SlideShare a Scribd company logo
1 of 140
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGÔN THỊ BÍCH
TỪ NGỮ CHỈ LÚA GẠO VÀ SẢN PHẨM
LÀM TỪ LÚA GẠO TRONG TIẾNG TÀY
(CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT)
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ
THÁI NGUYÊN, NĂM 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGÔN THỊ BÍCH
TỪ NGỮ CHỈ LÚA GẠO VÀ SẢN PHẨM
LÀM TỪ LÚA GẠO TRONG TIẾNG TÀY
(CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT)
Chuyên ngành: Ngôn ngữ
Mã số: 60 22 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS ĐOÀN VĂN PHÚC
THÁI NGUYÊN, NĂM 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS - TS.
Đoàn Văn Phúc, là ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo, dìu dắt và giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo Viện ngôn
ngữ học, các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn và khoa Sau đại học, trƣờng
Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên đã hƣớng dẫn, truyền đạt kiến thức cho tôi
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi cũng xin đƣợc cảm ơn Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Cao Bằng đã
luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên
cứu.
Thái Nguyên, ngày tháng 10 năm 2009
Học viên
Ngôn Thị Bích
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa từng có ai công
bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Tác giả
Ngôn Thị Bích
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
MỤC LỤC
trang
MỞ ĐẦ U....................................................................................................... 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .......................................................................... 1
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ ................................................................................ 2
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU...................................................................... 3
4. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ ................................................................. 4
5. TƢ LIỆ U VÀ PHƢƠNG PHÁ P ............................................................. 5
6. CÁI MỚI VÀ Ý NGHĨ A, ĐÓNG GÓP CỦ A ĐỀ TÀ I ........................... 7
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT................................................................. 9
1.1. KHÁI NIỆM VỀ HÌNH VỊ, TỪ, NGỮ VÀ NGHĨA............................ 9
1.1.1. Hình vị ............................................................................................ 9
1.1.2. Khái niệm từ.................................................................................. 11
1.1.3. Ngữ ............................................................................................... 13
1.1.4. Nghĩa............................................................................................. 14
1.1.5. Từ, ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo ............................ 16
1.2. VẤN ĐỀ ĐỊNH DANH..................................................................... 18
1.2.1. Khái niệm định danh ..................................................................... 18
1.2.2. Đơn vị định danh và đơn vị miêu tả.............................................. 19
1.3. VÀI NÉT VỀ NGƢỜI TÀY VÀ TIẾNG TÀY Ở VIỆT NAM .......... 19
1.3.1. Vài nét về ngƣời Tày ở Việt Nam.................................................. 19
1.3.2. Vài nét về tiếng Tày ở Việt Nam ................................................... 23
1.4. NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA ............................................................ 33
1.4.1. Khái niệm văn hóa......................................................................... 33
1.4.2. Quan hệ ngôn ngữ và văn hóa........................................................ 35
1.5. TIỂU KẾT......................................................................................... 36
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ NGỮ NGHĨA TỪ NGỮ CHỈ
LÚA GẠO VÀ SẢN PHẨM LÀM TỪ LÚA GẠO TRONG TIẾNG TÀY
(CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT) .......................................................... 38
2.1. DẪN NHẬP ...................................................................................... 38
2.2. CẤU TRÚC VÀ NGỮ NGHĨA TỪ NGỮ CHỈ LÚA GẠO TRONG TIẾNG
TÀY ......................................................................................................... 39
2.2.1. Tình hình tƣ liệu............................................................................ 39
2.2.2. Đặc điểm cấu trúc của từ chỉ lúa gạo ............................................. 40
2.2.3. Đặc điểm ngữ nghĩa....................................................................... 42
2.2.4. Đặc điểm phƣơng thức định danh.................................................. 45
2.2.5. Cấu trúc và ngữ nghĩa của ngữ chỉ lúa gạo .................................... 48
2.3. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ NGỮ NGHĨA TỪ NGỮ CHỈ SẢN
PHẨM LÀM TỪ LÚA GẠO ................................................................... 49
2.3.1. Tình hình tƣ liệu............................................................................ 49
2.3.2. Đặc điểm cấu trúc từ...................................................................... 51
2.3.3. Đặc điểm ngữ nghĩa....................................................................... 54
2.3.4. Đặc điểm phƣơng thức định danh .................................................. 55
2.3.5. Cấu trúc và ngữ nghĩa của ngữ chỉ sản phẩm làm từ lúa gạo.......... 58
2.4. SỰ TƢƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT CỦA TỪ NGỮ CHỈ LÚA
GẠO VÀ SẢN PHẨM LÀM TỪ LÚA GẠO TRONG TIẾNG TÀY VÀ
TIẾNG VIỆT............................................................................................ 60
2.4.1. Sự tƣơng đồng ............................................................................... 60
2.4.2. Sự khác biệt................................................................................... 63
2.5. TIỂU KẾT......................................................................................... 65
Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA TỪ NGỮ CHỈ LÚA GẠO VÀ SẢN
PHẨM LÀM TỪ LÚA GẠO TRONG TIẾNG TÀY (CÓ SO SÁNH VỚI
TIẾNG VIỆT)............................................................................................. 67
3.1. DẪN NHẬP ...................................................................................... 67
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.2. ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA TỪ NGỮ CHỈ LÚA GẠO VÀ SẢN PHẨM
LÀM TỪ LÚA GẠO............................................................................... 67
3.2.1. Đặc điểm phƣơng thức canh tác nông nghiệp ................................ 69
3.2.2. Văn hóa ẩm thực............................................................................ 70
3.2.3. Văn hóa ứng xử ............................................................................. 78
3.2.4. Văn hóa tâm linh ........................................................................... 80
3.3. NHỮNG TƢƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT VỀ VĂN HÓA QUA TỪ
NGỮ CHỈ LÚA GẠO VÀ SẢN PHẨM TỪ LÚA GẠO TRONG TIẾNG
TÀY VÀ TIẾNG VIỆT............................................................................ 90
3.3.1. Sự tƣơng đồng ............................................................................... 90
3.3.2. Sự khác biệt................................................................................... 94
3.4. TIỂU KẾT......................................................................................... 97
KẾT LUẬN................................................................................................. 98
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
MỞ ĐẦ U
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việt Nam là một trong những nƣớc thuộc khu vực Đông Nam Á có nền
văn minh nông nghiệp lúa nƣớc điển hình. Xã hội lúa nƣớc Việt Nam đã để
lại những dấu ấn nhất định trong ngôn ngữ, đó là kho tàng từ vựng hết sức
phong phú phản ánh những tri thức của ngƣời Việt về một thế giới xung
quanh cây lúa nƣớc. Đồng thời nền văn minh nông nghiệp của ngƣời Việt
cũng là sự thể hiện rõ nhất của một nền văn hoá nông nghiệp lúa nƣớc. Văn
hoá nông nghiệp lúa nƣớc Việt Nam có những nét chung với các nền văn hoá
lúa nƣớc cùng khu vực, nhƣng lại có những nét khu biệt rất riêng, làm thành
bản sắc văn hoá Việt Nam.
Nƣớc ta có 54 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó có 53 dân tộc
thiểu số. Trong nền văn hoá đa dân tộc, đa ngôn ngữ đó, mỗi dân tộc anh em
đều có bản sắc văn hoá riêng, tiếng nói riêng của mình. Để xây dựng một nền
văn hoá Việt Nam tiên tiến, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc, chúng ta phải
giữ gìn và phát huy bản sắc riêng của mỗi dân tộc để đảm bảo tính đa dạng
phong phú của nền văn hoá Việt Nam trong thời đại ngày nay. Đồng thời,
chúng ta cũng cần bảo tồn ngôn ngữ dân tộc vì nó là yếu tố quan trọng nhất
của văn hóa, ghi nhận và bảo tồn giá trị văn hóa, tri thức của dân tộc đó.
Trong số các dân tộc ít ngƣời ở Việt Nam, dân tộc Tày là một cộng
đồng tộc ngƣời có số dân đông nhất, có hơn 1 triệu ngƣời. Cƣ trú trên những
cánh đồng màu mỡ ở các thung lũng trong đó có nhiều cánh đồng khá lớn nhƣ
Hoà An, Tràng Định, Lạng Sơn, Phủ Thông, Bắc Quang, ngƣời Tày đã có
một nền tảng kinh tế trồng lúa nƣớc khá phát triển. Việc trồng lúa nƣớc thay
cho việc trồng cây ăn củ và trồng lúa nƣơng là đặc điểm văn hoá vật chất lớn
nhất của ngƣời Tày. Ở đấy bao gồm tất cả những nét nổi bật và đặc trƣng về
văn hoá vật chất nhƣ ăn, mặc, ở, trồng trọt, chăn nuôi… của ngƣời Tày. Đặc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
biệt là hệ thống từ ngữ biểu thị tên gọi của lúa, với các trạng thái, các sản
phẩm, chế phẩm lúa gạo do con ngƣời tạo ra.
Việc nghiên cứu tìm hiểu từ ngữ chỉ lúa gạo và các sản phẩm làm từ lúa
gạo của ngƣời Tày thiết nghĩ là việc làm cần thiết, góp phần gìn giữ và bảo vệ
ngôn ngữ dân tộc và phát huy bản sắc văn hoá của ngƣời Tày. Mặt khác nó
giúp chúng ta hiểu một cách sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về một nét văn hoá lâu
đời của đồng bào dân tộc Tày, góp phần làm phong phú thêm về mặt tƣ liệu
văn hoá của dân tộc Tày và văn hoá của dân tộc thiểu số.
Với những lý do trên, chúng tôi đã chọn vấn đề Từ ngữ chỉ lúa gạo và
sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng Tày (có so sánh với tiếng Việt) để làm
đề tài nghiên cứu cho mình. Hơn nữa, là ngƣời dân tộc Tày nên việc chọn vấn
đề này làm đề tài luận văn còn nhằm mục đích giúp chính ngƣời viết tìm tòi
và hiểu rõ hơn về ngôn ngữ và văn hoá của dân tộc mình trong toàn bộ tiến
trình phát triển truyền thống văn hoá rất đỗi tự hào của dân tộc. Mặt khác,
việc nghiên cứu này còn nhằm mục đích thiết thực là giúp cho dân tộc khác
hiểu đƣợc hệ thống từ ngữ chỉ lúa gạo, hiểu thêm văn hoá của ngƣời Tày.
Nghiên cứu từ ngữ chỉ lúa gạo và các sản phẩm làm từ lúa gạo của
ngƣời Tày là việc làm cần thiết không những có ý nghĩa về mặt khoa học thực
tiễn mà nó còn góp phần quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ dân tộc Tày
có ý thức giữ gìn và phát huy ngôn ngữ và bản sắc dân tộc.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Từ trƣớc đến nay, có nhiều công trình của các tác giả nghiên cứu về từ
vựng tiếng Tày. Năm 1969, Lạc Dƣơng có bài viết “Tính phong phú của tiếng
Tày – Nùng” in trên báo Việt Nam độc lập; Năm 1969, Nguyễn Hàm Dƣơng
có bài viết “Xây dựng và phát triển hệ thống từ vựng Tày- Nùng” in trên báo
Việt Nam độc lập; “Một vài ý kiến về các từ mƣợn trong tiếng Tày – Nùng”
của Hoàng Văn Ma, Lục Văn Pảo in trên Tạp chí ngôn ngữ, năm 1970; “Vài
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
nét về sự phát triển của tiếng Tày – Nùng sau Cách mạng tháng Tám” của
Hoàng Văn Ma, Lục Văn Pảo in trên Tạp chí ngôn ngữ, năm 1970; “Cách làm
giàu vốn từ vựng Tày - Nùng” của Nguyễn Thiện Giáp in trên báo Việt Nam
độc lập, năm 1970; “Ngữ pháp Tày - Nùng” của Lục văn Pảo, Hoàng Văn
Ma, 1971; “Từ điển Tày Nùng - Việt” của Lục Văn Pảo, Hoàng Văn Ma,
1984; “Về kho từ vựng chung Việt - Tày” của Đoàn Thiện Thuật in trong
Những vấn đề ngôn ngữ học về các phƣơng ngữ phƣơng Đông, 1986…Ngoài
ra, còn có hàng loạt những bài báo, công trình nghiên cứu khác về ngôn ngữ,
dân tộc Tày của Hoàng Ma (xem thêm Thƣ mục tham khảo).
Điểm lại các công trình, bài viết của họ, chúng ta thấy khi viết về từ
vựng trong tiếng Tày, các nhà nghiên cứu thƣờng đề cập đến các vấn đề nhƣ:
Tính phong phú của tiếng Tày - Nùng; Về tình hình từ mƣợn trong tiếng Tày -
Nùng; Sự phát triển về vốn từ, về nghĩa từ của tiếng Tày- Nùng sau Cách
mạng tháng Tám; Nghiên cứu về ý nghĩa của từ, nguồn gốc của từ và cách
cấu tạo của từ trong tiếng Tày - Nùng; Nghiên cứu về sự tƣơng ứng ngữ âm
giữa những từ dạng Tày và dạng Việt, từ đó nghiên cứu về lịch đại góp phần
làm sáng tỏ quá trình tiếp xúc giữa hai ngôn ngữ. Nhƣng cho đến nay, với
những tƣ liệu hiện có và sự hiểu biết của mình, chúng tôi chƣa thấy có bất kì
một công trình, bài viết nào nghiên cứu về từ vựng ngữ nghĩa, đặc biệt về từ
ngữ chỉ lúa gạo và các sản phẩm làm từ lúa gạo của ngƣời Tày một cách có hệ
thống. Vì vậy, việc chúng tôi nghiên cứu về từ ngữ chỉ lúa gạo và các sản
phẩm làm từ lúa gạo của ngƣời Tày tuy chỉ ở phạm vi nhỏ hẹp, nhƣng lại là
vấn đề mới và cần thiết.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, thành quả của các nhà nghiên cứu đi
trƣớc là những ý kiến gợi mở quí báu, tạo điều kiện cho chúng tôi khai thác và
hoàn chỉnh luận văn này.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Với đề tài Từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng
Tày (có so sánh với tiếng Việt), luận văn nghiên cứu về đặc điểm vốn từ ngữ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
chỉ lúa gạo và các sản phẩm làm từ lúa gạo, chứ ngƣời viết chƣa có ý định
nghiên cứu trƣờng nghĩa về lúa gạo. Khi nghiên cứu trƣờng nghĩa về lúa gạo,
ngƣời nghiên cứu sẽ phải nghiên cứu không chỉ các từ ngữ chỉ lúa gạo và các
sản phẩm đƣợc làm từ lúa gạo, mà còn phải nghiên cứu cả các từ ngữ chỉ
hành động, tính chất, các dụng cụ liên quan đến lúa gạo và các sản phẩm đƣợc
làm từ lúa gạo, kiểu nhƣ: cấy, trồng, gieo..., cắt, gặt, đập..., xay, hấp, giã, gói,
nấu, làm, chƣng, đồ... Trong luận văn này, chúng tôi chỉ nghiên cứu đặc điểm
về cấu trúc, ngữ nghĩa, phƣơng thức định danh, văn hóa của riêng lớp từ (vốn
từ) để chỉ lúa gạo và các sản phẩm từ lúa gạo.
4. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ
4.1. Mục đích
- Nghiên cứu về cấu trúc, ngữ nghĩa và cả phƣơng thức định danh từ
ngữ chỉ lúa gạo và các sản phẩm làm từ lúa gạo của ngƣời Tày .
- Thông qua việc nghiên cứu về từ ngữ chỉ lúa gạo và các sản phẩm làm
từ lúa gạo của ngƣời Tày để hiểu rõ hơn về văn hoá ngƣời Tày.
4.2. Nhiệm vụ
Luận văn có 4 nhiệm vụ:
1) Tập hợp những vấn đề lí luận về cấu tạo từ và ngữ (hình vị, từ, nghĩa
hay ý nghĩa), về nghĩa của từ và ngữ có liên quan đến nội dung đƣợc đặt ra
trong đề tài. Bên cạnh đó, luận văn cũng tập hợp những ý kiến, tài liệu xung
quanh vấn đề về tiếng nói và chữ viết Tày (Tày - Nùng) để làm cơ sở cho việc
miêu tả trong chuyên luận này.
2) Miêu tả đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa, phƣơng thức định danh của
các từ, ngữ chỉ lúa gạo và các sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng Tày.
3) Miêu tả đặc điểm văn hóa của các từ ngữ chỉ lúa gạo và các sản
phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng Tày.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
4) So sánh hệ thống từ ngữ chỉ lúa gạo và các sản phẩm làm từ lúa gạo
trong tiếng Tày với từ ngữ Việt để thấy đƣợc sự tƣơng đồng và khác biệt về
cấu trúc, ngữ nghĩa, phƣơng thức định danh, văn hoá đƣợc thể hiện trong hệ
thống từ ngữ ấy.
5. TƢ LIỆ U VÀ PHƢƠNG PHÁ P
5.1. Tƣ liệu
- Nguồn tƣ liệu thành văn: là một số công trình nghiên cứu của các tác
giả nhƣ: “Từ điển Tày Nùng – Việt” của Hoàng Văn Ma, Lục Văn Pảo; “Ngữ
pháp tiếng Tày- Nùng” của Lục Văn Pảo, Hoàng Văn Ma; “Tiến tới xác lập
vốn từ văn hoá Việt” của Nguyễn Văn Chiến, “Văn hoá Tày- Nùng” của Lã
Văn Lô, Hà Văn Thƣ; “Văn hoá truyền thống Tày- Nùng” của Hoàng Quyết,
Ma Văn Bằng…
- Nguồn tƣ liệu điền dã:
+ Thu thập tƣ liệu từ thực tiễn cuộc sống, thông qua các đợt điền dã tại
một số bản làng nơi ngƣời Tày sinh sống ở huyện Trùng Khánh, Cao Bằng.
+ Các tài liệu truyền miệng do các cụ cao niên kể lại về cách gọi tên
các sản phẩm làm từ lúa gạo của ngƣời Tày, đặc điểm văn hoá tâm linh của
ngƣời Tày thông qua các từ ngữ đó.
- Tƣ liệu về từ ngữ chỉ lúa gạo và các sản phẩm làm từ lúa gạo đƣợc
chúng tôi thống kê chủ yếu qua Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên,
2006). Tuy nhiên, do việc so sánh với tiếng Việt chỉ nhằm mục đích nêu bật
đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa, phƣơng thức định danh, và văn hóa của các từ
ngữ trong tiếng Tày, cho nên chúng tôi dựa vào kết quả phân tích cấu trúc từ,
ngữ theo mô hình của Đỗ Hữu Châu trong công trình: “Các bình diện của từ
và từ tiếng Việt” (1999), chứ không phân tích sâu. Mặt khác, về phƣơng diện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
6
văn hóa của các từ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo, ngoài việc thống
kê và phân tích tƣ liệu tiếng Việt, chúng tôi có dựa vào cách nhìn nhận của
Nguyễn Văn Chiến trong công trình “Tiến tới xác lập vốn từ vựng văn hóa
Việt” (2004).
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đƣợc đề tài trên, ngƣời viết luận văn có sử dụng các
phƣơng pháp nghiên cứu dƣới đây:
- Phƣơng pháp nghiên cứu điền dã để thu thập và bổ sung tƣ liệu về từ
ngữ chỉ lúa gạo và các sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng Tày.
- Phƣơng phá p miêu tả : các thủ pháp đƣợc áp dụng là các thủ pháp luận
giải bên trong và luận giải bên ngoài. Với các thủ pháp luận giải bên trong,
chúng tôi tiến hành việc phân loạ i , hệ thố ng hó a cá c đơn vị ngôn ngƣ̃ thà nh
các nhóm, các loại, các tiểu hệ thống phân cấp , các hệ thống con; cùng với thủ
pháp phân tích thành tố trực tiếp; thủ pháp đối lập ; thủ pháp phân tích trƣờng
nghĩa... Cùng với thủ pháp luận giải bên trong là các thủ pháp luận giải bên
ngoài nhƣ: văn hóa tộc ngƣời, tâm lí tộc ngƣời, thống kê...
- Phƣơng pháp so sánh cũng đƣợc ngƣời viết áp dụng để chỉ ra những
tƣơng đồng và khác biệt về cấu trúc, ngữ nghĩa, phƣơng thức định danh và
văn hóa trong hệ thống từ ngữ chỉ lúa gạo và các sản phẩm làm từ lúa gạo
trong tiếng Tày với tiếng Việt. Tuy nhiên, việc so sánh đó chỉ cốt nêu lên đặc
điểm chủ yếu của hệ thống từ ngữ đó trong tiếng Tày, chứ ngƣời viết không
có ý định nghiên cứu về các từ ngữ này trong tiếng Việt.
Ngoài các phƣơng pháp ở trên, ngƣời viết luận văn còn sử dụng một số
phƣơng phá p nghiên cứu của các ngành khoa học khác : phƣơng pháp quy
nạp, diễn dịch, mô hình hóa...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
7
6. CÁI MỚI VÀ Ý NGHĨ A, ĐÓNG GÓP CỦ A ĐỀ TÀ I
6.1. Về lí luậ n
- Lầ n đầ u tiên có luậ n văn nghiên cƣ́ u về tƣ̀ ngƣ̃ chỉ lú a gạ o và cá c sả n
phẩ m là m tƣ̀ lú a gạ o củ a ngƣờ i Tà y bổ sung thêm những cứ liệu về đặc điểm
cấu tạo từ, ngữ của các ngôn ngữ đơn lập vào lí luận đại cƣơng.
- Luậ n văn bổ sung tƣ liệ u và o việ c nghiên cƣ́ u văn hó a của dân tộ c
Tày, một dân tộc có nghề trồng lúa nƣớc lâu đời, và chỉ ra đặc điểm văn hóa
tộ c ngƣờ i này qua cứ liệu về vốn từ ngữ chỉ lúa gạo và các sản phẩm từ lúa
gạo. Mặt khác, những tƣ liệu và lí giải của luận văn sẽ góp phần soi sáng thêm
mối quan hệ Việt - Tày, nói riêng, và ngƣời Việt với các cƣ dân sử dụng các
ngôn ngữ Thái - Kađai, nói chung, trong sự tiếp xúc ngôn ngữ và văn hóa
diễn ra gần chục thế kỉ qua.
6.2. Về thƣ̣ c tiễ n
- Luậ n văn giú p cho đồng bào các dân tộc khác (ở Việt Nam và trên thế
giới) hiể u đƣợ c những đặc điểm về cấu trúc, ngữ nghĩa, phƣơng thức định
danh và văn hóa hệ thố ng tƣ̀ ngƣ̃ chỉ lú a gạ o và các sản phẩm làm từ lúa gạo
của ngƣời Tày.
- Trên cơ sở sƣu tầ m, tậ p hợ p, hệ thố ng tƣ liệ u về ngôn ngƣ̃ chỉ lú a gạ o ,
luậ n văn giú p chính tác giả luận văn cũng nhƣ nhiều ngƣời Tày, đặc biệt là
những ngƣời thuộc thế hệ trẻ, hiể u thêm về những đặc điểm văn hóa vật chất
và văn hóa tinh thần của ngƣời Tày . Đó chính là đặc điểm sản xuất nông
nghiệp trồng lúa gắn liền với đặc điểm định cƣ vùng thung lũng và sƣờn núi
cùng với những giống lúa đƣợc trồng cấy phù hợp với môi trƣờng, địa hình,
thổ nhƣỡng, khí hậu, đặc điểm canh tác... Đó còn là đặc điểm văn hóa ẩm
thực của ngƣời Tày thông qua cách chế biến các sản phẩm làm từ lúa gạo.
Mỗi loại sản phẩm này lại có những gia vị, có cách chế biến, sử dụng khác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
8
nhau. Cùng với chúng là văn hóa tâm linh của ngƣời Tày trong quá trình chế
biến, sử dụng các loại sản phẩm này.
7. KẾ T CẤ U LUẬ N VĂN
Ngoài Mở đầu, Kết luận , Danh mụ c tà i liệ u tham khả o , Phụ lục , nộ i
dung củ a luậ n văn gồ m 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chƣơng 2: Đặc điểm cấu trúc từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ
lúa gạo trong tiếng Tày, có so sánh với tiếng Việt.
Chƣơng 3: Đặc điểm văn hóa từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa
gạo trong tiếng Tày, có so sánh với tiếng Việt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
9
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. KHÁI NIỆM VỀ HÌNH VỊ, TỪ, NGỮ VÀ NGHĨA
1.1.1. Hình vị
Trong ngữ pháp hiện nay, ta thƣờng bắt gặp những quan niệm phổ
biến: Hình vị là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất, có nghĩa. Định nghĩa này cho thấy
hình vị chỉ khác từ ở chỗ không có khả năng đƣợc sử dụng độc lập, không thể
tái hiện tự do trong lời nói để tạo nên câu.
Các nhà nghiên cứu coi hình vị là đơn vị (hay thành tố, yếu tố) gốc,
đơn vị tế bào của ngữ pháp, là đơn vị có tổ chức tối đơn giản, trực tiếp hoặc
gián tiếp gắn liền với một ý nghĩa nhất định. Đặc biệt đƣợc chú ý là giá trị
ngữ pháp của nó, với tƣ cách yếu tố cấu tạo từ.
Ngoài tên gọi “hình vị”, đơn vị này còn đƣợc gọi là “moocphem”
(morpheme), “từ tố”, “nguyên vị”, “hình tố”... Ngoài ra, ngƣời ta còn phân
biệt “căn tố” và “phụ tố” (và các dạng khác nhau của phụ tố: tiền tố, trung tố,
hậu tố) trong cấu trúc của từ.
Khi nghiên cứu các ngôn ngữ, các nhà ngôn ngữ học ít tranh luận về
các đặc tính chung của hình vị nhƣng những dạng thức cụ thể của một hình vị
trong một ngôn ngữ cụ thể là thế nào, hiểu ra sao về “nghĩa” của hình vị trong
ngôn ngữ này..., thì lại đƣợc thảo luận khá kĩ và sôi nổi. Chẳng hạn, trong
tiếng Việt từng có cuộc tranh luận rất sôi nổi về bản chất các đơn vị đƣợc gọi
là “tiếng” (với vai trò nhất thể ba ngôi, vừa là “âm tiết”, vừa là “từ”, vừa là
“hình vị”). Dƣới đây là một số định nghĩa về hình vị:
“Một yếu tố có nghĩa được xác định là hình vị chỉ khi làm thành phần
của từ và chỉ trong quan hệ với từ” [48, 60-66].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
10
“Hình vị là đơn vị hình thái học không thể phân chia thành những đơn
vị hình thái học nhỏ hơn, nó là yếu tố cấu tạo từ” [4, 23].
“Hình vị là những đơn vị có nghĩa nhỏ nhất có thể kết hợp với nhau để
tạo các từ” [8, 8].
“Hình vị cũng là đơn vị có nghĩa, cũng được tái hiện như các từ,
nhưng hình vị chỉ được phân xuất ra nhờ phân tích bản thân các từ, chúng
không tồn tại độc lập mà nhập hẳn vào từ, không tách rời khỏi từ” [21, 13].
“Hình vị là đơn vị ngôn ngữ, nhỏ nhất, có nghĩa, có chức năng làm
thành tố trực tiếp tạo nên từ” [27, 40]…
Từ những định nghĩa trên, ta thấy “hình vị” có một số đặc điểm đáng
lƣu ý là:
- Là đơn vị có kích thƣớc vật chất - âm thanh nhất định, là mặt biểu thị,
hình thức;
- Là đơn vị có ý nghĩa nhất định, là mặt đƣợc biểu thị, nội dung;
- Là đơn vị có cấu trúc nội tại tƣơng đối ổn định, vững chắc, không thể
phân tách thành các đơn vị nhỏ hơn về nghĩa;
- Là đơn vị có chức năng cấu tạo nên các đơn vị lớn hơn nó, chủ yếu là
dùng để cấu tạo nên từ...
Tuy vậy, hình vị trong các ngôn ngữ cụ thể (với tất cả các dạng thức
của nó) không phải là đơn vị có thể nhận thức dễ dàng. Hình vị là kết quả của
sự phân tích và tổng hợp của nhà nghiên cứu, nhằm mục đích “mổ xẻ” để
hiểu rõ bản chất, chức năng của các đơn vị lớn hơn nó hoặc chính nó trong
các mối quan hệ với các đơn vị cùng loại và khác loại. Cái đơn vị này thƣờng
không hiển nhiên đối với ngƣời bản ngữ.
Tuy nhiên, ở đây cần có sự phân biệt giữa hai khái niệm nhiều khi
không trùng khớp: “hình vị” và “thành tố cấu tạo từ”. Hình vị có thể trực tiếp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
11
cấu tạo nên từ (một mình nó hoặc kết hợp với các hình vị khác) hoặc không
trực tiếp cấu tạo nên từ, mà gián tiếp, bằng cách kết hợp với các hình vị khác
để tạo thành một thành tố có nghĩa lớn hơn hình vị. Thành tố này mới đƣợc
dùng để trực tiếp cấu tạo nên từ. Thành tố cấu tạo từ có thể trùng hoặc không
trùng khớp với hình vị. Cách nhìn nhận nhƣ vậy, giúp ta giải thích có logic
đối với những trƣờng hợp các hình vị kết hợp với nhau, nhƣng sản phẩm của
sự kết hợp này không thể đƣợc đánh giá là từ (không tái hiện đƣợc tự do trong
lời nói để tạo nên câu), mà chỉ nên xem là thành tố cấu tạo từ.
“Thành tố cấu tạo từ” đƣợc hiểu là yếu tố bên trong từ, yếu tố hợp
thành nên từ. Nhƣ vậy, cách hiểu này còn giúp phân biệt nó với đơn vị đƣợc
gọi là “đơn vị gốc”, đơn vị ở bên ngoài từ đang nói, đơn vị đƣợc lấy làm cơ
sở để tác động và chuyển hoá thành ra thành tố cấu tạo từ.
Từ những cách nhìn nhận hình vị trong các tài liệu ngôn ngữ học, ta có
thể chấp nhận định nghĩa: Hình vị là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ
được sử dụng (trực tiếp hoặc gián tiếp) cấu tạo nên từ.
1.1.2. Khái niệm từ
Từ là một trong những khái niệm cơ bản của ngôn ngữ học. Cái đơn vị
cấu trúc - ngữ nghĩa cơ bản của ngôn ngữ vẫn đƣợc quan niệm là dùng để gọi
tên các sự vật hiện tƣợng của đời sống, mang trong mình nó các thuộc tính
tiêu biểu về ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp của một ngôn ngữ. Cho đến nay,
trong ngôn ngữ học, đã có những câu trả lời không nhƣ nhau, đã có rất nhiều
định nghĩa về từ. Tuy nhiên, chƣa có định nghĩa nào thỏa mãn đối với các nhà
ngôn ngữ học.
Có tình trạng trên là vì khi xem xét từ, các nhà nghiên cứu đã căn cứ
trên các ngôn ngữ có những điểm rất khác nhau về loại hình, về quan hệ cội
nguồn… hoặc nhìn nhận từ dƣới những góc nhìn không nhƣ nhau, từ các
phƣơng diện khác nhau. Quả vậy, trong hơn 6000 ngôn ngữ thế giới, từ đƣợc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
12
hiện thực hoá bằng những hình thái rất đa dạng. Đồng thời, có thể thấy cái
đơn vị đƣợc hiểu là một tổ hợp âm thanh có ý nghĩa, là sự thống nhất giữa
hình thức và khái niệm đƣợc hàm chứa trong hình thức ấy, là đơn vị tiềm
năng để cấu tạo nên câu, là sự kiện tâm lí - ngôn ngữ học... ấy, vừa không dễ
xác định, vừa thể hiện theo cách này cách khác. Tình trạng phức tạp của việc
định nghĩa từ xuất phát từ chính bản thân từ trong các ngôn ngữ. Viện sĩ L. V.
Sherba đã viết: “trong thực tế, từ là gì? thiết nghĩ rằng trong các ngôn ngữ
khác nhau, từ sẽ khác nhau. Do đó không có khái niệm “từ nói chung” [dẫn
theo 27, 12].
Cho đến nay, ngoài thực tế là việc xác định khái niệm “từ” chƣa đi đến
đƣợc sự nhất trí và có quá nhiều định nghĩa về từ, lại có ý kiến cho rằng trong
các ngôn ngữ chúng ta đã biết, “không có khái niệm từ nói chung” nhƣng
đồng thời cũng có ý kiến cho rằng: “Từ nói chung dầu sao vẫn tồn tại”. Nhiều
