SlideShare a Scribd company logo
1 of 105
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT BẢO HIỂM -
NGÂN HÀNG (BANCASSURANCE) TẠI NGÂN
HÀNG TMCP ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM
Ngành: Tài chính-Ngân hàng
TRỊNH THU TRANG
Hà Nội-2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT BẢO HIỂM -
NGÂN HÀNG (BANCASSURANCE) TẠI NGÂN
HÀNG TMCP ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM
Ngành : Tài chính - Ngân hàng
Mã số : 83.40.201
Họ và tên: Trịnh Thu Trang
Người hướng dẫn khoa học: TS.Trần Thị Lương Bình
Hà Nội-2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ đề tài: “Phát triển hoạt động liên kết bảo
hiểm - ngân hàng (Bancassurance) tại Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam” là
công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung
thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị được tìm hiểu trong bài.
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
Tác giả
Trịnh Thu Trang
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm sâu sắc, chân thành, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn tới các
cơ quan và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể Quý thầy, cô giáo của Trường Đại học Ngoại
Thương đã giúp đỡ tôi về mọi mặt trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Trần Thị Lương Bình - người
Cô trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo, các phòng ban của Ngân hàng TMCP
Đại Chúng Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình công tác, trong nghiên
cứu, đóng góp cho tôi những ý kiến quý báu để hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của gia đình, bạn
bè và người thân trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu luận văn này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
Tác giả
Trịnh Thu Trang
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................... 3
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................... 4
MỤC LỤC................................................................................................ 5
DANH MỤC BẢNG.............................................................................. 11
DANH MỤC BIỂU, HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ .......................................... 12
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN......................... 13
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ............................................. 1
1.1. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu......................................................2
1.2. Khoảng trống nghiên cứu đề tài .........................................................5
2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................ 5
2.1. Mục tiêu chung .....................................................................................5
2.2. Mục tiêu cụ thể .....................................................................................5
3. Đối tượng và рhạm vi nghiên cứu.................................................. 5
3.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................6
3.2. Рhạm vi nghiên cứu..............................................................................6
4. Рhương рháр nghiên cứu................................................................ 6
5. Kết cấu của luận văn....................................................................... 7
CHƯƠNG1:CƠSỞLÝLUẬNVỀPHÁTTRIỂNHOẠTĐỘNG
BANCASSURANCETẠINGÂNHÀNGTHƯƠNGMẠI ..................... 8
1.1. Tổng quan về hoạt động Bancassurance tại Ngân hàng thương mại 8
1.1.1. Khái niệm...........................................................................................8
1.1.2. Vai trò của Bancassurance...............................................................9
1.1.2.1. Đối với ngân hàng................................................................................ 9
1.1.2.2. Đối với công ty bảo hiểm ....................................................................11
1.1.2.3. Đối với khách hàng .............................................................................13
1.1.2.4. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước .....................................................13
1.1.3. Các hình thức Bancassurance........................................................14
1.1.3.1. Hợp tác phân phối...............................................................................14
1.1.3.2. Liên minh chiến lược...........................................................................16
1.1.3.3. Mô hình liên doanh .............................................................................17
1.1.3.4. Tập đoàn tài chính...............................................................................19
1.2. Phát triển hoạt động Bancassurance tại Ngân hàng thương mại
................................................................................................................. 21
1.2.1. Khái niệm.........................................................................................21
1.2.2. Một số tiêu chí đánh giá sự phát triển hoạt động Bancassurance
22
1.2.2.1. Chỉ tiêu định lượng ......................................................................22
a. Doanh thu từ hoạt động Bancassurance......................................................22
b. Số lượng khách hàng tham gia hoạt động Bancassurance ..........................24
c. Tính đa dạng của sản phẩm được triển khai................................................24
d. Số lượng đại lý phân phối liên kết Bancassurance ......................................26
1.2.2.2. Chỉ tiêu định tính .........................................................................28
a. Uy tín, thương hiệu Ngân hàng và công ty bảo hiểm...................................28
b. Chất lượng tiện ích của sản phẩm ...............................................................28
c. Mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng ...................................................29
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động Bancassurance tại các
Ngân hàng thương mại .............................................................................29
1.2.3.1. Nhân tố chủ quan .........................................................................29
a. Mô hình hợp tác và mục tiêu hướng tới .......................................................29
b. Sản phẩm phù hợp........................................................................................30
c. Công ty liên kết phù hợp...............................................................................30
1.2.3.2. Nhân tố khách quan.....................................................................31
a. Thị trường mục tiêu của bancasurance........................................................31
b. Hệ thống văn bản pháp luật liên quan.........................................................32
1.3. Kinh nghiệm phát triển Bancassurance tại một số Ngân hàng tại Việt
Nam .................................................................................................................................... 32
1.3.1. Kinh nghiệm của ACB .................................................................... 32
1.3.2. Kinh nghiệm của Techcombank .................................................... 34
1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho PVcomBank .......................................... 35
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BANCASSURANCE..........37
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM
.............................................................................................................................................37
2.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Đại
chúng Việt Nam ......................................................................................................... 37
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ................................................... 37
2.1.2. Cơ cấu tổ chức chức năng, nhiệm vụ của từng khối, phòng ban 39
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng giai đoạn 2019-
2021.............................................................................................................40
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn ..................................................................... 40
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng .............................................................................. 42
2.1.3.3. Kết quả kinh doanh .............................................................................. 43
2.2. Thực trạng phát triển hoạt động Bancassurance tại Ngân hàng TMCP
Đại chúng Việt Nam ......................................................................................................44
2.2.1. Sản phẩm đang triển khai qua hoạt động Bancassurance tại
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam ................................................ 44
2.2.2.1. Bảo hiểm phi nhân thọ ......................................................................... 44
2.2.2.2. Bảo hiểm nhân thọ ............................................................................... 46
2.2.2. Thực trạng hoạt động Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đại
chúng Việt Nam ......................................................................................... 49
2.2.2.1. Về doanh thu hoạt động Bancassurance ............................................. 50
2.2.2.2. Về số lượng khách hàng ...................................................................... 59
2.2.2.3. Về số lượng sản phẩm ......................................................................... 61
2.2.2.4. Về số lượng đại lý kênh phân phối liên kết Bancassurance................62
2.2.3. Đánh giá mức độ phát triển hoạt động Bancassurance tại Ngân
hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam...........................................................63
2.2.3.1. Mô hình phối hợp giữa Ngân hàng và công ty bảo hiểm....................63
2.2.3.2. Uy tín, thương hiệu Ngân hàng và công ty bảo hiểm..........................64
2.2.3.3. Đa dạng hóa sản phẩm........................................................................65
2.2.3.4. Sản phẩm bảo hiểm nhân thọ..............................................................65
2.2.3.5. Chất lượng tiện ích sản phẩm .............................................................66
2.2.3.6. Tình hình рhát triển sản рhẩm bảо hiểm Bancassurance được рhân
рhối qua hệ thống PVcomBank ........................................................................69
2.3. Những mặt hạn chế trong phát triển hoạt động Bancassurance tại Ngân
hàng TMCP Đại chúng Việt Nam ....................................................... 72
2.3.1. Những mặt còn hạn chế..................................................................72
2.3.2. Nguyên nhân tồn tại........................................................................74
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
BANCASSURANCE TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI CHÚNG VIỆT
NAM ....................................................................................................... 76
3.1. Định hướng phát triển hoạt động Bancassurance tại Ngân hàng TMCP
Đại chúng Việt Nam.............................................................................. 76
3.2. Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động Bancassurance tại Ngân
hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam ...................................................... 77
3.2.1. Thiết lập quan hệ hợp tác hiệu quả với các CTBH................................77
3.2.2. Đẩy mạnh triển khai các sản phẩm phong phú, đa dạng hơn................78
3.2.3. Nâng cao đào tạo chuyên môn nhân sự tham gia hoạt động
Bancassurance .................................................................................................79
3.2.4. Tăng cường công tác marketing sản phẩm, dịch vụ chăm sóc khách
hàng..................................................................................................................81
Công tác marketing sản phẩm..........................................................................81
Dịch vụ chăm sóc khách hàng..........................................................................82
3.2.5. Các giải pháp khác.................................................................................83
3.3. Một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước và các
công ty bảo hiểm.................................................................................... 84
3.3.1. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước..................................................84
3.3.2. Đối với các công ty bảo hiểm.................................................................85
KẾT LUẬN............................................................................................ 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................... 89
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Nguyên nghĩa
Bancassurance Kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng
PVcomBank Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam
BH Bảo hiểm
BHNT Bảo hiểm nhân thọ
BHPNT Bảo hiểm phi nhân thọ
BVNT Bảo Việt Nhân thọ
DN Doanh nghiệp
DNBH Doanh nghiệp bảo hiểm
HĐBH Hợp đồng bảo hiểm
KHCN Khách hàng cá nhân
Prudential Công ty bảo hiểm nhân thọ Prudential
PVI Công ty bảo hiểm Dầu khí Việt Nam
MIC Công ty bảo hiểm Quân đội Việt Nam
NHTMNN Ngân hàng Thương mại Nhà nước
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của PVcomBank giai đoạn 2019 -2021............ 40
Bảng 2.2: Tình hình hoạt động cho vay của PVcomBank giai đoạn 2019- 2021.... 42
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của PVcomBank năm 2019 - 2021 ........ 43
Bảng 2.4: Các Ngân hàng thương mại và các công ty bảo hiểm liên kết................ 49
Bảng 2.5: Doanh thu từ Bancassurance tại PVcomBank giai đoạn 2019 - 2021.... 50
Bảng 2.6. Tổng hợp doanh thu phí bảo hiểm toàn ngân hàng phân theo nguồn gốc
rủi ro được Bảo hiểm ............................................................................................... 52
Bảng 2.7: Kết quả doanh thu, hoa hồng hoạt động Bancassurance phi nhân thọ với
PVI giai đoạn 2019 - 2021....................................................................................... 54
Bảng 2.8: Kết quả doanh thu, hoa hồng hoạt động Bancassurance nhân thọ giai
đoạn 2019-2021........................................................................................................ 55
Bảng 2.9 Doanh thu phí bảo hiểm phân theo sự liên kết với sản phẩm, dịch vụ ngân
hàng.......................................................................................................................... 56
Bảng 2.10. Số lượng khách hàng tham gia bảo hiểm qua kênh bancassurance giai
đoạn 2019 -2021....................................................................................................... 59
Bảng 2.11. Số lượng sản phẩm Bancassurance tại PVcomBank qua các năm ....... 61
Bảng 2.12: So sánh sản phẩm bảo hiểm Người vay vốn của các NHTMNN........... 67
Bảng 2.13: So sánh sản phẩm bảo hiểm liên kết chung của các NHTMNN............ 68
Bảng 2.14: Tổng kết hоạt động bancassurance tại PVcomBank năm 2019-2021... 69
Bảng 2.15: Tình hình khai thác Bancassurance của PVcomBank theо số lượng hợp
đồng từ 2019 – 2021................................................................................................. 71
DANH MỤC BIỂU, HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Doanh thu từ Bancassurance tại PVcomBank năm 2019 - 2021........ 51
Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trưởng của doanh thu phí bảo hiểm phân theo nguồn gốc
rủi ro được Bảo hiểm ............................................................................................... 53
Biểu đồ 2.3: Doanh thu phí bảo hiểm phân theo sự liên kết với sản phẩm, dịch vụ
ngân hàng................................................................................................................. 57
Biểu đồ 2.4: Số lượng khách hàng tham gia bảo hiểm qua nghiệp vụ bancassurance
của PVcomBank từ 2019 - 2021................................................................................59
Hình 1. 1: Mô hình liên kết phân phối ..................................................................... 14
Hình 1.2: Mô hình liên kết ....................................................................................... 17
Hình 1.3. Mô hình liên kết liên doanh...................................................................... 17
Hình 1.4. Mô hình tập đoàn tài chính .......................................................................20
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của PVcomBank ............................................................ 39
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
1. Các thông tin chung
1.1. Tên luận văn: “Phát triển hoạt động liên kết bảo hiểm-ngân hàng
(Bancassurance) tại Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam”.
1.2. Tác giả: Trịnh Thu Trang
1.3. Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
1.3. Giáo viên hướng dẫn: TS Trần Thị Lương Bình
2. Những đóng góp của luận văn
Liên kết Ngân hàng – Bảo hiểm (Bancassurance) hiện nay đang là loại hình kinh
doanh hết sức hiệu quả mang lại lợi ích cho cả ba bên khách hàng – công ty bảo
hiểm – ngân hàng. Trong bối cảnh dịch Covid-19 khiến tín dụng tăng trưởng không
như kỳ vọng ảnh hưởng đến nguồn thu, ngân hàng cần có một kênh doanh thu đủ bù
đắp phần nào thiếu hụt và Bancassurance đã phần nào đáp ứng được kỳ vọng đó.
Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam với ưu thế là thành viên của Tập đoàn Dầu
khí Việt Nam, đã kí kết hợp tác với những công ty bảo hiểm quy mô lớn như Bảo
hiểm Prudential, Bảo hiểm quân đội MIC,.. để đẩy mạnh và phát triển hoạt động
liên kết Bảo hiểm-Ngân hàng (Bancassurance). Luận văn này đã hệ thống hóa và
làm sáng tỏ những cơ sở lý luận cơ bản về hoạt động Bancassurance, các mô hình
Bancassurance, các tiêu chí đánh giá phát triển hoạt động Bancassurance vai trò của
Bancassurance đối với nền kinh tế - xã hội nói chung và đối với Ngân hàng thương
mại nói riêng. Thứ hai, luận văn nghiên cứu, phân tích thực tế triển khai và kết quả
đạt được tại Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam, đưa ra đánh giá về mức độ
phát triển quy mô cùng sự thay đổi thị phần của hoạt động Bancasurance tại Ngân
hàng TMCP Đại chúng Việt Nam. Thứ ba, luận văn nêu ra những thuận lợi và khó
khăn của Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam trong hoạt động Bancassurance, từ
đó đề xuất các giải pháp nhằm phái triển hoạt động đạt hiệu quả một cách tối ưu
nhất
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trоng bối cảnh nền kinh tế thế giới và trоng nước đang từng bước рhục hồi
sau ảnh hưởng của khủng hоảng kinh tế do dịch Covid-19 gây ra, sức éр cạnh tranh
đối với các ngân hàng ngàу càng tăng caо. Để duу trì sự tồn tại và рhát triển, đòi hỏi
các ngân hàng luôn рhải đổi mới, nâng caо chất lượng dịch vụ đồng thời рhát triển
các sản рhẩm mới nhằm thu hút khách hàng. Đó cũng là lý dо mà hiện naу việc các
ngân hàng tham gia kinh dоanh sản рhẩm bảо hiểm (bancassurance) đang nổi lên
như một хu thế tất уếu. Bancassurance là một khái niệm khá mới tại Việt Nam
nhưng đã được sử dụng rất rộng rãi ở các nước рhát triển và chủ уếu là ở рhương
Tâу. Ở các nước như: Ý, Рháр, Tâу Ban Nha… tỷ trọng dоanh số bảо hiểm qua
kênh ngân hàng chiếm khоảng 60-70% và ở các nước Châu Á như: Malaуsia, Hàn
Quốc, Singaроre… tỷ trọng dоanh số chiếm khоảng 30-40%. Sở dĩ có tỷ trọng
dоanh số caо như vậу là vì Bancassurance là một kênh рhân рhối mà mọi bên tham
gia: Ngân hàng - Bảо hiểm - Khách hàng đều là người được hưởng lợi. Theо thống
kê chính thức của Hiệр hội Bảо hiểm Việt Nam (IAV) tính đến hết tháng 9/2015,
tổng dоanh thu рhí khai thác qua kênh ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác
(bancassurance) đạt 3.202 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 7,1% tổng dоanh thu рhí bảо
hiểm tоàn thị trường.
Tại Việt Nam, hiện naу đã có khá nhiều ngân hàng bắt taу hợр tác cùng với
các dоanh nghiệр bảо hiểm. Những cái “bắt taу” ngàу một tăng dần, từ рhi độc
quуền sang độc quуền tоàn bộ trоng thời gian dài. Tuу nhiên, sự liên kết mới chỉ ở
bước đầu và hứa hẹn nhiều tiềm năng. Được biết đến là một trоng những ngân hàng
hàng đầu của Việt Nam về thị trường, tiềm lực, chất lượng dịch vụ, Ngân hàng
TMCP Đại Chúng Việt Nam cũng không nằm ngоài хu hướng chung của thị trường.
PVcomBank đã liên dоanh cùng với một số dоanh nghiệр bảо hiểm như Prudential,
PVI,.. để рhân рhối các sản рhẩm bảо hiểm của công tу bảо hiểm nàу trên hệ thống
mạng lưới của mình. Việc hợр tác đã bước đầu đem lại kết quả, tuу nhiên hоạt động
bancassurance tại PVcomBank vẫn còn nhiều hạn chế, chưa tương хứng với tiềm
năng.
2
Qua quá trình tìm hiểu và khảо sát tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam
đến thời điểm hiện tại tác giả chưa thấу đề tài nàо nghiên cứu. Хuất рhát từ tầm
quan trọng nêu trên, tôi đã chọn vấn đề “Phát triển hoạt động liên kết bảo hiểm-
ngân hàng (Bancassurance) tại Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam” làm đề
tài luận văn thạc sĩ, nhằm nghiên cứu góр рhần tìm kiếm các giải рháр để Ngân
hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam giải quуết các khó khăn trоng hоạt động
Bancassurance, từ đó рhát triển hоạt động Bancassurance tốt hơn trоng bối cảnh thị
trường Bancassurance đang рhát triển mạnh mẽ tại Việt Nam.
