SlideShare a Scribd company logo
1 of 41
Download to read offline
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN NGỌC SƠN
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
HÀ NỘI, 2018
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN NGỌC SƠN
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
Ngành : Chính sách công
Mã số : 8 34 04 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. CAO THU HẰNG
HÀ NỘI, 2018
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, sự phát triển của ngành du lịch cho thấy rằng,
du lịch có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc
gia, một cộng đồng. Nhận thức được tầm quan trọng đó, “Chiến lược phát triển
du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” đã khẳng định: “Đến
năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên
nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản
phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn
hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới. Phấn đấu
đến năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển” [28].
Thực tiễn phát triển ngành du lịch cho thấy, trong những năm qua, du lịch
Việt Nam đã đóng góp rất tích cực cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của
đất nước. Năm 2016, du lịch Việt Nam đã đạt được những thành tựu hết sức nổi
bật đáng trân trọng, với việc đón và phục vụ 11 triệu lượt khách du lịch quốc tế,
tăng 26% so với năm 2015; 62 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu trực tiếp
từ khách du lịch đạt 400.000 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2017, ngành Du
lịch Việt Nam lại tiếp tục có bước đi bứt phá, với việc đón 6,2 triệu lượt khách
quốc tế, tăng 30,2% so với cùng kỳ năm 2016; khách du lịch nội địa đạt 40,7
triệu lượt, tăng hơn 15%; tổng thu trực tiếp từ du lịch trong 6 tháng đầu năm ước
đạt 255.000 tỷ đồng.
Nhằm tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển ngành du lịch, ngày 16-1-
2017, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn, đặt ra những mục tiêu hết sức to lớn và nặng nề cho
ngành du lịch, đến năm 2020 đón từ 17- 20 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 82 lượt
khách du lịch nội địa, đóng góp khoảng 10% GDP cho kinh tế đất nước [5].
Thực hiện nghiêm túc các quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước,
trong những năm qua, các cấp ủy, chính quyền và các ban ngành tỉnh Phú Thọ đã
2
triển khai thực hiện chính sách phát triển du lịch, nhờ đó, ngành du lịch Tỉnh đã
có rất nhiều chuyển biến; các khu, điểm du lịch trọng điểm tại các huyện thị từng
bước được xây dựng, như Việt Trì, Thanh Thủy, Tân Sơn, Hạ Hòa,… Việc xây
dựng các điểm đến, các tour tuyến mới phục vụ du khách được đặc biệt coi trọng
và đã thu được những kết quả ban đầu. Qua đó, doanh thu du lịch dịch vụ tăng
cao, đóng góp nhất định cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nâng
cao đời sống của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.
Đạt nhiều thành tựu quan trọng, nhưng hoạt động du lịch trên địa bàn thực
sự vẫn rất khó khăn, nhất là vấn đề sản phẩm du lịch nghèo nàn, chưa xây dựng
được những tour, tuyến đặc sắc có sức hấp dẫn mạnh mẽ với du khách. Các sản
phẩm du lịch, các khu du lịch vẫn chưa được khai thác hết tiềm năng. Việc triển
khai và ban hành các chính sách đặc thù liên quan đến lĩnh vực du lịch được ban
hành còn chậm trễ. Công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động du lịch có nơi, có
lúc còn nơi lỏng. Công tác tổng kết, đánh giá thực tiễn đôi khi còn mang tính
hình thức. Một số chính sách ra đời chưa đáp ứng với sự đổi thay nhanh chóng
của đời sống xã hội; một số chính sách còn chồng chéo, hoặc chưa bao quát….
Chính việc thực thi chính sách phát triển du lịch chưa được như mong muốn như
vậy là một trong những nguyên khiến du lich tỉnh Phú Thọ chưa phát huy hết thế
mạnh của mình. Số lượng khách lưu trú ở lại Phú Thọ chưa cao. Doanh thu ngành
du lịch chưa đạt được chỉ tiêu như mong muốn.
Để phát triển du lịch đúng hướng, hiệu quả, xứng với tiềm năng lợi thế và
đặc biệt thể hiện đúng vai trò là một trong những khâu đột phá của nền kinh tế thì
việc nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển du lịch ở tỉnh Phú Thọ là rất
quan trọng. Đó chính là lý do học viên lựa chọn vấn đề Thực hiện chính sách phát
triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ để triển khai nghiên cứu luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trên bình diện vĩ mô, nghiên cứu về phát triển du lịch và chính sách phát
triển du lịch ở Việt Nam cũng đã được một số học giả tập trung làm rõ. Công
3
trình Du lịch văn hóa của Nguyễn Phạm Hùng (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,
2017); công trình Du lịch Việt Nam: từ lý thuyết đến thực tiễn của hai tác giả
Phan Huy Xu, Võ Văn Thành (Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2018) đã
đề cập đến những vấn đề chung về văn hóa, về du lịch, phát triển du lịch; tôn giáo,
tín ngưỡng; phong tục tập quán; lễ hội… trong phát triển du lịch. Dù không đề cập
trực tiếp đến chính sách và thực hiện chính sách phát triển du lịch nhưng những nội
dung trình bày trong đó là tài liệu hữu ích cho tác giả luận văn tham khảo.
Ngoài ra, liên quan đến vấn đề này còn có thể kể đến một số công trình
sau: Phạm Trung Lương (2007) - “Phát triển du lịch bền vững từ góc độ môi
trường”, Tạp chí Du lịch số 7/2007; Lưu Đức Hải (2009) - Phát triển các ngành
du lịch trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí số 8 về
Tổng quan kinh tế xã hội Việt Nam số 4-2009, Hà Nội… Các công trình này đều
khẳng định tầm quan trọng của phát triển du lịch và thực hiện chính sách phát
triển du lịch; cho thấy vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế nói chung,
và công tác bảo tồn di sản văn hóa nói riêng. Các công trình cũng khẳng định,
việc phát triển du lịch cần tránh tình trạng “ăn xổi”, chỉ thấy được cái lợi trước
mắt, mà bỏ qua những tác hại sau đó, như vấn đề ô nhiễm môi trường, bản sắc
văn hóa dân tộc bị mai một trong quá trình thực hiện phát triển du lịch,…
Ngoài các công trình trên, đã có một số luận văn cũng đã đề cập đến việc
thực hiện chính sách phát triển du lịch, như Hoàng Thị Thu Hương (2013), “Phát
triển du lịch Quảng Nam theo hướng bền vững”, Luận văn thạc sĩ, Viện khoa
học xã hội Vùng Trung Bộ; Vương Minh Hoài (2011), “Phát triển du lịch theo
hướng bền vững ở Quảng Ninh”, Luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế - đại học
Quốc gia Hà Nội; Lê Thị Khánh An (2017), “Thực hiện chính sách phát triển du
lịch bền vững từ thực tiễn thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An”, Luận văn thạc sỹ Chính
sách công, Học viện Khoa học xã hội; Khương Thị Hồng Nhung (2016), “Thực
hiện chính sách phát triển du lịch bền vững từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình”, Luận
văn thạc sỹ Chính sách công, Học viện Khoa học xã hội;…
4
Ở tỉnh Phú Thọ, trong một chừng mực nhất định, các nghiên cứu liên quan
đến thực hiện chính sách phát triển du lịch cũng đã được tập trung làm rõ. Có thể
kể đến một số chương trình, công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển du
lịch của tỉnh Phú Thọ như:
- Quy hoạch các di tích khảo cổ tỉnh Phú Thọ giai đoạn 1997-2015 và
định hướng đến năm 2020. Quy hoạch đã đánh giá được thực trạng các di tích
khảo cổ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; xác định rõ nhiệm vụ, giải pháp để bảo tồn và
phát triển các di tích trên địa bàn đến năm 2020, là cơ sở để xây dựng hồ sơ và
đề nghị công nhận xếp hạng các di tích khảo cổ cấp quốc gia và cấp tỉnh, đồng
thời đây là cơ sở pháp lý để bảo vệ di tích tránh tình trạng bị mai một và xâm
lấn. Tuy nhiên, Quy hoạch mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá và định hướng trong
công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của các di tích khảo cổ, chưa có
đánh giá thực trạng công tác bảo tồn, quy hoạch các di tích; lấy đó là một trong
những căn cứ để bảo tồn và phát huy, thu hút khách du lịch.
- Chu Thị Thanh Hiền: Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Đề tài khoa học 2012): Đề tài đã tập trung nghiên cứu
các điều kiện hình thành và phát triển, đồng thời đã đánh giá sơ bộ được hiện
trạng cũng như tiềm năng phát triển hình thức du lịch cộng đồng trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ; phân tích, đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong tổ chức thực
hiện và những hiệu quả phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh do du lịch cộng
đồng mang lại, từ đó đưa ra các giải pháp khai thác tiềm năng phát triển du lịch
cộng đồng trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, đề tài chưa nêu bật được vị trí, vai trò
cũng như tầm ảnh hưởng của hình thức du lịch cộng đồng đối với sự phát triển
kinh tế, xã hội của tỉnh; chưa đưa ra được những giải pháp cụ thể, chiến lược
một cách hệ thống để phát triển tiềm năng du lịch trong tỉnh.
- Nguyễn Thị Thịnh, Ngô Văn Nhuận: Khảo sát thực trạng lao động làm
việc trong các Doanh nghiệp dịch vụ du lịch và đề xuất các giải pháp đào tạo
lao động phục vụ việc phát triển ngành du lịch trên địa bàn huyện Thanh Thủy,
5
tỉnh Phú Thọ (Đề tài nghiên cứu khoa học 2012): Đề tài tập trung rà soát, đánh
giá thực trạng lao động làm việc trong các Doanh nghiệp du lịch trên địa bàn
huyện Thanh Thủy, một trong những huyện có điều kiện thuận lợi để phát triển
loại hình du lịch nghỉ dưỡng với nguồn nước khoáng nóng. Tuy nhiên, cơ bản đề
tài mới chỉ dừng lại ở việc rà soát, thống kê số lượng lao động du lịch trong các
doanh nghiệp trên địa bàn huyện, chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong việc quản
lý, sử dụng lao động, chưa đề xuất được hệ thống các giải pháp cụ thể để phát
triển du lịch trong Huyện nói chung, giải pháp đào tạo nhân lực ngành du lịch
nói riêng. Song, những nội dung mà đề tài triển khai là tài liệu tham khảo hữu
ích cho tác giả khi triển khai nghiên cứu luận văn của mình.
- Phùng Quốc Việt: Nghiên cứu, kết nối du lịch Phú Thọ với các tuyến du
lịch vùng Tây Bắc mở rộng (Đề tài khoa học 2012): Đề tài đã nêu bật được cơ sở
lí luận và cơ sở thực tiễn về du lịch và hoạt động du lịch liên vùng, hiện trạng du
lịch tỉnh Phú Thọ và vùng Tây Bắc mở rộng (Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai
Châu, Yên Bái, Lào Cai và Hà Giang), đưa ra những định hướng và đề xuất giải
pháp kết nối du lịch Phú Thọ với du lịch vùng Tây Bắc mở rộng; Xây dựng bản
đồ các tuyến kết nối (theo tuyến đường giao thông: đường bộ, đường thủy,
đường sắt, đường hàng không). Tuy nhiên, đề tài mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra
những giải pháp, định hướng cho việc kết nối liên vùng giữa du lịch Phú Thọ với
các tỉnh Tây Bắc, chưa nêu bật được tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Phú
Thọ với vị trí là trung tâm của vùng Tây Bắc, chưa đánh giá cụ thể được những
tồn tại, hạn chế trong việc phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh và địa bàn các tỉnh
Tây Bắc; từ đó đưa ra được những giải pháp khắc phục để du lịch Phú Thọ và
các tỉnh Tây Bắc thực sự là điểm đến của khách du lịch trong và ngoài nước.
Với những điều đã trình bày trên, có thể thấy rằng, liên quan đến chủ đề
phát triển du lịch thì đã có nhiều công trình đề cập đến. Tuy nhiên, hiện nay,
chưa có công trình nào đề cập một cách trực tiếp, có hệ thống vấn đề thực hiện
chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Tuy nhiên, các công trình
6
kể trên là tài liệu tham khảo hữu ích cho học viên trong quá trình thực hiện triển
khai luận văn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và đánh giá thực trạng thực
hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, luận văn đề xuất
một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách phát
triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hoàn thành được mục đích đặt ra, luận văn tập trung giải quyết các
nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
Thứ nhất, phân tích và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về thực hiện chính
sách phát triển du lịch ở Việt Nam hiện nay.
Thứ hai, phân tích, làm rõ thực trạng và nguyên nhân của thực trạng thực
hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả việc
thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bản tỉnh Phú Thọ hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tiến hành nghiên cứu, điều tra số liệu và phân tích thực trạng
thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ năm 2010
đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết vấn đề trên, luận văn sử dụng các phương pháp như sau:
- Phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử.
7
- Luận văn cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể khác như:
phân tích, tổng hợp; thống kê, đối chiếu, so sánh… Ngoài ra, đề tài còn tham
khảo số liệu, luận điểm của một số công trình nghiên cứu trước đó.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần làm rõ hệ thống hóa và làm rõ hơn
một số vấn đề lý luận cơ bản về thực hiện chính sách phát triển du lịch ở Việt Nam
hiện nay.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu
tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy những vấn đề liên quan đến phát triển
du lịch, thực hiện chính sách phát triển du lịch ở Việt Nam nói chung, ở Phú Thọ nói
riêng. Luận văn cũng có ý nghĩa khuyến nghị trong việc nâng cao hiệu quả thực hiện
chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cầu gồm 3 chương, 12 tiết.
Chương 1. Một số vấn đề lý luận về thực hiện chính sách phát triển du
lịch ở Việt Nam hiện nay.
Chương 2. Thực trạng thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ.
Chương 3. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện
chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
8
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1. Khái niệm du lịch, phát triển du lịch
Trước tiên, để hiểu khái niệm phát triển du lịch, cần thiết làm rõ thuật ngữ
du lịch.
Thuật ngữ “du lịch” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “tornos” – mang nghĩa đi
một vòng. Về sau, thuật ngữ “tornos” được dịch sang tiếng Latinh là “tornus” và
tiếng Pháp là “tour” – mang nghĩa đi vòng quanh, cuộc dạo chơi. Tiếp theo đó,
thuật ngữ du lịch xuất hiện trong tiếng Nga: “typnct” và trong tiếng Anh:
“tourism”.
Khoản 1, Điều 3 Luật Du lịch năm 2017 quy định: “Du lịch là các hoạt
động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên
trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan,
nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục
đích hợp pháp khác” [18]. Luận văn sử dụng định nghĩa của Luật Du lịch Việt
Nam năm 2017 để triển khai nghiên cứu.
Có nhiều loại hình du lịch khác nhau, tùy theo cách phân chia. Theo môi
trường tài nguyên, hoạt động du lịch được chia làm 2 nhóm lớn là du lịch văn
hóa và du lịch thiên nhiên. Gọi là du lịch văn hóa khi hoạt động du lịch diễn ra
chủ yếu trong môi trường nhân văn, hoặc hoạt động du lịch đó tập trung khai
thác tài nguyên du lịch nhân văn. Du lịch thiên nhiên diễn ra nhằm thỏa mãn nhu
cầu về với thiên nhiên của con người (như du lịch biển, du lịch núi, du lịch nông
thôn,…) [23,tr.63]. Ngoài cách phân loại như trên, phân loại theo mục đích hoạt
động du lịch thì có thể có du lịch giải trí, du lịch tham quan, du lịch nghỉ dưỡng,
hoặc du lịch kết hợp với các hoạt động khác….
9
Có thể thấy rằng, với các hoạt động liên quan đến chuyến đi của con
người ngoài nơi cư trú nhằm đáp ứng yêu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí,…
thì nhắc đến hoạt động du lịch người ta cũng thường coi đó là ngành kinh doanh
tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao nhận thức về tự nhiên, về lịch
sử, văn hóa, đất nước, con người; hiệu quả về mặt kinh tế,… Theo nghĩa đó, du
lịch được xem là ngành công nghiệp không khói. Việc đẩy mạnh phát triển du
lịch được các quốc gia trên thế giới hết sức quan tâm, chú trọng. Ở Việt Nam,
trước Đổi mới, du lịch được coi là một hoạt động văn hóa xã hội thuần túy, sau
đó, cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế từ quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội, từ năm 1986, du lịch được coi là một ngành kinh tế
trong lĩnh vực kinh tế của Việt Nam. Với tư cách một ngành nghề kinh doanh,
hoạt động du lịch, một mặt, đem lại hiệu quả kinh tế cao, tạo công ăn việc làm
cho các khu vực có điểm du lịch, tạo sự trao đổi giao lưu văn hóa,…, nhưng mặt
khác, cũng tạo nguy cơ ô nhiễm môi trường; sự phai nhạt bản sắc văn hóa của
các cộng đồng có nhiều du khách đến thăm, sự quá tải về cơ sở hạ tầng,… Chính
vì lý do đó, hoạt động du lịch cần phải được định hướng phát triển.
* Khái niệm phát triển du lịch
Phát triển du lịch là một tất yếu khách quan, gắn với quá trình phát triển
của đời sống kinh tế - xã hội và con người bởi khi con người đã thỏa mãn nhất
định nhu cầu ăn, mặc, ở, họ có thời gian rảnh rỗi, và có điều kiện đi đây đi đó để
cảm nhận được vẻ đẹp của các vùng đất, các nền văn hóa khác nhau,...
Ngày 16 tháng 01 năm 2017, Bộ Chính trị ký ban hành Nghị quyết số
08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Theo đó,
Nghị quyết khẳng định, phát triển du lịch đã, đang góp phần thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế và xuất khẩu tại chỗ; bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn
hóa, tài nguyên thiên nhiên; tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống nhân dân;
đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người
Việt Nam [5,tr.1].
10
Với những điều đã trình bày như trên, có thể thấy, phát triển du lịch là sự
phát triển, một mặt, đáp ứng các yêu cầu về kinh tế - xã hội; mặt khác, là đảm
bảo việc bảo vệ môi trường. Đây là điều mà ngày nay người ta hay gọi là sự
phát triển du lịch bền vững – sự phát triển du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại và
không làm tổn hại đến khả năng phát triển du lịch trong tương lai.
Điều 4, Luật Du lịch năm 2017 quy định nguyên tắc phát triển du lịch như sau:
“1. Phát triển du lịch bền vững, theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, có
trọng tâm, trọng điểm.
2. Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân
tộc, tài nguyên thiên nhiên, khai thác lợi thế của từng địa phương và tăng cường
liên kết vùng.
3. Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã
hội, mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước,
con người Việt Nam.
4. Bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp
của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch.
5. Phát triển đồng thời du lịch nội địa và du lịch quốc tế; tôn trọng và đối
xử bình đẳng đối với khách du lịch”.
1.1.2. Khái niệm chính sách và chính sách phát triển du lịch
*. Khái niệm chính sách
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể
để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một thời gian
nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương
hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị,
kinh tế, văn hóa...” [31,tr.475].
Tác giả Smith cho rằng “khái niệm chính sách bao hàm sự lựa chọn có
chủ định hành động hoặc không hành động, thay vì những tác động của các lực
lượng có quan hệ với nhau”. Smith nhấn mạnh “không hành động” cũng như
11
“hành động” và nhắc nhở chúng ta rằng “sự quan tâm sẽ không chỉ tập trung vào
các quyết định tạo ra sự thay đổi, mà còn phải thận trọng với những quyết định
chống lại sự thay đổi và khó quan sát vì chúng không được tuyên bố trong quá
trình hoạch định chính sách” [40,tr.4].
Cụm từ “chính sách” khi gắn việc thực hiện chức năng, vai trò của nhà
nước (khu vực công) được gọi là chính sách công. Thuật ngữ “chính sách” sử
dụng trong luận văn này được hiểu là chính sách công. Theo đó, chủ thể ban
hành chính sách, mục đích tác động của chính sách và vấn đề chính sách hướng
tới giải quyết đều gắn với chủ thể ban hành của nó – Nhà nước.
Theo James Anderson, “Chính sách công là đường lối hành động có mục
đích được ban hành bởi một hoặc một tập hợp các nhà hoạt động chính trị để giải
quyết một vấn đề phát sinh hoặc vấn đề cần quan tâm” [41]. Do đó, B.Guy Peter
cho rằng, “Chính sách công là toàn bộ các hoạt động của nhà nước có ảnh hưởng
một cách trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống của mọi người dân” [19].
Theo Từ điển giải thích thuật ngữ hành chính: “Chính sách công là chiến
lược sử dụng các nguồn lực để làm dịu bớt những vấn đề của quốc gia hay
những mối quan tâm của nhà nước. Chính sách công cho phép Chính phủ đảm
nhiệm vai trò của người cha đối với cuộc sống của nhân dân. Nó tạo thời cơ, giữ
gìn hạnh phúc và an toàn cho mọi người; tạo ra an toàn tài chính và bảo vệ an
toàn Tổ quốc” [17,tr.99-100]. Tác giả Nguyễn Hữu Hải cho rằng, “Chính sách
công là những hành động ứng xử của Nhà nước với các vấn đề phát sinh trong
đời sống cộng đồng, được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, nhằm thúc
đẩy xã hội phát triển” [7,tr.14]. Đề tài đồng ý với cách tiếp cận của tác giả
Nguyễn Hữu Hải.
Khi đề cập đến chính sách công, người ta thường đề cập đến chu trình của
một chính sách công, bao gồm: xây dựng chính sách, thực thi chính sách và điều
chỉnh chính sách [22,tr.31-37]. Mỗi giai đoạn có vai trò và vị trí quan trọng riêng.
12
Khái niệm Chính sách phát triển du lịch
Với những điều đã trình bày như trên về phát triển du lịch, về chính sách
(công), có thể thấy rằng, chính sách phát triển du lịch là sự cụ thể hóa chủ
trương, đường lối của Đảng bằng những quyết định, quy định của Nhà nước
nhằm giải quyết các vấn đề trong phát triển du lịch; qua đó, tác động trực tiếp
hoặc gián tiếp đến sự phát triển du lịch của đất nước nói chung; các vùng miền,
lĩnh vực du lịch nói riêng.
Một cách chung nhất, khi đề cập đến chính sách phát triển du lịch thì
người ta thường đề cập đến các nội dung cơ bản sau:
- Phạm vi và đối tượng của chính sách phát triển du lịch
Chính sách phát triển du lịch được Nhà nước ban hành hướng đến giải
quyết vấn đề trong phát triển du lịch Việt Nam. Khi chính sách được ban hành sẽ
có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự phát triển du lịch trong phạm vi toàn
quốc, hoặc ở những phạm vi vùng miền, lĩnh vực.
- Mục tiêu của chính sách phát triển du lịch
Về cơ bản, việc đề ra chính sách phát triển du lịch, ngoài thực hiện một
mục tiêu cụ thể nào đó thì cần đạt được mục tiêu chung (mục tiêu cuối cùng) là
phát triển du lịch Việt Nam. Do đó, để thực hiện được mục tiêu chung, trước hết
chính sách phát triển du lịch cần đạt được mục tiêu cụ thể. Điều này có nghĩa là,
việc đề ra và thực hiện chính sách du lịch, dù ở phạm vi vi mô, thì cũng cần có
sự thống nhất với các chính sách phát triển du lịch chung khác, với các chính
sách khác, để tránh trường hợp “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”.
- Giải pháp của chính sách phát triển du lịch
Trên cơ sở mục tiêu của chính sách phát triển du lịch, Nhà nước cũng đưa
ra các giải pháp để đạt được mục tiêu chính sách trong những điều kiện, hoàn
cảnh cụ thể về không gian, thời gian và các nguồn lực cần thiết. Tuy nhiên, vì
mục tiêu của chính sách phát triển du lịch thể hiện ở các cấp độ khác nhau nên
các giải pháp của chính sách phát triển du lịch cũng được điều chỉnh và cụ thể
13
hóa cho phù hợp với từng đối tượng, từng vùng, từng địa phương trong quá trình
triển khai thực hiện chính sách.
- Nguyên tắc chỉ đạo thực hiện chính sách phát triển du lịch
Trên cơ sở mục tiêu và giải pháp đã được xác định, các nguyên tắc chỉ đạo
được thực hiện mục tiêu sẽ được xây dựng. Nguyên tắc chỉ đạo có vai trò quan
trọng nhằm hiện thực hóa các chính sách và đảm bảo việc thực hiện chính sách
thành công.
- Nguồn lực thực hiện chính sách phát triển du lịch
Đây là vấn đề hết sức quan trọng vì chính sách sẽ không thể thực hiện
