SlideShare a Scribd company logo
1 of 120
Download to read offline
SỞ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ VIỆN SINH HỌC NHIỆT ĐỚI
MÔI TRƯỜNG TỈNH LÂM ĐỒNG PHÂN VIỆN SINH THÁI, TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO KHOA HỌC
ĐIỀU TRA CƠ BẢN
BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG
VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC,
HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG
THÁNG 12 - 1998
LỜI CẢM ƠN
Sau một chặng đường nghiên cứu khoa học, 2 năm chưa phải là dài, nhưng
cũng đã đến lúc cần phải báo cáo lại những kết quả của mình. Trên hết tất cả
những gì sẽ làm, những gì phải viết ra sau đây, điều đầu tiên mà chúng tôi
muốn nói đó là một lời càm tạ. Chúng tôi xin được gởi tới Sở Khoa học, Công
nghệ và Môi trường tỉnh Lâm Đồng, cùng với các cơ quan ban ngành trong
tỉnh đã tạo điều kiện cho chúng tôi có cơ hội tham gia nghiên cứu về vùng Cát
Lộc. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ tận tình của Uỷ Ban Nhân
Dân huyện Cát Tiên, Ban Quản lý rừng đặc dụng tê giác Cát Lộc, Hạt Kiểm
lâm Nhân dân huyện Cát Tiên, về tất cả những gì mà các đồng chí đã tham gia
khảo sát trên thực địa. Những ngày vừa qua chúng tôi đã đi xuống các buôn
làng, đi đến những cánh rừng thật xa, làm sao mà có thể quên được tình cảm
của bà con dân tộc thiểu số Châm Mạ trong vùng thôn 5b, thôn 4, xã Lộc Bắc,
bà con S’tiêng của thôn 3 và xã Đồng Nai, làm sao có thể quên được hương vị
ngọt ngào hương lúa mới và say nồng của mùi rượu cần và những chiếc vòng
tay bằng đồng óng ánh. Chúng tôi xin được cảm ơn Uỷ ban Nhân Dân các xã:
Phước Cát 1, và 2, xã Tiên Hoàng, xã Gia Viễn, xã Đăng Hà, xã Thống Nhất,
xã Đồng Nai. Đi đến đâu chúng tôi đều nhận được những tình cảm rất chân
thành của cộng đồng. Để có thể hoàn chỉnh báo cáo này, chúng tôi vô cùng
cảm ơn Ban lãnh đạo Vườn Quốc gia Cát Tiên, Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên
nhiên - WWF Đông Dương, xin cảm ơn tổ chức CARE quốc tế tại Việt Nam và
các cơ quan bạn đã cùng chúng tôi phối hợp khảo sát và thực hiện nghiên cứu
này. Chúng tôi luôn nhận thấy rằng “một cây làm chẳng nên non” do đó
không có những sự giúp đỡ như đã nói trên thì không thể có một kết quả
nghiên cứu như ngày hôm nay.
Vì sự nghiệp bảo tồn tính đa dạng sinh học của thiên nhiên Việt Nam, vì sự
phát triển của cộng đồng Việt Nam, một lần nữa chúng tôi xin được bày tỏ
lòng biết ơn chân thành và tình cảm nồng ấm nhất đến với tất cả các cơ quan
và các cá nhân có liên quan.
Thay mặt những người thực hiện
PGS Đoàn Cảnh
Phó Viện Trưởng Viện Sinh học Nhiệt Đới
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
ĐỀ TÀI: ĐIỀU TRA CƠ BẢN VỀ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG
VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH
LÂM ĐỒNG
CƠ QUAN CHỦ QUẢN:
SỞ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH LÂM ĐỒNG.
CƠ QUAN CHỦ TRÌ:
VIỆN SINH HỌC NHIỆT ĐỚI (TRUNG TÂM KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ
CÔNG NGHỆ QUỐC GIA).
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI:
PGS ĐOÀN CẢNH (PHÓ VIỆN TRƯỞNG VIÊN SINH HỌC NHIỆT ĐỚI).
CHỦ TRÌ THỰC HIỆN:
CN. VŨ NGỌC LONG.
THƯ KÝ:
CN. LÊ BỬU THẠCH (VIỆN SINH HỌC NHIỆT ĐỚI).
NGUYỄN ANH HOA (SỞ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
TỈNH LÂM ĐỒNG ).
CÁC CƠ QUAN THAM GIA CHÍNH:
- VIỆN SINH HỌC NHIỆT ĐỚI- TRUNG TÂM KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ
CÔNG NGHỆ QUỐC GIA.
- VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT- TRUNG TÂM KHOA HỌC TỰ
NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA.
- SỞ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH LÂM ĐỒNG.
- VIỆN ĐỊA LÝ - TRUNG TÂM KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC
GIA.
- KHOA SINH HỌC - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI.
- BỘ MÔN THỰC VẬT, SINH MÔI- ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN
Phan Kế Lộc PGS.PTS Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
Nguyễn Tiến Hiệp PTS Viện Sinh Thái, Tài Nguyên Sinh Vật.
Trần Văn Thuỵ PTS Viện Địa Lý.
Vũ Ngọc Quang KS Viện Sinh Thái, Tài Nguyên Sinh Vật.
Lệ Xuân Cảnh PTS Viện Sinh Thái, Tài Nguyên Sinh Vật.
Hoàng Minh Khiên PTS Viện Sinh Thái, Tài Nguyên Sinh Vật.
Lê Đìanh Thuỷ PTS Viện Sinh Thái, Tài Nguyên Sinh Vật.
Hồ Thu Cúc PTS Viện Sinh Thái, Tài Nguyên Sinh Vật.
Hoàng Vũ Trụ PTS Viện Sinh Thái, Tài Nguyên Sinh Vật.
Dương Tiến Dũng GV Đại Học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh.
Nguyễn Phi Ngà CN Đại Học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh.
Đoàn Cảnh PGS. PTS Viện Sinh Học Nhiệt Đới.
Hoàng Đức Đạt GS Viện Sinh Học Nhiệt Đới.
Trương Quang Tâm KS Viện Sinh Học Nhiệt Đới.
Vũ Ngọc Long CN Viện Sinh Học Nhiệt Đới.
Ngô Văn Trí CN Viện Sinh Học Nhiệt Đới.
Nguyễn Trần Vỹ CN Viện Sinh Học Nhiệt Đới.
Trần Việt Dũng CN Viện Sinh Học Nhiệt Đới.
Lưu Hồng Trường CN Viện Sinh Học Nhiệt Đới.
Lê Bửu Thạch CN Viện Sinh Học Nhiệt Đới.
Diệp Đình Phong CN Viện Sinh Học Nhiệt Đới.
Phạm Văn Miên KSC Viện Sinh Học Nhiệt Đới.
Đỗ Bích Lộc CN Viện Sinh Học Nhiệt Đới.
Thái Minh Trang CN Viện Sinh Học Nhiệt Đới.
Nguyễn Thị Mai Linh CN Viện Sinh Học Nhiệt Đới.
Đào Thanh Sơn CN Viện Sinh Học Nhiệt Đới.
MỤC LỤC
Lời mở đầu.....................................................................................................1
PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN
CỦA KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC.
1. Vị trí địa lý................................................................................................5
2. Đặc điểm địa chất.....................................................................................5
3. Đặc điểm địa hình- địa mạo.....................................................................6
4. Đặc điểm khí hậu......................................................................................7
5. Đặc điểm thổ nhưỡng.
5.1. Đất phù sa...............................................................................................11
5.2. Các loại đất đỏ vàng...............................................................................12
5.3. Đất đen....................................................................................................13
5.4. Đất dốc tụ................................................................................................13
PHẦN II: HIỆN TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘI
1. Giới thiệu nguồn gốc sự hình thành và phát triển.
1.1. Huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng..............................................................15
1.2. Xã Đak Lua, Huyện Tân Phú, Tỉnh Đồng Nai.........................................24
1.3. Huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước...........................................................25
1.4. Xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.........................................27
2. Dân số và phát triển cộng đồng
2.1. Vùng đệm huyện Cát Tiên........................................................................28
2.2. Vùng đệm huyện Bảo lâm, tỉnh Lâm Đồng, xã Lộc Bắc..........................43
2.3. Vùng đệm huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước...........................................44
3. Các hình thức kiếm sống và canh tác sử dụng đất
3.1. Chủ quyền đất..........................................................................................51
3.2. Sản xuất lương thực- lúa........................................................................52
3.3. Trồng cây lương thực khác......................................................................59
3.4. Trồng cây công nghiệp............................................................................60
3.5. Chăn nuôi................................................................................................63
3.6. Hình thức sử dụng đất ở xã Lộc Bắc.......................................................64
4. Tình hình giáo dục và y tế
4.1. Giáo dục..................................................................................................65
4.2. Y tế...........................................................................................................68
PHẦN III: ỨNG DỤNG HỆ THỐNG TIN ĐỊA LÝ CHO
LOẠT BẢN ĐỒ THUỘC KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC.
1. Xây dựng bản đồ địa mạo- thổ nhưỡng khu
bảo tồn thiên nhiên Cát Lộc tỷ lệ 1:25.000
1.1. Cơ sở dữ liệu...........................................................................................71
1.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................71
1.3. Nội dung bản đồ địa mạo thổ nhưỡng khu
bảo tồn thiên nhiên Cát Lộc tỉ lệ 1:25.000.....................................................73
2. Xây dụng bản đồ thảm thực vật khu bảo tồn thiên nhiên
Cát Lộc tỉ lệ 1:25.000
2.1. Cơ sở khoa học, nguyên tắc của phương pháp phân tích và
thành lập bản đồ thảm thực vật......................................................................76
2.2. Phương pháp thành lập bản đồ thảm thực vật Cát Lộc..........................78
3. Thành lập bản đồ quần cư động vật khu bảo tồn
thiên nhiên Cát Lộc tỉ lệ 1:25.000
3.1. Cơ sở khoa học, nguyên tắc của phương pháp phân tích và
thành lập bản đồ quần cư động vật (map of animal communities)................79
3.2. Khung phân loại các quần cư động vật trong chú giải bản đồ...............82
4. Bản đồ dự báo khu phân bố Tê giác một sừng khu bảo tồn
tự nhiên Cát Lộc tỉ lệ 1:25.000
4.1. Nguyên tắc và phương pháp....................................................................84
4.2. Nội dung bản đồ......................................................................................86
5. Xây dựng bản đồ sinh thái cảnh quan khu bảo tồn
thiên nhiên Cát Lộc tỉ lệ 1:25.000
5.1. Cơ sở tài liệu...........................................................................................87
5.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................87
5.3. Nội dung bản đồ sinh thái cảnh quan khu bảo tồn
thiên nhiên Cát Lộc tỉ lệ 1:25.000..................................................................89
PHẦN IV: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA GIỚI THỰC VẬT Ở
KHU BẢO TỒN TỰ NHIÊN CÁT LỘC.
1. Nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................................93
2. Thời gian, tư liệu và phương pháp nghiên cứu.
2.1. Thời gian.................................................................................................93
2.2. Phương pháp xây dựng bảng “Trích yếu thực vật Cát Lộc”...................93
2.3. Phương pháp nghiên cứu cấu trúc..........................................................94
3. Kết quả nghiên cứu.
3.1. Bản “Trích yếu thực vật Cát Lộc”...........................................................95
3.2. Về thành phần loài thực vật....................................................................95
3.3. Thảm thực vật..........................................................................................100
4. Kết luận.....................................................................................................122
5. Một số kiến nghị.......................................................................................124
PHẦN V: TÍNH ĐA DẠNG CỦA CÁC LOẠI HÌNH
SINH THÁI CẢNH QUAN
1. Đánh giá chung.........................................................................................126
2. Các đơn vị cung cấp và phụ loại sinh thái cảnh quan.
2.1. Loại sinh thái cảnh quan phát triển trên các bề mặt
đỉnh cao nguyên Bazan...................................................................................127
2.2. Loại hình sinh thái cảnh quan phát triển trên các sườn
cao nguyên Bazan...........................................................................................127
2.3. Loại hình sinh thái cảnh quan phát triển trên cao nguyên
đá phiến sét.....................................................................................................128
2.4. Loại hình sinh thái cảnh quan phát triển trên các núi đá
phiến sét..........................................................................................................128
2.5. Loại hình sinh thái cảnh quan phát triển trên các đồi
có sườn phức tạp............................................................................................129
2.6 Loại hình sinh thái cảnh quan phát triển trên các
đồi xen thung lũng hẹp...................................................................................130
2.7. Loại hình sinh thái cảnh quan phát triển trên các
đồi xen thung lũng rộng..................................................................................131
2.8. Loại hình sinh thái cảnh quan phát triển trên các
máng trũng có dòng chảy thường xuyên........................................................131
2.9. Loại hình sinh thái cảnh quan phát triển trên các
máng trũng có dòng chảy tạm thời.................................................................132
2.10. Loại hình sinh thái cảnh quan phát triển trên phù sa
sông suối.........................................................................................................133
3. Kết luận.....................................................................................................133
PHẦN VI: TÍNH ĐA DẠNG KHU HỆ ĐỘNG VẬT
1. Nội dung nghiên cứu................................................................................135
2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu...........................................................135
3. Nghiên cứu khảo sát khu hệ thú.
3.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................138
3.2. Phương pháp Nghiên cứu........................................................................138
3.3. Kết quả nghiên cứu khu hệ thú................................................................140
3.4. Các giải pháp bảo vệ nguồn lợi thú rừng................................................152
4. Nghiên cứu khảo sát khu hệ chim.
4.1. Phương pháp nghiên cứu........................................................................153
4.2. Kết quả nghiên cứu..................................................................................155
4.3. Một số kết luận và kiến nghị....................................................................163
5. Nghiên cứu khảo sát khu hệ bò sát và ếch nhái.
5.1. Phương pháp nghiên cứu bò sát, ếch nhái..............................................164
5.2. Kết quả nghiên cứu bò sát ếch nhái........................................................165
5.3. Kết luận...................................................................................................170
6. Nghiên cứu khảo sát khu hệ côn trùng.
6.1. Phương pháp điều tra con trùng.............................................................171
6.2. Kết quả nghiên cứu..................................................................................172
6.3. Kết luận và kiến nghị...............................................................................174
PHẦN VII: ĐẶC ĐIỂM CÁC LOẠI HÌNH THUỶ VỰC
VÀ KHU HỆ THUỶ SINH VẬT
1. Phương pháp khảo sát và phân tích.......................................................176
2. Đặc điểm các loại hình thuỷ vực.............................................................178
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Khu hệ phiêu động vật và động vật đáy..................................................179
3.2. Khu hệ cá.................................................................................................184
4. Kết luận, đề nghị.......................................................................................186
PHẦN KẾT: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
LỜI MỞ ĐẦU
Theo truyền thuyết: trên vùng đất nổi tiếng ven sông Đồng Nai trước đây,
(nay thuộc về thôn Trung Hưng, xã Gia Viễn), giữa vùng sông nước trắng mênh
mông nổi lên một cồn cát với những bãi cát vàng mịn và óng ánh, rất đẹp. Xung
quanh là những cánh rừng già cây cao thẳng tắp, cành là đan quyện vào nhau như
một cung điện trần gian. Chuyện kể lại rằng: tại nơi đó trong những ngày đẹp trời,
các nàng tiên trên cung đình thường kéo nhau đi xuống để tắm và vui đùa, và vào
rừng cây dầu hái quả, hái lộc. Người trần thế thường gọi đó là Cát Tiên, cánh rừng
dầu bên sông có bải cát vàng ấy vì thế cũng gọi là Cát Lộc. “Lộc” là thứ hoa thơm
quả lạ mà thiên nhiên ban cho con người.
Cái “Lộc” đó chính là giá trị về tính đa dạng sinh học của Cát Tiên mà không
đâu có thể sánh được.
Chỉ nói về thời gian khoảng mươi mười lăm năm gần đây thôi, trước khi có
các phong trào di dân đi làm kinh tế mới của các tỉnh Ninh Bình và Bình Định thì
toàn bộ cánh đồng lúa nước rộng thẳng cánh có bay của xã Gia Viễn, xã Tiên
Hoàng và xã Nam Ninh là cánh rừng nguyên sinh cây Sao Dỗu trên nền đất ngập
nước theo mùa. Những đơn vị bộ đội đầu tiên đến đây làm kinh tế mới lúc ấy còn
phải bơi xuồng rất vất vả mới vượt qua được cánh rừng già cổ thụ mà ánh nắng
không thể nào xuyên qua được. Ngày nay ngay trung tâm của xã Gia Viễn còn lưu
giữ lại một quầ thể cây Sao Dỗu với 39 cây mà đã được đăng ký chính thức vào sổ
sách của Uỷ ban để lưu giữ lại cho con cháu mai sau.
Loài sinh vật tiền cổ Tê giá một sừng (Rhinoceros sondaicus) là một loài thú
to lớn có bộ da dày như tấm áo giáp và vô cùng nhút nhát đã có mặt trên hành tinh
này từ 60 triệu năm qua. Chúng là một loài thú quý hiếm vào bậc nhất trên thế giớ
và cũng là loài có nguy cơ bị đe doạ diệt vong cao nhất.
Hiện nay loài Tê giác một sừng chỉ còn hai chủng quần duy nhất tồn tại đại
diện cho hai phân loài khác nhau (50-60 cá thể ở vườn Quốc Gia Ujung Kuloc Gia
Va, Indonesia và 5-7 cá thể ở Việt Nam). Trước đây chúng có mặt ở 14 tỉnh khắp
các miền Nam- Bắc nước ta. Ngày nay, cũng như cái “Lộc” của trời cho - loài Tê
giác một sừng Cát Lộc đã vượt lên trên mọi biến cố thay đổi trời đất để sống sót và
trở nên duy nhất hiện nay vẫn cư trú trên vùng rừng Đặc dụng Cát Lộc. Cát Lộc sẽ
còn bao nhiêu cái “Lộc” nữa nếu chúng ta để “hoá thạch sống” của thời tiền sử đó
biến mất. Đến lúc đó thì chúng ta sẽ rất hối tiếc nhưng cũng là vô ích.
Đa dạng sinh học là một phạm trù bao trùm toàn bộ các thành phần tạo ra và
duy trì một hệ sinh thái đa dạng và phong phú. Sự sống trên trái đất phụ thuộc vào
tính đa dạng sinh học để duy trì những chức năng sinh thái, để điều hoà nguồn nước
và năng lượng, điều hoà khí hậu, sự màu mỡ của đất đai và những nguồn tài nguyên
có thể canh tác cho con người. Do đó công tác bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên của Việt
Nam là quan trọng đối với đất nước Việt Nam nói riêng và đối với toàn cầu nói
chung.
Sau nhiều thập kỷ chiến tranh và hoạt động kinh tế của con người, một bộ
phận không nhỏ tài nguyên sinh học của Việt Nam đã bị tàn phá hoặc khai thác quá
mức. Hởu quả của nó không chỉ có nguy cơ ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế
trong tương lai vì cạn kiệt dần một nguồn tài nguyên quý giá, mà nhiều giá trị văn
hoá tinh thần của dân tộc vốn rất đa dạng cũng bị mai một, môi trường sống bị đảo
lộn.
Khu rừng Đặc dụng Cát Lộc cũng không tránh khỏi cái nguy cơ đe doạ ấy.
Ngày nay, theo quyết định mới nhất của Thủ Tướng Chíng phủ số 1090/ QĐ-
TTg, ngày 5 tháng 12 năm 1998 phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Vườn Quốc Gia
Cát Tiên mở rộng. Trong đó, khu rừng Đặc dụng Tê giác Cát Lộc là bộ phận rất
quan trọng trong cấu thành của Vườn Quốc Gia Cát Tiên. Những bước đầu tiên để
tiến hành cơ sở xây dựng dự án này thì đã bắt đầu có từ những năm 1991 - 1992.
Cũng vào thời gian này loài Tê giác một sừng nổi tiếng Cát Lộc đã được giới khoa
học trong nước và thế giới quan tâm nhiều hơn. Lúc này phong trào di dân tự do từ
các tỉnh phía Bắc vào trong vùng Cát Tiên đang ở thời điểm cao trào, còn những
người làm kinh tế mới thì đang hoàn thiện cuộc sống mới của mình ngày càng “ổn
định hơn”. Loài Tê giác một sừng Cát Lộc quý hiếm thực sự b5 đe doạ, không còn
đất bùn lầy để tắm.
Trong thời gian chờ đợi sự ra đời của một dự án lớn và quan trọng như thế
này, các nhóm cộng đồng dân cư trong vùng Cát Tiên - Cát Lộc hàng ngày vẫn cần
có đủ ăn, đủ mặc để mà phát triển. Vấn đề nhu cầu lượng thực và an toàn lương
thực cho người nghèo trong đó chủ yếu là người dân tộc thiểu số Châu Mạ và
S’tiêng trong vùng, vấn đề đất canh tác nộng nghiệp cho người Tày và Nùng ở
Lạng Sơn mới di cư đến, vấn đề vốn dành cho các chương trình phát triển kinh tế
trang trại và hệ thống canh tác nông nghiệp bền vững của người dân xã Gia Viễn,
vấn đề khuyến nông canh tác trên đất dốc và thay đổi cơ cấu cây trồng của xã
Phước Cát 1, tất cả những vấn đề ấy vẫn là một gánh nặng lên khu rừng Đặc dụng
Tê giác Cát Lộc. Cũng trong thời gian chở đợi này thì số trẻ em dân tộc của thôn 3
và 4 xã Phước Cát 2 vẫn không đến trường học, không biết chữ, còn người dân tộc
thôn 5b xã Tiên Hoàng vẫn phá thêm rừng trồng cây điều hoàn thành chỉ tiêu kế
hoạch định canh định cư của địa phương.
Ngày 22 tháng 12 năm 1995 theo quyết định số 845/TTg, Chính phủ cũng đã
phê duyệt chính thức “Kế họch hành động bảo vệ Đa dạng Sinh học của Việt Nam -
gọi tắt là BAP”. Có thể nói, Bap ra đời như một luồng gió mới tăng thêm sức mạnh
cho các nhà khoa học mạnh dạn đầu tư vào việc nghiên cứu và bảo vệ tính Đa dạng
Sinh học phong phú và đặc sắc của Việt Nam trong khuôn khổ phát triển bền vững.
BAP đã đến đúng vào lúc mà thời điểm bức xúc nhất trong công việc bảo tồn
tính đa dạng sinh học của Cát Tiên - Cát Lộc cần phải có những bước đi kịp thời
với dòng phát triển kinh tế, bởi vì nếu nguồn tài nguyên thiên nhiên được bảo tồn
thì sẽ là cơ sở cho việc tiếp tục phát triển. Những cánh đồng lúa nước mới khai
hoang trên vùng Bàu chim xã Phước Sơn (20ha) và khu vực Bàu Sen xã Gia Viễn
(6 ha) liệu có đảm bảo một cuộc sống lâu dài cho người dân trong vùng hay
không? Thế còn chương trình hành động bảo vệ tính đa dạng sinh học trong đó có
một quy hoạch bảo tồn đất ngập nước cho Tê giác và các loài chim thú khác sinh
sống sẽ được người dân tiếp đón như thế nào? Việc trồng cây Điều trên vùng đất
đó Bazan của thôn 5b xã Tiên Hoàng, thôn 4 xã Phước Cát 2 có phải là một cứu
cánh duy nhất cho việc ổn định đời sống người dân hay là thay vào đó một kế
hoạch tái định cư, cùng với quy hoạch vùng sản xuất và đầu tư vào cơ sở hạ tầng,
tăng cường giáo dục và y tế vừa đẩy mạnh được đời sống của cộng đồng vừa tránh
cho rừng Cát Lộc một nguy cơ đe doạ đốt nương làm rẫy.
Huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng vừa kỷ niệm 10 năm hình thành và phát
triển (1987 - 1997), cũng là 10 năm báo cáo kết quả các chương trình khai hoang
đồng ruộng biến những vùng đất ngập trũng theo mùa hoang vu thành cánh đồng
màu mỡ. Những vùng đồi cây Điều nay đã được 5-6 tuổi, khép tán hoàn toàn không
thể canh tác trồng lúa xen Điều nữa, vậy thì người dân sẽ cần khai hoang them bao
nhiêu đồi đất nữa để trồng lúa rẫy, để đảm bảo có cái ăn trong khi mà hạt điểu vẫn
chưa hứa hẹn một tương lai giàu có như mong muốn. Một kế hoạch kết hợp hài hoà
giữa Bảo tồn và Phát triển trong vùng thực sự là một nhu cầu không thể thiếu được.
Phân viện Sinh thái Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh có
mặt trên vùng Cát Tiên Cát Lộc từ những năm 1986. Chúng tôi có thể hiểu rất rõ
những dự án đầu tư của Quốc tế và Nhà nước ta nhằm bào tồn vùng Đông Nam Bộ
rồi cũng sẽ đến. Nhưng chúng ta không thể ngồi chờ, khi tài nguyên đa dạng sinh
học - vùng Cát Tiên - Cát Lộc đã và đang chịu áp lực ngày càng tăng đến mức nếu
không kịp thời thì những gì cần bảo tồn sẽ không còn nữa; một sinh vật bị tuyệt
chủng sẽ không bao giờ có trở lại được. Trong chiến tranh loài Tê giác một sừng
Cát Lộc đã không bị huỷ diệt bời bom đạn và chất độc hoá học. Nhưngngày nay sự
phát triển kinh tế không kết hợp đồng bộ với bảo tồn thiên nhiên sẽ là một công cụ
huỷ diệt rất dễ dàng xoá sổ vĩnh viễn loài Tê giác một sừng này. Giống như loài Tê
giác hai sừng trước kia nếu chúng ta làm thay đổi hoặc làm biến mất nơi cư trú và
các điểu kiện sinh sống của chúng. Phá rừng đồng nghĩa với việc làm mất đi sự đa
dạng sinh vật. Bảo vệ, giữ gìn và tôn tạo vốn rừng là một hành động tích cực và
hữu hiệu nhất đối với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ cuộc sống của
muôn loài, trong đó có con người.
Nhằm mục tiêu bảo vệ hệ sinh thái đặc thù của Cát Lộc- Cát Tiên, bảo vệ các
hệ sinh thái nhạy cảm đang bị đe doạ thu hẹp bởi hoạt động kinh tế của người dân,
nhằm bảo vệ một bộ phận của Đa dạng sinh học đang bị con người khai thác quá
mức hay bị lãng quên, và cũng là để phát huy và phát hiện những giá trị sử dụng
của các bộ phận đa dạng sinh học trên cơ sở phát triển bền vững các giá trị tài
nguyên phục vụ cho các mục tiêu kinh tế của toàn vùng. Phân viện Sinh thái Tài
nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với nhiều tập thể và cơ
quan khoa học khác, theo yêu cầu của Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Lâm
Đồng thực hiện đề tài “Điều tra cơ bản bảo vệ tính đa dạng sinh học trong vùng
bảo tồn thiên nhiên Cát Lộc, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng”nhằm tiến tới các
mục tiêu cụ thể “Kiểm kê, đánh giá toàn diện tính Đa dạng sinh học vùng Cát
Lộc, bao gồm đa dạng về nguồn gen, đa dạng về loài động thực vật, đa dạng về
các loại hình cảnh quan tiêu biểu, xác định các đối tượng cần được bảo tồn
khẩn cấp, các hệ sinh thái cần được hồi phục, giữ gìn và giáo dục cho cộng đồng
tích cực bảo vệ tài nguyên môi trường”.
Đề tài tiến hành trong hai năm, bắt đầu từ tháng 3 năm 1997. Nhưng do kinh
phí được cấp muộn, đề tài thực sự được triển khai từ tháng 9 năm 1997. Trong năm
1997 đề tài đi theo hướng đại cương, mang tính chất kiểm kê và đánh giá chung
toàn diện tính đa dạng sinh học của vùng. Trong năm 1997 đề tài đã xác định những
nhóm đối tượng cần tập trung vào nghiên cứu thêm và xáx lập một kế hoạch cho
việc nghiên cứu trong gia đoạn hai. Năm 1998 đề tài tập trung vào nghiên cứu
chuyên sâu những nhóm đối tượng chính đó là Tê giác một sừng, Gà so cổ hung, đề
tài cũng đã hoàn thành một chuyên đề áp dụng kỹ thuật GIS trong việc quy hoạch
và bảo tồn tính đa dạng sinh học của Cát Lộc.
