SlideShare a Scribd company logo
1 of 315
Download to read offline
NHAØ XUAÁT BAÛN
ÑAÏI HOÏC QUOÁC GIA TP. HOÀ CHÍ MINH
QUẦN VỢT
GIÁO TRÌNH
60
NGUYỄN ĐỨC THÀNH
ĐỖ DUY HẢI - LÊ MINH
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
*******************
PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC THÀNH,
ThS. ĐỖ DUY HẢI, ThS. LÊ MINH
GIÁO TRÌNH
QUẦN VỢT
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022
2
PHÂN CÔNG BIÊN SOẠN
CHƯƠNG 1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN MÔN
QUẦN VỢT
PGS.TS. Nguyễn Đức Thành
CHƯƠNG 2. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA QUẦN VỢT
PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, ThS. Lê Minh
CHƯƠNG 3. KỸ THUẬT QUẦN VỢT
PGS.TS. Nguyễn Đức Thành
CHƯƠNG 4. CHIẾN THUẬT QUẦN VỢT CƠ BẢN
ThS. Đỗ Duy Hải, PGS.TS. Nguyễn Đức Thành
CHƯƠNG 5. GIẢNG DẠY KỸ THUẬT QUẦN VỢT
PGS.TS. Nguyễn Đức Thành
CHƯƠNG 6. PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THI ĐẤU
PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, ThS. Lê Minh
CHƯƠNG 7. LUYỆN TẬP THỂ LỰC TRONG QUẦN VỢT
PGS.TS. Nguyễn Đức Thành
CHƯƠNG 8. CHẤN THƯƠNG THƯỜNG GẶP TRONG QUẦN
VỢT VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, SƠ CỨU
PGS.TS. Nguyễn Đức Thành
CÁC PHỤ LỤC
PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, ThS. Đỗ Duy Hải
3
MỞ ĐẦU
Quần vợt ra đời và phát triển rất sớm trên thế giới. Do đặc điểm
phong phú đa dạng và hấp dẫn, quần vợt đã nhanh chóng phát triển mạnh
mẽ và trở thành một trong những môn thể thao được đông đảo người chơi
yêu thích và được đưa vào thi đấu ở các kỳ đại hội Olympic (từ Thế vận
hội Mùa hè 1896 và chính thức, đầy đủ tại Thế vận hội Mùa hè 1988). Nhờ
tính hấp dẫn, sôi nổi, quần vợt đã du nhập (đầu thế kỷ 20) và đang phát
triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Phong trào quần vợt phát triển rộng khắp ở
tất cả các tỉnh thành, đặc biệt là trong các trường đại học trên cả nước.
Là môn thể thao có tính chất đối kháng cao, người chơi phải nắm vững rất
nhiều kỹ thuật (đánh bóng thuận tay, đánh bóng trái tay, giao bóng, vô lê,
đập bóng, lốp bóng, cắt bóng, bỏ nhỏ,…), kỹ năng phối hợp động tác, khả
năng quan sát, kỹ năng di chuyển (đổi hướng, biến tốc, thăng bằng,…) để
lựa chọn cú đánh tối ưu. Do vậy, quần vợt được xem là một trong những
môn thể thao có kỹ thuật đa dạng và có tính kỹ xảo cao kết hợp với các yếu
tố như sự thông minh, tinh tế, nhanh nhạy trong xử lý tình huống…
Bên cạnh đó, quần vợt còn là môn thể thao có nhiều lợi ích cho sức
khỏe, phù hợp với mọi lứa tuổi. Theo nhiều nghiên cứu khoa học trên thế
giới, nếu tập luyện đủ và đúng cách, bộ môn quần vợt sẽ mang lại rất nhiều
lợi ích như: Tác động nhiều nhóm cơ, tăng biên độ vận động các khớp,
làm xương chắc khỏe hơn; Giúp kiểm soát lượng mỡ của cơ thể, giảm cân
hiệu quả; Tăng sức chịu đựng và sức bền; Nâng cao khả năng hô hấp, tuần
hoàn và bài tiết; Tăng cường giao lưu quan hệ xã hội…
Tại Trường ĐH SPKT TPHCM, quần vợt là một trong những môn
học tự chọn thuộc chương trình môn học giáo dục thể chất chính khóa,
được sinh viên yêu thích. Tuy nhiên, tài liệu phục vụ giảng dạy chưa kiện
toàn, thống nhất, chưa phù hợp với đặc thù đối tượng sinh viên và đặc
điểm điều kiện tại trường. Do đó việc nghiên cứu, hệ thống hóa kiến thức
và biên soạn thành giáo trình quần vợt phục vụ giảng dạy là rất cần thiết.
Việc này giúp cho các giảng viên có được tài liệu tham khảo đầy đủ kiến
4
thức chuyên môn, làm cơ sở định hướng trong giảng dạy, trang bị kiến
thức và sửa chữa kỹ thuật cho người học, góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục thể chất trong nhà trường.
Giáo trình quần vợt là tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy chính
khóa của các học phần thuộc chương trình môn học giáo dục thể chất tại
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM. Nội dung của giáo trình được
biên soạn dựa trên sự tổng hợp các tài liệu, sách tham khảo có liên quan
nhằm cung cấp cho sinh viên hệ thống kiến thức cơ bản về quần vợt. Giáo
trình được biên soạn công phu và trình bày chi tiết với nhiều hình ảnh
trực quan, gồm 7 chương: Chương I. Lịch sử hình thành và phát triển môn
quần vợt; Chương 2. Những kiến thức cơ bản của quần vợt; Chương 3. Kỹ
thuật quần vợt; Chương 4. Chiến thuật quần vợt; Chương 5. Giảng dạy kỹ
thuật quần vợt; Chương 6. Phương pháp tổ chức thi đấu và trọng tài quần
vợt; Chương 7. Luyện tập thể lực trong quần vợt; Chương 8. Chấn thương
thường gặp trong quần vợt và biện pháp phòng ngừa, sơ cứu; Các phần
phụ lục liên quan.
Trong quá trình biên soạn sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót, chúng
tôi mong đón nhận những ý kiến đóng góp xây dựng của quý độc giả, các
chuyên gia, quý giảng viên, các đồng nghiệp và các bạn sinh viên để giáo
trình này được hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn.
Nhóm tác giả
5
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................3
CHƯƠNG 1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
MÔN QUẦN VỢT.................................................................................11
1.1. Khái quát sự phát triển quần vợt trên thế giới............................11
1.1.1. Nguồn gốc cổ đại...................................................................11
1.1.2. Sự phát triển của bộ môn quần vợt........................................13
1.1.3. Sự xuất hiện của sân cỏ trong quần vợt.................................14
1.1.4. Quần vợt ngày nay.................................................................15
1.1.5. Một số cột mốc nổi bật của quá trình phát triển quần vợt..........15
1.2. Khái quát sự phát triển quần vợt ở Việt Nam..............................28
1.3. Các giải quần vợt thế giới nổi tiếng...............................................33
1.3.1. Giải vô địch Wimbledon.........................................................33
1.3.2. Giải Quần vợt Mỹ Mở rộng (US Open).................................35
1.3.3. Giải Quần vợt Úc mở rộng....................................................37
1.3.4. Giải Quần vợt Roland Garros................................................40
1.4. Xu thế phát triển công nghệ trong quần vợt................................42
1.4.1. Những chiếc vợt được cải tiến chất liệu................................42
1.4.2. Công nghệ QLIPP..................................................................42
1.4.3. Cảm biến Sony Smart Tennis Sensor......................................43
1.4.4. “Mắt diều hâu” - Hawk-Eye..................................................44
1.4.5. Technis...................................................................................45
1.4.6. Đồng hồ thể thao TomTom Multi-Sport Cardio GPS.............46
1.4.7. Áo thun công nghệ cao Ralph Lauren Polo Tech shirt..........46
1.4.8. Ứng dụng The Championships...............................................47
CHƯƠNG 2. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦAQUẦN VỢT..........50
2.1. Sân quần vợt (court).......................................................................50
2.2. Dụng cụ tập luyện môn quần vợt (vợt, giày, trang phục…)............55
2.2.1. Vợt quần vợt (racquet)...........................................................55
2.2.2. Bóng (ball).............................................................................56
2.2.3. Giày (shoes)...........................................................................57
2.2.4. Túi/Balo (bags/backpacks).....................................................57
2.2.5. Cuốn cán vợt (racket handle roller).......................................58
6
2.3. Một số kiến thức cơ bản về luật thi đấu quần vợt........................59
2.3.1. Sân.........................................................................................59
2.3.2. Thiết bị cố định......................................................................60
2.3.3. Bóng.......................................................................................61
2.3.4. Vợt..........................................................................................61
2.3.5. Phát bóng và đỡ phát bóng....................................................62
2.3.6. Chọn sân và chọn phát bóng..................................................62
2.3.7. Phát bóng...............................................................................62
2.3.8. Lỗi khi phát bóng...................................................................63
2.3.9. Trình tự phát bóng.................................................................63
2.3.10. Lỗi phát bóng.......................................................................63
2.3.11. Quả phát bóng thứ hai.........................................................64
2.3.12. Khi nào thì phát bóng..........................................................64
2.3.13. Quả đánh lại........................................................................64
2.3.14. Quả đánh lại trong phát bóng..............................................65
2.3.15. Thứ tự phát bóng..................................................................65
2.3.16. Đấu thủ đổi bên....................................................................65
2.3.17. Bóng trong cuộc...................................................................65
2.3.18. Đấu thủ phát bóng thắng điểm.............................................65
2.3.19. Đấu thủ đỡ phát bóng thắng điểm.......................................66
2.3.20. Đấu thủ thua điểm................................................................66
2.3.21. Cản trở đối phương..............................................................67
2.3.22. Bóng rơi trên vạch...............................................................68
2.3.23. Bóng chạm các thiết bị cố định............................................68
2.3.24. Đánh bóng trả tốt.................................................................68
2.3.25. Đấu thủ bị cản trở................................................................69
2.3.26. Tính điểm trong ván đấu......................................................69
2.3.27. Tính ván trong hiệp đấu.......................................................70
2.3.28. Số hiệp tối đa.......................................................................72
2.3.29. Vai trò của trọng tài trên sân...............................................72
2.3.30. Tiến trình trận đấu và thời gian nghỉ...................................72
2.3.31. Chỉ đạo viên.........................................................................74
2.3.32. Thay bóng............................................................................74
2.3.33. Sân đánh đôi........................................................................75
2.3.34. Thứ tự phát bóng trong đánh đôi.........................................75
2.3.35. Thứ tự đỡ phát bóng.............................................................75
2.3.36. Phát bóng không đúng thứ tự trong đánh đôi......................76
7
2.3.37. Lỗi thứ tự đỡ phát bóng trong đánh đôi...............................76
2.3.38. Lỗi phát bóng trong đánh đôi..............................................76
2.3.39. Đánh bóng trong đánh đôi...................................................76
2.3.40. Một số luật mới trong quần vợt............................................76
CHƯƠNG 3. KỸ THUẬT QUẦN VỢT...............................................84
3.1. Cách cầm vợt (Holding a Racket)..................................................84
3.1.1. Kiểu cầm Eastern (số 3).........................................................86
3.1.2. Kiểu cầm Continental (số 2)..................................................87
3.1.3. Kiểu cầm Semi-Western (số 4)...............................................88
3.2. Tư thế đứng và cách di chuyển trong quần vợt............................90
3.2.1. Tư thế đứng trong quần vợt...................................................90
3.2.2. Cách di chuyển trong quần vợt (footwork)............................92
3.3. Nguyên lý kỹ thuật quần vợt cơ bản.............................................94
3.3.1. Cấu trúc sinh cơ học của hoạt động đánh bóng quần vợt...........95
3.3.2. Điều khiển hoạt động đánh bóng...........................................96
3.3.3. Các yếu tố đánh bóng............................................................97
3.3.4. Ảnh hưởng của lực đánh bóng và góc độ của mặt vợt
khi tiếp xúc với đường bay của bóng...............................................97
3.3.5. Sức mạnh trong đánh bóng....................................................98
3.3.6. Tốc độ bóng...........................................................................99
3.3.7. Biến hóa điểm rơi của bóng.................................................100
3.3.8. Độ xoáy của bóng khi đánh.................................................100
3.4. Kỹ thuật đánh bóng cơ bản trong môn quần vợt.......................101
3.4.1. Kỹ thuật đánh bóng thuận tay (forehand)............................102
3.4.2. Kỹ thuật đánh bóng trái tay (backhand)..............................109
3.5. Kỹ thuật phát bóng (serve) và đánh trả phát bóng...................115
3.5.1. Diễn biến các khâu phát bóng.............................................115
3.5.2. Các kiểu phát bóng..............................................................118
3.6. Kỹ thuật cắt bóng (slice)...............................................................120
3.6.1. Quả cắt trái (backhand slice)..............................................121
3.6.2. Quả cắt thuận tay (forehand slice)......................................124
3.7. Kỹ thuật bỏ nhỏ (drop shot).........................................................127
3.7.1. Bỏ nhỏ thuận tay..................................................................128
3.7.2. Bỏ nhỏ trái tay.....................................................................129
3.8. Kỹ thuật lốp bóng (lob)................................................................130
3.8.1. Khái quát kỹ thuật lốp bóng.................................................130
8
3.8.2. Thời điểm thực hiện lốp bóng..............................................130
3.8.3. Cách thực hiện quả lốp bóng...............................................131
3.8.4. Ý đồ chiến thuật trong lốp bóng...........................................133
3.9. Kỹ thuật đánh bóng trên không (vô lê).......................................136
3.9.1. Quả vô lê phải......................................................................137
3.9.2. Quả vô lê trái.......................................................................138
3.10. Kỹ thuật đánh bóng nửa nảy (Haft Volley/Demi Volley).............143
3.11. Kỹ thuật đập bóng (Smash)........................................................145
3.11.1. Các bước thực hiện đập bóng............................................146
3.11.2. Những lỗi thường gặp khi thực hiện kỹ thuật đập bóng
và cách khắc phục..........................................................................148
CHƯƠNG 4. CHIẾN THUẬT QUẦN VỢT CƠ BẢN.....................154
4.1. Kiến thức chung trong chiến thuật quần vợt.............................154
4.1.1. Chiến lược, chiến thuật và kỹ thuật.....................................154
4.1.2. Các khu vực trên sân quần vợt.............................................154
4.1.3. Các loại quả đánh bóng trong chiến thuật quần vợt........155
4.1.4. Lý thuyết điểm giữa (đường phân giác)...............................156
4.2. Những nguyên tắc cơ bản của chiến lược và chiến thuật
trong thi đấu quần vợt.........................................................................156
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến thuật trong quần vợt.............158
4.3.1. Năng lực của bản thân VĐV................................................158
4.3.2. Trình độ và năng lực chuyên môn của đối phương..............159
4.3.3. Yếu tố về môi trường............................................................159
4.3.4. Những điều kiện khác...........................................................160
4.4. Phân loại chiến thuật....................................................................160
4.4.1. Chiến thuật đánh đơn...........................................................160
4.4.2. Chiến thuật đánh đôi............................................................175
4.4.3. Chiến thuật thi đấu đôi nam nữ...........................................185
CHƯƠNG 5. GIẢNG DẠY KỸ THUẬT QUẦN VỢT.....................189
5.1. Cơ sở khoa học trong giảng dạy kỹ thuật quần vợt...................189
5.2. Các giai đoạn của quá trình học tập kỹ thuật quần vợt............189
5.2.1. Giai đoạn hình thành...........................................................190
5.2.2. Giai đoạn tập luyện (lặp lại và liên kết)..............................191
5.2.3. Giai đoạn tự động hóa/giai đoạn phân hóa.........................192
9
CHƯƠNG 6. PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THI ĐẤU VÀ
TRỌNG TÀI QUẦN VỢT..................................................................195
6.1. Công tác tổ chức thi đấu quần vợt..............................................195
6.1.1. Nhiệm vụ thi đấu..................................................................195
6.1.2. Tính chất thi đấu..................................................................195
6.1.3. Các giai đoạn tổ chức thi đấu..............................................195
6.2. Ban tổ chức quần vợt ...................................................................198
6.3. Thể thức thi đấu quần vợt............................................................199
6.3.1. Thể thức thi đấu đồng đội....................................................199
6.3.2. Thể thức thi đấu loại............................................................200
6.3.3. Thể thức thi đấu vòng tròn...................................................204
6.3.4. Thể thức thi đấu hỗn hợp.....................................................207
6.4. Điều lệ thi đấu quần vợt...............................................................208
6.5. Đăng ký và bốc thăm xếp lịch thi đấu.........................................209
6.5.1. Đăng ký thi đấu....................................................................209
6.5.2. Bốc thăm xếp lịch.................................................................210
6.6. Phương pháp trọng tài quần vợt.................................................210
6.6.1. Những yêu cầu đối với trọng tài quần vợt...........................210
6.6.2. Nhiệm vụ quyền hạn và sự phối hợp của các trọng tài
trong điều hành trận đấu...............................................................213
CHƯƠNG 7. LUYỆN TẬP THỂ LỰC TRONG QUẦN VỢT........220
7.1. Khái quát về thể lực......................................................................220
7.1.1. Yếu tố di truyền....................................................................220
7.1.2. Yếu tố huấn luyện.................................................................221
7.1.3. Yếu tố lứa tuổi và giới tính...................................................222
7.1.4. Yếu tố chế độ dinh dưỡng....................................................223
7.1.5. Yếu tố môi trường và vị trí địa lý.........................................223
7.1.6. Trạng thái tâm lý..................................................................223
7.2. Luyện tập thể lực trong quần vợt................................................224
7.2.1. Tập luyện phần cơ bắp phía trên.........................................225
7.2.2. Tập luyện phần cơ bắp phía dưới........................................234
CHƯƠNG 8. CHẤN THƯƠNG THƯỜNG GẶP TRONG
QUẦN VỢT VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, SƠ CỨU.............238
8.1. Khái quát chấn thương trong quần vợt......................................238
8.2. Nguyên nhân chấn thương trong quần vợt.................................238
10
8.3. Phân loại chấn thương và cách sơ cứu trong quần vợt.............238
8.3.1. Chấn thương tay...................................................................239
8.3.2. Chấn thương chân...............................................................245
8.3.3. Căng cơ................................................................................255
8.3.4. Rách gân..............................................................................258
8.3.5. Chấn thương khớp vai..........................................................258
8.3.6. Chấn thương lưng................................................................260