được một cách hiệu quả nếu như nguồn lực thực hiện chính sách không được
tính toán một cách chính xác, kỹ lưỡng. Nguồn lực ở đây có thể là nhân lực,
cũng có thể là tài chính.
- Cơ quan quản lý và thực hiện chính sách phát triển du lịch
Cần xác định cụ thể đâu là cơ quan, cá nhân quản lý việc thực hiện chính
sách phát triển du lịch và đâu là cơ quan, cá nhân triển khai các hoạt động cụ thể
của chính sách này.
- Thời gian triển khai chính sách phát triển du lịch
Bất cứ chính sách nào cũng phải xác định phạm vi thời gian. Có những
chính sách dài hạn, có chính sách ngắn hạn, hoặc trung hạn. Trên cơ sở xác định
phạm vi thời gian, chúng ta sẽ xây dựng kế hoạch thực hiện hợp lý.
1.1.3. Khái niệm thực hiện chính sách, thực hiện chính sách phát triển
du lịch
Khái niệm thực hiện chính sách hay cũng có nhiều tài liệu sử dụng cách
gọi “thực thi chính sách” hoặc “tiến hành thực hiện chính sách”, thực chất đều
cùng một nội hàm; thông thường, đó là giai đoạn tiếp sau quá trình hoạch định
và trước quá trình đánh giá chính sách công.
Theo Thomas Dye, “thực thi bao gồm tất cả các hoạt động được thiết kế
để thực hiện các chính sách công đã được thông qua bởi cơ quan lập pháp. Vì
14
các chính sách công có những tác động mong muốn hoặc có chủ định, nên chính
phải được chuyển thành các chương trình và các dự án mà sau đó được thực hiện
để đạt được một tập hợp các mục tiêu hoặc mục đích” [38,tr.4].
Tác giả William Dunn cho rằng: “Các hành động chính sách công có hai
mục đích chính: điều chỉnh và phân bổ” [39,tr.277-278]. Các hành động điều
chỉnh là những hành động được thiết kế để bảo đảm sự tuân thủ các tiêu chuẩn
hoặc thủ tục nhất định. Các hành động phân bổ là những hành động đòi hỏi các
đầu vào như tiền, thời gian, nhân sự và thiết bị. Các hành động điều chỉnh và
phân bổ có thể có những kết quả là phân phối và phân phối lại [22,tr.97].
Về cơ bản, có thể coi thực hiện chính sách (công) – một khâu trong chu
trình chính sách để đưa chính sách vào thực tiễn đời sống xã hội. Đây là quá
trình ban hành các văn bản, chương trình, dự án,... nhằm hiện thực hóa nội dung
chính sách để đạt được mục tiêu đã định hướng.
Có thể thấy, thành công của một chính sách phụ thuộc vào rất nhiều vào
việc tổ chức thực thi chính sách đó trên thực tế. Người ta thường không biết
trước được chính sách có đạt được mục tiêu mong muốn hay không hay đạt đến
mức độ nào, tác động của chính sách đối với xã hội ra sao… Những điều này
phụ thuộc chủ yếu vào quá trình thực thi chính sách” [20,tr.24]. Việc thực hiện
chính sách công có vai trò quan trọng. Đó là từng bước hiện thực hóa mục tiêu
của chính sách, khẳng định tính đúng đắn của chính sách công và giúp cho chính
sách công ngày càng hoàn thiện hơn [9,tr.12-14].
Về cơ bản, việc thực hiện chính sách bao gồm nhiều giai đoạn. Theo các
tác giả Lê Như Thanh và Lê Văn Hòa, chu trình thực hiện chính sách công gồm:
(1) Xây dựng và ban hành các văn bản, chương trình, dự án thực hiện chính sách
công (2) Tổ chức thực hiện các văn bản, chương trình, dự án,... thực thi chính
sách công. Giai đoạn này bao gồm nhiều nội dung nhỏ, như xây dựng kế hoạch
tổ chức thi hành văn bản, hoặc lập kế hoạch thực hiện chương trình, dự án; tuyên
truyền, phổ biến nội dung văn bản, chương trình dự án; tập huấn văn bản, bồi
15
dưỡng những kiến thức và kỹ năng cần thiết để triển khai văn bản, chương trình,
dự án; bảo đảm cơ sở vật chất, kinh phú, tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực để
triển khai thi hành văn bản, chương trình, dự án; chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, đôn
đốc việc thi hành văn bản, việc thực hiện chương trình dự án (3) Sơ kết, tổng kết
thực hiện văn bản, chương trình, dự án thực thi chính sách công [22,tr.109-111].
Trên cơ sở các nghiên cứu trước đó, luận văn xem xét chu trình thực hiện
chính sách công bao gồm những nội dung sau:
Thứ nhất, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách
Thứ hai, phổ biến, tuyên truyền chính sách
Thứ ba, phân công, phối hợp thực hiện chính sách
Thứ tư, duy trì chính sách
Thứ năm, điều chỉnh chính sách
Thứ sáu, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách
Thứ bảy, đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm trong thực hiện chính sách.
* Khái niệm thực hiện chính sách phát triển du lịch
Một chính sách khi được hoạch định bao giờ cũng hướng tới giải quyết
một vấn đề nào đó đang diễn ra trong đời sống xã hội để đạt được những mục
tiêu nhất định. Trong chu trình chính sách, tổ chức thực hiện chính sách là trung
tâm kết nối. Nếu thiếu giai đoạn này thì việc hoạch định chính sách sẽ không còn
ý nghĩa.
Về cơ bản, có thể coi Thực hiện chính sách phát triển du lịch là toàn bộ
quá trình đưa chính sách vào thực tế đời sống xã hội theo một quy trình, thủ tục
chặt chẽ và thống nhất nhằm giải quyết vấn đề trong phát triển du lịch đối với
những đối tượng cụ thể trong một không gian và thời gian nhất định.
Việc thực hiện chính sách phát triển du lịch đảm bảo tuân theo chu trình
thực hiện chính sách nói chung. Theo đó, chu trình thực hiện chính sách phát
triển du lịch hiện nay bao gồm các bước sau đây:
- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách phát triển du lịch
16
Đây là bước đầu tiên. Để hiện thực hóa một mục tiêu nào đó, trước tiên, cần
triển khai thực hiện chính sách du lịch từ Trung ương đến địa phương; phải xây
dựng kế hoạch, chương trình thực hiện chính sách. Tiếp theo, các chủ thể có thẩm
quyền, trách nhiệm lên kế hoạch triển khai thực hiện chính sách phát triển du lịch.
- Phổ biến, tuyên truyền chính sách phát triển du lịch
Đây là một hoạt động quan trọng, có ý nghĩa với chủ thể và đối tượng
thực hiện hiện chính sách phát triển du lịch. Ở Việt Nam hiện nay, hoạt động này
cần được tăng cường đầu tư để nâng cao chất lượng thực hiện chính sách. Thực
tế chỉ ra rằng không ít cơ quan, cán bộ, công chức vì năng lực chuyên môn, trình
độ nghiệp vụ, phẩm chất chính trị,... nên trong quá trình phổ biến, tuyên truyền
chính sách nói riêng, trong thực hiện chính sách nói chung đã làm cho chính sách
bị biến dạng, khiến dân chúng mất lòng tin vào nhà nước.
- Phân công, phối hợp thực hiện chính sách phát triển du lịch
Bước tiếp theo sau bước tuyên truyền, phổ biến là phân công, phối hợp
các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện chính sách phát triển du lịch theo kế hoạch
đã được phê duyệt. Chính sách phát triển du lịch có thể tác động đến lợi ích của
một tầng lớp, bộ phận người trong xã hội nhưng kết quả tác động của chính sách
lại liên quan đến nhiều yếu tố thuộc các lĩnh vực quản lý khác nhau của nhà
nước nên cần chú trọng việc phân công, phối hợp thực hiện chính sách phát triển
du lịch sao cho hợp lý để đạt được yêu cầu của quản lý.
- Duy trì chính sách phát triển du lịch
Duy trì chính sách phát triển du lịch là hoạt động nhằm bảo đảm cho chính
sách tồn tại được và phát huy tác dụng trong môi trường thực tế. Các cơ quan nhà
nước có trách nhiệm thực hiện chính sách phát triển du lịch phải thường xuyên củng
cố phương thức hoạt động, quan tâm tuyên truyền, vận động các đối tượng chính
sách và toàn xã hội tham gia thực hiện chính sách để có thể duy trì được việc thực
hiện chính sách một cách tích cực nhất, đạt hiệu lực, hiệu quả cao nhất.
17
- Điều chỉnh chính sách phát triển du lịch
Điều chỉnh chính sách phát triển du lịch được thực hiện bởi cơ quan nhà
nước có thẩm quyền để cho chính sách ngày càng phù hợp hơn với tình hình
thực tế phát sinh khi thực hiện chính sách và với yêu cầu quản lý của nhà nước.
Để chính sách phát triển du lịch tiếp tục tồn tại, chỉ được điều chỉnh các cơ chế,
biện pháp thực hiện mục tiêu hoặc bổ sung, hoàn thiện mục tiêu theo yêu cầu
thực tế chứ tuyệt đối không được điều chỉnh, làm thay đổi mục tiêu. Khi mục
tiêu thay đổi tức là làm chính sách thay đổi, coi như chính sách đó thất bại.
- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách phát triển du lịch
Đôn đốc thực hiện chính sách phát triển du lịch là hoạt động của cơ quan,
cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền thực hiện thông qua các công cụ hữu
ích nhằm làm cho các chủ thể thực hiện nêu cao ý thức trách nhiệm trong thực
hiện các biện pháp theo định hướng chính sách.
Theo dõi, kiểm tra sát sao tình hình tổ chức thực hiện chính sách phát
triển du lịch nhằm kịp thời bổ sung, hoàn thiện chính sách và chấn chỉnh công
tác tổ chức thực hiện chính sách, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện
mục tiêu chính sách.
- Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm trong thực hiện chính sách phát
triển du lịch
Đây được hiểu là quá trình xem xét, kết luận về chỉ đạo, điều hành và
chấp hành chính sách của các đối tượng thực hiện chính sách phát triển du lịch.
Ngoài ra, còn cần xem xét, đánh giá việc thực thi của các đối tượng thụ hưởng
lợi ích trực tiếp và gián tiếp từ chính sách, nghĩa là tất cả các thành viên xã hội
với tư cách là công dân [Xem: 8,tr.63].
1.2. Chủ thể và chu trình cơ bản của thực hiện chính sách phát triển
du lịch ở Việt Nam hiện nay
1.2.1. Các chủ thể tham gia vào công tác thực hiện chính sách phát
triển du lịch ở Việt Nam hiện nay
Thứ nhất, chủ thể tham gia thực hiện chính sách phát triển du lịch:
18
- Quốc hội: với vị trí là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thông qua các cơ quan chuyên môn của
mình, Quốc hội xem xét các dự án chính sách trong đó có chính sách phát triển
du lịch mà Chính phủ trình, triển khai nghiên cứu và hiện thực hóa thành Luật,
Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc
hội – cơ quan thường trực của Quốc hội.
- Chính phủ: với vị trí là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành
chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính
phủ vừa là cơ quan ban hành chính sách nhưng cũng đồng thời là cơ quan có
trách nhiệm tổ chức thực hiện chính sách phát triển du lịch ở cấp Trung ương.
Chính phủ ban hành Nghị định cụ thể hóa Luật của Quốc hội.
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ mà quan trọng nhất ở đây là Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch (Tổng cục Du lịch): với vị trí là cơ quan của Chính phủ, thực
hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực được phân công, chịu
trách nhiệm thực hiện các chính sách do Quốc hội và Chính phủ ban hành có liên
quan đến vấn đề phát triển du lịch.
- Hội đồng nhân dân các cấp: với vị trí là cơ quan quyền lực nhà nước ở
địa phương, Hội đồng nhân dân các cấp xem xét các dự án chính sách trong đó
có chính sách phát triển du lịch mà Ủy ban nhân dân trình, triển khai nghiên cứu
và hiện thực hóa thành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
- Ủy ban nhân dân các cấp: với vị trí là cơ quan chấp hành của Hội đồng
nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, Ủy ban nhân dân vừa là
cơ quan ban hành chính sách nhưng cũng đồng thời là cơ quan có trách nhiệm tổ
chức thực hiện chính sách phát triển du lịch ở địa phương. Ủy ban nhân dân ban
hành Quyết định định cụ thể hóa Nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
- Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: với vị trí là
cơ quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân, các Sở, ban ngành theo sự phân công,
phối hợp theo quy định trình Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương đề án, chương trình, kế hoạch phát triển du lịch.
19
Thứ hai, chủ thể tham gia phối hợp thực hiện chính sách phát triển du lịch:
+ Các tổ chức chính trị - xã hội: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành
viên của Mặt trận: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ
Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Tổng Liên
đoàn Lao động Việt Nam vận động quần chúng nhân dân tham gia vào thực hiện
chính sách phát triển du lịch một cách tích cực; nâng cao sự tin tưởng của các tầng
lớp nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, trong đó có niềm tin
vào việc xây dựng, hoạch định và thực hiện chính sách phát triển du lịch.
+ Các hiệp hội nghề nghiệp – xã hội du lịch: Hiệp hội Du lịch Việt Nam
(VITA) và các hiệp hội du lịch ở các tỉnh, thành phố chính là “bàn tay nối dài”
của cơ quan quản lý di lịch xuống các đơn vị doanh nghiệp; giúp cho việc triển
khai thực hiện chính sách phát triển du lịch được diễn ra thuận lợi, dễ dàng hơn.
+ Cộng đồng dân cư: Mục tiêu chính sách của du lịch là vì sự phát triển và
đem lại lợi ích cho cộng đồng. Sự hiểu biết của cộng đồng dân cư và sự tham gia
giám sát của họ vào quá trình thực hiện chính sách du lịch ở mỗi vùng miền, mỗi
địa phương cụ thể là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch của vùng miền,
địa phương đó, rộng hơn là ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch của cả đất nước.
1.2.2. Chu trình cơ bản của việc thực hiện chính sách phát triển du lịch
ở Việt Nam hiện nay
Thứ nhất, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách phát triển du lịch
Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách phát triển du lịch bao gồm của
nội dung cơ bản sau đây:
- Kế hoạch tổ chức, điều hành
Nội dung kế hoạch gồm những dự kiến về hệ thống các cơ quan chủ trì và
phối hợp triển khai thực hiện chính sách, nhân sự tham gia thực hiện chính sách
(cả số lượng và chất lượng); cùng với đó là xác định cơ chế phối hợp, hợp tác
giữa các cơ quan, các cấp, các ngành trong thực thi chính sách phát triển du lịch.
20
- Kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực
Kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực gồm dự kiến về trang thiết bị kỹ
thuật, các nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, kiến trúc, các vật tư văn phòng
phẩm,... cho việc thực hiện chính sách phát triển du lịch.
- Kế hoạch thời gian triển khai thực hiện
Các chủ thể thực hiện chính sách dự kiến về thời gian tiến hành các bước
trong thực hiện chính sách. Mỗi bước đều phải được xác định thời gian thực hiện
và hoàn thành mục tiêu đề ra cho từng bước. Có thể dự kiến thời gian của từng
bước cho phù hợp với một chương trình cụ thể của chính sách phát triển du lịch.
- Kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách
Kế hoạch này là những dự kiến về hình thức, phương pháp kiểm tra, giám
sát tổ chức thực hiện chính sách của các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.
Thứ hai, phổ biến, tuyên truyền chính sách phát triển du lịch
Sau khi đã thông qua bản kế hoạch triển khai thực hiện chính sách, các cơ
quan nhà nước tiến hành tổ chức thực hiện chính sách phát triển du lịch theo kế
hoạch đó. Điều đầu tiên cần làm là phổ biến, tuyên truyền, vận động nhân dân
tham gia thực hiện chính sách một cách tích cực. Việc làm này sẽ giúp cho cán
bộ, công chức có trách nhiệm thực hiện chính sách nhận thức được rõ ràng, đầy
đủ tính chất, quy mô của chính sách đối với đời sống xã hội, có thể đưa ra những
giải pháp thích hợp để thực hiện có hiệu quả kế hoạch đã đề ra, từ đó góp phần
thực hiện thành công mục tiêu của chính sách.
Phổ biến, tuyên truyền chính sách phát triển du lịch nói riêng, các chính
sách của nhà nước ban hành nói chung một cách hiệu quả cho các đối tượng
chính sách và tất cả người dân tham gia thực hiện chính sách sẽ khiến họ tự giác
thực hiện theo những yêu cầu quản lý của Nhà nước.
Tuyên truyền, phổ biến, vận động thực hiện chính sách phát triển du lịch
cần được triển khai thường xuyên, liên tục để mọi đối tượng chính sách luôn
luôn được củng cố lòng tin vào chính sách, tích cực thực hiện chính sách. Tùy
21
theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước và tính chất, đặc trưng của từng
loại chính sách mà các chủ thể lựa chọn hình thức phổ biến, tuyên truyền khác
nhau, có thể trực tiếp trao đổi, tiếp xúc với các đối tượng tiếp nhận chính sách
hay gián tiếp qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Thứ ba, phân công, phối hợp thực hiện chính sách phát triển du lịch
Muốn thực hiện chính sách phát triển du lịch hiệu quả cần có sự phân
công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành, các cấp chính quyền địa
phương. Cụ thể ở đây là sự phân công, phối hợp giữa Quốc hội với Chính phủ;
giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Tổng cục Du lịch) với các Bộ, cơ quan
ngang bộ khác; giữa Chính phủ với chính quyền địa phương cấp tỉnh; giữa Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (hay Sở Du
lịch) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; giữa Hội đồng nhân dân các cấp
với Ủy ban nhân dân các cấp; giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với các cơ
quan chuyên môn khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,...
Ngoài ra, cũng cần có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý
ngành, các cấp chính quyền địa phương, các yếu tố tham gia thực hiện chính
sách và các quá trình ảnh hưởng đến thực hiện mục tiêu chính sách phát triển
du lịch.
Hoạt động phân công, phối hợp diễn ra theo tiến trình thực hiện chính
sách công một cách sáng tạo, chủ động để luôn duy trì chính sách được ổn định,
góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chính sách.
Thứ tư, duy trì chính sách phát triển du lịch
Muốn duy trì được chính sách phải có sự quyết tâm hợp lực vì một mục
tiêu chung từ các chủ thể thực hiện chính sách. Nếu việc thực hiện chính sách
phát triển du lịch gặp phải những khó khăn do môi trường thực tế biến động thì
các chủ thể thực hiện chính sách phải ngay lập tức có những công cụ, phương
thức cải thiện tình hình nhằm giữ ổn định môi trường thuận lợi cho việc thực
hiện chính sách.
22
Thực tế cho thấy có nhiều chính sách ban hành đúng nhưng trong quá
trình thực hiện, các biện pháp duy trì và phát triển chính sách đưa ra không đúng
dân đến hiệu quả chính sách thấp, không đáp ứng được yêu cầu quản lý của nhà
nước; chưa kể còn gây lãng phí, tham nhũng chính sách,...
Duy trì được một chính sách tiến triển tốt đòi hỏi khả năng của các chủ
thể thực hiện chính sách trong việc thực hiện các khâu của chu trình thực hiện
chính sách, trong đó tất nhiên có hoạt động này.
Thứ năm, điều chỉnh chính sách phát triển du lịch
Trong quá trình thực hiện chính sách, có thể có những tình huống phát
sinh không lường trước được như khủng hoảng kinh tế, thiên tai,... thì chính sách
cần được điều chỉnh. Điều chỉnh chính sách là khâu quan trọng nhằm làm cho
chính sách phù hợp hơn với yêu cầu thực tế.
Về nguyên tắc, việc điều chỉnh, bổ sung chính sách là của cơ quan ban
hành chính sách; nhưng trên thực tế, hoạt động này diễn ra rất linh hoạt miễn sao
việc bổ sung, điều chỉnh ấy không làm thay đổi mục tiêu chung, cái đích cuối
cùng cần đạt đến của chính sách.
Thứ sáu, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách phát triển
du lịch
Do trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức trong
các cơ quan nhà nước không đồng đều, cũng như điều kiện về kinh tế, chính trị,
văn hóa, xã hội, phong tục tập quán,... ở mỗi vùng, mỗi địa phương không giống
nhau nên trong quá trình thực hiện chính sách phát triển du lịch, các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền phải tổ chức theo dõi, kiểm tra, đôn đốc để qua đó, các cơ
quan, cá nhân có trách nhiệm hơn trong nhiệm vụ.
Thứ bảy, đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm trong thực hiện chính sách
phát triển du lịch
Đối tượng được xem xét, đánh giá tổng kết về thực hiện chính sách phát
triển du lịch là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực này từ Tung
ương đến địa phương. Ngoài ra, vai trò của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -
23
xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp,... cũng cần được xem xét
trong việc tham gia thực hiện chính sách phát triển du lịch. Cơ sở để đánh giá
việc thực hiện chính sách là chất lượng hoàn thành các mục tiêu đề ra ở từng giai
đoạn cụ thể tại thời điểm đánh giá.
Bên cạnh đó, cũng cần xem xét, đánh giá việc thực hiện chính sách của
các đối tượng thụ hưởng lợi ích trực tiếp và giản tiếp từ chính sách: mọi công
dân. Thước đo đánh giá kết quả thực hiện của các đối tượng này là tinh thần
hưởng ứng với mục tiêu chính sách và ý thức chấp hành những quy định về cơ
chế, biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để thực hiện mục
tiêu chính sách trong từng điều kiện về không gian và thời gian [8,tr.63].
1.3. Một số yếu tố tác động đến việc thực hiện chính sách phát triển
du lịch ở Việt Nam hiện nay
1.3.1. Những yếu tố thuộc về chủ thể thực hiện chính sách
Thứ nhất, năng lực tổ chức, quản lý của nhà nước và đội ngũ cán bộ, công
chức ở các cấp trong thực hiện chính sách phát triển du lịch.
Đây là yếu tố có vai trò quyết định đến kết quả tổ chức thực hiện chính
sách phát triển du lịch ở Việt Nam hiện nay. Năng lực tổ chức, quản lý của nhà
nước và của đội ngũ cán bộ, công chức trong thực hiện chính sách phản ánh
năng lực thiết kế tổ chức, năng lực phân tích, dự báo để chủ động ứng phó với
tình huống phát sinh trong thực hiện chính sách, đạo đức công vụ,...
Các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền nếu thiếu năng
lực chuyên môn, nghiệp vụ, khi được giao nhiệm vụ thực hiện chính sách phát
triển du lịch sẽ đưa ra những kế hoạch không bám sát thực tiễn cuộc sống, dẫn
đến tình trạng lãng phí nguồn lực, giảm hiệu lực, hiệu quả của chính sách, thậm
chí còn làm biến dạng chính sách trong quá trình thực hiện chính sách.
Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức công vụ của cán bộ, công
chức còn thể hiện ở thủ tục giải quyết những vấn đề trong việc phối hợp thực
hiện những nhiệm vụ, hoạt động trong chu trình chính sách. Rõ ràng việc phối
24
hợp này hiệu quả hay không đều tác động, ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện
chính sách.
Thứ hai, công tác vận động, tuyên truyền về thực hiện chính sách phát
triển du lịch ở Việt Nam hiện nay.
Thực tiễn thực hiện chính sách phát triển du lịch ở nước ta hiện nay cho
thấy, công tác vận động, tuyên truyền về chính sách còn bị xem nhẹ và được
thực hiện mang tính hình thức. Vì vậy mà kết quả vận động, tuyên truyền chưa
cao, tác động ngược trở lại việc thực hiện chính sách.
Công tác vận động, tuyên truyền về thực hiện chính sách nếu được tổ
chức một cách hợp lý, khoa học sẽ làm thay đổi nhận thức và chuyển biến về
hành vi của các chủ thể cũng như đối tượng chính sách khi tham gia vào quá
trình thực hiện chính sách phát triển du lịch ở nước ta.
Thứ ba, điều kiện kinh tế và nguồn lực để thực hiện chính sách của Nhà nước.
Để tổ chức thực hiện chính sách phát triển du lịch đạt được kết quả cao,
Nhà nước luôn phải tăng cường các nguồn lực vật chất, kỹ thuật để phục vụ cho
việc triển khai ấy. Nếu điều kiện kinh tế và các nguồn lực vật chất, kỹ thuật đáp
ứng được mọi yêu cầu trong quá trình thực hiện chính sách, việc thực hiện chính
sách ấy sẽ đạt hiệu quả và ngược lại.
Hiện nay, ở nước ta, cơ cấu đầu tư cho sự phát triển chưa hợp lý, tỷ lệ đầu tư
cho các ngành, lĩnh vực không đồng đều, chưa đúng đối tượng,... làm ảnh hưởng
xấu đến sự hình thành thị trường. Kết cấu hạ tầng giao thông đến vùng sâu, vùng xa,
vùng nghèo đói còn thiếu và yếu kém, vì vậy việc thực hiện chính sách cũng như
vấn đề tiếp cận chính sách đến các vùng này là còn khó khăn vô cùng.
1.3.2. Những yếu tố thuộc về đối tượng chính sách
Thứ nhất, nguồn lực của đối tượng chính sách.
Để tham gia vào quá trình thực hiện chính sách phát triển du lịch, nguồn
lực là một yếu tố không thể thiếu đối với cả phía Nhà nước và phía các đối tượng
của chính sách. Các đối tượng của chính sách phát triển du lịch hiện nay còn
thiếu và yếu về nguồn lực, nhất là nguồn lực vật chất.
25
Thứ hai, nhận thức của đối tượng chính sách.
Nhận thức của các đối tượng chính sách còn chưa thực sự được nâng cao
tuy đã ít nhiều được tiếp nhận sự vận động, tuyên truyền về thực hiện chính sách
phát triển du lịch của Nhà nước. Điều này gây khó khăn cho các bước trong chu
trình chính sách nói chung, chu trình thực hiện chính sách nói riêng. Nếu không
