SlideShare a Scribd company logo
1 of 47
Download to read offline
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
NGUYỄN BÁ PHONG
CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM ĐIỆN
CHO HỆ THỐNG ĐIỆN TỰ DÙNG CỦA
NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 4
Chuyên ngành : Kỹ Thuật Điện
Mã số : 60.52.02.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐOÀN ANH TUẤN
Đà Nẵng - Năm 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Người cam đoan
Nguyễn Bá Phong
TRANG TÓM TẮT TIẾNG VIỆT, TIẾNG ANH
CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM ĐIỆN CHO HỆ THỐNG ĐIỆN TỰ DÙNG CỦA
NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 4
Học viên: Nguyễn Bá Phong Chuyên ngành: Kỹ thuật điện
Mã số: 60.52.02.02 Khóa:33 Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN
Tóm tắt – Trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu tiêu thụ năng lượng phục vụ sản xuất kinh doanh,
phát triển kinh tế xã hội ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, nguồn năng lượng hóa thạch ngày
càng cạn kiệt, và ô nhiễm môi trường, trong khi các nguồn năng lượng mới chưa thể thay thế
được thì việc sử dụng tiết kiệm năng lượng luôn được khuyến khích để đảm bảo an ninh năng
lượng quốc gia. Luận văn đã phân tích và chứng minh tính hiệu quả và thiết thực của từng giải
pháp, hàng năm có thể tiết kiệm được một lượng điện năng không nhỏ góp phần trong kế
hoạch sản xuất kinh doanh chung của Công ty. Ngoài ra, luận văn đã đề xuất xây dựng hệ
thống giám sát điện năng tiêu thụ của các phụ tải tự dùng trong NMTĐ Đồng Nai 4, thông qua
hệ thống SCADA có thể quản lý, giám sát điện năng tiêu thụ và các thông số vận hành của hệ
thống tại bất cứ thiết bị nào trong nhà máy thông qua mạng truyền thông dữ liệu. Có thể nhanh
chóng truy cập, theo dõi, thống kê số liệu các thông số vận hành của thiết bị, nâng cao hiệu quả
quả lý vận hành của nhà máy. Các giải pháp và đề xuất của luận văn không những áp dụng
trong hệ thống điện tự dùng của nhà máy điện mà còn có thể áp dụng rộng rãi trong các nhà
máy xí nghiệp công nghiệp khác, góp phần trong việc tiết kiệm điện năng của toàn hệ thống
điện Việt Nam.
Từ khóa – Nhà máy thủy điện; hệ thống tự dùng; tiết kiệm điện; SCADA; giám sát.
ENERGY SAVINGS SOLUTIONS FOR USING SYSTEMS OFF
DONGNAI HYDROPOWER PLANT 4
Abstract - In the current period, the demand for energy for production and business, socio-
economic development is increasing. However, fossil fuels are becoming increasingly depleted,
and environmental pollution. While new energy sources can not be replaced, energy-efficient use is
always encouraged to ensure national energy security. The thesis analyzes and demonstrates the
effectiveness and practicality of each solution, which can save a large amount of electricity to
contribute to the Company's general production and business plan. In addition, the thesis proposed
to build the power consumption monitoring system of self-loading trucks in Dong Nai 4
hydropower plant, through SCADA system can manage, monitor power consumption and
parameters Operation of the system at any device in the factory via data communication network.
Quickly access, monitor, and statistics the operating parameters of the equipment, improve the
efficiency of the plant's operation. The solutions and proposals of the dissertation are not only
applied in the power system of the power plant itself, but also can be widely used in other industrial
factories, contributing to the power savings of the entire power system in Vietnam.
Key words - Hydropower plants; using system; saving electricity; SCADA; oversight.
MỤC LỤC
TRANG BÌA
LỜI CAM ĐOAN
TRANG TÓM TẮT TIẾNG VIỆT, TIẾNG ANH
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................1
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................2
5. Cấu trúc luận văn ....................................................................................................2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG VÀ MỘT SỐ .......3
GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG.....................................................................3
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG .................................................3
1.2. VẤN ĐỀ TIẾT KIỆM ĐIỆN TRÊN THẾ GIỚI......................................................3
1.3. VẤN ĐỀ TIẾT KIỆM ĐIỆN Ở VIỆT NAM ...........................................................3
1.4. CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN TIẾT KIỆM ĐIỆN................................4
1.5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG HIỆN NAY.................4
1.5.1. Hệ thống chiếu sáng..........................................................................................4
1.5.2. Hệ thống điều hòa không khí............................................................................4
1.5.3. Hệ thống bơm và quạt:......................................................................................4
1.5.4. Tiết kiệm điện ở hệ thống điện .........................................................................5
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN HỆ THỐNG ĐIỆN TỰ DÙNG TẠI NHÀ MÁY
THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 4 ..........................................................................................7
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI......................................7
2.1.1. Thông tin chung về Công ty .............................................................................7
2.1.2. Ngành nghề sản xuất kinh doanh......................................................................7
2.1.3. Quá trình hình thành và phát triển ....................................................................7
2.1.4. Sơ đồ tổ chức Công ty ......................................................................................8
2.2. TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 4..................................8
2.2.1. Tổng quan Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 4 ....................................................8
2.2.2. Sơ đồ nối điện chính Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 4 ....................................8
2.2.3. Sơ đồ nối điện tự dùng Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 4................................9
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM VÀ NÂNG CAO HIỆU
QUẢ SỬ DỤNG ĐIỆN TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN TỰ DÙNG NMTĐ ĐỒNG
NAI 4.............................................................................................................................11
3.1. GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM ĐIỆN Ở HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG NHÀ MÁY
THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 4..........................................................................................11
3.1.1. Hiện trạng hệ thống chiếu sáng NMTĐ Đồng Nai 4......................................11
3.1.2. Tính toán các thông số hiện trạng của hệ thống chiếu sáng nhà máy ............12
3.1.2.1. Thiết bị chiếu sáng Tầng 330...................................................................12
3.1.2.2. Tầng 324,8...............................................................................................13
3.1.2.3. Tầng 321..................................................................................................14
3.1.2.4. Tầng 315..................................................................................................14
3.1.2.5. Tầng 307..................................................................................................16
3.1.2.6. Tầng 300..................................................................................................17
3.1.2.7. Tầng 294..................................................................................................18
3.1.2.8. Tầng 288..................................................................................................18
3.1.2.9. Tầng 284..................................................................................................19
3.1.2.10. Tầng 277................................................................................................20
3.1.3. Đề xuất giải pháp tiết kiệm điện năng cho hệ thống chiếu sáng NMTĐ
Đồng Nai 4 .................................................................................................................22
3.1.4. Tính toán lựa chọn thiết bị chiếu sáng tại các tầng sàn ..................................23
3.1.4.1. Tính toán, lựa chọn và bố trí thiết bị chiếu sáng cho tầng 330 ...............23
3.1.4.2. Tính toán, lựa chọn và bố trí thiết bị chiếu sáng cho tầng 324,8: ...........24
3.1.4.3. Tính toán, lựa chọn và bố trí thiết bị chiếu sáng cho tầng 321 ...............25
3.1.4.4. Tính toán, lựa chọn và bố trí thiết bị chiếu sáng cho tầng 315 ...............25
3.1.4.5. Tính toán, lựa chọn và bố trí thiết bị chiếu sáng cho tầng 307 ...............27
3.1.4.6. Tính toán, lựa chọn và bố trí thiết bị chiếu sáng cho tầng 300 ...............28
3.1.4.7. Tính toán, lựa chọn và bố trí thiết bị chiếu sáng cho tầng 294 ...............29
3.1.4.8. Tính toán, lựa chọn và bố trí thiết bị chiếu sáng cho tầng 288 ...............30
3.1.4.9. Tính toán, lựa chọn và bố trí thiết bị chiếu sáng cho tầng 284 ...............31
3.1.4.10. Tính toán, lựa chọn và bố trí thiết bị chiếu sáng cho tầng 277..............32
3.1.5. Kết quả đạt được.............................................................................................33
3.2. GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM ĐIỆN HỆ THỐNG THÔNG GIÓ VÀ ĐIỀU HÒA
KHÔNG KHÍ NMTĐ ĐỒNG NAI 4 ............................................................................35
3.2.1. Mô tả hệ thống................................................................................................35
3.2.2. Hiện trạng .......................................................................................................35
3.2.3. Thông số các thiết bị điện chính của hệ thống ...............................................37
3.2.4. Giải pháp đề xuất............................................................................................37
3.2.4.1. Sử dụng bộ biến tần ABB .......................................................................37
3.2.4.2. Sử dụng bộ điều khiển PLC S7- 200 CPU 226.......................................41
3.2.5. Quá trình lập trình cài đặt thông số điều khiển cho S7-200 CPU 226 ...........43
3.2.6. Tính toán kinh tế cho giải pháp ......................................................................46
3.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .....................................................................................47
CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT TRIỂN KHAI HỆ THỐNG GIÁM SÁT TIÊU THỤ
ĐIỆN NĂNG TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN TỰ DÙNG CỦA NMTĐ ĐỒNG
NAI 4.............................................................................................................................48
4.1. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG ..................................................................................48
4.2. TỔNG QUAN SƠ ĐỒ KẾT NỐI SCADA NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐỒNG
NAI 4 ............................................................................................................................48
4.2.1. Phân quyền, giám sát SCADA nhà máy thủy điện Đồng Nai 4.....................49
4.2.2. Các thiết bị chính trong mạng SCADA Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 4 ...49
4.3. CÁC BƯỚC XÂY DỰNG VÀ KẾT NỐI HỆ THỐNG........................................51
4.3.1. Kết nối phần cứng PLC ..................................................................................51
4.3.2. Xây dựng sơ đồ SCADA giám sát tiêu thụ điện năng và các thông số vận
hành hệ thống tự dùng tại phòng ĐKTT .......................................................................52
4.3.3. Xây dựng chương trình giám sát trên phòng ĐKTT ......................................53
4.3.4. Kết quả thực hiển thị trên máy tính tại phòng ĐKTT ....................................55
4.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 4.......................................................................................56
KẾT LUẬN .................................................................................................................58
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................59
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)
BẢN SAO KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG, BẢN SAO NHẬN XÉT CỦA CÁC
PHẢN BIỆN.
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCT : Bộ Công Thương
CT : Biến dòng điện.
NMTĐ ĐN3 : Nhà máy thủy điện Đồng Nai 3
NMTĐ ĐN4 : Nhà máy thủy điện Đồng Nai 4
P.ĐKTT : Phòng Điều khiểu trung tâm.
PT : Biến điện áp.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số
hiệu
Tên bảng Trang
3.1 Các thông số hệ thống chiếu sáng NMTĐ Đồng Nai 4 21
3.2 Kết quả tính toán hệ thống chiếu sáng NMTĐ Đồng Nai 4 34
3.3
Thống kê nhiệt độ môi trường theo mùa tại NMTĐ Đồng
Nai 4
36
3.4
Thống kê thời gian vận hành các tổ máy NMTĐ Đồng Nai
4
36
3.5
Thống kê công suất các động cơ quạt của hệ thống thông
gió
37
3.6
Thời gian và công suất vận hành các động cơ quạt thông
gió NMTĐ Đồng Nai 4
40
3.7 Thông số kỹ thuật của PLC S7 – 200 42
3.8 Kinh phí đầu tư thực hiện cải tạo hệ thống thông gió 47
DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu Tên hình Trang
2.1. Sơ đồ tổ chức Công ty thủy điện Đồng Nai 8
2.2. Sơ đồ nối điện chính NMTĐ Đồng Nai 4 9
2.3. Sơ đồ nối điện tự dùng NMTĐ Đồng Nai 4 10
3.1. Hình ảnh và thông số cơ bản của đèn huỳnh quang T8-36W 12
3.2. Đèn cao áp 400W chiếu sáng trong nhà 12
3.3. Đèn Led tuýp T8 các thông số kỹ thuật 23
3.4.
Đèn LED cao áp chiếu sáng nhà xưởng và các thông số kỹ
thuật
23
3.5. Mặt bằng bố trí chiếu sáng sàn 330 24
3.6. Mặt bằng chiếu sáng sàn 324.8 25
3.7. Mặt bằng chiếu sáng sàn 321 25
3.8. Mặt bằng chiếu sáng khu vưc xưởng cơ khí tầng 315 26
3.9. Mặt bằng chiếu sáng sàn 315 27
3.10. Mặt bằng chiếu sáng sàn 307 28
3.11. Mặt bằng chiếu sáng sàn 300 29
3.12. Mặt bằng chiếu sáng sàn 294 30
3.13. Mặt bằng chiếu sáng sàn 288 31
3.14. Mặt bằng chiếu sáng sàn 284 32
3.15. Mặt bằng chiếu sáng sàn 277 32
3.16. Sơ đồ tổng thể hệ thống thông gió NMTĐ Đồng Nai 4 36
3.17. Hình ảnh biến tần ABB – ACS 38
3.18. Sơ đồ đấu dây biến tần ABB – ACS 355 38
3.19. Thông số kỹ thuật của dòng biến tần ABB – ACS 355 39
3.20. Sơ đồ khối mô hình điều khiển thiết bị bằng PLC S7 – 200 41
3.21. Bộ điều khiển PLC S7 – 200 CPU226 42
3.22. Sơ đầu đấu dây PLC S7200 - CPU 226 42
3.23. Bộ cài đặt thời gian FS4E 43
3.24. Nhiệt kế điện tử ST-2 43
4.1.
Sơ đồ kết nối hệ thống SCADA nhà máy thủy điện Đồng
Nai 4
49
4.2. Hình ảnh bộ điều khiển PLC ABB AC800M 50
4.3. Hình ảnh các modul S800 I/O 51
4.4. Dạng mạng kết nối kiểu duple 51
4.5. Sơ đồ tổng quan kết nối hệ thống 51
Số hiệu Tên hình Trang
4.6. Sơ đồ kết nối phần cứng PLC 52
4.7.
Sơ đồ kết nối SCADA giám sát điện năng tiêu thụ lên
P.ĐKTT
53
4.8. Cấu hình tín hiệu dòng điện và điện áp trên PLC AC800M 54
4.9.
Cấu hình địa chỉ input của dòng điện, điện áp trên PLC
AC800M
54
4.10.
Xây dựng chương trình giám sát điện năng tiêu thụ và các
thông số vận hành
55
4.11.
Chương trình giám sát và cảnh báo mức tiêu thụ điện năng
trên PLC AC800M
55
4.12. Màn hình giám sát điện năng tiêu thụ lên P.ĐKTT 56
1
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
- Trong giai đoạn hiện nay, năng lượng nói chung và điện năng nói riêng đóng
một vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước và có ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội.
- Việt Nam là một nước đang phát triển nên có nhu cầu về sử dụng năng lượng
rất lớn nhưng lại bị hạn chế về nguồn cung năng lượng, đặc biệt là năng lượng điện.
Đứng trước tình hình tài nguyên năng lượng ngày càng khan hiếm, việc sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả là ưu tiên quan trọng trong chính sách năng lượng quốc gia.
- Trong thời gian gần đây, tiết kiệm điện là một vấn đề cấp thiết đối với Việt
Nam nói chung và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nói riêng, tình trạng lãng phí
và sử dụng điện năng kém hiệu quả ở nước ta hiện nay so với các nước trong khu vực
và trên thế giới là rất cao với nhiều nguyên nhân khác nhau như: hệ thống quản lý
chưa tốt, ý thức của người quản lý và người sử dụng chưa quan tâm đúng mức đến tiết
kiệm năng lượng (TKNL), sự lạc hậu của trang thiết bị sử dụng năng lượng và công
nghệ sản xuất, .... Tuy nhiên, ngành điện lực Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc
trong công tác giảm tổn thất điện năng, tỉ lệ tổn thất giảm từ 10,15% năm 2010 xuống
còn 7,57% năm 2016 và mục tiêu đến năm 2020, tỉ lệ tổn thất điện năng sẽ giảm xuống
còn 6,5%.
- Đối với Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 4, được khởi công xây dựng từ năm
2004 và bàn giao hoàn thành từ năm 2013. Hàng năm, hệ thống điện tự dùng của nhà
máy tiêu thụ khoảng 3,63 triệu kWh, chiếm tỉ lệ khoảng 0,33% tổng sản lượng điện
sản xuất được với các phụ tải chủ yếu như: các động cơ hệ thống nước kỹ thuật, bơm
dầu điều khiển, hệ thống khí nén, hệ thống chữa cháy, hệ thống thông gió và điều hòa
không khí, hệ thống chiếu sáng trong và ngoài nhà máy, ….
- Hầu hết, các hệ thống, thiết bị tự dùng của nhà máy được tính toán thiết kế và
đầu tư xây dựng đồng bộ và tương đối hiện đại. Tuy nhiên, vẫn còn một số hệ thống
thiết bị chưa được tính toán thiết kế một cách tối ưu trong vận hành hoặc một số thiết
bị đã lạc hậu so với trình độ công nghệ hiện nay; sẽ gây nên tình trạng lãng phí điện
năng khi sử dụng và tiêu tốn nhiều năng lượng hơn mức cần thiết. Vì vậy, tôi chọn đề
tài “Các giải pháp tiết kiệm điện cho hệ thống điện tự dùng của Nhà máy Thủy
điện Đồng Nai 4” nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng điện năng trong hệ thống điện tự
dùng của nhà máy, tiết kiệm được chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả, năng suất và kết
quả sản suất kinh doanh chung của toàn Công ty.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu chính của đề tài
- Khảo sát thực trạng sử dụng điện năng của hệ thống điện tự dùng NMTĐ
Đồng Nai 4 nhằm tìm ra các giải pháp tiết kiệm điện góp phần giảm chi phí sản xuất.
2
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp sử dụng điện năng hiệu quả trong vận
hành hệ thống điện tự dùng NMTĐ Đồng Nai 4.
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
- Nghiên cứu giải pháp sử dụng điện năng hiệu quả đối với từng phụ tải điện,
tìm ra giải pháp tiết kiệm hợp lý qua đó tiết kiệm điện năng, giảm chi phí sản xuất, cải
thiện môi trường, từ đó có thể nhân rộng việc áp dụng giải pháp cho các nhà máy điện
nói riêng và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu các tài liệu, sách, báo, chuyên đề, giáo trình...
4.2. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin
- Khảo sát hệ thống điện tự dùng của nhà máy, thu thập thông tin về khả năng
phát triển và thay thế các thiết bị điện.
- Thu thập những số liệu thống kê, tài liệu về hệ thống tự dùng: Thu thập thông
tin về số lượng phụ tải, chi phí sử dụng năng lượng, giá điện, …
- Khảo sát và đo đạc các thông số liên quan đến việc sử dụng năng lượng như:
Điện áp, cường độ dòng điện, hệ số cosφ, ánh sáng...
- Thống kê, phân tích, dự báo, đánh giá.
- Từ các số liệu khảo sát ta tiến hành đưa ra các giải pháp để sử dụng điện năng
tiết kiệm và hiệu quả nhằm nâng cao hiệu suất trong sản xuất.
- Phân tích kinh tế tài chính: Tính toán hiệu quả đầu tư, vốn đầu tư, thời gian
đầu tư, thời gian hoàn vốn khi áp dụng các biện pháp nhằm sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả.
- Kiến nghị giải pháp tiết kiệm năng lượng đối với doanh nghiệp.
5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Luận văn gồm phần mở đầu và 04 chương.
Chương 1: Tổng quan về tiết kiệm năng lượng và một số giải pháp tiết kiệm
năng lượng.
Chương 2: Tổng quan về hệ thống điện tự dùng NMTĐ Đồng Nai 4.
Chương 3: Một số giải pháp tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng
trong hệ thống điện tự dùng NMTĐ Đồng Nai 4.