8.4. Phòng tránh chấn thương trong quần vợt..................................262
8.4.1. Công tác chuẩn bị................................................................263
8.4.2. Trước khi tập luyện..............................................................264
8.4.3. Trong khi luyện tập..............................................................264
8.4.4. Sau khi chơi và luyện tập.....................................................266
PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ KỶ LỤC TRONG TENNIS ........................268
PHỤ LỤC 2: THU NHẬP CỦA CÁC TAY VỢT TỐP ĐẦU ...........285
PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ THUẬT NGỮ TIẾNG ANH PHỔ
BIẾN TRONG QUẦN VỢT ...............................................................287
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................306
11
CHƯƠNG 1
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
MÔN QUẦN VỢT
Quần vợt (tiếng Anh: Tennis) là môn thể thao chơi giữa hai người
(đánh đơn) hay hai đội trong đó mỗi đội hai người (đánh đôi). Người chơi
sử dụng vợt lưới để đánh một quả bóng làm bằng cao su bọc nỉ rỗng (gọi
là bóng quần vợt) về phía sân đối phương. Quần vợt hiện nay là một môn
thể thao rất phổ biến ở nhiều nước và được thi đấu tại các kỳ Thế vận hội.
Trên thế giới có hàng triệu người chơi quần vợt và hàng triệu người hâm
mộ. Hàng năm có rất nhiều giải quần vợt chuyên nghiệp được tổ chức khắp
nơi trên thế giới, trong đó có 4 giải đấu lớn và danh giá nhất (gọi là các
giải Grand Slam) bao gồm giải Úc Mở rộng, Pháp Mở rộng, Wimbledon
và Mỹ Mở rộng.
1.1. Khái quát sự phát triển quần vợt trên thế giới
1.1.1. Nguồn gốc cổ đại
Các trò chơi với bóng đã được chơi từ thời cổ đại với những mô tả
đầu tiên có thể tìm thấy trên các bản khắc của ngôi đền Ai Cập có niên
đại từ 1500 năm trước Công nguyên. Người ta nói rằng trò chơi bóng
thực sự hình thành một phần nghi thức tôn giáo của người Ai Cập cổ đại.
Truyền thống này đã được đưa đến châu Âu bởi người Moor vào thế kỷ
thứ 8. Đó là các nhà sư Thiên Chúa giáo, bị ảnh hưởng bởi phong tục tôn
giáo của người Moor, là những người châu Âu đầu tiên chơi dạng thô
của bộ môn quần vợt. Trong phiên bản đầu tiên của trò chơi này, được
gọi là “La Soule”, các vợt thủ đánh bóng với nhau, hoặc bằng tay trần
hoặc bằng cách sử dụng gậy. Trò chơi đã trở nên phổ biến trong các tu
viện trên khắp châu Âu, đến mức mà Giáo hội thậm chí còn dự tính cấm
trò chơi.
Đây là hình thức đầu tiên của trò chơi, trong đó bóng thường được
đánh vào các bức tường của một sân, sớm bắt đầu được chơi bên ngoài các
tu viện, và phát triển hơn nữa trong thế kỷ 12 và 13. Người chơi sớm phát
hiện ra rằng họ có thể kiểm soát bóng tốt hơn chỉ với bàn tay của họ, mà
12
sớm dẫn đến việc tạo ra một chiếc găng tay da. Không lâu sau đó, găng tay
bắt đầu được gắn với một tay cầm bằng gỗ để tạo ra vợt quần vợt đầu tiên.
Các quả bóng trải qua một số sàng lọc, thay đổi từ gỗ rắn thành cám được
nhồi vào da. Trò chơi nhanh chóng trở nên rất phổ biến, đặc biệt là ở Pháp,
nơi nó được đưa lên bởi hoàng tộc.
Quần vợt bắt đầu phát triển thành một môn thể thao chuyên nghiệp
từ năm 1872 khi câu lạc bộ quần vợt sân cỏ đầu tiên được thành lập.
Hoa Pereira, một thương gia người Bồ Đào Nha và các bác sĩ Wellesley
Tomkins và Frederick Haynes đã chơi một trò chơi của Tây Ban Nha với
quả bóng có tên “pelota” trên bãi cỏ của khu nghỉ mát Leamington. Sau đó,
các quy tắc cho môn quần vợt sân cỏ được thiết lập.
Mặc dù không thể xác định rõ nguồn gốc của môn thể thao này nhưng
mọi người cho rằng một sĩ quan quân đội Anh là Walter Clopton Wingfield
đã phát minh ra các quy tắc cho môn quần vợt, sau đó gọi là “quần vợt sân
cỏ” vào năm 1873. Ông nhận thấy tiềm năng thương mại đáng kể của quần
vợt sân cỏ và muốn được công nhận là người sáng chế ra môn thể thao này
nhưng ông đã thất bại trong việc chứng minh sự sáng tạo của mình. Wingfield
(Nguồn: https://review.siu.edu.vn/the-thao/lich-su-mon-quan-vot/252/5681)
Hình 1. Lawn Tennis 1887 (Hình ảnh cổ điển của những người ăn mặc thời trang chơi
quần vợt. Một bản in thạch bản thế kỷ 19 của Prang)
13
cho biết ông đã mượn các nguyên tắc từ môn thể thao của Hy Lạp có tên là
Spairairikeike. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng ông chỉ sử dụng
các nguyên tắc của môn cầu lông phổ biến của người Anh. Những người chơi
quần vợt đầu tiên rất thích gọi môn thể thao này là Wingfield.
Người Anh mang trò chơi sang đảo Bermuda năm 1873, và từ
Bermuda nó được đem sang Mỹ năm 1874 và chơi ở Đảo Staten, New
York. Như nhiều môn thể thao khác của người Anh, họ đã đem truyền bá
chúng đi khắp các thuộc địa của họ trên thế giới làm cho bộ môn này phổ
biến nhanh chóng.
Quần vợt sân cỏ rất phổ biến ở Pháp thời trung cổ ngay cả trong giới
thượng lưu. Trong cùng thời gian, nó cũng rất phổ biến ở Vương quốcAnh,
đặc biệt là vào thời của Henry VIII. Các nhà sử học tin rằng hầu hết các
thuật ngữ quần vợt bắt nguồn từ từ vựng tiếng Pháp.
1.1.2. Sự phát triển của bộ môn quần vợt
Bộ môn quần vợt mà chúng ta chơi hàng ngày hiện nay, thực sự đã
được trưởng thành ở Pháp. Ban đầu nó được đặt tên là “Jeu de paumme”,
hoặc “trò chơi của lòng bàn tay”, nó đã trở thành một môn thể thao thời
trang cao cấp do các vị vua và tầng lớp quý tộc chơi, trong thế kỷ 16, 17 và
18. Trong những ngày đó, các vợt thủ Pháp sẽ gọi ra ‘Tenez’, hoặc ‘Chơi’,
khi bắt đầu trò chơi, và nó sớm được gọi là bộ môn thể thao Hoàng gia.
Quần vợt thực sự khác với trò chơi được chơi ngày hôm nay. Nó
từng là một trò chơi trong nhà, được chơi trong các phòng trưng bày lớn.
Người chơi giành được điểm theo cách họ chơi bóng ra khỏi các bức tường
phòng. Một cách khác trong đó đánh bóng khác với trò chơi ngày nay là
một hệ thống các cuộc rượt đuổi được sử dụng. Trong trò chơi được chơi
ngày hôm nay, quả bóng được coi là đã chết nếu nó bị trả lại hai lần. Tuy
nhiên, trong quần vợt xưa, điểm mà quả bóng sẽ nảy lên lần thứ hai sẽ
được đánh dấu bằng một điểm đánh dấu, được gọi là cuộc săn đuổi. Vì vậy,
ngoài việc chơi cho các điểm, các vợt thủ sẽ cạnh tranh bằng cách cố gắng
để đuổi theo bóng của họ càng gần tường của đối phương càng tốt. Do đó,
một vợt thủ ghi được ít điểm hơn có thể thực sự thắng trận đấu bằng cách
sử dụng đuổi theo kỹ năng hơn.
14
Sau khi nổi tiếng với giới quý tộc Pháp, quần vợt bắt đầu lan rộng
khắp châu Âu, đặc biệt phổ biến ở Anh. Ở đây cũng vậy, trò chơi đã nhanh
chóng được thông qua bởi hoàng tộc, do đó được biết đến như là môn thể
thao của các vị vua. Henry VIII, một người đam mê trò chơi, đã có một sân
quần vợt được xây dựng tại Hampton Court, cung điện của mình, hiện vẫn
đang được sử dụng bởi những người hâm mộ quần vợt. Tuy nhiên, quần
vợt không bị giới hạn ở Anh và Pháp, vì nó sớm lan sang Đức, Thụy Sĩ, Hà
Lan, Ý và Tây Ban Nha. Tuy nhiên, với các cuộc chiến tranh Napoléon và
các cuộc cách mạng Pháp, trò chơi gần như bị loại bỏ trên khắp châu Âu
trong thế kỷ 18.
1.1.3. Sự xuất hiện của sân cỏ trong quần vợt
Vào thế kỷ 19, với sự phát triển phồn thịnh mạnh mẽ của Victoria
đến từ nước Anh, trò chơi đã được hồi sinh trở lại. Một số nhà nước đáng
chú ý có sân bóng được xây dựng trong cơ sở của họ cùng với sự xuất hiện
đầu tiên của câu lạc bộ quần vợt cung cấp cơ sở vật chất cho các thành viên
của họ. Những người đam mê trò chơi, trên thực tế, đã cố gắng sửa đổi trò
chơi thành một môn thể thao ngoài trời trong một thời gian dài, cuối cùng
đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của cao su lưu hóa. Điều này làm
cho nó có thể tạo ra những quả bóng đủ mềm để không gây thiệt hại cho
cỏ, nhưng vẫn giữ được sự sống động và đàn hồi của cao su.
Một yếu tố góp phần cho sự hồi sinh của trò chơi là sự đơn giản và
dễ dàng của phiên bản ngoài trời. Một bề mặt cỏ phẳng là tất cả những gì
được yêu cầu, và chẳng mấy chốc nó trở thành một đặc điểm phổ biến để
có các sân quần vợt cỏ. Trong khi quần vợt thực sự là một môn thể thao
của hoàng tộc và tầng lớp quý tộc, ở nước Anh thời Victoria, đó là những
tầng lớp thượng lưu chấp nhận môn thể thao này dưới hình thức chơi bóng
quần vợt trên bãi cỏ.
Đó là Arthur Balfour, một chính khách người Anh, người đã đặt ra
thuật ngữ “bãi cỏ”, và ngay sau đó, nhiều phái sinh khác đã bắt đầu thay
thế bề mặt sân quần vợt với cỏ, cuối cùng lại được thay thế với bề mặt bê
tông và đất sét. Ngay sau đó, những bãi cỏ chơi quần vợt bắt đầu được thay
thế với lối chơi mới như một môn thể thao chơi trong mùa hè.
15
1.1.4. Quần vợt ngày nay
Quần vợt ngày nay đã trở thành một môn thể thao đẳng cấp thế giới
có sức cạnh tranh cao, thu hút hàng ngàn người chơi cũng như người hâm
mộ trên khắp thế giới. Có một chương trình liên tục của các sự kiện và giải
đấu diễn ra suốt năm và các ngôi sao quần vợt hàng đầu đã trở thành biểu
tượng của trò chơi cho thế hệ mới. Một trò chơi từng là trò tiêu khiển của
hoàng tộc, giới thượng lưu, nay đã trở thành một môn thể thao nhận được
sự hưởng ứng đông đảo của tất cả mọi người.
Cùng sự phát triển và những thăng trầm, qua các giải đấu bộ môn thể
thao này được nâng cấp lên trở thành một bộ môn khiến bất cứ một người
nào cùng đều yêu mến nó. Chặng đường dài, trò chơi quần vợt này vẫn sẽ
tiếp tục phát triển và đưa đến người chơi những giải đấu hấp dẫn và thú vị,
tìm ra những cái tên mới cho làng thể thao quần vợt.
1.1.5. Một số cột mốc nổi bật của quá trình phát triển quần vợt
- Thế kỷ 16: Giữa thế kỷ 16 và 18, trò chơi “palm” được các vị vua
và quý tộc đánh giá cao. Các vợt thủ Pháp thường bắt đầu trò chơi này
bằng cách hét lên từ “Tenez” (Chơi!). Trò chơi này đã sớm được gọi là
“Quần vợt thực sự” hoặc “Hoàng gia”.
- Thập kỷ 1530s: Vua Anh Henry VIII đã xây dựng một sân quần
vợt tại Cung điện Hampton Court (sân này không còn tồn tại mà thay vào
một sân tương tự được xây dựng ở đó vào năm 1625 và được sử dụng cho
đến ngày nay).
- Năm 1583: Cây vợt quần vợt đầu tiên được phát minh ở Ý.
- Năm 1870: Tại quận Wimbledon (Luân Đôn) thành lập Câu lạc bộ
CroquetAll England. Quần vợt vẫn là một trò chơi trong nhà được chơi bởi
các nhà hảo tâm hoàng gia và giàu có.
- Năm 1873: Thiếu tá Walter Wingfield đã phát minh ra một phiên
bản Real Tennis có thể chơi ngoài trời trên bãi cỏ. Trò chơi này có tên
Sphairistike, tiếng Hy Lạp có nghĩa là “chơi bóng”) và lần đầu tiên được
giới thiệu đến xứ Wales (Anh). Được chơi trên các sân theo giờ trên bãi
cỏ của Manor House bởi những người Anh giàu có. Đây chính là cái nôi
16
đầu tiên để quần vợt ngày nay phát triển. Sau đó (năm 1873), người Anh
đã phát triển trò chơi này sang đảo Bermuda, từ Bermuda nó được du nhập
sang Mỹ (năm 1874) và được mọi người hưởng ứng ở Đảo Staten, New
York. Và cũng như nhiều môn thể thao khác của người Anh, họ đã đem
truyền bá quần vợt đi khắp các thuộc địa của mình trên thế giới và nhanh
chóng làm cho bộ môn này phổ biến.
- Năm 1874: Giải đấu quần vợt sân cỏ đầu tiên được tổ chức ở Mỹ.
Hai anh em Joseph và Clarence Clark giành chiến thắng.
- Năm 1875: Henry Cavendish Jones đã thuyết phục Câu lạc bộ
Croquet All England thay thế một sân bóng vồ bằng sân quần vợt nền cỏ.
Sau đó Câu lạc bộ Marylebone Cricket cũng thay đổi theo cho phù hợp.
Câu lạc bộ Cricket Marylebone đã thực hiện những thay đổi đáng kể cho
trò chơi này. Cụ thể, họ đã thêm luật tỉ số 40 đều (Deuce), luật lợi giao
(Advantage) và 2 cơ hội cho mỗi cú phát bóng. Sân hình đồng hồ cát cũng
được thay đổi thành hình chữ nhật, giống kích cỡ như chúng ta sử dụng
ngày nay.
- Năm 1877: Giải vô địch quần vợt thế giới đầu tiên được tổ chức tại
Worple Road, Wimbledon, Luân Đôn (Anh), được tài trợ bởi Câu lạc bộ
quần vợt All England. Chỉ có 22 người chơi tham gia nội dung duy nhất
đơn nam, đó là sự kiện duy nhất. Khán giả đã chỉ trả 01 shilling để xem các
trận chung kết. Tay vợt nam đầu tiên giành chiến thắng trong lịch sử quần
vợt Wimbledon là Spencer Gore.
- Năm 1880: Lần đầu tiên trong lịch sử quần vợt, cú đập Smash được
đưa vào bởi hai anh em Renshaw ở giải Wimbledon. Họ đã thống trị giải
Wimbledon trong một thập kỷ, thay phiên nhau giành tất cả các chức vô
địch (trừ các năm 1880 và 1887).
- Năm 1881: Hiệp hội Quần vợt Sân cỏ Quốc gia Hoa Kỳ (United
States National Lawn Tennis Association - USNLTA) được thành lập.
Cùng năm này, giải vô địch quốc gia quần vợt đầu tiên (tiền thân của giải
Mỹ Mở rộng - US Open) được tổ chức tại Newport, Rhode Island. Nhưng
sau đó, giải chỉ giới hạn cho cư dân Mỹ. Người chiến thắng đầu tiên trong
17
lịch sử quần vợt Giải vô địch quốc gia Hoa Kỳ là Dick Sears.
- Năm 1884: Giải vô địch Wimbledon dành cho phụ nữ lần đầu tiên
được tổ chức (chỉ có 13 người tham gia). Nội dung Đôi nam lần đầu tiên
cũng được đưa vào trong lịch sử quần vợt.
- Năm 1887: Giải vô địch Hoa Kỳ lần đầu tiên dành cho nữ. Lottie
Dod thắng giải đơn nữ Wimbledon đầu tiên của mình.
- Năm 1888: Hiệp hội Quần vợt Sân cỏ (Lawn Tennis Association
- LTA) được thành lập nhằm duy trì các quy tắc và tiêu chuẩn mới của
quần vợt.
- Năm 1891: Giải vô địch Pháp lần đầu tiên diễn ra, những giải này
chỉ dành cho cư dân Pháp.
- Năm 1896: Quần vợt trở thành một trong những môn thể thao cốt
lõi trong Thế vận hội Olympic hiện đại đầu tiên.
- Năm 1897: Giải vô địch Pháp lần đầu tiên dành cho nữ
được tổ chức.
- Năm 1900: Dwight F.Davis, một sinh viên của Đại học Harvard
quyết định cấp bằng một trận đấu thử thách đồng đội giữa Hoa Kỳ và
Quần đảo Anh. Chiếc cúp được khắc là “Cúp thử thách quần vợt sân
cỏ quốc tế” (International Lawn Tennis Challenge Trophy), sau này được
gọi là Cup Davis.
- Năm 1905: Giải vô địch quốc gia Úc, sau này được gọi là Úc Mở
rộng được thành lập, với địa điểm xen kẽ giữa các trung tâm ở Úc và New
Zealand.
- Năm 1912: Liên đoàn Quần vợt Sân cỏ Quốc tế (ILTF) ra đời với
mục đích điều hành 4 giải vô địch quần vợt lớn (Giải vô địch Wimbledon,
Giải vô địch Mỹ, Giải vô địch Úc và Giải vô địch Pháp).
- Năm 1919: Suzanne Lenglen giành danh hiệu Wimbledon Ladies
Championships, danh hiệu đầu tiên trong số 12 danh hiệu sau này đã trở
thành giải đấu Grand Slam.
18
(Nguồn: https://cdn.shopify.com/s/
files/1/0646/5773/products/lenglen.
jpg?v=1410870578)
(Nguồn: https://www.alamy.com/stock-photo/
suzanne.html?blackwhite=1)
Hình 2. Suzanne Lenglen - Thần tượng của quần vợt nữ
- Năm 1922: Giải vô địch Úc dành cho nữ lần đầu tiên được tổ chức.
- Năm 1924: Quần vợt rút khỏi Thế vận hội Olympic (do sự thiếu
chuyên nghiệp trong cách tổ chức sắp xếp).
- Năm 1925: Quy định Giải vô địch Pháp “chỉ dành cho cư dân
Pháp” bị bãi bỏ. Giải vô địch Úc đã trở thành Giải vô địch của người Úc
và sẽ chỉ được tổ chức trên lãnh thổ Úc.
- Năm 1927: Là năm hình thành Lịch sử giải Roland Garros. Trong
Giải vô địch Wimbledon, ý tưởng về chọn hạt giống đã được trình bày
lần đầu tiên. Người Pháp đã giành Cúp Davis, Hiệp hội Quốc gia Pháp đã
giành đất từ ​​
chính quyền thành phố Paris để xây dựng một sân vận động
quần vợt mới và đặt tên là Roland Garros (anh hùng của Pháp trong Thế
chiến thứ nhất).
- Năm 1928: Pháp lần đầu tiên trong lịch sử quần vợt đăng cai tổ
chức giải Roland Garros.
- Năm 1930: Cải tiến cấu trúc vợt quần vợt; Vợt quần vợt gỗ một
mảnh được thay thế bằng gỗ nhiều lớp.
19
- Năm 1933: Tay vợt Jack Crawford của Úc đã xuất sắc giành trọn
bộ chiến thắng cả bốn danh hiệu lớn trong cùng một năm. Đó thực sự là
một thành tích thể thao phi thường. Cho đến nay, kỷ lục này chỉ một số tay
vợt xuất sắc là có thể nắm giữ.
- Năm 1938: Tay vợt đầu tiên ôm trọn cả 4 Giải vô địch trong cùng
một năm là Don Budge (Mỹ). Phóng viên quần vợt của tờ New York Times
- Allison Danzig đã sử dụng cụm từ “a Grand Slam in tennis” cho các hiện
tượng này, từ đó, thuật ngữ này đã chính thúc đi vào kho từ vựng quần vợt.
- Năm 1947: Jack Kramer đã giành chiến thắng giải Wimbledon. Dù
đã tham gia để chuyển sang chuyên nghiệp từ một năm trước nhưng Jack
Kramer đã quyết tâm giành Wimbledon một lần, để tạo sự tin cậy cho cuộc
công kích vào vòng đua chuyên nghiệp, cả với tư cách là một vận động
viên (VĐV) cũng như một doanh nhân. Ông là một trong những nhân vật
có ảnh hưởng nhất của thế giới quần vợt hiện đại.
- Năm 1950: Pro Tour do Jack Cramer tạo ra trở nên rất phổ biến với
cả người chơi quần vợt nghiệp dư và công chúng.
(Nguồn: http://sportsthenandnow.com/wp/wp-
content/uploads/2010/10/kramerjack2.jpg)
(Nguồn: http://rafael-nadal.over-blog.com/
article-36041097.html)
Hình 3. Jack Kramer - Người có ảnh hưởng lớn đối với thế giới quần vợt hiện đại
- Năm 1953: Maureen Connelly là người phụ nữ đầu tiên giành được
cả 4 chức vô địch trong lịch sử quần vợt và hoàn thành “Grand Slam”.
20
- Năm 1960: Cuộc họp thường niên của ILTF tranh luận về một
động thái để quần vợt mở và thoáng hơn (giữa vấn đề đấu nghiệp dư và
chuyên nghiệp).
- Năm 1967: Cây vợt quần vợt kim loại đầu tiên xuất hiện nhờ
Wilson. Wimbledon tổ chức một giải đấu trình diễn dành cho các chuyên
gia và tuyên bố rằng giải vô địch năm sau (1968) sẽ mở rộng cho tất cả
những người tham gia (nghiệp dư lẫn chuyên nghiệp). Đây là dấu hiệu cho
thấy quần vợt khởi đầu theo hướng “mở”.
- Năm 1968: “Kỷ nguyên mở” của lịch sử quần vợt bắt đầu. “Giải
đấu “mở” chính thức đầu tiên diễn ra tại Bournemouth trên bờ biển phía
nam nước Anh và Grand Slam đầu tiên, tên mới là giải Pháp Mở rộng,
hướng đến một kỷ nguyên mới. Ken Rosewall, quay trở lại giải chuyên
nghiệp, đã chiến thắng cả hai sự kiện này.
- Năm 1969: Tay vợt Rodney George hay còn gọi là Rod Laver của
Úc trở thành người đầu tiên giành được một Grand Slam “mở” thuần túy,
bằng cách giành cả bốn danh hiệu lớn trong cùng một năm. Rod Laver
hoàn thành Grand Slam lần đầu tiên vào năm 1962 và lần thứ hai vào năm
1969. Anh là người chơi duy nhất trong lịch sử đạt được hai Grand Slam.
- Năm 1970: Xuất hiện luật Tie-break nhằm xác định đối thủ thắng/
thua khi trận đấu/set đấu có tỷ số hòa. Giải US Open đã áp dụng loạt sút
luân lưu 9 điểm (khi tỷ số các game hòa 4 - 4). Người chiến thắng trong
tie-break là người đầu tiên đạt được 5 điểm. Jack Kramer giới thiệu một
hệ thống điểm cho các giải đấu quần vợt tùy thuộc vào việc người chơi đi
bao xa trong các giải đấu và vào cuối mùa, giải thưởng sẽ dành cho người
chơi có nhiều điểm nhất.
- Năm 1977: Khi Wimbledon kỷ niệm 100 năm thành lập, US Open
chia tay lãnh địa riêng - Westside Club tại Forest Hills, để chuyển đến một
trung tâm quần vợt quốc gia (không thuộc câu lạc bộ) gần đó tại Flushing
Meadows. Giải Mỹ Mở rộng cuối cùng tại Forest Hills bắt đầu với việc
Renée Richards, một người chuyển giới từng chơi nội dung đơn nam với
tên Richard Raskind vào năm 1960, đã trở thành người đầu tiên (và duy
nhất) chơi ở cả hai đơn nam và đơn nữ ở cấp độ Grand Slam.
21
- Năm 1984: Thụy Điển trở thành quốc gia đầu tiên lắp đặt sân đất
nện tạm thời cho các giải đấu Davis Cup. Quần vợt cũng đã quay trở lại
Thế vận hội Olympic như một sự kiện thử nghiệm cho những đấu thủ dưới
21 tuổi tại Los Angeles; Stefan Edberg và Steffi Graf là những người đã
giành chiến thắng.
(Nguồn: https://www.smh.com.au/sport/
the-day-rocket-rod-laver-almost-blew-up-
20131031-2wm3v.html)
(Nguồn: http://www.nnmta.usta.com/news/
got_a_minute_rod/)
Hình 4. Rod Laver - Người duy nhất đạt được hai Grand Slam trong lịch sử
- Năm 1985: Lần đầu tiên trong lịch sử Wimbledon, danh thủ người
Đức, Vladimir Becker, đã giành chức vô địch đơn nam giải này khi chỉ mới
17 tuổi (chính xác là 17 tuổi và 227 ngày).
- Năm 1988: Giải Vô địch Úc Mở rộng bước vào kỷ nguyên hiện đại
của lịch sử quần vợt với một trung tâm quần vợt quốc gia mới tại Flinder
Park (sau đổi tên thành Công viên Melbourne), đặc trưng bởi sân vận động
quần vợt đầu tiên có mái che. Steffi Graf đánh bại Chris Evert trong trận
chung kết Grand Slam trong nhà đầu tiên.
- Năm 1989: ATP1
tự biến mình từ một liên minh người chơi thành
một chuỗi các tour đấu.
1 Hiệp hội Quần vợt Nhà nghề hay Hiệp hội Quần vợt Chuyên nghiệp (tiếng Anh:
Association of Tennis Professionals, viết tắt ATP), được thành lập vào năm 1972, là Hiệp
hội quần vợt của các tay vợt nam. Hiệp hội quần vợt nữ (Women’s TennisAssociation, viết
tắt là WTA) cùng với ATP được điều hành bởi Liên đoàn Quần vợt Quốc tế (International
Tennis Federation - ITF).
22
- Năm 1990: Martina Navratilova trở thành nhà vô địch đơn nữ
Wimbledon lần thứ 9.
(Nguồn: https://www.quora.com/Who-is-the-best-lawn-tennis-player-ever-past-and-present-
players-inclusive-male-and-female)
Hình 5. Martina Navratilova giã từ quần vợt năm 1994
sau khi giành 9 danh hiệu Wimbledon
- Năm 1994: Quần vợt trên sân cỏ được chơi trong nhà lần đầu tiên trong
lịch sử quần vợt, khi mái nhà mới trên Sân vận động Gerry Weber ở Halle,