cải thiện vấn đề này, nó sẽ ngày càng gây khó khăn, cản trở việc thực hiện chính
sách một cách hiệu quả.
1.3.3. Những yếu tố khác
Thứ nhất, toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại.
Điều này đương nhiên kéo theo sự phát triển nhanh của ngành du lịch. Du
lịch giờ đây trở thành một trong những ngành kinh tế dịch vụ, đóng góp trong
việc xây dựng, phát triển sức mạnh tổng thể của một quốc gia.
Trong xu thế chung ấy, Việt Nam đứng trước những cơ hội và thách thức
trong phát triển du lịch và thực hiện chính sách du lịch. Hội nhập quốc tế về du
lịch tạo cơ hội cho ngành du lịch Việt Nam gia tăng nguồn khách quốc tế, qua đó
tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ của các nước thông qua các chương trình, dự án tài
trợ cụ thể trong phát triển du lịch và thực hiện chính sách du lịch. Tuy nhiên, khi
thị trường kinh tế biến động khó lường, lượng khách quốc tế sụt giảm, trong khi
ngành du lịch còn non yếu, khó cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực, điều
này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc hoạch định và thực hiện chính sách phát
triển du lịch của nước ta.
Thứ hai, nguồn nhân lực du lịch.
Đặc thù của nhân lực du lịch là kỹ năng nghiệp vụ phục vụ khách với tâm
lý, nhu cầu, ngôn ngữ, văn hóa,... khác nhau giữa từng người. Điều này đem đến
chất lượng dịch vụ trong cảm nhận của từng khách hàng. Trình độ của nguồn
nhân lực là khác nhau, không đồng đều về chất lượng. Mặt khác, thông qua việc
tuyên truyền chính sách phát triển du lịch đến với mỗi nhân lực ngành du lịch –
những người trực tiếp làm việc với khách hàng, sẽ khiến cho việc phổ biến, nhân
26
rộng hơn mục tiêu chính sách đến đông đảo người dân. Vì vậy, việc nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực là bài toán cần có lời đáp ngay lúc này nếu muốn
đảm bảo chính sách hay việc thực hiện chính sách được truyền bá đúng trong
thực tế.
Ngoài ra, còn có các yếu tố về môi trường, văn hóa, khí hậu, điều kiện dân
cư,… cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách phát triển du lịch.
27
Tiểu kết Chương 1
Thực hiện chính sách phát triển du lịch là toàn bộ quá trình đưa chính sách
vào thực tế đời sống xã hội theo một quy trình, thủ tục chặt chẽ và thống nhất
nhằm giải quyết vấn đề trong phát triển du lịch đối với những đối tượng cụ thể
trong một không gian và thời gian nhất định. Ở Việt Nam hiện nay, về cơ bản,
chu trình thực hiện chính sách phát triển du lịch bao gồm nhiều giai đoạn và
nhiều nhân tố gây tác động. Mỗi giai đoạn có vị trí, vai trò quan trọng riêng. Các
nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách phát triển du lịch ở Việt Nam
hiện nay có thể là năng lực tổ chức, quản lý của nhà nước và đội ngũ cán bộ,
công chức ở các cấp trong thực hiện chính sách phát triển du lịch; công tác vận
động, tuyên truyền về thực hiện chính sách phát triển du lịch; điều kiện kinh tế
và nguồn lực để thực hiện chính sách của Nhà nước.
28
Chương 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
2.1. Bối cảnh chung thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội tỉnh Phú Thọ
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Phú Thọ là một tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, được tái lập
ngày 01/01/1997 trên cơ sở tách ra từ tỉnh Vĩnh Phú. Phía Bắc và Đông Bắc giáp
tỉnh Tuyên Quang; phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Yên Bái; phía Đông giáp tỉnh
Vĩnh Phúc; phía Đông Nam giáp thủ đô Hà Nội; phía Tây giáp tỉnh Sơn La; phía
Nam và Tây Nam giáp tỉnh Hòa Bình. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh khoảng
3.533,4 km2 (chiếm 1,2% diện tích cả nước).
Vị trí địa lý đã tạo điều kiện thuận lợi để Phú Thọ liên kết vùng phát triển
du lịch. Du lịch Phú Thọ giữ vai trò là cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội,
cầu nối du lịch giữa vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Trung du miền núi Bắc
Bộ, Đông và Tây Bắc; điểm kết nối quốc tế trong hành lang kinh tế Quảng Ninh
– Hà Nội - Côn Minh; kết nối tuyến du lịch tâm linh với các tỉnh duyên hải.
Phú Thọ có khí hậu mang đậm đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới gió
mùa, tương đối thuận lợi cho sinh hoạt và các hoạt động kinh tế - xã hội, phát
triển du lịch.
Hệ thống sông ngòi ở Phú Thọ cũng rất phong phú, với năm sông lớn
chảy qua: sông Chảy, sông Hồng (sông Thao), sông Đà, sông Lô, sông Bứa và
41 phụ lưu, cùng với 130 suối nhỏ, hàng ngàn hồ, ao phân bố đều khắp trên địa
phương,, nguồn nước mặt dồi dào. Đây cũng là nguồn tài nguyên du lịch trên
sông rất có giá trị, đặc biệt là trong điều kiện khai thác kết hợp với văn hóa dân
gian Phú Thọ và ẩm thực.
29
2.1.1.2. Điều kiện xã hội
Dân số và nguồn nhân lực: Tính đến hết năm 2012 dân số toàn tình Phú
Thọ là 1.340.813 người, mật độ dân số bình quân 379,5 người/km2, tốc độ tăng
dân số tự nhiên là 0,98% và tăng cơ học là 0,1% . Dân cư Phú Thọ có đặc điểm
là dân số trẻ chiếm tỷ lệ cao, mặt bằng dân trí cao hơn mặt bằng chung cả nước,
dân cư năng động, sáng tạo là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.
Tỉnh Phú Thọ có sự đa dạng văn hóa dân tộc. Trên địa bàn tỉnh có 28 dân
tộc sinh sống, đông nhất là dân tộc Kinh, chiếm 85,89% số dân toàn tỉnh, dân số
là người dân tộc thiểu chiếm 14,11%. Dân tộc Mường chiếm 13,62%; dân tộc
Dao chiếm 0,92%; dân tộc Sán Chay chiếm 0,22%; dân tộc Tày chiếm 0,15%;
dân tộc Mông chiếm 0,05%; dân tộc Thái chiếm 0,04%; dân tộc Nùng chiếm
0,03%; dân tộc Hoa có chiếm 0,02%; dân tộc Thổ chiếm 0,01%; dân tộc Ngái
chiếm 0,008%...Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng thể hiện qua các lễ hội,
làng nghề, văn hóa dân gian, ẩm thực… là nguồn tài nguyên để khách du lịch
tham quan, tìm hiểu. Bên cạnh đó, các dân tộc thiểu số thường sống ở vùng sâu,
vùng xa, các khu vực có hệ sinh thái tự nhiên còn hoang sơ, thuận lợi việc phát
triển du lịch cộng đồng.
Tất cả những điều kiện trên là những nhân tố quan trọng cho sự phát triển
kinh tế - xã hội nói chung và phát triển du lịch nói riêng của Phú Thọ.
2.1.2. Tiềm năng khai thác du lịch của tỉnh Phú Thọ
2.1.2.1. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch có thể là tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du
lịch nhân văn. Tài nguyên du lịch tự nhiên là cơ sở để các lọai hình du lịch tự
nhiên phát triển. Đó là loại hình hoạt động du lịch đưa du khách về những nơi có
điều kiện, môi trường tự nhiên trong lành, quang cảnh tự nhiên hấp dẫn… nhằm
thỏa mãn nhu cầu đặc trưng của họ [23,tr.63]. Tài nguyên du lịch nhân văn được
hiểu là tất cả những gì do xã hội cộng đồng tạo ra có sức hấp dẫn du khách cũng
như những thành tố khác được đưa vào phục vụ phát triển du lịch. Như vậy, tài
30
nguyên du lịch nhân văn sẽ được hiểu bao gồm các di tích, công trình đương đại,
lễ hội, phong tục tập quán [23,tr.66]. Ở Phú Thọ, tài nguyên du lịch nhân văn
bao gồm một số loại hình điển hình như Hát Xoan Phú Thọ- di sản văn hoá phi
vật thể của nhân loại; Khu di tích lịch sử Đền Hùng - di tích đặc biệt cấp quốc
gia và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” được UNESCO công nhận là di sản
văn hoá phi vật thể của nhân loại.
Phú Thọ là vùng đất có nhiều di chỉ khảo cổ như: Gò Mun, Sơn Vi, Làng
Cả, Phùng Nguyên, Xóm Rền ... Phú Thọ còn lưu giữ nhiều kho tàng văn hóa
dân gian, lễ hội như hội Đền Hùng, hội phết Hiền Quan, hội bơi chải Bạch Hạc,
hát Xoan, hát Ghẹo, hát Đối, hát Ví; các làng nghề truyền thống nổi tiếng như
mây tre đan Đỗ Xuyên, ủ ấm Sơn Vi, nón lá Sai Nga… Tất cả đều rất hấp dẫn
khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu. Theo số liệu thống kê, trên địa bàn tỉnh
hiện có 1.372 di tích lịch sử - văn hóa, trong đó có 71 di tích được xếp hạng cấp
quốc gia, 174 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Những di tích tiêu biểu có giá trị
phát triển du lịch.
Khu di tích lịch sử Đền Hùng là nơi thờ cúng các Vua Hùng, được Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử văn hóa đặc biệt của quốc
gia. Ngoài ra còn có Đền Tổ Mẫu Âu Cơ trên núi Vặn, đền Lạc Long Quân được
đầu tư xây dựng mới tạo cho quần thể khu di tích đầy khí thiêng của sơn thủy hội
tụ. Tại đây, hàng năm diễn ra lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương.
Khu di tích khảo cổ Làng Cả là một khu trung tâm chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội sầm uất có tính liên tục từ thời kỳ Hùng Vương, thời kỳ Bắc thuộc và
thời kỳ phong kiến tự chủ. Khu Di tích khảo cổ Gò Mun là di tích tiêu biểu cho
văn hóa Gò Mun ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ, thuộc thời đại đồng thau ở
Việt Nam, bước chuẩn bị tiền đề cho việc hình thành văn hóa Đông Sơn - thời kỳ
đồ sắt. Đền Mẫu Âu Cơ là di tích thờ Quốc Mẫu, có từ thời Hậu Lê với kiến trúc
chạm gỗ quý giá. Tượng Mẫu Âu Cơ trong đền được tạo tác từ thời Lê có giá trị
nghệ thuật cao. Đây là địa điểm khai thác du lịch tâm linh, về nguồn.
31
Ngoài các điểm tài nguyên nổi bật nêu trên, Phú Thọ còn có hệ thống các
đình như Hùng Lô, Đào Xá, Hy Cương, Lâu Thượng, chùa Xuân Lũng có giá trị
kiến trúc nghệ thuật cao, có khả năng khai thác phục vụ khách tham quan,
nghiên cứu.
Có thể nhận thấy, Phú Thọ là một trong những miền đất của lễ hội. Hiện ở
Phú Thọ có 260 lễ hội, trong đó có 228 lễ hội truyền thống, 32 lễ hội lịch sử -
cách mạng, có 92 lễ hội được bảo lưu hoàn toàn cả phần lễ, phần hội và trò diễn
trong đó có 30 lễ hội xếp loại A, 1 lễ hội cấp quốc gia là lễ hội Đền Hùng. Các lễ
hội có những nét đặc trưng riêng. Về thời gian, lễ hội chủ yếu được tổ chức vào
mùa xuân. Về địa bàn, lễ hội chủ yếu tập trung ở khu vực Đền Hùng, thành phố
Việt Trì (31 lễ hội); Lâm Thao (24 lễ hội); Phù Ninh (24 lễ hội); Tam Nông (31
lễ hội) và Cẩm Khê (30 lễ hội).
Ngoài các lễ hội đặc sắc trên, Phú Thọ còn có hội mở cửa rừng, hội đánh
cá, Tết nhảy của dân tộc Dao, hội cồng chiêng của người Mường, hội rước Ông
Khiu, Bà Khiu… đều có khả năng khai thác phát triển du lịch.
Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch
a. Hệ thống giao thông
Phú Thọ là một trong những địa phương có hệ thống giao thông đường bộ
phát triển so với các tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và được phân
bố tương đối đều, hợp lý, khá thuận tiện để tiếp cận các điểm tài nguyên du lịch.
Hiện nay, hệ thống giao thông đường bộ đang được đầu tư nâng cấp đảm bảo kết
nối để 100% xã có đường ô tô đến trung tâm. Phú Thọ có 5 tuyến quốc lộ (2; 32;
32B; 32C; 70) với chiều dài qua tỉnh là 262 km, 35 tuyến đường tỉnh (13 tuyến
chính và 22 tuyến nhánh) với chiều dài 735 km; tuyến đường huyện dài 785 km,
322 km đường đô thị, 54 km đường chuyên dùng; 2.350 km đường xã và liên
xã... Ngoài ra, Phú Thọ còn hàng nghìn km đường dân sinh và lâm nghiệp.
Ngoài giao thông đường bộ, giao thông đường sắt, đường thủy của Phú
Thọ cũng có nét đặc sắc riêng. Địa bàn tỉnh Phú Thọ có một tuyến đường sắt
32
quốc gia là tuyến Hà Nội - Lào Cai đoạn qua Phú Thọ dài 74.9 km, góp phần vận
chuyển một lượng lớn hành khách và hàng hoá, tạo sự giao lưu giữa Phú Thọ và
các tỉnh. Phú Thọ có ba con sông lớn chảy qua là sông Hồng, sông Lô, sông Đà,
gặp nhau tại thành phố Việt Trì; cùng với một số sông nhánh như sông Chảy,
sông Bứa... chảy qua các huyện, thị xã – tất cả tạo thành một mạng lưới đường
thuỷ rất thuận lợi cho việc giao lưu, phát triển kinh tế, có thể xây dựng các cảng
tàu du lịch nhỏ phục vụ tuyến du lịch đường sông.
b. Hệ thống nhà hàng khách sạn
Tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua đã xây dựng và nâng cấp rất nhiều nhà
hàng, khách sạn. Khách sạn thường có kiến trúc kiên cố, nhiều tầng, được trang
bị các thiết bị, tiện nghi, đồ đạc chuyên dùng nhằm mục đích kinh doanh các dịch
vụ lưu trú, phục vụ ăn uống tổ chức các hội nghị, hội thảo, phục vụ vui chơi, giải trí
và các dịch vụ khác. Hệ thống nhà hàng cũng được đầu tư nhiều với đội ngũ nhân
viên chuyên nghiệp, không gian thoáng, đẹp và phục vụ nhiều đặc sản vùng. Đây
cũng là một điểm mạnh thu hút khách du lịch đến với tỉnh Phú Thọ.
c. Các yếu tố nguồn lực khác
Theo số liệu thống kê, năm 2013 toàn tỉnh có gần 750.000 người trong độ
tuổi lao động (tỷ lệ 60% dân số) trong đó lực lượng lao động trẻ chiếm 65%. Tỷ lệ
lao động qua đào tạo nghề trên 49%. Đặc điểm chung của lao động Phú Thọ là cần
cù, chịu khó, thông minh, nhanh nhẹn, dễ thích nghi với nghề nghiệp. Đây là một
trong những nguồn lực phát triển kinh tế Phú Thọ nói chung và du lịch nói riêng.
Phú Thọ có 2 trường đại học, hơn 34 trường cao đẳng, trung học chuyên
nghiệp, trường dạy nghề và trung tâm đào tạo nghề, cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu
cho tỉnh.
Thời gian qua, nhờ làm tốt công tác xúc tiến quảng bá, bên cạnh đó môi
trường đầu tư luôn được cải thiện (chỉ số năng lực cạnh tranh của Phú Thọ năm
2013 xếp thứ 40/63 tỉnh thành) nên Phú Thọ đã thu hút nhiều dự án đầu tư bên
ngoài. Các dự án đầu tư đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du
33
lịch và trở thành một trong những yếu tố nguồn lực của phát triển kinh tế Phú
Thọ nói chung và du lịch nói riêng.
2.2. Kết quả đạt được trong việc thực hiện chính sách phát triển du
lịch tỉnh Phú Thọ và nguyên nhân của chúng
2.2.1 Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách phát triển du
lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Ngày 14/7/2008 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 99/2008/QĐ-
TTg Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ đến
năm 2020 [27]. Theo đó, phấn đấu xây dựng Phú Thọ trở thành Trung tâm kinh
tế vùng; là một trong những trung tâm khoa học, công nghệ; giáo dục - đào tạo, y
tế, văn hóa, thể thao, du lịch của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; là đầu mối
giao thông quan trọng nội Vùng và là Thành phố lễ hội về nguồn của dân tộc
Việt Nam. Ngày 21/4/2017, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 552/QĐ-
TTg phê duyệt quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Đền
Hùng, tỉnh Phú Thọ đến năm 2025 [29]. Đây thực sự là nền tảng quan trọng để
Phú Thọ xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, trong
đó có chính sách phát triển du lịch.
Bên cạnh sự quan tâm của Trung ương, trong những năm qua công tác
lãnh đạo, chỉ đạo và trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong công tác
phát triển du lịch, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển du lịch, kịp thời tháo
gỡ khó khăn cho nhà đầu tư du lịch được tăng cường từ cấp tỉnh đến các huyện,
thành thị... Việc xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển du
lịch, công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch và thẩm định dự án về du lịch...
được các sở, ban, ngành, huyện, thành, thị và các tổ chức, cá nhân nghiêm túc
triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. 13/13 huyện thành thị của
tỉnh, các cấp ủy đảng, chính quyền, chỉ đạo xây dựng các nghị quyết, kế hoạch,
chương trình, đề án phát triển du lịch, hoặc lồng ghép với các nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội. Cụ thể như sau:
34
Đề án số 3020/ĐA-UBND ngày 28/9/2009 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú
Thọ xây dựng điểm du lịch tạo tuyến du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn
2009 – 2020 [33]: Đề án đánh giá thực trạng các lễ hội trên địa bàn tỉnh Phú
Thọ; xây dựng điểm du lịch tạo tuyến du lịch giai đoạn 2009 – 2020; từ đó tập
trung tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, đạt hiệu quả cao để hoàn thành các
mục tiêu, nhiệm vụ của đề án đã đề ra.
Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 19/10/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ
tỉnh Phú Thọ về phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 – 2015 [3]:
Điểm trọng tâm của Nghị quyết là đưa ra các giải pháp: nâng cao trách nhiệm,
hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch; tập trung huy động các nguồn vốn thực
hiện mục tiêu phát triển du lịch; tập trung đầu tư xây dựng hình thành một số hạ
tầng du lịch – thương mại trọng điểm; đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân
lực đảm bảo chất lượng, đủ số lượng, cơ cấu phù hợp đáp ứng nhu cầu phát triển
du lịch; xây dựng cơ chế, chính sách đầu tư phát triển du lịch;...
Kế hoạch số 654/KH-UBND ngày 05/3/2012 của Ủy ban Nhân dân tỉnh
Phú Thọ phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2012 – 2015 [34]: Kế hoạch đề ra
mục đích, yêu cầu; đánh giá tình hình phát triển du lịch giai đoạn 2006 – 2010; kế
hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2012 – 2015; từ đó kiến nghị, đề
xuất các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương tổ chức triển khai thực hiện
đạt hiểu quả để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch đề ra.
Nghị quyết số 30/2012/NQ-HĐND ngày 17/12/2012 của Hội đồng Nhân
dân tỉnh Phú Thọ về quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 –
2020, định hướng đến năm 2030 [10]: Nghị quyết đưa ra quan điểm và mục tiêu
quy hoạch, các nhiệm vụ cụ thể, các giải pháp thực hiện để sau năm 2020, du
lịch Phú Thọ tập trung nâng cao chất lượng, phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ
thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương
hiệu, có sức cạnh tranh; mang đậm bản sắc văn hóa vùng đất Tổ, hướng tới mục
tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
35
Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 15/7/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ
tỉnh Phú Thọ về phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 – 2020 [4]: tổng
kết những kết quả đạt được sau 05 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 09-
NQ/TW ngày 19/10/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII về phát
triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 – 2015, chỉ ra những tồn tại, hạn chế
và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế. Từ đó, Nghị quyết nêu phương hướng, mục
tiêu và các giải pháp chủ yếu nhằm tập trung khai thác tối đa các tiềm năng, lợi
thế nguồn tài nguyên du lịch phong phú sẵn có của tỉnh, đặc biệt hai di sản văn
hóa thế giới được UNESCO vinh danh - “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” và
“Hát Xoan Phú Thọ”.
Nghị quyết số 17/NQ-HĐND ngày 19/7/2016 của Hội đồng Nhân dân tỉnh
Phú Thọ về về việc thực hiện 4 khâu đột phá về huy động nguồn lực đầu tư kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội then chốt, phát triển nguồn nhân lực, phát triển du
lịch và cải cách hành chính tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 – 2020 [11]: Nghị quyết
nêu những phương hướng chung, các mục tiêu chủ yếu (về cải cách hành chính,
huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội then chốt, phát triển
nguồn nhân lực, phát triển du lịch); và đề ra các nhiệm vụ, giải pháp (về đẩy
mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính;
huy động nguồn lực đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội then
chốt; nâng cao chất lượng công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; huy động
nguồn lực đầu tư phát triển du lịch; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với đầu tư
phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội then chốt, phát triển nguồn nhân lực, phát triển
du lịch và cải cách hành chính).
Kế hoạch số 4772/KH-UBND ngày 20/10/2016 của Ủy ban Nhân dân tỉnh
Phú Thọ phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 – 2020 [35]: Kế hoạch
chỉ ra những nhiệm vụ trọng tâm, các nhóm giải pháp thực hiện, nhu cầu vốn
thực hiện, tổ chức thực hiện để đạt được mục tiêu xây dựng Phú Thọ trở thành
địa bàn trọng điểm du lịch của vùng, đảm bảo đủ điều kiện để Phú Thọ đăng cai
Năm Du lịch quốc gia vào năm 2020.
36
Chương trình hành động số 24-CTr/TU ngày 04/4/2017 của Tỉnh ủy Phú
Thọ thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch
trở thành ngành kinh tế mũi nhọn [30]: Trong đó đưa ra những quan điểm, mục
tiêu; nhiệm vụ, giải pháp để các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các
đoàn thể chính trị - xã hội có trách nhiệm tổ chức quán triệt, triển khai Nghị
quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Tỉnh ủy
đến cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và
hành động để đưa Nghị quyết vào cuộc sống.
Nhìn chung, tỉnh Phú Thọ đã chủ động, tích cực xây dựng và thực hiện
các chính sách phát triển du lịch để phấn đấu trở thành địa phương trọng điểm du
lịch của vùng và du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
2.2.2 Phổ biến, tuyên truyền chính sách phát triển du lịch trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ
Trên cơ sở các chính sách, kế hoạch, công tác phổ biến tuyên truyền các
hoạt động liên quan đến du lịch đã được các bên liên quan tập trung đẩy mạnh.
Bởi đây là một trong những khâu quan trọng trong việc thực hiện chính sách.
Tỉnh Phú Thọ chỉ đạo Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền
thông, Báo Phú Thọ, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh chủ động xây dựng và
triển khai kế hoạch tuyên truyền, phố biến chính sách phát triển du lịch của tỉnh;
các huyện thành thị trong toàn tỉnh tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp
ủy đảng, chính quyền và các đoàn thể đối với công tác phổ biến, tuyên truyền
chính sách.
Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh hằng năm đều tổ chức các lớp tập
huấn, phổ biến cho các huyện thành thị trong toàn tỉnh về chính sách phát triển
du lịch của tỉnh và phối hợp với chính quyền các huyện thành thị tổ chức hội
nghị tập huấn cho các công ty du lịch – lữ hành, các khách sạn, nhà hàng, cơ sở
lưu trú trên địa bàn về nghiệp vụ du lịch, đặc biệt là trước các dịp lễ hội lớn như
Giỗ Tổ Hùng Vương, hội phết Hiền Quan…
37
Tỉnh Phú Thọ cũng chủ động tham dự các hội chợ, triển lãm du lịch trong
và ngoài nước để quảng bá hình ảnh du lịch của địa phương như Hội nghị xúc
tiến đầu tư khu vực Tây Bắc, Hội chợ du lịch quốc tế TP.Hồ Chí Minh ITE, Hội
chợ du lịch quốc tế Việt Nam – VITM Hà Nội. Các địa điểm du lịch nổi tiếng,
trọng điểm của tỉnh, các huyện thành thị cũng chủ động giới thiệu quảng bá hình
ảnh trên mạng internet nhằm quảng bá rộng rãi hơn tới khách du lịch trong và
ngoài nước như đón các đoàn farmtrip (Cung đường Tây Bắc, Khám phá di sản
văn hóa vùng đất Tổ, Qua miền Tây Bắc, Du lịch về nguồn…).
Hoạt động tuyên truyền, quảng bá được thực hiện dưới nhiều thức đa
dạng, phong phú như: xây dựng chuyên mục, chuyên trang quảng bá các khu,
điểm du lịch trên Đài phát thanh và tuyền hình Phú Thọ, Đài Truyền hình Kỹ
thuật số VTC, Truyền hình Nhân dân, Báo Phú Thọ, thành lập Trung tâm thông
tin xúc tiến du lịch tỉnh, quảng bá trên trang thông tin điện tử du lịch 8 tỉnh
TBMR và cổng giao tiếp điện tử của tỉnh, xuất bản tập gấp, bản đồ du lịch, tờ
rơi, đĩa VCD/DVD mời gọi đầu tư, in băng zôn, biển quảng cáo…
Công tác phổ biến, tuyên truyền và vận động sâu rộng các tầng lớp nhân
dân tích cực xây dựng hình ảnh con người Phú Thọ hiền hòa, thân thiện, mến
khách; tự giác tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan di tích, an
ninh trật tự, xây dựng Phú Thọ trở thành điểm đến du lịch an toàn, văn minh,
lịch sự.
2.2.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách phát triển du lịch trên
địa bàn tỉnh Phú Thọ
Có thể thấy rằng, một chính sách thành công cần nhiều yếu tố, trong đó,
việc phân công, phối hợp thực hiện chính sách có vai trò quan trọng. Theo đó, để
đảm bảo chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được thực hiện
đồng bộ, đáp ứng được mục tiêu chính sách đề ra, các sở, ban ngành, các bộ
phận liên quan đến việc thực hiện chính sách phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ đã
có những hoạt động triển khai tương đối tốt. Trước tiên, có thể thấy, với tư cách
http://bit.ly/KhoTaiLieuAZ