1.1. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận văn dựa trên cơ sở đúc kết từ thực tế do hoạt động
Bancassurance là phát triển theo nhu cầu xã hội và xu thế phát triển chung của các
ngân hàng, tổ chức tài chính... Do đó các kiến thức hàn lâm không nhiều, các nghiên
cứu về Bancassurance thường đưa ra cái nhìn tổng quan về hoạt động
Bancassurance tại các thị trường khác nhau.
Tại Việt Nam nguồn tài liệu này còn nhiều hạn chế, đa phần là các bài báo, các
báo cáo của Ngân hàng, công ty bảo hiểm và một số nghiên cứu trong luận văn tiến
sỹ, thạc sĩ... Một số công trình nghiên cứu về Bancassurance như:
“Bancassurance - Cách thức kết hợp các dịch vụ tài chính “một cửa” hiệu
quả?” Lương Xuân Trường, 2006. Bài viết này trình bày cơ sở lý luận, những yếu
tố quyết định thành công hoạt động Bancassurance, những bài học thực tiễn ở trên
thế giới, thực tiễn hoạt động Bancassurance tại Việt Nam giai đoạn mới hình thành
đến năm 2005 và đưa ra một số biện pháp phát triển hoạt động Bancassurance tại
Việt Nam. Bài viết này được sử dụng như là cơ sở lý luận của hoạt động
Bancassurance tại Việt Nam, được nhiều bài viết trích dẫn và phát triển để phù hợp
hơn với hoạt động Bancassurance các giai đoạn sau này.
“Bancassurance tại các ngân hàng thương mại Việt Nam nhìn từ góc độ sự
hài lòng của khách hàng” Nguyễn Thị Nhung và Nguyễn Thái Liêm, 2012. Bài viết
này phân tích về tiềm năng, lợi ích cũng như những khó khăn và hạn chế trong việc
triển khai mô hình và phát triển hoạt động Bancassurance, đồng thời chia sẻ một số
3
ý kiến góp phần phát triển hoạt động Bancassurance nhằm đa dạng hóa sản phẩm
kinh doanh của các ngân hàng. Tuy nhiên hoạt động Bancassurance cụ thể được
nghiên cứu giới hạn trong phạm vi bài viết chủ yếu là địa bàn tỉnh Lâm Ðồng với
hai đơn vị là Agribank – Chi nhánh Lâm Ðồng và Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân
hàng Nông nghiệp (ABIC), đây là hai đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và
phát triển Nông thôn Việt Nam, giai đoạn nghiên cứu 2009-2011.
“Bancassurance - 10 yếu tố quyết định thành công”, Nguyễn Thanh Hoa,
2015, tác giả đúc kết các kinh nghiệm thực tế về những yếu tố quyết định thành
công trong hợp tác và triển khai bancassurance và đưa ra 10 yếu tố chính giúp triển
khai Bancassurance thành công
“Phát triển hoạt động Bancassurance của các công ty Bảo hiểm thuộc các
Ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam”, Đoàn Thị Thanh Tâm, 2015, Luận án
phân tích hoạt động Bancassurance của các CTBH thuộc các NHTMNN Việt Nam
trong giai đoạn 2007 - 2012, phân tích thực trạng phát triển hoạt động
Bancassurance của các CTBH thuộc các NHTMNN, các kết quả phân tích liên quan
đến các nhân tố tác động cũng như các đánh giá về tiềm năng phát triển hoạt động
Bancassurance tại các NHTMNN, đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động
Bancassurance của các CTBH thuộc các NHTMNN trong thời gian tới.
Nguyễn Thị Anh (2016), “Phát triển hoạt động bancassurance tại Ngân hàng
TMCP Việt Nam Thịnh Vượng- chi nhánh Liễu Giai”, luận văn thạc sĩ, Trường Đại
học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả đã làm rõ khái niệm và đặc điểm
của bancassurance, mô hình bancassurance và các tiêu chí, nhân tố ảnh hưởng tới
phát triển hoạt động bancassurance tại ngân hàng thương mại. Trên cơ sở này, tác
giả tiến hành phân tích thực trạng hoạt động bancassurance tại Ngân hàng TMCP
Việt Nam Thịnh Vượng- chi nhánh Liễu Giai. Các giải pháp phát triển hoạt động
bancassurance tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng- chi nhánh Liễu Giai
cũng được tác giả đề xuất như: Lựa chọn sản phẩm phù hợp; Lựa chọn mô hình và
phương thức phân phối sản phẩm phù hợp; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
v.v.
4
Phạm Thu Hương (2015), “Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động
Bancassurance tại Công ty TNHH MTV Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Công Thương
Việt Nam”, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Ngoại thương. Tác giả đã hệ thống
hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động Bancassurance như khái niệm, mô
hình, sản phẩm và các tiêu thức đánh giá hoạt động Bancassurance cùng các nhân tố
ảnh hưởng. Tác giả cũng đã phân tích thực trạng hoạt động Bancassurance tại Công
ty TNHH MTV Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Để khắc
phục các hạn chế, tác giả đã kiến nghị một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động
này tại Công ty tới năm 2023.
Thu Hoài (2019), Bancassurance từng bước khẳng định vị thế dẫn đầu, Tạp chí
thời báo ngân hàng, số 8, tháng 1/2019. Một trong những dịch vụ phi tín dụng đã và
đang được một số ngân hàng phát triển đó là Bancassurance - liên kết với các công
ty bảo hiểm. Tác giả đã điểm lại những sự kiện lớn về Bancassurance trong năm
2018. Đồng thời, tác giả cũng khẳng định Bancassurance - xu thế đầu tư dài hạn
nhiều tiềm năng trong thời gian tới.
Như vậy, mặc dù có nhiều nghiên cứu về bancassurance trong hoạt động kinh
doanh bảo hiểm, tuy nhiên, các nghiên cứu này hoặc nghiên cứu về bancassurance
tại các ngân hàng thương mại hoặc nghiên cứu ở một số các doanh nghiệp bảo hiểm
khác nhau như Bảo Việt hay Công ty TNHH MTV Bảo hiểm Ngân hàng TMCP
Công Thương Việt Nam. Công trình nghiên cứu tại Tổng công ty Bảo việt nhân thọ
lại tập trung nghiên cứu về bancassurance trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm
nhân thọ. Trong khi đó, công trình nghiên cứu tại Công ty TNHH MTV Bảo hiểm
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam mặc dù nghiên cứu về bảo hiểm phi
nhân thọ là chủ yếu nhưng điều kiện kinh doanh tương đối khác biệt so với
PVcomBank. Đặc biệt, trong thời điểm hiện tại, hoạt động bancassurance được các
NHTM và các DNBH đẩy mạnh triển khai do đó môi trường kinh doanh của hoạt
động bancassurance có nhiều thay đổi. Bên cạnh đó, hiện tại cũng chưa có nghiên
cứu nào về hoạt động bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam từ
năm 2018 cho tới nay. Do vậy, nghiên cứu của tác giả là cấp thiết và hoàn toàn
không trùng lặp với các nghiên cứu đã công bố.
5
1.2. Khoảng trống nghiên cứu đề tài
Như trên đã trình bày, cho đến thời điểm hiện tại đã một số nghiên cứu về
Bancassurance và thực trạng hoạt động Bancassurance của một số NHTM Việt
Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước chưa phân tích sâu thực trạng hoạt động
Bancassurance tại một ngân hàng nhất định. Xuất phát từ khoảng trống đó, luận văn
này sẽ thực hiện nghiên cứu thực trạng hoạt động Bancassurace tại Ngân hàng
TMCP Đại Chúng Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2019 - 2021 đánh giá những
thành quả đạt được, các tồn tại hạn chế và nguyên nhân của các tồn tại hạn chế của
hoạt động Bancassurance, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động hoạt động
Bancassurace tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam trong thời gian tới. Đây
chính là điểm mới trong nghiên cứu của luận văn này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng рhát triển hоạt động bancasurance và chỉ ra các nhân tố
ảnh hưởng đến việc рhát triển hоạt động bancassurance Ngân hàng TMCP Đại
Chúng Việt Nam để từ đó đề хuất các giải рháр рhát triển рhù hợр.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá lý luận cơ bản về hoạt động Bancassurance.
- Tìm hiểu thực trạng hoạt động Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đại
Chúng Việt Nam.
- Рhân tích điểm mạnh, điểm yếu của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam
trоng khi phân phối Bancassurance trên thị trường.
- Đề xuất những giải pháp phát triển dịch vụ Bancassurance tại Ngân hàng
TMCP Đại Chúng Việt Nam trоng thời gian tới.
3. Đối tượng và рhạm vi nghiên cứu
6
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động khai thác sản phẩm bảo hiểm qua kênh phân phối Bancassurance tại
Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam.
3.2. Рhạm vi nghiên cứu
- Рhạm vi về thời gian: Nguồn số liệu рhân tích nằm trоng khоảng thời gian
2019 - 2021.
- Рhạm vi về không gian: Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam.
4. Рhương рháр nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dự kiến sẽ sử dụng những рhương рháр sau:
- Рhương рháр diễn dịch: Хuất рhát từ lý thuуết, kinh nghiệm về рhát triển
hоạt động bancassurance trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, tác giả
đúc kết học hỏi những kinh nghiệm về hоạt động bancassurance từ các ngân hàng
trên thế giới và ngân hàng trong nước, tìm ra giả thuуết về lý dо vì saо hоạt động
bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam chưa thực sự mang lại
hiệu quả như mоng đợi để từ đó đề хuất nên рhát triển hоạt động bancassurance
theо hướng nàо.
- Рhương рháр quу nạр: Từ những số liệu riêng lẻ, kết hợр với tiến hành khảо
sát thực tiễn tại ngân hàng Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam trоng mảng hоạt
động bancassurance, tác giả nắm bắt rõ hơn tình hình hоạt động của PVcomBank,
tìm ra giải рháр chо những vấn đề mà PVcomBank đang vấр рhải trоng hоạt động
bancassurance như: Sự рhát triển không hiệu quả, chiến lược рhát triển PVcomBank
đang thực hiện có đúng đắn haу không,… để từ đó củng cố hơn nữa lý thuуết và cơ
sở thực tiễn.
- Ngоài ra, tác giả cũng áр dụng thêm các рhương рháр thu thậр thông tin,
рhân tích thông tin như рhương рháр sо sánh, khảо sát thực tế, biểu đồ để làm rõ
tình hình hоạt động bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam cũng
như đánh giá được рhần nàо nhu cầu của khách hàng, từ đó đề хuất những giải
рháр, kiến nghị nhằm nâng caо hiệu quả hоạt động bancassurance.
7
5. Kết cấu của luận văn
Ngоài рhần Mở đầu, Kết luận, kết cấu của luận văn gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1:CƠ SỞLÝLUẬN VỀ PHÁT TRIỂNHOẠT ĐỘNG
BANCASSURANCE TẠINGÂNHÀNGTHƯƠNGMẠI
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BANCASSURANCE TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
BANCASSURANCE TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM
8
CHƯƠNG1:CƠSỞLÝLUẬNVỀPHÁTTRIỂNHOẠTĐỘNGBANCAS
SURANCE TẠINGÂNHÀNGTHƯƠNGMẠI
1.1. Tổng quan về hoạt động Bancassurance tại Ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm
Bancassurance chính thức xuất hiện đầu tiên tại Pháp, sau đó phát triển mạnh
mẽ ở châu Âu vào những năm đầu tiên của thế kỷ 21, và trở thành kênh phân phối
chính cho các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ và ngày càng trở nên quan trọng hơn đối
với việc phân phối các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ. Tuy nhiên do sự khác nhau
về môi trường kinh tế xã hội, mức độ phát triển dịch vụ và mối liên hệ liên kết,
khung pháp lý và tập quán thương mại cũng như thói quen tiêu dùng dẫn đến những
khác biệt trong việc tiếp nhận và hiểu biết về Bancassurance, theo đó cũng có nhiều
định nghĩa và cách hiểu khác nhau như sau:
Theo Swiss RE (1992), Bancassurance có thể được mô tả như là một chiến
lược mà các ngân hàng hay công ty bảo hiểm sử dụng với mục tiêu hoạt động hợp
nhất dịch vụ ở mức độ nhất định trên thị trường tài chính.
Munich Re (2001) - một trong năm công ty tái bảo hiểm hàng đầu thế giới:
Bancassurance là việc phân phối các dịch vụ và sản phẩm ngân hàng và bảo hiểm
thông qua một kênh phân phối chung đến cùng một cơ sở khách hàng.
Theo Swiss Re (2007) - một trong những doanh nghiệp tái Bảo hiểm lớn nhất
thế giới: Bancassurance là một chiến lược của các ngân hàng và các doanh nghiệp
bảo hiểm nhằm khai thác với phương thức ít nhiều tích hợp thị trường các dịch vụ
tài chính. Khái niệm này được Swiss Re và tác giả đưa ra dưới góc độ nghiên cứu
về chiến lược kinh doanh.
Theo Shah H. A., Salim M., 2011: Bancassurance là một hệ thống trong đó
ngân hàng làm đại lý bán hàng cho công ty bảo hiểm (cả bảo hiểm nhân thọ và phi
nhân thọ) nhằm kiếm một khoản thu nhập khác ngoài lãi suất.
Bancassurance là quá trình sử dụng các mối quan hệ khách hàng của một ngân
hàng để bán các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ (BHNT) và bảo hiểm phi nhân thọ
(BHPNT). (World Bank, 2012).
9
Theo Gonulal S., Lester R., Goulder N., (2012), Bancassurance là quá trình sử
dụng nguồn khách hàng của ngân hàng để bán các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, phi
nhân thọ và quy trình này là con đường vô cùng hiệu quả cho sự phát triển của bảo
hiểm.
Theo định nghĩa của LIMRA - Hiệp hội Marketing và Nghiên cứu về bảo hiểm
nhân thọ lớn nhất thế giới, Bancassurance là “một chiến lược được các ngân hàng
hoặc các doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng nhằm hoạt động trong thị trường tài chính
theo cách thức hợp nhất dịch vụ ở mức độ phù hợp”.
Theo cách hiểu của Remark - tập đoàn toàn cầu về phân phối các giải pháp tài
chính: Bancas surance là việc ngân hàng và DNBH hợp tác với nhau để phát triển
và phân phối một cách có hiệu quả các sản phẩm ngân hàng và bảo hiểm thông qua
việc cung cấp các sản phẩm cho cùng một cơ sở khách hàng.
Từ các định nghĩa trên, có thể khái quát rằng Bancassurance là việc Ngân hàng
và Công ty bảo hiểm cùng hợp tác để phát triển và phân phối các sản phẩm bảo
hiểm và sản phẩm ngân hàng cho cùng một nguồn cơ sở khách hàng. Một cách đơn
giản hơn, Bancassurance cũng có thể được hiểu là việc ngân hàng tham gia cung
cấp các sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng của mình.
1.1.2. Vai trò của Bancassurance
Bancassurance mang lại lợi ích cho ngân hàng, cho các DNBH, cho cả khách
hàng và cho các cơ quan quản lý nhà nước.
1.1.2.1. Đối với ngân hàng
Bổ sung nguồn thu nhập:
Các nguồn thu nhập từ phí truyền thống của ngân hàng là các khoản phí cố định
áp dụng cho các khoản cho vay và tạm ứng, thẻ tín dụng, phí buôn bán đối với các giao
dịch điểm bán hàng đối với thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng, thư tín dụng và các hoạt động
khác. Luồng doanh thu này ít nhiều ổn định trong một khoảng thời gian dài và tăng
trưởng khá khả quan. Tuy nhiên, lãi suất thu hẹp, sự cạnh tranh ngày càng gia tăng và
tính linh hoạt ngày càng tăng của khách hàng đã buộc các ngân hàng phải tìm nguồn
khác để bù đắp cho lợi nhuận giảm. Hoạt động Bancassurance đã tạo thêm nguồn thu
nhập mới từ hoa hồng bảo hiểm cho tổ chức ngân hàng và các nhân viên
10
ngân hàng. Ngân hàng có thể tăng doanh thu từ việc cung cấp các dịch vụ ngân
hàng cho khách hàng mua bảo hiểm. Ðặc biệt, ngân hàng có thể tăng thu nhập
không phải từ lãi thông qua việc thu phí các dịch vụ ngân hàng (phí chuyển khoản,
ATM, thẻ tín dụng…), cho thuê mặt bằng giao dịch, hoa hồng từ bán bảo hiểm…
Ngân hàng có thể tận dụng cơ sở khách hàng, mối quan hệ dài hạn với khách hàng,
hệ thống phân phối hiện thời… nhằm tạo ra lợi thế so với các kênh phân phối khác
trong việc phân phối các sản phẩm bảo hiểm nhằm tạo ra thu nhập ổn định.
Đa dạng hóa sản phẩm:
Với ngân hàng, Bancassurance giúp cho ngân hàng có thêm sản phẩm mới để
cung cấp cho khách hàng nhưng lại không bị đòi hỏi phải tăng vốn trên cơ sở rủi ro
như đối với các sản phẩm đơn thuần của ngân hàng, qua đó nâng cao năng lực cạnh
tranh, tăng khả năng duy trì khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng mới.
Về mặt sản phẩm, có rất nhiều cơ hội cho các ngân hàng: Bảo hiểm nhân thọ
thông thường, niên kim, kế hoạch giáo dục, bảo hiểm tiền gửi và lá chắn tín dụng là
các sản phẩm thông thường được bán qua kênh Bancassurance. Bảo hiểm y tế, bảo
hiểm xe hơi, bảo hiểm nhà cửa và bảo hiểm du lịch cũng là những sản phẩm đang
được phân phối bởi các ngân hàng. Tuy nhiên, gần đây đã có khá nhiều đổi mới
trong thị trường bảo hiểm để cung cấp nhiều hơn và nhiều hơn nữa sản phẩm
Bancassurance để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các ngân hàng. Các công ty
bảo hiểm đưa ra mức phí bảo hiểm và nội dung bảo hiểm đa dạng để đáp ứng tốt với
những thách thức, những cơ hội khi Bancassurance phát triển.
Xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng:
Sự cạnh tranh ngày càng gia tăng dẫn đến ngân hàng ngày càng khó khăn
trong việc giữ chân khách hàng. Banassurance cũng là một giải pháp hiệu quả trong
trường hợp này. Cung cấp nhiều dịch vụ tài chính tổng hợp phù hợp với nhu cầu của
khách hàng tại một nơi, cùng một thời điểm cho khách hàng giúp nâng cao sự hài
lòng của khách hàng. Trong một mô hình Bancassurance điển hình, người tiêu dùng
sẽ có được một hỗn hợp sản phẩm rộng hơn ­ một gói dịch vụ tài chính toàn diện,
bao gồm các sản phẩm ngân hàng và bảo hiểm. Ví dụ: thông qua Bancassurance,
11
khách hàng nhận được khoản vay khi mua nhà cùng với bảo hiểm cho khoản vay đó
tại cùng một địa điểm, trong một sản phẩm kết hợp.
Một lợi thế quan trọng khác mà Bancassurance mang lại trong các ngân hàng
là phát triển “văn hóa bán hàng”, cho phép nhân viên ngân hàng liên lạc cá nhân với
khách hàng, chăm sóc khách hàng khi đến giao dịch tại các chi nhánh ngân hàng,
cập nhật thông tin khách hàng, tăng khả năng duy trì khách hàng cũ và thu hút
khách hàng mới sử dụng các dịch vụ của ngân hàng.
Các giá trị lợi ích khác:
- Việc bán sản phẩm bảo hiểm đồng thời với các dịch vụ cho vay tín dụng còn
giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro không thu hồi được các khoản nợ khi không may
có các rủi ro xảy đến với người vay tiền tại ngân hàng.
- Bancassurance còn giúp cho ngân hàng tăng nguồn vốn huy động từ phía bảo
hiểm. Có thể thấy trong các thoả thuận hợp tác của các Công ty Bảo hiểm nhân thọ
Việt Nam với các ngân hàng đều bao hàm các thoả thuận đầu tư tiền hoặc phí bảo
hiểm thu được vào ngân hàng.
- Ngân hàng có thể quảng bá thương hiệu thông qua công ty bảo hiểm và các
kênh phân phối của công ty bảo hiểm tăng cường thương hiệu và uy tín của mình
trên thị trường. Đồng thời, tạo thêm năng lực đổi mới, giảm bớt sự biến động của lợi
nhuận theo thời gian do khả năng sinh lợi của ngành ngân hàng và bảo hiểm thường
biến động không theo cùng một chu kỳ.
- Tăng năng suất hoạt động của nhân viên ngân hàng thông qua việc cung cấp
thêm sản phẩm bảo hiểm, qua đó giảm chi phí cố định tương đối cho ngân hàng
đồng thời tăng thêm động lực làm việc và thu nhập cho nhân viên ngân hàng.
1.1.2.2. Đối với công ty bảo hiểm
Lợi ích cho các công ty bảo hiểm cũng không kém hấp dẫn:
- Khả năng tiếp cận các cơ sở khách hàng khổng lồ của các ngân hàng là một
động lực lớn cho công ty bảo hiểm. Cơ sở khách hàng rộng khắp của các ngân hàng
được coi là lý tưởng cho việc phân phối các sản phẩm đại chúng. Mặt khác, các
12
công ty bảo hiểm có thể sử dụng cơ s ở dữ liệu khách hàng của ngân hàng để phân
loại khách hàng tiềm năng, cụ thể theo nhu cầu và khả năng của họ. Với việc
Bancassurrance ngày càng mở rộng phát triển, một số công ty bảo hiểm có thể tập
trung vào phân đoạn có doanh thu cao, mang lại tiềm năng lớn hơn cho hoạt động
quản lý tài sản.
Việc sử dụng hệ thống cung cấp dịch vụ của ngân hàng giúp công ty bảo hiểm
có thể tiết kiệm được chi phí hoạt động, qua đó tăng khả năng cạnh tranh và lợi
nhuận. Trước hết, công ty bảo hiểm có thể giảm chi phí đào tạo (vì đội ngũ nhân
viên ngân hàng thường có trình độ cao, rất am hiểu về tài chính) và có thể sử dụng
cơ sở dữ liệu khách hàng, quan hệ của ngân hàng để bán bảo hiểm. Ngoài ra, công
ty bảo hiểm có thể trả hoa hồng cho ngân hàng thấp hơn so với trả cho đại lý hoặc
môi giới. Tuy nhiên, thực tế ở Châu Á, do tác động của cạnh tranh, các công ty bảo
hiểm thường phải trả cho ngân hàng mức hoa hồng tương đương với mức trả cho
đại lý hoặc môi giới.
- Đa dạng hóa các kênh phân phối, phát triển các sản phẩm tài chính mới hiệu
quả hơn thông qua hợp tác với đối tác ngân hàng; tăng cường khả năng cạnh tranh
nhất là trong giai đoạn thị trường bão hoà, đồng thời giảm bớt sự biến động lợi
nhuận theo thời gian. Bancassurance cũng là một giải pháp để thay thế kênh phân
phối qua đại lý ­ kênh phân phối rất “kén” người mà nhiều công ty bảo hiểm nhân
thọ trên thế giới đang gặp khó khăn trong tuyển dụng.
Khi công ty bảo hiểm bán các sản phẩm ngân hàng cho khách hàng tham gia
bảo hiểm sẽ giúp giảm thiểu rủi ro phát sinh từ việc giao dịch bằng tiền mặt, giải
quyết tốt bài toán thu phí, thanh toán quyền lợi bảo hiểm bằng tiền mặt.
Thông qua Bancassurance, công ty bảo hiểm có thể sử dụng uy tín, thương
hiệu và nguồn lực (cơ sở dữ liệu, văn phòng, nhân viên…) của ngân hàng vào việc
cung cấp dịch vụ bảo hiểm; thiết lập sự hiện diện trên thị trường nhanh chóng mà
không cần xây dựng một mạng lưới các đại lý. Bên cạnh đó, Bancassurance cũng
giúp công ty bảo hiểm thâm nhập vào những thị trường chưa được khai thác, nhất là
các thị trường chỉ có thể khai thác được thông qua ngân hàng.
13
- Lấy thêm vốn từ ngân hàng để nâng cao khả năng thanh toán và mở
rộng kinh doanh.
1.1.2.3. Đối với khách hàng
- Bancassurance có thể đáp ứng những khách hàng có nhiều nhu cầu về dịch
vụ tài chính chỉ qua “một cửa”. Chẳng hạn, khách hàng có nhu cầu vay tiền, có tài
khoản hoặc sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng, có thể tham gia bảo hiểm ngay
tại ngân hàng. Khi tham gia bảo hiểm tại ngân hàng, việc nộp phí cũng thuận tiện
hơn vì khách hàng có thể nộp phí qua chuyển khoản, thẻ ATM, thẻ tín dụng… Bên
cạnh đó, khách hàng có thể tham gia bảo hiểm tại ngân hàng để đảm bảo khả năng
trả nợ cho ngân hàng trong trường hợp có rủi ro xảy ra đối với tài sản và sinh mạng,
sức khỏe của mình. Ngoài ra khách hàng còn có thể được hưởng những quyền lợi và
dịch vụ giá trị gia tăng do sử dụng đồng thời nhiều dịch vụ, chẳng hạn: được giảm
phí do nộp phí qua ngân hàng, được cung cấp thẻ ATM mà không phải trả lệ phí…
Tóm lại, với Bancassurance, khách hàng có thể đồng thời sử dụng các sản phẩm
ngân hàng và bảo hiểm một cách thuận tiện và hiệu quả.
- Bancassurance là cách thức có thể đáp ứng được sự thay đổi “khẩu vị” đa
dạng của khách hàng. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, “khẩu vị” của khách