Chương 4: Đề xuất triển khai hệ thống giám sát tiêu thụ điện năng trong hệ
thống điện tự dùng của NMTĐ Đồng Nai 4.
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG VÀ MỘT SỐ
GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG
- Hiện nay điện năng được sản xuất từ các dạng năng lượng khác nhau như: cơ
năng, nhiệt năng, điện năng, năng lượng nguyên tử,…Tùy theo điều kiện tự nhiên, tài
nguyên, khả năng khoa học – kĩ thuật, vốn đầu tư,… của mỗi nước, mỗi vùng mà cơ
cấu nguồn điện năng khác nhau. Tuy nhiên, thiếu điện luôn là căn bệnh trầm kha của
tiến trình phát triển kinh tế ở mọi giai đoạn và nhiều nước.
- Do vậy tiết kiệm năng lượng nói chung, tiết kiệm điện năng nói riêng luôn là
nhiệm vụ quan trọng và bức xúc của toàn cầu, nhất là khi nguồn năng lượng ngày càng
cạn kiệt mà với xu thế phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, nhu cầu của con
người càng tăng lên với biết bao phương tiện, thiết bị máy móc,… đòi hỏi sử dụng
năng lượng ngày càng nhiều.
- Chúng ta phải làm gì để giảm thiểu sự thiếu hụt nguồn điện lớn không chỉ
trong một vài năm, mà còn đảm bảo an ninh năng lượng bền vững trong tương lai. Để
thực hiện điều đó chỉ có hai con đường: Phát triển các cơ sở khai thác, sản xuất, chế
biến, cung ứng năng lượng, phát triển nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch,… và
nâng cao hiệu quả và tiết kiệm năng lượng.
- Chi phí đầu tư để sản xuất ra cùng một đơn vị năng lượng đắt hơn ít nhất 2,5
lần so với chi phí đầu tư để tiết kiệm hay nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng. Theo
kinh nghiệm của các nước phát triển, ít nhất 30% nhu cầu năng lượng có thể và cần
phải được đáp ứng bằng biện phát tiết kiệm. Do vậy tiết kiệm năng lượng là yếu tố mà
các nhà hoạch định chính sách năng lượng quốc gia đang rất lưu tâm nhằm đảm bảo an
ninh năng lượng cho đất nước.
1.2. VẤN ĐỀ TIẾT KIỆM ĐIỆN TRÊN THẾ GIỚI
- Nguồn năng lượng trên thế giới đang ngày càng cạn kiệt nên xu hướng của
toàn cầu là tìm kiếm các công nghệ giúp tiết kiệm năng lượng. Điều này nhận được sự
ủng hộ mạnh mẽ của Chính phủ các nước Châu Âu vốn lo ngại về sự sụt giảm của các
nguồn cung cấp năng lượng hiện nay. Vì thế, bên cạnh những quy định khắt khe hơn
về việc sự dụng năng lượng, Chính phủ các nước này cũng bắt đầu tài trợ tiền và giảm
thuế cho những phát minh và các công trình tiết kiệm năng lượng.
1.3. VẤN ĐỀ TIẾT KIỆM ĐIỆN Ở VIỆT NAM
- Ngành năng lượng Việt Nam trong giai đoạn vừa qua đã có bước phát triển
mạnh trong tất cả các khâu thăm dò, khai thác, sản xuất, truyền tải, phân phối, xuất
nhập khẩu năng lượng; Về cơ bản đã đáp ứng năng lượng cho nhu cầu phát triển kinh
tế xã hội của đất nước. Quy mô của các ngành điện, than, dầu khí đều vượt hơn hẳn
4
những năm trước, khả năng tự chủ của các ngành từng bước được nâng lên, đã góp
phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Trong thời gian qua, ngành điện lực Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc
trong công tác giảm tổn thất điện năng, tỉ lệ tổn thất đã giảm từ 10,15% năm 2010
xuống còn 7,57% năm 2016 và mục tiêu đến năm 2020, tỉ lệ tổn thất điện năng sẽ giảm
xuống còn 6,5%.
1.4. CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN TIẾT KIỆM ĐIỆN
- Khảo sát, đánh giá thực trạng tình hình sử dụng điện năng tại doanh nghiệp.
- Tiến hành phân tích số liệu và đưa ra các giải pháp tiết kiệm điện năng phù
hợp với điều kiện của doanh nghiệp.
- Tính toán khả thi của từng giải pháp.
- Thực hiện giải pháp khả thi.
- Đánh giá hiệu quả tiết kiệm điện năng của doanh nghiệp.
1.5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG HIỆN NAY
1.5.1. Hệ thống chiếu sáng
Để một hệ thống chiếu sáng làm việc hiệu quả và tiết kiệm điện cần có các biện
pháp sau:
- Giảm công suất tiêu thụ: Thay thế các bóng đèn sử dụng tiết kiệm điện.
- Giảm thời gian đèn làm việc.
- Tăng cường sử dụng ánh sáng tự nhiên.
- Thực hiện bảo trì thường xuyên.
1.5.2. Hệ thống điều hòa không khí
Để một hệ thống điều hòa không khí làm việc hiệu quả và tiết kiệm điện cần có
các biện pháp sau:
- Lắp đặt điều hòa ở vị trí mà dòng không khí được phân phối đều, điều chỉnh
quạt thông gió của điều hòa sao cho dòng không khí lạnh bao phủ trong phòng.
- Nên tắt các máy điều hòa không khí trước khi ra về khoảng 30 phút vì độ lạnh
vẫn được duy trì.
- Thực hiện bảo dưỡng trang bị máy điều hòa không khí để đảm bảo hiệu suất
cao nhất.
- Ở những nơi cần trang bị máy điều hòa không khí mới nên sử dụng các máy
điều hòa có chức năng tiết kiệm điện.
1.5.3. Hệ thống bơm và quạt:
Các giải pháp tiết kiệm điện ở hệ thống bơm và quạt:
- Đầu tư: Chọn máy có hiệu suất cao, chi phí vận hành thấp, sử dụng máy nén
khí nhiều cấp có làm mát trung gian.
- Lắp đặt: Sử dụng máy nén khí cao áp cho hộ tiêu thụ cao áp và máy nén khí
thấp áp cho hộ tiêu thụ áp thấp; Tối ưu hóa ống dẫn (kích thước, chiều dài, phụ
5
kiện,…), đặt máy nén khí ở vùng trung tâm đường ống, buồng đặt máy nén thông
thoáng, nhiệt độ môi trường không khí thấp (giảm nhiệt độ khí nạp).
- Sử dụng: Cài đặt áp suất khí nén phù hợp nhu cầu, vận hành cụm máy hiệu
suất cao làm tải nền, phân bổ phụ tải hợp lý, hạn chế sử dụng khí nén (Ví dụ: thay
bằng điện).
- Bảo dưỡng: Đảm bảo quy trình bảo trì bảo dưỡng, hạn chế rò rỉ, đảm bảo hiệu
quả giải nhiệt máy nén khí: Đưa quá trình máy nén khí tới đẳng nhiệt (n -> 1).
1.5.4. Tiết kiệm điện ở hệ thống điện
- Các giải pháp sử dụng hiệu quả và tiết kiệm điện ở hệ thống điện.
 Các giải pháp quản lý nhu cầu phụ tải hiệu quả
- Sắp xếp lại tổ chức sản xuất, bố trí các phụ tải điện hợp lý.
- Cắt giảm tổng điện năng tiêu thụ.
- Chuyển dịch phụ tải.
- Sa thải các phụ tải không cần thiết vào giờ cao điểm.
- Sử dụng các thiết bị có hiệu suất cao, tiêu thụ điện ít.
- Sử dụng các máy phát điện dự phòng Diedel vào giờ cao điểm.
- Cài đặt các thiết bị điều chỉnh hệ số công suất.
 Các giải pháp nâng cao hệ số công suất (cosψ):
- Sử dụng thiết bị tiêu thụ công suất phản kháng nhỏ.
- Thay các động cơ không đồng bộ non tải bằng động cơ có công suất nhỏ hơn.
- Giảm điện áp đặt vào đối với động cơ thường xuyên làm việc non tải.
- Hạn chế động cơ làm việc không tải, non tải.
- Dùng động cơ đồng bộ thay cho động cơ không đồng bộ cùng công suất khi
quy trình công nghệ cho phép.
- Thay thế và sắp xếp lại các máy biến áp non tải.
 Các giải pháp giảm sóng hài:
- Cung cấp điện riêng cho thiết bị gây sóng hài.
- Dùng tụ lọc sóng hài.
- Tăng số pha của cầu nắn.
- Sử dụng bộ lọc bậc cao: Cuộn cảm nối tiếp, máy biến áp Zigzag, bộ lọc thụ
động, bộ lọc chủ động.
 Chế độ không đối xứng:
- Tăng số pha của cầu nắn.
- Chế độ không đối xứng là chế độ làm việc mà các pha không đối xứng về mô
đun hoặc góc pha hoặc cả hai.
- Tác hại của chế độ làm việc không đối xứng:
- Xuất hiện dòng thứ tự nghịch và thứ tự không.
6
- Dòng thứ tự không sẽ đi trên dây trung tính, gây tổn thất (20% đối với 3 pha
dây dẫn, tăng tổn thất từ 1% - 2% điện năng tiêu thụ toàn nhà máy).
- Các giải pháp loại trừ dòng trên dây trung tính: Định kỳ đo lường dòng điện
trên dây trung tính và trên dây pha ở các thời điểm khác nhau -> Từ đó tính toán và
cân bằng lại phụ tải ở các pha.
 Sử dụng bộ biến tần:
- Tiết kiệm điện năng tiêu thụ.
- Hệ thống vận hành liên tục, đáp ứng theo yêu cầu phụ tải.
- Độ tin cậy cao.
- Ít gây tiếng ồn.
- Có khả năng đảo chiều quay và hãm.
- Đặc tính khởi động mềm và êm máy.
7
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN HỆ THỐNG ĐIỆN TỰ DÙNG TẠI NHÀ MÁY
THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 4
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI
2.1.1. Thông tin chung về Công ty
- Công ty Thủy điện Đồng Nai là một đơn vị trực thuộc của Tổng Công ty Phát
điện 1 - Tập đoàn Điện lực Việt Nam, được giao quản lý vận hành 2 nhà máy Thủy
điện nằm trên sông Đồng Nai, với tổng công suất lắp đặt là 520MW có điện lượng tính
toán trung bình hàng năm là trên 1,6 tỷ kWh. Trong đó, NMTĐ Đồng Nai 3 có công
suất 180MW và NMTĐ Đồng Nai 4 có công suất 340MW.
2.1.2. Ngành nghề sản xuất kinh doanh
- Sản xuất, kinh doanh điện năng.
- Quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sữa chữa, cải tạo các thiết bị điện, các công
trình thủy công, công trình kiến trúc của nhà máy thủy điện.
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực về quản lý vận hành, bảo dưỡng và sửa
chữa thiết bị nhà máy thủy điện.
- Mua bán xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị.
- Lập dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện, nhiệt điện, địa nhiệt điện,
phong điện, năng lượng mặt trời.
- Sản xuất, kinh doanh vật tư thiết bị điện, cơ khí, viễn thông, công nghệ thông
tin.
- Lắp đặt các công trình thủy điện, nhiệt điện, phong điện, năng lượng mặt trời,
trạm điện và đường dây tải điện đến cấp điện áp 220kV.
- Tư vấn lập dự án đầu tư, quản lý dự án đầu tư, lập dự toán và tổng dự toán
công trình dân dụng, công nghiệp.
- Sản xuất, sửa chữa, thí nghiệm và hiệu chỉnh thiết bị và phụ kiện, cấu kiện
thép bê tông và cung ứng vật tư thiết bị ngành điện.
2.1.3. Quá trình hình thành và phát triển
- Công ty Thủy điện Đồng Nai được Tập đoàn Điện lực Việt Nam thành lập
ngày 14 tháng 12 năm 2011.
- Ngày 01 tháng 01 năm 2013 Công ty được chuyển sang trực thuộc và chịu sự
quản lý trực tiếp từ Tổng Công ty Phát điện 1 – Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
- Qua quá trình hình thành và phát triển, đến nay Công ty đã gặt hái được nhiều
thành công nhất định, Công ty là một đơn vị mạnh trong Tổng Công ty Phát điện 1 và
Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
8
2.1.4. Sơ đồ tổ chức Công ty
- Cơ cấu tổ chức của Công ty Thủy điện Đồng Nai bao gồm 4 phòng: KHVT,
TCHC, KT, TCKT và 2 phân xưởng là PXSC, PXVH với tổng số CBCNV là 167
người.
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức Công ty thủy điện Đồng Nai
2.2. TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 4
2.2.1. Tổng quan Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 4
- Nhà máy thủy điện Đồng Nai 4 nằm trên địa bàn xã Lộc Bảo – huyện Bảo
Lâm – tỉnh Lâm Đồng, cách TP Bảo Lộc khoảng 90 Km theo quốc lộ 28. Nhà máy
được xây dựng theo kiểu hở, là một NMTĐ bậc thang trên lưu vực sông Đồng Nai, bậc
trên nhà máy là Thủy điện Đồng Nai 3, bậc dưới là thủy điện Đồng Nai 5. Được đưa
vào vận hành khai thác từ năm 2011, Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 4 gồm có 2 tổ
máy, với tổng công suất lắp đặt 340 MW, sản lượng điện bình quân hàng năm 1,1 tỷ
KWh.
2.2.2. Sơ đồ nối điện chính Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 4
- Điện năng sản xuất của nhà máy được truyền tải bằng hai xuất tuyến đường
dây 271 và 272 đến thanh cái 220kV trạm 500kV Đắk Nông sau đó được truyền tải lên
hệ thống điện 500 kV Quốc gia, cung cấp nhu cầu điện năng của các phụ tải điện trên
khắp cả nước.
9
Hình 2.2. Sơ đồ nối điện chính NMTĐ Đồng Nai 4
2.2.3. Sơ đồ nối điện tự dùng Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 4
 Phân tích hiện trạng sử dụng điện tự dùng tại Nhà máy Đồng Nai 4:
- Điện từ thanh dẫn dòng Tổ máy 1 đưa qua dao cách ly 941-3 qua TD91 qua
QFB1 tới thanh cái I .
- Điện từ thanh dẫn dòng Tổ máy 2 đưa qua dao cách ly 942-3 qua TD92 qua
QFB2 tới thanh cái II.
- Thanh cái III được cấp nguồn từ máy phát diesel qua QFB3,
- Thanh cái III được cấp nguồn từ lưới 22 KV qua BFT01 qua QFB4 và
MC483, BFT01 và được cấp nguồn từ máy phát Diezel.
- Thanh cái I nối với II qua QFB5,6.
- Thanh cái I,II nối với III qua QFB9, 10.
10
Hình 2.3. Sơ đồ nối điện tự dùng NMTĐ Đồng Nai 4
- Tủ 1BJA01 cấp điện từ thanh cái I,II qua I-1BJA, 1BJA-I và 1BJA-I, 1-1BJA-
II và cấp điện cho tự dùng tổ máy 1.
- Tủ 2BJA01 được cấp nguồn từ 2 thanh cái I và II qua 4 máy cắt và cấp điện
cho tự dùng tổ máy 2.
- Tủ BLB được cấp nguồn từ 2 thanh cái I và II qua 4 máy cắt và cấp điện cho
hệ thống khí nén, hệ thống cung cấp nước và xử lý nước thải.cấp nguồn từ 2 thanh -
Tủ BLC được cấp nguồn từ 2 thanh cái I và II qua 4 máy cắt và cấp điện cho hệ thống
thông gió và điều hòa không khí và điều hòa nhiệt độ.
- Tủ BLD được cấp nguồn từ 2 thanh cái I và II qua 4 máy cắt và cấp điện cho
hệ thống điều khiển tự động và thông tin liên lạc.
- Tủ BLE được cấp nguồn từ tủ BLD qua 2 máy biến áp và 4 máy cắt và cấp
nguồn cho chiếu sáng.
- Tủ BLF được cấp nguồn từ 2 thanh cái I và II qua 4 máy cắt và cấp điện cho
hệ thống chữa cháy.
- Tủ BLH cấp nguồn từ 2 thanh cái I và II qua 4 máy cắt và cấp nguồn cho hệ
thống tự dùng trạm.
- Tủ BLA cấp nguồn từ 3 thanh cái I, II và III qua 6 máy cắt và cấp nguồn cho
hệ thống bơm tiêu và tháo cạn, cẩu trục gian máy.
11
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG ĐIỆN TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN TỰ DÙNG NMTĐ
ĐỒNG NAI 4
3.1. GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM ĐIỆN Ở HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG NHÀ MÁY
THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 4
- Chiếu sáng là một ứng dụng quan trọng phục vụ rộng rãi cho các hoạt động
sinh hoạt, sản xuất. Việc thiết kế và bố trí hệ thống chiếu sáng hợp lý không những tạo
ra một môi trường sống và làm việc an toàn, thuận lợi và thân thiện, mà còn góp phần
quan trọng trong tiết kiệm điện hiệu quả.
- Theo ước tính, tiêu thụ năng lượng của việc chiếu sáng chiếm khoảng 20 -
45% tổng tiêu thụ năng lượng của một toà nhà thương mại và khoảng 3 – 10% trong
tổng tiêu thụ năng lượng của một nhà máy công nghiệp.
- Hiện nay, với trình độ khoa học công nghệ ngày càng phát triển, có nhiều thiết
bị chiếu sáng mang lại hiệu quả chiếu sáng cao và tiết kiệm năng lượng. Việc cải tạo
và lắp đặt hệ thống chiếu sáng hiệu quả và hợp lý. Năng lượng tiết kiệm đạt được từ
25% - 30% điện năng tiêu thụ cho mục đích chiếu sáng. Độ sáng tăng thêm góp phần
giúp người lao động bảo vệ sức khỏe, tâm lý thoải mái khi làm việc.
3.1.1. Hiện trạng hệ thống chiếu sáng NMTĐ Đồng Nai 4
- Hệ thống chiếu sáng nhà máy được thiết kế nhằm cung cấp nguồn sáng cho
các phòng làm việc, phòng thiết bị, … các tầng sàn của nhà máy, đảm bảo các hoạt
động sản xuất của nhà máy một cách liên tục trong mọi điều kiện.
- Hệ thống chiếu sáng NMTĐ Đồng Nai 4 được lắp đặt và đưa vào vận hành từ
đầu năm 2012. Tuy nhiên, các thiết bị được thiết kế và lắp đặt với các thiết bị được sản
xuất theo công nghệ cũ, tiêu thụ nhiều điện năng, phát sinh nhiệt, gây nóng và ồn cho
môi trường xung quanh.
- Các thiết bị chiếu sáng chủ yếu được sử dụng trong nhà máy là loại đèn tuýp
huỳnh quang T8 – 36W (tổng cộng 1.754 bóng) chiếu sáng cho các tầng, sàn, các
phòng làm việc, phòng thiết bị, … và các đèn cao áp Sodium 400W (30 bóng) chiếu
sáng khu vực sàn lắp máy và khu vực gian máy. Cụ thể như các hình 3-1 và hình 3-2
sau đây:
12
Hình 3.1. Hình ảnh và thông số cơ bản
của đèn huỳnh quang T8-36W
Hình 3.2. Đèn cao áp 400W chiếu sáng
trong nhà
3.1.2. Tính toán các thông số hiện trạng của hệ thống chiếu sáng nhà máy
3.1.2.1. Thiết bị chiếu sáng Tầng 330
- Diện tích cần chiếu sáng: 270 (m2
).
- Số lượng đèn hiện hữu: 88 bóng.
- Loại đèn : Huỳnh quang T8/40 (W).
- Tổng công suất: P = 3,17 (kW).
- Quang thông 1 bóng: 2600 (lm).
- Tổng quang thông: 228.800 (lm).
- Độ rọi tiêu chuẩn: Etc = 500 (lux).
 Tính toán các thông số chiếu sáng:
- Chỉ số điểm : K =
)
( b
a
h
ab
tt
= 2,16, trong đó :
+ a,b : chiều dài và chiều rộng sàn.
+ htt : chiều cao tính toán
- Hệ số bù : d =
2
1
=
9
,
0
9
,
0
1
x
=1,235, trong đó:
+ 1 : hệ số suy giảm quang thông, tuỳ theo loại bóng đèn, chọn = 0,9.
+ 2 : hệ số suy giảm quang thông do bụi bẩn, tuỳ theo mức độ bụi bẩn, loại
khí hậu, mức độ kính của bộ đèn, chọn bằng 0,9.
- Tính tỷ số treo: j =
tt
h
h
h
'
'
= 0 (Do máng đèn âm trần).
- Từ các thông số tính toán được và môi trường hiện hữu của nhà máy, tra bảng
ta chọn được Hệ số có ích: U=0,97 .
- Từ công thức tính quang thông: tong =
U
d
S
Etc .
.
, trong đó :
13
+ S : diện tíc bề mặt làm việc (m2).
+ d : hệ số bù.
+ U : Hệ số có ích
- Ta suy ra độ rọi hiện tại là: Ett=
235
,
1
.
270
97
,
0
.
000
.
228
.
.
x
x
d
S
xU
tong
= 666 (lux)
→ Ett > Etc = 500 (lux).
3.1.2.2. Tầng 324,8
- Diện tích cần chiếu sáng: 270 (m2
).
- Số lượng đèn hiện hữu: 80 bóng.
- Loại đèn : Huỳnh quang T8/40 (W).
- Quang thông 1 bóng: 2600 (lm).
- Tổng quang thông: 208.000 (lm).
- Tổng công suất: P = 2,88 (kW).
- Độ rọi tiêu chuẩn: Etc = 500 (lux).
 Tính toán các thông số chiếu sáng:
- Chỉ số điểm : K =
)
( b
a
h
ab
tt
= 2,16, trong đó :
+ a,b : chiều dài và chiều rộng sàn.
+ htt : chiều cao tính toán
- Hệ số bù : d =
2
1
=
9
,
0
9
,
0
1
x
= 1,235; trong đó:
+ 1 : hệ số suy giảm quang thông, tuỳ theo loại bóng đèn, chọn = 0,9.
+ 2 : hệ số suy giảm quang thông do bụi bẩn, tuỳ theo mức độ bụi bẩn, loại
khí hậu, mức độ kính của bộ đèn, chọn bằng 0,9.
- Tính tỷ số treo: j =
tt
h
h
h
'
'
= 0 (Do máng đèn âm trần).
- Từ các thông số tính toán được và môi trường hiện hữu của nhà máy, tra bảng
ta chọn được Hệ số có ích: U=0,97 .
- Từ công thức tính quang thông: tong =
U
d
S
Etc .
.
, trong đó :
+ S : diện tíc bề mặt làm việc (m2
+ d : hệ số bù.
+ U : Hệ số có ích
- Ta suy ra độ rọi hiện tại là: Ett=
235
,
1
.
270
97
,
0
.
000
.
208
.
.
x
x
d
S
xU
tong
= 605 (lux)
→ Ett > Etc = 500 (lux).
14
3.1.2.3. Tầng 321
- Diện tích cần chiếu sáng: 270 (m2
).
- Số lượng đèn hiện hữu: 116 bóng.
- Loại đèn : Huỳnh quang T8/40 (W).
- Tổng công suất: P = 4,18 (kW).
- Quang thông 1 bóng: 2600 (lm).
- Tổng quang thông: 301.600 (lm).
- Độ rọi tiêu chuẩn: Etc = 500 (lux).
 Tính toán các thông số chiếu sáng:
- Chỉ số điểm : K =
)
( b
a
h
ab
tt
= 2,16, trong đó :
+ a,b : chiều dài và chiều rộng sàn.
+ htt : chiều cao tính toán
- Hệ số bù : d =
2
1
=
9
,
0
9
,
0
1
x
=1,235, trong đó:
+ 1 : hệ số suy giảm quang thông, tuỳ theo loại bóng đèn, chọn = 0,9.
+ 2 : hệ số suy giảm quang thông do bụi bẩn, tuỳ theo mức độ bụi bẩn, loại
khí hậu, mức độ kính của bộ đèn, chọn bằng 0,9.
- Tính tỷ số treo: j =
tt
h
h
h
'
'
= 0 (Do máng đèn âm trần).
- Từ các thông số tính toán được và môi trường hiện hữu của nhà máy, tra bảng
ta chọn được hệ số có ích: U=0,97 .
- Từ công thức tính quang thông: tong =
U
d
S
Etc .
.
, trong đó :
+ S : diện tích bề mặt làm việc (m2)
+ d : hệ số bù.
+ U : Hệ số có ích
- Ta suy ra độ rọi hiện tại là: Ett=
235
,
1
.
270
97
,
0
.
600
.
301
.
.
x
x
d
S
xU
tong
= 878 (lux)
→ Ett > Etc = 500 (lux).
3.1.2.4. Tầng 315
a. Phần chiếu sáng xưởng sản xuất:
- Diện tích cần chiếu sáng: 270 (m2
).
- Số lượng đèn hiện hữu: 92 bóng.
- Loại đèn : Huỳnh quang T8/40 (W).
- Tổng công suất: P = 3,31 (kW).
- Quang thông 1 bóng: 2600 (lm).
15
- Tổng quang thông: 239.200 (lm).
- Độ rọi tiêu chuẩn: Etc = 500 (lux).
 Tính toán các thông số chiếu sáng:
- Chỉ số điểm : K =
)
( b
a
h
ab
tt
= 2,16, trong đó :
+ a,b : chiều dài và chiều rộng sàn.
+ htt : chiều cao tính toán
- Hệ số bù : d =
2
1
=
9
,
0
9
,
0
1
x
= 1,235, trong đó:
+ 1 : hệ số suy giảm quang thông, tuỳ theo loại bóng đèn, chọn = 0,9.
+ 2 : hệ số suy giảm quang thông do bụi bẩn, tuỳ theo mức độ bụi bẩn, loại
khí hậu, mức độ kính của bộ đèn, chọn bằng 0,9.
- Tính tỷ số treo: j =
tt
h
h
h
'
'
= 0,1875.
- Từ các thông số tính toán được và môi trường hiện hữu của nhà máy, tra bảng
ta chọn được hệ số có ích: U=0,84 .
- Từ công thức tính quang thông: tong =
U
d
S
Etc .
.
, trong đó :
+ S : diện tíc bề mặt làm việc (m2)
+ d : hệ số bù.
+ U : Hệ số có ích
- Ta suy ra độ rọi hiện tại là: Ett=
235
,
1
.
270
97
,
0
.
000
.
208
.
.
x
x
d
S
xU
tong
= 603 (lux)
→ Ett > Etc = 500 (lux).
b. Phần chiếu sáng khu vực sàn lắp máy:
- Diện tích cần chiếu sáng: 1.472,00 (m2
).
- Số lượng đèn hiện hữu: 30 bóng.
- Loại đèn : đèn cao áp Sodium 400W.
- Tổng công suất: P = 12,00 (kW).
- Quang thông 1 bóng: 35.000 (lm).
- Tổng quang thông: 1.050.000 (lm).
- Độ rọi tiêu chuẩn: Etc = 300 (lux).
 Tính toán các thông số chiếu sáng:
- Chỉ số điểm : K =
)
( b
a
h
ab
tt
=
)
23
64
(
15
23
64
x
x
=0,53, trong đó :
+ a,b : chiều dài và chiều rộng sàn.
16
+ htt : chiều cao tính toán.
- Hệ số bù : d =
2
1
=
9
,
0
9
,
0
1
x
= 1,235, trong đó:
+ 1 : hệ số suy giảm quang thông, tuỳ theo loại bóng đèn, chọn = 0,9.
+ 2 : hệ số suy giảm quang thông do bụi bẩn, tuỳ theo mức độ bụi bẩn, loại
khí hậu, mức độ kính của bộ đèn, chọn bằng 0,9.
- Tính tỷ số treo: j =
tt
h
h
h
'
'
= 0,167.
- Từ các thông số tính toán được và môi trường hiện hữu của nhà máy, tra bảng
ta chọn được hệ số có ích: U=0,53 .
- Từ công thức tính quang thông: tong =
U
d
S
Etc .
.
, trong đó :
+ S : diện tíc bề mặt làm việc (m2)
+ d : hệ số bù.
+ U : Hệ số có ích.
