SlideShare a Scribd company logo
1 of 106
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
-----  -----
NGUYỄN THỊ HUỲNH MAI
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TẠI CHI CỤC AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẦM
CẦN THƠ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CẦN THƠ, 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
-----  -----
NGUYỄN THỊ HUỲNH MAI
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TẠI CHI CỤC AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẦM
CẦN THƠ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 8340301
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN QUỲNH HOA
CẦN THƠ, 2020
i
CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Luận văn này, với đề tài là “Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục
an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ”, do học viên Nguyễn Thị Huỳnh Mai thực
hiện theo sự hướng dẫn của TS.Nguyễn Quỳnh Hoa. Luận văn đã được báo cáo
và được Hội đồng chấm bảo vệ đề cương chi tiết thông qua ngày …/…/2020.
Ủy viên Ủy viên – Thư ký
(ký tên) (Ký tên)
-------------------------------- --------------------------------
Phản biện 1 Phản biện 2
(Ký tên) (Ký tên)
-------------------------------- --------------------------------
Chủ tịch Hội đồng
(Ký tên)
--------------------------------
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô Khoa Sau Đại học Trường Đại
học Tây Đô đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức; Hội đồng phản
biện đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành Luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS.Nguyễn Quỳnh Hoa, đã tận tình hướng
dẫn và cung cấp nhiều kiến thức quý báo cho tôi trong suốt quá trình thực
hiện Luận văn này. Nhờ sự tận tình, chu đáo của Cô mà tôi có được nhiều sự
thuận lợi trong thời gian thực hiện Luận văn tốt nghiệp.
Cám ơn bạn bè, đồng nghiệp đã chia sẽ những kiến thức, tạo điều kiện
cho tôi trong qua trình thu thập tài liệu để hoàn thành Luận văn này.
Mặc dù, tôi đã cố gắng rất nhiều trong suốt quá trình nghiên cứu và
thực hiện luận văn. Nhưng do hạn chế về mặt thời gian cùng với việc thiếu
kinh nghiệm trong nghiên cứu nên luận văn chắc chắn còn nhiều hạn chế và
thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý
Thầy Cô để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn nữa.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn, và cho phép tôi gửi đến quý Thầy
Cô, bạn bè, đồng nghiệp lời chúc mạnh khỏe, thành công và hạnh phúc!
Trân trọng!.
Ngày tháng năm 2020
Người thực hiện
Nguyễn Thị Huỳnh Mai
iii
TÓM TẮT
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì các đơn vị hành chính,
sự nghiệp dưới sự quản của Nhà nước cũng từng bước đi vào phát triển
ổn định, góp phần vào sự nghiệp phát triển đất nước. Các đơn vị sự
nghiệp công lập dưới sự quản lý của Nhà nước đã phần nào đáp ứng được nhu
cầu quản lý, là công cụ phục vụ cho công tác quản lý điều hành, là công cụ thiết
yếu để quản lý tài chính, giúp cho các nhà quản lý có thể phân tích, nắm bắt
được các hoạt động của đơn vị nhằm đưa ra các quyết định đúng đắng kịp thời,
mang hiệu quả cao trong công tác quản lý Nhà nước. Do vậy để thực hiện tốt
công tác kế toán, đảm bảo tính chính xác, tính khoa học, đáp ứng được yêu
cầu quản lý Nhà nước nên cần phải hoàn thiện công tác kế toán tại các đơn vị
sự nghiệp công lập nói chung và tại Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm nói riêng.
Công tác kế toán sự nghiệp là công việc tổ chức hệ thống thông quản lý và
kiểm soát nguồn kinh phí, tình hình sử dụng và quyết toán kinh phí; chấp hành
dự toán thu, chi và thực hiện các tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước ở đơn vị.
Đề tài nghiên cứu về “Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục An toàn
thực phẩm Cần Thơ” từ đó đánh giá các nhân tố tác động của đến công tác kế
toán tại đơn vị.
Nghiên cứu này sẽ trả lời các câu hỏi: Cơ sở lý luận về công tác kế toán tại
đơn vị sự nghiệp như thế nào? Công tác kế toán tại Chi cục An toàn vệ sinh thực
phẩm Cần Thơ hiện nay được thực hiện ra sao, đáp ứng được yêu cầu quản lý
chưa? Các nhân tố nào đến ảnh hưởng đến công tác kế toán tại Chi cục An toàn
vệ sinh thực phẩm Cần Thơ? Các giải pháp cần thực hiện để hoàn thiện công tác
kế toán tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Cần Thơ.
Tổng hợp các lý luận, thừa kế kết quả từ các nghiên cứu trước đây có liên
quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài, tác giả bước đầu lựa chọn các nhân tố
tác động đến công tác kế toán như: công tác lập và chấp hành dự toán thu - chi,
quyết toán, thực trạng tổ chức công tác kế toán, công tác kiểm tra kế toán và
công khai tài chính, rủi ro pháp lý.
Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số giải pháp có tác động trực
tiếp đến công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phẩm Cần Thơ. Tuy
nhiên, nghiên cứu này chưa đại diện hết cho các đơn vị.
iv
ABSTRACT
The ongoing development of the economy, the accouting work of the
Business units-public under the control of the State and every step in the
development of solid stability and contribute to the innovation economy.
For doing good work accouting, ensure accuracy, scientific, meet the needs
of management have to improve the accouting work of the Business units-public.
The Business units-public accouting is the system organization that
management and control, use and settlement of funding, comply with revenue and
expenditure estimates, implementation of standards and norms of the State at work.
Research project on "Completing the accounting work in the business at
Can Tho Agency of Food Safety (VFA)” which reviews the impact of the
accounting work at Can Tho VFA.
Inheritance results from previous studies related directly or indirectly to the
subject, the author initially formed the scale selection factors completing
accounting such as Accounting system and Applying the accounting policies,
the system of accounting accounts, the accounting reporting system are
effectively influence organizations use accounting work, the system of
accounting vouchers, information technology, accounting information needs,
system testing internal control, legal environment.
From the study results, the authors have proposed a number of measures
have a direct impact on the factors that have the best solution to apply in the
accounting work. However, this study is only done in a sample group, in
addition to many restrictions on the time, so the study results may be have
limits.
v
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do chính tôi thực
hiện, dưới sự hướng dẫn của TS.Nguyễn Quỳnh Hoa, các kết quả nghiên cứu
chính trong luận văn là trung thực và không sao chép của bất kỳ ai. Tất cả những
phần kế thừa, tham khảo, cũng như tham chiếu đều được trích dẫn đầy đủ và ghi
nguồn cụ thể trong danh mục tài liệu tham khảo.
Ngày tháng năm 2020
Tác giả
Nguyễn Thị Huỳnh Mai
vi
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
TÓM TẮT .................................................................................................................... iii
ABSTRACT ..................................................................................................................iv
LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................................v
MỤC LỤC .....................................................................................................................vi
DANH SÁCH BẢNG....................................................................................................ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................xi
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1. Sự cần thiết của đề tài:..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................3
4. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................3
6. Ý nghĩa nghiên cứu ...............................................................................................6
7. Kết cấu của luận văn.............................................................................................7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC ĐƠN VỊ
SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP.............................................................................................8
1.1 Tổng quan về đơn vị sự nghiệp công lập...........................................................8
1.1.1 Khái niệm,......................................................................................................8
a- Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập.................................................................8
1.1.2 Đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập: ............................................................9
1.1.3 Phân loại cơ quan sự nghiệp công lập ...........................................................9
1.2. Đặc điểm tài chính đơn vị sự nghiệp công lập...............................................10
1.2.1 Cơ chế quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp công lập....................................10
1.2.2 Nguồn tài chính đơn vị sự nghiệp công lập.................................................13
1.2.3 Nội dung chi đơn vị sự nghiệp công lập......................................................14
1.3. Nội dung công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập..................15
1.3.1 Công tác lập và chấp hành dự toán thu - chi, quyết toán .............................15
1.3.2. Tổ chức công tác kế toán ............................................................................18
1.3.3. Công tác kiểm tra kế toán và công khai tài chính.......................................21
1.4. Tổng quan về các nghiên cứu trước có liên quan..........................................22
1.4.1. Các nghiên cứu trong nước:........................................................................22
1.4.2. Các nghiên cứu nước ngoài: .......................................................................23
vii
1.4. Bài học kinh nghiệm.........................................................................................26
1.4.1 Công tác kế toán tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh...............................26
1.4.2 Công tác kế toán tại Trường THPT Xuân Mỹ Huyện Cẩm Mỹ -Tỉnh Đồng
Nai.........................................................................................................................27
Kết luận chương 1.......................................................................................................29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CHI CỤC AN TOÀN
VỆ SINH THỰC PHẨM CẦN THƠ .........................................................................30
2.1. Tổng quan về chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm cần thơ ...........................30
2.1.1. Đặc điểm hoạt động và cơ cấu tổ chức của Chi Cục An toàn vệ sinh thực
phẩm Cần Thơ.......................................................................................................30
2.1.2. Đặc điểm quản lý tài chính .........................................................................32
2.2 Thực trạng công tác kế toán tại chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm Cần Thơ
...................................................................................................................................34
2.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán:..............................................................................34
2.2.2. Công tác lập và chấp hành dự toán thu - chi, quyết toán............................35
2.2.3. Thực trạng tổ chức công tác kế toán:..........................................................39
2.2.4. Công tác kiểm tra kế toán và công khai tài chính.......................................44
2.2.5. Lập báo cáo nội bộ:.....................................................................................45
2.2.6. Rủi ro pháp lý: ............................................................................................46
2.3. Đánh giá thực trạng công tác kế toán qua khảo sát:...........................................46
2.4. Đánh giá thực trạng công tác kế toán tại chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm
Cần Thơ....................................................................................................................52
2.4.1. Những kết quả đạt được trong công tác kế toán..........................................52
2.4.2. Những tồn tại trong công tác kế toán ..........................................................54
2.4.3. Những nguyên nhận hạn chế trong công tác kế toán ..................................57
Kết luận chương 2 ...................................................................................................58
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ
TOÁN TẠI CHI CỤC AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM CẦN THƠ...............60
3.1. Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tại chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm
Cần Thơ....................................................................................................................60
3.1.1. Công tác nhân sự.........................................................................................60
3.1.2. Tổ chức công tác kế toán ............................................................................61
3.1.3. Hoàn thiện tổ chức chứng từ kế toán ..........................................................65
3.1.4.Hoàn thiện hệ thống chứng từ kế toán.........................................................65
3.1.5. Công tác kiểm tra kế toán ...........................................................................67
viii
3.1.6. Về rủi ro pháp lý .........................................................................................68
3.1.7. Hoàn thiện công tác lưu trữ chứng từ kế toán: ...........................................69
3.2. Một số kiến nghị khác......................................................................................69
3.2.1. Đối với các cơ quan quản lý........................................................................69
3.2.2. Đối với Chi Cục ATVSTP Cần Thơ...........................................................71
Kết luận chương 3 ...................................................................................................72
KẾT LUẬN ..................................................................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................75
PHỤ LỤC .....................................................................................................................78
ix
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1.1: Tổng hợp đề tài nghiên cứu .........................................................................25
Bảng 2.1: Tổng hợp nguồn thu giai đoạn năm 2016 - 2108..........................................33
Bảng 2.2: Tỷ trọng khoản chi nghiệp vụ chuyên môn ..................................................34
Bảng 2.3: Dự toán thu phí .............................................................................................36
Bảng 2.4: Dự toán Chi...................................................................................................36
Bảng 2.5: Trình tự luân chuyển chứng từ......................................................................39
Bảng 2.6: Trình tự luân chuyển xử lý chứng từ qua máy tính ......................................39
Bảng 3.1: Kết quả đánh giá nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế toán tại Chi Cục An
toàn vệ sinh thực phẩm Cần Thơ...................................................................................47
x
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu ................................................................................4
Sơ đồ 1.1: Mô hình phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ ................................16
Sơ đồ 1.2: Mô hình phương pháp lập dự toán cấp không .............................................16
Sơ đồ 2.1: ố trí bộ máy tổ chức của Chi Cục ATVSTP Cần Thơ...............................31
xi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ Viết tắt Nguyên nghĩa
ATVSTP: An toàn vệ sinh thực phẩm
BHXH: ảo hiểm xã hội
BHYT: ảo hiểm y tế
BHTN: ảo hiểm thất nghiệp
BTC ộ Tài chính
BYT ộ Y tế
CBVC: Cán bộ viên chức
CP Chính phủ
ĐVSN Đơn vị sự nghiệp
HC-SN Hành chính- Sự nghiệp
KPCĐ: Kinh phí công đoàn
NSNN: Ngân sách Nhà nước
NĐ Nghị định
QĐ Quyết định
SNCL Sự nghiệp công lập
TSCĐ: Tài sản cố định
TTLT Thông tư liên tịch
TT Thông tư
XDCB: Xây dựng cơ bản
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài:
Hiện nay, với sự phát triển của nền kinh tế theo cơ chế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa các đơn vị sự nghiệp công lập dưới sự quản lý của
Nhà nước đã phần nào đáp ứng được nhu cầu quản lý, là công cụ phục vụ cho
công tác quản lý điều hành. Để thực hiện nhiệm vụ quan trọng đó, kế toán là
một công cụ quản lý kinh tế, tài chính, nó không chỉ đơn thuần là công việc
ghi chép hoạt động tài chính của đơn vị mà còn là bộ phận chủ yếu trong hệ
thống thông tin kinh tế xã hội, là công cụ thiết yếu để quản lý tài chính, giúp
cho các nhà quản lý có thể phân tích, nắm bắt được các hoạt động của đơn vị
nhằm đưa ra các quyết định đúng đắng kịp thời, mang hiệu quả cao trong
công tác quản lý Nhà nước. Do vậy để thực hiện tốt công tác kế toán, đảm
bảo tính chính xác, tính khoa học, đáp ứng được yêu cầu của các nhà quản lý
Nhà nước cần phải hoàn thiện công tác kế toán tại các đơn vị sự nhiệp công
lập nói chung và tại Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm nói riêng.
Công tác kế toán sự nghiệp là công việc tổ chức hệ thống thông tin bằng
số liệu để quản lý và kiểm soát nguồn kinh phí, tình hình sử dụng và quyết
toán kinh phí; quản lý, chấp hành dự toán thu, chi và thực hiện các tiêu chuẩn,
định mức của Nhà nước ở đơn vị.
Theo đó, kế toán thực hiện những nhiệm vụ sau: thu nhận, phản ánh, xử lý
và tổng hợp thông tin về nguồn kinh phí được cấp, tình hình sử dụng kinh phí,
sử dụng các khoản thu phát sinh ở đơn vị; Thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình
hình thu, chi, sử dụng tài sản ở đơn vị, tình hình thu nộp ngân sách; Lập và nộp
báo cáo tài chính cho cơ quan quản lý cấp trên theo quy định…
Do đó, tổ chức hợp lý bộ máy kế toán với sự phân công, phân nhiệm rõ
ràng, xác định mối quan hệ giữa các nhân viên kế toán với nhau, mối quan hệ
giữa bộ máy kế toán với các bộ phận quản lý khác trong đơn vị là một trong
những nội dung quan trọng của công tác kế toán ở đơn vị.
Chi Cục an toàn vệ sinh thực phẩm Cần Thơ là đơn vị sử dụng chủ yếu
nguồn ngân sách nhà nước cấp, chương trình mục tiêu, nguồn thu phí, xử phạt vi
phạm hành chính về ATTP để thực hiện nhiệm vụ.
Cụ thể năm 2016 tổng kinh phí các nguồn là: 3 tỷ đồng, năm 2017: 6 tỷ
2
đồng, năm 2018: 5 tỷ đồng với nguồn kinh phí như vậy bộ máy kế toán của Chi
cục chỉ có một kế toán còn lại là kiêm nhiệm không có chuyên môn về kế toán
phải chịu trách nhiệm thanh quyết toán từ tuyến thành phố đến các quận, huyện
và các đơn vị phối hợp.
Về phía Lãnh đạo theo quy định của tổ chức cán bộ, Chi cục trưởng phải là
ác sĩ nên về quản lý, kiểm tra tài chính cũng còn nhiều hạn chế. Cùng với các
Quyết định, Nghị định, thông tư thay đổi cũng ảnh hướng đến công tác kế toán
của Chi cục.
Về các đơn vị phối hợp và các Trung tâm thì phần lớn cán bộ chương trình
không có chuyên môn kế toán. Chi cục là đơn vị chịu trách nhiệm thanh toán
mua sắm, sửa chữa, hiệu chỉnh trang thiết bị…. nhưng một đơn vị khác thụ
hưởng mà họ không phải chịu trách nhiệm gì về kinh phí, từ những vấn đề trên
cho thấy Công tác kế toán tại Chi cục đang gặp nhiều khó khăn.
Xuất phát từ thực tế đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác kế
toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phẩm Cần Thơ” làm luận văn thạc sỹ
nhằm tìm hiểu thực trạng kế toán tại Chi cục và đưa ra những giải pháp có giá trị
thực tiễn, góp phần hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực
phẩm Cần Thơ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu thực trạng công tác kế toán tại Chi Cục An toàn vệ sinh
thực phẩm Cần Thơ nhằm đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tại Chi
Cục an toàn vệ sinh thực phẩm Cần Thơ.
- Mục tiêu cụ thể
+ Phân tích, đánh giá thực trạng công tác kế toán tại Chi Cục An toàn
vệ sinh thực phẩm Cần Thơ, từ đó tìm ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên
nhân của hạn chế trong công tác kế toán tại Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm
Cần Thơ.
+ Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục An toàn
vệ sinh thực phẩm Cần Thơ trong thời gian tới.
3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Công tác kế toán tại Đơn vị hành chính sự nghiệp.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: đề tài tập trung nghiên cứu công tác kế toán tại Chi Cục
An toàn vệ sinh thực phẩm Cần Thơ.
+ Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng công tác kế toán tài chính tại Chi
Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Cần Thơ giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018.
4. Nội dung nghiên cứu
Luận văn tìm hiểu lý luận và đánh giá thực trạng từ đó đề xuất các giải
pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại đơn vị theo các nội dung sau:
- Phần mở đầu
- Cơ sở lý luận về công tác kế toán trong các đơn vị SNCL.
- Thực trạng công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phẩm Cần Thơ.
- Kết luận và các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục
an toàn vệ sinh thực phẩm Cần Thơ
5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính.
4
- Quy trình được thực hiện như sau:
Hình 1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu
(Nguồn: Tác giả nghiên cứu và tổng hợp)
- Phương pháp nghiên cứu:
Các công cụ sử dụng trong nghiên cứu phương pháp định tính là: thống kê
mô tả, phân tích, so sánh, khảo sát.
- Phương pháp thống kê mô tả:
Thu thập, tổng hợp, xử lý dữ liệu để mô tả và trình bày thông tin bằng
bảng thống kê.
- Phương pháp so sánh:
Phương pháp này dùng để đánh giá, xác định xu hướng, mức độ biến động
hay những đặc trưng riêng có của chỉ tiêu nghiên cứu. Vì vậy, để tiến hành so
sánh phải đảm bảo thống nhất về nội dung, phương pháp tính toán, không gian,
thời gian và đơn vị đo lường, đồng thời phải theo mục đích nghiên cứu để xác
định gốc so sánh.
Nguồn dữ liệu thứ cấp sẽ được thu thập qua các báo cáo quyết toán và
Tổng hợp kết quả nghiên cứu
Đề xuất giải pháp
Vấn đề nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết
Phương pháp nghiên cứu
Thống kê, mô tả Phân tích, so sánh Khảo sát
5
báo cáo tổng kết năm 2016 - 2018. So sánh, đối chiếu, phân tích số tương đối
biến động theo thời gian, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch và phân tích cơ cấu được
sử dụng trong đánh giá thực trạng và được sử dụng cho việc nghiên cứu đề
xuất giải pháp.
- Phương pháp khảo sát Cán bộ công nhân viên:
Mục đích của khảo sát nhằm đánh giá nhân tố ảnh hưởng đến công tác
kế toán tại Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Cần Thơ, từ đó đề xuất các
giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán.
Trong phương pháp này, tác giả tiến hành gửi bảng câu hỏi qua email để
lấy ý kiến những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán tại các đơn vị
có sử dụng ngân sách từ Chi Cục như Giám đốc, Kế toán trưởng hoặc phụ
trách kế toán tại các trung tâm y tế quận, huyện, lãnh đạo của Chi Cục
ATVSTP Cần Thơ.
- Phương pháp thu thập dữ liệu:
+ Dữ liệu thứ cấp:
Dữ liệu thứ cấp được lấy từ: báo cáo tổng kết năm 2016, 2017 và 2018 của
Chi Cục ATVSTP Cần Thơ, tạp chí, luận văn, luận án, công trình nghiên cứu
khoa học đã được công bố và các tài liệu, báo cáo do các cơ quan quản lý
nhà nước cung cấp.
+ Dữ liệu sơ cấp:
Được thu thập thông qua phương pháp chọn mẫu phi xác suất. Dữ liệu sơ
cấp được thu thập bằng việc khảo sát các đối tượng là những người làm kế toán,
Kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán, cán bộ lãnh đạo quản lý công tác kế
toán tại Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Cần Thơ, kế toán và lãnh đạo
các Trung tâm y tế Quận, Huyện, đơn vị có sử dụng ngân sách từ Chi Cục
bằng bảng câu hỏi qua email.
Tác giả tiến hành khảo sát thu thập dữ liệu với các bước như sau:
Bước 1: Xác định đối tượng khảo sát
Lựa chọn và xác định các đối tượng là Giám đốc, kế toán trưởng hoặc phụ
trách kế toán cán bộ lãnh đạo quản lý công tác kế toán tại Chi Cục An toàn vệ
sinh thực phẩm Cần Thơ, kế toán và lãnh đạo các Trung tâm y tế Quận,
6
Huyện, đơn vị có sử dụng ngân sách từ Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm
Cần Thơ.
Bước 2: Thu thập dữ liệu
Bảng câu hỏi khảo sát đã được xây dựng sẵn và được gửi đến cán bộ lãnh
đạo quản lý công tác kế toán tại Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Cần Thơ,
kế toán và cán bộ lãnh đạo quản lý công tác kế toán tại Chi Cục An toàn vệ
sinh thực phẩm Cần Thơ, kế toán và lãnh đạo các Trung tâm y tế Quận,
Huyện, đơn vị có sử dụng ngân sách từ Chi Cục qua email.
Bước 3: Xử lý dữ liệu khảo sát
Sử dụng phần mềm excel để tổng hợp kết quả khảo sát, sau đó để xác định
các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế toán tại Chi Cục An toàn vệ sinh thực
phẩm Cần Thơ.
- Thiết kế bảng câu hỏi
+ Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát: dự trên cơ sở lý thuyết và lấy ý kiến
CBCNV, tác giả xây dựng bảng câu hỏi khảo sát. Sau đó, tác giả tiến hành khảo
sát thử với 10 cán bộ; chỉnh sửa bảng câu hỏi theo các ý kiến đóng góp hợp lý;
thiết kế bảng câu hỏi chính thức.
+ Căn cứ bảng câu hỏi đã được thiết kế, tác giả tiến hành khảo sát lãnh đạo
có kinh nghiệm, phụ trách kế toán/kế toán trưởng và các chuyên viên thực
hiện công tác kế toán, tại các Trung tâm y tế Quận, Huyện, đơn vị có sử
dụng ngân sách từ Chi Cục ATVSTP Cần Thơ. ảng câu hỏi được thiết kế
nhằm tìm hiểu về công tác kế toán sự nghiệp công lập, những khó khăn khi
tiếp cận công tác quản lý tài chính, các nhân tố ảnh hưởng và những giải pháp
nhằm hoàn thiện công tác tại Chi Cục ATVSTP Cần Thơ. Trên cơ sở bảng câu
hỏi khảo sát, tác giả tổng hợp ý kiến đánh giá về thực trạng và các nhân tố ảnh
hưởng. Theo đó làm cơ sở tham khảo để đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác
tại Chi Cục ATVSTP Cần Thơ.
6. Ý nghĩa nghiên cứu
Về mặt thực tiễn: trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng công tác kế toán tại
Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Cần Thơ tác giả đề xuất những giải pháp