More Related Content

What's hot

Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...
Luận văn:  Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...Luận văn:  Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...
Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...
 Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M... Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...
Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...luanvantrust
 
đề Tài nghiên cứu khoa học một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn n...
đề Tài nghiên cứu khoa học một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn n...đề Tài nghiên cứu khoa học một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn n...
đề Tài nghiên cứu khoa học một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn n...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng NgãiKhóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãiti2li119
 
Đề tài Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xu...
Đề tài Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xu...Đề tài Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xu...
Đề tài Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xu...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Bai Thu Hoach Thuc Te Nha Trang 5628
Bai Thu Hoach Thuc Te Nha Trang 5628Bai Thu Hoach Thuc Te Nha Trang 5628
Bai Thu Hoach Thuc Te Nha Trang 5628Man_Ebook
 

What's hot (20)

Chính sách phát triển du lịch bền vững tại quận Ngũ Hành Sơn, 9đ
Chính sách phát triển du lịch bền vững tại quận Ngũ Hành Sơn, 9đChính sách phát triển du lịch bền vững tại quận Ngũ Hành Sơn, 9đ
Chính sách phát triển du lịch bền vững tại quận Ngũ Hành Sơn, 9đ
 
Báo cáo thực tập Tour Du lịch thực tế tại Tây Nguyên
Báo cáo thực tập Tour Du lịch thực tế tại Tây NguyênBáo cáo thực tập Tour Du lịch thực tế tại Tây Nguyên
Báo cáo thực tập Tour Du lịch thực tế tại Tây Nguyên
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh, HOT
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAYLuận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAY
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng NinhLuận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
 
Luận văn: Phát triển du lịch homestay tại Cát Bà, Hải Phòng, HOT
Luận văn: Phát triển du lịch homestay tại Cát Bà, Hải Phòng, HOTLuận văn: Phát triển du lịch homestay tại Cát Bà, Hải Phòng, HOT
Luận văn: Phát triển du lịch homestay tại Cát Bà, Hải Phòng, HOT
 
Luận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đLuận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đ
 
Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới
Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng HớiLv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới
Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới
 
Báo cáo thực tập, kiến tập tại công ty du lịch, lữ hành, Nhật ký thực tập, HAY
Báo cáo thực tập, kiến tập tại công ty du lịch, lữ hành, Nhật ký thực tập, HAYBáo cáo thực tập, kiến tập tại công ty du lịch, lữ hành, Nhật ký thực tập, HAY
Báo cáo thực tập, kiến tập tại công ty du lịch, lữ hành, Nhật ký thực tập, HAY
 
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đLuận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
 
Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...
Luận văn:  Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...Luận văn:  Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...
Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...
 
Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...
 Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M... Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...
Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HOT
 
đề Tài nghiên cứu khoa học một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn n...
đề Tài nghiên cứu khoa học một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn n...đề Tài nghiên cứu khoa học một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn n...
đề Tài nghiên cứu khoa học một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn n...
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đLuận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
 
Luận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOT
Luận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOTLuận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOT
Luận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOT
 
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng NgãiKhóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
 
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch biển Đà NẵngLuận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng
 
Đề tài Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xu...
Đề tài Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xu...Đề tài Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xu...
Đề tài Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xu...
 
Bai Thu Hoach Thuc Te Nha Trang 5628
Bai Thu Hoach Thuc Te Nha Trang 5628Bai Thu Hoach Thuc Te Nha Trang 5628
Bai Thu Hoach Thuc Te Nha Trang 5628
 

Similar to LUẬN VĂN CHÍNH SÁCH CÔNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ_10250312052019

LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN N...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN N...LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN N...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN N...nataliej4
 
Luận Văn Phát triển du lịch trên địa bàn Huyện Hòa Vang.doc
Luận Văn Phát triển du lịch trên địa bàn Huyện Hòa Vang.docLuận Văn Phát triển du lịch trên địa bàn Huyện Hòa Vang.doc
Luận Văn Phát triển du lịch trên địa bàn Huyện Hòa Vang.docsividocz
 
Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tại ...
Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tại ...Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tại ...
Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tại ...nataliej4
 
Luận Văn Phát triển du lịch thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.doc
Luận Văn Phát triển du lịch thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.docLuận Văn Phát triển du lịch thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.doc
Luận Văn Phát triển du lịch thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.docsividocz
 
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển du lịch tại Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Phát triển du lịch tại Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng.docLuận Văn Thạc Sĩ  Phát triển du lịch tại Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển du lịch tại Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng.docdịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Bằng Pháp Luật Đối Với Hoạt Động Du Lịc...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Bằng Pháp Luật Đối Với Hoạt Động Du Lịc...Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Bằng Pháp Luật Đối Với Hoạt Động Du Lịc...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Bằng Pháp Luật Đối Với Hoạt Động Du Lịc...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận Văn Phát triển du lịch huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.doc
Luận Văn Phát triển du lịch huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.docLuận Văn Phát triển du lịch huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.doc
Luận Văn Phát triển du lịch huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.docsividocz
 
Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định.doc
Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định.docHoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định.doc
Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định.docsividocz
 

Similar to LUẬN VĂN CHÍNH SÁCH CÔNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ_10250312052019 (20)

BÀI MẪU Luận văn lịch sử đảng cộng sản Việt Nam, HAY
BÀI MẪU Luận văn lịch sử đảng cộng sản Việt Nam, HAYBÀI MẪU Luận văn lịch sử đảng cộng sản Việt Nam, HAY
BÀI MẪU Luận văn lịch sử đảng cộng sản Việt Nam, HAY
 
Luận án: Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ, HAY
Luận án: Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ, HAYLuận án: Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ, HAY
Luận án: Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ, HAY
 
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN N...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN N...LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN N...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN N...
 
Luận Văn Phát triển du lịch trên địa bàn Huyện Hòa Vang.doc
Luận Văn Phát triển du lịch trên địa bàn Huyện Hòa Vang.docLuận Văn Phát triển du lịch trên địa bàn Huyện Hòa Vang.doc
Luận Văn Phát triển du lịch trên địa bàn Huyện Hòa Vang.doc
 
Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tại ...
Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tại ...Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tại ...
Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tại ...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh BìnhLuận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
 
Luận văn: Quản lý đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình, HAY
Luận văn: Quản lý đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình, HAYLuận văn: Quản lý đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình, HAY
Luận văn: Quản lý đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình, HAY
 
Luận văn: Phát triển du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh Bình Thuận
Luận văn: Phát triển du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh Bình ThuậnLuận văn: Phát triển du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh Bình Thuận
Luận văn: Phát triển du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh Bình Thuận
 
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát tr...
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát tr...Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát tr...
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát tr...
 
Luận Văn Phát triển du lịch thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.doc
Luận Văn Phát triển du lịch thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.docLuận Văn Phát triển du lịch thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.doc
Luận Văn Phát triển du lịch thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.doc
 
Các giải pháp phát triển ngành du lịch Tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020.doc
Các giải pháp phát triển ngành du lịch Tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020.docCác giải pháp phát triển ngành du lịch Tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020.doc
Các giải pháp phát triển ngành du lịch Tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020.doc
 
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển du lịch tại Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Phát triển du lịch tại Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng.docLuận Văn Thạc Sĩ  Phát triển du lịch tại Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển du lịch tại Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng.doc
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Bằng Pháp Luật Đối Với Hoạt Động Du Lịc...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Bằng Pháp Luật Đối Với Hoạt Động Du Lịc...Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Bằng Pháp Luật Đối Với Hoạt Động Du Lịc...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Bằng Pháp Luật Đối Với Hoạt Động Du Lịc...
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ninh, HAYĐề tài: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ninh, HAY
 
Luận văn: Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn TP Hạ Long, HAY
Luận văn: Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn TP Hạ Long, HAYLuận văn: Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn TP Hạ Long, HAY
Luận văn: Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn TP Hạ Long, HAY
 
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng BìnhLuận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
 
Luận Văn Phát triển du lịch huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.doc
Luận Văn Phát triển du lịch huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.docLuận Văn Phát triển du lịch huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.doc
Luận Văn Phát triển du lịch huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.doc
 
Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định.doc
Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định.docHoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định.doc
Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định.doc
 
Luân Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Luân Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docLuân Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Luân Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Đề tài: Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà
Đề tài: Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát BàĐề tài: Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà
Đề tài: Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà
 

More from PinkHandmade

BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019PinkHandmade
 
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...PinkHandmade
 
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019PinkHandmade
 
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...PinkHandmade
 
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...PinkHandmade
 
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...PinkHandmade
 
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...PinkHandmade
 
Bảo trợ xã hội_10523212092019
Bảo trợ xã hội_10523212092019Bảo trợ xã hội_10523212092019
Bảo trợ xã hội_10523212092019PinkHandmade
 
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...PinkHandmade
 
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019PinkHandmade
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019PinkHandmade
 
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...PinkHandmade
 
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...PinkHandmade
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019PinkHandmade
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...PinkHandmade
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019PinkHandmade
 
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019PinkHandmade
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019PinkHandmade
 
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...PinkHandmade
 
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...PinkHandmade
 

More from PinkHandmade (20)

BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
 
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...
 
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
 
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...
 
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...
 
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...
 
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...
 
Bảo trợ xã hội_10523212092019
Bảo trợ xã hội_10523212092019Bảo trợ xã hội_10523212092019
Bảo trợ xã hội_10523212092019
 
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
 
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019
 
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...
 
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019
 
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019
 
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...
 
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...
 

Recently uploaded

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 

LUẬN VĂN CHÍNH SÁCH CÔNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ_10250312052019

