SlideShare a Scribd company logo
1 of 18
Download to read offline
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 3
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 5
1. Lý do chọn đề tài và tình hình nghiên cứu 5
2. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 6
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
4. Ý nghĩa thực tiễn và phạm vi nghiên cứu 7
5. Kết cấu tiểu luận 7
NỘI DUNG CHÍNH 9
Chương 1. Những nhân tố cơ bản tác động tới chính sách đối ngoại
của Nhật Bản dưới thời thủ tướng Koizumi
9
1.1 Bối cảnh quốc tế và trong nước 9
1.2 Chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Việt Nam thời kỳ
trước Koizumi
11
Chương 2. Những nội dung cơ bản trong chính sách đối ngoại của
Nhật Bản đối với Việt Nam dưới thời thủ tướng Koizumi
16
2.1 Mục tiêu chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Việt Nam 16
2.2 Biểu hiện trên lĩnh vực chính trị 17
2.3 Biểu hiện trên lĩnh vực kinh tế 19
2.4 Biểu hiện trên lĩnh vực văn hóa-giáo dục 22
2.5 Chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Nhật Bản 24
1
Chương 3. Triển vọng phát triển và những khuyến nghị cơ bản đối
với Đảng và Nhà nước trong quan hệ với Nhật Bản
27
3.1 Triển vọng phát triển quan hệ giữa hai nước 27
3.2 Những khuyến nghị đối với Đảng và Nhà nước trong quan hệ với
Nhật Bản
29
KẾT LUẬN 31
Phụ lục 32
Danh mục tài liệu tham khảo 36
2
LỜI NÓI ĐẦU
Trong bối cảnh quốc tế biến động sâu sắc và phức tạp như hiện nay,
trong xu thế hợp tác và phát triển, xu thế toàn cầu hóa mọi mặt của đời sống xã
hội đang diễn ra sôi động, vấn đề đặt ra cho mỗi quốc gia muốn bảo vệ lợi ích
của mình, muốn tránh lệch hướng khỏi vòng xoáy đó là phải tăng cường hợp tác
và hội nhập không ngừng. Đẩy mạnh hợp tác là xu thế tất yếu của giai đoạn
hiện nay. Việc thay đổi và có những quyết sách đúng đắn trong chính sách đối
ngoại cũng là một yêu cầu bức thiết đối với một bộ máy lãnh đạo của một quốc
gia trong đường hướng xây dựng và phát triển đất nước, góp phần vào việc đẩy
mạnh hợp tác và hội nhập.
Sự thay đổi trong thể chế lãnh đạo nhà nước tất yếu sẽ dẫn đến những
thay đổi trong một số nội dung của chính sách đối ngoại, bên cạnh những yêu
cầu khách quan do lịch sử đặt ra. Ngoài sự tác động của bối cảnh quốc tế và khu
vực thì nhân tố chủ quan của mỗi một bộ máy lãnh đạo đất nước cũng góp phần
không nhỏ tới chủ trương và đường lối phát triển đất nước của quốc gia đó.
Đối với một quốc gia như Nhật Bản, rất ít vị thủ tướng lại có sức ảnh
hưởng lớn đối với nền chính trị của Nhật như Koizumi, và rất ít người có thể
tạo ra được một kỷ nguyên cho riêng mình như Koizumi đã làm. Không cần kể
đến xấu hay tốt, nhưng có thể khẳng định một điều rằng tác động của Koizumi
đối với chính trị trong nước và mối quan hệ quốc tế, với môi trường kinh tế của
Nhật sẽ vẫn còn tiếp tục trong những năm tiếp theo ở quốc gia này.
Riêng đối với Việt Nam và mối quan hệ Nhật Bản – Việt Nam, trong thời
kỳ đương chức của mình, những chính sách đối ngoại của Koizumi đã cho thấy
những thái độ tích cực, mở rộng thêm cơ hội và sự hợp tác phát triển vốn đã tồn
tại trong lịch sử từ đầu thế kỷ đến nay. Tìm hiểu những nội dung cơ bản trong
chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Việt Nam dưới thời thủ tướng
3
Koizumi cũng góp phần tăng cường hơn nữa hiểu biết giữa hai nước, đánh giá
thành tựu và vai trò của thủ tướng trong quan hệ ngoại giao với Việt Nam, đồng
thời cũng góp phần điều chỉnh chính sách đối ngoại của nước ta sao cho phù
hợp với xu thế và tình hình mới hiện nay, khi mà thủ tướng Koizumi đã rời
nhiệm sở. Thiết nghĩ, đây cũng là một hoạt động thiết thực cần phải làm.
4
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
TÊN ĐỀ TÀI: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN ĐỐI VỚI
VIỆT NAM DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG KOIZUMI
1. Lý do chọn đề tài và tình hình nghiên cứu
Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao với miền Bắc Việt Nam vào tháng
9 năm 1973, đến tháng 7 năm 1976 bắt đầu quan hệ ngoại giao với nước Việt
Nam thống nhất, đặt nền tảng cho sự phát triển quan hệ giữa hai nước. Mặc
dù lịch sử quan hệ có những bước thăng trầm song quan hệ hợp tác hữu nghị
giữa Nhật Bản và Việt Nam đã có được những bước phát triển vững chắc,
đặc biệt kể từ sau Hội nghị Hòa bình về Campuchia vào năm 1991, bắt đầu
bằng việc thảo luận mở lại Viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt
Nam. Hiện nay hai nước đang cùng nhau hướng tới xây dựng quan hệ đối tác
chiến lược hòa bình và phồn vinh ở châu Á, mở ra giai đoạn phát triển sâu
rộng và sôi động nhất từ trước tới nay.
Đối với một đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á như
Việt Nam, chính sách đối ngoại của Nhật Bản nghiễm nhiên cũng phải có
những lưu tâm đặc biệt. Hơn thế nữa, quan hệ Nhật – Việt đã có quá trình
lịch sử phát triển khá lâu đời xuất phát từ nhiều điểm tương đồng. Nhật Bản
và Việt Nam có đất nước trải dài từ Bắc tới Nam, có chung nền văn hóa lúa
nước, truyền thống văn hóa đa dạng và giàu bản sắc dân tộc...Chính những
điều này quyết định một vị trí quan trọng của Việt Nam trong chính sách đối
ngoại của Nhật Bản.
Tháng 4 năm 2001, ngay khi lên nhậm chức Thủ tướng Nhật Bản, Thủ
tướng Koizumi đã tuyên bố sẽ cải cách công tác thông tin đối ngoại. Tháng 9
năm 2001, Tổ nghiên cứu quan hệ đối ngoại được thành lập nhằm giúp đỡ
thủ tướng thực hiện cải cách. Nhật Bản bước vào thời điểm bước ngoặt điều
5
chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng tăng cường tính độc lập, chủ động và
tích cực hơn nhằm vươn lên thành cường quốc chính trị tương xứng với sức
mạnh kinh tế, phát huy vai trò và ảnh hưởng trên thế giới và khu vực Châu Á
– Thái Bình Dương.
Tuy vậy, trong giai đoạn hiện nay, ít thấy một công trình nghiên cứu nào
đề cập tới những nội dung cụ thể trong chính sách đối ngoại của Nhật đối
với Việt Nam dưới thời thủ tướng Koizumi, một vị thủ tướng để lại nhiều ấn
tượng trong chính trường Nhật Bản. Việc nghiên cứu này không chỉ đánh giá
những điều đã đạt được của hai nước, những thành quả mà hai bên có được.
Bên cạnh đó nó cũng là sự ghi nhận và khẳng định vị trí của một vị thủ
tướng có sức ảnh hưởng lớn như thủ tướng Koizumi trong quan hệ ngoại
giao với Việt Nam nói riêng và đối với khu vực nói chung. Từ 2001 đến nay,
khi mà đất nước ta bước đầu hội nhập sâu trên trường quốc tế, tham gia vào
các tổ chức quốc tế và phát triển quan hệ hợp tác đa phương với các nước
trên thế giới, thiết nghĩ việc tìm hiểu và nắm rõ những nội dung cơ bản trong
chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Việt Nam là điều cần thiết.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Việt
Nam dưới thời thủ tướng Koizumi.
Phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp phân tích tài liệu:
bao gồm các văn bản chỉ đạo và các tài liệu, tư liệu trên các phương tiện
truyền thông đại chúng, các website và sách báo…
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Bằng việc đánh giá các thành tựu đạt được trên nhiều lĩnh vực, tiểu luận
này được thực hiện với mục đích lớn nhất là cung cấp cho người đọc những
thông tin hữu ích về chính sách đối ngoại của Nhật Bản dưới thời thủ tướng
Koizumi đối với Việt Nam. Những điểm cần quan tâm trong chính sách đối
6
ngoại đó, những biểu hiện thực tế và nguyên nhân của nội dung chính sách
đối ngoại của Nhật Bản đối với Việt Nam dưới thời thủ tướng Koizumi.
Nhiệm vụ nghiên cứu của tiểu luận gồm những nhiệm vụ sau:
- Trình bày những nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới chính sách đối ngoại
của Nhật Bản đối với Việt Nam.
- Trình bày những nội dung cơ bản trong chính sách đối ngoại của Nhật
Bản đối với Việt Nam dưới thời thủ tướng Koizumi trên một số lĩnh
vực.
- Trình bày triển vọng và những khuyến nghị cơ bản đối với Đảng, Nhà
nước trong quan hệ với Nhật Bản.
4. Ý nghĩa thực tiễn và phạm vi nghiên cứu
Tiểu luận này sẽ giúp mang tới cho người đọc có được những cái nhìn
tổng quan về chính sách đối ngoại của Nhật Bản, lịch sử hình thành cũng
như biểu hiện của nó ra sao. Tiểu luận góp phần nhỏ bé vào kho tàng những
tài liệu nghiên cứu về Nhật Bản để từ đó trở thành tư liệu tham khảo có giá
trị. Bên cạnh đó, những khuyến nghị và giải pháp tăng cường phát triển cũng
giúp cho quan hệ hai nước được củng cố và phát triển tốt đẹp hơn trong
tương lai.
Phạm vi nghiên cứu của tiểu luận là chính sách đối ngoại của Nhật Bản
dưới thời thủ tướng Koizumi, từ khi nhậm chức tháng 4 năm 2001 đến năm
2006.
5. Kết cấu tiểu luận
Chương 1. Những nhân tố cơ bản tác động tới chính sách đối ngoại
của Nhật Bản dưới thời thủ tướng Koizumi
1.1 Bối cảnh quốc tế và trong nước
1.2 Chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Việt Nam thời kỳ trước
Koizumi
7
Chương 2. Những nội dung cơ bản trong chính sách đối ngoại của
Nhật Bản đối với Việt Nam dưới thời thủ tướng Koizumi
2.1 Mục tiêu chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Việt Nam
2.2 Biểu hiện trên lĩnh vực chính trị
2.3 Biểu hiện trên lĩnh vực kinh tế
2.4 Biểu hiện trên lĩnh vực văn hóa-giáo dục
2.5 Chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Nhật Bản
Chương 3. Triển vọng phát triển và những khuyến nghị cơ bản đối
với Đảng và Nhà nước trong quan hệ với Nhật Bản
8
NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG 1