Báo cáo cuối cùng lần này là kết quả tổng hợp của quá trình nghiên cứu gần
hai năm triển khai trên thực địa và phân tích trong phòng thí nghiệm. Quá trình
nghiên cứu triển khai thực hiện đề tài có nhiều thuận lợi do việc triển khai thực hiện
dự án Bảo tồn Vườn Quốc Gia Cát Tiên đã bắt đầu đi vào thực hiện. Trên thực tế thì
những thông tin thu thập được tích luỹ từ nhiều nguồn khác nhau và cũng có rất
sớm do tác giả đã có điều kiện tham gia thiết kế dự án “ Bảo vệ rừng và phát triển
kinh tế nông thôn” của WB từ cuối năm 1995 - 1996. Báo cáo này cũng mang tính
chất tổng hợp từ nhiều chuyến khảo sát mang tính chất liên ngành và đa chức năng,
nhưng cùng chung một địa bàn và do đó cùng phối hợp thực hiên. Những thành
viên của đoàn khảo sát và những tác giả phần nhiều là những người có hoạt động
sâu và rộng trong lĩnh vực bảo tồn tính đa dạng sinh học với kinh nghiệm nhiều
năm ngay trên địa bàn này, cho nên lượng thông tin được sử dụng có cả chiều sâu
và bề rộng.
Báo cáo gồm 6 phần chính, trong đó đề tài đã làm thêm một hạng mục ngoài
dự kiến đó là thành lập bản đồ dự báo vùng xuất hiện có thể có theo tần suất khác
nhau của Tê giác một sừng Cát Lộc. Có những phần mà đề tài đã phải bắt đầu từ rất
sớm và kết thúc cũng rất muộn vài ngày trước khi hoàn thành báo cáo cuối cùng: ví
dụ như phần Báo cáo hiện trạng kinh tế xã hội, và phần nghiên cứu chuyên sâu về
Tê giá một sừng...
Đề tài nghiên cứu này được tiến hành khi dự án Bảo tồn Vường Quốc gia Cát
Tiên chưa đi vào hoạt động. Nay khi hoàn thành báo cáo cuối cùng thì cũng là lúc
toàn vùng rừng Đặc dụng Tê giác Cát Lộc đã đi vào dự án nêu trên với những kết
quả đáng lưu ý về tính mới mẻ và cập nhật của mình. Dộu chưa được nhìn thấy
ngay những kết quả qua áp dụng thực tiễn của đề tài, nhưng với sự quan tâm sâu
sắc và chỉ đạo chặt chẽ của lãnh đạo tỉnh và của Sở Khoa học Công nghệ và Môi
trường chúng ta tin chắc rằng tính đa dạng sinh học của khu rừng đặc dụng Tê giác
Cát Lộc sẽ được bảo vệ bằng những cố gắng vượt bậc và rất sớm trong việc thực
hiện “kế hoạch hành động Đa dạng Sinh học của Việt Nam và trên toàn cầu” của
lãnh đạo và nhân dân tỉnh Lâm Đồng.
PHẦN I:
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
PHẦN I:
KHÁI QUÁT VỀ CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN CỦA KHU BẢO TỒN THIÊN
NHIÊN CÁT LỘC.
1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ:
Khu bảo tồn thiên nhiên Cát Lộc nằm trong khu vực mang tính chất chuyển
tiếp cả về lịch sử phát triển cũng như về điều kiện tự nhiên, từ vùng núi Tây
Nguyên- cực Nam Trung bộ sang đồng bằng Nam Bộ. Khu vực này phía Bắc giáp
với cao nguyên Đắc Nông, phía Đông giáp với cao nguyên Di Linh, phía Tây và
Nam tiếp giáp với vùng Đông Nam Bộ.
Toạ độ địa lý:
110
36’30” - 110
48’00” VĐB
1070
16’30” - 1070
34’00” KĐĐ
2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT:
2.1. Lịch sử địa chất:
Các quá trình địa chất thường xảy ra ở phạm vi rộng lớn, do đó đặc điểm địa
chất của khu vực Khu bảo tồn thiên nhiên Cát Lộc được khảo sát chung trên toàn
miền Đông Nam Bộ. Đông Nam Bộ là miền chuyển tiếp giữa khối du lịch và vùng
trũng châu thổ sông Cửu Long. Sau vận động Hecxini (trên 300 triệu năm trước),
khối Đà Lạt được nâng cao, vùng trũng được kéo dài theo hướng Đông Bắc - Tây
Nam bao gồm lưu vực sông Bé, sông Đồng Nai, dần dần thấp đi. Sau đó là quá
trình bào mòn và san bằng bề mặt do mưa nắng.
Như vậy có thể phác họa cấu trúc địa chất của khu vực này như sau: xưa kia
đây là vùng đồng bằng do sông bồi đắp phù sa lên trên nền đá gốc sa - diệp thạch
đại trung sinh có nguồn gốc trầm tích biển. Trong kỷ đệ tứ, khu vực phía Đông của
đồng bằng này bị lôi cuốn vào vận động tạo sơn, hàng loạt núi nhỏ được hình thành
từ nền đá gốc này. Trong khi đó phần còn lại tụt sâu xuống đã hình thành nên một
vịnh biển và được sông Mê Kông vận chuyển một lượng phù sa khổng lồ để bồi
đắp nên một châu thổ sông Mê Kông rộng lớn ngày nay. Đồng thời với vận động
nâng lên, sụt võng thì các hoạt động phun trào dung nham qua các khe nứt kiến tạo
đã hình thành nên một số dãy đồi núi trên nền đá Bazan. Dung nham còn chảy tràn
lên một số vùng có địa hình thấp tạo nên lớp bọt đá bazan mỏng (vùng Định Quán).
2.2. Đá nền:
Là các loại đá trầm tích tuổi Jura trung, đá phun trào bazan tuổi Neogen và
một ít trầm tích bỏ rời kỷ đệ tứ.
2.2.1. Đá trầm tích tuổi Jura:
Diện lộ 18.557 ha, chiếm hơn 50% diện tích tự nhiên khu vực nghiên cứu.
Là thành phần cơ bản của đá nền trong khu vực, hiện diện phổ biến khắp các
sườn thung lũng và các vùng đất ngập trong khu vực. Đá này là nền móng của khu
vực nhưng bị phủ một lớp phong hoá nên chỉ lộ ra ở các vách lòng sông hoặc trên
các đồi cao. Đá có màu thay đổi, phân lớp mỏng, mức độ phong hoá cao. Đất trên
đá trầm tích có màu đỏ vàng hoặc vàng với những đặc điểm thay đổi về vùng cơ
giới, độ phì tuỳ thuộc đá là sét hay là cát, đô dốc, độ bao phủ cây rừng.
2.2.2. Đá phun trào bazan Neogen:
Diện lộ 11.725 ha chiếm hơn 37% diện tích tự nhiên. Đá này thuộc thống
Plioxen, phân bố rộng rãi trên các bề mặt đỉnh của toàn vùng. ở những vùng thấp
chủ yếu là baxan kiềm ( hay còn gọi là bazan trẻ) thành phần chủ yếu là olivin,
andezittobazan, đá tuf vụn thuỷ tinh núi lửa, bazan bọt có chứa lẫn nhiều tảng bom
núi lửa. ậ những vùng cao thường hiện diện đá bazan tholeit (bazan cổ), khoáng tạo
đá chủ yếu là Plagioclase, Pyroxen, không hoặc chứa ít Olivin, kiến trúc tinh vi. Đá
bazan có màu xám đen, cấu trúc tinh vi, bazan trẻ có hạt thô hơn. Đá bazan dễ bị
phong hoá tạo đất đỏ hoặc đất nâu rấy đặc trưng, có độ phì cao.
2.2.3. Tầm tích bỏ rời đệ tứ:
Phân bố rộng rãi ở các vùng thung lũng của khu vực thành một dãy hẹp dọc
theo sông Đồng Nai hoặc ở những nơi là hội tụ của những dòng suối. Độ dày của
lớp trầm tích này dao động trong khoảng từ 0,5m - 2m. Thành phần chủ yếu là cát,
sỏi, sạn, đôi nơi cũng có thể sét, bột, bùn lẫn mùn bã thực vật. Đá có màu vàng nhạt
đến sẫm, tạo nên đết nhẹ, chua, độ phì kém.
Ngoài ra còn các trầm tích nguồn gốc deluvi-eluvi tồn tại dưới dạng vò phong
hoá.
3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH - ĐỊA MẠO:
3.1. Đặc điểm địa hình:
Địa hình trong khu vực đã được định hình từ Plitoxen. Vào thời kỳ này địa
hình được nâng lên và san bằng tương ứng với thời kỳ tân kiến tạo. Sau đó là thời
kỳ hoạt động lại của các hệ thống đứt gãy cùng với các hoạt động phun trào cùa
núi lửa đã tạo một lớp dung nham bazan lên khu vực. Từ thời kỳ này địa hình đã có
những nét chính như ngày nay. Thời kỳ phun trào cuối cùng xảy ra vào đầu
Plitoxen sớm và từ đó các quá trình bào mòn xâm thực tiếp tục phá huỷ lớp bazan.
Cuối cùng là các vận động dạng nhịp của kiến tạo đã dẫn đến sự hình thành các bậc
thềm sông từ sau Plitoxen sớm trở đi.
ở đây, quá trình xâm thực bào mòn diễn ra tương đối mạnh, tạo thành kiểu địa
hình xâm thực bào mòn. Đặc trưng của kiểu địa hình này là các dãy đồi cao kéo dài
có đỉnh bằng, sườn thoải với độ cao trung bình 300 - 400m. Quá trình địa mạo
thống trị là bào mòn rửa trôi bề mặt và xâm thực sâu của các sông suối.
Địa hình của Khu bảo tồn gồm các dạng địa hình bình sơn nguyên hoặc là
núi mặt bằng. Địa hình khu vực thấp dần từ Bắc xuống Nam, bề mặt địa hình có độ
dốc không lớn, cấp độ dốc >250
thường trùng với bề mặt sườn thung lũng. Phần
còn lại chủ yếu là các bề mặt cao nguyên có độ dốc thường từ 8 - 150
. Mức độ phân
cắt địa hình dọc dao động từ 40 - 180m/km2
. Mức độ chia cắt ngang của địa hình từ
0,5 - 1,5 km2
. Có thể phân ra các dạng chính như sau:
- Từ 100 - 150m: Phân bố ở vùng hạ lưu, chủ yếu là bề mặt của các đầm lầy.
- Từ 250 - 300m: là dạng bề mặt đỉnh đồi và dãy đồi dọc hai bờ sông Đồng
Nai.
- Từ 500 - 600m: đây là dạng cao nguyên với lớp phủ bazan, là dạng phổ biến
trong khu vực.
3.2. Đặc điểm địa mạo:
Có thể chia ra ba nhóm sau:
3.2.1. Nhóm các dạng và yếu tố địa hình bề mặt đỉnh:
Bề mặt đỉnh có thể được bao phủ bởi lớp bazan hoặc bề mặt xâm thực bóc
mòn.
+ Bề mặt phủ lớp bazan: có độ dày từ 450 - 700m, bề mặt lượn sóng, hơi lồi,
có lớp vỏ phong hoá dày, đôi nơi có vỏ boxit- laterit khá liên tục.
+ Bề mặt xâm thực bóc mòn: phát triển dọc thung lũng dưới dạng đỉnh của
đồi và dãy đồi cao 250 - 300m, có nguồn gốc xâm thực bóc mòn.
3.2.2. Nhóm các dạng và yếu tố địa hình bề mặt sườn:
Phần lớn các sườn ở khu vực nghiên cứu có nguồn gốc xâm thực phá huỷ của
bề mặt cao nguyên bazan. Tuỳ theo quá trình biến đổi trên sườn có thể chia thành
các loại sườn bị biến đổi bởi sự rửa trôi bề mặt, bởi quá trình trọng lực chậm, bởi
quá trình trọng lực nhanh hoặc bởi quá trình tích tụ.
3.2.3. Nhóm dạng và yếu tố địa hình bề mặt đáy:
Gồm các dạng chủ yếu sau: Hệ thống thềm sông không phân chia, bề mặt đáy
xâm thực, - tích tụ của dòng chảy thường xuyên, bề mặt đáy xâm thực - tích tụ dòng
chảy tạm thời, bề mặt tích tụ nhiều nguồn gốc của các trũng rìa vòm phủ bazan.
4. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU:
4.1. Chế độ mưa:
Chế độ mưa của khu vự thể hiện rõ nét khí hậu nhiệt đới gió mùa, không
đồng nhất về nhiều mặt vì ảnh hưởng của địa hình và chế độ gió. Do ảnh hưởng của
gió mùa Tây Nam, lại bị chắn bởi địa hình cao của Tây Nguyên, lượng mưa hàng
năm ở khu vục khá lớn. Trị số trung bình năm đạt 2100 - 2300 mm, có nơi lên đến
2500mm. Đặc biệt ở hạ lưu có thể lên đến 2800 mm. Chế độ mưa phân hoá theo
mùa rõ rệt. Mùa mưa kéo dài 9 tháng ( từ tháng III đến tháng XI) (Xem giản đồ vũ
nhiệt). Mùa mưa tập trung đến 90% lượng mưa cả năm. Tháng VII và tháng VIII có
lượng mưa trung bình lớn nhất khoảng 300 - 400mm. Có những ngày lượng mưa
vượt quá 150mm. Vào mùa ít mưa, lượng mưa trung bình chỉ đạt khoảng 10%
lượng mưa trung bình năm. Từ tháng XII đến tháng III lượng mưa trung bình dưới
50mm. (Số tháng kiệt theo giản đồ trạm Dak Nông là 1 tháng, theo trạm Phước
Long là 2 tháng).
Số ngày mưa trong năm trong khu vực đạt khoảng 150 - 190 ngày. Các ngày
mưa này tập trung chủ yếu vào tháng v đến tháng XI. Trung bình hàng tháng có trên
10 ngày mưa. Tháng VIII, tháng IX có số ngày mưa cao nhất, trung bình khoảng
22- 26 ngày. Vào mùa ít mưa, số ngày mưa trung bình đạt dưới 10 ngày/ tháng. Từ
tháng XII đến tháng II trị số này thấp nhất khoảng 1-5 ngày/ tháng (xem bảng 1.1).
Bảng 1.1 trang 9
4.2. Chế độ nhiệt:
Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22 - 250
C. Tháng IV, tháng V có trị số nhiệt
độ trung bình cao nhất, khoảng 270
C. trị số này thay đổi tuỳ theo sự phân hoá của
địa hình. Nơi có địa hình cao nhiệt độ trung bình giảm. Tháng XII, tháng I có nhiệt
độ trung bình nhỏ nhất khoảng 20 - 230
C.
Như vậy chế độ nhiệt ở khu vực mang đầy đủ tính chất của khí hậu nhiệt đới,
quanh năm là mùa nằng, không có tháng nào nhiệt độ trung bình dưới 180
C. Biên
độ nhiệt trong khu vực khá lớn, số liệu ở một số trạm khí tượng xung quanh như
sau: ở Phước Long biên độ nhiệt trong năm là 4,10
C, ở Đak Nông là 4,00
C, ở Bảo
Lộc là 3,4 0
C. (bảng 1.2).
Bảng 1.2: Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm (0
C).
Trạm I II III IV V VI VII VII IX X XI XII Năm
Đak
Nông
19.8 21.5 23.0 23.7 23.8 22.9 22.7 22.5 22.5 22.2 21.6 20.0 22.2
Phước
Long
23.6 25.4 26.8 27.6 26.9 25.7 25.4 25.1 25.0 24.8 24.3 23.3 25.3
Giản đồ vũ nhiệt trang 10.
4.3. Chế độ ẩm:
Độ ẩm không khí khu vực khá lớn. Trị số trung bình năm của độ ẩm tương
đạt khoảng 80-85% .tuy nhiên ,đỗ ẩm không khí cũng phân hóa theo mùa .Thời kỳ
ẫm trùng với mùa mưa nhiều,kéo dài từ tháng V đế tháng XI, với độ ẩm trung bình
khoảng 80-90.Tháng có trị số trung bình lớn nhất là tháng VIII với trí số90-
92%.Thời kỳ khô trùng với mùa mưa ít từ tháng VII đến tháng IV năm sau ,trị số
độ ẩm trung bình giao động trong khoảng 70-80%.Tháng III có độ ẩm thấp nhất
,khỏang 70-75%.Như vậy khu vực khảo sát có khí hậu nóng ẩm của vùng Nam
Bộ .Càng lên cao độ ẩm trung bình càng tăng.Tuy nhiên sự phân hóa giữa thời kỳ
ẩm và thời kỳ khô ở đây khà rõ nét so với các khu vực lân cận.
4.4. Chế độ thuỷ văn:
Dòng sông chính Đồng Nai bắt nguồn từ dãy núi cao Nam trừơng Sơn chảy
qua nhiều miền địa hình khác nhau, từ miền núi cao xuống miền cao nguyên đồng
phẳng ở phần thựơng du chuyển tới vùng bình nguyên ,phần trung du lưu vực và
qua miền đồng bằng rồi đổ ra biển. Mặc dù độ dốc lưu vực chỉ đạt 4,6%, nhưng trên
dòng sông tạo bậc thang ,nhiều thác ghềnh.
Các dãy núi cao trên dưới 2000m đựơc phân bố ở phía Đông Bắc và Đông
Nam khu vực có tác dụng như tấm bình phong ngăn chặn các luổng ẩm do gió mùa
Tây Nam đưa tới đã tạo ra vùng mưa lớn trên diện rộng trên khu vực .Lựơng mưa
thừơng đạt 1800-2400mm tính trung bình cho khu vực.
Cũng như yếu tố khí hậu, các dòng chảy trong khu vực có sự phân mùa rõ rệt:
mùa lũ và mùa kiệt.
-Mùa lũ:Từ tháng VII đến tháng XI ,chiếm 68,2-84,7%tổng lượng dòng chảy
trong năm. Ba tháng liên tục có dòng chảy lớn nhất là tháng VII, IX, X, lượng dòng
chảy chiếm từ 48,8-67,5% tổng lượng dòng chảy toàn năm. Lũ trong khu vực là
dạng lũ đơn, một đỉnh, thời gian lũ kéo dài, biên độ lũ không cao.
-Mùa kiệt: Từ tháng VII đến tháng VI năm sau với lượng dòng chảy chỉ
chiếm 15,3-31,8% tổng lượng dòng chảy cả năm.
Sự phân mùa dòng chảy trên khu vực xuất hiện thòi kỳ khô hạn sâu sắc thể
hiện các tỷ lệ dòng chảy trong năm. Tháng có dòng chảy lớn nhất gấp 8-39 lần so
với tháng có dòng chảy nhỏ nhất.
5.ĐẶC ĐIỂM THỔ NHƯỠNG:
Các loại đất chính chiếm diện tích lớn trong khu vực là:đát phù sa ,đất đỏ
vàng đất đen và đất dốc tụ.
5.1.Đất phù sa:
Ở khu vực này ,sông Đồng Nai có dòng chảy trùng với đường thu nước lớn
và sâu, nhiều đoạn mang tính chảy hẹp vực của vùng đồi núi cấu tạo chủ yếu bởi
cát bột kết và đá sét với nhiề sườn dốc, vách dốc cao, nên hầu như ít có điều kiện
bồi đắp nên các bãi bồi-thung lũng sông rộng và phì nhiêu.Như vậy, diện tích các
loại đầt phù sa của khu vực vừa hẹp, vừa phân tán và còn rất hoang sơ.
Đất phu sa được bồi:đang được bù đắp phù sa hàng vào mùa mưa.Đặc trưng
của đất này là tầng đất bồi trên mặt dày và bị ngâp hàng năm.Đát này phân bố rất
hẹp và phân tán ở các bãi bồi ven sông vừa hẹp,vừa thô,còn các thềm bồi có chiều
rộng không quá 200-300m và kéo dài đứt đoạn ven sông không quá 1000m chỉ phát
hiện một số nơi trong khu vực khu bảo tồn.
Thành phần cơ giới của đất phù sa trên một số bãi bồi trên sông rất thô và trên
thực tế đã trở thành các khu khai thác cát, trong khi đất phù sa được bồi ở các thềm
bồi ven sông thường có màu nâu tươi đẹp, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ-trung
bình, ít chua độ phì nhiêu khá, được khai thác lẻ tẻ ở Đăng Hà ,Cát Lộc để trồng
rau, màu, cây ăn quả có thu hoạch.
Đất phù sa không được bồi: Thường phân bố ở dãi đất hẹp cao 1-15mven
sông, không bị ngập hàng năm . Đất này có màu nâu, thành phần cơ giới thịt nhẹ-
trung bình, pHkcl từ 5,5-6,0, khá màu mỡ, còn hoang sơ. Loại đất này phù hợp cho
việc trồng cây ăn trái, rau màu.
5.2.Các loại đất vàng đỏ:
Dưới ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc của điều kiện nhiệt đới ẩm gió mùa, ở độ
cao thấp hơn 1000m,các loại đá sét và đặc biệt là đá màu đen giàu oxit Fe như
bazan phong hoá rất mạnh, tạo lớp thủ phổ nhưỡng rất dày và tích lũy fe, Al tương
đối cao.
Những đặc điểm chung cơ bản đất đỏ vàng là:
+Màu của tầng B là màu nâu đỏ, đỏ vàng.
+Quá trình phong hóa hóa học xảy ra mạnh, các khoáng vật nguyên sinh, trừ
thạch anh, hầu như không còn trong lớp phủ đát.
Thành phần các khoáng vật sét trong đất chủ yếu là kaolinit, nẹn khả năng
hấp thụ cantion của đất tháp (thường <15mgđl/100g đất).
+Các chất baz, kể cả baz kiềm thổ, bị rửa trôi rất mạnh, nên phần lớn các chất
feralit đều chua.
+Trong thành phần mùn, axit funvic luôn luôn cao vượt trội hơn axit humic.
Có hai loại đất đỏ vàng chính sau đây:
Đất nâu đỏ phát triển trên đá bazan:
Thường xuất hiện trên đỉnh đồi cao. Khu vực này được đặt trưng bởi các tổ
hợp đất có quá trình phát triển phức tạp và lâu dài nhất trong khu vực nghiên cứu.
Bè mặt các đỉnh đồi cấu tạo chủ yếu bởi hai thành phần đá mẹ là bazan
Neogen và đá trầm tích tuổi Jura. Sau quá trình thành tạo đất lâu dài suốt từ
Paleogen, Neogen đến nay, hai loại đá mẹ này cho ra các tổ hợp đất bao gồm các
hợp phần rất khác biệt nhau.Trên các đỉnh đồi bazan, các bề mặt đỉnh còn bảo tồn
khá tốt các tầng đất và vỏ phong hóa được hình thành xuyên suốt lịch sử phát triển
lâu dài.Ở đây được bảo tồn tầng vỏ phong hóa boxit laterit lộ ngay ra dưới lớp đất
mỏng và các đơn vị đất chiếm ưu thế tuyệt đối trên bề mặt này là Xanthic Ferralsols
và Haplic Ferralsols. Trên các bề mặt sườn có tốc độ lớn hơn của cao nguyên
bazan, do quá trình chia cắt , xâm thực, bóc mòn xảy ra khá mạnh mẽ trong khu
vực đã làm mất đi các tầng đất và vỏ phong hóa thiếu hụt, thường không tồn tại
tầng vỏ phong hóa boxit laterit và nhiều còn lộ ra các phần móng làtầng trầm tích
tuổi Jura, đặc biệt phổ biến là ở các máng trũng có dòng thường xuyên hoặc tạm
thời. Do đó, trên bề mặt sườn cao nguyên bazan, vai trò thống trị của các nhóm đất
ferralsol đã phải nhường chỗ cho nhóm đất Acrisol. Sự khác nhau về các hợp phần
tham gia trong tổ hợp là cơ sở để phân chia tiếp tục các đất trên bề mặt đỉnh và bề
mặt sườn của cao nguyên bazan thành hai phụ loại.
Nhìn chung, đất nâu đỏ và đất nâu vàng thường có tầng rất dày,rất tơi xốp,
dung trọng thấp, cấu trúc rõ rệt, hạt kết bền trong nước, thành phần cơ giới nặng với
hàm lượng limon thấp, sét cao.Tuy độ phì nhiêu cao, nhưng đất có độ no baz thấp
(V%thường nhỏ hơn 40%), hàm lượng cation kiềm thổ(Ca+ +
, Mg+ +
) thấp hơn hai,
khả năng trao đổi cation kém(CEC< 16me/100g sét).
Đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét:
Hầu hết các đồi cao trung bình được phủ loại đất này. Trên bề mặt các đồ này
cấu tạo bằng đá phiến sét tuổi jura, nhóm đất ferralsol hầu như vắng mặt và các đất
phát triển nhất ở đây chỉ gặp các đơn vị ferralic acrisol hoặc dystric Acrisol. Ở
những vùng núi sót, tổ hợp đất phổ biến là cambisols.Quá trình thành tạo đất ở đây
không chỉ bị chi phối bởi các dòng vật chất di chuyển theo sườn địa hình mà còn
tác động của dòng vật chất di chuyển theo hướng ngược lại, bao gồm nhiều vật hoà
tan trong các dòng nước ngầm dâng lên theo các mao mạch trong mùa khô. Do các
đặc điểm nói trên đã tạo thuận lợi cho sự thành tạo các đất “đá ong “-nhóm đất
Plinphosol rất phổ biến trong kiểu đất đồi.
Do phân bố ở nơi có độ dốc cao, quá trình trực di xảy ra yếu. Ở nơi có độ
dốc nhỏ, tầng đất khá sâu (4-5m). Ở nơi có độ dốc cao, tầng bị rửa trôi xói mòn nên
rất mỏng, đôi nơi chỉ còn trơ lại đá.Thành phần cơ giới nặng, chua, độ phì nhiêu
trung bình.
PH kcl 4,0 - 4,5
Mùn % 2,0 - 3,0
N % 0,09 - 0,16
P2O5 % 0,05 - 0,09
K2O % 0,25 - 0,04
Nhìn chung, rừng trên đất đỏ vàng còn được bảo vệ khá tốt, vì đất dốc, độ phì
không cao nên người dân ít phá rừng làm nương.
5.3.Đất đen:
Nhóm đất đen trong khu vực có hai loại chính là đất đen và đất nâu đen đều
hình thành và phát triển trên sản phẩm rửa trôi và tích tụ các sản phẩm hữu cơ và
sản phẩm phong hóa của vỏ phong hoá bazan ở trên đồi cao xuống vùng trũng hoặc
các khe thoát nước kèm.
Do đồng thời diễn ra hai quá trình tích luỹ hữu cơ và quá trình tích tụ tàn tích
phong hoá giàu Ca ++
, Mg++
nên đất thường có màu nâu đen hoặc đen, có kết cấu
viên nhỏ - trung bình, thành phần cơ giới từ trung bình- nặng. Đất đen hoặc nâu đen
tơi, xốp, ít chua, giàu mùn và thường có độ phì cao.
5.4. Đất dốc tụ:
Đất dốc tụ có diện tích không lớn, nhưng lại phân bố phổ biến và phân tán
khắp vùng đồi núi trong khu vực, ở các chân sườn rộng, thoải hoặc các khe dốc xen
kẽ giữa đồi dốc. Đất này phát sinh và phát triển trên sản phẩm rữa trôi và bồi tụ
của các vật liệu sườn tích của đất đỏ vàng. Bằng chứng cùa nguồn gốc đất dốc tụ là
sự hiện diện rất nhiều phiến đá mỏng, đôi khi xuất hiện thạch anh thứ sinh (khoáng
thạch anh này hình thành trong mạch thạch anh củ đá phiến). Do vậy hàm lượng
chất hữu cơ, thành phần cơ giới, tỷ lệ sạn sỏi lẫn và cả độ phì tự nhiên của đất dốc
tụ phụ thuộc rất lớn vào nhiều đặc tính thổ nhưỡng của vùng rừng núi kế cận. Trên
đất này, nhiều vùng trong khu vựa đã được khai thác làm ruộng. Còn một số nơi
còn hoang sơ, nhiều cỏ, tre nứa và cây bụi trở thành nơi cư trú và tắm mình cho loài
Tê giác một sừng Java.
PHẦN II:
HIỆN TRẠNG KINH TẾ, XÃ HỘI
PHẦN II
HIỆN TRẠNG KINH TẾ, XÃ HỘI
1. GIỚI THIỆU NGUỒN GỐC SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Theo thời gian, sự hình thành của các vùng đệm Khu Bảo tồn Tê giác Cát Lộc
trên thực tế gắn liền với sự hình thành và phát triển của các nhóm cộng đồng khác
nhau:
- Người dân tộc thiểu số là người bản địa có nguồn gốc từ lâu đời qua nhiều thế
hệ.
- Những người bộ đội xuất ngũ ở lại địa phương làm kinh tế là đầu mối dẫn
đường cho phong trào di dân có tổ chức theo kế hoạch của Nhà nước, làm kinh tế
mới hoặc là tự do làm kinh tế mới.
- Nhóm cộng đồng người dân di cư tự do mà phần lớn là người dân tộc thiểu số
phía Bắc di cư đến.
1.1. Huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng.
Trước đây, toàn vùng thuộc về xã Đồng Nai thượng, huyện Bù Đăng, tỉnh Sông
Bé (cũ). Năm 1982, chia lại ranh giới chuyển qua huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng.
Năm 1987 một huyện mới thành lập trên cơ sở tách ra từ huyện Đạ Tẻh đã
chọn địa danh huyền thoại này làm tên riêng của mình, huyện Cát Tiên ra đời từ đó.
Từ trước năm 1985, vùng đất trũng ngập úng theo mùa hàng năm của xã Tiên
Hoàng và Gia Viễn vẫn còn là một vùng rừng ưu thế cây họ sao dầu, một đặc trưng
cho vùng rừng nguyên sinh trên dạng đất thấp cuối cùng của Cao Nguyên. Lúc đó
hiện trạng rừng còn bị ảnh hưởng bởi con người, chỉ có những ảnh hưởng do chiến
tranh như chất độc hóa học màu da cam... Nguồi tài nguyên thiên nhiên rất phong
phú và có tính đa dạng sinh học cao. Điều này đượ thể hiện rất rõ trong những vùng
đất ngập nước theo mùa và các bầu nước cùng hệ thống sông suối xung quanh vùng
Cát Lộc.
Nguồn gốc hình thành huyện Cát Tiên và các xã vùng ven có thể chia thành
một số giai đoạn chính:
1.1.1. Giai đoạn trước năm 1975 cho đến 1982.
Giai đoạn này đặc trưng bởi các nhóm:
- Người dân tộc thiểu số bản địa với hai nhóm chính là S’Tiêng và Châu Mạ.
- Các đơn vị bộ đội vùa kết thúc chiến tranh tham gia khai hoang làm kinh tế
nuôi quân.
Nhóm người dân tộc Châu Mạ và S’tiêng có mối quan hệ khăng khít từ lâu đời,
họ có chung một họ là Điểu. Những người dân tộc giải thích điều này rằng trước kia
những người Châu Mạ sống trong vùng rừng núi thuộc xã Đồng Nai, tỉnh Sông Bé,
cho nên mạng họ Điểu; Sau này chuyển về Lâm Đồng, họ vẫn giữ nguyên họ Điểu
và cộng thêm chữ K với con trai hoặc K’ với con gái. Như vậy trên thực tế của vùng
Cát Lộc, hai nhóm người dân tộc bản địa này có quan hệ rất gần nhau về nguồn gốc
cư trú và sự hình thành phát triển.
Trước dđây cộng đồng người dân tộc này được phân chia theo một hệ thống 6
xã chung nhau như sau:
- Xã 1, xã 2 và xã 3 là nơi cư trú của người S’tiêng:
Xã 1, xã 2 nay thuộc về xã Thống Nhất, huyện Bù Đăng.
Xã 3 nay là thôn 3 (do Già Làng K Mốt lãnh đạo) cùa xã Phước Cát.
- Xã 4,5 và xã 6 là của người dân tộc Châu Mạ:
Xã 4 nay là thôn 4 xã Phước Cát 2, do Điểu Khen lãnh đạo.
Xã 5 nay là thôn 5b, xã Tiên Hoàng do Già làng Tư Lôi lãnh đạo.
Xã 6 nay là thôn Brun 1, xã Gia Viễn do anh em K lo - k it lãnh đạo.
a. Người Châu Mạ:
Xác định nguồn gốc của cộng đồng người Châu Mạ trong vùng Cát Lộc cần
chú ý có những mốc thời gian chính:
+ Năm 1977 - 1982
Là thời gian tiến hành rất nhanh và phổ biến trong các chương trình định canh
định cư (ĐCĐC) của đồng bào dân tộc thiểu số sống trong rừng sâu ra ngoài vùng
gần giao thông, hình thành nên các khu định canh định cư mới. Lúc này phía trên bờ
sông Đồng Nai cùa huyện Cát Tiên vẫn còn thuộc về huyện Bù Đăng tỉnh Sông Bé.
Cũnh trong thời kỳ này hình thành nên khu ĐCĐC của huyện Đạ Tẻh tỉnh Lâm
Đồng. Những người dân tộc Châu Mạ thực hiện sự di chuyển đầu tiên của mình về
nơi ở mới này.
Thời gian 1980 - 1981:
Một số chương trình định canh định cư không mấy có kết quả, chính trong
thời gian này có sự di chuyển lại của cộng đồng người dân tộc Châu Mạ trở về
nơi cũ của mình. Khuđịnh canh định cư mới gần rừng hơn của đồng bào dân tộc
người Châu Mạ nằm trên phần nền cũ của thôn Brun 2 (nay là thôn 6 xã Tiên
Hoàng). Khu định canh định cư làm trên vùng xã Tư Nghĩa với ý định di chuyển
đồng bào Bun Go không thực hiện được. Đồng bào Bun Go một số vẫn tiếp tục ở nơi
Bun Go cũ, một số di chuyển vào sâu hơn trong rừng thuộc khu vực thôn 5b xã Tiên
Hoàng và xã Lộc Bắc ngày nay.
+ Năm 1982
Có sự bàn giao chuyển dịch ranh giới giữa hai tỉnh Lâm Đồng và Sông Bé.
Sông Đồng Nai được coi là ranh giới chính thức giữa hai tỉnh. Như vậy phần xã
Đồng Nai huyện Bù Đăng tỉnh Sông Bé nằm bên nay sông Đồng Nai được chia cắt
cho tỉnh Lâm Đồng và thuộc về huyện Đạ Tẻh.
+ Năm 1987
Huyện Cát Tiên chính thức thành lập trên cơ sở tách ra từ huyện Đạ Tẻh. Dự án
định canh định cư thôn 5 b người dân tộc Châu Mạ hình thành.
* Sự phân hoá về tư tưởng:
Trước chiến tranh, người dân tộc bản địa sống tập trung ven sông Đồng Nai và
hình thành buôn làng mà tiêu biểu là Buôn Go nằm phía sau của thị trấn Đồng Nai.
Trong chiến tranh người dân Châu Mạ tiếp thu hai dòng tư tưởng khác nhau:
- Dòng tư tưởng thứ nhất là theo cách mạng, nuôi giấu và tiếp tế lương thực
cho cán bộ. Theo hướng phát triển này trong quá trình đấu tranh chống giặc, họ
đã di chuyển sâu vào trong rừng Cát Lộc và tập trung trong một số nơi chính
như Buôn Brun 1 ( K it - K lo), Brun 3 ( Thung Cọ) ( thuộc về xã Gia Viễn),
Brun 2 ( thôn 6 xã Tiên Hoàng) và thôn 5 b ( xã Tiên Hoàng). Do cuộc sống du
canh du cư cho nên phạm vi phân bố của cộng đồng này khá rộng, thậm chí
hướng di chuyển rất xa tới tận xã Lộc Bắc, nay là huyện Bảo Lâm tỉnh Lâm
Đồng.
- Dòng tư tưởng thứ hai: xu hướng theo đạo tin lành hoặc thiên chúa giáo. Để
chia cắt sự tiếp tế cho cách mạng, chính quyền cũ đã thuyết phục một nhóm nhỏ
theo đạo Tin Lành hoặc Thiên chúa giáo. Nhóm này di tản về hướng đồng bằng
sống trong vùng tập trung như ấp chiến lược và theo đạo (dọc theo quốc lộ 22,
huyện Định Quán, huyện Tân Phú/ xã Tà Lài).
* Vùng phân bố
Có thể nói rằng người Châu Mạ phân bố theo một vùng rất rộng và có một
quan hệ về huyết thống gần gũi.
- Xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm.
- Thôn 5b, thôn Brun 2 (thôn 6) xã Tiên Hoàng huyện Cát Tiên.
- Thôn 4 xã Phước Cát 2.
