SlideShare a Scribd company logo
1 of 77
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do chọn đề tài
Theo Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt "Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030" đã chỉ rõ phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, du lịch
chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP. Bên cạnh đó cần phát triển du lịch
theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại có trọng tâm, trọng điểm và phát triển du lịch bền
vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị trị văn hoá, dân tộc; giữ gìn cảnh
quản, bảo vệ môi trường; đẩy mạnh xã hội hoá, huy động mọi nguồn lực cả trong và
ngoài nước cho đầu tư phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh đặc
trưng các vùng, miền trong cả nước. Phát triển du lịch bền vững nói riêng và phát triển
bền vững nói chung được xem là một mục tiêu quan trọng đã được Thủ tướng Chính
phủ nêu rõ trong Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12 tháng 04 năm 2012 phát triển
bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ,
hợp lý và hài hoà giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi
trường, bảo đ ảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội. Còn theo Nghị quyết
của Bộ chính trị số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 đã ch ỉ ra rằng 15 năm
qua, ngành Du lịch đã có từng bước chuyển biến, ngày càng phát triển rõ rệt và đạt đư
ợc những kết quả rất quan trọng. Tốc đ ộ tăng trưởng khách du lịch có sự gia tăng kể
cả khách quốc tế lẫn khách nội địa với tỉ lệ gia tăng trung bình mỗi năm lần lượt là
10,2% và 11,8%. Đến năm 2016 số lượng khách du lịch đã có sự gia tăng vượt bậc
đóng góp khá l ớn cho ngân sách nhà nước với tổng giá trị chiếm 14% GDP cả nước.
Tuy nhiên, ngành Du lịch vẫn chưa thực sự phát huy được hết tiềm năng du lịch của
mình và còn tồn đọng khá nhiều hạn chế đặc biệt là phát triển chưa xứng với tiềm
năng, thế mạnh và chưa mang lại kỳ vọng của xã hội. Các sản phẩm du lịch chưa thật
sự nổi bật, khả năng cạnh tranh còn thấp và chất lượng dịch vụ thiếu tính chuyên
nghiệp, sự hiệu quả không cao. Môi trường du lịch không thu hút được nhiều nhà đầu
tư uy tín. Vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch chưa được phát huy. Mặt khác,
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
2
thể chế nhất là các chính sách hỗ trợ phát triển du lịch của các cơ quan chính sách vẫn
còn ít, mang nặng tư tưởng bao cấp không thật sự gắn kết đư ợc giữa cộng đ ồng đ ịa
phương và các công ty cũng như các dịch vụ du lịch.
Huyện Long Điền thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, giáp ranh huyện Đất Đỏ, nằm
ở vị trí đ ồng bằng ven biển, là nơi có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, có cảnh
quan thiên nhiên, di tích có giá trị cao, rất có lợi thế cũng như tiềm năng du lịch để
phát triển du lịch bền vững. Toàn huyện với 4 không gian phát triển du lịch chính gồm
không gian văn hoá Long Điền, không gian sông Cửa Lấp, không gian biển Long Hải -
Phước Tỉnh và không gian núi Châu Viên cùng các di tích lịch sử như Tổ đình Thiên
Thai, Mộ Bà Rịa, Bàu Thành, Dinh Cô Long Hải, chùa cổ Long Bàn, Đình thần Long
Điền, chùa Long Hoà... và một số nghề truyền thống như nghề đúc đ ồng, nghề làm
bánh tránh, bánh hỏi… đã tạo dựng cho huyện rất nhiều điều kiện để phát triển du lịch
theo nhiều hướng đặc biệt phát triển du lịch bền vững. Tuy nhiên giàu tài nguyên du
lịch và khai thác tài nguyên du lịch một cách hiệu quả là hai vấn đề hoàn toàn khác
biệt nhất là khi phát triển du lịch bền vững không chỉ đơn thuần là khai thác nguồn tài
nguyên du lịch để đem lại lợi ích kinh tế mà còn phải bảo đảm sự thân thiện với môi
trường, duy trì và bảo tồn giá trị văn hoá- xã hội của địa phương (Spangenberg, 2000,
2002). Mặt khác để phát triển du lịch bền vững trên cả ba khía cạnh gồm kinh tế, môi
trường và xã hội nếu không có một thể chế tốt để quản lý, kết nối và tạo điều kiện tăng
trưởng thì rất khó để thực hiện được (Eden, Falkheden & Malbert, 2000; Spangenberg,
2002; Spangenberg & Valentin, 1999).
Về mặt nghiên cứu hiện có một số nghiên cứu trong và ngoài nước đã tìm hiểu
về phát triển du lịch bền vững trên nhiều khía cạnh như:
Về nghiên cứu nước ngoài, phát triển du lịch bền vững phải bao gồm tối thiểu
hoá chi phí và tối đa hoá lợi ích về một số mặt như môi trường, kinh tế, xã hội và có sự
tham gia của cộng đồng địa phương (Lindberg & Johnson, 1997; Gursoy & ctg, 2010)
cũng như mang lại sự thoả mãn về kinh nghiệm du lịch của du khách (Choi &
Sirakaya, 2005; Cottrell, Vaske, Shen, & Ritter, 2007; Crotts & Holland, 1993;
Dymond, 1997; Liu, 2003). Khi ngành du lịch tiếp tục phát triển, các nguyên tắc của
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
3
phát triển du lịch bền vững ngày càng trở nên quan trọng đối với các nhà khai thác du
lịch, khách du lịch và cộng đồng địa phương (Brida & ctg, 2010; Curto, 2006; Gursoy
& Rutherford, 2004). Sự có mặt của cộng đồng địa phương đóng m ột vai trò hết sức
quan trọng để phát triển du lịch bền vững ( Hanafiah & ctg , 2013). Bên cạnh đó sự hài
lòng của cộng đồng địa phương cũng cần được xem xét đánh giá khi phát triển du lịch
bền vững (Cottrell & Raadik, 2008; Cottrell, Vaske, & Shen, 2007, Cottrell, Vaske,
Shen, & Ritter, 2007; Curto, 2006; Gursoy & Rutherford, 2004; Lindberg & Johnson,
1997; Yuan, James, Hodgson, Hutchinson, & Shi, 2003). Lí thuyết Trao đ ổi xã hội
được sử dụng để đo lường mức độ tham gia của cộng đồng địa phương trong phát triển
du lịch bền vững (Nunkoo& Ramkissoon, 2011). Mức độ tham gia của của cộng đồng
địa phương phụ thuộc rất nhiều thái độ cũng như sự hài lòng của họ về cả hai mặt lợi
ích nhận được và chi phí bỏ ra (Andereck & ctg, 2005). Phát triển du lịch bền vững
phải dựa trên sự hài lòng của cộng đồng địa phương về mặt lợi ích bao gồm kinh tế,
môi trường, xã hội và thể chế (Cottrell & ctg, 2013).
Về nghiên cứu trong nước, phát triển du lịch bền vững không phải là một việc
dễ dàng đặc biệt khi phải đảm bảo sự dung hoà về môi trường, văn hoá-xã hội và kinh
tế (Vũ Lan Hương, 2016; Phạm Thị Thanh Huyền & Ngô Tuấn Anh, 2017). Thực
trạng về phát triển du lịch theo hướng bền vững tại một số địa phương mới chỉ dừng lại
ở việc đánh giá những gì đã và chưa làm được về mặt môi trường, kinh tế và xã hội
(Nguyễn Xuân Đ ĩnh, 2017; Trần Tiến Dũng, 2003, 2005, 2007; Mỹ Duyên, 2016)
hoặc chỉ ra vai trò của môi trường với phát triển du lịch bền vững (Trương Văn Đạt,
2015) hay đ ịnh hướng cho đ ịa phương đ ể có thể phát triển du lịch bền vững (Nhâm
Hiền, 2017). Phát triển du lịch bền vững phải phụ thuộc vào thái độ của cộng đồng địa
phương nhận thức về lợi ích mà họ nhận được gồm lợi ích về mặt kinh tế, môi trường,
xã hội (Lê Chí Công & ctg, 2016, 2017).
Tuy đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về phát triển du lịch bền vững
nhưng ít đề cập đến vai trò của cộng đồng địa phương trên khía cạnh sự hài lòng của
cộng đồng địa phương với các lợi ích mà họ có thể nhận về mặt kinh tế, môi trường ,xã
hội đặc biệt là thể chế. Đây chính là đ ộng lực thôi thúc tác giả thực hiện nghiên cứu
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
4
"Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát triển du lịch
huyện Long Điền theo hướng bền vững" với mong muốn có một cái nhìn toàn diện
nhất về những yếu tố có thể ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững dựa trên sự hài
lòng của cộng đồng địa phương, từ đó sẽ đưa ra các giải pháp cũng như khuyến nghị
để góp phần đưa du lịch của huyện Long Điền phát triển một cách bền vững.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung vào các mục tiêu chính sau:
+ Phân tích tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch ở huyện Long Đi ền trong
những năm qua.
+ Xác định và đánh giá các yếu tố tác động đến sự hài lòng của cư dân khi tham
gia phát triển du lịch huyện Long Điền theo hướng bền vững, đặc biệt là thể chế.
+ Đề xuất hàm ý chính sách nhằm góp phần thúc đẩy du lịch huyện Long Điền
phát triển theo hướng bền vững.
Để trả lời cho các mục tiêu trên, câu hỏi nghiên cứu của đề tài gồm:
+ Tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch ở huyện Long Điền trong những năm
qua như thế nào?
+ Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát
triển du lịch huyện Long Điền theo hướng bền vững.
+ Những hàm ý chính sách nào là cần thiết để thúc đẩy phát triển du lịch huyện
Long Điền theo hướng bền vững.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi
tham gia phát triển du lịch huyện Long Điền theo hướng bền vững.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung giới hạn ở huyện Long Điền
Đối tượng khảo sát là người dân huyện Long Đi ền có tham gia vào các hoạt
động liên quan đến du lịch tại địa phương.
Thời gian tiến hành điều tra, phỏng vấn từ ngày 05/8/2017 đến 10/09/2017.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
5
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đ ịnh tính đư ợc thực hiện bằng bảng khảo sát với các câu hỏi mở
trên 6 cán bộ huyện Long Điền, 6 doanh nghiệp có kinh doanh du lịch tại huyện Long
Điền và trên 10 người dân địa phương có tham gia các hoạt động liên quan đến du lịch
để thảo luận về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát
triển du lịch huyện Long Điền theo hướng bền vững. Sau khi thảo luận tác giả sẽ thực
hiện việc hiệu chỉnh các câu hỏi sao cho phù hợp hơn dựa trên góp ý c ủa cán bộ,
doanh nghiệp và người dân địa phương.
Nghiên cứu định lượng chính thức sẽ được thực hiện sau khi nghiên cứu định
tính đã cho kết quả khẳng định rằng các câu hỏi cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến sự
hài lòng của cư dân khi tham gia phát triển du lịch huyện Long Điền theo hướng bền
vững là phù hợp và đư ợc sự đồng thuận cao của những người tham gia thảo luận.
Nghiên cứu đ ịnh lượng đư ợc tiến hành bằng cách khảo sát trực tiếp thông qua việc
phát bảng hỏi đến các người dân địa phương có tham gia vào các hoạt động du lịch tại
địa phương theo cỡ mẫu tuân theo các tiêu chí chọn mẫu. Dữ liệu sau khi được mã hoá
sẽ sử dụng các phần mềm thống kê như SPSS và Stata để phân tích kết quả nghiên cứu
với các phân tích chính bao gồm thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy của thang đo
bằng hệ số Cronbach's Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, CFA. Cuối cùng kết
quả chính của nghiên cứu sẽ dựa trên kết quả mô hình cấu trúc SEM về các yếu tố ảnh
hưởng đ ến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát triển du lịch huyện Long Đi ền
theo hướng bền vững để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này.
1.5 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu
Kết quả của nghiên cứu này sẽ là cơ sở khoa học đ ể khuyến nghị cho huyện
Long Điền trong việc định hướng phát triển du lịch bền vững dựa trên lợi ích của cộng
đồng địa phương không chỉ về mặt kinh tế, môi trường, xã hội mà còn tạo ra một thể
chế phù hợp hơn cho ngành du lịch của huyện Long Điền.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
6
1.6 Kết cấu của Luận văn
Luận văn có cấu trúc gồm 5 chương chính:
Chương 1. Tổng quan về nghiên cứu. Tác giả trình bày về những lý do chính
cần để phát triển du lịch huyện Long Điền theo hướng bền vững dựa trên định hướng
phát triển của ngành du lịch cũng như của Chính phủ. Từ đây đưa ra mục tiêu nghiên
cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kết cấu của chủ đề
nghiên cứu
Chương 2. Tổng quan cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu đi trước. Chương
này tác giả tập trung trình bày các cơ sở lý thuyết của phát triển bền vững nói chung và
phát triển du lịch bền vững nói riêng. Bên cạnh đó, tác giả sẽ đưa ra những nghiên cứu
sẽ được kế thừa trong và ngoài nước từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu của mình.
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu. Nội dung chính của chương sẽ trình bày
phương pháp thu thập dữ liệu, mã hoá và kiểm định độ tin cậy các thang đo trong mô
hình nghiên cứu bằng hệ số tin cậy Cronbach's Alpha, EFA, CFA. Để đánh giá mức độ
ảnh hưởng của các yếu tố đến phát triển du lịch huyện Long Đi ền theo hướng bền
vững dựa trên sự hài lòng của cộng đ ồng đ ịa phương, mô hình cấu trúc tuyến tính
SEM sẽ được trình bày.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu. Tập trung vào việc phân tích ảnh hưởng của
các yếu tố đến phát triển du lịch huyện Long Đi ền theo hướng bền vững dựa trên sự
hài lòng của cộng đồng địa phương với mô hình sử dụng cho việc phân tích là mô hình
cấu trúc tuyến tính SEM.
Chương 5. Kết luận và khuyến nghị chính sách. Dựa vào kết quả nghiên cứu
trong chương 4, tác giả sẽ đưa ra kiến nghị và một số giải pháp giúp cho việc phát triển
du lịch của huyện Long Đi ền theo hướng bền vững đ ạt đư ợc sự hài lòng của cộng
đồng đ ịa phương trên các lợi ích về mặt kinh tế, môi trường, xã hội và một thể chế
thích hợp.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
7
Tóm tắt Chương 1
Trong chương này tác giả đã giới thiệu lý do thực hiện nghiên cứu dựa trên tình
hình phát triển du lịch của huyện Long Điền và lỗ hổng của các nghiên cứu đi trước.
Từ đó tác giả đã đưa m ục tiêu, đ ối tượng, phạm vi và phương pháp của nghiên cứu
cũng như ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
8
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU ĐI TRƯỚC
Chương này tác giả tập trung giới thiệu các khái niệm, lý thuyết liên quan đến
phát triển bền vững, du lịch bền vững, phát triển du lịch, phát triển du lịch bền vững.
Bên cạnh đó, tác gi ả cũng giới thiệu các nghiên cứu đi trư ớc, từ đó đưa ra mô hình
nghiên cứu và các giả thuyết cần nghiên cứu về phát triển du lịch của huyện Long
Điền theo hướng bền vững.
2.1 Các khái niệm
2.1.1 Khái niệm về phát triển bền vững
Không có một khái niệm chung về PTBV (Valentin & Spangenberg, 2000) vì
thế trong nghiên cứu của mình tác giả đưa ra một số khái niệm cụ thể như sau:
Theo báo cáo của Ủy ban Thế giới về Phát triển và Môi trường (Ủy ban
Brundtland, 1987) cho rằng PTBV là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu
của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại khả năng cho việc đáp ứng nhu cầu của thế hệ
tương lai.
Hội nghị thượng đỉnh Trái đất năm 1992 tại Rio de Janeiro, Brazil đã mở rộng
về khái niệm PTBV bằng cách tạo ra các nguyên tắc cho PTBV (Cottrell, van der
Duim, Ankersmid, & Kelder, 2004) là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp
lý và hài hoà giữa ba mặt của sự phát triển, đó là s ự phát triển kinh tế (tăng trưởng
kinh tế, phát triển xã hội (tiến bộ, công bằng xã hội; xoá đói giảm nghèo và giải quyết
việc làm) và bảo vệ môi trường (xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất
lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng
tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên).
Năm 2002 quan niệm đầy đủ về PTBV được Liên hiệp quốc đưa ra tại Hội nghị
thượng đỉnh (WSSD) về PTBV họp tại Johannesburg (Nam Phi) khẳng định PTBV là
quá trình phát triển bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế ổn định trong mối quan hệ với thực
hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên,
bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
9
Theo Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của
Việt Nam) đã đưa ra mục tiêu tổng quát của PTBV là đạt được sự đầy đủ về vật chất,
sự giàu có về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận
của xã hội, sự hài hòa giữa con người với tự nhiên; phát triển phải kết hợp chặt chẽ,
hợp lý và hài hòa được ba mặt là phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), phát
triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xóa đói giảm nghèo và giải
quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và
cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý
và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên).
Trong thực tế, PTBV là một khái niệm động và đó là một quá trình mà sự hiểu
biết của người dân thay đổi song song với sự phát triển của xã hội. Trong giai đo ạn
đầu, PTBV tập trung chủ yếu vào các vấn đề về môi trường và kinh tế. Theo thời gian,
ngày càng nhiều nhà nghiên cứu nhận ra rằng tiến bộ, công bằng xã hội, xoá đói giảm
nghèo và trao quyền cho cộng đồng địa phương (thể chế) là cốt lõi của sự phát triển
bền vững (Ahn, Lee, & Shafer, 2002; Dymond, 1997).
2.1.2 Khái niệm về phát triển du lịch bền vững
PTBV đã đư ợc áp dụng trong nhiều lĩnh vực, cụ thể là trong lĩnh vực du lịch
với đ ịnh hướng du lịch nên đư ợc phát triển theo cách có lợi cho cộng đ ồng đ ịa
phương, tăng cường phát triển kinh tế địa phương, sử dụng được lực lượng lao động,
nông sản và các kỹ năng truyền thống địa phương. Các cơ chế bao gồm chính sách và
pháp luật cần được quy định cụ thể để đảm bảo lợi ích của cộng đồng địa phương (Hội
nghị quốc tế của các Bộ trưởng môi trường về đa dạng sinh học và du lịch, 1997).
PTDLBV là một trong những thành phần của phát triển du lịch và nó tạo ra
những đóng góp đáng k ể hoặc ít hoặc phủ nhận sự duy trì các nguyên tắc của sự phát
triển trong một thời kỳ nhất định mà không tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu
và mong muốn của thế hệ tương lai (Tossun, 1998). Ở một khía cạnh cụ thể hơn,
PTDLBV đòi hỏi sự quan tâm của các bên có liên quan đến việc quản lý các nguồn tài
nguyên theo các cách thức khác nhau nhằm khai thác và cung cấp các sản phẩm du
lịch đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hoá, đa
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
10
dạng hệ sinh thái và bảo đảm sự sống cho thế hệ mai sau (Hens, 1998). PTDLBV là
quá trình phát triển các sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách
du lịch, ngành du lịch và cộng đồng địa phương mà không ảnh hưởng đến khả năng
đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai (Machado, 2003), đồng thời là việc phát triển các
hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và cộng đồng
địa phương trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên
cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai. PTDLBV sẽ có kế hoạch quản lý
nguồn tài nguyên nhằm thoả mãn nhu cầu về kinh tế, xã hội và thẩm mỹ của con người
trong khi đó vẫn duy trì được toàn vẹn về văn hoá, đa dạng sinh học, phát triển các hệ
sinh thái và hệ thống hỗ trợ cuộc sống của con người (UNWTO, 2016).
2.1.3 Khái niệm về Thể chế
Theo Đào Hồng Minh (2013) nội dung thể chế thường được hiểu theo hai cách
như sau:
Theo cách hiểu thứ nhất, thể chế là tập hợp những quy tắc chính thức, các quy
định không chính thức hay những nhận thức chung có tác động kìm hãm, định hướng
hoặc chi phối sự tương tác của các chủ thể chính trị với nhau trong những lĩnh vực
nhất định. Các thể chế được tạo ra và đảm bảo thực hiện bởi cả nhà nước và các tác
nhân phi nhà nước (như các tổ chức nghề nghiệp hoặc các cơ quan kiểm định).
Các quy tắc chi phối sự tương tác giữa các cá nhân hay tổ chức có thể mang
tính chính thức hoặc không chính thức. Các quy tắc chính thức bao gồm hiến pháp, các
bộ luật, điều luật, hiến chương, văn bản dưới luật… Trong khi đó các quy tắc không
chính thức có vai trò mở rộng, chi tiết hóa hoặc chỉnh sửa các quy tắc chính thức và
điều chỉnh hành vi của các chủ thể thông qua các chuẩn tắc xã hội (truyền thống, tập
quán, những điều cấm kỵ…) hay các quy tắc ửng xử nội bộ. Vai trò của các thể chế thể
hiện ở chỗ chúng tạo nên một khuôn khổ mà ở đó hành động của các chủ thể trở nên
dễ đoán trước hơn, cho phép các chủ thể thiết lập các kỳ vọng và giảm thiểu các rủi ro
trong quá trình tương tác với nhau.
Theo cách hiểu thứ hai, thể chế là một cơ quan, tổ chức công với các cơ cấu và
chức năng được định sẵn một cách chính thức nhằm điều chỉnh các lĩnh vực hoạt động
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
11
nhất định áp dụng chung cho toàn bộ dân cư. Đối với một quốc gia, thể chế chính trị
bao gồm chính phủ, quốc hội và các cơ quan tư pháp. Mối quan hệ giữa các thể chế
này được quy định bởi Hiến pháp.
Theo đ ịnh nghĩa của Douglas North, thể chế là những luật lệ của cuộc chơi
trong xã hội (rules of the game). Nói chính xác hơn, đó là nh ững ràng buộc do con
người tạo ra để để điều chỉnh và định hình các tương tác của mình. Vai trò chính của
thể chế trong một xã hội là làm giảm tính bất trắc bằng cách cung cấp một cấu trúc cho
hoạt đ ộng trong đ ời sống hàng ngày. Thể chế còn hướng dẫn sự tương tác giữa con
người với người, khi chúng ta muốn chào bạn bè trên đư ờng phố, lái xe, mua cam,
mượn tiền, mở doanh nghiệp, chôn cất một người quá cố... Như vậy, cùng một giao
dịch nhưng được thực hiện ở các nơi khác nhau sẽ phải theo những luật lệ khác nhau.
Theo cách tiếp cận này, thể chế xác định và giới hạn tập hợp các lựa chọn của cá nhân.
Ba cấu thành quan trọng của hệ thống thể chế gồm có thể chế chính thức (thành
văn, như luật lệ), thể chế phi chính thức (bất thành văn, như tục lệ và các quy tắc xử
thế), và các cơ chế, biện pháp chế tài. Thể chế do con người sáng tạo, các ràng buộc
thể chế có thể bao gồm cả những điều cấm kỵ con người làm, những điều con người có
thể làm, hay nên làm. Theo cách này, thể chế là cái khung mà con người phải tuân theo
khi tương tác với nhau. Không thể phủ nhận thực tế là thể chế không ngừng thay đổi,
từ những tục lệ, quy tắc đạo đức, cho tới luật thành văn, hợp đồng giữa các cá nhân.
Đối với North, theo cách tiếp cận vi mô, sự thay đổi thể chế dần dần là do các tổ chức
chính trị và kinh tế nhận thức rằng họ có thể làm tốt hơn bằng cách thay đổi khung thể
chế hiện tại bằng cách nào đó. Nếu thị trường chính trị và kinh tế là hiệu quả, có nghĩa
là không có chi phí giao dịch, thì mọi lựa chọn sẽ luôn hiệu quả. Nhưng các tác nhân
luôn phải hành động dựa trên những thông tin đầy đủ, lựa chọn của họ không phải lúc
nào cũng hiệu quả.
2.2 Cơ sở lý thuyết
2.2.1 Lý thuyết Phát triển bền vững
Theo Ủy ban Liên hiệp quốc về
1996b) thì PTBV đi từ giả thuyết rằng
phát triển bền vững (UNDPCSD, 1996a,
loài người không tôn trọng, bảo toàn môi
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
12
trường- môi sinh, thiên nhiên bị hư hại, hệ sinh thái mất cân bằng, di sản môi trường-
môi sinh suy thoái khiến loài người bị đe doạ, tình trạng đói nghèo trên th ế giới
nghiêm trọng, chênh lệch giàu nghèo giữa các nước gia tăng, tài nguyên thiên sút giảm
và thiếu hụt. Vấn đề đặt ra là làm sao thoả mãn các yêu cầu cơ bản của con người, bảo
đảm tương lai và an sinh cho các thế hệ sau và đồng thời bảo toàn môi trường- môi
sinh. Phương cách đ ể giải quyết các vấn đ ề này là PTBV, phát triển tổng hợp, toàn
diện về tất cả các phương diện môi trường, kinh tế, xã hội và thể chế bởi vì không thể
có bền vững về môi trường - môi sinh nếu không có một thể chế phù hợp để bảo vệ hệ
sinh thái. Cũng không thể có công bằng xã hội nếu không bảo đảm được sự bền vững
và cân bằng sinh thái cần thiết để đảm bảo loài người sẽ tồn tại. Và cũng không thể
chăm lo tăng trưởng kinh tế nếu sự tăng trưởng này làm hư hại môi trường- môi sinh,
gây tác hại đến thiên nhiên mà hậu quả là có thể đưa con người tới thảm hoạ. PTBV
bác bỏ các quan niệm thị trường tự điều hoà và quan niệm nhu cầu con người mênh
mông, không bao giờ hết, không cần đ ịnh chừng mực. PTBV chống khuynh hướng
tiêu dùng không giới hạn và chủ trương loài người phải xét lại các quan niệm và các
chuẩn mực về an sinh, phúc lợi và chất lượng cuộc sống. Một mặt cần giảm kìm giữ
việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường và phá hủy môi
sinh, giảm thiểu rác thải. Mặt khác, số dân đói nghèo trên thế giới có yêu cầu gia tăng
tiêu dùng và sản xuất đ ể thoả mãn các yêu cầu căn bản, bảo vệ và nâng cao nhân
phẩm. PTBV nhận định rằng quan hệ không cân bằng, không bình đẳng trên thế giới
và mô hình toàn cầu hoá kiểu tân tự do là một mối đe do ạ cần phòng chống. PTBV
nhằm thoả mãn các yêu cầu căn bản của con người là lương thực, nước sạch, an sinh,
phúc lợi, quyền phát biểu, quyền tham gia,... và nhiều yêu cầu tinh thần và vật chất
khác. PTBV thừa nhận tăng trưởng kinh tế có tính cần thiết nhưng cũng xác nhận tăng
trưởng kinh tế chỉ là điều kiện cần (không phải là điều kiện đủ) cho phát triển. Kinh tế
và xã hội phải hoà hợp, bổ sung thành một thể thống nhất. Nhu cầu con người phải
được đáp ứng, hàng hoá và dịch vụ phải được cung cấp và phân phối trong sự công
bằng. PTBV chủ trương can thiệp vào kinh tế- xã hội đ ể thống nhất các chính sách
hoặc đường lối để thực hiện những thay đổi mong muốn, tạo điều kiện cho con người
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
13
tiến bộ. PTBV thừa nhận mỗi xã hội, mỗi dân tộc có yêu cầu và lý do để định hướng
phát triển và chọn lựa phương thức hành đ ộng riêng biệt. Mục tiêu cuối cùng của
PTBV là thoả mãn yêu cầu căn bản của con người, cải thiện cuộc sống của tất cả mọi
người song song với việc bảo toàn, quản lý hiệu quả hệ sinh thái, đảm bảo tương lai ổn
định.
2.2.2 Lý thuyết Du lịch bền vững & Phát triển du lịch bền vững
Theo Đ iều 4 mục 18 của Luật Du lịch năm 2006 đã nêu rõ DLBV là sự phát
triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng
đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai. Trong bộ công cụ du lịch có trách nhiệm tại
Việt Nam xuất bản tháng 8 năm 2013 đã chỉ rõ DLBV được xem là phương thức tốt
nhất để Chính phủ có thể đảm bảo phát triển du lịch mà không phải đánh đ ổi lợi ích
lâu dài của người dân địa phương, văn hoá và môi trường. DLBV có thể đáp ứng tất cả
kỳ vọng của Chính phủ về du lịch vì nó đáp ứng được cả ba mục tiêu: phát triển kinh
tế, bảo tồn văn hoá địa phương và bảo vệ môi trường. Tiếp cận gần hơn với các mục
tiêu này là giải pháp mang tính khả thi đối với một quốc gia hay điểm đến nhằm đảm
bảo an toàn cho những nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hoá hữu hạn. Một khi