NHỮNG NHÂN TỐ CƠ BẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH ĐỐI
NGOẠI CỦA NHẬT BẢN ĐỐI VỚI VIỆT NAM DƯỚI THỜI THỦ
TƯỚNG KOIZUMI
1.1 Bối cảnh quốc tế và trong nước
1.1.1 Bối cảnh quốc tế và khu vực
Năm 1991, sự tan rã của Liên ban Xô Viết và các nước xã hội chủ nghĩa
ở Đông Âu đã chính thức kết thúc thời kỳ chiến tranh lạnh và giai đoạn chạy
đua vũ trang giữ liên ban Xô Viết và Mỹ. Tình hình thế giới có những biến
đổi sâu sắc. Lúc này, trật tự thế giới hai cực đã bị xóa bỏ thay vào đó là trật
tự thế giới nhất siêu đa cường đó là các nước Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản, Nga và
Trung Quốc. Theo dự báo thì xu hướng này còn có thể phát triển trở thành
trật tự thế giới đa cực. Sự tan rã của Liên Xô đã tạo ra cho Mỹ một lợi thế
tạm thời. Là lực lượng duy nhất còn lại, Mỹ ra sức củng cố vị trí siêu cường,
mưu đồ giữ vai trò bá chủ chi phối thế giới. Nhưng mặt khác, tuy là cực duy
nhất còn lại nhưng tình hình thế giới lại không phải là thế giới một cực. Mỹ
đã bị suy yếu tương đối, mâu thuẫn lớn nhất trong lòng nước Mỹ là mâu
thuẫn giữa tham vọng làm bá chủ và thực lực của nó.
Bên cạnh đó, tuy hòa bình thế giới đã được củng cố, nguy cơ chiến tranh
thế giới bị đẩy lùi rõ rệt nhưng hòa bình ở nhiều khu vực lại bị đe dọa. Thậm
chí ở nhiều nơi, xung đột quân sự, nội chiến diễn ra ác liệt. Đó là các mâu
thuẫn về sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ... vốn bị che đạy dưới thời
chiến tranh lạnh, nay bộc lộ thành xung đột gay gắt. Phần lớn những mâu
thuẫn này đều có căn nguyên lịch sử nên việc giải quyết là không thể nhanh
chóng dễ dàng. Ngoài ra phải kể đến xu thế vừa hợp tác vừa cạnh tranh để
phát triển kinh tế đã trở thành xu thế chính từ sau chiến tranh lạnh đến nay.
9
Trong bối cảnh chung đó nổi lên một số đặc điểm phát triển cơ bản của thế
giới và khu vực như sau:
(*) Toàn cầu hóa, đặc biệt là toàn cầu hóa kinh tế là đặc điểm nổi bật của
nền kinh tế thế giới với sự chuyển đổi từ GATT sang WTO đã khiến cho tự
do thương mại và đầu tư càng có điều kiện phát triển mạnh. Các nước Đông
Á đã trở thành thị trường mở cửa cho Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản, và Nhật
Bản cũng phải mở cửa cho hàng hóa các nước tràn vào thị trường của mình.
Chính những yếu tố này đã tạo nên xu thế ngày càng ra tăng hợp tác và cạnh
tranh quyết liệt đòi hỏi Nhật Bản phải điều chỉnh chính sách đối ngoại theo
hướng tăng cường các quan hệ liên kết, hợp tác với các nước ở khu vực
Châu Á – Thái Bình Dương để cạnh tranh lại với Mỹ và Tây Âu.
(*) Xu thế khu vực hóa cũng ra tăng mạnh, hình thành nhiều khối liên kết
hợp tác phát triển như: EU, NAFTA, APEC,ASEAN, và gần đây là ASEM.
Chỉ tính riêng liên kết giữa ASEAN với Đông Bắc Á mà gần đây là các khối
ASEAN+, ASEAN+1... cùng với đó là sự đã hình thành hoặc sẽ hình thành
các khu vực tự do thương mại của các khối liên kết trên đã khiến cho các
hoạt động kinh tế của nhiều khu vực trên thế giới, đặc biệt là ở Đông Á, bao
gồm cả Đông Bắc Á và Đông Nam Á diễn ra hết sức sôi động.
(*) Tương quan với các nước lớn là đối thủ cạnh tranh với Nhật Bản ở
Đông Bắc Á: từ nhiều năm qua, Mỹ vừa là đồng minh chặt chẽ nhưng đồng
thời cũng là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Nhật về nhiều lĩnh vực. Trong
đó ý thức chủ quan của Mỹ mặc dù vẫn coi trọng quan hệ với Nhật và coi đó
là đồng minh số một ở châu Á song Mỹ lại không muốn Nhật quá mạnh đến
mức lấn át cả vị thế của Mỹ ở châu Á để từ đó càng tạo cho Nhật ý thức
vươn tới một vị trí ngày càng lớn hơn cả về kinh tế và chính trị ở châu Á.
Trong khi đó ở Đông Á, từ sau chiến tranh lạnh đến nay còn phải kể đến một
10
nước Trung Quốc khổng lồ có vị thế ngày càng lớn cả về kinh tế, chính trị,
khoa học kỹ thuật và quân sự.
1.1.2 Bối cảnh trong nước
Từ sau chiến tranh lạnh tới nay Nhật Bản phải đối mặt với những khó
khăn lớn trước tình hình kinh tế, chính trị, xã hội có nhiều biến động. Đó là
sự khủng hoảng suy thoái kinh tế kéo dài suốt thập niên 1990. Bị ảnh hưởng
nặng nề bởi suy thoái kinh tế và thiểu phát, thị trường chứng khoán Nhật
Bản đã tụt dốc, các khoản nợ xấu tăng vọt, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên mức
cao hơn và các vụ bê bối tham nhũng tăng lên theo cấp số nhân. Chính nền
kinh tế khó khăn đã kéo theo việc Nhật Bản nhanh chóng mất đi ảnh hưởng
và uy tín trên trường quốc tế. Đó là sự già hóa dân số và bên cạnh đó là
chính trị xã hội không ổn định. Một thập kỷ trôi qua với những lần bê bối
trong Nội các, bộ máy được thành lập trên cơ sở liên minh giữa nhiều đảng
phái, mỗi đảng lại có những lợi ích riêng, do vậy mà chính phủ liên hiệp dễ
bị tan vỡ một khi các lợi ích đó không được đáp ứng. Một thập kỷ trôi qua
với 8 vị thủ tướng lần lượt nắm quyền và rời vị trí, nhưng chỉ trong năm
1994 đã có 3 lần thay đổi thủ tướng và Nội các. Những sự bất ổn định trên
đã khiến Nhật Bản giảm sút uy tín trên chính trường quốc tế.
1.2 Chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Việt Nam thời kỳ trước
Koizumi:
1.2.1 Đặc điểm chung trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản
Việc tìm hiểu chính sách đối ngoại của một quốc gia quả là một công
việc khó khăn và phức tạp. Đối với Nhật Bản thì việc đó dường như còn là
một công việc khó khăn hơn nhiều bởi giới nghiên cứu đã phải đánh giá
Nhật Bản là một quốc gia có chính sách đối ngoại biến động sâu sắc, mạnh
mẽ và rất khó dự đoán.
11
Chính sách đối ngoại của Nhật Bản còn có những biến đối sâu sắc qua
từng thời kỳ lịch sử khác nhau từ chính sách biệt lập cho tới việc tích cực
tiếp thu văn hóa nước ngoài, từ sự tôn sùng Nhật Hoàng cho đến chế độ dân
chủ, từ chủ nghĩa quân phiệt cho đến chủ nghĩa hòa bình. Vào thời kỳ những
năm 70 của thế kỷ trước, Nhật Bản đã thi hành một chính sách đối ngoại
tránh dính líu tới các vấn đề chính trị chiến lược của quốc tế để tập trung
phát triển kinh tế theo đuổi những lợi ích thương mại hạn hẹp của mình. Lúc
này, Nhật Bản lảng tránh những vấn đề gây tranh cãi trong quan hệ quốc tế
và hoàn toàn đứng bên ngoài chiến tranh lạnh. Chính sách đó đã đưa Nhật
Bản phục hồi nhanh chóng sau sự thất bại của cuộc đại chiến thế giới thứ
hai, vươn lên trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới. Đến những năm 90, nền
kinh tế Nhật Bản lâm vào khủng hoảng trầm trọng dẫn tới thời kỳ trì trệ về
kinh tế và bế tắc chính trị. Vai trò ảnh hưởng của Nhật trên trường quốc tế bị
mờ nhạt đi nhanh chóng và người ta dường như quên hẳn sự lãnh đạo của
Nhật Bản đối với châu Á trong quá khứ và chuyển hướng sự chú ý sang một
Trung Quốc đang vươn lên. Tuy nhiên đến những năm đầu của thế kỷ XXI,
vai trò của thủ tướng Koizumi đã được khẳng định. Trong 5 năm rưỡi cầm
quyền, nhờ những chuyển hướng sang củng cố quan hệ đồng minh với Mỹ
của vị thủ tướng này mà địa vị kinh tế chính trị cũng như tầm ảnh hưởng của
Nhật Bản đã được cải thiện đáng kể.
Qua việc xem xét chính sách đối ngoại trong một khoảng thời gian,
chúng ta có thể thấy một đặc điểm đặc trưng trong chính sách đối ngoại của
Nhật là thiên hướng hiện thực chủ nghĩa để thích nghi với những đổi thay
trong cấu trúc của hệ thống chính trị quốc tế. Khuynh hướng này được đánh
giá là bắt nguồn từ những nguyên nhân văn hóa lịch sử cũng như chiến lược.
Phong cách của lãnh đạo Nhật thời hiện tại là di sản của những ảnh hưởng từ
thời cận đại và kinh nghiệm lâu dài của thời duy tân Minh Trị. Quá trình này
12
được thúc đẩy phần nhiều từ nhu cầu cạnh tranh trong hệ thống quốc tế và
quyết tâm điều chỉnh thể chế chính sách để có thể có được thành công trong
hệ thống đó. Trong khi các nước khác chống lại hay chưa chuyển biến kịp
với những thay đổi của trật tự thế giới mới thì Nhật Bản đã nhanh chóng
nắm bắt xu hướng và có những điều chỉnh phù hợp không chỉ trong chính
sách đối ngoại mà còn trong cả cách thức tổ chức nhằm định hình phản ứng
mang tính cơ hội của Nhật trước trật tự thế giới bên ngoài và nếu như trật tự
đó thay đổi, Nhật Bản sẽ điều chỉnh chính sách và tổ chức bên trong tùy
thuộc vào trật tự mới.
1.2.2 Chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Việt Nam thời kỳ trước
Koizumi
Từ sau chiến tranh lạnh, trước những khó khăn và thách thức, Nhật Bản
bước vào thời điểm bước ngoặt điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng
tăng cường tính độc lập, chủ động và tích cực hơn nhằm vươn lên thành
cường quốc chính trị tương xứng với sức mạnh kinh tế. Đặc biệt, Nhật Bản
chú trọng đến phát huy vai trò, ảnh hưởng ở khu vực Châu Á – Thái Bình
Dương. Trong số các quốc gia đó không thể không kể đến Việt Nam.
Chính sách Đông Nam Á của Nhật Bản coi trọng Việt Nam bởi đây là
một nước có tiềm năng trong khu vực, lại có chung nhu cầu và lợi ích với
Nhật Bản đó là duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực Đông Nam Á.. Bên
cạnh đó, Việt Nam còn có vị trí chiến lược quan trọng ở khu vực, là đầu mối
giao thông, có nhiều cửa ngõ thông ra biển thuận lợi và các hải cảng có ý
nghĩa lớn về mặt quân sự. Quyết định về việc sử dụng các hải cảng của Việt
Nam trong tương lai cũng có thể được xem như một nhân tố tác động đến
chiến lược an ninh của Nhật Bản. Về mặt kinh tế, Việt Nam là nước có
nguồn tài nguyên phong phú, có nguồn lao động dồi dào, thị trường giàu
tiềm năng và môi trường chính trị ổn định.