hàng có nhu cầu đầu tư đang chuyển từ sản phẩm tiết kiệm đơn giản sang các sản
phẩm bảo hiểm và các sản phẩm phức tạp, do vậy ngân hàng cần phải cung cấp
nhiều dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng và luôn thay đổi của khách hàng.
- Ngoài ra, khách hàng có thể quản lý rủi ro tốt hơn và hoạch định tài sản hiệu
quả hơn. Bên cạnh đó, khi mua bảo hiểm tại ngân hàng, khách hàng có thể có thêm
niềm tin vì có thêm một người nữa để “bảo lãnh uy tín” cho Công ty bảo hiểm.
Khách hàng cũng có thể được hưởng lợi từ chính sách ưu đãi thuế của Nhà nước.
1.1.2.4. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước
Việc các công ty bảo hiểm và các ngân hàng thực hiện mô hình Bancassurance
sẽ giúp cho các cơ quan này thuận lợi hơn trong việc quản lí đối với: các tổ chức,
đơn vị thực hiện kinh doanh bảo hiểm vì có đơn vị đầu mối triển khai, danh mục các
14
sản phẩm bảo hiểm khai thác, doanh thu khai thác bảo hiểm, quản lí được nguồn thu
thuế, phí với loại hình kinh doanh bảo hiểm này…
Có thể thấy rằng sự phát triển của Bancassurance tại các thị trường bảo hiểm
phát triển có được nhờ sự phát triển của thị trường tài chính, sự phát triển của các
tập đoàn kinh tế, nhu cầu về một dịch vụ tài chính “trọn gói” của công chúng, tác
động của cạnh tranh cũng như tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ. Phát
triển Bancassurance đem lại lợi ích thiết thực cho tất cả các bên liên quan: ngân
hàng, bảo hiểm và khách hàng. Đứng trên khía cạnh vĩ mô, sự phát triển của
Bancassurance cũng đem lại sự ổn định và phát triển lành mạnh cho thị trường tài
chính của các quốc gia.
1.1.3. Các hình thức Bancassurance
1.1.3.1. Hợp tác phân phối
Hình thức thỏa thuận phân phối là hình thức xuất hiện sớm nhất của
bancassurance. Hình thức đại lý phân phối chỉ đơn giản là một kênh phân phối cung
cấp sản phẩm bảo hiểm đơn thuần trong đó các sản phẩm truyền thống được bán bởi
ngân hàng (có thể bởi nhân viên ngân hàng hoặc nhân viên bảo hiểm tại ngân hàng
hoặc trực tiếp hoặc thông qua điện thoại).
Trong hình thức đại lý phân phối, một ngân hàng có quan hệ đại lý phân phối
đối với một hoặc nhiều doanh nghiệp bảo hiểm; ngược lại, một doanh nghiệp bảo
hiểm cũng có thể đồng thời kí hợp đồng đại lý với nhiều ngân hàng.
Hình thức đại lý phân phối đơn giản, rủi ro đối với ngân hàng là thấp, lợi ích
mang lại cho ngân hàng chính là hoa hồng hoặc thu nhập phí nhận được dựa trên
doanh thu bảo hiểm đem lại.
Hình 1.1: Mô hình liên kết phân phối
15
- Về mặt pháp lý: Đây là hình thức mà doanh nghiệp bảo hiểm và ngân hàng
ký hợp tác thỏa thuận để phân phối các sản phẩm bảo hiểm đến những đối tượng
khách hàng của ngân hàng hợp tác. Ngân hàng với vai trò là đơn vị đại diện giới
thiệu bán sản phẩm bảo hiểm riêng lẻ hoặc bán kèm với sản phẩm của ngân hàng.
- Về mặt cơ sở dữ liệu khách hàng: Ngân hàng là một pháp nhân độc lập, mức
độ hợp tác với bảo hiểm phụ thuộc vào thỏa thuận hợp tác giữa hai bên nên mức độ
chia sẻ thông tin về khách hàng hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận này. Thông
thường ở hình thức liên kết này các ngân hàng cung cấp một lượng khách hàng để
giới thiệu sản phẩm và doanh nghiệp bảo hiểm tận dụng một cách tối đa dữ liệu
khách hàng của ngân hàng chia sẻ.
-Về sản phẩm phân phối ra thị trường: Vì đối tượng phân khúc hàng của mỗi
ngân hàng khác nhau, hoàn toàn khác với đối tượng khách hàng của doanh nghiệp
bảo hiểm liên kết, trên cơ sở đó để khai khác hiệu quả dữ liệu khách hàng ngoài
những sản phẩm biểm hiểm phân phối theo kiểu truyền thống doanh nghiệp bảo
hiểm thiết kế những sản phẩm đặc thù dành riêng cho đối tượng khách hàng. Ngân
hàng chỉ chịu trách nhiệm phân phối các sản phẩm bảo hiểm do một hay nhiều công
ty bảo hiểm thiết kế.
- Về công tác nhân sự: Trên cở sở thỏa thuận hợp tác phân phối sản phẩm
bảo hiểm dữ liệu khách hàng chủ yếu từ ngân hàng cung cấp vì thế nhằm đảm bảo
về dữ liệu khách hàng việc tuyển dụng cho ngân hàng lựa chon, công tác đào tạo
nhân sự thì các doanh nghiệp bảo hiểm tổ chức thực hiện, trả công cho các nhân
viên thực hiện việc bán sản phẩm bảo hiểm được thỏa thuận theo một tỷ lệ nhất định
đã được ký kết thỏa điều kiện qui định của cơ quan quản lí nhà nước.
- Về quản lí hồ sơ bảo hiểm: Do công ty bảo hiểm cung cấp các hợp đồng bảo
hiểm đồng thời là những khách hàng trực tiếp tham gia quan hệ thỏa thuận hợp tác
với ngân hàng nên công ty bảo hiểm trực tiếp quản lí các hợp đồng bảo hiểm được
cung cấp ra.
-Về lợi của các bên: Mối quan hệ giữa ngân hàng và bảo hiểm chỉ là thỏa
thuận hợp tác phân phối sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng của ngân hàng thông
16
qua kênh phân phối ngân hàng nên thu nhập của ngân hàng và bảo hiểm là khác
nhau. Cụ thể thu nhập của bảo hiểm là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh sản phẩm
bảo hiểm, thu nhập của ngân hàng là hoa hồng từ phí bảo hiểm thu được do bảo
hiểm thanh toán trên cơ sở thỏa thuận hợp tác đã được ký kết.
- Về trách nhiệm của đôi bên:
Đối với doanh nghiệp bảo hiểm: Trong hình thức đại lý phân phối, công ty bảo
hiểm thuần túy là nhà sản xuất đưa ra sản phẩm, có trách nhiệm cung cấp các sản
phẩm phù hợp cho ngân hàng, quản lý khách hàng và các dịch vụ đơn bảo hiểm theo
yêu cầu. Công ty bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp các dịch vụ liên quan đến sản
phẩm thông thường như cung cấp các tài liệu liên quan đến sản phẩm, đạo tạo về
sản phẩm.
Đối với ngân hàng: Trong hình thức liên kết này ngân hàng có trách nhiệm
phát triển và cung cấp các tư liệu marketing, tiến hành việc bán sản phẩm bảo hiểm
“tự động” như là điều khoản tự động bổ sung cho sản phẩm ngân hàng tiêu chuẩn
(bảo hiểm tín dụng kèm với thẻ tín dụng, điều khoản tử kỳ kèm theo các khoản
vay). Ngân hàng cũng có trách nhiệm phát triển và quản lý bán hàng trong các
chương trình khuyến khích bán hàng. Một trách nhiệm nữa của ngân hàng là duy trì
các báo cáo liên quan đến hoạt động kinh doanh bancassurance của phía ngân hàng.
1.1.3.2. Liên minh chiến lược
Liên kết đối tác chiến lược thực chất là tương tự liên kết đại lí phân phối tuy
nhiên mức độ cam kết của ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm chặt chẽ hơn và
ngân hàng, chỉ liên kết với một doanh nghiệp bảo hiểm. Trong mối quan hệ liên
minh chiến lược này bảo hiểm cam kết chặt chẽ hơn trong việc phát triển sản phẩm
đặc thù, cam kết dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng và cộng tác chặt chẽ hơn
trong các lĩnh vực như là quản lí bán hàng.
Liên kết này thường liên quan đến thỏa thuận đặc biệt, thời gian liên minh có
thể được ấn định. Tương tự như mô hình đại lý phân phối, rủi ro đối với ngân hàng
thấp và đem lại cho ngân hàng thu nhập thông qua hoa hồng dựa trên doanh thu phí
17
và có thể thêm một phần chia từ “lợi nhuận” tiềm năng. Về cơ bản, các đặc trưng và
trách nhiệm của các bên trong mô hình này tương tự như liên kết đại lí phân phối.
Hình 1.2: Mô hình liên kết
1.1.3.3. Mô hình liên doanh
Trong hình thức liên kết liên doanh này sắp xếp trách nhiệm và quyền lợi cho
cả ngân hàng và công ty bảo hiểm tốt hơn do vậy có thể đem lại lợi ích tối ưu hơn
cho các bên. Đây là hình thức được các nhà bảo hiểm quốc tế ưa thích do có lợi thế
về mức độ cam kết và kiểm soát.
Trong liên kết này ngân hàng có thể phải chịu một số rủi ro bảo hiểm nhưng
họ sẽ có được sự chia sẻ lợi nhuận có được từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Liên
kết này yêu cầu ngân hàng phải bỏ ra một lượng vốn nhất định trong liên doanh.
Hình 1.3. Mô hình liên kết liên doanh
18
Đặc trưng của hình thức liên kết liên doanh giữa ngân hàng và doanh nghiệp
bảo hiểm
-Về mặt pháp lý: Ngân hàng và công ty bảo hiểm thành lập một pháp nhân
mới (thứ ba) để triển khai cung cấp sản phẩm bảo hiểm. Pháp nhân này chính là một
công ty bảo hiểm và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép kinh doanh
trong lĩnh vực bảo hiểm. Do pháp nhân mới độc lập nên giữa ngân hàng (là một bên
trong Liên doanh hoặc cổ đông) và pháp nhân thứ ba này cũng sẽ tồn tại thỏa thuận
hợp tác phân phối sản phẩm theo mô hình đại lý phân phối để thực hiện phân phối
sản phẩm cho khách hàng của ngân hàng.
Về mặt cơ sở dữ liệu khách hàng: Pháp nhân thứ ba được hình thành từ Hợp
đồng Liên doanh giữa ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm nên mức độ chia sẻ
thông tin về thị trường, về khách hàng của cả hai bên đều phải đặt ra để cung cấp
cho pháp nhân thứ ba.
Về sản phẩm phân phối ra thị trường: Trong hình thức liên doanh, việc thiết
kế sản phẩm hoàn toàn là do pháp nhân thứ ba thực hiện trên cơ sở dữ liệu thông tin
được cả ngân hàng và bảo hiểm chia sẻ. Như vậy, các sản phẩm bảo hiểm phân phối
qua liên kết Bancassurance theo hình thức này đã xuất hiện các sản phẩm đặc thù có
thể tích hợp với các sản phẩm ngân hàng.
- Về quản lí hồ sơ bảo hiểm: Pháp nhân thứ ba hay được gọi là công ty liên
doanh sẽ đảm nhiệm quản lý chiệu trách nhiệm bảo quản lưu trữ các hợp đồng bảo
hiểm đã cung cấp.
-Về quyền lợi của các bên: Ngân hàng và công ty bảo hiểm tham gia góp vốn
thành lập pháp nhân thứ ba sẽ được hưởng lợi nhuận từ kết quả kinh doanh của liên
doanh. Ngoài ra, nếu giữa ngân hàng và pháp nhân thứ ba tồn tại quan hệ thỏa thuận
phân phối thì ngân hàng cũng được hưởng hoa hồng trên phí bảo hiểm thu được cho
pháp nhân thứ ba như đại lý phân phối.
- Về trách nhiệm của các bên liên quan:
Đối với công ty liên doanh
19
+ Cung cấp các sản phẩm bảo hiểm
+ Quản lý cung cấp các dịch vụ và khách hàng.
+ Tuyển dụng, đào tạo và trả lương cho đội ngũ bán hàng
+ Phát triển và cung cấp các tư liệu phục vụ cho hoạt động marketing và dịch
vụ tư vấn tài chính.
- Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm thông thường như các tài liệu liên quan đến
sản phẩm, đào tạo về sản phẩm.
- Thực hiện chức năng quản lý và phát triển bán hàng trong các chương trình
khuyến khích bán hàng của kênh phân phối.
- Định hướng cho các nhân viên bán hàng của ngân hàng đối với các sản phẩm
liên quan.
- Duy trì các báo cáo kinh doanh của bancassurance.
Đối với ngân hàng:
- Cung cấp dữ liệu khách hàng một cách tốt nhất
- Tạo điều kiện, mở cửa cho hệ thống ngân hàng trong việc phân phối sản
phẩm hiệu quả.
- Duy trì các báo cáo của nhân viên bán hàng của ngân hàng trong việc kinh
doanh liên quan đến bancassurance.
+ Có thể chia sẻ trong việc quản lý và kiểm soát kênh bán hàng phụ thuộc vào
lượng cổ phần nắm giữ trong liên doanh bảo hiểm.
1.1.3.4. Tập đoàn tài chính
20
Hình 1.4. Mô hình tập đoàn tài chính
- Hình thức pháp lý: Trong mô hình này ngân hàng và công ty bảo hiểm cùng
nằm trong một tập đoàn tài chính: (Ngân hàng hoặc Bảo hiểm chỉ là Công ty thành
viên của Tập đoàn); hoặc ngân hàng sở hữu công ty bảo hiểm (mô hình Công ty Mẹ
- Công ty Con).
- Cơ sở dữ liệu khách hàng: Mức độ chia sẻ thông tin về thị trường và khách
hàng được triệt để áp dụng, do cả ngân hàng và bảo hiểm cùng chung chủ sở hữu.
- Sản phẩm bảo hiểm được phân phối qua mô hình: Theo mô hình này, việc
thiết kế sản phẩm là do cả ngân hàng và bảo hiểm cùng thực hiện trên cơ sở dữ liệu
thông tin chung của Tập đoàn. Như vậy, các sản phẩm bảo hiểm phân phối qua mô
hình Bancassurance theo mô hình này bao gồm cả sản phẩm bảo hiểm truyền thống
và các sản phẩm đặc thù có thể tích hợp với các sản phẩm ngân hàng.
- Quản lý hợp đồng bảo hiểm: Các hợp đồng bảo hiểm được cung cấp ra sẽ
do bảo hiểm với tư cách là công ty con hoặc công ty thành viên được giao nhiệm vụ
quản lý.
- Thu nhập của các bên: Theo mô hình thu nhập của công ty bảo hiểm là một
phần thu nhập của ngân hàng hoặc tập đoàn.
Trách nhiệm của các bên:
+ Trách nhiệm của công ty bảo hiểm:
- Cung cấp các sản phẩm bảo hiểm.
- Thực hiện nhiệm vụ quản lý và phát triển các trong các chương trình
khuyến khích bán hàng đối với kênh phân phối.
- Phát triển và cung cấp các hỗ trợ marketing cần thiết cho dịch vụ bán hàng.
- Khai thác tất cả các sản phẩm bảo hiểm.
- Quản lý khách hàng và cung cấp dịch vụ đơn theo yêu cầu.
- Cung cấp các dịch vụ liên quan đến hoạt động bảo hiểm như sản phẩm, đào
tạo sản phẩm,...
- Tuyển dụng, đào tạo và trả lương cho đội ngũ bán hàng và đội ngũ quản lý.
- Cung cấp các hệ thống POS cần thiết hỗ trợ đội ngũ bán hàng.
+ Trách nhiệm của Ngân hàng:
21
- Tạo điều kiện, mở cửa cho hệ thống ngân hàng trong việc phân phối sản
phẩm hiệu quả.
1.2. Phát triển hoạt động Bancassurance tại Ngân hàng thương mại
1.2.1. Khái niệm
Bancassurance ra đời và phát triển dưới sự tác động của hàng loạt các nhân tố
khác nhau. Các nhân tố này bao gồm: sự phát triển của thị trường tài chính, sự hình
thành của các tập đoàn kinh tế, nhu cầu dịch vụ tài chính trọn gói của người dân, áp
lực cạnh tranh trong thị trường bảo hiểm ngân hàng, cũng như tác động của tiến bộ
khoa học và công nghệ. Với các lợi ích to lớn của bancassurance, trong xu thế ngày
nay, hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm đều mở rộng, phát triển kênh
bancassurance.
Nội hàm của phát triển Bancasurrance thể hiện trên những vấn đề sau:
Mục tiêu phát triển bancassurance của các doanh nghiệp là đáp ứng nhu cầu
kinh doanh của các công ty trong hiện tại và tương lai. Mục đích cuối cùng của các
doanh nghiệp là gia tăng kết quả kinh doanh được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu
doanh thu, lợi nhuận, thị phần và uy tín của công ty trên thị trường.
Chủ thể phát triển bancassurance của các doanh nghiệp là chính bản thân các
doanh nghiệp. Cụ thể, đầu tiên chủ thể phát triển bao gồm Ban lãnh đạo, quản lý của
công ty chịu trách nhiệm hoạch định chiến lược, phương hướng, mục tiêu và biện
pháp phát triển. Đây là chủ thể quan trọng nhất thực hiện quá trình vận dụng các
phương thức, công cụ phát triển bancassurance đối với các doanh nghiệp bảo hiểm
để nhằm đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, thị phần cho doanh nghiệp. Tiếp
theo, chủ thể phát triển chính là toàn bộ nhân viên của các doanh nghiệp, chính là
những người trực tiếp triển khai các biện pháp phát triển này. Ngoài ra, chủ thể
quản lý vĩ mô là các cơ quan quản lý thị trường bảo hiểm của Nhà nước. Thông qua
các hoạt động quản lý này, Nhà nước định hướng phát triển thị trường bảo hiểm
lành mạnh, đúng hướng và bền vững.
22
Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Huyền Trang (2015) thì phát triển hoạt
động bancassurance là sự gia tăng về cả lượng và chất lượng, theo đó sẽ phát triển
theo 2 hướng: Phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu.
Theo quan điểm của Chu Thu Hiền (2010) thì phát triển bancassurance của các
DNBH là tổng hòa của các biện pháp mà các doanh nghiệp thực hiện để phát triển
về sản phẩm cũng như kênh phân phối bancassurance của mình nhằm tạo ra kết quả
kinh doanh ngày càng tốt hơn.
Theo quan điểm của Đoàn Thị Thanh Tâm (2015) thì hoạt động bancassurance
là một phần trong tổng thể các hoạt động của một công ty bảo hiểm. Sự phát triển
hoạt động bancassurance của DNBH được thể hiện qua sự phát triển của doanh thu
phí bảo hiểm kênh bancassurance; Số lượng đại lý bancassurance; Số lượng sản
phẩm bancassurance; Hoa hồng phí kênh bancassurrance; Số tiền bảo hiểm; Số tiền
bảo hiểm khai thác mới; Doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới; Số hợp đồng đang
duy trì hiệu lực; Số hợp đồng khai thác mới; Cơ cấu doanh thu phí bancassurance…
Như vậy, trong luận văn này thì phát triển bancassurance của các doanh
nghiệp bao gồm phát triển cả về sản phẩm bancassurance và kênh phân phối
bancassurance.
1.2.2. Một số tiêu chí đánh giá sự phát triển hoạt động Bancassurance
1.2.2.1. Chỉ tiêu định lượng
a. Doanh thu từ hoạt động Bancassurance
- Doanh thu phí bảo hiểm và tốc độ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm qua
kênh bancassurance
Doanh thu phí bảo hiểm từ Bancassurance là tổng số tiền phí bảo hiểm thu
được từ các hợp đồng bảo hiểm được ký kết qua kênh Bancassurance. Chỉ tiêu này
cho biết doanh thu phân phối dịch vụ Bancassurance, phản ánh khả năng khai thác
bảo hiểm của ngân hàng.
Doanh thu phí bảo hiểm từ Bancassurance thường được tính thông qua hai chỉ
tiêu là gia tăng doanh thu phí qua kênh này và tốc độ tăng doanh thu.
23
Gia tăng DT DT phí bảo hiểm DT phí bảo hiểm
phí bảo hiểm = bancassurance năm - bancassurance năm
bancassurance nay trước
Tốc độ tăng
DT phí bảo hiểm
trưởng doanh
=
bancassurance năm nay
x 100%
thu phí từ DT phí bảo hiểm
bancassurance
bancassurance năm trước
Đối với một bancassurrance, doanh thu phí bảo hiểm là chỉ tiêu kết quả phản
ánh sự phát triển của nghiệp vụ này. Doanh thu phí từ bancassurance tăng theo thời
gian sẽ cho thấy hiệu quả nghiệp vụ bảo hiểm bancassurance được cải thiện và phát
triển thế nào. Tăng trưởng doanh thu phí cao thể hiện sự phát triển mở rộng nhanh
chóng của kênh phân phối trong kết quả kinh doanh. Chỉ tiêu này cũng được sử
dụng để tính tăng trưởng tăng doanh thu phí của một doanh nghiệp nói chung hay
một bancassurer nói riêng. Tăng trưởng doanh thu phí của một doanh nghiệp bảo
hiểm trong năm phản ánh sự phát triển, vai trò, vị trí của doanh nghiệp bảo hiểm đó
trên thị trường.
- Tỷ trọng doanh thu phí bancassurance
Tỷ trọng doanh thu phí bancassurance trong tổng doanh thu được xác định trên
cơ sở doanh thu phí bảo hiểm khai thác được qua kênh phân phối bancassurance
trên tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc của doanh nghiệp, phản ánh sự phát triển
nghiệp vụ bancassurance so với các nghiệp vụ khác của doanh nghiệp.
Tỷ trọng doanh
DT phí bảo hiểm
thu phí = bancassurance x 100%
bancassurance
Tổng doanh thu phí
24
Tỷ trọng doanh thu phí bancassurance càng cao thì chứng tỏ nghiệp vụ
bancassurance của DNBH càng phát triển và ngược lại.
b. Số lượng khách hàng tham gia hoạt động Bancassurance
Khách hàng là nhân tố quan trọng góp phần đem lại doanh thu cho ngân hàng
cũng như DNBH. Số lượng khách hàng tham gia dịch vụ bảo hiểm càng nhiều đồng
nghĩa với việc triển khai hoạt động Bancassurance của ngân hàng và DNBH đã đạt
được thành tựu nhất định so với mục tiêu các bên đề ra. Số lượng khách hàng
nhiều/ít không những thể hiện được doanh thu tăng/giảm mà nó còn phản ánh quy
trình triển khai, dịch vụ chăm sóc, hoạt động marketing hay sản phẩm được khai
thác,..có hợp lý và hiệu quả hay không. Từ những dữ liệu đó, ngân hàng và DNBH
có thể phân tích và đưa ra chiến lược đúng đắn nhằm cải thiện thiếu sót trong công
tác triển khai hoạt động Bancassurance tại đơn vị.
c. Tính đa dạng của sản phẩm được triển khai
Đa dạng hóa sản phẩm Bancassurance là một đòi hỏi cấp thiết, là giải pháp cơ
bản, giúp các ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị phần.
Đa dạng hóa sản phẩm là tăng số lượng sản phẩm bảo hiểm mới và bổ sung
thêm các sản phẩm bảo hiểm bổ trợ mới cho sản phẩm.
Hiện tại hoạt động Bancassurance không chỉ duy trì các hoạt động bảo hiểm
truyền thống (như bảo hiểm tài sản, bảo hiểm nhân thọ…) mà cần gia tăng các sản
phẩm phi truyền thống (như bảo hiểm liên kết chung, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm du
lich, các sản phẩm dịch vụ bảo hiểm độc quyền qua ngân hàng...).
Thực hiện đa dạng hóa sản phẩm là một trong những định hướng tập trung của
các CTBH nói chung và của hoạt động Bancassurance nói riêng trong giai đoạn tới.
Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, khách hàng trở nên quan tâm hơn đến
vấn đề sức khỏe và bảo vệ quyền lợi bản thân thì việc nghiên cứu các sản phẩm
mới, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới cho nhiều đối tượng khách hàng
khác nhau là yếu tố quyết định uy tín của hoạt động bảo hiểm trên truyền thông.
25
Như vậy, phát triển sản phẩm ở đây có nghĩa là ngân hàng phải luôn kết hợp
với CTBH để cung cấp cho khách hàng những sản phẩm bảo hiểm mới, đáp ứng
được các yêu cầu đa dạng của khách hàng.
Số lượng sản phẩm bảo hiểm của một bancassurance cho biết tổng số sản
phẩm bảo hiểm được một bancassurance cung cấp ra thị trường. Số lượng sản phẩm
nhiều và đa dạng biểu thị nỗ lực của công ty bảo hiểm trong việc đáp ứng các nhu
cầu bảo hiểm của khách hàng trên thị trường. Số lượng sản phẩm bancassurance có
thể chia thành hai chỉ tiêu nhỏ: Số lượng sản phẩm truyền thống và số lượng sản
phẩm tích hợp.
+ Số lượng sản phẩm truyền thống
Số lượng sản phẩm truyền thống phản ánh tính đa dạng của sản phẩm đồng
thời cũng phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu của các khách hàng doanh nghiệp,
khách hàng cá nhân của một bancassurance.
+ Số lượng sản phẩm tích hợp
Đây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự phát triển của hoạt động bancassurrance
trong vấn đề phát triển sản phẩm. Số lượng sản phẩm tích hợp phản ánh nỗ lực của
công ty bảo hiểm trong việc thiết kế các sản phẩm chuyên biệt, có thể tích hợp với
các sản phẩm ngân hàng để cung cấp cho đối tượng là khách hàng của ngân hàng.
Các sản phẩm tích hợp đa dạng có thể nâng cao kết quả khai thác của kênh phân
phối bancassurance do tính phù hợp của sản phẩm đối với thị trường khách hàng
tiềm năng.
Số lượng sản phẩm bảo hiểm triển khai qua ngân hàng là số lượng các sản
phẩm bảo hiểm mà ngân hàng đối tác lựa chọn và cung cấp cho khách hàng của
mình qua kênh bancassurance. Sự tăng trưởng số lượng sản phẩm bảo hiểm qua
kênh này cho biết những nỗ lực của DNBH và ngân hàng trong việc đáp ứng các
nhu cầu bảo hiểm của khách hàng trên thị trường. Số lượng sản phẩm bảo hiểm
phân phối càng nhiều thể hiện khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng càng đa dạng.
Có một nền tảng sản phẩm ban đầu để phân phối cho khách hàng chính là điều kiện
trước tiên để phát triển dịch vụ Bancassurance, không có sản phẩm DNBH sẽ không
26
có cơ sở để thúc đẩy dịch vụ này phát triển. Ngoài chỉ tiêu về số lượng sản phẩm
bancassurance, chỉ tiêu sự gia tăng số lượng sản phẩm bancassurance cũng được sử
dụng để đánh giá mức độ phát triển của hoạt động bancassurance. Chỉ tiêu này được