Đức, có thể cơ động đóng lại, cho phép các trận đấu chơi tiếp tục trong mưa.
Trong năm này, Martina Navratilova giã từ quần vợt đơn, sau khi đã giành
được kỷ lục 167 danh hiệu đơn, 1438 trận thắng và 9 danh hiệu Wimbledon.
- Năm 2001: Tay vợt Goran Ivanisevic của Croatia đã trở thành kẻ
nóng tính đầu tiên của lịch sử Wimbledon giành danh hiệu Đơn nam.
- Năm 2002: Venus và Serena Williams trở thành cặp chị em đầu tiên
trong lịch sử quần vợt được xếp hạng 1 và 2 trong danh sách xếp hạng thế
giới của WTA.
- Năm 2003: Pete Sampras rút lui khỏi quần vợt trong buổi lễ chia
tay US Open. Anh đã giành được 64 danh hiệu đơn (cao thứ 4 từ trước đến
nay) bao gồm kỷ lục 14 danh hiệu Grand Slam - 2 AO, 5 US Open và 7
Wimbledon.
23
- Năm 2004: Roger Federer trở thành người đầu tiên trong lịch sử
quần vợt (kể từ Mats Wilander năm 1988) đã giành ba trong bốn sự kiện
lớn (Úc Mở rộng, Wimbledon và Hoa Kỳ Mở rộng) trong một năm dương
lịch. Anh cũng đã giành được 11 danh hiệu ATP tốt nhất trong nhiều trận
chung kết, bao gồm cả giải Masters Cup cuối mùa. Đồng thời Federer cũng
lập kỷ lục Open Era khi giành chiến thắng 13 trận chung kết liên tiếp (kể từ
năm 2003), vượt qua Bjorn Borg và John McEnroe, người đã giành chiến
thắng 12 trận chung kết.
- Năm 2005: ATP (đã bỏ từ “Tour” từ tên của nó vào năm 2000) đã
giới thiệu một hệ thống tính điểm khác cho các trận đấu đôi, với điểm “cái
chết bất ngờ” (không có lợi thế) và lần đầu tiên - tie-break đến mười điểm
thay cho set đấu cuối. Trong năm này, chuỗi chiến thắng 25 trận liên tục
của Roger Federer (dài nhất trong quần vợt nam kể từ năm 1984) đã kết
thúc bởi tay vợt 18 tuổi - Richard Gasquet ở Monte Carlo.
- Năm 2006: Người trình diễn vĩ đại nhất trong lịch sử quần vợt -
Andre Agassi - nghỉ hưu vào ngày 3 tháng 9 năm 2006 sau khi đánh bại
Benjamin Becker (GER) tại vòng thứ ba US Open.
(Nguồn: https://www.businessinsider.com/venus-and-serena-williams-tennis-coach-story-
coaching-them-2017-1)
Hình 6. Venus và Serena Williams - Cặp chị em tài năng của quần vợt nữ thế giới
24
- Năm 2007: Vào ngày 19 tháng 5, Rafael Nadal tuyên bố chuỗi 81
trận thắng liên tiếp trên sân đất nện để lập kỷ lục mới trên toàn bộ các mặt
sân. Tuy nhiên, thành công của anh đã kết thúc bởi Roger Federer trong
trận chung kết Hamburg Masters ngay ngày hôm sau. Vào ngày 9 tháng 9,
Roger Federer trở thành người đầu tiên trong lịch sử quần vợt (kể từ Bill
Tilden vào những năm 1920) đã giành 4 danh hiệu US Open liên tiếp, sau
khi đánh bại Novak Djokovic trong trận chung kết.
- Năm 2009: Vào ngày 7 tháng 6, Roger Federer trở thành tay vợt vĩ
đại nhất mọi thời đại trong lịch sử quần vợt với chiến thắng tại Pháp Mở
rộng; Federer cùng với Fred Perry, Don Budge, Rod Laver, Roy Emerson
và Andre Agassi là những người giành được cả bốn danh hiệu Grand Slam,
và bằng với 14 danh hiệu Grand Slam mà Pete Sampras (người không
bao giờ giành được chiến thắng trên đất nện Roland Garros) tuyên bố.
Vào ngày 20 tháng 4, Marat Safin và Dinara Safina đã trở thành cặp anh
chị em đầu tiên đạt vị trí số một thế giới trong lịch sử quần vợt. Marat
đã đạt được thứ hạng cao nhất vào ngày 20 tháng 11 năm 2000. Trong
khi Roger Federer đảm bảo vị trí số 1 vào cuối mùa giải với chiến thắng
trước Andy Murray trong tận đấu kéo dài ba set tại London ATP Finals
vào ngày 25 tháng 11.
- Năm 2010: Sau chức vô địch Mỹ Mở rộng 2010, Nadal trở thành
tay vợt thứ 7 trong lịch sử đã hoàn tất Grand Slam sự nghiệp và là người
trẻ nhất trong Kỷ nguyên Mở rộng làm được điều này. Anh cũng là tay vợt
nam thứ hai sau Andre Agassi hoàn tất được Grand Slam Vàng sự nghiệp
(vô địch cả bốn Grand Slam và giành huy chương vàng Olympic).
- Năm 2012: Nadal lần thứ 8 đăng quang giải Monte Carlo. Sự chờ
đợi của Andy Murray và Vương quốc Anh đã được đền bù xứng đáng khi
cây vợt người Scotland lần đầu tiên giành huy chương vàng Olympic.
- Năm 2013: Wimbledon 2013 đã ghi một mốc son cho quần vợt
Anh Quốc với chiến thắng lịch sử của Andy Murray. Anh chấm dứt quãng
thời gian 77 năm không vô địch của Vương quốc Anh, đồng thời là tay vợt
chủ nhà đầu tiên đăng quang trong kỷ nguyên mở rộng. Đây là chức vô
địch Grand Slam thứ hai của Murray. Rong khi đó, Marion Bartoli đã làm
nên điều kỳ diệu cho quần vợt Pháp ở một giải đơn nữ được đánh giá là kỳ
25
lạ nhất tại Wimbledon. Việc các hạt giống ngã ngựa khiến cô trải qua một
quãng đường rất nhẹ nhàng - chỉ phải đối mặt với hạt giống duy nhất là
Sloane Stephens (17) - và thành tân vô địch nằm ngoài mọi dự đoán. Ngôi
vô địch Wimbledon đưa Bartoli từ vị trí thứ 22 vào thẳng Top 10 và dừng
chân ở vị trí thứ 7.
- Năm 2014: Djokovic, Serena William thăng hoa rực rỡ. Djokovic
chính thức giành vị trí số 1 của năm. Ở tuổi 33, Serena William vẫn thi đấu
vô cùng mạnh mẽ và sưu tầm thêm một danh hiệu quan trọng nữa là bảo vệ
thành công giải Mỹ Mở rộng, nâng bộ danh hiệu Grand Slam của mình lên
con số 18. Với việc bảo vệ thành công - ngôi vô địch WTA Finals, Serena
William tiếp tục giữ ngôi vị số 1 thế giới của làng banh nỉ nữ hơn 200 tuần.
- Năm 2015: Djokovic và một năm thống trị làng quần vợt thế giới.
Vô địch ATP World Tour Finals cùng hai kỷ lục được thiết lập đã làm dày
thêm thành tích của Novak Djokovic trong năm 2015, cũng như một lần
nữa khẳng định sự độc tôn của anh trong làng banh nỉ thế giới hiện tại (11
danh hiệu vô địch, ba Grand Slam, sáu Masters 1000).
(Nguồn: https://www.tennisworldfr.com/tennis/news/Novak_Djokovic/5862/novak-djokovic-
devoile-le-meilleur-serveur-parmi-les-prochaines-stars/)
Hình 7. Djokovic chính thức giành vị trí số 1 thế giới năm 2014
26
(Nguồn: https://bleacherreport.com/articles/2853433-report-real-madrid-president-wants-rafael-
nadal-roger-federer-match-at-bernabeu)
Hình 8. Roger Federer - Rafael Nadal, cặp kỳ phùng địch thủ gặt hái nhiều thành công
trong năm 2017
- Năm 2016: Andy Murray lên ngôi số 1 thế giới. Serena Williams
cân bằng kỷ lục của Steffi Graf khi cô mang về danh hiệu Wimbledon thứ
7 và là Grand Slam thứ 22 trong sự nghiệp, sánh ngang kỷ lục của Graf
trong kỷ nguyên Mở.
- Năm 2017: Điều kỳ diệu mang tên Roger Federer - Rafael Nadal
ổn định thuyết phục.
Federer có thêm Wimbledon, 3 Masters 1000, 2 ATP 500 Series, trong
khi Nadal sở hữu Roland Garros, US Open, 2 Masters 1000 và 2 ATP 500
Series. Màn trình diễn quá đỗi ấn tượng đưa Roger Federer và Rafael Nadal
vươn lên đánh chiếm cả hai vị trí đỉnh bảng ATP khi mùa giải 2017 khép lại.
- Năm 2018: Djokovic bất ngờ trở lại ngôi vị số 1 thế giới. Mặc
dù thi đấu không thành công ở nửa đầu năm, những tưởng tay vợt người
Serbia - Novak Djokovic khó chen chân vào tốp 10 ATP và còn rất lâu
nữa mới có thể cạnh tranh ngôi vị số 1 thế giới với những Roger Federer,
Rafael Nadal. Tuy nhiên, với nửa cuối năm thăng hoa, vô địch cả hai giải
đấu lớn (Wimbledon và US Open,) Djokovic đã vươn lên mạnh mẽ và kết
thúc mùa giải ở vị trí số 1 thế giới.
27
- Năm 2019: Thế hệ quần vợt nữ mới trỗi dậy. Quần vợt nữ trông
tươi tắn, trẻ trung hơn với những nữ hoàng mới. Tay vợt Úc 23 tuổi
Ashleigh Barty từ hạng 15 thế giới ở cuối năm 2018 đã vươn lên số 1
thế giới vào cuối năm 2019, sau các chiến thắng ở Roland Garros và
WTA Finals.
Trong khi đó, thiếu nữ BiancaAndreescu (Canada) cũng tạo ấn tượng
khi bứt phá ngoạn mục từ hạng 178 lên thứ 5 thế giới nhờ đánh bại Serena
Williams ở chung kết US Open để trở thành tay vợt đầu tiên của đất nước
lá phong đăng quang ở giải đơn của Grand Slam.
- Năm 2020: Stefanos Tsitsipas vô địch ATP Finals. Với việc Rafael
Nadal, Novak Djokovic và Roger Federer sớm bị loại ở ATP Finals đã
phần nào cho thấy sự chuyển dịch trong cuộc đổi ngôi của quần vợt nam
thế giới.
(Nguồn: https://scroll.in/field/928173/long-may-she-reign-australia-praises-new-world-number-
one-ashleigh-barty-after-birmingham-title)
Hình 9. Ashleigh Barty (Úc) - Hiện tượng nổi bật của quần vợt nữ, từ hạng 15 (2018)
đã vươn lên vị trí số 1 thế giới (2019)
28
1.2. Khái quát sự phát triển quần vợt ở Việt Nam
- Đầu thế kỷ 20, Pháp mang môn thể thao này vào Việt Nam. Và
sau đó, quần vợt được phát triển ở một số thành phố lớn như Hà Nội, Hải
Phòng, Huế, Sài Gòn.
- Năm 1921, ông Lương Văn Mỹ, chủ tịch Hội Quần vợt Chợ Lớn
(Cholon Tennis) đã gửi thông báo đến Chủ tịch các Hội thể thao ở Sài Gòn,
Chợ Lớn và các tỉnh Nam Kỳ về việc tổ chức giải Championnat de Tennis
vào đầu năm 1922 tại sân của Hội Quần vợt Chợ Lớn. Báo Écho Annamite
ngày 31/12/1921 đã đăng toàn văn thông báo của ông Lương Văn Mỹ như
chỉ dấu về một giải quần vợt tầm cỡ quốc gia đầu tiên được khai sinh.
- Vào những năm 1920-1930, quần vợt là một môn thể thao cá nhân
rất được ưa chuộng ở Nam Bộ (đặc biệt trong giới thượng lưu người Việt)
và phát triển không kém gì môn bóng đá và đua xe đạp. Chỉ trong vòng
vài năm đã có nhiều hội thể thao quần vợt được thành lập ở Sài Gòn, Chợ
Lớn, Mỹ Tho, Tân An, Gò Công, Vũng Tàu và các tỉnh khác ở Nam Kỳ.
Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế và những khó khăn lúc bấy giờ nên trình
độ còn hạn chế.
(Nguồn: https://ittravel.com.vn/gallery/121/thoi-phap-thuoc-cau-lac-bo-thao-sai-gon.html)
Hình 10. Các sân quần vợt của Le Cercle Sportif Saigonnais (nay là Cung Văn hóa Lao
động - 55B Nguyễn Thị Minh Khai)
29
- Ngày 6/1/1930, triều đình Huế đã chính thức ban thưởng huy
chương Nam Việt Long Bội Tinh chức kỵ sĩ (Ordre impérial du dragon
d’Annam, chevalier) cho Triệu Văn Yên, ông bầu của Chim và Giao, còn
Chim và Giao được trao Kim Tiền huy chương hạng ba (sapèque d’or,
troisème classe).
- Năm 1931, Nguyễn Văn Chim và Huỳnh Văn Giao đã dự Grand
Slam - Giải quần vợt mở rộng Pháp (French Open) và Wimbledon.
- Năm 1932 là năm lên ngôi của cặp đôi Nguyễn Văn Chim và Huỳnh
Văn Giao (hai tay vợt xuất sắc của Hội Quần vợt Garcerie-Tennis Club,
sau này đổi tên thành Saigon Tennis Club và là Nhà văn hóa Thanh niên
ở TP.HCM ngày nay). Tại giải vô địch Malaysia, khi trận chung kết đơn
nam là trận chung kết “toàn Việt Nam” và Huỳnh Văn Giao giành cúp vô
địch. Nguyễn Văn Chim và Huỳnh Văn Giao còn được trao Kim Tiền huy
chương hạng ba (sapèque d’or, troisème classe). Đây là lần đầu tiên triều
đình phong kiến Việt Nam trao huy chương cho các nhà thể thao, vì họ đã
góp phần làm rạng danh người Việt ở nước ngoài. Hai tay vợt này trở thành
người Việt Nam đầu tiên tham dự giải quốc tế Grand Slam.
(Nguồn: https://hiepblog.wordpress.com/2016/04/21/lich-su-the-thao-saigon-
va-nam-ky-1910-1945-quan-vot/)
Hình 11. Nguyễn Văn Chim, Huỳnh Văn Giao và Triệu Văn Yên (từ trên xuống) -
Những người góp công lớn phát triển quần vợt từ Sài Gòn đến khắp Nam Kỳ
30
(Nguồn: https://suasantennis.com/vi/news/Tin-tuc/Huyen-thoai-Vo-Van-Bay-16.html)
Hình 12. Danh thủ Võ Văn Bảy - Huyền thoại của làng quần vợt
Việt Nam thế kỷ 20
- Năm 1954, Võ Văn Bảy, người được coi là “quái kiệt”, tượng
đài của quần vợt Việt Nam với biệt danh “người không tuổi”, đã dự
Roland Garros. Ông còn nổi tiếng với việc “dám” đánh thắng vua Bảo
Đại và được nhà vua đồng ý cho đi Pháp. Tháng 1 năm 1959, tại Đại
hội Thể thao Đông Nam Á ở Bangkok, ông Bảy đã thắng tay vợt Thái
Lan là Seri Charuchinda ở chung kết, để đoạt chiếc huy chương vàng
(đơn nam) đầu tiên cho quần vợt Việt Nam Cộng hòa. Từ năm 1959
đến 1973, đội Việt Nam liên tiếp thắng 7 lần huy chương vàng đôi nam
quần vợt tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEAP Games) thì 6 lần đã
do sự góp sức của Võ Văn Bảy.
Ngoài ra, còn có nhiều tay vợt đã mở ra kỷ nguyên mới cho làng
quần vợt nước nhà thời kỳ đầu, đơn cử như nữ vợt thủ Trần Thị Ngọc Oanh
(bà Chiêu).
- Sau khi miền Nam được giải phóng. Đặc biệt trong thời kỳ đổi
mới, quần vợt không còn bó hẹp trong phạm vi những người ở tầng lớp
trên mà đã trở thành một nhu cầu tập luyện của mọi tầng lớp nhân dân
31
lao động. Hiện nay hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước đều đã có
sân quần vợt.
- Ngày 14 tháng 11 năm 1989, Liên đoàn Quần vợt Việt Nam ra đời.
Đến năm 1993, giải vô địch quần vợt lần thứ nhất được tổ chức và từ đó
tới nay giải vẫn được duy trì hàng năm.
- Năm 2000, Liên đoàn Quần vợt Việt Nam (Vietnamses tennis
federation - VTF) đã chính thức trở thành thành viên của Liên đoàn Quần
vợt Thế giới (ITF). Hàng năm VTF phối hợp với bộ môn quần vợt Ủy ban
TDTT tổ chức thường niên rất nhiều giải đấu đáng chú ý từ cấp độ phong
trào, giải trẻ đến chuyên nghiệp lẫn tuyển quốc gia như: Thanh thiếu niên
toàn quốc; Đại hội TDTT; Phụ nữ vào dịp 8/3; Vô địch cá nhân; Đồng đội;
Trẻ xuất sắc… Trong đó có nhiều giải thu hút đông đảo VĐV các nước ở
khu vực và thế giới đến tham dự như: U18 khu vực, giải nhà nghề quốc tế
TP. Hồ Chí Minh, giải cúp quần vợt nữ quốc tế Toyota-2002.
- Ngày 12/7/2015, Lý Hoàng Nam cùng đồng đội Sumit Nagal (Ấn
Độ) đã đánh bại liên danh Reilly Opelka (Mỹ) - Akira Santillan (Nhật) ở
trận chung kết với các tỷ số 7-6, 6-4 để đăng quang ngôi vô địch giải trẻ
Wimbledon.
- Tại Đại hội Thể thao Trẻ châu Á 2013 ở Nam Kinh (Trung Quốc),
Lý Hoàng Nam đã đoạt được huy chương vàng giải đơn nam sau khi hạ tay
vợt Mendoza Zosimo (hạng 89 ITF) người Philippines. Năm 2019, sau khi
vượt qua người đồng đội Daniel Cao Nguyễn, Lý Hoàng Nam trở thành
tay vợt Việt Nam đầu tiên giành Huy chương Vàng tại một kỳ SEA Games.
- Sau chức vô địch quần vợt đôi nam, trưa ngày 18 tháng 4 năm 2015
Lý Hoàng Nam đoạt chức vô địch quần vợt đơn nam tại giải Asian Closed
Junior Championships 2015 ở Ấn Độ. Với số điểm đạt được, anh đứng
hạng 14 ITF (11 tháng 5 năm 2015).
- Năm 2017, tại SEA games 29 (tổ chức ở Malaysia) Lý Hoàng Nam
giành huy chương đồng. Lý Hoàng Nam và Nguyễn Hoàng Thiên đã vào
đến vòng bán kết đụng độ với cặp đôi hạt giống số 1 người Thái Lan,
kết quả là Lý Hoàng Nam cùng đội quần vợt Việt Nam giành 2 tấm huy
chương đồng.
32
(Nguồn: https://nld.com.vn/the-thao/ly-hoang-nam-dien-veston-an-tiec-cung-than-tuong-
djokovic-20150713082319525.htm)
Hình 13. Lý Hoàng Nam cùng đồng đội Sumit Nagal (Ấn Độ) đăng quang ngôi vô địch
giải trẻ Wimbledon
- Năm 2020, nét mới đáng chú ý là lần đầu tiên có hệ thống giải
phong trào toàn quốc dự kiến diễn ra ở 3 miền: VTF Amateur tour 1 -
miền Bắc vào tháng 4, VTF Amateur tour 2 - miền Nam vào tháng 7, VTF
Amateur tour 3 - miền Trung vào tháng 9 và VTF Amateur tour 4 - vòng
chung kết toàn quốc vào tháng 11. Đây là sân chơi cho giới phong trào vốn
đáng rất phát triển trên toàn quốc. Hệ thống giải trẻ cũng có 5 giải gồm
VTF Junior tour 1, VTF Junior tour 2, VTF Junior tour 3, VTF Junior tour
4 và vô địch đồng đội trẻ quốc gia. Hệ thống giải chuyên nghiệp cũng có
5 giải gồm VTF Masters 500-1, VTF Masters 500-2, VTF Masters 500-3,
VTF Masters 500-4 và giải vô địch quốc gia, trong đó giải VTF Masters
500-4 cũng là giải Đông Nam Á mở rộng. Ngoài ra, quần vợt Việt Nam
còn tham dự các giải quốc tế gồm Davis Cup (đồng đội nam) nhóm 2 thế
giới vào tháng 3 tại Ma Rốc, Fed Cup (đồng đội nữ) nhóm 2 khu vực châu
Á-Thái Bình Dương vào tháng 6 tại Malaysia. Bên cạnh đó còn có các giải
nhà nghề quốc tế, giải trẻ quốc tế tại Tây Ninh, TP.HCM, Đà Nẵng… Giải
đấu cấp độ cao nhất của quần vợt Việt Nam trong năm 2020 là Vietnam
Open nằm trong hệ thống ATP Challenger dự kiến diễn ra tháng 5 tại Đà
34
tổ chức vào các ngày thứ bảy và chủ nhật thứ hai của tháng 7. Năm nội
dung dành cho các tay vợt trưởng thành, cùng các nội dung trẻ và nội dung
khách mời được tổ chức đều đặn hàng năm.
Wimbledon được chú ý nhờ truyền thống về trang phục cũng như
việc không đặt các biển quảng cáo quanh sân. Vào năm 2009, Sân Trung
tâm của Wimbledon được lắp thêm mái vòm kéo để che mưa qua đó tiết
kiệm được thời gian.
(Nguồn: https://www.pinterest.ph/pin/732046114402382693/)
Hình 15. Danh thủ William Renshaw - Vô địch Wimbledon đầu tiên
Danh thủ William Renshaw đã giành danh hiệu quán quân bảy lần từ
năm 1881 đến năm 1889, là Á quân vào năm 1887, đây là một kỷ lục bất
bại cho đến nay.
Trong những năm tiếp theo, môn thể thao này trở nên cực kỳ phổ
biến, không chỉ ở Anh mà trên toàn thế giới. May Sutton của Mỹ đã trở
thành vợt thủ quốc tế đầu tiên của giải đấu vào năm 1905, đó là năm mà
Wimbledon đã thu hút 71 đấu thủ.
Các giải đấu tiếp tục phát triển trong những năm 1930, dẫn đầu bởi
các vợt thủ Anh như Don Budge và Fred Perry và các ngôi sao quốc tế
như Henri Lacoste. Những bức ảnh của các giải đấu được tổ chức trong
35
những ngày đó tiết lộ thời trang quần vợt dường như kỳ lạ đối với chúng
tôi những ngày này, với những người đàn ông mặc quần dài và phụ nữ chơi
với những chiếc váy dài trên tất.
Giải vô địch không chỉ trở thành một trung tâm thể thao quần vợt
mà còn về thời trang, Bunny Austin của Mỹ gây sốc cho khán giả vào năm
1933 bằng cách bước ra sân trung tâm với quần short. Những năm 1930 là
thời điểm bùng nổ cho Wimbledon, với chức vô địch được phát sóng lần
đầu tiên trên đài phát thanh vào năm 1937. Đây là một sự kiện quan trọng
trong lịch sử quần vợt, được giới thiệu với khán giả trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, một kết thúc đột ngột với sự bùng nổ của Thế chiến II vào
năm 1939, các giải đấu đã đóng cửa cho đến năm 1946. Các môn thể thao
đã được chuyển đổi bởi thế hệ hậu chiến, với những cải tiến kỹ thuật thêm
vào nó, biến nó thành một môn giải trí tinh vi cho các tầng lớp trung lưu
ngày càng thịnh vượng. Các vợt thủ Úc như Roy Emerson và Rod Laver
thống trị môn thể thao này vào những năm 1960. Và với sự phát triển của
truyền hình, bộ môn đã được giới thiệu đến với công chúng rộng rãi hơn,
làm cho bộ môn quần vợt này trở thành một môn thể thao quốc tế thu hút
số lượng tiền khủng. Wimbledon lần đầu tiên được truyền hình màu vào
năm 1967.
Trong suốt thập niên 1970 và 1980, môn thể thao đã bị chi phối bởi
một quân đoàn mới của những người chơi nổi tiếng quốc tế, và đám đông
bị quyến rũ bởi những tay vợt vĩ đại như Bjorn Borg duyên dáng, những trò
hề tàn bạo của Jimmy Connors và những cơn giận dữ của John McEnroe.
Các giải đấu của nữ giới được chú ý đến với các ngôi sao tên tuổi như
Sue Barker, Billie Jean King, Chris Evert và Martina Navratilova. Virginia
Wade là vợt thủ nữ hàng đầu của nước Anh, là người Anh cuối cùng đã
giành chức vô địch năm 1977. Tiền thưởng của giải đấu tiếp tục tăng lên
cùng với những đường viền của trang phục của các vợt thủ. Vào năm 1986,
quả bóng quần vợt màu vàng đã được áp dụng lần đầu tiên, do đó quả bóng
khi tăng tốc có thể dễ dàng nhìn thấy hơn đối với các máy quay TV.
1.3.2. Giải Quần vợt Mỹ Mở rộng (US Open)
Giải Quần vợt Mỹ Mở rộng là một trong 4 giải Grand Slam trong
37
(Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/File:Richard_sears.JPG)
Hình 17. Richard Sears, người đầu tiên giành chức vô địch Giải Quần vợt
Mỹ Mở rộng (US Open)
Việc thành lập “kỷ nguyên mở” vào năm 1968, có nghĩa là người
chơi có thể tham gia vào tất cả các giải đấu, dẫn đến việc tạo ra chức vô
địch hiện đại mà chúng ta đã quen thuộc như ngày nay. Năm giải đấu khác
nhau đã được kết hợp thành một giải vô địch US Open duy nhất, được tổ
chức tại New York, tại Câu lạc bộ Quần vợt ở Forest Hills, Queens. Số tiền
thưởng là 100.000 đô la, được chia sẻ bởi 63 phụ nữ và 96 nam giới tham
gia sự kiện này. Hệ thống chơi trận bổ sung ở giải đấu khi hai đội có cùng
điểm lần đầu tiên được áp dụng bởi US Open vào năm 1970. Giải đấu đã
được chuyển đến sân hiện tại của nó, Trung tâm Quần vợt Quốc gia Hoa
Kỳ ở Flushing Meadows, New York, vào năm 1978.
Năm 2018, tổng tiền thưởng của Giải Vô địch Mỹ Mở rộng là
53,000,000 US$.
38
1.3.3. Giải Quần vợt Úc mở rộng
Giải Quần vợt Úc Mở rộng (tiếng Anh: Australian Open) là một trong
4 giải Grand Slam quần vợt trong năm. Đây là giải Grand Slam đầu tiên trong
năm và diễn ra vào nửa cuối tháng 1 tại Melbourne. Giải được tổ chức bởi
TennisAustralia,tổchứcthườngđượcbiếtvớicáitênLawnTennisAssociation
of Australia (LTAA). Giống như tại Roland Garros hay Wimbledon, giải đấu
này thi đấu theo thể thức 5 set thắng 3 (đối với nội dung đơn nam) và 3 set
thắng 2 (đối với nội dung đơn nữ) và không có loạt tie-break (tie-breaker) ở
set cuối cùng. Ngoài ra còn có các nội dung đánh đôi nam, đôi nữ, đôi nam nữ
phối hợp và còn có nội dung cho các cựu danh thủ.
Hình 18. Logo Giải Quần vợt Úc Mở rộng (Australian Open)
Giải đấu này được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1905 với cái tên là
GiảiVô địchAustralasia(gồm Úc và New Zealand)tạisânWarehouseman’s
Cricket Ground ở St Kilda Road, Melbourne, sau đó trở thành giải vô địch
Úc vào năm 1927 và trở thành giải Úc Mở rộng vào năm 1969.
Rodney Heath là nhà vô địch nội dung đơn nam Australasian
Championships năm 1905 sau khi đánh bại Albert Curtis sau 4 set. Năm
