SlideShare a Scribd company logo
1 of 100
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CNSH – THỰC PHẨM - MÔI TRƯỜNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT
ĐỒ HỘP NƯỚC DỨA NĂNG SUẤT
2 TRIỆU LÍT/NĂM
Ngành: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
Giảng viên hướng dẫn : GS.TSKH Nguyễn Trọng Cẩn
Sinh viên thực hiện : Trần Thanh Khoa
MSSV: 1151100019 Lớp: 11DTP01
TP. Hồ Chí Minh, 2015
Đồ án tốt nghiệp
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đồ án tốt nghiệp này do chính tôi thực hiện, không sao
chép đồ án tốt nghiệp dưới bất kì hình thức nào, các số liệu trích dẫn trong đồ án
tốt nghiệp là trung thực. Nội dung đồ án có tham khảo và sử dụng một số thông
tin, tài liệu từ các nguồn sách được liệt kê trong danh mục các tài liệu tham khảo.
Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo hay gian trá tôi xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm.
Sinh viên
Trần Thanh Khoa
Đồ án tốt nghiệp
LỜI CẢM ƠN
Đồ án tốt nghiệp này được thực hiện tại trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ
Chí Minh. Em xin chân thành cảm ơn GS.TSKH Nguyễn Trọng Cẩn đã trực tiếp
tận tình hướng dẫn giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá
trình thực hiện đồ án.
Em xin cảm ơn Ban lãnh đạo Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh,
khoa Công nghệ sinh học – Thực phẩm – Môi trường đã giúp đỡ em rất nhiều
trong quá trình nghiên cứu, tạo mọi điều kiện thuận lợi về mặt thủ tục cho hoạt
động nghiên cứu của tôi.
Cuối cùng, Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới toàn thể gia đình,
bạn bè đã luôn động viên, khích lệ tinh thần để em có đủ nghị lực hoàn thành đồ
án.
Tuy nhiên, do còn thiếu kinh nghiệm cộng với kiến thức có hạn nên không
tránh khỏi còn nhiều thiếu sót, kính mong các thầy cô thông cảm và chỉ dẫn để em
được hoàn thiện hơn.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 8 năm 2015
Sinh viên
Trần Thanh Khoa
Đồ án tốt nghiệp
i
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG................................................................................................ iv
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. vi
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: LẬP LUẬN KINH TẾ KỸ THUẬT.................................................. 1
1.1 Giới thiệu về nguyên liệu dứa: .................................................................... 1
1.2 Đặc điểm thiên nhiên và vị trí xây dựng:.................................................... 3
1.3 Nguồn cung cấp điện:.................................................................................. 4
1.4 Nguồn cung cấp nước, nhiên liệu nồi hơi và xử lí nước thải ..................... 5
1.5 Giao thông vận chuyển:............................................................................... 5
1.6 Xác định năng suất nhà máy: ...................................................................... 5
CHƯƠNG 2: CHỌN QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ VÀ CÂN BẰNG NGUYÊN
VẬT LIỆU................................................................................................................. 6
2.1 Giới thiệu về nguyên vật liệu: ..................................................................... 6
2.1.1 Dứa: ...................................................................................................... 6
2.1.2 Nước:................................................................................................... 11
2.1.3 Đường:................................................................................................ 14
2.1.4 Chất điều chỉnh độ chua (Acid citric):............................................... 15
2.2 Chọn quy trình công nghệ:........................................................................ 17
2.2.1 Sơ đồ quy trình công nghệ:................................................................. 17
2.2.2 Thuyết minh quy trình công nghệ:...................................................... 19
2.2.3 Yêu cầu sản phẩm:.............................................................................. 26
2.2.4 Biểu đồ nhập liệu của nhà máy:......................................................... 27
2.2.5 Biểu đồ sản xuất.................................................................................. 28
2.3 Tính cân bằng nguyên vật liệu. ................................................................. 28
2.3.1 Các thông số tính toán: ...................................................................... 28
2.3.2 Tính cân bằng vật chất cho 100kg nguyên liệu: ................................ 29
2.3.3 Tính cân bằng vật chất theo năng suất nhà máy. .............................. 32
Đồ án tốt nghiệp
ii
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN, BỐ TRÍ MẶT BẰNG PHÂN XƯỞNG VÀ MẶT
BẰNG NHÀ MÁY.................................................................................................. 35
3.1 Tính toán và lựa chọn thiết bị.................................................................... 35
3.1.1 Lựa chọn thiết bị chính....................................................................... 35
3.1.2 Tính và lựa chọn thiết bị phụ: ............................................................ 45
3.1.3 Tính lịch làm việc cụ thể của từng thiết bị:........................................ 48
3.2 Bố trí tổng thể nhà máy:............................................................................ 48
3.2.1 Bố trí các phân xưởng:....................................................................... 50
CHƯƠNG 4: TÍNH ĐIỆN - NƯỚC - HƠI ............................................................ 56
4.1 Tính hơi...................................................................................................... 56
4.1.1 Nhiệt cung cấp cho quá trình nấu syrup:........................................... 56
4.1.2 Nhiệt cung cấp cho quá trình gia nhiệt.............................................. 57
4.1.3 Nhiệt cung cấp cho quá trình thanh trùng ......................................... 57
4.1.4 Tính và lựa chọn nồi hơi..................................................................... 58
4.2 Tính nước dùng để sản xuất một ca sản xuất............................................ 59
4.2.1 Tính nước trong quá trình sản xuất: .................................................. 60
4.2.2 Tính lượng nước dùng cho sinh hoạt:................................................ 60
4.3 Tính điện:................................................................................................... 61
4.3.1 Điện động lực: .................................................................................... 61
4.3.2 Điện thắp sáng:................................................................................... 62
CHƯƠNG 5: BỘ MÁY TỔ CHỨC NHÂN SỰ VÀ VỆ SINH, AN TOÀN LAO
ĐỘNG...................................................................................................................... 68
5.1 Bộ máy tổ chức của nhà máy: ................................................................... 68
5.1.1 Ban giám đốc:..................................................................................... 68
5.1.2 Phòng kinh doanh:.............................................................................. 68
5.1.3 Phòng kế hoạch và đầu tư .................................................................. 69
5.1.4 Phòng hành chính:.............................................................................. 69
5.1.5 Phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D):........................... 69
5.1.6 Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS):.................................... 69
Đồ án tốt nghiệp
iii
5.1.7 Quản đốc phân xưởng:....................................................................... 70
5.1.8 Bộ phận công đoàn:................................................................................ 70
5.2 Tính nhân lực lao động:............................................................................. 70
5.2.1 Nhân lực lao động trực tiếp: .............................................................. 70
5.2.2 Nhân lực lao động gián tiếp:.............................................................. 71
5.3 Vệ sinh và an toàn lao động. ..................................................................... 72
5.3.1 Vệ sinh nhà máy.................................................................................. 72
5.3.2 An toàn lao động................................................................................. 73
5.3.3 Bảo vệ môi trường .............................................................................. 75
CHƯƠNG 6: SƠ BỘ TÍNH KINH TẾ................................................................... 78
6.1 Nội dung tính toán kinh tế:........................................................................ 78
6.1.1 Vốn đầu tư về xây dựng:..................................................................... 78
6.1.2 Vốn đầu tư về thiết bị: ........................................................................ 80
6.2 Tính giá thành sản phẩm ........................................................................... 82
6.3 Lãi hàng năm và thời gian thu hồi vốn của nhà máy................................ 88
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 90
Đồ án tốt nghiệp
iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Diện tích gieo trồng và năng suất dứa phân theo miền của nước ta......... 2
Bảng 2.1 Tình hình trồng dứa tại Việt Nam [] ......................................................... 8
Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng của dứa (tính trên 100g)..................................... 9
Bảng 2.3 Các chỉ tiêu của nước []........................................................................... 12
Bảng 2.4 Chỉ tiêu chất lượng acid citric dùng trong sản xuất đồ hộp nươc dứa [] 16
Bảng 2.5 Chỉ tiêu cảm quan:................................................................................... 17
Bảng 2.6 Chỉ tiêu cảm quan của sản phẩm [] ......................................................... 26
Bảng 2.7 Chỉ tiêu hóa lý của sản phẩm []............................................................... 27
Bảng 2.8 Chỉ tiêu vi sinh sản phẩm ........................................................................ 27
Bảng 2.9 Biểu đồ nhập liệu của nhà máy. .............................................................. 27
Bảng 2.10 Biểu đồ sản xuất của nhà máy............................................................... 28
Bảng 2.11 Yêu cầu chất lượng sản phẩm: .............................................................. 28
Bảng 2.12 Tính chất nguyên liệu của dịch dứa sau khi ép:.................................... 28
Bảng 2.13 Ước lượng tỷ lệ tổn thất: ....................................................................... 28
Bảng 2.14 Cân bằng vật chất cho 100kg nguyên liệu. ........................................... 32
Bảng 2.15 Nguyên liệu cần cho 1 ngày sản xuất.................................................... 33
Bảng 2.16 Nguyên liệu cần cho mỗi ca sản xuất.................................................... 33
Bảng 2.17 Khối lượng nguyên liệu của từng quá trình sau mỗi ca........................ 33
Bảng 2.18 Khối lượng nguyên liệu của từng quá trình sau mỗi giờ. ..................... 34
Bảng 3.1 Cơ sở lựa chọn thiết bị chính................................................................... 35
Bảng 3.2 Thông số kỹ thuật thiết bị ngâm, rửa xối. ............................................... 36
Bảng 3.3 Thông số thiết bị nghiền.......................................................................... 37
Bảng 3.4 Thông số kỹ thuật thiết bị gia nhiệt dạng tấm......................................... 37
Bảng 3.5 Thông số kỹ thuật thiết bị ép trục vít ...................................................... 39
Bảng 3.6 Thông số kỹ thuật thiết bị lọc khung bản................................................ 40
Bảng 3.7 Thông số kỹ thuật thiết bị phối chế......................................................... 41
Bảng 3.8 Thông số làm việc của nồi nấu syrup...................................................... 43
Bảng 3.9 Thông số kỹ thuất thiết bị rót lon và ghép nắp tự động.......................... 44
Đồ án tốt nghiệp
v
Bảng 3.10 Thông số thiết bị thanh trùng: ............................................................... 45
Bảng 3.11 Thông số kỹ thuật băng tải con lăn ....................................................... 46
Bảng 3.12 Thông số kỹ thuật của bơm ................................................................... 46
Bảng 3.13 Thông số kỹ thuật cân............................................................................ 47
Bảng 3.14 Thời gian cụ thể của từng thiết bị.......................................................... 48
Bảng 3.15 Tổng hợp các công trình xây dựng trong nhà máy ............................... 53
Bảng 4.1 Tính toán điện năng sử dụng cho thiết bị:............................................... 61
Bảng 5.1 Phân bố nhân lực lao động trực tiếp........................................................ 70
Bảng 5.2 Phân bố nhân lực lao động gián tiếp ....................................................... 71
Bảng 6.1 Thống kê chí phí xây dựng nhà máy....................................................... 78
Bảng 6.2 Chi phí mua máy móc thiết bị ................................................................. 80
Bảng 6.3 Chi phí nguyên liệu chính trong một năm............................................... 83
Bảng 6.4 Chi phí nguyên liệu phụ trong một năm sản xuất .................................. 83
Bảng 6.5 Thống kê công nhân sản xuất.................................................................. 85
Bảng 6.6 Thống kê cán bộ quản lý. ....................................................................... 85
Đồ án tốt nghiệp
vi
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Mặt bằng khu công nghiệp Vĩnh Lộc 2 ..................................................... 4
Hình 2.1 Một số giống dứa phổ biến ........................................................................ 7
Hình 2.2 Quả dứa đạt yêu cầu................................................................................. 11
Hình 2.3 Công thức hóa học của Saccharose ......................................................... 15
Hình 2.4 Công thức hóa họcid citric........................................................................15
Hình 2.5 Quy trình sản xuất đồ hộp nước dứa trong.............................................. 18
Hình 2.6 Quy trình nấu syrup.................................................................................. 19
Hình 2.8 Thiết bị lọc khung bản. ............................................................................ 23
Hình 2.10 Cấu tạo thiết bị thanh trùng.................................................................... 26
Hình 3.1 Thiết bị ngâm - rửa xối model CXJ5, Trung quốc. ................................. 36
Hình 3.2 Thiết bị nghiền dứa model RC – L, Nhật Bản......................................... 37
Hình 3.3 Thiết bị gia nhiệt dạng tấm model Sondex H3, Nhật Bản ...................... 38
Hình 3.4 Thiết bị ép trục vít model SP-K, Nhật Bản ............................................. 39
Hình 3.5 Thiết bị lọc khung bản model BKL4/400, Trung quốc........................... 40
Hình 3.6 Thiết bị phối chế model Z300, Trung Quốc............................................ 42
Hình 3.7 Nồi nấu syrup model ZA30, Trung Quốc................................................ 44
Hình 3.8 Thiết bị ghép nắp và ghép mí tự động model GT7B12-FGJ25, Nhật Bản
................................................................................................................................. 44
Hình 3.9 Thiết bị thanh trùng model GH4 – SC, Trung Quốc............................... 45
Hình 3.10 Băng tải con lăn model HU7, Trung Quốc............................................ 46
Hình 3.11 Bơm model EB250, Italia ...................................................................... 47
Hình 3.12 Cân nguyên liệu model PMD 076, Việt Nam ....................................... 48
Hình 5.1 Sơ đồ tổ chức công ty............................................................................... 68
Đồ án tốt nghiệp
1
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay ngành công nghiệp nước giải khát đang phát triển mạnh mẽ ở nước ta
cũng như trên thế giới. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng
tăng theo. Do đó, trong khẩu phần ăn hằng ngày, ngoài nguồn dinh dưỡng cơ bản là
tinh bột, protein, lipid… con người còn quan tâm đến những chất vi lượng cần thiết
cho cơ thể như vitamin, chất khoáng… Để có một cơ thể phát triển khoẻ và mạnh,
chúng ta cần được cung cấp đủ một lượng vitamin, chất khoáng… cần thiết.
Do đó, nhu cầu thị trường về sản phẩm rau quả qua chế biến ngày càng tăng. Trên
thị trường đồ uống, sản phẩm nước giải khát có gas từ từ nhường chỗ cho các loại
nước ép trái cây. Nước uống chế biến từ trái dứa tốt cho sức khỏe, là loại nước giải
khát rất thích hợp với khí hậu nhiệt đới ở nước ta.
Dứa là nguồn nguyên liệu tốt cho sức khỏe, nhiều thành phần dinh dưỡng, cung
cấp nhiều năng lượng. Ở nhiều nước, người ta dùng trái chanh dây để chế biến thành
nhiều thứ bánh ngọt khác nhau, kết hợp hoặc không kết hợp với các loại trái cây khác
để làm kem, yaourt… Còn ở nước ta, dứa thường dùng dưới dạng nước giải khát,
trong những năm lại đây nhiều loại sản phẩm chiết xuất từ trái dứa đã ra đời phục
vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Sản phẩm nước dứa ép cũng đã được tiến hành sản xuất ở nhiều nước trên thế
giới. Bên cạnh khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, sản phẩm này còn
mang lại tính tiện lợi trong sử dụng, tiết kiệm nhiều thời gian với giá cả thích hợp.
Điều này đáp ứng nhu cầu của con người trong cuộc sống hiện nay, khi mà quỹ thời
gian hạn hẹp.
Vì vậy, đồ án này sẽ đề cập tới việc thiết kế phân xưởng sản xuất nước ép dứa
dạng trong với năng suất 2 triệu lít/năm.
Đồ án tốt nghiệp
1
Chapter 1 CHƯƠNG 1: LẬP LUẬN KINH TẾ KỸ THUẬT.
1.1 Giới thiệu về nguyên liệu dứa:
Dứa là cây ăn quả nhiệt đới, nguồn gốc ở Nam Mỹ (Brazil, Achentina,
Paragoay. Hiện nay trên thế giới, cây dứa được trồng hầu hết các nước nhiệt đới và
một số nước á nhiệt đới có mùa sông tương đối ẩm như đảo Hawai, Đài Loan. Dứa
có thể trồng tới vĩ tuyến 380 bắc, trong đó các nước Châu Á chiếm trên 60% sản
lượng dứa cả thế giới. Các nước trồng nhiều là Philippines, Thái Lan, Malaysia,
Hawai, Brazil, Mêhicô, Cuba, Uc, Nam phi.
Quả dứa thuộc loại quả tụ, do 100 - 200 quả nhỏ hợp lại. Các giống khác nhau thì
hình dạng quả và mắt quả cũng khác nhau. Bộ phận ăn được của quả dứa là do
trục của chùm hoa và lá bắc phát triển nên. Sau khi hoa tàn thì quả bắt đầu phát
triển.
Hình dạng quả: dạng quả lê, hình trụ hay tháp tùy thuộc vào giống và kỹ
thuật canh tác, chăm sóc. Trong thời gian hình thành và phát triển quả, chăm sóc
kém quả sẽ bị thóp đầu, bẻ cong ngọn trong thời gian quả đang tăng trưởng sẽ làm
tăng trọng lượng quả và quả có dạng hình trụ.
Màu sắc thịt quả: tùy thuộc vào giống, các sắc tố carotenoit quyết định màu
vàng của thịt quả dứa.
Sản phẩm nước dứa ép cũng đã được tiến hành sản xuất ở nhiều nước trên
thế giới. Bên cạnh khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, sản phẩm này
còn mang lại tính tiện lợi trong sử dụng, tiết kiệm nhiều thời gian với giá cả thích
hợp. Điều này đáp ứng nhu cầu của con người trong cuộc sống tất bật hiện nay,
khi mà quỹ thời gian chăm sóc sức khỏe ngày càng ít đi.
Nắm bắt được xu thế đó đồ án này sẽ đề cập tới việc thiết kế nhà máy sản
xuất nước ép dứa dạng trong năng suất 2 triệu lít/năm.
* Tình hình gieo trồng và năng suất dứa:
Đồ án tốt nghiệp
2
Ở nước ta, dứa trồng từ Bắc đến Nam, diện tích trồng cả nước hiện khoảng
40000 ha với sản lượng khoảng 500000 tấn trong đó 90% là phía Nam (tập trung
chủ yếu ở Đồng bằng Sông Cửu Long). Các tỉnh trồng dứa nhiều ở miền Nam là
Kiên Giang, Tiền Giang, Cà Mau, Cần Thơ, Long An… miền Bắc có Thanh Hóa,
Ninh Bình, Tuyên Giang, Phú Thọ….miền Trung có Nghệ An, Quảng Nam, Bình
Định,… Năng suất quả bình quân một năm ở các tỉnh phía Bắc khoảng 10 tấn,
phía Nam 15 tấn/ha.
Bảng 1.1 Diện tích gieo trồng và năng suất dứa phân theo miền của nước ta.
Tỉnh/Thành phố Năm
2012 2013
Diện tích
trồng –
1000ha
Năng suất -
Tạ/ha
Diện tích
trồng –
1000ha
Năng suất -
Tạ/ha
Cả nước 43,2 144 38,6 143,4
Miền Bắc
- Đồng bằng Sông
Hồng
- Đông Bắc
- Tây Bắc
8,7
3,8
3,6
1,3
212
100
102
9,1
5,2
2,8
1,1
194,5
94,2
102,5
Miền Trung
- Bắc Trung Bộ
- Nam Trung Bộ
- Tây Nguyên
12,3
6,1
4,7
1,5
143
101
144
13,5
7,9
4,2
1,4
145,3
70,8
140,7
Miền Nam
- Đông Nam Bộ
- ĐB Sông Cửu Long
22,2
0,9
21,3
222
150
16
1,1
14,9
234,3
151,9
Đồ án tốt nghiệp
3
Trong năm cây dứa ra hoa nhiều vụ. Ở miền Bắc vụ chính ra hoa tháng 2-3,
thu hoạch tháng 6 - 7, vụ trái ra hoa tháng 6 - 8, thu hoạch tháng 10 - 12. Ở miền
Nam, dứa có thể ra hoa quanh năm, song thường tập trung vào tháng 4 - 5 và tháng
9 - 10. Từ khi ra hoa đến thu hoạch trung bình khoảng 4 - 5 tháng.
Tình hình sản xuất trong nước và thế giới:
 Trên thế giới người ta thường sử dụng dứa để ăn tươi hoặc sử dụng để ép
làm các loại nước uống, một số sản phẩm tiêu biểu như: Pineapple (của
Hàn Quốc),
 Ở nước ta cũng có một số sản phẩm từ dứa như: dứa ép dạng đục của công
ty thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, dứa khoanh/dứa miếng nước đường
đóng lon của công ty TNHH Thông Tấn… tuy nhiên đa số các sản phẩm
này đều sản xuất để phục vụ xuất khẩu, người tiêu dùng trong nước còn rất
lạ lẫm với những sản phẩm này.
1.2 Đặc điểm thiên nhiên và vị trí xây dựng:
Nhà máy sản xuất đồ hộp nước dứa được đặt tại khu công nghiệp Vĩnh Lộc 2
thuộc Huyện Bến Lức- tỉnh Long An nằm trên quốc lộ 1A Đoạn Km 1929 – 1930,
ấp Voi Lá, xã Long Hiệp, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Địa điểm trên được lựa
chọn vì các nguyên nhân sau:
• Long An là địa phương có diện tích trồng dứa lớn, theo thống kê
của sở NNPTNT tỉnh Long An sản lượng dứa toàn tỉnh năm 2014
là 14000 tấn/năm có thể cung cấp nguồn nguyên liệu tại chỗ cho
nhà máy, giảm chi phí vận chuyển từ nơi thu hoạch đến nơi chế
biến.
• Hệ thống giao thông thuận tiện cho việc vận chuyển:
- Cách trung tâm thành phố: 25 km
- Cách sân bay Tân Sơn Nhất: 28 km
- Cách ngã 3 An Lạc (điểm nối vào đại lộ Đông Tây): 14 km
- Cách ngã 3 Nguyễn Văn Linh (đoạn nối vào Quốc lộ 1A): 10 km
Đồ án tốt nghiệp
4
- Cách khu đô thị Phú Mỹ Hưng: 22 km
- Cách cảng Sài Gòn: 27 km
- Cách cảng Bourbon (Bến Lức):4 km
Hình 1.1 Mặt bằng khu công nghiệp Vĩnh Lộc 2
1.3 Nguồn cung cấp điện:
- Giai đoạn 1: nguồn điện được cung cấp từ lưới điện Quốc gia thông qua trạm
điện Gò Đen (110/22kV) phục vụ cho tất cả các mục đích sử dụng điện của doanh
nghiệp: sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt, chiếu sáng,…
Đồ án tốt nghiệp
5
- Giai đoạn 2: nguồn điện được cung cấp từ trạm điện nội bộ của KCN (110/22V)
để đáp ứng cho tất cả các Doanh nghiệp hoạt động trong khu, phục vụ chiếu sáng
công cộng và nhu cầu điện của khu dân cư tái định cư và lưu trú công nhân.
1.4 Nguồn cung cấp nước, nhiên liệu nồi hơi và xử lí nước thải:
Cấp nước: Công suất 5000 – 7000 m3/ ngày đêm được cung cấp từ nhà máy
nước Gò Đen. Hoặc sử dụng mạch nước ngầm với độ sâu 200 m.
Nhiên liệu: sử dụng nồi hơi với nhiện liệu đốt là dầu FO.
Xử lý nước thải: KCN có hệ thống xử lý nước thải với tổng công suất thiết
kế là 8.000 m3/ngày đêm.
- Nhiệt độ trung bình năm 27,2 oC.
- Độ ẩm trung bình năm 77%.
- Gió: Hai hướng gió chính là Đông Nam và gió Nam.
+ Gió Đông Nam thổi thường xuyên từ tháng 1 đến tháng 4.
+ Gió Tây Nam thổi từ tháng 6 đến tháng 10.
1.5 Giao thông vận chuyển:
Cơ sở hạ tầng: địa hình khu vực bằng phảng, nền móng công trình có sức
chịu tải khá tốt, hệ thống cơ sở hạ tầng đang hoàn thiện bao gồm:
Giao thông: toàn bộ đường trong KCN được quy hoạch phù hợp với khả
năng sử dụng và thỏa mãn các yêu cầu về quy trình quy phạm thiết kế đường ô tô
của Nhà Nước hiện hành, đường thảm bê tông nhựa nóng, đường chính có lộ giới
từ 30 - 47 m, đường phụ lộ giới từ 8 - 16 m thuận tiện cho vận chuyển hàng hóa
bằng đường bộ, vỉa hè rộng có cây xanh, bóng mát.
1.6 Xác định năng suất nhà máy:
Dựa vào phân tích vùng nguyên liệu và điều kiện kinh tế em lựa chọn thiết kế nhà
máy với năng suất 2 triệu lít/năm.
Đồ án tốt nghiệp
6
Chapter 2 CHƯƠNG 2: CHỌN QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ VÀ CÂN
BẰNG NGUYÊN VẬT LIỆU.
2.1 Giới thiệu về nguyên vật liệu:
2.1.1 Dứa:
2.1.1.1 Nguồn gốc- đặc điểm thực vật học:
Dứa là một loại trái cây nhiệt đới tên khoa học là Ananas comosus, thuộc họ
tầm gửi Bromeliaceae, rất được ưa chuộng ở phương Tây, và cùng với xoài, dứa
được mệnh danh là “vua hoa trái”. Dứa có đủ những đặc tính của một loài trái
ngon theo tiêu chuẩn của người phương Tây, mùi dứa mạnh, hấp dẫn, độ ngọt cao
và luôn đi đôi với một độ chua.
Từ '"dứa" trong tiếng Anh, "pineapple", có nguồn gốc là từ tiếng Tây Ban Nha
"piña", được sử dụng lần đầu vào năm 1398 để chỉ một quả thông. 300 năm sau, từ
"quả thông" (pinecone) ra đời, do đó, "pineapple" chính thức là từ để chỉ quả dứa.
Dứa được phát hiện vào năm 1493 bởi những người châu Âu trên hòn đảo
Guadalupe thuộc vùng biển Caribbe. Dứa được trồng lần đầu ở Hawaii vào thế kỉ
thứ 18. Hawaii cũng là bang duy nhất ở Mỹ trồng được dứa, các nước khác trồng
dứa với mục đích thương mại là Thái Lan, Phillipines, Trung Quốc, Brazil và
Mexico. Ở miền Bắc Việt Nam dứa có nhiều ở Vĩnh Phúc, Hà Bắc, Tuyên Quang,
Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa và Nghệ An.. Còn ở miền Nam dứa trồng nhiều ở
các tỉnh Kiên Giang, Tiền Giang, Cà Mau, Cần Thơ, Long An.
Cây có thân ngắn. Lá mọc thành hoa thị, cứng, dài, ở mép có răng như gai
nhọn (khóm) có khi rất ít (thơm). Khi cây trưởng thành, thì từ chùm lá đó mọc ra
một thân dài 20 - 40 cm, mang 1 bông hoa, tận cùng bằng một chùm lá bắc màu
tím, các hoa này dính nhau. Khi hình thành quả thì các bắc mọng nước tụ họp với
trục của bông hoa thành một quả mọng kép có màu vàng hay màu gạch tôm, các
quả thật thì nằm trong các mắt dứa.
Đồ án tốt nghiệp
7
Hình 2.1 Một số giống dứa phổ biến
2.1.1.2 Phân loại:
Dứa có tất cả khoảng 60 – 70 giống, nhưng có thể gộp chung thành 3 nhóm
chính:
- Nhóm dứa Hoàng hậu (Queen): trái tương đối nhỏ, khối lượng trung bình
khoảng 0,8 - 1,6 kg/trái, thịt trái vàng đậm, giòn, vị chua đậm đà, nhóm này có
chất lượng cao thường được dùng để ăn tươi và xuất khẩu. Nhóm dứa này trồng
nhiều nhất trong ba nhóm của Việt Nam. Hiện nay, các vùng nguyên liệu trồng
dứa chủ yếu ở đồng băng sông Cửu Long như Bến Lức (Long An), Tân Lập (Tiền
Đồ án tốt nghiệp
8
Giang), Vị Thanh (Hậu Giang), Gò Quao (Kiên Giang) đề trồng chủ yếu nhóm
dứa này.
- Nhóm dứa Cayenne: nhóm này có trái lớn, khối lượng trung bình 1,5-2,5
kg/trái, đường kính và chiều dài quả tương đối đồng đều, mắt dẹp, thịt kém vàng
và nhiều nước, ít ngọt và thơn hơn dứa queen, các chỉ số trên cho thấy dứa
Cayenne thích hợp trong chế biến hoặc xuất khẩu tươi. Dứa Cayenne trồng nhiều
ở Đơn Dương (Lâm Đồng).
- Nhóm dứa Tây Ban Nha (Spanish): trái lớn hơn dứa queen, thịt trái vàng
nhạt, ít mùi thơm nhưng có nhiều nước, nhóm này có chất lượng kém nhất và đây
cũng là giống dứa lâu đời nhất. Ở nước ta nhóm dứa này được trồng tập trung ở
khu vực Liễu Sơn (Tam Dương, Vĩnh Phúc).
Bảng 2.1 Tình hình trồng dứa tại Việt Nam []
Giống dứa, nơi trồng Khối
lượng trái,
g
Chiều
cao, cm
Đường
kính
trái,
cm
Vỏ dày,
cm
Mắt
sâu, cm
Đường
kính lõi, cm
Dứa hoa Phú Thọ 500 10 8,5 1 1,2 2
Dứa hoa Tuyên Quang 490 10,5 8,7 1 1 2,35
Dứa Long An 900 15 10,5 - - 2,1
Dứa caien Phủ Quì 3150 24 15 0,3 1 4,5
Dứa caien Phú Hộ 2050 17,5 13 0,25 1 2,5
Dứa ta Hà Tĩnh 750 13 10 1 1,5 2
Dứa mật Vĩnh Phú 1300 15 11 1,5 1,5 2,6
2.1.1.3 Thành phần hóa học và giá trị của dứa:
Trong dứa có khoảng 72- 88 % là nước, 8 -18,5% đường (70% đường chứa
trong dứa là saccharose, còn lại là glucose), 0,3 - 0,8% acid (acid nhiều nhất trong
thành phần acid hữu cơ của dứa là acid citric chiếm 65%, còn lại là acid malic
Đồ án tốt nghiệp
9
(20%), acid taric (10%), acid succinic (3%), 0,25 - 0,5% protein, 0,25% muối
khoáng.
Hàm lượng vitamin C trong dứa khoảng 15 - 55 mg %, vitamin A 0,06
mg%, vitamin B 1 0,09 mg %, vitamin B2 0,04 mg %..
Thành phần hóa học của dứa thay đổi tùy theo giống, độ chín, thời vụ, địa
điểm và điều kiện trổng trọt.
Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng của dứa (tính trên 100g)
Thành phần Mỗi 100g Vitamin Mỗi 100g
Nước
Năng lượng
Năng lượng
Protein
Lipid (Fat)
Tro
Canxi
Photpho
Sodium
Kali
Magnesium
Đồng
Mangan
Selenium
Glucose (dextrose)
Fructose
86 g
49 kcal
205 KJ
0,50 g
0,20 g
0,29 g
7 mg
7 mg
0,37 mg
113 mg
14 mg
0,11 mg
1,65 mg
0,6 mcg
1,7 g
1,9 g
8 g
Acid Ascorbic (Vitamin
C)
Vitamin B-12
Vitamin B-6
Vitamin A, IU
Vitamin A RE, / p>
Vitamin E
Vitamin K
Folate (tổng cộng)
Folate, thực phẩm
Folate, DFE
Thiamin
Riboflavin
Niacin
Pantothenic acid
Tocopherol, alpha
Beta Carotene
Alpha Carotene
15 mg
0 mcg
0,09 mg
50 IU
3 mcg_RE
1,0 mg_ATE
0,7 mcg
11 mcg
11 mcg
11 mcg_DFE
0,09 ug
0,036 mg
0,42 mg
0,16 mg
0,10 mg
31 mcg
0 mcg
0 mcg
Đồ án tốt nghiệp
10
- Quả dứa được coi là một trong những cây ăn quả nhiệt đới hàng đầu, loại
quả “vua”, rất được ưa chuộng ở các nước phương Tây. Quả dứa có mùi
thơm mạnh, chứa nhiều đường, lượng calo khá cao, giàu chất khoáng, nhất
là Kali, có đủ các loại vitamin cần thiết như A, B1, B2, PP, C đặc biệt trong
cây và quả dứa có chất Bromelin là một loại men thủy phân protêin (giống
như chất Papain ở đủ đủ), có thể chữa được các bệnh rối loạn tiêu hóa, ức
chế phù nề và tụ huyết, làm vết thương mau thành sẹo. Trong công nghiệp,
chất Bromelin dùng làm mềm thịt để chế biến thực phẩm, nước chấm. Ở pH
3,3 chất này có tác dụng như men trypsin của dịch tụy. Do đó sau những
bữa ăn có nhiều thịt nên tráng miệng bằng vài miếng dứa.
- Trong dứa lại có ít chất béo và hàm lượng cholesterol nên nó sẽ là nguồn bổ
sung dưỡng chất vô cùng cần thiết cho cơ thể nếu chúng ta ăn thường
xuyên.
- Dứa giúp tăng quá trình phát triển xương, sụn, răng, lợi. Dứa rất giàu
Mangan, một khoáng chất cần thiết cho cơ thể để xây dựng xương và mô
lien kết.
- Vitamin C có trong dứa được coi là một thứ thuốc tự nhiên cung cấp cho
bạn một sức đề kháng tốt cho sức khỏe.
2.1.1.4 Yêu cầu nguyên liệu:
Nguyên liệu trong sản xuất nước ép dứa trong là nhóm dứa Hoàng Hậu
(Queen) trái tương đối nhỏ, khối lượng trung bình khoảng 0,8 - 1,6 kg/trái, thịt trái
vàng đậm, giòn, vị chua đậm đà, thu được nhiều dịch khi ép.
Chỉ tiêu chất lượng:
- Dứa được nhân viên khâu thu mua (QA) đánh giá về các chỉ tiêu chất lượng
trước khi đưa vào nhà máy sản xuất.
Đồ án tốt nghiệp
11
- Dứa khi nhận vào bông, cuống còn tươi (bông tự nhiên, cuống dài không
quá 10 cm).
- Dứa già bóng ( phải nở từ 2/3 mắt trở lên).
- Ruột dứa phải có màu vàng nhạt trở lên.
- Quả dứa phải tươi tốt, không dập quá, không chín quá (mùi lên men).
- Không sâu bệnh, không meo mốc, không bị khuyết tật, không được dính
bùn, đất, chuột cắn và có mùi lạ khác.
Hình 2.2 Quả dứa đạt yêu cầu
Chỉ tiêu về độ chín:
Độ chín của dứa đánh giá theo màu sắc vỏ quả có 5 mức độ sau:
1. Độ chín 4: 100% quả có màu vàng sẫm, trên 5 hàng mắt hở.
2. Độ chín 3: 75 – 100% vỏ quả có màu vàng tươi, khoảng 4 hàng mắt mở.
3. Độ chín 2: 25 – 75% vỏ quả có màu vàng tươi, 3 hàng mắt mở.
4. Độ chín 1: quả vẫn còn màu xanh bóng, 1 hàng mắt mở.
5. Độ chín 0: quả vẫn còn xanh sẫm, mắt vẫn còn chưa mở
2.1.2 Nước:
Nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất của nhà máy vì vậy nhà
máy sừ dụng nguồn nước ngầm mạch sâu. Nước ngầm được bơm lên bể lắng từ độ
sâu 280 m sau đó lọc nhanh ở bể lọc và điều chỉnh hàm lượng Clo ở bể nước sạch.
Đồ án tốt nghiệp
12
Nguồn nước sạch tạo ra đạt yêu cầu về các chỉ tiêu hóa lý theo QCVN
02:2009/BYT về nước ăn uống, sinh hoạt.
Bảng 2.3 Các chỉ tiêu của nước []
T
T
Tên chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Giới hạn
tối đa cho phép
Phương pháp thử
Mức
độ
giám
sát
I II
1 Màu sắc(*) TCU 15 15
TCVN 6185 - 1996
(ISO 7887 - 1985)
hoặc SMEWW 2120
A
2 Mùi vị(*) -
Không
có mùi
vị lạ
Không
có mùi
vị lạ
Cảm quan, hoặc
SMEWW 2150 B và
2160 B
A
3 Độ đục(*) NTU 5 5
TCVN 6184 - 1996
(ISO 7027 - 1990)
hoặc SMEWW 2130 B
A
4 Clo dư mg/l
Trong
khoảng
0,3- 0,5
-
SMEWW 4500Cl
hoặc US EPA 300.1
A
5 pH(*) -
Trong
khoảng
6,0 -
8,5
Trong
khoảng
6,0 -
8,5
TCVN 6492:1999
hoặc SMEWW 4500 -
H+
A
6
Hàm lượng
Amoni(*)
mg/l 3 3
SMEWW 4500 - NH3
C hoặc
SMEWW 4500 - NH3
A
Đồ án tốt nghiệp
13
T
T
Tên chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Giới hạn
tối đa cho phép
Phương pháp thử
Mức
độ
giám
sát
I
II
D
7
Hàm lượng Sắt
tổng số (Fe2+ +
Fe3+)(*)
mg/l 0,5 0,5
TCVN 6177 - 1996
(ISO 6332 - 1988)
hoặc SMEWW 3500 -
Fe
B
8
Chỉ số
Pecmanganat
mg/l 4 4
TCVN 6186:1996
hoặc ISO 8467:1993
(E)
A
9
Độ cứng tính
theo CaCO3
(*)
mg/l 350 -
TCVN 6224 - 1996
hoặc SMEWW 2340 C
B
10
Hàm lượng
Clorua(*)
mg/l 300 -
TCVN6194 - 1996
(ISO 9297 - 1989)
hoặc SMEWW 4500 -
Cl- D
A
11
Hàm lượng
Florua
mg/l 1.5 -
TCVN 6195 - 1996
(ISO10359 - 1 - 1992)
hoặc SMEWW 4500 -
F-
B
12
Hàm lượng
Asen tổng số
mg/l 0,01 0,05
TCVN 6626:2000
hoặc SMEWW 3500 -
As B
B
Đồ án tốt nghiệp
14
T
T
Tên chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Giới hạn
tối đa cho phép
Phương pháp thử
Mức
độ
giám
sát
I
II
13
Coliform tổng
số
Vi
khuẩn/
100ml
50 150
TCVN 6187 -
1,2:1996
(ISO 9308 - 1,2 -
1990) hoặc SMEWW
9222
A
14
E. coli hoặc
Coliform chịu
nhiệt
Vi
khuẩn/
100ml
0 20
TCVN6187 - 1,2:1996
(ISO 9308 - 1,2 -
1990) hoặc SMEWW
9222
A
2.1.3 Đường:
Syrup là một dung dịch đường có nồng độ chất khô cao và thường dao động
trong khoảng 63 – 65% (khối lượng). Trong ngành công nghiệp thức uống, syrup
được xem là bán thành phẩm. Từ syrup, người ta đã pha chế và tạo thức uống khác
nhau. Chuẩn bị syrup là công đoạn quan trọng trong quy trình công nghệ sản xuất
thức uống dạng pha chế.
Syrup có thể được sản xuất từ đường saccharose hoặc từ tinh bột. Tại Việt
Nam hiện nay, chúng ta sản xuất syrup từ đường saccharose. Quy trình sản xuất
syrup từ nguyên liệu saccharose đơn giản hơn nhiều so với quy trình sản xuất từ
nguyên liệu tinh bột. Tuy nhiên, giá thành syrup từ saccharose sẽ cao hơn.
Công thức saccharose: C12H22O11
Đồ án tốt nghiệp
15
O
H
OH
H
H
OH
H
OH
CH2OH
H
CH2OH
H
CH2OH
OH H
H OH
O
O
Hình 2.3 Công thức hóa học của Saccharose
Trong sản xuất nhà máy sử dụng đường cát trắng thượng hạng (RE)
Chỉ tiêu chất lượng đường RE:
• Chỉ tiêu cảm quan:
- Tinh thể đồng đều, tơi khô, không vóm cục.
- Mùi vị: tinh thể đường cũng như dịch đường trong nước cất có vị ngọt,
không có mùi vị lạ.
- Màu sắc: tất cả các tinh thể đều trắng, khi hòa với nước cất dung dịch
đường trong.
• Chỉ tiêu hóa lý:
- Hàm lượng Saccharose không nhỏ hơn 99,75% chất khô.
- Độ ẩm không lớn hơn 0,05% khối lượng.
- Hàm lượng đường khử không lớn hơn 0,05% khối lượng.
- Hàm lượng tro không lớn hơn 0,05% khối lượng.
- Độ màu không lớn hơn 1,4 độ Stame.
2.1.4 Chất điều chỉnh độ chua (Acid citric):
Hình 2.4 Công thức hóa học acid citric.
Đồ án tốt nghiệp
16
Acid citric có nhiều trong rau quả với hàm lượng khá cao, có nhiều nhất
trong các nhóm cây ăn quả có múi. Acid citric có vị chua dịu nên thường được làm
chất điều vị cho sản phẩm, acid citric được sử dụng rộng rãi trong các loại thức
uống vì có vị ngon và an toàn hơn so với các loại acid khác.
Quá trình bổ sung acid citric nhằm làm giảm vị ngọt gắt của đường, đồng
thời làm tăng vị chua hài hòa cho sản phẩm, kích thích tiêu hóa, hạn chế sử phát
triển của vi khuẩn, nấm sợi và nấm men, góp phần hạn chế sự oxy hóa, làm tăng
thêm mùi vị sản phẩm.
Bảng 2.4 Chỉ tiêu chất lượng acid citric dùng trong sản xuất đồ hộp nươc dứa []
Chỉ tiêu Đơn vị đo Mức quy định
Hàm lượng acid citric % Không thấp hơn 99,5
Tro sulfat % Không vượt quá 0,05
Chì mg/kg Không vượt quá 5
Arsen mg/kg Không vượt quá 3
Sulphate % Không có
Dạng monohydrate % Không thấp hơn 7,5 và
không được vượt quá 8
Đồ án tốt nghiệp
17
Bảng 2.5 Chỉ tiêu cảm quan:
Tên chỉ tiêu Yêu cầu
1. Hình dạng bên ngoài và màu sắc Các tinh thể không màu hay bột trắng
không vón cục.
2. Vị Chua, không có mùi vị lạ
3. Mùi Dung dịch acid trong nước cất có nồng độ
20 g/l phải trong suốt
4. Cấu trúc Rời và khô
5. Tạp chất cơ học Không cho phép
2.2 Chọn quy trình công nghệ:
2.2.1 Sơ đồ quy trình công nghệ:
Đồ án tốt nghiệp
18
Hình 2.5 Quy trình sản xuất đồ hộp nước dứa trong.
Dứa
Lựa chọn
Cắt cuống, chồi
Rửa
Nghiền, xé
Gia nhiệt
Ép
Lọc
Phối chế
Rót lon
Ghép mí
Thanh trùng
Bảo ôn
Thành phẩm
Cuống, chồi
Bã
Bã
Nước thải
Lon
Nguyên liệu phụ
Đồ án tốt nghiệp
19
Hình 2.6 Quy trình nấu syrup
2.2.2 Thuyết minh quy trình công nghệ:
2.2.2.1 Lựa chọn và phân loại:
Mục đích:
✓ Chuẩn bị: lựa chọn những quả có độ chín kỹ thuật loại bỏ những quả
hư hỏng, sâu bệnh, hư thối, men mốc.
✓ Hoàn thiện: phân loại nhằm phân chia thành nguyên liệu đồng đều về
kích thước, hình dáng, màu sắc hoặc độ chín.
Các biến đổi của nguyên liệu: nguyên liệu trở nên đồng đều về kích thước và độ
chín, những phần hư hỏng được loại bỏ.
Cách thực hiện:
- Lựa chọn bằng phương pháp thủ công trên băng tải vận chuyển, công nhân
đứng dọc hai bên băng tải và lựa chọn, Nếu trên quả dứa có xuất hiện các
dấu hiệu bị hư hỏng hay dập công nhân sẽ tiến hành cắt bỏ các vết hư đó,
nếu vết hư quá nặng công nhân sẽ loại bỏ quả dứa đó ra khỏi băng tải.
- Ngoài ra người ta có thể dung thiết bị phân loại theo độ chin sử dụng tế bào
quang điện.
- Băng tải con lăn có khả năng lật mọi phía của quả nhờ đó có thể phát hiện
các vết hư. Kích thước băng tải : 60 – 80 cm
Đường
Hòa tan
Nấu
(95 - 100oC
Nước
Syrup
Đồ án tốt nghiệp
20
- Tốc độ băng tải: 0,12 - 0,15 m/s
- Nguyên liệu phải được dàn mỏng để lựa chọn không bị bỏ sót.
2.2.2.2 Cắt cuống, chồi ngọn:
Mục đích:
✓ Khai thác: loại bỏ những phần không sử dụng được và làm gọn quả dứa
để chuẩn bị cho quá trình sau.
Các biến dổi của nguyên liệu:
✓ Nguyên liệu thay đổi về hình dạng và kích thước.
✓ Mất lớp vỏ bảo vệ nên tốc độ hô hấp của trái tăng nhanh, trái sẽ mau bị
nhũn.
✓ Dịch bào tiết ra trên bề mặt là nguyên nhân chính gây ra phản ứng oxy
hóa làm thâm bề mặt trái và cũng là môi trường tốt cho vi sinh vật hoạt
động.
✓ Vì vậy sau khi cắt, gọt, nguyên liệu phải được nhanh chóng đưa qua quá
trình xử lý tiếp theo nhằm tránh hư hỏng sản phẩm.
Cách thực hiện: thủ công. Các quả dứa sau khi rửa được đưa lên băng tải,
chuyển động chậm, người công nhân cắt, tỉa quả ngay trên băng tải
2.2.2.3 Rửa:
Mục đích: loại bỏ đất, cát, tạp chất và một phần vi sinh vật bám vào khe,
mắt quả dứa, chuẩn bị cho quá trình nghiền xé.
Các biến đổi: nguyên liệu sạch và giảm bớt lượng vi sinh vật trên bề mặt
vỏ.
Yêu cầu: nguyên liệu sau khi rửa sạch, không bị dập nát, các chất dinh
dưỡng ít bị tổn thất, thời gian rửa ngắn và tốn ít nước.
Nước rửa cũng như nước dùng trong khi chế biến (như chần, nấu, pha chế)
phải là nước an toàn, đảm bảo các chỉ tiêu do Viện vệ sinh dịch y tế (Bộ y tế) quy
định.
Đồ án tốt nghiệp
21
Cách thực hiện: dùng máy rửa chấn động quá trình rử gồm 2 giai đoạn
ngâm và rửa xối. Nguyên lý hoạt động của máy: nguyên liệu được di chuyển trên
băng chuyền với tốc độ thích hợp (0,2 m/s). Nước từ các vòi phun từ trên xuống
để rửa, đồng thời băng chuyền có độ rung thích hợp để nguyên liệu có thể xoay
được và được rửa sạch hơn.
Nước rửa đáp ứng theo tiêu chuẩn nước sinh hoạt (TCVN 5502:2003)
2.2.2.4 Nghiền xé:
Mục đích: chuẩn bị cho quá trình ép giảm kích thước nguyên liệu, phá vỡ
tế bào làm cho dịch bào thoát ra, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ép, tăng hiệu
suất cho quá trình ép.
Các biến đổi:
✓ Vật lý: kích thước nguyên liệu sẽ giảm, diện tích bề mặt tăng
✓ Hóa học: cấu trúc bị phá vỡ làm phản ứng oxy hóa xảy ra nên cần
phải bảo quản nghiêm ngặt sau khi ngiền.
✓ Hóa lý: tăng tốc độ bay hơi của các chất dễ bay hơi.
✓ Hóa sinh: các phản ứng oxy hóa dưới xúc tác enzyme xảy ra mạnh.
✓ Sinh học: thành phần dinh dưỡng thoát ra ngoài và làm cho mật độ
vi sinh vật tăng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Yêu cầu: kích thước xé càng nhỏ càng thu được nhiều dịch ép.
Tạo điều kiện tốt cho quá trình truyền nhiệt vào nguyên liệu (tăng hệ số
truyền nhiệt). Tuy vậy, nếu nghiền quá nhỏ khi ép sẽ không tạo thành rãnh thoát
nước quả, cũng làm giảm hiệu suất ép.
Cách thực hiện: dứa được đưa từ băng tải vào máy nghiền xé.
2.2.2.5 Gia nhiệt:
Mục đích: chuẩn bị cho quá trình lọc, làm giảm độ nhớt của dịch nước dứa. Vô
hoạt enzyme, tiêu diệt hoặc ức chế hệ vi sinh vật, tạo điều kiện thuận lợi để tăng
hiệu suất ép.
Đồ án tốt nghiệp
22
Các biến đổi: có thể tổn thất một số hợp chất hóa học mẫn cảm với nhiệt độ như
protein, các hợp chất thơm, chất màu,…hay tạo ra một số hợp chất hóa học khác
ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm; một số loài vi sinh vật bị ức chế, hệ enzyme
của quả bị vô hoạt, có sự tách pha giữa protein kết tủa và dịch quả,…
Cách thực hiện: sử dụng thiết bị gia nhiệt dạng bản mỏng. Thông số kỹ thuật:
nhiệt độ gia nhiệt: 75 – 80 oC, thời gian gia nhiệt: 3 – 5 phút
2.2.2.6 Ép:
Mục đích: tách tối đa dịch bào ra khỏi nguyên liệu, tách bỏ bã ép.
Hiệu suất ép phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: phẩm chất nguyên liệu, phương pháp
sơ chế, cấu tạo, chiều dày, độ chắc của lớp nguyên liệu ép. Bên cạnh đó tốc độ và
áp lực ép cũng rất quan trọng vì vậy cần có tốc tộ và áp lực ép phù hợp.
Các biến đổi: một số liên kết trong quả bị phá vỡ do tác động của lực cơ học, cấu
trúc tế bào bị phá vỡ, dịch bào thoát ra ngoài.
- Vật lý: pha lỏng tăng lên.
- Hóa học: vitamin tiếp tục bị oxi hóa.
- Sinh học: vi sinh vật phát triển.
Cách thực hiện : sử dụng thiết bị ép trục vis vận hành với tốc độ trục vis 150 – 200
rpm, áp lực 138 – 150 MN/m2. Bên trên thùng chứa dịch dứa ép phải có vải lọc
thô.
2.2.2.7 Lọc :
Mục đích: tách một phần hay toàn bộ cặn không tan lơ lửng trong dịch ép, quá
trình này thường được tiến hành ngay sau quá trình ép.
Các biến đổi: các chất cặn, kết tủa trong nước quả sau gia nhiệt được lọc bỏ, dung
dịch nước quả trở nên trong hơn, màu sắc sáng đẹp.
Cách thực hiện: dịch ép sẽ được bơm vào thiết bị lọc khung bản để tiến hành quá
trình lọc.
Máy lọc ép khung bản là máy lọc ép sử dụng áp suất và sức nén ép để giảm
thể tích của chất lỏng ( dạng lỏng). Máy ép khung bản là giải pháp tách chất rắn
Đồ án tốt nghiệp
23
và lỏng được ứng dụng nhiều trong các ngành công nghiệp như hóa chất, chế
biến thực phẩm, nhuộm, thuộc da, mạ, khai mỏ, xử lý nước thải công nghiệp, đô
thị, nước thải giấy, mía đường, luyện khoáng, dầu ăn, bột giấy
Thiết bị loại này ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu cũng
như trong thực tiễn. Máy được thiết kế làm việc theo nguyên tắc gián đoạn. Tuy
nhiên, muốn làm việc liên tục người ta phải lắp thêm một bộ phận vận hành phụ
trợ.
Nguyên lý hoạt động:
Khung và bản được xếp liên tiếp nhau trên giá đỡ. Giữa khung và bản là
vách ngăn lọc. Ép chặt khung và bản nhờ cơ cấu đai vít xoắn nhờ tay quay.
Huyền phù theo ống dẫn đi vào thiết bị, phân ra theo số lượng khung tràn vào
khoang ống. Dưới áp suất nước lọc đi qua vách ngăn lọc theo các rãnh chảy
xuống và nhờ van tháo ra ngoài. Pha rắn bị giữ lại trên bề mặt vách ngăn lọc và
chứa trong khung. Khi các khung đã đầy bã , thì dừng quá trình lọc và tiến hành
quá trình rửa bã. Việc rửa bã có thể thực hiện xuôi chiều giống như quá trình
lọc, hoặc rửa bã ngược chiều như mô tả. Nước rửa bã vào bản và ra bản
khác. Trong trường hợp này quá trình rửa thực hiện với chiều dày lớp bã gấp
đôi.
Hình 2.7 Thiết bị lọc khung bản.
2.2.2.8 Phối chế:
Đồ án tốt nghiệp
24
Mục đích:
- Tạo sự hài hòa cho sản phẩm.
- Trộn lẫn hai hay nhiều nguyên liệu lại với nhau để nhận được sản phẩm
cuối cùng có hương vị, màu sắc đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.
Các biến đổi:
- Vật lý: thay đổi thể tích, tăng độ nhớt của sản phẩm.
- Hóa học: thay đổi hàm lượng chất khô, pH tăng nhẹ.
- Cảm quan: sản phẩm có vị hài hòa, hương vị đặc trưng.
Thành phần:
Trong quá trình chế biến, tanin trong quả thường bị oxi hóa thành flobafen có màu
đen. Để tránh hiện tượng này, người ta pha chế thêm chất chống oxi hóa mà
thường dùng nhất là acid ascorbic (vit C). Vit C vừa có tác dụng ổn định màu sắc,
vừa tăng giá trị dinh dưỡng cho sản phẩm.
Đường đạt 18o Bx. Cho vị ngọt dịu.
Acid citric đạt pH = 3,7. Giảm vị ngọt gắt của đường. Sản phẩm có vị chua ngọt
hài hoà. Kích thích tiêu hoá, góp phần hạn chế sơ phát triển của VSV, hạn chế sự
oxi hoá…
Ngoài ra còn bổ sung thêm màu thực phẩm để tăng giá trị cảm quan cho sản phẩm,
đồng thời giúp sản phẩm không bị nhạt màu trong quá trình bảo quản.
Yêu cầu:
Sản phẩm phải có hương rõ rệt của nguyên liệu, vị chua thích hợp. Sản phẩm có
nồng độ chất khô vào khoảng 16%, chỉnh pH về 4 – 4,2.
Cách thực hiện: quá trình phối chế được thực hiện trong các thùng phối chế
chuyên dùng có cánh khuấy để trộn đều. Sử dụng cánh khuấy turbin 2 tầng để tăng
khả năng đảo trộn.
2.2.2.9 Bài khí-Ghép mí:
Mục đích: hoàn thiện: hạn chế sự nhiễm của vsv đồng thời rót nóng giúp bài khí
trong bao bì.
Đồ án tốt nghiệp
25
Các biến đổi:
✓ Vật lý: có sự thay đổi thể tích, khối lượng, tỉ trọng và xuất hiện
gradient nhiệt độ.
✓ Hóa học: thay đổi tốc độ các phản ứng hóa học.
✓ Hóa lý: sự bốc hơi nước và đông tụ protein.
✓ Sinh học: vsv bị ức chế, tiêu diệt.
✓ Hóa sinh: enzyme bị vô hoạt.
✓ Màu sắc: hơi sậm.
✓ Độ trong tăng, mùi vị có thể bị giảm do bị phân hủy và bay hơi.
Cách thực hiện: đun nóng nước quả lên nhiệt độ 70oC trong 30 – 40 s  rót nóng.
Thiết bị: Sau khi phối trộn, nước dứa sẽ được gia nhiệt và rót lon và đóng nắp tự
động, các lon sẽ được rửa sạch sau đó theo băng tải đi vào trong hệ thống rót, tại
đây các đầu rót sẽ tiến hành rót lon và tiếp tục đến hệ thống ghép nắp sau đó được
băng tải đưa sản phẩm ra ngoài để thực hiện công đoạn tiếp theo.
2.2.2.10 Thanh trùng
Mục đích: tiêu diệt hầu hết vsv gây bệnh và gây hư hỏng sản phẩm giúp bảo quản
sản phẩm lâu hơn.
Cách thực hiện: sau khi ghép mí, sản phẩm được xếp trong các xe đẩy sau đó vận
chuyển đến công đoạn thanh trùng, tại đây các xe đẩy sẽ được xếp vào bồn thanh
trùng, kỹ thuật viên sẽ cài đặt các thông số và tiến hành thanh trùng sản phẩm.
Nhà máy sử dụng nồi autoclave nằm ngang
✓ Thông số kỹ thuật:
✓ Nhiệt độ thanh trùng: 85oC
✓ Thời gian gia nhiệt: 10 phút
✓ Thời gian thanh trùng: 10 phút
✓ Thời gian làm nguội: 10 phút
Đồ án tốt nghiệp
26
Hình 2.8 Cấu tạo thiết bị thanh trùng.
2.2.2.11 Bảo ôn:
- Mục đích: hoàn thiện, tăng tính ổn định cho sản phẩm.
- Các biến đổi: không đáng kể.
- Các thực hiện: sau khi thanh trùng, sản phẩm được lấy ra và làm nguội
bằng không khí tự nhiên, sau 15 ngày bộ phận KCS sẽ lấy mẫu sản phẩm đi
kiểm tra về các chỉ tiêu vi sinh, cảm quan, hóa lý… nếu sản phẩn đạt yêu
cầu sẽ được hoàn thiện dán nhãn vả đưa đi tiêu thụ.
2.2.3 Yêu cầu sản phẩm:
Bảng 2.6 Chỉ tiêu cảm quan của sản phẩm []
Màu Vàng
Mùi, vị Đặc trưng, không lẫn mùi vị lạ
Trạng thái Dạng trong
Đồ án tốt nghiệp
27
Bảng 2.7 Chỉ tiêu hóa lý của sản phẩm []
Hàm lượng chất khô >= 16%
Hàm lượng acid 0,2 – 0,6%
Bảng 2.8 Chỉ tiêu vi sinh sản phẩm
Vi sinh vật Giới hạn cho phép trong 1ml thực
phẩm
Staphylococcus aureus 0
Coliforms 0
Escheria Coli 0
Bacillus cereus 0
Tổng số tế bào nấm men, nấm mốc 0
2.2.4 Biểu đồ nhập liệu của nhà máy:
Bảng 2.9 Biểu đồ nhập liệu của nhà máy.
Tháng/
nguyên
liệu
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Dứa
Nước
Đường
Enzyme
Acid
citric
Đồ án tốt nghiệp
28
2.2.5 Biểu đồ sản xuất
Bảng 2.10 Biểu đồ sản xuất của nhà máy
Ca /
tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Ca 1 Bảo
trì
Ca 2
2.3 Tính cân bằng nguyên vật liệu.
2.3.1 Các thông số tính toán:
Sử dụng dịch syrup để phối chế có hàm lượng theo phần trăm khối lượng có tỷ lệ
18%.
Bảng 2.11 Yêu cầu chất lượng sản phẩm:
Tính chất sản phẩm Tỉ lệ %
Hàm lượng chất khô 16
Hàm lượng acid citric 0,45
Bảng 2.12 Tính chất nguyên liệu của dịch dứa sau khi ép:
Tính chất của nguyên liệu Tỉ lệ %
Độ brix của nước dứa sau khi ép 13
Hàm lượng acid citric 0,51
Bảng 2.13 Ước lượng tỷ lệ tổn thất:
Quá trình Tổn thất (-), tăng (+)
%
Giải thích
Cắt cuống, chồi -10 Loại bỏ cuống, chồi
Rửa -0,3 Loại bỏ bụi bẩn bám bên ngoài
quả
Đồ án tốt nghiệp
29
Nghiền xé -0,5 Tổn thất do quá trình nghiền
Gia nhiệt -0,2 Tổn thất do quá trình gia nhiệt
Ép -30 Tồn thất do quá tình ép
Lọc -5 Tổn thất do quá trình lọc
Phối chế + dịch phối chế
-0,5%
- Tăng lên do phối trộn dịch quả
với đường, nước, acid citric
- Giảm do sản phẩm dính thiết
bị: thành, cánh khuấy
Rót sản phẩm
-0,5
- Tổn thất do sản phẩm dính
vào đường ống,thành thiết bị
- Sản phẩm rơi rớt bên ngoài
Ghép mí -0,2 Tổn thất do bài khí, ghép mí
2.3.2 Tính cân bằng vật chất cho 100kg nguyên liệu:
Quy ước:
Gv: khối lượng nguyên liệu đầu vào của từng quá trình
Gr: khối lượng nguyên liệu đầu ra của từng quá trình
T: tổn thất quá trình
Gtp: khối lượng thành phẩm
Gnl: khối lượng nguyên liệu ban đầu
Csp: hàm lượng chất khô sản phẩm.
Ccitric syrup: hàm lượng citric trong syrup.
Gcitric dứa: khối lượng citric trong dứa.
2.3.2.1Quá trình cắt cuống:
Khối lượng nguyên liệu đầu vào: Gv = 100 kg
Tỷ lệ tổn thất: 10%.
Đồ án tốt nghiệp
30
Khối lượng tổn thất: 10% * 100 = 100 kg
Khối lượng đầu ra Gr = 100 – 10 = 90 kg
2.3.2.2 Quá trình rửa:
Khối lượng nguyên liệu đầu vào: Gv = 90 kg
Tỷ lệ tổn thất: 0,3%.
Khối lượng tổn thất: 0,3% * 90 = 0,27 kg
Khối lượng đầu ra Gr = 90 - 0,27 = 89,73 kg
2.3.2.3 Quá trình nghiền,xé:
Khối lượng nguyên liệu đầu vào: Gv = 89,73 kg
Tỷ lệ tổn thất: 0,5%.
Khối lượng tổn thất: 0,5% * 89,73 = 0,45 kg
Khối lượng đầu ra Gr = 89,73 - 0,45 = 89,23 kg
2.3.2.4 Quá trình gia nhiệt:
Khối lượng nguyên liệu đầu vào: Gv= 89,23 kg
Tỷ lệ tổn thất: 0,2%.
Khối lượng tổn thất: 0,2% * 89,23 = 0,18 kg
Khối lượng đầu ra Gr = 89,23 - 0,18 = 89,05 kg
2.3.2.5 Quá trình ép:
Khối lượng nguyên liệu đầu vào: Gv = 89,05 kg
Tỷ lệ tổn thất: 30%.
Khối lượng tổn thất: 30% * 89,05 = 26,70 kg
Khối lượng đầu ra Gr = 89,05 - 26,70 = 62,40 kg
2.3.2.6 Quá trình lọc:
Khối lượng nguyên liệu đầu vào: Gv = 62,40 kg
Tỷ lệ tổn thất: 5%.
Khối lượng tổn thất: 5% * 62,40 = 3,12 kg
Khối lượng đầu ra Gr = 62,40-3,12 = 59,28 kg
2.3.2.7 Quá trình phối chế:
Đồ án tốt nghiệp
31
Chọn syrup có nổng độ 18oBx để phối chế.
Với nồng độ chất khô trong sản phẩm là 16% ta có phương trình:
 Gsyrup = 89,92 kg.
• Tính khối lượng đường RE cần dùng:
Ta có độ tinh khiết của đường RE là 99,8%
Tổng lượng syrup cần dùng để phối chế là 89,09 kg
 Hệ phương trình:

Với x là lượng nước thêm vào.
y là lượng đường RE cần dùng.
Khối lượng acid citric cần dùng là: 0,5% * 89,82 = 0,45 kg
Khối lượng sản phẩm sau khi phối chế (chưa tính tổn thất)
Gphối chế = Gsyrup + Gr dịch dứa + Gacid citric
Gphối chế= 89,92 + 59,28 + 0,45 = 148,65 kg.
Tổn thất: 0,5%
Khối lượng tổn thất: 148,65 * 0,5% = 0,74 kg
Khối lượng đầu ra: 148,65 - 0,74 = 147,91 kg
2.3.2.8 Quá trình rót:
Khối lượng nguyên liệu đầu vào: Gv = 147,91 kg
Tỷ lệ tổn thất: 0,5%
Khối lượng tổn thất: 0,5%*147,91 = 0,74 kg
Khối lượng đầu ra Gr =147,91 - 0,74=147,17 kg
Đồ án tốt nghiệp
32
2.3.2.9 Quá trình ghép mí:
Khối lượng nguyên liệu đầu vào: Gv = 147,17 kg
Tỷ lệ tổn thất: 0,2%
Khối lượng tổn thất: 0,2%*147,17 = 0,29 kg
Khối lượng đầu ra Gr = 147,17 - 0,29 = 146,88 kg
Bảng 2.14 Cân bằng vật chất cho 100kg nguyên liệu.
Công đoạn Khối lượng đầu vào (kg) Khối lượng đầu ra (kg)
Nguyên liệu ban đầu 100
Căt cuống, chồi ngọn 100 90
Rửa 90 89,73
Nghiền-xé 89,73 89,23
Gia nhiệt 89,23 89,05
Ép 89,05 62,40
Lọc 62,40 59,28
Phối chế 59,28 147,91
Rót vào hộp 147,91 147,17
Ghép mí 147,17 146,88
2.3.3 Tính cân bằng vật chất theo năng suất nhà máy.
Năng suất nhà máy 2 triệu lít/năm
Nhà máy làm việc 300 ngày
 Năng suất 1 ngày của nhà máy là :
Ta có khối lượng riêng của sản phẩm bằng khối lượng riêng của dịch đường 18%
d= 1087 kg/m3
Khối lượng sản phẩm dứa sản xuất trong 1 ngày :
m = 6666,67 * 1,087 = 7246,67(kg)
Đồ án tốt nghiệp
33
Cứ 100kg nguyên liệu dứa sản xuất được 146,88 kg sản phẩm
 Khối lượng nguyên liệu cần cho 1 ngày sản xuất là:
m = 7246,67 * 100/146,88 = 4933,73 kg
Bảng 2.15 Nguyên liệu cần cho 1 ngày sản xuất
Thành phần Khối lượng (kg)
Dứa 4933,72
Đường 790,92
Nước 3594,24
Acid citric 32,6
Mỗi ngày nhà máy làm việc 2 ca.
Bảng 2.16 Nguyên liệu cần cho mỗi ca sản xuất
Thành phần Khối lượng (kg)
Dứa 2466,86
Đường 395,46
Nước 1797,12
Acid citric 16,3
• Tính số lượng lon cần cho sản xuất:
Chọn lon chứa sản phẩm có thể tích 330 ml
 Số lượng lon cần cho 1 ca sản xuất là 6666,67 x 103/330 = 20202 lon/ngày
 Số lượng lon cần cho 1 mẻ sản xuất là 10101 lon/ca
Bảng 2.17 Khối lượng nguyên liệu của từng quá trình sau mỗi ca
Công đoạn Khối lượng đầu vào
(kg)
Khối lượng đầu ra (kg)
Nguyên liệu ban đầu 2466,86
Căt cuống, chồi ngọn 2466,86 2220,18
Đồ án tốt nghiệp
34
Rửa 2220,18 2213,52
Nghiền-xé 2213,52 2202,46
Gia nhiệt 2202,46 2198,06
Ép 2198,06 1538,64
Lọc 1538,64 1461,72
Phối chế 3665,26 3646,94
Rót vào hộp 3646,94 3628,70
Ghép mí 3628,70 3621,44
Bảng 2.18 Khối lượng nguyên liệu của từng quá trình sau mỗi giờ.
Công đoạn Khối lượng đầu vào (kg) Khối lượng đầu ra (kg)
Nguyên liệu ban đầu 616,72
Căt cuống, chồi ngọn 616,72 555,04
Rửa 555,04 553,38
Nghiền-xé 553,38 550,62
Gia nhiệt 550,62 549,52
Ép 549,52 384,66
Lọc 384,66 365,44
Phối chế 365,44 911,74
Rót vào hộp 911,74 907,18
Ghép mí 907,18 905,36
Đồ án tốt nghiệp
35
Chapter 3 CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN, BỐ TRÍ MẶT BẰNG PHÂN
XƯỞNG VÀ MẶT BẰNG NHÀ MÁY
3.1 Tính toán và lựa chọn thiết bị.
Một ngày nhà máy làm việc 1 ca và một ca được chia làm 2 mẻ sản xuất
3.1.1 Lựa chọn thiết bị chính
Bảng 3.1 Cơ sở lựa chọn thiết bị chính.
STT Tên thiết bị Hoạt động
1 Rửa Liên tục
2 Nghiền, xé Liên tục
3 Gia nhiệt Liên tục
4 Ép Liên tục
5 Lọc Liên tục
6 Nấu syrup Liên tục
7 Phối chế Gián đoạn
8 Rót Liên tục
9 Ghép mí Liên tục
10 Thanh trùng Gián đoạn
3.1.1.1Thiết bị ngâm, rửa xối.
Khối lượng dứa nhập liệu là: 2220,18 kg.
Chọn thời gian rửa: 1,5 giờ
Năng suất của thiết bị là:
Chọn thiết bị có năng suất vượt 10% so với năng suất thực tế
N’= 1480,12 x 1,1 = 1628,32 kg/h
Chọn thiết bị rửa CXJ – 5 của công ty Saiwei, Trung Quốc.
Đồ án tốt nghiệp
36
Bảng 3.2 Thông số kỹ thuật thiết bị ngâm, rửa xối.
Năng suất 1,7 tấn/h
Công suất 2,5 kW
Kích thước thiết bị (LxWxH) 3500 x 1000 x 1800 (mm)
Lượng nước sử dụng 6m3/h
Số lượng thiết bị 1
Hình 3.1 Thiết bị ngâm - rửa xối model CXJ5, Trung quốc.
3.1.1.2 Thiết bị nghiền, xé
Khối lượng nguyên liệu: 2213,52 kg.
Chọn thời gian nghiền: 1,5 giờ
Năng suất thiết bị:
Chọn thiết bị có năng suất vượt 10% so với năng suất thực tế
N’= 1,1 x 1475,68 = 1623,25 kg/h
Thiết bị: thiết bị nghiền hiệu RC – L của công ty Sanritsu, Nhật Bản.
Đồ án tốt nghiệp
37
Bảng 3.3 Thông số thiết bị nghiền
Công suất 3,7 kW
Năng suất 1700 kg/h
Kích thước thiết bị (LxWxH) 2500 x 1000 x 1200 (mm)
Trọng lượng thiết bị 660kg
Số lượng thiết bị 1
Hình 3.2 Thiết bị nghiền dứa model RC – L, Nhật Bản
3.1.1.3 Thiết bị gia nhiệt:
Khối lượng nguyên liệu đầu vào: 2202,46 kg
Chọn thời gian gia nhiệt: 1,5 giờ
Năng suất thiết bị:
Chọn thiết bị có năng suất vượt 10% so với năng suất thực tế
N’= 1,1 x 1468,31 = 1615,14 kg/h
Thiết bị: chọn thiết bị gia nhiệt hiệu Sondex.
Bảng 3.4 Thông số kỹ thuật thiết bị gia nhiệt dạng tấm
Năng suất 1700 kg/h
Công suất 4,7 kW
Kích thước thiết bị (LxWxH) 1500 x 700 x 1300 (mm)
Đồ án tốt nghiệp
38
Nhiệt độ thiết kế tối đa 800oC
Bề mặt trao đổi nhiệt 12 m2
Số lượng thiết bị 1
Hình 3.3 Thiết bị gia nhiệt dạng tấm model Sondex H3, Nhật Bản
3.1.1.4 Thiết bị ép:
Nguyên liệu cần ép: 2198,06 kg
Chọn thời gian ép : 1,5 giờ
Năng suất thiết bị :
Chọn thiết bị có năng suất vượt 10% so với năng suất thực tế
N’= 1,1 x 1465,37 = 1611,91 kg/h
Đồ án tốt nghiệp
39
Thiết bị: Thiết bị sử dụng là thiết bị ép trục vis hiệu SP – K của công ty FKC,
Nhật Bản.
Bảng 3.5 Thông số kỹ thuật thiết bị ép trục vít
Công suất 4 kW
Hiệu suất ép 92%
Năng suất 1700 kg/h
Kích thước thiết bị (LxWxH) 1500 x 900 x 1200 (mm)
Đường kính trục 175mm
Tốc độ chuyển động trục 400 vòng/phút
Số lượng thiết bị 1
Hình 3.4 Thiết bị ép trục vít model SP-K, Nhật Bản
3.1.1.5 Thiết bị lọc khung bản.
Nguyên liệu cần lọc: 1538,64 kg = 1,4m3
Chọn thời gian lọc: 1,5 giờ
Đồ án tốt nghiệp
40
Chọn thiết bị có năng suất 1,5 m3/h
Thiết bị: sử dụng thiết bị lọc khung bản hiệu BKL4/400 của công ty Saiwei, Trung
Quốc.
Bảng 3.6 Thông số kỹ thuật thiết bị lọc khung bản
Công suất 2 kW
Năng suất 1 – 1,5 m3/h
Kích thước thiết bị (LxWxH) 3500 x 800 x 1200 (mm)
Số lượng thiết bị 1
Hình 3.5 Thiết bị lọc khung bản model BKL4/400, Trung quốc
3.1.1.6 Thiết bị phối chế:
Lượng dịch trong bồn phối chế là: 3665,26 kg
Chọn thời gian phối chế : 40 phút.
Năng suất thiết bị :
Với hệ số chứa đầy là 0,8
Đồ án tốt nghiệp
41
 Cần chọn thiết bị có năng suất:
 Chọn bồn phối trộn có thể tích 4,6 m3 và sửa dụng 2 bồn.
Chọn bồn có đường kính d = 1,5 m
 Chiều cao thân bồn
 H = 2,6 m
Đáy bồn cách mặt đất 1 m => chiều cao tổng thể bồn là H’= 3,6 m
Bảng 3.7 Thông số kỹ thuật thiết bị phối chế
Model LRG-1000 Kích
thước(DxH’)
1500 x 3600 mm
Thể tích thùng
chứa
2,3 m3 Công suất động
cơ
1,1 kW
Áp suất làm việc 0,25 Mpa Hãng sản xuất Zhejiang DaYu Light
Industrial Machinery Co.,
Ltd.
- Trung Quốc
Nhiệt độ làm
việc
100oC Chỉ tiêu GMP, ISO
Tốc độ cánh
khuấy
0-720
vòng/phút
Vật liệu Thép không gỉ
Đồ án tốt nghiệp
42
Hình 3.6 Thiết bị phối chế model Z300, Trung Quốc
3.1.1.7 Thiết bị nấu syrup:
Lượng syrup cần cho một mẻ: 2192,58 kg
Thời gian nấu suyrup: 20 phút
Năng suất thiết bị:
Với hệ số chứa đầy bằng 0,8
 Năng suất thiết bị thực tế:
 Chọn thiết bị nấu syrup có thể tích 8m3 và sử dụng 1 bồn nấu syrup.
Chọn bồn nấu syrup có đường kính d = 2 m
 Chiều cao thân bồn
Đồ án tốt nghiệp
43
 H = 2,55 m
Đáy bồn cách mặt đất 1 m => chiều cao tổng thể bồn là H’= 3,55 m
Bảng 3.8 Thông số làm việc của nồi nấu syrup
Model LRG-1000 Kích thước(DxH’) 2000 x 3550mm
Thể tích thùng
chứa
4m3 Công suất động cơ 1,7 kW
Áp suất làm
việc
0.25 Mpa Hãng sản xuất Zhejiang DaYu Light
Industrial Machinery Co.,
Ltd.
- Trung Quốc
Tốc độ cánh
khuấy
0-720
vòng/phút
Vật liệu Thép không gỉ
Nhiệt độ làm
việc
100oC
Đồ án tốt nghiệp
44
Hình 3.7 Nồi nấu syrup model ZA30, Trung Quốc
3.1.1.8 Thiết bị rót và ghép mí tự động.
Lượng dịch cần rót lon: 3330 lít/ca  10101 lon
Thời gian rót lon và ghép mí: 1,5 giờ.
Bảng 3.9 Thông số kỹ thuất thiết bị rót lon và ghép nắp tự động
Năng suất 3700 lon/h
Số đầu rót 4
Công suất 5,5 kW
Kích thước ngoài (LxWxH) 3700 x 1400 x 1900 mm
Trọng lượng máy 3500 kg
Số thiết bị 2
Hình 3.8 Thiết bị ghép nắp và ghép mí tự động model GT7B12-FGJ25, Nhật Bản
3.1.1.9 Thiết bị thanh trùng
Số lon cần thanh trùng: 10101 lon/ca
Đồ án tốt nghiệp
45
Bảng 3.10 Thông số thiết bị thanh trùng:
Hãng sản xuất Shangdong China
Công suất 20 kW
Thể tích bên trong 4,1m3
Kích thước ngoài (LxWxH) 4500 x 1400 x 1700 mm
Thời gian thanh trùng 30 phút
Nhiệt độ thanh trùng 85oC
Số thiết bị 2
Hình 3.9 Thiết bị thanh trùng model GH4 – SC, Trung Quốc
3.1.2 Tính và lựa chọn thiết bị phụ:
3.1.2.1 Băng tải:
Lượng nguyên liệu đầu vào: 2466,86 kg
Thời gian lựa chọn và cắt chồi ngọn: 2 giờ
Số lượng công nhân lựa chọn và cắt chồi: 10 công nhân
Đồ án tốt nghiệp
46
Bảng 3.11 Thông số kỹ thuật băng tải con lăn
Công suất 0,55 kW
Năng suất 1300 kg/h
Vận tốc băng tải 0,12 – 0,15m/s.
Chất liệu Cao su
Kích thước ngoài (LxWxH) 7000 x 1000 x 1200 mm
Nhà sản xuất Huanyu- Trung quốc
Hình 3.10 Băng tải con lăn model HU7, Trung Quốc.
3.1.2.2 Bơm.
Bơm được sử dụng cho các quá trình sau: trong quá trình gia nhiệt (1 cái), trong
quá trình bơm vào bồn phối trộn (2 cái).
Bảng 3.12 Thông số kỹ thuật của bơm
Hãng sản xuất Ebara
Xuất xứ Italia
Công suất 3,5kW
Lưu lượng 250 (l/phút)
Đồ án tốt nghiệp
47
Số lượng bơm 3
Hình 3.11 Bơm model EB250, Italia
3.1.2.3 Cân nguyên liệu:
Cân được sử dụng cho quá trình trước khi nhập dứa và quá trình cân đường nấu
syrup.
Bảng 3.13 Thông số kỹ thuật cân
Xuất sứ Việt Nam
Phạm vi cân 200 g -120 kg
Hãng sản xuất Công ty TNHH sản xuất cân Nhơn Hòa
Đồ án tốt nghiệp
48
Hình 3.12 Cân nguyên liệu model PMD 076, Việt Nam
3.1.3 Tính lịch làm việc cụ thể của từng thiết bị:
Bảng 3.14 Thời gian cụ thể của từng thiết bị
Thiết bị Thời gian
Ca 1 Ca 2
Băng tải lựa chọn 7h – 8h30 15h – 16h30
Rửa 7h10 – 8h40 15h10 – 16h40
Thiết bị nghiền, xé 7h40 – 9h10 15h40 – 17h10
Gia nhiệt 7h50 – 9h20 15h50 – 17h20
Ép 8h00 – 9h30 16h00 – 17h30
Lọc 8h20 – 9h50 16h20 – 17h50
Phối chế 10h00– 10h40 18h00 – 18h40
Rót lon, ghép mí 10h45– 12h15 18h45 – 19h15
Thanh trùng 12h30– 13h00 19h30– 20h00
3.2 Bố trí tổng thể nhà máy:
Diện tích nhà máy được chia thành 4 vùng chức năng chính:
Đồ án tốt nghiệp
49
- Vùng bên phải nhà máy: Là nơi bố trí các dãy nhà hành chính, hội trường,
cổng ra vào, phòng thí nghiệm phát triển sản phẩm, cây xanh cảnh quan.
- Vùng sản xuất: Là nơi bố trí các nhà xưởng và công trình nằm trong dây
chuyền sản xuất chính, kho chứa nguyên liệu, kho thành phẩm, kho chứa lon.
- Vùng các công trình phụ trợ: Là nơi bố trí các công trình cung cấp năng lượng
cao gồm các công trình cung cấp điện, hơi, nước và xử lý nước thải và các
công trình bảo quản kỹ thuật khác như: Xưởng cơ điện,
- Vùng bên phải nhà máy: là nơi để xe máy, xe ôtô, nhà ăn, nhà nghỉ phục vụ
công nhân.
Sau khi phân vùng thì dựa vào hướng gió để phân phối các vị trí sao cho thỏa mãn
các nguyên tắc sau:
- Khu vực sản xuất chính làm nền tảng, liên hệ mật thiết với nhau tạo thành sự
liên tục trong dây chuyền sản xuất được thuận tiện, các đường ống dẫn ngắn
nhất và hợp lý nhất, đạt hiệu quả kinh tế cao, chi phí sản xuất và tổn hao thấp
nhất. Cụ thể bố trí như sau:
• Khu sản xuất chính và hoàn thiện sản phẩm được bố trí thành một khối,
nằm giữa nhà máy. Không có đường giao thông nào ngắt qua đảm bảo
dây chuyền liên tục và đảm bảo an toàn cho sản xuất.
• Các công trình phụ trợ như: Kho nguyên liệu, kho thành phẩm, các công
trình phục vụ sinh hoạt: nhà ăn, phòng y tế, lò hơi, trạm điện… bố trí
nằm xung quanh khu sản xuất chính theo thế liên hoàn khép kín.
• Khu vực hành chính bao gồm các phòng ban, hội trường, phòng kỹ thuật,
phòng khách, phòng thường trực… bố trí phía trước nhà máy, ở ngay
hướng gió chủ đạo.
• Khu lò hơi, khu xử lý nước thải thường được bố trí cuối hướng gió chủ
đạo.
Đồ án tốt nghiệp
50
• Kho nguyên liệu nằm bên cạnh ngay phân xưởng sản xuất chính, kho
thành phẩm đặt gần phân xưởng sản xuất chính để thuận tiện cho vận
chuyển và phụ trợ cho nhau trong quá trình sản xuất.
• Đường giao thông trong nhà máy được bố trí hợp lý nhất sao cho khu sản
xuất chính không bị cắt ngang, đảm bảo an toàn, và lưu thông luồng hàng
luồng người. Vỉa hè giành cho người đi bộ rộng, đảm bảo tầm nhìn tại
các điểm rẽ.
Hệ thống cây xanh, thảm cỏ được bố trí xung quanh và xen kẽ các khu sản xuất,
các khu phụ trợ và sinh hoạt nhằm giảm thiểu sự ô nhiễm, tăng độ thông thoáng
không khí, đồng thời tăng mỹ quan chung của nhà máy.
3.2.1 Bố trí các phân xưởng:
3.2.1.1 Phân xưởng sản xuất chính:
Tổng chiều dài các thiết bị sản xuất trong phân xưởng là 25,28 m, để đảm bảo thao
tác công nhân ta chọn chiều dài phân xưởng sản xuất chính dài 50 m, các thiết bị
đặt cách tường 1 m.
Diện tích phân xưởng: L = 50 m, B = 20 m, H = 6 m. Sphân xưởng = 1000 m2.
3.2.1.2 Kho chứa nguyên liệu chính:
Nguyên liệu được chứa trong sọt nhựa, kích thước sọt 0,5x0,5x1,5 m.
Lượng nguyên liệu cần cho ngày là 4933,72 kg.
Mổi sọt chứa 50 kg nguyên liệu. Vậy cần 100 sọt chứa
Chọn lượng nguyên liệu dự trữ sản xuất trong 5 ngày.
Diện tích kho chứa nguyên liệu.
0,5 * 0,5 * 50 * 1,3 * 5 = 81,25 m2
Trong kho còn có đường rộng 3 m để xe nâng có thể xoay chuyển dể dàng.
Đồ án tốt nghiệp
51
Chọn kho nguyên liệu chính có kích thước: L = 20 m, B = 18 m, H = 6 m.
Skho nl chính = 360 m2
3.2.1.3 Kho chứa nguyên liệu phụ:
Kho chứa nguyên liệu phụ đẩy chứa các nguyên liệu như đường, acid citric..
Chọn kho chứa nguyên liệu phụ có kích thước: L = 18 m, B =10 m, H = 6 m.
Skho nl phụ = 180 m2
3.2.1.4 Kho chứa lon và thùng carton:
Chọn kho chứa lon có diện tích: L = 16 m, B = 12 m, H = 6m. Skho lon = 192 m2
3.2.1.4 Kho thành phẩm:
Số lượng lon cần sử dụng trong 1 ngày là 20202 lon. Chọn thời gian lưu kho
là 20 ngày, khi đó kho chứa lon phải có diện tích chứa khoảng 404040 lon.
1 thùng chứa lon => Cần 16836 thùng.
Kích thước của 1 thùng là (dài  rộng  cao): 40 25  15 (cm).
Chiều dài ta xếp 40 thùng => kích thước chiều dài = 16 m.
Chiều rộng ta xếp 44 thùng=> kích thước chiều rộng = 11 m.
Chọn khoảng cách các thùng cách tường là 1m, lối đi ở giữa rộng 3 m. Các
thùng xếp chồng lên nhau mỗi chồng 10 thùng.
 Chọn kho thành phẩm có kích thước: L = 24 m, B = 16 m, H = 6 m.
 Skhothànhphẩm = 384 m2
3.2.1.5 Phòng bảo hộ lao động:
Chọn phòng bảo hộ lao động có kích thước: L= 8 m, B = 4 m, H = 5 m.
Sbaỏhộ = 32 m2
3.2.1.6 Phòng y tế:
Chọn phòng y tế có kích thước: L =10 m, B = 8 m, H = 5 m, Sytế = 80 m2
Đồ án tốt nghiệp
52
3.2.1.7 Phòng hành chính:
Chọn phòng hành chính có kích thước: L = 24 m, B = 8 m, H = 5 m.
Shành chính = 192 m2
3.2.1.8 Hội trường:
Chọn hội trường có kích thước: L = 20 m, B = 10 m, H =5 m.
Shội trường = 200 m2
3.2.1.9 Nhà vệ sinh, nhà tắm:
Chọn nhà vệ sinh có kích thước: L = 6 m, B = 3 m, H = 3,6 m. Diện tích xây dựng
2 nhà vệ sinh là
Svệ sinh = 36 m2
3.2.1.10 Phòng thí nghiệm và phát triển sản phẩm:
Chọn phòng thí nghiệm có kích thước: L = 20 m, B = 10 m, H = 5 m.
Sthí nghiệm = 200 m2
3.1.2.11 Khu vực nồi hơi:
Chọn khu vực nồi hơi có kích thước: L= 6 m, B = 6 m, H = 5 m. Snồi hơi = 36 m2.
3.2.2.12 Khu vực trạm bơm:
Chọn khu vực trạm bơm có kích thước: L = 6 m, B = 6m, H = 5 m. Sbơm= 36 m2
3.1.2.13 Khu xử lý nước cấp:
Gồm một hệ thống các thiết bị và các bể:
- Bốn bể để ngoài trời được trôn 2/3 chiều cao xuống đất và được xây bằng bê tông, mỗi
bể 20 m3 với L = B = 3 m, H = 3,8 m
- Các thiết bị được để trong cùng một khu chung với kết cấu xây dựng là bê tông cốt thép.
Diện tích toàn khu vực là: 120 m2, với D = 12 m, R = 10 m.
Đồ án tốt nghiệp
53
3.1.2.14 Phân xưởng cơ điện:
Chọn phân xưởng cơ điện có kích thước: L=16 m, B = 10 m, H = 5 m.
Scơ điện = 160 m2
3.1.2.15 Khu xử lý nước thải và tập trung rác thải:
Chọn khu vực xử lý nước thải và rác thải có kích thước: L = 20 m, B = 10 m,
H = 5 m. Schất thải=200m2.
3.1.2.16 Nhà nghỉ công nhân:
Chọn nhà nghỉ công nhân có kích thước: L = 16 m, B = 10 m, H = 5 m.
Snhà nghỉ=160m2.
3.1.2.17 Nhà ăn:
Chọn khu vực nhà ăn có kích thước: L = 20 m, B = 12 m, H = 5 m. Snhà ăn=240m2.
3.1.2.18 Khu vực để xe ô tô:
Chọn khu vực để xe ô tô có kích thước: L = 20 m, B = 14 m, H = 6 m.
Sôtô=280 m2.
3.1.2.19 Khu vực để xe máy:
Chọn khu vực để xe máy có kích thước: L = 24 m, B = 16 m, H = 6 m.
Sxe máy=336 m2.
3.1.2.20 Phòng bảo vệ:
Chọn phòng bảo vệ có kích thước: L = 6 m, B = 4 m, H = 3,5 m. Sbảo vệ = 24 m2
Bảng 3.15 Tổng hợp các công trình xây dựng trong nhà máy
STT Tên công trình Kích thước cơ bản Kết cấu xây dựng
L B H S (m2
)
Đồ án tốt nghiệp
54
Khu vực sản xuất
1 Phân xưởng sx chính 50 20 6 1000 Nhà BTCT toàn khối,
mái tôn.
2 Kho nguyên liệu
chính
20 18 6 360 Nhà BTCT toàn khối,
mái tôn
3 Kho nguyên liệu phụ 18 10 6 180 Nhà BTCT toàn khối,
mái tôn
4 Kho chứa lon, thùng
carton
16 12 6 192 Nhà BTCT toàn khối,
mái tôn
5 Kho thành phẩm 24 16 6 384 Nhà BTCT toàn khối,
mái tôn.
6 Phòng bảo hộ lao
động
8 4 5 32 Nhà BTCT toàn khối,
mái tôn
Khu vực cung cấp và đảm bảo kỹ thuật
7 Nhà lò hơi 6 6 6 36 Nhà BTCT toàn khối
8 Khu xử lý nước cấp 12 10 120
9 Khu xử lý nước thải
và rác thải
20 10 200
10 Trạm bơm 6 6 6 36 Khung thép, mái tôn
Khu vực hành chính phục vụ sinh hoạt
11 Phòng bảo vệ 8 4 3,5 32 Nhà BTCT toàn khối
12 Nhà để xe đạp, máy 24 14 6 336 Khung thép, mái tôn
13 Nhà để xe ôtô 20 14 6 280 Khung thép, mái tôn
Đồ án tốt nghiệp
55
14 Nhà ăn 20 12 5 240 Nhà BTCT toàn khối,
mái tôn.
15 Nhà nghỉ công nhân 16 10 5 160 Nhà BTCT toàn khối,
mái tôn.
16 Phòng y tế 10 8 5 80 Nhà BTCT toàn khối
17 Khu vực hành chính 24 8 5 192 Nhà BTCT toàn khối
18 Khu hội trường 20 10 5 200 Nhà BTCT toàn khối
19 Trạm biến áp 6 6 5 36 Khung thép, mái tôn
20 Xưởng cơ điện 16 10 5 160 Nhà BTCT toàn khối,
mái tôn.
21 Nhà tắm và vệ sinh 6 6 3,6 36 Nhà BTCT toàn khối
22 Nhà thí nghiệm, phát
triển sản phẩm
20 10 5 200 Nhà BTCT toàn khối
Tổng diện tích xây dựng các công trình và
bãi lộ thiên
4492m2
Đồ án tốt nghiệp
56
Chapter 4 CHƯƠNG 4: TÍNH ĐIỆN - NƯỚC - HƠI
4.1 Tính hơi.
Công thức tính lượng nhiệt cần thiết cho quá trình gia nhiệt:
)
(
*
* kJ
T
c
m
Q 