nhà ngôn ngữ học đã tránh, không đƣa ra lời định nghĩa chính thức hiển ngôn
đối với từ, hay họ chỉ đƣa ra những lời định nghĩa thích hợp đối với lĩnh vực
mà mình nghiên cứu, hoặc trình bày nội dung của khái niệm “từ” bằng những
ngôn từ chung chung, ƣớc định.
Tuy vậy, từ những định nghĩa rất khác nhau về từ, ta có thể nhận thấy
“từ” có một số đặc điểm đáng lƣu ý nhƣ sau:
- Là đơn vị có kích thƣớc nhất định về vật chất - âm thanh, là mặt biểu
thị, mặt hình thức, hay còn gọi đó là “từ ngữ âm - âm vị học”;
- Là đơn vị có ý nghĩa biểu thị các sự vật, hiện tƣợng... nhất định, là
mặt đƣợc biểu thị, nội dung;
- Là đơn vị có cấu trúc nội tại tƣơng đối vững chắc, ổn định, có nghĩa
mà không thể phân tách thành đơn vị nhỏ hơn;
- Là đơn vị có chức năng khi hoạt động trong lời nói, là đơn vị để kiến
tạo nên câu nói...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
13
Để có cơ sở thuận lợi cho việc nghiên cứu đề tài và khảo sát tƣ liệu,
chúng tôi lựa chọn khái niệm từ sau: “Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của
ngôn ngữ, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để xây dựng
nên câu” [11, 136].
Nhƣ vậy, từ có tính hoàn chỉnh cả về ngữ âm và về ngữ nghĩa (dù là
nghĩa từ vựng hay nghĩa ngữ pháp). Chính tính hoàn chỉnh về âm và nghĩa
nhƣ vậy đã khiến cho từ có khả năng vận dụng độc lập để tạo câu. Trong định
nghĩa vừa nói, có hai đặc điểm của từ đƣợc nêu ra đáng chú ý:
- Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa: Từ có hình thức phổ biến là một chiết
đoạn âm thanh hoàn chỉnh nhỏ nhất, đồng thời có ý nghĩa (dùng để gọi tên các
sự vật hiện tƣợng, các thuộc tính, các quan hệ… trong thực tiễn đời sống).
- Từ được sử dụng độc lập, tự do trong lời nói để đặt nên câu: Từ có
thể tách biệt ra khỏi các đơn vị khác (khác với các từ khác, cụm từ…) và đƣợc
dùng theo các quy tắc nhất định để tạo nên câu (là đơn vị đƣợc cấu tạo bằng
các từ và các cụm từ, dùng để thông báo).
Những đặc điểm trên giúp phân biệt từ với các đơn vị khác: phân biệt
với yếu tố cấu tạo nên từ (đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, nhƣng không đƣợc dùng
trực tiếp để "đặt nên câu"); phân biệt với cụm từ và câu (các đơn vị có
nghĩa, nhƣng không "nhỏ nhất")…Qua những ý kiến của các nhà ngôn ngữ
học đi trƣớc, rõ ràng từ là một thực thể, tồn tại trong mỗi hệ thống ngôn ngữ
với những đặc điểm hình thức, cấu trúc nội tại và có thể có cách biểu thị nội
dung (ý nghĩa) khác nhau, đƣợc ngƣời bản ngữ tri giác là có (hiện thực về
mặt tâm lí) ấy.
Ví dụ, trong tiếng Tày: pẻng (bánh), pẻng đổng (bánh đúc), pẻng
quyển (bánh cuốn), khẩu xay (gạo lức), chả (mạ)... đều là những từ.
1.1.3. Ngữ
Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học định nghĩa:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
14
“Ngữ: kết hợp hai hoặc nhiều thực từ (không hoặc có cùng với các hƣ
từ có quan hệ với chúng gắn bó về ý nghĩa và ngữ pháp), diễn đạt một khái
niệm thống nhất, và là tên gọi phức tạp biểu thị các hiện tƣợng của thực tại
khách quan. Đó là một kết cấu cú pháp đƣợc tạo thành bởi hai hoặc nhiều
thực từ trên cơ sở liên hệ ngữ pháp phụ thuộc - theo quan hệ phù hợp, chi
phối hay liên hợp. Trong một số ngữ có từ đóng vai trò chủ yếu về mặt ngữ
nghĩa và ngữ pháp gọi là thành tố chính, các từ phụ thuộc vào thành tố chính
gọi là thành tố phụ. Thành tố chính của ngữ có thể là danh từ (tạo nên danh
ngữ), động từ (tạo nên động ngữ), tính từ tạo nên tính ngữ, ngữ còn đƣợc gọi
là cụm từ,từ tổ
Ngữ là phƣơng tiện định danh, biểu thị sự vật, hiện tƣợng quá trình,
phẩm chất. Ý nghĩa ngữ pháp của ngữ đƣợc tạo nên bằng quan hệ nảy sinh
giữa các thực từ kết hợp lại trên cơ sở của một kiểu liên hệ nào đó giữa chúng.
Ngữ thƣờng chia ra hai kiểu: Ngữ tự do và ngữ không tự do (ngữ cố định).
Ngữ tự do bao gồm những ý nghĩa từ vựng độc lập của tất cả các thực từ tạo
thành ngữ; mỗi liên hệ cú pháp của các yếu tố trong ngữ tự do là mối liên hệ
linh hoạt và có sức sản sinh (kiểu nhƣ đọc sách). Còn trong ngữ không tự do
thì tính độc lập về mặt từ vựng của một hoặc cả hai thành tố bị yếu đi hoặc bị
mất và ý nghĩa từ vựng của ngữ trở nên giống nhƣ ý nghĩa của một từ riêng
biệt (kiểu nhƣ vui tính, bền gan, sân bay, đường sắt)” [63, 176].
1.1.4. Nghĩa
Khi nói về hình vị, từ, ngữ ở trên, chúng ta đã xác nhận đặc tính quan
trọng nhất của các đơn vị này là “có nghĩa”. Vậy nghĩa (hay ý nghĩa) là gì?
Khi nói tới các đơn vị ngôn ngữ thì chúng bao gồm hai mặt (cái biểu
hiện và cái đƣợc biểu hiện, hay hình thức và nội dung), nghĩa thuộc mặt thứ
hai, tức nội dung.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
15
Hiện nay, có không ít định nghĩa về nghĩa (đặc biệt về nghĩa của từ). Sở
dĩ nhƣ vậy, vì khái niệm “nghĩa” rất trừu tƣợng (so với từ và các đơn vị ngôn
ngữ khác). Về mặt lí thuyết, căn cứ để hiểu nghĩa, là: các đơn vị đang xét (từ và
hình vị) đƣợc sử dụng trong sự quy chiếu về một sự vật hiện tƣợng nào đó, với
yêu cầu ngƣời nói và ngƣời nghe đều phải cùng nghĩ về sự vật hiện tƣợng ấy,
khi nhắc đến đơn vị đang xét. Nhờ sự quy chiếu nhƣ vậy, sự sử dụng các đơn vị
này trong cấu tạo nên các đơn vị lớn hơn nó mới không gây nên sự lẫn lộn.
Nghĩa các đơn vị đang xét mang tính quy ƣớc là nhờ ngƣời nói và
ngƣời nghe (bản ngữ) ƣớc định với nhau: âm thanh này thì biểu thị sự vật hiện
tƣợng này, âm thanh kia thì biểu thị sự vật hiện tƣợng kia v.v... Nhƣ vậy, mặt
vật chất và ý nghĩa có liên hệ mật thiết, quy định ràng buộc và là điều kiện tồn
tại của nhau. Đồng thời, cũng nhƣ các đơn vị ngôn ngữ, nghĩa của các đơn vị
này (từ và hình vị) cũng chỉ tồn tại trong hệ thống ngôn ngữ. Tách ra khỏi hệ
thống, chúng không tồn tại nữa.
Vậy Nghĩa là gì ? Câu trả lời đƣợc tìm thấy trong quan niệm đã đƣợc
nhiều nhà ngôn ngữ học đồng tình nhƣ sau:
Hiện thực được phản ánh vào trong nhận thức, tạo nên một mối liên hệ
thường trực, liên tục với một hình thức âm thanh nhất định, nhờ đó sự phản ánh
này được hiện thực hoá bằng ngôn ngữ. Mối liên hệ này được hiểu là “nghĩa”.
Khi nói về nghĩa của từ (và hình vị), ngƣời ta phân biệt các thành phần
nhƣ: nghĩa biểu vật (là liên hệ giữa “hình thức âm thanh” với sự vật hiện
tƣợng cụ thể mà nó chỉ ra); nghĩa biểu niệm (là liên hệ giữa “hình thức âm
thanh” với ý niệm - cái biểu niệm, bao gồm các thuộc tính sự vật hiện tƣợng
đƣợc phản ánh vào ý thức con ngƣời)...Ngoài ra, ngƣời ta còn phân biệt nghĩa
cấu trúc - là mối liên hệ giữa các đơn vị khác nhau trong hệ thống, nghĩa ngữ
dụng - là mối liên hệ giữa các đơn vị đang xét với tình cảm, thái độ của ngƣời
sử dụng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
16
Khi đi vào phân tích nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ đang nói ở trên,
ngƣời ta đề xuất nhiều cách, trong đó thƣờng đƣợc sử dụng hơn cả là làm cho
cái đơn vị này bộc lộ ý nghĩa của mình qua ngữ cảnh. Ngữ cảnh đƣợc hiểu là
chuỗi các đơn vị ngôn ngữ kết hợp với đơn vị đang xét hoặc bao xung quanh
nó, làm cho nó được cụ thể hoá hơn và được xác định về nghĩa. Ngữ cảnh, có
thể là tối thiểu (đơn giản nhất) và tối đa (mở rộng đến mức có thể).
Mặt khác, khi tìm hiểu nghĩa của hình vị, phải xem xét trong quá trình
hành chức của nó (là cấu tạo từ, và đƣợc nghĩa này thể hiện ở cơ cấu nghĩa
của từ). Đối với từ cũng vậy, không thể tách rời nó khỏi hoạt động ngôn ngữ,
trong đó nó có vai trò tái hiện tự do tạo thành câu. Nhƣ vậy, chỉ trong sự hành
chức, nghĩa mới đƣợc hiện thực hoá và xác định. Hơn thế nữa, trong thực tế
hoạt động của ngôn ngữ, nghĩa của đơn vị ngôn ngữ có thể bị giảm thiểu hoặc
gia tăng so với các yếu tố cấu thành nó (các nét nghĩa), đồng thời ngƣời nói
cũng có thể tạo nên hàng loạt các quan hệ về nghĩa khác trong hệ thống ngôn
ngữ của mình: đồng âm, đồng nghĩa và trái nghĩa.
1.1.5. Từ, ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo
Để đảm bảo tƣ liệu đầu vào có giá trị về mặt ngôn ngữ cần có những
tiêu chí lựa chọn nhất định. Chúng tôi sẽ giải quyết câu hỏi thế nào là từ ngữ
chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo? Theo chúng tôi đây là vấn đề rất
quan trọng cần đƣợc giải quyết khi xây dựng cơ sở dữ liệu về từ ngữ chỉ lúa
gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo. Tuy nhiên trong ngôn ngữ học, khái niệm từ,
ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo chƣa đƣợc xác định rõ ràng.
Ở đề tài này, chúng tôi tạm xác định và nhận diện từ, ngữ chỉ lúa gạo
và sản phẩm làm từ lúa gạo trên cơ sở trả lời câu hỏi: từ, ngữ chỉ lúa gạo và
sản phẩm làm từ lúa gạo đƣợc dùng trong phạm vi nào? Chức năng của chúng
là gì? Chúng tôi hiểu là:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
17
- Từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo là những từ, ngữ đƣợc
dùng trong lĩnh vực tổ chức sản xuất nông nghiệp trồng lúa có liên quan đến
hoạt động của con ngƣời để biến đổi cây lúa nƣớc (một sản vật tự nhiên)
thành thức ăn, vật dụng cho con ngƣời. Đó là những từ, ngữ có chức năng
định danh, biểu thị các sự vật, hiện tƣợng cây lúa trong quá trình sản xuất và
các sản phẩm đƣợc chế biến từ lúa gạo.
Khi bàn về việc xây dựng lớp từ biểu thị mô hình kinh tế - xã hội lúa
nƣớc cổ truyền Việt Nam, chính tác giả Nguyễn Văn Chiến [10, 141-142] cho
rằng có tới 21 nhóm từ. Tuy nhiên, theo quan niệm của mình, chúng tôi cho
rằng có 5 nhóm từ ngữ dƣới đây có liên quan trực tiếp đến lúa gạo và các sản
phẩm từ lúa gạo trong tiếng Tày là:
1) Các từ ngữ biểu thị tên gọi cây lúa liên quan tới: thời vụ gieo trồng,
thời gian/ khoảng thời gian thu hoạch, đặc điểm miêu tả loại hình gieo trồng,
không có bàn tay con ngƣời gieo trồng, kiểu nhƣ: khẩu hua (lúa sớm), khẩu
lả (lúa muộn), khẩu nà (lúa nƣớc), khẩu rằng (lúa chét), khẩu tai mjều
(lúa thu)...
2) Các từ ngữ biểu thị tên gọi các bộ phận cây lúa: bâƣ khẩu (lá lúa),
lạc khẩu (rễ lúa), ruồng khẩu (bông lúa), khẩu (hạt lúa)...
3) Các từ ngữ biểu thị các giống lúa: khẩu nua (lúa nếp), khẩu chăm
(lúa tẻ), khẩu tác (một loại lúa tẻ), khẩu nhị ƣu 63 (lúa nhị ƣu 63)...
4) Các từ ngữ biểu thị sản phẩm từ cây lúa: khẩu (thóc, gạo), kép
(trấu), vàng (rơm), cốc vàng (rạ)...
5) Các từ ngữ biểu thị những món ăn chế biến từ cây lúa: khẩu (cơm),
chảo (cháo, chè), pẻng (bánh), khẩu nua (xôi, cơm nếp) ... và các món ăn
khác đƣợc chế biến từ lúa gạo.
Với việc xác định cách hiểu từ, ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa
gạo nhƣ trên, chúng tôi đã chọn thu thập tất cả những từ, ngữ chỉ lúa gạo và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
18
sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng Tày thuộc 5 nhóm từ ngữ kể trên. Bên
cạnh đó, ngoài tƣ liệu đƣợc thu thập qua từ điển Tày - Nùng - Việt, các từ ngữ
đƣợc phổ biến trong nhóm địa phƣơng Tày ở Trùng Khánh (Cao Bằng) cũng
đƣợc thu thập. Ví dụ: khẩu nua khản mỉn (cơm nếp nghệ), pẻng khỉ mạ
(bánh khúc)...
1.2. VẤN ĐỀ ĐỊNH DANH
1.2.1. Khái niệm định danh
Định danh là chức năng gọi tên sự vật, hiện tƣợng của đơn vị cơ bản
của ngôn ngữ, đó là từ. Chức năng định danh đƣợc coi là một trong những
tiêu chí để xác định từ. Sự hình thành những đơn vị ngôn ngữ có chức năng
định danh nghĩa là dùng để gọi tên sự vật và chia tách những khúc đoạn của
thực tại khách quan và tạo nên những khái niệm tƣơng ứng về sự vật, hiện
tƣợng dƣới hình thức là các từ, các tổ hợp từ, thành ngữ, câu. Thuật ngữ “định
danh” có nguồn gốc từ tiếng La tinh nghĩa là “Tên gọi”. Thuật ngữ này biểu
thị kết quả của quá trình gọi tên. Đó là chức năng của đơn vị có nghĩa của
ngôn ngữ. Đối tƣợng của lí thuyết định danh là nghiên cứu mô tả những quy
luật về cách cấu tạo những đơn vị ngữ nghĩa, về sự tác động qua lại giữa tƣ
duy, ngôn ngữ - hiện thực khách quan trong quá trình định danh. Tìm hiểu vai
trò của nhân tố con ngƣời trong việc lựa chọn các dấu hiệu làm cơ sở cho sự
định danh xuất phát từ mối quan hệ giữa hiện thực - khái niệm - tên gọi. Lí
thuyết định danh phải nghiên cứu và miêu tả cấu trúc của đơn vị định danh, từ
đó xác định những tiêu chí hoặc những đặc trƣng cần và đủ để phân biệt đơn
vị định danh này với đơn vị định danh khác. Hiện thực khách quan đƣợc hình
dung nhƣ là cái biểu vật của tên gọi, nghĩa là nhƣ toàn bộ các thuộc tính đƣợc
chia tách ra trong các hành vi định danh ở tất cả các lớp sự vật do tên gọi đó
biểu thị khái niệm, khi lựa chọn những thuộc tính có tính chất phạm trù tham
gia nhƣ là cái biểu nghĩa của tên gọi. Còn tên gọi đƣợc nhận thức nhƣ là một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
19
dãy âm thanh đƣợc phân đoạn trong nhận thức ứng với một cấu trúc cụ thể
của ngôn ngữ đó. Chính mối tƣơng quan giữa cái biểu nghĩa và biểu vật và xu
hƣớng của mối quan hệ này trong những hành vi định danh cụ thể sẽ tạo nên
cấu trúc cơ sở của sự định danh.
1.2.2. Đơn vị định danh và đơn vị miêu tả
Từ quan niệm về định danh nhƣ trên, trong luận văn này, các đơn vị từ,
ngữ chỉ lúa gạo và các sản phẩm từ lúa gạo trong tiếng Tày là những đơn vị
định danh, đƣợc coi là đối tƣợng để xem xét, nghiên cứu về cấu trúc, ngữ
nghĩa và văn hóa trong mối quan hệ với các đơn vị định danh khác. Các yếu
tố, thành tố tham gia cấu tạo nên những đơn vị định danh này (hình vị, từ, từ
tổ…) cũng thuộc phạm vi nghiên cứu các đơn vị định danh: các từ ngữ chỉ lúa
gạo và các sản phẩm từ lúa gạo.
1.3. VÀI NÉT VỀ NGƢỜI TÀY VÀ TIẾNG TÀY Ở VIỆT NAM
1.3.1. Vài nét về ngƣời Tày ở Việt Nam
Dân tộ c Tà y là mộ t cộ ng đồ ng tộ c ngƣờ i sử dụng tiếng Tày - một ngôn
ngữ thuộc ngữ hệ Thá i -Kađai, chi Kăm -Thái, tiểu chi Thái Kăm -Sui, nhánh
Thái, tiểu nhánh Thái trung tâm . Ngƣời Tày là dân tộc có dân số đông nhấ t
trong cá c dân tộ c thiểu số ở Việt Nam.
Theo thông kê dân số công bố năm 19991
, dân số dân tộc Tày là
1.477.514 ngƣời. Họ sống xen kẽ với nhau khắp các tỉnh thƣợng du và trung
du Bắc Bộ, tập trung đông nhất là các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn,
Tuyên Quang, Hà Giang… Ngƣời Tày (và cả ngƣời Nùng) làm ruộng nên
thƣờng tụ cƣ trong các thung lũng, các cánh đồng thuộc các lƣu vực sông
Chảy, sông Gâm, sông Lô , sông Băng , sông Kì Cùng , sông Thƣơng… Hiệ n
1
Hiện nay, cuộc "Tổng điều tra dân số và nhà ở toàn quốc" tháng 4/2009 tuy đã có kết quả dân số chung toàn
quốc, song chƣa phân chia dân số theo dân tộc. Vì vậy, chúng tôi phải sử dụng số liệu điều tra dân số của
01/4/1999.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
20
nay dân tộ c Tà y có mặt ở khắp các tỉnh, thành trong cả nƣớc , nhƣng tậ p trung
đông nhấ t ở cá c tỉnh thuộc Việt Bắc nhƣ : Cao Bằ ng, Bắ c Kạ n, Lạng Sơn, Thái
Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang. Họ có quan hệ thân thuộc và gần gũi với
dân tộ c Nù ng , Giáy, Cao Lan-Sán Chí ở Việt Nam , dân tộ c Choang ở Quý
Châu, Trung Quốc. Dân tộ c Tà y có mộ t nề n văn hó a phong phú , đa dạ ng.
Là cƣ dân nông nghiệp có truyền thống làm ruộng nƣớc, từ lâu đời
ngƣời Tày đã biết thâm canh và biết áp dụng rộng rãi các biện pháp thủy lợi
nhƣ đào mƣơng, bắc máng, đắp phai, làm cọn lấy nƣớc tƣới ruộng. Ngoài lúa
nƣớc, ngƣời Tày còn trồng lúa nƣơng, hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp.
Chăn nuôi phát triển với nhiều loại gia súc, gia cầm nhƣng việc thả rông gia
súc, gia cầm đến nay vẫn còn khá phổ biến. Các nghề thủ công gia đình đƣợc
chú ý, nổi tiếng nhất là nghề dệt thổ cẩm, với nhiều loại hoa văn đẹp, đa sắc
màu và độc đáo.
Với nề n tả ng kinh tế nông nghiệ p , sản phẩm nông nghiệp đƣợc sử dụng
rộng rãi trong đời sống của đồng bào là gạo tẻ và gạo nếp. Gạo tẻ đƣợc dùng
để nấu cơm ăn hàng ngày. Gạo nếp và các sản phẩm từ gạo nếp thƣờng đƣợc
sử dụng vào các dịp lễ tết, cúng bái, ma chay, cƣới xin. Chúng luôn là những
lễ vật không thể thiếu trong các nghi lễ tín ngƣỡng tôn giáo. Từ chất liệu của
nếp, ngƣời Tày có thể chế biến đƣợc nhiều loại bánh, xôi... với những hƣơng
vị, màu sắc độc đáo riêng mang bản sắc văn hóa ẩm thực của mình.
Bản là đơn vị cƣ trú của ngƣời Tày. Bản trung bình thƣờng từ 20 đến
25 nhà, có bản lớn trên 100 nhà. Nhà cửa ngƣời Tày gồm ba loại: nhà sàn, nhà
đất và nhà phòng thủ. Trong đó nhà sàn là loại phổ biến nhất. Nhà có cầu
thang lên xuống, có sàn phơi. Tùy theo từng vùng mà sàn phơi đƣợc dựng ở
phía trƣớc hay đầu hồi nhà, nhƣng đều gắn với cửa chính. Nhà sàn của ngƣời
Tày là loại nhà tổng hợp. Mỗi công trình gồm ba mặt bằng chồng lên nhau:
mặt bằng trên cùng là gác xép, rồi đến sàn chính và dƣới cùng là nền đất. Mỗi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
21
mặt bằng đều đảm nhận một chức năng nhất định: gác xép là nơi để thóc lúa,
hòm xiểng; sàn chính là nơi ngƣời ở, có chỗ ngủ, bàn thờ tổ tiên, nơi tiếp
khác, bếp nấu ăn, cối giã gạo …Gầm sàn là chuồng gia súc, là nơi để nông cụ.
Bộ y phục truyền thống của ngƣời Tày làm từ vải sợi bông tự dệt,
nhuộm chàm. Phụ nữ mặc váy hoặc quần, có áo cánh ngắn ở bên trong và áo
dài bên ngoài, có thắt lƣng bằng những tấm vải chàm hay đũi dài khoảng hai
sải tay làm tăng thêm vẻ duyên dáng nhất là đối với thanh nữ. Nam mặc áo
năm thân, quần lá tọa. Với ngƣời Tày, áo là nơi chứa đựng linh hồn sống của
con ngƣời và đƣợc ngƣời Tày gọi là slửa khoăn (áo linh hồn). Mỗi khi đau
ốm, áo ngƣời ốm thƣờng đƣợc đem đi để cúng hoặc bói.
Đời sống tinh thầ n củ a ngƣờ i Tà y rấ t phong phú và đa dạ ng . Về tín
ngƣỡ ng, quan niệ m “vạ n vậ t hƣ̃ u linh” đã chi phố i toà n bộ tín ngƣỡ ng củ a
ngƣờ i Tà y. Chính vì vậy họ không theo tôn giáo nào mà chỉ chịu ảnh hƣởng
một số tƣ tƣởng củ a Phậ t giá o , Đạ o giá o, Khổ ng giá o. Ngƣời Tày chủ yếu thờ
cúng tổ tiên. Ngoài ra, trong phạm vi thôn bản , họ còn thờ cúng thổ công , vua
bếp, thổ địa, bà Mụ, thờ các vị thánh trong vùng , thờ nhƣ̃ ng ngƣờ i có công
vớ i địa phƣơng . Hệ thống thần trong quan niệm của ngƣời Tày có đủ mặt các
vị từ Ngọc Hoàng, Nam Tào, Thần Sông...cho tới các loại ma quỷ ở địa
phƣơng. Hàng năm, ngƣời Tày tổ chức cúng vào mùa xuân, những dịp này
thƣờng gọi là hội lồng thồng (xuống đồng), hội hai (hội trăng), óc pò (ra
núi)... Lễ vật dùng để cúng là các sản phẩm của nông nghiệp nhƣ: xôi (làm
bằng thứ gạo ngon nhất, trắng nhất), các thứ bánh ngon, gà thiến, lợn quay và
các thứ ngon khác. Ngƣời Tày tổ chức các lễ hội trên để cầu mong mùa màng
tƣơi tốt, bội thu.
Với hệ thống tín ngƣỡng nhƣ vậy đã sản sinh ra đủ các loại bói toán,
cầu cúng vừa phức tạp vừa tốn kém. Khi Tam giáo (Đạo giáo, Khổng giáo,
Phật giáo) thâm nhập ngày càng sâu vào xã hội Tày, hàng ngũ ngƣời làm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
22
nghề cúng bái, mê tín dị đoan ngày càng đông. Tuy nhiên, trong hầu hết quan
niệm của ngƣời Tày, tƣ tƣởng của ba tôn giáo không có sự phân biệt rõ ràng.
Có thể luôn tìm thấy trong các quan niệm, tập tục, lễ nghi của ngƣời Tày có
hàng loạt các yếu tố Tam giáo. Đặc biệt tục lệ cƣới xin, ma chay thƣờng tổ
chức linh đình, khá tốn kém.
Dân tộc Tà y có một kho tàng văn học dân gian khá phong phú, gồm
nhiều thể loại nhƣ: thần thoại, cổ tích, truyện thơ, truyện cƣời, ca dao, tục
ngữ, thành ngữ. Đặc biệt, ngƣời Tày có nhiều làn điệu dân ca nhƣ lƣợn,
phong slƣ, phuối pác, puối rọi...,trong đó lƣợn là điệu dân ca phong phú
nhất, gồm các điệu lƣợn khác nhau nhƣ: lượn slương, lượn then, nàng hai,
nàng ới, lượn cọi... Ngƣời Tày thƣờng lƣợn trong hội lồng thồng/ lồng tồng
(xuống đồng), đám cƣới, mừng nhà mới hay khi có khách đến bản. Ngoài ra,
trong vốn văn hóa dân gian của ngƣời Tày còn có các điệu hát then, ca cúng,
những bài văn than...
Tóm lại, ngƣời Tày là một trong những dân tộc có một quá trình phát
triển lâu dài trong tiến trình lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc Việt
Nam. Họ đã hun đúc, xây dựng nên nền văn hóa truyền thống mang đặc trƣng
tộc ngƣời sâu sắc. Văn hóa truyền thống của ngƣời Tày đã, đóng góp tích cực
vào bản sắc văn hóa chung của cả dân tộc, làm cho văn hóa Việt Nam thêm đa
dạng, hoàn thiện trƣớc sự ảnh hƣởng của văn hóa bên ngoài.
Vài nét về văn hóa của người Tày huyện Trùng Khánh
Trùng Khánh là một huyện nằm ở phía đông bắc tỉnh Cao Bằng, trung
tâm huyện lỵ cách trung tâm tỉnh lỵ 62km và có đƣờng biên giới tiếp giáp với
Trung Quốc trên 62km. Huyện có số dân là 51.655 ngƣời gồm các dân tộc
Tày, Nùng, Kinh. Trong đó, ngƣời Tày chiếm đa số với 67%, Nùng, Kinh
chiếm 32 %. Ngƣời Tày phân bố dân cƣ ở 272 xóm (bản). Phong tục tập quán
giữa các bản là đồng nhất, không có sự khác biệt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
23
Cũng giống nhƣ cƣ dân Tày ở các vùng khác, ngƣời Tày ở Trùng
Khánh cũng là những cƣ dân nông nghiệp. Họ có kinh nghiệm trồng lúa nƣớc
lâu đời. Ngoài lúa nƣớc, đồng bào con trồng lúa nƣơng, ngô, khoai, sắn,...và
phát triển nghề chăn nuôi. Văn hóa Trùng Khánh đã có từ xa xƣa cùng với sự
phát triển của tộc ngƣời, đến nay cơ bản vẫn giữ đƣợc bản sắc văn hóa dân tộc
địa phƣơng.
1.3.2. Vài nét về tiếng Tày ở Việt Nam2
1.3.2.1. Đặc điểm loại hình
Xét về đặc điểm loại hình, tiếng Tày thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.
Những đặc trƣng đơn lập ở tiếng Tày đƣợc thể hiện cụ thể nhƣ sau:
Về phƣơng diện ngữ âm, trong tiếng Tày, âm tiết có tính tổ chức chặt
chẽ và có vị trí quan trong trong hệ thống ngôn ngữ. Âm tiết gồm một số
lƣợng nhất định thành tố; các thành tố kết hợp với nhau theo qui tắc nhất
định; số lƣợng âm tiết trong mỗi ngôn ngữ là con số hữu hạn. Âm tiết thƣờng
là vỏ của hình vị, trong nhiều trƣờng hợp, là vỏ của từ. Căn cứ vào đặc điểm
về cấu trúc và chức năng của âm tiết có thể phân các ngôn ngữ ở Việt Nam
thành những ngôn ngữ âm tiết tính triệt để (monosyllabic) và ngôn ngữ cận
âm tiết tính (sesquisyllabic). Về phƣơng diện loại hình, các ngôn ngữ âm tiết
tính thƣờng đƣợc coi là những ngôn ngữ thuộc tiểu loại hình trung (đại diện là
tiếng Việt). Các ngôn ngữ âm tiết tính triệt để nhƣ các ngôn ngữ thuộc họ Tai
- Ka Đai, Hmông - Miền, Miến Điện - Lô Lô, Việt - Mƣờng (trừ tiếng A rem)
là những ngôn ngữ có thanh điệu. Trong tất cả các ngôn ngữ này, có thể phục
nguyên hệ thống thanh điệu cổ với các phạm trù thanh điệu *A, *B, *C ở âm
tiết kết thúc vang, và thanh *D ở âm tiết kết thúc vô thanh. Ở các ngôn ngữ
này có mối quan hệ chặt chẽ giữa các loại âm đầu và thanh điệu. Các thanh
2
Hiện nay, vấn đề tiếng Tày và tiếng Nùng là một hay hai ngôn ngữ đang đƣợc thảo luận, song điều này
không đƣợc chúng tôi bàn tới. Tuy nhiên, có điều rằng, chúng tôi vẫn sử dụng các kết quả nghiên cứu khi
ngƣời ta quan niệm tiếng nói của ngƣời Tày và ngƣời Nùng là một ngôn ngữ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
24
vừa đối lập theo các tiêu chí cao độ (pitch), vừa theo chất thanh (voice
quality) hay còn gọi là kiểu tạo âm (phonation type) nhƣ: chất giọng thở
(breathy voice), chất giọng kẹt thanh đới (creaky voice), hay hiện tƣợng thanh
môn hoá (glottalisation)... Sự hình thành và phát triển thanh điệu trong các
ngôn ngữ này là kết quả của quá trình mất âm cuối *s,*h, quá trình nhân đôi,
nhân ba thanh điệu. Tiếng Tày cũng thƣờng đƣợc các nhà nghiên cứu coi là
thuộc tiểu loại hình trung này.
Từ trong tiếng Tày không có hiện tƣợng biến đổi hình thái. Đặc điểm
không biến đổi hình thái của từ tiếng Tày đƣợc thể hiện ở chỗ trong thành
phần cấu tạo của từ tiếng Tày không có các yếu tố hình thái (biến tố) chuyên
dùng để biểu thị các ý nghĩa và chức năng ngữ pháp. Khi hoạt động các chức
năng ngữ pháp khác nhau trong câu, từ tiếng Tày vẫn giữ nguyên hình thức
ngữ âm của mình. Ví dụ:
- Vằn ngòa te mà rƣờn khỏi liêu. (Hôm qua nó đến nhà tôi chơi)
- Vằn ngòa khỏi pây rƣờn te liêu. (Hôm qua tôi đến nhà nó chơi)
Ở hai phát ngôn (câu) trên, chúng ta thấy te (nó) và khỏi (tôi) có những
chức năng ngữ pháp khác nhau (chủ ngữ, định ngữ). Tuy đảm nhận các nhiệm
vụ ngữ pháp khác nhau và nằm ở vị trí khác nhau, dạng thức te và khỏi vẫn
giữ nguyên hình thức ngữ âm khi tham gia cấu tạo lời nói.
Các ý nghĩa ngữ pháp, quan hệ ngữ pháp trong ngôn ngữ này đƣợc biểu
thị chủ yếu bằng trật tự từ và hƣ từ. Ví dụ, ngƣời Tày khi nói đến từ bút (bút),
chúng ta rất khó xác định đây là từ chỉ số ít hay số nhiều. Muốn phân biệt
đƣợc điều đó ngƣời ta phải sử dụng hƣ từ nằm bên ngoài từ bút để thể hiện.
Chẳng hạn, mạc bút ((một) quản bút), bại mạc bút (những quản bút). Ở
tiếng Anh, tự bản thân từ pen (bút) đã cho chúng ta thấy đây là từ chỉ số ít.
Hay muốn thể hiện quan hệ ngữ pháp, tiếng Tày dùng trật tự từ. So sánh: tu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
25
lăng (cửa sau) và lăng tu (sau cửa). Ở đây do vị trí của từ tu (cửa) thay đổi, ý
nghĩa của nó cũng khác đi.
Với những đặc điểm cơ bản trên, tiếng Tày đƣợc coi là một ngôn ngữ
điển hình cho ngôn ngữ đơn lập.
1.3.2.2. Đặc điểm ngữ âm và phương ngữ Tày
a. Đặc điểm ngữ âm
Xét về phƣơng diện ngữ âm, tiếng Tày có những đặc điểm sau:
* Hệ thống thanh điệu: Tiếng Tày gồm có sáu thanh (thanh bằng, thanh
huyền, thanh sắc, thanh hỏi, thanh nặng, thanh lửng). Trong sáu thanh điệu
của tiếng Tày, thanh lửng là đáng chú ý nhất. Đây là hiện tƣợng đặc thù.
Thanh lửng thấp hơn thanh huyền. Nó bắt đầu từ cao độ thấp, truyền điệu
bằng phẳng từ đầu đến cuối, kết thúc ở cao độ thấp. Thanh này tồn tại ở rất
nhiều địa phƣơng tiếng Tày. Ở những vùng không có thanh lửng, những âm
tiết mang thanh lửng thƣờng đƣợc thay bằng những âm tiết mang thanh hỏi.
Các thanh còn lại nói chung có độ cao và tính chất gần nhƣ những thanh của
tiếng Việt. Trong tiếng Tày không có thanh ngã. Sách báo Tày hiện nay đều
dùng thanh nặng để ghi những từ mƣợn tiếng Việt có thanh ngã.
Ví dụ: Xạ hội chủ ngịa (xã hội chủ nghĩa)
Do thói quen phát âm tiếng mẹ đẻ, học sinh Tày khi dùng tiếng Kinh dễ
sai sót nhƣ: thanh ngã đọc lẫn thành thanh nặng hoặc thanh sắc
*Hệ thống âm đầu
Âm đầu trong tiếng Tày do phụ âm đảm nhiệm. Trong tiếng Tày
thƣờng có từ 20 - 21 phụ âm có chức năng âm đầu (tùy theo từng vùng)3
. Các
3
Theo Nguyễn Văn Lợi và Hoàng Văn Ma, trong tiếng Tày vùng Cao Bằng hiện đang tồn tại một vài phụ âm
tắc, hữu thanh, thở (breathy voiced stoped consonant) là /b/, /d/. Các phụ âm này đã từng đƣợc A.G.
Haudricourt nhắc đến (mà ông gọi là phụ âm tắc, hữu thanh) trong một công trình năm …..
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
26
phụ âm ở vị trí âm đầu đó là:
p t k 
p t c k
b d
f  s h
v l z
m n  
So với tiếng Việt, tiếng Tày còn bảo lƣu âm đầu /p/ nhƣng không có âm
quặt lƣỡi / / , không có âm gốc lƣỡi //. Vì trong tiếng Tày không có phụ
âm // nên học sinh Tày khi đọc tiếng Kinh gặp phụ âm này dễ đọc sai thành
// hoặc /k/. Tiếng Tày vẫn giữ nguyên vẹn dãy các phụ âm tắc bật hơi /p,
t, k/, trong khi đó Tiếng Việt chỉ còn lại /t/.
Trong cách phát âm, có ba phụ âm trong tiếng Tày cần đƣợc chú ý. Đó
là: f /f/, ph /p/, sl /t/. Khi phát âm f /f/, môi dƣới chạm răng trên, hơi cọ xát
mà ra, giống nhƣ phát âm ph /f/ trong tiếng Việt. Ví dụ: fằn (giống), foong
slƣ (điệu phong sli)... Khi phát âm sl /sl/, tì lƣỡi lên gần hàm ếch nhƣ chuẩn bị
phát âm s trong tiếng Việt miền Trung và Nam, sau đó cho hơi đi ra hai bên
mép một cách liên tục.
*Hệ thống âm đệm:
Trong tiếng Tày có 2 bán nguyên âm /w/ và /j/ ở vị trí âm đệm4
. Hai âm
đệm này có khả năng kết hợp rộng rãi với các phụ âm có chức năng âm đầu,
và với các nguyên âm có chức năng âm chính.
*Hệ thống âm cuối
Trong tiếng Tày có 9 âm cuối, gồm 6 phụ âm, và 3 bán nguyên âm là:
4
Riêng bán nguyên âm /j/ đi sau các phụ âm môi, vì vậy có những ý kiến đề nghị nên coi /j/ là một yếu tố
ngạc hóa (mềm hóa) của các phụ âm môi. Song theo các tác giả “Ngữ pháp tiếng Tày – Nùng” (1971) của
Viện Ngôn ngữ học thì nên coi /j/ là một bán nguyên âm có chức năng âm đệm thì hợp lí hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
27
p t k
m n 
w j 
* Âm chính:
Trong tiếng Tày có 9 nguyên âm đơn: /i/, /e/, //, //, //, /a/, /u/, /o/,
// và hai nguyên âm đơn ngắn /ă/ và // có khả năng giữ vai trò âm chính
trong âm tiết. Các nguyên âm đó đƣợc sắp xếp nhƣ sau:
i  u
e o
   