năm sau đó (1910), ông lại vô địch sau khi đánh bại Horace Rice sau 3 set.
Melbourne Park (có tên khác là Flinders Park) được xây dựng vào
năm 1988, đúng thời điểm mà các nhà tổ chức đang muốn mở rộng phạm
vi giải đấu vì CLB Kooyong quá nhỏ để có thể đáp ứng được nhu cầu
trên. Giải đấu được chuyển tới Melbourne Park và ngay lập tức đã mang
lại thành công khi nó làm tăng thêm đến 90% lượng khán giả - lên đến
266.436 lượt người vào năm 1988 trong khi đó ở năm trước chỉ có 140.000
lượt người ghé thăm Kooyong.
39
(Nguồn: https://kids.britannica.com/kids/article/Rod-Laver/628797)
Hình 19. Rodney Heath - nhà vô địch đầu tiên giải Úc Mở rộng (1905)
Vì khoảng cách địa lý quá xa xôi của Australia, những giải đấu đầu
tiên có rất ít các tay vợt nước ngoài tham dự. Trong thập niên 1920, để
đi từ châu Âu tới Australia bằng tàu thủy phải mất 45 ngày. Những VĐV
quần vợt đầu tiên tới Úc bằng máy bay là đội tuyển Cúp Davis Hoa Kỳ vào
tháng 11 năm 1946. Ngay cả đối với các tay vợt bản địa, đến tham dự giải
cũng không phải là điều dễ dàng. Khi giải được tổ chức tại Perth, không có
bất cứ tay vợt nào đến từ Victoria hay New South Wales đăng ký tham dự,
vì nếu như vậy họ phải đi tàu hỏa hơn 3.000 km từ bờ Đông sang bờ Tây
nước Úc. Hay giải tổ chức tại Christchurch, New Zealand năm 1906, chỉ
có 02 tay vợt Úc tham dự.
Từ năm 1969, giải Úc Mở rộng cho phép tất cả các tay vợt đăng ký,
kể cả các VĐV chuyên nghiệp. Nhưng, chỉ trừ hai giải năm 1969 và 1971,
còn đâu cho đến năm 1981, hầu hết các tay vợt xuất sắc nhất thế giới đều
không tham dự do tính bất hợp lý của lịch thi đấu (giải thường diễn ra đúng
vào dịp Lễ Giáng sinh hay đầu năm mới), cùng với lượng tiền thưởng chưa
hấp dẫn. Giải được thi đấu trên mặt sân cỏ từ năm 1905 cho đến năm 1987.
Từ năm 1988, giải chuyển sang thi đấu trên mặt sân cứng. Mats Wilander
là tay vợt nam duy nhất giành được chức vô địch trên cả hai mặt sân. Vào
41
(Nguồn: https://nl.pinterest.com/pin/750553094120430052/)
Hình 21. H. Briggs - tay vợt người Anh cư trú tại Paris, đã giành chiến thắng đơn nam
Giải Vô địch Pháp nghiệp dư (năm 1891)
Giải đấu lần đầu tiên được khởi tranh vào năm 1891. Tại thời điểm
đó, giải có tên gọi Championat de France International de Tennis (Giải Vô
địch Quần vợt Quốc tế Pháp). Người chiến thắng trong giải đấu đầu tiên là
một vợt thủ người Anh tên là H. Briggs.
Trong những năm đầu tiên, chỉ các tay vợt nam người Pháp, hoặc
người nước ngoài có thẻ hội viên trong một câu lạc bộ quần vợt Pháp mới
được quyền tham gia giải. Phải đến năm 1897, giải đấu dành cho nữ mới
được tổ chức và mãi đến năm 1924 ban tổ chức mới cho phép mọi tay vợt
nước ngoài đến tranh tài.
Năm 1927, Bộ tứ huyền thoại hay Bộ tứ Philadelphia (René Lacoste,
Jean Borotra, Henri Cochet, và Jacques Brugnon) chấn động làng bóng nỉ
toàn cầu khi giành chức vô địch Cúp Davis năm 1927 ngay trên đất Mỹ,
sau khi đánh bại đội tuyển Hoa Kỳ. Đội tuyển Pháp giành quyền tổ chức
trận bảo vệ chức vô địch năm sau tại Paris.
Để chuẩn bị cho giải Cúp Davis năm 1928, các nhà lãnh đạo Pháp
đã quyết định xây dựng một sân thi đấu quần vợt tại Porte d’Auteuil, sau
khi CLB Stade de France đã tặng chính quyền 3 hecta để xây dựng sân vận
động mới với một điều kiện duy nhất: Sân sẽ mang tên anh hùng không
quân Pháp trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Roland Garros, một
thành viên của câu lạc bộ. Từ đó giải còn mang tên gọi Roland Garros.
42
Năm 1968, Roland Garros là giải Grand Slam đầu tiên chuyển thành
giải “open” (mở rộng), cho phép tất cả các tay vợt nghiệp dư cũng như
chuyên nghiệp tham gia thi đấu.
Bắt đầu từ năm 2006, ngày thi đấu khai mạc giải là ngày Chủ nhật.
Thêm vào đó, trước ngày khai mạc một ngày, một số tay vợt sẽ tham
gia thi đấu biểu diễn ở ngày Benny Berthet, lợi nhuận từ việc bán vé của
ngày Benny Berthet sẽ được trao cho các tổ chức từ thiện.
Giải đấu nổi tiếng bởi vì nó được chơi trên đất nện, vì nó đã được
chơi trong 80 năm qua, do đó vẫn còn giữ các truyền thống như giải vô
địch Wimbledon.
Danh thủ Rafael Nadal - Người được mệnh danh là “Vua sân đất
nện” đã giành chức Vô địch đơn nam nhiều lần nhất (12 lần) của giải này.
1.4. Xu thế phát triển công nghệ trong quần vợt
Công nghệ thông minh lan truyền đến tất cả các môn thể thao, từ bơi
lội, điền kinh, quyền Anh, bóng đá... Công nghệ hiện đại đang định hình
tương lai của quần vợt. Giúp người chơi có thể điều khiển dễ dàng hơn, độ
chính xác cao hơn, học nhanh hơn. Bước nhảy vọt tiến bộ công nghệ đã
cho phép một quá trình tăng tốc trong đào tạo người chơi, tiến nhanh đến
ngưỡng thành tích thực tế.
1.4.1. Những chiếc vợt được cải tiến chất liệu
Từ những chiếc vợt gỗ to, cồng kềnh được cải tiến thành chất liệu Titan
(được xây dựng bằng khí động học) giúp người chơi tiếp cận đến những thiết
bị hiện đại, cho phép đánh bóng nhẹ nhàng hơn và đi nhanh hơn.
1.4.2. Công nghệ QLIPP
Những chiếc vợt thông minh được trang bị các cảm biến theo dõi chuyển
động, sức mạnh và chịu lực rất lớn. Chẳng hạn như công nghệ Qlipp, đây là
bộ giảm chấn có thể tháo rời có các chức năng: Tương thích tất cả các loại vợt
chơi quần vợt; Tự động ghi lại và phân tích những cú đánh 360o
hay ở bất cứ
góc độ nào; Cung cấp những thông tin được phản hồi ngay lập tức, cho phép
người chơi điều chỉnh những cú đánh để đạt kết quả tối đa; Theo dõi tốc độ di
43
chuyển, biểu đồ vung tay, tiến độ, vị trí bóng tiếp xúc vợt, xoay hông và nhiều
hơn nữa. Ứng dụng cài đặt miễn phí cho iOS và Android.
(Nguồn: https://www.amazon.com.au/Qlipp-
748252133694-Tennis-Sensor-Enhanced/dp/
B01MU2KLTC)
(Nguồn: https://cdn.shopify.com/s/
files/1/0978/3876/files/Qlipp_Tennis_
Tracker_grande.jpg?v=1517493090)
Hình 22. Công nghệ Qlipp có dạng như bộ giảm chấn
1.4.3. Cảm biến Sony Smart Tennis Sensor
Sony mang đến triển lãm IFA 2014 tại Berlin cảm biến hỗ trợ người
chơi, đồng thời thiết kế một khu vực để mọi người có thể đăng ký đánh thử
vợt có gắn cảm biến này.
Công nghệ này đem đến giải pháp thu thập các thông số cho người
cầm vợt và chia sẻ kết quả đạt được. Cảm biến của Sony có thể kiểm soát
thông tin qua biểu đồ hiện trên điện thoại ngay lập tức, cũng như có thể vừa
thu thập thêm cả video hoặc ảnh chụp cùng các số liệu đi kèm. Sony cho
biết thiết bị của họ sẽ tương thích với các mẫu vợt quần vợt của các nhà sản
xuất hàng đầu thế giới như Prince, Wilson hay Yonex.
(Nguồn: https://www.mainguyen.vn/tren-tay-va-danh-thu-vot-tennis-co-gan-cam-bien-sony-
smart-tennis-sensor-tai-ifa-2014.html)
Hình 23. Cảm biến Sony Smart Tennis Sensor (SSE-TN1W)
44
Cảm biến SSE-TN1W của Sony có khả năng phân tích rung động
bao gồm việc đánh bóng, chạm bóng tại chỗ, phân tích độ xoay, tốc độ đi
bóng và độ xoáy bóng, đồng thời có khả năng nhận biết khá nhiều hướng
chuyển động tay khác nhau. Từ đó, thiết bị này đưa ra khả năng phân tích,
hãng đã tích hợp micro trong thiết bị để phân tích âm thanh và độ rung
động nhằm biết được bóng đập vào vợt mạnh hay nhẹ, cũng như cảm biến
phân tích hướng chuyển động...
Thiết bị được gắn ở phía cán vợt quần vợt tương thích với các nhà sản
xuất danh tiếng như Prince, Wilson hay Yonex. Nó được kết nối với điện
thoại thông qua Bluetooth 4.0 Low Energy cùng ứng dụng cho Android,
và cả iOS (trong khi SmartBand lại không hỗ trợ iOS). Người chơi có thể
quay lại cảnh diễn ra trận đánh quần vợt cùng các thông số được cập nhật
liên tục, đồng thời có thể chia sẻ với bạn bè và nâng cao khả năng chơi của
mình thông qua những chỉ dẫn của phần mềm.
Thiết bị có trọng lượng chỉ 8 grams, đường kính vào khoảng 3,13
cm, bộ nhớ đệm khoảng 12,000 bức ảnh (tương đương 500 giây video)
cùng tiêu chuẩn chống nước và bụi IPX5/IP6X. Sẽ mất khoảng 120 phút
để sạc cho thiết bị để sử dụng trong vòng 90 phút (khi kết nối Bluetooth).
1.4.4. “Mắt diều hâu” - Hawk-Eye
Công nghệ Hawk-eye (Mắt diều hâu) do các kỹ sư của Roke Manor
Research Limited ở Romsey, Anh phát triển vào năm 2001. Công nghệ này
đang ngày càng được phổ biến rộng rãi trong thể thao, đặc biệt là quần vợt.
Mặc dù “mắt thần” không phải là một hiện tượng mới, tuy nhiên, theo thời
gian, công nghệ này đã được cải tiến và ngày càng tự tin hơn trong việc là
trợ thủ đắc lực của các trọng tài.
Tất cả các hệ thống Mắt diều hâu hoạt động dựa trên bản chất của công
nghệ 3D bằng cách sử dụng những dữ liệu về hình ảnh và thời gian được cung
cấp bởi một số máy quay video tốc độ cao đặt tại các địa điểm và góc độ khác
nhau đặt xung quanh sân đấu để theo dõi các tay vợt và trái bóng, mọi sự di
chuyển trên sân đều được ghi lại chi tiết và được máy tính phân tích. Mắt diều
hâu sẽ ghi nhận độ trượt và độ nảy của trái bóng, kết quả ghi được chỉ được
phép chênh lệch 0.2-0.33cm. Ngoài ra, công nghệ này cũng mở ra một cách
thức phân tích trực quan cho khán giả theo dõi trận đấu.
45
(Nguồn: https://tt.tennis-warehouse.com/
index.php?threads/in-out-device.584568/)
(Nguồn: https://m-cacm.acm.org/
news/246601-automated-line-calls-
replace-human-judges-at-us-open/
fulltext?mobile=true)
Hình 24. Công nghệ “mắt diều hâu” - Hawk-Eye
Bên cạnh nhiệm vụ hỗ trợ trọng tài, Hawk-eye còn có thể phân tích
vận tốc của trái bóng ở bất kỳ thời điểm nào trong một đường bóng, so
sánh các cú phát bóng (đường bóng, hướng và lực của bóng, điểm tiếp đất
của cú phát bóng thứ nhất và thứ hai…), điểm nảy bóng, tổng số thời gian
của các tay vợt hoạt động trên sân…
Khán giả có thể theo dõi mọi việc thông qua một màn hình LED
khổng lồ đặt bên trong sân vận động. Họ có thể thấy rõ ràng các tay vợt
liếc qua các số liệu phân tích của mình trong thời gian nghỉ giữa hiệp để
thay đổi lối chơi cho thích hợp. Song song với đó, công tác phát sóng trận
đấu cũng được hỗ trợ rất nhiều thông qua những camera được đặt ở nhiều
góc độ xung quanh sân, đặc biệt, khán giả còn có thể xem được những số
liệu phân tích chi tiết về trận đấu.
Điểm hạn chế duy nhất của công nghệ này là giá thành khá cao.
1.4.5. Technis
Một công nghệ sáng tạo nữa hỗ trợ những người cầm vợt trong tương
lai gần đó là Technis. Đây là một chương trình được nhúng trong sân2
. Về
2. Hệ thống nhúng (tiếng Anh: embedded system) là một thuật ngữ để chỉ một hệ thống
có khả năng tự trị, được nhúng vào trong một môi trường hay hệ thống mẹ. Đó là các hệ
thống tích hợp cả phần cứng và phần mềm phục vụ các bài toán chuyên dụng trong nhiều
lĩnh vực công nghiệp, tự động hóa điều khiển, quan trắc, truyền tin và thể thao. Đặc điểm
của các hệ thống nhúng là hoạt động ổn định và có tính năng tự động hóa cao. Hệ thống
nhúng thường được thiết kế để thực hiện một chức năng chuyên biệt nào đó.
46
cơ bản nó sẽ tạo nên một sân thông minh, cung cấp phản hồi về vị trí của
người chơi bóng và phân bổ trọng lượng. Đồng thời nó còn cung cấp thêm
nhiều thông tin hơn trong công tác đào tạo VĐV, qua đó giúp cải thiện trình
độ huấn luyện.
1.4.6. Đồng hồ thể thao TomTom Multi-Sport Cardio GPS
Đồng hồ thể thao TomTom Multi-Sport Cardio GPS có chức năng
tích hợp cảm biến nhịp tim và màn hình xung điện. TomTom sẽ cho biết
chính xác cách cơ thể người chơi đang đối phó với những quả phát bóng
mạnh mẽ từ đối thủ và giúp điều chỉnh chế độ tập luyện cho hợp lý để đạt
được kết quả như mong muốn.
(Nguồn: https://www.elleman.vn/thu-choi/do-cong-nghe-doc-cho-nguoi-choi-tennis)
Hình 25. Đồng hồ thể thao TomTom Multi-Sport Cardio GPS
1.4.7. Áo thun công nghệ cao Ralph Lauren Polo Tech shirt
Thương hiệu Ralph Lauren đã giới thiệu dòng áo công nghệ cao với
tên gọi Ralph Lauren Polo Tech Shirt. Điều kỳ kiệu của chiếc áo này chính
(Nguồn: https://www.elleman.vn/thu-choi/do-cong-nghe-doc-cho-nguoi-choi-tennis)
Hình 26. Áo thun thông minh theo dõi sức khỏe - Công nghệ cao Ralph Polo Tech
shirt Lauren
47
là bộ máy nhỏ bằng chìa khóa xe hơi được gắn ở bên trong áo, ngay bên
dưới xương lồng ngực. Thiết bị này được nối với rất nhiều sợi chỉ công
nghệ cao bằng bạc để theo dõi nhịp tim, nhịp thở, lượng calo đã đốt cháy
trong quá trình tập luyện, và truyền tải những thông tin này về máy vi tính
hoặc điện thoại thông minh.
1.4.8. Ứng dụng The Championships
The Championships là ứng dụng chính thức của Wimbledon. Ứng
dụng này miễn phí trên hệ điều hành iOS và Android, cho phép truyền
hình ảnh trực tiếp, kết quả và thống kê trận đấu, các video, hồ sơ của VĐV,
tin tức và nhiều điều thú vị khác. Đây là một ứng dụng hoàn hảo giúp mọi
người có thể liên tục cập nhật khi đang di chuyển.
(Nguồn: https://www.elleman.vn/thu-choi/do-cong-nghe-doc-cho-nguoi-choi-tennis)
Hình 27. Ứng dụng The Championships
Câu hỏi hướng dẫn ôn tập
Câu 1. Anh (chị) hãy khái quát lịch sử phát triển môn quần vợt trên
thế giới.
Câu 2. Trình bày một số cột mốc nổi bật của quá trình phát triển môn
quần vợt trên thế giới.
Câu 3. Sơ lược về lịch sử phát triển môn quần vợt ở Việt Nam.
Câu 4. Hãy cho biết các giải quần vợt tiêu biểu trên thế giới.
Câu 5. Khái quát xu thế phát triển công nghệ trong quần vợt ngày nay.
48
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
1. Phạm An Dương (2017), “Tìm hiểu ứng dụng công nghệ “mắt diều
hâu” trong quần vợt”. Trích xuất từ trang: vnphoto.net (http://www.
vnphoto.net/forums/showthread.php?t=214984).
2. Đặng Hoàng, Đinh Hiệp (2019), 100 năm quần vợt Việt Nam – Một
thời trăn trở, NXB Thế giới.
3. Pegasus [Người dịch: Phạm Hữu Phúc] (2019), Tay vợt tennis Roger
Federer, NXB Hồng Đức.
4. Trung DT(2014), “Trên tay và đánh thử vợt tennis có gắn cảm biến Sony
Smart Tennis Sensor tại IFA 2014”. Trích xuất từ trang: mainguyen.vn
(https://www.mainguyen.vn/tren-tay-va-danh-thu-vot-tennis-co-gan-
cam-bien-sony-smart-tennis-sensor-tai-ifa-2014.html).
5. Huy Thọ, Sĩ Huyên (2005), “Võ Văn Bảy - người thách thức thời
gian”, Trích xuất từ trang: tuoitre.vn (https://tuoitre.vn/vo-van-bay---
nguoi-thach-thuc-thoi-gian-108999.htm).
6. Đoàn Trúc (2015), “Đồ công nghệ độc cho người chơi tennis”. Trích
xuất từ trang: elleman.vn (https://www.elleman.vn/thu-choi/do-cong-
nghe-doc-cho-nguoi-choi-tennis)
7. Trung tâm Solidworks Thành Đô (2020), “Sự phát triển của quần vợt:
Công nghệ đang tiến bộ như thế nào?”. Trích xuất từ trang: STDC
(https://solidworks.stdc.edu.vn/su-phat-trien-cua-quan-vot-cong-
nghe-dang-tien-bo-nhu-the-nao/).
Tiếng Anh
8. FIVB (1989), Coaches Manual I, Direct Marketing & Communication
SA.
9. The Editors of Salem Press (2009), Great Athletes: Golf and Tennis,
Salem Press, Pasadena, California Hackensack, New Jersey.
49
Thông tin trên mạng Internet
10. http://review.siu.edu.vn/the-thao/lich-su-mon-quan-vot/252/5681
11. https://en.wikipedia.org/wiki/History_of_tennis
12. http://schooltennis.ru/en/about_tenis/world-tennis-history.php
13. https://www.tennistheme.com/tennishistory/tennishistory03.html
14. https://anhxua.com/album/thoi-phap-thuoc-cau-lac-bo-the-thao-sai-
gon_416.html
51
Các đường kẻ giới hạn trên sân (Line): Đường kẻ giới hạn phát
bóng ở chính giữa rộng 5 cm trong khoảng sân giữa lưới và đường phát
bóng. Ở chính giữa đường biên ngang, kẻ một vạch mốc phát bóng
rộng 5 cm, dài 10 cm, vuông góc với đường cuối sân và hướng vào mặt
trong sân.
Các thể loại mặt sân: có bốn loại sân chính. Tùy vào nguyên liệu làm
bề mặt sân, mỗi bề mặt sẽ cho tốc độ và độ nảy khác nhau của bóng, từ đó
ảnh hưởng đến người chơi:
Sân cứng (Hard Court): Sân cứng thật sự có nhiều loại khác nhau.
Có thể nó chỉ giản dị là sân xi măng hoặc nó được làm bởi nhiều lớp cao
su mỏng trộn với cát rồi đổ lên mặt xi măng. Loại sân này thường làm cho
bóng đi nhanh, nảy cao và đều. Nó thường thích hợp với những tay vợt
thích phát bóng và lên lưới (serve and volley) nhưng người ta cũng có thể
làm cho mặt sân này “chậm” hơn lại bằng cách làm cho mặt sân nhám hơn
hay mềm hơn.
Trong lịch sử các giải Grand Slam thì sân cứng đã từng được sử dụng
tại Giải Quần vợt Úc Mở rộng kể từ năm 1988 và Giải Quần vợt Mỹ Mở
rộng kể từ năm 1978.
Một số giải quần vợt nổi tiếng được chơi trên mặt sân cứng: Giải
Quần vợt Úc Mở rộng; Giải Quần vợt Mỹ Mở rộng; Indian Wells Masters;
Miami Masters; Giải Quần vợt Canada Mở rộng (Rogers Cup); Cincinnati
Masters; Thượng Hải Masters; Paris Masters…
Sân đất nện (Clay Court): Sân đất nện được làm bằng đá hay gạch
nghiền nát, thường có màu đất đỏ. Loại sân này làm cho bóng nảy chậm và
lên cao. Sân này thích hợp cho các tay vợt thích đứng cuối sân thay vì lên
lưới và phải có nhiều kiên nhẫn vì một điểm đánh chậm và lâu. Đa số các
sân đất nện là ở châu Âu và Nam Mỹ.
Trong lịch sử các giải Grand Slam thì sân đất nện đã từng được sử
dụng tại Giải Quần vợt Mỹ Mở rộng từ năm 1975 đến năm 1977 và Giải
Quần vợt Pháp Mở rộng kể từ năm 1891. VĐV quần vợt người Tây Ban
Nha Rafael Nadal được mệnh danh là “ông vua sân đất nện”.
52
(Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_tin:Roland_Garros_
Stadium_in_2007.jpg)
Hình 29. Sân đất nện (Clay Court)
Một số giải quần vợt nổi tiếng được chơi trên mặt sân đất nện: Giải
Quần vợt Pháp Mở rộng; Monte-Carlo Masters; Mutua Madrid Open;
Internazionali BNL d’Italia.
Sân cỏ (Lawn Court): Sân cỏ ngày nay rất hiếm có vì loại sân này
rất tốn kém để gìn giữ. Đa số sân cỏ ngày nay chỉ thấy ở Anh vì người Anh
vẫn thích giữ truyền thống quần vợt. Loại sân này làm cho bóng đi nhanh,
nảy thấp và không đều. Vì thế nó thích hợp với những tay vợt thích phát
bóng và lên lưới (serve and volley).
Trong lịch sử các giải Grand Slam thì sân cỏ đã từng được sử dụng
tại Giải Quần vợt Úc Mở rộng từ năm 1905 đến năm 1987, và Giải Vô địch
Wimbledon kể từ năm 1877. VĐV quần vợt người Thụy Sĩ Roger Federer
được mệnh danh là “ông vua sân cỏ”.
Một số giải quần vợt nổi tiếng được chơi trên mặt sân cỏ: Giải Vô
địch Wimbledon; Queen’s Club Championships (Aegon Championships);
Giải Quần vợt Stuttgart Mở rộng (Mercedes Cup).
53
(Nguồn: https://www.turbosquid.com/fr/3d-models/wimbledon-centre-court-stadium-
3d-model-1338334)
Hình 30. Sân cỏ (Lawn Court)
Sân thảm (carpet court): Sân bằng thảm thường được dùng khi
người ta mượn sân bóng rổ hay các sân thể thao khác trong nhà để tranh
giải quần vợt. Ban tổ chức trải một loại thảm đặc biệt chế tạo cho quần vợt
lên trên sân và dựng cột và lưới. Sân thảm thường có độ nảy trung bình nên
thích hợp cho mọi loại đấu thủ.
(Nguồn: http://ftptennis.net/ftp-tennis-college/ftp-tennis-college-courses/fundamentals-
of-tennis-courses/the-tennis-court/section-04-types-of-tennis-courts/)
Hình 31. Sân thảm (Carpet Court)
54
Trong quần vợt, có những sân quần vợt còn được chơi trong nhà, bởi
vì sân trong nhà sẽ tránh được những cơn mưa làm gián đoạn các trận đấu.
Sân cứng là mặt sân có nhiều trong sân trong nhà nhất.
Một số giải quần vợt nổi tiếng được chơi sân trong nhà: Paris Masters,
Thượng Hải Masters.
(Nguồn: https://vietnamese.alibaba.com/product-detail/monden-design-indoor-gym-
bleachers-truss-roof-for-tennis-court-60756145972.html)
Hình 32. Sân quần vợt trong nhà (Indoor Court)
55
2.2. Dụng cụ tập luyện môn quần vợt (vợt, giày, trang phục…)
2.2.1. Vợt quần vợt (racquet)
2.2.1.1. Cán vợt (grip)
Cán vợt có nhiều kích cỡ, người chơi cần chọn loại có cán vợt vừa
tay, cách làm như sau: Cầm vợt với tay thuận của mình, nếu giữa đầu các
ngón tay và phần gốc ngón tay cái có khoảng cách vừa đủ để đặt ngón tay
trỏ của bàn tay kia thì cán vợt này vừa với tay người chơi; còn nếu rộng
quá hoặc hẹp quá thì đều không được. Cán vợt thường được bọc bằng da
hoặc cao su tổng hợp. Cuối cán vợt là đít vợt (butt).
(Nguồn: https://tenniscompanion.org/parts-of-a-tennis-racquet/)
Hình 33. Các bộ phận của vợt
56
2.2.1.2. Đầu vợt (head)
Đầu vợt là chỗ để căng dây. Toàn bộ phần bên trong gọi là mặt dây.
Phần giữa mặt dây gọi là điểm êm. Một số loại vợt trợ lực có kích thước
đầu vợt lớn, nhưng đầu vợt lớn sẽ tạo ra lực cản không khí lớn và khó vung
vợt một cách linh hoạt. Người mới chơi quần vợt nên chọn loại có đầu vợt
cỡ vừa (khoảng 100 inch vuông).
2.2.1.3. Khung vợt (beam)
Phần hai bên của đầu vợt gọi là khung vợt. Một số vợt có khung vợt
to hơn bình thường, tuy nhiên khi mới chơi, nếu không muốn bóng bay
lung tung do đập vào cạnh vợt, thì hãy chọn vợt có khung vợt có độ dày
vừa phải.
2.2.1.4. Cổ vợt (throat)
Đầu vợt nối với cán vợt qua cổ vợt (gồm 2 cạnh cong). Phần hình
tam giác ở giữa gọi là cổ vợt.
2.2.2. Bóng (ball)
Bóng quần vợt được làm bằng cao su và được bọc bằng hỗn hợp
len và sợi tổng hợp. Bóng quần vợt là bóng nén khí và nó sẽ mất dần
độ nén cũng như độ nảy sau một thời gian sử dụng và trở thành “bóng
chết”, là bóng khi có thể bóp nó một cách dễ dàng, không sử dụng
được nữa.
(Nguồn: http://www.sizechart.com/sports/tennis/ball-size/index.html)
Hình 34. Kích thước quả bóng thi đấu
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf
Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf

More Related Content

What's hot

Giáo trình mô phỏng phân tích lực trên Autodesk Inventor
Giáo trình mô phỏng phân tích lực trên Autodesk InventorGiáo trình mô phỏng phân tích lực trên Autodesk Inventor
Giáo trình mô phỏng phân tích lực trên Autodesk InventorTrung tâm Advance Cad
 
PHÂN TÍCH ỨNG XỬ CHỌC THỦNG SÀN U-BOOT BÊ TÔNG VÀ GIẢI PHÁP CHỐNG CHỌC THỦNG ...
PHÂN TÍCH ỨNG XỬ CHỌC THỦNG SÀN U-BOOT BÊ TÔNG VÀ GIẢI PHÁP CHỐNG CHỌC THỦNG ...PHÂN TÍCH ỨNG XỬ CHỌC THỦNG SÀN U-BOOT BÊ TÔNG VÀ GIẢI PHÁP CHỐNG CHỌC THỦNG ...
PHÂN TÍCH ỨNG XỬ CHỌC THỦNG SÀN U-BOOT BÊ TÔNG VÀ GIẢI PHÁP CHỐNG CHỌC THỦNG ...nataliej4
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty Cổ ph...
Đề tài: Giải pháp nâng cao đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty Cổ ph...Đề tài: Giải pháp nâng cao đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty Cổ ph...
Đề tài: Giải pháp nâng cao đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty Cổ ph...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Bài giảng kết cấu thép đặc biệt.pdf
Bài giảng kết cấu thép đặc biệt.pdfBài giảng kết cấu thép đặc biệt.pdf
Bài giảng kết cấu thép đặc biệt.pdfvunghile2
 
Thuyet minh DATN đà tàu Cà Mau 15000 DWT
Thuyet minh DATN đà tàu Cà Mau 15000 DWTThuyet minh DATN đà tàu Cà Mau 15000 DWT
Thuyet minh DATN đà tàu Cà Mau 15000 DWTluuguxd
 
Khai thác các giá trị lịch sử văn hóa để phát triển du lịch tỉnh Bình Định
Khai thác các giá trị lịch sử văn hóa để phát triển du lịch tỉnh Bình ĐịnhKhai thác các giá trị lịch sử văn hóa để phát triển du lịch tỉnh Bình Định
Khai thác các giá trị lịch sử văn hóa để phát triển du lịch tỉnh Bình ĐịnhDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị...
Luận văn: Nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị...Luận văn: Nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị...
Luận văn: Nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư
đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tưđồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư
đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tưdiepthevien
 

What's hot (20)

Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Coma18, 9 ĐIỂM
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Coma18, 9 ĐIỂMLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Coma18, 9 ĐIỂM
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Coma18, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Biên tập và lập web về dàn dựng tiết mục ca múa mầm non
Đề tài: Biên tập và lập web về dàn dựng tiết mục ca múa mầm nonĐề tài: Biên tập và lập web về dàn dựng tiết mục ca múa mầm non
Đề tài: Biên tập và lập web về dàn dựng tiết mục ca múa mầm non
 
Java fx
Java fxJava fx
Java fx
 
Luận án: Cách mạng tháng Tám 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
Luận án: Cách mạng tháng Tám 1945 ở các tỉnh Bắc Trung BộLuận án: Cách mạng tháng Tám 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
Luận án: Cách mạng tháng Tám 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
 
Giáo trình mô phỏng phân tích lực trên Autodesk Inventor
Giáo trình mô phỏng phân tích lực trên Autodesk InventorGiáo trình mô phỏng phân tích lực trên Autodesk Inventor
Giáo trình mô phỏng phân tích lực trên Autodesk Inventor
 
Giải Pháp Thúc Đẩy Xuất Khẩu Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ Sang Thị Trường Nhật Của C...
Giải Pháp Thúc Đẩy Xuất Khẩu Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ Sang Thị Trường Nhật Của C...Giải Pháp Thúc Đẩy Xuất Khẩu Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ Sang Thị Trường Nhật Của C...
Giải Pháp Thúc Đẩy Xuất Khẩu Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ Sang Thị Trường Nhật Của C...
 