những nguồn tài nguyên đó mất đi ho ặc không còn nguyên vẹn thì sẽ vô cùng khó
khăn đ ể khôi phục và thay thế. Tuân thủ các nguyên tắc của DLBV sẽ tạo ra một
hướng đi tiềm năng vì một tương lai bền vững hơn cho những người lập chính sách và
quy hoạch du lịch.
Đến năm 2017 thì Luật Du lịch bổ sung rõ phương hướng để phát triển du lịch
theo hướng bền vững đư ợc quy đ ịnh tại Đ iều 3, mục 14 chỉ ra PTDLBV là sự phát
triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đảm
hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả
năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai. Trong đó vai trò của các chủ thể tham
gia hoạt động du lịch đặc biệt là cư dân tại địa phương là quan trọng nhất, sự hài lòng
của họ về các lợi ích nhận được từ việc tham gia du lịch bền vững bao gồm lợi ích về
kinh tế, văn hoá- xã hội, môi trường cũng như có sự hỗ trợ từ các cơ quan ban ngành
có liên quan sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tham gia của cư dân. Một thể chế phù hợp
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
14
từ các ban ngành sẽ giúp cư dân cũng như cộng đồng địa phương thuận lợi hơn trong
việc tham gia cũng như hiểu rõ hơn về các lợi ích mà họ nhận được. Từ đó giúp cộng
đồng địa phương phát triển du lịch không chỉ vì mục đích chạy theo lợi ích kinh tế mà
sẽ cố gắng đ ể phát triển du lịch tại huyện Long Đi ền hài hoà với các lợi ích về văn
hoá- xã hội và môi trường. Như vậy PTDLBV là sự phát triển trên cả ba khía cạnh
gồm:
Về kinh tế: PTDLBV thúc đ ẩy những lợi ích kinh tế dài hạn và có thể thực
hiện được cho tất cả các đối tượng hưởng lợi một cách công bằng. Bên cạnh đó b ảo
đảm cho những hoạt động kinh tế sống động lâu dài, tạo nên sự thịnh vượng cho tất cả
mọi tầng lớp xã hội và đạt được hiệu quả giá trị cho tất cả mọi hoạt động kinh tế.
Về văn hoá xã hội: PTDLBV dẫn đ ến việc sử dụng tối ưu các ngu ồn tài
nguyên tự nhiên và văn hoá nhưng vẫn bảo tồn và tôn trọng bản sắc văn hóa – xã hội
của cộng đồng ở các điểm đến; bảo tồn di sản văn hóa và những giá trị truyền thống
trong cuộc sống của họ; tham gia vào quá trình hiểu biết và chấp thuận các nền văn
hóa khác; đem lại lợi ích xã hội cho tất cả mọi thành viên, bao gồm những người có
thu nhập thấp và góp phần vào việc giảm nghèo tại địa phương.
Về môi trường: PTDLBV tạo ra những điểm đến hấp dẫn về môi trường, thu
hút một luồng khách du lịch ổn định hơn, thêm vào đó nó giúp tăng trưởng nền kinh tế
địa phương và tạo nên một xã hội hạnh phúc hơn. PTDLBV giúp việc sử dụng tài
nguyên môi trường một cách tối ưu để những tài nguyên này trở thành một yếu tố quan
trọng trong phát triển du lịch, duy trì những quá trình sinh thái thiết yếu và hỗ trợ cho
việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học.
Để có thể đạt được cả ba mục tiêu này trong PTDLBV đòi hỏi các doanh nghiệp
du lịch cần tôn trọng, có sự hỗ trợ tích cực cho cộng đồng và môi trường địa phương.
Bên cạnh đó vai trò của Chính phủ đặc biệt là chính quyền địa phương của điểm đến
được xem là như là một cầu nối quan trọng để giúp các mục tiêu trên của DLBV có thể
đạt được, các vai trò này bao gồm:
Điều phối các hoạt động ngành: Chính phủ hay chính quyền địa phương của
điểm đến được yêu cầu hỗ trợ điều phối doanh nghiệp thuộc khối tư nhân trong các
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
15
hoạt động chung của họ nhằm giảm thiểu những nguy cơ tiềm ẩn đối với nền kinh tế,
xã hội và môi trường đồng thời phát huy tối đã những tác động tích cực.
Quản lý tài nguyên: Các vấn đề trong PTBV như nguồn nước, không khí, các
di sản tự nhiên, văn hóa và chất lượng cuộc sống vượt ra ngoài trách nhiệm của cá
nhân trong khối doanh nghiệp tư nhân và theo lẽ thông thường, việc quản lý tài nguyên
tự nhiên thuộc trách nhiệm, sự lãnh đạo của Chính phủ hay chính quyền địa phương
của điểm đến trong việc thúc đẩy phát triển du lịch.
Đưa ra tiêu chuẩn và xây dựng năng lực: Rất nhiều doanh nghiệp du lịch có
hiểu biết hạn chế về những ảnh hưởng rộng rãi từ những hoạt động của họ đối với nền
kinh tế, xã hội và môi trường. Chính phủ hay chính quyền địa phương của đi ểm đến
đóng vai trò chủ yếu trong việc thiết lập những tiêu chuẩn, nâng cao nhận thức và năng
lực nhằm tạo ra những thay đổi tích cực theo xu hướng tốt hơn trong thực tế.
Thực thi pháp luật: Quy hoạch sử dụng đất, các quy định về lao động và môi
trường, việc cung cấp cơ sở hạ tầng và các dịch vụ môi trường, dịch vụ xã hội đ ều
thuộc về trách nhiệm của chính phủ hay chính quyền địa phương của điểm đến và là
nguyên tắc cơ bản để phát triển du lịch bền vững.
Lãnh đạo và xúc tiến các hoạt động bền vững: Chính phủ hay chính quyền
địa phương của đi ểm đến cần đảm nhận vai trò lãnh đạo trong việc khuyến khích du
khách nhận thức rõ hơn về tác động từ những hoạt động của chính họ.
PTDLBV không thể tách rời quyền lợi của cộng đồng dân cư hay rộng hơn là
sự tham gia của cộng đồng trong PTDLBV là một điều kiện quan trọng để đảm bảo sự
phát triển đó không đi ngược lại với mục tiêu của PTDLBV. Theo Điều 7 của Luật Du
lịch năm 2017 đã nêu rõ c ộng đồng dân cư có quyền tham gia và hưởng lợi ích hợp
pháp từ hoạt động du lịch; có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch, bản sắc văn hoá
địa phương; giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường để tạo sự hấp
dẫn du lịch. Cộng đồng dân cư được tạo đi ều kiện để đầu tư phát triển du lịch, khôi
phục và phát huy các loại hình văn hoá, nghệ thuật dân gian, ngành, nghề thủ công
truyền thống; sản xuất hàng hoá của địa phương phục vụ khách du lịch, góp phần nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân địa phương.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
16
Vai trò của cộng đồng dân cư đối với sự phát triển của du lịch rất quan trọng,
cách thức mà cộng đồng cư dân tham gia vào các hoạt động du lịch sẽ có vai trò quyết
định tới sự bền vững của quá trình phát triển. Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong
việc tạo ra các sản phẩm du lịch có nét đặc thù của địa phương, đi đôi v ới bảo vệ môi
trường du lịch là hết sức quan trọng, không những có tác dụng to lớn trong việc giáo
dục du khách mà còn góp phần nâng cao hơn nữa nhận thức của chính họ trong việc
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Đây là m ột trong những yếu tố có ý
nghĩa quyết định đảm bảo sự PTDLBV, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh du
lịch, góp phần thực hiện công tác giảm nghèo, giảm bớt các tệ nạn xã hội tại đ ịa
phương. Đặc biệt trong ngành du lịch, môi trường có ảnh hưởng đến hoạt động du lịch
và ngược lại, phát triển du lịch cũng có tác động lớn đến môi trường.
PTDLBV với sự tham gia và đóng góp c ủa tất cả các bên liên quan: các nhà
quản lý, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, khách du lịch và cộng đồng dân cư địa
phương. Để thu hút được sự tham gia của cộng đồng dân cư, cơ quan quản lý nhà nước
đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Bởi thông qua tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật và thông tin về các đường lối, chính sách phát triển du lịch; xây dựng, ban
hành và tổ chức thực hiện quy định pháp luật trong hoạt động du lịch, cộng đồng sẽ
nhận thức một cách sâu sắc về sự cần thiết phải PTDLBV, đảm bảo chia sẻ lợi ích từ
PTDLBV.
2.2.3 Lý thuyết Trao đổi xã hội
Theo Blau (1964) các cá nhân hành động tuân theo nguyên tắc trao đổi các giá
trị vật chất và tinh thần như sự ủng hộ, tán thưởng hay danh dự. Những người trao
nhiều cho người khác có xu hướng được nhận lại nhiều lần, những người nhận nhiều
từ người khác sẽ cảm thấy có sự tác động, hay áp lực từ phía họ. Chính tác động của
áp lực này giúp cho những người cho nhiều có thể được nhận lại nhiều từ phía những
người mà họ đã được trao nhiều. Người ta gọi đó là sự cân bằng giữa chi phí và lợi ích.
Có 4 nguyên tắc tương tác trong trao đổi xã hội như sau:
+ Nếu một hành vi được thưởng, hay có lợi thì hành vi đó có xu hướng lặp lại.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
17
+ Hành vi đư ợc thưởng, đư ợc lợi trong hoàn cảnh nào thì cá nhân sẽ có xu
hướng lặp lại hành vi đó trong hoàn cảnh tương tự.
+ Nếu như phần thưởng, mối lợi đủ lớn thì cá nhân sẽ sẵn sàng bỏ ra nhiều chi
phí vật chất và tinh thần để đạt được nó.
+ Khi nhu cầu của các cá nhân gần như hoàn toàn được thoả mãn thì họ ít cố
gắng hơn trong việc nỗ lực tìm kiếm chúng.
2.3 Tổng quan các nghiên cứu đi trước
2.3.1 Các nghiên cứu trong nước
Theo nghiên cứu của Trần Tiến Dũng (2003, 2005, 2007) về PTDLBV ở Phong
Nha - Kẻ Bàng đã cho thấy thực trạng phát triển du lịch của Phong Nha - Kẻ Bàng còn
khá nhiều bất cập và hạn chế khi mà các sản phầm du lịch còn ít, thời gian lưu trú của
khách quá thấp, việc di chuyển của khách du lịch khá mất thời gian, cơ sở vật chất kỹ
thuật phục vụ du lịch chất lượng chưa thật cao. Du lịch còn mang tính mùa vụ, bộ máy
quản lý, kinh doanh du lịch còn rất chồng chéo, chưa tách bạch công tác quản lý Nhà
nước về du lịch và hoạt động du lịch. Lực lượng lao động tại địa phương tham gia vào
du lịch có trình độ không cao, chưa được qua đào tạo về nghiệp vụ du lịch, vai trò của
các ban ngành chưa đư ợc thể hiện một cách rõ rệt trong việc đ ịnh hướng cho cộng
đồng địa phương về các lợi ích mà họ nhận được khi tham gia.
Nghiên cứu Phạm Hồng Long (2012) về ảnh hưởng của du lịch và hỗ trợ phát
triển du lịch ở Vịnh Hạ Long, Việt Nam: kiểm tra nhận thức của người dân đã cho thấy
đa số người dân đều mong muốn hỗ trợ cho du lịch phát triển. Họ đều cho rằng du lịch
mang lợi ích kinh tế và góp phần bảo tồn văn hoá xã hội cho Vịnh Hạ Long. Tuy nhiên
họ cũng đều đồng ý rằng du lịch cũng đang gây ra tác đ ộng tiêu cực đến môi trường
khi mức độ ô nhiễm ngày càng tăng. Bên cạnh đó những người được hỏi ủng hộ phát
triển du lịch bền vững, nhưng họ quan tâm nhiều đến vai trò của Chính phủ và cộng
đồng địa phương trong việc kiểm soát và hỗ trợ du lịch bởi họ không biết hoặc không
nắm rõ cũng như được tạo điều kiện thuận lợi nhất khi tham gia PTDLBV. Điều này
vô tình gây cản trở không nhỏ về sự tham gia của cộng đồng và các lợi ích mà người
dân có thể nhận được mới chỉ tạm dừng lại ở khía cạnh kinh tế, văn hoá- xã hội
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
18
Nghiên cứu của Trương Văn Đ ạt (2015) về BVMT đ ể PTDLBV đã chỉ ra du
lịch là một trong những ngành có đóng góp lớn cho phát triển kinh tế Việt Nam. Tuy
nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, hoạt động du lịch đã gây ra những hệ lụy đến
môi trường. Giải pháp đ ề ra đ ể hướng tới PTDLBV, mỗi người dân, doanh nghiệp,
chính quyền địa phương nơi có hoạt động du lịch cần nâng cao ý thức BVMT; Hoàn
thiện công tác quy hoạch BVMT; Đ ầu tư, nâng cấp công cụ, thiết bị nhằm BVMT
trong hoạt động du lịch thông qua các hoạt động tuyên truyền, vận động người dân, du
khách tham gia BVMT; Xây dựng mô hình Nhà nước và cộng đồng tham gia BVMT,
điển hình như Thành phố Hạ Long, Đà N ẵng đư ợc công nhận danh hiệu Thành phố
bền vững về môi trường.
Nghiên cứu của Mỹ Duyên (2016) về PTDLBV ở Núi Cấm, tỉnh An Giang đã
chỉ ra hoạt động du lịch ở núi Cấm đã đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế địa
phương, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân thời gian qua. Các hộ
gia đình sống dưới chân núi và các tuyến đường lên núi đã tham gia vào các hoạt động
phục vụ lưu trú, ăn u ống, vận chuyển, bán quà lưu niệm... cho du khách. Tuy nhiên
nguồn lực tham gia vào hoạt động du lịch hạn chế về số lượng lẫn chất lượng. Nhận
thức của người dân về quyền lợi và trách nhiệm khi tham gia hoạt động du lịch chưa
có chuyển biến sâu sắc. Sự trải nghiệm, khám phá văn hóa của du khách vẫn mờ nhạt.
Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch chưa hoàn thiện và chưa đáp
ứng tốt nhu cầu của du khách.
Nghiên cứu của Vũ Lan Hương (2016) về PTDLBV tỉnh Hoà Bình đã chỉ ra
tỉnh Hoà Bình có đủ các điều kiện về môi trường, văn hoá, xã hội cũng như có sự tham
gia của cộng đ ồng dân cư thuận lợi cho PTDLBV. Còn nghiên cứu của Phạm Thị
Thanh Huyền & Ngô Tuấn Anh (2017) đánh giá về PTDLBV của Hà Nội cho thấy Hà
Nội có những lợi thế sẵn có về tự nhiên, văn hoá, lịch sử để PTDLBV. Tuy nhiên
PTDLBV tại Hà Nội vẫn còn rất nhiều bất cập khi mà lượng khách du lịch tăng nhưng
tổng thu về du lịch lại thấp. Bên cạnh đó các cơ sở lưu trú, sản phẩm dịch vụ phục vụ
du lịch còn nhiều hạn chế không đáp ứng được nhu cầu của khách du lịnh.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
19
Theo nghiên cứu của Nguyễn Xuân Đĩnh (2017) về PTDLBV tại tỉnh Thái bình
đã chỉ ra tỉnh Thái Bình có nhiều tiềm năng để PTDLBV nhưng hiện tại du lịch ở tỉnh
Thái Bình vẫn đang gặp nhiều thách thức lớn như: Hoạt động du lịch còn manh mún,
tạm thời, dịch vụ còn nhiều bất cập, chưa có sản phẩm du lịch đặt trưng, giao thông
chưa thuận lợi. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Nhâm Hiền (2017) về Đà Nẵng hướng tới
PTDLBV đã cho thấy du lịch mặc dù mang lại lợi ích về mặt kinh tế nhưng lại gây ảnh
hưởng tiêu cực đến môi trường, thiên nhiên. Giải pháp cho các vấn đề này là phát triển
du lịch Đà Nẵng theo hướng bền vững về đảm bảo lợi ích về cả kinh tế, xã hội và môi
trường. Nghiên cứu của Lê Chí Công & Hồ Huy Tựu (2017) về ảnh hưởng của nhận
thức lợi ích đến thái độ và hành vi của cộng đồng địa phương tham gia chương trình
PTDLBV tại khu vực duyên hải Nam Trung Bộ sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính
SEM đã chỉ ra thái độ của cộng đồng địa phương đối với chương trình PTDLBV đóng
vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa nhận thức lợi ích với ý định hành vi.
2.3.2 Các nghiên cứu nước ngoài
Nghiên cứu của Chen & Chen (2010) về thái độ của cộng đồng địa phương với
PTDLBV sử dụng mô hình cấu trúc SEM đã cho thấy PTDLBV là một cách hiệu quả
để phục hồi nền kinh tế của một điểm đến cho dù đó là nông thôn hay thành thị. Vai
trò của cộng đồng địa phương tác động tích cực đến sự PTDLBV cũng như hỗ trợ cho
việc PTDLBV. Còn nghiên cứu của Andriotis (2004) về tác động của nhận thức trong
cộng đ ồng đ ịa phương với PTDLBV và Yoon, Gursoy, & Chen (2001) về việc thừa
nhận lý thuyết phát triển du lịch cùng sử dụng mô hình cấu trúc SEM đã chỉ ra rằng sự
phát triển của ngành du lịch phụ thuộc rất nhiều vào thiện chí, sự tham gia và hỗ trợ
của người dân địa phương. Du lịch, do đó, nên đư ợc phát triển theo nhu cầu và mong
muốn của người dân địa phương. Sự hiểu biết của người dân địa phương về nhận thức
của du lịch và thái độ của họ đối với phát triển du lịch là nền tảng cho sự thành công
và bền vững của bất kỳ loại hình phát triển du lịch nào (Gursoy, Chi, & Dyer, 2009;
Yoon và ctg, 2001). Theo nghiên cứu của Lee, Li, & Kim (2007) về nhận thức và thái
độ của cộng đồng địa phương đối với du lịch tại một thành phố lịch sử đã cho kết quả
là việc phát triển du lịch mà không có quy hoạch và hội nhập phù hợp với giá trị và
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
20
môi trường địa phương có thể gây ra thiệt hại về văn hóa, môi trường và kinh tế cho
người dân. Hội nghị quốc tế của các Bộ trưởng môi trường về đa dạng sinh học và du
lịch (1997) đã nêu rõ các hoạt động du lịch và thu hút du lịch cần được phát triển, có
tính đến tác động đến hệ sinh thái và đa dạng sinh học. Phối hợp nỗ lực của Chính phủ,
khu vực tư nhân và tất cả các bên liên quan khác cần được thực hiện để thống nhất các
tiêu chí đo lường và đánh giá tác động của du lịch đối với thiên nhiên và đa dạng sinh
học.
Theo nghiên cứu của Lindberg & Johnson (1997) về mô hình nhận thức của
cộng đồng địa phương đối với du lịch sử dụng mô hình cấu trúc SEM đã cho kết quả là
PTDLBV bao gồm tối thiểu hoá chi phí và tối đa hoá lợi ích về mặt môi trường, kinh
tế, xã hội. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Cottrell, Vaske, Shen, & Ritter (2007) về đo
lường tính bền vững của du lịch ở Manuel Antonio và Texel sử dụng mô hình cấu trúc
SEM chỉ ra yếu tố môi trường đóng vai trò quan tr ọng nhất trong việc đo lường tính
bền vững của du lịch, tiếp theo sau đó là yếu tố kinh tế, văn hoá và xã hội. Mặt khác
nhận thức của du khách về PTDLBV theo thời gian đã làm thay đổi sở thích du lịch
của họ.
Theo nghiên cứu của Gursoy, D., & Rutherford, D. G. (2004) về thái đ ộ của
cộng đồng địa phương hướng đến du lịch sử dụng mô hình cấu trúc SEM đã cho thấy
sự ủng hộ của cộng đồng địa phương đến phát triển du lịch chịu ảnh hưởng không chỉ
bởi lợi ích về mặt kinh tế, văn hoá xã hội, môi trường mà còn chỉ ra mức độ quan tâm
của cộng đ ồng đ ịa phương đ ến phát triển du lịch sẽ gia tăng khi các lợi ích trên gia
tăng. Nghiên cứu của Cottrell& ctg (2007) về nhận thức của cộng đồng địa phương về
PTDLBV tại Chongdugou, China sử dụng phân tích phương sai (ANOVA) đã cho kết
quả là sự hài lòng của cộng đồng địa phương chịu ảnh hưởng của bốn khía cạnh trong
PTDLBV gồm thể chế, kinh tế, văn hoá - xã hội và môi trường. Kết quả này cũng xuất
hiện trong kết quả nghiên cứu của Cottrell, Vaske, & Shen (2007) ; Curto (2006);
Gursoy & Rutherford (2004); Lindberg & Johnson (1997); Yuan, James, Hodgson,
Hutchinson, & Shi (2003). Còn nghiên cứu của Sebele (2010) về du lịch cộng đ ồng:
lợi ích và thách thức tại Khama Rhino Sanctuary Trust, Central District, Botswana đã
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
21
chỉ ra khi có sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương vào du lịch sẽ góp phần
bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, gia tăng lợi ích về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường
của địa phương. Quá trình tham gia của cộng đồng địa phương sẽ góp phần quan trọng
để phát triển du lịch theo hướng bền vững của điểm đến. Hơn nữa theo nghiên cứu của
Cottrell & ctg (2013) về mức độ hài lòng của cộng đồng địa phương: trường hợp của
công viên tự nhiên Frankenwald sử dụng mô hình cấu trúc SEM đã cho kết quả là
PTDLBV trên bốn khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế có ảnh hưởng đến
sự hài lòng của cộng đồng địa phương. Khía cạnh kinh tế ảnh hưởng mạnh nhất đến sự
hài lòng của cộng đồng địa phương, kế tiếp là thế chế, xã hội và môi trường.
2.4 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết
2.4.1 Mô hình nghiên cứu
Theo Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam về Định hướng chiến lược phát
triển bền vững ở Việt Nam được ban hành theo Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ ngày 17/8/2004 đã chỉ rõ PTBV trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hợp
lý và hài hoà giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường đặc biệt ưu
tiên PTBV những lĩnh vực có tác đ ộng đặc biệt tới môi trường trong đó có du l ịch.
Định hướng cũng nêu rõ đ ể phát triển du lịch theo hướng bền vững trên cả ba khía
cạnh trên rất cần huy động sự tham gia rộng rãi của các cấp chính quyền, doanh nghiệp
kinh doanh du lịch và cộng đ ồng dân cư. Tháng 8 năm 2013 Bộ công cụ du lịch có
trách nhiệm tại Việt Nam do Liên minh Châu Âu tài trợ đã được ban hành có nêu rõ
cốt lõi của du lịch có trách nhiệm là những nguyên tắc của du lịch bền vững mà theo
Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc và Tổ chức Du lịch Thế giới, nhằm mục
đích được thể hiện qua các khía cạnh sau:
Khía cạnh môi trường, cần tận dụng tối ưu các nguồn tài nguyên môi trường
tạo thành một yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch, duy trì quá trình sinh thái
quan trọng và giúp đỡ để bảo tồn di sản thiên nhiên và đa d ạng sinh học. Bảo vệ và
quản lý các nguồn tài nguyên, đặc biệt là các nguồn tài nguyên không thể thay mới và
quý hiếm đ ối với cuộc sống con người. Hạn chế đến mức đ ộ tối thiểu sự ô nhiễm
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
22
không khí, đất và nước, và bảo tồn sự đa dạng sinh học và các tài sản thiên nhiên đang
còn tồn tại.
Còn khía cạnh văn hoá xã hội, cần tôn trọng tính xác thực văn hóa xã hội của
cộng đồng địa phương, bảo tồn những công trình, di sản văn hóa sống và những giá trị
truyền thống của họ, và đóng góp sự hiểu biết. Tôn trọng nhân quyền và sự bình đẳng
cho tất cả mọi người trong xã hội. Đòi hỏi phải phân chia lợi ích một cách công bằng,
với trọng tâm là giảm đói nghèo. Chú ý đ ến những cộng đồng địa phương, duy trì và
tăng cường những hệ thống, những chế độ hỗ trợ đời sống của họ, thừa nhận và tôn
trọng các nền văn hoá khác nhau, và tránh được mọi hình thức bóc lột.
Khía cạnh kinh tế, cần đảm bảo khả thi, lợi ích kinh tế lâu dài cho tất cả các
bên có liên quan được phân phối một cách công bằng, trong đó có việc làm ổn định cơ
hội tạo thu nhập và các dịch vụ xã hội cho địa phương, cùng với đó là góp phần xóa
đói giảm nghèo. Tạo nên sự thịnh vượng cho tất cả mọi tầng lớp xã hội và đạt được
hiệu quả giá trị cho tất cả mọi hoạt động kinh tế. Điều cốt lõi, đó là sức sống và phát
triển của các doanh nghiệp và các hoạt động của các doanh nghiệp đó có th ể duy trì
được lâu dài.
Môi trường
Văn hóa xã hội Kinh tế
Hình 2.1 Ba khía cạnh của Du lịch bền vững
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
23
Mặc dù vậy DLBV không chỉ là đạt được tính bền vững nó còn đòi hỏi tất cả
chúng ta, từ khách du lịch, các nhà quản lý và nhân viên trong nhà hàng, khách sạn,…
đến các cơ quan quản lý du lịch, cần tham gia tích cực hơn trong việc tạo ra các thay
đổi tích cực qua việc ra quyết định và thực hiện chúng để tối đa hóa lợi ích kinh tế, xã
hội và môi trường và giảm thiểu tác động tiêu cực liên quan. Chìa khóa cho sự thành
công của DLBV trước hết là trách nhiệm của tất cả các bên liên quan. Mỗi một quyết
định mà chúng ta thực hiện hàng ngày có thể có tác động đến con người và môi trường
xung quanh. Để thực hiện du lịch có trách nhiệm yêu cầu chúng ta phải được dẫn dắt
bởi chính lương tâm, đạo đức và pháp luật trong xã hội chúng ta, để đưa ra các quyết
định khi cả nhà cung cấp lẫn người tiêu dùng du lịch sẽ có lợi ích ròng tích cực nhất
đối với con người và môi trường xung quanh. Đây có thể xem là một trong những yếu
tố quan trọng góp phần đảm bảo du lịch được PTBV và được xem là một khía cạnh thứ
tư của du lịch bền vững, được gọi là thể chế.
Điều này thể hiện rõ trong các nghiên cứu của nước ngoài như Ủy ban Liên
hiệp quốc về PTBV (1996a, 1996b); Spangenberg, J. H. (2000) đã nêu rõ PTBV phải
đảm bảo cả bốn khía cạnh kinh tế, văn hoá xã hội, môi trường và thể chế. Lý thuyết về
PTBV được đưa ra bởi Spangerberg đã nêu rõ PTBV là duy trì các hệ thống hoạt động
trong thời gian dài, đ ể tránh thiệt hại không thể đảo ngược và đ ể lại cho các thế hệ
tương lai cách sử dụng di sản của họ với mục đích cung cấp chất lượng cuộc sống mà
họ thích. Điều này không chỉ đề cập đến các hệ thống tự nhiên nằm trong nền kinh tế
công nghiệp của chúng ta, mà còn về xã hội, kinh tế và đặc biệt đối với các hệ thống
của các tổ chức. Nó dựa trên, nhưng không giới hạn ở một mức sống nhất định, bao
gồm các giá trị phi tiền tệ như môi trường lành mạnh, cơ hội bình đẳng và sự gắn kết
xã hội của xã hội như vậy. Hơn nữa, tiêu chuẩn sống không chỉ là thu nhập tiền tệ, mà
còn bao gồm tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ, được mua, quyên góp và tự thực hiện,
cá nhân hoặc chung, mà chúng ta tận dụng trong cuộc sống hàng ngày của mình. Ở ba
khía cạnh môi trường, kinh tế và văn hoá xã hội đã được đề cập trong các nghiên cứu
trước, riêng khía cạnh thể chế được Spangenberg nêu chi tiết đó là tập hợp những quy
tắc chính thức, không chính thức hay những nhận thức chung có tác đ ộng kìm hãm,
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
24
định hướng hoặc chi phối sự tương tác của các chủ thể với nhau trong những lĩnh vực
nhất định. Các thể chế được tạo ra và đảm bảo thực hiện bởi cả nhà nước và các tác
nhân phi nhà nước (như các tổ chức nghề nghiệp hoặc các cơ quan kiểm định). Các
quy tắc chi phối sự tương tác giữa các cá nhân hay tổ chức có thể mang tính chính thức
hoặc không chính thức. Các quy tắc chính thức bao gồm hiến pháp, các bộ luật, điều
luật, hiến chương, văn bản dưới luật… Trong khi đó các quy tắc không chính thức có
vai trò mở rộng, chi tiết hóa hoặc chỉnh sửa các quy tắc chính thức và điều chỉnh hành
vi của các chủ thể thông qua các chuẩn tắc xã hội (truyền thống, tập quán, những điều
cấm kỵ…) hay các quy tắc ứng xử nội bộ. Vai trò của các thể chế thể hiện ở chỗ chúng
tạo nên một khuôn khổ mà ở đó hành động của các chủ thể trở nên dễ đoán trước hơn,
cho phép các chủ thể thiết lập các kỳ vọng và giảm thiểu các rủi ro trong quá trình
tương tác với nhau.
Để có thể đánh giá được phát triển du lịch như thế nào là bền vững mặc dù đã
có rất nhiều nghiên cứu của nước ngoài nhưng tại Việt Nam vẫn còn rất ít ngoại trừ
một số nghiên cứu như của Lê Chí Công& ctg (2017); Phạm Hồng Long (2012) cho
thấy PTDLBV là một chủ đề rất hữu ích để tìm hiểu dựa trên các khung lý thuyết đã
được nêu ra. Mặt khác ít có nghiên cứu tại Việt Nam đề cập đến vai trò của khía cạnh
thể chế trong PTDLBV cũng là đ ộng lực đ ể tác giả đề xuất khung nghiên cứu của
mình. Khung nghiên cứu đề xuất của tác giả dựa trên các khung lý thuyết đã được nêu
ở trên về DLBV, PTDLBV và phải gắn liền với sự tham gia của cộng đồng địa phương
dựa trên phương diện hài lòng của cộng đồng địa phương (Spangenberg & Valentin,
1999; Valentin & Spangenberg, 2000; Cottrell & ctg , 2013; Lê Chí Công& Hồ Huy
Tựu, 2017). Đồng thời cũng kế thừa từ nghiên cứu gốc của Cottrell& ctg (2013) tác giả
đã đưa ra khung nghiên cứu của mình như hình sau
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
25
Môi trường
Kinh tế Văn hoá xã hội
Thể chế
Sự hài lòng của cư
dân
Hình 2.2 Khung nghiên cứu đề xuất của tác giả
2.4.2 Các giả thuyết
Trong nghiên cứu của Gursoy & ctg (2010); Nunkoo& Ramkissoon (2011) áp
dụng lý thuyết trao đổi xã hội trong lĩnh vực du lịch đã chỉ ra cộng đồng địa phương sẽ
tham gia tích cực vào các hoạt động du lịch nếu họ nhận được các phần thưởng/lợi ích
lớn hơn so với chi phí bỏ ra và ngược lại. Để duy trì du lịch trong một cộng đồng, một
số trao đổi nhất định phải xảy ra (App, 1992). Theo App (1992) sự tham gia của cộng
đồng địa phương trong việc phát triển và thu hút du lịch đến khu vực của họ thường
được thúc đẩy bởi mong muốn của một số thành viên trong cộng đồng nhằm cải thiện
kinh tế và xã hội của khu vực mình sinh sống. Cộng đồng địa phương đóng một vai trò
quan trọng có thể ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của ngành du lịch tại địa
phương. Cư dân có thể đóng góp cho sự thịnh vượng của cộng đồng địa phương thông
qua sự tham gia của họ ở các mức độ khác nhau trong việc lập kế hoạch, phát triển và
vận hành các điểm du lịch hay bằng cách mở rộng sự hiếu khách của họ cho khách du
lịch để đổi lấy những lợi ích thu được từ du lịch. Mặt khác, cư dân cũng có thể ngăn
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
26
cản sự phát triển của du lịch bằng cách chống lại nó hoặc thể hiện hành vi thù địch đối
với những người ủng hộ và/hoặc khách du lịch. Nhu cầu của du khách phải hài lòng
với việc cung cấp các trải nghiệm du lịch chất lượng bởi cộng đồng địa phương sẽ làm
tăng mong muốn tương tác giữa cộng đ ồng đ ịa phương và du khách (Hudman &
Hawkins, 1989). Trong việc phát triển và thu hút khách du lịch đ ến một cộng đ ồng,
mục tiêu là đạt được các kết quả có được sự cân bằng tốt nhất về lợi ích và chi phí cho
cả cư dân và hướng dẫn viên du lịch. Lí thuyết trao đổi xã hội đã chỉ ra rằng cư dân
càng nhận được nhiều lợi ích từ du lịch thì họ càng mong muốn hỗ trợ và phát triển du
lịch, đồng nghĩa với sự hài lòng của họ cũng tăng theo những lợi ích thu được. Lợi ích
của cư dân trong phát triển du lịch được thể hiện trên cả bốn khía cạnh: Kinh tế, Môi
trường, Văn hoá- Xã hội và Thể chế (Spangenberg & Valentin, 1999; Valentin &
Spangenberg, 2000; Cottrell & ctg , 2013).
Lợi ích của cộng đồng từ việc bảo vệ môi trường, hạn chế đến mức độ tối thiểu
sự ô nhiễm không khí, đất và nước, bảo tồn sự đa dạng sinh học là một yếu tố quan
trọng tác đ ộng đ ến mức đ ộ tham gia của họ đối với PTDLBV (Bender& ctg, 2008;
Choi& Muray, 2010). Lý thuyết DLBV và PTDLBV xem môi trường như là một trong
những khía cạnh quan trọng để phát triển du lịch. Duy trì và bảo tồn môi trường du
lịch của điểm đến sẽ giúp ích cho việc phát triển du lịch được bền vững, điều này phụ
thuộc rất nhiều vào mức độ tham gia của cộng đồng địa phương (Eshliki & Kaboudi,
2010; Cottrell & ctg, 2013). Từ đây, tác giả đề xuất giả thuyết H1 như sau:
H1: Môi trường có tác động tích cực đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát
triển du lịch huyện Long Điền theo hướng bền vững
Phát triển du lịch sẽ giúp ích cho cộng đồng địa phương duy trì và bảo tồn được
các bản sắc văn hoá- xã hội của cộng đồng địa phương thông qua việc tổ chức nhiều
hơn các sự kiện văn hoá- xã hội, tăng chất lượng các dịch vụ công. Mặt khác nó cũng
kéo theo sự gia tăng về tỉ lệ tội phạm, gia tăng khách du lịch cũng kéo theo các tệ nạn
xã hội, gia tăng chi phí sinh hoạt của cư dân (Bender & ctg , 2008). Phát triển du lịch
giúp cho các cơ sở phục vụ du lịch và số lượng việc làm của cư dân liên quan đến du
lịch không ngừng đư ợc gia tăng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của họ
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
27
(Abas& ctg, 2014). Lý thuyết về PTDLBV đã ch ỉ rõ sự PTDLBV phải đ ảm bảo sự
phát triển về văn hoá xã hội của cộng đồng địa phương. Du lịch gắn với việc bảo tồn
và tôn trọng bản sắc văn hoá- xã hội của địa phương, góp phần cải thiện chất lượng
cuộc sống của cộng đồng địa phương sẽ gia tăng mức độ tham gia của cộng đồng địa
phương trong phát triển du lịch (Abas& ctg, 2014; Bender & ctg , 2008; Cottrell & ctg,
2013; Lê Chí Công & ctg, 2017; Phạm Hồng Long, 2012). Từ đây, tác giả đề xuất giả
thuyết H2 như sau:
H2: Kinh tế có tác động tích cực đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát
triển du lịch huyện Long Điền theo hướng bền vững
Lý thuyết PTDLBV đã nêu rõ để phát triển du lịch theo hướng bền vững trên cả
ba khía cạnh kinh tế, môi trường và văn hoá- xã hội đòi hòi sự tham gia của không chỉ
cộng đồng địa phương mà còn là của các cơ quan chức năng, doanh nghiệp du lịch gọi
chung là thể chế với mục đích tối đa hóa lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường và giảm
thiểu tác đ ộng tiêu cực liên quan. Chính quyền cùng với các doanh nghiệp du lịch
đóng một vai trò quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh điểm đến đối với khách du
lịch, các công ty du lịch tạo dựng một đội ngũ hướng dẫn viên hiểu biết sâu, rộng về
điểm đến mà họ cần giới thiệu cho du khách, các tiện ích, dịch vụ liên quan đến du lịch
có sự kết hợp giữa cộng đ ồng đ ịa phương và doanh nghiệp du lịch đã góp ph ần gia
tăng mức đ ộ tham gia của cộng đ ồng đ ịa phương trong phát triển du lịch (Eden,
Falkheden, & Malbert, 2000; Spangenberg, 2002; Spangenberg & Valentin, 1999;
Cottrell& ctg , 2006, 2007, 2008, 2013). Từ đây, tác giả đề xuất giả thuyết H3 như sau:
H3: Văn hoá xã hội có tác động tích cực đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia
phát triển du lịch huyện Long Điền theo hướng bền vững
Lý thuyết trao đổi xã hội đã chỉ ra rằng cộng đồng địa phương càng phụ thuộc
nhiều hơn vào lợi ích kinh tế thì càng tham gia vào phát triển du lịch nhiều hơn
(Abas& ctg, 2014; Bender & ctg , 2008; Spangenberg & Valentin, 1999; Valentin &
Spangenberg, 2000; Cottrell & ctg, 2013). Cộng đồng địa phương tin rằng phát triển
du lịch sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương, mang lại các nguồn lợi kinh tế mới
cũng như gia tăng thu nhập cho cư dân địa phương tuỳ thuộc vào mức độ tham gia của
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
28
họ ( Abas& ctg, 2014; Bender & ctg , 2008; Lê Chí Công & ctg, 2017). Khi lợi ích
kinh tế nhận được từ du lịch càng tăng thì mức độ tham gia của cộng đồng địa phương
cũng tăng theo (Lê Chí Công & ctg, 2017; Cottrell & ctg, 2013; Phạm Hồng Long,
2012). Từ đây, tác giả đề xuất giả thuyết H4 như sau:
H4: Thể chế có tác động tích cực đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát
triển du lịch huyện Long Điền theo hướng bền vững
Môi trường
Kinh tế
Văn hoá- Xã hội
Thể chế
H1(+)
H2(+)
Sự hài lòng
H3(+) của cư dân
H4(+)
Hình 2.3 Các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu đề xuất
Tóm tắt Chương 2
Từ các khái niệm về PTBV, PTDLBV, DLBV cũng như các lý thuyết về
PTBV, PTDLBV, Trao đổi xã hội và các nghiên cứu đi trước tác giả đã đề xuất mô
hình nghiên cứu của mình về phát triển du lịch của huyện Long Điền theo hướng bền
vững. Các giả thuyết nghiên cứu của mô hình cũng đã được nêu ra dựa trên các nghiên
cứu và lý thuyết về PTBV, PTDLBV, DLBV, Trao đổi xã hội.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
29
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong Chương 2 tác giả đã trình bày cơ sở lý thuyết về du lịch bền vững, phát
triển du lịch bền vững và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham
gia PTDLBV cũng như đề xuất mô hình sẽ nghiên cứu. Dựa trên cơ sở lý thuyết và mô
hình được đề xuất trong Chương 2, trong chương này tác giả sẽ giới thiệu các phương
pháp nghiên cứu cần thực hiện để kiểm định mô hình cũng như các kiểm định để đánh
giá độ tin cậy của mô hình nghiên cứu.
3.1 Các thang đo trong mô hình nghiên cứu
Việc
huyện Long
nhân tố này
hình nghiên
đo lư ờng các thang đo trong mô hình nghiên c ứu về phát triển Đi
ền theo hướng bền vững được thực hiện trên 5 nhân tố chính được
đo lường qua các thang đo kế thừa từ các lý thuyết cũng như cứu
đi trước được thể hiện trong các bảng sau
du lịch
với các
các mô
Bảng 3.1 Thang đo nhân tố Môi trường
Nhân
Nghiên
Thang đo cứu đi
tố
trước
Dựa vào du lịch, nhận thức của A/C về bảo vệ môi trường đã Cottrell &
được cải thiện. ctg (2007,
2013);
Môi
Du lịch huyện Long Đi ền đư ợc phát triển theo hướng thân
Gursoy,
thiện với môi trường.
trường D., &
Du lịch huyện Long Đi ền hướng đ ến những đ ịa đi ểm (danh
Rutherford
lam, thắng cảnh) du lịch có những tiện ích thân thiện với môi
,D.G.
trường.
(2004)
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
30
Bảng 3.2 Thang đo nhân tố Kinh tế
Nhân tố Thang đo
Nghiên cứu
đi trước
Du lịch mang lại nguồn thu nhập mới cho A/C.
Lindberg, K.,
Du lịch giúp đa d ạng hoá nền kinh tế địa
& Johnson, R.
phương.
L. (1997);
Du lịch tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho A/C.
Gursoy, D, &
Các sản phẩm phục vụ du lịch nên sẵn có và đa
Rutherford, D.
dạng hơn.
G.
Kinh tế
Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch nên thuê/
(2004);Cottrell
mướn ít nhất một nửa lao đ ộng là người đ ịa
& ctg (2007,
phương.
2013); Lê Chí
Du lịch tạo ra thị trường mới cho các sản phẩm
Công & ctg
địa phương
(2017); Abas,
Du lịch góp phần đóng góp khá lớn cho kinh tế
S.A & ctg
của địa phương.
(2014)
Du lịch tạo ra nhiều việc làm hơn cho phụ nữ.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
31
Bảng 3.3 Thang đo nhân tố Văn hoá - Xã hội
Nhân tố Thang đo
Nghiên cứu
đi trước
Nhờ vào du lịch, có nhiều du khách đ ến huyện Long
Điền.
Cottrell & ctg
Du lịch giúp giữ gìn nét văn hoá truyền thống của đ ịa
(2007, 2008,
phương.
2013);
Các giá trị truyền thống của địa phương được giữ gìn và Lindberg, K.,
Văn hoá-
phát huy nhờ vào du lịch. &Johnson,
Du khách đến với huyện Long Điền được khuyến khích R. L. (1997);
Xã hội
tìm hiểu về văn hoá địa phương. Gursoy, D., &
Rutherford,
Du lịch góp phần bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, lễ
hội truyền thống của địa phương. D. G. (2004);
Lê Chí Công
Du lịch thúc đẩy việc trùng tu các khu di tích lịch sử.
&ctg (2017)
Du khách và cư dân cùng tham gia vào các hoạt đ ộng
văn hoá- xã hội được tổ chức bởi huyện Long Điền
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
32
Bảng 3.4 Thang đo nhân tố Thể chế
Nhân tố Thang đo
Nghiên cứu
đi trước
Hướng dẫn viên du lịch được đào tạo bài bản
Các cơ sở du lịch phát triển dựa trên sự hợp tác với
Cottrell & ctg
doanh nghiệp, chính quyền địa phương.
(2006, 2007,
Các dịch vụ du lịch phát triển dựa trên sự hợp tác với
2013);
Thể chế doanh nghiệp, chính quyền địa phương.
Spangenberg,
Thông tin về các đi ểm đ ến (danh lam, thắng cảnh) tại J. H. (2000,
huyện Long Đi ền đư ợc cung cấp bởi các ban ngành có
2002)
liên quan phản ánh một cách đầy đủ và chính xác lịch sử
điểm đến.
Bảng 3.5 Thang đo nhân tố Sự hài lòng của cư dân
Nhân
Thang đo
Nghiên cứu
tố đi trước
A/C có thể góp phần thúc đ ẩy sự phát triển du lịch của
huyện Long Điền
Cottrell & ctg
Sự hài
Du lịch mang lại lợi nhuận cho A/C
(2006, 2007,
Sự hài lòng của A/C là đi ều quan trọng để góp phần phát
lòng 2013);
triển du lịch bền vững của huyện Long Điền
của cư Spangenberg,
Các điểm đến (danh lam, thắng cảnh) trở nên hấp dẫn hơn
dân J. H. (2000,
nhờ vào du lịch
2002)
Chất lượng cuộc sống của A/C được cải thiện nhờ vào du
lịch
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
33
3.2 Quy trình nghiên cứu
Nghiên cứu của tác giả được thể hiện qua sơ đồ sau
Xác định vấn đề cần
nghiên cứu
Phỏng vấn thử (n=20)
Thang đo nháp
Thang đo chính Định lượng chính thức
thức (n=310)
Đưa ra cơ sở lý thuyết
Nghiên cứu định tính
(Thảo luận nhóm tập trung)
Kiểm tra độ thích hợp của mô hình, trọng
số CFA, độ tin cậy tổng hợp, đơn hư ớng,
giá trị hội tụ và phân biệt
Mô hình cấu trúc SEM
Kiểm tra độ thích hợp của mô hình và giả thuyết
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu
3.3 Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu đ ịnh tính đư ợc thực hiện bằng hình thức thảo luận nhóm
cán bộ của huyện Long Điền và các doanh nghiệp có kinh doanh du lịch trên
huyện nhằm mục đích đi ều chỉnh, chỉnh sửa các thang đo Môi trư ờng, Kinh
hoá- Xã hội và Thể chế. Nghiên cứu được tiến hành qua các bước sau:
với các
địa bàn
tế, Văn
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
34
Bước 1: Đối tượng tham gia thảo luận được phân thành 2 nhóm gồm: Nhóm 1
gồm 8 cán bộ của huyện Long Điền và nhóm 2 gồm đại diện 7 doanh nghiệp có kinh
doanh du lịch trên địa bàn huyện Long Điền. Bảng câu hỏi được thiết kế gồm 2 phần,
phần đầu gồm các câu hỏi để người được hỏi trả lời có đồng ý hay không với các thành
phần trong mô hình nghiên cứu kế thừa từ nghiên cứu gốc của Cottrell (2013), có đề
xuất thêm thành phần nào mới hay không. Phần 2 của bảng hỏi đưa ra các câu hỏi liên
quan đến các thang đo kế thừa từ nghiên cứu gốc của Cottrell (2013) và yêu cầu người
tham gia thảo luận xem các câu hỏi này về từ ngữ sử dụng, cách hiểu cũng như đưa ra
sự điều chỉnh nếu cần.
Bước 2: Thảo luận về nội dung của các câu hỏi liên quan đến các thang đo Môi
trường, Kinh tế, Văn hoá- Xã hội và Thể chế và Sự hài lòng của cộng đồng địa phương
nhằm mục đích điều chỉnh lại từ ngữ đồng thời kiểm tra mức độ hiểu đúng ý nghĩa của
các câu hỏi trong các thang đo.
Cuối cùng, tác giả hiệu chỉnh lại bảng câu hỏi, đưa ra b ảng câu hỏi để phỏng
vấn sơ bộ trên 20 người dân có tham gia vào du lịch tại huyện Long Điền.
3.4 Nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng cách phát bảng hỏi trực tiếp đến
người dân có tham gia vào hoạt động du lịch tại huyện Long Điền. Thời gian tiến hành
phỏng vấn từ ngày 05/08/2017 đến tháng 10/09/2017.
Tác giả và cộng tác viên gặp gỡ trực tiếp từng người dân có tham gia hoạt động
du lịch tại huyện Long Đi ền để phỏng vấn và đề nghị trả lời bảng câu hỏi. Mục tiêu
của cuộc khảo sát là thu thập chính xác các thông tin trong mỗi câu hỏi để phục vụ cho
quá trình nghiên cứu. Các thông tin thu nhận được sẽ chính là dữ liệu của nghiên cứu
vì thế trong suốt quá trình khảo sát tác giả và cộng tác viên đã hỏi và giải thích rất kỹ
từng câu hỏi cho người dân để đảm bảo thông tin thu nhận được trên mỗi câu hỏi là
đúng nhất có thể. Sau khi hoàn chỉnh đi ều tra, tác giả tiến hành làm sạch dữ liệu.
Những bảng câu hỏi chưa được trả lời đầy đủ bị sẽ loại để kết quả phân tích không bị
sai lệch.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
35
3.4.1 Quy mô và cách chọn mẫu
Đối tượng khảo sát: Người dân có tham gia vào các hoạt động du lịch tại huyện
Long Điền
Phương thức lấy mẫu: chọn mẫu thuận tiện
Quy mô chọn mẫu: Theo Raykov& Widaman (1995) khi sử dụng mô hình cấu
trúc tuyến tính (SEM) thì kích thước mẫu đòi hỏi phải lớn vì nó dựa vào lý thuyết phân
phối mẫu lớn. Tuy nhiên kích thước mẫu bao nhiêu được là lớn thì hiện chưa có một
sự thống nhất cụ thể. Mặt khác, kích thước mẫu còn tuỳ thuộc vào phương pháp ước
lượng sử dụng, nếu là phương pháp ước lượng hợp lý cực đại (Maximum Likelihood -
ML) thì kích thước mẫu tối thiểu là 150 (Hair & ctg, 1998). Cũng có nhà nghiên cứu
cho rằng kích thước mẫu tối thiểu là năm mẫu quan sát cho mỗi tham số cần ước lượng
(Bollen, 1989). Nghiên cứu của tác giả chọn kích thước mẫu là n = 310.
3.4.2 Thiết kế bảng câu hỏi
Bảng câu hỏi được thiết kế qua 3 bước sau:
Bước 1: Bảng câu hỏi được xây dựng dựa trên mô hình nghiên cứu đề xuất và
các nghiên cứu đi trước với các câu hỏi và thang đo đã có sự hiệu chỉnh sau khi nghiên
cứu định tính. Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 7 điểm với 7 mức độ từ "hoàn toàn
không đồng ý" đến " hoàn toàn đồng ý" để đánh giá mức độ đồng ý/không đồng ý của
đối tượng khảo sát.
Bảng 3.6 Thang đo Likert 7 điểm
Hoàn toàn Không Hơi Bình Hơi đồng Đồng ý Hoàn toàn
không đồng ý không thường ý đồng ý
đồng ý đồng ý
1 2 3 4 5 6 7
Bước 2: Bảng câu hỏi sơ bộ được tiến hành phỏng vấn thử trên 20 người dân có
tham gia vào các hoạt động du lịch để đánh giá sơ bộ thang đo cũng như đi ều chỉnh
văn phong, cách sử dụng từ ngữ sao cho phù hợp với trình độ hiểu biết của người dân.
Đồng thời chỉnh sửa những câu hỏi hoặc thang đo sao cho phù hợp với bối cảnh Việt
Nam đảm bảo các đối tượng khảo sát hiểu đúng và trả lời chính xác các câu hỏi.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
36
Bước 3: Dựa vào bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ, tác giả tiến hành hiệu chỉnh bảng
hỏi lần cuối trước khi phát bảng hỏi trực tiếp đến các đôi tượng khảo sát. Bảng câu hỏi
chính thức được chia thành 2 phần với 32 câu hỏi. Phần 1 gồm 5 câu hỏi liên quan đến
thông tin cá nhân của đ ối tượng khảo sát, phần 2 gồm 27 câu hỏi liên quan đến các
thang đo trong mô hình nghiên cứu gồm Kinh tế, Môi trường, Văn hoá- Xã hội, Thể
chế và Sự hài lòng của cư dân địa phương.
3.4.3 Thu thập dữ liệu
Để thu thập dữ liệu tác giả tiến hành phát trực tiếp bảng hỏi đến người dân có
tham gia vào các hoạt động du lịch tại huyện Long Điền. Mẫu điều tra được lựa chọn
theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện theo phương pháp chọn mẫu phi xác suất. Thông
tin về mẫu thu thập: có 330 bảng hỏi được phát ra, thu về 320 bảng hỏi. Sau khi đã loại
bỏ các bảng hỏi không hợp lệ do không điền đủ thông tin, trả lời từ trên xuống dưới
giống nhau,... thì còn lại 310 bảng hỏi hợp lệ (đạt tỉ lệ 93,93%).
3.4.4 Phương pháp phân tích dữ liệu
3.4.4.1 Kiểm định thang đo bằng hệ số Croncbach’s Alpha
Độ tin cậy (αH) là một khái niệm dùng đ ể đo lường mức đ ộ phù hợp của các
biến quan sát trong cùng một nhân tố hay có thể hiểu rằng việc sử dụng các biến quan
sát khác nhau để đo lường các tính chất của một nhân tố có đạt được độ chính xác tối
thiểu cần thiết không (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Độ tin cậy thường được sử dụng phổ
biến để đo lường các biến quan sát trong cùng một nhân tố là hệ số Cronbach’s Alpha.
Hệ số αH có giá trị dao động trong khoảng [0, 1] với hệ số αH biến động trong
khoảng [0.75 – 0.95] là tốt hoặc αH 0.6 là có thể sử dụng đư ợc (Nunnally&
Bernstein 1994).
3.4.4.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA
Phân tích nhân tố EFA đư ợc sử dụng với mục đích chính là rút g ọn một tập
gồm k biến quan sát thành một tập có số biến quan sát nhỏ hơn hoặc bằng k các biến
quan sát có ý nghĩa hơn. Cơ sở của việc rút gọn này dựa vào mối quan hệ tuyến tính
giữa của các nhân tố (thang đo) với các biến quan sát. Trong phân tích để đánh giá các
thang đo, đó là ma tr ận các trọng số nhân tố (factor pattern matrix) và ma trận các hệ
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
37
số tương quan (factor stucture matrix). Có rất nhiều phép trích nhân tố như Gorsuch
(1983) liệt kê một mẫu gồm 19 phép trích. Một số phép trích thông dụng có thể kể tên
là Principal Components, Maximum Likelihood, Least-Squares, Alpha Factoring,
Imagen Factoring, Principal Axis Factoring. Để chọn được số lượng nhân tố cần trích
người ta có đưa ra m ột số phương pháp thường đư ợc sử dụng là: (1) tiêu chí eigen
value, (2) tiêu chí điểm gãy (scree test criterion; Cattell, 1966) và (3) xác định trước số
lượng nhân tố. Việc sử dụng một hay nhiều phương pháp để xác định số lượng nhân tố
hay có sự kết hợp các phương pháp với nhau là tùy thuộc vào chủ đề nghiên cứu để có
cách phù hợp nhất (Hair& ctg, 2006).
3.4.4.3 Phân tích CFA
Theo Nguyễn Đình Tho, Nguyễn Thị Mai Trang (2006) thì phương pháp CFA
trong phân tích SEM có nhiều ưu điểm hơn so với các phương pháp truyền thống như
phương pháp hệ số tương quan, phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA,
phương pháp đa phương pháp- đa khái niệm MTMM (Bagozzi& Foxall 1996). Lý do
vì CFA cho phép chúng ta kiểm định cấu trúc lý thuyết của các thang đo lường như
mối quan hệ giữa một khái niệm nghiên cứu với các khái niệm khác mà không bị
chệch do sai số đo lường (Steenkamp& Van Trijp 1991). Hơn nữa chúng ta có thể
kiểm đ ịnh giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo mà không c ần dùng nhiều
nghiên cứu như phương pháp MTMM.
Để đánh giá mô hình nghiên cứu là phù hợp với dữ liệu thu thập thông qua phân
tích CFA người ta thường sử dụng chỉ số Chi-square với p_value > 0.05 kết hợp với
một số chỉ số khác như TLI, CFI >0.9 ; CMIN/df <=3 ; RMSEA <0.1.
3.4.4.4 Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM
Sau khi phân tích CFA đạt kết quả như mong muốn thì chúng ta sẽ sử dụng mô
hình SEM để kiểm định các lý thuyết trong mô hình nghiên cứu. So với phương pháp
hồi quy đa bi ến thông thường thì SEM có ưu đi ểm hơn khi nó có thể tính toán được
các sai số đo lường của các biến đồng thời nó có thể cho phép xuất hiện các biến tiềm
ẩn trong mô hình. Đây là lý do mà SEM đư ợc xem là một trong những phương pháp
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
38
được sử dụng phổ biến trong khoa học hành vi (Hulland& ctg 1996). Một mô hình cấu
trúc SEM được gọi là phù hợp nếu các chỉ số sau thỏa mãn như:
+ Chỉ số Chi-bình phương có p_value >0.05
+ Chỉ số thích hợp so sánh CFI (comparitive fit index)
+ Chỉ số TLI (Tucker & approximation)
Mô hình SEM đư ợc xem là phù hợp nếu kiểm đ ịnh Chi-bình phương có
p_value >0.05. Nhưng theo Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang (2006) thì chỉ
số này phụ thuộc vào kích thước mẫu nên nếu mô hình SEM có TLI, CFI > 0.9 và
RMSEA <0.1 thì mô hình này được xem là phù hợp.
Tóm tắt Chương 3
Trong chương này tác giả đã giới thiệu về phương pháp nghiên cứu gồm thiết
kế và xây dựng thang đo, quy cách chọn mẫu, thiết kế bảng hỏi. Từ đó đưa ra phương
pháp xử lý số liệu gồm kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach's Alpha, phân tích
EFA, CFA và mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM).
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
39
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Thực trạng về phát triển du lịch của huyện Long Điền
4.1.1 Tổng quan về huyện Long Điền
Hình 4.1 Bản đồ hành chính huyện Long Điền, Nguồn: UBND huyện Long Điền
Huyện Long Điền là một huyện thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, giáp ranh huyện
Đất Đỏ, thành phố Bà Rịa, thành phố Vũng Tàu, được thành lập vào năm 2003 khi
chia tách từ huyện Long Đất cũ theo Nghị định số 152/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 12
năm 2003 của Chính phủ, và đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2004, có diện tích tự
nhiên 7.761,19 ha, tuyến bờ biển dài hơn 11 km từ sông Cửa Lấp thuộc xã Phước Tỉnh
đến Mũi Kỳ Vân thuộc thị trấn Long Hải, với 7 đơn vị hành chính là 05 xã (Phước
Tỉnh, Phước Hưng, An Ngãi, An Nhứt, Tam Phước), 02 thị trấn (Long (Điền, Long
Hải), có 58 ấp, khu phố.
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát triển du lịch huyện Long Điền.doc
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát triển du lịch huyện Long Điền.doc
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát triển du lịch huyện Long Điền.doc
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát triển du lịch huyện Long Điền.doc
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát triển du lịch huyện Long Điền.doc
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát triển du lịch huyện Long Điền.doc
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát triển du lịch huyện Long Điền.doc
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát triển du lịch huyện Long Điền.doc
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát triển du lịch huyện Long Điền.doc
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát triển du lịch huyện Long Điền.doc
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát triển du lịch huyện Long Điền.doc
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát triển du lịch huyện Long Điền.doc
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát triển du lịch huyện Long Điền.doc
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát triển du lịch huyện Long Điền.doc
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát triển du lịch huyện Long Điền.doc
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát triển du lịch huyện Long Điền.doc
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát triển du lịch huyện Long Điền.doc
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát triển du lịch huyện Long Điền.doc
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát triển du lịch huyện Long Điền.doc
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát triển du lịch huyện Long Điền.doc
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát triển du lịch huyện Long Điền.doc
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát triển du lịch huyện Long Điền.doc
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát triển du lịch huyện Long Điền.doc
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát triển du lịch huyện Long Điền.doc
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát triển du lịch huyện Long Điền.doc
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát triển du lịch huyện Long Điền.doc
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát triển du lịch huyện Long Điền.doc
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát triển du lịch huyện Long Điền.doc
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát triển du lịch huyện Long Điền.doc
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát triển du lịch huyện Long Điền.doc
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát triển du lịch huyện Long Điền.doc
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát triển du lịch huyện Long Điền.doc
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát triển du lịch huyện Long Điền.doc
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát triển du lịch huyện Long Điền.doc
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát triển du lịch huyện Long Điền.doc
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát triển du lịch huyện Long Điền.doc
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát triển du lịch huyện Long Điền.doc
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát triển du lịch huyện Long Điền.doc

More Related Content

Similar to Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát triển du lịch huyện Long Điền.doc

Luận Văn Phát triển dịch vụ city tour tại thành phố Quy Nhơn ở công ty lữ hàn...
Luận Văn Phát triển dịch vụ city tour tại thành phố Quy Nhơn ở công ty lữ hàn...Luận Văn Phát triển dịch vụ city tour tại thành phố Quy Nhơn ở công ty lữ hàn...
Luận Văn Phát triển dịch vụ city tour tại thành phố Quy Nhơn ở công ty lữ hàn...sividocz
 
Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển du lịch vùng duyên hải miền trung tr...
Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển du lịch vùng duyên hải miền trung tr...Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển du lịch vùng duyên hải miền trung tr...
Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển du lịch vùng duyên hải miền trung tr...Phương Thảo Vũ
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnPham Long
 
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docxluan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docxHiuL499086
 
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docxluan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docxHiuL499086
 
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docxluan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docxHiuL499086
 

Similar to Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát triển du lịch huyện Long Điền.doc (20)

Luận Văn Phát triển dịch vụ city tour tại thành phố Quy Nhơn ở công ty lữ hàn...
Luận Văn Phát triển dịch vụ city tour tại thành phố Quy Nhơn ở công ty lữ hàn...Luận Văn Phát triển dịch vụ city tour tại thành phố Quy Nhơn ở công ty lữ hàn...
Luận Văn Phát triển dịch vụ city tour tại thành phố Quy Nhơn ở công ty lữ hàn...
 
TẢI MIỄN PHÍ - Tiểu luận về phát triển du lịch.doc
TẢI MIỄN PHÍ - Tiểu luận về phát triển du lịch.docTẢI MIỄN PHÍ - Tiểu luận về phát triển du lịch.doc
TẢI MIỄN PHÍ - Tiểu luận về phát triển du lịch.doc
 
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng BìnhLuận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
 
Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển du lịch vùng duyên hải miền trung tr...
Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển du lịch vùng duyên hải miền trung tr...Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển du lịch vùng duyên hải miền trung tr...
Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển du lịch vùng duyên hải miền trung tr...
 
