SlideShare a Scribd company logo
1 of 40
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
VY THỊ NGỌC TRÂM
SO SÁNH THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ
CỘNG HÒA PHÁP VÀ LIÊN BANG NGA
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế
Mã số: 60 31 02 06
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Quang Minh
Hà Nội - 2015
1
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy PGS.TS. Phạm
Quang Minh, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và động viên em trong suốt
quá trình viết luận văn tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Quốc tế học – Trường
Đại học Khoa học xã hội và nhân văn đã truyền đạt kiến thức và nhiều kinh
nghiệm cho em trong suốt thời gian em học ở trường. Vốn kiến thức mà em được
tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu
khóa luận mà còn là hành trang quý báu để em bước vào đời một cách vững
chắc và tự tin.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô ở Thư viện trường
ĐHKHXH&NV và ở Viện nghiên cứu Châu Âu đã nhiệt tình giúp em tiếp cận
được với nguồn tài liệu phong phú và hữu ích.
Sau cùng em xin chúc toàn thể thầy cô trong khoa Quốc tế học, thầy giáo
PGS.TS. Phạm Quang Minh lời chúc sức khoẻ, luôn thành công trong công việc
và cuộc sống.
Hà Nội, tháng 9 năm 2014
2
MỤC LỤC
Trang
Mở đầu 03
Chƣơng 1: Khái quát về Thể chế chính trị trên thế giới 07
1.1. Các khái niệm cơ bản 07
1.1.1. Chính trị 07
1.1.2. Thể chế chính trị 08
1.2. Khái quát một số thể chế chính trị trên thế giới 10
1.3. Thể chế Cộng hoà bán tổng thống 13
Chƣơng 2: Thể chế cộng hòa bán tổng thống của Pháp và Nga 18
2.1. Lịch sử hình thành thể chế chính trị Pháp và Nga 18
2.1.1. Cộng hòa Pháp 18
2.1.2. Liên bang Nga 24
2.2. Sự giống và khác nhau giữa thể chế cộng hòa bán tổng thống
của Pháp và Nga
30
2.2.1. Hành pháp 30
2.2.2. Lập pháp 42
2.2.3. Tư Pháp 54
2.2.4. Các đảng phái chính trị 60
Chƣơng 3: Giá trị và bài học 64
3.1. Nhận xét chung 64
3.2. Góc nhìn tham chiếu 69
Kết luận 78
Tài liệu tham khảo 81
3
MỞ ĐẦU
1, Lý do chọn đề tài
Thể chế chính trị là một trong những vấn đề quan trọng của khoa học
chính trị được nhiều các học giả quan tâm nghiên cứu. Qua nhiều giai đoạn hình
thành và phát triển, cho đến nay thể chế chính trị của các quốc gia trở nên hoàn
thiện hơn và đa dạng hơn so với các giai đoạn trước. Trong thời kỳ hiện tại này,
trước xu thế phát triển mạnh mẽ của thế giới trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế,
xã hội, văn hóa đến chính trị, mỗi quốc gia luôn cố gắng xây dựng và hoàn thiện
thể chế chính trị của mình để phát triển đất nước.
Trong các thể chế chính trị phổ biến hiện nay có thể chế chính trị cộng
hoà bán tổng thống mang những đặc điểm khác với hai thể chế cộng hoà tổng
thống và đại nghị. Đây được xem là mô hình phân chia quyền lực “lưỡng đầu”,
tức là quyền lực nhà nước nằm trong tay cả Tổng thống và Thủ tướng. Mô hình
này trên thực tế đã thể hiện nhiều điểm tiến bộ trong việc kìm chế và thực thi
quyền lực, tránh được sự lạm quyền, độc đoán, đồng thời quyền lực của người
đứng đầu vẫn được thể hiện rơ nét và thậm chí còn được tăng cường nhằm phát
huy tối đa hiệu quả quản lý, lãnh đạo đất nước.
Trên thế giới có khoảng 60 quốc gia theo thể chế này. Đặc biệt ở khu vực
châu Âu, không chỉ các quốc gia tư bản phát triển mà cả các nước xã hội chủ
nghĩa ở Đông Âu trước đây, sau khi Liên Xô tan rã cũng đã thiết lập hình thức
thể chế cộng hoà bán tổng thống như là mô hình thể chế phù hợp cho quá trình
chuyển đổi sang nền dân chủ của quốc gia mình. Hiện nay ở châu Âu có: Áo,
Phần Lan, Pháp, Ai-xơ-len, Ai-rơ-len, Bồ Đào Nha, Bun-ga-ri, Lít-va, Ba Lan,
Ru-ma-ni, Nga, U-crai-na,.... Trong đó, Pháp và Nga được xem là hai quốc gia
điển hình cho dạng thể chế này.
Vậy thì, thể chế cộng hòa bán tổng thống có điểm gì ưu việt, lịch sử và cơ
sở hình thành cũng như cách thức vận hành của thể chế này như thế nào, ưu
điểm và hạn chế ra sao, những điểm giống và khác nhau giữa hai thể chế điển
4
hình cho cộng hòa bán tổng thống là gì, giữa Pháp và Nga thì bên nào ưu việt
hơn… là những câu hỏi đặt ra cho vấn đề nghiên cứu.
Tìm hiểu vấn đề này, ngoài việc hệ thống hóa những thông tin về thể chế
cộng hòa bán tổng thống của Pháp và Nga dưới góc nhìn chính trị học so sánh,
đề tài cũng muốn rút ra những điểm cần lưu ý, những kết luận tổng quan trong
việc xây dựng và thực thi quyền lực của mô hình này. Từ đó có những góc nhìn
đối chiếu trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.
Với lý do trên, đề tài: “So sánh thể chế chính trị giữa Cộng hòa Pháp và
Liên bang Nga” được chọn làm luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành
Quan hệ quốc tế.
2, Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: làm rõ sự giống nhau, khác nhau cũng như những ưu điểm, hạn chế
của thể chế cộng hòa bán tổng thống ở hai quốc gia Pháp và Nga, rút ra một số
kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền.
- Nhiệm vụ: làm rõ một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài nghiên cứu,
phân tích, đối chiếu, so sánh nhằm làm nổi bật quá trình hình thành thể chế cũng
như những đặc điểm của thể chế cộng hòa bán tổng thống của Pháp và Nga, liên
hệ với Việt Nam.
3, Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung phân tích đặc điểm của thể chế cộng hoà bán tổng
thống thông qua các quy định của hiến pháp về các cơ quan nhà nước trong thể
chế như: cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, và đặc biệt là chức năng và
quyền hạn của nguyên thủ quốc gia, mối quan hệ giữa nguyên thủ quốc gia với
các cơ quan trên.
Về phạm vi nghiên cứu, luận văn lựa chọn 2 quốc gia để nghiên cứu gồm:
Cộng hoà Pháp, Liên bang Nga, trong đó Pháp là quốc gia thuộc Tây Âu có thể
chế dân chủ tự do được hình thành từ thế kỷ 19. Còn Nga – trước đó là nước xã
hội chủ nghĩa, mới thành lập mô hình thể chế này thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh
sau khi Liên bang Xô Viết tan rã năm 1991.
5
4, Tình hình nghiên cứu
Hiện nay, có các tài liệu về thể chế chính trị nói chung trong đó có nghiên
cứu về thể chế Cộng hoà bán tổng thống của các tác giả Nguyễn Đăng Dung, Vũ
Hồng Anh, Nguyễn Chu Dương, Lê Đình Chân, Nguyễn Văn Bông, khoá luận
tốt nghiệp của Trần Hồng Việt (K43), Kiều Hương Quỳnh (K45), Bùi Thị
Phương Thảo, Nguyễn Thị Thuý An (K51)…Ngoài ra có một số sách của nước
ngoài nghiên cứu về thể chế chính trị như: Comparative Politics Today của
Gabriel A. Almond, G. Bingham Powell, Jr. Kaare Strom, Russell J.Dalton;
Understanding the Political World của James N. Danziger; Government and
Politics in Western Europe của Yves Mény và Andrew Knapp, đặc biệt là các
bài viết của Robert Elgie. Tuy nhiên, chưa có tài liệu nào nghiên cứu chuyên sâu
về thể chế chính trị Cộng hoà bán tổng thống nói chung và mô hình thể chế này
ở châu Âu nói riêng. Bằng việc sử dụng kết quả trong nghiên cứu của các tác giả
trên, luận văn trình bày đặc điểm của thể chế Cộng hoà bán tổng thống và vận
dụng để phân tích so sánh thể chế của hai quốc gia ở châu Âu là Cộng hòa Pháp
và Liên bang Nga.
5, Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài được tiếp cận ở giác độ chính trị học so sánh và cách thức tiếp cận
theo cấu trúc chức năng. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp nghiên
cứu cụ thể để tìm hiểu đối tượng nghiên cứu như:
- Phương pháp phân tích: Sử dụng để phân tích các đặc điểm của thể chế
Cộng hoà bán tổng thống và thể chế này ở Pháp, Nga thông qua các quy định
hiến pháp của mỗi quốc gia.
- Phương pháp tổng hợp: Từ những nghiên cứu về thể chế của 2 quốc gia
sẽ tổng hợp để rút ra nhận xét chung về thể chế Cộng hoà bán tổng thống. Tổng
hợp các số liệu nghiên cứu về quyền hạn của tổng thống và thể hiện trong các
bảng biểu.
- Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp phổ biến và được ưa chuộng
hiện nay trong chính trị học, và là phương pháp được áp dụng xuyên suốt trong
toàn luận văn.
6
6, Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận thì nội dung luận văn bao gồm ba chương
chính như sau:
+ Chương 1: Khái quát về thể chế chính trị trên thế giới
+ Chương 2: Thể chế chính trị cộng hòa bán tồng thống ở Pháp và Nga
+ Chương 3: Giá trị và bài học
Chương thứ nhất nêu những khái niệm cơ bản về thể chế chính trị trên thế
giới, sơ lược về một số loại hình thể chế chính trị trên thế giới, phân tích chính
trị theo cách hiểu đa dạng với nhiều khía cạnh như trên, nghiên cứu chính trị để
hiểu được bằng cách nào con người tính toán và đạt được điều mình muốn,
những điều tạo cho họ có thể tồn tại trong cộng đồng một cách hoà bình và hoà
hợp. Bên cạnh đó chương một còn rút ra được khái niệm về thể chế chính trị bao
gồm 3 yếu tố là 1) Một hệ thống các cơ quan nhà nước tổ chức theo nguyên tắc
phân chia quyền lực giữa lập pháp, hành pháp, tư pháp, giữa chính phủ trung
ương và cơ quan địa phương; 2) đảng phái chính trị, nhóm lợi ích và mối quan
hệ giữa các cơ quan này với các thể chế nhà nước; 3) Thể chế chính trị cũng là
các luật cơ bản như hiến pháp và luật bầu cử.
Chương thứ hai trình bày điểm tương đồng trong sự phân công quyền lực
giữa Pháp và Nga, tuy vậy, khi đi vào cụ thể vai trò của các nhánh quyền lực
trên thực tế vẫn có nhiều khác biệt và phần nào đưa ra góc nhìn so sánh, đồng
thời đưa ra những thông tin đa chiều hơn trong nghiên cứu chính trị học so sánh.
Điều đó còn có ý nghĩa hơn khi nước ta đang trong quá trình xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Chương thứ ba đánh giá khách quan những nội dung so sánh từ thể chế
cộng hòa bán tổng thống của Pháp và Nga cùng với những kiến giải từ thực tế
Việt Nam phần nào mở ra một góc nhìn mang tính tổng quan cho vấn đề nghiên
cứu, góp phần định hướng một vài giá trị mang tính thực tiễn cho quá trình xây
dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay.
7
CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ TRÊN THẾ GIỚI
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Chính trị
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam giải thích: Chính trị là toàn bộ những
hoạt động mà tương ứng với nó là mối quan hệ giữa con người với nhau trong
các vấn đề gắn với quan hệ giai cấp, dân tộc, quốc gia và các tầng lớp xã hội mà
cốt lơi của nó là các vấn đề giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước. Tuy
nhiên, trên thực tế có khá nhiều những quan điểm, trường phái khác nhau định
nghĩa về chính trị. Theo Harold Lasswell thể chế chính trị là về vấn đề ai đạt
được cái gì, khi nào, như thế nào và tại sao đạt được. Còn David Easton cho
rằng chính trị là sự phân phối bắt buộc những giá trị của một xã hội. Một học giả
chính trị học (Nhà Kinh tế chính trị học và xã hội học) Max Weber lại cho rằng:
chính trị là quá trình để giành quyền lực và ảnh hưởng sự phân phối quyền lực
giữa các quốc gia hoặc giữa các yếu tố trong một quốc gia. Theo quan điểm của
Bernard Crick thì chính trị là chính phủ dưới một dạng nhất định, một phương
thức đặc biệt để làm nên và thực hiện chính sách, luật lệ tác động lên dân chúng.
Nghiên cứu chính trị theo nghĩa rộng hơn thì chính trị liên quan đến 6
khía cạnh: 1) cộng đồng, 2) luật lệ, 3) cấu trúc kinh tế, 4) xung đột và mâu thuẫn
lợi ích, 5) quản trị và 6) quyền lực. Về khía cạnh cộng đồng: chính trị là về
những cộng đồng do con người tổ chức nên. Có 3 yếu tố trong cộng đồng chính
trị là: dân cư sinh sống trong lãnh thổ có chính phủ. Theo khía cạnh luật lệ thì
chính trị gồm các luật lệ của cộng đồng gồm cả thành văn và các quy tắc không
thành văn. Theo khía cạnh cấu trúc kinh tế: quy tắc kinh tế quyết định cách
chúng ta đánh giá về kinh tế như cái gì là giá trị, cái gì được coi là hàng hoá, và
tài sản được đánh giá như thế nào [18, 15]. Về khía cạnh thứ 4 (xung đột và mâu
thuẫn lợi ích) thì chính trị là xung đột và mâu thuẫn lợi ích trên các quy tắc điều
chỉnh cộng đồng. Xung đột không chỉ là chiến tranh mà còn là sự không hoà
hợp, mâu thuẫn. Với khía cạnh quản trị, điều hành thì chính trị là sự điều hành
8
và quản lý cộng đồng. Quản lý gồm việc tạo ra các quy tắc cho cộng đồng, các
quyết định phân phối trong cộng đồng, giải quyết xung đột bằng luật lệ. Quản lý
cũng bao hàm thực hiện quyền lực. Theo khía cạnh cuối cùng là quyền lực thì
chính trị là quyền lực trong cộng đồng. Quyền lực là khái niệm trung tâm của
chính trị với quyền lực và việc thực hiện nó tạo ra các hệ quả của chính trị (theo
nghĩa tích cực). Quyền lực là khả năng thống trị của một người đối với người
khác trong một xung đột lợi ích (theo nghĩa tiêu cực).
Như vậy luận văn đã phân tích chính trị theo cách hiểu đa dạng với 6 khía
cạnh như trên. Nghiên cứu chính trị để hiểu được bằng cách nào con người tính
toán và đạt được điều mình muốn, những điều tạo cho họ có thể tồn tại trong
cộng đồng một cách hoà bình và hoà hợp.
Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác Lê nin thì chính trị bắt nguồn từ quan
hệ về lợi ích giữa các giai cấp, các nhóm xã hội, các quốc gia dân tộc. Trong đó
cơ bản và quan trọng nhất là lợi ích kinh tế [9, 7]. Tiếp theo, Lê nin cho rằng
điều chi phối trực tiếp chính trị là quan hệ giai cấp và vấn đề quyền lực nhà
nước là yếu tố trung tâm, then chốt nhất trong chính trị. Nói đến chính trị là phải
nói đến giai cấp và nhà nước. Điều quan trọng nhất trong chính trị đó là tổ chức
chính quyền nhà nước. Do vậy, từ những phân tích trên có thể kết luận như sau:
Chính trị là quan hệ giữa các giai cấp, các quốc gia, các dân tộc, các lực lượng
xã hội trong việc giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước.
1.1.2. Thể chế chính trị
Nghiên cứu chính trị trong mối quan hệ với các yếu tố khác thì chính trị là
một lĩnh vực rất rộng với nhiều mối quan hệ khác nhau với không gian và thời
gian xác định như quan hệ giữa các giai cấp, giữa các đảng phái chính trị với các
giai cấp và với nhà nước, giữa nhà nước với công dân, giữa công dân với nhau
và mối quan hệ giữa các tổ chức trong mỗi nhà nước.
Xét về mặt kết cấu thì chính trị bao gồm các yếu tố như: 1) Chính sách,
các quyết định của các chủ thể chính trị; 2) Các thiết chế và thể chế chính trị; 3)
Quan hệ con người chính trị - giới lãnh đạo chính trị với công dân [9, 9]. Như
vậy thể chế chính trị là một yếu tố quan trọng trong chính trị.
9
Và cũng giống như chính trị, có nhiều quan điểm đưa ra khái niệm về thể
chế chính trị. Có quan điểm cho rằng thể chế chính trị có thể là nội dung,
phương thức tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị của một quốc gia mà
trọng tâm là nhà nước, được thể hiện trên các mức độ: 1) Hoạt động: cơ cấu vận
hành của hệ thống chính trị; 2) Cấu trúc: đảng cầm quyền, bộ máy nhà nước, các
tổ chức chính trị xã hội; 3) Pháp luật: Những định chế gồm hiến pháp, pháp luật
và các quy định nhằm bảo vệ hệ thống chính trị quốc gia. Ngoài ra, một quan
điểm khác lại cho rằng thể chế chính trị gồm: 1) Những chuẩn mực, quy chế,
quy phạm, luật lệ phản ánh mối quan hệ chức năng giữa các bộ phận của một
tổng thể - chỉnh thể (trong đời sống xã hội); 2) Những dạng thức, những cấu trúc
tổ chức phân bố theo những chức năng của hệ thống xã hội; 3) Hoặc thể chế là
tổng hợp gồm cả hai cấp độ mà cấp độ này là cơ sở để xác định cấp độ kia.
Căn cứ vào mức độ tham gia của nhân dân vào các công việc của nhà
nước thì có thể chế chính trị hành vi và thể chế chính trị tổ chức. Thể chế chính
trị hành vi là tập hợp các quy tắc được hình thành trong quá trình phát triển của
quốc gia, quy định sự tham gia của dân chúng vào các công việc của nhà nước
theo một hình thức nhất định. Hình thức này trở thành các quy tắc xử sự của các
công dân thông qua các hành vi ứng xử của mình trong các công việc của quốc
gia như việc nhân dân tham gia bỏ phiếu trưng cầu dân ý do quốc gia tổ chức.
Thể chế chính trị tổ chức được hiểu theo 2 nghĩa: một là các tổ chức, các cơ
quan thực hiện các công việc của nhà nước; hai là bao gồm toàn bộ các quy tắc
xử sự của cơ quan, tổ chức khi thực thi quyền hạn của mình. Những cơ quan và
tổ chức này là những tổ chức chính trị có mối tương quan chặt chẽ với nhau và
hợp thành hệ thống chính trị của mỗi quốc gia. Hệ thống chính trị này ở tầm vĩ
mô bao gồm: cơ quan nhà nước, các nhóm lợi ích, đảng phái chính trị và các
đoàn thể chính trị khác.
Từ những quan điểm trên, luận văn tổng hợp và nêu khái niệm thể chế
chính trị như sau: Thể chế chính trị bao gồm: 1) Một hệ thống các cơ quan nhà
nước tổ chức theo nguyên tắc phân chia quyền lực giữa lập pháp, hành pháp, tư
pháp, giữa chính phủ trung ương và cơ quan địa phương; 2) đảng phái chính trị,
10
nhóm lợi ích và mối quan hệ giữa các cơ quan này với các thể chế nhà nước; 3)
Thể chế chính trị cũng là các luật cơ bản như hiến pháp và luật bầu cử. Và sau
đây luận văn sẽ tập trung phân tích thể chế chính trị thông qua một hệ thống các
cơ quan quyền lực nhà nước: quốc hội, chính phủ, tư pháp, đảng phải chính trị,
các định chế về tổng thống, thủ tướng và quy định bầu cử…
1.2. Khái quát một số thể chế chính trị trên thế giới
Như đã trình bày ở trên, luận văn lựa chọn phân tích thể chế chính trị tổ
chức do vậy sẽ tập trung nghiên cứu các cơ quan nhà nước ở trung ương gồm:
nguyên thủ quốc gia, cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, nhưng trước hết là
nguyên thủ quốc gia và tiếp theo là mối quan hệ của nguyên thủ quốc gia với các
cơ quan nhà nước trong thể chế. Theo cách tiếp cận này thì hiện nay trên thế giới
có hai loại thể chế chính trị cơ bản: quân chủ và cộng hoà. Nói chung, thể chế
quân chủ là thể chế “mà ở đó nguyên thủ quốc gia do thế tập mà ra, quyền lực
nhà nước có nguồn gốc từ cơi „hư vô‟ do thiên đình định đoạt”. Thể chế cộng
hoà là thể chế “nguyên thủ quốc gia do bầu cử lập nên và quyền lực nhà nước có
nguồn gốc từ nhân dân” . Trong thể chế quân chủ lại có hai loại cơ bản: quân
chủ tuyệt đối và quân chủ đại nghị. Quân chủ tuyệt đối là một loại hình tổ chức
mà quyền lực nhà nước hầu như tập trung trong tay nhà vua. Đây là loại hình
của nhà nước phong kiến. Hiện nay trên thế giới còn có hai nước là Ô-man và
Xu-đăng vẫn còn tổ chức theo loại mô hình này. Ở các nước này không có hiến
pháp, không có các cơ quan đại diện, Kinh Cô-ran được sử dụng như hiến pháp.
Nhà Vua là người có quyền lực nhà nước cao nhất, đồng thời cũng là người
đứng đầu về tinh thần của đất nước.
Thể chế quân chủ đại nghị là thể chế mà quyền lực được chia đều cho cả
vua và nghị viện cùng một số cơ quan nhà nước khác. Quyền lực của vua bị hạn
chế bởi hiến pháp. Do vậy, hình thức thể chế này còn có tên gọi là quân chủ lập
hiến hoặc quân chủ đại nghị. Quân chủ đại nghị là thể chế khá phổ biến hiện nay
ở các nước châu Âu như Vương quốc Anh, Vương quốc Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch,
Na Uy...Trong đó Anh quốc là điển hình cho mô hình thể chế chính trị này.
Trong thể chế quân chủ đại nghị, nguyên thủ quốc gia là các vị vua, quốc výõng,
11
hoàng để được truyền ngôi lại cho các thế hệ sau (cha truyền con nối). Cơ quan
hành pháp (chính phủ) được thành lập và hoạt động khi có tín nhiệm của cơ
quan lập pháp (nghị viện).
Thể chế chính trị quân chủ đại nghị ở các nước đang phát triển thì có điểm
khác biệt với các nước phát triển đã trình bày ở trên bởi vì các vị vua vẫn có ảnh
hưởng rất lớn đến đời sống chính trị của các quốc gia này (như ở Thái Lan, Ma-
lai-xi-a,…) Đặc biệt ở Liên bang Ma-lai-xi-a thì nguyên thủ quốc gia không phải
do truyền ngôi mà là do những ngýời đứng đầu các tiểu bang thay nhau trị vì
vương quốc này với nhiệm kỳ 5 năm theo sự lựa chọn của Hội nghị các tiểu
vương quốc. Bên cạnh đó, ở một số quốc gia Ả rập như Bu-tan, Ka-ta-ra có hiến
pháp quy định nghị viện là cơ quan có quyền lập pháp độc lập nhưng cũng quy
định đây là cơ quan tư vấn cho nhà vua. Vua là người đứng đầu chính phủ, hoặc
có quyền trao cho người trong gia đình là người đứng đầu chính phủ.
Mô hình thể chế chính trị hiện đại thứ hai là thể chế cộng hòa. Thể chế
cộng hoà mới xuất hiện vài trăm năm nay, kể từ khi cuộc các mạng tư sản nổ ra
ở các nước Châu Âu. Nói chung thì hình thức thể chế này có nhiều đặc điểm
giống với thể chế quân chủ đại nghị, ngoại trừ người đứng đầu nhà nước,
nguyên thủ quốc gia được thành lập không do thế tập mà do bầu cử. Nhân dân
trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra người đứng đầu quốc gia mình. Vị nguyên thủ
quốc gia này được hiến pháp gọi là tổng thống, người đại diện cho nhà nước về
đối nội và đối ngoại. Tuy nhiên, quyền hạn của tổng thống có thực sự hay
không, hình thức hay không hình thức phụ thuộc vào chính thể chế chính trị của
quốc gia đó thuộc hình thức thể chế cộng hoà nào. Hiện nay trên thế giới có 4
hình thức thể chế chính trị cộng hòa gồm: Cộng hoà đại nghị (Parliamentarism),
Cộng hoà tổng thống (Presidentialism), Cộng hoà bán tổng thống (Semi-
Presidentialism) và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa (Socialism).
Thể chế cộng hoà đại nghị có những đặc điểm sau: Nguyên thủ quốc gia
do nghị viện bầu ra, chính phủ đứng đầu là thủ tướng chịu trách nhiệm trước
nghị viện. Nguyên thủ quốc gia không trực tiếp tham gia giải quyết các công
việc của đất nước. Việc người dân không trực tiếp bầu tổng thống mà gián tiếp
12
thông qua nghị viện là nguyên nhân làm cho nguyên thủ quốc gia không thực
quyền. Các quốc gia châu Âu theo mô hình thể chế này như: Cộng hoà I-ta-li-a,
Cộng hoà Liên bang Đức, Hy Lạp. Trong các quốc gia thể chế cộng hoà đại
nghị, nguyên thủ quốc gia không là người đứng đầu cơ quan hành pháp và cũng
không là thành viên của chính phủ. Hiến pháp của các nước này còn quy định cụ
thể về việc không chịu trách nhiệm của tổng thống. Ví dụ như điều 90 Hiến pháp
I-ta-li-a quy định: “Tổng thống nước cộng hoà không chịu trách nhiệm về các
hoạt động của mình trong thời gian đảm nhiệm chức vụ, trừ trường hợp phản bội
tổ quốc hoặc có hành động xâm phạm đến bản Hiến pháp này”.
Về mối quan hệ giữa nguyên thủ quốc gia với chính phủ, tổng thống được
quy định có quyền bổ nhiệm người đứng đầu chính phủ. Nhưng trên thực tế, thủ
tướng thường là người đứng đầu đảng giành thắng lợi trong cuộc bầu cử vào
nghị viện. Như vậy, tổng thống ở thể chế cộng hoà đại nghị cũng giống như
nguyên thủ quốc gia ở thể chế quân chủ đại nghị đều tồn tại mang tính hình
thức. Cơ quan hành pháp và thủ tướng ngày càng trở thành cơ quan trung tâm,
thực hiện chủ yếu quyền lực trong thể chế nhà.
Khác với thể chế cộng hoà đại nghị, cộng hoà tổng thống là thể chế mà
tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia, đồng thời là người đứng đầu và điều
hành trực tiếp chính phủ. Tổng thống do nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp bầu
nên không chịu trách nhiệm trước nghị viện. Thành viên của chính phủ đều do
tổng thống bổ nhiệm hoặc chỉ định và chịu trách nhiệm trực tiếp trước tổng
thống. Ở những thể chế chính trị này đã áp dụng toàn bộ nội dung học thuyết
phân chia quyền lực, quyền lực nhà nước được phân chia giữa ba cơ quan: lập
pháp, hành pháp và tư pháp. Mối quan hệ giữa Tổng thống (nhánh hành pháp)
với Quốc hội (nhánh lập pháp) là quan hệ kiềm chế và đối trọng lẫn nhau.
Quyền lực của tổng thống được tăng cường và chính phủ không có chức danh
thủ tướng. Loại hình thể chế này được áp dụng phổ biến ở các nước châu Mỹ la
tinh như Bra-xin, Mê-hi-cô, Ác-hen-ti-na…và Hoa Kỳ là nước được coi là
khuôn mẫu và đầu tiên thành lập mô hình thể chế này. Nhưng ngược lại, hình
thức thể chế này lại không phổ biến ở khu vực châu Âu.
13
Thể chế cộng hoà xã hội chủ nghĩa là thể chế chịu ảnh hưởng đầu tiên từ
mô hình thể chế nhà nước Liên Xô trước những năm 1990. Hiện nay, thể chế
chính trị cộng hoà xã hội chủ nghĩa không còn ở khu vực châu Âu mà gồm ở
một số ít các quốc gia trong đó có Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thể
chế chính trị của Việt Nam hiện nay theo quy định của Hiến pháp năm 1992 tuy
có một số thay đổi nhưng vẫn theo nguyên tắc tập quyền (khác với nguyên tắc
tam quyền phân lập như đã trình bày trong thể cộng hoà tổng thống ở trên).
Quyền lực tập trung vào cơ quan lập pháp (Quốc hội). Quốc hội bầu những chức
vụ cao cấp nhất của nhà nước như Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chánh án Toà án
và Viện trưởng Viện Kiểm soát nhân dân tối cao. Nguyên thủ quốc gia của thể
chế chính trị Việt Nam là Chủ tịch nước, người đại diện cho nhà nước trong các
hoạt động đối nội và đối ngoại. Người đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng có
nhiệm vụ lãnh đạo và điều hành các công việc của Chính phủ Việt Nam. Và như
vậy thì tuy có những đặc điểm riêng, nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu về thể
chế chính trị cho rằng thể chế chính trị của Việt Nam hiện nay có những điểm
chung với chính thể cộng hoà đại nghị.
Thể chế cộng hoà thứ tư là thể chế cộng hoà bán tổng thống. Thể chế này
có nhiều đặc điểm cụ thể khác với cả ba thể chế trên. Ngoài ra, đây là một thể
chế phổ biến hiện nay ở khu vực châu Âu.
1.3. Thể chế Cộng hoà bán tổng thống
Thể chế chính trị này có tên gọi từ tiếng Anh là “semi-presidentialism”
(bán tổng thống) lần đầu tiên được học giả người Pháp Maurice Duverger đề cập
đến trong một tài liệu nghiên cứu vào những năm đầu 1970. Trong các tài liệu