Trong đó
- m : khối lượng (kg)
- c : nhiệt dung riêng của dịch dứa (kJ/kgoC)
- T : biến thiên nhiệt độ (oC)
Công thức tính lượng nhiệt cần cho quá trình giữ nhiệt:
Q = G * T * r * q
Trong đó
- G : khối lượng (kg)
- T : thời gian ( h )
- r : nhiệt hóa hơi của nước ( kJ/kg )
- q : lượng nước bốc hơi trong 1 giờ.
4.1.1 Nhiệt cung cấp cho quá trình nấu syrup:
Nhiệt cần cung cấp cho quá trình gia nhiệt nước lên 1000C
Q = 1797,12 * 4,18 * (100- 30) = 525837,31 kJ
- Nhiệt cần cung cấp cho quá trình giữ nhiệt trong 15 phút
Q = (1797,12 + 395,46) * 15/60 * 2310 * 0,05 = 63310,75 kJ
Với r = 2310 KJ/kg là ẩn nhiệt hóa hơi của nước ở 100oC
- Lượng hơi cần cung cấp cho quá trình nấu syrup
Với: 1,05: tổn thất nhiệt ra môi trường ngoài 5%
Đồ án tốt nghiệp
57
0,9: lượng hơi ngưng 90%
r1 = 2208 kJ/kg: ẩn nhiệt hoá hơi của nước ở áp suất 2 at.
4.1.2 Nhiệt cung cấp cho quá trình gia nhiệt
- Nhiệt cần cung cấp cho quá trình gia nhiệt dịch dứa lên 80oC :
Q = 1461,72 * 3,76 * (80-30) = 274821,36 kJ
Với c là nhiệt dung riêng dung dịch đường 18%:
Dựa vào công thức
C = 4180  (25147,542.t) * x (J/kgđộ)
t: nhiệt độ sôi thực tế của dung dịch 0C
x: nồng độ của dung dịch (%)
C = 4,18 - (2514 - 7,542 * 30) * 0,18 = 3,76 kJ/kgoC
- Nhiệt lượng cần cung cấp cho quá trình giữ nhiệt :
Q = 1461,72 * 15 / 60 * 2310 * 0,05 = 42207,16 kJ
Với r = 2310 KJ/Kg là ẩn nhiệt hóa hơi của nước ở 80oC
- Lượng hơi cần cung cấp cho quá trình phối trộn :
4.1.3 Nhiệt cung cấp cho quá trình thanh trùng
- Nhiệt cung cấp cho quá trình gia nhiệt:
Q = 3621,44 * 3,76 * (85 - 40) = 612747,64 kJ
- Nhiệt cung cấp cho quá trình giữ nhiệt 10 phút;
Q = 3621,44 * 10/60 * 2310 * 0,05 = 69712,72 kJ
Đồ án tốt nghiệp
58
- Lượng hơi cần cung cấp cho quá trình thanh trùng:
- Nhiệt cung cấp cho quá trình làm nguội:
Q = 3621,44 * 3,76 * (85 - 40) = 612747,64 kJ
- Lượng nước cần cung cấp cho quá trình làm nguội :
N = 612747,64/ [4,18 * (85 - 40)] = 4188,30 lít
4.1.4 Tính và lựa chọn nồi hơi.
4.1.4.1 Chọn nồi hơi:
Hiện nay hay dùng loại nồi hơi dùng chất đốt là dầu FO ở đây ta chọn 2 nồi hơi có
tên trên thị trường là: KPUP – 2 có các đặc tính sau:
- Năng suất: 500 kg/h.
- Áp suất làm việc: 10 kg /m2.
- Hệ số hữu ích: 65 ÷ 70 %.
- Nhiệt độ hơi bão hoà cực đại: 1800C.
- Kích thước nồi hơi:
• Chiều dài: 5210 mm.
• Chiều rộng: 2800 mm.
• Chiều cao: 4450 mm.
• Thể tích buồng đốt: 9.5 m3.
4.1.4.2 Tính nhiên liệu cho nồi hơi:
Lượng hơi cần dùng cho một ca sản xuất
H = H1 + H2 + H3 = 331,30 + 167,51+ 360,60 = 859,41kg/ca
 Lượng hơi cần dùng cho 1 giờ: 859,41/4 = 204,86 kg/h
Đồ án tốt nghiệp
59
G =
.( )
.100
.
h n
d i i
q