13
Kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc, sau chuyến thăm của Ngoại trưởng
Nhật Nakayama vào tháng 6 năm 1991, quan hệ Nhật Bản – Việt Nam đã
bước sang một thời kỳ mới, xóa đi những bất đồng và những tồn đọng trong
quá khứ. Tháng 11 năm 1992, kết thúc cuộc thảo luận mở lại viện trợ chính
thức (ODA) cho Việt Nam, hai bên đã ký kết hiệp định về việc Nhật Bản cấp
cho Việt Nam một khoản viện trợ có hạn định 45 tỷ 500 triệu yên, mở ra một
trang sử mới trong quan hệ Nhật – Việt.
Trước thời thủ tướng Koizumi, đã có 3 chuyến thăm cấp cao của các thủ
tướng Nhật Bản tới Việt Nam. Đó là chuyến thăm của thủ tướng Murayama
8/1994, Hashimoto 1/1997, Obuchi 12/1998. Hoàng tử Nhật Bản cũng thăm
Việt Nam vào tháng 6 năm 1999. Thủ tướng Murayama là vị thủ tướng đầu
tiên của Nhật Bản thăm Việt Nam vào tháng 8 năm 1994. Trong cuộc hội
đàm với thủ tướng Võ Văn Kiệt, hai bên đã nhất trí thắt chặt mối quan hệ
giữa hai nước không chỉ trên lĩnh vực kinh tế mà cả quan hệ chính trị, văn
hóa, giao lưu con người, hướng tới một thời kỳ mới trong quan hệ Nhật –
Việt, đồng thời cũng đưa ra kế hoạch giúp đỡ cụ thể của phía Nhật Bản đối
với Việt nam.
Lĩnh vực kinh tế cũng có nhiều chuyển biến tích cực bỏ lại đằng sau
những hạn chế trong quan hệ ngoại giao thời kỳ trước 1991. Bước sang thập
kỷ 90, khi mà vấn đề Campuchia được giải quyết, đồng thời Việt Nam thực
hiện thành công đường lối đổi mới và chính sách đối ngoại rộng mở, đa
phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế trên tinh thần Việt Nam muốn làm
bạn với tất cả các nước nhằm tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài nhằm
phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, Nhật Bản là quốc
gia đầu tiên đã tuyên bố nối lại hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt
Nam.
14
Tháng 1 năm 1996, hội nghị hợp tác kinh tế lần thứ nhất đã khai mạc tại
Tokyo. Đây là hội nghị hợp tác kinh tế lần đầu tiên giữa hai nước và là hội
nghị lần thứ hai thảo luận song phương về chính sách hợp tác kinh tế tiếp
theo hội nghị cấp thứ trưởng tháng 12 năm 1994. Hai nước đã dành cho nhau
thuế suất tối huệ quốc từ năm 1999. Những mặt hàng xuất khẩu được ưu tiên
sang thị trường Việt Nam là cơ khí , sắt thép, điện tử, xe gắn máy, nguyên
liệu dệt, da...
Sau năm 1995, nguồn Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Nhật Bản đổ
vào Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng với sự có mặt của các nhà sản xuất
Nhật Bản trong các lĩnh vực như xi măng, linh kiện điện tử, máy tính, ô
tô...Từ 1998 đến 2001, nguồn FDI từ Nhật vào Việt Nam đã giảm nhanh với
việc xuất hiện ngày càng ít các dự án đầu tư mới. Nhìn chung thời kỳ này
suy giảm là do đồng Yên mất giá năm 1996.
Bên cạnh đó không thể không kể đến vốn viện trợ không hoàn lại của
Nhật Bản tại Việt Nam. Kể từ năm 1992, Nhật Bản đã viện trợ 22, 65 triệu
USD cho 325 dự án ở Việt Nam.
Vấn đề văn hóa giáo dục cũng được các nhà lãnh đạo Nhật Bản quan tâm
trong quan hệ hợp tác với Việt Nam. Tuy mới đạt được bước phát triển mới
từ cuối thập niên 1980 đến nay, nhưng những chính sách hợp tác phát triển
văn hóa giáo dục cũng đã có được những thành tựu lớn. Bằng chứng là rất
nhiều các nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở cho giáo dục, văn hóa
thông tin, các dự án hỗ trợ tài chính cho các hoạt động giao lưu, trao đổi văn
hóa giữa hai nước Việt Nhật đã được các nhà lãnh đạo Nhật Bản ký kết giúp
đỡ Việt Nam. Năm 1991-1992, dự án chi 18 triệu Yên cho việc xây dựng và
mua sắm các trang thiết bị của Nhà Hữu nghị, hội hữu nghị Việt Nhật. Năm
1992, dự án hỗ trợ tài chính cho tổng cục Thể dục thể thao. Năm 1993, dự án
trang thiết bị cho việc làm phim hoạt hình của Việt Nam...
15
CHƯƠNG 2
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA
NHẬT BẢN ĐỐI VỚI VIỆT NAM DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG KOIZUMI
2.1 Mục tiêu chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Việt Nam
Như đã nói từ đầu, trước những xu thế tất yếu của lịch sử, xu thế hợp tác
phát triển, xu thế toàn cầu hóa đặc biệt là toàn cầu hóa nền kinh tế cùng với
xu thế khu vực hóa đã khiến Nhật Bản phải điều chỉnh lại chính sách đối
ngoại của mình cho phù hợp với tình hình mới. Trong đó, Nhật Bản muốn
cạnh tranh với Mỹ và Tây Âu thì nhất thiết phải chuyển hướng sang hợp tác
và phát huy ảnh hưởng ở Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Đông
Nam Á. Chính vì lẽ đó, quan hệ ngoại giao với Việt Nam cũng không nằm
ngoài mục tiêu hợp tác và mở rộng phạm vi ảnh hưởng, không chỉ phục vụ
cho mục tiêu cạnh tranh với Mỹ và Tây Âu mà bên cạnh đó còn để cạnh
tranh với Trung Quốc, một quốc gia rộng lớn cũng đang vươn lên mở rộng
tầm ảnh hưởng trong khu vực.
Nhật Bản chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 21
tháng 9 năm 1973. Trải qua nhiều biến cố trong lịch sử, những mâu thuẫn và
hạn chế trong quá khứ thì giờ đây, khi mà tình hình chính trị thế giới đã có
những bước chuyển đáng kể, Nhật Bản luôn coi Việt Nam nói riêng và
ASEAN nói chung như một đối tác chiến lược ở khu vực. Mục tiêu trong
chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Việt Nam là hướng tới xây dựng
quan hệ đối tác chiến lược hòa bình và phồn vinh ở châu Á.
Thủ tướng Koizumi đã kế thừa những yếu tố truyền thống vốn có trong
quan hệ hai nước và những mục tiêu đó để làm cơ sở cho chính sách đối
ngoại của mình. Từ khi lên nhậm chức tới khi mãn nhiệm, vị thủ tướng có
thời gian cầm quyền lâu thứ ba của nước Nhật này đã có những chính sách
đối ngoại tích cực và rộng mở hơn, góp phần củng cố hơn nữa quan hệ giữa
16
Tải bản FULL (137 trang): https://bit.ly/3EkIhMi
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
hai nước, thúc đấy quan hệ Việt Nam – Nhật Bản lên một tầm cao mới của
thế kỷ mới.
Nguyên thủ tướng Phan Văn Khải đã nói như sau khi đánh giá vai trò của
thủ tướng Koizumi đối với Việt Nam: "Ông Koizumi là người bạn thân thiết
của VN. Trong suốt thời gian làm thủ tướng, ông hết lòng thúc đẩy quan hệ
giữa hai nước, mà nhờ đó quan hệ song phương ngày càng phát triển. Qui
mô về ODA, thương mại và đầu tư của Nhật Bản vào VN, quan hệ thương
mại giữa Nhật Bản và VN ngày càng lớn. Đó là những đóng góp rất tích
cực".
2.2 Biểu hiện trên lĩnh vực chính trị
Trên phương diện chính trị, những chuyến thăm cấp cao của thủ tướng
cũng như của những người đứng đầu nhà nước là những minh chứng tiêu
biểu nhất cho một chính sách đối ngoại rộng mở và thể hiện tinh thần hợp
tác đối tác chiến lược dưới thời thủ tướng Koizumi. Trong nhiệm kỳ của
mình, thủ tướng Koizumi đã có chuyến thăm cấp cao chính thức tới Việt
Nam một lần, vào tháng 4 năm 2002. Đây là chuyến thăm cấp cao thứ 4 của
các thủ tướng Nhật tới Việt Nam kể từ sau khi kết thúc chiến tranh lạnh đến
nay.
Chuyến thăm của Thủ tướng J. Koizumi là chuyến thăm Việt Nam lần
đầu trong thế kỷ 21 của một vị Thủ tướng Nhật Bản, mở ra một giai đoạn
phát triển mới trong quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước, thể hiện
quyết tâm của Chính phủ Nhật Bản trong việc phát triển hơn nữa quan hệ
hợp tác với Việt Nam. Tại những cuộc tọa đàm đón tiếp, hai bên đã trao đổi
ý kiến về quan hệ song phương, cũng như các vấn đề quốc tế và khu vực mà
hai bên cùng quan tâm.
Bên cạnh các chuyến thăm cấp cao của các thủ tướng, dưới thời Koizumi
đương nhiệm, các cuộc viếng thăm của lãnh đạo các bộ ngành của Nhật Bản
17
Tải bản FULL (137 trang): https://bit.ly/3EkIhMi
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
cũng đã diễn ra và từ những cuộc viếng thăm đó đã có rất nhiều tuyên bố,
hiệp định được ký kết và thực hiện. Năm 2002, lãnh đạo cấp cao của Nhật
Bản và Việt Nam đã thống nhất xây dựng quan hệ Việt Nam – Nhật Bản
theo phương châm “đối tác tin cậy, ổn định lâu dài”. Trong chuyến thăm
Việt Nam tháng 7 năm 2004 của Ngoại trưởng Nhật Bản, hai bên đã ký
tuyên bố chung “Vươn tới tầm cao mới của đối tác bền vững”.
Từ năm 2001 đến 2006, Nhật Bản và Việt Nam đã tạo dựng được cơ chế
đối thoại ở nhiều cấp. Ngoài đối thoại chính trị định kỳ ở cấp Bộ trưởng
Ngoại giao( từ tháng 7 năm 2004), hai bên đã xây dựng được cơ chế đối
thoại kinh tế, an ninh và quốc phòng thường kỳ hàng năm. Hệ quả của chính
sách đối ngoại thời Koizumi, tháng 5 năm 2007, hai bên đã thành lập Ủy ban
hợp tác Việt – Nhật do hai bộ trưởng Ngoại giao làm đồng Chủ tịch phiên
họp đầu tiên do đoàn tổ chức nhân chuyến thăm chính thức Nhật Bản của
Phó Thủ tướng Bộ trưởng Phạm Gia Khiêm( ngày 22 đến 26 tháng 5 năm
2007).
Trong và sau thời Koizumi, Nhà nước Nhật Bản đã trao tặng Huân
chương mặt trời mọc – Huân chương cao quý nhất của Nhật Bản – cho
nguyên thủ tướng Phan Văn Khải (tháng 11 năm 2006) và nguyên Phó thủ
tướng Vũ Khoan( tháng 5 năm 2007).
Với phương châm kế thừa và phát huy truyền thống đối ngoại vốn có của
Nhật Bản với Việt Nam, quan điểm của Nhật Bản dưới thời Koizumi là ủng
hộ đường lối đổi mới, mở cửa của Việt Nam, hỗ trợ Việt Nam hội nhập vào
khu vực và thế giới (vào APEC, WTO, ASEM, ARF...), coi trọng quan hệ
với Việt Nam, lấy lợi ích mục tiêu lâu dài làm trọng.
Bên cạnh tổ chức các chuyến viếng thăm cấp cao, các buổi gặp gỡ và các
cuộc họp ở các cấp, thủ tướng Koizumi còn hành xử theo một lối riêng,
mang đậm phong cách đối ngoại của ông. Trong mối thịnh tình với Việt
18 4184045

