì khi trẻ em
được coi l| một chủ thể của quyền, c{c h|nh động liên quan đến
trẻ em sẽ không còn chỉ đặt trên nền tảng của tình thương, lòng
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương

More Related Content

What's hot

Khóa luận Lao động chưa thành niên theo pháp luật lao động việt nam hiện nay...
Khóa  luận Lao động chưa thành niên theo pháp luật lao động việt nam hiện nay...Khóa  luận Lao động chưa thành niên theo pháp luật lao động việt nam hiện nay...
Khóa luận Lao động chưa thành niên theo pháp luật lao động việt nam hiện nay...Thư viện Tài liệu mẫu
 

What's hot (20)

Luận văn: Quyền của người đồng tính chuyển giới theo pháp luật
Luận văn: Quyền của người đồng tính chuyển giới theo pháp luậtLuận văn: Quyền của người đồng tính chuyển giới theo pháp luật
Luận văn: Quyền của người đồng tính chuyển giới theo pháp luật
 
Luận văn: Pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình tại Đà Nẵng
Luận văn: Pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình tại Đà NẵngLuận văn: Pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình tại Đà Nẵng
Luận văn: Pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình tại Đà Nẵng
 
Luận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật tại TPHCM
Luận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật tại TPHCMLuận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật tại TPHCM
Luận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật tại TPHCM
 
Bài mẫu Khóa luận về Hôn nhân đồng giới, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận về Hôn nhân đồng giới, HAY, 9 ĐIỂMBài mẫu Khóa luận về Hôn nhân đồng giới, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận về Hôn nhân đồng giới, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Kết hôn giữa những người song tính và chuyển giới, HOT
Luận văn: Kết hôn giữa những người song tính và chuyển giới, HOTLuận văn: Kết hôn giữa những người song tính và chuyển giới, HOT
Luận văn: Kết hôn giữa những người song tính và chuyển giới, HOT
 
Luận văn: Quản lý đối với người không quốc tịch ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Quản lý đối với người không quốc tịch ở Việt Nam, HAYLuận văn: Quản lý đối với người không quốc tịch ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Quản lý đối với người không quốc tịch ở Việt Nam, HAY
 
Đề tài: Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo Luật Hôn nhân Gia đình
Đề tài: Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo Luật Hôn nhân Gia đìnhĐề tài: Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo Luật Hôn nhân Gia đình
Đề tài: Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo Luật Hôn nhân Gia đình
 
Luận văn: Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Việt Nam
Luận văn: Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Việt NamLuận văn: Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Việt Nam
Luận văn: Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Việt Nam
 
Luận văn: Chế độ bầu cử ở nước ta - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Chế độ bầu cử ở nước ta - vấn đề lý luận và thực tiễnLuận văn: Chế độ bầu cử ở nước ta - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Chế độ bầu cử ở nước ta - vấn đề lý luận và thực tiễn
 
Đề tài: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, HOT
Đề tài: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, HOTĐề tài: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, HOT
Đề tài: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, HOT
 
Luận văn: Thừa kế theo pháp luật - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Thừa kế theo pháp luật - vấn đề lý luận và thực tiễnLuận văn: Thừa kế theo pháp luật - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Thừa kế theo pháp luật - vấn đề lý luận và thực tiễn
 
Đề tài: Quản lý về phòng chống bạo lực gia đình tại TPHCM, HOT
Đề tài: Quản lý về phòng chống bạo lực gia đình tại TPHCM, HOTĐề tài: Quản lý về phòng chống bạo lực gia đình tại TPHCM, HOT
Đề tài: Quản lý về phòng chống bạo lực gia đình tại TPHCM, HOT
 
Luận văn: Chứng cứ trong tố tụng theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Chứng cứ trong tố tụng theo pháp luật Việt Nam, HOTLuận văn: Chứng cứ trong tố tụng theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Chứng cứ trong tố tụng theo pháp luật Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em, HOTLuận văn: Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị
Luận văn: Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trịLuận văn: Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị
Luận văn: Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị
 
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội
Luận văn: Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tộiLuận văn: Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội
Luận văn: Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội
 
Luận văn: Bảo vệ quyền trẻ em trong phòng, chống bạo lực gia đình
Luận văn: Bảo vệ quyền trẻ em trong phòng, chống bạo lực gia đìnhLuận văn: Bảo vệ quyền trẻ em trong phòng, chống bạo lực gia đình
Luận văn: Bảo vệ quyền trẻ em trong phòng, chống bạo lực gia đình
 
Luận án: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam, HAY
Luận án: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam, HAY Luận án: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam, HAY
Luận án: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam, HAY
 
Khóa luận Lao động chưa thành niên theo pháp luật lao động việt nam hiện nay...
Khóa  luận Lao động chưa thành niên theo pháp luật lao động việt nam hiện nay...Khóa  luận Lao động chưa thành niên theo pháp luật lao động việt nam hiện nay...
Khóa luận Lao động chưa thành niên theo pháp luật lao động việt nam hiện nay...
 

Similar to Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương

25 câu Hỏi & Đáp về vấn đề Sức khỏe & Nhân quyền
25 câu Hỏi & Đáp về vấn đề Sức khỏe & Nhân quyền25 câu Hỏi & Đáp về vấn đề Sức khỏe & Nhân quyền
25 câu Hỏi & Đáp về vấn đề Sức khỏe & Nhân quyềnSuc Khoe Today
 
Luận văn: Quyền của người đồng tính: Lý luận và thực tiễn, HAY - Gửi miễn phí...
Luận văn: Quyền của người đồng tính: Lý luận và thực tiễn, HAY - Gửi miễn phí...Luận văn: Quyền của người đồng tính: Lý luận và thực tiễn, HAY - Gửi miễn phí...
Luận văn: Quyền của người đồng tính: Lý luận và thực tiễn, HAY - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn thạc sĩ: Bảo vệ, thúc đẩy quyền người cao tuổi
 Luận văn thạc sĩ: Bảo vệ, thúc đẩy quyền người cao tuổi  Luận văn thạc sĩ: Bảo vệ, thúc đẩy quyền người cao tuổi
Luận văn thạc sĩ: Bảo vệ, thúc đẩy quyền người cao tuổi Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Quyền của người chuyển giới ở Việt Nam hiện nay, 9đ - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Quyền của người chuyển giới ở Việt Nam hiện nay, 9đ - Gửi miễn phí ...Luận văn: Quyền của người chuyển giới ở Việt Nam hiện nay, 9đ - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Quyền của người chuyển giới ở Việt Nam hiện nay, 9đ - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương (20)

Quyền của người khuyết tật trong Luật Nhân quyền quốc tế và Việt Nam
Quyền của người khuyết tật trong Luật Nhân quyền quốc tế và Việt NamQuyền của người khuyết tật trong Luật Nhân quyền quốc tế và Việt Nam
Quyền của người khuyết tật trong Luật Nhân quyền quốc tế và Việt Nam
 
Luận văn: Quyền của người khuyết tật trong pháp Luật, HOT
Luận văn: Quyền của người khuyết tật trong pháp Luật, HOTLuận văn: Quyền của người khuyết tật trong pháp Luật, HOT
Luận văn: Quyền của người khuyết tật trong pháp Luật, HOT
 
Cơ chế tổ chức và hoạt động của các ủy ban giám sát công ước về quyền con ngư...
Cơ chế tổ chức và hoạt động của các ủy ban giám sát công ước về quyền con ngư...Cơ chế tổ chức và hoạt động của các ủy ban giám sát công ước về quyền con ngư...
Cơ chế tổ chức và hoạt động của các ủy ban giám sát công ước về quyền con ngư...
 
Luận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAY
Luận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAYLuận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAY
Luận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAY
 
Đề tài: Quyền con người trong luật hình sự theo luật quốc tế, HAY
Đề tài: Quyền con người trong luật hình sự theo luật quốc tế, HAYĐề tài: Quyền con người trong luật hình sự theo luật quốc tế, HAY
Đề tài: Quyền con người trong luật hình sự theo luật quốc tế, HAY
 
25 câu Hỏi & Đáp về vấn đề Sức khỏe & Nhân quyền
25 câu Hỏi & Đáp về vấn đề Sức khỏe & Nhân quyền25 câu Hỏi & Đáp về vấn đề Sức khỏe & Nhân quyền
25 câu Hỏi & Đáp về vấn đề Sức khỏe & Nhân quyền
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật Bảo đảm xã hội Việt Nam, HOT
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật Bảo đảm xã hội Việt Nam, HOTLuận văn thạc sĩ: Pháp luật Bảo đảm xã hội Việt Nam, HOT
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật Bảo đảm xã hội Việt Nam, HOT
 
Đảm bảo quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội
Đảm bảo quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hộiĐảm bảo quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội
Đảm bảo quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội
 
Đề tài: Quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận dịch vụ xã hội, HOT
Đề tài: Quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận dịch vụ xã hội, HOTĐề tài: Quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận dịch vụ xã hội, HOT
Đề tài: Quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận dịch vụ xã hội, HOT
 
Luận văn: Pháp luật và thực tiễn về Quyền tình dục, HOT
Luận văn: Pháp luật và thực tiễn về Quyền tình dục, HOTLuận văn: Pháp luật và thực tiễn về Quyền tình dục, HOT
Luận văn: Pháp luật và thực tiễn về Quyền tình dục, HOT
 
Luận văn: Quyền của người dân tộc thiểu số theo luật pháp, HOT
Luận văn: Quyền của người dân tộc thiểu số theo luật pháp, HOTLuận văn: Quyền của người dân tộc thiểu số theo luật pháp, HOT
Luận văn: Quyền của người dân tộc thiểu số theo luật pháp, HOT
 
Luận văn: Quyền của người đồng tính: Lý luận và thực tiễn, HAY - Gửi miễn phí...
Luận văn: Quyền của người đồng tính: Lý luận và thực tiễn, HAY - Gửi miễn phí...Luận văn: Quyền của người đồng tính: Lý luận và thực tiễn, HAY - Gửi miễn phí...
Luận văn: Quyền của người đồng tính: Lý luận và thực tiễn, HAY - Gửi miễn phí...
 
Luận văn: Quyền của người đồng tính, HAY, 9đ
Luận văn: Quyền của người đồng tính, HAY, 9đLuận văn: Quyền của người đồng tính, HAY, 9đ
Luận văn: Quyền của người đồng tính, HAY, 9đ
 
Luận văn thạc sĩ: Bảo vệ, thúc đẩy quyền người cao tuổi
 Luận văn thạc sĩ: Bảo vệ, thúc đẩy quyền người cao tuổi  Luận văn thạc sĩ: Bảo vệ, thúc đẩy quyền người cao tuổi
Luận văn thạc sĩ: Bảo vệ, thúc đẩy quyền người cao tuổi
 
Bảo vệ quyền của người cao tuổi trên thế giới và tại Việt Nam, 9đ
Bảo vệ quyền của người cao tuổi trên thế giới và tại Việt Nam, 9đBảo vệ quyền của người cao tuổi trên thế giới và tại Việt Nam, 9đ
Bảo vệ quyền của người cao tuổi trên thế giới và tại Việt Nam, 9đ
 
Bảo vệ thúc đẩy quyền của người cao tuổi trên thế giới và Việt Nam
Bảo vệ thúc đẩy quyền của người cao tuổi trên thế giới và Việt NamBảo vệ thúc đẩy quyền của người cao tuổi trên thế giới và Việt Nam
Bảo vệ thúc đẩy quyền của người cao tuổi trên thế giới và Việt Nam
 
Luận văn: Bảo vệ thúc đẩy quyền của người cao tuổi, HOT
Luận văn: Bảo vệ thúc đẩy quyền của người cao tuổi, HOTLuận văn: Bảo vệ thúc đẩy quyền của người cao tuổi, HOT
Luận văn: Bảo vệ thúc đẩy quyền của người cao tuổi, HOT
 
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luậtĐề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
 
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tùQuyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
 
Luận văn: Quyền của người chuyển giới ở Việt Nam hiện nay, 9đ - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Quyền của người chuyển giới ở Việt Nam hiện nay, 9đ - Gửi miễn phí ...Luận văn: Quyền của người chuyển giới ở Việt Nam hiện nay, 9đ - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Quyền của người chuyển giới ở Việt Nam hiện nay, 9đ - Gửi miễn phí ...
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 

Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương

  • 1. Lời giới thiệu | 1 LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA CÁC NHÓM NGƯỜI DỄ BỊ TỔN THƯƠNG
  • 2. 2 | LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA CÁC NHÓM NGƢỜI DỄ BỊ TỔN THƢƠNG Biên soạn Đỗ Hồng Thơm – Vũ Công Giao Biên tập Nguyễn Đăng Dung – Lã Khánh Tùng
  • 3. Lời giới thiệu | 3 ĐẠI HỌC QUỐC GIA H NỘI KHOA LUẬT LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA CÁC NHÓM NGƯỜI DỄ BỊ TỔN THƯƠNG (S[CH THAM KHẢO) NH XUẤT BẢN LAO ĐỘNG - XÃ HỘI
  • 4. 4 | LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA CÁC NHÓM NGƢỜI DỄ BỊ TỔN THƢƠNG Cuốn s{ch n|y được xuất bản trong khuôn khổ Chương trình Quản trị Nh| nước v| Cải c{ch h|nh chính – trụ cột Quản trị Nh| nước, hợp phần 3 – hợp t{c giữa Việt Nam v| Đan Mạch giai đoạn 2007 – 2011. This book is developed in the Good Governance and Public Administration Reform Programme – Governance Pillar, component 3 – between Vietnam and Denmark 2007 – 2011.
  • 5. Lời giới thiệu | 5 LỜ I GIỚ I THIỆU Trong luật nh}n quyền quốc tế, phần nội dung về quyền của c{c nhóm xã hội dễ bị tổn thương chiếm vị trí rất quan trọng. Kể từ khi Liên Hợp Quốc th|nh lập (1945), nhiều văn kiện quốc tế về nh}n quyền đã được tổ chức n|y thông qua, trong đó có một số lượng ng|y c|ng nhiều văn kiện đề cập đến quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương. Hiện đã có h|ng trăm văn kiện ph{p luật quốc tế đề cập đến quyền con người của c{c nhóm xã hội như phụ nữ, trẻ em, người sống chung với HIV, người lao động di trú, người khuyết tật, người nước ngo|i, người tỵ nạn... Một số văn kiện n|y được thông qua dưới dạng c{c điều ước quốc tế như công ước, nghị định thư, trong khi một số kh{c ở dưới dạng c{c văn kiện ‛mềm‛ (soft law) tức c{c tuyên bố, nguyên tắc, khuyến nghị... Nếu như trong một số vấn đề chung về nh}n quyền hiện vẫn còn đang được tranh cãi v| ở một số quốc gia bị coi l| nhạy cảm, thì trong vấn đề quyền của c{c nhóm xã hội dễ bị tổn thương, c{c quốc gia thường có sự đồng thuận v| ủng hộ ở mức cao. Điều đó thể hiện ở việc hầu hết c{c điều ước quốc tế về quyền của c{c nhóm n|y, ví dụ như Công ước về quyền trẻ em, Công ước về xóa bỏ mọi hình thức ph}n biệt đối xử chống lại phụ nữ, v| gần đ}y l| Công ước về quyền của người khuyết tật... thường có số lượng quốc gia th|nh viên đứng h|ng đầu trong c{c điều ước quốc tế về nh}n quyền.
  • 6. 6 | LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA CÁC NHÓM NGƢỜI DỄ BỊ TỔN THƢƠNG Ở nước ta từ trước tới nay Đảng v| Nh| nước luôn quan t}m tới bảo vệ v| thúc đẩy sự hưởng thụ c{c quyền con người nói chung, quyền của c{c nhóm xã hội dễ bị tổn thương nói riêng. Trên thực tế, vấn đề quyền của một số nhóm xã hội dễ bị tổn thương đã được thể hiện trong ph{p luật v| chính s{ch của nước ta từ rất sớm, trước khi Việt Nam tham gia, thậm chí trước khi Liên Hợp Quốc thông qua c{c điều ước quốc tế có liên quan. Mặc dù vậy, về cơ bản, nhận thức về c{c tiêu chuẩn quốc tế về vấn đề n|y ở nước ta hiện vẫn còn rất hạn chế, dẫn đến việc bảo vệ v| thúc đẩy quyền của một số nhóm xã hội dễ bị tổn thương chưa thực sự hiệu quả. Để khắc phục hạn chế kể trên, cần thiết phải nghiên cứu s}u c{c tiêu chuẩn quốc tế về vấn đề n|y. Xuất ph{t từ nhận thức đó, mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu có liên quan, trong khuôn khổ Chương trình Quản trị Nh| nước v| Cải c{ch h|nh chính - hợp t{c giữa Việt Nam v| Đan Mạch giai đoạn 2007 - 2011, Khoa Luật Đại học Quốc gia H| Nội đã tổ chức nghiên cứu đề t|i ‚Luật quốc tế về quyền của c{c nhóm xã hội dễ bị tổn thương‛ do Thạc sĩ Đỗ Hồng Thơm l|m chủ nhiệm, nhằm l|m l|m rõ hơn những vấn đề lý luận, ph{p lý v| cơ chế quốc tế về bảo vệ v| thúc đẩy quyền của một số nhóm dễ bị tổn thương (phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người sống chung với HIV/AIDS, người thiểu số, người bản địa<). Mặc dù một phần kết quả của công trình nghiên cứu n|y đã được sử dụng trong việc biên soạn cuốn Gi{o trình Lý luận v| Ph{p luật về quyền con người, song sẽ rất hữu ích cho việc nghiên cứu, giảng dạy về vấn đề n|y nếu to|n bộ b{o c{o nghiên cứu được xã hội hóa. Xuất ph{t từ nhận thức đó, Khoa Luật Đại học Quốc gia H| Nội xuất bản cuốn s{ch n|y, trong đó tập hợp
  • 7. Lời giới thiệu | 7 to|n bộ kết quả nghiên cứu chủ yếu của đề t|i kể trên. Phù hợp với giới hạn nghiên cứu của đề t|i, cuốn s{ch n|y chỉ đề cập đến những tiêu chuẩn ph{p lý v| cơ chế bảo đảm quyền của c{c nhóm xã hội dễ bị tổn thương theo ph{p luật quốc tế, không trình b|y c{c quy định ph{p luật quốc gia v| tình hình thực hiện c{c tiêu chuẩn quốc tế, c{c quy định ph{p luật quốc gia về quyền của c{c nhóm xã hội dễ bị tổn thương ở Việt Nam. Bên cạnh đó, để bạn đọc dễ tham khảo, cuốn s{ch có một phần Phụ lục bao gồm những văn kiện quốc tế chủ yếu nhất về quyền của một số nhóm người dễ bị tổn thương. Do những giới hạn về nguồn lực v| thời gian, đề t|i nghiên cứu kể trên m| kết quả thể hiện ở cuốn s{ch n|y, chỉ có thể đề cập đến những kiến thức cơ bản, chưa thể đi s}u ph}n tích nhiều nội dung của luật quốc tế về quyền của c{c nhóm người dễ bị tổn thương. Dù vậy, chúng tôi hy vọng kết quả cuốn s{ch sẽ có t{c dụng tham khảo hữu ích với độc giả trong qu{ trình nghiên cứu về quyền của c{c nhóm người n|y. Chúng tôi mong nhận được ý kiến góp ý của độc giả để tiếp tục triển khai những đề t|i nghiên cứu to|n diện v| s}u hơn nữa trên lĩnh vực n|y trong thời gian tới. Hà Nội, tháng 12 năm 2010 Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
  • 8. 8 | LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA CÁC NHÓM NGƢỜI DỄ BỊ TỔN THƢƠNG
  • 9. Mục lục | 9 MỤC LỤC Lời giới thiệu.....................................................................5 Các từ viết tắt trong sách................................................11 Phần I: Khái lược vấn đề quyền của nhóm trong luật quốc tế.................................................13 Phần II: Quyền của một số nhóm người dễ bị tổn thương trong luật quốc tế...................24 Phần III: Cơ chế quốc tế giám sát thực thi quyền của một số nhóm người dễ bị tổn thương ........................................................................162 Kết luận .........................................................................180 Phụ lục...........................................................................184 Một số văn kiện quốc tế quan trọng về quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương...........184 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, 1966.............................195 Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, 1966.................................................228
  • 10. 10 | LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA CÁC NHÓM NGƢỜI DỄ BỊ TỔN THƢƠNG Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ, 1979.......................247 Công ước về quyền trẻ em, 1989..............................270 Công ước quốc tế về bảo vệ quyền của tất cả người lao động di trú và các thành viên gia đình họ, 1990..............................307 Công ước về quyền của người khuyết tật, 2007...........373 Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc, 1965 .............................................419 Công ước về các dân tộc và bộ lạc bản địa ở các quốc gia độc lập, 1989..................442 Tuyên bố về quyền của những người thuộc các nhóm thiểu số về dân tộc, chủng tộc, tôn giáo và ngôn ngữ, 1992.......468 Công ước về vị thế của người không quốc tịch, 1954 .476 Công ước về vị thế của người tỵ nạn, 1951 ..................502 Nghị định thư về vị thế của người tỵ nạn, 1967............530 Tài liệu tham khảo.........................................................537
  • 11. Các từ viết tắt trong sách | 11 CÁC TỪVIẾT TẮT TRONG SÁCH Chữ viết tắt Tên/cụm từ đầy đủ CHR Ủy ban quyền con người Liên Hợp Quốc (Commission on Human Rights - CHR) ĐHĐ Đại hội đồng (Liên Hợp Quốc) ECOSOC Hội đồng Kinh tế- Xã hội (Liên Hợp Quốc) HĐBA Hội đồng Bảo an (Liên Hợp Quốc) HĐQT Hội đồng Quản th{c (Liên Hợp Quốc) HRC Hội đồng quyền con người Liên Hợp Quốc (Human Rights Council) ICJ Tòa {n Công lý quốc tế (International Court of Justice) ILO Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labour Organization) IOM Tổ chức Di cư Thế giới (International Organization for Migration) LHQ Liên Hợp Quốc PCIJ Tòa {n Công lý quốc tế thường trực (Permanent Court of International Justice) UNAIDS Chương trình Phòng chống AIDS của Liên Hợp Quốc (Joint United Nations Program on AIDS)
  • 12. 12 | LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA CÁC NHÓM NGƢỜI DỄ BỊ TỔN THƢƠNG UNESCO Tổ chức Văn hóa, Khoa học, Gi{o dục của Liên Hợp Quốc (United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization) WHO Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization) CEDAW Công ước về xo{ bỏ mọi hình thức ph}n biệt đối xử chống lại phụ nữ (Convention on the Elimination of All Forms of Discrimination Against Women) CRC Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em (The UN Convention on the Rights of the Child) ICCPR Công ước quốc tế về c{c quyền d}n sự, chính trị (International Covenant on Civil and Political Rights) ICESCR Công ước quốc tế về c{c quyền kinh tế, xã hội, văn hóa (International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights) UDHR Tuyên ngôn to|n thế giới về quyền con người (Universal Declaration of Human Rights)
  • 13. Khái lƣợc vấn đề quyền của nhóm trong luật quốc tế | 13 PHẦN I KHÁI LƢ Ợ C VẤ N ĐỀQUYỀN CỦ A NHÓM TRONG LUẬ T QUỐ C TẾ 1.1.Nhận thức về quyền của nhóm Do chủ thể chính của quyền con người l| c{c c{ nh}n nên khi nói đến quyền con người về cơ bản l| nói đến c{c quyền cá nhân (individual rights). Dù vậy, bên cạnh c{c c{ nh}n, chủ thể của quyền con người cũng bao gồm c{c nhóm xã hội nhất định, do đó, bên cạnh c{c quyền c{ nh}n, người ta còn đề cập đến c{c quyền của nhóm (group rights). Kh{i niệm quyền của nhóm đầu tiên được dùng để chỉ c{c quyền của một d}n tộc (people’s rights) cụ thể như quyền tự quyết d}n tộc, quyền được bảo tồn t|i nguyên v| đất đai truyền thống của c{c d}n tộc bản địa<1, sau đó được mở rộng để chỉ cả 1 Về c{c quyền n|y, xem Điều 1 của ICCPR v| ICESCR; Công ước số 189 của ILO về c{c d}n tộc bản địa v| Tuyên bố của Liên Hợp Quốc về trao trả độc lập cho các nước v| d}n tộc thuộc địa năm 1960.
  • 14. 14 | LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA CÁC NHÓM NGƢỜI DỄ BỊ TỔN THƢƠNG những nhóm xã hội dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật< (mặc dù có một số ý kiến chưa t{n th|nh sự mở rộng tới quyền của một số nhóm nhất định). Nếu như quyền c{ nh}n được hiểu l| các quyền thuộc về mỗi cá nhân, bất kể họ có hay không là thành viên của bất kỳ một nhóm xã hội nào, và việc hưởng thụ các quyền này là tùy thuộc ý chí của mỗi cá nhân thì ngược lại, theo nghĩa rộng của nó, quyền của nhóm được hiểu là những quyền đặc thù, chung của một tập thể hay một nhóm xã hội nhất định, mà để được hưởng thụ các quyền này cần phải là thành viên của nhóm, và đôi khi cần phải thực hiện cùng với các thành viên khác của nhóm. Ví dụ, quyền tự quyết của c{c d}n tộc không thể được thực hiện bởi một hoặc một số c{ nh}n, m| phải được thực hiện bởi cả d}n tộc...2 Tuy nhiên, cần lưu ý l| không phải tất cả c{c quyền của nhóm đều đòi hỏi phải thực hiện bằng c{ch thức tập thể, m| có thể được thực hiện cả với tư c{ch tập thể hoặc c{ nh}n. Đơn cử, một th|nh viên của một d}n tộc thiểu số có thể cùng với cộng đồng mình yêu cầu được bảo đảm c{c quyền về sử dụng tiếng nói, chữ viết của d}n tộc trên c{c phương tiện truyền thông, nhưng đồng thời có thể một mình thực hiện quyền chung của d}n tộc thiểu số l| được nói tiếng nói hay mặc trang phục của d}n tộc mình. Mặc dù đã được thể hiện trong nhiều văn kiện của luật nh}n quyền quốc tế, hiện vẫn còn những tranh luận xung quanh nhận thức về quyền của nhóm. Ngo|i khía cạnh chủ thể (như đã đề cập ở trên), tranh luận còn liên quan đến bản chất của loại quyền 2 Về c{c quyền n|y, xem Điều 27 ICCPR v| Tuyên bố của Liên Hợp Quốc về quyền của những người thuộc c{c nhóm thiểu số về d}n tộc, chủng tộc, tôn gi{o v| ngôn ngữ năm 1992.