(kg/h).
Trong đó:
d: Lượng hơi cần dùng trong 1 h là d = 204,86 kg/h.
ih = 657 kcal/kg: Nhiệt hàm của hơi nước ra khỏi lò.
in = 28 kcal /kg: Nhiệt hàm của nước vào.
q = 11500 kcal/kg: nhiệt trị của dầu FO.
h = 0,75 hệ số hữu ích thiết bị.
Thay số vào tính:
Tính bình quân cho một lít dứa sản phẩm
4.2 Tính nước dùng để sản xuất một mẻ sản phẩm.
Nước được lấy để sử dụng ở nhà máy có thể lấy từ nguồn nước của khu công
nghiệp, có thể dùng giếng khoan sau đó cần xử lý và đưa vào sản xuất. Nước trong
nhà máy được sử dụng với các mục đích sau:
- Nước dùng cho sản xuất bao gồm: nước rửa nguyên liệu, nấu syrup, làm
nguội sản phẩm, nồi hơi, vệ sinh thiết bị, vệ sinh nhà xưởng
- Nước dùng cho sinh hoạt của công nhân: nước phục vụ ăn uống, tắm rửa,
nhà vệ sinh, nước để tới cây và rửa đường.
Để đảm bảo nước được cung cấp ổn định thì nước được dự trữ trong bể có thể đặt
nổi hoặc đặt chìm dưới đất.
Đồ án tốt nghiệp
60
4.2.1 Tính nước trong quá trình sản xuất:
- Nước cho quá trình rửa: W1 = 12 m3/ca.
- Nước cho quá trình nấu syrup: W2 = 1797,12 lít/ca.
- Nước làm nguội sản phẩm sau khi thanh trùng: W3 = 4188,30 lít/ca.
- Nước dùng cho nồi hơi:
Cứ 1 kg nước khi bốc hơi sẽ được 1 kg hơi.
Biết rằng cần cung cấp lượng hơi là: 859,41 kg/ca.
Do vậy lượng nước cần cung cấp cho lò hơi là: W4 = 859,41 lít/ca.
- Lượng nước cần cho chạy CIP chiếm 10 % nước dùng cho hoạt động sản
xuất trên: W5= 10%*(W1+ W2+ W3+ W4) = 1844,48 lít/ca.
- Lượng nước cần cho vệ sinh thiết bị và nhà xưởng chiếm 20% so với lượng
nước dùng cho sản xuất trên. => W6 = 3688,97 lít/ca.
Tổng lượng nước dùng trong quá trình sản xuất:
Wsx= W1+ W2+ W3+ W4+ W5+ W6 = 24373,28 lít
4.2.2 Tính lượng nước dùng cho sinh hoạt:
Lượng nước dùng cho sinh hoạt chiếm 10% tổng lượng nước dùng cho sản xuất
của nhà máy:
Wsh= Wsx*10% = 24373,28*10% = 2437,33 lít
Vậy tổng lượng nước tiêu thụ của nhà máy trong một ca sản xuất:
W= Wsx+ Wsh = 26810,61 lít.
Hệ số tiêu hao nước trên một lít dứa thành phẩm
Đồ án tốt nghiệp
61
4.3 Tính điện:
Điện dùng trong nhà máy có 2 loại:
- Điện động lực: điện vận hành thiết bị
- Điện dân dụng: điện thắp sáng và sinh hoạt.
4.3.1 Điện động lực:
Bảng 4.1 Tính toán điện năng sử dụng cho thiết bị:
Thiết bị Số lượng Công suất
(kW)
Thời gian
hoạt động
(phút)
Lượng điện
tiêu thụ/mẻ
Rửa 1 2,5 60 2,5
Nghiền xé 1 3,7 60 3,7
Gia nhiệt 1 4,7 60 4,7
Ép 1 4 60 4
Lọc 1 2 60 4
Phối chế 2 2,2 30 2,2
Rót lon-ghép mí 1 5,5 60 5,5
Thanh trùng 2 20 30 40
Bơm 3 3,5 30 5,25
Băng tải 1 0,55 60 0,55
Thiết bị nấu syrup 1 1,7 40 1,13
Tổng cộng 58,83
- Tính điện dùng cho chiếu sáng trong phân xưởng sản xuất:
Diện tích phân xưởng: S = 1000 m2
Chọn công suất chiếu sáng riêng: p = 20 W/m2
Công suất điện dùng cho cả phân xưởng là.
P = 20 x 1000 = 20000 W
Chọn bóng đèn loại 75 W số bóng đèn trong phân xưởng : n = 267 bóng.
Đồ án tốt nghiệp
62
Thời gian sản xuất là 8 giờ/ca
 Công suất chiếu sáng: 75 x 267 x 8 = 160200 W = 160,02 kW.
- Điện năng tiêu thụ của cho một ca sản xuất là
Apx= Ađl + Acs = 58,83 + 160,02 = 218,85 kW.h.
4.3.2 Điện thắp sáng:
4.3.2.1 Tính cho kho nguyên liệu chính:
Kích thước kho: D = 20 m, R = 18 m, h = 6 m
- Chọn kiểu đèn huỳnh quang với cách bố trí như sau:
- Khoảng cách giữa đèn và các tường là: l = 0,3 m.
- Đối với chiều dài ta bố trí 5 bóng đèn, mỗi bóng cách nhau 4,85 m với công
suất 100w/ bóng
- Đối với chiều rộng ta bố trí 4 bóng đèn, mỗi bóng cách nhau 5,8 m với
công suất 100w/ bóng.
- Số bóng trong kho nguyên liệu chính là: 20 bóng.
Tổng công suất bóng đèn trong kho là:P1 = 20 x 100 = 2000 W.
4.3.2.2 Tính cho kho chứa nguyên liệu phụ:
Kích thước kho: D = 18 m, R = 10 m, h = 6 m
- Chọn kiểu đèn huỳnh quang với cách bố trí như sau:
- Khoảng cách giữa đèn và các tường là: l = 0,3 m.
- Đối với chiều dài ta bố trí 4 bóng đèn, mỗi bóng cách nhau 5,8 m với công
suất 100 w/ bóng
- Đối với chiều rộng ta bố trí 3 bóng đèn, mỗi bóng cách nhau 4,8 m với
công suất 100w/ bóng.
- Số bóng trong kho nguyên liệu phụ là: 12 bóng.
Tổng công suất bóng đèn trong kho là:P2 = 12 x 100 = 1200 W.
4.3.2.3 Tính cho kho chứa lon và thùng carton:
Kích thước kho: D = 16 m, R = 12 m, h = 6 m
- Chọn kiểu đèn huỳnh quang với cách bố trí như sau:
Đồ án tốt nghiệp
63
- Khoảng cách giữa đèn và các tường là: l = 0,3 m.
- Đối với chiều dài ta bố trí 4 bóng đèn, mỗi bóng cách nhau 5,4 m với công
suất 100w/ bóng
- Đối với chiều rộng ta bố trí 3 bóng đèn, mỗi bóng cách nhau 5,7 m với
công suất 100w/ bóng.
- Số bóng trong kho chứa lon và thùng carton là: 12 bóng.
Tổng công suất bóng đèn trong kho là:P3 = 12 x 100 = 1200 W
4.3.2.4 Tính cho kho thành phẩm:
Kích thước kho: D = 24 m, R = 16 m, h = 6 m
- Chọn kiểu đèn huỳnh quang với cách bố trí như sau:
- Khoảng cách giữa đèn và các tường là: l = 0,3 m.
- Đối với chiều dài ta bố trí 5 bóng đèn, mỗi bóng cách nhau 5,85 m với công
suất 100w/ bóng
- Đối với chiều rộng ta bố trí 4 bóng đèn, mỗi bóng cách nhau 5,1 m với
công suất 100 w/ bóng.
- Số bóng trong kho thành phẩm là: 20 bóng.
Tổng công suất bóng đèn trong kho là:P4 = 20 x 100 = 2000 W.
4.3.2.5 Tính cho phân xưởng cơ điện:
Kích thước phân xưởng: D = 16 m, R = 8 m, h = 6 m
- Chọn kiểu đèn huỳnh quang với cách bố trí như sau:
- Khoảng cách giữa đèn và các tường là: l = 0,3 m.
- Đối với chiều dài ta bố trí 4 bóng đèn, mỗi bóng cách nhau 5,1 m với công
suất 75w/ bóng
- Đối với chiều rộng ta bố trí 3 bóng đèn, mỗi bóng cách nhau 3,7 m với
công suất 75w/ bóng.
- Số bóng trong phân xưởng cơ điện là: 12 bóng.
Tổng công suất bóng đèn trong xưởng cơ điện là:P5 = 12x75 = 900W.
4.3.2.6 Tính cho nhà nghỉ công nhân:
Đồ án tốt nghiệp
64
Kích thước nhà nghỉ: D = 16 m, R = 10 m, h = 6 m
- Chọn kiểu đèn huỳnh quang với cách bố trí như sau:
- Khoảng cách giữa đèn và các tường là: l = 0,3 m.
- Đối với chiều dài ta bố trí 4 bóng đèn, mỗi bóng cách nhau 5,1 m với công
suất 75w/ bóng
- Đối với chiều rộng ta bố trí 3 bóng đèn, mỗi bóng cách nhau 4,7 m với
công suất 75w/ bóng.
- Số bóng trong nhà nghỉ là: 12 bóng.
Tổng công suất bóng đèn trong nhà nghỉ là:P6 = 12 x 75 = 900 W.
4.3.2.7 Tính cho khu nhà ăn:
Kích thước nhà ăn: D = 20 m, R = 12 m, h = 6 m
- Chọn kiểu đèn huỳnh quang với cách bố trí như sau:
- Khoảng cách giữa đèn và các tường là: l = 0,3 m.
- Đối với chiều dài ta bố trí 5 bóng đèn, mỗi bóng cách nhau 4,85 m với công
suất 75w/ bóng
- Đối với chiều rộng ta bố trí 3 bóng đèn, mỗi bóng cách nhau 5,7 m với
công suất 75w/ bóng.
- Số bóng trong nhà ăn là: 15 bóng.
Tổng công suất bóng đèn trong nhà ăn là:P7 = 15 x 75 = 1125 W.
4.3.2.8 Tính cho khu vực để xe ôtô:
Kích thước nhà xe ôtô: D = 20 m, R = 14 m, h = 6 m
- Chọn kiểu đèn compact với cách bố trí như sau:
- Khoảng cách giữa đèn và các tường là: l = 0,3 m.
- Đối với chiều dài ta bố trí 3 bóng đèn, mỗi bóng cách nhau 9,7 m với công
suất 75w/ bóng
- Đối với chiều rộng ta bố trí 2 bóng đèn, mỗi bóng cách nhau 6,7 m với
công suất 75w/ bóng.
- Số bóng trong nhà xe ô tô là: 6 bóng.
Đồ án tốt nghiệp
65
Tổng công suất bóng đèn trong nhà xe ôtô là:P8 = 6 x 75 = 450 W.
4.2.3.9 Khu vực để xe máy:
Kích thước nhà xe máy: D = 24 m, R = 14 m, h = 6 m
- Chọn kiểu compact với cách bố trí như sau:
- Khoảng cách giữa đèn và các tường là: l = 0,3 m.
- Đối với chiều dài ta bố trí 3 bóng đèn, mỗi bóng cách nhau 11,7 m với công
suất 75w/ bóng
- Đối với chiều rộng ta bố trí 2 bóng đèn, mỗi bóng cách nhau 6,7 m với
công suất 75w/ bóng.
- Số bóng trong nhà xe máy là: 6 bóng.
Tổng công suất bóng đèn trong nhà xe máy là: P9 = 6 x 75 = 450 W.
4.3.2.10 Tính cho phòng y tế:
Kích thước phòng y tế: D = 10 m, R = 8 m, h = 5 m
- Chọn kiểu đèn compact với cách bố trí như sau:
- Khoảng cách giữa đèn và các tường là: l = 0,3 m.
- Đối với chiều dài ta bố trí 3 bóng đèn, mỗi bóng cách nhau 4,7 m với công
suất 75w/ bóng
- Đối với chiều rộng ta bố trí 2 bóng đèn, mỗi bóng cách nhau 3,7 m với
công suất 75w/ bóng.
- Số bóng trong phòng y tế là: 6 bóng.
Tổng công suất bóng đèn trong phòng y tế là:P10 = 6 x 75 = 450 W.
4.3.2.11 Tính cho phòng hành chính:
Kích thước phòng hành chính: D = 24 m, R = 8 m, h = 5 m
- Chọn kiểu đèn compact với cách bố trí như sau:
- Khoảng cách giữa đèn và các tường là: l = 0,3 m.
- Đối với chiều dài ta bố trí 4 bóng đèn, mỗi bóng cách nhau 4,85 m với công
suất 75w/ bóng
Đồ án tốt nghiệp
66
- Đối với chiều rộng ta bố trí 2 bóng đèn, mỗi bóng cách nhau 3,7 m với
công suất 75w/ bóng.
- Số bóng trong phòng hành chính là: 8 bóng.
Tổng công suất bóng đèn trong phòng hành chính là:P11 = 8 x 75 = 600 W.
4.3.2.12 Tính cho hội trường:
Kích thước phòng hội trường: D = 20 m, R = 10 m, h = 5 m
- Chọn kiểu đèn compact với cách bố trí như sau:
- Khoảng cách giữa đèn và các tường là: l = 0,3 m.
- Đối với chiều dài ta bố trí 5 bóng đèn, mỗi bóng cách nhau 4,85 m với công
suất 75w/ bóng
- Đối với chiều rộng ta bố trí 2 bóng đèn, mỗi bóng cách nhau 4,7 m với
công suất 75w/ bóng.
- Số bóng trong phòng hội trường là: 10 bóng.
Tổng công suất bóng đèn trong hội trường là:P12 = 10 x 75 = 750W.
4.3.2.13 Tính cho phòng phát triển sản phẩm:
Kích thước phòng phát triển sản phẩm: D = 20 m, R = 10 m, h = 5 m
- Chọn kiểu đèn compact với cách bố trí như sau:
- Khoảng cách giữa đèn và các tường là: l = 0,3 m.
- Đối với chiều dài ta bố trí 5 bóng đèn, mỗi bóng cách nhau 4,85 m với công
suất 75w/ bóng
- Đối với chiều rộng ta bố trí 2 bóng đèn, mỗi bóng cách nhau 3,7 m với
công suất 75w/ bóng.
- Số bóng trong phòng phát triển sản phẩm là: 10 bóng.
Tổng công suất bóng đèn trong phòng phát triển sản phẩm là:
P13 = 10 x 75 = 750 W.
4.2.3.14 Tính cho nhà vệ sinh:
Số lượng nhà vệ sinh: 2
Đồ án tốt nghiệp
67
Ta bố trí các bong đèn compact ở giữa các phòng vệ sinh, sử dụng 2 bóng đèn
công suất 75w/bóng => cần 4 bóng đèn.
Tổng công suất bóng đèn trong nhà vệ sinh:P14 = 4 x 75 = 300 W.
4.2.3.15 Tính cho phòng bảo vệ:
Kích thước phòng bảo vệ: D = 6 m, R = 4 m, h = 3 m
Ta bố trí bóng đèn ở giữa phòng bảo vệ, sử dụng 1 bóng đèn công suất 75w/bóng
Công suất bóng đèn trong nhà vệ sinh: P15 = 1 x 75 = 75 W.
4.2.3.16 Tính chiếu sáng toàn nhà máy:
Sử dụng 10 bóng đèn chiếu sáng cao áp công suất 1000 W.
Tổng công suất bóng đèn chiếu sáng nhà máy:P16 = 10 x 1000 = 10000 W.
Công suất chiếu sáng:
PDd = P1 + P2 +…+ P16 = 23150 W.
Công suất tính toán: Pttdd = PDd x k = 9260 W.
Với k = 0,4, là hệ số sử dụng không đồng thời.
Nhà máy hoạt động 8 h/ca.
=> Lượng điện năng dân dụng tiêu thụ trong một ca: Add = 9260 x 8 = 74,08 kWh
Lượng điện tiêu thụ toàn bộ nhà máy:
A = Apx + ACx = 218,85+74,08 = 292,93 kW.h.
Tính trung bình lượng điện tiêu thụ để tạo ra một lít dứa thánh phẩm:
Thiết kế nhà máy sản xuất đồ hộp nước dứa năng suất 2 triệu lít năm​
Thiết kế nhà máy sản xuất đồ hộp nước dứa năng suất 2 triệu lít năm​
Thiết kế nhà máy sản xuất đồ hộp nước dứa năng suất 2 triệu lít năm​
Thiết kế nhà máy sản xuất đồ hộp nước dứa năng suất 2 triệu lít năm​
Thiết kế nhà máy sản xuất đồ hộp nước dứa năng suất 2 triệu lít năm​
Thiết kế nhà máy sản xuất đồ hộp nước dứa năng suất 2 triệu lít năm​
Thiết kế nhà máy sản xuất đồ hộp nước dứa năng suất 2 triệu lít năm​
Thiết kế nhà máy sản xuất đồ hộp nước dứa năng suất 2 triệu lít năm​
Thiết kế nhà máy sản xuất đồ hộp nước dứa năng suất 2 triệu lít năm​
Thiết kế nhà máy sản xuất đồ hộp nước dứa năng suất 2 triệu lít năm​
Thiết kế nhà máy sản xuất đồ hộp nước dứa năng suất 2 triệu lít năm​
Thiết kế nhà máy sản xuất đồ hộp nước dứa năng suất 2 triệu lít năm​
Thiết kế nhà máy sản xuất đồ hộp nước dứa năng suất 2 triệu lít năm​
Thiết kế nhà máy sản xuất đồ hộp nước dứa năng suất 2 triệu lít năm​
Thiết kế nhà máy sản xuất đồ hộp nước dứa năng suất 2 triệu lít năm​
Thiết kế nhà máy sản xuất đồ hộp nước dứa năng suất 2 triệu lít năm​
Thiết kế nhà máy sản xuất đồ hộp nước dứa năng suất 2 triệu lít năm​
Thiết kế nhà máy sản xuất đồ hộp nước dứa năng suất 2 triệu lít năm​
Thiết kế nhà máy sản xuất đồ hộp nước dứa năng suất 2 triệu lít năm​
Thiết kế nhà máy sản xuất đồ hộp nước dứa năng suất 2 triệu lít năm​
Thiết kế nhà máy sản xuất đồ hộp nước dứa năng suất 2 triệu lít năm​
Thiết kế nhà máy sản xuất đồ hộp nước dứa năng suất 2 triệu lít năm​
Thiết kế nhà máy sản xuất đồ hộp nước dứa năng suất 2 triệu lít năm​

More Related Content

Similar to Thiết kế nhà máy sản xuất đồ hộp nước dứa năng suất 2 triệu lít năm​

Similar to Thiết kế nhà máy sản xuất đồ hộp nước dứa năng suất 2 triệu lít năm​ (20)

Chiến lược marketing mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thép, HAY
Chiến lược marketing mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thép, HAYChiến lược marketing mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thép, HAY
Chiến lược marketing mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thép, HAY
 
Xây dựng quy phạm thực hành vệ sinh thực phẩm haccp theo tcvn 5603-2008 (cac-...
Xây dựng quy phạm thực hành vệ sinh thực phẩm haccp theo tcvn 5603-2008 (cac-...Xây dựng quy phạm thực hành vệ sinh thực phẩm haccp theo tcvn 5603-2008 (cac-...
Xây dựng quy phạm thực hành vệ sinh thực phẩm haccp theo tcvn 5603-2008 (cac-...
 
