SlideShare a Scribd company logo
1 of 241
Download to read offline
NHAØ XUAÁT BAÛN
ÑAÏI HOÏC QUOÁC GIA TP. HOÀ CHÍ MINH
GIÁO TRÌNH
NGUYỄN ĐỨC THÀNH (Chủ biên)
ĐỖ TẤN PHONG - LÊ KIM VŨ
HÀNG LONG NHỰT - TRẦN MẠNH HÙNG
CẦU LÔNG
1
PGS.TS. Nguyễn Đức Thành (chủ biên), TS. Đỗ Tấn Phong,
ThS. Lê Kim Vũ, ThS. Hàng Long Nhựt,
ThS. Trần Mạnh Hùng
GIÁO TRÌNH
CẦU LÔNG
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2023
2
BIÊN SOẠN: PGS.TS. Nguyễn Đức Thành (chủ biên)
TS. Đỗ Tấn Phong
ThS. Lê Kim Vũ
ThS. Hàng Long Nhựt
ThS. Trần Mạnh Hùng
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2023
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH GIÁO TRÌNH
TT
Họ và tên
(Học hàm, học vị)
Chức vụ
Trách nhiệm
trong hội đồng
1 PGS.TS Bùi Văn Hồng
Viện trưởng
Viện SPKT
Chủ tịch Hội đồng
2 TS. Lương Thành Tài
Trường ĐH
TDTT TP.HCM
Phản biện 1
3 ThS Nguyễn Thế Lưỡng
Trường ĐH SP
TDTT TP.HCM
Phản biện 2
4 ThS. Trần Văn Tuyền
Trường ĐH
SPKT TP.HCM
Ủy viên
5 ThS. Trần Thị Thanh Thủy
Trường ĐH
SPKT TP.HCM
Ủy viên - Thư ký
3
MỞ ĐẦU
Bắt nguồn từ trò chơi dân gian của một số dân tộc vùng Nam Á và
Đông Nam Á vào khoảng cách đây 2000 năm, cầu lông được du nhập vào
Việt Nam từ những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Sau đó, cầu lông
dần dần đã trở thành một trong những môn thể thao phát triển mạnh trên
toàn quốc và có thứ hạng trong khu vực, châu lục cũng như quốc tế. Cầu
lông là môn thể thao hấp dẫn, dễ tập luyện, không phân biệt trình độ, lứa
tuổi, giới tính, tầng lớp xã hội,… bất kỳ ai cũng đều có thể dễ dàng hòa
đồng khi tham gia tập luyện.
Có thể thấy tập luyện cầu lông là một trong những phương thức rèn
luyện hữu hiệu nhất của TDTT trường học. Đối với các thế hệ trẻ, đặc biệt
là sinh viên, tập luyện cầu lông có tác dụng làm phát triển và hoàn thiện
các hệ cơ quan trong cơ thể cũng như các tố chất vận động (sức mạnh,
sức nhanh, sức bền, khả năng phối hợp vận động). Tập luyện cầu lông
còn góp phần tích cực hoàn thiện về nhân cách, rèn luyện các phẩm
chất đạo đức, ý chí, sự tự tin, lòng quyết tâm,… Ngoài ra, cầu lông còn
là sân chơi bổ ích, giúp thư giãn sau những giờ học tập, làm việc căng
thẳng, tăng cường tình đoàn kết, giao lưu, hữu nghị sự hiểu biết lẫn nhau
giữa cộng đồng và các dân tộc, các quốc gia khác nhau trên thế giới.
Tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh,
cầu lông là một trong những môn học tự chọn thuộc chương trình môn
học giáo dục thể chất (GDTC) chính khóa, được sinh viên rất yêu thích.
Tuy nhiên, tài liệu phục vụ giảng dạy chưa thống nhất, chưa phù hợp với
đặc thù đối tượng sinh viên và đặc điểm điều kiện tại trường. Do đó việc
nghiên cứu, hệ thống hóa kiến thức và biên soạn thành giáo trình cầu lông
phục vụ giảng dạy là rất cần thiết.
Giáo trình Cầu lông là tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy
chính khóa của các học phần tự chọn (90 tiết – 03 tín chỉ) thuộc chương
trình môn học GDTC tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ
Chí Minh. Nội dung của giáo trình được biên soạn dựa trên sự tổng hợp
các tài liệu, sách tham khảo có liên quan nhằm cung cấp cho sinh viên hệ
thống kiến thức cơ bản về cầu lông. Giáo trình được biên soạn công phu
và trình bày chi tiết với nhiều hình ảnh trực quan, gồm 8 chương: Chương
I. Lịch sử hình thành và phát triển môn cầu lông; Chương II. Vị trí - tác
dụng môn cầu lông; Chương III. Nguyên lý kỹ thuật cầu lông; Chương IV.
Một số kỹ thuật cơ bản của cầu lông; Chương V. Chiến thuật cầu lông;
4
Chương VI. Phương pháp giảng dạy cầu lông; Chương VII. Một số vấn đề
lưu ý khi chơi cầu lông; Chương VIII. Thuật ngữ và kỷ lục guiness thế giới
về cầu lông; Các phần tài liệu tham khảo và phụ lục.
Trong quá trình biên soạn sẽ khó tránh thiếu sót, trên tinh thần cầu
thị, chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng của quý
độc giả, các chuyên gia, quý đồng nghiệp và các bạn sinh viên để giáo
trình này được hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn.
Ban biên soạn
5
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................3
CHƯƠNG I. NGUỒN GỐC RA ĐỜI MÔN CẦU LÔNG..................11
1.1. Nguồn gốc của môn cầu lông..........................................................11
1.2. Sự truyền bá và phát triển môn cầu lông trên thế giới.................14
1.3. Một số giải thi đấu cầu lông thế giới..............................................19
1.3.1. Thomas Cup.............................................................................19
1.3.2. Uber Cup..................................................................................21
1.3.3. Sudirman Cup..........................................................................22
1.3.4. Giải cầu lông vô địch thế giới.................................................23
1.3.5. Hệ thống giải đấu Grand Prix và Grand Prix Gold................24
1.3.6. Hệ thống giải đấu Super Series...............................................25
1.3.7. Giải All England (All England Open Badminton
Championships)..........................................................................25
1.3.8. Thế vận hội mùa hè (Olympic Games).....................................26
1.4. Danh thủ cầu lông thế giới..............................................................26
1.4.1. Danh thủ cầu lông nam thế giới..............................................27
1.4.2. Danh thủ cầu lông nữ thế giới.................................................40
1.5. Sự phát triển của môn cầu lông ở Việt Nam..................................57
1.5.1. Quá trình phát triển cầu lông ở Việt Nam...............................57
1.5.2. Các giải đấu cầu lông phổ biến ở nước ta...............................60
1.6. Danh thủ cầu lông Việt Nam...........................................................66
1.6.1. Danh thủ cầu lông nam Việt Nam............................................66
1.6.2. Danh thủ cầu lông nữ Việt Nam...............................................72
CHƯƠNG II. VỊ TRÍ - TÁC DỤNG CỦA MÔN CẦU LÔNG...........81
2.1. Vị trí môn cầu lông..........................................................................81
2.2. Tác dụng của môn cầu lông.............................................................81
2.2.1. Phát triển tốt về kỹ năng, thể chất và hình thể........................81
2.2.2. Phát triển tốt trí lực.................................................................82
2.2.3. Giảm bệnh tật, cải thiện sức khỏe............................................82
2.2.4. Năng động, tự tin, cải thiện tâm lý, mở rộng giao tiếp
xã hội..................................................................................................82
CHƯƠNG III. NGUYÊN LÝ KỸ THUẬT CẦU LÔNG....................85
3.1. Quy luật bay của cầu trong không gian.........................................85
3.2. Các giai đoạn cơ bản của kỹ thuật đánh cầu lông........................86
6
3.2.1. Tư thế chuẩn bị........................................................................87
3.2.2. Phán đoán................................................................................88
3.2.3. Phản ứng và di chuyển.............................................................88
3.2.4. Đánh cầu và trở về tư thế chuẩn bị..........................................89
3.3. Các giai đoạn của động tác đánh cầu.............................................89
3.3.1. Rút vợt......................................................................................90
3.3.2. Lăng vợt...................................................................................90
3.3.3. Tiếp xúc cầu.............................................................................90
3.3.4. Dừng vợt..................................................................................90
3.3.5. Về tư thế cơ bản ban đầu.........................................................90
3.4. Các yếu tố kỹ thuật quyết định đến hiệu quả đánh cầu...............91
3.4.1. Cầm vợt....................................................................................91
3.4.2. Điểm đánh cầu.........................................................................91
3.4.3. Điều khiển mặt vợt...................................................................92
3.4.4. Sức mạnh..................................................................................92
3.4.5. Tốc độ......................................................................................93
3.4.6. Điểm rơi...................................................................................93
3.4.7. Tính nhịp điệu của động tác....................................................94
3.4.8. Tính thống nhất của động tác..................................................94
CHƯƠNG IV. MỘT SỐ KỸ THUẬT CƠ BẢN CỦACẦU LÔNG..........97
4.1. Kỹ thuật tay (thủ pháp)...................................................................97
4.1.1. Cách cầm vợt...........................................................................97
4.1.2. Khái quát về cách cầm cầu....................................................103
4.2. Kỹ thuật giao cầu và đỡ giao cầu..................................................104
4.2.1. Kỹ thuật giao cầu...................................................................104
4.2.2. Kỹ thuật đỡ giao cầu..............................................................110
4.3. Kỹ thuật đánh cầu..........................................................................114
4.3.1. Kỹ thuật đánh cầu cao...........................................................115
4.3.2. Kỹ thuật treo cầu....................................................................118
4.3.3. Kỹ thuật đập cầu (vụt cầu).....................................................120
4.3.4. Kỹ thuật vê cầu......................................................................127
4.3.6. Kỹ thuật móc cầu...................................................................130
4.3.7. Kỹ thuật tạt cầu (drive shot)..................................................131
4.3.8. Cắt cầu (chém cầu, chặt cầu)................................................132
4.3.9. Bỏ nhỏ....................................................................................137
4.3.10. Kỹ thuật hất cầu...................................................................139
7
4.4. Kỹ thuật di chuyển (bộ pháp).......................................................141
4.4.1. Các giai đoạn kỹ thuật di chuyển bước chân.........................141
4.4.2. Kỹ thuật bước di chuyển lên lưới...........................................143
4.4.3. Kỹ thuật bước di chuyển lùi sau............................................144
4.4.4. Kỹ thuật bước di chuyển sang hai bên...................................146
4.4.5. Kỹ thuật bước di chuyển bật nhảy đánh cầu..........................147
4.4.6. Các bài tập kỹ thuật di chuyển...............................................148
CHƯƠNG V. CHIẾN THUẬT CẦU LÔNG......................................153
5.1. Ý nghĩa chiến thuật của môn cầu lông.........................................153
5.2. Yêu cầu chiến thuật của môn cầu lông.........................................154
5.2.1. Tác động, điều chuyển vị trí của đối phương........................154
5.2.2. Gây áp lực buộc đối phương phải đánh trả bằng đường
cầu cao ở sân sau hoặc giữa sân.....................................................154
5.2.3. Làm cho đối phương mất kiểm soát trọng tâm......................154
5.2.4. Đa dạng hóa lối đánh làm tiêu hao thể lực đối phương........154
5.2.5. Cần nắm bắt sở đoản và sở trường của đối phương.............155
5.3. Tư tưởng chỉ đạo chiến thuật của môn cầu lông.........................155
5.3.1. Am hiểu bản thân - “Lấy mình làm chính”...........................155
5.3.2. Linh hoạt ứng biến - “Lấy nhanh làm chính”.......................156
5.3.3. Chủ động, tích cực - “Lấy công làm chính”..........................156
5.4. Chiến thuật trong đánh đơn..........................................................156
5.4.1. Chiến thuật giao cầu cướp tấn công......................................157
5.4.2. Chiến thuật tấn công sân sau (cuối sân)................................158
5.4.3. Chiến thuật buộc đối phương đánh cầu trái tay....................158
5.4.4. Chiến thuật đánh cầu 4 điểm rồi đột kích..............................158
5.4.5. Chiến thuật đánh treo, đập cầu rồi lên lưới tấn công............159
5.4.6. Chiến thuật phòng thủ trước, tấn công sau...........................159
5.5. Chiến thuật trong đánh đôi...........................................................159
5.5.1. Chiến thuật giao cầu trong thi đấu đôi..................................159
5.5.2. Chiến thuật phối hợp di chuyển trong đánh đôi....................161
5.5.3. Chiến thuật đánh cầu trong đánh đôi....................................164
CHƯƠNG VI. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY, HUẤN LUYỆN
CẦU LÔNG................................................................................................... 169
6.1. Phương pháp giảng dạy cầu lông.................................................169
6.1.1. Phương pháp sử dụng lời nói................................................169
6.1.2. Phương pháp trực quan.........................................................170
6.1.3. Phương pháp sử dụng bài tập................................................171
8
6.1.4. Phương pháp trò chơi và thi đấu...........................................171
6.1.5. Phương pháp giảng dạy kỹ thuật tay.....................................171
6.2. Huấn luyện cầu lông......................................................................174
CHƯƠNG VII. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý..............................178
KHI CHƠI CẦU LÔNG.......................................................................178
7.1. Tập thể lực trong cầu lông............................................................178
7.2. Dinh dưỡng trong cầu lông...........................................................179
7.2.1. Tăng cường vitamin và khoáng chất......................................180
7.2.2. Cung cấp đạm vừa phải.........................................................180
7.2.3. Uống đủ nước........................................................................180
7.3. Nhu cầu nước uống trong tập luyện thể thao..............................181
7.3.1. Sự nhầm lẫn về vai trò của muối và các chất điện giải ........181
7.3.2. Cách pha loãng các dung dịch bù nước................................182
7.4. Phòng ngừa chấn thương trong cầu lông.....................................182
7.4.1. Khởi động (làm nóng)............................................................182
7.4.2. Thực hiện các bài tập phòng chống chấn thương..................185
7.4.3. Các giải pháp phòng chống chấn thương khác.....................186
7.5. Dấu hiệu và phương pháp xử lý một số chấn thương trong
cầu lông..................................................................................................187
7.5.1. Dấu hiệu một số chấn thương trong cầu lông.......................187
7.5.2. Sơ cứu khi chấn thương.........................................................189
CHƯƠNG VIII. THUẬT NGỮ VÀ KỶ LỤC GUINESS THẾ
GIỚI VỀ CẦU LÔNG..........................................................................193
8.1. Một số thuật ngữ trong môn cầu lông..........................................193
8.1.1. Một số thuật ngữ chuyên môn thông thường trong môn
cầu lông............................................................................................193
8.1.2. Một số thuật ngữ tiếng Anh trong môn cầu lông...................194
8.2. Một số kỷ lục cầu lông thế giới.....................................................206
PHỤ LỤC 1. LUẬT CẦU LÔNG........................................................216
PHỤ LỤC 2. BẢNG XẾP HẠNG CẦU LÔNG NĂM 2022..............231
9
PHÂN CÔNG BIÊN SOẠN
CHƯƠNG I. NGUỒN GỐC RA ĐỜI MÔN CẦU LÔNG
PGS.TS. Nguyễn Đức Thành
CHƯƠNG II. VỊ TRÍ - TÁC DỤNG MÔN CẦU LÔNG
PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, TS. Đỗ Tấn Phong
CHƯƠNG III. NGUYÊN LÝ KỸ THUẬT CẦU LÔNG
PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, TS. Đỗ Tấn Phong
CHƯƠNG IV. MỘT SỐ KỸ THUẬT CƠ BẢN CỦAMÔN CẦU LÔNG
ThS. Lê Kim Vũ, PGS.TS. Nguyễn Đức Thành
CHƯƠNG V. CHIẾN THUẬT CẦU LÔNG
PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, ThS. Lê Kim Vũ
CHƯƠNG VI. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CẦU LÔNG
PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, ThS. Hàng Long Nhựt,
ThS. Trần Mạnh Hùng
CHƯƠNG VII. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI CHƠI CẦU LÔNG
PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, ThS. Trần Mạnh Hùng
CHƯƠNG VIII. THUẬT NGỮ VÀ KỶ LỤC GUINESS THẾ GIỚI VỀ
CẦU LÔNG
PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, TS. Đỗ Tấn Phong
PHỤ LỤC 1. LUẬT CẦU LÔNG
ThS. Lê Kim Vũ, ThS. Hàng Long Nhựt,
ThS. Trần Mạnh Hùng
PHỤ LỤC 2. BẢNG XẾP HẠNG CẦU LÔNG NĂM 2022
PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, ThS. Lê Kim Vũ
10
11
CHƯƠNG I. NGUỒN GỐC RA ĐỜI MÔN CẦU LÔNG
MỤC TIÊU
Kiến thức: Trang bị cho sinh viên những thông tin cơ bản về
nguồn gốc, sự ra đời của cầu lông; Sự truyền bá và phát triển môn cầu
lông trên thế giới và quá trình du nhập cầu lông vào Việt Nam. Đồng
thời, chương này cũng giới thiệu sơ lược một số giải thi đấu cầu lông thế
giới, các danh thủ cầu lông nam, nữ quốc tế và Việt Nam.
Kỹ năng: Sinh viên am hiểu những thông tin cần thiết, tổng thể về
môn cầu lông, từ đó có cách nhìn tích cực và sự lựa chọn hợp lý, từ đó
lựa chọn môn thể thao phù hợp với thể chất của bản thân để tích cực
tham gia tập luyện và gắn bó lâu dài.
NỘI DUNG
1.1. Nguồn gốc của môn cầu lông
- Cầu lông được bắt nguồn từ trò chơi dân gian của một số dân tộc
vùng Nam Á và Đông Nam Á cách đây khoảng 2000 năm.
- Theo các tài liệu của Trung Quốc, môn cầu lông được bắt nguồn từ
trò chơi poona của Ấn Độ. Trò chơi này được phổ biến rộng rãi ở vùng
Poona và có tiền thân giống như môn cầu lông ngày nay. Khi chơi, người
ta dùng bảng gỗ đánh vào một quả bóng được dệt bằng sợi nhung, ở trên
có gắn lông vũ hai người đánh qua đánh lại cho nhau.
Hình 1. Trò chơi cầu lông 1854, từ một bản lưu của John Leech
(Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_tin:Battledore-
and-shuttlecock.jpg)
12
- Một giả thuyết khác cho rằng sự khởi đầu của môn cầu lông có thể
bắt nguồn từ Ấn Độ thuộc Anh vào giữa thế kỷ 19, nơi nó được tạo ra bởi
các sĩ quan quân đội Anh đóng quân tại đây.
Hình 2. Trò chơi Battledore and Shuttlecock được vẽ bởi Sir Lawrence Alma-
Tadema (1852 – 1909)
(Nguồn: https://commons.wikimedia.org/wiki/File:Laura_Theresa_Alma-Tadema_-
_Battledore_and_Shuttlecock.jpg)
13
Hình 3. Bốn quý cô chơi cầu lông tại một buổi dã ngoại trong sân vườn
(Nguồn: https://www.alamy.com/stock-photo-four-ladies-enjoy-a-game-of-battledore-
and-shuttlecock-during-a-leisurely-105353941.html)
Hình 4. Battledore and shuttlecock (trò chơi cầu lông) năm 1804
(Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Battledore_and_shuttlecock)
14
Hình 5. Đàn ông và phụ nữ chơi cầu lông ở hiên khách sạn
(Tranh tái tạo lại của nghệ sĩ Charles Stanley, 1844-1896)
(Nguồn: https://picryl.com/media/man-and-woman-playing-battledore-
and-shuttlecock-on-hotel-porch)
- Khởi nguồn của cầu lông ngày nay có vết tích từ giữa thế kỷ 18
tại British India (vùng thuộc địa cũ của Anh bao gồm Ấn Độ và
Myanma), do một sĩ quan quân đội Anh đóng ở Ấn Độ sáng tạo. Môn
thể thao này có liên quan đến ball badminton, trò chơi dùng vợt và trái
bóng bằng len màu vàng có nguồn gốc từ Tamil Nadu, và tương tự
như trò Hanetsuki có nguồn gốc từ Nhật Bản. Trở nên rất phổ biến tại
đơn vị đồn trú của quân Anh ở thị trấn Poona (nay là Pune), trò chơi
còn biết đến với tên Poona.
Ngày nay, cầu lông được xem là môn thể thao dùng vợt nhanh nhất
(Fastest Racket Sport) do được thi đấu với cường độ rất cao. Các VĐV
cầu lông thể lực rất tốt và cũng nhanh nhẹn hơn rất nhiều với quả cầu
cũng di chuyển nhanh hơn so với trước kia.
1.2. Sự truyền bá và phát triển môn cầu lông trên thế giới
- Vào đầu thế kỷ 19, Vương quốc Anh đã sản sinh ra nhiều vợt thủ
cầu lông giỏi.
- Đầu năm 1860, Isaac Spratt, một nhà buôn bán đồ chơi ở Luân
Đôn, xuất bản trong một cuốn sách nhỏ, “Badminton Battledore - a new
game” (cầu lông - trò chơi mới), nhưng không may là không còn bản lưu
nào sót lại.
15
- Một bài viết năm 1863 trong tạp chí The Cornhill Magazine miêu
tả cầu lông như là “trò chơi cầu lông chơi trên sân chia đội, một sợi dây
vắt ngang sân với độ cao 5 feet”.
- Năm 1867 thì người ta bắt đầu ghi lại thành văn các luật chơi. Ban
đầu, trái bóng làm bằng len (ball badminton) được tầng lớp thượng lưu
yêu thích hơn khi trời gió hoặc ẩm ướt, nhưng đa số lại thích dùng quả
cầu lông hơn. Trò chơi này được một sĩ quan về hưu đem về Anh nơi mà
nó được phát triển và xây dựng luật chơi.
Dù có một điều rõ ràng là ngôi nhà Badminton House1
, ở vùng
Gloucestershire, thuộc quyền sở hữu của Công tước xứ Beaufort (Duke
of Beaufort2
), nơi đã làm nên nguồn gốc cho tên gọi của môn thể thao
này, nhưng vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy khi nào và tại sao cái
tên đó được chấp nhận và sử dụng rộng rãi như ngày nay.
Cách chơi này có nhiều sự nghi ngờ vì nguồn gốc du nhập từ Ấn Độ
dù trò chơi này đã rất phổ biến vào thập niên 1870 và bộ luật đầu tiên
được xây dựng ở Poonah năm 1873.
- Một nguồn tin khác ghi lại rằng vào năm 1877 tại Karachi Ấn Độ
(lúc này vẫn là thuộc địa của Anh), có một số nỗ lực trong việc lập ra bộ
luật hoàn chỉnh.
- Đến đầu năm 1875, những cựu binh trở về từ Ấn Độ lập ra một câu
lạc bộ ở Folkestone.
- Đến năm 1887, môn thể thao này được chơi ở Anh theo các luật thi
đấu phổ biến ở British India. Câu lạc bộ cầu lông xứ Bath đã tiêu chuẩn
hóa bộ luật và làm cho trò chơi phù hợp với tư tưởng của người Anh.
J.H.E. Hart đã xem xét lại các thay đổi cơ bản vào năm 1887 và vào năm
1890 (lần này là cùng với Bagnel Wild).
- Năm 1893, Hiệp hội cầu lông Anh xuất bản bộ luật đầu tiên dựa
theo những chỉnh sửa đó, tương tự với bộ luật hiện đại và chính thức tổ
chức một giải đấu trong nhà ở số 6 Waverley Grove, Portsmouth, Anh
vào ngày 13/9 năm đó.
1
Badminton House: là một ngôi nhà miền quê rộng lớn ở Badminton, Gloucestershire,
Anh, nơi từng là trụ sở chính của Công tước xứ Beaufort từ cuối thế kỷ 17. Ngôi nhà
này được đặt theo tên của môn thể thao cầu lông và nằm giữa khu vực 52.000 mẫu Anh.
Các khu vườn và công viên xung quanh ngôi nhà này được xếp hạng I trong Danh mục
lịch sử của các Công viên và Vườn quốc gia nổi tiếng.
2
Duke of Beaufort: là một tước hiệu quý tộc được sử dụng trong lịch sử của cả hai quốc
gia Pháp và Anh.
16
- Năm 1898, Giải cầu lông mở rộng đầu tiên được tổ chức tại
Guildford, Anh.
- Đầu thế kỷ 20, môn cầu lông lan rộng đến châu Á, châu Mỹ, châu
Đại Dương, cuối cùng đến châu Phi.
Hình 6. Logo (cũ) của Liên đoàn Cầu lông Thế giới
- Năm 1934, Hiệp hội cầu lông quốc tế, ban đầu lấy tên là
International Badminton Federation (IBF) được thành lập với Canada,
Đan Mạch, Anh, Pháp, Hà Lan, Ireland, New Zealand, Scotland, và xứ
Wales là các thành viên sáng lập. India tham gia với tư cách là một chi
nhánh vào năm 1936. Năm 2006 đổi thành Badminton World Federation
(BWF). BWF chi phối tất cả các hoạt động cầu lông trên thế giới. Ban
đầu chỉ có 9 thành viên sáng lập, giờ đây BWF có 149 thành viên, từ
Aruba đến Zambia. Hiện nay BWF chi phối tất cả các hoạt động cầu lông
trên thế giới và tổ chức các giải đấu quốc tế. Kể từ tháng 5/2012, Liên
đoàn Cầu lông Thế giới BWF đưa ra một bản sắc thương hiệu và logo
mới, mang tính hiện đại, mạnh mẽ và hiệu quả.
Hình 7. Logo mới của Liên đoàn Cầu lông thế giới (từ tháng 5/2012)
(Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Battledore_and_shuttlecock)
17
- Năm 1939 Liên đoàn Cầu lông Quốc tế đã thông qua “Luật thi đấu
cầu lông” mà tất cả các nước hội viên phải tuân thủ.
- Trong khoảng thập niên 20 đến thập niên 40 của thế kỷ 20, môn
cầu lông ở các quốc gia Âu Mỹ phát triển rất nhanh, đặc biệt là Anh quốc
và Đan Mạch. Các nhà vô địch tại các cuộc thi đấu quốc tế lớn hầu như là
VĐV của hai nước này. Kế đó là VĐV nước Mỹ và Canada cũng có trình
độ tương đối cao.
- Từ năm 1948 đến 1949, giải vô địch đồng đội nam Thế giới lần đầu
tiên (Thomas Cup ) đã được tổ chức. Tại giải này, Malaysia đã đánh bại
Mỹ, Anh, Đan Mạch và một số đội mạnh khác để vinh dự bước lên vị trí
đầu bảng. Từ đó bắt đầu thời kỳ người châu Á chiếm lĩnh các đỉnh cao
trên vũ đài cầu lông quốc tế.
- Những năm 50 của thế kỷ 20, môn cầu lông của châu Á phát triển
rất nhanh. Đầu tiên là ở Malaysia, nơi đã xuất hiện không ít các tuyển thủ
ưu tú giành chức vô địch Cúp Thomas tổ chức năm 1951 và năm 1955.
Đồng thời trong giải vô địch toàn Anh, họ lại một lần nữa giành chức vô
địch đánh đôi và đánh đơn.
- Cuối những năm 50 của thế kỷ này, trên vũ đài cầu lông quốc tế,
đội cầu lông của Indonesia bắt đầu trỗi dậy. Trên cơ sở học kỹ thuật, cách
đánh của các tuyển thủ châu Âu, các tuyển thủ Indonesia đã có nhiều
sáng tạo, tăng nhanh tốc độ thi đấu và khống chế điểm rơi, làm cho trình
độ kỹ thuật cầu lông nâng cao lên một mức mới. Trong Thomas Cup lần
thứ 4, Indonesia đã đánh bại đội Malaysia một cách dễ dàng và giành
chức vô địch.
- Trong những năm 60 và 70 của thế kỷ 20, trình độ kỹ thuật của đội
Indonesia trên vũ đài cầu lông quốc tế (ngoại trừ Trung Quốc) đã ở vị trí
dẫn đầu khá xa.
Từ Thomas Cup lần thứ 4 đến thứ 11, trừ lần thứ 7 đội Malaysia
dành chức vô địch, còn lại đều thuộc về đội Indonesia. Đồng thời
Indonesia hầu như chiếm hết các chức vô địch đánh đơn và đánh đôi nam
của các giải vô địch cầu lông toàn Anh.
Về các VĐV nữ mà nói thì từ giữa những năm 50 đến đầu những
năm 60, Mỹ chiếm vị trí ưu thế trên thế giới. Liên tục ở 3 cúp Uber,
VĐV nữ cầu lông Mỹ đều giành chức vô địch đồng đội nữ. Nhưng từ
những năm 60 đến những năm 70, ưu thế trên vũ đài cầu lông nữ thế giới
lại thuộc về đội nữ Nhật Bản.
18
- Tại các Thế vận hội 1972 và 1988, cầu lông mới chỉ được đưa vào
như môn thể thao trình diễn tại Thế vận hội ở Munich, Đức.
- Năm 1977, Giải vô địch cầu lông thế giới chính thức đầu tiên được
tổ chức.
- Tháng 5/1981, Liên đoàn Cầu lông Quốc tế khôi phục lại địa vị hợp
pháp của Trung Quốc ở Liên đoàn Cầu lông Quốc tế. Từ đó mở ra một
trang mới cho lịch sử cầu lông quốc tế với sự đăng quang huy hoàng của
các tuyển thủ cầu lông Trung Quốc.
- Năm 1988, trong Đại hội Olympic Seoul, môn cầu lông được đưa
vào chương trình biểu diễn tại Đại hội.
- Năm 1992, ở Đại hội Olympic Barcelona, cầu lông chính thức được
đưa vào nội dung thi đấu. Từ đó, môn cầu lông đã bước vào một thời kỳ
phát triển mới. Trong kỳ thi đấu Olympic đầu tiên của môn cầu lông,
Indonesia thống trị đấu trường, giành huy chương vàng tại cả bốn môn và
tổng cộng đoạt bảy huy chương. Huy chương vàng của Indonesia trong
cầu lông cũng là huy chương vàng đầu tiên của họ tại Olympic.
- Tại Atlanta 1996, Poul-Erik Hoyer-Larsen của Đan Mạch vô địch
giải đơn nam, còn Bang Soo-Hyun của Nam Hàn đứng nhất đơn nữ.
Indonesia bảo vệ thành công tại giải đôi nam, trong lúc Trung Quốc nhất
giải đôi nữ.
- Vào năm 1998, môn cầu lông dành cho người khuyết tật (Para-
badminton) bắt đầu được thi đấu quốc tế với Giải vô địch thế giới đầu
tiên được tổ chức tại Amersfoort, Hà Lan.
- Một trong những điều quyến rũ của cầu lông là trong hạng mục đôi
nam nữ, hai phái có thể thi đấu với khả năng tương đối ngang ngửa nhau.
Giải đôi nam nữ lần đầu tiên được đưa vào Olympic Sydney 2000.