  • 15. Khái lƣợc vấn đề quyền của nhóm trong luật quốc tế | 15 n|y. Cụ thể, có quan điểm cho rằng, quyền của nhóm không thực sự l| c{c quyền con người, bởi lẽ: Thứ nhất, c{c quyền của nhóm không phải l| những quyền {p dụng cho mọi th|nh viên của nh}n loại, do đó không phù hợp với tính chất phổ qu{t của quyền con người. Thứ hai, việc quy định c{c quyền đặc thù cho một nhóm nhất định l| đi ngược với nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế về quyền con người, đó l| tất cả c{c quyền con người được {p dụng một c{ch bình đẳng với tất cả mọi người, không ph}n biệt d}n tộc, chủng tộc, sắc tộc, m|u da, giới tính, tôn gi{o, độ tuổi, ngôn ngữ, xuất th}n, quan điểm chính trị<v| bất kỳ yếu tố n|o kh{c. Tuy nhiên, cần thấy rằng sự bình đẳng về quyền không đồng nghĩa với việc c|o bằng c{c quyền cho mọi chủ thể (bình đẳng hình thức) - điều m| trên thực tế chính l| bất bình đẳng. Bình đẳng về quyền có nghĩa l| mọi th|nh viên trong cộng đồng nh}n loại đều có cơ hội được hưởng c{c quyền như nhau trong những điều kiện, ho|n cảnh, năng lực sẵn có như nhau. Như vậy, c{c nhóm xã hội phải chịu những thiệt thòi v| có xuất ph{t điểm thấp hơn xứng đ{ng v| cần thiết được hưởng c{c quyền đặc thù (c{c quyền của nhóm) để có thể đạt được sự bình đẳng thực chất với c{c nhóm kh{c trong việc hưởng thụ c{c quyền con người. Liên quan đến vấn đề n|y, trong Tuyên bố Viên v| Chương trình h|nh động thông qua tại Hội nghị thế giới về quyền con người lần thứ hai (năm 1993), quyền của c{c nhóm như phụ nữ, trẻ em, người thiểu số, người bản địa< được đề cao v| được x{c định đó l| c{c quyền con người. Xét ở phạm vi rộng hơn, quyền của hầu hết c{c nhóm xã hội, bao gồm phụ nữ, trẻ em, người thiểu số, người bản địa, người không quốc tịch, người lao động di trú, người sống chung với HIV/AIDS, người bị tước tự do,
  • 16. 16 | LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA CÁC NHÓM NGƢỜI DỄ BỊ TỔN THƢƠNG người cao tuổi< đều đã được ghi nhận trong c{c văn kiện quốc tế về quyền con người, dưới c{c hình thức điều ước hoặc tuyên bố, khuyến nghị... Bởi vậy, có thể khẳng định rằng, c{c quyền của nhóm cũng chính l| quyền con người. Mặc dù nhìn chung c{c quyền c{ nh}n v| quyền của nhóm hỗ trợ, bổ sung cho nhau, song cũng có trường hợp m}u thuẫn nhau. Đơn cử, một c{ nh}n l| th|nh viên của một công đo|n có thể muốn ký kết hợp đồng lao động dưới danh nghĩa c{ nh}n thay cho việc cùng với c{c th|nh viên kh{c của công đo|n tiến h|nh đ|m ph{n với người sử dụng lao động để ký kết một thỏa ước tập thể< Trong những trường hợp như vậy, việc theo đuổi c{c quyền c{ nh}n có thể l|m tổn hại đến quyền của nhóm v| ngược lại. Điều n|y cho thấy sự cần thiết v| tầm quan trọng của việc nghiên cứu tìm ra c{c biện ph{p giải quyết c{c xung đột có thể xảy ra, l|m h|i hòa c{c quyền của nhóm v| quyền c{ nhân. 1.2. Tầm quan trọng của việc thừa nhận và bảo đảm các quyền của nhóm Ở mọi quốc gia v| khu vực, do những nguyên nh}n xã hội, lịch sử< luôn tồn tại những nhóm người có trình độ ph{t triển, vị thế v| năng lực kh{c nhau. Mặc dù vậy, tất cả đều l| thành viên của cộng đồng nh}n loại, đều bình đẳng về c{c quyền v| tự do của con người. Vấn đề l| l|m thế n|o để bảo đảm tất cả c{c nhóm xã hội đều được hưởng thụ c{c quyền v| tự do của con người trong bối cảnh kh{c biệt về trình độ ph{t triển v| đa dạng về văn hóa? Giải ph{p chính l| thừa nhận v| bảo đảm c{c quyền của nhóm với ý nghĩa l| những bổ sung cho hệ thống c{c tiêu chuẩn quốc
  • 17. Khái lƣợc vấn đề quyền của nhóm trong luật quốc tế | 17 tế phổ qu{t về c{c quyền v| tự do c{ nh}n. Ở đ}y, quyền của nhóm phản {nh nhu cầu v| nhằm bảo đảm sự bình đẳng thực chất về cơ hội giữa c{c tầng lớp, v| qua đó l| giữa tất cả mọi th|nh viên trong xã hội nói chung. Thừa nhận v| bảo đảm c{c quyền của nhóm l| hết sức cần thiết để giữ cho một xã hội ổn định, ph{t triển. Việc phủ nhận, coi nhẹ c{c quyền của bất cứ nhóm n|o đều có thể dẫn đến mất ổn định trong xã hội. 1.3. Nguồn gốc và sự phát triển các quyền của nhóm trong luật nhân quyền quốc tế Năm 1977, nh| luật học người Czech tên là Karel Vasak đã đề cập đến c{c mốc trong sự ph{t triển về nhận thức nói chung v| việc ph{p điển hóa c{c quyền con người v|o luật quốc tế nói riêng, theo đó chia sự ph{t triển n|y th|nh ba giai đoạn hay thế hệ nh}n quyền (generations of human rights). Karel Vasak cho rằng, thế hệ quyền con người thứ nhất tập trung v|o c{c quyền d}n sự, chính trị; thế hệ quyền con người thứ hai tập trung v|o c{c quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, còn thế hệ quyền con người thứ ba tập trung v|o c{c quyền tập thể (hay quyền của nhóm). Theo quan điểm chung hiện nay, thế hệ quyền con người thứ ba bao gồm c{c quyền tiêu biểu như quyền tự quyết d}n tộc (right to self-determination); quyền ph{t triển (right to development); quyền với c{c nguồn t|i nguyên thiên nhiên (right to natural resources); quyền được sống trong hòa bình (right to peace); quyền được sống trong môi trường trong l|nh (right to a healthy environment). Danh mục c{c quyền thuộc thế hệ quyền n|y vẫn đang được bổ sung, trong đó những quyền được đề cập gần đ}y bao gồm: quyền được thông tin v| c{c quyền về thông tin (right
  • 18. 18 | LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA CÁC NHÓM NGƢỜI DỄ BỊ TỔN THƢƠNG to communicate; communication rights); quyền được hưởng thụ c{c gi{ trị văn hóa (right to participation in cultural heritage)... Những văn kiện cơ bản phản {nh thế hệ quyền n|y bao gồm: Tuyên ngôn về bảo đảm độc lập cho c{c quốc gia v| d}n tộc thuộc địa, 1960; hai Công ước quốc tế về c{c quyền d}n sự, chính trị v| về c{c quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, 1966; Tuyên bố về quyền của c{c d}n tộc được sống trong hòa bình, 1984; Tuyên bố về quyền ph{t triển, 1986... Tuy nhiên, cần thấy rằng, c{c quyền kể trên chưa phải l| tất cả c{c quyền của nhóm theo nghĩa rộng của thuật ngữ n|y. Như vậy, nếu như thời điểm c{c quyền tự quyết d}n tộc, quyền ph{t triển... đã được x{c định, thì c{c quyền của nhóm kh{c như quyền phụ nữ, quyền trẻ em... được đề cập trong luật quốc tế từ khi n|o? Liên quan đến c}u hỏi n|y, dưới đ}y nêu ra một số nhận xét có thể sẽ g}y tranh cãi. Nghiên cứu lịch sử ph{t triển của ph{p luật về nh}n quyền, có thể thấy rằng c{c quyền của nhóm, theo nghĩa rộng của thuật ngữ n|y, được đề cập đồng thời, hoặc nếu không thì cũng gần như đồng thời với c{c quyền c{ nh}n. Điều đó l| bởi trong một số trường hợp, rất khó t{ch bạch giữa quyền của nhóm v| c{c quyền c{ nh}n. Cụ thể, khi nói về quyền bình đẳng (về vị thế ph{p lý, về bầu cử, ứng cử, trong quan hệ d}n sự, trong hôn nh}n... ), người ta đã nói đến c{c quyền d}n sự chính trị của c{ nh}n v| quyền của c{c nhóm như phụ nữ hoặc người thiểu số... Điều tương tự cũng xảy ra khi đề cập đến c{c quyền về lao động việc l|m (trong tuyển dụng, điều kiện l|m việc, vệ sinh lao động, bình đẳng trong trả lương... ). Cụ thể hơn nữa, nếu nhìn nhận sự ph{t triển của c{c quyền
  • 19. Khái lƣợc vấn đề quyền của nhóm trong luật quốc tế | 19 c{ nh}n v| quyền của nhóm thông qua những văn kiện ph{p luật quốc tế riêng rẽ, cần thấy rằng những văn kiện ph{p lý quốc tế đầu tiên về vấn đề n|ycó nội dung cơ bản về c{c quyền của nhóm chứ không phải c{c quyền c{ nh}n. Cụ thể, trong 20 năm tồn tại của Hội Quốc Liên (1919-1939), tổ chức n|y đã thông qua một số văn kiện quốc tế về vấn đề người thiểu số v| người bản địa, v| đặc biệt l| Tuyên ngôn về quyền trẻ em (1924). Hoặc trước năm 1945, Tổ chức Lao động quốc tế đã thông qua một số điều ước nhằm bảo vệ c{c quyền lợi bình đẳng của phụ nữ trong lao động, việc l|m... Theo một l{t cắt kh{c m| qua đó nhìn nhận sự khởi đầu của luật quốc tế về quyền con người gắn liền với sự ra đời của Liên Hợp Quốc (1945), chúng ta cũng thấy sự ph{t triển gần như đồng thời của c{c quyền c{ nh}n v| quyền tập thể. Hiến chương Liên Hợp Quốc (Lời nói đầu) b|y tỏ sự tin tưởng v|o sự bình đẳng không chỉ của mọi c{ nh}n trong gia đình nh}n loại, m| cả sự bình đẳng giữa c{c quốc gia lớn v| nhỏ v| giữa phụ nữ với đ|n ông. Rõ r|ng ở đ}y đã bắt đầu có sự gắn bó không t{ch rời giữa c{c quyền c{ nh}n v| quyền của nhóm. C{c văn kiện quốc tế tiếp theo về nh}n quyền do Liên Hợp Quốc thông qua, bao gồm Tuyên ngôn to|n thế giới về nh}n quyền năm 1948 v| hai công ước quốc tế cơ bản về c{c quyền d}n sự, chính trị v| c{c quyền kinh tế, xã hội, văn hóa năm 1966, mặc dù nội dung chính đề cập đến c{c quyền v| tự do của c{ nh}n, song cũng chứa đựng những quy định quan trọng về c{c quyền của nhóm, kể từ quyền tự quyết d}n tộc (Điều 1 của hai công ước năm 1966), đến c{c quyền của phụ nữ, trẻ em... Nói tóm lại, do tính liên kết của nó, rất khó v| không nên t{ch rời sự ph{t triển của c{c quyền c{ nh}n v| quyền của
  • 20. 20 | LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA CÁC NHÓM NGƢỜI DỄ BỊ TỔN THƢƠNG nhóm theo nghĩa rộng của từ n|y. Trên thực tế, ở mức độ v| góc độ kh{c nhau, hầu như tất cả c{c văn kiện quốc tế hiện h|nh về quyền con người đều đề cập đến cả c{c quyền c{ nh}n v| quyền của nhóm. Liên quan đến sự ph{t triển về quyền của nhóm, hiện tại, ngo|i c{c quyền đã được đề cập, những quyền sau đ}y đang được vận động để ph{p điển hóa trong luật quốc tế: − Quyền của những người đồng tính (đồng tính nam – gay; đồng tính nữ - lesbian); người lưỡng tính (bisexual), người chuyển giới (transgender) thường được gọi chung l| quyền của LGBT (LGBT rights): Đ}y l| một vấn đề g}y nhiều tranh cãi trên lĩnh vực quyền con người trong v|i thập kỷ gần đ}y. Những người ủng hộ quyền của LGBT đã lập nên c{c tổ chức v| ph{t động những phong tr|o mang tính chất to|n cầu để vận động cho việc thừa nhận v| ph{p điển hóa c{c quyền được kết hôn giữa những người đồng giới; quyền của c{c cặp đồng giới nam được nhận nuôi con nuôi; v| trên hết l| quyền của tất cả những người LGBT không bị ph}n biệt đối xử do xu hướng tình dục v| giới tính của họ. Tính đến th{ng 12 năm 2008, đã có nhiều quốc gia thừa nhận một số quyền của LGBT (ví dụ như Canada), tuy nhiên, vẫn còn 77 quốc gia coi tình dục đồng giới l| tội phạm, trong đó có 7 nước còn quy định hình phạt tử hình với h|nh vi n|y. Trong ph{n quyết về vụ Toonen kiện Australia (1994), Ủy ban quyền con người – cơ quan gi{m s{t ICCPR – đã ph{n rằng việc hình sự hóa những h|nh vi tình dục đồng giới cấu th|nh sự vi phạm luật quốc tế về quyền con người. Không chỉ giới hạn trong phạm vi ph{p luật quốc gia, phong tr|o vận động cho c{c quyền của LGBT còn mở cuộc vận động