Xây dựng quy phạm thực hành vệ sinh thực phẩm haccp theo tcvn 5603-2008 (cac-...
Xây dựng quy phạm thực hành vệ sinh thực phẩm haccp theo tcvn 5603-2008 (cac-...Xây dựng quy phạm thực hành vệ sinh thực phẩm haccp theo tcvn 5603-2008 (cac-...
Xây dựng quy phạm thực hành vệ sinh thực phẩm haccp theo tcvn 5603-2008 (cac-...
 
Xây dựng quy phạm thực hành vệ sinh thực phẩm haccp theo tcvn 5603-2008 (cac-...
Xây dựng quy phạm thực hành vệ sinh thực phẩm haccp theo tcvn 5603-2008 (cac-...Xây dựng quy phạm thực hành vệ sinh thực phẩm haccp theo tcvn 5603-2008 (cac-...
Xây dựng quy phạm thực hành vệ sinh thực phẩm haccp theo tcvn 5603-2008 (cac-...
 
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
 
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
 
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
 
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh sx&t...
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh sx&t...Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh sx&t...
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh sx&t...
 
Khóa luận: Kế toán chi phí sản xuất công ty dược liệu, HAY
Khóa luận: Kế toán chi phí sản xuất công ty dược liệu, HAYKhóa luận: Kế toán chi phí sản xuất công ty dược liệu, HAY
Khóa luận: Kế toán chi phí sản xuất công ty dược liệu, HAY
 
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty tnhh ...
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty tnhh ...Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty tnhh ...
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty tnhh ...
 
Tìm hiếu công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm...
Tìm hiếu công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm...Tìm hiếu công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm...
Tìm hiếu công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm...
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và...
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và...Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và...
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và...
 
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
 
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu chung cư 15 tầng
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu chung cư 15 tầngĐề tài: Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu chung cư 15 tầng
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu chung cư 15 tầng
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán hàng hóa tại Công ty TNHH sản xuất thương...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán hàng hóa tại Công ty TNHH sản xuất thương...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán hàng hóa tại Công ty TNHH sản xuất thương...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán hàng hóa tại Công ty TNHH sản xuất thương...
 
Đề tài: Kế toán hàng hóa tại Công ty nội thất trường học, HAY
Đề tài: Kế toán hàng hóa tại Công ty nội thất trường học, HAYĐề tài: Kế toán hàng hóa tại Công ty nội thất trường học, HAY
Đề tài: Kế toán hàng hóa tại Công ty nội thất trường học, HAY
 
Đề tài: Kế toán hàng hóa tại Công ty sản xuất nội thất trường học
Đề tài: Kế toán hàng hóa tại Công ty sản xuất nội thất trường họcĐề tài: Kế toán hàng hóa tại Công ty sản xuất nội thất trường học
Đề tài: Kế toán hàng hóa tại Công ty sản xuất nội thất trường học
 

More from Man_Ebook

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

Recently uploaded (20)

Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápTóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆTCHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 