a ă
b) Vấn đề phƣơng ngữ Tày
Tiếng Tày đã có một lịch sử lâu đời. Hàng nghìn năm nay, bên cạnh
việc sử dụng tiếng phổ thông và có khi sử dụng bằng một vài thứ tiếng gần
gũi với các dân tộc khác, đồng bào Tày vẫn gìn giữ và phát triển cho tiếng
Tày ngày càng giàu đẹp.Ví dụ: dùng từ khao (trắng) để miêu tả màu sắc,
nhƣng tùy theo mức độ trắng của sự vật, hiện tƣợng mà ngƣời ta thêm các
yếu tố phụ khác nhau nhƣ: khao bjỏi (trắng ngần), khao búp (trắng trẻo),
khao fầu (trắng bạc phơ), khao kheo (trắng xanh), khao mjạn (trắng hếu),
khao ón (trắng nõn, trắng trẻo), khao phắc (trắng tinh)…
Sức sống mãnh liệt của tiếng Tày là do những phẩm chất ngôn ngữ của
nó mang lại. Song tiếng Tày ở các địa phƣơng cũng còn có những sự khác
biệt. Sự khác biệt có khi thuộc về ngữ âm, có khi thuộc về từ vựng, nhƣng chủ
yếu là thuộc về ngữ âm. Mặc dầu vậy, cả về mặt ngữ âm, sự gần gũi đi đến
thống nhất là căn bản.
Về việc phân loại tiếng Tày theo vùng và chọn khu vực chuẩn đến nay
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
28
có ít nhất hai quan niệm:
Quan niệm thứ nhất: Dựa trên Tài liệu điều tra của Ban xây dựng chữ
viết Tày - Nùng năm 1957- 1960, những ngƣời biên soạn cuốn Ngữ pháp
Tày-Nùng phân chia tiếng Tày thành ba vùng.
Vùng thứ nhất bao gồm phần lớn các huyện ở những tỉnh Cao Bằng,
Lạng Sơn, Tuyên Quang, một phần nhỏ ở các tỉnh Hà Giang, Thái Nguyên
(cũ) và toàn bộ Bắc Kạn (cũ) .Vùng này phía đông bắc bắt đầu từ huyện Lục
Bình (Lạng Sơn) tới phía tây là huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang); phía bắc từ
huyện Hà Quảng (Cao Bằng) tới phía nam là huyện Võ Nhai (Bắc Thái).
Vùng thứ hai gồm các huyện còn lại ở Cao Bằng và Hà Giang, nhƣ:
Bảo lạc, Đồng Văn, Hoàng Su Phì.
Vùng thứ ba bao gồm hầu hết vùng Tày ở tỉnh Thái Nguyên, và một số
huyện thuộc hai tỉnh Lạng Sơn và Tuyên Quang, nhƣ: Sơn Dƣơng, Bằng Mạc,
Ôn Châu, Hữu Lũng.
Tuy nhiên, gần đây, ngƣời ta cho rằng có thể chia tiếng Tày thành 5
vùng tiếng nói: vùng Tây, vùng Nam, vùng Đông Bắc của Việt Bắc, vùng
trung tâm, và vùng cực Tây Bắc. Giữa các vùng tiếng nói này có những khác
biệt nhất định về ngữ âm và từ vựng.
1.3.2.3. Đặc điểm về vốn từ
Xét về nguồn gốc và quá trình xây dựng tiếng Tày thì kho từ vựng
tiếng Tày gồm hai bộ phận. Bộ phận thứ nhất là từ gốc Thái - Kađai, mà trực
tiếp là các từ gốc của tiểu nhánh Thái trung tâm, và vốn từ của riêng dân tộc
Tày. Đây là khái niệm mà mọi ngôn ngữ đều có trong các ngôn ngữ, lớp từ cơ
bản nhất chỉ các sự vật, hiện tƣợng gần gũi nhất trong cuộc sống và đƣợc sử
dụng nhiều nhất trong đời sống hàng ngày của nhân dân. Đó là những từ chỉ
hiện tƣợng tự nhiên, cây cối, con vật, thời gian, không gian, quan hệ thân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
29
tộc,…và những từ chỉ hoạt động, thạng thái tinh thần của con ngƣời.
Bộ phận thứ hai là từ mƣợn các dân tộc khác. Ở phƣơng diện này, tiếng
Tày có những biểu hiện qua những đặc điểm sau đây: do điều kiện cƣ trú liền
kề, do nhu cầu lịch sử - xã hội, suốt mấy trăm năm Nhà nƣớc phong kiến chủ
trƣơng học chữ Hán để phát triển dân trí, tiếng Tày đã mƣợn một bộ phận từ
Hán khá quan trọng. Ví dụ: tảo lị (đạo lí), cang (cái chum), fằn thèo (phở)…
Tuy nhiên, có một số từ ngày nay ngƣời ta khó xác định đƣợc là từ Tày mƣợn
tiếng Hán hay từ Hán mƣợn tiếng Tày hoặc cùng một gốc chung (Hán - Thái).
Ví dụ: pây tàng (tàng – đƣờng), pây lỏ (lỏ - lộ)…
Khi so sánh vốn từ tiếng Tày với các ngôn ngữ có tiếp xúc trong khu
vực Đông Nam Á, rõ ràng ở tiếng Tày có những từ chung gốc với các ngôn
ngữ Nam Đảo, Nam Á, Hán Tạng, Mông Dao… Đây là kết quả của quá trình
tiếp xúc ngôn ngữ - văn hóa giữa các tộc ngƣời trong khu vực. Nếu nghiên
cứu sâu về từ vựng, ngƣời ta có thể chỉ ra các lớp từ có nguồn gốc khác nhau
trong tiếng Tày.
Mặt khác, hai dân tộc Kinh và Tày đã có hàng trăm năm giao lƣu văn
hóa, hơn nữa sự hòa nhập nhân chủng khiến cho tiếng Việt ngày càng có ảnh
hƣởng sâu sắc vào tiếng Tày. Tiếng Tày đã mƣợn rất nhiều từ trong vốn từ
vựng của tiếng Việt. Các từ tiếng Tày mƣợn tiếngViệt có thể chia làm hai
loại: những từ gốc thuần Việt và những từ Việt gốc nƣớc ngoài.
Từ mƣợn gốc thuần Việt thƣờng là những hƣ từ, các từ chỉ các quan hệ
ngữ pháp trong câu, kiểu nhƣ: đạ (đã), sẹ (sẽ), nhựng (những)… Ngoài ra
còn có một số từ thƣờng dùng khác nhƣ: bực (bực tức), khỏa (cái khóa), hòm
(cái hòm)…
Từ mƣợn Việt gốc tiếng nƣớc ngoài thƣờng là những từ thuộc các lĩnh
vực kinh tế, chính trị, xã hội, kỹ thuật…mà gốc của những từ này phần lớn lại
mƣợn của tiếng Hán. Ví dụ: Xạ hội chủ ngịa (Xã hội chủ nghĩa), năng suất,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
30
sinh vật… Ngày nay, trong xu thế hội nhập quốc tế và sự phát triển của khoa
học kĩ thuật, vốn từ tiếng Tày có nguồn gốc Việt sẽ không ngừng tăng lên.
Hầu hết các từ Tày mƣợn của tiếng Việt đều giữ nguyên hình thức ngữ
âm vốn có trong tiếng Việt, có khi giữ nguyên cả những âm không có trong hệ
thống âm vị tiếng Tày. Ví dụ trƣờng hợp giữ nguyên âm [g] tiếng Việt trong
từ rƣờn ga (nhà ga).
1.3.2.4. Đặc điểm ngữ pháp
Tiếng Tày có một đơn vị đƣợc gọi là tiểng (đơn vị này giống với đơn vị
tiếng hay tiếng một trong tiếng Việt). Đây là đơn vị có nghĩa, có vỏ ngữ âm
trùng với âm tiết, có thể đƣợc dùng nhƣ một từ và cũng có thể đƣợc dùng nhƣ
một hình vị. Ví dụ, đơn vị ngữ âm khẩu (lúa, thóc, gạo,cơm) trong tiếng Tày
là một âm tiết, vừa là một từ, vừa là một hình vị - một thành tố cấu tạo trong
từ khẩu nua (lúa nếp, thóc nếp, gạo nếp, cơm nếp).
Đơn vị cấu tạo từ tiếng Tày là hình vị. Đây là đơn vị có nghĩa nhỏ nhất.
Đơn vị này không thể chia thành đơn vị có nghĩa nhỏ hơn. Ví dụ: chả (mạ),
khẩu chăm (gạo tẻ, lúa tẻ)... Cũng giống nhƣ nhiều ngôn ngữ trong khu vực
thuộc loại hình đơn lập, phƣơng thức ghép, láy là các phƣơng thức cấu tạo từ
chủ yếu của các ngôn ngữ Thái - Kađai, và cũng trong tiếng Tày.
Trật tự từ và hƣ từ là những phƣơng thức chính để biểu hiện các ý
nghĩa ngữ pháp. Thành phần câu trong tiếng Tày có trật tự: SVO, tức là: Chủ
ngữ (S)- Vị ngữ (V)-Bổ ngữ (O).
Những đặc điểm trên của tiếng Tày ở Việt Nam là kết quả của các quá
trình biến đổi. Một số quá trình biến đổi đó tác động đến các ngôn ngữ ở Việt
Nam là:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
31
1) Quá trình đơn tiết hoá: từ loại hình đa tiết (Proto Nam Đảo) - đến
loại hình cận đơn tiết (Nam Á) - đơn tiết triệt để (Việt - Mƣờng, Hmông -
Miền, Tai - Ka Đai, Hán..)
2) Quá trình hình thành và phát triển hệ thống thanh điệu: từ loại hình
ngôn ngữ không có thanh điệu đến loại hình ngôn ngữ thanh điệu (mà trong
đó có tiếng Tày)
3) Quá trình thay đổi hệ hình thái học kiếu chắp dính (tiền tố, trung tố)
(ví dụ, ngôn ngữ Proto Nam Đảo, Proto Nam Á) bằng hệ hình thái loại hình
đơn lập (ví dụ, các ngôn ngữ Việt - Mƣờng hiện đại).
1.3.2.5. Đặc điểm về xã hội - ngôn ngữ học
Từ lâu, tiếng Việt đã đƣợc các dân tộc thiểu số anh em tự nguyện coi là
ngôn ngữ chung, là phương tiện giao tiếp giữa các dân tộc, và đến nay, tiếng
Việt thực sự đã đi vào đời sống các dân tộc. Ở đa số các vùng, năng lực song
ngữ Tày - Việt của ngƣời Tày khá tốt, đồng bào Tày có trình độ tiếng Việt
khá thành thạo: thí dụ, ở huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn, 87% ngƣời Tày-
Nùng sử dụng thông thạo tiếng Việt (trong đó có 19 % sử dụng tiếng Việt
thông thạo hơn tiếng mẹ đẻ). Tuy nhiên, cũng có một cảnh báo rằng, hiện nay,
nhiều thanh niên Tày không biết sử dụng tiếng mẹ đẻ.
1.3.2.6. Chữ viết
a) Chữ Nôm Tày
Ngƣời Tày có hai loại chữ viết: chữ Nôm Tày (ra đời vào khoảng thế kỷ
thứ XV) và chữ viết tự dạng Latinh [xem 33; 194-195]. Trƣớc đây dân tộc
Tày đã có chữ viết cổ truyền, đó là chữ Nôm Tày. Có học giả cho rằng chữ
này đã xuất hiện thế kỷ thứ II sau công nguyên (thời thái thú Sĩ Nhiếp). Dù
sao đây cũng chỉ là giả thuyết, chƣa có bằng chứng xác thực. Qua các văn bản
đƣợc ghi chép bằng chữ Nôm Tày thì chắc chắn, loại chữ này đƣợc hoàn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
32
chỉnh và đƣợc sử dụng rộng rãi vào thời phiên triều Mạc cố thủ tại Cao Bằng
non một thế kỷ.
Loại chữ này không đƣợc phổ biến trong ngƣời Tày và chỉ đƣợc một số
ít ngƣời sử dụng. Cũng giống nhƣ chữ Nôm Việt, về cơ bản chữ Nôm Tày đã
sử dụng các bộ chữ của tiếng Hán với những thay đổi nhất định để ghi âm
tiếng Tày. Chữ viết Nôm Tày của ngƣời Tày thƣờng đƣợc dùng để ghi chép
truyện thơ, bài hát, bài cúng...
b) Chữ viết La tinh Tày (Tày - Nùng) đã xuất hiện từ thời kì kháng
chiến chống Pháp và đã đƣợc dùng trong cuộc vận động nhân dân Tày tham
gia kháng chiến, giành độc lập. Song đến năm 1961, phƣơng án chữ viết Tày
Nùng mới đƣợc thông qua. Từ đó, chữ viết Tày Nùng đƣợc sử dụng và phát
triển mạnh vào những năm sáu mƣơi của thế kỉ XX. Phong trào học, sử dụng
tiếng nói, chữ viết Tày Nùng phát triển rầm rộ ở Khu tự trị Việt Bắc. Đây là
thời kì phát triển nhất của chữ Tày - Nùng. Đã có Tạp chí văn nghệ bằng chữ
Tày - Nùng, học sinh phổ thông đƣợc học chữ Tày - Nùng, báo chí bằng chữ
Tày- Nùng… Chữ Tày-Nùng cũng đƣợc ban hành gần nhƣ đồng thời với chữ
Hmông - năm 1961. Chữ Tày - Nùng lấy tiếng Tày vùng Thạch An (Cao
Bằng) làm phƣơng ngữ cơ sở. Chữ viết này phản ánh tƣơng đối chính xác các
đặc điểm ngữ âm tiếng Tày vùng giữa gồm các khu vực nhƣ Thạch An, Tràng
Định, Bạch Thông.... Chữ Tày - Nùng khá gần chữ quốc ngữ, và thậm chí lặp
lại nhiều bất hợp lí của chữ Quốc ngữ. Chữ Tày - Nùng có nhƣợc điểm lớn
nhất là không phản ánh đƣợc thực tế đa dạng về phƣơng ngữ Tày (tiếng Tày
Bắc nhƣ vùng Hoà An, Trùng Kháng, Cao Bằng), cũng nhƣ sự đa dạng của
các thổ ngữ, phƣơng ngữ Nùng. Đặc biệt, bộ chữ viết này không đƣợc những
đại diện các nhóm Nùng thừa nhận là chữ viết của mình.
Sau khi đƣợc ban hành, chữ Tày-Nùng đã phát huy đƣợc chức năng của
mình trong một số lĩnh vực của đời sống-xã hội. Trong giáo dục, chữ Tày-
Nùng đƣợc giảng dạy từ năm học 1962 - 1963 với hàng ngàn học sinh và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
33
hàng trăm lớp. Vào những năm phong trào học chữ Tày-Nùng lên cao (nhƣ
các năm 1967-1968), có tới hơn 1.000 lớp học, với 37.240 học sinh cấp 1 và
25.000 học sinh vỡ lòng học chữ Tày-Nùng.
Tuy nhiên, phong trào giảm dần, đến năm 1970, việc dạy, học chữ Tày-
Nùng còn duy trì ở một số trƣờng nhƣ Cẩm Giàng (Thái Nguyên), Nguyễn
Tri Phƣơng (Lạng Sơn). Năm 1978 việc dạy chữ Tày trong trƣờng phổ thông
cho học sinh dân tộc này cũng chấm dứt.
Trong lĩnh vực văn hoá văn nghệ, tình trạng cũng nhƣ vậy. Thời kì đầu,
chữ Tày-Nùng đƣợc dùng trong sáng tác văn học, in ấn trên các báo văn học,
nghệ thuật của địa phƣơng nhƣ : Tiếng lƣợn Pắc Pó của Cao Bằng, Văn
nghệ Lạng Sơn của Lạng Sơn...Vào cuối những năm 70, phong trào lắng dần.
Hiện đang tồn tại một vấn đề cần giải quyết là quan hệ giữa Tày và
Nùng về dân tộc, ngôn ngữ và chữ viết. Trƣớc năm 1979, về dân tộc, Tày và
Nùng đƣợc xem nhƣ các bộ phận khác nhau của một dân tộc, về ngôn ngữ, là
các biến thể khác nhau của một ngôn ngữ - ngôn ngữ Tày-Nùng. Chữ viết
Tày-Nùng là của cả nhóm Tày và nhóm Nùng. Từ năm 1979, ngƣời Nùng
tách ra nhƣ một dân tộc độc lập. Trong thực tế, tiếng Tày có một số đặc điểm
ngữ âm và từ vựng khác với một số ngành Nùng. Và ngay cả các ngành Nùng
cũng không có một thứ tiếng Nùng thống nhất. Tiếng Nùng Cháo gần với
tiếng Tày vùng giữa (Tràng Định, Thạch An...) hơn là tiếng một số ngành
Nùng nhƣ Nùng Dín, Nùng An. Trƣớc những năm 1970, chữ Tày-Nùng chủ
yếu đƣợc giảng dạy ở vùng đồng bào Tày. Sau đó, vai trò và vị trí, chức năng
xã hội của chữ Tày-Nùng mất dần trong xã hội ngƣời Tày-Nùng. Có thể có
nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
1.4. NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA
1.4.1. Khái niệm văn hóa
Khái niệm văn hóa xuất hiện rất sớm ở phƣơng Đông cũng nhƣ ở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
34
phƣơng Tây. Trong thời kỳ cổ đại Trung Quốc, văn hóa đƣợc hiểu là cách
thức hành xã hội của tầng lớp thống trị dùng “văn hóa” và “giáo hóa”, dùng
cái hay, cái đẹp để cảm hóa con ngƣời.
Ở phƣơng Tây, văn hóa bắt nguồn từ chữ Latinh: cultus, có nghĩa là
trồng trọt, tạo ra những sản phẩm phục vụ cho con ngƣời. Về sau khái niệm
văn hóa phát triển ngày càng phong phú. Tùy cách tiếp cận khác nhau, tùy
cách hiểu khác nhau mà ngƣời nghiên cứu hình thành các khái niệm khác
nhau về văn hóa. Hiện nay, các định nghĩa về văn hóa đã vƣợt quá con số 500
định nghĩa (xem [55, 29])
Theo Từ điển Tiếng Việt, văn hóa là: 1. Tổng thể nói chung những giá
trị vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Kho
tàng văn hóa dân tộc. Văn hóa phương Đông. Nền văn hóa cổ. 2. Những hoạt
động của con ngƣời nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần (nói tổng
quát). Phát triển văn hóa. Công tác văn hóa. 3. Tri thức, kiến thức khoa học
(nói khái quát). Học văn hóa, trình độ văn hóa. 4. Trình độ cao trong sinh
hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh. Sống có văn hóa, ăn nói có văn hóa. 5.
(chm.). Nền văn hóa của một thời kỳ lịch sử cổ xƣa,đƣợc xác định trên cơ sở
của một tổng thể những di vật tìm thấy đƣợc có những đặc điểm giống nhau.
Văn hóa rìu hai vai. Văn hóa gốm màu. Văn hóa Đông Sơn. [58, 1100].
Chúng tôi sử dụng khái niệm văn hóa với nghĩa thứ nhất. theo cách
hiểu nghĩa thuộc nhóm thứ nhất này, hiện tƣợng đƣợc gọi là văn hóa bao gồm
tất cả những sản phẩm vật chất (văn hóa vật chất) và những sản phẩm tinh
thần (văn hóa tinh thần) do con ngƣời sáng tạo ra trong quá khứ, hiện tại và
mang tính giá trị. Văn hóa vật chất có thể đƣợc hiểu là toàn bộ cơ sở vật chất
đƣợc sử dụng trong cuộc sống, đƣợc xem nhƣ là một nhu cầu của cuộc sống
do chính con ngƣời tạo ra. Văn hóa tinh thần là sản xuất, phân phối và tiêu
dùng các giá trị tinh thần (xem [55; 35]). Tính giá trị của văn hóa đƣợc hiểu là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
35
những sản phẩm do con ngƣời sáng tạo ra phải là cái có ích cho con ngƣời,
còn những sản phẩm cũng do con ngƣời sáng tạo ra nhƣng không mang tính
giá trị thì không phải là văn hóa.
Với việc xác định nội dung khái niệm văn hóa nhƣ trên, chúng tôi sử
dụng để nghiên cứu một nét văn hóa của ngƣời Tày thông qua hệ thống từ
ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo.
1.4.2. Quan hệ ngôn ngữ và văn hóa
Nhƣ phần 1.4.1 chúng tôi đã trình bày, văn hóa bao gồm tất cả những
sản phẩm vật chất (văn hóa vật chất) và những sản phẩm tinh thần (văn hóa
tinh thần). Văn hóa tinh thần có nhiều biểu hiện, trong đó có ngôn ngữ.
Khi nghiên cứu mối quan hệ giữ ngôn ngữ và văn hóa, các nhà khoa
học đều thừa nhận rằng giữa ngôn ngữ và văn hóa có mối quan hệ gắn bó hữu
cơ với nhau. Chúng phát triển trong sự tác động qua lại lẫn nhau. Ngôn ngữ
gần nhƣ là cơ sở, là nền tảng của văn hóa. Văn hóa dân tộc không tồn tại
ngoài ngôn ngữ (x. [55]; [10]).
Ngôn ngữ là một thành tố quan trọng nhất của văn hóa. Nhƣng ngôn
ngữ lại cũng là thành tố độc lập với văn hóa. Lê Văn Chiến đã nhận xét nhƣ
sau: “Ngôn ngữ, nói chính xác, là một hiện tƣợng văn hóa, nằm trong văn
hóa. Văn hóa có ngoại diên lớn, trong khi đó ngôn ngữ có ngoại diên hẹp hơn,
nhƣng có những đặc tính nội hàm rộng lớn hơn. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ
và văn hóa là mối quan hệ bao nhau. Giữa chúng có những chỗ khác nhau,
giao nhau và giống nhau” [10, 51].
Ngôn ngữ thuộc phạm trù văn hóa, là một hiện tƣợng văn hóa nên tất cả
những gì là đặc tính, thuộc tính của văn hóa cũng đều tƣơng tự nhƣ đặc tính,
thuộc tính của ngôn ngữ và ẩn chứa trong ngôn ngữ.
Ngôn ngữ là hiện tƣợng văn hóa đặc thù. Bởi vì, ngôn ngữ là sản phẩm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
36
của văn hóa nhƣng lại là phƣơng tiện tất yếu và là điều kiện cho sự nảy sinh,
phát triển và hoạt động của các thành tố trong văn hóa; là chỗ bảo lƣu lâu dài
và truyền đạt các truyền thống văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác; là công
cụ thể hiện những thành tố đặc trƣng của văn hóa cộng đồng.
Với chức năng là phƣơng tiện cơ bản và quan trọng nhất của việc giao
tiếp giữa các thành viên trong cộng đồng, ngôn ngữ trong hoạt động hành
chức luôn phải chịu sự chi phối của hàng loạt các quy tắc giao tiếp văn hóa
cộng đồng.
Tóm lại, ngôn ngữ là một hiện tƣợng của văn hóa, là sản phẩm của quá
trình lao động sáng tạo của con ngƣời. Chúng tạo nên những giá trị không ai
phủ nhận đƣợc. Qua ngôn ngữ, chúng ta nhận ra những nét văn hóa riêng của
một dân tộc, trong đó có dân tộc Tày.
1.5. TIỂU KẾT
1.5.1. Khi nói tới các đơn vị cơ bản của ngữ pháp, ngƣời ta nói tới đơn
vị đƣợc gọi hình vị. Hình vị là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ đƣợc
sử dụng (trực tiếp hoặc gián tiếp) cấu tạo nên từ. Là đơn vị có kích thƣớc vật
chất nhất định, có ý nghĩa nhất định, có cấu trúc nội tại tƣơng đối ổn định,
vững chắc, không thể phân tách thành các đơn vị nhỏ hơn về nghĩa. Đơn vị
này có chức năng cấu tạo nên các đơn vị lớn hơn nó, chủ yếu là dùng để cấu
tạo nên từ... và có khả năng giải thích đƣợc cấu trúc ngữ pháp của đơn vị đó.
Còn từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ, đƣợc vận dụng độc lập, tái
hiện tự do trong lời nói để xây dựng nên câu.
Nhƣ vậy, từ là đơn vị ngôn ngữ có tính hoàn chỉnh cả về ngữ âm và về
ngữ nghĩa. Đặc điểm trên giúp ta phân biệt từ với các đơn vị khác: phân biệt
với hình vị - yếu tố cấu tạo nên từ; phân biệt từ với cụm từ và câu (các đơn vị
có nghĩa, nhƣng không "nhỏ nhất") - các đơn vị lớn hơn nó.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
37
1.5.2. Tiếng Tày là ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập, mang đầy đủ các
đặc điểm của các ngôn ngữ thuộc tiểu loại hình trung nhƣ: ngôn ngữ có thanh
điệu, từ không có hình thái, có hiện tƣợng đơn vị cấu tạo từ - hình vị trùng với
âm tiết. Các ý nghĩa ngữ pháp và quan hệ ngữ pháp nằm ở ngoài từ và đƣợc
biểu thị bằng phƣơng thức trật tự từ và hƣ từ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
38
Chƣơng 2
ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ NGỮ NGHĨA
TỪ NGỮ CHỈ LÚA GẠO VÀ SẢN PHẨM LÀM TỪ LÚA GẠO
TRONG TIẾNG TÀY (CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT)
2.1. DẪN NHẬP
Tiếng Tày, cũng nhƣ tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, âm
tiết tính nên âm tiết là đơn vị hiện diện trong nhận thức của ngƣời Tày và
ngƣời Việt. Một đặc điểm cơ bản của loại hình ngôn ngữ này là từ không biến
đổi hình thái, từ chỉ tồn tại ở dạng thức duy nhất. Đặc điểm này khác hẳn với
đặc điểm biến đổi hình thái của ngôn ngữ Ấn Âu.
Các nhà ngôn ngữ học đại cƣơng đều thừa nhận rằng trong những ngôn
ngữ nếu âm tiết là đơn vị hiện diện trong nhận thức của ngƣời sử dụng ngôn
ngữ đó thì việc xác định ranh giới từ ngữ trở nên hết sức khó khăn. Một trong
những biểu hiện của việc xác định ranh giới chính là ở chỗ ranh giới giữa từ
ghép và ngữ rất khó xác định. Vì vậy, trong qúa trình xác định các đơn vị từ
vựng trong tiếng Tày sẽ có trƣờng hợp không rõ ràng, chồng chéo nhau về
ranh giới giữa từ ghép và ngữ. Để nhất quán trong việc phân loại từ ngữ xét
về mặt cấu tạo và tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của các từ ngữ chỉ lúa gạo và sản
phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng Tày, chúng tôi lấy ngữ nghĩa làm tiêu chí
hàng đầu để làm cơ sở xác định. Đây là cơ sở mà Đỗ Hữu Châu đã vận dụng
để phân loại từ và tìm hiểu đặc điểm cấu tạo từ tiếng Việt trong [5], [7].
Việc nắm đƣợc đặc điểm cấu tạo từ ngữ tiếng Tày có vai trò rất quan
trọng. Nó không những giúp ta hiểu đặc điểm cấu tạo về cú pháp, mà còn giúp
ta hiểu đƣợc đặc điểm ngữ nghĩa của các từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm từ
lúa gạo trong tiếng Tày, để từ đó có cơ sở hiểu đƣợc đặc điểm văn hóa của
ngƣời Tày thông qua ngôn ngữ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
39
2.2. CẤU TRÚC VÀ NGỮ NGHĨA TỪ NGỮ CHỈ LÚA GẠO TRONG TIẾNG TÀY
2.2.1. Tình hình tƣ liệu
2.2.1.1. Qua tƣ liệu điền dã kết hợp với tƣ liệu thống kê trong cuốn “
Từ điển Tày Nùng - Việt” [39], chúng tôi đã thu thập đƣợc 45 từ ngữ chỉ
lúa gạo trong phạm vi tiếng Tày ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng
(chiếm khoảng 31,5% đơn vị từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm từ lúa gạo
trong tiếng Tày).
Tƣ liệu đƣợc thu thập bao gồm:
- Các từ ngữ chỉ tên gọi các thời kỳ sinh trƣởng của cây lúa nhƣ: khẩu
(thóc, lúa, gạo, cơm), khẩu fằn (thóc giống), khẩu nua fằn (thóc nếp giống),
chả (mạ), khẩu màn (lúa có đòng), khẩu fú fí (lúa trổ bông), khẩu slúc
lƣơng (lúa chín vàng), khẩu đỏi (lúa chín rũ)… Mạ là một giai đoạn sinh
trƣởng của lúa. Tên gọi các loại mạ theo đặc điểm loại hình gieo trồng: chả
bốc (mạ nƣơng), chả nặm (mạ nƣớc), hay tên gọi mạ theo mục đích sử dụng:
chả dọm (mạ cấy dự phòng)…
- Các bộ phận cây lúa theo cách gọi của ngƣời Tày: màn (đòng), bâƣ
khẩu (lá lúa), ruồng khẩu (bông lúa), lạc khẩu (rễ lúa).
- Tên gọi các loại lúa theo đặc điểm canh tác, theo thời vụ, thời gian thu
hoạch: khẩu sliếu mjều (lúa xuân), khẩu tai miều (lúa thu), khẩu hua (lúa
sớm), khẩu lả (lúa muộn)…
- Tƣơng tự, chúng tôi cũng thu thập tên gọi các loại lúa theo đặc điểm
loại hình gieo trồng: khẩu nà (lúa nƣớc), khẩu rẩy (lúa nƣơng)…
- Tên gọi các loại lúa theo giống: nua (nếp), chăm (tẻ), khẩu nua (lúa
nếp), khẩu chăm (lúa tẻ), khẩu lào (nếp con), khẩu nua mảo (nếp cái). Đặc
biệt tên gọi các loại lúa gạo theo tính chất hay đặc điểm bên ngoài thì chúng
tôi sƣu tầm đƣợc rất nhiều, ví dụ: khẩu rằng (lúa chét), khẩu lâu (một loại
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)