- Tháng 11/2005, IBF được chuyển đến Kuala Lumpur. Ngày
24/9/2006, sau cuộc họp đại hội đồng bất thường tại Mandrid, IBF quyết
định đổi tên thành Liên đoàn Cầu lông Thế giới (BWF) với trang web
chính thức là http://www.bwfbadminton.org/.
- Năm 2007, Liên đoàn Cầu lông Thế giới (BWF) đã giới thiệu các
sự kiện Cầu lông Super Series để thúc đẩy môn thể thao này phát triển
hơn nữa.
- Năm 2009, BWF kỷ niệm 75 năm thành lập bằng việc xuất bản một
cuốn sách có tựa đề “Cầu lông quốc tế - 75 năm đầu tiên”, được viết bởi
nhiều người tác giả (Eddy Chong, Noriko Takagi, Li Lingwei, Nora
Perry, Lu Shengrong, Richard Eaton, Judy Hashman, Richard Purser,…).
19
- Vào năm 2013, các quy định cho cầu lông dành cho người khuyết
tật (Para-badminton) đã được thống nhất. Từ đây, BWF được Ủy ban
Paralympic Quốc tế (IPC) công nhận là Tổ chức Quốc tế.
- Năm 2014 đã có 180 quốc gia tham gia BWF.
- Hơn một thế kỷ sau khi giúp giới thiệu cầu lông ra thế giới, nước
Anh mới giành được huy chương đồng giải đôi nam nữ với Simon
Archer và Jo Goode. Dù có khởi nguồn từ Anh, các nam VĐV cầu lông
đẳng cấp quốc tế ở châu Âu chủ yếu đến từ Đan Mạch. Mặt khác, các
quốc gia châu Á lại chiếm ưu thế vượt trội. Indonesia, Hàn Quốc, Trung
Quốc, và Malaysia cùng với Đan Mạch là các quốc gia đi đầu ở môn thể
thao này trong vài thập niên vừa qua và Trung Quốc hiện đang là nước
dẫn đầu trong vài năm gần đây.
1.3. Một số giải thi đấu cầu lông thế giới
Cho đến nay, Liên đoàn cầu lông thế giới vẫn tổ chức theo định kỳ
một số giải thi đấu quốc tế lớn như sau.
1.3.1. Thomas Cup
Thomas Cup (còn được gọi là Giải Vô địch Cầu lông đồng đội nam
của thế giới) là một giải thi đấu cầu lông quốc tế giữa các đội đại diện
cho các quốc gia của Liên đoàn Cầu lông Thế giới (BWF).
- Giải vô địch đồng đội cầu lông tranh Cúp Thomas được đặt theo
tên của George Alan Thomas (người đã giành được 21 danh hiệu toàn
nước Anh trong sự nghiệp của mình). Chính Thomas (cũng là Chủ tịch
đầu tiên của Liên đoàn Cầu lông Thế giới) đã lấy cảm hứng từ Davis Cup
(quần vợt) và World Cup (bóng đá) được tổ chức đầu tiên năm 1930. Ý
tưởng của ông đã được đón nhận tại cuộc họp chung của Liên đoàn Cầu
lông quốc tế (nay là Liên đoàn Cầu lông Thế giới) vào năm 1939. Nhưng
do trở ngại của Đại chiến thế giới lần thứ hai, mãi đến năm 1948,
Thomas Cup mới tiến hành giải đấu đầu tiên.
Cup được chế tạo bởi Atkin Bros (London) với kích thước cao 71cm
và rộng 40cm, được làm bằng bạc, giá trị lúc đương thời khoảng 3000
bảng Anh. Các chức vô địch đã được tiến hành ba năm 01 lần, đến năm
1982 giải đấu thay đổi, được tiến hành 02 năm một lần. Nội dung gồm:
đánh đơn 3 trận và đánh đôi 2 trận.
20
Hình 8. Thomas Cup do Chủ tịch đầu tiên của Liên đoàn Cầu lông - Công tước
Thomas hiến tặng năm 1939
(Nguồn: https://www.chaseyoursport.com/Badminton/Digging-into-the-history-of-
badminton%C2%A0/152)
Chỉ có 5 quốc gia là Indonesia, Trung Quốc, Malaysia (trước đây là
Malaya), Nhật Bản, Đan Mạch đã từng vô địch Thomas Cup.
Bảng 1. Tổng hợp thành tích các quốc gia đạt giải Thomas Cup
Đội Vô địch Á quân
Indonesia
13 lần (1958, 1961, 1964, 1970,
1973, 1976, 1979, 1984, 1994, 1996,
1998, 2000, 2002)
6 lần (1967, 1982, 1986, 1992,
2010, 2016)
Trung Quốc
10 lần (1982, 1986, 1988, 1990,
2004, 2006, 2008, 2010, 2012, 2018)
2 lần (1984, 2000)
Malaysia 5 (1949, 1952, 1955, 1967, 1992)
9 lần (1958, 1970, 1976, 1988,
1990, 1994, 1998, 2002, 2014)
Đan Mạch 1 lần (2016)
8 lần (1949, 1955, 1964, 1973,
1979, 1996, 2004, 2006)
Nhật Bản 1 lần (2014) 1 lần (2018)
Hàn Quốc 2 lần (2008, 2012)
Hoa Kỳ 1 lần (1952)
Thái Lan 1 lần (1961)
21
1.3.2. Uber Cup
Uber Cup còn được biết dưới tên Giải vô địch cầu lông đồng đội nữ
thế giới. Đây là một trong những giải đấu cầu lông đồng đội nữ có quy
mô lớn nhất thuộc hệ thống các giải do Liên đoàn Cầu lông Thế giới
(BWF) tổ chức. Kể từ giải đấu năm 1984 đến nay, Uber Cup được diễn ra
định kỳ 2 năm một lần.
Trên thực tế, giải đấu này được đặt theo tên của Betty Uber, VĐV
cầu lông nữ người Anh. Ở thập niên 50, bà chính là người nghĩ ra ý
tưởng thành lập một giải đấu cầu lông giữa các đội tuyển quốc gia nữ với
thể thức tương tự Thomas Cup. Uber Cup bắt đầu tổ chức thi đấu từ năm
1956. Nội dung thi đấu cơ bản giống thi đấu Thomas Cup .
Hình 9. Uber Cup
Một điều thú vị là khác với nhiều giải đấu khác, những tay vợt tham
dự Uber Cup sẽ không có tiền thưởng. Ngoài Uber Cup, còn có 6 giải đấu
khác của BWF được xếp vào nhóm sự kiện chính số 1, bao gồm BWF
World Championships, Thomas Cup, Sudirman Cup, Suhandinata Cup,
Eye Level Cups và BWF World Senior Championships. Đây đều là các
giải đấu không trao tiền thưởng cho các tay vợt tham gia.
Mặc dù Uber Cup không trao tiền thưởng cho các đội tuyển tham dự,
nhưng điều đó không có nghĩa giải đấu này kém hấp dẫn. Ngược lại, mức
độ quyết liệt của Uber Cup thậm chí khốc liệt không kém gì Thomas Cup
nếu nhìn vào thành tích của các đội tuyển tham dự. Trong quá khứ, chỉ có
5 đội từng vô địch Uber Cup, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia,
Mỹ và Hàn Quốc.
22
Bảng 2. Tổng hợp thành tích các quốc gia đạt giải Uber Cup
Đội Vô địch Á quân
Trung Quốc
15 lần (1984, 1986, 1988, 1990,
1992, 1998, 2000, 2002, 2004, 2006,
2008, 2012, 2014, 2016, 2020)
3 lần (1994, 1996, 2010)
Nhật Bản
6 lần (1966, 1969, 1972, 1978, 1981,
2018)
3 lần (1975, 2014, 2020)
Indonesia 3 lần (1975, 1994, 1996)
7 lần (1969, 1972, 1978,
1981, 1986, 1998, 2008)
Hoa Kỳ 3 lần (1957, 1960, 1963) 1 lần (1966)
Hàn Quốc 1 lần (2010)
7 lần (1988, 1990, 1992,
2002, 2004, 2012, 2016)
Đan Mạch 3 lần (1957, 1960, 2000)
Anh 2 lần (1963, 1984)
Hà Lan 1 lần (2006)
Thái Lan 1 lần (2018)
1.3.3. Sudirman Cup
Sudirman Cup là một trong số các giải đấu chuyên biệt về thi đấu
đồng đội của thế giới. Giải được đặt theo tên của nhà sáng lập Liên đoàn
cầu lông Indonesia - Dick Sudirman.
Chiếc cúp Sudirman cao 80 cm, được làm bằng bạc nguyên khối mạ
vàng 22 carat (92%) do Công ty Masterix Bandung sản xuất với giá
15.000 đô la Mỹ. Cúp được đặt đứng trên một đế hình bát giác làm bằng
gỗ jati (gỗ tếch Java). Thân của chiếc Cup có hình dạng một quả cầu và
được bao bọc bởi một bản sao của Đền Borobudur. Tay cầm hình nhị
hoa, tượng trưng cho hạt cầu lông.
Giải đấu Sudirman Cup đã khai mạc lần đầu tiên tại sân vận động
Bung Karno ở thủ đô Jakarta, Indonesia vào năm 1989. Giải đấu được tổ
chức hai năm một lần và rơi vào những năm lẻ. Đến với giải đấu này, các
tay vợt đều hừng hực ý chí chiến đấu để mang về vinh quang cho quốc
gia mà họ đại diện.
Trong khuôn khổ sân chơi đầy kịch tính và hấp dẫn, các đội tham dự
bao gồm những tay vợt hạt giống thế giới, và số thành viên tham dự có
thể lên đến con số 30 cho 1 đội. Dựa vào thành tích trên bảng xếp hạng
thế giới, các quốc gia có cùng thực lực sẽ được tuyển chọn và xếp vào
cùng nhóm. Các nhóm được chia theo thứ tự tăng dần, nhóm 1 là nhóm
mạnh nhất, sau đó mỗi nhóm lại được chia ra 2 nhóm nhỏ nữa: 1A, 1B,
2A, 2B,… cứ thế cho đến 6B. Và tất nhiên, chỉ 12 đội được xếp vào
nhóm 1 mới đủ điều kiện tham gia tranh chức vô địch, còn các bảng khác
sẽ đấu với nhau theo thứ tự: các nhóm nhỏ sẽ bắt đầu đấu vòng tròn, sau
đó đấu chéo để tìm ra đội vô địch bảng, và tiếp diễn đến cuối để tìm ra
thứ tự xếp hạng mới cho những quốc gia tham dự. Trong mỗi lượt gặp
23
nhau, các đội sẽ phải trải qua 5 nội dung thi đấu bao gồm: đơn nam, đơn
nữ, đôi nam, đôi nữ, đôi nam nữ. Phân thắng thua bằng cách: đội nào
giành nhiều phần thắng hơn sẽ là người chiến thắng.
Hình 10. Chiếc cúp của Sudiman Cup
Tám quốc gia đã lọt vào vòng bán kết ở tất cả các giải đấu của
Sudirman Cup bao gồm: Trung Quốc, Đan Mạch, Anh, Indonesia, Hàn
Quốc, Malaysia, Thái Lan và Nhật Bản. Indonesia lần đầu tiên vô địch
giải đấu vào năm 1989.
Trung Quốc là quốc gia giàu thành tích nhất tại Sudirman Cup (12
lần đăng quang), tiếp theo là Hàn Quốc (4 lần đăng quang) và Indonesia
(1 lần đăng quang). Giải đấu này chưa bao giờ được vô địch bởi một
quốc gia ngoài châu Á. Đan Mạch là quốc gia châu Âu duy nhất đạt Á
quân vào các năm năm 1999 và 2011.
Bảng 3. Tổng hợp thành tích các quốc gia đạt giải Sudiman Cup
Đội Vô địch Á quân
Trung Quốc
12 lần (1995, 1997, 1999, 2001,
2005, 2007, 2009, 2011, 2013, 2015,
2019, 2021)
2 lần (2003, 2017)
Hàn Quốc 4 lần (1991, 1993, 2003, 2017)
4 lần (1989, 1997, 2009,
2013)
Indonesia 1 lần (1989)
6 lần (1991, 1993, 1995,
2001, 2005, 2007)
Nhật Bản 3 lần (2015, 2019, 2021)
Đan Mạch 2 lần (1999, 2011)
1.3.4. Giải cầu lông vô địch thế giới
Giải cầu lông vô địch thế giới (tên tiếng Anh: BWF World
Championships, trước đây còn được gọi là IBF World Championships) là
một giải cầu lông được tổ chức bởi Liên đoàn Cầu lông Thế giới (BWF).
Giải cầu lông vô địch thế giới cùng với Thế vận hội Olympic là hai sân
24
chơi danh giá nhất của các tay vợt cầu lông. Những người chiến thắng
giải này sẽ giành được danh hiệu “Vô địch thế giới” cùng huy chương
vàng và điểm thưởng tích lũy cao trên bảng xếp hạng BWF. Tuy nhiên,
nó không có bất kỳ khoản tiền thưởng nào đi kèm. Nguyễn Tiến Minh là
tay vợt thành công nhất của Việt Nam từng tham dự giải đấu này và đã
giành được huy chương đồng vào năm 2013.
Giải có tổng cộng 5 nội dung: Đơn nam, Đơn nữ, Đôi nam, Đôi nữ,
Đôi nam nữ hỗn hợp. Giải được bắt đầu từ năm 1977 và cứ 3 năm tổ
chức 1 lần. Từ năm 1983 trở đi được đổi thành 2 năm tổ chức 1 lần và
được tiến hành vào các năm lẻ. Đây là một giải mới: VĐV được mời là
những người có thành tích xuất sắc trong năm, đồng thời do Liên đoàn
Cầu lông thế giới mời đích danh.
Cho đến nay, chỉ có 18 quốc gia đã đạt được ít nhất một huy chương
đồng trong giải đấu: 9 ở châu Á, 5 ở châu Âu, 1 ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ, và
châu Đại Dương. Châu Phi là lục địa duy nhất không giành được huy
chương nào ở giải đấu.
Trung Quốc là quốc gia thành công nhất trong các kỳ của giải vô
địch cầu lông thế giới kể từ khi được thành lập vào năm 1977. Họ cũng là
quốc gia duy nhất để đạt được toàn bộ tất cả các huy chương trong các
năm 1987, 2010 và 2011.
1.3.5. Hệ thống giải đấu Grand Prix và Grand Prix Gold
Là một loạt hệ thống các giải được tổ chức ở hầu hết quốc gia trên
khắp năm châu, quy tụ rất nhiều cây vợt xuất sắc, đã có thành tích nhất
định trên bảng xếp hạng của Liên đoàn Cầu lông thế giới (BWF). Được
tổ chức thường niên từ năm 2007, bao gồm các nội dung thi đấu đơn và
đôi, dành cho những cây vợt chuyên nghiệp, đã là thành viên của Hiệp
hội cầu lông trực thuộc BWF.
Để được xét vào vòng đấu loại, mỗi VĐV bắt buộc phải tham gia ít
nhất hai nội dung thi đấu (ví dụ đơn nam và đôi nam), và căn cứ vào số
điểm tích lũy nhận được sau mỗi trận cầu, bao gồm điểm cộng và trừ. Số
điểm tích lũy sau mỗi giải đấu không chỉ nhằm mục đích chọn ra người
chiến thắng, mà còn giúp định vị thành tích tay vợt. VĐV/cặp VĐV được
gọi là hạt giống số bao nhiêu của giải đấu căn cứ vào bảng xếp hạng thế
giới. Thứ hạng trên bảng xếp hạng được chiếu theo kết quả thi đấu của
các giải khác nhau do Liên đoàn Cầu lông thế giới tổ chức trong vòng 52
tuần lễ (trừ các giải trẻ và giải tự tổ chức bởi các thương hiệu).
Thể thức thi đấu xoay quanh 5 nội dung chính: Đơn nam, Đơn nữ,
Đôi nam, Đôi nữ, Đôi nam nữ.
25
1.3.6. Hệ thống giải đấu Super Series
Mùa giải “Siêu cấp” này ra mắt vào ngày 14/12/2006 và được tổ
chức thi đấu vào năm 2007. Được hiệp hội cầu lông thế giới công nhận
đây là một giải thi đấu chính thức, và chia ra hai cấp độ phân loại: Super
Series Premier và Super Series.
Super Series là một hệ thống các giải đấu, bao gồm 12 giải đấu tổ
chức tại 12 quốc gia trên khắp thế giới, trong đó có 5 giải Super Series
Premier. Quy tụ 32 tay vợt hàng đầu thế giới, giải thưởng cho người
chiến thắng là số tiền trên 200.000 USD cho mỗi giải. Mỗi giải đấu được
tổ chức hàng tháng từ tháng 1 đến tháng 12 và mỗi tháng luân phiên 1
quốc gia chủ nhà.
Mùa giải Super Series được tổ chức thường niên hằng năm, và Top 8
VĐV/cặp VĐV trong mỗi thể thức thi đấu trong bảng xếp hạng Super
Series sẽ được mời đến giải Super Series Finals - Giải đấu chung kết diễn
ra vào cuối năm, nhằm tìm ra nhà vô địch của toàn giải.
Trung bình mỗi giải đấu Super Series diễn ra trong 6 ngày, với 5
ngày thi đấu vòng chung kết. Sau 4 vòng loại bắt buộc, 32 VĐV/cặp
VĐV sẽ được chọn để thi đấu vòng chung kết. Từ tháng 9/2008 mỗi giải
đấu chỉ còn 16 VĐV/cặp VĐV tham gia thay vì 32 như trước đây để
tránh căng thẳng và áp lực phải thi đấu liên tục cho các VĐV giành phần
thắng. Nội dung thi đấu cũng tương tự như Grand Prix, với 5 nội dung
chính: Đơn nam, Đơn nữ, Đôi nam, Đôi nữ, Đôi nam nữ.
1.3.7. Giải All England (All England Open Badminton
Championships)
Giải cầu lông toàn Anh hay còn gọi là Giải cầu lông Anh mở rộng
(All England Open Badminton Championships). Đây là giải cầu lông
chuyên nghiệp lớn nhất và có truyền thống lâu đời nhất thế giới. Giải lần
đầu được tổ chức tại Guildford vào năm 1898 (ban đầu chỉ có các nội
dung đôi nam, đôi nữ và đôi nam nữ). Từ thành công của sự kiện này,
Liên đoàn Cầu lông Anh quyết định tiếp tục tổ chức tại Horticultural
Halls, London vào năm 1899 và được bổ sung thêm 2 hình thức thi đấu
đơn nam và đơn nữ. Năm 1900, Sydney H. Smith (Anh) vô địch đơn
nam, Ethel B. Thomson (Anh) vô địch đơn nữ, Herbert Mellersh và F. S.
Collier (Anh) vô địch đôi nam, Daisy St. John và E. M. Moseley (Anh)
vô địch đôi nữ, F. S. Collier và Ellen Mary Stawell-Brown (Anh) vô địch
đôi nam nữ. Năm 2021, Lee Zii Jia (Malaysia) vô địch đơn nam, Nozomi
Okuhara (Nhật Bản) vô địch đơn nữ, Mayu Matsumoto và Wakana
Nagahara (Nhật Bản) vô địch đôi nam, Yuta Watanabe và Arisa
Higashino (Nhật Bản) vô địch đôi nữ.
26
Có thể thấy, từ giải năm 1899 đến năm 1938, chức vô địch các nội
dung hầu như đều do các tay vợt Anh thâu tóm nhưng kể từ năm 1939
đến năm 2021, còn có các tay vợt nổi lên từ các quốc gia như: Đan Mạch,
Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc, Nhật Bản,… tham gia chiếm lĩnh các vị
trí hàng đầu.
Kể từ sau khi Thomas Cup ra đời vào năm 1949, chức vô địch tại
Giải cầu lông toàn Anh vẫn rất danh giá và được xem như là chức vô
địch toàn cầu, cho tới khi BWF chính thức tổ chức Giải cầu lông vô địch
thế giới vào năm 1977. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của 2 cuộc chiến tranh
thế giới, giải cầu lông toàn Anh từng bị hoãn trong 2 giai đoạn 1915-
1919 và 1940-1946. Không chỉ được tổ chức hàng năm tại Anh, giải cầu
lông Anh mở rộng luôn nằm trong hệ thống của BWF và được nâng lên
Superseries vào năm 2007, sau đó trở thành Superseries Premium vào
năm 2011.
1.3.8. Thế vận hội mùa hè (Olympic Games)
Sân chơi này có tầm ảnh hưởng vô cùng lớn, vượt qua hết thảy các
giải đấu khác, không chỉ là nơi các VĐV cọ xát mà còn giúp họ mang về
tấm huy chương cho quốc gia của mình. Cầu lông được đưa vào danh
sách thi đấu chính thức vào năm 1992, Thế vận hội mùa hè có sự tham
gia của 62 quốc gia và được tổ chức tại quốc gia chủ nhà bất kỳ. Mang
tính giao hữu là chính, giải đấu này không có điểm thưởng lẫn tiền
thưởng dành cho các tay vợt tham gia. Thế nhưng, được tham dự Thế vận
hội lại là một niềm tự hào to lớn cho VĐV, giúp họ ghi dấu ấn vào sự
nghiệp thi đấu của bản thân.
Trải qua nhiều thập kỷ, các giải đấu đã có nhiều thay đổi về luật thi
đấu, nhằm giảm bớt áp lực cho các VĐV cũng như mang lại những sân
chơi công bằng hơn. Những bước chuyển mình này đánh dấu vào sự
thành công của cầu lông, giúp xây dựng danh tiếng của bộ môn có lịch sử
lâu đời này vươn xa hơn.
1.4. Danh thủ cầu lông thế giới
Cầu lông là một bộ môn hấp dẫn, quy tụ những con người tài năng
và bền bỉ nhất. Cầu lông là một trong những môn thể thao được nhiều
người yêu thích trên thế giới do đó những giải đấu cầu lông và các danh
thủ luôn được đông đảo người hâm mộ ngưỡng mộ, mong đợi. Bảng xếp
hạng cầu lông thế giới luôn được cập nhật trên trang website của Liên
đoàn Cầu lông thế giới BWF, dựa trên thành tích thi đấu của các VĐV
27
qua hàng năm, có thể điểm qua những tay vợt xuất sắc nhất nam và nữ
dưới đây.
1.4.1. Danh thủ cầu lông nam thế giới
(1) Viktor Axelsen
- Quốc tịch: Đan Mạch
- Ngày sinh: 04/01/1994.
- Thể trạng: cao 1,94 m, nặng 88kg.
- Sự nghiệp: Đã tham gia 35 giải, tỉ lệ trận thắng/bại là 434/139,
đứng đầu Bảng xếp hạng cầu lông đơn nam Thế giới năm 2022 với số
điểm đạt được là 118579. Tổng tiền giải thưởng đến tháng 8/2022:
$1,458,074.50.
- Thành tích:
Vô địch đơn nam Olympic năm 2020 (Tokyo); Hạng ba đơn nam
Olympic năm 2016 (Rio de Janeiro);
Vô địch đơn nam Thế giới BWF năm 2017 (Glasgow); Hạng ba đơn
nam Thế giới BWF năm 2014 (Copenhagen);
Hạng ba đồng đội hỗn hợp Sudirman Cup năm 2013 (Kuala
Lumpur);
Vô địch đơn nam Thomas Cup năm 2016 (Kunshan); Hạng ba đơn
nam Thomas Cup các năm: 2012 (Wuhan), 2018 (Bangkok), 2020
(Aarhus), 2022 (Bangkok);
Vô địch đơn nam châu Âu các năm: 2016 (La Roche-sur-Yon), 2018
(Huelva), 2022 (Madrid); Hạng nhì đơn nam châu Âu 2021 (Kyiv); Hạng
ba đơn nam châu Âu các năm: 2012 (Karlskrona), 2014 (Kazan), 2017
(Kolding);
Vô địch đồng đội hỗn hợp châu Âu các năm: 2015 (Leuven), 2017
(Lubin), 2019 (Copenhagen), 2021 (Vantaa); Hạng nhì đồng đội hỗn hợp
châu Âu năm 2013 (Moscow);
28
Hình 11. Viktor Axelsen - Đứng đầu bảng xếp hạng cầu lông Đơn nam Thế giới
(vào ngày 28/9/2017 và tháng 7/2022)
(Nguồn:
https://www.facebook.com/photo/?fbid=369912564496808&set=a.20019487813524)
Vô địch đôi nam châu Âu các năm: 2012 (Amsterdam), 2014
(Basel), 2016 (Kazan), 2018 (Kazan), 2020 Liévin;
Vô địch đơn nam Trẻ thế giới năm 2010 (Guadalajara); Hạng nhì
đơn nam Trẻ thế giới năm 2011 (Taipei);
Vô địch đơn nam Trẻ châu Âu năm 2011 (Vantaa); Hạng nhì đồng
đội hỗn hợp Trẻ châu Âu năm 2011 (Vantaa);
- Viktor Axelsen là một tay vợt trẻ thuận tay phải, đầy tài năng, có
tinh thần luyện tập tích cực, chuyên nghiệp. Sự chăm chỉ cùng với tài
năng bẩm sinh đã giúp tay vợt trẻ này gặt hái nhiều thành công và được
nhiều người kỳ vọng là có thể tiến xa hơn trong tương lai.
(2) Momota Kento
- Quốc tịch: Nhật Bản.
- Ngày sinh: 01/09/1994.
- Thể trạng: cao 1,75m, nặng 68kg.
- Sự nghiệp: Đã tham gia 24 giải, tỉ lệ trận thắng/bại là 366/96, xếp
thứ 2 Bảng xếp hạng cầu lông Đơn nam Thế giới năm 2022 với số điểm
đạt được là 112210. Tổng tiền giải thưởng đến tháng 8/2022:
$1,297,802.12.
29
- Thành tích:
Vô địch đơn nam Thế giới BWF các năm: 2018 (Nanjing), 2019
(Basel); Hạng ba đơn nam Thế giới BWF 2015 (Jakarta);
Hạng nhì đơn nam Sudirman Cup các năm: 2015 (Dongguan), 2019
(Nanning), 2021 (Vantaa);
Vô địch đơn nam Thomas Cup năm 2014 (New Delhi); Hạng nhì
đơn nam Thomas Cup 2018 (Bangkok); Hạng ba đơn nam Thomas Cup
các năm: 2020 (Aarhus), 2022 (Bangkok);
Hạng ba đơn nam Asian Games 2018 (Jakarta-Palembang);
Vô địch đơn nam châu Á các năm: 2018 (Wuhan), 2019 (Wuhan);
Hạng nhì Giải vô địch đồng đội châu Á năm 2016 (Hyderabad);
Hình 12. Momota Kento xếp thứ 2 Bảng xếp hạng cầu lông Đơn nam Thế giới
năm 2022
(Nguồn: https://webthethao.vn/cau-long/kento-monoto-dep-trai-hon-sau-phau-thuat-
tham-my-124664.htm)
Vô địch đơn nam Trẻ thế giới năm 2012 (Chiba); Hạng nhì đồng đội
hỗn hợp Trẻ thế giới năm 2012 (Chiba); Hạng ba đơn nam Trẻ thế giới
năm 2011 (Taipei);
Vô địch đơn nam Trẻ châu Á năm 2012 (Gimcheon); Vô địch đồng
đội hỗn hợp Trẻ châu Á năm 2012 (Gimcheon); Hạng ba đơn nam Trẻ
châu Á năm 2011 (Lucknow);
30
- Sinh ra ở Mitoyo, tỉnh Kagawa, có niềm đam mê với cầu lông từ
khi học lớp 2, tài năng cầu lông của Kento Momota đã được phát hiện từ
khi còn rất nhỏ. Anh bắt đầu sự nghiệp cầu lông từ cấp cơ sở với kết quả
khá hoàn hảo và được biết đến với lối chơi bùng nổ và phong cách thi
đấu khó đoán.
(3) Anders Antonsen
- Quốc tịch: Đan Mạch.
- Ngày sinh: 27/04/1997.
- Thể trạng: cao 1,83m nặng 80kg.
- Sự nghiệp: Đã tham gia 34 giải, tỉ lệ trận thắng/bại là 251/81, xếp
hạng 3 Bảng xếp hạng cầu lông đơn nam Thế giới vào ngày 12/11/2019
và ngày 3/5/2022 với số điểm đạt được là 98300. Tổng tiền giải thưởng
đến tháng 8/2022 là $461,987.75.
- Thành tích:
Hạng nhì đơn nam Thế giới BWF 2019 (Basel); Hạng ba đơn nam
Thế giới BWF 2021 (Huelva);
Hạng ba đồng đội nam Thomas Cup các năm: 2018 (Bangkok), 2020
(Aarhus), 2022 (Bangkok);
Vô địch đơn nam European Games 2019 (Minsk);
Vô địch đơn nam châu Âu 2021 (Kyiv); Hạng nhì đơn nam châu Âu
các năm: 2017 (Kolding), 2022 (Madrid);
Vô địch đồng đội hỗn hợp châu Âu các năm: 2017 (Lubin), 2019
(Copenhagen), 2021 (Vantaa);
Vô địch đồng đội nam châu Âu các năm: 2016 (Kazan), 2018
(Kazan), 2020 (Liévin);
Vô địch đơn nam Trẻ châu Âu 2015 (Lubin); Hạng ba đồng đội hỗn
hợp châu Âu 2015 (Lubin);
31
Hình 13. Anders Antonsen - Xếp hạng 3 Bảng xếp hạng cầu lông đơn nam Thế
giới vào ngày 12/11/2019 và ngày 3/5/2022
(Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/File:Anders_Antonsen_(cr.ploybuster).jpg)
Antonsen bắt đầu sự nghiệp cầu lông của mình từ năm sáu tuổi ở
Kastanievej, Viby. Cùng với anh trai Kasper Antonsen đã học chơi cầu
lông từ cha làm việc tại một trong những câu lạc bộ cầu lông ở Đan
Mạch. Với thành tích đáng ngưỡng mộ khi còn rất trẻ, anh hứa hẹn sẽ là
VĐV mang vinh danh về cho đất nước Đan Mạch ở những đấu trường
lớn hơn.
(4) Chou Tien-chen (Châu Thiên Thành)
- Quốc tịch: Đài Loan.
- Ngày sinh: 08/01/1990.
- Thể trạng: cao 1,80m, nặng 78kg.
- Sự nghiệp: Đã tham gia 35 giải, tỉ lệ trận thắng/bại là 347/186, xếp
hạng 2 đơn nam Thế giới vào ngày 17/3/2020, hạng 4 đơn nam Thế giới
vào ngày 19/2/2021 với số điểm đạt được là 93282. Tổng tiền giải
thưởng đến tháng 8/2022 là $914,514.12.
- Thành tích:
Hạng nhì đơn nam Asian Games 2018 (Jakarta - Palembang); Hạng
ba đồng đội nam Asian Games các năm: 2014 (Incheon), 2018 (Jakarta -
Palembang);
Hạng ba đơn nam châu Á 2019 (Wuhan);
32
Hạng ba đồng đội nam Đại hội thể thao Đông Á (East Asian Games)
2013 (Tianjin);
Hạng ba đồng đội hỗn hợp Summer Universiade các năm: 2011
(Shenzen), 2013 (Kazan); Hạng ba đôi nam Summer Universiade 2013
(Kazan); Hạng ba đơn nam Summer Universiade 2015 (Gwangju);
Hạng ba đơn nam Trẻ châu Á 2008 (Kuala Lumpur);
Hình 14. Chou Tien-chen - Xếp hạng 2 Bảng xếp hạng cầu lông đơn nam Thế giới
vào ngày 17/03/2020
(Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Chu_Thi%C3%AAn_Th%C3%A0nh)
Chou Tien-chen là nam VĐV cầu lông xuất sắc nhất trong lịch sử thể
thao Đài Loan. Anh đã tỏa sáng trong làng cầu lông quốc tế vào những
năm 30 tuổi với những phương thức đặc biệt, phong cách thi đấu dẻo dai,
bền bỉ, kỹ thuật biến đổi di chuyển cơ thể nhanh, linh hoạt, bỏ nhỏ cầu
mềm mại, bất ngờ, duy trì xuyên suốt trong thời gian dài của sự nghiệp.
(5) Anthony Sinisuka Ginting
- Quốc tịch: Indonesia.
- Ngày sinh: 20/11/1996.
- Thể trạng: cao 1,71m, nặng 66kg.
- Sự nghiệp: Đã tham gia 32 giải, tỉ lệ trận thắng/bại là 220/131, xếp
hạng 3 Bảng xếp hạng cầu lông đơn nam Thế giới vào ngày 18/02/2020
33
và hạng 5 vào ngày 12/7/2022 với số điểm đạt được là 87567. Tổng tiền
giải thưởng đến tháng 8/2022 là $489,827.50.
Hình 15. Anthony Sinisuka Ginting - Xếp hạng 3 Bảng xếp hạng cầu lông đơn nam
Thế giới vào ngày 18/02/2020 và hạng 5 vào ngày 12/7/2022
(Nguồn:
http://www.badmintoneurope.com/cms/default.aspx?clubid=4685&cmsid=239&pageid
=5381&m=8597684)
- Thành tích:
Hạng ba đơn nam Olympic năm 2020 (Tokyo);
Hạng ba đồng đội hỗn hợp Sudirman Cup 2019 (Nanning);
Vô địch đồng đội nam Thomas Cup năm 2020 (Aarhus); Hạng nhì
đồng đội nam Thomas Cup các năm: 2016 (Kunshan), 2022 (Bangkok);
Hạng ba đồng đội nam Thomas Cup 2018 (Bangkok);
Hạng nhì đồng đội nam Asian Games 2018 (Jakarta-Palembang);
Hạng ba đơn nam Asian Games 2018 (Jakarta-Palembang);
Vô địch đồng đội nam châu Á (Asia Team Championships) các năm:
2016 (Hyderabad), 2018 (Alor Setar), 2020 (Manila);
Vô địch đồng đội nam Southeast Asian Games các năm: 2015
(Singapore), 2019 (Philippines);
Hạng nhì đơn nam Youth Olympic Games 2014 (Nanjing);
Hạng nhì đồng đội hỗn hợp Trẻ Thế giới 2014 (Alor Setar); Hạng ba
đơn nam Trẻ Thế giới 2014 (Alor Setar).
- Anthony Sinisuka Ginting sinh ra ở Cimahi, người gốc Karo, được
cha anh hướng nghiệp chơi cầu lông khi anh còn học mẫu giáo. Khi còn
trẻ, anh gia nhập PB SGS PLN, một câu lạc bộ cầu lông ở Bandung, Tây
Java. Là tay vợt huyền thoại trong làng cầu lông đến từ đất nước
34
Indonesia, anh đã nhiều lần tham dự những giải đấu lớn với tư cách VĐV
được yêu thích nhất.
(6) Chen Long (Thầm Long)
- Quốc tịch: Trung Quốc.
- Ngày sinh: 18/01/1989.
- Thể trạng: cao 1,87m nặng 75kg.
- Sự nghiệp: Đã tham gia 18 giải, tỉ lệ trận thắng/bại là 446/115, xếp
hạng 1 Bảng xếp hạng cầu lông đơn nam Thế giới vào ngày 24/12/2014
và hạng 7 vào ngày 03/5/2022 với số điểm đạt được là 84400. Tổng tiền
giải thưởng đến tháng 8/2022 là $1,355,607.50.
- Thành tích:
Vô địch đơn nam Thế vận hội 2016 (Rio de Janeiro); Hạng nhì đơn
nam Thế vận hội 2020 (Tokyo); Hạng ba đơn nam Thế vận hội 2012
(London);
Vô địch đơn nam Thế giới BWF các năm: 2014 (Copenhagen), 2015
(Jakarta); Hạng ba đơn nam Thế giới BWF các năm: 2017 (Glasgow),
2018 (Nanjing);
Vô địch đồng đội hỗn hợp Sudirman Cup các năm: 2009
(Guangzhou), 2011 (Qingdao), 2013 (Kuala Lumpur), 2015 (Dongguan),
2019 (Nanning); Hạng nhì đồng đội hỗn hợp Sudirman Cup 2017 (Gold
Coast);
Vô địch đồng đội nam Thomas Cup các năm: 2010 (Kuala Lumpur),
2012 (Wuhan), 2018 (Bangkok); Hạng ba đồng đội nam Thomas Cup
2014 (New Delhi);
Vô địch đồng đội nam Asian Games các năm: 2010 (Guangzhou),
2018 (Jakarta - Palembang); Hạng nhì đồng đội nam và Hạng nhì đơn
nam Asian Games 2014 (Incheon);
Vô địch đơn nam châu Á (Asian Championships) 2017 (Wuhan);
Hạng nhì đơn nam châu Á các năm: 2009 (Suwon), 2013 (Taipei), 2016
(Wuhan), 2018 (Wuhan); Hạng ba đơn nam châu Á các năm: 2011
(Chengdu), 2012 (Qingdao), 2015 (Wuhan);
Vô địch đơn nam Đại hội thể thao Đông Á (East Asian Games) các
năm: 2009 (Hong Kong), 2013 (Tianjin);
Vô địch đơn nam và vô địch đồng đội hỗn hợp Trẻ thế giới 2007
(Waitakere City);
Vô địch đơn nam và hạng Nhì đồng đội hỗn hợp Trẻ châu Á (Asian
Junior Championships) 2007 (Kuala Lumpur).
35
Hình 16. Chen Long - xếp hạng 1 Bảng xếp hạng cầu lông đơn nam Thế giới
vào ngày 24/12/2014
(Nguồn: https://thethao.vn/the-thao-247/cau-long/chen-long-bo-ngo-kha-nang-du-
giai-toan-anh-2022-tt36174.html)
- Chen Long sinh ra tại Thành phố Hồ Bắc, Trung quốc. Năm 2000,
anh có tố chất chơi cầu lông hay nhưng thể chất hơi yếu nên đã tham gia
vào đội Hạ Môn. Sự nghiệp của Chen Long đầy vinh quang, tuy nhiên,
truyền thông Trung Quốc đưa tin, anh sẽ giải nghệ sau Á vận hội 2022 để
tham gia ban huấn luyện đội tuyển cầu lông Trung Quốc với vai trò trợ lý
huấn luyện viên (HLV). Nếu điều này trở thành sự thật, Chen Long sẽ để
lại nhiều tiếc nuối với những người hâm mộ vì dù ở tuổi 33, anh vẫn
đang thi đấu tốt và vẫn đang là lá cờ đầu của cầu lông Trung Quốc.
Nhưng cũng theo thông tin từ báo chí Trung Quốc (tháng 8/2022), tay
vợt số 1 Trung Quốc Chen Long đang tham gia trại huấn luyện đội tuyển
quốc gia ở Hải Nam. Điều này cho thấy khả năng anh sẽ tái xuất trong
thời gian tới.
Vào ngày 28/11/2017, Chen Long đã đăng ký kết hôn với Wang
Shixian (nữ đồng nghiệp - tuyển thủ Cầu lông Trung Quốc) tại Phòng
Nội vụ của Quận Siming, Hạ Môn, Trung Quốc.
(7) Lee Zii Jia (Lý Tử Gia)
- Quốc tịch: Malaysia.
- Ngày sinh: 29/03/1998.
- Thể trạng: cao 1,86m nặng 78kg.
- Sự nghiệp: Đã tham gia 38 giải, tỉ lệ trận thắng/bại là 207/90, xếp
hạng 5 Bảng xếp hạng cầu lông đơn nam Thế giới vào ngày 28/6/2022
36
với số điểm đạt được là 81164. Tổng tiền giải thưởng đến tháng 8/2022 là
$300,367.25.
- Thành tích:
Hạng ba đồng đội hỗn hợp Sudirman Cup 2021 (Vantaa);
Vô địch đơn nam châu Á 2022 (Manila);
Hình 17. Lee Zii Jia - xếp hạng 5 Bảng xếp hạng cầu lông đơn nam Thế giới vào