  • 21. Khái lƣợc vấn đề quyền của nhóm trong luật quốc tế | 21 c{c tổ chức quốc tế v| tổ chức khu vực. Phong tr|o n|y đã th|nh công trong việc nhận được sự ủng hộ của Liên minh ch}u ]u v| Tổ chức c{c nước ch}u Mỹ. Họ cũng vừa trình lên Liên Hợp Quốc một dự thảo Tuyên bố của Liên Hợp Quốc về định hướng tình dục v| sự đồng giới (the United Nations Declaration on Sexual Orientation and Gender Identity) vào ngày 18/12/2008. Nội dung của dự thảo Tuyên bố lên {n những h|nh vi bạo lực, quấy rối, ph}n biệt đối xử, loại trừ, kỳ thị, định kiến, sự giết hại, h|nh quyết, tra tấn, bắt giữ tùy tiện v| tước bỏ c{c quyền kinh tế, xã hội, văn hóa dựa trên định hướng tình dục v| sự đồng giới. Dự thảo Tuyên bố n|y nhận được sự ủng hộ của Liên minh ch}u ]u v| được coi l| một bước đột ph{ mới trên lĩnh vực quyền con người trên diễn đ|n Liên Hợp Quốc, tuy nhiên, nó bị phản đối bởi một số quốc gia, trong đó đặc biệt l| c{c nước thuộc khối Ả- rập v| Vatican. Những quốc gia phản đối cho rằng, việc ph{p điển hóa hôn nh}n v| c{c quan hệ d}n sự đồng giới kh{c có thể l|m tổn hại đến đức tin của c{c tôn gi{o cũng như đến c{c gi{ trị đạo đức v| quan hệ xã hội. − Quyền về môi trường: Cùng với tình trạng nóng lên của tr{i đất, quyền về môi trường (environmental human rights) l| một chủ đề ng|y c|ng thu hút sự quan t}m của c{c học giả v| nh| nghiên cứu về quyền con người. Về cơ sở ph{p lý, quyền n|y hiện chưa được nêu cụ thể trong c{c văn kiện quốc tế về quyền con người của Liên Hợp Quốc, tuy nhiên đã được khẳng định trong một số văn kiện khu vực, trong đó tiêu biểu l| Hiến chương ch}u Phi về quyền của con người v| của c{c d}n tộc (Điều 21); Nghị định thư San Salvador bổ sung Hiến chương ch}u Mỹ về quyền con người (Điều 11). Về nội h|m, nhận thức chung cho rằng quyền về môi trường
  • 22. 22 | LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA CÁC NHÓM NGƢỜI DỄ BỊ TỔN THƢƠNG đề cập đến quyền của mọi người trong thế hệ hiện tại và tương lai được sống trong môi trường trong lành, có lợi cho sức khỏe. Về tính ph{p lý của quyền về môi trường, hiện có hai luồng quan điểm. Quan điểm thứ nhất coi quyền về môi trường l| một quyền con người cụ thể (explicit rights), trong khi quan điểm thứ hai coi đó l| một quyền h|m chứa (unenumerated rights) nằm trong nội h|m của một số quyền kh{c như quyền sống, quyền về sức khỏe< Về lý thuyết, quyền về môi trường có thể xung đột với một số quyền con người kh{c (ví dụ, việc thực hiện c{c quyền tự do kinh doanh có thể dẫn đến ph{t triển c{c hoạt động sản xuất một c{ch tr|n lan, không được kiểm so{t v| g}y ra những thảm họa môi trường< ). Trên thực tế, quyền về môi trường gắn bó chặt chẽ với vấn đề tr{ch nhiệm xã hội của c{c doanh nghiệp, đặc biệt l| của c{c công ty/tập đo|n đa quốc gia trong việc bảo vệ môi trường.
  • 23. Khái lƣợc vấn đề quyền của nhóm trong luật quốc tế | 23
  • 24. 24 | LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA CÁC NHÓM NGƢỜI DỄ BỊ TỔN THƢƠNG PHẦN II QUYỀN CỦ A MỘ T SỐ NHÓM NGƢ Ờ I DỄBỊ TỔ N THƢ Ơ NG TRONG LUẬ T QUỐ C TẾ 2.1. Khái quát Kh{i niệm các nhóm người dễ bị tổn thương (vulnerable groups) được sử dụng rất phổ biến trong c{c văn kiện ph{p lý quốc tế v| trong c{c hoạt động nghiên cứu, thực tiễn về quyền con người trên thế giới. Mặc dù không có định nghĩa chính thức chung n|o được đưa ra về các nhóm người dễ bị tổn thương, tuy nhiên, từ c{c nguồn t|i liệu v| thực tiễn về quyền con người, có thể hiểu rằng kh{i niệm n|y chỉ những nhóm, cộng đồng có vị thế về chính trị, xã hội hoặc kinh tế thấp hơn, từ đó khiến họ có nguy cơ cao hơn bị bỏ quên hay bị vi phạm các quyền con người, và bởi vậy, họ cần được chú ý bảo vệ đặc biệt so với những nhóm, cộng đồng người khác. Một số nhóm người được coi l| dễ bị tổn thương trong luật quốc tế về quyền con người bao gồm phụ nữ, trẻ em, người
  • 25. Quyền của một số nhóm ngƣời dễ bị tổn thƣơng trong luật quốc tế | 25 khuyết tật, người sống chung với HIV, người di tản hoặc tìm kiếm nơi l{nh nạn, người không quốc tịch, người lao động di trú, người thiểu số (về d}n tộc, chủng tộc, tôn gi{o... ), người bản địa, nạn nh}n chiến tranh, những người bị tước tự do, người cao tuổi... Theo dòng thời gian, danh s{ch n|y có thể còn được bổ sung, bao gồm những nhóm người gặp những nguy cơ cao về quyền con người ở trong nhiều ho|n cảnh, bối cảnh (xét cả trên phạm vi quốc tế, khu vực, quốc gia, ở trong gia đình, nơi l|m việc hoặc ngo|i xã hội). Chiếm phần lớn trong nội dung về quyền của nhóm (group rights), quyền của c{c nhóm người dễ bị tổn thương cấu th|nh một bộ phận quan trọng của luật quốc tế về quyền con người. Phần nhiều trong số h|ng trăm văn kiện quốc tế về quyền con người (bao gồm cả c{c điều ước quốc tế) được Liên Hợp Quốc thông qua sau hai công ước cơ bản về c{c quyền d}n sự, chính trị v| kinh tế, xã hội, văn hóa năm 1966 l| để ph{p điển hóa c{c quyền {p dụng với c{c nhóm người dễ bị tổn thương. Lý do chính dẫn đến việc x{c lập những quy phạm v| cơ chế quốc tế để bảo vệ v| thúc đẩy quyền của c{c nhóm người dễ bị tổn thương (bên cạnh c{c quy phạm v| cơ chế quốc tế đã được x{c lập để bảo vệ v| thúc đẩy c{c quyền {p dụng chung cho tất cả mọi người) đó l|: hệ thống c{c quy phạm v| cơ chế quốc tế về quyền con người nói chung về cơ bản l| không đủ, thậm chí đôi khi không phù hợp nếu {p dụng một c{ch m{y móc với c{c nhóm người dễ bị tổn thương. Đơn cử, quyền về việc l|m l| một trong c{c quyền cơ bản của tất cả mọi người, tuy nhiên, nếu không có những quy định cụ thể về việc {p dụng quyền n|y với những người chưa th|nh niên sẽ dẫn đến tình trạng lạm dụng, bóc lột sức lao động của trẻ em. Hoặc trong hệ thống c{c quyền
  • 26. 26 | LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA CÁC NHÓM NGƢỜI DỄ BỊ TỔN THƢƠNG v| tự do cơ bản của con người không có nhiều quyền rất cần thiết cho trẻ em (ví dụ như quyền được chăm sóc, gi{o dưỡng, được học tiểu học miễn phí... ), cho phụ nữ (ví dụ như c{c quyền về sức khỏe sinh sản... ), cho người khuyết tật (ví dụ như quyền được hỗ trợ về việc đi lại... ), người sống chung với HIV (ví dụ như quyền không bị cưỡng bức xét nghiệm v| được giữ bí mật về kết quả xét nghiệm HIV... ), người tỵ nạn, người tìm kiếm nơi l{nh nạn (ví dụ như quyền không bị đẩy trả lại nước gốc nếu việc đó khiến họ có thể bị t|n s{t, ngược đãi... ), người thiểu số (ví dụ như quyền được giữ gìn bản sắc văn hóa của cộng đồng họ... ), người bản địa (ví dụ như quyền được bảo tồn v| hưởng lợi trên đất đai của tổ tiên họ... ),... Như đã đề cập, vấn đề quyền của nhóm nói chung, quyền của c{c nhóm người dễ bị tổn thương nói riêng cấu th|nh một bộ phận quan trọng trong luật quốc tế về quyền con người. Hệ thống văn bản ph{p luật quốc tế về vấn đề n|y hiện có h|ng trăm văn kiện không chỉ do Liên Hợp Quốc m| còn do nhiều tổ chức liên chính phủ quốc tế th|nh viên của Liên Hợp Quốc, đặc biệt l| UNESCO, ILO... thông qua. Mặc dù vậy, c{c phần dưới đ}y của cuốn s{ch n|y chỉ đề cập v| ph}n tích những quy phạm quốc tế chủ yếu về quyền của một số nhóm người dễ bị tổn thương nhất v| có tính phổ biến nhất, bao gồm phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người sống chung với HIV/AIDS v| người thiểu số. 2.2. Quyền của phụ nữ theo luật quốc tế 2.2.1. Khái quát lịch sử phát triển của vấn đề quyền của phụ nữ
  • 27. Quyền của một số nhóm ngƣời dễ bị tổn thƣơng trong luật quốc tế | 27 Phụ nữ l| nhóm đông nhất trong c{c nhóm xã hội dễ bị tổn thương (do hơn ½ nh}n loại l| phụ nữ) nên vấn đề quyền của phụ nữ thu hút sự quan t}m rất lớn của cộng đồng quốc tế. Trên thực tế, cuộc đấu tranh cho c{c quyền của phụ nữ diễn ra trên thế giới từ rất sớm. Nhiều t|i liệu cho thấy, ngay từ thời kỳ c{ch mạng tư sản Ph{p (thế kỷ XVIII), ở ch}u ]u đã xuất hiện c{c phong tr|o đấu tranh của phụ nữ chống lại sự bóc lột kinh tế v| sự ph}n biệt đối xử với phụ nữ trên phương diện chính trị, xã hội. Về sau, c{c phong tr|o đó được gọi chung l| phong tr|o đòi bình quyền cho phụ nữ (feminism). Xét chung, phong tr|o đòi bình quyền cho phụ nữ v| c{c phong tr|o đấu tranh giai cấp v| giải phóng d}n tộc l| những cuộc vận động mang tính to|n cầu nhằm xo{ bỏ ba hình thức bất bình đẳng chủ yếu trong xã hội lo|i người m| c{c nh| kinh điển của chủ nghĩa M{c đã x{c định, đó l| bất bình đẳng về chủng tộc, giai cấp và giới. Cũng như vấn đề quyền con người nói chung, c{c cuộc đấu tranh vì quyền của phụ nữ cũng được bắt đầu từ cấp độ quốc gia rồi dần ph{t triển trở th|nh những phong tr|o quốc tế, có ảnh hưởng v| t{c động đến ph{p luật quốc tế. Trên phương diện ph{p lý quốc tế, vấn đề bảo vệ phụ nữ đã trở th|nh nội dung của nhiều công ước do Tổ chức Lao động quốc tế ban h|nh từ đầu thế kỷ XX. Mặc dù vậy, quyền bình đẳng của phụ nữ mới chỉ được chính thức thừa nhận trong luật quốc tế kể từ khi Liên Hợp Quốc ra đời. Hiến chương Liên Hợp Quốc năm 1945 lần đầu tiên khẳng định sự ‚bình đẳng về c{c quyền giữa phụ nữ v| đ|n ông... ‛ (Lời nói đầu). Tuyên ngôn to|n thế giới về quyền con người năm 1948 x{c lập nguyên tắc nền tảng l| tất cả mọi người đều được hưởng c{c quyền v| tự do một c{ch bình đẳng, không có bất cứ sự ph}n biệt n|o về chủng tộc, d}n tộc, giới
  • 28. 28 | LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA CÁC NHÓM NGƢỜI DỄ BỊ TỔN THƢƠNG tính, tôn gi{o, ngôn ngữ, quan điểm chính trị v| c{c yếu tố kh{c (Điều 1, Điều 2). Tiếp theo Tuyên ngôn to|n thế giới về quyền con người, nhiều điều ước quốc tế riêng đã được Liên Hợp Quốc thông qua nhằm bảo vệ c{c quyền của phụ nữ v| trẻ em g{i, tiêu biểu như: Công ước về trấn {p việc buôn người v| bóc lột mại d}m người kh{c năm 1949; Công ước về c{c quyền chính trị của phụ nữ năm 1952; Công ước về quốc tịch của phụ nữ khi kết hôn năm 1957; Công ước về đăng ký kết hôn, tuổi tối thiểu khi kết hôn v| việc kết hôn tự nguyện năm 1962... Nguyên tắc bình đẳng nam nữ cũng được khẳng định trong cả hai điều ước quốc tế quan trọng nhất về quyền con người năm 1966 l| ICCPR v| ICESCR (Lời nói đầu v| c{c Điều 2(2), Điều 3 của hai công ước này)... C{c văn kiện kể trên bước đầu đã x{c lập vị thế bình đẳng của phụ nữ với đ|n ông trong cương vị chủ thể của c{c quyền con người, nhưng chưa đưa ra được những giải ph{p để bảo đảm cho phụ nữ được hưởng thụ đầy đủ c{c quyền đó trên thực tế. Vì vậy, năm 1967, Liên Hợp Quốc thông qua Tuyên bố về xo{ bỏ mọi hình thức ph}n biệt đối xử chống lại phụ nữ. Văn kiện n|y l| tiền đề cho sự ra đời của Công ước về xo{ bỏ mọi hình thức ph}n biệt đối xử chống lại phụ nữ (CEDAW) v|o ng|y 18/12/1979. CEDAW có hiệu lực từ ng|y 03/9/1981, tính đến ng|y 15/8/2008, đã có 185 quốc gia th|nh viên3, l| một trong hai điều ước quốc tế về quyền con người có số lượng quốc gia th|nh viên cao nhất (chỉ đứng sau Công ước về quyền trẻ em). Hội nghị thế giới về quyền con người lần thứ II tổ chức ở Viên ([o) năm 1993 đã t{i khẳng định trong văn kiện chính thức 3 http://www.un.org/womenwatch/daw/cedaw/states.htm