More Related Content

What's hot

So sánh thể chế chính trị cộng hòa Pháp và Liên bang Nga 6794157.pdf
So sánh thể chế chính trị cộng hòa Pháp và Liên bang Nga 6794157.pdfSo sánh thể chế chính trị cộng hòa Pháp và Liên bang Nga 6794157.pdf
So sánh thể chế chính trị cộng hòa Pháp và Liên bang Nga 6794157.pdfNuioKila
 
Japan-giao tiếp liên văn hóa
Japan-giao tiếp liên văn hóaJapan-giao tiếp liên văn hóa
Japan-giao tiếp liên văn hóaLenise Ngọc Thảo
 

What's hot (20)

Luận văn: Phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử, HAY
Luận văn: Phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử, HAY Luận văn: Phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử, HAY
Luận văn: Phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử, HAY
 
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt NamLuận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
 
Luận án: Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo, HAY, 9đ
Luận án: Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo, HAY, 9đLuận án: Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo, HAY, 9đ
Luận án: Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo, HAY, 9đ
 
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu TrịTư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộLuận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ
 
Đề tài: Hình thức chính thể Việt Nam qua các bản Hiến pháp, HOT
Đề tài: Hình thức chính thể Việt Nam qua các bản Hiến pháp, HOTĐề tài: Hình thức chính thể Việt Nam qua các bản Hiến pháp, HOT
Đề tài: Hình thức chính thể Việt Nam qua các bản Hiến pháp, HOT
 
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAYLuận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
 
Đề tài: Công tác tổ chức sự kiện Năm du lịch tại Hải Phòng, HAY
Đề tài: Công tác tổ chức sự kiện Năm du lịch tại Hải Phòng, HAYĐề tài: Công tác tổ chức sự kiện Năm du lịch tại Hải Phòng, HAY
Đề tài: Công tác tổ chức sự kiện Năm du lịch tại Hải Phòng, HAY
 
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễnLuận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
 
Luận văn: Cải cách thủ tục theo cơ chế một cửa ở TP Việt Trì, HAY
Luận văn: Cải cách thủ tục theo cơ chế một cửa ở TP Việt Trì, HAYLuận văn: Cải cách thủ tục theo cơ chế một cửa ở TP Việt Trì, HAY
Luận văn: Cải cách thủ tục theo cơ chế một cửa ở TP Việt Trì, HAY
 
So sánh thể chế chính trị cộng hòa Pháp và Liên bang Nga 6794157.pdf
So sánh thể chế chính trị cộng hòa Pháp và Liên bang Nga 6794157.pdfSo sánh thể chế chính trị cộng hòa Pháp và Liên bang Nga 6794157.pdf
So sánh thể chế chính trị cộng hòa Pháp và Liên bang Nga 6794157.pdf
 
Luận án: Hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn tỉnh Ninh Bình, HAY
Luận án: Hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn tỉnh Ninh Bình, HAYLuận án: Hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn tỉnh Ninh Bình, HAY
Luận án: Hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn tỉnh Ninh Bình, HAY
 
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển điện mặt trời tại Việt Nam
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển điện mặt trời tại Việt NamLuận văn: Thực hiện chính sách phát triển điện mặt trời tại Việt Nam
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển điện mặt trời tại Việt Nam
 
Luận văn: Chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, HOT, 9đ
Luận văn: Chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, HOT, 9đLuận văn: Chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, HOT, 9đ
Luận văn: Chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, HOT, 9đ
 
Luận án: Quan hệ của Ấn Độ với một số nước Đông Nam Á, HAY
Luận án: Quan hệ của Ấn Độ với một số nước Đông Nam Á, HAYLuận án: Quan hệ của Ấn Độ với một số nước Đông Nam Á, HAY
Luận án: Quan hệ của Ấn Độ với một số nước Đông Nam Á, HAY
 
Luận án: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Bắc Trung Bộ, HAY
Luận án: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Bắc Trung Bộ, HAYLuận án: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Bắc Trung Bộ, HAY
Luận án: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Bắc Trung Bộ, HAY
 
Japan-giao tiếp liên văn hóa
Japan-giao tiếp liên văn hóaJapan-giao tiếp liên văn hóa
Japan-giao tiếp liên văn hóa
 
Luận văn: Chủ quyền quốc gia trong xu thế toàn cầu hoá, HAY
Luận văn: Chủ quyền quốc gia trong xu thế toàn cầu hoá, HAYLuận văn: Chủ quyền quốc gia trong xu thế toàn cầu hoá, HAY
Luận văn: Chủ quyền quốc gia trong xu thế toàn cầu hoá, HAY
 
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEANĐề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
 
Luận văn: Chế độ hưu trí theo Luật bảo hiểm xã hội ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Chế độ hưu trí theo Luật bảo hiểm xã hội ở Việt Nam, HOTLuận văn: Chế độ hưu trí theo Luật bảo hiểm xã hội ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Chế độ hưu trí theo Luật bảo hiểm xã hội ở Việt Nam, HOT
 

Similar to Chính sách đối ngoại của nhật bản đối với việt nam dưới thời thủ tướng koizumi