có ý nghĩa thực tiễn tại đơn vị. Những giải pháp này có thể được ban lãnh đạo
Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Cần Thơ tham khảo trong việc hoàn thiện
7
tổ chức công tác kế toán tại đơn vị mình. Ngoài ra, đề tài cũng có thể được
dùng làm tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu có liên quan.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác kế toán trong các đơn vị SNCL.
- Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực
phẩm Cần Thơ.
- Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn
vệ sinh thực phẩm Cần Thơ và kết luận.
8
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ
NGHIỆP CÔNG LẬP
1.1 Tổng quan về đơn vị sự nghiệp công lập
1.1.1 Khái niệm,
a- Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập
Đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL) là đơn vị do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quyết định thành lập hoạt động trong các lĩnh vực sự nghiệp Giáo
dục - Đào tạo và Dạy nghề; Sự nghiệp Y tế, Đảm bảo xã hội; sự nghiệp Văn hoá
- Thông tin (bao gồm cả đơn vị phát thanh truyền hình ở địa phương), sự nghiệp
Thể dục - Thể thao, sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác.
Đơn vị SNCL được xác định dựa vào tiêu chuẩn sau:
- Có văn bản quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp của cơ quan có thẩm
quyền ở Trung ương hoặc địa phương;
- Có tổ chức bộ máy, biên chế và bộ máy quản lý tài chính kế toán theo
chế độ Nhà nước quy định;
- Có mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng đề ký gửi các
khoản thu, chi tài chính.
- Được Nhà nước cung cấp kinh phí và tài sản để hoạt động thực hiện
nhiệm vụ chính trị, chuyên môn và được phép thực hiện một số khoản thu theo
chế độ nhà nước quy định;
b- Khái niệm về đơn vị sự nghiệp y tế công lập:
ĐVSN y tế công lập là tổ chức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành
lập và quản lý theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, con dấu, tài
khoản và tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán để thực
hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công hoặc phục vụ quản lý nhà nước trong các
lĩnh vực chuyên môn y tế như: y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh; điều
dưỡng và phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y
dược cổ truyền; kiểm nghiệm dược, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế; an toàn vệ sinh
thực phẩm; dân số - kế hoạch hóa gia đình; sức khỏe sinh sản; tuyên truyền giáo
dục sức khỏe.
9
Đối với ĐVSN y tế do trung ương quản lý là các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc chính phủ. Người có thẩm quyền quản lý là bộ trưởng, thủ trưởng cơ
quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ.
Đối với các ĐVSN y tế do địa phương quản lý là Sở Y tế. Người có thẩm quyền
quản lý là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
1.1.2 Đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập:
Đơn vị SNCL là một tổ chức hoạt động theo nguyên tắc phục vụ xã hội,
không vì mục đích lới nhuận. Sản phẩm, dịch vụ do hoạt động sự nghiệp tạo ra
chủ yếu là những giá trị về tri thức, văn hoá, phát minh, sức khoẻ, đạo đức, các
giá trị về xã hội…, các sản phẩm của đơn vị SNCL là sản phẩm có tính phục
vụ không chỉ bó hẹp trong một ngành hoặc một lĩnh vực mà những sản phẩm đó
khi tiêu dùng thường có tác dụng lan tỏa.
Hoạt động của đơn vị SNCL được trang trải từ nguồn kinh phí NSNN cấp
hoặc cấp trên cấp và từ các nguồn kinh phí do nhà nước quy định như từ các
khoản phí, lệ phí, thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, từ nguồn viện
trợ, tài trợ, biếu, tặng, cho…theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp.
Hoạt động sự nghiệp trong các đơn vị SNCL thường gắn liền và bị chi
phối bởi các chương trình phát triển kinh tế xã hội như chương trình xoá mù
chữ, chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng, chương trình dân số - kế hoạch
hoá gia đình…Những chương trình mục tiêu quốc gia này chỉ có Nhà nước mới
có thể thực hiện một cách triệt để và có hiệu quả, nếu để tư nhân thực hiện mục
tiêu lợi nhuận sẽ lấn chiếm mục tiêu xã hội và dẫn đến hạn chế việc tiêu dùng
sản phẩm hoạt động sự nghiệp từ đó kìm hãm sự phát triển của xã hội
1.1.3 Phân loại cơ quan sự nghiệp công lập
Theo Luật NSNN, kế toán đơn vị sự nghiệp được tổ chức theo hệ thống
dọc tương ứng với từng cấp ngân sách nhằm phù hợp với công tác chấp hành
ngân sách đó.
Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động, các đơn vị SNCL có thể phân loại thành:
- Đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực giáo dục đào tạo.
- Đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực y tế.
- Đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực văn hóa thông tin.
10
- Đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực thể dục thể thao.
- Đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực khoa học công nghệ, môi trường.
- Đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực kinh tế
- Đơn vị sự nghiệp khác
Căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp, các đơn vị SNCL bao gồm:
- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động
thường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động.
- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động
thường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động).
- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị sự nghiệp không có nguồn
thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do NSNN bảo
đảm toàn bộ kinh phí hoạt động (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp do NSNN bảo đảm
toàn bộ chi phí hoạt động).
Như vậy, căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp, có thể chia các đơn vị SNCL ra
làm 2 nhóm chính là đơn vị SNCL thuần tuý và đơn vị SNCL có thu. Trong đó,
đơn vị SNCL thuần túy là các đơn vị sự nghiệp do Nhà nước thành lập không có
nguồn thu, được NSNN bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động. Còn đơn vị SNCL
có thu là những đơn vị sự nghiệp mà ngoài nguồn kinh phí được NSNN cấp còn
được Nhà nước cho phép thu một số khoản phí, lệ phí hoặc một số khoản thu
khác để phục vụ trong quá trình hoạt động của đơn vị.
1.2. Đặc điểm tài chính đơn vị sự nghiệp công lập
1.2.1 Cơ chế quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp công lập
Hiện nay các đơn vị SNCL thực hiện cơ chế quản lý tài chính theo Nghị
định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 và Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày
09/8/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ
chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
- Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 của Chính phủ về việc
sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày
17/01/2005.
- Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT. TC. NV ngày 30/5/2014 của ộ
tài chính và ộ nội vụ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng
11
biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan Nhà nước.
- Nghị định 120/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật phí và lệ phí.
- Thông tư số 279/2016/TT. TC ngày 14/11/2016 của ộ tài chính quy
định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn
vệ sinh thực phẩm.
- Thông tư số 107/2017/TT. TC ngày 10/10/2017 của ộ tài chính quy định
về chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, thay thế cho Chế độ kế toán hành chính,
sự nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 và
Thông tư số 185/1010/TT- TC ngày 15/11/2010 về việc sửa đổi bổ sung Quyết
định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006.
Theo cách phân loại dựa vào nguồn thu sự nghiệp thì có 3 loại hình ĐVSNCL
là ĐVSN tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động, ĐVSN tự đảm bảo một phần chi
phí hoạt động và ĐVSN do NSNN đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động, đối với từng
loại hình sẽ có cơ chế quản lý tài chính khác nhau. Đơn vị tự đảm bảo toàn bộ chi
phí hoạt động có mức độ về tự chủ lớn hơn đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí
hoạt động, đơn vị do NSNN đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động có mức độ tự chủ
thấp nhất so với 2 loại hình đơn vị trên. Tính tự chủ tài chính càng cao khi mức độ
phụ thuộc vào NSNN càng thấp. Việc quy định như vậy hoàn toàn phù hợp với quy
định về quản lý sự phát triển của đơn vị, khuyến khích xã hội hóa HĐSN và tạo
điều kiện để đơn vị thực hiện tự chủ tài chính tốt hơn.
ên cạnh đó, mỗi đơn vị sự nghiệp công đều có những đặc thù riêng nên
cần phải có những cơ chế quản lý tài chính riêng để điều chỉnh. Trên mỗi lĩnh
vực sự nghiệp hoạt động đặc thù, các đơn vị sự nghiệp công có điều kiện, cơ
hội khác nhau để phat huy, mở rộng, khai thác các nguồn thu đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ, nâng cao chất lượng phục vụ; đồng thời phải tuân thủ pháp luật và
các định hướng của Nhà nước trong lĩnh vực sự nghiệp đó.
Cơ chế quản lý tài chính ĐVSNCL góp phần tạo hành lang pháp lý cho
quá trình tạo lập và sử dụng nguồn tài chính. Nó được xây dựng trên quan điểm
thống nhất và phù hợp, từ việc xây dựng các định mức thu, định mức chi tiêu
đến quy định về cấp phát, kiểm tra, kiểm soát, quá trình đó nhằm phát huy vai
trò của cơ chế tự chủ tài chính. Việc mở rộng, khai thác nguồn thu sự nghiệp
12
phụ thuộc vào từng lĩnh vực hoạt động, chức năng nhiệm vụ được giao của đơn
vị và sử dụng nguồn thu tiết kiệm có hiệu quả sẽ có ảnh hưởng lớn đến tự chủ
tài chính của đơn vị. Những đơn vị có cơ chế quản lý tài chính phù hợp sẽ có
mức độ tự chủ tài chính cao hơn và ngược lại.
Theo các qui định trên thì các đơn vị SNCL thuần tuý thì thực hiện cơ chế
thu, chi theo định mức, dự toán được cơ quan chủ quản duyệt. Nếu không chi
hết thì nộp lại ngân sách, nếu không đủ chi thì giải trình xin cấp bù (nếu được
giao thêm nhiệm vụ). Còn đơn vị SNCL có thu được tự chủ tài chính trên cơ sở
tăng thu, tiết kiệm chi hợp lý, nếu tạo ra kết quả tài chính thì được sử dụng trích
lập bổ sung các quỹ và trả thêm thu nhập cho người lao động theo quy định
đối với phần kinh phí được tự chủ. Đồng thời các đơn vị SNCL có thu cũng
được phép tự chủ trong việc sử dụng các quỹ theo quy định hiện hành và quy
chế chi tiêu nội bộ. Cụ thể, cơ chế tự chủ thực hiện một số nội dung trong các
đơn vị SNCL như sau:
- Cơ chế tự chủ về các khoản thu, mức thu
Đơn vị SNCL được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao phí, lệ phí phải
thực hiện thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng thu do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền quy định. Đối với sản phẩm hàng hoá, dịch vụ được cơ quan nhà
nước đặt hàng thì mức thu theo đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy
định; trường hợp ngược lại, mức thu được xác định trên cơ sở dự toán chi phí
được cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định chấp thuận. Đối với những hoạt
động dịch vụ theo hợp đồng với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các
hoạt động liên doanh, liên kết, đơn vị được quyết định các khoản thu, mức thu
cụ thể theo nguyên tắc bảo đảm đủ bù đắp chi phí và có tích luỹ.
- Cơ chế tiền lương, tiền công và thu nhập
Đối với những hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhà nước giao,
chi phí tiền lương, tiền công cho cán bộ, viên chức và người lao động (gọi tắt là
người lao động), đơn vị tính theo lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định;
Đối với những hoạt động cung cấp sản phẩm do nhà nước đặt hàng có đơn giá
tiền lương trong đơn giá sản phẩm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đơn
vị tính theo đơn giá tiền lương quy định. Trường hợp ngược lại tính theo lương
cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định; Đối với những hoạt động dịch vụ có
13
hạch toán chi phí riêng, thì chi phí tiền lương, tiền công cho người lao động
được áp dụng theo chế độ tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước, ngược lại,
đơn vị tính theo lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định.
Nhà nước khuyến khích đơn vị sự nghiệp tăng thu, tiết kiệm chi, thực hiện
tinh giản biên chế, tăng thêm thu nhập cho người lao động trên cơ sở hoàn thành
nhiệm vụ được giao.
- Sử dụng kết quả hoạt động tài chính trong năm
Hàng năm, sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản
nộp khác theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi (nếu có).
1.2.2 Nguồn tài chính đơn vị sự nghiệp công lập
Nguồn tài chính của các đơn vị SNCL bao gồm: Nguồn do kinh phí
NSNN cấp; Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp; Nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu,
tặng, cho; Nguồn khác.
Thứ nhất, nguồn do kinh phí NSNN cấp gồm:
- Kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm
vụ được giao; được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp giao, trong phạm vi dự
toán được cấp có thẩm quyền giao;
- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, chương trình
đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức, các chương trình mục tiêu quốc gia, các
nhiệm vụ do cơ quan nhà nước giao;
- Kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo chế độ do nhà
nước quy định;
- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa
lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm
quyền phê duyệt trong phạm vi dự toán được giao hàng năm; Vốn đối ứng để
thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài được cấp có thẩm quyền giao;
- Kinh phí khác
Thứ hai, nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp gồm:
- Phần được để lại từ số phí, lệ phí thuộc NSNN theo quy định của pháp luật.
- Thu từ hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và khả năng
của đơn vị.
14
- Thu từ hoạt động sự nghiệp khác (nếu có).
- Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng.
Thứ ba, nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng, cho không phải nộp ngân
sách theo chế độ: đây là những khoản thu không thường xuyên, không dự tính
trước được nhưng có tác dụng hỗ trợ đơn vị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Thứ tư, nguồn khác gồm:
- Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của cán bộ, viên
chức trong đơn vị.
- Nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước theo quy định của pháp luật.
1.2.3 Nội dung chi đơn vị sự nghiệp công lập
Về nội dung chi, thực hiện theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-
CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ qui định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự
nghiệp công lập, được hướng dẫn như sau:
- Chi thường xuyên:
+ Chi hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có
thẩm quyền giao, gồm: Tiền lương; tiền công; các khoản phụ cấp lương; các
khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy
định hiện hành; dịch vụ công cộng; văn phòng phẩm; các khoản chi nghiệp vụ;
sửa chữa thường xuyên tài sản cố định và các khoản chi khác theo chế độ
quy định.
+ Chi hoạt động thường xuyên phục vụ cho công tác phí và lệ phí, gồm:
Tiền lương; tiền công; các khoản phụ cấp lương; các khoản trích nộp bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành cho số lao
động trực tiếp phục vụ công tác phí và lệ phí; các khoản chi nghiệp vụ chuyên
môn; sửa chữa thường xuyên tài sản cố định và các khoản chi khác theo chế độ
quy định phục vụ cho công tác phí và lệ phí.
- Chi không thường xuyên:
+ Chi không thường xuyên là các khoản chi cho mục đích đầu tư phát triển
và thực hiện những nhiệm vụ đột xuất được giao như chi thực hiện các nhiệm vụ
khoa học và công nghệ; chi thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ,
15
viên chức; chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.
Trong cơ chế tự chủ tài chính, căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả
năng nguồn tài chính, các đơn vị sự nghiệp được tự chủ, tự quyết định một số
mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quy định; quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm mới và
sửa chữa lớn tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật. Theo đó, các đơn vị
SNCL có thể căn cứ vào đặc điểm chi để tiến hành theo dõi chi tiết theo từng
nhóm chi cụ thể như sau:
- Nhóm I: Chi thanh toán cá nhân (chi cho con người)
ao gồm các khoản chi về lương, phụ cấp lương và các khoản phải nộp
theo lương: HYT, HXH, HTN, chi chênh lệch thu nhập tăng thêm, trợ cấp,
phụ cấp khác, chi công tác xã hội.
- Nhóm II: Chi mua hàng hóa dịch vụ phục vụ công tác quản lý hành
chính và chuyên môn.
- Nhóm III: Chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định.
- Nhóm IV: Các khoản chi khác. ao gồm các khoản chi phí, lệ phí,
nộp thuế, chi bảo hiểm tài sản, phương tiện, chi hỗ trợ, chi tiếp khách, chi lập
Quỹ dự phòng ổn định thu nhập, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, quỹ phát triển
đơn vị sự nghiệp.
1.3. Nội dung công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập
1.3.1 Công tác lập và chấp hành dự toán thu - chi, quyết toán
a- Lập dự toán thu - chi
Lập dự toán thu - chi ngân sách là quá trình phân tích, đánh giá giữa khả
năng và nhu cầu các nguồn tài chính để xây dựng các chỉ tiêu thu, chi ngân sách
hàng năm một cách đúng đắn, có căn cứ khoa học và thựctiễn.
Trong điều kiện thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, cơ sở để lập dự toán thu
- chi ngân sách là dựa vào các đặc điểm: Chức năng, nhiệm vụ được giao;
Nhiệm vụ của năm kế hoạch; Chế độ chi tiêu tài chính hiện hành, quy chế chi
tiêu nội bộ được phê duyệt; Kết quả hoạt động sự nghiệp, tình hình thu, chi tài
chính của năm trước liền kề.
Có hai phương pháp lập dự toán thường được sử dụng là phương pháp lập
16
dự toán trên cơ sở quá khứ và phương pháp lập dự toán cấp không.
- Phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ là phương pháp xác định
các chỉ tiêu trong dự toán dựa vào kết quả hoạt động thực tế của kỳ liền trước và
điều chỉnh theo tỷ lệ tăng trưởng và tỷ lệ lạm phát dự kiến. Có thể khái quát
phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ theo sơ đồ:
Sơ đồ 1.1: Mô hình phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ
- Phương pháp lập dự toán cấp không là phương pháp xác định các chỉ tiêu
trong dự toán dựa vào nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động trong năm kế hoạch, phù hợp
với điều kiện cụ thể hiện có của đơn vị chứ không dựa trên kết quả hoạt động
thực tế của năm trước. Như vậy, đây là phương pháp lập dự toán phức tạp hơn
do không dựa trên số liệu, kinh nghiệm có sẵn. Có thể khái quát phương pháp
lập dự toán cấp không theo sơ đồ:
Sơ đồ 1.2: Mô hình phương pháp lập dự toán cấp không
Dự toán năm nay
Dự toán năm trước
Quản lý bộ phận
Các yếu tố điều chỉnh
tăng trong năm
Quản lý cấp trên
Tổng lợi ích gia tăng
Quản lý cấp trên
Các nguồn lực sử
dụng cho hoạt động
Các yếu tố điều
chỉnh tăng
Quản lý bộ phận
Dự toán năm nay
17
b- Chấp hành dự toán thu - chi
Chấp hành dự toán là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế tài
chính, hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu chi ghi trong dự toán ngân sách của
đơn vị thành hiện thực.
Trên cơ sở dự toán ngân sách được giao, các đơn vị tổ chức triển khai thực
hiện, đưa ra các biện pháp cần thiết đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ thu chi
được giao đồng thời phải có kế hoạch sử dụng kinh phí ngân sách theo đúng
mục đích, chế độ, tiết kiệm và có hiệu quả.
- Đối với nguồn kinh phí cấp phát từ NSNN để thực hiện nhiệm vụ chính
trị, chuyên môn được giao.
- Đối với nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp: Cùng với việc chuyển đổi sang
cơ chế tự chủ tài chính, tỷ trọng nguồn thu này trong các đơn vị sự nghiệp có xu
hướng ngày càng tăng. Điều này đòi hỏi các đơn vị phải tổ chức khai thác các
nguồn thu hợp pháp này nhằm tăng cường năng lực tài chính của đơn vị.
- Các khoản thu từ nhận viện trợ, biếu tặng, các khoản thu khác không phải
nộp ngân sách theo chế độ.
- Các nguồn khác như nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy
động của cán bộ, viên chức trong đơn vị; nguồn vốn liên doanh, liên kết của các
tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Với các nguồn thu như trên, đơn vị được tự chủ thực hiện nhiệm vụ thu
đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
quy định. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định khung mức
thu, đơn vị căn cứ nhu cầu chi phục vụ cho hoạt động, khả năng đóng góp của xã
hội để quyết định mức thu cụ thể cho phù hợp với từng loại hoạt động, từng đối
tượng, nhưng không được vượt quá khung mức thu do cơ quan có thẩm quyền
quy định.
c- Quyết toán thu - chi:
áo cáo quyết toán ngân sách nhà nước dùng để tổng hợp tình hình tiếp
nhận và sử dụng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước của đơn vị hành chính, sự
nghiệp, được trình bày chi tiết theo mục lục ngân sách nhà nước để cung cấp cho
cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính và cơ quan có thẩm quyền khác. Thông tin
trên áo cáo quyết toán ngân sách nhà nước phục vụ cho việc đánh giá tình hình
tuân thủ, chấp hành quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và các cơ chế
18
tài chính khác mà đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện, là căn cứ quan trọng giúp
cơ quan nhà nước, đơn vị cấp trên và lãnh đạo đơn vị kiểm tra, đánh giá, giám
sát và điều hành hoạt động tài chính, ngân sách của đơn vị.
áo cáo quyết toán nguồn khác phản ánh tình hình thu - chi các nguồn khác
(ngoài nguồn ngân sách nhà nước) của đơn vị hành chính, sự nghiệp, theo quy
định của pháp luật phải thực hiện quyết toán với cơ quan cấp trên, cơ quan tài
chính và cơ quan có thẩm quyền khác. Thông tin trên áo cáo quyết toán nguồn
khác phục vụ cho việc đánh giá tình hình thực hiện cơ chế tài chính mà đơn vị
áp dụng, là căn cứ quan trọng giúp cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính, cơ quan
có thẩm quyền khác và lãnh đạo đơn vị đánh giá hiệu quả của các cơ chế, chính
sách áp dụng cho đơn vị.
Sau khi kết thúc kỳ kế toán năm, các đơn vị hành chính, sự nghiệp phải
khóa sổ và lập báo cáo tài chính để gửi cơ quan có thẩm quyền và các đơn vị có
liên quan theo quy định.
áo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kết quả
hoạt động tài chính và các luồng tiền từ hoạt động của đơn vị, cung cấp cho
những người có liên quan để xem xét và đưa ra các quyết định về các hoạt động
tài chính, ngân sách của đơn vị. Thông tin báo cáo tài chính giúp cho việc nâng
cao trách nhiệm giải trình của đơn vị về việc tiếp nhận và sử dụng các nguồn lực
theo quy định của pháp luật.
Thông tin báo cáo tài chính của đơn vị hành chính, sự nghiệp là thông tin
cơ sở để hợp nhất báo cáo tài chính của đơn vị cấp trên.
1.3.2. Tổ chức công tác kế toán
a- Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
Hiện nay, chứng từ kế toán áp dụng cho các đơn vị SNCL tuân theo quy định
của Luật kế toán, Nghị định số 128/2004/NĐ-CP của Chính phủ và Chế độ kế
toán Hành chính, sự nghiệp ban hành theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC
ngày 30/6/2006 và thông tư hướng dẫn sửa đổi bổ sung số 185/2010/TT-BT
ngày 15/11/2010 của ộ trưởng ộ Tài chính), Nghị định số số 16/2015/NĐ-CP
ngày 14/02/2015 qui định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
Chứng từ kế toán áp dụng cho các đơn vị tuân theo quy định của Luật kế
toán số 88/2015/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2015; Nghị định số 174/2016/NĐ-
19
CP ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Kế toán;
Năm 2018 đã áp dụng theo Thông tư số 107/2017/TT.BTC ngày 10/10/2017
của ộ tài chính quy định về chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp, thay thế cho
Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số
19/2006/QĐ- TC ngày 30/3/2006 và Thông tư số 185/1010/TT-BTC ngày
15/11/2010 về việc sửa đổi bổ sung Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày
30/3/2006, một số mẫu chứng từ kế toán đang được áp dụng theo Thông tư số
107/2017/TT.BTC, phụ lục số 01.
Trên cơ sở xác định loại chứng từ kế toán phù hợp với nội dung của từng
nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán còn phải xác định chứng từ cần sử dụng
thuộc loại bắt buộc hay hướng dẫn để lập, tổ chức luân chuyển, quản lý và sử
dụng cho đúng chế độ và phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý của đơn vị.
Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau: Lập, tiếp
nhận, xử lý chứng từ kế toán; Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng
từ kế toán hoặc trình Thủ trưởng đơn vị ký duyệt theo quy định trong từng mẫu
chứng từ (nếu có); Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế
toán; Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán. Việc xác định nội dung từng bước
công việc trong quy trình lập và lưu chuyển chứng từ trong đơn vị phải căn cứ
vào điều kiện, đặc điểm cụ thể của từng đơn vị, về tổ chức bộ máy quản lý và bộ
máy kế toán, về tổ chức hệ thống thông tin kế toán và yêu cầu quản lý của đơn
vị cũng như đặc thù của từng loại chứng từ kế toán.
b- Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản hay vận dụng phương pháp tài khoản
kế toán là một phương pháp đặc trưng của kế toán nhằm hệ thống hóa thông tin
kế toán. Theo chế độ kế toán SNCL, hệ thống tài khoản kế toán đơn vị phải
được xây dựng theo nguyên tắc dựa vào bản chất và nội dung hoạt động của
đơn vị nhằm:
- Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý và kiểm soát chi quỹ NSNN, vốn,
quỹ công, đồng thời thỏa mãn yêu cầu quản lý và sử dụng kinh phí của từng
lĩnh vực, từng đơn vị sự nghiệp công lập;
- Phản ánh đầy đủ các hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh của các
đơn vị sự nghiệp công lập thuộc mọi loại hình, mọi lĩnh vực, phù hợp với mô
hình tổ chức và tính chất hoạt động;
20
- Đáp ứng yêu cầu xử lý thông tin bằng các phương tiện tính toán thủ công
(hoặc bằng máy vi tính...) và thỏa mãn đầy đủ nhu cầu của đơn vị và của cơ
quan Nhà nước.
Hiện nay, các đơn vị phải căn cứ vào Hệ thống tài khoản kế toán ban hành
tại Thông tư số 107/2017/TT. TC ngày 10/10/2017 của ộ tài chính quy định
về chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, thay thế cho Chế độ kế toán hành chính,
sự nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 và
Thông tư số 185/1010/TT- TC ngày 15/11/2010 về việc sửa đổi bổ sung Quyết
định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006.
Nội dung và phương pháp kế toán được quy định lại cho từng loại tài khoản
cũng đã được sửa đổi và bổ sung phù hợp với Luật NSNN, các chính sách
tài chính, thuế và thực tiễn hoạt động ở các đơn vị
Các đơn vị SNCL phải căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán ban hành tại