  • 29. Quyền của một số nhóm ngƣời dễ bị tổn thƣơng trong luật quốc tế | 29 cuối cùng (Tuyên bố Viên v| Chương trình h|nh động) rằng: “Quyền con người của phụ nữ và trẻ em gái là một bộ phận cấu thành, gắn liền và không thể tách rời của các quyền con người phổ biến” (Đoạn 18 Phần I). Với sự khẳng định n|y, cuộc đấu tranh vì c{c quyền bình đẳng của phụ nữ được lật sang một trang mới, theo đó, tất cả những mối quan t}m của phụ nữ sẽ được lồng ghép v|o c{c chương trình, hoạt động về quyền con người. Ngoài c{c hội nghị quốc tế chung về quyền con người, từ 1975 đến 1999, bốn Hội nghị thế giới về phụ nữ đã được tổ chức (ở Mê-hi-cô năm 1975, ở Copenhagen (Đan Mạch) năm 1980, ở Nairobi (Kê-ni-a) năm 1985, v| ở Bắc Kinh (Trung Quốc) năm 1995) đã thảo luận v| đưa ra nhiều giải ph{p thúc đẩy v| bảo vệ có hiệu quả c{c quyền, cơ hội v| vị thế bình đẳng của phụ nữ. Để thu hút sự quan t}m của cộng đồng quốc tế với vấn đề quyền của phụ nữ, Liên Hợp Quốc đã lấy giai đoạn 1975-1985 l| Thập kỷ của Liên Hợp Quốc về Phụ nữ. 2.2.2. CEDAW – văn kiện quốc tế quan trọng nhất về quyền con người của phụ nữ CEDAW l| một trong chín công ước quốc tế quan trọng nhất hiện nay về quyền con người của Liên Hợp Quốc4 . Mặc dù vậy, CEDAW không xác lập các quyền con người mới cho phụ nữ, mà 4 Core international human rights instruments, bao gồm CEDAW, Công ước về quyền trẻ em (CRC), Công ước quốc tế về c{c quyền d}n sự, chính trị (ICCPR), Công ước quốc tế về c{c quyền kinh tế, xã hội, văn hóa (ICESCR); Công ước về xóa bỏ c{c hình thức ph}n biệt đối xử về chủng tộc (ICERD); Công ước chống tra tấn (CAT); Công ước về quyền của người lao động di trú v| c{c th|nh viên trong gia đình họ (ICRMW); Công ước về quyền của người khuyết tật (ICRPD) v| Công ước về bảo vệ mọi người khỏi bị bắt đưa đi mất tích.
  • 30. 30 | LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA CÁC NHÓM NGƢỜI DỄ BỊ TỔN THƢƠNG thay v|o đó, công ước n|y đề ra những cách thức, biện pháp nhằm loại trừ sự phân biệt đối xử chống lại phụ nữ trong việc hưởng thụ c{c quyền con người m| họ đã được thừa nhận trong những điều ước quốc tế trước đó. Cụ thể, công ước chỉ ra những lĩnh vực m| có sự ph}n biệt đối xử nặng nề với phụ nữ như hôn nh}n gia đình, quan hệ d}n sự, lao động việc l|m, đời sống chính trị, gi{o dục đ|o tạo..., đồng thời x{c định c{c c{ch thức, biện ph{p để xóa bỏ những sự ph}n biệt đối xử đó. Theo c{ch tiếp cận của CEDAW, bình đẳng giới (hay bình đẳng nam nữ) không có nghĩa l| đối xử với phụ nữ giống như đối xử với nam giới trong mọi trường hợp (mô hình bình đẳng hình thức), bởi điều n|y trên thực tế chỉ l|m tăng thêm sự phụ thuộc của phụ nữ với nam giới, do phụ nữ l| nhóm yếu thế hơn nam giới. CEDAW cũng không {p dụng mô hình bình đẳng giới mang tính chất bảo hộ phụ nữ m| theo đó sự bảo vệ phụ nữ được dựa trên sự chấp nhận địa vị phụ thuộc của phụ nữ với đ|n ông. Thay v|o đó, CEDAW sử dụng mô hình bình đẳng thực chất (hay còn gọi l| c{ch tiếp cận mang tính điều chỉnh). Theo mô hình n|y, bình đẳng giới không mang ý nghĩa đơn giản l| c|o bằng sự tham gia, đóng góp của nam giới v| phụ nữ trong mọi hoạt động, m| có nghĩa l| phụ nữ v| nam giới được công nhận vị thế như nhau trong xã hội v| cùng có c{c điều kiện v| cơ hội như nhau để ph{t huy khả năng, tham gia đóng góp v| hưởng thụ th|nh quả ph{t triển của quốc gia trên mọi lĩnh vực5. Liên quan đến kh{i niệm bình đẳng nam nữ, Ủy ban về c{c quyền kinh tế, xã hội, văn hóa (cơ quan gi{m s{t thực hiện ICESCR), trong Bình luận chung số 16 thông qua tại phiên họp lần thứ 30 năm 2005 của Ủy ban (về quyền bình đẳng của nam 5 Xem Gender Briefing Kit, UNDP Vietnam, 2004, tr.11.
  • 31. Quyền của một số nhóm ngƣời dễ bị tổn thƣơng trong luật quốc tế | 31 v| nữ trong việc hưởng thụ tất cả c{c quyền kinh tế, xã hội, văn hóa nêu ở Điều 3 ICESCR)6 đã nhấn mạnh rằng, bình đẳng nam nữ trong việc hưởng thụ tất cả c{c quyền con người l| một nguyên tắc cơ bản được ghi nhận trong tất cả c{c văn kiện quốc tế về lĩnh vực n|y. Bản chất của quy định về quyền bình đẳng của phụ nữ trong luật quốc tế về quyền con người l| nhằm để bảo đảm không có sự ph}n biệt đối xử vì lý do giới tính trong việc hưởng thụ tất cả c{c quyền con người (c{c đoạn 1 v| 3). Cũng theo Ủy ban, kh{i niệm bình đẳng nam nữ cần được hiểu l| bình đẳng thực chất. Nó đòi hỏi sự bình đẳng của phụ nữ được thực hiện không chỉ trong ph{p luật (bình đẳng hình thức) v| cả trên thực tế, tức l| c{c chính s{ch, ph{p luật phải có t{c dụng l|m giảm thiểu những thiệt thòi của phụ nữ trên thực tế (c{c đoạn 6 v| 7). Dưới đ}y l| những quy định chủ yếu của CEDAW: (1) Định nghĩa sự phân biệt đối xử chống lại phụ nữ Theo Điều 1 của CEDAW, “phân biệt đối xử chống lại phụ nữ” được hiểu l|: “... bất kỳ sự phân biệt, loại trừ hay hạn chế nào được đề ra dựa trên cơ sở giới tính, mà có tác dụng hoặc nhằm mục đích làm tổn hại hoặc vô hiệu hóa việc phụ nữ, bất kể tình trạng hôn nhân của họ như thế nào, được công nhận, thụ hưởng hay thực hiện các quyền con người và tự do cơ bản trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, dân sự hay bất kể lĩnh vực nào khác, trên cơ sở bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ”. Như vậy, có thể thấy phân biệt đối xử chống lại phụ nữ l| một kh{i niệm rất rộng. Xét về động cơ, nó 6 Nguồn của c{c khuyến nghị chung của Ủy ban về quyền kinh tế, xã hội, văn hóa được trích dẫn trong chương n|y: http://www2.ohchr.org/english/bodies/cescr/comments.htm.
  • 32. 32 | LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA CÁC NHÓM NGƢỜI DỄ BỊ TỔN THƢƠNG bao gồm tất cả những h|nh động có và không có chủ đích. Xét về biểu hiện của h|nh vi, nó bao gồm không chỉ sự phân biệt mà còn sự loại trừ hay hạn chế phụ nữ. Xét về hậu quả, nó l|m tổn hại hoặc vô hiệu hóa không chỉ sự thực hiện m| còn cả sự công nhận và sự thụ hưởng c{c quyền v| tự do của phụ nữ. Xét về phạm vi t{c động, nó có thể diễn ra trên mọi lĩnh vực, cả trong đời sống gia đình v| ngo|i xã hội, trong khu vực công cộng hoặc tư nh}n. Xét về chủ thể của h|nh vi, nó có thể do mọi đối tượng g}y ra, kể cả bởi bản th}n phụ nữ. Liên quan đến kh{i niệm kể trên, cần chú ý c{c khía cạnh sau: Thứ nhất, tự th}n sự đối xử kh{c nhau không phải l| sự ph}n biệt đối xử theo nghĩa tiêu cực, m| chỉ khi sự đối xử kh{c biệt đó g}y tổn hại hay vô hiệu hóa c{c quyền con người của phụ nữ thì mới mang nghĩa tiêu cực (khía cạnh n|y được đề cập thêm ở phần liên quan đến Điều 4 dưới đ}y). Thứ hai, khía cạnh ‚hạn chế‛ nêu trong định nghĩa có nghĩa l| sự giới hạn hoặc giảm bớt một c{ch tuỳ tiện, bằng ph{p luật hoặc trên thực tế, c{c quyền v| tự do của phụ nữ m| đã được luật ph{p quốc tế thừa nhận; trong khi đó, khía cạnh ‚loại trừ‛ có nghĩa l| sự phủ nhận ho|n to|n c{c quyền v| tự do của phụ nữ (ví dụ, ph{p luật một số nước không cho phép phụ nữ có quyền bầu cử v| ứng cử). Thứ ba, khía cạnh ‚tổn hại‛ h|m ý những hậu quả dẫn đến sự hạn chế trong việc thực hiện, công nhận v| thụ hưởng c{c quyền; trong khi sự ‚vô hiệu hóa‛ có nghĩa l| loại bỏ hoàn toàn c{c quyền v| tự do của phụ nữ. Thứ tư, khía cạnh ‚thực hiện” h|m ý năng lực lựa chọn v| h|nh động của bản th}n phụ nữ, cũng như sự vận h|nh v| tính
  • 33. Quyền của một số nhóm ngƣời dễ bị tổn thƣơng trong luật quốc tế | 33 hiệu quả của c{c cơ chế bảo vệ c{c quyền của phụ nữ; trong khi đó, khía cạnh ‚công nhận‛ nói đến mức độ nhận thức v| tôn trọng c{c quyền của phụ nữ trong xã hội, còn khía cạnh ‚thụ hưởng” đề cập đến mức độ bảo đảm c{c quyền v| tự do cơ bản của phụ nữ trên thực tế7. Thứ năm, tính chủ đích của h|nh vi dẫn tới sự ph}n biệt đối xử với phụ nữ một c{ch trực tiếp, thể hiện ở những h|nh động được dự liệu với những mục tiêu hướng tới rõ r|ng (ví dụ, luật ph{p một số nước chỉ thừa nhận quyền thừa kế t|i sản của cha mẹ đối với con trai). Trong khi tính không chủ đích của h|nh vi dẫn tới sự ph}n biệt đối xử với phụ nữ một c{ch gi{n tiếp, thể hiện ở những h|nh động xuất ph{t từ nhận thức sai lầm về bình đẳng giới khiến phụ nữ không thể tiếp cận cơ hội một c{ch bình đẳng với đ|n ông (ví dụ, quy định điều kiện để một người được vay vốn ng}n h|ng l| phải đứng tên chủ gia đình, trong khi trên thực tế ở nhiều xã hội, chỉ có người chồng mới được giữ vị trí n|y). Cũng liên quan đến kh{i niệm ph}n biệt đối xử với phụ nữ, trong Bình luận chung số 16 (đã nêu trên) của Ủy ban về c{c quyền kinh tế, xã hội, văn hóa ph}n biệt giữa sự ph}n biệt đối xử trực tiếp v| sự ph}n biệt đối xử gi{n tiếp với phụ nữ, theo đó, sự ph}n biệt đối xử trực tiếp thể hiện ở sự đối xử khác biệt trực tiếp và công khai với phụ nữ vì lý do giới tính m| không dựa trên những cơ sở hợp lý kh{ch quan (đoạn 12), còn sự ph}n biệt đối xử gi{n tiếp thể hiện ở hệ quả mang tính phân biệt đối xử với phụ nữ xảy ra trong qu{ trình thực thi ph{p luật, chính s{ch, mặc dù về mặt hình thức c{c quy định ph{p luật, chính s{ch đó không thể hiện sự ph}n biệt đối xử, ví dụ như phụ nữ rơi v|o ho|n 7 Xem CEDAW - Thiết lập lại quyền cho phụ nữ, sđd, tr.31.
  • 34. 34 | LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA CÁC NHÓM NGƢỜI DỄ BỊ TỔN THƢƠNG cảnh bất lợi về cơ hội so với đ|n ông khi thực hiện một quy định ph{p luật hoặc chính s{ch nhất định (đoạn 13). (2) Nghĩa vụ quốc gia Theo Điều 2 v| 3 CEDAW, để loại trừ mọi sự ph}n biệt đối xử chống lại phụ nữ, c{c quốc gia có những nghĩa vụ cơ bản sau:  Quy định nguyên tắc bình đẳng nam nữ trong Hiến ph{p, ph{p luật quốc gia;  Ngăn chặn c{c hình thức ph}n biệt đối xử chống lại phụ nữ bằng mọi biện ph{p, kể cả bằng chế t|i hình sự;  Thiết lập c{c cơ chế ph{p lý để giúp phụ nữ bảo vệ c{c quyền bình đẳng của họ;  Đảm bảo rằng hoạt động của c{c cơ quan nh| nước ở c{c cấp không có tính chất ph}n biệt đối xử chống lại phụ nữ;  Điều chỉnh, xo{ bỏ những quy định ph{p luật, c{c phong tục, tập qu{n có tính chất ph}n biệt đối xử chống lại phụ nữ. Như vậy, nghĩa vụ quốc gia trong việc loại trừ mọi sự ph}n biệt đối xử chống lại phụ nữ đòi hỏi c{c chính phủ phải thực thi những biện ph{p to|n diện, cả về ph{p lý, chính trị, kinh tế, văn hóa v| xã hội, t{c động đến cả đời sống công cộng lẫn gia đình. Các biện ph{p n|y không chỉ nhằm mục đích ngăn cấm, trừng phạt c{c h|nh vi ph}n biệt đối xử với phụ nữ, m| còn nhằm tạo điều kiện cho phụ nữ có thể tham gia chống lại c{c hình thức ph}n biệt đối xử với họ. Liên quan đến vấn đề trên, Hội đồng quyền con người (HRC - cơ quan gi{m s{t thực hiện ICCPR), trong Bình luận chung số 4 thông qua tại phiên họp lần thứ 13 năm 1981 của Ủy ban (về
  • 35. Quyền của một số nhóm ngƣời dễ bị tổn thƣơng trong luật quốc tế | 35 quyền bình đẳng của nam v| nữ trong việc hưởng thụ tất cả c{c quyền d}n sự, chính trị nêu ở Điều 3 ICPCR)8 đã nêu rõ, trong vấn đề n|y, nghĩa vụ của c{c quốc gia th|nh viên cũng bao gồm ba khía cạnh: nghĩa vụ tôn trọng, nghĩa vụ bảo vệ v| nghĩa vụ thực hiện c{c quyền con người của phụ nữ. Trong Bình luận chung số 16 (đã nêu trên) Ủy ban về c{c quyền kinh tế, xã hội, văn hóa cũng khẳng định tương tự (đoạn 17), đồng thời nêu ra những hướng dẫn chi tiết với c{c quốc gia th|nh viên trong việc thực hiện c{c nghĩa vụ đó. (3) Các biện pháp đặc biệt tạm thời Điều 4 CEDAW cho phép c{c quốc gia th|nh viên có thể {p dụng những ưu đãi với phụ nữ (hay còn được gọi l| các biện pháp đặc biệt tạm thời) để thúc đẩy nhanh sự bình đẳng trên thực tế giữa nam v| nữ m| không bị coi l| ph}n biệt đối xử với nam giới. Trong Khuyến nghị chung số 59 thông qua tại kỳ họp lần thứ 7 năm 1988 v| Khuyến nghị chung số 25 thông qua tại kỳ họp lần thứ 13 năm 2004, Ủy ban gi{m s{t thực hiện CEDAW (Ủy ban CEDAW) đã khuyến nghị c{c quốc gia th|nh viên cần tăng cường {p dụng c{c biện ph{p đặc biệt tạm thời để thúc đẩy sự bình đẳng của phụ nữ trong c{c lĩnh vực chính trị, kinh tế, gi{o dục v| việc l|m. Theo Ủy ban, những biện ph{p đặc biệt tạm thời cần được {p dụng kể cả khi quốc gia th|nh viên đã đạt được những th|nh tựu trong việc ho|n thiện hệ thống ph{p luật về bình đẳng nam nữ. 8 Nguồn của c{c khuyến nghị chung của HRC được trích dẫn trong chương này: http://www2.ohchr.org/english/bodies/hrc/comments.htm 9 Nguồn của c{c khuyến nghị chung của Ủy ban CEDAW được trích dẫn trong chương n|y: http://www2.ohchr.org/english/bodies/cedaw/comments.htm.