More Related Content

What's hot

Khóa luận tốt nghiệp xã hội học - Nhận làm thuê Slide Powerpoint thuyết trình...
Khóa luận tốt nghiệp xã hội học - Nhận làm thuê Slide Powerpoint thuyết trình...Khóa luận tốt nghiệp xã hội học - Nhận làm thuê Slide Powerpoint thuyết trình...
Khóa luận tốt nghiệp xã hội học - Nhận làm thuê Slide Powerpoint thuyết trình...SlideArt
 
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT nataliej4
 
VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới)
VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới) VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới)
VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới) Hiền Hoàng
 
Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ văn
Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ vănTài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ văn
Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ vănnataliej4
 
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao học
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao họcSlide bảo vệ đề cương luận văn Cao học
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao họcVan Anh Phi
 
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939Võ Tâm Long
 
Câu hỏi on thi Tâm lí học 2
Câu hỏi on thi Tâm lí học 2Câu hỏi on thi Tâm lí học 2
Câu hỏi on thi Tâm lí học 2Sùng A Tô
 
Bài 1 Nhóm 9
Bài 1 Nhóm 9Bài 1 Nhóm 9
Bài 1 Nhóm 9thu ha
 
Đặc điểm nhân cách học sinh Tiểu học
Đặc điểm nhân cách học sinh Tiểu họcĐặc điểm nhân cách học sinh Tiểu học
Đặc điểm nhân cách học sinh Tiểu họcThyDungTrn11
 
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yếnKhóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yếnHaiyen Nguyen
 
Lựa chọn văn bản thông tin sử dụng trong phần đọc hiểu của đề thi tuyển sinh ...
Lựa chọn văn bản thông tin sử dụng trong phần đọc hiểu của đề thi tuyển sinh ...Lựa chọn văn bản thông tin sử dụng trong phần đọc hiểu của đề thi tuyển sinh ...
Lựa chọn văn bản thông tin sử dụng trong phần đọc hiểu của đề thi tuyển sinh ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Lý ThuyếT HộI ThoạI
Lý ThuyếT HộI ThoạILý ThuyếT HộI ThoạI
Lý ThuyếT HộI ThoạImr_pooh
 
Kế hoạch thực tập chủ nhiệm 2016
Kế hoạch thực tập chủ nhiệm 2016Kế hoạch thực tập chủ nhiệm 2016
Kế hoạch thực tập chủ nhiệm 2016Võ Tâm Long
 
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT nataliej4
 

What's hot (20)

Khóa luận tốt nghiệp xã hội học - Nhận làm thuê Slide Powerpoint thuyết trình...
Khóa luận tốt nghiệp xã hội học - Nhận làm thuê Slide Powerpoint thuyết trình...Khóa luận tốt nghiệp xã hội học - Nhận làm thuê Slide Powerpoint thuyết trình...
Khóa luận tốt nghiệp xã hội học - Nhận làm thuê Slide Powerpoint thuyết trình...
 
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
 
Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ Hàn, Hàn quốc học, Thông dịch!
Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ Hàn, Hàn quốc học, Thông dịch!Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ Hàn, Hàn quốc học, Thông dịch!
Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ Hàn, Hàn quốc học, Thông dịch!
 
VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới)
VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới) VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới)
VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới)
 
Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ văn
Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ vănTài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ văn
Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ văn
 
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao học
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao họcSlide bảo vệ đề cương luận văn Cao học
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao học
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Trung Tâm Ngoại Ngữ Tiếng Trung.doc
Báo Cáo Thực Tập Tại Trung Tâm Ngoại Ngữ Tiếng Trung.docBáo Cáo Thực Tập Tại Trung Tâm Ngoại Ngữ Tiếng Trung.doc
Báo Cáo Thực Tập Tại Trung Tâm Ngoại Ngữ Tiếng Trung.doc
 
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
 
Những khó khăn khi phiên dịch cho giáo viên nước ngoài, HAY!
Những khó khăn khi phiên dịch cho giáo viên nước ngoài, HAY!Những khó khăn khi phiên dịch cho giáo viên nước ngoài, HAY!
Những khó khăn khi phiên dịch cho giáo viên nước ngoài, HAY!
 
Câu hỏi on thi Tâm lí học 2
Câu hỏi on thi Tâm lí học 2Câu hỏi on thi Tâm lí học 2
Câu hỏi on thi Tâm lí học 2
 
Bài 1 Nhóm 9
Bài 1 Nhóm 9Bài 1 Nhóm 9
Bài 1 Nhóm 9
 
Đặc điểm nhân cách học sinh Tiểu học
Đặc điểm nhân cách học sinh Tiểu họcĐặc điểm nhân cách học sinh Tiểu học
Đặc điểm nhân cách học sinh Tiểu học
 
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yếnKhóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
 
Lựa chọn văn bản thông tin sử dụng trong phần đọc hiểu của đề thi tuyển sinh ...
Lựa chọn văn bản thông tin sử dụng trong phần đọc hiểu của đề thi tuyển sinh ...Lựa chọn văn bản thông tin sử dụng trong phần đọc hiểu của đề thi tuyển sinh ...
Lựa chọn văn bản thông tin sử dụng trong phần đọc hiểu của đề thi tuyển sinh ...
 