Nhật Bản trong quan hệ với các nước khu vực Đông Bắc Á thời kỳ sau chiến tran...
Nhật Bản trong quan hệ với các nước khu vực Đông Bắc Á thời kỳ sau chiến tran...Nhật Bản trong quan hệ với các nước khu vực Đông Bắc Á thời kỳ sau chiến tran...
Nhật Bản trong quan hệ với các nước khu vực Đông Bắc Á thời kỳ sau chiến tran...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (1).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (1).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (1).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (1).docNguyễn Công Huy
 
Chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1995 đến nay
Chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1995 đến nayChính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1995 đến nay
Chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1995 đến nayDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.ssuser499fca
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Đối Ngoại Của Liên Minh Châu Âu Đối Với Khu V...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Đối Ngoại Của Liên Minh Châu Âu Đối Với Khu V...Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Đối Ngoại Của Liên Minh Châu Âu Đối Với Khu V...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Đối Ngoại Của Liên Minh Châu Âu Đối Với Khu V...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông
Trường đại học công nghệ thông tin và truyền thôngTrường đại học công nghệ thông tin và truyền thông
Trường đại học công nghệ thông tin và truyền thôngBảo Bối
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc v...
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc v...Luận văn: Quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc v...
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc v...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdfCHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdfNuioKila
 
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdfCHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdfNuioKila
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Phật Giáo Đối Với Đời Sống Tinh Thần Ở Xã ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Phật Giáo Đối Với Đời Sống Tinh Thần Ở Xã ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Phật Giáo Đối Với Đời Sống Tinh Thần Ở Xã ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Phật Giáo Đối Với Đời Sống Tinh Thần Ở Xã ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Chương 3 đường lối đối ngoại Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming
Chương 3 đường lối đối ngoại Đường lối CMĐ ĐHNT-bookboomingChương 3 đường lối đối ngoại Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming
Chương 3 đường lối đối ngoại Đường lối CMĐ ĐHNT-bookboomingbookbooming
 

Similar to Chính sách đối ngoại của nhật bản đối với việt nam dưới thời thủ tướng koizumi (20)

Luận án: Quan hệ kinh tế, chính trị Hàn Quốc - Nhật Bản, HAY
Luận án: Quan hệ kinh tế, chính trị Hàn Quốc - Nhật Bản, HAYLuận án: Quan hệ kinh tế, chính trị Hàn Quốc - Nhật Bản, HAY
Luận án: Quan hệ kinh tế, chính trị Hàn Quốc - Nhật Bản, HAY
 
Nhật Bản trong quan hệ với các nước khu vực Đông Bắc Á thời kỳ sau chiến tran...
Nhật Bản trong quan hệ với các nước khu vực Đông Bắc Á thời kỳ sau chiến tran...Nhật Bản trong quan hệ với các nước khu vực Đông Bắc Á thời kỳ sau chiến tran...
Nhật Bản trong quan hệ với các nước khu vực Đông Bắc Á thời kỳ sau chiến tran...
 
Chính sách đối ngoại của Hàn Quốc đối với các nước Đông Bắc Á
Chính sách đối ngoại của Hàn Quốc đối với các nước Đông Bắc ÁChính sách đối ngoại của Hàn Quốc đối với các nước Đông Bắc Á
Chính sách đối ngoại của Hàn Quốc đối với các nước Đông Bắc Á
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (1).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (1).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (1).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (1).doc
 
Chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1995 đến nay
Chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1995 đến nayChính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1995 đến nay
Chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1995 đến nay
 
Luận văn: Tiến trình quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam 2000-2012
Luận văn: Tiến trình quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam 2000-2012Luận văn: Tiến trình quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam 2000-2012
Luận văn: Tiến trình quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam 2000-2012
 
Khoá Luận Chính Sách Của Hàn Quốc Đối Với Trung Quốc Từ Năm 2000 Đến Năm 2016
Khoá Luận Chính Sách Của Hàn Quốc Đối Với Trung Quốc Từ Năm 2000 Đến Năm 2016Khoá Luận Chính Sách Của Hàn Quốc Đối Với Trung Quốc Từ Năm 2000 Đến Năm 2016
Khoá Luận Chính Sách Của Hàn Quốc Đối Với Trung Quốc Từ Năm 2000 Đến Năm 2016
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Đối Ngoại Của Liên Minh Châu Âu Đối Với Khu V...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Đối Ngoại Của Liên Minh Châu Âu Đối Với Khu V...Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Đối Ngoại Của Liên Minh Châu Âu Đối Với Khu V...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Đối Ngoại Của Liên Minh Châu Âu Đối Với Khu V...
 
Tiểu luận.docx
Tiểu luận.docxTiểu luận.docx
Tiểu luận.docx
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Đài Loan Trong Chính Sách Đối Ngoại Của Trung Qu...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Đài Loan Trong Chính Sách  Đối Ngoại Của Trung Qu...Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Đài Loan Trong Chính Sách  Đối Ngoại Của Trung Qu...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Đài Loan Trong Chính Sách Đối Ngoại Của Trung Qu...
 
Trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông
Trường đại học công nghệ thông tin và truyền thôngTrường đại học công nghệ thông tin và truyền thông
Trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Trung Quốc - Mỹ Latinh Và Bài Học Kin...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Trung Quốc - Mỹ Latinh Và Bài Học Kin...Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Trung Quốc - Mỹ Latinh Và Bài Học Kin...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Trung Quốc - Mỹ Latinh Và Bài Học Kin...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc v...
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc v...Luận văn: Quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc v...
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc v...
 
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdfCHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
 
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdfCHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
 
Luận án: Quan hệ Nhật Bản với chính quyền Việt Nam (1954-1975)
Luận án: Quan hệ Nhật Bản với chính quyền Việt Nam (1954-1975)Luận án: Quan hệ Nhật Bản với chính quyền Việt Nam (1954-1975)
Luận án: Quan hệ Nhật Bản với chính quyền Việt Nam (1954-1975)
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Phật Giáo Đối Với Đời Sống Tinh Thần Ở Xã ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Phật Giáo Đối Với Đời Sống Tinh Thần Ở Xã ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Phật Giáo Đối Với Đời Sống Tinh Thần Ở Xã ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Phật Giáo Đối Với Đời Sống Tinh Thần Ở Xã ...
 
BÀI MẪU Luận văn lịch sử đảng cộng sản Việt Nam, HAY
BÀI MẪU Luận văn lịch sử đảng cộng sản Việt Nam, HAYBÀI MẪU Luận văn lịch sử đảng cộng sản Việt Nam, HAY
BÀI MẪU Luận văn lịch sử đảng cộng sản Việt Nam, HAY
 
Chương 3 đường lối đối ngoại Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming
Chương 3 đường lối đối ngoại Đường lối CMĐ ĐHNT-bookboomingChương 3 đường lối đối ngoại Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming
Chương 3 đường lối đối ngoại Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Chính sách đối ngoại của nhật bản đối với việt nam dưới thời thủ tướng koizumi