- Thôn Brun 1 và Brun 3 xã Gia Viễn.
- Vùng kinh tế mới dân tộc huyện Đạ tẻh.
- Và theo hướng Nam và Tây Nam VQG Cát Tiên, ven sông Đồng Nai đến xã
đắc Lua và xã Tà Lài huyện Tân Phú.
+Thôn Brun 1 xã Gia Viễn:
Brun theo nghĩa dân tộc Châu Mạ đó là một trong nơi sống có nhiều cây Srun
chuyên mọc trong vùng đầm lầy rất phổ biến và thân thuộc với người dân tộc. Thôn
Brun 1 lúc đầu có khoảng 9 HH (hộ), sau này phát triển thành 12 HH/ 60NK) với
trưởng tộc là ông K’Lớ, chính họ được coi là những thành viên lâu đời nhất cư trú
đầu tiên tại mảnh đất gọi là buôn Brun 1 (thôn Brun 1 ngày nay còn được giữ nguyên
tiếng địa phương nằm ở vị trí trung tâm của xã Gia Viễn).
Dòng họ K’Lớ tham gia cách mạng từ rất sớm, thới kỳ 1959 - 1975 và là dòng
họ gia đình liệt sỹ có công với cách mạng:
- Người cha của họ: Ông Điểu K’Tăng có 3 người vợ, ông là một Bí thư chi bộ
Đảng đầu tiên của toàn vùng căn cứ cách mạng này đã hy sinh ngày 1 tháng 4 năm
1974 ngay tại thôn Brun 1. Ông có 5 người con tai thì có 4 người con tham gia cách
mạng. K’Lớ là người con đầu tiên của gia đình. Phần mộ của Điểu K’Tăng nay được
chôn cất tại phần đất của UBND xã Tiên Hoàng.
- Bà mẹ của họ: bà Điểu Thị Đéc, được Nhà nước xây cho một căn nhà tình
nghĩa với tổng giá trị là 27 triệu đồng. Để kỷ niệm về nguồn gốc sự hy sinh của họ,
căn nhà này được chọn xây ngay tại vùng Brun 1 - đất cũ trước đây của dòng họ
K’Lớ.
Sau đó trong quá trình xâm nhập của những người làm kinh tế mới thới kỳ sau
1985, nhóm cộng đồng người địa phương này di chuyển vào bên trong gần rừng hơn,
nơi này gọi là thôn Brun 3 hay còn gọi là Thung Cọ - (do nơi này có đặc điểm dễ
nhận thấy là nhiều cây cọ phát triển).
+ Buôn Brun 2 - thôn 6 xã Tiên Hoàng
Vị trí buôn Brun 2 trước kia cũng là một trung tâm của cộng đồng người Châu
Mạ với nhiều nhà dài. Thôn 6 của xã Tiên Hoàng chính là Brun 2 với người Châu
Mạ, khoảng 26 hộ (HH) và 115 nhân khẩu (NK). Nhưng trên thực tế thôn này dường
như rất vắng người, họ thường di chuyển và canh tác trong vùng thôn 5b dân tộc
hoặc Thung Cọ. Phần đất nông nghiệp của thôn 6 được sang nhượng lại cho người
Kinh canh tác và người Châu Mạ là người thu thuế hàng năm.
+Thôn 5b
Cộng đồng người Châu Mạ thôn 5b có một vị trí rất đặc biệt trong sự hình
thành và phát triển xã hội của người dân tộc trong vùng Cát Lộc. ĐIều này không
chỉ vì nó nằm trong lòng của khu bảo tồn, mà còn có giá trị về đa dạng văn hoá cộng
đồng người dân tộc thiểu số.
Xác định chính xác nguồn gốc từ xa xưa của cộng đồng người dân tộc Châu mạ
Thôn 5b là một vấn đề khó. Nhưng nhìn chung cộng đồng này có nguồn gốc chính là
từ Buôn Go, thị trấn Đồng Nai, nằm ở trung tâm huyện Cát Tiên bây giờ và xã Lộc
Bắc huyện Bảo Lâm.
Những nhóm HH đầu tiên của cộng đồng này đã cư trú lâu đời dọc ven sông
Đồng Nai tại buôn Go. Họ sinh sống bằng hình thức du canh du cư trên những vùng
đồi bát úp thấp, hoặc săn bắn đánh cá ven sông trong các đầm lầy ( nay là cánh đồng
lúa rộng lớn của các xã Phước Cát 1,2, Gia Viễn và Tiên Hoàng thuộc huyện Cát
Tiên bây giờ).
Trước đây thôn 5b thuộc sự quản lý trực tiếp của UBND thị trấn Đồng Nai,
huyện Cát Tiên. Vào thời kỳ phát triển dân số nhất, dân cư tập trung trong vùng thôn
5b đông đúc đến 1000 HH. Sau đó do bị những đợt dịch bệnh tật nguy hiểm xảy ra
đã làm cho số người của thôn 5b lúc bấy giờ giảm đi rất nhanh chóng, đồng thời họ
cũng bắt đầu di chuyển rộng sang các vùng lân cận.
Đặc biệt trong thời kỳ chiến tranh trước năm 1975, thôn 5b là vùng căn cứ
cách mạng. Sau 1975 Đảng và Nhà nước thực hiện các chương trình định canh định
cư kêu gọi các cộng đồng dân tộc còn sống rải rác trong rừng tập trung lại theo các
cụm buôn làng. Một số nhóm trong cộng đồng đã quay về Buôn Go và các thôn Brun
1,2 và 3 hoặc canh tác trên các vùng đất đỏ của xã Lộc Bắc...
Sau nghị định 364 của chính phủ về phân chia lại ranh giới hành chính của các
xã, địa phương thì thôn 5b thuộc sự quản lý chính thức của xã Tiên Hoàng (tháng
6/1997).
Trong thời kỳ 1978 - 1979 - 1980: Chương trình định canh định cư không đạt
hiệu quả, đói thiếu lương thực làm cho hơn 50 HH bị chết đói, thiếu thốn, một số
người đồng bào đã cùng nhau bỏ vào rừng tiếp tục cuộc sống du canh du cư nay đây
mai đó.
Từ những năm 1984 - 1985:
- Dưới tác động của các dòng di cư làm kinh tế mới, người Kinh từ mọi miền
tập trung khai hoang vùng trũng phía Bắc Cát Lộc và trồng lúa nước, hình thành
nên những cộng đồng làng xóm mang đậm đà tính đa dạng địa phương của từng
vùng như Ninh Bình, Hà Nam Ninh, Thanh Hoá, Quãng Nam, Bình Định...
- Với trình độ thâm canh và canh tác tiên tiến hơn, với những kinh nghiệm cải
tạo đồng ruộng và khắc phục hậu quả của thiên nhiên, nhóm cộng đồng kinh tế
mới này đã như một luồng gió mới lại đẩy những người dân tộc bản địa đi xa
hơn.
- Do thói quên sống vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên là chính, do
không quen trồng lúa nước vùng trũng và canh tác không đạt hiệu quả, một số
nhóm nhỏ đã nhường đất lại cho người làm kinh tế mới. Họ trở lại rừng, khai
hoang phá nương làm rẫy, canh tác và định cư trên vùng đất đỏ nằm sâu trong
rừng nơi mà nguồn tài nguyên thiên nhiên còn rất phong phú và giàu có.
Năm 1992: Là thời kỳ người đồng bào dân tộc kéo tới tập trung cư trú và canh
tác trên vùng thôn 5b được coi là đông nhất.
Vào năm 1993: Cộng đồng thôn 5b đã có 130 HH, với 655 NK và 295 lao động
chính, phân bố rải rác trong các buôn làng theo 5 cụm dân cư như: Bản Voi ( Bi nâu),
Bù Gia rá, Khu vực đồi Mây, Bù Sa và Vê Đê. Riêng buôn Vê Đê có khoảng 40 - 45
HH trong đó chủ yếu là các HH từ xã Lộc Bắc di cư qua.
Năm 1994 - 1995: Có 54 HH người đồng bào dân tộc Châu Mạ di chuyển từ
Lộc Bắc sang thôn 5b với lý do như là chuyển về quê cha đất tổ của mình và nay
những nhóm này đã định cư lâu dài trong vùng.
Đến năm 1995: Có thêm một số hộ mới (5HH) từ Lộc Bắc qua cư trú tại buôn
Vê Đê, 7 HH khác từ các vùng ven đến cư trú tại Bù Jăra...
Như vậy tính cho đến cuối năm 1995 cộng đồng thôo 5b có 150 hộ phân bố
trong 5 cụm dân cư là Binâu (Bản Voi) 33 hộ, Vê Đê (45 hộ từ Lộc Bắc sang và 5 hộ
mới), Bù Jăra (23 hộ cũ và 7 hộ mới), Đồi Mây 10 hộ và Bù Sa 27 hộ.
Từ năm 1996 đến nay: Các HH đã định cư định canh trong chương trình phát
triển kinh tế xây dựng vùng trọng điểm của Huyện và Ban định canh định cư.
Chương trình này thông qua dự án ĐCĐC vùng thôn 5, huyện Cát Tiên trên vùng
trung tâm của thôn 5b cũ với 4 cụm dân cư chính. Mặc dù vậy, tổng số người trong
toàn vùng thôn 5b trong chương trình định canh định cư cũng chưa ổn định và có
những biến động nhỏ. (Lúc đầu theo thống kê , kiểm tra chính của Ban chỉ đạo định
canh định cư thì dân cư đã lên đến 165 HH/ 810 NK, nhưng trên thực tế đã tăng
lên là: 173 HH/ 831 NK.
b. Người Stiêng:
Vùng phân bố:
- Xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.
- Xã Thống Nhất, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.
- Thôn 3, xã Phước Cát 2, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng.
- Thôn 4, xã Tà Lài, tỉnh Đồng Nai.
Trước năm 1975, người dân tộc S’tiêng cư trú trên địa bàn rất rộng ven hai bên
bờ sông Đồng Nai. Vị trí này bao gồm xã Phước Cát 2 thuộc huyện Cát Tiên, tỉnh
Lâm Đồng và bên kia bờ sông Đồng Nai thuộc về xã Thống Nhất và xã Đồng Nai
thuộc huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.
Trong chiến tranh nhóm người đồng bào dân tộc S’tiêng tham gia cách mạng
và sống trong rừng sâu nuôi và che giấu cán bộ. Phạm vi phân bố của họ rất rộng:
- Người S’tiêng sống tập trung chính ở vùng đất của lâm trường Nghĩa Trung
và Thống Nhất. Hành lang di chuyển và hoạt động của nhóm này trải rộng qua
sông Đồng Nai và bao trùm lên vùng thôn 3,4 xã Phước Cát 2 ngày nay. (chú ý
trước kia xã Phước Cát 2 thuộc về xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình
Phước).
- Một nhóm khác phân bố ở vùng đất đỏ của rừng cấm Nam Cát Tiên, giáp
ranh với lâm trường La Ngà. Sau này theo lới kêu gọi của Nhà nước, nhóm này
sống định canh định cư tại xã Tà Lài, huyện Tân Phú ( ông già làng Tư K’Lư
một đại biểu xuất sắc của người dân tộc S’tiêng tham gia cách mạng từ nhỏ, nay
sống ở xã Tà Lài). Một nhóm nhó khác vượt qua sông Đồng Nai, canh tác lúa
rẫy trên những đồi bát úp chạy dài ven sông và lập thành buôn làng tại đây.
Sau này khi có những người Kinh đi làm kinh tế mới và phong trào di cư tự do
của người dân tộc phía Bắc, họ di chuyển vào sâu trong rừng Cát Lộc (nay là thôn 3
và thôn 4 xã Phước Cát 2). Chính vì lý do đó, xét về nguồn gốc thì nhóm dân tộc
S’tiêng thôn 3 và thôn 4 của xã Phước Cát 2 có quan hệ rất gần với nhóm S’tiêng của
xã Đồng Nai và xã Thống Nhất (thuộc tỉnh Bình Phước bên kia bờ sông), và kéo dài
mối quan hệ đến tận thôn 4 xã Tà Lài, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.
Như vậy, có thể thấy rất rõ quá trình di chuyển và định cư của hai nhóm người
dân tộc bản địa Châu Mạ và S’tiêng trải qua những biến cố lịch sử. Quá trình này đã
chia thành hai hướng cùng có chung một điểm xuất phát, ôm chặt lấy toàn bộ Khu
Bảo tồn Tê giác Cát Lộc và Vườn Quốc Gia Nam Cát Tiên ngày nay.
c. Các đơn vị bộ đội:
Từ những năm 1975 cho đến năm 1982:
Lúc này trên thực tế, ngoài những nhóm cộng đồng người dân tộc bản địa
thuộc nhóm chính là Châu Mạ sống tập trung ven sông Đồng Nai và trên các vùng
đất gò đồi cao ven sông, trong rừng... còn có sự hiện diện của các đơn vị bộ đội làm
nhiệm vụ vừa bảo vệ an ninh chính trị cho vùng phía Nam tây Nguyên, vừa làm kinh
tế. Họ đóng quân rải rác khắp toàn vùng rộng lớn, từ các xã phía Nam Cát Tiên thuộc
tỉnh Đồng Nai cho đến phía Tây và Bắc Cát Tiên (thuộc tỉnh Lâm Đồng và Bình
Phước).
1.1.2. Giai đoạn từ 1982 đến 1990
Trong giai đoạn này bắt đầu có những đợt di dân theo tổ chức làm kinh tế mới
của Nhà nước. Di dân làm kinh tế mới theo kế hoạch này tập trung vào 2 vùng chính:
- Các tỉnh phía Bắc, Hà Nam Ninh, Thái Bình, Thanh Hoá, Vĩnh Phú.
- Khu vực miền Trung đó là các tỉnh Bình Định, Quãng Ngãi, Thừa Thiên Huế.
Lúc đầu trong giai đoạn 1982 - 1983, mọi hoạt động kinh tế mới đếu do Ban
Kinh tế mới Tiền Phương quản lý tổ chức.
Các nguyên nhân chính đã làm cho việc di dân làm kinh tế mới trở thành trào
lưu trong vùng:
- Những đợt di dân có tổ chức theo chính sách của Nhà nước. Chính sách này
vừa khuyến khích vừa có tính chất như là một chỉ tiêu phấn đấu thi đua của các
tỉnh và địa phương, nơi có nhiều khó khăn và quá đông người cần phải giải toả.
Lúc đầu người dân ra đi có tính chất thăm dò, chỉ đi một người chủ gia đình, còn
lại chờ đợi tin tức...
- Dòng người di dân làm kinh tế mới cũng bắt đầu từ sự giải tán đơn vị sư đoàn
600, chuyển qua đơn vị Nhà nước làm kinh tế.
- Các chương trình phát triển kinh tế của Nhà nước: vì dụ như chương trình
trồng dâu nuôi tằm tơ của Phước Cát.
- Vào thời kỳ 1985 - 1986, những trận lũ lụt rất lớn xảy ra trong vùng đã di
chuyển một số HH từ vùng thấp trũng vào sâu trong rừnh hơn, lên vùng cao hơn,
trong đó có vị trí của thôn Thanh Tiến (Gia Viễn) ngày nay.
a. Những đợt di dân làm KTM của một số tỉnh phía Bắc:
Tháng 11- 1985 bắt đầu những đợt di dân đầu tiên có tổ chức theo kế hoạch từ
các tỉnh phía Bắc (chủ yếu là Ninh Bình) đi làm kinh tế mới. Khoảng 120 hộ vào
khu vực xã Gia Viễn - Tiên Hoàng ngày nay. Trong thời gian đầu Nhà nước đã hỗ trợ
6 tháng lương thực với mức lao động chính là 15 kg gạo, và cho người ăn theo trong
HH là 10 kg gạo.
Đầu năm 1986 thành lập UBND lâm thời các xã vùng ven huyện Cát Tiên:
Tháng 2 UBND lâm thời xã Tiên Hoàng đã được thành lập.
Cho đến tháng 11 - 1987: Chương trình di dân làm kinh tế mới chính thức kết
thúc. Trong năm này bắt đầu tiến hành bầu cử Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân
dân xã, xây dựng trường cấp 1,2 trong phạm vi của toàn vùng.
Thời kỳ năm 1988 - 1989: Tính hình chung toàn vùng có nhiều khó khăn
nghiêm trọng: thiếu lương thực do mất mùa, do sâu bệnh phá hoại đất mới. Lúa bị
thiên tai và phải thu hoạch non. Do vậy người dân bị đói (lúc này sắp hết chương
trình cấp gạo bao cấp).
Rừng còn chiếm một tỷ lệ lớn xung quanh và nhiều người bị sốt rét. Mất mùa,
đói kém cũng đẩy người dân gần với bệnh tật hơn, hơn nữa do phải đi rừng nhiều để
khai thác song mây, săn bắn, thu hái lâm sản phụ....
Hoàn cảnh sống của các xã vùng ven ngày càng trở nên khắc nghiệt hơn, càng
khó khăn hơn trong mùa mưa vì lụt lội, đi lại khó khăn.
b. Những người di dân từ khu vực miền Trung:
Họ di chuyển tập trung chủ yếu và khu vực xã Phước Cát 1 và 2.
Năm 1983 - 1984, khoảng 350 hộ người Kinh từ hai huyện Tuy Phước và Phù
Cát tỉnh Bình Định di chuyển đến vùng đất mới của xã Phước Cát hiện nay, xây dựng
vùng kinh tế mới theo kế hoạch của Nhà nước.
Năm 1984 xã Phước Cát chính thức được thành lập.
Trong thời kỳ đầu từ năm 1985 - 1990 hình thành một số tập đoàn sản xuất, với
tổng số có 181 hộ di dân có tổ chức và một nhóm nhỏ người dân tộc bản địa.
Tên gọi của các cụm dân cư, của tập đoàn chính được goi theo tên vùng địa
phương của quê hương nơi họ ra đi.
Xã Phước Cát 2 được thành lập chính thức từ tháng 1/1987 trên cơ sở tách ra từ
xã Phước Cát cũ. Sau đó dòng người từ quê hương miền Trung ngày càng vào nhiều
hơn, trong đó có cả những hộ di dân tự do. Đến năm 1990 xã Phước Cát 2 chính thức
thành lập 4 thôn là thôn Phước Trung, Phước Hải, Phước Sơn và Phước Thái. Năm
1994 thành lập thêm thôn Vĩnh Ninh.
+ Thôn Phước Trung:
Dân cư có nguồn gố chủ yếu từ Tuy Phước và Phù Cát (tỉnh Bình Định), một
số ít Hà Sơn Bình. Họ theo xây dựng vùng kinh tế mới có tổ chức và được sự hỗ trợ
lương thực, cũng như cơ sở vật chất ban đầu của Nhà nước từ năm 1985.
Năm 1986 - 1987 và 1988 liên tiếp có 3 đợt di dân từ Bình Định và Phước Cát.
Trong thời gian đầu họ cư trú, định canh định cư trên vùng thôn Phước Trung ngày
nay.
Còn từ trong năm 1992 người dân Hà Tĩnh vào thôn Phước Trung theo chương
trình dâu tằm tơ.
Năm 1989 - 1993: Do thiên tai khắc nghiệt, cùng với bệnh sốt rét tràn lan gây
chết nhiều người, cũng do lương thực không đủ ăn, nên một số HH di dân từ Bắc bắt
đầu về quê hoặc di chuyển xuống vùng thấp hơn gần Long Khánh, Đồng Nai... (sau
này thôn Phước Trung đã được toàn bộ người dân tộc Nùng di cư tự do từ ngoài tỉnh
Bắc Cạn vào tìm cách mua, sang nhượng lại hết và trở thành thôn riêng của người
Nùng cùng với một số ít người dân tộc Tày).
+ Thôn Phước Thái:
Những người dân đầu tiên đi xây dựng vùng kinh tế mới theo chủ trương của
Nhà nước đến đây trong khoảng thời gian 1985 - 1986, với khoảng 30 hộ từ Tuy
Phước và Phước Cát ( tỉnh Bình Định). Đến năm 1987 - 1988 chương trình kinh tế
mới dứt điểm, lúc này tổng số hộ đạt được là 70 HH.
Năm 1990 có khoảng 100 HH gia đình từ Hà Sơn Bình vào cư trú thôn Phước
Hải. Nhưng sau đó 3 tháng có đến hơn 80% các HH đã chuyển đi nơi khác. Năm
1991 có thêm các hộ gia đình làm kinh tế mới theo chương trình của Liên hiệp dâu
tằm tơ.
Một số HH từ Bắc Cạn vào, bước đầu cũng tập trung tại thôn Phước Thái.
Nhưng sau này họ di chuyển tập trung qua thôn Phước Trung định cư cùng nhóm
người cùng quê. Một số di chuyển qua bên kia sông Đồng Nai, thành lập một xã
riêng của mình.
Cho đến năm 1993 thôn Phước Thái được định hình với tổng số hộ là 87 HH
và tổng số khẩu là 332 người. Thành phần chủ yếu là người Kinh, chỉ có 2 hộ dân tộc
Tày Nùng. Trong quá trình hình thành có khoảng 30% số hộ sau này đi nơi khác lập
nghiệp.
+ Thôn Phước Sơn:
Trước năm 1975, thôn Phước Sơn là địa bàn cư trú của một số ít người dân tộc
S’tiêng.
Năm 1986 tiếp nhận thêm 12 hộ gia đình từ Phù Cát ( tỉnh Bình Định). Năm
1987 thêm 8 hộ từ Phù Cát, Phù Mỹ và Tuy Phước. Năm 1988 thêm 8 hộ.
+ Thôn Phước Hải:
Trên thực tế thôn này hình thành từ năm 1985 với sự bắt đầucủa một nhóm
người từ Ninh Bình đi kinh tế mới, họ có quan hệ rất gần với nhóm kinh tế mới của
xã Gia Viễn bên cạnh.
Năm 1987 chính quyền xã tiếp nhận 8 hộ có quê ở Tây Sơn (tỉnh Bình Định)
và 7 hộ người Long An. Các hộ sau này không ở lại được vì bệnh sốt rét.
Năm 1989 xã tiếp nhận thêm 52 hộ từ Hà Sơn Bình, nhưng một số lớn sau
này cũng đi nơi khác vì sốt rét, chỉ còn 4 hộ.
Năm 1990 - 1992 có hai đợt di dân ồ ạt do Liên hiệp Dâu tằm tơ quản lý; đợt 1
vào năm 1990 có 30 - 40 hộ từ Bắc Thái, Cao Bằng, Lạng Sơn; đợt hai trong năm
1991 - 1992 với 104 hộ từ Ninh bình, Nghệ Tĩnh và Thái Bình.
Như vậy tính đến năm 1995, toàn thôn Phước Hải có 154 hộ với 654 nhân khẩu
trong đó người Kinh là 67 hộ, Tày có 24 hộ, Nùng có 12 hộ, Dao có 19 hộ và 32 hộ
tạm trú.
+ Thôn Vĩnh Ninh:
Có vị trí thuộc Liên hiệp Dâu tằm tơ quản lý, nằm dài ven sông Đồng Nai
chạy dài khoảng 4 - 5 km cho nên khá độc lập với chính quyền xã. Do vậy, xã không
thể quản lý đất đai và thu thuế. Từ năm 1991 có 14 hộ của Liên hiệp Dâu tằm tơ,
năm 1992 tiếp nhận thêm 30 hộ từ Vĩnh Phú. Nhưng cũng trong năm 1991 có 200
HH không thể sống ở thôn Vĩnh Ninh được và họ đã chuyển đi nơi khác. Đến năm
1995 còn 33 hộ với 117 nhân khẩu với các HH gia đình có quê hương Nam Hà (14
hộ), Vĩnh Phú (17 hộ), Cao Bằng (1 hộ), Bắc Thái (1 hộ)...
1.1.3. Giai đoạn từ 1990 - 1995.
1.1 Được đánh dấu bằng các trào lưu di dân tự do
Đồng thời với những khó khăn về thiên tai, bệnh tật và cuộc sống nghềo túng
dựa vào rừng là chính, những người dân làm kinh tế mới rất muốn bỏ đi nơi khác.
Thì cũng bắt đầu có hiện tượng di dân tự do của những người dân tộc phía Bắc (dân
tộc Tày, Nùng) từ Quảng Hoà (tỉnh Cao Bằng).
Chính những người di cư tự do này đã tập trung tiền của mang từ ngoài Bắc
vào, mua hết toàn bộ vùng đất canh tác của thôn Phước Trung và thành lập nên một
cộng đồng đông đúc người dân tộc phía Bắc, chủ yếu là người dân tộc Nùng và sau
đó là người Tày. Cũng chính nhóm người dân tộc di cư này về sau tiếp tục di chuyển
qua bên bờ sông thuộc địa phận tỉnh Bình Phước, tiếp tục khai hoang và làm rẫy
canh tác bên kia sông hình thành nên xã Đăng Hà ngày nay, thành phần dân tộc chủ
yếu của xã là người Tày, Nùng.
GIải thích nguồn gốc của sự di dân tự do:
Có một nguyên nhân rất đơn giản là do những người bộ đội xuất ngũ là dân
tộc Tày Nùng phía Bắc. Sau một thời gian sống tại đây, chính họ cùng với tập quán
và kinh nghiệm sống, săn bắn và khai thác gỗ trong rừng đã phát hiện là nguồn tài
nguyên vô cùng quý giá không đâu có được của Cát Tiên - Cát Lộc. Chính họ đã
thông báo cho cộng đồng phía Bắc biết tin này.
Từ năm 1989 có nhiều cán bộ bộ đội xuất ngũ người Dao, Nùng, Tày cũng trở
lại thăm chiết trường xưa. Những người này đã quyết định đưa gia đình cùng vào
sau khi đã bán hết tài sản ở ngoài Bắc, cầm vốn vào Cát Tiên Cát Lộc sinh sống.
Người di cư tự do không phải chỉ riêng người dân tộc phía Bắc, mà người Kinh từ
ngoài miền Bắc cũng đi theo trào lưu này.
Từ năm 1990 đến 1994 có thể coi là thời kỳ của người dân tộc phía Bắc (tỉnh
Cao Bằng, Lạng Sơn) di cư tự do vào vùng ven Cát Tiên - Cát Lộc. Lượng người đến
tập trung nhiểu nhất, ồ ạt nhất là vào thời kỳ các năm 1990 - 1991.
Ở một số nơi việc di cư tự do có mầm mống từ rất sớm: Năm 1982 đã có 8 HH
gia đình người tày di cư tự do vào thôn Cao Sinh xã Gia Viễn, bắt đầu thử nghiệm
chương trình phá rừng khai hoang vùng đầm lầy trồng lúa nước, trồng điều trên các
sườn đồi thoai thoải của Cát Lộc, làm nhà gỗ. Nhóm này đã tìm ra những vùng đất
khác cũng hấp dẫn không kém đó là xã Đăng Hà, thôn 1, thôn 2 người Dao (phía Tây
Cát Tiên sau này).
1.2. Xã Đak Lua huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai.
Trước năm 1975, một sư đoàn quân đội mang tên Trần hưng Đạo thuộc Quân
khu 7 Bộ quốc phòng, sau khi hoàn thành nhiệm vụ giải phóng miền Nam đã chuyển
quân từ huyện Đồng Xoài (thuộc tỉnh Sông Bé cũ), tập kết tại vùng rừng Nam Cát
Tiên ( xã Nam Cát Tiên ngày nay) và sau đó đoàn chia ra thành các đơn vị nhỏ.
Ngày 4/7/1975 một nhóm bộ đội tách ra trong đoàn, theo sông Đồng Nai bằng
xuồng máy và tập kết tại xã Dak Lua.
Ngày 5/9/1975 Đoàn Trần Hưng Đạo chuển sang tên mới Sư đoàn “Đoàn 600”
(thuộc Qk7) Nhiệm vụ của Đoàn là làm kinh tế, phát quang rừng và huấn luyện
chiến sĩ tân binh mới chi viện cho chiến trường K, biên giới Tây Nam và phía Bắc.
Số người ban đầu của Đoàn 600 là 17.000 người, chia ra thành 12 trung đoàn
đóng quân tại địa bàn các xã Dak Lua, Phú An, Núi Tượng, Nam Cát Tiên, và Phú
Lập.
Năm 1997, khu đất Gia Binh đầu tiên được thành lập. Toàn bộ đất lúc này
trong tay Quân đội đoàn 600 quản lý. Đoàn 600 chia đất cho các hộ gia đình là quân
nhân tại ngũ hoặc cán bộ phục viên định canh định cư trong vùng. Đơn vị chia đất
các cán bộ và chiến sĩ trong trung đoàn: mỗi người được 1000m2
đất đã được dọn
sạch cỏ dùng để xây dựng nhà cửa, làm kinh tế phụ gia đình.
Thời gian đầu chỉ có 28 hộ gia đình nhận đất, sau 1978 - 1990 tăng lên được 30
hộ. Việc khai hoang thêm đất tuỳ thuộc vào năng lực của các gia đình và cá nhân nào
có nhu cầu làm kinh tế phụ gia đình.
Năm 1979: Những người đi xây dựng đầu tiên của đoàn 600 đã được các đồng
chí lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam như đồng chí Lê Duẩn, Phạm Văn
Đồng vào thăm và động viên ở lại tham gia xây dựng hậu phương, giúp đỡ xây dựng
chiến khu D ngày càng tốt hơn.
Tháng 12 năm 1982 sư đoàn 600 giải thể, chuyển giao cho Bộ Công nghiệp
thực phẩm quản lý và hình thành XNLH 600 là một đơn vị hành chính sản xuất kinh
doanh. Nguồn nhân lực của đoàn 600 vẫn là các bộ đội đoàn 600 chuyển ngành,
được phái sang lãnh đạo và thực hiện nhiệm vụ làm kinh tế theo cơ chế còn bao cấp.
+ Tiếp nhận nguồn nhân lực từ phía Bắc:
Cũng trong năm 1982, đoàn 600 đã tiếp nhận các người công nhân từ phía Bắc
và các nhóm làm kinh tế mới vào trong vùng sản xuất kinh tế, trồng mía và khai
hoang ruộng lúa. Trong đợt tiếp nhận đầu tiên trên là những người từ các tỉnh Thanh
Hoá và Hà Nam, có 350 hộ gia đình, nhân khẩu là 870 người. Họ được phân bổ về
sản xuất tại các nông trường nhỏ.
+ Sự di chuyển có tính chất gia đình:
Sau đó các công nhân viên của Liên hiệp 600 cũng bắt đầu đưa thêm vợ con và
các người thân từ ngoài Bắc vào trong vùng xây dựng kinh tế. Các gia đình này được
Đoàn 600 chia đất và dường như bắt buộc phải nhận hếtt phần đất được chia làm
kinh tế. Đoàn 600 đã dùng máy cày và máy xúc khai phá nhiều cánh rừng vùng ven
Nam Cát Tiên, chuyển thành vùng đất canh tác mới.
Ngày 23 tháng 12 năm 1988: Do dân số làm kinh tế tăng nhanh và nhiều, cần
thiết phải tổ chức các đơn vị hành chính, cho nên các xã vùng ven chính thức được
thành lập: Đó là xã Dak lua, xã Nam Cát Tiên, xã Núi Tượng và xã Tà lài ( nguồn
gốc từ 4 nông trường cũ của XNLH 600).
1.3. Huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước.
Vùng đệm Cát Lộc bên kia sông Đồng Nai ( thuộc vể huyện Bù Đăng tỉnh Bình
Phước có 3 xã là: Đăng Hà, Thống Nhất và Đồng Nai (cần chú ý tiêu chuẩn xác định
là những vùng đất có người dân cư trú và canh tác ven sông Đồng Nai, giáp ranh với
huyện Cát Tiên tỉnh Lâm Đồng).
Vùng đất Bù Đăng được biết đến từ những năm 20 - 30 của thế kỷ này, khi
người Pháp mơ63 quốc lộ 14 từ Chơn Thành lên Đak Nông. đến thời kỳ những năm
1954 - 1975 mới thành lập huyện, lúc đó gọi là quận Đức Phong và chỉ có 1 đến 2 xã.
Trước 1954, ở huyện Bù Đăng chỉ có người S’tiêng và người M’nông sinh
sống chủ yếu, còn người Kinh lúc bấy giờ chỉ có khoảng 20 hộ gia đình với hơn 100
nhân khẩu.
Năm 1959, toàn quận Đức Phong (Bù Đăng ngày nay) chỉ có 4.800 người.
Năm 1974 đã lên tới 11.834 người, trong đó có dân tộc bản địa là 8.694 người
(chiếm 73% dân số toàn huyện lúc bấy giờ).
Sau 1975, huyện Bù Đăng được nhập vào huyện Phước Long, đến năm 1988
lại được tách ra từ huyện Phước Long thành huyện Bù Đăng ( theo Quyết định 112/
HĐBT ngày 5 tháng 7 năm 1998 của chính phủ Việt Nam).
Đến năm 1994, huyện Bù Đăng đã có 45.393 người.
Dân số Bù Đăng tăng như vậy chủ yếu là tăng cơ học: do sự di cư của người
Kinh và các dân tộc thiểu số ở miền Núi phía Bắc.
a. Nhóm dân tộc bản địa: S’Tiêng:
Người S’tiêng là dân tộc địa phương có dân số đông nhất. Người S’tiêng trước
kia sống cư trú trong các tổ chức truyền thống là Sóc. Ngày nay khái niệm Sóc đã mở
rộng hơn do quá trình định canh định cư từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng
cho đến nay.
Mỗi Sóc có một già làng. Trong quan hệ đôi khi người ta gọi tên Sóc theo tên
của già làng. Nhiều già làng trong Sóc có công tham gia kháng chiến chống Pháp và
Mỹ, cho nên có nhiều Sóc còn mang tên của chính già làng đó. Họ vẫn còn giữ nhiều
phong tục tập quán ngày xưa mặc dù trong những năm qua đã có những thay đổi
trong phong tục tập quán.
Có 3 nguyên nhân chính thay đổi các phong tục tập quán đó:
- Biến đổi do quá trình tiếp xúc ngày càng nhiều với các dân tộc khác.
- Sự vận động của chính quyền địa phương nhằm xoá bỏ các hình thức
mê tín dị đoan.
- Sự xâm nhập của các tôn giáo Tin Lành, Thiên Chúa Giáo và Phật Giáo
từ năm 1993 cho đến nay ( Tin Lành 53 hộ, 253 tín đồ; Thiên Chúa Giáo
87 hộ, 530 tín đồ; Phật Giáo 51 hộ, 339 tín đồ).
Trong những nguyên nhân kể trên, nguyên nhân tôn giáo đang làm thay đổi
mạnh mẽ nhất nếp sống truyền thống của người S”tiêng. Trong đó, nhiều truyền
thống văn hoá đáng được trân trọng như hệ thống lễ hội cũng bị xoá bỏ. Mặc dù có
những thay đổi kể trên nhưng trong nếp sống cộng đồng họ vẫn luôn gắn kết với
nhau.
Trong quá khứ cộng đồng này gặp nhiều khó khăn: Thời kỳ 1986 - 1990 do
thiếu lương thực trầm trọng, do chưa biết canh tác theo kiểu định canh định cư, chưa
biết làm thuỷ lợi tưới tiêu, chưa biết cày ruộng lúa nước, chuyên trồng lúa rẫy và đốt
tỉa, cuộc sống còn nhiều lệ thuộc vào thiên nhiên.
Những năm gần đây, người dân trong xã đã bỏ được lối sống du canh du cư,
họ trồng điều và xen canh giống cây công nghiệp khác. Nhiều người dân tộc theo đạo
tin lành và thiên chúa giáo.
Người S”tiêng tập trung nhiều nhất trong xã Thống Nhất và xã Đồng Nai. Họ
tập trung theo từng cụm sóc và vị trí của các sóc khá cách xa nhau. Riêng tại sóc Bàu
Cá Rô có 2/3 dân số người S’tiêng có nguồn gốc từ Bến Cỗu đưa về đây định cư năm
1987.
b. Nhóm dân tộc phía Bắc:
Nhóm dân tộc di cư từ phía Bắc tập trung chủ yếu tại xã Đăng Hà. Xã Đăng Hà
có nguồn gốc từ thôn 4, tập đoàn sản xuất 8 của xã Thống Nhất.
Trước năm 1985, trên địa bàn xã Đăng Hà ngày nay chỉ là rừng già và cây lồ ô
che phủ. Đất lâm nghiệp thuộc về sự quản lý của Lâm trường Nghĩa Trung, rất ít
người đến cư trú cả người dân tộc bản địa S’tiêng. Có thể có một vài hộ người
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG

More Related Content

What's hot

Luận án: Đặc điểm sinh thái của loài Voọc bạc tại khu vực núi đá vôi - Gửi mi...
Luận án: Đặc điểm sinh thái của loài Voọc bạc tại khu vực núi đá vôi - Gửi mi...Luận án: Đặc điểm sinh thái của loài Voọc bạc tại khu vực núi đá vôi - Gửi mi...
Luận án: Đặc điểm sinh thái của loài Voọc bạc tại khu vực núi đá vôi - Gửi mi...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đánh Giá Hiện Trạng Quản Lý Chất Lượng Nước Ngầm Phục Vụ Mục Đích Sinh Hoạt T...
Đánh Giá Hiện Trạng Quản Lý Chất Lượng Nước Ngầm Phục Vụ Mục Đích Sinh Hoạt T...Đánh Giá Hiện Trạng Quản Lý Chất Lượng Nước Ngầm Phục Vụ Mục Đích Sinh Hoạt T...
Đánh Giá Hiện Trạng Quản Lý Chất Lượng Nước Ngầm Phục Vụ Mục Đích Sinh Hoạt T...nataliej4
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại phường duyệt trung, thành p...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại phường duyệt trung, thành p...đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại phường duyệt trung, thành p...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại phường duyệt trung, thành p...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...
Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...
Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp thuộc đất trồng mướp đắng ...
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp thuộc đất trồng mướp đắng ...Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp thuộc đất trồng mướp đắng ...
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp thuộc đất trồng mướp đắng ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Mức độ đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái, HAY - Gửi miễn phí ...
Mức độ đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái, HAY - Gửi miễn phí ...Mức độ đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái, HAY - Gửi miễn phí ...
Mức độ đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái, HAY - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Luận án: Đặc điểm sinh thái của loài Voọc bạc tại khu vực núi đá vôi - Gửi mi...
Luận án: Đặc điểm sinh thái của loài Voọc bạc tại khu vực núi đá vôi - Gửi mi...Luận án: Đặc điểm sinh thái của loài Voọc bạc tại khu vực núi đá vôi - Gửi mi...
Luận án: Đặc điểm sinh thái của loài Voọc bạc tại khu vực núi đá vôi - Gửi mi...
 
Đa dạng loài, phân bố của hệ lưỡng cư và bò sát ở đèo Cù Mông
Đa dạng loài, phân bố của hệ lưỡng cư và bò sát ở đèo Cù MôngĐa dạng loài, phân bố của hệ lưỡng cư và bò sát ở đèo Cù Mông
Đa dạng loài, phân bố của hệ lưỡng cư và bò sát ở đèo Cù Mông
 
Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của họ Nấm Linh chi Ganoderma...
Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của họ Nấm Linh chi Ganoderma...Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của họ Nấm Linh chi Ganoderma...
Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của họ Nấm Linh chi Ganoderma...
 
Đánh Giá Hiện Trạng Quản Lý Chất Lượng Nước Ngầm Phục Vụ Mục Đích Sinh Hoạt T...
Đánh Giá Hiện Trạng Quản Lý Chất Lượng Nước Ngầm Phục Vụ Mục Đích Sinh Hoạt T...Đánh Giá Hiện Trạng Quản Lý Chất Lượng Nước Ngầm Phục Vụ Mục Đích Sinh Hoạt T...
Đánh Giá Hiện Trạng Quản Lý Chất Lượng Nước Ngầm Phục Vụ Mục Đích Sinh Hoạt T...
 
Luan van thac si kinh te (18)
Luan van thac si kinh te (18)Luan van thac si kinh te (18)
Luan van thac si kinh te (18)
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại phường duyệt trung, thành p...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại phường duyệt trung, thành p...đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại phường duyệt trung, thành p...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại phường duyệt trung, thành p...
 
Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...
Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...
Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...
 
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp thuộc đất trồng mướp đắng ...
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp thuộc đất trồng mướp đắng ...Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp thuộc đất trồng mướp đắng ...
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp thuộc đất trồng mướp đắng ...
 
Luận văn: Phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào ở Kon Tum
Luận văn: Phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào ở Kon TumLuận văn: Phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào ở Kon Tum
Luận văn: Phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào ở Kon Tum
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...
 
Luận văn: Thành phần loài nấm lớn thuộc ngành Myxomycota
Luận văn: Thành phần loài nấm lớn thuộc ngành MyxomycotaLuận văn: Thành phần loài nấm lớn thuộc ngành Myxomycota
Luận văn: Thành phần loài nấm lớn thuộc ngành Myxomycota
 
Luận án: Khu hệ cá nội địa vùng Thừa Thiên Huế, HAY
Luận án: Khu hệ cá nội địa vùng Thừa Thiên Huế, HAYLuận án: Khu hệ cá nội địa vùng Thừa Thiên Huế, HAY
Luận án: Khu hệ cá nội địa vùng Thừa Thiên Huế, HAY
 
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng sinh học ốc cạn (Land Snails) ở khu vực xã La Hi...
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng sinh học ốc cạn (Land Snails) ở khu vực xã La Hi...Luận văn: Nghiên cứu đa dạng sinh học ốc cạn (Land Snails) ở khu vực xã La Hi...
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng sinh học ốc cạn (Land Snails) ở khu vực xã La Hi...
 