  • 36. 36 | LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA CÁC NHÓM NGƢỜI DỄ BỊ TỔN THƢƠNG Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 CEDAW, có một điều kiện với việc {p dụng c{c biện ph{p đặc biệt tạm thời, đó l| những biện ph{p đó phải được chấm dứt ngay khi mục tiêu bình đẳng nam nữ đã đạt được. Điều n|y đơn giản l| để tr{nh sự ph}n biệt đối xử ngược lại với nam giới. Phù hợp với quy định n|y, Ủy ban CEDAW, trong Khuyến nghị chung số 25 nêu rõ, việc {p dụng c{c biện ph{p đặc biệt tạm thời không bị coi l| ph}n biệt đối xử như quy định trong công ước, tuy nhiên, cũng không được dẫn đến việc duy trì những tiêu chuẩn hay đối xử khác nhau một c{ch bất hợp lý giữa phụ nữ v| nam giới (đoạn 14). Mặc dù theo Khoản 1 Điều 4, c{c biện ph{p đặc biệt tạm thời phải chấm dứt ngay khi mục tiêu bình đẳng nam nữ đã đạt được, nhưng có một ngoại lệ đó l|, c{c biện ph{p ưu tiên nhằm bảo vệ thiên chức l|m mẹ của phụ nữ thì có thể {p dụng liên tục m| không bị coi l| ph}n biệt đối xử với nam giới (Khoản 2 Điều 4). Trong Khuyến nghị chung số 25, Ủy ban CEDAW đã giải thích sự kh{c nhau giữa quy định của Khoản 1 v| Khoản 2 Điều 4, theo đó, quy định ở Khoản 1 xuất ph{t từ thực tế bất bình đẳng với phụ nữ trong xã hội v| nhằm mục đích thúc đẩy việc xóa bỏ sự bất bình đẳng đó, vì vậy c{c biện ph{p {p dụng chỉ có tính chất tạm thời. Trong khi quy định tại Khoản 2 xuất ph{t từ sự kh{c biệt mang tính đặc trưng, cố định về sinh học giữa hai giới, do đó, việc {p dụng c{c biện ph{p ưu tiên với phụ nữ liên quan đến chức năng l|m mẹ cần mang tính chất l}u d|i (c{c đoạn 15 v| 16). Xét chung, cơ sở lý luận của Điều 4, như đã phần n|o đề cập ở phần trên, l| bình đẳng v| không ph}n biệt đối xử không có nghĩa phải đối xử như nhau với mọi người trong mọi trường hợp.
  • 37. Quyền của một số nhóm ngƣời dễ bị tổn thƣơng trong luật quốc tế | 37 Nói c{ch kh{c, sự đối xử ph}n biệt không phải lúc n|o cũng mang tính tiêu cực v| cần phải loại bỏ, m| trong một số ho|n cảnh, nó mang tính tích cực (positive discrimination) v| cần phải vận dụng, để bảo đảm sự bình đẳng thực chất, chứ không phải bình đẳng một c{ch hình thức. Thông thường, sự phân biệt đối xử tích cực (cụ thể như c{c biện ph{p đặc biệt tạm thời), được {p dụng khi c{c đối tượng t{c động kh{c nhau về mức độ năng lực h|nh vi về quyền con người, nhằm mục đích đặt các đối tượng tác động vào một điểm xuất phát ngang bằng, bởi lẽ trong trường hợp có sự kh{c nhau về năng lực h|nh vi, việc đối xử như nhau với tất cả mọi người trên thực tế l| sự ph}n biệt đối xử với những đối tượng yếu thế hơn. (4) Sửa đổi những tập tục và khuôn mẫu giới có tác động tiêu cực đến phụ nữ. Điều 5 CEDAW yêu cầu c{c quốc gia th|nh viên tiến h|nh c{c biện ph{p để sửa đổi c{c tập tục, khuôn mẫu về văn hóa, xã hội có tính chất ph}n biệt đối xử với phụ nữ, cụ thể l| c{c phong tục, tập qu{n mang tính định kiến, dập khuôn về vị thế của phụ nữ trong gia đình hoặc ngo|i xã hội. Điều n|y cũng đề cập tới sự cần thiết phải có hoạt động gi{o dục về gia đình với nội dung thừa nhận vị trí, vai trò của chức năng l|m mẹ của phụ nữ v| tr{ch nhiệm chung của vợ v| chồng trong việc nuôi dạy con c{i. Đ}y l| một yêu cầu rất quan trọng bởi lẽ nó cho phép giải phóng phụ nữ khỏi bị gắn chặt với vai trò t{i sản xuất (nội trợ, nuôi dạy con) có tính truyền thống, từ đó giúp họ có cơ hội tham gia v|o c{c hoạt động xã hội, cũng như tạo tiền đề cho việc sửa đổi phương thức ph}n công lao động có tính ph}n biệt đối xử với phụ nữ.
  • 38. 38 | LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA CÁC NHÓM NGƢỜI DỄ BỊ TỔN THƢƠNG Điều 5 được x}y dựng xuất ph{t từ thực tế l| sự ph}n biệt đối xử với phụ nữ không chỉ bắt nguồn từ những chính s{ch, ph{p luật ph}n biệt đối xử về giới tính m| còn từ những định kiến văn hóa có tính chất tiêu cực về phụ nữ (‚định kiến giới‛). Thực tế đó cho thấy việc thừa nhận về mặt ph{p lý quyền bình đẳng nam nữ v| kể cả tiến h|nh c{c biện ph{p đặc biệt tạm thời vẫn chưa đủ để loại trừ sự ph}n biệt đối xử chống lại phụ nữ m| cần phải xo{ bỏ c{c khuôn mẫu xã hội mang tính chất bất bình đẳng về giới. Liên quan đến vấn đề n|y, trong Khuyến nghị chung số 3 thông qua tại kỳ họp thứ 6 năm 1987, Ủy ban CEDAW đã thúc giục c{c quốc gia th|nh viên thực thi c{c chương trình gi{o dục v| thông tin đại chúng để giúp xóa bỏ những th|nh kiến v| phong tục, tập qu{n cản trở việc thực hiện bình đẳng nam nữ. (5) Ngăn chặn mọi hình thức buôn bán và bóc lột tình dục phụ nữ Điều 6 CEDAW yêu cầu c{c quốc gia th|nh viên tiến h|nh c{c biện ph{p để ngăn chặn mọi hình thức buôn b{n phụ nữ v| bóc lột phụ nữ mại d}m. Khuyến nghị chung số 19 do Ủy ban CEDAW thông qua tại kỳ họp lần thứ 11 năm 1992 nêu rằng, c{c biện ph{p như vậy cần bao gồm những h|nh động nhằm loại trừ nguyên nh}n của nạn buôn b{n, bóc lột tình dục phụ nữ như tình trạng kém ph{t triển, đói nghèo, mù chữ, lạm dụng ma tuý, không có việc l|m, chiến tranh, xung đột vũ trang v| chiếm đóng lãnh thổ... (c{c đoạn 14, 15, 16). Thêm v|o đó, cần quan t}m đến những ho|n cảnh đặc biệt m| phụ nữ có nguy cơ bị buôn b{n v| bóc lột tình dục như nạn du lịch tình dục, lao động di trú (trong v| ngo|i nước, hôn nh}n với người nước ngo|i qua môi giới (đoạn 14) v| cần có c{c biện ph{p cụ thể để bảo vệ phụ
  • 39. Quyền của một số nhóm ngƣời dễ bị tổn thƣơng trong luật quốc tế | 39 nữ trong những ho|n cảnh n|y, trong đó bao gồm việc tạo cơ hội phục hồi, t{i hòa nhập, đ|o tạo nghề nghiệp, giới thiệu việc l|m... cho những phụ nữ l| nạn nh}n của nạn buôn b{n, bóc lột tình dục. Tuy nhiên, cần lưu ý l| việc đề cập đến việc ngăn chặn tình trạng bóc lột phụ nữ mại d}m v| bảo vệ phụ nữ mại d}m không có nghĩa CEDAW thừa nhận hay khuyến khích hoạt động mại d}m. (6) Quyền tham chính của phụ nữ Điều 7 CEDAW yêu cầu c{c quốc gia th|nh viên phải tiến h|nh c{c biện ph{p thích hợp để xo{ bỏ sự ph}n biệt đối xử chống lại phụ nữ trong việc tham gia v|o c{c hoạt động chính trị v| xã hội (còn gọi l| quyền tham chính), theo đó c{c quốc gia th|nh viên phải bảo đảm cho phụ nữ c{c quyền: (i) Bầu cử, ứng cử v|o c{c cơ quan d}n cử v| giữ chức vụ ở c{c cơ quan công quyền; (ii) Tham gia x}y dựng, thực hiện chính s{ch, ph{p luật v| giữ chức vụ trong c{c cơ quan nh| nước ở mọi cấp; (iii) Tham gia c{c tổ chức xã hội. Khuyến nghị chung số 23 được Ủy ban CEDAW thông qua tại phiên họp lần thứ 16 (năm 1997) nêu ra những biện ph{p m| c{c quốc gia th|nh viên cần thực hiện để hỗ trợ v| khuyến khích phụ nữ thực hiện quyền tham chính, theo đó:  Những biện ph{p để bảo đảm quyền bầu cử, ứng cử của phụ nữ cần nhằm: (a) Bảo đảm tỷ lệ c}n bằng giữa phụ nữ v| nam giới trong việc nắm giữ c{c vị trí được bầu cử công khai; (b) L|m cho phụ nữ hiểu tầm quan trọng v| c{ch thức thực hiện quyền bỏ phiếu của họ; (c) Khắc phục những r|o cản như thất học, ngôn ngữ, nghèo n|n v| những trở ngại cho việc thực hiện quyền tham chính của
  • 40. 40 | LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA CÁC NHÓM NGƢỜI DỄ BỊ TỔN THƢƠNG phụ nữ; (d) Giúp phụ nữ vượt qua những r|o cản đó để thực hiện quyền bầu cử v| đắc cử của họ (đoạn 45).  Những biện ph{p để bảo đảm quyền tham gia x}y dựng chính s{ch, ph{p luật v| giữ c{c chức vụ trong chính quyền của phụ nữ cần nhằm bảo đảm: (a) Quyền bình đẳng đại diện của phụ nữ trong qu{ trình x}y dựng chính s{ch của Chính phủ; (b) Phụ nữ có quyền bình đẳng trên thực tế trong việc nắm giữ chức vụ; (c) C{c qu{ trình tuyển dụng nhằm v|o phụ nữ phải công khai v| có tính hấp dẫn (đoạn 46).  Những biện ph{p để bảo đảm quyền tham gia c{c tổ chức xã hội của phụ nữ cần nhằm: (a) Bảo đảm ban h|nh ph{p chế có hiệu quả ngăn cấm ph}n biệt đối xử với phụ nữ; (b) Khuyến khích c{c tổ chức phi chính phủ, c{c hội liên hiệp chính trị v| cộng đồng chấp thuận c{c chiến lược, khuyến khích phụ nữ đại diện v| tham gia v|o công việc của họ (đoạn 47). Ngo|i ra, trong Khuyến nghị chung kể trên, Ủy ban CEDAW cũng khuyến nghị c{c quốc gia th|nh viên thực thi c{c giải ph{p đặc biệt tạm thời để n}ng tỷ lệ phụ nữ tham gia v|o hoạt động chính trị, xã hội, cụ thể như đ|o tạo, vận động v| trợ giúp t|i chính cho c{c ứng cử viên nữ, đề ra c{c chỉ tiêu về tỷ lệ phụ nữ trong c{c cấp chính quyền... (đoạn 15). Ủy ban cũng giải thích rằng kh{i niệm đời sống chính trị, xã hội nêu ở Điều 7 CEDAW có nội dung rất rộng, bao gồm tất cả c{c bình diện của nền h|nh chính công (c{c lĩnh vực lập ph{p, h|nh ph{p, tư ph{p), ở tất cả c{c cấp độ quốc tế, khu vực, quốc gia v| địa phương. Thêm v|o đó, kh{i niệm n|y còn bao gồm việc tham gia c{c hoạt động của xã hội d}n sự như c{c đảng ph{i chính trị, c{c hiệp hội chuyên môn, công đo|n, c{c tổ chức, nhóm dựa trên cộng đồng... (đoạn
  • 41. Quyền của một số nhóm ngƣời dễ bị tổn thƣơng trong luật quốc tế | 41 5). (7) Quyền bình đẳng của phụ nữ trong việc tham gia các quan hệ quốc tế Điều 8 yêu cầu c{c quốc gia th|nh viên bảo đảm cho phụ nữ có cơ hội bình đẳng với đ|n ông trong việc tham gia c{c cơ quan đại diện ngoại giao của đất nước v| c{c tổ chức, hội nghị quốc tế. Qua điều n|y, quyền tham chính của phụ nữ đã được mở rộng tới cả ba cấp độ: cộng đồng, quốc gia v| quốc tế. Trong c{c Khuyến nghị chung số 8 (thông qua tại phiên họp lần thứ 7 năm 1988) v| số 23 (thông qua tại phiên họp lần thứ 16 năm 1997), Ủy ban CEDAW yêu cầu c{c quốc gia th|nh viên vận dụng những biện ph{p đặc biệt tạm thời để tăng cường sự tham gia của phụ nữ v|o c{c quan hệ quốc tế. (8) Quyền bình đẳng về quốc tịch của phụ nữ Quốc tịch có ý nghĩa rất quan trọng, vì đó l| cơ sở để một c{ nh}n được hưởng quyền công d}n của một quốc gia. Tuy nhiên, tình trạng bất bình đẳng về quốc tịch với phụ nữ vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới, dưới c{c hình thức như phụ nữ lấy chồng người nước ngo|i phải thay đổi quốc tịch theo chồng, hoặc trong trường hợp vợ chồng có hai quốc tịch, con sinh ra phải lấy quốc tịch theo cha... Do vậy, Điều 9 CEDAW yêu cầu c{c quốc gia th|nh viên phải bảo đảm cho phụ nữ được bình đẳng với nam giới trong việc nhập, thay đổi, giữ nguyên quốc tịch, m| không phụ thuộc v|o quốc tịch chồng hoặc của cha, đặc biệt trong trường hợp phụ nữ kết hôn với người nước ngo|i. Thêm v|o đó, điều n|y cũng yêu cầu bảo đảm cho phụ nữ quyền bình đẳng với chồng trong việc x{c định quốc tịch cho con.