ngày 28/6/2022
(Nguồn: http://m.thethaoso365.com/mirr_the-thao-247/cau-long/lee-zii-jia-duoc-de-
xuat-go-bo-lenh-cam-thi-dau-2-nam-tt33850.html)
Vô địch đồng đội nam Asia Team Championships 2022 (Selangor);
Hạng nhì đồng đội nam Asia Team Championships 2020 (Manila); Hạng
ba đồng đội nam Asia Team Championships 2018 (Alor Setar);
Vô địch đơn nam Southeast Asian Games 2019 (Philippines); Hạng
nhì đồng đội nam Southeast Asian Games các năm: 2017 (Kuala
Lumpur), 2019 (Philippines);
Hạng nhì đồng đội hỗn hợp Trẻ thế giới 2016 (Bilbao); Hạng ba đơn
nam Trẻ thế giới 2016 (Bilbao);
- Lee Zii Jia là VĐV cầu lông người Malaysia, sớm được coi là một
trong những tài năng trẻ xuất sắc nhất thế hệ của mình. Anh được coi là
người kế thừa của huyền thoại Lee Chong Wei, với những bước tiến
nhanh chóng trên bảng xếp hạng. Tháng 02/2022, Lee Zii Jia đã quay trở
lại đội tuyển cầu lông Malaysia sau một thời gian ngắn đình công, rút
khỏi liên đoàn để trở thành tay vợt tự do. Truyền thông Malaysia cho biết
Zii Jia đã nhận được lời đề nghị quảng cáo trị giá gần 1,2 triệu USD từ
một công ty đồ thể thao của Đài Loan (Trung Quốc). Hiện tại, anh vẫn
được xem là thủ lĩnh ở đội tuyển cầu lông Malaysia.
37
(8) Jonatan Christie
- Quốc tịch: Indonesia.
- Ngày sinh: 15/9/1997.
- Thể trạng: cao 1,79m, nặng 75kg.
- Sự nghiệp: Đã tham gia 32 giải, tỉ lệ trận thắng/bại là 244/119, xếp
hạng 4 Bảng xếp hạng cầu lông Đơn nam Thế giới vào ngày 06/8/2019
và hạng 7 Thế giới vào ngày 02/4/2022 với số điểm đạt được là 78047.
Tổng tiền giải thưởng đến tháng 8/2022 là $327,565.50.
- Thành tích:
Hạng ba đồng đội hỗn hợp Sudirman Cup các năm: 2015
(Dongguan), 2019 (Nanning);
Vô địch đồng đội nam Thomas Cup 2020 (Aarhus); Hạng nhì đồng
đội nam Thomas Cup các năm: 2016 (Kunshan), 2022 (Bangkok); Hạng
ba đồng đội nam Thomas Cup 2018 (Bangkok);
Hình 18. Jonatan Christie - xếp hạng 4 Bảng xếp hạng cầu lông Đơn nam Thế
giới vào ngày 06/8/2019 và hạng 7 vào ngày 02/8/2022)
(Nguồn: https://zoominton.com/than-dong-cau-long-cua-indonesia-jonatan-christie-
tai-sea-games-30)
Vô địch đơn nam Asian Games 2018 (Jakarta–Palembang); Hạng nhì
đồng đội nam Asian Games 2018 (Jakarta–Palembang);
Hạng nhì đơn nam châu Á 2022 (Manila);
Vô địch đồng đội nam Asia Team Championships các năm: 2016
(Hyderabad), 2018 (Alor Setar), 2020 (Manila);
38
Vô địch đồng đội nam Southeast Asian Games các năm: 2015
(Singapore), 2017 (Kuala Lumpur), 2019 (Philippines); Vô địch đơn nam
Southeast Asian Games 2017 (Kuala Lumpur);
Vô địch đồng đội hỗn hợp Trẻ Thế giới các năm: 2013 (Bangkok),
2014 (Alor Setar);- Jonatan Christie (còn được biết đến với biệt danh
“Jojo” - “Thần đồng cầu lông” của Indonesia. Anh đến từ PB. Tangkas
Specs, một câu lạc bộ cầu lông từ Jakarta và là một trong những người có
lối chơi vô cùng kỷ luật. Bên cạnh thành tích thi đấu ấn tượng, Jonatan
Christie còn sở hữu gương mặt điển trai, chiều cao tốt cùng thân hình
tráng kiện. Anh cũng là tay vợt Đông Nam Á có thứ hạng cao nhất trên
bảng xếp hạng cầu lông đơn nam thế giới.
(9) Lakshya Sen
- Quốc tịch: India (Ấn Độ).
- Ngày sinh: 16/8/2001.
- Thể trạng: cao 1,79m, 68kg.
- Sự nghiệp: Đã tham gia 36 giải, tỉ lệ trận thắng/bại là 193/74, xếp
hạng 9 Bảng xếp hạng cầu lông đơn nam Thế giới vào ngày 22/3/2022
với số điểm đạt được là 74786. Tổng tiền giải thưởng đến tháng 8/2022 là
$154,621.25.
- Thành tích:
Hạng ba đơn nam Thế giới BWF 2021 (Huelva);
Vô địch đồng đội nam Thomas Cup 2022 (Bangkok);
Hạng nhì đồng đội hỗn hợp Đại hội Thể thao Khối thịnh vượng
chung (Commonwealth Games) 2022 (Birmingham);
Hạng ba đồng đội nam Asia Team Championships 2020 (Manila);
Hạng nhì đơn nam Olympic trẻ (Youth Olympic Games) 2018
(Buenos Aires);
Hạng ba đơn nam Trẻ Thế giới (World Junior Championships) 2018
(Markham);
Vô địch đơn nam Trẻ châu Á (Asian Junior Championships) 2018
(Jakarta); Hạng ba đơn nam Trẻ châu Á 2016 (Bangkok).
39
Hình 19. Lakshya Sen - xếp hạng 9 Bảng xếp hạng cầu lông Đơn nam Thế giới
vào ngày 22/3/2022 với số điểm đạt được là 74786
(Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Lakshya_Sen)
- Lakshya Sen có giọng nói nhẹ nhàng và phong độ cực kỳ ổn định.
VĐV người Ấn Độ này Được huấn luyện bởi Morten Frost vĩ đại của
Đan Mạch đang hứa hẹn trở thành người kế nhiệm cho Kidambi Srikanth
để trở thành ông vua cầu lông Ấn Độ.
(10) Loh Kean Yew
- Quốc tịch: Singapore.
- Ngày sinh: 26/6/1997.
- Thể trạng: cao 1,75m, nặng 68kg.
- Sự nghiệp: Đã tham gia 29 giải, tỉ lệ trận thắng/bại là 162/83, xếp
hạng 9 Bảng xếp hạng cầu lông Đơn nam Thế giới vào ngày 02/8/2022
với số điểm đạt được là 70506. Tổng tiền giải thưởng đến tháng 8/2022 là
$121,896.25.
- Thành tích:
Vô địch đơn nam Thế giới BWF 2019 2021 (Huelva);
Hạng ba đồng đội hỗn hợp Đại hội Thể thao Khối thịnh vượng chung
(Commonwealth Games) 2022 (Birmingham);
Hạng ba đồng đội nam Asia Team Championships 2022 (Selangor);
Hạng nhì đơn nam Southeast Asian Games các năm: 2019
(Philippines), 2021 (Vietnam); Hạng ba đơn nam Southeast Asian Games
2015 (Singapore); Hạng ba đồng đội nam Southeast Asian Games các
40
năm: 2015 (Singapore), 2017 (Kuala Lumpur), 2019 (Philippines), 2021
(VietNam).
- Xuất sắc đánh bại Kidambi Srikanth trong trận chung kết, Loh
Kean Yew đã trở thành tay vợt Singapore đầu tiên giành chức Vô địch
Thế giới năm 2021.
Hình 20. Loh Kean Yew- xếp hạng 9 Bảng xếp hạng cầu lông Đơn nam Thế giới
vào ngày 02/8/2022 với số điểm đạt được là 70506
(Nguồn: https://vtv.vn/cac-mon-khac/cau-long-loh-kean-yew-tro-thanh-tay-vot-
singapore-dau-tien-vdtg-20211220074919491.htm)
Loh Kean Yew sinh tại Penang (Malaysia), chơi cầu lông khi 4 tuổi,
cùng với anh em và những người hàng xóm của mình. Nhiều tháng sau
đó, Loh gia nhập đội cầu lông của bang Penang. Khi mới 13 tuổi, anh
chuyển đến Singapore sau khi nhận được học bổng của Hiệp hội cầu lông
nước này.
Loh đã thực hiện nghĩa vụ quân sự từ năm 2016 đến 2018, nhờ đó
giúp anh trở nên hướng ngoại, quan tâm đến xung quanh nhiều hơn. Loh
Kean Yew có thể nói tiếng Anh, Quan Thoại, Bahasa Malaysia và
Hokkien. Anh luôn tin tưởng vào sự nỗ lực trong công việc với động lực
lớn nhất là tập luyện chăm chỉ để cải thiện và trở thành người giỏi nhất
thế giới.
1.4.2. Danh thủ cầu lông nữ thế giới
(1) Tai Tzu-ying (Đới Tư Dĩnh)
- Quốc tịch: Đài Loan.
- Ngày sinh: 20/6/1994.
- Thể trạng: cao 1,62m nặng 57kg.
- Sự nghiệp: Đã tham gia 21 giải, tỉ lệ trận thắng/bại là 415/151, xếp
hạng 1 Bảng xếp hạng cầu lông Đơn nữ Thế giới vào ngày 01/12/2016,
41
hạng 2 vào ngày 03/5/2022 với số điểm đạt được hiện tại là 108800.
Tổng tiền giải thưởng đến tháng 8/2022 là $1,853,593.75.
- Thành tích:
Hạng nhì đơn nữ Thế vận hội (Olympic Games) 2020 (Tokyo);
Hạng nhì đơn nữ Thế giới BWF 2021 (Huelva);
Vô địch đơn nữ Asian Games 2018 (Jakarta-Palembang); Hạng ba
đơn nữ Asian Games 2014 (Incheon);
Vô địch đơn nữ châu Á các năm: 2017 (Wuhan), 2018 (Wuhan);
Hạng ba đơn nữ châu Á 2015 (Wuhan);
Hạng nhì đồng đội nữ East Asian Games các năm: 2009 (Hong
Kong), 2013 (Tianjin); Hạng nhì đơn nữ East Asian Games 2009 (Hong
Kong);
Vô địch đơn nữ Summer Universiade 2017 (Taipei); Vô địch đồng
đội hỗn hợp Summer Universiade 2017 (Taipei); Hạng nhì đơn nữ
Summer Universiade 2013 (Kazan); Hạng ba đồng đội hỗn hợp Summer
Universiade 2013 (Kazan); Hạng ba đơn nữ Summer Universiade 2015
(Gwangju);
Hạng nhì đơn nữ Trẻ châu Á (Asian Junior Championships) 2009
Kuala (Lumpur).
Hình 21. Tai Tzu-ying - Đứng đầu bảng xếp hạng cầu lông Đơn nữ Thế giới
(01/12/2016) và hạng 2 Đơn nữ Thế giới (03/5/2022)
(Nguồn: https://zoominton.com/tai-tzu-ying-nguoi-dep-lanh-lung-tai-the-van-hoi-
olympic-mo-phong)
- Tai Tzu-ying đến với cầu lông khá sớm do ảnh hưởng của cha cô -
Dai Nankai, vốn là một người lính cứu hỏa. Khi mới chỉ là học sinh lớp
sáu của trường tiểu học cô đã “bất khả chiến bại” tại Kaohsiung và giành
vị trí thứ hai trong Giải đấu cầu lông xếp hạng các tỉnh thành phố của
42
Taiwan. Học tại Học viện GDTC Thành phố Đài Bắc, cô có kỹ năng toàn
diện và phẩm chất nổi bật về mọi mặt, cùng với những đường cầu kỳ lạ
khiến đối thủ luôn gặp khó khăn để thích nghi. Tai Tzu-ying có lối chơi
tấn công tốc độ và sức mạnh rất hoàn hảo, qua đó giúp cô dễ dàng nhận
cầu ở vị trí thích hợp nhất. Hiện là tay vợt trẻ tiềm năng nhất trong lịch
sử cầu lông Taiwan, chỉ cần cải thiện sự ổn định và kinh nghiệm thi đấu,
cô sẽ phát triển thành một bậc thầy siêu hạng.
(2) Akane Yamaguchi
- Quốc tịch: Nhật Bản.
- Ngày sinh: 06/6/1997.
- Thể trạng: cao 1,56m nặng 55kg.
- Sự nghiệp: Đã tham gia 33 giải, tỉ lệ trận thắng/bại là 357/119, xếp
hạng 1 Bảng xếp hạng cầu lông Đơn nữ Thế giới vào ngày 19/4/2018 và
03/5/2022 với số điểm đạt được hiện tại là 108749. Tổng tiền giải thưởng
đến tháng 8/2022 là $1,197,445.62.
- Thành tích:
Vô địch đơn nữ Thế giới BWF 2021 (Huelva); Hạng ba đơn nữ Thế
giới BWF 2018 (Nanjing);
Hạng nhì đồng đội hỗn hợp Sudirman Cup các năm: 2015
(Dongguan), 2019 (Nanning), 2021 (Vantaa); Hạng ba đồng đội hỗn hợp
Sudirman Cup 2017 (Gold Coast);
Vô địch đồng đội nữ Uber Cup 2018 (Bangkok); Hạng nhì đồng đội
nữ Uber Cup các năm: 2014 (New Delhi), 2020 (Aarhus); Hạng ba đồng
đội nữ Uber Cup các năm: 2016 (Kunshan), 2022 (Bangkok);
Vô địch đồng đội nữ Asian Games 2018 (Jakarta-Palembang); Hạng
ba đồng đội nữ Asian Games 2014 (Incheon), 2018 (Jakarta-Palembang);
Vô địch đơn nữ châu Á 2019 (Wuhan); Hạng nhì đơn nữ châu Á các
năm: 2017 (Wuhan), 2022 (Manila);
Vô địch đồng đội nữ Asia Team Championships các năm: 2018
(Alor Setar), 2020 (Manila);
Vô địch đồng đội hỗn hợp Asia Mixed Team Championships 2017
(Ho Chi Minh);
Hạng ba đơn nữ East Asian Games 2013 (Tianjin); Hạng ba đồng đội
nữ East Asian Games 2013 (Tianjin);
43
Hạng nhì đơn nữ Thế vận hội Olympic trẻ (Youth Olympic Games)
2014 (Nanjing);
Vô địch đơn nữ Trẻ Thế giới (World Junior Championships) các
năm: 2013 (Bangkok), 2014 (Alor Setar); Hạng nhì đơn nữ Trẻ Thế giới
2012 (Chiba); Hạng nhì đồng đội hỗn hợp Trẻ Thế giới 2012 (Chiba);
Hạng ba đồng đội hỗn hợp Trẻ Thế giới 2014 (Alor Setar);
Vô địch đôi nam nữ Asian Youth Games 2013 (Nanjing);
Vô địch đồng đội hỗn hợp Trẻ châu Á 2012 (Gimcheon), Vô địch
đơn nữ Trẻ châu Á 2014 (Taipei); Hạng ba đơn nữ Trẻ châu Á 2012
(Gimcheon); Hạng ba đồng đội hỗn hợp Trẻ châu Á các năm: 2013 (Kota
Kinabalu), 2014 (Taipei).
Tuy có chiều cao khiêm tốn 1m56 nhưng Akane Yamaguchi được
người hâm mộ đặt cho biệt danh là “Mèo máy Doraemon”. Mỗi khi
Yamaguchi di chuyển và bay người cứu thua những pha cầu đẳng cấp,
nhiều người đã thốt lên, cô như “Siêu nhân”.
Hình 22. Akane Yamaguchi - xếp hạng 1 Bảng xếp hạng cầu lông Đơn nữ Thế giới
vào ngày 19/4/2018 và 03/5/2022
(Nguồn: https://firstsportz.com/akane-yamaguchi-turns-23-have-a-look-at-her-
journey/)
Với Yamaguchi, chiều cao không bao giờ là điểm yếu.
Yamaguchi di chuyển cực tốt và có khả năng quan sát nhanh nhạy hiếm
thấy. Chính khả năng đọc đường cầu giúp Yamaguchi thực hiện rất tốt
chiến thuật đánh nhanh, tốc độ, bù lại cho chiều cao. Cô cũng ngày càng
hoàn thiện hơn các cú đập cầu với sức bật tốt; khắc phục gần như hoàn
toàn các cú đẩy cầu bổng sâu về cuối sân của đối thủ nhằm khoét vào
44
điểm yếu chiều cao của cô. Yamaguchi còn có lối chơi cực kỳ thông
minh và phòng thủ kiên cường. Cô luôn biết làm đối phương ức chế bằng
những pha cầu bất ngờ và đẳng cấp.
(3) Chen Yufei
- Quốc tịch: Trung Quốc (China).
- Ngày sinh: 01/3/1998.
- Thể trạng: cao 1,71m, nặng 63kg.
- Sự nghiệp: Đã tham gia 22 giải, tỉ lệ trận thắng/bại là 255/82, xếp
hạng 1 Bảng xếp hạng cầu lông Đơn nữ Thế giới vào ngày 17/9/2019 và
hạng 4 Đơn nữ Thế giới ngày 12/7/2022 với số điểm đạt được hiện tại là
102454. Tổng tiền giải thưởng đến tháng 8/2022 là $799,095.00.
- Thành tích:
Vô địch đơn nữ Thế vận hội (Olympic Games) 2020 (Tokyo);
Hạng ba đơn nữ Thế giới BWF các năm: 2017 (Glasgow), 2019 (Basel);
Vô địch đồng đội hỗn hợp Sudirman Cup các năm: 2019 (Nanning),
2021 (Vantaa); Hạng ba đồng đội hỗn hợp Sudirman Cup 2017 (Gold
Coast);
Vô địch đồng đội nữ Uber Cup 2020 (Aarhus); Hạng nhì đồng đội
nữ Uber Cup 2022 (Bangkok); Hạng ba đồng đội nữ Uber Cup 2018
(Bangkok);
Hạng nhì đồng đội nữ Asian Games 2018 (Jakarta-Palembang);
Hạng nhì đơn nữ Asian Championships 2018 (Wuhan); Hạng ba đơn
nữ Asian Championships 2019 (Wuhan);
Hạng ba đồng đội hỗn hợp Asia Mixed Team Championships 2017
(Ho Chi Minh);
Vô địch đồng đội nữ Asian Team Championships 2016 (Hyderabad);
Hạng nhì đồng đội nữ Asian Team Championships 2018 (Alor Setar);
Vô địch đồng đội hỗn hợp Trẻ châu Á (World Junior
Championships) các năm: 2014 (Alor Setar), 2015 (Lima); 2016
(Bilbao); Hạng ba đồng đội hỗn hợp Trẻ châu Á 2013 (Bangkok); Vô
địch đơn nữ Trẻ châu Á 2016 (Bilbao);
Hạng ba đôi nam nữ Asian Youth Games 2013 (Nanjing);
Vô địch đồng đội hỗn hợp Trẻ châu Á (Asian Junior Championships)
các năm: 2013 (Kota Kinabalu), 2014 (Taipei), 2015 (Bangkok), 2016
(Bangkok); Vô địch đơn nữ Trẻ châu Á 2016 (Bangkok); Hạng nhì đơn
nữ Trẻ châu Á 2014 (Taipei).
45
Hình 23. Akane Yamaguchi - xếp hạng 1 Bảng xếp hạng cầu lông
Đơn nữ Thế giới vào ngày 17/9/2019
(Nguồn: http://www.xinhuanet.com/english/2021-08/01/c_1310101295_4.htm)
- Chen Yufei sinh năm 1998 tại phố Tongjun, huyện Tonglu, thành
phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang. Cô là VĐV cầu lông Trung Quốc và
đã giành giải vô địch thế giới. Năm 2004, vì điều kiện thể chất tốt, cô
được HLV đội tuyển cầu lông Hàng Châu chọn vào đội tuyển cầu lông
của thành phố. Với sự huấn luyện bài bản, cùng với sự chăm chỉ luyện
tập và linh hoạt trong tập luyện và thi đấu, Chen Yufei rất được các HLV
yêu thích. Năm 2011, cô được chọn tham gia huấn luyện trong Đội tuyển
trẻ quốc gia và năm 2013, được chọn vào Đội tuyển cầu lông quốc gia.
Tháng 12/2019 cô đã giành huy chương danh dự cao nhất thế giới và trở
thành tay vợt nữ số 1 thế giới ở nội dung đơn nữ. Ngày 27/12/2019, Chen
Yufei được Tổng cục Thể thao Trung Quốc trao tặng danh hiệu “Chiến
binh rèn luyện” danh dự.
(4) An Se-young
- Quốc tịch: Hàn Quốc (South Korea).
- Ngày sinh: 05/02/2002.
- Thể trạng: cao 1,70m nặng 50kg.
- Sự nghiệp: Đã tham gia 38 giải, tỉ lệ trận thắng/bại là 174/42, xếp
hạng 3 Bảng xếp hạng cầu lông Đơn nữ Thế giới vào ngày 12/7/2022 với
số điểm đạt được hiện tại là 100253. Tổng tiền giải thưởng đến tháng
8/2022 là $547,696.25.
- Thành tích:
46
Hình 24. An Se-young - đứng thứ 3 Bảng xếp hạng cầu lông Đơn nữ Thế giới vào
ngày 12/7/2022
(Nguồn: https://www.alamy.com/koreas-an-seyoung-in-action-against-taiwans-tai-tzu-
ying-during-day-four-of-the-yonex-all-england-open-badminton-championships-at-
the-utilita-arena-birmingham-picture-date-saturday-march-19-2022-
image465047619.html)
Hạng nhì đồng đội hỗn hợp Sudirman Cup 2021 (Vantaa);
Vô địch đồng đội nữ Uber Cup 2022 (Bangkok); Hạng ba đồng đội
nữ Uber Cup các năm: 2018 (Bangkok); 2020 (Aarhus);
Hạng ba đơn nữ Asian Championships 2022 (Manila);
Hạng nhì đồng đội nữ Asia Team Championships 2020 (Manila);
Hạng ba đồng đội nữ Asia Team Championships 2018 (Alor Setar);
Hạng ba đồng đội hỗn hợp World Junior Championships 2017
(Yogyakarta);
Vô địch đồng đội hỗn hợp Asian Junior Championships 2017
(Jakarta).
- An Se Young là một tay vợt trẻ đến từ Hàn Quốc nhưng vô cùng tài
năng và có triển vọng thống trị làng cầu lông đơn nữ thế giới. Năm 2017,
khi còn đang học trung học cơ sở, An Se Young được gọi vào đội tuyển
47
cầu lông Hàn Quốc, trở thành VĐV trẻ nhất từ trước tới nay khoác áo đội
tuyển. Thời điểm này, Se Young chủ yếu tham gia các giải đồng đội. Cô
đã chứng minh được khả năng của mình bằng việc thi đấu thành công
trước các tay vợt hàng đầu thế giới. Giới chuyên môn nhận thấy điều rất
hay ở An Se Young là sự dung hòa của cả 3 tay vợt tài năng: năng khiếu
thiên bẩm, với cổ tay cực dẻo như Tzu Ying; phán đoán đường cầu, di
chuyển nhanh như Yamaguchi và gài cầu cực khó như Marin. Se Young
đã sử dụng 3 kỹ năng hiếm có để thắng thuyết phục cả 3 tay vợt này. An
Se Young đã làm được rất nhiều thứ ở độ tuổi còn rất trẻ, tuy nhiên,
chặng đường phía trước của cô vẫn còn rất dài và chông gai.
(5) Nozomi Okuhara
- Quốc tịch: Nhật Bản (Japan).
- Ngày sinh: 13/3/1995.
- Thể trạng: cao 1,56m nặng 52kg.
- Sự nghiệp: Đã tham gia 22 giải, tỉ lệ trận thắng/bại là 330/105,
đứng đầu Bảng xếp hạng cầu lông Đơn nữ Thế giới vào ngày 29/11/2019,
hiện tại xếp thứ 6 Bảng xếp hạng với số điểm đạt được hiện tại là 95886.
Tổng tiền giải thưởng đến tháng 8/2022 là $904,681.75.
- Thành tích:
Hạng ba đơn nữ Thế vận hội (Olympic Games) 2016 (Rio de
Janeiro);
Vô địch đơn nữ Thế giới BWF 2017 (Glasgow); hạng nhì đơn nữ
Thế giới BWF 2019 (Basel);
Hạng nhì đồng đội hỗn hợp Sudirman Cup các năm: 2015
(Dongguan), 2019 (Nanning); Hạng ba đồng đội hỗn hợp Sudirman Cup
2017 (Gold Coast);
Vô địch đồng đội nữ Uber Cup 2018 (Bangkok); hạng ba đồng đội
nữ Uber Cup các năm: 2016 (Kunshan), 2022 Bangkok;
Vô địch đồng đội nữ Asian Games 2018 (Jakarta-Palembang);
Vô địch đồng đội nữ Asia Team Championships 2018 (Alor Setar);
Hạng nhì đồng đội nữ Asia Team Championships 2016 (Hyderabad);
48
Hình 25. Nozomi Okuhara - đứng đầu Bảng xếp hạng cầu lông Đơn nữ Thế giới
vào ngày 29/11/2019
(Nguồn: https://www.tinthethao.com.vn/cau-long-nhat-ban-lan-dau-co-tay-vot-vo-
dich-the-gioi-d434079.html)
Vô địch đơn nữ Trẻ Thế giới (World Junior Championships) 2012
(Chiba); Hạng nhì đồng đội hỗn hợp Trẻ Thế giới 2012 Chiba; Hạng ba
đơn nữ Trẻ Thế giới 2011 (Taipei);
Vô địch đồng đội hỗn hợp Trẻ châu Á (Asian Junior Championships)
2012 (Gimcheon); Hạng nhì đơn nữ Trẻ châu Á 2012 (Gimcheon).
- Nozomi Okuhara bắt đầu chơi cầu lông từ năm sáu tuổi. Để giúp cô
tăng cường dinh dưỡng, cha và ông của cô bắt đầu nuôi ong. Cô luôn
mang theo mật ong (do cha và ông cô tự làm) ngay cả khi cô tham gia
Thế vận hội Olympic Rio. Vào năm 2010 Nozomi Okuhara chính thức
gia nhập đội tuyển quốc gia Nhật Bản. Dù chiều cao khiêm tốn (chỉ
1m56) nhưng cô là tay vợt có lối chơi tốc độ, nhanh nhẹn, bền bỉ và cực
kỳ tinh tế, thông minh. Nozomi Okuhara đã đi vào lịch sử với tư cách là
tay vợt đầu tiên của Nhật Bản giành chức vô địch đơn ở giải cầu lông Vô
địch Thế giới. Ngoài cầu lông, Nozomi Okuhara cũng rất thích bơi lội.
(6) Carolina Marín
- Quốc tịch: Tây Ban Nha (Spain).
- Ngày sinh: 15/6/1993.
49
- Thể trạng: cao 1,72m nặng 65kg.
- Sự nghiệp: Đã tham gia 20 giải, tỉ lệ trận thắng/bại là 415/116,
đứng đầu Bảng xếp hạng cầu lông Đơn nữ Thế giới vào ngày 11/6/2015,
hiện tại (12/7/2022) xếp thứ 5 Bảng xếp hạng với số điểm đạt được hiện
tại là 95800. Tổng tiền giải thưởng đến tháng 8/2022 là $1,026,583.50.
- Thành tích:
Vô địch đơn nữ Thế vận hội (Olympic Games) 2016 (Rio de
Janeiro);
Vô địch đơn nữ Thế giới BWF các năm: 2014 (Copenhagen), 2015
(Jakarta), 2018 (Nanjing);
Vô địch đơn nữ châu Âu (European Championships) các năm: 2014
(Kazan), 2016 (La Roche-sur-Yon), 2017 (Kolding), 2018 (Huelva),
2021 (Kyiv), 2022 (Madrid);
Hạng ba đồng đội nữ (European Women's Team Championships) các
năm: 2016 (Kazan), 2018 (Kazan);
Hạng ba đơn nữ Trẻ thế giới (World Junior Championships) 2011
(Taipei);
Vô địch đơn nữ Trẻ châu Âu (European Junior Championships) 2011
(Vantaa); Hạng ba đơn nữ Trẻ châu Âu 2009 (Milan).
- Carolina là con một trong gia đình có truyền thống thể thao. Cô
khởi đầu chơi cầu lông ở câu lạc bộ IES La Orden ở Huelva và bắt đầu
gây tiếng vang ở cấp độ quốc tế tại Giải vô địch U17 châu Âu năm 2009.
Được biết đến rộng rãi như một siêu sao cầu lông của Tây Ban Nha và là
một trong những VĐV nữ vĩ đại nhất của nội dung đơn nữ khi đã giành
được huy chương ở hầu hết các giải BWF, cùng với các huy chương vàng
liên tiếp tại Thế vận hội, Giải vô địch thế giới và Giải vô địch châu Âu.
Cô có lực cổ tay cực mạnh, cú smash với tốc độ lên tới 330km/h
nhanh hơn tốc độ của chiếc xe đua F1. Năm 2014, Carolina được bình
chọn là VĐV thể thao của năm ở Tây Ban Nha. Ngoài ra, Carolina còn
có biệt danh “nữ hoàng Flamenco” bởi cô nhảy điệu Flamenco tuyệt đẹp.
50
Hình 26. Carolina Marín - đứng đầu Bảng xếp hạng cầu lông Đơn nữ Thế giới
vào ngày 11/6/2015
(Nguồn: https://www.siasat.com/carolina-marins-father-passes-away-1930772/)
(7) Pusarla Venkata Sindhu
- Quốc tịch: Ấn Độ (India).
- Ngày sinh: 05/7/1995.
- Thể trạng: cao 1,79m nặng 65kg.
- Sự nghiệp: Đã tham gia 36 giải, tỉ lệ trận thắng/bại là 402/168,
đứng thứ 2 Bảng xếp hạng cầu lông đơn nữ Thế giới vào ngày 07/4/2017,
hiện tại (03/5/2022) xếp thứ 7 Bảng xếp hạng với số điểm đạt được hiện
tại là 90994. Tổng tiền giải thưởng đến tháng 8/2022 là $896,715.50.
- Thành tích:
Hạng nhì đơn nữ Thế vận hội (Olympic Games) 2016 (Rio de
Janeiro); Hạng ba đơn nữ Thế vận hội (Olympic Games) 2020 (Tokyo);
Vô địch đơn nữ Thế giới BWF 2019 (Basel); Hạng nhì đơn nữ Thế
giới BWF các năm: 2017 (Glasgow), 2018 (Nanjing); Hạng ba đơn nữ
Thế giới BWF các năm: 2013 (Guangzhou), 2014 (Copenhagen);
Hạng ba đồng đội nữ Uber Cup các năm: 2014 (New Delhi), 2016
(Kunshan);
Hạng nhì đơn nữ Asian Games 2018 (Jakarta-Palembang); Hạng ba
đơn nữ Asian Games 2014 (Incheon);
Vô địch đơn nữ Đại hội thể thao Khối thịnh vượng chung Trẻ
(Commonwealth Youth Games) 2011 (Douglas);
51
Hình 27. Pusarla Venkata Sindhu - đứng thứ 2 Bảng xếp hạng cầu lông Đơn nữ
Thế giới vào ngày 07/4/2017
(Nguồn: https://zoominton.com/tieu-su-va-su-nghiep-cua-vdv-cau-long)
Vô địch đồng đội hỗn hợp Đại hội thể thao Khối thịnh vượng chung
(Commonwealth Games) 2018 (Gold Coast); Hạng nhì đồng đội hỗn hợp
Đại hội thể thao Khối thịnh vượng chung 2022 (Birmingham); Hạng nhì
đơn nữ Đại hội thể thao Khối thịnh vượng chung 2018 (Gold Coast);
Hạng ba đơn nữ Đại hội thể thao Khối thịnh vượng chung 2014
(Glasgow);
Hạng ba đồng đội nữ Asian Championships các năm: 2014
(Gimcheon), 2022 (Manila);
Vô địch đồng đội nữ South Asian Games 2016 (Guwahati-Shillong);
Vô địch đơn nữ South Asian Games 2016 (Guwahati-Shillong);
Vô địch đơn nữ Trẻ châu Á (Asian Junior Championships) 2012
(Gimcheon); Hạng ba đơn nữ Trẻ châu Á 2011 (Lucknow); Hạng ba
đồng đội hỗn hợp Trẻ châu Á 2011 (Lucknow).
- Pusarla Venkata Sindhu được sinh ra ở Hyderabad. Cha mẹ cô đều
là VĐV bóng chuyền cấp quốc gia. Cha của cô, Ramana, một thành viên
của đội bóng chuyền Ấn Độ đã giành huy chương đồng vào năm 1986 tại
Seoul Asian Games và ông cũng đã nhận được giải thưởng Arjuna năm
2000 về những đóng góp của anh cho môn thể thao này. Cô bắt đầu chơi
cầu lông từ năm tám tuổi. Mặc dù cha mẹ cô chơi bóng chuyền chuyên
nghiệp, Pusarla lại có cảm hứng và đam mê cầu lông. Pusarla lần đầu tiên
học những điều cơ bản của môn thể thao này với sự hướng dẫn của
Mehboob Ali tại sân cầu lông của Viện Kỹ thuật Tín hiệu và Viễn thông
52
Đường sắt Ấn Độ ở Secunderabad. Ngay sau đó, cô gia nhập Học viện
cầu lông Gopichand của Pullela Gopichand.
Trong khi định hình sự nghiệp của Pusarla, một phóng viên của The
Hindu đã viết: “Việc cô ấy có mặt đúng giờ tại các trung tâm huấn luyện
hàng ngày, khi cô ấy phải đi qua một quãng đường 56 km từ nơi ở của cô
đến trung tâm, có lẽ là sự phản ánh về sự sẵn sàng hoàn thành và mong
muốn trở thành một VĐV cầu lông giỏi với sự chăm chỉ và đầy quyết
tâm”. Đặc điểm nổi bật nhất trong các buổi huấn luyện và thi đấu của
Sindhu là thái độ, tinh thần tập luyện nghiêm túc, không bao giờ mỏi
mệt, chán nản và bỏ cuộc.
Pusarla nằm trong Top danh sách các VĐV Nữ có mức thu nhập cao
nhất vào năm 2018 và năm 2019. Vào tháng 1 năm 2020 cô là người
nhận giải thưởng dân sự do Padma Bhushan trao tặng (đây là giải thưởng
thứ ba cao nhất trong hệ thống giải thưởng của nhà nước Ấn Độ, dành
cho các công dân có cống hiến cho quốc gia). Pusarla được gọi là Nhà
thể thao Ấn Độ của BBC vào ngày 8/3/2020.
(8) Ratchanok Intanon
- Quốc tịch: Thailand
- Ngày sinh: 05/2/1995.
- Thể trạng: cao 1,69m nặng 58kg.
- Sự nghiệp: Đã tham gia 33 giải, tỉ lệ trận thắng/bại là 418/189,
đứng thứ 1 Bảng xếp hạng cầu lông Đơn nữ Thế giới vào ngày
21/4/2016, hiện tại (08/3/2022) xếp thứ 8 Bảng xếp hạng với số điểm đạt
được hiện tại là 86268. Tổng tiền giải thưởng đến tháng 8/2022 là
$1,061,895.00.
- Thành tích:
Vô địch đơn nữ Thế giới BWF 2013 (Guangzhou); Hạng nhì đơn nữ
Thế giới BWF 2019 (Basel);
Hạng nhì đồng đội hỗn hợp Sudirman Cup các năm: 2013 (Kuala
Lumpur), 2017 (Gold Coast), 2019 (Nanning);
Hạng nhì đồng đội nữ Uber Cup 2018 (Bangkok); Hạng ba đồng đội
nữ Uber Cup các năm: 2012 (Wuhan), 2020 (Aarhus), 2022 (Bangkok);
Hạng nhì đồng đội nữ Đại hội thể thao châu Á (Asian Games) 2010
(Guangzhou); Hạng ba đồng đội nữ Asian Games 2018 (Jakarta-
Palembang);
Vô địch đơn nữ châu Á (Asian Championships) 2015 (Wuhan);
53
Hạng ba đồng đội nữ Asia Team Championships 2016 (Hyderabad);
Vô địch đồng đội nữ SEAGames (Southeast Asian Games) các năm:
2011 (Jakarta-Palembang), 2015 (Singapore), 2019 (Philippines); Hạng
nhì đồng đội nữ SEAGames 2009 (Vientiane); Hạng nhì đơn nữ
SEAGames các năm: 2009 (Vientiane), 2011 (Jakarta-Palembang);
Vô địch đơn nữ Trẻ Thế giới (World Junior Championships) các
năm: 2009 (Alor Setar), 2010 (Guadalajara), 2011 (Taipei); Hạng ba
đồng đội hỗn hợp Trẻ Thế giới 2009 (Alor Setar);
Hạng ba đồng đội hỗn hợp Trẻ châu Á (Asian Junior
Championships) các năm: 2009 (Kuala Lumpur), 2010 (Kuala Lumpur);
Hạng ba đôi nữ Trẻ châu Á 2010 (Kuala Lumpur).
- Ratchanok Intanon sinh năm 1995 tại tỉnh Yasothon, là con gái của
Vinanchai Inthanon và Khamphan Suwan Sala. Cô có 1 em trai. Khi
Ratchaphon Inthanon, được 3 tháng tuổi thì cô cùng cha và mẹ chuyển
đến làm việc tại nhà máy Ban Ban Yod Pastry và đã sinh sống tại đây.
Kamala Thongkorn (người mẹ nuôi của Ratchanok), sợ rằng Ratchanok
sẽ chơi nghịch ngợm trong nhà máy và sẽ xảy ra tai nạn. Do đó cô đã
được đi học chơi cầu lông từ năm sáu tuổi và một năm sau, Ratchanok
lần đầu tiên chính thức tham gia thi đấu cầu lông trong giải đấu mở rộng
và giành giải nhất. Cô được đào tạo cầu lông tại một trong những trung
tâm đào tạo cầu lông lâu đời và nổi tiếng tại Thái Lan - Bangthongyord
Badminton School. Ratchanok tốt nghiệp trung học phổ thông từ Học
viện Kasetthorn và Đại học Bangkok Thonburi.
Ratchanok Intanon là VĐV người Thái Lan đầu tiên giữ vị trí số 1
Thế giới cầu lông đơn nữ (2016). Ngoài thành tích cá nhân, Ratchanok
Intanon được người hâm mộ yêu quý bởi thái độ tích cực. Ratchanok
Intanon còn được mệnh danh là “Cô gái vàng của cầu lông Xứ Chùa
Vàng”, là niềm tự hào số 1 hiện nay của Thái Lan. Chính Ratchanok
Intanon đã mang cầu lông Thái Lan vươn tầm thế giới.
54
Hình 28. Ratchanok Intanon - đứng thứ 1 Bảng xếp hạng cầu lông Đơn nữ Thế
giới vào ngày 21/4/2016
(Nguồn:https://www.thephuketnews.com/ratchanok-cleared-for-rio-olympics-
58300.php)
(9) He Bingjiao
- Quốc tịch: Trung Quốc (China).
- Ngày sinh: 21/3/1997.
- Thể trạng: cao 1,69m, nặng 67kg.
- Sự nghiệp: Đã tham gia 25 giải, tỉ lệ trận thắng/bại là 259/93, đứng
thứ 6 Bảng xếp hạng cầu lông Đơn nữ Thế giới vào ngày 12/7/2018, hiện
tại (12/7/2022) xếp thứ 9 Bảng xếp hạng với số điểm đạt được hiện tại là
80495. Tổng tiền giải thưởng đến tháng 8/2022 là $466,557.50.
- Thành tích:
Hạng ba đơn nữ Thế giới BWF các năm: 2018 (Nanjing), 2021
(Huelva);
Vô địch đồng đội hỗn hợp Sudirman Cup 2021 (Vantaa); Hạng nhì
đồng đội hỗn hợp Sudirman Cup 2017 (Gold Coast);
Vô địch đồng đội nữ Uber Cup 2020 (Aarhus); Hạng nhì đồng đội
nữ Uber Cup 2022 (Bangkok); Hạng ba đồng đội nữ Uber Cup 2018
(Bangkok);
Hạng nhì đồng đội nữ Đại hội thể thao châu Á (Asian Games) 2018
(Jakarta-Palembang);
Hạng nhì đơn nữ châu Á (Asian Championships) 2019 (Wuhan);
Hạng ba đơn nữ châu Á 2017 (Wuhan);
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf

More Related Content

What's hot

Xu hướng phát triển của giáo dục
Xu hướng phát triển của giáo dụcXu hướng phát triển của giáo dục
Xu hướng phát triển của giáo dụcjackjohn45
 
Báo cáo khoa học nghiên cứu ứng dụng phương pháp giảng dạy mới môn học hóa đạ...
Báo cáo khoa học nghiên cứu ứng dụng phương pháp giảng dạy mới môn học hóa đạ...Báo cáo khoa học nghiên cứu ứng dụng phương pháp giảng dạy mới môn học hóa đạ...
Báo cáo khoa học nghiên cứu ứng dụng phương pháp giảng dạy mới môn học hóa đạ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Bàn về yếu tố văn hóa trong doanh nghiệp Việt Nam thời hội nhập, HAY
Đề tài: Bàn về yếu tố văn hóa trong doanh nghiệp Việt Nam thời hội nhập, HAYĐề tài: Bàn về yếu tố văn hóa trong doanh nghiệp Việt Nam thời hội nhập, HAY
Đề tài: Bàn về yếu tố văn hóa trong doanh nghiệp Việt Nam thời hội nhập, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Bai tieu luan quan ly to chuc
Bai tieu luan quan ly to chucBai tieu luan quan ly to chuc
Bai tieu luan quan ly to chucChính Duy
 
Kế hoạch bài dạy dự án
Kế hoạch bài dạy dự ánKế hoạch bài dạy dự án
Kế hoạch bài dạy dự ánMira Koi
 
130 tiểu luận về triết học
130 tiểu luận về triết học 130 tiểu luận về triết học
130 tiểu luận về triết học luanvantrust
 
Nhật ký thực tập ngành Quản trị Văn pòng
Nhật ký thực tập ngành Quản trị Văn pòngNhật ký thực tập ngành Quản trị Văn pòng
Nhật ký thực tập ngành Quản trị Văn pòngHọc Huỳnh Bá
 
Giáo án Tiếng việt Lớp 2 - Sách Cánh diều - Học kỳ 1
Giáo án Tiếng việt Lớp 2 - Sách Cánh diều - Học kỳ 1Giáo án Tiếng việt Lớp 2 - Sách Cánh diều - Học kỳ 1
Giáo án Tiếng việt Lớp 2 - Sách Cánh diều - Học kỳ 1Silas Ernser
 
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...Huyen Pham
 
Giáo trình cờ vua, Tài liệu giảng dạy dùng trong các trường đại học, cao đẳng...
Giáo trình cờ vua, Tài liệu giảng dạy dùng trong các trường đại học, cao đẳng...Giáo trình cờ vua, Tài liệu giảng dạy dùng trong các trường đại học, cao đẳng...
Giáo trình cờ vua, Tài liệu giảng dạy dùng trong các trường đại học, cao đẳng...Man_Ebook
 
Chào tân-sv-khoa-xd-2015-kịch-bản-mc
Chào tân-sv-khoa-xd-2015-kịch-bản-mcChào tân-sv-khoa-xd-2015-kịch-bản-mc
Chào tân-sv-khoa-xd-2015-kịch-bản-mcqwqwwwazz
 
Chương iii.trinh tu logic cua nckh
Chương iii.trinh tu logic cua nckhChương iii.trinh tu logic cua nckh
Chương iii.trinh tu logic cua nckhbesstuan
 
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 2
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 2 GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 2
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 2 nataliej4
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên Đại học Kinh Tế, HAY!
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên Đại học Kinh Tế, HAY!Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên Đại học Kinh Tế, HAY!
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên Đại học Kinh Tế, HAY!Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Luận văn: Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học chương chất khí vậ...
Luận văn: Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học chương chất khí vậ...Luận văn: Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học chương chất khí vậ...
Luận văn: Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học chương chất khí vậ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

What's hot (20)

Xu hướng phát triển của giáo dục
Xu hướng phát triển của giáo dụcXu hướng phát triển của giáo dục
Xu hướng phát triển của giáo dục
 
Báo cáo khoa học nghiên cứu ứng dụng phương pháp giảng dạy mới môn học hóa đạ...
Báo cáo khoa học nghiên cứu ứng dụng phương pháp giảng dạy mới môn học hóa đạ...Báo cáo khoa học nghiên cứu ứng dụng phương pháp giảng dạy mới môn học hóa đạ...
Báo cáo khoa học nghiên cứu ứng dụng phương pháp giảng dạy mới môn học hóa đạ...
 
Biên bản họp nhóm
Biên bản họp nhómBiên bản họp nhóm
Biên bản họp nhóm
 
Đề tài: Bàn về yếu tố văn hóa trong doanh nghiệp Việt Nam thời hội nhập, HAY
Đề tài: Bàn về yếu tố văn hóa trong doanh nghiệp Việt Nam thời hội nhập, HAYĐề tài: Bàn về yếu tố văn hóa trong doanh nghiệp Việt Nam thời hội nhập, HAY
Đề tài: Bàn về yếu tố văn hóa trong doanh nghiệp Việt Nam thời hội nhập, HAY
 
Tiểu Luận Đường Lối Quốc Phòng Và An Ninh, 9 Điểm.doc
Tiểu Luận Đường Lối Quốc Phòng Và An Ninh, 9 Điểm.docTiểu Luận Đường Lối Quốc Phòng Và An Ninh, 9 Điểm.doc
Tiểu Luận Đường Lối Quốc Phòng Và An Ninh, 9 Điểm.doc
 
Bai tieu luan quan ly to chuc
Bai tieu luan quan ly to chucBai tieu luan quan ly to chuc
Bai tieu luan quan ly to chuc
 
Kế hoạch bài dạy dự án
Kế hoạch bài dạy dự ánKế hoạch bài dạy dự án
Kế hoạch bài dạy dự án
 
Bài giảng về phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Bài giảng về phương pháp luận nghiên cứu khoa họcBài giảng về phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Bài giảng về phương pháp luận nghiên cứu khoa học
 
130 tiểu luận về triết học
130 tiểu luận về triết học 130 tiểu luận về triết học
130 tiểu luận về triết học
 
Luận văn Thạc sĩ Tìm hiểu tín ngưỡng thờ Mẫu tại đền Đồng Bằng - Thái Bình
Luận văn Thạc sĩ Tìm hiểu tín ngưỡng thờ Mẫu tại đền Đồng Bằng - Thái BìnhLuận văn Thạc sĩ Tìm hiểu tín ngưỡng thờ Mẫu tại đền Đồng Bằng - Thái Bình
Luận văn Thạc sĩ Tìm hiểu tín ngưỡng thờ Mẫu tại đền Đồng Bằng - Thái Bình
 
Nhật ký thực tập ngành Quản trị Văn pòng
Nhật ký thực tập ngành Quản trị Văn pòngNhật ký thực tập ngành Quản trị Văn pòng
Nhật ký thực tập ngành Quản trị Văn pòng
 
Giáo án Tiếng việt Lớp 2 - Sách Cánh diều - Học kỳ 1
Giáo án Tiếng việt Lớp 2 - Sách Cánh diều - Học kỳ 1Giáo án Tiếng việt Lớp 2 - Sách Cánh diều - Học kỳ 1
Giáo án Tiếng việt Lớp 2 - Sách Cánh diều - Học kỳ 1
 
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
 
Giáo trình cờ vua, Tài liệu giảng dạy dùng trong các trường đại học, cao đẳng...
Giáo trình cờ vua, Tài liệu giảng dạy dùng trong các trường đại học, cao đẳng...Giáo trình cờ vua, Tài liệu giảng dạy dùng trong các trường đại học, cao đẳng...
Giáo trình cờ vua, Tài liệu giảng dạy dùng trong các trường đại học, cao đẳng...
 