Luan anh huong cua dieu kien tu nhien den tai nguyen nuoc vung gio linh
Luan anh huong cua dieu kien tu nhien den tai nguyen nuoc vung gio linhLuan anh huong cua dieu kien tu nhien den tai nguyen nuoc vung gio linh
Luan anh huong cua dieu kien tu nhien den tai nguyen nuoc vung gio linh
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn tại thành phố Hưng Yên, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn tại thành phố Hưng Yên, HAY, 9đLuận văn: Quản lý chất thải rắn tại thành phố Hưng Yên, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn tại thành phố Hưng Yên, HAY, 9đ
 
Mức độ đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái, HAY - Gửi miễn phí ...
Mức độ đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái, HAY - Gửi miễn phí ...Mức độ đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái, HAY - Gửi miễn phí ...
Mức độ đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái, HAY - Gửi miễn phí ...
 
Luận án: Phát triển bền vững sâm Ngọc Linh ở Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững sâm Ngọc Linh ở Quảng Nam, HAYLuận án: Phát triển bền vững sâm Ngọc Linh ở Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững sâm Ngọc Linh ở Quảng Nam, HAY
 
Luận án: Lịch sử tiến hóa địa chất Holocen đới bờ Huế - Đà Nẵng
Luận án: Lịch sử tiến hóa địa chất Holocen đới bờ Huế - Đà NẵngLuận án: Lịch sử tiến hóa địa chất Holocen đới bờ Huế - Đà Nẵng
Luận án: Lịch sử tiến hóa địa chất Holocen đới bờ Huế - Đà Nẵng
 
Đặc điểm và phòng trị bệnh do giun tròn Trichocephalus spp. gây ra ở lợn
Đặc điểm và phòng trị bệnh do giun tròn Trichocephalus spp. gây ra ở lợnĐặc điểm và phòng trị bệnh do giun tròn Trichocephalus spp. gây ra ở lợn
Đặc điểm và phòng trị bệnh do giun tròn Trichocephalus spp. gây ra ở lợn
 
Đề tài: Đánh giá chất lượng nước sông Ray và hệ thống xử lý nước
Đề tài: Đánh giá chất lượng nước sông Ray và hệ thống xử lý nướcĐề tài: Đánh giá chất lượng nước sông Ray và hệ thống xử lý nước
Đề tài: Đánh giá chất lượng nước sông Ray và hệ thống xử lý nước
 

Similar to BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG

Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đồi chè khu thống nhất...
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đồi chè khu thống nhất...Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đồi chè khu thống nhất...
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đồi chè khu thống nhất...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...Nguyễn Công Huy
 
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...Quocphong Nguyen
 
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đất trồng hoa cúc thuộ...
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đất trồng hoa cúc thuộ...Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đất trồng hoa cúc thuộ...
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đất trồng hoa cúc thuộ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có ...
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có ...Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có ...
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề ...
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề ...đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề ...
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...Man_Ebook
 
Luận án: Đánh giá biến động sử dụng đất trong biến đổi khí hậu - Gửi miễn phí...
Luận án: Đánh giá biến động sử dụng đất trong biến đổi khí hậu - Gửi miễn phí...Luận án: Đánh giá biến động sử dụng đất trong biến đổi khí hậu - Gửi miễn phí...
Luận án: Đánh giá biến động sử dụng đất trong biến đổi khí hậu - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG (20)

Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đồi chè khu thống nhất...
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đồi chè khu thống nhất...Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đồi chè khu thống nhất...
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đồi chè khu thống nhất...
 
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...
 
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù MôngLuận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
 
Luận văn: Sinh kế của ngư dân sau sự cố môi trường biển tại các xã ven biển
Luận văn: Sinh kế của ngư dân sau sự cố môi trường biển tại các xã ven biểnLuận văn: Sinh kế của ngư dân sau sự cố môi trường biển tại các xã ven biển
Luận văn: Sinh kế của ngư dân sau sự cố môi trường biển tại các xã ven biển
 
Luận án: Hệ thống nhân giống vi thủy canh cây hoa cúc trắng
Luận án: Hệ thống nhân giống vi thủy canh cây hoa cúc trắngLuận án: Hệ thống nhân giống vi thủy canh cây hoa cúc trắng
Luận án: Hệ thống nhân giống vi thủy canh cây hoa cúc trắng
 
Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến tài nguyên nước vùng Gio Linh
Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến tài nguyên nước vùng Gio LinhẢnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến tài nguyên nước vùng Gio Linh
Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến tài nguyên nước vùng Gio Linh
 
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
 
Nghiên cứu đa dạng của họ bọ cánh cứng ăn lá tại Ninh Thuận
Nghiên cứu đa dạng của họ bọ cánh cứng ăn lá tại Ninh ThuậnNghiên cứu đa dạng của họ bọ cánh cứng ăn lá tại Ninh Thuận
Nghiên cứu đa dạng của họ bọ cánh cứng ăn lá tại Ninh Thuận
 
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đất trồng hoa cúc thuộ...
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đất trồng hoa cúc thuộ...Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đất trồng hoa cúc thuộ...
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đất trồng hoa cúc thuộ...
 
Luận án: Sinh thái học quần thể bảo tồn loài Rồng đất, HAY
Luận án: Sinh thái học quần thể bảo tồn loài Rồng đất, HAYLuận án: Sinh thái học quần thể bảo tồn loài Rồng đất, HAY
Luận án: Sinh thái học quần thể bảo tồn loài Rồng đất, HAY
 
Luận án: Đa dạng di truyền và sinh thái của Thằn lằn bóng đuôi dài
Luận án: Đa dạng di truyền và sinh thái của Thằn lằn bóng đuôi dàiLuận án: Đa dạng di truyền và sinh thái của Thằn lằn bóng đuôi dài
Luận án: Đa dạng di truyền và sinh thái của Thằn lằn bóng đuôi dài
 
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có ...
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có ...Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có ...
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có ...
 
Luận văn: đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy
Luận văn: đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ ThủyLuận văn: đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy
Luận văn: đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy
 
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề ...
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề ...đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề ...
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề ...
 
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...
 
Luận án: Đánh giá biến động sử dụng đất trong biến đổi khí hậu - Gửi miễn phí...
Luận án: Đánh giá biến động sử dụng đất trong biến đổi khí hậu - Gửi miễn phí...Luận án: Đánh giá biến động sử dụng đất trong biến đổi khí hậu - Gửi miễn phí...
Luận án: Đánh giá biến động sử dụng đất trong biến đổi khí hậu - Gửi miễn phí...
 
Hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của mô hình nuôi cá Lóc trong ao đất
Hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của mô hình nuôi cá Lóc trong ao đấtHiệu quả kinh tế - kỹ thuật của mô hình nuôi cá Lóc trong ao đất
Hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của mô hình nuôi cá Lóc trong ao đất
 
luan an anh huong cua chat kich khang len mot so gen o te bao nghe den
luan an anh huong cua chat kich khang len mot so gen o te bao nghe denluan an anh huong cua chat kich khang len mot so gen o te bao nghe den
luan an anh huong cua chat kich khang len mot so gen o te bao nghe den
 
Luận văn: Đặc điểm sinh thái loài Thạch sùng mí cát bà, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm sinh thái loài Thạch sùng mí cát bà, HAY, 9đLuận văn: Đặc điểm sinh thái loài Thạch sùng mí cát bà, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm sinh thái loài Thạch sùng mí cát bà, HAY, 9đ
 
Luận văn: Đặc điểm sinh thái loài thạch sùng mí cát bà và bảo tồn
Luận văn: Đặc điểm sinh thái loài thạch sùng mí cát bà và bảo tồnLuận văn: Đặc điểm sinh thái loài thạch sùng mí cát bà và bảo tồn
Luận văn: Đặc điểm sinh thái loài thạch sùng mí cát bà và bảo tồn
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 

Recently uploaded (20)