Lý ThuyếT HộI ThoạI
Lý ThuyếT HộI ThoạILý ThuyếT HộI ThoạI
Lý ThuyếT HộI ThoạI
 
Kế hoạch thực tập chủ nhiệm 2016
Kế hoạch thực tập chủ nhiệm 2016Kế hoạch thực tập chủ nhiệm 2016
Kế hoạch thực tập chủ nhiệm 2016
 
Luận văn: Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Hàn – việt có yếu tố chỉ tên gọi độn...
Luận văn: Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Hàn – việt có yếu tố chỉ tên gọi độn...Luận văn: Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Hàn – việt có yếu tố chỉ tên gọi độn...
Luận văn: Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Hàn – việt có yếu tố chỉ tên gọi độn...
 
Thuyet Hoat Dong
Thuyet Hoat DongThuyet Hoat Dong
Thuyet Hoat Dong
 
Luận Văn Thạc Sĩ Tâm Lý Học Mức Độ Stress Của Sinh Viên
Luận Văn Thạc Sĩ Tâm Lý Học Mức Độ Stress Của Sinh ViênLuận Văn Thạc Sĩ Tâm Lý Học Mức Độ Stress Của Sinh Viên
Luận Văn Thạc Sĩ Tâm Lý Học Mức Độ Stress Của Sinh Viên
 
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
 

Similar to Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)

luan van thac si kinh te (39).pdf
luan van thac si kinh te (39).pdfluan van thac si kinh te (39).pdf
luan van thac si kinh te (39).pdfNguyễn Công Huy
 
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn “Ảnh hưởng của các khu công nghiệp đến đời sống hộ nông dân ở huyện ...
Luận văn “Ảnh hưởng của các khu công nghiệp đến đời sống hộ nông dân ở huyện ...Luận văn “Ảnh hưởng của các khu công nghiệp đến đời sống hộ nông dân ở huyện ...
Luận văn “Ảnh hưởng của các khu công nghiệp đến đời sống hộ nông dân ở huyện ...Nguyễn Công Huy
 
Tailieu.vncty.com tac dong cua du an duy tri va phat ben vung den sinh ke c...
Tailieu.vncty.com   tac dong cua du an duy tri va phat ben vung den sinh ke c...Tailieu.vncty.com   tac dong cua du an duy tri va phat ben vung den sinh ke c...
Tailieu.vncty.com tac dong cua du an duy tri va phat ben vung den sinh ke c...Trần Đức Anh
 
luan van thac si kinh te (34).pdf
luan van thac si kinh te (34).pdfluan van thac si kinh te (34).pdf
luan van thac si kinh te (34).pdfNguyễn Công Huy
 
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái ng...
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái ng...Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái ng...
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái ng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè
Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chèHành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè
Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chèTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA PROMOTER CHUYÊN BIỆT HẠT...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA PROMOTER CHUYÊN BIỆT HẠT...LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA PROMOTER CHUYÊN BIỆT HẠT...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA PROMOTER CHUYÊN BIỆT HẠT...ssuserc1c2711
 
Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xuân trên đất dốc ở tỉnh bắc kạn
Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xuân trên đất dốc ở tỉnh bắc kạnNghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xuân trên đất dốc ở tỉnh bắc kạn
Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xuân trên đất dốc ở tỉnh bắc kạnhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất...
 Giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất... Giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất...
Giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất...Nguyễn Công Huy
 

Similar to Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt) (20)

luan van thac si kinh te (39).pdf
luan van thac si kinh te (39).pdfluan van thac si kinh te (39).pdf
luan van thac si kinh te (39).pdf
 
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...
 
Luận văn “Ảnh hưởng của các khu công nghiệp đến đời sống hộ nông dân ở huyện ...
Luận văn “Ảnh hưởng của các khu công nghiệp đến đời sống hộ nông dân ở huyện ...Luận văn “Ảnh hưởng của các khu công nghiệp đến đời sống hộ nông dân ở huyện ...
Luận văn “Ảnh hưởng của các khu công nghiệp đến đời sống hộ nông dân ở huyện ...
 
Tailieu.vncty.com tac dong cua du an duy tri va phat ben vung den sinh ke c...
Tailieu.vncty.com   tac dong cua du an duy tri va phat ben vung den sinh ke c...Tailieu.vncty.com   tac dong cua du an duy tri va phat ben vung den sinh ke c...
Tailieu.vncty.com tac dong cua du an duy tri va phat ben vung den sinh ke c...
 
luan van thac si kinh te (34).pdf
luan van thac si kinh te (34).pdfluan van thac si kinh te (34).pdf
luan van thac si kinh te (34).pdf
 
Nâng cao vai trò của lao động nữ dân tộc Tày trong phát triển kinh tế hộ nông...
Nâng cao vai trò của lao động nữ dân tộc Tày trong phát triển kinh tế hộ nông...Nâng cao vai trò của lao động nữ dân tộc Tày trong phát triển kinh tế hộ nông...
Nâng cao vai trò của lao động nữ dân tộc Tày trong phát triển kinh tế hộ nông...
 
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái ng...
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái ng...Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái ng...
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái ng...
 
Luận văn: Ảnh hưởng của đô thị hoá tới với kinh tế hộ nông dân, HAY
Luận văn: Ảnh hưởng của đô thị hoá tới với kinh tế hộ nông dân, HAYLuận văn: Ảnh hưởng của đô thị hoá tới với kinh tế hộ nông dân, HAY
Luận văn: Ảnh hưởng của đô thị hoá tới với kinh tế hộ nông dân, HAY
 
Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè
Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chèHành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè
Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA PROMOTER CHUYÊN BIỆT HẠT...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA PROMOTER CHUYÊN BIỆT HẠT...LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA PROMOTER CHUYÊN BIỆT HẠT...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA PROMOTER CHUYÊN BIỆT HẠT...
 
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luan van thac si kinh te (25)
Luan van thac si kinh te (25)Luan van thac si kinh te (25)
Luan van thac si kinh te (25)
 
Ảnh hưởng của du lịch tới môi trường nước khu vực ven bờ Bắc Hồ Núi Cốc
Ảnh hưởng của du lịch tới môi trường nước khu vực ven bờ Bắc Hồ Núi CốcẢnh hưởng của du lịch tới môi trường nước khu vực ven bờ Bắc Hồ Núi Cốc
Ảnh hưởng của du lịch tới môi trường nước khu vực ven bờ Bắc Hồ Núi Cốc
 
Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xuân trên đất dốc ở tỉnh bắc kạn
Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xuân trên đất dốc ở tỉnh bắc kạnNghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xuân trên đất dốc ở tỉnh bắc kạn
Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xuân trên đất dốc ở tỉnh bắc kạn
 
Khóa luận: Nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng tài nguyên cây thuốc, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng tài nguyên cây thuốc, 9 ĐIỂMKhóa luận: Nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng tài nguyên cây thuốc, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng tài nguyên cây thuốc, 9 ĐIỂM
 
Luan van thac si kinh te (30)
Luan van thac si kinh te (30)Luan van thac si kinh te (30)
Luan van thac si kinh te (30)
 
Giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất...
 Giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất... Giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất...
Giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Nhằm Phát Triển Nông Nghiệp Theo Hướng Sản Xuất...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Nhằm Phát Triển Nông Nghiệp Theo Hướng Sản Xuất...Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Nhằm Phát Triển Nông Nghiệp Theo Hướng Sản Xuất...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Nhằm Phát Triển Nông Nghiệp Theo Hướng Sản Xuất...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Nhằm Phát Triển Nông Nghiệp Theo Hướng Sản Xuất...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Nhằm Phát Triển Nông Nghiệp Theo Hướng Sản Xuất...Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Nhằm Phát Triển Nông Nghiệp Theo Hướng Sản Xuất...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Nhằm Phát Triển Nông Nghiệp Theo Hướng Sản Xuất...
 
Luận văn: Giải pháp phát triển nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá
Luận văn: Giải pháp phát triển nông nghiệp trong quá trình đô thị hoáLuận văn: Giải pháp phát triển nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá
Luận văn: Giải pháp phát triển nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 

Recently uploaded (20)

GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 

Th s17.013 từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)