Chào tân-sv-khoa-xd-2015-kịch-bản-mc
Chào tân-sv-khoa-xd-2015-kịch-bản-mcChào tân-sv-khoa-xd-2015-kịch-bản-mc
Chào tân-sv-khoa-xd-2015-kịch-bản-mc
 
Chương iii.trinh tu logic cua nckh
Chương iii.trinh tu logic cua nckhChương iii.trinh tu logic cua nckh
Chương iii.trinh tu logic cua nckh
 
Luận văn: Hứng thú học tập môn giáo dục công dân của học sinh
Luận văn: Hứng thú học tập môn giáo dục công dân của học sinhLuận văn: Hứng thú học tập môn giáo dục công dân của học sinh
Luận văn: Hứng thú học tập môn giáo dục công dân của học sinh
 
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 2
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 2 GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 2
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 2
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên Đại học Kinh Tế, HAY!
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên Đại học Kinh Tế, HAY!Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên Đại học Kinh Tế, HAY!
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên Đại học Kinh Tế, HAY!
 
Luận văn: Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học chương chất khí vậ...
Luận văn: Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học chương chất khí vậ...Luận văn: Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học chương chất khí vậ...
Luận văn: Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học chương chất khí vậ...
 

Similar to Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf

Thiet ke he_thong_tinh_huong_trong_day_hoc_hoa_hoc_lop_10_trung_hoc_pho_thong...
Thiet ke he_thong_tinh_huong_trong_day_hoc_hoa_hoc_lop_10_trung_hoc_pho_thong...Thiet ke he_thong_tinh_huong_trong_day_hoc_hoa_hoc_lop_10_trung_hoc_pho_thong...
Thiet ke he_thong_tinh_huong_trong_day_hoc_hoa_hoc_lop_10_trung_hoc_pho_thong...Garment Space Blog0
 
Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...
Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...
Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...
Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...
Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thiet ke tai_lieu_tu_hoc_co_huong_dan_theo_modun_nham_ho_tro_viec_tu_hoc_cho_...
Thiet ke tai_lieu_tu_hoc_co_huong_dan_theo_modun_nham_ho_tro_viec_tu_hoc_cho_...Thiet ke tai_lieu_tu_hoc_co_huong_dan_theo_modun_nham_ho_tro_viec_tu_hoc_cho_...
Thiet ke tai_lieu_tu_hoc_co_huong_dan_theo_modun_nham_ho_tro_viec_tu_hoc_cho_...Garment Space Blog0
 
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên 6834577.pdf
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên 6834577.pdfQuản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên 6834577.pdf
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên 6834577.pdfjackjohn45
 
Luận văn: Hướng dẫn học sinh tự học các đoạn trích Truyện Kiều trong chương t...
Luận văn: Hướng dẫn học sinh tự học các đoạn trích Truyện Kiều trong chương t...Luận văn: Hướng dẫn học sinh tự học các đoạn trích Truyện Kiều trong chương t...
Luận văn: Hướng dẫn học sinh tự học các đoạn trích Truyện Kiều trong chương t...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội l...
Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội l...Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội l...
Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội l...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Thiết kế trò chơi khám phá khoa học về thế giới động vật cho trẻ em mẫu giáo
Thiết kế trò chơi khám phá khoa học về thế giới động vật cho trẻ em mẫu giáoThiết kế trò chơi khám phá khoa học về thế giới động vật cho trẻ em mẫu giáo
Thiết kế trò chơi khám phá khoa học về thế giới động vật cho trẻ em mẫu giáoDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Quản lý hoạt đông giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học phổ th...
Quản lý hoạt đông giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học phổ th...Quản lý hoạt đông giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học phổ th...
Quản lý hoạt đông giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học phổ th...NuioKila
 
Chính sách học phí đại học của Việt Nam.pdf
Chính sách học phí đại học của Việt Nam.pdfChính sách học phí đại học của Việt Nam.pdf
Chính sách học phí đại học của Việt Nam.pdfHanaTiti
 

Similar to Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf (20)

Luận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn QuốcLuận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc
 
Thiet ke he_thong_tinh_huong_trong_day_hoc_hoa_hoc_lop_10_trung_hoc_pho_thong...
Thiet ke he_thong_tinh_huong_trong_day_hoc_hoa_hoc_lop_10_trung_hoc_pho_thong...Thiet ke he_thong_tinh_huong_trong_day_hoc_hoa_hoc_lop_10_trung_hoc_pho_thong...
Thiet ke he_thong_tinh_huong_trong_day_hoc_hoa_hoc_lop_10_trung_hoc_pho_thong...
 
Nâng cao kết quả học tập cho học sinh trung bình yếu môn hoá
 Nâng cao kết quả học tập cho học sinh trung bình yếu môn hoá Nâng cao kết quả học tập cho học sinh trung bình yếu môn hoá
Nâng cao kết quả học tập cho học sinh trung bình yếu môn hoá
 
Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...
Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...
Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...
 
Đề tài biện pháp nâng cao kết quả học tập, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài biện pháp nâng cao kết quả học tập, ĐIỂM CAO, HOT 2018Đề tài biện pháp nâng cao kết quả học tập, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài biện pháp nâng cao kết quả học tập, ĐIỂM CAO, HOT 2018
 
Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...
Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...
Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...
 
Luận văn: Hành vi văn minh học đường của sinh viên tại TPHCM
Luận văn: Hành vi văn minh học đường của sinh viên tại TPHCMLuận văn: Hành vi văn minh học đường của sinh viên tại TPHCM
Luận văn: Hành vi văn minh học đường của sinh viên tại TPHCM
 
Thiet ke tai_lieu_tu_hoc_co_huong_dan_theo_modun_nham_ho_tro_viec_tu_hoc_cho_...
Thiet ke tai_lieu_tu_hoc_co_huong_dan_theo_modun_nham_ho_tro_viec_tu_hoc_cho_...Thiet ke tai_lieu_tu_hoc_co_huong_dan_theo_modun_nham_ho_tro_viec_tu_hoc_cho_...
Thiet ke tai_lieu_tu_hoc_co_huong_dan_theo_modun_nham_ho_tro_viec_tu_hoc_cho_...
 
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh trường Dự bị ĐH
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh trường Dự bị ĐHLuận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh trường Dự bị ĐH
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh trường Dự bị ĐH
 
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên 6834577.pdf
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên 6834577.pdfQuản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên 6834577.pdf
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên 6834577.pdf
 
Luận văn: Hướng dẫn học sinh tự học các đoạn trích Truyện Kiều trong chương t...
Luận văn: Hướng dẫn học sinh tự học các đoạn trích Truyện Kiều trong chương t...Luận văn: Hướng dẫn học sinh tự học các đoạn trích Truyện Kiều trong chương t...
Luận văn: Hướng dẫn học sinh tự học các đoạn trích Truyện Kiều trong chương t...
 
Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội l...
Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội l...Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội l...
Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội l...
 
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
 
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
 
Thiết kế trò chơi khám phá khoa học về thế giới động vật cho trẻ em mẫu giáo
Thiết kế trò chơi khám phá khoa học về thế giới động vật cho trẻ em mẫu giáoThiết kế trò chơi khám phá khoa học về thế giới động vật cho trẻ em mẫu giáo
Thiết kế trò chơi khám phá khoa học về thế giới động vật cho trẻ em mẫu giáo
 
Khóa luận: Biện pháp giúp học sinh trung bình yếu học tốt, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Biện pháp giúp học sinh trung bình yếu học tốt, 9 ĐIỂMKhóa luận: Biện pháp giúp học sinh trung bình yếu học tốt, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Biện pháp giúp học sinh trung bình yếu học tốt, 9 ĐIỂM
 
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và MôngXã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
 
Quản lý hoạt đông giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học phổ th...
Quản lý hoạt đông giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học phổ th...Quản lý hoạt đông giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học phổ th...
Quản lý hoạt đông giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học phổ th...
 
Chính sách học phí đại học của Việt Nam.pdf
Chính sách học phí đại học của Việt Nam.pdfChính sách học phí đại học của Việt Nam.pdf
Chính sách học phí đại học của Việt Nam.pdf
 
Luận văn: Vấn đề giảng dạy môn Giáo dục công dân cho học sinh
Luận văn: Vấn đề giảng dạy môn Giáo dục công dân cho học sinhLuận văn: Vấn đề giảng dạy môn Giáo dục công dân cho học sinh
Luận văn: Vấn đề giảng dạy môn Giáo dục công dân cho học sinh
 

More from Man_Ebook

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docMan_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 

Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nhựt, Trần Mạnh Hùng.pdf

  • 1. NHAØ XUAÁT BAÛN ÑAÏI HOÏC QUOÁC GIA TP. HOÀ CHÍ MINH GIÁO TRÌNH NGUYỄN ĐỨC THÀNH (Chủ biên) ĐỖ TẤN PHONG - LÊ KIM VŨ HÀNG LONG NHỰT - TRẦN MẠNH HÙNG CẦU LÔNG
  • 2. 1 PGS.TS. Nguyễn Đức Thành (chủ biên), TS. Đỗ Tấn Phong, ThS. Lê Kim Vũ, ThS. Hàng Long Nhựt, ThS. Trần Mạnh Hùng GIÁO TRÌNH CẦU LÔNG NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2023
  • 3. 2 BIÊN SOẠN: PGS.TS. Nguyễn Đức Thành (chủ biên) TS. Đỗ Tấn Phong ThS. Lê Kim Vũ ThS. Hàng Long Nhựt ThS. Trần Mạnh Hùng NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2023 DANH SÁCH HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH GIÁO TRÌNH TT Họ và tên (Học hàm, học vị) Chức vụ Trách nhiệm trong hội đồng 1 PGS.TS Bùi Văn Hồng Viện trưởng Viện SPKT Chủ tịch Hội đồng 2 TS. Lương Thành Tài Trường ĐH TDTT TP.HCM Phản biện 1 3 ThS Nguyễn Thế Lưỡng Trường ĐH SP TDTT TP.HCM Phản biện 2 4 ThS. Trần Văn Tuyền Trường ĐH SPKT TP.HCM Ủy viên 5 ThS. Trần Thị Thanh Thủy Trường ĐH SPKT TP.HCM Ủy viên - Thư ký
  • 4. 3 MỞ ĐẦU Bắt nguồn từ trò chơi dân gian của một số dân tộc vùng Nam Á và Đông Nam Á vào khoảng cách đây 2000 năm, cầu lông được du nhập vào Việt Nam từ những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Sau đó, cầu lông dần dần đã trở thành một trong những môn thể thao phát triển mạnh trên toàn quốc và có thứ hạng trong khu vực, châu lục cũng như quốc tế. Cầu lông là môn thể thao hấp dẫn, dễ tập luyện, không phân biệt trình độ, lứa tuổi, giới tính, tầng lớp xã hội,… bất kỳ ai cũng đều có thể dễ dàng hòa đồng khi tham gia tập luyện. Có thể thấy tập luyện cầu lông là một trong những phương thức rèn luyện hữu hiệu nhất của TDTT trường học. Đối với các thế hệ trẻ, đặc biệt là sinh viên, tập luyện cầu lông có tác dụng làm phát triển và hoàn thiện các hệ cơ quan trong cơ thể cũng như các tố chất vận động (sức mạnh, sức nhanh, sức bền, khả năng phối hợp vận động). Tập luyện cầu lông còn góp phần tích cực hoàn thiện về nhân cách, rèn luyện các phẩm chất đạo đức, ý chí, sự tự tin, lòng quyết tâm,… Ngoài ra, cầu lông còn là sân chơi bổ ích, giúp thư giãn sau những giờ học tập, làm việc căng thẳng, tăng cường tình đoàn kết, giao lưu, hữu nghị sự hiểu biết lẫn nhau giữa cộng đồng và các dân tộc, các quốc gia khác nhau trên thế giới. Tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, cầu lông là một trong những môn học tự chọn thuộc chương trình môn học giáo dục thể chất (GDTC) chính khóa, được sinh viên rất yêu thích. Tuy nhiên, tài liệu phục vụ giảng dạy chưa thống nhất, chưa phù hợp với đặc thù đối tượng sinh viên và đặc điểm điều kiện tại trường. Do đó việc nghiên cứu, hệ thống hóa kiến thức và biên soạn thành giáo trình cầu lông phục vụ giảng dạy là rất cần thiết. Giáo trình Cầu lông là tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy chính khóa của các học phần tự chọn (90 tiết – 03 tín chỉ) thuộc chương trình môn học GDTC tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung của giáo trình được biên soạn dựa trên sự tổng hợp các tài liệu, sách tham khảo có liên quan nhằm cung cấp cho sinh viên hệ thống kiến thức cơ bản về cầu lông. Giáo trình được biên soạn công phu và trình bày chi tiết với nhiều hình ảnh trực quan, gồm 8 chương: Chương I. Lịch sử hình thành và phát triển môn cầu lông; Chương II. Vị trí - tác dụng môn cầu lông; Chương III. Nguyên lý kỹ thuật cầu lông; Chương IV. Một số kỹ thuật cơ bản của cầu lông; Chương V. Chiến thuật cầu lông;
  • 5. 4 Chương VI. Phương pháp giảng dạy cầu lông; Chương VII. Một số vấn đề lưu ý khi chơi cầu lông; Chương VIII. Thuật ngữ và kỷ lục guiness thế giới về cầu lông; Các phần tài liệu tham khảo và phụ lục. Trong quá trình biên soạn sẽ khó tránh thiếu sót, trên tinh thần cầu thị, chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng của quý độc giả, các chuyên gia, quý đồng nghiệp và các bạn sinh viên để giáo trình này được hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn. Ban biên soạn
  • 6. 5 MỤC LỤC MỞ ĐẦU....................................................................................................3 CHƯƠNG I. NGUỒN GỐC RA ĐỜI MÔN CẦU LÔNG..................11 1.1. Nguồn gốc của môn cầu lông..........................................................11 1.2. Sự truyền bá và phát triển môn cầu lông trên thế giới.................14 1.3. Một số giải thi đấu cầu lông thế giới..............................................19 1.3.1. Thomas Cup.............................................................................19 1.3.2. Uber Cup..................................................................................21 1.3.3. Sudirman Cup..........................................................................22 1.3.4. Giải cầu lông vô địch thế giới.................................................23 1.3.5. Hệ thống giải đấu Grand Prix và Grand Prix Gold................24 1.3.6. Hệ thống giải đấu Super Series...............................................25 1.3.7. Giải All England (All England Open Badminton Championships)..........................................................................25 1.3.8. Thế vận hội mùa hè (Olympic Games).....................................26 1.4. Danh thủ cầu lông thế giới..............................................................26 1.4.1. Danh thủ cầu lông nam thế giới..............................................27 1.4.2. Danh thủ cầu lông nữ thế giới.................................................40 1.5. Sự phát triển của môn cầu lông ở Việt Nam..................................57 1.5.1. Quá trình phát triển cầu lông ở Việt Nam...............................57 1.5.2. Các giải đấu cầu lông phổ biến ở nước ta...............................60 1.6. Danh thủ cầu lông Việt Nam...........................................................66 1.6.1. Danh thủ cầu lông nam Việt Nam............................................66 1.6.2. Danh thủ cầu lông nữ Việt Nam...............................................72 CHƯƠNG II. VỊ TRÍ - TÁC DỤNG CỦA MÔN CẦU LÔNG...........81 2.1. Vị trí môn cầu lông..........................................................................81 2.2. Tác dụng của môn cầu lông.............................................................81 2.2.1. Phát triển tốt về kỹ năng, thể chất và hình thể........................81 2.2.2. Phát triển tốt trí lực.................................................................82 2.2.3. Giảm bệnh tật, cải thiện sức khỏe............................................82 2.2.4. Năng động, tự tin, cải thiện tâm lý, mở rộng giao tiếp xã hội..................................................................................................82 CHƯƠNG III. NGUYÊN LÝ KỸ THUẬT CẦU LÔNG....................85 3.1. Quy luật bay của cầu trong không gian.........................................85 3.2. Các giai đoạn cơ bản của kỹ thuật đánh cầu lông........................86
  • 7. 6 3.2.1. Tư thế chuẩn bị........................................................................87 3.2.2. Phán đoán................................................................................88 3.2.3. Phản ứng và di chuyển.............................................................88 3.2.4. Đánh cầu và trở về tư thế chuẩn bị..........................................89 3.3. Các giai đoạn của động tác đánh cầu.............................................89 3.3.1. Rút vợt......................................................................................90 3.3.2. Lăng vợt...................................................................................90 3.3.3. Tiếp xúc cầu.............................................................................90 3.3.4. Dừng vợt..................................................................................90 3.3.5. Về tư thế cơ bản ban đầu.........................................................90 3.4. Các yếu tố kỹ thuật quyết định đến hiệu quả đánh cầu...............91 3.4.1. Cầm vợt....................................................................................91 3.4.2. Điểm đánh cầu.........................................................................91 3.4.3. Điều khiển mặt vợt...................................................................92 3.4.4. Sức mạnh..................................................................................92 3.4.5. Tốc độ......................................................................................93 3.4.6. Điểm rơi...................................................................................93 3.4.7. Tính nhịp điệu của động tác....................................................94 3.4.8. Tính thống nhất của động tác..................................................94 CHƯƠNG IV. MỘT SỐ KỸ THUẬT CƠ BẢN CỦACẦU LÔNG..........97 4.1. Kỹ thuật tay (thủ pháp)...................................................................97 4.1.1. Cách cầm vợt...........................................................................97 4.1.2. Khái quát về cách cầm cầu....................................................103 4.2. Kỹ thuật giao cầu và đỡ giao cầu..................................................104 4.2.1. Kỹ thuật giao cầu...................................................................104 4.2.2. Kỹ thuật đỡ giao cầu..............................................................110 4.3. Kỹ thuật đánh cầu..........................................................................114 4.3.1. Kỹ thuật đánh cầu cao...........................................................115 4.3.2. Kỹ thuật treo cầu....................................................................118 4.3.3. Kỹ thuật đập cầu (vụt cầu).....................................................120 4.3.4. Kỹ thuật vê cầu......................................................................127 4.3.6. Kỹ thuật móc cầu...................................................................130 4.3.7. Kỹ thuật tạt cầu (drive shot)..................................................131 4.3.8. Cắt cầu (chém cầu, chặt cầu)................................................132 4.3.9. Bỏ nhỏ....................................................................................137 4.3.10. Kỹ thuật hất cầu...................................................................139
  • 8. 7 4.4. Kỹ thuật di chuyển (bộ pháp).......................................................141 4.4.1. Các giai đoạn kỹ thuật di chuyển bước chân.........................141 4.4.2. Kỹ thuật bước di chuyển lên lưới...........................................143 4.4.3. Kỹ thuật bước di chuyển lùi sau............................................144 4.4.4. Kỹ thuật bước di chuyển sang hai bên...................................146 4.4.5. Kỹ thuật bước di chuyển bật nhảy đánh cầu..........................147 4.4.6. Các bài tập kỹ thuật di chuyển...............................................148 CHƯƠNG V. CHIẾN THUẬT CẦU LÔNG......................................153 5.1. Ý nghĩa chiến thuật của môn cầu lông.........................................153 5.2. Yêu cầu chiến thuật của môn cầu lông.........................................154 5.2.1. Tác động, điều chuyển vị trí của đối phương........................154 5.2.2. Gây áp lực buộc đối phương phải đánh trả bằng đường cầu cao ở sân sau hoặc giữa sân.....................................................154 5.2.3. Làm cho đối phương mất kiểm soát trọng tâm......................154 5.2.4. Đa dạng hóa lối đánh làm tiêu hao thể lực đối phương........154 5.2.5. Cần nắm bắt sở đoản và sở trường của đối phương.............155 5.3. Tư tưởng chỉ đạo chiến thuật của môn cầu lông.........................155 5.3.1. Am hiểu bản thân - “Lấy mình làm chính”...........................155 5.3.2. Linh hoạt ứng biến - “Lấy nhanh làm chính”.......................156 5.3.3. Chủ động, tích cực - “Lấy công làm chính”..........................156 5.4. Chiến thuật trong đánh đơn..........................................................156 5.4.1. Chiến thuật giao cầu cướp tấn công......................................157 5.4.2. Chiến thuật tấn công sân sau (cuối sân)................................158 5.4.3. Chiến thuật buộc đối phương đánh cầu trái tay....................158 5.4.4. Chiến thuật đánh cầu 4 điểm rồi đột kích..............................158 5.4.5. Chiến thuật đánh treo, đập cầu rồi lên lưới tấn công............159 5.4.6. Chiến thuật phòng thủ trước, tấn công sau...........................159 5.5. Chiến thuật trong đánh đôi...........................................................159 5.5.1. Chiến thuật giao cầu trong thi đấu đôi..................................159 5.5.2. Chiến thuật phối hợp di chuyển trong đánh đôi....................161 5.5.3. Chiến thuật đánh cầu trong đánh đôi....................................164 CHƯƠNG VI. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY, HUẤN LUYỆN CẦU LÔNG................................................................................................... 169 6.1. Phương pháp giảng dạy cầu lông.................................................169 6.1.1. Phương pháp sử dụng lời nói................................................169 6.1.2. Phương pháp trực quan.........................................................170 6.1.3. Phương pháp sử dụng bài tập................................................171
  • 9. 8 6.1.4. Phương pháp trò chơi và thi đấu...........................................171 6.1.5. Phương pháp giảng dạy kỹ thuật tay.....................................171 6.2. Huấn luyện cầu lông......................................................................174 CHƯƠNG VII. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý..............................178 KHI CHƠI CẦU LÔNG.......................................................................178 7.1. Tập thể lực trong cầu lông............................................................178 7.2. Dinh dưỡng trong cầu lông...........................................................179 7.2.1. Tăng cường vitamin và khoáng chất......................................180 7.2.2. Cung cấp đạm vừa phải.........................................................180 7.2.3. Uống đủ nước........................................................................180 7.3. Nhu cầu nước uống trong tập luyện thể thao..............................181 7.3.1. Sự nhầm lẫn về vai trò của muối và các chất điện giải ........181 7.3.2. Cách pha loãng các dung dịch bù nước................................182 7.4. Phòng ngừa chấn thương trong cầu lông.....................................182 7.4.1. Khởi động (làm nóng)............................................................182 7.4.2. Thực hiện các bài tập phòng chống chấn thương..................185 7.4.3. Các giải pháp phòng chống chấn thương khác.....................186 7.5. Dấu hiệu và phương pháp xử lý một số chấn thương trong cầu lông..................................................................................................187 7.5.1. Dấu hiệu một số chấn thương trong cầu lông.......................187 7.5.2. Sơ cứu khi chấn thương.........................................................189 CHƯƠNG VIII. THUẬT NGỮ VÀ KỶ LỤC GUINESS THẾ GIỚI VỀ CẦU LÔNG..........................................................................193 8.1. Một số thuật ngữ trong môn cầu lông..........................................193 8.1.1. Một số thuật ngữ chuyên môn thông thường trong môn cầu lông............................................................................................193 8.1.2. Một số thuật ngữ tiếng Anh trong môn cầu lông...................194 8.2. Một số kỷ lục cầu lông thế giới.....................................................206 PHỤ LỤC 1. LUẬT CẦU LÔNG........................................................216 PHỤ LỤC 2. BẢNG XẾP HẠNG CẦU LÔNG NĂM 2022..............231
  • 10. 9 PHÂN CÔNG BIÊN SOẠN CHƯƠNG I. NGUỒN GỐC RA ĐỜI MÔN CẦU LÔNG PGS.TS. Nguyễn Đức Thành CHƯƠNG II. VỊ TRÍ - TÁC DỤNG MÔN CẦU LÔNG PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, TS. Đỗ Tấn Phong CHƯƠNG III. NGUYÊN LÝ KỸ THUẬT CẦU LÔNG PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, TS. Đỗ Tấn Phong CHƯƠNG IV. MỘT SỐ KỸ THUẬT CƠ BẢN CỦAMÔN CẦU LÔNG ThS. Lê Kim Vũ, PGS.TS. Nguyễn Đức Thành CHƯƠNG V. CHIẾN THUẬT CẦU LÔNG PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, ThS. Lê Kim Vũ CHƯƠNG VI. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CẦU LÔNG PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, ThS. Hàng Long Nhựt, ThS. Trần Mạnh Hùng CHƯƠNG VII. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI CHƠI CẦU LÔNG PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, ThS. Trần Mạnh Hùng CHƯƠNG VIII. THUẬT NGỮ VÀ KỶ LỤC GUINESS THẾ GIỚI VỀ CẦU LÔNG PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, TS. Đỗ Tấn Phong PHỤ LỤC 1. LUẬT CẦU LÔNG ThS. Lê Kim Vũ, ThS. Hàng Long Nhựt, ThS. Trần Mạnh Hùng PHỤ LỤC 2. BẢNG XẾP HẠNG CẦU LÔNG NĂM 2022 PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, ThS. Lê Kim Vũ
  • 11. 10
  • 12. 11 CHƯƠNG I. NGUỒN GỐC RA ĐỜI MÔN CẦU LÔNG MỤC TIÊU Kiến thức: Trang bị cho sinh viên những thông tin cơ bản về nguồn gốc, sự ra đời của cầu lông; Sự truyền bá và phát triển môn cầu lông trên thế giới và quá trình du nhập cầu lông vào Việt Nam. Đồng thời, chương này cũng giới thiệu sơ lược một số giải thi đấu cầu lông thế giới, các danh thủ cầu lông nam, nữ quốc tế và Việt Nam. Kỹ năng: Sinh viên am hiểu những thông tin cần thiết, tổng thể về môn cầu lông, từ đó có cách nhìn tích cực và sự lựa chọn hợp lý, từ đó lựa chọn môn thể thao phù hợp với thể chất của bản thân để tích cực tham gia tập luyện và gắn bó lâu dài. NỘI DUNG 1.1. Nguồn gốc của môn cầu lông - Cầu lông được bắt nguồn từ trò chơi dân gian của một số dân tộc vùng Nam Á và Đông Nam Á cách đây khoảng 2000 năm. - Theo các tài liệu của Trung Quốc, môn cầu lông được bắt nguồn từ trò chơi poona của Ấn Độ. Trò chơi này được phổ biến rộng rãi ở vùng Poona và có tiền thân giống như môn cầu lông ngày nay. Khi chơi, người ta dùng bảng gỗ đánh vào một quả bóng được dệt bằng sợi nhung, ở trên có gắn lông vũ hai người đánh qua đánh lại cho nhau. Hình 1. Trò chơi cầu lông 1854, từ một bản lưu của John Leech (Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_tin:Battledore- and-shuttlecock.jpg)
  • 13. 12 - Một giả thuyết khác cho rằng sự khởi đầu của môn cầu lông có thể bắt nguồn từ Ấn Độ thuộc Anh vào giữa thế kỷ 19, nơi nó được tạo ra bởi các sĩ quan quân đội Anh đóng quân tại đây. Hình 2. Trò chơi Battledore and Shuttlecock được vẽ bởi Sir Lawrence Alma- Tadema (1852 – 1909) (Nguồn: https://commons.wikimedia.org/wiki/File:Laura_Theresa_Alma-Tadema_- _Battledore_and_Shuttlecock.jpg)
  • 14. 13 Hình 3. Bốn quý cô chơi cầu lông tại một buổi dã ngoại trong sân vườn (Nguồn: https://www.alamy.com/stock-photo-four-ladies-enjoy-a-game-of-battledore- and-shuttlecock-during-a-leisurely-105353941.html) Hình 4. Battledore and shuttlecock (trò chơi cầu lông) năm 1804 (Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Battledore_and_shuttlecock)
  • 15. 14 Hình 5. Đàn ông và phụ nữ chơi cầu lông ở hiên khách sạn (Tranh tái tạo lại của nghệ sĩ Charles Stanley, 1844-1896) (Nguồn: https://picryl.com/media/man-and-woman-playing-battledore- and-shuttlecock-on-hotel-porch) - Khởi nguồn của cầu lông ngày nay có vết tích từ giữa thế kỷ 18 tại British India (vùng thuộc địa cũ của Anh bao gồm Ấn Độ và Myanma), do một sĩ quan quân đội Anh đóng ở Ấn Độ sáng tạo. Môn thể thao này có liên quan đến ball badminton, trò chơi dùng vợt và trái bóng bằng len màu vàng có nguồn gốc từ Tamil Nadu, và tương tự như trò Hanetsuki có nguồn gốc từ Nhật Bản. Trở nên rất phổ biến tại đơn vị đồn trú của quân Anh ở thị trấn Poona (nay là Pune), trò chơi còn biết đến với tên Poona. Ngày nay, cầu lông được xem là môn thể thao dùng vợt nhanh nhất (Fastest Racket Sport) do được thi đấu với cường độ rất cao. Các VĐV cầu lông thể lực rất tốt và cũng nhanh nhẹn hơn rất nhiều với quả cầu cũng di chuyển nhanh hơn so với trước kia. 1.2. Sự truyền bá và phát triển môn cầu lông trên thế giới - Vào đầu thế kỷ 19, Vương quốc Anh đã sản sinh ra nhiều vợt thủ cầu lông giỏi. - Đầu năm 1860, Isaac Spratt, một nhà buôn bán đồ chơi ở Luân Đôn, xuất bản trong một cuốn sách nhỏ, “Badminton Battledore - a new game” (cầu lông - trò chơi mới), nhưng không may là không còn bản lưu nào sót lại.
  • 16. 15 - Một bài viết năm 1863 trong tạp chí The Cornhill Magazine miêu tả cầu lông như là “trò chơi cầu lông chơi trên sân chia đội, một sợi dây vắt ngang sân với độ cao 5 feet”. - Năm 1867 thì người ta bắt đầu ghi lại thành văn các luật chơi. Ban đầu, trái bóng làm bằng len (ball badminton) được tầng lớp thượng lưu yêu thích hơn khi trời gió hoặc ẩm ướt, nhưng đa số lại thích dùng quả cầu lông hơn. Trò chơi này được một sĩ quan về hưu đem về Anh nơi mà nó được phát triển và xây dựng luật chơi. Dù có một điều rõ ràng là ngôi nhà Badminton House1 , ở vùng Gloucestershire, thuộc quyền sở hữu của Công tước xứ Beaufort (Duke of Beaufort2 ), nơi đã làm nên nguồn gốc cho tên gọi của môn thể thao này, nhưng vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy khi nào và tại sao cái tên đó được chấp nhận và sử dụng rộng rãi như ngày nay. Cách chơi này có nhiều sự nghi ngờ vì nguồn gốc du nhập từ Ấn Độ dù trò chơi này đã rất phổ biến vào thập niên 1870 và bộ luật đầu tiên được xây dựng ở Poonah năm 1873. - Một nguồn tin khác ghi lại rằng vào năm 1877 tại Karachi Ấn Độ (lúc này vẫn là thuộc địa của Anh), có một số nỗ lực trong việc lập ra bộ luật hoàn chỉnh. - Đến đầu năm 1875, những cựu binh trở về từ Ấn Độ lập ra một câu lạc bộ ở Folkestone. - Đến năm 1887, môn thể thao này được chơi ở Anh theo các luật thi đấu phổ biến ở British India. Câu lạc bộ cầu lông xứ Bath đã tiêu chuẩn hóa bộ luật và làm cho trò chơi phù hợp với tư tưởng của người Anh. J.H.E. Hart đã xem xét lại các thay đổi cơ bản vào năm 1887 và vào năm 1890 (lần này là cùng với Bagnel Wild). - Năm 1893, Hiệp hội cầu lông Anh xuất bản bộ luật đầu tiên dựa theo những chỉnh sửa đó, tương tự với bộ luật hiện đại và chính thức tổ chức một giải đấu trong nhà ở số 6 Waverley Grove, Portsmouth, Anh vào ngày 13/9 năm đó. 1 Badminton House: là một ngôi nhà miền quê rộng lớn ở Badminton, Gloucestershire, Anh, nơi từng là trụ sở chính của Công tước xứ Beaufort từ cuối thế kỷ 17. Ngôi nhà này được đặt theo tên của môn thể thao cầu lông và nằm giữa khu vực 52.000 mẫu Anh. Các khu vườn và công viên xung quanh ngôi nhà này được xếp hạng I trong Danh mục lịch sử của các Công viên và Vườn quốc gia nổi tiếng. 2 Duke of Beaufort: là một tước hiệu quý tộc được sử dụng trong lịch sử của cả hai quốc gia Pháp và Anh.
  • 17. 16 - Năm 1898, Giải cầu lông mở rộng đầu tiên được tổ chức tại Guildford, Anh. - Đầu thế kỷ 20, môn cầu lông lan rộng đến châu Á, châu Mỹ, châu Đại Dương, cuối cùng đến châu Phi. Hình 6. Logo (cũ) của Liên đoàn Cầu lông Thế giới - Năm 1934, Hiệp hội cầu lông quốc tế, ban đầu lấy tên là International Badminton Federation (IBF) được thành lập với Canada, Đan Mạch, Anh, Pháp, Hà Lan, Ireland, New Zealand, Scotland, và xứ Wales là các thành viên sáng lập. India tham gia với tư cách là một chi nhánh vào năm 1936. Năm 2006 đổi thành Badminton World Federation (BWF). BWF chi phối tất cả các hoạt động cầu lông trên thế giới. Ban đầu chỉ có 9 thành viên sáng lập, giờ đây BWF có 149 thành viên, từ Aruba đến Zambia. Hiện nay BWF chi phối tất cả các hoạt động cầu lông trên thế giới và tổ chức các giải đấu quốc tế. Kể từ tháng 5/2012, Liên đoàn Cầu lông Thế giới BWF đưa ra một bản sắc thương hiệu và logo mới, mang tính hiện đại, mạnh mẽ và hiệu quả. Hình 7. Logo mới của Liên đoàn Cầu lông thế giới (từ tháng 5/2012) (Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Battledore_and_shuttlecock)
  • 18. 17 - Năm 1939 Liên đoàn Cầu lông Quốc tế đã thông qua “Luật thi đấu cầu lông” mà tất cả các nước hội viên phải tuân thủ. - Trong khoảng thập niên 20 đến thập niên 40 của thế kỷ 20, môn cầu lông ở các quốc gia Âu Mỹ phát triển rất nhanh, đặc biệt là Anh quốc và Đan Mạch. Các nhà vô địch tại các cuộc thi đấu quốc tế lớn hầu như là VĐV của hai nước này. Kế đó là VĐV nước Mỹ và Canada cũng có trình độ tương đối cao. - Từ năm 1948 đến 1949, giải vô địch đồng đội nam Thế giới lần đầu tiên (Thomas Cup ) đã được tổ chức. Tại giải này, Malaysia đã đánh bại Mỹ, Anh, Đan Mạch và một số đội mạnh khác để vinh dự bước lên vị trí đầu bảng. Từ đó bắt đầu thời kỳ người châu Á chiếm lĩnh các đỉnh cao trên vũ đài cầu lông quốc tế. - Những năm 50 của thế kỷ 20, môn cầu lông của châu Á phát triển rất nhanh. Đầu tiên là ở Malaysia, nơi đã xuất hiện không ít các tuyển thủ ưu tú giành chức vô địch Cúp Thomas tổ chức năm 1951 và năm 1955. Đồng thời trong giải vô địch toàn Anh, họ lại một lần nữa giành chức vô địch đánh đôi và đánh đơn. - Cuối những năm 50 của thế kỷ này, trên vũ đài cầu lông quốc tế, đội cầu lông của Indonesia bắt đầu trỗi dậy. Trên cơ sở học kỹ thuật, cách đánh của các tuyển thủ châu Âu, các tuyển thủ Indonesia đã có nhiều sáng tạo, tăng nhanh tốc độ thi đấu và khống chế điểm rơi, làm cho trình độ kỹ thuật cầu lông nâng cao lên một mức mới. Trong Thomas Cup lần thứ 4, Indonesia đã đánh bại đội Malaysia một cách dễ dàng và giành chức vô địch. - Trong những năm 60 và 70 của thế kỷ 20, trình độ kỹ thuật của đội Indonesia trên vũ đài cầu lông quốc tế (ngoại trừ Trung Quốc) đã ở vị trí dẫn đầu khá xa. Từ Thomas Cup lần thứ 4 đến thứ 11, trừ lần thứ 7 đội Malaysia dành chức vô địch, còn lại đều thuộc về đội Indonesia. Đồng thời Indonesia hầu như chiếm hết các chức vô địch đánh đơn và đánh đôi nam của các giải vô địch cầu lông toàn Anh. Về các VĐV nữ mà nói thì từ giữa những năm 50 đến đầu những năm 60, Mỹ chiếm vị trí ưu thế trên thế giới. Liên tục ở 3 cúp Uber, VĐV nữ cầu lông Mỹ đều giành chức vô địch đồng đội nữ. Nhưng từ những năm 60 đến những năm 70, ưu thế trên vũ đài cầu lông nữ thế giới lại thuộc về đội nữ Nhật Bản.
  • 19. 18 - Tại các Thế vận hội 1972 và 1988, cầu lông mới chỉ được đưa vào như môn thể thao trình diễn tại Thế vận hội ở Munich, Đức. - Năm 1977, Giải vô địch cầu lông thế giới chính thức đầu tiên được tổ chức. - Tháng 5/1981, Liên đoàn Cầu lông Quốc tế khôi phục lại địa vị hợp pháp của Trung Quốc ở Liên đoàn Cầu lông Quốc tế. Từ đó mở ra một trang mới cho lịch sử cầu lông quốc tế với sự đăng quang huy hoàng của các tuyển thủ cầu lông Trung Quốc. - Năm 1988, trong Đại hội Olympic Seoul, môn cầu lông được đưa vào chương trình biểu diễn tại Đại hội. - Năm 1992, ở Đại hội Olympic Barcelona, cầu lông chính thức được đưa vào nội dung thi đấu. Từ đó, môn cầu lông đã bước vào một thời kỳ phát triển mới. Trong kỳ thi đấu Olympic đầu tiên của môn cầu lông, Indonesia thống trị đấu trường, giành huy chương vàng tại cả bốn môn và tổng cộng đoạt bảy huy chương. Huy chương vàng của Indonesia trong cầu lông cũng là huy chương vàng đầu tiên của họ tại Olympic. - Tại Atlanta 1996, Poul-Erik Hoyer-Larsen của Đan Mạch vô địch giải đơn nam, còn Bang Soo-Hyun của Nam Hàn đứng nhất đơn nữ. Indonesia bảo vệ thành công tại giải đôi nam, trong lúc Trung Quốc nhất giải đôi nữ. - Vào năm 1998, môn cầu lông dành cho người khuyết tật (Para- badminton) bắt đầu được thi đấu quốc tế với Giải vô địch thế giới đầu tiên được tổ chức tại Amersfoort, Hà Lan. - Một trong những điều quyến rũ của cầu lông là trong hạng mục đôi nam nữ, hai phái có thể thi đấu với khả năng tương đối ngang ngửa nhau. Giải đôi nam nữ lần đầu tiên được đưa vào Olympic Sydney 2000. - Tháng 11/2005, IBF được chuyển đến Kuala Lumpur. Ngày 24/9/2006, sau cuộc họp đại hội đồng bất thường tại Mandrid, IBF quyết định đổi tên thành Liên đoàn Cầu lông Thế giới (BWF) với trang web chính thức là http://www.bwfbadminton.org/. - Năm 2007, Liên đoàn Cầu lông Thế giới (BWF) đã giới thiệu các sự kiện Cầu lông Super Series để thúc đẩy môn thể thao này phát triển hơn nữa. - Năm 2009, BWF kỷ niệm 75 năm thành lập bằng việc xuất bản một cuốn sách có tựa đề “Cầu lông quốc tế - 75 năm đầu tiên”, được viết bởi nhiều người tác giả (Eddy Chong, Noriko Takagi, Li Lingwei, Nora Perry, Lu Shengrong, Richard Eaton, Judy Hashman, Richard Purser,…).