tiếng Việt khi viết về thể chế này lại gọi với tên khác nhau như thể chế cộng hoà
nhị nguyên, cộng hoà lưỡng tính hoặc cộng hoà hỗn hợp. Tuy nhiên, luận văn sẽ
sử dụng thống nhất thuật ngữ “semi-presidentialism” là thể chế cộng hoà bán
tổng thống để nghiên cứu và tìm hiểu về thể chế này ở châu Âu vì lý do sẽ trình
bày sau đây.
Thực tế là ở khu vực châu Âu hiện nay có đến 19 quốc gia theo mô hình
thể chế cộng hoà bán tổng thống (Xin xem bảng 1). Trong nhiều tài liệu tiếng
14
Việt hiện nay thì Cộng hoà Pháp cũng được đánh giá là quốc gia có thể chế
chính trị bán tổng thống điển hình. Ví dụ như tác giả Nguyễn Đăng Dung cho
rằng “hình mẫu tiêu biểu của loại chính thể cộng hoà lưỡng tính là nước Pháp
nền cộng hoà thứ V của Hiến pháp 1958 hiện hành”.
Bảng 1: 19 quốc gia có thể chế chính trị cộng hoà bán tổng thống ở châu
Âu (tên quốc gia được xếp theo trật tự chữ cái)
tt Quốc gia Năm thành lập tt Quốc gia Năm thành lập
1 Áo 1945 11 Mông-tơ-nê-grô 2007
2 Bê-la-rút 1994 12 Ba Lan 1990
3 Bun-ga-ri 1991 13 Bồ Đào Nha 1976
4 Croatia 1990 14 Ru-ma-ni 1990
5 Phần Lan 1919 15 Nga 1993
6 Pháp 1962 16 Séc-bi 2007
7 Ai-xơ-len 1944 17 Xlô-va-ki-a 1999
8 Ai-rơ-len 1937 18 Xlô-ven-ni-a 1991
9 Lithuania 1992 19 U-crai-na 1991
10 Macedonia 1991
Tuy nhiên có nhiều công trình nghiên cứu lại cho rằng Cộng hoà Pháp
không phải là quốc gia điển hình của hình thức thể chế này. Ví dụ như cũng
chính Maurice Duverger khi phân tích quyền hạn của Tổng thống Pháp và so
sánh với một số quốc gia khác ở Tây Âu với nhau thì cho rằng quyền hạn của
Tổng thống Pháp là yếu hơn khi so với quyền hạn của các tổng thống ở các quốc
gia này (Xin xem bảng 2). Ngoài ra, tác giả cũng phân tích tiếp là Cộng hoà
Pháp thành lập mô hình thể chế của mình sau khi sửa đổi Hiến pháp 1958 (Hiến
pháp 1958 được sửa đổi lần thứ nhất vào năm 1962 mới thành lập theo thể chế
cộng hoà bán tổng thống). Khác với Cộng hoà Pháp, Bun-ga-ri, Phần Lan lại
thành lập thể chế này theo đúng với bản hiến pháp đầu tiên (Xin xem bảng 3).
Bảng 2: Danh sách xếp loại quyền lực của tổng thống
theo thứ tự giảm dần
15
TT Quốc gia
1 Phần Lan
2 Ai-xơ-len
3 Đức
4 Áo
5 Pháp
6 Ai-rơ-len
Bảng 3: Căn cứ thành lập thể chế của một số quốc gia so với Cộng hoà Pháp
TT Quốc gia Căn cứ thể chế được thành lập
1 Bun-ga-ri-a Hiến pháp mới (1991)
2 Croatia Hiến pháp mới (1990)
3 Phần Lan Hiến pháp mới (1919) thông qua sau nội chiến và
nền độc lập.
4 Pháp Theo hiến pháp sửa đổi (1962, tổng thống được
bầu trực tiếp).
Về đặc điểm của thể chế cộng hoà bán tổng thống thì một số tác giả cho
rằng đây là thể chế mà việc tổ chức “vừa có đặc điểm của cộng hoà đại nghị,
vừa có những đặc điểm của cộng hoà tổng thống”. Cụ thể như sau: tổng thống
không do nghị viện hoặc dựa trên cơ sở nghị viện bầu ra như các nước theo thể
chế cộng hoà đại nghị mà do nhân dân trực tiếp bầu ra. Và giống với chính thể
cộng hoà đại nghị có thủ tướng là người đứng đầu chính phủ. Nhưng chính phủ
lại đặt dưới sự chỉ đạo của tổng thống. Tổng thống chủ toạ các phiên họp của hội
đồng chính phủ để quyết định các chính sách quốc gia. Thủ tướng chỉ được
quyền lãnh đạo các phiên họp này khi tổng thống cho phép, chuẩn bị và lãnh đạo
chính phủ thực thi các chính sách đó được tổng thống quyết định. Thủ tướng
chịu trách nhiệm trước nghị viện và tổng thống trong việc thực thi chính sách
này. Trên thực tế thì tổng thống càng thực quyền hơn nếu đảng chính trị của
tổng thống cùng với đảng chiếm đa số ghế trong nghị viện của thể chế đó.
16
Trong tài liệu của Maurice Duverger liệt kê cụ thể ba yếu tố cơ bản của
thể chế cộng hoà bán tổng thống như sau: 1) nguyên thủ quốc gia được bầu phổ
thông trực tiếp; 2) tổng thống có nhiều quyền hạn trong lĩnh vực hành pháp; 3)
thủ tướng chính phủ và tập thể chính phủ do nghị viện thành lập và chịu trách
nhiệm trước nghị viện.
Tuy nhiên, một số tác giả như: Robert Elgie, Sartori, Matthew S. Shugart
và John M. Carey lại cho rằng tiêu chí thứ nhất khi phân tích thể chế cộng hoà
bán tổng thống của Duverger đã không còn phù hợp trong thời điểm hiện nay.
Tổng thống của thể chế cộng hoà bán tổng thống có thể sẽ được bầu trực tiếp
hoặc gián tiếp, chứ không phải chỉ bầu trực tiếp như trên đã trình bày. Cho đến
nay, đặc điểm của thể chế cộng hoà bán tổng thống bao gồm : 1) Tổng thống
được bầu phổ thông với nhiệm kỳ xác định; 2) Thủ tướng và nội các chịu trách
nhiệm trước nghị viện. Và khái niệm thể chế Cộng hoà bán tổng thống được
khái quát như sau: Thể chế Cộng hoà bán tổng thống là thể chế chính trị trong
đó tổng thống do dân bầu phổ thông trực tiếp hoặc gián tiếp, tổng thống và thủ
tướng cùng phối hợp và chia sẻ quyền lực để lãnh đạo bộ máy hành pháp, tổng
thống chỉ định thủ tướng và đồng chủ toạ các phiên họp của chính phủ, chính
phủ đồng thời chịu trách nhiệm trước cả nghị viện và tổng thống.
Về ưu điểm thì thể chế Cộng hoà bán tổng thống khắc phục được hạn chế
của thể chế Cộng hoà tổng thống. Vì ở thể chế Cộng hoà tổng thống, tổng thống
đồng thời là nguyên thủ quốc gia và đứng đầu chính phủ nên tổng thống có thể
trở nên độc tài do tập trung nhiều quyền lực. Thể chế Cộng hoà bán tổng thống,
bên cạnh tổng thống có thủ tướng điều hành chính phủ nên tổng thống không có
nhiều quyền lực hành pháp. Ngoài ra, thể chế Cộng hoà bán tổng thống cũng
khắc phục được hạn chế của thể chế Cộng hoà đại nghị vì tổng thống có quyền
giới thiệu ứng cử viên thủ tướng để nghị viện bầu hoặc chỉ định, tổng thống có
quyền giải tán nghị viện nên tránh việc nghị viện toàn quyền thành lập và lật đổ
chính phủ thông qua một nghị quyết bất tín nhiệm.
Tóm lại, chương 1 đã trình bày khái quát về một số khái niệm cơ bản như
chính trị và thể chế chính trị. Mặc dù có nhiều quan điểm về thể chế chính trị
17
nhưng luận văn đã sử dụng quan điểm phân tích thể chế chính trị theo cơ cấu tổ
chức gồm các cơ quan trong thể chế, những người lãnh đạo đứng đầu như
nguyên thủ quốc gia, thủ tướng. Trong các thể chế chính trị cộng hoà thì thể chế
cộng hoà bán tổng thống là một thể chế đặc biệt. Và đặc điểm của thể chế cũng
đã thay đổi theo thời gian. Vì vậy các tiêu chí dùng để xác định thể chế cộng hoà
bán tổng thống cũng đã khác với các tài liệu ở nước ta hiện nay. Do đó luận văn
cũng đã gọi đây là thể chế bán tổng thống thay cho tên gọi là thể chế nhị nguyên
hay lưỡng tính và nêu ra một khái niệm chung cho thể chế này.
Ngoài ra, hiện nay khá nhiều quốc gia ở châu Âu áp dụng thể chế Cộng
hoà bán tổng thống. Kể cả Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa ở Trung và
Đông Âu trước đây sau những năm 1990 cũng đã lựa chọn mô hình thể chế
chính trị này cho quốc gia mình thay vì chọn thể chế cộng hoà tổng thống hay
đại nghị.
18
CHƢƠNG 2
THỂ CHẾ CỘNG HÒA BÁN TỔNG THỐNG
CỦA PHÁP VÀ NGA
2.1. Lịch sử hình thành thể chế cộng hòa bán tổng thống ở Pháp và Nga
2.1.1. Cộng hòa Pháp
Bản đồ 1: Cộng hoà Pháp
Khái quát về đặc điểm tự nhiên, Cộng hoà Pháp về phía Bắc giáp biển
Măng-sơ, phía Tây Nam giáp vịnh Biscay và Đại Tây Dương, phía Đông Nam
giáp Địa Trung Hải. Tổng chiều dài Cộng hoà Pháp là 2500 km; phía Đông giáp
các nước Bỉ (620 km), Cộng hoà Liên bang Đức (452 km), Luxembourg (73
km), Thuỵ Sĩ (573 km), Italia (488 km); phía Nam giáp với Tây Ban Nha (650
km). Cộng hoà Pháp được chia thành 26 Vùng địa lý: 22 trong Mẫu quốc Pháp
(21 trên phần lục địa Mẫu quốc; 1 là "lãnh thổ tập thể" Corse, trên đảo Corsica,
thường được gọi là một vùng theo cách nói thông thường région), và 4 Vùng hải
ngoại. Các Vùng được chia tiếp thành 100 Tỉnh. Các Tỉnh lại được chia tiếp
thành 342 Quận, nhưng các Quận không có hội đồng lập pháp theo bầu cử và chỉ
là đơn vị hành chính của đất nước. Các Quận được chia thành 4,035 Tổng, các
19
Tổng này cũng chỉ có ý nghĩa hành chính. Cuối cùng, các Quận được chia thành
36,682 Làng, đây là các chính quyền tự quản với hội đồng được bầu cử riêng biệt
(hội đồng tự quản).
Nước Pháp đã trải qua rất nhiều lần thay đổi thể chế chính trị. Quá trình
xây dựng nhà nước ở Pháp gắn liền với sự phát triển của đất nước qua các giai
đoạn lịch sử khác nhau với vô vàn biến động dữ dội. Nó cũng thể hiện quyết tâm
của người Pháp trong việc đi tìm cho mình cách thức tổ chức quyền lực và vận
hành quyền lực sao cho đảm bảo khẳng định được vị thế của nước Pháp là trung
tâm văn minh của châu Âu và của nhân loại. Không chỉ dừng lại như vậy mà
trong sâu thẳm suy nghĩ, người Pháp còn muốn dân tộc mình trở thành một trong
những dân tộc đi đầu thế giới, có tiếng nói quyết định đến chính trường quốc tế.
Trong quá trình đi tìm một phương thức tổ chức và vận hành chính trị tối ưu phù
hợp nhất cho mình, nước Pháp cũng đã trải qua nhiều lần trả giá và nhiều lúc đất
nước bị đặt trước những sóng gió tưởng chừng không thể vượt qua. Nhưng cuối
cùng xu thế văn minh và dân chủ đã thắng thế và thông qua những sóng gió như
vậy người Pháp càng thấm thía và coi trọng những thành quả của công cuộc xây
dựng một nền dân chủ mà sau này nhiều dân tộc phải xem Pháp như một ví dụ
điển hình để tham khảo học tập.
Pháp là một trong những nước có lịch sử hiến pháp phong phú nhất thế
giới, cùng với Mỹ là những nước đầu tiên đưa ra và thực hiện những ý tưởng
hiện đại của hiến pháp. Lịch sử hiến pháp bắt đầu từ cuộc cách mạng Pháp năm
1789. Trong 169 năm từ năm 1789 tới năm 1958, trải qua 12 chế độ chính trị với
16 bản Hiến pháp khác nhau trong đó có 5 nền cộng hòa, 2 đế chế, 1 chế độ phát
xít, vài chính phủ lâm thời; khuynh hướng thay đổi khá cực đoan từ dân chủ quá
trớn (vô tổ chức) sang độc tài có kỷ luật (quân chủ hay đế chế) trước khi đạt tới
chế độ chính trị ổn định từ năm 1958 với nền cộng hòa thứ 5 hiện nay.
Trước năm 1789, nước Pháp sống dưới chế độ quân chủ. Vào thời kỳ đó, ở
Pháp không có văn bản Hiến pháp chính thức nào, quền lực tối cao của vua bị
hạn chế một phần không đáng kể theo những tập quán từ xa xưa để lại. Nhà vua
giữ vị trí thống trị trong đời sống chính trị Pháp, chế độ chuyên chế được xác lập
20
do đó những giá trị dân chủ bị xem nhẹ. Đời sống xã hội bao trùm một bầu
không khí ảm đạm hậu quả của thời kỳ “đêm trường trung cổ” ở châu Âu đang
khao khát tự do và được giải phóng. Chính lúc này những tư tưởng của các nhà
tư tưởng thời kỳ Khai sáng với những đại biểu ưu tú như JJ. Rousseau và
Montesqiueu đã thổi một luồng gió mới vào đời sống chính trị nước Pháp, cổ vũ
lòng quyết tâm của nhân dân Pháp trong việc đi tìm một mô hình dân chủ, giải
phóng con người, bảo đảm những giá trị tự do bền vững. Đó chính là những tiền
đề quan trọng để nhân dân Pháp tiến hành cuộc Cách mạng tư sản năm 1789 với
bản “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” bất hủ mà ý nghĩa sau này được xác
định là một dấu mốc trọng sự phát triển của nhân loại. Cuộc cách mạng Pháp và
Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyèn năm 1789 đã xác định những nguyên tắc
cơ bản của nền chính trị nhân loại với sự tôn trọng những giá trị cao cả của con
người- quyền con người, quyền công dân.
Cuộc cách mạng Pháp năm 1789 đã chấm dứt chế độ quân chủ, mở ra thời
kỳ mới trong đời sống thể chế ở Pháp, thiết lập chế độ cộng hòa với những
nguyên tắc bất hủ: “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”. Sau cuộc Đại cách mạng, nước
Pháp đã thông qua Hiến pháp đầu tiên vào năm 1791, tiếp theo là các bản Hiến
pháp năm 1793 và năm 1795. Nội dung của các Hiến pháp này đều khẳng định
nguyên tắc cơ bản của chủ quyền thuộc về nhân dân, xác định chế độ đại diện
thông qua bầu cử, ghi nhận các quyền tự nhiên và không thể tước đoạt của con
người về tự do, bình đẳng và sở hữu. Nguyên tắc tam quyền phân lập cũng được
ghi rơ ngay trong các bản Hiến pháp năm 1791 và năm 1795, Mặc dù cuộc Đại
cách mạng Pháp năm 1789 được đánh giá là cuộc cách mạng tư sản triệt để thể
hiện sự thắng thế của giai cấp tư sản lật đổ sự thống trị của giai cấp phong kiến
nhưng không có nghĩa là thể chế chính trị Pháp ngay lập tức đã ổn định mà nó
còn qua rất nhiều lần sóng gió.
Sau thời kỳ cách mạng Pháp 1789-1799, nước Pháp chuyển sang chế độ
chấp chính (1799-1804) và tiếp theo đó là chế độ Đế chế thứ nhất (1804-1815)
với vai trò chủ đạo của Napoleon Bonaparte. Ba hiến pháp đã liên tiếp ra đời
trong thời kỳ này (Hiến pháp năm 1799, năm 1802 và năm 1804), với đặc trưng
21
ban đầu là giữ sự phân lập tương đối giữa quyền hành pháp và lập pháp nhưng
sau đó vai trò có nhân của Napoleon được đề cao và lấn át quyền hành của nghị
viện. Vào cuối đế chế, chế độ nhà nước mang nặng tính chất độc tài, đặt dưới sự
lãnh đạo của một thủ lĩnh quân sự.
Thời kỳ vương quốc phục quyền (1814-1830) và thời kỳ Quân chủ tháng
Bảy (1830-1848) nhà vua trở lại nắm quyền, vừa là thủ lĩnh tối cao của nhà
nước, vừa là lãnh đạo quân đội, ký kết các hiệp ước quốc tế, bổ nhiệm các quan
chức trong chính quyền và có quyền lớn đối với nghị viện. Tuy nhiên, chính
trong hoàn cảnh này đã nảy sinh những mầm mống của chế độ nghị viện, có
nghĩa là một chế độ chính trị phân biệt rơ quyền năng giữa hành pháp và lập
pháp, song giữa hai quyền này có sự hợp tác với nhau. Đó cũng là tiền đề đưa
nền chình trị Pháp đến chỗ thiết lập nền Cộng hòa thứ hai – Đệ nhị cộng hòa.
Dưới chế độ Cộng hòa thứ hai (1848-1851), Hiến pháp 1848 phân định rơ
tổ chức và chức năng của hành pháp và lập pháp. Quốc hội là cơ quan duy nhất
có quyền lập pháp, còn quyền hành pháp hoàn toàn thuộc về Tổng thống nước
cộng hòa do dân bầu ra thông qua phổ thông đầu phiếu. Nền Cộng hòa thứ 2 chỉ
tồn tại vỏn vẹn trong vòng 3 năm, chính vì vậy những tư tưởng cải cách chưa kịp
chứng tỏ trong thực tế thì đã ngay lập tức chuyển sang thái cực khác. Điều này
cũng cho thấy tính chất biến động của nền chính trị Pháp và mối quan hệ đan xen
giữa các xu hướng lợi ích khác nhau trong chính trường nước Pháp. hiến pháp
năm 1848 của nền Cộng hòa thú hai vừa ra đời đã phải thay đổi và bổ sung
những cuối cùng cũng không thể đứng vững trước sự thay đổi quá nhanh chóng
của xã hội Pháp lúc bấy giờ.
Hiến pháp tháng 1 năm 1852 và các Hiến pháp sửa đổi tháng 11 năm 1852
dưới chế độ Đế chế thứ 2(1851-1870) đã thiết lập trở lại các điều khoản chính
của Hiến pháp thời Napoleon I, đưa Louis – Napoleon Bonaparte lên ngôi hoàng
đế. Ông tập trung mọi quyền hành trong tay và tự mình quyết định vận mệnh đất
nước. Các cơ quan lập pháp và hành pháp đều trực thuộc hoàng đế. Có thể nói cứ
sau mỗi thời kỳ xây dựng nền cộng hòa bất thành thì ngay lập tức nước Pháp lại
quay về với chế độ đế chế (đất nước được đặt dưới sự điều hành và cai trị của
22
một Hoàng đế nhưng dựa trên cơ sở của hiến pháp. Tuy nhiên Hiến pháp luôn bị
Hoàng đế điều chỉnh và giải thích theo ý nghĩa chủ quan của vị vua cai trị).
Dưới nền Cộng hòa thứ ba, Quốc hội đã thông qua 3 đạo luật hiến pháp về
tổ chức. Thượng nghị viện, chính quyền và các cơ quan chính quyền. Các văn
bản luật này xác định quyền của Tổng thống được mở rộng hơn và vai trò đối
trọng của Thượng nghị viện với Hạ nghị viện, ngoài ra còn đặt hai định chế cơ
bản của mẫu hình thể chế theo chế độ nghị viện (quyền giải tán hạ viện của Tổng
thống với sự thỏa thuận của Thượng nghị viện và CHính phủ, trách nhiệm của
Chính phủ trong việc thực thi chính sách). Thời kỳ này cũng chứng kiến sự ra
đời của các đảng phái chính trị khác nhau với chính kiến đối lập nhau. Chính sự
tồn tại của quá nhiều đảng phái trong đời sống chính trị ở Pháp đã dẫn đến phân
hóa sâu sắc trong các nghị sĩ và khó đạt được sự thống nhât chung. Bởi sự tồn tại
của nhiều đảng phái chính trị cũng chính là sự phân chia lợi ích và đan xen của
những xu hướng chính trị khác nhau trong đời sống chính trị. Đây cũng chính là
nguyên nhân cơ bản dẫn dến tình trạng không ổn địnhcủa Chính phủ trong chế
độ Cộng hòa thứ 3 và thứ 4. Chế độ Vichy (1940-1944) của Thống chế Petain
sau khi ký hiệp định đình chiến đầu hàng phát xít Đức đã ra đạo luật Hiến pháp
ngày 10-7-1940 xác lập chế độ độc tài của quốc trưởng. Petain nắm mọi quyền
hành pháp, lập pháp và tư pháp, thay đổi những nguyên tắc bất hủ của nền Cộng
hòa từ Cuộc cách mạng Pháp 1789 “Tự do- Bình đẳng- Bác ái” bằng khẩu hiệu:
“lao động- Gia đình – Tổ quốc”. Chính vì vậy về mặt bản chất nền CỘng hòa thứ
3 của chế độ Vichy không khác mấy so với chế độ đế chế. Sau khi đất nước được
giải phóng, Chính phủ lâm thời nước Cộng hòa Pháp đã chuẩn bị và đưa ra hiến
pháp mới, ban hành ngày 27-10-1946. Hiến pháp này giảm bớt quyền lực của
Tổng thống và tăng cường thẩm quyền của Quốc hội và Chính phủ. Thể chế
chính trị ở Pháp dưới nền cộng hòa thứ 4 này hoạt động theo chế độ nghị viện,
có nghĩa là nghị viện đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong đời sống chính trị.
Việc Hạ viện kiểm soat hoạt động của Chính phủ đã gây khó khăn cho cơ quan
hành pháp. Ngoai ra, chế độ bầu cử theo tỷ lệ đại diện trong bối cảnh có nhiều
đảng phái thì việc thành lập một chính phủ liên hiệp có vị trí quan trọng trong
23
đời sống chính trị hầu như không đạt được.
Tình hình trên đã dẫn đến bế tắc trong hoạt động của các thể chế và sự bất
ổn định nghiêm trọng của chính quyền. Bằng chứng quan trọng cho sự bất ổn
định đó là trong thời gian 12 năm dưới nền Cộng hòa thứ 4 ở Pháp đã thay đổi
liên tục 12 chính phủ khác nhau. Sự thay đổi chính phủ quá nhanh như vậy làm
cho bầu không khí chính trị ở Pháp thực sự bất ổn, đời sống kinh tế - xã hội trì
trệ, nhân dân tỏ ra ngao ngán và thậm chí họ cũng chẳng quan tâm tới sự thay
đổi đó nữa vì phải dành sự quan tâm cho những vấn đề thiết yếu hơn đó là vấn đề
công ăn việc làm, giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc. Sự bế tắc chính trị này
đã được giải quyết sau khi Tướng De Gaulle lên nắm quyền. Sự ra đời của Hiến
pháp ngày 4-10-1958 đã đưa nước Pháp sang chế độ Cộng hòa thứ 5. Có thể nói,
sự ra đời của Đệ ngũ cộng hòa và Hiến pháp năm 1958 đã trở thành dấu son
trong đời sống thể chế nước Pháp. Nhân dân Pháp tỏ ra ngày càng tin tưởng vào
chính quyền và sự quan tâm đến đời sống chính trị trở lại với họ. Nền Cộng hòa
thứ 5 cũng phải ghi nhận vai trò của Tướng De Gaulle – người mà sau này và
mãi mãi được nhân dân Pháp nói riêng và nhân loại nói chung phải nhắc đến khi
nghiên cứu về thể chế chính trị nước Pháp. Với những thể chế chính trị quy định
theo Hiến pháp năm 1958, nước Pháp bước vào thời kỳ ổn định và dường như
người Pháp đã tìm thấy mô hình phù hợp để tổ chức và vận hành chính trị tại đất
nước hình lục lăng. Hiệu quả của thể chế này không ngừng được củng cổ và phát
huy vai trò của nó cho tới ngày nay.
Hiến pháp năm 1958 là hiến pháp hiện hành của nước Pháp, và là nền tảng
pháp lý để tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Pháp đương đại. Có thể
nói Hiến pháp giữ một vai trò và vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống chính
trị và trong công việc tổ chức và vận hành các thể chế chính trị, thiết chế chính
trị trong hệ thóng chính trị Pháp. Hiến pháp vạch ra những nguyên tắc cơ bản,
xác định quyền và chức năng của từng thiết chế, điều hòa các mối quan hệ đan
xen tạo ra sự đồng bộ thóng nhất của cả hệ thống chính trị. Trải qua rất nhiều lần
sửa đổi, bổ sung và thay thế, Hiến pháp năm 1958 ngày càng khẳng định vị thế
của mình trong đời sống chính trị. Những quy định của hiến pháp và pháp luật
24
ngày càng thẩm thấu và lan tỏa trong đời sống thể chế và tạo nên ý thức tự giác
của các chủ thể trong quá trình hoạt động chính trị.
2.1.2. Liên bang Nga
Bản đồ 2: Liên bang Nga
Là một quốc gia ở phía bắc lục địa Á-Âu. Nước Nga giáp biên giới với
những quốc gia sau (từ Tây Bắc đến Đông Nam): Na Uy, Phần Lan, Estonia,
Latvia, Litva và Ba Lan (cả hai đều qua Kaliningrad Oblast), Belarus, Ukraina,
Gruzia, Azerbaijan, Kazakhstan, Trung Quốc, Mông Cổ, và Bắc Triều Tiên.
Nước này cũng có biên giới biển với Nhật Bản (qua Biển Okhotsk) và Hoa Kỳ
(qua Eo biển Bering). Với diện tích 17,075,400 km2. Nga là nước lớn nhất thế
giới, bao phủ hơn một phần chín diện tích lục địa Trái Đất. Nga cũng là nước
đông dân thứ chín thế giới với 142 triệu người. Nước này kéo dài toàn bộ phần
phía bắc châu Á và 40% châu Âu, bao gồm 11 múi giờ và sở hữu nhiều loại
môi trường và địa hình. Nga có trữ lượng khoáng sản và năng lượng lớn nhất
thế giới.
Nga đã thiết lập quyền lực và ảnh hưởng khắp thế giới từ thời Đế chế Nga
25
và trở thành nhà nước hợp thành Liên bang Xô viết, nhà nước xã hội chủ nghĩa
hợp hiến đầu tiên và được công nhận là một siêu cường, đóng vai trò quan trọng
trong thắng lợi của Đồng Minh trong Thế chiến II. Liên bang Nga được thành
lập sau sự giải tán Liên xô năm 1991 theo hình thức thể chế Cộng hòa bán Tổng
thống. Hiến pháp quy định, quyền lực nhà nước được phân chia làm 3 nhánh lập
pháp, hành pháp và tư pháp. Các cơ quan quyền lực đều hoạt động độc lập (Điều
10 Hiến pháp Liên bang Nga). Tuy nhiên, các cơ quan này vẫn có sự phối hợp
với nhau trong khuôn khổ hiến định với vai trò điều hành của Tổng thống.
Khoản 2 điều 80 Hiến pháp chỉ rơ: Tổng thống Liên bang Nga là người điều
hành chung mọi hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước. Quyền lực tối
cao trước đây của Quốc hội bị hạn chế. Sự phối hợp của các nhánh quyền lực
nhà nước Liên bang Nga được đảm bảo bằng cơ chế kiểm soát và đối .
Giai đoạn lịch sử nước Nga dưới thời tổng thống Boris Yeltsin là một
trong những thời kỳ của sự thay đổi mang tính cách mạng. Xã hội Nga chuyển từ
một nền kinh tế chỉ huy tập trung sang nền kinh tế thị trường tư nhân, và từ một
cơ cấu chính trị Liên Xô do Đảng Cộng sản thống trị sang một hình thức dân chủ
thân phương Tây. Đó cũng là một khoảng thời gian đánh dấu bằng cuộc đối đầu
chính trị giữa Yeltsin và các đối thủ của mình. Thời kỳ đối đầu mạnh mẽ nhất là
khoảng năm 1993, khi Tổng thống Yeltsin ra lệnh giải tán Đại hội đại biểu nhân
dân cơ quan lập pháp nước Nga. Các nhà lập pháp từ chối giải tán và thông qua
các điều khoản luận tội đối với Yeltsin, và chặn ngang trong tòa nhà trung tâm
truyền hình quốc gia ở Ostankino của những người ủng hộ quốc hội. Các lực
lượng quân quốc hội. Cuộc khủng hoảng gây nên những cuộc biểu tình lớn tại
Ma-xít-cơ-va, trong có có cuộc tấn công vào đội đứng về phía Yeltsin, bắt đầu
bắn phá tòa nhà Quốc hội dẫn đến Đại hội đại biểu nhân dân đầu hàng. Yeltsin
trình trưng cầu dân ý dự thảo hiến pháp mới, sau đó tạo nền tảng xây dựng Nhà
Nước Nga hiện nay.
Trong thời gian hai lần thắng cử tổng thống của mình, Yeltsin thường phải
đối mặt với các phe đối lập chiếm đa số trong Đuma Quốc gia. Thật vậy sau các
lần bầu cử quốc hội những năm 1993 và 1995, các đảng cải cách tự do ủng hộ
26
tổng thống chỉ chiếm gần một phần ba số ghế trong Đuma.51
Kết quả là, Yeltsin
buộc phải đối phó với phe đối lập mạnh mẽ và bất kham trong quốc hội. Mặc dù
theo hiến pháp, Tổng thống có vị trí và quyền lực rất mạnh mẽ, nhưng Yeltsin đã
thường bị ép buộc phải đưa ra những nhượng bộ trong Đuma. Mức độ thỏa hiệp
không mong muốn này giữa các đảng có thể là do sự phục hồi thể chế đáng kinh
ngạc của Đuma Quốc gia trong những năm 1990, và do thứ hạng luôn ở mức
thấp của Yeltsin cũng như tình trạng sức khỏe ngày càng yếu của ông.
Có 4 yếu tố chủ chốt trong mối quan hệ giữa tổng thống và Đuma Quốc
gia trong các nghị định hiến pháp và sắc lệnh của tổng thống trái với pháp luật
của quốc hội, quyền phủ quyết và “veto override”, thành phần nội các và sự khởi
đầu chính sách. Bốn vấn đề này thuộc nhánh hành pháp và lập pháp, chúng đóng
vai trò quan trọng trong từng tổ chức khác nhau trong thời tổng thống Yeltsin.
Thời đại Yeltsin có thể được mô tả như là một giai đoạn cạnh tranh giữa
hành pháp và lập pháp, một sự cạnh tranh mà không bên nào có thể thống trị.
Ngược lại, nhiệm kỳ của Tổng thống Vladimir Putin là một trong tăng cường
hợp tác giữa hai bên, với hành pháp đang dẫn đầu. Đảng ủng hộ Putin, Đảng
thống nhất, đã có được một vị trí thứ hai trong Đuma thứ ba (1999-2003), theo
sau Đảng Cộng sản thành lập nhiều hơn vì có nhiều hơn một số ghế trong quốc
hội. Tháng hai năm 2001, Đảng thống nhất có thể khẳng định tám mươi bốn đại
biểu thành tám mươi bảy thành viên của Cộng Sản. Không giống như Yeltsin,
Putin tỏ ra thành thạo trong việc hình thành các liên minh nghị viện. Đoàn kết
hợp tác với Cộng Sản để đẩy lùi hệ thống của Đuma về số ghế trong ủy ban và
quyền chụ trì, mà phân bổ quyền lực rộng rãi, với chi phí của đảng lớn hơn.
Động thái này báo trước một sự thay đổi trong hoạt động của Đuma Quốc gia,
rời xa tính đồng thuận và hướng tới kiểm soát dựa trên đa số.
Trong suốt Đuma đầu tiên và thứ hai (bao gồm một khoảng thời gian
1994-1999), đảng lớn nhất trong liên minh hay Đuma Quốc gia kiểm soát một số
quyền chụ trì gần như giống hệt với tỷ lệ số ghế mà đảng được tổ chức trong
thượng viện. Trong Đuma Thứ nhất, sự lựa chọn của Nga là đảng lớn nhất, với
17% số ghế. Vì lẽ đó, họ kiểm soát 17% chủ tịch ủy ban. Tương tự như vậy, liên
27
minh thứ hai Đuma của Đảng Cộng sản, nông nghiệp của Đảng, tổ chức và phổ
biến điện 49% chỗ ngồi và 50% chủ tịch ủy ban. Tuy nhiên, sau khi thay đổi thủ
tục của năm 2000, các đảng lớn nhất bắt đầu yêu cầu một tỷ lệ lớn hơn của chủ
tịch ủy ban. Vào lúc bắt đầu của Đuma Thứ ba, Đảng Cộng sản và các đồng
minh Nhóm nông-công nghiệp Đại biểu 'kiểm soát 29% số ghế, nhưng 39% số