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 

BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG

  • 1. SỞ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ VIỆN SINH HỌC NHIỆT ĐỚI MÔI TRƯỜNG TỈNH LÂM ĐỒNG PHÂN VIỆN SINH THÁI, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO KHOA HỌC ĐIỀU TRA CƠ BẢN BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG THÁNG 12 - 1998
  • 2. LỜI CẢM ƠN Sau một chặng đường nghiên cứu khoa học, 2 năm chưa phải là dài, nhưng cũng đã đến lúc cần phải báo cáo lại những kết quả của mình. Trên hết tất cả những gì sẽ làm, những gì phải viết ra sau đây, điều đầu tiên mà chúng tôi muốn nói đó là một lời càm tạ. Chúng tôi xin được gởi tới Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường tỉnh Lâm Đồng, cùng với các cơ quan ban ngành trong tỉnh đã tạo điều kiện cho chúng tôi có cơ hội tham gia nghiên cứu về vùng Cát Lộc. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ tận tình của Uỷ Ban Nhân Dân huyện Cát Tiên, Ban Quản lý rừng đặc dụng tê giác Cát Lộc, Hạt Kiểm lâm Nhân dân huyện Cát Tiên, về tất cả những gì mà các đồng chí đã tham gia khảo sát trên thực địa. Những ngày vừa qua chúng tôi đã đi xuống các buôn làng, đi đến những cánh rừng thật xa, làm sao mà có thể quên được tình cảm của bà con dân tộc thiểu số Châm Mạ trong vùng thôn 5b, thôn 4, xã Lộc Bắc, bà con S’tiêng của thôn 3 và xã Đồng Nai, làm sao có thể quên được hương vị ngọt ngào hương lúa mới và say nồng của mùi rượu cần và những chiếc vòng tay bằng đồng óng ánh. Chúng tôi xin được cảm ơn Uỷ ban Nhân Dân các xã: Phước Cát 1, và 2, xã Tiên Hoàng, xã Gia Viễn, xã Đăng Hà, xã Thống Nhất, xã Đồng Nai. Đi đến đâu chúng tôi đều nhận được những tình cảm rất chân thành của cộng đồng. Để có thể hoàn chỉnh báo cáo này, chúng tôi vô cùng cảm ơn Ban lãnh đạo Vườn Quốc gia Cát Tiên, Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên - WWF Đông Dương, xin cảm ơn tổ chức CARE quốc tế tại Việt Nam và các cơ quan bạn đã cùng chúng tôi phối hợp khảo sát và thực hiện nghiên cứu này. Chúng tôi luôn nhận thấy rằng “một cây làm chẳng nên non” do đó không có những sự giúp đỡ như đã nói trên thì không thể có một kết quả nghiên cứu như ngày hôm nay. Vì sự nghiệp bảo tồn tính đa dạng sinh học của thiên nhiên Việt Nam, vì sự phát triển của cộng đồng Việt Nam, một lần nữa chúng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và tình cảm nồng ấm nhất đến với tất cả các cơ quan và các cá nhân có liên quan. Thay mặt những người thực hiện
  • 3. PGS Đoàn Cảnh Phó Viện Trưởng Viện Sinh học Nhiệt Đới
  • 4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: ĐIỀU TRA CƠ BẢN VỀ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG VÙNG BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG CƠ QUAN CHỦ QUẢN: SỞ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH LÂM ĐỒNG. CƠ QUAN CHỦ TRÌ: VIỆN SINH HỌC NHIỆT ĐỚI (TRUNG TÂM KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA). CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: PGS ĐOÀN CẢNH (PHÓ VIỆN TRƯỞNG VIÊN SINH HỌC NHIỆT ĐỚI). CHỦ TRÌ THỰC HIỆN: CN. VŨ NGỌC LONG. THƯ KÝ: CN. LÊ BỬU THẠCH (VIỆN SINH HỌC NHIỆT ĐỚI). NGUYỄN ANH HOA (SỞ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH LÂM ĐỒNG ). CÁC CƠ QUAN THAM GIA CHÍNH:
  • 5. - VIỆN SINH HỌC NHIỆT ĐỚI- TRUNG TÂM KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA. - VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT- TRUNG TÂM KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA. - SỞ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH LÂM ĐỒNG. - VIỆN ĐỊA LÝ - TRUNG TÂM KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA. - KHOA SINH HỌC - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI. - BỘ MÔN THỰC VẬT, SINH MÔI- ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN Phan Kế Lộc PGS.PTS Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Nguyễn Tiến Hiệp PTS Viện Sinh Thái, Tài Nguyên Sinh Vật.
  • 6. Trần Văn Thuỵ PTS Viện Địa Lý. Vũ Ngọc Quang KS Viện Sinh Thái, Tài Nguyên Sinh Vật. Lệ Xuân Cảnh PTS Viện Sinh Thái, Tài Nguyên Sinh Vật. Hoàng Minh Khiên PTS Viện Sinh Thái, Tài Nguyên Sinh Vật. Lê Đìanh Thuỷ PTS Viện Sinh Thái, Tài Nguyên Sinh Vật. Hồ Thu Cúc PTS Viện Sinh Thái, Tài Nguyên Sinh Vật. Hoàng Vũ Trụ PTS Viện Sinh Thái, Tài Nguyên Sinh Vật. Dương Tiến Dũng GV Đại Học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh. Nguyễn Phi Ngà CN Đại Học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh. Đoàn Cảnh PGS. PTS Viện Sinh Học Nhiệt Đới. Hoàng Đức Đạt GS Viện Sinh Học Nhiệt Đới. Trương Quang Tâm KS Viện Sinh Học Nhiệt Đới. Vũ Ngọc Long CN Viện Sinh Học Nhiệt Đới. Ngô Văn Trí CN Viện Sinh Học Nhiệt Đới. Nguyễn Trần Vỹ CN Viện Sinh Học Nhiệt Đới. Trần Việt Dũng CN Viện Sinh Học Nhiệt Đới. Lưu Hồng Trường CN Viện Sinh Học Nhiệt Đới. Lê Bửu Thạch CN Viện Sinh Học Nhiệt Đới. Diệp Đình Phong CN Viện Sinh Học Nhiệt Đới. Phạm Văn Miên KSC Viện Sinh Học Nhiệt Đới.
  • 7. Đỗ Bích Lộc CN Viện Sinh Học Nhiệt Đới. Thái Minh Trang CN Viện Sinh Học Nhiệt Đới. Nguyễn Thị Mai Linh CN Viện Sinh Học Nhiệt Đới. Đào Thanh Sơn CN Viện Sinh Học Nhiệt Đới. MỤC LỤC
  • 8. Lời mở đầu.....................................................................................................1 PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN CỦA KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC. 1. Vị trí địa lý................................................................................................5 2. Đặc điểm địa chất.....................................................................................5 3. Đặc điểm địa hình- địa mạo.....................................................................6 4. Đặc điểm khí hậu......................................................................................7 5. Đặc điểm thổ nhưỡng. 5.1. Đất phù sa...............................................................................................11 5.2. Các loại đất đỏ vàng...............................................................................12 5.3. Đất đen....................................................................................................13 5.4. Đất dốc tụ................................................................................................13 PHẦN II: HIỆN TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘI 1. Giới thiệu nguồn gốc sự hình thành và phát triển. 1.1. Huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng..............................................................15 1.2. Xã Đak Lua, Huyện Tân Phú, Tỉnh Đồng Nai.........................................24 1.3. Huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước...........................................................25 1.4. Xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.........................................27
  • 9. 2. Dân số và phát triển cộng đồng 2.1. Vùng đệm huyện Cát Tiên........................................................................28 2.2. Vùng đệm huyện Bảo lâm, tỉnh Lâm Đồng, xã Lộc Bắc..........................43 2.3. Vùng đệm huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước...........................................44 3. Các hình thức kiếm sống và canh tác sử dụng đất 3.1. Chủ quyền đất..........................................................................................51 3.2. Sản xuất lương thực- lúa........................................................................52 3.3. Trồng cây lương thực khác......................................................................59 3.4. Trồng cây công nghiệp............................................................................60 3.5. Chăn nuôi................................................................................................63 3.6. Hình thức sử dụng đất ở xã Lộc Bắc.......................................................64 4. Tình hình giáo dục và y tế 4.1. Giáo dục..................................................................................................65 4.2. Y tế...........................................................................................................68 PHẦN III: ỨNG DỤNG HỆ THỐNG TIN ĐỊA LÝ CHO LOẠT BẢN ĐỒ THUỘC KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC. 1. Xây dựng bản đồ địa mạo- thổ nhưỡng khu bảo tồn thiên nhiên Cát Lộc tỷ lệ 1:25.000
  • 10. 1.1. Cơ sở dữ liệu...........................................................................................71 1.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................71 1.3. Nội dung bản đồ địa mạo thổ nhưỡng khu bảo tồn thiên nhiên Cát Lộc tỉ lệ 1:25.000.....................................................73 2. Xây dụng bản đồ thảm thực vật khu bảo tồn thiên nhiên Cát Lộc tỉ lệ 1:25.000 2.1. Cơ sở khoa học, nguyên tắc của phương pháp phân tích và thành lập bản đồ thảm thực vật......................................................................76 2.2. Phương pháp thành lập bản đồ thảm thực vật Cát Lộc..........................78 3. Thành lập bản đồ quần cư động vật khu bảo tồn thiên nhiên Cát Lộc tỉ lệ 1:25.000 3.1. Cơ sở khoa học, nguyên tắc của phương pháp phân tích và thành lập bản đồ quần cư động vật (map of animal communities)................79 3.2. Khung phân loại các quần cư động vật trong chú giải bản đồ...............82 4. Bản đồ dự báo khu phân bố Tê giác một sừng khu bảo tồn tự nhiên Cát Lộc tỉ lệ 1:25.000 4.1. Nguyên tắc và phương pháp....................................................................84 4.2. Nội dung bản đồ......................................................................................86
  • 11. 5. Xây dựng bản đồ sinh thái cảnh quan khu bảo tồn thiên nhiên Cát Lộc tỉ lệ 1:25.000 5.1. Cơ sở tài liệu...........................................................................................87 5.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................87 5.3. Nội dung bản đồ sinh thái cảnh quan khu bảo tồn thiên nhiên Cát Lộc tỉ lệ 1:25.000..................................................................89 PHẦN IV: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA GIỚI THỰC VẬT Ở KHU BẢO TỒN TỰ NHIÊN CÁT LỘC. 1. Nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................................93 2. Thời gian, tư liệu và phương pháp nghiên cứu. 2.1. Thời gian.................................................................................................93 2.2. Phương pháp xây dựng bảng “Trích yếu thực vật Cát Lộc”...................93 2.3. Phương pháp nghiên cứu cấu trúc..........................................................94 3. Kết quả nghiên cứu. 3.1. Bản “Trích yếu thực vật Cát Lộc”...........................................................95 3.2. Về thành phần loài thực vật....................................................................95 3.3. Thảm thực vật..........................................................................................100 4. Kết luận.....................................................................................................122
  • 12. 5. Một số kiến nghị.......................................................................................124 PHẦN V: TÍNH ĐA DẠNG CỦA CÁC LOẠI HÌNH SINH THÁI CẢNH QUAN 1. Đánh giá chung.........................................................................................126 2. Các đơn vị cung cấp và phụ loại sinh thái cảnh quan. 2.1. Loại sinh thái cảnh quan phát triển trên các bề mặt đỉnh cao nguyên Bazan...................................................................................127 2.2. Loại hình sinh thái cảnh quan phát triển trên các sườn cao nguyên Bazan...........................................................................................127 2.3. Loại hình sinh thái cảnh quan phát triển trên cao nguyên đá phiến sét.....................................................................................................128 2.4. Loại hình sinh thái cảnh quan phát triển trên các núi đá phiến sét..........................................................................................................128 2.5. Loại hình sinh thái cảnh quan phát triển trên các đồi có sườn phức tạp............................................................................................129 2.6 Loại hình sinh thái cảnh quan phát triển trên các đồi xen thung lũng hẹp...................................................................................130
  • 13. 2.7. Loại hình sinh thái cảnh quan phát triển trên các đồi xen thung lũng rộng..................................................................................131 2.8. Loại hình sinh thái cảnh quan phát triển trên các máng trũng có dòng chảy thường xuyên........................................................131 2.9. Loại hình sinh thái cảnh quan phát triển trên các máng trũng có dòng chảy tạm thời.................................................................132 2.10. Loại hình sinh thái cảnh quan phát triển trên phù sa sông suối.........................................................................................................133 3. Kết luận.....................................................................................................133 PHẦN VI: TÍNH ĐA DẠNG KHU HỆ ĐỘNG VẬT 1. Nội dung nghiên cứu................................................................................135 2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu...........................................................135 3. Nghiên cứu khảo sát khu hệ thú. 3.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................138 3.2. Phương pháp Nghiên cứu........................................................................138 3.3. Kết quả nghiên cứu khu hệ thú................................................................140 3.4. Các giải pháp bảo vệ nguồn lợi thú rừng................................................152 4. Nghiên cứu khảo sát khu hệ chim.
  • 14. 4.1. Phương pháp nghiên cứu........................................................................153 4.2. Kết quả nghiên cứu..................................................................................155 4.3. Một số kết luận và kiến nghị....................................................................163 5. Nghiên cứu khảo sát khu hệ bò sát và ếch nhái. 5.1. Phương pháp nghiên cứu bò sát, ếch nhái..............................................164 5.2. Kết quả nghiên cứu bò sát ếch nhái........................................................165 5.3. Kết luận...................................................................................................170 6. Nghiên cứu khảo sát khu hệ côn trùng. 6.1. Phương pháp điều tra con trùng.............................................................171 6.2. Kết quả nghiên cứu..................................................................................172 6.3. Kết luận và kiến nghị...............................................................................174 PHẦN VII: ĐẶC ĐIỂM CÁC LOẠI HÌNH THUỶ VỰC VÀ KHU HỆ THUỶ SINH VẬT 1. Phương pháp khảo sát và phân tích.......................................................176 2. Đặc điểm các loại hình thuỷ vực.............................................................178 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Khu hệ phiêu động vật và động vật đáy..................................................179 3.2. Khu hệ cá.................................................................................................184
  • 15. 4. Kết luận, đề nghị.......................................................................................186 PHẦN KẾT: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
  • 16. LỜI MỞ ĐẦU Theo truyền thuyết: trên vùng đất nổi tiếng ven sông Đồng Nai trước đây, (nay thuộc về thôn Trung Hưng, xã Gia Viễn), giữa vùng sông nước trắng mênh
  • 17. mông nổi lên một cồn cát với những bãi cát vàng mịn và óng ánh, rất đẹp. Xung quanh là những cánh rừng già cây cao thẳng tắp, cành là đan quyện vào nhau như một cung điện trần gian. Chuyện kể lại rằng: tại nơi đó trong những ngày đẹp trời, các nàng tiên trên cung đình thường kéo nhau đi xuống để tắm và vui đùa, và vào rừng cây dầu hái quả, hái lộc. Người trần thế thường gọi đó là Cát Tiên, cánh rừng dầu bên sông có bải cát vàng ấy vì thế cũng gọi là Cát Lộc. “Lộc” là thứ hoa thơm quả lạ mà thiên nhiên ban cho con người. Cái “Lộc” đó chính là giá trị về tính đa dạng sinh học của Cát Tiên mà không đâu có thể sánh được. Chỉ nói về thời gian khoảng mươi mười lăm năm gần đây thôi, trước khi có các phong trào di dân đi làm kinh tế mới của các tỉnh Ninh Bình và Bình Định thì toàn bộ cánh đồng lúa nước rộng thẳng cánh có bay của xã Gia Viễn, xã Tiên Hoàng và xã Nam Ninh là cánh rừng nguyên sinh cây Sao Dỗu trên nền đất ngập nước theo mùa. Những đơn vị bộ đội đầu tiên đến đây làm kinh tế mới lúc ấy còn phải bơi xuồng rất vất vả mới vượt qua được cánh rừng già cổ thụ mà ánh nắng không thể nào xuyên qua được. Ngày nay ngay trung tâm của xã Gia Viễn còn lưu giữ lại một quầ thể cây Sao Dỗu với 39 cây mà đã được đăng ký chính thức vào sổ sách của Uỷ ban để lưu giữ lại cho con cháu mai sau. Loài sinh vật tiền cổ Tê giá một sừng (Rhinoceros sondaicus) là một loài thú to lớn có bộ da dày như tấm áo giáp và vô cùng nhút nhát đã có mặt trên hành tinh này từ 60 triệu năm qua. Chúng là một loài thú quý hiếm vào bậc nhất trên thế giớ và cũng là loài có nguy cơ bị đe doạ diệt vong cao nhất. Hiện nay loài Tê giác một sừng chỉ còn hai chủng quần duy nhất tồn tại đại diện cho hai phân loài khác nhau (50-60 cá thể ở vườn Quốc Gia Ujung Kuloc Gia Va, Indonesia và 5-7 cá thể ở Việt Nam). Trước đây chúng có mặt ở 14 tỉnh khắp các miền Nam- Bắc nước ta. Ngày nay, cũng như cái “Lộc” của trời cho - loài Tê giác một sừng Cát Lộc đã vượt lên trên mọi biến cố thay đổi trời đất để sống sót và trở nên duy nhất hiện nay vẫn cư trú trên vùng rừng Đặc dụng Cát Lộc. Cát Lộc sẽ còn bao nhiêu cái “Lộc” nữa nếu chúng ta để “hoá thạch sống” của thời tiền sử đó biến mất. Đến lúc đó thì chúng ta sẽ rất hối tiếc nhưng cũng là vô ích.
  • 18. Đa dạng sinh học là một phạm trù bao trùm toàn bộ các thành phần tạo ra và duy trì một hệ sinh thái đa dạng và phong phú. Sự sống trên trái đất phụ thuộc vào tính đa dạng sinh học để duy trì những chức năng sinh thái, để điều hoà nguồn nước và năng lượng, điều hoà khí hậu, sự màu mỡ của đất đai và những nguồn tài nguyên có thể canh tác cho con người. Do đó công tác bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên của Việt Nam là quan trọng đối với đất nước Việt Nam nói riêng và đối với toàn cầu nói chung. Sau nhiều thập kỷ chiến tranh và hoạt động kinh tế của con người, một bộ phận không nhỏ tài nguyên sinh học của Việt Nam đã bị tàn phá hoặc khai thác quá mức. Hởu quả của nó không chỉ có nguy cơ ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế trong tương lai vì cạn kiệt dần một nguồn tài nguyên quý giá, mà nhiều giá trị văn hoá tinh thần của dân tộc vốn rất đa dạng cũng bị mai một, môi trường sống bị đảo lộn. Khu rừng Đặc dụng Cát Lộc cũng không tránh khỏi cái nguy cơ đe doạ ấy. Ngày nay, theo quyết định mới nhất của Thủ Tướng Chíng phủ số 1090/ QĐ- TTg, ngày 5 tháng 12 năm 1998 phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Vườn Quốc Gia Cát Tiên mở rộng. Trong đó, khu rừng Đặc dụng Tê giác Cát Lộc là bộ phận rất quan trọng trong cấu thành của Vườn Quốc Gia Cát Tiên. Những bước đầu tiên để tiến hành cơ sở xây dựng dự án này thì đã bắt đầu có từ những năm 1991 - 1992. Cũng vào thời gian này loài Tê giác một sừng nổi tiếng Cát Lộc đã được giới khoa học trong nước và thế giới quan tâm nhiều hơn. Lúc này phong trào di dân tự do từ các tỉnh phía Bắc vào trong vùng Cát Tiên đang ở thời điểm cao trào, còn những người làm kinh tế mới thì đang hoàn thiện cuộc sống mới của mình ngày càng “ổn định hơn”. Loài Tê giác một sừng Cát Lộc quý hiếm thực sự b5 đe doạ, không còn đất bùn lầy để tắm. Trong thời gian chờ đợi sự ra đời của một dự án lớn và quan trọng như thế này, các nhóm cộng đồng dân cư trong vùng Cát Tiên - Cát Lộc hàng ngày vẫn cần có đủ ăn, đủ mặc để mà phát triển. Vấn đề nhu cầu lượng thực và an toàn lương thực cho người nghèo trong đó chủ yếu là người dân tộc thiểu số Châu Mạ và S’tiêng trong vùng, vấn đề đất canh tác nộng nghiệp cho người Tày và Nùng ở Lạng Sơn mới di cư đến, vấn đề vốn dành cho các chương trình phát triển kinh tế trang trại và hệ thống canh tác nông nghiệp bền vững của người dân xã Gia Viễn,
  • 19. vấn đề khuyến nông canh tác trên đất dốc và thay đổi cơ cấu cây trồng của xã Phước Cát 1, tất cả những vấn đề ấy vẫn là một gánh nặng lên khu rừng Đặc dụng Tê giác Cát Lộc. Cũng trong thời gian chở đợi này thì số trẻ em dân tộc của thôn 3 và 4 xã Phước Cát 2 vẫn không đến trường học, không biết chữ, còn người dân tộc thôn 5b xã Tiên Hoàng vẫn phá thêm rừng trồng cây điều hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch định canh định cư của địa phương. Ngày 22 tháng 12 năm 1995 theo quyết định số 845/TTg, Chính phủ cũng đã phê duyệt chính thức “Kế họch hành động bảo vệ Đa dạng Sinh học của Việt Nam - gọi tắt là BAP”. Có thể nói, Bap ra đời như một luồng gió mới tăng thêm sức mạnh cho các nhà khoa học mạnh dạn đầu tư vào việc nghiên cứu và bảo vệ tính Đa dạng Sinh học phong phú và đặc sắc của Việt Nam trong khuôn khổ phát triển bền vững. BAP đã đến đúng vào lúc mà thời điểm bức xúc nhất trong công việc bảo tồn tính đa dạng sinh học của Cát Tiên - Cát Lộc cần phải có những bước đi kịp thời với dòng phát triển kinh tế, bởi vì nếu nguồn tài nguyên thiên nhiên được bảo tồn thì sẽ là cơ sở cho việc tiếp tục phát triển. Những cánh đồng lúa nước mới khai hoang trên vùng Bàu chim xã Phước Sơn (20ha) và khu vực Bàu Sen xã Gia Viễn (6 ha) liệu có đảm bảo một cuộc sống lâu dài cho người dân trong vùng hay không? Thế còn chương trình hành động bảo vệ tính đa dạng sinh học trong đó có một quy hoạch bảo tồn đất ngập nước cho Tê giác và các loài chim thú khác sinh sống sẽ được người dân tiếp đón như thế nào? Việc trồng cây Điều trên vùng đất đó Bazan của thôn 5b xã Tiên Hoàng, thôn 4 xã Phước Cát 2 có phải là một cứu cánh duy nhất cho việc ổn định đời sống người dân hay là thay vào đó một kế hoạch tái định cư, cùng với quy hoạch vùng sản xuất và đầu tư vào cơ sở hạ tầng, tăng cường giáo dục và y tế vừa đẩy mạnh được đời sống của cộng đồng vừa tránh cho rừng Cát Lộc một nguy cơ đe doạ đốt nương làm rẫy. Huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng vừa kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển (1987 - 1997), cũng là 10 năm báo cáo kết quả các chương trình khai hoang đồng ruộng biến những vùng đất ngập trũng theo mùa hoang vu thành cánh đồng màu mỡ. Những vùng đồi cây Điều nay đã được 5-6 tuổi, khép tán hoàn toàn không thể canh tác trồng lúa xen Điều nữa, vậy thì người dân sẽ cần khai hoang them bao nhiêu đồi đất nữa để trồng lúa rẫy, để đảm bảo có cái ăn trong khi mà hạt điểu vẫn chưa hứa hẹn một tương lai giàu có như mong muốn. Một kế hoạch kết hợp hài hoà giữa Bảo tồn và Phát triển trong vùng thực sự là một nhu cầu không thể thiếu được.
  • 20. Phân viện Sinh thái Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh có mặt trên vùng Cát Tiên Cát Lộc từ những năm 1986. Chúng tôi có thể hiểu rất rõ những dự án đầu tư của Quốc tế và Nhà nước ta nhằm bào tồn vùng Đông Nam Bộ rồi cũng sẽ đến. Nhưng chúng ta không thể ngồi chờ, khi tài nguyên đa dạng sinh học - vùng Cát Tiên - Cát Lộc đã và đang chịu áp lực ngày càng tăng đến mức nếu không kịp thời thì những gì cần bảo tồn sẽ không còn nữa; một sinh vật bị tuyệt chủng sẽ không bao giờ có trở lại được. Trong chiến tranh loài Tê giác một sừng Cát Lộc đã không bị huỷ diệt bời bom đạn và chất độc hoá học. Nhưngngày nay sự phát triển kinh tế không kết hợp đồng bộ với bảo tồn thiên nhiên sẽ là một công cụ huỷ diệt rất dễ dàng xoá sổ vĩnh viễn loài Tê giác một sừng này. Giống như loài Tê giác hai sừng trước kia nếu chúng ta làm thay đổi hoặc làm biến mất nơi cư trú và các điểu kiện sinh sống của chúng. Phá rừng đồng nghĩa với việc làm mất đi sự đa dạng sinh vật. Bảo vệ, giữ gìn và tôn tạo vốn rừng là một hành động tích cực và hữu hiệu nhất đối với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ cuộc sống của muôn loài, trong đó có con người. Nhằm mục tiêu bảo vệ hệ sinh thái đặc thù của Cát Lộc- Cát Tiên, bảo vệ các hệ sinh thái nhạy cảm đang bị đe doạ thu hẹp bởi hoạt động kinh tế của người dân, nhằm bảo vệ một bộ phận của Đa dạng sinh học đang bị con người khai thác quá mức hay bị lãng quên, và cũng là để phát huy và phát hiện những giá trị sử dụng của các bộ phận đa dạng sinh học trên cơ sở phát triển bền vững các giá trị tài nguyên phục vụ cho các mục tiêu kinh tế của toàn vùng. Phân viện Sinh thái Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với nhiều tập thể và cơ quan khoa học khác, theo yêu cầu của Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Lâm Đồng thực hiện đề tài “Điều tra cơ bản bảo vệ tính đa dạng sinh học trong vùng bảo tồn thiên nhiên Cát Lộc, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng”nhằm tiến tới các mục tiêu cụ thể “Kiểm kê, đánh giá toàn diện tính Đa dạng sinh học vùng Cát Lộc, bao gồm đa dạng về nguồn gen, đa dạng về loài động thực vật, đa dạng về các loại hình cảnh quan tiêu biểu, xác định các đối tượng cần được bảo tồn khẩn cấp, các hệ sinh thái cần được hồi phục, giữ gìn và giáo dục cho cộng đồng tích cực bảo vệ tài nguyên môi trường”. Đề tài tiến hành trong hai năm, bắt đầu từ tháng 3 năm 1997. Nhưng do kinh phí được cấp muộn, đề tài thực sự được triển khai từ tháng 9 năm 1997. Trong năm 1997 đề tài đi theo hướng đại cương, mang tính chất kiểm kê và đánh giá chung toàn diện tính đa dạng sinh học của vùng. Trong năm 1997 đề tài đã xác định những