Thiết kế nhà máy sản xuất đồ hộp nước dứa năng suất 2 triệu lít năm​

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA CNSH – THỰC PHẨM - MÔI TRƯỜNG  ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐỒ HỘP NƯỚC DỨA NĂNG SUẤT 2 TRIỆU LÍT/NĂM Ngành: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM Giảng viên hướng dẫn : GS.TSKH Nguyễn Trọng Cẩn Sinh viên thực hiện : Trần Thanh Khoa MSSV: 1151100019 Lớp: 11DTP01 TP. Hồ Chí Minh, 2015
  • 2. Đồ án tốt nghiệp LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đồ án tốt nghiệp này do chính tôi thực hiện, không sao chép đồ án tốt nghiệp dưới bất kì hình thức nào, các số liệu trích dẫn trong đồ án tốt nghiệp là trung thực. Nội dung đồ án có tham khảo và sử dụng một số thông tin, tài liệu từ các nguồn sách được liệt kê trong danh mục các tài liệu tham khảo. Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo hay gian trá tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Sinh viên Trần Thanh Khoa
  • 3. Đồ án tốt nghiệp LỜI CẢM ƠN Đồ án tốt nghiệp này được thực hiện tại trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh. Em xin chân thành cảm ơn GS.TSKH Nguyễn Trọng Cẩn đã trực tiếp tận tình hướng dẫn giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực hiện đồ án. Em xin cảm ơn Ban lãnh đạo Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh, khoa Công nghệ sinh học – Thực phẩm – Môi trường đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình nghiên cứu, tạo mọi điều kiện thuận lợi về mặt thủ tục cho hoạt động nghiên cứu của tôi. Cuối cùng, Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới toàn thể gia đình, bạn bè đã luôn động viên, khích lệ tinh thần để em có đủ nghị lực hoàn thành đồ án. Tuy nhiên, do còn thiếu kinh nghiệm cộng với kiến thức có hạn nên không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót, kính mong các thầy cô thông cảm và chỉ dẫn để em được hoàn thiện hơn. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 8 năm 2015 Sinh viên Trần Thanh Khoa
  • 4. Đồ án tốt nghiệp i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG................................................................................................ iv DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. vi LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: LẬP LUẬN KINH TẾ KỸ THUẬT.................................................. 1 1.1 Giới thiệu về nguyên liệu dứa: .................................................................... 1 1.2 Đặc điểm thiên nhiên và vị trí xây dựng:.................................................... 3 1.3 Nguồn cung cấp điện:.................................................................................. 4 1.4 Nguồn cung cấp nước, nhiên liệu nồi hơi và xử lí nước thải ..................... 5 1.5 Giao thông vận chuyển:............................................................................... 5 1.6 Xác định năng suất nhà máy: ...................................................................... 5 CHƯƠNG 2: CHỌN QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ VÀ CÂN BẰNG NGUYÊN VẬT LIỆU................................................................................................................. 6 2.1 Giới thiệu về nguyên vật liệu: ..................................................................... 6 2.1.1 Dứa: ...................................................................................................... 6 2.1.2 Nước:................................................................................................... 11 2.1.3 Đường:................................................................................................ 14 2.1.4 Chất điều chỉnh độ chua (Acid citric):............................................... 15 2.2 Chọn quy trình công nghệ:........................................................................ 17 2.2.1 Sơ đồ quy trình công nghệ:................................................................. 17 2.2.2 Thuyết minh quy trình công nghệ:...................................................... 19 2.2.3 Yêu cầu sản phẩm:.............................................................................. 26 2.2.4 Biểu đồ nhập liệu của nhà máy:......................................................... 27 2.2.5 Biểu đồ sản xuất.................................................................................. 28 2.3 Tính cân bằng nguyên vật liệu. ................................................................. 28 2.3.1 Các thông số tính toán: ...................................................................... 28 2.3.2 Tính cân bằng vật chất cho 100kg nguyên liệu: ................................ 29 2.3.3 Tính cân bằng vật chất theo năng suất nhà máy. .............................. 32
  • 5. Đồ án tốt nghiệp ii CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN, BỐ TRÍ MẶT BẰNG PHÂN XƯỞNG VÀ MẶT BẰNG NHÀ MÁY.................................................................................................. 35 3.1 Tính toán và lựa chọn thiết bị.................................................................... 35 3.1.1 Lựa chọn thiết bị chính....................................................................... 35 3.1.2 Tính và lựa chọn thiết bị phụ: ............................................................ 45 3.1.3 Tính lịch làm việc cụ thể của từng thiết bị:........................................ 48 3.2 Bố trí tổng thể nhà máy:............................................................................ 48 3.2.1 Bố trí các phân xưởng:....................................................................... 50 CHƯƠNG 4: TÍNH ĐIỆN - NƯỚC - HƠI ............................................................ 56 4.1 Tính hơi...................................................................................................... 56 4.1.1 Nhiệt cung cấp cho quá trình nấu syrup:........................................... 56 4.1.2 Nhiệt cung cấp cho quá trình gia nhiệt.............................................. 57 4.1.3 Nhiệt cung cấp cho quá trình thanh trùng ......................................... 57 4.1.4 Tính và lựa chọn nồi hơi..................................................................... 58 4.2 Tính nước dùng để sản xuất một ca sản xuất............................................ 59 4.2.1 Tính nước trong quá trình sản xuất: .................................................. 60 4.2.2 Tính lượng nước dùng cho sinh hoạt:................................................ 60 4.3 Tính điện:................................................................................................... 61 4.3.1 Điện động lực: .................................................................................... 61 4.3.2 Điện thắp sáng:................................................................................... 62 CHƯƠNG 5: BỘ MÁY TỔ CHỨC NHÂN SỰ VÀ VỆ SINH, AN TOÀN LAO ĐỘNG...................................................................................................................... 68 5.1 Bộ máy tổ chức của nhà máy: ................................................................... 68 5.1.1 Ban giám đốc:..................................................................................... 68 5.1.2 Phòng kinh doanh:.............................................................................. 68 5.1.3 Phòng kế hoạch và đầu tư .................................................................. 69 5.1.4 Phòng hành chính:.............................................................................. 69 5.1.5 Phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D):........................... 69 5.1.6 Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS):.................................... 69
  • 6. Đồ án tốt nghiệp iii 5.1.7 Quản đốc phân xưởng:....................................................................... 70 5.1.8 Bộ phận công đoàn:................................................................................ 70 5.2 Tính nhân lực lao động:............................................................................. 70 5.2.1 Nhân lực lao động trực tiếp: .............................................................. 70 5.2.2 Nhân lực lao động gián tiếp:.............................................................. 71 5.3 Vệ sinh và an toàn lao động. ..................................................................... 72 5.3.1 Vệ sinh nhà máy.................................................................................. 72 5.3.2 An toàn lao động................................................................................. 73 5.3.3 Bảo vệ môi trường .............................................................................. 75 CHƯƠNG 6: SƠ BỘ TÍNH KINH TẾ................................................................... 78 6.1 Nội dung tính toán kinh tế:........................................................................ 78 6.1.1 Vốn đầu tư về xây dựng:..................................................................... 78 6.1.2 Vốn đầu tư về thiết bị: ........................................................................ 80 6.2 Tính giá thành sản phẩm ........................................................................... 82 6.3 Lãi hàng năm và thời gian thu hồi vốn của nhà máy................................ 88 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 90
  • 7. Đồ án tốt nghiệp iv DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Diện tích gieo trồng và năng suất dứa phân theo miền của nước ta......... 2 Bảng 2.1 Tình hình trồng dứa tại Việt Nam [] ......................................................... 8 Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng của dứa (tính trên 100g)..................................... 9 Bảng 2.3 Các chỉ tiêu của nước []........................................................................... 12 Bảng 2.4 Chỉ tiêu chất lượng acid citric dùng trong sản xuất đồ hộp nươc dứa [] 16 Bảng 2.5 Chỉ tiêu cảm quan:................................................................................... 17 Bảng 2.6 Chỉ tiêu cảm quan của sản phẩm [] ......................................................... 26 Bảng 2.7 Chỉ tiêu hóa lý của sản phẩm []............................................................... 27 Bảng 2.8 Chỉ tiêu vi sinh sản phẩm ........................................................................ 27 Bảng 2.9 Biểu đồ nhập liệu của nhà máy. .............................................................. 27 Bảng 2.10 Biểu đồ sản xuất của nhà máy............................................................... 28 Bảng 2.11 Yêu cầu chất lượng sản phẩm: .............................................................. 28 Bảng 2.12 Tính chất nguyên liệu của dịch dứa sau khi ép:.................................... 28 Bảng 2.13 Ước lượng tỷ lệ tổn thất: ....................................................................... 28 Bảng 2.14 Cân bằng vật chất cho 100kg nguyên liệu. ........................................... 32 Bảng 2.15 Nguyên liệu cần cho 1 ngày sản xuất.................................................... 33 Bảng 2.16 Nguyên liệu cần cho mỗi ca sản xuất.................................................... 33 Bảng 2.17 Khối lượng nguyên liệu của từng quá trình sau mỗi ca........................ 33 Bảng 2.18 Khối lượng nguyên liệu của từng quá trình sau mỗi giờ. ..................... 34 Bảng 3.1 Cơ sở lựa chọn thiết bị chính................................................................... 35 Bảng 3.2 Thông số kỹ thuật thiết bị ngâm, rửa xối. ............................................... 36 Bảng 3.3 Thông số thiết bị nghiền.......................................................................... 37 Bảng 3.4 Thông số kỹ thuật thiết bị gia nhiệt dạng tấm......................................... 37 Bảng 3.5 Thông số kỹ thuật thiết bị ép trục vít ...................................................... 39 Bảng 3.6 Thông số kỹ thuật thiết bị lọc khung bản................................................ 40 Bảng 3.7 Thông số kỹ thuật thiết bị phối chế......................................................... 41 Bảng 3.8 Thông số làm việc của nồi nấu syrup...................................................... 43 Bảng 3.9 Thông số kỹ thuất thiết bị rót lon và ghép nắp tự động.......................... 44
  • 8. Đồ án tốt nghiệp v Bảng 3.10 Thông số thiết bị thanh trùng: ............................................................... 45 Bảng 3.11 Thông số kỹ thuật băng tải con lăn ....................................................... 46 Bảng 3.12 Thông số kỹ thuật của bơm ................................................................... 46 Bảng 3.13 Thông số kỹ thuật cân............................................................................ 47 Bảng 3.14 Thời gian cụ thể của từng thiết bị.......................................................... 48 Bảng 3.15 Tổng hợp các công trình xây dựng trong nhà máy ............................... 53 Bảng 4.1 Tính toán điện năng sử dụng cho thiết bị:............................................... 61 Bảng 5.1 Phân bố nhân lực lao động trực tiếp........................................................ 70 Bảng 5.2 Phân bố nhân lực lao động gián tiếp ....................................................... 71 Bảng 6.1 Thống kê chí phí xây dựng nhà máy....................................................... 78 Bảng 6.2 Chi phí mua máy móc thiết bị ................................................................. 80 Bảng 6.3 Chi phí nguyên liệu chính trong một năm............................................... 83 Bảng 6.4 Chi phí nguyên liệu phụ trong một năm sản xuất .................................. 83 Bảng 6.5 Thống kê công nhân sản xuất.................................................................. 85 Bảng 6.6 Thống kê cán bộ quản lý. ....................................................................... 85
  • 9. Đồ án tốt nghiệp vi DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Mặt bằng khu công nghiệp Vĩnh Lộc 2 ..................................................... 4 Hình 2.1 Một số giống dứa phổ biến ........................................................................ 7 Hình 2.2 Quả dứa đạt yêu cầu................................................................................. 11 Hình 2.3 Công thức hóa học của Saccharose ......................................................... 15 Hình 2.4 Công thức hóa họcid citric........................................................................15 Hình 2.5 Quy trình sản xuất đồ hộp nước dứa trong.............................................. 18 Hình 2.6 Quy trình nấu syrup.................................................................................. 19 Hình 2.8 Thiết bị lọc khung bản. ............................................................................ 23 Hình 2.10 Cấu tạo thiết bị thanh trùng.................................................................... 26 Hình 3.1 Thiết bị ngâm - rửa xối model CXJ5, Trung quốc. ................................. 36 Hình 3.2 Thiết bị nghiền dứa model RC – L, Nhật Bản......................................... 37 Hình 3.3 Thiết bị gia nhiệt dạng tấm model Sondex H3, Nhật Bản ...................... 38 Hình 3.4 Thiết bị ép trục vít model SP-K, Nhật Bản ............................................. 39 Hình 3.5 Thiết bị lọc khung bản model BKL4/400, Trung quốc........................... 40 Hình 3.6 Thiết bị phối chế model Z300, Trung Quốc............................................ 42 Hình 3.7 Nồi nấu syrup model ZA30, Trung Quốc................................................ 44 Hình 3.8 Thiết bị ghép nắp và ghép mí tự động model GT7B12-FGJ25, Nhật Bản ................................................................................................................................. 44 Hình 3.9 Thiết bị thanh trùng model GH4 – SC, Trung Quốc............................... 45 Hình 3.10 Băng tải con lăn model HU7, Trung Quốc............................................ 46 Hình 3.11 Bơm model EB250, Italia ...................................................................... 47 Hình 3.12 Cân nguyên liệu model PMD 076, Việt Nam ....................................... 48 Hình 5.1 Sơ đồ tổ chức công ty............................................................................... 68
  • 10. Đồ án tốt nghiệp 1 LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay ngành công nghiệp nước giải khát đang phát triển mạnh mẽ ở nước ta cũng như trên thế giới. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng tăng theo. Do đó, trong khẩu phần ăn hằng ngày, ngoài nguồn dinh dưỡng cơ bản là tinh bột, protein, lipid… con người còn quan tâm đến những chất vi lượng cần thiết cho cơ thể như vitamin, chất khoáng… Để có một cơ thể phát triển khoẻ và mạnh, chúng ta cần được cung cấp đủ một lượng vitamin, chất khoáng… cần thiết. Do đó, nhu cầu thị trường về sản phẩm rau quả qua chế biến ngày càng tăng. Trên thị trường đồ uống, sản phẩm nước giải khát có gas từ từ nhường chỗ cho các loại nước ép trái cây. Nước uống chế biến từ trái dứa tốt cho sức khỏe, là loại nước giải khát rất thích hợp với khí hậu nhiệt đới ở nước ta. Dứa là nguồn nguyên liệu tốt cho sức khỏe, nhiều thành phần dinh dưỡng, cung cấp nhiều năng lượng. Ở nhiều nước, người ta dùng trái chanh dây để chế biến thành nhiều thứ bánh ngọt khác nhau, kết hợp hoặc không kết hợp với các loại trái cây khác để làm kem, yaourt… Còn ở nước ta, dứa thường dùng dưới dạng nước giải khát, trong những năm lại đây nhiều loại sản phẩm chiết xuất từ trái dứa đã ra đời phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Sản phẩm nước dứa ép cũng đã được tiến hành sản xuất ở nhiều nước trên thế giới. Bên cạnh khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, sản phẩm này còn mang lại tính tiện lợi trong sử dụng, tiết kiệm nhiều thời gian với giá cả thích hợp. Điều này đáp ứng nhu cầu của con người trong cuộc sống hiện nay, khi mà quỹ thời gian hạn hẹp. Vì vậy, đồ án này sẽ đề cập tới việc thiết kế phân xưởng sản xuất nước ép dứa dạng trong với năng suất 2 triệu lít/năm.
  • 11. Đồ án tốt nghiệp 1 Chapter 1 CHƯƠNG 1: LẬP LUẬN KINH TẾ KỸ THUẬT. 1.1 Giới thiệu về nguyên liệu dứa: Dứa là cây ăn quả nhiệt đới, nguồn gốc ở Nam Mỹ (Brazil, Achentina, Paragoay. Hiện nay trên thế giới, cây dứa được trồng hầu hết các nước nhiệt đới và một số nước á nhiệt đới có mùa sông tương đối ẩm như đảo Hawai, Đài Loan. Dứa có thể trồng tới vĩ tuyến 380 bắc, trong đó các nước Châu Á chiếm trên 60% sản lượng dứa cả thế giới. Các nước trồng nhiều là Philippines, Thái Lan, Malaysia, Hawai, Brazil, Mêhicô, Cuba, Uc, Nam phi. Quả dứa thuộc loại quả tụ, do 100 - 200 quả nhỏ hợp lại. Các giống khác nhau thì hình dạng quả và mắt quả cũng khác nhau. Bộ phận ăn được của quả dứa là do trục của chùm hoa và lá bắc phát triển nên. Sau khi hoa tàn thì quả bắt đầu phát triển. Hình dạng quả: dạng quả lê, hình trụ hay tháp tùy thuộc vào giống và kỹ thuật canh tác, chăm sóc. Trong thời gian hình thành và phát triển quả, chăm sóc kém quả sẽ bị thóp đầu, bẻ cong ngọn trong thời gian quả đang tăng trưởng sẽ làm tăng trọng lượng quả và quả có dạng hình trụ. Màu sắc thịt quả: tùy thuộc vào giống, các sắc tố carotenoit quyết định màu vàng của thịt quả dứa. Sản phẩm nước dứa ép cũng đã được tiến hành sản xuất ở nhiều nước trên thế giới. Bên cạnh khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, sản phẩm này còn mang lại tính tiện lợi trong sử dụng, tiết kiệm nhiều thời gian với giá cả thích hợp. Điều này đáp ứng nhu cầu của con người trong cuộc sống tất bật hiện nay, khi mà quỹ thời gian chăm sóc sức khỏe ngày càng ít đi. Nắm bắt được xu thế đó đồ án này sẽ đề cập tới việc thiết kế nhà máy sản xuất nước ép dứa dạng trong năng suất 2 triệu lít/năm. * Tình hình gieo trồng và năng suất dứa:
  • 12. Đồ án tốt nghiệp 2 Ở nước ta, dứa trồng từ Bắc đến Nam, diện tích trồng cả nước hiện khoảng 40000 ha với sản lượng khoảng 500000 tấn trong đó 90% là phía Nam (tập trung chủ yếu ở Đồng bằng Sông Cửu Long). Các tỉnh trồng dứa nhiều ở miền Nam là Kiên Giang, Tiền Giang, Cà Mau, Cần Thơ, Long An… miền Bắc có Thanh Hóa, Ninh Bình, Tuyên Giang, Phú Thọ….miền Trung có Nghệ An, Quảng Nam, Bình Định,… Năng suất quả bình quân một năm ở các tỉnh phía Bắc khoảng 10 tấn, phía Nam 15 tấn/ha. Bảng 1.1 Diện tích gieo trồng và năng suất dứa phân theo miền của nước ta. Tỉnh/Thành phố Năm 2012 2013 Diện tích trồng – 1000ha Năng suất - Tạ/ha Diện tích trồng – 1000ha Năng suất - Tạ/ha Cả nước 43,2 144 38,6 143,4 Miền Bắc - Đồng bằng Sông Hồng - Đông Bắc - Tây Bắc 8,7 3,8 3,6 1,3 212 100 102 9,1 5,2 2,8 1,1 194,5 94,2 102,5 Miền Trung - Bắc Trung Bộ - Nam Trung Bộ - Tây Nguyên 12,3 6,1 4,7 1,5 143 101 144 13,5 7,9 4,2 1,4 145,3 70,8 140,7 Miền Nam - Đông Nam Bộ - ĐB Sông Cửu Long 22,2 0,9 21,3 222 150 16 1,1 14,9 234,3 151,9
  • 13. Đồ án tốt nghiệp 3 Trong năm cây dứa ra hoa nhiều vụ. Ở miền Bắc vụ chính ra hoa tháng 2-3, thu hoạch tháng 6 - 7, vụ trái ra hoa tháng 6 - 8, thu hoạch tháng 10 - 12. Ở miền Nam, dứa có thể ra hoa quanh năm, song thường tập trung vào tháng 4 - 5 và tháng 9 - 10. Từ khi ra hoa đến thu hoạch trung bình khoảng 4 - 5 tháng. Tình hình sản xuất trong nước và thế giới:  Trên thế giới người ta thường sử dụng dứa để ăn tươi hoặc sử dụng để ép làm các loại nước uống, một số sản phẩm tiêu biểu như: Pineapple (của Hàn Quốc),  Ở nước ta cũng có một số sản phẩm từ dứa như: dứa ép dạng đục của công ty thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, dứa khoanh/dứa miếng nước đường đóng lon của công ty TNHH Thông Tấn… tuy nhiên đa số các sản phẩm này đều sản xuất để phục vụ xuất khẩu, người tiêu dùng trong nước còn rất lạ lẫm với những sản phẩm này. 1.2 Đặc điểm thiên nhiên và vị trí xây dựng: Nhà máy sản xuất đồ hộp nước dứa được đặt tại khu công nghiệp Vĩnh Lộc 2 thuộc Huyện Bến Lức- tỉnh Long An nằm trên quốc lộ 1A Đoạn Km 1929 – 1930, ấp Voi Lá, xã Long Hiệp, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Địa điểm trên được lựa chọn vì các nguyên nhân sau: • Long An là địa phương có diện tích trồng dứa lớn, theo thống kê của sở NNPTNT tỉnh Long An sản lượng dứa toàn tỉnh năm 2014 là 14000 tấn/năm có thể cung cấp nguồn nguyên liệu tại chỗ cho nhà máy, giảm chi phí vận chuyển từ nơi thu hoạch đến nơi chế biến. • Hệ thống giao thông thuận tiện cho việc vận chuyển: - Cách trung tâm thành phố: 25 km - Cách sân bay Tân Sơn Nhất: 28 km - Cách ngã 3 An Lạc (điểm nối vào đại lộ Đông Tây): 14 km - Cách ngã 3 Nguyễn Văn Linh (đoạn nối vào Quốc lộ 1A): 10 km
  • 14. Đồ án tốt nghiệp 4 - Cách khu đô thị Phú Mỹ Hưng: 22 km - Cách cảng Sài Gòn: 27 km - Cách cảng Bourbon (Bến Lức):4 km Hình 1.1 Mặt bằng khu công nghiệp Vĩnh Lộc 2 1.3 Nguồn cung cấp điện: - Giai đoạn 1: nguồn điện được cung cấp từ lưới điện Quốc gia thông qua trạm điện Gò Đen (110/22kV) phục vụ cho tất cả các mục đích sử dụng điện của doanh nghiệp: sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt, chiếu sáng,…
  • 15. Đồ án tốt nghiệp 5 - Giai đoạn 2: nguồn điện được cung cấp từ trạm điện nội bộ của KCN (110/22V) để đáp ứng cho tất cả các Doanh nghiệp hoạt động trong khu, phục vụ chiếu sáng công cộng và nhu cầu điện của khu dân cư tái định cư và lưu trú công nhân. 1.4 Nguồn cung cấp nước, nhiên liệu nồi hơi và xử lí nước thải: Cấp nước: Công suất 5000 – 7000 m3/ ngày đêm được cung cấp từ nhà máy nước Gò Đen. Hoặc sử dụng mạch nước ngầm với độ sâu 200 m. Nhiên liệu: sử dụng nồi hơi với nhiện liệu đốt là dầu FO. Xử lý nước thải: KCN có hệ thống xử lý nước thải với tổng công suất thiết kế là 8.000 m3/ngày đêm. - Nhiệt độ trung bình năm 27,2 oC. - Độ ẩm trung bình năm 77%. - Gió: Hai hướng gió chính là Đông Nam và gió Nam. + Gió Đông Nam thổi thường xuyên từ tháng 1 đến tháng 4. + Gió Tây Nam thổi từ tháng 6 đến tháng 10. 1.5 Giao thông vận chuyển: Cơ sở hạ tầng: địa hình khu vực bằng phảng, nền móng công trình có sức chịu tải khá tốt, hệ thống cơ sở hạ tầng đang hoàn thiện bao gồm: Giao thông: toàn bộ đường trong KCN được quy hoạch phù hợp với khả năng sử dụng và thỏa mãn các yêu cầu về quy trình quy phạm thiết kế đường ô tô của Nhà Nước hiện hành, đường thảm bê tông nhựa nóng, đường chính có lộ giới từ 30 - 47 m, đường phụ lộ giới từ 8 - 16 m thuận tiện cho vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, vỉa hè rộng có cây xanh, bóng mát. 1.6 Xác định năng suất nhà máy: Dựa vào phân tích vùng nguyên liệu và điều kiện kinh tế em lựa chọn thiết kế nhà máy với năng suất 2 triệu lít/năm.
  • 16. Đồ án tốt nghiệp 6 Chapter 2 CHƯƠNG 2: CHỌN QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ VÀ CÂN BẰNG NGUYÊN VẬT LIỆU. 2.1 Giới thiệu về nguyên vật liệu: 2.1.1 Dứa: 2.1.1.1 Nguồn gốc- đặc điểm thực vật học: Dứa là một loại trái cây nhiệt đới tên khoa học là Ananas comosus, thuộc họ tầm gửi Bromeliaceae, rất được ưa chuộng ở phương Tây, và cùng với xoài, dứa được mệnh danh là “vua hoa trái”. Dứa có đủ những đặc tính của một loài trái ngon theo tiêu chuẩn của người phương Tây, mùi dứa mạnh, hấp dẫn, độ ngọt cao và luôn đi đôi với một độ chua. Từ '"dứa" trong tiếng Anh, "pineapple", có nguồn gốc là từ tiếng Tây Ban Nha "piña", được sử dụng lần đầu vào năm 1398 để chỉ một quả thông. 300 năm sau, từ "quả thông" (pinecone) ra đời, do đó, "pineapple" chính thức là từ để chỉ quả dứa. Dứa được phát hiện vào năm 1493 bởi những người châu Âu trên hòn đảo Guadalupe thuộc vùng biển Caribbe. Dứa được trồng lần đầu ở Hawaii vào thế kỉ thứ 18. Hawaii cũng là bang duy nhất ở Mỹ trồng được dứa, các nước khác trồng dứa với mục đích thương mại là Thái Lan, Phillipines, Trung Quốc, Brazil và Mexico. Ở miền Bắc Việt Nam dứa có nhiều ở Vĩnh Phúc, Hà Bắc, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa và Nghệ An.. Còn ở miền Nam dứa trồng nhiều ở các tỉnh Kiên Giang, Tiền Giang, Cà Mau, Cần Thơ, Long An. Cây có thân ngắn. Lá mọc thành hoa thị, cứng, dài, ở mép có răng như gai nhọn (khóm) có khi rất ít (thơm). Khi cây trưởng thành, thì từ chùm lá đó mọc ra một thân dài 20 - 40 cm, mang 1 bông hoa, tận cùng bằng một chùm lá bắc màu tím, các hoa này dính nhau. Khi hình thành quả thì các bắc mọng nước tụ họp với trục của bông hoa thành một quả mọng kép có màu vàng hay màu gạch tôm, các quả thật thì nằm trong các mắt dứa.
  • 17. Đồ án tốt nghiệp 7 Hình 2.1 Một số giống dứa phổ biến 2.1.1.2 Phân loại: Dứa có tất cả khoảng 60 – 70 giống, nhưng có thể gộp chung thành 3 nhóm chính: - Nhóm dứa Hoàng hậu (Queen): trái tương đối nhỏ, khối lượng trung bình khoảng 0,8 - 1,6 kg/trái, thịt trái vàng đậm, giòn, vị chua đậm đà, nhóm này có chất lượng cao thường được dùng để ăn tươi và xuất khẩu. Nhóm dứa này trồng nhiều nhất trong ba nhóm của Việt Nam. Hiện nay, các vùng nguyên liệu trồng dứa chủ yếu ở đồng băng sông Cửu Long như Bến Lức (Long An), Tân Lập (Tiền