Bài mẫu tiểu luận phát triển du lịch sinh thái, HAY
Bài mẫu tiểu luận phát triển du lịch sinh thái, HAYBài mẫu tiểu luận phát triển du lịch sinh thái, HAY
Bài mẫu tiểu luận phát triển du lịch sinh thái, HAY
 
Cơ sở lý luận và tổng quan về xã Hồng Vân.docx
Cơ sở lý luận và tổng quan về xã Hồng Vân.docxCơ sở lý luận và tổng quan về xã Hồng Vân.docx
Cơ sở lý luận và tổng quan về xã Hồng Vân.docx
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
 
Thực hiện chính sách phát triển du lịch biển từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng.doc
Thực hiện chính sách phát triển du lịch biển từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng.docThực hiện chính sách phát triển du lịch biển từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng.doc
Thực hiện chính sách phát triển du lịch biển từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng.doc
 
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAYĐề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
 
Tóm Tắt Luận Án Tiến Sĩ Phát triển bền vững du lịch tỉnh Khánh Hòa.doc
Tóm Tắt Luận Án Tiến Sĩ Phát triển bền vững du lịch tỉnh Khánh Hòa.docTóm Tắt Luận Án Tiến Sĩ Phát triển bền vững du lịch tỉnh Khánh Hòa.doc
Tóm Tắt Luận Án Tiến Sĩ Phát triển bền vững du lịch tỉnh Khánh Hòa.doc
 
Phát triển du lịch sinh thái của Thành phố Đà Nẵng đến năm 2015.doc
Phát triển du lịch sinh thái của Thành phố Đà Nẵng đến năm 2015.docPhát triển du lịch sinh thái của Thành phố Đà Nẵng đến năm 2015.doc
Phát triển du lịch sinh thái của Thành phố Đà Nẵng đến năm 2015.doc
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh BìnhLuận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
 
Luận văn: Quản lý đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình, HAY
Luận văn: Quản lý đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình, HAYLuận văn: Quản lý đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình, HAY
Luận văn: Quản lý đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình, HAY
 
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docxluan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
 
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docxluan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
 
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docxluan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
 
Luận án: Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, HAY
Luận án: Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, HAYLuận án: Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, HAY
Luận án: Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, HAY
 
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch biển tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch biển tại TP Đà Nẵng, HAYLuận văn: Chính sách phát triển du lịch biển tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch biển tại TP Đà Nẵng, HAY
 
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch biển Đà NẵngLuận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng
 
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở HuếLuận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
 

More from Dịch vụ viết đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149

More from Dịch vụ viết đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 (20)

Luận Văn Unproductive Project Management Process In ITC.doc
Luận Văn Unproductive Project Management Process In ITC.docLuận Văn Unproductive Project Management Process In ITC.doc
Luận Văn Unproductive Project Management Process In ITC.doc
 
Pháp Luật Về Điều Kiện Hành Nghề Khám Chữa Bệnh Của Cá Nhân.doc
Pháp Luật Về Điều Kiện Hành Nghề Khám Chữa Bệnh Của Cá Nhân.docPháp Luật Về Điều Kiện Hành Nghề Khám Chữa Bệnh Của Cá Nhân.doc
Pháp Luật Về Điều Kiện Hành Nghề Khám Chữa Bệnh Của Cá Nhân.doc
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành logistics cảng biển tại tỉnh Bà Rịa.doc
Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành logistics cảng biển tại tỉnh Bà Rịa.docNâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành logistics cảng biển tại tỉnh Bà Rịa.doc
Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành logistics cảng biển tại tỉnh Bà Rịa.doc
 
Tác Động Của Chính Sách Tài Khóa Và Chính Sách Tiền Tệ Đến Các Biến Kinh Tế V...
Tác Động Của Chính Sách Tài Khóa Và Chính Sách Tiền Tệ Đến Các Biến Kinh Tế V...Tác Động Của Chính Sách Tài Khóa Và Chính Sách Tiền Tệ Đến Các Biến Kinh Tế V...
Tác Động Của Chính Sách Tài Khóa Và Chính Sách Tiền Tệ Đến Các Biến Kinh Tế V...
 
The Impact Of Alternative Wetting And Drying Technique Adoption On Technical ...
The Impact Of Alternative Wetting And Drying Technique Adoption On Technical ...The Impact Of Alternative Wetting And Drying Technique Adoption On Technical ...
The Impact Of Alternative Wetting And Drying Technique Adoption On Technical ...
 
Mối Quan Hệ Giữa Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng.doc
Mối Quan Hệ Giữa Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng.docMối Quan Hệ Giữa Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng.doc
Mối Quan Hệ Giữa Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng.doc
 
Luận Văn The Solution To Enhance Time Management Skill At Expeditors Vietnam.doc
Luận Văn The Solution To Enhance Time Management Skill At Expeditors Vietnam.docLuận Văn The Solution To Enhance Time Management Skill At Expeditors Vietnam.doc
Luận Văn The Solution To Enhance Time Management Skill At Expeditors Vietnam.doc
 
Ineffective Leadership Style In Sale Department At Cadivi Company.doc
Ineffective Leadership Style In Sale Department At Cadivi Company.docIneffective Leadership Style In Sale Department At Cadivi Company.doc
Ineffective Leadership Style In Sale Department At Cadivi Company.doc
 
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty Kfc.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty Kfc.docGiải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty Kfc.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty Kfc.doc
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Lệ Thu Nhập Lãi Thuần Của Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Lệ Thu Nhập Lãi Thuần Của Các Ngân Hàng.docLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Lệ Thu Nhập Lãi Thuần Của Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Lệ Thu Nhập Lãi Thuần Của Các Ngân Hàng.doc
 
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải...
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải...Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải...
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Do...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Do...Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Do...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Do...
 
Economics and Environmental Implications of Carbon Taxation in Malaysia.doc
Economics and Environmental Implications of Carbon Taxation in Malaysia.docEconomics and Environmental Implications of Carbon Taxation in Malaysia.doc
Economics and Environmental Implications of Carbon Taxation in Malaysia.doc
 
Ảnh Hưởng Phát Triển Tài Chính Đến Giảm Nghèo Ở Các Nước Đang Phát Triển.doc
Ảnh Hưởng Phát Triển Tài Chính Đến Giảm Nghèo Ở Các Nước Đang Phát Triển.docẢnh Hưởng Phát Triển Tài Chính Đến Giảm Nghèo Ở Các Nước Đang Phát Triển.doc
Ảnh Hưởng Phát Triển Tài Chính Đến Giảm Nghèo Ở Các Nước Đang Phát Triển.doc
 
Luận Văn Tự chủ tài chính ở các đơn vị Y tế công lập tỉnh Phú Yên.doc
Luận Văn Tự chủ tài chính ở các đơn vị Y tế công lập tỉnh Phú Yên.docLuận Văn Tự chủ tài chính ở các đơn vị Y tế công lập tỉnh Phú Yên.doc
Luận Văn Tự chủ tài chính ở các đơn vị Y tế công lập tỉnh Phú Yên.doc
 
Shadow Economy In The Relationship With Fdi, Institutional Quality, And Incom...
Shadow Economy In The Relationship With Fdi, Institutional Quality, And Incom...Shadow Economy In The Relationship With Fdi, Institutional Quality, And Incom...
Shadow Economy In The Relationship With Fdi, Institutional Quality, And Incom...
 
Ảnh Hưởng Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Và Công Nghệ Thông Tin Đến Hiệu Quả Q...
Ảnh Hưởng Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Và Công Nghệ Thông Tin Đến Hiệu Quả Q...Ảnh Hưởng Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Và Công Nghệ Thông Tin Đến Hiệu Quả Q...
Ảnh Hưởng Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Và Công Nghệ Thông Tin Đến Hiệu Quả Q...
 
Các Giải Pháp Phát Triển Năng Lực Động Công Ty Baiksan Việt Nam Đến Năm 2022.doc
Các Giải Pháp Phát Triển Năng Lực Động Công Ty Baiksan Việt Nam Đến Năm 2022.docCác Giải Pháp Phát Triển Năng Lực Động Công Ty Baiksan Việt Nam Đến Năm 2022.doc
Các Giải Pháp Phát Triển Năng Lực Động Công Ty Baiksan Việt Nam Đến Năm 2022.doc
 
Luận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Hoạt Động Trao Quyền.doc
Luận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Hoạt Động Trao Quyền.docLuận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Hoạt Động Trao Quyền.doc
Luận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Hoạt Động Trao Quyền.doc
 
Giải Pháp Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...
Giải Pháp Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...Giải Pháp Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...
Giải Pháp Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...
 

Recently uploaded

SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát triển du lịch huyện Long Điền.doc

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do chọn đề tài Theo Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" đã chỉ rõ phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP. Bên cạnh đó cần phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại có trọng tâm, trọng điểm và phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị trị văn hoá, dân tộc; giữ gìn cảnh quản, bảo vệ môi trường; đẩy mạnh xã hội hoá, huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh đặc trưng các vùng, miền trong cả nước. Phát triển du lịch bền vững nói riêng và phát triển bền vững nói chung được xem là một mục tiêu quan trọng đã được Thủ tướng Chính phủ nêu rõ trong Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12 tháng 04 năm 2012 phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo đ ảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội. Còn theo Nghị quyết của Bộ chính trị số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 đã ch ỉ ra rằng 15 năm qua, ngành Du lịch đã có từng bước chuyển biến, ngày càng phát triển rõ rệt và đạt đư ợc những kết quả rất quan trọng. Tốc đ ộ tăng trưởng khách du lịch có sự gia tăng kể cả khách quốc tế lẫn khách nội địa với tỉ lệ gia tăng trung bình mỗi năm lần lượt là 10,2% và 11,8%. Đến năm 2016 số lượng khách du lịch đã có sự gia tăng vượt bậc đóng góp khá l ớn cho ngân sách nhà nước với tổng giá trị chiếm 14% GDP cả nước. Tuy nhiên, ngành Du lịch vẫn chưa thực sự phát huy được hết tiềm năng du lịch của mình và còn tồn đọng khá nhiều hạn chế đặc biệt là phát triển chưa xứng với tiềm năng, thế mạnh và chưa mang lại kỳ vọng của xã hội. Các sản phẩm du lịch chưa thật sự nổi bật, khả năng cạnh tranh còn thấp và chất lượng dịch vụ thiếu tính chuyên nghiệp, sự hiệu quả không cao. Môi trường du lịch không thu hút được nhiều nhà đầu tư uy tín. Vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch chưa được phát huy. Mặt khác,
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 2 thể chế nhất là các chính sách hỗ trợ phát triển du lịch của các cơ quan chính sách vẫn còn ít, mang nặng tư tưởng bao cấp không thật sự gắn kết đư ợc giữa cộng đ ồng đ ịa phương và các công ty cũng như các dịch vụ du lịch. Huyện Long Điền thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, giáp ranh huyện Đất Đỏ, nằm ở vị trí đ ồng bằng ven biển, là nơi có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, có cảnh quan thiên nhiên, di tích có giá trị cao, rất có lợi thế cũng như tiềm năng du lịch để phát triển du lịch bền vững. Toàn huyện với 4 không gian phát triển du lịch chính gồm không gian văn hoá Long Điền, không gian sông Cửa Lấp, không gian biển Long Hải - Phước Tỉnh và không gian núi Châu Viên cùng các di tích lịch sử như Tổ đình Thiên Thai, Mộ Bà Rịa, Bàu Thành, Dinh Cô Long Hải, chùa cổ Long Bàn, Đình thần Long Điền, chùa Long Hoà... và một số nghề truyền thống như nghề đúc đ ồng, nghề làm bánh tránh, bánh hỏi… đã tạo dựng cho huyện rất nhiều điều kiện để phát triển du lịch theo nhiều hướng đặc biệt phát triển du lịch bền vững. Tuy nhiên giàu tài nguyên du lịch và khai thác tài nguyên du lịch một cách hiệu quả là hai vấn đề hoàn toàn khác biệt nhất là khi phát triển du lịch bền vững không chỉ đơn thuần là khai thác nguồn tài nguyên du lịch để đem lại lợi ích kinh tế mà còn phải bảo đảm sự thân thiện với môi trường, duy trì và bảo tồn giá trị văn hoá- xã hội của địa phương (Spangenberg, 2000, 2002). Mặt khác để phát triển du lịch bền vững trên cả ba khía cạnh gồm kinh tế, môi trường và xã hội nếu không có một thể chế tốt để quản lý, kết nối và tạo điều kiện tăng trưởng thì rất khó để thực hiện được (Eden, Falkheden & Malbert, 2000; Spangenberg, 2002; Spangenberg & Valentin, 1999). Về mặt nghiên cứu hiện có một số nghiên cứu trong và ngoài nước đã tìm hiểu về phát triển du lịch bền vững trên nhiều khía cạnh như: Về nghiên cứu nước ngoài, phát triển du lịch bền vững phải bao gồm tối thiểu hoá chi phí và tối đa hoá lợi ích về một số mặt như môi trường, kinh tế, xã hội và có sự tham gia của cộng đồng địa phương (Lindberg & Johnson, 1997; Gursoy & ctg, 2010) cũng như mang lại sự thoả mãn về kinh nghiệm du lịch của du khách (Choi & Sirakaya, 2005; Cottrell, Vaske, Shen, & Ritter, 2007; Crotts & Holland, 1993; Dymond, 1997; Liu, 2003). Khi ngành du lịch tiếp tục phát triển, các nguyên tắc của
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 3 phát triển du lịch bền vững ngày càng trở nên quan trọng đối với các nhà khai thác du lịch, khách du lịch và cộng đồng địa phương (Brida & ctg, 2010; Curto, 2006; Gursoy & Rutherford, 2004). Sự có mặt của cộng đồng địa phương đóng m ột vai trò hết sức quan trọng để phát triển du lịch bền vững ( Hanafiah & ctg , 2013). Bên cạnh đó sự hài lòng của cộng đồng địa phương cũng cần được xem xét đánh giá khi phát triển du lịch bền vững (Cottrell & Raadik, 2008; Cottrell, Vaske, & Shen, 2007, Cottrell, Vaske, Shen, & Ritter, 2007; Curto, 2006; Gursoy & Rutherford, 2004; Lindberg & Johnson, 1997; Yuan, James, Hodgson, Hutchinson, & Shi, 2003). Lí thuyết Trao đ ổi xã hội được sử dụng để đo lường mức độ tham gia của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch bền vững (Nunkoo& Ramkissoon, 2011). Mức độ tham gia của của cộng đồng địa phương phụ thuộc rất nhiều thái độ cũng như sự hài lòng của họ về cả hai mặt lợi ích nhận được và chi phí bỏ ra (Andereck & ctg, 2005). Phát triển du lịch bền vững phải dựa trên sự hài lòng của cộng đồng địa phương về mặt lợi ích bao gồm kinh tế, môi trường, xã hội và thể chế (Cottrell & ctg, 2013). Về nghiên cứu trong nước, phát triển du lịch bền vững không phải là một việc dễ dàng đặc biệt khi phải đảm bảo sự dung hoà về môi trường, văn hoá-xã hội và kinh tế (Vũ Lan Hương, 2016; Phạm Thị Thanh Huyền & Ngô Tuấn Anh, 2017). Thực trạng về phát triển du lịch theo hướng bền vững tại một số địa phương mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá những gì đã và chưa làm được về mặt môi trường, kinh tế và xã hội (Nguyễn Xuân Đ ĩnh, 2017; Trần Tiến Dũng, 2003, 2005, 2007; Mỹ Duyên, 2016) hoặc chỉ ra vai trò của môi trường với phát triển du lịch bền vững (Trương Văn Đạt, 2015) hay đ ịnh hướng cho đ ịa phương đ ể có thể phát triển du lịch bền vững (Nhâm Hiền, 2017). Phát triển du lịch bền vững phải phụ thuộc vào thái độ của cộng đồng địa phương nhận thức về lợi ích mà họ nhận được gồm lợi ích về mặt kinh tế, môi trường, xã hội (Lê Chí Công & ctg, 2016, 2017). Tuy đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về phát triển du lịch bền vững nhưng ít đề cập đến vai trò của cộng đồng địa phương trên khía cạnh sự hài lòng của cộng đồng địa phương với các lợi ích mà họ có thể nhận về mặt kinh tế, môi trường ,xã hội đặc biệt là thể chế. Đây chính là đ ộng lực thôi thúc tác giả thực hiện nghiên cứu
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 4 "Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát triển du lịch huyện Long Điền theo hướng bền vững" với mong muốn có một cái nhìn toàn diện nhất về những yếu tố có thể ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững dựa trên sự hài lòng của cộng đồng địa phương, từ đó sẽ đưa ra các giải pháp cũng như khuyến nghị để góp phần đưa du lịch của huyện Long Điền phát triển một cách bền vững. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung vào các mục tiêu chính sau: + Phân tích tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch ở huyện Long Đi ền trong những năm qua. + Xác định và đánh giá các yếu tố tác động đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát triển du lịch huyện Long Điền theo hướng bền vững, đặc biệt là thể chế. + Đề xuất hàm ý chính sách nhằm góp phần thúc đẩy du lịch huyện Long Điền phát triển theo hướng bền vững. Để trả lời cho các mục tiêu trên, câu hỏi nghiên cứu của đề tài gồm: + Tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch ở huyện Long Điền trong những năm qua như thế nào? + Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát triển du lịch huyện Long Điền theo hướng bền vững. + Những hàm ý chính sách nào là cần thiết để thúc đẩy phát triển du lịch huyện Long Điền theo hướng bền vững. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát triển du lịch huyện Long Điền theo hướng bền vững. Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung giới hạn ở huyện Long Điền Đối tượng khảo sát là người dân huyện Long Đi ền có tham gia vào các hoạt động liên quan đến du lịch tại địa phương. Thời gian tiến hành điều tra, phỏng vấn từ ngày 05/8/2017 đến 10/09/2017.
  • 5. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 5 1.4 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu đ ịnh tính đư ợc thực hiện bằng bảng khảo sát với các câu hỏi mở trên 6 cán bộ huyện Long Điền, 6 doanh nghiệp có kinh doanh du lịch tại huyện Long Điền và trên 10 người dân địa phương có tham gia các hoạt động liên quan đến du lịch để thảo luận về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát triển du lịch huyện Long Điền theo hướng bền vững. Sau khi thảo luận tác giả sẽ thực hiện việc hiệu chỉnh các câu hỏi sao cho phù hợp hơn dựa trên góp ý c ủa cán bộ, doanh nghiệp và người dân địa phương. Nghiên cứu định lượng chính thức sẽ được thực hiện sau khi nghiên cứu định tính đã cho kết quả khẳng định rằng các câu hỏi cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát triển du lịch huyện Long Điền theo hướng bền vững là phù hợp và đư ợc sự đồng thuận cao của những người tham gia thảo luận. Nghiên cứu đ ịnh lượng đư ợc tiến hành bằng cách khảo sát trực tiếp thông qua việc phát bảng hỏi đến các người dân địa phương có tham gia vào các hoạt động du lịch tại địa phương theo cỡ mẫu tuân theo các tiêu chí chọn mẫu. Dữ liệu sau khi được mã hoá sẽ sử dụng các phần mềm thống kê như SPSS và Stata để phân tích kết quả nghiên cứu với các phân tích chính bao gồm thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach's Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, CFA. Cuối cùng kết quả chính của nghiên cứu sẽ dựa trên kết quả mô hình cấu trúc SEM về các yếu tố ảnh hưởng đ ến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát triển du lịch huyện Long Đi ền theo hướng bền vững để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này. 1.5 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu Kết quả của nghiên cứu này sẽ là cơ sở khoa học đ ể khuyến nghị cho huyện Long Điền trong việc định hướng phát triển du lịch bền vững dựa trên lợi ích của cộng đồng địa phương không chỉ về mặt kinh tế, môi trường, xã hội mà còn tạo ra một thể chế phù hợp hơn cho ngành du lịch của huyện Long Điền.
  • 6. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 6 1.6 Kết cấu của Luận văn Luận văn có cấu trúc gồm 5 chương chính: Chương 1. Tổng quan về nghiên cứu. Tác giả trình bày về những lý do chính cần để phát triển du lịch huyện Long Điền theo hướng bền vững dựa trên định hướng phát triển của ngành du lịch cũng như của Chính phủ. Từ đây đưa ra mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kết cấu của chủ đề nghiên cứu Chương 2. Tổng quan cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu đi trước. Chương này tác giả tập trung trình bày các cơ sở lý thuyết của phát triển bền vững nói chung và phát triển du lịch bền vững nói riêng. Bên cạnh đó, tác giả sẽ đưa ra những nghiên cứu sẽ được kế thừa trong và ngoài nước từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu của mình. Chương 3. Phương pháp nghiên cứu. Nội dung chính của chương sẽ trình bày phương pháp thu thập dữ liệu, mã hoá và kiểm định độ tin cậy các thang đo trong mô hình nghiên cứu bằng hệ số tin cậy Cronbach's Alpha, EFA, CFA. Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến phát triển du lịch huyện Long Đi ền theo hướng bền vững dựa trên sự hài lòng của cộng đ ồng đ ịa phương, mô hình cấu trúc tuyến tính SEM sẽ được trình bày. Chương 4. Kết quả nghiên cứu. Tập trung vào việc phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến phát triển du lịch huyện Long Đi ền theo hướng bền vững dựa trên sự hài lòng của cộng đồng địa phương với mô hình sử dụng cho việc phân tích là mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. Chương 5. Kết luận và khuyến nghị chính sách. Dựa vào kết quả nghiên cứu trong chương 4, tác giả sẽ đưa ra kiến nghị và một số giải pháp giúp cho việc phát triển du lịch của huyện Long Đi ền theo hướng bền vững đ ạt đư ợc sự hài lòng của cộng đồng đ ịa phương trên các lợi ích về mặt kinh tế, môi trường, xã hội và một thể chế thích hợp.
  • 7. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 7 Tóm tắt Chương 1 Trong chương này tác giả đã giới thiệu lý do thực hiện nghiên cứu dựa trên tình hình phát triển du lịch của huyện Long Điền và lỗ hổng của các nghiên cứu đi trước. Từ đó tác giả đã đưa m ục tiêu, đ ối tượng, phạm vi và phương pháp của nghiên cứu cũng như ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu.
  • 8. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 8 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU ĐI TRƯỚC Chương này tác giả tập trung giới thiệu các khái niệm, lý thuyết liên quan đến phát triển bền vững, du lịch bền vững, phát triển du lịch, phát triển du lịch bền vững. Bên cạnh đó, tác gi ả cũng giới thiệu các nghiên cứu đi trư ớc, từ đó đưa ra mô hình nghiên cứu và các giả thuyết cần nghiên cứu về phát triển du lịch của huyện Long Điền theo hướng bền vững. 2.1 Các khái niệm 2.1.1 Khái niệm về phát triển bền vững Không có một khái niệm chung về PTBV (Valentin & Spangenberg, 2000) vì thế trong nghiên cứu của mình tác giả đưa ra một số khái niệm cụ thể như sau: Theo báo cáo của Ủy ban Thế giới về Phát triển và Môi trường (Ủy ban Brundtland, 1987) cho rằng PTBV là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại khả năng cho việc đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai. Hội nghị thượng đỉnh Trái đất năm 1992 tại Rio de Janeiro, Brazil đã mở rộng về khái niệm PTBV bằng cách tạo ra các nguyên tắc cho PTBV (Cottrell, van der Duim, Ankersmid, & Kelder, 2004) là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa ba mặt của sự phát triển, đó là s ự phát triển kinh tế (tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội (tiến bộ, công bằng xã hội; xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên). Năm 2002 quan niệm đầy đủ về PTBV được Liên hiệp quốc đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh (WSSD) về PTBV họp tại Johannesburg (Nam Phi) khẳng định PTBV là quá trình phát triển bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế ổn định trong mối quan hệ với thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống.
  • 9. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 9 Theo Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam) đã đưa ra mục tiêu tổng quát của PTBV là đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hòa giữa con người với tự nhiên; phát triển phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa được ba mặt là phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên). Trong thực tế, PTBV là một khái niệm động và đó là một quá trình mà sự hiểu biết của người dân thay đổi song song với sự phát triển của xã hội. Trong giai đo ạn đầu, PTBV tập trung chủ yếu vào các vấn đề về môi trường và kinh tế. Theo thời gian, ngày càng nhiều nhà nghiên cứu nhận ra rằng tiến bộ, công bằng xã hội, xoá đói giảm nghèo và trao quyền cho cộng đồng địa phương (thể chế) là cốt lõi của sự phát triển bền vững (Ahn, Lee, & Shafer, 2002; Dymond, 1997). 2.1.2 Khái niệm về phát triển du lịch bền vững PTBV đã đư ợc áp dụng trong nhiều lĩnh vực, cụ thể là trong lĩnh vực du lịch với đ ịnh hướng du lịch nên đư ợc phát triển theo cách có lợi cho cộng đ ồng đ ịa phương, tăng cường phát triển kinh tế địa phương, sử dụng được lực lượng lao động, nông sản và các kỹ năng truyền thống địa phương. Các cơ chế bao gồm chính sách và pháp luật cần được quy định cụ thể để đảm bảo lợi ích của cộng đồng địa phương (Hội nghị quốc tế của các Bộ trưởng môi trường về đa dạng sinh học và du lịch, 1997). PTDLBV là một trong những thành phần của phát triển du lịch và nó tạo ra những đóng góp đáng k ể hoặc ít hoặc phủ nhận sự duy trì các nguyên tắc của sự phát triển trong một thời kỳ nhất định mà không tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu và mong muốn của thế hệ tương lai (Tossun, 1998). Ở một khía cạnh cụ thể hơn, PTDLBV đòi hỏi sự quan tâm của các bên có liên quan đến việc quản lý các nguồn tài nguyên theo các cách thức khác nhau nhằm khai thác và cung cấp các sản phẩm du lịch đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hoá, đa
  • 10. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 10 dạng hệ sinh thái và bảo đảm sự sống cho thế hệ mai sau (Hens, 1998). PTDLBV là quá trình phát triển các sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch, ngành du lịch và cộng đồng địa phương mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai (Machado, 2003), đồng thời là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và cộng đồng địa phương trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai. PTDLBV sẽ có kế hoạch quản lý nguồn tài nguyên nhằm thoả mãn nhu cầu về kinh tế, xã hội và thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được toàn vẹn về văn hoá, đa dạng sinh học, phát triển các hệ sinh thái và hệ thống hỗ trợ cuộc sống của con người (UNWTO, 2016). 2.1.3 Khái niệm về Thể chế Theo Đào Hồng Minh (2013) nội dung thể chế thường được hiểu theo hai cách như sau: Theo cách hiểu thứ nhất, thể chế là tập hợp những quy tắc chính thức, các quy định không chính thức hay những nhận thức chung có tác động kìm hãm, định hướng hoặc chi phối sự tương tác của các chủ thể chính trị với nhau trong những lĩnh vực nhất định. Các thể chế được tạo ra và đảm bảo thực hiện bởi cả nhà nước và các tác nhân phi nhà nước (như các tổ chức nghề nghiệp hoặc các cơ quan kiểm định). Các quy tắc chi phối sự tương tác giữa các cá nhân hay tổ chức có thể mang tính chính thức hoặc không chính thức. Các quy tắc chính thức bao gồm hiến pháp, các bộ luật, điều luật, hiến chương, văn bản dưới luật… Trong khi đó các quy tắc không chính thức có vai trò mở rộng, chi tiết hóa hoặc chỉnh sửa các quy tắc chính thức và điều chỉnh hành vi của các chủ thể thông qua các chuẩn tắc xã hội (truyền thống, tập quán, những điều cấm kỵ…) hay các quy tắc ửng xử nội bộ. Vai trò của các thể chế thể hiện ở chỗ chúng tạo nên một khuôn khổ mà ở đó hành động của các chủ thể trở nên dễ đoán trước hơn, cho phép các chủ thể thiết lập các kỳ vọng và giảm thiểu các rủi ro trong quá trình tương tác với nhau. Theo cách hiểu thứ hai, thể chế là một cơ quan, tổ chức công với các cơ cấu và chức năng được định sẵn một cách chính thức nhằm điều chỉnh các lĩnh vực hoạt động
  • 11. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 11 nhất định áp dụng chung cho toàn bộ dân cư. Đối với một quốc gia, thể chế chính trị bao gồm chính phủ, quốc hội và các cơ quan tư pháp. Mối quan hệ giữa các thể chế này được quy định bởi Hiến pháp. Theo đ ịnh nghĩa của Douglas North, thể chế là những luật lệ của cuộc chơi trong xã hội (rules of the game). Nói chính xác hơn, đó là nh ững ràng buộc do con người tạo ra để để điều chỉnh và định hình các tương tác của mình. Vai trò chính của thể chế trong một xã hội là làm giảm tính bất trắc bằng cách cung cấp một cấu trúc cho hoạt đ ộng trong đ ời sống hàng ngày. Thể chế còn hướng dẫn sự tương tác giữa con người với người, khi chúng ta muốn chào bạn bè trên đư ờng phố, lái xe, mua cam, mượn tiền, mở doanh nghiệp, chôn cất một người quá cố... Như vậy, cùng một giao dịch nhưng được thực hiện ở các nơi khác nhau sẽ phải theo những luật lệ khác nhau. Theo cách tiếp cận này, thể chế xác định và giới hạn tập hợp các lựa chọn của cá nhân. Ba cấu thành quan trọng của hệ thống thể chế gồm có thể chế chính thức (thành văn, như luật lệ), thể chế phi chính thức (bất thành văn, như tục lệ và các quy tắc xử thế), và các cơ chế, biện pháp chế tài. Thể chế do con người sáng tạo, các ràng buộc thể chế có thể bao gồm cả những điều cấm kỵ con người làm, những điều con người có thể làm, hay nên làm. Theo cách này, thể chế là cái khung mà con người phải tuân theo khi tương tác với nhau. Không thể phủ nhận thực tế là thể chế không ngừng thay đổi, từ những tục lệ, quy tắc đạo đức, cho tới luật thành văn, hợp đồng giữa các cá nhân. Đối với North, theo cách tiếp cận vi mô, sự thay đổi thể chế dần dần là do các tổ chức chính trị và kinh tế nhận thức rằng họ có thể làm tốt hơn bằng cách thay đổi khung thể chế hiện tại bằng cách nào đó. Nếu thị trường chính trị và kinh tế là hiệu quả, có nghĩa là không có chi phí giao dịch, thì mọi lựa chọn sẽ luôn hiệu quả. Nhưng các tác nhân luôn phải hành động dựa trên những thông tin đầy đủ, lựa chọn của họ không phải lúc nào cũng hiệu quả. 2.2 Cơ sở lý thuyết 2.2.1 Lý thuyết Phát triển bền vững Theo Ủy ban Liên hiệp quốc về 1996b) thì PTBV đi từ giả thuyết rằng phát triển bền vững (UNDPCSD, 1996a, loài người không tôn trọng, bảo toàn môi
  • 12. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 12 trường- môi sinh, thiên nhiên bị hư hại, hệ sinh thái mất cân bằng, di sản môi trường- môi sinh suy thoái khiến loài người bị đe doạ, tình trạng đói nghèo trên th ế giới nghiêm trọng, chênh lệch giàu nghèo giữa các nước gia tăng, tài nguyên thiên sút giảm và thiếu hụt. Vấn đề đặt ra là làm sao thoả mãn các yêu cầu cơ bản của con người, bảo đảm tương lai và an sinh cho các thế hệ sau và đồng thời bảo toàn môi trường- môi sinh. Phương cách đ ể giải quyết các vấn đ ề này là PTBV, phát triển tổng hợp, toàn diện về tất cả các phương diện môi trường, kinh tế, xã hội và thể chế bởi vì không thể có bền vững về môi trường - môi sinh nếu không có một thể chế phù hợp để bảo vệ hệ sinh thái. Cũng không thể có công bằng xã hội nếu không bảo đảm được sự bền vững và cân bằng sinh thái cần thiết để đảm bảo loài người sẽ tồn tại. Và cũng không thể chăm lo tăng trưởng kinh tế nếu sự tăng trưởng này làm hư hại môi trường- môi sinh, gây tác hại đến thiên nhiên mà hậu quả là có thể đưa con người tới thảm hoạ. PTBV bác bỏ các quan niệm thị trường tự điều hoà và quan niệm nhu cầu con người mênh mông, không bao giờ hết, không cần đ ịnh chừng mực. PTBV chống khuynh hướng tiêu dùng không giới hạn và chủ trương loài người phải xét lại các quan niệm và các chuẩn mực về an sinh, phúc lợi và chất lượng cuộc sống. Một mặt cần giảm kìm giữ việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường và phá hủy môi sinh, giảm thiểu rác thải. Mặt khác, số dân đói nghèo trên thế giới có yêu cầu gia tăng tiêu dùng và sản xuất đ ể thoả mãn các yêu cầu căn bản, bảo vệ và nâng cao nhân phẩm. PTBV nhận định rằng quan hệ không cân bằng, không bình đẳng trên thế giới và mô hình toàn cầu hoá kiểu tân tự do là một mối đe do ạ cần phòng chống. PTBV nhằm thoả mãn các yêu cầu căn bản của con người là lương thực, nước sạch, an sinh, phúc lợi, quyền phát biểu, quyền tham gia,... và nhiều yêu cầu tinh thần và vật chất khác. PTBV thừa nhận tăng trưởng kinh tế có tính cần thiết nhưng cũng xác nhận tăng trưởng kinh tế chỉ là điều kiện cần (không phải là điều kiện đủ) cho phát triển. Kinh tế và xã hội phải hoà hợp, bổ sung thành một thể thống nhất. Nhu cầu con người phải được đáp ứng, hàng hoá và dịch vụ phải được cung cấp và phân phối trong sự công bằng. PTBV chủ trương can thiệp vào kinh tế- xã hội đ ể thống nhất các chính sách hoặc đường lối để thực hiện những thay đổi mong muốn, tạo điều kiện cho con người
  • 13. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 13 tiến bộ. PTBV thừa nhận mỗi xã hội, mỗi dân tộc có yêu cầu và lý do để định hướng phát triển và chọn lựa phương thức hành đ ộng riêng biệt. Mục tiêu cuối cùng của PTBV là thoả mãn yêu cầu căn bản của con người, cải thiện cuộc sống của tất cả mọi người song song với việc bảo toàn, quản lý hiệu quả hệ sinh thái, đảm bảo tương lai ổn định. 2.2.2 Lý thuyết Du lịch bền vững & Phát triển du lịch bền vững Theo Đ iều 4 mục 18 của Luật Du lịch năm 2006 đã nêu rõ DLBV là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai. Trong bộ công cụ du lịch có trách nhiệm tại Việt Nam xuất bản tháng 8 năm 2013 đã chỉ rõ DLBV được xem là phương thức tốt nhất để Chính phủ có thể đảm bảo phát triển du lịch mà không phải đánh đ ổi lợi ích lâu dài của người dân địa phương, văn hoá và môi trường. DLBV có thể đáp ứng tất cả kỳ vọng của Chính phủ về du lịch vì nó đáp ứng được cả ba mục tiêu: phát triển kinh tế, bảo tồn văn hoá địa phương và bảo vệ môi trường. Tiếp cận gần hơn với các mục tiêu này là giải pháp mang tính khả thi đối với một quốc gia hay điểm đến nhằm đảm bảo an toàn cho những nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hoá hữu hạn. Một khi những nguồn tài nguyên đó mất đi ho ặc không còn nguyên vẹn thì sẽ vô cùng khó khăn đ ể khôi phục và thay thế. Tuân thủ các nguyên tắc của DLBV sẽ tạo ra một hướng đi tiềm năng vì một tương lai bền vững hơn cho những người lập chính sách và quy hoạch du lịch. Đến năm 2017 thì Luật Du lịch bổ sung rõ phương hướng để phát triển du lịch theo hướng bền vững đư ợc quy đ ịnh tại Đ iều 3, mục 14 chỉ ra PTDLBV là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai. Trong đó vai trò của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch đặc biệt là cư dân tại địa phương là quan trọng nhất, sự hài lòng của họ về các lợi ích nhận được từ việc tham gia du lịch bền vững bao gồm lợi ích về kinh tế, văn hoá- xã hội, môi trường cũng như có sự hỗ trợ từ các cơ quan ban ngành có liên quan sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tham gia của cư dân. Một thể chế phù hợp
  • 14. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 14 từ các ban ngành sẽ giúp cư dân cũng như cộng đồng địa phương thuận lợi hơn trong việc tham gia cũng như hiểu rõ hơn về các lợi ích mà họ nhận được. Từ đó giúp cộng đồng địa phương phát triển du lịch không chỉ vì mục đích chạy theo lợi ích kinh tế mà sẽ cố gắng đ ể phát triển du lịch tại huyện Long Đi ền hài hoà với các lợi ích về văn hoá- xã hội và môi trường. Như vậy PTDLBV là sự phát triển trên cả ba khía cạnh gồm: Về kinh tế: PTDLBV thúc đ ẩy những lợi ích kinh tế dài hạn và có thể thực hiện được cho tất cả các đối tượng hưởng lợi một cách công bằng. Bên cạnh đó b ảo đảm cho những hoạt động kinh tế sống động lâu dài, tạo nên sự thịnh vượng cho tất cả mọi tầng lớp xã hội và đạt được hiệu quả giá trị cho tất cả mọi hoạt động kinh tế. Về văn hoá xã hội: PTDLBV dẫn đ ến việc sử dụng tối ưu các ngu ồn tài nguyên tự nhiên và văn hoá nhưng vẫn bảo tồn và tôn trọng bản sắc văn hóa – xã hội của cộng đồng ở các điểm đến; bảo tồn di sản văn hóa và những giá trị truyền thống trong cuộc sống của họ; tham gia vào quá trình hiểu biết và chấp thuận các nền văn hóa khác; đem lại lợi ích xã hội cho tất cả mọi thành viên, bao gồm những người có thu nhập thấp và góp phần vào việc giảm nghèo tại địa phương. Về môi trường: PTDLBV tạo ra những điểm đến hấp dẫn về môi trường, thu hút một luồng khách du lịch ổn định hơn, thêm vào đó nó giúp tăng trưởng nền kinh tế địa phương và tạo nên một xã hội hạnh phúc hơn. PTDLBV giúp việc sử dụng tài nguyên môi trường một cách tối ưu để những tài nguyên này trở thành một yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch, duy trì những quá trình sinh thái thiết yếu và hỗ trợ cho việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học. Để có thể đạt được cả ba mục tiêu này trong PTDLBV đòi hỏi các doanh nghiệp du lịch cần tôn trọng, có sự hỗ trợ tích cực cho cộng đồng và môi trường địa phương. Bên cạnh đó vai trò của Chính phủ đặc biệt là chính quyền địa phương của điểm đến được xem là như là một cầu nối quan trọng để giúp các mục tiêu trên của DLBV có thể đạt được, các vai trò này bao gồm: Điều phối các hoạt động ngành: Chính phủ hay chính quyền địa phương của điểm đến được yêu cầu hỗ trợ điều phối doanh nghiệp thuộc khối tư nhân trong các
  • 15. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 15 hoạt động chung của họ nhằm giảm thiểu những nguy cơ tiềm ẩn đối với nền kinh tế, xã hội và môi trường đồng thời phát huy tối đã những tác động tích cực. Quản lý tài nguyên: Các vấn đề trong PTBV như nguồn nước, không khí, các di sản tự nhiên, văn hóa và chất lượng cuộc sống vượt ra ngoài trách nhiệm của cá nhân trong khối doanh nghiệp tư nhân và theo lẽ thông thường, việc quản lý tài nguyên tự nhiên thuộc trách nhiệm, sự lãnh đạo của Chính phủ hay chính quyền địa phương của điểm đến trong việc thúc đẩy phát triển du lịch. Đưa ra tiêu chuẩn và xây dựng năng lực: Rất nhiều doanh nghiệp du lịch có hiểu biết hạn chế về những ảnh hưởng rộng rãi từ những hoạt động của họ đối với nền kinh tế, xã hội và môi trường. Chính phủ hay chính quyền địa phương của đi ểm đến đóng vai trò chủ yếu trong việc thiết lập những tiêu chuẩn, nâng cao nhận thức và năng lực nhằm tạo ra những thay đổi tích cực theo xu hướng tốt hơn trong thực tế. Thực thi pháp luật: Quy hoạch sử dụng đất, các quy định về lao động và môi trường, việc cung cấp cơ sở hạ tầng và các dịch vụ môi trường, dịch vụ xã hội đ ều thuộc về trách nhiệm của chính phủ hay chính quyền địa phương của điểm đến và là nguyên tắc cơ bản để phát triển du lịch bền vững. Lãnh đạo và xúc tiến các hoạt động bền vững: Chính phủ hay chính quyền địa phương của đi ểm đến cần đảm nhận vai trò lãnh đạo trong việc khuyến khích du khách nhận thức rõ hơn về tác động từ những hoạt động của chính họ. PTDLBV không thể tách rời quyền lợi của cộng đồng dân cư hay rộng hơn là sự tham gia của cộng đồng trong PTDLBV là một điều kiện quan trọng để đảm bảo sự phát triển đó không đi ngược lại với mục tiêu của PTDLBV. Theo Điều 7 của Luật Du lịch năm 2017 đã nêu rõ c ộng đồng dân cư có quyền tham gia và hưởng lợi ích hợp pháp từ hoạt động du lịch; có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch, bản sắc văn hoá địa phương; giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường để tạo sự hấp dẫn du lịch. Cộng đồng dân cư được tạo đi ều kiện để đầu tư phát triển du lịch, khôi phục và phát huy các loại hình văn hoá, nghệ thuật dân gian, ngành, nghề thủ công truyền thống; sản xuất hàng hoá của địa phương phục vụ khách du lịch, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân địa phương.
  • 16. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 16 Vai trò của cộng đồng dân cư đối với sự phát triển của du lịch rất quan trọng, cách thức mà cộng đồng cư dân tham gia vào các hoạt động du lịch sẽ có vai trò quyết định tới sự bền vững của quá trình phát triển. Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong việc tạo ra các sản phẩm du lịch có nét đặc thù của địa phương, đi đôi v ới bảo vệ môi trường du lịch là hết sức quan trọng, không những có tác dụng to lớn trong việc giáo dục du khách mà còn góp phần nâng cao hơn nữa nhận thức của chính họ trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Đây là m ột trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định đảm bảo sự PTDLBV, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch, góp phần thực hiện công tác giảm nghèo, giảm bớt các tệ nạn xã hội tại đ ịa phương. Đặc biệt trong ngành du lịch, môi trường có ảnh hưởng đến hoạt động du lịch và ngược lại, phát triển du lịch cũng có tác động lớn đến môi trường. PTDLBV với sự tham gia và đóng góp c ủa tất cả các bên liên quan: các nhà quản lý, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, khách du lịch và cộng đồng dân cư địa phương. Để thu hút được sự tham gia của cộng đồng dân cư, cơ quan quản lý nhà nước đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Bởi thông qua tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về các đường lối, chính sách phát triển du lịch; xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện quy định pháp luật trong hoạt động du lịch, cộng đồng sẽ nhận thức một cách sâu sắc về sự cần thiết phải PTDLBV, đảm bảo chia sẻ lợi ích từ PTDLBV. 2.2.3 Lý thuyết Trao đổi xã hội Theo Blau (1964) các cá nhân hành động tuân theo nguyên tắc trao đổi các giá trị vật chất và tinh thần như sự ủng hộ, tán thưởng hay danh dự. Những người trao nhiều cho người khác có xu hướng được nhận lại nhiều lần, những người nhận nhiều từ người khác sẽ cảm thấy có sự tác động, hay áp lực từ phía họ. Chính tác động của áp lực này giúp cho những người cho nhiều có thể được nhận lại nhiều từ phía những người mà họ đã được trao nhiều. Người ta gọi đó là sự cân bằng giữa chi phí và lợi ích. Có 4 nguyên tắc tương tác trong trao đổi xã hội như sau: + Nếu một hành vi được thưởng, hay có lợi thì hành vi đó có xu hướng lặp lại.
  • 17. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 17 + Hành vi đư ợc thưởng, đư ợc lợi trong hoàn cảnh nào thì cá nhân sẽ có xu hướng lặp lại hành vi đó trong hoàn cảnh tương tự. + Nếu như phần thưởng, mối lợi đủ lớn thì cá nhân sẽ sẵn sàng bỏ ra nhiều chi phí vật chất và tinh thần để đạt được nó. + Khi nhu cầu của các cá nhân gần như hoàn toàn được thoả mãn thì họ ít cố gắng hơn trong việc nỗ lực tìm kiếm chúng. 2.3 Tổng quan các nghiên cứu đi trước 2.3.1 Các nghiên cứu trong nước Theo nghiên cứu của Trần Tiến Dũng (2003, 2005, 2007) về PTDLBV ở Phong Nha - Kẻ Bàng đã cho thấy thực trạng phát triển du lịch của Phong Nha - Kẻ Bàng còn khá nhiều bất cập và hạn chế khi mà các sản phầm du lịch còn ít, thời gian lưu trú của khách quá thấp, việc di chuyển của khách du lịch khá mất thời gian, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch chất lượng chưa thật cao. Du lịch còn mang tính mùa vụ, bộ máy quản lý, kinh doanh du lịch còn rất chồng chéo, chưa tách bạch công tác quản lý Nhà nước về du lịch và hoạt động du lịch. Lực lượng lao động tại địa phương tham gia vào du lịch có trình độ không cao, chưa được qua đào tạo về nghiệp vụ du lịch, vai trò của các ban ngành chưa đư ợc thể hiện một cách rõ rệt trong việc đ ịnh hướng cho cộng đồng địa phương về các lợi ích mà họ nhận được khi tham gia. Nghiên cứu Phạm Hồng Long (2012) về ảnh hưởng của du lịch và hỗ trợ phát triển du lịch ở Vịnh Hạ Long, Việt Nam: kiểm tra nhận thức của người dân đã cho thấy đa số người dân đều mong muốn hỗ trợ cho du lịch phát triển. Họ đều cho rằng du lịch mang lợi ích kinh tế và góp phần bảo tồn văn hoá xã hội cho Vịnh Hạ Long. Tuy nhiên họ cũng đều đồng ý rằng du lịch cũng đang gây ra tác đ ộng tiêu cực đến môi trường khi mức độ ô nhiễm ngày càng tăng. Bên cạnh đó những người được hỏi ủng hộ phát triển du lịch bền vững, nhưng họ quan tâm nhiều đến vai trò của Chính phủ và cộng đồng địa phương trong việc kiểm soát và hỗ trợ du lịch bởi họ không biết hoặc không nắm rõ cũng như được tạo điều kiện thuận lợi nhất khi tham gia PTDLBV. Điều này vô tình gây cản trở không nhỏ về sự tham gia của cộng đồng và các lợi ích mà người dân có thể nhận được mới chỉ tạm dừng lại ở khía cạnh kinh tế, văn hoá- xã hội
  • 18. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 18 Nghiên cứu của Trương Văn Đ ạt (2015) về BVMT đ ể PTDLBV đã chỉ ra du lịch là một trong những ngành có đóng góp lớn cho phát triển kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, hoạt động du lịch đã gây ra những hệ lụy đến môi trường. Giải pháp đ ề ra đ ể hướng tới PTDLBV, mỗi người dân, doanh nghiệp, chính quyền địa phương nơi có hoạt động du lịch cần nâng cao ý thức BVMT; Hoàn thiện công tác quy hoạch BVMT; Đ ầu tư, nâng cấp công cụ, thiết bị nhằm BVMT trong hoạt động du lịch thông qua các hoạt động tuyên truyền, vận động người dân, du khách tham gia BVMT; Xây dựng mô hình Nhà nước và cộng đồng tham gia BVMT, điển hình như Thành phố Hạ Long, Đà N ẵng đư ợc công nhận danh hiệu Thành phố bền vững về môi trường. Nghiên cứu của Mỹ Duyên (2016) về PTDLBV ở Núi Cấm, tỉnh An Giang đã chỉ ra hoạt động du lịch ở núi Cấm đã đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế địa phương, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân thời gian qua. Các hộ gia đình sống dưới chân núi và các tuyến đường lên núi đã tham gia vào các hoạt động phục vụ lưu trú, ăn u ống, vận chuyển, bán quà lưu niệm... cho du khách. Tuy nhiên nguồn lực tham gia vào hoạt động du lịch hạn chế về số lượng lẫn chất lượng. Nhận thức của người dân về quyền lợi và trách nhiệm khi tham gia hoạt động du lịch chưa có chuyển biến sâu sắc. Sự trải nghiệm, khám phá văn hóa của du khách vẫn mờ nhạt. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch chưa hoàn thiện và chưa đáp ứng tốt nhu cầu của du khách. Nghiên cứu của Vũ Lan Hương (2016) về PTDLBV tỉnh Hoà Bình đã chỉ ra tỉnh Hoà Bình có đủ các điều kiện về môi trường, văn hoá, xã hội cũng như có sự tham gia của cộng đ ồng dân cư thuận lợi cho PTDLBV. Còn nghiên cứu của Phạm Thị Thanh Huyền & Ngô Tuấn Anh (2017) đánh giá về PTDLBV của Hà Nội cho thấy Hà Nội có những lợi thế sẵn có về tự nhiên, văn hoá, lịch sử để PTDLBV. Tuy nhiên PTDLBV tại Hà Nội vẫn còn rất nhiều bất cập khi mà lượng khách du lịch tăng nhưng tổng thu về du lịch lại thấp. Bên cạnh đó các cơ sở lưu trú, sản phẩm dịch vụ phục vụ du lịch còn nhiều hạn chế không đáp ứng được nhu cầu của khách du lịnh.
  • 19. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 19 Theo nghiên cứu của Nguyễn Xuân Đĩnh (2017) về PTDLBV tại tỉnh Thái bình đã chỉ ra tỉnh Thái Bình có nhiều tiềm năng để PTDLBV nhưng hiện tại du lịch ở tỉnh Thái Bình vẫn đang gặp nhiều thách thức lớn như: Hoạt động du lịch còn manh mún, tạm thời, dịch vụ còn nhiều bất cập, chưa có sản phẩm du lịch đặt trưng, giao thông chưa thuận lợi. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Nhâm Hiền (2017) về Đà Nẵng hướng tới PTDLBV đã cho thấy du lịch mặc dù mang lại lợi ích về mặt kinh tế nhưng lại gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, thiên nhiên. Giải pháp cho các vấn đề này là phát triển du lịch Đà Nẵng theo hướng bền vững về đảm bảo lợi ích về cả kinh tế, xã hội và môi trường. Nghiên cứu của Lê Chí Công & Hồ Huy Tựu (2017) về ảnh hưởng của nhận thức lợi ích đến thái độ và hành vi của cộng đồng địa phương tham gia chương trình PTDLBV tại khu vực duyên hải Nam Trung Bộ sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM đã chỉ ra thái độ của cộng đồng địa phương đối với chương trình PTDLBV đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa nhận thức lợi ích với ý định hành vi. 2.3.2 Các nghiên cứu nước ngoài Nghiên cứu của Chen & Chen (2010) về thái độ của cộng đồng địa phương với PTDLBV sử dụng mô hình cấu trúc SEM đã cho thấy PTDLBV là một cách hiệu quả để phục hồi nền kinh tế của một điểm đến cho dù đó là nông thôn hay thành thị. Vai trò của cộng đồng địa phương tác động tích cực đến sự PTDLBV cũng như hỗ trợ cho việc PTDLBV. Còn nghiên cứu của Andriotis (2004) về tác động của nhận thức trong cộng đ ồng đ ịa phương với PTDLBV và Yoon, Gursoy, & Chen (2001) về việc thừa nhận lý thuyết phát triển du lịch cùng sử dụng mô hình cấu trúc SEM đã chỉ ra rằng sự phát triển của ngành du lịch phụ thuộc rất nhiều vào thiện chí, sự tham gia và hỗ trợ của người dân địa phương. Du lịch, do đó, nên đư ợc phát triển theo nhu cầu và mong muốn của người dân địa phương. Sự hiểu biết của người dân địa phương về nhận thức của du lịch và thái độ của họ đối với phát triển du lịch là nền tảng cho sự thành công và bền vững của bất kỳ loại hình phát triển du lịch nào (Gursoy, Chi, & Dyer, 2009; Yoon và ctg, 2001). Theo nghiên cứu của Lee, Li, & Kim (2007) về nhận thức và thái độ của cộng đồng địa phương đối với du lịch tại một thành phố lịch sử đã cho kết quả là việc phát triển du lịch mà không có quy hoạch và hội nhập phù hợp với giá trị và
  • 20. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 20 môi trường địa phương có thể gây ra thiệt hại về văn hóa, môi trường và kinh tế cho người dân. Hội nghị quốc tế của các Bộ trưởng môi trường về đa dạng sinh học và du lịch (1997) đã nêu rõ các hoạt động du lịch và thu hút du lịch cần được phát triển, có tính đến tác động đến hệ sinh thái và đa dạng sinh học. Phối hợp nỗ lực của Chính phủ, khu vực tư nhân và tất cả các bên liên quan khác cần được thực hiện để thống nhất các tiêu chí đo lường và đánh giá tác động của du lịch đối với thiên nhiên và đa dạng sinh học. Theo nghiên cứu của Lindberg & Johnson (1997) về mô hình nhận thức của cộng đồng địa phương đối với du lịch sử dụng mô hình cấu trúc SEM đã cho kết quả là PTDLBV bao gồm tối thiểu hoá chi phí và tối đa hoá lợi ích về mặt môi trường, kinh tế, xã hội. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Cottrell, Vaske, Shen, & Ritter (2007) về đo lường tính bền vững của du lịch ở Manuel Antonio và Texel sử dụng mô hình cấu trúc SEM chỉ ra yếu tố môi trường đóng vai trò quan tr ọng nhất trong việc đo lường tính bền vững của du lịch, tiếp theo sau đó là yếu tố kinh tế, văn hoá và xã hội. Mặt khác nhận thức của du khách về PTDLBV theo thời gian đã làm thay đổi sở thích du lịch của họ. Theo nghiên cứu của Gursoy, D., & Rutherford, D. G. (2004) về thái đ ộ của cộng đồng địa phương hướng đến du lịch sử dụng mô hình cấu trúc SEM đã cho thấy sự ủng hộ của cộng đồng địa phương đến phát triển du lịch chịu ảnh hưởng không chỉ bởi lợi ích về mặt kinh tế, văn hoá xã hội, môi trường mà còn chỉ ra mức độ quan tâm của cộng đ ồng đ ịa phương đ ến phát triển du lịch sẽ gia tăng khi các lợi ích trên gia tăng. Nghiên cứu của Cottrell& ctg (2007) về nhận thức của cộng đồng địa phương về PTDLBV tại Chongdugou, China sử dụng phân tích phương sai (ANOVA) đã cho kết quả là sự hài lòng của cộng đồng địa phương chịu ảnh hưởng của bốn khía cạnh trong PTDLBV gồm thể chế, kinh tế, văn hoá - xã hội và môi trường. Kết quả này cũng xuất hiện trong kết quả nghiên cứu của Cottrell, Vaske, & Shen (2007) ; Curto (2006); Gursoy & Rutherford (2004); Lindberg & Johnson (1997); Yuan, James, Hodgson, Hutchinson, & Shi (2003). Còn nghiên cứu của Sebele (2010) về du lịch cộng đ ồng: lợi ích và thách thức tại Khama Rhino Sanctuary Trust, Central District, Botswana đã
  • 21. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 21 chỉ ra khi có sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương vào du lịch sẽ góp phần bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, gia tăng lợi ích về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường của địa phương. Quá trình tham gia của cộng đồng địa phương sẽ góp phần quan trọng để phát triển du lịch theo hướng bền vững của điểm đến. Hơn nữa theo nghiên cứu của Cottrell & ctg (2013) về mức độ hài lòng của cộng đồng địa phương: trường hợp của công viên tự nhiên Frankenwald sử dụng mô hình cấu trúc SEM đã cho kết quả là PTDLBV trên bốn khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế có ảnh hưởng đến sự hài lòng của cộng đồng địa phương. Khía cạnh kinh tế ảnh hưởng mạnh nhất đến sự hài lòng của cộng đồng địa phương, kế tiếp là thế chế, xã hội và môi trường. 2.4 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết 2.4.1 Mô hình nghiên cứu Theo Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam về Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam được ban hành theo Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 17/8/2004 đã chỉ rõ PTBV trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường đặc biệt ưu tiên PTBV những lĩnh vực có tác đ ộng đặc biệt tới môi trường trong đó có du l ịch. Định hướng cũng nêu rõ đ ể phát triển du lịch theo hướng bền vững trên cả ba khía cạnh trên rất cần huy động sự tham gia rộng rãi của các cấp chính quyền, doanh nghiệp kinh doanh du lịch và cộng đ ồng dân cư. Tháng 8 năm 2013 Bộ công cụ du lịch có trách nhiệm tại Việt Nam do Liên minh Châu Âu tài trợ đã được ban hành có nêu rõ cốt lõi của du lịch có trách nhiệm là những nguyên tắc của du lịch bền vững mà theo Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc và Tổ chức Du lịch Thế giới, nhằm mục đích được thể hiện qua các khía cạnh sau: Khía cạnh môi trường, cần tận dụng tối ưu các nguồn tài nguyên môi trường tạo thành một yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch, duy trì quá trình sinh thái quan trọng và giúp đỡ để bảo tồn di sản thiên nhiên và đa d ạng sinh học. Bảo vệ và quản lý các nguồn tài nguyên, đặc biệt là các nguồn tài nguyên không thể thay mới và quý hiếm đ ối với cuộc sống con người. Hạn chế đến mức đ ộ tối thiểu sự ô nhiễm
  • 22. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 22 không khí, đất và nước, và bảo tồn sự đa dạng sinh học và các tài sản thiên nhiên đang còn tồn tại. Còn khía cạnh văn hoá xã hội, cần tôn trọng tính xác thực văn hóa xã hội của cộng đồng địa phương, bảo tồn những công trình, di sản văn hóa sống và những giá trị truyền thống của họ, và đóng góp sự hiểu biết. Tôn trọng nhân quyền và sự bình đẳng cho tất cả mọi người trong xã hội. Đòi hỏi phải phân chia lợi ích một cách công bằng, với trọng tâm là giảm đói nghèo. Chú ý đ ến những cộng đồng địa phương, duy trì và tăng cường những hệ thống, những chế độ hỗ trợ đời sống của họ, thừa nhận và tôn trọng các nền văn hoá khác nhau, và tránh được mọi hình thức bóc lột. Khía cạnh kinh tế, cần đảm bảo khả thi, lợi ích kinh tế lâu dài cho tất cả các bên có liên quan được phân phối một cách công bằng, trong đó có việc làm ổn định cơ hội tạo thu nhập và các dịch vụ xã hội cho địa phương, cùng với đó là góp phần xóa đói giảm nghèo. Tạo nên sự thịnh vượng cho tất cả mọi tầng lớp xã hội và đạt được hiệu quả giá trị cho tất cả mọi hoạt động kinh tế. Điều cốt lõi, đó là sức sống và phát triển của các doanh nghiệp và các hoạt động của các doanh nghiệp đó có th ể duy trì được lâu dài. Môi trường Văn hóa xã hội Kinh tế Hình 2.1 Ba khía cạnh của Du lịch bền vững
  • 23. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 23 Mặc dù vậy DLBV không chỉ là đạt được tính bền vững nó còn đòi hỏi tất cả chúng ta, từ khách du lịch, các nhà quản lý và nhân viên trong nhà hàng, khách sạn,… đến các cơ quan quản lý du lịch, cần tham gia tích cực hơn trong việc tạo ra các thay đổi tích cực qua việc ra quyết định và thực hiện chúng để tối đa hóa lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường và giảm thiểu tác động tiêu cực liên quan. Chìa khóa cho sự thành công của DLBV trước hết là trách nhiệm của tất cả các bên liên quan. Mỗi một quyết định mà chúng ta thực hiện hàng ngày có thể có tác động đến con người và môi trường xung quanh. Để thực hiện du lịch có trách nhiệm yêu cầu chúng ta phải được dẫn dắt bởi chính lương tâm, đạo đức và pháp luật trong xã hội chúng ta, để đưa ra các quyết định khi cả nhà cung cấp lẫn người tiêu dùng du lịch sẽ có lợi ích ròng tích cực nhất đối với con người và môi trường xung quanh. Đây có thể xem là một trong những yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo du lịch được PTBV và được xem là một khía cạnh thứ tư của du lịch bền vững, được gọi là thể chế. Điều này thể hiện rõ trong các nghiên cứu của nước ngoài như Ủy ban Liên hiệp quốc về PTBV (1996a, 1996b); Spangenberg, J. H. (2000) đã nêu rõ PTBV phải đảm bảo cả bốn khía cạnh kinh tế, văn hoá xã hội, môi trường và thể chế. Lý thuyết về PTBV được đưa ra bởi Spangerberg đã nêu rõ PTBV là duy trì các hệ thống hoạt động trong thời gian dài, đ ể tránh thiệt hại không thể đảo ngược và đ ể lại cho các thế hệ tương lai cách sử dụng di sản của họ với mục đích cung cấp chất lượng cuộc sống mà họ thích. Điều này không chỉ đề cập đến các hệ thống tự nhiên nằm trong nền kinh tế công nghiệp của chúng ta, mà còn về xã hội, kinh tế và đặc biệt đối với các hệ thống của các tổ chức. Nó dựa trên, nhưng không giới hạn ở một mức sống nhất định, bao gồm các giá trị phi tiền tệ như môi trường lành mạnh, cơ hội bình đẳng và sự gắn kết xã hội của xã hội như vậy. Hơn nữa, tiêu chuẩn sống không chỉ là thu nhập tiền tệ, mà còn bao gồm tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ, được mua, quyên góp và tự thực hiện, cá nhân hoặc chung, mà chúng ta tận dụng trong cuộc sống hàng ngày của mình. Ở ba khía cạnh môi trường, kinh tế và văn hoá xã hội đã được đề cập trong các nghiên cứu trước, riêng khía cạnh thể chế được Spangenberg nêu chi tiết đó là tập hợp những quy tắc chính thức, không chính thức hay những nhận thức chung có tác đ ộng kìm hãm,
  • 24. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 24 định hướng hoặc chi phối sự tương tác của các chủ thể với nhau trong những lĩnh vực nhất định. Các thể chế được tạo ra và đảm bảo thực hiện bởi cả nhà nước và các tác nhân phi nhà nước (như các tổ chức nghề nghiệp hoặc các cơ quan kiểm định). Các quy tắc chi phối sự tương tác giữa các cá nhân hay tổ chức có thể mang tính chính thức hoặc không chính thức. Các quy tắc chính thức bao gồm hiến pháp, các bộ luật, điều luật, hiến chương, văn bản dưới luật… Trong khi đó các quy tắc không chính thức có vai trò mở rộng, chi tiết hóa hoặc chỉnh sửa các quy tắc chính thức và điều chỉnh hành vi của các chủ thể thông qua các chuẩn tắc xã hội (truyền thống, tập quán, những điều cấm kỵ…) hay các quy tắc ứng xử nội bộ. Vai trò của các thể chế thể hiện ở chỗ chúng tạo nên một khuôn khổ mà ở đó hành động của các chủ thể trở nên dễ đoán trước hơn, cho phép các chủ thể thiết lập các kỳ vọng và giảm thiểu các rủi ro trong quá trình tương tác với nhau. Để có thể đánh giá được phát triển du lịch như thế nào là bền vững mặc dù đã có rất nhiều nghiên cứu của nước ngoài nhưng tại Việt Nam vẫn còn rất ít ngoại trừ một số nghiên cứu như của Lê Chí Công& ctg (2017); Phạm Hồng Long (2012) cho thấy PTDLBV là một chủ đề rất hữu ích để tìm hiểu dựa trên các khung lý thuyết đã được nêu ra. Mặt khác ít có nghiên cứu tại Việt Nam đề cập đến vai trò của khía cạnh thể chế trong PTDLBV cũng là đ ộng lực đ ể tác giả đề xuất khung nghiên cứu của mình. Khung nghiên cứu đề xuất của tác giả dựa trên các khung lý thuyết đã được nêu ở trên về DLBV, PTDLBV và phải gắn liền với sự tham gia của cộng đồng địa phương dựa trên phương diện hài lòng của cộng đồng địa phương (Spangenberg & Valentin, 1999; Valentin & Spangenberg, 2000; Cottrell & ctg , 2013; Lê Chí Công& Hồ Huy Tựu, 2017). Đồng thời cũng kế thừa từ nghiên cứu gốc của Cottrell& ctg (2013) tác giả đã đưa ra khung nghiên cứu của mình như hình sau
  • 25. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 25 Môi trường Kinh tế Văn hoá xã hội Thể chế Sự hài lòng của cư dân Hình 2.2 Khung nghiên cứu đề xuất của tác giả 2.4.2 Các giả thuyết Trong nghiên cứu của Gursoy & ctg (2010); Nunkoo& Ramkissoon (2011) áp dụng lý thuyết trao đổi xã hội trong lĩnh vực du lịch đã chỉ ra cộng đồng địa phương sẽ tham gia tích cực vào các hoạt động du lịch nếu họ nhận được các phần thưởng/lợi ích lớn hơn so với chi phí bỏ ra và ngược lại. Để duy trì du lịch trong một cộng đồng, một số trao đổi nhất định phải xảy ra (App, 1992). Theo App (1992) sự tham gia của cộng đồng địa phương trong việc phát triển và thu hút du lịch đến khu vực của họ thường được thúc đẩy bởi mong muốn của một số thành viên trong cộng đồng nhằm cải thiện kinh tế và xã hội của khu vực mình sinh sống. Cộng đồng địa phương đóng một vai trò quan trọng có thể ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của ngành du lịch tại địa phương. Cư dân có thể đóng góp cho sự thịnh vượng của cộng đồng địa phương thông qua sự tham gia của họ ở các mức độ khác nhau trong việc lập kế hoạch, phát triển và vận hành các điểm du lịch hay bằng cách mở rộng sự hiếu khách của họ cho khách du lịch để đổi lấy những lợi ích thu được từ du lịch. Mặt khác, cư dân cũng có thể ngăn
  • 26. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 26 cản sự phát triển của du lịch bằng cách chống lại nó hoặc thể hiện hành vi thù địch đối với những người ủng hộ và/hoặc khách du lịch. Nhu cầu của du khách phải hài lòng với việc cung cấp các trải nghiệm du lịch chất lượng bởi cộng đồng địa phương sẽ làm tăng mong muốn tương tác giữa cộng đ ồng đ ịa phương và du khách (Hudman & Hawkins, 1989). Trong việc phát triển và thu hút khách du lịch đ ến một cộng đ ồng, mục tiêu là đạt được các kết quả có được sự cân bằng tốt nhất về lợi ích và chi phí cho cả cư dân và hướng dẫn viên du lịch. Lí thuyết trao đổi xã hội đã chỉ ra rằng cư dân càng nhận được nhiều lợi ích từ du lịch thì họ càng mong muốn hỗ trợ và phát triển du lịch, đồng nghĩa với sự hài lòng của họ cũng tăng theo những lợi ích thu được. Lợi ích của cư dân trong phát triển du lịch được thể hiện trên cả bốn khía cạnh: Kinh tế, Môi trường, Văn hoá- Xã hội và Thể chế (Spangenberg & Valentin, 1999; Valentin & Spangenberg, 2000; Cottrell & ctg , 2013). Lợi ích của cộng đồng từ việc bảo vệ môi trường, hạn chế đến mức độ tối thiểu sự ô nhiễm không khí, đất và nước, bảo tồn sự đa dạng sinh học là một yếu tố quan trọng tác đ ộng đ ến mức đ ộ tham gia của họ đối với PTDLBV (Bender& ctg, 2008; Choi& Muray, 2010). Lý thuyết DLBV và PTDLBV xem môi trường như là một trong những khía cạnh quan trọng để phát triển du lịch. Duy trì và bảo tồn môi trường du lịch của điểm đến sẽ giúp ích cho việc phát triển du lịch được bền vững, điều này phụ thuộc rất nhiều vào mức độ tham gia của cộng đồng địa phương (Eshliki & Kaboudi, 2010; Cottrell & ctg, 2013). Từ đây, tác giả đề xuất giả thuyết H1 như sau: H1: Môi trường có tác động tích cực đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát triển du lịch huyện Long Điền theo hướng bền vững Phát triển du lịch sẽ giúp ích cho cộng đồng địa phương duy trì và bảo tồn được các bản sắc văn hoá- xã hội của cộng đồng địa phương thông qua việc tổ chức nhiều hơn các sự kiện văn hoá- xã hội, tăng chất lượng các dịch vụ công. Mặt khác nó cũng kéo theo sự gia tăng về tỉ lệ tội phạm, gia tăng khách du lịch cũng kéo theo các tệ nạn xã hội, gia tăng chi phí sinh hoạt của cư dân (Bender & ctg , 2008). Phát triển du lịch giúp cho các cơ sở phục vụ du lịch và số lượng việc làm của cư dân liên quan đến du lịch không ngừng đư ợc gia tăng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của họ
  • 27. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 27 (Abas& ctg, 2014). Lý thuyết về PTDLBV đã ch ỉ rõ sự PTDLBV phải đ ảm bảo sự phát triển về văn hoá xã hội của cộng đồng địa phương. Du lịch gắn với việc bảo tồn và tôn trọng bản sắc văn hoá- xã hội của địa phương, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương sẽ gia tăng mức độ tham gia của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch (Abas& ctg, 2014; Bender & ctg , 2008; Cottrell & ctg, 2013; Lê Chí Công & ctg, 2017; Phạm Hồng Long, 2012). Từ đây, tác giả đề xuất giả thuyết H2 như sau: H2: Kinh tế có tác động tích cực đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát triển du lịch huyện Long Điền theo hướng bền vững Lý thuyết PTDLBV đã nêu rõ để phát triển du lịch theo hướng bền vững trên cả ba khía cạnh kinh tế, môi trường và văn hoá- xã hội đòi hòi sự tham gia của không chỉ cộng đồng địa phương mà còn là của các cơ quan chức năng, doanh nghiệp du lịch gọi chung là thể chế với mục đích tối đa hóa lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường và giảm thiểu tác đ ộng tiêu cực liên quan. Chính quyền cùng với các doanh nghiệp du lịch đóng một vai trò quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh điểm đến đối với khách du lịch, các công ty du lịch tạo dựng một đội ngũ hướng dẫn viên hiểu biết sâu, rộng về điểm đến mà họ cần giới thiệu cho du khách, các tiện ích, dịch vụ liên quan đến du lịch có sự kết hợp giữa cộng đ ồng đ ịa phương và doanh nghiệp du lịch đã góp ph ần gia tăng mức đ ộ tham gia của cộng đ ồng đ ịa phương trong phát triển du lịch (Eden, Falkheden, & Malbert, 2000; Spangenberg, 2002; Spangenberg & Valentin, 1999; Cottrell& ctg , 2006, 2007, 2008, 2013). Từ đây, tác giả đề xuất giả thuyết H3 như sau: H3: Văn hoá xã hội có tác động tích cực đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát triển du lịch huyện Long Điền theo hướng bền vững Lý thuyết trao đổi xã hội đã chỉ ra rằng cộng đồng địa phương càng phụ thuộc nhiều hơn vào lợi ích kinh tế thì càng tham gia vào phát triển du lịch nhiều hơn (Abas& ctg, 2014; Bender & ctg , 2008; Spangenberg & Valentin, 1999; Valentin & Spangenberg, 2000; Cottrell & ctg, 2013). Cộng đồng địa phương tin rằng phát triển du lịch sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương, mang lại các nguồn lợi kinh tế mới cũng như gia tăng thu nhập cho cư dân địa phương tuỳ thuộc vào mức độ tham gia của
  • 28. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 28 họ ( Abas& ctg, 2014; Bender & ctg , 2008; Lê Chí Công & ctg, 2017). Khi lợi ích kinh tế nhận được từ du lịch càng tăng thì mức độ tham gia của cộng đồng địa phương cũng tăng theo (Lê Chí Công & ctg, 2017; Cottrell & ctg, 2013; Phạm Hồng Long, 2012). Từ đây, tác giả đề xuất giả thuyết H4 như sau: H4: Thể chế có tác động tích cực đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát triển du lịch huyện Long Điền theo hướng bền vững Môi trường Kinh tế Văn hoá- Xã hội Thể chế H1(+) H2(+) Sự hài lòng H3(+) của cư dân H4(+) Hình 2.3 Các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu đề xuất Tóm tắt Chương 2 Từ các khái niệm về PTBV, PTDLBV, DLBV cũng như các lý thuyết về PTBV, PTDLBV, Trao đổi xã hội và các nghiên cứu đi trước tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu của mình về phát triển du lịch của huyện Long Điền theo hướng bền vững. Các giả thuyết nghiên cứu của mô hình cũng đã được nêu ra dựa trên các nghiên cứu và lý thuyết về PTBV, PTDLBV, DLBV, Trao đổi xã hội.
  • 29. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 29 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong Chương 2 tác giả đã trình bày cơ sở lý thuyết về du lịch bền vững, phát triển du lịch bền vững và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia PTDLBV cũng như đề xuất mô hình sẽ nghiên cứu. Dựa trên cơ sở lý thuyết và mô hình được đề xuất trong Chương 2, trong chương này tác giả sẽ giới thiệu các phương pháp nghiên cứu cần thực hiện để kiểm định mô hình cũng như các kiểm định để đánh giá độ tin cậy của mô hình nghiên cứu. 3.1 Các thang đo trong mô hình nghiên cứu Việc huyện Long nhân tố này hình nghiên đo lư ờng các thang đo trong mô hình nghiên c ứu về phát triển Đi ền theo hướng bền vững được thực hiện trên 5 nhân tố chính được đo lường qua các thang đo kế thừa từ các lý thuyết cũng như cứu đi trước được thể hiện trong các bảng sau du lịch với các các mô Bảng 3.1 Thang đo nhân tố Môi trường Nhân Nghiên Thang đo cứu đi tố trước Dựa vào du lịch, nhận thức của A/C về bảo vệ môi trường đã Cottrell & được cải thiện. ctg (2007, 2013); Môi Du lịch huyện Long Đi ền đư ợc phát triển theo hướng thân Gursoy, thiện với môi trường. trường D., & Du lịch huyện Long Đi ền hướng đ ến những đ ịa đi ểm (danh Rutherford lam, thắng cảnh) du lịch có những tiện ích thân thiện với môi ,D.G. trường. (2004)
  • 30. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 30 Bảng 3.2 Thang đo nhân tố Kinh tế Nhân tố Thang đo Nghiên cứu đi trước Du lịch mang lại nguồn thu nhập mới cho A/C. Lindberg, K., Du lịch giúp đa d ạng hoá nền kinh tế địa & Johnson, R. phương. L. (1997); Du lịch tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho A/C. Gursoy, D, & Các sản phẩm phục vụ du lịch nên sẵn có và đa Rutherford, D. dạng hơn. G. Kinh tế Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch nên thuê/ (2004);Cottrell mướn ít nhất một nửa lao đ ộng là người đ ịa & ctg (2007, phương. 2013); Lê Chí Du lịch tạo ra thị trường mới cho các sản phẩm Công & ctg địa phương (2017); Abas, Du lịch góp phần đóng góp khá lớn cho kinh tế S.A & ctg của địa phương. (2014) Du lịch tạo ra nhiều việc làm hơn cho phụ nữ.
  • 31. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 31 Bảng 3.3 Thang đo nhân tố Văn hoá - Xã hội Nhân tố Thang đo Nghiên cứu đi trước Nhờ vào du lịch, có nhiều du khách đ ến huyện Long Điền. Cottrell & ctg Du lịch giúp giữ gìn nét văn hoá truyền thống của đ ịa (2007, 2008, phương. 2013); Các giá trị truyền thống của địa phương được giữ gìn và Lindberg, K., Văn hoá- phát huy nhờ vào du lịch. &Johnson, Du khách đến với huyện Long Điền được khuyến khích R. L. (1997); Xã hội tìm hiểu về văn hoá địa phương. Gursoy, D., & Rutherford, Du lịch góp phần bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, lễ hội truyền thống của địa phương. D. G. (2004); Lê Chí Công Du lịch thúc đẩy việc trùng tu các khu di tích lịch sử. &ctg (2017) Du khách và cư dân cùng tham gia vào các hoạt đ ộng văn hoá- xã hội được tổ chức bởi huyện Long Điền
  • 32. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 32 Bảng 3.4 Thang đo nhân tố Thể chế Nhân tố Thang đo Nghiên cứu đi trước Hướng dẫn viên du lịch được đào tạo bài bản Các cơ sở du lịch phát triển dựa trên sự hợp tác với Cottrell & ctg doanh nghiệp, chính quyền địa phương. (2006, 2007, Các dịch vụ du lịch phát triển dựa trên sự hợp tác với 2013); Thể chế doanh nghiệp, chính quyền địa phương. Spangenberg, Thông tin về các đi ểm đ ến (danh lam, thắng cảnh) tại J. H. (2000, huyện Long Đi ền đư ợc cung cấp bởi các ban ngành có 2002) liên quan phản ánh một cách đầy đủ và chính xác lịch sử điểm đến. Bảng 3.5 Thang đo nhân tố Sự hài lòng của cư dân Nhân Thang đo Nghiên cứu tố đi trước A/C có thể góp phần thúc đ ẩy sự phát triển du lịch của huyện Long Điền Cottrell & ctg Sự hài Du lịch mang lại lợi nhuận cho A/C (2006, 2007, Sự hài lòng của A/C là đi ều quan trọng để góp phần phát lòng 2013); triển du lịch bền vững của huyện Long Điền của cư Spangenberg, Các điểm đến (danh lam, thắng cảnh) trở nên hấp dẫn hơn dân J. H. (2000, nhờ vào du lịch 2002) Chất lượng cuộc sống của A/C được cải thiện nhờ vào du lịch
  • 33. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 33 3.2 Quy trình nghiên cứu Nghiên cứu của tác giả được thể hiện qua sơ đồ sau Xác định vấn đề cần nghiên cứu Phỏng vấn thử (n=20) Thang đo nháp Thang đo chính Định lượng chính thức thức (n=310) Đưa ra cơ sở lý thuyết Nghiên cứu định tính (Thảo luận nhóm tập trung) Kiểm tra độ thích hợp của mô hình, trọng số CFA, độ tin cậy tổng hợp, đơn hư ớng, giá trị hội tụ và phân biệt Mô hình cấu trúc SEM Kiểm tra độ thích hợp của mô hình và giả thuyết Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu 3.3 Nghiên cứu định tính Nghiên cứu đ ịnh tính đư ợc thực hiện bằng hình thức thảo luận nhóm cán bộ của huyện Long Điền và các doanh nghiệp có kinh doanh du lịch trên huyện nhằm mục đích đi ều chỉnh, chỉnh sửa các thang đo Môi trư ờng, Kinh hoá- Xã hội và Thể chế. Nghiên cứu được tiến hành qua các bước sau: với các địa bàn tế, Văn
  • 34. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 34 Bước 1: Đối tượng tham gia thảo luận được phân thành 2 nhóm gồm: Nhóm 1 gồm 8 cán bộ của huyện Long Điền và nhóm 2 gồm đại diện 7 doanh nghiệp có kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện Long Điền. Bảng câu hỏi được thiết kế gồm 2 phần, phần đầu gồm các câu hỏi để người được hỏi trả lời có đồng ý hay không với các thành phần trong mô hình nghiên cứu kế thừa từ nghiên cứu gốc của Cottrell (2013), có đề xuất thêm thành phần nào mới hay không. Phần 2 của bảng hỏi đưa ra các câu hỏi liên quan đến các thang đo kế thừa từ nghiên cứu gốc của Cottrell (2013) và yêu cầu người tham gia thảo luận xem các câu hỏi này về từ ngữ sử dụng, cách hiểu cũng như đưa ra sự điều chỉnh nếu cần. Bước 2: Thảo luận về nội dung của các câu hỏi liên quan đến các thang đo Môi trường, Kinh tế, Văn hoá- Xã hội và Thể chế và Sự hài lòng của cộng đồng địa phương nhằm mục đích điều chỉnh lại từ ngữ đồng thời kiểm tra mức độ hiểu đúng ý nghĩa của các câu hỏi trong các thang đo. Cuối cùng, tác giả hiệu chỉnh lại bảng câu hỏi, đưa ra b ảng câu hỏi để phỏng vấn sơ bộ trên 20 người dân có tham gia vào du lịch tại huyện Long Điền. 3.4 Nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng cách phát bảng hỏi trực tiếp đến người dân có tham gia vào hoạt động du lịch tại huyện Long Điền. Thời gian tiến hành phỏng vấn từ ngày 05/08/2017 đến tháng 10/09/2017. Tác giả và cộng tác viên gặp gỡ trực tiếp từng người dân có tham gia hoạt động du lịch tại huyện Long Đi ền để phỏng vấn và đề nghị trả lời bảng câu hỏi. Mục tiêu của cuộc khảo sát là thu thập chính xác các thông tin trong mỗi câu hỏi để phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Các thông tin thu nhận được sẽ chính là dữ liệu của nghiên cứu vì thế trong suốt quá trình khảo sát tác giả và cộng tác viên đã hỏi và giải thích rất kỹ từng câu hỏi cho người dân để đảm bảo thông tin thu nhận được trên mỗi câu hỏi là đúng nhất có thể. Sau khi hoàn chỉnh đi ều tra, tác giả tiến hành làm sạch dữ liệu. Những bảng câu hỏi chưa được trả lời đầy đủ bị sẽ loại để kết quả phân tích không bị sai lệch.
  • 35. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 35 3.4.1 Quy mô và cách chọn mẫu Đối tượng khảo sát: Người dân có tham gia vào các hoạt động du lịch tại huyện Long Điền Phương thức lấy mẫu: chọn mẫu thuận tiện Quy mô chọn mẫu: Theo Raykov& Widaman (1995) khi sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) thì kích thước mẫu đòi hỏi phải lớn vì nó dựa vào lý thuyết phân phối mẫu lớn. Tuy nhiên kích thước mẫu bao nhiêu được là lớn thì hiện chưa có một sự thống nhất cụ thể. Mặt khác, kích thước mẫu còn tuỳ thuộc vào phương pháp ước lượng sử dụng, nếu là phương pháp ước lượng hợp lý cực đại (Maximum Likelihood - ML) thì kích thước mẫu tối thiểu là 150 (Hair & ctg, 1998). Cũng có nhà nghiên cứu cho rằng kích thước mẫu tối thiểu là năm mẫu quan sát cho mỗi tham số cần ước lượng (Bollen, 1989). Nghiên cứu của tác giả chọn kích thước mẫu là n = 310. 3.4.2 Thiết kế bảng câu hỏi Bảng câu hỏi được thiết kế qua 3 bước sau: Bước 1: Bảng câu hỏi được xây dựng dựa trên mô hình nghiên cứu đề xuất và các nghiên cứu đi trước với các câu hỏi và thang đo đã có sự hiệu chỉnh sau khi nghiên cứu định tính. Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 7 điểm với 7 mức độ từ "hoàn toàn không đồng ý" đến " hoàn toàn đồng ý" để đánh giá mức độ đồng ý/không đồng ý của đối tượng khảo sát. Bảng 3.6 Thang đo Likert 7 điểm Hoàn toàn Không Hơi Bình Hơi đồng Đồng ý Hoàn toàn không đồng ý không thường ý đồng ý đồng ý đồng ý 1 2 3 4 5 6 7 Bước 2: Bảng câu hỏi sơ bộ được tiến hành phỏng vấn thử trên 20 người dân có tham gia vào các hoạt động du lịch để đánh giá sơ bộ thang đo cũng như đi ều chỉnh văn phong, cách sử dụng từ ngữ sao cho phù hợp với trình độ hiểu biết của người dân. Đồng thời chỉnh sửa những câu hỏi hoặc thang đo sao cho phù hợp với bối cảnh Việt Nam đảm bảo các đối tượng khảo sát hiểu đúng và trả lời chính xác các câu hỏi.
  • 36. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 36 Bước 3: Dựa vào bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ, tác giả tiến hành hiệu chỉnh bảng hỏi lần cuối trước khi phát bảng hỏi trực tiếp đến các đôi tượng khảo sát. Bảng câu hỏi chính thức được chia thành 2 phần với 32 câu hỏi. Phần 1 gồm 5 câu hỏi liên quan đến thông tin cá nhân của đ ối tượng khảo sát, phần 2 gồm 27 câu hỏi liên quan đến các thang đo trong mô hình nghiên cứu gồm Kinh tế, Môi trường, Văn hoá- Xã hội, Thể chế và Sự hài lòng của cư dân địa phương. 3.4.3 Thu thập dữ liệu Để thu thập dữ liệu tác giả tiến hành phát trực tiếp bảng hỏi đến người dân có tham gia vào các hoạt động du lịch tại huyện Long Điền. Mẫu điều tra được lựa chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện theo phương pháp chọn mẫu phi xác suất. Thông tin về mẫu thu thập: có 330 bảng hỏi được phát ra, thu về 320 bảng hỏi. Sau khi đã loại bỏ các bảng hỏi không hợp lệ do không điền đủ thông tin, trả lời từ trên xuống dưới giống nhau,... thì còn lại 310 bảng hỏi hợp lệ (đạt tỉ lệ 93,93%). 3.4.4 Phương pháp phân tích dữ liệu 3.4.4.1 Kiểm định thang đo bằng hệ số Croncbach’s Alpha Độ tin cậy (αH) là một khái niệm dùng đ ể đo lường mức đ ộ phù hợp của các biến quan sát trong cùng một nhân tố hay có thể hiểu rằng việc sử dụng các biến quan sát khác nhau để đo lường các tính chất của một nhân tố có đạt được độ chính xác tối thiểu cần thiết không (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Độ tin cậy thường được sử dụng phổ biến để đo lường các biến quan sát trong cùng một nhân tố là hệ số Cronbach’s Alpha. Hệ số αH có giá trị dao động trong khoảng [0, 1] với hệ số αH biến động trong khoảng [0.75 – 0.95] là tốt hoặc αH 0.6 là có thể sử dụng đư ợc (Nunnally& Bernstein 1994). 3.4.4.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA Phân tích nhân tố EFA đư ợc sử dụng với mục đích chính là rút g ọn một tập gồm k biến quan sát thành một tập có số biến quan sát nhỏ hơn hoặc bằng k các biến quan sát có ý nghĩa hơn. Cơ sở của việc rút gọn này dựa vào mối quan hệ tuyến tính giữa của các nhân tố (thang đo) với các biến quan sát. Trong phân tích để đánh giá các thang đo, đó là ma tr ận các trọng số nhân tố (factor pattern matrix) và ma trận các hệ
  • 37. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 37 số tương quan (factor stucture matrix). Có rất nhiều phép trích nhân tố như Gorsuch (1983) liệt kê một mẫu gồm 19 phép trích. Một số phép trích thông dụng có thể kể tên là Principal Components, Maximum Likelihood, Least-Squares, Alpha Factoring, Imagen Factoring, Principal Axis Factoring. Để chọn được số lượng nhân tố cần trích người ta có đưa ra m ột số phương pháp thường đư ợc sử dụng là: (1) tiêu chí eigen value, (2) tiêu chí điểm gãy (scree test criterion; Cattell, 1966) và (3) xác định trước số lượng nhân tố. Việc sử dụng một hay nhiều phương pháp để xác định số lượng nhân tố hay có sự kết hợp các phương pháp với nhau là tùy thuộc vào chủ đề nghiên cứu để có cách phù hợp nhất (Hair& ctg, 2006). 3.4.4.3 Phân tích CFA Theo Nguyễn Đình Tho, Nguyễn Thị Mai Trang (2006) thì phương pháp CFA trong phân tích SEM có nhiều ưu điểm hơn so với các phương pháp truyền thống như phương pháp hệ số tương quan, phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, phương pháp đa phương pháp- đa khái niệm MTMM (Bagozzi& Foxall 1996). Lý do vì CFA cho phép chúng ta kiểm định cấu trúc lý thuyết của các thang đo lường như mối quan hệ giữa một khái niệm nghiên cứu với các khái niệm khác mà không bị chệch do sai số đo lường (Steenkamp& Van Trijp 1991). Hơn nữa chúng ta có thể kiểm đ ịnh giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo mà không c ần dùng nhiều nghiên cứu như phương pháp MTMM. Để đánh giá mô hình nghiên cứu là phù hợp với dữ liệu thu thập thông qua phân tích CFA người ta thường sử dụng chỉ số Chi-square với p_value > 0.05 kết hợp với một số chỉ số khác như TLI, CFI >0.9 ; CMIN/df <=3 ; RMSEA <0.1. 3.4.4.4 Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM Sau khi phân tích CFA đạt kết quả như mong muốn thì chúng ta sẽ sử dụng mô hình SEM để kiểm định các lý thuyết trong mô hình nghiên cứu. So với phương pháp hồi quy đa bi ến thông thường thì SEM có ưu đi ểm hơn khi nó có thể tính toán được các sai số đo lường của các biến đồng thời nó có thể cho phép xuất hiện các biến tiềm ẩn trong mô hình. Đây là lý do mà SEM đư ợc xem là một trong những phương pháp
  • 38. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 38 được sử dụng phổ biến trong khoa học hành vi (Hulland& ctg 1996). Một mô hình cấu trúc SEM được gọi là phù hợp nếu các chỉ số sau thỏa mãn như: + Chỉ số Chi-bình phương có p_value >0.05 + Chỉ số thích hợp so sánh CFI (comparitive fit index) + Chỉ số TLI (Tucker & approximation) Mô hình SEM đư ợc xem là phù hợp nếu kiểm đ ịnh Chi-bình phương có p_value >0.05. Nhưng theo Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang (2006) thì chỉ số này phụ thuộc vào kích thước mẫu nên nếu mô hình SEM có TLI, CFI > 0.9 và RMSEA <0.1 thì mô hình này được xem là phù hợp. Tóm tắt Chương 3 Trong chương này tác giả đã giới thiệu về phương pháp nghiên cứu gồm thiết kế và xây dựng thang đo, quy cách chọn mẫu, thiết kế bảng hỏi. Từ đó đưa ra phương pháp xử lý số liệu gồm kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach's Alpha, phân tích EFA, CFA và mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM).
  • 39. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 39 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Thực trạng về phát triển du lịch của huyện Long Điền 4.1.1 Tổng quan về huyện Long Điền Hình 4.1 Bản đồ hành chính huyện Long Điền, Nguồn: UBND huyện Long Điền Huyện Long Điền là một huyện thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, giáp ranh huyện Đất Đỏ, thành phố Bà Rịa, thành phố Vũng Tàu, được thành lập vào năm 2003 khi chia tách từ huyện Long Đất cũ theo Nghị định số 152/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ, và đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2004, có diện tích tự nhiên 7.761,19 ha, tuyến bờ biển dài hơn 11 km từ sông Cửa Lấp thuộc xã Phước Tỉnh đến Mũi Kỳ Vân thuộc thị trấn Long Hải, với 7 đơn vị hành chính là 05 xã (Phước Tỉnh, Phước Hưng, An Ngãi, An Nhứt, Tam Phước), 02 thị trấn (Long (Điền, Long Hải), có 58 ấp, khu phố.