  • 21. nhóm đối tượng cần tập trung vào nghiên cứu thêm và xáx lập một kế hoạch cho việc nghiên cứu trong gia đoạn hai. Năm 1998 đề tài tập trung vào nghiên cứu chuyên sâu những nhóm đối tượng chính đó là Tê giác một sừng, Gà so cổ hung, đề tài cũng đã hoàn thành một chuyên đề áp dụng kỹ thuật GIS trong việc quy hoạch và bảo tồn tính đa dạng sinh học của Cát Lộc. Báo cáo cuối cùng lần này là kết quả tổng hợp của quá trình nghiên cứu gần hai năm triển khai trên thực địa và phân tích trong phòng thí nghiệm. Quá trình nghiên cứu triển khai thực hiện đề tài có nhiều thuận lợi do việc triển khai thực hiện dự án Bảo tồn Vườn Quốc Gia Cát Tiên đã bắt đầu đi vào thực hiện. Trên thực tế thì những thông tin thu thập được tích luỹ từ nhiều nguồn khác nhau và cũng có rất sớm do tác giả đã có điều kiện tham gia thiết kế dự án “ Bảo vệ rừng và phát triển kinh tế nông thôn” của WB từ cuối năm 1995 - 1996. Báo cáo này cũng mang tính chất tổng hợp từ nhiều chuyến khảo sát mang tính chất liên ngành và đa chức năng, nhưng cùng chung một địa bàn và do đó cùng phối hợp thực hiên. Những thành viên của đoàn khảo sát và những tác giả phần nhiều là những người có hoạt động sâu và rộng trong lĩnh vực bảo tồn tính đa dạng sinh học với kinh nghiệm nhiều năm ngay trên địa bàn này, cho nên lượng thông tin được sử dụng có cả chiều sâu và bề rộng. Báo cáo gồm 6 phần chính, trong đó đề tài đã làm thêm một hạng mục ngoài dự kiến đó là thành lập bản đồ dự báo vùng xuất hiện có thể có theo tần suất khác nhau của Tê giác một sừng Cát Lộc. Có những phần mà đề tài đã phải bắt đầu từ rất sớm và kết thúc cũng rất muộn vài ngày trước khi hoàn thành báo cáo cuối cùng: ví dụ như phần Báo cáo hiện trạng kinh tế xã hội, và phần nghiên cứu chuyên sâu về Tê giá một sừng... Đề tài nghiên cứu này được tiến hành khi dự án Bảo tồn Vường Quốc gia Cát Tiên chưa đi vào hoạt động. Nay khi hoàn thành báo cáo cuối cùng thì cũng là lúc toàn vùng rừng Đặc dụng Tê giác Cát Lộc đã đi vào dự án nêu trên với những kết quả đáng lưu ý về tính mới mẻ và cập nhật của mình. Dộu chưa được nhìn thấy ngay những kết quả qua áp dụng thực tiễn của đề tài, nhưng với sự quan tâm sâu sắc và chỉ đạo chặt chẽ của lãnh đạo tỉnh và của Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường chúng ta tin chắc rằng tính đa dạng sinh học của khu rừng đặc dụng Tê giác Cát Lộc sẽ được bảo vệ bằng những cố gắng vượt bậc và rất sớm trong việc thực
  • 22. hiện “kế hoạch hành động Đa dạng Sinh học của Việt Nam và trên toàn cầu” của lãnh đạo và nhân dân tỉnh Lâm Đồng.
  • 24. PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN CỦA KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CÁT LỘC. 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ:
  • 25. Khu bảo tồn thiên nhiên Cát Lộc nằm trong khu vực mang tính chất chuyển tiếp cả về lịch sử phát triển cũng như về điều kiện tự nhiên, từ vùng núi Tây Nguyên- cực Nam Trung bộ sang đồng bằng Nam Bộ. Khu vực này phía Bắc giáp với cao nguyên Đắc Nông, phía Đông giáp với cao nguyên Di Linh, phía Tây và Nam tiếp giáp với vùng Đông Nam Bộ. Toạ độ địa lý: 110 36’30” - 110 48’00” VĐB 1070 16’30” - 1070 34’00” KĐĐ 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT: 2.1. Lịch sử địa chất: Các quá trình địa chất thường xảy ra ở phạm vi rộng lớn, do đó đặc điểm địa chất của khu vực Khu bảo tồn thiên nhiên Cát Lộc được khảo sát chung trên toàn miền Đông Nam Bộ. Đông Nam Bộ là miền chuyển tiếp giữa khối du lịch và vùng trũng châu thổ sông Cửu Long. Sau vận động Hecxini (trên 300 triệu năm trước), khối Đà Lạt được nâng cao, vùng trũng được kéo dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam bao gồm lưu vực sông Bé, sông Đồng Nai, dần dần thấp đi. Sau đó là quá trình bào mòn và san bằng bề mặt do mưa nắng. Như vậy có thể phác họa cấu trúc địa chất của khu vực này như sau: xưa kia đây là vùng đồng bằng do sông bồi đắp phù sa lên trên nền đá gốc sa - diệp thạch đại trung sinh có nguồn gốc trầm tích biển. Trong kỷ đệ tứ, khu vực phía Đông của đồng bằng này bị lôi cuốn vào vận động tạo sơn, hàng loạt núi nhỏ được hình thành từ nền đá gốc này. Trong khi đó phần còn lại tụt sâu xuống đã hình thành nên một vịnh biển và được sông Mê Kông vận chuyển một lượng phù sa khổng lồ để bồi đắp nên một châu thổ sông Mê Kông rộng lớn ngày nay. Đồng thời với vận động nâng lên, sụt võng thì các hoạt động phun trào dung nham qua các khe nứt kiến tạo đã hình thành nên một số dãy đồi núi trên nền đá Bazan. Dung nham còn chảy tràn lên một số vùng có địa hình thấp tạo nên lớp bọt đá bazan mỏng (vùng Định Quán). 2.2. Đá nền:
  • 26. Là các loại đá trầm tích tuổi Jura trung, đá phun trào bazan tuổi Neogen và một ít trầm tích bỏ rời kỷ đệ tứ. 2.2.1. Đá trầm tích tuổi Jura: Diện lộ 18.557 ha, chiếm hơn 50% diện tích tự nhiên khu vực nghiên cứu. Là thành phần cơ bản của đá nền trong khu vực, hiện diện phổ biến khắp các sườn thung lũng và các vùng đất ngập trong khu vực. Đá này là nền móng của khu vực nhưng bị phủ một lớp phong hoá nên chỉ lộ ra ở các vách lòng sông hoặc trên các đồi cao. Đá có màu thay đổi, phân lớp mỏng, mức độ phong hoá cao. Đất trên đá trầm tích có màu đỏ vàng hoặc vàng với những đặc điểm thay đổi về vùng cơ giới, độ phì tuỳ thuộc đá là sét hay là cát, đô dốc, độ bao phủ cây rừng. 2.2.2. Đá phun trào bazan Neogen: Diện lộ 11.725 ha chiếm hơn 37% diện tích tự nhiên. Đá này thuộc thống Plioxen, phân bố rộng rãi trên các bề mặt đỉnh của toàn vùng. ở những vùng thấp chủ yếu là baxan kiềm ( hay còn gọi là bazan trẻ) thành phần chủ yếu là olivin, andezittobazan, đá tuf vụn thuỷ tinh núi lửa, bazan bọt có chứa lẫn nhiều tảng bom núi lửa. ậ những vùng cao thường hiện diện đá bazan tholeit (bazan cổ), khoáng tạo đá chủ yếu là Plagioclase, Pyroxen, không hoặc chứa ít Olivin, kiến trúc tinh vi. Đá bazan có màu xám đen, cấu trúc tinh vi, bazan trẻ có hạt thô hơn. Đá bazan dễ bị phong hoá tạo đất đỏ hoặc đất nâu rấy đặc trưng, có độ phì cao. 2.2.3. Tầm tích bỏ rời đệ tứ: Phân bố rộng rãi ở các vùng thung lũng của khu vực thành một dãy hẹp dọc theo sông Đồng Nai hoặc ở những nơi là hội tụ của những dòng suối. Độ dày của lớp trầm tích này dao động trong khoảng từ 0,5m - 2m. Thành phần chủ yếu là cát, sỏi, sạn, đôi nơi cũng có thể sét, bột, bùn lẫn mùn bã thực vật. Đá có màu vàng nhạt đến sẫm, tạo nên đết nhẹ, chua, độ phì kém. Ngoài ra còn các trầm tích nguồn gốc deluvi-eluvi tồn tại dưới dạng vò phong hoá.
  • 27. 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH - ĐỊA MẠO: 3.1. Đặc điểm địa hình: Địa hình trong khu vực đã được định hình từ Plitoxen. Vào thời kỳ này địa hình được nâng lên và san bằng tương ứng với thời kỳ tân kiến tạo. Sau đó là thời kỳ hoạt động lại của các hệ thống đứt gãy cùng với các hoạt động phun trào cùa núi lửa đã tạo một lớp dung nham bazan lên khu vực. Từ thời kỳ này địa hình đã có những nét chính như ngày nay. Thời kỳ phun trào cuối cùng xảy ra vào đầu Plitoxen sớm và từ đó các quá trình bào mòn xâm thực tiếp tục phá huỷ lớp bazan. Cuối cùng là các vận động dạng nhịp của kiến tạo đã dẫn đến sự hình thành các bậc thềm sông từ sau Plitoxen sớm trở đi. ở đây, quá trình xâm thực bào mòn diễn ra tương đối mạnh, tạo thành kiểu địa hình xâm thực bào mòn. Đặc trưng của kiểu địa hình này là các dãy đồi cao kéo dài có đỉnh bằng, sườn thoải với độ cao trung bình 300 - 400m. Quá trình địa mạo thống trị là bào mòn rửa trôi bề mặt và xâm thực sâu của các sông suối. Địa hình của Khu bảo tồn gồm các dạng địa hình bình sơn nguyên hoặc là núi mặt bằng. Địa hình khu vực thấp dần từ Bắc xuống Nam, bề mặt địa hình có độ dốc không lớn, cấp độ dốc >250 thường trùng với bề mặt sườn thung lũng. Phần còn lại chủ yếu là các bề mặt cao nguyên có độ dốc thường từ 8 - 150 . Mức độ phân cắt địa hình dọc dao động từ 40 - 180m/km2 . Mức độ chia cắt ngang của địa hình từ 0,5 - 1,5 km2 . Có thể phân ra các dạng chính như sau: - Từ 100 - 150m: Phân bố ở vùng hạ lưu, chủ yếu là bề mặt của các đầm lầy. - Từ 250 - 300m: là dạng bề mặt đỉnh đồi và dãy đồi dọc hai bờ sông Đồng Nai. - Từ 500 - 600m: đây là dạng cao nguyên với lớp phủ bazan, là dạng phổ biến trong khu vực. 3.2. Đặc điểm địa mạo: Có thể chia ra ba nhóm sau:
  • 28. 3.2.1. Nhóm các dạng và yếu tố địa hình bề mặt đỉnh: Bề mặt đỉnh có thể được bao phủ bởi lớp bazan hoặc bề mặt xâm thực bóc mòn. + Bề mặt phủ lớp bazan: có độ dày từ 450 - 700m, bề mặt lượn sóng, hơi lồi, có lớp vỏ phong hoá dày, đôi nơi có vỏ boxit- laterit khá liên tục. + Bề mặt xâm thực bóc mòn: phát triển dọc thung lũng dưới dạng đỉnh của đồi và dãy đồi cao 250 - 300m, có nguồn gốc xâm thực bóc mòn. 3.2.2. Nhóm các dạng và yếu tố địa hình bề mặt sườn: Phần lớn các sườn ở khu vực nghiên cứu có nguồn gốc xâm thực phá huỷ của bề mặt cao nguyên bazan. Tuỳ theo quá trình biến đổi trên sườn có thể chia thành các loại sườn bị biến đổi bởi sự rửa trôi bề mặt, bởi quá trình trọng lực chậm, bởi quá trình trọng lực nhanh hoặc bởi quá trình tích tụ. 3.2.3. Nhóm dạng và yếu tố địa hình bề mặt đáy: Gồm các dạng chủ yếu sau: Hệ thống thềm sông không phân chia, bề mặt đáy xâm thực, - tích tụ của dòng chảy thường xuyên, bề mặt đáy xâm thực - tích tụ dòng chảy tạm thời, bề mặt tích tụ nhiều nguồn gốc của các trũng rìa vòm phủ bazan. 4. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU: 4.1. Chế độ mưa: Chế độ mưa của khu vự thể hiện rõ nét khí hậu nhiệt đới gió mùa, không đồng nhất về nhiều mặt vì ảnh hưởng của địa hình và chế độ gió. Do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam, lại bị chắn bởi địa hình cao của Tây Nguyên, lượng mưa hàng năm ở khu vục khá lớn. Trị số trung bình năm đạt 2100 - 2300 mm, có nơi lên đến 2500mm. Đặc biệt ở hạ lưu có thể lên đến 2800 mm. Chế độ mưa phân hoá theo mùa rõ rệt. Mùa mưa kéo dài 9 tháng ( từ tháng III đến tháng XI) (Xem giản đồ vũ nhiệt). Mùa mưa tập trung đến 90% lượng mưa cả năm. Tháng VII và tháng VIII có lượng mưa trung bình lớn nhất khoảng 300 - 400mm. Có những ngày lượng mưa
  • 29. vượt quá 150mm. Vào mùa ít mưa, lượng mưa trung bình chỉ đạt khoảng 10% lượng mưa trung bình năm. Từ tháng XII đến tháng III lượng mưa trung bình dưới 50mm. (Số tháng kiệt theo giản đồ trạm Dak Nông là 1 tháng, theo trạm Phước Long là 2 tháng). Số ngày mưa trong năm trong khu vực đạt khoảng 150 - 190 ngày. Các ngày mưa này tập trung chủ yếu vào tháng v đến tháng XI. Trung bình hàng tháng có trên 10 ngày mưa. Tháng VIII, tháng IX có số ngày mưa cao nhất, trung bình khoảng 22- 26 ngày. Vào mùa ít mưa, số ngày mưa trung bình đạt dưới 10 ngày/ tháng. Từ tháng XII đến tháng II trị số này thấp nhất khoảng 1-5 ngày/ tháng (xem bảng 1.1). Bảng 1.1 trang 9 4.2. Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22 - 250 C. Tháng IV, tháng V có trị số nhiệt độ trung bình cao nhất, khoảng 270 C. trị số này thay đổi tuỳ theo sự phân hoá của địa hình. Nơi có địa hình cao nhiệt độ trung bình giảm. Tháng XII, tháng I có nhiệt độ trung bình nhỏ nhất khoảng 20 - 230 C. Như vậy chế độ nhiệt ở khu vực mang đầy đủ tính chất của khí hậu nhiệt đới, quanh năm là mùa nằng, không có tháng nào nhiệt độ trung bình dưới 180 C. Biên độ nhiệt trong khu vực khá lớn, số liệu ở một số trạm khí tượng xung quanh như sau: ở Phước Long biên độ nhiệt trong năm là 4,10 C, ở Đak Nông là 4,00 C, ở Bảo Lộc là 3,4 0 C. (bảng 1.2). Bảng 1.2: Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm (0 C). Trạm I II III IV V VI VII VII IX X XI XII Năm Đak Nông 19.8 21.5 23.0 23.7 23.8 22.9 22.7 22.5 22.5 22.2 21.6 20.0 22.2 Phước Long 23.6 25.4 26.8 27.6 26.9 25.7 25.4 25.1 25.0 24.8 24.3 23.3 25.3
  • 30. Giản đồ vũ nhiệt trang 10. 4.3. Chế độ ẩm: Độ ẩm không khí khu vực khá lớn. Trị số trung bình năm của độ ẩm tương đạt khoảng 80-85% .tuy nhiên ,đỗ ẩm không khí cũng phân hóa theo mùa .Thời kỳ ẫm trùng với mùa mưa nhiều,kéo dài từ tháng V đế tháng XI, với độ ẩm trung bình khoảng 80-90.Tháng có trị số trung bình lớn nhất là tháng VIII với trí số90- 92%.Thời kỳ khô trùng với mùa mưa ít từ tháng VII đến tháng IV năm sau ,trị số độ ẩm trung bình giao động trong khoảng 70-80%.Tháng III có độ ẩm thấp nhất ,khỏang 70-75%.Như vậy khu vực khảo sát có khí hậu nóng ẩm của vùng Nam Bộ .Càng lên cao độ ẩm trung bình càng tăng.Tuy nhiên sự phân hóa giữa thời kỳ ẩm và thời kỳ khô ở đây khà rõ nét so với các khu vực lân cận. 4.4. Chế độ thuỷ văn: Dòng sông chính Đồng Nai bắt nguồn từ dãy núi cao Nam trừơng Sơn chảy qua nhiều miền địa hình khác nhau, từ miền núi cao xuống miền cao nguyên đồng phẳng ở phần thựơng du chuyển tới vùng bình nguyên ,phần trung du lưu vực và qua miền đồng bằng rồi đổ ra biển. Mặc dù độ dốc lưu vực chỉ đạt 4,6%, nhưng trên dòng sông tạo bậc thang ,nhiều thác ghềnh. Các dãy núi cao trên dưới 2000m đựơc phân bố ở phía Đông Bắc và Đông Nam khu vực có tác dụng như tấm bình phong ngăn chặn các luổng ẩm do gió mùa Tây Nam đưa tới đã tạo ra vùng mưa lớn trên diện rộng trên khu vực .Lựơng mưa thừơng đạt 1800-2400mm tính trung bình cho khu vực. Cũng như yếu tố khí hậu, các dòng chảy trong khu vực có sự phân mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa kiệt. -Mùa lũ:Từ tháng VII đến tháng XI ,chiếm 68,2-84,7%tổng lượng dòng chảy trong năm. Ba tháng liên tục có dòng chảy lớn nhất là tháng VII, IX, X, lượng dòng chảy chiếm từ 48,8-67,5% tổng lượng dòng chảy toàn năm. Lũ trong khu vực là dạng lũ đơn, một đỉnh, thời gian lũ kéo dài, biên độ lũ không cao.
  • 31. -Mùa kiệt: Từ tháng VII đến tháng VI năm sau với lượng dòng chảy chỉ chiếm 15,3-31,8% tổng lượng dòng chảy cả năm. Sự phân mùa dòng chảy trên khu vực xuất hiện thòi kỳ khô hạn sâu sắc thể hiện các tỷ lệ dòng chảy trong năm. Tháng có dòng chảy lớn nhất gấp 8-39 lần so với tháng có dòng chảy nhỏ nhất. 5.ĐẶC ĐIỂM THỔ NHƯỠNG: Các loại đất chính chiếm diện tích lớn trong khu vực là:đát phù sa ,đất đỏ vàng đất đen và đất dốc tụ. 5.1.Đất phù sa: Ở khu vực này ,sông Đồng Nai có dòng chảy trùng với đường thu nước lớn và sâu, nhiều đoạn mang tính chảy hẹp vực của vùng đồi núi cấu tạo chủ yếu bởi cát bột kết và đá sét với nhiề sườn dốc, vách dốc cao, nên hầu như ít có điều kiện bồi đắp nên các bãi bồi-thung lũng sông rộng và phì nhiêu.Như vậy, diện tích các loại đầt phù sa của khu vực vừa hẹp, vừa phân tán và còn rất hoang sơ. Đất phu sa được bồi:đang được bù đắp phù sa hàng vào mùa mưa.Đặc trưng của đất này là tầng đất bồi trên mặt dày và bị ngâp hàng năm.Đát này phân bố rất hẹp và phân tán ở các bãi bồi ven sông vừa hẹp,vừa thô,còn các thềm bồi có chiều rộng không quá 200-300m và kéo dài đứt đoạn ven sông không quá 1000m chỉ phát hiện một số nơi trong khu vực khu bảo tồn. Thành phần cơ giới của đất phù sa trên một số bãi bồi trên sông rất thô và trên thực tế đã trở thành các khu khai thác cát, trong khi đất phù sa được bồi ở các thềm bồi ven sông thường có màu nâu tươi đẹp, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ-trung bình, ít chua độ phì nhiêu khá, được khai thác lẻ tẻ ở Đăng Hà ,Cát Lộc để trồng rau, màu, cây ăn quả có thu hoạch. Đất phù sa không được bồi: Thường phân bố ở dãi đất hẹp cao 1-15mven sông, không bị ngập hàng năm . Đất này có màu nâu, thành phần cơ giới thịt nhẹ- trung bình, pHkcl từ 5,5-6,0, khá màu mỡ, còn hoang sơ. Loại đất này phù hợp cho việc trồng cây ăn trái, rau màu.
  • 32. 5.2.Các loại đất vàng đỏ: Dưới ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc của điều kiện nhiệt đới ẩm gió mùa, ở độ cao thấp hơn 1000m,các loại đá sét và đặc biệt là đá màu đen giàu oxit Fe như bazan phong hoá rất mạnh, tạo lớp thủ phổ nhưỡng rất dày và tích lũy fe, Al tương đối cao. Những đặc điểm chung cơ bản đất đỏ vàng là: +Màu của tầng B là màu nâu đỏ, đỏ vàng. +Quá trình phong hóa hóa học xảy ra mạnh, các khoáng vật nguyên sinh, trừ thạch anh, hầu như không còn trong lớp phủ đát. Thành phần các khoáng vật sét trong đất chủ yếu là kaolinit, nẹn khả năng hấp thụ cantion của đất tháp (thường <15mgđl/100g đất). +Các chất baz, kể cả baz kiềm thổ, bị rửa trôi rất mạnh, nên phần lớn các chất feralit đều chua. +Trong thành phần mùn, axit funvic luôn luôn cao vượt trội hơn axit humic. Có hai loại đất đỏ vàng chính sau đây: Đất nâu đỏ phát triển trên đá bazan: Thường xuất hiện trên đỉnh đồi cao. Khu vực này được đặt trưng bởi các tổ hợp đất có quá trình phát triển phức tạp và lâu dài nhất trong khu vực nghiên cứu. Bè mặt các đỉnh đồi cấu tạo chủ yếu bởi hai thành phần đá mẹ là bazan Neogen và đá trầm tích tuổi Jura. Sau quá trình thành tạo đất lâu dài suốt từ Paleogen, Neogen đến nay, hai loại đá mẹ này cho ra các tổ hợp đất bao gồm các hợp phần rất khác biệt nhau.Trên các đỉnh đồi bazan, các bề mặt đỉnh còn bảo tồn khá tốt các tầng đất và vỏ phong hóa được hình thành xuyên suốt lịch sử phát triển lâu dài.Ở đây được bảo tồn tầng vỏ phong hóa boxit laterit lộ ngay ra dưới lớp đất mỏng và các đơn vị đất chiếm ưu thế tuyệt đối trên bề mặt này là Xanthic Ferralsols
  • 33. và Haplic Ferralsols. Trên các bề mặt sườn có tốc độ lớn hơn của cao nguyên bazan, do quá trình chia cắt , xâm thực, bóc mòn xảy ra khá mạnh mẽ trong khu vực đã làm mất đi các tầng đất và vỏ phong hóa thiếu hụt, thường không tồn tại tầng vỏ phong hóa boxit laterit và nhiều còn lộ ra các phần móng làtầng trầm tích tuổi Jura, đặc biệt phổ biến là ở các máng trũng có dòng thường xuyên hoặc tạm thời. Do đó, trên bề mặt sườn cao nguyên bazan, vai trò thống trị của các nhóm đất ferralsol đã phải nhường chỗ cho nhóm đất Acrisol. Sự khác nhau về các hợp phần tham gia trong tổ hợp là cơ sở để phân chia tiếp tục các đất trên bề mặt đỉnh và bề mặt sườn của cao nguyên bazan thành hai phụ loại. Nhìn chung, đất nâu đỏ và đất nâu vàng thường có tầng rất dày,rất tơi xốp, dung trọng thấp, cấu trúc rõ rệt, hạt kết bền trong nước, thành phần cơ giới nặng với hàm lượng limon thấp, sét cao.Tuy độ phì nhiêu cao, nhưng đất có độ no baz thấp (V%thường nhỏ hơn 40%), hàm lượng cation kiềm thổ(Ca+ + , Mg+ + ) thấp hơn hai, khả năng trao đổi cation kém(CEC< 16me/100g sét). Đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét: Hầu hết các đồi cao trung bình được phủ loại đất này. Trên bề mặt các đồ này cấu tạo bằng đá phiến sét tuổi jura, nhóm đất ferralsol hầu như vắng mặt và các đất phát triển nhất ở đây chỉ gặp các đơn vị ferralic acrisol hoặc dystric Acrisol. Ở những vùng núi sót, tổ hợp đất phổ biến là cambisols.Quá trình thành tạo đất ở đây không chỉ bị chi phối bởi các dòng vật chất di chuyển theo sườn địa hình mà còn tác động của dòng vật chất di chuyển theo hướng ngược lại, bao gồm nhiều vật hoà tan trong các dòng nước ngầm dâng lên theo các mao mạch trong mùa khô. Do các đặc điểm nói trên đã tạo thuận lợi cho sự thành tạo các đất “đá ong “-nhóm đất Plinphosol rất phổ biến trong kiểu đất đồi. Do phân bố ở nơi có độ dốc cao, quá trình trực di xảy ra yếu. Ở nơi có độ dốc nhỏ, tầng đất khá sâu (4-5m). Ở nơi có độ dốc cao, tầng bị rửa trôi xói mòn nên rất mỏng, đôi nơi chỉ còn trơ lại đá.Thành phần cơ giới nặng, chua, độ phì nhiêu trung bình. PH kcl 4,0 - 4,5 Mùn % 2,0 - 3,0
  • 34. N % 0,09 - 0,16 P2O5 % 0,05 - 0,09 K2O % 0,25 - 0,04 Nhìn chung, rừng trên đất đỏ vàng còn được bảo vệ khá tốt, vì đất dốc, độ phì không cao nên người dân ít phá rừng làm nương. 5.3.Đất đen: Nhóm đất đen trong khu vực có hai loại chính là đất đen và đất nâu đen đều hình thành và phát triển trên sản phẩm rửa trôi và tích tụ các sản phẩm hữu cơ và sản phẩm phong hóa của vỏ phong hoá bazan ở trên đồi cao xuống vùng trũng hoặc các khe thoát nước kèm. Do đồng thời diễn ra hai quá trình tích luỹ hữu cơ và quá trình tích tụ tàn tích phong hoá giàu Ca ++ , Mg++ nên đất thường có màu nâu đen hoặc đen, có kết cấu viên nhỏ - trung bình, thành phần cơ giới từ trung bình- nặng. Đất đen hoặc nâu đen tơi, xốp, ít chua, giàu mùn và thường có độ phì cao. 5.4. Đất dốc tụ: Đất dốc tụ có diện tích không lớn, nhưng lại phân bố phổ biến và phân tán khắp vùng đồi núi trong khu vực, ở các chân sườn rộng, thoải hoặc các khe dốc xen kẽ giữa đồi dốc. Đất này phát sinh và phát triển trên sản phẩm rữa trôi và bồi tụ của các vật liệu sườn tích của đất đỏ vàng. Bằng chứng cùa nguồn gốc đất dốc tụ là sự hiện diện rất nhiều phiến đá mỏng, đôi khi xuất hiện thạch anh thứ sinh (khoáng thạch anh này hình thành trong mạch thạch anh củ đá phiến). Do vậy hàm lượng chất hữu cơ, thành phần cơ giới, tỷ lệ sạn sỏi lẫn và cả độ phì tự nhiên của đất dốc tụ phụ thuộc rất lớn vào nhiều đặc tính thổ nhưỡng của vùng rừng núi kế cận. Trên đất này, nhiều vùng trong khu vựa đã được khai thác làm ruộng. Còn một số nơi còn hoang sơ, nhiều cỏ, tre nứa và cây bụi trở thành nơi cư trú và tắm mình cho loài Tê giác một sừng Java.
  • 35. PHẦN II: HIỆN TRẠNG KINH TẾ, XÃ HỘI
  • 36.
  • 37. PHẦN II HIỆN TRẠNG KINH TẾ, XÃ HỘI 1. GIỚI THIỆU NGUỒN GỐC SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Theo thời gian, sự hình thành của các vùng đệm Khu Bảo tồn Tê giác Cát Lộc trên thực tế gắn liền với sự hình thành và phát triển của các nhóm cộng đồng khác nhau: - Người dân tộc thiểu số là người bản địa có nguồn gốc từ lâu đời qua nhiều thế hệ. - Những người bộ đội xuất ngũ ở lại địa phương làm kinh tế là đầu mối dẫn đường cho phong trào di dân có tổ chức theo kế hoạch của Nhà nước, làm kinh tế mới hoặc là tự do làm kinh tế mới. - Nhóm cộng đồng người dân di cư tự do mà phần lớn là người dân tộc thiểu số phía Bắc di cư đến. 1.1. Huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng. Trước đây, toàn vùng thuộc về xã Đồng Nai thượng, huyện Bù Đăng, tỉnh Sông Bé (cũ). Năm 1982, chia lại ranh giới chuyển qua huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng. Năm 1987 một huyện mới thành lập trên cơ sở tách ra từ huyện Đạ Tẻh đã chọn địa danh huyền thoại này làm tên riêng của mình, huyện Cát Tiên ra đời từ đó.
  • 38. Từ trước năm 1985, vùng đất trũng ngập úng theo mùa hàng năm của xã Tiên Hoàng và Gia Viễn vẫn còn là một vùng rừng ưu thế cây họ sao dầu, một đặc trưng cho vùng rừng nguyên sinh trên dạng đất thấp cuối cùng của Cao Nguyên. Lúc đó hiện trạng rừng còn bị ảnh hưởng bởi con người, chỉ có những ảnh hưởng do chiến tranh như chất độc hóa học màu da cam... Nguồi tài nguyên thiên nhiên rất phong phú và có tính đa dạng sinh học cao. Điều này đượ thể hiện rất rõ trong những vùng đất ngập nước theo mùa và các bầu nước cùng hệ thống sông suối xung quanh vùng Cát Lộc. Nguồn gốc hình thành huyện Cát Tiên và các xã vùng ven có thể chia thành một số giai đoạn chính: 1.1.1. Giai đoạn trước năm 1975 cho đến 1982. Giai đoạn này đặc trưng bởi các nhóm: - Người dân tộc thiểu số bản địa với hai nhóm chính là S’Tiêng và Châu Mạ. - Các đơn vị bộ đội vùa kết thúc chiến tranh tham gia khai hoang làm kinh tế nuôi quân. Nhóm người dân tộc Châu Mạ và S’tiêng có mối quan hệ khăng khít từ lâu đời, họ có chung một họ là Điểu. Những người dân tộc giải thích điều này rằng trước kia những người Châu Mạ sống trong vùng rừng núi thuộc xã Đồng Nai, tỉnh Sông Bé, cho nên mạng họ Điểu; Sau này chuyển về Lâm Đồng, họ vẫn giữ nguyên họ Điểu và cộng thêm chữ K với con trai hoặc K’ với con gái. Như vậy trên thực tế của vùng Cát Lộc, hai nhóm người dân tộc bản địa này có quan hệ rất gần nhau về nguồn gốc cư trú và sự hình thành phát triển. Trước dđây cộng đồng người dân tộc này được phân chia theo một hệ thống 6 xã chung nhau như sau: - Xã 1, xã 2 và xã 3 là nơi cư trú của người S’tiêng: Xã 1, xã 2 nay thuộc về xã Thống Nhất, huyện Bù Đăng.
  • 39. Xã 3 nay là thôn 3 (do Già Làng K Mốt lãnh đạo) cùa xã Phước Cát. - Xã 4,5 và xã 6 là của người dân tộc Châu Mạ: Xã 4 nay là thôn 4 xã Phước Cát 2, do Điểu Khen lãnh đạo. Xã 5 nay là thôn 5b, xã Tiên Hoàng do Già làng Tư Lôi lãnh đạo. Xã 6 nay là thôn Brun 1, xã Gia Viễn do anh em K lo - k it lãnh đạo. a. Người Châu Mạ: Xác định nguồn gốc của cộng đồng người Châu Mạ trong vùng Cát Lộc cần chú ý có những mốc thời gian chính: + Năm 1977 - 1982 Là thời gian tiến hành rất nhanh và phổ biến trong các chương trình định canh định cư (ĐCĐC) của đồng bào dân tộc thiểu số sống trong rừng sâu ra ngoài vùng gần giao thông, hình thành nên các khu định canh định cư mới. Lúc này phía trên bờ sông Đồng Nai cùa huyện Cát Tiên vẫn còn thuộc về huyện Bù Đăng tỉnh Sông Bé. Cũnh trong thời kỳ này hình thành nên khu ĐCĐC của huyện Đạ Tẻh tỉnh Lâm Đồng. Những người dân tộc Châu Mạ thực hiện sự di chuyển đầu tiên của mình về nơi ở mới này. Thời gian 1980 - 1981: Một số chương trình định canh định cư không mấy có kết quả, chính trong thời gian này có sự di chuyển lại của cộng đồng người dân tộc Châu Mạ trở về nơi cũ của mình. Khuđịnh canh định cư mới gần rừng hơn của đồng bào dân tộc người Châu Mạ nằm trên phần nền cũ của thôn Brun 2 (nay là thôn 6 xã Tiên Hoàng). Khu định canh định cư làm trên vùng xã Tư Nghĩa với ý định di chuyển đồng bào Bun Go không thực hiện được. Đồng bào Bun Go một số vẫn tiếp tục ở nơi Bun Go cũ, một số di chuyển vào sâu hơn trong rừng thuộc khu vực thôn 5b xã Tiên Hoàng và xã Lộc Bắc ngày nay.
  • 40. + Năm 1982 Có sự bàn giao chuyển dịch ranh giới giữa hai tỉnh Lâm Đồng và Sông Bé. Sông Đồng Nai được coi là ranh giới chính thức giữa hai tỉnh. Như vậy phần xã Đồng Nai huyện Bù Đăng tỉnh Sông Bé nằm bên nay sông Đồng Nai được chia cắt cho tỉnh Lâm Đồng và thuộc về huyện Đạ Tẻh. + Năm 1987 Huyện Cát Tiên chính thức thành lập trên cơ sở tách ra từ huyện Đạ Tẻh. Dự án định canh định cư thôn 5 b người dân tộc Châu Mạ hình thành. * Sự phân hoá về tư tưởng: Trước chiến tranh, người dân tộc bản địa sống tập trung ven sông Đồng Nai và hình thành buôn làng mà tiêu biểu là Buôn Go nằm phía sau của thị trấn Đồng Nai. Trong chiến tranh người dân Châu Mạ tiếp thu hai dòng tư tưởng khác nhau: - Dòng tư tưởng thứ nhất là theo cách mạng, nuôi giấu và tiếp tế lương thực cho cán bộ. Theo hướng phát triển này trong quá trình đấu tranh chống giặc, họ đã di chuyển sâu vào trong rừng Cát Lộc và tập trung trong một số nơi chính như Buôn Brun 1 ( K it - K lo), Brun 3 ( Thung Cọ) ( thuộc về xã Gia Viễn), Brun 2 ( thôn 6 xã Tiên Hoàng) và thôn 5 b ( xã Tiên Hoàng). Do cuộc sống du canh du cư cho nên phạm vi phân bố của cộng đồng này khá rộng, thậm chí hướng di chuyển rất xa tới tận xã Lộc Bắc, nay là huyện Bảo Lâm tỉnh Lâm Đồng. - Dòng tư tưởng thứ hai: xu hướng theo đạo tin lành hoặc thiên chúa giáo. Để chia cắt sự tiếp tế cho cách mạng, chính quyền cũ đã thuyết phục một nhóm nhỏ theo đạo Tin Lành hoặc Thiên chúa giáo. Nhóm này di tản về hướng đồng bằng sống trong vùng tập trung như ấp chiến lược và theo đạo (dọc theo quốc lộ 22, huyện Định Quán, huyện Tân Phú/ xã Tà Lài). * Vùng phân bố