  • 42. 42 | LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA CÁC NHÓM NGƢỜI DỄ BỊ TỔN THƢƠNG (9) Quyền bình đẳng của phụ nữ trong giáo dục Phụ nữ thường l| nạn nh}n của tình trạng ph}n biệt đối xử trong gi{o dục, thể hiện ở việc nhiều phụ nữ v| trẻ em g{i không được học tập hoặc không được theo học những ng|nh nghề nhất định hay không được tạo cơ hội học cao lên... Tại nhiều xã hội, c{c bậc cha mẹ thường cho rằng con g{i không cần có học vấn cao v| thường ưu tiên c{c cơ hội học tập cho con trai. Trong khi đó, thực tế khắp nơi trên thế giới đã cho thấy, gi{o dục l| tiền đề để bảo đảm sự bình đẳng với phụ nữ trên c{c lĩnh vực kh{c như lao động, việc l|m, hoạt động chính trị v| vị thế trong gia đình; đồng thời tạo cơ sở xo{ bỏ những tập tục truyền thống lạc hậu, có tính chất ph}n biệt đối xử chống lại phụ nữ. Chính vì vậy, Điều 10 yêu cầu c{c quốc gia th|nh viên phải {p dụng tất cả c{c biện ph{p thích hợp để xóa bỏ sự ph}n biệt đối xử chống lại phụ nữ trong lĩnh vực gi{o dục, cụ thể trong những khía cạnh như: gi{o dục, hướng nghiệp, học nghề, tiếp cận với c{c hoạt động nghiên cứu v| đạt được bằng cấp ở c{c cơ sở gi{o dục thuộc tất cả c{c loại hình, cấp độ gi{o dục, chương trình giảng dạy, thi cử, gi{o viên, cơ sở vật chất, trang bị của trường học; học bổng, trợ cấp học tập; cơ hội tham gia các hoạt động gi{o dục thể chất v| c{c hoạt động thể thao; tiếp cận với những thông tin gi{o dục riêng biệt về đảm bảo sức khỏe v| hạnh phúc gia đình, kể cả những thông tin v| tư vấn về kế hoạch hóa gia đình. Ngo|i ra, Điều 10 cũng yêu cầu c{c quốc gia th|nh viên nỗ lực h|nh động để xóa bỏ những quan niệm rập khuôn cản trở thực hiện quyền gi{o dục của phụ nữ (trong đó có việc khuyến khích hình thức gi{o dục chung cho cả học sinh nam nữ, sửa lại
  • 43. Quyền của một số nhóm ngƣời dễ bị tổn thƣơng trong luật quốc tế | 43 c{c s{ch gi{o khoa, chương trình học tập, v| điều chỉnh c{c phương ph{p giảng dạy); tạo cơ hội cho phụ nữ tham gia c{c chương trình gi{o dục thường xuyên; giảm tỷ lệ nữ sinh bỏ học v| tổ chức c{c chương trình d|nh cho những phụ nữ v| trẻ em g{i đã phải bỏ học. (10) Quyền bình đẳng của phụ nữ về việc làm Bình đẳng về việc l|m l| một trong những vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhất với cuộc sống v| vị thế của phụ nữ, bởi lẽ nó l| tiền đề để giúp phụ nữ tự chủ về phương diện kinh tế, qua đó tho{t khỏi địa vị phụ thuộc v|o đ|n ông. Điều 11 CEDAW yêu cầu c{c quốc gia th|nh viên phải áp dụng c{c biện ph{p thích hợp để xóa bỏ sự ph}n biệt đối xử chống lại phụ nữ trong tất cả c{c khía cạnh của lĩnh vực việc l|m, cụ thể l| trong c{c vấn đề như quyền được l|m việc; quyền có c{c cơ hội việc l|m (bao gồm việc {p dụng những tiêu chuẩn như nhau khi tuyển dụng); quyền tự do lựa chọn ng|nh nghề v| việc l|m; c{c quyền liên quan đến việc thăng tiến, an ninh việc l|m, phúc lợi, đ|o tạo nghề, đ|o tạo, huấn luyện n}ng cao; quyền bình đẳng trong trả thù lao v| trong đối xử, đ{nh gi{ trong công việc; quyền được hưởng an sinh xã hội; quyền được bảo vệ sức khỏe v| an to|n lao động, kể cả bảo vệ chức năng sinh đẻ (Khoản 1). Khoản 2 Điều 11 nêu những biện ph{p cụ thể m| c{c quốc gia th|nh viên phải thực hiện để ngăn chặn sự ph}n biệt đối xử chống lại phụ nữ trong quan hệ việc l|m vì lý do hôn nh}n hay sinh đẻ, trong đó bao gồm: a) Cấm kỷ luật, sa thải phụ nữ với lý do có thai, nghỉ đẻ hay kết hôn; b) [p dụng chế độ nghỉ đẻ vẫn hưởng lương, th}m niên v| c{c phúc lợi xã hội như khi đang l|m
  • 44. 44 | LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA CÁC NHÓM NGƢỜI DỄ BỊ TỔN THƢƠNG việc; c) Khuyến khích cung cấp những dịch vụ xã hội cần thiết hỗ trợ cho c{c bậc cha mẹ để họ có thể chăm sóc con c{i; d) Bảo vệ đặc biệt đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai trước những công việc độc hại; e) Định kỳ xem xét lại, sửa đổi, bổ sung c{c quy định ph{p luật về bảo vệ phụ nữ. Liên quan đến Điều 11 CEDAW, Ủy ban CEDAW, trong Khuyến nghị chung số 12 thông qua tại phiên họp lần thứ 8 (năm 1989) đã đề cập đến việc bảo vệ phụ nữ không bị x}m hại, quấy rối tình dục ở nơi l|m việc, coi đó l| một khía cạnh về bình đẳng của phụ nữ về việc l|m. Sau đó, trong Khuyến nghị chung số 13 cũng được thông qua tại phiên họp lần thứ 8, Ủy ban đặc biệt lưu ý c{c quốc gia th|nh viên về việc bảo đảm quyền được trả công bình đẳng của phụ nữ thông qua c{c biện ph{p như: phê chuẩn hoặc gia nhập ngay Công ước số 100 về trả công bình đẳng của ILO (đoạn 1); nghiên cứu, x}y dựng, xem xét v| thông qua những cơ chế đ{nh gi{ nghề nghiệp dựa trên c{c tiêu chí phi giới tính (đoạn 2); hỗ trợ đến mức cao nhất có thể việc th|nh lập một cơ chế nhằm bảo đảm trả công bình đẳng cho nam v| nữ trong những công việc như nhau (đoạn 3). Tuy nhiên, Điều 11 CEDAW có một điểm hạn chế l| chỉ {p dụng cho phụ nữ trong c{c công việc chính thức, không {p dụng cho c{c công việc trên lĩnh vực nông nghiệp, l|m việc tại nhà... Như vậy, vẫn còn một số lớn phụ nữ lao động không được bảo vệ bởi quy định n|y. Tuy nhiên, hạn chế đó phần n|o đã được khắc phục thông qua một số Khuyến nghị chung của Ủy ban công ước. Cụ thể, trong Khuyến nghị chung số 17 được thông qua tại phiên họp lần thứ 10 (năm 1991), Ủy ban CEDAW khẳng định sự đóng góp của phụ nữ với nền kinh tế của c{c quốc gia v| c{c gia đình khi l|m những công việc không tính th|nh tiền
  • 45. Quyền của một số nhóm ngƣời dễ bị tổn thƣơng trong luật quốc tế | 45 công, đồng thời khuyến nghị c{c quốc gia th|nh viên nghiên cứu, điều tra để đ{nh gi{ gi{ trị của những công việc không tính th|nh tiền công m| phụ nữ đang thực hiện v| cộng gi{ trị những công việc đó v|o tổng thu nhập quốc d}n cũng như để l|m cơ sở x}y dựng c{c chính s{ch quốc gia về thúc đẩy sự tiến bộ của phụ nữ. Trong Khuyến nghị chung số 16 cũng được thông qua tại phiên họp lần thứ 10, Ủy ban cho rằng c{c nh| nước có nghĩa vụ bảo đảm an sinh v| phúc lợi xã hội cho phụ nữ l|m việc ở c{c doanh nghiệp tư nh}n do th|nh viên gia đình l|m chủ. Ngo|i ra, trong Khuyến nghị chung số 19 được thông qua tại phiên họp lần thứ 11 (năm 1992), Ủy ban yêu cầu c{c quốc gia th|nh viên gi{m s{t điều kiện l|m việc của những phụ nữ l|m nghề giúp việc gia đình nhằm bảo vệ họ khỏi mọi sự ngược đãi. Bên cạnh Điều 11 CEDAW, để bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ về việc l|m, cũng cần thiết tham chiếu với c{c công ước có liên quan của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), trong đó tiêu biểu l| Công ước số 100 về trả công bình đẳng giữa lao động nam v| lao động nữ cho c{c công việc có gi{ trị như nhau. (11) Quyền bình đẳng của phụ nữ trong vấn đề chăm sóc sức khoẻ Chăm sóc sức khỏe l| một nhu cầu thiết yếu của con người nhưng có ý nghĩa đặc biệt với phụ nữ. Điều n|y l| vì kh{c với đ|n ông, phụ nữ phải g{nh v{c chức năng sinh nở v| nuôi con – chức năng h|m chứa rất nhiều rủi ro về sức khỏe. Tuy nhiên, điều bất hợp lý l| trên thực tế, phụ nữ thường phải chịu thiệt thòi trong việc hưởng thụ quyền n|y do dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ở c{c quốc gia thường l| dịch vụ trả tiền, trong khi xét chung, phụ nữ có thu nhập thấp hơn nhiều so với nam giới.
  • 46. 46 | LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA CÁC NHÓM NGƢỜI DỄ BỊ TỔN THƢƠNG Điều 12 CEDAW yêu cầu c{c quốc gia th|nh viên phải {p dụng tất cả c{c biện ph{p thích hợp để xóa bỏ sự ph}n biệt đối xử chống lại phụ nữ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhằm đảm bảo phụ nữ được bình đẳng với nam giới trong việc tiếp cận với c{c dịch vụ chăm sóc sức khỏe, kể cả dịch vụ kế hoạch hóa gia đình. Điều n|y cũng yêu cầu c{c quốc gia th|nh viên Công ước phải đảm bảo cho phụ nữ c{c dịch vụ chăm sóc sức khỏe đặc biệt có liên quan đến chức năng l|m mẹ, cụ thể l| những dịch vụ về thai nghén, sinh đẻ v| nuôi con, v| phải đảm bảo l| những dịch vụ n|y được cung cấp cho phụ nữ một c{ch miễn phí nếu cần thiết. Liên quan đến Điều 12, Ủy ban CEDAW đã thông qua Khuyến nghị chung số 24 tại phiên họp lần thứ 20 năm 1999, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của quyền được chăm sóc sức khỏe với phụ nữ, đồng thời khuyến nghị c{c quốc gia th|nh viên thực thi một chiến lược to|n diện cấp quốc gia để chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ suốt đời, trong đó bao gồm c{c biện ph{p nhằm phòng, chống v| điều trị những loại bệnh tật v| điều kiện t{c động đến sức khỏe của phụ nữ, đảm bảo cho mọi phụ nữ được hưởng c{c dịch vụ chăm sóc sức khỏe, kể cả dịch vụ sức khỏe sinh sản, với chi phí vừa phải, đồng thời ph}n bổ ng}n s{ch, nh}n lực thích đ{ng cho hoạt động chăm sóc khỏe cho phụ nữ v| quản lý để bảo đảm c{c nguồn lực đó được sử dụng có hiệu quả (c{c đoạn 29, 30). Ngo|i Khuyến nghị chung số 24, một số Khuyến nghị chung kh{c của Ủy ban CEDAW cũng đề cập đến nhiều khía cạnh cụ thể về quyền được chăm sóc sức khỏe của phụ nữ. Cụ thể, c{c Khuyến nghị chung số 14 (thông qua tại phiên họp lần thứ 9 năm 1990) v| 19 (thông qua tại phiên họp lần thứ 11 năm 1992) yêu cầu c{c quốc gia th|nh viên thực thi những biện ph{p thích hợp để xo{ bỏ những tập tục nguy hại
  • 47. Quyền của một số nhóm ngƣời dễ bị tổn thƣơng trong luật quốc tế | 47 cho sức khoẻ phụ nữ như tục cắt bỏ }m vật nữ, tục bắt phụ nữ có thai v| nuôi con phải ăn kiêng, tục đa thê, tục trọng nam khinh nữ dẫn tới sự lựa chọn giới tính cho thai nhi hoặc ép buộc phụ nữ phải mang thai để có con trai. Khuyến nghị chung số 15 được Ủy ban thông qua tại phiên họp lần thứ 9 năm 1990 khuyến nghị c{c quốc gia tăng cường những biện ph{p bảo vệ phụ nữ trước đại dịch HIV v| chống ph}n biệt đối xử với phụ nữ trong c{c hoạt động phòng chống HIV/AIDS. Khuyến nghị chung số 24 được Ủy ban thông qua tại phiên họp lần thứ 20 năm 1999 yêu cầu c{c quốc gia th|nh viên bảo đảm quyền của phụ nữ được thông tin, gi{o dục về những dịch vụ sức khoẻ tình dục v| chú trọng đến nhu cầu đặc biệt về sức khoẻ của c{c phụ nữ trong những ho|n cảnh khó khăn như trong xung đột vũ trang, bị buôn b{n, bóc lột tình dục, cũng như nhu cầu chăm sóc sức khỏe của phụ nữ cao tuổi v| phụ nữ khuyết tật. (12) Quyền bình đẳng của phụ nữ trong đời sống kinh tế, xã hội Thực tế ở khắp nơi trên thế giới cho thấy, trên lĩnh vực kinh tế, phụ nữ thường bị ph}n biệt đối xử trong việc hưởng trợ cấp gia đình, quản lý, sử dụng t|i sản, thế chấp v| vay vốn ng}n h|ng... Cùng với việc l|m, đ}y l| những tiền đề quyết định khả năng về t|i chính của phụ nữ - một trong những yếu tố thiết yếu tạo nên vị thế bình đẳng nam nữ. Về phương diện xã hội, do g{nh nặng đa vai trò về giới, phụ nữ thường có rất ít thời gian vui chơi, giải trí v| hưởng thụ đời sống văn hóa, trong khi điều n|y được xem l| một trong những biểu hiện thực chất của sự bình đẳng nam nữ. Chính vì vậy, Điều 13 CEDAW yêu cầu c{c quốc gia bảo đảm cho phụ nữ được bình đẳng với nam giới trong ba khía cạnh: (i)
  • 48. 48 | LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA CÁC NHÓM NGƢỜI DỄ BỊ TỔN THƢƠNG Hưởng c{c phúc lợi gia đình; (ii) Tín dụng, ng}n h|ng (ví dụ như vay tiền của ng}n h|ng, thế chấp t|i sản v| tham gia c{c loại hình tín dụng...) v| (iii) Tham gia c{c hoạt động giải trí v| văn hóa. (13) Bình đẳng trước pháp luật Điều 15 CEDAW không chỉ khẳng định vị thế bình đẳng của phụ nữ với nam giới trước ph{p luật m| cả trong những quan hệ d}n sự cụ thể - lĩnh vực m| theo truyền thống văn hóa của nhiều xã hội, phụ nữ thường phải chịu sự ph}n biệt đối xử nặng nề so với đ|n ông. Theo Điều n|y, c{c quốc gia th|nh viên phải bảo đảm cho phụ nữ có vị thế bình đẳng với nam giới trong mọi quan hệ d}n sự, cụ thể l| trong c{c vấn đề như giao kết c{c hợp đồng, quản lý t|i sản, tự do đi lại, lựa chọn nơi cư trú v| trong c{c hoạt động tố tụng... Điều n|y cũng quy định tất cả c{c hợp đồng v| giấy tờ d}n sự m| có nội dung hạn chế tư c{ch ph{p lý của phụ nữ phải bị coi l| vô gi{ trị v| không có hiệu lực thi hành. Trong Khuyến nghị chung số 21 thông qua tại phiên họp lần thứ 11 năm 1992, Ủy ban CEDAW nêu rằng, việc giới hạn c{c quyền của phụ nữ trong việc ký kết hợp đồng, tự do lựa chọn chỗ ở hay tiếp cận với tòa {n v| dịch vụ ph{p luật... đều l|m hạn chế nghiêm trọng khả năng tự chủ trong cuộc sống của phụ nữ v| đều bị coi l| ph}n biệt đối xử chống lại phụ nữ (c{c đoạn 7, 8, 9). Ủy ban cũng cho rằng, những phụ nữ nhập cư sống v| l|m việc tạm thời ở nước ngo|i với chồng hay bạn tình cũng phải được bình đẳng về tư c{ch ph{p lý với người chồng hay bạn tình đó (đoạn 10). (14) Quyền bình đẳng của phụ nữ trong quan hệ hôn nhân, gia