  • 18. Đồ án tốt nghiệp 8 Giang), Vị Thanh (Hậu Giang), Gò Quao (Kiên Giang) đề trồng chủ yếu nhóm dứa này. - Nhóm dứa Cayenne: nhóm này có trái lớn, khối lượng trung bình 1,5-2,5 kg/trái, đường kính và chiều dài quả tương đối đồng đều, mắt dẹp, thịt kém vàng và nhiều nước, ít ngọt và thơn hơn dứa queen, các chỉ số trên cho thấy dứa Cayenne thích hợp trong chế biến hoặc xuất khẩu tươi. Dứa Cayenne trồng nhiều ở Đơn Dương (Lâm Đồng). - Nhóm dứa Tây Ban Nha (Spanish): trái lớn hơn dứa queen, thịt trái vàng nhạt, ít mùi thơm nhưng có nhiều nước, nhóm này có chất lượng kém nhất và đây cũng là giống dứa lâu đời nhất. Ở nước ta nhóm dứa này được trồng tập trung ở khu vực Liễu Sơn (Tam Dương, Vĩnh Phúc). Bảng 2.1 Tình hình trồng dứa tại Việt Nam [] Giống dứa, nơi trồng Khối lượng trái, g Chiều cao, cm Đường kính trái, cm Vỏ dày, cm Mắt sâu, cm Đường kính lõi, cm Dứa hoa Phú Thọ 500 10 8,5 1 1,2 2 Dứa hoa Tuyên Quang 490 10,5 8,7 1 1 2,35 Dứa Long An 900 15 10,5 - - 2,1 Dứa caien Phủ Quì 3150 24 15 0,3 1 4,5 Dứa caien Phú Hộ 2050 17,5 13 0,25 1 2,5 Dứa ta Hà Tĩnh 750 13 10 1 1,5 2 Dứa mật Vĩnh Phú 1300 15 11 1,5 1,5 2,6 2.1.1.3 Thành phần hóa học và giá trị của dứa: Trong dứa có khoảng 72- 88 % là nước, 8 -18,5% đường (70% đường chứa trong dứa là saccharose, còn lại là glucose), 0,3 - 0,8% acid (acid nhiều nhất trong thành phần acid hữu cơ của dứa là acid citric chiếm 65%, còn lại là acid malic
  • 19. Đồ án tốt nghiệp 9 (20%), acid taric (10%), acid succinic (3%), 0,25 - 0,5% protein, 0,25% muối khoáng. Hàm lượng vitamin C trong dứa khoảng 15 - 55 mg %, vitamin A 0,06 mg%, vitamin B 1 0,09 mg %, vitamin B2 0,04 mg %.. Thành phần hóa học của dứa thay đổi tùy theo giống, độ chín, thời vụ, địa điểm và điều kiện trổng trọt. Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng của dứa (tính trên 100g) Thành phần Mỗi 100g Vitamin Mỗi 100g Nước Năng lượng Năng lượng Protein Lipid (Fat) Tro Canxi Photpho Sodium Kali Magnesium Đồng Mangan Selenium Glucose (dextrose) Fructose 86 g 49 kcal 205 KJ 0,50 g 0,20 g 0,29 g 7 mg 7 mg 0,37 mg 113 mg 14 mg 0,11 mg 1,65 mg 0,6 mcg 1,7 g 1,9 g 8 g Acid Ascorbic (Vitamin C) Vitamin B-12 Vitamin B-6 Vitamin A, IU Vitamin A RE, / p> Vitamin E Vitamin K Folate (tổng cộng) Folate, thực phẩm Folate, DFE Thiamin Riboflavin Niacin Pantothenic acid Tocopherol, alpha Beta Carotene Alpha Carotene 15 mg 0 mcg 0,09 mg 50 IU 3 mcg_RE 1,0 mg_ATE 0,7 mcg 11 mcg 11 mcg 11 mcg_DFE 0,09 ug 0,036 mg 0,42 mg 0,16 mg 0,10 mg 31 mcg 0 mcg 0 mcg
  • 20. Đồ án tốt nghiệp 10 - Quả dứa được coi là một trong những cây ăn quả nhiệt đới hàng đầu, loại quả “vua”, rất được ưa chuộng ở các nước phương Tây. Quả dứa có mùi thơm mạnh, chứa nhiều đường, lượng calo khá cao, giàu chất khoáng, nhất là Kali, có đủ các loại vitamin cần thiết như A, B1, B2, PP, C đặc biệt trong cây và quả dứa có chất Bromelin là một loại men thủy phân protêin (giống như chất Papain ở đủ đủ), có thể chữa được các bệnh rối loạn tiêu hóa, ức chế phù nề và tụ huyết, làm vết thương mau thành sẹo. Trong công nghiệp, chất Bromelin dùng làm mềm thịt để chế biến thực phẩm, nước chấm. Ở pH 3,3 chất này có tác dụng như men trypsin của dịch tụy. Do đó sau những bữa ăn có nhiều thịt nên tráng miệng bằng vài miếng dứa. - Trong dứa lại có ít chất béo và hàm lượng cholesterol nên nó sẽ là nguồn bổ sung dưỡng chất vô cùng cần thiết cho cơ thể nếu chúng ta ăn thường xuyên. - Dứa giúp tăng quá trình phát triển xương, sụn, răng, lợi. Dứa rất giàu Mangan, một khoáng chất cần thiết cho cơ thể để xây dựng xương và mô lien kết. - Vitamin C có trong dứa được coi là một thứ thuốc tự nhiên cung cấp cho bạn một sức đề kháng tốt cho sức khỏe. 2.1.1.4 Yêu cầu nguyên liệu: Nguyên liệu trong sản xuất nước ép dứa trong là nhóm dứa Hoàng Hậu (Queen) trái tương đối nhỏ, khối lượng trung bình khoảng 0,8 - 1,6 kg/trái, thịt trái vàng đậm, giòn, vị chua đậm đà, thu được nhiều dịch khi ép. Chỉ tiêu chất lượng: - Dứa được nhân viên khâu thu mua (QA) đánh giá về các chỉ tiêu chất lượng trước khi đưa vào nhà máy sản xuất.
  • 21. Đồ án tốt nghiệp 11 - Dứa khi nhận vào bông, cuống còn tươi (bông tự nhiên, cuống dài không quá 10 cm). - Dứa già bóng ( phải nở từ 2/3 mắt trở lên). - Ruột dứa phải có màu vàng nhạt trở lên. - Quả dứa phải tươi tốt, không dập quá, không chín quá (mùi lên men). - Không sâu bệnh, không meo mốc, không bị khuyết tật, không được dính bùn, đất, chuột cắn và có mùi lạ khác. Hình 2.2 Quả dứa đạt yêu cầu Chỉ tiêu về độ chín: Độ chín của dứa đánh giá theo màu sắc vỏ quả có 5 mức độ sau: 1. Độ chín 4: 100% quả có màu vàng sẫm, trên 5 hàng mắt hở. 2. Độ chín 3: 75 – 100% vỏ quả có màu vàng tươi, khoảng 4 hàng mắt mở. 3. Độ chín 2: 25 – 75% vỏ quả có màu vàng tươi, 3 hàng mắt mở. 4. Độ chín 1: quả vẫn còn màu xanh bóng, 1 hàng mắt mở. 5. Độ chín 0: quả vẫn còn xanh sẫm, mắt vẫn còn chưa mở 2.1.2 Nước: Nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất của nhà máy vì vậy nhà máy sừ dụng nguồn nước ngầm mạch sâu. Nước ngầm được bơm lên bể lắng từ độ sâu 280 m sau đó lọc nhanh ở bể lọc và điều chỉnh hàm lượng Clo ở bể nước sạch.
  • 22. Đồ án tốt nghiệp 12 Nguồn nước sạch tạo ra đạt yêu cầu về các chỉ tiêu hóa lý theo QCVN 02:2009/BYT về nước ăn uống, sinh hoạt. Bảng 2.3 Các chỉ tiêu của nước [] T T Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Giới hạn tối đa cho phép Phương pháp thử Mức độ giám sát I II 1 Màu sắc(*) TCU 15 15 TCVN 6185 - 1996 (ISO 7887 - 1985) hoặc SMEWW 2120 A 2 Mùi vị(*) - Không có mùi vị lạ Không có mùi vị lạ Cảm quan, hoặc SMEWW 2150 B và 2160 B A 3 Độ đục(*) NTU 5 5 TCVN 6184 - 1996 (ISO 7027 - 1990) hoặc SMEWW 2130 B A 4 Clo dư mg/l Trong khoảng 0,3- 0,5 - SMEWW 4500Cl hoặc US EPA 300.1 A 5 pH(*) - Trong khoảng 6,0 - 8,5 Trong khoảng 6,0 - 8,5 TCVN 6492:1999 hoặc SMEWW 4500 - H+ A 6 Hàm lượng Amoni(*) mg/l 3 3 SMEWW 4500 - NH3 C hoặc SMEWW 4500 - NH3 A
  • 23. Đồ án tốt nghiệp 13 T T Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Giới hạn tối đa cho phép Phương pháp thử Mức độ giám sát I II D 7 Hàm lượng Sắt tổng số (Fe2+ + Fe3+)(*) mg/l 0,5 0,5 TCVN 6177 - 1996 (ISO 6332 - 1988) hoặc SMEWW 3500 - Fe B 8 Chỉ số Pecmanganat mg/l 4 4 TCVN 6186:1996 hoặc ISO 8467:1993 (E) A 9 Độ cứng tính theo CaCO3 (*) mg/l 350 - TCVN 6224 - 1996 hoặc SMEWW 2340 C B 10 Hàm lượng Clorua(*) mg/l 300 - TCVN6194 - 1996 (ISO 9297 - 1989) hoặc SMEWW 4500 - Cl- D A 11 Hàm lượng Florua mg/l 1.5 - TCVN 6195 - 1996 (ISO10359 - 1 - 1992) hoặc SMEWW 4500 - F- B 12 Hàm lượng Asen tổng số mg/l 0,01 0,05 TCVN 6626:2000 hoặc SMEWW 3500 - As B B
  • 24. Đồ án tốt nghiệp 14 T T Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Giới hạn tối đa cho phép Phương pháp thử Mức độ giám sát I II 13 Coliform tổng số Vi khuẩn/ 100ml 50 150 TCVN 6187 - 1,2:1996 (ISO 9308 - 1,2 - 1990) hoặc SMEWW 9222 A 14 E. coli hoặc Coliform chịu nhiệt Vi khuẩn/ 100ml 0 20 TCVN6187 - 1,2:1996 (ISO 9308 - 1,2 - 1990) hoặc SMEWW 9222 A 2.1.3 Đường: Syrup là một dung dịch đường có nồng độ chất khô cao và thường dao động trong khoảng 63 – 65% (khối lượng). Trong ngành công nghiệp thức uống, syrup được xem là bán thành phẩm. Từ syrup, người ta đã pha chế và tạo thức uống khác nhau. Chuẩn bị syrup là công đoạn quan trọng trong quy trình công nghệ sản xuất thức uống dạng pha chế. Syrup có thể được sản xuất từ đường saccharose hoặc từ tinh bột. Tại Việt Nam hiện nay, chúng ta sản xuất syrup từ đường saccharose. Quy trình sản xuất syrup từ nguyên liệu saccharose đơn giản hơn nhiều so với quy trình sản xuất từ nguyên liệu tinh bột. Tuy nhiên, giá thành syrup từ saccharose sẽ cao hơn. Công thức saccharose: C12H22O11
  • 25. Đồ án tốt nghiệp 15 O H OH H H OH H OH CH2OH H CH2OH H CH2OH OH H H OH O O Hình 2.3 Công thức hóa học của Saccharose Trong sản xuất nhà máy sử dụng đường cát trắng thượng hạng (RE) Chỉ tiêu chất lượng đường RE: • Chỉ tiêu cảm quan: - Tinh thể đồng đều, tơi khô, không vóm cục. - Mùi vị: tinh thể đường cũng như dịch đường trong nước cất có vị ngọt, không có mùi vị lạ. - Màu sắc: tất cả các tinh thể đều trắng, khi hòa với nước cất dung dịch đường trong. • Chỉ tiêu hóa lý: - Hàm lượng Saccharose không nhỏ hơn 99,75% chất khô. - Độ ẩm không lớn hơn 0,05% khối lượng. - Hàm lượng đường khử không lớn hơn 0,05% khối lượng. - Hàm lượng tro không lớn hơn 0,05% khối lượng. - Độ màu không lớn hơn 1,4 độ Stame. 2.1.4 Chất điều chỉnh độ chua (Acid citric): Hình 2.4 Công thức hóa học acid citric.
  • 26. Đồ án tốt nghiệp 16 Acid citric có nhiều trong rau quả với hàm lượng khá cao, có nhiều nhất trong các nhóm cây ăn quả có múi. Acid citric có vị chua dịu nên thường được làm chất điều vị cho sản phẩm, acid citric được sử dụng rộng rãi trong các loại thức uống vì có vị ngon và an toàn hơn so với các loại acid khác. Quá trình bổ sung acid citric nhằm làm giảm vị ngọt gắt của đường, đồng thời làm tăng vị chua hài hòa cho sản phẩm, kích thích tiêu hóa, hạn chế sử phát triển của vi khuẩn, nấm sợi và nấm men, góp phần hạn chế sự oxy hóa, làm tăng thêm mùi vị sản phẩm. Bảng 2.4 Chỉ tiêu chất lượng acid citric dùng trong sản xuất đồ hộp nươc dứa [] Chỉ tiêu Đơn vị đo Mức quy định Hàm lượng acid citric % Không thấp hơn 99,5 Tro sulfat % Không vượt quá 0,05 Chì mg/kg Không vượt quá 5 Arsen mg/kg Không vượt quá 3 Sulphate % Không có Dạng monohydrate % Không thấp hơn 7,5 và không được vượt quá 8
  • 27. Đồ án tốt nghiệp 17 Bảng 2.5 Chỉ tiêu cảm quan: Tên chỉ tiêu Yêu cầu 1. Hình dạng bên ngoài và màu sắc Các tinh thể không màu hay bột trắng không vón cục. 2. Vị Chua, không có mùi vị lạ 3. Mùi Dung dịch acid trong nước cất có nồng độ 20 g/l phải trong suốt 4. Cấu trúc Rời và khô 5. Tạp chất cơ học Không cho phép 2.2 Chọn quy trình công nghệ: 2.2.1 Sơ đồ quy trình công nghệ:
  • 28. Đồ án tốt nghiệp 18 Hình 2.5 Quy trình sản xuất đồ hộp nước dứa trong. Dứa Lựa chọn Cắt cuống, chồi Rửa Nghiền, xé Gia nhiệt Ép Lọc Phối chế Rót lon Ghép mí Thanh trùng Bảo ôn Thành phẩm Cuống, chồi Bã Bã Nước thải Lon Nguyên liệu phụ
  • 29. Đồ án tốt nghiệp 19 Hình 2.6 Quy trình nấu syrup 2.2.2 Thuyết minh quy trình công nghệ: 2.2.2.1 Lựa chọn và phân loại: Mục đích: ✓ Chuẩn bị: lựa chọn những quả có độ chín kỹ thuật loại bỏ những quả hư hỏng, sâu bệnh, hư thối, men mốc. ✓ Hoàn thiện: phân loại nhằm phân chia thành nguyên liệu đồng đều về kích thước, hình dáng, màu sắc hoặc độ chín. Các biến đổi của nguyên liệu: nguyên liệu trở nên đồng đều về kích thước và độ chín, những phần hư hỏng được loại bỏ. Cách thực hiện: - Lựa chọn bằng phương pháp thủ công trên băng tải vận chuyển, công nhân đứng dọc hai bên băng tải và lựa chọn, Nếu trên quả dứa có xuất hiện các dấu hiệu bị hư hỏng hay dập công nhân sẽ tiến hành cắt bỏ các vết hư đó, nếu vết hư quá nặng công nhân sẽ loại bỏ quả dứa đó ra khỏi băng tải. - Ngoài ra người ta có thể dung thiết bị phân loại theo độ chin sử dụng tế bào quang điện. - Băng tải con lăn có khả năng lật mọi phía của quả nhờ đó có thể phát hiện các vết hư. Kích thước băng tải : 60 – 80 cm Đường Hòa tan Nấu (95 - 100oC Nước Syrup
  • 30. Đồ án tốt nghiệp 20 - Tốc độ băng tải: 0,12 - 0,15 m/s - Nguyên liệu phải được dàn mỏng để lựa chọn không bị bỏ sót. 2.2.2.2 Cắt cuống, chồi ngọn: Mục đích: ✓ Khai thác: loại bỏ những phần không sử dụng được và làm gọn quả dứa để chuẩn bị cho quá trình sau. Các biến dổi của nguyên liệu: ✓ Nguyên liệu thay đổi về hình dạng và kích thước. ✓ Mất lớp vỏ bảo vệ nên tốc độ hô hấp của trái tăng nhanh, trái sẽ mau bị nhũn. ✓ Dịch bào tiết ra trên bề mặt là nguyên nhân chính gây ra phản ứng oxy hóa làm thâm bề mặt trái và cũng là môi trường tốt cho vi sinh vật hoạt động. ✓ Vì vậy sau khi cắt, gọt, nguyên liệu phải được nhanh chóng đưa qua quá trình xử lý tiếp theo nhằm tránh hư hỏng sản phẩm. Cách thực hiện: thủ công. Các quả dứa sau khi rửa được đưa lên băng tải, chuyển động chậm, người công nhân cắt, tỉa quả ngay trên băng tải 2.2.2.3 Rửa: Mục đích: loại bỏ đất, cát, tạp chất và một phần vi sinh vật bám vào khe, mắt quả dứa, chuẩn bị cho quá trình nghiền xé. Các biến đổi: nguyên liệu sạch và giảm bớt lượng vi sinh vật trên bề mặt vỏ. Yêu cầu: nguyên liệu sau khi rửa sạch, không bị dập nát, các chất dinh dưỡng ít bị tổn thất, thời gian rửa ngắn và tốn ít nước. Nước rửa cũng như nước dùng trong khi chế biến (như chần, nấu, pha chế) phải là nước an toàn, đảm bảo các chỉ tiêu do Viện vệ sinh dịch y tế (Bộ y tế) quy định.
  • 31. Đồ án tốt nghiệp 21 Cách thực hiện: dùng máy rửa chấn động quá trình rử gồm 2 giai đoạn ngâm và rửa xối. Nguyên lý hoạt động của máy: nguyên liệu được di chuyển trên băng chuyền với tốc độ thích hợp (0,2 m/s). Nước từ các vòi phun từ trên xuống để rửa, đồng thời băng chuyền có độ rung thích hợp để nguyên liệu có thể xoay được và được rửa sạch hơn. Nước rửa đáp ứng theo tiêu chuẩn nước sinh hoạt (TCVN 5502:2003) 2.2.2.4 Nghiền xé: Mục đích: chuẩn bị cho quá trình ép giảm kích thước nguyên liệu, phá vỡ tế bào làm cho dịch bào thoát ra, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ép, tăng hiệu suất cho quá trình ép. Các biến đổi: ✓ Vật lý: kích thước nguyên liệu sẽ giảm, diện tích bề mặt tăng ✓ Hóa học: cấu trúc bị phá vỡ làm phản ứng oxy hóa xảy ra nên cần phải bảo quản nghiêm ngặt sau khi ngiền. ✓ Hóa lý: tăng tốc độ bay hơi của các chất dễ bay hơi. ✓ Hóa sinh: các phản ứng oxy hóa dưới xúc tác enzyme xảy ra mạnh. ✓ Sinh học: thành phần dinh dưỡng thoát ra ngoài và làm cho mật độ vi sinh vật tăng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Yêu cầu: kích thước xé càng nhỏ càng thu được nhiều dịch ép. Tạo điều kiện tốt cho quá trình truyền nhiệt vào nguyên liệu (tăng hệ số truyền nhiệt). Tuy vậy, nếu nghiền quá nhỏ khi ép sẽ không tạo thành rãnh thoát nước quả, cũng làm giảm hiệu suất ép. Cách thực hiện: dứa được đưa từ băng tải vào máy nghiền xé. 2.2.2.5 Gia nhiệt: Mục đích: chuẩn bị cho quá trình lọc, làm giảm độ nhớt của dịch nước dứa. Vô hoạt enzyme, tiêu diệt hoặc ức chế hệ vi sinh vật, tạo điều kiện thuận lợi để tăng hiệu suất ép.
  • 32. Đồ án tốt nghiệp 22 Các biến đổi: có thể tổn thất một số hợp chất hóa học mẫn cảm với nhiệt độ như protein, các hợp chất thơm, chất màu,…hay tạo ra một số hợp chất hóa học khác ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm; một số loài vi sinh vật bị ức chế, hệ enzyme của quả bị vô hoạt, có sự tách pha giữa protein kết tủa và dịch quả,… Cách thực hiện: sử dụng thiết bị gia nhiệt dạng bản mỏng. Thông số kỹ thuật: nhiệt độ gia nhiệt: 75 – 80 oC, thời gian gia nhiệt: 3 – 5 phút 2.2.2.6 Ép: Mục đích: tách tối đa dịch bào ra khỏi nguyên liệu, tách bỏ bã ép. Hiệu suất ép phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: phẩm chất nguyên liệu, phương pháp sơ chế, cấu tạo, chiều dày, độ chắc của lớp nguyên liệu ép. Bên cạnh đó tốc độ và áp lực ép cũng rất quan trọng vì vậy cần có tốc tộ và áp lực ép phù hợp. Các biến đổi: một số liên kết trong quả bị phá vỡ do tác động của lực cơ học, cấu trúc tế bào bị phá vỡ, dịch bào thoát ra ngoài. - Vật lý: pha lỏng tăng lên. - Hóa học: vitamin tiếp tục bị oxi hóa. - Sinh học: vi sinh vật phát triển. Cách thực hiện : sử dụng thiết bị ép trục vis vận hành với tốc độ trục vis 150 – 200 rpm, áp lực 138 – 150 MN/m2. Bên trên thùng chứa dịch dứa ép phải có vải lọc thô. 2.2.2.7 Lọc : Mục đích: tách một phần hay toàn bộ cặn không tan lơ lửng trong dịch ép, quá trình này thường được tiến hành ngay sau quá trình ép. Các biến đổi: các chất cặn, kết tủa trong nước quả sau gia nhiệt được lọc bỏ, dung dịch nước quả trở nên trong hơn, màu sắc sáng đẹp. Cách thực hiện: dịch ép sẽ được bơm vào thiết bị lọc khung bản để tiến hành quá trình lọc. Máy lọc ép khung bản là máy lọc ép sử dụng áp suất và sức nén ép để giảm thể tích của chất lỏng ( dạng lỏng). Máy ép khung bản là giải pháp tách chất rắn
  • 33. Đồ án tốt nghiệp 23 và lỏng được ứng dụng nhiều trong các ngành công nghiệp như hóa chất, chế biến thực phẩm, nhuộm, thuộc da, mạ, khai mỏ, xử lý nước thải công nghiệp, đô thị, nước thải giấy, mía đường, luyện khoáng, dầu ăn, bột giấy Thiết bị loại này ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu cũng như trong thực tiễn. Máy được thiết kế làm việc theo nguyên tắc gián đoạn. Tuy nhiên, muốn làm việc liên tục người ta phải lắp thêm một bộ phận vận hành phụ trợ. Nguyên lý hoạt động: Khung và bản được xếp liên tiếp nhau trên giá đỡ. Giữa khung và bản là vách ngăn lọc. Ép chặt khung và bản nhờ cơ cấu đai vít xoắn nhờ tay quay. Huyền phù theo ống dẫn đi vào thiết bị, phân ra theo số lượng khung tràn vào khoang ống. Dưới áp suất nước lọc đi qua vách ngăn lọc theo các rãnh chảy xuống và nhờ van tháo ra ngoài. Pha rắn bị giữ lại trên bề mặt vách ngăn lọc và chứa trong khung. Khi các khung đã đầy bã , thì dừng quá trình lọc và tiến hành quá trình rửa bã. Việc rửa bã có thể thực hiện xuôi chiều giống như quá trình lọc, hoặc rửa bã ngược chiều như mô tả. Nước rửa bã vào bản và ra bản khác. Trong trường hợp này quá trình rửa thực hiện với chiều dày lớp bã gấp đôi. Hình 2.7 Thiết bị lọc khung bản. 2.2.2.8 Phối chế:
  • 34. Đồ án tốt nghiệp 24 Mục đích: - Tạo sự hài hòa cho sản phẩm. - Trộn lẫn hai hay nhiều nguyên liệu lại với nhau để nhận được sản phẩm cuối cùng có hương vị, màu sắc đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng. Các biến đổi: - Vật lý: thay đổi thể tích, tăng độ nhớt của sản phẩm. - Hóa học: thay đổi hàm lượng chất khô, pH tăng nhẹ. - Cảm quan: sản phẩm có vị hài hòa, hương vị đặc trưng. Thành phần: Trong quá trình chế biến, tanin trong quả thường bị oxi hóa thành flobafen có màu đen. Để tránh hiện tượng này, người ta pha chế thêm chất chống oxi hóa mà thường dùng nhất là acid ascorbic (vit C). Vit C vừa có tác dụng ổn định màu sắc, vừa tăng giá trị dinh dưỡng cho sản phẩm. Đường đạt 18o Bx. Cho vị ngọt dịu. Acid citric đạt pH = 3,7. Giảm vị ngọt gắt của đường. Sản phẩm có vị chua ngọt hài hoà. Kích thích tiêu hoá, góp phần hạn chế sơ phát triển của VSV, hạn chế sự oxi hoá… Ngoài ra còn bổ sung thêm màu thực phẩm để tăng giá trị cảm quan cho sản phẩm, đồng thời giúp sản phẩm không bị nhạt màu trong quá trình bảo quản. Yêu cầu: Sản phẩm phải có hương rõ rệt của nguyên liệu, vị chua thích hợp. Sản phẩm có nồng độ chất khô vào khoảng 16%, chỉnh pH về 4 – 4,2. Cách thực hiện: quá trình phối chế được thực hiện trong các thùng phối chế chuyên dùng có cánh khuấy để trộn đều. Sử dụng cánh khuấy turbin 2 tầng để tăng khả năng đảo trộn. 2.2.2.9 Bài khí-Ghép mí: Mục đích: hoàn thiện: hạn chế sự nhiễm của vsv đồng thời rót nóng giúp bài khí trong bao bì.
  • 35. Đồ án tốt nghiệp 25 Các biến đổi: ✓ Vật lý: có sự thay đổi thể tích, khối lượng, tỉ trọng và xuất hiện gradient nhiệt độ. ✓ Hóa học: thay đổi tốc độ các phản ứng hóa học. ✓ Hóa lý: sự bốc hơi nước và đông tụ protein. ✓ Sinh học: vsv bị ức chế, tiêu diệt. ✓ Hóa sinh: enzyme bị vô hoạt. ✓ Màu sắc: hơi sậm. ✓ Độ trong tăng, mùi vị có thể bị giảm do bị phân hủy và bay hơi. Cách thực hiện: đun nóng nước quả lên nhiệt độ 70oC trong 30 – 40 s  rót nóng. Thiết bị: Sau khi phối trộn, nước dứa sẽ được gia nhiệt và rót lon và đóng nắp tự động, các lon sẽ được rửa sạch sau đó theo băng tải đi vào trong hệ thống rót, tại đây các đầu rót sẽ tiến hành rót lon và tiếp tục đến hệ thống ghép nắp sau đó được băng tải đưa sản phẩm ra ngoài để thực hiện công đoạn tiếp theo. 2.2.2.10 Thanh trùng Mục đích: tiêu diệt hầu hết vsv gây bệnh và gây hư hỏng sản phẩm giúp bảo quản sản phẩm lâu hơn. Cách thực hiện: sau khi ghép mí, sản phẩm được xếp trong các xe đẩy sau đó vận chuyển đến công đoạn thanh trùng, tại đây các xe đẩy sẽ được xếp vào bồn thanh trùng, kỹ thuật viên sẽ cài đặt các thông số và tiến hành thanh trùng sản phẩm. Nhà máy sử dụng nồi autoclave nằm ngang ✓ Thông số kỹ thuật: ✓ Nhiệt độ thanh trùng: 85oC ✓ Thời gian gia nhiệt: 10 phút ✓ Thời gian thanh trùng: 10 phút ✓ Thời gian làm nguội: 10 phút
  • 36. Đồ án tốt nghiệp 26 Hình 2.8 Cấu tạo thiết bị thanh trùng. 2.2.2.11 Bảo ôn: - Mục đích: hoàn thiện, tăng tính ổn định cho sản phẩm. - Các biến đổi: không đáng kể. - Các thực hiện: sau khi thanh trùng, sản phẩm được lấy ra và làm nguội bằng không khí tự nhiên, sau 15 ngày bộ phận KCS sẽ lấy mẫu sản phẩm đi kiểm tra về các chỉ tiêu vi sinh, cảm quan, hóa lý… nếu sản phẩn đạt yêu cầu sẽ được hoàn thiện dán nhãn vả đưa đi tiêu thụ. 2.2.3 Yêu cầu sản phẩm: Bảng 2.6 Chỉ tiêu cảm quan của sản phẩm [] Màu Vàng Mùi, vị Đặc trưng, không lẫn mùi vị lạ Trạng thái Dạng trong
  • 37. Đồ án tốt nghiệp 27 Bảng 2.7 Chỉ tiêu hóa lý của sản phẩm [] Hàm lượng chất khô >= 16% Hàm lượng acid 0,2 – 0,6% Bảng 2.8 Chỉ tiêu vi sinh sản phẩm Vi sinh vật Giới hạn cho phép trong 1ml thực phẩm Staphylococcus aureus 0 Coliforms 0 Escheria Coli 0 Bacillus cereus 0 Tổng số tế bào nấm men, nấm mốc 0 2.2.4 Biểu đồ nhập liệu của nhà máy: Bảng 2.9 Biểu đồ nhập liệu của nhà máy. Tháng/ nguyên liệu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Dứa Nước Đường Enzyme Acid citric
  • 38. Đồ án tốt nghiệp 28 2.2.5 Biểu đồ sản xuất Bảng 2.10 Biểu đồ sản xuất của nhà máy Ca / tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Ca 1 Bảo trì Ca 2 2.3 Tính cân bằng nguyên vật liệu. 2.3.1 Các thông số tính toán: Sử dụng dịch syrup để phối chế có hàm lượng theo phần trăm khối lượng có tỷ lệ 18%. Bảng 2.11 Yêu cầu chất lượng sản phẩm: Tính chất sản phẩm Tỉ lệ % Hàm lượng chất khô 16 Hàm lượng acid citric 0,45 Bảng 2.12 Tính chất nguyên liệu của dịch dứa sau khi ép: Tính chất của nguyên liệu Tỉ lệ % Độ brix của nước dứa sau khi ép 13 Hàm lượng acid citric 0,51 Bảng 2.13 Ước lượng tỷ lệ tổn thất: Quá trình Tổn thất (-), tăng (+) % Giải thích Cắt cuống, chồi -10 Loại bỏ cuống, chồi Rửa -0,3 Loại bỏ bụi bẩn bám bên ngoài quả
  • 39. Đồ án tốt nghiệp 29 Nghiền xé -0,5 Tổn thất do quá trình nghiền Gia nhiệt -0,2 Tổn thất do quá trình gia nhiệt Ép -30 Tồn thất do quá tình ép Lọc -5 Tổn thất do quá trình lọc Phối chế + dịch phối chế -0,5% - Tăng lên do phối trộn dịch quả với đường, nước, acid citric - Giảm do sản phẩm dính thiết bị: thành, cánh khuấy Rót sản phẩm -0,5 - Tổn thất do sản phẩm dính vào đường ống,thành thiết bị - Sản phẩm rơi rớt bên ngoài Ghép mí -0,2 Tổn thất do bài khí, ghép mí 2.3.2 Tính cân bằng vật chất cho 100kg nguyên liệu: Quy ước: Gv: khối lượng nguyên liệu đầu vào của từng quá trình Gr: khối lượng nguyên liệu đầu ra của từng quá trình T: tổn thất quá trình Gtp: khối lượng thành phẩm Gnl: khối lượng nguyên liệu ban đầu Csp: hàm lượng chất khô sản phẩm. Ccitric syrup: hàm lượng citric trong syrup. Gcitric dứa: khối lượng citric trong dứa. 2.3.2.1Quá trình cắt cuống: Khối lượng nguyên liệu đầu vào: Gv = 100 kg Tỷ lệ tổn thất: 10%.
  • 40. Đồ án tốt nghiệp 30 Khối lượng tổn thất: 10% * 100 = 100 kg Khối lượng đầu ra Gr = 100 – 10 = 90 kg 2.3.2.2 Quá trình rửa: Khối lượng nguyên liệu đầu vào: Gv = 90 kg Tỷ lệ tổn thất: 0,3%. Khối lượng tổn thất: 0,3% * 90 = 0,27 kg Khối lượng đầu ra Gr = 90 - 0,27 = 89,73 kg 2.3.2.3 Quá trình nghiền,xé: Khối lượng nguyên liệu đầu vào: Gv = 89,73 kg Tỷ lệ tổn thất: 0,5%. Khối lượng tổn thất: 0,5% * 89,73 = 0,45 kg Khối lượng đầu ra Gr = 89,73 - 0,45 = 89,23 kg 2.3.2.4 Quá trình gia nhiệt: Khối lượng nguyên liệu đầu vào: Gv= 89,23 kg Tỷ lệ tổn thất: 0,2%. Khối lượng tổn thất: 0,2% * 89,23 = 0,18 kg Khối lượng đầu ra Gr = 89,23 - 0,18 = 89,05 kg 2.3.2.5 Quá trình ép: Khối lượng nguyên liệu đầu vào: Gv = 89,05 kg Tỷ lệ tổn thất: 30%. Khối lượng tổn thất: 30% * 89,05 = 26,70 kg Khối lượng đầu ra Gr = 89,05 - 26,70 = 62,40 kg 2.3.2.6 Quá trình lọc: Khối lượng nguyên liệu đầu vào: Gv = 62,40 kg Tỷ lệ tổn thất: 5%. Khối lượng tổn thất: 5% * 62,40 = 3,12 kg Khối lượng đầu ra Gr = 62,40-3,12 = 59,28 kg 2.3.2.7 Quá trình phối chế:
  • 41. Đồ án tốt nghiệp 31 Chọn syrup có nổng độ 18oBx để phối chế. Với nồng độ chất khô trong sản phẩm là 16% ta có phương trình:  Gsyrup = 89,92 kg. • Tính khối lượng đường RE cần dùng: Ta có độ tinh khiết của đường RE là 99,8% Tổng lượng syrup cần dùng để phối chế là 89,09 kg  Hệ phương trình:  Với x là lượng nước thêm vào. y là lượng đường RE cần dùng. Khối lượng acid citric cần dùng là: 0,5% * 89,82 = 0,45 kg Khối lượng sản phẩm sau khi phối chế (chưa tính tổn thất) Gphối chế = Gsyrup + Gr dịch dứa + Gacid citric Gphối chế= 89,92 + 59,28 + 0,45 = 148,65 kg. Tổn thất: 0,5% Khối lượng tổn thất: 148,65 * 0,5% = 0,74 kg Khối lượng đầu ra: 148,65 - 0,74 = 147,91 kg 2.3.2.8 Quá trình rót: Khối lượng nguyên liệu đầu vào: Gv = 147,91 kg Tỷ lệ tổn thất: 0,5% Khối lượng tổn thất: 0,5%*147,91 = 0,74 kg Khối lượng đầu ra Gr =147,91 - 0,74=147,17 kg
  • 42. Đồ án tốt nghiệp 32 2.3.2.9 Quá trình ghép mí: Khối lượng nguyên liệu đầu vào: Gv = 147,17 kg Tỷ lệ tổn thất: 0,2% Khối lượng tổn thất: 0,2%*147,17 = 0,29 kg Khối lượng đầu ra Gr = 147,17 - 0,29 = 146,88 kg Bảng 2.14 Cân bằng vật chất cho 100kg nguyên liệu. Công đoạn Khối lượng đầu vào (kg) Khối lượng đầu ra (kg) Nguyên liệu ban đầu 100 Căt cuống, chồi ngọn 100 90 Rửa 90 89,73 Nghiền-xé 89,73 89,23 Gia nhiệt 89,23 89,05 Ép 89,05 62,40 Lọc 62,40 59,28 Phối chế 59,28 147,91 Rót vào hộp 147,91 147,17 Ghép mí 147,17 146,88 2.3.3 Tính cân bằng vật chất theo năng suất nhà máy. Năng suất nhà máy 2 triệu lít/năm Nhà máy làm việc 300 ngày  Năng suất 1 ngày của nhà máy là : Ta có khối lượng riêng của sản phẩm bằng khối lượng riêng của dịch đường 18% d= 1087 kg/m3 Khối lượng sản phẩm dứa sản xuất trong 1 ngày : m = 6666,67 * 1,087 = 7246,67(kg)
  • 43. Đồ án tốt nghiệp 33 Cứ 100kg nguyên liệu dứa sản xuất được 146,88 kg sản phẩm  Khối lượng nguyên liệu cần cho 1 ngày sản xuất là: m = 7246,67 * 100/146,88 = 4933,73 kg Bảng 2.15 Nguyên liệu cần cho 1 ngày sản xuất Thành phần Khối lượng (kg) Dứa 4933,72 Đường 790,92 Nước 3594,24 Acid citric 32,6 Mỗi ngày nhà máy làm việc 2 ca. Bảng 2.16 Nguyên liệu cần cho mỗi ca sản xuất Thành phần Khối lượng (kg) Dứa 2466,86 Đường 395,46 Nước 1797,12 Acid citric 16,3 • Tính số lượng lon cần cho sản xuất: Chọn lon chứa sản phẩm có thể tích 330 ml  Số lượng lon cần cho 1 ca sản xuất là 6666,67 x 103/330 = 20202 lon/ngày  Số lượng lon cần cho 1 mẻ sản xuất là 10101 lon/ca Bảng 2.17 Khối lượng nguyên liệu của từng quá trình sau mỗi ca Công đoạn Khối lượng đầu vào (kg) Khối lượng đầu ra (kg) Nguyên liệu ban đầu 2466,86 Căt cuống, chồi ngọn 2466,86 2220,18
  • 44. Đồ án tốt nghiệp 34 Rửa 2220,18 2213,52 Nghiền-xé 2213,52 2202,46 Gia nhiệt 2202,46 2198,06 Ép 2198,06 1538,64 Lọc 1538,64 1461,72 Phối chế 3665,26 3646,94 Rót vào hộp 3646,94 3628,70 Ghép mí 3628,70 3621,44 Bảng 2.18 Khối lượng nguyên liệu của từng quá trình sau mỗi giờ. Công đoạn Khối lượng đầu vào (kg) Khối lượng đầu ra (kg) Nguyên liệu ban đầu 616,72 Căt cuống, chồi ngọn 616,72 555,04 Rửa 555,04 553,38 Nghiền-xé 553,38 550,62 Gia nhiệt 550,62 549,52 Ép 549,52 384,66 Lọc 384,66 365,44 Phối chế 365,44 911,74 Rót vào hộp 911,74 907,18 Ghép mí 907,18 905,36
  • 45. Đồ án tốt nghiệp 35 Chapter 3 CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN, BỐ TRÍ MẶT BẰNG PHÂN XƯỞNG VÀ MẶT BẰNG NHÀ MÁY 3.1 Tính toán và lựa chọn thiết bị. Một ngày nhà máy làm việc 1 ca và một ca được chia làm 2 mẻ sản xuất 3.1.1 Lựa chọn thiết bị chính Bảng 3.1 Cơ sở lựa chọn thiết bị chính. STT Tên thiết bị Hoạt động 1 Rửa Liên tục 2 Nghiền, xé Liên tục 3 Gia nhiệt Liên tục 4 Ép Liên tục 5 Lọc Liên tục 6 Nấu syrup Liên tục 7 Phối chế Gián đoạn 8 Rót Liên tục 9 Ghép mí Liên tục 10 Thanh trùng Gián đoạn 3.1.1.1Thiết bị ngâm, rửa xối. Khối lượng dứa nhập liệu là: 2220,18 kg. Chọn thời gian rửa: 1,5 giờ Năng suất của thiết bị là: Chọn thiết bị có năng suất vượt 10% so với năng suất thực tế N’= 1480,12 x 1,1 = 1628,32 kg/h Chọn thiết bị rửa CXJ – 5 của công ty Saiwei, Trung Quốc.