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN NGỌC SƠN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, 2018
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN NGỌC SƠN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ Ngành : Chính sách công Mã số : 8 34 04 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. CAO THU HẰNG HÀ NỘI, 2018
  • 3.
  • 4. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, sự phát triển của ngành du lịch cho thấy rằng, du lịch có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, một cộng đồng. Nhận thức được tầm quan trọng đó, “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” đã khẳng định: “Đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới. Phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển” [28]. Thực tiễn phát triển ngành du lịch cho thấy, trong những năm qua, du lịch Việt Nam đã đóng góp rất tích cực cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Năm 2016, du lịch Việt Nam đã đạt được những thành tựu hết sức nổi bật đáng trân trọng, với việc đón và phục vụ 11 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng 26% so với năm 2015; 62 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu trực tiếp từ khách du lịch đạt 400.000 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2017, ngành Du lịch Việt Nam lại tiếp tục có bước đi bứt phá, với việc đón 6,2 triệu lượt khách quốc tế, tăng 30,2% so với cùng kỳ năm 2016; khách du lịch nội địa đạt 40,7 triệu lượt, tăng hơn 15%; tổng thu trực tiếp từ du lịch trong 6 tháng đầu năm ước đạt 255.000 tỷ đồng. Nhằm tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển ngành du lịch, ngày 16-1- 2017, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đặt ra những mục tiêu hết sức to lớn và nặng nề cho ngành du lịch, đến năm 2020 đón từ 17- 20 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 82 lượt khách du lịch nội địa, đóng góp khoảng 10% GDP cho kinh tế đất nước [5]. Thực hiện nghiêm túc các quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua, các cấp ủy, chính quyền và các ban ngành tỉnh Phú Thọ đã
  • 5. 2 triển khai thực hiện chính sách phát triển du lịch, nhờ đó, ngành du lịch Tỉnh đã có rất nhiều chuyển biến; các khu, điểm du lịch trọng điểm tại các huyện thị từng bước được xây dựng, như Việt Trì, Thanh Thủy, Tân Sơn, Hạ Hòa,… Việc xây dựng các điểm đến, các tour tuyến mới phục vụ du khách được đặc biệt coi trọng và đã thu được những kết quả ban đầu. Qua đó, doanh thu du lịch dịch vụ tăng cao, đóng góp nhất định cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nâng cao đời sống của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Đạt nhiều thành tựu quan trọng, nhưng hoạt động du lịch trên địa bàn thực sự vẫn rất khó khăn, nhất là vấn đề sản phẩm du lịch nghèo nàn, chưa xây dựng được những tour, tuyến đặc sắc có sức hấp dẫn mạnh mẽ với du khách. Các sản phẩm du lịch, các khu du lịch vẫn chưa được khai thác hết tiềm năng. Việc triển khai và ban hành các chính sách đặc thù liên quan đến lĩnh vực du lịch được ban hành còn chậm trễ. Công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động du lịch có nơi, có lúc còn nơi lỏng. Công tác tổng kết, đánh giá thực tiễn đôi khi còn mang tính hình thức. Một số chính sách ra đời chưa đáp ứng với sự đổi thay nhanh chóng của đời sống xã hội; một số chính sách còn chồng chéo, hoặc chưa bao quát…. Chính việc thực thi chính sách phát triển du lịch chưa được như mong muốn như vậy là một trong những nguyên khiến du lich tỉnh Phú Thọ chưa phát huy hết thế mạnh của mình. Số lượng khách lưu trú ở lại Phú Thọ chưa cao. Doanh thu ngành du lịch chưa đạt được chỉ tiêu như mong muốn. Để phát triển du lịch đúng hướng, hiệu quả, xứng với tiềm năng lợi thế và đặc biệt thể hiện đúng vai trò là một trong những khâu đột phá của nền kinh tế thì việc nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển du lịch ở tỉnh Phú Thọ là rất quan trọng. Đó chính là lý do học viên lựa chọn vấn đề Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ để triển khai nghiên cứu luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trên bình diện vĩ mô, nghiên cứu về phát triển du lịch và chính sách phát triển du lịch ở Việt Nam cũng đã được một số học giả tập trung làm rõ. Công
  • 6. 3 trình Du lịch văn hóa của Nguyễn Phạm Hùng (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2017); công trình Du lịch Việt Nam: từ lý thuyết đến thực tiễn của hai tác giả Phan Huy Xu, Võ Văn Thành (Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2018) đã đề cập đến những vấn đề chung về văn hóa, về du lịch, phát triển du lịch; tôn giáo, tín ngưỡng; phong tục tập quán; lễ hội… trong phát triển du lịch. Dù không đề cập trực tiếp đến chính sách và thực hiện chính sách phát triển du lịch nhưng những nội dung trình bày trong đó là tài liệu hữu ích cho tác giả luận văn tham khảo. Ngoài ra, liên quan đến vấn đề này còn có thể kể đến một số công trình sau: Phạm Trung Lương (2007) - “Phát triển du lịch bền vững từ góc độ môi trường”, Tạp chí Du lịch số 7/2007; Lưu Đức Hải (2009) - Phát triển các ngành du lịch trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí số 8 về Tổng quan kinh tế xã hội Việt Nam số 4-2009, Hà Nội… Các công trình này đều khẳng định tầm quan trọng của phát triển du lịch và thực hiện chính sách phát triển du lịch; cho thấy vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế nói chung, và công tác bảo tồn di sản văn hóa nói riêng. Các công trình cũng khẳng định, việc phát triển du lịch cần tránh tình trạng “ăn xổi”, chỉ thấy được cái lợi trước mắt, mà bỏ qua những tác hại sau đó, như vấn đề ô nhiễm môi trường, bản sắc văn hóa dân tộc bị mai một trong quá trình thực hiện phát triển du lịch,… Ngoài các công trình trên, đã có một số luận văn cũng đã đề cập đến việc thực hiện chính sách phát triển du lịch, như Hoàng Thị Thu Hương (2013), “Phát triển du lịch Quảng Nam theo hướng bền vững”, Luận văn thạc sĩ, Viện khoa học xã hội Vùng Trung Bộ; Vương Minh Hoài (2011), “Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Quảng Ninh”, Luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế - đại học Quốc gia Hà Nội; Lê Thị Khánh An (2017), “Thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững từ thực tiễn thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An”, Luận văn thạc sỹ Chính sách công, Học viện Khoa học xã hội; Khương Thị Hồng Nhung (2016), “Thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình”, Luận văn thạc sỹ Chính sách công, Học viện Khoa học xã hội;…
  • 7. 4 Ở tỉnh Phú Thọ, trong một chừng mực nhất định, các nghiên cứu liên quan đến thực hiện chính sách phát triển du lịch cũng đã được tập trung làm rõ. Có thể kể đến một số chương trình, công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ như: - Quy hoạch các di tích khảo cổ tỉnh Phú Thọ giai đoạn 1997-2015 và định hướng đến năm 2020. Quy hoạch đã đánh giá được thực trạng các di tích khảo cổ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; xác định rõ nhiệm vụ, giải pháp để bảo tồn và phát triển các di tích trên địa bàn đến năm 2020, là cơ sở để xây dựng hồ sơ và đề nghị công nhận xếp hạng các di tích khảo cổ cấp quốc gia và cấp tỉnh, đồng thời đây là cơ sở pháp lý để bảo vệ di tích tránh tình trạng bị mai một và xâm lấn. Tuy nhiên, Quy hoạch mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá và định hướng trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của các di tích khảo cổ, chưa có đánh giá thực trạng công tác bảo tồn, quy hoạch các di tích; lấy đó là một trong những căn cứ để bảo tồn và phát huy, thu hút khách du lịch. - Chu Thị Thanh Hiền: Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Đề tài khoa học 2012): Đề tài đã tập trung nghiên cứu các điều kiện hình thành và phát triển, đồng thời đã đánh giá sơ bộ được hiện trạng cũng như tiềm năng phát triển hình thức du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; phân tích, đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong tổ chức thực hiện và những hiệu quả phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh do du lịch cộng đồng mang lại, từ đó đưa ra các giải pháp khai thác tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, đề tài chưa nêu bật được vị trí, vai trò cũng như tầm ảnh hưởng của hình thức du lịch cộng đồng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh; chưa đưa ra được những giải pháp cụ thể, chiến lược một cách hệ thống để phát triển tiềm năng du lịch trong tỉnh. - Nguyễn Thị Thịnh, Ngô Văn Nhuận: Khảo sát thực trạng lao động làm việc trong các Doanh nghiệp dịch vụ du lịch và đề xuất các giải pháp đào tạo lao động phục vụ việc phát triển ngành du lịch trên địa bàn huyện Thanh Thủy,
  • 8. 5 tỉnh Phú Thọ (Đề tài nghiên cứu khoa học 2012): Đề tài tập trung rà soát, đánh giá thực trạng lao động làm việc trong các Doanh nghiệp du lịch trên địa bàn huyện Thanh Thủy, một trong những huyện có điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng với nguồn nước khoáng nóng. Tuy nhiên, cơ bản đề tài mới chỉ dừng lại ở việc rà soát, thống kê số lượng lao động du lịch trong các doanh nghiệp trên địa bàn huyện, chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong việc quản lý, sử dụng lao động, chưa đề xuất được hệ thống các giải pháp cụ thể để phát triển du lịch trong Huyện nói chung, giải pháp đào tạo nhân lực ngành du lịch nói riêng. Song, những nội dung mà đề tài triển khai là tài liệu tham khảo hữu ích cho tác giả khi triển khai nghiên cứu luận văn của mình. - Phùng Quốc Việt: Nghiên cứu, kết nối du lịch Phú Thọ với các tuyến du lịch vùng Tây Bắc mở rộng (Đề tài khoa học 2012): Đề tài đã nêu bật được cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về du lịch và hoạt động du lịch liên vùng, hiện trạng du lịch tỉnh Phú Thọ và vùng Tây Bắc mở rộng (Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai và Hà Giang), đưa ra những định hướng và đề xuất giải pháp kết nối du lịch Phú Thọ với du lịch vùng Tây Bắc mở rộng; Xây dựng bản đồ các tuyến kết nối (theo tuyến đường giao thông: đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không). Tuy nhiên, đề tài mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra những giải pháp, định hướng cho việc kết nối liên vùng giữa du lịch Phú Thọ với các tỉnh Tây Bắc, chưa nêu bật được tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ với vị trí là trung tâm của vùng Tây Bắc, chưa đánh giá cụ thể được những tồn tại, hạn chế trong việc phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh và địa bàn các tỉnh Tây Bắc; từ đó đưa ra được những giải pháp khắc phục để du lịch Phú Thọ và các tỉnh Tây Bắc thực sự là điểm đến của khách du lịch trong và ngoài nước. Với những điều đã trình bày trên, có thể thấy rằng, liên quan đến chủ đề phát triển du lịch thì đã có nhiều công trình đề cập đến. Tuy nhiên, hiện nay, chưa có công trình nào đề cập một cách trực tiếp, có hệ thống vấn đề thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Tuy nhiên, các công trình
  • 9. 6 kể trên là tài liệu tham khảo hữu ích cho học viên trong quá trình thực hiện triển khai luận văn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và đánh giá thực trạng thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, luận văn đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu Để hoàn thành được mục đích đặt ra, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: Thứ nhất, phân tích và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách phát triển du lịch ở Việt Nam hiện nay. Thứ hai, phân tích, làm rõ thực trạng và nguyên nhân của thực trạng thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Thứ ba, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bản tỉnh Phú Thọ hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tiến hành nghiên cứu, điều tra số liệu và phân tích thực trạng thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ năm 2010 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Để giải quyết vấn đề trên, luận văn sử dụng các phương pháp như sau: - Phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
  • 10. 7 - Luận văn cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể khác như: phân tích, tổng hợp; thống kê, đối chiếu, so sánh… Ngoài ra, đề tài còn tham khảo số liệu, luận điểm của một số công trình nghiên cứu trước đó. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần làm rõ hệ thống hóa và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận cơ bản về thực hiện chính sách phát triển du lịch ở Việt Nam hiện nay. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy những vấn đề liên quan đến phát triển du lịch, thực hiện chính sách phát triển du lịch ở Việt Nam nói chung, ở Phú Thọ nói riêng. Luận văn cũng có ý nghĩa khuyến nghị trong việc nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cầu gồm 3 chương, 12 tiết. Chương 1. Một số vấn đề lý luận về thực hiện chính sách phát triển du lịch ở Việt Nam hiện nay. Chương 2. Thực trạng thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Chương 3. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
  • 11. 8 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài 1.1.1. Khái niệm du lịch, phát triển du lịch Trước tiên, để hiểu khái niệm phát triển du lịch, cần thiết làm rõ thuật ngữ du lịch. Thuật ngữ “du lịch” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “tornos” – mang nghĩa đi một vòng. Về sau, thuật ngữ “tornos” được dịch sang tiếng Latinh là “tornus” và tiếng Pháp là “tour” – mang nghĩa đi vòng quanh, cuộc dạo chơi. Tiếp theo đó, thuật ngữ du lịch xuất hiện trong tiếng Nga: “typnct” và trong tiếng Anh: “tourism”. Khoản 1, Điều 3 Luật Du lịch năm 2017 quy định: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác” [18]. Luận văn sử dụng định nghĩa của Luật Du lịch Việt Nam năm 2017 để triển khai nghiên cứu. Có nhiều loại hình du lịch khác nhau, tùy theo cách phân chia. Theo môi trường tài nguyên, hoạt động du lịch được chia làm 2 nhóm lớn là du lịch văn hóa và du lịch thiên nhiên. Gọi là du lịch văn hóa khi hoạt động du lịch diễn ra chủ yếu trong môi trường nhân văn, hoặc hoạt động du lịch đó tập trung khai thác tài nguyên du lịch nhân văn. Du lịch thiên nhiên diễn ra nhằm thỏa mãn nhu cầu về với thiên nhiên của con người (như du lịch biển, du lịch núi, du lịch nông thôn,…) [23,tr.63]. Ngoài cách phân loại như trên, phân loại theo mục đích hoạt động du lịch thì có thể có du lịch giải trí, du lịch tham quan, du lịch nghỉ dưỡng, hoặc du lịch kết hợp với các hoạt động khác….
  • 12. 9 Có thể thấy rằng, với các hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú nhằm đáp ứng yêu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí,… thì nhắc đến hoạt động du lịch người ta cũng thường coi đó là ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao nhận thức về tự nhiên, về lịch sử, văn hóa, đất nước, con người; hiệu quả về mặt kinh tế,… Theo nghĩa đó, du lịch được xem là ngành công nghiệp không khói. Việc đẩy mạnh phát triển du lịch được các quốc gia trên thế giới hết sức quan tâm, chú trọng. Ở Việt Nam, trước Đổi mới, du lịch được coi là một hoạt động văn hóa xã hội thuần túy, sau đó, cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế từ quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội, từ năm 1986, du lịch được coi là một ngành kinh tế trong lĩnh vực kinh tế của Việt Nam. Với tư cách một ngành nghề kinh doanh, hoạt động du lịch, một mặt, đem lại hiệu quả kinh tế cao, tạo công ăn việc làm cho các khu vực có điểm du lịch, tạo sự trao đổi giao lưu văn hóa,…, nhưng mặt khác, cũng tạo nguy cơ ô nhiễm môi trường; sự phai nhạt bản sắc văn hóa của các cộng đồng có nhiều du khách đến thăm, sự quá tải về cơ sở hạ tầng,… Chính vì lý do đó, hoạt động du lịch cần phải được định hướng phát triển. * Khái niệm phát triển du lịch Phát triển du lịch là một tất yếu khách quan, gắn với quá trình phát triển của đời sống kinh tế - xã hội và con người bởi khi con người đã thỏa mãn nhất định nhu cầu ăn, mặc, ở, họ có thời gian rảnh rỗi, và có điều kiện đi đây đi đó để cảm nhận được vẻ đẹp của các vùng đất, các nền văn hóa khác nhau,... Ngày 16 tháng 01 năm 2017, Bộ Chính trị ký ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Theo đó, Nghị quyết khẳng định, phát triển du lịch đã, đang góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xuất khẩu tại chỗ; bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, tài nguyên thiên nhiên; tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam [5,tr.1].
  • 13. 10 Với những điều đã trình bày như trên, có thể thấy, phát triển du lịch là sự phát triển, một mặt, đáp ứng các yêu cầu về kinh tế - xã hội; mặt khác, là đảm bảo việc bảo vệ môi trường. Đây là điều mà ngày nay người ta hay gọi là sự phát triển du lịch bền vững – sự phát triển du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại và không làm tổn hại đến khả năng phát triển du lịch trong tương lai. Điều 4, Luật Du lịch năm 2017 quy định nguyên tắc phát triển du lịch như sau: “1. Phát triển du lịch bền vững, theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, có trọng tâm, trọng điểm. 2. Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, tài nguyên thiên nhiên, khai thác lợi thế của từng địa phương và tăng cường liên kết vùng. 3. Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. 4. Bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch. 5. Phát triển đồng thời du lịch nội địa và du lịch quốc tế; tôn trọng và đối xử bình đẳng đối với khách du lịch”. 1.1.2. Khái niệm chính sách và chính sách phát triển du lịch *. Khái niệm chính sách Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa...” [31,tr.475]. Tác giả Smith cho rằng “khái niệm chính sách bao hàm sự lựa chọn có chủ định hành động hoặc không hành động, thay vì những tác động của các lực lượng có quan hệ với nhau”. Smith nhấn mạnh “không hành động” cũng như
  • 14. 11 “hành động” và nhắc nhở chúng ta rằng “sự quan tâm sẽ không chỉ tập trung vào các quyết định tạo ra sự thay đổi, mà còn phải thận trọng với những quyết định chống lại sự thay đổi và khó quan sát vì chúng không được tuyên bố trong quá trình hoạch định chính sách” [40,tr.4]. Cụm từ “chính sách” khi gắn việc thực hiện chức năng, vai trò của nhà nước (khu vực công) được gọi là chính sách công. Thuật ngữ “chính sách” sử dụng trong luận văn này được hiểu là chính sách công. Theo đó, chủ thể ban hành chính sách, mục đích tác động của chính sách và vấn đề chính sách hướng tới giải quyết đều gắn với chủ thể ban hành của nó – Nhà nước. Theo James Anderson, “Chính sách công là đường lối hành động có mục đích được ban hành bởi một hoặc một tập hợp các nhà hoạt động chính trị để giải quyết một vấn đề phát sinh hoặc vấn đề cần quan tâm” [41]. Do đó, B.Guy Peter cho rằng, “Chính sách công là toàn bộ các hoạt động của nhà nước có ảnh hưởng một cách trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống của mọi người dân” [19]. Theo Từ điển giải thích thuật ngữ hành chính: “Chính sách công là chiến lược sử dụng các nguồn lực để làm dịu bớt những vấn đề của quốc gia hay những mối quan tâm của nhà nước. Chính sách công cho phép Chính phủ đảm nhiệm vai trò của người cha đối với cuộc sống của nhân dân. Nó tạo thời cơ, giữ gìn hạnh phúc và an toàn cho mọi người; tạo ra an toàn tài chính và bảo vệ an toàn Tổ quốc” [17,tr.99-100]. Tác giả Nguyễn Hữu Hải cho rằng, “Chính sách công là những hành động ứng xử của Nhà nước với các vấn đề phát sinh trong đời sống cộng đồng, được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, nhằm thúc đẩy xã hội phát triển” [7,tr.14]. Đề tài đồng ý với cách tiếp cận của tác giả Nguyễn Hữu Hải. Khi đề cập đến chính sách công, người ta thường đề cập đến chu trình của một chính sách công, bao gồm: xây dựng chính sách, thực thi chính sách và điều chỉnh chính sách [22,tr.31-37]. Mỗi giai đoạn có vai trò và vị trí quan trọng riêng.
  • 15. 12 Khái niệm Chính sách phát triển du lịch Với những điều đã trình bày như trên về phát triển du lịch, về chính sách (công), có thể thấy rằng, chính sách phát triển du lịch là sự cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng bằng những quyết định, quy định của Nhà nước nhằm giải quyết các vấn đề trong phát triển du lịch; qua đó, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự phát triển du lịch của đất nước nói chung; các vùng miền, lĩnh vực du lịch nói riêng. Một cách chung nhất, khi đề cập đến chính sách phát triển du lịch thì người ta thường đề cập đến các nội dung cơ bản sau: - Phạm vi và đối tượng của chính sách phát triển du lịch Chính sách phát triển du lịch được Nhà nước ban hành hướng đến giải quyết vấn đề trong phát triển du lịch Việt Nam. Khi chính sách được ban hành sẽ có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự phát triển du lịch trong phạm vi toàn quốc, hoặc ở những phạm vi vùng miền, lĩnh vực. - Mục tiêu của chính sách phát triển du lịch Về cơ bản, việc đề ra chính sách phát triển du lịch, ngoài thực hiện một mục tiêu cụ thể nào đó thì cần đạt được mục tiêu chung (mục tiêu cuối cùng) là phát triển du lịch Việt Nam. Do đó, để thực hiện được mục tiêu chung, trước hết chính sách phát triển du lịch cần đạt được mục tiêu cụ thể. Điều này có nghĩa là, việc đề ra và thực hiện chính sách du lịch, dù ở phạm vi vi mô, thì cũng cần có sự thống nhất với các chính sách phát triển du lịch chung khác, với các chính sách khác, để tránh trường hợp “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. - Giải pháp của chính sách phát triển du lịch Trên cơ sở mục tiêu của chính sách phát triển du lịch, Nhà nước cũng đưa ra các giải pháp để đạt được mục tiêu chính sách trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể về không gian, thời gian và các nguồn lực cần thiết. Tuy nhiên, vì mục tiêu của chính sách phát triển du lịch thể hiện ở các cấp độ khác nhau nên các giải pháp của chính sách phát triển du lịch cũng được điều chỉnh và cụ thể
  • 16. 13 hóa cho phù hợp với từng đối tượng, từng vùng, từng địa phương trong quá trình triển khai thực hiện chính sách. - Nguyên tắc chỉ đạo thực hiện chính sách phát triển du lịch Trên cơ sở mục tiêu và giải pháp đã được xác định, các nguyên tắc chỉ đạo được thực hiện mục tiêu sẽ được xây dựng. Nguyên tắc chỉ đạo có vai trò quan trọng nhằm hiện thực hóa các chính sách và đảm bảo việc thực hiện chính sách thành công. - Nguồn lực thực hiện chính sách phát triển du lịch Đây là vấn đề hết sức quan trọng vì chính sách sẽ không thể thực hiện được một cách hiệu quả nếu như nguồn lực thực hiện chính sách không được tính toán một cách chính xác, kỹ lưỡng. Nguồn lực ở đây có thể là nhân lực, cũng có thể là tài chính. - Cơ quan quản lý và thực hiện chính sách phát triển du lịch Cần xác định cụ thể đâu là cơ quan, cá nhân quản lý việc thực hiện chính sách phát triển du lịch và đâu là cơ quan, cá nhân triển khai các hoạt động cụ thể của chính sách này. - Thời gian triển khai chính sách phát triển du lịch Bất cứ chính sách nào cũng phải xác định phạm vi thời gian. Có những chính sách dài hạn, có chính sách ngắn hạn, hoặc trung hạn. Trên cơ sở xác định phạm vi thời gian, chúng ta sẽ xây dựng kế hoạch thực hiện hợp lý. 1.1.3. Khái niệm thực hiện chính sách, thực hiện chính sách phát triển du lịch Khái niệm thực hiện chính sách hay cũng có nhiều tài liệu sử dụng cách gọi “thực thi chính sách” hoặc “tiến hành thực hiện chính sách”, thực chất đều cùng một nội hàm; thông thường, đó là giai đoạn tiếp sau quá trình hoạch định và trước quá trình đánh giá chính sách công. Theo Thomas Dye, “thực thi bao gồm tất cả các hoạt động được thiết kế để thực hiện các chính sách công đã được thông qua bởi cơ quan lập pháp. Vì