  • 49. Quyền của một số nhóm ngƣời dễ bị tổn thƣơng trong luật quốc tế | 49 đình Điều 16 CEDAW đề cập tới việc xo{ bỏ sự ph}n biệt đối xử chống lại phụ nữ trên lĩnh vực riêng tư có ý nghĩa rất quan trọng đến cuộc sống của con người nói chung v| của phụ nữ nói riêng, đó l| hôn nh}n, gia đình. Điều n|y xuất ph{t từ thực tế l| trong hầu hết c{c xã hội, phụ nữ thường phải chịu đựng sự đối xử bất bình đẳng ngay trong gia đình, thể hiện ở c{c hình thức như hôn nh}n cưỡng bức (hay sắp đặt), quyền quyết định về con cái, quản lý t|i sản... Sự ph}n biệt đối xử chống lại phụ nữ trên lĩnh vực n|y thường bắt nguồn từ c{c tập tục truyền thống - khía cạnh có sức ì lớn nhất. Bù lại, sự thay đổi trên lĩnh vực n|y được coi l| một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định để phụ nữ đạt được sự bình đẳng trọn vẹn với đ|n ông. C{c khía cạnh chủ yếu được đề cập trong Điều 16 bao gồm: (i) Bình đẳng về kết hôn, thể hiện ở việc phụ nữ được tự do quyết định việc kết hôn v| lựa chọn người phối ngẫu. Vấn đề n|y liên quan đến tr{ch nhiệm của c{c nh| nước trong việc quy định độ tuổi kết hôn tối thiểu, việc đăng ký kết hôn, chế độ hôn nh}n tự nguyện, cấm chế độ đa thê cũng như việc tảo hôn cho trẻ em; (ii) Bình đẳng trong hôn nhân và khi hôn nhân kết thúc, thể hiện ở việc phụ nữ được bình đẳng với chồng cả trong thời gian hôn nh}n v| khi đã ly hôn. Điều n|y liên quan đến một loạt vấn đề từ quản lý t|i sản chung trong gia đình; quyền v| tr{ch nhiệm với con c{i; việc x{c định số con, khoảng c{ch giữa c{c lần sinh; việc cho, nhận con nuôi; những tự do c{ nh}n như việc lựa chọn họ tên, quyết định lựa chọn nghề nghiệp, việc l|m của bản th}n m| không bị phụ thuộc v|o người chồng. Liên quan đến Điều 16, trong Khuyến nghị chung số 21, Ủy ban CEDAW nêu rằng, kh{i niệm gia đình có thể hiểu kh{c nhau
  • 50. 50 | LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA CÁC NHÓM NGƢỜI DỄ BỊ TỔN THƢƠNG giữa c{c quốc gia, tuy nhiên, dù được hiểu như thế n|o thì trong mô hình gia đình đó, việc đối xử với phụ nữ cũng phải tu}n thủ c{c quy định của Điều 16 (đoạn 13). Ủy ban cũng cho rằng chế độ hôn nh}n đa thê l| tr{i với quyền bình đẳng nam nữ v| có thể g}y ra những nguy cơ nghiêm trọng cho phụ nữ v| con c{i họ. Vì vậy, Ủy ban khuyến nghị c{c quốc gia th|nh viên cấm chế độ đa thê (đoạn 14). Ủy ban cũng khuyến nghị c{c quốc gia cấm c{c h|nh động cưỡng ép hoặc sắp đặt hôn nh}n để bảo đảm quyền được lựa chọn người phối ngẫu (đoạn 15). Thêm v|o đó, Ủy ban cho rằng c{c quy định ph{p luật v| tập tục ưu đãi cho nam giới trong việc hưởng thừa kế t|i sản l| sự ph}n biệt đối xử chống lại phụ nữ; đồng thời yêu cầu c{c quốc gia th|nh viên phải thừa nhận v| bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong vấn đề n|y. Cũng liên quan đến Điều 16, trong Khuyến nghị chung số 19, Ủy ban CEDAW nêu rằng, h|nh động triệt sản nữ v| bắt buộc ph{ thai cấu th|nh vi phạm quyền của phụ nữ trong việc quyết định số con v| khoảng c{ch giữa c{c lần sinh. Ủy ban cũng yêu cầu c{c quốc gia th|nh viên tăng cường c{c biện ph{p, kể cả d}n sự v| hình sự, để chống lại nạn bạo h|nh phụ nữ trong gia đình, bao gồm việc thiết lập c{c trung t}m phục hồi v| c{c nh| tạm l{nh cho những phụ nữ l| nạn nh}n của tệ nạn này. Điểm hạn chế của Điều 16 (v| của to|n bộ Công ước) l| đã không đề cập một c{ch đúng mức tới vấn đề bạo lực trên cơ sở giới tính, một trong bốn hình thức cơ bản về bất bình đẳng giới. Tuy nhiên, hạn chế n|y đã phần n|o được khắc phục với việc Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua Tuyên ngôn về xo{ bỏ mọi hình thức bạo lực chống lại phụ nữ v|o năm 1993. Thêm v|o đó, trong Khuyến nghị chung số 12 được thông qua tại
  • 51. Quyền của một số nhóm ngƣời dễ bị tổn thƣơng trong luật quốc tế | 51 phiên họp lần thứ 8 năm 1989, Ủy ban CEDAW khuyến nghị c{c quốc gia th|nh viên thực thi v| b{o c{o về c{c biện ph{p m| quốc gia đã tiến h|nh để bảo vệ phụ nữ khỏi những hình thức bạo lực ở trong gia đình, ngo|i xã hội v| ở nơi l|m việc. Còn trong Khuyến nghị chung số 19, Ủy ban x{c định bạo lực trên cơ sở giới tính cấu th|nh một trong c{c hình thức ph}n biệt đối xử chống lại phụ nữ, v| kh{i niệm ‚bạo lực trên cơ sở giới tính‛ được hiểu l| những h|nh vi ‚...nhằm g}y {p lực hoặc điều khiển một người phụ nữ một c{ch không chính đ{ng, bao gồm những h|nh động h|nh hạ về thể chất, tinh thần, g}y tổn thương hay đau đớn về tình dục, đe doạ g}y ra những h|nh động như vậy hay sự cưỡng chế v| tước đoạt những quyền tự do kh{c của phụ nữ... ‛ (đoạn 6). Ủy ban cũng cho rằng bạo lực trên cơ sở giới tính x}m phạm hoặc tước đoạt của phụ nữ rất nhiều quyền v| tự do cơ bản của con người, trong đó có quyền sống; quyền không bị tra tấn, đối xử hay trừng phạt t|n bạo, vô nh}n đạo; quyền tự do v| an ninh c{ nh}n; quyền bình đẳng trước ph{p luật; quyền bình đẳng trong gia đình; quyền được hưởng tình trạng tốt nhất về sức khỏe... (đoạn 7). (15) Quyền bình đẳng của phụ nữ nông thôn Phụ nữ nông thôn l| một trong những bộ phận dễ bị tổn thương nhất trong tổng thể nhóm người dễ bị tổn thương l| phụ nữ. Bộ phận phụ nữ n|y có những nhu cầu đặc biệt cần được đ{p ứng, xuất ph{t từ những yếu tố: Thứ nhất, họ không phải l| những lao động l|m công ăn lương nên nguồn sống không được bảo đảm ổn định v| độc lập như c{c nhóm phụ nữ kh{c. Thứ hai, do tính chất công việc v| môi trường sống ở nông
  • 52. 52 | LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA CÁC NHÓM NGƢỜI DỄ BỊ TỔN THƢƠNG thôn, họ thường chịu g{nh nặng đa vai trò về giới v| phải chịu đựng nhiều tập tục truyền thống mang tính ph}n biệt đối xử về giới hơn so với phụ nữ ở th|nh thị. Thứ ba, phần lớn công việc phụ nữ nông thôn thường l|m l| những công việc ‚vô hình‛, không tính được th|nh tiền nên sự đóng góp của họ ít được ghi nhận. Xuất ph{t từ thực tế kể trên, Điều 14 CEDAW x{c nhận tầm quan trọng v| những đóng góp của phụ nữ nông thôn với kinh tế của đất nước v| sự phồn vinh của gia đình, đồng thời yêu cầu c{c quốc gia th|nh viên phải quan t}m đặc biệt đến việc bảo đảm cho phụ nữ nông thôn c{c quyền bình đẳng trong c{c vấn đề: (i) Tham gia x}y dựng v| thực hiện c{c kế hoạch ph{t triển kinh tế, xã hội ở c{c cấp; (ii) Chăm sóc sức khoẻ, kể cả thông tin, tư vấn, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; (iii) Hưởng lợi trực tiếp từ c{c chương trình bảo hiểm xã hội; (iv) Tham gia c{c loại hình đ|o tạo chính quy v| không chính quy, kể cả đ|o tạo kỹ thuật, nghiệp vụ; (v) Tham gia c{c hoạt động của cộng đồng; (vi) Tiếp cận c{c hình thức tín dụng về nông nghiệp, c{c điều kiện thuận lợi về thị trường, kỹ thuật; (vii) Được đối xử bình đẳng trong qu{ trình ph}n chia ruộng đất hoặc khi quy hoạch nông thôn; (viii) Được hưởng c{c điều kiện sống phù hợp, đặc biệt về nh| ở, điều kiện vệ sinh, điện, nước, giao thông, thông tin. Liên quan đến Điều 14, trong Khuyến nghị chung số 16 thông qua tại phiên họp lần thứ 10 năm 1990, Ủy ban CEDAW đặc biệt khuyến nghị c{c quốc gia th|nh viên thu thập số liệu thống kê v| b{o c{o với Ủy ban về thực trạng ph{p lý v| xã hội của những phụ nữ l|m việc trong c{c doanh nghiệp gia đình (phần lớn ở vùng nông thôn) m| thường không được trả công, được
  • 53. Quyền của một số nhóm ngƣời dễ bị tổn thƣơng trong luật quốc tế | 53 hưởng bảo hiểm hoặc phúc lợi xã hội cũng như thực hiện c{c biện ph{p để cải thiện tình hình đó. Trong Khuyến nghị chung số 17, Ủy ban cũng yêu cầu c{c quốc gia th|nh viên điều tra và b{o c{o về những công việc gia đình không tính th|nh tiền công m| phụ nữ, đặc biệt l| phụ nữ ở vùng nông thôn, đang phải l|m. Trong Khuyến nghị số 11, Ủy ban đặc biệt lưu ý c{c quốc gia th|nh viên về tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ nông thôn, xuất ph{t từ thực tế l| những phong tục tập qu{n lạc hậu thường tồn tại phổ biến v| có ảnh hưởng nặng nề hơn ở vùng nông thôn... 2.3. Quyền của trẻ em theo luật quốc tế 2.3.1.Khái quát lịch sử phát triển của vấn đề quyền trẻ em Từ l}u trẻ em đã được coi l| một trong c{c nhóm xã hội dễ bị tổn thương nhất v| được c{c nh| nước, c{c cộng đồng quan t}m bảo vệ. Từ thế kỷ XIV, ở Ch}u ]u đã xuất hiện những dự {n công cộng d|nh cho trẻ em (bệnh viện Spedale Degli Innocenti ở Florent, Italia). Hoặc cũng trong thời kỳ n|y ở Ch}u [, Bộ luật Hồng Đức của Việt Nam đã quy định tr{ch nhiệm của d}n chúng v| c{c quan lại địa phương phải giúp đỡ trẻ em t|n tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa; bảo vệ, chăm sóc trẻ lạc, đồng thời quy định về trừng trị tội gian d}m với trẻ em g{i; tội buôn b{n phụ nữ, trẻ em; giảm {n v| hoãn thi h|nh {n với phụ nữ có thai, đang nuôi con nhỏ... 10 Mặc dù vậy, trong thời kỳ trước đ}y, ở tất cả c{c xã hội, việc 10 Xem Quốc Triều Hình Luật, c{c điều 295, 313, 404, 453, 604, 605, 680.
  • 54. 54 | LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA CÁC NHÓM NGƢỜI DỄ BỊ TỔN THƢƠNG bảo vệ trẻ em về cơ bản xuất ph{t từ c{c góc độ tình thương, lòng nh}n đạo hoặc/v| sự che chở chứ không phải dưới góc độ nghĩa vụ bảo vệ quyền. Do vậy, việc bảo vệ trẻ em ở thời kỳ trước về cơ bản chưa mang tính phổ biến, thống nhất, quy chuẩn v| r|ng buộc về nghĩa vụ với mọi đối tượng trong xã hội. Phải đến đầu thế kỷ thứ XX, thuật ngữ ph{p lý ‚quyền trẻ em‛ mới được đề cập sau một loạt biến cố quốc tế lớn, nhất l| cuộc Chiến tranh thế giới I (1914-1918). Cuộc chiến tranh n|y đã khiến rất nhiều trẻ em ở ch}u ]u bị rơi v|o ho|n cảnh đặc biệt khó khăn như mồ côi không nơi nương tựa, đói kh{t, bệnh tật v| thương tích... Tình cảnh đó đã thúc đẩy việc th|nh lập hai tổ chức cứu trợ trẻ em đầu tiên trên thế giới ở Anh v| Thuỵ Điển v|o năm 1919. V|o năm 1923, b| Eglantyne Jebb - người s{ng lập Quỹ cứu trợ trẻ của nước Anh năm 1919 - đã soạn thảo một bản Tuyên bố gồm 7 điểm, trong đó kêu gọi thừa nhận v| bảo vệ c{c quyền của trẻ em. V|o năm sau (1924), bản Tuyên ngôn n|y được Hội Quốc liên thông qua (được gọi l| Tuyên ngôn Geneva về quyền trẻ em). Sự kiện n|y có thể coi l| mốc đ{nh dấu thời điểm thuật ngữ ‚quyền trẻ em‛ lần đầu tiên được nêu chính thức trong ph{p luật quốc tế, đồng thời cũng l| mốc đ{nh dấu một bước ngoặt trong nhận thức v| h|nh động bảo vệ trẻ em trên thế giới. Sự ra đời của kh{i niệm quyền trẻ em đã mở rộng cơ sở của c{c hoạt động bảo vệ trẻ em từ c{c khía cạnh đạo đức, xã hội sang khía cạnh ph{p lý, b{c bỏ quan niệm trước đ}y coi trẻ em như những đối tượng ho|n to|n phụ thuộc, thậm chí l| một dạng ‘t|i sản’ của c{c bậc cha mẹ. Điều n|y bởi vì khi trẻ em được coi l| một chủ thể của quyền, c{c h|nh động liên quan đến trẻ em sẽ không còn chỉ đặt trên nền tảng của tình thương, lòng