SlideShare a Scribd company logo
1 of 110
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
NGUYỄN LÂM PHƯƠNG NGỌC
KIỂM SOÁT NỘI BỘ THU CHI
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CẦN THƠ, 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
NGUYỄN LÂM PHƯƠNG NGỌC
KIỂM SOÁT NỘI BỘ THU CHI
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 8340301
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN THỊ LOAN
CẦN THƠ, 2019
i
CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Luận văn này, với đề tựa là “Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa
khoa Thành phố Cần Thơ”, do học viên Nguyễn Lâm Phương Ngọc thực hiện
theo hướng dẫn của PGS. TS. Nguyễn Thị Loan. Luận văn đã được báo cáo và
được Hội đồng chấm luận văn thông qua ngày ………………
Ủy viên Ủy viên – Thư ký
(Ký tên) (Ký tên)
---------- ---------
Phản biện 1 Phản biện 2
(Ký tên) (Ký tên)
---------- -----------
Chủ tịch Hội đồng
(Ký tên)
-----------
ii
LỜI CẢM TẠ
Trong thời gian học tập tại trường đại học Tây Đô, bên cạnh sự nỗ lực của
bản thân, sự giúp đỡ của bạn bè và được sự chỉ bảo tận tình của Quý thầy cô.
Đồng thời Ban giám hiệu nhà trường cũng đã tạo điều kiện cho em được học
tập và nghiên cứu để có thêm kiến thức cho mình.
Em xin chân thành cảm ơn và gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến Ban giám hiệu
nhà trường, Quý thầy cô trong Khoa Sau đại học đã tận tâm truyền đạt những
kiến thức quý báu trong thời gian qua. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến cô
Nguyễn Thị Loan đã nhiệt tình hướng dẫn em trong thời gian thực hiện luận văn
tốt nghiệp này.
Ngoài ra, em xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, quý báu trong
quá trình thu thập thông tin, số liệu tới Ban giám đốc Bệnh viện Đa khoa Thành
phố Cần Thơ, kế toán trưởng bệnh viện. Và cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới
Anh/ Chị nhân viên trong bệnh viện đã phối hợp trong công việc điều tra, khảo
sát tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.
Với lòng biết ơn đó, em xin kính chúc Ban giám hiệu, Quý thầy cô cùng
giáo viên hướng dẫn Nguyễn Thị Loan lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành
đạt.
Cần Thơ, ngày 21 tháng 12 năm 2019
Người thực hiện
Nguyễn Lâm Phương Ngọc
iii
TÓM TẮT
Đề tài: “Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần
Thơ” nghiên cứu công tác kiểm soát nội bộ thu, chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành
phố Cần Thơ từ năm 2016 đến năm 2018. Mục tiêu của đề tài là đánh giá thực
trạng về kiểm soát nội bộ các khoản thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố
Cần Thơ và đề xuất giải pháp nâng cao tính hiệu lực của kiểm soát nội bộ đảm
bảo thu, chi đúng, chi đủ, chi kịp thời, ngăn ngừa, hạn chế rủi ro thất thoát chi
tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.
Đề tài được thực hiện thông qua việc thu thập dữ liệu thứ cấp từ các nguồn
tài liệu thống kê và tổng hợp các báo cáo tài chính, tài liệu tại Bệnh viện Đa
khoa Thành phố Cần Thơ từ năm 2016 đến năm 2018. Ngoài ra, dữ liệu sơ cấp
của đề tài được thu thập thông qua bảng khảo sát 140 đối tượng đang công tác
tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ, sử dụng phương pháp chọn mẫu
trong thống kê.
Dựa vào kết quả nghiên cứu có được, tác giả đề xuất các giải pháp và nêu
ra một số kiến nghị hoàn thiện kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa
Thành phố Cần Thơ để kiểm soát thu chi chặt chẽ và hiệu quả trong giai đoạn
tự chủ hoàn toàn về tài chính.
Từ khóa: kiểm soát nội bộ thu chi
iv
ABSTRACT
“Internal controls on revenue and expenditure at Can Tho General
Hospital" studied the internal control on revenue and expenditure at Can Tho
General Hospital from 2016 to 2018. The objective assesses the current situation
of internal control about revenues and expenditures at Can Tho City General
Hospital and gives solutions to improve the effectiveness of internal control to
ensure correct, adequate and immediate on revenue and expenditure, preventing
and limiting the risk of losing at Can Tho City General Hospital.
The project was carried out through the collection of secondary data from
statistical sources, financial statements and documents at Can Tho City General
Hospital from 2016 to 2018. Besides, the primary data was collected through
the self-assessment results. Survey of 140 subjects working at Can Tho General
Hospital used the sampling method in statistics.
Based on the research results, the author proposed solutions and gave
numbers of recommendations to improve internal control on revenue and
expenditure at Can Tho City General Hospital to control revenue and
expenditure strict and effectively.
Key word: internal control on revenue ang expenditure
v
MỤC LỤC
CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG.................................................................. i
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................ ii
TÓM TẮT..................................................................................................... iii
ABSTRACT ..................................................................................................iv
MỤC LỤC ......................................................................................................v
DANH SÁCH BẢNG, BIỂU .........................................................................ix
DANH SÁCH SƠ ĐỒ.....................................................................................x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................xi
PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.........................................................................1
1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI ...3
1.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước....................................................3
1.2.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới..................................................4
1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................5
1.3.1 Mục tiêu chung...............................................................................5
1.3.2 Mục tiêu cụ thể...............................................................................5
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................6
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu.....................................................................6
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu:....................................................................6
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................6
1.5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu .........................................................6
1.5.2 Phương pháp phân tích dữ liệu........................................................6
1.6 BỐ CỤC NGHIÊN CỨU.......................................................................7
1.7 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN ...................................................7
CHƯƠNG 1....................................................................................................8
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ THU CHI TRONG
ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU......................................................................8
1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG MỘT ĐƠN
VỊ ...........................................................................................................8
vi
1.1.1 Khái niệm về kiểm soát nội bộ........................................................8
1.1.2 Mục tiêu của kiểm soát nội bộ ........................................................9
1.1.3 Sự cần thiết và lợi ích của kiểm soát nội bộ. .................................10
1.1.4 Các bộ phận cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ.........................11
1.1.5 Hạn chế của hệ thống kiểm soát nội bộ.........................................17
1.2 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP
CÔNG LẬP...............................................................................................18
1.2.1 Khái niệm về đơn vị sự nghiệp công lập .......................................18
1.2.2 Phân loại đơn vị sự nghiệp............................................................18
1.2.3 Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp.....................................................19
1.3 KIỂM SOÁT NỘI BỘ VỀ THU VÀ CHI TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP
CÔNG LẬP...............................................................................................21
1.3.1 Khái quát về kiểm soát nội bộ thu và chi tại các đơn vị sự nghiệp
công lập.................................................................................................21
1.3.2 Kiểm soát thu và chi tại các đơn vị sự nghiệp công lập.................21
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..............................................................................25
CHƯƠNG 2..................................................................................................26
THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ THU CHI TẠI BỆNH VIỆN ĐA
KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ .................................................................26
2.1 TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ
..................................................................................................................26
2.1.1 Quá trình hình thành bệnh viện.....................................................26
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ hoạt động của Bệnh viện Đa khoa Thành phố
Cần Thơ ................................................................................................26
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.........27
2.1.4 Đặc điểm hoạt động của Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.28
2.2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ THU
CHI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ..................31
2.2.1 Thực trạng về tình hình thu, chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố
Cần Thơ ................................................................................................31
2.2.2 Thực trạng một số quy trình hoạt động cơ bản trong bệnh viện.....36
vii
..................................................................................................................38
..................................................................................................................47
2.3 THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIẾM SOÁT NỘI BỘ THU CHI TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ .................................49
2.3.1 Môi trường kiểm soát ...................................................................49
2.3.2 Đánh giá rủi ro..............................................................................50
2.3.3 Hoạt động kiểm soát.....................................................................51
2.3.4 Thông tin và truyền thông.............................................................53
2.3.5 Giám sát .......................................................................................53
2.4 KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HIỆU
LỰC CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ VỀ THU CHI TẠI BỆNH VIỆN ĐA
KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ .............................................................54
2.4.1 Môi trường kiểm soát ...................................................................54
2.4.2 Đánh giá rủi ro..............................................................................56
2.4.3 Hoạt động kiểm soát.....................................................................58
2.4.4 Thông tin và truyền thông.............................................................60
2.4.5 Giám sát .......................................................................................62
2.4.6 Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động thu chi....64
2.5 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ THU
CHI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ..................65
2.5.1 Những ưu điểm về kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa
Thành phố Cần Thơ...............................................................................65
2.5.2 Hạn chế của những tồn tại của hệ thống kiểm soát nội bộ thu chi tại
Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ................................................67
2.5.3 Nguyên nhân của những tồn tại của hệ thống kiểm soát nội bộ thu chi
tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ ...........................................71
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..............................................................................72
CHƯƠNG 3..................................................................................................73
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ THU CHI TẠI BỆNH
VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ ................................................73
viii
3.1 PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA
THÀNH PHỐ CẦN THƠ..........................................................................73
3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ THU CHI TẠI BỆNH
VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ.............................................73
3.2.1 Môi trường kiểm soát ...................................................................73
3.2.2 Đánh giá rủi ro..............................................................................76
3.2.3 Hoạt động kiểm soát.....................................................................77
3.2.4 Thông tin và truyền thông.............................................................83
3.2.5 Giám sát .......................................................................................84
KẾT LUẬN ..................................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................86
PHỤ LỤC I...................................................................................................88
BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT .....................................................................88
PHỤ LỤC II..................................................................................................93
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT................................................93
ix
DANH SÁCH BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1. Bảng tổng hợp số lượt khám điều trị..............................................29
Bảng 2.2 Bảng thu từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp và nguồn thu sự nghiệp
......................................................................................................................31
Bảng 2.3 Bảng tổng hợp nguồn thu tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ
giai đoạn 2016 - 2018....................................................................................32
Bảng 2.4 Bảng tổng hợp nguồn chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ
giai đoạn 2016 – 2018...................................................................................34
Bảng 2.5 Tổng hợp chi lương tăng thêm bệnh viện năm 2016 – 2018............36
Bảng 2.6 Bảng kết quả khảo sát môi trường kiểm soát ..................................54
Bảng 2.7 Bảng kết quả khảo sát đánh giá rủi ro.............................................56
Bảng 2.8 Bảng kết quả khảo sát hoạt động kiểm soát ....................................58
Bảng 2.9 Bảng kết quả khảo sát thông tin và truyền thông ............................60
Bảng 2.10 Bảng kết quả khảo sát về giám sát................................................62
Bảng 2.11 Bảng kết quả khảo sát về Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội
bộ hoạt động thu chi......................................................................................64
Biểu đồ 2.1 Tình hình nguồn thu của bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ từ
năm 2016 – 2018...........................................................................................33
Biểu đồ 2.2 Tình hình nguồn chi của bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ từ
năm 2016 – 2018...........................................................................................35
x
DANH SÁCH SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Chu trình lập dự toán ngân sách nhà nước .....................................37
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ hoạt động thu phí, thu tạm ứng viện phí của bệnh nhân ......38
Sơ đồ 2.3. Chu trình thu viện phí, thu khác của kế toán bệnh viện.................40
Sơ đồ 2.4. Quy trình xuất thuốc phục vụ khám, chữa bệnh............................42
Sơ đồ 2.5. Chu trình mua sắm vật tư.............................................................43
Sơ đồ 2.6. Chu trình mua sắm tài sắm tài sản cố định...................................45
Sơ đồ 2.7. Chu trình thanh toán lương và thu nhập tăng thêm cho CBCNV...47
Sơ đồ 3.1 Tổ chức bộ máy của bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ ..........75
xi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BHYT Bảo hiểm y tế
BHXH Bảo hiểm xã hội
CBCNVC Cán bộ công nhân viên chức
CBCNV Cán bộ công nhân viên
CBVC Cán bộ viên chức
KBNN Kho bạc nhà nước
KCB Khám chữa bệnh
KSNB Kiểm soát nội bộ
KHKT Khoa học kỹ thuật
KTNB Kiểm toán nội bộ
KTT Kế toán trưởng
HCSN Hành chính sự nghiệp
HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ
HĐSXDV Hoạt động sản xuất dịch vụ
NSNN Ngân sách nhà nước
NS Ngân sách
PHCN Phục hồi chức năng
SXKD Sản xuất kinh doanh
TSCĐ Tài sản cố định
UBND Ủy ban nhân dân
XHH Xã hội hóa
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sau hơn 30 năm đổi mới và hội nhập quốc tế, bên cạnh những thử thách,
khó khăn, nước ta cũng đạt được những thành công có ý nghĩa lịch sử, tạo tiền
đề cho Việt Nam bước vào giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng và phát triển
mạnh mẽ, toàn diện hơn. Trong quá trình đó, con người đóng một vai trò hết
sức quan trọng để góp phần xây dựng đất nước mà vấn đề sức khoẻ luôn là ưu
tiên hàng đầu đối với người lao động.
Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nguồn
tài nguyên quý báu nhất quyết định sự phát triển của đất nước. Để bảo vệ và
chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đầu tư phát
triển hệ thống mạng lưới y tế, trong đó có các bệnh viện đa khoa. Cùng với sự
phát triển như vũ bão của khoa học - kỹ thuật tiên tiến, sự gia tăng chuyên môn
hoá ngành y tế với việc triển khai các kỹ thuật y tế tinh vi như chụp vi tính cắt
lớp, cộng hưởng từ, chụp mạch, các trị liệu về gen, phẫu thuật ghép phủ tạng…
đã chuyển bệnh viện thành một tổ chức hoạt động khá phức tạp, đòi hỏi phải có
cơ chế và phương pháp tổ chức quản lý phù hợp, hiệu quả. Nhà nước ta đã và
đang chuyển đổi phương thức quản lý tài chính biên chế của các cơ quan quản
lý nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập. Trước đây, nhà nước ban hành tất
cả các chế độ, chính sách yêu cầu các đơn vị phải tuân thủ. Hiện nay, các đơn
vị được giao khoán kinh phí, biên chế chủ động trong việc điều chỉnh thực hiện
nhiệm vụ. Việc thực hiện tự chủ thông qua Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày
10/10/2016 và Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015. Do đó, việc chú
trọng vào kỹ thuật quản lý bệnh viện, đảm bảo quản lý có chất lượng mọi mặt
hoạt động của bệnh viện, trong đó quản lý hoạt động tài chính là một nội dung
hết sức quan trọng. Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động tài chính trong
các bệnh viện, bộ máy kiểm soát nội bộ thu chi đã được hình thành và đóng một
vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động của các bệnh viện. Hiện nay, hoạt
động kiểm soát nội bộ thu chi tại bệnh viện chỉ là hoạt động tự phát, tự vận dụng
trong quản lý lãnh đạo, hoạt động kiểm soát nội bộ thu chi vẫn chưa thực sự
2
hiệu quả do nhận thức của các nhà quản lý về chức năng, nhiệm vụ, vai trò của
kiểm soát nội bộ còn chưa đúng đắn, dẫn đến hiệu quả kiểm soát nội bộ thu chi
còn rất hạn chế, mang nặng hình thức, thiếu tính chuyên nghiệp. Theo chủ
trương của Bộ y tế, năm 2019 Bệnh viện đa khoa Thành phố Cần Thơ phải tiến
hành tự chủ về tài chính. Đứng trước thách thức đó, đòi hỏi bệnh viện phải chú
trọng đến việc hoàn thiện kiểm soát nội bộ đặc biệt là thu chi để không chỉ là
hoạt động kiểm tra, rà soát, đánh giá một cách độc lập, khách quan đối với hoạt
động của bệnh viện trong việc tuân thủ các chính sách, thủ tục quy trình đã được
thiết lập trong tổ chức mà còn đưa ra các kiến nghị, tư vấn nhằm nâng cao hiệu
lực, hiệu quả hoạt động của kiểm soát nội bộ góp phần đảm bảo cho bệnh viện
hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật… Do đó, tác giả đã chọn đề tài:
“Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ”
3
1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI
1.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Về hệ thống kiểm soát nội bộ đã được rất nhiều tác giả nghiên cứu.
Luận án tiến sĩ: “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh
nghiệp may mặc Việt Nam” (2012) của tác giả Bùi Thị Minh Hải. Trong luận
án này, tác giả làm rõ và hệ thống hóa cơ sở lý luận về hệ thống kiểm soát nội
bộ trong doanh nghiệp; phân tích đặc điểm ngành may mặc có ảnh hưởng đến
hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp; nghiên cứu rút ra bài học kinh
nghiệm về tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp may ở một
số nước trên thế giới; khảo sát và phân tích thực trạng hệ thống kiểm soát nội
bộ trong các doanh nghiệp may Việt Nam; nghiên cứu phương hướng và đề xuất
các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ ở các doanh nghiệp
may Việt Nam. Tuy nhiên trong luận án cũng chưa nghiên cứu rõ hệ thống
KSNB trên quan điểm hiện đại là hỗ trợ cho tổ chức để tạo ra giá trị gia tăng
cho tổ chức.
Luận án tiến sĩ “Đổi mới hoạt động kiểm soát nội bộ về sử dụng ngân sách,
tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính, sự nghiệp thuộc bộ tài chính”
(2015) của tác giả Nguyễn Đức Thọ. Trong luận án này, tác giả xác định và luận
giải rõ khung lý thuyết của hoạt động KSNB về sử dụng ngân sách – tài sản nhà
nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp; đánh giá đúng thực trạng hoạt động
KSNB về sử dụng ngân sách – tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính sự
nghiệp thuộc Bộ Tài chính, từ đó chỉ rõ kết quả, tồn tại, nguyên nhân; đề xuất
được quan điểm, phương hướng và giải pháp đổi mới hoạt động KSNB về sử
dụng ngân sách – tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp thuộc
Bộ Tài chính có tính khoa học, đồng bộ và khả thi.
Luận án tiến sĩ “Tổ chức hệ thống kiểm soát nội bô trong các đơn vị dự
toán trực thuộc Bộ Quốc phòng” (2011) của tác giả Phạm Bích Ngọc. Trong
luận án này, tác giả trên cơ sở hệ thống hóa và phát triển các vấn đề lý luận
chung về KSNB gắn với kiểm soát tài chính trong các đơn vị dự toán quân đội
và kết quả nghiên cứu thực trạng tổ chức hệ thống KSNB trong các đơn vị dự
toán thuộc Bộ Quốc phòng. Luận án đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn
thiện tổ chức hệ thống KSNB phù hợp với đặc thù của các đơn vị dự toán trực
thuộc Bộ Quốc phòng nhằm mục đích tăng cường quản lý tài chính trong lĩnh
vực quốc phòng – an ninh.
Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp sản xuất
bia - rượu – nước giải khát của Việt Nam” (2016) của tác giả Phạm Thị Bích
Thu đã xây dựng bộ thang đo chi tiết, rõ ràng và toàn diện với 97 biến quan sát
4
cho 5 nhân tố gồm môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát,
hệ thống thông tin và truyền thông hoạt động giám sát và tính hữu hiệu của
KSNB. Thêm vào đó, thang đo tính hữu hiệu của KSNB được bổ sung mục tiêu
quản trị rủi ro và mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Ngoài ra, luận án đã đo
lường cụ thể và xác thực mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới tính hữu hiệu của
KSNB, từ đó là cơ sở để hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp sản
xuất Bia Rượu Nước giải khát Việt Nam. Đóng góp mới của luận án là nổi bật
với việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng đặc biệt là mô hình cấu
trúc tuyến tính giúp kiểm tra các mối quan hệ phức hợp trong mô hình.
Luận văn thạc sĩ “Công tác kiểm soát nội bộ thu, chi ngân sách tại Trường
Cao đẳng nghề khu vực Long Thành – Nhơn Trạch – Thực trạng và giải pháp
hoàn thiện” (2013) của tác giả Nguyễn Thúy Hiền. Luận văn tập trung nghiên
cứu nội dung vận dụng công tác kiểm soát nội bộ tại Trường Cao Đẳng Nghề
khu vực Long Thành - Nhơn Trạch để tìm ra những ưu điểm, nhược điểm và
tồn tại của việc vận dụng kế toán quản trị tại Trường. Từ đó đề xuất các giải
pháp hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ thu, chi ngân sách tại Trường Cao
Đẳng Nghề khu vực Long Thành - Nhơn Trạch.
1.2.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Bài báo “The influence of internal control system on the financial
accountability of elementary schools in Badung, Indonesia” của tác giả Aristanti
Widyaningsih (2015) đề cập đến ảnh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ đến
trách nhiệm giải trình tài chính của các trường tiểu học ở Bandung, Indonesia.
Nghiên cứu này nhằm tìm ra hiệu quả của các thành phần kiểm soát nội bộ về
trách nhiệm giải trình tài chính ở các trường học. Tác giả sử dụng việc lấy mẫu
thuận tiện, mẫu nghiên cứu gồm 168 người trả lời, sử dụng phân tích đường
thẳng để kiểm tra ảnh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ đến trách nhiệm giải
trình tài chính.
Bài báo “Effect of internal control systems on financial performance of
small and medium scale business enterprises in Kisumu city, Kenya” của tác giả
Douglas Ong’ang’a Nyakundi (2014). Tác giả đề cập đến ảnh hưởng của hệ
thống kiểm soát nội bộ đến hoạt động tài chính của các doanh nghiệp có quy
mô vừa và nhỏ ở thành phố Kisumu, Kenya. Mục tiêu chính của nghiên cứu này
là điều tra hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ về hoạt động tài chính giữa
các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ ở thành phố Kisumu, Kenya; đánh giá cụ
thể mối quan hệ giữa hệ thống kiểm soát nội bộ và lợi nhuận đầu tư; và thiết lập
mức độ hiểu biết về kinh doanh của doanh nghiệp đối với các hệ thống kiểm
soát nội bộ và hiệu quả của nó đối với hoạt động tài chính.
5
Như vậy, các công trình nghiên cứu trên đã nghiên cứu các vấn đề chủ yếu
sau: thực trạng kiểm soát nội bộ tại các đơn vị, nhận thấy những mặt tồn tại của
đơn vị đó, từ đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện; đưa ra được một số yếu tố
ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ. Tuy nhiên, tác giả đề xuất những giải
pháp về kiểm soát nội bộ trong các công trình này là những đề xuất mang tính
chất chung cho các đơn vị hành chính sự nghiệp và các doanh nghiệp, chưa đưa
ra được những giải pháp thiết thực để các đơn vị vận dụng nhằm đóng góp nhất
định vào việc hạn chế rủi ro, ngăn ngừa đến mức thấp nhất những sai sót có thể
xảy ra trong tương lai, nâng cao chất lượng thu chi. Bên cạnh đó, có nhiều
nghiên cứu về kiểm soát nội bộ thu chi đã công bố nhưng hiện nay tại Bệnh viện
Đa khoa Thành phố Cần Thơ chưa có công trình nghiên cứu nào về kiểm soát
nội bộ thu chi. Vì vậy, tác giả thực hiện đề tài “Kiểm soát nội bộ thu chi ngân
sách tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ” nhằm góp phần nâng cao
chất lượng kiểm soát nội bộ và tăng tính hiệu quả quản lý thu chi tại Bệnh viện.
Bên cạnh đó, tác giả kế thừa kế thừa hệ thống cơ sở lý luận hệ thống kiểm soát
nội bộ theo INTOSAI (1992), khảo sát các thành phần của hệ thống kiểm soát
nội bộ từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện.
1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.3.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu của đề tài là đánh giá thực trạng về kiểm soát nội bộ các khoản
thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ và đề xuất giải pháp nâng
cao tính hiệu lực của kiểm soát nội bộ đảm bảo thu, chi đúng, chi đủ, chi kịp
thời, ngăn ngừa, hạn chế rủi ro thất thoát chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố
Cần Thơ.
1.3.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần
Thơ
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh
viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ thu chi tại
Bệnh viện đa khoa Thành phố Cần Thơ.
6
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động kiểm soát nội bộ các khoản
thu và các khoản chi tại Bệnh viện đa khoa Thành phố Cần Thơ
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nội dung nghiên cứu: nghiên cứu công tác kiểm soát nội bộ thu,
chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ từ năm 2016 đến năm 2018.
Thực hiện khảo sát các nhân viên kế toán, cán bộ quản lý bằng các câu hỏi khảo
sát tại thời điểm từ 01/03/2019 đến 20/05/2019.
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp: được thu thập từ các nguồn tài liệu thống kê và tổng hợp
các báo cáo tài chính, tài liệu tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ từ năm
2016 đến năm 2018
Dữ liệu sơ cấp: để thu thập dữ liệu sơ cấp, nghiên cứu sử dụng phương
pháp phỏng vấn thông qua Bảng câu hỏi. Điều tra phỏng vấn được thực hiện
trực tiếp đối với đối tượng phỏng vấn (ban lãnh đạo và nhân viên các khoa
phòng đang công tác tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ) hoặc bằng
hình thức gửi thư điện tử cho đối tượng với Bảng câu hỏi đã được thiết kế liên
quan đến các yếu tố cấu thành KSNB, và tính hữu hiệu của KSNB. Bảng câu
hỏi được thiết kế nhằm thu thập và ghi chép lại những thông tin đầy đủ, xác
đáng và thỏa mãn được mục tiêu nghiên cứu (Phụ lục I).
1.5.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
Phương pháp thu thập dữ liệu: quan sát tìm hiểu phân tích thực trạng kiểm
soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ thông qua các
biểu mẫu báo cáo tài chính từ năm 2016 đến năm 2018; các chính sách trong
quản lý mà đơn vị đang áp dụng.
Phương pháp tổng hợp, phân tích dữ liệu: từ các thông tin thu được, thông
qua các phương pháp thu thập dữ liệu xử lý có tính nguyên tắc như logic, tổng
hợp, phân tích… và phương pháp kỹ thuật cụ thể như so sánh, đối chiếu, phân
tích nội dung và các kỹ thuật của thống kê dựa vào phần mềm xử lý văn bản.
Phương pháp so sánh: so sánh số liệu giữa các năm liên quan đến hoạt
động kiểm soát nội bộ thu chi nhằm đánh giá xu hướng biến động tăng, giảm
trong hoạt động này tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ. Ngoài ra, so
sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với mục tiêu tổng
7
thể, so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy sự biến đổi cả về số tương
đối và tuyệt đối của chỉ tiêu qua các niên độ kế toán liên tiếp.
1.6 BỐ CỤC NGHIÊN CỨU
Kết cấu của luận văn ngoài phần mở đầu giới thiệu bối cảnh nghiên cứu,
mục tiêu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, tóm tắt phương pháp nghiên cứu
cũng như kết quả mong đợi của luận văn; phần nội dung chính của luận văn
được trình bày thành 3 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về kiểm soát nội bộ thu, chi trong đơn vị
sự nghiệp có thu
Chương 2: Thực trạng kiểm soát nội bộ thu, chi tại Bệnh viện Đa khoa
Thành phố Cần Thơ
Chương 3: Những giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ thu, chi tại Bệnh
viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ
1.7 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Về mặt lý luận, khẳng định các nhân tố và đưa ra bằng chứng thực
nghiệm về sự tác động của các nhân tố đến hệ thống kiểm soát nội bộ thu chi tại
Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ. Bên cạnh đó luận văn không chỉ góp
phần quan trọng trong việc hệ thống hóa mà còn làm rõ cơ sở lý luận về kiểm
soát thu chi tại các đơn vị sự nghiệp công lập.
Về mặt thực tiễn, trên cơ sở phân tích thực trạng kiểm soát thu chi tại
Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ, luận văn đã đưa ra những giải pháp có
thể áp dụng tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.
8
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ THU CHI
TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU
1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG MỘT ĐƠN VỊ
1.1.1 Khái niệm về kiểm soát nội bộ
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về KSNB, dưới đây là một số
quan điểm về KSNB:
- KSNB theo quan điểm của IFAC: “KSNB là hệ thống gồm các chính
sách, các thủ tục được thiết lập tại đơn vị nhằm đảm bảo các mục tiêu: bảo vệ
tài sản của đơn vị, đảm bảo của độ tin cậy của các thông tin, đảm bảo việc thực
hiện các chế độ pháp lý và đảm bảo hiệu quả của hoạt động”.
- KSNB theo quan điểm của COSO: “KSNB là một quy trình chịu ảnh
hưởng bởi Hội đồng quản trị, các nhà quản lý và các nhân viện khác của tổ chức,
được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý trong việc tổ chức thực hiện
các mục tiêu sau: hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động, tính chất đáng tin cậy
của Báo cáo tài chính, sự tuân thủ các luật lệ về pháp luật hiện hành”.
Trong khu vực công, INTOSAI cũng tích hợp những yếu tố cấu thành hệ
thống KSNB theo COSO khi ban hành những quy định về KSNB. INTOSAI
GOV 9100 định nghĩa: “KSNB là một quá trình xử lý toàn bộ được thực hiện
bởi nhà quản lý và các cá nhân trong tổ chức, quá trình này được thiết kế để
phát hiện các rủi ro và cung cấp một sự đảm bảo hợp lý để đạt được nhiệm vụ
của tổ chức”.
Theo đó, có năm khái niệm quan trọng cần làm rõ, đó là:
+ Kiểm soát nội bộ là một quá trình. Kiểm soát nội bộ không phải là
từng hoạt động riêng rẽ mà nó một chuỗi các hoạt động kiểm soát hiện diện ở
mọi bộ phận trong đơn vị và được kết hợp với nhau thành một thể thống nhất.
Chính quá trình này là phương tiện giúp đơn vị đạt được mục tiêu của mình.
+ Kiểm soát nội bộ chịu sự chi phối của con người. Kiểm soát nội bộ
được thiết kế và vận hành bởi con người, từ cấp lãnh đạo cao nhất đến tất cả các
cán bộ, công chức, viên chức. Chính họ sẽ định ra mục tiêu, thiết lập cơ chế
kiểm soát và vận hành chúng. Tuy vậy, muốn hệ thống kiểm soát nội bộ thực sự
hữu hiệu thì từng thành viên trong tổ chức phải hiểu được trách nhiệm, quyền
hạn của mình và hướng các hoạt động của họ đến mục tiêu chung của tổ chức.
+ Kiểm soát nội bộ được thiết lập để đối phó với rủi ro. Việc thực hiện
sứ mạng của tổ chức sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro. Kiểm soát nội bộ có thể
9
giúp tổ chức nhận diện và đối phó với rủi ro để tối đa hóa khả năng đạt được
mục tiêu.
+ Kiểm soát nội bộ cung cấp một sự đảm bảo hợp lý. Kiểm soát nội bộ
chỉ có thể cung cấp sự đảm bảo hợp lý cho các nhà quản lý trong việc đạt được
các mục tiêu của đơn vị chứ không thể đảm bảo tuyệt đối. Bởi hệ thống kiểm
soát nội bộ dù chặt chẽ đến đâu cũng tồn tại những hạn chế tiềm tàng, đó là sự
thông đồng của các cá nhân hay sự lạm quyền của nhà quản lý…, kiểm soát nội
bộ có thể ngăn chặn và phát hiện những sai phạm nhưng không thể đảm bảo là
chúng không bao giờ xảy ra.
Có rất nhiều khái niệm về KSNB theo hướng dẫn của INTOSAI (1992)
như trên, và theo hướng dẫn INTOSAI (2004) thì KSNB là quá trình được thiết
kế để phát hiện các rủi ro hướng đến quản trị rủi ro, tương tự như hướng dẫn
INTOSAI (2004) thì hướng dẫn theo INTOSAI (2013) được bổ sung một số
nguyên tắc không phù hợp áp dụng để khảo sát đối với bệnh viện công. Vì vậy
trong đề tài này tác giả sử dụng khái niệm về hệ thống KSNB cũng như các yếu
tố của hệ thống KSNB theo INTOSAI (1992) làm cơ sở lý thuyết nền cho nghiên
cứu của mình.
So với định nghĩa của báo cáo COSO (1992) và hướng dẫn năm 1992, thì
INTOSAI (1992) bổ sung khía cạnh giá trị đạo đức được thêm vào. Mục tiêu
của KSNB được nhấn mạnh thêm, đó chính là tầm quan trọng của hành vi đạo
đức cũng như sự ngăn chặn và phát hiện gian lận, tham nhũng trong khu vực
công. Ngân sách Nhà nước được phân bố rộng rãi, chính vì vậy cần có các kiểm
soát nhằm đảm bảo ngân sách được sử dụng đúng mục đích, các tài sản không
bị thất thoát hay lãng phí.Vì vậy việc bảo vệ nguồn lực cần được nhấn mạnh
thêm tầm quan trọng trong KSNB đối với khu vực công.
1.1.2 Mục tiêu của kiểm soát nội bộ
Định nghĩa về KSNB của COSO đã phản ánh bốn yếu tố quan trọng cần
lưu ý là quá trình, con người, đảm bảo hợp lý và mục tiêu:
- KSNB không chỉ là một sự kiện hay tình huống, mà là một chuỗi các
hoạt động tồn tại ở mọi bộ phận, kết chặt vào hoạt động của tổ chức.
- KSNB chịu sự kiểm soát của ban giám đốc, nhà quản lý và các nhân viên
trong một tổ chức; là một công cụ do chính con người trong tổ chức thiết lập và
vận hành nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra.
- KSNB chỉ có thể cung cấp sự đảm bảo hợp lý cho Ban giám đốc và các
nhà quản lý trong việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra của đơn vị, bởi những
10
hạn chế tiềm tàng trong quá trình xây dựng và vận hành HTKSNB (sai lầm khi
ra quyết định, thông đồng của nhân viên, sự lạm quyền của nhà quản lý…).
- Mỗi đơn vị đều đưa ra mục tiêu mà họ cần phải đạt được: gồm mục tiêu
chung và mục tiêu cụ thể cho từng hoạt động, từng bộ phận trong đơn vị. Các
mục tiêu này chia thành 3 nhóm sau:
+ Nhóm mục tiêu về hoạt động: nhấn mạnh sự hữu hiệu và hiệu quả của
việc sử dụng các nguồn lực trong đơn vị.
+ Nhóm mục tiêu về báo cáo tài chính: yêu cầu báo cáo tài chính phát hành
ra công chúng được lập một cách tin cậy và trung thực.
+ Nhóm mục tiêu về sự tuân thủ: đơn vị phải tuân thủ pháp luật và các quy
định.
Mục tiêu của INTOSAI (1992) là:
- Thúc đẩy các hoạt động hữu hiệu, hiệu quả và có kỷ cương cũng như
chất lượng của sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhiệm vụ của tổ chức.
- Bảo vệ các nguồn lực không bị thất thoát, lạm dụng, lãng phí, tham ô và
vi phạm pháp luật.
- Khuyến khích tuân thủ pháp luật, quy định của nhà nước và nội bộ.
- Xây dựng và duy trì các dữ liệu tài chính và hoạt động, lập báo cáo đúng
đắng kịp thời.
1.1.3 Sự cần thiết và lợi ích của kiểm soát nội bộ.
Trong một tổ chức bất kỳ, sự thống nhất và xung đột quyền lợi chung -
quyền lợi riêng của người sử dụng lao động với người lao động luôn tồn tại song
hành. Nếu không có hệ thống kiểm soát nội bộ, làm thế nào để người lao động
không vì quyền lợi riêng của mình mà làm những điều thiệt hại đến lợi ích chung
của toàn tổ chức, của người sử dụng lao động? Làm sao quản lý được các rủi
ro? Làm thế nào có thề phân quyền, ủy nhiệm, giao việc cho cấp dưới một cách
chính xác, khoa học chứ không phải chỉ dựa trên sự tin tưởng cảm tính?
Một hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh sẽ đem lại cho tổ chức các lợi
ích như: Giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong SXKD (sai sót vô tình gây thiệt
hại, các rủi ro làm chậm kế hoạch. Tăng giá thành, giảm chất lượng sản phẩm...).
Bảo vệ tài sản khỏi bị hư hỏng, mất mát bởi hao hụt, gian lận, lừa gạt, trộm cắp.
Đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và báo cáo tài chính. Đảm bảo
mọi thành viên tuân thủ nội quy, quy chế, quy trình hoạt động của tổ chức cũng
như các quy định của luật pháp. Đảm bảo tổ chức hoạt động hiệu quả, sử dụng
11
tối ưu các nguồn lực và đạt được mục tiêu đặt ra. Bảo vệ quyền lợi của nhà đầu
tư, cổ đông và gây dựng lòng tin đối với họ (trường hợp Công ty cổ phần).
1.1.4 Các bộ phận cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ
Tương tự như báo cáo COSO, INTOSAI đưa ra 5 yếu tố của KSNB, gồm:
- Môi trường kiểm soát.
- Đánh giá rủi ro.
- Các hoạt động kiểm soát.
- Thông tin và truyền thông.
- Giám sát
1.1.4.1 Môi trường kiểm soát
Môi trường kiểm soát đã tạo nên một sắc thái chung cho một tổ chức, ảnh
hưởng đến ý thức kiểm soát của các nhân viên. Môi trường kiểm soát là nền
tảng cho tất cả các yếu tố khác trong KSNB, tạo lập một nề nếp kỷ cương, đạo
đức và cơ cấu tổ chức. Các nhân tố trong môi trường kiểm soát bao gồm:
- Tính trung thực và các giá trị đạo đức:
Sự trung thực và tôn trọng giá trị đạo đức của nhà lãnh đạo và đội ngũ
nhân viên xác định thái độ cư xử chuẩn mực trong công việc của họ, thể hiện
qua sự tuân thủ các điều lệ, quy định và đạo đức về cách thức ứng xử của cán
bộ công chức Nhà nước. Ví dụ như công khai tài sản, các vị trí kiêm nhiệm công
việc bên ngoài, quà tặng và báo cáo các mâu thuẫn về lợi ích. Đồng thời, phải
cho công chúng thấy được tinh thần này trong sứ mạng và tiêu chuẩn đạo đức
của tổ chức công thông qua các văn bản chính thức.
- Năng lực nhân viên:
Năng lực nhân viên bao gồm trình độ hiểu biết và kỹ năng làm việc cần
thiết để đảm bảo việc thực hiện có kỷ cương, trung thực, tiết kiệm, hiệu quả và
hữu hiệu, cũng như có sự am hiểu đúng đắn về trách nhiệm của bản thân trong
việc thiết lập hệ thống KSNB lãnh đạo và nhân viên duy trì một trình độ đủ để
hiểu được việc xây dựng thực hiện, duy trì KSNB, vai trò của KSNB và trách
nhiệm của họ trong việc thực hiện sứ mạng chung của tổ chức. Mỗi cá nhân
trong tổ chức đều giữ một vai trò trong hệ thống KSNB bởi trách nhiệm của họ.
Lãnh đạo và nhân viên cũng cần có kỹ năng cần thiết để đánh giá rủi ro. Việc
đánh giá rủi ro đảm bảo hoàn thành trách nhiệm của họ trong tổ chức. Đào tạo
là một phương thức hữu hiệu để nâng cao trình độ cho các thành viên trong tổ
12
chức. Một trong những nội dung đào tạo là hướng dẫn về mục tiêu kiểm soát
nội bộ, phương pháp giải quyết những tình huống khó xử trong công việc.
- Triết lý quản lý và phong cách lãnh đạo:
Triết lý quản lý và phong cách lãnh đạo thể hiện qua cá tính, tư cách và
thái độ của nhà lãnh đạo khi điều hành. Nếu nhà lãnh đạo cấp cao cho rằng
KSNB là quan trọng thì những thành viên khác trong tổ chức cũng sẽ cảm nhận
được điều đó và sẽ theo đó tận tâm xây dựng hệ thống KSNB. Tinh thần này
biểu hiện ra thành những quy định đạo đức ứng xử trong cơ quan. Ví dụ như
việc xây dựng kiểm toán nội bộ trong KSNB thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo
đến KSNB. Ngược lại, nếu các thành viên trong tổ chức cho rằng KSNB không
quan trọng có nghĩa là lãnh đạo chưa quan tâm đúng mức đến KSNB. Kết quả
là KSNB chỉ còn là hình thức chứ không có ý nghĩa thật sự, dẫn đến mục tiêu,
nhiệm vụ của đơn vị không còn đạt được như mong muốn.
- Cơ cấu tổ chức
Một cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ đảm bảo cho sự thông suốt trong việc ủy
quyền và phân công trách nhiệm. Cơ cấu tổ chức được thiết kế tổ chức sao cho
nó có thể ngăn ngừa được sự vi phạm các quy chế KSNB và loại được những
hoạt động không phù hợp. Hoạt động được xem là không phù hợp là những hoạt
động mà sự kết hợp của chúng có thể dẫn đến sự vi phạm và che dấu sai lầm và
gian lận. Cơ cấu tổ chức bao gồm:
• Sự phân chia quyền và trách nhiệm báo cáo.
• Hệ thống báo cáo phù hợp. Trong cơ cấu tổ chức cũng bao gồm bộ phận
kiểm toán nội bộ, ban kiểm soát, bộ phận thanh tra, kiểm tra được tổ chức độc
lập với các đối tượng kiểm toán và báo cáo trực tiếp đến lãnh đạo cao nhất trong
cơ quan.
- Chính sách nhân sự:
Chính sách nhân sự bao gồm việc tuyển dụng, huấn luyện, giáo dục, đánh
giá, bổ nhiệm, khen thưởng, hay kỷ luật, hướng dẫn nhân viên. Mỗi cá nhân
đóng vai trò quan trọng trong KSNB. Khả năng, sự tin cậy của nhân viên rất cần
thiết để kiểm soát được hữu hiệu. Vì vậy, cách thức tuyển dụng, huấn luyện,
giáo dục, đánh giá, bổ nhiệm, khen thưởng, hay kỷ luật là một phần quan trọng
trong môi trường kiểm soát. Nhân viên được tuyển dụng phải bảo đảm được về
tư cách đạo đức cũng như kinh nghiệm để thực hiện công việc được giao. Nhà
lãnh đạo cần thiết lập các chương trình động viên, khuyến khích bằng các hình
thức khen thưởng và nâng cao mức khuyến khích cho các hoạt động cụ thể.
13
Đồng thời, các hình thức kỷ luật nghiêm khắc cho các hành vi vi phạm cũng cần
được các nhà lãnh đạo quan tâm.
1.1.4.2 Đánh giá rủi ro
KSNB phục vụ để đạt mục tiêu tổ chức, việc đánh giá rủi ro là rất quan
trọng vì nó ghi nhận các sự kiện quan trọng đe dọa đến mục tiêu, nhiệm vụ của
đơn vị. Phân tích đánh giá rủi ro để thu hẹp vào những rủi ro chủ yếu. Việc nhận
dạng rủi ro chủ yếu hết sức quan trọng, vì nó liên quan đến những đe dọa của
rủi ro và liên quan đến sự phân chia trách nhiệm và nguồn lực đối phó rủi ro.
Đánh giá rủi ro bao gồm quá trình nhận dạng và phân tích các rủi ro đe dọa mục
tiêu của tổ chức và xác định biện pháp xử lý phù hợp.
- Nhận dạng rủi ro:
Bao gồm rủi ro bên ngoài và rủi ro bên trong, rủi ro ở cấp toàn đơn vị và
rủi ro từng hoạt động. Rủi ro được xem xét liên tục trong suốt quá trình hoạt
động của đơn vị, liên quan đến khu vực công các cơ quan nhà nước phải quản
trị rủi ro ảnh hưởng đến mục tiêu được giao phó.
- Đánh giá rủi ro:
Là đánh giá tầm quan trọng, ước tính thiệt hại mà rủi ro gây ra và khả năng
xảy ra rủi ro. Có nhiều phương pháp đánh giá rủi ro tùy theo mỗi loại rủi ro, tuy
nhiên phải đánh giá rủi ro một cách có hệ thống. Ví dụ, phải xây dựng các tiêu
chí đánh giá rủi ro, sau đó sắp xếp thứ tự các rủi ro dựa vào đó nhà lãnh đạo sẽ
phân bổ nguồn lực đối phó rủi ro.
- Phát triển các biện pháp đối phó:
Có 4 biện pháp đối phó với rủi ro:
• Phân tích rủi ro.
• Chấp nhận rủi ro.
• Tránh né rủi ro.
• Xử lý hạn chế rủi ro.
Trong phần lớn trường hợp các rủi ro phải được xử lý hạn chế và đơn vị
duy trì KSNB để có biện pháp thích hợp, bởi vì đơn vị của nhà nước phải làm
theo nhiệm vụ được giao. Các biện pháp xử lý hạn chế rủi ro ở mức độ hợp lý
vì mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí nhưng nếu nhận dạng được và đánh giá
được rủi ro thì sự chuẩn bị tốt hơn.
14
Khi môi trường thay đổi như các điều kiện về kinh tế, chế độ nhà nước,
công nghệ, luật pháp sẽ làm rủi ro thay đổi thì việc đánh giá rủi ro cũng nên
thường xuyên xem xét lại, điều chỉnh theo từng thời kỳ.
1.1.4.3. Hoạt động kiểm soát
Hoạt động kiểm soát là những chính sách và những thủ tục đối phó rủi ro
đảm bảo đạt được mục tiêu, nhiệm vụ của đơn vị. Để đạt được hiệu quả, hoạt
động kiểm soát phải phù hợp, nhất quán giữa các thời kỳ, dễ hiểu, đáng tin cậy
và liên hệ trực tiếp đến mục tiêu kiểm soát. Hoạt động kiểm soát có mặt xuyên
suốt trong tổ chức, ở các mức độ và các chức năng. Hoạt động kiểm soát bao
gồm kiểm soát phòng ngừa và phát hiện rủi ro. Cân bằng giữa thủ tục kiểm soát
phát hiện và phòng ngừa là phối hợp các hoạt động kiểm soát để hạn chế, bổ
sung lẫn nhau giữa các thủ tục kiểm soát.
- Phân quyền và xét duyệt:
Việc thực hiện các nghiệp vụ chỉ được thực hiện bởi người được ủy quyền
theo trách nhiệm và phạm vi của họ. Ủy quyền là một cách thức chủ yếu để đảm
bảo rằng chỉ có những nghiệp vụ có thực mới được phê duyệt đúng mong muốn
của người lãnh đạo. Các thủ tục ủy quyền phải được tài liệu hóa và công bố rõ
ràng, phải bao gồm những điều kiện cụ thể. Tuân thủ những quy định chi tiết
của sự ủy quyền, nhân viên hành động đúng theo hướng dẫn, trong giới hạn
được quy định bởi người lãnh đạo và pháp luật.
- Phân chia trách nhiệm:
Một hệ thống kiểm soát đòi hỏi không có người nào được giao quá nhiều
trách nhiệm và quyền hạn. Một người không thể khách quan thấy được hết các
sai phạm và cũng tạo môi trường dễ xảy ra gian lận. Các chức năng bất kiêm
nhiệm mà một tổ chức cần phải phân định cho từng người riêng biệt là:
• Quyền được phê chuẩn và ra quyết định.
• Ghi chép: gồm lập chứng từ gốc, ghi nhật ký, ghi sổ tài khoản, lập bảng
đối chiếu, lập báo cáo thực hiện.
• Bảo vệ tài sản: trực tiếp như thủ quỹ, thủ kho, gián tiếp như người nhận
séc khách hàng trả…
Nếu các chức năng trên tập trung ở một người sẽ phát sinh tiêu cực, người
tốt sẽ có cơ hội phạm tội vì điều kiện quá dễ dàng để thực hiện hành vi gian lận.
Để ngăn chặn các sai phạm trên hoặc gian lận thì rất cần phải phân công các
chức năng trên riêng biệt cho từng người. Tuy nhiên sự thông đồng, bắt tay nhau
giữa một nhóm người này sẽ làm giảm hoặc phá hủy sự hữu hiệu của HTKSNB.
15
Trong một số trường hợp đơn vị có quy mô nhỏ, công việc từng nhiệm vụ
không nhiều, quá ít nhân viên để thực hiện việc phân chia trách nhiệm. Khi đó
nhà lãnh đạo phải nhận biết được rủi ro và sử dụng những biện pháp kiểm soát
khác như luân chuyển nhân viên. Sự luân chuyển nhân viên đảm bảo rằng một
người không xử lý mọi mặt nghiệp vụ trong thời gian dài.
- Chứng từ và sổ sách ghi chép:
Việc thiết kế mẫu chứng từ, sổ sách và sử dụng chúng một cách thích hợp
nhất giúp bảo đảm sự ghi chép chính xác và đầy đủ tất cả các dữ liệu về nghiệp
vụ xảy ra, các mẫu chứng từ cần đơn giản và hữu hiệu cho việc ghi chép giảm
thiểu các sai sót, ghi trùng lắp, dễ đối chiếu và xem lại khi cần thiết. Chứng từ
cần để các khoảng trống cho sự phê duyệt và xác nhận của người có liên quan
đến nghiệp vụ. Đánh số thống nhất lại các chứng từ phát sinh ở đơn vị để dễ
quản lý, dễ truy tìm và giảm thiểu các gian lận, sai phạm có thể xảy ra.
- Bảo vệ tài sản:
Tài sản của một tổ chức không chỉ là tiền, hàng hóa, máy móc thiết bị…
mà còn là thông tin. Các thủ tục cần có để bảo vệ tài sản gồm:
• Giám sát hiệu quả và phân định riêng biệt các chức năng.
• Bảo quản và ghi chép về tài sản, bao gồm cả thông tin
• Giới hạn việc tiếp cận với tài sản.
• Giữ tài sản ở nơi riêng biệt, đảm bảo an toàn, bảo quản con dấu và chữ
ký khắc sẵn (nếu có)
- Kiểm tra, đối chiếu:
Các nghiệp vụ và sự kiện phải được kiểm tra trước và sau khi xử lý. Ví dụ:
phải kiểm tra hàng hóa trước khi nhập kho…Sổ sách phải được đối chiếu với
các chứng từ thích hợp để kịp thời phát hiện và xử lý các sai sót.
1.1.4.4. Thông tin và truyền thông
- Thông tin trong một tổ chức được nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá
trình ra quyết định điều khiển các hoạt động của đơn vị. Như vậy không phải
bất kỳ tin tức nào cũng trở thành thông tin cần thiết mà nó phải đáp ứng được
các yêu cầu:
• Tính chính xác: thông tin phải phản ánh đúng bản chất nội dung tình
huống.
• Tính kịp thời: thông tin được cung cấp đúng lúc, đúng thời điểm theo
yêu cầu của các nhà quản trị.
16
• Tính đầy đủ và tính hệ thống: thông tin phải phản ánh đầy đủ mọi khía
cạnh của tình huống giúp người sử dụng có thể đánh giá vấn đề một cách toàn
diện.
• Tính bảo mật: đòi hỏi thông tin phải được cung cấp đúng người phù hợp
với quyền hạn và trách nhiệm của họ.
Thông tin được cung cấp qua hệ thống thông tin. Trong đó, hệ thống thông
tin kế toán là một phân hệ quan trọng. Ngoài ra các phân hệ thông tin khác như
lưu trữ, tra cứu cũng rất cần thiết đối với KSNB vì nó cung cấp cơ sở cho những
nhận định, phân tích tình hình hoạt động về những rủi ro và những cơ hội liên
quan đến hoạt động của đơn vị.
Thông tin có thể thu thập từ nhiều nguồn: từ Internet, từ số liệu của các cơ
quan chức năng, từ báo đài hoặc tự tổ chức mạng lưới thu thập…
Truyền thông là một phần của hệ thống thông tin nhưng được nêu ra để
nhấn mạnh vai trò của việc truyền đạt thông tin. Các kênh truyền thông bao
gồm: truyền thông từ cấp trên xuống cấp dưới, từ cấp dưới phản hồi lên cấp trên,
trao đổi giữa các bộ phận trong tổ chức, giữa tổ chức với các đối tượng bên
ngoài…
1.1.4.5. Giám sát:
Giám sát là quá trình mà người quản lý đánh giá chất lượng của hoạt động
kiểm soát. Điều quan trọng trong giám sát là phải xác định KSNB có vận hành
đúng như thiết kế không và có cần thiết phải sửa đổi chúng cho phù hợp với
từng giai đoạn không. Để đạt được kết quả, cần phải thực hiện những hoạt động
giám sát thường xuyên hoặc định kỳ. Giám sát thường xuyên đạt được thông
qua việc tiếp nhận các ý kiến đóng góp của khách hàng, nhà cung cấp… hoặc
xem xét các báo cáo hoạt động và phát hiện các biến động bất thường. Giám sát
định kỳ được thực hiện thông qua các cuộc kiểm toán định kỳ do các kiểm toán
viên nội bộ, hoặc do kiểm toán viên độc lập thực hiện.
Tóm lại, thông qua 05 yếu tố cấu thành cơ bản và tính chất của các thành
phần cơ bản trong hệ thống kiểm soát nội bộ cho thấy: kiểm soát nội bộ là một
quá trình, là một phương tiện để đi đến sự kết thúc chứ bản thân nó không phải
là một sự kết thúc. KSNB là một quá trình lặp đi lặp lại, đa chiều mà các thành
phần của nó có tác động qua lại lẫn nhau, áp dụng cho mọi loại hình tổ chức có
quy mô lớn, trung, vừa và nhỏ…
17
1.1.5 Hạn chế của hệ thống kiểm soát nội bộ
- Hạn chế xuất phát từ bản thân con người:
Kiểm soát nội bộ chỉ có thể cung cấp một sự đảm bảo hợp lý chứ không
phải đảm bảo tuyệt đối trong việc đạt được các mục tiêu của đơn vị. Điều này
liên quan đến các hạn chế vốn có của hệ thống kiểm soát nội bộ. Các hạn chế
này bao gồm: sai sót của con người, sự thông đồng của các cá nhân, sự lạm
quyền của nhà quản lý và mối quan hệ giữa lợi ích và chí phí...
Sai sót của con người là những lỗi không cố ý ảnh hưởng đến thông tin
trên báo cáo tài chính. Các sai sót xảy ra do ba nguyên nhân chủ yếu sau: năng
lực của nhân viên, áp lực công việc và quy trình xử lý nghiệp vụ kém, thiếu kinh
nghiệm, không quan tâm đến các chỉ dẫn trong công tác, thiếu khả năng xét
đoán hay không tuân thủ các quy định. Sai sót cũng có thể xảy ra do mệt mỏi
với công việc. Ngoài ra một thái độ làm việc cẩu thả, thiếu thận trọng trong công
việc có thể dẫn đến sai sót.
- Hạn chế xuất phát từ sự thông đồng, lạm quyền:
Thông đồng của các cá nhân là sự cấu kết giữa các nhân viên để lấy cắp
tài sản của tổ chức. Nó có thể được hình thành từ ba yếu tố sau: động cơ, cơ hội
do hệ thống kiểm soát nội bộ yếu kém và sự thiếu liêm khiết. Lạm quyền của
nhà quản lý là việc các nhà quản lý trong tổ chức có quyền hạn hơn các nhân
viên ở bộ phận sản xuất hay nhân viên văn phòng khác. Điều này làm cho chính
sách nội bộ chỉ có hữu hiệu ở cấp quản lý thấp trong tổ chức và ít có hữu hiệu
ở cấp quản lý cao hơn.
- Hạn chế từ việc kiểm soát thường chỉ nhằm vào các nghiệp vụ thường
xuyên phát sinh:
Kiểm soát thường chỉ nhằm vào các nghiệp vụ thường xuyên phát sinh mà
ít chú ý đến những nghiệp vụ không thường xuyên. Do đó, những sai phạm
trong các nghiệp vụ này thường hay bị bỏ qua.
- Hạn chế từ yêu cầu của nhà quản lý là chi phí nhỏ hơn lợi ích:
Mối quan hệ giữa chi phí và lợi ích là sự đảm bảo hợp lý ngụ ý rằng chi
phí bỏ ra cho hoạt động kiểm soát phải nhỏ hơn giá trị thiệt hại ước tính do sai
sót và gian lận gây ra. Việc phản ứng với rủi ro và các hoạt động giám sát cũng
phải đảm bảo rằng chi phí bỏ ra không vượt quá lợi ích thu được.
- Hạn chế từ những thủ tục kiểm soát không còn phù hợp:
18
Khi điều kiện hoạt động của đơn vị bị thay đổi. Sự thay đổi có thể xuất
phát từ yêu cầu quản lý của đơn vị, thay đổi trong chính sách của nhà nước, các
quy định, văn bản của các cơ quan hữu quan hay sự thay đổi để phù hợp với yêu
cầu, nhiệm vụ phát triển của đất nước, của đơn vị. Sự thay đổi này là một tất
yếu khách quan. Do đó, khi môi trường thay đổi thì hệ thống KSNB hiện tại
phải được thiết kế lại, hoặc điều chỉnh các mức độ rủi ro có thể chấp nhận được
cho phù hợp với yêu cầu quản lý mới. Chính những hạn chế nói trên là nguyên
nhân khiến cho hệ thống kiểm soát nội bộ không đảm bảo tuyệt đối, mà chỉ có
thể đảm bảo hợp lý trong việc đạt được các mục tiêu của mình.
Do hệ thống KSNB luôn tồn tại những hạn chế tiềm tàng và các thủ tục hệ
thống KSNB xây dựng nhằm mục đích kiểm soát việc thực hiện các mục tiêu
đề ra. Vì vậy nhà quản lý phải thường xuyên đánh giá lại hệ thống kiểm soát để
điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp.
1.2 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP
CÔNG LẬP
1.2.1 Khái niệm về đơn vị sự nghiệp công lập
Đơn vị sự nghiệp là đơn vị được thành lập để cung cấp các dịch vụ sự
nghiệp công đáp ứng nhu cầu của xã hội. Dịch vụ sự nghiệp công là loại dịch
vụ phục vụ quyền cơ bản của công dân, phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội
(như giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường, dịch vụ sự
nghiệp trong các lĩnh vực nông nghiệp phát triển nông thôn, giao thông vận tải,
khoa học, công nghê, xây dựng, khí tượng thủy văn…) do nhà nước tổ chức
cung cấp cho nhân dân và cộng đồng xã hội dưới các hình thức: Nhà nước thành
lập các đơn vị sự nghiệp cung cấp dịch vụ sự nghiệp công thuộc sở hữu nhà
nước (được gọi là đơn vị sự nghiệp công lập), kinh phí hoạt động của các đơn
vị này do Ngân sách Nhà nước đảm bảo toàn bộ, hoặc đảm bảo một phần, một
phần do đối tượng thụ hưởng dịch vụ sự nghiệp công đóng góp (như học phí,
viện phí…) theo quy định của Nhà nước; hoặc nhà nước tạo điều kiện, ban hành
các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư để cho các thành phần kinh tế khác trong
xã hội tham gia cung cấp dịch vụ sự nghiệp công.
1.2.2 Phân loại đơn vị sự nghiệp
Nghị định 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ quy định
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên
chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập (thay thế Nghị định số
43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006) đã quy định cách phân loại đơn vị sự nghiệp
công lập thành 3 loại như sau:
19
- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động
thường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động);
- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động
thường xuyên, phần còn lại được ngân sách nhà nước cấp (gọi tắt là đơn vị sự
nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động);
- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị sự nghệp không có nguồn
thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do ngân sách
nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp do
ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động).
Đối với các đơn vị sự nghiệp đặc thù trực thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam,
Thông tấn xã Việt Nam, các đơn vị có quy trình hoạt động đặc thù theo quy định
tại khoản 2 Điều 1 Nghị định này, việc xác định quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về tài chính của các đơn vị sự nghiệp thực hiện theo loại của đơn vị sự
nghiệp cấp trên.
Việc phân loại đơn vị sự nghiệp theo quy định trên được ổn định trong
thời gian 3 năm. Sau thời gian 3 năm sẽ xem xét phân loại lại cho phù hợp.
1.2.3 Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp
1.2.3.1 Đặc điểm hoạt động
- Đơn vị sự nghiệp công lập là một tổ chức hoạt động theo nguyên tắc phục
vụ xã hội, không vì mục đích kiếm lời:
Các đơn vị sự nghiệp được thành lập để thực hiện những chức năng, nhiệm
vụ và đáp ứng những nhu cầu nhất định của xã hội. Trong quá trình hoạt động,
đơn vị sự nghiệp có thể được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động. Các sản phẩm
dịch vụ do đơn vị sự nghiệp cung ứng cần được sử dụng thì có thể do Nhà nước
đứng ra cung cấp không thu tiền để xã hội tiêu dùng. Trong trường hợp có thu
tiền của người tiêu dùng thì cũng chỉ thu để bù đắp một phần chi phí đầu vào để
tạo ra chúng.
Tuy nhiên, xã hội ngày càng đòi hỏi tính hiệu quả trong quá trình hoạt
động của các đơn vị sự nghiệp được hiểu ở hai khía cạnh: Chất lượng phục vụ
và tiết kiệm nguồn lực cho xã hội.
- Sản phẩm của các đơn vị sự nghiệp công lập là sản phẩm mang lợi ích
chung và có tính lâu dài:
Hoạt động sự nghiệp chủ yếu là cung cấp dịch vụ công cộng, tạo ra những
giá trị về tri thức, văn hóa, phát minh, sức khỏe, đạo đức, các giá trị về xã hội...
20
là những sản phẩm vô hình và có thể dùng chung cho nhiều người, cho nhiều
đối tượng trên phạm vi rộng.
Nhìn chung, đại bộ phận các sản phẩm của đơn vị sự nghiệp là sản phẩm
có tính phục vụ không chỉ bó hẹp trong một ngành hoặc một lĩnh vực nhất định.
Những sản phẩm đó khi tiêu dùng thường có tác dụng lan tỏa.
1.2.3.2 Đặc điểm về tài chính
- Đơn vị sự nghiệp được vay tín dụng ngân hàng hoặc quỹ hỗ trợ phát triển
để mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp, tổ chức cung ứng dịch
vụ và tự chịu trách nhiệm trả nợ vay theo quy định pháp luật.
- Đơn vị sự nghiệp quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước như đơn vị sản xuất
kinh doanh. Tài sản cố định sử dụng vào sản xuất, cung ứng dịch vụ thực hiện
trích khấu hao, thu hồi vốn theo chế độ áp dụng cho các doanh nghiệp Nhà nước.
Số tiền trích khấu hao tài sản cố định và tiền thu do thanh lý tài sản cố định
thuộc tài chính nhà nước được để lại để đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, đổi
mới trang thiết bị của đơn vị.
- Được mở tài khoản tiền gửi tại các Ngân hàng thương mại hoặc Kho bạc
Nhà nước để phản ánh các khoản thu, chi của hoạt động cung ứng dịch vụ: Mở
tài khoản tại kho bạc Nhà nước để phản ánh các khoản kinh phí thuộc NSNN
cấp.
- Đối với khoản chi hành chính (công tác phí, hội nghị phí, điện thoại...)
chi hoạt động nghiệp vụ thường xuyên, tùy theo từng nội dung công việc nếu
xét thấy cần thiết, có hiệu quả, thủ trưởng đơn vị được quyết định mức chi cao
hơn hoặc thấp hơn mức chi do Nhà nước quy định trong phạm vi nguồn thu
được sử dụng.
- Hằng năm căn cứ vào kết quả tài chính, đơn vị được trích lập 4 quỹ: Quỹ
dự phòng ổn định thu nhập, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ phát triển hoạt
động sự nghiệp. Mức trích quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi không vượt quá 3
tháng lương thực tế bình quân trong năm.
1.2.3.3 Công tác thu, chi ngân sách
Trong quá trình chi tiêu, các đơn vị sự nghiệp y tế phải tổ chức quản lý
chặt chẽ, tôn trọng dự toán được duyệt, các chế độ, định mức chỉ tiêu do Nhà
nước quy định và sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm, thực hiện đúng tiến độ công
việc theo kế hoạch.
a. Các nguồn thu của đơn vị sự nghiệp y tế gồm
- Nguồn thu từ NSNN cấp
21
- Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp.
b. Các khoản chi của đơn vị sự nghiệp y tế
- Chi từ nguồn NSNN cấp
- Chi từ nguồn thu sự nghiệp.
1.3 KIỂM SOÁT NỘI BỘ VỀ THU VÀ CHI TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP
CÔNG LẬP
1.3.1 Khái quát về kiểm soát nội bộ thu và chi tại các đơn vị sự nghiệp
công lập
Kiểm soát nội bộ thu chi trong sự nghiệp công lập là một quá trình độc lập
bị tác động bởi người quản lý và các cá nhân trong tổ chức và được thiết kế để
nhận diện rủi ro và cung cấp giải pháp tin cậy nhằm đạt được sứ mạng của tổ
chức, những mục tiêu chung cần đạt được là: vận hành có trật tự, đúng đắn, tính
kinh tế, các hoạt động có hiệu lực và hiệu quả; thực hiện tốt trách nhiệm giải
trình; tuân theo luật pháp và các quy tắc; bảo đảm an toàn nguồn lực chống lại
mất mát, lãng phí và thiệt hại.
Môi trường kiểm soát bao gồm 2 yếu tố: môi trường kiểm soát chung và
môi trường kiểm soát bên ngoài
Hệ thống kế toán: là hệ thống kế toán hành chính sự nghiệp ban hành theo
Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 hướng dẫn chế độ kế toán
hành chính sự nghiệp gồm: hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế
toán, hệ thống sổ kế toán, hệ thống báo cáo kế toán.
Kiểm toán nội bộ: là bộ phận độc lập với kế toán bao gồm những người
có hiểu biết về tổ chức và hoạt động, giỏi về nghiệp vụ kế toán.
Nội dung thủ tục KSNB bao gồm: kiểm soát tuân thủ pháp luật, chế độ tài
chính kinh tế, kiểm soát mục tiêu, kế hoạch đã xây dựng, hoạch định, kiểm soát
nghiệp vụ quản lý.
1.3.2 Kiểm soát thu và chi tại các đơn vị sự nghiệp công lập
1.3.2.1 Công tác thu chi tại các đơn vị sự nghiệp công lập
a. Công tác thu trong đơn vị sự nghiệp công lập
Nguyên tắc phân phối và sử dụng số kinh phí được để lại từ nguồn thu này
phải có quy chế chi tiêu nội bộ. Các khoản thu này bao gồm: phần được để lại
từ số thu phí, lệ phí cho đơn vị sử dụng theo quy định của Nhà nước, thu từ hoạt
động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của từng đơn vị.
22
b. Công tác chi trong đơn vị sự nghiệp công lập
Để thực hiện công tác chi trong đơn vị sự nghiệp, đơn vị cần phải mở tài
khoản tại KBNN để thực hiện thu, chi qua hệ thống KBNN gồm: các khoản kinh
phí do NSNN cấp và các khoản kinh phí ngoài NSNN (phí, lệ phí).
Riêng các khoản thu, chi dịch vụ, liên kết, đơn vị thực hiện chế độ tự chủ
có thể mở tài khoản tại ngân hàng hay kho bạc đề giao dịch, thanh toán. KBNN
không kiểm soát các khoản thu, chi này kể cả khi đơn vị mở tài khoản tại KBNN.
Sau đây là công tác chi một số khoản mục chủ yếu trong đơn vị sự nghiệp
công lập
Chi thanh toán cá nhân: Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp lương,
các khoản trích nộp BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn theo quy định hiện
hành.
Chi thanh toán hàng hóa, dịch vụ: Gồm chi mua nguyên liệu, nhiên liệu,
vật liệu, văn phòng phẩm, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định.
Chi đầu tư phát triển: Chi mua sắm sữa chữa tài sản (giống như chi mua
hàng hóa, dịch vụ)
Chi sự nghiệp khác: chi thực hiện các dự án từ các nguồn viện trợ, chi liên
doanh, liên kết, và chi khác.
1.3.2.2 Nội dung kiểm soát thu và chi tại các đơn vị sự nghiệp công lập
a. Lập dự toán thu chi ngân sách
Lập dự toán ngân sách là quá trình phân tích, đánh giá giữa khả năng và
nhu cầu các nguồn tài chính để xây dựng các chỉ tiêu thu chi ngân sách hàng
năm một cách đúng đắn, có căn cứ khoa học và thực tiễn. Có hai phương pháp
lập dự toán thường được sử dụng là phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ
(incremental budgeting method) và phương pháp lập dự toán cấp không (zero
basic budgeting method). Mỗi phương pháp lập dự toán trên có những đặc điểm
riêng cùng những ưu, nhược điểm và điều kiện vận dụng khác nhau.
Phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ là phương pháp xác định các
chỉ tiêu trong dự toán dựa vào kết quả hoạt động thực tế của kỳ liền trước và
điều chỉnh theo tỷ lệ tăng trưởng và tỷ lệ lạm phát dự kiến. Như vậy phương
pháp này rất rõ ràng, dễ hiểu và dễ sử dụng, được xây dựng tương đối ổn định,
tạo điều kiện, cơ sở bền vững cho nhà quản lý trong đơn vị trong việc điều hành
23
mọi hoạt động. Phương pháp lập dự toán cấp không là phương pháp xác định
các chỉ tiêu trong dự toán dựa vào nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động trong năm kế
hoạch, phù hợp với điều kiện cụ thể hiện có của đơn vị chứ không dựa trên kết
quả hoạt động thực tế của năm trước. Như vậy, đây là phương pháp lập dự toán
phức tạp hơn do không dựa trên số liệu, kinh nghiệm có sẵn. Tuy nhiên, nếu
đơn vị sử dụng phương pháp này sẽ đánh giá được một cách chi tiết hiệu quả
chi phí hoạt động của đơn vị, chấm dứt tình trạng mất cân đối giữa khối lượng
công việc và chi phí thực hiện, đồng thời giúp đơn vị lựa chọn được cách thức
tối ưu nhất để đạt được mục tiêu đề ra.
Phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ là phương pháp truyền thống,
đơn giản, dễ thực hiện và phù hợp cho những hoạt động tương đối ổn định của
đơn vị. Trong khi đó, phương pháp lập dự toán cấp không phức tạp hơn, đòi hỏi
trình độ cao trong đánh giá, phân tích, so sánh giữa nhiệm vụ và điều kiện cụ
thể của đơn vị nên chỉ thích hợp với những hoạt động không thường xuyên, hạch
toán riêng được chi phí và lợi ích.
b. Tổ chức chấp hành dự toán thu chi
Chấp hành dự toán là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế tài
chính, hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu chi ghi trong dự toán ngân sách
của đơn vị thành hiện thực. Trên cơ sở dự toán ngân sách được giao, các đơn vị
sự nghiệp tổ chức triển khai thực hiện, đưa ra các biện pháp cần thiết đảm bảo
hoàn thành tốt nhiệm vụ thu chi được giao đồng thời phải có kế hoạch sử dụng
kinh phí ngân sách theo đúng mục đích, chế độ, tiết kiệm và có hiệu quả. Để
theo dõi quá trình chấp hành dự toán thu chi, các đơn vị sự nghiệp cần tiến hành
theo dõi chi tiết, cụ thể từng nguồn thu, từng khoản chi trong kỳ của đơn vị.
Thực tế cho thấy trong các đơn vị sự nghiệp, nguồn thu thường được hình
thành từ các nguồn:
- Nguồn kinh phí cấp phát từ NSNN để thực hiện nhiệm vụ chính trị,
chuyên môn được giao. Đây là nguồn thu mang tính truyền thống và có vai trò
quan trọng trong việc đảm bảo nguồn tài chính cho hoạt động của các đơn vị sự
nghiệp. Tuy nhiên, với chủ trương đổi mới tăng cường tính tự chủ tài chính cho
các đơn vị sự nghiệp, tỷ trọng nguồn thu này trong các đơn vị sẽ có xu hướng
giảm dần nhằm làm giảm bớt gánh nặng đối với NSNN.
- Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp: gồm các khoản thu phí, lệ phí thuộc
NSNN theo quy định của pháp luật, theo chế độ được phép để lại đơn vị. Ví dụ
trong sự nghiệp y tế, các khoản thu sự nghiệp gồm thu viện phí, thu dịch vụ
khám chữa bệnh,… Cùng với việc chuyển đổi sang cơ chế tự chủ tài chính, tỷ
trọng nguồn thu này trong các đơn vị sự nghiệp có xu hướng ngày càng tăng.
24
Điều này đòi hỏi các đơn vị phải tổ chức khai thác các nguồn thu hợp pháp này
nhằm tăng cường năng lực tài chính của đơn vị.
- Các khoản thu từ nhận viện trợ, biếu tặng, các khoản thu khác không phải
nộp ngân sách theo chế độ. Đây là những khoản thu không thường xuyên, không
dự tính trước được chính xác nhưng có tác dụng hỗ trợ đơn vị trong quá trình
thực hiện nhiệm vụ.
- Các nguồn khác như nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy
động của cán bộ, viên chức trong đơn vị; nguồn vốn liên doanh, liên kết của các
tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Với các nguồn thu như trên, đơn vị sự nghiệp được tự chủ thực hiện nhiệm
vụ thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng thu do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quy định. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định khung
mức thu, đơn vị căn cứ nhu cầu chi phục vụ cho hoạt động, khả năng đóng góp
của xã hội để quyết định mức thu cụ thể cho phù hợp với từng loại hoạt động,
từng đối tượng, nhưng không được vượt quá khung mức thu do cơ quan có thẩm
quyền quy định. Đối với những hoạt động dịch vụ theo hợp đồng với các tổ
chức, cá nhân trong và ngoài nước, các hoạt động liên doanh, liên kết, đơn vị
được quyết định các khoản thu, mức thu cụ thể theo nguyên tắc bảo đảm đủ bù
đắp chi phí và có tích luỹ.
c. Quyết toán thu chi
Quyết toán thu chi là công việc cuối cùng của chu trình quản lý tài chính.
Đây là quá trình kiểm tra, tổng hợp số liệu về tình hình chấp hành dự toán trong
kỳ và là cơ sở để phân tích, đánh giá kết quả chấp hành dự toán từ đó rút ra
những bài học kinh nghiệm cho các kỳ tiếp theo. Để có thể tiến hành quyết toán
thu chi, các đơn vị phải hoàn tất hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo quyết
toán ngân sách.
25
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua chương 1 tác giả đã nêu được định nghĩa về HTKSNB theo INTOSAI
(1992). Sự cần thiết và lợi ích của việc xây dựng HTKSNB trong đơn vị. Mục
tiêu của HTKSNB là thiết lập và duy trì KSNB hữu hiệu trong lĩnh vực công
được xem là nền tảng để thực hiện giám sát KSNB trong tổ chức.
Các bộ phận cấu thành HTKSNB theo mô hình xây dựng và hoàn thiện
HTKSNB theo INTOSAI (1992), bao gồm: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi
ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát.
Trên cơ sở lý thuyết về hệ thống kiểm soát nội bộ, nhà quản lý có thể xây
dựng HTKSNB phù hợp với đặc điểm và quy mô của đơn vị giúp các nhà quản
lý hữu hiệu và hiệu quả hơn các nguồn lực kinh tế của đơn vị. Đồng thời giúp
đơn vị xây dựng được một nền tảng quản lý vững chắc phục vụ cho quá trình
mở rộng và phát triển ngày càng cao của đơn vị.
26
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ THU CHI TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ
2.1 TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ
2.1.1 Quá trình hình thành bệnh viện
Bệnh viện được khởi công xây dựng từ năm 2009 trên nền Bệnh viện Đa
khoa cũ. Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ là bệnh viện hạng 1 trực thuộc
Sở Y tế thành phố Cần Thơ, với quy mô 500 giường bệnh kế hoạch.
Bệnh viện được xây dựng theo tiêu chuẩn Quốc tế với 9 tầng nổi và 01
tầng hầm, có sân đáp đối với máy bay trực thăng trên tầng thượng nhằm để phục
vụ cho việc chuyển bệnh nhân cấp cứu nặng đến các Bệnh viện tuyến trên và
các nước trong khu vực.
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ hoạt động của Bệnh viện Đa khoa Thành
phố Cần Thơ
2.1.2.1 Chức năng
- Cấp cứu - khám bệnh - chữa bệnh
+ Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc từ các
bệnh viện khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú hoặc
ngoại trú.
+ Tổ chức khám sức khoẻ và chứng nhận sức khoẻ theo quy định của Nhà
nước.
+ Có trách nhiệm giải quyết hầu hết các bệnh tật trong thành phố.
+ Tổ chức khám giám định sức khoẻ, khám giám định pháp y khi Hội đồng
giám định y khoa thành phố hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu.
+ Chuyển người bệnh lên tuyến trên khi bệnh viện không đủ khả năng giải
quyết.
- Đào tạo cán bộ y tế:
+ Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế ở bậc đại học và
trung học.
+ Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và tuyến
dưới để nâng cao trình độ chuyên môn.
- Nghiên cứu khoa học về y học
27
+ Tổ chức nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu các đề tài y học cấp Nhà nước,
cấp thành phố hoặc cấp cơ sở.
+ Nghiên cứu triển khai dịch tễ học cộng đồng trong công tác chăm sóc
sức khoẻ ban đầu lựa chọn ưu tiên thích hợp trong địa bàn thành phố.
+ Kết hợp với Bệnh viện tuyến trên và các bệnh viện chuyên khoa đầu
ngành để phát triển kỹ thuật của bệnh viện.
- Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật
+ Lập kế hoạch và chỉ đạo tuyến dưới (Bệnh viện hạng II) thực hiện việc
phát triển kỹ thuật chuyên môn.
+ Kết hợp với bệnh viện tuyến dưới thực hiện các chương trình về chăm
sóc sức khoẻ ban đầu trong địa bàn tỉnh.
- Phòng bệnh: Phối hợp với các cơ sở y tế, dự phòng thường xuyên thực
hiện nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch.
- Hợp tác quốc tế: Hợp tác với các tổ chức hoặc cá nhân ở ngoài nước theo
quy định của Nhà nước.
- Quản lý kinh tế y tế
+ Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách Nhà nước cấp. Thực hiện
nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi tài chính, từng bước thực
hiện hạch toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
+ Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: Viện phí, bảo hiểm y tế,
đầu tư xã hội hóa và các nguồn thu dịch vụ khác.
2.1.2.2 Nhiệm vụ
Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ là bệnh viện hạng 1, là đơn vị sự
nghiệp trực thuộc Sở Y tế có chức năng khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức
khỏe cho người bệnh trên địa bàn
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ
Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ được tổ chức theo:
- Đảng ủy, Ban giám đốc
- Các phòng chức năng: 08 phòng
- Các khoa lâm sàng: 19 khoa
- Các khoa cận lâm sàng: 05 khoa
28
Cơ cấu tổ chức: Ban Giám đốc bệnh viện là cấp cao nhất; khoa là cấp quản
lý chuyên môn chịu trách nhiệm trước Bệnh viện về chuyên môn; Các phòng
ban là bộ phận tham mưu, giúp việc cho ban Giám đốc bệnh viện về công tác
kế hoạch đào tạo, chỉ đạo tuyến, nghiên cứu khoa học và các mặt quản lý khác.
- Về tổ chức quản lý của bệnh viện cơ cấu bộ máy gồm có Ban Giám đốc,
08 phòng chức năng, 22 khoa lâm sàng, 09 khoa cận lâm sàng, cụ thể như sau:
+ Ban Giám đốc: Giám đốc và 02 Phó giám đốc
+ Các phòng chức năng: gồm 8 phòng chức năng, cụ thể gồm: Phòng hành
chính quản trị; Phòng tài chính kế toán; Phòng tổ chức cán bộ; Phòng kế họach
tổng hợp; Phòng điều dưỡng; Phòng vật tư - thiết bị y tế; Phòng chỉ đạo tuyến
– Đào tạo; Phòng quản lý chất lượng
+ Các khoa lâm sàng gồm 19 khoa, cụ thể là: khoa Khám bệnh; khoa Cấp
cứu; khoa Hồi sức tích cực – Chống độc; Khoa Nội tổng hợp; khoa Tim mạch
– Lão học; khoa Tiêu hóa – Huyết học; khoa Nội tiết; khoa Nội thần kinh – Cơ
xương khớp; khoa Nội thận tiết niệu – Lọc máu; khoa Truyền nhiễm; khoa Y
Dược học cổ truyền – PHCN; khoa Phẫu thuật – Gây mê hồi sức; khoa Ngoại
tổng hợp; khoa Ngoại lồng ngực; khoa Ngoại thận – tiết niệu; khoa Ngoại chấn
thương chỉnh hình – bỏng; Khoa mắt; Khoa tai mũi họng; Khoa răng hàm mặt;
+ Các khoa cận lâm sàng gồm 5 khoa, cụ thể là: khoa Dược; khoa Chuẩn
đoán hình ảnh; khoa Xét nghiệm; khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn; khoa Dinh
dưỡng.
2.1.4 Đặc điểm hoạt động của Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ
Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ với chức năng chính là cấp cứu,
khám chữa bệnh, đào tạo cán bộ y tế, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến dưới
về chuyên môn kỹ thuật, phòng bệnh, hợp tác quốc tế, quản lý kinh tế y tế trong
những năm qua đã thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn:
- Công suất sử dụng giường bệnh nội trú hàng năm tăng dần từ 712 giường
năm 2016 lên 771 giường năm 2018.
- Triển khai thêm nhiều kỹ thuật lâm sàng cận lâm sàng mới đáp ứng nhu
cầu khám chữa bệnh cho bệnh nhận, đặc biệt triển khai các máy móc thiết bị
hiện đại như: máy tán sỏi ngoài cơ thể, máy MSCT 128 lát cắt, máy MRI, máy
chụp nhủ ảnh, máy chụp X-quang răng toàn cảnh, ....
- Tổng số lần khám chữa bệnh ngoại trú đều tăng qua các năm. Từ năm
2016 tổng số lượt khám là 408.800 lượt/năm đến năm 2018 tổng số lượt khám
là: 478.150 lượt/năm, cụ thể qua các năm:
29
Bảng 2.1. Bảng tổng hợp số lượt khám điều trị
Nội dung thực
hiện
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Tổng số lượt
khám bệnh
(lượt)
408.800 410.120 478.150
Tổng số người
cấp cứu (người)
25.493 26.575 28.130
Tổng số người
điều trị nội trú
(người)
31.289 32.512 35.291
Tổng số người
điều trị ngoại trú
(người)
1.087 1.265 1.717
Tổng số giường
bệnh sử dụng
(giường)
712 728 771
(Nguồn: phòng KHTH Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ)
Nhận xét:
Về cơ bản bệnh viện đã hoàn thành mục tiêu đề ra, nhưng công suất giường
bệnh cũng phần nào phản ánh sự quá tải của bệnh viện, công tác khám và điều
trị nội trú chưa thỏa mãn nhu cầu người bệnh. Thống kê thực hiện giường nội
trú chưa phản ánh được chất lượng chăm sóc điều trị và khám chữa bệnh.
- Công tác cung ứng và sử dụng thuốc trong bệnh viện có nhiều chuyển
biến tốt, Bệnh viện đã tổ chức đấu thầu cung ứng thuốc theo qui định.
- Bệnh viện thường xuyên thực hiện đúng theo các quy chế chuyên môn,
đặc biệt các quy chế thường trực, cấp cứu, chẩn đoán bệnh, làm hồ sơ bệnh án
và kê đơn điều trị, kiểm thảo tử vong, hội chẩn, kiểm soát chống nhiễm khuẩn
bệnh viện, do đó hoạt động chuyên môn có nhiều chuyển biến khá tích cực hơn.
- Tổ chức kiểm tra, kịp thời chấn chỉnh việc ghi chép trong hồ sơ bệnh án
bằng cách nêu rõ những thiếu sót để các bác sĩ rút kinh nghiệm sửa chữa.
- Bình bệnh án rút kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị bệnh nhân theo
lịch định kỳ hàng tháng.
30
- Công tác điều dưỡng được tăng cường cùng với sự kiện toàn đội ngũ điều
dưỡng từ phòng điều dưỡng đến các điều dưỡng trưởng, hàng tuần đã tổ chức
cho các điều dưỡng trưởng sinh hoạt chuyên môn.
- Tăng cường công tác chăm sóc toàn diện ở các khoa, đặc biệt các khoa
hồi sức tích cực chống độc, khoa chấn thương chỉnh hình. Khoa Dược đã tổ
chức phát thuốc tại các khoa, trại, khoa kiểm soát nhiễm khuẩn cấp và phát quần
áo, drap trải giường cho bệnh nhân.
- Thái độ phục vụ người bệnh, thông cảm và tôn trọng người bệnh. Tăng
cường đoàn kết xây dựng nội bộ, hết lòng cứu chữa người bệnh, không phân
biệt đối xử với các đối tượng đến khám chữa bệnh, không đùn đẩy người bệnh.
- Bệnh viện kết hợp cùng công đoàn bệnh viện đã kiên trì thực hiện những
nội dung xây dựng bệnh viện xuất sắc toàn diện.
- Bệnh viện đã tiếp tục thực hiện chỉ thị 06 của Bộ Y tế về tăng cường y
đức, nâng cao tinh thần thái độ phục vụ và chất lượng chăm sóc người bệnh qua
việc chấn chỉnh một số vấn đề cấp bách liên quan đến y đức như tinh thần thái
độ phục vụ bệnh nhân. Không gợi ý, đòi hỏi, nhận tiền, quà của bệnh nhân. Giải
quyết kịp thời bệnh nhân cấp cứu, không phân biệt đối xử bệnh nhân có tiền, có
thân nhân hay không. Theo dõi sát bệnh nhân, điều trị bệnh nhân phù hợp với
chuẩn đoán. Thực hiện nghiêm túc quy chế thường trực, trong thời gian qua có
nhiều chuyển biến tích cực.
- Kết hợp giữa chính quyền và công đoàn ngành, đoàn thanh niên đã phát
động phong trào sâu rộng đến các bộ viên chức và người lao động toàn bệnh
viện thực hiện tốt 12 điều y đức của bộ y tế, chú trọng nhất là nâng cao tinh thần
phục vụ vì người bệnh.
- Hàng năm bệnh viện tổ chức các buổi hội nghị khoa học kỹ thuật, nhằm
luôn nâng cao công tác khám chữa bệnh, áp dụng các công nghệ kỹ thuật mới
trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Cụ thể từ năm 2016 đến 2018 có tổng cộng 75
đề tài điều trị và 114 đề tài điều dưỡng trong các buổi sinh hoạt KHKT hàng
tháng và có 77 đề tài được báo cáo nghiệm thu tại hội nghị KHKT hàng năm
đưa vào thực hiện tại bệnh viện, các đề tài được báo cáo tại các hội nghị chuyên
đề cấp ngành và cấp thành phố.
Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf

More Related Content

What's hot

BÁO CÁO CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG SAU KHẢO SÁT HÀI LÒNG NGƯỜI BỆNH_10451512092019
BÁO CÁO CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG SAU KHẢO SÁT HÀI LÒNG NGƯỜI BỆNH_10451512092019BÁO CÁO CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG SAU KHẢO SÁT HÀI LÒNG NGƯỜI BỆNH_10451512092019
BÁO CÁO CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG SAU KHẢO SÁT HÀI LÒNG NGƯỜI BỆNH_10451512092019hieupham236
 
Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em
Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ emSổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em
Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ emYhoccongdong.com
 
Qui trinh xn chuyên nganh vi sinh -Bộ Y tế
Qui trinh xn   chuyên nganh vi sinh -Bộ Y tếQui trinh xn   chuyên nganh vi sinh -Bộ Y tế
Qui trinh xn chuyên nganh vi sinh -Bộ Y tếHuy Hoang
 
CÁCH KHÁM TAI MŨI HỌNG
CÁCH KHÁM TAI MŨI HỌNGCÁCH KHÁM TAI MŨI HỌNG
CÁCH KHÁM TAI MŨI HỌNGSoM
 
CÁC PHƯƠNG PHÁP GÂY TÊ
CÁC PHƯƠNG PHÁP GÂY TÊCÁC PHƯƠNG PHÁP GÂY TÊ
CÁC PHƯƠNG PHÁP GÂY TÊSoM
 
Thực trạng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh và một số yếu tố liên quan...
Thực trạng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh và một số yếu tố liên quan...Thực trạng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh và một số yếu tố liên quan...
Thực trạng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh và một số yếu tố liên quan...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm vi khuẩn thức ăn đường phố và một số yếu tố liê...
Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm vi khuẩn thức ăn đường phố và một số yếu tố liê...Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm vi khuẩn thức ăn đường phố và một số yếu tố liê...
Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm vi khuẩn thức ăn đường phố và một số yếu tố liê...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại Công ty cổ phần Dệt Hòa Kh...
Kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại Công ty cổ phần Dệt Hòa Kh...Kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại Công ty cổ phần Dệt Hòa Kh...
Kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại Công ty cổ phần Dệt Hòa Kh...Nguyễn Công Huy
 
Giải phẫu – ho hap
Giải phẫu – ho hapGiải phẫu – ho hap
Giải phẫu – ho hapKhanh Nguyễn
 
Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...
Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...
Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
N4T6-Ứng dụng CNTT trong DLS bệnh viện
N4T6-Ứng dụng CNTT trong DLS bệnh việnN4T6-Ứng dụng CNTT trong DLS bệnh viện
N4T6-Ứng dụng CNTT trong DLS bệnh việnHA VO THI
 
XD hệ thống thông tin kế toán tiền lương ở Cty TNHH MTV Hanel
XD hệ thống thông tin kế toán tiền lương ở Cty TNHH MTV HanelXD hệ thống thông tin kế toán tiền lương ở Cty TNHH MTV Hanel
XD hệ thống thông tin kế toán tiền lương ở Cty TNHH MTV HanelNguyen Hoang
 

What's hot (20)

Luận văn: Kỹ năng giao tiếp với người bệnh của nhân viên y tế, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp với người bệnh của nhân viên y tế, 9đLuận văn: Kỹ năng giao tiếp với người bệnh của nhân viên y tế, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp với người bệnh của nhân viên y tế, 9đ
 
BÁO CÁO CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG SAU KHẢO SÁT HÀI LÒNG NGƯỜI BỆNH_10451512092019
BÁO CÁO CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG SAU KHẢO SÁT HÀI LÒNG NGƯỜI BỆNH_10451512092019BÁO CÁO CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG SAU KHẢO SÁT HÀI LÒNG NGƯỜI BỆNH_10451512092019
BÁO CÁO CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG SAU KHẢO SÁT HÀI LÒNG NGƯỜI BỆNH_10451512092019
 
Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em
Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ emSổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em
Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em
 
Qui trinh xn chuyên nganh vi sinh -Bộ Y tế
Qui trinh xn   chuyên nganh vi sinh -Bộ Y tếQui trinh xn   chuyên nganh vi sinh -Bộ Y tế
Qui trinh xn chuyên nganh vi sinh -Bộ Y tế
 
CÁCH KHÁM TAI MŨI HỌNG
CÁCH KHÁM TAI MŨI HỌNGCÁCH KHÁM TAI MŨI HỌNG
CÁCH KHÁM TAI MŨI HỌNG
 
CÁC PHƯƠNG PHÁP GÂY TÊ
CÁC PHƯƠNG PHÁP GÂY TÊCÁC PHƯƠNG PHÁP GÂY TÊ
CÁC PHƯƠNG PHÁP GÂY TÊ
 
Thực trạng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh và một số yếu tố liên quan...
Thực trạng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh và một số yếu tố liên quan...Thực trạng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh và một số yếu tố liên quan...
Thực trạng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh và một số yếu tố liên quan...
 
Luận văn: Đánh giá thực hiện Quy tắc ứng xử tại các bệnh viện công
Luận văn: Đánh giá thực hiện Quy tắc ứng xử tại các bệnh viện côngLuận văn: Đánh giá thực hiện Quy tắc ứng xử tại các bệnh viện công
Luận văn: Đánh giá thực hiện Quy tắc ứng xử tại các bệnh viện công
 
NGHỊ ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ
NGHỊ ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ TRANG THIẾT BỊ Y TẾNGHỊ ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ
NGHỊ ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ
 
Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm vi khuẩn thức ăn đường phố và một số yếu tố liê...
Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm vi khuẩn thức ăn đường phố và một số yếu tố liê...Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm vi khuẩn thức ăn đường phố và một số yếu tố liê...
Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm vi khuẩn thức ăn đường phố và một số yếu tố liê...
 
Kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại Công ty cổ phần Dệt Hòa Kh...
Kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại Công ty cổ phần Dệt Hòa Kh...Kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại Công ty cổ phần Dệt Hòa Kh...
Kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại Công ty cổ phần Dệt Hòa Kh...
 
Giải phẫu – ho hap
Giải phẫu – ho hapGiải phẫu – ho hap
Giải phẫu – ho hap
 
Đề tài: Chi đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn nhà nước tại Long An
Đề tài: Chi đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn nhà nước tại Long AnĐề tài: Chi đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn nhà nước tại Long An
Đề tài: Chi đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn nhà nước tại Long An
 
Đánh giá sự hài lòng của người bệnh tại các bệnh viện công lập
Đánh giá sự hài lòng của người bệnh tại các bệnh viện công lậpĐánh giá sự hài lòng của người bệnh tại các bệnh viện công lập
Đánh giá sự hài lòng của người bệnh tại các bệnh viện công lập
 
Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...
Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...
Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...
 
Báo cáo thực tập tại bệnh viện, RẤT HAY, 9 ĐIỂM!
Báo cáo thực tập tại bệnh viện, RẤT HAY, 9 ĐIỂM! Báo cáo thực tập tại bệnh viện, RẤT HAY, 9 ĐIỂM!
Báo cáo thực tập tại bệnh viện, RẤT HAY, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp ngành Lâm nghiệp
Đề tài: Kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp ngành Lâm nghiệpĐề tài: Kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp ngành Lâm nghiệp
Đề tài: Kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp ngành Lâm nghiệp
 
N4T6-Ứng dụng CNTT trong DLS bệnh viện
N4T6-Ứng dụng CNTT trong DLS bệnh việnN4T6-Ứng dụng CNTT trong DLS bệnh viện
N4T6-Ứng dụng CNTT trong DLS bệnh viện
 
Đề tài: Thực trạng khám chữa bệnh theo BHYT tỉnh Đồng Tháp
Đề tài: Thực trạng khám chữa bệnh theo BHYT tỉnh Đồng ThápĐề tài: Thực trạng khám chữa bệnh theo BHYT tỉnh Đồng Tháp
Đề tài: Thực trạng khám chữa bệnh theo BHYT tỉnh Đồng Tháp
 
XD hệ thống thông tin kế toán tiền lương ở Cty TNHH MTV Hanel
XD hệ thống thông tin kế toán tiền lương ở Cty TNHH MTV HanelXD hệ thống thông tin kế toán tiền lương ở Cty TNHH MTV Hanel
XD hệ thống thông tin kế toán tiền lương ở Cty TNHH MTV Hanel
 

Similar to Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf

Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán của đơn vị sự ngh...
Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán của đơn vị sự ngh...Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán của đơn vị sự ngh...
Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán của đơn vị sự ngh...Man_Ebook
 
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành p...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành p...Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành p...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành p...Man_Ebook
 
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư phá...
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư phá...Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư phá...
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư phá...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdfHoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc nhà nước Tịn...
Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc nhà nước Tịn...Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc nhà nước Tịn...
Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc nhà nước Tịn...Man_Ebook
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh...
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh...Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh...
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh...Man_Ebook
 
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdfHoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

Similar to Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf (20)

Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán của đơn vị sự ngh...
Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán của đơn vị sự ngh...Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán của đơn vị sự ngh...
Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán của đơn vị sự ngh...
 
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Theo Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính ...
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Theo Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính ...Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Theo Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính ...
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Theo Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính ...
 
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành p...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành p...Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành p...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành p...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chínhLuận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội, HAY! 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội, HAY! 9 ĐIỂM!Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội, HAY! 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội, HAY! 9 ĐIỂM!
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
 
Đề tài công tác phân tích tình hình tài chính công ty điện lực, HOT
Đề tài  công tác phân tích tình hình tài chính công ty điện lực, HOTĐề tài  công tác phân tích tình hình tài chính công ty điện lực, HOT
Đề tài công tác phân tích tình hình tài chính công ty điện lực, HOT
 
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư phá...
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư phá...Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư phá...
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư phá...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản
 
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdfHoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
 
Luận văn: Sự hài lòng đối với công việc của nhân viên Bệnh viện
Luận văn: Sự hài lòng đối với công việc của nhân viên Bệnh việnLuận văn: Sự hài lòng đối với công việc của nhân viên Bệnh viện
Luận văn: Sự hài lòng đối với công việc của nhân viên Bệnh viện
 
Sự hài lòng về công việc của nhân viên Bệnh viện tỉnh Sóc Trăng
Sự hài lòng về công việc của nhân viên Bệnh viện tỉnh Sóc TrăngSự hài lòng về công việc của nhân viên Bệnh viện tỉnh Sóc Trăng
Sự hài lòng về công việc của nhân viên Bệnh viện tỉnh Sóc Trăng
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc nhà nước Tịn...
Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc nhà nước Tịn...Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc nhà nước Tịn...
Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc nhà nước Tịn...
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh...
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh...Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh...
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh...
 
Luận văn: Hệ thống kiểm soát thu, chi ngân sách tại TP Hồ Chí Minh
Luận văn: Hệ thống kiểm soát  thu, chi ngân sách tại TP Hồ Chí MinhLuận văn: Hệ thống kiểm soát  thu, chi ngân sách tại TP Hồ Chí Minh
Luận văn: Hệ thống kiểm soát thu, chi ngân sách tại TP Hồ Chí Minh
 
Luận văn: Sự hài lòng trong công việc của nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Sự hài lòng trong công việc của nhân viên y tế, HAYLuận văn: Sự hài lòng trong công việc của nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Sự hài lòng trong công việc của nhân viên y tế, HAY
 
Nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên y tế
Nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên y tếNhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên y tế
Nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên y tế
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nướcLuận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước
 
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdfHoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước
 

More from Man_Ebook

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docMan_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdflevanthu03031984
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhBookoTime
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 

Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ NGUYỄN LÂM PHƯƠNG NGỌC KIỂM SOÁT NỘI BỘ THU CHI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CẦN THƠ, 2019
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ NGUYỄN LÂM PHƯƠNG NGỌC KIỂM SOÁT NỘI BỘ THU CHI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 8340301 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN THỊ LOAN CẦN THƠ, 2019
  • 3. i CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG Luận văn này, với đề tựa là “Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ”, do học viên Nguyễn Lâm Phương Ngọc thực hiện theo hướng dẫn của PGS. TS. Nguyễn Thị Loan. Luận văn đã được báo cáo và được Hội đồng chấm luận văn thông qua ngày ……………… Ủy viên Ủy viên – Thư ký (Ký tên) (Ký tên) ---------- --------- Phản biện 1 Phản biện 2 (Ký tên) (Ký tên) ---------- ----------- Chủ tịch Hội đồng (Ký tên) -----------
  • 4. ii LỜI CẢM TẠ Trong thời gian học tập tại trường đại học Tây Đô, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, sự giúp đỡ của bạn bè và được sự chỉ bảo tận tình của Quý thầy cô. Đồng thời Ban giám hiệu nhà trường cũng đã tạo điều kiện cho em được học tập và nghiên cứu để có thêm kiến thức cho mình. Em xin chân thành cảm ơn và gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến Ban giám hiệu nhà trường, Quý thầy cô trong Khoa Sau đại học đã tận tâm truyền đạt những kiến thức quý báu trong thời gian qua. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Thị Loan đã nhiệt tình hướng dẫn em trong thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Ngoài ra, em xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, quý báu trong quá trình thu thập thông tin, số liệu tới Ban giám đốc Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ, kế toán trưởng bệnh viện. Và cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Anh/ Chị nhân viên trong bệnh viện đã phối hợp trong công việc điều tra, khảo sát tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ. Với lòng biết ơn đó, em xin kính chúc Ban giám hiệu, Quý thầy cô cùng giáo viên hướng dẫn Nguyễn Thị Loan lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Cần Thơ, ngày 21 tháng 12 năm 2019 Người thực hiện Nguyễn Lâm Phương Ngọc
  • 5. iii TÓM TẮT Đề tài: “Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ” nghiên cứu công tác kiểm soát nội bộ thu, chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ từ năm 2016 đến năm 2018. Mục tiêu của đề tài là đánh giá thực trạng về kiểm soát nội bộ các khoản thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ và đề xuất giải pháp nâng cao tính hiệu lực của kiểm soát nội bộ đảm bảo thu, chi đúng, chi đủ, chi kịp thời, ngăn ngừa, hạn chế rủi ro thất thoát chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ. Đề tài được thực hiện thông qua việc thu thập dữ liệu thứ cấp từ các nguồn tài liệu thống kê và tổng hợp các báo cáo tài chính, tài liệu tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ từ năm 2016 đến năm 2018. Ngoài ra, dữ liệu sơ cấp của đề tài được thu thập thông qua bảng khảo sát 140 đối tượng đang công tác tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ, sử dụng phương pháp chọn mẫu trong thống kê. Dựa vào kết quả nghiên cứu có được, tác giả đề xuất các giải pháp và nêu ra một số kiến nghị hoàn thiện kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ để kiểm soát thu chi chặt chẽ và hiệu quả trong giai đoạn tự chủ hoàn toàn về tài chính. Từ khóa: kiểm soát nội bộ thu chi
  • 6. iv ABSTRACT “Internal controls on revenue and expenditure at Can Tho General Hospital" studied the internal control on revenue and expenditure at Can Tho General Hospital from 2016 to 2018. The objective assesses the current situation of internal control about revenues and expenditures at Can Tho City General Hospital and gives solutions to improve the effectiveness of internal control to ensure correct, adequate and immediate on revenue and expenditure, preventing and limiting the risk of losing at Can Tho City General Hospital. The project was carried out through the collection of secondary data from statistical sources, financial statements and documents at Can Tho City General Hospital from 2016 to 2018. Besides, the primary data was collected through the self-assessment results. Survey of 140 subjects working at Can Tho General Hospital used the sampling method in statistics. Based on the research results, the author proposed solutions and gave numbers of recommendations to improve internal control on revenue and expenditure at Can Tho City General Hospital to control revenue and expenditure strict and effectively. Key word: internal control on revenue ang expenditure
  • 7. v MỤC LỤC CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG.................................................................. i LỜI CẢM TẠ ................................................................................................ ii TÓM TẮT..................................................................................................... iii ABSTRACT ..................................................................................................iv MỤC LỤC ......................................................................................................v DANH SÁCH BẢNG, BIỂU .........................................................................ix DANH SÁCH SƠ ĐỒ.....................................................................................x DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................xi PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................1 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.........................................................................1 1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI ...3 1.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước....................................................3 1.2.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới..................................................4 1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................5 1.3.1 Mục tiêu chung...............................................................................5 1.3.2 Mục tiêu cụ thể...............................................................................5 1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................6 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu.....................................................................6 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu:....................................................................6 1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................6 1.5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu .........................................................6 1.5.2 Phương pháp phân tích dữ liệu........................................................6 1.6 BỐ CỤC NGHIÊN CỨU.......................................................................7 1.7 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN ...................................................7 CHƯƠNG 1....................................................................................................8 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ THU CHI TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU......................................................................8 1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG MỘT ĐƠN VỊ ...........................................................................................................8
  • 8. vi 1.1.1 Khái niệm về kiểm soát nội bộ........................................................8 1.1.2 Mục tiêu của kiểm soát nội bộ ........................................................9 1.1.3 Sự cần thiết và lợi ích của kiểm soát nội bộ. .................................10 1.1.4 Các bộ phận cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ.........................11 1.1.5 Hạn chế của hệ thống kiểm soát nội bộ.........................................17 1.2 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP...............................................................................................18 1.2.1 Khái niệm về đơn vị sự nghiệp công lập .......................................18 1.2.2 Phân loại đơn vị sự nghiệp............................................................18 1.2.3 Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp.....................................................19 1.3 KIỂM SOÁT NỘI BỘ VỀ THU VÀ CHI TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP...............................................................................................21 1.3.1 Khái quát về kiểm soát nội bộ thu và chi tại các đơn vị sự nghiệp công lập.................................................................................................21 1.3.2 Kiểm soát thu và chi tại các đơn vị sự nghiệp công lập.................21 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..............................................................................25 CHƯƠNG 2..................................................................................................26 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ THU CHI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ .................................................................26 2.1 TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ ..................................................................................................................26 2.1.1 Quá trình hình thành bệnh viện.....................................................26 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ hoạt động của Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ ................................................................................................26 2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.........27 2.1.4 Đặc điểm hoạt động của Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.28 2.2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ THU CHI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ..................31 2.2.1 Thực trạng về tình hình thu, chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ ................................................................................................31 2.2.2 Thực trạng một số quy trình hoạt động cơ bản trong bệnh viện.....36
  • 9. vii ..................................................................................................................38 ..................................................................................................................47 2.3 THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIẾM SOÁT NỘI BỘ THU CHI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ .................................49 2.3.1 Môi trường kiểm soát ...................................................................49 2.3.2 Đánh giá rủi ro..............................................................................50 2.3.3 Hoạt động kiểm soát.....................................................................51 2.3.4 Thông tin và truyền thông.............................................................53 2.3.5 Giám sát .......................................................................................53 2.4 KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HIỆU LỰC CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ VỀ THU CHI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ .............................................................54 2.4.1 Môi trường kiểm soát ...................................................................54 2.4.2 Đánh giá rủi ro..............................................................................56 2.4.3 Hoạt động kiểm soát.....................................................................58 2.4.4 Thông tin và truyền thông.............................................................60 2.4.5 Giám sát .......................................................................................62 2.4.6 Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động thu chi....64 2.5 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ THU CHI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ..................65 2.5.1 Những ưu điểm về kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ...............................................................................65 2.5.2 Hạn chế của những tồn tại của hệ thống kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ................................................67 2.5.3 Nguyên nhân của những tồn tại của hệ thống kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ ...........................................71 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..............................................................................72 CHƯƠNG 3..................................................................................................73 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ THU CHI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ ................................................73
  • 10. viii 3.1 PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ..........................................................................73 3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ THU CHI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ.............................................73 3.2.1 Môi trường kiểm soát ...................................................................73 3.2.2 Đánh giá rủi ro..............................................................................76 3.2.3 Hoạt động kiểm soát.....................................................................77 3.2.4 Thông tin và truyền thông.............................................................83 3.2.5 Giám sát .......................................................................................84 KẾT LUẬN ..................................................................................................85 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................86 PHỤ LỤC I...................................................................................................88 BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT .....................................................................88 PHỤ LỤC II..................................................................................................93 BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT................................................93
  • 11. ix DANH SÁCH BẢNG, BIỂU Bảng 2.1. Bảng tổng hợp số lượt khám điều trị..............................................29 Bảng 2.2 Bảng thu từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp và nguồn thu sự nghiệp ......................................................................................................................31 Bảng 2.3 Bảng tổng hợp nguồn thu tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ giai đoạn 2016 - 2018....................................................................................32 Bảng 2.4 Bảng tổng hợp nguồn chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ giai đoạn 2016 – 2018...................................................................................34 Bảng 2.5 Tổng hợp chi lương tăng thêm bệnh viện năm 2016 – 2018............36 Bảng 2.6 Bảng kết quả khảo sát môi trường kiểm soát ..................................54 Bảng 2.7 Bảng kết quả khảo sát đánh giá rủi ro.............................................56 Bảng 2.8 Bảng kết quả khảo sát hoạt động kiểm soát ....................................58 Bảng 2.9 Bảng kết quả khảo sát thông tin và truyền thông ............................60 Bảng 2.10 Bảng kết quả khảo sát về giám sát................................................62 Bảng 2.11 Bảng kết quả khảo sát về Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động thu chi......................................................................................64 Biểu đồ 2.1 Tình hình nguồn thu của bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ từ năm 2016 – 2018...........................................................................................33 Biểu đồ 2.2 Tình hình nguồn chi của bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ từ năm 2016 – 2018...........................................................................................35
  • 12. x DANH SÁCH SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1 Chu trình lập dự toán ngân sách nhà nước .....................................37 Sơ đồ 2.2. Sơ đồ hoạt động thu phí, thu tạm ứng viện phí của bệnh nhân ......38 Sơ đồ 2.3. Chu trình thu viện phí, thu khác của kế toán bệnh viện.................40 Sơ đồ 2.4. Quy trình xuất thuốc phục vụ khám, chữa bệnh............................42 Sơ đồ 2.5. Chu trình mua sắm vật tư.............................................................43 Sơ đồ 2.6. Chu trình mua sắm tài sắm tài sản cố định...................................45 Sơ đồ 2.7. Chu trình thanh toán lương và thu nhập tăng thêm cho CBCNV...47 Sơ đồ 3.1 Tổ chức bộ máy của bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ ..........75
  • 13. xi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BHYT Bảo hiểm y tế BHXH Bảo hiểm xã hội CBCNVC Cán bộ công nhân viên chức CBCNV Cán bộ công nhân viên CBVC Cán bộ viên chức KBNN Kho bạc nhà nước KCB Khám chữa bệnh KSNB Kiểm soát nội bộ KHKT Khoa học kỹ thuật KTNB Kiểm toán nội bộ KTT Kế toán trưởng HCSN Hành chính sự nghiệp HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ HĐSXDV Hoạt động sản xuất dịch vụ NSNN Ngân sách nhà nước NS Ngân sách PHCN Phục hồi chức năng SXKD Sản xuất kinh doanh TSCĐ Tài sản cố định UBND Ủy ban nhân dân XHH Xã hội hóa
  • 14. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Sau hơn 30 năm đổi mới và hội nhập quốc tế, bên cạnh những thử thách, khó khăn, nước ta cũng đạt được những thành công có ý nghĩa lịch sử, tạo tiền đề cho Việt Nam bước vào giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng và phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn. Trong quá trình đó, con người đóng một vai trò hết sức quan trọng để góp phần xây dựng đất nước mà vấn đề sức khoẻ luôn là ưu tiên hàng đầu đối với người lao động. Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nguồn tài nguyên quý báu nhất quyết định sự phát triển của đất nước. Để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đầu tư phát triển hệ thống mạng lưới y tế, trong đó có các bệnh viện đa khoa. Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học - kỹ thuật tiên tiến, sự gia tăng chuyên môn hoá ngành y tế với việc triển khai các kỹ thuật y tế tinh vi như chụp vi tính cắt lớp, cộng hưởng từ, chụp mạch, các trị liệu về gen, phẫu thuật ghép phủ tạng… đã chuyển bệnh viện thành một tổ chức hoạt động khá phức tạp, đòi hỏi phải có cơ chế và phương pháp tổ chức quản lý phù hợp, hiệu quả. Nhà nước ta đã và đang chuyển đổi phương thức quản lý tài chính biên chế của các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập. Trước đây, nhà nước ban hành tất cả các chế độ, chính sách yêu cầu các đơn vị phải tuân thủ. Hiện nay, các đơn vị được giao khoán kinh phí, biên chế chủ động trong việc điều chỉnh thực hiện nhiệm vụ. Việc thực hiện tự chủ thông qua Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 và Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015. Do đó, việc chú trọng vào kỹ thuật quản lý bệnh viện, đảm bảo quản lý có chất lượng mọi mặt hoạt động của bệnh viện, trong đó quản lý hoạt động tài chính là một nội dung hết sức quan trọng. Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động tài chính trong các bệnh viện, bộ máy kiểm soát nội bộ thu chi đã được hình thành và đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động của các bệnh viện. Hiện nay, hoạt động kiểm soát nội bộ thu chi tại bệnh viện chỉ là hoạt động tự phát, tự vận dụng trong quản lý lãnh đạo, hoạt động kiểm soát nội bộ thu chi vẫn chưa thực sự
  • 15. 2 hiệu quả do nhận thức của các nhà quản lý về chức năng, nhiệm vụ, vai trò của kiểm soát nội bộ còn chưa đúng đắn, dẫn đến hiệu quả kiểm soát nội bộ thu chi còn rất hạn chế, mang nặng hình thức, thiếu tính chuyên nghiệp. Theo chủ trương của Bộ y tế, năm 2019 Bệnh viện đa khoa Thành phố Cần Thơ phải tiến hành tự chủ về tài chính. Đứng trước thách thức đó, đòi hỏi bệnh viện phải chú trọng đến việc hoàn thiện kiểm soát nội bộ đặc biệt là thu chi để không chỉ là hoạt động kiểm tra, rà soát, đánh giá một cách độc lập, khách quan đối với hoạt động của bệnh viện trong việc tuân thủ các chính sách, thủ tục quy trình đã được thiết lập trong tổ chức mà còn đưa ra các kiến nghị, tư vấn nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của kiểm soát nội bộ góp phần đảm bảo cho bệnh viện hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật… Do đó, tác giả đã chọn đề tài: “Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ”
  • 16. 3 1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI 1.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước Về hệ thống kiểm soát nội bộ đã được rất nhiều tác giả nghiên cứu. Luận án tiến sĩ: “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam” (2012) của tác giả Bùi Thị Minh Hải. Trong luận án này, tác giả làm rõ và hệ thống hóa cơ sở lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp; phân tích đặc điểm ngành may mặc có ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp; nghiên cứu rút ra bài học kinh nghiệm về tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp may ở một số nước trên thế giới; khảo sát và phân tích thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp may Việt Nam; nghiên cứu phương hướng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ ở các doanh nghiệp may Việt Nam. Tuy nhiên trong luận án cũng chưa nghiên cứu rõ hệ thống KSNB trên quan điểm hiện đại là hỗ trợ cho tổ chức để tạo ra giá trị gia tăng cho tổ chức. Luận án tiến sĩ “Đổi mới hoạt động kiểm soát nội bộ về sử dụng ngân sách, tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính, sự nghiệp thuộc bộ tài chính” (2015) của tác giả Nguyễn Đức Thọ. Trong luận án này, tác giả xác định và luận giải rõ khung lý thuyết của hoạt động KSNB về sử dụng ngân sách – tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp; đánh giá đúng thực trạng hoạt động KSNB về sử dụng ngân sách – tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính, từ đó chỉ rõ kết quả, tồn tại, nguyên nhân; đề xuất được quan điểm, phương hướng và giải pháp đổi mới hoạt động KSNB về sử dụng ngân sách – tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính có tính khoa học, đồng bộ và khả thi. Luận án tiến sĩ “Tổ chức hệ thống kiểm soát nội bô trong các đơn vị dự toán trực thuộc Bộ Quốc phòng” (2011) của tác giả Phạm Bích Ngọc. Trong luận án này, tác giả trên cơ sở hệ thống hóa và phát triển các vấn đề lý luận chung về KSNB gắn với kiểm soát tài chính trong các đơn vị dự toán quân đội và kết quả nghiên cứu thực trạng tổ chức hệ thống KSNB trong các đơn vị dự toán thuộc Bộ Quốc phòng. Luận án đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức hệ thống KSNB phù hợp với đặc thù của các đơn vị dự toán trực thuộc Bộ Quốc phòng nhằm mục đích tăng cường quản lý tài chính trong lĩnh vực quốc phòng – an ninh. Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp sản xuất bia - rượu – nước giải khát của Việt Nam” (2016) của tác giả Phạm Thị Bích Thu đã xây dựng bộ thang đo chi tiết, rõ ràng và toàn diện với 97 biến quan sát
  • 17. 4 cho 5 nhân tố gồm môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, hệ thống thông tin và truyền thông hoạt động giám sát và tính hữu hiệu của KSNB. Thêm vào đó, thang đo tính hữu hiệu của KSNB được bổ sung mục tiêu quản trị rủi ro và mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Ngoài ra, luận án đã đo lường cụ thể và xác thực mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới tính hữu hiệu của KSNB, từ đó là cơ sở để hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp sản xuất Bia Rượu Nước giải khát Việt Nam. Đóng góp mới của luận án là nổi bật với việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng đặc biệt là mô hình cấu trúc tuyến tính giúp kiểm tra các mối quan hệ phức hợp trong mô hình. Luận văn thạc sĩ “Công tác kiểm soát nội bộ thu, chi ngân sách tại Trường Cao đẳng nghề khu vực Long Thành – Nhơn Trạch – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện” (2013) của tác giả Nguyễn Thúy Hiền. Luận văn tập trung nghiên cứu nội dung vận dụng công tác kiểm soát nội bộ tại Trường Cao Đẳng Nghề khu vực Long Thành - Nhơn Trạch để tìm ra những ưu điểm, nhược điểm và tồn tại của việc vận dụng kế toán quản trị tại Trường. Từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ thu, chi ngân sách tại Trường Cao Đẳng Nghề khu vực Long Thành - Nhơn Trạch. 1.2.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới Bài báo “The influence of internal control system on the financial accountability of elementary schools in Badung, Indonesia” của tác giả Aristanti Widyaningsih (2015) đề cập đến ảnh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ đến trách nhiệm giải trình tài chính của các trường tiểu học ở Bandung, Indonesia. Nghiên cứu này nhằm tìm ra hiệu quả của các thành phần kiểm soát nội bộ về trách nhiệm giải trình tài chính ở các trường học. Tác giả sử dụng việc lấy mẫu thuận tiện, mẫu nghiên cứu gồm 168 người trả lời, sử dụng phân tích đường thẳng để kiểm tra ảnh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ đến trách nhiệm giải trình tài chính. Bài báo “Effect of internal control systems on financial performance of small and medium scale business enterprises in Kisumu city, Kenya” của tác giả Douglas Ong’ang’a Nyakundi (2014). Tác giả đề cập đến ảnh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ đến hoạt động tài chính của các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ ở thành phố Kisumu, Kenya. Mục tiêu chính của nghiên cứu này là điều tra hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ về hoạt động tài chính giữa các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ ở thành phố Kisumu, Kenya; đánh giá cụ thể mối quan hệ giữa hệ thống kiểm soát nội bộ và lợi nhuận đầu tư; và thiết lập mức độ hiểu biết về kinh doanh của doanh nghiệp đối với các hệ thống kiểm soát nội bộ và hiệu quả của nó đối với hoạt động tài chính.
  • 18. 5 Như vậy, các công trình nghiên cứu trên đã nghiên cứu các vấn đề chủ yếu sau: thực trạng kiểm soát nội bộ tại các đơn vị, nhận thấy những mặt tồn tại của đơn vị đó, từ đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện; đưa ra được một số yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ. Tuy nhiên, tác giả đề xuất những giải pháp về kiểm soát nội bộ trong các công trình này là những đề xuất mang tính chất chung cho các đơn vị hành chính sự nghiệp và các doanh nghiệp, chưa đưa ra được những giải pháp thiết thực để các đơn vị vận dụng nhằm đóng góp nhất định vào việc hạn chế rủi ro, ngăn ngừa đến mức thấp nhất những sai sót có thể xảy ra trong tương lai, nâng cao chất lượng thu chi. Bên cạnh đó, có nhiều nghiên cứu về kiểm soát nội bộ thu chi đã công bố nhưng hiện nay tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ chưa có công trình nghiên cứu nào về kiểm soát nội bộ thu chi. Vì vậy, tác giả thực hiện đề tài “Kiểm soát nội bộ thu chi ngân sách tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ” nhằm góp phần nâng cao chất lượng kiểm soát nội bộ và tăng tính hiệu quả quản lý thu chi tại Bệnh viện. Bên cạnh đó, tác giả kế thừa kế thừa hệ thống cơ sở lý luận hệ thống kiểm soát nội bộ theo INTOSAI (1992), khảo sát các thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện. 1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.3.1 Mục tiêu chung Mục tiêu của đề tài là đánh giá thực trạng về kiểm soát nội bộ các khoản thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ và đề xuất giải pháp nâng cao tính hiệu lực của kiểm soát nội bộ đảm bảo thu, chi đúng, chi đủ, chi kịp thời, ngăn ngừa, hạn chế rủi ro thất thoát chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ. 1.3.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ - Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện đa khoa Thành phố Cần Thơ.
  • 19. 6 1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động kiểm soát nội bộ các khoản thu và các khoản chi tại Bệnh viện đa khoa Thành phố Cần Thơ 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nội dung nghiên cứu: nghiên cứu công tác kiểm soát nội bộ thu, chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ từ năm 2016 đến năm 2018. Thực hiện khảo sát các nhân viên kế toán, cán bộ quản lý bằng các câu hỏi khảo sát tại thời điểm từ 01/03/2019 đến 20/05/2019. 1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu Dữ liệu thứ cấp: được thu thập từ các nguồn tài liệu thống kê và tổng hợp các báo cáo tài chính, tài liệu tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ từ năm 2016 đến năm 2018 Dữ liệu sơ cấp: để thu thập dữ liệu sơ cấp, nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn thông qua Bảng câu hỏi. Điều tra phỏng vấn được thực hiện trực tiếp đối với đối tượng phỏng vấn (ban lãnh đạo và nhân viên các khoa phòng đang công tác tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ) hoặc bằng hình thức gửi thư điện tử cho đối tượng với Bảng câu hỏi đã được thiết kế liên quan đến các yếu tố cấu thành KSNB, và tính hữu hiệu của KSNB. Bảng câu hỏi được thiết kế nhằm thu thập và ghi chép lại những thông tin đầy đủ, xác đáng và thỏa mãn được mục tiêu nghiên cứu (Phụ lục I). 1.5.2 Phương pháp phân tích dữ liệu Phương pháp thu thập dữ liệu: quan sát tìm hiểu phân tích thực trạng kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ thông qua các biểu mẫu báo cáo tài chính từ năm 2016 đến năm 2018; các chính sách trong quản lý mà đơn vị đang áp dụng. Phương pháp tổng hợp, phân tích dữ liệu: từ các thông tin thu được, thông qua các phương pháp thu thập dữ liệu xử lý có tính nguyên tắc như logic, tổng hợp, phân tích… và phương pháp kỹ thuật cụ thể như so sánh, đối chiếu, phân tích nội dung và các kỹ thuật của thống kê dựa vào phần mềm xử lý văn bản. Phương pháp so sánh: so sánh số liệu giữa các năm liên quan đến hoạt động kiểm soát nội bộ thu chi nhằm đánh giá xu hướng biến động tăng, giảm trong hoạt động này tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ. Ngoài ra, so sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với mục tiêu tổng
  • 20. 7 thể, so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy sự biến đổi cả về số tương đối và tuyệt đối của chỉ tiêu qua các niên độ kế toán liên tiếp. 1.6 BỐ CỤC NGHIÊN CỨU Kết cấu của luận văn ngoài phần mở đầu giới thiệu bối cảnh nghiên cứu, mục tiêu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, tóm tắt phương pháp nghiên cứu cũng như kết quả mong đợi của luận văn; phần nội dung chính của luận văn được trình bày thành 3 chương như sau: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về kiểm soát nội bộ thu, chi trong đơn vị sự nghiệp có thu Chương 2: Thực trạng kiểm soát nội bộ thu, chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ Chương 3: Những giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ thu, chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ 1.7 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN Về mặt lý luận, khẳng định các nhân tố và đưa ra bằng chứng thực nghiệm về sự tác động của các nhân tố đến hệ thống kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ. Bên cạnh đó luận văn không chỉ góp phần quan trọng trong việc hệ thống hóa mà còn làm rõ cơ sở lý luận về kiểm soát thu chi tại các đơn vị sự nghiệp công lập. Về mặt thực tiễn, trên cơ sở phân tích thực trạng kiểm soát thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ, luận văn đã đưa ra những giải pháp có thể áp dụng tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.
  • 21. 8 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ THU CHI TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU 1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG MỘT ĐƠN VỊ 1.1.1 Khái niệm về kiểm soát nội bộ Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về KSNB, dưới đây là một số quan điểm về KSNB: - KSNB theo quan điểm của IFAC: “KSNB là hệ thống gồm các chính sách, các thủ tục được thiết lập tại đơn vị nhằm đảm bảo các mục tiêu: bảo vệ tài sản của đơn vị, đảm bảo của độ tin cậy của các thông tin, đảm bảo việc thực hiện các chế độ pháp lý và đảm bảo hiệu quả của hoạt động”. - KSNB theo quan điểm của COSO: “KSNB là một quy trình chịu ảnh hưởng bởi Hội đồng quản trị, các nhà quản lý và các nhân viện khác của tổ chức, được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý trong việc tổ chức thực hiện các mục tiêu sau: hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động, tính chất đáng tin cậy của Báo cáo tài chính, sự tuân thủ các luật lệ về pháp luật hiện hành”. Trong khu vực công, INTOSAI cũng tích hợp những yếu tố cấu thành hệ thống KSNB theo COSO khi ban hành những quy định về KSNB. INTOSAI GOV 9100 định nghĩa: “KSNB là một quá trình xử lý toàn bộ được thực hiện bởi nhà quản lý và các cá nhân trong tổ chức, quá trình này được thiết kế để phát hiện các rủi ro và cung cấp một sự đảm bảo hợp lý để đạt được nhiệm vụ của tổ chức”. Theo đó, có năm khái niệm quan trọng cần làm rõ, đó là: + Kiểm soát nội bộ là một quá trình. Kiểm soát nội bộ không phải là từng hoạt động riêng rẽ mà nó một chuỗi các hoạt động kiểm soát hiện diện ở mọi bộ phận trong đơn vị và được kết hợp với nhau thành một thể thống nhất. Chính quá trình này là phương tiện giúp đơn vị đạt được mục tiêu của mình. + Kiểm soát nội bộ chịu sự chi phối của con người. Kiểm soát nội bộ được thiết kế và vận hành bởi con người, từ cấp lãnh đạo cao nhất đến tất cả các cán bộ, công chức, viên chức. Chính họ sẽ định ra mục tiêu, thiết lập cơ chế kiểm soát và vận hành chúng. Tuy vậy, muốn hệ thống kiểm soát nội bộ thực sự hữu hiệu thì từng thành viên trong tổ chức phải hiểu được trách nhiệm, quyền hạn của mình và hướng các hoạt động của họ đến mục tiêu chung của tổ chức. + Kiểm soát nội bộ được thiết lập để đối phó với rủi ro. Việc thực hiện sứ mạng của tổ chức sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro. Kiểm soát nội bộ có thể
  • 22. 9 giúp tổ chức nhận diện và đối phó với rủi ro để tối đa hóa khả năng đạt được mục tiêu. + Kiểm soát nội bộ cung cấp một sự đảm bảo hợp lý. Kiểm soát nội bộ chỉ có thể cung cấp sự đảm bảo hợp lý cho các nhà quản lý trong việc đạt được các mục tiêu của đơn vị chứ không thể đảm bảo tuyệt đối. Bởi hệ thống kiểm soát nội bộ dù chặt chẽ đến đâu cũng tồn tại những hạn chế tiềm tàng, đó là sự thông đồng của các cá nhân hay sự lạm quyền của nhà quản lý…, kiểm soát nội bộ có thể ngăn chặn và phát hiện những sai phạm nhưng không thể đảm bảo là chúng không bao giờ xảy ra. Có rất nhiều khái niệm về KSNB theo hướng dẫn của INTOSAI (1992) như trên, và theo hướng dẫn INTOSAI (2004) thì KSNB là quá trình được thiết kế để phát hiện các rủi ro hướng đến quản trị rủi ro, tương tự như hướng dẫn INTOSAI (2004) thì hướng dẫn theo INTOSAI (2013) được bổ sung một số nguyên tắc không phù hợp áp dụng để khảo sát đối với bệnh viện công. Vì vậy trong đề tài này tác giả sử dụng khái niệm về hệ thống KSNB cũng như các yếu tố của hệ thống KSNB theo INTOSAI (1992) làm cơ sở lý thuyết nền cho nghiên cứu của mình. So với định nghĩa của báo cáo COSO (1992) và hướng dẫn năm 1992, thì INTOSAI (1992) bổ sung khía cạnh giá trị đạo đức được thêm vào. Mục tiêu của KSNB được nhấn mạnh thêm, đó chính là tầm quan trọng của hành vi đạo đức cũng như sự ngăn chặn và phát hiện gian lận, tham nhũng trong khu vực công. Ngân sách Nhà nước được phân bố rộng rãi, chính vì vậy cần có các kiểm soát nhằm đảm bảo ngân sách được sử dụng đúng mục đích, các tài sản không bị thất thoát hay lãng phí.Vì vậy việc bảo vệ nguồn lực cần được nhấn mạnh thêm tầm quan trọng trong KSNB đối với khu vực công. 1.1.2 Mục tiêu của kiểm soát nội bộ Định nghĩa về KSNB của COSO đã phản ánh bốn yếu tố quan trọng cần lưu ý là quá trình, con người, đảm bảo hợp lý và mục tiêu: - KSNB không chỉ là một sự kiện hay tình huống, mà là một chuỗi các hoạt động tồn tại ở mọi bộ phận, kết chặt vào hoạt động của tổ chức. - KSNB chịu sự kiểm soát của ban giám đốc, nhà quản lý và các nhân viên trong một tổ chức; là một công cụ do chính con người trong tổ chức thiết lập và vận hành nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. - KSNB chỉ có thể cung cấp sự đảm bảo hợp lý cho Ban giám đốc và các nhà quản lý trong việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra của đơn vị, bởi những
  • 23. 10 hạn chế tiềm tàng trong quá trình xây dựng và vận hành HTKSNB (sai lầm khi ra quyết định, thông đồng của nhân viên, sự lạm quyền của nhà quản lý…). - Mỗi đơn vị đều đưa ra mục tiêu mà họ cần phải đạt được: gồm mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể cho từng hoạt động, từng bộ phận trong đơn vị. Các mục tiêu này chia thành 3 nhóm sau: + Nhóm mục tiêu về hoạt động: nhấn mạnh sự hữu hiệu và hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực trong đơn vị. + Nhóm mục tiêu về báo cáo tài chính: yêu cầu báo cáo tài chính phát hành ra công chúng được lập một cách tin cậy và trung thực. + Nhóm mục tiêu về sự tuân thủ: đơn vị phải tuân thủ pháp luật và các quy định. Mục tiêu của INTOSAI (1992) là: - Thúc đẩy các hoạt động hữu hiệu, hiệu quả và có kỷ cương cũng như chất lượng của sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhiệm vụ của tổ chức. - Bảo vệ các nguồn lực không bị thất thoát, lạm dụng, lãng phí, tham ô và vi phạm pháp luật. - Khuyến khích tuân thủ pháp luật, quy định của nhà nước và nội bộ. - Xây dựng và duy trì các dữ liệu tài chính và hoạt động, lập báo cáo đúng đắng kịp thời. 1.1.3 Sự cần thiết và lợi ích của kiểm soát nội bộ. Trong một tổ chức bất kỳ, sự thống nhất và xung đột quyền lợi chung - quyền lợi riêng của người sử dụng lao động với người lao động luôn tồn tại song hành. Nếu không có hệ thống kiểm soát nội bộ, làm thế nào để người lao động không vì quyền lợi riêng của mình mà làm những điều thiệt hại đến lợi ích chung của toàn tổ chức, của người sử dụng lao động? Làm sao quản lý được các rủi ro? Làm thế nào có thề phân quyền, ủy nhiệm, giao việc cho cấp dưới một cách chính xác, khoa học chứ không phải chỉ dựa trên sự tin tưởng cảm tính? Một hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh sẽ đem lại cho tổ chức các lợi ích như: Giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong SXKD (sai sót vô tình gây thiệt hại, các rủi ro làm chậm kế hoạch. Tăng giá thành, giảm chất lượng sản phẩm...). Bảo vệ tài sản khỏi bị hư hỏng, mất mát bởi hao hụt, gian lận, lừa gạt, trộm cắp. Đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và báo cáo tài chính. Đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội quy, quy chế, quy trình hoạt động của tổ chức cũng như các quy định của luật pháp. Đảm bảo tổ chức hoạt động hiệu quả, sử dụng
  • 24. 11 tối ưu các nguồn lực và đạt được mục tiêu đặt ra. Bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, cổ đông và gây dựng lòng tin đối với họ (trường hợp Công ty cổ phần). 1.1.4 Các bộ phận cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ Tương tự như báo cáo COSO, INTOSAI đưa ra 5 yếu tố của KSNB, gồm: - Môi trường kiểm soát. - Đánh giá rủi ro. - Các hoạt động kiểm soát. - Thông tin và truyền thông. - Giám sát 1.1.4.1 Môi trường kiểm soát Môi trường kiểm soát đã tạo nên một sắc thái chung cho một tổ chức, ảnh hưởng đến ý thức kiểm soát của các nhân viên. Môi trường kiểm soát là nền tảng cho tất cả các yếu tố khác trong KSNB, tạo lập một nề nếp kỷ cương, đạo đức và cơ cấu tổ chức. Các nhân tố trong môi trường kiểm soát bao gồm: - Tính trung thực và các giá trị đạo đức: Sự trung thực và tôn trọng giá trị đạo đức của nhà lãnh đạo và đội ngũ nhân viên xác định thái độ cư xử chuẩn mực trong công việc của họ, thể hiện qua sự tuân thủ các điều lệ, quy định và đạo đức về cách thức ứng xử của cán bộ công chức Nhà nước. Ví dụ như công khai tài sản, các vị trí kiêm nhiệm công việc bên ngoài, quà tặng và báo cáo các mâu thuẫn về lợi ích. Đồng thời, phải cho công chúng thấy được tinh thần này trong sứ mạng và tiêu chuẩn đạo đức của tổ chức công thông qua các văn bản chính thức. - Năng lực nhân viên: Năng lực nhân viên bao gồm trình độ hiểu biết và kỹ năng làm việc cần thiết để đảm bảo việc thực hiện có kỷ cương, trung thực, tiết kiệm, hiệu quả và hữu hiệu, cũng như có sự am hiểu đúng đắn về trách nhiệm của bản thân trong việc thiết lập hệ thống KSNB lãnh đạo và nhân viên duy trì một trình độ đủ để hiểu được việc xây dựng thực hiện, duy trì KSNB, vai trò của KSNB và trách nhiệm của họ trong việc thực hiện sứ mạng chung của tổ chức. Mỗi cá nhân trong tổ chức đều giữ một vai trò trong hệ thống KSNB bởi trách nhiệm của họ. Lãnh đạo và nhân viên cũng cần có kỹ năng cần thiết để đánh giá rủi ro. Việc đánh giá rủi ro đảm bảo hoàn thành trách nhiệm của họ trong tổ chức. Đào tạo là một phương thức hữu hiệu để nâng cao trình độ cho các thành viên trong tổ
  • 25. 12 chức. Một trong những nội dung đào tạo là hướng dẫn về mục tiêu kiểm soát nội bộ, phương pháp giải quyết những tình huống khó xử trong công việc. - Triết lý quản lý và phong cách lãnh đạo: Triết lý quản lý và phong cách lãnh đạo thể hiện qua cá tính, tư cách và thái độ của nhà lãnh đạo khi điều hành. Nếu nhà lãnh đạo cấp cao cho rằng KSNB là quan trọng thì những thành viên khác trong tổ chức cũng sẽ cảm nhận được điều đó và sẽ theo đó tận tâm xây dựng hệ thống KSNB. Tinh thần này biểu hiện ra thành những quy định đạo đức ứng xử trong cơ quan. Ví dụ như việc xây dựng kiểm toán nội bộ trong KSNB thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo đến KSNB. Ngược lại, nếu các thành viên trong tổ chức cho rằng KSNB không quan trọng có nghĩa là lãnh đạo chưa quan tâm đúng mức đến KSNB. Kết quả là KSNB chỉ còn là hình thức chứ không có ý nghĩa thật sự, dẫn đến mục tiêu, nhiệm vụ của đơn vị không còn đạt được như mong muốn. - Cơ cấu tổ chức Một cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ đảm bảo cho sự thông suốt trong việc ủy quyền và phân công trách nhiệm. Cơ cấu tổ chức được thiết kế tổ chức sao cho nó có thể ngăn ngừa được sự vi phạm các quy chế KSNB và loại được những hoạt động không phù hợp. Hoạt động được xem là không phù hợp là những hoạt động mà sự kết hợp của chúng có thể dẫn đến sự vi phạm và che dấu sai lầm và gian lận. Cơ cấu tổ chức bao gồm: • Sự phân chia quyền và trách nhiệm báo cáo. • Hệ thống báo cáo phù hợp. Trong cơ cấu tổ chức cũng bao gồm bộ phận kiểm toán nội bộ, ban kiểm soát, bộ phận thanh tra, kiểm tra được tổ chức độc lập với các đối tượng kiểm toán và báo cáo trực tiếp đến lãnh đạo cao nhất trong cơ quan. - Chính sách nhân sự: Chính sách nhân sự bao gồm việc tuyển dụng, huấn luyện, giáo dục, đánh giá, bổ nhiệm, khen thưởng, hay kỷ luật, hướng dẫn nhân viên. Mỗi cá nhân đóng vai trò quan trọng trong KSNB. Khả năng, sự tin cậy của nhân viên rất cần thiết để kiểm soát được hữu hiệu. Vì vậy, cách thức tuyển dụng, huấn luyện, giáo dục, đánh giá, bổ nhiệm, khen thưởng, hay kỷ luật là một phần quan trọng trong môi trường kiểm soát. Nhân viên được tuyển dụng phải bảo đảm được về tư cách đạo đức cũng như kinh nghiệm để thực hiện công việc được giao. Nhà lãnh đạo cần thiết lập các chương trình động viên, khuyến khích bằng các hình thức khen thưởng và nâng cao mức khuyến khích cho các hoạt động cụ thể.
  • 26. 13 Đồng thời, các hình thức kỷ luật nghiêm khắc cho các hành vi vi phạm cũng cần được các nhà lãnh đạo quan tâm. 1.1.4.2 Đánh giá rủi ro KSNB phục vụ để đạt mục tiêu tổ chức, việc đánh giá rủi ro là rất quan trọng vì nó ghi nhận các sự kiện quan trọng đe dọa đến mục tiêu, nhiệm vụ của đơn vị. Phân tích đánh giá rủi ro để thu hẹp vào những rủi ro chủ yếu. Việc nhận dạng rủi ro chủ yếu hết sức quan trọng, vì nó liên quan đến những đe dọa của rủi ro và liên quan đến sự phân chia trách nhiệm và nguồn lực đối phó rủi ro. Đánh giá rủi ro bao gồm quá trình nhận dạng và phân tích các rủi ro đe dọa mục tiêu của tổ chức và xác định biện pháp xử lý phù hợp. - Nhận dạng rủi ro: Bao gồm rủi ro bên ngoài và rủi ro bên trong, rủi ro ở cấp toàn đơn vị và rủi ro từng hoạt động. Rủi ro được xem xét liên tục trong suốt quá trình hoạt động của đơn vị, liên quan đến khu vực công các cơ quan nhà nước phải quản trị rủi ro ảnh hưởng đến mục tiêu được giao phó. - Đánh giá rủi ro: Là đánh giá tầm quan trọng, ước tính thiệt hại mà rủi ro gây ra và khả năng xảy ra rủi ro. Có nhiều phương pháp đánh giá rủi ro tùy theo mỗi loại rủi ro, tuy nhiên phải đánh giá rủi ro một cách có hệ thống. Ví dụ, phải xây dựng các tiêu chí đánh giá rủi ro, sau đó sắp xếp thứ tự các rủi ro dựa vào đó nhà lãnh đạo sẽ phân bổ nguồn lực đối phó rủi ro. - Phát triển các biện pháp đối phó: Có 4 biện pháp đối phó với rủi ro: • Phân tích rủi ro. • Chấp nhận rủi ro. • Tránh né rủi ro. • Xử lý hạn chế rủi ro. Trong phần lớn trường hợp các rủi ro phải được xử lý hạn chế và đơn vị duy trì KSNB để có biện pháp thích hợp, bởi vì đơn vị của nhà nước phải làm theo nhiệm vụ được giao. Các biện pháp xử lý hạn chế rủi ro ở mức độ hợp lý vì mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí nhưng nếu nhận dạng được và đánh giá được rủi ro thì sự chuẩn bị tốt hơn.
  • 27. 14 Khi môi trường thay đổi như các điều kiện về kinh tế, chế độ nhà nước, công nghệ, luật pháp sẽ làm rủi ro thay đổi thì việc đánh giá rủi ro cũng nên thường xuyên xem xét lại, điều chỉnh theo từng thời kỳ. 1.1.4.3. Hoạt động kiểm soát Hoạt động kiểm soát là những chính sách và những thủ tục đối phó rủi ro đảm bảo đạt được mục tiêu, nhiệm vụ của đơn vị. Để đạt được hiệu quả, hoạt động kiểm soát phải phù hợp, nhất quán giữa các thời kỳ, dễ hiểu, đáng tin cậy và liên hệ trực tiếp đến mục tiêu kiểm soát. Hoạt động kiểm soát có mặt xuyên suốt trong tổ chức, ở các mức độ và các chức năng. Hoạt động kiểm soát bao gồm kiểm soát phòng ngừa và phát hiện rủi ro. Cân bằng giữa thủ tục kiểm soát phát hiện và phòng ngừa là phối hợp các hoạt động kiểm soát để hạn chế, bổ sung lẫn nhau giữa các thủ tục kiểm soát. - Phân quyền và xét duyệt: Việc thực hiện các nghiệp vụ chỉ được thực hiện bởi người được ủy quyền theo trách nhiệm và phạm vi của họ. Ủy quyền là một cách thức chủ yếu để đảm bảo rằng chỉ có những nghiệp vụ có thực mới được phê duyệt đúng mong muốn của người lãnh đạo. Các thủ tục ủy quyền phải được tài liệu hóa và công bố rõ ràng, phải bao gồm những điều kiện cụ thể. Tuân thủ những quy định chi tiết của sự ủy quyền, nhân viên hành động đúng theo hướng dẫn, trong giới hạn được quy định bởi người lãnh đạo và pháp luật. - Phân chia trách nhiệm: Một hệ thống kiểm soát đòi hỏi không có người nào được giao quá nhiều trách nhiệm và quyền hạn. Một người không thể khách quan thấy được hết các sai phạm và cũng tạo môi trường dễ xảy ra gian lận. Các chức năng bất kiêm nhiệm mà một tổ chức cần phải phân định cho từng người riêng biệt là: • Quyền được phê chuẩn và ra quyết định. • Ghi chép: gồm lập chứng từ gốc, ghi nhật ký, ghi sổ tài khoản, lập bảng đối chiếu, lập báo cáo thực hiện. • Bảo vệ tài sản: trực tiếp như thủ quỹ, thủ kho, gián tiếp như người nhận séc khách hàng trả… Nếu các chức năng trên tập trung ở một người sẽ phát sinh tiêu cực, người tốt sẽ có cơ hội phạm tội vì điều kiện quá dễ dàng để thực hiện hành vi gian lận. Để ngăn chặn các sai phạm trên hoặc gian lận thì rất cần phải phân công các chức năng trên riêng biệt cho từng người. Tuy nhiên sự thông đồng, bắt tay nhau giữa một nhóm người này sẽ làm giảm hoặc phá hủy sự hữu hiệu của HTKSNB.
  • 28. 15 Trong một số trường hợp đơn vị có quy mô nhỏ, công việc từng nhiệm vụ không nhiều, quá ít nhân viên để thực hiện việc phân chia trách nhiệm. Khi đó nhà lãnh đạo phải nhận biết được rủi ro và sử dụng những biện pháp kiểm soát khác như luân chuyển nhân viên. Sự luân chuyển nhân viên đảm bảo rằng một người không xử lý mọi mặt nghiệp vụ trong thời gian dài. - Chứng từ và sổ sách ghi chép: Việc thiết kế mẫu chứng từ, sổ sách và sử dụng chúng một cách thích hợp nhất giúp bảo đảm sự ghi chép chính xác và đầy đủ tất cả các dữ liệu về nghiệp vụ xảy ra, các mẫu chứng từ cần đơn giản và hữu hiệu cho việc ghi chép giảm thiểu các sai sót, ghi trùng lắp, dễ đối chiếu và xem lại khi cần thiết. Chứng từ cần để các khoảng trống cho sự phê duyệt và xác nhận của người có liên quan đến nghiệp vụ. Đánh số thống nhất lại các chứng từ phát sinh ở đơn vị để dễ quản lý, dễ truy tìm và giảm thiểu các gian lận, sai phạm có thể xảy ra. - Bảo vệ tài sản: Tài sản của một tổ chức không chỉ là tiền, hàng hóa, máy móc thiết bị… mà còn là thông tin. Các thủ tục cần có để bảo vệ tài sản gồm: • Giám sát hiệu quả và phân định riêng biệt các chức năng. • Bảo quản và ghi chép về tài sản, bao gồm cả thông tin • Giới hạn việc tiếp cận với tài sản. • Giữ tài sản ở nơi riêng biệt, đảm bảo an toàn, bảo quản con dấu và chữ ký khắc sẵn (nếu có) - Kiểm tra, đối chiếu: Các nghiệp vụ và sự kiện phải được kiểm tra trước và sau khi xử lý. Ví dụ: phải kiểm tra hàng hóa trước khi nhập kho…Sổ sách phải được đối chiếu với các chứng từ thích hợp để kịp thời phát hiện và xử lý các sai sót. 1.1.4.4. Thông tin và truyền thông - Thông tin trong một tổ chức được nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình ra quyết định điều khiển các hoạt động của đơn vị. Như vậy không phải bất kỳ tin tức nào cũng trở thành thông tin cần thiết mà nó phải đáp ứng được các yêu cầu: • Tính chính xác: thông tin phải phản ánh đúng bản chất nội dung tình huống. • Tính kịp thời: thông tin được cung cấp đúng lúc, đúng thời điểm theo yêu cầu của các nhà quản trị.
  • 29. 16 • Tính đầy đủ và tính hệ thống: thông tin phải phản ánh đầy đủ mọi khía cạnh của tình huống giúp người sử dụng có thể đánh giá vấn đề một cách toàn diện. • Tính bảo mật: đòi hỏi thông tin phải được cung cấp đúng người phù hợp với quyền hạn và trách nhiệm của họ. Thông tin được cung cấp qua hệ thống thông tin. Trong đó, hệ thống thông tin kế toán là một phân hệ quan trọng. Ngoài ra các phân hệ thông tin khác như lưu trữ, tra cứu cũng rất cần thiết đối với KSNB vì nó cung cấp cơ sở cho những nhận định, phân tích tình hình hoạt động về những rủi ro và những cơ hội liên quan đến hoạt động của đơn vị. Thông tin có thể thu thập từ nhiều nguồn: từ Internet, từ số liệu của các cơ quan chức năng, từ báo đài hoặc tự tổ chức mạng lưới thu thập… Truyền thông là một phần của hệ thống thông tin nhưng được nêu ra để nhấn mạnh vai trò của việc truyền đạt thông tin. Các kênh truyền thông bao gồm: truyền thông từ cấp trên xuống cấp dưới, từ cấp dưới phản hồi lên cấp trên, trao đổi giữa các bộ phận trong tổ chức, giữa tổ chức với các đối tượng bên ngoài… 1.1.4.5. Giám sát: Giám sát là quá trình mà người quản lý đánh giá chất lượng của hoạt động kiểm soát. Điều quan trọng trong giám sát là phải xác định KSNB có vận hành đúng như thiết kế không và có cần thiết phải sửa đổi chúng cho phù hợp với từng giai đoạn không. Để đạt được kết quả, cần phải thực hiện những hoạt động giám sát thường xuyên hoặc định kỳ. Giám sát thường xuyên đạt được thông qua việc tiếp nhận các ý kiến đóng góp của khách hàng, nhà cung cấp… hoặc xem xét các báo cáo hoạt động và phát hiện các biến động bất thường. Giám sát định kỳ được thực hiện thông qua các cuộc kiểm toán định kỳ do các kiểm toán viên nội bộ, hoặc do kiểm toán viên độc lập thực hiện. Tóm lại, thông qua 05 yếu tố cấu thành cơ bản và tính chất của các thành phần cơ bản trong hệ thống kiểm soát nội bộ cho thấy: kiểm soát nội bộ là một quá trình, là một phương tiện để đi đến sự kết thúc chứ bản thân nó không phải là một sự kết thúc. KSNB là một quá trình lặp đi lặp lại, đa chiều mà các thành phần của nó có tác động qua lại lẫn nhau, áp dụng cho mọi loại hình tổ chức có quy mô lớn, trung, vừa và nhỏ…
  • 30. 17 1.1.5 Hạn chế của hệ thống kiểm soát nội bộ - Hạn chế xuất phát từ bản thân con người: Kiểm soát nội bộ chỉ có thể cung cấp một sự đảm bảo hợp lý chứ không phải đảm bảo tuyệt đối trong việc đạt được các mục tiêu của đơn vị. Điều này liên quan đến các hạn chế vốn có của hệ thống kiểm soát nội bộ. Các hạn chế này bao gồm: sai sót của con người, sự thông đồng của các cá nhân, sự lạm quyền của nhà quản lý và mối quan hệ giữa lợi ích và chí phí... Sai sót của con người là những lỗi không cố ý ảnh hưởng đến thông tin trên báo cáo tài chính. Các sai sót xảy ra do ba nguyên nhân chủ yếu sau: năng lực của nhân viên, áp lực công việc và quy trình xử lý nghiệp vụ kém, thiếu kinh nghiệm, không quan tâm đến các chỉ dẫn trong công tác, thiếu khả năng xét đoán hay không tuân thủ các quy định. Sai sót cũng có thể xảy ra do mệt mỏi với công việc. Ngoài ra một thái độ làm việc cẩu thả, thiếu thận trọng trong công việc có thể dẫn đến sai sót. - Hạn chế xuất phát từ sự thông đồng, lạm quyền: Thông đồng của các cá nhân là sự cấu kết giữa các nhân viên để lấy cắp tài sản của tổ chức. Nó có thể được hình thành từ ba yếu tố sau: động cơ, cơ hội do hệ thống kiểm soát nội bộ yếu kém và sự thiếu liêm khiết. Lạm quyền của nhà quản lý là việc các nhà quản lý trong tổ chức có quyền hạn hơn các nhân viên ở bộ phận sản xuất hay nhân viên văn phòng khác. Điều này làm cho chính sách nội bộ chỉ có hữu hiệu ở cấp quản lý thấp trong tổ chức và ít có hữu hiệu ở cấp quản lý cao hơn. - Hạn chế từ việc kiểm soát thường chỉ nhằm vào các nghiệp vụ thường xuyên phát sinh: Kiểm soát thường chỉ nhằm vào các nghiệp vụ thường xuyên phát sinh mà ít chú ý đến những nghiệp vụ không thường xuyên. Do đó, những sai phạm trong các nghiệp vụ này thường hay bị bỏ qua. - Hạn chế từ yêu cầu của nhà quản lý là chi phí nhỏ hơn lợi ích: Mối quan hệ giữa chi phí và lợi ích là sự đảm bảo hợp lý ngụ ý rằng chi phí bỏ ra cho hoạt động kiểm soát phải nhỏ hơn giá trị thiệt hại ước tính do sai sót và gian lận gây ra. Việc phản ứng với rủi ro và các hoạt động giám sát cũng phải đảm bảo rằng chi phí bỏ ra không vượt quá lợi ích thu được. - Hạn chế từ những thủ tục kiểm soát không còn phù hợp:
  • 31. 18 Khi điều kiện hoạt động của đơn vị bị thay đổi. Sự thay đổi có thể xuất phát từ yêu cầu quản lý của đơn vị, thay đổi trong chính sách của nhà nước, các quy định, văn bản của các cơ quan hữu quan hay sự thay đổi để phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ phát triển của đất nước, của đơn vị. Sự thay đổi này là một tất yếu khách quan. Do đó, khi môi trường thay đổi thì hệ thống KSNB hiện tại phải được thiết kế lại, hoặc điều chỉnh các mức độ rủi ro có thể chấp nhận được cho phù hợp với yêu cầu quản lý mới. Chính những hạn chế nói trên là nguyên nhân khiến cho hệ thống kiểm soát nội bộ không đảm bảo tuyệt đối, mà chỉ có thể đảm bảo hợp lý trong việc đạt được các mục tiêu của mình. Do hệ thống KSNB luôn tồn tại những hạn chế tiềm tàng và các thủ tục hệ thống KSNB xây dựng nhằm mục đích kiểm soát việc thực hiện các mục tiêu đề ra. Vì vậy nhà quản lý phải thường xuyên đánh giá lại hệ thống kiểm soát để điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp. 1.2 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP 1.2.1 Khái niệm về đơn vị sự nghiệp công lập Đơn vị sự nghiệp là đơn vị được thành lập để cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công đáp ứng nhu cầu của xã hội. Dịch vụ sự nghiệp công là loại dịch vụ phục vụ quyền cơ bản của công dân, phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội (như giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường, dịch vụ sự nghiệp trong các lĩnh vực nông nghiệp phát triển nông thôn, giao thông vận tải, khoa học, công nghê, xây dựng, khí tượng thủy văn…) do nhà nước tổ chức cung cấp cho nhân dân và cộng đồng xã hội dưới các hình thức: Nhà nước thành lập các đơn vị sự nghiệp cung cấp dịch vụ sự nghiệp công thuộc sở hữu nhà nước (được gọi là đơn vị sự nghiệp công lập), kinh phí hoạt động của các đơn vị này do Ngân sách Nhà nước đảm bảo toàn bộ, hoặc đảm bảo một phần, một phần do đối tượng thụ hưởng dịch vụ sự nghiệp công đóng góp (như học phí, viện phí…) theo quy định của Nhà nước; hoặc nhà nước tạo điều kiện, ban hành các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư để cho các thành phần kinh tế khác trong xã hội tham gia cung cấp dịch vụ sự nghiệp công. 1.2.2 Phân loại đơn vị sự nghiệp Nghị định 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập (thay thế Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006) đã quy định cách phân loại đơn vị sự nghiệp công lập thành 3 loại như sau:
  • 32. 19 - Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động); - Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên, phần còn lại được ngân sách nhà nước cấp (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động); - Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị sự nghệp không có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động). Đối với các đơn vị sự nghiệp đặc thù trực thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, các đơn vị có quy trình hoạt động đặc thù theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định này, việc xác định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của các đơn vị sự nghiệp thực hiện theo loại của đơn vị sự nghiệp cấp trên. Việc phân loại đơn vị sự nghiệp theo quy định trên được ổn định trong thời gian 3 năm. Sau thời gian 3 năm sẽ xem xét phân loại lại cho phù hợp. 1.2.3 Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp 1.2.3.1 Đặc điểm hoạt động - Đơn vị sự nghiệp công lập là một tổ chức hoạt động theo nguyên tắc phục vụ xã hội, không vì mục đích kiếm lời: Các đơn vị sự nghiệp được thành lập để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ và đáp ứng những nhu cầu nhất định của xã hội. Trong quá trình hoạt động, đơn vị sự nghiệp có thể được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động. Các sản phẩm dịch vụ do đơn vị sự nghiệp cung ứng cần được sử dụng thì có thể do Nhà nước đứng ra cung cấp không thu tiền để xã hội tiêu dùng. Trong trường hợp có thu tiền của người tiêu dùng thì cũng chỉ thu để bù đắp một phần chi phí đầu vào để tạo ra chúng. Tuy nhiên, xã hội ngày càng đòi hỏi tính hiệu quả trong quá trình hoạt động của các đơn vị sự nghiệp được hiểu ở hai khía cạnh: Chất lượng phục vụ và tiết kiệm nguồn lực cho xã hội. - Sản phẩm của các đơn vị sự nghiệp công lập là sản phẩm mang lợi ích chung và có tính lâu dài: Hoạt động sự nghiệp chủ yếu là cung cấp dịch vụ công cộng, tạo ra những giá trị về tri thức, văn hóa, phát minh, sức khỏe, đạo đức, các giá trị về xã hội...
  • 33. 20 là những sản phẩm vô hình và có thể dùng chung cho nhiều người, cho nhiều đối tượng trên phạm vi rộng. Nhìn chung, đại bộ phận các sản phẩm của đơn vị sự nghiệp là sản phẩm có tính phục vụ không chỉ bó hẹp trong một ngành hoặc một lĩnh vực nhất định. Những sản phẩm đó khi tiêu dùng thường có tác dụng lan tỏa. 1.2.3.2 Đặc điểm về tài chính - Đơn vị sự nghiệp được vay tín dụng ngân hàng hoặc quỹ hỗ trợ phát triển để mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp, tổ chức cung ứng dịch vụ và tự chịu trách nhiệm trả nợ vay theo quy định pháp luật. - Đơn vị sự nghiệp quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước như đơn vị sản xuất kinh doanh. Tài sản cố định sử dụng vào sản xuất, cung ứng dịch vụ thực hiện trích khấu hao, thu hồi vốn theo chế độ áp dụng cho các doanh nghiệp Nhà nước. Số tiền trích khấu hao tài sản cố định và tiền thu do thanh lý tài sản cố định thuộc tài chính nhà nước được để lại để đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị của đơn vị. - Được mở tài khoản tiền gửi tại các Ngân hàng thương mại hoặc Kho bạc Nhà nước để phản ánh các khoản thu, chi của hoạt động cung ứng dịch vụ: Mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước để phản ánh các khoản kinh phí thuộc NSNN cấp. - Đối với khoản chi hành chính (công tác phí, hội nghị phí, điện thoại...) chi hoạt động nghiệp vụ thường xuyên, tùy theo từng nội dung công việc nếu xét thấy cần thiết, có hiệu quả, thủ trưởng đơn vị được quyết định mức chi cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do Nhà nước quy định trong phạm vi nguồn thu được sử dụng. - Hằng năm căn cứ vào kết quả tài chính, đơn vị được trích lập 4 quỹ: Quỹ dự phòng ổn định thu nhập, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Mức trích quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi không vượt quá 3 tháng lương thực tế bình quân trong năm. 1.2.3.3 Công tác thu, chi ngân sách Trong quá trình chi tiêu, các đơn vị sự nghiệp y tế phải tổ chức quản lý chặt chẽ, tôn trọng dự toán được duyệt, các chế độ, định mức chỉ tiêu do Nhà nước quy định và sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm, thực hiện đúng tiến độ công việc theo kế hoạch. a. Các nguồn thu của đơn vị sự nghiệp y tế gồm - Nguồn thu từ NSNN cấp
  • 34. 21 - Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp. b. Các khoản chi của đơn vị sự nghiệp y tế - Chi từ nguồn NSNN cấp - Chi từ nguồn thu sự nghiệp. 1.3 KIỂM SOÁT NỘI BỘ VỀ THU VÀ CHI TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP 1.3.1 Khái quát về kiểm soát nội bộ thu và chi tại các đơn vị sự nghiệp công lập Kiểm soát nội bộ thu chi trong sự nghiệp công lập là một quá trình độc lập bị tác động bởi người quản lý và các cá nhân trong tổ chức và được thiết kế để nhận diện rủi ro và cung cấp giải pháp tin cậy nhằm đạt được sứ mạng của tổ chức, những mục tiêu chung cần đạt được là: vận hành có trật tự, đúng đắn, tính kinh tế, các hoạt động có hiệu lực và hiệu quả; thực hiện tốt trách nhiệm giải trình; tuân theo luật pháp và các quy tắc; bảo đảm an toàn nguồn lực chống lại mất mát, lãng phí và thiệt hại. Môi trường kiểm soát bao gồm 2 yếu tố: môi trường kiểm soát chung và môi trường kiểm soát bên ngoài Hệ thống kế toán: là hệ thống kế toán hành chính sự nghiệp ban hành theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp gồm: hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống sổ kế toán, hệ thống báo cáo kế toán. Kiểm toán nội bộ: là bộ phận độc lập với kế toán bao gồm những người có hiểu biết về tổ chức và hoạt động, giỏi về nghiệp vụ kế toán. Nội dung thủ tục KSNB bao gồm: kiểm soát tuân thủ pháp luật, chế độ tài chính kinh tế, kiểm soát mục tiêu, kế hoạch đã xây dựng, hoạch định, kiểm soát nghiệp vụ quản lý. 1.3.2 Kiểm soát thu và chi tại các đơn vị sự nghiệp công lập 1.3.2.1 Công tác thu chi tại các đơn vị sự nghiệp công lập a. Công tác thu trong đơn vị sự nghiệp công lập Nguyên tắc phân phối và sử dụng số kinh phí được để lại từ nguồn thu này phải có quy chế chi tiêu nội bộ. Các khoản thu này bao gồm: phần được để lại từ số thu phí, lệ phí cho đơn vị sử dụng theo quy định của Nhà nước, thu từ hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của từng đơn vị.
  • 35. 22 b. Công tác chi trong đơn vị sự nghiệp công lập Để thực hiện công tác chi trong đơn vị sự nghiệp, đơn vị cần phải mở tài khoản tại KBNN để thực hiện thu, chi qua hệ thống KBNN gồm: các khoản kinh phí do NSNN cấp và các khoản kinh phí ngoài NSNN (phí, lệ phí). Riêng các khoản thu, chi dịch vụ, liên kết, đơn vị thực hiện chế độ tự chủ có thể mở tài khoản tại ngân hàng hay kho bạc đề giao dịch, thanh toán. KBNN không kiểm soát các khoản thu, chi này kể cả khi đơn vị mở tài khoản tại KBNN. Sau đây là công tác chi một số khoản mục chủ yếu trong đơn vị sự nghiệp công lập Chi thanh toán cá nhân: Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp lương, các khoản trích nộp BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành. Chi thanh toán hàng hóa, dịch vụ: Gồm chi mua nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, văn phòng phẩm, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định. Chi đầu tư phát triển: Chi mua sắm sữa chữa tài sản (giống như chi mua hàng hóa, dịch vụ) Chi sự nghiệp khác: chi thực hiện các dự án từ các nguồn viện trợ, chi liên doanh, liên kết, và chi khác. 1.3.2.2 Nội dung kiểm soát thu và chi tại các đơn vị sự nghiệp công lập a. Lập dự toán thu chi ngân sách Lập dự toán ngân sách là quá trình phân tích, đánh giá giữa khả năng và nhu cầu các nguồn tài chính để xây dựng các chỉ tiêu thu chi ngân sách hàng năm một cách đúng đắn, có căn cứ khoa học và thực tiễn. Có hai phương pháp lập dự toán thường được sử dụng là phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ (incremental budgeting method) và phương pháp lập dự toán cấp không (zero basic budgeting method). Mỗi phương pháp lập dự toán trên có những đặc điểm riêng cùng những ưu, nhược điểm và điều kiện vận dụng khác nhau. Phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ là phương pháp xác định các chỉ tiêu trong dự toán dựa vào kết quả hoạt động thực tế của kỳ liền trước và điều chỉnh theo tỷ lệ tăng trưởng và tỷ lệ lạm phát dự kiến. Như vậy phương pháp này rất rõ ràng, dễ hiểu và dễ sử dụng, được xây dựng tương đối ổn định, tạo điều kiện, cơ sở bền vững cho nhà quản lý trong đơn vị trong việc điều hành
  • 36. 23 mọi hoạt động. Phương pháp lập dự toán cấp không là phương pháp xác định các chỉ tiêu trong dự toán dựa vào nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động trong năm kế hoạch, phù hợp với điều kiện cụ thể hiện có của đơn vị chứ không dựa trên kết quả hoạt động thực tế của năm trước. Như vậy, đây là phương pháp lập dự toán phức tạp hơn do không dựa trên số liệu, kinh nghiệm có sẵn. Tuy nhiên, nếu đơn vị sử dụng phương pháp này sẽ đánh giá được một cách chi tiết hiệu quả chi phí hoạt động của đơn vị, chấm dứt tình trạng mất cân đối giữa khối lượng công việc và chi phí thực hiện, đồng thời giúp đơn vị lựa chọn được cách thức tối ưu nhất để đạt được mục tiêu đề ra. Phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ là phương pháp truyền thống, đơn giản, dễ thực hiện và phù hợp cho những hoạt động tương đối ổn định của đơn vị. Trong khi đó, phương pháp lập dự toán cấp không phức tạp hơn, đòi hỏi trình độ cao trong đánh giá, phân tích, so sánh giữa nhiệm vụ và điều kiện cụ thể của đơn vị nên chỉ thích hợp với những hoạt động không thường xuyên, hạch toán riêng được chi phí và lợi ích. b. Tổ chức chấp hành dự toán thu chi Chấp hành dự toán là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế tài chính, hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu chi ghi trong dự toán ngân sách của đơn vị thành hiện thực. Trên cơ sở dự toán ngân sách được giao, các đơn vị sự nghiệp tổ chức triển khai thực hiện, đưa ra các biện pháp cần thiết đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ thu chi được giao đồng thời phải có kế hoạch sử dụng kinh phí ngân sách theo đúng mục đích, chế độ, tiết kiệm và có hiệu quả. Để theo dõi quá trình chấp hành dự toán thu chi, các đơn vị sự nghiệp cần tiến hành theo dõi chi tiết, cụ thể từng nguồn thu, từng khoản chi trong kỳ của đơn vị. Thực tế cho thấy trong các đơn vị sự nghiệp, nguồn thu thường được hình thành từ các nguồn: - Nguồn kinh phí cấp phát từ NSNN để thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn được giao. Đây là nguồn thu mang tính truyền thống và có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn tài chính cho hoạt động của các đơn vị sự nghiệp. Tuy nhiên, với chủ trương đổi mới tăng cường tính tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp, tỷ trọng nguồn thu này trong các đơn vị sẽ có xu hướng giảm dần nhằm làm giảm bớt gánh nặng đối với NSNN. - Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp: gồm các khoản thu phí, lệ phí thuộc NSNN theo quy định của pháp luật, theo chế độ được phép để lại đơn vị. Ví dụ trong sự nghiệp y tế, các khoản thu sự nghiệp gồm thu viện phí, thu dịch vụ khám chữa bệnh,… Cùng với việc chuyển đổi sang cơ chế tự chủ tài chính, tỷ trọng nguồn thu này trong các đơn vị sự nghiệp có xu hướng ngày càng tăng.
  • 37. 24 Điều này đòi hỏi các đơn vị phải tổ chức khai thác các nguồn thu hợp pháp này nhằm tăng cường năng lực tài chính của đơn vị. - Các khoản thu từ nhận viện trợ, biếu tặng, các khoản thu khác không phải nộp ngân sách theo chế độ. Đây là những khoản thu không thường xuyên, không dự tính trước được chính xác nhưng có tác dụng hỗ trợ đơn vị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. - Các nguồn khác như nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của cán bộ, viên chức trong đơn vị; nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Với các nguồn thu như trên, đơn vị sự nghiệp được tự chủ thực hiện nhiệm vụ thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định khung mức thu, đơn vị căn cứ nhu cầu chi phục vụ cho hoạt động, khả năng đóng góp của xã hội để quyết định mức thu cụ thể cho phù hợp với từng loại hoạt động, từng đối tượng, nhưng không được vượt quá khung mức thu do cơ quan có thẩm quyền quy định. Đối với những hoạt động dịch vụ theo hợp đồng với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các hoạt động liên doanh, liên kết, đơn vị được quyết định các khoản thu, mức thu cụ thể theo nguyên tắc bảo đảm đủ bù đắp chi phí và có tích luỹ. c. Quyết toán thu chi Quyết toán thu chi là công việc cuối cùng của chu trình quản lý tài chính. Đây là quá trình kiểm tra, tổng hợp số liệu về tình hình chấp hành dự toán trong kỳ và là cơ sở để phân tích, đánh giá kết quả chấp hành dự toán từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho các kỳ tiếp theo. Để có thể tiến hành quyết toán thu chi, các đơn vị phải hoàn tất hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán ngân sách.
  • 38. 25 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Qua chương 1 tác giả đã nêu được định nghĩa về HTKSNB theo INTOSAI (1992). Sự cần thiết và lợi ích của việc xây dựng HTKSNB trong đơn vị. Mục tiêu của HTKSNB là thiết lập và duy trì KSNB hữu hiệu trong lĩnh vực công được xem là nền tảng để thực hiện giám sát KSNB trong tổ chức. Các bộ phận cấu thành HTKSNB theo mô hình xây dựng và hoàn thiện HTKSNB theo INTOSAI (1992), bao gồm: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát. Trên cơ sở lý thuyết về hệ thống kiểm soát nội bộ, nhà quản lý có thể xây dựng HTKSNB phù hợp với đặc điểm và quy mô của đơn vị giúp các nhà quản lý hữu hiệu và hiệu quả hơn các nguồn lực kinh tế của đơn vị. Đồng thời giúp đơn vị xây dựng được một nền tảng quản lý vững chắc phục vụ cho quá trình mở rộng và phát triển ngày càng cao của đơn vị.
  • 39. 26 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ THU CHI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ 2.1 TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ 2.1.1 Quá trình hình thành bệnh viện Bệnh viện được khởi công xây dựng từ năm 2009 trên nền Bệnh viện Đa khoa cũ. Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ là bệnh viện hạng 1 trực thuộc Sở Y tế thành phố Cần Thơ, với quy mô 500 giường bệnh kế hoạch. Bệnh viện được xây dựng theo tiêu chuẩn Quốc tế với 9 tầng nổi và 01 tầng hầm, có sân đáp đối với máy bay trực thăng trên tầng thượng nhằm để phục vụ cho việc chuyển bệnh nhân cấp cứu nặng đến các Bệnh viện tuyến trên và các nước trong khu vực. 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ hoạt động của Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ 2.1.2.1 Chức năng - Cấp cứu - khám bệnh - chữa bệnh + Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc từ các bệnh viện khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú hoặc ngoại trú. + Tổ chức khám sức khoẻ và chứng nhận sức khoẻ theo quy định của Nhà nước. + Có trách nhiệm giải quyết hầu hết các bệnh tật trong thành phố. + Tổ chức khám giám định sức khoẻ, khám giám định pháp y khi Hội đồng giám định y khoa thành phố hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu. + Chuyển người bệnh lên tuyến trên khi bệnh viện không đủ khả năng giải quyết. - Đào tạo cán bộ y tế: + Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế ở bậc đại học và trung học. + Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và tuyến dưới để nâng cao trình độ chuyên môn. - Nghiên cứu khoa học về y học
  • 40. 27 + Tổ chức nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu các đề tài y học cấp Nhà nước, cấp thành phố hoặc cấp cơ sở. + Nghiên cứu triển khai dịch tễ học cộng đồng trong công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu lựa chọn ưu tiên thích hợp trong địa bàn thành phố. + Kết hợp với Bệnh viện tuyến trên và các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành để phát triển kỹ thuật của bệnh viện. - Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật + Lập kế hoạch và chỉ đạo tuyến dưới (Bệnh viện hạng II) thực hiện việc phát triển kỹ thuật chuyên môn. + Kết hợp với bệnh viện tuyến dưới thực hiện các chương trình về chăm sóc sức khoẻ ban đầu trong địa bàn tỉnh. - Phòng bệnh: Phối hợp với các cơ sở y tế, dự phòng thường xuyên thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch. - Hợp tác quốc tế: Hợp tác với các tổ chức hoặc cá nhân ở ngoài nước theo quy định của Nhà nước. - Quản lý kinh tế y tế + Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách Nhà nước cấp. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi tài chính, từng bước thực hiện hạch toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh. + Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: Viện phí, bảo hiểm y tế, đầu tư xã hội hóa và các nguồn thu dịch vụ khác. 2.1.2.2 Nhiệm vụ Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ là bệnh viện hạng 1, là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế có chức năng khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người bệnh trên địa bàn 2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ được tổ chức theo: - Đảng ủy, Ban giám đốc - Các phòng chức năng: 08 phòng - Các khoa lâm sàng: 19 khoa - Các khoa cận lâm sàng: 05 khoa
  • 41. 28 Cơ cấu tổ chức: Ban Giám đốc bệnh viện là cấp cao nhất; khoa là cấp quản lý chuyên môn chịu trách nhiệm trước Bệnh viện về chuyên môn; Các phòng ban là bộ phận tham mưu, giúp việc cho ban Giám đốc bệnh viện về công tác kế hoạch đào tạo, chỉ đạo tuyến, nghiên cứu khoa học và các mặt quản lý khác. - Về tổ chức quản lý của bệnh viện cơ cấu bộ máy gồm có Ban Giám đốc, 08 phòng chức năng, 22 khoa lâm sàng, 09 khoa cận lâm sàng, cụ thể như sau: + Ban Giám đốc: Giám đốc và 02 Phó giám đốc + Các phòng chức năng: gồm 8 phòng chức năng, cụ thể gồm: Phòng hành chính quản trị; Phòng tài chính kế toán; Phòng tổ chức cán bộ; Phòng kế họach tổng hợp; Phòng điều dưỡng; Phòng vật tư - thiết bị y tế; Phòng chỉ đạo tuyến – Đào tạo; Phòng quản lý chất lượng + Các khoa lâm sàng gồm 19 khoa, cụ thể là: khoa Khám bệnh; khoa Cấp cứu; khoa Hồi sức tích cực – Chống độc; Khoa Nội tổng hợp; khoa Tim mạch – Lão học; khoa Tiêu hóa – Huyết học; khoa Nội tiết; khoa Nội thần kinh – Cơ xương khớp; khoa Nội thận tiết niệu – Lọc máu; khoa Truyền nhiễm; khoa Y Dược học cổ truyền – PHCN; khoa Phẫu thuật – Gây mê hồi sức; khoa Ngoại tổng hợp; khoa Ngoại lồng ngực; khoa Ngoại thận – tiết niệu; khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình – bỏng; Khoa mắt; Khoa tai mũi họng; Khoa răng hàm mặt; + Các khoa cận lâm sàng gồm 5 khoa, cụ thể là: khoa Dược; khoa Chuẩn đoán hình ảnh; khoa Xét nghiệm; khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn; khoa Dinh dưỡng. 2.1.4 Đặc điểm hoạt động của Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ với chức năng chính là cấp cứu, khám chữa bệnh, đào tạo cán bộ y tế, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật, phòng bệnh, hợp tác quốc tế, quản lý kinh tế y tế trong những năm qua đã thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn: - Công suất sử dụng giường bệnh nội trú hàng năm tăng dần từ 712 giường năm 2016 lên 771 giường năm 2018. - Triển khai thêm nhiều kỹ thuật lâm sàng cận lâm sàng mới đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho bệnh nhận, đặc biệt triển khai các máy móc thiết bị hiện đại như: máy tán sỏi ngoài cơ thể, máy MSCT 128 lát cắt, máy MRI, máy chụp nhủ ảnh, máy chụp X-quang răng toàn cảnh, .... - Tổng số lần khám chữa bệnh ngoại trú đều tăng qua các năm. Từ năm 2016 tổng số lượt khám là 408.800 lượt/năm đến năm 2018 tổng số lượt khám là: 478.150 lượt/năm, cụ thể qua các năm:
  • 42. 29 Bảng 2.1. Bảng tổng hợp số lượt khám điều trị Nội dung thực hiện Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tổng số lượt khám bệnh (lượt) 408.800 410.120 478.150 Tổng số người cấp cứu (người) 25.493 26.575 28.130 Tổng số người điều trị nội trú (người) 31.289 32.512 35.291 Tổng số người điều trị ngoại trú (người) 1.087 1.265 1.717 Tổng số giường bệnh sử dụng (giường) 712 728 771 (Nguồn: phòng KHTH Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ) Nhận xét: Về cơ bản bệnh viện đã hoàn thành mục tiêu đề ra, nhưng công suất giường bệnh cũng phần nào phản ánh sự quá tải của bệnh viện, công tác khám và điều trị nội trú chưa thỏa mãn nhu cầu người bệnh. Thống kê thực hiện giường nội trú chưa phản ánh được chất lượng chăm sóc điều trị và khám chữa bệnh. - Công tác cung ứng và sử dụng thuốc trong bệnh viện có nhiều chuyển biến tốt, Bệnh viện đã tổ chức đấu thầu cung ứng thuốc theo qui định. - Bệnh viện thường xuyên thực hiện đúng theo các quy chế chuyên môn, đặc biệt các quy chế thường trực, cấp cứu, chẩn đoán bệnh, làm hồ sơ bệnh án và kê đơn điều trị, kiểm thảo tử vong, hội chẩn, kiểm soát chống nhiễm khuẩn bệnh viện, do đó hoạt động chuyên môn có nhiều chuyển biến khá tích cực hơn. - Tổ chức kiểm tra, kịp thời chấn chỉnh việc ghi chép trong hồ sơ bệnh án bằng cách nêu rõ những thiếu sót để các bác sĩ rút kinh nghiệm sửa chữa. - Bình bệnh án rút kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị bệnh nhân theo lịch định kỳ hàng tháng.
  • 43. 30 - Công tác điều dưỡng được tăng cường cùng với sự kiện toàn đội ngũ điều dưỡng từ phòng điều dưỡng đến các điều dưỡng trưởng, hàng tuần đã tổ chức cho các điều dưỡng trưởng sinh hoạt chuyên môn. - Tăng cường công tác chăm sóc toàn diện ở các khoa, đặc biệt các khoa hồi sức tích cực chống độc, khoa chấn thương chỉnh hình. Khoa Dược đã tổ chức phát thuốc tại các khoa, trại, khoa kiểm soát nhiễm khuẩn cấp và phát quần áo, drap trải giường cho bệnh nhân. - Thái độ phục vụ người bệnh, thông cảm và tôn trọng người bệnh. Tăng cường đoàn kết xây dựng nội bộ, hết lòng cứu chữa người bệnh, không phân biệt đối xử với các đối tượng đến khám chữa bệnh, không đùn đẩy người bệnh. - Bệnh viện kết hợp cùng công đoàn bệnh viện đã kiên trì thực hiện những nội dung xây dựng bệnh viện xuất sắc toàn diện. - Bệnh viện đã tiếp tục thực hiện chỉ thị 06 của Bộ Y tế về tăng cường y đức, nâng cao tinh thần thái độ phục vụ và chất lượng chăm sóc người bệnh qua việc chấn chỉnh một số vấn đề cấp bách liên quan đến y đức như tinh thần thái độ phục vụ bệnh nhân. Không gợi ý, đòi hỏi, nhận tiền, quà của bệnh nhân. Giải quyết kịp thời bệnh nhân cấp cứu, không phân biệt đối xử bệnh nhân có tiền, có thân nhân hay không. Theo dõi sát bệnh nhân, điều trị bệnh nhân phù hợp với chuẩn đoán. Thực hiện nghiêm túc quy chế thường trực, trong thời gian qua có nhiều chuyển biến tích cực. - Kết hợp giữa chính quyền và công đoàn ngành, đoàn thanh niên đã phát động phong trào sâu rộng đến các bộ viên chức và người lao động toàn bệnh viện thực hiện tốt 12 điều y đức của bộ y tế, chú trọng nhất là nâng cao tinh thần phục vụ vì người bệnh. - Hàng năm bệnh viện tổ chức các buổi hội nghị khoa học kỹ thuật, nhằm luôn nâng cao công tác khám chữa bệnh, áp dụng các công nghệ kỹ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Cụ thể từ năm 2016 đến 2018 có tổng cộng 75 đề tài điều trị và 114 đề tài điều dưỡng trong các buổi sinh hoạt KHKT hàng tháng và có 77 đề tài được báo cáo nghiệm thu tại hội nghị KHKT hàng năm đưa vào thực hiện tại bệnh viện, các đề tài được báo cáo tại các hội nghị chuyên đề cấp ngành và cấp thành phố.