- Ta suy ra độ rọi hiện tại là: Ett=
235
,
1
.
1.050.000
53
,
0
.
1.050.000
.
.
x
x
d
S
xU
tong
= 393 (lux)
→ Ett > Etc = 300 (lux).
3.1.2.5. Tầng 307
- Diện tích cần chiếu sáng: 1561 (m2
).
- Số lượng đèn hiện hữu: 306 bóng.
- Loại đèn : Huỳnh quang T8/40 (W).
- Tổng công suất: P = 11,02 (kW).
- Quang thông 1 bóng: 2600 (lm).
- Tổng quang thông: 795.600 (lm).
- Độ rọi tiêu chuẩn: Etc = 300 (lux).
 Tính toán các thông số chiếu sáng:
- Chỉ số điểm : K =
)
( b
a
h
ab
tt
= 4,69, trong đó :
+ a,b : chiều dài và chiều rộng sàn.
+ htt : chiều cao tính toán.
- Hệ số bù : d =
2
1
=
9
,
0
9
,
0
1
x
=1,235, trong đó:
+ 1 : hệ số suy giảm quang thông, tuỳ theo loại bóng đèn, chọn = 0,9.
+ 2 : hệ số suy giảm quang thông do bụi bẩn, tuỳ theo mức độ bụi bẩn, loại
khí hậu, mức độ kính của bộ đèn, chọn bằng 0,9.
17
- Tính tỷ số treo: j =
tt
h
h
h
'
'
= 0,35.
- Từ các thông số tính toán được và môi trường hiện hữu của nhà máy, tra bảng
ta chọn được hệ số có ích: U=0,91 .
- Từ công thức tính quang thông: tong =
U
d
S
Etc .
.
, trong đó :
+ S : diện tích bề mặt làm việc (m2)
+ d : hệ số bù.
+ U : Hệ số có ích.
- Ta suy ra độ rọi hiện tại là: Ett=
235
,
1
.
1561
91
,
0
.
795.600
.
.
x
x
d
S
xU
tong
= 376 (lux) .
→ Ett > Etc = 300 (lux).
3.1.2.6. Tầng 300
- Diện tích cần chiếu sáng: 1.561 (m2
).
- Số lượng đèn hiện hữu: 244 bóng.
- Loại đèn : Huỳnh quang T8/40 (W).
- Tổng công suất: P = 8,78 (kW).
- Quang thông 1 bóng: 2600 (lm).
- Tổng quang thông: 634.400 (lm).
- Độ rọi tiêu chuẩn: Etc = 300 (lux).
 Tính toán các thông số chiếu sáng:
- Chỉ số điểm : K =
)
( b
a
h
ab
tt
= 4,21 trong đó:
+ a,b: chiều dài và chiều rộng sàn.
+ htt : chiều cao tính toán.
- Hệ số bù : d =
2
1
=
9
,
0
9
,
0
1
x
=1,235 trong đó:
+ 1 : hệ số suy giảm quang thông, tuỳ theo loại bóng đèn, chọn = 0,9.
+ 2 : hệ số suy giảm quang thông do bụi bẩn, tuỳ theo mức độ bụi bẩn, loại
khí hậu, mức độ kính của bộ đèn, chọn bằng 0,9.
- Tính tỷ số treo: j =
tt
h
h
h
'
'
=0,35.
- Từ các thông số tính toán được và môi trường hiện hữu của nhà máy, tra bảng
ta chọn được hệ số có ích: U=0,91 .
- Từ công thức tính quang thông: tong =
U
d
S
Etc .
.
, trong đó :
+ S : diện tích bề mặt làm việc (m2)
18
+ d : hệ số bù.
+ U : Hệ số có ích.
- Ta suy ra độ rọi hiện tại là: Ett=
235
,
1
.
1293
91
,
0
.
400
.
634
.
.
x
x
d
S
xU
tong
= 362 (lux)
→ Ett > Etc = 300 (lux).
3.1.2.7. Tầng 294
- Diện tích cần chiếu sáng: 1315 (m2
).
- Số lượng đèn hiện hữu: 184 bóng.
- Loại đèn : Huỳnh quang T8/40 (W).
- Tổng công suất: P = 6,62 (kW).
- Quang thông 1 bóng: 2600 (lm).
- Tổng quang thông: 478.400 (lm).
- Độ rọi tiêu chuẩn: Etc = 200 (lux).
 Tính toán các thông số chiếu sáng:
- Chỉ số điểm : K =
)
( b
a
h
ab
tt
= 4,96 trong đó :
+ a,b : chiều dài và chiều rộng sàn.
+ htt : chiều cao tính toán.
- Hệ số bù : d =
2
1
=
9
,
0
9
,
0
1
x
=1,235, trong đó:
+ 1 : hệ số suy giảm quang thông, tuỳ theo loại bóng đèn, chọn = 0,9.
+ 2 : hệ số suy giảm quang thông do bụi bẩn, tuỳ theo mức độ bụi bẩn, loại
khí hậu, mức độ kính của bộ đèn, chọn bằng 0,9.
- Tính tỷ số treo: j =
tt
h
h
h
'
'
= 0,28.
- Từ các thông số tính toán được và môi trường hiện hữu của nhà máy, tra bảng
ta chọn được hệ số có ích: U=0,91 .
- Từ công thức tính quang thông: tong =
U
d
S
Etc .
.
, trong đó :
+ S : diện tích bề mặt làm việc (m2)
+ d : hệ số bù.
+ U : Hệ số có ích.
- Ta suy ra độ rọi hiện tại là: Ett=
235
,
1
.
315
.
1
91
,
0
.
400
.
478
.
.
x
x
d
S
xU
tong
= 268 (lux)
→ Ett > Etc = 200 (lux).
3.1.2.8. Tầng 288
- Tổng công suất: P = 9,18 (kW).
19
- Diện tích cần chiếu sáng: 1259 (m2
).
- Số lượng đèn hiện hữu: 255 bóng.
- Loại đèn : Huỳnh quang T8/40 (W).
- Tổng công suất: P = 9,18 (kW).
- Quang thông 1 bóng: 2600 (lm).
- Tổng quang thông: 663.000 (lm).
- Độ rọi tiêu chuẩn: Etc = 300 (lux).
 Tính toán các thông số chiếu sáng:
- Chỉ số điểm : K =
)
( b
a
h
ab
tt
= 4,93 trong đó:
+ a,b : chiều dài và chiều rộng sàn.
+ htt : chiều cao tính toán.
- Hệ số bù : d =
2
1
=
9
,
0
9
,
0
1
x
=1,235, trong đó:
+ 1 : hệ số suy giảm quang thông, tuỳ theo loại bóng đèn, chọn = 0,9.
+ 2 : hệ số suy giảm quang thông do bụi bẩn, tuỳ theo mức độ bụi bẩn, loại
khí hậu, mức độ kính của bộ đèn, chọn bằng 0,9.
- Tính tỷ số treo: j =
tt
h
h
h
'
'
= 0,28.
- Từ các thông số tính toán được và môi trường hiện hữu của nhà máy, tra bảng
ta chọn được hệ số có ích: U=0,91 .
- Từ công thức tính quang thông: tong =
U
d
S
Etc .
.
, trong đó :
+ S : diện tích bề mặt làm việc (m2)
+ d : hệ số bù.
+ U : Hệ số có ích.
- Ta suy ra độ rọi hiện tại là: Ett=
235
,
1
.
1259
91
,
0
.
000
.
663
.
.
x
x
d
S
xU
tong
= 388 (lux).
→ Ett > Etc = 300 (lux).
3.1.2.9. Tầng 284
- Diện tích cần chiếu sáng: 972 (m2
).
- Số lượng đèn hiện hữu: 200 bóng.
- Loại đèn : Huỳnh quang T8/40 (W).
- Tổng công suất: P = 7,2 (kW).
- Quang thông 1 bóng: 2600 (lm).
- Tổng quang thông: 520.000 (lm).
20
- Độ rọi tiêu chuẩn: Etc = 500 (lux).
 Tính toán các thông số chiếu sáng:
- Chỉ số điểm : K =
)
( b
a
h
ab
tt
= 4,55, trong đó :
+ a,b : chiều dài và chiều rộng sàn.
+ htt : chiều cao tính toán.
- Hệ số bù : d =
2
1
=
9
,
0
9
,
0
1
x
=1,235, trong đó:
+ 1 : hệ số suy giảm quang thông, tuỳ theo loại bóng đèn, chọn = 0,9.
+ 2 : hệ số suy giảm quang thông do bụi bẩn, tuỳ theo mức độ bụi bẩn, loại
khí hậu, mức độ kính của bộ đèn, chọn bằng 0,9.
- Tính tỷ số treo: j =
tt
h
h
h
'
'
= 0 (Do máng đèn lắp sát trần).
- Từ các thông số tính toán được và môi trường hiện hữu của nhà máy, tra bảng
ta chọn được hệ số có ích: U=0,95 .
- Từ công thức tính quang thông: tong =
U
d
S
Etc .
.
, trong đó :
+ S : diện tích bề mặt làm việc (m2).
+ d : hệ số bù.
+ U : Hệ số có ích.
- Ta suy ra độ rọi hiện tại là: Ett=
235
,
1
.
972
95
,
0
.
000
.
520
.
.
x
x
d
S
xU
tong
= 412 (lux)
→ Ett > Etc = 300 (lux).
3.1.2.10. Tầng 277
- Diện tích cần chiếu sáng: 840 (m2
).
- Số lượng đèn hiện hữu: 130 bóng.
- Loại đèn : Huỳnh quang T8/40 (W).
- Tổng công suất: P = 4,68 (kW).
- Quang thông 1 bóng: 2600 (lm).
- Tổng quang thông: 338.000 (lm).
- Độ rọi tiêu chuẩn: Etc = 200 (lux).
 Tính toán các thông số chiếu sáng:
- Chỉ số điểm : K =
)
( b
a
h
ab
tt
= 3,39 trong đó :
+ a,b : chiều dài và chiều rộng sàn.
+ htt : chiều cao tính toán.
21
- Hệ số bù : d =
2
1
=
9
,
0
9
,
0
1
x
=1,235, trong đó:
+ 1 : hệ số suy giảm quang thông, tuỳ theo loại bóng đèn, chọn = 0,9.
+ 2 : hệ số suy giảm quang thông do bụi bẩn, tuỳ theo mức độ bụi bẩn, loại
khí hậu, mức độ kính của bộ đèn, chọn bằng 0,9.
- Tính tỷ số treo: j =
tt
h
h
h
'
'
= 0,44.
- Từ các thông số tính toán được và môi trường hiện hữu của nhà máy, tra bảng
ta chọn được hệ số có ích: U=0,91 .
- Từ công thức tính quang thông: tong =
U
d
S
Etc .
.
, trong đó :
+ S : diện tích bề mặt làm việc (m2).
+ d : hệ số bù.
+ U : Hệ số có ích.
- Ta suy ra độ rọi hiện tại là: Ett=
235
,
1
.
840
91
,
0
.
000
.
520
.
.
x
x
d
S
xU
tong
= 297 (lux).
→ Ett > Etc = 200 (lux).
 Từ các kết quả tính toán cho hệ thống chiếu sáng NMTĐ Đồng Nai 4 như
trên, ta tổng hợp được bảng 3.1.1 như sau:
Bảng 3.1. Các thông số hệ thống chiếu sáng NMTĐ Đồng Nai 4
STT
Tầng
sàn
Thời
gian
sử
dụng
Bóng
Đèn
HQ
36w
Đèn
cao
áp
200W
Công
suất
(kW)
Quang
thông
tổng
(Lm)
Độ rọi
tính
toán
(lux)
Độ
rọi
tiêu
chuẩn
(lux)
Ghi
chú
1
Tầng
330
8 88 3,17 228.800 665,81 500
2
Tầng
324,8
8 80 2,88 208.000 605,28 500
3
Tầng
321
24 116 4,18 301.600 877,66 750
4
Tầng
315
8 92 3,31 239.200 602,78 500
8 30 12,00 1.050.000 392,89 300
5
Tầng
307
24 306 11,02 795.600 375,69 300
6
Tầng
300
24 244 8,78 634.400 361,57 300
22
STT
Tầng
sàn
Thời
gian
sử
dụng
Bóng
Đèn
HQ
36w
Đèn
cao
áp
200W
Công
suất
(kW)
Quang
thông
tổng
(Lm)
Độ rọi
tính
toán
(lux)
Độ
rọi
tiêu
chuẩn
(lux)
Ghi
chú
7
Tầng
294
24 184 6,62 478.400 268,26 200
8
Tầng
288
24 255 9,18 663.000 388,19 300
9
Tầng
284
24 200 7,20 520.000 411,67 300
10
Tầng
277
24 130 4,68 338.000 296,60 200
Tổng
cộng
1.695 30 73,02
- Từ các số liệu thống kê chi tiết số lượng, chủng loại đèn tại các tầng, sàn và
tính toán độ rọi trung bình tại các tầng, sàn được tổng hợp như Bảng 3.1. ta nhận thấy
việc bố trí và sử dụng đèn chiếu sáng tại các tầng sàn đều vượt quá so với tiêu chuẩn
TCVN 7114-1:2008 về chiếu sáng cho nhà xưởng và nơi làm vệc.
3.1.3. Đề xuất giải pháp tiết kiệm điện năng cho hệ thống chiếu sáng
NMTĐ Đồng Nai 4
- Trong thời gian gần đây, với trình độ khoa học công nghệ ngày càng phát
triển, các sản phẩm chiếu sáng đã trở nên tinh vi và đa dạng hơn nhiều, có nhiều thiết
bị chiếu sáng mang lại hiệu quả chiếu sáng cao và tiết kiệm năng lượng. Việc cải tạo
và lắp đặt hệ thống chiếu sáng hiệu quả và hợp lý sẽ tiết kiệm đạt được từ 25% - 30%
điện năng tiêu thụ cho mục đích chiếu sáng. Độ sáng tăng thêm góp phần giúp người
lao động bảo vệ sức khỏe, tâm lý thoải mái khi làm việc.
23
Hình 3.3. Đèn Led tuýp T8 các thông số kỹ thuật
Hình 3.4. Đèn LED cao áp chiếu sáng nhà xưởng và các thông số kỹ thuật
- Trên cơ sở diện tích các tầng, sàn; nhu cầu sử dụng và hiện trạng bố trí thiết
bị, các phòng làm việc, tại các tầng, sàn bên trong nhà máy; ta tính toán được độ rọi tại
các tầng, sàn; lựa chọn các thiết bị chiếu sáng theo công nghệ sản xuất hiện đại, có
hiệu suất chiếu sáng cao và tiết kiệm năng lượng mang lại hiệu quả cao, góp phần
nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh trong Công ty.
3.1.4. Tính toán lựa chọn thiết bị chiếu sáng tại các tầng sàn
- Từ kết quả lựa chọn các thiết bị chiếu sáng như trên, ta tính được số lượng các
đèn cần bố trí cho các tầng sàn của nhà máy:
3.1.4.1. Tính toán, lựa chọn và bố trí thiết bị chiếu sáng cho tầng 330
- Quang thông cần thiết cho nhu cầu chiếu sáng tầng 330:
24
tong =
U
d
S
Etc .
.
=
97
,
0
235
,
1
270
500 x
x
= 171.821 (lm)
- Số bóng đèn cần thiết đáp ứng nhu cầu chiếu sáng:
Nbd =
bo
cacbong
tong
1
/
=
200
.
2
171.821
= 78,1 (bóng)
- Chọn phương án 80 bóng và bố trí thiết bị chiếu sáng tầng 330 như hình 3-5
- Độ rọi sau thay thế là: Ett=
235
,
1
.
270
97
,
0
.
200
.
2
80
.
.
x
x
x
d
S
xU
tong
= 512,2 (lux)
→ Ett > Etc = 500 (lux).
Hình 3.5. Mặt bằng bố trí chiếu sáng sàn 330
3.1.4.2. Tính toán, lựa chọn và bố trí thiết bị chiếu sáng cho tầng 324,8:
- Quang thông cần thiết cho nhu cầu chiếu sáng tầng 324,8:
tong =
U
d
S
Etc .
.
=
97
,
0
235
,
1
270
500 x
x
= 171.821 (lm)
- Số bóng đèn cần thiết đáp ứng nhu cầu chiếu sáng:
Nbd =
bo
cacbong
tong
1
/
=
200
.
2
171.821
= 78,1 (bóng)
- Chọn phương án 80 bóng và bố trí thiết bị chiếu sáng tầng 324,8 như hình 3-6.
- Độ rọi sau thay thế là: Ett=
235
,
1
.
270
97
,
0
.
200
.
2
80
.
.
x
x
x
d
S
xU
tong
= 512,2 (lux)
→ Ett > Etc = 500 (lux).
25
Hình 3.6. Mặt bằng chiếu sáng sàn 324.8
3.1.4.3. Tính toán, lựa chọn và bố trí thiết bị chiếu sáng cho tầng 321
- Quang thông cần thiết cho nhu cầu chiếu sáng tầng 321:
tong =
U
d
S
Etc .
.
=
97
,
0
235
,
1
270
750 x
x
= 257.732 (lm)
- Số bóng đèn cần thiết đáp ứng nhu cầu chiếu sáng:
Nbd =
bo
cacbong
tong
1
/
=
200
.
2
257.732
= 117,15 (bóng)
- Chọn phương án 120 bóng và bố trí thiết bị chiếu sáng như hình 3-7.
- Độ rọi sau thay thế là: Ett=
235
,
1
.
270
97
,
0
.
200
.
2
120
.
.
x
x
x
d
S
xU
tong
= 768,24 (lux)
→ Ett > Etc = 750 (lux).
Hình 3.7. Mặt bằng chiếu sáng sàn 321
3.1.4.4. Tính toán, lựa chọn và bố trí thiết bị chiếu sáng cho tầng 315
a. Tính toán, lựa chọn và bố trí thiết bị chiếu sáng khu vực xưởng cơ khí
- Quang thông cần thiết cho nhu cầu chiếu sáng khu vực xưởng cơ khí:
26
tong =
U
d
S
Etc .
.
=
84
,
0
235
,
1
270
500 x
x
= 198.413 (lm)
- Số bóng đèn cần thiết đáp ứng nhu cầu chiếu sáng:
Nbd =
bo
cacbong
tong
1
/
=
200
.
2
198.413
= 90,19 (bóng)
- Chọn phương án 92 bóng và bố trí thiết bị chiếu sáng khu vực xưởng cơ khí
như hình 3-8
- Độ rọi sau thay thế là: Ett=
235
,
1
.
270
84
,
0
.
200
.
2
92
.
.
x
x
x
d
S
xU
tong
= 510,05 (lux)
→ Ett > Etc = 500 (lux).
Hình 3.8. Mặt bằng chiếu sáng khu vưc xưởng cơ khí tầng 315
b. Tính toán, lựa chọn và bố trí thiết bị chiếu sáng khu vực sàn lắp máy
- Quang thông cần thiết cho nhu cầu chiếu sáng khu vực sàn lắp máy:
tong =
U
d
S
Etc .
.
=
68
,
0
235
,
1
1472
300 x
x
= 801.743 (lm)
- Số bóng đèn cần thiết đáp ứng nhu cầu chiếu sáng:
Nbd =
bo
cacbong
tong
1
/
=
200
.
2
801.743
= 24 (bóng)
- Chọn phương án 30 bóng và bố trí thiết bị chiếu sáng như hình 3-9.
- Độ rọi sau thay thế là: Ett=
235
,
1
.
472
.
1
68
,
0
000
.
34
30
.
.
x
x
x
d
S
xU
tong
= 381 (lux)
→ Ett > Etc = 300 (lux).
27
Hình 3.9. Mặt bằng chiếu sáng sàn 315
3.1.4.5. Tính toán, lựa chọn và bố trí thiết bị chiếu sáng cho tầng 307
- Quang thông cần thiết cho nhu cầu chiếu sáng tầng 307:
tong =
U
d
S
Etc .
.
=
91
,
0
235
,
1
561
.
1
300 x
x
= 635.307 (lm).
- Số bóng đèn cần thiết đáp ứng nhu cầu chiếu sáng:
Nbd =
bo
cacbong
tong
1
/
=
200
.
2
635.307
= 288,78 (bóng).
- Chọn phương án 306 bóng và bố trí thiết bị chiếu sáng tầng 307 như hình 3-
10.
- Độ rọi sau thay thế là: Ett=
235
,
1
.
561
.
1
91
,
0
.
200
.
2
306
.
.
x
x
x
d
S
xU
tong
= 317,89 (lux)
→ Ett > Etc = 300 (lux).
28
Hình 3.10. Mặt bằng chiếu sáng sàn 307
3.1.4.6. Tính toán, lựa chọn và bố trí thiết bị chiếu sáng cho tầng 300
- Quang thông cần thiết cho nhu cầu chiếu sáng tầng 300:
tong =
U
d
S
Etc .
.
=
91
,
0
235
,
1
293
.
1
300 x
x
= 526.374 (lm).
- Số bóng đèn cần thiết đáp ứng nhu cầu chiếu sáng:
Nbd =
bo
cacbong
tong
1
/
=
200
.
2
526.374
= 239,26 (bóng).
- Chọn phương án 244 bóng và bố trí thiết bị chiếu sáng tầng 300 như hình 3-
11.
- Độ rọi sau thay thế là: Ett=
235
,
1
.
293
.
1
91
,
0
.
200
.
2
244
.
.
x
x
x
d
S
xU
tong
= 305,94 (lux)
→ Ett > Etc = 300 (lux).
29
Hình 3.11. Mặt bằng chiếu sáng sàn 300
3.1.4.7. Tính toán, lựa chọn và bố trí thiết bị chiếu sáng cho tầng 294
- Quang thông cần thiết cho nhu cầu chiếu sáng tầng 294:
tong =
U
d
S
Etc .
.
=
91
,
0
235
,
1
315
.
1
200 x
x
= 356.668 (lm)
- Số bóng đèn cần thiết đáp ứng nhu cầu chiếu sáng:
Nbd =
bo
cacbong
tong
1
/
=
200
.
2
356.668
= 162 (bóng).
- Chọn phương án 188 bóng và bố trí thiết bị chiếu sáng tầng 294 như hình
3-12.
- Độ rọi sau thay thế là: Ett=
235
,
1
.
315
.
1
91
,
0
.
200
.
2
188
.
.
x
x
x
d
S
xU
tong
= 226 (lux).
→ Ett > Etc = 200 (lux).
30
Hình 3.12. Mặt bằng chiếu sáng sàn 294
3.1.4.8. Tính toán, lựa chọn và bố trí thiết bị chiếu sáng cho tầng 288
- Quang thông cần thiết cho nhu cầu chiếu sáng tầng 288:
tong =
U
d
S
Etc .
.
=
91
,
0
235
,
1
259
.
1
300 x
x
= 512.381 (lm).
- Số bóng đèn cần thiết đáp ứng nhu cầu chiếu sáng:
Nbd =
bo
cacbong
tong
1
/
=
200
.
2
512.381
= 232,9 (bóng).
- Chọn phương án 255 bóng và bố trí thiết bị chiếu sáng tầng 288 như hình
3-13.
- Độ rọi sau thay thế là: Ett=
235
,
1
.
259
.
1
91
,
0
.
200
.
2
155
.
.
x
x
x
d
S
xU
tong
= 328,47 (lux).
→ Ett > Etc = 300 (lux).
31
Hình 3.13. Mặt bằng chiếu sáng sàn 288
3.1.4.9. Tính toán, lựa chọn và bố trí thiết bị chiếu sáng cho tầng 284
- Quang thông cần thiết cho nhu cầu chiếu sáng tầng 284:
tong =
U
d
S
Etc .
.
=
95
,
0
235
,
1
972
300 x
x
= 378.947 (lm).
- Số bóng đèn cần thiết đáp ứng nhu cầu chiếu sáng:
Nbd =
bo
cacbong
tong
1
/
=
200
.
2
378.947
= 172,25 (bóng).
- Chọn phương án 200 bóng và bố trí thiết bị chiếu sáng tầng 284 như hình
3-14.
- Độ rọi sau thay thế là: Ett=
235
,
1
.
972
95
,
0
.
200
.
2
200
.
.
x
x
x
d
S
xU
tong
= 348,33 (lux).
→ Ett > Etc = 300 (lux).
32
Hình 3.14. Mặt bằng chiếu sáng sàn 284
3.1.4.10. Tính toán, lựa chọn và bố trí thiết bị chiếu sáng cho tầng 277
- Quang thông cần thiết cho nhu cầu chiếu sáng tầng 277:
tong =
U
d
S
Etc .
.
=
91
,
0
235
,
1
840
200 x
x
= 227.920 (lm).
- Số bóng đèn cần thiết đáp ứng nhu cầu chiếu sáng:
Nbd =
bo
cacbong
tong
1
/
=
200
.
2
227.920
= 103,60 (bóng).
- Chọn phương án 120 bóng và bố trí thiết bị chiếu sáng tầng 277 như hình
3-15.
- Độ rọi sau thay thế là: Ett=
235
,
1
.
840
91
,
0
.
200
.
2
120
.
.
x
x
x
d
S
xU
tong
= 231,33(lux).
→ Ett > Etc = 200 (lux).
Hình 3.15. Mặt
b
33
ằng chiếu sáng sàn 277
3.1.5. Kết quả đạt được
- Kết quả tính toán được tổng hợp như Bảng 3.1.2:
34
Bảng 3.2. Kết quả tính toán hệ thống chiếu sáng NMTĐ Đồng Nai 4
STT Tầng
Thời
gian
sử
dụng
Các loại đèn LED
thay thế
Độ rọi
tính
toán
(lux)
Độ rọi
tiêu
chuẩn
(lux)
Công
suất
(kW)
Công suất
tiết kiệm
(W)
Điện năng
trong 1 năm
(kWh)
Thành tiền
(đồng)
Tổng vốn
đầu tư
(đồng)
Ghi
chú
Bóng
Đèn
LED
20w
Đèn
LED
nhà
xưởng
200W
1 Tầng 330 8 80 512,16 500 1,60 1,57 4.578,56 5.205.823 13.200.000
2 Tầng 324 24 80 512,16 500 1,60 1,28 11.212,80 12.748.954 13.200.000
3 Tầng 321 8 120 768,24 750 2,40 1,78 5.185,92 5.896.391 19.800.000
4 Tầng 315
12 92 510,05 500 1,84 1,47 6.447,36 7.330.648 15.180.000
8 30 381,67 300 6,00 6,00 17.520,00 19.920.240 105.000.000
5 Tầng 307 24 306 317,89 300 6,12 4,90 42.888,96 48.764.748 50.490.000
6 Tầng 300,5 24 244 305,94 300 4,88 3,90 34.199,04 38.884.308 40.260.000
7 Tầng 294 24 184 226,99 200 3,68 2,94 25.789,44 29.322.593 30.360.000
8 Tầng 288 24 255 328,47 300 5,10 4,08 35.740,80 40.637.290 42.075.000
9 Tầng 284 24 200 348,33 300 4,00 3,20 28.032,00 31.872.384 33.000.000
10 Tầng 277 24 120 231,66 200 2,40 2,28 19.972,80 22.709.074 19.800.000
Tổng cộng 1681 30 39,62 33,40 231.567,68 263.292.452 382.365.000
35
- Tổng công suất tiêu thu tiết giảm được theo phương án:
ΣP = 33,40 (kW).
- Tổng Điện năng tiêu thụ tiết kiệm được trong 1 năm:
ΣA = Σ(P x T) = 231.568 (kWh).
- Số tiền điện tiết kiệm được trong 1 năm vận hành:
Y= ΣA x C = 231.568 x 1.137 = 263,29 triệu đồng.
- Thời gian thu hồi vốn dự kiến: 17,4 tháng.
3.2. GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM ĐIỆN HỆ THỐNG THÔNG GIÓ VÀ ĐIỀU HÒA
KHÔNG KHÍ NMTĐ ĐỒNG NAI 4
3.2.1. Mô tả hệ thống
- Hệ thống thông gió và điều hòa không khí - điều hòa nhiệt độ nhà máy bao
gồm hệ thống thông gió thổi SAS và hệ thống thông gió hút SAE có chức năng thông
gió, cung cấp gió tươi, tạo dòng không khí đối lưu và điều hòa nhiệt độ cho các tầng,
sàn, các phòng chứa trang thiết bị, các phòng làm việc trong nhà máy, cụ thể như hình
3-16 dưới đây.
3.2.2. Hiện trạng
- Hiện nay, hệ thống thông gió và điều hòa không khí trong nhà máy được điều
khiển hoàn toàn bằng tay và hoạt động liên tục 24/24h. Điều này gây lãng phí 1 lượng
điện năng rất lớn vì có những thời điểm như trong mùa đông hay đêm khuya sau 22h
nhiệt độ môi trường tại khu vực nhà máy giảm xuống thấp (thông số thống kê nhiệt độ
môi trường tại khu vực nhà máy như Bảng 3.3) hoặc các tổ máy không hoạt động hay
khi chỉ vận hành 1 tổ máy (theo bảng thống kê thời gian vận hành của nhà máy như
Bảng 3.4), do đó không cần mở hoặc mở hết hệ thống thông gió và điều hòa không khí
nhưng vẫn đảm bảo các điều kiện làm việc, không ảnh hưởng tới các điều kiện làm
việc của thiết bị.
Tải bản FULL (85 trang): bit.ly/2Ywib4t
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
36
Hình 3.16. Sơ đồ tổng thể hệ thống thông gió NMTĐ Đồng Nai 4
Bảng 3.3. Thống kê nhiệt độ môi trường theo mùa tại NMTĐ Đồng Nai 4
STT Nhiệt độ môi trường
Ghi chú
Thời điểm
Mùa nắng
(Từ tháng 12 - 5)
Mùa mưa
(Từ tháng 6 - 12)
6-22h 26 – 34o
C 24 - 32 o
C
22-06h 24 - 28 o
C 18 - 26 o
C
Bảng 3.4. Thống kê thời gian vận hành các tổ máy NMTĐ Đồng Nai 4
Thời gian
trong ngày
Mùa
Tổng thời
gian vận
hành
Chế độ
vận hành
Tỉ lệ thời
gian vận
hành
Thời
gian vận
hành
Ghi
chú
Từ 22h - 06h 2.920
Từ 06h đến
22h
Mùa nắng
(Từ tháng
3.407
2 Tổ máy 53% 1.806
1 Tổ máy 39% 1.329
Tải bản FULL (85 trang): bit.ly/2Ywib4t
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
37
Thời gian
trong ngày
Mùa
Tổng thời
gian vận
hành
Chế độ
vận hành
Tỉ lệ thời
gian vận
hành
Thời
gian vận
hành
Ghi
chú
11 - 6) Không
chạy máy
8% 273
Mùa mưa
(Từ tháng
6 - 11)
2.433
2 Tổ máy 32% 779
1 Tổ máy 38% 925
Không
chạy máy
30% 730
Tổng cộng 8.760
3.2.3. Thông số các thiết bị điện chính của hệ thống
Thông số các thiết bị chính của hệ thống được tổng hợp như Bảng 3.5 như sau:
Bảng 3.5. Thống kê công suất các động cơ quạt của hệ thống thông gió
STT Chủng loại động cơ ĐVT
Số
lượng
Công suất
(kW)
Ghi
chú
1 Động cơ quạt thông gió 11kW Cái 5 55,00
2 Động cơ quạt thông gió 7,5kW Cái 5 37,50
3 Động cơ quạt thông gió 5,5 kW Cái 2 11,00
4 Động cơ quạt thông gió 2,2kW Cái 6 13,20
5 Động cơ quạt thông gió 1,1 kW Cái 23 25,30
Tổng 142,00
3.2.4. Giải pháp đề xuất
3.2.4.1. Sử dụng bộ biến tần ABB
- Với các động cơ thông gió có công suất từ 5,5kW trở lên, dùng bộ biến tần
điều khiển giảm công suất phát của động cơ khi nhiệt độ môi trường giảm xuống hoặc
các điều kiện vận hành tổ máy cho phép.
a. Thông số kỹ thuật và hình ảnh bộ biến tần ABB
- Thông số kỹ thuật và hình ảnh bộ biến tần ABB – ACS 355 được thể hiện như
các hình 3-17; hình 3-18; hình 3-19 dưới đây.
f1b6cfb6