PHÂN TÍCH ỨNG XỬ CHỌC THỦNG SÀN U-BOOT BÊ TÔNG VÀ GIẢI PHÁP CHỐNG CHỌC THỦNG ...
PHÂN TÍCH ỨNG XỬ CHỌC THỦNG SÀN U-BOOT BÊ TÔNG VÀ GIẢI PHÁP CHỐNG CHỌC THỦNG ...PHÂN TÍCH ỨNG XỬ CHỌC THỦNG SÀN U-BOOT BÊ TÔNG VÀ GIẢI PHÁP CHỐNG CHỌC THỦNG ...
PHÂN TÍCH ỨNG XỬ CHỌC THỦNG SÀN U-BOOT BÊ TÔNG VÀ GIẢI PHÁP CHỐNG CHỌC THỦNG ...
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty Cổ ph...
Đề tài: Giải pháp nâng cao đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty Cổ ph...Đề tài: Giải pháp nâng cao đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty Cổ ph...
Đề tài: Giải pháp nâng cao đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty Cổ ph...
 
Bài giảng kết cấu thép đặc biệt.pdf
Bài giảng kết cấu thép đặc biệt.pdfBài giảng kết cấu thép đặc biệt.pdf
Bài giảng kết cấu thép đặc biệt.pdf
 
Thuyet minh DATN đà tàu Cà Mau 15000 DWT
Thuyet minh DATN đà tàu Cà Mau 15000 DWTThuyet minh DATN đà tàu Cà Mau 15000 DWT
Thuyet minh DATN đà tàu Cà Mau 15000 DWT
 
Khai thác các giá trị lịch sử văn hóa để phát triển du lịch tỉnh Bình Định
Khai thác các giá trị lịch sử văn hóa để phát triển du lịch tỉnh Bình ĐịnhKhai thác các giá trị lịch sử văn hóa để phát triển du lịch tỉnh Bình Định
Khai thác các giá trị lịch sử văn hóa để phát triển du lịch tỉnh Bình Định
 
Hoạch định dự án
Hoạch định dự ánHoạch định dự án
Hoạch định dự án
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị...
Luận văn: Nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị...Luận văn: Nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị...
Luận văn: Nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị...
 
Luận văn: Phát triển du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh Bình Thuận
Luận văn: Phát triển du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh Bình ThuậnLuận văn: Phát triển du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh Bình Thuận
Luận văn: Phát triển du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh Bình Thuận
 
đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư
đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tưđồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư
đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư
 
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh BìnhLuận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
 
Các trường hợp chịu lực cục bộ của kết cấu bê tông cốt thép, HAY
Các trường hợp chịu lực cục bộ của kết cấu bê tông cốt thép, HAYCác trường hợp chịu lực cục bộ của kết cấu bê tông cốt thép, HAY
Các trường hợp chịu lực cục bộ của kết cấu bê tông cốt thép, HAY
 
SAP 2000
SAP 2000SAP 2000
SAP 2000
 
Nâng cao hiệu quả khai thác du lịch bảo tàng quốc gia ở Hà Nội!
Nâng cao hiệu quả khai thác du lịch bảo tàng quốc gia ở Hà Nội!Nâng cao hiệu quả khai thác du lịch bảo tàng quốc gia ở Hà Nội!
Nâng cao hiệu quả khai thác du lịch bảo tàng quốc gia ở Hà Nội!
 

Similar to Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf

Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nh...
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nh...Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nh...
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nh...Man_Ebook
 
Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...
 Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M... Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...
Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...luanvantrust
 
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP...
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP...TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP...
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP...TieuNgocLy
 
Chuyên đề đào tạo tài năng thể thao
Chuyên đề đào tạo tài năng thể thaoChuyên đề đào tạo tài năng thể thao
Chuyên đề đào tạo tài năng thể thaonataliej4
 
Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị ...
Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị ...Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị ...
Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị ...jackjohn45
 
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên 6834577.pdf
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên 6834577.pdfQuản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên 6834577.pdf
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên 6834577.pdfjackjohn45
 
Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Phan Thiết, t...
Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Phan Thiết, t...Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Phan Thiết, t...
Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Phan Thiết, t...TieuNgocLy
 
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngà...
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngà...Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngà...
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngà...Man_Ebook
 
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công l...
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công l...Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công l...
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công l...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thiet ke he_thong_tinh_huong_trong_day_hoc_hoa_hoc_lop_10_trung_hoc_pho_thong...
Thiet ke he_thong_tinh_huong_trong_day_hoc_hoa_hoc_lop_10_trung_hoc_pho_thong...Thiet ke he_thong_tinh_huong_trong_day_hoc_hoa_hoc_lop_10_trung_hoc_pho_thong...
Thiet ke he_thong_tinh_huong_trong_day_hoc_hoa_hoc_lop_10_trung_hoc_pho_thong...Garment Space Blog0
 
Thiet ke tai_lieu_tu_hoc_co_huong_dan_theo_modun_nham_ho_tro_viec_tu_hoc_cho_...
Thiet ke tai_lieu_tu_hoc_co_huong_dan_theo_modun_nham_ho_tro_viec_tu_hoc_cho_...Thiet ke tai_lieu_tu_hoc_co_huong_dan_theo_modun_nham_ho_tro_viec_tu_hoc_cho_...
Thiet ke tai_lieu_tu_hoc_co_huong_dan_theo_modun_nham_ho_tro_viec_tu_hoc_cho_...Garment Space Blog0
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG...LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG...nataliej4
 

Similar to Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf (20)

Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nh...
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nh...Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nh...
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nh...
 
Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...
 Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M... Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...
Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...
 
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP...
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP...TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP...
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP...
 
Chuyên đề đào tạo tài năng thể thao
Chuyên đề đào tạo tài năng thể thaoChuyên đề đào tạo tài năng thể thao
Chuyên đề đào tạo tài năng thể thao
 
Phẫu thuật theo đường mổ xuyên mê nhĩ của u thần kinh thính giác
Phẫu thuật theo đường mổ xuyên mê nhĩ của u thần kinh thính giácPhẫu thuật theo đường mổ xuyên mê nhĩ của u thần kinh thính giác
Phẫu thuật theo đường mổ xuyên mê nhĩ của u thần kinh thính giác
 
Luận Văn Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Du Lịch Miệt Vườn, 9 điểm
Luận Văn Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Du Lịch Miệt Vườn, 9 điểmLuận Văn Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Du Lịch Miệt Vườn, 9 điểm
Luận Văn Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Du Lịch Miệt Vườn, 9 điểm
 
Luận án: Chương trình đào tạo khối ngành Kỹ thuật ở Việt Nam
Luận án: Chương trình đào tạo khối ngành Kỹ thuật ở Việt NamLuận án: Chương trình đào tạo khối ngành Kỹ thuật ở Việt Nam
Luận án: Chương trình đào tạo khối ngành Kỹ thuật ở Việt Nam
 
Chương trình đào tạo tiên tiến khối ngành Kỹ thuật ở Việt Nam, HAY
Chương trình đào tạo tiên tiến khối ngành Kỹ thuật ở Việt Nam, HAYChương trình đào tạo tiên tiến khối ngành Kỹ thuật ở Việt Nam, HAY
Chương trình đào tạo tiên tiến khối ngành Kỹ thuật ở Việt Nam, HAY
 
Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị ...
Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị ...Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị ...
Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị ...
 
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên 6834577.pdf
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên 6834577.pdfQuản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên 6834577.pdf
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên 6834577.pdf
 
Chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức phường tại Hải Phòng
Chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức phường tại Hải PhòngChất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức phường tại Hải Phòng
Chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức phường tại Hải Phòng
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng cán bộ công chức quận Hải An, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng cán bộ công chức quận Hải An, HAYĐề tài: Nâng cao chất lượng cán bộ công chức quận Hải An, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng cán bộ công chức quận Hải An, HAY
 
Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Phan Thiết, t...
Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Phan Thiết, t...Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Phan Thiết, t...
Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Phan Thiết, t...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, 9 ĐIỂM
 
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngà...
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngà...Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngà...
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngà...
 
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công l...
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công l...Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công l...
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công l...
 
Thiet ke he_thong_tinh_huong_trong_day_hoc_hoa_hoc_lop_10_trung_hoc_pho_thong...
Thiet ke he_thong_tinh_huong_trong_day_hoc_hoa_hoc_lop_10_trung_hoc_pho_thong...Thiet ke he_thong_tinh_huong_trong_day_hoc_hoa_hoc_lop_10_trung_hoc_pho_thong...
Thiet ke he_thong_tinh_huong_trong_day_hoc_hoa_hoc_lop_10_trung_hoc_pho_thong...
 
Thiet ke tai_lieu_tu_hoc_co_huong_dan_theo_modun_nham_ho_tro_viec_tu_hoc_cho_...
Thiet ke tai_lieu_tu_hoc_co_huong_dan_theo_modun_nham_ho_tro_viec_tu_hoc_cho_...Thiet ke tai_lieu_tu_hoc_co_huong_dan_theo_modun_nham_ho_tro_viec_tu_hoc_cho_...
Thiet ke tai_lieu_tu_hoc_co_huong_dan_theo_modun_nham_ho_tro_viec_tu_hoc_cho_...
 
Luận án: Di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong ASEAN
Luận án: Di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong ASEANLuận án: Di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong ASEAN
Luận án: Di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong ASEAN
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG...LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG...
 

More from Man_Ebook

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docMan_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpaminh0502
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptphanai
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hàlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 

Giáo trình Quần vợt - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Duy Hải, Lê Minh.pdf