xác định qua công thức:
Gia tăng số Số lượng sản phẩm Số lượng sản phẩm
lượng sản phẩm = bancassurance năm - bancassurance năm
bancassurance nay trước
Sự gia tăng số lượng sản phẩm bancassurance là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh số
lượng sản phẩm bancassurance được DNBH triển khai thêm trong một thời kỳ nhất
định. Một danh mục sản phẩm bancassurance được coi là hiệu quả khi đảm bảo
được tính đa dạng để đáp ứng nhu cầu, có sức cạnh tranh và duy trì được khả năng
sinh lời, khi đó hoạt động bancassurance của doanh nghiệp bảo hiểm càng được
đánh giá là phát triển theo chiều rộng.
d. Số lượng đại lý phân phối liên kết Bancassurance
Ngân hàng dường như là một tổ chức thích hợp để đi bán bảo hiểm. Lý do là
ngân hàng sở hữu hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch rộng khắp, danh sách khách
hàng tiềm năng lớn, cùng một hệ thống công nghệ thông tin đủ sức đáp ứng những
yêu cầu của ngành bảo hiểm.
Mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch rộng khắp, rất thuận tiện cho đưa sản
phẩm bảo hiểm đến với khách hàng, cũng như hỗ trợ khách hàng trong việc thu phí
bảo hiểm, thực hiện bồi thường khi sự cố được bảo hiểm xảy ra, hỗ trợ các doanh
nghiệp bảo hiểm phân phối sản phẩm ở khắp mọi miền đất nước…
Hiện nay, dịch vụ bảo hiểm cũng sẽ cải thiện về xu hướng công nghệ số nhiều
hơn. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của các ngân hàng hiện đại, đồng bộ là điều
kiện cần thiết để đáp ứng yêu cầu phân phối sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng đặt
biệt khi các kênh bán hàng trực tuyến sản phẩm Bancassurance được đang được đẩy
mạnh.
27
Số lượng đại lý bancassurance là số lượng các đại lý bảo hiểm là các ngân
hàng. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ mở rộng kênh phân phối bancassurance về
lượng của công ty bảo hiểm. Số lượng đại lý bancassurance nhiều và phủ rộng về
địa lý sẽ cho thấy tính phủ rộng và phần nào phản ánh khả năng tiếp cận khách
hàng. So với các đại lý bảo hiểm không phải là ngân hàng, đại lý bancassurance có
lợi thế về khách hàng tiềm năng, mặt bằng chất lượng liên quan đến trình độ học
vấn của đại lý thường cao hơn đại lý thông thường. Đại lý là ngân hàng thường là
các đại lý tổ chức trong đó các nhân viên ngân hàng (thường là nhân viên tín dụng)
là các thành viên của đại lý tổ chức, thực hiện chức năng giới thiệu và bán sản phẩm
bảo hiểm đến khách hàng của ngân hàng. Nếu mối liên kết giữa ngân hàng và công
ty bảo hiểm được thiết lập tốt và chặt chẽ, các đại lý bancassurance có thể phát huy
tối đa năng lực và đạt kết quả khai thác cao.
Chỉ tiêu này thể hiện độ rộng của kênh phân phối. Số lượng kênh phân phối
cho biết DNBH có thật sự tận dụng các NH để phân phối sản phẩm bảo hiểm,
DNBH có tập trung phát triển Bancassurance hay không. Kênh phân phối càng được
mở rộng, ngân hàng càng có thêm điều kiện tiếp xúc với những cơ sở khách hàng
mới, qua đó tạo tiền đề cho sự phát triển của dịch vụ Bancassurance. Nếu như chỉ
tiêu về số lượng sản phẩm bảo hiểm được phân phối là điều kiện cần thì chỉ tiêu về
số đại lý phân phối là điều kiện đủ cho sự phát triển của dịch vụ Bancassurance tại
DNBH. Có nền tảng sản phẩm để cung cấp nhưng không có mạng lưới phân phối
rộng lớn thì DNBH cũng không có cách nào để giới thiệu và phân phối dịch vụ
Bancassurance đến với khách hàng và do đó đương nhiên không thể đẩy mạnh dịch
vụ này phát triển được.
Ngoài ra, chỉ tiêu sự gia tăng số lượng kênh phân phối bancassurance cũng
được sử dụng để đánh giá mức độ phát triển của hoạt động bancassurance. Chỉ tiêu
này được tính theo công thức sau:
Gia tăng số Số lượng kênh Số lượng kênh
lượng kênh = bancassurance năm - bancassurance năm
bancassurance nay trước
28
Mức gia tăng số lượng kênh bancassurance của DNBH càng nhanh chứng tỏ
mức độ phát triển của hoạt động bancassurance theo chiều rộng của DNBH càng tốt.
Điều này cho thấy, DNBH đã tăng cường mở rộng mạng lưới bán hàng qua
bancassurance. Số lượng ngân hàng càng được gia tăng mạnh thì doanh nghiệp bảo
hiểm có mạng lưới ngân hàng liên kết rộng thúc đẩy việc phân phối sản phẩm bảo
hiểm tới tay khách hàng, doanh thu phí bảo hiểm qua kênh bancassurance tăng, thúc
đẩy hoạt động bancassurance phát triển.
1.2.2.2. Chỉ tiêu định tính
a. Uy tín, thương hiệu Ngân hàng và công ty bảo hiểm
Uy tín và thương hiệu của Ngân hàng là tài sản vô hình có giá trị vô cùng lớn
và cần thiết trong việc đưa hình ảnh của ngân hàng đến với khách hàng. Ngân hàng
có thương hiệu uy tín, lịch sử hoạt động ổn định, an toàn, phát triển bền vững sẽ là
sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng, đặc biệt trong hoạt động Bancassurance.
Với cùng một sản phẩm ra mắt khách hàng nếu có chung các yếu tố đặc tính,
giá cả, chất lượng phục vụ thì lúc này uy tín và thương hiệu là yếu tố quyết định
khách hàng sử dụng sản phẩm của ngân hàng nào. Tất nhiên, sự lựa chọn sẽ nghiêng
về sản phẩm gắn với thương hiệu uy tín, quen thuộc hơn là sản phẩm của thương
hiệu mới. Một ngân hàng có thương hiệu mạnh sẽ tạo được sự tin tưởng và an tâm
cho khách hàng ngay cả đối với khách hàng chưa sử dụng dịch vụ tại ngân hàng.
b. Chất lượng tiện ích của sản phẩm
Sự phát triển của Bancassurance không chỉ căn cứ vào số lượng dịch vụ mà
còn căn cứ vào tính tiện ích của sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Ngày
nay các ngân hàng đang nghiên cứu và hướng tới phát triển sản phẩm mang nhiều
tiện ích, phù hợp với thị hiếu khách hàng. Thông qua mạng lướicông nghệ khách
hàng có thể mua bảo hiểm và thanh toán phí tại các máy ATM, thanh toán trực
tuyến trên thiết bị kết nối internet… Ngoài sản phẩm bảo hiểm riêng lẻ, ngân hàng
còn phối hợp với công ty bảo hiểm phát triển các sản phẩm kết hợp mang lại giá trị
gia tăng cho khách hàng với chi phí phù hợp như bảo hiểm tín dụng, bảo hiểm tiền
gửi mang tính tiện ích cao, an toàn, tạo sự an tâm cho khách hàng.
29
c. Mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Mức độ đáp ứng sự nhu cầu của khách hàng thể hiện ở khả năng thỏa mãn, sự
hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ Bancassurance tại ngân hàng. Khách
hàng không chỉ là người mang lại nguồn doanh thu cho ngân hàng mà chính bản
thân họ là người truyền tải thông tin tốt nhất tới những khách hàng mới, vì vậy việc
làm hài lòng khách hàng là một nhân tố vô cùng quan trọng trong quá trình phát
triển của ngân hàng. Nếu chất lượng dịch vụ cung cấp ngày càng chuyên nghiệp,
đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì khách hàng sẽ chấp nhận và gắn bó lâu
dài với ngân hàng. Chất lượng ở đây thể hiện qua tính tiện ích, quy trình nghiệp vụ,
chăm sóc khách hàng, giảm đến mức thấp nhất sai sót và rủi ro trong kinh doanh
dịch vụ.
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động Bancassurance tại các Ngân hàng
thương mại
1.2.3.1. Nhân tố chủ quan
a. Mô hình hợp tác và mục tiêu hướng tới
Tham gia vào triển khai hoạt động bancassurance gồm ngân hàng và công ty
bảo hiểm, mỗi mô hình hợp tác đều có ưu điểm, hạn chế riêng, tùy theo điều kiện
nguồn lực của mình về nhân sự, về công nghệ... và trình độ phát triển của thị trường
mà ngân hàng và công ty bảo hiểm có thể xác định cho mình mô hình hợp tác phù
hợp sao cho tối thiểu hóa chi phí hoạt động, tăng hiệu quả nguồn lực.
Mô hình bancassurance phổ biến nhất trên toàn châu Á và châu Mỹ Latinh là
mô hình thỏa thuận phân phối, mô hình này chiếm 69% trong các loại mô hình hợp
tác bancassurance - đây là mô hình hợp tác đơn giản nhất, đơn thuần là việc ngân
hàng và công ty bảo hiểm cùng ký một thỏa thuận hợp tác theo đó ngân hàng bán
sản phẩm bảo hiểm cho công ty bảo hiểm. Ở châu Âu có hình thức hợp tác phổ biến
theo mô hình liên minh chiến lược và mô hình liên doanh.
Thực tế, mô hình càng có sự hợp nhất cao giữa ngân hàng và bảo hiểm thì
càng có điều kiện để hợp lý hóa chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động.
30
Hoạt động Bancassurance muốn thành công, cần có chiến lược và định hướng
phát triển rõ ràng. CTBH và ngân hàng cần thống nhất lộ trình và bước đi phù hợp
để xây dựng mô hình hợp tác.
Với CTBH, chiến lược phát triển Bancassurance có thể nhằm tăng doanh thu,
thúc đẩy tăng thị phần, đặc biệt là tạo ra kênh phân phối thay thế các kênh phân
phối truyền thống trong bối cảnh thị trường đang ngày càng cạnh tranh. Tương tự
với Ngân hàng, việc triển khai thêm các sản phẩm bảo hiểm vừa giúp ngân hàng
tăng thêm doanh thu từ hoa hồng bảo hiểm, vừa nâng cao chất lượng dịch vụ khách
hàng. Chiến lược phát triển của ngân hàng, định vị khách hàng mục tiêu tập trung
vào khách hàng cá nhân hay khách hàng doanh nghiệp sẽ giúp CTBH lựa chọn và
hoạch định chiến lược phát triển sản phẩm phù hợp với nhu cầu của ngân hàng và
khách hàng. (Nguyễn Thanh Hoa, 2015)
Do vậy, ngân hàng phải xác định rõ mục tiêu và xây dựng một chiến lược phát
triển hoạt động Bancassurance nhằm đảm bảo việc phát triển dịch vụ này được thực
hiện một cách hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng.
b. Sản phẩm phù hợp
Để hoạt động Bancassurance thành công cần phải có chiến lược sản phẩm phù
hợp với mô hình kinh doanh hợp lý. Đặc biệt, khi mới triển khai nên bắt đầu với các
sản phẩm đơn giản, sau khi đã có kết quả nhất định mới nên mở rộng ra các sản phẩm
mang nhiều đặc tính phức tạp hơn và đem lại doanh thu cao hơn. Việc áp dụng chiến
lược này sẽ giúp cập nhật thông tin khách hàng, phân đoạn cơ sở dữ liệu khách hàng để
thực hiện marketing hiệu quả hơn nhằm thu được lợi nhuận với việc đầu tư ít, rủi ro
thấp. Các sản phẩm ra đời, cần phải có sự lựa chọn đánh giá thật kỹ càng, tập trung
hướng tới việc phục vụ khách hàng trọn gói và phải có sự đồng thuận của hai bên cùng
tham gia là ngân hàng và công ty bảo hiểm. Việc bán các sản phẩm bảo hiểm qua kênh
ngân hàng giống như việc Công ty bảo hiểm bán sản phẩm của mình qua kênh khác nên
cũng đòi hỏi việc đào tạo, marketing với các biện pháp khuyến khích, chính sách thù
lao, quy trình đánh giá rủi ro... phải phù hợp.
c. Công ty liên kết phù hợp
Việc lựa chọn đối tác có uy tín, thương hiệu tốt giúp các bên có thể phát huy
và bổ sung cho uy tín và thương hiệu của chính bản thân công ty mình và đem lại sự
31
thành công của sản phẩm Bancassurance. Khi tìm kiếm đối tác, các bên như ngân
hàng và công ty bảo hiểm cần phải xác định rõ khả năng và điểm mạnh yếu của
từng bên, sử dụng tốt nguồn lực sẵn có như con người, cơ sở dữ liệu, địa điểm kinh
doanh tốt để việc triển khai bán bảo hiểm được diễn ra thuận lợi. Tuy nhiên, việc
thực hiện kinh doanh Bancassurance không tốt sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín
và hình ảnh của các bên tham gia.
Các bên cần phải xử lý tốt các mối quan hệ và mâu thuẫn trong hợp tác vì khi
hợp tác, môi trường văn hoá kinh doanh các bên sẽ có sự thay đổi, cũng như mục
tiêu kinh doanh và đối tượng khách hàng của từng đối tác sẽ có nhiều tác động. Việc
cung cấp các sản phẩm bảo hiểm có thể thay thế các sản phẩm ngân hàng ở mức độ
nhất định và ngược lại.
Bancassurance thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào mức độ cam kết
và hỗ trợ từ phía ngân hàng. Những cam kết tuyệt đối phải được bắt đầu ngay ở cấp
lãnh đạo cao cấp nơi sẽ gây ảnh hưởng lớn đến các cấp khác trong ngân hàng. Để
đáp lại những cam kết nhận được từ phía ngân hàng, các nhà bảo hiểm cũng phải hỗ
trợ ngược lại cho ngân hàng. Các hỗ trợ này bao gồm hỗ trợ nhu cầu ngay tại nơi
bán hàng, quy trình công nghệ nào có thể nhanh chóng và hiệu quả tiếp nhận những
ứng dụng mới và tạo ra dịch vụ khách hàng hữu ích.
1.2.3.2. Nhân tố khách quan
a. Thị trường mục tiêu của bancasurance
Với việc tiến hành phân đoạn thị trường tức là chia khách hàng ra thành các
nhóm có đặc điểm tương đồng (thu nhập, sở thích, thói quen,…), công ty sẽ đề ra
được chiến lược phát triển kinh doanh hợp lý và chọn được thị trường mục tiêu
nhắm tới trong từng giai đoạn. Phân đoạn thị trường hợp lý sẽ giúp các công ty bảo
hiểm đưa ra các gói sản phẩm phù hợp, thỏa mãn nhu cầu thị trường qua đó làm
tăng doanh thu và lợi nhuận. Qua nghiên cứu, tuổi đời của con người càng thấp thì
khả năng mua bảo hiểm qua ngân hàng càng cao. Trong số những người nhận biết
được việc ngân hàng bán bảo hiểm thì với độ tuổi từ 16 đến 34 khả năng mua bảo
hiểm qua ngân hàng là 35%. Trong khi đó với độ tuổi từ 65 tuổi trở lên thì tỷ lệ này
chỉ là 17% với lý do là những người ở độ tuổi cao (trên 65 tuổi) đã có những sản
32
phẩm bảo hiểm hiểm đầy đủ và có quan hệ bền vững lâu năm với các nhà tư vấn tài
chính. Chính vì vậy, các công ty thường tập trung phát triển các sản phẩm cho nhóm
khách hàng có tỷ lệ tiêu dùng lớn để tăng nhanh doanh thu. Với việc nghiên cứu và
đẩy mạnh kinh doanh vào thị trường mục tiêu, công ty sẽ cắt giảm được chi phí từ
những sản phẩm không phát triển được đồng thời tập trung nguồn lực vào một số
sản phẩm thế mạnh sẽ đạt được hiệu quả kinh doanh cao hơn.
b. Hệ thống văn bản pháp luật liên quan
Môi trường рháр lý đóng vai trò quan trọng trоng việc triển khai hоạt động
bancassurance. Kinh nghiệm từ các nước đã triển khai thành công Bancassurance
trên thế giới chо thấу các quу định về рháр lý đóng vai trò quan trọng và có tác
động trực tiếр đến hоạt động Bancassurance. Các nước càng có ít ràо cản gia nhậр
đối với các DNBH thì nghiệр vụ Bancassurance càng рhát triển. Một số chính рhủ
các nước chо рhéр bảо hiểm nước ngоài tham gia đầu tư khiến chо thị trường bảо
hiểm các nước nàу thêm tính cạnh tranh và ngàу một рhát triển.
Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, một lĩnh
vực kinh doanh nhạy bén và phức tạp. Do vậy, ngân hàng luôn chịu sự kiểm soát
chặt chẽ của pháp luật.
Hoạt động Bancassurance cũng cần có sự giám sát chặt chẽ của nhà nước để
điều chỉnh phù hợp với thị trường, kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ trong quá
trình hoạt động, nhưng vẫn đảm bảo quyền tự chủ về hoạt động kinh doanh của
ngân hàng và CTBH; tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát để có
những khuyến nghị, cảnh báo kịp thời để hoạt động Bancassurance có thể phát triển
hiệu quả và bền vững.
Do đó việc hoàn thiện hành lang pháp lý về Bancassurance có vai trò rất lớn
trong việc phát triển hoạt động Bancassurance giữa các ngân hàng và CTBH.
1.3. Kinh nghiệm phát triển Bancassurance tại một số Ngân hàng tại Việt Nam
1.3.1. Kinh nghiệm của ACB
Với lợi thế là một trong những ngân hàng TMCP lớn, có uy tính tại Việt Nam,
ACB có hệ thống mạng lưới trãi rộng trên cả nước với hơn 350 chi nhánh, phòng
33
giao dịch ACB đã hợp tác liên kết với những công ty bảo hiểm hàng đầu tại Việt
Nam. Ngày 9 tháng 11 năm 2015 tại TPHCM Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) và
Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ AIA (Việt Nam) ("AIA Việt Nam") đã chính
tức ký kết thỏa thuận triển khai mô hình hợp tác phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân
thọ (Bancassurance).
Với sự hợp tác này, hai doanh nghiệp sẽ mang đến cho khách hàng dịch vụ đa
dạng từ tài chính đến bảo hiểm thông qua việc cung cấp các giải pháp tài chính trọn
gói dành cho khách hàng. Theo đó, các khách hàng của ACB có thể tiếp cận sản
phẩm bảo hiểm nhân thọ ngay tại các chi nhánh ngân hàng, đồng thời có thể sử
dụng tài khoản ngân hàng để thanh toán phí bảo hiểm định kỳ.
ACB và AIA, tự hào luôn nằm trong top các công ty đứng đầu trong các lĩnh
vực ngân hàng và bảo hiểm, với ACB chúng tôi luôn đặt khách hàng là trọng tâm,
do đó việc mở rộng danh mục sản phẩm phục vụ, chúng tôi tin rằng khách hàng
đang có những sự lựa chọn bảo vệ và đảm bảo cho cuộc sống của mình tốt nhất,
không chỉ cho cá nhân khách hàng mà còn cho cả gia đình”
Đầu tiên, hình ảnh, thương hiệu ACB vốn đã khẳng định được thương hiệu
của mình trên thị trường trong nước và quốc tế. Điển hình năm 2017 ACB được tạp
chí Asiamoney đã trao cho ACB hai giải thường gồm “Ngân hàng tốt nhất Việt
Nam 2017” và “Ngân hàng tốt nhất về trách nhiệm xã hội”. Gần đây nhất ngân hàng
ACB vinh dự được trao tặng Giải thưởng Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2019 do tạp
chí HR Asia – Tạp chí hàng đầu về nhân sự khu vực Châu Á tổ chức bầu chọn. Thứ
hai, về mạng lưới kênh phân phối rộng khắp cả nước với hơn 350 chi nhánh, phòng
giao dịch thuận lợi trong việc phát triển hoạt động Bancassurance.
Thứ ba, tận dụng cơ sở dữ liệu khách hàng đa dạng, phong phú cộng với việc
thiết kế những sản phẩm phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
Thứ tư, nguồn nhân lực ngoài những tiêu chí đầu vào đáp ứng đủ tiêu chuẩn
nhất định còn được đào tạo một cách bài bản có hệ thống trước khi bắt đầu làm việc.
Thứ năm, quản trị, điều hành hệ thống được kế thừa những đội ngũ lãnh đạo
giỏi, điển hình đầu năm 2019 CEO ngân hàng ACB được tạp chí International
Finance trao giải thưởng CEO Ngân hàng thương mại suất sắc nhất Việt Nam 2019.
phát triển hoạt động liên kết bảo -ngân hàng tại ngân hàng tmcp Đại Chúng Việt Nam
phát triển hoạt động liên kết bảo -ngân hàng tại ngân hàng tmcp Đại Chúng Việt Nam
phát triển hoạt động liên kết bảo -ngân hàng tại ngân hàng tmcp Đại Chúng Việt Nam
phát triển hoạt động liên kết bảo -ngân hàng tại ngân hàng tmcp Đại Chúng Việt Nam
phát triển hoạt động liên kết bảo -ngân hàng tại ngân hàng tmcp Đại Chúng Việt Nam
phát triển hoạt động liên kết bảo -ngân hàng tại ngân hàng tmcp Đại Chúng Việt Nam
phát triển hoạt động liên kết bảo -ngân hàng tại ngân hàng tmcp Đại Chúng Việt Nam
phát triển hoạt động liên kết bảo -ngân hàng tại ngân hàng tmcp Đại Chúng Việt Nam
phát triển hoạt động liên kết bảo -ngân hàng tại ngân hàng tmcp Đại Chúng Việt Nam
phát triển hoạt động liên kết bảo -ngân hàng tại ngân hàng tmcp Đại Chúng Việt Nam
phát triển hoạt động liên kết bảo -ngân hàng tại ngân hàng tmcp Đại Chúng Việt Nam
phát triển hoạt động liên kết bảo -ngân hàng tại ngân hàng tmcp Đại Chúng Việt Nam
phát triển hoạt động liên kết bảo -ngân hàng tại ngân hàng tmcp Đại Chúng Việt Nam
phát triển hoạt động liên kết bảo -ngân hàng tại ngân hàng tmcp Đại Chúng Việt Nam
phát triển hoạt động liên kết bảo -ngân hàng tại ngân hàng tmcp Đại Chúng Việt Nam
phát triển hoạt động liên kết bảo -ngân hàng tại ngân hàng tmcp Đại Chúng Việt Nam
phát triển hoạt động liên kết bảo -ngân hàng tại ngân hàng tmcp Đại Chúng Việt Nam
phát triển hoạt động liên kết bảo -ngân hàng tại ngân hàng tmcp Đại Chúng Việt Nam
phát triển hoạt động liên kết bảo -ngân hàng tại ngân hàng tmcp Đại Chúng Việt Nam
phát triển hoạt động liên kết bảo -ngân hàng tại ngân hàng tmcp Đại Chúng Việt Nam
phát triển hoạt động liên kết bảo -ngân hàng tại ngân hàng tmcp Đại Chúng Việt Nam
phát triển hoạt động liên kết bảo -ngân hàng tại ngân hàng tmcp Đại Chúng Việt Nam
phát triển hoạt động liên kết bảo -ngân hàng tại ngân hàng tmcp Đại Chúng Việt Nam
phát triển hoạt động liên kết bảo -ngân hàng tại ngân hàng tmcp Đại Chúng Việt Nam
phát triển hoạt động liên kết bảo -ngân hàng tại ngân hàng tmcp Đại Chúng Việt Nam
phát triển hoạt động liên kết bảo -ngân hàng tại ngân hàng tmcp Đại Chúng Việt Nam
phát triển hoạt động liên kết bảo -ngân hàng tại ngân hàng tmcp Đại Chúng Việt Nam
phát triển hoạt động liên kết bảo -ngân hàng tại ngân hàng tmcp Đại Chúng Việt Nam
phát triển hoạt động liên kết bảo -ngân hàng tại ngân hàng tmcp Đại Chúng Việt Nam
phát triển hoạt động liên kết bảo -ngân hàng tại ngân hàng tmcp Đại Chúng Việt Nam
phát triển hoạt động liên kết bảo -ngân hàng tại ngân hàng tmcp Đại Chúng Việt Nam
phát triển hoạt động liên kết bảo -ngân hàng tại ngân hàng tmcp Đại Chúng Việt Nam
phát triển hoạt động liên kết bảo -ngân hàng tại ngân hàng tmcp Đại Chúng Việt Nam
phát triển hoạt động liên kết bảo -ngân hàng tại ngân hàng tmcp Đại Chúng Việt Nam
phát triển hoạt động liên kết bảo -ngân hàng tại ngân hàng tmcp Đại Chúng Việt Nam
phát triển hoạt động liên kết bảo -ngân hàng tại ngân hàng tmcp Đại Chúng Việt Nam
phát triển hoạt động liên kết bảo -ngân hàng tại ngân hàng tmcp Đại Chúng Việt Nam
phát triển hoạt động liên kết bảo -ngân hàng tại ngân hàng tmcp Đại Chúng Việt Nam
phát triển hoạt động liên kết bảo -ngân hàng tại ngân hàng tmcp Đại Chúng Việt Nam
phát triển hoạt động liên kết bảo -ngân hàng tại ngân hàng tmcp Đại Chúng Việt Nam
phát triển hoạt động liên kết bảo -ngân hàng tại ngân hàng tmcp Đại Chúng Việt Nam
phát triển hoạt động liên kết bảo -ngân hàng tại ngân hàng tmcp Đại Chúng Việt Nam
phát triển hoạt động liên kết bảo -ngân hàng tại ngân hàng tmcp Đại Chúng Việt Nam
phát triển hoạt động liên kết bảo -ngân hàng tại ngân hàng tmcp Đại Chúng Việt Nam
phát triển hoạt động liên kết bảo -ngân hàng tại ngân hàng tmcp Đại Chúng Việt Nam
phát triển hoạt động liên kết bảo -ngân hàng tại ngân hàng tmcp Đại Chúng Việt Nam
phát triển hoạt động liên kết bảo -ngân hàng tại ngân hàng tmcp Đại Chúng Việt Nam
phát triển hoạt động liên kết bảo -ngân hàng tại ngân hàng tmcp Đại Chúng Việt Nam
phát triển hoạt động liên kết bảo -ngân hàng tại ngân hàng tmcp Đại Chúng Việt Nam
phát triển hoạt động liên kết bảo -ngân hàng tại ngân hàng tmcp Đại Chúng Việt Nam
phát triển hoạt động liên kết bảo -ngân hàng tại ngân hàng tmcp Đại Chúng Việt Nam
phát triển hoạt động liên kết bảo -ngân hàng tại ngân hàng tmcp Đại Chúng Việt Nam
phát triển hoạt động liên kết bảo -ngân hàng tại ngân hàng tmcp Đại Chúng Việt Nam
phát triển hoạt động liên kết bảo -ngân hàng tại ngân hàng tmcp Đại Chúng Việt Nam
phát triển hoạt động liên kết bảo -ngân hàng tại ngân hàng tmcp Đại Chúng Việt Nam
phát triển hoạt động liên kết bảo -ngân hàng tại ngân hàng tmcp Đại Chúng Việt Nam
phát triển hoạt động liên kết bảo -ngân hàng tại ngân hàng tmcp Đại Chúng Việt Nam
phát triển hoạt động liên kết bảo -ngân hàng tại ngân hàng tmcp Đại Chúng Việt Nam
phát triển hoạt động liên kết bảo -ngân hàng tại ngân hàng tmcp Đại Chúng Việt Nam

More Related Content

Similar to phát triển hoạt động liên kết bảo -ngân hàng tại ngân hàng tmcp Đại Chúng Việt Nam

Similar to phát triển hoạt động liên kết bảo -ngân hàng tại ngân hàng tmcp Đại Chúng Việt Nam (20)

Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nh...
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nh...Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nh...
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nh...
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt NamLuận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOTLuận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP Quốc Tế Việt Nam - Chi n...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP Quốc Tế Việt Nam - Chi n...Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP Quốc Tế Việt Nam - Chi n...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP Quốc Tế Việt Nam - Chi n...
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao huy động vốn tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp nâng cao huy động vốn tại ngân hàng AgribankĐề tài: Giải pháp nâng cao huy động vốn tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp nâng cao huy động vốn tại ngân hàng Agribank
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn vi...
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn vi...Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn vi...
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn vi...
 
Đề tài: Chất lượng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Agribank, HOT
Đề tài: Chất lượng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Agribank, HOTĐề tài: Chất lượng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Agribank, HOT
Đề tài: Chất lượng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Agribank, HOT
 
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mạiLuận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
 
Chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Agribank
Chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng AgribankChất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Agribank
Chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Agribank
 
NÂNG CAO NÂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG - TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457 3149
NÂNG CAO NÂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG - TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457 3149NÂNG CAO NÂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG - TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457 3149
NÂNG CAO NÂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG - TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457 3149
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...
 
Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á C...
Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á C...Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á C...
Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á C...
 
Khóa luận: Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại ...
Khóa luận: Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại ...Khóa luận: Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại ...
Khóa luận: Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại ...
 
Luận văn: Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV, HAY
Luận văn: Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV, HAYLuận văn: Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV, HAY
Luận văn: Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV, HAY
 
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Vi...
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Vi...Luận văn: Huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Vi...
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Vi...
 
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY
Đề tài  hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAYĐề tài  hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY
 
Đề tài: Hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng tín dụng, 9đ
Đề tài: Hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng tín dụng, 9đĐề tài: Hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng tín dụng, 9đ
Đề tài: Hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng tín dụng, 9đ
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT...
 
NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAMNGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn (20)

100 đề tài luận văn thạc sĩ kế toán quản trị
100 đề tài luận văn thạc sĩ kế toán quản trị100 đề tài luận văn thạc sĩ kế toán quản trị
100 đề tài luận văn thạc sĩ kế toán quản trị
 
Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dục
Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dụcHướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dục
Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dục
 
99 đề tài luận văn thạc sĩ phát triển thị trường hay
99 đề tài luận văn thạc sĩ phát triển thị trường hay99 đề tài luận văn thạc sĩ phát triển thị trường hay
99 đề tài luận văn thạc sĩ phát triển thị trường hay
 
Gợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàng
Gợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàngGợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàng
Gợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàng
 
Gợi ý 350 đề tài nâng cao năng lực cạnh tranh
Gợi ý 350 đề tài nâng cao năng lực cạnh tranhGợi ý 350 đề tài nâng cao năng lực cạnh tranh
Gợi ý 350 đề tài nâng cao năng lực cạnh tranh
 
13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx
13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx
13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx
 
8 đề tài khóa luận công tác kế toán thuế GTGT
8 đề tài khóa luận công tác kế toán thuế GTGT8 đề tài khóa luận công tác kế toán thuế GTGT
8 đề tài khóa luận công tác kế toán thuế GTGT
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...
Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...
Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng Long
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng LongLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng Long
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng Long
 
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Softech
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần SoftechĐề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Softech
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Softech
 
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà NộiĐề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội
 
Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...
Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...
Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
 

Recently uploaded

Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 

phát triển hoạt động liên kết bảo -ngân hàng tại ngân hàng tmcp Đại Chúng Việt Nam

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT BẢO HIỂM - NGÂN HÀNG (BANCASSURANCE) TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM Ngành: Tài chính-Ngân hàng TRỊNH THU TRANG Hà Nội-2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT BẢO HIỂM - NGÂN HÀNG (BANCASSURANCE) TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM Ngành : Tài chính - Ngân hàng Mã số : 83.40.201 Họ và tên: Trịnh Thu Trang Người hướng dẫn khoa học: TS.Trần Thị Lương Bình Hà Nội-2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ đề tài: “Phát triển hoạt động liên kết bảo hiểm - ngân hàng (Bancassurance) tại Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị được tìm hiểu trong bài. Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Tác giả Trịnh Thu Trang
  • 4. LỜI CẢM ƠN Với tình cảm sâu sắc, chân thành, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn tới các cơ quan và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể Quý thầy, cô giáo của Trường Đại học Ngoại Thương đã giúp đỡ tôi về mọi mặt trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Trần Thị Lương Bình - người Cô trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo, các phòng ban của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình công tác, trong nghiên cứu, đóng góp cho tôi những ý kiến quý báu để hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của gia đình, bạn bè và người thân trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu luận văn này. Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Tác giả Trịnh Thu Trang
  • 5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.................................................................................... 3 LỜI CẢM ƠN.......................................................................................... 4 MỤC LỤC................................................................................................ 5 DANH MỤC BẢNG.............................................................................. 11 DANH MỤC BIỂU, HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ .......................................... 12 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN......................... 13 LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ............................................. 1 1.1. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu......................................................2 1.2. Khoảng trống nghiên cứu đề tài .........................................................5 2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................ 5 2.1. Mục tiêu chung .....................................................................................5 2.2. Mục tiêu cụ thể .....................................................................................5 3. Đối tượng và рhạm vi nghiên cứu.................................................. 5 3.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................6 3.2. Рhạm vi nghiên cứu..............................................................................6 4. Рhương рháр nghiên cứu................................................................ 6 5. Kết cấu của luận văn....................................................................... 7 CHƯƠNG1:CƠSỞLÝLUẬNVỀPHÁTTRIỂNHOẠTĐỘNG BANCASSURANCETẠINGÂNHÀNGTHƯƠNGMẠI ..................... 8 1.1. Tổng quan về hoạt động Bancassurance tại Ngân hàng thương mại 8 1.1.1. Khái niệm...........................................................................................8 1.1.2. Vai trò của Bancassurance...............................................................9 1.1.2.1. Đối với ngân hàng................................................................................ 9 1.1.2.2. Đối với công ty bảo hiểm ....................................................................11
  • 6. 1.1.2.3. Đối với khách hàng .............................................................................13 1.1.2.4. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước .....................................................13 1.1.3. Các hình thức Bancassurance........................................................14 1.1.3.1. Hợp tác phân phối...............................................................................14 1.1.3.2. Liên minh chiến lược...........................................................................16 1.1.3.3. Mô hình liên doanh .............................................................................17 1.1.3.4. Tập đoàn tài chính...............................................................................19 1.2. Phát triển hoạt động Bancassurance tại Ngân hàng thương mại ................................................................................................................. 21 1.2.1. Khái niệm.........................................................................................21 1.2.2. Một số tiêu chí đánh giá sự phát triển hoạt động Bancassurance 22 1.2.2.1. Chỉ tiêu định lượng ......................................................................22 a. Doanh thu từ hoạt động Bancassurance......................................................22 b. Số lượng khách hàng tham gia hoạt động Bancassurance ..........................24 c. Tính đa dạng của sản phẩm được triển khai................................................24 d. Số lượng đại lý phân phối liên kết Bancassurance ......................................26 1.2.2.2. Chỉ tiêu định tính .........................................................................28 a. Uy tín, thương hiệu Ngân hàng và công ty bảo hiểm...................................28 b. Chất lượng tiện ích của sản phẩm ...............................................................28 c. Mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng ...................................................29 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động Bancassurance tại các Ngân hàng thương mại .............................................................................29 1.2.3.1. Nhân tố chủ quan .........................................................................29 a. Mô hình hợp tác và mục tiêu hướng tới .......................................................29 b. Sản phẩm phù hợp........................................................................................30 c. Công ty liên kết phù hợp...............................................................................30 1.2.3.2. Nhân tố khách quan.....................................................................31 a. Thị trường mục tiêu của bancasurance........................................................31 b. Hệ thống văn bản pháp luật liên quan.........................................................32
  • 7. 1.3. Kinh nghiệm phát triển Bancassurance tại một số Ngân hàng tại Việt Nam .................................................................................................................................... 32 1.3.1. Kinh nghiệm của ACB .................................................................... 32 1.3.2. Kinh nghiệm của Techcombank .................................................... 34 1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho PVcomBank .......................................... 35 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BANCASSURANCE..........37 TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM .............................................................................................................................................37 2.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam ......................................................................................................... 37 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ................................................... 37 2.1.2. Cơ cấu tổ chức chức năng, nhiệm vụ của từng khối, phòng ban 39 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng giai đoạn 2019- 2021.............................................................................................................40 2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn ..................................................................... 40 2.1.3.2. Hoạt động tín dụng .............................................................................. 42 2.1.3.3. Kết quả kinh doanh .............................................................................. 43 2.2. Thực trạng phát triển hoạt động Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam ......................................................................................................44 2.2.1. Sản phẩm đang triển khai qua hoạt động Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam ................................................ 44 2.2.2.1. Bảo hiểm phi nhân thọ ......................................................................... 44 2.2.2.2. Bảo hiểm nhân thọ ............................................................................... 46 2.2.2. Thực trạng hoạt động Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam ......................................................................................... 49 2.2.2.1. Về doanh thu hoạt động Bancassurance ............................................. 50 2.2.2.2. Về số lượng khách hàng ...................................................................... 59 2.2.2.3. Về số lượng sản phẩm ......................................................................... 61
  • 8. 2.2.2.4. Về số lượng đại lý kênh phân phối liên kết Bancassurance................62 2.2.3. Đánh giá mức độ phát triển hoạt động Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam...........................................................63 2.2.3.1. Mô hình phối hợp giữa Ngân hàng và công ty bảo hiểm....................63 2.2.3.2. Uy tín, thương hiệu Ngân hàng và công ty bảo hiểm..........................64 2.2.3.3. Đa dạng hóa sản phẩm........................................................................65 2.2.3.4. Sản phẩm bảo hiểm nhân thọ..............................................................65 2.2.3.5. Chất lượng tiện ích sản phẩm .............................................................66 2.2.3.6. Tình hình рhát triển sản рhẩm bảо hiểm Bancassurance được рhân рhối qua hệ thống PVcomBank ........................................................................69 2.3. Những mặt hạn chế trong phát triển hoạt động Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam ....................................................... 72 2.3.1. Những mặt còn hạn chế..................................................................72 2.3.2. Nguyên nhân tồn tại........................................................................74 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BANCASSURANCE TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM ....................................................................................................... 76 3.1. Định hướng phát triển hoạt động Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam.............................................................................. 76 3.2. Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam ...................................................... 77 3.2.1. Thiết lập quan hệ hợp tác hiệu quả với các CTBH................................77 3.2.2. Đẩy mạnh triển khai các sản phẩm phong phú, đa dạng hơn................78 3.2.3. Nâng cao đào tạo chuyên môn nhân sự tham gia hoạt động Bancassurance .................................................................................................79 3.2.4. Tăng cường công tác marketing sản phẩm, dịch vụ chăm sóc khách hàng..................................................................................................................81 Công tác marketing sản phẩm..........................................................................81 Dịch vụ chăm sóc khách hàng..........................................................................82
  • 9. 3.2.5. Các giải pháp khác.................................................................................83 3.3. Một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước và các công ty bảo hiểm.................................................................................... 84 3.3.1. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước..................................................84 3.3.2. Đối với các công ty bảo hiểm.................................................................85 KẾT LUẬN............................................................................................ 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................... 89
  • 10. DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT Viết tắt Nguyên nghĩa Bancassurance Kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng PVcomBank Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam BH Bảo hiểm BHNT Bảo hiểm nhân thọ BHPNT Bảo hiểm phi nhân thọ BVNT Bảo Việt Nhân thọ DN Doanh nghiệp DNBH Doanh nghiệp bảo hiểm HĐBH Hợp đồng bảo hiểm KHCN Khách hàng cá nhân Prudential Công ty bảo hiểm nhân thọ Prudential PVI Công ty bảo hiểm Dầu khí Việt Nam MIC Công ty bảo hiểm Quân đội Việt Nam NHTMNN Ngân hàng Thương mại Nhà nước
  • 11. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của PVcomBank giai đoạn 2019 -2021............ 40 Bảng 2.2: Tình hình hoạt động cho vay của PVcomBank giai đoạn 2019- 2021.... 42 Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của PVcomBank năm 2019 - 2021 ........ 43 Bảng 2.4: Các Ngân hàng thương mại và các công ty bảo hiểm liên kết................ 49 Bảng 2.5: Doanh thu từ Bancassurance tại PVcomBank giai đoạn 2019 - 2021.... 50 Bảng 2.6. Tổng hợp doanh thu phí bảo hiểm toàn ngân hàng phân theo nguồn gốc rủi ro được Bảo hiểm ............................................................................................... 52 Bảng 2.7: Kết quả doanh thu, hoa hồng hoạt động Bancassurance phi nhân thọ với PVI giai đoạn 2019 - 2021....................................................................................... 54 Bảng 2.8: Kết quả doanh thu, hoa hồng hoạt động Bancassurance nhân thọ giai đoạn 2019-2021........................................................................................................ 55 Bảng 2.9 Doanh thu phí bảo hiểm phân theo sự liên kết với sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.......................................................................................................................... 56 Bảng 2.10. Số lượng khách hàng tham gia bảo hiểm qua kênh bancassurance giai đoạn 2019 -2021....................................................................................................... 59 Bảng 2.11. Số lượng sản phẩm Bancassurance tại PVcomBank qua các năm ....... 61 Bảng 2.12: So sánh sản phẩm bảo hiểm Người vay vốn của các NHTMNN........... 67 Bảng 2.13: So sánh sản phẩm bảo hiểm liên kết chung của các NHTMNN............ 68 Bảng 2.14: Tổng kết hоạt động bancassurance tại PVcomBank năm 2019-2021... 69 Bảng 2.15: Tình hình khai thác Bancassurance của PVcomBank theо số lượng hợp đồng từ 2019 – 2021................................................................................................. 71
  • 12. DANH MỤC BIỂU, HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ Biểu đồ 2.1: Doanh thu từ Bancassurance tại PVcomBank năm 2019 - 2021........ 51 Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trưởng của doanh thu phí bảo hiểm phân theo nguồn gốc rủi ro được Bảo hiểm ............................................................................................... 53 Biểu đồ 2.3: Doanh thu phí bảo hiểm phân theo sự liên kết với sản phẩm, dịch vụ ngân hàng................................................................................................................. 57 Biểu đồ 2.4: Số lượng khách hàng tham gia bảo hiểm qua nghiệp vụ bancassurance của PVcomBank từ 2019 - 2021................................................................................59 Hình 1. 1: Mô hình liên kết phân phối ..................................................................... 14 Hình 1.2: Mô hình liên kết ....................................................................................... 17 Hình 1.3. Mô hình liên kết liên doanh...................................................................... 17 Hình 1.4. Mô hình tập đoàn tài chính .......................................................................20 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của PVcomBank ............................................................ 39
  • 13. TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN 1. Các thông tin chung 1.1. Tên luận văn: “Phát triển hoạt động liên kết bảo hiểm-ngân hàng (Bancassurance) tại Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam”. 1.2. Tác giả: Trịnh Thu Trang 1.3. Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng 1.3. Giáo viên hướng dẫn: TS Trần Thị Lương Bình 2. Những đóng góp của luận văn Liên kết Ngân hàng – Bảo hiểm (Bancassurance) hiện nay đang là loại hình kinh doanh hết sức hiệu quả mang lại lợi ích cho cả ba bên khách hàng – công ty bảo hiểm – ngân hàng. Trong bối cảnh dịch Covid-19 khiến tín dụng tăng trưởng không như kỳ vọng ảnh hưởng đến nguồn thu, ngân hàng cần có một kênh doanh thu đủ bù đắp phần nào thiếu hụt và Bancassurance đã phần nào đáp ứng được kỳ vọng đó. Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam với ưu thế là thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, đã kí kết hợp tác với những công ty bảo hiểm quy mô lớn như Bảo hiểm Prudential, Bảo hiểm quân đội MIC,.. để đẩy mạnh và phát triển hoạt động liên kết Bảo hiểm-Ngân hàng (Bancassurance). Luận văn này đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ những cơ sở lý luận cơ bản về hoạt động Bancassurance, các mô hình Bancassurance, các tiêu chí đánh giá phát triển hoạt động Bancassurance vai trò của Bancassurance đối với nền kinh tế - xã hội nói chung và đối với Ngân hàng thương mại nói riêng. Thứ hai, luận văn nghiên cứu, phân tích thực tế triển khai và kết quả đạt được tại Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam, đưa ra đánh giá về mức độ phát triển quy mô cùng sự thay đổi thị phần của hoạt động Bancasurance tại Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam. Thứ ba, luận văn nêu ra những thuận lợi và khó khăn của Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam trong hoạt động Bancassurance, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phái triển hoạt động đạt hiệu quả một cách tối ưu nhất
  • 14. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trоng bối cảnh nền kinh tế thế giới và trоng nước đang từng bước рhục hồi sau ảnh hưởng của khủng hоảng kinh tế do dịch Covid-19 gây ra, sức éр cạnh tranh đối với các ngân hàng ngàу càng tăng caо. Để duу trì sự tồn tại và рhát triển, đòi hỏi các ngân hàng luôn рhải đổi mới, nâng caо chất lượng dịch vụ đồng thời рhát triển các sản рhẩm mới nhằm thu hút khách hàng. Đó cũng là lý dо mà hiện naу việc các ngân hàng tham gia kinh dоanh sản рhẩm bảо hiểm (bancassurance) đang nổi lên như một хu thế tất уếu. Bancassurance là một khái niệm khá mới tại Việt Nam nhưng đã được sử dụng rất rộng rãi ở các nước рhát triển và chủ уếu là ở рhương Tâу. Ở các nước như: Ý, Рháр, Tâу Ban Nha… tỷ trọng dоanh số bảо hiểm qua kênh ngân hàng chiếm khоảng 60-70% và ở các nước Châu Á như: Malaуsia, Hàn Quốc, Singaроre… tỷ trọng dоanh số chiếm khоảng 30-40%. Sở dĩ có tỷ trọng dоanh số caо như vậу là vì Bancassurance là một kênh рhân рhối mà mọi bên tham gia: Ngân hàng - Bảо hiểm - Khách hàng đều là người được hưởng lợi. Theо thống kê chính thức của Hiệр hội Bảо hiểm Việt Nam (IAV) tính đến hết tháng 9/2015, tổng dоanh thu рhí khai thác qua kênh ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác (bancassurance) đạt 3.202 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 7,1% tổng dоanh thu рhí bảо hiểm tоàn thị trường. Tại Việt Nam, hiện naу đã có khá nhiều ngân hàng bắt taу hợр tác cùng với các dоanh nghiệр bảо hiểm. Những cái “bắt taу” ngàу một tăng dần, từ рhi độc quуền sang độc quуền tоàn bộ trоng thời gian dài. Tuу nhiên, sự liên kết mới chỉ ở bước đầu và hứa hẹn nhiều tiềm năng. Được biết đến là một trоng những ngân hàng hàng đầu của Việt Nam về thị trường, tiềm lực, chất lượng dịch vụ, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam cũng không nằm ngоài хu hướng chung của thị trường. PVcomBank đã liên dоanh cùng với một số dоanh nghiệр bảо hiểm như Prudential, PVI,.. để рhân рhối các sản рhẩm bảо hiểm của công tу bảо hiểm nàу trên hệ thống mạng lưới của mình. Việc hợр tác đã bước đầu đem lại kết quả, tuу nhiên hоạt động bancassurance tại PVcomBank vẫn còn nhiều hạn chế, chưa tương хứng với tiềm năng.
  • 15. 2 Qua quá trình tìm hiểu và khảо sát tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam đến thời điểm hiện tại tác giả chưa thấу đề tài nàо nghiên cứu. Хuất рhát từ tầm quan trọng nêu trên, tôi đã chọn vấn đề “Phát triển hoạt động liên kết bảo hiểm- ngân hàng (Bancassurance) tại Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ, nhằm nghiên cứu góр рhần tìm kiếm các giải рháр để Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam giải quуết các khó khăn trоng hоạt động Bancassurance, từ đó рhát triển hоạt động Bancassurance tốt hơn trоng bối cảnh thị trường Bancassurance đang рhát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. 1.1. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu Cơ sở lý luận của luận văn dựa trên cơ sở đúc kết từ thực tế do hoạt động Bancassurance là phát triển theo nhu cầu xã hội và xu thế phát triển chung của các ngân hàng, tổ chức tài chính... Do đó các kiến thức hàn lâm không nhiều, các nghiên cứu về Bancassurance thường đưa ra cái nhìn tổng quan về hoạt động Bancassurance tại các thị trường khác nhau. Tại Việt Nam nguồn tài liệu này còn nhiều hạn chế, đa phần là các bài báo, các báo cáo của Ngân hàng, công ty bảo hiểm và một số nghiên cứu trong luận văn tiến sỹ, thạc sĩ... Một số công trình nghiên cứu về Bancassurance như: “Bancassurance - Cách thức kết hợp các dịch vụ tài chính “một cửa” hiệu quả?” Lương Xuân Trường, 2006. Bài viết này trình bày cơ sở lý luận, những yếu tố quyết định thành công hoạt động Bancassurance, những bài học thực tiễn ở trên thế giới, thực tiễn hoạt động Bancassurance tại Việt Nam giai đoạn mới hình thành đến năm 2005 và đưa ra một số biện pháp phát triển hoạt động Bancassurance tại Việt Nam. Bài viết này được sử dụng như là cơ sở lý luận của hoạt động Bancassurance tại Việt Nam, được nhiều bài viết trích dẫn và phát triển để phù hợp hơn với hoạt động Bancassurance các giai đoạn sau này. “Bancassurance tại các ngân hàng thương mại Việt Nam nhìn từ góc độ sự hài lòng của khách hàng” Nguyễn Thị Nhung và Nguyễn Thái Liêm, 2012. Bài viết này phân tích về tiềm năng, lợi ích cũng như những khó khăn và hạn chế trong việc triển khai mô hình và phát triển hoạt động Bancassurance, đồng thời chia sẻ một số
  • 16. 3 ý kiến góp phần phát triển hoạt động Bancassurance nhằm đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh của các ngân hàng. Tuy nhiên hoạt động Bancassurance cụ thể được nghiên cứu giới hạn trong phạm vi bài viết chủ yếu là địa bàn tỉnh Lâm Ðồng với hai đơn vị là Agribank – Chi nhánh Lâm Ðồng và Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC), đây là hai đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam, giai đoạn nghiên cứu 2009-2011. “Bancassurance - 10 yếu tố quyết định thành công”, Nguyễn Thanh Hoa, 2015, tác giả đúc kết các kinh nghiệm thực tế về những yếu tố quyết định thành công trong hợp tác và triển khai bancassurance và đưa ra 10 yếu tố chính giúp triển khai Bancassurance thành công “Phát triển hoạt động Bancassurance của các công ty Bảo hiểm thuộc các Ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam”, Đoàn Thị Thanh Tâm, 2015, Luận án phân tích hoạt động Bancassurance của các CTBH thuộc các NHTMNN Việt Nam trong giai đoạn 2007 - 2012, phân tích thực trạng phát triển hoạt động Bancassurance của các CTBH thuộc các NHTMNN, các kết quả phân tích liên quan đến các nhân tố tác động cũng như các đánh giá về tiềm năng phát triển hoạt động Bancassurance tại các NHTMNN, đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động Bancassurance của các CTBH thuộc các NHTMNN trong thời gian tới. Nguyễn Thị Anh (2016), “Phát triển hoạt động bancassurance tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng- chi nhánh Liễu Giai”, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả đã làm rõ khái niệm và đặc điểm của bancassurance, mô hình bancassurance và các tiêu chí, nhân tố ảnh hưởng tới phát triển hoạt động bancassurance tại ngân hàng thương mại. Trên cơ sở này, tác giả tiến hành phân tích thực trạng hoạt động bancassurance tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng- chi nhánh Liễu Giai. Các giải pháp phát triển hoạt động bancassurance tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng- chi nhánh Liễu Giai cũng được tác giả đề xuất như: Lựa chọn sản phẩm phù hợp; Lựa chọn mô hình và phương thức phân phối sản phẩm phù hợp; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực v.v.
  • 17. 4 Phạm Thu Hương (2015), “Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động Bancassurance tại Công ty TNHH MTV Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam”, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Ngoại thương. Tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động Bancassurance như khái niệm, mô hình, sản phẩm và các tiêu thức đánh giá hoạt động Bancassurance cùng các nhân tố ảnh hưởng. Tác giả cũng đã phân tích thực trạng hoạt động Bancassurance tại Công ty TNHH MTV Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Để khắc phục các hạn chế, tác giả đã kiến nghị một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động này tại Công ty tới năm 2023. Thu Hoài (2019), Bancassurance từng bước khẳng định vị thế dẫn đầu, Tạp chí thời báo ngân hàng, số 8, tháng 1/2019. Một trong những dịch vụ phi tín dụng đã và đang được một số ngân hàng phát triển đó là Bancassurance - liên kết với các công ty bảo hiểm. Tác giả đã điểm lại những sự kiện lớn về Bancassurance trong năm 2018. Đồng thời, tác giả cũng khẳng định Bancassurance - xu thế đầu tư dài hạn nhiều tiềm năng trong thời gian tới. Như vậy, mặc dù có nhiều nghiên cứu về bancassurance trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tuy nhiên, các nghiên cứu này hoặc nghiên cứu về bancassurance tại các ngân hàng thương mại hoặc nghiên cứu ở một số các doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau như Bảo Việt hay Công ty TNHH MTV Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Công trình nghiên cứu tại Tổng công ty Bảo việt nhân thọ lại tập trung nghiên cứu về bancassurance trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ. Trong khi đó, công trình nghiên cứu tại Công ty TNHH MTV Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam mặc dù nghiên cứu về bảo hiểm phi nhân thọ là chủ yếu nhưng điều kiện kinh doanh tương đối khác biệt so với PVcomBank. Đặc biệt, trong thời điểm hiện tại, hoạt động bancassurance được các NHTM và các DNBH đẩy mạnh triển khai do đó môi trường kinh doanh của hoạt động bancassurance có nhiều thay đổi. Bên cạnh đó, hiện tại cũng chưa có nghiên cứu nào về hoạt động bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam từ năm 2018 cho tới nay. Do vậy, nghiên cứu của tác giả là cấp thiết và hoàn toàn không trùng lặp với các nghiên cứu đã công bố.
  • 18. 5 1.2. Khoảng trống nghiên cứu đề tài Như trên đã trình bày, cho đến thời điểm hiện tại đã một số nghiên cứu về Bancassurance và thực trạng hoạt động Bancassurance của một số NHTM Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước chưa phân tích sâu thực trạng hoạt động Bancassurance tại một ngân hàng nhất định. Xuất phát từ khoảng trống đó, luận văn này sẽ thực hiện nghiên cứu thực trạng hoạt động Bancassurace tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2019 - 2021 đánh giá những thành quả đạt được, các tồn tại hạn chế và nguyên nhân của các tồn tại hạn chế của hoạt động Bancassurance, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động hoạt động Bancassurace tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam trong thời gian tới. Đây chính là điểm mới trong nghiên cứu của luận văn này. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng рhát triển hоạt động bancasurance và chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc рhát triển hоạt động bancassurance Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam để từ đó đề хuất các giải рháр рhát triển рhù hợр. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá lý luận cơ bản về hoạt động Bancassurance. - Tìm hiểu thực trạng hoạt động Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam. - Рhân tích điểm mạnh, điểm yếu của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam trоng khi phân phối Bancassurance trên thị trường. - Đề xuất những giải pháp phát triển dịch vụ Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam trоng thời gian tới. 3. Đối tượng và рhạm vi nghiên cứu
  • 19. 6 3.1. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động khai thác sản phẩm bảo hiểm qua kênh phân phối Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam. 3.2. Рhạm vi nghiên cứu - Рhạm vi về thời gian: Nguồn số liệu рhân tích nằm trоng khоảng thời gian 2019 - 2021. - Рhạm vi về không gian: Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam. 4. Рhương рháр nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu dự kiến sẽ sử dụng những рhương рháр sau: - Рhương рháр diễn dịch: Хuất рhát từ lý thuуết, kinh nghiệm về рhát triển hоạt động bancassurance trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, tác giả đúc kết học hỏi những kinh nghiệm về hоạt động bancassurance từ các ngân hàng trên thế giới và ngân hàng trong nước, tìm ra giả thuуết về lý dо vì saо hоạt động bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam chưa thực sự mang lại hiệu quả như mоng đợi để từ đó đề хuất nên рhát triển hоạt động bancassurance theо hướng nàо. - Рhương рháр quу nạр: Từ những số liệu riêng lẻ, kết hợр với tiến hành khảо sát thực tiễn tại ngân hàng Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam trоng mảng hоạt động bancassurance, tác giả nắm bắt rõ hơn tình hình hоạt động của PVcomBank, tìm ra giải рháр chо những vấn đề mà PVcomBank đang vấр рhải trоng hоạt động bancassurance như: Sự рhát triển không hiệu quả, chiến lược рhát triển PVcomBank đang thực hiện có đúng đắn haу không,… để từ đó củng cố hơn nữa lý thuуết và cơ sở thực tiễn. - Ngоài ra, tác giả cũng áр dụng thêm các рhương рháр thu thậр thông tin, рhân tích thông tin như рhương рháр sо sánh, khảо sát thực tế, biểu đồ để làm rõ tình hình hоạt động bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam cũng như đánh giá được рhần nàо nhu cầu của khách hàng, từ đó đề хuất những giải рháр, kiến nghị nhằm nâng caо hiệu quả hоạt động bancassurance.
  • 20. 7 5. Kết cấu của luận văn Ngоài рhần Mở đầu, Kết luận, kết cấu của luận văn gồm 3 chương: CHƯƠNG 1:CƠ SỞLÝLUẬN VỀ PHÁT TRIỂNHOẠT ĐỘNG BANCASSURANCE TẠINGÂNHÀNGTHƯƠNGMẠI CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BANCASSURANCE TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BANCASSURANCE TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM
  • 21. 8 CHƯƠNG1:CƠSỞLÝLUẬNVỀPHÁTTRIỂNHOẠTĐỘNGBANCAS SURANCE TẠINGÂNHÀNGTHƯƠNGMẠI 1.1. Tổng quan về hoạt động Bancassurance tại Ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm Bancassurance chính thức xuất hiện đầu tiên tại Pháp, sau đó phát triển mạnh mẽ ở châu Âu vào những năm đầu tiên của thế kỷ 21, và trở thành kênh phân phối chính cho các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ và ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với việc phân phối các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ. Tuy nhiên do sự khác nhau về môi trường kinh tế xã hội, mức độ phát triển dịch vụ và mối liên hệ liên kết, khung pháp lý và tập quán thương mại cũng như thói quen tiêu dùng dẫn đến những khác biệt trong việc tiếp nhận và hiểu biết về Bancassurance, theo đó cũng có nhiều định nghĩa và cách hiểu khác nhau như sau: Theo Swiss RE (1992), Bancassurance có thể được mô tả như là một chiến lược mà các ngân hàng hay công ty bảo hiểm sử dụng với mục tiêu hoạt động hợp nhất dịch vụ ở mức độ nhất định trên thị trường tài chính. Munich Re (2001) - một trong năm công ty tái bảo hiểm hàng đầu thế giới: Bancassurance là việc phân phối các dịch vụ và sản phẩm ngân hàng và bảo hiểm thông qua một kênh phân phối chung đến cùng một cơ sở khách hàng. Theo Swiss Re (2007) - một trong những doanh nghiệp tái Bảo hiểm lớn nhất thế giới: Bancassurance là một chiến lược của các ngân hàng và các doanh nghiệp bảo hiểm nhằm khai thác với phương thức ít nhiều tích hợp thị trường các dịch vụ tài chính. Khái niệm này được Swiss Re và tác giả đưa ra dưới góc độ nghiên cứu về chiến lược kinh doanh. Theo Shah H. A., Salim M., 2011: Bancassurance là một hệ thống trong đó ngân hàng làm đại lý bán hàng cho công ty bảo hiểm (cả bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ) nhằm kiếm một khoản thu nhập khác ngoài lãi suất. Bancassurance là quá trình sử dụng các mối quan hệ khách hàng của một ngân hàng để bán các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ (BHNT) và bảo hiểm phi nhân thọ (BHPNT). (World Bank, 2012).
  • 22. 9 Theo Gonulal S., Lester R., Goulder N., (2012), Bancassurance là quá trình sử dụng nguồn khách hàng của ngân hàng để bán các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ và quy trình này là con đường vô cùng hiệu quả cho sự phát triển của bảo hiểm. Theo định nghĩa của LIMRA - Hiệp hội Marketing và Nghiên cứu về bảo hiểm nhân thọ lớn nhất thế giới, Bancassurance là “một chiến lược được các ngân hàng hoặc các doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng nhằm hoạt động trong thị trường tài chính theo cách thức hợp nhất dịch vụ ở mức độ phù hợp”. Theo cách hiểu của Remark - tập đoàn toàn cầu về phân phối các giải pháp tài chính: Bancas surance là việc ngân hàng và DNBH hợp tác với nhau để phát triển và phân phối một cách có hiệu quả các sản phẩm ngân hàng và bảo hiểm thông qua việc cung cấp các sản phẩm cho cùng một cơ sở khách hàng. Từ các định nghĩa trên, có thể khái quát rằng Bancassurance là việc Ngân hàng và Công ty bảo hiểm cùng hợp tác để phát triển và phân phối các sản phẩm bảo hiểm và sản phẩm ngân hàng cho cùng một nguồn cơ sở khách hàng. Một cách đơn giản hơn, Bancassurance cũng có thể được hiểu là việc ngân hàng tham gia cung cấp các sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng của mình. 1.1.2. Vai trò của Bancassurance Bancassurance mang lại lợi ích cho ngân hàng, cho các DNBH, cho cả khách hàng và cho các cơ quan quản lý nhà nước. 1.1.2.1. Đối với ngân hàng Bổ sung nguồn thu nhập: Các nguồn thu nhập từ phí truyền thống của ngân hàng là các khoản phí cố định áp dụng cho các khoản cho vay và tạm ứng, thẻ tín dụng, phí buôn bán đối với các giao dịch điểm bán hàng đối với thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng, thư tín dụng và các hoạt động khác. Luồng doanh thu này ít nhiều ổn định trong một khoảng thời gian dài và tăng trưởng khá khả quan. Tuy nhiên, lãi suất thu hẹp, sự cạnh tranh ngày càng gia tăng và tính linh hoạt ngày càng tăng của khách hàng đã buộc các ngân hàng phải tìm nguồn khác để bù đắp cho lợi nhuận giảm. Hoạt động Bancassurance đã tạo thêm nguồn thu nhập mới từ hoa hồng bảo hiểm cho tổ chức ngân hàng và các nhân viên
  • 23. 10 ngân hàng. Ngân hàng có thể tăng doanh thu từ việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng mua bảo hiểm. Ðặc biệt, ngân hàng có thể tăng thu nhập không phải từ lãi thông qua việc thu phí các dịch vụ ngân hàng (phí chuyển khoản, ATM, thẻ tín dụng…), cho thuê mặt bằng giao dịch, hoa hồng từ bán bảo hiểm… Ngân hàng có thể tận dụng cơ sở khách hàng, mối quan hệ dài hạn với khách hàng, hệ thống phân phối hiện thời… nhằm tạo ra lợi thế so với các kênh phân phối khác trong việc phân phối các sản phẩm bảo hiểm nhằm tạo ra thu nhập ổn định. Đa dạng hóa sản phẩm: Với ngân hàng, Bancassurance giúp cho ngân hàng có thêm sản phẩm mới để cung cấp cho khách hàng nhưng lại không bị đòi hỏi phải tăng vốn trên cơ sở rủi ro như đối với các sản phẩm đơn thuần của ngân hàng, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng khả năng duy trì khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng mới. Về mặt sản phẩm, có rất nhiều cơ hội cho các ngân hàng: Bảo hiểm nhân thọ thông thường, niên kim, kế hoạch giáo dục, bảo hiểm tiền gửi và lá chắn tín dụng là các sản phẩm thông thường được bán qua kênh Bancassurance. Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xe hơi, bảo hiểm nhà cửa và bảo hiểm du lịch cũng là những sản phẩm đang được phân phối bởi các ngân hàng. Tuy nhiên, gần đây đã có khá nhiều đổi mới trong thị trường bảo hiểm để cung cấp nhiều hơn và nhiều hơn nữa sản phẩm Bancassurance để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các ngân hàng. Các công ty bảo hiểm đưa ra mức phí bảo hiểm và nội dung bảo hiểm đa dạng để đáp ứng tốt với những thách thức, những cơ hội khi Bancassurance phát triển. Xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng: Sự cạnh tranh ngày càng gia tăng dẫn đến ngân hàng ngày càng khó khăn trong việc giữ chân khách hàng. Banassurance cũng là một giải pháp hiệu quả trong trường hợp này. Cung cấp nhiều dịch vụ tài chính tổng hợp phù hợp với nhu cầu của khách hàng tại một nơi, cùng một thời điểm cho khách hàng giúp nâng cao sự hài lòng của khách hàng. Trong một mô hình Bancassurance điển hình, người tiêu dùng sẽ có được một hỗn hợp sản phẩm rộng hơn ­ một gói dịch vụ tài chính toàn diện, bao gồm các sản phẩm ngân hàng và bảo hiểm. Ví dụ: thông qua Bancassurance,
  • 24. 11 khách hàng nhận được khoản vay khi mua nhà cùng với bảo hiểm cho khoản vay đó tại cùng một địa điểm, trong một sản phẩm kết hợp. Một lợi thế quan trọng khác mà Bancassurance mang lại trong các ngân hàng là phát triển “văn hóa bán hàng”, cho phép nhân viên ngân hàng liên lạc cá nhân với khách hàng, chăm sóc khách hàng khi đến giao dịch tại các chi nhánh ngân hàng, cập nhật thông tin khách hàng, tăng khả năng duy trì khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới sử dụng các dịch vụ của ngân hàng. Các giá trị lợi ích khác: - Việc bán sản phẩm bảo hiểm đồng thời với các dịch vụ cho vay tín dụng còn giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro không thu hồi được các khoản nợ khi không may có các rủi ro xảy đến với người vay tiền tại ngân hàng. - Bancassurance còn giúp cho ngân hàng tăng nguồn vốn huy động từ phía bảo hiểm. Có thể thấy trong các thoả thuận hợp tác của các Công ty Bảo hiểm nhân thọ Việt Nam với các ngân hàng đều bao hàm các thoả thuận đầu tư tiền hoặc phí bảo hiểm thu được vào ngân hàng. - Ngân hàng có thể quảng bá thương hiệu thông qua công ty bảo hiểm và các kênh phân phối của công ty bảo hiểm tăng cường thương hiệu và uy tín của mình trên thị trường. Đồng thời, tạo thêm năng lực đổi mới, giảm bớt sự biến động của lợi nhuận theo thời gian do khả năng sinh lợi của ngành ngân hàng và bảo hiểm thường biến động không theo cùng một chu kỳ. - Tăng năng suất hoạt động của nhân viên ngân hàng thông qua việc cung cấp thêm sản phẩm bảo hiểm, qua đó giảm chi phí cố định tương đối cho ngân hàng đồng thời tăng thêm động lực làm việc và thu nhập cho nhân viên ngân hàng. 1.1.2.2. Đối với công ty bảo hiểm Lợi ích cho các công ty bảo hiểm cũng không kém hấp dẫn: - Khả năng tiếp cận các cơ sở khách hàng khổng lồ của các ngân hàng là một động lực lớn cho công ty bảo hiểm. Cơ sở khách hàng rộng khắp của các ngân hàng được coi là lý tưởng cho việc phân phối các sản phẩm đại chúng. Mặt khác, các
  • 25. 12 công ty bảo hiểm có thể sử dụng cơ s ở dữ liệu khách hàng của ngân hàng để phân loại khách hàng tiềm năng, cụ thể theo nhu cầu và khả năng của họ. Với việc Bancassurrance ngày càng mở rộng phát triển, một số công ty bảo hiểm có thể tập trung vào phân đoạn có doanh thu cao, mang lại tiềm năng lớn hơn cho hoạt động quản lý tài sản. Việc sử dụng hệ thống cung cấp dịch vụ của ngân hàng giúp công ty bảo hiểm có thể tiết kiệm được chi phí hoạt động, qua đó tăng khả năng cạnh tranh và lợi nhuận. Trước hết, công ty bảo hiểm có thể giảm chi phí đào tạo (vì đội ngũ nhân viên ngân hàng thường có trình độ cao, rất am hiểu về tài chính) và có thể sử dụng cơ sở dữ liệu khách hàng, quan hệ của ngân hàng để bán bảo hiểm. Ngoài ra, công ty bảo hiểm có thể trả hoa hồng cho ngân hàng thấp hơn so với trả cho đại lý hoặc môi giới. Tuy nhiên, thực tế ở Châu Á, do tác động của cạnh tranh, các công ty bảo hiểm thường phải trả cho ngân hàng mức hoa hồng tương đương với mức trả cho đại lý hoặc môi giới. - Đa dạng hóa các kênh phân phối, phát triển các sản phẩm tài chính mới hiệu quả hơn thông qua hợp tác với đối tác ngân hàng; tăng cường khả năng cạnh tranh nhất là trong giai đoạn thị trường bão hoà, đồng thời giảm bớt sự biến động lợi nhuận theo thời gian. Bancassurance cũng là một giải pháp để thay thế kênh phân phối qua đại lý ­ kênh phân phối rất “kén” người mà nhiều công ty bảo hiểm nhân thọ trên thế giới đang gặp khó khăn trong tuyển dụng. Khi công ty bảo hiểm bán các sản phẩm ngân hàng cho khách hàng tham gia bảo hiểm sẽ giúp giảm thiểu rủi ro phát sinh từ việc giao dịch bằng tiền mặt, giải quyết tốt bài toán thu phí, thanh toán quyền lợi bảo hiểm bằng tiền mặt. Thông qua Bancassurance, công ty bảo hiểm có thể sử dụng uy tín, thương hiệu và nguồn lực (cơ sở dữ liệu, văn phòng, nhân viên…) của ngân hàng vào việc cung cấp dịch vụ bảo hiểm; thiết lập sự hiện diện trên thị trường nhanh chóng mà không cần xây dựng một mạng lưới các đại lý. Bên cạnh đó, Bancassurance cũng giúp công ty bảo hiểm thâm nhập vào những thị trường chưa được khai thác, nhất là các thị trường chỉ có thể khai thác được thông qua ngân hàng.
  • 26. 13 - Lấy thêm vốn từ ngân hàng để nâng cao khả năng thanh toán và mở rộng kinh doanh. 1.1.2.3. Đối với khách hàng - Bancassurance có thể đáp ứng những khách hàng có nhiều nhu cầu về dịch vụ tài chính chỉ qua “một cửa”. Chẳng hạn, khách hàng có nhu cầu vay tiền, có tài khoản hoặc sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng, có thể tham gia bảo hiểm ngay tại ngân hàng. Khi tham gia bảo hiểm tại ngân hàng, việc nộp phí cũng thuận tiện hơn vì khách hàng có thể nộp phí qua chuyển khoản, thẻ ATM, thẻ tín dụng… Bên cạnh đó, khách hàng có thể tham gia bảo hiểm tại ngân hàng để đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng trong trường hợp có rủi ro xảy ra đối với tài sản và sinh mạng, sức khỏe của mình. Ngoài ra khách hàng còn có thể được hưởng những quyền lợi và dịch vụ giá trị gia tăng do sử dụng đồng thời nhiều dịch vụ, chẳng hạn: được giảm phí do nộp phí qua ngân hàng, được cung cấp thẻ ATM mà không phải trả lệ phí… Tóm lại, với Bancassurance, khách hàng có thể đồng thời sử dụng các sản phẩm ngân hàng và bảo hiểm một cách thuận tiện và hiệu quả. - Bancassurance là cách thức có thể đáp ứng được sự thay đổi “khẩu vị” đa dạng của khách hàng. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, “khẩu vị” của khách hàng có nhu cầu đầu tư đang chuyển từ sản phẩm tiết kiệm đơn giản sang các sản phẩm bảo hiểm và các sản phẩm phức tạp, do vậy ngân hàng cần phải cung cấp nhiều dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng và luôn thay đổi của khách hàng. - Ngoài ra, khách hàng có thể quản lý rủi ro tốt hơn và hoạch định tài sản hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, khi mua bảo hiểm tại ngân hàng, khách hàng có thể có thêm niềm tin vì có thêm một người nữa để “bảo lãnh uy tín” cho Công ty bảo hiểm. Khách hàng cũng có thể được hưởng lợi từ chính sách ưu đãi thuế của Nhà nước. 1.1.2.4. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước Việc các công ty bảo hiểm và các ngân hàng thực hiện mô hình Bancassurance sẽ giúp cho các cơ quan này thuận lợi hơn trong việc quản lí đối với: các tổ chức, đơn vị thực hiện kinh doanh bảo hiểm vì có đơn vị đầu mối triển khai, danh mục các
  • 27. 14 sản phẩm bảo hiểm khai thác, doanh thu khai thác bảo hiểm, quản lí được nguồn thu thuế, phí với loại hình kinh doanh bảo hiểm này… Có thể thấy rằng sự phát triển của Bancassurance tại các thị trường bảo hiểm phát triển có được nhờ sự phát triển của thị trường tài chính, sự phát triển của các tập đoàn kinh tế, nhu cầu về một dịch vụ tài chính “trọn gói” của công chúng, tác động của cạnh tranh cũng như tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ. Phát triển Bancassurance đem lại lợi ích thiết thực cho tất cả các bên liên quan: ngân hàng, bảo hiểm và khách hàng. Đứng trên khía cạnh vĩ mô, sự phát triển của Bancassurance cũng đem lại sự ổn định và phát triển lành mạnh cho thị trường tài chính của các quốc gia. 1.1.3. Các hình thức Bancassurance 1.1.3.1. Hợp tác phân phối Hình thức thỏa thuận phân phối là hình thức xuất hiện sớm nhất của bancassurance. Hình thức đại lý phân phối chỉ đơn giản là một kênh phân phối cung cấp sản phẩm bảo hiểm đơn thuần trong đó các sản phẩm truyền thống được bán bởi ngân hàng (có thể bởi nhân viên ngân hàng hoặc nhân viên bảo hiểm tại ngân hàng hoặc trực tiếp hoặc thông qua điện thoại). Trong hình thức đại lý phân phối, một ngân hàng có quan hệ đại lý phân phối đối với một hoặc nhiều doanh nghiệp bảo hiểm; ngược lại, một doanh nghiệp bảo hiểm cũng có thể đồng thời kí hợp đồng đại lý với nhiều ngân hàng. Hình thức đại lý phân phối đơn giản, rủi ro đối với ngân hàng là thấp, lợi ích mang lại cho ngân hàng chính là hoa hồng hoặc thu nhập phí nhận được dựa trên doanh thu bảo hiểm đem lại. Hình 1.1: Mô hình liên kết phân phối
  • 28. 15 - Về mặt pháp lý: Đây là hình thức mà doanh nghiệp bảo hiểm và ngân hàng ký hợp tác thỏa thuận để phân phối các sản phẩm bảo hiểm đến những đối tượng khách hàng của ngân hàng hợp tác. Ngân hàng với vai trò là đơn vị đại diện giới thiệu bán sản phẩm bảo hiểm riêng lẻ hoặc bán kèm với sản phẩm của ngân hàng. - Về mặt cơ sở dữ liệu khách hàng: Ngân hàng là một pháp nhân độc lập, mức độ hợp tác với bảo hiểm phụ thuộc vào thỏa thuận hợp tác giữa hai bên nên mức độ chia sẻ thông tin về khách hàng hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận này. Thông thường ở hình thức liên kết này các ngân hàng cung cấp một lượng khách hàng để giới thiệu sản phẩm và doanh nghiệp bảo hiểm tận dụng một cách tối đa dữ liệu khách hàng của ngân hàng chia sẻ. -Về sản phẩm phân phối ra thị trường: Vì đối tượng phân khúc hàng của mỗi ngân hàng khác nhau, hoàn toàn khác với đối tượng khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm liên kết, trên cơ sở đó để khai khác hiệu quả dữ liệu khách hàng ngoài những sản phẩm biểm hiểm phân phối theo kiểu truyền thống doanh nghiệp bảo hiểm thiết kế những sản phẩm đặc thù dành riêng cho đối tượng khách hàng. Ngân hàng chỉ chịu trách nhiệm phân phối các sản phẩm bảo hiểm do một hay nhiều công ty bảo hiểm thiết kế. - Về công tác nhân sự: Trên cở sở thỏa thuận hợp tác phân phối sản phẩm bảo hiểm dữ liệu khách hàng chủ yếu từ ngân hàng cung cấp vì thế nhằm đảm bảo về dữ liệu khách hàng việc tuyển dụng cho ngân hàng lựa chon, công tác đào tạo nhân sự thì các doanh nghiệp bảo hiểm tổ chức thực hiện, trả công cho các nhân viên thực hiện việc bán sản phẩm bảo hiểm được thỏa thuận theo một tỷ lệ nhất định đã được ký kết thỏa điều kiện qui định của cơ quan quản lí nhà nước. - Về quản lí hồ sơ bảo hiểm: Do công ty bảo hiểm cung cấp các hợp đồng bảo hiểm đồng thời là những khách hàng trực tiếp tham gia quan hệ thỏa thuận hợp tác với ngân hàng nên công ty bảo hiểm trực tiếp quản lí các hợp đồng bảo hiểm được cung cấp ra. -Về lợi của các bên: Mối quan hệ giữa ngân hàng và bảo hiểm chỉ là thỏa thuận hợp tác phân phối sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng của ngân hàng thông
  • 29. 16 qua kênh phân phối ngân hàng nên thu nhập của ngân hàng và bảo hiểm là khác nhau. Cụ thể thu nhập của bảo hiểm là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh sản phẩm bảo hiểm, thu nhập của ngân hàng là hoa hồng từ phí bảo hiểm thu được do bảo hiểm thanh toán trên cơ sở thỏa thuận hợp tác đã được ký kết. - Về trách nhiệm của đôi bên: Đối với doanh nghiệp bảo hiểm: Trong hình thức đại lý phân phối, công ty bảo hiểm thuần túy là nhà sản xuất đưa ra sản phẩm, có trách nhiệm cung cấp các sản phẩm phù hợp cho ngân hàng, quản lý khách hàng và các dịch vụ đơn bảo hiểm theo yêu cầu. Công ty bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp các dịch vụ liên quan đến sản phẩm thông thường như cung cấp các tài liệu liên quan đến sản phẩm, đạo tạo về sản phẩm. Đối với ngân hàng: Trong hình thức liên kết này ngân hàng có trách nhiệm phát triển và cung cấp các tư liệu marketing, tiến hành việc bán sản phẩm bảo hiểm “tự động” như là điều khoản tự động bổ sung cho sản phẩm ngân hàng tiêu chuẩn (bảo hiểm tín dụng kèm với thẻ tín dụng, điều khoản tử kỳ kèm theo các khoản vay). Ngân hàng cũng có trách nhiệm phát triển và quản lý bán hàng trong các chương trình khuyến khích bán hàng. Một trách nhiệm nữa của ngân hàng là duy trì các báo cáo liên quan đến hoạt động kinh doanh bancassurance của phía ngân hàng. 1.1.3.2. Liên minh chiến lược Liên kết đối tác chiến lược thực chất là tương tự liên kết đại lí phân phối tuy nhiên mức độ cam kết của ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm chặt chẽ hơn và ngân hàng, chỉ liên kết với một doanh nghiệp bảo hiểm. Trong mối quan hệ liên minh chiến lược này bảo hiểm cam kết chặt chẽ hơn trong việc phát triển sản phẩm đặc thù, cam kết dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng và cộng tác chặt chẽ hơn trong các lĩnh vực như là quản lí bán hàng. Liên kết này thường liên quan đến thỏa thuận đặc biệt, thời gian liên minh có thể được ấn định. Tương tự như mô hình đại lý phân phối, rủi ro đối với ngân hàng thấp và đem lại cho ngân hàng thu nhập thông qua hoa hồng dựa trên doanh thu phí
  • 30. 17 và có thể thêm một phần chia từ “lợi nhuận” tiềm năng. Về cơ bản, các đặc trưng và trách nhiệm của các bên trong mô hình này tương tự như liên kết đại lí phân phối. Hình 1.2: Mô hình liên kết 1.1.3.3. Mô hình liên doanh Trong hình thức liên kết liên doanh này sắp xếp trách nhiệm và quyền lợi cho cả ngân hàng và công ty bảo hiểm tốt hơn do vậy có thể đem lại lợi ích tối ưu hơn cho các bên. Đây là hình thức được các nhà bảo hiểm quốc tế ưa thích do có lợi thế về mức độ cam kết và kiểm soát. Trong liên kết này ngân hàng có thể phải chịu một số rủi ro bảo hiểm nhưng họ sẽ có được sự chia sẻ lợi nhuận có được từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Liên kết này yêu cầu ngân hàng phải bỏ ra một lượng vốn nhất định trong liên doanh. Hình 1.3. Mô hình liên kết liên doanh
  • 31. 18 Đặc trưng của hình thức liên kết liên doanh giữa ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm -Về mặt pháp lý: Ngân hàng và công ty bảo hiểm thành lập một pháp nhân mới (thứ ba) để triển khai cung cấp sản phẩm bảo hiểm. Pháp nhân này chính là một công ty bảo hiểm và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm. Do pháp nhân mới độc lập nên giữa ngân hàng (là một bên trong Liên doanh hoặc cổ đông) và pháp nhân thứ ba này cũng sẽ tồn tại thỏa thuận hợp tác phân phối sản phẩm theo mô hình đại lý phân phối để thực hiện phân phối sản phẩm cho khách hàng của ngân hàng. Về mặt cơ sở dữ liệu khách hàng: Pháp nhân thứ ba được hình thành từ Hợp đồng Liên doanh giữa ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm nên mức độ chia sẻ thông tin về thị trường, về khách hàng của cả hai bên đều phải đặt ra để cung cấp cho pháp nhân thứ ba. Về sản phẩm phân phối ra thị trường: Trong hình thức liên doanh, việc thiết kế sản phẩm hoàn toàn là do pháp nhân thứ ba thực hiện trên cơ sở dữ liệu thông tin được cả ngân hàng và bảo hiểm chia sẻ. Như vậy, các sản phẩm bảo hiểm phân phối qua liên kết Bancassurance theo hình thức này đã xuất hiện các sản phẩm đặc thù có thể tích hợp với các sản phẩm ngân hàng. - Về quản lí hồ sơ bảo hiểm: Pháp nhân thứ ba hay được gọi là công ty liên doanh sẽ đảm nhiệm quản lý chiệu trách nhiệm bảo quản lưu trữ các hợp đồng bảo hiểm đã cung cấp. -Về quyền lợi của các bên: Ngân hàng và công ty bảo hiểm tham gia góp vốn thành lập pháp nhân thứ ba sẽ được hưởng lợi nhuận từ kết quả kinh doanh của liên doanh. Ngoài ra, nếu giữa ngân hàng và pháp nhân thứ ba tồn tại quan hệ thỏa thuận phân phối thì ngân hàng cũng được hưởng hoa hồng trên phí bảo hiểm thu được cho pháp nhân thứ ba như đại lý phân phối. - Về trách nhiệm của các bên liên quan: Đối với công ty liên doanh
  • 32. 19 + Cung cấp các sản phẩm bảo hiểm + Quản lý cung cấp các dịch vụ và khách hàng. + Tuyển dụng, đào tạo và trả lương cho đội ngũ bán hàng + Phát triển và cung cấp các tư liệu phục vụ cho hoạt động marketing và dịch vụ tư vấn tài chính. - Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm thông thường như các tài liệu liên quan đến sản phẩm, đào tạo về sản phẩm. - Thực hiện chức năng quản lý và phát triển bán hàng trong các chương trình khuyến khích bán hàng của kênh phân phối. - Định hướng cho các nhân viên bán hàng của ngân hàng đối với các sản phẩm liên quan. - Duy trì các báo cáo kinh doanh của bancassurance. Đối với ngân hàng: - Cung cấp dữ liệu khách hàng một cách tốt nhất - Tạo điều kiện, mở cửa cho hệ thống ngân hàng trong việc phân phối sản phẩm hiệu quả. - Duy trì các báo cáo của nhân viên bán hàng của ngân hàng trong việc kinh doanh liên quan đến bancassurance. + Có thể chia sẻ trong việc quản lý và kiểm soát kênh bán hàng phụ thuộc vào lượng cổ phần nắm giữ trong liên doanh bảo hiểm. 1.1.3.4. Tập đoàn tài chính