More Related Content

Similar to CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM ĐIỆN CHO HỆ THỐNG ĐIỆN TỰ DÙNG CỦA NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 4 f1b6cfb6

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐTCNK).docx
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐTCNK).docxKHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐTCNK).docx
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐTCNK).docx
kimpham15892
 
Nghiên cứu giải pháp vận hành tách lưới để hạn chế dòng điện ngắn mạch trên l...
Nghiên cứu giải pháp vận hành tách lưới để hạn chế dòng điện ngắn mạch trên l...Nghiên cứu giải pháp vận hành tách lưới để hạn chế dòng điện ngắn mạch trên l...
Nghiên cứu giải pháp vận hành tách lưới để hạn chế dòng điện ngắn mạch trên l...
Man_Ebook
 
Đề tài Ứng dụng phần mềm PSSADETP bù tối ưu công suất phản kháng cho hệ thống...
Đề tài Ứng dụng phần mềm PSSADETP bù tối ưu công suất phản kháng cho hệ thống...Đề tài Ứng dụng phần mềm PSSADETP bù tối ưu công suất phản kháng cho hệ thống...
Đề tài Ứng dụng phần mềm PSSADETP bù tối ưu công suất phản kháng cho hệ thống...
Brooklyn Abbott
 
Nghiên cứu hệ SCADA cho hệ thống xử lý nước trong nhà máy nhiệt điện.pdf
Nghiên cứu hệ SCADA cho hệ thống xử lý nước trong nhà máy nhiệt điện.pdfNghiên cứu hệ SCADA cho hệ thống xử lý nước trong nhà máy nhiệt điện.pdf
Nghiên cứu hệ SCADA cho hệ thống xử lý nước trong nhà máy nhiệt điện.pdf
Man_Ebook
 
Nghiên cứu xây dựng mô hình đo và điều khiển nhiệt độ theo thuật toán pid với...
Nghiên cứu xây dựng mô hình đo và điều khiển nhiệt độ theo thuật toán pid với...Nghiên cứu xây dựng mô hình đo và điều khiển nhiệt độ theo thuật toán pid với...
Nghiên cứu xây dựng mô hình đo và điều khiển nhiệt độ theo thuật toán pid với...
Man_Ebook
 

Similar to CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM ĐIỆN CHO HỆ THỐNG ĐIỆN TỰ DÙNG CỦA NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 4 f1b6cfb6 (20)

Nghiên cứu thiết kế bộ điều khiển pid mờ
Nghiên cứu thiết kế bộ điều khiển pid mờNghiên cứu thiết kế bộ điều khiển pid mờ
Nghiên cứu thiết kế bộ điều khiển pid mờ
 
Luận văn: Nghiên cứu thiết kế bộ điều khiển PID mờ, HOT
Luận văn: Nghiên cứu thiết kế bộ điều khiển PID mờ, HOTLuận văn: Nghiên cứu thiết kế bộ điều khiển PID mờ, HOT
Luận văn: Nghiên cứu thiết kế bộ điều khiển PID mờ, HOT
 
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐTCNK).docx
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐTCNK).docxKHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐTCNK).docx
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐTCNK).docx
 
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY CUNG CẤP ĐIỆN CHO LƯỚI ĐIỆN ...
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY CUNG CẤP ĐIỆN CHO LƯỚI ĐIỆN ...NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY CUNG CẤP ĐIỆN CHO LƯỚI ĐIỆN ...
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY CUNG CẤP ĐIỆN CHO LƯỚI ĐIỆN ...
 
Nghiên cứu giải pháp vận hành tách lưới để hạn chế dòng điện ngắn mạch trên l...
Nghiên cứu giải pháp vận hành tách lưới để hạn chế dòng điện ngắn mạch trên l...Nghiên cứu giải pháp vận hành tách lưới để hạn chế dòng điện ngắn mạch trên l...
Nghiên cứu giải pháp vận hành tách lưới để hạn chế dòng điện ngắn mạch trên l...
 