  • 1. NHAØ XUAÁT BAÛN ÑAÏI HOÏC QUOÁC GIA TP. HOÀ CHÍ MINH QUẦN VỢT GIÁO TRÌNH 60 NGUYỄN ĐỨC THÀNH ĐỖ DUY HẢI - LÊ MINH
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ******************* PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC THÀNH, ThS. ĐỖ DUY HẢI, ThS. LÊ MINH GIÁO TRÌNH QUẦN VỢT NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022
  • 3. 2 PHÂN CÔNG BIÊN SOẠN CHƯƠNG 1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN MÔN QUẦN VỢT PGS.TS. Nguyễn Đức Thành CHƯƠNG 2. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA QUẦN VỢT PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, ThS. Lê Minh CHƯƠNG 3. KỸ THUẬT QUẦN VỢT PGS.TS. Nguyễn Đức Thành CHƯƠNG 4. CHIẾN THUẬT QUẦN VỢT CƠ BẢN ThS. Đỗ Duy Hải, PGS.TS. Nguyễn Đức Thành CHƯƠNG 5. GIẢNG DẠY KỸ THUẬT QUẦN VỢT PGS.TS. Nguyễn Đức Thành CHƯƠNG 6. PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THI ĐẤU PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, ThS. Lê Minh CHƯƠNG 7. LUYỆN TẬP THỂ LỰC TRONG QUẦN VỢT PGS.TS. Nguyễn Đức Thành CHƯƠNG 8. CHẤN THƯƠNG THƯỜNG GẶP TRONG QUẦN VỢT VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, SƠ CỨU PGS.TS. Nguyễn Đức Thành CÁC PHỤ LỤC PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, ThS. Đỗ Duy Hải
  • 4. 3 MỞ ĐẦU Quần vợt ra đời và phát triển rất sớm trên thế giới. Do đặc điểm phong phú đa dạng và hấp dẫn, quần vợt đã nhanh chóng phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những môn thể thao được đông đảo người chơi yêu thích và được đưa vào thi đấu ở các kỳ đại hội Olympic (từ Thế vận hội Mùa hè 1896 và chính thức, đầy đủ tại Thế vận hội Mùa hè 1988). Nhờ tính hấp dẫn, sôi nổi, quần vợt đã du nhập (đầu thế kỷ 20) và đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Phong trào quần vợt phát triển rộng khắp ở tất cả các tỉnh thành, đặc biệt là trong các trường đại học trên cả nước. Là môn thể thao có tính chất đối kháng cao, người chơi phải nắm vững rất nhiều kỹ thuật (đánh bóng thuận tay, đánh bóng trái tay, giao bóng, vô lê, đập bóng, lốp bóng, cắt bóng, bỏ nhỏ,…), kỹ năng phối hợp động tác, khả năng quan sát, kỹ năng di chuyển (đổi hướng, biến tốc, thăng bằng,…) để lựa chọn cú đánh tối ưu. Do vậy, quần vợt được xem là một trong những môn thể thao có kỹ thuật đa dạng và có tính kỹ xảo cao kết hợp với các yếu tố như sự thông minh, tinh tế, nhanh nhạy trong xử lý tình huống… Bên cạnh đó, quần vợt còn là môn thể thao có nhiều lợi ích cho sức khỏe, phù hợp với mọi lứa tuổi. Theo nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới, nếu tập luyện đủ và đúng cách, bộ môn quần vợt sẽ mang lại rất nhiều lợi ích như: Tác động nhiều nhóm cơ, tăng biên độ vận động các khớp, làm xương chắc khỏe hơn; Giúp kiểm soát lượng mỡ của cơ thể, giảm cân hiệu quả; Tăng sức chịu đựng và sức bền; Nâng cao khả năng hô hấp, tuần hoàn và bài tiết; Tăng cường giao lưu quan hệ xã hội… Tại Trường ĐH SPKT TPHCM, quần vợt là một trong những môn học tự chọn thuộc chương trình môn học giáo dục thể chất chính khóa, được sinh viên yêu thích. Tuy nhiên, tài liệu phục vụ giảng dạy chưa kiện toàn, thống nhất, chưa phù hợp với đặc thù đối tượng sinh viên và đặc điểm điều kiện tại trường. Do đó việc nghiên cứu, hệ thống hóa kiến thức và biên soạn thành giáo trình quần vợt phục vụ giảng dạy là rất cần thiết. Việc này giúp cho các giảng viên có được tài liệu tham khảo đầy đủ kiến
  • 5. 4 thức chuyên môn, làm cơ sở định hướng trong giảng dạy, trang bị kiến thức và sửa chữa kỹ thuật cho người học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong nhà trường. Giáo trình quần vợt là tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy chính khóa của các học phần thuộc chương trình môn học giáo dục thể chất tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM. Nội dung của giáo trình được biên soạn dựa trên sự tổng hợp các tài liệu, sách tham khảo có liên quan nhằm cung cấp cho sinh viên hệ thống kiến thức cơ bản về quần vợt. Giáo trình được biên soạn công phu và trình bày chi tiết với nhiều hình ảnh trực quan, gồm 7 chương: Chương I. Lịch sử hình thành và phát triển môn quần vợt; Chương 2. Những kiến thức cơ bản của quần vợt; Chương 3. Kỹ thuật quần vợt; Chương 4. Chiến thuật quần vợt; Chương 5. Giảng dạy kỹ thuật quần vợt; Chương 6. Phương pháp tổ chức thi đấu và trọng tài quần vợt; Chương 7. Luyện tập thể lực trong quần vợt; Chương 8. Chấn thương thường gặp trong quần vợt và biện pháp phòng ngừa, sơ cứu; Các phần phụ lục liên quan. Trong quá trình biên soạn sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi mong đón nhận những ý kiến đóng góp xây dựng của quý độc giả, các chuyên gia, quý giảng viên, các đồng nghiệp và các bạn sinh viên để giáo trình này được hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn. Nhóm tác giả
  • 6. 5 MỤC LỤC MỞ ĐẦU...................................................................................................3 CHƯƠNG 1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN MÔN QUẦN VỢT.................................................................................11 1.1. Khái quát sự phát triển quần vợt trên thế giới............................11 1.1.1. Nguồn gốc cổ đại...................................................................11 1.1.2. Sự phát triển của bộ môn quần vợt........................................13 1.1.3. Sự xuất hiện của sân cỏ trong quần vợt.................................14 1.1.4. Quần vợt ngày nay.................................................................15 1.1.5. Một số cột mốc nổi bật của quá trình phát triển quần vợt..........15 1.2. Khái quát sự phát triển quần vợt ở Việt Nam..............................28 1.3. Các giải quần vợt thế giới nổi tiếng...............................................33 1.3.1. Giải vô địch Wimbledon.........................................................33 1.3.2. Giải Quần vợt Mỹ Mở rộng (US Open).................................35 1.3.3. Giải Quần vợt Úc mở rộng....................................................37 1.3.4. Giải Quần vợt Roland Garros................................................40 1.4. Xu thế phát triển công nghệ trong quần vợt................................42 1.4.1. Những chiếc vợt được cải tiến chất liệu................................42 1.4.2. Công nghệ QLIPP..................................................................42 1.4.3. Cảm biến Sony Smart Tennis Sensor......................................43 1.4.4. “Mắt diều hâu” - Hawk-Eye..................................................44 1.4.5. Technis...................................................................................45 1.4.6. Đồng hồ thể thao TomTom Multi-Sport Cardio GPS.............46 1.4.7. Áo thun công nghệ cao Ralph Lauren Polo Tech shirt..........46 1.4.8. Ứng dụng The Championships...............................................47 CHƯƠNG 2. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦAQUẦN VỢT..........50 2.1. Sân quần vợt (court).......................................................................50 2.2. Dụng cụ tập luyện môn quần vợt (vợt, giày, trang phục…)............55 2.2.1. Vợt quần vợt (racquet)...........................................................55 2.2.2. Bóng (ball).............................................................................56 2.2.3. Giày (shoes)...........................................................................57 2.2.4. Túi/Balo (bags/backpacks).....................................................57 2.2.5. Cuốn cán vợt (racket handle roller).......................................58
  • 7. 6 2.3. Một số kiến thức cơ bản về luật thi đấu quần vợt........................59 2.3.1. Sân.........................................................................................59 2.3.2. Thiết bị cố định......................................................................60 2.3.3. Bóng.......................................................................................61 2.3.4. Vợt..........................................................................................61 2.3.5. Phát bóng và đỡ phát bóng....................................................62 2.3.6. Chọn sân và chọn phát bóng..................................................62 2.3.7. Phát bóng...............................................................................62 2.3.8. Lỗi khi phát bóng...................................................................63 2.3.9. Trình tự phát bóng.................................................................63 2.3.10. Lỗi phát bóng.......................................................................63 2.3.11. Quả phát bóng thứ hai.........................................................64 2.3.12. Khi nào thì phát bóng..........................................................64 2.3.13. Quả đánh lại........................................................................64 2.3.14. Quả đánh lại trong phát bóng..............................................65 2.3.15. Thứ tự phát bóng..................................................................65 2.3.16. Đấu thủ đổi bên....................................................................65 2.3.17. Bóng trong cuộc...................................................................65 2.3.18. Đấu thủ phát bóng thắng điểm.............................................65 2.3.19. Đấu thủ đỡ phát bóng thắng điểm.......................................66 2.3.20. Đấu thủ thua điểm................................................................66 2.3.21. Cản trở đối phương..............................................................67 2.3.22. Bóng rơi trên vạch...............................................................68 2.3.23. Bóng chạm các thiết bị cố định............................................68 2.3.24. Đánh bóng trả tốt.................................................................68 2.3.25. Đấu thủ bị cản trở................................................................69 2.3.26. Tính điểm trong ván đấu......................................................69 2.3.27. Tính ván trong hiệp đấu.......................................................70 2.3.28. Số hiệp tối đa.......................................................................72 2.3.29. Vai trò của trọng tài trên sân...............................................72 2.3.30. Tiến trình trận đấu và thời gian nghỉ...................................72 2.3.31. Chỉ đạo viên.........................................................................74 2.3.32. Thay bóng............................................................................74 2.3.33. Sân đánh đôi........................................................................75 2.3.34. Thứ tự phát bóng trong đánh đôi.........................................75 2.3.35. Thứ tự đỡ phát bóng.............................................................75 2.3.36. Phát bóng không đúng thứ tự trong đánh đôi......................76
  • 8. 7 2.3.37. Lỗi thứ tự đỡ phát bóng trong đánh đôi...............................76 2.3.38. Lỗi phát bóng trong đánh đôi..............................................76 2.3.39. Đánh bóng trong đánh đôi...................................................76 2.3.40. Một số luật mới trong quần vợt............................................76 CHƯƠNG 3. KỸ THUẬT QUẦN VỢT...............................................84 3.1. Cách cầm vợt (Holding a Racket)..................................................84 3.1.1. Kiểu cầm Eastern (số 3).........................................................86 3.1.2. Kiểu cầm Continental (số 2)..................................................87 3.1.3. Kiểu cầm Semi-Western (số 4)...............................................88 3.2. Tư thế đứng và cách di chuyển trong quần vợt............................90 3.2.1. Tư thế đứng trong quần vợt...................................................90 3.2.2. Cách di chuyển trong quần vợt (footwork)............................92 3.3. Nguyên lý kỹ thuật quần vợt cơ bản.............................................94 3.3.1. Cấu trúc sinh cơ học của hoạt động đánh bóng quần vợt...........95 3.3.2. Điều khiển hoạt động đánh bóng...........................................96 3.3.3. Các yếu tố đánh bóng............................................................97 3.3.4. Ảnh hưởng của lực đánh bóng và góc độ của mặt vợt khi tiếp xúc với đường bay của bóng...............................................97 3.3.5. Sức mạnh trong đánh bóng....................................................98 3.3.6. Tốc độ bóng...........................................................................99 3.3.7. Biến hóa điểm rơi của bóng.................................................100 3.3.8. Độ xoáy của bóng khi đánh.................................................100 3.4. Kỹ thuật đánh bóng cơ bản trong môn quần vợt.......................101 3.4.1. Kỹ thuật đánh bóng thuận tay (forehand)............................102 3.4.2. Kỹ thuật đánh bóng trái tay (backhand)..............................109 3.5. Kỹ thuật phát bóng (serve) và đánh trả phát bóng...................115 3.5.1. Diễn biến các khâu phát bóng.............................................115 3.5.2. Các kiểu phát bóng..............................................................118 3.6. Kỹ thuật cắt bóng (slice)...............................................................120 3.6.1. Quả cắt trái (backhand slice)..............................................121 3.6.2. Quả cắt thuận tay (forehand slice)......................................124 3.7. Kỹ thuật bỏ nhỏ (drop shot).........................................................127 3.7.1. Bỏ nhỏ thuận tay..................................................................128 3.7.2. Bỏ nhỏ trái tay.....................................................................129 3.8. Kỹ thuật lốp bóng (lob)................................................................130 3.8.1. Khái quát kỹ thuật lốp bóng.................................................130
  • 9. 8 3.8.2. Thời điểm thực hiện lốp bóng..............................................130 3.8.3. Cách thực hiện quả lốp bóng...............................................131 3.8.4. Ý đồ chiến thuật trong lốp bóng...........................................133 3.9. Kỹ thuật đánh bóng trên không (vô lê).......................................136 3.9.1. Quả vô lê phải......................................................................137 3.9.2. Quả vô lê trái.......................................................................138 3.10. Kỹ thuật đánh bóng nửa nảy (Haft Volley/Demi Volley).............143 3.11. Kỹ thuật đập bóng (Smash)........................................................145 3.11.1. Các bước thực hiện đập bóng............................................146 3.11.2. Những lỗi thường gặp khi thực hiện kỹ thuật đập bóng và cách khắc phục..........................................................................148 CHƯƠNG 4. CHIẾN THUẬT QUẦN VỢT CƠ BẢN.....................154 4.1. Kiến thức chung trong chiến thuật quần vợt.............................154 4.1.1. Chiến lược, chiến thuật và kỹ thuật.....................................154 4.1.2. Các khu vực trên sân quần vợt.............................................154 4.1.3. Các loại quả đánh bóng trong chiến thuật quần vợt........155 4.1.4. Lý thuyết điểm giữa (đường phân giác)...............................156 4.2. Những nguyên tắc cơ bản của chiến lược và chiến thuật trong thi đấu quần vợt.........................................................................156 4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến thuật trong quần vợt.............158 4.3.1. Năng lực của bản thân VĐV................................................158 4.3.2. Trình độ và năng lực chuyên môn của đối phương..............159 4.3.3. Yếu tố về môi trường............................................................159 4.3.4. Những điều kiện khác...........................................................160 4.4. Phân loại chiến thuật....................................................................160 4.4.1. Chiến thuật đánh đơn...........................................................160 4.4.2. Chiến thuật đánh đôi............................................................175 4.4.3. Chiến thuật thi đấu đôi nam nữ...........................................185 CHƯƠNG 5. GIẢNG DẠY KỸ THUẬT QUẦN VỢT.....................189 5.1. Cơ sở khoa học trong giảng dạy kỹ thuật quần vợt...................189 5.2. Các giai đoạn của quá trình học tập kỹ thuật quần vợt............189 5.2.1. Giai đoạn hình thành...........................................................190 5.2.2. Giai đoạn tập luyện (lặp lại và liên kết)..............................191 5.2.3. Giai đoạn tự động hóa/giai đoạn phân hóa.........................192
  • 10. 9 CHƯƠNG 6. PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THI ĐẤU VÀ TRỌNG TÀI QUẦN VỢT..................................................................195 6.1. Công tác tổ chức thi đấu quần vợt..............................................195 6.1.1. Nhiệm vụ thi đấu..................................................................195 6.1.2. Tính chất thi đấu..................................................................195 6.1.3. Các giai đoạn tổ chức thi đấu..............................................195 6.2. Ban tổ chức quần vợt ...................................................................198 6.3. Thể thức thi đấu quần vợt............................................................199 6.3.1. Thể thức thi đấu đồng đội....................................................199 6.3.2. Thể thức thi đấu loại............................................................200 6.3.3. Thể thức thi đấu vòng tròn...................................................204 6.3.4. Thể thức thi đấu hỗn hợp.....................................................207 6.4. Điều lệ thi đấu quần vợt...............................................................208 6.5. Đăng ký và bốc thăm xếp lịch thi đấu.........................................209 6.5.1. Đăng ký thi đấu....................................................................209 6.5.2. Bốc thăm xếp lịch.................................................................210 6.6. Phương pháp trọng tài quần vợt.................................................210 6.6.1. Những yêu cầu đối với trọng tài quần vợt...........................210 6.6.2. Nhiệm vụ quyền hạn và sự phối hợp của các trọng tài trong điều hành trận đấu...............................................................213 CHƯƠNG 7. LUYỆN TẬP THỂ LỰC TRONG QUẦN VỢT........220 7.1. Khái quát về thể lực......................................................................220 7.1.1. Yếu tố di truyền....................................................................220 7.1.2. Yếu tố huấn luyện.................................................................221 7.1.3. Yếu tố lứa tuổi và giới tính...................................................222 7.1.4. Yếu tố chế độ dinh dưỡng....................................................223 7.1.5. Yếu tố môi trường và vị trí địa lý.........................................223 7.1.6. Trạng thái tâm lý..................................................................223 7.2. Luyện tập thể lực trong quần vợt................................................224 7.2.1. Tập luyện phần cơ bắp phía trên.........................................225 7.2.2. Tập luyện phần cơ bắp phía dưới........................................234 CHƯƠNG 8. CHẤN THƯƠNG THƯỜNG GẶP TRONG QUẦN VỢT VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, SƠ CỨU.............238 8.1. Khái quát chấn thương trong quần vợt......................................238 8.2. Nguyên nhân chấn thương trong quần vợt.................................238
  • 11. 10 8.3. Phân loại chấn thương và cách sơ cứu trong quần vợt.............238 8.3.1. Chấn thương tay...................................................................239 8.3.2. Chấn thương chân...............................................................245 8.3.3. Căng cơ................................................................................255 8.3.4. Rách gân..............................................................................258 8.3.5. Chấn thương khớp vai..........................................................258 8.3.6. Chấn thương lưng................................................................260 8.4. Phòng tránh chấn thương trong quần vợt..................................262 8.4.1. Công tác chuẩn bị................................................................263 8.4.2. Trước khi tập luyện..............................................................264 8.4.3. Trong khi luyện tập..............................................................264 8.4.4. Sau khi chơi và luyện tập.....................................................266 PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ KỶ LỤC TRONG TENNIS ........................268 PHỤ LỤC 2: THU NHẬP CỦA CÁC TAY VỢT TỐP ĐẦU ...........285 PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ THUẬT NGỮ TIẾNG ANH PHỔ BIẾN TRONG QUẦN VỢT ...............................................................287 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................306
  • 12. 11 CHƯƠNG 1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN MÔN QUẦN VỢT Quần vợt (tiếng Anh: Tennis) là môn thể thao chơi giữa hai người (đánh đơn) hay hai đội trong đó mỗi đội hai người (đánh đôi). Người chơi sử dụng vợt lưới để đánh một quả bóng làm bằng cao su bọc nỉ rỗng (gọi là bóng quần vợt) về phía sân đối phương. Quần vợt hiện nay là một môn thể thao rất phổ biến ở nhiều nước và được thi đấu tại các kỳ Thế vận hội. Trên thế giới có hàng triệu người chơi quần vợt và hàng triệu người hâm mộ. Hàng năm có rất nhiều giải quần vợt chuyên nghiệp được tổ chức khắp nơi trên thế giới, trong đó có 4 giải đấu lớn và danh giá nhất (gọi là các giải Grand Slam) bao gồm giải Úc Mở rộng, Pháp Mở rộng, Wimbledon và Mỹ Mở rộng. 1.1. Khái quát sự phát triển quần vợt trên thế giới 1.1.1. Nguồn gốc cổ đại Các trò chơi với bóng đã được chơi từ thời cổ đại với những mô tả đầu tiên có thể tìm thấy trên các bản khắc của ngôi đền Ai Cập có niên đại từ 1500 năm trước Công nguyên. Người ta nói rằng trò chơi bóng thực sự hình thành một phần nghi thức tôn giáo của người Ai Cập cổ đại. Truyền thống này đã được đưa đến châu Âu bởi người Moor vào thế kỷ thứ 8. Đó là các nhà sư Thiên Chúa giáo, bị ảnh hưởng bởi phong tục tôn giáo của người Moor, là những người châu Âu đầu tiên chơi dạng thô của bộ môn quần vợt. Trong phiên bản đầu tiên của trò chơi này, được gọi là “La Soule”, các vợt thủ đánh bóng với nhau, hoặc bằng tay trần hoặc bằng cách sử dụng gậy. Trò chơi đã trở nên phổ biến trong các tu viện trên khắp châu Âu, đến mức mà Giáo hội thậm chí còn dự tính cấm trò chơi. Đây là hình thức đầu tiên của trò chơi, trong đó bóng thường được đánh vào các bức tường của một sân, sớm bắt đầu được chơi bên ngoài các tu viện, và phát triển hơn nữa trong thế kỷ 12 và 13. Người chơi sớm phát hiện ra rằng họ có thể kiểm soát bóng tốt hơn chỉ với bàn tay của họ, mà