  • 20. 19 - Vào năm 2013, các quy định cho cầu lông dành cho người khuyết tật (Para-badminton) đã được thống nhất. Từ đây, BWF được Ủy ban Paralympic Quốc tế (IPC) công nhận là Tổ chức Quốc tế. - Năm 2014 đã có 180 quốc gia tham gia BWF. - Hơn một thế kỷ sau khi giúp giới thiệu cầu lông ra thế giới, nước Anh mới giành được huy chương đồng giải đôi nam nữ với Simon Archer và Jo Goode. Dù có khởi nguồn từ Anh, các nam VĐV cầu lông đẳng cấp quốc tế ở châu Âu chủ yếu đến từ Đan Mạch. Mặt khác, các quốc gia châu Á lại chiếm ưu thế vượt trội. Indonesia, Hàn Quốc, Trung Quốc, và Malaysia cùng với Đan Mạch là các quốc gia đi đầu ở môn thể thao này trong vài thập niên vừa qua và Trung Quốc hiện đang là nước dẫn đầu trong vài năm gần đây. 1.3. Một số giải thi đấu cầu lông thế giới Cho đến nay, Liên đoàn cầu lông thế giới vẫn tổ chức theo định kỳ một số giải thi đấu quốc tế lớn như sau. 1.3.1. Thomas Cup Thomas Cup (còn được gọi là Giải Vô địch Cầu lông đồng đội nam của thế giới) là một giải thi đấu cầu lông quốc tế giữa các đội đại diện cho các quốc gia của Liên đoàn Cầu lông Thế giới (BWF). - Giải vô địch đồng đội cầu lông tranh Cúp Thomas được đặt theo tên của George Alan Thomas (người đã giành được 21 danh hiệu toàn nước Anh trong sự nghiệp của mình). Chính Thomas (cũng là Chủ tịch đầu tiên của Liên đoàn Cầu lông Thế giới) đã lấy cảm hứng từ Davis Cup (quần vợt) và World Cup (bóng đá) được tổ chức đầu tiên năm 1930. Ý tưởng của ông đã được đón nhận tại cuộc họp chung của Liên đoàn Cầu lông quốc tế (nay là Liên đoàn Cầu lông Thế giới) vào năm 1939. Nhưng do trở ngại của Đại chiến thế giới lần thứ hai, mãi đến năm 1948, Thomas Cup mới tiến hành giải đấu đầu tiên. Cup được chế tạo bởi Atkin Bros (London) với kích thước cao 71cm và rộng 40cm, được làm bằng bạc, giá trị lúc đương thời khoảng 3000 bảng Anh. Các chức vô địch đã được tiến hành ba năm 01 lần, đến năm 1982 giải đấu thay đổi, được tiến hành 02 năm một lần. Nội dung gồm: đánh đơn 3 trận và đánh đôi 2 trận.
  • 21. 20 Hình 8. Thomas Cup do Chủ tịch đầu tiên của Liên đoàn Cầu lông - Công tước Thomas hiến tặng năm 1939 (Nguồn: https://www.chaseyoursport.com/Badminton/Digging-into-the-history-of- badminton%C2%A0/152) Chỉ có 5 quốc gia là Indonesia, Trung Quốc, Malaysia (trước đây là Malaya), Nhật Bản, Đan Mạch đã từng vô địch Thomas Cup. Bảng 1. Tổng hợp thành tích các quốc gia đạt giải Thomas Cup Đội Vô địch Á quân Indonesia 13 lần (1958, 1961, 1964, 1970, 1973, 1976, 1979, 1984, 1994, 1996, 1998, 2000, 2002) 6 lần (1967, 1982, 1986, 1992, 2010, 2016) Trung Quốc 10 lần (1982, 1986, 1988, 1990, 2004, 2006, 2008, 2010, 2012, 2018) 2 lần (1984, 2000) Malaysia 5 (1949, 1952, 1955, 1967, 1992) 9 lần (1958, 1970, 1976, 1988, 1990, 1994, 1998, 2002, 2014) Đan Mạch 1 lần (2016) 8 lần (1949, 1955, 1964, 1973, 1979, 1996, 2004, 2006) Nhật Bản 1 lần (2014) 1 lần (2018) Hàn Quốc 2 lần (2008, 2012) Hoa Kỳ 1 lần (1952) Thái Lan 1 lần (1961)
  • 22. 21 1.3.2. Uber Cup Uber Cup còn được biết dưới tên Giải vô địch cầu lông đồng đội nữ thế giới. Đây là một trong những giải đấu cầu lông đồng đội nữ có quy mô lớn nhất thuộc hệ thống các giải do Liên đoàn Cầu lông Thế giới (BWF) tổ chức. Kể từ giải đấu năm 1984 đến nay, Uber Cup được diễn ra định kỳ 2 năm một lần. Trên thực tế, giải đấu này được đặt theo tên của Betty Uber, VĐV cầu lông nữ người Anh. Ở thập niên 50, bà chính là người nghĩ ra ý tưởng thành lập một giải đấu cầu lông giữa các đội tuyển quốc gia nữ với thể thức tương tự Thomas Cup. Uber Cup bắt đầu tổ chức thi đấu từ năm 1956. Nội dung thi đấu cơ bản giống thi đấu Thomas Cup . Hình 9. Uber Cup Một điều thú vị là khác với nhiều giải đấu khác, những tay vợt tham dự Uber Cup sẽ không có tiền thưởng. Ngoài Uber Cup, còn có 6 giải đấu khác của BWF được xếp vào nhóm sự kiện chính số 1, bao gồm BWF World Championships, Thomas Cup, Sudirman Cup, Suhandinata Cup, Eye Level Cups và BWF World Senior Championships. Đây đều là các giải đấu không trao tiền thưởng cho các tay vợt tham gia. Mặc dù Uber Cup không trao tiền thưởng cho các đội tuyển tham dự, nhưng điều đó không có nghĩa giải đấu này kém hấp dẫn. Ngược lại, mức độ quyết liệt của Uber Cup thậm chí khốc liệt không kém gì Thomas Cup nếu nhìn vào thành tích của các đội tuyển tham dự. Trong quá khứ, chỉ có 5 đội từng vô địch Uber Cup, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia, Mỹ và Hàn Quốc.
  • 23. 22 Bảng 2. Tổng hợp thành tích các quốc gia đạt giải Uber Cup Đội Vô địch Á quân Trung Quốc 15 lần (1984, 1986, 1988, 1990, 1992, 1998, 2000, 2002, 2004, 2006, 2008, 2012, 2014, 2016, 2020) 3 lần (1994, 1996, 2010) Nhật Bản 6 lần (1966, 1969, 1972, 1978, 1981, 2018) 3 lần (1975, 2014, 2020) Indonesia 3 lần (1975, 1994, 1996) 7 lần (1969, 1972, 1978, 1981, 1986, 1998, 2008) Hoa Kỳ 3 lần (1957, 1960, 1963) 1 lần (1966) Hàn Quốc 1 lần (2010) 7 lần (1988, 1990, 1992, 2002, 2004, 2012, 2016) Đan Mạch 3 lần (1957, 1960, 2000) Anh 2 lần (1963, 1984) Hà Lan 1 lần (2006) Thái Lan 1 lần (2018) 1.3.3. Sudirman Cup Sudirman Cup là một trong số các giải đấu chuyên biệt về thi đấu đồng đội của thế giới. Giải được đặt theo tên của nhà sáng lập Liên đoàn cầu lông Indonesia - Dick Sudirman. Chiếc cúp Sudirman cao 80 cm, được làm bằng bạc nguyên khối mạ vàng 22 carat (92%) do Công ty Masterix Bandung sản xuất với giá 15.000 đô la Mỹ. Cúp được đặt đứng trên một đế hình bát giác làm bằng gỗ jati (gỗ tếch Java). Thân của chiếc Cup có hình dạng một quả cầu và được bao bọc bởi một bản sao của Đền Borobudur. Tay cầm hình nhị hoa, tượng trưng cho hạt cầu lông. Giải đấu Sudirman Cup đã khai mạc lần đầu tiên tại sân vận động Bung Karno ở thủ đô Jakarta, Indonesia vào năm 1989. Giải đấu được tổ chức hai năm một lần và rơi vào những năm lẻ. Đến với giải đấu này, các tay vợt đều hừng hực ý chí chiến đấu để mang về vinh quang cho quốc gia mà họ đại diện. Trong khuôn khổ sân chơi đầy kịch tính và hấp dẫn, các đội tham dự bao gồm những tay vợt hạt giống thế giới, và số thành viên tham dự có thể lên đến con số 30 cho 1 đội. Dựa vào thành tích trên bảng xếp hạng thế giới, các quốc gia có cùng thực lực sẽ được tuyển chọn và xếp vào cùng nhóm. Các nhóm được chia theo thứ tự tăng dần, nhóm 1 là nhóm mạnh nhất, sau đó mỗi nhóm lại được chia ra 2 nhóm nhỏ nữa: 1A, 1B, 2A, 2B,… cứ thế cho đến 6B. Và tất nhiên, chỉ 12 đội được xếp vào nhóm 1 mới đủ điều kiện tham gia tranh chức vô địch, còn các bảng khác sẽ đấu với nhau theo thứ tự: các nhóm nhỏ sẽ bắt đầu đấu vòng tròn, sau đó đấu chéo để tìm ra đội vô địch bảng, và tiếp diễn đến cuối để tìm ra thứ tự xếp hạng mới cho những quốc gia tham dự. Trong mỗi lượt gặp
  • 24. 23 nhau, các đội sẽ phải trải qua 5 nội dung thi đấu bao gồm: đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ, đôi nam nữ. Phân thắng thua bằng cách: đội nào giành nhiều phần thắng hơn sẽ là người chiến thắng. Hình 10. Chiếc cúp của Sudiman Cup Tám quốc gia đã lọt vào vòng bán kết ở tất cả các giải đấu của Sudirman Cup bao gồm: Trung Quốc, Đan Mạch, Anh, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan và Nhật Bản. Indonesia lần đầu tiên vô địch giải đấu vào năm 1989. Trung Quốc là quốc gia giàu thành tích nhất tại Sudirman Cup (12 lần đăng quang), tiếp theo là Hàn Quốc (4 lần đăng quang) và Indonesia (1 lần đăng quang). Giải đấu này chưa bao giờ được vô địch bởi một quốc gia ngoài châu Á. Đan Mạch là quốc gia châu Âu duy nhất đạt Á quân vào các năm năm 1999 và 2011. Bảng 3. Tổng hợp thành tích các quốc gia đạt giải Sudiman Cup Đội Vô địch Á quân Trung Quốc 12 lần (1995, 1997, 1999, 2001, 2005, 2007, 2009, 2011, 2013, 2015, 2019, 2021) 2 lần (2003, 2017) Hàn Quốc 4 lần (1991, 1993, 2003, 2017) 4 lần (1989, 1997, 2009, 2013) Indonesia 1 lần (1989) 6 lần (1991, 1993, 1995, 2001, 2005, 2007) Nhật Bản 3 lần (2015, 2019, 2021) Đan Mạch 2 lần (1999, 2011) 1.3.4. Giải cầu lông vô địch thế giới Giải cầu lông vô địch thế giới (tên tiếng Anh: BWF World Championships, trước đây còn được gọi là IBF World Championships) là một giải cầu lông được tổ chức bởi Liên đoàn Cầu lông Thế giới (BWF). Giải cầu lông vô địch thế giới cùng với Thế vận hội Olympic là hai sân
  • 25. 24 chơi danh giá nhất của các tay vợt cầu lông. Những người chiến thắng giải này sẽ giành được danh hiệu “Vô địch thế giới” cùng huy chương vàng và điểm thưởng tích lũy cao trên bảng xếp hạng BWF. Tuy nhiên, nó không có bất kỳ khoản tiền thưởng nào đi kèm. Nguyễn Tiến Minh là tay vợt thành công nhất của Việt Nam từng tham dự giải đấu này và đã giành được huy chương đồng vào năm 2013. Giải có tổng cộng 5 nội dung: Đơn nam, Đơn nữ, Đôi nam, Đôi nữ, Đôi nam nữ hỗn hợp. Giải được bắt đầu từ năm 1977 và cứ 3 năm tổ chức 1 lần. Từ năm 1983 trở đi được đổi thành 2 năm tổ chức 1 lần và được tiến hành vào các năm lẻ. Đây là một giải mới: VĐV được mời là những người có thành tích xuất sắc trong năm, đồng thời do Liên đoàn Cầu lông thế giới mời đích danh. Cho đến nay, chỉ có 18 quốc gia đã đạt được ít nhất một huy chương đồng trong giải đấu: 9 ở châu Á, 5 ở châu Âu, 1 ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ, và châu Đại Dương. Châu Phi là lục địa duy nhất không giành được huy chương nào ở giải đấu. Trung Quốc là quốc gia thành công nhất trong các kỳ của giải vô địch cầu lông thế giới kể từ khi được thành lập vào năm 1977. Họ cũng là quốc gia duy nhất để đạt được toàn bộ tất cả các huy chương trong các năm 1987, 2010 và 2011. 1.3.5. Hệ thống giải đấu Grand Prix và Grand Prix Gold Là một loạt hệ thống các giải được tổ chức ở hầu hết quốc gia trên khắp năm châu, quy tụ rất nhiều cây vợt xuất sắc, đã có thành tích nhất định trên bảng xếp hạng của Liên đoàn Cầu lông thế giới (BWF). Được tổ chức thường niên từ năm 2007, bao gồm các nội dung thi đấu đơn và đôi, dành cho những cây vợt chuyên nghiệp, đã là thành viên của Hiệp hội cầu lông trực thuộc BWF. Để được xét vào vòng đấu loại, mỗi VĐV bắt buộc phải tham gia ít nhất hai nội dung thi đấu (ví dụ đơn nam và đôi nam), và căn cứ vào số điểm tích lũy nhận được sau mỗi trận cầu, bao gồm điểm cộng và trừ. Số điểm tích lũy sau mỗi giải đấu không chỉ nhằm mục đích chọn ra người chiến thắng, mà còn giúp định vị thành tích tay vợt. VĐV/cặp VĐV được gọi là hạt giống số bao nhiêu của giải đấu căn cứ vào bảng xếp hạng thế giới. Thứ hạng trên bảng xếp hạng được chiếu theo kết quả thi đấu của các giải khác nhau do Liên đoàn Cầu lông thế giới tổ chức trong vòng 52 tuần lễ (trừ các giải trẻ và giải tự tổ chức bởi các thương hiệu). Thể thức thi đấu xoay quanh 5 nội dung chính: Đơn nam, Đơn nữ, Đôi nam, Đôi nữ, Đôi nam nữ.
  • 26. 25 1.3.6. Hệ thống giải đấu Super Series Mùa giải “Siêu cấp” này ra mắt vào ngày 14/12/2006 và được tổ chức thi đấu vào năm 2007. Được hiệp hội cầu lông thế giới công nhận đây là một giải thi đấu chính thức, và chia ra hai cấp độ phân loại: Super Series Premier và Super Series. Super Series là một hệ thống các giải đấu, bao gồm 12 giải đấu tổ chức tại 12 quốc gia trên khắp thế giới, trong đó có 5 giải Super Series Premier. Quy tụ 32 tay vợt hàng đầu thế giới, giải thưởng cho người chiến thắng là số tiền trên 200.000 USD cho mỗi giải. Mỗi giải đấu được tổ chức hàng tháng từ tháng 1 đến tháng 12 và mỗi tháng luân phiên 1 quốc gia chủ nhà. Mùa giải Super Series được tổ chức thường niên hằng năm, và Top 8 VĐV/cặp VĐV trong mỗi thể thức thi đấu trong bảng xếp hạng Super Series sẽ được mời đến giải Super Series Finals - Giải đấu chung kết diễn ra vào cuối năm, nhằm tìm ra nhà vô địch của toàn giải. Trung bình mỗi giải đấu Super Series diễn ra trong 6 ngày, với 5 ngày thi đấu vòng chung kết. Sau 4 vòng loại bắt buộc, 32 VĐV/cặp VĐV sẽ được chọn để thi đấu vòng chung kết. Từ tháng 9/2008 mỗi giải đấu chỉ còn 16 VĐV/cặp VĐV tham gia thay vì 32 như trước đây để tránh căng thẳng và áp lực phải thi đấu liên tục cho các VĐV giành phần thắng. Nội dung thi đấu cũng tương tự như Grand Prix, với 5 nội dung chính: Đơn nam, Đơn nữ, Đôi nam, Đôi nữ, Đôi nam nữ. 1.3.7. Giải All England (All England Open Badminton Championships) Giải cầu lông toàn Anh hay còn gọi là Giải cầu lông Anh mở rộng (All England Open Badminton Championships). Đây là giải cầu lông chuyên nghiệp lớn nhất và có truyền thống lâu đời nhất thế giới. Giải lần đầu được tổ chức tại Guildford vào năm 1898 (ban đầu chỉ có các nội dung đôi nam, đôi nữ và đôi nam nữ). Từ thành công của sự kiện này, Liên đoàn Cầu lông Anh quyết định tiếp tục tổ chức tại Horticultural Halls, London vào năm 1899 và được bổ sung thêm 2 hình thức thi đấu đơn nam và đơn nữ. Năm 1900, Sydney H. Smith (Anh) vô địch đơn nam, Ethel B. Thomson (Anh) vô địch đơn nữ, Herbert Mellersh và F. S. Collier (Anh) vô địch đôi nam, Daisy St. John và E. M. Moseley (Anh) vô địch đôi nữ, F. S. Collier và Ellen Mary Stawell-Brown (Anh) vô địch đôi nam nữ. Năm 2021, Lee Zii Jia (Malaysia) vô địch đơn nam, Nozomi Okuhara (Nhật Bản) vô địch đơn nữ, Mayu Matsumoto và Wakana Nagahara (Nhật Bản) vô địch đôi nam, Yuta Watanabe và Arisa Higashino (Nhật Bản) vô địch đôi nữ.
  • 27. 26 Có thể thấy, từ giải năm 1899 đến năm 1938, chức vô địch các nội dung hầu như đều do các tay vợt Anh thâu tóm nhưng kể từ năm 1939 đến năm 2021, còn có các tay vợt nổi lên từ các quốc gia như: Đan Mạch, Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc, Nhật Bản,… tham gia chiếm lĩnh các vị trí hàng đầu. Kể từ sau khi Thomas Cup ra đời vào năm 1949, chức vô địch tại Giải cầu lông toàn Anh vẫn rất danh giá và được xem như là chức vô địch toàn cầu, cho tới khi BWF chính thức tổ chức Giải cầu lông vô địch thế giới vào năm 1977. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của 2 cuộc chiến tranh thế giới, giải cầu lông toàn Anh từng bị hoãn trong 2 giai đoạn 1915- 1919 và 1940-1946. Không chỉ được tổ chức hàng năm tại Anh, giải cầu lông Anh mở rộng luôn nằm trong hệ thống của BWF và được nâng lên Superseries vào năm 2007, sau đó trở thành Superseries Premium vào năm 2011. 1.3.8. Thế vận hội mùa hè (Olympic Games) Sân chơi này có tầm ảnh hưởng vô cùng lớn, vượt qua hết thảy các giải đấu khác, không chỉ là nơi các VĐV cọ xát mà còn giúp họ mang về tấm huy chương cho quốc gia của mình. Cầu lông được đưa vào danh sách thi đấu chính thức vào năm 1992, Thế vận hội mùa hè có sự tham gia của 62 quốc gia và được tổ chức tại quốc gia chủ nhà bất kỳ. Mang tính giao hữu là chính, giải đấu này không có điểm thưởng lẫn tiền thưởng dành cho các tay vợt tham gia. Thế nhưng, được tham dự Thế vận hội lại là một niềm tự hào to lớn cho VĐV, giúp họ ghi dấu ấn vào sự nghiệp thi đấu của bản thân. Trải qua nhiều thập kỷ, các giải đấu đã có nhiều thay đổi về luật thi đấu, nhằm giảm bớt áp lực cho các VĐV cũng như mang lại những sân chơi công bằng hơn. Những bước chuyển mình này đánh dấu vào sự thành công của cầu lông, giúp xây dựng danh tiếng của bộ môn có lịch sử lâu đời này vươn xa hơn. 1.4. Danh thủ cầu lông thế giới Cầu lông là một bộ môn hấp dẫn, quy tụ những con người tài năng và bền bỉ nhất. Cầu lông là một trong những môn thể thao được nhiều người yêu thích trên thế giới do đó những giải đấu cầu lông và các danh thủ luôn được đông đảo người hâm mộ ngưỡng mộ, mong đợi. Bảng xếp hạng cầu lông thế giới luôn được cập nhật trên trang website của Liên đoàn Cầu lông thế giới BWF, dựa trên thành tích thi đấu của các VĐV
  • 28. 27 qua hàng năm, có thể điểm qua những tay vợt xuất sắc nhất nam và nữ dưới đây. 1.4.1. Danh thủ cầu lông nam thế giới (1) Viktor Axelsen - Quốc tịch: Đan Mạch - Ngày sinh: 04/01/1994. - Thể trạng: cao 1,94 m, nặng 88kg. - Sự nghiệp: Đã tham gia 35 giải, tỉ lệ trận thắng/bại là 434/139, đứng đầu Bảng xếp hạng cầu lông đơn nam Thế giới năm 2022 với số điểm đạt được là 118579. Tổng tiền giải thưởng đến tháng 8/2022: $1,458,074.50. - Thành tích: Vô địch đơn nam Olympic năm 2020 (Tokyo); Hạng ba đơn nam Olympic năm 2016 (Rio de Janeiro); Vô địch đơn nam Thế giới BWF năm 2017 (Glasgow); Hạng ba đơn nam Thế giới BWF năm 2014 (Copenhagen); Hạng ba đồng đội hỗn hợp Sudirman Cup năm 2013 (Kuala Lumpur); Vô địch đơn nam Thomas Cup năm 2016 (Kunshan); Hạng ba đơn nam Thomas Cup các năm: 2012 (Wuhan), 2018 (Bangkok), 2020 (Aarhus), 2022 (Bangkok); Vô địch đơn nam châu Âu các năm: 2016 (La Roche-sur-Yon), 2018 (Huelva), 2022 (Madrid); Hạng nhì đơn nam châu Âu 2021 (Kyiv); Hạng ba đơn nam châu Âu các năm: 2012 (Karlskrona), 2014 (Kazan), 2017 (Kolding); Vô địch đồng đội hỗn hợp châu Âu các năm: 2015 (Leuven), 2017 (Lubin), 2019 (Copenhagen), 2021 (Vantaa); Hạng nhì đồng đội hỗn hợp châu Âu năm 2013 (Moscow);
  • 29. 28 Hình 11. Viktor Axelsen - Đứng đầu bảng xếp hạng cầu lông Đơn nam Thế giới (vào ngày 28/9/2017 và tháng 7/2022) (Nguồn: https://www.facebook.com/photo/?fbid=369912564496808&set=a.20019487813524) Vô địch đôi nam châu Âu các năm: 2012 (Amsterdam), 2014 (Basel), 2016 (Kazan), 2018 (Kazan), 2020 Liévin; Vô địch đơn nam Trẻ thế giới năm 2010 (Guadalajara); Hạng nhì đơn nam Trẻ thế giới năm 2011 (Taipei); Vô địch đơn nam Trẻ châu Âu năm 2011 (Vantaa); Hạng nhì đồng đội hỗn hợp Trẻ châu Âu năm 2011 (Vantaa); - Viktor Axelsen là một tay vợt trẻ thuận tay phải, đầy tài năng, có tinh thần luyện tập tích cực, chuyên nghiệp. Sự chăm chỉ cùng với tài năng bẩm sinh đã giúp tay vợt trẻ này gặt hái nhiều thành công và được nhiều người kỳ vọng là có thể tiến xa hơn trong tương lai. (2) Momota Kento - Quốc tịch: Nhật Bản. - Ngày sinh: 01/09/1994. - Thể trạng: cao 1,75m, nặng 68kg. - Sự nghiệp: Đã tham gia 24 giải, tỉ lệ trận thắng/bại là 366/96, xếp thứ 2 Bảng xếp hạng cầu lông Đơn nam Thế giới năm 2022 với số điểm đạt được là 112210. Tổng tiền giải thưởng đến tháng 8/2022: $1,297,802.12.
  • 30. 29 - Thành tích: Vô địch đơn nam Thế giới BWF các năm: 2018 (Nanjing), 2019 (Basel); Hạng ba đơn nam Thế giới BWF 2015 (Jakarta); Hạng nhì đơn nam Sudirman Cup các năm: 2015 (Dongguan), 2019 (Nanning), 2021 (Vantaa); Vô địch đơn nam Thomas Cup năm 2014 (New Delhi); Hạng nhì đơn nam Thomas Cup 2018 (Bangkok); Hạng ba đơn nam Thomas Cup các năm: 2020 (Aarhus), 2022 (Bangkok); Hạng ba đơn nam Asian Games 2018 (Jakarta-Palembang); Vô địch đơn nam châu Á các năm: 2018 (Wuhan), 2019 (Wuhan); Hạng nhì Giải vô địch đồng đội châu Á năm 2016 (Hyderabad); Hình 12. Momota Kento xếp thứ 2 Bảng xếp hạng cầu lông Đơn nam Thế giới năm 2022 (Nguồn: https://webthethao.vn/cau-long/kento-monoto-dep-trai-hon-sau-phau-thuat- tham-my-124664.htm) Vô địch đơn nam Trẻ thế giới năm 2012 (Chiba); Hạng nhì đồng đội hỗn hợp Trẻ thế giới năm 2012 (Chiba); Hạng ba đơn nam Trẻ thế giới năm 2011 (Taipei); Vô địch đơn nam Trẻ châu Á năm 2012 (Gimcheon); Vô địch đồng đội hỗn hợp Trẻ châu Á năm 2012 (Gimcheon); Hạng ba đơn nam Trẻ châu Á năm 2011 (Lucknow);
  • 31. 30 - Sinh ra ở Mitoyo, tỉnh Kagawa, có niềm đam mê với cầu lông từ khi học lớp 2, tài năng cầu lông của Kento Momota đã được phát hiện từ khi còn rất nhỏ. Anh bắt đầu sự nghiệp cầu lông từ cấp cơ sở với kết quả khá hoàn hảo và được biết đến với lối chơi bùng nổ và phong cách thi đấu khó đoán. (3) Anders Antonsen - Quốc tịch: Đan Mạch. - Ngày sinh: 27/04/1997. - Thể trạng: cao 1,83m nặng 80kg. - Sự nghiệp: Đã tham gia 34 giải, tỉ lệ trận thắng/bại là 251/81, xếp hạng 3 Bảng xếp hạng cầu lông đơn nam Thế giới vào ngày 12/11/2019 và ngày 3/5/2022 với số điểm đạt được là 98300. Tổng tiền giải thưởng đến tháng 8/2022 là $461,987.75. - Thành tích: Hạng nhì đơn nam Thế giới BWF 2019 (Basel); Hạng ba đơn nam Thế giới BWF 2021 (Huelva); Hạng ba đồng đội nam Thomas Cup các năm: 2018 (Bangkok), 2020 (Aarhus), 2022 (Bangkok); Vô địch đơn nam European Games 2019 (Minsk); Vô địch đơn nam châu Âu 2021 (Kyiv); Hạng nhì đơn nam châu Âu các năm: 2017 (Kolding), 2022 (Madrid); Vô địch đồng đội hỗn hợp châu Âu các năm: 2017 (Lubin), 2019 (Copenhagen), 2021 (Vantaa); Vô địch đồng đội nam châu Âu các năm: 2016 (Kazan), 2018 (Kazan), 2020 (Liévin); Vô địch đơn nam Trẻ châu Âu 2015 (Lubin); Hạng ba đồng đội hỗn hợp châu Âu 2015 (Lubin);
  • 32. 31 Hình 13. Anders Antonsen - Xếp hạng 3 Bảng xếp hạng cầu lông đơn nam Thế giới vào ngày 12/11/2019 và ngày 3/5/2022 (Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/File:Anders_Antonsen_(cr.ploybuster).jpg) Antonsen bắt đầu sự nghiệp cầu lông của mình từ năm sáu tuổi ở Kastanievej, Viby. Cùng với anh trai Kasper Antonsen đã học chơi cầu lông từ cha làm việc tại một trong những câu lạc bộ cầu lông ở Đan Mạch. Với thành tích đáng ngưỡng mộ khi còn rất trẻ, anh hứa hẹn sẽ là VĐV mang vinh danh về cho đất nước Đan Mạch ở những đấu trường lớn hơn. (4) Chou Tien-chen (Châu Thiên Thành) - Quốc tịch: Đài Loan. - Ngày sinh: 08/01/1990. - Thể trạng: cao 1,80m, nặng 78kg. - Sự nghiệp: Đã tham gia 35 giải, tỉ lệ trận thắng/bại là 347/186, xếp hạng 2 đơn nam Thế giới vào ngày 17/3/2020, hạng 4 đơn nam Thế giới vào ngày 19/2/2021 với số điểm đạt được là 93282. Tổng tiền giải thưởng đến tháng 8/2022 là $914,514.12. - Thành tích: Hạng nhì đơn nam Asian Games 2018 (Jakarta - Palembang); Hạng ba đồng đội nam Asian Games các năm: 2014 (Incheon), 2018 (Jakarta - Palembang); Hạng ba đơn nam châu Á 2019 (Wuhan);
  • 33. 32 Hạng ba đồng đội nam Đại hội thể thao Đông Á (East Asian Games) 2013 (Tianjin); Hạng ba đồng đội hỗn hợp Summer Universiade các năm: 2011 (Shenzen), 2013 (Kazan); Hạng ba đôi nam Summer Universiade 2013 (Kazan); Hạng ba đơn nam Summer Universiade 2015 (Gwangju); Hạng ba đơn nam Trẻ châu Á 2008 (Kuala Lumpur); Hình 14. Chou Tien-chen - Xếp hạng 2 Bảng xếp hạng cầu lông đơn nam Thế giới vào ngày 17/03/2020 (Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Chu_Thi%C3%AAn_Th%C3%A0nh) Chou Tien-chen là nam VĐV cầu lông xuất sắc nhất trong lịch sử thể thao Đài Loan. Anh đã tỏa sáng trong làng cầu lông quốc tế vào những năm 30 tuổi với những phương thức đặc biệt, phong cách thi đấu dẻo dai, bền bỉ, kỹ thuật biến đổi di chuyển cơ thể nhanh, linh hoạt, bỏ nhỏ cầu mềm mại, bất ngờ, duy trì xuyên suốt trong thời gian dài của sự nghiệp. (5) Anthony Sinisuka Ginting - Quốc tịch: Indonesia. - Ngày sinh: 20/11/1996. - Thể trạng: cao 1,71m, nặng 66kg. - Sự nghiệp: Đã tham gia 32 giải, tỉ lệ trận thắng/bại là 220/131, xếp hạng 3 Bảng xếp hạng cầu lông đơn nam Thế giới vào ngày 18/02/2020
  • 34. 33 và hạng 5 vào ngày 12/7/2022 với số điểm đạt được là 87567. Tổng tiền giải thưởng đến tháng 8/2022 là $489,827.50. Hình 15. Anthony Sinisuka Ginting - Xếp hạng 3 Bảng xếp hạng cầu lông đơn nam Thế giới vào ngày 18/02/2020 và hạng 5 vào ngày 12/7/2022 (Nguồn: http://www.badmintoneurope.com/cms/default.aspx?clubid=4685&cmsid=239&pageid =5381&m=8597684) - Thành tích: Hạng ba đơn nam Olympic năm 2020 (Tokyo); Hạng ba đồng đội hỗn hợp Sudirman Cup 2019 (Nanning); Vô địch đồng đội nam Thomas Cup năm 2020 (Aarhus); Hạng nhì đồng đội nam Thomas Cup các năm: 2016 (Kunshan), 2022 (Bangkok); Hạng ba đồng đội nam Thomas Cup 2018 (Bangkok); Hạng nhì đồng đội nam Asian Games 2018 (Jakarta-Palembang); Hạng ba đơn nam Asian Games 2018 (Jakarta-Palembang); Vô địch đồng đội nam châu Á (Asia Team Championships) các năm: 2016 (Hyderabad), 2018 (Alor Setar), 2020 (Manila); Vô địch đồng đội nam Southeast Asian Games các năm: 2015 (Singapore), 2019 (Philippines); Hạng nhì đơn nam Youth Olympic Games 2014 (Nanjing); Hạng nhì đồng đội hỗn hợp Trẻ Thế giới 2014 (Alor Setar); Hạng ba đơn nam Trẻ Thế giới 2014 (Alor Setar). - Anthony Sinisuka Ginting sinh ra ở Cimahi, người gốc Karo, được cha anh hướng nghiệp chơi cầu lông khi anh còn học mẫu giáo. Khi còn trẻ, anh gia nhập PB SGS PLN, một câu lạc bộ cầu lông ở Bandung, Tây Java. Là tay vợt huyền thoại trong làng cầu lông đến từ đất nước
  • 35. 34 Indonesia, anh đã nhiều lần tham dự những giải đấu lớn với tư cách VĐV được yêu thích nhất. (6) Chen Long (Thầm Long) - Quốc tịch: Trung Quốc. - Ngày sinh: 18/01/1989. - Thể trạng: cao 1,87m nặng 75kg. - Sự nghiệp: Đã tham gia 18 giải, tỉ lệ trận thắng/bại là 446/115, xếp hạng 1 Bảng xếp hạng cầu lông đơn nam Thế giới vào ngày 24/12/2014 và hạng 7 vào ngày 03/5/2022 với số điểm đạt được là 84400. Tổng tiền giải thưởng đến tháng 8/2022 là $1,355,607.50. - Thành tích: Vô địch đơn nam Thế vận hội 2016 (Rio de Janeiro); Hạng nhì đơn nam Thế vận hội 2020 (Tokyo); Hạng ba đơn nam Thế vận hội 2012 (London); Vô địch đơn nam Thế giới BWF các năm: 2014 (Copenhagen), 2015 (Jakarta); Hạng ba đơn nam Thế giới BWF các năm: 2017 (Glasgow), 2018 (Nanjing); Vô địch đồng đội hỗn hợp Sudirman Cup các năm: 2009 (Guangzhou), 2011 (Qingdao), 2013 (Kuala Lumpur), 2015 (Dongguan), 2019 (Nanning); Hạng nhì đồng đội hỗn hợp Sudirman Cup 2017 (Gold Coast); Vô địch đồng đội nam Thomas Cup các năm: 2010 (Kuala Lumpur), 2012 (Wuhan), 2018 (Bangkok); Hạng ba đồng đội nam Thomas Cup 2014 (New Delhi); Vô địch đồng đội nam Asian Games các năm: 2010 (Guangzhou), 2018 (Jakarta - Palembang); Hạng nhì đồng đội nam và Hạng nhì đơn nam Asian Games 2014 (Incheon); Vô địch đơn nam châu Á (Asian Championships) 2017 (Wuhan); Hạng nhì đơn nam châu Á các năm: 2009 (Suwon), 2013 (Taipei), 2016 (Wuhan), 2018 (Wuhan); Hạng ba đơn nam châu Á các năm: 2011 (Chengdu), 2012 (Qingdao), 2015 (Wuhan); Vô địch đơn nam Đại hội thể thao Đông Á (East Asian Games) các năm: 2009 (Hong Kong), 2013 (Tianjin); Vô địch đơn nam và vô địch đồng đội hỗn hợp Trẻ thế giới 2007 (Waitakere City); Vô địch đơn nam và hạng Nhì đồng đội hỗn hợp Trẻ châu Á (Asian Junior Championships) 2007 (Kuala Lumpur).
  • 36. 35 Hình 16. Chen Long - xếp hạng 1 Bảng xếp hạng cầu lông đơn nam Thế giới vào ngày 24/12/2014 (Nguồn: https://thethao.vn/the-thao-247/cau-long/chen-long-bo-ngo-kha-nang-du- giai-toan-anh-2022-tt36174.html) - Chen Long sinh ra tại Thành phố Hồ Bắc, Trung quốc. Năm 2000, anh có tố chất chơi cầu lông hay nhưng thể chất hơi yếu nên đã tham gia vào đội Hạ Môn. Sự nghiệp của Chen Long đầy vinh quang, tuy nhiên, truyền thông Trung Quốc đưa tin, anh sẽ giải nghệ sau Á vận hội 2022 để tham gia ban huấn luyện đội tuyển cầu lông Trung Quốc với vai trò trợ lý huấn luyện viên (HLV). Nếu điều này trở thành sự thật, Chen Long sẽ để lại nhiều tiếc nuối với những người hâm mộ vì dù ở tuổi 33, anh vẫn đang thi đấu tốt và vẫn đang là lá cờ đầu của cầu lông Trung Quốc. Nhưng cũng theo thông tin từ báo chí Trung Quốc (tháng 8/2022), tay vợt số 1 Trung Quốc Chen Long đang tham gia trại huấn luyện đội tuyển quốc gia ở Hải Nam. Điều này cho thấy khả năng anh sẽ tái xuất trong thời gian tới. Vào ngày 28/11/2017, Chen Long đã đăng ký kết hôn với Wang Shixian (nữ đồng nghiệp - tuyển thủ Cầu lông Trung Quốc) tại Phòng Nội vụ của Quận Siming, Hạ Môn, Trung Quốc. (7) Lee Zii Jia (Lý Tử Gia) - Quốc tịch: Malaysia. - Ngày sinh: 29/03/1998. - Thể trạng: cao 1,86m nặng 78kg. - Sự nghiệp: Đã tham gia 38 giải, tỉ lệ trận thắng/bại là 207/90, xếp hạng 5 Bảng xếp hạng cầu lông đơn nam Thế giới vào ngày 28/6/2022