ĐIỀU KHIỂN TỰ CHỈNH ĐỊNH THAM SỐ BỘ ĐIỀU KHIỂN PID CHO HỆ THỐNG ĐIỀU TỐC NHÀ ...
ĐIỀU KHIỂN TỰ CHỈNH ĐỊNH THAM SỐ BỘ ĐIỀU KHIỂN PID CHO HỆ THỐNG ĐIỀU TỐC NHÀ ...ĐIỀU KHIỂN TỰ CHỈNH ĐỊNH THAM SỐ BỘ ĐIỀU KHIỂN PID CHO HỆ THỐNG ĐIỀU TỐC NHÀ ...
ĐIỀU KHIỂN TỰ CHỈNH ĐỊNH THAM SỐ BỘ ĐIỀU KHIỂN PID CHO HỆ THỐNG ĐIỀU TỐC NHÀ ...
 
HỆ THỐNG GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ TRONG CÔNG NGHIỆP SỬ DỤNG MẠNG LORA.doc
HỆ THỐNG GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ TRONG CÔNG NGHIỆP SỬ DỤNG MẠNG LORA.docHỆ THỐNG GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ TRONG CÔNG NGHIỆP SỬ DỤNG MẠNG LORA.doc
HỆ THỐNG GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ TRONG CÔNG NGHIỆP SỬ DỤNG MẠNG LORA.doc
 
Đề tài Ứng dụng phần mềm PSSADETP bù tối ưu công suất phản kháng cho hệ thống...
Đề tài Ứng dụng phần mềm PSSADETP bù tối ưu công suất phản kháng cho hệ thống...Đề tài Ứng dụng phần mềm PSSADETP bù tối ưu công suất phản kháng cho hệ thống...
Đề tài Ứng dụng phần mềm PSSADETP bù tối ưu công suất phản kháng cho hệ thống...
 
Luận án: Nghiên cứu phát triển hệ thống định vị vô tuyến trong nhà sử dụng an...
Luận án: Nghiên cứu phát triển hệ thống định vị vô tuyến trong nhà sử dụng an...Luận án: Nghiên cứu phát triển hệ thống định vị vô tuyến trong nhà sử dụng an...
Luận án: Nghiên cứu phát triển hệ thống định vị vô tuyến trong nhà sử dụng an...
 
THIẾT KẾ CHẾ TẠO BỘ KHUẾCH ĐẠI TẠP ÂM THẤP VỚI CƠ CHẾ BẢO VỆ DÙNG CHO RADAR S...
THIẾT KẾ CHẾ TẠO BỘ KHUẾCH ĐẠI TẠP ÂM THẤP VỚI CƠ CHẾ BẢO VỆ DÙNG CHO RADAR S...THIẾT KẾ CHẾ TẠO BỘ KHUẾCH ĐẠI TẠP ÂM THẤP VỚI CƠ CHẾ BẢO VỆ DÙNG CHO RADAR S...
THIẾT KẾ CHẾ TẠO BỘ KHUẾCH ĐẠI TẠP ÂM THẤP VỚI CƠ CHẾ BẢO VỆ DÙNG CHO RADAR S...
 
Nghiên cứu hệ SCADA cho hệ thống xử lý nước trong nhà máy nhiệt điện.pdf
Nghiên cứu hệ SCADA cho hệ thống xử lý nước trong nhà máy nhiệt điện.pdfNghiên cứu hệ SCADA cho hệ thống xử lý nước trong nhà máy nhiệt điện.pdf
Nghiên cứu hệ SCADA cho hệ thống xử lý nước trong nhà máy nhiệt điện.pdf
 
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ RƠLE REG 670 BẢO VỆ MÁY PHÁT NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 3 ...
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ RƠLE REG 670 BẢO VỆ MÁY PHÁT NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 3 ...PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ RƠLE REG 670 BẢO VỆ MÁY PHÁT NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 3 ...
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ RƠLE REG 670 BẢO VỆ MÁY PHÁT NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 3 ...
 
Hệ thống cung cấp điện Alitis 2010.docx
Hệ thống cung cấp điện Alitis 2010.docxHệ thống cung cấp điện Alitis 2010.docx
Hệ thống cung cấp điện Alitis 2010.docx
 
Đề tài: Hệ thống Iot phục vụ cho nông nghiệp ứng dụng Gateway
Đề tài: Hệ thống Iot phục vụ cho nông nghiệp ứng dụng GatewayĐề tài: Hệ thống Iot phục vụ cho nông nghiệp ứng dụng Gateway
Đề tài: Hệ thống Iot phục vụ cho nông nghiệp ứng dụng Gateway
 
ĐỒ ÁN - Nghiên Cứu Thiết Kế Bộ Điều Khiển PID Mờ.doc
ĐỒ ÁN - Nghiên Cứu Thiết Kế Bộ Điều Khiển PID Mờ.docĐỒ ÁN - Nghiên Cứu Thiết Kế Bộ Điều Khiển PID Mờ.doc
ĐỒ ÁN - Nghiên Cứu Thiết Kế Bộ Điều Khiển PID Mờ.doc
 
Nghiên cứu xây dựng mô hình đo và điều khiển nhiệt độ theo thuật toán pid với...
Nghiên cứu xây dựng mô hình đo và điều khiển nhiệt độ theo thuật toán pid với...Nghiên cứu xây dựng mô hình đo và điều khiển nhiệt độ theo thuật toán pid với...
Nghiên cứu xây dựng mô hình đo và điều khiển nhiệt độ theo thuật toán pid với...
 
Nghiên cứu xây dựng mô hình đo và điều khiển nhiệt độ theo thuật toán pid với...
Nghiên cứu xây dựng mô hình đo và điều khiển nhiệt độ theo thuật toán pid với...Nghiên cứu xây dựng mô hình đo và điều khiển nhiệt độ theo thuật toán pid với...
Nghiên cứu xây dựng mô hình đo và điều khiển nhiệt độ theo thuật toán pid với...
 
ĐỒ ÁN - Thiết kế cấu trúc điều khiển bộ biến đổi dc-dc hai chiều không cách l...
ĐỒ ÁN - Thiết kế cấu trúc điều khiển bộ biến đổi dc-dc hai chiều không cách l...ĐỒ ÁN - Thiết kế cấu trúc điều khiển bộ biến đổi dc-dc hai chiều không cách l...
ĐỒ ÁN - Thiết kế cấu trúc điều khiển bộ biến đổi dc-dc hai chiều không cách l...
 
Chế tạo vật liệu xúc tác điện hóa trên cơ sở IrO2 cho phản ứng thoát ôxy
Chế tạo vật liệu xúc tác điện hóa trên cơ sở IrO2 cho phản ứng thoát ôxyChế tạo vật liệu xúc tác điện hóa trên cơ sở IrO2 cho phản ứng thoát ôxy
Chế tạo vật liệu xúc tác điện hóa trên cơ sở IrO2 cho phản ứng thoát ôxy
 
Luận Văn Tìm Hiểu Và Thiết Kế Chương Trình Điều Khiển Hệ Thống Pha Trộn Dung ...
Luận Văn Tìm Hiểu Và Thiết Kế Chương Trình Điều Khiển Hệ Thống Pha Trộn Dung ...Luận Văn Tìm Hiểu Và Thiết Kế Chương Trình Điều Khiển Hệ Thống Pha Trộn Dung ...
Luận Văn Tìm Hiểu Và Thiết Kế Chương Trình Điều Khiển Hệ Thống Pha Trộn Dung ...
 

More from nataliej4

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
Gingvin36HC
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 

Recently uploaded (20)

Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
 
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
 
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆTCHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 

CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM ĐIỆN CHO HỆ THỐNG ĐIỆN TỰ DÙNG CỦA NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 4 f1b6cfb6