  • 1. MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU 3 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 5 1. Lý do chọn đề tài và tình hình nghiên cứu 5 2. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 6 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6 4. Ý nghĩa thực tiễn và phạm vi nghiên cứu 7 5. Kết cấu tiểu luận 7 NỘI DUNG CHÍNH 9 Chương 1. Những nhân tố cơ bản tác động tới chính sách đối ngoại của Nhật Bản dưới thời thủ tướng Koizumi 9 1.1 Bối cảnh quốc tế và trong nước 9 1.2 Chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Việt Nam thời kỳ trước Koizumi 11 Chương 2. Những nội dung cơ bản trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Việt Nam dưới thời thủ tướng Koizumi 16 2.1 Mục tiêu chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Việt Nam 16 2.2 Biểu hiện trên lĩnh vực chính trị 17 2.3 Biểu hiện trên lĩnh vực kinh tế 19 2.4 Biểu hiện trên lĩnh vực văn hóa-giáo dục 22 2.5 Chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Nhật Bản 24 1
  • 2. Chương 3. Triển vọng phát triển và những khuyến nghị cơ bản đối với Đảng và Nhà nước trong quan hệ với Nhật Bản 27 3.1 Triển vọng phát triển quan hệ giữa hai nước 27 3.2 Những khuyến nghị đối với Đảng và Nhà nước trong quan hệ với Nhật Bản 29 KẾT LUẬN 31 Phụ lục 32 Danh mục tài liệu tham khảo 36 2
  • 3. LỜI NÓI ĐẦU Trong bối cảnh quốc tế biến động sâu sắc và phức tạp như hiện nay, trong xu thế hợp tác và phát triển, xu thế toàn cầu hóa mọi mặt của đời sống xã hội đang diễn ra sôi động, vấn đề đặt ra cho mỗi quốc gia muốn bảo vệ lợi ích của mình, muốn tránh lệch hướng khỏi vòng xoáy đó là phải tăng cường hợp tác và hội nhập không ngừng. Đẩy mạnh hợp tác là xu thế tất yếu của giai đoạn hiện nay. Việc thay đổi và có những quyết sách đúng đắn trong chính sách đối ngoại cũng là một yêu cầu bức thiết đối với một bộ máy lãnh đạo của một quốc gia trong đường hướng xây dựng và phát triển đất nước, góp phần vào việc đẩy mạnh hợp tác và hội nhập. Sự thay đổi trong thể chế lãnh đạo nhà nước tất yếu sẽ dẫn đến những thay đổi trong một số nội dung của chính sách đối ngoại, bên cạnh những yêu cầu khách quan do lịch sử đặt ra. Ngoài sự tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực thì nhân tố chủ quan của mỗi một bộ máy lãnh đạo đất nước cũng góp phần không nhỏ tới chủ trương và đường lối phát triển đất nước của quốc gia đó. Đối với một quốc gia như Nhật Bản, rất ít vị thủ tướng lại có sức ảnh hưởng lớn đối với nền chính trị của Nhật như Koizumi, và rất ít người có thể tạo ra được một kỷ nguyên cho riêng mình như Koizumi đã làm. Không cần kể đến xấu hay tốt, nhưng có thể khẳng định một điều rằng tác động của Koizumi đối với chính trị trong nước và mối quan hệ quốc tế, với môi trường kinh tế của Nhật sẽ vẫn còn tiếp tục trong những năm tiếp theo ở quốc gia này. Riêng đối với Việt Nam và mối quan hệ Nhật Bản – Việt Nam, trong thời kỳ đương chức của mình, những chính sách đối ngoại của Koizumi đã cho thấy những thái độ tích cực, mở rộng thêm cơ hội và sự hợp tác phát triển vốn đã tồn tại trong lịch sử từ đầu thế kỷ đến nay. Tìm hiểu những nội dung cơ bản trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Việt Nam dưới thời thủ tướng 3
  • 4. Koizumi cũng góp phần tăng cường hơn nữa hiểu biết giữa hai nước, đánh giá thành tựu và vai trò của thủ tướng trong quan hệ ngoại giao với Việt Nam, đồng thời cũng góp phần điều chỉnh chính sách đối ngoại của nước ta sao cho phù hợp với xu thế và tình hình mới hiện nay, khi mà thủ tướng Koizumi đã rời nhiệm sở. Thiết nghĩ, đây cũng là một hoạt động thiết thực cần phải làm. 4
  • 5. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG TÊN ĐỀ TÀI: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN ĐỐI VỚI VIỆT NAM DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG KOIZUMI 1. Lý do chọn đề tài và tình hình nghiên cứu Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao với miền Bắc Việt Nam vào tháng 9 năm 1973, đến tháng 7 năm 1976 bắt đầu quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam thống nhất, đặt nền tảng cho sự phát triển quan hệ giữa hai nước. Mặc dù lịch sử quan hệ có những bước thăng trầm song quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Nhật Bản và Việt Nam đã có được những bước phát triển vững chắc, đặc biệt kể từ sau Hội nghị Hòa bình về Campuchia vào năm 1991, bắt đầu bằng việc thảo luận mở lại Viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam. Hiện nay hai nước đang cùng nhau hướng tới xây dựng quan hệ đối tác chiến lược hòa bình và phồn vinh ở châu Á, mở ra giai đoạn phát triển sâu rộng và sôi động nhất từ trước tới nay. Đối với một đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á như Việt Nam, chính sách đối ngoại của Nhật Bản nghiễm nhiên cũng phải có những lưu tâm đặc biệt. Hơn thế nữa, quan hệ Nhật – Việt đã có quá trình lịch sử phát triển khá lâu đời xuất phát từ nhiều điểm tương đồng. Nhật Bản và Việt Nam có đất nước trải dài từ Bắc tới Nam, có chung nền văn hóa lúa nước, truyền thống văn hóa đa dạng và giàu bản sắc dân tộc...Chính những điều này quyết định một vị trí quan trọng của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản. Tháng 4 năm 2001, ngay khi lên nhậm chức Thủ tướng Nhật Bản, Thủ tướng Koizumi đã tuyên bố sẽ cải cách công tác thông tin đối ngoại. Tháng 9 năm 2001, Tổ nghiên cứu quan hệ đối ngoại được thành lập nhằm giúp đỡ thủ tướng thực hiện cải cách. Nhật Bản bước vào thời điểm bước ngoặt điều 5
  • 6. chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng tăng cường tính độc lập, chủ động và tích cực hơn nhằm vươn lên thành cường quốc chính trị tương xứng với sức mạnh kinh tế, phát huy vai trò và ảnh hưởng trên thế giới và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Tuy vậy, trong giai đoạn hiện nay, ít thấy một công trình nghiên cứu nào đề cập tới những nội dung cụ thể trong chính sách đối ngoại của Nhật đối với Việt Nam dưới thời thủ tướng Koizumi, một vị thủ tướng để lại nhiều ấn tượng trong chính trường Nhật Bản. Việc nghiên cứu này không chỉ đánh giá những điều đã đạt được của hai nước, những thành quả mà hai bên có được. Bên cạnh đó nó cũng là sự ghi nhận và khẳng định vị trí của một vị thủ tướng có sức ảnh hưởng lớn như thủ tướng Koizumi trong quan hệ ngoại giao với Việt Nam nói riêng và đối với khu vực nói chung. Từ 2001 đến nay, khi mà đất nước ta bước đầu hội nhập sâu trên trường quốc tế, tham gia vào các tổ chức quốc tế và phát triển quan hệ hợp tác đa phương với các nước trên thế giới, thiết nghĩ việc tìm hiểu và nắm rõ những nội dung cơ bản trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Việt Nam là điều cần thiết. 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Việt Nam dưới thời thủ tướng Koizumi. Phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp phân tích tài liệu: bao gồm các văn bản chỉ đạo và các tài liệu, tư liệu trên các phương tiện truyền thông đại chúng, các website và sách báo… 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Bằng việc đánh giá các thành tựu đạt được trên nhiều lĩnh vực, tiểu luận này được thực hiện với mục đích lớn nhất là cung cấp cho người đọc những thông tin hữu ích về chính sách đối ngoại của Nhật Bản dưới thời thủ tướng Koizumi đối với Việt Nam. Những điểm cần quan tâm trong chính sách đối 6
  • 7. ngoại đó, những biểu hiện thực tế và nguyên nhân của nội dung chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Việt Nam dưới thời thủ tướng Koizumi. Nhiệm vụ nghiên cứu của tiểu luận gồm những nhiệm vụ sau: - Trình bày những nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Việt Nam. - Trình bày những nội dung cơ bản trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Việt Nam dưới thời thủ tướng Koizumi trên một số lĩnh vực. - Trình bày triển vọng và những khuyến nghị cơ bản đối với Đảng, Nhà nước trong quan hệ với Nhật Bản. 4. Ý nghĩa thực tiễn và phạm vi nghiên cứu Tiểu luận này sẽ giúp mang tới cho người đọc có được những cái nhìn tổng quan về chính sách đối ngoại của Nhật Bản, lịch sử hình thành cũng như biểu hiện của nó ra sao. Tiểu luận góp phần nhỏ bé vào kho tàng những tài liệu nghiên cứu về Nhật Bản để từ đó trở thành tư liệu tham khảo có giá trị. Bên cạnh đó, những khuyến nghị và giải pháp tăng cường phát triển cũng giúp cho quan hệ hai nước được củng cố và phát triển tốt đẹp hơn trong tương lai. Phạm vi nghiên cứu của tiểu luận là chính sách đối ngoại của Nhật Bản dưới thời thủ tướng Koizumi, từ khi nhậm chức tháng 4 năm 2001 đến năm 2006. 5. Kết cấu tiểu luận Chương 1. Những nhân tố cơ bản tác động tới chính sách đối ngoại của Nhật Bản dưới thời thủ tướng Koizumi 1.1 Bối cảnh quốc tế và trong nước 1.2 Chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Việt Nam thời kỳ trước Koizumi 7
  • 8. Chương 2. Những nội dung cơ bản trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Việt Nam dưới thời thủ tướng Koizumi 2.1 Mục tiêu chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Việt Nam 2.2 Biểu hiện trên lĩnh vực chính trị 2.3 Biểu hiện trên lĩnh vực kinh tế 2.4 Biểu hiện trên lĩnh vực văn hóa-giáo dục 2.5 Chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Nhật Bản Chương 3. Triển vọng phát triển và những khuyến nghị cơ bản đối với Đảng và Nhà nước trong quan hệ với Nhật Bản 8
  • 9. NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG 1 NHỮNG NHÂN TỐ CƠ BẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN ĐỐI VỚI VIỆT NAM DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG KOIZUMI 1.1 Bối cảnh quốc tế và trong nước 1.1.1 Bối cảnh quốc tế và khu vực Năm 1991, sự tan rã của Liên ban Xô Viết và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đã chính thức kết thúc thời kỳ chiến tranh lạnh và giai đoạn chạy đua vũ trang giữ liên ban Xô Viết và Mỹ. Tình hình thế giới có những biến đổi sâu sắc. Lúc này, trật tự thế giới hai cực đã bị xóa bỏ thay vào đó là trật tự thế giới nhất siêu đa cường đó là các nước Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản, Nga và Trung Quốc. Theo dự báo thì xu hướng này còn có thể phát triển trở thành trật tự thế giới đa cực. Sự tan rã của Liên Xô đã tạo ra cho Mỹ một lợi thế tạm thời. Là lực lượng duy nhất còn lại, Mỹ ra sức củng cố vị trí siêu cường, mưu đồ giữ vai trò bá chủ chi phối thế giới. Nhưng mặt khác, tuy là cực duy nhất còn lại nhưng tình hình thế giới lại không phải là thế giới một cực. Mỹ đã bị suy yếu tương đối, mâu thuẫn lớn nhất trong lòng nước Mỹ là mâu thuẫn giữa tham vọng làm bá chủ và thực lực của nó. Bên cạnh đó, tuy hòa bình thế giới đã được củng cố, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi rõ rệt nhưng hòa bình ở nhiều khu vực lại bị đe dọa. Thậm chí ở nhiều nơi, xung đột quân sự, nội chiến diễn ra ác liệt. Đó là các mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ... vốn bị che đạy dưới thời chiến tranh lạnh, nay bộc lộ thành xung đột gay gắt. Phần lớn những mâu thuẫn này đều có căn nguyên lịch sử nên việc giải quyết là không thể nhanh chóng dễ dàng. Ngoài ra phải kể đến xu thế vừa hợp tác vừa cạnh tranh để phát triển kinh tế đã trở thành xu thế chính từ sau chiến tranh lạnh đến nay. 9
  • 10. Trong bối cảnh chung đó nổi lên một số đặc điểm phát triển cơ bản của thế giới và khu vực như sau: (*) Toàn cầu hóa, đặc biệt là toàn cầu hóa kinh tế là đặc điểm nổi bật của nền kinh tế thế giới với sự chuyển đổi từ GATT sang WTO đã khiến cho tự do thương mại và đầu tư càng có điều kiện phát triển mạnh. Các nước Đông Á đã trở thành thị trường mở cửa cho Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản, và Nhật Bản cũng phải mở cửa cho hàng hóa các nước tràn vào thị trường của mình. Chính những yếu tố này đã tạo nên xu thế ngày càng ra tăng hợp tác và cạnh tranh quyết liệt đòi hỏi Nhật Bản phải điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng tăng cường các quan hệ liên kết, hợp tác với các nước ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương để cạnh tranh lại với Mỹ và Tây Âu. (*) Xu thế khu vực hóa cũng ra tăng mạnh, hình thành nhiều khối liên kết hợp tác phát triển như: EU, NAFTA, APEC,ASEAN, và gần đây là ASEM. Chỉ tính riêng liên kết giữa ASEAN với Đông Bắc Á mà gần đây là các khối ASEAN+, ASEAN+1... cùng với đó là sự đã hình thành hoặc sẽ hình thành các khu vực tự do thương mại của các khối liên kết trên đã khiến cho các hoạt động kinh tế của nhiều khu vực trên thế giới, đặc biệt là ở Đông Á, bao gồm cả Đông Bắc Á và Đông Nam Á diễn ra hết sức sôi động. (*) Tương quan với các nước lớn là đối thủ cạnh tranh với Nhật Bản ở Đông Bắc Á: từ nhiều năm qua, Mỹ vừa là đồng minh chặt chẽ nhưng đồng thời cũng là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Nhật về nhiều lĩnh vực. Trong đó ý thức chủ quan của Mỹ mặc dù vẫn coi trọng quan hệ với Nhật và coi đó là đồng minh số một ở châu Á song Mỹ lại không muốn Nhật quá mạnh đến mức lấn át cả vị thế của Mỹ ở châu Á để từ đó càng tạo cho Nhật ý thức vươn tới một vị trí ngày càng lớn hơn cả về kinh tế và chính trị ở châu Á. Trong khi đó ở Đông Á, từ sau chiến tranh lạnh đến nay còn phải kể đến một 10
  • 11. nước Trung Quốc khổng lồ có vị thế ngày càng lớn cả về kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật và quân sự. 1.1.2 Bối cảnh trong nước Từ sau chiến tranh lạnh tới nay Nhật Bản phải đối mặt với những khó khăn lớn trước tình hình kinh tế, chính trị, xã hội có nhiều biến động. Đó là sự khủng hoảng suy thoái kinh tế kéo dài suốt thập niên 1990. Bị ảnh hưởng nặng nề bởi suy thoái kinh tế và thiểu phát, thị trường chứng khoán Nhật Bản đã tụt dốc, các khoản nợ xấu tăng vọt, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên mức cao hơn và các vụ bê bối tham nhũng tăng lên theo cấp số nhân. Chính nền kinh tế khó khăn đã kéo theo việc Nhật Bản nhanh chóng mất đi ảnh hưởng và uy tín trên trường quốc tế. Đó là sự già hóa dân số và bên cạnh đó là chính trị xã hội không ổn định. Một thập kỷ trôi qua với những lần bê bối trong Nội các, bộ máy được thành lập trên cơ sở liên minh giữa nhiều đảng phái, mỗi đảng lại có những lợi ích riêng, do vậy mà chính phủ liên hiệp dễ bị tan vỡ một khi các lợi ích đó không được đáp ứng. Một thập kỷ trôi qua với 8 vị thủ tướng lần lượt nắm quyền và rời vị trí, nhưng chỉ trong năm 1994 đã có 3 lần thay đổi thủ tướng và Nội các. Những sự bất ổn định trên đã khiến Nhật Bản giảm sút uy tín trên chính trường quốc tế. 1.2 Chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Việt Nam thời kỳ trước Koizumi: 1.2.1 Đặc điểm chung trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản Việc tìm hiểu chính sách đối ngoại của một quốc gia quả là một công việc khó khăn và phức tạp. Đối với Nhật Bản thì việc đó dường như còn là một công việc khó khăn hơn nhiều bởi giới nghiên cứu đã phải đánh giá Nhật Bản là một quốc gia có chính sách đối ngoại biến động sâu sắc, mạnh mẽ và rất khó dự đoán. 11
  • 12. Chính sách đối ngoại của Nhật Bản còn có những biến đối sâu sắc qua từng thời kỳ lịch sử khác nhau từ chính sách biệt lập cho tới việc tích cực tiếp thu văn hóa nước ngoài, từ sự tôn sùng Nhật Hoàng cho đến chế độ dân chủ, từ chủ nghĩa quân phiệt cho đến chủ nghĩa hòa bình. Vào thời kỳ những năm 70 của thế kỷ trước, Nhật Bản đã thi hành một chính sách đối ngoại tránh dính líu tới các vấn đề chính trị chiến lược của quốc tế để tập trung phát triển kinh tế theo đuổi những lợi ích thương mại hạn hẹp của mình. Lúc này, Nhật Bản lảng tránh những vấn đề gây tranh cãi trong quan hệ quốc tế và hoàn toàn đứng bên ngoài chiến tranh lạnh. Chính sách đó đã đưa Nhật Bản phục hồi nhanh chóng sau sự thất bại của cuộc đại chiến thế giới thứ hai, vươn lên trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới. Đến những năm 90, nền kinh tế Nhật Bản lâm vào khủng hoảng trầm trọng dẫn tới thời kỳ trì trệ về kinh tế và bế tắc chính trị. Vai trò ảnh hưởng của Nhật trên trường quốc tế bị mờ nhạt đi nhanh chóng và người ta dường như quên hẳn sự lãnh đạo của Nhật Bản đối với châu Á trong quá khứ và chuyển hướng sự chú ý sang một Trung Quốc đang vươn lên. Tuy nhiên đến những năm đầu của thế kỷ XXI, vai trò của thủ tướng Koizumi đã được khẳng định. Trong 5 năm rưỡi cầm quyền, nhờ những chuyển hướng sang củng cố quan hệ đồng minh với Mỹ của vị thủ tướng này mà địa vị kinh tế chính trị cũng như tầm ảnh hưởng của Nhật Bản đã được cải thiện đáng kể. Qua việc xem xét chính sách đối ngoại trong một khoảng thời gian, chúng ta có thể thấy một đặc điểm đặc trưng trong chính sách đối ngoại của Nhật là thiên hướng hiện thực chủ nghĩa để thích nghi với những đổi thay trong cấu trúc của hệ thống chính trị quốc tế. Khuynh hướng này được đánh giá là bắt nguồn từ những nguyên nhân văn hóa lịch sử cũng như chiến lược. Phong cách của lãnh đạo Nhật thời hiện tại là di sản của những ảnh hưởng từ thời cận đại và kinh nghiệm lâu dài của thời duy tân Minh Trị. Quá trình này 12
  • 13. được thúc đẩy phần nhiều từ nhu cầu cạnh tranh trong hệ thống quốc tế và quyết tâm điều chỉnh thể chế chính sách để có thể có được thành công trong hệ thống đó. Trong khi các nước khác chống lại hay chưa chuyển biến kịp với những thay đổi của trật tự thế giới mới thì Nhật Bản đã nhanh chóng nắm bắt xu hướng và có những điều chỉnh phù hợp không chỉ trong chính sách đối ngoại mà còn trong cả cách thức tổ chức nhằm định hình phản ứng mang tính cơ hội của Nhật trước trật tự thế giới bên ngoài và nếu như trật tự đó thay đổi, Nhật Bản sẽ điều chỉnh chính sách và tổ chức bên trong tùy thuộc vào trật tự mới. 1.2.2 Chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Việt Nam thời kỳ trước Koizumi Từ sau chiến tranh lạnh, trước những khó khăn và thách thức, Nhật Bản bước vào thời điểm bước ngoặt điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng tăng cường tính độc lập, chủ động và tích cực hơn nhằm vươn lên thành cường quốc chính trị tương xứng với sức mạnh kinh tế. Đặc biệt, Nhật Bản chú trọng đến phát huy vai trò, ảnh hưởng ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Trong số các quốc gia đó không thể không kể đến Việt Nam. Chính sách Đông Nam Á của Nhật Bản coi trọng Việt Nam bởi đây là một nước có tiềm năng trong khu vực, lại có chung nhu cầu và lợi ích với Nhật Bản đó là duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực Đông Nam Á.. Bên cạnh đó, Việt Nam còn có vị trí chiến lược quan trọng ở khu vực, là đầu mối giao thông, có nhiều cửa ngõ thông ra biển thuận lợi và các hải cảng có ý nghĩa lớn về mặt quân sự. Quyết định về việc sử dụng các hải cảng của Việt Nam trong tương lai cũng có thể được xem như một nhân tố tác động đến chiến lược an ninh của Nhật Bản. Về mặt kinh tế, Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên phong phú, có nguồn lao động dồi dào, thị trường giàu tiềm năng và môi trường chính trị ổn định. 13