  • 37. 36 với số điểm đạt được là 81164. Tổng tiền giải thưởng đến tháng 8/2022 là $300,367.25. - Thành tích: Hạng ba đồng đội hỗn hợp Sudirman Cup 2021 (Vantaa); Vô địch đơn nam châu Á 2022 (Manila); Hình 17. Lee Zii Jia - xếp hạng 5 Bảng xếp hạng cầu lông đơn nam Thế giới vào ngày 28/6/2022 (Nguồn: http://m.thethaoso365.com/mirr_the-thao-247/cau-long/lee-zii-jia-duoc-de- xuat-go-bo-lenh-cam-thi-dau-2-nam-tt33850.html) Vô địch đồng đội nam Asia Team Championships 2022 (Selangor); Hạng nhì đồng đội nam Asia Team Championships 2020 (Manila); Hạng ba đồng đội nam Asia Team Championships 2018 (Alor Setar); Vô địch đơn nam Southeast Asian Games 2019 (Philippines); Hạng nhì đồng đội nam Southeast Asian Games các năm: 2017 (Kuala Lumpur), 2019 (Philippines); Hạng nhì đồng đội hỗn hợp Trẻ thế giới 2016 (Bilbao); Hạng ba đơn nam Trẻ thế giới 2016 (Bilbao); - Lee Zii Jia là VĐV cầu lông người Malaysia, sớm được coi là một trong những tài năng trẻ xuất sắc nhất thế hệ của mình. Anh được coi là người kế thừa của huyền thoại Lee Chong Wei, với những bước tiến nhanh chóng trên bảng xếp hạng. Tháng 02/2022, Lee Zii Jia đã quay trở lại đội tuyển cầu lông Malaysia sau một thời gian ngắn đình công, rút khỏi liên đoàn để trở thành tay vợt tự do. Truyền thông Malaysia cho biết Zii Jia đã nhận được lời đề nghị quảng cáo trị giá gần 1,2 triệu USD từ một công ty đồ thể thao của Đài Loan (Trung Quốc). Hiện tại, anh vẫn được xem là thủ lĩnh ở đội tuyển cầu lông Malaysia.
  • 38. 37 (8) Jonatan Christie - Quốc tịch: Indonesia. - Ngày sinh: 15/9/1997. - Thể trạng: cao 1,79m, nặng 75kg. - Sự nghiệp: Đã tham gia 32 giải, tỉ lệ trận thắng/bại là 244/119, xếp hạng 4 Bảng xếp hạng cầu lông Đơn nam Thế giới vào ngày 06/8/2019 và hạng 7 Thế giới vào ngày 02/4/2022 với số điểm đạt được là 78047. Tổng tiền giải thưởng đến tháng 8/2022 là $327,565.50. - Thành tích: Hạng ba đồng đội hỗn hợp Sudirman Cup các năm: 2015 (Dongguan), 2019 (Nanning); Vô địch đồng đội nam Thomas Cup 2020 (Aarhus); Hạng nhì đồng đội nam Thomas Cup các năm: 2016 (Kunshan), 2022 (Bangkok); Hạng ba đồng đội nam Thomas Cup 2018 (Bangkok); Hình 18. Jonatan Christie - xếp hạng 4 Bảng xếp hạng cầu lông Đơn nam Thế giới vào ngày 06/8/2019 và hạng 7 vào ngày 02/8/2022) (Nguồn: https://zoominton.com/than-dong-cau-long-cua-indonesia-jonatan-christie- tai-sea-games-30) Vô địch đơn nam Asian Games 2018 (Jakarta–Palembang); Hạng nhì đồng đội nam Asian Games 2018 (Jakarta–Palembang); Hạng nhì đơn nam châu Á 2022 (Manila); Vô địch đồng đội nam Asia Team Championships các năm: 2016 (Hyderabad), 2018 (Alor Setar), 2020 (Manila);
  • 39. 38 Vô địch đồng đội nam Southeast Asian Games các năm: 2015 (Singapore), 2017 (Kuala Lumpur), 2019 (Philippines); Vô địch đơn nam Southeast Asian Games 2017 (Kuala Lumpur); Vô địch đồng đội hỗn hợp Trẻ Thế giới các năm: 2013 (Bangkok), 2014 (Alor Setar);- Jonatan Christie (còn được biết đến với biệt danh “Jojo” - “Thần đồng cầu lông” của Indonesia. Anh đến từ PB. Tangkas Specs, một câu lạc bộ cầu lông từ Jakarta và là một trong những người có lối chơi vô cùng kỷ luật. Bên cạnh thành tích thi đấu ấn tượng, Jonatan Christie còn sở hữu gương mặt điển trai, chiều cao tốt cùng thân hình tráng kiện. Anh cũng là tay vợt Đông Nam Á có thứ hạng cao nhất trên bảng xếp hạng cầu lông đơn nam thế giới. (9) Lakshya Sen - Quốc tịch: India (Ấn Độ). - Ngày sinh: 16/8/2001. - Thể trạng: cao 1,79m, 68kg. - Sự nghiệp: Đã tham gia 36 giải, tỉ lệ trận thắng/bại là 193/74, xếp hạng 9 Bảng xếp hạng cầu lông đơn nam Thế giới vào ngày 22/3/2022 với số điểm đạt được là 74786. Tổng tiền giải thưởng đến tháng 8/2022 là $154,621.25. - Thành tích: Hạng ba đơn nam Thế giới BWF 2021 (Huelva); Vô địch đồng đội nam Thomas Cup 2022 (Bangkok); Hạng nhì đồng đội hỗn hợp Đại hội Thể thao Khối thịnh vượng chung (Commonwealth Games) 2022 (Birmingham); Hạng ba đồng đội nam Asia Team Championships 2020 (Manila); Hạng nhì đơn nam Olympic trẻ (Youth Olympic Games) 2018 (Buenos Aires); Hạng ba đơn nam Trẻ Thế giới (World Junior Championships) 2018 (Markham); Vô địch đơn nam Trẻ châu Á (Asian Junior Championships) 2018 (Jakarta); Hạng ba đơn nam Trẻ châu Á 2016 (Bangkok).
  • 40. 39 Hình 19. Lakshya Sen - xếp hạng 9 Bảng xếp hạng cầu lông Đơn nam Thế giới vào ngày 22/3/2022 với số điểm đạt được là 74786 (Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Lakshya_Sen) - Lakshya Sen có giọng nói nhẹ nhàng và phong độ cực kỳ ổn định. VĐV người Ấn Độ này Được huấn luyện bởi Morten Frost vĩ đại của Đan Mạch đang hứa hẹn trở thành người kế nhiệm cho Kidambi Srikanth để trở thành ông vua cầu lông Ấn Độ. (10) Loh Kean Yew - Quốc tịch: Singapore. - Ngày sinh: 26/6/1997. - Thể trạng: cao 1,75m, nặng 68kg. - Sự nghiệp: Đã tham gia 29 giải, tỉ lệ trận thắng/bại là 162/83, xếp hạng 9 Bảng xếp hạng cầu lông Đơn nam Thế giới vào ngày 02/8/2022 với số điểm đạt được là 70506. Tổng tiền giải thưởng đến tháng 8/2022 là $121,896.25. - Thành tích: Vô địch đơn nam Thế giới BWF 2019 2021 (Huelva); Hạng ba đồng đội hỗn hợp Đại hội Thể thao Khối thịnh vượng chung (Commonwealth Games) 2022 (Birmingham); Hạng ba đồng đội nam Asia Team Championships 2022 (Selangor); Hạng nhì đơn nam Southeast Asian Games các năm: 2019 (Philippines), 2021 (Vietnam); Hạng ba đơn nam Southeast Asian Games 2015 (Singapore); Hạng ba đồng đội nam Southeast Asian Games các
  • 41. 40 năm: 2015 (Singapore), 2017 (Kuala Lumpur), 2019 (Philippines), 2021 (VietNam). - Xuất sắc đánh bại Kidambi Srikanth trong trận chung kết, Loh Kean Yew đã trở thành tay vợt Singapore đầu tiên giành chức Vô địch Thế giới năm 2021. Hình 20. Loh Kean Yew- xếp hạng 9 Bảng xếp hạng cầu lông Đơn nam Thế giới vào ngày 02/8/2022 với số điểm đạt được là 70506 (Nguồn: https://vtv.vn/cac-mon-khac/cau-long-loh-kean-yew-tro-thanh-tay-vot- singapore-dau-tien-vdtg-20211220074919491.htm) Loh Kean Yew sinh tại Penang (Malaysia), chơi cầu lông khi 4 tuổi, cùng với anh em và những người hàng xóm của mình. Nhiều tháng sau đó, Loh gia nhập đội cầu lông của bang Penang. Khi mới 13 tuổi, anh chuyển đến Singapore sau khi nhận được học bổng của Hiệp hội cầu lông nước này. Loh đã thực hiện nghĩa vụ quân sự từ năm 2016 đến 2018, nhờ đó giúp anh trở nên hướng ngoại, quan tâm đến xung quanh nhiều hơn. Loh Kean Yew có thể nói tiếng Anh, Quan Thoại, Bahasa Malaysia và Hokkien. Anh luôn tin tưởng vào sự nỗ lực trong công việc với động lực lớn nhất là tập luyện chăm chỉ để cải thiện và trở thành người giỏi nhất thế giới. 1.4.2. Danh thủ cầu lông nữ thế giới (1) Tai Tzu-ying (Đới Tư Dĩnh) - Quốc tịch: Đài Loan. - Ngày sinh: 20/6/1994. - Thể trạng: cao 1,62m nặng 57kg. - Sự nghiệp: Đã tham gia 21 giải, tỉ lệ trận thắng/bại là 415/151, xếp hạng 1 Bảng xếp hạng cầu lông Đơn nữ Thế giới vào ngày 01/12/2016,
  • 42. 41 hạng 2 vào ngày 03/5/2022 với số điểm đạt được hiện tại là 108800. Tổng tiền giải thưởng đến tháng 8/2022 là $1,853,593.75. - Thành tích: Hạng nhì đơn nữ Thế vận hội (Olympic Games) 2020 (Tokyo); Hạng nhì đơn nữ Thế giới BWF 2021 (Huelva); Vô địch đơn nữ Asian Games 2018 (Jakarta-Palembang); Hạng ba đơn nữ Asian Games 2014 (Incheon); Vô địch đơn nữ châu Á các năm: 2017 (Wuhan), 2018 (Wuhan); Hạng ba đơn nữ châu Á 2015 (Wuhan); Hạng nhì đồng đội nữ East Asian Games các năm: 2009 (Hong Kong), 2013 (Tianjin); Hạng nhì đơn nữ East Asian Games 2009 (Hong Kong); Vô địch đơn nữ Summer Universiade 2017 (Taipei); Vô địch đồng đội hỗn hợp Summer Universiade 2017 (Taipei); Hạng nhì đơn nữ Summer Universiade 2013 (Kazan); Hạng ba đồng đội hỗn hợp Summer Universiade 2013 (Kazan); Hạng ba đơn nữ Summer Universiade 2015 (Gwangju); Hạng nhì đơn nữ Trẻ châu Á (Asian Junior Championships) 2009 Kuala (Lumpur). Hình 21. Tai Tzu-ying - Đứng đầu bảng xếp hạng cầu lông Đơn nữ Thế giới (01/12/2016) và hạng 2 Đơn nữ Thế giới (03/5/2022) (Nguồn: https://zoominton.com/tai-tzu-ying-nguoi-dep-lanh-lung-tai-the-van-hoi- olympic-mo-phong) - Tai Tzu-ying đến với cầu lông khá sớm do ảnh hưởng của cha cô - Dai Nankai, vốn là một người lính cứu hỏa. Khi mới chỉ là học sinh lớp sáu của trường tiểu học cô đã “bất khả chiến bại” tại Kaohsiung và giành vị trí thứ hai trong Giải đấu cầu lông xếp hạng các tỉnh thành phố của
  • 43. 42 Taiwan. Học tại Học viện GDTC Thành phố Đài Bắc, cô có kỹ năng toàn diện và phẩm chất nổi bật về mọi mặt, cùng với những đường cầu kỳ lạ khiến đối thủ luôn gặp khó khăn để thích nghi. Tai Tzu-ying có lối chơi tấn công tốc độ và sức mạnh rất hoàn hảo, qua đó giúp cô dễ dàng nhận cầu ở vị trí thích hợp nhất. Hiện là tay vợt trẻ tiềm năng nhất trong lịch sử cầu lông Taiwan, chỉ cần cải thiện sự ổn định và kinh nghiệm thi đấu, cô sẽ phát triển thành một bậc thầy siêu hạng. (2) Akane Yamaguchi - Quốc tịch: Nhật Bản. - Ngày sinh: 06/6/1997. - Thể trạng: cao 1,56m nặng 55kg. - Sự nghiệp: Đã tham gia 33 giải, tỉ lệ trận thắng/bại là 357/119, xếp hạng 1 Bảng xếp hạng cầu lông Đơn nữ Thế giới vào ngày 19/4/2018 và 03/5/2022 với số điểm đạt được hiện tại là 108749. Tổng tiền giải thưởng đến tháng 8/2022 là $1,197,445.62. - Thành tích: Vô địch đơn nữ Thế giới BWF 2021 (Huelva); Hạng ba đơn nữ Thế giới BWF 2018 (Nanjing); Hạng nhì đồng đội hỗn hợp Sudirman Cup các năm: 2015 (Dongguan), 2019 (Nanning), 2021 (Vantaa); Hạng ba đồng đội hỗn hợp Sudirman Cup 2017 (Gold Coast); Vô địch đồng đội nữ Uber Cup 2018 (Bangkok); Hạng nhì đồng đội nữ Uber Cup các năm: 2014 (New Delhi), 2020 (Aarhus); Hạng ba đồng đội nữ Uber Cup các năm: 2016 (Kunshan), 2022 (Bangkok); Vô địch đồng đội nữ Asian Games 2018 (Jakarta-Palembang); Hạng ba đồng đội nữ Asian Games 2014 (Incheon), 2018 (Jakarta-Palembang); Vô địch đơn nữ châu Á 2019 (Wuhan); Hạng nhì đơn nữ châu Á các năm: 2017 (Wuhan), 2022 (Manila); Vô địch đồng đội nữ Asia Team Championships các năm: 2018 (Alor Setar), 2020 (Manila); Vô địch đồng đội hỗn hợp Asia Mixed Team Championships 2017 (Ho Chi Minh); Hạng ba đơn nữ East Asian Games 2013 (Tianjin); Hạng ba đồng đội nữ East Asian Games 2013 (Tianjin);
  • 44. 43 Hạng nhì đơn nữ Thế vận hội Olympic trẻ (Youth Olympic Games) 2014 (Nanjing); Vô địch đơn nữ Trẻ Thế giới (World Junior Championships) các năm: 2013 (Bangkok), 2014 (Alor Setar); Hạng nhì đơn nữ Trẻ Thế giới 2012 (Chiba); Hạng nhì đồng đội hỗn hợp Trẻ Thế giới 2012 (Chiba); Hạng ba đồng đội hỗn hợp Trẻ Thế giới 2014 (Alor Setar); Vô địch đôi nam nữ Asian Youth Games 2013 (Nanjing); Vô địch đồng đội hỗn hợp Trẻ châu Á 2012 (Gimcheon), Vô địch đơn nữ Trẻ châu Á 2014 (Taipei); Hạng ba đơn nữ Trẻ châu Á 2012 (Gimcheon); Hạng ba đồng đội hỗn hợp Trẻ châu Á các năm: 2013 (Kota Kinabalu), 2014 (Taipei). Tuy có chiều cao khiêm tốn 1m56 nhưng Akane Yamaguchi được người hâm mộ đặt cho biệt danh là “Mèo máy Doraemon”. Mỗi khi Yamaguchi di chuyển và bay người cứu thua những pha cầu đẳng cấp, nhiều người đã thốt lên, cô như “Siêu nhân”. Hình 22. Akane Yamaguchi - xếp hạng 1 Bảng xếp hạng cầu lông Đơn nữ Thế giới vào ngày 19/4/2018 và 03/5/2022 (Nguồn: https://firstsportz.com/akane-yamaguchi-turns-23-have-a-look-at-her- journey/) Với Yamaguchi, chiều cao không bao giờ là điểm yếu. Yamaguchi di chuyển cực tốt và có khả năng quan sát nhanh nhạy hiếm thấy. Chính khả năng đọc đường cầu giúp Yamaguchi thực hiện rất tốt chiến thuật đánh nhanh, tốc độ, bù lại cho chiều cao. Cô cũng ngày càng hoàn thiện hơn các cú đập cầu với sức bật tốt; khắc phục gần như hoàn toàn các cú đẩy cầu bổng sâu về cuối sân của đối thủ nhằm khoét vào
  • 45. 44 điểm yếu chiều cao của cô. Yamaguchi còn có lối chơi cực kỳ thông minh và phòng thủ kiên cường. Cô luôn biết làm đối phương ức chế bằng những pha cầu bất ngờ và đẳng cấp. (3) Chen Yufei - Quốc tịch: Trung Quốc (China). - Ngày sinh: 01/3/1998. - Thể trạng: cao 1,71m, nặng 63kg. - Sự nghiệp: Đã tham gia 22 giải, tỉ lệ trận thắng/bại là 255/82, xếp hạng 1 Bảng xếp hạng cầu lông Đơn nữ Thế giới vào ngày 17/9/2019 và hạng 4 Đơn nữ Thế giới ngày 12/7/2022 với số điểm đạt được hiện tại là 102454. Tổng tiền giải thưởng đến tháng 8/2022 là $799,095.00. - Thành tích: Vô địch đơn nữ Thế vận hội (Olympic Games) 2020 (Tokyo); Hạng ba đơn nữ Thế giới BWF các năm: 2017 (Glasgow), 2019 (Basel); Vô địch đồng đội hỗn hợp Sudirman Cup các năm: 2019 (Nanning), 2021 (Vantaa); Hạng ba đồng đội hỗn hợp Sudirman Cup 2017 (Gold Coast); Vô địch đồng đội nữ Uber Cup 2020 (Aarhus); Hạng nhì đồng đội nữ Uber Cup 2022 (Bangkok); Hạng ba đồng đội nữ Uber Cup 2018 (Bangkok); Hạng nhì đồng đội nữ Asian Games 2018 (Jakarta-Palembang); Hạng nhì đơn nữ Asian Championships 2018 (Wuhan); Hạng ba đơn nữ Asian Championships 2019 (Wuhan); Hạng ba đồng đội hỗn hợp Asia Mixed Team Championships 2017 (Ho Chi Minh); Vô địch đồng đội nữ Asian Team Championships 2016 (Hyderabad); Hạng nhì đồng đội nữ Asian Team Championships 2018 (Alor Setar); Vô địch đồng đội hỗn hợp Trẻ châu Á (World Junior Championships) các năm: 2014 (Alor Setar), 2015 (Lima); 2016 (Bilbao); Hạng ba đồng đội hỗn hợp Trẻ châu Á 2013 (Bangkok); Vô địch đơn nữ Trẻ châu Á 2016 (Bilbao); Hạng ba đôi nam nữ Asian Youth Games 2013 (Nanjing); Vô địch đồng đội hỗn hợp Trẻ châu Á (Asian Junior Championships) các năm: 2013 (Kota Kinabalu), 2014 (Taipei), 2015 (Bangkok), 2016 (Bangkok); Vô địch đơn nữ Trẻ châu Á 2016 (Bangkok); Hạng nhì đơn nữ Trẻ châu Á 2014 (Taipei).
  • 46. 45 Hình 23. Akane Yamaguchi - xếp hạng 1 Bảng xếp hạng cầu lông Đơn nữ Thế giới vào ngày 17/9/2019 (Nguồn: http://www.xinhuanet.com/english/2021-08/01/c_1310101295_4.htm) - Chen Yufei sinh năm 1998 tại phố Tongjun, huyện Tonglu, thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang. Cô là VĐV cầu lông Trung Quốc và đã giành giải vô địch thế giới. Năm 2004, vì điều kiện thể chất tốt, cô được HLV đội tuyển cầu lông Hàng Châu chọn vào đội tuyển cầu lông của thành phố. Với sự huấn luyện bài bản, cùng với sự chăm chỉ luyện tập và linh hoạt trong tập luyện và thi đấu, Chen Yufei rất được các HLV yêu thích. Năm 2011, cô được chọn tham gia huấn luyện trong Đội tuyển trẻ quốc gia và năm 2013, được chọn vào Đội tuyển cầu lông quốc gia. Tháng 12/2019 cô đã giành huy chương danh dự cao nhất thế giới và trở thành tay vợt nữ số 1 thế giới ở nội dung đơn nữ. Ngày 27/12/2019, Chen Yufei được Tổng cục Thể thao Trung Quốc trao tặng danh hiệu “Chiến binh rèn luyện” danh dự. (4) An Se-young - Quốc tịch: Hàn Quốc (South Korea). - Ngày sinh: 05/02/2002. - Thể trạng: cao 1,70m nặng 50kg. - Sự nghiệp: Đã tham gia 38 giải, tỉ lệ trận thắng/bại là 174/42, xếp hạng 3 Bảng xếp hạng cầu lông Đơn nữ Thế giới vào ngày 12/7/2022 với số điểm đạt được hiện tại là 100253. Tổng tiền giải thưởng đến tháng 8/2022 là $547,696.25. - Thành tích:
  • 47. 46 Hình 24. An Se-young - đứng thứ 3 Bảng xếp hạng cầu lông Đơn nữ Thế giới vào ngày 12/7/2022 (Nguồn: https://www.alamy.com/koreas-an-seyoung-in-action-against-taiwans-tai-tzu- ying-during-day-four-of-the-yonex-all-england-open-badminton-championships-at- the-utilita-arena-birmingham-picture-date-saturday-march-19-2022- image465047619.html) Hạng nhì đồng đội hỗn hợp Sudirman Cup 2021 (Vantaa); Vô địch đồng đội nữ Uber Cup 2022 (Bangkok); Hạng ba đồng đội nữ Uber Cup các năm: 2018 (Bangkok); 2020 (Aarhus); Hạng ba đơn nữ Asian Championships 2022 (Manila); Hạng nhì đồng đội nữ Asia Team Championships 2020 (Manila); Hạng ba đồng đội nữ Asia Team Championships 2018 (Alor Setar); Hạng ba đồng đội hỗn hợp World Junior Championships 2017 (Yogyakarta); Vô địch đồng đội hỗn hợp Asian Junior Championships 2017 (Jakarta). - An Se Young là một tay vợt trẻ đến từ Hàn Quốc nhưng vô cùng tài năng và có triển vọng thống trị làng cầu lông đơn nữ thế giới. Năm 2017, khi còn đang học trung học cơ sở, An Se Young được gọi vào đội tuyển
  • 48. 47 cầu lông Hàn Quốc, trở thành VĐV trẻ nhất từ trước tới nay khoác áo đội tuyển. Thời điểm này, Se Young chủ yếu tham gia các giải đồng đội. Cô đã chứng minh được khả năng của mình bằng việc thi đấu thành công trước các tay vợt hàng đầu thế giới. Giới chuyên môn nhận thấy điều rất hay ở An Se Young là sự dung hòa của cả 3 tay vợt tài năng: năng khiếu thiên bẩm, với cổ tay cực dẻo như Tzu Ying; phán đoán đường cầu, di chuyển nhanh như Yamaguchi và gài cầu cực khó như Marin. Se Young đã sử dụng 3 kỹ năng hiếm có để thắng thuyết phục cả 3 tay vợt này. An Se Young đã làm được rất nhiều thứ ở độ tuổi còn rất trẻ, tuy nhiên, chặng đường phía trước của cô vẫn còn rất dài và chông gai. (5) Nozomi Okuhara - Quốc tịch: Nhật Bản (Japan). - Ngày sinh: 13/3/1995. - Thể trạng: cao 1,56m nặng 52kg. - Sự nghiệp: Đã tham gia 22 giải, tỉ lệ trận thắng/bại là 330/105, đứng đầu Bảng xếp hạng cầu lông Đơn nữ Thế giới vào ngày 29/11/2019, hiện tại xếp thứ 6 Bảng xếp hạng với số điểm đạt được hiện tại là 95886. Tổng tiền giải thưởng đến tháng 8/2022 là $904,681.75. - Thành tích: Hạng ba đơn nữ Thế vận hội (Olympic Games) 2016 (Rio de Janeiro); Vô địch đơn nữ Thế giới BWF 2017 (Glasgow); hạng nhì đơn nữ Thế giới BWF 2019 (Basel); Hạng nhì đồng đội hỗn hợp Sudirman Cup các năm: 2015 (Dongguan), 2019 (Nanning); Hạng ba đồng đội hỗn hợp Sudirman Cup 2017 (Gold Coast); Vô địch đồng đội nữ Uber Cup 2018 (Bangkok); hạng ba đồng đội nữ Uber Cup các năm: 2016 (Kunshan), 2022 Bangkok; Vô địch đồng đội nữ Asian Games 2018 (Jakarta-Palembang); Vô địch đồng đội nữ Asia Team Championships 2018 (Alor Setar); Hạng nhì đồng đội nữ Asia Team Championships 2016 (Hyderabad);
  • 49. 48 Hình 25. Nozomi Okuhara - đứng đầu Bảng xếp hạng cầu lông Đơn nữ Thế giới vào ngày 29/11/2019 (Nguồn: https://www.tinthethao.com.vn/cau-long-nhat-ban-lan-dau-co-tay-vot-vo- dich-the-gioi-d434079.html) Vô địch đơn nữ Trẻ Thế giới (World Junior Championships) 2012 (Chiba); Hạng nhì đồng đội hỗn hợp Trẻ Thế giới 2012 Chiba; Hạng ba đơn nữ Trẻ Thế giới 2011 (Taipei); Vô địch đồng đội hỗn hợp Trẻ châu Á (Asian Junior Championships) 2012 (Gimcheon); Hạng nhì đơn nữ Trẻ châu Á 2012 (Gimcheon). - Nozomi Okuhara bắt đầu chơi cầu lông từ năm sáu tuổi. Để giúp cô tăng cường dinh dưỡng, cha và ông của cô bắt đầu nuôi ong. Cô luôn mang theo mật ong (do cha và ông cô tự làm) ngay cả khi cô tham gia Thế vận hội Olympic Rio. Vào năm 2010 Nozomi Okuhara chính thức gia nhập đội tuyển quốc gia Nhật Bản. Dù chiều cao khiêm tốn (chỉ 1m56) nhưng cô là tay vợt có lối chơi tốc độ, nhanh nhẹn, bền bỉ và cực kỳ tinh tế, thông minh. Nozomi Okuhara đã đi vào lịch sử với tư cách là tay vợt đầu tiên của Nhật Bản giành chức vô địch đơn ở giải cầu lông Vô địch Thế giới. Ngoài cầu lông, Nozomi Okuhara cũng rất thích bơi lội. (6) Carolina Marín - Quốc tịch: Tây Ban Nha (Spain). - Ngày sinh: 15/6/1993.
  • 50. 49 - Thể trạng: cao 1,72m nặng 65kg. - Sự nghiệp: Đã tham gia 20 giải, tỉ lệ trận thắng/bại là 415/116, đứng đầu Bảng xếp hạng cầu lông Đơn nữ Thế giới vào ngày 11/6/2015, hiện tại (12/7/2022) xếp thứ 5 Bảng xếp hạng với số điểm đạt được hiện tại là 95800. Tổng tiền giải thưởng đến tháng 8/2022 là $1,026,583.50. - Thành tích: Vô địch đơn nữ Thế vận hội (Olympic Games) 2016 (Rio de Janeiro); Vô địch đơn nữ Thế giới BWF các năm: 2014 (Copenhagen), 2015 (Jakarta), 2018 (Nanjing); Vô địch đơn nữ châu Âu (European Championships) các năm: 2014 (Kazan), 2016 (La Roche-sur-Yon), 2017 (Kolding), 2018 (Huelva), 2021 (Kyiv), 2022 (Madrid); Hạng ba đồng đội nữ (European Women's Team Championships) các năm: 2016 (Kazan), 2018 (Kazan); Hạng ba đơn nữ Trẻ thế giới (World Junior Championships) 2011 (Taipei); Vô địch đơn nữ Trẻ châu Âu (European Junior Championships) 2011 (Vantaa); Hạng ba đơn nữ Trẻ châu Âu 2009 (Milan). - Carolina là con một trong gia đình có truyền thống thể thao. Cô khởi đầu chơi cầu lông ở câu lạc bộ IES La Orden ở Huelva và bắt đầu gây tiếng vang ở cấp độ quốc tế tại Giải vô địch U17 châu Âu năm 2009. Được biết đến rộng rãi như một siêu sao cầu lông của Tây Ban Nha và là một trong những VĐV nữ vĩ đại nhất của nội dung đơn nữ khi đã giành được huy chương ở hầu hết các giải BWF, cùng với các huy chương vàng liên tiếp tại Thế vận hội, Giải vô địch thế giới và Giải vô địch châu Âu. Cô có lực cổ tay cực mạnh, cú smash với tốc độ lên tới 330km/h nhanh hơn tốc độ của chiếc xe đua F1. Năm 2014, Carolina được bình chọn là VĐV thể thao của năm ở Tây Ban Nha. Ngoài ra, Carolina còn có biệt danh “nữ hoàng Flamenco” bởi cô nhảy điệu Flamenco tuyệt đẹp.
  • 51. 50 Hình 26. Carolina Marín - đứng đầu Bảng xếp hạng cầu lông Đơn nữ Thế giới vào ngày 11/6/2015 (Nguồn: https://www.siasat.com/carolina-marins-father-passes-away-1930772/) (7) Pusarla Venkata Sindhu - Quốc tịch: Ấn Độ (India). - Ngày sinh: 05/7/1995. - Thể trạng: cao 1,79m nặng 65kg. - Sự nghiệp: Đã tham gia 36 giải, tỉ lệ trận thắng/bại là 402/168, đứng thứ 2 Bảng xếp hạng cầu lông đơn nữ Thế giới vào ngày 07/4/2017, hiện tại (03/5/2022) xếp thứ 7 Bảng xếp hạng với số điểm đạt được hiện tại là 90994. Tổng tiền giải thưởng đến tháng 8/2022 là $896,715.50. - Thành tích: Hạng nhì đơn nữ Thế vận hội (Olympic Games) 2016 (Rio de Janeiro); Hạng ba đơn nữ Thế vận hội (Olympic Games) 2020 (Tokyo); Vô địch đơn nữ Thế giới BWF 2019 (Basel); Hạng nhì đơn nữ Thế giới BWF các năm: 2017 (Glasgow), 2018 (Nanjing); Hạng ba đơn nữ Thế giới BWF các năm: 2013 (Guangzhou), 2014 (Copenhagen); Hạng ba đồng đội nữ Uber Cup các năm: 2014 (New Delhi), 2016 (Kunshan); Hạng nhì đơn nữ Asian Games 2018 (Jakarta-Palembang); Hạng ba đơn nữ Asian Games 2014 (Incheon); Vô địch đơn nữ Đại hội thể thao Khối thịnh vượng chung Trẻ (Commonwealth Youth Games) 2011 (Douglas);
  • 52. 51 Hình 27. Pusarla Venkata Sindhu - đứng thứ 2 Bảng xếp hạng cầu lông Đơn nữ Thế giới vào ngày 07/4/2017 (Nguồn: https://zoominton.com/tieu-su-va-su-nghiep-cua-vdv-cau-long) Vô địch đồng đội hỗn hợp Đại hội thể thao Khối thịnh vượng chung (Commonwealth Games) 2018 (Gold Coast); Hạng nhì đồng đội hỗn hợp Đại hội thể thao Khối thịnh vượng chung 2022 (Birmingham); Hạng nhì đơn nữ Đại hội thể thao Khối thịnh vượng chung 2018 (Gold Coast); Hạng ba đơn nữ Đại hội thể thao Khối thịnh vượng chung 2014 (Glasgow); Hạng ba đồng đội nữ Asian Championships các năm: 2014 (Gimcheon), 2022 (Manila); Vô địch đồng đội nữ South Asian Games 2016 (Guwahati-Shillong); Vô địch đơn nữ South Asian Games 2016 (Guwahati-Shillong); Vô địch đơn nữ Trẻ châu Á (Asian Junior Championships) 2012 (Gimcheon); Hạng ba đơn nữ Trẻ châu Á 2011 (Lucknow); Hạng ba đồng đội hỗn hợp Trẻ châu Á 2011 (Lucknow). - Pusarla Venkata Sindhu được sinh ra ở Hyderabad. Cha mẹ cô đều là VĐV bóng chuyền cấp quốc gia. Cha của cô, Ramana, một thành viên của đội bóng chuyền Ấn Độ đã giành huy chương đồng vào năm 1986 tại Seoul Asian Games và ông cũng đã nhận được giải thưởng Arjuna năm 2000 về những đóng góp của anh cho môn thể thao này. Cô bắt đầu chơi cầu lông từ năm tám tuổi. Mặc dù cha mẹ cô chơi bóng chuyền chuyên nghiệp, Pusarla lại có cảm hứng và đam mê cầu lông. Pusarla lần đầu tiên học những điều cơ bản của môn thể thao này với sự hướng dẫn của Mehboob Ali tại sân cầu lông của Viện Kỹ thuật Tín hiệu và Viễn thông
  • 53. 52 Đường sắt Ấn Độ ở Secunderabad. Ngay sau đó, cô gia nhập Học viện cầu lông Gopichand của Pullela Gopichand. Trong khi định hình sự nghiệp của Pusarla, một phóng viên của The Hindu đã viết: “Việc cô ấy có mặt đúng giờ tại các trung tâm huấn luyện hàng ngày, khi cô ấy phải đi qua một quãng đường 56 km từ nơi ở của cô đến trung tâm, có lẽ là sự phản ánh về sự sẵn sàng hoàn thành và mong muốn trở thành một VĐV cầu lông giỏi với sự chăm chỉ và đầy quyết tâm”. Đặc điểm nổi bật nhất trong các buổi huấn luyện và thi đấu của Sindhu là thái độ, tinh thần tập luyện nghiêm túc, không bao giờ mỏi mệt, chán nản và bỏ cuộc. Pusarla nằm trong Top danh sách các VĐV Nữ có mức thu nhập cao nhất vào năm 2018 và năm 2019. Vào tháng 1 năm 2020 cô là người nhận giải thưởng dân sự do Padma Bhushan trao tặng (đây là giải thưởng thứ ba cao nhất trong hệ thống giải thưởng của nhà nước Ấn Độ, dành cho các công dân có cống hiến cho quốc gia). Pusarla được gọi là Nhà thể thao Ấn Độ của BBC vào ngày 8/3/2020. (8) Ratchanok Intanon - Quốc tịch: Thailand - Ngày sinh: 05/2/1995. - Thể trạng: cao 1,69m nặng 58kg. - Sự nghiệp: Đã tham gia 33 giải, tỉ lệ trận thắng/bại là 418/189, đứng thứ 1 Bảng xếp hạng cầu lông Đơn nữ Thế giới vào ngày 21/4/2016, hiện tại (08/3/2022) xếp thứ 8 Bảng xếp hạng với số điểm đạt được hiện tại là 86268. Tổng tiền giải thưởng đến tháng 8/2022 là $1,061,895.00. - Thành tích: Vô địch đơn nữ Thế giới BWF 2013 (Guangzhou); Hạng nhì đơn nữ Thế giới BWF 2019 (Basel); Hạng nhì đồng đội hỗn hợp Sudirman Cup các năm: 2013 (Kuala Lumpur), 2017 (Gold Coast), 2019 (Nanning); Hạng nhì đồng đội nữ Uber Cup 2018 (Bangkok); Hạng ba đồng đội nữ Uber Cup các năm: 2012 (Wuhan), 2020 (Aarhus), 2022 (Bangkok); Hạng nhì đồng đội nữ Đại hội thể thao châu Á (Asian Games) 2010 (Guangzhou); Hạng ba đồng đội nữ Asian Games 2018 (Jakarta- Palembang); Vô địch đơn nữ châu Á (Asian Championships) 2015 (Wuhan);
  • 54. 53 Hạng ba đồng đội nữ Asia Team Championships 2016 (Hyderabad); Vô địch đồng đội nữ SEAGames (Southeast Asian Games) các năm: 2011 (Jakarta-Palembang), 2015 (Singapore), 2019 (Philippines); Hạng nhì đồng đội nữ SEAGames 2009 (Vientiane); Hạng nhì đơn nữ SEAGames các năm: 2009 (Vientiane), 2011 (Jakarta-Palembang); Vô địch đơn nữ Trẻ Thế giới (World Junior Championships) các năm: 2009 (Alor Setar), 2010 (Guadalajara), 2011 (Taipei); Hạng ba đồng đội hỗn hợp Trẻ Thế giới 2009 (Alor Setar); Hạng ba đồng đội hỗn hợp Trẻ châu Á (Asian Junior Championships) các năm: 2009 (Kuala Lumpur), 2010 (Kuala Lumpur); Hạng ba đôi nữ Trẻ châu Á 2010 (Kuala Lumpur). - Ratchanok Intanon sinh năm 1995 tại tỉnh Yasothon, là con gái của Vinanchai Inthanon và Khamphan Suwan Sala. Cô có 1 em trai. Khi Ratchaphon Inthanon, được 3 tháng tuổi thì cô cùng cha và mẹ chuyển đến làm việc tại nhà máy Ban Ban Yod Pastry và đã sinh sống tại đây. Kamala Thongkorn (người mẹ nuôi của Ratchanok), sợ rằng Ratchanok sẽ chơi nghịch ngợm trong nhà máy và sẽ xảy ra tai nạn. Do đó cô đã được đi học chơi cầu lông từ năm sáu tuổi và một năm sau, Ratchanok lần đầu tiên chính thức tham gia thi đấu cầu lông trong giải đấu mở rộng và giành giải nhất. Cô được đào tạo cầu lông tại một trong những trung tâm đào tạo cầu lông lâu đời và nổi tiếng tại Thái Lan - Bangthongyord Badminton School. Ratchanok tốt nghiệp trung học phổ thông từ Học viện Kasetthorn và Đại học Bangkok Thonburi. Ratchanok Intanon là VĐV người Thái Lan đầu tiên giữ vị trí số 1 Thế giới cầu lông đơn nữ (2016). Ngoài thành tích cá nhân, Ratchanok Intanon được người hâm mộ yêu quý bởi thái độ tích cực. Ratchanok Intanon còn được mệnh danh là “Cô gái vàng của cầu lông Xứ Chùa Vàng”, là niềm tự hào số 1 hiện nay của Thái Lan. Chính Ratchanok Intanon đã mang cầu lông Thái Lan vươn tầm thế giới.
  • 55. 54 Hình 28. Ratchanok Intanon - đứng thứ 1 Bảng xếp hạng cầu lông Đơn nữ Thế giới vào ngày 21/4/2016 (Nguồn:https://www.thephuketnews.com/ratchanok-cleared-for-rio-olympics- 58300.php) (9) He Bingjiao - Quốc tịch: Trung Quốc (China). - Ngày sinh: 21/3/1997. - Thể trạng: cao 1,69m, nặng 67kg. - Sự nghiệp: Đã tham gia 25 giải, tỉ lệ trận thắng/bại là 259/93, đứng thứ 6 Bảng xếp hạng cầu lông Đơn nữ Thế giới vào ngày 12/7/2018, hiện tại (12/7/2022) xếp thứ 9 Bảng xếp hạng với số điểm đạt được hiện tại là 80495. Tổng tiền giải thưởng đến tháng 8/2022 là $466,557.50. - Thành tích: Hạng ba đơn nữ Thế giới BWF các năm: 2018 (Nanjing), 2021 (Huelva); Vô địch đồng đội hỗn hợp Sudirman Cup 2021 (Vantaa); Hạng nhì đồng đội hỗn hợp Sudirman Cup 2017 (Gold Coast); Vô địch đồng đội nữ Uber Cup 2020 (Aarhus); Hạng nhì đồng đội nữ Uber Cup 2022 (Bangkok); Hạng ba đồng đội nữ Uber Cup 2018 (Bangkok); Hạng nhì đồng đội nữ Đại hội thể thao châu Á (Asian Games) 2018 (Jakarta-Palembang); Hạng nhì đơn nữ châu Á (Asian Championships) 2019 (Wuhan); Hạng ba đơn nữ châu Á 2017 (Wuhan);