SlideShare a Scribd company logo
1 of 114
Download to read offline
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------
PHAN NHẬT TRINH
(Thích Nguyên Hạnh)
SỰ DUNG HỢP GIỮA PHẬT GIÁO VÀ TÍN NGƢỠNG
THỜ CÖNG TỔ TIÊN CỦA NGƢỜI VIỆT HIỆN NAY
(Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÔN GIÁO HỌC
Hà Nội - 2016
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------
PHAN NHẬT TRINH
(Thích Nguyên Hạnh)
SỰ DUNG HỢP GIỮA PHẬT GIÁO VÀ TÍN NGƢỠNG
THỜ CÖNG TỔ TIÊN CỦA NGƢỜI VIỆT HIỆN NAY
(Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
Chuyên ngành: Tôn giáo học
Mã số: 62.22.90.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÔN GIÁO HỌC
Chủ tịch hội đồng:
GS.TS. Nguyễn Hữu Vui
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. Trần Thị Kim Oanh
Hà Nội - 2016
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả điều tra trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa
học của luận án chưa từng được công bố trên bất kỳ
công trình nào khác.
Tác giả luận án
Phan Nhật Trinh
(Thích Nguyên Hạnh)
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU, LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ
MỘT SỐ KHÁI NIỆM ................................................................................... 6
1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ..............................................................6
1.1.1. Nguồn tài liệu của Luận án ............................................................. 6
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................... 6
1.2. Lý thuyết nghiên cứu...........................................................................16
1.3. Một số khái niệm..................................................................................19
Chương 2. KHÁI QUÁT VỀ PHẬT GIÁO, TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ
TIÊN CỦA NGƯỜI VIỆT HIỆN NAY VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.........28
2.1. Khái quát chung về Phật giáo..............................................................28
2.1.1. Sự tiếp nhận Phật giáo của người Việt........................................... 28
2.1.2. Quan niệm tổ tiên trong Phật giáo.................................................. 38
2.2. Bản chất tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên của ngƣời Việt hiện nay.......43
2.2.1. Đạo lý cội nguồn và văn hóa tâm linh con người .......................... 43
2.2.2. Đạo lý nhân văn và sự cố kết nhân tâm trong gia đình - làng xã -
đất nước.................................................................................................... 48
2.3. Vài nét về địa bàn nghiên cứu.............................................................58
2.3.1. Phường Nhật Tân và chùa Tào Sách.............................................. 58
2.3.2. Phường Bồ Đề và chùa Bồ Đề ....................................................... 61
2.3.3. Phường Hoàng Liệt và chùa Pháp Vân .......................................... 62
Tiểu kết chƣơng 2........................................................................................63
Chƣơng 3. BIỂU HIỆN SỰ DUNG HỢP GIỮA PHẬT GIÁO VÀ TÍN
NGƢỠNG THỜ CÖNG TỔ TIÊN CỦA NGƢỜI VIỆT HIỆN NAY
(QUA KHẢO CỨU TẠI MỘT SỐ CHÙA Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI)... 66
3.1. Biểu hiện sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngƣỡng thờ cúng tổ
tiên trong đời sống tinh thần của ngƣời Việt ...........................................66
2
3.1.1. Biểu hiện trong thực hành tín ngưỡng ........................................... 66
3.1.2. Biểu hiện trong nghi lễ thờ cúng.................................................... 83
3.1.3. Biểu hiện trong cuộc sống thường ngày......................................... 92
3.2. Biểu hiện sự dung hợp Phật giáo và tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên
trong cách thức bài trí ngôi chùa ..............................................................96
3.2.1. Biểu hiện trong kiến trúc................................................................ 96
3.2.2. Biểu hiện trong cách thức bài trí thờ tự ....................................... 107
3.3. Những vấn đề đặt ra từ sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngƣỡng
thờ cúng tổ tiên của ngƣời Việt hiện nay................................................116
Tiểu kết chƣơng 3......................................................................................120
Chƣơng 4. XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
NHẰM PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA SỰ DUNG
HỢP GIỮA PHẬT GIÁO VÀ TÍN NGƢỠNG THỜ CÖNG TỔ TIÊN 122
CỦA NGƢỜI VIỆT..................................................................................... 122
4.1. Xu hƣớng phát triển của sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngƣỡng
thờ cúng tổ tiên của ngƣời Việt................................................................122
4.2. Những giải pháp nhằm phát huy những giá trị văn hóa của sự dung
hợp giữa Phật giáo và tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên của ngƣời Việt .....133
4.3. Một số kiến nghị nhằm phát huy những giá trị văn hóa của sự dung
hợp giữa Phật giáo và tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên của ngƣời Việt .....135
Tiểu kết chƣơng 4......................................................................................142
KẾT LUẬN.................................................................................................. 143
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................... 148
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 149
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài Luận án
Phật giáo truyền vào Việt Nam từ đầu Công nguyên, thông qua hai con
đường, trên bộ và dưới biển. Đường biển do các tăng sĩ và thương gia Ấn Độ,
đường bộ do các nhà sư Trung Hoa sang giảng kinh.
Trước khi Phật giáo du nhập, thờ cúng tổ tiên vừa là một đạo lý, vừa là
một tín ngưỡng của người Việt. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là niềm tin vào
sự linh thiêng của tổ tiên, dù họ đã đi vào cõi vĩnh hằng nhưng vẫn bên cạnh
con cháu, phù hộ cho con cháu khi gặp tai ương, rủi ro; vui mừng khi con
cháu gặp may mắn, khuyến khích cho con cháu khi gặp điều tốt lành và cũng
quở trách con cháu (mà không trừng phạt) con cháu khi làm điều ác. Thờ
cúng tổ tiên là tín ngưỡng phổ quát, luôn sâu lắng và đi vào tâm thức của mọi
người con đất Việt. Người Việt dù đi đâu, ở đâu, vẫn hướng về quê cha đất tổ,
nơi có bàn thờ tổ tiên, nơi có mồ mả cha ông mình. Thủ tướng Phạm Văn
Đồng đã viết về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của dân tộc ta như sau: “Từ xa
xưa, dân tộc Việt Nam ta không có tôn giáo theo nghĩa thông thường như nhiều
nước khác. Còn nói tôn giáo là thờ cúng, thì mọi người đều thờ cúng ông bà, mọi
người đều thờ cúng tổ tiên, làng thì thờ thành hoàng và các bậc anh hùng cứu
nước, các tổ phụ, các ngành nghề, các danh nhân văn hóa...” [28, tr. 75].
Khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo chính thống đã gạt bỏ phần triết lý
xa xôi, khó hiểu, trở về với cuộc sống trần thế hàng ngày. Phật giáo đã kết
hợp với tín ngưỡng bản địa (tục thờ cúng tổ tiên), với những nguyện vọng,
ước mơ của người lao động, Phật giáo đã thấm sâu vào trong dân chúng, tồn
tại và phát triển qua nhiều đời, nhiều thế hệ và được đông đảo nhân dân Việt
Nam hưởng ứng. Phật giáo được Việt hóa đã có sức sống vô cùng mạnh mẽ
trong đời sống tinh thần của nhân dân, tạo nên sự dung hợp với truyền thống
văn hóa dân tộc trên mọi khía cạnh: lễ hội, tín ngưỡng, phong tục, tập quán...
2
Chính vì vậy, mối quan hệ giữa Phật giáo và văn hóa Việt Nam từ lâu
đã trở thành “mảnh đất màu mỡ” cho các nhà khoa học tìm hiểu, nghiên cứu.
Tuy nhiên, các chủ đề trước đây chủ yếu đề cập đến ảnh hưởng của Phật giáo
đối với con người Việt Nam trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa nói chung; thời
gian nghiên cứu của vấn đề tập trung vào giai đoạn Lý - Trần (đỉnh cao sự
phát triển của Phật giáo) và sự dung hợp trong truyền thống.
Từ Đổi mới đến nay, đất nước ta bước vào thời kỳ Công nghiệp hóa -
Hiện đại hóa và hội nhập. Dưới ảnh hưởng của kinh tế thị trường, đặc biệt là
các chính sách tự do tôn giáo của Đảng, Nhà nước, hoạt động của các tôn
giáo đều có sự khởi sắc mạnh mẽ, trong đó có Phật giáo. Số lượng phật tử và
người đi chùa không ngừng tăng cao. Hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng cũng
“rầm rộ”, sôi nổi và đa dạng... dưới nhiều hình thức. Sự dung hợp giữa Phật
giáo với tín ngưỡng truyền thống (cụ thể là tục thờ cúng tổ tiên) đã mang nội
dung và màu sắc mới. Trên cơ sở đó, Phật giáo đã góp phần nâng cao, làm
phong phú, đa dạng thêm kho tàng văn hóa truyền thống tốt đẹp của người
Việt nói riêng, và dân tộc Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, sự dung hợp giữa
Phật giáo và tín ngưỡng truyền thống nói trên, do ảnh hưởng từ mặt trái của
kinh tế thị trường nên có một số lệch lạc, “biến tướng”.
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người
Việt thể hiện rõ nét trong các ngôi chùa Phật giáo, bởi đó là nơi diễn ra chủ yếu
các hoạt động thờ cúng Phật giáo của người dân, ngôi chùa cũng chiếm một vị
trí hết sức đặc biệt trong tâm thức người Việt.
Từ thực tế trên đã đặt ra câu hỏi, sự dung hợp giữa Phật giáo với tục thờ
cúng tổ tiên hiện nay biểu hiện như thế nào? Những mặt tích cực và bất cập là
gì? Để trả lời câu hỏi trên, đòi hỏi cần thiết phải có những nghiên cứu cụ thể
dưới góc độ tôn giáo học.
3
Về phương diện cá nhân, bản thân tôi là một nhà tu hành, giữ trách
nhiệm trụ trì ngôi chùa Tào Sách (sẽ được giới thiệu rõ hơn ở phần sau) - nơi
thể hiện rõ nét sự dung hợp giữa Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của
người Việt. Và trong quá trình thực hành các hoạt động tôn giáo của mình, tôi
cũng thấy được sự biểu hiện cụ thể của vấn đề này. Tôi luôn trăn trở rằng; ý
thức của bản thân cần đóng góp một thứ gì đó cho tôn giáo của mình, cho
những nghiên cứu chuyên sâu về Phật giáo hiện nay. Chính vì vậy, đây là lý do
để chúng tôi chọn đề tài “Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngƣỡng thờ
cúng tổ tiên của ngƣời Việt hiện nay” (qua khảo cứu tại một số chùa ở
thành phố Hà Nội), để làm Luận án tiến sĩ.
Việc thực hiện đề tài trên cũng giúp các cơ quan chức năng, các nhà
quản lý văn hóa tiếp tục bảo tồn và phát huy những giá trị đạo đức, mối quan
hệ tốt đẹp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên tạo nên, trong bối
cảnh hội nhập để xây dựng đất nước. Đồng thời, rút ra những bài học kinh
nghiệm trong vấn đề quản lý tôn giáo tín ngưỡng nói chung và trước những
biến tướng về hoạt động tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ Phật nói riêng.
2. Mục đích và nhiệm vụ của Luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận án muốn chỉ rõ biểu hiện của sự
dung hợp giữa Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện
nay. Xác định những vấn đề đặt ra, xu hướng phát triển của sự dung hợp giữa
Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt trong những năm tới,
từ đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm giữ gìn và phát huy những
mặt tích cực, hạn chế những bất cập của sự dung hợp giữa Phật giáo và thờ
cúng tổ tiên của người Việt hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, luận án có nhiệm vụ:
4
Thứ nhất: Phân tích cơ sở tiếp cận sự dung hợp giữa Phật giáo và tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay.
Thứ hai: Phân tích những biểu hiện của sự dung hợp giữa Phật giáo và tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (qua khảo sát ở một số chùa tại
Hà Nội) trên một số lĩnh vực: đời sống văn hóa tín ngưỡng; nghi lễ thờ cúng...
Thứ ba: Dự báo xu hướng phát triển của sự dung hợp giữa Phật giáo và
tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt trong những năm tới, đề xuất một
số giải pháp và kiến nghị nhằm phát huy giá trị văn hóa dân tộc trong quá
trình dung hợp Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của Luận án là: Sự dung hợp giữa Phật giáo với
tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu sự dung hợp Phật giáo với tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (qua khảo sát ở một số ngôi
chùa Bắc tông tại Hà Nội; trong đó tập trung khảo sát, nghiên cứu sâu ở các
chùa Tào Sách, Bồ Đề, Pháp Vân, trên một số biểu hiện cụ thể như đời sống
văn hóa tín ngưỡng; nghi lễ thờ cúng…)
- Phạm vi thời gian nghiên cứu của Luận án là: Từ 1986 đến nay
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận:
Luận án được xây dựng trên cơ sở vận dụng các nguyên lý, quan điểm
mác xít như: quan điểm Duy vật biện chứng, Duy vật lịch sử. Tư tưởng Hồ
Chí Minh, quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam
về vấn đề tôn giáo.
* Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành: phương pháp
tôn giáo học, phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát, thống kê,
5
logíc cụ thể…Đặc biệt, một số phương pháp của ngành Nhân học Tôn giáo
như điều tra, khảo sát thực địa với các công cụ chính là quan sát tham dự,
phỏng vấn sâu được chú trọng.
5. Đóng góp mới của Luận án
- Luận án chỉ ra những biểu hiện của sự dung hợp Phật giáo với tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (qua một số ngôi chùa tại Hà
Nội) dưới góc độ Tôn giáo học.
- Luận án phân tích những mặt tích cực đồng thời chỉ ra những bất cập
của sự dung hợp hai yếu tố tôn giáo, tín ngưỡng nói trên.
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, Luận án dự báo xu hướng phát triển
của sự dung hợp giữa Phật giáo và thờ cúng tổ tiên của người Việt, những
kiến nghị nhằm giữ gìn và phát huy những mặt tích cực, hạn chế những bất
cập của sự dung hợp hai yếu tố tín ngưỡng nói trên.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Luận án đóng góp thêm một cái nhìn mới trong nghiên cứu tôn giáo
học: nhìn nhận trong sự dung hợp lẫn nhau, thấy được ý nghĩa của sự dung
hợp đó với sự tồn tại, phát triển của tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay.
- Luận án có thể sử dụng là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu về
văn hóa nói chung, tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng, đặc biệt là Phật giáo và tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
- Luận án là nguồn tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, các nhà
hoạch chính sách tôn giáo và cho những ai quan tâm đến vấn đề này.
7. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Mục lục, nội dung
chính của luận gồm 4 chương, 12 tiết.
6
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU, LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU
VÀ MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.1.1. Nguồn tài liệu của Luận án
- Luận án sử dụng Kinh điển Phật học và một số sách gốc; Từ điển Phật
học, Từ điển bách khoa Việt Nam,…
- Luận án kế thừa những kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa Phật
giáo và tín ngưỡng thờ cúng nói chung và với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên nói
riêng của các tác giả đi trước.
- Tài liệu của Luận án còn bao gồm những tài liệu điền dã (phỏng vấn
sâu, các ghi chép quan sát, tham dự).
- Luận án cũng kế thừa các Báo cáo tổng kết, số liệu thống kê của cấp
ủy, chính quyền và các ban ngành đoàn thể ở các địa phương được khảo sát.
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Khác với các tôn giáo ngoại nhập khác, Phật giáo du nhập vào Việt
Nam từ rất sớm và bằng con đường hòa bình nên đã gắn bó chặt chẽ với mỗi
người dân Việt. Trong quá trình phát triển, Phật giáo có ảnh hưởng lớn đến
nền văn hóa dân tộc trên các phương diện phong tục tập quán, lối sống, nếp
sống, đặc biệt là văn hóa, tư tưởng. Do vậy, từ trước đến nay đã có nhiều
nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, trước thời kỳ đổi mới, do những nhận
thức tả khuynh về tôn giáo, tín ngưỡng nói chung, về Phật giáo nói riêng, nên
phần lớn những nghiên cứu về Phật giáo chủ yếu xoay quanh lĩnh vực Phật
giáo với lịch sử tư tưởng Việt Nam. Chủ đề nghiên cứu về Phật giáo với tín
ngưỡng thờ cúng truyền truyền thống nói chung và với tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên nói riêng hầu như trống vắng.
7
Từ những năm 1990 trở lại đây, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều
chính sách đổi mới trong lĩnh vực tôn giáo, được cụ thể hóa về tư duy, nhận
thức đối với tôn giáo và công tác tôn giáo. Nếu như trước đây, tôn giáo bị coi
là có hại, cần đấu tranh để xóa bỏ, thì nay được coi là một bộ phận cấu thành
văn hóa, cần phát triển; tôn giáo là nhu cầu tâm linh, tình cảm của nhân dân,
còn tồn tại lâu dài; đạo đức tôn giáo có nhiều điều còn phù hợp với công cuộc
xây dựng xã hội mới… Trên cơ sở đó, một số công trình bài viết về Phật giáo
với tín ngưỡng thờ cúng đã khởi sắc, song còn rất hạn chế, nhiều khoảng
trống cần tiếp tục nghiên cứu.
Tựu chung lại, các tác phẩm liên quan đến đề tài Luận án có thể chia
thành ba lĩnh vực sau:
- Các nghiên cứu về Phật giáo
- Các nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng truyền thống
- Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng
của người Việt nói chung và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên nói riêng
Trước hết, nghiên cứu về Phật giáo và Phật giáo Việt Nam, có công
trình tiểu biểu: Lê Mạnh Thát (2001) với “Lịch sử Phật giáoViệt Nam” (2
tập); Nguyễn Lang (2008) với “Việt Nam Phật giáo sử luận” (3 tập); Nguyễn
Tài Thư (Chủ biên, 1989) với “Lịch sử Phật giáo Việt Nam”; (2 tập); Thánh
Nghiêm (1995, Bản dịch) “Lịch sử Phật giáo thế giới”; Tịnh Hải (1992, Bản
dịch) “Lịch sử Phật giáo thế giới”; Thích Thanh Kiểm (1989) “Lịch sử Phật
giáo Ấn Độ”,…
Phải nói rằng các công trình khoa học nêu trên đã “khám phá” rất cặn
kẽ, rành mạch và chuẩn xác về Phật giáo Việt Nam cũng như Phật giáo thế
giới. Trong đó, Phật giáo Việt Nam được coi như một thực thể tinh thần đã
tồn tại hàng nghìn năm và không phải với tư cách một tôn giáo ngoại nhập,
mà đã được bản địa hóa từ rất lâu và vẫn thường xuyên được bản địa hóa để
8
trở thành một phần tâm linh của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó, Phật giáo
Việt Nam còn là một thành tố quan trọng của văn hóa, tư tưởng, luôn vận
động và phát triển trong suốt tiến trình lịch sử.
Thứ hai, liên quan trực tiếp đến nghiên cứu vấn đề tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên, từ trước đến nay trên thế giới và Việt Nam đã có một số công trình nổi
bật như: X.A.Tôcarev (1994) “Các hình thức tôn giáo sơ khai và sự phát triển
của chúng”; Léopold Cadiere (1997, Bản dịch) “Về văn hóa và tín ngưỡng
truyền thống người Việt”; Vũ Quỳnh (1992) “Lĩnh Nam trích quái”; Lý Tế
Xuyên (1992) “Việt điện U linh”; Phan Kế Bính (1995) “Việt Nam phong
tục”; Toan Ánh (1996) “Phong tục thờ cúng trong gia đình Việt Nam”; Vũ
Ngọc Khánh (1996) “Tín ngưỡng làng xã”; Đặng Nghiêm Vạn (Chủ biên,
1996), "Về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam hiện nay", và (2001), "Lý luận về
tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam", Nguyễn Đức Lữ (1999), “Hiện
tượng mê tín dị đoan ở nước ta hiện nay, thực trạng, biểu hiện và đặc điểm”,
Nguyễn Minh San (1998), “Tiếp cận tín ngưỡng dân dã Việt Nam”Trần Đăng
Sinh (2002) “Những khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên”;
Trương Thìn (2010) “Nghi lễ thờ cúng tổ tiên, đền chùa miếu phủ”…(Xem tài
liệu tham khảo)
Đây là những công trình nghiên cứu công phu, tập hợp tất cả các vấn đề
về phong tục tập quán cũng như tục thờ cúng tổ tiên của người Việt dưới
nhiều góc độ khác nhau. Qua đó các tác giả khẳng định, mỗi dân tộc có một
nền văn hóa với bản sắc riêng. Những yếu tố cơ bản cấu thành bản sắc của
mỗi nền văn hóa đó là phong tục, tập quán và nghi lễ dân gian truyền thống.
Sự lưu giữ trường tồn phong tục tập quán trong một nền văn hóa nói lên sức
sống của dân tộc. Do vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề giữ
gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
9
Thứ ba, nghiên cứu về mối quan hệ giữa Phật giáo với tín ngưỡng của
người Việt có tác phẩm, bài viết như: Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phân
Viện nghiên cứu Phật học (1989), Phật giáo và văn hóa dân tộc; Hà Văn Tấn
(2005), Đến với lịch sử văn hóa Việt Nam; Nguyễn Hồng Dương (2004), Tôn
giáo trong mối quan hệ văn hóa và phát triển ở Việt Nam; Nguyễn Duy Hinh,
Lê Đức Hạnh (2011), Phật giáo trong văn hóa Việt Nam; Hạnh Nguyên
(2013), Phật giáo trong lòng người Việt…
Bên cạnh đó còn có các bài viết của Trần Quốc Vượng (1986), “Mấy ý
kiến về Phật giáo và văn hóa dân tộc” trong Mấy vấn đề về Phật giáo và lịch
sử tư tưởng Việt Nam; Phan Đại Doãn (1986), “Vài nét về Phật giáo và làng
xã” trong Mấy vấn đề về Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam; Vũ Thanh
Huân (1986), “Mấy nét của Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử”,
(trong Mấy vấn đề về Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam)… và những bài
viết khác đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo như Minh Chi (2001), “Về
xu hướng thế tục hóa và dân tộc hóa của Phật giáo”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn
giáo số 3, tr. (26 - 29); Hoàng Thu Hương (2006), “Về mối quan hệ giữa nhu
cầu của người đi lễ chùa và dịch vụ bán đồ lễ” (Qua khảo sát thực tế tại chùa
Quán Sứ và chùa Hà ở Hà Nội), Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 2, tr. 51 - 55;
Nguyễn Thị Minh Ngọc (2008), “Phật giáo dân gian: con đường nhập thế của
Phật giáo Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 8, tr. 25 - 32; Nguyễn
Thị Minh Ngọc (2008), “Dịch vụ Phật giáo: hoạt động mang tính dân gian và
là cách thức để giải quyết nhu cầu tâm linh tín đồ của Phật giáo Việt Nam
đương đại” (Nghiên cứu trường hợp Hà Nội) trong: Sự biến đổi của tôn giáo
tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay,…
Qua các tác phẩm, bài viết nêu trên, chúng tôi đặc biệt chú ý đến các
bài viết của Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Trần Lâm Biền. Qua nghiên cứu,
các tác giả chỉ ra sự hỗn dung Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng của người
10
Việt trong lịch sử. Theo Trần Quốc Vượng, Phật giáo truyền vào nước ta từ
đầu Công nguyên với trung tâm Phật giáo lớn là Luy Lâu, Thuận Thành, Bắc
Ninh (còn gọi là vùng Dâu), bằng hai con đường: (1), đường biển nối liền
Giao Châu với Thiên Trúc; (2) đường biển và đường bộ nối liền Luy Lâu với
các trung tâm Phật giáo của Trung Hoa như Bành Thành (Hoa Nam), Lạc
Dương (Hoa Bắc). Con đường bộ dọc lưu vực sông Hồng nối Giao Châu với
Vân Nam và qua đó với Tây Tạng, Trung Á. Nhiều nhà sư Trung Á, Tây
Tạng qua đường này đến Việt Nam và ngược lại, nhiều nhà sư Việt Nam qua
con trường này đến Trung Á, Tây Tạng.
Đây cũng là nguyên nhân giải thích cho Phật giáo Việt Nam dòng
Thiền nhưng không có một giai đoạn nào trong lịch sử mang sắc thái thuần
túy mà pha trộn nhiều các yếu tố khác, cụ thể là Mật giáo và có nguyên nhân
nữa là nền tảng phương thuật của người Việt cổ. Vua Hùng như sử chép là
một phương sĩ và Hán Vũ Đế cũng ca ngợi rằng người Việt giỏi phương
thuật. Cũng chính vì vậy, khi xem, xét lịch sử tôn giáo VN nói chung, lịch sử
Phật giáo Việt Nam nói riêng thì nên nghĩ tới cái tinh thần cơ bản của nó là
hỗn dung tôn giáo[Xem 142, tr. 138 - 139].
Trần Quốc Vượng và Hà Văn Tấn đều cho rằng, tín ngưỡng thờ Nữ
thần có trước rồi Phật giáo mới du nhập vào và phát triển trên nền tảng đó.
Theo Trần Quốc Vượng, ngôi chùa cổ xưa được dựng trên nền tảng của một
ngôi đền là trung tâm tôn giáo xưa của bộ lạc Dâu và ban đầu chất chùa và
chất đền vẫn song song tồn tại, sau đó mới đan xen vào nhau. Dù sau này
chùa lấn át đền, nhưng làm biến dạng, biến chất nữ thần Dâu, song nó cũng
không gột sạch, thanh lọc hóa được hoàn toàn cái chất tín ngưỡng nguyên
thủy tiền Phật giáo của trung tâm tôn giáo này [Xem 142, tr. 139]. Các ngôi
chùa quanh đó, chùa Bà Đậu, Bà Giàn, Bà Tướng, chùa Tổ, chùa Mãn
xá…cũng đều mang tính chất hỗn dung văn hóa tương tự. Điều đó cũng thể
11
hiện một đặc điểm phổ quát được nhiều người nhắc đến là Phật giáo vốn dễ
hòa hợp với tín ngưỡng dân gian ở những nơi nó được truyền bá tới.
Cũng như Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn đề cập đến sự hỗn dung Phật
giáo với tín ngưỡng thờ cúng truyền thống trong buổi đầu của lịch sử Việt
Nam như sau: nhiều ngôi chùa ban đầu chỉ là những thảo am bằng tranh, tre;
nó vốn là những ngôi đền thờ các thần truyền thống mà người ta đặt thêm
điện thờ Phật vào đó. Ông nhấn mạnh: “Không phải người ta đặt thêm các
tượng Tứ pháp vào các ngôi chùa thờ Phật, mà đặt bàn thờ Phật vào các đền
thờ Tứ pháp, tức đền thờ các vị thần nông nghiệp đã có từ trước. Và đến lượt
các nữ thần này được Phật hóa, trở thành các Phật Bà” [104, tr. 194].
Bên cạnh đó, nghiên cứu về tình hình Phật giáo với tín ngưỡng thờ
cúng giai đoạn hiện nay có một số công trình đáng chú ý. Nguyễn Duy Hinh
và Lê Đức Hạnh (2011) đã đề cập đến một số vấn đề của Phật giáo Việt Nam
thời đại ngày nay trong tác phẩm Phật giáo trong văn hóa Việt Nam. Đó là,
hiện tượng cư sĩ Tịnh Độ đang khá phát triển ở một số tỉnh thành Nam Bộ; các
hội quy đang tăng nhanh ở các đô thị; tuy trình độ tăng, ni ngày càng cao, nhiều
người có trình độ tiến sĩ, song những công trình biên soạn hoằng dương Phật
pháp lại ít ỏi; tập trung viết về lịch sử Phật giáo. Nhà sư dù có học vị tiến sĩ
cũng chủ yếu lo việc về nghi lễ. Hoạt động Phật giáo ảnh hưởng nhiều nhất
trong dân chúng là làm lễ cầu siêu, đưa thân nhân qua đời lên chùa…, nghĩa là
những pháp sự tang tế phổ biến [41, tr. 493]. Tuy chỉ đưa ra những nhận xét
chung, song Nguyễn Duy Hinh đã nêu lên thực trạng của Phật giáo với tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người dân hiện nay.
Ngoài ra, trong số nghiên cứu gần đây nêu trên, đáng chú ý nghiên
cứu của hai tác giả Hoàng Thu Hương và Nguyễn Minh Ngọc. Các tác giả đã
đề cập đến mối quan hệ giữa Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng của người
dân Hà Nội hiện nay. Tác giả Nguyễn Minh Ngọc cho rằng, khi du nhập vào
12
Việt Nam, Phật giáo đã hỗn dung với tín ngưỡng bản địa, trở thành Phật giáo
dân gian:
Phật giáo dân gian được hiểu là Phật giáo mang tính bình dân, chú
trọng những hoạt động nghi lễ không mang tính chính thống, nhằm giải
quyết nhu cầu thực tại của tín đồ, không xuất phát từ việc nghiên cứu
thực hành giáo lý để đạt tới giác ngộ. Tính dân gian của Phật giáo là
tính bình dân, tính chú trọng hoạt động nghi lễ để giải quyết nhu cầu
cuộc sống thực tại[Xem 88].
Theo tác giả, tính dân gian của Phật giáo Việt Nam hiện nay, thể hiện
cụ thể qua việc cung cấp những “Dịch vụ Phật giáo” cho người dân:
Đó là sự đáp ứng nhu cầu tâm linh bằng cách thức Phật giáo. Nhu
cầu này được đáp ứng thông qua hệ thống các nghi lễ cầu cúng. Sự
trao đổi diễn ra giữa tín đồ - người đưa ra các yêu cầu về nghi lễ và
tăng ni sư - người thực hiện nghi lễ [88, tr. 69]
Chính vì vậy:
Dịch vụ Phật giáo với tư cách là một hoạt động tôn giáo, nhằm đáp
ứng những nhu cầu của đời sống hàng ngày của tín đồ là một hoạt
động mang tính dân gian. Xuất phát từ quan điểm chú trọng yếu tố
Sinh, quan tâm đến đời sống hiện tại của con người, dịch vụ Phật giáo
thỏa mãn nhu cầu tâm linh của tín đồ trong đời sống hiện tại. Nó giải
quyết các vấn đề liên quan tới cơm, áo, gạo, tiền; hay nói cách khác,
là những gì thiết thực cho cuộc sống. Nó thể hiện tư tưởng đi tìm cõi
niết bàn trong cuộc sống đời thực cho kiếp này, không phải là sự giải
thoát cho kiếp sau. Dịch vụ Phật giáo là thể hiện tính dân gian của
Phật giáo….”[88, tr. 69 - 70].
Tác giả cũng nêu lên một số hình thức thờ cúng mang tính dịch vụ của
Phật giáo hiện nay như lễ cúng cầu an, lễ cúng cầu siêu, lễ chạy đàn Dược
13
Sư, cúng sao giải hạn, lễ bán khoán, cắt tiền duyên. Trong đó các lễ cúng
cầu an, cầu siêu, chạy đàn Dược Sư, theo tác giả là những nghi lễ của Phật
giáo, còn những lễ cúng còn lại là của dân gian [88, tr. 72].
Mặc dù nhận định trên của Nguyễn Thị Minh Ngọc đôi chỗ còn chưa
chính xác, bởi nghiên cứu được tiếp cận chủ quan từ người nghiên cứu, coi
những hoạt động của Phật giáo (một hoạt động tâm linh mang tính đặc thù và
nhạy cảm), dưới góc nhìn của kinh tế thị trường, nên chưa thấy được nhiệm
vụ hoằng pháp, giáo dục thông qua các nghi lễ nêu trên; song đó cũng là một
trong những nghiên cứu ít ỏi về sự hỗn dung của Phật giáo với tín ngưỡng thờ
cúng truyền thống của người Việt hiện nay.
Từ tổng quan các tác phẩm, công trình nghiên cứu, bài viết, liên quan
đến đề tài Luận, chúng tôi có nhận xét đánh giá sau đây.
* Nhận xét, đánh giá chung
Những công trình nghiên cứu trên đây đều ít nhiều đề cập đến vấn đề
nghiên cứu của luận án, ở các góc độ khác nhau: Các tài liệu nghiên cứu về
Phật giáo đã khái quát, phân tích rất sâu về những vấn đề cơ bản của Phật
giáo nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng như: nguồn gốc ra đời, giáo
lý, kinh sách, sự du nhập vào Việt Nam và quá trình phát triển (về vấn đề này,
có một số tác phẩm bàn về vấn đề "bản địa hóa" Phật giáo của Việt Nam,
trong đó có đề cập đến mối liên hệ giữa Phật giáo và các tín ngưỡng bản địa
của người Việt, tuy nhiên còn sơ lược); Những công trình nghiên cứu về các
tín ngưỡng thờ cúng truyền thống của người Việt là những tài liệu quý giá mà
luận án tiếp thu, là cơ sở để đi vào nghiên cứu sự dung hợp của tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên và Phật giáo. Những vấn đề cơ bản của tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên được thể hiện rõ nét: nguồn gốc, sự thờ cúng, ý nghĩa... tuy nhiên các
công trình về vấn đề này vẫn chủ yếu là sự mô tả về tín ngưỡng này trong hệ
thống tín ngưỡng truyền thống, phong phú đa dạng của người Việt. Còn thiếu
14
một nghiên cứu về sự vận động, dung hợp của tín ngưỡng này với các tín
ngưỡng, tôn giáo khác; Còn những công trình nghiên cứu về mối quan hệ
Phật giáo với các tín ngưỡng của người Việt thì có ít nhiều đề cập đến vấn đề
của đề tài tuy nhiên chủ yếu dưới góc độ xem xét dưới góc độ của quá trình
"Phật giáo bị bản địa hóa" khi du nhập vào Việt Nam trong lịch sử, chưa thấy
được "nhu cầu thực sự" của sự dung hợp này đối với cả Phật giáo và tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong giai đoạn hiện nay.
Từ sự tổng quan, đánh giá như trên, luận án đã kế thừa, tiếp thu những
vấn đề, luận cứ, luận điểm:
- Những vấn đề, luận cứ, luận điểm được Luận án tiếp thu, kế thừa
+ Về mặt lý luận:
Chúng tôi dựa vào một số tác phẩm của các nhà khoa học gạo cội
nghiên cứu về lĩnh vực tôn giáo, dân tộc như X.A. Tocarev, Léopold Cadiere,
Đặng Nghiêm Vạn,... đã đề cập ở phần tổng quan nêu trên, lấy đó làm cơ sở
để đưa ra những khái niệm công cụ và nội hàm nhằm thực hiện nghiên cứu đề
tài luận án, ví dụ như các khái niệm: tín ngưỡng, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên,
nghi lễ...
+ Về nội dung:
Trước hết, chúng tôi kế thừa các tác phẩm viết về Phật giáo, lịch sử
Phật giáo của Lê Mạnh Thát, Nguyễn Lang, Nguyễn Tài Thư... để hiểu rõ về
quá trình bản địa hóa của Phật giáo khi truyền vào Việt Nam và trở thành Phật
giáo Việt Nam.
Thứ hai, chúng tôi cũng kế thừa các tác phẩm viết về tín ngưỡng của
Việt Nam nói chung và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên nói riêng, của các tác giả
như: Toan Ánh, Phan Kế Bính, Đặng Nghiêm Vạn, Nguyễn Minh San, Trần
Đăng Sinh,... Đây là những công trình nghiên cứu công phu, tập hợp tất cả các
15
phong tục tập quán cũng như tục thờ cúng tổ tiên của người Việt. Việc nghiên
cứu những tài liệu này giúp cho chúng tôi hiểu rõ hơn về bản chất tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên của người Việt, các hình thức thờ cúng tổ tiên trong phạm vi
gia đình, dòng họ, làng xã...
Thứ ba, chúng tôi kế thừa kết quả nghiên cứu của hai nhà sử học, văn
hóa học nổi tiếng là GS. Trần Quốc Vượng, GS. Hà Văn Tấn và PGS.TS.
Nguyễn Hồng Dương trong những công trình nghiên cứu của các ông về sự
hỗn dung Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng của người Việt trong lịch sử mà
chúng tôi đã nêu ở trên. Điều này rất quan trọng, bởi khi hiểu rõ hơn về mối
giao duyên này trong quá khứ, chúng tôi sẽ có cơ sở để nghiên cứu, tìm hiểu
về mối giao duyên này tiếp tục diễn ra như thế nào trong giai đoạn hiện nay.
Thứ tư, một số bài viết của hai tác giả Hoàng Thu Hương và Nguyễn
Minh Ngọc đề cập đến mối quan hệ giữa Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng
của người dân Hà Nội hiện nay, đã giúp chúng tôi hiểu rõ quan điểm, cách
đánh giá của các nhà nghiên cứu ngoài tôn giáo khi viết về mối quan hệ giao
duyên giữa tín ngưỡng truyền thống và Phật giáo, mà chúng tôi là những
người tu hành đang thực hiện.
- Những vấn đề còn bỏ trống được Luận án nghiên cứu
Từ sự tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận
án trên đây cho thấy: Phần lớn những nghiên cứu đề cập đến sự hỗn dung
giữa Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng trong lịch sử. Chỉ có một số bài viết,
không có những công trình nghiên cứu chuyên sâu, đề cập đến sự hỗn dung
giữa Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng trong giai đoạn từ đổi mới đến nay.
Nội dung các bài viết cũng chỉ đưa ra những nhận định chung, chưa có những
nghiên cứu cụ thể trên thực tế. Đề tài Luận án sẽ góp phần “phủ lấp” vào
những khoảng trống nói trên.
16
Tóm lại, sự dung hợp tôn giáo ngoại nhập với tín ngưỡng bản địa trong
quá khứ, hiện tại hay tương lai, chính là chất keo gắn kết, tạo sự giao lưu, hòa
hợp với dân tộc, góp phần cơ bản làm nên bản sắc văn hóa dân tộc, những vẫn
không hề mất đi căn tính đức tin tôn giáo. Vì vậy, những công trình nghiên
cứu trên đây sẽ được chúng tôi kế thừa trong Luận án của mình.
1.2. Lý thuyết nghiên cứu
- Lý thuyết về giao lưu, tiếp biến văn hóa (Acculturation): giao lưu tiếp
biến văn hóa là khái niệm do các nhà nhân học Anglo - Saxon đưa ra vào cuối
thế kỷ XIX, để chỉ sự tiếp xúc trực tiếp và lâu dài giữa hai nền văn hóa khác
nhau và hậu quả của sự tiếp xúc này là sự thay đổi hoặc biến đổi của một số
loại hình văn hóa hoặc cả hai nền văn hóa đó.
Theo các nhà nhân học Mỹ, giao lưu tiếp biến văn hóa là quá trình
trong đó, một nền văn hóa thích nghi, ảnh hưởng một nền văn hóa khác bằng
cách vay mượn nhiều nét đặc trưng của nền văn hóa ấy.
Sự giao lưu tiếp biến văn hóa cũng là một cơ chế khác của biến đổi văn
hóa. Đó là sự trao đổi những đặc tính văn hóa nảy sinh khi các cộng đồng tiếp
xúc trực diện và liên tục. Các mẫu hình văn hóa nguyên thủy của một cộng
đồng hoặc của cả hai cộng đồng có thể bị biến đổi thông qua quá trình tiếp
xúc này. Các thành tố của các nền văn hóa biến đổi, song mỗi nền văn hóa
vẫn giữ tính riêng biệt của mình.
Quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa có thể diễn ra một cách cưỡng bức
thông qua sự thống trị về quân sự, hoặc diễn ra bằng con đường hòa bình hơn
thông qua buôn bán, truyền đạo.
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người
Việt thực chất là phương thức của quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa (cụ thể
là văn hóa Ấn Độ và văn hóa Việt Nam), kết quả là Phật giáo đến với Việt
Nam thích nghi, chịu ảnh hưởng của văn hóa Việt Nam, văn hóa Việt Nam thì
17
được bổ sung những yếu tố của Phật giáo, được làm phong phú hơn. Chúng
tôi áp dụng lý thuyết này trong nghiên cứu để thấy được bản chất, tính tất yếu,
phương thức của sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
của người Việt.
- Lý thuyết hệ thống hóa văn hóa ( Bonnemaison, 2000)
Một hệ thống văn hóa tạo nên các đặc trưng nhờ tổ chức đặc thù bên
trong của nó. Hệ thống văn hóa khác với hệ thống xã hội, vì có tính chất bao
quát hơn, gồm có bốn yếu tố: kiến thức, kỹ thuật, tín ngưỡng và không gian.
Đây cũng là bốn cực hay bốn trụ cột của hệ thống văn hóa.
+ Di sản kiến thức: Văn hóa trước hết là di sản kiến thức. Đó là sự hiểu
biết về thế giới, làm cho văn hóa mang tính “khoa học” trong mỗi nền văn
minh khác nhau, ở mỗi tộc người ngoại lai, gọi là các khoa học tộc người
(ethnoscienences) ngoài phương Tây, được coi là các khoa học hoặc kiến thức
tiền hiện đại. Ngày nay, văn hóa bản địa được đánh giá cao.
+ Di sản kỹ thuật: gồm các kỹ năng và công cụ. Theo cách nói của các
nhà địa lý người Pháp Paul Vidal de la Blache (1845- 1918), đó là các lối
sống, dựa vào các kỹ thuật cơ bản, đáp ứng các nhu cầu đầu tiên của đời sống
để sinh tồn. Đó còn là nghệ thuật sống, một triết lý để sống.
+ Tín ngưỡng: "Kiến thức" và "kỹ thuật" là chưa đủ cần phải dựa trên
tín ngưỡng tôn giáo, thể hiện một cách nhìn về thế giới, thường được coi là
tầng cao của văn hóa, biểu hiện mối liên hệ cơ bản giữa các giá trị và kỹ thuật.
Văn hóa mang lại ý nghĩa, đưa ra cách nhìn về thế giới, tức là cách giải
thích thế giới. Đó là trật tự của tư duy, dựa trên tín ngưỡng, huyền thoạt và
các giá trị. Đó cũng là trật tự của văn hóa, kết hợp ý nghĩa đạo đức và thẩm
mỹ, luân lý và nghệ thuật, lý trí và cảm xúc, thường được coi là các biểu hiện,
còn gọi là các biểu trưng địa lý.
18
+ Không gian: Các nền văn hóa được xây dựng và định vị trong một
không gian. Fernand BRAUDEL (1902 – 1985), nhà sử học người Pháp nổi
tiếng với Lý thuyết hệ thống kinh tế - xã hội trên phạm vi thế giới, cho rằng
văn hóa có một chỗ dựa địa lý. Khác với quyết định luận địa lý, nó có quan hệ
biện chứng giữa môi trường và văn hóa.
Môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn không cách ly lẫn nhau,
mà tạo nên môi trường văn hóa và môi trường địa lý. Sự phân chia các nền
văn hóa trong không gian tạo nên các vùng văn hóa. Vùng văn hóa được định
nghĩa là một không gian tương đối đồng nhất, trong đó có kết hợp một số đặc
trưng văn hóa chủ đạo. Các vùng văn hóa không khép kín, mà có thể tiếp
nhận, trao đổi các đặc trưng văn hóa với nhau. Có thể hình dung ba cấp độ
cấu thành một hệ thống văn hóa là: vùng văn hóa, không gian sống và không
gian văn hóa.
Không gian văn hóa tương ứng với một nền văn hóa riêng và một khu
vực lãnh thổ riêng. Có thể phân biệt các địa điểm và cái nôi1
văn hóa, các khu
vực, các vùng văn hóa và các thế giới văn hóa. Mỗi nền văn hóa và mỗi nền
văn minh lớn đều có một hoặc nhiều cái nôi văn hóa. Khu vực văn hóa còn là
một xứ sở (gồm một phức hợp văn hóa tương ứng với một không gian địa lý
sẽ tạo nên khu vực văn hóa; khu vực văn hóa là một nền văn hóa với không
gian của nó – đó là tập hợp của một nhóm các vùng văn hóa có các biến thái
chung hoặc cơ sở văn hóa giống nhau; thế giới văn hóa bao gồm nền văn
minh và không gian – đó là siêu văn hóa (métaculturel – cái vượt qua, cái bao
gồm) và nguồn cội hoặc các bể chứa văn hóa như: các tôn giáo lớn, ý thức hệ,
các trào lưu văn minh, ngôn ngữ, các cộng đồng quốc tế.
Lý thuyết giao lưu tiếp biến văn hóa, lý thuyết thống nhất các sự kiện
văn hóa và lý thuyết hệ thống hóa văn hóa sẽ được chúng tôi lựa chọn áp
1
Foyers tạm dịch là điểm xuất phát, thuộc về nguồn gốc
19
dụng để nghiên cứu về sự dung hợp Phật giáo đối với tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên của người Việt hiện nay.
1.3. Một số khái niệm
* Tín ngƣỡng:
Tín ngưỡng được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, rất đa dạng
và phong phú; được đề cập dưới nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau:
Trước hết, từ góc độ của xã hội học, các nhà xã hội học phương Tây
hiện đại như Spencer, Durkhiem… đã xem xã hội như một hiện thực siêu hình
được nuôi dưỡng bằng ý thức tập thể. Trong đó, ý thức tập thể được tạo dựng
bởi những niềm tin, những tình cảm của mỗi thành viên. Trong xã hội, các
thành viên của một tập thể có chung một tín ngưỡng. Tín ngưỡng là một yếu
tố tạo nên sự cố kết và thống nhất của một tập thể, của nhóm xã hội. Đó là
niềm tin vào cái thế tục và cái thiêng liêng. Hai yếu tố này là tính chất chung
của mọi tín ngưỡng, tôn giáo. Durkhiem cho rằng, tín ngưỡng là những trạng
thái tư tưởng nằm ở các biểu tượng và được thể hiện thông qua các nghi lễ thờ
cúng: “Trên cơ sở của tất cả các hệ thống tín ngưỡng và các hình thức thờ
cúng đó, nhất thiết phải có một số biểu trưng cơ bản và các thái độ mang tính
nghi lễ, bất chấp sự đa dạng về hình thức khoác lên chúng ở đâu, chúng cũng
đều có cùng một ý nghĩa khách quan như nhau và cùng thực hiện những chức
năng như nhau” [44, tr. 62].
Từ góc độ dân tộc học, Wschmidt đã xem xét tín ngưỡng chẳng qua chỉ
là “hình thức tôn giáo nguyên sơ - tiền tôn giáo, là niềm tin vào một vị Chúa
vĩ đại và vĩnh hằng, nhân từ và sáng tạo đang ngự trị trên trời. Tín ngưỡng là
hiện tượng phổ biến có ở giai đoạn khởi đầu của mọi dân tộc” [135, tr. 30].
Từ góc độ triết học, các nhà triết học duy tâm khách quan, ngay trong
thời cổ đại như Platôn hay đến thời kỳ triết học cổ điển Đức như Hêghen… đã
xuất phát từ thực thể tinh thần như “ý niệm”, “ý niệm tuyệt đối” để lý giải
20
hiện tượng tín ngưỡng tôn giáo. Vì vậy, họ cho rằng tín ngưỡng tôn giáo là
sức mạnh thần bí thuộc tinh thần tồn tại vĩnh hằng, là nhân tố chủ yếu đem lại
sinh khí cho con người.
Các nhà triết học duy tâm chủ quan lại cho rằng, tín ngưỡng tôn giáo là
thuộc tính vốn có trong ý thức của con người, tồn tại không phụ thuộc vào
hiện thực khách quan.
Nhìn chung, những quan điểm trên về tín ngưỡng của các nhà khoa học
nói trên cho thấy, do hạn chế về mặt lịch sử và lợi ích giai cấp nên đã có
những nhận xét thiếu cơ sở khoa học. Quan điểm duy tâm cho tín ngưỡng là
hiện tượng thần bí, siêu thực, chỉ có thể cảm nhận được, chứ không lý giải
được. Các nhà triết học duy tâm đã sai lầm khi lấy ý thức tinh thần để lý giải
một hiện tượng cũng thuộc lĩnh vực tinh thần là tín ngưỡng tôn giáo.
Triết học mác - xít đã có một bước đột phá khi xem xét, lý giải tín
ngưỡng tôn giáo từ những cơ sở thực tiễn của nó. C.Mác khẳng định: “Đời
sống xã hội về thực chất là có tính thực tiễn. Tất cả những sự thần bí đang đưa
lý luận đến chủ nghĩa thần bí, đều được giải đáp một cách hợp lý trong thực
tiễn của con người trong sự hiểu biết thực tiễn ấy” [73, tr. 12].
Tiếp cận nghiên cứu tôn giáo trên cơ sở nền tảng duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Tín
ngưỡng tôn giáo được các nhà kinh điển mác - xít coi là một hiện tượng lịch
sử, sản phẩm của thời đại lịch sử nhất định. Thời đại C.Mác và Ph.Ăngghen,
xã hội phương Tây khi xem xét tín ngưỡng thường được hiểu là tín ngưỡng
tôn giáo, cụ thể là tín ngưỡng Cơ Đốc giáo. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên
cứu, C.Mác, Ph.Ăngghen đã đề cập tới tín ngưỡng tôn giáo ở nhiều khía cạnh
khác nhau, trong từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Các ông cho rằng về cơ bản
tín ngưỡng không khác gì thần linh, hai cái đều là tôn giáo đang ngự trị con
người. Ở đây tín ngưỡng với hàm nghĩa tín ngưỡng tôn giáo.
21
Qua các tác phẩm kinh điển, C.Mác, Ph.Ăngghen khẳng định: Tín
ngưỡng là một yếu tố của đời sống xã hội, hơn nữa là sản phẩm của lịch sử
xã hội do con người sáng tạo ra. Tín ngưỡng là một bộ phận của ý thức xã
hội, phản ánh tồn tại xã hội và chịu sự quy định của tồn tại xã hội. Tín
ngưỡng là niềm tin của con người vào sự tồn tại và sự cứu giúp của một thực
thể siêu nhiên nào đó được thể hiện qua hệ thống nghi lễ.
Một số học giả Việt Nam cũng đưa ra quan điểm của mình về tín
ngưỡng như sau:
Theo Từ điển Tiếng Việt, tín ngưỡng có nghĩa là lòng tin và sự ngưỡng
mộ một tôn giáo hay một chủ nghĩa: “tín ngưỡng là tin theo một tôn giáo nào
đó” [132, tr. 960]. Một trong những quan điểm cụ thể và sát hợp nhất cho
rằng: Tín ngưỡng là một biểu hiện của ý thức về một hiện tượng thiêng, một
sức mạnh thiêng do con người tưởng tượng ra hoặc do con người suy tôn, gán
cho một hiện tượng, một sức mạnh chỉ cảm thụ được mà chưa nhận thức
được. Tín ngưỡng là một sản phẩm văn hoá của con người được hình thành tự
phát trong mối quan hệ của con người với chính mình với người khác và với
giới tự nhiên” [Xem 101].
Trong Từ điển Tôn giáo, tín ngưỡng được hiểu:
Tín ngưỡng là lòng tin và sự ngưỡng mộ, ngưỡng vọng vào một lực
lượng siêu nhiên, thần bí; lực lượng siêu nhiên đó có thể mang hình
thức biểu tượng là “trời”, “phật”, “chúa”, “thánh”, “thần”, hay
một sức mạnh hư ảo, huyền bí, vô hình nào đó tác động đến đời sống
tâm linh của người ta, được con người tin là có thật và tôn thờ [30,
tr. 634 - 635].
Đặng Nghiêm Vạn lại xem tín ngưỡng là một yếu tố chính của tôn giáo,
quy định sức mạnh của tôn giáo với cộng đồng: Khi bàn đến niềm tin hay đức
tin tôn giáo ở Việt Nam, ta đụng đến một thuật ngữ thường dùng là tín
22
ngưỡng. Tín ngưỡng chỉ niềm tin tôn giáo…. Những thể loại tôn giáo tuy đơn
giản về nội dung, nghi lễ, nhưng mang tính cộng đồng” [Xem 133].
Xét về quy mô, có quan điểm cho rằng, tín ngưỡng là khái niệm rộng
hơn khái niệm tôn giáo, nhưng cũng có ý kiến ngược lại, coi tín ngưỡng là bộ
phận cấu thành của tôn giáo. Có ý kiến cho rằng “ý thức tôn giáo xuất hiện
đầu tiên dưới dạng tín ngưỡng nguyên thủy” [Xem 68] và nó chỉ trở thành tôn
giáo khi nó đã phát triển đến một mức độ nào đó. Nhưng, có ý kiến lại quan
niệm, không phải mọi tín ngưỡng đều sẽ phát triển thành tôn giáo.
Xét về mức độ, có quan điểm cho rằng, tôn giáo là cấp độ cao hơn tín
ngưỡng: “tín ngưỡng có thể xem là đồng nghĩa với các khái niệm: tôn giáo
nguyên thuỷ, tôn giáo sơ khai, tôn giáo tự nhiên” [101, tr. 7].
Theo chúng tôi, tín ngưỡng có hai nghĩa: Nghĩa rộng là chỉ niềm tin và
sự ngưỡng mộ, ngưỡng vọng của con người về một lực lượng, một chủ thuyết,
nhưng thường được hiểu là tin vào một lực lượng siêu nhiên có khả năng chi
phối, thậm chí quyết định cả số phận của con người, đó là tín ngưỡng có tính
tôn giáo. Hiểu như vậy cho thấy, ở tín ngưỡng cũng giống như tôn giáo, đều
phản ánh niềm tin của con người và lực lượng siêu nhiên thần thánh, được coi
là hiện tượng của đời sống tinh thần xã hội. Tín ngưỡng bao gồm nhiều loại
hình, thể thức phong phú và đa dạng được nảy sinh, tồn tại và phát triển suốt
chiều dài lịch sử nhân loại. Tín ngưỡng phát sinh ngay từ thời sơ khởi, con
người đã tôn thờ và tin tưởng tất cả những sức mạnh vô hình hay hữu hình mà
người ta cho rằng có thể giúp đỡ hoặc làm hại đến con người như trời, đất,
sấm, sét, gió, mưa, nước, lửa…
Tuy nhiên, hiện nay bên cạnh các tôn giáo hiện đại (Đạo Phật, Đạo Ki
tô, Islam…), vẫn tồn tại những dạng thức tín ngưỡng chưa đạt tới trình độ (xét
về mặt kết cấu) của một tôn giáo như: tín ngưỡng tô tem giáo, tín ngưỡng thờ
thần, thánh, tín ngưỡng hồn linh giáo, tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng thờ
23
cúng tổ tiên… Có thể nói trong tất cả các dạng thức tín ngưỡng đó, tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên được coi là dạng thức có sức sống bền bỉ, mạnh mẽ,
hình thành rất sớm và có quá trình phát triển, hoàn thiện dần dần theo từng
bước thăng trầm của lịch sử nhân loại.
* Thờ cúng tổ tiên (Ancestor worship):
Theo Từ điển “Các nền văn minh tôn giáo” thì thờ cúng tổ tiên là: Hình
thức thờ cúng này tồn tại từ thời cổ, thường do thủ lĩnh bộ tộc hay người đứng
đầu gia đình thực hiện. Các dân tộc Châu Phi có nhiều hình thức thờ cúng tổ
tiên. Thờ cúng tổ tiên có các hình thức sau: (1) lễ nghi thờ cúng khi chôn cất
(khái niệm về linh hồn người chết thường gắn liền với cách thờ cúng này); (2)
tín ngưỡng Totem hay vật tổ; (3) thờ thần canh gác người và thờ vật, cách thờ
này phổ biến tại Châu Phi xích đạo. Điểm quan trọng trong thờ phụng tổ tiên
là mọi người luôn quan niệm rằng linh hồn của tổ tiên luôn sống với mọi
người trong gia đình, có sức mạnh vô biên, sự giàu có của gia đình luôn tùy
thuộc vào tổ tiên. Dựa trên cơ sở cách thờ phụng tổ tiên, hình thức thờ phụng
nhân vật cụ thể xuất hiện và phát triển trong các tôn giáo của Hy Lạp và La
Mã cổ đại, và sau này là cách thờ phụng Chúa và các thánh trong Thiên Chúa
giáo và Hồi giáo [Xem 122, tr. 614].
* Tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên:
Là khái niệm mang nghĩa phổ quát thể hiện đạo hiếu của con người và
được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Thờ cúng tổ tiên là một hiện tượng xã
hội đã xuất hiện từ xa xưa trong lịch sử nhân loại và đã tồn tại ở nhiều châu
lục. Có người gọi là tục thờ cúng tổ tiên, người khác lại gọi là sự thờ cúng tổ
tiên. Không ít người gọi là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, ở miền Nam thường
gọi là đạo Ông Bà. Nguyễn Đình Chiểu có viết:
“Thà đui mà giữ đạo nhà
Còn hơn sáng mắt ông cha không thờ”.
24
Một số nhà nghiên cứu lại cho rằng, gọi đạo cũng được, nhưng “đạo”
ở đây không có nghĩa như một tôn giáo, như đạo Kitô, đạo Phật, đạo Islam
… mà phải hiểu nó như là đạo lý làm con, đạo làm người, đạo hiếu nghĩa…
những đạo ấy không thể là tôn giáo.
Còn X.A. Tocarev - một nhà dân tộc học nổi tiếng người Nga lại khẳng
định: “Sự thờ cúng tổ tiên là một hình thức tôn giáo, từ lâu đã được thừa nhận
trong khoa học. Vì thế, không cần phải chứng minh sự tồn tại của nó với tư
cách là một hình thức tôn giáo riêng biệt” [123, tr. 32]. Thờ cúng tổ tiên là
một tục lệ, tín ngưỡng hay tôn giáo đang còn nhiều ý kiến khác nhau và chắc
chắn cần phải thảo luận nhiều để đi đến sự thống nhất.
Tuy nhiên, theo chúng tôi, khái niệm tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có thể
được hiểu theo hai nghĩa sau:
+ Theo nghĩa hẹp, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là sự thờ cúng cha mẹ,
ông bà, tổ tiên, đó là những người đã mất, cùng huyết thống, đã có công sinh
thành và nuôi dưỡng con cháu.
+ Theo nghĩa rộng, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên không chỉ mở rộng
huyết thống từ gia đình đến họ tộc mà còn mở rộng ra cả tổ tiên làng xã, đất
nước: “Đạo thờ tổ tiên theo nghĩa rộng không chỉ thờ những người có công
sinh dưỡng đã khuất, nghĩa là những người có cùng huyết thống mà thờ cả
những người có công với cộng đồng, làng xã và đất nước”[133, tr. 315].
Như vậy, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên xuất phát từ một nhóm người có
cùng huyết thống, thờ cúng một ông tổ của mình để tỏ lòng hiếu thảo, thương
nhớ người đã khuất, hoặc những cộng đồng người có quan hệ láng giềng
(làng), chung lợi ích (đất nước) cùng thờ những người đã có công, cứu dân,
cứu nước. Mục đích của việc thờ phụng tổ tiên là để con cháu noi theo, cầu
bình an, trợ giúp, mong muốn vạn sự tốt lành, may mắn trong cuộc sống. Dần
dần, việc thờ cúng tổ tiên được thay thế bằng thờ cúng ông bà, cha mẹ trong
25
gia đình. Thờ cúng tổ tiên nhìn chung có ba cấp độ: thờ cúng trong gia đình
và dòng họ, thờ cúng trong cộng đồng làng xã, thờ cúng trong phạm vi quốc
gia. Thờ cúng tổ tiên là một bổn phận, trách nhiệm của người Việt Nam. Thờ
cúng tổ tiên của người Việt là tín ngưỡng sâu sắc nhưng không là một tôn
giáo, đây vừa là trách nhiệm có tính luân lý, sự phát lộ tình cảm và lòng tin
huyết thống, xuất phát từ chân tâm của mỗi người, thể hiện truyền thống đạo
lý của dân tộc Việt Nam.
* Sự dung hợp (acculturation):
Theo sách Đại từ điển tiếng Việt, "Sự dung hợp là dung hòa với nhau
trong một thể thống nhất" [147, tr. 554].
Theo sách Từ điển tiếng Việt, "Sự dung hợp là hòa vào nhau để hợp
thành một thể thống nhất" [132, tr. 427].
Như vậy, theo tinh thần này, nội hàm của khái niệm “dung hợp” gồm:
Dung hợp văn hóa và dung hợp tín ngưỡng, tôn giáo.
Theo chúng tôi thì, dung hợp văn hóa và dung hợp tín ngưỡng, tôn giáo
là: Quá trình năng động trong đó một nền văn hóa (tín ngưỡng, tôn giáo) diễn
tiến dưới ảnh hưởng của một văn hóa (tín ngưỡng, tôn giáo) khác: văn hóa
(tín ngưỡng, tôn giáo) thống trị. Và chúng được hòa hợp trong một thể thống
nhất để tồn tại, phát triển.
* Nghi lễ:
Theo Victor Turner: nghi lễ (ritual) là hành vi được quy định có tính
chất nghi thức dành cho những dịp, không liên quan đến công việc có tính
chất hàng ngày, mà có quan hệ với các niềm tin vào đấng tối cao hay sức
mạnh thần bí.
Đặng Nghiêm Vạn thì cho rằng, nghi lễ là hành vi tôn giáo: bất cứ tôn
giáo nào muốn tồn tại cần có những hành vi thờ cúng liên quan đến niềm tin,
giáo lý (nội dung) tôn giáo, được thực hiện bởi các chức sắc, những người
26
làm nghề tôn giáo chuyên nghiệp, hoặc tự thực hiện, được sự chỉ dẫn của một
nguyên lý và nội dung nhất định. Ở tất cả các tôn giáo, có hai phương pháp để
có thể quan hệ với các siêu linh ở bên kia thế giới: thứ nhất, bằng tự cá nhân
(tưởng niệm, cầu xin, ăn chay, nhịn đói một thời gian nhất định, hành xác,
kiêng cữ, dâng cúng vật lễ, hành hương…). Cá nhân đó có thể đại diện cho
đơn vị huyết thống là gia đình hay một nhóm xã hội ; thứ hai, được tiến hành
dưới hình thức cộng đồng (dòng họ, làng xóm, dân tộc, cộng đồng tôn giáo
(hội họp, diễu hành, lễ hội, hành hương, rao giảng, kiết hạ, kiêng cữ…).
Những hành vi tôn giáo nói trên được gọi là nghi lễ hay lễ thức. Như vậy,
nghi lễ là mối quan hệ của các thực thể ở thế giới bên kia với cuộc sống trần
gian của cộng đồng và cá nhân, làm cho nội dung giáo lý tôn giáo trở nên
sống động, phổ quát qua thực hành tôn giáo [134, tr. 96 - 98].
* Ngƣời Việt:
Người Việt ở đây được hiểu là người Kinh. Theo các nhà khoa học, tộc
danh Kinh được dùng phổ biến trong các văn bản hành chính và giao tiếp
hàng ngày với các ý sau: (1) Kinh là con cháu của Kinh Dương Vương; (2)
Kinh là những người sống dọc các con kênh, dòng sông; (3) Kinh do người
Hán gọi nhóm cư dân ở kinh đô, đã qua giáo hóa; (4) Kinh là Kinh đô, Kinh
kỳ, so các tộc người thiểu số gọi các quan lại ở miền xuôi lên miền núi nhậm
trị, hoặc người miền xuôi lên buôn bán2
.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009, người Việt có
73.594.427 nhân khẩu, chiếm 85,7% dân số cả nước.
Người Kinh là tộc người duy nhất trong 54 tộc người của quốc gia Việt
Nam cư trú thành cộng đồng ở tất cả các tỉnh, trên tất cả các dạng địa hình,
địa bàn trong cả nước (đồng bằng, trung du, miền núi, cao nguyên, ven biển
và hải đảo), song tập trung đông đúc ở đồng bằng.
2
Theo quan điểm của nhà nghiên cứu Dân tộc học Bùi Xuân Đính.
27
Tộc người Kinh còn có đặc điểm cư trú và sinh sống dọc theo các trục
đường giao thông lớn, là bộ phận cư dân chủ đạo ở các đô thị trên cả nước.
Với đặc điểm về dân số và tính chất cư trú nêu trên, người Việt giữ vai
trò chủ đạo trong sự phát triển của quốc gia - dân tộc Việt Nam từ buổi đầu
dựng nước cho đến nay.
Người Việt nắm giữ các ngành kinh tế then chốt, tạo ra nguồn lực kinh
tế lơn nhất cho đất nước; chiếm số đông và nắm giữ hầu hết các vị trí then
chốt trong hệ thống quản lý nhà nước các cấp, tổ chức nền giáo dục quốc gia
với ngôn ngữ Việt là quốc ngữ.
Suốt tiến trình lịch sử của đất nước, người Việt là thành phần chính
trong việc lập nước, chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập của đất nước,
cũng như của quốc gia đa dân tộc Việt Nam. Sự tồn tại và phát triển của
người Việt có ảnh hưởng đến các tộc người khác, đến sự hưng vong của
quốc gia Việt Nam3
.
Tựu chung lại, những khái niệm nêu trên chính là công cụ để chúng tôi
triển khai viết Luận án.
3
Theo quan điểm của nhà nghiên cứu dân tộc học Bùi Xuân Đính
28
Chƣơng 2
KHÁI QUÁT VỀ PHẬT GIÁO, TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG
TỔ TIÊN CỦA NGƢỜI VIỆT HIỆN NAY
VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1. Khái quát chung về Phật giáo
2.1.1. Sự tiếp nhận Phật giáo của người Việt
Phật giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ, người sáng lập là Tất Đạt Đa
(Siddhartha), họ Gautama, sinh khoảng năm 563 tr.CN, ở kinh thành
Kapilavastu (chân núi Himalaya về phía Nam, nay thuộc miền Nam nước
Nêpan), là thái tử con vua Tịnh Phạn. Người đời tôn xưng ông là Thích Ca
Mâu Ni (Sakymuni). Ông mất năm 483 tr.CN, hưởng thọ 80 tuổi. Đạo Phật
được truyền ra ngoài biên giới Ấn Độ từ rất sớm, vào năm 300 tr.CN, hoàng đế
A Dục (Asoka) có gửi nhiều phái đoàn truyền giáo ra nước ngoài, trong đó có
Đông Nam Á.
Đạo Phật có hai phái: Tiểu Thừa và Đại thừa. Tiểu Thừa có nghĩa là
“cỗ xe nhỏ”, ngụ ý chỉ chở một người (Thặng là cỗ xe). Phái Tiểu thừa chủ
trương tuân theo sát các giáo lý của phật Thích Ca Mâu Ni và chỉ giác ngộ
(Phật hóa) cho bản thân mình. Phái này phát triển mạnh xuống phía Nam như
Sry Lan ca, Thái Lan, Cămpuchia và Đông Nam Á, nên còn gọi là Nam Tông.
Phái Đại Thừa có nghĩa là “cỗ xe lớn”, ngụ ý chở được nhiều người.
Phái Đại Thừa chủ trương không câu nệ, cố chấp vào các giáo lý, mềm dẻo
trong việc thực hiện giáo luật, mở rộng thu nạp tất cả những ai muốn quy y,
giác ngộ, thờ nhiều Phật, kể cả các Bồ Tát. Phái Đại Thừa phát triển mạnh lên
phía Bắc, xâm nhập vào các nước: Trung Quốc, Nhật Bản…, nên còn gọi là
Bắc Tông.
29
Dòng đạo Phật được truyền vào Việt Nam đầu tiên từ Ấn Độ là phái
Tiểu Thừa - Nam Tông. Sau này, các thiền sư Trung Hoa sang truyền đạo
Phật ở Việt Nam là phái Đại Thừa, dần dần phái này chiếm địa vị chủ đạo.
Theo các nhà nghiên cứu, Phật giáo truyền vào Việt Nam từ đầu Công
Nguyên theo các con đường sau:
+ Do các nhà buôn Ấn Độ truyền vào nước ta khoảng thế kỷ I, II sau
Công nguyên.
+ Do người Hán truyền vào (Phật giáo Bắc tông).
+ Do các nhà sư Việt Nam tìm đường sang Ấn Độ và Trung Quốc học
Phật, trở về truyền bá ở Việt Nam.
Ở giai đoạn đầu truyền vào, Phật giáo cũng vấp phải sự phản ứng của
những tín ngưỡng cổ truyền như thờ tổ tiên, thành hoàng, thổ công… Họ xa
lánh, thậm chí chế bai, đả kích. Vào thời kỳ sau, Phật giáo cũng liên tục bị mổ
xẻ bởi các nhân vật như Đàm Dĩ Mông, Lê Quát, Phạm Sư Mạnh, Trương Hán
Siêu, Bùi Huy Ích, Phạm Nguyễn Du, Bùi Dương Lịch…Họ cho rằng Phật giáo
có nhiều điều không thích hợp, thậm chí có hại đối với xã hội xét trên bình diện
chính trị - xã hội. Tuy nhiên, xét trên bình diện nhân sinh, Phật giáo lại được
các triều đại phong kiến Việt Nam tôn sùng, đề cao như thời Lý - Trần, sau này
thời Lê Sơ, Nguyễn tôn sùng Nho nhưng cũng để cho Phật giáo lưu hành[Xem
118, tr. 25 -26].
Trên thực tế lúc bấy giờ, hai khuynh hướng thừa nhận, phủ nhận đan
xen và cuối cùng, khuynh hướng thừa nhận đã thắng thế, làm cho Phật giáo
trở thành hiện tượng tôn giáo và triết học lâu dài của dân tộc.
Một vấn đề đặt ra là, vì sao Phật giáo lại trụ chân được trên đất Việt
Nam. Có nhiều cách giải thích khác nhau về vấn đề này:
Thứ nhất, người dân Việt Nam có truyền thống bao dung về tôn giáo
nên đã dung nạp Phật giáo.
30
Thứ hai, Phật giáo là một tu trào văn hóa nên sẽ sống mãi cùng dân tộc.
Thứ ba, Phật giáo không giành quyền bính và địa vị ngoài đời nên được
người ta tin theo…
Tuy nhiên các cách giải thích trên đều không có sức thuyết phục vì theo
cách giải thích thứ nhất, không thể giải thích được hiện tượng một số nhà Nho
phê phán Phật giáo và những người vô thần khác cũng đối địch với Phật giáo.
Còn theo cách thứ hai, chỉ thấy được mặt của văn hóa dân tộc bị ảnh hưởng
và mang dấu ấn của Phật giáo, còn về bản chất, Phật giáo là một tôn giáo.
Theo cách thứ ba, mâu thuẫn với việc, có người tu theo Phật giáo là mong
được giàu sang, vua chúa mong được ủng hộ độ trì.
Theo Nguyễn Tài Thư, Phật giáo là một nhu cầu của người Việt Nam
trong lịch sử. Tâm lý chung của con người là ấm no, mạnh khỏe, giàu sang,
sống lâu… Tín ngưỡng nguyên thủy phần nào thỏa mãn nhu cầu tâm linh của
con người. Tuy nhiên tín ngưỡng nguyên thủy không thỏa mãn được nhu cầu
nhận thức và tâm lý con người đã phát triển. Cùng với sự phát triển của xã
hội, người Việt Nam ngày càng muốn hiểu biết cuộc sống và ý nghĩa của
mình, muốn biết sự sinh thành của mình, muốn biết sự vận động của con
người trong xã hội hiện thực. Đạo Phật với các lý thuyết khổ tập diệt, đạo, vô
thường, vô ngã… đã đáp ứng được yêu cầu đó.
Như vậy, sống và yêu cầu sống không được đáp ứng trong xã hội là
điều kiện cho Phật giáo du nhập và thắng thế và điều đó còn quy định sự phát
triển của các tông phái Phật giáo ở Việt Nam. Tông phái nào chú ý đến yêu
cầu sống của con người trong cảnh khổ đau thì phát triển, tông phái nào mang
lý luận cao siêu nhưng không chú ý đến thỏa mãn nhu cầu sống của con người
thì dù có thịnh hành cũng chỉ là hiện tượng tạm thời trong lịch sử [Xem 118,
tr. 27 - 29].
31
Khi truyền vào Việt Nam, Phật giáo đã đáp ứng được thế giới quan của
người Việt. Xét về các tôn giáo cùng tồn tại ở Việt Nam, Nho giáo là học
thuyết chính trị, đạo đức của giai cấp phong kiến, trong nhiều phương diện
hoạt động của con người, nó chỉ chú ý phương diện xã hội. Trong nhiều mối
quan hệ xã hội, chỉ chú ý một số quan hệ như vua - tôi, vợ - chồng, cha -
con…; trong nhiều nhu cầu của con người, nó chỉ chú ý nhu cầu của giai cấp
thống trị. Nó bỏ qua các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội và sinh hoạt của
con người. Đạo giáo lại chủ trương xa lánh sự phát triển của xã hội, quay về
bắt chước giới tự nhiên, sống với tự nhiên, mâu thuẫn với chủ trương nhập thế
của Nho giáo. Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ… đã
hướng vào Đạo giáo lúc xã hội bất công hay lúc cuối đời.
Hai tôn giáo nói trên chủ trương bỏ qua những những vấn đề cơ bản,
liên quan đến cuộc sống con người (sống, chết, thọ yểu, phúc họa, sướng
khổ...). Nho giáo cho rằng thọ hay yểu là do mệnh, phúc hay họa là do trời…
Lão - Trang cho rằng sống - chết, thọ hay yểu là điều tự nhiên, con người
không cần can thiệp vào; còn về vấn đề phúc họa thì cho rằng trong phúc có
họa và ngược lại.
Đạo Phật giành miếng đất gần như bỏ trống đó trong nhu cầu con người.
Đạo Phật là một bộ phận thế giới quan của người Việt Nam trong lịch sử và có
khả năng tồn tại lâu dài hơn Nho giáo và Đạo giáo. Trong khi Nho giáo và Đạo
giáo là thế giới quan của giai cấp phong kiến, còn Phật giáo là thế giới quan của
tầng lớp bình dân, lao động. Vì thế ngoài tính giai cấp, Phật giáo còn có tính
quần chúng [Xem 118, tr. 30].
Cùng với quá trình lịch sử, Phật giáo đã ảnh hưởng đến văn hóa, xã hội,
phong tục tập quán truyền thống của dân tộc Việt Nam. Để được tiếp nhận,
Phật giáo phải trải qua những thăng trầm, dung hợp và loại bỏ những căn tính
không phù hợp với văn hóa bản địa. Với đặc thù “khế lý, khế cơ”, “tùy duyên
32
phương tiện”, Phật giáo đã chứng tỏ được vị thế của mình, đồng hành, gắn bó
cùng dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam.
Người Việt vốn có thái độ cởi mở, ít có những định kiến tôn giáo, sẵn
sàng tiếp nhận, chọn lọc trong những yếu tố của các nền văn hóa, tín ngưỡng
từ bên ngoài, làm phong phú thêm nền văn hóa của họ; hoặc chấp nhận và
dung hoà chúng với tín ngưỡng cổ truyền.
Khi đạo Phật truyền vào Giao Châu, tín ngưỡng của người dân bản địa
lúc đó là đa thần giáo (thờ Thần Sấm, Thần Cây, Thần Ông Táo…). Do có giáo
lý phù hợp với nguyện vọng của đại đa số người dân nên đạo Phật nhanh chóng
được người dân tiếp nhận, được ví như “nước thấm vào lòng đất” “sữa hòa với
nước”. Thuyết “Nhân quả” trong đạo Phật phù hợp với quan niệm của dân gian
“Ông Trời trừng phạt kẻ ác, cứu giúp người hiền lành”. Ông Bụt là một vị
thánh có phép thần thông, song lại rất gần gũi con người. Bụt luôn hiện ra cứu
giúp khi gặp oan ức, bất công, vì thế phương châm sống “ở hiền” để được “gặp
lành”, tu nhân, tích đức cũng phù hợp với giáo lý Nhân quả của đạo Phật.
Thuyết “Luân hồi” phù hợp với quan niệm về linh hồn còn tồn tại sau khi xác
chết đã tan biến… nên cũng dễ dàng được chấp nhận. Sự tiếp nhận này dường
như không gây ra sự thay đổi đột ngột trong đời sống tinh thần của người Việt.
Họ thờ cúng các vị chư Phật cũng như thờ cúng các vị thần bản địa.
Khi đã thấm sâu vào tín ngưỡng của nhân dân, Phật giáo có vai trò
quan trọng trong đời sống văn hóa, xã hội. Các ngôi chùa trở thành các trung
tâm sinh hoạt văn hóa, giáo dục của các làng xã. Chùa không chỉ là nơi sinh
hoạt tôn giáo mà còn là nhà trường học. Các em nhỏ đến chùa không chỉ với
mục đích tu luyện thành tăng sĩ mà còn để học chữ. Các chư tăng vừa là
người truyền đạo, vừa là thầy dạy học kiêm thầy thuốc. Là những người am
hiểu biết, chư tăng đã giúp dân làng trong nhiều công việc và được nhân dân
kính trọng. Trên cơ sở đó mối quan hệ giữa nhà sư và nhân dân càng thêm
gần gũi.
33
Trung tâm Phật giáo cổ nhất ở Việt Nam là Luy Lâu, cách Hà Nội
khoảng 30 km về phía Bắc. Tại đây có bốn ngôi chùa mang tên Pháp Vân,
Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện (tức mây, mưa, sấm, chớp), được xây dựng từ
thời các nhà sư Ấn Độ đầu tiên đến Việt Nam truyền đạo. Cả bốn ngôi chùa
đều thờ các vị thần nữ thần nông nghiệp là Bà Dâu, Bà Đậu, Bà Dàn, Bà
Tướng. Đây là minh chứng cho thấy, ngay từ những buổi đầu du nhập vào
Việt Nam, Phật giáo đã có sức sống, được dung hòa với các tín ngưỡng cổ.
Đạo Phật bao gồm 3 tông phái: Thiền Tông, Mật Tông và Tịnh Độ Tông:
+ Thiền Tông: có nghĩa là tĩnh tâm, tập trung trí tuệ để suy nghĩ
(thiền), tự mình tìm ra chân lý để trở thành Phật. Tu theo Thiền Tông đòi hỏi
khả năng trí tuệ, công phu tĩnh tâm suy nghĩ nên chỉ thích hợp với tầng lớp
thượng lưu có học. Thiền là phương pháp để chính tâm, nhật ý, tập trung
điều kiện duy trì trong tâm, ý thức những ý niệm nhơ bẩn để khử diệt. Ví dụ
ở nước ta có thiền phái Thảo Đường thời vua Lý Thánh Tông, Lý Anh Tông,
Lý Cao Tông, Lý Thái Tổ…, thiền phái Trúc lâm thời Trần Thái Tông, Trần
Nhân Tông…
+ Mật Tông: là thời kỳ phát triển của Phật giáo Đại Thừa (ở giai đoạn
thứ 3) của Ấn Độ. Giai đoạn thứ nhất là Bát Nhã, giai đoạn thứ 2 là Duy
Thức. Mật Tông Bắt nguồn từ tư tưởng của Bát Nhã tín ngưỡng dân gian Ấn
Độ. Mật Tông chấp nhận sự có mặt của các thần linh được thờ cúng trong dân
gian. Vì vậy, đạo Phật được phát triển rất sâu rộng trong sinh hoạt tín ngưỡng
của nhân dân lao động. Ở Việt Nam khuynh hướng này rất phù hợp với phong
tục tập quán và tín ngưỡng của người Việt, nên Mật Tông trở thành một yếu
tố khá quan trọng trong sinh hoạt Thiền môn.
Theo Mật tông, trong vũ trụ có tàng ẩn những thế lực siêu nhiên, nếu ta
biết sử dụng những thế lực siêu nhiên ấy, thì ta có thể đi nhanh trên con
đường giác ngộ thành đạo, khỏi phải đi tuần tự từng bước. Sự sử dụng thế lực
34
thần linh, thần chú, ấn quyết… có thể hỗ trợ Thiền quán hành đạo. Chính từ
khuynh hướng này của Mật Tông nên Phật Giáo đã bao trùm mọi tín ngưỡng
dân gian trong lòng nó ở Ấn Độ cũng như Việt Nam. Các Thiền sư Vạn Hạnh,
Thiền Nham, Đạo Hạnh đều thể hiện những yếu tố này.
Ở Việt Nam, vào khoảng những năm 60 của thế kỷ XX, Khảo cổ học
đã phát hiện ở xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (Kinh đô Hoa
Lư xưa), có một bia trụ đá 8 mặt, trên bia có khắc bài kệ của Tổng Trì của
Mật Tông do vua Đinh Liễn tạo dựng. Điều đó cho thấy Mật Tông được phổ
biến dưới triều Đinh và triều Tiền Lê. Sử cũ cũng cho biết, một nhà sư Mật
Tông có tên là Mahamaya, người gốc Chiêm Thành, giỏi cả tiếng Phạn lẫn
tiếng Hán, làm quan dưới thời Lê Đại Hành, đã thoát ra khỏi ngục khi bị vua
giam, vì lý do khuyên dân chúng Thanh Hóa không nên giết hại súc vật để
thờ cúng.
Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” ghi lại một nhà sư Mật Tông người Tây
Tạng tên là Du Chi Bà Lam (đến Việt Nam vào thời Trần Nhân Tông). Ông
có dung mạo đem sạm, tự nói là 300 tuổi, có thể ngồi xếp bằng nổi trên mặt
nước, có thể thu cả ngũ tạng lên trên ngực, làm cho bụng lép đi như không có
gì…Vào đời vua Trần Minh Tông cũng có một nhà sư Ấn Độ khác sang Việt
Nam, có thể ngồi nổi trên mặt nước.
Ở nước ta, trong buổi đầu thời kỳ độc lập tự chủ, yếu tố Mật giáo trong
Phật Giáo cũng đã dựng nên chuyện Thiền sư Minh Không (tự là Không Lộ,
họ Nguyễn, tên là Chí Thành). Theo truyền thuyết dân gian, sau khi đi Tây
Trúc học kinh, ông về quê dựng chùa Diên Phúc. Dựng chùa xong, ông muốn
đúc tượng Phật, nhưng không đủ đồng, nên bèn sang Trung Hoa để xin vua cho
đồng. Thiền sư Minh Không mặc áo cà sa, chống tích trượng vào triều, ngỏ ý
xin đồng. Vua Trung Hoa thấy Minh Không đi một mình, đường về Đại Việt
lại xa xôi ngàn dặm, bèn nói là Minh Không tùy ý lấy bao nhiêu thì lấy. Không
35
ngờ Minh không đã nhét cả kho đồng của vua Trung Hoa vào chiếc tay nải trên
vai, mang về nước. Vua Trung Hoa rất tiếc mà không làm sao lấy lại được vì đã
chót nói lấy bao nhiêu tùy ý rồi.
Minh Không mang đồng về đúc đỉnh tháp Báo Thiên (Hà Nội), chuông
chùa Diên Phúc (huyện Giao Thủy) nơi Minh Không trụ trì, vạc Phổ Minh và
tượng Phật, Ngài đã độc bài kệ rằng:
“Cánh tay nặng ngàn cân
Kho đồng trong một túi
Giây phút vượt ngàn trùng…”
Sau đó, vua Lý Nhân Tông đã phong Minh Không là Quốc sư. Khi Lý
Thần Tông bị bệnh mọc lông đầy người và rống lên như mãnh hổ, triều đình
đã sai đại thần đến chùa Diên Phúc đón Minh Không về Kinh thành chữa
bệnh cho vua. Minh Không nói, ông đã biết trước chuyện đó cách đây 30
năm, rồi ông lấy một nồi nhỏ ra nấu cơm thết đãi quân đại thần và binh lính
tùy tùng, nhưng ăn mãi mà vẫn không hết. Khi xuống thuyền để lên Kinh đô
thì thiền sư đã làm phép cho thuyền đi nhanh như tên bắn, mọi người thức dậy
thì đã thấy tháp Báo Thiên. Vào tới triều đình, thấy vua đang lồng lộn gào
thét, Minh Không nói to thì vua sợ, không dám lồng lộn nữa. Minh Không sai
nấu một chảo dầu sôi, bỏ vào đấy 100 cây đinh sắt, sau đó lấy tay khoắng đều,
vớt đinh ra, ném lên người vua. Mọi người lúc ấy thấy lông lá trên người vua
rụng hết và khỏi bệnh…
Thiền sư Minh Không sinh năm Bính Thìn (theo huyền thoại) và ngày
14 tháng 6 năm Giáp Tuất, được tạc tượng thờ chùa Lý Quốc Sư, huyện Thọ
Xương (nay là phố Lý Quốc sư, quận Hoàn kiếm, Hà Nội).
Một câu chuyện khác, theo “Thiền Uyển Tập Anh ngũ lục”, để báo thù
cho cha, nhà sư Từ Đạo Hạnh đã tu ở chùa Thầy, tụng kinh Mật giáo đủ một
vạn tám nghìn lần, đã đắc đạo và dùng pháp thuật đánh chết Đại Điên.
36
Từ những câu chuyện cổ nêu trên cho thấy, Mật Tông là một dòng của
Phật Giáo khá thịnh hành vào thời Lý. Hiện nay, các chùa Láng (Hà Nội) và
chùa Thầy (Quốc Oai, Hà Tây cũ), bên cạnh thờ Phật đều thờ Từ Đạo Hạnh.
+ Tịnh Độ Tông: khác với Thiền Tông, Tịnh Độ Tông với phương pháp
tu hành đơn giản, chủ trương dựa vào sự giúp đỡ từ bên ngoài (tha lực). Các
tín đồ phật tử nhờ miệng luôn niệm danh “Phật A Di Đà”, đã nhận được sự
giúp đỡ từ Ngài và sẽ đạt được chính quả. Phật Thích Ca đã có lần thuyết
giảng rằng, một viên đá dù nhỏ đến mấy, nếu đặt trên bè thì nó vẫn nổi. Trên
thực tế, Tịnh Độ Tông là phương pháp tu hành đáp ứng nguyện vọng của đa
số quần chúng ít học. Vì vậy, sau khi ra đời, Tịnh độ Tông đã phát triển nhanh
chóng trong quần chúng. Theo Tịnh độ Tông, cái tâm lớn hơn cái học vấn,
phật tử thành tâm tin vào Phật A Di Đà, ngày ngày niệm Phật thì sẽ được an
cư lạc nghiệp, sau khi chết (giải thoát) sẽ được về cõi Tịnh Thổ.
Tịnh Độ Tông gợi cho phật tử hướng về cõi Tịnh Độ, nơi yên tĩnh,
trong sáng, không có khổ đau, đó là chốn tây Phương cực lạc, là nơi do công
đức của Phật đã kiến tạo trải qua nhiều kiếp.
Theo Tịnh Độ Tông, không có sự phân biệt người thông kinh sử với
người không thuộc kinh, người ngay với kẻ dữ, người tu hành với người trần
tục, mà mọi người đều bình đẳng trước Phật A Di Đà. Tất cả các phật tử khi
tưởng niệm đến Ngài, sẽ được Ngài giúp đỡ, lúc từ giã cõi đời sẽ được tiếp
dẫn về cõi Tịnh Thổ. Nhờ cách tu đơn giản như vậy nên số lượng người tin
theo Phật A Di Đà ngày càng đông và ở chùa nào cũng có tượng của Ngài.
Tuy đạo Phật chia làm 3 tông phái (Thiền Tông, Mật Tông, Tịnh Độ
Tông) như trên vừa trình bày, nhưng khi truyền vào Việt Nam, dưới ảnh
hưởng của văn hóa truyền thống bản địa, cụ thể là các tín ngưỡng dân gian,
nên các tông phái trên đã được tổng hợp lại, không có tông phái nào còn
thuần khiết. Đạo Phật ở Việt Nam cũng không có sự tách bạch giữa các
37
phương pháp tu hành để giải thoát, chỉ chủ trương dung hợp giữa “tự lực” và
“tự tha”, có sự cố gắng của bản thân và sự giúp đỡ từ bên ngoài, kết hợp
Thiền Tông với Tịnh Độ Tông.
Theo Nguyễn Tài Thư, Phật giáo truyền vào nước ta chủ yếu là dòng
Đại thừa với cả 3 tông phái:
- Thiền tông với các quan niệm Phật tại tâm, Phật ở mọi nơi, ai cũng
có thể thành Phật, có thể thành Phật ngay tức khắc. Tuy nhiên Thiền Tông
không đề cập đến yêu cầu thực tế hàng ngày của con người nên chỉ thịnh
hành phổ biến ở tầng lớp trên, có cuộc sống đầy đủ và chỉ tồn tại trong giai
đoạn Lý - Trần.
- Mật Tông với thuật phù chú, bùa phép, trấn tà, yểm huyệt …, thỏa
mãn một phần tâm lý con người nên được người dân tin theo, nhất là tầng lớp
khổ ở bên dưới xã hội.
- Tịnh Độ tông với chủ trương niệm Phật A Di Đà, tôn thờ Quan thế
âm, quan niệm sống từ, bi, hỷ, xả, khi chết sẽ được về nơi Tịnh Thổ, sẽ được
lên cõi niết bàn. Tịnh độ tông trở thành khuynh hướng chủ đạo của Phật giáo
Việt Nam và xuyên suốt lịch sử [118, tr. 29].
Tóm lại, có thể nói rằng, ngay từ đầu Công nguyên, Phật giáo đã thâm
nhập vào trong tâm hồn, nếp nghĩ, lối sống của dân tộc Việt Nam và đã trở
thành một phần bản sắc dân tộc. Những đặc điểm của Phật giáo làm cho nền
văn hóa Việt Nam trở nên phong phú. Người dân tu Phật dưới nhiều hình thức
như tu tại gia, lên chùa lễ Phật, lập bàn thờ Phật tại nhà, treo ảnh Phật, lúc gặp
đau khổ hoạn nạn thì niệm “Nam mô A Di Đà Phật”.
Theo dòng chảy của lịch sử, tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng
vẫn sẽ đồng hành cùng con người trong quá trình tồn tại và phát triển. Trong
đó, sự dung hợp giữa Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên sẽ giúp cho
38
con người không quên cội nguồn, giáo dục truyền thống đạo hiếu tốt đẹp ngàn
đời của dân tộc, một mặt giúp cho Phật giáo gắn bó bền chặt với nền văn hóa
và con người Việt Nam.
2.1.2. Quan niệm tổ tiên trong Phật giáo
Đối với mỗi tôn giáo, việc thờ cúng những người đứng đầu, có công trong
tôn giáo luôn được coi trọng trong đời sống thực hành tín ngưỡng. Việc thờ cúng
đối với đạo Công giáo chính là sự thờ phụng Thiên Chúa, Đức Mẹ Maria các vị
Thánh Tông Đồ, Các vị Thánh Tử Đạo; đối với Islam giáo là sự tin tưởng và thờ
phụng Thượng Đế Allah; nhà Tiên tri Muhammad, Thiên Thần…; đối với đạo
Phật, là thờ Phật, các vị Bồ Tát, các vị La Hán, các Tổ Sư… Trong đó, thờ Phật
Thích Ca Mâu Ni, người đã có công sáng lập ra đạo Phật, là thể hiện sự sùng
kính, ngưỡng vọng. Thích Ca Mâu Ni chính là “ông tổ” của đạo Phật.
Theo truyền thuyết, Buddaha là thái tử, con trai vua Tịnh Phạn (Phạn
Vương có tên là Suddhodana), tên là Siddharta (tiếng Trung Quốc dịch là Tất
Đạt Đa, tức là nguyện ước đã đạt được). Thuở ấy, Tịnh Phạn là vua một nước
thuộc Bắc Ấn (gồm phía nam Nê Pan, một phần của các bang Úttarơ,
Paradejơ, Bihe ngày nay), kinh đô là thành Catilavê. Tịnh Phạn thuộc dòng họ
Sakya. Buddaha sinh ngày 15 tháng 4 năm 563 và mất năm 483 tr.CN, tính
theo âm lịch (có sách ghi 623 - 543 tr.CN, và ngày sinh là ngày 8 tháng 4).
Phật có tới 547 tiền kiếp trước khi đầu thai làm con của vua Sakya. Trong
những tiền kiếp trước, dù ông là những con người, hoặc là những con vật, đều
đầy lòng từ - bi - hỷ - xả, sẵn sàng hy sinh vì đồng loại. Kiếp gần nhất của ông
là voi trắng 6 ngà.
Khi mới sinh ra, Thái Tử có 32 dị tướng (tam thập nhị), 82 đặc điểm
phi thường (bát thập nhị chủng hảo) và đã được tiên đoán là sẽ thành Hoàng
Đế trị vì thiên hạ, nếu không thì cũng là đức Phật cứu nhân độ thế.
39
Thái Tử được vua cha cưới vợ vào năm 19 tuổi. Năm 29 tuổi, khi đã có
một con trai, ông xuất gia tu hành theo phương pháp khổ hạnh, hành khất về
phương Nam. Ông thiền định khổ hạnh trong 6 năm, đến mức thân hình gầy
yếu chỉ còn da bọc xương, nhưng vẫn không đắc đạo. Ông đã suy nghĩ “ta tu
khổ hạnh, ép xác như thế này mà không thấy đạo, thì cách tu của ta chưa phải,
chi bằng ta phải theo trung đạo, tức không say mê việc đời, mà cũng không
quá khắc khổ...”. Năm đạo sỹ cùng tu hành với ông, lầm tưởng ông thoái chí,
nên bỏ đi tu chỗ khác. Còn lại một mình, sau 49 ngày, trong một buổi trưa
ngồi thiền định dưới gốc cây bồ đề (Bobdi - Tấtbatla), ông đã giác ngộ, thấy
được căn nguyên sinh - thành - biến - hóa của vạn vật, vũ trụ, nhân sinh; tìm
ra nguồn gốc của nỗi khổ và phương pháp trừ nỗi khổ cho sinh linh. Tương
truyền, Ông xuất gia ngày 8 tháng 2 năm 535 (595) tr.CN, giác ngộ thành
Phật ngày 8 tháng 12 năm 529 (589) tr.CN. Ông đã truyền đạo của mình trong
45 năm nữa, và nhập Niết bàn ngày 15 tháng 2 năm 483 (543) tr.CN.
Ngoài thờ cúng Phật, trong Phật giáo còn thờ cúng các vị Bồ Tát, La
Hán. Bồ tát là một hành giả sau khi hành trì các Ba-la-mật-đa đã tựu Phật quả,
nhưng nguyện không nhập Niết-bàn khi chúng sinh chưa giác ngộ. Yếu tố cơ
bản của Bồ Tát là lòng từ bi đi song song với trí tuệ. Chư Bồ Tát thường cứu
độ chúng sinh và sẵn sàng thụ lãnh tất cả mọi đau khổ của chúng sinh cũng
như hồi hướng phúc đức của mình cho kẻ khác. Con đường tu học của Bồ tát
bắt đầu bằng luyện tâm Bồ đề và giữ Bồ Tát hạnh nguyện. Hành trình tu học
của Bồ Tát theo kinh Hoa Nghiêm có 52 quả vị gồm Thập Tính, Thập Trụ,
Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Địa và hai quả vị cuối cùng là Đẳng Giác
và Diệu Giác. Trong đạo Phật, người ta hiểu từ Bồ Tát với nghĩa khá rộng,
không hẳn chỉ là những vị Bồ Tát thần thông quảng đại ẩn hiện khắp nơi trên
cõi cao vời, mà còn là những người có tấm lòng độ lượng nhân ái, sống giữa
cuộc đời thực tế này. Chính vì ý nghĩa rộng lớn của Bồ Tát như vậy nên hình
40
ảnh của đạo Phật gần gũi, đẹp đẽ và sống động. Một người được gọi là Bồ Tát
tức phải thương yêu mọi người xung quanh mình, sẵn lòng giúp đỡ mỗi khi có
thể, nhưng cũng không giận, ghét ai. Những tâm hạnh như thế rất phù hợp với
tiêu chuẩn của một vị chứng Thánh quả Tu đà hoàn trở lên.
La Hán (A la hán), là danh từ chỉ một Thánh nhân, một người đã đạt cấp
“vô học” (không cần phải học gì nữa, vì cái gì trên đời cũng biết) của Thánh
đạo, không bị ô nhiễm và phiền não chi phối. Một A la hán khi còn sống thì dù
đời là bể khổ thì vẫn ung dung, tự tại nên còn gọi là Hữu dư Niết bàn, khi A la
hán này viên tịch thì gọi là nhập Vô dư Niết bàn. A la hán là hiện thân của sự
giác ngộ trong thời Phật giáo nguyên thủy. Khác với hình ảnh của Bồ Tát, hiện
thân của Phật giáo Đại thừa của thời hậu thế là hình ảnh được nhấn mạnh với
mục đích giải thoát mọi chúng sinh. A la hán là các vị đã giải thoát 10 trói buộc
thế gian như: ngã kiến, nghi ngờ, chấp đắm giới luật, tham, sân hận, sắc tham,
vô sắc tham, kiêu mạn, hồi hộp không yên (trạo), vô minh. A la hán được xem
là người đã từ bỏ ô nhiễm, bỏ các gánh nặng, đã đạt mục đích và tâm thức đã
được giải thoát.
Tuy nhiên, trong tín ngưỡng thờ cúng của Phật giáo còn thờ cả các vị Kim
Cương và Hộ Pháp. Có 8 vị Kim Cương, là thần tướng trên trời, thường gọi là
Bát Bộ Kim Cương (Thanh Trừ Tài Kim Cương; Tích Độc Thần Kim Cương;
Hoàng Tuỳ Cầu Kim Cương; Bạch Tĩnh Thủy Kim Cương; Xích Thanh Hoả
Kim Cương; Định Trừ Tai Kim Cương; Tử Hiền Kim Cương; Đại Thần Lực
Kim Cương).
Hộ Pháp là những vị thần bảo vệ Phật Pháp, mặc giáp trụ, cầm vũ khí,
đứng hoặc ngồi trên lưng sấu, một loại sư tử huyền thoại. Kích thước của
tượng rất lớn, đắp bằng đất thó. Chính vì vậy, trong dân gian có câu: “to như
ông Hộ Pháp”. Đó là cách nói khi người ta so sánh với hai tượng này. Một số
thuyết khác cho rằng, tượng vị bên trái là Khuyến thiện (gọi tắt là ông Thiện),
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)

More Related Content

What's hot

XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ nataliej4
 
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Sự Phát Triển Tâm Lý Tuổi Trung Niên
Sự Phát Triển Tâm Lý Tuổi Trung Niên Sự Phát Triển Tâm Lý Tuổi Trung Niên
Sự Phát Triển Tâm Lý Tuổi Trung Niên nataliej4
 
Phương pháp nghiên cứu khoa học
Phương pháp nghiên cứu khoa họcPhương pháp nghiên cứu khoa học
Phương pháp nghiên cứu khoa họcJordan Nguyen
 
Bài giảng lý thuyết hệ thống
Bài giảng lý thuyết hệ thốngBài giảng lý thuyết hệ thống
Bài giảng lý thuyết hệ thốngjackjohn45
 
Bài Giảng Lịch Sử Nhà Nước Và Pháp Luật Việt Nam
Bài Giảng Lịch Sử Nhà Nước Và Pháp Luật Việt Nam Bài Giảng Lịch Sử Nhà Nước Và Pháp Luật Việt Nam
Bài Giảng Lịch Sử Nhà Nước Và Pháp Luật Việt Nam nataliej4
 
Vai trò của Khoa học Công nghệ trong sự phát triển xã hội
Vai trò của Khoa học Công nghệ trong sự phát triển xã hội Vai trò của Khoa học Công nghệ trong sự phát triển xã hội
Vai trò của Khoa học Công nghệ trong sự phát triển xã hội chuxuantinh
 
Chuong2: ƯỚC LƯỢNG THAM SỐ, môn thống kê ứng dụng
Chuong2: ƯỚC LƯỢNG THAM SỐ, môn thống kê ứng dụngChuong2: ƯỚC LƯỢNG THAM SỐ, môn thống kê ứng dụng
Chuong2: ƯỚC LƯỢNG THAM SỐ, môn thống kê ứng dụngThắng Nguyễn
 
TÍNH TOAN THIẾT KẾ HỆ THỐNG TRẠM SẠC XE ĐIỆN SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI TẠI ...
TÍNH TOAN THIẾT KẾ HỆ THỐNG TRẠM SẠC XE ĐIỆN SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI TẠI ...TÍNH TOAN THIẾT KẾ HỆ THỐNG TRẠM SẠC XE ĐIỆN SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI TẠI ...
TÍNH TOAN THIẾT KẾ HỆ THỐNG TRẠM SẠC XE ĐIỆN SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI TẠI ...nataliej4
 
Luận án: Đạo làm người trong tục ngữ, ca dao Việt Nam và ý nghĩa - Gửi miễn p...
Luận án: Đạo làm người trong tục ngữ, ca dao Việt Nam và ý nghĩa - Gửi miễn p...Luận án: Đạo làm người trong tục ngữ, ca dao Việt Nam và ý nghĩa - Gửi miễn p...
Luận án: Đạo làm người trong tục ngữ, ca dao Việt Nam và ý nghĩa - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lêninIkidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lêninvoxeoto68
 
Thống kê ứng dụng Chương 1
Thống kê ứng dụng Chương 1Thống kê ứng dụng Chương 1
Thống kê ứng dụng Chương 1Thắng Nguyễn
 
Bài tập Toán kinh tế
Bài tập Toán kinh tếBài tập Toán kinh tế
Bài tập Toán kinh tếtuongnm
 
Thuyết phân tâm học trong tham vấn tâm lý
Thuyết phân tâm học trong tham vấn tâm lýThuyết phân tâm học trong tham vấn tâm lý
Thuyết phân tâm học trong tham vấn tâm lýLenam711.tk@gmail.com
 
Khái niệm Trí tuệ, trẻ chậm phát triển trí tuệ và các cách tiếp cận nó
Khái niệm Trí tuệ, trẻ chậm phát triển trí tuệ và các cách tiếp cận nóKhái niệm Trí tuệ, trẻ chậm phát triển trí tuệ và các cách tiếp cận nó
Khái niệm Trí tuệ, trẻ chậm phát triển trí tuệ và các cách tiếp cận nóLenam711.tk@gmail.com
 
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa họcTài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa họcDương Nphs
 

What's hot (20)

XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
 
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...
 
Sự Phát Triển Tâm Lý Tuổi Trung Niên
Sự Phát Triển Tâm Lý Tuổi Trung Niên Sự Phát Triển Tâm Lý Tuổi Trung Niên
Sự Phát Triển Tâm Lý Tuổi Trung Niên
 
Phương pháp nghiên cứu khoa học
Phương pháp nghiên cứu khoa họcPhương pháp nghiên cứu khoa học
Phương pháp nghiên cứu khoa học
 
Bài giảng lý thuyết hệ thống
Bài giảng lý thuyết hệ thốngBài giảng lý thuyết hệ thống
Bài giảng lý thuyết hệ thống
 
Luận văn: Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, HAY
Luận văn: Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, HAYLuận văn: Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, HAY
Luận văn: Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, HAY
 
Bài Giảng Lịch Sử Nhà Nước Và Pháp Luật Việt Nam
Bài Giảng Lịch Sử Nhà Nước Và Pháp Luật Việt Nam Bài Giảng Lịch Sử Nhà Nước Và Pháp Luật Việt Nam
Bài Giảng Lịch Sử Nhà Nước Và Pháp Luật Việt Nam
 
Luận án: Ảnh hưởng Nho giáo đến giáo dục đạo đức ở Việt Nam
Luận án: Ảnh hưởng Nho giáo đến giáo dục đạo đức ở Việt NamLuận án: Ảnh hưởng Nho giáo đến giáo dục đạo đức ở Việt Nam
Luận án: Ảnh hưởng Nho giáo đến giáo dục đạo đức ở Việt Nam
 
Vai trò của Khoa học Công nghệ trong sự phát triển xã hội
Vai trò của Khoa học Công nghệ trong sự phát triển xã hội Vai trò của Khoa học Công nghệ trong sự phát triển xã hội
Vai trò của Khoa học Công nghệ trong sự phát triển xã hội
 
Chuong2: ƯỚC LƯỢNG THAM SỐ, môn thống kê ứng dụng
Chuong2: ƯỚC LƯỢNG THAM SỐ, môn thống kê ứng dụngChuong2: ƯỚC LƯỢNG THAM SỐ, môn thống kê ứng dụng
Chuong2: ƯỚC LƯỢNG THAM SỐ, môn thống kê ứng dụng
 
TÍNH TOAN THIẾT KẾ HỆ THỐNG TRẠM SẠC XE ĐIỆN SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI TẠI ...
TÍNH TOAN THIẾT KẾ HỆ THỐNG TRẠM SẠC XE ĐIỆN SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI TẠI ...TÍNH TOAN THIẾT KẾ HỆ THỐNG TRẠM SẠC XE ĐIỆN SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI TẠI ...
TÍNH TOAN THIẾT KẾ HỆ THỐNG TRẠM SẠC XE ĐIỆN SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI TẠI ...
 
Luận án: Đạo làm người trong tục ngữ, ca dao Việt Nam và ý nghĩa - Gửi miễn p...
Luận án: Đạo làm người trong tục ngữ, ca dao Việt Nam và ý nghĩa - Gửi miễn p...Luận án: Đạo làm người trong tục ngữ, ca dao Việt Nam và ý nghĩa - Gửi miễn p...
Luận án: Đạo làm người trong tục ngữ, ca dao Việt Nam và ý nghĩa - Gửi miễn p...
 
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lêninIkidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
 
Thống kê ứng dụng Chương 1
Thống kê ứng dụng Chương 1Thống kê ứng dụng Chương 1
Thống kê ứng dụng Chương 1
 
Bài tập Toán kinh tế
Bài tập Toán kinh tếBài tập Toán kinh tế
Bài tập Toán kinh tế
 
Thuyết phân tâm học trong tham vấn tâm lý
Thuyết phân tâm học trong tham vấn tâm lýThuyết phân tâm học trong tham vấn tâm lý
Thuyết phân tâm học trong tham vấn tâm lý
 
Khái niệm Trí tuệ, trẻ chậm phát triển trí tuệ và các cách tiếp cận nó
Khái niệm Trí tuệ, trẻ chậm phát triển trí tuệ và các cách tiếp cận nóKhái niệm Trí tuệ, trẻ chậm phát triển trí tuệ và các cách tiếp cận nó
Khái niệm Trí tuệ, trẻ chậm phát triển trí tuệ và các cách tiếp cận nó
 
Luận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam Bộ
Luận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam BộLuận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam Bộ
Luận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam Bộ
 
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa họcTài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
 
Luận văn: Tư tưởng giáo dục của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệ...
Luận văn: Tư tưởng giáo dục của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệ...Luận văn: Tư tưởng giáo dục của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệ...
Luận văn: Tư tưởng giáo dục của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệ...
 

Similar to Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)

Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...
Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...
Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam (Qua nghiên cứu mộ...
Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam (Qua nghiên cứu mộ...Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam (Qua nghiên cứu mộ...
Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam (Qua nghiên cứu mộ...NuioKila
 
LUẬN VĂN: SỰ HỘI NHẬP PHẬT GIÁO VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜ...
LUẬN VĂN: SỰ HỘI NHẬP PHẬT GIÁO VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜ...LUẬN VĂN: SỰ HỘI NHẬP PHẬT GIÁO VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜ...
LUẬN VĂN: SỰ HỘI NHẬP PHẬT GIÁO VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜ...OnTimeVitThu
 
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...NuioKila
 
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA N...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA N...LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA N...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA N...OnTimeVitThu
 
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nayTìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nayDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...
Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...
Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
LUẬN VĂN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI TỈ...
LUẬN VĂN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI TỈ...LUẬN VĂN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI TỈ...
LUẬN VĂN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI TỈ...OnTimeVitThu
 
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...OnTimeVitThu
 
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nayẢnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nayMan_Ebook
 
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...HanaTiti
 
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Na...
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Na...Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Na...
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Na...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Nhan sinh quan 1
Nhan sinh quan 1Nhan sinh quan 1
Nhan sinh quan 1Huy Trần
 
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...Man_Ebook
 

Similar to Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội) (20)

Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...
Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...
Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...
 
Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam (Qua nghiên cứu mộ...
Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam (Qua nghiên cứu mộ...Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam (Qua nghiên cứu mộ...
Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam (Qua nghiên cứu mộ...
 
LUẬN VĂN: SỰ HỘI NHẬP PHẬT GIÁO VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜ...
LUẬN VĂN: SỰ HỘI NHẬP PHẬT GIÁO VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜ...LUẬN VĂN: SỰ HỘI NHẬP PHẬT GIÁO VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜ...
LUẬN VĂN: SỰ HỘI NHẬP PHẬT GIÁO VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜ...
 
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
 
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA N...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA N...LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA N...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA N...
 
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nayTìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
 
Luận án: Ba vị thánh trong các ngôi chùa tiền Phật hậu Thánh, HAY
Luận án: Ba vị thánh trong các ngôi chùa tiền Phật hậu Thánh, HAYLuận án: Ba vị thánh trong các ngôi chùa tiền Phật hậu Thánh, HAY
Luận án: Ba vị thánh trong các ngôi chùa tiền Phật hậu Thánh, HAY
 
Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...
Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...
Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...
 
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIXLuận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
 
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình, HAY
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình, HAYLuận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình, HAY
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình, HAY
 
LUẬN VĂN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI TỈ...
LUẬN VĂN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI TỈ...LUẬN VĂN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI TỈ...
LUẬN VĂN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI TỈ...
 
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
 
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nayẢnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
 
Luận án: Phật giáo Việt Nam thời Minh Mạng (1820 – 1840), HOT
Luận án: Phật giáo Việt Nam thời Minh Mạng (1820 – 1840), HOTLuận án: Phật giáo Việt Nam thời Minh Mạng (1820 – 1840), HOT
Luận án: Phật giáo Việt Nam thời Minh Mạng (1820 – 1840), HOT
 
60.Khóa luận li hôn.doc
60.Khóa luận li hôn.doc60.Khóa luận li hôn.doc
60.Khóa luận li hôn.doc
 
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...
 
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Na...
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Na...Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Na...
Sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm tế chúc thánh tại tỉnh Đồng Na...
 
Khóa luận Ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống xã hội, con người việt nam.docx
Khóa luận Ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống xã hội, con người việt nam.docxKhóa luận Ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống xã hội, con người việt nam.docx
Khóa luận Ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống xã hội, con người việt nam.docx
 
Nhan sinh quan 1
Nhan sinh quan 1Nhan sinh quan 1
Nhan sinh quan 1
 
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 

Recently uploaded (20)

BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 

Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)

  • 1. 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------- PHAN NHẬT TRINH (Thích Nguyên Hạnh) SỰ DUNG HỢP GIỮA PHẬT GIÁO VÀ TÍN NGƢỠNG THỜ CÖNG TỔ TIÊN CỦA NGƢỜI VIỆT HIỆN NAY (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội) LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÔN GIÁO HỌC Hà Nội - 2016
  • 2. 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------- PHAN NHẬT TRINH (Thích Nguyên Hạnh) SỰ DUNG HỢP GIỮA PHẬT GIÁO VÀ TÍN NGƢỠNG THỜ CÖNG TỔ TIÊN CỦA NGƢỜI VIỆT HIỆN NAY (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội) Chuyên ngành: Tôn giáo học Mã số: 62.22.90.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÔN GIÁO HỌC Chủ tịch hội đồng: GS.TS. Nguyễn Hữu Vui Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Thị Kim Oanh Hà Nội - 2016
  • 3. 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả điều tra trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trên bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Phan Nhật Trinh (Thích Nguyên Hạnh)
  • 4. 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU, LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ KHÁI NIỆM ................................................................................... 6 1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ..............................................................6 1.1.1. Nguồn tài liệu của Luận án ............................................................. 6 1.1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................... 6 1.2. Lý thuyết nghiên cứu...........................................................................16 1.3. Một số khái niệm..................................................................................19 Chương 2. KHÁI QUÁT VỀ PHẬT GIÁO, TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI VIỆT HIỆN NAY VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.........28 2.1. Khái quát chung về Phật giáo..............................................................28 2.1.1. Sự tiếp nhận Phật giáo của người Việt........................................... 28 2.1.2. Quan niệm tổ tiên trong Phật giáo.................................................. 38 2.2. Bản chất tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên của ngƣời Việt hiện nay.......43 2.2.1. Đạo lý cội nguồn và văn hóa tâm linh con người .......................... 43 2.2.2. Đạo lý nhân văn và sự cố kết nhân tâm trong gia đình - làng xã - đất nước.................................................................................................... 48 2.3. Vài nét về địa bàn nghiên cứu.............................................................58 2.3.1. Phường Nhật Tân và chùa Tào Sách.............................................. 58 2.3.2. Phường Bồ Đề và chùa Bồ Đề ....................................................... 61 2.3.3. Phường Hoàng Liệt và chùa Pháp Vân .......................................... 62 Tiểu kết chƣơng 2........................................................................................63 Chƣơng 3. BIỂU HIỆN SỰ DUNG HỢP GIỮA PHẬT GIÁO VÀ TÍN NGƢỠNG THỜ CÖNG TỔ TIÊN CỦA NGƢỜI VIỆT HIỆN NAY (QUA KHẢO CỨU TẠI MỘT SỐ CHÙA Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI)... 66 3.1. Biểu hiện sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên trong đời sống tinh thần của ngƣời Việt ...........................................66
  • 5. 2 3.1.1. Biểu hiện trong thực hành tín ngưỡng ........................................... 66 3.1.2. Biểu hiện trong nghi lễ thờ cúng.................................................... 83 3.1.3. Biểu hiện trong cuộc sống thường ngày......................................... 92 3.2. Biểu hiện sự dung hợp Phật giáo và tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên trong cách thức bài trí ngôi chùa ..............................................................96 3.2.1. Biểu hiện trong kiến trúc................................................................ 96 3.2.2. Biểu hiện trong cách thức bài trí thờ tự ....................................... 107 3.3. Những vấn đề đặt ra từ sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên của ngƣời Việt hiện nay................................................116 Tiểu kết chƣơng 3......................................................................................120 Chƣơng 4. XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA SỰ DUNG HỢP GIỮA PHẬT GIÁO VÀ TÍN NGƢỠNG THỜ CÖNG TỔ TIÊN 122 CỦA NGƢỜI VIỆT..................................................................................... 122 4.1. Xu hƣớng phát triển của sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên của ngƣời Việt................................................................122 4.2. Những giải pháp nhằm phát huy những giá trị văn hóa của sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên của ngƣời Việt .....133 4.3. Một số kiến nghị nhằm phát huy những giá trị văn hóa của sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên của ngƣời Việt .....135 Tiểu kết chƣơng 4......................................................................................142 KẾT LUẬN.................................................................................................. 143 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................... 148 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 149 PHỤ LỤC
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Luận án Phật giáo truyền vào Việt Nam từ đầu Công nguyên, thông qua hai con đường, trên bộ và dưới biển. Đường biển do các tăng sĩ và thương gia Ấn Độ, đường bộ do các nhà sư Trung Hoa sang giảng kinh. Trước khi Phật giáo du nhập, thờ cúng tổ tiên vừa là một đạo lý, vừa là một tín ngưỡng của người Việt. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là niềm tin vào sự linh thiêng của tổ tiên, dù họ đã đi vào cõi vĩnh hằng nhưng vẫn bên cạnh con cháu, phù hộ cho con cháu khi gặp tai ương, rủi ro; vui mừng khi con cháu gặp may mắn, khuyến khích cho con cháu khi gặp điều tốt lành và cũng quở trách con cháu (mà không trừng phạt) con cháu khi làm điều ác. Thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng phổ quát, luôn sâu lắng và đi vào tâm thức của mọi người con đất Việt. Người Việt dù đi đâu, ở đâu, vẫn hướng về quê cha đất tổ, nơi có bàn thờ tổ tiên, nơi có mồ mả cha ông mình. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của dân tộc ta như sau: “Từ xa xưa, dân tộc Việt Nam ta không có tôn giáo theo nghĩa thông thường như nhiều nước khác. Còn nói tôn giáo là thờ cúng, thì mọi người đều thờ cúng ông bà, mọi người đều thờ cúng tổ tiên, làng thì thờ thành hoàng và các bậc anh hùng cứu nước, các tổ phụ, các ngành nghề, các danh nhân văn hóa...” [28, tr. 75]. Khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo chính thống đã gạt bỏ phần triết lý xa xôi, khó hiểu, trở về với cuộc sống trần thế hàng ngày. Phật giáo đã kết hợp với tín ngưỡng bản địa (tục thờ cúng tổ tiên), với những nguyện vọng, ước mơ của người lao động, Phật giáo đã thấm sâu vào trong dân chúng, tồn tại và phát triển qua nhiều đời, nhiều thế hệ và được đông đảo nhân dân Việt Nam hưởng ứng. Phật giáo được Việt hóa đã có sức sống vô cùng mạnh mẽ trong đời sống tinh thần của nhân dân, tạo nên sự dung hợp với truyền thống văn hóa dân tộc trên mọi khía cạnh: lễ hội, tín ngưỡng, phong tục, tập quán...
  • 7. 2 Chính vì vậy, mối quan hệ giữa Phật giáo và văn hóa Việt Nam từ lâu đã trở thành “mảnh đất màu mỡ” cho các nhà khoa học tìm hiểu, nghiên cứu. Tuy nhiên, các chủ đề trước đây chủ yếu đề cập đến ảnh hưởng của Phật giáo đối với con người Việt Nam trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa nói chung; thời gian nghiên cứu của vấn đề tập trung vào giai đoạn Lý - Trần (đỉnh cao sự phát triển của Phật giáo) và sự dung hợp trong truyền thống. Từ Đổi mới đến nay, đất nước ta bước vào thời kỳ Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa và hội nhập. Dưới ảnh hưởng của kinh tế thị trường, đặc biệt là các chính sách tự do tôn giáo của Đảng, Nhà nước, hoạt động của các tôn giáo đều có sự khởi sắc mạnh mẽ, trong đó có Phật giáo. Số lượng phật tử và người đi chùa không ngừng tăng cao. Hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng cũng “rầm rộ”, sôi nổi và đa dạng... dưới nhiều hình thức. Sự dung hợp giữa Phật giáo với tín ngưỡng truyền thống (cụ thể là tục thờ cúng tổ tiên) đã mang nội dung và màu sắc mới. Trên cơ sở đó, Phật giáo đã góp phần nâng cao, làm phong phú, đa dạng thêm kho tàng văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Việt nói riêng, và dân tộc Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng truyền thống nói trên, do ảnh hưởng từ mặt trái của kinh tế thị trường nên có một số lệch lạc, “biến tướng”. Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt thể hiện rõ nét trong các ngôi chùa Phật giáo, bởi đó là nơi diễn ra chủ yếu các hoạt động thờ cúng Phật giáo của người dân, ngôi chùa cũng chiếm một vị trí hết sức đặc biệt trong tâm thức người Việt. Từ thực tế trên đã đặt ra câu hỏi, sự dung hợp giữa Phật giáo với tục thờ cúng tổ tiên hiện nay biểu hiện như thế nào? Những mặt tích cực và bất cập là gì? Để trả lời câu hỏi trên, đòi hỏi cần thiết phải có những nghiên cứu cụ thể dưới góc độ tôn giáo học.
  • 8. 3 Về phương diện cá nhân, bản thân tôi là một nhà tu hành, giữ trách nhiệm trụ trì ngôi chùa Tào Sách (sẽ được giới thiệu rõ hơn ở phần sau) - nơi thể hiện rõ nét sự dung hợp giữa Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt. Và trong quá trình thực hành các hoạt động tôn giáo của mình, tôi cũng thấy được sự biểu hiện cụ thể của vấn đề này. Tôi luôn trăn trở rằng; ý thức của bản thân cần đóng góp một thứ gì đó cho tôn giáo của mình, cho những nghiên cứu chuyên sâu về Phật giáo hiện nay. Chính vì vậy, đây là lý do để chúng tôi chọn đề tài “Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên của ngƣời Việt hiện nay” (qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội), để làm Luận án tiến sĩ. Việc thực hiện đề tài trên cũng giúp các cơ quan chức năng, các nhà quản lý văn hóa tiếp tục bảo tồn và phát huy những giá trị đạo đức, mối quan hệ tốt đẹp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên tạo nên, trong bối cảnh hội nhập để xây dựng đất nước. Đồng thời, rút ra những bài học kinh nghiệm trong vấn đề quản lý tôn giáo tín ngưỡng nói chung và trước những biến tướng về hoạt động tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ Phật nói riêng. 2. Mục đích và nhiệm vụ của Luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận án muốn chỉ rõ biểu hiện của sự dung hợp giữa Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay. Xác định những vấn đề đặt ra, xu hướng phát triển của sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt trong những năm tới, từ đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm giữ gìn và phát huy những mặt tích cực, hạn chế những bất cập của sự dung hợp giữa Phật giáo và thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, luận án có nhiệm vụ:
  • 9. 4 Thứ nhất: Phân tích cơ sở tiếp cận sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay. Thứ hai: Phân tích những biểu hiện của sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (qua khảo sát ở một số chùa tại Hà Nội) trên một số lĩnh vực: đời sống văn hóa tín ngưỡng; nghi lễ thờ cúng... Thứ ba: Dự báo xu hướng phát triển của sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt trong những năm tới, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát huy giá trị văn hóa dân tộc trong quá trình dung hợp Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của Luận án là: Sự dung hợp giữa Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Nghiên cứu sự dung hợp Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (qua khảo sát ở một số ngôi chùa Bắc tông tại Hà Nội; trong đó tập trung khảo sát, nghiên cứu sâu ở các chùa Tào Sách, Bồ Đề, Pháp Vân, trên một số biểu hiện cụ thể như đời sống văn hóa tín ngưỡng; nghi lễ thờ cúng…) - Phạm vi thời gian nghiên cứu của Luận án là: Từ 1986 đến nay 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận: Luận án được xây dựng trên cơ sở vận dụng các nguyên lý, quan điểm mác xít như: quan điểm Duy vật biện chứng, Duy vật lịch sử. Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về vấn đề tôn giáo. * Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành: phương pháp tôn giáo học, phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát, thống kê,
  • 10. 5 logíc cụ thể…Đặc biệt, một số phương pháp của ngành Nhân học Tôn giáo như điều tra, khảo sát thực địa với các công cụ chính là quan sát tham dự, phỏng vấn sâu được chú trọng. 5. Đóng góp mới của Luận án - Luận án chỉ ra những biểu hiện của sự dung hợp Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (qua một số ngôi chùa tại Hà Nội) dưới góc độ Tôn giáo học. - Luận án phân tích những mặt tích cực đồng thời chỉ ra những bất cập của sự dung hợp hai yếu tố tôn giáo, tín ngưỡng nói trên. - Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, Luận án dự báo xu hướng phát triển của sự dung hợp giữa Phật giáo và thờ cúng tổ tiên của người Việt, những kiến nghị nhằm giữ gìn và phát huy những mặt tích cực, hạn chế những bất cập của sự dung hợp hai yếu tố tín ngưỡng nói trên. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Luận án đóng góp thêm một cái nhìn mới trong nghiên cứu tôn giáo học: nhìn nhận trong sự dung hợp lẫn nhau, thấy được ý nghĩa của sự dung hợp đó với sự tồn tại, phát triển của tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay. - Luận án có thể sử dụng là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu về văn hóa nói chung, tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng, đặc biệt là Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. - Luận án là nguồn tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, các nhà hoạch chính sách tôn giáo và cho những ai quan tâm đến vấn đề này. 7. Kết cấu của Luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Mục lục, nội dung chính của luận gồm 4 chương, 12 tiết.
  • 11. 6 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU, LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ KHÁI NIỆM 1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 1.1.1. Nguồn tài liệu của Luận án - Luận án sử dụng Kinh điển Phật học và một số sách gốc; Từ điển Phật học, Từ điển bách khoa Việt Nam,… - Luận án kế thừa những kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng nói chung và với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên nói riêng của các tác giả đi trước. - Tài liệu của Luận án còn bao gồm những tài liệu điền dã (phỏng vấn sâu, các ghi chép quan sát, tham dự). - Luận án cũng kế thừa các Báo cáo tổng kết, số liệu thống kê của cấp ủy, chính quyền và các ban ngành đoàn thể ở các địa phương được khảo sát. 1.1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Khác với các tôn giáo ngoại nhập khác, Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm và bằng con đường hòa bình nên đã gắn bó chặt chẽ với mỗi người dân Việt. Trong quá trình phát triển, Phật giáo có ảnh hưởng lớn đến nền văn hóa dân tộc trên các phương diện phong tục tập quán, lối sống, nếp sống, đặc biệt là văn hóa, tư tưởng. Do vậy, từ trước đến nay đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, trước thời kỳ đổi mới, do những nhận thức tả khuynh về tôn giáo, tín ngưỡng nói chung, về Phật giáo nói riêng, nên phần lớn những nghiên cứu về Phật giáo chủ yếu xoay quanh lĩnh vực Phật giáo với lịch sử tư tưởng Việt Nam. Chủ đề nghiên cứu về Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng truyền truyền thống nói chung và với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên nói riêng hầu như trống vắng.
  • 12. 7 Từ những năm 1990 trở lại đây, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách đổi mới trong lĩnh vực tôn giáo, được cụ thể hóa về tư duy, nhận thức đối với tôn giáo và công tác tôn giáo. Nếu như trước đây, tôn giáo bị coi là có hại, cần đấu tranh để xóa bỏ, thì nay được coi là một bộ phận cấu thành văn hóa, cần phát triển; tôn giáo là nhu cầu tâm linh, tình cảm của nhân dân, còn tồn tại lâu dài; đạo đức tôn giáo có nhiều điều còn phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới… Trên cơ sở đó, một số công trình bài viết về Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng đã khởi sắc, song còn rất hạn chế, nhiều khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu. Tựu chung lại, các tác phẩm liên quan đến đề tài Luận án có thể chia thành ba lĩnh vực sau: - Các nghiên cứu về Phật giáo - Các nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng truyền thống - Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng của người Việt nói chung và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên nói riêng Trước hết, nghiên cứu về Phật giáo và Phật giáo Việt Nam, có công trình tiểu biểu: Lê Mạnh Thát (2001) với “Lịch sử Phật giáoViệt Nam” (2 tập); Nguyễn Lang (2008) với “Việt Nam Phật giáo sử luận” (3 tập); Nguyễn Tài Thư (Chủ biên, 1989) với “Lịch sử Phật giáo Việt Nam”; (2 tập); Thánh Nghiêm (1995, Bản dịch) “Lịch sử Phật giáo thế giới”; Tịnh Hải (1992, Bản dịch) “Lịch sử Phật giáo thế giới”; Thích Thanh Kiểm (1989) “Lịch sử Phật giáo Ấn Độ”,… Phải nói rằng các công trình khoa học nêu trên đã “khám phá” rất cặn kẽ, rành mạch và chuẩn xác về Phật giáo Việt Nam cũng như Phật giáo thế giới. Trong đó, Phật giáo Việt Nam được coi như một thực thể tinh thần đã tồn tại hàng nghìn năm và không phải với tư cách một tôn giáo ngoại nhập, mà đã được bản địa hóa từ rất lâu và vẫn thường xuyên được bản địa hóa để
  • 13. 8 trở thành một phần tâm linh của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó, Phật giáo Việt Nam còn là một thành tố quan trọng của văn hóa, tư tưởng, luôn vận động và phát triển trong suốt tiến trình lịch sử. Thứ hai, liên quan trực tiếp đến nghiên cứu vấn đề tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, từ trước đến nay trên thế giới và Việt Nam đã có một số công trình nổi bật như: X.A.Tôcarev (1994) “Các hình thức tôn giáo sơ khai và sự phát triển của chúng”; Léopold Cadiere (1997, Bản dịch) “Về văn hóa và tín ngưỡng truyền thống người Việt”; Vũ Quỳnh (1992) “Lĩnh Nam trích quái”; Lý Tế Xuyên (1992) “Việt điện U linh”; Phan Kế Bính (1995) “Việt Nam phong tục”; Toan Ánh (1996) “Phong tục thờ cúng trong gia đình Việt Nam”; Vũ Ngọc Khánh (1996) “Tín ngưỡng làng xã”; Đặng Nghiêm Vạn (Chủ biên, 1996), "Về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam hiện nay", và (2001), "Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam", Nguyễn Đức Lữ (1999), “Hiện tượng mê tín dị đoan ở nước ta hiện nay, thực trạng, biểu hiện và đặc điểm”, Nguyễn Minh San (1998), “Tiếp cận tín ngưỡng dân dã Việt Nam”Trần Đăng Sinh (2002) “Những khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên”; Trương Thìn (2010) “Nghi lễ thờ cúng tổ tiên, đền chùa miếu phủ”…(Xem tài liệu tham khảo) Đây là những công trình nghiên cứu công phu, tập hợp tất cả các vấn đề về phong tục tập quán cũng như tục thờ cúng tổ tiên của người Việt dưới nhiều góc độ khác nhau. Qua đó các tác giả khẳng định, mỗi dân tộc có một nền văn hóa với bản sắc riêng. Những yếu tố cơ bản cấu thành bản sắc của mỗi nền văn hóa đó là phong tục, tập quán và nghi lễ dân gian truyền thống. Sự lưu giữ trường tồn phong tục tập quán trong một nền văn hóa nói lên sức sống của dân tộc. Do vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
  • 14. 9 Thứ ba, nghiên cứu về mối quan hệ giữa Phật giáo với tín ngưỡng của người Việt có tác phẩm, bài viết như: Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phân Viện nghiên cứu Phật học (1989), Phật giáo và văn hóa dân tộc; Hà Văn Tấn (2005), Đến với lịch sử văn hóa Việt Nam; Nguyễn Hồng Dương (2004), Tôn giáo trong mối quan hệ văn hóa và phát triển ở Việt Nam; Nguyễn Duy Hinh, Lê Đức Hạnh (2011), Phật giáo trong văn hóa Việt Nam; Hạnh Nguyên (2013), Phật giáo trong lòng người Việt… Bên cạnh đó còn có các bài viết của Trần Quốc Vượng (1986), “Mấy ý kiến về Phật giáo và văn hóa dân tộc” trong Mấy vấn đề về Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam; Phan Đại Doãn (1986), “Vài nét về Phật giáo và làng xã” trong Mấy vấn đề về Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam; Vũ Thanh Huân (1986), “Mấy nét của Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử”, (trong Mấy vấn đề về Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam)… và những bài viết khác đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo như Minh Chi (2001), “Về xu hướng thế tục hóa và dân tộc hóa của Phật giáo”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 3, tr. (26 - 29); Hoàng Thu Hương (2006), “Về mối quan hệ giữa nhu cầu của người đi lễ chùa và dịch vụ bán đồ lễ” (Qua khảo sát thực tế tại chùa Quán Sứ và chùa Hà ở Hà Nội), Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 2, tr. 51 - 55; Nguyễn Thị Minh Ngọc (2008), “Phật giáo dân gian: con đường nhập thế của Phật giáo Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 8, tr. 25 - 32; Nguyễn Thị Minh Ngọc (2008), “Dịch vụ Phật giáo: hoạt động mang tính dân gian và là cách thức để giải quyết nhu cầu tâm linh tín đồ của Phật giáo Việt Nam đương đại” (Nghiên cứu trường hợp Hà Nội) trong: Sự biến đổi của tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay,… Qua các tác phẩm, bài viết nêu trên, chúng tôi đặc biệt chú ý đến các bài viết của Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Trần Lâm Biền. Qua nghiên cứu, các tác giả chỉ ra sự hỗn dung Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng của người
  • 15. 10 Việt trong lịch sử. Theo Trần Quốc Vượng, Phật giáo truyền vào nước ta từ đầu Công nguyên với trung tâm Phật giáo lớn là Luy Lâu, Thuận Thành, Bắc Ninh (còn gọi là vùng Dâu), bằng hai con đường: (1), đường biển nối liền Giao Châu với Thiên Trúc; (2) đường biển và đường bộ nối liền Luy Lâu với các trung tâm Phật giáo của Trung Hoa như Bành Thành (Hoa Nam), Lạc Dương (Hoa Bắc). Con đường bộ dọc lưu vực sông Hồng nối Giao Châu với Vân Nam và qua đó với Tây Tạng, Trung Á. Nhiều nhà sư Trung Á, Tây Tạng qua đường này đến Việt Nam và ngược lại, nhiều nhà sư Việt Nam qua con trường này đến Trung Á, Tây Tạng. Đây cũng là nguyên nhân giải thích cho Phật giáo Việt Nam dòng Thiền nhưng không có một giai đoạn nào trong lịch sử mang sắc thái thuần túy mà pha trộn nhiều các yếu tố khác, cụ thể là Mật giáo và có nguyên nhân nữa là nền tảng phương thuật của người Việt cổ. Vua Hùng như sử chép là một phương sĩ và Hán Vũ Đế cũng ca ngợi rằng người Việt giỏi phương thuật. Cũng chính vì vậy, khi xem, xét lịch sử tôn giáo VN nói chung, lịch sử Phật giáo Việt Nam nói riêng thì nên nghĩ tới cái tinh thần cơ bản của nó là hỗn dung tôn giáo[Xem 142, tr. 138 - 139]. Trần Quốc Vượng và Hà Văn Tấn đều cho rằng, tín ngưỡng thờ Nữ thần có trước rồi Phật giáo mới du nhập vào và phát triển trên nền tảng đó. Theo Trần Quốc Vượng, ngôi chùa cổ xưa được dựng trên nền tảng của một ngôi đền là trung tâm tôn giáo xưa của bộ lạc Dâu và ban đầu chất chùa và chất đền vẫn song song tồn tại, sau đó mới đan xen vào nhau. Dù sau này chùa lấn át đền, nhưng làm biến dạng, biến chất nữ thần Dâu, song nó cũng không gột sạch, thanh lọc hóa được hoàn toàn cái chất tín ngưỡng nguyên thủy tiền Phật giáo của trung tâm tôn giáo này [Xem 142, tr. 139]. Các ngôi chùa quanh đó, chùa Bà Đậu, Bà Giàn, Bà Tướng, chùa Tổ, chùa Mãn xá…cũng đều mang tính chất hỗn dung văn hóa tương tự. Điều đó cũng thể
  • 16. 11 hiện một đặc điểm phổ quát được nhiều người nhắc đến là Phật giáo vốn dễ hòa hợp với tín ngưỡng dân gian ở những nơi nó được truyền bá tới. Cũng như Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn đề cập đến sự hỗn dung Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng truyền thống trong buổi đầu của lịch sử Việt Nam như sau: nhiều ngôi chùa ban đầu chỉ là những thảo am bằng tranh, tre; nó vốn là những ngôi đền thờ các thần truyền thống mà người ta đặt thêm điện thờ Phật vào đó. Ông nhấn mạnh: “Không phải người ta đặt thêm các tượng Tứ pháp vào các ngôi chùa thờ Phật, mà đặt bàn thờ Phật vào các đền thờ Tứ pháp, tức đền thờ các vị thần nông nghiệp đã có từ trước. Và đến lượt các nữ thần này được Phật hóa, trở thành các Phật Bà” [104, tr. 194]. Bên cạnh đó, nghiên cứu về tình hình Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng giai đoạn hiện nay có một số công trình đáng chú ý. Nguyễn Duy Hinh và Lê Đức Hạnh (2011) đã đề cập đến một số vấn đề của Phật giáo Việt Nam thời đại ngày nay trong tác phẩm Phật giáo trong văn hóa Việt Nam. Đó là, hiện tượng cư sĩ Tịnh Độ đang khá phát triển ở một số tỉnh thành Nam Bộ; các hội quy đang tăng nhanh ở các đô thị; tuy trình độ tăng, ni ngày càng cao, nhiều người có trình độ tiến sĩ, song những công trình biên soạn hoằng dương Phật pháp lại ít ỏi; tập trung viết về lịch sử Phật giáo. Nhà sư dù có học vị tiến sĩ cũng chủ yếu lo việc về nghi lễ. Hoạt động Phật giáo ảnh hưởng nhiều nhất trong dân chúng là làm lễ cầu siêu, đưa thân nhân qua đời lên chùa…, nghĩa là những pháp sự tang tế phổ biến [41, tr. 493]. Tuy chỉ đưa ra những nhận xét chung, song Nguyễn Duy Hinh đã nêu lên thực trạng của Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người dân hiện nay. Ngoài ra, trong số nghiên cứu gần đây nêu trên, đáng chú ý nghiên cứu của hai tác giả Hoàng Thu Hương và Nguyễn Minh Ngọc. Các tác giả đã đề cập đến mối quan hệ giữa Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng của người dân Hà Nội hiện nay. Tác giả Nguyễn Minh Ngọc cho rằng, khi du nhập vào
  • 17. 12 Việt Nam, Phật giáo đã hỗn dung với tín ngưỡng bản địa, trở thành Phật giáo dân gian: Phật giáo dân gian được hiểu là Phật giáo mang tính bình dân, chú trọng những hoạt động nghi lễ không mang tính chính thống, nhằm giải quyết nhu cầu thực tại của tín đồ, không xuất phát từ việc nghiên cứu thực hành giáo lý để đạt tới giác ngộ. Tính dân gian của Phật giáo là tính bình dân, tính chú trọng hoạt động nghi lễ để giải quyết nhu cầu cuộc sống thực tại[Xem 88]. Theo tác giả, tính dân gian của Phật giáo Việt Nam hiện nay, thể hiện cụ thể qua việc cung cấp những “Dịch vụ Phật giáo” cho người dân: Đó là sự đáp ứng nhu cầu tâm linh bằng cách thức Phật giáo. Nhu cầu này được đáp ứng thông qua hệ thống các nghi lễ cầu cúng. Sự trao đổi diễn ra giữa tín đồ - người đưa ra các yêu cầu về nghi lễ và tăng ni sư - người thực hiện nghi lễ [88, tr. 69] Chính vì vậy: Dịch vụ Phật giáo với tư cách là một hoạt động tôn giáo, nhằm đáp ứng những nhu cầu của đời sống hàng ngày của tín đồ là một hoạt động mang tính dân gian. Xuất phát từ quan điểm chú trọng yếu tố Sinh, quan tâm đến đời sống hiện tại của con người, dịch vụ Phật giáo thỏa mãn nhu cầu tâm linh của tín đồ trong đời sống hiện tại. Nó giải quyết các vấn đề liên quan tới cơm, áo, gạo, tiền; hay nói cách khác, là những gì thiết thực cho cuộc sống. Nó thể hiện tư tưởng đi tìm cõi niết bàn trong cuộc sống đời thực cho kiếp này, không phải là sự giải thoát cho kiếp sau. Dịch vụ Phật giáo là thể hiện tính dân gian của Phật giáo….”[88, tr. 69 - 70]. Tác giả cũng nêu lên một số hình thức thờ cúng mang tính dịch vụ của Phật giáo hiện nay như lễ cúng cầu an, lễ cúng cầu siêu, lễ chạy đàn Dược
  • 18. 13 Sư, cúng sao giải hạn, lễ bán khoán, cắt tiền duyên. Trong đó các lễ cúng cầu an, cầu siêu, chạy đàn Dược Sư, theo tác giả là những nghi lễ của Phật giáo, còn những lễ cúng còn lại là của dân gian [88, tr. 72]. Mặc dù nhận định trên của Nguyễn Thị Minh Ngọc đôi chỗ còn chưa chính xác, bởi nghiên cứu được tiếp cận chủ quan từ người nghiên cứu, coi những hoạt động của Phật giáo (một hoạt động tâm linh mang tính đặc thù và nhạy cảm), dưới góc nhìn của kinh tế thị trường, nên chưa thấy được nhiệm vụ hoằng pháp, giáo dục thông qua các nghi lễ nêu trên; song đó cũng là một trong những nghiên cứu ít ỏi về sự hỗn dung của Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng truyền thống của người Việt hiện nay. Từ tổng quan các tác phẩm, công trình nghiên cứu, bài viết, liên quan đến đề tài Luận, chúng tôi có nhận xét đánh giá sau đây. * Nhận xét, đánh giá chung Những công trình nghiên cứu trên đây đều ít nhiều đề cập đến vấn đề nghiên cứu của luận án, ở các góc độ khác nhau: Các tài liệu nghiên cứu về Phật giáo đã khái quát, phân tích rất sâu về những vấn đề cơ bản của Phật giáo nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng như: nguồn gốc ra đời, giáo lý, kinh sách, sự du nhập vào Việt Nam và quá trình phát triển (về vấn đề này, có một số tác phẩm bàn về vấn đề "bản địa hóa" Phật giáo của Việt Nam, trong đó có đề cập đến mối liên hệ giữa Phật giáo và các tín ngưỡng bản địa của người Việt, tuy nhiên còn sơ lược); Những công trình nghiên cứu về các tín ngưỡng thờ cúng truyền thống của người Việt là những tài liệu quý giá mà luận án tiếp thu, là cơ sở để đi vào nghiên cứu sự dung hợp của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và Phật giáo. Những vấn đề cơ bản của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được thể hiện rõ nét: nguồn gốc, sự thờ cúng, ý nghĩa... tuy nhiên các công trình về vấn đề này vẫn chủ yếu là sự mô tả về tín ngưỡng này trong hệ thống tín ngưỡng truyền thống, phong phú đa dạng của người Việt. Còn thiếu
  • 19. 14 một nghiên cứu về sự vận động, dung hợp của tín ngưỡng này với các tín ngưỡng, tôn giáo khác; Còn những công trình nghiên cứu về mối quan hệ Phật giáo với các tín ngưỡng của người Việt thì có ít nhiều đề cập đến vấn đề của đề tài tuy nhiên chủ yếu dưới góc độ xem xét dưới góc độ của quá trình "Phật giáo bị bản địa hóa" khi du nhập vào Việt Nam trong lịch sử, chưa thấy được "nhu cầu thực sự" của sự dung hợp này đối với cả Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong giai đoạn hiện nay. Từ sự tổng quan, đánh giá như trên, luận án đã kế thừa, tiếp thu những vấn đề, luận cứ, luận điểm: - Những vấn đề, luận cứ, luận điểm được Luận án tiếp thu, kế thừa + Về mặt lý luận: Chúng tôi dựa vào một số tác phẩm của các nhà khoa học gạo cội nghiên cứu về lĩnh vực tôn giáo, dân tộc như X.A. Tocarev, Léopold Cadiere, Đặng Nghiêm Vạn,... đã đề cập ở phần tổng quan nêu trên, lấy đó làm cơ sở để đưa ra những khái niệm công cụ và nội hàm nhằm thực hiện nghiên cứu đề tài luận án, ví dụ như các khái niệm: tín ngưỡng, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, nghi lễ... + Về nội dung: Trước hết, chúng tôi kế thừa các tác phẩm viết về Phật giáo, lịch sử Phật giáo của Lê Mạnh Thát, Nguyễn Lang, Nguyễn Tài Thư... để hiểu rõ về quá trình bản địa hóa của Phật giáo khi truyền vào Việt Nam và trở thành Phật giáo Việt Nam. Thứ hai, chúng tôi cũng kế thừa các tác phẩm viết về tín ngưỡng của Việt Nam nói chung và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên nói riêng, của các tác giả như: Toan Ánh, Phan Kế Bính, Đặng Nghiêm Vạn, Nguyễn Minh San, Trần Đăng Sinh,... Đây là những công trình nghiên cứu công phu, tập hợp tất cả các
  • 20. 15 phong tục tập quán cũng như tục thờ cúng tổ tiên của người Việt. Việc nghiên cứu những tài liệu này giúp cho chúng tôi hiểu rõ hơn về bản chất tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt, các hình thức thờ cúng tổ tiên trong phạm vi gia đình, dòng họ, làng xã... Thứ ba, chúng tôi kế thừa kết quả nghiên cứu của hai nhà sử học, văn hóa học nổi tiếng là GS. Trần Quốc Vượng, GS. Hà Văn Tấn và PGS.TS. Nguyễn Hồng Dương trong những công trình nghiên cứu của các ông về sự hỗn dung Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng của người Việt trong lịch sử mà chúng tôi đã nêu ở trên. Điều này rất quan trọng, bởi khi hiểu rõ hơn về mối giao duyên này trong quá khứ, chúng tôi sẽ có cơ sở để nghiên cứu, tìm hiểu về mối giao duyên này tiếp tục diễn ra như thế nào trong giai đoạn hiện nay. Thứ tư, một số bài viết của hai tác giả Hoàng Thu Hương và Nguyễn Minh Ngọc đề cập đến mối quan hệ giữa Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng của người dân Hà Nội hiện nay, đã giúp chúng tôi hiểu rõ quan điểm, cách đánh giá của các nhà nghiên cứu ngoài tôn giáo khi viết về mối quan hệ giao duyên giữa tín ngưỡng truyền thống và Phật giáo, mà chúng tôi là những người tu hành đang thực hiện. - Những vấn đề còn bỏ trống được Luận án nghiên cứu Từ sự tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án trên đây cho thấy: Phần lớn những nghiên cứu đề cập đến sự hỗn dung giữa Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng trong lịch sử. Chỉ có một số bài viết, không có những công trình nghiên cứu chuyên sâu, đề cập đến sự hỗn dung giữa Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng trong giai đoạn từ đổi mới đến nay. Nội dung các bài viết cũng chỉ đưa ra những nhận định chung, chưa có những nghiên cứu cụ thể trên thực tế. Đề tài Luận án sẽ góp phần “phủ lấp” vào những khoảng trống nói trên.
  • 21. 16 Tóm lại, sự dung hợp tôn giáo ngoại nhập với tín ngưỡng bản địa trong quá khứ, hiện tại hay tương lai, chính là chất keo gắn kết, tạo sự giao lưu, hòa hợp với dân tộc, góp phần cơ bản làm nên bản sắc văn hóa dân tộc, những vẫn không hề mất đi căn tính đức tin tôn giáo. Vì vậy, những công trình nghiên cứu trên đây sẽ được chúng tôi kế thừa trong Luận án của mình. 1.2. Lý thuyết nghiên cứu - Lý thuyết về giao lưu, tiếp biến văn hóa (Acculturation): giao lưu tiếp biến văn hóa là khái niệm do các nhà nhân học Anglo - Saxon đưa ra vào cuối thế kỷ XIX, để chỉ sự tiếp xúc trực tiếp và lâu dài giữa hai nền văn hóa khác nhau và hậu quả của sự tiếp xúc này là sự thay đổi hoặc biến đổi của một số loại hình văn hóa hoặc cả hai nền văn hóa đó. Theo các nhà nhân học Mỹ, giao lưu tiếp biến văn hóa là quá trình trong đó, một nền văn hóa thích nghi, ảnh hưởng một nền văn hóa khác bằng cách vay mượn nhiều nét đặc trưng của nền văn hóa ấy. Sự giao lưu tiếp biến văn hóa cũng là một cơ chế khác của biến đổi văn hóa. Đó là sự trao đổi những đặc tính văn hóa nảy sinh khi các cộng đồng tiếp xúc trực diện và liên tục. Các mẫu hình văn hóa nguyên thủy của một cộng đồng hoặc của cả hai cộng đồng có thể bị biến đổi thông qua quá trình tiếp xúc này. Các thành tố của các nền văn hóa biến đổi, song mỗi nền văn hóa vẫn giữ tính riêng biệt của mình. Quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa có thể diễn ra một cách cưỡng bức thông qua sự thống trị về quân sự, hoặc diễn ra bằng con đường hòa bình hơn thông qua buôn bán, truyền đạo. Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt thực chất là phương thức của quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa (cụ thể là văn hóa Ấn Độ và văn hóa Việt Nam), kết quả là Phật giáo đến với Việt Nam thích nghi, chịu ảnh hưởng của văn hóa Việt Nam, văn hóa Việt Nam thì
  • 22. 17 được bổ sung những yếu tố của Phật giáo, được làm phong phú hơn. Chúng tôi áp dụng lý thuyết này trong nghiên cứu để thấy được bản chất, tính tất yếu, phương thức của sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt. - Lý thuyết hệ thống hóa văn hóa ( Bonnemaison, 2000) Một hệ thống văn hóa tạo nên các đặc trưng nhờ tổ chức đặc thù bên trong của nó. Hệ thống văn hóa khác với hệ thống xã hội, vì có tính chất bao quát hơn, gồm có bốn yếu tố: kiến thức, kỹ thuật, tín ngưỡng và không gian. Đây cũng là bốn cực hay bốn trụ cột của hệ thống văn hóa. + Di sản kiến thức: Văn hóa trước hết là di sản kiến thức. Đó là sự hiểu biết về thế giới, làm cho văn hóa mang tính “khoa học” trong mỗi nền văn minh khác nhau, ở mỗi tộc người ngoại lai, gọi là các khoa học tộc người (ethnoscienences) ngoài phương Tây, được coi là các khoa học hoặc kiến thức tiền hiện đại. Ngày nay, văn hóa bản địa được đánh giá cao. + Di sản kỹ thuật: gồm các kỹ năng và công cụ. Theo cách nói của các nhà địa lý người Pháp Paul Vidal de la Blache (1845- 1918), đó là các lối sống, dựa vào các kỹ thuật cơ bản, đáp ứng các nhu cầu đầu tiên của đời sống để sinh tồn. Đó còn là nghệ thuật sống, một triết lý để sống. + Tín ngưỡng: "Kiến thức" và "kỹ thuật" là chưa đủ cần phải dựa trên tín ngưỡng tôn giáo, thể hiện một cách nhìn về thế giới, thường được coi là tầng cao của văn hóa, biểu hiện mối liên hệ cơ bản giữa các giá trị và kỹ thuật. Văn hóa mang lại ý nghĩa, đưa ra cách nhìn về thế giới, tức là cách giải thích thế giới. Đó là trật tự của tư duy, dựa trên tín ngưỡng, huyền thoạt và các giá trị. Đó cũng là trật tự của văn hóa, kết hợp ý nghĩa đạo đức và thẩm mỹ, luân lý và nghệ thuật, lý trí và cảm xúc, thường được coi là các biểu hiện, còn gọi là các biểu trưng địa lý.
  • 23. 18 + Không gian: Các nền văn hóa được xây dựng và định vị trong một không gian. Fernand BRAUDEL (1902 – 1985), nhà sử học người Pháp nổi tiếng với Lý thuyết hệ thống kinh tế - xã hội trên phạm vi thế giới, cho rằng văn hóa có một chỗ dựa địa lý. Khác với quyết định luận địa lý, nó có quan hệ biện chứng giữa môi trường và văn hóa. Môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn không cách ly lẫn nhau, mà tạo nên môi trường văn hóa và môi trường địa lý. Sự phân chia các nền văn hóa trong không gian tạo nên các vùng văn hóa. Vùng văn hóa được định nghĩa là một không gian tương đối đồng nhất, trong đó có kết hợp một số đặc trưng văn hóa chủ đạo. Các vùng văn hóa không khép kín, mà có thể tiếp nhận, trao đổi các đặc trưng văn hóa với nhau. Có thể hình dung ba cấp độ cấu thành một hệ thống văn hóa là: vùng văn hóa, không gian sống và không gian văn hóa. Không gian văn hóa tương ứng với một nền văn hóa riêng và một khu vực lãnh thổ riêng. Có thể phân biệt các địa điểm và cái nôi1 văn hóa, các khu vực, các vùng văn hóa và các thế giới văn hóa. Mỗi nền văn hóa và mỗi nền văn minh lớn đều có một hoặc nhiều cái nôi văn hóa. Khu vực văn hóa còn là một xứ sở (gồm một phức hợp văn hóa tương ứng với một không gian địa lý sẽ tạo nên khu vực văn hóa; khu vực văn hóa là một nền văn hóa với không gian của nó – đó là tập hợp của một nhóm các vùng văn hóa có các biến thái chung hoặc cơ sở văn hóa giống nhau; thế giới văn hóa bao gồm nền văn minh và không gian – đó là siêu văn hóa (métaculturel – cái vượt qua, cái bao gồm) và nguồn cội hoặc các bể chứa văn hóa như: các tôn giáo lớn, ý thức hệ, các trào lưu văn minh, ngôn ngữ, các cộng đồng quốc tế. Lý thuyết giao lưu tiếp biến văn hóa, lý thuyết thống nhất các sự kiện văn hóa và lý thuyết hệ thống hóa văn hóa sẽ được chúng tôi lựa chọn áp 1 Foyers tạm dịch là điểm xuất phát, thuộc về nguồn gốc
  • 24. 19 dụng để nghiên cứu về sự dung hợp Phật giáo đối với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay. 1.3. Một số khái niệm * Tín ngƣỡng: Tín ngưỡng được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, rất đa dạng và phong phú; được đề cập dưới nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau: Trước hết, từ góc độ của xã hội học, các nhà xã hội học phương Tây hiện đại như Spencer, Durkhiem… đã xem xã hội như một hiện thực siêu hình được nuôi dưỡng bằng ý thức tập thể. Trong đó, ý thức tập thể được tạo dựng bởi những niềm tin, những tình cảm của mỗi thành viên. Trong xã hội, các thành viên của một tập thể có chung một tín ngưỡng. Tín ngưỡng là một yếu tố tạo nên sự cố kết và thống nhất của một tập thể, của nhóm xã hội. Đó là niềm tin vào cái thế tục và cái thiêng liêng. Hai yếu tố này là tính chất chung của mọi tín ngưỡng, tôn giáo. Durkhiem cho rằng, tín ngưỡng là những trạng thái tư tưởng nằm ở các biểu tượng và được thể hiện thông qua các nghi lễ thờ cúng: “Trên cơ sở của tất cả các hệ thống tín ngưỡng và các hình thức thờ cúng đó, nhất thiết phải có một số biểu trưng cơ bản và các thái độ mang tính nghi lễ, bất chấp sự đa dạng về hình thức khoác lên chúng ở đâu, chúng cũng đều có cùng một ý nghĩa khách quan như nhau và cùng thực hiện những chức năng như nhau” [44, tr. 62]. Từ góc độ dân tộc học, Wschmidt đã xem xét tín ngưỡng chẳng qua chỉ là “hình thức tôn giáo nguyên sơ - tiền tôn giáo, là niềm tin vào một vị Chúa vĩ đại và vĩnh hằng, nhân từ và sáng tạo đang ngự trị trên trời. Tín ngưỡng là hiện tượng phổ biến có ở giai đoạn khởi đầu của mọi dân tộc” [135, tr. 30]. Từ góc độ triết học, các nhà triết học duy tâm khách quan, ngay trong thời cổ đại như Platôn hay đến thời kỳ triết học cổ điển Đức như Hêghen… đã xuất phát từ thực thể tinh thần như “ý niệm”, “ý niệm tuyệt đối” để lý giải
  • 25. 20 hiện tượng tín ngưỡng tôn giáo. Vì vậy, họ cho rằng tín ngưỡng tôn giáo là sức mạnh thần bí thuộc tinh thần tồn tại vĩnh hằng, là nhân tố chủ yếu đem lại sinh khí cho con người. Các nhà triết học duy tâm chủ quan lại cho rằng, tín ngưỡng tôn giáo là thuộc tính vốn có trong ý thức của con người, tồn tại không phụ thuộc vào hiện thực khách quan. Nhìn chung, những quan điểm trên về tín ngưỡng của các nhà khoa học nói trên cho thấy, do hạn chế về mặt lịch sử và lợi ích giai cấp nên đã có những nhận xét thiếu cơ sở khoa học. Quan điểm duy tâm cho tín ngưỡng là hiện tượng thần bí, siêu thực, chỉ có thể cảm nhận được, chứ không lý giải được. Các nhà triết học duy tâm đã sai lầm khi lấy ý thức tinh thần để lý giải một hiện tượng cũng thuộc lĩnh vực tinh thần là tín ngưỡng tôn giáo. Triết học mác - xít đã có một bước đột phá khi xem xét, lý giải tín ngưỡng tôn giáo từ những cơ sở thực tiễn của nó. C.Mác khẳng định: “Đời sống xã hội về thực chất là có tính thực tiễn. Tất cả những sự thần bí đang đưa lý luận đến chủ nghĩa thần bí, đều được giải đáp một cách hợp lý trong thực tiễn của con người trong sự hiểu biết thực tiễn ấy” [73, tr. 12]. Tiếp cận nghiên cứu tôn giáo trên cơ sở nền tảng duy vật biện chứng và duy vật lịch sử về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Tín ngưỡng tôn giáo được các nhà kinh điển mác - xít coi là một hiện tượng lịch sử, sản phẩm của thời đại lịch sử nhất định. Thời đại C.Mác và Ph.Ăngghen, xã hội phương Tây khi xem xét tín ngưỡng thường được hiểu là tín ngưỡng tôn giáo, cụ thể là tín ngưỡng Cơ Đốc giáo. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, C.Mác, Ph.Ăngghen đã đề cập tới tín ngưỡng tôn giáo ở nhiều khía cạnh khác nhau, trong từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Các ông cho rằng về cơ bản tín ngưỡng không khác gì thần linh, hai cái đều là tôn giáo đang ngự trị con người. Ở đây tín ngưỡng với hàm nghĩa tín ngưỡng tôn giáo.
  • 26. 21 Qua các tác phẩm kinh điển, C.Mác, Ph.Ăngghen khẳng định: Tín ngưỡng là một yếu tố của đời sống xã hội, hơn nữa là sản phẩm của lịch sử xã hội do con người sáng tạo ra. Tín ngưỡng là một bộ phận của ý thức xã hội, phản ánh tồn tại xã hội và chịu sự quy định của tồn tại xã hội. Tín ngưỡng là niềm tin của con người vào sự tồn tại và sự cứu giúp của một thực thể siêu nhiên nào đó được thể hiện qua hệ thống nghi lễ. Một số học giả Việt Nam cũng đưa ra quan điểm của mình về tín ngưỡng như sau: Theo Từ điển Tiếng Việt, tín ngưỡng có nghĩa là lòng tin và sự ngưỡng mộ một tôn giáo hay một chủ nghĩa: “tín ngưỡng là tin theo một tôn giáo nào đó” [132, tr. 960]. Một trong những quan điểm cụ thể và sát hợp nhất cho rằng: Tín ngưỡng là một biểu hiện của ý thức về một hiện tượng thiêng, một sức mạnh thiêng do con người tưởng tượng ra hoặc do con người suy tôn, gán cho một hiện tượng, một sức mạnh chỉ cảm thụ được mà chưa nhận thức được. Tín ngưỡng là một sản phẩm văn hoá của con người được hình thành tự phát trong mối quan hệ của con người với chính mình với người khác và với giới tự nhiên” [Xem 101]. Trong Từ điển Tôn giáo, tín ngưỡng được hiểu: Tín ngưỡng là lòng tin và sự ngưỡng mộ, ngưỡng vọng vào một lực lượng siêu nhiên, thần bí; lực lượng siêu nhiên đó có thể mang hình thức biểu tượng là “trời”, “phật”, “chúa”, “thánh”, “thần”, hay một sức mạnh hư ảo, huyền bí, vô hình nào đó tác động đến đời sống tâm linh của người ta, được con người tin là có thật và tôn thờ [30, tr. 634 - 635]. Đặng Nghiêm Vạn lại xem tín ngưỡng là một yếu tố chính của tôn giáo, quy định sức mạnh của tôn giáo với cộng đồng: Khi bàn đến niềm tin hay đức tin tôn giáo ở Việt Nam, ta đụng đến một thuật ngữ thường dùng là tín
  • 27. 22 ngưỡng. Tín ngưỡng chỉ niềm tin tôn giáo…. Những thể loại tôn giáo tuy đơn giản về nội dung, nghi lễ, nhưng mang tính cộng đồng” [Xem 133]. Xét về quy mô, có quan điểm cho rằng, tín ngưỡng là khái niệm rộng hơn khái niệm tôn giáo, nhưng cũng có ý kiến ngược lại, coi tín ngưỡng là bộ phận cấu thành của tôn giáo. Có ý kiến cho rằng “ý thức tôn giáo xuất hiện đầu tiên dưới dạng tín ngưỡng nguyên thủy” [Xem 68] và nó chỉ trở thành tôn giáo khi nó đã phát triển đến một mức độ nào đó. Nhưng, có ý kiến lại quan niệm, không phải mọi tín ngưỡng đều sẽ phát triển thành tôn giáo. Xét về mức độ, có quan điểm cho rằng, tôn giáo là cấp độ cao hơn tín ngưỡng: “tín ngưỡng có thể xem là đồng nghĩa với các khái niệm: tôn giáo nguyên thuỷ, tôn giáo sơ khai, tôn giáo tự nhiên” [101, tr. 7]. Theo chúng tôi, tín ngưỡng có hai nghĩa: Nghĩa rộng là chỉ niềm tin và sự ngưỡng mộ, ngưỡng vọng của con người về một lực lượng, một chủ thuyết, nhưng thường được hiểu là tin vào một lực lượng siêu nhiên có khả năng chi phối, thậm chí quyết định cả số phận của con người, đó là tín ngưỡng có tính tôn giáo. Hiểu như vậy cho thấy, ở tín ngưỡng cũng giống như tôn giáo, đều phản ánh niềm tin của con người và lực lượng siêu nhiên thần thánh, được coi là hiện tượng của đời sống tinh thần xã hội. Tín ngưỡng bao gồm nhiều loại hình, thể thức phong phú và đa dạng được nảy sinh, tồn tại và phát triển suốt chiều dài lịch sử nhân loại. Tín ngưỡng phát sinh ngay từ thời sơ khởi, con người đã tôn thờ và tin tưởng tất cả những sức mạnh vô hình hay hữu hình mà người ta cho rằng có thể giúp đỡ hoặc làm hại đến con người như trời, đất, sấm, sét, gió, mưa, nước, lửa… Tuy nhiên, hiện nay bên cạnh các tôn giáo hiện đại (Đạo Phật, Đạo Ki tô, Islam…), vẫn tồn tại những dạng thức tín ngưỡng chưa đạt tới trình độ (xét về mặt kết cấu) của một tôn giáo như: tín ngưỡng tô tem giáo, tín ngưỡng thờ thần, thánh, tín ngưỡng hồn linh giáo, tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng thờ
  • 28. 23 cúng tổ tiên… Có thể nói trong tất cả các dạng thức tín ngưỡng đó, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được coi là dạng thức có sức sống bền bỉ, mạnh mẽ, hình thành rất sớm và có quá trình phát triển, hoàn thiện dần dần theo từng bước thăng trầm của lịch sử nhân loại. * Thờ cúng tổ tiên (Ancestor worship): Theo Từ điển “Các nền văn minh tôn giáo” thì thờ cúng tổ tiên là: Hình thức thờ cúng này tồn tại từ thời cổ, thường do thủ lĩnh bộ tộc hay người đứng đầu gia đình thực hiện. Các dân tộc Châu Phi có nhiều hình thức thờ cúng tổ tiên. Thờ cúng tổ tiên có các hình thức sau: (1) lễ nghi thờ cúng khi chôn cất (khái niệm về linh hồn người chết thường gắn liền với cách thờ cúng này); (2) tín ngưỡng Totem hay vật tổ; (3) thờ thần canh gác người và thờ vật, cách thờ này phổ biến tại Châu Phi xích đạo. Điểm quan trọng trong thờ phụng tổ tiên là mọi người luôn quan niệm rằng linh hồn của tổ tiên luôn sống với mọi người trong gia đình, có sức mạnh vô biên, sự giàu có của gia đình luôn tùy thuộc vào tổ tiên. Dựa trên cơ sở cách thờ phụng tổ tiên, hình thức thờ phụng nhân vật cụ thể xuất hiện và phát triển trong các tôn giáo của Hy Lạp và La Mã cổ đại, và sau này là cách thờ phụng Chúa và các thánh trong Thiên Chúa giáo và Hồi giáo [Xem 122, tr. 614]. * Tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên: Là khái niệm mang nghĩa phổ quát thể hiện đạo hiếu của con người và được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Thờ cúng tổ tiên là một hiện tượng xã hội đã xuất hiện từ xa xưa trong lịch sử nhân loại và đã tồn tại ở nhiều châu lục. Có người gọi là tục thờ cúng tổ tiên, người khác lại gọi là sự thờ cúng tổ tiên. Không ít người gọi là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, ở miền Nam thường gọi là đạo Ông Bà. Nguyễn Đình Chiểu có viết: “Thà đui mà giữ đạo nhà Còn hơn sáng mắt ông cha không thờ”.
  • 29. 24 Một số nhà nghiên cứu lại cho rằng, gọi đạo cũng được, nhưng “đạo” ở đây không có nghĩa như một tôn giáo, như đạo Kitô, đạo Phật, đạo Islam … mà phải hiểu nó như là đạo lý làm con, đạo làm người, đạo hiếu nghĩa… những đạo ấy không thể là tôn giáo. Còn X.A. Tocarev - một nhà dân tộc học nổi tiếng người Nga lại khẳng định: “Sự thờ cúng tổ tiên là một hình thức tôn giáo, từ lâu đã được thừa nhận trong khoa học. Vì thế, không cần phải chứng minh sự tồn tại của nó với tư cách là một hình thức tôn giáo riêng biệt” [123, tr. 32]. Thờ cúng tổ tiên là một tục lệ, tín ngưỡng hay tôn giáo đang còn nhiều ý kiến khác nhau và chắc chắn cần phải thảo luận nhiều để đi đến sự thống nhất. Tuy nhiên, theo chúng tôi, khái niệm tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có thể được hiểu theo hai nghĩa sau: + Theo nghĩa hẹp, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là sự thờ cúng cha mẹ, ông bà, tổ tiên, đó là những người đã mất, cùng huyết thống, đã có công sinh thành và nuôi dưỡng con cháu. + Theo nghĩa rộng, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên không chỉ mở rộng huyết thống từ gia đình đến họ tộc mà còn mở rộng ra cả tổ tiên làng xã, đất nước: “Đạo thờ tổ tiên theo nghĩa rộng không chỉ thờ những người có công sinh dưỡng đã khuất, nghĩa là những người có cùng huyết thống mà thờ cả những người có công với cộng đồng, làng xã và đất nước”[133, tr. 315]. Như vậy, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên xuất phát từ một nhóm người có cùng huyết thống, thờ cúng một ông tổ của mình để tỏ lòng hiếu thảo, thương nhớ người đã khuất, hoặc những cộng đồng người có quan hệ láng giềng (làng), chung lợi ích (đất nước) cùng thờ những người đã có công, cứu dân, cứu nước. Mục đích của việc thờ phụng tổ tiên là để con cháu noi theo, cầu bình an, trợ giúp, mong muốn vạn sự tốt lành, may mắn trong cuộc sống. Dần dần, việc thờ cúng tổ tiên được thay thế bằng thờ cúng ông bà, cha mẹ trong
  • 30. 25 gia đình. Thờ cúng tổ tiên nhìn chung có ba cấp độ: thờ cúng trong gia đình và dòng họ, thờ cúng trong cộng đồng làng xã, thờ cúng trong phạm vi quốc gia. Thờ cúng tổ tiên là một bổn phận, trách nhiệm của người Việt Nam. Thờ cúng tổ tiên của người Việt là tín ngưỡng sâu sắc nhưng không là một tôn giáo, đây vừa là trách nhiệm có tính luân lý, sự phát lộ tình cảm và lòng tin huyết thống, xuất phát từ chân tâm của mỗi người, thể hiện truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam. * Sự dung hợp (acculturation): Theo sách Đại từ điển tiếng Việt, "Sự dung hợp là dung hòa với nhau trong một thể thống nhất" [147, tr. 554]. Theo sách Từ điển tiếng Việt, "Sự dung hợp là hòa vào nhau để hợp thành một thể thống nhất" [132, tr. 427]. Như vậy, theo tinh thần này, nội hàm của khái niệm “dung hợp” gồm: Dung hợp văn hóa và dung hợp tín ngưỡng, tôn giáo. Theo chúng tôi thì, dung hợp văn hóa và dung hợp tín ngưỡng, tôn giáo là: Quá trình năng động trong đó một nền văn hóa (tín ngưỡng, tôn giáo) diễn tiến dưới ảnh hưởng của một văn hóa (tín ngưỡng, tôn giáo) khác: văn hóa (tín ngưỡng, tôn giáo) thống trị. Và chúng được hòa hợp trong một thể thống nhất để tồn tại, phát triển. * Nghi lễ: Theo Victor Turner: nghi lễ (ritual) là hành vi được quy định có tính chất nghi thức dành cho những dịp, không liên quan đến công việc có tính chất hàng ngày, mà có quan hệ với các niềm tin vào đấng tối cao hay sức mạnh thần bí. Đặng Nghiêm Vạn thì cho rằng, nghi lễ là hành vi tôn giáo: bất cứ tôn giáo nào muốn tồn tại cần có những hành vi thờ cúng liên quan đến niềm tin, giáo lý (nội dung) tôn giáo, được thực hiện bởi các chức sắc, những người
  • 31. 26 làm nghề tôn giáo chuyên nghiệp, hoặc tự thực hiện, được sự chỉ dẫn của một nguyên lý và nội dung nhất định. Ở tất cả các tôn giáo, có hai phương pháp để có thể quan hệ với các siêu linh ở bên kia thế giới: thứ nhất, bằng tự cá nhân (tưởng niệm, cầu xin, ăn chay, nhịn đói một thời gian nhất định, hành xác, kiêng cữ, dâng cúng vật lễ, hành hương…). Cá nhân đó có thể đại diện cho đơn vị huyết thống là gia đình hay một nhóm xã hội ; thứ hai, được tiến hành dưới hình thức cộng đồng (dòng họ, làng xóm, dân tộc, cộng đồng tôn giáo (hội họp, diễu hành, lễ hội, hành hương, rao giảng, kiết hạ, kiêng cữ…). Những hành vi tôn giáo nói trên được gọi là nghi lễ hay lễ thức. Như vậy, nghi lễ là mối quan hệ của các thực thể ở thế giới bên kia với cuộc sống trần gian của cộng đồng và cá nhân, làm cho nội dung giáo lý tôn giáo trở nên sống động, phổ quát qua thực hành tôn giáo [134, tr. 96 - 98]. * Ngƣời Việt: Người Việt ở đây được hiểu là người Kinh. Theo các nhà khoa học, tộc danh Kinh được dùng phổ biến trong các văn bản hành chính và giao tiếp hàng ngày với các ý sau: (1) Kinh là con cháu của Kinh Dương Vương; (2) Kinh là những người sống dọc các con kênh, dòng sông; (3) Kinh do người Hán gọi nhóm cư dân ở kinh đô, đã qua giáo hóa; (4) Kinh là Kinh đô, Kinh kỳ, so các tộc người thiểu số gọi các quan lại ở miền xuôi lên miền núi nhậm trị, hoặc người miền xuôi lên buôn bán2 . Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009, người Việt có 73.594.427 nhân khẩu, chiếm 85,7% dân số cả nước. Người Kinh là tộc người duy nhất trong 54 tộc người của quốc gia Việt Nam cư trú thành cộng đồng ở tất cả các tỉnh, trên tất cả các dạng địa hình, địa bàn trong cả nước (đồng bằng, trung du, miền núi, cao nguyên, ven biển và hải đảo), song tập trung đông đúc ở đồng bằng. 2 Theo quan điểm của nhà nghiên cứu Dân tộc học Bùi Xuân Đính.
  • 32. 27 Tộc người Kinh còn có đặc điểm cư trú và sinh sống dọc theo các trục đường giao thông lớn, là bộ phận cư dân chủ đạo ở các đô thị trên cả nước. Với đặc điểm về dân số và tính chất cư trú nêu trên, người Việt giữ vai trò chủ đạo trong sự phát triển của quốc gia - dân tộc Việt Nam từ buổi đầu dựng nước cho đến nay. Người Việt nắm giữ các ngành kinh tế then chốt, tạo ra nguồn lực kinh tế lơn nhất cho đất nước; chiếm số đông và nắm giữ hầu hết các vị trí then chốt trong hệ thống quản lý nhà nước các cấp, tổ chức nền giáo dục quốc gia với ngôn ngữ Việt là quốc ngữ. Suốt tiến trình lịch sử của đất nước, người Việt là thành phần chính trong việc lập nước, chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập của đất nước, cũng như của quốc gia đa dân tộc Việt Nam. Sự tồn tại và phát triển của người Việt có ảnh hưởng đến các tộc người khác, đến sự hưng vong của quốc gia Việt Nam3 . Tựu chung lại, những khái niệm nêu trên chính là công cụ để chúng tôi triển khai viết Luận án. 3 Theo quan điểm của nhà nghiên cứu dân tộc học Bùi Xuân Đính
  • 33. 28 Chƣơng 2 KHÁI QUÁT VỀ PHẬT GIÁO, TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƢỜI VIỆT HIỆN NAY VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 2.1. Khái quát chung về Phật giáo 2.1.1. Sự tiếp nhận Phật giáo của người Việt Phật giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ, người sáng lập là Tất Đạt Đa (Siddhartha), họ Gautama, sinh khoảng năm 563 tr.CN, ở kinh thành Kapilavastu (chân núi Himalaya về phía Nam, nay thuộc miền Nam nước Nêpan), là thái tử con vua Tịnh Phạn. Người đời tôn xưng ông là Thích Ca Mâu Ni (Sakymuni). Ông mất năm 483 tr.CN, hưởng thọ 80 tuổi. Đạo Phật được truyền ra ngoài biên giới Ấn Độ từ rất sớm, vào năm 300 tr.CN, hoàng đế A Dục (Asoka) có gửi nhiều phái đoàn truyền giáo ra nước ngoài, trong đó có Đông Nam Á. Đạo Phật có hai phái: Tiểu Thừa và Đại thừa. Tiểu Thừa có nghĩa là “cỗ xe nhỏ”, ngụ ý chỉ chở một người (Thặng là cỗ xe). Phái Tiểu thừa chủ trương tuân theo sát các giáo lý của phật Thích Ca Mâu Ni và chỉ giác ngộ (Phật hóa) cho bản thân mình. Phái này phát triển mạnh xuống phía Nam như Sry Lan ca, Thái Lan, Cămpuchia và Đông Nam Á, nên còn gọi là Nam Tông. Phái Đại Thừa có nghĩa là “cỗ xe lớn”, ngụ ý chở được nhiều người. Phái Đại Thừa chủ trương không câu nệ, cố chấp vào các giáo lý, mềm dẻo trong việc thực hiện giáo luật, mở rộng thu nạp tất cả những ai muốn quy y, giác ngộ, thờ nhiều Phật, kể cả các Bồ Tát. Phái Đại Thừa phát triển mạnh lên phía Bắc, xâm nhập vào các nước: Trung Quốc, Nhật Bản…, nên còn gọi là Bắc Tông.
  • 34. 29 Dòng đạo Phật được truyền vào Việt Nam đầu tiên từ Ấn Độ là phái Tiểu Thừa - Nam Tông. Sau này, các thiền sư Trung Hoa sang truyền đạo Phật ở Việt Nam là phái Đại Thừa, dần dần phái này chiếm địa vị chủ đạo. Theo các nhà nghiên cứu, Phật giáo truyền vào Việt Nam từ đầu Công Nguyên theo các con đường sau: + Do các nhà buôn Ấn Độ truyền vào nước ta khoảng thế kỷ I, II sau Công nguyên. + Do người Hán truyền vào (Phật giáo Bắc tông). + Do các nhà sư Việt Nam tìm đường sang Ấn Độ và Trung Quốc học Phật, trở về truyền bá ở Việt Nam. Ở giai đoạn đầu truyền vào, Phật giáo cũng vấp phải sự phản ứng của những tín ngưỡng cổ truyền như thờ tổ tiên, thành hoàng, thổ công… Họ xa lánh, thậm chí chế bai, đả kích. Vào thời kỳ sau, Phật giáo cũng liên tục bị mổ xẻ bởi các nhân vật như Đàm Dĩ Mông, Lê Quát, Phạm Sư Mạnh, Trương Hán Siêu, Bùi Huy Ích, Phạm Nguyễn Du, Bùi Dương Lịch…Họ cho rằng Phật giáo có nhiều điều không thích hợp, thậm chí có hại đối với xã hội xét trên bình diện chính trị - xã hội. Tuy nhiên, xét trên bình diện nhân sinh, Phật giáo lại được các triều đại phong kiến Việt Nam tôn sùng, đề cao như thời Lý - Trần, sau này thời Lê Sơ, Nguyễn tôn sùng Nho nhưng cũng để cho Phật giáo lưu hành[Xem 118, tr. 25 -26]. Trên thực tế lúc bấy giờ, hai khuynh hướng thừa nhận, phủ nhận đan xen và cuối cùng, khuynh hướng thừa nhận đã thắng thế, làm cho Phật giáo trở thành hiện tượng tôn giáo và triết học lâu dài của dân tộc. Một vấn đề đặt ra là, vì sao Phật giáo lại trụ chân được trên đất Việt Nam. Có nhiều cách giải thích khác nhau về vấn đề này: Thứ nhất, người dân Việt Nam có truyền thống bao dung về tôn giáo nên đã dung nạp Phật giáo.
  • 35. 30 Thứ hai, Phật giáo là một tu trào văn hóa nên sẽ sống mãi cùng dân tộc. Thứ ba, Phật giáo không giành quyền bính và địa vị ngoài đời nên được người ta tin theo… Tuy nhiên các cách giải thích trên đều không có sức thuyết phục vì theo cách giải thích thứ nhất, không thể giải thích được hiện tượng một số nhà Nho phê phán Phật giáo và những người vô thần khác cũng đối địch với Phật giáo. Còn theo cách thứ hai, chỉ thấy được mặt của văn hóa dân tộc bị ảnh hưởng và mang dấu ấn của Phật giáo, còn về bản chất, Phật giáo là một tôn giáo. Theo cách thứ ba, mâu thuẫn với việc, có người tu theo Phật giáo là mong được giàu sang, vua chúa mong được ủng hộ độ trì. Theo Nguyễn Tài Thư, Phật giáo là một nhu cầu của người Việt Nam trong lịch sử. Tâm lý chung của con người là ấm no, mạnh khỏe, giàu sang, sống lâu… Tín ngưỡng nguyên thủy phần nào thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người. Tuy nhiên tín ngưỡng nguyên thủy không thỏa mãn được nhu cầu nhận thức và tâm lý con người đã phát triển. Cùng với sự phát triển của xã hội, người Việt Nam ngày càng muốn hiểu biết cuộc sống và ý nghĩa của mình, muốn biết sự sinh thành của mình, muốn biết sự vận động của con người trong xã hội hiện thực. Đạo Phật với các lý thuyết khổ tập diệt, đạo, vô thường, vô ngã… đã đáp ứng được yêu cầu đó. Như vậy, sống và yêu cầu sống không được đáp ứng trong xã hội là điều kiện cho Phật giáo du nhập và thắng thế và điều đó còn quy định sự phát triển của các tông phái Phật giáo ở Việt Nam. Tông phái nào chú ý đến yêu cầu sống của con người trong cảnh khổ đau thì phát triển, tông phái nào mang lý luận cao siêu nhưng không chú ý đến thỏa mãn nhu cầu sống của con người thì dù có thịnh hành cũng chỉ là hiện tượng tạm thời trong lịch sử [Xem 118, tr. 27 - 29].
  • 36. 31 Khi truyền vào Việt Nam, Phật giáo đã đáp ứng được thế giới quan của người Việt. Xét về các tôn giáo cùng tồn tại ở Việt Nam, Nho giáo là học thuyết chính trị, đạo đức của giai cấp phong kiến, trong nhiều phương diện hoạt động của con người, nó chỉ chú ý phương diện xã hội. Trong nhiều mối quan hệ xã hội, chỉ chú ý một số quan hệ như vua - tôi, vợ - chồng, cha - con…; trong nhiều nhu cầu của con người, nó chỉ chú ý nhu cầu của giai cấp thống trị. Nó bỏ qua các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội và sinh hoạt của con người. Đạo giáo lại chủ trương xa lánh sự phát triển của xã hội, quay về bắt chước giới tự nhiên, sống với tự nhiên, mâu thuẫn với chủ trương nhập thế của Nho giáo. Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ… đã hướng vào Đạo giáo lúc xã hội bất công hay lúc cuối đời. Hai tôn giáo nói trên chủ trương bỏ qua những những vấn đề cơ bản, liên quan đến cuộc sống con người (sống, chết, thọ yểu, phúc họa, sướng khổ...). Nho giáo cho rằng thọ hay yểu là do mệnh, phúc hay họa là do trời… Lão - Trang cho rằng sống - chết, thọ hay yểu là điều tự nhiên, con người không cần can thiệp vào; còn về vấn đề phúc họa thì cho rằng trong phúc có họa và ngược lại. Đạo Phật giành miếng đất gần như bỏ trống đó trong nhu cầu con người. Đạo Phật là một bộ phận thế giới quan của người Việt Nam trong lịch sử và có khả năng tồn tại lâu dài hơn Nho giáo và Đạo giáo. Trong khi Nho giáo và Đạo giáo là thế giới quan của giai cấp phong kiến, còn Phật giáo là thế giới quan của tầng lớp bình dân, lao động. Vì thế ngoài tính giai cấp, Phật giáo còn có tính quần chúng [Xem 118, tr. 30]. Cùng với quá trình lịch sử, Phật giáo đã ảnh hưởng đến văn hóa, xã hội, phong tục tập quán truyền thống của dân tộc Việt Nam. Để được tiếp nhận, Phật giáo phải trải qua những thăng trầm, dung hợp và loại bỏ những căn tính không phù hợp với văn hóa bản địa. Với đặc thù “khế lý, khế cơ”, “tùy duyên
  • 37. 32 phương tiện”, Phật giáo đã chứng tỏ được vị thế của mình, đồng hành, gắn bó cùng dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam. Người Việt vốn có thái độ cởi mở, ít có những định kiến tôn giáo, sẵn sàng tiếp nhận, chọn lọc trong những yếu tố của các nền văn hóa, tín ngưỡng từ bên ngoài, làm phong phú thêm nền văn hóa của họ; hoặc chấp nhận và dung hoà chúng với tín ngưỡng cổ truyền. Khi đạo Phật truyền vào Giao Châu, tín ngưỡng của người dân bản địa lúc đó là đa thần giáo (thờ Thần Sấm, Thần Cây, Thần Ông Táo…). Do có giáo lý phù hợp với nguyện vọng của đại đa số người dân nên đạo Phật nhanh chóng được người dân tiếp nhận, được ví như “nước thấm vào lòng đất” “sữa hòa với nước”. Thuyết “Nhân quả” trong đạo Phật phù hợp với quan niệm của dân gian “Ông Trời trừng phạt kẻ ác, cứu giúp người hiền lành”. Ông Bụt là một vị thánh có phép thần thông, song lại rất gần gũi con người. Bụt luôn hiện ra cứu giúp khi gặp oan ức, bất công, vì thế phương châm sống “ở hiền” để được “gặp lành”, tu nhân, tích đức cũng phù hợp với giáo lý Nhân quả của đạo Phật. Thuyết “Luân hồi” phù hợp với quan niệm về linh hồn còn tồn tại sau khi xác chết đã tan biến… nên cũng dễ dàng được chấp nhận. Sự tiếp nhận này dường như không gây ra sự thay đổi đột ngột trong đời sống tinh thần của người Việt. Họ thờ cúng các vị chư Phật cũng như thờ cúng các vị thần bản địa. Khi đã thấm sâu vào tín ngưỡng của nhân dân, Phật giáo có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa, xã hội. Các ngôi chùa trở thành các trung tâm sinh hoạt văn hóa, giáo dục của các làng xã. Chùa không chỉ là nơi sinh hoạt tôn giáo mà còn là nhà trường học. Các em nhỏ đến chùa không chỉ với mục đích tu luyện thành tăng sĩ mà còn để học chữ. Các chư tăng vừa là người truyền đạo, vừa là thầy dạy học kiêm thầy thuốc. Là những người am hiểu biết, chư tăng đã giúp dân làng trong nhiều công việc và được nhân dân kính trọng. Trên cơ sở đó mối quan hệ giữa nhà sư và nhân dân càng thêm gần gũi.
  • 38. 33 Trung tâm Phật giáo cổ nhất ở Việt Nam là Luy Lâu, cách Hà Nội khoảng 30 km về phía Bắc. Tại đây có bốn ngôi chùa mang tên Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện (tức mây, mưa, sấm, chớp), được xây dựng từ thời các nhà sư Ấn Độ đầu tiên đến Việt Nam truyền đạo. Cả bốn ngôi chùa đều thờ các vị thần nữ thần nông nghiệp là Bà Dâu, Bà Đậu, Bà Dàn, Bà Tướng. Đây là minh chứng cho thấy, ngay từ những buổi đầu du nhập vào Việt Nam, Phật giáo đã có sức sống, được dung hòa với các tín ngưỡng cổ. Đạo Phật bao gồm 3 tông phái: Thiền Tông, Mật Tông và Tịnh Độ Tông: + Thiền Tông: có nghĩa là tĩnh tâm, tập trung trí tuệ để suy nghĩ (thiền), tự mình tìm ra chân lý để trở thành Phật. Tu theo Thiền Tông đòi hỏi khả năng trí tuệ, công phu tĩnh tâm suy nghĩ nên chỉ thích hợp với tầng lớp thượng lưu có học. Thiền là phương pháp để chính tâm, nhật ý, tập trung điều kiện duy trì trong tâm, ý thức những ý niệm nhơ bẩn để khử diệt. Ví dụ ở nước ta có thiền phái Thảo Đường thời vua Lý Thánh Tông, Lý Anh Tông, Lý Cao Tông, Lý Thái Tổ…, thiền phái Trúc lâm thời Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông… + Mật Tông: là thời kỳ phát triển của Phật giáo Đại Thừa (ở giai đoạn thứ 3) của Ấn Độ. Giai đoạn thứ nhất là Bát Nhã, giai đoạn thứ 2 là Duy Thức. Mật Tông Bắt nguồn từ tư tưởng của Bát Nhã tín ngưỡng dân gian Ấn Độ. Mật Tông chấp nhận sự có mặt của các thần linh được thờ cúng trong dân gian. Vì vậy, đạo Phật được phát triển rất sâu rộng trong sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân lao động. Ở Việt Nam khuynh hướng này rất phù hợp với phong tục tập quán và tín ngưỡng của người Việt, nên Mật Tông trở thành một yếu tố khá quan trọng trong sinh hoạt Thiền môn. Theo Mật tông, trong vũ trụ có tàng ẩn những thế lực siêu nhiên, nếu ta biết sử dụng những thế lực siêu nhiên ấy, thì ta có thể đi nhanh trên con đường giác ngộ thành đạo, khỏi phải đi tuần tự từng bước. Sự sử dụng thế lực
  • 39. 34 thần linh, thần chú, ấn quyết… có thể hỗ trợ Thiền quán hành đạo. Chính từ khuynh hướng này của Mật Tông nên Phật Giáo đã bao trùm mọi tín ngưỡng dân gian trong lòng nó ở Ấn Độ cũng như Việt Nam. Các Thiền sư Vạn Hạnh, Thiền Nham, Đạo Hạnh đều thể hiện những yếu tố này. Ở Việt Nam, vào khoảng những năm 60 của thế kỷ XX, Khảo cổ học đã phát hiện ở xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (Kinh đô Hoa Lư xưa), có một bia trụ đá 8 mặt, trên bia có khắc bài kệ của Tổng Trì của Mật Tông do vua Đinh Liễn tạo dựng. Điều đó cho thấy Mật Tông được phổ biến dưới triều Đinh và triều Tiền Lê. Sử cũ cũng cho biết, một nhà sư Mật Tông có tên là Mahamaya, người gốc Chiêm Thành, giỏi cả tiếng Phạn lẫn tiếng Hán, làm quan dưới thời Lê Đại Hành, đã thoát ra khỏi ngục khi bị vua giam, vì lý do khuyên dân chúng Thanh Hóa không nên giết hại súc vật để thờ cúng. Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” ghi lại một nhà sư Mật Tông người Tây Tạng tên là Du Chi Bà Lam (đến Việt Nam vào thời Trần Nhân Tông). Ông có dung mạo đem sạm, tự nói là 300 tuổi, có thể ngồi xếp bằng nổi trên mặt nước, có thể thu cả ngũ tạng lên trên ngực, làm cho bụng lép đi như không có gì…Vào đời vua Trần Minh Tông cũng có một nhà sư Ấn Độ khác sang Việt Nam, có thể ngồi nổi trên mặt nước. Ở nước ta, trong buổi đầu thời kỳ độc lập tự chủ, yếu tố Mật giáo trong Phật Giáo cũng đã dựng nên chuyện Thiền sư Minh Không (tự là Không Lộ, họ Nguyễn, tên là Chí Thành). Theo truyền thuyết dân gian, sau khi đi Tây Trúc học kinh, ông về quê dựng chùa Diên Phúc. Dựng chùa xong, ông muốn đúc tượng Phật, nhưng không đủ đồng, nên bèn sang Trung Hoa để xin vua cho đồng. Thiền sư Minh Không mặc áo cà sa, chống tích trượng vào triều, ngỏ ý xin đồng. Vua Trung Hoa thấy Minh Không đi một mình, đường về Đại Việt lại xa xôi ngàn dặm, bèn nói là Minh Không tùy ý lấy bao nhiêu thì lấy. Không
  • 40. 35 ngờ Minh không đã nhét cả kho đồng của vua Trung Hoa vào chiếc tay nải trên vai, mang về nước. Vua Trung Hoa rất tiếc mà không làm sao lấy lại được vì đã chót nói lấy bao nhiêu tùy ý rồi. Minh Không mang đồng về đúc đỉnh tháp Báo Thiên (Hà Nội), chuông chùa Diên Phúc (huyện Giao Thủy) nơi Minh Không trụ trì, vạc Phổ Minh và tượng Phật, Ngài đã độc bài kệ rằng: “Cánh tay nặng ngàn cân Kho đồng trong một túi Giây phút vượt ngàn trùng…” Sau đó, vua Lý Nhân Tông đã phong Minh Không là Quốc sư. Khi Lý Thần Tông bị bệnh mọc lông đầy người và rống lên như mãnh hổ, triều đình đã sai đại thần đến chùa Diên Phúc đón Minh Không về Kinh thành chữa bệnh cho vua. Minh Không nói, ông đã biết trước chuyện đó cách đây 30 năm, rồi ông lấy một nồi nhỏ ra nấu cơm thết đãi quân đại thần và binh lính tùy tùng, nhưng ăn mãi mà vẫn không hết. Khi xuống thuyền để lên Kinh đô thì thiền sư đã làm phép cho thuyền đi nhanh như tên bắn, mọi người thức dậy thì đã thấy tháp Báo Thiên. Vào tới triều đình, thấy vua đang lồng lộn gào thét, Minh Không nói to thì vua sợ, không dám lồng lộn nữa. Minh Không sai nấu một chảo dầu sôi, bỏ vào đấy 100 cây đinh sắt, sau đó lấy tay khoắng đều, vớt đinh ra, ném lên người vua. Mọi người lúc ấy thấy lông lá trên người vua rụng hết và khỏi bệnh… Thiền sư Minh Không sinh năm Bính Thìn (theo huyền thoại) và ngày 14 tháng 6 năm Giáp Tuất, được tạc tượng thờ chùa Lý Quốc Sư, huyện Thọ Xương (nay là phố Lý Quốc sư, quận Hoàn kiếm, Hà Nội). Một câu chuyện khác, theo “Thiền Uyển Tập Anh ngũ lục”, để báo thù cho cha, nhà sư Từ Đạo Hạnh đã tu ở chùa Thầy, tụng kinh Mật giáo đủ một vạn tám nghìn lần, đã đắc đạo và dùng pháp thuật đánh chết Đại Điên.
  • 41. 36 Từ những câu chuyện cổ nêu trên cho thấy, Mật Tông là một dòng của Phật Giáo khá thịnh hành vào thời Lý. Hiện nay, các chùa Láng (Hà Nội) và chùa Thầy (Quốc Oai, Hà Tây cũ), bên cạnh thờ Phật đều thờ Từ Đạo Hạnh. + Tịnh Độ Tông: khác với Thiền Tông, Tịnh Độ Tông với phương pháp tu hành đơn giản, chủ trương dựa vào sự giúp đỡ từ bên ngoài (tha lực). Các tín đồ phật tử nhờ miệng luôn niệm danh “Phật A Di Đà”, đã nhận được sự giúp đỡ từ Ngài và sẽ đạt được chính quả. Phật Thích Ca đã có lần thuyết giảng rằng, một viên đá dù nhỏ đến mấy, nếu đặt trên bè thì nó vẫn nổi. Trên thực tế, Tịnh Độ Tông là phương pháp tu hành đáp ứng nguyện vọng của đa số quần chúng ít học. Vì vậy, sau khi ra đời, Tịnh độ Tông đã phát triển nhanh chóng trong quần chúng. Theo Tịnh độ Tông, cái tâm lớn hơn cái học vấn, phật tử thành tâm tin vào Phật A Di Đà, ngày ngày niệm Phật thì sẽ được an cư lạc nghiệp, sau khi chết (giải thoát) sẽ được về cõi Tịnh Thổ. Tịnh Độ Tông gợi cho phật tử hướng về cõi Tịnh Độ, nơi yên tĩnh, trong sáng, không có khổ đau, đó là chốn tây Phương cực lạc, là nơi do công đức của Phật đã kiến tạo trải qua nhiều kiếp. Theo Tịnh Độ Tông, không có sự phân biệt người thông kinh sử với người không thuộc kinh, người ngay với kẻ dữ, người tu hành với người trần tục, mà mọi người đều bình đẳng trước Phật A Di Đà. Tất cả các phật tử khi tưởng niệm đến Ngài, sẽ được Ngài giúp đỡ, lúc từ giã cõi đời sẽ được tiếp dẫn về cõi Tịnh Thổ. Nhờ cách tu đơn giản như vậy nên số lượng người tin theo Phật A Di Đà ngày càng đông và ở chùa nào cũng có tượng của Ngài. Tuy đạo Phật chia làm 3 tông phái (Thiền Tông, Mật Tông, Tịnh Độ Tông) như trên vừa trình bày, nhưng khi truyền vào Việt Nam, dưới ảnh hưởng của văn hóa truyền thống bản địa, cụ thể là các tín ngưỡng dân gian, nên các tông phái trên đã được tổng hợp lại, không có tông phái nào còn thuần khiết. Đạo Phật ở Việt Nam cũng không có sự tách bạch giữa các
  • 42. 37 phương pháp tu hành để giải thoát, chỉ chủ trương dung hợp giữa “tự lực” và “tự tha”, có sự cố gắng của bản thân và sự giúp đỡ từ bên ngoài, kết hợp Thiền Tông với Tịnh Độ Tông. Theo Nguyễn Tài Thư, Phật giáo truyền vào nước ta chủ yếu là dòng Đại thừa với cả 3 tông phái: - Thiền tông với các quan niệm Phật tại tâm, Phật ở mọi nơi, ai cũng có thể thành Phật, có thể thành Phật ngay tức khắc. Tuy nhiên Thiền Tông không đề cập đến yêu cầu thực tế hàng ngày của con người nên chỉ thịnh hành phổ biến ở tầng lớp trên, có cuộc sống đầy đủ và chỉ tồn tại trong giai đoạn Lý - Trần. - Mật Tông với thuật phù chú, bùa phép, trấn tà, yểm huyệt …, thỏa mãn một phần tâm lý con người nên được người dân tin theo, nhất là tầng lớp khổ ở bên dưới xã hội. - Tịnh Độ tông với chủ trương niệm Phật A Di Đà, tôn thờ Quan thế âm, quan niệm sống từ, bi, hỷ, xả, khi chết sẽ được về nơi Tịnh Thổ, sẽ được lên cõi niết bàn. Tịnh độ tông trở thành khuynh hướng chủ đạo của Phật giáo Việt Nam và xuyên suốt lịch sử [118, tr. 29]. Tóm lại, có thể nói rằng, ngay từ đầu Công nguyên, Phật giáo đã thâm nhập vào trong tâm hồn, nếp nghĩ, lối sống của dân tộc Việt Nam và đã trở thành một phần bản sắc dân tộc. Những đặc điểm của Phật giáo làm cho nền văn hóa Việt Nam trở nên phong phú. Người dân tu Phật dưới nhiều hình thức như tu tại gia, lên chùa lễ Phật, lập bàn thờ Phật tại nhà, treo ảnh Phật, lúc gặp đau khổ hoạn nạn thì niệm “Nam mô A Di Đà Phật”. Theo dòng chảy của lịch sử, tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng vẫn sẽ đồng hành cùng con người trong quá trình tồn tại và phát triển. Trong đó, sự dung hợp giữa Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên sẽ giúp cho
  • 43. 38 con người không quên cội nguồn, giáo dục truyền thống đạo hiếu tốt đẹp ngàn đời của dân tộc, một mặt giúp cho Phật giáo gắn bó bền chặt với nền văn hóa và con người Việt Nam. 2.1.2. Quan niệm tổ tiên trong Phật giáo Đối với mỗi tôn giáo, việc thờ cúng những người đứng đầu, có công trong tôn giáo luôn được coi trọng trong đời sống thực hành tín ngưỡng. Việc thờ cúng đối với đạo Công giáo chính là sự thờ phụng Thiên Chúa, Đức Mẹ Maria các vị Thánh Tông Đồ, Các vị Thánh Tử Đạo; đối với Islam giáo là sự tin tưởng và thờ phụng Thượng Đế Allah; nhà Tiên tri Muhammad, Thiên Thần…; đối với đạo Phật, là thờ Phật, các vị Bồ Tát, các vị La Hán, các Tổ Sư… Trong đó, thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, người đã có công sáng lập ra đạo Phật, là thể hiện sự sùng kính, ngưỡng vọng. Thích Ca Mâu Ni chính là “ông tổ” của đạo Phật. Theo truyền thuyết, Buddaha là thái tử, con trai vua Tịnh Phạn (Phạn Vương có tên là Suddhodana), tên là Siddharta (tiếng Trung Quốc dịch là Tất Đạt Đa, tức là nguyện ước đã đạt được). Thuở ấy, Tịnh Phạn là vua một nước thuộc Bắc Ấn (gồm phía nam Nê Pan, một phần của các bang Úttarơ, Paradejơ, Bihe ngày nay), kinh đô là thành Catilavê. Tịnh Phạn thuộc dòng họ Sakya. Buddaha sinh ngày 15 tháng 4 năm 563 và mất năm 483 tr.CN, tính theo âm lịch (có sách ghi 623 - 543 tr.CN, và ngày sinh là ngày 8 tháng 4). Phật có tới 547 tiền kiếp trước khi đầu thai làm con của vua Sakya. Trong những tiền kiếp trước, dù ông là những con người, hoặc là những con vật, đều đầy lòng từ - bi - hỷ - xả, sẵn sàng hy sinh vì đồng loại. Kiếp gần nhất của ông là voi trắng 6 ngà. Khi mới sinh ra, Thái Tử có 32 dị tướng (tam thập nhị), 82 đặc điểm phi thường (bát thập nhị chủng hảo) và đã được tiên đoán là sẽ thành Hoàng Đế trị vì thiên hạ, nếu không thì cũng là đức Phật cứu nhân độ thế.
  • 44. 39 Thái Tử được vua cha cưới vợ vào năm 19 tuổi. Năm 29 tuổi, khi đã có một con trai, ông xuất gia tu hành theo phương pháp khổ hạnh, hành khất về phương Nam. Ông thiền định khổ hạnh trong 6 năm, đến mức thân hình gầy yếu chỉ còn da bọc xương, nhưng vẫn không đắc đạo. Ông đã suy nghĩ “ta tu khổ hạnh, ép xác như thế này mà không thấy đạo, thì cách tu của ta chưa phải, chi bằng ta phải theo trung đạo, tức không say mê việc đời, mà cũng không quá khắc khổ...”. Năm đạo sỹ cùng tu hành với ông, lầm tưởng ông thoái chí, nên bỏ đi tu chỗ khác. Còn lại một mình, sau 49 ngày, trong một buổi trưa ngồi thiền định dưới gốc cây bồ đề (Bobdi - Tấtbatla), ông đã giác ngộ, thấy được căn nguyên sinh - thành - biến - hóa của vạn vật, vũ trụ, nhân sinh; tìm ra nguồn gốc của nỗi khổ và phương pháp trừ nỗi khổ cho sinh linh. Tương truyền, Ông xuất gia ngày 8 tháng 2 năm 535 (595) tr.CN, giác ngộ thành Phật ngày 8 tháng 12 năm 529 (589) tr.CN. Ông đã truyền đạo của mình trong 45 năm nữa, và nhập Niết bàn ngày 15 tháng 2 năm 483 (543) tr.CN. Ngoài thờ cúng Phật, trong Phật giáo còn thờ cúng các vị Bồ Tát, La Hán. Bồ tát là một hành giả sau khi hành trì các Ba-la-mật-đa đã tựu Phật quả, nhưng nguyện không nhập Niết-bàn khi chúng sinh chưa giác ngộ. Yếu tố cơ bản của Bồ Tát là lòng từ bi đi song song với trí tuệ. Chư Bồ Tát thường cứu độ chúng sinh và sẵn sàng thụ lãnh tất cả mọi đau khổ của chúng sinh cũng như hồi hướng phúc đức của mình cho kẻ khác. Con đường tu học của Bồ tát bắt đầu bằng luyện tâm Bồ đề và giữ Bồ Tát hạnh nguyện. Hành trình tu học của Bồ Tát theo kinh Hoa Nghiêm có 52 quả vị gồm Thập Tính, Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Địa và hai quả vị cuối cùng là Đẳng Giác và Diệu Giác. Trong đạo Phật, người ta hiểu từ Bồ Tát với nghĩa khá rộng, không hẳn chỉ là những vị Bồ Tát thần thông quảng đại ẩn hiện khắp nơi trên cõi cao vời, mà còn là những người có tấm lòng độ lượng nhân ái, sống giữa cuộc đời thực tế này. Chính vì ý nghĩa rộng lớn của Bồ Tát như vậy nên hình
  • 45. 40 ảnh của đạo Phật gần gũi, đẹp đẽ và sống động. Một người được gọi là Bồ Tát tức phải thương yêu mọi người xung quanh mình, sẵn lòng giúp đỡ mỗi khi có thể, nhưng cũng không giận, ghét ai. Những tâm hạnh như thế rất phù hợp với tiêu chuẩn của một vị chứng Thánh quả Tu đà hoàn trở lên. La Hán (A la hán), là danh từ chỉ một Thánh nhân, một người đã đạt cấp “vô học” (không cần phải học gì nữa, vì cái gì trên đời cũng biết) của Thánh đạo, không bị ô nhiễm và phiền não chi phối. Một A la hán khi còn sống thì dù đời là bể khổ thì vẫn ung dung, tự tại nên còn gọi là Hữu dư Niết bàn, khi A la hán này viên tịch thì gọi là nhập Vô dư Niết bàn. A la hán là hiện thân của sự giác ngộ trong thời Phật giáo nguyên thủy. Khác với hình ảnh của Bồ Tát, hiện thân của Phật giáo Đại thừa của thời hậu thế là hình ảnh được nhấn mạnh với mục đích giải thoát mọi chúng sinh. A la hán là các vị đã giải thoát 10 trói buộc thế gian như: ngã kiến, nghi ngờ, chấp đắm giới luật, tham, sân hận, sắc tham, vô sắc tham, kiêu mạn, hồi hộp không yên (trạo), vô minh. A la hán được xem là người đã từ bỏ ô nhiễm, bỏ các gánh nặng, đã đạt mục đích và tâm thức đã được giải thoát. Tuy nhiên, trong tín ngưỡng thờ cúng của Phật giáo còn thờ cả các vị Kim Cương và Hộ Pháp. Có 8 vị Kim Cương, là thần tướng trên trời, thường gọi là Bát Bộ Kim Cương (Thanh Trừ Tài Kim Cương; Tích Độc Thần Kim Cương; Hoàng Tuỳ Cầu Kim Cương; Bạch Tĩnh Thủy Kim Cương; Xích Thanh Hoả Kim Cương; Định Trừ Tai Kim Cương; Tử Hiền Kim Cương; Đại Thần Lực Kim Cương). Hộ Pháp là những vị thần bảo vệ Phật Pháp, mặc giáp trụ, cầm vũ khí, đứng hoặc ngồi trên lưng sấu, một loại sư tử huyền thoại. Kích thước của tượng rất lớn, đắp bằng đất thó. Chính vì vậy, trong dân gian có câu: “to như ông Hộ Pháp”. Đó là cách nói khi người ta so sánh với hai tượng này. Một số thuyết khác cho rằng, tượng vị bên trái là Khuyến thiện (gọi tắt là ông Thiện),