Quyết định này để lựa chọn các tài khoản kế toán sử dụng cho đơn vị mình.
Đơn vị được bổ sung thêm Tài khoản cấp II, cấp III, cấp IV (trừ các tài khoản
kế toán mà ộ Tài chính đã quy định trong hệ thống tài khoản) để phục vụ
yêu cầu quản lý của đơn vị. Trong trường hợp các đơn vị mở thêm tài khoản cấp
I (các tài khoản 3 chữ số) ngoài hệ thống tài khoản kế toán do ộ Tài chính
quy định phải được ộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện.
danh mục một số tài khoản kế toán áp dụng cho các đơn vị SNCL được thể hiện
tại phụ lục 02.
c- Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán
Việc lựa chọn hình thức sổ kế toán cũng là một vấn đề rất quan trọng vì nó
quyết định nội dung và chất lượng của toàn bộ công tác kế toán, liên quan chặt
chẽ đến việc sử dụng hợp lý cán bộ kế toán của đơn vị. Tuỳ vào điều kiện và đặc
điểm của đơn vị, các đơn vị có thể lựa chọn một trong các hình thức kế toán:
- Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái;
- Hình thức kế toán Nhật ký chung;
- Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ;
Sổ kế toán chính là phương tiện vật chất để thực hiện công tác kế toán.
Với đặc điểm đa dạng, phong phú và luôn vận động của đối tượng kế toán rõ
ràng có thể thấy tổ chức hệ thống sổ kế toán chính là “việc kết hợp các loại sổ
sách với nội dung và kết cấu khác nhau trong cùng một quá trình hạch toán theo
một trình tự nhất định nhằm rút ra các chỉ tiêu cần thiết cho quản lý kinh tế”,
21
một số sổ kế toán áp dụng cho các đơn vị HC-SN, tại phụ lục 03.
d- Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo tài chính và quyết toán
Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán là
việc tạo ra một mối liên hệ chặt chẽ giữa quá trình hạch toán kế toán với nhu cầu
thông tin về mọi mặt của quản lý. Số liệu trên báo cáo phải trung thực, khách
quan và phải được tổng hợp từ các số liệu của sổ kế toán sau khi đã khóa sổ.
Báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán trong các đơn vị có tác dụng phản ánh
tổng hợp tình hình về tài sản, tiếp nhận và sử dụng kinh phí NSNN; tình hình
thu, chi và kết quả từng hoạt động sự nghiệp trong kỳ kế toán phục vụ cho công
tác quản lý tài chính của đơn vị; Giúp cơ quan chủ quản, cơ quan tài chính kiểm
tra, xem xét, nắm bắt được tình hình chấp hành ngân sách và xét duyệt chi sự
nghiệp của đơn vị trong năm báo cáo, các báo cáo tài chính và quyết toán thể
hiện tại phụ lục 04.
1.3.3. Công tác kiểm tra kế toán và công khai tài chính
a- Kiểm tra kế toán
Công tác kiểm tra kế toán thực chất là công tác nội bộ được thực hiện
thường xuyên, liên tục, có hệ thống tại mỗi phần hành kế toán khi các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh để đảm bảo việc thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về tài
sản và sử dụng nguồn kinh phí của đơn vị đồng thời có sự kiểm tra chéo giữa
các phần hành kế toán và được kiểm tra thường xuyên theo kế hoạch qua một bộ
phận làm công tác kiểm tra nội bộ độc lập với phòng kế toán, bộ phận này có
quy chế kiểm tra, kế hoạch kiểm tra cụ thể và phải công khai kết quả kiểm tra.
Theo điều 4 Luật kế toán, định nghĩa ”Kiểm tra kế toán là xem xét, đánh
giá việc tuân thủ pháp luật về kế toán, sự trung thực, chính xác của thông tin
số liệu kế toán”. Mục đích của công tác kiểm tra kế toán nhằm:
- Đảm bảo quá trình cung cấp, thu nhận và xử lý thông tin được đầy đủ,
trung thực, chính xác, kịp thời;
- Đánh giá tình hình triển khai chấp hành dự toán ngân sách hàng năm theo
quy định của pháp luật về NSNN, tình hình công tác về thực hành tiết kiệm
chống lãng phí;
- Đánh giá chất lượng hoạt động, tình hình chấp hành cơ chế chính sách và
quản lý các khoản thu, chi tài chính, quản lý và sử dụng tài sản, sử dụng
22
quỹ lương, quỹ khen thưởng, phúc lợi và công tác đầu tư XDCB;
- Phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm, áp dụng các biện pháp xử
lý các sai phạm theo đúng thẩm quyền đã phân cấp, tổ chức rút kinh nghiệm
đánh giá những tồn tại, tìm ra nguyên nhân và đưa ra biện pháp khắc phục nhằm
tăng cường công tác quản lý tài chính.
Công tác kiểm tra kế toán do thủ trưởng đơn vị và kế toán trưởng chịu trách
nhiệm tổ chức thực hiện theo Quyết định số 67/2004/QĐ-BTC ngày 13/08/2004
của TC về việc ban hành ”Quy chế tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các cơ
quan, đơn vị có sử dụng kinh phí NSNN”.
b- Công khai tài chính
Công khai tài chính ở các đơn vị thực hiện theo quy định tại Thông tư
số 21/2005/TT- TC ngày 22/5/2005 của ộ tài chính hướng dẫn thực hiện theo
quy chế công khai tài chính với hình thức công khai tại hội nghị giao ban, đại
hội công nhân viên chức.
Hình thức công khai: Niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của đơn vị
thời gian niêm yết ít nhất là 90 ngày kể từ ngày niêm yết, đồng thời công bố
trong hội nghị cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị.
Thời điểm công khai: sau 15 ngày kể từ khi nhận được thông báo duyệt
dự toán, quyết toán.
1.4. Tổng quan về các nghiên cứu trước có liên quan
Hoàn thiện công tác kế toán là vấn đề đặt ra cho tất cả các đơn vị sự nghiệp
công lập, nhất là trong bối cảnh hiện nay. Đó là lí do mà chất lượng công tác kế
toán đã trở thành đề tài được nhiều tác giả nghiên cứu, chính vì vậy, đã có
những nghiên cứu cụ thể về công tác kế toán tại đơn vị mình công tác.
1.4.1. Các nghiên cứu trong nước:
+ Công trình của tác giả Đoàn Nguyên Hồng, 2010. Hoàn thiện công tác kế
toán tài chính tại ệnh viện hữu nghị Việt Nam - Cu a Đồng Hới. Trong công
trình này tác giả đã phân tích, đánh giá tổng hợp cả về công tác kế toán và quản
lý tài chính tại ệnh viện hữu nghị Việt Nam - Cu a Đồng Hới. Tuy nhiên, các
kiến nghị và giải pháp chủ yếu đề cập đến vấn đề quản lý tài chính chứ không đi
sâu vào việc hoàn thiện và tăng cường vị thế của công tác kế toán.
23
+ Một nghiên cứu khác có thể kể đến đó là nghiên cứu của tác giả Nguyễn
Thị Thùy Anh, 2011, với đề tài: “Hoàn thiện công tác kế toán trong điều kiện
ứng dụng ERP tại ệnh viện C Đà Nẵng”. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng
công tác kế toán tại bệnh viện, tác giả đã đề xuất hoàn thiện công tác kế toán
trong điều kiện ứng dụng ERP tại bệnh viện C Đà Nẵng thông qua việc quản lý
theo các quy trình dựa trên cơ sở ứng dụng hệ cơ sở dữ liệu đồng bộ, thống nhất.
Tuy nhiên, đề tài chỉ chú trọng đến việc hoàn thiện các phân hệ kế toán còn thực
hiện thủ công, từ đó tổ chức triển khai xây dựng hệ thống thông tin kế toán hoàn
chỉnh trong điều kiện ứng dụng ERP mà chưa xem xét, đánh giá thực trạng công
tác kế toán thực tiễn gắn với yêu cầu quản lý trong điều kiện tăng cường
thực hiện tự chủ tại bệnh viện và những thay đổi về hạch toán kế toán trong
điều kiện mới.
+ Tác giả ùi thị Ngọc Trâm, 2017, với nội dung nghiên cứu: Hoàn thiện
tổ chức công tác kế toán tại trường Lê Duẩn, với việc nghiên cứu và tổng hợp
tài liệu từ giáo trình, các nghiên cứu có liên quan đã được công bố, thu thập
các chứng từ kế toán luận văn đã đưa ra được một số vấn đề cốt lõi để hoàn
thiện tổ chức kế toán tại trường, các nguyên tắc hoàn thiện phù hợp với
phương hướng hoạt động trong điều kiện hiện tại của trường.
+ Lê Thị Thúy Hằng, 2017. “Hoàn thiện Tổ chức kế toán tại ệnh viện Đa
khoa Tỉnh Ninh ình” tác giả đã thống kê và phân tích số liệu, đánh giá thực
trạng, lấy ý kiến chuyên môn từ các chuyên gia, giám đốc bệnh viện, trưởng
phòng tài chính kế toán để nghiên cứu thực trạng và đưa ra giải pháp hoàn thiện.
Kết quả cho thấy các nhân tố ảnh hưởng công tác kế toán của đơn vị, qua kết
quả nghiên cứu, tác giả cũng đưa ra đề xuất cải tiến một số tiêu chí của dịch vụ
nhằm nâng cao công tác kế toán, hoàn thiện được hệ thống luân chuyển chứng
từ kế toán, vận dụng hệ thống kế toán đối với những hoạt động dịch vụ ngoài
khám chữa bệnh, công tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động của từng khoa.
1.4.2. Các nghiên cứu nước ngoài:
Trên thế giới trong các nghiên cứu trước đây liên quan đến công tác kế
toán, các tác giả chủ yếu chỉ đề cập đến nguyên lý và nguyên tắc chung của tổ
chức công tác kế toán, đặc điểm công tác kế toán trong một số loại hình đơn
24
vị đặc thù. Riêng lĩnh vực kế toán trong các đơn vị sự nghiệp chỉ có một số
ít tác giả nghiên cứu.
Ba trong số các tác giả đó là Earl R.Wilson, Leo E.Hay, Susan C.Kattelus
đã cùng tham gia một số công trình và viết cuốn sách nổi tiếng với tiêu đề là
“Kế toán Nhà nước và các tổ chức phi lợi nhuận”(Accounting for Governmental
and Nonpofit Entities). Đây có thể coi là một công trình nghiên cứu khá công
phu về các khía cạnh khác nhau hoạt động của các đơn vị HCSN nói chung. Các
nội dung nghiên cứu trong cuốn sách bao gồm các nguyên tắc kế toán chung
được chấp nhận, hướng dẫn cách thức ghi nhận các sự kiện, cách thức lập báo
cáo tài chính cuối kỳ. Nghiên cứu cũng đi sâu vào phân tích đặc thù hoạt động
của một số lĩnh vực sự nghiệp đặc thù như tổ chức kế toán trong các trường học,
bệnh viện, các đơn vị lực lượng vũ trang…
Các tác giả ruce R.Neumann, James D.Suver, William N.Zelman đã tái
bản nhiều lần nghiên cứu về “Quản lý tài chính - Khái niệm và áp dụng vào cơ
sở y tế” (Financial Management, Concepts and Applications for Health Care
Providers). Đây là một trong những nghiên cứu hướng đến công tác kế toán
trong khu vực công. Các nội dung chính của công trình này là môi trường y tế và
chức năng của quản lý tài chính; kế toán tài chính - ngôn ngữ của quản lý tài
chính; phân tích báo cáo tài chính; quản lý vốn, tài sản, công nợ trong các đơn
vị; các nội dung về kế toán quản trị như chi phí hành vi, lập dự toán, phân bổ chi
phí, đánh giá, ra quyết định đầu tư, … ngoài ra trong lĩnh vực này còn phải kể
đến cuốn sách của tác giả Louis C. Gapenski “Tài chính y tế - Giới thiệu về kế
toán và quản lý tài chính” (Healthcare Finance - An introduction of Accounting
and Financial Management). Trong tài liệu này, tác giả đã phân tích môi trường
tài chính của ngành y tế, hướng dẫn về tổ chức kế toán trên cả hai nội dung kế
toán tài chính và kế toán quản trị. Nghiên cứu “Model of information systems
success” tạm dịch mô hình hệ thống thông tin thành công (hoặc mô hình thành
công IS), đây là một hệ lý thuyết tìm cách cung cấp một sự hiểu biết toàn diện
về mô hình hệ thống thông tin thành công bằng xác định, mô tả, và giải thích các
mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến hệ thống này
Như vậy, các nghiên cứu trên đã nghiên cứu nhiều vấn đề khác nhau ở
những đơn vị khác nhau. Trên cơ sở lý thuyết về tổ chức công tác kế toán tại
25
đơn vị SNCL và kế thừa các nghiên cứu trước, tác giả thực hiện nghiên cứu về
công tác kế toán tại Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Cần Thơ.
ảng 1.1: Tổng hợp đề tài nghiên cứu
T
T
Tác giả Phương pháp nghiên cứu Nội dung
01
Đoàn
Nguyên
Hồng
Phương pháp thu thập thông tin,
phương pháp tổng hợp, phương
pháp so sánh đối chiếu, phương
pháp thống kê định tính, định
lượng và các phương pháp khoa
học khác.
Hoàn thiện công
tác kế toán tại bệnh
viện Hữu Nghị
Việt Nam
02
ùi Thị
Ngọc
Trâm
Phương pháp thu thập thông tin, Tổng
hợp; phân tích; với dữ liệu sơ cấp được
thu thập từ các cuộc điều tra, phỏng
vấn và dữ liệu thứ cấp bao gồm các số
liệu từ các chế độ tài chính, từ các
chứng từ, sổ sách, báo cáo tài chính và
các báo khác có liên quan tại Trường
Lê Duẫn
Hoàn thiện công
tác kế toán tại
Trường Lê Duẫn
03
Lê Thị
Thúy
Hằng
Phương pháp thu thập thông tin, Tổng
hợp; phân tích; với dữ liệu sơ cấp được
thu thập từ các cuộc điều tra, phỏng
vấn và dữ liệu thứ cấp bao gồm các số
liệu từ các chế độ tài chính, từ các
chứng từ, sổ sách, báo cáo tài chính và
các báo khác có liên quan tại bệnh viện
Hoàn thiện tổ chức
công tác kế toán tại
Bệnh viện đa khoa
tỉnh Ninh Bình
04
Nguyễn
Thị Thùy
Anh
Phương pháp nghiên cứu: Tổng hợp;
phân tích; tư duy logic với dữ liệu sơ
cấp được thu thập từ các cuộc điều tra,
Hoàn thiện công
tác kế toán trong
điều kiện ứng dụng
26
phỏng vấn và dữ liệu thứ cấp bao gồm
các số liệu từ các chế độ tài chính, từ
các chứng từ, sổ sách, báo cáo tài chính
và các báo khác có liên quan tại bệnh
viện C Đà Nẵng
ERP tại bệnh viện
C Đà Nẵng
1.4. Bài học kinh nghiệm
1.4.1 Công tác kế toán tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh
- Công tác quản lý tài chính tại ệnh viện hiện còn chưa đồng bộ như:
chưa có sự thống nhất giữa kế hoạch tài chính, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ
bản cũng như trong kế hoạch trang bị tài sản, trang thiết bị y tế của ệnh viện
(BV), hệ thống tiêu chuẩn, định mức chưa đầy đủ, thiếu các hồ sơ tài liệu
chứng minh cho một số khoản chi trong dự toán được lập.
Do đó, ệnh viện xác lập dự toán cần căn cứ trên cơ sở nhu cầu thực
tế và số liệu của các năm trước của V đã thực hiện. Đồng thời, phải dựa trên cơ
sở các chỉ tiêu môn chuyên môn của các khoa, phòng như: số lượng bệnh nhân
sử dụng giường bệnh, số lượng thực hiện các xét nghiệm, định mức tiêu hao hoá
chất, vật tư y tế tiêu hao, thuốc thiết yếu..., các khoản khác như: điện, nước,
xăng xe, sửa chữa trang thiết bị, cơ sở vật chất... để dự kiến kinh phí cho năm
sau sát với nhu cầu chi tiêu thực tế tại V, tránh xảy ra tình trạng bội chi ngân
sách của V.
- Về tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán:
Bệnh viện sử dụng hình thức kế toán Nhật ký sổ cái với việc sử dụng phần
mềm kế toán “MISA 2019” do Công ty Misa cung cấp, nhiều kế toán viên chưa
hài lòng trong sử dụng phần mềm. ên cạnh đó, qua kết quả khảo sát, tại V
chưa quan tâm đến việc thiết kế mẫu sổ kế toán chi tiết phù hợp để phục vụ
cho công tác kế toán.
Nhằm giải quyết những vấn đề trên, dựa trên các văn bản pháp luật, V
đã tiếp tục hoàn thiện sổ sách kế toán theo yêu cầu thực tế của đơn vị nhưng vẫn
đảm bảo cung cấp số liệu kế toán trung thực, chính xác và theo đúng các quy
định của pháp luật. Nội dung các sổ sách kế toán khi được lập và in ra cần phải
đảm bảo đầy đủ các yếu tố pháp lý như: điền đầy đủ số trang sổ, ngày mở sổ, ký
27
duyệt đầy đủ, đóng dấu đơn vị và đóng dấu giáp lai vào sổ, nghiêm túc chấp
hành nguyên tắc sửa chữa số liệu đã ghi sai trên sổ kế toán theo đúng phương
pháp chữa sổ đã có quy định, tránh để tình trạng tẩy xóa, sai sót trên sổ, bảo
quản và giữ gìn sổ sách theo đúng quy định Thông tư số 107/2017/TT-BTC
ngày 10/10/2017 của ộ Tài chính.
- Về công tác kiểm tra kế toán và công khai tài chính:
Hiện nay, đơn vị chưa có bộ phận riêng chuyên trách nhiệm vụ kiểm tra kế
toán. Thực tế việc kiểm tra và đối chiếu giữa các sổ kế toán thường chỉ được
thực hiện cuối quý, cuối năm trước khi lập các CTC, chỉ khi nào có sự việc gì
xảy ra thì mới thành lập đoàn thanh tra đi xác minh giải quyết vụ việc, công tác
kiểm tra kế toán không được đảm bảo thường xuyên, kịp thời dễ dẫn đến tình
trạng lạm dụng gây thất thoát ngân sách ĐV.
Để khắc phục tình trạng trên, V tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra,
giám sát và xử lý vi phạm trong nội bộ của V đặc biệt đối với các khâu, các
lĩnh vực của hoạt động tài chính. Nhằm thực hiện tốt và nâng cao chất lượng
công tác kiểm tra, kiểm soát, V đã tổ chức một bộ phận kiểm tra kế toán
chuyên biệt, điều này đã tăng tính khách quan đồng thời giúp công tác kiểm tra
đạt hiệu quả hơn.
Công tác công khai tài chính cũng đã được niêm yết, thực hiện kiểm toán
hàng năm, hội đồng quản trị và ban kiểm soát thường xuyên kiểm soát tại đơn vị
nhằm đảm bảo tính minh bạch trong việc công bố các thông tin kinh tế tài chính
của V.
1.4.2 Công tác kế toán tại Trường THPT Xuân Mỹ Huyện Cẩm Mỹ -
Tỉnh Đồng Nai
- Công tác kế toán tại Trường THPT Xuân Mỹ Huyện Cẩm Mỹ Tỉnh
Đồng Nai có một số tồn tại khó khăn như: tổ chức bộ máy tại đơn vị, đội ngũ
làm công tác kế toán về chế độ chưa được quan tâm nhiều. Một số giáo viên
được giao trách nhiệm để thực hiện một số hoạt động liên quan đến công tác tài
chính của đơn vị, trách nhiệm chưa cao trong làm thủ tục thanh toán, cho rằng
thủ tục rườm rà, rắc rối, nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến công tác quản lý tài
chính của đơn vị dẫn đến việc thanh toán tạm ứng còn chậm trễ, ảnh hưởng đến
nguồn kinh phí - thanh quyết toán của đơn vị. Từ những tồn tại trên an giám
28
hiệu trưởng nhà trường cùng bộ phận kế toán đã: phân công cụ thể rõ ràng, đôn
đốc nhắc nhở giáo viên, yêu cầu giáo viên thực hiện đầy đủ những quy định về
công tác thu, kế toán là người trực tiếp gặp gỡ với giáo viên trong công tác thu,
có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể những yêu cầu của nhà trường trong công tác
thu và nhiệm vụ chi đối với các thành phần giao nhiệm vụ thu - chi, hướng dẫn
cụ thể những công việc có liên quan đến công tác tài chính trong nhà trường
- Đơn vị còn có nhiều bộ phận phụ trách kế toán nhỏ ở nhiều lĩnh vực khác
nhau, nên cũng ảnh hưởng đến việc quản lý tài chính chung của trường: như khi
lập báo cáo quyết toán cuối quý, năm thì kế toán nhà trường còn phải đi thu thập
số liệu ở các bộ phận trên về mới làm được báo cáo tổng hợp. Điều này cũng
làm mất nhiều thời gian ảnh hưởng đến công tác chuyên môn của người được
giao trách nhiệm làm công tác kế toán chính, quyết định chi tiêu chưa thật sự
hợp lý, chưa tuân theo qui định về tính hợp pháp của chứng từ kế toán.
Thường xuyên theo dõi việc đóng tiền học, cập nhật kịp thời các loại chứng
từ thu - chi theo quy định của nhà nước, thông báo thu - chi từng tháng, quý để
nắm bắt được một số học sinh chưa đóng tiền.
Nhằm khắc phục những tồn tại trên, an lãnh đạo cùng với ộ phận kế
toán đã đưa ra một số giải pháp hoàn thiện công việc kế toán tại đơn vị như sau:
thực hiện kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi, thanh toán và quyết toán, phát
hiện và ngăn ngừa các hành vi, vi phạm pháp luật về tài chính kế toán. Phân tích
thông tin, số liệu kế toán, tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ cho nhu cầu
của đơn vị. Cung cấp thông tin và số liệu kế toán theo quy định của tài chính.
Từ các bài học kinh nghiệm từ sự thành công trong công tác kế toán của
các đơn vị trên tác giả rút ra một số bài học quan trọng cho công tác kế toán tại
đơn vị như sau:
- Bài học 1: Cần đảm bảo tính sát thực của công tác quản lý tài chính dựa
trên các qui định văn bản pháp luật, tiếp tục hoàn thiện sổ sách kế toán theo yêu
cầu thực tế của đơn vị, phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát
và xử lý vi phạm trong nội bộ đặc biệt đối với các khâu, các lĩnh vực của hoạt
động tài chính.
- Bài học 2: phải có sự phân công rõ ràng, cụ thể, thường xuyên tham gia
các lớp tập huấn, cập nhật công tác kế toán khi có sự thay đổi chế độ, chính
29
sách, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức công tác kế
toán tại đơn vị, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu quả.
Kết luận chương 1
Chương 1 đã trình bày những lý luận chung về những đặc điểm chủ yếu
trong công tác quản lý tài chính đã chi phối đến công tác kế toán ở các đơn vị
SNCL qua đó trình bài cụ thể nội dung công tác kế toán tại đơn vị sự nghiệp, bài
học kinh nghiệm đối với công tác kế toán tại đơn vị các đơn vị sự nghiệp.
Tổ chức công tác kế toán không đơn thuần là tổ chức của một bộ phận
quản lý trong đơn vị, mà nó bao hàm cả tính nghệ thuật trong việc xác lập các
yếu tố, điều kiện cũng như các mối liên hệ qua lại các tác động trực tiếp hoặc
gián tiếp đến hoạt động kế toán, bảo đảm cho kế toán phát huy tối đa các chức
năng vốn có của mình.
Như vậy việc tổ chức công tác kế toán khoa học sẽ góp phần quan trọng
vào quá trình thu thập, xử lý thông tin phục vụ ra quyết định đúng đắn, kịp thời
và có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sử dụng nguồn lực nhằm hoàn thành tốt
các chức năng, nhiệm vụ được giao của các đơn vị sự nghiệp.
Trong chương này, luận văn đã trình bày các vấn đề cơ bản về đặc điểm
của công tác kế toán, cơ chế quản lý tài chính, yêu cầu đối với kế toán tại các
đơn vị hành chính sự nghiệp và hệ thống hóa nội dung công tác kế toán tại các
phần hành chủ yếu. Các nội dung trên đều có tính logic và quan hệ mật thiết với
nhau tạo thành một hệ thống lý luận cơ bản về công tác kế toán trong đơn vị sự
nghiệp có thu. Nghiên cứu lý luận chung về công tác kế toán là cơ sở để tiến
hành phân tích thực trạng cũng như đưa ra các giải pháp hoàn thiện cho công tác
kế toán tại Chi Cục an toàn thực phẩm thành phố Cần Thơ.
30
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CHI CỤC AN TOÀN VỆ
SINH THỰC PHẨM CẦN THƠ
2.1. Tổng quan về chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm cần thơ
2.1.1. Đặc điểm hoạt động và cơ cấu tổ chức của Chi Cục An toàn vệ
sinh thực phẩm Cần Thơ
a- Đặc điểm hoạt động
Chi Cục An Toàn Vệ sinh thực phẩm TP Cần Thơ, được thành lập theo
quyết định số 1152/QĐ-U ND ngày 15/4/2010 của Ủy ban Nhân dân Thành
phố Cần Thơ và quyết định số 2342/QĐ-SYT của U ND thành phố Cần Thơ
v/v quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức.
* Thông tin liên lạc:
- Tên đơn vị: Chi Cục An Toàn Vệ sinh thực phẩm TP Cần Thơ
- Địa chỉ: Số 12 Đường Ngô Hữu Hạnh, Phường An Hội, Quận Ninh Kiều,
TP. Cần Thơ
- Tel - Fax : 0292.3894000
* Vị trí và chức năng:
- Chi Cục an toàn vệ sinh thực phẩm giúp Giám đốc Sở Y tế tham mưu cho
Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý về an toàn thực phẩm;
thực hiện hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ về vệ sinh an toàn thực phẩm,
thực hiện thanh tra chuyên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn
thành phố theo quy định của pháp luật.
- Chi Cục chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của
Sở y tế, đồng thời chịu hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Cục an toàn
thực phẩm ộ Y tế.
- Chi Cục an toàn vệ sinh thực phẩm có tư cách pháp nhân, có trụ sở,
con dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước.
* Nhiệm vụ và quyền hạn:
- Tham mưu cho Giám đốc Sở Y tế trình cấp có thẩm quyền ban hành các
quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, kế hoạch năm năm,
và quy chế phối hợp liên ngành trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm;
31
- Trình Giám đốc Sở Y tế ban hành kế hoạch hàng năm, chương trình,
đề án, dự án về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố.
b- Cơ cấu Tổ chức:
- Lãnh đạo Chi cục ATVSTP có Chi cục trưởng và không quá 02 Phó
Chi cục trưởng;
+ Chi cục trưởng là người đứng đầu cơ quan, chịu trách nhiệm trước
Giám đốc Sở Y tế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục.
+ Phó Chi cục trưởng là người giúp Chi cục trưởng phụ trách lĩnh vực
công tác do Chi cục trưởng phân công và chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng
và trước pháp luật về các nhiệm vụ được phân công.
- Cơ cấu tổ chức:
+ Phòng Hành chính - Tổng hợp
+ Phòng Nghiệp vụ
+ Phòng Thanh tra
- Tổng số cán bộ, công nhân viên của Chi Cục là 18 người, trong đó:
+ Nhân sự có trình độ trên đại học: 5 người.
+ Nhân sự có trình độ đại học và cao đẳng: 11 người.
+ Nhân sự có trình độ trung cấp: 2 người
Sơ đồ 2.1: ố trí bộ máy tổ chức của Chi Cục ATVSTP Cần Thơ
Trong đó, bộ phận kế toán nằm trong Phòng Hành chính - Tổng hợp và
hoạt động theo sự lãnh đạo trực tiếp của Chi cục trưởng (có phối hợp với các
phòng khác trong hoạt động lập dự toán kinh phí và dự toán chi)
CHI CỤC TRƯỞNG
PHÒNG
THANH TRA
PHÒNG
HCTH - KẾ TOÁN
PHÒNG
NGHIỆP VỤ
PHÓ
CHI CỤC TRƯỞNG
PHÓ
CHI CỤC TRƯỞNG
32
ộ máy kế toán tại Chi Cục An Toàn Vệ sinh thực phẩm Cần Thơ được tổ
chức theo mô hình tập trung. Với mô hình bộ máy kế toán tập trung, nhân viên
kế toán sẽ phụ trách toàn bộ công việc từ phần hành kế toán riêng, kế toán tổng
hợp để lập báo cáo tài chính. ộ máy kế toán thực hiện việc ghi chép thu thập
xử lý và cung cấp thông tin kinh tế tài chính còn phải phối hợp với các phòng
nghiệp vụ để thực hiện các chức năng của quản lý tài chính như: xây dựng các
dự toán thu, xây dựng dự toán chi theo đúng định mức, mục lục ngân sách, lập
dự toán kinh phí, theo dõi việc thực hiện dự toán thu chi, lập báo cáo kế toán
phục vụ cho công tác quản lý và điều hành.
ộ máy kế toán tại Chi Cục được thể hiện như sau:
Kế toán Trưởng kiêm nhiệm là nhân viên kế toán: Là người tổ chức công
tác kế toán thực hiện cân đối thu chi, quyết toán và ký các báo cáo tài chính định
kỳ, thực hiện từng nghiệp vụ phát sinh theo quy định
Thủ quỹ là người kiêm nhiệm của bộ phận một cửa: Quản lý tiền mặt
thực tế, thực hiện việc kiểm tra quỹ, ghi chép sổ quỹ và lập báo cáo tồn quỹ theo
quy định.
2.1.2. Đặc điểm quản lý tài chính
a- Cơ chế quản lý tài chính
Chi Cục An Toàn Vệ sinh thực phẩm Cần Thơ là đơn vị sự nghiệp công lập
thu tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, chịu sự lãnh đạo về tài chính và
quan hệ cấp phát kinh phí của Sở Y tế.
Chi Cục Trưởng là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định
của mình trong việc thực hiện toàn bộ hoạt động tài chính kế toán và thực hiện
công khai tài chính theo quy định.
Cơ chế quản lý kế toán tại Chi Cục thể hiện qua một số nội dung như sau:
- Cơ chế tiền lương, tiền công và thu nhập:
Tiền lương (lương chính): mức lương ngạch bậc, phụ cấp thực hiện theo
Nghị định 204/2004/CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ.
Tiền công (đối với lao động hợp động ngắn hạn): mức thanh toán theo
thỏa thuận giữa người lao động với Chi cục trưởng được ghi trên hợp đồng.
Tiền phụ cấp: nội dung và mức thanh toán thực hiện theo quy định hiện
33
hành của Nhà nước.
Lương tăng thêm: căn cứ kết quả chênh lệch thu lớn hơn chi của Chi cục
mà trích lương tăng thêm theo qui chế chi tiêu nội bộ do Chi cục xây dựng căn
cứ theo các quy định hiện hành.
Chi các khoản khác phát sinh theo phê duyệt của Chi cục trưởng theo qui
định của Pháp luật.
- Sử dụng kết quả tài chính trong năm
Căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính trong năm, sau khi đảm bảo
các khoản chi và thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước (nếu có) phần chênh lệch sẽ
thực hiện theo Qui chế chi tiêu nội bộ của Chi Cục ATVSTP.
b- Nguồn tài chính của Chi Cục An Toàn Vệ sinh thực phẩm Cần Thơ
Hiện nay, hoạt động của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm bao gồm các
nguồn tài chính như:
- Nguồn chi hoạt động thường xuyên và không thường xuyên.
- Chương trình mục tiêu quốc gia.
- Phí, lệ phí an toàn thực phẩm.
ảng 2.1: Tổng hợp nguồn thu giai đoạn năm 2016 - 2108
Đơn vị: ngàn đồng
Nguồn thu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Tổng (%) Tổng (%) Tổng (%)
- NSNN
Nguồn
Chi hoạt
động
2.158.817 71,1% 2.029.000 32,3% 2.084.000 45,6%
Chương
trình mục
tiêu
290.000 9,6% 3.453.000 55,0% 2.163.000 47,3%
- Phí, lệ phí 585.450 19,3% 793.192 12,6% 321.480 7,0%
Cộng
3.034.267
100%
6.275.192
100%
4.568.480
100%
(Nguồn: Báo cáo quyết toán tại Chi Cục ATVSTP Cần Thơ - 03 năm 2016-2018)
Thực tế tại Chi Cục, nguồn kinh phí NSNN cấp chủ yếu dùng cho hoạt
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf

More Related Content

Similar to Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp n...
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp n...Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp n...
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp n...Man_Ebook
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...Man_Ebook
 
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành p...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành p...Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành p...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành p...Man_Ebook
 
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước ...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước ...Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước ...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước ...Man_Ebook
 
kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại công ty CP Tư Vấn Thiết K...
kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại công ty CP Tư Vấn Thiết K...kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại công ty CP Tư Vấn Thiết K...
kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại công ty CP Tư Vấn Thiết K...nataliej4
 
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán doanh thu tại Công ty Cổ phần Xây dựng Công trìn...
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán doanh thu tại Công ty Cổ phần Xây dựng Công trìn...Khóa luận tốt nghiệp Kế toán doanh thu tại Công ty Cổ phần Xây dựng Công trìn...
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán doanh thu tại Công ty Cổ phần Xây dựng Công trìn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh...
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh...Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh...
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh...Man_Ebook
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán của đơn vị sự ngh...
Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán của đơn vị sự ngh...Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán của đơn vị sự ngh...
Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán của đơn vị sự ngh...Man_Ebook
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến cung cấp dịch vụ thuế tại Chi cục Thuế huyện Thới L...
Các nhân tố ảnh hưởng đến cung cấp dịch vụ thuế tại Chi cục Thuế huyện Thới L...Các nhân tố ảnh hưởng đến cung cấp dịch vụ thuế tại Chi cục Thuế huyện Thới L...
Các nhân tố ảnh hưởng đến cung cấp dịch vụ thuế tại Chi cục Thuế huyện Thới L...Man_Ebook
 
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần T...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần T...Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần T...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần T...Man_Ebook
 

Similar to Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf (20)

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp n...
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp n...Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp n...
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp n...
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...
 
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành p...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành p...Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành p...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành p...
 
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước ...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước ...Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước ...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Chi Cục Thuế
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Chi Cục ThuếHoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Chi Cục Thuế
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Chi Cục Thuế
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh...
 
kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại công ty CP Tư Vấn Thiết K...
kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại công ty CP Tư Vấn Thiết K...kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại công ty CP Tư Vấn Thiết K...
kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại công ty CP Tư Vấn Thiết K...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán doanh thu tại Công ty Cổ phần Xây dựng Công trìn...
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán doanh thu tại Công ty Cổ phần Xây dựng Công trìn...Khóa luận tốt nghiệp Kế toán doanh thu tại Công ty Cổ phần Xây dựng Công trìn...
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán doanh thu tại Công ty Cổ phần Xây dựng Công trìn...
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh...
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh...Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh...
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh...
 
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp về dịch vụ đăng ký kinh doanh
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp về dịch vụ đăng ký kinh doanhLuận văn: Đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp về dịch vụ đăng ký kinh doanh
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp về dịch vụ đăng ký kinh doanh
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán của đơn vị sự ngh...
Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán của đơn vị sự ngh...Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán của đơn vị sự ngh...
Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán của đơn vị sự ngh...
 
Đề tài: Ảnh hưởng môi trường làm việc đến kết quả công việc, HOT
Đề tài: Ảnh hưởng môi trường làm việc đến kết quả công việc, HOTĐề tài: Ảnh hưởng môi trường làm việc đến kết quả công việc, HOT
Đề tài: Ảnh hưởng môi trường làm việc đến kết quả công việc, HOT
 
Đề tài: Xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Xăng dầu
Đề tài: Xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Xăng dầuĐề tài: Xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Xăng dầu
Đề tài: Xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Xăng dầu
 
Đề tài: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầu
Đề tài: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầuĐề tài: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầu
Đề tài: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầu
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến cung cấp dịch vụ thuế tại Chi cục Thuế huyện Thới L...
Các nhân tố ảnh hưởng đến cung cấp dịch vụ thuế tại Chi cục Thuế huyện Thới L...Các nhân tố ảnh hưởng đến cung cấp dịch vụ thuế tại Chi cục Thuế huyện Thới L...
Các nhân tố ảnh hưởng đến cung cấp dịch vụ thuế tại Chi cục Thuế huyện Thới L...
 
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần T...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần T...Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần T...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần T...
 
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành, Thông tư 200, 9 ĐIỂM, HAY!
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành, Thông tư 200, 9 ĐIỂM, HAY!Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành, Thông tư 200, 9 ĐIỂM, HAY!
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành, Thông tư 200, 9 ĐIỂM, HAY!
 
Hoàn thiện tổ chức kế toán tại công ty thương mại và dịch vụ Yên Thịnh
Hoàn thiện tổ chức kế toán tại công ty thương mại và dịch vụ Yên ThịnhHoàn thiện tổ chức kế toán tại công ty thương mại và dịch vụ Yên Thịnh
Hoàn thiện tổ chức kế toán tại công ty thương mại và dịch vụ Yên Thịnh
 
Vận Dụng Thủ Tục Phân Tích Trong Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Tại Các Đơn Vị H...
Vận Dụng Thủ Tục Phân Tích Trong Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Tại Các Đơn Vị H...Vận Dụng Thủ Tục Phân Tích Trong Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Tại Các Đơn Vị H...
Vận Dụng Thủ Tục Phân Tích Trong Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Tại Các Đơn Vị H...
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh suntex
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh suntexPhân tích tình hình tài chính của công ty tnhh suntex
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh suntex
 

More from Man_Ebook

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docMan_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 

Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ -----  ----- NGUYỄN THỊ HUỲNH MAI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CHI CỤC AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẦM CẦN THƠ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CẦN THƠ, 2020
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ -----  ----- NGUYỄN THỊ HUỲNH MAI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CHI CỤC AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẦM CẦN THƠ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 8340301 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN QUỲNH HOA CẦN THƠ, 2020
  • 3. i CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG Luận văn này, với đề tài là “Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ”, do học viên Nguyễn Thị Huỳnh Mai thực hiện theo sự hướng dẫn của TS.Nguyễn Quỳnh Hoa. Luận văn đã được báo cáo và được Hội đồng chấm bảo vệ đề cương chi tiết thông qua ngày …/…/2020. Ủy viên Ủy viên – Thư ký (ký tên) (Ký tên) -------------------------------- -------------------------------- Phản biện 1 Phản biện 2 (Ký tên) (Ký tên) -------------------------------- -------------------------------- Chủ tịch Hội đồng (Ký tên) --------------------------------
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô Khoa Sau Đại học Trường Đại học Tây Đô đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức; Hội đồng phản biện đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành Luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn TS.Nguyễn Quỳnh Hoa, đã tận tình hướng dẫn và cung cấp nhiều kiến thức quý báo cho tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn này. Nhờ sự tận tình, chu đáo của Cô mà tôi có được nhiều sự thuận lợi trong thời gian thực hiện Luận văn tốt nghiệp. Cám ơn bạn bè, đồng nghiệp đã chia sẽ những kiến thức, tạo điều kiện cho tôi trong qua trình thu thập tài liệu để hoàn thành Luận văn này. Mặc dù, tôi đã cố gắng rất nhiều trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn. Nhưng do hạn chế về mặt thời gian cùng với việc thiếu kinh nghiệm trong nghiên cứu nên luận văn chắc chắn còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn nữa. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn, và cho phép tôi gửi đến quý Thầy Cô, bạn bè, đồng nghiệp lời chúc mạnh khỏe, thành công và hạnh phúc! Trân trọng!. Ngày tháng năm 2020 Người thực hiện Nguyễn Thị Huỳnh Mai
  • 5. iii TÓM TẮT Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì các đơn vị hành chính, sự nghiệp dưới sự quản của Nhà nước cũng từng bước đi vào phát triển ổn định, góp phần vào sự nghiệp phát triển đất nước. Các đơn vị sự nghiệp công lập dưới sự quản lý của Nhà nước đã phần nào đáp ứng được nhu cầu quản lý, là công cụ phục vụ cho công tác quản lý điều hành, là công cụ thiết yếu để quản lý tài chính, giúp cho các nhà quản lý có thể phân tích, nắm bắt được các hoạt động của đơn vị nhằm đưa ra các quyết định đúng đắng kịp thời, mang hiệu quả cao trong công tác quản lý Nhà nước. Do vậy để thực hiện tốt công tác kế toán, đảm bảo tính chính xác, tính khoa học, đáp ứng được yêu cầu quản lý Nhà nước nên cần phải hoàn thiện công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và tại Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm nói riêng. Công tác kế toán sự nghiệp là công việc tổ chức hệ thống thông quản lý và kiểm soát nguồn kinh phí, tình hình sử dụng và quyết toán kinh phí; chấp hành dự toán thu, chi và thực hiện các tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước ở đơn vị. Đề tài nghiên cứu về “Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục An toàn thực phẩm Cần Thơ” từ đó đánh giá các nhân tố tác động của đến công tác kế toán tại đơn vị. Nghiên cứu này sẽ trả lời các câu hỏi: Cơ sở lý luận về công tác kế toán tại đơn vị sự nghiệp như thế nào? Công tác kế toán tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Cần Thơ hiện nay được thực hiện ra sao, đáp ứng được yêu cầu quản lý chưa? Các nhân tố nào đến ảnh hưởng đến công tác kế toán tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Cần Thơ? Các giải pháp cần thực hiện để hoàn thiện công tác kế toán tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Cần Thơ. Tổng hợp các lý luận, thừa kế kết quả từ các nghiên cứu trước đây có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài, tác giả bước đầu lựa chọn các nhân tố tác động đến công tác kế toán như: công tác lập và chấp hành dự toán thu - chi, quyết toán, thực trạng tổ chức công tác kế toán, công tác kiểm tra kế toán và công khai tài chính, rủi ro pháp lý. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số giải pháp có tác động trực tiếp đến công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phẩm Cần Thơ. Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa đại diện hết cho các đơn vị.
  • 6. iv ABSTRACT The ongoing development of the economy, the accouting work of the Business units-public under the control of the State and every step in the development of solid stability and contribute to the innovation economy. For doing good work accouting, ensure accuracy, scientific, meet the needs of management have to improve the accouting work of the Business units-public. The Business units-public accouting is the system organization that management and control, use and settlement of funding, comply with revenue and expenditure estimates, implementation of standards and norms of the State at work. Research project on "Completing the accounting work in the business at Can Tho Agency of Food Safety (VFA)” which reviews the impact of the accounting work at Can Tho VFA. Inheritance results from previous studies related directly or indirectly to the subject, the author initially formed the scale selection factors completing accounting such as Accounting system and Applying the accounting policies, the system of accounting accounts, the accounting reporting system are effectively influence organizations use accounting work, the system of accounting vouchers, information technology, accounting information needs, system testing internal control, legal environment. From the study results, the authors have proposed a number of measures have a direct impact on the factors that have the best solution to apply in the accounting work. However, this study is only done in a sample group, in addition to many restrictions on the time, so the study results may be have limits.
  • 7. v LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện, dưới sự hướng dẫn của TS.Nguyễn Quỳnh Hoa, các kết quả nghiên cứu chính trong luận văn là trung thực và không sao chép của bất kỳ ai. Tất cả những phần kế thừa, tham khảo, cũng như tham chiếu đều được trích dẫn đầy đủ và ghi nguồn cụ thể trong danh mục tài liệu tham khảo. Ngày tháng năm 2020 Tác giả Nguyễn Thị Huỳnh Mai
  • 8. vi MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii TÓM TẮT .................................................................................................................... iii ABSTRACT ..................................................................................................................iv LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................................v MỤC LỤC .....................................................................................................................vi DANH SÁCH BẢNG....................................................................................................ix DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................xi PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 1. Sự cần thiết của đề tài:..........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................3 4. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................3 5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................3 6. Ý nghĩa nghiên cứu ...............................................................................................6 7. Kết cấu của luận văn.............................................................................................7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP.............................................................................................8 1.1 Tổng quan về đơn vị sự nghiệp công lập...........................................................8 1.1.1 Khái niệm,......................................................................................................8 a- Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập.................................................................8 1.1.2 Đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập: ............................................................9 1.1.3 Phân loại cơ quan sự nghiệp công lập ...........................................................9 1.2. Đặc điểm tài chính đơn vị sự nghiệp công lập...............................................10 1.2.1 Cơ chế quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp công lập....................................10 1.2.2 Nguồn tài chính đơn vị sự nghiệp công lập.................................................13 1.2.3 Nội dung chi đơn vị sự nghiệp công lập......................................................14 1.3. Nội dung công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập..................15 1.3.1 Công tác lập và chấp hành dự toán thu - chi, quyết toán .............................15 1.3.2. Tổ chức công tác kế toán ............................................................................18 1.3.3. Công tác kiểm tra kế toán và công khai tài chính.......................................21 1.4. Tổng quan về các nghiên cứu trước có liên quan..........................................22 1.4.1. Các nghiên cứu trong nước:........................................................................22 1.4.2. Các nghiên cứu nước ngoài: .......................................................................23
  • 9. vii 1.4. Bài học kinh nghiệm.........................................................................................26 1.4.1 Công tác kế toán tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh...............................26 1.4.2 Công tác kế toán tại Trường THPT Xuân Mỹ Huyện Cẩm Mỹ -Tỉnh Đồng Nai.........................................................................................................................27 Kết luận chương 1.......................................................................................................29 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CHI CỤC AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM CẦN THƠ .........................................................................30 2.1. Tổng quan về chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm cần thơ ...........................30 2.1.1. Đặc điểm hoạt động và cơ cấu tổ chức của Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Cần Thơ.......................................................................................................30 2.1.2. Đặc điểm quản lý tài chính .........................................................................32 2.2 Thực trạng công tác kế toán tại chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm Cần Thơ ...................................................................................................................................34 2.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán:..............................................................................34 2.2.2. Công tác lập và chấp hành dự toán thu - chi, quyết toán............................35 2.2.3. Thực trạng tổ chức công tác kế toán:..........................................................39 2.2.4. Công tác kiểm tra kế toán và công khai tài chính.......................................44 2.2.5. Lập báo cáo nội bộ:.....................................................................................45 2.2.6. Rủi ro pháp lý: ............................................................................................46 2.3. Đánh giá thực trạng công tác kế toán qua khảo sát:...........................................46 2.4. Đánh giá thực trạng công tác kế toán tại chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm Cần Thơ....................................................................................................................52 2.4.1. Những kết quả đạt được trong công tác kế toán..........................................52 2.4.2. Những tồn tại trong công tác kế toán ..........................................................54 2.4.3. Những nguyên nhận hạn chế trong công tác kế toán ..................................57 Kết luận chương 2 ...................................................................................................58 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CHI CỤC AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM CẦN THƠ...............60 3.1. Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tại chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm Cần Thơ....................................................................................................................60 3.1.1. Công tác nhân sự.........................................................................................60 3.1.2. Tổ chức công tác kế toán ............................................................................61 3.1.3. Hoàn thiện tổ chức chứng từ kế toán ..........................................................65 3.1.4.Hoàn thiện hệ thống chứng từ kế toán.........................................................65 3.1.5. Công tác kiểm tra kế toán ...........................................................................67
  • 10. viii 3.1.6. Về rủi ro pháp lý .........................................................................................68 3.1.7. Hoàn thiện công tác lưu trữ chứng từ kế toán: ...........................................69 3.2. Một số kiến nghị khác......................................................................................69 3.2.1. Đối với các cơ quan quản lý........................................................................69 3.2.2. Đối với Chi Cục ATVSTP Cần Thơ...........................................................71 Kết luận chương 3 ...................................................................................................72 KẾT LUẬN ..................................................................................................................73 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................75 PHỤ LỤC .....................................................................................................................78
  • 11. ix DANH SÁCH BẢNG Bảng 1.1: Tổng hợp đề tài nghiên cứu .........................................................................25 Bảng 2.1: Tổng hợp nguồn thu giai đoạn năm 2016 - 2108..........................................33 Bảng 2.2: Tỷ trọng khoản chi nghiệp vụ chuyên môn ..................................................34 Bảng 2.3: Dự toán thu phí .............................................................................................36 Bảng 2.4: Dự toán Chi...................................................................................................36 Bảng 2.5: Trình tự luân chuyển chứng từ......................................................................39 Bảng 2.6: Trình tự luân chuyển xử lý chứng từ qua máy tính ......................................39 Bảng 3.1: Kết quả đánh giá nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế toán tại Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Cần Thơ...................................................................................47
  • 12. x DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ Hình 1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu ................................................................................4 Sơ đồ 1.1: Mô hình phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ ................................16 Sơ đồ 1.2: Mô hình phương pháp lập dự toán cấp không .............................................16 Sơ đồ 2.1: ố trí bộ máy tổ chức của Chi Cục ATVSTP Cần Thơ...............................31
  • 13. xi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ Viết tắt Nguyên nghĩa ATVSTP: An toàn vệ sinh thực phẩm BHXH: ảo hiểm xã hội BHYT: ảo hiểm y tế BHTN: ảo hiểm thất nghiệp BTC ộ Tài chính BYT ộ Y tế CBVC: Cán bộ viên chức CP Chính phủ ĐVSN Đơn vị sự nghiệp HC-SN Hành chính- Sự nghiệp KPCĐ: Kinh phí công đoàn NSNN: Ngân sách Nhà nước NĐ Nghị định QĐ Quyết định SNCL Sự nghiệp công lập TSCĐ: Tài sản cố định TTLT Thông tư liên tịch TT Thông tư XDCB: Xây dựng cơ bản
  • 14. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài: Hiện nay, với sự phát triển của nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa các đơn vị sự nghiệp công lập dưới sự quản lý của Nhà nước đã phần nào đáp ứng được nhu cầu quản lý, là công cụ phục vụ cho công tác quản lý điều hành. Để thực hiện nhiệm vụ quan trọng đó, kế toán là một công cụ quản lý kinh tế, tài chính, nó không chỉ đơn thuần là công việc ghi chép hoạt động tài chính của đơn vị mà còn là bộ phận chủ yếu trong hệ thống thông tin kinh tế xã hội, là công cụ thiết yếu để quản lý tài chính, giúp cho các nhà quản lý có thể phân tích, nắm bắt được các hoạt động của đơn vị nhằm đưa ra các quyết định đúng đắng kịp thời, mang hiệu quả cao trong công tác quản lý Nhà nước. Do vậy để thực hiện tốt công tác kế toán, đảm bảo tính chính xác, tính khoa học, đáp ứng được yêu cầu của các nhà quản lý Nhà nước cần phải hoàn thiện công tác kế toán tại các đơn vị sự nhiệp công lập nói chung và tại Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm nói riêng. Công tác kế toán sự nghiệp là công việc tổ chức hệ thống thông tin bằng số liệu để quản lý và kiểm soát nguồn kinh phí, tình hình sử dụng và quyết toán kinh phí; quản lý, chấp hành dự toán thu, chi và thực hiện các tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước ở đơn vị. Theo đó, kế toán thực hiện những nhiệm vụ sau: thu nhận, phản ánh, xử lý và tổng hợp thông tin về nguồn kinh phí được cấp, tình hình sử dụng kinh phí, sử dụng các khoản thu phát sinh ở đơn vị; Thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình thu, chi, sử dụng tài sản ở đơn vị, tình hình thu nộp ngân sách; Lập và nộp báo cáo tài chính cho cơ quan quản lý cấp trên theo quy định… Do đó, tổ chức hợp lý bộ máy kế toán với sự phân công, phân nhiệm rõ ràng, xác định mối quan hệ giữa các nhân viên kế toán với nhau, mối quan hệ giữa bộ máy kế toán với các bộ phận quản lý khác trong đơn vị là một trong những nội dung quan trọng của công tác kế toán ở đơn vị. Chi Cục an toàn vệ sinh thực phẩm Cần Thơ là đơn vị sử dụng chủ yếu nguồn ngân sách nhà nước cấp, chương trình mục tiêu, nguồn thu phí, xử phạt vi phạm hành chính về ATTP để thực hiện nhiệm vụ. Cụ thể năm 2016 tổng kinh phí các nguồn là: 3 tỷ đồng, năm 2017: 6 tỷ
  • 15. 2 đồng, năm 2018: 5 tỷ đồng với nguồn kinh phí như vậy bộ máy kế toán của Chi cục chỉ có một kế toán còn lại là kiêm nhiệm không có chuyên môn về kế toán phải chịu trách nhiệm thanh quyết toán từ tuyến thành phố đến các quận, huyện và các đơn vị phối hợp. Về phía Lãnh đạo theo quy định của tổ chức cán bộ, Chi cục trưởng phải là ác sĩ nên về quản lý, kiểm tra tài chính cũng còn nhiều hạn chế. Cùng với các Quyết định, Nghị định, thông tư thay đổi cũng ảnh hướng đến công tác kế toán của Chi cục. Về các đơn vị phối hợp và các Trung tâm thì phần lớn cán bộ chương trình không có chuyên môn kế toán. Chi cục là đơn vị chịu trách nhiệm thanh toán mua sắm, sửa chữa, hiệu chỉnh trang thiết bị…. nhưng một đơn vị khác thụ hưởng mà họ không phải chịu trách nhiệm gì về kinh phí, từ những vấn đề trên cho thấy Công tác kế toán tại Chi cục đang gặp nhiều khó khăn. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phẩm Cần Thơ” làm luận văn thạc sỹ nhằm tìm hiểu thực trạng kế toán tại Chi cục và đưa ra những giải pháp có giá trị thực tiễn, góp phần hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phẩm Cần Thơ. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu thực trạng công tác kế toán tại Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Cần Thơ nhằm đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phẩm Cần Thơ. - Mục tiêu cụ thể + Phân tích, đánh giá thực trạng công tác kế toán tại Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Cần Thơ, từ đó tìm ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong công tác kế toán tại Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Cần Thơ. + Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Cần Thơ trong thời gian tới.
  • 16. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Công tác kế toán tại Đơn vị hành chính sự nghiệp. - Phạm vi nghiên cứu + Về không gian: đề tài tập trung nghiên cứu công tác kế toán tại Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Cần Thơ. + Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng công tác kế toán tài chính tại Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Cần Thơ giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018. 4. Nội dung nghiên cứu Luận văn tìm hiểu lý luận và đánh giá thực trạng từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại đơn vị theo các nội dung sau: - Phần mở đầu - Cơ sở lý luận về công tác kế toán trong các đơn vị SNCL. - Thực trạng công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phẩm Cần Thơ. - Kết luận và các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phẩm Cần Thơ 5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính.
  • 17. 4 - Quy trình được thực hiện như sau: Hình 1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu (Nguồn: Tác giả nghiên cứu và tổng hợp) - Phương pháp nghiên cứu: Các công cụ sử dụng trong nghiên cứu phương pháp định tính là: thống kê mô tả, phân tích, so sánh, khảo sát. - Phương pháp thống kê mô tả: Thu thập, tổng hợp, xử lý dữ liệu để mô tả và trình bày thông tin bằng bảng thống kê. - Phương pháp so sánh: Phương pháp này dùng để đánh giá, xác định xu hướng, mức độ biến động hay những đặc trưng riêng có của chỉ tiêu nghiên cứu. Vì vậy, để tiến hành so sánh phải đảm bảo thống nhất về nội dung, phương pháp tính toán, không gian, thời gian và đơn vị đo lường, đồng thời phải theo mục đích nghiên cứu để xác định gốc so sánh. Nguồn dữ liệu thứ cấp sẽ được thu thập qua các báo cáo quyết toán và Tổng hợp kết quả nghiên cứu Đề xuất giải pháp Vấn đề nghiên cứu Cơ sở lý thuyết Phương pháp nghiên cứu Thống kê, mô tả Phân tích, so sánh Khảo sát
  • 18. 5 báo cáo tổng kết năm 2016 - 2018. So sánh, đối chiếu, phân tích số tương đối biến động theo thời gian, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch và phân tích cơ cấu được sử dụng trong đánh giá thực trạng và được sử dụng cho việc nghiên cứu đề xuất giải pháp. - Phương pháp khảo sát Cán bộ công nhân viên: Mục đích của khảo sát nhằm đánh giá nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế toán tại Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Cần Thơ, từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán. Trong phương pháp này, tác giả tiến hành gửi bảng câu hỏi qua email để lấy ý kiến những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán tại các đơn vị có sử dụng ngân sách từ Chi Cục như Giám đốc, Kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán tại các trung tâm y tế quận, huyện, lãnh đạo của Chi Cục ATVSTP Cần Thơ. - Phương pháp thu thập dữ liệu: + Dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp được lấy từ: báo cáo tổng kết năm 2016, 2017 và 2018 của Chi Cục ATVSTP Cần Thơ, tạp chí, luận văn, luận án, công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố và các tài liệu, báo cáo do các cơ quan quản lý nhà nước cung cấp. + Dữ liệu sơ cấp: Được thu thập thông qua phương pháp chọn mẫu phi xác suất. Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng việc khảo sát các đối tượng là những người làm kế toán, Kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán, cán bộ lãnh đạo quản lý công tác kế toán tại Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Cần Thơ, kế toán và lãnh đạo các Trung tâm y tế Quận, Huyện, đơn vị có sử dụng ngân sách từ Chi Cục bằng bảng câu hỏi qua email. Tác giả tiến hành khảo sát thu thập dữ liệu với các bước như sau: Bước 1: Xác định đối tượng khảo sát Lựa chọn và xác định các đối tượng là Giám đốc, kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán cán bộ lãnh đạo quản lý công tác kế toán tại Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Cần Thơ, kế toán và lãnh đạo các Trung tâm y tế Quận,
  • 19. 6 Huyện, đơn vị có sử dụng ngân sách từ Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Cần Thơ. Bước 2: Thu thập dữ liệu Bảng câu hỏi khảo sát đã được xây dựng sẵn và được gửi đến cán bộ lãnh đạo quản lý công tác kế toán tại Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Cần Thơ, kế toán và cán bộ lãnh đạo quản lý công tác kế toán tại Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Cần Thơ, kế toán và lãnh đạo các Trung tâm y tế Quận, Huyện, đơn vị có sử dụng ngân sách từ Chi Cục qua email. Bước 3: Xử lý dữ liệu khảo sát Sử dụng phần mềm excel để tổng hợp kết quả khảo sát, sau đó để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế toán tại Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Cần Thơ. - Thiết kế bảng câu hỏi + Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát: dự trên cơ sở lý thuyết và lấy ý kiến CBCNV, tác giả xây dựng bảng câu hỏi khảo sát. Sau đó, tác giả tiến hành khảo sát thử với 10 cán bộ; chỉnh sửa bảng câu hỏi theo các ý kiến đóng góp hợp lý; thiết kế bảng câu hỏi chính thức. + Căn cứ bảng câu hỏi đã được thiết kế, tác giả tiến hành khảo sát lãnh đạo có kinh nghiệm, phụ trách kế toán/kế toán trưởng và các chuyên viên thực hiện công tác kế toán, tại các Trung tâm y tế Quận, Huyện, đơn vị có sử dụng ngân sách từ Chi Cục ATVSTP Cần Thơ. ảng câu hỏi được thiết kế nhằm tìm hiểu về công tác kế toán sự nghiệp công lập, những khó khăn khi tiếp cận công tác quản lý tài chính, các nhân tố ảnh hưởng và những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tại Chi Cục ATVSTP Cần Thơ. Trên cơ sở bảng câu hỏi khảo sát, tác giả tổng hợp ý kiến đánh giá về thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng. Theo đó làm cơ sở tham khảo để đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác tại Chi Cục ATVSTP Cần Thơ. 6. Ý nghĩa nghiên cứu Về mặt thực tiễn: trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng công tác kế toán tại Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Cần Thơ tác giả đề xuất những giải pháp có ý nghĩa thực tiễn tại đơn vị. Những giải pháp này có thể được ban lãnh đạo Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Cần Thơ tham khảo trong việc hoàn thiện
  • 20. 7 tổ chức công tác kế toán tại đơn vị mình. Ngoài ra, đề tài cũng có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu có liên quan. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác kế toán trong các đơn vị SNCL. - Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phẩm Cần Thơ. - Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phẩm Cần Thơ và kết luận.
  • 21. 8 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP 1.1 Tổng quan về đơn vị sự nghiệp công lập 1.1.1 Khái niệm, a- Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập Đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL) là đơn vị do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập hoạt động trong các lĩnh vực sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo và Dạy nghề; Sự nghiệp Y tế, Đảm bảo xã hội; sự nghiệp Văn hoá - Thông tin (bao gồm cả đơn vị phát thanh truyền hình ở địa phương), sự nghiệp Thể dục - Thể thao, sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác. Đơn vị SNCL được xác định dựa vào tiêu chuẩn sau: - Có văn bản quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp của cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương hoặc địa phương; - Có tổ chức bộ máy, biên chế và bộ máy quản lý tài chính kế toán theo chế độ Nhà nước quy định; - Có mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng đề ký gửi các khoản thu, chi tài chính. - Được Nhà nước cung cấp kinh phí và tài sản để hoạt động thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn và được phép thực hiện một số khoản thu theo chế độ nhà nước quy định; b- Khái niệm về đơn vị sự nghiệp y tế công lập: ĐVSN y tế công lập là tổ chức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập và quản lý theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản và tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán để thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công hoặc phục vụ quản lý nhà nước trong các lĩnh vực chuyên môn y tế như: y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh; điều dưỡng và phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y dược cổ truyền; kiểm nghiệm dược, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế; an toàn vệ sinh thực phẩm; dân số - kế hoạch hóa gia đình; sức khỏe sinh sản; tuyên truyền giáo dục sức khỏe.
  • 22. 9 Đối với ĐVSN y tế do trung ương quản lý là các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ. Người có thẩm quyền quản lý là bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ. Đối với các ĐVSN y tế do địa phương quản lý là Sở Y tế. Người có thẩm quyền quản lý là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 1.1.2 Đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập: Đơn vị SNCL là một tổ chức hoạt động theo nguyên tắc phục vụ xã hội, không vì mục đích lới nhuận. Sản phẩm, dịch vụ do hoạt động sự nghiệp tạo ra chủ yếu là những giá trị về tri thức, văn hoá, phát minh, sức khoẻ, đạo đức, các giá trị về xã hội…, các sản phẩm của đơn vị SNCL là sản phẩm có tính phục vụ không chỉ bó hẹp trong một ngành hoặc một lĩnh vực mà những sản phẩm đó khi tiêu dùng thường có tác dụng lan tỏa. Hoạt động của đơn vị SNCL được trang trải từ nguồn kinh phí NSNN cấp hoặc cấp trên cấp và từ các nguồn kinh phí do nhà nước quy định như từ các khoản phí, lệ phí, thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, từ nguồn viện trợ, tài trợ, biếu, tặng, cho…theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp. Hoạt động sự nghiệp trong các đơn vị SNCL thường gắn liền và bị chi phối bởi các chương trình phát triển kinh tế xã hội như chương trình xoá mù chữ, chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng, chương trình dân số - kế hoạch hoá gia đình…Những chương trình mục tiêu quốc gia này chỉ có Nhà nước mới có thể thực hiện một cách triệt để và có hiệu quả, nếu để tư nhân thực hiện mục tiêu lợi nhuận sẽ lấn chiếm mục tiêu xã hội và dẫn đến hạn chế việc tiêu dùng sản phẩm hoạt động sự nghiệp từ đó kìm hãm sự phát triển của xã hội 1.1.3 Phân loại cơ quan sự nghiệp công lập Theo Luật NSNN, kế toán đơn vị sự nghiệp được tổ chức theo hệ thống dọc tương ứng với từng cấp ngân sách nhằm phù hợp với công tác chấp hành ngân sách đó. Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động, các đơn vị SNCL có thể phân loại thành: - Đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực giáo dục đào tạo. - Đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực y tế. - Đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực văn hóa thông tin.
  • 23. 10 - Đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực thể dục thể thao. - Đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực khoa học công nghệ, môi trường. - Đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực kinh tế - Đơn vị sự nghiệp khác Căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp, các đơn vị SNCL bao gồm: - Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động. - Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động). - Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do NSNN bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp do NSNN bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động). Như vậy, căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp, có thể chia các đơn vị SNCL ra làm 2 nhóm chính là đơn vị SNCL thuần tuý và đơn vị SNCL có thu. Trong đó, đơn vị SNCL thuần túy là các đơn vị sự nghiệp do Nhà nước thành lập không có nguồn thu, được NSNN bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động. Còn đơn vị SNCL có thu là những đơn vị sự nghiệp mà ngoài nguồn kinh phí được NSNN cấp còn được Nhà nước cho phép thu một số khoản phí, lệ phí hoặc một số khoản thu khác để phục vụ trong quá trình hoạt động của đơn vị. 1.2. Đặc điểm tài chính đơn vị sự nghiệp công lập 1.2.1 Cơ chế quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp công lập Hiện nay các đơn vị SNCL thực hiện cơ chế quản lý tài chính theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 và Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. - Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 17/01/2005. - Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT. TC. NV ngày 30/5/2014 của ộ tài chính và ộ nội vụ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng
  • 24. 11 biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan Nhà nước. - Nghị định 120/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật phí và lệ phí. - Thông tư số 279/2016/TT. TC ngày 14/11/2016 của ộ tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm. - Thông tư số 107/2017/TT. TC ngày 10/10/2017 của ộ tài chính quy định về chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, thay thế cho Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 và Thông tư số 185/1010/TT- TC ngày 15/11/2010 về việc sửa đổi bổ sung Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006. Theo cách phân loại dựa vào nguồn thu sự nghiệp thì có 3 loại hình ĐVSNCL là ĐVSN tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động, ĐVSN tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động và ĐVSN do NSNN đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động, đối với từng loại hình sẽ có cơ chế quản lý tài chính khác nhau. Đơn vị tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động có mức độ về tự chủ lớn hơn đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, đơn vị do NSNN đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động có mức độ tự chủ thấp nhất so với 2 loại hình đơn vị trên. Tính tự chủ tài chính càng cao khi mức độ phụ thuộc vào NSNN càng thấp. Việc quy định như vậy hoàn toàn phù hợp với quy định về quản lý sự phát triển của đơn vị, khuyến khích xã hội hóa HĐSN và tạo điều kiện để đơn vị thực hiện tự chủ tài chính tốt hơn. ên cạnh đó, mỗi đơn vị sự nghiệp công đều có những đặc thù riêng nên cần phải có những cơ chế quản lý tài chính riêng để điều chỉnh. Trên mỗi lĩnh vực sự nghiệp hoạt động đặc thù, các đơn vị sự nghiệp công có điều kiện, cơ hội khác nhau để phat huy, mở rộng, khai thác các nguồn thu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nâng cao chất lượng phục vụ; đồng thời phải tuân thủ pháp luật và các định hướng của Nhà nước trong lĩnh vực sự nghiệp đó. Cơ chế quản lý tài chính ĐVSNCL góp phần tạo hành lang pháp lý cho quá trình tạo lập và sử dụng nguồn tài chính. Nó được xây dựng trên quan điểm thống nhất và phù hợp, từ việc xây dựng các định mức thu, định mức chi tiêu đến quy định về cấp phát, kiểm tra, kiểm soát, quá trình đó nhằm phát huy vai trò của cơ chế tự chủ tài chính. Việc mở rộng, khai thác nguồn thu sự nghiệp
  • 25. 12 phụ thuộc vào từng lĩnh vực hoạt động, chức năng nhiệm vụ được giao của đơn vị và sử dụng nguồn thu tiết kiệm có hiệu quả sẽ có ảnh hưởng lớn đến tự chủ tài chính của đơn vị. Những đơn vị có cơ chế quản lý tài chính phù hợp sẽ có mức độ tự chủ tài chính cao hơn và ngược lại. Theo các qui định trên thì các đơn vị SNCL thuần tuý thì thực hiện cơ chế thu, chi theo định mức, dự toán được cơ quan chủ quản duyệt. Nếu không chi hết thì nộp lại ngân sách, nếu không đủ chi thì giải trình xin cấp bù (nếu được giao thêm nhiệm vụ). Còn đơn vị SNCL có thu được tự chủ tài chính trên cơ sở tăng thu, tiết kiệm chi hợp lý, nếu tạo ra kết quả tài chính thì được sử dụng trích lập bổ sung các quỹ và trả thêm thu nhập cho người lao động theo quy định đối với phần kinh phí được tự chủ. Đồng thời các đơn vị SNCL có thu cũng được phép tự chủ trong việc sử dụng các quỹ theo quy định hiện hành và quy chế chi tiêu nội bộ. Cụ thể, cơ chế tự chủ thực hiện một số nội dung trong các đơn vị SNCL như sau: - Cơ chế tự chủ về các khoản thu, mức thu Đơn vị SNCL được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao phí, lệ phí phải thực hiện thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Đối với sản phẩm hàng hoá, dịch vụ được cơ quan nhà nước đặt hàng thì mức thu theo đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; trường hợp ngược lại, mức thu được xác định trên cơ sở dự toán chi phí được cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định chấp thuận. Đối với những hoạt động dịch vụ theo hợp đồng với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các hoạt động liên doanh, liên kết, đơn vị được quyết định các khoản thu, mức thu cụ thể theo nguyên tắc bảo đảm đủ bù đắp chi phí và có tích luỹ. - Cơ chế tiền lương, tiền công và thu nhập Đối với những hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhà nước giao, chi phí tiền lương, tiền công cho cán bộ, viên chức và người lao động (gọi tắt là người lao động), đơn vị tính theo lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định; Đối với những hoạt động cung cấp sản phẩm do nhà nước đặt hàng có đơn giá tiền lương trong đơn giá sản phẩm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đơn vị tính theo đơn giá tiền lương quy định. Trường hợp ngược lại tính theo lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định; Đối với những hoạt động dịch vụ có
  • 26. 13 hạch toán chi phí riêng, thì chi phí tiền lương, tiền công cho người lao động được áp dụng theo chế độ tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước, ngược lại, đơn vị tính theo lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định. Nhà nước khuyến khích đơn vị sự nghiệp tăng thu, tiết kiệm chi, thực hiện tinh giản biên chế, tăng thêm thu nhập cho người lao động trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ được giao. - Sử dụng kết quả hoạt động tài chính trong năm Hàng năm, sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi (nếu có). 1.2.2 Nguồn tài chính đơn vị sự nghiệp công lập Nguồn tài chính của các đơn vị SNCL bao gồm: Nguồn do kinh phí NSNN cấp; Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp; Nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng, cho; Nguồn khác. Thứ nhất, nguồn do kinh phí NSNN cấp gồm: - Kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp giao, trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao; - Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức, các chương trình mục tiêu quốc gia, các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước giao; - Kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo chế độ do nhà nước quy định; - Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự toán được giao hàng năm; Vốn đối ứng để thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài được cấp có thẩm quyền giao; - Kinh phí khác Thứ hai, nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp gồm: - Phần được để lại từ số phí, lệ phí thuộc NSNN theo quy định của pháp luật. - Thu từ hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và khả năng của đơn vị.
  • 27. 14 - Thu từ hoạt động sự nghiệp khác (nếu có). - Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng. Thứ ba, nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng, cho không phải nộp ngân sách theo chế độ: đây là những khoản thu không thường xuyên, không dự tính trước được nhưng có tác dụng hỗ trợ đơn vị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Thứ tư, nguồn khác gồm: - Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của cán bộ, viên chức trong đơn vị. - Nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. 1.2.3 Nội dung chi đơn vị sự nghiệp công lập Về nội dung chi, thực hiện theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ- CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ qui định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, được hướng dẫn như sau: - Chi thường xuyên: + Chi hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, gồm: Tiền lương; tiền công; các khoản phụ cấp lương; các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành; dịch vụ công cộng; văn phòng phẩm; các khoản chi nghiệp vụ; sửa chữa thường xuyên tài sản cố định và các khoản chi khác theo chế độ quy định. + Chi hoạt động thường xuyên phục vụ cho công tác phí và lệ phí, gồm: Tiền lương; tiền công; các khoản phụ cấp lương; các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành cho số lao động trực tiếp phục vụ công tác phí và lệ phí; các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn; sửa chữa thường xuyên tài sản cố định và các khoản chi khác theo chế độ quy định phục vụ cho công tác phí và lệ phí. - Chi không thường xuyên: + Chi không thường xuyên là các khoản chi cho mục đích đầu tư phát triển và thực hiện những nhiệm vụ đột xuất được giao như chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ; chi thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ,
  • 28. 15 viên chức; chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia. Trong cơ chế tự chủ tài chính, căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính, các đơn vị sự nghiệp được tự chủ, tự quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm mới và sửa chữa lớn tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật. Theo đó, các đơn vị SNCL có thể căn cứ vào đặc điểm chi để tiến hành theo dõi chi tiết theo từng nhóm chi cụ thể như sau: - Nhóm I: Chi thanh toán cá nhân (chi cho con người) ao gồm các khoản chi về lương, phụ cấp lương và các khoản phải nộp theo lương: HYT, HXH, HTN, chi chênh lệch thu nhập tăng thêm, trợ cấp, phụ cấp khác, chi công tác xã hội. - Nhóm II: Chi mua hàng hóa dịch vụ phục vụ công tác quản lý hành chính và chuyên môn. - Nhóm III: Chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định. - Nhóm IV: Các khoản chi khác. ao gồm các khoản chi phí, lệ phí, nộp thuế, chi bảo hiểm tài sản, phương tiện, chi hỗ trợ, chi tiếp khách, chi lập Quỹ dự phòng ổn định thu nhập, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, quỹ phát triển đơn vị sự nghiệp. 1.3. Nội dung công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập 1.3.1 Công tác lập và chấp hành dự toán thu - chi, quyết toán a- Lập dự toán thu - chi Lập dự toán thu - chi ngân sách là quá trình phân tích, đánh giá giữa khả năng và nhu cầu các nguồn tài chính để xây dựng các chỉ tiêu thu, chi ngân sách hàng năm một cách đúng đắn, có căn cứ khoa học và thựctiễn. Trong điều kiện thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, cơ sở để lập dự toán thu - chi ngân sách là dựa vào các đặc điểm: Chức năng, nhiệm vụ được giao; Nhiệm vụ của năm kế hoạch; Chế độ chi tiêu tài chính hiện hành, quy chế chi tiêu nội bộ được phê duyệt; Kết quả hoạt động sự nghiệp, tình hình thu, chi tài chính của năm trước liền kề. Có hai phương pháp lập dự toán thường được sử dụng là phương pháp lập
  • 29. 16 dự toán trên cơ sở quá khứ và phương pháp lập dự toán cấp không. - Phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ là phương pháp xác định các chỉ tiêu trong dự toán dựa vào kết quả hoạt động thực tế của kỳ liền trước và điều chỉnh theo tỷ lệ tăng trưởng và tỷ lệ lạm phát dự kiến. Có thể khái quát phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ theo sơ đồ: Sơ đồ 1.1: Mô hình phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ - Phương pháp lập dự toán cấp không là phương pháp xác định các chỉ tiêu trong dự toán dựa vào nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động trong năm kế hoạch, phù hợp với điều kiện cụ thể hiện có của đơn vị chứ không dựa trên kết quả hoạt động thực tế của năm trước. Như vậy, đây là phương pháp lập dự toán phức tạp hơn do không dựa trên số liệu, kinh nghiệm có sẵn. Có thể khái quát phương pháp lập dự toán cấp không theo sơ đồ: Sơ đồ 1.2: Mô hình phương pháp lập dự toán cấp không Dự toán năm nay Dự toán năm trước Quản lý bộ phận Các yếu tố điều chỉnh tăng trong năm Quản lý cấp trên Tổng lợi ích gia tăng Quản lý cấp trên Các nguồn lực sử dụng cho hoạt động Các yếu tố điều chỉnh tăng Quản lý bộ phận Dự toán năm nay
  • 30. 17 b- Chấp hành dự toán thu - chi Chấp hành dự toán là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế tài chính, hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu chi ghi trong dự toán ngân sách của đơn vị thành hiện thực. Trên cơ sở dự toán ngân sách được giao, các đơn vị tổ chức triển khai thực hiện, đưa ra các biện pháp cần thiết đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ thu chi được giao đồng thời phải có kế hoạch sử dụng kinh phí ngân sách theo đúng mục đích, chế độ, tiết kiệm và có hiệu quả. - Đối với nguồn kinh phí cấp phát từ NSNN để thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn được giao. - Đối với nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp: Cùng với việc chuyển đổi sang cơ chế tự chủ tài chính, tỷ trọng nguồn thu này trong các đơn vị sự nghiệp có xu hướng ngày càng tăng. Điều này đòi hỏi các đơn vị phải tổ chức khai thác các nguồn thu hợp pháp này nhằm tăng cường năng lực tài chính của đơn vị. - Các khoản thu từ nhận viện trợ, biếu tặng, các khoản thu khác không phải nộp ngân sách theo chế độ. - Các nguồn khác như nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của cán bộ, viên chức trong đơn vị; nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thực hiện theo quy định của pháp luật. - Với các nguồn thu như trên, đơn vị được tự chủ thực hiện nhiệm vụ thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định khung mức thu, đơn vị căn cứ nhu cầu chi phục vụ cho hoạt động, khả năng đóng góp của xã hội để quyết định mức thu cụ thể cho phù hợp với từng loại hoạt động, từng đối tượng, nhưng không được vượt quá khung mức thu do cơ quan có thẩm quyền quy định. c- Quyết toán thu - chi: áo cáo quyết toán ngân sách nhà nước dùng để tổng hợp tình hình tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước của đơn vị hành chính, sự nghiệp, được trình bày chi tiết theo mục lục ngân sách nhà nước để cung cấp cho cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính và cơ quan có thẩm quyền khác. Thông tin trên áo cáo quyết toán ngân sách nhà nước phục vụ cho việc đánh giá tình hình tuân thủ, chấp hành quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và các cơ chế
  • 31. 18 tài chính khác mà đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện, là căn cứ quan trọng giúp cơ quan nhà nước, đơn vị cấp trên và lãnh đạo đơn vị kiểm tra, đánh giá, giám sát và điều hành hoạt động tài chính, ngân sách của đơn vị. áo cáo quyết toán nguồn khác phản ánh tình hình thu - chi các nguồn khác (ngoài nguồn ngân sách nhà nước) của đơn vị hành chính, sự nghiệp, theo quy định của pháp luật phải thực hiện quyết toán với cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính và cơ quan có thẩm quyền khác. Thông tin trên áo cáo quyết toán nguồn khác phục vụ cho việc đánh giá tình hình thực hiện cơ chế tài chính mà đơn vị áp dụng, là căn cứ quan trọng giúp cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính, cơ quan có thẩm quyền khác và lãnh đạo đơn vị đánh giá hiệu quả của các cơ chế, chính sách áp dụng cho đơn vị. Sau khi kết thúc kỳ kế toán năm, các đơn vị hành chính, sự nghiệp phải khóa sổ và lập báo cáo tài chính để gửi cơ quan có thẩm quyền và các đơn vị có liên quan theo quy định. áo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kết quả hoạt động tài chính và các luồng tiền từ hoạt động của đơn vị, cung cấp cho những người có liên quan để xem xét và đưa ra các quyết định về các hoạt động tài chính, ngân sách của đơn vị. Thông tin báo cáo tài chính giúp cho việc nâng cao trách nhiệm giải trình của đơn vị về việc tiếp nhận và sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật. Thông tin báo cáo tài chính của đơn vị hành chính, sự nghiệp là thông tin cơ sở để hợp nhất báo cáo tài chính của đơn vị cấp trên. 1.3.2. Tổ chức công tác kế toán a- Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán Hiện nay, chứng từ kế toán áp dụng cho các đơn vị SNCL tuân theo quy định của Luật kế toán, Nghị định số 128/2004/NĐ-CP của Chính phủ và Chế độ kế toán Hành chính, sự nghiệp ban hành theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/6/2006 và thông tư hướng dẫn sửa đổi bổ sung số 185/2010/TT-BT ngày 15/11/2010 của ộ trưởng ộ Tài chính), Nghị định số số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 qui định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Chứng từ kế toán áp dụng cho các đơn vị tuân theo quy định của Luật kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2015; Nghị định số 174/2016/NĐ-
  • 32. 19 CP ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán; Năm 2018 đã áp dụng theo Thông tư số 107/2017/TT.BTC ngày 10/10/2017 của ộ tài chính quy định về chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp, thay thế cho Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 19/2006/QĐ- TC ngày 30/3/2006 và Thông tư số 185/1010/TT-BTC ngày 15/11/2010 về việc sửa đổi bổ sung Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006, một số mẫu chứng từ kế toán đang được áp dụng theo Thông tư số 107/2017/TT.BTC, phụ lục số 01. Trên cơ sở xác định loại chứng từ kế toán phù hợp với nội dung của từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán còn phải xác định chứng từ cần sử dụng thuộc loại bắt buộc hay hướng dẫn để lập, tổ chức luân chuyển, quản lý và sử dụng cho đúng chế độ và phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý của đơn vị. Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau: Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán; Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình Thủ trưởng đơn vị ký duyệt theo quy định trong từng mẫu chứng từ (nếu có); Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán; Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán. Việc xác định nội dung từng bước công việc trong quy trình lập và lưu chuyển chứng từ trong đơn vị phải căn cứ vào điều kiện, đặc điểm cụ thể của từng đơn vị, về tổ chức bộ máy quản lý và bộ máy kế toán, về tổ chức hệ thống thông tin kế toán và yêu cầu quản lý của đơn vị cũng như đặc thù của từng loại chứng từ kế toán. b- Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản hay vận dụng phương pháp tài khoản kế toán là một phương pháp đặc trưng của kế toán nhằm hệ thống hóa thông tin kế toán. Theo chế độ kế toán SNCL, hệ thống tài khoản kế toán đơn vị phải được xây dựng theo nguyên tắc dựa vào bản chất và nội dung hoạt động của đơn vị nhằm: - Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý và kiểm soát chi quỹ NSNN, vốn, quỹ công, đồng thời thỏa mãn yêu cầu quản lý và sử dụng kinh phí của từng lĩnh vực, từng đơn vị sự nghiệp công lập; - Phản ánh đầy đủ các hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc mọi loại hình, mọi lĩnh vực, phù hợp với mô hình tổ chức và tính chất hoạt động;
  • 33. 20 - Đáp ứng yêu cầu xử lý thông tin bằng các phương tiện tính toán thủ công (hoặc bằng máy vi tính...) và thỏa mãn đầy đủ nhu cầu của đơn vị và của cơ quan Nhà nước. Hiện nay, các đơn vị phải căn cứ vào Hệ thống tài khoản kế toán ban hành tại Thông tư số 107/2017/TT. TC ngày 10/10/2017 của ộ tài chính quy định về chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, thay thế cho Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 và Thông tư số 185/1010/TT- TC ngày 15/11/2010 về việc sửa đổi bổ sung Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006. Nội dung và phương pháp kế toán được quy định lại cho từng loại tài khoản cũng đã được sửa đổi và bổ sung phù hợp với Luật NSNN, các chính sách tài chính, thuế và thực tiễn hoạt động ở các đơn vị Các đơn vị SNCL phải căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán ban hành tại Quyết định này để lựa chọn các tài khoản kế toán sử dụng cho đơn vị mình. Đơn vị được bổ sung thêm Tài khoản cấp II, cấp III, cấp IV (trừ các tài khoản kế toán mà ộ Tài chính đã quy định trong hệ thống tài khoản) để phục vụ yêu cầu quản lý của đơn vị. Trong trường hợp các đơn vị mở thêm tài khoản cấp I (các tài khoản 3 chữ số) ngoài hệ thống tài khoản kế toán do ộ Tài chính quy định phải được ộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện. danh mục một số tài khoản kế toán áp dụng cho các đơn vị SNCL được thể hiện tại phụ lục 02. c- Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán Việc lựa chọn hình thức sổ kế toán cũng là một vấn đề rất quan trọng vì nó quyết định nội dung và chất lượng của toàn bộ công tác kế toán, liên quan chặt chẽ đến việc sử dụng hợp lý cán bộ kế toán của đơn vị. Tuỳ vào điều kiện và đặc điểm của đơn vị, các đơn vị có thể lựa chọn một trong các hình thức kế toán: - Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái; - Hình thức kế toán Nhật ký chung; - Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ; Sổ kế toán chính là phương tiện vật chất để thực hiện công tác kế toán. Với đặc điểm đa dạng, phong phú và luôn vận động của đối tượng kế toán rõ ràng có thể thấy tổ chức hệ thống sổ kế toán chính là “việc kết hợp các loại sổ sách với nội dung và kết cấu khác nhau trong cùng một quá trình hạch toán theo một trình tự nhất định nhằm rút ra các chỉ tiêu cần thiết cho quản lý kinh tế”,
  • 34. 21 một số sổ kế toán áp dụng cho các đơn vị HC-SN, tại phụ lục 03. d- Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo tài chính và quyết toán Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán là việc tạo ra một mối liên hệ chặt chẽ giữa quá trình hạch toán kế toán với nhu cầu thông tin về mọi mặt của quản lý. Số liệu trên báo cáo phải trung thực, khách quan và phải được tổng hợp từ các số liệu của sổ kế toán sau khi đã khóa sổ. Báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán trong các đơn vị có tác dụng phản ánh tổng hợp tình hình về tài sản, tiếp nhận và sử dụng kinh phí NSNN; tình hình thu, chi và kết quả từng hoạt động sự nghiệp trong kỳ kế toán phục vụ cho công tác quản lý tài chính của đơn vị; Giúp cơ quan chủ quản, cơ quan tài chính kiểm tra, xem xét, nắm bắt được tình hình chấp hành ngân sách và xét duyệt chi sự nghiệp của đơn vị trong năm báo cáo, các báo cáo tài chính và quyết toán thể hiện tại phụ lục 04. 1.3.3. Công tác kiểm tra kế toán và công khai tài chính a- Kiểm tra kế toán Công tác kiểm tra kế toán thực chất là công tác nội bộ được thực hiện thường xuyên, liên tục, có hệ thống tại mỗi phần hành kế toán khi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để đảm bảo việc thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về tài sản và sử dụng nguồn kinh phí của đơn vị đồng thời có sự kiểm tra chéo giữa các phần hành kế toán và được kiểm tra thường xuyên theo kế hoạch qua một bộ phận làm công tác kiểm tra nội bộ độc lập với phòng kế toán, bộ phận này có quy chế kiểm tra, kế hoạch kiểm tra cụ thể và phải công khai kết quả kiểm tra. Theo điều 4 Luật kế toán, định nghĩa ”Kiểm tra kế toán là xem xét, đánh giá việc tuân thủ pháp luật về kế toán, sự trung thực, chính xác của thông tin số liệu kế toán”. Mục đích của công tác kiểm tra kế toán nhằm: - Đảm bảo quá trình cung cấp, thu nhận và xử lý thông tin được đầy đủ, trung thực, chính xác, kịp thời; - Đánh giá tình hình triển khai chấp hành dự toán ngân sách hàng năm theo quy định của pháp luật về NSNN, tình hình công tác về thực hành tiết kiệm chống lãng phí; - Đánh giá chất lượng hoạt động, tình hình chấp hành cơ chế chính sách và quản lý các khoản thu, chi tài chính, quản lý và sử dụng tài sản, sử dụng
  • 35. 22 quỹ lương, quỹ khen thưởng, phúc lợi và công tác đầu tư XDCB; - Phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm, áp dụng các biện pháp xử lý các sai phạm theo đúng thẩm quyền đã phân cấp, tổ chức rút kinh nghiệm đánh giá những tồn tại, tìm ra nguyên nhân và đưa ra biện pháp khắc phục nhằm tăng cường công tác quản lý tài chính. Công tác kiểm tra kế toán do thủ trưởng đơn vị và kế toán trưởng chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện theo Quyết định số 67/2004/QĐ-BTC ngày 13/08/2004 của TC về việc ban hành ”Quy chế tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí NSNN”. b- Công khai tài chính Công khai tài chính ở các đơn vị thực hiện theo quy định tại Thông tư số 21/2005/TT- TC ngày 22/5/2005 của ộ tài chính hướng dẫn thực hiện theo quy chế công khai tài chính với hình thức công khai tại hội nghị giao ban, đại hội công nhân viên chức. Hình thức công khai: Niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của đơn vị thời gian niêm yết ít nhất là 90 ngày kể từ ngày niêm yết, đồng thời công bố trong hội nghị cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị. Thời điểm công khai: sau 15 ngày kể từ khi nhận được thông báo duyệt dự toán, quyết toán. 1.4. Tổng quan về các nghiên cứu trước có liên quan Hoàn thiện công tác kế toán là vấn đề đặt ra cho tất cả các đơn vị sự nghiệp công lập, nhất là trong bối cảnh hiện nay. Đó là lí do mà chất lượng công tác kế toán đã trở thành đề tài được nhiều tác giả nghiên cứu, chính vì vậy, đã có những nghiên cứu cụ thể về công tác kế toán tại đơn vị mình công tác. 1.4.1. Các nghiên cứu trong nước: + Công trình của tác giả Đoàn Nguyên Hồng, 2010. Hoàn thiện công tác kế toán tài chính tại ệnh viện hữu nghị Việt Nam - Cu a Đồng Hới. Trong công trình này tác giả đã phân tích, đánh giá tổng hợp cả về công tác kế toán và quản lý tài chính tại ệnh viện hữu nghị Việt Nam - Cu a Đồng Hới. Tuy nhiên, các kiến nghị và giải pháp chủ yếu đề cập đến vấn đề quản lý tài chính chứ không đi sâu vào việc hoàn thiện và tăng cường vị thế của công tác kế toán.
  • 36. 23 + Một nghiên cứu khác có thể kể đến đó là nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thùy Anh, 2011, với đề tài: “Hoàn thiện công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng ERP tại ệnh viện C Đà Nẵng”. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác kế toán tại bệnh viện, tác giả đã đề xuất hoàn thiện công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng ERP tại bệnh viện C Đà Nẵng thông qua việc quản lý theo các quy trình dựa trên cơ sở ứng dụng hệ cơ sở dữ liệu đồng bộ, thống nhất. Tuy nhiên, đề tài chỉ chú trọng đến việc hoàn thiện các phân hệ kế toán còn thực hiện thủ công, từ đó tổ chức triển khai xây dựng hệ thống thông tin kế toán hoàn chỉnh trong điều kiện ứng dụng ERP mà chưa xem xét, đánh giá thực trạng công tác kế toán thực tiễn gắn với yêu cầu quản lý trong điều kiện tăng cường thực hiện tự chủ tại bệnh viện và những thay đổi về hạch toán kế toán trong điều kiện mới. + Tác giả ùi thị Ngọc Trâm, 2017, với nội dung nghiên cứu: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại trường Lê Duẩn, với việc nghiên cứu và tổng hợp tài liệu từ giáo trình, các nghiên cứu có liên quan đã được công bố, thu thập các chứng từ kế toán luận văn đã đưa ra được một số vấn đề cốt lõi để hoàn thiện tổ chức kế toán tại trường, các nguyên tắc hoàn thiện phù hợp với phương hướng hoạt động trong điều kiện hiện tại của trường. + Lê Thị Thúy Hằng, 2017. “Hoàn thiện Tổ chức kế toán tại ệnh viện Đa khoa Tỉnh Ninh ình” tác giả đã thống kê và phân tích số liệu, đánh giá thực trạng, lấy ý kiến chuyên môn từ các chuyên gia, giám đốc bệnh viện, trưởng phòng tài chính kế toán để nghiên cứu thực trạng và đưa ra giải pháp hoàn thiện. Kết quả cho thấy các nhân tố ảnh hưởng công tác kế toán của đơn vị, qua kết quả nghiên cứu, tác giả cũng đưa ra đề xuất cải tiến một số tiêu chí của dịch vụ nhằm nâng cao công tác kế toán, hoàn thiện được hệ thống luân chuyển chứng từ kế toán, vận dụng hệ thống kế toán đối với những hoạt động dịch vụ ngoài khám chữa bệnh, công tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động của từng khoa. 1.4.2. Các nghiên cứu nước ngoài: Trên thế giới trong các nghiên cứu trước đây liên quan đến công tác kế toán, các tác giả chủ yếu chỉ đề cập đến nguyên lý và nguyên tắc chung của tổ chức công tác kế toán, đặc điểm công tác kế toán trong một số loại hình đơn
  • 37. 24 vị đặc thù. Riêng lĩnh vực kế toán trong các đơn vị sự nghiệp chỉ có một số ít tác giả nghiên cứu. Ba trong số các tác giả đó là Earl R.Wilson, Leo E.Hay, Susan C.Kattelus đã cùng tham gia một số công trình và viết cuốn sách nổi tiếng với tiêu đề là “Kế toán Nhà nước và các tổ chức phi lợi nhuận”(Accounting for Governmental and Nonpofit Entities). Đây có thể coi là một công trình nghiên cứu khá công phu về các khía cạnh khác nhau hoạt động của các đơn vị HCSN nói chung. Các nội dung nghiên cứu trong cuốn sách bao gồm các nguyên tắc kế toán chung được chấp nhận, hướng dẫn cách thức ghi nhận các sự kiện, cách thức lập báo cáo tài chính cuối kỳ. Nghiên cứu cũng đi sâu vào phân tích đặc thù hoạt động của một số lĩnh vực sự nghiệp đặc thù như tổ chức kế toán trong các trường học, bệnh viện, các đơn vị lực lượng vũ trang… Các tác giả ruce R.Neumann, James D.Suver, William N.Zelman đã tái bản nhiều lần nghiên cứu về “Quản lý tài chính - Khái niệm và áp dụng vào cơ sở y tế” (Financial Management, Concepts and Applications for Health Care Providers). Đây là một trong những nghiên cứu hướng đến công tác kế toán trong khu vực công. Các nội dung chính của công trình này là môi trường y tế và chức năng của quản lý tài chính; kế toán tài chính - ngôn ngữ của quản lý tài chính; phân tích báo cáo tài chính; quản lý vốn, tài sản, công nợ trong các đơn vị; các nội dung về kế toán quản trị như chi phí hành vi, lập dự toán, phân bổ chi phí, đánh giá, ra quyết định đầu tư, … ngoài ra trong lĩnh vực này còn phải kể đến cuốn sách của tác giả Louis C. Gapenski “Tài chính y tế - Giới thiệu về kế toán và quản lý tài chính” (Healthcare Finance - An introduction of Accounting and Financial Management). Trong tài liệu này, tác giả đã phân tích môi trường tài chính của ngành y tế, hướng dẫn về tổ chức kế toán trên cả hai nội dung kế toán tài chính và kế toán quản trị. Nghiên cứu “Model of information systems success” tạm dịch mô hình hệ thống thông tin thành công (hoặc mô hình thành công IS), đây là một hệ lý thuyết tìm cách cung cấp một sự hiểu biết toàn diện về mô hình hệ thống thông tin thành công bằng xác định, mô tả, và giải thích các mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến hệ thống này Như vậy, các nghiên cứu trên đã nghiên cứu nhiều vấn đề khác nhau ở những đơn vị khác nhau. Trên cơ sở lý thuyết về tổ chức công tác kế toán tại
  • 38. 25 đơn vị SNCL và kế thừa các nghiên cứu trước, tác giả thực hiện nghiên cứu về công tác kế toán tại Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Cần Thơ. ảng 1.1: Tổng hợp đề tài nghiên cứu T T Tác giả Phương pháp nghiên cứu Nội dung 01 Đoàn Nguyên Hồng Phương pháp thu thập thông tin, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp thống kê định tính, định lượng và các phương pháp khoa học khác. Hoàn thiện công tác kế toán tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam 02 ùi Thị Ngọc Trâm Phương pháp thu thập thông tin, Tổng hợp; phân tích; với dữ liệu sơ cấp được thu thập từ các cuộc điều tra, phỏng vấn và dữ liệu thứ cấp bao gồm các số liệu từ các chế độ tài chính, từ các chứng từ, sổ sách, báo cáo tài chính và các báo khác có liên quan tại Trường Lê Duẫn Hoàn thiện công tác kế toán tại Trường Lê Duẫn 03 Lê Thị Thúy Hằng Phương pháp thu thập thông tin, Tổng hợp; phân tích; với dữ liệu sơ cấp được thu thập từ các cuộc điều tra, phỏng vấn và dữ liệu thứ cấp bao gồm các số liệu từ các chế độ tài chính, từ các chứng từ, sổ sách, báo cáo tài chính và các báo khác có liên quan tại bệnh viện Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình 04 Nguyễn Thị Thùy Anh Phương pháp nghiên cứu: Tổng hợp; phân tích; tư duy logic với dữ liệu sơ cấp được thu thập từ các cuộc điều tra, Hoàn thiện công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng
  • 39. 26 phỏng vấn và dữ liệu thứ cấp bao gồm các số liệu từ các chế độ tài chính, từ các chứng từ, sổ sách, báo cáo tài chính và các báo khác có liên quan tại bệnh viện C Đà Nẵng ERP tại bệnh viện C Đà Nẵng 1.4. Bài học kinh nghiệm 1.4.1 Công tác kế toán tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh - Công tác quản lý tài chính tại ệnh viện hiện còn chưa đồng bộ như: chưa có sự thống nhất giữa kế hoạch tài chính, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản cũng như trong kế hoạch trang bị tài sản, trang thiết bị y tế của ệnh viện (BV), hệ thống tiêu chuẩn, định mức chưa đầy đủ, thiếu các hồ sơ tài liệu chứng minh cho một số khoản chi trong dự toán được lập. Do đó, ệnh viện xác lập dự toán cần căn cứ trên cơ sở nhu cầu thực tế và số liệu của các năm trước của V đã thực hiện. Đồng thời, phải dựa trên cơ sở các chỉ tiêu môn chuyên môn của các khoa, phòng như: số lượng bệnh nhân sử dụng giường bệnh, số lượng thực hiện các xét nghiệm, định mức tiêu hao hoá chất, vật tư y tế tiêu hao, thuốc thiết yếu..., các khoản khác như: điện, nước, xăng xe, sửa chữa trang thiết bị, cơ sở vật chất... để dự kiến kinh phí cho năm sau sát với nhu cầu chi tiêu thực tế tại V, tránh xảy ra tình trạng bội chi ngân sách của V. - Về tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán: Bệnh viện sử dụng hình thức kế toán Nhật ký sổ cái với việc sử dụng phần mềm kế toán “MISA 2019” do Công ty Misa cung cấp, nhiều kế toán viên chưa hài lòng trong sử dụng phần mềm. ên cạnh đó, qua kết quả khảo sát, tại V chưa quan tâm đến việc thiết kế mẫu sổ kế toán chi tiết phù hợp để phục vụ cho công tác kế toán. Nhằm giải quyết những vấn đề trên, dựa trên các văn bản pháp luật, V đã tiếp tục hoàn thiện sổ sách kế toán theo yêu cầu thực tế của đơn vị nhưng vẫn đảm bảo cung cấp số liệu kế toán trung thực, chính xác và theo đúng các quy định của pháp luật. Nội dung các sổ sách kế toán khi được lập và in ra cần phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố pháp lý như: điền đầy đủ số trang sổ, ngày mở sổ, ký
  • 40. 27 duyệt đầy đủ, đóng dấu đơn vị và đóng dấu giáp lai vào sổ, nghiêm túc chấp hành nguyên tắc sửa chữa số liệu đã ghi sai trên sổ kế toán theo đúng phương pháp chữa sổ đã có quy định, tránh để tình trạng tẩy xóa, sai sót trên sổ, bảo quản và giữ gìn sổ sách theo đúng quy định Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của ộ Tài chính. - Về công tác kiểm tra kế toán và công khai tài chính: Hiện nay, đơn vị chưa có bộ phận riêng chuyên trách nhiệm vụ kiểm tra kế toán. Thực tế việc kiểm tra và đối chiếu giữa các sổ kế toán thường chỉ được thực hiện cuối quý, cuối năm trước khi lập các CTC, chỉ khi nào có sự việc gì xảy ra thì mới thành lập đoàn thanh tra đi xác minh giải quyết vụ việc, công tác kiểm tra kế toán không được đảm bảo thường xuyên, kịp thời dễ dẫn đến tình trạng lạm dụng gây thất thoát ngân sách ĐV. Để khắc phục tình trạng trên, V tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong nội bộ của V đặc biệt đối với các khâu, các lĩnh vực của hoạt động tài chính. Nhằm thực hiện tốt và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát, V đã tổ chức một bộ phận kiểm tra kế toán chuyên biệt, điều này đã tăng tính khách quan đồng thời giúp công tác kiểm tra đạt hiệu quả hơn. Công tác công khai tài chính cũng đã được niêm yết, thực hiện kiểm toán hàng năm, hội đồng quản trị và ban kiểm soát thường xuyên kiểm soát tại đơn vị nhằm đảm bảo tính minh bạch trong việc công bố các thông tin kinh tế tài chính của V. 1.4.2 Công tác kế toán tại Trường THPT Xuân Mỹ Huyện Cẩm Mỹ - Tỉnh Đồng Nai - Công tác kế toán tại Trường THPT Xuân Mỹ Huyện Cẩm Mỹ Tỉnh Đồng Nai có một số tồn tại khó khăn như: tổ chức bộ máy tại đơn vị, đội ngũ làm công tác kế toán về chế độ chưa được quan tâm nhiều. Một số giáo viên được giao trách nhiệm để thực hiện một số hoạt động liên quan đến công tác tài chính của đơn vị, trách nhiệm chưa cao trong làm thủ tục thanh toán, cho rằng thủ tục rườm rà, rắc rối, nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến công tác quản lý tài chính của đơn vị dẫn đến việc thanh toán tạm ứng còn chậm trễ, ảnh hưởng đến nguồn kinh phí - thanh quyết toán của đơn vị. Từ những tồn tại trên an giám
  • 41. 28 hiệu trưởng nhà trường cùng bộ phận kế toán đã: phân công cụ thể rõ ràng, đôn đốc nhắc nhở giáo viên, yêu cầu giáo viên thực hiện đầy đủ những quy định về công tác thu, kế toán là người trực tiếp gặp gỡ với giáo viên trong công tác thu, có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể những yêu cầu của nhà trường trong công tác thu và nhiệm vụ chi đối với các thành phần giao nhiệm vụ thu - chi, hướng dẫn cụ thể những công việc có liên quan đến công tác tài chính trong nhà trường - Đơn vị còn có nhiều bộ phận phụ trách kế toán nhỏ ở nhiều lĩnh vực khác nhau, nên cũng ảnh hưởng đến việc quản lý tài chính chung của trường: như khi lập báo cáo quyết toán cuối quý, năm thì kế toán nhà trường còn phải đi thu thập số liệu ở các bộ phận trên về mới làm được báo cáo tổng hợp. Điều này cũng làm mất nhiều thời gian ảnh hưởng đến công tác chuyên môn của người được giao trách nhiệm làm công tác kế toán chính, quyết định chi tiêu chưa thật sự hợp lý, chưa tuân theo qui định về tính hợp pháp của chứng từ kế toán. Thường xuyên theo dõi việc đóng tiền học, cập nhật kịp thời các loại chứng từ thu - chi theo quy định của nhà nước, thông báo thu - chi từng tháng, quý để nắm bắt được một số học sinh chưa đóng tiền. Nhằm khắc phục những tồn tại trên, an lãnh đạo cùng với ộ phận kế toán đã đưa ra một số giải pháp hoàn thiện công việc kế toán tại đơn vị như sau: thực hiện kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi, thanh toán và quyết toán, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi, vi phạm pháp luật về tài chính kế toán. Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ cho nhu cầu của đơn vị. Cung cấp thông tin và số liệu kế toán theo quy định của tài chính. Từ các bài học kinh nghiệm từ sự thành công trong công tác kế toán của các đơn vị trên tác giả rút ra một số bài học quan trọng cho công tác kế toán tại đơn vị như sau: - Bài học 1: Cần đảm bảo tính sát thực của công tác quản lý tài chính dựa trên các qui định văn bản pháp luật, tiếp tục hoàn thiện sổ sách kế toán theo yêu cầu thực tế của đơn vị, phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong nội bộ đặc biệt đối với các khâu, các lĩnh vực của hoạt động tài chính. - Bài học 2: phải có sự phân công rõ ràng, cụ thể, thường xuyên tham gia các lớp tập huấn, cập nhật công tác kế toán khi có sự thay đổi chế độ, chính
  • 42. 29 sách, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức công tác kế toán tại đơn vị, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu quả. Kết luận chương 1 Chương 1 đã trình bày những lý luận chung về những đặc điểm chủ yếu trong công tác quản lý tài chính đã chi phối đến công tác kế toán ở các đơn vị SNCL qua đó trình bài cụ thể nội dung công tác kế toán tại đơn vị sự nghiệp, bài học kinh nghiệm đối với công tác kế toán tại đơn vị các đơn vị sự nghiệp. Tổ chức công tác kế toán không đơn thuần là tổ chức của một bộ phận quản lý trong đơn vị, mà nó bao hàm cả tính nghệ thuật trong việc xác lập các yếu tố, điều kiện cũng như các mối liên hệ qua lại các tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kế toán, bảo đảm cho kế toán phát huy tối đa các chức năng vốn có của mình. Như vậy việc tổ chức công tác kế toán khoa học sẽ góp phần quan trọng vào quá trình thu thập, xử lý thông tin phục vụ ra quyết định đúng đắn, kịp thời và có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sử dụng nguồn lực nhằm hoàn thành tốt các chức năng, nhiệm vụ được giao của các đơn vị sự nghiệp. Trong chương này, luận văn đã trình bày các vấn đề cơ bản về đặc điểm của công tác kế toán, cơ chế quản lý tài chính, yêu cầu đối với kế toán tại các đơn vị hành chính sự nghiệp và hệ thống hóa nội dung công tác kế toán tại các phần hành chủ yếu. Các nội dung trên đều có tính logic và quan hệ mật thiết với nhau tạo thành một hệ thống lý luận cơ bản về công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp có thu. Nghiên cứu lý luận chung về công tác kế toán là cơ sở để tiến hành phân tích thực trạng cũng như đưa ra các giải pháp hoàn thiện cho công tác kế toán tại Chi Cục an toàn thực phẩm thành phố Cần Thơ.
  • 43. 30 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CHI CỤC AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM CẦN THƠ 2.1. Tổng quan về chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm cần thơ 2.1.1. Đặc điểm hoạt động và cơ cấu tổ chức của Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Cần Thơ a- Đặc điểm hoạt động Chi Cục An Toàn Vệ sinh thực phẩm TP Cần Thơ, được thành lập theo quyết định số 1152/QĐ-U ND ngày 15/4/2010 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Cần Thơ và quyết định số 2342/QĐ-SYT của U ND thành phố Cần Thơ v/v quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức. * Thông tin liên lạc: - Tên đơn vị: Chi Cục An Toàn Vệ sinh thực phẩm TP Cần Thơ - Địa chỉ: Số 12 Đường Ngô Hữu Hạnh, Phường An Hội, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ - Tel - Fax : 0292.3894000 * Vị trí và chức năng: - Chi Cục an toàn vệ sinh thực phẩm giúp Giám đốc Sở Y tế tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý về an toàn thực phẩm; thực hiện hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ về vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện thanh tra chuyên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật. - Chi Cục chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Sở y tế, đồng thời chịu hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Cục an toàn thực phẩm ộ Y tế. - Chi Cục an toàn vệ sinh thực phẩm có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước. * Nhiệm vụ và quyền hạn: - Tham mưu cho Giám đốc Sở Y tế trình cấp có thẩm quyền ban hành các quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, kế hoạch năm năm, và quy chế phối hợp liên ngành trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • 44. 31 - Trình Giám đốc Sở Y tế ban hành kế hoạch hàng năm, chương trình, đề án, dự án về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố. b- Cơ cấu Tổ chức: - Lãnh đạo Chi cục ATVSTP có Chi cục trưởng và không quá 02 Phó Chi cục trưởng; + Chi cục trưởng là người đứng đầu cơ quan, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Y tế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục. + Phó Chi cục trưởng là người giúp Chi cục trưởng phụ trách lĩnh vực công tác do Chi cục trưởng phân công và chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về các nhiệm vụ được phân công. - Cơ cấu tổ chức: + Phòng Hành chính - Tổng hợp + Phòng Nghiệp vụ + Phòng Thanh tra - Tổng số cán bộ, công nhân viên của Chi Cục là 18 người, trong đó: + Nhân sự có trình độ trên đại học: 5 người. + Nhân sự có trình độ đại học và cao đẳng: 11 người. + Nhân sự có trình độ trung cấp: 2 người Sơ đồ 2.1: ố trí bộ máy tổ chức của Chi Cục ATVSTP Cần Thơ Trong đó, bộ phận kế toán nằm trong Phòng Hành chính - Tổng hợp và hoạt động theo sự lãnh đạo trực tiếp của Chi cục trưởng (có phối hợp với các phòng khác trong hoạt động lập dự toán kinh phí và dự toán chi) CHI CỤC TRƯỞNG PHÒNG THANH TRA PHÒNG HCTH - KẾ TOÁN PHÒNG NGHIỆP VỤ PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG
  • 45. 32 ộ máy kế toán tại Chi Cục An Toàn Vệ sinh thực phẩm Cần Thơ được tổ chức theo mô hình tập trung. Với mô hình bộ máy kế toán tập trung, nhân viên kế toán sẽ phụ trách toàn bộ công việc từ phần hành kế toán riêng, kế toán tổng hợp để lập báo cáo tài chính. ộ máy kế toán thực hiện việc ghi chép thu thập xử lý và cung cấp thông tin kinh tế tài chính còn phải phối hợp với các phòng nghiệp vụ để thực hiện các chức năng của quản lý tài chính như: xây dựng các dự toán thu, xây dựng dự toán chi theo đúng định mức, mục lục ngân sách, lập dự toán kinh phí, theo dõi việc thực hiện dự toán thu chi, lập báo cáo kế toán phục vụ cho công tác quản lý và điều hành. ộ máy kế toán tại Chi Cục được thể hiện như sau: Kế toán Trưởng kiêm nhiệm là nhân viên kế toán: Là người tổ chức công tác kế toán thực hiện cân đối thu chi, quyết toán và ký các báo cáo tài chính định kỳ, thực hiện từng nghiệp vụ phát sinh theo quy định Thủ quỹ là người kiêm nhiệm của bộ phận một cửa: Quản lý tiền mặt thực tế, thực hiện việc kiểm tra quỹ, ghi chép sổ quỹ và lập báo cáo tồn quỹ theo quy định. 2.1.2. Đặc điểm quản lý tài chính a- Cơ chế quản lý tài chính Chi Cục An Toàn Vệ sinh thực phẩm Cần Thơ là đơn vị sự nghiệp công lập thu tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, chịu sự lãnh đạo về tài chính và quan hệ cấp phát kinh phí của Sở Y tế. Chi Cục Trưởng là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình trong việc thực hiện toàn bộ hoạt động tài chính kế toán và thực hiện công khai tài chính theo quy định. Cơ chế quản lý kế toán tại Chi Cục thể hiện qua một số nội dung như sau: - Cơ chế tiền lương, tiền công và thu nhập: Tiền lương (lương chính): mức lương ngạch bậc, phụ cấp thực hiện theo Nghị định 204/2004/CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ. Tiền công (đối với lao động hợp động ngắn hạn): mức thanh toán theo thỏa thuận giữa người lao động với Chi cục trưởng được ghi trên hợp đồng. Tiền phụ cấp: nội dung và mức thanh toán thực hiện theo quy định hiện
  • 46. 33 hành của Nhà nước. Lương tăng thêm: căn cứ kết quả chênh lệch thu lớn hơn chi của Chi cục mà trích lương tăng thêm theo qui chế chi tiêu nội bộ do Chi cục xây dựng căn cứ theo các quy định hiện hành. Chi các khoản khác phát sinh theo phê duyệt của Chi cục trưởng theo qui định của Pháp luật. - Sử dụng kết quả tài chính trong năm Căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính trong năm, sau khi đảm bảo các khoản chi và thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước (nếu có) phần chênh lệch sẽ thực hiện theo Qui chế chi tiêu nội bộ của Chi Cục ATVSTP. b- Nguồn tài chính của Chi Cục An Toàn Vệ sinh thực phẩm Cần Thơ Hiện nay, hoạt động của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm bao gồm các nguồn tài chính như: - Nguồn chi hoạt động thường xuyên và không thường xuyên. - Chương trình mục tiêu quốc gia. - Phí, lệ phí an toàn thực phẩm. ảng 2.1: Tổng hợp nguồn thu giai đoạn năm 2016 - 2108 Đơn vị: ngàn đồng Nguồn thu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tổng (%) Tổng (%) Tổng (%) - NSNN Nguồn Chi hoạt động 2.158.817 71,1% 2.029.000 32,3% 2.084.000 45,6% Chương trình mục tiêu 290.000 9,6% 3.453.000 55,0% 2.163.000 47,3% - Phí, lệ phí 585.450 19,3% 793.192 12,6% 321.480 7,0% Cộng 3.034.267 100% 6.275.192 100% 4.568.480 100% (Nguồn: Báo cáo quyết toán tại Chi Cục ATVSTP Cần Thơ - 03 năm 2016-2018) Thực tế tại Chi Cục, nguồn kinh phí NSNN cấp chủ yếu dùng cho hoạt