  • 33. 20 Hình 1.4. Mô hình tập đoàn tài chính - Hình thức pháp lý: Trong mô hình này ngân hàng và công ty bảo hiểm cùng nằm trong một tập đoàn tài chính: (Ngân hàng hoặc Bảo hiểm chỉ là Công ty thành viên của Tập đoàn); hoặc ngân hàng sở hữu công ty bảo hiểm (mô hình Công ty Mẹ - Công ty Con). - Cơ sở dữ liệu khách hàng: Mức độ chia sẻ thông tin về thị trường và khách hàng được triệt để áp dụng, do cả ngân hàng và bảo hiểm cùng chung chủ sở hữu. - Sản phẩm bảo hiểm được phân phối qua mô hình: Theo mô hình này, việc thiết kế sản phẩm là do cả ngân hàng và bảo hiểm cùng thực hiện trên cơ sở dữ liệu thông tin chung của Tập đoàn. Như vậy, các sản phẩm bảo hiểm phân phối qua mô hình Bancassurance theo mô hình này bao gồm cả sản phẩm bảo hiểm truyền thống và các sản phẩm đặc thù có thể tích hợp với các sản phẩm ngân hàng. - Quản lý hợp đồng bảo hiểm: Các hợp đồng bảo hiểm được cung cấp ra sẽ do bảo hiểm với tư cách là công ty con hoặc công ty thành viên được giao nhiệm vụ quản lý. - Thu nhập của các bên: Theo mô hình thu nhập của công ty bảo hiểm là một phần thu nhập của ngân hàng hoặc tập đoàn. Trách nhiệm của các bên: + Trách nhiệm của công ty bảo hiểm: - Cung cấp các sản phẩm bảo hiểm. - Thực hiện nhiệm vụ quản lý và phát triển các trong các chương trình khuyến khích bán hàng đối với kênh phân phối. - Phát triển và cung cấp các hỗ trợ marketing cần thiết cho dịch vụ bán hàng. - Khai thác tất cả các sản phẩm bảo hiểm. - Quản lý khách hàng và cung cấp dịch vụ đơn theo yêu cầu. - Cung cấp các dịch vụ liên quan đến hoạt động bảo hiểm như sản phẩm, đào tạo sản phẩm,... - Tuyển dụng, đào tạo và trả lương cho đội ngũ bán hàng và đội ngũ quản lý. - Cung cấp các hệ thống POS cần thiết hỗ trợ đội ngũ bán hàng. + Trách nhiệm của Ngân hàng:
  • 34. 21 - Tạo điều kiện, mở cửa cho hệ thống ngân hàng trong việc phân phối sản phẩm hiệu quả. 1.2. Phát triển hoạt động Bancassurance tại Ngân hàng thương mại 1.2.1. Khái niệm Bancassurance ra đời và phát triển dưới sự tác động của hàng loạt các nhân tố khác nhau. Các nhân tố này bao gồm: sự phát triển của thị trường tài chính, sự hình thành của các tập đoàn kinh tế, nhu cầu dịch vụ tài chính trọn gói của người dân, áp lực cạnh tranh trong thị trường bảo hiểm ngân hàng, cũng như tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ. Với các lợi ích to lớn của bancassurance, trong xu thế ngày nay, hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm đều mở rộng, phát triển kênh bancassurance. Nội hàm của phát triển Bancasurrance thể hiện trên những vấn đề sau: Mục tiêu phát triển bancassurance của các doanh nghiệp là đáp ứng nhu cầu kinh doanh của các công ty trong hiện tại và tương lai. Mục đích cuối cùng của các doanh nghiệp là gia tăng kết quả kinh doanh được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, thị phần và uy tín của công ty trên thị trường. Chủ thể phát triển bancassurance của các doanh nghiệp là chính bản thân các doanh nghiệp. Cụ thể, đầu tiên chủ thể phát triển bao gồm Ban lãnh đạo, quản lý của công ty chịu trách nhiệm hoạch định chiến lược, phương hướng, mục tiêu và biện pháp phát triển. Đây là chủ thể quan trọng nhất thực hiện quá trình vận dụng các phương thức, công cụ phát triển bancassurance đối với các doanh nghiệp bảo hiểm để nhằm đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, thị phần cho doanh nghiệp. Tiếp theo, chủ thể phát triển chính là toàn bộ nhân viên của các doanh nghiệp, chính là những người trực tiếp triển khai các biện pháp phát triển này. Ngoài ra, chủ thể quản lý vĩ mô là các cơ quan quản lý thị trường bảo hiểm của Nhà nước. Thông qua các hoạt động quản lý này, Nhà nước định hướng phát triển thị trường bảo hiểm lành mạnh, đúng hướng và bền vững.
  • 35. 22 Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Huyền Trang (2015) thì phát triển hoạt động bancassurance là sự gia tăng về cả lượng và chất lượng, theo đó sẽ phát triển theo 2 hướng: Phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu. Theo quan điểm của Chu Thu Hiền (2010) thì phát triển bancassurance của các DNBH là tổng hòa của các biện pháp mà các doanh nghiệp thực hiện để phát triển về sản phẩm cũng như kênh phân phối bancassurance của mình nhằm tạo ra kết quả kinh doanh ngày càng tốt hơn. Theo quan điểm của Đoàn Thị Thanh Tâm (2015) thì hoạt động bancassurance là một phần trong tổng thể các hoạt động của một công ty bảo hiểm. Sự phát triển hoạt động bancassurance của DNBH được thể hiện qua sự phát triển của doanh thu phí bảo hiểm kênh bancassurance; Số lượng đại lý bancassurance; Số lượng sản phẩm bancassurance; Hoa hồng phí kênh bancassurrance; Số tiền bảo hiểm; Số tiền bảo hiểm khai thác mới; Doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới; Số hợp đồng đang duy trì hiệu lực; Số hợp đồng khai thác mới; Cơ cấu doanh thu phí bancassurance… Như vậy, trong luận văn này thì phát triển bancassurance của các doanh nghiệp bao gồm phát triển cả về sản phẩm bancassurance và kênh phân phối bancassurance. 1.2.2. Một số tiêu chí đánh giá sự phát triển hoạt động Bancassurance 1.2.2.1. Chỉ tiêu định lượng a. Doanh thu từ hoạt động Bancassurance - Doanh thu phí bảo hiểm và tốc độ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm qua kênh bancassurance Doanh thu phí bảo hiểm từ Bancassurance là tổng số tiền phí bảo hiểm thu được từ các hợp đồng bảo hiểm được ký kết qua kênh Bancassurance. Chỉ tiêu này cho biết doanh thu phân phối dịch vụ Bancassurance, phản ánh khả năng khai thác bảo hiểm của ngân hàng. Doanh thu phí bảo hiểm từ Bancassurance thường được tính thông qua hai chỉ tiêu là gia tăng doanh thu phí qua kênh này và tốc độ tăng doanh thu.
  • 36. 23 Gia tăng DT DT phí bảo hiểm DT phí bảo hiểm phí bảo hiểm = bancassurance năm - bancassurance năm bancassurance nay trước Tốc độ tăng DT phí bảo hiểm trưởng doanh = bancassurance năm nay x 100% thu phí từ DT phí bảo hiểm bancassurance bancassurance năm trước Đối với một bancassurrance, doanh thu phí bảo hiểm là chỉ tiêu kết quả phản ánh sự phát triển của nghiệp vụ này. Doanh thu phí từ bancassurance tăng theo thời gian sẽ cho thấy hiệu quả nghiệp vụ bảo hiểm bancassurance được cải thiện và phát triển thế nào. Tăng trưởng doanh thu phí cao thể hiện sự phát triển mở rộng nhanh chóng của kênh phân phối trong kết quả kinh doanh. Chỉ tiêu này cũng được sử dụng để tính tăng trưởng tăng doanh thu phí của một doanh nghiệp nói chung hay một bancassurer nói riêng. Tăng trưởng doanh thu phí của một doanh nghiệp bảo hiểm trong năm phản ánh sự phát triển, vai trò, vị trí của doanh nghiệp bảo hiểm đó trên thị trường. - Tỷ trọng doanh thu phí bancassurance Tỷ trọng doanh thu phí bancassurance trong tổng doanh thu được xác định trên cơ sở doanh thu phí bảo hiểm khai thác được qua kênh phân phối bancassurance trên tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc của doanh nghiệp, phản ánh sự phát triển nghiệp vụ bancassurance so với các nghiệp vụ khác của doanh nghiệp. Tỷ trọng doanh DT phí bảo hiểm thu phí = bancassurance x 100% bancassurance Tổng doanh thu phí
  • 37. 24 Tỷ trọng doanh thu phí bancassurance càng cao thì chứng tỏ nghiệp vụ bancassurance của DNBH càng phát triển và ngược lại. b. Số lượng khách hàng tham gia hoạt động Bancassurance Khách hàng là nhân tố quan trọng góp phần đem lại doanh thu cho ngân hàng cũng như DNBH. Số lượng khách hàng tham gia dịch vụ bảo hiểm càng nhiều đồng nghĩa với việc triển khai hoạt động Bancassurance của ngân hàng và DNBH đã đạt được thành tựu nhất định so với mục tiêu các bên đề ra. Số lượng khách hàng nhiều/ít không những thể hiện được doanh thu tăng/giảm mà nó còn phản ánh quy trình triển khai, dịch vụ chăm sóc, hoạt động marketing hay sản phẩm được khai thác,..có hợp lý và hiệu quả hay không. Từ những dữ liệu đó, ngân hàng và DNBH có thể phân tích và đưa ra chiến lược đúng đắn nhằm cải thiện thiếu sót trong công tác triển khai hoạt động Bancassurance tại đơn vị. c. Tính đa dạng của sản phẩm được triển khai Đa dạng hóa sản phẩm Bancassurance là một đòi hỏi cấp thiết, là giải pháp cơ bản, giúp các ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị phần. Đa dạng hóa sản phẩm là tăng số lượng sản phẩm bảo hiểm mới và bổ sung thêm các sản phẩm bảo hiểm bổ trợ mới cho sản phẩm. Hiện tại hoạt động Bancassurance không chỉ duy trì các hoạt động bảo hiểm truyền thống (như bảo hiểm tài sản, bảo hiểm nhân thọ…) mà cần gia tăng các sản phẩm phi truyền thống (như bảo hiểm liên kết chung, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm du lich, các sản phẩm dịch vụ bảo hiểm độc quyền qua ngân hàng...). Thực hiện đa dạng hóa sản phẩm là một trong những định hướng tập trung của các CTBH nói chung và của hoạt động Bancassurance nói riêng trong giai đoạn tới. Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, khách hàng trở nên quan tâm hơn đến vấn đề sức khỏe và bảo vệ quyền lợi bản thân thì việc nghiên cứu các sản phẩm mới, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau là yếu tố quyết định uy tín của hoạt động bảo hiểm trên truyền thông.
  • 38. 25 Như vậy, phát triển sản phẩm ở đây có nghĩa là ngân hàng phải luôn kết hợp với CTBH để cung cấp cho khách hàng những sản phẩm bảo hiểm mới, đáp ứng được các yêu cầu đa dạng của khách hàng. Số lượng sản phẩm bảo hiểm của một bancassurance cho biết tổng số sản phẩm bảo hiểm được một bancassurance cung cấp ra thị trường. Số lượng sản phẩm nhiều và đa dạng biểu thị nỗ lực của công ty bảo hiểm trong việc đáp ứng các nhu cầu bảo hiểm của khách hàng trên thị trường. Số lượng sản phẩm bancassurance có thể chia thành hai chỉ tiêu nhỏ: Số lượng sản phẩm truyền thống và số lượng sản phẩm tích hợp. + Số lượng sản phẩm truyền thống Số lượng sản phẩm truyền thống phản ánh tính đa dạng của sản phẩm đồng thời cũng phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu của các khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân của một bancassurance. + Số lượng sản phẩm tích hợp Đây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự phát triển của hoạt động bancassurrance trong vấn đề phát triển sản phẩm. Số lượng sản phẩm tích hợp phản ánh nỗ lực của công ty bảo hiểm trong việc thiết kế các sản phẩm chuyên biệt, có thể tích hợp với các sản phẩm ngân hàng để cung cấp cho đối tượng là khách hàng của ngân hàng. Các sản phẩm tích hợp đa dạng có thể nâng cao kết quả khai thác của kênh phân phối bancassurance do tính phù hợp của sản phẩm đối với thị trường khách hàng tiềm năng. Số lượng sản phẩm bảo hiểm triển khai qua ngân hàng là số lượng các sản phẩm bảo hiểm mà ngân hàng đối tác lựa chọn và cung cấp cho khách hàng của mình qua kênh bancassurance. Sự tăng trưởng số lượng sản phẩm bảo hiểm qua kênh này cho biết những nỗ lực của DNBH và ngân hàng trong việc đáp ứng các nhu cầu bảo hiểm của khách hàng trên thị trường. Số lượng sản phẩm bảo hiểm phân phối càng nhiều thể hiện khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng càng đa dạng. Có một nền tảng sản phẩm ban đầu để phân phối cho khách hàng chính là điều kiện trước tiên để phát triển dịch vụ Bancassurance, không có sản phẩm DNBH sẽ không
  • 39. 26 có cơ sở để thúc đẩy dịch vụ này phát triển. Ngoài chỉ tiêu về số lượng sản phẩm bancassurance, chỉ tiêu sự gia tăng số lượng sản phẩm bancassurance cũng được sử dụng để đánh giá mức độ phát triển của hoạt động bancassurance. Chỉ tiêu này được xác định qua công thức: Gia tăng số Số lượng sản phẩm Số lượng sản phẩm lượng sản phẩm = bancassurance năm - bancassurance năm bancassurance nay trước Sự gia tăng số lượng sản phẩm bancassurance là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh số lượng sản phẩm bancassurance được DNBH triển khai thêm trong một thời kỳ nhất định. Một danh mục sản phẩm bancassurance được coi là hiệu quả khi đảm bảo được tính đa dạng để đáp ứng nhu cầu, có sức cạnh tranh và duy trì được khả năng sinh lời, khi đó hoạt động bancassurance của doanh nghiệp bảo hiểm càng được đánh giá là phát triển theo chiều rộng. d. Số lượng đại lý phân phối liên kết Bancassurance Ngân hàng dường như là một tổ chức thích hợp để đi bán bảo hiểm. Lý do là ngân hàng sở hữu hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch rộng khắp, danh sách khách hàng tiềm năng lớn, cùng một hệ thống công nghệ thông tin đủ sức đáp ứng những yêu cầu của ngành bảo hiểm. Mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch rộng khắp, rất thuận tiện cho đưa sản phẩm bảo hiểm đến với khách hàng, cũng như hỗ trợ khách hàng trong việc thu phí bảo hiểm, thực hiện bồi thường khi sự cố được bảo hiểm xảy ra, hỗ trợ các doanh nghiệp bảo hiểm phân phối sản phẩm ở khắp mọi miền đất nước… Hiện nay, dịch vụ bảo hiểm cũng sẽ cải thiện về xu hướng công nghệ số nhiều hơn. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của các ngân hàng hiện đại, đồng bộ là điều kiện cần thiết để đáp ứng yêu cầu phân phối sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng đặt biệt khi các kênh bán hàng trực tuyến sản phẩm Bancassurance được đang được đẩy mạnh.
  • 40. 27 Số lượng đại lý bancassurance là số lượng các đại lý bảo hiểm là các ngân hàng. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ mở rộng kênh phân phối bancassurance về lượng của công ty bảo hiểm. Số lượng đại lý bancassurance nhiều và phủ rộng về địa lý sẽ cho thấy tính phủ rộng và phần nào phản ánh khả năng tiếp cận khách hàng. So với các đại lý bảo hiểm không phải là ngân hàng, đại lý bancassurance có lợi thế về khách hàng tiềm năng, mặt bằng chất lượng liên quan đến trình độ học vấn của đại lý thường cao hơn đại lý thông thường. Đại lý là ngân hàng thường là các đại lý tổ chức trong đó các nhân viên ngân hàng (thường là nhân viên tín dụng) là các thành viên của đại lý tổ chức, thực hiện chức năng giới thiệu và bán sản phẩm bảo hiểm đến khách hàng của ngân hàng. Nếu mối liên kết giữa ngân hàng và công ty bảo hiểm được thiết lập tốt và chặt chẽ, các đại lý bancassurance có thể phát huy tối đa năng lực và đạt kết quả khai thác cao. Chỉ tiêu này thể hiện độ rộng của kênh phân phối. Số lượng kênh phân phối cho biết DNBH có thật sự tận dụng các NH để phân phối sản phẩm bảo hiểm, DNBH có tập trung phát triển Bancassurance hay không. Kênh phân phối càng được mở rộng, ngân hàng càng có thêm điều kiện tiếp xúc với những cơ sở khách hàng mới, qua đó tạo tiền đề cho sự phát triển của dịch vụ Bancassurance. Nếu như chỉ tiêu về số lượng sản phẩm bảo hiểm được phân phối là điều kiện cần thì chỉ tiêu về số đại lý phân phối là điều kiện đủ cho sự phát triển của dịch vụ Bancassurance tại DNBH. Có nền tảng sản phẩm để cung cấp nhưng không có mạng lưới phân phối rộng lớn thì DNBH cũng không có cách nào để giới thiệu và phân phối dịch vụ Bancassurance đến với khách hàng và do đó đương nhiên không thể đẩy mạnh dịch vụ này phát triển được. Ngoài ra, chỉ tiêu sự gia tăng số lượng kênh phân phối bancassurance cũng được sử dụng để đánh giá mức độ phát triển của hoạt động bancassurance. Chỉ tiêu này được tính theo công thức sau: Gia tăng số Số lượng kênh Số lượng kênh lượng kênh = bancassurance năm - bancassurance năm bancassurance nay trước
  • 41. 28 Mức gia tăng số lượng kênh bancassurance của DNBH càng nhanh chứng tỏ mức độ phát triển của hoạt động bancassurance theo chiều rộng của DNBH càng tốt. Điều này cho thấy, DNBH đã tăng cường mở rộng mạng lưới bán hàng qua bancassurance. Số lượng ngân hàng càng được gia tăng mạnh thì doanh nghiệp bảo hiểm có mạng lưới ngân hàng liên kết rộng thúc đẩy việc phân phối sản phẩm bảo hiểm tới tay khách hàng, doanh thu phí bảo hiểm qua kênh bancassurance tăng, thúc đẩy hoạt động bancassurance phát triển. 1.2.2.2. Chỉ tiêu định tính a. Uy tín, thương hiệu Ngân hàng và công ty bảo hiểm Uy tín và thương hiệu của Ngân hàng là tài sản vô hình có giá trị vô cùng lớn và cần thiết trong việc đưa hình ảnh của ngân hàng đến với khách hàng. Ngân hàng có thương hiệu uy tín, lịch sử hoạt động ổn định, an toàn, phát triển bền vững sẽ là sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng, đặc biệt trong hoạt động Bancassurance. Với cùng một sản phẩm ra mắt khách hàng nếu có chung các yếu tố đặc tính, giá cả, chất lượng phục vụ thì lúc này uy tín và thương hiệu là yếu tố quyết định khách hàng sử dụng sản phẩm của ngân hàng nào. Tất nhiên, sự lựa chọn sẽ nghiêng về sản phẩm gắn với thương hiệu uy tín, quen thuộc hơn là sản phẩm của thương hiệu mới. Một ngân hàng có thương hiệu mạnh sẽ tạo được sự tin tưởng và an tâm cho khách hàng ngay cả đối với khách hàng chưa sử dụng dịch vụ tại ngân hàng. b. Chất lượng tiện ích của sản phẩm Sự phát triển của Bancassurance không chỉ căn cứ vào số lượng dịch vụ mà còn căn cứ vào tính tiện ích của sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Ngày nay các ngân hàng đang nghiên cứu và hướng tới phát triển sản phẩm mang nhiều tiện ích, phù hợp với thị hiếu khách hàng. Thông qua mạng lướicông nghệ khách hàng có thể mua bảo hiểm và thanh toán phí tại các máy ATM, thanh toán trực tuyến trên thiết bị kết nối internet… Ngoài sản phẩm bảo hiểm riêng lẻ, ngân hàng còn phối hợp với công ty bảo hiểm phát triển các sản phẩm kết hợp mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng với chi phí phù hợp như bảo hiểm tín dụng, bảo hiểm tiền gửi mang tính tiện ích cao, an toàn, tạo sự an tâm cho khách hàng.
  • 42. 29 c. Mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng Mức độ đáp ứng sự nhu cầu của khách hàng thể hiện ở khả năng thỏa mãn, sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ Bancassurance tại ngân hàng. Khách hàng không chỉ là người mang lại nguồn doanh thu cho ngân hàng mà chính bản thân họ là người truyền tải thông tin tốt nhất tới những khách hàng mới, vì vậy việc làm hài lòng khách hàng là một nhân tố vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của ngân hàng. Nếu chất lượng dịch vụ cung cấp ngày càng chuyên nghiệp, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì khách hàng sẽ chấp nhận và gắn bó lâu dài với ngân hàng. Chất lượng ở đây thể hiện qua tính tiện ích, quy trình nghiệp vụ, chăm sóc khách hàng, giảm đến mức thấp nhất sai sót và rủi ro trong kinh doanh dịch vụ. 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động Bancassurance tại các Ngân hàng thương mại 1.2.3.1. Nhân tố chủ quan a. Mô hình hợp tác và mục tiêu hướng tới Tham gia vào triển khai hoạt động bancassurance gồm ngân hàng và công ty bảo hiểm, mỗi mô hình hợp tác đều có ưu điểm, hạn chế riêng, tùy theo điều kiện nguồn lực của mình về nhân sự, về công nghệ... và trình độ phát triển của thị trường mà ngân hàng và công ty bảo hiểm có thể xác định cho mình mô hình hợp tác phù hợp sao cho tối thiểu hóa chi phí hoạt động, tăng hiệu quả nguồn lực. Mô hình bancassurance phổ biến nhất trên toàn châu Á và châu Mỹ Latinh là mô hình thỏa thuận phân phối, mô hình này chiếm 69% trong các loại mô hình hợp tác bancassurance - đây là mô hình hợp tác đơn giản nhất, đơn thuần là việc ngân hàng và công ty bảo hiểm cùng ký một thỏa thuận hợp tác theo đó ngân hàng bán sản phẩm bảo hiểm cho công ty bảo hiểm. Ở châu Âu có hình thức hợp tác phổ biến theo mô hình liên minh chiến lược và mô hình liên doanh. Thực tế, mô hình càng có sự hợp nhất cao giữa ngân hàng và bảo hiểm thì càng có điều kiện để hợp lý hóa chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động.
  • 43. 30 Hoạt động Bancassurance muốn thành công, cần có chiến lược và định hướng phát triển rõ ràng. CTBH và ngân hàng cần thống nhất lộ trình và bước đi phù hợp để xây dựng mô hình hợp tác. Với CTBH, chiến lược phát triển Bancassurance có thể nhằm tăng doanh thu, thúc đẩy tăng thị phần, đặc biệt là tạo ra kênh phân phối thay thế các kênh phân phối truyền thống trong bối cảnh thị trường đang ngày càng cạnh tranh. Tương tự với Ngân hàng, việc triển khai thêm các sản phẩm bảo hiểm vừa giúp ngân hàng tăng thêm doanh thu từ hoa hồng bảo hiểm, vừa nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng. Chiến lược phát triển của ngân hàng, định vị khách hàng mục tiêu tập trung vào khách hàng cá nhân hay khách hàng doanh nghiệp sẽ giúp CTBH lựa chọn và hoạch định chiến lược phát triển sản phẩm phù hợp với nhu cầu của ngân hàng và khách hàng. (Nguyễn Thanh Hoa, 2015) Do vậy, ngân hàng phải xác định rõ mục tiêu và xây dựng một chiến lược phát triển hoạt động Bancassurance nhằm đảm bảo việc phát triển dịch vụ này được thực hiện một cách hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng. b. Sản phẩm phù hợp Để hoạt động Bancassurance thành công cần phải có chiến lược sản phẩm phù hợp với mô hình kinh doanh hợp lý. Đặc biệt, khi mới triển khai nên bắt đầu với các sản phẩm đơn giản, sau khi đã có kết quả nhất định mới nên mở rộng ra các sản phẩm mang nhiều đặc tính phức tạp hơn và đem lại doanh thu cao hơn. Việc áp dụng chiến lược này sẽ giúp cập nhật thông tin khách hàng, phân đoạn cơ sở dữ liệu khách hàng để thực hiện marketing hiệu quả hơn nhằm thu được lợi nhuận với việc đầu tư ít, rủi ro thấp. Các sản phẩm ra đời, cần phải có sự lựa chọn đánh giá thật kỹ càng, tập trung hướng tới việc phục vụ khách hàng trọn gói và phải có sự đồng thuận của hai bên cùng tham gia là ngân hàng và công ty bảo hiểm. Việc bán các sản phẩm bảo hiểm qua kênh ngân hàng giống như việc Công ty bảo hiểm bán sản phẩm của mình qua kênh khác nên cũng đòi hỏi việc đào tạo, marketing với các biện pháp khuyến khích, chính sách thù lao, quy trình đánh giá rủi ro... phải phù hợp. c. Công ty liên kết phù hợp Việc lựa chọn đối tác có uy tín, thương hiệu tốt giúp các bên có thể phát huy và bổ sung cho uy tín và thương hiệu của chính bản thân công ty mình và đem lại sự
  • 44. 31 thành công của sản phẩm Bancassurance. Khi tìm kiếm đối tác, các bên như ngân hàng và công ty bảo hiểm cần phải xác định rõ khả năng và điểm mạnh yếu của từng bên, sử dụng tốt nguồn lực sẵn có như con người, cơ sở dữ liệu, địa điểm kinh doanh tốt để việc triển khai bán bảo hiểm được diễn ra thuận lợi. Tuy nhiên, việc thực hiện kinh doanh Bancassurance không tốt sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín và hình ảnh của các bên tham gia. Các bên cần phải xử lý tốt các mối quan hệ và mâu thuẫn trong hợp tác vì khi hợp tác, môi trường văn hoá kinh doanh các bên sẽ có sự thay đổi, cũng như mục tiêu kinh doanh và đối tượng khách hàng của từng đối tác sẽ có nhiều tác động. Việc cung cấp các sản phẩm bảo hiểm có thể thay thế các sản phẩm ngân hàng ở mức độ nhất định và ngược lại. Bancassurance thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào mức độ cam kết và hỗ trợ từ phía ngân hàng. Những cam kết tuyệt đối phải được bắt đầu ngay ở cấp lãnh đạo cao cấp nơi sẽ gây ảnh hưởng lớn đến các cấp khác trong ngân hàng. Để đáp lại những cam kết nhận được từ phía ngân hàng, các nhà bảo hiểm cũng phải hỗ trợ ngược lại cho ngân hàng. Các hỗ trợ này bao gồm hỗ trợ nhu cầu ngay tại nơi bán hàng, quy trình công nghệ nào có thể nhanh chóng và hiệu quả tiếp nhận những ứng dụng mới và tạo ra dịch vụ khách hàng hữu ích. 1.2.3.2. Nhân tố khách quan a. Thị trường mục tiêu của bancasurance Với việc tiến hành phân đoạn thị trường tức là chia khách hàng ra thành các nhóm có đặc điểm tương đồng (thu nhập, sở thích, thói quen,…), công ty sẽ đề ra được chiến lược phát triển kinh doanh hợp lý và chọn được thị trường mục tiêu nhắm tới trong từng giai đoạn. Phân đoạn thị trường hợp lý sẽ giúp các công ty bảo hiểm đưa ra các gói sản phẩm phù hợp, thỏa mãn nhu cầu thị trường qua đó làm tăng doanh thu và lợi nhuận. Qua nghiên cứu, tuổi đời của con người càng thấp thì khả năng mua bảo hiểm qua ngân hàng càng cao. Trong số những người nhận biết được việc ngân hàng bán bảo hiểm thì với độ tuổi từ 16 đến 34 khả năng mua bảo hiểm qua ngân hàng là 35%. Trong khi đó với độ tuổi từ 65 tuổi trở lên thì tỷ lệ này chỉ là 17% với lý do là những người ở độ tuổi cao (trên 65 tuổi) đã có những sản
  • 45. 32 phẩm bảo hiểm hiểm đầy đủ và có quan hệ bền vững lâu năm với các nhà tư vấn tài chính. Chính vì vậy, các công ty thường tập trung phát triển các sản phẩm cho nhóm khách hàng có tỷ lệ tiêu dùng lớn để tăng nhanh doanh thu. Với việc nghiên cứu và đẩy mạnh kinh doanh vào thị trường mục tiêu, công ty sẽ cắt giảm được chi phí từ những sản phẩm không phát triển được đồng thời tập trung nguồn lực vào một số sản phẩm thế mạnh sẽ đạt được hiệu quả kinh doanh cao hơn. b. Hệ thống văn bản pháp luật liên quan Môi trường рháр lý đóng vai trò quan trọng trоng việc triển khai hоạt động bancassurance. Kinh nghiệm từ các nước đã triển khai thành công Bancassurance trên thế giới chо thấу các quу định về рháр lý đóng vai trò quan trọng và có tác động trực tiếр đến hоạt động Bancassurance. Các nước càng có ít ràо cản gia nhậр đối với các DNBH thì nghiệр vụ Bancassurance càng рhát triển. Một số chính рhủ các nước chо рhéр bảо hiểm nước ngоài tham gia đầu tư khiến chо thị trường bảо hiểm các nước nàу thêm tính cạnh tranh và ngàу một рhát triển. Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, một lĩnh vực kinh doanh nhạy bén và phức tạp. Do vậy, ngân hàng luôn chịu sự kiểm soát chặt chẽ của pháp luật. Hoạt động Bancassurance cũng cần có sự giám sát chặt chẽ của nhà nước để điều chỉnh phù hợp với thị trường, kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ trong quá trình hoạt động, nhưng vẫn đảm bảo quyền tự chủ về hoạt động kinh doanh của ngân hàng và CTBH; tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát để có những khuyến nghị, cảnh báo kịp thời để hoạt động Bancassurance có thể phát triển hiệu quả và bền vững. Do đó việc hoàn thiện hành lang pháp lý về Bancassurance có vai trò rất lớn trong việc phát triển hoạt động Bancassurance giữa các ngân hàng và CTBH. 1.3. Kinh nghiệm phát triển Bancassurance tại một số Ngân hàng tại Việt Nam 1.3.1. Kinh nghiệm của ACB Với lợi thế là một trong những ngân hàng TMCP lớn, có uy tính tại Việt Nam, ACB có hệ thống mạng lưới trãi rộng trên cả nước với hơn 350 chi nhánh, phòng
  • 46. 33 giao dịch ACB đã hợp tác liên kết với những công ty bảo hiểm hàng đầu tại Việt Nam. Ngày 9 tháng 11 năm 2015 tại TPHCM Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) và Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ AIA (Việt Nam) ("AIA Việt Nam") đã chính tức ký kết thỏa thuận triển khai mô hình hợp tác phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ (Bancassurance). Với sự hợp tác này, hai doanh nghiệp sẽ mang đến cho khách hàng dịch vụ đa dạng từ tài chính đến bảo hiểm thông qua việc cung cấp các giải pháp tài chính trọn gói dành cho khách hàng. Theo đó, các khách hàng của ACB có thể tiếp cận sản phẩm bảo hiểm nhân thọ ngay tại các chi nhánh ngân hàng, đồng thời có thể sử dụng tài khoản ngân hàng để thanh toán phí bảo hiểm định kỳ. ACB và AIA, tự hào luôn nằm trong top các công ty đứng đầu trong các lĩnh vực ngân hàng và bảo hiểm, với ACB chúng tôi luôn đặt khách hàng là trọng tâm, do đó việc mở rộng danh mục sản phẩm phục vụ, chúng tôi tin rằng khách hàng đang có những sự lựa chọn bảo vệ và đảm bảo cho cuộc sống của mình tốt nhất, không chỉ cho cá nhân khách hàng mà còn cho cả gia đình” Đầu tiên, hình ảnh, thương hiệu ACB vốn đã khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường trong nước và quốc tế. Điển hình năm 2017 ACB được tạp chí Asiamoney đã trao cho ACB hai giải thường gồm “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2017” và “Ngân hàng tốt nhất về trách nhiệm xã hội”. Gần đây nhất ngân hàng ACB vinh dự được trao tặng Giải thưởng Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2019 do tạp chí HR Asia – Tạp chí hàng đầu về nhân sự khu vực Châu Á tổ chức bầu chọn. Thứ hai, về mạng lưới kênh phân phối rộng khắp cả nước với hơn 350 chi nhánh, phòng giao dịch thuận lợi trong việc phát triển hoạt động Bancassurance. Thứ ba, tận dụng cơ sở dữ liệu khách hàng đa dạng, phong phú cộng với việc thiết kế những sản phẩm phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Thứ tư, nguồn nhân lực ngoài những tiêu chí đầu vào đáp ứng đủ tiêu chuẩn nhất định còn được đào tạo một cách bài bản có hệ thống trước khi bắt đầu làm việc. Thứ năm, quản trị, điều hành hệ thống được kế thừa những đội ngũ lãnh đạo giỏi, điển hình đầu năm 2019 CEO ngân hàng ACB được tạp chí International Finance trao giải thưởng CEO Ngân hàng thương mại suất sắc nhất Việt Nam 2019.