  • 41. Có thể nói rằng người Châu Mạ phân bố theo một vùng rất rộng và có một quan hệ về huyết thống gần gũi. - Xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm. - Thôn 5b, thôn Brun 2 (thôn 6) xã Tiên Hoàng huyện Cát Tiên. - Thôn 4 xã Phước Cát 2. - Thôn Brun 1 và Brun 3 xã Gia Viễn. - Vùng kinh tế mới dân tộc huyện Đạ tẻh. - Và theo hướng Nam và Tây Nam VQG Cát Tiên, ven sông Đồng Nai đến xã đắc Lua và xã Tà Lài huyện Tân Phú. +Thôn Brun 1 xã Gia Viễn: Brun theo nghĩa dân tộc Châu Mạ đó là một trong nơi sống có nhiều cây Srun chuyên mọc trong vùng đầm lầy rất phổ biến và thân thuộc với người dân tộc. Thôn Brun 1 lúc đầu có khoảng 9 HH (hộ), sau này phát triển thành 12 HH/ 60NK) với trưởng tộc là ông K’Lớ, chính họ được coi là những thành viên lâu đời nhất cư trú đầu tiên tại mảnh đất gọi là buôn Brun 1 (thôn Brun 1 ngày nay còn được giữ nguyên tiếng địa phương nằm ở vị trí trung tâm của xã Gia Viễn). Dòng họ K’Lớ tham gia cách mạng từ rất sớm, thới kỳ 1959 - 1975 và là dòng họ gia đình liệt sỹ có công với cách mạng: - Người cha của họ: Ông Điểu K’Tăng có 3 người vợ, ông là một Bí thư chi bộ Đảng đầu tiên của toàn vùng căn cứ cách mạng này đã hy sinh ngày 1 tháng 4 năm 1974 ngay tại thôn Brun 1. Ông có 5 người con tai thì có 4 người con tham gia cách mạng. K’Lớ là người con đầu tiên của gia đình. Phần mộ của Điểu K’Tăng nay được chôn cất tại phần đất của UBND xã Tiên Hoàng. - Bà mẹ của họ: bà Điểu Thị Đéc, được Nhà nước xây cho một căn nhà tình nghĩa với tổng giá trị là 27 triệu đồng. Để kỷ niệm về nguồn gốc sự hy sinh của họ,
  • 42. căn nhà này được chọn xây ngay tại vùng Brun 1 - đất cũ trước đây của dòng họ K’Lớ. Sau đó trong quá trình xâm nhập của những người làm kinh tế mới thới kỳ sau 1985, nhóm cộng đồng người địa phương này di chuyển vào bên trong gần rừng hơn, nơi này gọi là thôn Brun 3 hay còn gọi là Thung Cọ - (do nơi này có đặc điểm dễ nhận thấy là nhiều cây cọ phát triển). + Buôn Brun 2 - thôn 6 xã Tiên Hoàng Vị trí buôn Brun 2 trước kia cũng là một trung tâm của cộng đồng người Châu Mạ với nhiều nhà dài. Thôn 6 của xã Tiên Hoàng chính là Brun 2 với người Châu Mạ, khoảng 26 hộ (HH) và 115 nhân khẩu (NK). Nhưng trên thực tế thôn này dường như rất vắng người, họ thường di chuyển và canh tác trong vùng thôn 5b dân tộc hoặc Thung Cọ. Phần đất nông nghiệp của thôn 6 được sang nhượng lại cho người Kinh canh tác và người Châu Mạ là người thu thuế hàng năm. +Thôn 5b Cộng đồng người Châu Mạ thôn 5b có một vị trí rất đặc biệt trong sự hình thành và phát triển xã hội của người dân tộc trong vùng Cát Lộc. ĐIều này không chỉ vì nó nằm trong lòng của khu bảo tồn, mà còn có giá trị về đa dạng văn hoá cộng đồng người dân tộc thiểu số. Xác định chính xác nguồn gốc từ xa xưa của cộng đồng người dân tộc Châu mạ Thôn 5b là một vấn đề khó. Nhưng nhìn chung cộng đồng này có nguồn gốc chính là từ Buôn Go, thị trấn Đồng Nai, nằm ở trung tâm huyện Cát Tiên bây giờ và xã Lộc Bắc huyện Bảo Lâm. Những nhóm HH đầu tiên của cộng đồng này đã cư trú lâu đời dọc ven sông Đồng Nai tại buôn Go. Họ sinh sống bằng hình thức du canh du cư trên những vùng đồi bát úp thấp, hoặc săn bắn đánh cá ven sông trong các đầm lầy ( nay là cánh đồng lúa rộng lớn của các xã Phước Cát 1,2, Gia Viễn và Tiên Hoàng thuộc huyện Cát Tiên bây giờ).
  • 43. Trước đây thôn 5b thuộc sự quản lý trực tiếp của UBND thị trấn Đồng Nai, huyện Cát Tiên. Vào thời kỳ phát triển dân số nhất, dân cư tập trung trong vùng thôn 5b đông đúc đến 1000 HH. Sau đó do bị những đợt dịch bệnh tật nguy hiểm xảy ra đã làm cho số người của thôn 5b lúc bấy giờ giảm đi rất nhanh chóng, đồng thời họ cũng bắt đầu di chuyển rộng sang các vùng lân cận. Đặc biệt trong thời kỳ chiến tranh trước năm 1975, thôn 5b là vùng căn cứ cách mạng. Sau 1975 Đảng và Nhà nước thực hiện các chương trình định canh định cư kêu gọi các cộng đồng dân tộc còn sống rải rác trong rừng tập trung lại theo các cụm buôn làng. Một số nhóm trong cộng đồng đã quay về Buôn Go và các thôn Brun 1,2 và 3 hoặc canh tác trên các vùng đất đỏ của xã Lộc Bắc... Sau nghị định 364 của chính phủ về phân chia lại ranh giới hành chính của các xã, địa phương thì thôn 5b thuộc sự quản lý chính thức của xã Tiên Hoàng (tháng 6/1997). Trong thời kỳ 1978 - 1979 - 1980: Chương trình định canh định cư không đạt hiệu quả, đói thiếu lương thực làm cho hơn 50 HH bị chết đói, thiếu thốn, một số người đồng bào đã cùng nhau bỏ vào rừng tiếp tục cuộc sống du canh du cư nay đây mai đó. Từ những năm 1984 - 1985: - Dưới tác động của các dòng di cư làm kinh tế mới, người Kinh từ mọi miền tập trung khai hoang vùng trũng phía Bắc Cát Lộc và trồng lúa nước, hình thành nên những cộng đồng làng xóm mang đậm đà tính đa dạng địa phương của từng vùng như Ninh Bình, Hà Nam Ninh, Thanh Hoá, Quãng Nam, Bình Định... - Với trình độ thâm canh và canh tác tiên tiến hơn, với những kinh nghiệm cải tạo đồng ruộng và khắc phục hậu quả của thiên nhiên, nhóm cộng đồng kinh tế mới này đã như một luồng gió mới lại đẩy những người dân tộc bản địa đi xa hơn. - Do thói quên sống vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên là chính, do không quen trồng lúa nước vùng trũng và canh tác không đạt hiệu quả, một số nhóm nhỏ đã nhường đất lại cho người làm kinh tế mới. Họ trở lại rừng, khai
  • 44. hoang phá nương làm rẫy, canh tác và định cư trên vùng đất đỏ nằm sâu trong rừng nơi mà nguồn tài nguyên thiên nhiên còn rất phong phú và giàu có. Năm 1992: Là thời kỳ người đồng bào dân tộc kéo tới tập trung cư trú và canh tác trên vùng thôn 5b được coi là đông nhất. Vào năm 1993: Cộng đồng thôn 5b đã có 130 HH, với 655 NK và 295 lao động chính, phân bố rải rác trong các buôn làng theo 5 cụm dân cư như: Bản Voi ( Bi nâu), Bù Gia rá, Khu vực đồi Mây, Bù Sa và Vê Đê. Riêng buôn Vê Đê có khoảng 40 - 45 HH trong đó chủ yếu là các HH từ xã Lộc Bắc di cư qua. Năm 1994 - 1995: Có 54 HH người đồng bào dân tộc Châu Mạ di chuyển từ Lộc Bắc sang thôn 5b với lý do như là chuyển về quê cha đất tổ của mình và nay những nhóm này đã định cư lâu dài trong vùng. Đến năm 1995: Có thêm một số hộ mới (5HH) từ Lộc Bắc qua cư trú tại buôn Vê Đê, 7 HH khác từ các vùng ven đến cư trú tại Bù Jăra... Như vậy tính cho đến cuối năm 1995 cộng đồng thôo 5b có 150 hộ phân bố trong 5 cụm dân cư là Binâu (Bản Voi) 33 hộ, Vê Đê (45 hộ từ Lộc Bắc sang và 5 hộ mới), Bù Jăra (23 hộ cũ và 7 hộ mới), Đồi Mây 10 hộ và Bù Sa 27 hộ. Từ năm 1996 đến nay: Các HH đã định cư định canh trong chương trình phát triển kinh tế xây dựng vùng trọng điểm của Huyện và Ban định canh định cư. Chương trình này thông qua dự án ĐCĐC vùng thôn 5, huyện Cát Tiên trên vùng trung tâm của thôn 5b cũ với 4 cụm dân cư chính. Mặc dù vậy, tổng số người trong toàn vùng thôn 5b trong chương trình định canh định cư cũng chưa ổn định và có những biến động nhỏ. (Lúc đầu theo thống kê , kiểm tra chính của Ban chỉ đạo định canh định cư thì dân cư đã lên đến 165 HH/ 810 NK, nhưng trên thực tế đã tăng lên là: 173 HH/ 831 NK. b. Người Stiêng: Vùng phân bố: - Xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.
  • 45. - Xã Thống Nhất, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. - Thôn 3, xã Phước Cát 2, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng. - Thôn 4, xã Tà Lài, tỉnh Đồng Nai. Trước năm 1975, người dân tộc S’tiêng cư trú trên địa bàn rất rộng ven hai bên bờ sông Đồng Nai. Vị trí này bao gồm xã Phước Cát 2 thuộc huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng và bên kia bờ sông Đồng Nai thuộc về xã Thống Nhất và xã Đồng Nai thuộc huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. Trong chiến tranh nhóm người đồng bào dân tộc S’tiêng tham gia cách mạng và sống trong rừng sâu nuôi và che giấu cán bộ. Phạm vi phân bố của họ rất rộng: - Người S’tiêng sống tập trung chính ở vùng đất của lâm trường Nghĩa Trung và Thống Nhất. Hành lang di chuyển và hoạt động của nhóm này trải rộng qua sông Đồng Nai và bao trùm lên vùng thôn 3,4 xã Phước Cát 2 ngày nay. (chú ý trước kia xã Phước Cát 2 thuộc về xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước). - Một nhóm khác phân bố ở vùng đất đỏ của rừng cấm Nam Cát Tiên, giáp ranh với lâm trường La Ngà. Sau này theo lới kêu gọi của Nhà nước, nhóm này sống định canh định cư tại xã Tà Lài, huyện Tân Phú ( ông già làng Tư K’Lư một đại biểu xuất sắc của người dân tộc S’tiêng tham gia cách mạng từ nhỏ, nay sống ở xã Tà Lài). Một nhóm nhó khác vượt qua sông Đồng Nai, canh tác lúa rẫy trên những đồi bát úp chạy dài ven sông và lập thành buôn làng tại đây. Sau này khi có những người Kinh đi làm kinh tế mới và phong trào di cư tự do của người dân tộc phía Bắc, họ di chuyển vào sâu trong rừng Cát Lộc (nay là thôn 3 và thôn 4 xã Phước Cát 2). Chính vì lý do đó, xét về nguồn gốc thì nhóm dân tộc S’tiêng thôn 3 và thôn 4 của xã Phước Cát 2 có quan hệ rất gần với nhóm S’tiêng của xã Đồng Nai và xã Thống Nhất (thuộc tỉnh Bình Phước bên kia bờ sông), và kéo dài mối quan hệ đến tận thôn 4 xã Tà Lài, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Như vậy, có thể thấy rất rõ quá trình di chuyển và định cư của hai nhóm người dân tộc bản địa Châu Mạ và S’tiêng trải qua những biến cố lịch sử. Quá trình này đã
  • 46. chia thành hai hướng cùng có chung một điểm xuất phát, ôm chặt lấy toàn bộ Khu Bảo tồn Tê giác Cát Lộc và Vườn Quốc Gia Nam Cát Tiên ngày nay. c. Các đơn vị bộ đội: Từ những năm 1975 cho đến năm 1982: Lúc này trên thực tế, ngoài những nhóm cộng đồng người dân tộc bản địa thuộc nhóm chính là Châu Mạ sống tập trung ven sông Đồng Nai và trên các vùng đất gò đồi cao ven sông, trong rừng... còn có sự hiện diện của các đơn vị bộ đội làm nhiệm vụ vừa bảo vệ an ninh chính trị cho vùng phía Nam tây Nguyên, vừa làm kinh tế. Họ đóng quân rải rác khắp toàn vùng rộng lớn, từ các xã phía Nam Cát Tiên thuộc tỉnh Đồng Nai cho đến phía Tây và Bắc Cát Tiên (thuộc tỉnh Lâm Đồng và Bình Phước). 1.1.2. Giai đoạn từ 1982 đến 1990 Trong giai đoạn này bắt đầu có những đợt di dân theo tổ chức làm kinh tế mới của Nhà nước. Di dân làm kinh tế mới theo kế hoạch này tập trung vào 2 vùng chính: - Các tỉnh phía Bắc, Hà Nam Ninh, Thái Bình, Thanh Hoá, Vĩnh Phú. - Khu vực miền Trung đó là các tỉnh Bình Định, Quãng Ngãi, Thừa Thiên Huế. Lúc đầu trong giai đoạn 1982 - 1983, mọi hoạt động kinh tế mới đếu do Ban Kinh tế mới Tiền Phương quản lý tổ chức. Các nguyên nhân chính đã làm cho việc di dân làm kinh tế mới trở thành trào lưu trong vùng: - Những đợt di dân có tổ chức theo chính sách của Nhà nước. Chính sách này vừa khuyến khích vừa có tính chất như là một chỉ tiêu phấn đấu thi đua của các tỉnh và địa phương, nơi có nhiều khó khăn và quá đông người cần phải giải toả.
  • 47. Lúc đầu người dân ra đi có tính chất thăm dò, chỉ đi một người chủ gia đình, còn lại chờ đợi tin tức... - Dòng người di dân làm kinh tế mới cũng bắt đầu từ sự giải tán đơn vị sư đoàn 600, chuyển qua đơn vị Nhà nước làm kinh tế. - Các chương trình phát triển kinh tế của Nhà nước: vì dụ như chương trình trồng dâu nuôi tằm tơ của Phước Cát. - Vào thời kỳ 1985 - 1986, những trận lũ lụt rất lớn xảy ra trong vùng đã di chuyển một số HH từ vùng thấp trũng vào sâu trong rừnh hơn, lên vùng cao hơn, trong đó có vị trí của thôn Thanh Tiến (Gia Viễn) ngày nay. a. Những đợt di dân làm KTM của một số tỉnh phía Bắc: Tháng 11- 1985 bắt đầu những đợt di dân đầu tiên có tổ chức theo kế hoạch từ các tỉnh phía Bắc (chủ yếu là Ninh Bình) đi làm kinh tế mới. Khoảng 120 hộ vào khu vực xã Gia Viễn - Tiên Hoàng ngày nay. Trong thời gian đầu Nhà nước đã hỗ trợ 6 tháng lương thực với mức lao động chính là 15 kg gạo, và cho người ăn theo trong HH là 10 kg gạo. Đầu năm 1986 thành lập UBND lâm thời các xã vùng ven huyện Cát Tiên: Tháng 2 UBND lâm thời xã Tiên Hoàng đã được thành lập. Cho đến tháng 11 - 1987: Chương trình di dân làm kinh tế mới chính thức kết thúc. Trong năm này bắt đầu tiến hành bầu cử Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân xã, xây dựng trường cấp 1,2 trong phạm vi của toàn vùng. Thời kỳ năm 1988 - 1989: Tính hình chung toàn vùng có nhiều khó khăn nghiêm trọng: thiếu lương thực do mất mùa, do sâu bệnh phá hoại đất mới. Lúa bị thiên tai và phải thu hoạch non. Do vậy người dân bị đói (lúc này sắp hết chương trình cấp gạo bao cấp). Rừng còn chiếm một tỷ lệ lớn xung quanh và nhiều người bị sốt rét. Mất mùa, đói kém cũng đẩy người dân gần với bệnh tật hơn, hơn nữa do phải đi rừng nhiều để khai thác song mây, săn bắn, thu hái lâm sản phụ....
  • 48. Hoàn cảnh sống của các xã vùng ven ngày càng trở nên khắc nghiệt hơn, càng khó khăn hơn trong mùa mưa vì lụt lội, đi lại khó khăn. b. Những người di dân từ khu vực miền Trung: Họ di chuyển tập trung chủ yếu và khu vực xã Phước Cát 1 và 2. Năm 1983 - 1984, khoảng 350 hộ người Kinh từ hai huyện Tuy Phước và Phù Cát tỉnh Bình Định di chuyển đến vùng đất mới của xã Phước Cát hiện nay, xây dựng vùng kinh tế mới theo kế hoạch của Nhà nước. Năm 1984 xã Phước Cát chính thức được thành lập. Trong thời kỳ đầu từ năm 1985 - 1990 hình thành một số tập đoàn sản xuất, với tổng số có 181 hộ di dân có tổ chức và một nhóm nhỏ người dân tộc bản địa. Tên gọi của các cụm dân cư, của tập đoàn chính được goi theo tên vùng địa phương của quê hương nơi họ ra đi. Xã Phước Cát 2 được thành lập chính thức từ tháng 1/1987 trên cơ sở tách ra từ xã Phước Cát cũ. Sau đó dòng người từ quê hương miền Trung ngày càng vào nhiều hơn, trong đó có cả những hộ di dân tự do. Đến năm 1990 xã Phước Cát 2 chính thức thành lập 4 thôn là thôn Phước Trung, Phước Hải, Phước Sơn và Phước Thái. Năm 1994 thành lập thêm thôn Vĩnh Ninh. + Thôn Phước Trung: Dân cư có nguồn gố chủ yếu từ Tuy Phước và Phù Cát (tỉnh Bình Định), một số ít Hà Sơn Bình. Họ theo xây dựng vùng kinh tế mới có tổ chức và được sự hỗ trợ lương thực, cũng như cơ sở vật chất ban đầu của Nhà nước từ năm 1985. Năm 1986 - 1987 và 1988 liên tiếp có 3 đợt di dân từ Bình Định và Phước Cát. Trong thời gian đầu họ cư trú, định canh định cư trên vùng thôn Phước Trung ngày nay.
  • 49. Còn từ trong năm 1992 người dân Hà Tĩnh vào thôn Phước Trung theo chương trình dâu tằm tơ. Năm 1989 - 1993: Do thiên tai khắc nghiệt, cùng với bệnh sốt rét tràn lan gây chết nhiều người, cũng do lương thực không đủ ăn, nên một số HH di dân từ Bắc bắt đầu về quê hoặc di chuyển xuống vùng thấp hơn gần Long Khánh, Đồng Nai... (sau này thôn Phước Trung đã được toàn bộ người dân tộc Nùng di cư tự do từ ngoài tỉnh Bắc Cạn vào tìm cách mua, sang nhượng lại hết và trở thành thôn riêng của người Nùng cùng với một số ít người dân tộc Tày). + Thôn Phước Thái: Những người dân đầu tiên đi xây dựng vùng kinh tế mới theo chủ trương của Nhà nước đến đây trong khoảng thời gian 1985 - 1986, với khoảng 30 hộ từ Tuy Phước và Phước Cát ( tỉnh Bình Định). Đến năm 1987 - 1988 chương trình kinh tế mới dứt điểm, lúc này tổng số hộ đạt được là 70 HH. Năm 1990 có khoảng 100 HH gia đình từ Hà Sơn Bình vào cư trú thôn Phước Hải. Nhưng sau đó 3 tháng có đến hơn 80% các HH đã chuyển đi nơi khác. Năm 1991 có thêm các hộ gia đình làm kinh tế mới theo chương trình của Liên hiệp dâu tằm tơ. Một số HH từ Bắc Cạn vào, bước đầu cũng tập trung tại thôn Phước Thái. Nhưng sau này họ di chuyển tập trung qua thôn Phước Trung định cư cùng nhóm người cùng quê. Một số di chuyển qua bên kia sông Đồng Nai, thành lập một xã riêng của mình. Cho đến năm 1993 thôn Phước Thái được định hình với tổng số hộ là 87 HH và tổng số khẩu là 332 người. Thành phần chủ yếu là người Kinh, chỉ có 2 hộ dân tộc Tày Nùng. Trong quá trình hình thành có khoảng 30% số hộ sau này đi nơi khác lập nghiệp. + Thôn Phước Sơn: Trước năm 1975, thôn Phước Sơn là địa bàn cư trú của một số ít người dân tộc S’tiêng.
  • 50. Năm 1986 tiếp nhận thêm 12 hộ gia đình từ Phù Cát ( tỉnh Bình Định). Năm 1987 thêm 8 hộ từ Phù Cát, Phù Mỹ và Tuy Phước. Năm 1988 thêm 8 hộ. + Thôn Phước Hải: Trên thực tế thôn này hình thành từ năm 1985 với sự bắt đầucủa một nhóm người từ Ninh Bình đi kinh tế mới, họ có quan hệ rất gần với nhóm kinh tế mới của xã Gia Viễn bên cạnh. Năm 1987 chính quyền xã tiếp nhận 8 hộ có quê ở Tây Sơn (tỉnh Bình Định) và 7 hộ người Long An. Các hộ sau này không ở lại được vì bệnh sốt rét. Năm 1989 xã tiếp nhận thêm 52 hộ từ Hà Sơn Bình, nhưng một số lớn sau này cũng đi nơi khác vì sốt rét, chỉ còn 4 hộ. Năm 1990 - 1992 có hai đợt di dân ồ ạt do Liên hiệp Dâu tằm tơ quản lý; đợt 1 vào năm 1990 có 30 - 40 hộ từ Bắc Thái, Cao Bằng, Lạng Sơn; đợt hai trong năm 1991 - 1992 với 104 hộ từ Ninh bình, Nghệ Tĩnh và Thái Bình. Như vậy tính đến năm 1995, toàn thôn Phước Hải có 154 hộ với 654 nhân khẩu trong đó người Kinh là 67 hộ, Tày có 24 hộ, Nùng có 12 hộ, Dao có 19 hộ và 32 hộ tạm trú. + Thôn Vĩnh Ninh: Có vị trí thuộc Liên hiệp Dâu tằm tơ quản lý, nằm dài ven sông Đồng Nai chạy dài khoảng 4 - 5 km cho nên khá độc lập với chính quyền xã. Do vậy, xã không thể quản lý đất đai và thu thuế. Từ năm 1991 có 14 hộ của Liên hiệp Dâu tằm tơ, năm 1992 tiếp nhận thêm 30 hộ từ Vĩnh Phú. Nhưng cũng trong năm 1991 có 200 HH không thể sống ở thôn Vĩnh Ninh được và họ đã chuyển đi nơi khác. Đến năm 1995 còn 33 hộ với 117 nhân khẩu với các HH gia đình có quê hương Nam Hà (14 hộ), Vĩnh Phú (17 hộ), Cao Bằng (1 hộ), Bắc Thái (1 hộ)... 1.1.3. Giai đoạn từ 1990 - 1995. 1.1 Được đánh dấu bằng các trào lưu di dân tự do
  • 51. Đồng thời với những khó khăn về thiên tai, bệnh tật và cuộc sống nghềo túng dựa vào rừng là chính, những người dân làm kinh tế mới rất muốn bỏ đi nơi khác. Thì cũng bắt đầu có hiện tượng di dân tự do của những người dân tộc phía Bắc (dân tộc Tày, Nùng) từ Quảng Hoà (tỉnh Cao Bằng). Chính những người di cư tự do này đã tập trung tiền của mang từ ngoài Bắc vào, mua hết toàn bộ vùng đất canh tác của thôn Phước Trung và thành lập nên một cộng đồng đông đúc người dân tộc phía Bắc, chủ yếu là người dân tộc Nùng và sau đó là người Tày. Cũng chính nhóm người dân tộc di cư này về sau tiếp tục di chuyển qua bên bờ sông thuộc địa phận tỉnh Bình Phước, tiếp tục khai hoang và làm rẫy canh tác bên kia sông hình thành nên xã Đăng Hà ngày nay, thành phần dân tộc chủ yếu của xã là người Tày, Nùng. GIải thích nguồn gốc của sự di dân tự do: Có một nguyên nhân rất đơn giản là do những người bộ đội xuất ngũ là dân tộc Tày Nùng phía Bắc. Sau một thời gian sống tại đây, chính họ cùng với tập quán và kinh nghiệm sống, săn bắn và khai thác gỗ trong rừng đã phát hiện là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá không đâu có được của Cát Tiên - Cát Lộc. Chính họ đã thông báo cho cộng đồng phía Bắc biết tin này. Từ năm 1989 có nhiều cán bộ bộ đội xuất ngũ người Dao, Nùng, Tày cũng trở lại thăm chiết trường xưa. Những người này đã quyết định đưa gia đình cùng vào sau khi đã bán hết tài sản ở ngoài Bắc, cầm vốn vào Cát Tiên Cát Lộc sinh sống. Người di cư tự do không phải chỉ riêng người dân tộc phía Bắc, mà người Kinh từ ngoài miền Bắc cũng đi theo trào lưu này. Từ năm 1990 đến 1994 có thể coi là thời kỳ của người dân tộc phía Bắc (tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn) di cư tự do vào vùng ven Cát Tiên - Cát Lộc. Lượng người đến tập trung nhiểu nhất, ồ ạt nhất là vào thời kỳ các năm 1990 - 1991. Ở một số nơi việc di cư tự do có mầm mống từ rất sớm: Năm 1982 đã có 8 HH gia đình người tày di cư tự do vào thôn Cao Sinh xã Gia Viễn, bắt đầu thử nghiệm chương trình phá rừng khai hoang vùng đầm lầy trồng lúa nước, trồng điều trên các sườn đồi thoai thoải của Cát Lộc, làm nhà gỗ. Nhóm này đã tìm ra những vùng đất
  • 52. khác cũng hấp dẫn không kém đó là xã Đăng Hà, thôn 1, thôn 2 người Dao (phía Tây Cát Tiên sau này). 1.2. Xã Đak Lua huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai. Trước năm 1975, một sư đoàn quân đội mang tên Trần hưng Đạo thuộc Quân khu 7 Bộ quốc phòng, sau khi hoàn thành nhiệm vụ giải phóng miền Nam đã chuyển quân từ huyện Đồng Xoài (thuộc tỉnh Sông Bé cũ), tập kết tại vùng rừng Nam Cát Tiên ( xã Nam Cát Tiên ngày nay) và sau đó đoàn chia ra thành các đơn vị nhỏ. Ngày 4/7/1975 một nhóm bộ đội tách ra trong đoàn, theo sông Đồng Nai bằng xuồng máy và tập kết tại xã Dak Lua. Ngày 5/9/1975 Đoàn Trần Hưng Đạo chuển sang tên mới Sư đoàn “Đoàn 600” (thuộc Qk7) Nhiệm vụ của Đoàn là làm kinh tế, phát quang rừng và huấn luyện chiến sĩ tân binh mới chi viện cho chiến trường K, biên giới Tây Nam và phía Bắc. Số người ban đầu của Đoàn 600 là 17.000 người, chia ra thành 12 trung đoàn đóng quân tại địa bàn các xã Dak Lua, Phú An, Núi Tượng, Nam Cát Tiên, và Phú Lập. Năm 1997, khu đất Gia Binh đầu tiên được thành lập. Toàn bộ đất lúc này trong tay Quân đội đoàn 600 quản lý. Đoàn 600 chia đất cho các hộ gia đình là quân nhân tại ngũ hoặc cán bộ phục viên định canh định cư trong vùng. Đơn vị chia đất các cán bộ và chiến sĩ trong trung đoàn: mỗi người được 1000m2 đất đã được dọn sạch cỏ dùng để xây dựng nhà cửa, làm kinh tế phụ gia đình. Thời gian đầu chỉ có 28 hộ gia đình nhận đất, sau 1978 - 1990 tăng lên được 30 hộ. Việc khai hoang thêm đất tuỳ thuộc vào năng lực của các gia đình và cá nhân nào có nhu cầu làm kinh tế phụ gia đình. Năm 1979: Những người đi xây dựng đầu tiên của đoàn 600 đã được các đồng chí lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam như đồng chí Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng vào thăm và động viên ở lại tham gia xây dựng hậu phương, giúp đỡ xây dựng chiến khu D ngày càng tốt hơn.
  • 53. Tháng 12 năm 1982 sư đoàn 600 giải thể, chuyển giao cho Bộ Công nghiệp thực phẩm quản lý và hình thành XNLH 600 là một đơn vị hành chính sản xuất kinh doanh. Nguồn nhân lực của đoàn 600 vẫn là các bộ đội đoàn 600 chuyển ngành, được phái sang lãnh đạo và thực hiện nhiệm vụ làm kinh tế theo cơ chế còn bao cấp. + Tiếp nhận nguồn nhân lực từ phía Bắc: Cũng trong năm 1982, đoàn 600 đã tiếp nhận các người công nhân từ phía Bắc và các nhóm làm kinh tế mới vào trong vùng sản xuất kinh tế, trồng mía và khai hoang ruộng lúa. Trong đợt tiếp nhận đầu tiên trên là những người từ các tỉnh Thanh Hoá và Hà Nam, có 350 hộ gia đình, nhân khẩu là 870 người. Họ được phân bổ về sản xuất tại các nông trường nhỏ. + Sự di chuyển có tính chất gia đình: Sau đó các công nhân viên của Liên hiệp 600 cũng bắt đầu đưa thêm vợ con và các người thân từ ngoài Bắc vào trong vùng xây dựng kinh tế. Các gia đình này được Đoàn 600 chia đất và dường như bắt buộc phải nhận hếtt phần đất được chia làm kinh tế. Đoàn 600 đã dùng máy cày và máy xúc khai phá nhiều cánh rừng vùng ven Nam Cát Tiên, chuyển thành vùng đất canh tác mới. Ngày 23 tháng 12 năm 1988: Do dân số làm kinh tế tăng nhanh và nhiều, cần thiết phải tổ chức các đơn vị hành chính, cho nên các xã vùng ven chính thức được thành lập: Đó là xã Dak lua, xã Nam Cát Tiên, xã Núi Tượng và xã Tà lài ( nguồn gốc từ 4 nông trường cũ của XNLH 600). 1.3. Huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước. Vùng đệm Cát Lộc bên kia sông Đồng Nai ( thuộc vể huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước có 3 xã là: Đăng Hà, Thống Nhất và Đồng Nai (cần chú ý tiêu chuẩn xác định là những vùng đất có người dân cư trú và canh tác ven sông Đồng Nai, giáp ranh với huyện Cát Tiên tỉnh Lâm Đồng). Vùng đất Bù Đăng được biết đến từ những năm 20 - 30 của thế kỷ này, khi người Pháp mơ63 quốc lộ 14 từ Chơn Thành lên Đak Nông. đến thời kỳ những năm 1954 - 1975 mới thành lập huyện, lúc đó gọi là quận Đức Phong và chỉ có 1 đến 2 xã.
  • 54. Trước 1954, ở huyện Bù Đăng chỉ có người S’tiêng và người M’nông sinh sống chủ yếu, còn người Kinh lúc bấy giờ chỉ có khoảng 20 hộ gia đình với hơn 100 nhân khẩu. Năm 1959, toàn quận Đức Phong (Bù Đăng ngày nay) chỉ có 4.800 người. Năm 1974 đã lên tới 11.834 người, trong đó có dân tộc bản địa là 8.694 người (chiếm 73% dân số toàn huyện lúc bấy giờ). Sau 1975, huyện Bù Đăng được nhập vào huyện Phước Long, đến năm 1988 lại được tách ra từ huyện Phước Long thành huyện Bù Đăng ( theo Quyết định 112/ HĐBT ngày 5 tháng 7 năm 1998 của chính phủ Việt Nam). Đến năm 1994, huyện Bù Đăng đã có 45.393 người. Dân số Bù Đăng tăng như vậy chủ yếu là tăng cơ học: do sự di cư của người Kinh và các dân tộc thiểu số ở miền Núi phía Bắc. a. Nhóm dân tộc bản địa: S’Tiêng: Người S’tiêng là dân tộc địa phương có dân số đông nhất. Người S’tiêng trước kia sống cư trú trong các tổ chức truyền thống là Sóc. Ngày nay khái niệm Sóc đã mở rộng hơn do quá trình định canh định cư từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng cho đến nay. Mỗi Sóc có một già làng. Trong quan hệ đôi khi người ta gọi tên Sóc theo tên của già làng. Nhiều già làng trong Sóc có công tham gia kháng chiến chống Pháp và Mỹ, cho nên có nhiều Sóc còn mang tên của chính già làng đó. Họ vẫn còn giữ nhiều phong tục tập quán ngày xưa mặc dù trong những năm qua đã có những thay đổi trong phong tục tập quán. Có 3 nguyên nhân chính thay đổi các phong tục tập quán đó: - Biến đổi do quá trình tiếp xúc ngày càng nhiều với các dân tộc khác.
  • 55. - Sự vận động của chính quyền địa phương nhằm xoá bỏ các hình thức mê tín dị đoan. - Sự xâm nhập của các tôn giáo Tin Lành, Thiên Chúa Giáo và Phật Giáo từ năm 1993 cho đến nay ( Tin Lành 53 hộ, 253 tín đồ; Thiên Chúa Giáo 87 hộ, 530 tín đồ; Phật Giáo 51 hộ, 339 tín đồ). Trong những nguyên nhân kể trên, nguyên nhân tôn giáo đang làm thay đổi mạnh mẽ nhất nếp sống truyền thống của người S”tiêng. Trong đó, nhiều truyền thống văn hoá đáng được trân trọng như hệ thống lễ hội cũng bị xoá bỏ. Mặc dù có những thay đổi kể trên nhưng trong nếp sống cộng đồng họ vẫn luôn gắn kết với nhau. Trong quá khứ cộng đồng này gặp nhiều khó khăn: Thời kỳ 1986 - 1990 do thiếu lương thực trầm trọng, do chưa biết canh tác theo kiểu định canh định cư, chưa biết làm thuỷ lợi tưới tiêu, chưa biết cày ruộng lúa nước, chuyên trồng lúa rẫy và đốt tỉa, cuộc sống còn nhiều lệ thuộc vào thiên nhiên. Những năm gần đây, người dân trong xã đã bỏ được lối sống du canh du cư, họ trồng điều và xen canh giống cây công nghiệp khác. Nhiều người dân tộc theo đạo tin lành và thiên chúa giáo. Người S”tiêng tập trung nhiều nhất trong xã Thống Nhất và xã Đồng Nai. Họ tập trung theo từng cụm sóc và vị trí của các sóc khá cách xa nhau. Riêng tại sóc Bàu Cá Rô có 2/3 dân số người S’tiêng có nguồn gốc từ Bến Cỗu đưa về đây định cư năm 1987. b. Nhóm dân tộc phía Bắc: Nhóm dân tộc di cư từ phía Bắc tập trung chủ yếu tại xã Đăng Hà. Xã Đăng Hà có nguồn gốc từ thôn 4, tập đoàn sản xuất 8 của xã Thống Nhất. Trước năm 1985, trên địa bàn xã Đăng Hà ngày nay chỉ là rừng già và cây lồ ô che phủ. Đất lâm nghiệp thuộc về sự quản lý của Lâm trường Nghĩa Trung, rất ít người đến cư trú cả người dân tộc bản địa S’tiêng. Có thể có một vài hộ người