  • 1. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGÔN THỊ BÍCH TỪ NGỮ CHỈ LÚA GẠO VÀ SẢN PHẨM LÀM TỪ LÚA GẠO TRONG TIẾNG TÀY (CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT) LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ THÁI NGUYÊN, NĂM 2009
  • 2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGÔN THỊ BÍCH TỪ NGỮ CHỈ LÚA GẠO VÀ SẢN PHẨM LÀM TỪ LÚA GẠO TRONG TIẾNG TÀY (CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT) Chuyên ngành: Ngôn ngữ Mã số: 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS ĐOÀN VĂN PHÚC THÁI NGUYÊN, NĂM 2009
  • 3. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS - TS. Đoàn Văn Phúc, là ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo, dìu dắt và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này. Tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo Viện ngôn ngữ học, các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn và khoa Sau đại học, trƣờng Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên đã hƣớng dẫn, truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi cũng xin đƣợc cảm ơn Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Cao Bằng đã luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu. Thái Nguyên, ngày tháng 10 năm 2009 Học viên Ngôn Thị Bích
  • 4. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa từng có ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả Ngôn Thị Bích
  • 5. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn MỤC LỤC trang MỞ ĐẦ U....................................................................................................... 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .......................................................................... 1 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ ................................................................................ 2 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU...................................................................... 3 4. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ ................................................................. 4 5. TƢ LIỆ U VÀ PHƢƠNG PHÁ P ............................................................. 5 6. CÁI MỚI VÀ Ý NGHĨ A, ĐÓNG GÓP CỦ A ĐỀ TÀ I ........................... 7 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT................................................................. 9 1.1. KHÁI NIỆM VỀ HÌNH VỊ, TỪ, NGỮ VÀ NGHĨA............................ 9 1.1.1. Hình vị ............................................................................................ 9 1.1.2. Khái niệm từ.................................................................................. 11 1.1.3. Ngữ ............................................................................................... 13 1.1.4. Nghĩa............................................................................................. 14 1.1.5. Từ, ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo ............................ 16 1.2. VẤN ĐỀ ĐỊNH DANH..................................................................... 18 1.2.1. Khái niệm định danh ..................................................................... 18 1.2.2. Đơn vị định danh và đơn vị miêu tả.............................................. 19 1.3. VÀI NÉT VỀ NGƢỜI TÀY VÀ TIẾNG TÀY Ở VIỆT NAM .......... 19 1.3.1. Vài nét về ngƣời Tày ở Việt Nam.................................................. 19 1.3.2. Vài nét về tiếng Tày ở Việt Nam ................................................... 23 1.4. NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA ............................................................ 33 1.4.1. Khái niệm văn hóa......................................................................... 33 1.4.2. Quan hệ ngôn ngữ và văn hóa........................................................ 35 1.5. TIỂU KẾT......................................................................................... 36
  • 6. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ NGỮ NGHĨA TỪ NGỮ CHỈ LÚA GẠO VÀ SẢN PHẨM LÀM TỪ LÚA GẠO TRONG TIẾNG TÀY (CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT) .......................................................... 38 2.1. DẪN NHẬP ...................................................................................... 38 2.2. CẤU TRÚC VÀ NGỮ NGHĨA TỪ NGỮ CHỈ LÚA GẠO TRONG TIẾNG TÀY ......................................................................................................... 39 2.2.1. Tình hình tƣ liệu............................................................................ 39 2.2.2. Đặc điểm cấu trúc của từ chỉ lúa gạo ............................................. 40 2.2.3. Đặc điểm ngữ nghĩa....................................................................... 42 2.2.4. Đặc điểm phƣơng thức định danh.................................................. 45 2.2.5. Cấu trúc và ngữ nghĩa của ngữ chỉ lúa gạo .................................... 48 2.3. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ NGỮ NGHĨA TỪ NGỮ CHỈ SẢN PHẨM LÀM TỪ LÚA GẠO ................................................................... 49 2.3.1. Tình hình tƣ liệu............................................................................ 49 2.3.2. Đặc điểm cấu trúc từ...................................................................... 51 2.3.3. Đặc điểm ngữ nghĩa....................................................................... 54 2.3.4. Đặc điểm phƣơng thức định danh .................................................. 55 2.3.5. Cấu trúc và ngữ nghĩa của ngữ chỉ sản phẩm làm từ lúa gạo.......... 58 2.4. SỰ TƢƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT CỦA TỪ NGỮ CHỈ LÚA GẠO VÀ SẢN PHẨM LÀM TỪ LÚA GẠO TRONG TIẾNG TÀY VÀ TIẾNG VIỆT............................................................................................ 60 2.4.1. Sự tƣơng đồng ............................................................................... 60 2.4.2. Sự khác biệt................................................................................... 63 2.5. TIỂU KẾT......................................................................................... 65 Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA TỪ NGỮ CHỈ LÚA GẠO VÀ SẢN PHẨM LÀM TỪ LÚA GẠO TRONG TIẾNG TÀY (CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT)............................................................................................. 67 3.1. DẪN NHẬP ...................................................................................... 67
  • 7. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3.2. ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA TỪ NGỮ CHỈ LÚA GẠO VÀ SẢN PHẨM LÀM TỪ LÚA GẠO............................................................................... 67 3.2.1. Đặc điểm phƣơng thức canh tác nông nghiệp ................................ 69 3.2.2. Văn hóa ẩm thực............................................................................ 70 3.2.3. Văn hóa ứng xử ............................................................................. 78 3.2.4. Văn hóa tâm linh ........................................................................... 80 3.3. NHỮNG TƢƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT VỀ VĂN HÓA QUA TỪ NGỮ CHỈ LÚA GẠO VÀ SẢN PHẨM TỪ LÚA GẠO TRONG TIẾNG TÀY VÀ TIẾNG VIỆT............................................................................ 90 3.3.1. Sự tƣơng đồng ............................................................................... 90 3.3.2. Sự khác biệt................................................................................... 94 3.4. TIỂU KẾT......................................................................................... 97 KẾT LUẬN................................................................................................. 98 PHỤ LỤC
  • 8. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦ U 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Việt Nam là một trong những nƣớc thuộc khu vực Đông Nam Á có nền văn minh nông nghiệp lúa nƣớc điển hình. Xã hội lúa nƣớc Việt Nam đã để lại những dấu ấn nhất định trong ngôn ngữ, đó là kho tàng từ vựng hết sức phong phú phản ánh những tri thức của ngƣời Việt về một thế giới xung quanh cây lúa nƣớc. Đồng thời nền văn minh nông nghiệp của ngƣời Việt cũng là sự thể hiện rõ nhất của một nền văn hoá nông nghiệp lúa nƣớc. Văn hoá nông nghiệp lúa nƣớc Việt Nam có những nét chung với các nền văn hoá lúa nƣớc cùng khu vực, nhƣng lại có những nét khu biệt rất riêng, làm thành bản sắc văn hoá Việt Nam. Nƣớc ta có 54 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó có 53 dân tộc thiểu số. Trong nền văn hoá đa dân tộc, đa ngôn ngữ đó, mỗi dân tộc anh em đều có bản sắc văn hoá riêng, tiếng nói riêng của mình. Để xây dựng một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc, chúng ta phải giữ gìn và phát huy bản sắc riêng của mỗi dân tộc để đảm bảo tính đa dạng phong phú của nền văn hoá Việt Nam trong thời đại ngày nay. Đồng thời, chúng ta cũng cần bảo tồn ngôn ngữ dân tộc vì nó là yếu tố quan trọng nhất của văn hóa, ghi nhận và bảo tồn giá trị văn hóa, tri thức của dân tộc đó. Trong số các dân tộc ít ngƣời ở Việt Nam, dân tộc Tày là một cộng đồng tộc ngƣời có số dân đông nhất, có hơn 1 triệu ngƣời. Cƣ trú trên những cánh đồng màu mỡ ở các thung lũng trong đó có nhiều cánh đồng khá lớn nhƣ Hoà An, Tràng Định, Lạng Sơn, Phủ Thông, Bắc Quang, ngƣời Tày đã có một nền tảng kinh tế trồng lúa nƣớc khá phát triển. Việc trồng lúa nƣớc thay cho việc trồng cây ăn củ và trồng lúa nƣơng là đặc điểm văn hoá vật chất lớn nhất của ngƣời Tày. Ở đấy bao gồm tất cả những nét nổi bật và đặc trƣng về văn hoá vật chất nhƣ ăn, mặc, ở, trồng trọt, chăn nuôi… của ngƣời Tày. Đặc
  • 9. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 biệt là hệ thống từ ngữ biểu thị tên gọi của lúa, với các trạng thái, các sản phẩm, chế phẩm lúa gạo do con ngƣời tạo ra. Việc nghiên cứu tìm hiểu từ ngữ chỉ lúa gạo và các sản phẩm làm từ lúa gạo của ngƣời Tày thiết nghĩ là việc làm cần thiết, góp phần gìn giữ và bảo vệ ngôn ngữ dân tộc và phát huy bản sắc văn hoá của ngƣời Tày. Mặt khác nó giúp chúng ta hiểu một cách sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về một nét văn hoá lâu đời của đồng bào dân tộc Tày, góp phần làm phong phú thêm về mặt tƣ liệu văn hoá của dân tộc Tày và văn hoá của dân tộc thiểu số. Với những lý do trên, chúng tôi đã chọn vấn đề Từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng Tày (có so sánh với tiếng Việt) để làm đề tài nghiên cứu cho mình. Hơn nữa, là ngƣời dân tộc Tày nên việc chọn vấn đề này làm đề tài luận văn còn nhằm mục đích giúp chính ngƣời viết tìm tòi và hiểu rõ hơn về ngôn ngữ và văn hoá của dân tộc mình trong toàn bộ tiến trình phát triển truyền thống văn hoá rất đỗi tự hào của dân tộc. Mặt khác, việc nghiên cứu này còn nhằm mục đích thiết thực là giúp cho dân tộc khác hiểu đƣợc hệ thống từ ngữ chỉ lúa gạo, hiểu thêm văn hoá của ngƣời Tày. Nghiên cứu từ ngữ chỉ lúa gạo và các sản phẩm làm từ lúa gạo của ngƣời Tày là việc làm cần thiết không những có ý nghĩa về mặt khoa học thực tiễn mà nó còn góp phần quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ dân tộc Tày có ý thức giữ gìn và phát huy ngôn ngữ và bản sắc dân tộc. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Từ trƣớc đến nay, có nhiều công trình của các tác giả nghiên cứu về từ vựng tiếng Tày. Năm 1969, Lạc Dƣơng có bài viết “Tính phong phú của tiếng Tày – Nùng” in trên báo Việt Nam độc lập; Năm 1969, Nguyễn Hàm Dƣơng có bài viết “Xây dựng và phát triển hệ thống từ vựng Tày- Nùng” in trên báo Việt Nam độc lập; “Một vài ý kiến về các từ mƣợn trong tiếng Tày – Nùng” của Hoàng Văn Ma, Lục Văn Pảo in trên Tạp chí ngôn ngữ, năm 1970; “Vài
  • 10. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 nét về sự phát triển của tiếng Tày – Nùng sau Cách mạng tháng Tám” của Hoàng Văn Ma, Lục Văn Pảo in trên Tạp chí ngôn ngữ, năm 1970; “Cách làm giàu vốn từ vựng Tày - Nùng” của Nguyễn Thiện Giáp in trên báo Việt Nam độc lập, năm 1970; “Ngữ pháp Tày - Nùng” của Lục văn Pảo, Hoàng Văn Ma, 1971; “Từ điển Tày Nùng - Việt” của Lục Văn Pảo, Hoàng Văn Ma, 1984; “Về kho từ vựng chung Việt - Tày” của Đoàn Thiện Thuật in trong Những vấn đề ngôn ngữ học về các phƣơng ngữ phƣơng Đông, 1986…Ngoài ra, còn có hàng loạt những bài báo, công trình nghiên cứu khác về ngôn ngữ, dân tộc Tày của Hoàng Ma (xem thêm Thƣ mục tham khảo). Điểm lại các công trình, bài viết của họ, chúng ta thấy khi viết về từ vựng trong tiếng Tày, các nhà nghiên cứu thƣờng đề cập đến các vấn đề nhƣ: Tính phong phú của tiếng Tày - Nùng; Về tình hình từ mƣợn trong tiếng Tày - Nùng; Sự phát triển về vốn từ, về nghĩa từ của tiếng Tày- Nùng sau Cách mạng tháng Tám; Nghiên cứu về ý nghĩa của từ, nguồn gốc của từ và cách cấu tạo của từ trong tiếng Tày - Nùng; Nghiên cứu về sự tƣơng ứng ngữ âm giữa những từ dạng Tày và dạng Việt, từ đó nghiên cứu về lịch đại góp phần làm sáng tỏ quá trình tiếp xúc giữa hai ngôn ngữ. Nhƣng cho đến nay, với những tƣ liệu hiện có và sự hiểu biết của mình, chúng tôi chƣa thấy có bất kì một công trình, bài viết nào nghiên cứu về từ vựng ngữ nghĩa, đặc biệt về từ ngữ chỉ lúa gạo và các sản phẩm làm từ lúa gạo của ngƣời Tày một cách có hệ thống. Vì vậy, việc chúng tôi nghiên cứu về từ ngữ chỉ lúa gạo và các sản phẩm làm từ lúa gạo của ngƣời Tày tuy chỉ ở phạm vi nhỏ hẹp, nhƣng lại là vấn đề mới và cần thiết. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, thành quả của các nhà nghiên cứu đi trƣớc là những ý kiến gợi mở quí báu, tạo điều kiện cho chúng tôi khai thác và hoàn chỉnh luận văn này. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Với đề tài Từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng Tày (có so sánh với tiếng Việt), luận văn nghiên cứu về đặc điểm vốn từ ngữ
  • 11. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 chỉ lúa gạo và các sản phẩm làm từ lúa gạo, chứ ngƣời viết chƣa có ý định nghiên cứu trƣờng nghĩa về lúa gạo. Khi nghiên cứu trƣờng nghĩa về lúa gạo, ngƣời nghiên cứu sẽ phải nghiên cứu không chỉ các từ ngữ chỉ lúa gạo và các sản phẩm đƣợc làm từ lúa gạo, mà còn phải nghiên cứu cả các từ ngữ chỉ hành động, tính chất, các dụng cụ liên quan đến lúa gạo và các sản phẩm đƣợc làm từ lúa gạo, kiểu nhƣ: cấy, trồng, gieo..., cắt, gặt, đập..., xay, hấp, giã, gói, nấu, làm, chƣng, đồ... Trong luận văn này, chúng tôi chỉ nghiên cứu đặc điểm về cấu trúc, ngữ nghĩa, phƣơng thức định danh, văn hóa của riêng lớp từ (vốn từ) để chỉ lúa gạo và các sản phẩm từ lúa gạo. 4. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ 4.1. Mục đích - Nghiên cứu về cấu trúc, ngữ nghĩa và cả phƣơng thức định danh từ ngữ chỉ lúa gạo và các sản phẩm làm từ lúa gạo của ngƣời Tày . - Thông qua việc nghiên cứu về từ ngữ chỉ lúa gạo và các sản phẩm làm từ lúa gạo của ngƣời Tày để hiểu rõ hơn về văn hoá ngƣời Tày. 4.2. Nhiệm vụ Luận văn có 4 nhiệm vụ: 1) Tập hợp những vấn đề lí luận về cấu tạo từ và ngữ (hình vị, từ, nghĩa hay ý nghĩa), về nghĩa của từ và ngữ có liên quan đến nội dung đƣợc đặt ra trong đề tài. Bên cạnh đó, luận văn cũng tập hợp những ý kiến, tài liệu xung quanh vấn đề về tiếng nói và chữ viết Tày (Tày - Nùng) để làm cơ sở cho việc miêu tả trong chuyên luận này. 2) Miêu tả đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa, phƣơng thức định danh của các từ, ngữ chỉ lúa gạo và các sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng Tày. 3) Miêu tả đặc điểm văn hóa của các từ ngữ chỉ lúa gạo và các sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng Tày.
  • 12. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 4) So sánh hệ thống từ ngữ chỉ lúa gạo và các sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng Tày với từ ngữ Việt để thấy đƣợc sự tƣơng đồng và khác biệt về cấu trúc, ngữ nghĩa, phƣơng thức định danh, văn hoá đƣợc thể hiện trong hệ thống từ ngữ ấy. 5. TƢ LIỆ U VÀ PHƢƠNG PHÁ P 5.1. Tƣ liệu - Nguồn tƣ liệu thành văn: là một số công trình nghiên cứu của các tác giả nhƣ: “Từ điển Tày Nùng – Việt” của Hoàng Văn Ma, Lục Văn Pảo; “Ngữ pháp tiếng Tày- Nùng” của Lục Văn Pảo, Hoàng Văn Ma; “Tiến tới xác lập vốn từ văn hoá Việt” của Nguyễn Văn Chiến, “Văn hoá Tày- Nùng” của Lã Văn Lô, Hà Văn Thƣ; “Văn hoá truyền thống Tày- Nùng” của Hoàng Quyết, Ma Văn Bằng… - Nguồn tƣ liệu điền dã: + Thu thập tƣ liệu từ thực tiễn cuộc sống, thông qua các đợt điền dã tại một số bản làng nơi ngƣời Tày sinh sống ở huyện Trùng Khánh, Cao Bằng. + Các tài liệu truyền miệng do các cụ cao niên kể lại về cách gọi tên các sản phẩm làm từ lúa gạo của ngƣời Tày, đặc điểm văn hoá tâm linh của ngƣời Tày thông qua các từ ngữ đó. - Tƣ liệu về từ ngữ chỉ lúa gạo và các sản phẩm làm từ lúa gạo đƣợc chúng tôi thống kê chủ yếu qua Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, 2006). Tuy nhiên, do việc so sánh với tiếng Việt chỉ nhằm mục đích nêu bật đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa, phƣơng thức định danh, và văn hóa của các từ ngữ trong tiếng Tày, cho nên chúng tôi dựa vào kết quả phân tích cấu trúc từ, ngữ theo mô hình của Đỗ Hữu Châu trong công trình: “Các bình diện của từ và từ tiếng Việt” (1999), chứ không phân tích sâu. Mặt khác, về phƣơng diện
  • 13. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 văn hóa của các từ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo, ngoài việc thống kê và phân tích tƣ liệu tiếng Việt, chúng tôi có dựa vào cách nhìn nhận của Nguyễn Văn Chiến trong công trình “Tiến tới xác lập vốn từ vựng văn hóa Việt” (2004). 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Để hoàn thành đƣợc đề tài trên, ngƣời viết luận văn có sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu dƣới đây: - Phƣơng pháp nghiên cứu điền dã để thu thập và bổ sung tƣ liệu về từ ngữ chỉ lúa gạo và các sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng Tày. - Phƣơng phá p miêu tả : các thủ pháp đƣợc áp dụng là các thủ pháp luận giải bên trong và luận giải bên ngoài. Với các thủ pháp luận giải bên trong, chúng tôi tiến hành việc phân loạ i , hệ thố ng hó a cá c đơn vị ngôn ngƣ̃ thà nh các nhóm, các loại, các tiểu hệ thống phân cấp , các hệ thống con; cùng với thủ pháp phân tích thành tố trực tiếp; thủ pháp đối lập ; thủ pháp phân tích trƣờng nghĩa... Cùng với thủ pháp luận giải bên trong là các thủ pháp luận giải bên ngoài nhƣ: văn hóa tộc ngƣời, tâm lí tộc ngƣời, thống kê... - Phƣơng pháp so sánh cũng đƣợc ngƣời viết áp dụng để chỉ ra những tƣơng đồng và khác biệt về cấu trúc, ngữ nghĩa, phƣơng thức định danh và văn hóa trong hệ thống từ ngữ chỉ lúa gạo và các sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng Tày với tiếng Việt. Tuy nhiên, việc so sánh đó chỉ cốt nêu lên đặc điểm chủ yếu của hệ thống từ ngữ đó trong tiếng Tày, chứ ngƣời viết không có ý định nghiên cứu về các từ ngữ này trong tiếng Việt. Ngoài các phƣơng pháp ở trên, ngƣời viết luận văn còn sử dụng một số phƣơng phá p nghiên cứu của các ngành khoa học khác : phƣơng pháp quy nạp, diễn dịch, mô hình hóa...
  • 14. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 6. CÁI MỚI VÀ Ý NGHĨ A, ĐÓNG GÓP CỦ A ĐỀ TÀ I 6.1. Về lí luậ n - Lầ n đầ u tiên có luậ n văn nghiên cƣ́ u về tƣ̀ ngƣ̃ chỉ lú a gạ o và cá c sả n phẩ m là m tƣ̀ lú a gạ o củ a ngƣờ i Tà y bổ sung thêm những cứ liệu về đặc điểm cấu tạo từ, ngữ của các ngôn ngữ đơn lập vào lí luận đại cƣơng. - Luậ n văn bổ sung tƣ liệ u và o việ c nghiên cƣ́ u văn hó a của dân tộ c Tày, một dân tộc có nghề trồng lúa nƣớc lâu đời, và chỉ ra đặc điểm văn hóa tộ c ngƣờ i này qua cứ liệu về vốn từ ngữ chỉ lúa gạo và các sản phẩm từ lúa gạo. Mặt khác, những tƣ liệu và lí giải của luận văn sẽ góp phần soi sáng thêm mối quan hệ Việt - Tày, nói riêng, và ngƣời Việt với các cƣ dân sử dụng các ngôn ngữ Thái - Kađai, nói chung, trong sự tiếp xúc ngôn ngữ và văn hóa diễn ra gần chục thế kỉ qua. 6.2. Về thƣ̣ c tiễ n - Luậ n văn giú p cho đồng bào các dân tộc khác (ở Việt Nam và trên thế giới) hiể u đƣợ c những đặc điểm về cấu trúc, ngữ nghĩa, phƣơng thức định danh và văn hóa hệ thố ng tƣ̀ ngƣ̃ chỉ lú a gạ o và các sản phẩm làm từ lúa gạo của ngƣời Tày. - Trên cơ sở sƣu tầ m, tậ p hợ p, hệ thố ng tƣ liệ u về ngôn ngƣ̃ chỉ lú a gạ o , luậ n văn giú p chính tác giả luận văn cũng nhƣ nhiều ngƣời Tày, đặc biệt là những ngƣời thuộc thế hệ trẻ, hiể u thêm về những đặc điểm văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của ngƣời Tày . Đó chính là đặc điểm sản xuất nông nghiệp trồng lúa gắn liền với đặc điểm định cƣ vùng thung lũng và sƣờn núi cùng với những giống lúa đƣợc trồng cấy phù hợp với môi trƣờng, địa hình, thổ nhƣỡng, khí hậu, đặc điểm canh tác... Đó còn là đặc điểm văn hóa ẩm thực của ngƣời Tày thông qua cách chế biến các sản phẩm làm từ lúa gạo. Mỗi loại sản phẩm này lại có những gia vị, có cách chế biến, sử dụng khác
  • 15. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 nhau. Cùng với chúng là văn hóa tâm linh của ngƣời Tày trong quá trình chế biến, sử dụng các loại sản phẩm này. 7. KẾ T CẤ U LUẬ N VĂN Ngoài Mở đầu, Kết luận , Danh mụ c tà i liệ u tham khả o , Phụ lục , nộ i dung củ a luậ n văn gồ m 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn Chƣơng 2: Đặc điểm cấu trúc từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng Tày, có so sánh với tiếng Việt. Chƣơng 3: Đặc điểm văn hóa từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng Tày, có so sánh với tiếng Việt.
  • 16. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. KHÁI NIỆM VỀ HÌNH VỊ, TỪ, NGỮ VÀ NGHĨA 1.1.1. Hình vị Trong ngữ pháp hiện nay, ta thƣờng bắt gặp những quan niệm phổ biến: Hình vị là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất, có nghĩa. Định nghĩa này cho thấy hình vị chỉ khác từ ở chỗ không có khả năng đƣợc sử dụng độc lập, không thể tái hiện tự do trong lời nói để tạo nên câu. Các nhà nghiên cứu coi hình vị là đơn vị (hay thành tố, yếu tố) gốc, đơn vị tế bào của ngữ pháp, là đơn vị có tổ chức tối đơn giản, trực tiếp hoặc gián tiếp gắn liền với một ý nghĩa nhất định. Đặc biệt đƣợc chú ý là giá trị ngữ pháp của nó, với tƣ cách yếu tố cấu tạo từ. Ngoài tên gọi “hình vị”, đơn vị này còn đƣợc gọi là “moocphem” (morpheme), “từ tố”, “nguyên vị”, “hình tố”... Ngoài ra, ngƣời ta còn phân biệt “căn tố” và “phụ tố” (và các dạng khác nhau của phụ tố: tiền tố, trung tố, hậu tố) trong cấu trúc của từ. Khi nghiên cứu các ngôn ngữ, các nhà ngôn ngữ học ít tranh luận về các đặc tính chung của hình vị nhƣng những dạng thức cụ thể của một hình vị trong một ngôn ngữ cụ thể là thế nào, hiểu ra sao về “nghĩa” của hình vị trong ngôn ngữ này..., thì lại đƣợc thảo luận khá kĩ và sôi nổi. Chẳng hạn, trong tiếng Việt từng có cuộc tranh luận rất sôi nổi về bản chất các đơn vị đƣợc gọi là “tiếng” (với vai trò nhất thể ba ngôi, vừa là “âm tiết”, vừa là “từ”, vừa là “hình vị”). Dƣới đây là một số định nghĩa về hình vị: “Một yếu tố có nghĩa được xác định là hình vị chỉ khi làm thành phần của từ và chỉ trong quan hệ với từ” [48, 60-66].
  • 17. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 “Hình vị là đơn vị hình thái học không thể phân chia thành những đơn vị hình thái học nhỏ hơn, nó là yếu tố cấu tạo từ” [4, 23]. “Hình vị là những đơn vị có nghĩa nhỏ nhất có thể kết hợp với nhau để tạo các từ” [8, 8]. “Hình vị cũng là đơn vị có nghĩa, cũng được tái hiện như các từ, nhưng hình vị chỉ được phân xuất ra nhờ phân tích bản thân các từ, chúng không tồn tại độc lập mà nhập hẳn vào từ, không tách rời khỏi từ” [21, 13]. “Hình vị là đơn vị ngôn ngữ, nhỏ nhất, có nghĩa, có chức năng làm thành tố trực tiếp tạo nên từ” [27, 40]… Từ những định nghĩa trên, ta thấy “hình vị” có một số đặc điểm đáng lƣu ý là: - Là đơn vị có kích thƣớc vật chất - âm thanh nhất định, là mặt biểu thị, hình thức; - Là đơn vị có ý nghĩa nhất định, là mặt đƣợc biểu thị, nội dung; - Là đơn vị có cấu trúc nội tại tƣơng đối ổn định, vững chắc, không thể phân tách thành các đơn vị nhỏ hơn về nghĩa; - Là đơn vị có chức năng cấu tạo nên các đơn vị lớn hơn nó, chủ yếu là dùng để cấu tạo nên từ... Tuy vậy, hình vị trong các ngôn ngữ cụ thể (với tất cả các dạng thức của nó) không phải là đơn vị có thể nhận thức dễ dàng. Hình vị là kết quả của sự phân tích và tổng hợp của nhà nghiên cứu, nhằm mục đích “mổ xẻ” để hiểu rõ bản chất, chức năng của các đơn vị lớn hơn nó hoặc chính nó trong các mối quan hệ với các đơn vị cùng loại và khác loại. Cái đơn vị này thƣờng không hiển nhiên đối với ngƣời bản ngữ. Tuy nhiên, ở đây cần có sự phân biệt giữa hai khái niệm nhiều khi không trùng khớp: “hình vị” và “thành tố cấu tạo từ”. Hình vị có thể trực tiếp
  • 18. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 cấu tạo nên từ (một mình nó hoặc kết hợp với các hình vị khác) hoặc không trực tiếp cấu tạo nên từ, mà gián tiếp, bằng cách kết hợp với các hình vị khác để tạo thành một thành tố có nghĩa lớn hơn hình vị. Thành tố này mới đƣợc dùng để trực tiếp cấu tạo nên từ. Thành tố cấu tạo từ có thể trùng hoặc không trùng khớp với hình vị. Cách nhìn nhận nhƣ vậy, giúp ta giải thích có logic đối với những trƣờng hợp các hình vị kết hợp với nhau, nhƣng sản phẩm của sự kết hợp này không thể đƣợc đánh giá là từ (không tái hiện đƣợc tự do trong lời nói để tạo nên câu), mà chỉ nên xem là thành tố cấu tạo từ. “Thành tố cấu tạo từ” đƣợc hiểu là yếu tố bên trong từ, yếu tố hợp thành nên từ. Nhƣ vậy, cách hiểu này còn giúp phân biệt nó với đơn vị đƣợc gọi là “đơn vị gốc”, đơn vị ở bên ngoài từ đang nói, đơn vị đƣợc lấy làm cơ sở để tác động và chuyển hoá thành ra thành tố cấu tạo từ. Từ những cách nhìn nhận hình vị trong các tài liệu ngôn ngữ học, ta có thể chấp nhận định nghĩa: Hình vị là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ được sử dụng (trực tiếp hoặc gián tiếp) cấu tạo nên từ. 1.1.2. Khái niệm từ Từ là một trong những khái niệm cơ bản của ngôn ngữ học. Cái đơn vị cấu trúc - ngữ nghĩa cơ bản của ngôn ngữ vẫn đƣợc quan niệm là dùng để gọi tên các sự vật hiện tƣợng của đời sống, mang trong mình nó các thuộc tính tiêu biểu về ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp của một ngôn ngữ. Cho đến nay, trong ngôn ngữ học, đã có những câu trả lời không nhƣ nhau, đã có rất nhiều định nghĩa về từ. Tuy nhiên, chƣa có định nghĩa nào thỏa mãn đối với các nhà ngôn ngữ học. Có tình trạng trên là vì khi xem xét từ, các nhà nghiên cứu đã căn cứ trên các ngôn ngữ có những điểm rất khác nhau về loại hình, về quan hệ cội nguồn… hoặc nhìn nhận từ dƣới những góc nhìn không nhƣ nhau, từ các phƣơng diện khác nhau. Quả vậy, trong hơn 6000 ngôn ngữ thế giới, từ đƣợc
  • 19. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 hiện thực hoá bằng những hình thái rất đa dạng. Đồng thời, có thể thấy cái đơn vị đƣợc hiểu là một tổ hợp âm thanh có ý nghĩa, là sự thống nhất giữa hình thức và khái niệm đƣợc hàm chứa trong hình thức ấy, là đơn vị tiềm năng để cấu tạo nên câu, là sự kiện tâm lí - ngôn ngữ học... ấy, vừa không dễ xác định, vừa thể hiện theo cách này cách khác. Tình trạng phức tạp của việc định nghĩa từ xuất phát từ chính bản thân từ trong các ngôn ngữ. Viện sĩ L. V. Sherba đã viết: “trong thực tế, từ là gì? thiết nghĩ rằng trong các ngôn ngữ khác nhau, từ sẽ khác nhau. Do đó không có khái niệm “từ nói chung” [dẫn theo 27, 12]. Cho đến nay, ngoài thực tế là việc xác định khái niệm “từ” chƣa đi đến đƣợc sự nhất trí và có quá nhiều định nghĩa về từ, lại có ý kiến cho rằng trong các ngôn ngữ chúng ta đã biết, “không có khái niệm từ nói chung” nhƣng đồng thời cũng có ý kiến cho rằng: “Từ nói chung dầu sao vẫn tồn tại”. Nhiều nhà ngôn ngữ học đã tránh, không đƣa ra lời định nghĩa chính thức hiển ngôn đối với từ, hay họ chỉ đƣa ra những lời định nghĩa thích hợp đối với lĩnh vực mà mình nghiên cứu, hoặc trình bày nội dung của khái niệm “từ” bằng những ngôn từ chung chung, ƣớc định. Tuy vậy, từ những định nghĩa rất khác nhau về từ, ta có thể nhận thấy “từ” có một số đặc điểm đáng lƣu ý nhƣ sau: - Là đơn vị có kích thƣớc nhất định về vật chất - âm thanh, là mặt biểu thị, mặt hình thức, hay còn gọi đó là “từ ngữ âm - âm vị học”; - Là đơn vị có ý nghĩa biểu thị các sự vật, hiện tƣợng... nhất định, là mặt đƣợc biểu thị, nội dung; - Là đơn vị có cấu trúc nội tại tƣơng đối vững chắc, ổn định, có nghĩa mà không thể phân tách thành đơn vị nhỏ hơn; - Là đơn vị có chức năng khi hoạt động trong lời nói, là đơn vị để kiến tạo nên câu nói...
  • 20. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 13 Để có cơ sở thuận lợi cho việc nghiên cứu đề tài và khảo sát tƣ liệu, chúng tôi lựa chọn khái niệm từ sau: “Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để xây dựng nên câu” [11, 136]. Nhƣ vậy, từ có tính hoàn chỉnh cả về ngữ âm và về ngữ nghĩa (dù là nghĩa từ vựng hay nghĩa ngữ pháp). Chính tính hoàn chỉnh về âm và nghĩa nhƣ vậy đã khiến cho từ có khả năng vận dụng độc lập để tạo câu. Trong định nghĩa vừa nói, có hai đặc điểm của từ đƣợc nêu ra đáng chú ý: - Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa: Từ có hình thức phổ biến là một chiết đoạn âm thanh hoàn chỉnh nhỏ nhất, đồng thời có ý nghĩa (dùng để gọi tên các sự vật hiện tƣợng, các thuộc tính, các quan hệ… trong thực tiễn đời sống). - Từ được sử dụng độc lập, tự do trong lời nói để đặt nên câu: Từ có thể tách biệt ra khỏi các đơn vị khác (khác với các từ khác, cụm từ…) và đƣợc dùng theo các quy tắc nhất định để tạo nên câu (là đơn vị đƣợc cấu tạo bằng các từ và các cụm từ, dùng để thông báo). Những đặc điểm trên giúp phân biệt từ với các đơn vị khác: phân biệt với yếu tố cấu tạo nên từ (đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, nhƣng không đƣợc dùng trực tiếp để "đặt nên câu"); phân biệt với cụm từ và câu (các đơn vị có nghĩa, nhƣng không "nhỏ nhất")…Qua những ý kiến của các nhà ngôn ngữ học đi trƣớc, rõ ràng từ là một thực thể, tồn tại trong mỗi hệ thống ngôn ngữ với những đặc điểm hình thức, cấu trúc nội tại và có thể có cách biểu thị nội dung (ý nghĩa) khác nhau, đƣợc ngƣời bản ngữ tri giác là có (hiện thực về mặt tâm lí) ấy. Ví dụ, trong tiếng Tày: pẻng (bánh), pẻng đổng (bánh đúc), pẻng quyển (bánh cuốn), khẩu xay (gạo lức), chả (mạ)... đều là những từ. 1.1.3. Ngữ Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học định nghĩa:
  • 21. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 14 “Ngữ: kết hợp hai hoặc nhiều thực từ (không hoặc có cùng với các hƣ từ có quan hệ với chúng gắn bó về ý nghĩa và ngữ pháp), diễn đạt một khái niệm thống nhất, và là tên gọi phức tạp biểu thị các hiện tƣợng của thực tại khách quan. Đó là một kết cấu cú pháp đƣợc tạo thành bởi hai hoặc nhiều thực từ trên cơ sở liên hệ ngữ pháp phụ thuộc - theo quan hệ phù hợp, chi phối hay liên hợp. Trong một số ngữ có từ đóng vai trò chủ yếu về mặt ngữ nghĩa và ngữ pháp gọi là thành tố chính, các từ phụ thuộc vào thành tố chính gọi là thành tố phụ. Thành tố chính của ngữ có thể là danh từ (tạo nên danh ngữ), động từ (tạo nên động ngữ), tính từ tạo nên tính ngữ, ngữ còn đƣợc gọi là cụm từ,từ tổ Ngữ là phƣơng tiện định danh, biểu thị sự vật, hiện tƣợng quá trình, phẩm chất. Ý nghĩa ngữ pháp của ngữ đƣợc tạo nên bằng quan hệ nảy sinh giữa các thực từ kết hợp lại trên cơ sở của một kiểu liên hệ nào đó giữa chúng. Ngữ thƣờng chia ra hai kiểu: Ngữ tự do và ngữ không tự do (ngữ cố định). Ngữ tự do bao gồm những ý nghĩa từ vựng độc lập của tất cả các thực từ tạo thành ngữ; mỗi liên hệ cú pháp của các yếu tố trong ngữ tự do là mối liên hệ linh hoạt và có sức sản sinh (kiểu nhƣ đọc sách). Còn trong ngữ không tự do thì tính độc lập về mặt từ vựng của một hoặc cả hai thành tố bị yếu đi hoặc bị mất và ý nghĩa từ vựng của ngữ trở nên giống nhƣ ý nghĩa của một từ riêng biệt (kiểu nhƣ vui tính, bền gan, sân bay, đường sắt)” [63, 176]. 1.1.4. Nghĩa Khi nói về hình vị, từ, ngữ ở trên, chúng ta đã xác nhận đặc tính quan trọng nhất của các đơn vị này là “có nghĩa”. Vậy nghĩa (hay ý nghĩa) là gì? Khi nói tới các đơn vị ngôn ngữ thì chúng bao gồm hai mặt (cái biểu hiện và cái đƣợc biểu hiện, hay hình thức và nội dung), nghĩa thuộc mặt thứ hai, tức nội dung.
  • 22. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 15 Hiện nay, có không ít định nghĩa về nghĩa (đặc biệt về nghĩa của từ). Sở dĩ nhƣ vậy, vì khái niệm “nghĩa” rất trừu tƣợng (so với từ và các đơn vị ngôn ngữ khác). Về mặt lí thuyết, căn cứ để hiểu nghĩa, là: các đơn vị đang xét (từ và hình vị) đƣợc sử dụng trong sự quy chiếu về một sự vật hiện tƣợng nào đó, với yêu cầu ngƣời nói và ngƣời nghe đều phải cùng nghĩ về sự vật hiện tƣợng ấy, khi nhắc đến đơn vị đang xét. Nhờ sự quy chiếu nhƣ vậy, sự sử dụng các đơn vị này trong cấu tạo nên các đơn vị lớn hơn nó mới không gây nên sự lẫn lộn. Nghĩa các đơn vị đang xét mang tính quy ƣớc là nhờ ngƣời nói và ngƣời nghe (bản ngữ) ƣớc định với nhau: âm thanh này thì biểu thị sự vật hiện tƣợng này, âm thanh kia thì biểu thị sự vật hiện tƣợng kia v.v... Nhƣ vậy, mặt vật chất và ý nghĩa có liên hệ mật thiết, quy định ràng buộc và là điều kiện tồn tại của nhau. Đồng thời, cũng nhƣ các đơn vị ngôn ngữ, nghĩa của các đơn vị này (từ và hình vị) cũng chỉ tồn tại trong hệ thống ngôn ngữ. Tách ra khỏi hệ thống, chúng không tồn tại nữa. Vậy Nghĩa là gì ? Câu trả lời đƣợc tìm thấy trong quan niệm đã đƣợc nhiều nhà ngôn ngữ học đồng tình nhƣ sau: Hiện thực được phản ánh vào trong nhận thức, tạo nên một mối liên hệ thường trực, liên tục với một hình thức âm thanh nhất định, nhờ đó sự phản ánh này được hiện thực hoá bằng ngôn ngữ. Mối liên hệ này được hiểu là “nghĩa”. Khi nói về nghĩa của từ (và hình vị), ngƣời ta phân biệt các thành phần nhƣ: nghĩa biểu vật (là liên hệ giữa “hình thức âm thanh” với sự vật hiện tƣợng cụ thể mà nó chỉ ra); nghĩa biểu niệm (là liên hệ giữa “hình thức âm thanh” với ý niệm - cái biểu niệm, bao gồm các thuộc tính sự vật hiện tƣợng đƣợc phản ánh vào ý thức con ngƣời)...Ngoài ra, ngƣời ta còn phân biệt nghĩa cấu trúc - là mối liên hệ giữa các đơn vị khác nhau trong hệ thống, nghĩa ngữ dụng - là mối liên hệ giữa các đơn vị đang xét với tình cảm, thái độ của ngƣời sử dụng.
  • 23. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 16 Khi đi vào phân tích nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ đang nói ở trên, ngƣời ta đề xuất nhiều cách, trong đó thƣờng đƣợc sử dụng hơn cả là làm cho cái đơn vị này bộc lộ ý nghĩa của mình qua ngữ cảnh. Ngữ cảnh đƣợc hiểu là chuỗi các đơn vị ngôn ngữ kết hợp với đơn vị đang xét hoặc bao xung quanh nó, làm cho nó được cụ thể hoá hơn và được xác định về nghĩa. Ngữ cảnh, có thể là tối thiểu (đơn giản nhất) và tối đa (mở rộng đến mức có thể). Mặt khác, khi tìm hiểu nghĩa của hình vị, phải xem xét trong quá trình hành chức của nó (là cấu tạo từ, và đƣợc nghĩa này thể hiện ở cơ cấu nghĩa của từ). Đối với từ cũng vậy, không thể tách rời nó khỏi hoạt động ngôn ngữ, trong đó nó có vai trò tái hiện tự do tạo thành câu. Nhƣ vậy, chỉ trong sự hành chức, nghĩa mới đƣợc hiện thực hoá và xác định. Hơn thế nữa, trong thực tế hoạt động của ngôn ngữ, nghĩa của đơn vị ngôn ngữ có thể bị giảm thiểu hoặc gia tăng so với các yếu tố cấu thành nó (các nét nghĩa), đồng thời ngƣời nói cũng có thể tạo nên hàng loạt các quan hệ về nghĩa khác trong hệ thống ngôn ngữ của mình: đồng âm, đồng nghĩa và trái nghĩa. 1.1.5. Từ, ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo Để đảm bảo tƣ liệu đầu vào có giá trị về mặt ngôn ngữ cần có những tiêu chí lựa chọn nhất định. Chúng tôi sẽ giải quyết câu hỏi thế nào là từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo? Theo chúng tôi đây là vấn đề rất quan trọng cần đƣợc giải quyết khi xây dựng cơ sở dữ liệu về từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo. Tuy nhiên trong ngôn ngữ học, khái niệm từ, ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo chƣa đƣợc xác định rõ ràng. Ở đề tài này, chúng tôi tạm xác định và nhận diện từ, ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trên cơ sở trả lời câu hỏi: từ, ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo đƣợc dùng trong phạm vi nào? Chức năng của chúng là gì? Chúng tôi hiểu là:
  • 24. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 17 - Từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo là những từ, ngữ đƣợc dùng trong lĩnh vực tổ chức sản xuất nông nghiệp trồng lúa có liên quan đến hoạt động của con ngƣời để biến đổi cây lúa nƣớc (một sản vật tự nhiên) thành thức ăn, vật dụng cho con ngƣời. Đó là những từ, ngữ có chức năng định danh, biểu thị các sự vật, hiện tƣợng cây lúa trong quá trình sản xuất và các sản phẩm đƣợc chế biến từ lúa gạo. Khi bàn về việc xây dựng lớp từ biểu thị mô hình kinh tế - xã hội lúa nƣớc cổ truyền Việt Nam, chính tác giả Nguyễn Văn Chiến [10, 141-142] cho rằng có tới 21 nhóm từ. Tuy nhiên, theo quan niệm của mình, chúng tôi cho rằng có 5 nhóm từ ngữ dƣới đây có liên quan trực tiếp đến lúa gạo và các sản phẩm từ lúa gạo trong tiếng Tày là: 1) Các từ ngữ biểu thị tên gọi cây lúa liên quan tới: thời vụ gieo trồng, thời gian/ khoảng thời gian thu hoạch, đặc điểm miêu tả loại hình gieo trồng, không có bàn tay con ngƣời gieo trồng, kiểu nhƣ: khẩu hua (lúa sớm), khẩu lả (lúa muộn), khẩu nà (lúa nƣớc), khẩu rằng (lúa chét), khẩu tai mjều (lúa thu)... 2) Các từ ngữ biểu thị tên gọi các bộ phận cây lúa: bâƣ khẩu (lá lúa), lạc khẩu (rễ lúa), ruồng khẩu (bông lúa), khẩu (hạt lúa)... 3) Các từ ngữ biểu thị các giống lúa: khẩu nua (lúa nếp), khẩu chăm (lúa tẻ), khẩu tác (một loại lúa tẻ), khẩu nhị ƣu 63 (lúa nhị ƣu 63)... 4) Các từ ngữ biểu thị sản phẩm từ cây lúa: khẩu (thóc, gạo), kép (trấu), vàng (rơm), cốc vàng (rạ)... 5) Các từ ngữ biểu thị những món ăn chế biến từ cây lúa: khẩu (cơm), chảo (cháo, chè), pẻng (bánh), khẩu nua (xôi, cơm nếp) ... và các món ăn khác đƣợc chế biến từ lúa gạo. Với việc xác định cách hiểu từ, ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo nhƣ trên, chúng tôi đã chọn thu thập tất cả những từ, ngữ chỉ lúa gạo và
  • 25. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 18 sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng Tày thuộc 5 nhóm từ ngữ kể trên. Bên cạnh đó, ngoài tƣ liệu đƣợc thu thập qua từ điển Tày - Nùng - Việt, các từ ngữ đƣợc phổ biến trong nhóm địa phƣơng Tày ở Trùng Khánh (Cao Bằng) cũng đƣợc thu thập. Ví dụ: khẩu nua khản mỉn (cơm nếp nghệ), pẻng khỉ mạ (bánh khúc)... 1.2. VẤN ĐỀ ĐỊNH DANH 1.2.1. Khái niệm định danh Định danh là chức năng gọi tên sự vật, hiện tƣợng của đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, đó là từ. Chức năng định danh đƣợc coi là một trong những tiêu chí để xác định từ. Sự hình thành những đơn vị ngôn ngữ có chức năng định danh nghĩa là dùng để gọi tên sự vật và chia tách những khúc đoạn của thực tại khách quan và tạo nên những khái niệm tƣơng ứng về sự vật, hiện tƣợng dƣới hình thức là các từ, các tổ hợp từ, thành ngữ, câu. Thuật ngữ “định danh” có nguồn gốc từ tiếng La tinh nghĩa là “Tên gọi”. Thuật ngữ này biểu thị kết quả của quá trình gọi tên. Đó là chức năng của đơn vị có nghĩa của ngôn ngữ. Đối tƣợng của lí thuyết định danh là nghiên cứu mô tả những quy luật về cách cấu tạo những đơn vị ngữ nghĩa, về sự tác động qua lại giữa tƣ duy, ngôn ngữ - hiện thực khách quan trong quá trình định danh. Tìm hiểu vai trò của nhân tố con ngƣời trong việc lựa chọn các dấu hiệu làm cơ sở cho sự định danh xuất phát từ mối quan hệ giữa hiện thực - khái niệm - tên gọi. Lí thuyết định danh phải nghiên cứu và miêu tả cấu trúc của đơn vị định danh, từ đó xác định những tiêu chí hoặc những đặc trƣng cần và đủ để phân biệt đơn vị định danh này với đơn vị định danh khác. Hiện thực khách quan đƣợc hình dung nhƣ là cái biểu vật của tên gọi, nghĩa là nhƣ toàn bộ các thuộc tính đƣợc chia tách ra trong các hành vi định danh ở tất cả các lớp sự vật do tên gọi đó biểu thị khái niệm, khi lựa chọn những thuộc tính có tính chất phạm trù tham gia nhƣ là cái biểu nghĩa của tên gọi. Còn tên gọi đƣợc nhận thức nhƣ là một
  • 26. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 19 dãy âm thanh đƣợc phân đoạn trong nhận thức ứng với một cấu trúc cụ thể của ngôn ngữ đó. Chính mối tƣơng quan giữa cái biểu nghĩa và biểu vật và xu hƣớng của mối quan hệ này trong những hành vi định danh cụ thể sẽ tạo nên cấu trúc cơ sở của sự định danh. 1.2.2. Đơn vị định danh và đơn vị miêu tả Từ quan niệm về định danh nhƣ trên, trong luận văn này, các đơn vị từ, ngữ chỉ lúa gạo và các sản phẩm từ lúa gạo trong tiếng Tày là những đơn vị định danh, đƣợc coi là đối tƣợng để xem xét, nghiên cứu về cấu trúc, ngữ nghĩa và văn hóa trong mối quan hệ với các đơn vị định danh khác. Các yếu tố, thành tố tham gia cấu tạo nên những đơn vị định danh này (hình vị, từ, từ tổ…) cũng thuộc phạm vi nghiên cứu các đơn vị định danh: các từ ngữ chỉ lúa gạo và các sản phẩm từ lúa gạo. 1.3. VÀI NÉT VỀ NGƢỜI TÀY VÀ TIẾNG TÀY Ở VIỆT NAM 1.3.1. Vài nét về ngƣời Tày ở Việt Nam Dân tộ c Tà y là mộ t cộ ng đồ ng tộ c ngƣờ i sử dụng tiếng Tày - một ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Thá i -Kađai, chi Kăm -Thái, tiểu chi Thái Kăm -Sui, nhánh Thái, tiểu nhánh Thái trung tâm . Ngƣời Tày là dân tộc có dân số đông nhấ t trong cá c dân tộ c thiểu số ở Việt Nam. Theo thông kê dân số công bố năm 19991 , dân số dân tộc Tày là 1.477.514 ngƣời. Họ sống xen kẽ với nhau khắp các tỉnh thƣợng du và trung du Bắc Bộ, tập trung đông nhất là các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang… Ngƣời Tày (và cả ngƣời Nùng) làm ruộng nên thƣờng tụ cƣ trong các thung lũng, các cánh đồng thuộc các lƣu vực sông Chảy, sông Gâm, sông Lô , sông Băng , sông Kì Cùng , sông Thƣơng… Hiệ n 1 Hiện nay, cuộc "Tổng điều tra dân số và nhà ở toàn quốc" tháng 4/2009 tuy đã có kết quả dân số chung toàn quốc, song chƣa phân chia dân số theo dân tộc. Vì vậy, chúng tôi phải sử dụng số liệu điều tra dân số của 01/4/1999.
  • 27. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 20 nay dân tộ c Tà y có mặt ở khắp các tỉnh, thành trong cả nƣớc , nhƣng tậ p trung đông nhấ t ở cá c tỉnh thuộc Việt Bắc nhƣ : Cao Bằ ng, Bắ c Kạ n, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang. Họ có quan hệ thân thuộc và gần gũi với dân tộ c Nù ng , Giáy, Cao Lan-Sán Chí ở Việt Nam , dân tộ c Choang ở Quý Châu, Trung Quốc. Dân tộ c Tà y có mộ t nề n văn hó a phong phú , đa dạ ng. Là cƣ dân nông nghiệp có truyền thống làm ruộng nƣớc, từ lâu đời ngƣời Tày đã biết thâm canh và biết áp dụng rộng rãi các biện pháp thủy lợi nhƣ đào mƣơng, bắc máng, đắp phai, làm cọn lấy nƣớc tƣới ruộng. Ngoài lúa nƣớc, ngƣời Tày còn trồng lúa nƣơng, hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp. Chăn nuôi phát triển với nhiều loại gia súc, gia cầm nhƣng việc thả rông gia súc, gia cầm đến nay vẫn còn khá phổ biến. Các nghề thủ công gia đình đƣợc chú ý, nổi tiếng nhất là nghề dệt thổ cẩm, với nhiều loại hoa văn đẹp, đa sắc màu và độc đáo. Với nề n tả ng kinh tế nông nghiệ p , sản phẩm nông nghiệp đƣợc sử dụng rộng rãi trong đời sống của đồng bào là gạo tẻ và gạo nếp. Gạo tẻ đƣợc dùng để nấu cơm ăn hàng ngày. Gạo nếp và các sản phẩm từ gạo nếp thƣờng đƣợc sử dụng vào các dịp lễ tết, cúng bái, ma chay, cƣới xin. Chúng luôn là những lễ vật không thể thiếu trong các nghi lễ tín ngƣỡng tôn giáo. Từ chất liệu của nếp, ngƣời Tày có thể chế biến đƣợc nhiều loại bánh, xôi... với những hƣơng vị, màu sắc độc đáo riêng mang bản sắc văn hóa ẩm thực của mình. Bản là đơn vị cƣ trú của ngƣời Tày. Bản trung bình thƣờng từ 20 đến 25 nhà, có bản lớn trên 100 nhà. Nhà cửa ngƣời Tày gồm ba loại: nhà sàn, nhà đất và nhà phòng thủ. Trong đó nhà sàn là loại phổ biến nhất. Nhà có cầu thang lên xuống, có sàn phơi. Tùy theo từng vùng mà sàn phơi đƣợc dựng ở phía trƣớc hay đầu hồi nhà, nhƣng đều gắn với cửa chính. Nhà sàn của ngƣời Tày là loại nhà tổng hợp. Mỗi công trình gồm ba mặt bằng chồng lên nhau: mặt bằng trên cùng là gác xép, rồi đến sàn chính và dƣới cùng là nền đất. Mỗi
  • 28. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 21 mặt bằng đều đảm nhận một chức năng nhất định: gác xép là nơi để thóc lúa, hòm xiểng; sàn chính là nơi ngƣời ở, có chỗ ngủ, bàn thờ tổ tiên, nơi tiếp khác, bếp nấu ăn, cối giã gạo …Gầm sàn là chuồng gia súc, là nơi để nông cụ. Bộ y phục truyền thống của ngƣời Tày làm từ vải sợi bông tự dệt, nhuộm chàm. Phụ nữ mặc váy hoặc quần, có áo cánh ngắn ở bên trong và áo dài bên ngoài, có thắt lƣng bằng những tấm vải chàm hay đũi dài khoảng hai sải tay làm tăng thêm vẻ duyên dáng nhất là đối với thanh nữ. Nam mặc áo năm thân, quần lá tọa. Với ngƣời Tày, áo là nơi chứa đựng linh hồn sống của con ngƣời và đƣợc ngƣời Tày gọi là slửa khoăn (áo linh hồn). Mỗi khi đau ốm, áo ngƣời ốm thƣờng đƣợc đem đi để cúng hoặc bói. Đời sống tinh thầ n củ a ngƣờ i Tà y rấ t phong phú và đa dạ ng . Về tín ngƣỡ ng, quan niệ m “vạ n vậ t hƣ̃ u linh” đã chi phố i toà n bộ tín ngƣỡ ng củ a ngƣờ i Tà y. Chính vì vậy họ không theo tôn giáo nào mà chỉ chịu ảnh hƣởng một số tƣ tƣởng củ a Phậ t giá o , Đạ o giá o, Khổ ng giá o. Ngƣời Tày chủ yếu thờ cúng tổ tiên. Ngoài ra, trong phạm vi thôn bản , họ còn thờ cúng thổ công , vua bếp, thổ địa, bà Mụ, thờ các vị thánh trong vùng , thờ nhƣ̃ ng ngƣờ i có công vớ i địa phƣơng . Hệ thống thần trong quan niệm của ngƣời Tày có đủ mặt các vị từ Ngọc Hoàng, Nam Tào, Thần Sông...cho tới các loại ma quỷ ở địa phƣơng. Hàng năm, ngƣời Tày tổ chức cúng vào mùa xuân, những dịp này thƣờng gọi là hội lồng thồng (xuống đồng), hội hai (hội trăng), óc pò (ra núi)... Lễ vật dùng để cúng là các sản phẩm của nông nghiệp nhƣ: xôi (làm bằng thứ gạo ngon nhất, trắng nhất), các thứ bánh ngon, gà thiến, lợn quay và các thứ ngon khác. Ngƣời Tày tổ chức các lễ hội trên để cầu mong mùa màng tƣơi tốt, bội thu. Với hệ thống tín ngƣỡng nhƣ vậy đã sản sinh ra đủ các loại bói toán, cầu cúng vừa phức tạp vừa tốn kém. Khi Tam giáo (Đạo giáo, Khổng giáo, Phật giáo) thâm nhập ngày càng sâu vào xã hội Tày, hàng ngũ ngƣời làm
  • 29. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 22 nghề cúng bái, mê tín dị đoan ngày càng đông. Tuy nhiên, trong hầu hết quan niệm của ngƣời Tày, tƣ tƣởng của ba tôn giáo không có sự phân biệt rõ ràng. Có thể luôn tìm thấy trong các quan niệm, tập tục, lễ nghi của ngƣời Tày có hàng loạt các yếu tố Tam giáo. Đặc biệt tục lệ cƣới xin, ma chay thƣờng tổ chức linh đình, khá tốn kém. Dân tộc Tà y có một kho tàng văn học dân gian khá phong phú, gồm nhiều thể loại nhƣ: thần thoại, cổ tích, truyện thơ, truyện cƣời, ca dao, tục ngữ, thành ngữ. Đặc biệt, ngƣời Tày có nhiều làn điệu dân ca nhƣ lƣợn, phong slƣ, phuối pác, puối rọi...,trong đó lƣợn là điệu dân ca phong phú nhất, gồm các điệu lƣợn khác nhau nhƣ: lượn slương, lượn then, nàng hai, nàng ới, lượn cọi... Ngƣời Tày thƣờng lƣợn trong hội lồng thồng/ lồng tồng (xuống đồng), đám cƣới, mừng nhà mới hay khi có khách đến bản. Ngoài ra, trong vốn văn hóa dân gian của ngƣời Tày còn có các điệu hát then, ca cúng, những bài văn than... Tóm lại, ngƣời Tày là một trong những dân tộc có một quá trình phát triển lâu dài trong tiến trình lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc Việt Nam. Họ đã hun đúc, xây dựng nên nền văn hóa truyền thống mang đặc trƣng tộc ngƣời sâu sắc. Văn hóa truyền thống của ngƣời Tày đã, đóng góp tích cực vào bản sắc văn hóa chung của cả dân tộc, làm cho văn hóa Việt Nam thêm đa dạng, hoàn thiện trƣớc sự ảnh hƣởng của văn hóa bên ngoài. Vài nét về văn hóa của người Tày huyện Trùng Khánh Trùng Khánh là một huyện nằm ở phía đông bắc tỉnh Cao Bằng, trung tâm huyện lỵ cách trung tâm tỉnh lỵ 62km và có đƣờng biên giới tiếp giáp với Trung Quốc trên 62km. Huyện có số dân là 51.655 ngƣời gồm các dân tộc Tày, Nùng, Kinh. Trong đó, ngƣời Tày chiếm đa số với 67%, Nùng, Kinh chiếm 32 %. Ngƣời Tày phân bố dân cƣ ở 272 xóm (bản). Phong tục tập quán giữa các bản là đồng nhất, không có sự khác biệt.
  • 30. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 23 Cũng giống nhƣ cƣ dân Tày ở các vùng khác, ngƣời Tày ở Trùng Khánh cũng là những cƣ dân nông nghiệp. Họ có kinh nghiệm trồng lúa nƣớc lâu đời. Ngoài lúa nƣớc, đồng bào con trồng lúa nƣơng, ngô, khoai, sắn,...và phát triển nghề chăn nuôi. Văn hóa Trùng Khánh đã có từ xa xƣa cùng với sự phát triển của tộc ngƣời, đến nay cơ bản vẫn giữ đƣợc bản sắc văn hóa dân tộc địa phƣơng. 1.3.2. Vài nét về tiếng Tày ở Việt Nam2 1.3.2.1. Đặc điểm loại hình Xét về đặc điểm loại hình, tiếng Tày thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập. Những đặc trƣng đơn lập ở tiếng Tày đƣợc thể hiện cụ thể nhƣ sau: Về phƣơng diện ngữ âm, trong tiếng Tày, âm tiết có tính tổ chức chặt chẽ và có vị trí quan trong trong hệ thống ngôn ngữ. Âm tiết gồm một số lƣợng nhất định thành tố; các thành tố kết hợp với nhau theo qui tắc nhất định; số lƣợng âm tiết trong mỗi ngôn ngữ là con số hữu hạn. Âm tiết thƣờng là vỏ của hình vị, trong nhiều trƣờng hợp, là vỏ của từ. Căn cứ vào đặc điểm về cấu trúc và chức năng của âm tiết có thể phân các ngôn ngữ ở Việt Nam thành những ngôn ngữ âm tiết tính triệt để (monosyllabic) và ngôn ngữ cận âm tiết tính (sesquisyllabic). Về phƣơng diện loại hình, các ngôn ngữ âm tiết tính thƣờng đƣợc coi là những ngôn ngữ thuộc tiểu loại hình trung (đại diện là tiếng Việt). Các ngôn ngữ âm tiết tính triệt để nhƣ các ngôn ngữ thuộc họ Tai - Ka Đai, Hmông - Miền, Miến Điện - Lô Lô, Việt - Mƣờng (trừ tiếng A rem) là những ngôn ngữ có thanh điệu. Trong tất cả các ngôn ngữ này, có thể phục nguyên hệ thống thanh điệu cổ với các phạm trù thanh điệu *A, *B, *C ở âm tiết kết thúc vang, và thanh *D ở âm tiết kết thúc vô thanh. Ở các ngôn ngữ này có mối quan hệ chặt chẽ giữa các loại âm đầu và thanh điệu. Các thanh 2 Hiện nay, vấn đề tiếng Tày và tiếng Nùng là một hay hai ngôn ngữ đang đƣợc thảo luận, song điều này không đƣợc chúng tôi bàn tới. Tuy nhiên, có điều rằng, chúng tôi vẫn sử dụng các kết quả nghiên cứu khi ngƣời ta quan niệm tiếng nói của ngƣời Tày và ngƣời Nùng là một ngôn ngữ.
  • 31. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 24 vừa đối lập theo các tiêu chí cao độ (pitch), vừa theo chất thanh (voice quality) hay còn gọi là kiểu tạo âm (phonation type) nhƣ: chất giọng thở (breathy voice), chất giọng kẹt thanh đới (creaky voice), hay hiện tƣợng thanh môn hoá (glottalisation)... Sự hình thành và phát triển thanh điệu trong các ngôn ngữ này là kết quả của quá trình mất âm cuối *s,*h, quá trình nhân đôi, nhân ba thanh điệu. Tiếng Tày cũng thƣờng đƣợc các nhà nghiên cứu coi là thuộc tiểu loại hình trung này. Từ trong tiếng Tày không có hiện tƣợng biến đổi hình thái. Đặc điểm không biến đổi hình thái của từ tiếng Tày đƣợc thể hiện ở chỗ trong thành phần cấu tạo của từ tiếng Tày không có các yếu tố hình thái (biến tố) chuyên dùng để biểu thị các ý nghĩa và chức năng ngữ pháp. Khi hoạt động các chức năng ngữ pháp khác nhau trong câu, từ tiếng Tày vẫn giữ nguyên hình thức ngữ âm của mình. Ví dụ: - Vằn ngòa te mà rƣờn khỏi liêu. (Hôm qua nó đến nhà tôi chơi) - Vằn ngòa khỏi pây rƣờn te liêu. (Hôm qua tôi đến nhà nó chơi) Ở hai phát ngôn (câu) trên, chúng ta thấy te (nó) và khỏi (tôi) có những chức năng ngữ pháp khác nhau (chủ ngữ, định ngữ). Tuy đảm nhận các nhiệm vụ ngữ pháp khác nhau và nằm ở vị trí khác nhau, dạng thức te và khỏi vẫn giữ nguyên hình thức ngữ âm khi tham gia cấu tạo lời nói. Các ý nghĩa ngữ pháp, quan hệ ngữ pháp trong ngôn ngữ này đƣợc biểu thị chủ yếu bằng trật tự từ và hƣ từ. Ví dụ, ngƣời Tày khi nói đến từ bút (bút), chúng ta rất khó xác định đây là từ chỉ số ít hay số nhiều. Muốn phân biệt đƣợc điều đó ngƣời ta phải sử dụng hƣ từ nằm bên ngoài từ bút để thể hiện. Chẳng hạn, mạc bút ((một) quản bút), bại mạc bút (những quản bút). Ở tiếng Anh, tự bản thân từ pen (bút) đã cho chúng ta thấy đây là từ chỉ số ít. Hay muốn thể hiện quan hệ ngữ pháp, tiếng Tày dùng trật tự từ. So sánh: tu
  • 32. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 25 lăng (cửa sau) và lăng tu (sau cửa). Ở đây do vị trí của từ tu (cửa) thay đổi, ý nghĩa của nó cũng khác đi. Với những đặc điểm cơ bản trên, tiếng Tày đƣợc coi là một ngôn ngữ điển hình cho ngôn ngữ đơn lập. 1.3.2.2. Đặc điểm ngữ âm và phương ngữ Tày a. Đặc điểm ngữ âm Xét về phƣơng diện ngữ âm, tiếng Tày có những đặc điểm sau: * Hệ thống thanh điệu: Tiếng Tày gồm có sáu thanh (thanh bằng, thanh huyền, thanh sắc, thanh hỏi, thanh nặng, thanh lửng). Trong sáu thanh điệu của tiếng Tày, thanh lửng là đáng chú ý nhất. Đây là hiện tƣợng đặc thù. Thanh lửng thấp hơn thanh huyền. Nó bắt đầu từ cao độ thấp, truyền điệu bằng phẳng từ đầu đến cuối, kết thúc ở cao độ thấp. Thanh này tồn tại ở rất nhiều địa phƣơng tiếng Tày. Ở những vùng không có thanh lửng, những âm tiết mang thanh lửng thƣờng đƣợc thay bằng những âm tiết mang thanh hỏi. Các thanh còn lại nói chung có độ cao và tính chất gần nhƣ những thanh của tiếng Việt. Trong tiếng Tày không có thanh ngã. Sách báo Tày hiện nay đều dùng thanh nặng để ghi những từ mƣợn tiếng Việt có thanh ngã. Ví dụ: Xạ hội chủ ngịa (xã hội chủ nghĩa) Do thói quen phát âm tiếng mẹ đẻ, học sinh Tày khi dùng tiếng Kinh dễ sai sót nhƣ: thanh ngã đọc lẫn thành thanh nặng hoặc thanh sắc *Hệ thống âm đầu Âm đầu trong tiếng Tày do phụ âm đảm nhiệm. Trong tiếng Tày thƣờng có từ 20 - 21 phụ âm có chức năng âm đầu (tùy theo từng vùng)3 . Các 3 Theo Nguyễn Văn Lợi và Hoàng Văn Ma, trong tiếng Tày vùng Cao Bằng hiện đang tồn tại một vài phụ âm tắc, hữu thanh, thở (breathy voiced stoped consonant) là /b/, /d/. Các phụ âm này đã từng đƣợc A.G. Haudricourt nhắc đến (mà ông gọi là phụ âm tắc, hữu thanh) trong một công trình năm …..
  • 33. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 26 phụ âm ở vị trí âm đầu đó là: p t k  p t c k b d f  s h v l z m n   So với tiếng Việt, tiếng Tày còn bảo lƣu âm đầu /p/ nhƣng không có âm quặt lƣỡi / / , không có âm gốc lƣỡi //. Vì trong tiếng Tày không có phụ âm // nên học sinh Tày khi đọc tiếng Kinh gặp phụ âm này dễ đọc sai thành // hoặc /k/. Tiếng Tày vẫn giữ nguyên vẹn dãy các phụ âm tắc bật hơi /p, t, k/, trong khi đó Tiếng Việt chỉ còn lại /t/. Trong cách phát âm, có ba phụ âm trong tiếng Tày cần đƣợc chú ý. Đó là: f /f/, ph /p/, sl /t/. Khi phát âm f /f/, môi dƣới chạm răng trên, hơi cọ xát mà ra, giống nhƣ phát âm ph /f/ trong tiếng Việt. Ví dụ: fằn (giống), foong slƣ (điệu phong sli)... Khi phát âm sl /sl/, tì lƣỡi lên gần hàm ếch nhƣ chuẩn bị phát âm s trong tiếng Việt miền Trung và Nam, sau đó cho hơi đi ra hai bên mép một cách liên tục. *Hệ thống âm đệm: Trong tiếng Tày có 2 bán nguyên âm /w/ và /j/ ở vị trí âm đệm4 . Hai âm đệm này có khả năng kết hợp rộng rãi với các phụ âm có chức năng âm đầu, và với các nguyên âm có chức năng âm chính. *Hệ thống âm cuối Trong tiếng Tày có 9 âm cuối, gồm 6 phụ âm, và 3 bán nguyên âm là: 4 Riêng bán nguyên âm /j/ đi sau các phụ âm môi, vì vậy có những ý kiến đề nghị nên coi /j/ là một yếu tố ngạc hóa (mềm hóa) của các phụ âm môi. Song theo các tác giả “Ngữ pháp tiếng Tày – Nùng” (1971) của Viện Ngôn ngữ học thì nên coi /j/ là một bán nguyên âm có chức năng âm đệm thì hợp lí hơn.
  • 34. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 27 p t k m n  w j  * Âm chính: Trong tiếng Tày có 9 nguyên âm đơn: /i/, /e/, //, //, //, /a/, /u/, /o/, // và hai nguyên âm đơn ngắn /ă/ và // có khả năng giữ vai trò âm chính trong âm tiết. Các nguyên âm đó đƣợc sắp xếp nhƣ sau: i  u e o     a ă b) Vấn đề phƣơng ngữ Tày Tiếng Tày đã có một lịch sử lâu đời. Hàng nghìn năm nay, bên cạnh việc sử dụng tiếng phổ thông và có khi sử dụng bằng một vài thứ tiếng gần gũi với các dân tộc khác, đồng bào Tày vẫn gìn giữ và phát triển cho tiếng Tày ngày càng giàu đẹp.Ví dụ: dùng từ khao (trắng) để miêu tả màu sắc, nhƣng tùy theo mức độ trắng của sự vật, hiện tƣợng mà ngƣời ta thêm các yếu tố phụ khác nhau nhƣ: khao bjỏi (trắng ngần), khao búp (trắng trẻo), khao fầu (trắng bạc phơ), khao kheo (trắng xanh), khao mjạn (trắng hếu), khao ón (trắng nõn, trắng trẻo), khao phắc (trắng tinh)… Sức sống mãnh liệt của tiếng Tày là do những phẩm chất ngôn ngữ của nó mang lại. Song tiếng Tày ở các địa phƣơng cũng còn có những sự khác biệt. Sự khác biệt có khi thuộc về ngữ âm, có khi thuộc về từ vựng, nhƣng chủ yếu là thuộc về ngữ âm. Mặc dầu vậy, cả về mặt ngữ âm, sự gần gũi đi đến thống nhất là căn bản. Về việc phân loại tiếng Tày theo vùng và chọn khu vực chuẩn đến nay
  • 35. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 28 có ít nhất hai quan niệm: Quan niệm thứ nhất: Dựa trên Tài liệu điều tra của Ban xây dựng chữ viết Tày - Nùng năm 1957- 1960, những ngƣời biên soạn cuốn Ngữ pháp Tày-Nùng phân chia tiếng Tày thành ba vùng. Vùng thứ nhất bao gồm phần lớn các huyện ở những tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, một phần nhỏ ở các tỉnh Hà Giang, Thái Nguyên (cũ) và toàn bộ Bắc Kạn (cũ) .Vùng này phía đông bắc bắt đầu từ huyện Lục Bình (Lạng Sơn) tới phía tây là huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang); phía bắc từ huyện Hà Quảng (Cao Bằng) tới phía nam là huyện Võ Nhai (Bắc Thái). Vùng thứ hai gồm các huyện còn lại ở Cao Bằng và Hà Giang, nhƣ: Bảo lạc, Đồng Văn, Hoàng Su Phì. Vùng thứ ba bao gồm hầu hết vùng Tày ở tỉnh Thái Nguyên, và một số huyện thuộc hai tỉnh Lạng Sơn và Tuyên Quang, nhƣ: Sơn Dƣơng, Bằng Mạc, Ôn Châu, Hữu Lũng. Tuy nhiên, gần đây, ngƣời ta cho rằng có thể chia tiếng Tày thành 5 vùng tiếng nói: vùng Tây, vùng Nam, vùng Đông Bắc của Việt Bắc, vùng trung tâm, và vùng cực Tây Bắc. Giữa các vùng tiếng nói này có những khác biệt nhất định về ngữ âm và từ vựng. 1.3.2.3. Đặc điểm về vốn từ Xét về nguồn gốc và quá trình xây dựng tiếng Tày thì kho từ vựng tiếng Tày gồm hai bộ phận. Bộ phận thứ nhất là từ gốc Thái - Kađai, mà trực tiếp là các từ gốc của tiểu nhánh Thái trung tâm, và vốn từ của riêng dân tộc Tày. Đây là khái niệm mà mọi ngôn ngữ đều có trong các ngôn ngữ, lớp từ cơ bản nhất chỉ các sự vật, hiện tƣợng gần gũi nhất trong cuộc sống và đƣợc sử dụng nhiều nhất trong đời sống hàng ngày của nhân dân. Đó là những từ chỉ hiện tƣợng tự nhiên, cây cối, con vật, thời gian, không gian, quan hệ thân
  • 36. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 29 tộc,…và những từ chỉ hoạt động, thạng thái tinh thần của con ngƣời. Bộ phận thứ hai là từ mƣợn các dân tộc khác. Ở phƣơng diện này, tiếng Tày có những biểu hiện qua những đặc điểm sau đây: do điều kiện cƣ trú liền kề, do nhu cầu lịch sử - xã hội, suốt mấy trăm năm Nhà nƣớc phong kiến chủ trƣơng học chữ Hán để phát triển dân trí, tiếng Tày đã mƣợn một bộ phận từ Hán khá quan trọng. Ví dụ: tảo lị (đạo lí), cang (cái chum), fằn thèo (phở)… Tuy nhiên, có một số từ ngày nay ngƣời ta khó xác định đƣợc là từ Tày mƣợn tiếng Hán hay từ Hán mƣợn tiếng Tày hoặc cùng một gốc chung (Hán - Thái). Ví dụ: pây tàng (tàng – đƣờng), pây lỏ (lỏ - lộ)… Khi so sánh vốn từ tiếng Tày với các ngôn ngữ có tiếp xúc trong khu vực Đông Nam Á, rõ ràng ở tiếng Tày có những từ chung gốc với các ngôn ngữ Nam Đảo, Nam Á, Hán Tạng, Mông Dao… Đây là kết quả của quá trình tiếp xúc ngôn ngữ - văn hóa giữa các tộc ngƣời trong khu vực. Nếu nghiên cứu sâu về từ vựng, ngƣời ta có thể chỉ ra các lớp từ có nguồn gốc khác nhau trong tiếng Tày. Mặt khác, hai dân tộc Kinh và Tày đã có hàng trăm năm giao lƣu văn hóa, hơn nữa sự hòa nhập nhân chủng khiến cho tiếng Việt ngày càng có ảnh hƣởng sâu sắc vào tiếng Tày. Tiếng Tày đã mƣợn rất nhiều từ trong vốn từ vựng của tiếng Việt. Các từ tiếng Tày mƣợn tiếngViệt có thể chia làm hai loại: những từ gốc thuần Việt và những từ Việt gốc nƣớc ngoài. Từ mƣợn gốc thuần Việt thƣờng là những hƣ từ, các từ chỉ các quan hệ ngữ pháp trong câu, kiểu nhƣ: đạ (đã), sẹ (sẽ), nhựng (những)… Ngoài ra còn có một số từ thƣờng dùng khác nhƣ: bực (bực tức), khỏa (cái khóa), hòm (cái hòm)… Từ mƣợn Việt gốc tiếng nƣớc ngoài thƣờng là những từ thuộc các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, kỹ thuật…mà gốc của những từ này phần lớn lại mƣợn của tiếng Hán. Ví dụ: Xạ hội chủ ngịa (Xã hội chủ nghĩa), năng suất,
  • 37. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 30 sinh vật… Ngày nay, trong xu thế hội nhập quốc tế và sự phát triển của khoa học kĩ thuật, vốn từ tiếng Tày có nguồn gốc Việt sẽ không ngừng tăng lên. Hầu hết các từ Tày mƣợn của tiếng Việt đều giữ nguyên hình thức ngữ âm vốn có trong tiếng Việt, có khi giữ nguyên cả những âm không có trong hệ thống âm vị tiếng Tày. Ví dụ trƣờng hợp giữ nguyên âm [g] tiếng Việt trong từ rƣờn ga (nhà ga). 1.3.2.4. Đặc điểm ngữ pháp Tiếng Tày có một đơn vị đƣợc gọi là tiểng (đơn vị này giống với đơn vị tiếng hay tiếng một trong tiếng Việt). Đây là đơn vị có nghĩa, có vỏ ngữ âm trùng với âm tiết, có thể đƣợc dùng nhƣ một từ và cũng có thể đƣợc dùng nhƣ một hình vị. Ví dụ, đơn vị ngữ âm khẩu (lúa, thóc, gạo,cơm) trong tiếng Tày là một âm tiết, vừa là một từ, vừa là một hình vị - một thành tố cấu tạo trong từ khẩu nua (lúa nếp, thóc nếp, gạo nếp, cơm nếp). Đơn vị cấu tạo từ tiếng Tày là hình vị. Đây là đơn vị có nghĩa nhỏ nhất. Đơn vị này không thể chia thành đơn vị có nghĩa nhỏ hơn. Ví dụ: chả (mạ), khẩu chăm (gạo tẻ, lúa tẻ)... Cũng giống nhƣ nhiều ngôn ngữ trong khu vực thuộc loại hình đơn lập, phƣơng thức ghép, láy là các phƣơng thức cấu tạo từ chủ yếu của các ngôn ngữ Thái - Kađai, và cũng trong tiếng Tày. Trật tự từ và hƣ từ là những phƣơng thức chính để biểu hiện các ý nghĩa ngữ pháp. Thành phần câu trong tiếng Tày có trật tự: SVO, tức là: Chủ ngữ (S)- Vị ngữ (V)-Bổ ngữ (O). Những đặc điểm trên của tiếng Tày ở Việt Nam là kết quả của các quá trình biến đổi. Một số quá trình biến đổi đó tác động đến các ngôn ngữ ở Việt Nam là:
  • 38. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 31 1) Quá trình đơn tiết hoá: từ loại hình đa tiết (Proto Nam Đảo) - đến loại hình cận đơn tiết (Nam Á) - đơn tiết triệt để (Việt - Mƣờng, Hmông - Miền, Tai - Ka Đai, Hán..) 2) Quá trình hình thành và phát triển hệ thống thanh điệu: từ loại hình ngôn ngữ không có thanh điệu đến loại hình ngôn ngữ thanh điệu (mà trong đó có tiếng Tày) 3) Quá trình thay đổi hệ hình thái học kiếu chắp dính (tiền tố, trung tố) (ví dụ, ngôn ngữ Proto Nam Đảo, Proto Nam Á) bằng hệ hình thái loại hình đơn lập (ví dụ, các ngôn ngữ Việt - Mƣờng hiện đại). 1.3.2.5. Đặc điểm về xã hội - ngôn ngữ học Từ lâu, tiếng Việt đã đƣợc các dân tộc thiểu số anh em tự nguyện coi là ngôn ngữ chung, là phương tiện giao tiếp giữa các dân tộc, và đến nay, tiếng Việt thực sự đã đi vào đời sống các dân tộc. Ở đa số các vùng, năng lực song ngữ Tày - Việt của ngƣời Tày khá tốt, đồng bào Tày có trình độ tiếng Việt khá thành thạo: thí dụ, ở huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn, 87% ngƣời Tày- Nùng sử dụng thông thạo tiếng Việt (trong đó có 19 % sử dụng tiếng Việt thông thạo hơn tiếng mẹ đẻ). Tuy nhiên, cũng có một cảnh báo rằng, hiện nay, nhiều thanh niên Tày không biết sử dụng tiếng mẹ đẻ. 1.3.2.6. Chữ viết a) Chữ Nôm Tày Ngƣời Tày có hai loại chữ viết: chữ Nôm Tày (ra đời vào khoảng thế kỷ thứ XV) và chữ viết tự dạng Latinh [xem 33; 194-195]. Trƣớc đây dân tộc Tày đã có chữ viết cổ truyền, đó là chữ Nôm Tày. Có học giả cho rằng chữ này đã xuất hiện thế kỷ thứ II sau công nguyên (thời thái thú Sĩ Nhiếp). Dù sao đây cũng chỉ là giả thuyết, chƣa có bằng chứng xác thực. Qua các văn bản đƣợc ghi chép bằng chữ Nôm Tày thì chắc chắn, loại chữ này đƣợc hoàn
  • 39. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 32 chỉnh và đƣợc sử dụng rộng rãi vào thời phiên triều Mạc cố thủ tại Cao Bằng non một thế kỷ. Loại chữ này không đƣợc phổ biến trong ngƣời Tày và chỉ đƣợc một số ít ngƣời sử dụng. Cũng giống nhƣ chữ Nôm Việt, về cơ bản chữ Nôm Tày đã sử dụng các bộ chữ của tiếng Hán với những thay đổi nhất định để ghi âm tiếng Tày. Chữ viết Nôm Tày của ngƣời Tày thƣờng đƣợc dùng để ghi chép truyện thơ, bài hát, bài cúng... b) Chữ viết La tinh Tày (Tày - Nùng) đã xuất hiện từ thời kì kháng chiến chống Pháp và đã đƣợc dùng trong cuộc vận động nhân dân Tày tham gia kháng chiến, giành độc lập. Song đến năm 1961, phƣơng án chữ viết Tày Nùng mới đƣợc thông qua. Từ đó, chữ viết Tày Nùng đƣợc sử dụng và phát triển mạnh vào những năm sáu mƣơi của thế kỉ XX. Phong trào học, sử dụng tiếng nói, chữ viết Tày Nùng phát triển rầm rộ ở Khu tự trị Việt Bắc. Đây là thời kì phát triển nhất của chữ Tày - Nùng. Đã có Tạp chí văn nghệ bằng chữ Tày - Nùng, học sinh phổ thông đƣợc học chữ Tày - Nùng, báo chí bằng chữ Tày- Nùng… Chữ Tày-Nùng cũng đƣợc ban hành gần nhƣ đồng thời với chữ Hmông - năm 1961. Chữ Tày - Nùng lấy tiếng Tày vùng Thạch An (Cao Bằng) làm phƣơng ngữ cơ sở. Chữ viết này phản ánh tƣơng đối chính xác các đặc điểm ngữ âm tiếng Tày vùng giữa gồm các khu vực nhƣ Thạch An, Tràng Định, Bạch Thông.... Chữ Tày - Nùng khá gần chữ quốc ngữ, và thậm chí lặp lại nhiều bất hợp lí của chữ Quốc ngữ. Chữ Tày - Nùng có nhƣợc điểm lớn nhất là không phản ánh đƣợc thực tế đa dạng về phƣơng ngữ Tày (tiếng Tày Bắc nhƣ vùng Hoà An, Trùng Kháng, Cao Bằng), cũng nhƣ sự đa dạng của các thổ ngữ, phƣơng ngữ Nùng. Đặc biệt, bộ chữ viết này không đƣợc những đại diện các nhóm Nùng thừa nhận là chữ viết của mình. Sau khi đƣợc ban hành, chữ Tày-Nùng đã phát huy đƣợc chức năng của mình trong một số lĩnh vực của đời sống-xã hội. Trong giáo dục, chữ Tày- Nùng đƣợc giảng dạy từ năm học 1962 - 1963 với hàng ngàn học sinh và
  • 40. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 33 hàng trăm lớp. Vào những năm phong trào học chữ Tày-Nùng lên cao (nhƣ các năm 1967-1968), có tới hơn 1.000 lớp học, với 37.240 học sinh cấp 1 và 25.000 học sinh vỡ lòng học chữ Tày-Nùng. Tuy nhiên, phong trào giảm dần, đến năm 1970, việc dạy, học chữ Tày- Nùng còn duy trì ở một số trƣờng nhƣ Cẩm Giàng (Thái Nguyên), Nguyễn Tri Phƣơng (Lạng Sơn). Năm 1978 việc dạy chữ Tày trong trƣờng phổ thông cho học sinh dân tộc này cũng chấm dứt. Trong lĩnh vực văn hoá văn nghệ, tình trạng cũng nhƣ vậy. Thời kì đầu, chữ Tày-Nùng đƣợc dùng trong sáng tác văn học, in ấn trên các báo văn học, nghệ thuật của địa phƣơng nhƣ : Tiếng lƣợn Pắc Pó của Cao Bằng, Văn nghệ Lạng Sơn của Lạng Sơn...Vào cuối những năm 70, phong trào lắng dần. Hiện đang tồn tại một vấn đề cần giải quyết là quan hệ giữa Tày và Nùng về dân tộc, ngôn ngữ và chữ viết. Trƣớc năm 1979, về dân tộc, Tày và Nùng đƣợc xem nhƣ các bộ phận khác nhau của một dân tộc, về ngôn ngữ, là các biến thể khác nhau của một ngôn ngữ - ngôn ngữ Tày-Nùng. Chữ viết Tày-Nùng là của cả nhóm Tày và nhóm Nùng. Từ năm 1979, ngƣời Nùng tách ra nhƣ một dân tộc độc lập. Trong thực tế, tiếng Tày có một số đặc điểm ngữ âm và từ vựng khác với một số ngành Nùng. Và ngay cả các ngành Nùng cũng không có một thứ tiếng Nùng thống nhất. Tiếng Nùng Cháo gần với tiếng Tày vùng giữa (Tràng Định, Thạch An...) hơn là tiếng một số ngành Nùng nhƣ Nùng Dín, Nùng An. Trƣớc những năm 1970, chữ Tày-Nùng chủ yếu đƣợc giảng dạy ở vùng đồng bào Tày. Sau đó, vai trò và vị trí, chức năng xã hội của chữ Tày-Nùng mất dần trong xã hội ngƣời Tày-Nùng. Có thể có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. 1.4. NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA 1.4.1. Khái niệm văn hóa Khái niệm văn hóa xuất hiện rất sớm ở phƣơng Đông cũng nhƣ ở
  • 41. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 34 phƣơng Tây. Trong thời kỳ cổ đại Trung Quốc, văn hóa đƣợc hiểu là cách thức hành xã hội của tầng lớp thống trị dùng “văn hóa” và “giáo hóa”, dùng cái hay, cái đẹp để cảm hóa con ngƣời. Ở phƣơng Tây, văn hóa bắt nguồn từ chữ Latinh: cultus, có nghĩa là trồng trọt, tạo ra những sản phẩm phục vụ cho con ngƣời. Về sau khái niệm văn hóa phát triển ngày càng phong phú. Tùy cách tiếp cận khác nhau, tùy cách hiểu khác nhau mà ngƣời nghiên cứu hình thành các khái niệm khác nhau về văn hóa. Hiện nay, các định nghĩa về văn hóa đã vƣợt quá con số 500 định nghĩa (xem [55, 29]) Theo Từ điển Tiếng Việt, văn hóa là: 1. Tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Kho tàng văn hóa dân tộc. Văn hóa phương Đông. Nền văn hóa cổ. 2. Những hoạt động của con ngƣời nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần (nói tổng quát). Phát triển văn hóa. Công tác văn hóa. 3. Tri thức, kiến thức khoa học (nói khái quát). Học văn hóa, trình độ văn hóa. 4. Trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh. Sống có văn hóa, ăn nói có văn hóa. 5. (chm.). Nền văn hóa của một thời kỳ lịch sử cổ xƣa,đƣợc xác định trên cơ sở của một tổng thể những di vật tìm thấy đƣợc có những đặc điểm giống nhau. Văn hóa rìu hai vai. Văn hóa gốm màu. Văn hóa Đông Sơn. [58, 1100]. Chúng tôi sử dụng khái niệm văn hóa với nghĩa thứ nhất. theo cách hiểu nghĩa thuộc nhóm thứ nhất này, hiện tƣợng đƣợc gọi là văn hóa bao gồm tất cả những sản phẩm vật chất (văn hóa vật chất) và những sản phẩm tinh thần (văn hóa tinh thần) do con ngƣời sáng tạo ra trong quá khứ, hiện tại và mang tính giá trị. Văn hóa vật chất có thể đƣợc hiểu là toàn bộ cơ sở vật chất đƣợc sử dụng trong cuộc sống, đƣợc xem nhƣ là một nhu cầu của cuộc sống do chính con ngƣời tạo ra. Văn hóa tinh thần là sản xuất, phân phối và tiêu dùng các giá trị tinh thần (xem [55; 35]). Tính giá trị của văn hóa đƣợc hiểu là
  • 42. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 35 những sản phẩm do con ngƣời sáng tạo ra phải là cái có ích cho con ngƣời, còn những sản phẩm cũng do con ngƣời sáng tạo ra nhƣng không mang tính giá trị thì không phải là văn hóa. Với việc xác định nội dung khái niệm văn hóa nhƣ trên, chúng tôi sử dụng để nghiên cứu một nét văn hóa của ngƣời Tày thông qua hệ thống từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo. 1.4.2. Quan hệ ngôn ngữ và văn hóa Nhƣ phần 1.4.1 chúng tôi đã trình bày, văn hóa bao gồm tất cả những sản phẩm vật chất (văn hóa vật chất) và những sản phẩm tinh thần (văn hóa tinh thần). Văn hóa tinh thần có nhiều biểu hiện, trong đó có ngôn ngữ. Khi nghiên cứu mối quan hệ giữ ngôn ngữ và văn hóa, các nhà khoa học đều thừa nhận rằng giữa ngôn ngữ và văn hóa có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau. Chúng phát triển trong sự tác động qua lại lẫn nhau. Ngôn ngữ gần nhƣ là cơ sở, là nền tảng của văn hóa. Văn hóa dân tộc không tồn tại ngoài ngôn ngữ (x. [55]; [10]). Ngôn ngữ là một thành tố quan trọng nhất của văn hóa. Nhƣng ngôn ngữ lại cũng là thành tố độc lập với văn hóa. Lê Văn Chiến đã nhận xét nhƣ sau: “Ngôn ngữ, nói chính xác, là một hiện tƣợng văn hóa, nằm trong văn hóa. Văn hóa có ngoại diên lớn, trong khi đó ngôn ngữ có ngoại diên hẹp hơn, nhƣng có những đặc tính nội hàm rộng lớn hơn. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa là mối quan hệ bao nhau. Giữa chúng có những chỗ khác nhau, giao nhau và giống nhau” [10, 51]. Ngôn ngữ thuộc phạm trù văn hóa, là một hiện tƣợng văn hóa nên tất cả những gì là đặc tính, thuộc tính của văn hóa cũng đều tƣơng tự nhƣ đặc tính, thuộc tính của ngôn ngữ và ẩn chứa trong ngôn ngữ. Ngôn ngữ là hiện tƣợng văn hóa đặc thù. Bởi vì, ngôn ngữ là sản phẩm
  • 43. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 36 của văn hóa nhƣng lại là phƣơng tiện tất yếu và là điều kiện cho sự nảy sinh, phát triển và hoạt động của các thành tố trong văn hóa; là chỗ bảo lƣu lâu dài và truyền đạt các truyền thống văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác; là công cụ thể hiện những thành tố đặc trƣng của văn hóa cộng đồng. Với chức năng là phƣơng tiện cơ bản và quan trọng nhất của việc giao tiếp giữa các thành viên trong cộng đồng, ngôn ngữ trong hoạt động hành chức luôn phải chịu sự chi phối của hàng loạt các quy tắc giao tiếp văn hóa cộng đồng. Tóm lại, ngôn ngữ là một hiện tƣợng của văn hóa, là sản phẩm của quá trình lao động sáng tạo của con ngƣời. Chúng tạo nên những giá trị không ai phủ nhận đƣợc. Qua ngôn ngữ, chúng ta nhận ra những nét văn hóa riêng của một dân tộc, trong đó có dân tộc Tày. 1.5. TIỂU KẾT 1.5.1. Khi nói tới các đơn vị cơ bản của ngữ pháp, ngƣời ta nói tới đơn vị đƣợc gọi hình vị. Hình vị là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ đƣợc sử dụng (trực tiếp hoặc gián tiếp) cấu tạo nên từ. Là đơn vị có kích thƣớc vật chất nhất định, có ý nghĩa nhất định, có cấu trúc nội tại tƣơng đối ổn định, vững chắc, không thể phân tách thành các đơn vị nhỏ hơn về nghĩa. Đơn vị này có chức năng cấu tạo nên các đơn vị lớn hơn nó, chủ yếu là dùng để cấu tạo nên từ... và có khả năng giải thích đƣợc cấu trúc ngữ pháp của đơn vị đó. Còn từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ, đƣợc vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để xây dựng nên câu. Nhƣ vậy, từ là đơn vị ngôn ngữ có tính hoàn chỉnh cả về ngữ âm và về ngữ nghĩa. Đặc điểm trên giúp ta phân biệt từ với các đơn vị khác: phân biệt với hình vị - yếu tố cấu tạo nên từ; phân biệt từ với cụm từ và câu (các đơn vị có nghĩa, nhƣng không "nhỏ nhất") - các đơn vị lớn hơn nó.
  • 44. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 37 1.5.2. Tiếng Tày là ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập, mang đầy đủ các đặc điểm của các ngôn ngữ thuộc tiểu loại hình trung nhƣ: ngôn ngữ có thanh điệu, từ không có hình thái, có hiện tƣợng đơn vị cấu tạo từ - hình vị trùng với âm tiết. Các ý nghĩa ngữ pháp và quan hệ ngữ pháp nằm ở ngoài từ và đƣợc biểu thị bằng phƣơng thức trật tự từ và hƣ từ.
  • 45. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 38 Chƣơng 2 ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ NGỮ NGHĨA TỪ NGỮ CHỈ LÚA GẠO VÀ SẢN PHẨM LÀM TỪ LÚA GẠO TRONG TIẾNG TÀY (CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT) 2.1. DẪN NHẬP Tiếng Tày, cũng nhƣ tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, âm tiết tính nên âm tiết là đơn vị hiện diện trong nhận thức của ngƣời Tày và ngƣời Việt. Một đặc điểm cơ bản của loại hình ngôn ngữ này là từ không biến đổi hình thái, từ chỉ tồn tại ở dạng thức duy nhất. Đặc điểm này khác hẳn với đặc điểm biến đổi hình thái của ngôn ngữ Ấn Âu. Các nhà ngôn ngữ học đại cƣơng đều thừa nhận rằng trong những ngôn ngữ nếu âm tiết là đơn vị hiện diện trong nhận thức của ngƣời sử dụng ngôn ngữ đó thì việc xác định ranh giới từ ngữ trở nên hết sức khó khăn. Một trong những biểu hiện của việc xác định ranh giới chính là ở chỗ ranh giới giữa từ ghép và ngữ rất khó xác định. Vì vậy, trong qúa trình xác định các đơn vị từ vựng trong tiếng Tày sẽ có trƣờng hợp không rõ ràng, chồng chéo nhau về ranh giới giữa từ ghép và ngữ. Để nhất quán trong việc phân loại từ ngữ xét về mặt cấu tạo và tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của các từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng Tày, chúng tôi lấy ngữ nghĩa làm tiêu chí hàng đầu để làm cơ sở xác định. Đây là cơ sở mà Đỗ Hữu Châu đã vận dụng để phân loại từ và tìm hiểu đặc điểm cấu tạo từ tiếng Việt trong [5], [7]. Việc nắm đƣợc đặc điểm cấu tạo từ ngữ tiếng Tày có vai trò rất quan trọng. Nó không những giúp ta hiểu đặc điểm cấu tạo về cú pháp, mà còn giúp ta hiểu đƣợc đặc điểm ngữ nghĩa của các từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm từ lúa gạo trong tiếng Tày, để từ đó có cơ sở hiểu đƣợc đặc điểm văn hóa của ngƣời Tày thông qua ngôn ngữ.
  • 46. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 39 2.2. CẤU TRÚC VÀ NGỮ NGHĨA TỪ NGỮ CHỈ LÚA GẠO TRONG TIẾNG TÀY 2.2.1. Tình hình tƣ liệu 2.2.1.1. Qua tƣ liệu điền dã kết hợp với tƣ liệu thống kê trong cuốn “ Từ điển Tày Nùng - Việt” [39], chúng tôi đã thu thập đƣợc 45 từ ngữ chỉ lúa gạo trong phạm vi tiếng Tày ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng (chiếm khoảng 31,5% đơn vị từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm từ lúa gạo trong tiếng Tày). Tƣ liệu đƣợc thu thập bao gồm: - Các từ ngữ chỉ tên gọi các thời kỳ sinh trƣởng của cây lúa nhƣ: khẩu (thóc, lúa, gạo, cơm), khẩu fằn (thóc giống), khẩu nua fằn (thóc nếp giống), chả (mạ), khẩu màn (lúa có đòng), khẩu fú fí (lúa trổ bông), khẩu slúc lƣơng (lúa chín vàng), khẩu đỏi (lúa chín rũ)… Mạ là một giai đoạn sinh trƣởng của lúa. Tên gọi các loại mạ theo đặc điểm loại hình gieo trồng: chả bốc (mạ nƣơng), chả nặm (mạ nƣớc), hay tên gọi mạ theo mục đích sử dụng: chả dọm (mạ cấy dự phòng)… - Các bộ phận cây lúa theo cách gọi của ngƣời Tày: màn (đòng), bâƣ khẩu (lá lúa), ruồng khẩu (bông lúa), lạc khẩu (rễ lúa). - Tên gọi các loại lúa theo đặc điểm canh tác, theo thời vụ, thời gian thu hoạch: khẩu sliếu mjều (lúa xuân), khẩu tai miều (lúa thu), khẩu hua (lúa sớm), khẩu lả (lúa muộn)… - Tƣơng tự, chúng tôi cũng thu thập tên gọi các loại lúa theo đặc điểm loại hình gieo trồng: khẩu nà (lúa nƣớc), khẩu rẩy (lúa nƣơng)… - Tên gọi các loại lúa theo giống: nua (nếp), chăm (tẻ), khẩu nua (lúa nếp), khẩu chăm (lúa tẻ), khẩu lào (nếp con), khẩu nua mảo (nếp cái). Đặc biệt tên gọi các loại lúa gạo theo tính chất hay đặc điểm bên ngoài thì chúng tôi sƣu tầm đƣợc rất nhiều, ví dụ: khẩu rằng (lúa chét), khẩu lâu (một loại