  • 1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA NGUYỄN BÁ PHONG CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM ĐIỆN CHO HỆ THỐNG ĐIỆN TỰ DÙNG CỦA NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 4 Chuyên ngành : Kỹ Thuật Điện Mã số : 60.52.02.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐOÀN ANH TUẤN Đà Nẵng - Năm 2018
  • 2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Người cam đoan Nguyễn Bá Phong
  • 3. TRANG TÓM TẮT TIẾNG VIỆT, TIẾNG ANH CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM ĐIỆN CHO HỆ THỐNG ĐIỆN TỰ DÙNG CỦA NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 4 Học viên: Nguyễn Bá Phong Chuyên ngành: Kỹ thuật điện Mã số: 60.52.02.02 Khóa:33 Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN Tóm tắt – Trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu tiêu thụ năng lượng phục vụ sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, nguồn năng lượng hóa thạch ngày càng cạn kiệt, và ô nhiễm môi trường, trong khi các nguồn năng lượng mới chưa thể thay thế được thì việc sử dụng tiết kiệm năng lượng luôn được khuyến khích để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Luận văn đã phân tích và chứng minh tính hiệu quả và thiết thực của từng giải pháp, hàng năm có thể tiết kiệm được một lượng điện năng không nhỏ góp phần trong kế hoạch sản xuất kinh doanh chung của Công ty. Ngoài ra, luận văn đã đề xuất xây dựng hệ thống giám sát điện năng tiêu thụ của các phụ tải tự dùng trong NMTĐ Đồng Nai 4, thông qua hệ thống SCADA có thể quản lý, giám sát điện năng tiêu thụ và các thông số vận hành của hệ thống tại bất cứ thiết bị nào trong nhà máy thông qua mạng truyền thông dữ liệu. Có thể nhanh chóng truy cập, theo dõi, thống kê số liệu các thông số vận hành của thiết bị, nâng cao hiệu quả quả lý vận hành của nhà máy. Các giải pháp và đề xuất của luận văn không những áp dụng trong hệ thống điện tự dùng của nhà máy điện mà còn có thể áp dụng rộng rãi trong các nhà máy xí nghiệp công nghiệp khác, góp phần trong việc tiết kiệm điện năng của toàn hệ thống điện Việt Nam. Từ khóa – Nhà máy thủy điện; hệ thống tự dùng; tiết kiệm điện; SCADA; giám sát. ENERGY SAVINGS SOLUTIONS FOR USING SYSTEMS OFF DONGNAI HYDROPOWER PLANT 4 Abstract - In the current period, the demand for energy for production and business, socio- economic development is increasing. However, fossil fuels are becoming increasingly depleted, and environmental pollution. While new energy sources can not be replaced, energy-efficient use is always encouraged to ensure national energy security. The thesis analyzes and demonstrates the effectiveness and practicality of each solution, which can save a large amount of electricity to contribute to the Company's general production and business plan. In addition, the thesis proposed to build the power consumption monitoring system of self-loading trucks in Dong Nai 4 hydropower plant, through SCADA system can manage, monitor power consumption and parameters Operation of the system at any device in the factory via data communication network. Quickly access, monitor, and statistics the operating parameters of the equipment, improve the efficiency of the plant's operation. The solutions and proposals of the dissertation are not only applied in the power system of the power plant itself, but also can be widely used in other industrial factories, contributing to the power savings of the entire power system in Vietnam. Key words - Hydropower plants; using system; saving electricity; SCADA; oversight.
  • 4. MỤC LỤC TRANG BÌA LỜI CAM ĐOAN TRANG TÓM TẮT TIẾNG VIỆT, TIẾNG ANH MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................1 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.................................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................2 5. Cấu trúc luận văn ....................................................................................................2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG VÀ MỘT SỐ .......3 GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG.....................................................................3 1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG .................................................3 1.2. VẤN ĐỀ TIẾT KIỆM ĐIỆN TRÊN THẾ GIỚI......................................................3 1.3. VẤN ĐỀ TIẾT KIỆM ĐIỆN Ở VIỆT NAM ...........................................................3 1.4. CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN TIẾT KIỆM ĐIỆN................................4 1.5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG HIỆN NAY.................4 1.5.1. Hệ thống chiếu sáng..........................................................................................4 1.5.2. Hệ thống điều hòa không khí............................................................................4 1.5.3. Hệ thống bơm và quạt:......................................................................................4 1.5.4. Tiết kiệm điện ở hệ thống điện .........................................................................5 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN HỆ THỐNG ĐIỆN TỰ DÙNG TẠI NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 4 ..........................................................................................7 2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI......................................7 2.1.1. Thông tin chung về Công ty .............................................................................7 2.1.2. Ngành nghề sản xuất kinh doanh......................................................................7 2.1.3. Quá trình hình thành và phát triển ....................................................................7 2.1.4. Sơ đồ tổ chức Công ty ......................................................................................8 2.2. TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 4..................................8 2.2.1. Tổng quan Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 4 ....................................................8 2.2.2. Sơ đồ nối điện chính Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 4 ....................................8 2.2.3. Sơ đồ nối điện tự dùng Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 4................................9 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐIỆN TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN TỰ DÙNG NMTĐ ĐỒNG NAI 4.............................................................................................................................11
  • 5. 3.1. GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM ĐIỆN Ở HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 4..........................................................................................11 3.1.1. Hiện trạng hệ thống chiếu sáng NMTĐ Đồng Nai 4......................................11 3.1.2. Tính toán các thông số hiện trạng của hệ thống chiếu sáng nhà máy ............12 3.1.2.1. Thiết bị chiếu sáng Tầng 330...................................................................12 3.1.2.2. Tầng 324,8...............................................................................................13 3.1.2.3. Tầng 321..................................................................................................14 3.1.2.4. Tầng 315..................................................................................................14 3.1.2.5. Tầng 307..................................................................................................16 3.1.2.6. Tầng 300..................................................................................................17 3.1.2.7. Tầng 294..................................................................................................18 3.1.2.8. Tầng 288..................................................................................................18 3.1.2.9. Tầng 284..................................................................................................19 3.1.2.10. Tầng 277................................................................................................20 3.1.3. Đề xuất giải pháp tiết kiệm điện năng cho hệ thống chiếu sáng NMTĐ Đồng Nai 4 .................................................................................................................22 3.1.4. Tính toán lựa chọn thiết bị chiếu sáng tại các tầng sàn ..................................23 3.1.4.1. Tính toán, lựa chọn và bố trí thiết bị chiếu sáng cho tầng 330 ...............23 3.1.4.2. Tính toán, lựa chọn và bố trí thiết bị chiếu sáng cho tầng 324,8: ...........24 3.1.4.3. Tính toán, lựa chọn và bố trí thiết bị chiếu sáng cho tầng 321 ...............25 3.1.4.4. Tính toán, lựa chọn và bố trí thiết bị chiếu sáng cho tầng 315 ...............25 3.1.4.5. Tính toán, lựa chọn và bố trí thiết bị chiếu sáng cho tầng 307 ...............27 3.1.4.6. Tính toán, lựa chọn và bố trí thiết bị chiếu sáng cho tầng 300 ...............28 3.1.4.7. Tính toán, lựa chọn và bố trí thiết bị chiếu sáng cho tầng 294 ...............29 3.1.4.8. Tính toán, lựa chọn và bố trí thiết bị chiếu sáng cho tầng 288 ...............30 3.1.4.9. Tính toán, lựa chọn và bố trí thiết bị chiếu sáng cho tầng 284 ...............31 3.1.4.10. Tính toán, lựa chọn và bố trí thiết bị chiếu sáng cho tầng 277..............32 3.1.5. Kết quả đạt được.............................................................................................33 3.2. GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM ĐIỆN HỆ THỐNG THÔNG GIÓ VÀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ NMTĐ ĐỒNG NAI 4 ............................................................................35 3.2.1. Mô tả hệ thống................................................................................................35 3.2.2. Hiện trạng .......................................................................................................35 3.2.3. Thông số các thiết bị điện chính của hệ thống ...............................................37 3.2.4. Giải pháp đề xuất............................................................................................37 3.2.4.1. Sử dụng bộ biến tần ABB .......................................................................37 3.2.4.2. Sử dụng bộ điều khiển PLC S7- 200 CPU 226.......................................41 3.2.5. Quá trình lập trình cài đặt thông số điều khiển cho S7-200 CPU 226 ...........43 3.2.6. Tính toán kinh tế cho giải pháp ......................................................................46 3.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .....................................................................................47
  • 6. CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT TRIỂN KHAI HỆ THỐNG GIÁM SÁT TIÊU THỤ ĐIỆN NĂNG TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN TỰ DÙNG CỦA NMTĐ ĐỒNG NAI 4.............................................................................................................................48 4.1. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG ..................................................................................48 4.2. TỔNG QUAN SƠ ĐỒ KẾT NỐI SCADA NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 4 ............................................................................................................................48 4.2.1. Phân quyền, giám sát SCADA nhà máy thủy điện Đồng Nai 4.....................49 4.2.2. Các thiết bị chính trong mạng SCADA Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 4 ...49 4.3. CÁC BƯỚC XÂY DỰNG VÀ KẾT NỐI HỆ THỐNG........................................51 4.3.1. Kết nối phần cứng PLC ..................................................................................51 4.3.2. Xây dựng sơ đồ SCADA giám sát tiêu thụ điện năng và các thông số vận hành hệ thống tự dùng tại phòng ĐKTT .......................................................................52 4.3.3. Xây dựng chương trình giám sát trên phòng ĐKTT ......................................53 4.3.4. Kết quả thực hiển thị trên máy tính tại phòng ĐKTT ....................................55 4.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 4.......................................................................................56 KẾT LUẬN .................................................................................................................58 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................59 QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO) BẢN SAO KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG, BẢN SAO NHẬN XÉT CỦA CÁC PHẢN BIỆN.
  • 7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BCT : Bộ Công Thương CT : Biến dòng điện. NMTĐ ĐN3 : Nhà máy thủy điện Đồng Nai 3 NMTĐ ĐN4 : Nhà máy thủy điện Đồng Nai 4 P.ĐKTT : Phòng Điều khiểu trung tâm. PT : Biến điện áp.
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang 3.1 Các thông số hệ thống chiếu sáng NMTĐ Đồng Nai 4 21 3.2 Kết quả tính toán hệ thống chiếu sáng NMTĐ Đồng Nai 4 34 3.3 Thống kê nhiệt độ môi trường theo mùa tại NMTĐ Đồng Nai 4 36 3.4 Thống kê thời gian vận hành các tổ máy NMTĐ Đồng Nai 4 36 3.5 Thống kê công suất các động cơ quạt của hệ thống thông gió 37 3.6 Thời gian và công suất vận hành các động cơ quạt thông gió NMTĐ Đồng Nai 4 40 3.7 Thông số kỹ thuật của PLC S7 – 200 42 3.8 Kinh phí đầu tư thực hiện cải tạo hệ thống thông gió 47
  • 9. DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu Tên hình Trang 2.1. Sơ đồ tổ chức Công ty thủy điện Đồng Nai 8 2.2. Sơ đồ nối điện chính NMTĐ Đồng Nai 4 9 2.3. Sơ đồ nối điện tự dùng NMTĐ Đồng Nai 4 10 3.1. Hình ảnh và thông số cơ bản của đèn huỳnh quang T8-36W 12 3.2. Đèn cao áp 400W chiếu sáng trong nhà 12 3.3. Đèn Led tuýp T8 các thông số kỹ thuật 23 3.4. Đèn LED cao áp chiếu sáng nhà xưởng và các thông số kỹ thuật 23 3.5. Mặt bằng bố trí chiếu sáng sàn 330 24 3.6. Mặt bằng chiếu sáng sàn 324.8 25 3.7. Mặt bằng chiếu sáng sàn 321 25 3.8. Mặt bằng chiếu sáng khu vưc xưởng cơ khí tầng 315 26 3.9. Mặt bằng chiếu sáng sàn 315 27 3.10. Mặt bằng chiếu sáng sàn 307 28 3.11. Mặt bằng chiếu sáng sàn 300 29 3.12. Mặt bằng chiếu sáng sàn 294 30 3.13. Mặt bằng chiếu sáng sàn 288 31 3.14. Mặt bằng chiếu sáng sàn 284 32 3.15. Mặt bằng chiếu sáng sàn 277 32 3.16. Sơ đồ tổng thể hệ thống thông gió NMTĐ Đồng Nai 4 36 3.17. Hình ảnh biến tần ABB – ACS 38 3.18. Sơ đồ đấu dây biến tần ABB – ACS 355 38 3.19. Thông số kỹ thuật của dòng biến tần ABB – ACS 355 39 3.20. Sơ đồ khối mô hình điều khiển thiết bị bằng PLC S7 – 200 41 3.21. Bộ điều khiển PLC S7 – 200 CPU226 42 3.22. Sơ đầu đấu dây PLC S7200 - CPU 226 42 3.23. Bộ cài đặt thời gian FS4E 43 3.24. Nhiệt kế điện tử ST-2 43 4.1. Sơ đồ kết nối hệ thống SCADA nhà máy thủy điện Đồng Nai 4 49 4.2. Hình ảnh bộ điều khiển PLC ABB AC800M 50 4.3. Hình ảnh các modul S800 I/O 51 4.4. Dạng mạng kết nối kiểu duple 51 4.5. Sơ đồ tổng quan kết nối hệ thống 51
  • 10. Số hiệu Tên hình Trang 4.6. Sơ đồ kết nối phần cứng PLC 52 4.7. Sơ đồ kết nối SCADA giám sát điện năng tiêu thụ lên P.ĐKTT 53 4.8. Cấu hình tín hiệu dòng điện và điện áp trên PLC AC800M 54 4.9. Cấu hình địa chỉ input của dòng điện, điện áp trên PLC AC800M 54 4.10. Xây dựng chương trình giám sát điện năng tiêu thụ và các thông số vận hành 55 4.11. Chương trình giám sát và cảnh báo mức tiêu thụ điện năng trên PLC AC800M 55 4.12. Màn hình giám sát điện năng tiêu thụ lên P.ĐKTT 56
  • 11. 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI - Trong giai đoạn hiện nay, năng lượng nói chung và điện năng nói riêng đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và có ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội. - Việt Nam là một nước đang phát triển nên có nhu cầu về sử dụng năng lượng rất lớn nhưng lại bị hạn chế về nguồn cung năng lượng, đặc biệt là năng lượng điện. Đứng trước tình hình tài nguyên năng lượng ngày càng khan hiếm, việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là ưu tiên quan trọng trong chính sách năng lượng quốc gia. - Trong thời gian gần đây, tiết kiệm điện là một vấn đề cấp thiết đối với Việt Nam nói chung và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nói riêng, tình trạng lãng phí và sử dụng điện năng kém hiệu quả ở nước ta hiện nay so với các nước trong khu vực và trên thế giới là rất cao với nhiều nguyên nhân khác nhau như: hệ thống quản lý chưa tốt, ý thức của người quản lý và người sử dụng chưa quan tâm đúng mức đến tiết kiệm năng lượng (TKNL), sự lạc hậu của trang thiết bị sử dụng năng lượng và công nghệ sản xuất, .... Tuy nhiên, ngành điện lực Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc trong công tác giảm tổn thất điện năng, tỉ lệ tổn thất giảm từ 10,15% năm 2010 xuống còn 7,57% năm 2016 và mục tiêu đến năm 2020, tỉ lệ tổn thất điện năng sẽ giảm xuống còn 6,5%. - Đối với Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 4, được khởi công xây dựng từ năm 2004 và bàn giao hoàn thành từ năm 2013. Hàng năm, hệ thống điện tự dùng của nhà máy tiêu thụ khoảng 3,63 triệu kWh, chiếm tỉ lệ khoảng 0,33% tổng sản lượng điện sản xuất được với các phụ tải chủ yếu như: các động cơ hệ thống nước kỹ thuật, bơm dầu điều khiển, hệ thống khí nén, hệ thống chữa cháy, hệ thống thông gió và điều hòa không khí, hệ thống chiếu sáng trong và ngoài nhà máy, …. - Hầu hết, các hệ thống, thiết bị tự dùng của nhà máy được tính toán thiết kế và đầu tư xây dựng đồng bộ và tương đối hiện đại. Tuy nhiên, vẫn còn một số hệ thống thiết bị chưa được tính toán thiết kế một cách tối ưu trong vận hành hoặc một số thiết bị đã lạc hậu so với trình độ công nghệ hiện nay; sẽ gây nên tình trạng lãng phí điện năng khi sử dụng và tiêu tốn nhiều năng lượng hơn mức cần thiết. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Các giải pháp tiết kiệm điện cho hệ thống điện tự dùng của Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 4” nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng điện năng trong hệ thống điện tự dùng của nhà máy, tiết kiệm được chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả, năng suất và kết quả sản suất kinh doanh chung của toàn Công ty. 2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu chính của đề tài - Khảo sát thực trạng sử dụng điện năng của hệ thống điện tự dùng NMTĐ Đồng Nai 4 nhằm tìm ra các giải pháp tiết kiệm điện góp phần giảm chi phí sản xuất.
  • 12. 2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp sử dụng điện năng hiệu quả trong vận hành hệ thống điện tự dùng NMTĐ Đồng Nai 4. 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN - Nghiên cứu giải pháp sử dụng điện năng hiệu quả đối với từng phụ tải điện, tìm ra giải pháp tiết kiệm hợp lý qua đó tiết kiệm điện năng, giảm chi phí sản xuất, cải thiện môi trường, từ đó có thể nhân rộng việc áp dụng giải pháp cho các nhà máy điện nói riêng và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Nghiên cứu các tài liệu, sách, báo, chuyên đề, giáo trình... 4.2. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin - Khảo sát hệ thống điện tự dùng của nhà máy, thu thập thông tin về khả năng phát triển và thay thế các thiết bị điện. - Thu thập những số liệu thống kê, tài liệu về hệ thống tự dùng: Thu thập thông tin về số lượng phụ tải, chi phí sử dụng năng lượng, giá điện, … - Khảo sát và đo đạc các thông số liên quan đến việc sử dụng năng lượng như: Điện áp, cường độ dòng điện, hệ số cosφ, ánh sáng... - Thống kê, phân tích, dự báo, đánh giá. - Từ các số liệu khảo sát ta tiến hành đưa ra các giải pháp để sử dụng điện năng tiết kiệm và hiệu quả nhằm nâng cao hiệu suất trong sản xuất. - Phân tích kinh tế tài chính: Tính toán hiệu quả đầu tư, vốn đầu tư, thời gian đầu tư, thời gian hoàn vốn khi áp dụng các biện pháp nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. - Kiến nghị giải pháp tiết kiệm năng lượng đối với doanh nghiệp. 5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Luận văn gồm phần mở đầu và 04 chương. Chương 1: Tổng quan về tiết kiệm năng lượng và một số giải pháp tiết kiệm năng lượng. Chương 2: Tổng quan về hệ thống điện tự dùng NMTĐ Đồng Nai 4. Chương 3: Một số giải pháp tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong hệ thống điện tự dùng NMTĐ Đồng Nai 4. Chương 4: Đề xuất triển khai hệ thống giám sát tiêu thụ điện năng trong hệ thống điện tự dùng của NMTĐ Đồng Nai 4.
  • 13. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG 1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG - Hiện nay điện năng được sản xuất từ các dạng năng lượng khác nhau như: cơ năng, nhiệt năng, điện năng, năng lượng nguyên tử,…Tùy theo điều kiện tự nhiên, tài nguyên, khả năng khoa học – kĩ thuật, vốn đầu tư,… của mỗi nước, mỗi vùng mà cơ cấu nguồn điện năng khác nhau. Tuy nhiên, thiếu điện luôn là căn bệnh trầm kha của tiến trình phát triển kinh tế ở mọi giai đoạn và nhiều nước. - Do vậy tiết kiệm năng lượng nói chung, tiết kiệm điện năng nói riêng luôn là nhiệm vụ quan trọng và bức xúc của toàn cầu, nhất là khi nguồn năng lượng ngày càng cạn kiệt mà với xu thế phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, nhu cầu của con người càng tăng lên với biết bao phương tiện, thiết bị máy móc,… đòi hỏi sử dụng năng lượng ngày càng nhiều. - Chúng ta phải làm gì để giảm thiểu sự thiếu hụt nguồn điện lớn không chỉ trong một vài năm, mà còn đảm bảo an ninh năng lượng bền vững trong tương lai. Để thực hiện điều đó chỉ có hai con đường: Phát triển các cơ sở khai thác, sản xuất, chế biến, cung ứng năng lượng, phát triển nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch,… và nâng cao hiệu quả và tiết kiệm năng lượng. - Chi phí đầu tư để sản xuất ra cùng một đơn vị năng lượng đắt hơn ít nhất 2,5 lần so với chi phí đầu tư để tiết kiệm hay nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng. Theo kinh nghiệm của các nước phát triển, ít nhất 30% nhu cầu năng lượng có thể và cần phải được đáp ứng bằng biện phát tiết kiệm. Do vậy tiết kiệm năng lượng là yếu tố mà các nhà hoạch định chính sách năng lượng quốc gia đang rất lưu tâm nhằm đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước. 1.2. VẤN ĐỀ TIẾT KIỆM ĐIỆN TRÊN THẾ GIỚI - Nguồn năng lượng trên thế giới đang ngày càng cạn kiệt nên xu hướng của toàn cầu là tìm kiếm các công nghệ giúp tiết kiệm năng lượng. Điều này nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của Chính phủ các nước Châu Âu vốn lo ngại về sự sụt giảm của các nguồn cung cấp năng lượng hiện nay. Vì thế, bên cạnh những quy định khắt khe hơn về việc sự dụng năng lượng, Chính phủ các nước này cũng bắt đầu tài trợ tiền và giảm thuế cho những phát minh và các công trình tiết kiệm năng lượng. 1.3. VẤN ĐỀ TIẾT KIỆM ĐIỆN Ở VIỆT NAM - Ngành năng lượng Việt Nam trong giai đoạn vừa qua đã có bước phát triển mạnh trong tất cả các khâu thăm dò, khai thác, sản xuất, truyền tải, phân phối, xuất nhập khẩu năng lượng; Về cơ bản đã đáp ứng năng lượng cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Quy mô của các ngành điện, than, dầu khí đều vượt hơn hẳn
  • 14. 4 những năm trước, khả năng tự chủ của các ngành từng bước được nâng lên, đã góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Trong thời gian qua, ngành điện lực Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc trong công tác giảm tổn thất điện năng, tỉ lệ tổn thất đã giảm từ 10,15% năm 2010 xuống còn 7,57% năm 2016 và mục tiêu đến năm 2020, tỉ lệ tổn thất điện năng sẽ giảm xuống còn 6,5%. 1.4. CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN TIẾT KIỆM ĐIỆN - Khảo sát, đánh giá thực trạng tình hình sử dụng điện năng tại doanh nghiệp. - Tiến hành phân tích số liệu và đưa ra các giải pháp tiết kiệm điện năng phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp. - Tính toán khả thi của từng giải pháp. - Thực hiện giải pháp khả thi. - Đánh giá hiệu quả tiết kiệm điện năng của doanh nghiệp. 1.5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG HIỆN NAY 1.5.1. Hệ thống chiếu sáng Để một hệ thống chiếu sáng làm việc hiệu quả và tiết kiệm điện cần có các biện pháp sau: - Giảm công suất tiêu thụ: Thay thế các bóng đèn sử dụng tiết kiệm điện. - Giảm thời gian đèn làm việc. - Tăng cường sử dụng ánh sáng tự nhiên. - Thực hiện bảo trì thường xuyên. 1.5.2. Hệ thống điều hòa không khí Để một hệ thống điều hòa không khí làm việc hiệu quả và tiết kiệm điện cần có các biện pháp sau: - Lắp đặt điều hòa ở vị trí mà dòng không khí được phân phối đều, điều chỉnh quạt thông gió của điều hòa sao cho dòng không khí lạnh bao phủ trong phòng. - Nên tắt các máy điều hòa không khí trước khi ra về khoảng 30 phút vì độ lạnh vẫn được duy trì. - Thực hiện bảo dưỡng trang bị máy điều hòa không khí để đảm bảo hiệu suất cao nhất. - Ở những nơi cần trang bị máy điều hòa không khí mới nên sử dụng các máy điều hòa có chức năng tiết kiệm điện. 1.5.3. Hệ thống bơm và quạt: Các giải pháp tiết kiệm điện ở hệ thống bơm và quạt: - Đầu tư: Chọn máy có hiệu suất cao, chi phí vận hành thấp, sử dụng máy nén khí nhiều cấp có làm mát trung gian. - Lắp đặt: Sử dụng máy nén khí cao áp cho hộ tiêu thụ cao áp và máy nén khí thấp áp cho hộ tiêu thụ áp thấp; Tối ưu hóa ống dẫn (kích thước, chiều dài, phụ
  • 15. 5 kiện,…), đặt máy nén khí ở vùng trung tâm đường ống, buồng đặt máy nén thông thoáng, nhiệt độ môi trường không khí thấp (giảm nhiệt độ khí nạp). - Sử dụng: Cài đặt áp suất khí nén phù hợp nhu cầu, vận hành cụm máy hiệu suất cao làm tải nền, phân bổ phụ tải hợp lý, hạn chế sử dụng khí nén (Ví dụ: thay bằng điện). - Bảo dưỡng: Đảm bảo quy trình bảo trì bảo dưỡng, hạn chế rò rỉ, đảm bảo hiệu quả giải nhiệt máy nén khí: Đưa quá trình máy nén khí tới đẳng nhiệt (n -> 1). 1.5.4. Tiết kiệm điện ở hệ thống điện - Các giải pháp sử dụng hiệu quả và tiết kiệm điện ở hệ thống điện.  Các giải pháp quản lý nhu cầu phụ tải hiệu quả - Sắp xếp lại tổ chức sản xuất, bố trí các phụ tải điện hợp lý. - Cắt giảm tổng điện năng tiêu thụ. - Chuyển dịch phụ tải. - Sa thải các phụ tải không cần thiết vào giờ cao điểm. - Sử dụng các thiết bị có hiệu suất cao, tiêu thụ điện ít. - Sử dụng các máy phát điện dự phòng Diedel vào giờ cao điểm. - Cài đặt các thiết bị điều chỉnh hệ số công suất.  Các giải pháp nâng cao hệ số công suất (cosψ): - Sử dụng thiết bị tiêu thụ công suất phản kháng nhỏ. - Thay các động cơ không đồng bộ non tải bằng động cơ có công suất nhỏ hơn. - Giảm điện áp đặt vào đối với động cơ thường xuyên làm việc non tải. - Hạn chế động cơ làm việc không tải, non tải. - Dùng động cơ đồng bộ thay cho động cơ không đồng bộ cùng công suất khi quy trình công nghệ cho phép. - Thay thế và sắp xếp lại các máy biến áp non tải.  Các giải pháp giảm sóng hài: - Cung cấp điện riêng cho thiết bị gây sóng hài. - Dùng tụ lọc sóng hài. - Tăng số pha của cầu nắn. - Sử dụng bộ lọc bậc cao: Cuộn cảm nối tiếp, máy biến áp Zigzag, bộ lọc thụ động, bộ lọc chủ động.  Chế độ không đối xứng: - Tăng số pha của cầu nắn. - Chế độ không đối xứng là chế độ làm việc mà các pha không đối xứng về mô đun hoặc góc pha hoặc cả hai. - Tác hại của chế độ làm việc không đối xứng: - Xuất hiện dòng thứ tự nghịch và thứ tự không.
  • 16. 6 - Dòng thứ tự không sẽ đi trên dây trung tính, gây tổn thất (20% đối với 3 pha dây dẫn, tăng tổn thất từ 1% - 2% điện năng tiêu thụ toàn nhà máy). - Các giải pháp loại trừ dòng trên dây trung tính: Định kỳ đo lường dòng điện trên dây trung tính và trên dây pha ở các thời điểm khác nhau -> Từ đó tính toán và cân bằng lại phụ tải ở các pha.  Sử dụng bộ biến tần: - Tiết kiệm điện năng tiêu thụ. - Hệ thống vận hành liên tục, đáp ứng theo yêu cầu phụ tải. - Độ tin cậy cao. - Ít gây tiếng ồn. - Có khả năng đảo chiều quay và hãm. - Đặc tính khởi động mềm và êm máy.
  • 17. 7 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN HỆ THỐNG ĐIỆN TỰ DÙNG TẠI NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 4 2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 2.1.1. Thông tin chung về Công ty - Công ty Thủy điện Đồng Nai là một đơn vị trực thuộc của Tổng Công ty Phát điện 1 - Tập đoàn Điện lực Việt Nam, được giao quản lý vận hành 2 nhà máy Thủy điện nằm trên sông Đồng Nai, với tổng công suất lắp đặt là 520MW có điện lượng tính toán trung bình hàng năm là trên 1,6 tỷ kWh. Trong đó, NMTĐ Đồng Nai 3 có công suất 180MW và NMTĐ Đồng Nai 4 có công suất 340MW. 2.1.2. Ngành nghề sản xuất kinh doanh - Sản xuất, kinh doanh điện năng. - Quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sữa chữa, cải tạo các thiết bị điện, các công trình thủy công, công trình kiến trúc của nhà máy thủy điện. - Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực về quản lý vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị nhà máy thủy điện. - Mua bán xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị. - Lập dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện, nhiệt điện, địa nhiệt điện, phong điện, năng lượng mặt trời. - Sản xuất, kinh doanh vật tư thiết bị điện, cơ khí, viễn thông, công nghệ thông tin. - Lắp đặt các công trình thủy điện, nhiệt điện, phong điện, năng lượng mặt trời, trạm điện và đường dây tải điện đến cấp điện áp 220kV. - Tư vấn lập dự án đầu tư, quản lý dự án đầu tư, lập dự toán và tổng dự toán công trình dân dụng, công nghiệp. - Sản xuất, sửa chữa, thí nghiệm và hiệu chỉnh thiết bị và phụ kiện, cấu kiện thép bê tông và cung ứng vật tư thiết bị ngành điện. 2.1.3. Quá trình hình thành và phát triển - Công ty Thủy điện Đồng Nai được Tập đoàn Điện lực Việt Nam thành lập ngày 14 tháng 12 năm 2011. - Ngày 01 tháng 01 năm 2013 Công ty được chuyển sang trực thuộc và chịu sự quản lý trực tiếp từ Tổng Công ty Phát điện 1 – Tập đoàn Điện lực Việt Nam. - Qua quá trình hình thành và phát triển, đến nay Công ty đã gặt hái được nhiều thành công nhất định, Công ty là một đơn vị mạnh trong Tổng Công ty Phát điện 1 và Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
  • 18. 8 2.1.4. Sơ đồ tổ chức Công ty - Cơ cấu tổ chức của Công ty Thủy điện Đồng Nai bao gồm 4 phòng: KHVT, TCHC, KT, TCKT và 2 phân xưởng là PXSC, PXVH với tổng số CBCNV là 167 người. Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức Công ty thủy điện Đồng Nai 2.2. TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 4 2.2.1. Tổng quan Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 4 - Nhà máy thủy điện Đồng Nai 4 nằm trên địa bàn xã Lộc Bảo – huyện Bảo Lâm – tỉnh Lâm Đồng, cách TP Bảo Lộc khoảng 90 Km theo quốc lộ 28. Nhà máy được xây dựng theo kiểu hở, là một NMTĐ bậc thang trên lưu vực sông Đồng Nai, bậc trên nhà máy là Thủy điện Đồng Nai 3, bậc dưới là thủy điện Đồng Nai 5. Được đưa vào vận hành khai thác từ năm 2011, Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 4 gồm có 2 tổ máy, với tổng công suất lắp đặt 340 MW, sản lượng điện bình quân hàng năm 1,1 tỷ KWh. 2.2.2. Sơ đồ nối điện chính Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 4 - Điện năng sản xuất của nhà máy được truyền tải bằng hai xuất tuyến đường dây 271 và 272 đến thanh cái 220kV trạm 500kV Đắk Nông sau đó được truyền tải lên hệ thống điện 500 kV Quốc gia, cung cấp nhu cầu điện năng của các phụ tải điện trên khắp cả nước.
  • 19. 9 Hình 2.2. Sơ đồ nối điện chính NMTĐ Đồng Nai 4 2.2.3. Sơ đồ nối điện tự dùng Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 4  Phân tích hiện trạng sử dụng điện tự dùng tại Nhà máy Đồng Nai 4: - Điện từ thanh dẫn dòng Tổ máy 1 đưa qua dao cách ly 941-3 qua TD91 qua QFB1 tới thanh cái I . - Điện từ thanh dẫn dòng Tổ máy 2 đưa qua dao cách ly 942-3 qua TD92 qua QFB2 tới thanh cái II. - Thanh cái III được cấp nguồn từ máy phát diesel qua QFB3, - Thanh cái III được cấp nguồn từ lưới 22 KV qua BFT01 qua QFB4 và MC483, BFT01 và được cấp nguồn từ máy phát Diezel. - Thanh cái I nối với II qua QFB5,6. - Thanh cái I,II nối với III qua QFB9, 10.
  • 20. 10 Hình 2.3. Sơ đồ nối điện tự dùng NMTĐ Đồng Nai 4 - Tủ 1BJA01 cấp điện từ thanh cái I,II qua I-1BJA, 1BJA-I và 1BJA-I, 1-1BJA- II và cấp điện cho tự dùng tổ máy 1. - Tủ 2BJA01 được cấp nguồn từ 2 thanh cái I và II qua 4 máy cắt và cấp điện cho tự dùng tổ máy 2. - Tủ BLB được cấp nguồn từ 2 thanh cái I và II qua 4 máy cắt và cấp điện cho hệ thống khí nén, hệ thống cung cấp nước và xử lý nước thải.cấp nguồn từ 2 thanh - Tủ BLC được cấp nguồn từ 2 thanh cái I và II qua 4 máy cắt và cấp điện cho hệ thống thông gió và điều hòa không khí và điều hòa nhiệt độ. - Tủ BLD được cấp nguồn từ 2 thanh cái I và II qua 4 máy cắt và cấp điện cho hệ thống điều khiển tự động và thông tin liên lạc. - Tủ BLE được cấp nguồn từ tủ BLD qua 2 máy biến áp và 4 máy cắt và cấp nguồn cho chiếu sáng. - Tủ BLF được cấp nguồn từ 2 thanh cái I và II qua 4 máy cắt và cấp điện cho hệ thống chữa cháy. - Tủ BLH cấp nguồn từ 2 thanh cái I và II qua 4 máy cắt và cấp nguồn cho hệ thống tự dùng trạm. - Tủ BLA cấp nguồn từ 3 thanh cái I, II và III qua 6 máy cắt và cấp nguồn cho hệ thống bơm tiêu và tháo cạn, cẩu trục gian máy.
  • 21. 11 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐIỆN TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN TỰ DÙNG NMTĐ ĐỒNG NAI 4 3.1. GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM ĐIỆN Ở HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 4 - Chiếu sáng là một ứng dụng quan trọng phục vụ rộng rãi cho các hoạt động sinh hoạt, sản xuất. Việc thiết kế và bố trí hệ thống chiếu sáng hợp lý không những tạo ra một môi trường sống và làm việc an toàn, thuận lợi và thân thiện, mà còn góp phần quan trọng trong tiết kiệm điện hiệu quả. - Theo ước tính, tiêu thụ năng lượng của việc chiếu sáng chiếm khoảng 20 - 45% tổng tiêu thụ năng lượng của một toà nhà thương mại và khoảng 3 – 10% trong tổng tiêu thụ năng lượng của một nhà máy công nghiệp. - Hiện nay, với trình độ khoa học công nghệ ngày càng phát triển, có nhiều thiết bị chiếu sáng mang lại hiệu quả chiếu sáng cao và tiết kiệm năng lượng. Việc cải tạo và lắp đặt hệ thống chiếu sáng hiệu quả và hợp lý. Năng lượng tiết kiệm đạt được từ 25% - 30% điện năng tiêu thụ cho mục đích chiếu sáng. Độ sáng tăng thêm góp phần giúp người lao động bảo vệ sức khỏe, tâm lý thoải mái khi làm việc. 3.1.1. Hiện trạng hệ thống chiếu sáng NMTĐ Đồng Nai 4 - Hệ thống chiếu sáng nhà máy được thiết kế nhằm cung cấp nguồn sáng cho các phòng làm việc, phòng thiết bị, … các tầng sàn của nhà máy, đảm bảo các hoạt động sản xuất của nhà máy một cách liên tục trong mọi điều kiện. - Hệ thống chiếu sáng NMTĐ Đồng Nai 4 được lắp đặt và đưa vào vận hành từ đầu năm 2012. Tuy nhiên, các thiết bị được thiết kế và lắp đặt với các thiết bị được sản xuất theo công nghệ cũ, tiêu thụ nhiều điện năng, phát sinh nhiệt, gây nóng và ồn cho môi trường xung quanh. - Các thiết bị chiếu sáng chủ yếu được sử dụng trong nhà máy là loại đèn tuýp huỳnh quang T8 – 36W (tổng cộng 1.754 bóng) chiếu sáng cho các tầng, sàn, các phòng làm việc, phòng thiết bị, … và các đèn cao áp Sodium 400W (30 bóng) chiếu sáng khu vực sàn lắp máy và khu vực gian máy. Cụ thể như các hình 3-1 và hình 3-2 sau đây:
  • 22. 12 Hình 3.1. Hình ảnh và thông số cơ bản của đèn huỳnh quang T8-36W Hình 3.2. Đèn cao áp 400W chiếu sáng trong nhà 3.1.2. Tính toán các thông số hiện trạng của hệ thống chiếu sáng nhà máy 3.1.2.1. Thiết bị chiếu sáng Tầng 330 - Diện tích cần chiếu sáng: 270 (m2 ). - Số lượng đèn hiện hữu: 88 bóng. - Loại đèn : Huỳnh quang T8/40 (W). - Tổng công suất: P = 3,17 (kW). - Quang thông 1 bóng: 2600 (lm). - Tổng quang thông: 228.800 (lm). - Độ rọi tiêu chuẩn: Etc = 500 (lux).  Tính toán các thông số chiếu sáng: - Chỉ số điểm : K = ) ( b a h ab tt = 2,16, trong đó : + a,b : chiều dài và chiều rộng sàn. + htt : chiều cao tính toán - Hệ số bù : d = 2 1 = 9 , 0 9 , 0 1 x =1,235, trong đó: + 1 : hệ số suy giảm quang thông, tuỳ theo loại bóng đèn, chọn = 0,9. + 2 : hệ số suy giảm quang thông do bụi bẩn, tuỳ theo mức độ bụi bẩn, loại khí hậu, mức độ kính của bộ đèn, chọn bằng 0,9. - Tính tỷ số treo: j = tt h h h ' ' = 0 (Do máng đèn âm trần). - Từ các thông số tính toán được và môi trường hiện hữu của nhà máy, tra bảng ta chọn được Hệ số có ích: U=0,97 . - Từ công thức tính quang thông: tong = U d S Etc . . , trong đó :
  • 23. 13 + S : diện tíc bề mặt làm việc (m2). + d : hệ số bù. + U : Hệ số có ích - Ta suy ra độ rọi hiện tại là: Ett= 235 , 1 . 270 97 , 0 . 000 . 228 . . x x d S xU tong = 666 (lux) → Ett > Etc = 500 (lux). 3.1.2.2. Tầng 324,8 - Diện tích cần chiếu sáng: 270 (m2 ). - Số lượng đèn hiện hữu: 80 bóng. - Loại đèn : Huỳnh quang T8/40 (W). - Quang thông 1 bóng: 2600 (lm). - Tổng quang thông: 208.000 (lm). - Tổng công suất: P = 2,88 (kW). - Độ rọi tiêu chuẩn: Etc = 500 (lux).  Tính toán các thông số chiếu sáng: - Chỉ số điểm : K = ) ( b a h ab tt = 2,16, trong đó : + a,b : chiều dài và chiều rộng sàn. + htt : chiều cao tính toán - Hệ số bù : d = 2 1 = 9 , 0 9 , 0 1 x = 1,235; trong đó: + 1 : hệ số suy giảm quang thông, tuỳ theo loại bóng đèn, chọn = 0,9. + 2 : hệ số suy giảm quang thông do bụi bẩn, tuỳ theo mức độ bụi bẩn, loại khí hậu, mức độ kính của bộ đèn, chọn bằng 0,9. - Tính tỷ số treo: j = tt h h h ' ' = 0 (Do máng đèn âm trần). - Từ các thông số tính toán được và môi trường hiện hữu của nhà máy, tra bảng ta chọn được Hệ số có ích: U=0,97 . - Từ công thức tính quang thông: tong = U d S Etc . . , trong đó : + S : diện tíc bề mặt làm việc (m2 + d : hệ số bù. + U : Hệ số có ích - Ta suy ra độ rọi hiện tại là: Ett= 235 , 1 . 270 97 , 0 . 000 . 208 . . x x d S xU tong = 605 (lux) → Ett > Etc = 500 (lux).
  • 24. 14 3.1.2.3. Tầng 321 - Diện tích cần chiếu sáng: 270 (m2 ). - Số lượng đèn hiện hữu: 116 bóng. - Loại đèn : Huỳnh quang T8/40 (W). - Tổng công suất: P = 4,18 (kW). - Quang thông 1 bóng: 2600 (lm). - Tổng quang thông: 301.600 (lm). - Độ rọi tiêu chuẩn: Etc = 500 (lux).  Tính toán các thông số chiếu sáng: - Chỉ số điểm : K = ) ( b a h ab tt = 2,16, trong đó : + a,b : chiều dài và chiều rộng sàn. + htt : chiều cao tính toán - Hệ số bù : d = 2 1 = 9 , 0 9 , 0 1 x =1,235, trong đó: + 1 : hệ số suy giảm quang thông, tuỳ theo loại bóng đèn, chọn = 0,9. + 2 : hệ số suy giảm quang thông do bụi bẩn, tuỳ theo mức độ bụi bẩn, loại khí hậu, mức độ kính của bộ đèn, chọn bằng 0,9. - Tính tỷ số treo: j = tt h h h ' ' = 0 (Do máng đèn âm trần). - Từ các thông số tính toán được và môi trường hiện hữu của nhà máy, tra bảng ta chọn được hệ số có ích: U=0,97 . - Từ công thức tính quang thông: tong = U d S Etc . . , trong đó : + S : diện tích bề mặt làm việc (m2) + d : hệ số bù. + U : Hệ số có ích - Ta suy ra độ rọi hiện tại là: Ett= 235 , 1 . 270 97 , 0 . 600 . 301 . . x x d S xU tong = 878 (lux) → Ett > Etc = 500 (lux). 3.1.2.4. Tầng 315 a. Phần chiếu sáng xưởng sản xuất: - Diện tích cần chiếu sáng: 270 (m2 ). - Số lượng đèn hiện hữu: 92 bóng. - Loại đèn : Huỳnh quang T8/40 (W). - Tổng công suất: P = 3,31 (kW). - Quang thông 1 bóng: 2600 (lm).
  • 25. 15 - Tổng quang thông: 239.200 (lm). - Độ rọi tiêu chuẩn: Etc = 500 (lux).  Tính toán các thông số chiếu sáng: - Chỉ số điểm : K = ) ( b a h ab tt = 2,16, trong đó : + a,b : chiều dài và chiều rộng sàn. + htt : chiều cao tính toán - Hệ số bù : d = 2 1 = 9 , 0 9 , 0 1 x = 1,235, trong đó: + 1 : hệ số suy giảm quang thông, tuỳ theo loại bóng đèn, chọn = 0,9. + 2 : hệ số suy giảm quang thông do bụi bẩn, tuỳ theo mức độ bụi bẩn, loại khí hậu, mức độ kính của bộ đèn, chọn bằng 0,9. - Tính tỷ số treo: j = tt h h h ' ' = 0,1875. - Từ các thông số tính toán được và môi trường hiện hữu của nhà máy, tra bảng ta chọn được hệ số có ích: U=0,84 . - Từ công thức tính quang thông: tong = U d S Etc . . , trong đó : + S : diện tíc bề mặt làm việc (m2) + d : hệ số bù. + U : Hệ số có ích - Ta suy ra độ rọi hiện tại là: Ett= 235 , 1 . 270 97 , 0 . 000 . 208 . . x x d S xU tong = 603 (lux) → Ett > Etc = 500 (lux). b. Phần chiếu sáng khu vực sàn lắp máy: - Diện tích cần chiếu sáng: 1.472,00 (m2 ). - Số lượng đèn hiện hữu: 30 bóng. - Loại đèn : đèn cao áp Sodium 400W. - Tổng công suất: P = 12,00 (kW). - Quang thông 1 bóng: 35.000 (lm). - Tổng quang thông: 1.050.000 (lm). - Độ rọi tiêu chuẩn: Etc = 300 (lux).  Tính toán các thông số chiếu sáng: - Chỉ số điểm : K = ) ( b a h ab tt = ) 23 64 ( 15 23 64 x x =0,53, trong đó : + a,b : chiều dài và chiều rộng sàn.
  • 26. 16 + htt : chiều cao tính toán. - Hệ số bù : d = 2 1 = 9 , 0 9 , 0 1 x = 1,235, trong đó: + 1 : hệ số suy giảm quang thông, tuỳ theo loại bóng đèn, chọn = 0,9. + 2 : hệ số suy giảm quang thông do bụi bẩn, tuỳ theo mức độ bụi bẩn, loại khí hậu, mức độ kính của bộ đèn, chọn bằng 0,9. - Tính tỷ số treo: j = tt h h h ' ' = 0,167. - Từ các thông số tính toán được và môi trường hiện hữu của nhà máy, tra bảng ta chọn được hệ số có ích: U=0,53 . - Từ công thức tính quang thông: tong = U d S Etc . . , trong đó : + S : diện tíc bề mặt làm việc (m2) + d : hệ số bù. + U : Hệ số có ích. - Ta suy ra độ rọi hiện tại là: Ett= 235 , 1 . 1.050.000 53 , 0 . 1.050.000 . . x x d S xU tong = 393 (lux) → Ett > Etc = 300 (lux). 3.1.2.5. Tầng 307 - Diện tích cần chiếu sáng: 1561 (m2 ). - Số lượng đèn hiện hữu: 306 bóng. - Loại đèn : Huỳnh quang T8/40 (W). - Tổng công suất: P = 11,02 (kW). - Quang thông 1 bóng: 2600 (lm). - Tổng quang thông: 795.600 (lm). - Độ rọi tiêu chuẩn: Etc = 300 (lux).  Tính toán các thông số chiếu sáng: - Chỉ số điểm : K = ) ( b a h ab tt = 4,69, trong đó : + a,b : chiều dài và chiều rộng sàn. + htt : chiều cao tính toán. - Hệ số bù : d = 2 1 = 9 , 0 9 , 0 1 x =1,235, trong đó: + 1 : hệ số suy giảm quang thông, tuỳ theo loại bóng đèn, chọn = 0,9. + 2 : hệ số suy giảm quang thông do bụi bẩn, tuỳ theo mức độ bụi bẩn, loại khí hậu, mức độ kính của bộ đèn, chọn bằng 0,9.
  • 27. 17 - Tính tỷ số treo: j = tt h h h ' ' = 0,35. - Từ các thông số tính toán được và môi trường hiện hữu của nhà máy, tra bảng ta chọn được hệ số có ích: U=0,91 . - Từ công thức tính quang thông: tong = U d S Etc . . , trong đó : + S : diện tích bề mặt làm việc (m2) + d : hệ số bù. + U : Hệ số có ích. - Ta suy ra độ rọi hiện tại là: Ett= 235 , 1 . 1561 91 , 0 . 795.600 . . x x d S xU tong = 376 (lux) . → Ett > Etc = 300 (lux). 3.1.2.6. Tầng 300 - Diện tích cần chiếu sáng: 1.561 (m2 ). - Số lượng đèn hiện hữu: 244 bóng. - Loại đèn : Huỳnh quang T8/40 (W). - Tổng công suất: P = 8,78 (kW). - Quang thông 1 bóng: 2600 (lm). - Tổng quang thông: 634.400 (lm). - Độ rọi tiêu chuẩn: Etc = 300 (lux).  Tính toán các thông số chiếu sáng: - Chỉ số điểm : K = ) ( b a h ab tt = 4,21 trong đó: + a,b: chiều dài và chiều rộng sàn. + htt : chiều cao tính toán. - Hệ số bù : d = 2 1 = 9 , 0 9 , 0 1 x =1,235 trong đó: + 1 : hệ số suy giảm quang thông, tuỳ theo loại bóng đèn, chọn = 0,9. + 2 : hệ số suy giảm quang thông do bụi bẩn, tuỳ theo mức độ bụi bẩn, loại khí hậu, mức độ kính của bộ đèn, chọn bằng 0,9. - Tính tỷ số treo: j = tt h h h ' ' =0,35. - Từ các thông số tính toán được và môi trường hiện hữu của nhà máy, tra bảng ta chọn được hệ số có ích: U=0,91 . - Từ công thức tính quang thông: tong = U d S Etc . . , trong đó : + S : diện tích bề mặt làm việc (m2)
  • 28. 18 + d : hệ số bù. + U : Hệ số có ích. - Ta suy ra độ rọi hiện tại là: Ett= 235 , 1 . 1293 91 , 0 . 400 . 634 . . x x d S xU tong = 362 (lux) → Ett > Etc = 300 (lux). 3.1.2.7. Tầng 294 - Diện tích cần chiếu sáng: 1315 (m2 ). - Số lượng đèn hiện hữu: 184 bóng. - Loại đèn : Huỳnh quang T8/40 (W). - Tổng công suất: P = 6,62 (kW). - Quang thông 1 bóng: 2600 (lm). - Tổng quang thông: 478.400 (lm). - Độ rọi tiêu chuẩn: Etc = 200 (lux).  Tính toán các thông số chiếu sáng: - Chỉ số điểm : K = ) ( b a h ab tt = 4,96 trong đó : + a,b : chiều dài và chiều rộng sàn. + htt : chiều cao tính toán. - Hệ số bù : d = 2 1 = 9 , 0 9 , 0 1 x =1,235, trong đó: + 1 : hệ số suy giảm quang thông, tuỳ theo loại bóng đèn, chọn = 0,9. + 2 : hệ số suy giảm quang thông do bụi bẩn, tuỳ theo mức độ bụi bẩn, loại khí hậu, mức độ kính của bộ đèn, chọn bằng 0,9. - Tính tỷ số treo: j = tt h h h ' ' = 0,28. - Từ các thông số tính toán được và môi trường hiện hữu của nhà máy, tra bảng ta chọn được hệ số có ích: U=0,91 . - Từ công thức tính quang thông: tong = U d S Etc . . , trong đó : + S : diện tích bề mặt làm việc (m2) + d : hệ số bù. + U : Hệ số có ích. - Ta suy ra độ rọi hiện tại là: Ett= 235 , 1 . 315 . 1 91 , 0 . 400 . 478 . . x x d S xU tong = 268 (lux) → Ett > Etc = 200 (lux). 3.1.2.8. Tầng 288 - Tổng công suất: P = 9,18 (kW).
  • 29. 19 - Diện tích cần chiếu sáng: 1259 (m2 ). - Số lượng đèn hiện hữu: 255 bóng. - Loại đèn : Huỳnh quang T8/40 (W). - Tổng công suất: P = 9,18 (kW). - Quang thông 1 bóng: 2600 (lm). - Tổng quang thông: 663.000 (lm). - Độ rọi tiêu chuẩn: Etc = 300 (lux).  Tính toán các thông số chiếu sáng: - Chỉ số điểm : K = ) ( b a h ab tt = 4,93 trong đó: + a,b : chiều dài và chiều rộng sàn. + htt : chiều cao tính toán. - Hệ số bù : d = 2 1 = 9 , 0 9 , 0 1 x =1,235, trong đó: + 1 : hệ số suy giảm quang thông, tuỳ theo loại bóng đèn, chọn = 0,9. + 2 : hệ số suy giảm quang thông do bụi bẩn, tuỳ theo mức độ bụi bẩn, loại khí hậu, mức độ kính của bộ đèn, chọn bằng 0,9. - Tính tỷ số treo: j = tt h h h ' ' = 0,28. - Từ các thông số tính toán được và môi trường hiện hữu của nhà máy, tra bảng ta chọn được hệ số có ích: U=0,91 . - Từ công thức tính quang thông: tong = U d S Etc . . , trong đó : + S : diện tích bề mặt làm việc (m2) + d : hệ số bù. + U : Hệ số có ích. - Ta suy ra độ rọi hiện tại là: Ett= 235 , 1 . 1259 91 , 0 . 000 . 663 . . x x d S xU tong = 388 (lux). → Ett > Etc = 300 (lux). 3.1.2.9. Tầng 284 - Diện tích cần chiếu sáng: 972 (m2 ). - Số lượng đèn hiện hữu: 200 bóng. - Loại đèn : Huỳnh quang T8/40 (W). - Tổng công suất: P = 7,2 (kW). - Quang thông 1 bóng: 2600 (lm). - Tổng quang thông: 520.000 (lm).
  • 30. 20 - Độ rọi tiêu chuẩn: Etc = 500 (lux).  Tính toán các thông số chiếu sáng: - Chỉ số điểm : K = ) ( b a h ab tt = 4,55, trong đó : + a,b : chiều dài và chiều rộng sàn. + htt : chiều cao tính toán. - Hệ số bù : d = 2 1 = 9 , 0 9 , 0 1 x =1,235, trong đó: + 1 : hệ số suy giảm quang thông, tuỳ theo loại bóng đèn, chọn = 0,9. + 2 : hệ số suy giảm quang thông do bụi bẩn, tuỳ theo mức độ bụi bẩn, loại khí hậu, mức độ kính của bộ đèn, chọn bằng 0,9. - Tính tỷ số treo: j = tt h h h ' ' = 0 (Do máng đèn lắp sát trần). - Từ các thông số tính toán được và môi trường hiện hữu của nhà máy, tra bảng ta chọn được hệ số có ích: U=0,95 . - Từ công thức tính quang thông: tong = U d S Etc . . , trong đó : + S : diện tích bề mặt làm việc (m2). + d : hệ số bù. + U : Hệ số có ích. - Ta suy ra độ rọi hiện tại là: Ett= 235 , 1 . 972 95 , 0 . 000 . 520 . . x x d S xU tong = 412 (lux) → Ett > Etc = 300 (lux). 3.1.2.10. Tầng 277 - Diện tích cần chiếu sáng: 840 (m2 ). - Số lượng đèn hiện hữu: 130 bóng. - Loại đèn : Huỳnh quang T8/40 (W). - Tổng công suất: P = 4,68 (kW). - Quang thông 1 bóng: 2600 (lm). - Tổng quang thông: 338.000 (lm). - Độ rọi tiêu chuẩn: Etc = 200 (lux).  Tính toán các thông số chiếu sáng: - Chỉ số điểm : K = ) ( b a h ab tt = 3,39 trong đó : + a,b : chiều dài và chiều rộng sàn. + htt : chiều cao tính toán.
  • 31. 21 - Hệ số bù : d = 2 1 = 9 , 0 9 , 0 1 x =1,235, trong đó: + 1 : hệ số suy giảm quang thông, tuỳ theo loại bóng đèn, chọn = 0,9. + 2 : hệ số suy giảm quang thông do bụi bẩn, tuỳ theo mức độ bụi bẩn, loại khí hậu, mức độ kính của bộ đèn, chọn bằng 0,9. - Tính tỷ số treo: j = tt h h h ' ' = 0,44. - Từ các thông số tính toán được và môi trường hiện hữu của nhà máy, tra bảng ta chọn được hệ số có ích: U=0,91 . - Từ công thức tính quang thông: tong = U d S Etc . . , trong đó : + S : diện tích bề mặt làm việc (m2). + d : hệ số bù. + U : Hệ số có ích. - Ta suy ra độ rọi hiện tại là: Ett= 235 , 1 . 840 91 , 0 . 000 . 520 . . x x d S xU tong = 297 (lux). → Ett > Etc = 200 (lux).  Từ các kết quả tính toán cho hệ thống chiếu sáng NMTĐ Đồng Nai 4 như trên, ta tổng hợp được bảng 3.1.1 như sau: Bảng 3.1. Các thông số hệ thống chiếu sáng NMTĐ Đồng Nai 4 STT Tầng sàn Thời gian sử dụng Bóng Đèn HQ 36w Đèn cao áp 200W Công suất (kW) Quang thông tổng (Lm) Độ rọi tính toán (lux) Độ rọi tiêu chuẩn (lux) Ghi chú 1 Tầng 330 8 88 3,17 228.800 665,81 500 2 Tầng 324,8 8 80 2,88 208.000 605,28 500 3 Tầng 321 24 116 4,18 301.600 877,66 750 4 Tầng 315 8 92 3,31 239.200 602,78 500 8 30 12,00 1.050.000 392,89 300 5 Tầng 307 24 306 11,02 795.600 375,69 300 6 Tầng 300 24 244 8,78 634.400 361,57 300
  • 32. 22 STT Tầng sàn Thời gian sử dụng Bóng Đèn HQ 36w Đèn cao áp 200W Công suất (kW) Quang thông tổng (Lm) Độ rọi tính toán (lux) Độ rọi tiêu chuẩn (lux) Ghi chú 7 Tầng 294 24 184 6,62 478.400 268,26 200 8 Tầng 288 24 255 9,18 663.000 388,19 300 9 Tầng 284 24 200 7,20 520.000 411,67 300 10 Tầng 277 24 130 4,68 338.000 296,60 200 Tổng cộng 1.695 30 73,02 - Từ các số liệu thống kê chi tiết số lượng, chủng loại đèn tại các tầng, sàn và tính toán độ rọi trung bình tại các tầng, sàn được tổng hợp như Bảng 3.1. ta nhận thấy việc bố trí và sử dụng đèn chiếu sáng tại các tầng sàn đều vượt quá so với tiêu chuẩn TCVN 7114-1:2008 về chiếu sáng cho nhà xưởng và nơi làm vệc. 3.1.3. Đề xuất giải pháp tiết kiệm điện năng cho hệ thống chiếu sáng NMTĐ Đồng Nai 4 - Trong thời gian gần đây, với trình độ khoa học công nghệ ngày càng phát triển, các sản phẩm chiếu sáng đã trở nên tinh vi và đa dạng hơn nhiều, có nhiều thiết bị chiếu sáng mang lại hiệu quả chiếu sáng cao và tiết kiệm năng lượng. Việc cải tạo và lắp đặt hệ thống chiếu sáng hiệu quả và hợp lý sẽ tiết kiệm đạt được từ 25% - 30% điện năng tiêu thụ cho mục đích chiếu sáng. Độ sáng tăng thêm góp phần giúp người lao động bảo vệ sức khỏe, tâm lý thoải mái khi làm việc.
  • 33. 23 Hình 3.3. Đèn Led tuýp T8 các thông số kỹ thuật Hình 3.4. Đèn LED cao áp chiếu sáng nhà xưởng và các thông số kỹ thuật - Trên cơ sở diện tích các tầng, sàn; nhu cầu sử dụng và hiện trạng bố trí thiết bị, các phòng làm việc, tại các tầng, sàn bên trong nhà máy; ta tính toán được độ rọi tại các tầng, sàn; lựa chọn các thiết bị chiếu sáng theo công nghệ sản xuất hiện đại, có hiệu suất chiếu sáng cao và tiết kiệm năng lượng mang lại hiệu quả cao, góp phần nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh trong Công ty. 3.1.4. Tính toán lựa chọn thiết bị chiếu sáng tại các tầng sàn - Từ kết quả lựa chọn các thiết bị chiếu sáng như trên, ta tính được số lượng các đèn cần bố trí cho các tầng sàn của nhà máy: 3.1.4.1. Tính toán, lựa chọn và bố trí thiết bị chiếu sáng cho tầng 330 - Quang thông cần thiết cho nhu cầu chiếu sáng tầng 330:
  • 34. 24 tong = U d S Etc . . = 97 , 0 235 , 1 270 500 x x = 171.821 (lm) - Số bóng đèn cần thiết đáp ứng nhu cầu chiếu sáng: Nbd = bo cacbong tong 1 / = 200 . 2 171.821 = 78,1 (bóng) - Chọn phương án 80 bóng và bố trí thiết bị chiếu sáng tầng 330 như hình 3-5 - Độ rọi sau thay thế là: Ett= 235 , 1 . 270 97 , 0 . 200 . 2 80 . . x x x d S xU tong = 512,2 (lux) → Ett > Etc = 500 (lux). Hình 3.5. Mặt bằng bố trí chiếu sáng sàn 330 3.1.4.2. Tính toán, lựa chọn và bố trí thiết bị chiếu sáng cho tầng 324,8: - Quang thông cần thiết cho nhu cầu chiếu sáng tầng 324,8: tong = U d S Etc . . = 97 , 0 235 , 1 270 500 x x = 171.821 (lm) - Số bóng đèn cần thiết đáp ứng nhu cầu chiếu sáng: Nbd = bo cacbong tong 1 / = 200 . 2 171.821 = 78,1 (bóng) - Chọn phương án 80 bóng và bố trí thiết bị chiếu sáng tầng 324,8 như hình 3-6. - Độ rọi sau thay thế là: Ett= 235 , 1 . 270 97 , 0 . 200 . 2 80 . . x x x d S xU tong = 512,2 (lux) → Ett > Etc = 500 (lux).
  • 35. 25 Hình 3.6. Mặt bằng chiếu sáng sàn 324.8 3.1.4.3. Tính toán, lựa chọn và bố trí thiết bị chiếu sáng cho tầng 321 - Quang thông cần thiết cho nhu cầu chiếu sáng tầng 321: tong = U d S Etc . . = 97 , 0 235 , 1 270 750 x x = 257.732 (lm) - Số bóng đèn cần thiết đáp ứng nhu cầu chiếu sáng: Nbd = bo cacbong tong 1 / = 200 . 2 257.732 = 117,15 (bóng) - Chọn phương án 120 bóng và bố trí thiết bị chiếu sáng như hình 3-7. - Độ rọi sau thay thế là: Ett= 235 , 1 . 270 97 , 0 . 200 . 2 120 . . x x x d S xU tong = 768,24 (lux) → Ett > Etc = 750 (lux). Hình 3.7. Mặt bằng chiếu sáng sàn 321 3.1.4.4. Tính toán, lựa chọn và bố trí thiết bị chiếu sáng cho tầng 315 a. Tính toán, lựa chọn và bố trí thiết bị chiếu sáng khu vực xưởng cơ khí - Quang thông cần thiết cho nhu cầu chiếu sáng khu vực xưởng cơ khí:
  • 36. 26 tong = U d S Etc . . = 84 , 0 235 , 1 270 500 x x = 198.413 (lm) - Số bóng đèn cần thiết đáp ứng nhu cầu chiếu sáng: Nbd = bo cacbong tong 1 / = 200 . 2 198.413 = 90,19 (bóng) - Chọn phương án 92 bóng và bố trí thiết bị chiếu sáng khu vực xưởng cơ khí như hình 3-8 - Độ rọi sau thay thế là: Ett= 235 , 1 . 270 84 , 0 . 200 . 2 92 . . x x x d S xU tong = 510,05 (lux) → Ett > Etc = 500 (lux). Hình 3.8. Mặt bằng chiếu sáng khu vưc xưởng cơ khí tầng 315 b. Tính toán, lựa chọn và bố trí thiết bị chiếu sáng khu vực sàn lắp máy - Quang thông cần thiết cho nhu cầu chiếu sáng khu vực sàn lắp máy: tong = U d S Etc . . = 68 , 0 235 , 1 1472 300 x x = 801.743 (lm) - Số bóng đèn cần thiết đáp ứng nhu cầu chiếu sáng: Nbd = bo cacbong tong 1 / = 200 . 2 801.743 = 24 (bóng) - Chọn phương án 30 bóng và bố trí thiết bị chiếu sáng như hình 3-9. - Độ rọi sau thay thế là: Ett= 235 , 1 . 472 . 1 68 , 0 000 . 34 30 . . x x x d S xU tong = 381 (lux) → Ett > Etc = 300 (lux).
  • 37. 27 Hình 3.9. Mặt bằng chiếu sáng sàn 315 3.1.4.5. Tính toán, lựa chọn và bố trí thiết bị chiếu sáng cho tầng 307 - Quang thông cần thiết cho nhu cầu chiếu sáng tầng 307: tong = U d S Etc . . = 91 , 0 235 , 1 561 . 1 300 x x = 635.307 (lm). - Số bóng đèn cần thiết đáp ứng nhu cầu chiếu sáng: Nbd = bo cacbong tong 1 / = 200 . 2 635.307 = 288,78 (bóng). - Chọn phương án 306 bóng và bố trí thiết bị chiếu sáng tầng 307 như hình 3- 10. - Độ rọi sau thay thế là: Ett= 235 , 1 . 561 . 1 91 , 0 . 200 . 2 306 . . x x x d S xU tong = 317,89 (lux) → Ett > Etc = 300 (lux).
  • 38. 28 Hình 3.10. Mặt bằng chiếu sáng sàn 307 3.1.4.6. Tính toán, lựa chọn và bố trí thiết bị chiếu sáng cho tầng 300 - Quang thông cần thiết cho nhu cầu chiếu sáng tầng 300: tong = U d S Etc . . = 91 , 0 235 , 1 293 . 1 300 x x = 526.374 (lm). - Số bóng đèn cần thiết đáp ứng nhu cầu chiếu sáng: Nbd = bo cacbong tong 1 / = 200 . 2 526.374 = 239,26 (bóng). - Chọn phương án 244 bóng và bố trí thiết bị chiếu sáng tầng 300 như hình 3- 11. - Độ rọi sau thay thế là: Ett= 235 , 1 . 293 . 1 91 , 0 . 200 . 2 244 . . x x x d S xU tong = 305,94 (lux) → Ett > Etc = 300 (lux).
  • 39. 29 Hình 3.11. Mặt bằng chiếu sáng sàn 300 3.1.4.7. Tính toán, lựa chọn và bố trí thiết bị chiếu sáng cho tầng 294 - Quang thông cần thiết cho nhu cầu chiếu sáng tầng 294: tong = U d S Etc . . = 91 , 0 235 , 1 315 . 1 200 x x = 356.668 (lm) - Số bóng đèn cần thiết đáp ứng nhu cầu chiếu sáng: Nbd = bo cacbong tong 1 / = 200 . 2 356.668 = 162 (bóng). - Chọn phương án 188 bóng và bố trí thiết bị chiếu sáng tầng 294 như hình 3-12. - Độ rọi sau thay thế là: Ett= 235 , 1 . 315 . 1 91 , 0 . 200 . 2 188 . . x x x d S xU tong = 226 (lux). → Ett > Etc = 200 (lux).
  • 40. 30 Hình 3.12. Mặt bằng chiếu sáng sàn 294 3.1.4.8. Tính toán, lựa chọn và bố trí thiết bị chiếu sáng cho tầng 288 - Quang thông cần thiết cho nhu cầu chiếu sáng tầng 288: tong = U d S Etc . . = 91 , 0 235 , 1 259 . 1 300 x x = 512.381 (lm). - Số bóng đèn cần thiết đáp ứng nhu cầu chiếu sáng: Nbd = bo cacbong tong 1 / = 200 . 2 512.381 = 232,9 (bóng). - Chọn phương án 255 bóng và bố trí thiết bị chiếu sáng tầng 288 như hình 3-13. - Độ rọi sau thay thế là: Ett= 235 , 1 . 259 . 1 91 , 0 . 200 . 2 155 . . x x x d S xU tong = 328,47 (lux). → Ett > Etc = 300 (lux).
  • 41. 31 Hình 3.13. Mặt bằng chiếu sáng sàn 288 3.1.4.9. Tính toán, lựa chọn và bố trí thiết bị chiếu sáng cho tầng 284 - Quang thông cần thiết cho nhu cầu chiếu sáng tầng 284: tong = U d S Etc . . = 95 , 0 235 , 1 972 300 x x = 378.947 (lm). - Số bóng đèn cần thiết đáp ứng nhu cầu chiếu sáng: Nbd = bo cacbong tong 1 / = 200 . 2 378.947 = 172,25 (bóng). - Chọn phương án 200 bóng và bố trí thiết bị chiếu sáng tầng 284 như hình 3-14. - Độ rọi sau thay thế là: Ett= 235 , 1 . 972 95 , 0 . 200 . 2 200 . . x x x d S xU tong = 348,33 (lux). → Ett > Etc = 300 (lux).
  • 42. 32 Hình 3.14. Mặt bằng chiếu sáng sàn 284 3.1.4.10. Tính toán, lựa chọn và bố trí thiết bị chiếu sáng cho tầng 277 - Quang thông cần thiết cho nhu cầu chiếu sáng tầng 277: tong = U d S Etc . . = 91 , 0 235 , 1 840 200 x x = 227.920 (lm). - Số bóng đèn cần thiết đáp ứng nhu cầu chiếu sáng: Nbd = bo cacbong tong 1 / = 200 . 2 227.920 = 103,60 (bóng). - Chọn phương án 120 bóng và bố trí thiết bị chiếu sáng tầng 277 như hình 3-15. - Độ rọi sau thay thế là: Ett= 235 , 1 . 840 91 , 0 . 200 . 2 120 . . x x x d S xU tong = 231,33(lux). → Ett > Etc = 200 (lux). Hình 3.15. Mặt b
  • 43. 33 ằng chiếu sáng sàn 277 3.1.5. Kết quả đạt được - Kết quả tính toán được tổng hợp như Bảng 3.1.2:
  • 44. 34 Bảng 3.2. Kết quả tính toán hệ thống chiếu sáng NMTĐ Đồng Nai 4 STT Tầng Thời gian sử dụng Các loại đèn LED thay thế Độ rọi tính toán (lux) Độ rọi tiêu chuẩn (lux) Công suất (kW) Công suất tiết kiệm (W) Điện năng trong 1 năm (kWh) Thành tiền (đồng) Tổng vốn đầu tư (đồng) Ghi chú Bóng Đèn LED 20w Đèn LED nhà xưởng 200W 1 Tầng 330 8 80 512,16 500 1,60 1,57 4.578,56 5.205.823 13.200.000 2 Tầng 324 24 80 512,16 500 1,60 1,28 11.212,80 12.748.954 13.200.000 3 Tầng 321 8 120 768,24 750 2,40 1,78 5.185,92 5.896.391 19.800.000 4 Tầng 315 12 92 510,05 500 1,84 1,47 6.447,36 7.330.648 15.180.000 8 30 381,67 300 6,00 6,00 17.520,00 19.920.240 105.000.000 5 Tầng 307 24 306 317,89 300 6,12 4,90 42.888,96 48.764.748 50.490.000 6 Tầng 300,5 24 244 305,94 300 4,88 3,90 34.199,04 38.884.308 40.260.000 7 Tầng 294 24 184 226,99 200 3,68 2,94 25.789,44 29.322.593 30.360.000 8 Tầng 288 24 255 328,47 300 5,10 4,08 35.740,80 40.637.290 42.075.000 9 Tầng 284 24 200 348,33 300 4,00 3,20 28.032,00 31.872.384 33.000.000 10 Tầng 277 24 120 231,66 200 2,40 2,28 19.972,80 22.709.074 19.800.000 Tổng cộng 1681 30 39,62 33,40 231.567,68 263.292.452 382.365.000
  • 45. 35 - Tổng công suất tiêu thu tiết giảm được theo phương án: ΣP = 33,40 (kW). - Tổng Điện năng tiêu thụ tiết kiệm được trong 1 năm: ΣA = Σ(P x T) = 231.568 (kWh). - Số tiền điện tiết kiệm được trong 1 năm vận hành: Y= ΣA x C = 231.568 x 1.137 = 263,29 triệu đồng. - Thời gian thu hồi vốn dự kiến: 17,4 tháng. 3.2. GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM ĐIỆN HỆ THỐNG THÔNG GIÓ VÀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ NMTĐ ĐỒNG NAI 4 3.2.1. Mô tả hệ thống - Hệ thống thông gió và điều hòa không khí - điều hòa nhiệt độ nhà máy bao gồm hệ thống thông gió thổi SAS và hệ thống thông gió hút SAE có chức năng thông gió, cung cấp gió tươi, tạo dòng không khí đối lưu và điều hòa nhiệt độ cho các tầng, sàn, các phòng chứa trang thiết bị, các phòng làm việc trong nhà máy, cụ thể như hình 3-16 dưới đây. 3.2.2. Hiện trạng - Hiện nay, hệ thống thông gió và điều hòa không khí trong nhà máy được điều khiển hoàn toàn bằng tay và hoạt động liên tục 24/24h. Điều này gây lãng phí 1 lượng điện năng rất lớn vì có những thời điểm như trong mùa đông hay đêm khuya sau 22h nhiệt độ môi trường tại khu vực nhà máy giảm xuống thấp (thông số thống kê nhiệt độ môi trường tại khu vực nhà máy như Bảng 3.3) hoặc các tổ máy không hoạt động hay khi chỉ vận hành 1 tổ máy (theo bảng thống kê thời gian vận hành của nhà máy như Bảng 3.4), do đó không cần mở hoặc mở hết hệ thống thông gió và điều hòa không khí nhưng vẫn đảm bảo các điều kiện làm việc, không ảnh hưởng tới các điều kiện làm việc của thiết bị. Tải bản FULL (85 trang): bit.ly/2Ywib4t Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
  • 46. 36 Hình 3.16. Sơ đồ tổng thể hệ thống thông gió NMTĐ Đồng Nai 4 Bảng 3.3. Thống kê nhiệt độ môi trường theo mùa tại NMTĐ Đồng Nai 4 STT Nhiệt độ môi trường Ghi chú Thời điểm Mùa nắng (Từ tháng 12 - 5) Mùa mưa (Từ tháng 6 - 12) 6-22h 26 – 34o C 24 - 32 o C 22-06h 24 - 28 o C 18 - 26 o C Bảng 3.4. Thống kê thời gian vận hành các tổ máy NMTĐ Đồng Nai 4 Thời gian trong ngày Mùa Tổng thời gian vận hành Chế độ vận hành Tỉ lệ thời gian vận hành Thời gian vận hành Ghi chú Từ 22h - 06h 2.920 Từ 06h đến 22h Mùa nắng (Từ tháng 3.407 2 Tổ máy 53% 1.806 1 Tổ máy 39% 1.329 Tải bản FULL (85 trang): bit.ly/2Ywib4t Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
  • 47. 37 Thời gian trong ngày Mùa Tổng thời gian vận hành Chế độ vận hành Tỉ lệ thời gian vận hành Thời gian vận hành Ghi chú 11 - 6) Không chạy máy 8% 273 Mùa mưa (Từ tháng 6 - 11) 2.433 2 Tổ máy 32% 779 1 Tổ máy 38% 925 Không chạy máy 30% 730 Tổng cộng 8.760 3.2.3. Thông số các thiết bị điện chính của hệ thống Thông số các thiết bị chính của hệ thống được tổng hợp như Bảng 3.5 như sau: Bảng 3.5. Thống kê công suất các động cơ quạt của hệ thống thông gió STT Chủng loại động cơ ĐVT Số lượng Công suất (kW) Ghi chú 1 Động cơ quạt thông gió 11kW Cái 5 55,00 2 Động cơ quạt thông gió 7,5kW Cái 5 37,50 3 Động cơ quạt thông gió 5,5 kW Cái 2 11,00 4 Động cơ quạt thông gió 2,2kW Cái 6 13,20 5 Động cơ quạt thông gió 1,1 kW Cái 23 25,30 Tổng 142,00 3.2.4. Giải pháp đề xuất 3.2.4.1. Sử dụng bộ biến tần ABB - Với các động cơ thông gió có công suất từ 5,5kW trở lên, dùng bộ biến tần điều khiển giảm công suất phát của động cơ khi nhiệt độ môi trường giảm xuống hoặc các điều kiện vận hành tổ máy cho phép. a. Thông số kỹ thuật và hình ảnh bộ biến tần ABB - Thông số kỹ thuật và hình ảnh bộ biến tần ABB – ACS 355 được thể hiện như các hình 3-17; hình 3-18; hình 3-19 dưới đây. f1b6cfb6