ghế của ủy ban. Các liên minh tại thời điểm đó tổ chức 52% số ghế, nhưng 68%
quyền trụ trì. Cuối cùng, các cuộc bầu cử quốc hội năm 2004 cuốn Putin của
nước Nga để chiến thắng, chiếm 68% số ghế. Nước Nga sử dụng đa số để yêu
cầu 100 phần trăm số ghế của Ủy ban. Hệ thống bầu cử không chỉ cho phép phân
bố theo tỉ lệ giữa các ghế, mà nó cho phép cả các đảng nhỏ cũng có thể chủ trì
các ủy ban quan trọng. Trong nhiệm kỳ Đuma 1993, Yabloko chỉ kiểm soát 5%
ghế ngồi nhưng đã là đảng quản lý Uỷ ban về Ngân sách, Thuế, Ngân hàng và
Tài chính và Uỷ ban đối ngoại. Ngay cả với Đảng Dân tọc Nga, bởi 3% ghế
ngồi, đã trở thành đảng chủ trì Uỷ ban về Chính sách kinh tế. Tại nhiệm kỳ
Đuma 1995, một số ủy ban chính trị quan trọng đã rơi vào tay của một số đảng
lớn, tuy nhiên, số lượng các đảng chính trị đại diện trong hạ viện chỉ rơi vào
khoảng 11 đến 17%, điều này thể hiện một số đảng vẫn còn chỗ đứng trong các
ủy ban.
Cuộc chiến thắng sát nút của Đảng Nước nga Thống nhất trong cuộc bầu
cử năm 2003 đã giành giúp Đảng giành được hơn 300 ghế trong tổng số 450 ở
Đuma. Được sự hậu thuẫn với số lượng ghế như vậy, Đảng nước nga thống nhất
đã bắt tay vào một chương trình thay đổi các qui tắc vốn đã theo trình tự của
Đuma theo hướng thuận lợi cho đa số. Đại biểu Đảng nước Nga thống nhất đã bỏ
phiếu nhằm tăng số lượng các đại biểu độc lập hòng tạo lập „các nhóm‟ chia sẻ
cùng đặc lợi trong Đuma. Các đại biểu độc lập, vốn rất khó khăn trong việc tạo
dựng các hiệp hội của mình bây giờ đã có động lực lớn hơn để sát nhập với các
đảng lớn, đặc biệt là Đảng nước nga thống nhất. Hội đồng Đuma, trước đây gồm
các lãnh đạo của các phe phái trong quốc hội, đã được thay đổi làm đại diện danh
nghĩa cho các đảng thiểu số giới thiệu với chủ tịch Đuma và đại biểu của mình.
Điều này giúp giảm bớt quá trình lập pháp đối với đa số đảng và có thể
28
kiểm soát tốt hơn việc chấp nhận các đề nghị và ủy ban nào sẽ tiếp nhận chúng.
Một sự thay đổi thêm các quy tắc cho phép các lãnh đạo đảng đảng đảm nhiệm
văn phòng quốc hội. Do đó, các nhà lãnh đạo của đảng nước Nga Thống nhất,
Boris Gryzlov, đã trở thành Chủ tịch Đuma Quốc gia. Các nhà lãnh đạo của các
phòng khác nhau trong đảng nước Nga thống nhất được trao quyền với tư cách là
phó chủ tịch. Như ghi chú của Paul Chaisty, "quyền tự chủ tương đối mà các nhà
lãnh đạo quốc hội đã được hưởng từ các đảng của họ trong các nhiệm kỳ Đuma
trước đó đã được đảo ngược; sự lãnh đạo của Đuma bây giờ trở thành sự lãnh
đạo của đảng chiếm ưu thế: Đảng Nước Nga thống nhất.
Đảng chiếm đa số mới cũng giúp hiện thực hóa qui trình được gọi là
„phiên họp đồng thuận‟ trong đó các nhà lãnh đạo quốc hội và các nhà hành pháp
đã dung hòa sự khác biệt theo pháp luật trước khi các vấn đề tới Đuma.78
„phiên
họp đồng thuận‟ bắt đầu từ nhiệm kỳ Đuma thứ ba, khi Đảng của tổng thống
vẫn chưa chiếm đa số hoàn toàn. Trong Đuma Thứ ba, tổng thống dựa vào một
"liên minh bộ tứ," bao gồm cả Đảng thống nhất, Đảng tổ quốc Nga Nga, Đảng
nhân dân 'và Đảng khu vực Nga, để thông qua pháp luật. Các nhà lãnh đạo của
bốn phe phái này đã gặp gỡ thường xuyên với Bộ Tài chính trước ngân sách
năm 2002, để đàm phán một văn kiện mà được chính phủ và liên minh trong
quốc hội chấp thuận. Trong suốt các cuộc họp này, theo báo cáo, chính phủ đã
đồng ý tăng chi phí trong các lĩnh vực quan trọng cho liên minh, bao gồm Quỹ
hưu trí, xây dựng đường cao tốc, và hỗ trợ cho các địa phương. Dự luật tài chính
được thông qua trong lần đọc đầu tiên với 262 phiếu bầu.
Phiên họp đồng thuận loại bỏ ở một mức độ nào đó qui trình lập pháp khỏi
Đuma do các đại biểu đối lập không tham gia vào việc soạn thảo hoặc đánh giá
pháp luật. Tuy nhiên, nó cũng cho thấy Đuma tiếp tục trở thành một đối tác phù
hợp với các nhà hoạch định chính sách. Do các nhà chính sách này không thể
dựa vào „những guồng bánh xe lập pháp‟ như điều 49 trong hiến pháp của Pháp,
họ phải đàm phán với đa số đảng ủng hộ.
Pháp luật không phải lúc nào cũng mang hình thức mà Putin muốn trong
nhiệm kỳ đầu tiên của mình, và việc thương lượng với một Đuma thân thiện vẫn
29
phổ biến hơn. Một số đề xuất của Putin, chẳng hạn như, luật điều chỉnh việc bán
đất, bộ luật lao động và pháp luật về các quan hệ liên bang với các vùng, đã bị trì
hoãn vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm khi các cuộc đàm phán giữa các đảng
vẫn còn tiếp diễn.
Do sự hiện diện của đa số ủng hộ tổng thống, các mối quan hệ lập pháp và
hành pháp dưới thời Putin đã ít phải chịu sự đối đầu so với thời Yeltsin. Tổng số
lượng quyền phủ quyết, từ cả Hội đồng Liên bang và chủ tịch, đã giảm kể từ khi
Đảng Nước Nga nổi lên, trong khi đó pháp luật do các nhà hành pháp đưa ra đã
tăng lên đáng kể.
Rơ ràng là Putin đã có đa số người ủng hộ tổng thống trong Đuma, cuộc
đối đầu giữa hai nhánh mang những nét đặc trưng của thời kỳ Yeltsin đã đã giảm
xuống. Có sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan hành pháp và Đảng Nước Nga
thống nhất, bằng chứng là quá trình „phiên họp đồng thuận‟. Đồng thời, Đảng
Nước Nga thống nhất đã có những biến chuyển để thay đổi tính chất của Đuma
từ một cơ thể có sự đồng thuận và chia sẻ quyền lực sang một nghị trường có đa
số người ủng hộ hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng là giữ được những phát triển
về quan điểm. Theo một thành viên lãnh đạo của Đảng Dân chủ Tự do Nga lưu ý
về viết lại các thủ tục của Đuma Quốc gia Thống nhất. "Ở Mỹ, chỉ cần phần lớn
đại biểu ủng hộ một người, thì bộ máy quốc gia sẽ trở thành của họ, tất cả các
chủ tịch ủy ban sẽ trở thành của họ, và người phát ngôn viên cũng là của họ,
không phải bàn luận gì cả, các bạn có hiểu không? Chỉ cần thêm một người!
"Không có gì là không dân chủ cả khi các quy định thủ tục có lợi cho đa số. Tuy
nhiên có các kiểm tra vốn có trong hệ thống Mỹ mà tồn tại trong hệ thống nhà
nước Nga, đặc biệt là một Thượng viện trao nhiều quyền lực cho các dân tộc
chính trị thiểu số. Hội đồng Liên bang Nga không được tổ chức trên cơ sở một
đảng, dù điều gì sảy ra vẫn luôn tôn kính tổng thống Putin. Quyền tự chủ của
Thượng viện tiếp tục bị đe dọa khi một nửa số thượng nghị sĩ được bổ nhiệm bởi
thống đốc địa phương, những người được tổng thống bổ nhiệm.
30
2.2. Sự giống và khác nhau giữa thể chế công hòa bán tổng thống
của Pháp và Nga
2.2.1. Hành pháp
- Tổng thống:
Hiến pháp Cộng hoà Pháp quy định: Tổng thống có nhiệm vụ bảo vệ
Hiến pháp. Là người trọng tài, Tổng thống đảm bảo sự hoạt động và điều hoà
mâu thuẫn giữa các cơ quan công quyền, duy trì sự liên tục của quốc gia.
Tổng thống là người đảm bảo cho nền độc lập, sự toàn vẹn lãnh thổ và sự tôn
trọng hiệp ước quốc tế và ký kết với các cộng đồng ở hải ngoại (Điều 5, Hiến
pháp Cộng hoà Pháp năm 1958). Cũng theo quy định của Hiến pháp thì Tổng
thống không phải chịu trách nhiệm chính trị trước Nghị viện, có nghĩa là
không thể bị phế truất bởi Nghị viện (Điều 18) - đây là một điểm đặc biệt
trong thể chế chính trị bán tổng thống.
Tuy nhiên, là người do cử tri Pháp bầu ra nên Tổng thống Pháp phải chịu
trách nhiệm trước cử tri và có thể bị truất quyền thông qua các cuộc trưng cầu
dân ý. Nếu Tổng thống phạm trọng tội hoặc phản bội Tổ quốc thì cũng có thể bị
đưa ra xét xử trước pháp luật.
Trước đây, để kéo dài quyền lực của mình, Tướng Charles de Gaulle đã
quy định trong bản Hiến pháp 1958 một nhiệm kỳ của Tổng thống kéo dài 7
năm. Nhưng kể từ năm 2002 trở đi, Nghị viện đã thông qua quy định sửa nhiệm
kỳ của Tổng thống là 5 năm, bằng với nhiệm kỳ của Hạ nghị viện. Sở dĩ phải
quy định lại nhiệm kỳ của Tổng thống để tránh trường hợp có sự thay đổi thành
phần Hạ nghị viện trong thời gian Tổng thống đang đương nhiệm. Nếu phe đối
lập chiếm đa số trong Hạ nghị viện mới bầu cử, Tổng thống sẽ gặp bất lợi lớn
trong việc điều hành đất nước; bởi vì các quyết định được đưa ra thường chịu sự
đối đầu và phản ứng mạnh mẽ của Hạ nghị viện. Áp lực từ Hạ nghị viện của phe
đối lập, Tổng thống chỉ lãnh đạo trực tiếp các lĩnh vực cơ bản như: đối ngoại, an
ninh quốc phòng… Các lĩnh vực khác Thủ tướng Pháp sẽ đảm nhiệm.
Khác với quy định về bầu cử Tổng thống của Hoa Kỳ, bầu cử ở Cộng hoà
Pháp gồm hai vòng (Điều 7 Hiến pháp) với quy định sau: Tại vòng 1, những ứng
31
cử viên nào thu được đa số tuyệt đối phiếu thuận thì trúng cử, hai ứng cử viên có
số phiếu bầu nhiều nhất sẽ cùng tranh cử vòng hai. Vòng 2, người trúng cử là
người có đa số phiếu. Cả hai vòng đều là phổ thông đầu phiếu, trực tiếp và kín
(Điều 6). Hiến pháp 1958 cũng quy định rằng các đảng có ứng cử viên không đạt
được số phiếu bầu cao ở vòng đầu thì có quyền liên minh với nhau để tranh cử
trong vòng hai. Các đảng sẽ họp nội bộ để quyết định, xem xét và thống nhất lựa
chọn một thành viên của đảng mình ra tranh cử chức Tổng thống.
Trong lĩnh vực lập pháp, Tổng thống có quyền gửi thông điệp đến Nghị
viện, định hướng nội dung cho Nghị viện thảo luận. Và sau khi dự luật đó được
Nghị viện thông qua sẽ gửi lên cho Tổng thống ký và sau đó Thủ tướng ký tiếp
để chính thức công bố. Trong trường hợp ngược lại, Tổng thống yêu cầu Nghị
viện thảo luận lại về toàn bộ hay một số điều luật (Điều 10, Hiến pháp Cộng hoà
Pháp 1958). Tổng thống còn có quyền yêu cầu Hội đồng Hiến pháp xem xét về
tính hợp hiến của một đạo luật. Nếu đạo luật vi hiến, Tổng thống sử dụng quyền
phủ quyết. Tổng thống Pháp có quyền ra sắc lệnh triệu tập phiên họp bất thường
của Nghị viện và có quyền giải tán Hạ nghị viện trước kỳ hạn và tổ chức bầu cử
lại sau khoảng từ 20 đến 40 ngày. Đây là quyền mà Tổng thống có thể áp dụng
nhằm gây áp lực với Hạ nghị viện và cho đến nay quyền này đã từng được áp
dụng 5 lần vào các năm 1962, 1968, 1981, 1988 và 1997.
Trong lĩnh vực hành pháp, Tổng thống có quyền thành lập Chính phủ và
ra các quyết định tổ chức, chỉ đạo hoạt động của Chính phủ. Hiến pháp cũng quy
định Tổng thống bổ nhiệm lãnh tụ của Đảng (hoặc liên minh) chiếm đa số trong
Hạ nghị viện làm Thủ tướng. Tổng thống chỉ có quyền chấm dứt hoạt động của
Thủ tướng khi Thủ tướng đệ đơn xin từ chức, chứ không được phép cách chức
Thủ tướng cho dù có bất đồng xảy ra. Vì cả hai đều có quyền đối với Chính phủ
Cộng hoà Pháp nên hoạt động của Chính phủ là sự thoả hiệp giữa hai nhà lãnh
đạo cấp cao này.
Thủ tướng giới thiệu, đề xuất danh sách các Bộ trưởng cho Tổng thống bổ
nhiệm hoặc bãi nhiệm. Đặc biệt Tổng thống gần như có toàn quyền trong việc bổ
nhiệm hai Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng. Trên thực tế các Tổng thống
32
của Cộng hoà Pháp thường bổ nhiệm các trợ lý thân cận của mình vào hai chức
vụ này [18, 30].
Bảng 4. Tổng thống và Thủ tướng trong thể chế
Cộng hoà bán tổng thống của Pháp từ 1959 đến nay
Tổng thống Thủ tƣớng
1. Charles de Gaulle (1959-69) 1. Michel Debré (1959-62)
2. Georges Pompidou (1962-68)
3. Maurice Couve de Murville
(1968-69)
3. Valéry Giscard d‟Estaing (1974-
81)
6. Jacque Chirac (1974-76)
7. Raymond Barre (1976-81)
4. François Mitterrand (1981-95) 8. Pierre Mauroy (1981-84)
9. Laurent Fabius (1984-86)
10. Jacque Chirac (1986-88)
11. Michel Rocard (1988-91)
12. Edith Cresson (1991-92)
13. Pierre Beregovoy (1992-93)
14. Edouard Balladur (1993-95)
5. Jacque Chirac (1995-2007)
1. Nicolas Zakozy (2007-2012)
2. François Fillon (2012- nay)
15. Alain Juppé (1995-97)
16. Lionel Jospin (1997-2002)
17. Jean-Pierre Raffarin (2002-
05)
18. Dominique de Villepin
(2005-07)
19. François Fillon (2007- 2012 )
20.Jean-Marc Ayrault (2012-
3/2014)
21. Manuel Valls (3/2014 – nay)
Về Tư pháp, Tổng thống có quyền đặc xá một phần hoặc toàn bộ hình phạt
33
nhưng phải có sự chấp thuận của Hội đồng Thẩm phán tối cao hoặc theo đề nghị
của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Về đối ngoại, Tổng thống là người đại diện tối cao của Nhà nước trong
quan hệ quốc tế, Tổng thống cử và tiếp nhận các đại sứ. Là nguyên thủ quốc gia,
Tổng thống có quyền thay mặt nhà nước Pháp ký kết các hiệp định, điều ước
quốc tế.
Về hành chính, Tổng thống có quyền bổ nhiệm các chức vụ dân sự như:
Tỉnh trưởng, Viện trưởng của các viện hàn lâm… sau khi đã thảo luận ở Hội
đồng Bộ trưởng và nhận được sự đồng ý. Tổng thống có thể uỷ nhiệm cho Thủ
tướng làm thay các công việc trên, nhưng có một số việc đích thân Tổng thống
phải thực hiện là trao huân chương, bổ nhiệm thẩm phán của toà án các cấp …
Về quốc phòng, Hiến pháp 1958 quy định Tổng thống là người đứng đầu
bộ máy Nhà nước, đồng thời cũng là Tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang, là
người lãnh đạo cao nhất của quân đội. Tổng thống là người đứng đầu Hội đồng
và Uỷ ban Quốc gia tối cao về quốc phòng; bổ nhiệm các chức vụ cấp cao trong
quân đội, quyết định sử dụng vũ khí nguyên tử trong trường hợp đặc biệt hoặc
lãnh thổ quốc gia bị xâm phạm.
Tổng thống Cộng hoà Pháp cũng như các quốc gia theo thể chế cộng hoà
là nguyên thủ quốc gia có quyền áp dụng các biện pháp đặc biệt khi đất nước rơi
vào tình trạng khẩn cấp hoặc chiến tranh, chủ quyền quốc gia bị xâm phạm…
Tuy nhiên, trước khi áp dụng những biện pháp khẩn cấp đó, Tổng thống buộc
phải bàn bạc với Thủ tướng, Chủ tịch của Hạ nghị viện và Thượng nghị viện. Và
khi tất cả đều chấp nhận biện pháp này thì Tổng thống phải thông báo cho toàn
thể dân chúng biết bằng một thông điệp cụ thể. Nếu có sự bất đồng giữa Tổng
thống và Nghị viện về việc thông qua dự luật hoặc ngân sách quốc gia hay một
vấn đề nào đó, Tổng thống sẽ phải thực hiện cuộc trưng cầu dân ý về mức độ tán
thành của dân chúng với dự luật, vấn đề của mình, nếu đa số dân chúng đồng ý
thì dự luật, vấn đề đó sẽ được thông qua. Việc trưng cầu dân ý này sẽ giúp Tổng
thống không phải thông qua ý kiến của Nghị viện (Điều 11, Hiến pháp Cộng hoà
Pháp năm 1958).
34
Tổng thống Liên bang Nga do nhân dân bầu ra. Theo điều 81 của Hiến
pháp, Tổng thống Nga là người được công dân lựa chọn thông qua hình thức bỏ
phiếu kín, trực tiếp, phổ thông và bình đẳng. Bởi vậy, Tổng thống Nga nhận
được sự tín nhiệm của đa số công dân Nga, đại diện cho ý chí và nguyện vọng
trực tiếp của nhân dân, chứ không phải là từ quốc hội (hay nghị viện) như ở một
số quốc gia khác. Tổng thống chỉ chịu trách nhiệm trước nhân dân. Có thể nói,
đây chính là nền tảng cho sự hợp pháp quyền lực của Tổng thống, tạo điều kiện
cho Tổng thống thực hiện những chức năng quan trọng của đất nước. Điều này
củng cố uy tín, tính độc lập của Tổng thống trong các hoạt động của mình.
Tổng thống phải là công dân Nga từ 35 tuổi trở lên, sống liên tục ở Liên
bang Nga không dưới 10 năm. Nhiệm kỳ của Tổng thống là 4 năm. Tổng thống
hiện nay của Liên bang Nga là ông Vladimir Putin.
Là một quốc gia theo cơ chế cộng a bán tổng thống, Tổng thống Liên
bang Nga không nằm trong hệ thống phân chia quyền lực, mà đứng trên tất cả
các nhánh chính quyền. Ông là người đảm bảo sự phối hợp hành động giữa tất cả
các cơ quan quyền lực trong hệ thống chính trị Nga. Nhìn chung, Tổng thống
hoạt động độc lập với các cơ quan của Nhà nước và chịu sự kiểm soát ít nhất từ
các cơ quan này. Tổng thống có ảnh hưởng quan trọng, chi phối đến hầu hết mọi
mặt của đời sống chính trị trong nước.
Đối với cơ quan lập pháp: quyền hạn của Tổng thống đối với Đuma quốc
gia và Hội đồng liên bang lớn hơn nhiều so với quyền hạn của Tổng thống Pháp
đối với Thuợng viện và Hạ viện. Tổng thống Nga nắm quyền đưa ra sáng kiến
luật, ngoài ra còn có thể gửi thông điệp cho Nghị viện, quyền công bố hoặc phủ
quyết các dự luật. Đặc biệt, Tổng thống Nga còn có quyền giải tán Đuma trong
trường hợp quá ba lần Đuma không thông qua ứng cử viên do Tổng thống đề cử
(Mục 1 điều 4 Hiến pháp) hoặc Đuma tuyên bố không tín nhiệm chính phủ (Mục
3 điều 117). Trong trường hợp đó Tổng thống giải tán Chính phủ hoặc giải tán
Đuma và ấn định thời gian bầu cử trước thời hạn. Ngoài ra, theo điều 90 của
Hiến pháp, Tổng thống Liên bang Nga còn có quyền đưa ra các chỉ thị và sắc
lệnh trên toàn lãnh thổ Liên bang mà không một cơ quan nào, kể cả Hội đồng
35
liên bang và viện Đuma quốc gia có quyền thay đổi hoặc bãi bỏ. Tuy vậy những
quyết định này không được mâu thuẫn với những quy định trong Hiến pháp và
có giá trị thi hành đến khi có luật thay thế.
Đối với cơ quan hành pháp: Nga đi theo cơ chế “chính phủ hai đầu”. Có
nghĩa là, cơ quan hành pháp được thực hiện trên cơ sở phân chia quyền hạn giữa
Tổng thống và Thủ tướng. Tổng thống phải xác định những phương hướng cơ
bản, đường lối đối nội và đối ngoại của nhà nước dựa trên Hiến pháp và các đạo
luật của Liên bang. Tổng thống điều hành toàn bộ hoạt động của Chính phủ,
quyết định thành lập hoặc có thể tuyên bố giải tán bất cứ lúc nào. Tổng thống bổ
nhiệm Thủ tướng với sự đồng ý của Đuma (khoản 1 điều 111, Hiến pháp). Về cơ
bản, Thủ tướng chỉ chịu trách nhiệm về kinh tế, còn các Bộ chủ chốt trong Chính
phủ như Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ,… thì hoạt động dưới sự chỉ
đạo trực tiếp từ Tổng thống.
Tổng thống Nga có quyền lựa chọn người thuộc đảng chính trị của mình
làm Thủ tướng mặc dù phải được sự tán thành của Đuma, nhưng với quyền giải
tán Đuma trước thời hạn trong trường hợp không được thông qua nên hầu như
Tổng thống đã đề cử là Đuma buộc phải chấp nhận. Ví dụ như trong giai đoạn
khủng hoảng quyền lực ở Nga (tháng 3 và tháng 4 năm 1998), Tổng thống B.
Elsin đã từng đe dọa giải tán Đuma. Một khi Đuma đã bị giải tán, Tổng thống có
quyền chỉ định Thủ tướng. Ngoài ra Tổng thống còn có quyền bổ nhiệm các phó
Thủ tướng và các Bộ trưởng mà không cần tham khảo ý kiến Quốc hội. Tổng
thống Nga cũng có quyền cách chức Thủ tướng bất kỳ lúc nào, Quốc hội không
có quyền can thiệp. Do vậy, ở Nga đã từng xảy ra những điều hiếm gặp trong
lịch sử nhà nước và pháp luật: Đảng của Thủ tướng trong nhiệm kỳ trước đây lại
là một trong các đảng phái chiếm ít ghế ở Đuma; trong cơ cấu chính phủ có đại
diện các đảng đối lập ở Đuma và nhiều Bộ trưởng không đứng trong Đảng phái
chính trị nào.
Đối với cơ quan tư pháp: Tổng thống có khả năng chi phối hoạt động của
cơ quan này thông qua việc nắm nhân sự. Ở Nga chỉ Tổng thống là người nắm
quyền đề cử, giới thiệu các Thẩm phán Tòa án Hiến pháp, Tòa án tối cao, Tổng
36
Kiểm sát trưởng, Tổng Công tố viên….Việc Tổng thống Nga đơn phương giới
thiệu ứng cử viên thẩm phán dễ dẫn đến tính phiến diện trong hoạt động tòa án,
khó đạt được công bằng khi Tòa giải quyết các vấn đề bất đồng giữa các nhánh
quyền lực, trong đó có Tổng thống. Tổng thống còn có quyền ân xá.
Về đối ngoại, Tổng thống cũng là đại diện tối cao của nhà nước trong
quan hệ quốc tế. Tổng thống hội đàm và ký kết các hiệp định và các hiệp ước
quốc tế. Những hiệp định này sẽ có hiệu lực khi hai viện Quốc hội phê chuẩn.
Về quốc phòng, Tổng thống Nga là Tổng chỉ huy tối cao lực lượng vũ
trang. Chỉ có Tổng thống mới có quyền thông qua chiến lược quốc phòng và an
ninh của đất nước, đề bạt và bãi miễn các chức vụ chủ chốt trong quân đội.
Ngoài ra, Tổng thống có quyền tuyên bố tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn
cấp ở các vùng trên lãnh thổ Liên bang Nga hoặc ký kết các hiệp ước hòa bình,
nhưng phải thông báo cho Hội đồng Liên bang và Đuma quốc gia biết. Hai cơ
quan này có thể nhất trí hoặc bác bỏ những tuyên bố trên của Tổng thống.
Ngoài ra, với tư cách là nguyên thủ quốc gia Tổng thống còn có quyền bất
khả xâm phạm theo điều 91 của Hiến pháp. Điều này có nghĩa là không được
dùng bất kỳ hành động nào xâm phạm Tổng thống. Tổng thống không thể bị bắt
giữ, lục soát, cầm tù hay có bất cứ một trách nhiệm gì trước pháp luật trên cương
vị Tổng thống. Bên cạnh đó, ngoài Chính phủ là cơ quan hành pháp chủ yếu nằm
dưới sự điều hành trực tiếp của Tổng thống, còn có hai cơ quan quan trọng trong
bộ máy quyền lực của Tổng thống là Văn phòng Tổng thống và Hội đồng An
ninh quốc gia.
Có thể nhận thấy, quyền lực của Tổng thống Nga là rất lớn. Kể cả so với
Mỹ - một quốc gia theo chế độ Cộng hòa Tổng thống. Chính vì vậy, không phải
là ngẫu nhiên khi tồn tại nhiều tranh luận về mô hình thể chế chính trị mà Nga
đang theo đuổi, và có ý kiến cho rằng Liên bang Nga có thể thiên về mô hình thể
chế chính trị Cộng hòa tổng thống hơn Cộng hòa bán tổng thống. Mặc dù vậy,
Tổng thống Nga vẫn còn có khá nhiều hạn chế. Ví dụ như, ngay trong vấn đề
giải tán Đuma, trong một số trường hợp, quyền hạn này vẫn không được thực
hiện. Đó là, trong thời hạn 1 năm sau khi Đuma được bầu; trong thời gian có
Tải bản FULL (84 trang): https://bit.ly/3fQM1u2
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
37
chiến tranh hoặc tình trạng đặc biệt trên lãnh thổ Liên bang và trong thời hạn 6
tháng trước khi kết thúc nhiệm kỳ Tổng thống. Trong vấn đề nhân sự ở các cơ
quan quyền lực, Thủ tướng do Tổng thống đề cử nhưng phải được Đuma thông
qua; Tổng kiểm sát trưởng, các Thẩm phán Tòa án Hiến pháp, Tòa án tối cao và
Tòa án trọng tài tối cao được Tổng thống đề cử nhưng phải do Hội đồng Liên
bang bổ nhiệm; Thống đốc ngân hàng trung ương do Tổng thống đề nghị nhưng
phải do Đuma bổ nhiệm và bãi miễn.
Hiện nay, giữa Tổng thống và Thủ tướng đã hình thành cơ chế phối hợp
chặt chẽ, tạo điều kiện cho bộ máy Nhà nước và Chính phủ hoạt động tốt. Theo
đề xuất của Tổng thống Nga hiện nay là Dmitry Medvedev (nêu trong thông điệp
Liên bang tháng 11/2008), Quốc hội Nga đã nhất trí thông qua một số sửa đổi
trong Hiến pháp và Luật bầu cử của Nga và đã được Tổng thống Medvedev phê
chuẩn. Đó là: nâng nhiệm kỳ Tổng thống từ 4 năm lên 6 năm, nhiệm kỳ Đuma
lên 5 năm; Chính phủ phải có trách nhiệm báo cáo hàng năm trước Quốc hội.
Quá trình cải cách này vẫn còn đang tiếp tục. Trong thông điệp Liên bang, Tổng
thống Medvedev cho biết ông muốn tăng nhiệm kỳ tổng thống thêm hai năm để
người đứng đầu nhà nước có đủ thời gian để thực hiện các đề xuất cải cách.
Đồng thời ông cũng cho rằng nhiệm kỳ 4 năm là quá ngắn để thực hiện các đề
xuất cải cách nghiêm túc ở một đất nước khổng lồ. Thực chất sự khác nhau trong
việc quy định nhiệm kỳ Tổng thống này cũng để phù hợp nhất với đặc điểm của
từng nước.
Bảng 5. Tổng thống và Thủ tướng trong thể chế
Liên bang Nga từ 1991 đến nay
Tổng thống Thủ tƣớng
Boris Yeltsin
(10/6/1991 – 9/8/1996)
(9/8/1996 – 21/12/1999)
Tải bản FULL (84 trang): https://bit.ly/3fQM1u2
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
38
Boris Yeltsin
(10/6/1991 – 9/8/1996)
(9/8/1996 – 21/12/1999)
Yegor Gaidar
(15/6/1992 – 14/12/1992)
Boris Yeltsin
(10/6/1991 – 9/8/1996)
(9/8/1996 – 21/12/1999)
Boris Yeltsin
(10/6/1991 – 9/8/1996)
(9/8/1996 – 21/12/1999)
Viktor Chernomyrdin
(14/12/1992 – 25/12/1993)
(25/12/1993 – 23/3/1998)
Boris Yeltsin
(23/3/1998)
Boris Yeltsin
(10/6/1991 – 9/8/1996)
(9/8/1996 – 21/12/1999)
Sergei Kiriyenko
(23/3/1998- 23/8/1998)
Boris Yeltsin
(10/6/1991 – 9/8/1996)
(9/8/1996 – 21/12/1999)
Viktor Chernomyrdin
(23/8/1998 – 11/9/1998)
Boris Yeltsin
(10/6/1991 – 9/8/1996)
(9/8/1996 – 21/12/1999)
Yevgeny Primakov
(11/9/1998 – 12/5/1999)
Boris Yeltsin
(10/6/1991 – 9/8/1996)
(9/8/1996 – 21/12/1999)
Sergei Stepashin
(12/5/1999 – 9/8/1999)
Boris Yeltsin
Vladimir Putin
(31/12/1999 – 7/5/2000)
Vladimir Putin
(9/8/1999 – 7/5/2000)
Vladimir Putin
(7/5/2000 – 7/5/2004)
Mikhail Kasyanov
(7/5/2000 – 24/2/2004)
Vladimir Putin
(7/5/2000 – 7/5/2004)
Viktor Khristenko
(24/2/2004 – 5/3/2004)
Vladimir Putin Mikhail Fradkov
39
(7/5/2004 – 7/5/2008) (5/3/2004 – 14/9/2007)
Vladimir Putin
(7/5/2004 – 7/5/2008)
Viktor Zubkov
(14/9/2007 – 8/5/2008)
Dmitry Medvedev
(7/5/2008- 7/5/2012 )
Vladimir Putin
(8/5/2008 – 7/5/2012 )
Vladimir Putin
(7/5/2012 - nay )
Dmitry Medvedev
(7/5/2012- nay )
- Chính phủ:
Ở Pháp, vì theo thể chế Cộng hoà bán tổng thống cho nên đứng đầu Chính
phủ là Tổng thống, nhưng điều hành công việc Chính phủ là Thủ tướng. Bộ máy
giúp việc cho Thủ tướng gồm Văn phòng Thủ tướng, Ban Tổng thư ký Chính
phủ và Ban Tổng thư ký phòng vệ Quốc gia. Trong Chính phủ còn có các Hội
đồng liên bộ, thành phần gồm các Bộ trưởng, Quốc vụ khanh có liên quan đến
những vấn đề nhất định. Hai cơ quan khác cũng có trọng trách giúp việc cho Thủ
tướng: Hội đồng kinh tế - xã hội và Hội đồng cố vấn nhà nước. Hội đồng kinh tế
- xã hội là cơ quan tư vấn lấy ý kiến của các tổ chức ngành nghề xã hội về các
chính sách kinh tế, xã hội của Chính phủ; còn Hội đồng cố vấn Nhà nước vừa có
vai trò là toà án hành chính tối cao kiểm tra hoạt động của Chính phủ xem có
đảm bảo thực hiện theo đúng Hiến pháp và pháp luật hay không, lại vừa đóng vai
trò cố vấn cho Chính phủ về những văn bản pháp quy.
Như vậy, bộ máy hành pháp của Cộng hoà Pháp đặt dưới sự điều hành của
hai nhà lãnh đạo. Quyền hành pháp chia ra làm hai phần: Phần hoạch định chính
sách quốc gia, an ninh và đối ngoại chung thuộc về Tổng thống, phần tổ chức
thực thi những chính sách đó do Thủ tướng phụ trách.
Hiến pháp của Cộng hoà Pháp quy định: “Tổng thống bổ nhiệm Thủ
tướng, Tổng thống chấm dứt nhiệm vụ của Thủ tướng đệ trình đơn từ chức của
Chính phủ. Theo đề nghị của Thủ tướng, Tổng thống bổ nhiệm các nhân viên
khác trong Chính phủ và chấm dứt nhiệm vụ của các vị đó” (Điều 8, Hiến pháp
Cộng hoà Pháp năm 1958). Ngoài ra, quyền hạn của Chính phủ chấm dứt khi bầu
cử Tổng thống mới hoặc Tổng thống ra quyết định giải tán Chính phủ. Nếu
6794157

More Related Content

What's hot

Chương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinhChương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinh
mai_mai_yb
 
Quá trình đổi mới tư duy về nhận thức Kinh Tế Thị Trường ở Việt nam của Đảng
Quá trình đổi mới tư duy về nhận thức Kinh Tế Thị Trường ở Việt nam của ĐảngQuá trình đổi mới tư duy về nhận thức Kinh Tế Thị Trường ở Việt nam của Đảng
Quá trình đổi mới tư duy về nhận thức Kinh Tế Thị Trường ở Việt nam của Đảng
Thanh Hien Vo
 
Tư tưởng Hồ Chí minh về Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.pptx
Tư tưởng Hồ Chí minh về Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.pptxTư tưởng Hồ Chí minh về Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.pptx
Tư tưởng Hồ Chí minh về Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.pptx
ThanhTho943314
 
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhđề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
congatrong82
 
Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam [Bộ GD&ĐT, CTQG 2021].pdf
Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam [Bộ GD&ĐT, CTQG 2021].pdfGiáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam [Bộ GD&ĐT, CTQG 2021].pdf
Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam [Bộ GD&ĐT, CTQG 2021].pdf
NguynHoiNam65
 
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Kien Thuc
 

What's hot (20)

Chương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinhChương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinh
 
Bài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt Hương
Bài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt HươngBài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt Hương
Bài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt Hương
 
TÒA ÁN NHÂN DÂN, VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TS. BÙI QUANG XUÂN
TÒA ÁN NHÂN DÂN, VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN   TS. BÙI QUANG XUÂNTÒA ÁN NHÂN DÂN, VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN   TS. BÙI QUANG XUÂN
TÒA ÁN NHÂN DÂN, VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Quá trình đổi mới tư duy về nhận thức Kinh Tế Thị Trường ở Việt nam của Đảng
Quá trình đổi mới tư duy về nhận thức Kinh Tế Thị Trường ở Việt nam của ĐảngQuá trình đổi mới tư duy về nhận thức Kinh Tế Thị Trường ở Việt nam của Đảng
Quá trình đổi mới tư duy về nhận thức Kinh Tế Thị Trường ở Việt nam của Đảng
 
PHÂN TÍCH CÁC HÌNH THỨC CHÍNH THỂ NHÀ NƯỚC CƠ BẢN
PHÂN TÍCH CÁC HÌNH THỨC CHÍNH THỂ NHÀ NƯỚC CƠ BẢNPHÂN TÍCH CÁC HÌNH THỨC CHÍNH THỂ NHÀ NƯỚC CƠ BẢN
PHÂN TÍCH CÁC HÌNH THỨC CHÍNH THỂ NHÀ NƯỚC CƠ BẢN
 
Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCNXây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
 
Tư tưởng Hồ Chí minh về Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.pptx
Tư tưởng Hồ Chí minh về Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.pptxTư tưởng Hồ Chí minh về Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.pptx
Tư tưởng Hồ Chí minh về Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.pptx
 
BG MÔN LSĐ chương III.pptx
BG MÔN LSĐ chương III.pptxBG MÔN LSĐ chương III.pptx
BG MÔN LSĐ chương III.pptx
 
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhđề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
 
Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam [Bộ GD&ĐT, CTQG 2021].pdf
Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam [Bộ GD&ĐT, CTQG 2021].pdfGiáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam [Bộ GD&ĐT, CTQG 2021].pdf
Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam [Bộ GD&ĐT, CTQG 2021].pdf
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
TS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾTS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
TS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
 
Giá trị tư tương Hồ Chí Minh & áp dụng tư tưởng HCM
Giá trị tư tương Hồ Chí Minh & áp dụng tư tưởng HCMGiá trị tư tương Hồ Chí Minh & áp dụng tư tưởng HCM
Giá trị tư tương Hồ Chí Minh & áp dụng tư tưởng HCM
 
Luận văn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, HOT
Luận văn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, HOTLuận văn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, HOT
Luận văn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, HOT
 
chương 1.pptx
chương 1.pptxchương 1.pptx
chương 1.pptx
 
Dân chủ và Nhà nước xã hội chủ nghĩa (Chủ nghĩa xã hội khoa học Marx - Lenin)
Dân chủ và Nhà nước xã hội chủ nghĩa (Chủ nghĩa xã hội khoa học Marx - Lenin)Dân chủ và Nhà nước xã hội chủ nghĩa (Chủ nghĩa xã hội khoa học Marx - Lenin)
Dân chủ và Nhà nước xã hội chủ nghĩa (Chủ nghĩa xã hội khoa học Marx - Lenin)
 
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
 
Luận văn: Quyền tự do ngôn luận thông qua mạng xã hội hiện nay
Luận văn: Quyền tự do ngôn luận thông qua mạng xã hội hiện nayLuận văn: Quyền tự do ngôn luận thông qua mạng xã hội hiện nay
Luận văn: Quyền tự do ngôn luận thông qua mạng xã hội hiện nay
 
LUẬT HIẾN PHÁP
LUẬT HIẾN PHÁPLUẬT HIẾN PHÁP
LUẬT HIẾN PHÁP
 
EU
EUEU
EU
 
Đề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAY
Đề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAYĐề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAY
Đề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAY
 

Similar to So sánh thể chế chính trị cộng hòa Pháp và Liên bang Nga 6794157.pdf

Similar to So sánh thể chế chính trị cộng hòa Pháp và Liên bang Nga 6794157.pdf (20)

Mối quan hệ giữa tổ chức xã hội và nhà nước pháp quyền Việt Nam
Mối quan hệ giữa tổ chức xã hội và nhà nước pháp quyền Việt NamMối quan hệ giữa tổ chức xã hội và nhà nước pháp quyền Việt Nam
Mối quan hệ giữa tổ chức xã hội và nhà nước pháp quyền Việt Nam
 
Chính Sách Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Xanh Ở Trung Quốc Và Bài Học C...
Chính Sách Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Xanh Ở Trung Quốc Và Bài Học C...Chính Sách Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Xanh Ở Trung Quốc Và Bài Học C...
Chính Sách Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Xanh Ở Trung Quốc Và Bài Học C...
 
Chính Trị Học So Sánh Cách Tiếp Cận Và So Sánh Các Hệ Thống Chính Trị Trên Th...
Chính Trị Học So Sánh Cách Tiếp Cận Và So Sánh Các Hệ Thống Chính Trị Trên Th...Chính Trị Học So Sánh Cách Tiếp Cận Và So Sánh Các Hệ Thống Chính Trị Trên Th...
Chính Trị Học So Sánh Cách Tiếp Cận Và So Sánh Các Hệ Thống Chính Trị Trên Th...
 
Tiểu Luận Môn Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật Hình Thức Chính Thể, Hình Thức Cấ...
Tiểu Luận Môn Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật Hình Thức Chính Thể, Hình Thức Cấ...Tiểu Luận Môn Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật Hình Thức Chính Thể, Hình Thức Cấ...
Tiểu Luận Môn Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật Hình Thức Chính Thể, Hình Thức Cấ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Tư tưởng tam quyền phân lập trong triết học khai sáng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Tư tưởng tam quyền phân lập trong triết học khai sáng.docLuận Văn Thạc Sĩ Tư tưởng tam quyền phân lập trong triết học khai sáng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Tư tưởng tam quyền phân lập trong triết học khai sáng.doc
 
BÀI MẪU tiểu luận môn quản lý nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU tiểu luận môn quản lý nhà nước, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU tiểu luận môn quản lý nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU tiểu luận môn quản lý nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM
 
7 lqthiep
7 lqthiep7 lqthiep
7 lqthiep
 
Bài giảng: Tư tưởng chính trị Mác Lênin - TS Trịnh Thị Xuyến
Bài giảng: Tư tưởng chính trị Mác Lênin - TS Trịnh Thị XuyếnBài giảng: Tư tưởng chính trị Mác Lênin - TS Trịnh Thị Xuyến
Bài giảng: Tư tưởng chính trị Mác Lênin - TS Trịnh Thị Xuyến
 
Hệ thống chính trị
Hệ thống chính trịHệ thống chính trị
Hệ thống chính trị
 
8160
81608160
8160
 
Luận văn Tư tưởng pháp quyền phương tây cận đại với việc xây dựng nhà nước ph...
Luận văn Tư tưởng pháp quyền phương tây cận đại với việc xây dựng nhà nước ph...Luận văn Tư tưởng pháp quyền phương tây cận đại với việc xây dựng nhà nước ph...
Luận văn Tư tưởng pháp quyền phương tây cận đại với việc xây dựng nhà nước ph...
 
Quan điểm của V.I.LêNin về dân chủ với việc thực hiện dân chủ ở Việt Nam hiện...
Quan điểm của V.I.LêNin về dân chủ với việc thực hiện dân chủ ở Việt Nam hiện...Quan điểm của V.I.LêNin về dân chủ với việc thực hiện dân chủ ở Việt Nam hiện...
Quan điểm của V.I.LêNin về dân chủ với việc thực hiện dân chủ ở Việt Nam hiện...
 
HỎI VÀ ĐÁP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG HỎI VÀ ĐÁP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
HỎI VÀ ĐÁP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG HỎI VÀ ĐÁP  PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNGHỎI VÀ ĐÁP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG HỎI VÀ ĐÁP  PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
HỎI VÀ ĐÁP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG HỎI VÀ ĐÁP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
 
Luận án: Chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Việt Nam, HAY
Luận án: Chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Việt Nam, HAYLuận án: Chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Việt Nam, HAY
Luận án: Chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Yếu tố phân quyền trong lịch sử lập Hiến pháp, HAY
Luận văn: Yếu tố phân quyền trong lịch sử lập Hiến pháp, HAYLuận văn: Yếu tố phân quyền trong lịch sử lập Hiến pháp, HAY
Luận văn: Yếu tố phân quyền trong lịch sử lập Hiến pháp, HAY
 
8160
81608160
8160
 
Luận án: So sánh dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sản
Luận án: So sánh dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sảnLuận án: So sánh dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sản
Luận án: So sánh dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sản
 
NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ DÂN CHỦ T...
NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ DÂN CHỦ T...NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ DÂN CHỦ T...
NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ DÂN CHỦ T...
 
Luận Văn Vấn đề kiểm soát quyền lực của nhà nước ở nước ta hiện nay.doc
Luận Văn Vấn đề kiểm soát quyền lực của nhà nước ở nước ta hiện nay.docLuận Văn Vấn đề kiểm soát quyền lực của nhà nước ở nước ta hiện nay.doc
Luận Văn Vấn đề kiểm soát quyền lực của nhà nước ở nước ta hiện nay.doc
 
Mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp trong Nhà nước pháp quyền
Mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp trong Nhà nước pháp quyềnMối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp trong Nhà nước pháp quyền
Mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp trong Nhà nước pháp quyền
 

More from NuioKila

More from NuioKila (20)

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
 

Recently uploaded

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 

Recently uploaded (20)

Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 

So sánh thể chế chính trị cộng hòa Pháp và Liên bang Nga 6794157.pdf

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- VY THỊ NGỌC TRÂM SO SÁNH THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ CỘNG HÒA PHÁP VÀ LIÊN BANG NGA Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế Mã số: 60 31 02 06 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Quang Minh Hà Nội - 2015
  • 2. 1 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy PGS.TS. Phạm Quang Minh, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và động viên em trong suốt quá trình viết luận văn tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Quốc tế học – Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn đã truyền đạt kiến thức và nhiều kinh nghiệm cho em trong suốt thời gian em học ở trường. Vốn kiến thức mà em được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô ở Thư viện trường ĐHKHXH&NV và ở Viện nghiên cứu Châu Âu đã nhiệt tình giúp em tiếp cận được với nguồn tài liệu phong phú và hữu ích. Sau cùng em xin chúc toàn thể thầy cô trong khoa Quốc tế học, thầy giáo PGS.TS. Phạm Quang Minh lời chúc sức khoẻ, luôn thành công trong công việc và cuộc sống. Hà Nội, tháng 9 năm 2014
  • 3. 2 MỤC LỤC Trang Mở đầu 03 Chƣơng 1: Khái quát về Thể chế chính trị trên thế giới 07 1.1. Các khái niệm cơ bản 07 1.1.1. Chính trị 07 1.1.2. Thể chế chính trị 08 1.2. Khái quát một số thể chế chính trị trên thế giới 10 1.3. Thể chế Cộng hoà bán tổng thống 13 Chƣơng 2: Thể chế cộng hòa bán tổng thống của Pháp và Nga 18 2.1. Lịch sử hình thành thể chế chính trị Pháp và Nga 18 2.1.1. Cộng hòa Pháp 18 2.1.2. Liên bang Nga 24 2.2. Sự giống và khác nhau giữa thể chế cộng hòa bán tổng thống của Pháp và Nga 30 2.2.1. Hành pháp 30 2.2.2. Lập pháp 42 2.2.3. Tư Pháp 54 2.2.4. Các đảng phái chính trị 60 Chƣơng 3: Giá trị và bài học 64 3.1. Nhận xét chung 64 3.2. Góc nhìn tham chiếu 69 Kết luận 78 Tài liệu tham khảo 81
  • 4. 3 MỞ ĐẦU 1, Lý do chọn đề tài Thể chế chính trị là một trong những vấn đề quan trọng của khoa học chính trị được nhiều các học giả quan tâm nghiên cứu. Qua nhiều giai đoạn hình thành và phát triển, cho đến nay thể chế chính trị của các quốc gia trở nên hoàn thiện hơn và đa dạng hơn so với các giai đoạn trước. Trong thời kỳ hiện tại này, trước xu thế phát triển mạnh mẽ của thế giới trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, xã hội, văn hóa đến chính trị, mỗi quốc gia luôn cố gắng xây dựng và hoàn thiện thể chế chính trị của mình để phát triển đất nước. Trong các thể chế chính trị phổ biến hiện nay có thể chế chính trị cộng hoà bán tổng thống mang những đặc điểm khác với hai thể chế cộng hoà tổng thống và đại nghị. Đây được xem là mô hình phân chia quyền lực “lưỡng đầu”, tức là quyền lực nhà nước nằm trong tay cả Tổng thống và Thủ tướng. Mô hình này trên thực tế đã thể hiện nhiều điểm tiến bộ trong việc kìm chế và thực thi quyền lực, tránh được sự lạm quyền, độc đoán, đồng thời quyền lực của người đứng đầu vẫn được thể hiện rơ nét và thậm chí còn được tăng cường nhằm phát huy tối đa hiệu quả quản lý, lãnh đạo đất nước. Trên thế giới có khoảng 60 quốc gia theo thể chế này. Đặc biệt ở khu vực châu Âu, không chỉ các quốc gia tư bản phát triển mà cả các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu trước đây, sau khi Liên Xô tan rã cũng đã thiết lập hình thức thể chế cộng hoà bán tổng thống như là mô hình thể chế phù hợp cho quá trình chuyển đổi sang nền dân chủ của quốc gia mình. Hiện nay ở châu Âu có: Áo, Phần Lan, Pháp, Ai-xơ-len, Ai-rơ-len, Bồ Đào Nha, Bun-ga-ri, Lít-va, Ba Lan, Ru-ma-ni, Nga, U-crai-na,.... Trong đó, Pháp và Nga được xem là hai quốc gia điển hình cho dạng thể chế này. Vậy thì, thể chế cộng hòa bán tổng thống có điểm gì ưu việt, lịch sử và cơ sở hình thành cũng như cách thức vận hành của thể chế này như thế nào, ưu điểm và hạn chế ra sao, những điểm giống và khác nhau giữa hai thể chế điển
  • 5. 4 hình cho cộng hòa bán tổng thống là gì, giữa Pháp và Nga thì bên nào ưu việt hơn… là những câu hỏi đặt ra cho vấn đề nghiên cứu. Tìm hiểu vấn đề này, ngoài việc hệ thống hóa những thông tin về thể chế cộng hòa bán tổng thống của Pháp và Nga dưới góc nhìn chính trị học so sánh, đề tài cũng muốn rút ra những điểm cần lưu ý, những kết luận tổng quan trong việc xây dựng và thực thi quyền lực của mô hình này. Từ đó có những góc nhìn đối chiếu trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Với lý do trên, đề tài: “So sánh thể chế chính trị giữa Cộng hòa Pháp và Liên bang Nga” được chọn làm luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Quan hệ quốc tế. 2, Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích: làm rõ sự giống nhau, khác nhau cũng như những ưu điểm, hạn chế của thể chế cộng hòa bán tổng thống ở hai quốc gia Pháp và Nga, rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền. - Nhiệm vụ: làm rõ một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài nghiên cứu, phân tích, đối chiếu, so sánh nhằm làm nổi bật quá trình hình thành thể chế cũng như những đặc điểm của thể chế cộng hòa bán tổng thống của Pháp và Nga, liên hệ với Việt Nam. 3, Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung phân tích đặc điểm của thể chế cộng hoà bán tổng thống thông qua các quy định của hiến pháp về các cơ quan nhà nước trong thể chế như: cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, và đặc biệt là chức năng và quyền hạn của nguyên thủ quốc gia, mối quan hệ giữa nguyên thủ quốc gia với các cơ quan trên. Về phạm vi nghiên cứu, luận văn lựa chọn 2 quốc gia để nghiên cứu gồm: Cộng hoà Pháp, Liên bang Nga, trong đó Pháp là quốc gia thuộc Tây Âu có thể chế dân chủ tự do được hình thành từ thế kỷ 19. Còn Nga – trước đó là nước xã hội chủ nghĩa, mới thành lập mô hình thể chế này thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh sau khi Liên bang Xô Viết tan rã năm 1991.
  • 6. 5 4, Tình hình nghiên cứu Hiện nay, có các tài liệu về thể chế chính trị nói chung trong đó có nghiên cứu về thể chế Cộng hoà bán tổng thống của các tác giả Nguyễn Đăng Dung, Vũ Hồng Anh, Nguyễn Chu Dương, Lê Đình Chân, Nguyễn Văn Bông, khoá luận tốt nghiệp của Trần Hồng Việt (K43), Kiều Hương Quỳnh (K45), Bùi Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Thuý An (K51)…Ngoài ra có một số sách của nước ngoài nghiên cứu về thể chế chính trị như: Comparative Politics Today của Gabriel A. Almond, G. Bingham Powell, Jr. Kaare Strom, Russell J.Dalton; Understanding the Political World của James N. Danziger; Government and Politics in Western Europe của Yves Mény và Andrew Knapp, đặc biệt là các bài viết của Robert Elgie. Tuy nhiên, chưa có tài liệu nào nghiên cứu chuyên sâu về thể chế chính trị Cộng hoà bán tổng thống nói chung và mô hình thể chế này ở châu Âu nói riêng. Bằng việc sử dụng kết quả trong nghiên cứu của các tác giả trên, luận văn trình bày đặc điểm của thể chế Cộng hoà bán tổng thống và vận dụng để phân tích so sánh thể chế của hai quốc gia ở châu Âu là Cộng hòa Pháp và Liên bang Nga. 5, Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài được tiếp cận ở giác độ chính trị học so sánh và cách thức tiếp cận theo cấu trúc chức năng. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể để tìm hiểu đối tượng nghiên cứu như: - Phương pháp phân tích: Sử dụng để phân tích các đặc điểm của thể chế Cộng hoà bán tổng thống và thể chế này ở Pháp, Nga thông qua các quy định hiến pháp của mỗi quốc gia. - Phương pháp tổng hợp: Từ những nghiên cứu về thể chế của 2 quốc gia sẽ tổng hợp để rút ra nhận xét chung về thể chế Cộng hoà bán tổng thống. Tổng hợp các số liệu nghiên cứu về quyền hạn của tổng thống và thể hiện trong các bảng biểu. - Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp phổ biến và được ưa chuộng hiện nay trong chính trị học, và là phương pháp được áp dụng xuyên suốt trong toàn luận văn.
  • 7. 6 6, Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận thì nội dung luận văn bao gồm ba chương chính như sau: + Chương 1: Khái quát về thể chế chính trị trên thế giới + Chương 2: Thể chế chính trị cộng hòa bán tồng thống ở Pháp và Nga + Chương 3: Giá trị và bài học Chương thứ nhất nêu những khái niệm cơ bản về thể chế chính trị trên thế giới, sơ lược về một số loại hình thể chế chính trị trên thế giới, phân tích chính trị theo cách hiểu đa dạng với nhiều khía cạnh như trên, nghiên cứu chính trị để hiểu được bằng cách nào con người tính toán và đạt được điều mình muốn, những điều tạo cho họ có thể tồn tại trong cộng đồng một cách hoà bình và hoà hợp. Bên cạnh đó chương một còn rút ra được khái niệm về thể chế chính trị bao gồm 3 yếu tố là 1) Một hệ thống các cơ quan nhà nước tổ chức theo nguyên tắc phân chia quyền lực giữa lập pháp, hành pháp, tư pháp, giữa chính phủ trung ương và cơ quan địa phương; 2) đảng phái chính trị, nhóm lợi ích và mối quan hệ giữa các cơ quan này với các thể chế nhà nước; 3) Thể chế chính trị cũng là các luật cơ bản như hiến pháp và luật bầu cử. Chương thứ hai trình bày điểm tương đồng trong sự phân công quyền lực giữa Pháp và Nga, tuy vậy, khi đi vào cụ thể vai trò của các nhánh quyền lực trên thực tế vẫn có nhiều khác biệt và phần nào đưa ra góc nhìn so sánh, đồng thời đưa ra những thông tin đa chiều hơn trong nghiên cứu chính trị học so sánh. Điều đó còn có ý nghĩa hơn khi nước ta đang trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Chương thứ ba đánh giá khách quan những nội dung so sánh từ thể chế cộng hòa bán tổng thống của Pháp và Nga cùng với những kiến giải từ thực tế Việt Nam phần nào mở ra một góc nhìn mang tính tổng quan cho vấn đề nghiên cứu, góp phần định hướng một vài giá trị mang tính thực tiễn cho quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay.
  • 8. 7 CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ TRÊN THẾ GIỚI 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Chính trị Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam giải thích: Chính trị là toàn bộ những hoạt động mà tương ứng với nó là mối quan hệ giữa con người với nhau trong các vấn đề gắn với quan hệ giai cấp, dân tộc, quốc gia và các tầng lớp xã hội mà cốt lơi của nó là các vấn đề giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước. Tuy nhiên, trên thực tế có khá nhiều những quan điểm, trường phái khác nhau định nghĩa về chính trị. Theo Harold Lasswell thể chế chính trị là về vấn đề ai đạt được cái gì, khi nào, như thế nào và tại sao đạt được. Còn David Easton cho rằng chính trị là sự phân phối bắt buộc những giá trị của một xã hội. Một học giả chính trị học (Nhà Kinh tế chính trị học và xã hội học) Max Weber lại cho rằng: chính trị là quá trình để giành quyền lực và ảnh hưởng sự phân phối quyền lực giữa các quốc gia hoặc giữa các yếu tố trong một quốc gia. Theo quan điểm của Bernard Crick thì chính trị là chính phủ dưới một dạng nhất định, một phương thức đặc biệt để làm nên và thực hiện chính sách, luật lệ tác động lên dân chúng. Nghiên cứu chính trị theo nghĩa rộng hơn thì chính trị liên quan đến 6 khía cạnh: 1) cộng đồng, 2) luật lệ, 3) cấu trúc kinh tế, 4) xung đột và mâu thuẫn lợi ích, 5) quản trị và 6) quyền lực. Về khía cạnh cộng đồng: chính trị là về những cộng đồng do con người tổ chức nên. Có 3 yếu tố trong cộng đồng chính trị là: dân cư sinh sống trong lãnh thổ có chính phủ. Theo khía cạnh luật lệ thì chính trị gồm các luật lệ của cộng đồng gồm cả thành văn và các quy tắc không thành văn. Theo khía cạnh cấu trúc kinh tế: quy tắc kinh tế quyết định cách chúng ta đánh giá về kinh tế như cái gì là giá trị, cái gì được coi là hàng hoá, và tài sản được đánh giá như thế nào [18, 15]. Về khía cạnh thứ 4 (xung đột và mâu thuẫn lợi ích) thì chính trị là xung đột và mâu thuẫn lợi ích trên các quy tắc điều chỉnh cộng đồng. Xung đột không chỉ là chiến tranh mà còn là sự không hoà hợp, mâu thuẫn. Với khía cạnh quản trị, điều hành thì chính trị là sự điều hành
  • 9. 8 và quản lý cộng đồng. Quản lý gồm việc tạo ra các quy tắc cho cộng đồng, các quyết định phân phối trong cộng đồng, giải quyết xung đột bằng luật lệ. Quản lý cũng bao hàm thực hiện quyền lực. Theo khía cạnh cuối cùng là quyền lực thì chính trị là quyền lực trong cộng đồng. Quyền lực là khái niệm trung tâm của chính trị với quyền lực và việc thực hiện nó tạo ra các hệ quả của chính trị (theo nghĩa tích cực). Quyền lực là khả năng thống trị của một người đối với người khác trong một xung đột lợi ích (theo nghĩa tiêu cực). Như vậy luận văn đã phân tích chính trị theo cách hiểu đa dạng với 6 khía cạnh như trên. Nghiên cứu chính trị để hiểu được bằng cách nào con người tính toán và đạt được điều mình muốn, những điều tạo cho họ có thể tồn tại trong cộng đồng một cách hoà bình và hoà hợp. Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác Lê nin thì chính trị bắt nguồn từ quan hệ về lợi ích giữa các giai cấp, các nhóm xã hội, các quốc gia dân tộc. Trong đó cơ bản và quan trọng nhất là lợi ích kinh tế [9, 7]. Tiếp theo, Lê nin cho rằng điều chi phối trực tiếp chính trị là quan hệ giai cấp và vấn đề quyền lực nhà nước là yếu tố trung tâm, then chốt nhất trong chính trị. Nói đến chính trị là phải nói đến giai cấp và nhà nước. Điều quan trọng nhất trong chính trị đó là tổ chức chính quyền nhà nước. Do vậy, từ những phân tích trên có thể kết luận như sau: Chính trị là quan hệ giữa các giai cấp, các quốc gia, các dân tộc, các lực lượng xã hội trong việc giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước. 1.1.2. Thể chế chính trị Nghiên cứu chính trị trong mối quan hệ với các yếu tố khác thì chính trị là một lĩnh vực rất rộng với nhiều mối quan hệ khác nhau với không gian và thời gian xác định như quan hệ giữa các giai cấp, giữa các đảng phái chính trị với các giai cấp và với nhà nước, giữa nhà nước với công dân, giữa công dân với nhau và mối quan hệ giữa các tổ chức trong mỗi nhà nước. Xét về mặt kết cấu thì chính trị bao gồm các yếu tố như: 1) Chính sách, các quyết định của các chủ thể chính trị; 2) Các thiết chế và thể chế chính trị; 3) Quan hệ con người chính trị - giới lãnh đạo chính trị với công dân [9, 9]. Như vậy thể chế chính trị là một yếu tố quan trọng trong chính trị.
  • 10. 9 Và cũng giống như chính trị, có nhiều quan điểm đưa ra khái niệm về thể chế chính trị. Có quan điểm cho rằng thể chế chính trị có thể là nội dung, phương thức tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị của một quốc gia mà trọng tâm là nhà nước, được thể hiện trên các mức độ: 1) Hoạt động: cơ cấu vận hành của hệ thống chính trị; 2) Cấu trúc: đảng cầm quyền, bộ máy nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội; 3) Pháp luật: Những định chế gồm hiến pháp, pháp luật và các quy định nhằm bảo vệ hệ thống chính trị quốc gia. Ngoài ra, một quan điểm khác lại cho rằng thể chế chính trị gồm: 1) Những chuẩn mực, quy chế, quy phạm, luật lệ phản ánh mối quan hệ chức năng giữa các bộ phận của một tổng thể - chỉnh thể (trong đời sống xã hội); 2) Những dạng thức, những cấu trúc tổ chức phân bố theo những chức năng của hệ thống xã hội; 3) Hoặc thể chế là tổng hợp gồm cả hai cấp độ mà cấp độ này là cơ sở để xác định cấp độ kia. Căn cứ vào mức độ tham gia của nhân dân vào các công việc của nhà nước thì có thể chế chính trị hành vi và thể chế chính trị tổ chức. Thể chế chính trị hành vi là tập hợp các quy tắc được hình thành trong quá trình phát triển của quốc gia, quy định sự tham gia của dân chúng vào các công việc của nhà nước theo một hình thức nhất định. Hình thức này trở thành các quy tắc xử sự của các công dân thông qua các hành vi ứng xử của mình trong các công việc của quốc gia như việc nhân dân tham gia bỏ phiếu trưng cầu dân ý do quốc gia tổ chức. Thể chế chính trị tổ chức được hiểu theo 2 nghĩa: một là các tổ chức, các cơ quan thực hiện các công việc của nhà nước; hai là bao gồm toàn bộ các quy tắc xử sự của cơ quan, tổ chức khi thực thi quyền hạn của mình. Những cơ quan và tổ chức này là những tổ chức chính trị có mối tương quan chặt chẽ với nhau và hợp thành hệ thống chính trị của mỗi quốc gia. Hệ thống chính trị này ở tầm vĩ mô bao gồm: cơ quan nhà nước, các nhóm lợi ích, đảng phái chính trị và các đoàn thể chính trị khác. Từ những quan điểm trên, luận văn tổng hợp và nêu khái niệm thể chế chính trị như sau: Thể chế chính trị bao gồm: 1) Một hệ thống các cơ quan nhà nước tổ chức theo nguyên tắc phân chia quyền lực giữa lập pháp, hành pháp, tư pháp, giữa chính phủ trung ương và cơ quan địa phương; 2) đảng phái chính trị,
  • 11. 10 nhóm lợi ích và mối quan hệ giữa các cơ quan này với các thể chế nhà nước; 3) Thể chế chính trị cũng là các luật cơ bản như hiến pháp và luật bầu cử. Và sau đây luận văn sẽ tập trung phân tích thể chế chính trị thông qua một hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước: quốc hội, chính phủ, tư pháp, đảng phải chính trị, các định chế về tổng thống, thủ tướng và quy định bầu cử… 1.2. Khái quát một số thể chế chính trị trên thế giới Như đã trình bày ở trên, luận văn lựa chọn phân tích thể chế chính trị tổ chức do vậy sẽ tập trung nghiên cứu các cơ quan nhà nước ở trung ương gồm: nguyên thủ quốc gia, cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, nhưng trước hết là nguyên thủ quốc gia và tiếp theo là mối quan hệ của nguyên thủ quốc gia với các cơ quan nhà nước trong thể chế. Theo cách tiếp cận này thì hiện nay trên thế giới có hai loại thể chế chính trị cơ bản: quân chủ và cộng hoà. Nói chung, thể chế quân chủ là thể chế “mà ở đó nguyên thủ quốc gia do thế tập mà ra, quyền lực nhà nước có nguồn gốc từ cơi „hư vô‟ do thiên đình định đoạt”. Thể chế cộng hoà là thể chế “nguyên thủ quốc gia do bầu cử lập nên và quyền lực nhà nước có nguồn gốc từ nhân dân” . Trong thể chế quân chủ lại có hai loại cơ bản: quân chủ tuyệt đối và quân chủ đại nghị. Quân chủ tuyệt đối là một loại hình tổ chức mà quyền lực nhà nước hầu như tập trung trong tay nhà vua. Đây là loại hình của nhà nước phong kiến. Hiện nay trên thế giới còn có hai nước là Ô-man và Xu-đăng vẫn còn tổ chức theo loại mô hình này. Ở các nước này không có hiến pháp, không có các cơ quan đại diện, Kinh Cô-ran được sử dụng như hiến pháp. Nhà Vua là người có quyền lực nhà nước cao nhất, đồng thời cũng là người đứng đầu về tinh thần của đất nước. Thể chế quân chủ đại nghị là thể chế mà quyền lực được chia đều cho cả vua và nghị viện cùng một số cơ quan nhà nước khác. Quyền lực của vua bị hạn chế bởi hiến pháp. Do vậy, hình thức thể chế này còn có tên gọi là quân chủ lập hiến hoặc quân chủ đại nghị. Quân chủ đại nghị là thể chế khá phổ biến hiện nay ở các nước châu Âu như Vương quốc Anh, Vương quốc Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch, Na Uy...Trong đó Anh quốc là điển hình cho mô hình thể chế chính trị này. Trong thể chế quân chủ đại nghị, nguyên thủ quốc gia là các vị vua, quốc výõng,
  • 12. 11 hoàng để được truyền ngôi lại cho các thế hệ sau (cha truyền con nối). Cơ quan hành pháp (chính phủ) được thành lập và hoạt động khi có tín nhiệm của cơ quan lập pháp (nghị viện). Thể chế chính trị quân chủ đại nghị ở các nước đang phát triển thì có điểm khác biệt với các nước phát triển đã trình bày ở trên bởi vì các vị vua vẫn có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống chính trị của các quốc gia này (như ở Thái Lan, Ma- lai-xi-a,…) Đặc biệt ở Liên bang Ma-lai-xi-a thì nguyên thủ quốc gia không phải do truyền ngôi mà là do những ngýời đứng đầu các tiểu bang thay nhau trị vì vương quốc này với nhiệm kỳ 5 năm theo sự lựa chọn của Hội nghị các tiểu vương quốc. Bên cạnh đó, ở một số quốc gia Ả rập như Bu-tan, Ka-ta-ra có hiến pháp quy định nghị viện là cơ quan có quyền lập pháp độc lập nhưng cũng quy định đây là cơ quan tư vấn cho nhà vua. Vua là người đứng đầu chính phủ, hoặc có quyền trao cho người trong gia đình là người đứng đầu chính phủ. Mô hình thể chế chính trị hiện đại thứ hai là thể chế cộng hòa. Thể chế cộng hoà mới xuất hiện vài trăm năm nay, kể từ khi cuộc các mạng tư sản nổ ra ở các nước Châu Âu. Nói chung thì hình thức thể chế này có nhiều đặc điểm giống với thể chế quân chủ đại nghị, ngoại trừ người đứng đầu nhà nước, nguyên thủ quốc gia được thành lập không do thế tập mà do bầu cử. Nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra người đứng đầu quốc gia mình. Vị nguyên thủ quốc gia này được hiến pháp gọi là tổng thống, người đại diện cho nhà nước về đối nội và đối ngoại. Tuy nhiên, quyền hạn của tổng thống có thực sự hay không, hình thức hay không hình thức phụ thuộc vào chính thể chế chính trị của quốc gia đó thuộc hình thức thể chế cộng hoà nào. Hiện nay trên thế giới có 4 hình thức thể chế chính trị cộng hòa gồm: Cộng hoà đại nghị (Parliamentarism), Cộng hoà tổng thống (Presidentialism), Cộng hoà bán tổng thống (Semi- Presidentialism) và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa (Socialism). Thể chế cộng hoà đại nghị có những đặc điểm sau: Nguyên thủ quốc gia do nghị viện bầu ra, chính phủ đứng đầu là thủ tướng chịu trách nhiệm trước nghị viện. Nguyên thủ quốc gia không trực tiếp tham gia giải quyết các công việc của đất nước. Việc người dân không trực tiếp bầu tổng thống mà gián tiếp
  • 13. 12 thông qua nghị viện là nguyên nhân làm cho nguyên thủ quốc gia không thực quyền. Các quốc gia châu Âu theo mô hình thể chế này như: Cộng hoà I-ta-li-a, Cộng hoà Liên bang Đức, Hy Lạp. Trong các quốc gia thể chế cộng hoà đại nghị, nguyên thủ quốc gia không là người đứng đầu cơ quan hành pháp và cũng không là thành viên của chính phủ. Hiến pháp của các nước này còn quy định cụ thể về việc không chịu trách nhiệm của tổng thống. Ví dụ như điều 90 Hiến pháp I-ta-li-a quy định: “Tổng thống nước cộng hoà không chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình trong thời gian đảm nhiệm chức vụ, trừ trường hợp phản bội tổ quốc hoặc có hành động xâm phạm đến bản Hiến pháp này”. Về mối quan hệ giữa nguyên thủ quốc gia với chính phủ, tổng thống được quy định có quyền bổ nhiệm người đứng đầu chính phủ. Nhưng trên thực tế, thủ tướng thường là người đứng đầu đảng giành thắng lợi trong cuộc bầu cử vào nghị viện. Như vậy, tổng thống ở thể chế cộng hoà đại nghị cũng giống như nguyên thủ quốc gia ở thể chế quân chủ đại nghị đều tồn tại mang tính hình thức. Cơ quan hành pháp và thủ tướng ngày càng trở thành cơ quan trung tâm, thực hiện chủ yếu quyền lực trong thể chế nhà. Khác với thể chế cộng hoà đại nghị, cộng hoà tổng thống là thể chế mà tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia, đồng thời là người đứng đầu và điều hành trực tiếp chính phủ. Tổng thống do nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp bầu nên không chịu trách nhiệm trước nghị viện. Thành viên của chính phủ đều do tổng thống bổ nhiệm hoặc chỉ định và chịu trách nhiệm trực tiếp trước tổng thống. Ở những thể chế chính trị này đã áp dụng toàn bộ nội dung học thuyết phân chia quyền lực, quyền lực nhà nước được phân chia giữa ba cơ quan: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Mối quan hệ giữa Tổng thống (nhánh hành pháp) với Quốc hội (nhánh lập pháp) là quan hệ kiềm chế và đối trọng lẫn nhau. Quyền lực của tổng thống được tăng cường và chính phủ không có chức danh thủ tướng. Loại hình thể chế này được áp dụng phổ biến ở các nước châu Mỹ la tinh như Bra-xin, Mê-hi-cô, Ác-hen-ti-na…và Hoa Kỳ là nước được coi là khuôn mẫu và đầu tiên thành lập mô hình thể chế này. Nhưng ngược lại, hình thức thể chế này lại không phổ biến ở khu vực châu Âu.
  • 14. 13 Thể chế cộng hoà xã hội chủ nghĩa là thể chế chịu ảnh hưởng đầu tiên từ mô hình thể chế nhà nước Liên Xô trước những năm 1990. Hiện nay, thể chế chính trị cộng hoà xã hội chủ nghĩa không còn ở khu vực châu Âu mà gồm ở một số ít các quốc gia trong đó có Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thể chế chính trị của Việt Nam hiện nay theo quy định của Hiến pháp năm 1992 tuy có một số thay đổi nhưng vẫn theo nguyên tắc tập quyền (khác với nguyên tắc tam quyền phân lập như đã trình bày trong thể cộng hoà tổng thống ở trên). Quyền lực tập trung vào cơ quan lập pháp (Quốc hội). Quốc hội bầu những chức vụ cao cấp nhất của nhà nước như Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chánh án Toà án và Viện trưởng Viện Kiểm soát nhân dân tối cao. Nguyên thủ quốc gia của thể chế chính trị Việt Nam là Chủ tịch nước, người đại diện cho nhà nước trong các hoạt động đối nội và đối ngoại. Người đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng có nhiệm vụ lãnh đạo và điều hành các công việc của Chính phủ Việt Nam. Và như vậy thì tuy có những đặc điểm riêng, nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu về thể chế chính trị cho rằng thể chế chính trị của Việt Nam hiện nay có những điểm chung với chính thể cộng hoà đại nghị. Thể chế cộng hoà thứ tư là thể chế cộng hoà bán tổng thống. Thể chế này có nhiều đặc điểm cụ thể khác với cả ba thể chế trên. Ngoài ra, đây là một thể chế phổ biến hiện nay ở khu vực châu Âu. 1.3. Thể chế Cộng hoà bán tổng thống Thể chế chính trị này có tên gọi từ tiếng Anh là “semi-presidentialism” (bán tổng thống) lần đầu tiên được học giả người Pháp Maurice Duverger đề cập đến trong một tài liệu nghiên cứu vào những năm đầu 1970. Trong các tài liệu tiếng Việt khi viết về thể chế này lại gọi với tên khác nhau như thể chế cộng hoà nhị nguyên, cộng hoà lưỡng tính hoặc cộng hoà hỗn hợp. Tuy nhiên, luận văn sẽ sử dụng thống nhất thuật ngữ “semi-presidentialism” là thể chế cộng hoà bán tổng thống để nghiên cứu và tìm hiểu về thể chế này ở châu Âu vì lý do sẽ trình bày sau đây. Thực tế là ở khu vực châu Âu hiện nay có đến 19 quốc gia theo mô hình thể chế cộng hoà bán tổng thống (Xin xem bảng 1). Trong nhiều tài liệu tiếng
  • 15. 14 Việt hiện nay thì Cộng hoà Pháp cũng được đánh giá là quốc gia có thể chế chính trị bán tổng thống điển hình. Ví dụ như tác giả Nguyễn Đăng Dung cho rằng “hình mẫu tiêu biểu của loại chính thể cộng hoà lưỡng tính là nước Pháp nền cộng hoà thứ V của Hiến pháp 1958 hiện hành”. Bảng 1: 19 quốc gia có thể chế chính trị cộng hoà bán tổng thống ở châu Âu (tên quốc gia được xếp theo trật tự chữ cái) tt Quốc gia Năm thành lập tt Quốc gia Năm thành lập 1 Áo 1945 11 Mông-tơ-nê-grô 2007 2 Bê-la-rút 1994 12 Ba Lan 1990 3 Bun-ga-ri 1991 13 Bồ Đào Nha 1976 4 Croatia 1990 14 Ru-ma-ni 1990 5 Phần Lan 1919 15 Nga 1993 6 Pháp 1962 16 Séc-bi 2007 7 Ai-xơ-len 1944 17 Xlô-va-ki-a 1999 8 Ai-rơ-len 1937 18 Xlô-ven-ni-a 1991 9 Lithuania 1992 19 U-crai-na 1991 10 Macedonia 1991 Tuy nhiên có nhiều công trình nghiên cứu lại cho rằng Cộng hoà Pháp không phải là quốc gia điển hình của hình thức thể chế này. Ví dụ như cũng chính Maurice Duverger khi phân tích quyền hạn của Tổng thống Pháp và so sánh với một số quốc gia khác ở Tây Âu với nhau thì cho rằng quyền hạn của Tổng thống Pháp là yếu hơn khi so với quyền hạn của các tổng thống ở các quốc gia này (Xin xem bảng 2). Ngoài ra, tác giả cũng phân tích tiếp là Cộng hoà Pháp thành lập mô hình thể chế của mình sau khi sửa đổi Hiến pháp 1958 (Hiến pháp 1958 được sửa đổi lần thứ nhất vào năm 1962 mới thành lập theo thể chế cộng hoà bán tổng thống). Khác với Cộng hoà Pháp, Bun-ga-ri, Phần Lan lại thành lập thể chế này theo đúng với bản hiến pháp đầu tiên (Xin xem bảng 3). Bảng 2: Danh sách xếp loại quyền lực của tổng thống theo thứ tự giảm dần
  • 16. 15 TT Quốc gia 1 Phần Lan 2 Ai-xơ-len 3 Đức 4 Áo 5 Pháp 6 Ai-rơ-len Bảng 3: Căn cứ thành lập thể chế của một số quốc gia so với Cộng hoà Pháp TT Quốc gia Căn cứ thể chế được thành lập 1 Bun-ga-ri-a Hiến pháp mới (1991) 2 Croatia Hiến pháp mới (1990) 3 Phần Lan Hiến pháp mới (1919) thông qua sau nội chiến và nền độc lập. 4 Pháp Theo hiến pháp sửa đổi (1962, tổng thống được bầu trực tiếp). Về đặc điểm của thể chế cộng hoà bán tổng thống thì một số tác giả cho rằng đây là thể chế mà việc tổ chức “vừa có đặc điểm của cộng hoà đại nghị, vừa có những đặc điểm của cộng hoà tổng thống”. Cụ thể như sau: tổng thống không do nghị viện hoặc dựa trên cơ sở nghị viện bầu ra như các nước theo thể chế cộng hoà đại nghị mà do nhân dân trực tiếp bầu ra. Và giống với chính thể cộng hoà đại nghị có thủ tướng là người đứng đầu chính phủ. Nhưng chính phủ lại đặt dưới sự chỉ đạo của tổng thống. Tổng thống chủ toạ các phiên họp của hội đồng chính phủ để quyết định các chính sách quốc gia. Thủ tướng chỉ được quyền lãnh đạo các phiên họp này khi tổng thống cho phép, chuẩn bị và lãnh đạo chính phủ thực thi các chính sách đó được tổng thống quyết định. Thủ tướng chịu trách nhiệm trước nghị viện và tổng thống trong việc thực thi chính sách này. Trên thực tế thì tổng thống càng thực quyền hơn nếu đảng chính trị của tổng thống cùng với đảng chiếm đa số ghế trong nghị viện của thể chế đó.
  • 17. 16 Trong tài liệu của Maurice Duverger liệt kê cụ thể ba yếu tố cơ bản của thể chế cộng hoà bán tổng thống như sau: 1) nguyên thủ quốc gia được bầu phổ thông trực tiếp; 2) tổng thống có nhiều quyền hạn trong lĩnh vực hành pháp; 3) thủ tướng chính phủ và tập thể chính phủ do nghị viện thành lập và chịu trách nhiệm trước nghị viện. Tuy nhiên, một số tác giả như: Robert Elgie, Sartori, Matthew S. Shugart và John M. Carey lại cho rằng tiêu chí thứ nhất khi phân tích thể chế cộng hoà bán tổng thống của Duverger đã không còn phù hợp trong thời điểm hiện nay. Tổng thống của thể chế cộng hoà bán tổng thống có thể sẽ được bầu trực tiếp hoặc gián tiếp, chứ không phải chỉ bầu trực tiếp như trên đã trình bày. Cho đến nay, đặc điểm của thể chế cộng hoà bán tổng thống bao gồm : 1) Tổng thống được bầu phổ thông với nhiệm kỳ xác định; 2) Thủ tướng và nội các chịu trách nhiệm trước nghị viện. Và khái niệm thể chế Cộng hoà bán tổng thống được khái quát như sau: Thể chế Cộng hoà bán tổng thống là thể chế chính trị trong đó tổng thống do dân bầu phổ thông trực tiếp hoặc gián tiếp, tổng thống và thủ tướng cùng phối hợp và chia sẻ quyền lực để lãnh đạo bộ máy hành pháp, tổng thống chỉ định thủ tướng và đồng chủ toạ các phiên họp của chính phủ, chính phủ đồng thời chịu trách nhiệm trước cả nghị viện và tổng thống. Về ưu điểm thì thể chế Cộng hoà bán tổng thống khắc phục được hạn chế của thể chế Cộng hoà tổng thống. Vì ở thể chế Cộng hoà tổng thống, tổng thống đồng thời là nguyên thủ quốc gia và đứng đầu chính phủ nên tổng thống có thể trở nên độc tài do tập trung nhiều quyền lực. Thể chế Cộng hoà bán tổng thống, bên cạnh tổng thống có thủ tướng điều hành chính phủ nên tổng thống không có nhiều quyền lực hành pháp. Ngoài ra, thể chế Cộng hoà bán tổng thống cũng khắc phục được hạn chế của thể chế Cộng hoà đại nghị vì tổng thống có quyền giới thiệu ứng cử viên thủ tướng để nghị viện bầu hoặc chỉ định, tổng thống có quyền giải tán nghị viện nên tránh việc nghị viện toàn quyền thành lập và lật đổ chính phủ thông qua một nghị quyết bất tín nhiệm. Tóm lại, chương 1 đã trình bày khái quát về một số khái niệm cơ bản như chính trị và thể chế chính trị. Mặc dù có nhiều quan điểm về thể chế chính trị
  • 18. 17 nhưng luận văn đã sử dụng quan điểm phân tích thể chế chính trị theo cơ cấu tổ chức gồm các cơ quan trong thể chế, những người lãnh đạo đứng đầu như nguyên thủ quốc gia, thủ tướng. Trong các thể chế chính trị cộng hoà thì thể chế cộng hoà bán tổng thống là một thể chế đặc biệt. Và đặc điểm của thể chế cũng đã thay đổi theo thời gian. Vì vậy các tiêu chí dùng để xác định thể chế cộng hoà bán tổng thống cũng đã khác với các tài liệu ở nước ta hiện nay. Do đó luận văn cũng đã gọi đây là thể chế bán tổng thống thay cho tên gọi là thể chế nhị nguyên hay lưỡng tính và nêu ra một khái niệm chung cho thể chế này. Ngoài ra, hiện nay khá nhiều quốc gia ở châu Âu áp dụng thể chế Cộng hoà bán tổng thống. Kể cả Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa ở Trung và Đông Âu trước đây sau những năm 1990 cũng đã lựa chọn mô hình thể chế chính trị này cho quốc gia mình thay vì chọn thể chế cộng hoà tổng thống hay đại nghị.
  • 19. 18 CHƢƠNG 2 THỂ CHẾ CỘNG HÒA BÁN TỔNG THỐNG CỦA PHÁP VÀ NGA 2.1. Lịch sử hình thành thể chế cộng hòa bán tổng thống ở Pháp và Nga 2.1.1. Cộng hòa Pháp Bản đồ 1: Cộng hoà Pháp Khái quát về đặc điểm tự nhiên, Cộng hoà Pháp về phía Bắc giáp biển Măng-sơ, phía Tây Nam giáp vịnh Biscay và Đại Tây Dương, phía Đông Nam giáp Địa Trung Hải. Tổng chiều dài Cộng hoà Pháp là 2500 km; phía Đông giáp các nước Bỉ (620 km), Cộng hoà Liên bang Đức (452 km), Luxembourg (73 km), Thuỵ Sĩ (573 km), Italia (488 km); phía Nam giáp với Tây Ban Nha (650 km). Cộng hoà Pháp được chia thành 26 Vùng địa lý: 22 trong Mẫu quốc Pháp (21 trên phần lục địa Mẫu quốc; 1 là "lãnh thổ tập thể" Corse, trên đảo Corsica, thường được gọi là một vùng theo cách nói thông thường région), và 4 Vùng hải ngoại. Các Vùng được chia tiếp thành 100 Tỉnh. Các Tỉnh lại được chia tiếp thành 342 Quận, nhưng các Quận không có hội đồng lập pháp theo bầu cử và chỉ là đơn vị hành chính của đất nước. Các Quận được chia thành 4,035 Tổng, các
  • 20. 19 Tổng này cũng chỉ có ý nghĩa hành chính. Cuối cùng, các Quận được chia thành 36,682 Làng, đây là các chính quyền tự quản với hội đồng được bầu cử riêng biệt (hội đồng tự quản). Nước Pháp đã trải qua rất nhiều lần thay đổi thể chế chính trị. Quá trình xây dựng nhà nước ở Pháp gắn liền với sự phát triển của đất nước qua các giai đoạn lịch sử khác nhau với vô vàn biến động dữ dội. Nó cũng thể hiện quyết tâm của người Pháp trong việc đi tìm cho mình cách thức tổ chức quyền lực và vận hành quyền lực sao cho đảm bảo khẳng định được vị thế của nước Pháp là trung tâm văn minh của châu Âu và của nhân loại. Không chỉ dừng lại như vậy mà trong sâu thẳm suy nghĩ, người Pháp còn muốn dân tộc mình trở thành một trong những dân tộc đi đầu thế giới, có tiếng nói quyết định đến chính trường quốc tế. Trong quá trình đi tìm một phương thức tổ chức và vận hành chính trị tối ưu phù hợp nhất cho mình, nước Pháp cũng đã trải qua nhiều lần trả giá và nhiều lúc đất nước bị đặt trước những sóng gió tưởng chừng không thể vượt qua. Nhưng cuối cùng xu thế văn minh và dân chủ đã thắng thế và thông qua những sóng gió như vậy người Pháp càng thấm thía và coi trọng những thành quả của công cuộc xây dựng một nền dân chủ mà sau này nhiều dân tộc phải xem Pháp như một ví dụ điển hình để tham khảo học tập. Pháp là một trong những nước có lịch sử hiến pháp phong phú nhất thế giới, cùng với Mỹ là những nước đầu tiên đưa ra và thực hiện những ý tưởng hiện đại của hiến pháp. Lịch sử hiến pháp bắt đầu từ cuộc cách mạng Pháp năm 1789. Trong 169 năm từ năm 1789 tới năm 1958, trải qua 12 chế độ chính trị với 16 bản Hiến pháp khác nhau trong đó có 5 nền cộng hòa, 2 đế chế, 1 chế độ phát xít, vài chính phủ lâm thời; khuynh hướng thay đổi khá cực đoan từ dân chủ quá trớn (vô tổ chức) sang độc tài có kỷ luật (quân chủ hay đế chế) trước khi đạt tới chế độ chính trị ổn định từ năm 1958 với nền cộng hòa thứ 5 hiện nay. Trước năm 1789, nước Pháp sống dưới chế độ quân chủ. Vào thời kỳ đó, ở Pháp không có văn bản Hiến pháp chính thức nào, quền lực tối cao của vua bị hạn chế một phần không đáng kể theo những tập quán từ xa xưa để lại. Nhà vua giữ vị trí thống trị trong đời sống chính trị Pháp, chế độ chuyên chế được xác lập
  • 21. 20 do đó những giá trị dân chủ bị xem nhẹ. Đời sống xã hội bao trùm một bầu không khí ảm đạm hậu quả của thời kỳ “đêm trường trung cổ” ở châu Âu đang khao khát tự do và được giải phóng. Chính lúc này những tư tưởng của các nhà tư tưởng thời kỳ Khai sáng với những đại biểu ưu tú như JJ. Rousseau và Montesqiueu đã thổi một luồng gió mới vào đời sống chính trị nước Pháp, cổ vũ lòng quyết tâm của nhân dân Pháp trong việc đi tìm một mô hình dân chủ, giải phóng con người, bảo đảm những giá trị tự do bền vững. Đó chính là những tiền đề quan trọng để nhân dân Pháp tiến hành cuộc Cách mạng tư sản năm 1789 với bản “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” bất hủ mà ý nghĩa sau này được xác định là một dấu mốc trọng sự phát triển của nhân loại. Cuộc cách mạng Pháp và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyèn năm 1789 đã xác định những nguyên tắc cơ bản của nền chính trị nhân loại với sự tôn trọng những giá trị cao cả của con người- quyền con người, quyền công dân. Cuộc cách mạng Pháp năm 1789 đã chấm dứt chế độ quân chủ, mở ra thời kỳ mới trong đời sống thể chế ở Pháp, thiết lập chế độ cộng hòa với những nguyên tắc bất hủ: “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”. Sau cuộc Đại cách mạng, nước Pháp đã thông qua Hiến pháp đầu tiên vào năm 1791, tiếp theo là các bản Hiến pháp năm 1793 và năm 1795. Nội dung của các Hiến pháp này đều khẳng định nguyên tắc cơ bản của chủ quyền thuộc về nhân dân, xác định chế độ đại diện thông qua bầu cử, ghi nhận các quyền tự nhiên và không thể tước đoạt của con người về tự do, bình đẳng và sở hữu. Nguyên tắc tam quyền phân lập cũng được ghi rơ ngay trong các bản Hiến pháp năm 1791 và năm 1795, Mặc dù cuộc Đại cách mạng Pháp năm 1789 được đánh giá là cuộc cách mạng tư sản triệt để thể hiện sự thắng thế của giai cấp tư sản lật đổ sự thống trị của giai cấp phong kiến nhưng không có nghĩa là thể chế chính trị Pháp ngay lập tức đã ổn định mà nó còn qua rất nhiều lần sóng gió. Sau thời kỳ cách mạng Pháp 1789-1799, nước Pháp chuyển sang chế độ chấp chính (1799-1804) và tiếp theo đó là chế độ Đế chế thứ nhất (1804-1815) với vai trò chủ đạo của Napoleon Bonaparte. Ba hiến pháp đã liên tiếp ra đời trong thời kỳ này (Hiến pháp năm 1799, năm 1802 và năm 1804), với đặc trưng
  • 22. 21 ban đầu là giữ sự phân lập tương đối giữa quyền hành pháp và lập pháp nhưng sau đó vai trò có nhân của Napoleon được đề cao và lấn át quyền hành của nghị viện. Vào cuối đế chế, chế độ nhà nước mang nặng tính chất độc tài, đặt dưới sự lãnh đạo của một thủ lĩnh quân sự. Thời kỳ vương quốc phục quyền (1814-1830) và thời kỳ Quân chủ tháng Bảy (1830-1848) nhà vua trở lại nắm quyền, vừa là thủ lĩnh tối cao của nhà nước, vừa là lãnh đạo quân đội, ký kết các hiệp ước quốc tế, bổ nhiệm các quan chức trong chính quyền và có quyền lớn đối với nghị viện. Tuy nhiên, chính trong hoàn cảnh này đã nảy sinh những mầm mống của chế độ nghị viện, có nghĩa là một chế độ chính trị phân biệt rơ quyền năng giữa hành pháp và lập pháp, song giữa hai quyền này có sự hợp tác với nhau. Đó cũng là tiền đề đưa nền chình trị Pháp đến chỗ thiết lập nền Cộng hòa thứ hai – Đệ nhị cộng hòa. Dưới chế độ Cộng hòa thứ hai (1848-1851), Hiến pháp 1848 phân định rơ tổ chức và chức năng của hành pháp và lập pháp. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp, còn quyền hành pháp hoàn toàn thuộc về Tổng thống nước cộng hòa do dân bầu ra thông qua phổ thông đầu phiếu. Nền Cộng hòa thứ 2 chỉ tồn tại vỏn vẹn trong vòng 3 năm, chính vì vậy những tư tưởng cải cách chưa kịp chứng tỏ trong thực tế thì đã ngay lập tức chuyển sang thái cực khác. Điều này cũng cho thấy tính chất biến động của nền chính trị Pháp và mối quan hệ đan xen giữa các xu hướng lợi ích khác nhau trong chính trường nước Pháp. hiến pháp năm 1848 của nền Cộng hòa thú hai vừa ra đời đã phải thay đổi và bổ sung những cuối cùng cũng không thể đứng vững trước sự thay đổi quá nhanh chóng của xã hội Pháp lúc bấy giờ. Hiến pháp tháng 1 năm 1852 và các Hiến pháp sửa đổi tháng 11 năm 1852 dưới chế độ Đế chế thứ 2(1851-1870) đã thiết lập trở lại các điều khoản chính của Hiến pháp thời Napoleon I, đưa Louis – Napoleon Bonaparte lên ngôi hoàng đế. Ông tập trung mọi quyền hành trong tay và tự mình quyết định vận mệnh đất nước. Các cơ quan lập pháp và hành pháp đều trực thuộc hoàng đế. Có thể nói cứ sau mỗi thời kỳ xây dựng nền cộng hòa bất thành thì ngay lập tức nước Pháp lại quay về với chế độ đế chế (đất nước được đặt dưới sự điều hành và cai trị của
  • 23. 22 một Hoàng đế nhưng dựa trên cơ sở của hiến pháp. Tuy nhiên Hiến pháp luôn bị Hoàng đế điều chỉnh và giải thích theo ý nghĩa chủ quan của vị vua cai trị). Dưới nền Cộng hòa thứ ba, Quốc hội đã thông qua 3 đạo luật hiến pháp về tổ chức. Thượng nghị viện, chính quyền và các cơ quan chính quyền. Các văn bản luật này xác định quyền của Tổng thống được mở rộng hơn và vai trò đối trọng của Thượng nghị viện với Hạ nghị viện, ngoài ra còn đặt hai định chế cơ bản của mẫu hình thể chế theo chế độ nghị viện (quyền giải tán hạ viện của Tổng thống với sự thỏa thuận của Thượng nghị viện và CHính phủ, trách nhiệm của Chính phủ trong việc thực thi chính sách). Thời kỳ này cũng chứng kiến sự ra đời của các đảng phái chính trị khác nhau với chính kiến đối lập nhau. Chính sự tồn tại của quá nhiều đảng phái trong đời sống chính trị ở Pháp đã dẫn đến phân hóa sâu sắc trong các nghị sĩ và khó đạt được sự thống nhât chung. Bởi sự tồn tại của nhiều đảng phái chính trị cũng chính là sự phân chia lợi ích và đan xen của những xu hướng chính trị khác nhau trong đời sống chính trị. Đây cũng chính là nguyên nhân cơ bản dẫn dến tình trạng không ổn địnhcủa Chính phủ trong chế độ Cộng hòa thứ 3 và thứ 4. Chế độ Vichy (1940-1944) của Thống chế Petain sau khi ký hiệp định đình chiến đầu hàng phát xít Đức đã ra đạo luật Hiến pháp ngày 10-7-1940 xác lập chế độ độc tài của quốc trưởng. Petain nắm mọi quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp, thay đổi những nguyên tắc bất hủ của nền Cộng hòa từ Cuộc cách mạng Pháp 1789 “Tự do- Bình đẳng- Bác ái” bằng khẩu hiệu: “lao động- Gia đình – Tổ quốc”. Chính vì vậy về mặt bản chất nền CỘng hòa thứ 3 của chế độ Vichy không khác mấy so với chế độ đế chế. Sau khi đất nước được giải phóng, Chính phủ lâm thời nước Cộng hòa Pháp đã chuẩn bị và đưa ra hiến pháp mới, ban hành ngày 27-10-1946. Hiến pháp này giảm bớt quyền lực của Tổng thống và tăng cường thẩm quyền của Quốc hội và Chính phủ. Thể chế chính trị ở Pháp dưới nền cộng hòa thứ 4 này hoạt động theo chế độ nghị viện, có nghĩa là nghị viện đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong đời sống chính trị. Việc Hạ viện kiểm soat hoạt động của Chính phủ đã gây khó khăn cho cơ quan hành pháp. Ngoai ra, chế độ bầu cử theo tỷ lệ đại diện trong bối cảnh có nhiều đảng phái thì việc thành lập một chính phủ liên hiệp có vị trí quan trọng trong
  • 24. 23 đời sống chính trị hầu như không đạt được. Tình hình trên đã dẫn đến bế tắc trong hoạt động của các thể chế và sự bất ổn định nghiêm trọng của chính quyền. Bằng chứng quan trọng cho sự bất ổn định đó là trong thời gian 12 năm dưới nền Cộng hòa thứ 4 ở Pháp đã thay đổi liên tục 12 chính phủ khác nhau. Sự thay đổi chính phủ quá nhanh như vậy làm cho bầu không khí chính trị ở Pháp thực sự bất ổn, đời sống kinh tế - xã hội trì trệ, nhân dân tỏ ra ngao ngán và thậm chí họ cũng chẳng quan tâm tới sự thay đổi đó nữa vì phải dành sự quan tâm cho những vấn đề thiết yếu hơn đó là vấn đề công ăn việc làm, giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc. Sự bế tắc chính trị này đã được giải quyết sau khi Tướng De Gaulle lên nắm quyền. Sự ra đời của Hiến pháp ngày 4-10-1958 đã đưa nước Pháp sang chế độ Cộng hòa thứ 5. Có thể nói, sự ra đời của Đệ ngũ cộng hòa và Hiến pháp năm 1958 đã trở thành dấu son trong đời sống thể chế nước Pháp. Nhân dân Pháp tỏ ra ngày càng tin tưởng vào chính quyền và sự quan tâm đến đời sống chính trị trở lại với họ. Nền Cộng hòa thứ 5 cũng phải ghi nhận vai trò của Tướng De Gaulle – người mà sau này và mãi mãi được nhân dân Pháp nói riêng và nhân loại nói chung phải nhắc đến khi nghiên cứu về thể chế chính trị nước Pháp. Với những thể chế chính trị quy định theo Hiến pháp năm 1958, nước Pháp bước vào thời kỳ ổn định và dường như người Pháp đã tìm thấy mô hình phù hợp để tổ chức và vận hành chính trị tại đất nước hình lục lăng. Hiệu quả của thể chế này không ngừng được củng cổ và phát huy vai trò của nó cho tới ngày nay. Hiến pháp năm 1958 là hiến pháp hiện hành của nước Pháp, và là nền tảng pháp lý để tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Pháp đương đại. Có thể nói Hiến pháp giữ một vai trò và vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống chính trị và trong công việc tổ chức và vận hành các thể chế chính trị, thiết chế chính trị trong hệ thóng chính trị Pháp. Hiến pháp vạch ra những nguyên tắc cơ bản, xác định quyền và chức năng của từng thiết chế, điều hòa các mối quan hệ đan xen tạo ra sự đồng bộ thóng nhất của cả hệ thống chính trị. Trải qua rất nhiều lần sửa đổi, bổ sung và thay thế, Hiến pháp năm 1958 ngày càng khẳng định vị thế của mình trong đời sống chính trị. Những quy định của hiến pháp và pháp luật
  • 25. 24 ngày càng thẩm thấu và lan tỏa trong đời sống thể chế và tạo nên ý thức tự giác của các chủ thể trong quá trình hoạt động chính trị. 2.1.2. Liên bang Nga Bản đồ 2: Liên bang Nga Là một quốc gia ở phía bắc lục địa Á-Âu. Nước Nga giáp biên giới với những quốc gia sau (từ Tây Bắc đến Đông Nam): Na Uy, Phần Lan, Estonia, Latvia, Litva và Ba Lan (cả hai đều qua Kaliningrad Oblast), Belarus, Ukraina, Gruzia, Azerbaijan, Kazakhstan, Trung Quốc, Mông Cổ, và Bắc Triều Tiên. Nước này cũng có biên giới biển với Nhật Bản (qua Biển Okhotsk) và Hoa Kỳ (qua Eo biển Bering). Với diện tích 17,075,400 km2. Nga là nước lớn nhất thế giới, bao phủ hơn một phần chín diện tích lục địa Trái Đất. Nga cũng là nước đông dân thứ chín thế giới với 142 triệu người. Nước này kéo dài toàn bộ phần phía bắc châu Á và 40% châu Âu, bao gồm 11 múi giờ và sở hữu nhiều loại môi trường và địa hình. Nga có trữ lượng khoáng sản và năng lượng lớn nhất thế giới. Nga đã thiết lập quyền lực và ảnh hưởng khắp thế giới từ thời Đế chế Nga
  • 26. 25 và trở thành nhà nước hợp thành Liên bang Xô viết, nhà nước xã hội chủ nghĩa hợp hiến đầu tiên và được công nhận là một siêu cường, đóng vai trò quan trọng trong thắng lợi của Đồng Minh trong Thế chiến II. Liên bang Nga được thành lập sau sự giải tán Liên xô năm 1991 theo hình thức thể chế Cộng hòa bán Tổng thống. Hiến pháp quy định, quyền lực nhà nước được phân chia làm 3 nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp. Các cơ quan quyền lực đều hoạt động độc lập (Điều 10 Hiến pháp Liên bang Nga). Tuy nhiên, các cơ quan này vẫn có sự phối hợp với nhau trong khuôn khổ hiến định với vai trò điều hành của Tổng thống. Khoản 2 điều 80 Hiến pháp chỉ rơ: Tổng thống Liên bang Nga là người điều hành chung mọi hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước. Quyền lực tối cao trước đây của Quốc hội bị hạn chế. Sự phối hợp của các nhánh quyền lực nhà nước Liên bang Nga được đảm bảo bằng cơ chế kiểm soát và đối . Giai đoạn lịch sử nước Nga dưới thời tổng thống Boris Yeltsin là một trong những thời kỳ của sự thay đổi mang tính cách mạng. Xã hội Nga chuyển từ một nền kinh tế chỉ huy tập trung sang nền kinh tế thị trường tư nhân, và từ một cơ cấu chính trị Liên Xô do Đảng Cộng sản thống trị sang một hình thức dân chủ thân phương Tây. Đó cũng là một khoảng thời gian đánh dấu bằng cuộc đối đầu chính trị giữa Yeltsin và các đối thủ của mình. Thời kỳ đối đầu mạnh mẽ nhất là khoảng năm 1993, khi Tổng thống Yeltsin ra lệnh giải tán Đại hội đại biểu nhân dân cơ quan lập pháp nước Nga. Các nhà lập pháp từ chối giải tán và thông qua các điều khoản luận tội đối với Yeltsin, và chặn ngang trong tòa nhà trung tâm truyền hình quốc gia ở Ostankino của những người ủng hộ quốc hội. Các lực lượng quân quốc hội. Cuộc khủng hoảng gây nên những cuộc biểu tình lớn tại Ma-xít-cơ-va, trong có có cuộc tấn công vào đội đứng về phía Yeltsin, bắt đầu bắn phá tòa nhà Quốc hội dẫn đến Đại hội đại biểu nhân dân đầu hàng. Yeltsin trình trưng cầu dân ý dự thảo hiến pháp mới, sau đó tạo nền tảng xây dựng Nhà Nước Nga hiện nay. Trong thời gian hai lần thắng cử tổng thống của mình, Yeltsin thường phải đối mặt với các phe đối lập chiếm đa số trong Đuma Quốc gia. Thật vậy sau các lần bầu cử quốc hội những năm 1993 và 1995, các đảng cải cách tự do ủng hộ
  • 27. 26 tổng thống chỉ chiếm gần một phần ba số ghế trong Đuma.51 Kết quả là, Yeltsin buộc phải đối phó với phe đối lập mạnh mẽ và bất kham trong quốc hội. Mặc dù theo hiến pháp, Tổng thống có vị trí và quyền lực rất mạnh mẽ, nhưng Yeltsin đã thường bị ép buộc phải đưa ra những nhượng bộ trong Đuma. Mức độ thỏa hiệp không mong muốn này giữa các đảng có thể là do sự phục hồi thể chế đáng kinh ngạc của Đuma Quốc gia trong những năm 1990, và do thứ hạng luôn ở mức thấp của Yeltsin cũng như tình trạng sức khỏe ngày càng yếu của ông. Có 4 yếu tố chủ chốt trong mối quan hệ giữa tổng thống và Đuma Quốc gia trong các nghị định hiến pháp và sắc lệnh của tổng thống trái với pháp luật của quốc hội, quyền phủ quyết và “veto override”, thành phần nội các và sự khởi đầu chính sách. Bốn vấn đề này thuộc nhánh hành pháp và lập pháp, chúng đóng vai trò quan trọng trong từng tổ chức khác nhau trong thời tổng thống Yeltsin. Thời đại Yeltsin có thể được mô tả như là một giai đoạn cạnh tranh giữa hành pháp và lập pháp, một sự cạnh tranh mà không bên nào có thể thống trị. Ngược lại, nhiệm kỳ của Tổng thống Vladimir Putin là một trong tăng cường hợp tác giữa hai bên, với hành pháp đang dẫn đầu. Đảng ủng hộ Putin, Đảng thống nhất, đã có được một vị trí thứ hai trong Đuma thứ ba (1999-2003), theo sau Đảng Cộng sản thành lập nhiều hơn vì có nhiều hơn một số ghế trong quốc hội. Tháng hai năm 2001, Đảng thống nhất có thể khẳng định tám mươi bốn đại biểu thành tám mươi bảy thành viên của Cộng Sản. Không giống như Yeltsin, Putin tỏ ra thành thạo trong việc hình thành các liên minh nghị viện. Đoàn kết hợp tác với Cộng Sản để đẩy lùi hệ thống của Đuma về số ghế trong ủy ban và quyền chụ trì, mà phân bổ quyền lực rộng rãi, với chi phí của đảng lớn hơn. Động thái này báo trước một sự thay đổi trong hoạt động của Đuma Quốc gia, rời xa tính đồng thuận và hướng tới kiểm soát dựa trên đa số. Trong suốt Đuma đầu tiên và thứ hai (bao gồm một khoảng thời gian 1994-1999), đảng lớn nhất trong liên minh hay Đuma Quốc gia kiểm soát một số quyền chụ trì gần như giống hệt với tỷ lệ số ghế mà đảng được tổ chức trong thượng viện. Trong Đuma Thứ nhất, sự lựa chọn của Nga là đảng lớn nhất, với 17% số ghế. Vì lẽ đó, họ kiểm soát 17% chủ tịch ủy ban. Tương tự như vậy, liên
  • 28. 27 minh thứ hai Đuma của Đảng Cộng sản, nông nghiệp của Đảng, tổ chức và phổ biến điện 49% chỗ ngồi và 50% chủ tịch ủy ban. Tuy nhiên, sau khi thay đổi thủ tục của năm 2000, các đảng lớn nhất bắt đầu yêu cầu một tỷ lệ lớn hơn của chủ tịch ủy ban. Vào lúc bắt đầu của Đuma Thứ ba, Đảng Cộng sản và các đồng minh Nhóm nông-công nghiệp Đại biểu 'kiểm soát 29% số ghế, nhưng 39% số ghế của ủy ban. Các liên minh tại thời điểm đó tổ chức 52% số ghế, nhưng 68% quyền trụ trì. Cuối cùng, các cuộc bầu cử quốc hội năm 2004 cuốn Putin của nước Nga để chiến thắng, chiếm 68% số ghế. Nước Nga sử dụng đa số để yêu cầu 100 phần trăm số ghế của Ủy ban. Hệ thống bầu cử không chỉ cho phép phân bố theo tỉ lệ giữa các ghế, mà nó cho phép cả các đảng nhỏ cũng có thể chủ trì các ủy ban quan trọng. Trong nhiệm kỳ Đuma 1993, Yabloko chỉ kiểm soát 5% ghế ngồi nhưng đã là đảng quản lý Uỷ ban về Ngân sách, Thuế, Ngân hàng và Tài chính và Uỷ ban đối ngoại. Ngay cả với Đảng Dân tọc Nga, bởi 3% ghế ngồi, đã trở thành đảng chủ trì Uỷ ban về Chính sách kinh tế. Tại nhiệm kỳ Đuma 1995, một số ủy ban chính trị quan trọng đã rơi vào tay của một số đảng lớn, tuy nhiên, số lượng các đảng chính trị đại diện trong hạ viện chỉ rơi vào khoảng 11 đến 17%, điều này thể hiện một số đảng vẫn còn chỗ đứng trong các ủy ban. Cuộc chiến thắng sát nút của Đảng Nước nga Thống nhất trong cuộc bầu cử năm 2003 đã giành giúp Đảng giành được hơn 300 ghế trong tổng số 450 ở Đuma. Được sự hậu thuẫn với số lượng ghế như vậy, Đảng nước nga thống nhất đã bắt tay vào một chương trình thay đổi các qui tắc vốn đã theo trình tự của Đuma theo hướng thuận lợi cho đa số. Đại biểu Đảng nước Nga thống nhất đã bỏ phiếu nhằm tăng số lượng các đại biểu độc lập hòng tạo lập „các nhóm‟ chia sẻ cùng đặc lợi trong Đuma. Các đại biểu độc lập, vốn rất khó khăn trong việc tạo dựng các hiệp hội của mình bây giờ đã có động lực lớn hơn để sát nhập với các đảng lớn, đặc biệt là Đảng nước nga thống nhất. Hội đồng Đuma, trước đây gồm các lãnh đạo của các phe phái trong quốc hội, đã được thay đổi làm đại diện danh nghĩa cho các đảng thiểu số giới thiệu với chủ tịch Đuma và đại biểu của mình. Điều này giúp giảm bớt quá trình lập pháp đối với đa số đảng và có thể
  • 29. 28 kiểm soát tốt hơn việc chấp nhận các đề nghị và ủy ban nào sẽ tiếp nhận chúng. Một sự thay đổi thêm các quy tắc cho phép các lãnh đạo đảng đảng đảm nhiệm văn phòng quốc hội. Do đó, các nhà lãnh đạo của đảng nước Nga Thống nhất, Boris Gryzlov, đã trở thành Chủ tịch Đuma Quốc gia. Các nhà lãnh đạo của các phòng khác nhau trong đảng nước Nga thống nhất được trao quyền với tư cách là phó chủ tịch. Như ghi chú của Paul Chaisty, "quyền tự chủ tương đối mà các nhà lãnh đạo quốc hội đã được hưởng từ các đảng của họ trong các nhiệm kỳ Đuma trước đó đã được đảo ngược; sự lãnh đạo của Đuma bây giờ trở thành sự lãnh đạo của đảng chiếm ưu thế: Đảng Nước Nga thống nhất. Đảng chiếm đa số mới cũng giúp hiện thực hóa qui trình được gọi là „phiên họp đồng thuận‟ trong đó các nhà lãnh đạo quốc hội và các nhà hành pháp đã dung hòa sự khác biệt theo pháp luật trước khi các vấn đề tới Đuma.78 „phiên họp đồng thuận‟ bắt đầu từ nhiệm kỳ Đuma thứ ba, khi Đảng của tổng thống vẫn chưa chiếm đa số hoàn toàn. Trong Đuma Thứ ba, tổng thống dựa vào một "liên minh bộ tứ," bao gồm cả Đảng thống nhất, Đảng tổ quốc Nga Nga, Đảng nhân dân 'và Đảng khu vực Nga, để thông qua pháp luật. Các nhà lãnh đạo của bốn phe phái này đã gặp gỡ thường xuyên với Bộ Tài chính trước ngân sách năm 2002, để đàm phán một văn kiện mà được chính phủ và liên minh trong quốc hội chấp thuận. Trong suốt các cuộc họp này, theo báo cáo, chính phủ đã đồng ý tăng chi phí trong các lĩnh vực quan trọng cho liên minh, bao gồm Quỹ hưu trí, xây dựng đường cao tốc, và hỗ trợ cho các địa phương. Dự luật tài chính được thông qua trong lần đọc đầu tiên với 262 phiếu bầu. Phiên họp đồng thuận loại bỏ ở một mức độ nào đó qui trình lập pháp khỏi Đuma do các đại biểu đối lập không tham gia vào việc soạn thảo hoặc đánh giá pháp luật. Tuy nhiên, nó cũng cho thấy Đuma tiếp tục trở thành một đối tác phù hợp với các nhà hoạch định chính sách. Do các nhà chính sách này không thể dựa vào „những guồng bánh xe lập pháp‟ như điều 49 trong hiến pháp của Pháp, họ phải đàm phán với đa số đảng ủng hộ. Pháp luật không phải lúc nào cũng mang hình thức mà Putin muốn trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, và việc thương lượng với một Đuma thân thiện vẫn
  • 30. 29 phổ biến hơn. Một số đề xuất của Putin, chẳng hạn như, luật điều chỉnh việc bán đất, bộ luật lao động và pháp luật về các quan hệ liên bang với các vùng, đã bị trì hoãn vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm khi các cuộc đàm phán giữa các đảng vẫn còn tiếp diễn. Do sự hiện diện của đa số ủng hộ tổng thống, các mối quan hệ lập pháp và hành pháp dưới thời Putin đã ít phải chịu sự đối đầu so với thời Yeltsin. Tổng số lượng quyền phủ quyết, từ cả Hội đồng Liên bang và chủ tịch, đã giảm kể từ khi Đảng Nước Nga nổi lên, trong khi đó pháp luật do các nhà hành pháp đưa ra đã tăng lên đáng kể. Rơ ràng là Putin đã có đa số người ủng hộ tổng thống trong Đuma, cuộc đối đầu giữa hai nhánh mang những nét đặc trưng của thời kỳ Yeltsin đã đã giảm xuống. Có sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan hành pháp và Đảng Nước Nga thống nhất, bằng chứng là quá trình „phiên họp đồng thuận‟. Đồng thời, Đảng Nước Nga thống nhất đã có những biến chuyển để thay đổi tính chất của Đuma từ một cơ thể có sự đồng thuận và chia sẻ quyền lực sang một nghị trường có đa số người ủng hộ hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng là giữ được những phát triển về quan điểm. Theo một thành viên lãnh đạo của Đảng Dân chủ Tự do Nga lưu ý về viết lại các thủ tục của Đuma Quốc gia Thống nhất. "Ở Mỹ, chỉ cần phần lớn đại biểu ủng hộ một người, thì bộ máy quốc gia sẽ trở thành của họ, tất cả các chủ tịch ủy ban sẽ trở thành của họ, và người phát ngôn viên cũng là của họ, không phải bàn luận gì cả, các bạn có hiểu không? Chỉ cần thêm một người! "Không có gì là không dân chủ cả khi các quy định thủ tục có lợi cho đa số. Tuy nhiên có các kiểm tra vốn có trong hệ thống Mỹ mà tồn tại trong hệ thống nhà nước Nga, đặc biệt là một Thượng viện trao nhiều quyền lực cho các dân tộc chính trị thiểu số. Hội đồng Liên bang Nga không được tổ chức trên cơ sở một đảng, dù điều gì sảy ra vẫn luôn tôn kính tổng thống Putin. Quyền tự chủ của Thượng viện tiếp tục bị đe dọa khi một nửa số thượng nghị sĩ được bổ nhiệm bởi thống đốc địa phương, những người được tổng thống bổ nhiệm.
  • 31. 30 2.2. Sự giống và khác nhau giữa thể chế công hòa bán tổng thống của Pháp và Nga 2.2.1. Hành pháp - Tổng thống: Hiến pháp Cộng hoà Pháp quy định: Tổng thống có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp. Là người trọng tài, Tổng thống đảm bảo sự hoạt động và điều hoà mâu thuẫn giữa các cơ quan công quyền, duy trì sự liên tục của quốc gia. Tổng thống là người đảm bảo cho nền độc lập, sự toàn vẹn lãnh thổ và sự tôn trọng hiệp ước quốc tế và ký kết với các cộng đồng ở hải ngoại (Điều 5, Hiến pháp Cộng hoà Pháp năm 1958). Cũng theo quy định của Hiến pháp thì Tổng thống không phải chịu trách nhiệm chính trị trước Nghị viện, có nghĩa là không thể bị phế truất bởi Nghị viện (Điều 18) - đây là một điểm đặc biệt trong thể chế chính trị bán tổng thống. Tuy nhiên, là người do cử tri Pháp bầu ra nên Tổng thống Pháp phải chịu trách nhiệm trước cử tri và có thể bị truất quyền thông qua các cuộc trưng cầu dân ý. Nếu Tổng thống phạm trọng tội hoặc phản bội Tổ quốc thì cũng có thể bị đưa ra xét xử trước pháp luật. Trước đây, để kéo dài quyền lực của mình, Tướng Charles de Gaulle đã quy định trong bản Hiến pháp 1958 một nhiệm kỳ của Tổng thống kéo dài 7 năm. Nhưng kể từ năm 2002 trở đi, Nghị viện đã thông qua quy định sửa nhiệm kỳ của Tổng thống là 5 năm, bằng với nhiệm kỳ của Hạ nghị viện. Sở dĩ phải quy định lại nhiệm kỳ của Tổng thống để tránh trường hợp có sự thay đổi thành phần Hạ nghị viện trong thời gian Tổng thống đang đương nhiệm. Nếu phe đối lập chiếm đa số trong Hạ nghị viện mới bầu cử, Tổng thống sẽ gặp bất lợi lớn trong việc điều hành đất nước; bởi vì các quyết định được đưa ra thường chịu sự đối đầu và phản ứng mạnh mẽ của Hạ nghị viện. Áp lực từ Hạ nghị viện của phe đối lập, Tổng thống chỉ lãnh đạo trực tiếp các lĩnh vực cơ bản như: đối ngoại, an ninh quốc phòng… Các lĩnh vực khác Thủ tướng Pháp sẽ đảm nhiệm. Khác với quy định về bầu cử Tổng thống của Hoa Kỳ, bầu cử ở Cộng hoà Pháp gồm hai vòng (Điều 7 Hiến pháp) với quy định sau: Tại vòng 1, những ứng
  • 32. 31 cử viên nào thu được đa số tuyệt đối phiếu thuận thì trúng cử, hai ứng cử viên có số phiếu bầu nhiều nhất sẽ cùng tranh cử vòng hai. Vòng 2, người trúng cử là người có đa số phiếu. Cả hai vòng đều là phổ thông đầu phiếu, trực tiếp và kín (Điều 6). Hiến pháp 1958 cũng quy định rằng các đảng có ứng cử viên không đạt được số phiếu bầu cao ở vòng đầu thì có quyền liên minh với nhau để tranh cử trong vòng hai. Các đảng sẽ họp nội bộ để quyết định, xem xét và thống nhất lựa chọn một thành viên của đảng mình ra tranh cử chức Tổng thống. Trong lĩnh vực lập pháp, Tổng thống có quyền gửi thông điệp đến Nghị viện, định hướng nội dung cho Nghị viện thảo luận. Và sau khi dự luật đó được Nghị viện thông qua sẽ gửi lên cho Tổng thống ký và sau đó Thủ tướng ký tiếp để chính thức công bố. Trong trường hợp ngược lại, Tổng thống yêu cầu Nghị viện thảo luận lại về toàn bộ hay một số điều luật (Điều 10, Hiến pháp Cộng hoà Pháp 1958). Tổng thống còn có quyền yêu cầu Hội đồng Hiến pháp xem xét về tính hợp hiến của một đạo luật. Nếu đạo luật vi hiến, Tổng thống sử dụng quyền phủ quyết. Tổng thống Pháp có quyền ra sắc lệnh triệu tập phiên họp bất thường của Nghị viện và có quyền giải tán Hạ nghị viện trước kỳ hạn và tổ chức bầu cử lại sau khoảng từ 20 đến 40 ngày. Đây là quyền mà Tổng thống có thể áp dụng nhằm gây áp lực với Hạ nghị viện và cho đến nay quyền này đã từng được áp dụng 5 lần vào các năm 1962, 1968, 1981, 1988 và 1997. Trong lĩnh vực hành pháp, Tổng thống có quyền thành lập Chính phủ và ra các quyết định tổ chức, chỉ đạo hoạt động của Chính phủ. Hiến pháp cũng quy định Tổng thống bổ nhiệm lãnh tụ của Đảng (hoặc liên minh) chiếm đa số trong Hạ nghị viện làm Thủ tướng. Tổng thống chỉ có quyền chấm dứt hoạt động của Thủ tướng khi Thủ tướng đệ đơn xin từ chức, chứ không được phép cách chức Thủ tướng cho dù có bất đồng xảy ra. Vì cả hai đều có quyền đối với Chính phủ Cộng hoà Pháp nên hoạt động của Chính phủ là sự thoả hiệp giữa hai nhà lãnh đạo cấp cao này. Thủ tướng giới thiệu, đề xuất danh sách các Bộ trưởng cho Tổng thống bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm. Đặc biệt Tổng thống gần như có toàn quyền trong việc bổ nhiệm hai Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng. Trên thực tế các Tổng thống
  • 33. 32 của Cộng hoà Pháp thường bổ nhiệm các trợ lý thân cận của mình vào hai chức vụ này [18, 30]. Bảng 4. Tổng thống và Thủ tướng trong thể chế Cộng hoà bán tổng thống của Pháp từ 1959 đến nay Tổng thống Thủ tƣớng 1. Charles de Gaulle (1959-69) 1. Michel Debré (1959-62) 2. Georges Pompidou (1962-68) 3. Maurice Couve de Murville (1968-69) 3. Valéry Giscard d‟Estaing (1974- 81) 6. Jacque Chirac (1974-76) 7. Raymond Barre (1976-81) 4. François Mitterrand (1981-95) 8. Pierre Mauroy (1981-84) 9. Laurent Fabius (1984-86) 10. Jacque Chirac (1986-88) 11. Michel Rocard (1988-91) 12. Edith Cresson (1991-92) 13. Pierre Beregovoy (1992-93) 14. Edouard Balladur (1993-95) 5. Jacque Chirac (1995-2007) 1. Nicolas Zakozy (2007-2012) 2. François Fillon (2012- nay) 15. Alain Juppé (1995-97) 16. Lionel Jospin (1997-2002) 17. Jean-Pierre Raffarin (2002- 05) 18. Dominique de Villepin (2005-07) 19. François Fillon (2007- 2012 ) 20.Jean-Marc Ayrault (2012- 3/2014) 21. Manuel Valls (3/2014 – nay) Về Tư pháp, Tổng thống có quyền đặc xá một phần hoặc toàn bộ hình phạt
  • 34. 33 nhưng phải có sự chấp thuận của Hội đồng Thẩm phán tối cao hoặc theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Về đối ngoại, Tổng thống là người đại diện tối cao của Nhà nước trong quan hệ quốc tế, Tổng thống cử và tiếp nhận các đại sứ. Là nguyên thủ quốc gia, Tổng thống có quyền thay mặt nhà nước Pháp ký kết các hiệp định, điều ước quốc tế. Về hành chính, Tổng thống có quyền bổ nhiệm các chức vụ dân sự như: Tỉnh trưởng, Viện trưởng của các viện hàn lâm… sau khi đã thảo luận ở Hội đồng Bộ trưởng và nhận được sự đồng ý. Tổng thống có thể uỷ nhiệm cho Thủ tướng làm thay các công việc trên, nhưng có một số việc đích thân Tổng thống phải thực hiện là trao huân chương, bổ nhiệm thẩm phán của toà án các cấp … Về quốc phòng, Hiến pháp 1958 quy định Tổng thống là người đứng đầu bộ máy Nhà nước, đồng thời cũng là Tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang, là người lãnh đạo cao nhất của quân đội. Tổng thống là người đứng đầu Hội đồng và Uỷ ban Quốc gia tối cao về quốc phòng; bổ nhiệm các chức vụ cấp cao trong quân đội, quyết định sử dụng vũ khí nguyên tử trong trường hợp đặc biệt hoặc lãnh thổ quốc gia bị xâm phạm. Tổng thống Cộng hoà Pháp cũng như các quốc gia theo thể chế cộng hoà là nguyên thủ quốc gia có quyền áp dụng các biện pháp đặc biệt khi đất nước rơi vào tình trạng khẩn cấp hoặc chiến tranh, chủ quyền quốc gia bị xâm phạm… Tuy nhiên, trước khi áp dụng những biện pháp khẩn cấp đó, Tổng thống buộc phải bàn bạc với Thủ tướng, Chủ tịch của Hạ nghị viện và Thượng nghị viện. Và khi tất cả đều chấp nhận biện pháp này thì Tổng thống phải thông báo cho toàn thể dân chúng biết bằng một thông điệp cụ thể. Nếu có sự bất đồng giữa Tổng thống và Nghị viện về việc thông qua dự luật hoặc ngân sách quốc gia hay một vấn đề nào đó, Tổng thống sẽ phải thực hiện cuộc trưng cầu dân ý về mức độ tán thành của dân chúng với dự luật, vấn đề của mình, nếu đa số dân chúng đồng ý thì dự luật, vấn đề đó sẽ được thông qua. Việc trưng cầu dân ý này sẽ giúp Tổng thống không phải thông qua ý kiến của Nghị viện (Điều 11, Hiến pháp Cộng hoà Pháp năm 1958).
  • 35. 34 Tổng thống Liên bang Nga do nhân dân bầu ra. Theo điều 81 của Hiến pháp, Tổng thống Nga là người được công dân lựa chọn thông qua hình thức bỏ phiếu kín, trực tiếp, phổ thông và bình đẳng. Bởi vậy, Tổng thống Nga nhận được sự tín nhiệm của đa số công dân Nga, đại diện cho ý chí và nguyện vọng trực tiếp của nhân dân, chứ không phải là từ quốc hội (hay nghị viện) như ở một số quốc gia khác. Tổng thống chỉ chịu trách nhiệm trước nhân dân. Có thể nói, đây chính là nền tảng cho sự hợp pháp quyền lực của Tổng thống, tạo điều kiện cho Tổng thống thực hiện những chức năng quan trọng của đất nước. Điều này củng cố uy tín, tính độc lập của Tổng thống trong các hoạt động của mình. Tổng thống phải là công dân Nga từ 35 tuổi trở lên, sống liên tục ở Liên bang Nga không dưới 10 năm. Nhiệm kỳ của Tổng thống là 4 năm. Tổng thống hiện nay của Liên bang Nga là ông Vladimir Putin. Là một quốc gia theo cơ chế cộng a bán tổng thống, Tổng thống Liên bang Nga không nằm trong hệ thống phân chia quyền lực, mà đứng trên tất cả các nhánh chính quyền. Ông là người đảm bảo sự phối hợp hành động giữa tất cả các cơ quan quyền lực trong hệ thống chính trị Nga. Nhìn chung, Tổng thống hoạt động độc lập với các cơ quan của Nhà nước và chịu sự kiểm soát ít nhất từ các cơ quan này. Tổng thống có ảnh hưởng quan trọng, chi phối đến hầu hết mọi mặt của đời sống chính trị trong nước. Đối với cơ quan lập pháp: quyền hạn của Tổng thống đối với Đuma quốc gia và Hội đồng liên bang lớn hơn nhiều so với quyền hạn của Tổng thống Pháp đối với Thuợng viện và Hạ viện. Tổng thống Nga nắm quyền đưa ra sáng kiến luật, ngoài ra còn có thể gửi thông điệp cho Nghị viện, quyền công bố hoặc phủ quyết các dự luật. Đặc biệt, Tổng thống Nga còn có quyền giải tán Đuma trong trường hợp quá ba lần Đuma không thông qua ứng cử viên do Tổng thống đề cử (Mục 1 điều 4 Hiến pháp) hoặc Đuma tuyên bố không tín nhiệm chính phủ (Mục 3 điều 117). Trong trường hợp đó Tổng thống giải tán Chính phủ hoặc giải tán Đuma và ấn định thời gian bầu cử trước thời hạn. Ngoài ra, theo điều 90 của Hiến pháp, Tổng thống Liên bang Nga còn có quyền đưa ra các chỉ thị và sắc lệnh trên toàn lãnh thổ Liên bang mà không một cơ quan nào, kể cả Hội đồng
  • 36. 35 liên bang và viện Đuma quốc gia có quyền thay đổi hoặc bãi bỏ. Tuy vậy những quyết định này không được mâu thuẫn với những quy định trong Hiến pháp và có giá trị thi hành đến khi có luật thay thế. Đối với cơ quan hành pháp: Nga đi theo cơ chế “chính phủ hai đầu”. Có nghĩa là, cơ quan hành pháp được thực hiện trên cơ sở phân chia quyền hạn giữa Tổng thống và Thủ tướng. Tổng thống phải xác định những phương hướng cơ bản, đường lối đối nội và đối ngoại của nhà nước dựa trên Hiến pháp và các đạo luật của Liên bang. Tổng thống điều hành toàn bộ hoạt động của Chính phủ, quyết định thành lập hoặc có thể tuyên bố giải tán bất cứ lúc nào. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng với sự đồng ý của Đuma (khoản 1 điều 111, Hiến pháp). Về cơ bản, Thủ tướng chỉ chịu trách nhiệm về kinh tế, còn các Bộ chủ chốt trong Chính phủ như Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ,… thì hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp từ Tổng thống. Tổng thống Nga có quyền lựa chọn người thuộc đảng chính trị của mình làm Thủ tướng mặc dù phải được sự tán thành của Đuma, nhưng với quyền giải tán Đuma trước thời hạn trong trường hợp không được thông qua nên hầu như Tổng thống đã đề cử là Đuma buộc phải chấp nhận. Ví dụ như trong giai đoạn khủng hoảng quyền lực ở Nga (tháng 3 và tháng 4 năm 1998), Tổng thống B. Elsin đã từng đe dọa giải tán Đuma. Một khi Đuma đã bị giải tán, Tổng thống có quyền chỉ định Thủ tướng. Ngoài ra Tổng thống còn có quyền bổ nhiệm các phó Thủ tướng và các Bộ trưởng mà không cần tham khảo ý kiến Quốc hội. Tổng thống Nga cũng có quyền cách chức Thủ tướng bất kỳ lúc nào, Quốc hội không có quyền can thiệp. Do vậy, ở Nga đã từng xảy ra những điều hiếm gặp trong lịch sử nhà nước và pháp luật: Đảng của Thủ tướng trong nhiệm kỳ trước đây lại là một trong các đảng phái chiếm ít ghế ở Đuma; trong cơ cấu chính phủ có đại diện các đảng đối lập ở Đuma và nhiều Bộ trưởng không đứng trong Đảng phái chính trị nào. Đối với cơ quan tư pháp: Tổng thống có khả năng chi phối hoạt động của cơ quan này thông qua việc nắm nhân sự. Ở Nga chỉ Tổng thống là người nắm quyền đề cử, giới thiệu các Thẩm phán Tòa án Hiến pháp, Tòa án tối cao, Tổng
  • 37. 36 Kiểm sát trưởng, Tổng Công tố viên….Việc Tổng thống Nga đơn phương giới thiệu ứng cử viên thẩm phán dễ dẫn đến tính phiến diện trong hoạt động tòa án, khó đạt được công bằng khi Tòa giải quyết các vấn đề bất đồng giữa các nhánh quyền lực, trong đó có Tổng thống. Tổng thống còn có quyền ân xá. Về đối ngoại, Tổng thống cũng là đại diện tối cao của nhà nước trong quan hệ quốc tế. Tổng thống hội đàm và ký kết các hiệp định và các hiệp ước quốc tế. Những hiệp định này sẽ có hiệu lực khi hai viện Quốc hội phê chuẩn. Về quốc phòng, Tổng thống Nga là Tổng chỉ huy tối cao lực lượng vũ trang. Chỉ có Tổng thống mới có quyền thông qua chiến lược quốc phòng và an ninh của đất nước, đề bạt và bãi miễn các chức vụ chủ chốt trong quân đội. Ngoài ra, Tổng thống có quyền tuyên bố tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp ở các vùng trên lãnh thổ Liên bang Nga hoặc ký kết các hiệp ước hòa bình, nhưng phải thông báo cho Hội đồng Liên bang và Đuma quốc gia biết. Hai cơ quan này có thể nhất trí hoặc bác bỏ những tuyên bố trên của Tổng thống. Ngoài ra, với tư cách là nguyên thủ quốc gia Tổng thống còn có quyền bất khả xâm phạm theo điều 91 của Hiến pháp. Điều này có nghĩa là không được dùng bất kỳ hành động nào xâm phạm Tổng thống. Tổng thống không thể bị bắt giữ, lục soát, cầm tù hay có bất cứ một trách nhiệm gì trước pháp luật trên cương vị Tổng thống. Bên cạnh đó, ngoài Chính phủ là cơ quan hành pháp chủ yếu nằm dưới sự điều hành trực tiếp của Tổng thống, còn có hai cơ quan quan trọng trong bộ máy quyền lực của Tổng thống là Văn phòng Tổng thống và Hội đồng An ninh quốc gia. Có thể nhận thấy, quyền lực của Tổng thống Nga là rất lớn. Kể cả so với Mỹ - một quốc gia theo chế độ Cộng hòa Tổng thống. Chính vì vậy, không phải là ngẫu nhiên khi tồn tại nhiều tranh luận về mô hình thể chế chính trị mà Nga đang theo đuổi, và có ý kiến cho rằng Liên bang Nga có thể thiên về mô hình thể chế chính trị Cộng hòa tổng thống hơn Cộng hòa bán tổng thống. Mặc dù vậy, Tổng thống Nga vẫn còn có khá nhiều hạn chế. Ví dụ như, ngay trong vấn đề giải tán Đuma, trong một số trường hợp, quyền hạn này vẫn không được thực hiện. Đó là, trong thời hạn 1 năm sau khi Đuma được bầu; trong thời gian có Tải bản FULL (84 trang): https://bit.ly/3fQM1u2 Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
  • 38. 37 chiến tranh hoặc tình trạng đặc biệt trên lãnh thổ Liên bang và trong thời hạn 6 tháng trước khi kết thúc nhiệm kỳ Tổng thống. Trong vấn đề nhân sự ở các cơ quan quyền lực, Thủ tướng do Tổng thống đề cử nhưng phải được Đuma thông qua; Tổng kiểm sát trưởng, các Thẩm phán Tòa án Hiến pháp, Tòa án tối cao và Tòa án trọng tài tối cao được Tổng thống đề cử nhưng phải do Hội đồng Liên bang bổ nhiệm; Thống đốc ngân hàng trung ương do Tổng thống đề nghị nhưng phải do Đuma bổ nhiệm và bãi miễn. Hiện nay, giữa Tổng thống và Thủ tướng đã hình thành cơ chế phối hợp chặt chẽ, tạo điều kiện cho bộ máy Nhà nước và Chính phủ hoạt động tốt. Theo đề xuất của Tổng thống Nga hiện nay là Dmitry Medvedev (nêu trong thông điệp Liên bang tháng 11/2008), Quốc hội Nga đã nhất trí thông qua một số sửa đổi trong Hiến pháp và Luật bầu cử của Nga và đã được Tổng thống Medvedev phê chuẩn. Đó là: nâng nhiệm kỳ Tổng thống từ 4 năm lên 6 năm, nhiệm kỳ Đuma lên 5 năm; Chính phủ phải có trách nhiệm báo cáo hàng năm trước Quốc hội. Quá trình cải cách này vẫn còn đang tiếp tục. Trong thông điệp Liên bang, Tổng thống Medvedev cho biết ông muốn tăng nhiệm kỳ tổng thống thêm hai năm để người đứng đầu nhà nước có đủ thời gian để thực hiện các đề xuất cải cách. Đồng thời ông cũng cho rằng nhiệm kỳ 4 năm là quá ngắn để thực hiện các đề xuất cải cách nghiêm túc ở một đất nước khổng lồ. Thực chất sự khác nhau trong việc quy định nhiệm kỳ Tổng thống này cũng để phù hợp nhất với đặc điểm của từng nước. Bảng 5. Tổng thống và Thủ tướng trong thể chế Liên bang Nga từ 1991 đến nay Tổng thống Thủ tƣớng Boris Yeltsin (10/6/1991 – 9/8/1996) (9/8/1996 – 21/12/1999) Tải bản FULL (84 trang): https://bit.ly/3fQM1u2 Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
  • 39. 38 Boris Yeltsin (10/6/1991 – 9/8/1996) (9/8/1996 – 21/12/1999) Yegor Gaidar (15/6/1992 – 14/12/1992) Boris Yeltsin (10/6/1991 – 9/8/1996) (9/8/1996 – 21/12/1999) Boris Yeltsin (10/6/1991 – 9/8/1996) (9/8/1996 – 21/12/1999) Viktor Chernomyrdin (14/12/1992 – 25/12/1993) (25/12/1993 – 23/3/1998) Boris Yeltsin (23/3/1998) Boris Yeltsin (10/6/1991 – 9/8/1996) (9/8/1996 – 21/12/1999) Sergei Kiriyenko (23/3/1998- 23/8/1998) Boris Yeltsin (10/6/1991 – 9/8/1996) (9/8/1996 – 21/12/1999) Viktor Chernomyrdin (23/8/1998 – 11/9/1998) Boris Yeltsin (10/6/1991 – 9/8/1996) (9/8/1996 – 21/12/1999) Yevgeny Primakov (11/9/1998 – 12/5/1999) Boris Yeltsin (10/6/1991 – 9/8/1996) (9/8/1996 – 21/12/1999) Sergei Stepashin (12/5/1999 – 9/8/1999) Boris Yeltsin Vladimir Putin (31/12/1999 – 7/5/2000) Vladimir Putin (9/8/1999 – 7/5/2000) Vladimir Putin (7/5/2000 – 7/5/2004) Mikhail Kasyanov (7/5/2000 – 24/2/2004) Vladimir Putin (7/5/2000 – 7/5/2004) Viktor Khristenko (24/2/2004 – 5/3/2004) Vladimir Putin Mikhail Fradkov
  • 40. 39 (7/5/2004 – 7/5/2008) (5/3/2004 – 14/9/2007) Vladimir Putin (7/5/2004 – 7/5/2008) Viktor Zubkov (14/9/2007 – 8/5/2008) Dmitry Medvedev (7/5/2008- 7/5/2012 ) Vladimir Putin (8/5/2008 – 7/5/2012 ) Vladimir Putin (7/5/2012 - nay ) Dmitry Medvedev (7/5/2012- nay ) - Chính phủ: Ở Pháp, vì theo thể chế Cộng hoà bán tổng thống cho nên đứng đầu Chính phủ là Tổng thống, nhưng điều hành công việc Chính phủ là Thủ tướng. Bộ máy giúp việc cho Thủ tướng gồm Văn phòng Thủ tướng, Ban Tổng thư ký Chính phủ và Ban Tổng thư ký phòng vệ Quốc gia. Trong Chính phủ còn có các Hội đồng liên bộ, thành phần gồm các Bộ trưởng, Quốc vụ khanh có liên quan đến những vấn đề nhất định. Hai cơ quan khác cũng có trọng trách giúp việc cho Thủ tướng: Hội đồng kinh tế - xã hội và Hội đồng cố vấn nhà nước. Hội đồng kinh tế - xã hội là cơ quan tư vấn lấy ý kiến của các tổ chức ngành nghề xã hội về các chính sách kinh tế, xã hội của Chính phủ; còn Hội đồng cố vấn Nhà nước vừa có vai trò là toà án hành chính tối cao kiểm tra hoạt động của Chính phủ xem có đảm bảo thực hiện theo đúng Hiến pháp và pháp luật hay không, lại vừa đóng vai trò cố vấn cho Chính phủ về những văn bản pháp quy. Như vậy, bộ máy hành pháp của Cộng hoà Pháp đặt dưới sự điều hành của hai nhà lãnh đạo. Quyền hành pháp chia ra làm hai phần: Phần hoạch định chính sách quốc gia, an ninh và đối ngoại chung thuộc về Tổng thống, phần tổ chức thực thi những chính sách đó do Thủ tướng phụ trách. Hiến pháp của Cộng hoà Pháp quy định: “Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng, Tổng thống chấm dứt nhiệm vụ của Thủ tướng đệ trình đơn từ chức của Chính phủ. Theo đề nghị của Thủ tướng, Tổng thống bổ nhiệm các nhân viên khác trong Chính phủ và chấm dứt nhiệm vụ của các vị đó” (Điều 8, Hiến pháp Cộng hoà Pháp năm 1958). Ngoài ra, quyền hạn của Chính phủ chấm dứt khi bầu cử Tổng thống mới hoặc Tổng thống ra quyết định giải tán Chính phủ. Nếu 6794157