  • 17. 14 các chính sách công có những tác động mong muốn hoặc có chủ định, nên chính phải được chuyển thành các chương trình và các dự án mà sau đó được thực hiện để đạt được một tập hợp các mục tiêu hoặc mục đích” [38,tr.4]. Tác giả William Dunn cho rằng: “Các hành động chính sách công có hai mục đích chính: điều chỉnh và phân bổ” [39,tr.277-278]. Các hành động điều chỉnh là những hành động được thiết kế để bảo đảm sự tuân thủ các tiêu chuẩn hoặc thủ tục nhất định. Các hành động phân bổ là những hành động đòi hỏi các đầu vào như tiền, thời gian, nhân sự và thiết bị. Các hành động điều chỉnh và phân bổ có thể có những kết quả là phân phối và phân phối lại [22,tr.97]. Về cơ bản, có thể coi thực hiện chính sách (công) – một khâu trong chu trình chính sách để đưa chính sách vào thực tiễn đời sống xã hội. Đây là quá trình ban hành các văn bản, chương trình, dự án,... nhằm hiện thực hóa nội dung chính sách để đạt được mục tiêu đã định hướng. Có thể thấy, thành công của một chính sách phụ thuộc vào rất nhiều vào việc tổ chức thực thi chính sách đó trên thực tế. Người ta thường không biết trước được chính sách có đạt được mục tiêu mong muốn hay không hay đạt đến mức độ nào, tác động của chính sách đối với xã hội ra sao… Những điều này phụ thuộc chủ yếu vào quá trình thực thi chính sách” [20,tr.24]. Việc thực hiện chính sách công có vai trò quan trọng. Đó là từng bước hiện thực hóa mục tiêu của chính sách, khẳng định tính đúng đắn của chính sách công và giúp cho chính sách công ngày càng hoàn thiện hơn [9,tr.12-14]. Về cơ bản, việc thực hiện chính sách bao gồm nhiều giai đoạn. Theo các tác giả Lê Như Thanh và Lê Văn Hòa, chu trình thực hiện chính sách công gồm: (1) Xây dựng và ban hành các văn bản, chương trình, dự án thực hiện chính sách công (2) Tổ chức thực hiện các văn bản, chương trình, dự án,... thực thi chính sách công. Giai đoạn này bao gồm nhiều nội dung nhỏ, như xây dựng kế hoạch tổ chức thi hành văn bản, hoặc lập kế hoạch thực hiện chương trình, dự án; tuyên truyền, phổ biến nội dung văn bản, chương trình dự án; tập huấn văn bản, bồi
  • 18. 15 dưỡng những kiến thức và kỹ năng cần thiết để triển khai văn bản, chương trình, dự án; bảo đảm cơ sở vật chất, kinh phú, tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực để triển khai thi hành văn bản, chương trình, dự án; chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thi hành văn bản, việc thực hiện chương trình dự án (3) Sơ kết, tổng kết thực hiện văn bản, chương trình, dự án thực thi chính sách công [22,tr.109-111]. Trên cơ sở các nghiên cứu trước đó, luận văn xem xét chu trình thực hiện chính sách công bao gồm những nội dung sau: Thứ nhất, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách Thứ hai, phổ biến, tuyên truyền chính sách Thứ ba, phân công, phối hợp thực hiện chính sách Thứ tư, duy trì chính sách Thứ năm, điều chỉnh chính sách Thứ sáu, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách Thứ bảy, đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm trong thực hiện chính sách. * Khái niệm thực hiện chính sách phát triển du lịch Một chính sách khi được hoạch định bao giờ cũng hướng tới giải quyết một vấn đề nào đó đang diễn ra trong đời sống xã hội để đạt được những mục tiêu nhất định. Trong chu trình chính sách, tổ chức thực hiện chính sách là trung tâm kết nối. Nếu thiếu giai đoạn này thì việc hoạch định chính sách sẽ không còn ý nghĩa. Về cơ bản, có thể coi Thực hiện chính sách phát triển du lịch là toàn bộ quá trình đưa chính sách vào thực tế đời sống xã hội theo một quy trình, thủ tục chặt chẽ và thống nhất nhằm giải quyết vấn đề trong phát triển du lịch đối với những đối tượng cụ thể trong một không gian và thời gian nhất định. Việc thực hiện chính sách phát triển du lịch đảm bảo tuân theo chu trình thực hiện chính sách nói chung. Theo đó, chu trình thực hiện chính sách phát triển du lịch hiện nay bao gồm các bước sau đây: - Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách phát triển du lịch
  • 19. 16 Đây là bước đầu tiên. Để hiện thực hóa một mục tiêu nào đó, trước tiên, cần triển khai thực hiện chính sách du lịch từ Trung ương đến địa phương; phải xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện chính sách. Tiếp theo, các chủ thể có thẩm quyền, trách nhiệm lên kế hoạch triển khai thực hiện chính sách phát triển du lịch. - Phổ biến, tuyên truyền chính sách phát triển du lịch Đây là một hoạt động quan trọng, có ý nghĩa với chủ thể và đối tượng thực hiện hiện chính sách phát triển du lịch. Ở Việt Nam hiện nay, hoạt động này cần được tăng cường đầu tư để nâng cao chất lượng thực hiện chính sách. Thực tế chỉ ra rằng không ít cơ quan, cán bộ, công chức vì năng lực chuyên môn, trình độ nghiệp vụ, phẩm chất chính trị,... nên trong quá trình phổ biến, tuyên truyền chính sách nói riêng, trong thực hiện chính sách nói chung đã làm cho chính sách bị biến dạng, khiến dân chúng mất lòng tin vào nhà nước. - Phân công, phối hợp thực hiện chính sách phát triển du lịch Bước tiếp theo sau bước tuyên truyền, phổ biến là phân công, phối hợp các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện chính sách phát triển du lịch theo kế hoạch đã được phê duyệt. Chính sách phát triển du lịch có thể tác động đến lợi ích của một tầng lớp, bộ phận người trong xã hội nhưng kết quả tác động của chính sách lại liên quan đến nhiều yếu tố thuộc các lĩnh vực quản lý khác nhau của nhà nước nên cần chú trọng việc phân công, phối hợp thực hiện chính sách phát triển du lịch sao cho hợp lý để đạt được yêu cầu của quản lý. - Duy trì chính sách phát triển du lịch Duy trì chính sách phát triển du lịch là hoạt động nhằm bảo đảm cho chính sách tồn tại được và phát huy tác dụng trong môi trường thực tế. Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm thực hiện chính sách phát triển du lịch phải thường xuyên củng cố phương thức hoạt động, quan tâm tuyên truyền, vận động các đối tượng chính sách và toàn xã hội tham gia thực hiện chính sách để có thể duy trì được việc thực hiện chính sách một cách tích cực nhất, đạt hiệu lực, hiệu quả cao nhất.
  • 20. 17 - Điều chỉnh chính sách phát triển du lịch Điều chỉnh chính sách phát triển du lịch được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền để cho chính sách ngày càng phù hợp hơn với tình hình thực tế phát sinh khi thực hiện chính sách và với yêu cầu quản lý của nhà nước. Để chính sách phát triển du lịch tiếp tục tồn tại, chỉ được điều chỉnh các cơ chế, biện pháp thực hiện mục tiêu hoặc bổ sung, hoàn thiện mục tiêu theo yêu cầu thực tế chứ tuyệt đối không được điều chỉnh, làm thay đổi mục tiêu. Khi mục tiêu thay đổi tức là làm chính sách thay đổi, coi như chính sách đó thất bại. - Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách phát triển du lịch Đôn đốc thực hiện chính sách phát triển du lịch là hoạt động của cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền thực hiện thông qua các công cụ hữu ích nhằm làm cho các chủ thể thực hiện nêu cao ý thức trách nhiệm trong thực hiện các biện pháp theo định hướng chính sách. Theo dõi, kiểm tra sát sao tình hình tổ chức thực hiện chính sách phát triển du lịch nhằm kịp thời bổ sung, hoàn thiện chính sách và chấn chỉnh công tác tổ chức thực hiện chính sách, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện mục tiêu chính sách. - Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm trong thực hiện chính sách phát triển du lịch Đây được hiểu là quá trình xem xét, kết luận về chỉ đạo, điều hành và chấp hành chính sách của các đối tượng thực hiện chính sách phát triển du lịch. Ngoài ra, còn cần xem xét, đánh giá việc thực thi của các đối tượng thụ hưởng lợi ích trực tiếp và gián tiếp từ chính sách, nghĩa là tất cả các thành viên xã hội với tư cách là công dân [Xem: 8,tr.63]. 1.2. Chủ thể và chu trình cơ bản của thực hiện chính sách phát triển du lịch ở Việt Nam hiện nay 1.2.1. Các chủ thể tham gia vào công tác thực hiện chính sách phát triển du lịch ở Việt Nam hiện nay Thứ nhất, chủ thể tham gia thực hiện chính sách phát triển du lịch:
  • 21. 18 - Quốc hội: với vị trí là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thông qua các cơ quan chuyên môn của mình, Quốc hội xem xét các dự án chính sách trong đó có chính sách phát triển du lịch mà Chính phủ trình, triển khai nghiên cứu và hiện thực hóa thành Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội – cơ quan thường trực của Quốc hội. - Chính phủ: với vị trí là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ vừa là cơ quan ban hành chính sách nhưng cũng đồng thời là cơ quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện chính sách phát triển du lịch ở cấp Trung ương. Chính phủ ban hành Nghị định cụ thể hóa Luật của Quốc hội. - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ mà quan trọng nhất ở đây là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Tổng cục Du lịch): với vị trí là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực được phân công, chịu trách nhiệm thực hiện các chính sách do Quốc hội và Chính phủ ban hành có liên quan đến vấn đề phát triển du lịch. - Hội đồng nhân dân các cấp: với vị trí là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, Hội đồng nhân dân các cấp xem xét các dự án chính sách trong đó có chính sách phát triển du lịch mà Ủy ban nhân dân trình, triển khai nghiên cứu và hiện thực hóa thành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân. - Ủy ban nhân dân các cấp: với vị trí là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, Ủy ban nhân dân vừa là cơ quan ban hành chính sách nhưng cũng đồng thời là cơ quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện chính sách phát triển du lịch ở địa phương. Ủy ban nhân dân ban hành Quyết định định cụ thể hóa Nghị quyết của Hội đồng nhân dân. - Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: với vị trí là cơ quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân, các Sở, ban ngành theo sự phân công, phối hợp theo quy định trình Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề án, chương trình, kế hoạch phát triển du lịch.
  • 22. 19 Thứ hai, chủ thể tham gia phối hợp thực hiện chính sách phát triển du lịch: + Các tổ chức chính trị - xã hội: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vận động quần chúng nhân dân tham gia vào thực hiện chính sách phát triển du lịch một cách tích cực; nâng cao sự tin tưởng của các tầng lớp nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, trong đó có niềm tin vào việc xây dựng, hoạch định và thực hiện chính sách phát triển du lịch. + Các hiệp hội nghề nghiệp – xã hội du lịch: Hiệp hội Du lịch Việt Nam (VITA) và các hiệp hội du lịch ở các tỉnh, thành phố chính là “bàn tay nối dài” của cơ quan quản lý di lịch xuống các đơn vị doanh nghiệp; giúp cho việc triển khai thực hiện chính sách phát triển du lịch được diễn ra thuận lợi, dễ dàng hơn. + Cộng đồng dân cư: Mục tiêu chính sách của du lịch là vì sự phát triển và đem lại lợi ích cho cộng đồng. Sự hiểu biết của cộng đồng dân cư và sự tham gia giám sát của họ vào quá trình thực hiện chính sách du lịch ở mỗi vùng miền, mỗi địa phương cụ thể là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch của vùng miền, địa phương đó, rộng hơn là ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch của cả đất nước. 1.2.2. Chu trình cơ bản của việc thực hiện chính sách phát triển du lịch ở Việt Nam hiện nay Thứ nhất, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách phát triển du lịch Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách phát triển du lịch bao gồm của nội dung cơ bản sau đây: - Kế hoạch tổ chức, điều hành Nội dung kế hoạch gồm những dự kiến về hệ thống các cơ quan chủ trì và phối hợp triển khai thực hiện chính sách, nhân sự tham gia thực hiện chính sách (cả số lượng và chất lượng); cùng với đó là xác định cơ chế phối hợp, hợp tác giữa các cơ quan, các cấp, các ngành trong thực thi chính sách phát triển du lịch.
  • 23. 20 - Kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực Kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực gồm dự kiến về trang thiết bị kỹ thuật, các nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, kiến trúc, các vật tư văn phòng phẩm,... cho việc thực hiện chính sách phát triển du lịch. - Kế hoạch thời gian triển khai thực hiện Các chủ thể thực hiện chính sách dự kiến về thời gian tiến hành các bước trong thực hiện chính sách. Mỗi bước đều phải được xác định thời gian thực hiện và hoàn thành mục tiêu đề ra cho từng bước. Có thể dự kiến thời gian của từng bước cho phù hợp với một chương trình cụ thể của chính sách phát triển du lịch. - Kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách Kế hoạch này là những dự kiến về hình thức, phương pháp kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện chính sách của các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền. Thứ hai, phổ biến, tuyên truyền chính sách phát triển du lịch Sau khi đã thông qua bản kế hoạch triển khai thực hiện chính sách, các cơ quan nhà nước tiến hành tổ chức thực hiện chính sách phát triển du lịch theo kế hoạch đó. Điều đầu tiên cần làm là phổ biến, tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện chính sách một cách tích cực. Việc làm này sẽ giúp cho cán bộ, công chức có trách nhiệm thực hiện chính sách nhận thức được rõ ràng, đầy đủ tính chất, quy mô của chính sách đối với đời sống xã hội, có thể đưa ra những giải pháp thích hợp để thực hiện có hiệu quả kế hoạch đã đề ra, từ đó góp phần thực hiện thành công mục tiêu của chính sách. Phổ biến, tuyên truyền chính sách phát triển du lịch nói riêng, các chính sách của nhà nước ban hành nói chung một cách hiệu quả cho các đối tượng chính sách và tất cả người dân tham gia thực hiện chính sách sẽ khiến họ tự giác thực hiện theo những yêu cầu quản lý của Nhà nước. Tuyên truyền, phổ biến, vận động thực hiện chính sách phát triển du lịch cần được triển khai thường xuyên, liên tục để mọi đối tượng chính sách luôn luôn được củng cố lòng tin vào chính sách, tích cực thực hiện chính sách. Tùy
  • 24. 21 theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước và tính chất, đặc trưng của từng loại chính sách mà các chủ thể lựa chọn hình thức phổ biến, tuyên truyền khác nhau, có thể trực tiếp trao đổi, tiếp xúc với các đối tượng tiếp nhận chính sách hay gián tiếp qua các phương tiện thông tin đại chúng. Thứ ba, phân công, phối hợp thực hiện chính sách phát triển du lịch Muốn thực hiện chính sách phát triển du lịch hiệu quả cần có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành, các cấp chính quyền địa phương. Cụ thể ở đây là sự phân công, phối hợp giữa Quốc hội với Chính phủ; giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Tổng cục Du lịch) với các Bộ, cơ quan ngang bộ khác; giữa Chính phủ với chính quyền địa phương cấp tỉnh; giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (hay Sở Du lịch) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; giữa Hội đồng nhân dân các cấp với Ủy ban nhân dân các cấp; giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với các cơ quan chuyên môn khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,... Ngoài ra, cũng cần có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành, các cấp chính quyền địa phương, các yếu tố tham gia thực hiện chính sách và các quá trình ảnh hưởng đến thực hiện mục tiêu chính sách phát triển du lịch. Hoạt động phân công, phối hợp diễn ra theo tiến trình thực hiện chính sách công một cách sáng tạo, chủ động để luôn duy trì chính sách được ổn định, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chính sách. Thứ tư, duy trì chính sách phát triển du lịch Muốn duy trì được chính sách phải có sự quyết tâm hợp lực vì một mục tiêu chung từ các chủ thể thực hiện chính sách. Nếu việc thực hiện chính sách phát triển du lịch gặp phải những khó khăn do môi trường thực tế biến động thì các chủ thể thực hiện chính sách phải ngay lập tức có những công cụ, phương thức cải thiện tình hình nhằm giữ ổn định môi trường thuận lợi cho việc thực hiện chính sách.
  • 25. 22 Thực tế cho thấy có nhiều chính sách ban hành đúng nhưng trong quá trình thực hiện, các biện pháp duy trì và phát triển chính sách đưa ra không đúng dân đến hiệu quả chính sách thấp, không đáp ứng được yêu cầu quản lý của nhà nước; chưa kể còn gây lãng phí, tham nhũng chính sách,... Duy trì được một chính sách tiến triển tốt đòi hỏi khả năng của các chủ thể thực hiện chính sách trong việc thực hiện các khâu của chu trình thực hiện chính sách, trong đó tất nhiên có hoạt động này. Thứ năm, điều chỉnh chính sách phát triển du lịch Trong quá trình thực hiện chính sách, có thể có những tình huống phát sinh không lường trước được như khủng hoảng kinh tế, thiên tai,... thì chính sách cần được điều chỉnh. Điều chỉnh chính sách là khâu quan trọng nhằm làm cho chính sách phù hợp hơn với yêu cầu thực tế. Về nguyên tắc, việc điều chỉnh, bổ sung chính sách là của cơ quan ban hành chính sách; nhưng trên thực tế, hoạt động này diễn ra rất linh hoạt miễn sao việc bổ sung, điều chỉnh ấy không làm thay đổi mục tiêu chung, cái đích cuối cùng cần đạt đến của chính sách. Thứ sáu, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách phát triển du lịch Do trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước không đồng đều, cũng như điều kiện về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, phong tục tập quán,... ở mỗi vùng, mỗi địa phương không giống nhau nên trong quá trình thực hiện chính sách phát triển du lịch, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tổ chức theo dõi, kiểm tra, đôn đốc để qua đó, các cơ quan, cá nhân có trách nhiệm hơn trong nhiệm vụ. Thứ bảy, đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm trong thực hiện chính sách phát triển du lịch Đối tượng được xem xét, đánh giá tổng kết về thực hiện chính sách phát triển du lịch là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực này từ Tung ương đến địa phương. Ngoài ra, vai trò của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -
  • 26. 23 xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp,... cũng cần được xem xét trong việc tham gia thực hiện chính sách phát triển du lịch. Cơ sở để đánh giá việc thực hiện chính sách là chất lượng hoàn thành các mục tiêu đề ra ở từng giai đoạn cụ thể tại thời điểm đánh giá. Bên cạnh đó, cũng cần xem xét, đánh giá việc thực hiện chính sách của các đối tượng thụ hưởng lợi ích trực tiếp và giản tiếp từ chính sách: mọi công dân. Thước đo đánh giá kết quả thực hiện của các đối tượng này là tinh thần hưởng ứng với mục tiêu chính sách và ý thức chấp hành những quy định về cơ chế, biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để thực hiện mục tiêu chính sách trong từng điều kiện về không gian và thời gian [8,tr.63]. 1.3. Một số yếu tố tác động đến việc thực hiện chính sách phát triển du lịch ở Việt Nam hiện nay 1.3.1. Những yếu tố thuộc về chủ thể thực hiện chính sách Thứ nhất, năng lực tổ chức, quản lý của nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức ở các cấp trong thực hiện chính sách phát triển du lịch. Đây là yếu tố có vai trò quyết định đến kết quả tổ chức thực hiện chính sách phát triển du lịch ở Việt Nam hiện nay. Năng lực tổ chức, quản lý của nhà nước và của đội ngũ cán bộ, công chức trong thực hiện chính sách phản ánh năng lực thiết kế tổ chức, năng lực phân tích, dự báo để chủ động ứng phó với tình huống phát sinh trong thực hiện chính sách, đạo đức công vụ,... Các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền nếu thiếu năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, khi được giao nhiệm vụ thực hiện chính sách phát triển du lịch sẽ đưa ra những kế hoạch không bám sát thực tiễn cuộc sống, dẫn đến tình trạng lãng phí nguồn lực, giảm hiệu lực, hiệu quả của chính sách, thậm chí còn làm biến dạng chính sách trong quá trình thực hiện chính sách. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức còn thể hiện ở thủ tục giải quyết những vấn đề trong việc phối hợp thực hiện những nhiệm vụ, hoạt động trong chu trình chính sách. Rõ ràng việc phối
  • 27. 24 hợp này hiệu quả hay không đều tác động, ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện chính sách. Thứ hai, công tác vận động, tuyên truyền về thực hiện chính sách phát triển du lịch ở Việt Nam hiện nay. Thực tiễn thực hiện chính sách phát triển du lịch ở nước ta hiện nay cho thấy, công tác vận động, tuyên truyền về chính sách còn bị xem nhẹ và được thực hiện mang tính hình thức. Vì vậy mà kết quả vận động, tuyên truyền chưa cao, tác động ngược trở lại việc thực hiện chính sách. Công tác vận động, tuyên truyền về thực hiện chính sách nếu được tổ chức một cách hợp lý, khoa học sẽ làm thay đổi nhận thức và chuyển biến về hành vi của các chủ thể cũng như đối tượng chính sách khi tham gia vào quá trình thực hiện chính sách phát triển du lịch ở nước ta. Thứ ba, điều kiện kinh tế và nguồn lực để thực hiện chính sách của Nhà nước. Để tổ chức thực hiện chính sách phát triển du lịch đạt được kết quả cao, Nhà nước luôn phải tăng cường các nguồn lực vật chất, kỹ thuật để phục vụ cho việc triển khai ấy. Nếu điều kiện kinh tế và các nguồn lực vật chất, kỹ thuật đáp ứng được mọi yêu cầu trong quá trình thực hiện chính sách, việc thực hiện chính sách ấy sẽ đạt hiệu quả và ngược lại. Hiện nay, ở nước ta, cơ cấu đầu tư cho sự phát triển chưa hợp lý, tỷ lệ đầu tư cho các ngành, lĩnh vực không đồng đều, chưa đúng đối tượng,... làm ảnh hưởng xấu đến sự hình thành thị trường. Kết cấu hạ tầng giao thông đến vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo đói còn thiếu và yếu kém, vì vậy việc thực hiện chính sách cũng như vấn đề tiếp cận chính sách đến các vùng này là còn khó khăn vô cùng. 1.3.2. Những yếu tố thuộc về đối tượng chính sách Thứ nhất, nguồn lực của đối tượng chính sách. Để tham gia vào quá trình thực hiện chính sách phát triển du lịch, nguồn lực là một yếu tố không thể thiếu đối với cả phía Nhà nước và phía các đối tượng của chính sách. Các đối tượng của chính sách phát triển du lịch hiện nay còn thiếu và yếu về nguồn lực, nhất là nguồn lực vật chất.