  • 46. Đồ án tốt nghiệp 36 Bảng 3.2 Thông số kỹ thuật thiết bị ngâm, rửa xối. Năng suất 1,7 tấn/h Công suất 2,5 kW Kích thước thiết bị (LxWxH) 3500 x 1000 x 1800 (mm) Lượng nước sử dụng 6m3/h Số lượng thiết bị 1 Hình 3.1 Thiết bị ngâm - rửa xối model CXJ5, Trung quốc. 3.1.1.2 Thiết bị nghiền, xé Khối lượng nguyên liệu: 2213,52 kg. Chọn thời gian nghiền: 1,5 giờ Năng suất thiết bị: Chọn thiết bị có năng suất vượt 10% so với năng suất thực tế N’= 1,1 x 1475,68 = 1623,25 kg/h Thiết bị: thiết bị nghiền hiệu RC – L của công ty Sanritsu, Nhật Bản.
  • 47. Đồ án tốt nghiệp 37 Bảng 3.3 Thông số thiết bị nghiền Công suất 3,7 kW Năng suất 1700 kg/h Kích thước thiết bị (LxWxH) 2500 x 1000 x 1200 (mm) Trọng lượng thiết bị 660kg Số lượng thiết bị 1 Hình 3.2 Thiết bị nghiền dứa model RC – L, Nhật Bản 3.1.1.3 Thiết bị gia nhiệt: Khối lượng nguyên liệu đầu vào: 2202,46 kg Chọn thời gian gia nhiệt: 1,5 giờ Năng suất thiết bị: Chọn thiết bị có năng suất vượt 10% so với năng suất thực tế N’= 1,1 x 1468,31 = 1615,14 kg/h Thiết bị: chọn thiết bị gia nhiệt hiệu Sondex. Bảng 3.4 Thông số kỹ thuật thiết bị gia nhiệt dạng tấm Năng suất 1700 kg/h Công suất 4,7 kW Kích thước thiết bị (LxWxH) 1500 x 700 x 1300 (mm)
  • 48. Đồ án tốt nghiệp 38 Nhiệt độ thiết kế tối đa 800oC Bề mặt trao đổi nhiệt 12 m2 Số lượng thiết bị 1 Hình 3.3 Thiết bị gia nhiệt dạng tấm model Sondex H3, Nhật Bản 3.1.1.4 Thiết bị ép: Nguyên liệu cần ép: 2198,06 kg Chọn thời gian ép : 1,5 giờ Năng suất thiết bị : Chọn thiết bị có năng suất vượt 10% so với năng suất thực tế N’= 1,1 x 1465,37 = 1611,91 kg/h
  • 49. Đồ án tốt nghiệp 39 Thiết bị: Thiết bị sử dụng là thiết bị ép trục vis hiệu SP – K của công ty FKC, Nhật Bản. Bảng 3.5 Thông số kỹ thuật thiết bị ép trục vít Công suất 4 kW Hiệu suất ép 92% Năng suất 1700 kg/h Kích thước thiết bị (LxWxH) 1500 x 900 x 1200 (mm) Đường kính trục 175mm Tốc độ chuyển động trục 400 vòng/phút Số lượng thiết bị 1 Hình 3.4 Thiết bị ép trục vít model SP-K, Nhật Bản 3.1.1.5 Thiết bị lọc khung bản. Nguyên liệu cần lọc: 1538,64 kg = 1,4m3 Chọn thời gian lọc: 1,5 giờ
  • 50. Đồ án tốt nghiệp 40 Chọn thiết bị có năng suất 1,5 m3/h Thiết bị: sử dụng thiết bị lọc khung bản hiệu BKL4/400 của công ty Saiwei, Trung Quốc. Bảng 3.6 Thông số kỹ thuật thiết bị lọc khung bản Công suất 2 kW Năng suất 1 – 1,5 m3/h Kích thước thiết bị (LxWxH) 3500 x 800 x 1200 (mm) Số lượng thiết bị 1 Hình 3.5 Thiết bị lọc khung bản model BKL4/400, Trung quốc 3.1.1.6 Thiết bị phối chế: Lượng dịch trong bồn phối chế là: 3665,26 kg Chọn thời gian phối chế : 40 phút. Năng suất thiết bị : Với hệ số chứa đầy là 0,8
  • 51. Đồ án tốt nghiệp 41  Cần chọn thiết bị có năng suất:  Chọn bồn phối trộn có thể tích 4,6 m3 và sửa dụng 2 bồn. Chọn bồn có đường kính d = 1,5 m  Chiều cao thân bồn  H = 2,6 m Đáy bồn cách mặt đất 1 m => chiều cao tổng thể bồn là H’= 3,6 m Bảng 3.7 Thông số kỹ thuật thiết bị phối chế Model LRG-1000 Kích thước(DxH’) 1500 x 3600 mm Thể tích thùng chứa 2,3 m3 Công suất động cơ 1,1 kW Áp suất làm việc 0,25 Mpa Hãng sản xuất Zhejiang DaYu Light Industrial Machinery Co., Ltd. - Trung Quốc Nhiệt độ làm việc 100oC Chỉ tiêu GMP, ISO Tốc độ cánh khuấy 0-720 vòng/phút Vật liệu Thép không gỉ
  • 52. Đồ án tốt nghiệp 42 Hình 3.6 Thiết bị phối chế model Z300, Trung Quốc 3.1.1.7 Thiết bị nấu syrup: Lượng syrup cần cho một mẻ: 2192,58 kg Thời gian nấu suyrup: 20 phút Năng suất thiết bị: Với hệ số chứa đầy bằng 0,8  Năng suất thiết bị thực tế:  Chọn thiết bị nấu syrup có thể tích 8m3 và sử dụng 1 bồn nấu syrup. Chọn bồn nấu syrup có đường kính d = 2 m  Chiều cao thân bồn
  • 53. Đồ án tốt nghiệp 43  H = 2,55 m Đáy bồn cách mặt đất 1 m => chiều cao tổng thể bồn là H’= 3,55 m Bảng 3.8 Thông số làm việc của nồi nấu syrup Model LRG-1000 Kích thước(DxH’) 2000 x 3550mm Thể tích thùng chứa 4m3 Công suất động cơ 1,7 kW Áp suất làm việc 0.25 Mpa Hãng sản xuất Zhejiang DaYu Light Industrial Machinery Co., Ltd. - Trung Quốc Tốc độ cánh khuấy 0-720 vòng/phút Vật liệu Thép không gỉ Nhiệt độ làm việc 100oC
  • 54. Đồ án tốt nghiệp 44 Hình 3.7 Nồi nấu syrup model ZA30, Trung Quốc 3.1.1.8 Thiết bị rót và ghép mí tự động. Lượng dịch cần rót lon: 3330 lít/ca  10101 lon Thời gian rót lon và ghép mí: 1,5 giờ. Bảng 3.9 Thông số kỹ thuất thiết bị rót lon và ghép nắp tự động Năng suất 3700 lon/h Số đầu rót 4 Công suất 5,5 kW Kích thước ngoài (LxWxH) 3700 x 1400 x 1900 mm Trọng lượng máy 3500 kg Số thiết bị 2 Hình 3.8 Thiết bị ghép nắp và ghép mí tự động model GT7B12-FGJ25, Nhật Bản 3.1.1.9 Thiết bị thanh trùng Số lon cần thanh trùng: 10101 lon/ca
  • 55. Đồ án tốt nghiệp 45 Bảng 3.10 Thông số thiết bị thanh trùng: Hãng sản xuất Shangdong China Công suất 20 kW Thể tích bên trong 4,1m3 Kích thước ngoài (LxWxH) 4500 x 1400 x 1700 mm Thời gian thanh trùng 30 phút Nhiệt độ thanh trùng 85oC Số thiết bị 2 Hình 3.9 Thiết bị thanh trùng model GH4 – SC, Trung Quốc 3.1.2 Tính và lựa chọn thiết bị phụ: 3.1.2.1 Băng tải: Lượng nguyên liệu đầu vào: 2466,86 kg Thời gian lựa chọn và cắt chồi ngọn: 2 giờ Số lượng công nhân lựa chọn và cắt chồi: 10 công nhân
  • 56. Đồ án tốt nghiệp 46 Bảng 3.11 Thông số kỹ thuật băng tải con lăn Công suất 0,55 kW Năng suất 1300 kg/h Vận tốc băng tải 0,12 – 0,15m/s. Chất liệu Cao su Kích thước ngoài (LxWxH) 7000 x 1000 x 1200 mm Nhà sản xuất Huanyu- Trung quốc Hình 3.10 Băng tải con lăn model HU7, Trung Quốc. 3.1.2.2 Bơm. Bơm được sử dụng cho các quá trình sau: trong quá trình gia nhiệt (1 cái), trong quá trình bơm vào bồn phối trộn (2 cái). Bảng 3.12 Thông số kỹ thuật của bơm Hãng sản xuất Ebara Xuất xứ Italia Công suất 3,5kW Lưu lượng 250 (l/phút)
  • 57. Đồ án tốt nghiệp 47 Số lượng bơm 3 Hình 3.11 Bơm model EB250, Italia 3.1.2.3 Cân nguyên liệu: Cân được sử dụng cho quá trình trước khi nhập dứa và quá trình cân đường nấu syrup. Bảng 3.13 Thông số kỹ thuật cân Xuất sứ Việt Nam Phạm vi cân 200 g -120 kg Hãng sản xuất Công ty TNHH sản xuất cân Nhơn Hòa
  • 58. Đồ án tốt nghiệp 48 Hình 3.12 Cân nguyên liệu model PMD 076, Việt Nam 3.1.3 Tính lịch làm việc cụ thể của từng thiết bị: Bảng 3.14 Thời gian cụ thể của từng thiết bị Thiết bị Thời gian Ca 1 Ca 2 Băng tải lựa chọn 7h – 8h30 15h – 16h30 Rửa 7h10 – 8h40 15h10 – 16h40 Thiết bị nghiền, xé 7h40 – 9h10 15h40 – 17h10 Gia nhiệt 7h50 – 9h20 15h50 – 17h20 Ép 8h00 – 9h30 16h00 – 17h30 Lọc 8h20 – 9h50 16h20 – 17h50 Phối chế 10h00– 10h40 18h00 – 18h40 Rót lon, ghép mí 10h45– 12h15 18h45 – 19h15 Thanh trùng 12h30– 13h00 19h30– 20h00 3.2 Bố trí tổng thể nhà máy: Diện tích nhà máy được chia thành 4 vùng chức năng chính:
  • 59. Đồ án tốt nghiệp 49 - Vùng bên phải nhà máy: Là nơi bố trí các dãy nhà hành chính, hội trường, cổng ra vào, phòng thí nghiệm phát triển sản phẩm, cây xanh cảnh quan. - Vùng sản xuất: Là nơi bố trí các nhà xưởng và công trình nằm trong dây chuyền sản xuất chính, kho chứa nguyên liệu, kho thành phẩm, kho chứa lon. - Vùng các công trình phụ trợ: Là nơi bố trí các công trình cung cấp năng lượng cao gồm các công trình cung cấp điện, hơi, nước và xử lý nước thải và các công trình bảo quản kỹ thuật khác như: Xưởng cơ điện, - Vùng bên phải nhà máy: là nơi để xe máy, xe ôtô, nhà ăn, nhà nghỉ phục vụ công nhân. Sau khi phân vùng thì dựa vào hướng gió để phân phối các vị trí sao cho thỏa mãn các nguyên tắc sau: - Khu vực sản xuất chính làm nền tảng, liên hệ mật thiết với nhau tạo thành sự liên tục trong dây chuyền sản xuất được thuận tiện, các đường ống dẫn ngắn nhất và hợp lý nhất, đạt hiệu quả kinh tế cao, chi phí sản xuất và tổn hao thấp nhất. Cụ thể bố trí như sau: • Khu sản xuất chính và hoàn thiện sản phẩm được bố trí thành một khối, nằm giữa nhà máy. Không có đường giao thông nào ngắt qua đảm bảo dây chuyền liên tục và đảm bảo an toàn cho sản xuất. • Các công trình phụ trợ như: Kho nguyên liệu, kho thành phẩm, các công trình phục vụ sinh hoạt: nhà ăn, phòng y tế, lò hơi, trạm điện… bố trí nằm xung quanh khu sản xuất chính theo thế liên hoàn khép kín. • Khu vực hành chính bao gồm các phòng ban, hội trường, phòng kỹ thuật, phòng khách, phòng thường trực… bố trí phía trước nhà máy, ở ngay hướng gió chủ đạo. • Khu lò hơi, khu xử lý nước thải thường được bố trí cuối hướng gió chủ đạo.
  • 60. Đồ án tốt nghiệp 50 • Kho nguyên liệu nằm bên cạnh ngay phân xưởng sản xuất chính, kho thành phẩm đặt gần phân xưởng sản xuất chính để thuận tiện cho vận chuyển và phụ trợ cho nhau trong quá trình sản xuất. • Đường giao thông trong nhà máy được bố trí hợp lý nhất sao cho khu sản xuất chính không bị cắt ngang, đảm bảo an toàn, và lưu thông luồng hàng luồng người. Vỉa hè giành cho người đi bộ rộng, đảm bảo tầm nhìn tại các điểm rẽ. Hệ thống cây xanh, thảm cỏ được bố trí xung quanh và xen kẽ các khu sản xuất, các khu phụ trợ và sinh hoạt nhằm giảm thiểu sự ô nhiễm, tăng độ thông thoáng không khí, đồng thời tăng mỹ quan chung của nhà máy. 3.2.1 Bố trí các phân xưởng: 3.2.1.1 Phân xưởng sản xuất chính: Tổng chiều dài các thiết bị sản xuất trong phân xưởng là 25,28 m, để đảm bảo thao tác công nhân ta chọn chiều dài phân xưởng sản xuất chính dài 50 m, các thiết bị đặt cách tường 1 m. Diện tích phân xưởng: L = 50 m, B = 20 m, H = 6 m. Sphân xưởng = 1000 m2. 3.2.1.2 Kho chứa nguyên liệu chính: Nguyên liệu được chứa trong sọt nhựa, kích thước sọt 0,5x0,5x1,5 m. Lượng nguyên liệu cần cho ngày là 4933,72 kg. Mổi sọt chứa 50 kg nguyên liệu. Vậy cần 100 sọt chứa Chọn lượng nguyên liệu dự trữ sản xuất trong 5 ngày. Diện tích kho chứa nguyên liệu. 0,5 * 0,5 * 50 * 1,3 * 5 = 81,25 m2 Trong kho còn có đường rộng 3 m để xe nâng có thể xoay chuyển dể dàng.
  • 61. Đồ án tốt nghiệp 51 Chọn kho nguyên liệu chính có kích thước: L = 20 m, B = 18 m, H = 6 m. Skho nl chính = 360 m2 3.2.1.3 Kho chứa nguyên liệu phụ: Kho chứa nguyên liệu phụ đẩy chứa các nguyên liệu như đường, acid citric.. Chọn kho chứa nguyên liệu phụ có kích thước: L = 18 m, B =10 m, H = 6 m. Skho nl phụ = 180 m2 3.2.1.4 Kho chứa lon và thùng carton: Chọn kho chứa lon có diện tích: L = 16 m, B = 12 m, H = 6m. Skho lon = 192 m2 3.2.1.4 Kho thành phẩm: Số lượng lon cần sử dụng trong 1 ngày là 20202 lon. Chọn thời gian lưu kho là 20 ngày, khi đó kho chứa lon phải có diện tích chứa khoảng 404040 lon. 1 thùng chứa lon => Cần 16836 thùng. Kích thước của 1 thùng là (dài  rộng  cao): 40 25  15 (cm). Chiều dài ta xếp 40 thùng => kích thước chiều dài = 16 m. Chiều rộng ta xếp 44 thùng=> kích thước chiều rộng = 11 m. Chọn khoảng cách các thùng cách tường là 1m, lối đi ở giữa rộng 3 m. Các thùng xếp chồng lên nhau mỗi chồng 10 thùng.  Chọn kho thành phẩm có kích thước: L = 24 m, B = 16 m, H = 6 m.  Skhothànhphẩm = 384 m2 3.2.1.5 Phòng bảo hộ lao động: Chọn phòng bảo hộ lao động có kích thước: L= 8 m, B = 4 m, H = 5 m. Sbaỏhộ = 32 m2 3.2.1.6 Phòng y tế: Chọn phòng y tế có kích thước: L =10 m, B = 8 m, H = 5 m, Sytế = 80 m2
  • 62. Đồ án tốt nghiệp 52 3.2.1.7 Phòng hành chính: Chọn phòng hành chính có kích thước: L = 24 m, B = 8 m, H = 5 m. Shành chính = 192 m2 3.2.1.8 Hội trường: Chọn hội trường có kích thước: L = 20 m, B = 10 m, H =5 m. Shội trường = 200 m2 3.2.1.9 Nhà vệ sinh, nhà tắm: Chọn nhà vệ sinh có kích thước: L = 6 m, B = 3 m, H = 3,6 m. Diện tích xây dựng 2 nhà vệ sinh là Svệ sinh = 36 m2 3.2.1.10 Phòng thí nghiệm và phát triển sản phẩm: Chọn phòng thí nghiệm có kích thước: L = 20 m, B = 10 m, H = 5 m. Sthí nghiệm = 200 m2 3.1.2.11 Khu vực nồi hơi: Chọn khu vực nồi hơi có kích thước: L= 6 m, B = 6 m, H = 5 m. Snồi hơi = 36 m2. 3.2.2.12 Khu vực trạm bơm: Chọn khu vực trạm bơm có kích thước: L = 6 m, B = 6m, H = 5 m. Sbơm= 36 m2 3.1.2.13 Khu xử lý nước cấp: Gồm một hệ thống các thiết bị và các bể: - Bốn bể để ngoài trời được trôn 2/3 chiều cao xuống đất và được xây bằng bê tông, mỗi bể 20 m3 với L = B = 3 m, H = 3,8 m - Các thiết bị được để trong cùng một khu chung với kết cấu xây dựng là bê tông cốt thép. Diện tích toàn khu vực là: 120 m2, với D = 12 m, R = 10 m.
  • 63. Đồ án tốt nghiệp 53 3.1.2.14 Phân xưởng cơ điện: Chọn phân xưởng cơ điện có kích thước: L=16 m, B = 10 m, H = 5 m. Scơ điện = 160 m2 3.1.2.15 Khu xử lý nước thải và tập trung rác thải: Chọn khu vực xử lý nước thải và rác thải có kích thước: L = 20 m, B = 10 m, H = 5 m. Schất thải=200m2. 3.1.2.16 Nhà nghỉ công nhân: Chọn nhà nghỉ công nhân có kích thước: L = 16 m, B = 10 m, H = 5 m. Snhà nghỉ=160m2. 3.1.2.17 Nhà ăn: Chọn khu vực nhà ăn có kích thước: L = 20 m, B = 12 m, H = 5 m. Snhà ăn=240m2. 3.1.2.18 Khu vực để xe ô tô: Chọn khu vực để xe ô tô có kích thước: L = 20 m, B = 14 m, H = 6 m. Sôtô=280 m2. 3.1.2.19 Khu vực để xe máy: Chọn khu vực để xe máy có kích thước: L = 24 m, B = 16 m, H = 6 m. Sxe máy=336 m2. 3.1.2.20 Phòng bảo vệ: Chọn phòng bảo vệ có kích thước: L = 6 m, B = 4 m, H = 3,5 m. Sbảo vệ = 24 m2 Bảng 3.15 Tổng hợp các công trình xây dựng trong nhà máy STT Tên công trình Kích thước cơ bản Kết cấu xây dựng L B H S (m2 )
  • 64. Đồ án tốt nghiệp 54 Khu vực sản xuất 1 Phân xưởng sx chính 50 20 6 1000 Nhà BTCT toàn khối, mái tôn. 2 Kho nguyên liệu chính 20 18 6 360 Nhà BTCT toàn khối, mái tôn 3 Kho nguyên liệu phụ 18 10 6 180 Nhà BTCT toàn khối, mái tôn 4 Kho chứa lon, thùng carton 16 12 6 192 Nhà BTCT toàn khối, mái tôn 5 Kho thành phẩm 24 16 6 384 Nhà BTCT toàn khối, mái tôn. 6 Phòng bảo hộ lao động 8 4 5 32 Nhà BTCT toàn khối, mái tôn Khu vực cung cấp và đảm bảo kỹ thuật 7 Nhà lò hơi 6 6 6 36 Nhà BTCT toàn khối 8 Khu xử lý nước cấp 12 10 120 9 Khu xử lý nước thải và rác thải 20 10 200 10 Trạm bơm 6 6 6 36 Khung thép, mái tôn Khu vực hành chính phục vụ sinh hoạt 11 Phòng bảo vệ 8 4 3,5 32 Nhà BTCT toàn khối 12 Nhà để xe đạp, máy 24 14 6 336 Khung thép, mái tôn 13 Nhà để xe ôtô 20 14 6 280 Khung thép, mái tôn
  • 65. Đồ án tốt nghiệp 55 14 Nhà ăn 20 12 5 240 Nhà BTCT toàn khối, mái tôn. 15 Nhà nghỉ công nhân 16 10 5 160 Nhà BTCT toàn khối, mái tôn. 16 Phòng y tế 10 8 5 80 Nhà BTCT toàn khối 17 Khu vực hành chính 24 8 5 192 Nhà BTCT toàn khối 18 Khu hội trường 20 10 5 200 Nhà BTCT toàn khối 19 Trạm biến áp 6 6 5 36 Khung thép, mái tôn 20 Xưởng cơ điện 16 10 5 160 Nhà BTCT toàn khối, mái tôn. 21 Nhà tắm và vệ sinh 6 6 3,6 36 Nhà BTCT toàn khối 22 Nhà thí nghiệm, phát triển sản phẩm 20 10 5 200 Nhà BTCT toàn khối Tổng diện tích xây dựng các công trình và bãi lộ thiên 4492m2
  • 66. Đồ án tốt nghiệp 56 Chapter 4 CHƯƠNG 4: TÍNH ĐIỆN - NƯỚC - HƠI 4.1 Tính hơi. Công thức tính lượng nhiệt cần thiết cho quá trình gia nhiệt: ) ( * * kJ T c m Q   Trong đó - m : khối lượng (kg) - c : nhiệt dung riêng của dịch dứa (kJ/kgoC) - T : biến thiên nhiệt độ (oC) Công thức tính lượng nhiệt cần cho quá trình giữ nhiệt: Q = G * T * r * q Trong đó - G : khối lượng (kg) - T : thời gian ( h ) - r : nhiệt hóa hơi của nước ( kJ/kg ) - q : lượng nước bốc hơi trong 1 giờ. 4.1.1 Nhiệt cung cấp cho quá trình nấu syrup: Nhiệt cần cung cấp cho quá trình gia nhiệt nước lên 1000C Q = 1797,12 * 4,18 * (100- 30) = 525837,31 kJ - Nhiệt cần cung cấp cho quá trình giữ nhiệt trong 15 phút Q = (1797,12 + 395,46) * 15/60 * 2310 * 0,05 = 63310,75 kJ Với r = 2310 KJ/kg là ẩn nhiệt hóa hơi của nước ở 100oC - Lượng hơi cần cung cấp cho quá trình nấu syrup Với: 1,05: tổn thất nhiệt ra môi trường ngoài 5%
  • 67. Đồ án tốt nghiệp 57 0,9: lượng hơi ngưng 90% r1 = 2208 kJ/kg: ẩn nhiệt hoá hơi của nước ở áp suất 2 at. 4.1.2 Nhiệt cung cấp cho quá trình gia nhiệt - Nhiệt cần cung cấp cho quá trình gia nhiệt dịch dứa lên 80oC : Q = 1461,72 * 3,76 * (80-30) = 274821,36 kJ Với c là nhiệt dung riêng dung dịch đường 18%: Dựa vào công thức C = 4180  (25147,542.t) * x (J/kgđộ) t: nhiệt độ sôi thực tế của dung dịch 0C x: nồng độ của dung dịch (%) C = 4,18 - (2514 - 7,542 * 30) * 0,18 = 3,76 kJ/kgoC - Nhiệt lượng cần cung cấp cho quá trình giữ nhiệt : Q = 1461,72 * 15 / 60 * 2310 * 0,05 = 42207,16 kJ Với r = 2310 KJ/Kg là ẩn nhiệt hóa hơi của nước ở 80oC - Lượng hơi cần cung cấp cho quá trình phối trộn : 4.1.3 Nhiệt cung cấp cho quá trình thanh trùng - Nhiệt cung cấp cho quá trình gia nhiệt: Q = 3621,44 * 3,76 * (85 - 40) = 612747,64 kJ - Nhiệt cung cấp cho quá trình giữ nhiệt 10 phút; Q = 3621,44 * 10/60 * 2310 * 0,05 = 69712,72 kJ
  • 68. Đồ án tốt nghiệp 58 - Lượng hơi cần cung cấp cho quá trình thanh trùng: - Nhiệt cung cấp cho quá trình làm nguội: Q = 3621,44 * 3,76 * (85 - 40) = 612747,64 kJ - Lượng nước cần cung cấp cho quá trình làm nguội : N = 612747,64/ [4,18 * (85 - 40)] = 4188,30 lít 4.1.4 Tính và lựa chọn nồi hơi. 4.1.4.1 Chọn nồi hơi: Hiện nay hay dùng loại nồi hơi dùng chất đốt là dầu FO ở đây ta chọn 2 nồi hơi có tên trên thị trường là: KPUP – 2 có các đặc tính sau: - Năng suất: 500 kg/h. - Áp suất làm việc: 10 kg /m2. - Hệ số hữu ích: 65 ÷ 70 %. - Nhiệt độ hơi bão hoà cực đại: 1800C. - Kích thước nồi hơi: • Chiều dài: 5210 mm. • Chiều rộng: 2800 mm. • Chiều cao: 4450 mm. • Thể tích buồng đốt: 9.5 m3. 4.1.4.2 Tính nhiên liệu cho nồi hơi: Lượng hơi cần dùng cho một ca sản xuất H = H1 + H2 + H3 = 331,30 + 167,51+ 360,60 = 859,41kg/ca  Lượng hơi cần dùng cho 1 giờ: 859,41/4 = 204,86 kg/h
  • 69. Đồ án tốt nghiệp 59 G = .( ) .100 . h n d i i q  (kg/h). Trong đó: d: Lượng hơi cần dùng trong 1 h là d = 204,86 kg/h. ih = 657 kcal/kg: Nhiệt hàm của hơi nước ra khỏi lò. in = 28 kcal /kg: Nhiệt hàm của nước vào. q = 11500 kcal/kg: nhiệt trị của dầu FO. h = 0,75 hệ số hữu ích thiết bị. Thay số vào tính: Tính bình quân cho một lít dứa sản phẩm 4.2 Tính nước dùng để sản xuất một mẻ sản phẩm. Nước được lấy để sử dụng ở nhà máy có thể lấy từ nguồn nước của khu công nghiệp, có thể dùng giếng khoan sau đó cần xử lý và đưa vào sản xuất. Nước trong nhà máy được sử dụng với các mục đích sau: - Nước dùng cho sản xuất bao gồm: nước rửa nguyên liệu, nấu syrup, làm nguội sản phẩm, nồi hơi, vệ sinh thiết bị, vệ sinh nhà xưởng - Nước dùng cho sinh hoạt của công nhân: nước phục vụ ăn uống, tắm rửa, nhà vệ sinh, nước để tới cây và rửa đường. Để đảm bảo nước được cung cấp ổn định thì nước được dự trữ trong bể có thể đặt nổi hoặc đặt chìm dưới đất.
  • 70. Đồ án tốt nghiệp 60 4.2.1 Tính nước trong quá trình sản xuất: - Nước cho quá trình rửa: W1 = 12 m3/ca. - Nước cho quá trình nấu syrup: W2 = 1797,12 lít/ca. - Nước làm nguội sản phẩm sau khi thanh trùng: W3 = 4188,30 lít/ca. - Nước dùng cho nồi hơi: Cứ 1 kg nước khi bốc hơi sẽ được 1 kg hơi. Biết rằng cần cung cấp lượng hơi là: 859,41 kg/ca. Do vậy lượng nước cần cung cấp cho lò hơi là: W4 = 859,41 lít/ca. - Lượng nước cần cho chạy CIP chiếm 10 % nước dùng cho hoạt động sản xuất trên: W5= 10%*(W1+ W2+ W3+ W4) = 1844,48 lít/ca. - Lượng nước cần cho vệ sinh thiết bị và nhà xưởng chiếm 20% so với lượng nước dùng cho sản xuất trên. => W6 = 3688,97 lít/ca. Tổng lượng nước dùng trong quá trình sản xuất: Wsx= W1+ W2+ W3+ W4+ W5+ W6 = 24373,28 lít 4.2.2 Tính lượng nước dùng cho sinh hoạt: Lượng nước dùng cho sinh hoạt chiếm 10% tổng lượng nước dùng cho sản xuất của nhà máy: Wsh= Wsx*10% = 24373,28*10% = 2437,33 lít Vậy tổng lượng nước tiêu thụ của nhà máy trong một ca sản xuất: W= Wsx+ Wsh = 26810,61 lít. Hệ số tiêu hao nước trên một lít dứa thành phẩm
  • 71. Đồ án tốt nghiệp 61 4.3 Tính điện: Điện dùng trong nhà máy có 2 loại: - Điện động lực: điện vận hành thiết bị - Điện dân dụng: điện thắp sáng và sinh hoạt. 4.3.1 Điện động lực: Bảng 4.1 Tính toán điện năng sử dụng cho thiết bị: Thiết bị Số lượng Công suất (kW) Thời gian hoạt động (phút) Lượng điện tiêu thụ/mẻ Rửa 1 2,5 60 2,5 Nghiền xé 1 3,7 60 3,7 Gia nhiệt 1 4,7 60 4,7 Ép 1 4 60 4 Lọc 1 2 60 4 Phối chế 2 2,2 30 2,2 Rót lon-ghép mí 1 5,5 60 5,5 Thanh trùng 2 20 30 40 Bơm 3 3,5 30 5,25 Băng tải 1 0,55 60 0,55 Thiết bị nấu syrup 1 1,7 40 1,13 Tổng cộng 58,83 - Tính điện dùng cho chiếu sáng trong phân xưởng sản xuất: Diện tích phân xưởng: S = 1000 m2 Chọn công suất chiếu sáng riêng: p = 20 W/m2 Công suất điện dùng cho cả phân xưởng là. P = 20 x 1000 = 20000 W Chọn bóng đèn loại 75 W số bóng đèn trong phân xưởng : n = 267 bóng.
  • 72. Đồ án tốt nghiệp 62 Thời gian sản xuất là 8 giờ/ca  Công suất chiếu sáng: 75 x 267 x 8 = 160200 W = 160,02 kW. - Điện năng tiêu thụ của cho một ca sản xuất là Apx= Ađl + Acs = 58,83 + 160,02 = 218,85 kW.h. 4.3.2 Điện thắp sáng: 4.3.2.1 Tính cho kho nguyên liệu chính: Kích thước kho: D = 20 m, R = 18 m, h = 6 m - Chọn kiểu đèn huỳnh quang với cách bố trí như sau: - Khoảng cách giữa đèn và các tường là: l = 0,3 m. - Đối với chiều dài ta bố trí 5 bóng đèn, mỗi bóng cách nhau 4,85 m với công suất 100w/ bóng - Đối với chiều rộng ta bố trí 4 bóng đèn, mỗi bóng cách nhau 5,8 m với công suất 100w/ bóng. - Số bóng trong kho nguyên liệu chính là: 20 bóng. Tổng công suất bóng đèn trong kho là:P1 = 20 x 100 = 2000 W. 4.3.2.2 Tính cho kho chứa nguyên liệu phụ: Kích thước kho: D = 18 m, R = 10 m, h = 6 m - Chọn kiểu đèn huỳnh quang với cách bố trí như sau: - Khoảng cách giữa đèn và các tường là: l = 0,3 m. - Đối với chiều dài ta bố trí 4 bóng đèn, mỗi bóng cách nhau 5,8 m với công suất 100 w/ bóng - Đối với chiều rộng ta bố trí 3 bóng đèn, mỗi bóng cách nhau 4,8 m với công suất 100w/ bóng. - Số bóng trong kho nguyên liệu phụ là: 12 bóng. Tổng công suất bóng đèn trong kho là:P2 = 12 x 100 = 1200 W. 4.3.2.3 Tính cho kho chứa lon và thùng carton: Kích thước kho: D = 16 m, R = 12 m, h = 6 m - Chọn kiểu đèn huỳnh quang với cách bố trí như sau:
  • 73. Đồ án tốt nghiệp 63 - Khoảng cách giữa đèn và các tường là: l = 0,3 m. - Đối với chiều dài ta bố trí 4 bóng đèn, mỗi bóng cách nhau 5,4 m với công suất 100w/ bóng - Đối với chiều rộng ta bố trí 3 bóng đèn, mỗi bóng cách nhau 5,7 m với công suất 100w/ bóng. - Số bóng trong kho chứa lon và thùng carton là: 12 bóng. Tổng công suất bóng đèn trong kho là:P3 = 12 x 100 = 1200 W 4.3.2.4 Tính cho kho thành phẩm: Kích thước kho: D = 24 m, R = 16 m, h = 6 m - Chọn kiểu đèn huỳnh quang với cách bố trí như sau: - Khoảng cách giữa đèn và các tường là: l = 0,3 m. - Đối với chiều dài ta bố trí 5 bóng đèn, mỗi bóng cách nhau 5,85 m với công suất 100w/ bóng - Đối với chiều rộng ta bố trí 4 bóng đèn, mỗi bóng cách nhau 5,1 m với công suất 100 w/ bóng. - Số bóng trong kho thành phẩm là: 20 bóng. Tổng công suất bóng đèn trong kho là:P4 = 20 x 100 = 2000 W. 4.3.2.5 Tính cho phân xưởng cơ điện: Kích thước phân xưởng: D = 16 m, R = 8 m, h = 6 m - Chọn kiểu đèn huỳnh quang với cách bố trí như sau: - Khoảng cách giữa đèn và các tường là: l = 0,3 m. - Đối với chiều dài ta bố trí 4 bóng đèn, mỗi bóng cách nhau 5,1 m với công suất 75w/ bóng - Đối với chiều rộng ta bố trí 3 bóng đèn, mỗi bóng cách nhau 3,7 m với công suất 75w/ bóng. - Số bóng trong phân xưởng cơ điện là: 12 bóng. Tổng công suất bóng đèn trong xưởng cơ điện là:P5 = 12x75 = 900W. 4.3.2.6 Tính cho nhà nghỉ công nhân:
  • 74. Đồ án tốt nghiệp 64 Kích thước nhà nghỉ: D = 16 m, R = 10 m, h = 6 m - Chọn kiểu đèn huỳnh quang với cách bố trí như sau: - Khoảng cách giữa đèn và các tường là: l = 0,3 m. - Đối với chiều dài ta bố trí 4 bóng đèn, mỗi bóng cách nhau 5,1 m với công suất 75w/ bóng - Đối với chiều rộng ta bố trí 3 bóng đèn, mỗi bóng cách nhau 4,7 m với công suất 75w/ bóng. - Số bóng trong nhà nghỉ là: 12 bóng. Tổng công suất bóng đèn trong nhà nghỉ là:P6 = 12 x 75 = 900 W. 4.3.2.7 Tính cho khu nhà ăn: Kích thước nhà ăn: D = 20 m, R = 12 m, h = 6 m - Chọn kiểu đèn huỳnh quang với cách bố trí như sau: - Khoảng cách giữa đèn và các tường là: l = 0,3 m. - Đối với chiều dài ta bố trí 5 bóng đèn, mỗi bóng cách nhau 4,85 m với công suất 75w/ bóng - Đối với chiều rộng ta bố trí 3 bóng đèn, mỗi bóng cách nhau 5,7 m với công suất 75w/ bóng. - Số bóng trong nhà ăn là: 15 bóng. Tổng công suất bóng đèn trong nhà ăn là:P7 = 15 x 75 = 1125 W. 4.3.2.8 Tính cho khu vực để xe ôtô: Kích thước nhà xe ôtô: D = 20 m, R = 14 m, h = 6 m - Chọn kiểu đèn compact với cách bố trí như sau: - Khoảng cách giữa đèn và các tường là: l = 0,3 m. - Đối với chiều dài ta bố trí 3 bóng đèn, mỗi bóng cách nhau 9,7 m với công suất 75w/ bóng - Đối với chiều rộng ta bố trí 2 bóng đèn, mỗi bóng cách nhau 6,7 m với công suất 75w/ bóng. - Số bóng trong nhà xe ô tô là: 6 bóng.
  • 75. Đồ án tốt nghiệp 65 Tổng công suất bóng đèn trong nhà xe ôtô là:P8 = 6 x 75 = 450 W. 4.2.3.9 Khu vực để xe máy: Kích thước nhà xe máy: D = 24 m, R = 14 m, h = 6 m - Chọn kiểu compact với cách bố trí như sau: - Khoảng cách giữa đèn và các tường là: l = 0,3 m. - Đối với chiều dài ta bố trí 3 bóng đèn, mỗi bóng cách nhau 11,7 m với công suất 75w/ bóng - Đối với chiều rộng ta bố trí 2 bóng đèn, mỗi bóng cách nhau 6,7 m với công suất 75w/ bóng. - Số bóng trong nhà xe máy là: 6 bóng. Tổng công suất bóng đèn trong nhà xe máy là: P9 = 6 x 75 = 450 W. 4.3.2.10 Tính cho phòng y tế: Kích thước phòng y tế: D = 10 m, R = 8 m, h = 5 m - Chọn kiểu đèn compact với cách bố trí như sau: - Khoảng cách giữa đèn và các tường là: l = 0,3 m. - Đối với chiều dài ta bố trí 3 bóng đèn, mỗi bóng cách nhau 4,7 m với công suất 75w/ bóng - Đối với chiều rộng ta bố trí 2 bóng đèn, mỗi bóng cách nhau 3,7 m với công suất 75w/ bóng. - Số bóng trong phòng y tế là: 6 bóng. Tổng công suất bóng đèn trong phòng y tế là:P10 = 6 x 75 = 450 W. 4.3.2.11 Tính cho phòng hành chính: Kích thước phòng hành chính: D = 24 m, R = 8 m, h = 5 m - Chọn kiểu đèn compact với cách bố trí như sau: - Khoảng cách giữa đèn và các tường là: l = 0,3 m. - Đối với chiều dài ta bố trí 4 bóng đèn, mỗi bóng cách nhau 4,85 m với công suất 75w/ bóng
  • 76. Đồ án tốt nghiệp 66 - Đối với chiều rộng ta bố trí 2 bóng đèn, mỗi bóng cách nhau 3,7 m với công suất 75w/ bóng. - Số bóng trong phòng hành chính là: 8 bóng. Tổng công suất bóng đèn trong phòng hành chính là:P11 = 8 x 75 = 600 W. 4.3.2.12 Tính cho hội trường: Kích thước phòng hội trường: D = 20 m, R = 10 m, h = 5 m - Chọn kiểu đèn compact với cách bố trí như sau: - Khoảng cách giữa đèn và các tường là: l = 0,3 m. - Đối với chiều dài ta bố trí 5 bóng đèn, mỗi bóng cách nhau 4,85 m với công suất 75w/ bóng - Đối với chiều rộng ta bố trí 2 bóng đèn, mỗi bóng cách nhau 4,7 m với công suất 75w/ bóng. - Số bóng trong phòng hội trường là: 10 bóng. Tổng công suất bóng đèn trong hội trường là:P12 = 10 x 75 = 750W. 4.3.2.13 Tính cho phòng phát triển sản phẩm: Kích thước phòng phát triển sản phẩm: D = 20 m, R = 10 m, h = 5 m - Chọn kiểu đèn compact với cách bố trí như sau: - Khoảng cách giữa đèn và các tường là: l = 0,3 m. - Đối với chiều dài ta bố trí 5 bóng đèn, mỗi bóng cách nhau 4,85 m với công suất 75w/ bóng - Đối với chiều rộng ta bố trí 2 bóng đèn, mỗi bóng cách nhau 3,7 m với công suất 75w/ bóng. - Số bóng trong phòng phát triển sản phẩm là: 10 bóng. Tổng công suất bóng đèn trong phòng phát triển sản phẩm là: P13 = 10 x 75 = 750 W. 4.2.3.14 Tính cho nhà vệ sinh: Số lượng nhà vệ sinh: 2
  • 77. Đồ án tốt nghiệp 67 Ta bố trí các bong đèn compact ở giữa các phòng vệ sinh, sử dụng 2 bóng đèn công suất 75w/bóng => cần 4 bóng đèn. Tổng công suất bóng đèn trong nhà vệ sinh:P14 = 4 x 75 = 300 W. 4.2.3.15 Tính cho phòng bảo vệ: Kích thước phòng bảo vệ: D = 6 m, R = 4 m, h = 3 m Ta bố trí bóng đèn ở giữa phòng bảo vệ, sử dụng 1 bóng đèn công suất 75w/bóng Công suất bóng đèn trong nhà vệ sinh: P15 = 1 x 75 = 75 W. 4.2.3.16 Tính chiếu sáng toàn nhà máy: Sử dụng 10 bóng đèn chiếu sáng cao áp công suất 1000 W. Tổng công suất bóng đèn chiếu sáng nhà máy:P16 = 10 x 1000 = 10000 W. Công suất chiếu sáng: PDd = P1 + P2 +…+ P16 = 23150 W. Công suất tính toán: Pttdd = PDd x k = 9260 W. Với k = 0,4, là hệ số sử dụng không đồng thời. Nhà máy hoạt động 8 h/ca. => Lượng điện năng dân dụng tiêu thụ trong một ca: Add = 9260 x 8 = 74,08 kWh Lượng điện tiêu thụ toàn bộ nhà máy: A = Apx + ACx = 218,85+74,08 = 292,93 kW.h. Tính trung bình lượng điện tiêu thụ để tạo ra một lít dứa thánh phẩm: