SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
THẠCH THỊ MỸ NHI
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CẦN THƠ, 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
THẠCH THỊ MỸ NHI
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành Kế toán
Mã số: 8340301
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN MINH TIẾN
CẦN THƠ, 2021
XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày tháng năm 2021
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN MINH TIẾN
i
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin cám ơn quý Thầy Cô trường Đại học Tây Đô và đặc biệt là quý Thầy Cô
khoa sau Đại học đã giảng dạy truyền đạt kiến thức cho Tôi trong suốt thời gian học tập
tại trường.
Tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Minh Tiến người đã tận tình hướng
dẫn giúp Tôi suốt thời gian hoàn thiện luận văn.
Tôi xin gởi lời cảm ơn đến Ban giám đốc và Phòng Tài chính Kế toán bệnh viện
Ung bướu Thành phố Cần thơ đã tạo điều kiện cho Tôi thu thập thông tin số liệu phục
vụ trong quá trình nghiên cứu.
Xin cảm ơn gia đình, đồng nghiệp đã động viên khuyến khích giúp đỡ Tôi trong
suốt thời gian hoàn thiện luận văn.
Cần Thơ, ngày tháng năm 2021
Học viên thực hiện
Thạch Thị Mỹ Nhi
ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Nghiên cứu được thực hiện nhằm cho thấy tổ chức công tác kế toán ở đơn vị sự
nghiệp công lập còn nhiều bất cập khi chuyển đổi sang cơ chế tài chính mới, công tác
kế toán chưa đáp ứng được hết nhu cầu quản lý. Vì vậy, cần có giải pháp hoàn thiện
công tác kế toán tại bệnh viện. Luận văn đã đưa đã những nhân tố tác động đến tổ chức
công tác kế toán. Nêu rõ thực trạng về tổ chức chứng từ kế toán, sổ kế toán, tài khoản
kế toán, báo cáo tào chính và nêu lên được tầm quan trọng của hệ thống công nghệ thông
tin trong công tác kế toán hiện nay. Dựa trên kết quả nghiên cứu và khảo sát còn cho
thấy đơn vị chưa quan tâm sâu sắc đến công tác kiểm tra kế toán, việc kiểm tra không
thường xuyên và kịp thời. Vì vậy, cần chú trọng nhiều hơn đến khâu lập và tiếp nhận
chứng từ kế toán.
Qua đó, luận văn đề xuất nâng cao hiệu quả của hệ thống kế toán quản lý tài chính
nhằm năng cao hiệu quả quản lý tại bệnh viện. Bên cạnh đó bệnh viện cần quan tâm và
đầu tư trong việc đào tạo nguồn nhân lực làm công tác kế toán với trình độ ngang tầm
với nhiệm vụ đặt ra là đảm bảo tuân thủ theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp hiện
hành và cơ chế tài chính mới. Tổ chức, sắp xếp bộ máy làm công tác kế toán khoa học,
đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong quá trình tiếp nhận và xử lý thông tin nhằm hoàn thiện
tổ chức công tác kế toán tại bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần thơ.
iii
ABSTRACT
This study was conducted to show that accounting in public non-business units
still has shortcomings when converting to new financial mechanism, and have not met
the requirement needs. Therefore, it is significant to have completed solutions for
accounting in hospitals. The thesis examines factors affected accounting, clearly show
the reality of accounting vouchers, accounting books, accounts, financial statements,
and also emphasizes the importance of information technology system in accounting
recently. According to research and survey results, it is a remarkable point that several
units do not really pay attention on accounting inspection, which is irregular and
untimely. As a result, more attention should be paid to create and receive accounting
vouchers.
Thereby, this paper proposes to improve the efficiency of the accounting system
in order to enhance the managing efficiency in hospitals. Beside that, hospitals should
focus and invest in the training high qualified human sources with the mission of
ensuring the compliance in new financial mechanism. Organising and arranging
accounting system secinetifically are extemely significant to guarantee the efficiency in
receiving and processing information at Can Tho Oncology Hospital.
iv
LỜI CAM KẾT
Tôi là Thạch Thị Mỹ Nhi học viên Cao học ngành Kế toán khóa 6B Trường Đại
học Tây Đô là người thực hiện đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh
viện Ung bướu Thành phố Cần thơ”.
Tôi xin cam đoan đề tài này là do chính Tôi thực hiện, các số liệu thu thập được
trong đề tài là trung thực và không trùng với đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Cần Thơ, ngày tháng năm 2021
Học viên thực hiện
Thạch Thị Mỹ Nhi
v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i
TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................... ii
ABSTRACT ................................................................................................................. iii
LỜI CAM KẾT.............................................................................................................iv
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1
2. Lược khảo tài liệu........................................................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung..........................................................................3
4. Câu hỏi nghiên cứu......................................................................................................3
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu...........................................4
6. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................4
7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ........................................................................5
8. Kết cấu của luận văn....................................................................................................5
CHƯƠNG 1....................................................................................................................6
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP
CÔNG LẬP CÓ THU ...................................................................................................6
1.1 Tổng quan về đơn vị sự nghiệp công lập có thu........................................................6
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm tổ chức hoạt động của đơn vị sự nghiệp có thu................6
1.1.2 Vai trò và nguyên tắc tổ chức công tác kế toán tại đơn vị sự nghiệp công lập có thu
.......................................................................................................................................12
1.2 Nội dung cơ bản tổ chức công tác kế toán tại đơn vị sự nghiệp công lập có thu....13
1.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán .......................................................................................13
1.2.2 Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán ......................................................................17
1.2.3 Tổ chức hệ thống sổ kế toán.................................................................................20
1.2.4 Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán......................................................................26
1.2.5 Tổ chức báo cáo kế toán và kiểm tra kế toán .......................................................27
1.2.6 Tổ chức ứng dụng công nghệ trong công tác kế toán...........................................29
1.2.7 Hệ thống chuẩn mực kế toán công quốc tế...........................................................30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1............................................................................................32
CHƯƠNG 2..................................................................................................................33
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU THÀNH
PHỐ CẦN THƠ...........................................................................................................33
2.1 Tổng quan về bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ và những nhân tố ảnh hưởng
đến công tác kế toán. .....................................................................................................33
2.1.1 Tổng quan về Bệnh Ung bướu Thành phố Cần thơ..............................................33
vi
2.1.2 Tổ chức bộ máy của bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần thơ............................35
2.1.3 Quản lý tài chính tại bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần thơ............................37
2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp công
lập có thu........................................................................................................................37
2.2 Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ
.......................................................................................................................................40
2.2.1 Cơ chế quản lý tài chính tại bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần thơ ................40
2.2.2 Quản lý tài chính cụ thể Quản lý các khoản thu...................................................41
2.2.3 Thực trạng tổ chức bộ máy kế toán ......................................................................43
2.2.4 Thực trạng tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán.....................................45
2.2.5 Thực trạng tổ chức hệ thống tài khoản kế toán ....................................................49
2.2.6 Thực trạng tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán................................................51
2.2.7 Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính......................................................................56
2.2.8 Tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán..............................64
2.3. Đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố
Cần thơ...........................................................................................................................66
2.3.1 Một số kết quả đạt được trong tổ chức công tác kế toán......................................66
2.3.2 Một số hạn chế trong tổ chức công tác kế toán và nguyên nhân..........................67
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................................70
CHƯƠNG 3..................................................................................................................71
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN UNG
BƯỚU THÀNH PHỐ CẦN THƠ ..............................................................................71
3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác kế toán ..............................................71
3.2 Giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán theo mô hình tự chủ tài chính tại bệnh
viện Ung bướu Thành phố Cần thơ ...............................................................................71
3.2.1 Hoàn thiện bộ máy kế toán...................................................................................71
3.2.2 Hoàn thiện vận dụng chứng từ kế toán.................................................................72
3.2.3 Hoàn thiện vận dụng hệ thống tài khoản kế toán .................................................73
3.2.3 Hoàn thiện vận dụng hệ thống sổ kế toán.............................................................73
3.2.4 Hoàn thiện công tác tự kiểm tra kế toán...............................................................73
3.2.5 Hoàn thiện việc áp dụng tin học vào công tác kế toán.........................................74
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3............................................................................................76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................................77
1. Kết luận......................................................................................................................77
2 Kiến nghị ....................................................................................................................77
3 Những hạn chế trong nghiên cứu và phương hướng phát triển..................................78
3.1 Những hạn chế trong nghiên cứu ............................................................................78
vii
3.2 Định hướng nghiên cứu...........................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................80
PHỤ LỤC .....................................................................................................................82
viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tình hình áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế của một số nước trong tổ
chức phát triển hợp tác kinh tế (OECD)........................................................................31
Bảng 2.1: Một số thông tin chung về Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần thơ..........35
Bảng 2.2: Lao động của bệnh viện Ung bướu thống kê theo khoa, phòng ...................36
Bảng 2.3: Thực trạng tổ chức nhân lực kế toán của bệnh viện Ung bướu....................39
Bảng 2.4: Tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ tại bệnh viện Ung bướu........................40
Bảng 2.5: Cơ cấu các nguồn thu của bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ ..........41
Bảng 2.6: Các khoản chi của Bệnh viện Ung bướu giai đoạn năm 2017-2019 ............42
Bảng 2.7: Tổ chức chứng từ kế toán tại bệnh viện Ung bướu.......................................46
Bảng 2.8: Thông tin về hoạt động tài chính của Bệnh viện Ung bướu .........................57
Bảng 2.8: Tổ chức báo cáo kế toán tại bệnh viện Ung bướu ........................................63
Bảng 2.9: Tổ chức kiểm tra kế toán tại bệnh viện Ung bướu........................................64
Bảng 2.10: Tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin tại bệnh viện Ung bướu ...............68
ix
DANH MỤC HÌNH , SƠ ĐỒ
Hình 2.1: Phần mềm thu viện phí của bệnh viện Ung bướu .........................................65
Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung ..................................................14
Sơ đồ 1.2: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán...................................................15
Sơ đồ 1.3: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán hỗn hợp ...................................................16
Sơ đồ 1.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung ................................22
Sơ đồ 1.5: Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái.............................23
Sơ đồ 1.6: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ...............................24
Sơ đồ 1.7: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính..................25
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy kế toán tại bệnh viện .........................................................44
Sơ đồ 2.2: Quy trình luân chuyển chứng từ của bệnh viện Ung bướu..........................46
Sơ đồ 2.3: Quy trình luân chuyển chứng từ khám chữa bệnh ngoại trú có thẻ BHYT .47
Sơ đồ 2.4: Quy trình luân chuyển chứng từ khám chữa bệnh ngoại trú không thẻ BHYT
.......................................................................................................................................48
Sơ đồ 2.5: Quy trình luân chuyển chứng từ thanh toán bệnh nhân nội trú có thẻ BHYT
.......................................................................................................................................48
Sơ đồ 2.6: Quy trình luân chuyển chứng từ thanh toán bệnh nhân nội trú KHÔNG thẻ
BHYT ............................................................................................................................49
Sơ đồ 2.7: Hình thức kế toán trên máy vi tính ..............................................................55
Sơ đồ 2.8: Hình thức kế toán trên phần mềm Misa.......................................................66
x
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Ý Nghĩa
NSNN Ngân sách nhà nước
HCSN Hành chính sự nghiệp
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
ĐVSN Đơn vị sự nghiệp
HĐĐT Hóa đơn điện tử
HSBA Hồ sơ bệnh án
TSCĐ Tài sản cố định
TK Tài khoản
BTC Bộ tài chính
CNTT Công nghệ thông tin
BYT Bộ y tế
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội, hệ thống kế
toán Việt Nam đã không ngừng được hoàn thiện và đã thực sự trở thành một công cụ
quan trọng trong quản lý kinh tế, thông tin cung cấp từ bộ phận kế toán là rất cần thiết
cho nhà quản trị vì là cơ sở quan trọng cho các quyết định chiến lược ảnh hưởng đến sự
tồn tại và phát triển của tổ chức, doanh nghiệp. Do đó, công tác tổ chức kế toán cũng
như các thông tin cung cấp từ bộ phận kế toán có vai trò rất quan trọng, cần tính chính
xác cao, bởi vì điều này sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định đúng đắn, hạn
chế thấp nhất sự sai lệch có thể làm doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn. Bên cạnh
đó muốn có một xã hội phát triển, đòi hỏi chúng ta phải phát triển nguồn nhân lực, trong
đó có việc bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ con người. Để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe
cho nhân dân, ngành y tế phấn đấu luôn đảm bảo công bằng, không ngừng nâng cao chất
lượng và hiệu quả hoạt động.
Các cơ sở y tế trong khu vực dân cư mà chủ yếu là các bệnh viện là các đơn vị
trực tiếp thực hiện việc chăm sóc, cung cấp các dịch vụ y tế cho nhân dân với các giường
bệnh, đội ngũ cán bộ có trình độ kỹ thuật được tổ chức thành các khoa, phòng sử dụng
trang thiết bị và các cơ sở hạ tầng thích hợp. Như vậy việc phát triển và hoạt động có
hiệu quả đối với các bệnh viện đặc biệt là hệ thống các bệnh viện công lập đã và đang
là một vấn đề được quan tâm đặc biệt của ngành y tế.
Trong những năm qua nhà nước đã ban hành nhiều công văn, chính sách đối với
hoạt động của các đơn vị sự nghiệp nói chung và các cơ sở y tế nói riêng nhằm phát huy
quyền tự chủ của đơn vị, giảm dần sự phụ thuộc vào ngân sách nhà nước. Với mục tiêu
vừa phát triển qui mô, vừa đảm bảo nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, vừa phải huy
động và sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực từ ngân sách nhà nước và các nguồn
thu sự nghiệp, do đó đòi hỏi tổ chức thường xuyên rà soát và hoàn thiện công tác tổ chức
của các bộ phận trực thuộc, nhất là bộ phận kế toán. Nằm trong hệ thống bệnh viện công
lập của cả nước, những năm qua, bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ đã có những
bước phát triển và nhiều thayđổi trong mô hình quản lý cũng như các hoạt động của mình.
Bệnh viện đã chủ động cơ cấu lại bộ máy tổ chức, tăng cường công tác quản lý trong đó
chú trọng đến nâng cao vai trò của thông tin kế toán.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn nêu trên, đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện công tác
kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ” được thực hiện nhằm tìm hiểu
thực trạng công tác kế toán tại bệnh viện để từ đó đề xuất những giải pháp góp phần
hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Cần thơ nói riêng và
2
các Bệnh viện công lập tự chủ tài chính nói chung, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý
tài chính trong bối cảnh tự chủ hiện nay.
2. Lược khảo tài liệu
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thùy Anh (2011) sử dụng phương pháp phân
tích thực trạng tổ chức kế toán tại bệnh viện, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện tổ chức
kế toán trong điều kiện ứng dụng ERP tại bệnh viện C Đà Nẵng thông qua việc quản lý
theo các quy trình dựa trên cơ sở ứng dụng hệ cơ sở dữ liệu đồng bộ, thống nhất. Đề tài
chú trọng đến việc hoàn thiện các phân hệ kế toán còn thực hiện thủ công, từ đó tổ chức
triển khai xây dựng hệ thống thông tin kế toán hoàn chỉnh trong điều kiện ứng dụng
ERP, nghiên cứu đánh giá thực trạng tổ chức kế toán thực tiễn gắn với yêu cầu quản lý
trong điều kiện tăng cường thực hiện tự chủ tại bệnh viện cùng những thay đổi về hạch
toán kế toán trong điều kiện mới.
Một số nghiên cứu liên quan đến công tác hoàn thiện tổ chức kế toán trong lĩnh
vực y tế, đặc biệt là các bệnh viện công tại Việt Nam như: Luận văn thạc sĩ của tác giả
Đoàn Nguyên Hồng (2010). Nội dung nghiên cứu phân tích, đánh giá tổng hợp về tổ
chức kế toán và quản lý tài chính tại Bệnh viện hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới.
Các kiến nghị giải pháp đề tập trung vào vấn đề quản lý tài chính.
Lê Kim Ngọc (2009), Luận văn Tiến sĩ Kinh tế, Tổ chức hạch toán kế toán trong
các cơ sở y tế với việc tăng cường quản lý tài chính ngành y tế Việt Nam, Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
Ngô Nữ Quỳnh Trang (2014) và nghiên cứu của Hồ Thị Như Minh (2014) cũng
sử dụng phương pháp đánh giá thực trạng từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác
kế toán tại bệnh viện.
Trần Phương Linh (2016) cũng đề cập khái quát những vấn đề cơ bản trong tổ chức
kế toán tại đơn vị sự nghiệp có thu, sử dụng phương pháp đánh giá thực trạng và đề cập
khái quát cơ chế quản lý tài chính, công tác tổ chức kế toán tại Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia - Sự thật từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện.
Phạm Thị Hồng Nhung (2017) sử dụng phương pháp phân tích thực trạng tổ chức
công tác kế toán, từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn hiện tổ chức công tác kế
toán tại công ty. Nghiên cứu đã phỏng vấn đối tượng là kế toán trưởng và một số kế toán
viên phụ trách phần hành kế toán. Nội dung bản câu hỏi phỏng vấn xoay quanh việc mô
tả và đánh giá tổ chức công tác kế toán thuộc phần hành phụ trách và tổ chức công tác
kế toán của công ty. Về phương pháp phân tích, nghiên cứu sử dụng phương pháp so
sánh lý thuyết và thực tế, từ đó khái quát và kết luận vấn đề.
3
Công Thị Thu Hằng (2017), sử dụng phương pháp phân tích đánh giá thực trạng
tổ chức công tác kế toán tại Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội. Trên
cơ sở đó xác định những tồn tại, vướng mắc trong hạch toán và cung cấp thông tin kế
toán phục vụ công tác quản lý điều hành tại Trường và các đơn vị liên kết của trường.
Thông qua nghiên cứu thực tiễn đề ra các yêu cầu quan điểm và giải pháp nhằm
hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà
Nội.
Luận văn thạc sĩ: “Tổ chức kế toán tại Bệnh viện lão khoa trung ương” của Phạm
Phương Quỳnh, chuyên ngành kế toán, trường Đại học Lao động xã hội, năm 2017.
Luận văn cũng đã làm nổi bật được các lý luận cơ bản về tổ chức công tác tổ chức kế
toán ở đơn vị SNCL, việc đánh giá và phân tích thực trạng tổ chức công tác kế toán tại
Bệnh viện lão khoa trung ương, từ đó đưa ra các định hướng và giải pháp nhằm hoàn
thiện tổ chức công tác kế toán tại đơn vị.
Qua lược khảo một số tài liệu cho thấy, về lý luận các luận văn cung cấp thông tin
cơ sở lý luận về tổ chức kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập một cách có hệ thống.
Về thực tiễn, trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng công tác kế toán tài chính tại
đơn vị cụ thể từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán. Do
đó, nghiên cứu “Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu thành phố Cần
Thơ” cũng sử dụng phương pháp đánh giá thực trạng công tác kế toán, từ đó đề xuất
một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần
thơ trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán tại
đơn vị.
Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự
nghiệp công lập.
- Đánh giá thực trạng công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.
- Khuyến nghị giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán của Bệnh viện
Ung bướu Thành phố Cần Thơ theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức
bộ máy, nhiệm vụ, biên chế và tài chính.
4. Câu hỏi nghiên cứu
- Cơ sở lý luận về tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công
4
lập gồm những gì?
- Thực trạng công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ như thế
nào?
- Cần có những giải pháp nào để hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tại Bệnh viện
Ung bướu Thành phố Cần Thơ trong bối cảnh hiện nay?
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu
Các nội dung của công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.
Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần thơ.
Về thời gian: Đề tài nghiên cứu thu thập số liệu thứ cấp hiện trạng hoạt động của
bệnh viện năm 2017, 2018, 2019. Thu thập dữ liệu sơ cấp thực hiện thông qua phỏng
vấn chuyên gia khảo sát bằng bảng câu hỏi năm 2020.
6. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, cụ thể như sau:
Phương pháp thu thập dữ liệu:
Đối với dữ liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp gồm các tài liệu liên quan đến công tác kế
toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ như: Các văn bản pháp lý về kếtoán,
các văn bản pháp lý về quản lý tài chính (Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản
hướng dẫn thi hành luật ngân sách nhà nước, nghị định, thông tư hướng dẫn quản lý tài
chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập. Các chứng từ kế toán, sổ kế toán và tài liệu kế
toán của Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ trong thời gian qua, các báo cáo
thường niên của bệnh viện, tài liệu nghiên cứu chuyên ngành, sách, các bài báo, tạp chí
có liên quan…).
Đối với dữ liệu sơ cấp: Được thu thập thông qua phỏng vấn chuyên gia thông qua
bảng câu hỏi soạn sẵn, sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện đối tượng chuyên gia
là ban lãnh đạo, kế toán trưởng, phó phòng kế toán và dành cho các nhân viên kế toán.
Phiếu điều tra được phát cho những người làm công tác quản lý và trực tiếp làm kế toán
tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ bằng cách gửi phiếu câu hỏi trực tiếp hoặc
qua email.
Phương pháp phân tích dữ liệu
- Phương pháp thống kê mô tả: Từ các thông tin thu được thông qua các phương
pháp thu thập dữ liệu xử lý có tính nguyên tắc như logic, tổng hợp và phương pháp kỹ
5
thuật cụ thể như so sánh số liệu giữa các năm liên quan, để đánh giá xu hướng biến động
tăng, giảm và các kỹ thuật thống kê dựa vào phần mềm xử lý, được sử dụng để phân tích
thực trạng công tác kế toán tại bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.
- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: Phương pháp này được thực hiện thông qua
các cuộc phỏng vấn những cán bộ lãnh đạo, kế toán trưởng và các kế toán viên bằng
bảng câu hỏi soạn sẵn. Các phiếu khảo sát sẽ được phỏng vấn thử và điều chỉnh trước
khi đưa vào phỏng vấn chính thức.
+ Đối tượng phỏng vấn: Lãnh đạo, Kế toán trưởng và các kế toán viên tại Bệnh
viện Ung bướu Thành phố Cần thơ.
+ Mục đích của phương pháp: Là việc trao đổi trực tiếp với các kế toán của bệnh
viện về các vấn đề liên quan đến tổ chức công tác kế toán như: Tổ chức thông tin kế
toán, bộ máy kế toán, tổ chức kiểm tra và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác
kế toán.
+ Nội dung phỏng vấn: Câu hỏi đặt ra gồm các nội dung về tổ chức công tác kế
toán, những thuận lợi và khó khăn mà kế toán tại bệnh viện gặp phải trong quá trình
hạch toán kế toán và xử lý chứng từ kế toán, làm cơ sở để tìm ra các bất cập trong tổ
chức công tác kế toán và đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tại bệnh viện.
7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo có ý nghĩa về tổ chức
kế toán trong đơn vị sự nghiệp thực hiện tự chủ tài chính một phần, tiến tới tự chủhoàn
toàn theo xu hướng chung hiện nay.
- Ý nghĩa thực tiễn: Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại Bệnh viện Ung bướu
Thành phố Cần Thơ từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức kế toántại
bệnh viện.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia thành 03 chương gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác kế toán tại đơn vị sự nghiệp công lập có thu
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tại Bệnh viện Ung Bướu thành phố Cần Thơ
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố
Cần Thơ.
6
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ
NGHIỆP CÔNG LẬP CÓ THU
1.1 Tổng quan về đơn vị sự nghiệp công lập có thu
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm tổ chức hoạt động của đơn vị sự nghiệp có thu
a. Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập có thu
Đơn vị sự nghiệp: Là các đơn vị, các cơ quan hoạt động bằng nguồn kinh phí do
ngân sách nhà nước hoặc cấp trên cấp phát hoặc bằng nguồn kinh phí khác như hội nghị,
học phí, viện phí, kinh phí được tài trợ, thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ để
phục vụ các nhiệm vụ của nhà nước, chủ yếu là các hoạt động chính trị xã hội.
Đơn vị sự nghiệp công lập: Theo điều 2, nghị định số 16/2015/NĐ-CP: “Đơn vị
sự nghiệp công lập là đơn vị cung cấp dịch vụ công do cơ quan có thẩm quyền của nhà
nước thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân phục vụ quản lý nhà
nước”.
Đơn vị sự nghiệp có thu: Là một loại đơn vị sự nghiệp công lập có nguồn thu sự
nghiệp, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, là đơn vị dự toán độc lập, có con
dấu và tài khoản riêng, tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của luật kế toán. Trong đó
hoạt động sự nghiệp là hoạt động chủ yếu của đơn vị được nhà nước giao nhằm thực
hiện các chức năng kinh tế- xã hội mà đơn vị đảm nhiệm.
Hoạt động sự nghiệp có thu gồm các hoạt động chủ yếu sau:
- Các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm các hoạt
động giáo dục và đào tạo của các trường từ mầm non cho đến đại học có sử dụng kinh
phí từ ngân sách nhà nước;
- Các hoạt động khám chữa bệnh, phòng bệnh, điều dưỡng và phục hồi chức năng
của các bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng, trung tâm điều dưỡng và phục hồi chức
năng;
- Các hoạt động của các đoàn nghệ thuật, nhà văn hóa, thư viện, bảo tàng, đài phát
thanh truyền hình;
- Các hoạt động của tổ chức nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ và môi
trường;
- Các hoạt động của đơn vị sự nghiệp kinh tế, bao gồm: Nông, lâm, ngư nghiệp,
7
giao thông, công nghiệp, địa chính, khí tượng thủy văn.
b. Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập có thu
- Theo quy định tại nghị định số 16/2015/NĐ-CP thì đơn vị sự nghiệp công lập
có thu được phân thành 4 loại sau:
+ Đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư: Là đơn vị sự
nghiệp có nguồn thu lớn, nguồn thu đó đủ để đảm bảo toàn bộ kinh phí cho các nhiệm
vụ chi thường xuyên và chi đầu tư của đơn vị còn các nhiệm vụ chi không thường xuyên
thì do ngân sách nhà nước cấp.
+ Đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo chi thường xuyên: Là đơn vị có nguồn thu từ
hoạt động sự nghiệp luôn ổn định nên đảm bảo đủ kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường
xuyên, NSNN không phải cấp cho hoạt động thường xuyên của đơn vị.
+ Đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo một phần chi thường xuyên: Là đơn vị sự
nghiệp có nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp không đủ trang trải cho toàn bộ nhiệm vụ
chi thường xuyên của đơn vị nên được ngân sách nhà nước đảm bảo một phần kinh phí
chi thường xuyên.
+ Đơn vị sự nghiệp công do nhà nước đảm bảo chi thường xuyên: Là đơn vị sự
nghiệp có nguồn thu thấp hoặc không có nguồn thu, được nhà nước đảm bảo toàn bộ
kinh phí chi cho các nhiệm vụ chi thường xuyên của đơn vị.
Đặc điểm tổ chức hoạt động của đơn vị sự nghiệp có thu:
- Những hoạt động của các đơn vị này có tính chất xã hội, khác với những loại hình
dịch vụ thông thường, nó phục vụ các lợi ích tối cần thiết của xã hội để đảm bảo cho
cuộc sống được bình thường;
- Việc trao đổi dịch vụ công giữa các đơn vị sự nghiệp công lập có thu và các tổ
chức, cá nhân không thông qua quan hệ thị trường đầy đủ. Có những dịch vụ mà người
sử dụng chỉ phải đóng phí hoặc lệ phí, có những dịch vụ thì phải trả một phần hoặc toàn
bộ kinh phí. Tuy nhiên, cung ứng các dịch vụ này không nhằm mục tiêu lợi nhuận;
- Hoạt động của các đơn vị sự nghiệp có thu không trực tiếp phục vụ cho quản lý
hành chính nhà nước, không mang tính quyền lực pháp lý như hoạt động của cơ quan
hành chính nhà nước;
- Đơn vị sự nghiệp có thu có nguồn thu thường xuyên từ hoạt động sự nghiệp bởi
vậy nó khác với cơ quan quản lý hành chính ở chỗ mang lại nguồn thu cho ngân sách
nhà nước và được tự chủ về mặt tài chính, không phụ thuộc vào cơ chế xin cho như
trước;
-Đơn vị sự nghiệp có thu tự chủ tài chính có các hoạt động, dịch vụ phải đăng ký,
8
kê khai, nộp đủ các loại thuế và các khoản khác (nếu có), được miễn, giảm thuế theo
quy định của pháp luật;
-Đơn vị sự nghiệp công lập có thu được quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể
các đơn vị không thuộc cơ cấu tổ chức các đơn vị cấu thành theo quyết định của cơ quan
có thẩm quyền, khi đáp ứng các tiêu chí, điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp
luật, xâydựng phương án sắp xếp lại các đơn vị cấu thành trình cơ quan có thẩm quyền
quyết định;
- Đơn vị sự nghiệp công lập có thu được xây dựng vị trí việc làm và cơ cấu viên
chức theo chức danh nghề nghiệp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, tuyển dụng, sử
dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và quản lý viên chức, người lao động
theo quy định của pháp luật, thuê hợp đồng lao động để thực hiện nhiệm vụ;
- Đơn vị sự nghiệp công lập có thu được mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thương
mại hoặc kho bạc nhà nước để phản ánh các khoản thu, chi hoạt động dịch vụ sự nghiệp
công không sử dụng ngân sách nhà nước. Lãi tiền gửi là nguồn thu của đơn vị và được
bổ sung vào quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp hoặc bổ sung vào quỹ khác theo quy
định của pháp luật, không được bổ sung vào quỹ bổ sung thu nhập.
Sử dụng kết quả tài chính trong năm, đơn vị sự nghiệp công lập có thu được trích
lập 4 quỹ:
- Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;
- Quỹ khen thưởng;
- Quỹ phúc lợi ;
- Quỹ dự phòng ổn định thu nhập.
Cơ chế quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập có thu:
Quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp có thu quán triệt hai nguyên tắc cơ
bản đó là: Phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật và phải tuân theo quy chế chi
tiêu nội bộ.
Nhà nước ban hành cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
nhằm mục đích sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả kinh phí của nhà nước. Tùy thuộc quy
mô, lĩnh vực hoạt động, chức năng nhiệm vụ mà các đơn vị sự nghiệp công lập có các
nội dung thu và nhiệm vụ chi tương ứng.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế- xã hội, nhà nước
đã ban hành các văn bản chính sách nhằm từng bước đổi mới cơ chế hoạt động củađơn
vị sự nghiệp công lập có thu, với mục đích trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho
đơn vị sự nghiệp trong việc tổ chức lại công việc, sắp xếp tổ chức bộ máy, sử dụng lao
9
động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao, phát huy mọi khảnăng
của đơn vị để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội, tăng nguồn thu nhằm từng
bước giải quyết thu nhập cho người lao động.
Trong lĩnh vực y tế có Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày15/10/2012 về “Cơ chế
hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ
khám bệnh và chữa bệnh công lập” nhằm tăng cường hơn nữa quyền tự chủ của các đơn
vị sự nghiệp y tế công lập.
Nguồn tài chính
- Nguồn kinh phí do NSNN cấp gồm có:
+ Nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
+ Nguồn kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, đề án khác;
+ Nguồn kinh phí đối ứng thực hiện các dự án theo quyết định của các cấp có thẩmquyền;
+ Nguồn vốn đầu tư phát triển;
+ Nguồn kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án
được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
+ Nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cơ quan có thẩm quyền giao.
- Nguồn thu hoạt động sự nghiệp gồm có:
+ Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và
khả năng của đơn vị.
+ Nguồn thu phí theo pháp luật về phí, lệ phí được để lại chi theo quy định;
+ Nguồn vốn vay, viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật.
- Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật (nếu có):
+ Vốn góp liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân đầu tư vào các đơn vị sự
nghiệp theo quy định của pháp luật.
+ Vốn vay tín dụng, vốn huy động từ cán bộ công chức, viên chức trong đơn vị.
Nội dung chi của đơn vị sự nghiệp công lập:
- Chi thường xuyên: Đơn vị được chủ động sử dụng các nguồn tài chính giao tự
chủ (phần được để lại chi thường xuyên) và nguồn thu khác để chi thường xuyên. Một
số nội dung chi được quy định như sau:
+ Chi tiền lương đối với đơn vị tự đảm bảo kinh phí chi thường xuyên và chi đầu
tư và đơn vị đảm bảo chi thường xuyên: Đơn vị chi trả tiền lương theo lương ngạch, bậc,
chức vụ và các khoản phụ cấp do nhà nước quy định.
10
+ Chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý:
Đối với đơn vị sự nghiệp có thu đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư, đơn vị
đảm bảo chi thường xuyên;
Đối với các nội dung chi đã có định mức chi theo quy định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền: Căn cứ vào khả năng tài chính, đơn vị được quyết định mức chi cao hơn
hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và quy định trong
quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị;
Đối với các nội dung chi chưa có định mức chi theo quy định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền: Căn cứ tình hình thực tế, đơn vị xây dựng mức chi cho phù hợp
theo quy chế chi tiêu nội bộ và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập có thu đảm bảo một phần chi thường xuyên:
Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính, đơn vị được quyết định
mức chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý, nhưng tối đa không vượt quá mức chi do
cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
- Chi nhiệm vụ không thường xuyên: Đơn vị chi theo quy định của Luật Ngân sách
nhà nước và pháp luật hiện hành đối với từng nguồn kinh phí.
Phân phối kết quả tài chính trong năm:
- Đối với đơn vị sự nghiệp công lập có thu tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu
tư: Hàng năm, sau khi hạch toán đầy đủ các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp
ngân sách nhà nước khác (nếu có) theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi thường
xuyên (nếu có), đơn vị được sử dụng theo trình tự như sau:
Trích tối thiểu 25% để lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp Trích lập quỹ bổ
sung thu nhập.
- Đối với đơn vị sự nghiệp có thu đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư: Đơn vị
được tự quyết định mức trích quỹ bổ sung thu nhập.
- Đối với đơn vị sự nghiệp có thu đảm bảo chi thường xuyên:
Được trích quỹ bổ sung thu nhập tối đa không quá 3 lần quỹ tiền lương ngạch, bậc,
chức vụ và các khoản phụ cấp lương do nhà nước quy định.
Trích lập quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi tối đa không quá 3 tháng tiền lương,
tiền công thực hiện trong năm của đơn vị;
Trích lập quỹ khác theo quy định của pháp luật;
Phần chênh lệch thu lớn hơn chi còn lại (nếu có) sau khi đã trích lập các quỹ theo
quy định được bổ sung vào quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.
11
- Đối với đơn vị sự nghiệp có thu đảm bảo một phần chi thường xuyên:
Hằng năm, sau khi hạch toán đầy đủ các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp
ngân sách nhà nước khác (nếu có) theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi hoạt
động thường xuyên (nếu có), đơn vị được sử dụng theo trình tự như sau:
Trích tối thiểu 15% để lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;
Trích lập quỹ bổ sung thu nhập tối đa không quá 2 lần quỹ tiền lương ngạch, bậc,
chức vụ và các khoản phụ cấp lương do nhà nước quy định;
Trích lập quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi tối đa không quá 2 tháng tiền lương,
tiền công thực hiện trong năm của đơn vị;
Trích lập quỹ khác theo quy định của pháp luật;
Phần chênh lệch thu lớn hơn chi còn lại (nếu có) sau khi đã trích lập các quỹtheo
quy định được bổ sung vào quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.
Lập dự toán: Lập dự toán là quá trình phân tích, đánh giá giữa khả năng và nhu
cầu các nguồn tài chính để xây dựng các chỉ tiêu thu, chi ngân sách hàng năm mộtcách
đúng đắn, có căn cứ khoa học và thực tiễn.
- Các phương pháp lập dự toán:
+ Phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ là phương pháp xác định các chỉ
tiêu trong dự toán dựa vào kết quả hoạt động thực tế của kỳ liền trước và điều chỉnh theo
tỷ lệ tăng trưởng và tỷ lệ lạm phát dự kiến.
+ Phương pháp lập dự toán không dựa trên quá khứ là phương pháp xác định các
chỉ tiêu trong dự toán dựa vào nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động trong năm kế hoạch, phù
hợp với điều kiện cụ thể hiện có của đơn vị chứ không dựa trên kết quả hoạt động thực
tế của năm trước.
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của năm kế hoạch, chế độ chi tiêu tài chính của
năm trước liền kề, đơn vị lập dự toán thu chi năm kế hoạch. Cụ thể:
- Lập dự toán đối với đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm một phần chi thường
xuyên: Căn cứ tình hình thực hiện năm hiện hành, nhiệm vụ của năm kế hoạch, đơn vị
lập kế hoạch về số lượng, khối lượng dịch vụ sự nghiệp công và dự toán thu, chi.
- Lập dự toán đối với đơn vị sự nghiệp công lập có thu do nhà nước bảo đảm chi
thường xuyên: Căn cứ tình hình thực hiện năm hiện hành, nhiệm vụ được cấp có thẩm
quyền giao trong năm kế hoạch, số lượng người làm việc được cấp có thẩm quyền phê
duyệt, chế độ chi tiêu hiện hành, đơn vị lập dự toán thu, chi gửi cơ quan quản lý cấp trên
theo quy định.
12
- Lập dự toán thu, chi phí theo pháp luật về phí, lệ phí, các nhiệm vụ không thường
xuyên: Theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
1.1.2 Vai trò và nguyên tắc tổ chức công tác kế toán tại đơn vị sự nghiệp công
lập có thu
a. Khái niệm tổ chức công tác kế toán
Tổ chức công tác kế toán nói chung và tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự
nghiệp công lập nới riêng là một hoạt động đóng vai trò quyết định đến tính hiệu quả chất
lượng làm việc của bộ phận kế toán. Tổ chức công tác kế toán khoa học và hợp lý tại đơn
vị không những đảm bảo cho việc thu nhận, hệ thống hoá thông tin kế toán đầy đủ, kịp
thời, đáng tin cậy phục vụ cho công tác quản lý kinh tế, tài chính mà còn giúp đơn vị quản
lý chặt chẽ tài sản, ngăn ngừa những hành vi làm tổn hại đến tài sản của đơn vị.
Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng phát
triển, cùng với quá trình hội nhập của nền kinh tế, các hoạt động sự nghiệp ngày càng
phong phú và đa dạng góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội thì công
tác kế toán phải không ngừng nâng cao chất lượng.
Công tác kế toán không chỉ là việc ghi chép, phản ánh đơn thuần các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh mà còn là hệ thống thông tin kinh tế- tài chính quan trọng cung cấp
trung thực, chính xác và kịp thời.
Vai trò tổ chức công tác kế toán trong việc quản lý tài chính của các đơn vị sự
nghiệp công lập có thu:
Đối với đơn vị sự nghiệp có thu, công tác tổ chức kế toán có vai trò giúp cho đơn
vị theo dõi thường xuyên tình hình hoạt động của đơn vị, cung cấp tài liệu cho đơn vị
làm cơ sở hoạch định các chương trình, chiến lược kinh doanh của đơn vị phù hợp với
từng thời kỳ. Tổ chức công tác kế toán giúp cho nhà nước có thể theo dõi được sự phát
triển của đơn vị, tiến tới tổng hợp sự phát triển của ngành, lĩnh vực. Đồng thời còn giúp
nhà nước trong việc hoạch định chính sách, soạn thảo và ban hành luật lệ về cơ chế,
chính sách với tình hình hoạt động từng bộ, ngành.
Để tổ chức công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập có thu được khoa học
và hợp lý cần căn cứ vào quy mô hoạt động, đặc điểm của ngành và lĩnh vực hoạt động,
đồng thời cũng phải căn cứ vào các chính sách, chế độ, luật được nhà nước ban hành.
Tổ chức công tác kế toán phù hợp với tình hình hoạt động của đơn vị không chỉ tiết kiệm
chi phí NSNN mà còn đảm bảo cung cấp thông tin nhanh chóng, đầy đủ, có chất lượng
phù hợp với yêu cầu quản lý khác nhau.
13
b. Nguyên tắc tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập có thu
Tổ chức công tác kế toán tại đơn vị phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Tổ chức công tác kế toán của đơn vị phải đảm bảo nguyên tắc thống nhất: Thống
nhất giữa các bộ phận kế toán trong đơn vị, giữa đơn vị chính với các đơn vị thànhviên
và các đơn vị nội bộ.
- Tổ chức công tác kế toán của đơn vị phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp: Phù hợp
với quy mô, đặc điểm tổ chức quản lý, đặc điểm hoạt động của đơn vị, phù hợp vớiyêu
cầu, trình độ quản lý, mức độ trang bị các phương tiện thiết bị phục vụ công tác kế toán
tại đơn vị sự nghiệp công lập.
- Tổ chức công tác kế toán của đơn vị phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả:
Đảm bảo thu nhận, hệ thống hóa thông tin và cung cấp thông tin hiệu quả về toàn bộ
hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị. Đồng thời, tính toán sao cho chi phí ít nhất vẫn
đảm bảo được công việc kế toán đạt hiệu quả cao nhất.
1.2 Nội dung cơ bản tổ chức công tác kế toán tại đơn vị sự nghiệp công lập có thu
1.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán
Tổ chức bộ máy kế toán là việc sắp xếp bố trí, phân công công việc cho những
người làm công tác kế toán trong đơn vị sao cho bộ máy kế toán phù hợp với quy mô
hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị, đảm bảo chỉ đạo và thực hiện toàn diện, thống
nhất và tập trung công tác kế toán, thông tin kế toán của đơn vị, gọn nhẹ, hợp lý, chuyên
môn hóa, đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ của kế toán đơn vị.
Căn cứ vào đặc điểm hoạt động, đặc điểm quản lý của mỗi doanh nghiệp bộ máy
kế toán sẽ được tổ chức phù hợp để đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin cho người sử
dụng. Như vậy, tổ chức công tác kế toán được coi như là một hệ thống các yếu tố cấu
thành, bao gồm tổ chức vận dụng các phương pháp kế toán để thu nhận, xử lý, phân tích,
kiểm tra và cung cấp các thông tin, tổ chức vận dụng chính sách, chế độ, thể lệ kinh tế
tài chính, kế toán vào đơn vị, tổ chức các nhân sự để thực hiện công việc kế toán nhằm
đảm bảo cho công tác kế toán phát huy hết vai trò, nhiệm vụ của mình, giúp công tác
quản lý và điều hành hoạt động của đơn vị có hiệu quả.
Tổ chức tốt công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập sẽ mang lại các
ý nghĩa cụ thể sau:
- Tổ chức công tác kế toán khoa học sẽ đảm bảo cung cấp chính xác, kịp thời và
đầy đủ các thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị cho các đối tượng quan tâm giúp họ
đưa ra các quyết định đúng đắn.
- Tổ chức công tác kế toán khoa học sẽ đảm bảo ghi chép, theo dõi, phản ánh và
14
giám sát chặt chẽ các loại tài sản, nguồn kinh phí của đơn vị, giúp cho việc nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn, nguồn kinh phí trong các đơn vị.
- Tổ chức công tác kế toán khoa học sẽ giúp cho kế toán thực hiện tốt yêu cầu,
chức năng và nhiệm vụ của mình trong hệ thống các công cụ quản lý.
- Tổ chức công tác kế toán khoa học sẽ giúp cho đơn vị sự nghiệp công lập có được
bộ máy kế toán gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả, nâng cao hiệu suất và hiệu quả hoạt động
của bộ máy kế toán.
Theo đó, tùy đặc điểm hoạt động của mỗi đơn vị để có thể chọn một trong ba hình
thức tổ chức công tác kế toán sau:
Hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung
- Theo hình thức này, cả đơn vị chỉ lập một phòng kế toán duy nhất để thực hiện
toàn bộ công việc kế toán của đơn vị.
+ Ưu điểm: Số liệu tập trung phục vụ kịp thời cho công tác chỉ đạo chung toàn
doanh nghiệp, tránh được tình trạng chậm trễ, thông tin bị báo cáo sai lệch. Việc kiểm
tгa, chỉ đạo nghiệp vụ đảm bảo sự lãnh đạo tập tгung, thống nhất của kế toán tгưởng
cũng như các nhà quản lý đối với hoạt động quản lý tài sản và sử dụng kinh phí.
+ Nhược điểm: Khối lượng công tác tại phòng kế toán trung tâm thường lớn, lao
động kế toán tại đây nhiều.
Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung
Hình thức tổ chức công tác kế toán phân tán
- Theo hình thức này, ở đơn vị có phòng kế toán trung tâm, các đơn vị phụ thuộc,
các bộ phận đều có tổ chức kế toán riêng. Tổ chức kế toán ở các đơn vị, các bộ phận phụ
thuộc là đơn vị kế toán phụ thuộc chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ công việc kế toán
ở bộ phận mình, kể cả phần kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết.
Nhân viên
kế toán
Nhân viên hạch toán tại các
bộ phận trực thuộc
Kế toán trưởng
Nhân viên kế toán
Nhân viên kế toán
15
+ Ưu điểm: Đảm bảo tính kịp thời, tính chính xác cao, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc cung cấp thông tin phục vụ cho nội bộ doanh nghiệp ra quyết định.
+ Nhược điểm: Bộ máy cồng kềnh, phân chia thành nhiều cấp, nhiều bộ phận,
không cung cấp thông tin kịp thời ảnh hưởng đến việc ra quyết định cho quản lý.
Sơ đồ 1.2: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán
Hình thức tổ chức công tác kế toán hỗn hợp
- Theo hình thức này, ở đơn vị kế toán cấp tгên vẫn lập phòng kế toán, còn
ở các đơn vị tгực thuộc thì tùy thuộc vào quy mô, yêu cầu quản lý và tгình độ
quản lý mà có thể tổ chức kế toán гiêng hoặc không tổ chức kế toán гiêng. Theo
mô hình này, chỉ tổ chức một phòng kế toán trung tâm, nhưng đối với các bộ
phận ở xa trung tâm, người quản lý được giao thêm một số công việc của kế
toán như tính lương, theo dõi tài sản, kiểm kê tài sản và thực hiện ghi chép ban
đầu ở đơn vị mình phụ trách.
+ Ưu điểm: Khắc phục được một số nhược điểm của 2 mô hình trên, mô
hình này được sử dụng nhiều và đem lại hiệu quả cao nếu công tác kế toán được
tổ chức hợp lý tại các đơn vị sự nghiệp.
+ Nhược điểm: Bộ máy kế toán cồng kềnh
16
Sau khi lựa chọn một trong ba mô hình tổ chức thích hợp trên, các đơn vị
sự nghiệp có thể tổ chức phân công công việc cụ thể trong bộ máy.
Sơ đồ 1.3: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán hỗn hợp
Đối với các kế toán viên: Đối với những người làm kế toán tại các đơn vị
sự nghiệp bên cạnh đảm bảo quy định tiêu chuẩn chung về người làm kế toán
còn phải là những viên chức thuộc biên chế của các cơ quan nhà nước được
tuyển dụng thông qua hình thức thi tuyển theo quy định hoặc lao động hợp đồng
do đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tuyển dụng.
Đối với người giữ chức danh kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán: Người
giữ chức danh kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán tại các đơn vị sự nghiệp bên
cạnh đảm bảo các tiêu chuẩn chung về kế toán trưởng còn phải là viên chức thuộc
biên chế của các cơ quan nhà nước và thỏa mãn các điều kiện về chính trị.
Phân loại lao động kế toán:
Tại các đơn vị sự nghiệp công lập có các phần hành kế toán chủ yếu sau:
+ Kế toán vật tư, tài sản
+ Kế toán thanh toán
+ Kế toán các khoản chi và các nguồn kinh phí
17
+ Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh có nhiệm vụ ghi nhận các khoản
thu hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ.
+ Kế toán tổng hợp
+ Kế toán viên được phân công chịu trách nhiệm một hoặc nhiều phần hành kế toán.
Xây dựng quy chế hoạt động bộ máy kế toán
Quy chế hoạt động bộ máy kế toán quy định về chế độ thời gian làm việc của bộ
máy kế toán, mối liên hệ giữa các lao động kế toán thực hiện công tác kế toán và quan
hệ giữa các loại lao động kế toán.
Về chế độ thời gian làm việc của bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán có thể được
quản lý theo chế độ thời gian làm việc hành chính theo quy định của nhà nước (nghĩa là
8h/ngày) hoặc quản lý theo khối lượng công việc hoàn thành. Tuy nhiên, tại các đơn vị
sự nghiệp công lập chủ yếu quản lý theo chế độ thời gian làm việc hành chính.
Về mối liên hệ giữa các lao động kế toán thực hiện công tác kế toán: Trong bộ máy
kế toán, mỗi kế toán viên phần hành và kế toán tổng hợp đều có chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn riêng về khối lượng công tác kế toán được giao.
Quan hệ giữa các loại lao động trong bộ máy kế toán có thể được thể hiện theo một
trong ba cách thức tổ chức:
- Bộ máy kế toán tổ chức theo kiểu trực tuyến.
- Bộ máy kế toán tổ chức theo kiểu trực tuyến tham mưu.
- Bộ máy kế toán tổ chức theo kiểu chức năng.
1.2.2 Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh các nghiệp vụ kinh tế,
tài chính phát sinh và đã hoàn thành. Các nghiệp vụ, kinh tế tài chính phát sinh có liên
quan đến hoạt động của đơn vị đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán là căn
cứ để ghi sổ kế toán.
Các đơn vị sự nghiệp đều phải sử dụng thống nhất mẫu chứng từ kế toán thuộc loại
bắt buộc quy định. Trong quá trình thực hiện các đơn vị không được sử dụng biểu mẫu
chứng từ thuộc loại bắt buộc. Mẫu chứng từ tự thiết kế phải phù hợp với việc ghi chép
và yêu cầu quản lý của đơn vị, đồng thời phải đáp ứng tối thiểu những nội dung theo
quy định của Luật kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội.
Danh mục chứng từ kế toán:
- Chứng từ kế toán bao gồm nhiều loại có tính chất, đặc điểm khác nhau và được
phân loại theo các tiêu thức chủ yếu sau:
18
+ Chứng từ mệnh lệnh: Là chứng từ yêu cầu (cho phép) thực hiện các nghiệp vụ
kinh tế như: lệnh chi tiền, lệnh điều xe, lệnh xuất vật tư, ủy nhiệm chi...
+ Chứng từ thực hiện: Là chứng từ phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã
hoàn thành như: phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất kho...
+ Chứng từ thủ tục kế toán: Là những chứng từ được lập kèm với các chứng từ của
từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh dùng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc ghi sổ kế toán
như: Chứng từ ghi sổ, bảng tính hao mòn tài sản cố đinh…
+ Chứng từ liên hợp: Là những chứng từ mang đặc điểm của hai hoặc ba loại chứng
từ trên như: Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho, giấy rút dự toán NSNN.
- Theo địa điểm lập các chứng từ được chia thành:
+ Chứng từ bên trong: Là chứng từ do nội bộ đơn vị lập như phiếu thu, phiếu chi,
bảng thanh toán lương, thanh toán bảo hiểm xã hội...
+ Chứng từ bên ngoài: Là các chứng từ có liên quan đến hoạt động của đơn vị
nhưng do các đối tượng ở ngoài đơn vị lập như các chứng từ do kho bạc lập như lệnh
chuyển có, lệnh chuyển nợ, hóa đơn mua hàng...
- Theo nội dung kinh tế các chứng từ được chia thành:
+ Chứng từ về lao động tiền lương;
+ Chứng từ vật tư;
+ Chứng từ tiền tệ;
+ Chứng từ về tài sản cố định.
Lập chứng từ kế toán:
Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính liên quan đến hoạt động của đơn vị sự nghiệp có
thu đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ lập 1 lần cho một nghiệp vụ
kinh tế, tài chính phát sinh.
Nội dung chứng từ:
- Phải rõ ràng, trung thực với nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
- Chữ viết trên chứng từ phải rõ ràng, không tẩy xoá, không viết tắt;
- Số tiền viết bằng chữ phải khớp, đúng với số tiền viết bằng số;
- Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên theo quy định cho mỗi chứng từ, các
chứng từ kế toán được lập bằng máy vi tính phải đảm bảo nội dung quy định và tính
pháp lý cho chứng từ kế toán. Các chứng từ kế toán dùng làm căn cứ trực tiếp để ghisổ
kế toán phải có định khoản kế toán.
19
Ký chứng từ kế toán:
Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ, chữ
ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng loại mực không phai. Không được ký chứng
từ kế toán bằng mực màu đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn. Chữ ký trên chứng từ kế
toán của một người phải thống nhất. Chữ ký trên chứng từ kế toán của người khiếm thị
được thực hiện theo quy định của chính phủ.
Chữ ký trên chứng từ kế toán phải do người có thẩm quyền hoặc người được ủy
quyền ký. Nghiêm cấm ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc
trách nhiệm của người ký.
Chứng từ kế toán chi tiền phải do người có thẩm quyền duyệt chi và kế toán trưởng
hoặc người được ủy quyền ký trước khi thực hiện. Chữ ký trên chứng từ kế toán dùng
để chi tiền phải ký theo từng liên. Chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử, chữ ký trên
chứng từ điện tử có giá trị như chữ ký trên chứng từ bằng giấy.
Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán:
Tất cả các chứng từ kế toán do đơn vị lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến đều phải
tập trung vào bộ phận kế toán đơn vị. Bộ phận kế toán phải kiểm tra toàn bộ chứng từ
kế toán đó và chỉ sau khi kiểm tra, xác minh tính pháp lý của chứng từ thì mới dùng
những chứng từ đó để ghi sổ kế toán. Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm
các bước sau:
- Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán;
- Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình Thủ
trưởng đơn vị ký duyệt theo quy định trong từng mẫu chứng từ (nếu có);
- Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán;
- Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.
Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán:
- Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các yếu tố ghi chép trên
chứng từ kế toán;
- Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đã ghi trên
chứng từ kế toán; đối chiếu chứng từ kế toán với các tài liệu khác có liên quan;
- Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán.
Khi kiểm tra chứng từ kế toán nếu phát hiện có hành vi vi phạm chính sách, chế
độ, các quy định về quản lý kinh tế, tài chính của nhà nước, phải từ chối thực hiện (xuất
quỹ, thanh toán, xuất kho) đồng thời báo cáo ngay bằng văn bản cho thủ trưởng đơn vị
20
biết để xử lý kịp thời theo đúng pháp luật hiện hành.
Đối với những chứng từ kế toán lập không đúng thủ tục, nội dung và chữ số không
rõ ràng thì người chịu trách nhiệm kiểm tra hoặc ghi sổ phải trả lại, yêu cầu làm thêm
thủ tục và điều chỉnh sau đó mới làm căn cứ ghi sổ.
Tổ chức bảo quản, lưu trữ và hủy chứng từ kế toán:
Sau khi ghi sổ kế toán, chứng từ phải được bảo quản tại phòng kế toán để phục vụ
cho việc kiểm tra, đối chiếu số liệu. Khi kết thúc kỳ kế toán năm, chứng từ được chuyển
sang lưu trữ theo từng loại và theo thứ tự thời gian phát sinh. Tùy theo từng loại tàiliệu
mà thời gian lưu trữ có thể khác nhau. Khi hết hạn lưu trữ, chứng từ được phép tiêu hủy
theo quy định.
1.2.3 Tổ chức hệ thống sổ kế toán
Sổ kế toán là tổ hợp các tờ sổ dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các
nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh theo nội dung kinh tế, theo đối tượng kế toán, theo trình
tự thời gian có liên quan đến doanh nghiệp.
Đơn vị hành chính sự nghiệp phải mở sổ kế toán để ghi chép, hệ thống và lưu trữ
toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán.
Những đơn vị có tiếp nhận sử dụng nguồn ngân sách nhà nước cấp, nguồn viện trợ, vay
nợ nước ngoài, nguồn phí được khấu trừ, để lại phải mở sổ kế toán để theo dõi riêng
theo mục lục NSNN và theo các yêu cầu khác phục vụ cho việc lập báo cáo quyết toán
với ngân sách nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền. Sổ kế toán phải ghi rõ tên đơn
vị kế toán, tên sổ, ngày, tháng, năm khóa sổ, chữ ký người lập sổ, kế toán trưởng và
người đại diện theo pháp luật của đơn vị, số trang, đóng giáp lai.
Các loại sổ kế toán: Mỗi đơn vị kế toán chỉ sử dụng một hệ thống sổ kế toáncho
một kỳ kế toán năm, bao gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết. Tùy theo hình
thức kế toán đơn vị áp dụng, đơn vị phải mở đầy đủ các sổ kế toán tổng hợp, sổ kếtoán
chi tiết và thực hiện đầy đủ, đúng nội dung, trình tự và phương pháp ghi chép đối với
từng mẫu sổ kế toán. Sổ kế toán ngân sách, phí được khấu trừ, để lại phản ánh chi tiết
theo mục lục ngân sách nhà nước để theo dõi việc sử dụng nguồn ngân sách nhà nước,
nguồn phí được khấu trừ để lại.
Sổ kế toán theo dõi quá trình tiếp nhận và sử dụng nguồn viện trợ, vay nợ nước
ngoài phản ánh chi tiết theo mục lục ngân sách nhà nước làm cơ sở lập báo cáo quyết
toán theo quy định của Thông tư này và theo yêu cầu của nhà tài trợ.
- Các sổ kế toán tổng hợp:
+ Sổ nhật ký: Dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo
21
trình tự thời gian. Trường hợp cần thiết có thể kết hợp việc ghi chép theo trình tự thời
gian với việc phân loại, hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo
nội dung kinh tế. Số liệu trên sổ nhật ký phản ảnh tổng số các hoạt động kinh tế, tài
chính phát sinh trong một kỳ kế toán.
+ Sổ cái: Dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo nội dung
kinh tế (theo tài khoản kế toán). Trên sổ cái có thể kết hợp việc ghi chép theo trình tự thời
gian phát sinh và nội dung kinh tế của nghiệp vụ kinh tế, tài chính. Số liệu trên sổ cái phản
ánh tổng hợp tình hình tài sản, nguồn kinh phí và tình hình sử dụng nguồn kinh phí.
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết:
Sổ, thẻ kế toán chi tiết dùng để ghi chi tiết các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát
sinh liên quan đến các đối tượng kế toán theo yêu cầu quản lý mà sổ cái chưa phản ánh
chi tiết. Số liệu trên sổ kế toán chi tiết cung cấp các thông tin cụ thể phục vụ cho việc
quản lý trong nội bộ đơn vị và việc tính, lập các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính và báo
cáo quyết toán ngân sách nhà nước.
Căn cứ vào yêu cầu quản lý và yêu cầu hạch toán của từng đối tượng kế toán riêng
biệt, đơn vị được phép bổ sung các chỉ tiêu (cột, hàng) trên sổ, thẻ kế toán chi tiết để
phục vụ lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán theo yêu cầu quản lý.
Hiện nay các đơn vị SNCL có thể vận dụng một trong bốn hình thức kế toán sau:
Hình thức kế toán nhật ký chung
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán nhật ký chung là tất cả các nghiệp vụ kinh
tế, tài chính phát sinh đều được ghi vào nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh
và nội dung nghiệp vụ kinh tế đó. Sau đó lấy số liệu trên sổ nhật ký để ghi vào sổ cái
theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Các loại sổ kế toán:
Sổ kế toán gồm 2 loại sổ tổng hợp và sổ chi tiết
Sổ tổng hợp gồm có: Sổ Nhật ký chung, Sổ Cái. Sổ tổng hợp sử dụng để ghi một
tổng quát các hoạt động kinh tế, tài chính theo thứ tự thời gian và theo nội dung nghiệp
vụ kinh tế phát sinh, loại sổ này chỉ theo dõi về mặt giá trị.
Sổ chi tiết gồm có: Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết. Sổ chi tiết dùng để theo dõi chi
tiết từng tài khoản, có thể theo dõi cả về mặt giá trị, số lượng và cả thời gian lao động.
Trình tự ghi sổ:
- Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra để ghi vào sổ nhật ký
chung theo trình tự thời gian. Đồng thời căn cứ vào các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát
22
sinh hoặc tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh cùng loại đã ghi vào sổ
nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Trường hợp đơn vị
có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi vào sổ nhật ký chung, các nghiệp
vụ kinh tế được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
- Cuối tháng (cuối quý, cuối năm) khóa sổ cái và các sổ, thẻ chi tiết, từ các sổ, thẻ
kế toán chi tiết lập “Bảng tổng hợp chi tiết” cho từng tài khoản. Số liệu trên "Bảng tổng
hợp chi tiết" được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và số dư cuối tháng
của từng tài khoản trên sổ cái. Sau khi kiểm tra, đối chiếu nếu đảm bảo khớp đúng thì
số liệu khóa sổ trên sổ cái được sử dụng để lập “Bảng Cân đối số phát sinh” và báo cáo
tài chính. Về nguyên tắc “Tổng số phát sinh Nợ” và “Tổng số phát sinh Có” trên bảng
cân đối số phát sinh phải bằng “Tổng số phát sinh Nợ” và “Tổng số phát sinhCó” trên
sổ nhật ký chung cùng kỳ.
Ưu, nhược điểm và điều kiện áp dụng:
Hình thức kế toán này có ưu điểm là rõ ràng, dễ hiểu, thuận tiện cho việc phân
công công tác kế toán và thuận tiện cho việc tin học hóa công tác kế toán. Tuy nhiên,
khi ghi nhật ký chung dễ phát sinh trùng lắp nếu không xác định rõ căn cứ chứng từ gốc
để lập định khoản kế toán ghi vào nhật ký chung. Hình thức này có thể vận dụng trong
các đơn vị có quy mô vừa và nhỏ, có khối lượng nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh
không nhiều và bộ máy kế toán có ít người.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung được thể hiện
trên sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung
Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái
23
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái là các nghiệp vụ kinh tế,
phát sinh được kết hợp ghi chép kết hợp theo trình tự thời gian và phân loại, hệ thống
hóa theo nội dung kinh tế (theo TK kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp là
Sổ nhật ký – Sổ cái và trong cùng một quá trình ghi chép. Căn cứ để ghi vào sổ nhật ký
– sổ cái là các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại.
Trình tự ghi sổ:
Hằng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra, xác định TK
ghi Nợ, tài khoản ghi có để ghi vào sổ nhật ký - sổ cái. Số liệu của mỗi chứng từ kế toán
được ghi một dòng ở cả 2 phần nhật ký và phần sổ cái. Bảng tổng hợp chứng từ kế toán
cùng loại được lập cho những chứng từ cùng loại phát sinh nhiều lần trong một ngày.
Chứng từ kế toán và bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã được dùng để
ghi sổ nhật ký - sổ Cái, được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan. Cuối
tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ phát sinh trong tháng vào Sổ nhật ký - Sổ
cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệu của cột số phát sinh ở
phần nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng TK ở phần sổ cái để ghi vào dòng cộng
phát sinh trong tháng.
Căn cứ vào số phát sinh các tháng trước và số phát sinh tháng này tính ra số phát
sinh lũy kế từ đầu quý đến cuối tháng này. Căn cứ vào số dư đầu tháng và số phát sinh
trong tháng kế toán tính ra số dư cuối tháng của từng TK trên Sổ nhật ký - Sổ cái. Trình
tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký- sổ cái, được thể hiện trên sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.5: Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái
Ưu, nhược điểm và điều kiện áp dụng:
24
Ưu điểm là đơn giản, dễ làm, dễ kiểm tra, đối chiếu phù hợp với các đơn vị có quy
mô nhỏ. Tuy nhiên hình thức này không phù hợp với những đơn vị có quy mô lớn, nhiều
nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đa dạng về loại nghiệp vụ, khó khăn khi thực hiện phân
công công việc cho các kế toán thực hiện ghi sổ.
Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán chứng từ ghi sổ là việc ghi sổ kế toán tổng
hợp được căn cứ trực tiếp từ chứng từ ghi sổ. Việc ghi sổ kế toán dựa trên cơ sở chứng
từ ghi sổ sẽ được tách biệt thành hai quá trình riêng biệt:
- Ghi theo trình tự thời gian nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trên sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ.
- Ghi theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trên sổ cái.
Trình tự ghi sổ:
- Hàng ngày hoặc định kỳ, căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra
để lập chứng từ ghi sổ. Từ số liệu cộng trên “Bảng tổng hợp chứng từ kế toán
cùng loại” để lập chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ sau khi lập xong chuyển đến
kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán hoặc người được kế toán trưởng uỷ
quyền ký duyệt sau đó chuyển cho bộ phận kế toán tổng hợp vào sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ và ghi vào sổ cái.
Sơ đồ 1.6: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ
25
Cuối tháng sau khi đã ghi hết chứng từ ghi sổ lập trong tháng vào sổ đăng ký chứng
từ ghi sổ và sổ cái, kế toán tiến hành khoá sổ cái để tính ra số phát sinh Nợ, số phát sinh
Có và số dư cuối tháng của từng tài khoản. Trên sổ cái, tính tổng số tiền các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh trong tháng căn cứ lập báo cáo tài chính.
Ưu, nhược điểm và điều kiện áp dụng:
Dễ dàng thực hiện phân công công việc cho các kế toán, mỗi kế toán có thể phụ
trách theo dõi từng phần hành: tiền lương, tài sản cố định. Tuy nhiên việc ghi chép phản
ánh bị trùng lặp, một nghiệp vụ được phản ánh làm nhiều lần trước khi ghi vào sổ cái,
do vậy công việc ghi chép sẽ tăng lên. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán
chứng từ ghi sổ được thể hiện trên sơ đồ sau:
Hình thức kế toán trên máy tính
- Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán được
theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính.
- Phần mềm kế toán được lựa chọn phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Phải đảm bảo in được đầy đủ sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết và các
báo cáo tài chính theo quy định.
- Thực hiện đúng các quy định về mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và sửa chữa sổ kế toán theo
quy định của Luật kế toán và chế độ kế toán áp dụng cho đơn vị hành chính sự nghiệp.
Quy trình ghi sổ kế toán trên máy vi tính được thể hiện ở sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.7: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính
26
1.2.4 Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán
Tài khoản kế toán phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình
về tài sản, tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và
các nguồn kinh phí khác, tình hình thu, chi hoạt động, kết quả hoạt động và các
khoản khác ở các đơn vị hành chính sự nghiệp.
- Hệ thống tài khoản kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của kế
toánbao gồm những quy định thống nhất về loại tài khoản, số lượng tài khoản,
ký hiệu và nội dung ghi chép của từng tài khoản.
+ Tổ chức sử dụng thông tin thu thập trên hệ thống chứng từ:
Chứng từ kế toán là cơ sở pháp lý, nguồn số liệu để hạch toán vào các tài
khoản kế toán tương ứng phù hợp. Tùy theo mức độ phân loại, xử lý và tổng
hợp báo cáo của nhân viên kế toán vận dụng hệ thống chứng từ và hạch toán
ban đầu mà nhân viên kế toán có thể phản ánh trực tiếp vào tài khoản chi tiết,
tài khoản tổng hợp hoặc phải tiến hành tổng hợp trước khi phản ánh vào các tài
khoản kế toán theo từng đối tượng kế toán.
+ Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán:
Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng trong các đơn vị sự nghiệp công lập
hiện nay gồm 9 loại: từ Loại 1 đến Loại 9 là các tài khoản trong bảng cân đối
tài khoản và tài khoản loại 0 là các tài khoản ngoài bảng cân đối tài khoản.
- Nhóm tài khoản loại 1: Tiền và vật tư.
- Nhóm tài khoản loại 2: Tài sản cố định
- Nhóm tài khoản loại 3: Thanh toán
- Nhóm tài khoản loại 4: Nguồn kinh phí
- Nhóm tài khoản loại 5: Các khoản thu
- Nhóm tài khoản loại 6: Các khoản chi
- Nhóm tài khoản loại 7: Các khoản thu nhập khác
- Nhóm tài khoản loại 8: Các khoản chi phí khác
- Nhóm tài khoản loại 9: Xác định kết quả
- Nhóm tài khoản loại 0: Tài khoản ngoài bảng
Các loại tài khoản trong bảng gồm tài khoản từ loại 1 đến loại 9, được hạch toán kép.
27
1.2.5 Tổ chức báo cáo kế toán và kiểm tra kế toán
Báo cáo kế toán:
- Việc lập các báo cáo kế toán là khâu công việc cuối cùng của một quá trình công
tác kế toán. Số liệu trong báo cáo kế toán mang tính tổng quát, toàn diện tình hình tài
sản, tình hình cấp phát, tiếp nhận kinh phí của nhà nước, tình hình thu, chi và kết quả
hoạt động sự nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ phục vụ cho việc kiểm tra,
kiểm soát các khoản chi, quản lý tài sản, tổng hợp phân tích, đánh giá các hoạt động của
đơn vị.
- Việc lập báo cáo kế toán ở các đơn vị sự nghiệp cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Nội dung các chỉ tiêu báo cáo phải rõ ràng, dễ hiểu, tạo thuận lợi cho người sử
dụng thông tin, phù hợp với yêu cầu sử dụng thông tin của đơn vị.
+ Nội dung các chỉ tiêu báo cáo, phương pháp tính các chỉ tiêu số lượng, giá trị
phải nhất quán để đảm bảo có thể tổng hợp được các chỉ tiêu cùng loại, có thể so sánh
được với kỳ trước, với dự toán để xem xét, đánh giá khi sử dụng thông tin.
+ Căn cứ xác định các số liệu báo cáo phải rõ ràng, phải có trong sổ kế toán của
đơn vị nhằm đảm bảo tính có thể tin cậy được của thông tin.
+ Các chỉ tiêu số lượng trong báo cáo phải đảm bảo chính xác, tức là phải phù hợp
với số liệu trong sổ kế toán, sau khi đã kiểm tra tính chính xác của số liệu này trong quá
trình hệ thống hóa thông tin kế toán.
+ Các báo cáo tài chính phải được lập và nộp đúng hạn nhằm phát huy được hiệu
lực đối với người sử dụng thông tin.
Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách dùng để tổng hợp tình hình về tài
sản, tiếp nhận và sử dụng kinh phí ngân sách của nhà nước, tình hình thu, chi và kết quả
hoạt động của đơn vị hành chính sự nghiệp trong kỳ kế toán, cung cấp thông tin kinh tế,
tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và thực trạng của đơn vị, là căn cứ quan
trọng giúp cơ quan nhà nước, lãnh đạo đơn vị kiểm tra, giám sát điều hành hoạt động
của đơn vị. Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải lập đúng theo mẫu biểu
quy định, phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu đã quy định, phải lập đúng kỳ hạn, nộp đúng thời
hạn và đầy đủ báo cáo tới từng nơi nhận báo cáo.
Phương pháp tổng hợp số liệu và lập các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính, báo cáo
quyết toán ngân sách phải được thực hiện thống nhất ở các đơn vị hành chính sự nghiệp,
tạo điều kiện cho việc tổng hợp, phân tích, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện dự toán
ngân sách nhà nước của cấp trên và các cơ quan quản lý nhà nước. Số liệu trên báo cáo
tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải chính xác, trung thực, khách quan và phải
28
được tổng hợp từ các số liệu của sổ kế toán.
Việc lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải bảo đảm sự trung
thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời, phản ánh đúng tình hình tài sản, thu, chi và sử dụng
các nguồn kinh phí của đơn vị, lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán
giữa các kỳ báo cáo. Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải được người
lập, kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị ký, đóng dấu trước khi nộp hoặc công khai.
Sau khi lập báo cáo tài chính, đơn vị phải công khai báo cáo tài chính, nguyên tắc
công khai tài chính là phải cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin tài chính.
Thông tin tài chính phải công khai, phù hợp với từng đối tượng cung cấp và tiếp nhận
thông tin.
Hình thức công khai tài chính: Công bố trong các cuộc họ thường niên của các cơ
quan, tổ chức, đơn vi, phát hành ấn phẩm, niêm yết công khai tại trụ sở làm việc củacơ
quan.
Nội dung công khai tài chính gồm:
- Công khai dự toán thu, chi được giao hàng năm, kế cả điều chỉnh hoặc bổ sung
trong năm và phân bổ dự toán ngân sách theo các mục thu chi theo mục lục NSNN.
- Công khai phương án chi trả tiền lương, thưởng, thu nhập tăng thêm cho người
lao động.
- Công khai quy định, tiêu chuẩn, định mức chế độ chi tiêu nội bộ của đơn vị
- Công khai việc trích lập và sử dụng các quỹ
- Công khai quyết toán thu chi NSNN hàng năm của đơn vị và thông báo duyệt
quyết toán của đơn vị chủ quản cấp trên cho đơn vị
Kiểm tra kế toán
Thông qua kết quả kiểm tra, đơn vị đánh giá được chất lượng hoạt động quản lý
các khoản thu - chi tài chính và sử dụng tài sản, tiền vốn, sử dụng quỹ lương, quỹ thưởng,
các quỹ của cơ quan và công tác đầu tư xây dựng cơ bản trong đơn vị, đồng thời phát
hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm, áp dụng các biện pháp xử lý các sai phạm theo
đúng thẩm quyền đã được phân cấp.
Bằng việc đánh giá những tồn tại, tìm ra nguyên nhân và đưa ra phương hướng,
biện pháp khắc phục, các đơn vị có thể rút kinh nghiệm và nâng cao chất lượng công tác
quản lý tài chính kế toán tại đơn vị. Kiểm tra kế toán là một trong những nội dung quan
trọng của tổ chức công tác kế toán. Công tác kiểm tra kế toán thường do một bộ phận
được giao nhiệm vụ kiểm tra tiến hành.
29
Mục đích của tổ chức kiểm tra công tác kế toán:
Đánh giá tình hình triển khai chấp hành dự toán ngân sách hàng năm tại đơn vị
theo quy định pháp luật về NSNN, tình hình chấp hành công tác thực hành tiết kiệm
chông lãng phí của đơn vị. Phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm, áp dụng các
biện pháp xử lý sai phạm theo đúng thẩm quyền; tổ chức rút kinh nghiệm, đánh giá
những tồn tại tìm ra nguyên nhân và đưa ra phương hướng, biện pháp khắc phục nhằm
tăng cường công tác quản lý tài chính kế toán tại đơn vị.
Nội dung công tác kiểm tra kế toán bao gồm:
- Kiểm tra sự tuân thủ các cơ chế tài chính, các chế độ chính sách của nhà nước
liên quan đến tình tình thu, chi NSNN và các quỹ tại đơn vị, tình hình chấp hành và
quyết toán các khoản thuế theo quy định, kiểm tra việc quản lý và sử dụng TSCĐ. Kiểm
tra tính hợp pháp của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tính hiệu lực, hiệu quả của các
hoạt động tài chính kế toán tại đơn vị, tình hình tổ chức và hoạt động thực hiện nhiệm
vụ được giao của đơn vị.
- Kiểm tra chất lượng và độ tin cậy của các thông tin kinh tế tài chính thông qua
các báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán ngân sách của đơn vị. Kiểm tra việc tổ chức
và lãnh đạo công tác tổ chức kế toán quy trình tiến hành kiểm tra kế toán.
- Thành lập đoàn kiểm tra: Tại một số đơn vị có bộ phận chịu trách nhiệm kiểm tra
kế toán, tuy nhiên ở các đơn vị nhỏ, không có bộ phận này, vì vậy, trước khi tiến hành
kiểm tra, trưởng đơn vị ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra. Trong quyết định thành
lập nêu rõ các cá nhân trong đoàn, nhiệm vụ của từng cá nhân, đồng thời đưa ra nội dung
kiểm tra kế toán.
-Thực hiện kiểm tra: đoàn kiểm tra hoặc bộ phận kiểm tra thực hiện theo các nội
dung đã thông báo trong quyết định kiểm tra. Bộ phận hoặc phần hành kế toán được
kiểm tra phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin mà các đoàn kiểm tra yêu cầu.
-Kết luận: Đoàn kiểm tra đưa ra kết luận, báo cáo thủ trưởng đơn vị. Bộ phận gây
ra sai sót phải chịu trách nhiệm trước hành vi của mình. Đơn vị tổ chức rút kinh nghiệm
trong hoạt động, tìm biện pháp khắc phục, tăng cường công tác quản lý trong đơnvị.
- Công khai kết quả kiểm tra: thực hiện công khai để toàn bộ công chức, viên
chức trong đơn vị được biết, thực hiện quyền làm chủ của cán bộ công chức nhà nước,
tập thể người lao động và người dân.
1.2.6 Tổ chức ứng dụng công nghệ trong công tác kế toán
Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ
kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý và trao đổi thông tin số. Đơn
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf

More Related Content

Similar to Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...
Man_Ebook
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh...
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh...Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh...
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh...
Man_Ebook
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến cung cấp dịch vụ thuế tại Chi cục Thuế huyện Thới L...
Các nhân tố ảnh hưởng đến cung cấp dịch vụ thuế tại Chi cục Thuế huyện Thới L...Các nhân tố ảnh hưởng đến cung cấp dịch vụ thuế tại Chi cục Thuế huyện Thới L...
Các nhân tố ảnh hưởng đến cung cấp dịch vụ thuế tại Chi cục Thuế huyện Thới L...
Man_Ebook
 
Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán tại các Trung tâm Y tế tuyến huyện thuộ...
Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán tại các Trung tâm Y tế tuyến huyện thuộ...Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán tại các Trung tâm Y tế tuyến huyện thuộ...
Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán tại các Trung tâm Y tế tuyến huyện thuộ...
Man_Ebook
 
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước ...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước ...Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước ...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước ...
Man_Ebook
 
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Gi...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Gi...Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Gi...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Gi...
Man_Ebook
 
Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi Cục Thuế Q...
Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi Cục Thuế Q...Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi Cục Thuế Q...
Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi Cục Thuế Q...
Man_Ebook
 
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần T...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần T...Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần T...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần T...
Man_Ebook
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc nhà nước Tịn...
Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc nhà nước Tịn...Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc nhà nước Tịn...
Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc nhà nước Tịn...
Man_Ebook
 

Similar to Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf (20)

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh...
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh...Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh...
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh...
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến cung cấp dịch vụ thuế tại Chi cục Thuế huyện Thới L...
Các nhân tố ảnh hưởng đến cung cấp dịch vụ thuế tại Chi cục Thuế huyện Thới L...Các nhân tố ảnh hưởng đến cung cấp dịch vụ thuế tại Chi cục Thuế huyện Thới L...
Các nhân tố ảnh hưởng đến cung cấp dịch vụ thuế tại Chi cục Thuế huyện Thới L...
 
Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán tại các Trung tâm Y tế tuyến huyện thuộ...
Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán tại các Trung tâm Y tế tuyến huyện thuộ...Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán tại các Trung tâm Y tế tuyến huyện thuộ...
Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán tại các Trung tâm Y tế tuyến huyện thuộ...
 
Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước taị UBND huyện...
Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước taị UBND huyện...Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước taị UBND huyện...
Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước taị UBND huyện...
 
kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại công ty CP Tư Vấn Thiết K...
kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại công ty CP Tư Vấn Thiết K...kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại công ty CP Tư Vấn Thiết K...
kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại công ty CP Tư Vấn Thiết K...
 
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty kiểm toán - Gửi m...
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty kiểm toán - Gửi m...Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty kiểm toán - Gửi m...
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty kiểm toán - Gửi m...
 
Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty kiểm toán, 9đ
Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty kiểm toán, 9đQuy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty kiểm toán, 9đ
Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty kiểm toán, 9đ
 
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước ...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước ...Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước ...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước ...
 
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Chi Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm Qu...
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Chi Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm Qu...Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Chi Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm Qu...
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Chi Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm Qu...
 
Đề tài: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầu
Đề tài: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầuĐề tài: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầu
Đề tài: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầu
 
Đề tài: Xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Xăng dầu
Đề tài: Xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Xăng dầuĐề tài: Xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Xăng dầu
Đề tài: Xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Xăng dầu
 
Luận văn: Hoàn thiện kế toán quản trị tại trường Cao đẳng Kinh tế
Luận văn: Hoàn thiện kế toán quản trị tại trường Cao đẳng Kinh tếLuận văn: Hoàn thiện kế toán quản trị tại trường Cao đẳng Kinh tế
Luận văn: Hoàn thiện kế toán quản trị tại trường Cao đẳng Kinh tế
 
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Gi...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Gi...Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Gi...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Gi...
 
Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi Cục Thuế Q...
Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi Cục Thuế Q...Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi Cục Thuế Q...
Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi Cục Thuế Q...
 
Đề tài: Lập bảng cân đối kế toán tại Công ty thương mại Hoàng Hiến
Đề tài: Lập bảng cân đối kế toán tại Công ty thương mại Hoàng HiếnĐề tài: Lập bảng cân đối kế toán tại Công ty thương mại Hoàng Hiến
Đề tài: Lập bảng cân đối kế toán tại Công ty thương mại Hoàng Hiến
 
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần T...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần T...Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần T...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần T...
 
lv: Quản lý nguồn nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
lv: Quản lý nguồn nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lv: Quản lý nguồn nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
lv: Quản lý nguồn nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc nhà nước Tịn...
Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc nhà nước Tịn...Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc nhà nước Tịn...
Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc nhà nước Tịn...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nướcLuận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước
 

More from Man_Ebook

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
hoangphuc12ta6
 

Recently uploaded (18)

Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptxBài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
 
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
 
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdfxemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
 
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdfTalk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
 
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
 
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
 
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NGThực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
 

Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ THẠCH THỊ MỸ NHI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CẦN THƠ, 2021
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ THẠCH THỊ MỸ NHI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành Kế toán Mã số: 8340301 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN MINH TIẾN CẦN THƠ, 2021
  • 3. XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Cần Thơ, ngày tháng năm 2021 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN MINH TIẾN
  • 4. i LỜI CẢM ƠN Tôi xin cám ơn quý Thầy Cô trường Đại học Tây Đô và đặc biệt là quý Thầy Cô khoa sau Đại học đã giảng dạy truyền đạt kiến thức cho Tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Minh Tiến người đã tận tình hướng dẫn giúp Tôi suốt thời gian hoàn thiện luận văn. Tôi xin gởi lời cảm ơn đến Ban giám đốc và Phòng Tài chính Kế toán bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần thơ đã tạo điều kiện cho Tôi thu thập thông tin số liệu phục vụ trong quá trình nghiên cứu. Xin cảm ơn gia đình, đồng nghiệp đã động viên khuyến khích giúp đỡ Tôi trong suốt thời gian hoàn thiện luận văn. Cần Thơ, ngày tháng năm 2021 Học viên thực hiện Thạch Thị Mỹ Nhi
  • 5. ii TÓM TẮT LUẬN VĂN Nghiên cứu được thực hiện nhằm cho thấy tổ chức công tác kế toán ở đơn vị sự nghiệp công lập còn nhiều bất cập khi chuyển đổi sang cơ chế tài chính mới, công tác kế toán chưa đáp ứng được hết nhu cầu quản lý. Vì vậy, cần có giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tại bệnh viện. Luận văn đã đưa đã những nhân tố tác động đến tổ chức công tác kế toán. Nêu rõ thực trạng về tổ chức chứng từ kế toán, sổ kế toán, tài khoản kế toán, báo cáo tào chính và nêu lên được tầm quan trọng của hệ thống công nghệ thông tin trong công tác kế toán hiện nay. Dựa trên kết quả nghiên cứu và khảo sát còn cho thấy đơn vị chưa quan tâm sâu sắc đến công tác kiểm tra kế toán, việc kiểm tra không thường xuyên và kịp thời. Vì vậy, cần chú trọng nhiều hơn đến khâu lập và tiếp nhận chứng từ kế toán. Qua đó, luận văn đề xuất nâng cao hiệu quả của hệ thống kế toán quản lý tài chính nhằm năng cao hiệu quả quản lý tại bệnh viện. Bên cạnh đó bệnh viện cần quan tâm và đầu tư trong việc đào tạo nguồn nhân lực làm công tác kế toán với trình độ ngang tầm với nhiệm vụ đặt ra là đảm bảo tuân thủ theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp hiện hành và cơ chế tài chính mới. Tổ chức, sắp xếp bộ máy làm công tác kế toán khoa học, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong quá trình tiếp nhận và xử lý thông tin nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần thơ.
  • 6. iii ABSTRACT This study was conducted to show that accounting in public non-business units still has shortcomings when converting to new financial mechanism, and have not met the requirement needs. Therefore, it is significant to have completed solutions for accounting in hospitals. The thesis examines factors affected accounting, clearly show the reality of accounting vouchers, accounting books, accounts, financial statements, and also emphasizes the importance of information technology system in accounting recently. According to research and survey results, it is a remarkable point that several units do not really pay attention on accounting inspection, which is irregular and untimely. As a result, more attention should be paid to create and receive accounting vouchers. Thereby, this paper proposes to improve the efficiency of the accounting system in order to enhance the managing efficiency in hospitals. Beside that, hospitals should focus and invest in the training high qualified human sources with the mission of ensuring the compliance in new financial mechanism. Organising and arranging accounting system secinetifically are extemely significant to guarantee the efficiency in receiving and processing information at Can Tho Oncology Hospital.
  • 7. iv LỜI CAM KẾT Tôi là Thạch Thị Mỹ Nhi học viên Cao học ngành Kế toán khóa 6B Trường Đại học Tây Đô là người thực hiện đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần thơ”. Tôi xin cam đoan đề tài này là do chính Tôi thực hiện, các số liệu thu thập được trong đề tài là trung thực và không trùng với đề tài nghiên cứu khoa học nào. Cần Thơ, ngày tháng năm 2021 Học viên thực hiện Thạch Thị Mỹ Nhi
  • 8. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................... ii ABSTRACT ................................................................................................................. iii LỜI CAM KẾT.............................................................................................................iv MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1 2. Lược khảo tài liệu........................................................................................................2 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung..........................................................................3 4. Câu hỏi nghiên cứu......................................................................................................3 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu...........................................4 6. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................4 7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ........................................................................5 8. Kết cấu của luận văn....................................................................................................5 CHƯƠNG 1....................................................................................................................6 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP CÓ THU ...................................................................................................6 1.1 Tổng quan về đơn vị sự nghiệp công lập có thu........................................................6 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm tổ chức hoạt động của đơn vị sự nghiệp có thu................6 1.1.2 Vai trò và nguyên tắc tổ chức công tác kế toán tại đơn vị sự nghiệp công lập có thu .......................................................................................................................................12 1.2 Nội dung cơ bản tổ chức công tác kế toán tại đơn vị sự nghiệp công lập có thu....13 1.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán .......................................................................................13 1.2.2 Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán ......................................................................17 1.2.3 Tổ chức hệ thống sổ kế toán.................................................................................20 1.2.4 Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán......................................................................26 1.2.5 Tổ chức báo cáo kế toán và kiểm tra kế toán .......................................................27 1.2.6 Tổ chức ứng dụng công nghệ trong công tác kế toán...........................................29 1.2.7 Hệ thống chuẩn mực kế toán công quốc tế...........................................................30 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1............................................................................................32 CHƯƠNG 2..................................................................................................................33 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU THÀNH PHỐ CẦN THƠ...........................................................................................................33 2.1 Tổng quan về bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ và những nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế toán. .....................................................................................................33 2.1.1 Tổng quan về Bệnh Ung bướu Thành phố Cần thơ..............................................33
  • 9. vi 2.1.2 Tổ chức bộ máy của bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần thơ............................35 2.1.3 Quản lý tài chính tại bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần thơ............................37 2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập có thu........................................................................................................................37 2.2 Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ .......................................................................................................................................40 2.2.1 Cơ chế quản lý tài chính tại bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần thơ ................40 2.2.2 Quản lý tài chính cụ thể Quản lý các khoản thu...................................................41 2.2.3 Thực trạng tổ chức bộ máy kế toán ......................................................................43 2.2.4 Thực trạng tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán.....................................45 2.2.5 Thực trạng tổ chức hệ thống tài khoản kế toán ....................................................49 2.2.6 Thực trạng tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán................................................51 2.2.7 Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính......................................................................56 2.2.8 Tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán..............................64 2.3. Đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần thơ...........................................................................................................................66 2.3.1 Một số kết quả đạt được trong tổ chức công tác kế toán......................................66 2.3.2 Một số hạn chế trong tổ chức công tác kế toán và nguyên nhân..........................67 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................................70 CHƯƠNG 3..................................................................................................................71 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU THÀNH PHỐ CẦN THƠ ..............................................................................71 3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác kế toán ..............................................71 3.2 Giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán theo mô hình tự chủ tài chính tại bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần thơ ...............................................................................71 3.2.1 Hoàn thiện bộ máy kế toán...................................................................................71 3.2.2 Hoàn thiện vận dụng chứng từ kế toán.................................................................72 3.2.3 Hoàn thiện vận dụng hệ thống tài khoản kế toán .................................................73 3.2.3 Hoàn thiện vận dụng hệ thống sổ kế toán.............................................................73 3.2.4 Hoàn thiện công tác tự kiểm tra kế toán...............................................................73 3.2.5 Hoàn thiện việc áp dụng tin học vào công tác kế toán.........................................74 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3............................................................................................76 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................................77 1. Kết luận......................................................................................................................77 2 Kiến nghị ....................................................................................................................77 3 Những hạn chế trong nghiên cứu và phương hướng phát triển..................................78 3.1 Những hạn chế trong nghiên cứu ............................................................................78
  • 10. vii 3.2 Định hướng nghiên cứu...........................................................................................79 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................80 PHỤ LỤC .....................................................................................................................82
  • 11. viii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Tình hình áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế của một số nước trong tổ chức phát triển hợp tác kinh tế (OECD)........................................................................31 Bảng 2.1: Một số thông tin chung về Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần thơ..........35 Bảng 2.2: Lao động của bệnh viện Ung bướu thống kê theo khoa, phòng ...................36 Bảng 2.3: Thực trạng tổ chức nhân lực kế toán của bệnh viện Ung bướu....................39 Bảng 2.4: Tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ tại bệnh viện Ung bướu........................40 Bảng 2.5: Cơ cấu các nguồn thu của bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ ..........41 Bảng 2.6: Các khoản chi của Bệnh viện Ung bướu giai đoạn năm 2017-2019 ............42 Bảng 2.7: Tổ chức chứng từ kế toán tại bệnh viện Ung bướu.......................................46 Bảng 2.8: Thông tin về hoạt động tài chính của Bệnh viện Ung bướu .........................57 Bảng 2.8: Tổ chức báo cáo kế toán tại bệnh viện Ung bướu ........................................63 Bảng 2.9: Tổ chức kiểm tra kế toán tại bệnh viện Ung bướu........................................64 Bảng 2.10: Tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin tại bệnh viện Ung bướu ...............68
  • 12. ix DANH MỤC HÌNH , SƠ ĐỒ Hình 2.1: Phần mềm thu viện phí của bệnh viện Ung bướu .........................................65 Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung ..................................................14 Sơ đồ 1.2: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán...................................................15 Sơ đồ 1.3: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán hỗn hợp ...................................................16 Sơ đồ 1.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung ................................22 Sơ đồ 1.5: Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái.............................23 Sơ đồ 1.6: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ...............................24 Sơ đồ 1.7: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính..................25 Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy kế toán tại bệnh viện .........................................................44 Sơ đồ 2.2: Quy trình luân chuyển chứng từ của bệnh viện Ung bướu..........................46 Sơ đồ 2.3: Quy trình luân chuyển chứng từ khám chữa bệnh ngoại trú có thẻ BHYT .47 Sơ đồ 2.4: Quy trình luân chuyển chứng từ khám chữa bệnh ngoại trú không thẻ BHYT .......................................................................................................................................48 Sơ đồ 2.5: Quy trình luân chuyển chứng từ thanh toán bệnh nhân nội trú có thẻ BHYT .......................................................................................................................................48 Sơ đồ 2.6: Quy trình luân chuyển chứng từ thanh toán bệnh nhân nội trú KHÔNG thẻ BHYT ............................................................................................................................49 Sơ đồ 2.7: Hình thức kế toán trên máy vi tính ..............................................................55 Sơ đồ 2.8: Hình thức kế toán trên phần mềm Misa.......................................................66
  • 13. x DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Ý Nghĩa NSNN Ngân sách nhà nước HCSN Hành chính sự nghiệp BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế ĐVSN Đơn vị sự nghiệp HĐĐT Hóa đơn điện tử HSBA Hồ sơ bệnh án TSCĐ Tài sản cố định TK Tài khoản BTC Bộ tài chính CNTT Công nghệ thông tin BYT Bộ y tế
  • 14. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm qua, cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội, hệ thống kế toán Việt Nam đã không ngừng được hoàn thiện và đã thực sự trở thành một công cụ quan trọng trong quản lý kinh tế, thông tin cung cấp từ bộ phận kế toán là rất cần thiết cho nhà quản trị vì là cơ sở quan trọng cho các quyết định chiến lược ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của tổ chức, doanh nghiệp. Do đó, công tác tổ chức kế toán cũng như các thông tin cung cấp từ bộ phận kế toán có vai trò rất quan trọng, cần tính chính xác cao, bởi vì điều này sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định đúng đắn, hạn chế thấp nhất sự sai lệch có thể làm doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn. Bên cạnh đó muốn có một xã hội phát triển, đòi hỏi chúng ta phải phát triển nguồn nhân lực, trong đó có việc bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ con người. Để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, ngành y tế phấn đấu luôn đảm bảo công bằng, không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động. Các cơ sở y tế trong khu vực dân cư mà chủ yếu là các bệnh viện là các đơn vị trực tiếp thực hiện việc chăm sóc, cung cấp các dịch vụ y tế cho nhân dân với các giường bệnh, đội ngũ cán bộ có trình độ kỹ thuật được tổ chức thành các khoa, phòng sử dụng trang thiết bị và các cơ sở hạ tầng thích hợp. Như vậy việc phát triển và hoạt động có hiệu quả đối với các bệnh viện đặc biệt là hệ thống các bệnh viện công lập đã và đang là một vấn đề được quan tâm đặc biệt của ngành y tế. Trong những năm qua nhà nước đã ban hành nhiều công văn, chính sách đối với hoạt động của các đơn vị sự nghiệp nói chung và các cơ sở y tế nói riêng nhằm phát huy quyền tự chủ của đơn vị, giảm dần sự phụ thuộc vào ngân sách nhà nước. Với mục tiêu vừa phát triển qui mô, vừa đảm bảo nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, vừa phải huy động và sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu sự nghiệp, do đó đòi hỏi tổ chức thường xuyên rà soát và hoàn thiện công tác tổ chức của các bộ phận trực thuộc, nhất là bộ phận kế toán. Nằm trong hệ thống bệnh viện công lập của cả nước, những năm qua, bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ đã có những bước phát triển và nhiều thayđổi trong mô hình quản lý cũng như các hoạt động của mình. Bệnh viện đã chủ động cơ cấu lại bộ máy tổ chức, tăng cường công tác quản lý trong đó chú trọng đến nâng cao vai trò của thông tin kế toán. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn nêu trên, đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ” được thực hiện nhằm tìm hiểu thực trạng công tác kế toán tại bệnh viện để từ đó đề xuất những giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Cần thơ nói riêng và
  • 15. 2 các Bệnh viện công lập tự chủ tài chính nói chung, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài chính trong bối cảnh tự chủ hiện nay. 2. Lược khảo tài liệu Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thùy Anh (2011) sử dụng phương pháp phân tích thực trạng tổ chức kế toán tại bệnh viện, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán trong điều kiện ứng dụng ERP tại bệnh viện C Đà Nẵng thông qua việc quản lý theo các quy trình dựa trên cơ sở ứng dụng hệ cơ sở dữ liệu đồng bộ, thống nhất. Đề tài chú trọng đến việc hoàn thiện các phân hệ kế toán còn thực hiện thủ công, từ đó tổ chức triển khai xây dựng hệ thống thông tin kế toán hoàn chỉnh trong điều kiện ứng dụng ERP, nghiên cứu đánh giá thực trạng tổ chức kế toán thực tiễn gắn với yêu cầu quản lý trong điều kiện tăng cường thực hiện tự chủ tại bệnh viện cùng những thay đổi về hạch toán kế toán trong điều kiện mới. Một số nghiên cứu liên quan đến công tác hoàn thiện tổ chức kế toán trong lĩnh vực y tế, đặc biệt là các bệnh viện công tại Việt Nam như: Luận văn thạc sĩ của tác giả Đoàn Nguyên Hồng (2010). Nội dung nghiên cứu phân tích, đánh giá tổng hợp về tổ chức kế toán và quản lý tài chính tại Bệnh viện hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới. Các kiến nghị giải pháp đề tập trung vào vấn đề quản lý tài chính. Lê Kim Ngọc (2009), Luận văn Tiến sĩ Kinh tế, Tổ chức hạch toán kế toán trong các cơ sở y tế với việc tăng cường quản lý tài chính ngành y tế Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Ngô Nữ Quỳnh Trang (2014) và nghiên cứu của Hồ Thị Như Minh (2014) cũng sử dụng phương pháp đánh giá thực trạng từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tại bệnh viện. Trần Phương Linh (2016) cũng đề cập khái quát những vấn đề cơ bản trong tổ chức kế toán tại đơn vị sự nghiệp có thu, sử dụng phương pháp đánh giá thực trạng và đề cập khái quát cơ chế quản lý tài chính, công tác tổ chức kế toán tại Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện. Phạm Thị Hồng Nhung (2017) sử dụng phương pháp phân tích thực trạng tổ chức công tác kế toán, từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn hiện tổ chức công tác kế toán tại công ty. Nghiên cứu đã phỏng vấn đối tượng là kế toán trưởng và một số kế toán viên phụ trách phần hành kế toán. Nội dung bản câu hỏi phỏng vấn xoay quanh việc mô tả và đánh giá tổ chức công tác kế toán thuộc phần hành phụ trách và tổ chức công tác kế toán của công ty. Về phương pháp phân tích, nghiên cứu sử dụng phương pháp so sánh lý thuyết và thực tế, từ đó khái quát và kết luận vấn đề.
  • 16. 3 Công Thị Thu Hằng (2017), sử dụng phương pháp phân tích đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội. Trên cơ sở đó xác định những tồn tại, vướng mắc trong hạch toán và cung cấp thông tin kế toán phục vụ công tác quản lý điều hành tại Trường và các đơn vị liên kết của trường. Thông qua nghiên cứu thực tiễn đề ra các yêu cầu quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội. Luận văn thạc sĩ: “Tổ chức kế toán tại Bệnh viện lão khoa trung ương” của Phạm Phương Quỳnh, chuyên ngành kế toán, trường Đại học Lao động xã hội, năm 2017. Luận văn cũng đã làm nổi bật được các lý luận cơ bản về tổ chức công tác tổ chức kế toán ở đơn vị SNCL, việc đánh giá và phân tích thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện lão khoa trung ương, từ đó đưa ra các định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại đơn vị. Qua lược khảo một số tài liệu cho thấy, về lý luận các luận văn cung cấp thông tin cơ sở lý luận về tổ chức kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập một cách có hệ thống. Về thực tiễn, trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng công tác kế toán tài chính tại đơn vị cụ thể từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán. Do đó, nghiên cứu “Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu thành phố Cần Thơ” cũng sử dụng phương pháp đánh giá thực trạng công tác kế toán, từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần thơ trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán tại đơn vị. Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập. - Đánh giá thực trạng công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ. - Khuyến nghị giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán của Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, biên chế và tài chính. 4. Câu hỏi nghiên cứu - Cơ sở lý luận về tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công
  • 17. 4 lập gồm những gì? - Thực trạng công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ như thế nào? - Cần có những giải pháp nào để hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ trong bối cảnh hiện nay? 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Các nội dung của công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần thơ. Về thời gian: Đề tài nghiên cứu thu thập số liệu thứ cấp hiện trạng hoạt động của bệnh viện năm 2017, 2018, 2019. Thu thập dữ liệu sơ cấp thực hiện thông qua phỏng vấn chuyên gia khảo sát bằng bảng câu hỏi năm 2020. 6. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, cụ thể như sau: Phương pháp thu thập dữ liệu: Đối với dữ liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp gồm các tài liệu liên quan đến công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ như: Các văn bản pháp lý về kếtoán, các văn bản pháp lý về quản lý tài chính (Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành luật ngân sách nhà nước, nghị định, thông tư hướng dẫn quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập. Các chứng từ kế toán, sổ kế toán và tài liệu kế toán của Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ trong thời gian qua, các báo cáo thường niên của bệnh viện, tài liệu nghiên cứu chuyên ngành, sách, các bài báo, tạp chí có liên quan…). Đối với dữ liệu sơ cấp: Được thu thập thông qua phỏng vấn chuyên gia thông qua bảng câu hỏi soạn sẵn, sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện đối tượng chuyên gia là ban lãnh đạo, kế toán trưởng, phó phòng kế toán và dành cho các nhân viên kế toán. Phiếu điều tra được phát cho những người làm công tác quản lý và trực tiếp làm kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ bằng cách gửi phiếu câu hỏi trực tiếp hoặc qua email. Phương pháp phân tích dữ liệu - Phương pháp thống kê mô tả: Từ các thông tin thu được thông qua các phương pháp thu thập dữ liệu xử lý có tính nguyên tắc như logic, tổng hợp và phương pháp kỹ
  • 18. 5 thuật cụ thể như so sánh số liệu giữa các năm liên quan, để đánh giá xu hướng biến động tăng, giảm và các kỹ thuật thống kê dựa vào phần mềm xử lý, được sử dụng để phân tích thực trạng công tác kế toán tại bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ. - Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: Phương pháp này được thực hiện thông qua các cuộc phỏng vấn những cán bộ lãnh đạo, kế toán trưởng và các kế toán viên bằng bảng câu hỏi soạn sẵn. Các phiếu khảo sát sẽ được phỏng vấn thử và điều chỉnh trước khi đưa vào phỏng vấn chính thức. + Đối tượng phỏng vấn: Lãnh đạo, Kế toán trưởng và các kế toán viên tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần thơ. + Mục đích của phương pháp: Là việc trao đổi trực tiếp với các kế toán của bệnh viện về các vấn đề liên quan đến tổ chức công tác kế toán như: Tổ chức thông tin kế toán, bộ máy kế toán, tổ chức kiểm tra và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán. + Nội dung phỏng vấn: Câu hỏi đặt ra gồm các nội dung về tổ chức công tác kế toán, những thuận lợi và khó khăn mà kế toán tại bệnh viện gặp phải trong quá trình hạch toán kế toán và xử lý chứng từ kế toán, làm cơ sở để tìm ra các bất cập trong tổ chức công tác kế toán và đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tại bệnh viện. 7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn - Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo có ý nghĩa về tổ chức kế toán trong đơn vị sự nghiệp thực hiện tự chủ tài chính một phần, tiến tới tự chủhoàn toàn theo xu hướng chung hiện nay. - Ý nghĩa thực tiễn: Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức kế toántại bệnh viện. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia thành 03 chương gồm: Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác kế toán tại đơn vị sự nghiệp công lập có thu Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tại Bệnh viện Ung Bướu thành phố Cần Thơ Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.
  • 19. 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP CÓ THU 1.1 Tổng quan về đơn vị sự nghiệp công lập có thu 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm tổ chức hoạt động của đơn vị sự nghiệp có thu a. Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập có thu Đơn vị sự nghiệp: Là các đơn vị, các cơ quan hoạt động bằng nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước hoặc cấp trên cấp phát hoặc bằng nguồn kinh phí khác như hội nghị, học phí, viện phí, kinh phí được tài trợ, thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ để phục vụ các nhiệm vụ của nhà nước, chủ yếu là các hoạt động chính trị xã hội. Đơn vị sự nghiệp công lập: Theo điều 2, nghị định số 16/2015/NĐ-CP: “Đơn vị sự nghiệp công lập là đơn vị cung cấp dịch vụ công do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân phục vụ quản lý nhà nước”. Đơn vị sự nghiệp có thu: Là một loại đơn vị sự nghiệp công lập có nguồn thu sự nghiệp, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, là đơn vị dự toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng, tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của luật kế toán. Trong đó hoạt động sự nghiệp là hoạt động chủ yếu của đơn vị được nhà nước giao nhằm thực hiện các chức năng kinh tế- xã hội mà đơn vị đảm nhiệm. Hoạt động sự nghiệp có thu gồm các hoạt động chủ yếu sau: - Các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm các hoạt động giáo dục và đào tạo của các trường từ mầm non cho đến đại học có sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước; - Các hoạt động khám chữa bệnh, phòng bệnh, điều dưỡng và phục hồi chức năng của các bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng, trung tâm điều dưỡng và phục hồi chức năng; - Các hoạt động của các đoàn nghệ thuật, nhà văn hóa, thư viện, bảo tàng, đài phát thanh truyền hình; - Các hoạt động của tổ chức nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ và môi trường; - Các hoạt động của đơn vị sự nghiệp kinh tế, bao gồm: Nông, lâm, ngư nghiệp,
  • 20. 7 giao thông, công nghiệp, địa chính, khí tượng thủy văn. b. Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập có thu - Theo quy định tại nghị định số 16/2015/NĐ-CP thì đơn vị sự nghiệp công lập có thu được phân thành 4 loại sau: + Đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư: Là đơn vị sự nghiệp có nguồn thu lớn, nguồn thu đó đủ để đảm bảo toàn bộ kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên và chi đầu tư của đơn vị còn các nhiệm vụ chi không thường xuyên thì do ngân sách nhà nước cấp. + Đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo chi thường xuyên: Là đơn vị có nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp luôn ổn định nên đảm bảo đủ kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên, NSNN không phải cấp cho hoạt động thường xuyên của đơn vị. + Đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo một phần chi thường xuyên: Là đơn vị sự nghiệp có nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp không đủ trang trải cho toàn bộ nhiệm vụ chi thường xuyên của đơn vị nên được ngân sách nhà nước đảm bảo một phần kinh phí chi thường xuyên. + Đơn vị sự nghiệp công do nhà nước đảm bảo chi thường xuyên: Là đơn vị sự nghiệp có nguồn thu thấp hoặc không có nguồn thu, được nhà nước đảm bảo toàn bộ kinh phí chi cho các nhiệm vụ chi thường xuyên của đơn vị. Đặc điểm tổ chức hoạt động của đơn vị sự nghiệp có thu: - Những hoạt động của các đơn vị này có tính chất xã hội, khác với những loại hình dịch vụ thông thường, nó phục vụ các lợi ích tối cần thiết của xã hội để đảm bảo cho cuộc sống được bình thường; - Việc trao đổi dịch vụ công giữa các đơn vị sự nghiệp công lập có thu và các tổ chức, cá nhân không thông qua quan hệ thị trường đầy đủ. Có những dịch vụ mà người sử dụng chỉ phải đóng phí hoặc lệ phí, có những dịch vụ thì phải trả một phần hoặc toàn bộ kinh phí. Tuy nhiên, cung ứng các dịch vụ này không nhằm mục tiêu lợi nhuận; - Hoạt động của các đơn vị sự nghiệp có thu không trực tiếp phục vụ cho quản lý hành chính nhà nước, không mang tính quyền lực pháp lý như hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước; - Đơn vị sự nghiệp có thu có nguồn thu thường xuyên từ hoạt động sự nghiệp bởi vậy nó khác với cơ quan quản lý hành chính ở chỗ mang lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước và được tự chủ về mặt tài chính, không phụ thuộc vào cơ chế xin cho như trước; -Đơn vị sự nghiệp có thu tự chủ tài chính có các hoạt động, dịch vụ phải đăng ký,
  • 21. 8 kê khai, nộp đủ các loại thuế và các khoản khác (nếu có), được miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật; -Đơn vị sự nghiệp công lập có thu được quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị không thuộc cơ cấu tổ chức các đơn vị cấu thành theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, khi đáp ứng các tiêu chí, điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật, xâydựng phương án sắp xếp lại các đơn vị cấu thành trình cơ quan có thẩm quyền quyết định; - Đơn vị sự nghiệp công lập có thu được xây dựng vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và quản lý viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật, thuê hợp đồng lao động để thực hiện nhiệm vụ; - Đơn vị sự nghiệp công lập có thu được mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại hoặc kho bạc nhà nước để phản ánh các khoản thu, chi hoạt động dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước. Lãi tiền gửi là nguồn thu của đơn vị và được bổ sung vào quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp hoặc bổ sung vào quỹ khác theo quy định của pháp luật, không được bổ sung vào quỹ bổ sung thu nhập. Sử dụng kết quả tài chính trong năm, đơn vị sự nghiệp công lập có thu được trích lập 4 quỹ: - Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; - Quỹ khen thưởng; - Quỹ phúc lợi ; - Quỹ dự phòng ổn định thu nhập. Cơ chế quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập có thu: Quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp có thu quán triệt hai nguyên tắc cơ bản đó là: Phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật và phải tuân theo quy chế chi tiêu nội bộ. Nhà nước ban hành cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập nhằm mục đích sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả kinh phí của nhà nước. Tùy thuộc quy mô, lĩnh vực hoạt động, chức năng nhiệm vụ mà các đơn vị sự nghiệp công lập có các nội dung thu và nhiệm vụ chi tương ứng. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế- xã hội, nhà nước đã ban hành các văn bản chính sách nhằm từng bước đổi mới cơ chế hoạt động củađơn vị sự nghiệp công lập có thu, với mục đích trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệp trong việc tổ chức lại công việc, sắp xếp tổ chức bộ máy, sử dụng lao
  • 22. 9 động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao, phát huy mọi khảnăng của đơn vị để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội, tăng nguồn thu nhằm từng bước giải quyết thu nhập cho người lao động. Trong lĩnh vực y tế có Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày15/10/2012 về “Cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh và chữa bệnh công lập” nhằm tăng cường hơn nữa quyền tự chủ của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập. Nguồn tài chính - Nguồn kinh phí do NSNN cấp gồm có: + Nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; + Nguồn kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, đề án khác; + Nguồn kinh phí đối ứng thực hiện các dự án theo quyết định của các cấp có thẩmquyền; + Nguồn vốn đầu tư phát triển; + Nguồn kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; + Nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cơ quan có thẩm quyền giao. - Nguồn thu hoạt động sự nghiệp gồm có: + Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và khả năng của đơn vị. + Nguồn thu phí theo pháp luật về phí, lệ phí được để lại chi theo quy định; + Nguồn vốn vay, viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật. - Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật (nếu có): + Vốn góp liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân đầu tư vào các đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật. + Vốn vay tín dụng, vốn huy động từ cán bộ công chức, viên chức trong đơn vị. Nội dung chi của đơn vị sự nghiệp công lập: - Chi thường xuyên: Đơn vị được chủ động sử dụng các nguồn tài chính giao tự chủ (phần được để lại chi thường xuyên) và nguồn thu khác để chi thường xuyên. Một số nội dung chi được quy định như sau: + Chi tiền lương đối với đơn vị tự đảm bảo kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư và đơn vị đảm bảo chi thường xuyên: Đơn vị chi trả tiền lương theo lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp do nhà nước quy định.
  • 23. 10 + Chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý: Đối với đơn vị sự nghiệp có thu đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư, đơn vị đảm bảo chi thường xuyên; Đối với các nội dung chi đã có định mức chi theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Căn cứ vào khả năng tài chính, đơn vị được quyết định mức chi cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị; Đối với các nội dung chi chưa có định mức chi theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Căn cứ tình hình thực tế, đơn vị xây dựng mức chi cho phù hợp theo quy chế chi tiêu nội bộ và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập có thu đảm bảo một phần chi thường xuyên: Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính, đơn vị được quyết định mức chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý, nhưng tối đa không vượt quá mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. - Chi nhiệm vụ không thường xuyên: Đơn vị chi theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và pháp luật hiện hành đối với từng nguồn kinh phí. Phân phối kết quả tài chính trong năm: - Đối với đơn vị sự nghiệp công lập có thu tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư: Hàng năm, sau khi hạch toán đầy đủ các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước khác (nếu có) theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi thường xuyên (nếu có), đơn vị được sử dụng theo trình tự như sau: Trích tối thiểu 25% để lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp Trích lập quỹ bổ sung thu nhập. - Đối với đơn vị sự nghiệp có thu đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư: Đơn vị được tự quyết định mức trích quỹ bổ sung thu nhập. - Đối với đơn vị sự nghiệp có thu đảm bảo chi thường xuyên: Được trích quỹ bổ sung thu nhập tối đa không quá 3 lần quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp lương do nhà nước quy định. Trích lập quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công thực hiện trong năm của đơn vị; Trích lập quỹ khác theo quy định của pháp luật; Phần chênh lệch thu lớn hơn chi còn lại (nếu có) sau khi đã trích lập các quỹ theo quy định được bổ sung vào quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.
  • 24. 11 - Đối với đơn vị sự nghiệp có thu đảm bảo một phần chi thường xuyên: Hằng năm, sau khi hạch toán đầy đủ các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước khác (nếu có) theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi hoạt động thường xuyên (nếu có), đơn vị được sử dụng theo trình tự như sau: Trích tối thiểu 15% để lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; Trích lập quỹ bổ sung thu nhập tối đa không quá 2 lần quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp lương do nhà nước quy định; Trích lập quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi tối đa không quá 2 tháng tiền lương, tiền công thực hiện trong năm của đơn vị; Trích lập quỹ khác theo quy định của pháp luật; Phần chênh lệch thu lớn hơn chi còn lại (nếu có) sau khi đã trích lập các quỹtheo quy định được bổ sung vào quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Lập dự toán: Lập dự toán là quá trình phân tích, đánh giá giữa khả năng và nhu cầu các nguồn tài chính để xây dựng các chỉ tiêu thu, chi ngân sách hàng năm mộtcách đúng đắn, có căn cứ khoa học và thực tiễn. - Các phương pháp lập dự toán: + Phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ là phương pháp xác định các chỉ tiêu trong dự toán dựa vào kết quả hoạt động thực tế của kỳ liền trước và điều chỉnh theo tỷ lệ tăng trưởng và tỷ lệ lạm phát dự kiến. + Phương pháp lập dự toán không dựa trên quá khứ là phương pháp xác định các chỉ tiêu trong dự toán dựa vào nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động trong năm kế hoạch, phù hợp với điều kiện cụ thể hiện có của đơn vị chứ không dựa trên kết quả hoạt động thực tế của năm trước. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của năm kế hoạch, chế độ chi tiêu tài chính của năm trước liền kề, đơn vị lập dự toán thu chi năm kế hoạch. Cụ thể: - Lập dự toán đối với đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm một phần chi thường xuyên: Căn cứ tình hình thực hiện năm hiện hành, nhiệm vụ của năm kế hoạch, đơn vị lập kế hoạch về số lượng, khối lượng dịch vụ sự nghiệp công và dự toán thu, chi. - Lập dự toán đối với đơn vị sự nghiệp công lập có thu do nhà nước bảo đảm chi thường xuyên: Căn cứ tình hình thực hiện năm hiện hành, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao trong năm kế hoạch, số lượng người làm việc được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chế độ chi tiêu hiện hành, đơn vị lập dự toán thu, chi gửi cơ quan quản lý cấp trên theo quy định.
  • 25. 12 - Lập dự toán thu, chi phí theo pháp luật về phí, lệ phí, các nhiệm vụ không thường xuyên: Theo quy định của Luật ngân sách nhà nước. 1.1.2 Vai trò và nguyên tắc tổ chức công tác kế toán tại đơn vị sự nghiệp công lập có thu a. Khái niệm tổ chức công tác kế toán Tổ chức công tác kế toán nói chung và tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập nới riêng là một hoạt động đóng vai trò quyết định đến tính hiệu quả chất lượng làm việc của bộ phận kế toán. Tổ chức công tác kế toán khoa học và hợp lý tại đơn vị không những đảm bảo cho việc thu nhận, hệ thống hoá thông tin kế toán đầy đủ, kịp thời, đáng tin cậy phục vụ cho công tác quản lý kinh tế, tài chính mà còn giúp đơn vị quản lý chặt chẽ tài sản, ngăn ngừa những hành vi làm tổn hại đến tài sản của đơn vị. Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển, cùng với quá trình hội nhập của nền kinh tế, các hoạt động sự nghiệp ngày càng phong phú và đa dạng góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội thì công tác kế toán phải không ngừng nâng cao chất lượng. Công tác kế toán không chỉ là việc ghi chép, phản ánh đơn thuần các nghiệp vụ kinh tế phát sinh mà còn là hệ thống thông tin kinh tế- tài chính quan trọng cung cấp trung thực, chính xác và kịp thời. Vai trò tổ chức công tác kế toán trong việc quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập có thu: Đối với đơn vị sự nghiệp có thu, công tác tổ chức kế toán có vai trò giúp cho đơn vị theo dõi thường xuyên tình hình hoạt động của đơn vị, cung cấp tài liệu cho đơn vị làm cơ sở hoạch định các chương trình, chiến lược kinh doanh của đơn vị phù hợp với từng thời kỳ. Tổ chức công tác kế toán giúp cho nhà nước có thể theo dõi được sự phát triển của đơn vị, tiến tới tổng hợp sự phát triển của ngành, lĩnh vực. Đồng thời còn giúp nhà nước trong việc hoạch định chính sách, soạn thảo và ban hành luật lệ về cơ chế, chính sách với tình hình hoạt động từng bộ, ngành. Để tổ chức công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập có thu được khoa học và hợp lý cần căn cứ vào quy mô hoạt động, đặc điểm của ngành và lĩnh vực hoạt động, đồng thời cũng phải căn cứ vào các chính sách, chế độ, luật được nhà nước ban hành. Tổ chức công tác kế toán phù hợp với tình hình hoạt động của đơn vị không chỉ tiết kiệm chi phí NSNN mà còn đảm bảo cung cấp thông tin nhanh chóng, đầy đủ, có chất lượng phù hợp với yêu cầu quản lý khác nhau.
  • 26. 13 b. Nguyên tắc tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập có thu Tổ chức công tác kế toán tại đơn vị phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc sau: - Tổ chức công tác kế toán của đơn vị phải đảm bảo nguyên tắc thống nhất: Thống nhất giữa các bộ phận kế toán trong đơn vị, giữa đơn vị chính với các đơn vị thànhviên và các đơn vị nội bộ. - Tổ chức công tác kế toán của đơn vị phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp: Phù hợp với quy mô, đặc điểm tổ chức quản lý, đặc điểm hoạt động của đơn vị, phù hợp vớiyêu cầu, trình độ quản lý, mức độ trang bị các phương tiện thiết bị phục vụ công tác kế toán tại đơn vị sự nghiệp công lập. - Tổ chức công tác kế toán của đơn vị phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả: Đảm bảo thu nhận, hệ thống hóa thông tin và cung cấp thông tin hiệu quả về toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị. Đồng thời, tính toán sao cho chi phí ít nhất vẫn đảm bảo được công việc kế toán đạt hiệu quả cao nhất. 1.2 Nội dung cơ bản tổ chức công tác kế toán tại đơn vị sự nghiệp công lập có thu 1.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán Tổ chức bộ máy kế toán là việc sắp xếp bố trí, phân công công việc cho những người làm công tác kế toán trong đơn vị sao cho bộ máy kế toán phù hợp với quy mô hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị, đảm bảo chỉ đạo và thực hiện toàn diện, thống nhất và tập trung công tác kế toán, thông tin kế toán của đơn vị, gọn nhẹ, hợp lý, chuyên môn hóa, đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ của kế toán đơn vị. Căn cứ vào đặc điểm hoạt động, đặc điểm quản lý của mỗi doanh nghiệp bộ máy kế toán sẽ được tổ chức phù hợp để đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin cho người sử dụng. Như vậy, tổ chức công tác kế toán được coi như là một hệ thống các yếu tố cấu thành, bao gồm tổ chức vận dụng các phương pháp kế toán để thu nhận, xử lý, phân tích, kiểm tra và cung cấp các thông tin, tổ chức vận dụng chính sách, chế độ, thể lệ kinh tế tài chính, kế toán vào đơn vị, tổ chức các nhân sự để thực hiện công việc kế toán nhằm đảm bảo cho công tác kế toán phát huy hết vai trò, nhiệm vụ của mình, giúp công tác quản lý và điều hành hoạt động của đơn vị có hiệu quả. Tổ chức tốt công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập sẽ mang lại các ý nghĩa cụ thể sau: - Tổ chức công tác kế toán khoa học sẽ đảm bảo cung cấp chính xác, kịp thời và đầy đủ các thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị cho các đối tượng quan tâm giúp họ đưa ra các quyết định đúng đắn. - Tổ chức công tác kế toán khoa học sẽ đảm bảo ghi chép, theo dõi, phản ánh và
  • 27. 14 giám sát chặt chẽ các loại tài sản, nguồn kinh phí của đơn vị, giúp cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nguồn kinh phí trong các đơn vị. - Tổ chức công tác kế toán khoa học sẽ giúp cho kế toán thực hiện tốt yêu cầu, chức năng và nhiệm vụ của mình trong hệ thống các công cụ quản lý. - Tổ chức công tác kế toán khoa học sẽ giúp cho đơn vị sự nghiệp công lập có được bộ máy kế toán gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả, nâng cao hiệu suất và hiệu quả hoạt động của bộ máy kế toán. Theo đó, tùy đặc điểm hoạt động của mỗi đơn vị để có thể chọn một trong ba hình thức tổ chức công tác kế toán sau: Hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung - Theo hình thức này, cả đơn vị chỉ lập một phòng kế toán duy nhất để thực hiện toàn bộ công việc kế toán của đơn vị. + Ưu điểm: Số liệu tập trung phục vụ kịp thời cho công tác chỉ đạo chung toàn doanh nghiệp, tránh được tình trạng chậm trễ, thông tin bị báo cáo sai lệch. Việc kiểm tгa, chỉ đạo nghiệp vụ đảm bảo sự lãnh đạo tập tгung, thống nhất của kế toán tгưởng cũng như các nhà quản lý đối với hoạt động quản lý tài sản và sử dụng kinh phí. + Nhược điểm: Khối lượng công tác tại phòng kế toán trung tâm thường lớn, lao động kế toán tại đây nhiều. Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung Hình thức tổ chức công tác kế toán phân tán - Theo hình thức này, ở đơn vị có phòng kế toán trung tâm, các đơn vị phụ thuộc, các bộ phận đều có tổ chức kế toán riêng. Tổ chức kế toán ở các đơn vị, các bộ phận phụ thuộc là đơn vị kế toán phụ thuộc chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ công việc kế toán ở bộ phận mình, kể cả phần kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết. Nhân viên kế toán Nhân viên hạch toán tại các bộ phận trực thuộc Kế toán trưởng Nhân viên kế toán Nhân viên kế toán
  • 28. 15 + Ưu điểm: Đảm bảo tính kịp thời, tính chính xác cao, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp thông tin phục vụ cho nội bộ doanh nghiệp ra quyết định. + Nhược điểm: Bộ máy cồng kềnh, phân chia thành nhiều cấp, nhiều bộ phận, không cung cấp thông tin kịp thời ảnh hưởng đến việc ra quyết định cho quản lý. Sơ đồ 1.2: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán Hình thức tổ chức công tác kế toán hỗn hợp - Theo hình thức này, ở đơn vị kế toán cấp tгên vẫn lập phòng kế toán, còn ở các đơn vị tгực thuộc thì tùy thuộc vào quy mô, yêu cầu quản lý và tгình độ quản lý mà có thể tổ chức kế toán гiêng hoặc không tổ chức kế toán гiêng. Theo mô hình này, chỉ tổ chức một phòng kế toán trung tâm, nhưng đối với các bộ phận ở xa trung tâm, người quản lý được giao thêm một số công việc của kế toán như tính lương, theo dõi tài sản, kiểm kê tài sản và thực hiện ghi chép ban đầu ở đơn vị mình phụ trách. + Ưu điểm: Khắc phục được một số nhược điểm của 2 mô hình trên, mô hình này được sử dụng nhiều và đem lại hiệu quả cao nếu công tác kế toán được tổ chức hợp lý tại các đơn vị sự nghiệp. + Nhược điểm: Bộ máy kế toán cồng kềnh
  • 29. 16 Sau khi lựa chọn một trong ba mô hình tổ chức thích hợp trên, các đơn vị sự nghiệp có thể tổ chức phân công công việc cụ thể trong bộ máy. Sơ đồ 1.3: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán hỗn hợp Đối với các kế toán viên: Đối với những người làm kế toán tại các đơn vị sự nghiệp bên cạnh đảm bảo quy định tiêu chuẩn chung về người làm kế toán còn phải là những viên chức thuộc biên chế của các cơ quan nhà nước được tuyển dụng thông qua hình thức thi tuyển theo quy định hoặc lao động hợp đồng do đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tuyển dụng. Đối với người giữ chức danh kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán: Người giữ chức danh kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán tại các đơn vị sự nghiệp bên cạnh đảm bảo các tiêu chuẩn chung về kế toán trưởng còn phải là viên chức thuộc biên chế của các cơ quan nhà nước và thỏa mãn các điều kiện về chính trị. Phân loại lao động kế toán: Tại các đơn vị sự nghiệp công lập có các phần hành kế toán chủ yếu sau: + Kế toán vật tư, tài sản + Kế toán thanh toán + Kế toán các khoản chi và các nguồn kinh phí
  • 30. 17 + Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh có nhiệm vụ ghi nhận các khoản thu hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ. + Kế toán tổng hợp + Kế toán viên được phân công chịu trách nhiệm một hoặc nhiều phần hành kế toán. Xây dựng quy chế hoạt động bộ máy kế toán Quy chế hoạt động bộ máy kế toán quy định về chế độ thời gian làm việc của bộ máy kế toán, mối liên hệ giữa các lao động kế toán thực hiện công tác kế toán và quan hệ giữa các loại lao động kế toán. Về chế độ thời gian làm việc của bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán có thể được quản lý theo chế độ thời gian làm việc hành chính theo quy định của nhà nước (nghĩa là 8h/ngày) hoặc quản lý theo khối lượng công việc hoàn thành. Tuy nhiên, tại các đơn vị sự nghiệp công lập chủ yếu quản lý theo chế độ thời gian làm việc hành chính. Về mối liên hệ giữa các lao động kế toán thực hiện công tác kế toán: Trong bộ máy kế toán, mỗi kế toán viên phần hành và kế toán tổng hợp đều có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn riêng về khối lượng công tác kế toán được giao. Quan hệ giữa các loại lao động trong bộ máy kế toán có thể được thể hiện theo một trong ba cách thức tổ chức: - Bộ máy kế toán tổ chức theo kiểu trực tuyến. - Bộ máy kế toán tổ chức theo kiểu trực tuyến tham mưu. - Bộ máy kế toán tổ chức theo kiểu chức năng. 1.2.2 Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành. Các nghiệp vụ, kinh tế tài chính phát sinh có liên quan đến hoạt động của đơn vị đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán là căn cứ để ghi sổ kế toán. Các đơn vị sự nghiệp đều phải sử dụng thống nhất mẫu chứng từ kế toán thuộc loại bắt buộc quy định. Trong quá trình thực hiện các đơn vị không được sử dụng biểu mẫu chứng từ thuộc loại bắt buộc. Mẫu chứng từ tự thiết kế phải phù hợp với việc ghi chép và yêu cầu quản lý của đơn vị, đồng thời phải đáp ứng tối thiểu những nội dung theo quy định của Luật kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội. Danh mục chứng từ kế toán: - Chứng từ kế toán bao gồm nhiều loại có tính chất, đặc điểm khác nhau và được phân loại theo các tiêu thức chủ yếu sau:
  • 31. 18 + Chứng từ mệnh lệnh: Là chứng từ yêu cầu (cho phép) thực hiện các nghiệp vụ kinh tế như: lệnh chi tiền, lệnh điều xe, lệnh xuất vật tư, ủy nhiệm chi... + Chứng từ thực hiện: Là chứng từ phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã hoàn thành như: phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất kho... + Chứng từ thủ tục kế toán: Là những chứng từ được lập kèm với các chứng từ của từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh dùng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc ghi sổ kế toán như: Chứng từ ghi sổ, bảng tính hao mòn tài sản cố đinh… + Chứng từ liên hợp: Là những chứng từ mang đặc điểm của hai hoặc ba loại chứng từ trên như: Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho, giấy rút dự toán NSNN. - Theo địa điểm lập các chứng từ được chia thành: + Chứng từ bên trong: Là chứng từ do nội bộ đơn vị lập như phiếu thu, phiếu chi, bảng thanh toán lương, thanh toán bảo hiểm xã hội... + Chứng từ bên ngoài: Là các chứng từ có liên quan đến hoạt động của đơn vị nhưng do các đối tượng ở ngoài đơn vị lập như các chứng từ do kho bạc lập như lệnh chuyển có, lệnh chuyển nợ, hóa đơn mua hàng... - Theo nội dung kinh tế các chứng từ được chia thành: + Chứng từ về lao động tiền lương; + Chứng từ vật tư; + Chứng từ tiền tệ; + Chứng từ về tài sản cố định. Lập chứng từ kế toán: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính liên quan đến hoạt động của đơn vị sự nghiệp có thu đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ lập 1 lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Nội dung chứng từ: - Phải rõ ràng, trung thực với nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh; - Chữ viết trên chứng từ phải rõ ràng, không tẩy xoá, không viết tắt; - Số tiền viết bằng chữ phải khớp, đúng với số tiền viết bằng số; - Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên theo quy định cho mỗi chứng từ, các chứng từ kế toán được lập bằng máy vi tính phải đảm bảo nội dung quy định và tính pháp lý cho chứng từ kế toán. Các chứng từ kế toán dùng làm căn cứ trực tiếp để ghisổ kế toán phải có định khoản kế toán.
  • 32. 19 Ký chứng từ kế toán: Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ, chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng loại mực không phai. Không được ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất. Chữ ký trên chứng từ kế toán của người khiếm thị được thực hiện theo quy định của chính phủ. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải do người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền ký. Nghiêm cấm ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký. Chứng từ kế toán chi tiền phải do người có thẩm quyền duyệt chi và kế toán trưởng hoặc người được ủy quyền ký trước khi thực hiện. Chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên. Chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử, chữ ký trên chứng từ điện tử có giá trị như chữ ký trên chứng từ bằng giấy. Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán: Tất cả các chứng từ kế toán do đơn vị lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến đều phải tập trung vào bộ phận kế toán đơn vị. Bộ phận kế toán phải kiểm tra toàn bộ chứng từ kế toán đó và chỉ sau khi kiểm tra, xác minh tính pháp lý của chứng từ thì mới dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán. Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau: - Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán; - Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình Thủ trưởng đơn vị ký duyệt theo quy định trong từng mẫu chứng từ (nếu có); - Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán; - Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán. Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán: - Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các yếu tố ghi chép trên chứng từ kế toán; - Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đã ghi trên chứng từ kế toán; đối chiếu chứng từ kế toán với các tài liệu khác có liên quan; - Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán. Khi kiểm tra chứng từ kế toán nếu phát hiện có hành vi vi phạm chính sách, chế độ, các quy định về quản lý kinh tế, tài chính của nhà nước, phải từ chối thực hiện (xuất quỹ, thanh toán, xuất kho) đồng thời báo cáo ngay bằng văn bản cho thủ trưởng đơn vị
  • 33. 20 biết để xử lý kịp thời theo đúng pháp luật hiện hành. Đối với những chứng từ kế toán lập không đúng thủ tục, nội dung và chữ số không rõ ràng thì người chịu trách nhiệm kiểm tra hoặc ghi sổ phải trả lại, yêu cầu làm thêm thủ tục và điều chỉnh sau đó mới làm căn cứ ghi sổ. Tổ chức bảo quản, lưu trữ và hủy chứng từ kế toán: Sau khi ghi sổ kế toán, chứng từ phải được bảo quản tại phòng kế toán để phục vụ cho việc kiểm tra, đối chiếu số liệu. Khi kết thúc kỳ kế toán năm, chứng từ được chuyển sang lưu trữ theo từng loại và theo thứ tự thời gian phát sinh. Tùy theo từng loại tàiliệu mà thời gian lưu trữ có thể khác nhau. Khi hết hạn lưu trữ, chứng từ được phép tiêu hủy theo quy định. 1.2.3 Tổ chức hệ thống sổ kế toán Sổ kế toán là tổ hợp các tờ sổ dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh theo nội dung kinh tế, theo đối tượng kế toán, theo trình tự thời gian có liên quan đến doanh nghiệp. Đơn vị hành chính sự nghiệp phải mở sổ kế toán để ghi chép, hệ thống và lưu trữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán. Những đơn vị có tiếp nhận sử dụng nguồn ngân sách nhà nước cấp, nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài, nguồn phí được khấu trừ, để lại phải mở sổ kế toán để theo dõi riêng theo mục lục NSNN và theo các yêu cầu khác phục vụ cho việc lập báo cáo quyết toán với ngân sách nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền. Sổ kế toán phải ghi rõ tên đơn vị kế toán, tên sổ, ngày, tháng, năm khóa sổ, chữ ký người lập sổ, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị, số trang, đóng giáp lai. Các loại sổ kế toán: Mỗi đơn vị kế toán chỉ sử dụng một hệ thống sổ kế toáncho một kỳ kế toán năm, bao gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết. Tùy theo hình thức kế toán đơn vị áp dụng, đơn vị phải mở đầy đủ các sổ kế toán tổng hợp, sổ kếtoán chi tiết và thực hiện đầy đủ, đúng nội dung, trình tự và phương pháp ghi chép đối với từng mẫu sổ kế toán. Sổ kế toán ngân sách, phí được khấu trừ, để lại phản ánh chi tiết theo mục lục ngân sách nhà nước để theo dõi việc sử dụng nguồn ngân sách nhà nước, nguồn phí được khấu trừ để lại. Sổ kế toán theo dõi quá trình tiếp nhận và sử dụng nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài phản ánh chi tiết theo mục lục ngân sách nhà nước làm cơ sở lập báo cáo quyết toán theo quy định của Thông tư này và theo yêu cầu của nhà tài trợ. - Các sổ kế toán tổng hợp: + Sổ nhật ký: Dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo
  • 34. 21 trình tự thời gian. Trường hợp cần thiết có thể kết hợp việc ghi chép theo trình tự thời gian với việc phân loại, hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế. Số liệu trên sổ nhật ký phản ảnh tổng số các hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh trong một kỳ kế toán. + Sổ cái: Dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán). Trên sổ cái có thể kết hợp việc ghi chép theo trình tự thời gian phát sinh và nội dung kinh tế của nghiệp vụ kinh tế, tài chính. Số liệu trên sổ cái phản ánh tổng hợp tình hình tài sản, nguồn kinh phí và tình hình sử dụng nguồn kinh phí. - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết: Sổ, thẻ kế toán chi tiết dùng để ghi chi tiết các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến các đối tượng kế toán theo yêu cầu quản lý mà sổ cái chưa phản ánh chi tiết. Số liệu trên sổ kế toán chi tiết cung cấp các thông tin cụ thể phục vụ cho việc quản lý trong nội bộ đơn vị và việc tính, lập các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước. Căn cứ vào yêu cầu quản lý và yêu cầu hạch toán của từng đối tượng kế toán riêng biệt, đơn vị được phép bổ sung các chỉ tiêu (cột, hàng) trên sổ, thẻ kế toán chi tiết để phục vụ lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán theo yêu cầu quản lý. Hiện nay các đơn vị SNCL có thể vận dụng một trong bốn hình thức kế toán sau: Hình thức kế toán nhật ký chung Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán nhật ký chung là tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều được ghi vào nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và nội dung nghiệp vụ kinh tế đó. Sau đó lấy số liệu trên sổ nhật ký để ghi vào sổ cái theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Các loại sổ kế toán: Sổ kế toán gồm 2 loại sổ tổng hợp và sổ chi tiết Sổ tổng hợp gồm có: Sổ Nhật ký chung, Sổ Cái. Sổ tổng hợp sử dụng để ghi một tổng quát các hoạt động kinh tế, tài chính theo thứ tự thời gian và theo nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh, loại sổ này chỉ theo dõi về mặt giá trị. Sổ chi tiết gồm có: Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết. Sổ chi tiết dùng để theo dõi chi tiết từng tài khoản, có thể theo dõi cả về mặt giá trị, số lượng và cả thời gian lao động. Trình tự ghi sổ: - Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra để ghi vào sổ nhật ký chung theo trình tự thời gian. Đồng thời căn cứ vào các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát
  • 35. 22 sinh hoặc tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh cùng loại đã ghi vào sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Trường hợp đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi vào sổ nhật ký chung, các nghiệp vụ kinh tế được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan. - Cuối tháng (cuối quý, cuối năm) khóa sổ cái và các sổ, thẻ chi tiết, từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết lập “Bảng tổng hợp chi tiết” cho từng tài khoản. Số liệu trên "Bảng tổng hợp chi tiết" được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và số dư cuối tháng của từng tài khoản trên sổ cái. Sau khi kiểm tra, đối chiếu nếu đảm bảo khớp đúng thì số liệu khóa sổ trên sổ cái được sử dụng để lập “Bảng Cân đối số phát sinh” và báo cáo tài chính. Về nguyên tắc “Tổng số phát sinh Nợ” và “Tổng số phát sinh Có” trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng “Tổng số phát sinh Nợ” và “Tổng số phát sinhCó” trên sổ nhật ký chung cùng kỳ. Ưu, nhược điểm và điều kiện áp dụng: Hình thức kế toán này có ưu điểm là rõ ràng, dễ hiểu, thuận tiện cho việc phân công công tác kế toán và thuận tiện cho việc tin học hóa công tác kế toán. Tuy nhiên, khi ghi nhật ký chung dễ phát sinh trùng lắp nếu không xác định rõ căn cứ chứng từ gốc để lập định khoản kế toán ghi vào nhật ký chung. Hình thức này có thể vận dụng trong các đơn vị có quy mô vừa và nhỏ, có khối lượng nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh không nhiều và bộ máy kế toán có ít người. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung được thể hiện trên sơ đồ sau: Sơ đồ 1.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái
  • 36. 23 Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái là các nghiệp vụ kinh tế, phát sinh được kết hợp ghi chép kết hợp theo trình tự thời gian và phân loại, hệ thống hóa theo nội dung kinh tế (theo TK kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp là Sổ nhật ký – Sổ cái và trong cùng một quá trình ghi chép. Căn cứ để ghi vào sổ nhật ký – sổ cái là các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại. Trình tự ghi sổ: Hằng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra, xác định TK ghi Nợ, tài khoản ghi có để ghi vào sổ nhật ký - sổ cái. Số liệu của mỗi chứng từ kế toán được ghi một dòng ở cả 2 phần nhật ký và phần sổ cái. Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại được lập cho những chứng từ cùng loại phát sinh nhiều lần trong một ngày. Chứng từ kế toán và bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã được dùng để ghi sổ nhật ký - sổ Cái, được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan. Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ phát sinh trong tháng vào Sổ nhật ký - Sổ cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệu của cột số phát sinh ở phần nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng TK ở phần sổ cái để ghi vào dòng cộng phát sinh trong tháng. Căn cứ vào số phát sinh các tháng trước và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh lũy kế từ đầu quý đến cuối tháng này. Căn cứ vào số dư đầu tháng và số phát sinh trong tháng kế toán tính ra số dư cuối tháng của từng TK trên Sổ nhật ký - Sổ cái. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký- sổ cái, được thể hiện trên sơ đồ sau: Sơ đồ 1.5: Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái Ưu, nhược điểm và điều kiện áp dụng:
  • 37. 24 Ưu điểm là đơn giản, dễ làm, dễ kiểm tra, đối chiếu phù hợp với các đơn vị có quy mô nhỏ. Tuy nhiên hình thức này không phù hợp với những đơn vị có quy mô lớn, nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đa dạng về loại nghiệp vụ, khó khăn khi thực hiện phân công công việc cho các kế toán thực hiện ghi sổ. Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán chứng từ ghi sổ là việc ghi sổ kế toán tổng hợp được căn cứ trực tiếp từ chứng từ ghi sổ. Việc ghi sổ kế toán dựa trên cơ sở chứng từ ghi sổ sẽ được tách biệt thành hai quá trình riêng biệt: - Ghi theo trình tự thời gian nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. - Ghi theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trên sổ cái. Trình tự ghi sổ: - Hàng ngày hoặc định kỳ, căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra để lập chứng từ ghi sổ. Từ số liệu cộng trên “Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại” để lập chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ sau khi lập xong chuyển đến kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán hoặc người được kế toán trưởng uỷ quyền ký duyệt sau đó chuyển cho bộ phận kế toán tổng hợp vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và ghi vào sổ cái. Sơ đồ 1.6: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ
  • 38. 25 Cuối tháng sau khi đã ghi hết chứng từ ghi sổ lập trong tháng vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái, kế toán tiến hành khoá sổ cái để tính ra số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và số dư cuối tháng của từng tài khoản. Trên sổ cái, tính tổng số tiền các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng căn cứ lập báo cáo tài chính. Ưu, nhược điểm và điều kiện áp dụng: Dễ dàng thực hiện phân công công việc cho các kế toán, mỗi kế toán có thể phụ trách theo dõi từng phần hành: tiền lương, tài sản cố định. Tuy nhiên việc ghi chép phản ánh bị trùng lặp, một nghiệp vụ được phản ánh làm nhiều lần trước khi ghi vào sổ cái, do vậy công việc ghi chép sẽ tăng lên. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ được thể hiện trên sơ đồ sau: Hình thức kế toán trên máy tính - Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán được theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. - Phần mềm kế toán được lựa chọn phải đáp ứng được các yêu cầu sau: - Phải đảm bảo in được đầy đủ sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết và các báo cáo tài chính theo quy định. - Thực hiện đúng các quy định về mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và sửa chữa sổ kế toán theo quy định của Luật kế toán và chế độ kế toán áp dụng cho đơn vị hành chính sự nghiệp. Quy trình ghi sổ kế toán trên máy vi tính được thể hiện ở sơ đồ sau: Sơ đồ 1.7: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính
  • 39. 26 1.2.4 Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán Tài khoản kế toán phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình về tài sản, tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn kinh phí khác, tình hình thu, chi hoạt động, kết quả hoạt động và các khoản khác ở các đơn vị hành chính sự nghiệp. - Hệ thống tài khoản kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của kế toánbao gồm những quy định thống nhất về loại tài khoản, số lượng tài khoản, ký hiệu và nội dung ghi chép của từng tài khoản. + Tổ chức sử dụng thông tin thu thập trên hệ thống chứng từ: Chứng từ kế toán là cơ sở pháp lý, nguồn số liệu để hạch toán vào các tài khoản kế toán tương ứng phù hợp. Tùy theo mức độ phân loại, xử lý và tổng hợp báo cáo của nhân viên kế toán vận dụng hệ thống chứng từ và hạch toán ban đầu mà nhân viên kế toán có thể phản ánh trực tiếp vào tài khoản chi tiết, tài khoản tổng hợp hoặc phải tiến hành tổng hợp trước khi phản ánh vào các tài khoản kế toán theo từng đối tượng kế toán. + Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán: Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng trong các đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay gồm 9 loại: từ Loại 1 đến Loại 9 là các tài khoản trong bảng cân đối tài khoản và tài khoản loại 0 là các tài khoản ngoài bảng cân đối tài khoản. - Nhóm tài khoản loại 1: Tiền và vật tư. - Nhóm tài khoản loại 2: Tài sản cố định - Nhóm tài khoản loại 3: Thanh toán - Nhóm tài khoản loại 4: Nguồn kinh phí - Nhóm tài khoản loại 5: Các khoản thu - Nhóm tài khoản loại 6: Các khoản chi - Nhóm tài khoản loại 7: Các khoản thu nhập khác - Nhóm tài khoản loại 8: Các khoản chi phí khác - Nhóm tài khoản loại 9: Xác định kết quả - Nhóm tài khoản loại 0: Tài khoản ngoài bảng Các loại tài khoản trong bảng gồm tài khoản từ loại 1 đến loại 9, được hạch toán kép.
  • 40. 27 1.2.5 Tổ chức báo cáo kế toán và kiểm tra kế toán Báo cáo kế toán: - Việc lập các báo cáo kế toán là khâu công việc cuối cùng của một quá trình công tác kế toán. Số liệu trong báo cáo kế toán mang tính tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, tình hình cấp phát, tiếp nhận kinh phí của nhà nước, tình hình thu, chi và kết quả hoạt động sự nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ phục vụ cho việc kiểm tra, kiểm soát các khoản chi, quản lý tài sản, tổng hợp phân tích, đánh giá các hoạt động của đơn vị. - Việc lập báo cáo kế toán ở các đơn vị sự nghiệp cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: + Nội dung các chỉ tiêu báo cáo phải rõ ràng, dễ hiểu, tạo thuận lợi cho người sử dụng thông tin, phù hợp với yêu cầu sử dụng thông tin của đơn vị. + Nội dung các chỉ tiêu báo cáo, phương pháp tính các chỉ tiêu số lượng, giá trị phải nhất quán để đảm bảo có thể tổng hợp được các chỉ tiêu cùng loại, có thể so sánh được với kỳ trước, với dự toán để xem xét, đánh giá khi sử dụng thông tin. + Căn cứ xác định các số liệu báo cáo phải rõ ràng, phải có trong sổ kế toán của đơn vị nhằm đảm bảo tính có thể tin cậy được của thông tin. + Các chỉ tiêu số lượng trong báo cáo phải đảm bảo chính xác, tức là phải phù hợp với số liệu trong sổ kế toán, sau khi đã kiểm tra tính chính xác của số liệu này trong quá trình hệ thống hóa thông tin kế toán. + Các báo cáo tài chính phải được lập và nộp đúng hạn nhằm phát huy được hiệu lực đối với người sử dụng thông tin. Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách dùng để tổng hợp tình hình về tài sản, tiếp nhận và sử dụng kinh phí ngân sách của nhà nước, tình hình thu, chi và kết quả hoạt động của đơn vị hành chính sự nghiệp trong kỳ kế toán, cung cấp thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và thực trạng của đơn vị, là căn cứ quan trọng giúp cơ quan nhà nước, lãnh đạo đơn vị kiểm tra, giám sát điều hành hoạt động của đơn vị. Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải lập đúng theo mẫu biểu quy định, phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu đã quy định, phải lập đúng kỳ hạn, nộp đúng thời hạn và đầy đủ báo cáo tới từng nơi nhận báo cáo. Phương pháp tổng hợp số liệu và lập các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải được thực hiện thống nhất ở các đơn vị hành chính sự nghiệp, tạo điều kiện cho việc tổng hợp, phân tích, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước của cấp trên và các cơ quan quản lý nhà nước. Số liệu trên báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải chính xác, trung thực, khách quan và phải
  • 41. 28 được tổng hợp từ các số liệu của sổ kế toán. Việc lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải bảo đảm sự trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời, phản ánh đúng tình hình tài sản, thu, chi và sử dụng các nguồn kinh phí của đơn vị, lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ báo cáo. Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải được người lập, kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị ký, đóng dấu trước khi nộp hoặc công khai. Sau khi lập báo cáo tài chính, đơn vị phải công khai báo cáo tài chính, nguyên tắc công khai tài chính là phải cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin tài chính. Thông tin tài chính phải công khai, phù hợp với từng đối tượng cung cấp và tiếp nhận thông tin. Hình thức công khai tài chính: Công bố trong các cuộc họ thường niên của các cơ quan, tổ chức, đơn vi, phát hành ấn phẩm, niêm yết công khai tại trụ sở làm việc củacơ quan. Nội dung công khai tài chính gồm: - Công khai dự toán thu, chi được giao hàng năm, kế cả điều chỉnh hoặc bổ sung trong năm và phân bổ dự toán ngân sách theo các mục thu chi theo mục lục NSNN. - Công khai phương án chi trả tiền lương, thưởng, thu nhập tăng thêm cho người lao động. - Công khai quy định, tiêu chuẩn, định mức chế độ chi tiêu nội bộ của đơn vị - Công khai việc trích lập và sử dụng các quỹ - Công khai quyết toán thu chi NSNN hàng năm của đơn vị và thông báo duyệt quyết toán của đơn vị chủ quản cấp trên cho đơn vị Kiểm tra kế toán Thông qua kết quả kiểm tra, đơn vị đánh giá được chất lượng hoạt động quản lý các khoản thu - chi tài chính và sử dụng tài sản, tiền vốn, sử dụng quỹ lương, quỹ thưởng, các quỹ của cơ quan và công tác đầu tư xây dựng cơ bản trong đơn vị, đồng thời phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm, áp dụng các biện pháp xử lý các sai phạm theo đúng thẩm quyền đã được phân cấp. Bằng việc đánh giá những tồn tại, tìm ra nguyên nhân và đưa ra phương hướng, biện pháp khắc phục, các đơn vị có thể rút kinh nghiệm và nâng cao chất lượng công tác quản lý tài chính kế toán tại đơn vị. Kiểm tra kế toán là một trong những nội dung quan trọng của tổ chức công tác kế toán. Công tác kiểm tra kế toán thường do một bộ phận được giao nhiệm vụ kiểm tra tiến hành.
  • 42. 29 Mục đích của tổ chức kiểm tra công tác kế toán: Đánh giá tình hình triển khai chấp hành dự toán ngân sách hàng năm tại đơn vị theo quy định pháp luật về NSNN, tình hình chấp hành công tác thực hành tiết kiệm chông lãng phí của đơn vị. Phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm, áp dụng các biện pháp xử lý sai phạm theo đúng thẩm quyền; tổ chức rút kinh nghiệm, đánh giá những tồn tại tìm ra nguyên nhân và đưa ra phương hướng, biện pháp khắc phục nhằm tăng cường công tác quản lý tài chính kế toán tại đơn vị. Nội dung công tác kiểm tra kế toán bao gồm: - Kiểm tra sự tuân thủ các cơ chế tài chính, các chế độ chính sách của nhà nước liên quan đến tình tình thu, chi NSNN và các quỹ tại đơn vị, tình hình chấp hành và quyết toán các khoản thuế theo quy định, kiểm tra việc quản lý và sử dụng TSCĐ. Kiểm tra tính hợp pháp của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tính hiệu lực, hiệu quả của các hoạt động tài chính kế toán tại đơn vị, tình hình tổ chức và hoạt động thực hiện nhiệm vụ được giao của đơn vị. - Kiểm tra chất lượng và độ tin cậy của các thông tin kinh tế tài chính thông qua các báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán ngân sách của đơn vị. Kiểm tra việc tổ chức và lãnh đạo công tác tổ chức kế toán quy trình tiến hành kiểm tra kế toán. - Thành lập đoàn kiểm tra: Tại một số đơn vị có bộ phận chịu trách nhiệm kiểm tra kế toán, tuy nhiên ở các đơn vị nhỏ, không có bộ phận này, vì vậy, trước khi tiến hành kiểm tra, trưởng đơn vị ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra. Trong quyết định thành lập nêu rõ các cá nhân trong đoàn, nhiệm vụ của từng cá nhân, đồng thời đưa ra nội dung kiểm tra kế toán. -Thực hiện kiểm tra: đoàn kiểm tra hoặc bộ phận kiểm tra thực hiện theo các nội dung đã thông báo trong quyết định kiểm tra. Bộ phận hoặc phần hành kế toán được kiểm tra phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin mà các đoàn kiểm tra yêu cầu. -Kết luận: Đoàn kiểm tra đưa ra kết luận, báo cáo thủ trưởng đơn vị. Bộ phận gây ra sai sót phải chịu trách nhiệm trước hành vi của mình. Đơn vị tổ chức rút kinh nghiệm trong hoạt động, tìm biện pháp khắc phục, tăng cường công tác quản lý trong đơnvị. - Công khai kết quả kiểm tra: thực hiện công khai để toàn bộ công chức, viên chức trong đơn vị được biết, thực hiện quyền làm chủ của cán bộ công chức nhà nước, tập thể người lao động và người dân. 1.2.6 Tổ chức ứng dụng công nghệ trong công tác kế toán Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý và trao đổi thông tin số. Đơn