  • 28. 25 Thứ hai, nhận thức của đối tượng chính sách. Nhận thức của các đối tượng chính sách còn chưa thực sự được nâng cao tuy đã ít nhiều được tiếp nhận sự vận động, tuyên truyền về thực hiện chính sách phát triển du lịch của Nhà nước. Điều này gây khó khăn cho các bước trong chu trình chính sách nói chung, chu trình thực hiện chính sách nói riêng. Nếu không cải thiện vấn đề này, nó sẽ ngày càng gây khó khăn, cản trở việc thực hiện chính sách một cách hiệu quả. 1.3.3. Những yếu tố khác Thứ nhất, toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại. Điều này đương nhiên kéo theo sự phát triển nhanh của ngành du lịch. Du lịch giờ đây trở thành một trong những ngành kinh tế dịch vụ, đóng góp trong việc xây dựng, phát triển sức mạnh tổng thể của một quốc gia. Trong xu thế chung ấy, Việt Nam đứng trước những cơ hội và thách thức trong phát triển du lịch và thực hiện chính sách du lịch. Hội nhập quốc tế về du lịch tạo cơ hội cho ngành du lịch Việt Nam gia tăng nguồn khách quốc tế, qua đó tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ của các nước thông qua các chương trình, dự án tài trợ cụ thể trong phát triển du lịch và thực hiện chính sách du lịch. Tuy nhiên, khi thị trường kinh tế biến động khó lường, lượng khách quốc tế sụt giảm, trong khi ngành du lịch còn non yếu, khó cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực, điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc hoạch định và thực hiện chính sách phát triển du lịch của nước ta. Thứ hai, nguồn nhân lực du lịch. Đặc thù của nhân lực du lịch là kỹ năng nghiệp vụ phục vụ khách với tâm lý, nhu cầu, ngôn ngữ, văn hóa,... khác nhau giữa từng người. Điều này đem đến chất lượng dịch vụ trong cảm nhận của từng khách hàng. Trình độ của nguồn nhân lực là khác nhau, không đồng đều về chất lượng. Mặt khác, thông qua việc tuyên truyền chính sách phát triển du lịch đến với mỗi nhân lực ngành du lịch – những người trực tiếp làm việc với khách hàng, sẽ khiến cho việc phổ biến, nhân
  • 29. 26 rộng hơn mục tiêu chính sách đến đông đảo người dân. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là bài toán cần có lời đáp ngay lúc này nếu muốn đảm bảo chính sách hay việc thực hiện chính sách được truyền bá đúng trong thực tế. Ngoài ra, còn có các yếu tố về môi trường, văn hóa, khí hậu, điều kiện dân cư,… cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách phát triển du lịch.
  • 30. 27 Tiểu kết Chương 1 Thực hiện chính sách phát triển du lịch là toàn bộ quá trình đưa chính sách vào thực tế đời sống xã hội theo một quy trình, thủ tục chặt chẽ và thống nhất nhằm giải quyết vấn đề trong phát triển du lịch đối với những đối tượng cụ thể trong một không gian và thời gian nhất định. Ở Việt Nam hiện nay, về cơ bản, chu trình thực hiện chính sách phát triển du lịch bao gồm nhiều giai đoạn và nhiều nhân tố gây tác động. Mỗi giai đoạn có vị trí, vai trò quan trọng riêng. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách phát triển du lịch ở Việt Nam hiện nay có thể là năng lực tổ chức, quản lý của nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức ở các cấp trong thực hiện chính sách phát triển du lịch; công tác vận động, tuyên truyền về thực hiện chính sách phát triển du lịch; điều kiện kinh tế và nguồn lực để thực hiện chính sách của Nhà nước.
  • 31. 28 Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ 2.1. Bối cảnh chung thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội tỉnh Phú Thọ 2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên Phú Thọ là một tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, được tái lập ngày 01/01/1997 trên cơ sở tách ra từ tỉnh Vĩnh Phú. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang; phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Yên Bái; phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc; phía Đông Nam giáp thủ đô Hà Nội; phía Tây giáp tỉnh Sơn La; phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Hòa Bình. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh khoảng 3.533,4 km2 (chiếm 1,2% diện tích cả nước). Vị trí địa lý đã tạo điều kiện thuận lợi để Phú Thọ liên kết vùng phát triển du lịch. Du lịch Phú Thọ giữ vai trò là cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội, cầu nối du lịch giữa vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, Đông và Tây Bắc; điểm kết nối quốc tế trong hành lang kinh tế Quảng Ninh – Hà Nội - Côn Minh; kết nối tuyến du lịch tâm linh với các tỉnh duyên hải. Phú Thọ có khí hậu mang đậm đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, tương đối thuận lợi cho sinh hoạt và các hoạt động kinh tế - xã hội, phát triển du lịch. Hệ thống sông ngòi ở Phú Thọ cũng rất phong phú, với năm sông lớn chảy qua: sông Chảy, sông Hồng (sông Thao), sông Đà, sông Lô, sông Bứa và 41 phụ lưu, cùng với 130 suối nhỏ, hàng ngàn hồ, ao phân bố đều khắp trên địa phương,, nguồn nước mặt dồi dào. Đây cũng là nguồn tài nguyên du lịch trên sông rất có giá trị, đặc biệt là trong điều kiện khai thác kết hợp với văn hóa dân gian Phú Thọ và ẩm thực.
  • 32. 29 2.1.1.2. Điều kiện xã hội Dân số và nguồn nhân lực: Tính đến hết năm 2012 dân số toàn tình Phú Thọ là 1.340.813 người, mật độ dân số bình quân 379,5 người/km2, tốc độ tăng dân số tự nhiên là 0,98% và tăng cơ học là 0,1% . Dân cư Phú Thọ có đặc điểm là dân số trẻ chiếm tỷ lệ cao, mặt bằng dân trí cao hơn mặt bằng chung cả nước, dân cư năng động, sáng tạo là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Tỉnh Phú Thọ có sự đa dạng văn hóa dân tộc. Trên địa bàn tỉnh có 28 dân tộc sinh sống, đông nhất là dân tộc Kinh, chiếm 85,89% số dân toàn tỉnh, dân số là người dân tộc thiểu chiếm 14,11%. Dân tộc Mường chiếm 13,62%; dân tộc Dao chiếm 0,92%; dân tộc Sán Chay chiếm 0,22%; dân tộc Tày chiếm 0,15%; dân tộc Mông chiếm 0,05%; dân tộc Thái chiếm 0,04%; dân tộc Nùng chiếm 0,03%; dân tộc Hoa có chiếm 0,02%; dân tộc Thổ chiếm 0,01%; dân tộc Ngái chiếm 0,008%...Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng thể hiện qua các lễ hội, làng nghề, văn hóa dân gian, ẩm thực… là nguồn tài nguyên để khách du lịch tham quan, tìm hiểu. Bên cạnh đó, các dân tộc thiểu số thường sống ở vùng sâu, vùng xa, các khu vực có hệ sinh thái tự nhiên còn hoang sơ, thuận lợi việc phát triển du lịch cộng đồng. Tất cả những điều kiện trên là những nhân tố quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển du lịch nói riêng của Phú Thọ. 2.1.2. Tiềm năng khai thác du lịch của tỉnh Phú Thọ 2.1.2.1. Tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch có thể là tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Tài nguyên du lịch tự nhiên là cơ sở để các lọai hình du lịch tự nhiên phát triển. Đó là loại hình hoạt động du lịch đưa du khách về những nơi có điều kiện, môi trường tự nhiên trong lành, quang cảnh tự nhiên hấp dẫn… nhằm thỏa mãn nhu cầu đặc trưng của họ [23,tr.63]. Tài nguyên du lịch nhân văn được hiểu là tất cả những gì do xã hội cộng đồng tạo ra có sức hấp dẫn du khách cũng như những thành tố khác được đưa vào phục vụ phát triển du lịch. Như vậy, tài
  • 33. 30 nguyên du lịch nhân văn sẽ được hiểu bao gồm các di tích, công trình đương đại, lễ hội, phong tục tập quán [23,tr.66]. Ở Phú Thọ, tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm một số loại hình điển hình như Hát Xoan Phú Thọ- di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại; Khu di tích lịch sử Đền Hùng - di tích đặc biệt cấp quốc gia và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại. Phú Thọ là vùng đất có nhiều di chỉ khảo cổ như: Gò Mun, Sơn Vi, Làng Cả, Phùng Nguyên, Xóm Rền ... Phú Thọ còn lưu giữ nhiều kho tàng văn hóa dân gian, lễ hội như hội Đền Hùng, hội phết Hiền Quan, hội bơi chải Bạch Hạc, hát Xoan, hát Ghẹo, hát Đối, hát Ví; các làng nghề truyền thống nổi tiếng như mây tre đan Đỗ Xuyên, ủ ấm Sơn Vi, nón lá Sai Nga… Tất cả đều rất hấp dẫn khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu. Theo số liệu thống kê, trên địa bàn tỉnh hiện có 1.372 di tích lịch sử - văn hóa, trong đó có 71 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 174 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Những di tích tiêu biểu có giá trị phát triển du lịch. Khu di tích lịch sử Đền Hùng là nơi thờ cúng các Vua Hùng, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử văn hóa đặc biệt của quốc gia. Ngoài ra còn có Đền Tổ Mẫu Âu Cơ trên núi Vặn, đền Lạc Long Quân được đầu tư xây dựng mới tạo cho quần thể khu di tích đầy khí thiêng của sơn thủy hội tụ. Tại đây, hàng năm diễn ra lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương. Khu di tích khảo cổ Làng Cả là một khu trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội sầm uất có tính liên tục từ thời kỳ Hùng Vương, thời kỳ Bắc thuộc và thời kỳ phong kiến tự chủ. Khu Di tích khảo cổ Gò Mun là di tích tiêu biểu cho văn hóa Gò Mun ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ, thuộc thời đại đồng thau ở Việt Nam, bước chuẩn bị tiền đề cho việc hình thành văn hóa Đông Sơn - thời kỳ đồ sắt. Đền Mẫu Âu Cơ là di tích thờ Quốc Mẫu, có từ thời Hậu Lê với kiến trúc chạm gỗ quý giá. Tượng Mẫu Âu Cơ trong đền được tạo tác từ thời Lê có giá trị nghệ thuật cao. Đây là địa điểm khai thác du lịch tâm linh, về nguồn.
  • 34. 31 Ngoài các điểm tài nguyên nổi bật nêu trên, Phú Thọ còn có hệ thống các đình như Hùng Lô, Đào Xá, Hy Cương, Lâu Thượng, chùa Xuân Lũng có giá trị kiến trúc nghệ thuật cao, có khả năng khai thác phục vụ khách tham quan, nghiên cứu. Có thể nhận thấy, Phú Thọ là một trong những miền đất của lễ hội. Hiện ở Phú Thọ có 260 lễ hội, trong đó có 228 lễ hội truyền thống, 32 lễ hội lịch sử - cách mạng, có 92 lễ hội được bảo lưu hoàn toàn cả phần lễ, phần hội và trò diễn trong đó có 30 lễ hội xếp loại A, 1 lễ hội cấp quốc gia là lễ hội Đền Hùng. Các lễ hội có những nét đặc trưng riêng. Về thời gian, lễ hội chủ yếu được tổ chức vào mùa xuân. Về địa bàn, lễ hội chủ yếu tập trung ở khu vực Đền Hùng, thành phố Việt Trì (31 lễ hội); Lâm Thao (24 lễ hội); Phù Ninh (24 lễ hội); Tam Nông (31 lễ hội) và Cẩm Khê (30 lễ hội). Ngoài các lễ hội đặc sắc trên, Phú Thọ còn có hội mở cửa rừng, hội đánh cá, Tết nhảy của dân tộc Dao, hội cồng chiêng của người Mường, hội rước Ông Khiu, Bà Khiu… đều có khả năng khai thác phát triển du lịch. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch a. Hệ thống giao thông Phú Thọ là một trong những địa phương có hệ thống giao thông đường bộ phát triển so với các tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và được phân bố tương đối đều, hợp lý, khá thuận tiện để tiếp cận các điểm tài nguyên du lịch. Hiện nay, hệ thống giao thông đường bộ đang được đầu tư nâng cấp đảm bảo kết nối để 100% xã có đường ô tô đến trung tâm. Phú Thọ có 5 tuyến quốc lộ (2; 32; 32B; 32C; 70) với chiều dài qua tỉnh là 262 km, 35 tuyến đường tỉnh (13 tuyến chính và 22 tuyến nhánh) với chiều dài 735 km; tuyến đường huyện dài 785 km, 322 km đường đô thị, 54 km đường chuyên dùng; 2.350 km đường xã và liên xã... Ngoài ra, Phú Thọ còn hàng nghìn km đường dân sinh và lâm nghiệp. Ngoài giao thông đường bộ, giao thông đường sắt, đường thủy của Phú Thọ cũng có nét đặc sắc riêng. Địa bàn tỉnh Phú Thọ có một tuyến đường sắt
  • 35. 32 quốc gia là tuyến Hà Nội - Lào Cai đoạn qua Phú Thọ dài 74.9 km, góp phần vận chuyển một lượng lớn hành khách và hàng hoá, tạo sự giao lưu giữa Phú Thọ và các tỉnh. Phú Thọ có ba con sông lớn chảy qua là sông Hồng, sông Lô, sông Đà, gặp nhau tại thành phố Việt Trì; cùng với một số sông nhánh như sông Chảy, sông Bứa... chảy qua các huyện, thị xã – tất cả tạo thành một mạng lưới đường thuỷ rất thuận lợi cho việc giao lưu, phát triển kinh tế, có thể xây dựng các cảng tàu du lịch nhỏ phục vụ tuyến du lịch đường sông. b. Hệ thống nhà hàng khách sạn Tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua đã xây dựng và nâng cấp rất nhiều nhà hàng, khách sạn. Khách sạn thường có kiến trúc kiên cố, nhiều tầng, được trang bị các thiết bị, tiện nghi, đồ đạc chuyên dùng nhằm mục đích kinh doanh các dịch vụ lưu trú, phục vụ ăn uống tổ chức các hội nghị, hội thảo, phục vụ vui chơi, giải trí và các dịch vụ khác. Hệ thống nhà hàng cũng được đầu tư nhiều với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, không gian thoáng, đẹp và phục vụ nhiều đặc sản vùng. Đây cũng là một điểm mạnh thu hút khách du lịch đến với tỉnh Phú Thọ. c. Các yếu tố nguồn lực khác Theo số liệu thống kê, năm 2013 toàn tỉnh có gần 750.000 người trong độ tuổi lao động (tỷ lệ 60% dân số) trong đó lực lượng lao động trẻ chiếm 65%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trên 49%. Đặc điểm chung của lao động Phú Thọ là cần cù, chịu khó, thông minh, nhanh nhẹn, dễ thích nghi với nghề nghiệp. Đây là một trong những nguồn lực phát triển kinh tế Phú Thọ nói chung và du lịch nói riêng. Phú Thọ có 2 trường đại học, hơn 34 trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề và trung tâm đào tạo nghề, cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu cho tỉnh. Thời gian qua, nhờ làm tốt công tác xúc tiến quảng bá, bên cạnh đó môi trường đầu tư luôn được cải thiện (chỉ số năng lực cạnh tranh của Phú Thọ năm 2013 xếp thứ 40/63 tỉnh thành) nên Phú Thọ đã thu hút nhiều dự án đầu tư bên ngoài. Các dự án đầu tư đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du
  • 36. 33 lịch và trở thành một trong những yếu tố nguồn lực của phát triển kinh tế Phú Thọ nói chung và du lịch nói riêng. 2.2. Kết quả đạt được trong việc thực hiện chính sách phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ và nguyên nhân của chúng 2.2.1 Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Ngày 14/7/2008 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 99/2008/QĐ- TTg Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 [27]. Theo đó, phấn đấu xây dựng Phú Thọ trở thành Trung tâm kinh tế vùng; là một trong những trung tâm khoa học, công nghệ; giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, du lịch của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; là đầu mối giao thông quan trọng nội Vùng và là Thành phố lễ hội về nguồn của dân tộc Việt Nam. Ngày 21/4/2017, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 552/QĐ- TTg phê duyệt quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đến năm 2025 [29]. Đây thực sự là nền tảng quan trọng để Phú Thọ xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có chính sách phát triển du lịch. Bên cạnh sự quan tâm của Trung ương, trong những năm qua công tác lãnh đạo, chỉ đạo và trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong công tác phát triển du lịch, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển du lịch, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư du lịch được tăng cường từ cấp tỉnh đến các huyện, thành thị... Việc xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển du lịch, công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch và thẩm định dự án về du lịch... được các sở, ban, ngành, huyện, thành, thị và các tổ chức, cá nhân nghiêm túc triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. 13/13 huyện thành thị của tỉnh, các cấp ủy đảng, chính quyền, chỉ đạo xây dựng các nghị quyết, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển du lịch, hoặc lồng ghép với các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể như sau:
  • 37. 34 Đề án số 3020/ĐA-UBND ngày 28/9/2009 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ xây dựng điểm du lịch tạo tuyến du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2009 – 2020 [33]: Đề án đánh giá thực trạng các lễ hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; xây dựng điểm du lịch tạo tuyến du lịch giai đoạn 2009 – 2020; từ đó tập trung tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, đạt hiệu quả cao để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của đề án đã đề ra. Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 19/10/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ về phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 – 2015 [3]: Điểm trọng tâm của Nghị quyết là đưa ra các giải pháp: nâng cao trách nhiệm, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch; tập trung huy động các nguồn vốn thực hiện mục tiêu phát triển du lịch; tập trung đầu tư xây dựng hình thành một số hạ tầng du lịch – thương mại trọng điểm; đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng, đủ số lượng, cơ cấu phù hợp đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch; xây dựng cơ chế, chính sách đầu tư phát triển du lịch;... Kế hoạch số 654/KH-UBND ngày 05/3/2012 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2012 – 2015 [34]: Kế hoạch đề ra mục đích, yêu cầu; đánh giá tình hình phát triển du lịch giai đoạn 2006 – 2010; kế hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2012 – 2015; từ đó kiến nghị, đề xuất các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương tổ chức triển khai thực hiện đạt hiểu quả để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch đề ra. Nghị quyết số 30/2012/NQ-HĐND ngày 17/12/2012 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Phú Thọ về quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 – 2020, định hướng đến năm 2030 [10]: Nghị quyết đưa ra quan điểm và mục tiêu quy hoạch, các nhiệm vụ cụ thể, các giải pháp thực hiện để sau năm 2020, du lịch Phú Thọ tập trung nâng cao chất lượng, phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh; mang đậm bản sắc văn hóa vùng đất Tổ, hướng tới mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
  • 38. 35 Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 15/7/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ về phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 – 2020 [4]: tổng kết những kết quả đạt được sau 05 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 09- NQ/TW ngày 19/10/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII về phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 – 2015, chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế. Từ đó, Nghị quyết nêu phương hướng, mục tiêu và các giải pháp chủ yếu nhằm tập trung khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế nguồn tài nguyên du lịch phong phú sẵn có của tỉnh, đặc biệt hai di sản văn hóa thế giới được UNESCO vinh danh - “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” và “Hát Xoan Phú Thọ”. Nghị quyết số 17/NQ-HĐND ngày 19/7/2016 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Phú Thọ về về việc thực hiện 4 khâu đột phá về huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội then chốt, phát triển nguồn nhân lực, phát triển du lịch và cải cách hành chính tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 – 2020 [11]: Nghị quyết nêu những phương hướng chung, các mục tiêu chủ yếu (về cải cách hành chính, huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội then chốt, phát triển nguồn nhân lực, phát triển du lịch); và đề ra các nhiệm vụ, giải pháp (về đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính; huy động nguồn lực đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội then chốt; nâng cao chất lượng công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; huy động nguồn lực đầu tư phát triển du lịch; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội then chốt, phát triển nguồn nhân lực, phát triển du lịch và cải cách hành chính). Kế hoạch số 4772/KH-UBND ngày 20/10/2016 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 – 2020 [35]: Kế hoạch chỉ ra những nhiệm vụ trọng tâm, các nhóm giải pháp thực hiện, nhu cầu vốn thực hiện, tổ chức thực hiện để đạt được mục tiêu xây dựng Phú Thọ trở thành địa bàn trọng điểm du lịch của vùng, đảm bảo đủ điều kiện để Phú Thọ đăng cai Năm Du lịch quốc gia vào năm 2020.
  • 39. 36 Chương trình hành động số 24-CTr/TU ngày 04/4/2017 của Tỉnh ủy Phú Thọ thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn [30]: Trong đó đưa ra những quan điểm, mục tiêu; nhiệm vụ, giải pháp để các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội có trách nhiệm tổ chức quán triệt, triển khai Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Tỉnh ủy đến cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động để đưa Nghị quyết vào cuộc sống. Nhìn chung, tỉnh Phú Thọ đã chủ động, tích cực xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển du lịch để phấn đấu trở thành địa phương trọng điểm du lịch của vùng và du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. 2.2.2 Phổ biến, tuyên truyền chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Trên cơ sở các chính sách, kế hoạch, công tác phổ biến tuyên truyền các hoạt động liên quan đến du lịch đã được các bên liên quan tập trung đẩy mạnh. Bởi đây là một trong những khâu quan trọng trong việc thực hiện chính sách. Tỉnh Phú Thọ chỉ đạo Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Phú Thọ, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch tuyên truyền, phố biến chính sách phát triển du lịch của tỉnh; các huyện thành thị trong toàn tỉnh tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền và các đoàn thể đối với công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách. Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh hằng năm đều tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến cho các huyện thành thị trong toàn tỉnh về chính sách phát triển du lịch của tỉnh và phối hợp với chính quyền các huyện thành thị tổ chức hội nghị tập huấn cho các công ty du lịch – lữ hành, các khách sạn, nhà hàng, cơ sở lưu trú trên địa bàn về nghiệp vụ du lịch, đặc biệt là trước các dịp lễ hội lớn như Giỗ Tổ Hùng Vương, hội phết Hiền Quan…
  • 40. 37 Tỉnh Phú Thọ cũng chủ động tham dự các hội chợ, triển lãm du lịch trong và ngoài nước để quảng bá hình ảnh du lịch của địa phương như Hội nghị xúc tiến đầu tư khu vực Tây Bắc, Hội chợ du lịch quốc tế TP.Hồ Chí Minh ITE, Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam – VITM Hà Nội. Các địa điểm du lịch nổi tiếng, trọng điểm của tỉnh, các huyện thành thị cũng chủ động giới thiệu quảng bá hình ảnh trên mạng internet nhằm quảng bá rộng rãi hơn tới khách du lịch trong và ngoài nước như đón các đoàn farmtrip (Cung đường Tây Bắc, Khám phá di sản văn hóa vùng đất Tổ, Qua miền Tây Bắc, Du lịch về nguồn…). Hoạt động tuyên truyền, quảng bá được thực hiện dưới nhiều thức đa dạng, phong phú như: xây dựng chuyên mục, chuyên trang quảng bá các khu, điểm du lịch trên Đài phát thanh và tuyền hình Phú Thọ, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, Truyền hình Nhân dân, Báo Phú Thọ, thành lập Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch tỉnh, quảng bá trên trang thông tin điện tử du lịch 8 tỉnh TBMR và cổng giao tiếp điện tử của tỉnh, xuất bản tập gấp, bản đồ du lịch, tờ rơi, đĩa VCD/DVD mời gọi đầu tư, in băng zôn, biển quảng cáo… Công tác phổ biến, tuyên truyền và vận động sâu rộng các tầng lớp nhân dân tích cực xây dựng hình ảnh con người Phú Thọ hiền hòa, thân thiện, mến khách; tự giác tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan di tích, an ninh trật tự, xây dựng Phú Thọ trở thành điểm đến du lịch an toàn, văn minh, lịch sự. 2.2.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Có thể thấy rằng, một chính sách thành công cần nhiều yếu tố, trong đó, việc phân công, phối hợp thực hiện chính sách có vai trò quan trọng. Theo đó, để đảm bảo chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được thực hiện đồng bộ, đáp ứng được mục tiêu chính sách đề ra, các sở, ban ngành, các bộ phận liên quan đến việc thực hiện chính sách phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ đã có những hoạt động triển khai tương đối tốt. Trước tiên, có thể thấy, với tư cách