  • 14. Kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc, sau chuyến thăm của Ngoại trưởng Nhật Nakayama vào tháng 6 năm 1991, quan hệ Nhật Bản – Việt Nam đã bước sang một thời kỳ mới, xóa đi những bất đồng và những tồn đọng trong quá khứ. Tháng 11 năm 1992, kết thúc cuộc thảo luận mở lại viện trợ chính thức (ODA) cho Việt Nam, hai bên đã ký kết hiệp định về việc Nhật Bản cấp cho Việt Nam một khoản viện trợ có hạn định 45 tỷ 500 triệu yên, mở ra một trang sử mới trong quan hệ Nhật – Việt. Trước thời thủ tướng Koizumi, đã có 3 chuyến thăm cấp cao của các thủ tướng Nhật Bản tới Việt Nam. Đó là chuyến thăm của thủ tướng Murayama 8/1994, Hashimoto 1/1997, Obuchi 12/1998. Hoàng tử Nhật Bản cũng thăm Việt Nam vào tháng 6 năm 1999. Thủ tướng Murayama là vị thủ tướng đầu tiên của Nhật Bản thăm Việt Nam vào tháng 8 năm 1994. Trong cuộc hội đàm với thủ tướng Võ Văn Kiệt, hai bên đã nhất trí thắt chặt mối quan hệ giữa hai nước không chỉ trên lĩnh vực kinh tế mà cả quan hệ chính trị, văn hóa, giao lưu con người, hướng tới một thời kỳ mới trong quan hệ Nhật – Việt, đồng thời cũng đưa ra kế hoạch giúp đỡ cụ thể của phía Nhật Bản đối với Việt nam. Lĩnh vực kinh tế cũng có nhiều chuyển biến tích cực bỏ lại đằng sau những hạn chế trong quan hệ ngoại giao thời kỳ trước 1991. Bước sang thập kỷ 90, khi mà vấn đề Campuchia được giải quyết, đồng thời Việt Nam thực hiện thành công đường lối đổi mới và chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế trên tinh thần Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước nhằm tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài nhằm phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, Nhật Bản là quốc gia đầu tiên đã tuyên bố nối lại hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam. 14
  • 15. Tháng 1 năm 1996, hội nghị hợp tác kinh tế lần thứ nhất đã khai mạc tại Tokyo. Đây là hội nghị hợp tác kinh tế lần đầu tiên giữa hai nước và là hội nghị lần thứ hai thảo luận song phương về chính sách hợp tác kinh tế tiếp theo hội nghị cấp thứ trưởng tháng 12 năm 1994. Hai nước đã dành cho nhau thuế suất tối huệ quốc từ năm 1999. Những mặt hàng xuất khẩu được ưu tiên sang thị trường Việt Nam là cơ khí , sắt thép, điện tử, xe gắn máy, nguyên liệu dệt, da... Sau năm 1995, nguồn Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Nhật Bản đổ vào Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng với sự có mặt của các nhà sản xuất Nhật Bản trong các lĩnh vực như xi măng, linh kiện điện tử, máy tính, ô tô...Từ 1998 đến 2001, nguồn FDI từ Nhật vào Việt Nam đã giảm nhanh với việc xuất hiện ngày càng ít các dự án đầu tư mới. Nhìn chung thời kỳ này suy giảm là do đồng Yên mất giá năm 1996. Bên cạnh đó không thể không kể đến vốn viện trợ không hoàn lại của Nhật Bản tại Việt Nam. Kể từ năm 1992, Nhật Bản đã viện trợ 22, 65 triệu USD cho 325 dự án ở Việt Nam. Vấn đề văn hóa giáo dục cũng được các nhà lãnh đạo Nhật Bản quan tâm trong quan hệ hợp tác với Việt Nam. Tuy mới đạt được bước phát triển mới từ cuối thập niên 1980 đến nay, nhưng những chính sách hợp tác phát triển văn hóa giáo dục cũng đã có được những thành tựu lớn. Bằng chứng là rất nhiều các nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở cho giáo dục, văn hóa thông tin, các dự án hỗ trợ tài chính cho các hoạt động giao lưu, trao đổi văn hóa giữa hai nước Việt Nhật đã được các nhà lãnh đạo Nhật Bản ký kết giúp đỡ Việt Nam. Năm 1991-1992, dự án chi 18 triệu Yên cho việc xây dựng và mua sắm các trang thiết bị của Nhà Hữu nghị, hội hữu nghị Việt Nhật. Năm 1992, dự án hỗ trợ tài chính cho tổng cục Thể dục thể thao. Năm 1993, dự án trang thiết bị cho việc làm phim hoạt hình của Việt Nam... 15
  • 16. CHƯƠNG 2 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN ĐỐI VỚI VIỆT NAM DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG KOIZUMI 2.1 Mục tiêu chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Việt Nam Như đã nói từ đầu, trước những xu thế tất yếu của lịch sử, xu thế hợp tác phát triển, xu thế toàn cầu hóa đặc biệt là toàn cầu hóa nền kinh tế cùng với xu thế khu vực hóa đã khiến Nhật Bản phải điều chỉnh lại chính sách đối ngoại của mình cho phù hợp với tình hình mới. Trong đó, Nhật Bản muốn cạnh tranh với Mỹ và Tây Âu thì nhất thiết phải chuyển hướng sang hợp tác và phát huy ảnh hưởng ở Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Đông Nam Á. Chính vì lẽ đó, quan hệ ngoại giao với Việt Nam cũng không nằm ngoài mục tiêu hợp tác và mở rộng phạm vi ảnh hưởng, không chỉ phục vụ cho mục tiêu cạnh tranh với Mỹ và Tây Âu mà bên cạnh đó còn để cạnh tranh với Trung Quốc, một quốc gia rộng lớn cũng đang vươn lên mở rộng tầm ảnh hưởng trong khu vực. Nhật Bản chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 21 tháng 9 năm 1973. Trải qua nhiều biến cố trong lịch sử, những mâu thuẫn và hạn chế trong quá khứ thì giờ đây, khi mà tình hình chính trị thế giới đã có những bước chuyển đáng kể, Nhật Bản luôn coi Việt Nam nói riêng và ASEAN nói chung như một đối tác chiến lược ở khu vực. Mục tiêu trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Việt Nam là hướng tới xây dựng quan hệ đối tác chiến lược hòa bình và phồn vinh ở châu Á. Thủ tướng Koizumi đã kế thừa những yếu tố truyền thống vốn có trong quan hệ hai nước và những mục tiêu đó để làm cơ sở cho chính sách đối ngoại của mình. Từ khi lên nhậm chức tới khi mãn nhiệm, vị thủ tướng có thời gian cầm quyền lâu thứ ba của nước Nhật này đã có những chính sách đối ngoại tích cực và rộng mở hơn, góp phần củng cố hơn nữa quan hệ giữa 16 Tải bản FULL (137 trang): https://bit.ly/3EkIhMi Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 17. hai nước, thúc đấy quan hệ Việt Nam – Nhật Bản lên một tầm cao mới của thế kỷ mới. Nguyên thủ tướng Phan Văn Khải đã nói như sau khi đánh giá vai trò của thủ tướng Koizumi đối với Việt Nam: "Ông Koizumi là người bạn thân thiết của VN. Trong suốt thời gian làm thủ tướng, ông hết lòng thúc đẩy quan hệ giữa hai nước, mà nhờ đó quan hệ song phương ngày càng phát triển. Qui mô về ODA, thương mại và đầu tư của Nhật Bản vào VN, quan hệ thương mại giữa Nhật Bản và VN ngày càng lớn. Đó là những đóng góp rất tích cực". 2.2 Biểu hiện trên lĩnh vực chính trị Trên phương diện chính trị, những chuyến thăm cấp cao của thủ tướng cũng như của những người đứng đầu nhà nước là những minh chứng tiêu biểu nhất cho một chính sách đối ngoại rộng mở và thể hiện tinh thần hợp tác đối tác chiến lược dưới thời thủ tướng Koizumi. Trong nhiệm kỳ của mình, thủ tướng Koizumi đã có chuyến thăm cấp cao chính thức tới Việt Nam một lần, vào tháng 4 năm 2002. Đây là chuyến thăm cấp cao thứ 4 của các thủ tướng Nhật tới Việt Nam kể từ sau khi kết thúc chiến tranh lạnh đến nay. Chuyến thăm của Thủ tướng J. Koizumi là chuyến thăm Việt Nam lần đầu trong thế kỷ 21 của một vị Thủ tướng Nhật Bản, mở ra một giai đoạn phát triển mới trong quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước, thể hiện quyết tâm của Chính phủ Nhật Bản trong việc phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác với Việt Nam. Tại những cuộc tọa đàm đón tiếp, hai bên đã trao đổi ý kiến về quan hệ song phương, cũng như các vấn đề quốc tế và khu vực mà hai bên cùng quan tâm. Bên cạnh các chuyến thăm cấp cao của các thủ tướng, dưới thời Koizumi đương nhiệm, các cuộc viếng thăm của lãnh đạo các bộ ngành của Nhật Bản 17 Tải bản FULL (137 trang): https://bit.ly/3EkIhMi Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 18. cũng đã diễn ra và từ những cuộc viếng thăm đó đã có rất nhiều tuyên bố, hiệp định được ký kết và thực hiện. Năm 2002, lãnh đạo cấp cao của Nhật Bản và Việt Nam đã thống nhất xây dựng quan hệ Việt Nam – Nhật Bản theo phương châm “đối tác tin cậy, ổn định lâu dài”. Trong chuyến thăm Việt Nam tháng 7 năm 2004 của Ngoại trưởng Nhật Bản, hai bên đã ký tuyên bố chung “Vươn tới tầm cao mới của đối tác bền vững”. Từ năm 2001 đến 2006, Nhật Bản và Việt Nam đã tạo dựng được cơ chế đối thoại ở nhiều cấp. Ngoài đối thoại chính trị định kỳ ở cấp Bộ trưởng Ngoại giao( từ tháng 7 năm 2004), hai bên đã xây dựng được cơ chế đối thoại kinh tế, an ninh và quốc phòng thường kỳ hàng năm. Hệ quả của chính sách đối ngoại thời Koizumi, tháng 5 năm 2007, hai bên đã thành lập Ủy ban hợp tác Việt – Nhật do hai bộ trưởng Ngoại giao làm đồng Chủ tịch phiên họp đầu tiên do đoàn tổ chức nhân chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Phó Thủ tướng Bộ trưởng Phạm Gia Khiêm( ngày 22 đến 26 tháng 5 năm 2007). Trong và sau thời Koizumi, Nhà nước Nhật Bản đã trao tặng Huân chương mặt trời mọc – Huân chương cao quý nhất của Nhật Bản – cho nguyên thủ tướng Phan Văn Khải (tháng 11 năm 2006) và nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan( tháng 5 năm 2007). Với phương châm kế thừa và phát huy truyền thống đối ngoại vốn có của Nhật Bản với Việt Nam, quan điểm của Nhật Bản dưới thời Koizumi là ủng hộ đường lối đổi mới, mở cửa của Việt Nam, hỗ trợ Việt Nam hội nhập vào khu vực và thế giới (vào APEC, WTO, ASEM, ARF...), coi trọng quan hệ với Việt Nam, lấy lợi ích mục tiêu lâu dài làm trọng. Bên cạnh tổ chức các chuyến viếng thăm cấp cao, các buổi gặp gỡ và các cuộc họp ở các cấp, thủ tướng Koizumi còn hành xử theo một lối riêng, mang đậm phong cách đối ngoại của ông. Trong mối thịnh tình với Việt 18 4184045