  • 13. 12 sớm dẫn đến việc tạo ra một chiếc găng tay da. Không lâu sau đó, găng tay bắt đầu được gắn với một tay cầm bằng gỗ để tạo ra vợt quần vợt đầu tiên. Các quả bóng trải qua một số sàng lọc, thay đổi từ gỗ rắn thành cám được nhồi vào da. Trò chơi nhanh chóng trở nên rất phổ biến, đặc biệt là ở Pháp, nơi nó được đưa lên bởi hoàng tộc. Quần vợt bắt đầu phát triển thành một môn thể thao chuyên nghiệp từ năm 1872 khi câu lạc bộ quần vợt sân cỏ đầu tiên được thành lập. Hoa Pereira, một thương gia người Bồ Đào Nha và các bác sĩ Wellesley Tomkins và Frederick Haynes đã chơi một trò chơi của Tây Ban Nha với quả bóng có tên “pelota” trên bãi cỏ của khu nghỉ mát Leamington. Sau đó, các quy tắc cho môn quần vợt sân cỏ được thiết lập. Mặc dù không thể xác định rõ nguồn gốc của môn thể thao này nhưng mọi người cho rằng một sĩ quan quân đội Anh là Walter Clopton Wingfield đã phát minh ra các quy tắc cho môn quần vợt, sau đó gọi là “quần vợt sân cỏ” vào năm 1873. Ông nhận thấy tiềm năng thương mại đáng kể của quần vợt sân cỏ và muốn được công nhận là người sáng chế ra môn thể thao này nhưng ông đã thất bại trong việc chứng minh sự sáng tạo của mình. Wingfield (Nguồn: https://review.siu.edu.vn/the-thao/lich-su-mon-quan-vot/252/5681) Hình 1. Lawn Tennis 1887 (Hình ảnh cổ điển của những người ăn mặc thời trang chơi quần vợt. Một bản in thạch bản thế kỷ 19 của Prang)
  • 14. 13 cho biết ông đã mượn các nguyên tắc từ môn thể thao của Hy Lạp có tên là Spairairikeike. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng ông chỉ sử dụng các nguyên tắc của môn cầu lông phổ biến của người Anh. Những người chơi quần vợt đầu tiên rất thích gọi môn thể thao này là Wingfield. Người Anh mang trò chơi sang đảo Bermuda năm 1873, và từ Bermuda nó được đem sang Mỹ năm 1874 và chơi ở Đảo Staten, New York. Như nhiều môn thể thao khác của người Anh, họ đã đem truyền bá chúng đi khắp các thuộc địa của họ trên thế giới làm cho bộ môn này phổ biến nhanh chóng. Quần vợt sân cỏ rất phổ biến ở Pháp thời trung cổ ngay cả trong giới thượng lưu. Trong cùng thời gian, nó cũng rất phổ biến ở Vương quốcAnh, đặc biệt là vào thời của Henry VIII. Các nhà sử học tin rằng hầu hết các thuật ngữ quần vợt bắt nguồn từ từ vựng tiếng Pháp. 1.1.2. Sự phát triển của bộ môn quần vợt Bộ môn quần vợt mà chúng ta chơi hàng ngày hiện nay, thực sự đã được trưởng thành ở Pháp. Ban đầu nó được đặt tên là “Jeu de paumme”, hoặc “trò chơi của lòng bàn tay”, nó đã trở thành một môn thể thao thời trang cao cấp do các vị vua và tầng lớp quý tộc chơi, trong thế kỷ 16, 17 và 18. Trong những ngày đó, các vợt thủ Pháp sẽ gọi ra ‘Tenez’, hoặc ‘Chơi’, khi bắt đầu trò chơi, và nó sớm được gọi là bộ môn thể thao Hoàng gia. Quần vợt thực sự khác với trò chơi được chơi ngày hôm nay. Nó từng là một trò chơi trong nhà, được chơi trong các phòng trưng bày lớn. Người chơi giành được điểm theo cách họ chơi bóng ra khỏi các bức tường phòng. Một cách khác trong đó đánh bóng khác với trò chơi ngày nay là một hệ thống các cuộc rượt đuổi được sử dụng. Trong trò chơi được chơi ngày hôm nay, quả bóng được coi là đã chết nếu nó bị trả lại hai lần. Tuy nhiên, trong quần vợt xưa, điểm mà quả bóng sẽ nảy lên lần thứ hai sẽ được đánh dấu bằng một điểm đánh dấu, được gọi là cuộc săn đuổi. Vì vậy, ngoài việc chơi cho các điểm, các vợt thủ sẽ cạnh tranh bằng cách cố gắng để đuổi theo bóng của họ càng gần tường của đối phương càng tốt. Do đó, một vợt thủ ghi được ít điểm hơn có thể thực sự thắng trận đấu bằng cách sử dụng đuổi theo kỹ năng hơn.
  • 15. 14 Sau khi nổi tiếng với giới quý tộc Pháp, quần vợt bắt đầu lan rộng khắp châu Âu, đặc biệt phổ biến ở Anh. Ở đây cũng vậy, trò chơi đã nhanh chóng được thông qua bởi hoàng tộc, do đó được biết đến như là môn thể thao của các vị vua. Henry VIII, một người đam mê trò chơi, đã có một sân quần vợt được xây dựng tại Hampton Court, cung điện của mình, hiện vẫn đang được sử dụng bởi những người hâm mộ quần vợt. Tuy nhiên, quần vợt không bị giới hạn ở Anh và Pháp, vì nó sớm lan sang Đức, Thụy Sĩ, Hà Lan, Ý và Tây Ban Nha. Tuy nhiên, với các cuộc chiến tranh Napoléon và các cuộc cách mạng Pháp, trò chơi gần như bị loại bỏ trên khắp châu Âu trong thế kỷ 18. 1.1.3. Sự xuất hiện của sân cỏ trong quần vợt Vào thế kỷ 19, với sự phát triển phồn thịnh mạnh mẽ của Victoria đến từ nước Anh, trò chơi đã được hồi sinh trở lại. Một số nhà nước đáng chú ý có sân bóng được xây dựng trong cơ sở của họ cùng với sự xuất hiện đầu tiên của câu lạc bộ quần vợt cung cấp cơ sở vật chất cho các thành viên của họ. Những người đam mê trò chơi, trên thực tế, đã cố gắng sửa đổi trò chơi thành một môn thể thao ngoài trời trong một thời gian dài, cuối cùng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của cao su lưu hóa. Điều này làm cho nó có thể tạo ra những quả bóng đủ mềm để không gây thiệt hại cho cỏ, nhưng vẫn giữ được sự sống động và đàn hồi của cao su. Một yếu tố góp phần cho sự hồi sinh của trò chơi là sự đơn giản và dễ dàng của phiên bản ngoài trời. Một bề mặt cỏ phẳng là tất cả những gì được yêu cầu, và chẳng mấy chốc nó trở thành một đặc điểm phổ biến để có các sân quần vợt cỏ. Trong khi quần vợt thực sự là một môn thể thao của hoàng tộc và tầng lớp quý tộc, ở nước Anh thời Victoria, đó là những tầng lớp thượng lưu chấp nhận môn thể thao này dưới hình thức chơi bóng quần vợt trên bãi cỏ. Đó là Arthur Balfour, một chính khách người Anh, người đã đặt ra thuật ngữ “bãi cỏ”, và ngay sau đó, nhiều phái sinh khác đã bắt đầu thay thế bề mặt sân quần vợt với cỏ, cuối cùng lại được thay thế với bề mặt bê tông và đất sét. Ngay sau đó, những bãi cỏ chơi quần vợt bắt đầu được thay thế với lối chơi mới như một môn thể thao chơi trong mùa hè.
  • 16. 15 1.1.4. Quần vợt ngày nay Quần vợt ngày nay đã trở thành một môn thể thao đẳng cấp thế giới có sức cạnh tranh cao, thu hút hàng ngàn người chơi cũng như người hâm mộ trên khắp thế giới. Có một chương trình liên tục của các sự kiện và giải đấu diễn ra suốt năm và các ngôi sao quần vợt hàng đầu đã trở thành biểu tượng của trò chơi cho thế hệ mới. Một trò chơi từng là trò tiêu khiển của hoàng tộc, giới thượng lưu, nay đã trở thành một môn thể thao nhận được sự hưởng ứng đông đảo của tất cả mọi người. Cùng sự phát triển và những thăng trầm, qua các giải đấu bộ môn thể thao này được nâng cấp lên trở thành một bộ môn khiến bất cứ một người nào cùng đều yêu mến nó. Chặng đường dài, trò chơi quần vợt này vẫn sẽ tiếp tục phát triển và đưa đến người chơi những giải đấu hấp dẫn và thú vị, tìm ra những cái tên mới cho làng thể thao quần vợt. 1.1.5. Một số cột mốc nổi bật của quá trình phát triển quần vợt - Thế kỷ 16: Giữa thế kỷ 16 và 18, trò chơi “palm” được các vị vua và quý tộc đánh giá cao. Các vợt thủ Pháp thường bắt đầu trò chơi này bằng cách hét lên từ “Tenez” (Chơi!). Trò chơi này đã sớm được gọi là “Quần vợt thực sự” hoặc “Hoàng gia”. - Thập kỷ 1530s: Vua Anh Henry VIII đã xây dựng một sân quần vợt tại Cung điện Hampton Court (sân này không còn tồn tại mà thay vào một sân tương tự được xây dựng ở đó vào năm 1625 và được sử dụng cho đến ngày nay). - Năm 1583: Cây vợt quần vợt đầu tiên được phát minh ở Ý. - Năm 1870: Tại quận Wimbledon (Luân Đôn) thành lập Câu lạc bộ CroquetAll England. Quần vợt vẫn là một trò chơi trong nhà được chơi bởi các nhà hảo tâm hoàng gia và giàu có. - Năm 1873: Thiếu tá Walter Wingfield đã phát minh ra một phiên bản Real Tennis có thể chơi ngoài trời trên bãi cỏ. Trò chơi này có tên Sphairistike, tiếng Hy Lạp có nghĩa là “chơi bóng”) và lần đầu tiên được giới thiệu đến xứ Wales (Anh). Được chơi trên các sân theo giờ trên bãi cỏ của Manor House bởi những người Anh giàu có. Đây chính là cái nôi
  • 17. 16 đầu tiên để quần vợt ngày nay phát triển. Sau đó (năm 1873), người Anh đã phát triển trò chơi này sang đảo Bermuda, từ Bermuda nó được du nhập sang Mỹ (năm 1874) và được mọi người hưởng ứng ở Đảo Staten, New York. Và cũng như nhiều môn thể thao khác của người Anh, họ đã đem truyền bá quần vợt đi khắp các thuộc địa của mình trên thế giới và nhanh chóng làm cho bộ môn này phổ biến. - Năm 1874: Giải đấu quần vợt sân cỏ đầu tiên được tổ chức ở Mỹ. Hai anh em Joseph và Clarence Clark giành chiến thắng. - Năm 1875: Henry Cavendish Jones đã thuyết phục Câu lạc bộ Croquet All England thay thế một sân bóng vồ bằng sân quần vợt nền cỏ. Sau đó Câu lạc bộ Marylebone Cricket cũng thay đổi theo cho phù hợp. Câu lạc bộ Cricket Marylebone đã thực hiện những thay đổi đáng kể cho trò chơi này. Cụ thể, họ đã thêm luật tỉ số 40 đều (Deuce), luật lợi giao (Advantage) và 2 cơ hội cho mỗi cú phát bóng. Sân hình đồng hồ cát cũng được thay đổi thành hình chữ nhật, giống kích cỡ như chúng ta sử dụng ngày nay. - Năm 1877: Giải vô địch quần vợt thế giới đầu tiên được tổ chức tại Worple Road, Wimbledon, Luân Đôn (Anh), được tài trợ bởi Câu lạc bộ quần vợt All England. Chỉ có 22 người chơi tham gia nội dung duy nhất đơn nam, đó là sự kiện duy nhất. Khán giả đã chỉ trả 01 shilling để xem các trận chung kết. Tay vợt nam đầu tiên giành chiến thắng trong lịch sử quần vợt Wimbledon là Spencer Gore. - Năm 1880: Lần đầu tiên trong lịch sử quần vợt, cú đập Smash được đưa vào bởi hai anh em Renshaw ở giải Wimbledon. Họ đã thống trị giải Wimbledon trong một thập kỷ, thay phiên nhau giành tất cả các chức vô địch (trừ các năm 1880 và 1887). - Năm 1881: Hiệp hội Quần vợt Sân cỏ Quốc gia Hoa Kỳ (United States National Lawn Tennis Association - USNLTA) được thành lập. Cùng năm này, giải vô địch quốc gia quần vợt đầu tiên (tiền thân của giải Mỹ Mở rộng - US Open) được tổ chức tại Newport, Rhode Island. Nhưng sau đó, giải chỉ giới hạn cho cư dân Mỹ. Người chiến thắng đầu tiên trong
  • 18. 17 lịch sử quần vợt Giải vô địch quốc gia Hoa Kỳ là Dick Sears. - Năm 1884: Giải vô địch Wimbledon dành cho phụ nữ lần đầu tiên được tổ chức (chỉ có 13 người tham gia). Nội dung Đôi nam lần đầu tiên cũng được đưa vào trong lịch sử quần vợt. - Năm 1887: Giải vô địch Hoa Kỳ lần đầu tiên dành cho nữ. Lottie Dod thắng giải đơn nữ Wimbledon đầu tiên của mình. - Năm 1888: Hiệp hội Quần vợt Sân cỏ (Lawn Tennis Association - LTA) được thành lập nhằm duy trì các quy tắc và tiêu chuẩn mới của quần vợt. - Năm 1891: Giải vô địch Pháp lần đầu tiên diễn ra, những giải này chỉ dành cho cư dân Pháp. - Năm 1896: Quần vợt trở thành một trong những môn thể thao cốt lõi trong Thế vận hội Olympic hiện đại đầu tiên. - Năm 1897: Giải vô địch Pháp lần đầu tiên dành cho nữ được tổ chức. - Năm 1900: Dwight F.Davis, một sinh viên của Đại học Harvard quyết định cấp bằng một trận đấu thử thách đồng đội giữa Hoa Kỳ và Quần đảo Anh. Chiếc cúp được khắc là “Cúp thử thách quần vợt sân cỏ quốc tế” (International Lawn Tennis Challenge Trophy), sau này được gọi là Cup Davis. - Năm 1905: Giải vô địch quốc gia Úc, sau này được gọi là Úc Mở rộng được thành lập, với địa điểm xen kẽ giữa các trung tâm ở Úc và New Zealand. - Năm 1912: Liên đoàn Quần vợt Sân cỏ Quốc tế (ILTF) ra đời với mục đích điều hành 4 giải vô địch quần vợt lớn (Giải vô địch Wimbledon, Giải vô địch Mỹ, Giải vô địch Úc và Giải vô địch Pháp). - Năm 1919: Suzanne Lenglen giành danh hiệu Wimbledon Ladies Championships, danh hiệu đầu tiên trong số 12 danh hiệu sau này đã trở thành giải đấu Grand Slam.
  • 19. 18 (Nguồn: https://cdn.shopify.com/s/ files/1/0646/5773/products/lenglen. jpg?v=1410870578) (Nguồn: https://www.alamy.com/stock-photo/ suzanne.html?blackwhite=1) Hình 2. Suzanne Lenglen - Thần tượng của quần vợt nữ - Năm 1922: Giải vô địch Úc dành cho nữ lần đầu tiên được tổ chức. - Năm 1924: Quần vợt rút khỏi Thế vận hội Olympic (do sự thiếu chuyên nghiệp trong cách tổ chức sắp xếp). - Năm 1925: Quy định Giải vô địch Pháp “chỉ dành cho cư dân Pháp” bị bãi bỏ. Giải vô địch Úc đã trở thành Giải vô địch của người Úc và sẽ chỉ được tổ chức trên lãnh thổ Úc. - Năm 1927: Là năm hình thành Lịch sử giải Roland Garros. Trong Giải vô địch Wimbledon, ý tưởng về chọn hạt giống đã được trình bày lần đầu tiên. Người Pháp đã giành Cúp Davis, Hiệp hội Quốc gia Pháp đã giành đất từ ​​ chính quyền thành phố Paris để xây dựng một sân vận động quần vợt mới và đặt tên là Roland Garros (anh hùng của Pháp trong Thế chiến thứ nhất). - Năm 1928: Pháp lần đầu tiên trong lịch sử quần vợt đăng cai tổ chức giải Roland Garros. - Năm 1930: Cải tiến cấu trúc vợt quần vợt; Vợt quần vợt gỗ một mảnh được thay thế bằng gỗ nhiều lớp.
  • 20. 19 - Năm 1933: Tay vợt Jack Crawford của Úc đã xuất sắc giành trọn bộ chiến thắng cả bốn danh hiệu lớn trong cùng một năm. Đó thực sự là một thành tích thể thao phi thường. Cho đến nay, kỷ lục này chỉ một số tay vợt xuất sắc là có thể nắm giữ. - Năm 1938: Tay vợt đầu tiên ôm trọn cả 4 Giải vô địch trong cùng một năm là Don Budge (Mỹ). Phóng viên quần vợt của tờ New York Times - Allison Danzig đã sử dụng cụm từ “a Grand Slam in tennis” cho các hiện tượng này, từ đó, thuật ngữ này đã chính thúc đi vào kho từ vựng quần vợt. - Năm 1947: Jack Kramer đã giành chiến thắng giải Wimbledon. Dù đã tham gia để chuyển sang chuyên nghiệp từ một năm trước nhưng Jack Kramer đã quyết tâm giành Wimbledon một lần, để tạo sự tin cậy cho cuộc công kích vào vòng đua chuyên nghiệp, cả với tư cách là một vận động viên (VĐV) cũng như một doanh nhân. Ông là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của thế giới quần vợt hiện đại. - Năm 1950: Pro Tour do Jack Cramer tạo ra trở nên rất phổ biến với cả người chơi quần vợt nghiệp dư và công chúng. (Nguồn: http://sportsthenandnow.com/wp/wp- content/uploads/2010/10/kramerjack2.jpg) (Nguồn: http://rafael-nadal.over-blog.com/ article-36041097.html) Hình 3. Jack Kramer - Người có ảnh hưởng lớn đối với thế giới quần vợt hiện đại - Năm 1953: Maureen Connelly là người phụ nữ đầu tiên giành được cả 4 chức vô địch trong lịch sử quần vợt và hoàn thành “Grand Slam”.
  • 21. 20 - Năm 1960: Cuộc họp thường niên của ILTF tranh luận về một động thái để quần vợt mở và thoáng hơn (giữa vấn đề đấu nghiệp dư và chuyên nghiệp). - Năm 1967: Cây vợt quần vợt kim loại đầu tiên xuất hiện nhờ Wilson. Wimbledon tổ chức một giải đấu trình diễn dành cho các chuyên gia và tuyên bố rằng giải vô địch năm sau (1968) sẽ mở rộng cho tất cả những người tham gia (nghiệp dư lẫn chuyên nghiệp). Đây là dấu hiệu cho thấy quần vợt khởi đầu theo hướng “mở”. - Năm 1968: “Kỷ nguyên mở” của lịch sử quần vợt bắt đầu. “Giải đấu “mở” chính thức đầu tiên diễn ra tại Bournemouth trên bờ biển phía nam nước Anh và Grand Slam đầu tiên, tên mới là giải Pháp Mở rộng, hướng đến một kỷ nguyên mới. Ken Rosewall, quay trở lại giải chuyên nghiệp, đã chiến thắng cả hai sự kiện này. - Năm 1969: Tay vợt Rodney George hay còn gọi là Rod Laver của Úc trở thành người đầu tiên giành được một Grand Slam “mở” thuần túy, bằng cách giành cả bốn danh hiệu lớn trong cùng một năm. Rod Laver hoàn thành Grand Slam lần đầu tiên vào năm 1962 và lần thứ hai vào năm 1969. Anh là người chơi duy nhất trong lịch sử đạt được hai Grand Slam. - Năm 1970: Xuất hiện luật Tie-break nhằm xác định đối thủ thắng/ thua khi trận đấu/set đấu có tỷ số hòa. Giải US Open đã áp dụng loạt sút luân lưu 9 điểm (khi tỷ số các game hòa 4 - 4). Người chiến thắng trong tie-break là người đầu tiên đạt được 5 điểm. Jack Kramer giới thiệu một hệ thống điểm cho các giải đấu quần vợt tùy thuộc vào việc người chơi đi bao xa trong các giải đấu và vào cuối mùa, giải thưởng sẽ dành cho người chơi có nhiều điểm nhất. - Năm 1977: Khi Wimbledon kỷ niệm 100 năm thành lập, US Open chia tay lãnh địa riêng - Westside Club tại Forest Hills, để chuyển đến một trung tâm quần vợt quốc gia (không thuộc câu lạc bộ) gần đó tại Flushing Meadows. Giải Mỹ Mở rộng cuối cùng tại Forest Hills bắt đầu với việc Renée Richards, một người chuyển giới từng chơi nội dung đơn nam với tên Richard Raskind vào năm 1960, đã trở thành người đầu tiên (và duy nhất) chơi ở cả hai đơn nam và đơn nữ ở cấp độ Grand Slam.
  • 22. 21 - Năm 1984: Thụy Điển trở thành quốc gia đầu tiên lắp đặt sân đất nện tạm thời cho các giải đấu Davis Cup. Quần vợt cũng đã quay trở lại Thế vận hội Olympic như một sự kiện thử nghiệm cho những đấu thủ dưới 21 tuổi tại Los Angeles; Stefan Edberg và Steffi Graf là những người đã giành chiến thắng. (Nguồn: https://www.smh.com.au/sport/ the-day-rocket-rod-laver-almost-blew-up- 20131031-2wm3v.html) (Nguồn: http://www.nnmta.usta.com/news/ got_a_minute_rod/) Hình 4. Rod Laver - Người duy nhất đạt được hai Grand Slam trong lịch sử - Năm 1985: Lần đầu tiên trong lịch sử Wimbledon, danh thủ người Đức, Vladimir Becker, đã giành chức vô địch đơn nam giải này khi chỉ mới 17 tuổi (chính xác là 17 tuổi và 227 ngày). - Năm 1988: Giải Vô địch Úc Mở rộng bước vào kỷ nguyên hiện đại của lịch sử quần vợt với một trung tâm quần vợt quốc gia mới tại Flinder Park (sau đổi tên thành Công viên Melbourne), đặc trưng bởi sân vận động quần vợt đầu tiên có mái che. Steffi Graf đánh bại Chris Evert trong trận chung kết Grand Slam trong nhà đầu tiên. - Năm 1989: ATP1 tự biến mình từ một liên minh người chơi thành một chuỗi các tour đấu. 1 Hiệp hội Quần vợt Nhà nghề hay Hiệp hội Quần vợt Chuyên nghiệp (tiếng Anh: Association of Tennis Professionals, viết tắt ATP), được thành lập vào năm 1972, là Hiệp hội quần vợt của các tay vợt nam. Hiệp hội quần vợt nữ (Women’s TennisAssociation, viết tắt là WTA) cùng với ATP được điều hành bởi Liên đoàn Quần vợt Quốc tế (International Tennis Federation - ITF).
  • 23. 22 - Năm 1990: Martina Navratilova trở thành nhà vô địch đơn nữ Wimbledon lần thứ 9. (Nguồn: https://www.quora.com/Who-is-the-best-lawn-tennis-player-ever-past-and-present- players-inclusive-male-and-female) Hình 5. Martina Navratilova giã từ quần vợt năm 1994 sau khi giành 9 danh hiệu Wimbledon - Năm 1994: Quần vợt trên sân cỏ được chơi trong nhà lần đầu tiên trong lịch sử quần vợt, khi mái nhà mới trên Sân vận động Gerry Weber ở Halle, Đức, có thể cơ động đóng lại, cho phép các trận đấu chơi tiếp tục trong mưa. Trong năm này, Martina Navratilova giã từ quần vợt đơn, sau khi đã giành được kỷ lục 167 danh hiệu đơn, 1438 trận thắng và 9 danh hiệu Wimbledon. - Năm 2001: Tay vợt Goran Ivanisevic của Croatia đã trở thành kẻ nóng tính đầu tiên của lịch sử Wimbledon giành danh hiệu Đơn nam. - Năm 2002: Venus và Serena Williams trở thành cặp chị em đầu tiên trong lịch sử quần vợt được xếp hạng 1 và 2 trong danh sách xếp hạng thế giới của WTA. - Năm 2003: Pete Sampras rút lui khỏi quần vợt trong buổi lễ chia tay US Open. Anh đã giành được 64 danh hiệu đơn (cao thứ 4 từ trước đến nay) bao gồm kỷ lục 14 danh hiệu Grand Slam - 2 AO, 5 US Open và 7 Wimbledon.
  • 24. 23 - Năm 2004: Roger Federer trở thành người đầu tiên trong lịch sử quần vợt (kể từ Mats Wilander năm 1988) đã giành ba trong bốn sự kiện lớn (Úc Mở rộng, Wimbledon và Hoa Kỳ Mở rộng) trong một năm dương lịch. Anh cũng đã giành được 11 danh hiệu ATP tốt nhất trong nhiều trận chung kết, bao gồm cả giải Masters Cup cuối mùa. Đồng thời Federer cũng lập kỷ lục Open Era khi giành chiến thắng 13 trận chung kết liên tiếp (kể từ năm 2003), vượt qua Bjorn Borg và John McEnroe, người đã giành chiến thắng 12 trận chung kết. - Năm 2005: ATP (đã bỏ từ “Tour” từ tên của nó vào năm 2000) đã giới thiệu một hệ thống tính điểm khác cho các trận đấu đôi, với điểm “cái chết bất ngờ” (không có lợi thế) và lần đầu tiên - tie-break đến mười điểm thay cho set đấu cuối. Trong năm này, chuỗi chiến thắng 25 trận liên tục của Roger Federer (dài nhất trong quần vợt nam kể từ năm 1984) đã kết thúc bởi tay vợt 18 tuổi - Richard Gasquet ở Monte Carlo. - Năm 2006: Người trình diễn vĩ đại nhất trong lịch sử quần vợt - Andre Agassi - nghỉ hưu vào ngày 3 tháng 9 năm 2006 sau khi đánh bại Benjamin Becker (GER) tại vòng thứ ba US Open. (Nguồn: https://www.businessinsider.com/venus-and-serena-williams-tennis-coach-story- coaching-them-2017-1) Hình 6. Venus và Serena Williams - Cặp chị em tài năng của quần vợt nữ thế giới
  • 25. 24 - Năm 2007: Vào ngày 19 tháng 5, Rafael Nadal tuyên bố chuỗi 81 trận thắng liên tiếp trên sân đất nện để lập kỷ lục mới trên toàn bộ các mặt sân. Tuy nhiên, thành công của anh đã kết thúc bởi Roger Federer trong trận chung kết Hamburg Masters ngay ngày hôm sau. Vào ngày 9 tháng 9, Roger Federer trở thành người đầu tiên trong lịch sử quần vợt (kể từ Bill Tilden vào những năm 1920) đã giành 4 danh hiệu US Open liên tiếp, sau khi đánh bại Novak Djokovic trong trận chung kết. - Năm 2009: Vào ngày 7 tháng 6, Roger Federer trở thành tay vợt vĩ đại nhất mọi thời đại trong lịch sử quần vợt với chiến thắng tại Pháp Mở rộng; Federer cùng với Fred Perry, Don Budge, Rod Laver, Roy Emerson và Andre Agassi là những người giành được cả bốn danh hiệu Grand Slam, và bằng với 14 danh hiệu Grand Slam mà Pete Sampras (người không bao giờ giành được chiến thắng trên đất nện Roland Garros) tuyên bố. Vào ngày 20 tháng 4, Marat Safin và Dinara Safina đã trở thành cặp anh chị em đầu tiên đạt vị trí số một thế giới trong lịch sử quần vợt. Marat đã đạt được thứ hạng cao nhất vào ngày 20 tháng 11 năm 2000. Trong khi Roger Federer đảm bảo vị trí số 1 vào cuối mùa giải với chiến thắng trước Andy Murray trong tận đấu kéo dài ba set tại London ATP Finals vào ngày 25 tháng 11. - Năm 2010: Sau chức vô địch Mỹ Mở rộng 2010, Nadal trở thành tay vợt thứ 7 trong lịch sử đã hoàn tất Grand Slam sự nghiệp và là người trẻ nhất trong Kỷ nguyên Mở rộng làm được điều này. Anh cũng là tay vợt nam thứ hai sau Andre Agassi hoàn tất được Grand Slam Vàng sự nghiệp (vô địch cả bốn Grand Slam và giành huy chương vàng Olympic). - Năm 2012: Nadal lần thứ 8 đăng quang giải Monte Carlo. Sự chờ đợi của Andy Murray và Vương quốc Anh đã được đền bù xứng đáng khi cây vợt người Scotland lần đầu tiên giành huy chương vàng Olympic. - Năm 2013: Wimbledon 2013 đã ghi một mốc son cho quần vợt Anh Quốc với chiến thắng lịch sử của Andy Murray. Anh chấm dứt quãng thời gian 77 năm không vô địch của Vương quốc Anh, đồng thời là tay vợt chủ nhà đầu tiên đăng quang trong kỷ nguyên mở rộng. Đây là chức vô địch Grand Slam thứ hai của Murray. Rong khi đó, Marion Bartoli đã làm nên điều kỳ diệu cho quần vợt Pháp ở một giải đơn nữ được đánh giá là kỳ
  • 26. 25 lạ nhất tại Wimbledon. Việc các hạt giống ngã ngựa khiến cô trải qua một quãng đường rất nhẹ nhàng - chỉ phải đối mặt với hạt giống duy nhất là Sloane Stephens (17) - và thành tân vô địch nằm ngoài mọi dự đoán. Ngôi vô địch Wimbledon đưa Bartoli từ vị trí thứ 22 vào thẳng Top 10 và dừng chân ở vị trí thứ 7. - Năm 2014: Djokovic, Serena William thăng hoa rực rỡ. Djokovic chính thức giành vị trí số 1 của năm. Ở tuổi 33, Serena William vẫn thi đấu vô cùng mạnh mẽ và sưu tầm thêm một danh hiệu quan trọng nữa là bảo vệ thành công giải Mỹ Mở rộng, nâng bộ danh hiệu Grand Slam của mình lên con số 18. Với việc bảo vệ thành công - ngôi vô địch WTA Finals, Serena William tiếp tục giữ ngôi vị số 1 thế giới của làng banh nỉ nữ hơn 200 tuần. - Năm 2015: Djokovic và một năm thống trị làng quần vợt thế giới. Vô địch ATP World Tour Finals cùng hai kỷ lục được thiết lập đã làm dày thêm thành tích của Novak Djokovic trong năm 2015, cũng như một lần nữa khẳng định sự độc tôn của anh trong làng banh nỉ thế giới hiện tại (11 danh hiệu vô địch, ba Grand Slam, sáu Masters 1000). (Nguồn: https://www.tennisworldfr.com/tennis/news/Novak_Djokovic/5862/novak-djokovic- devoile-le-meilleur-serveur-parmi-les-prochaines-stars/) Hình 7. Djokovic chính thức giành vị trí số 1 thế giới năm 2014
  • 27. 26 (Nguồn: https://bleacherreport.com/articles/2853433-report-real-madrid-president-wants-rafael- nadal-roger-federer-match-at-bernabeu) Hình 8. Roger Federer - Rafael Nadal, cặp kỳ phùng địch thủ gặt hái nhiều thành công trong năm 2017 - Năm 2016: Andy Murray lên ngôi số 1 thế giới. Serena Williams cân bằng kỷ lục của Steffi Graf khi cô mang về danh hiệu Wimbledon thứ 7 và là Grand Slam thứ 22 trong sự nghiệp, sánh ngang kỷ lục của Graf trong kỷ nguyên Mở. - Năm 2017: Điều kỳ diệu mang tên Roger Federer - Rafael Nadal ổn định thuyết phục. Federer có thêm Wimbledon, 3 Masters 1000, 2 ATP 500 Series, trong khi Nadal sở hữu Roland Garros, US Open, 2 Masters 1000 và 2 ATP 500 Series. Màn trình diễn quá đỗi ấn tượng đưa Roger Federer và Rafael Nadal vươn lên đánh chiếm cả hai vị trí đỉnh bảng ATP khi mùa giải 2017 khép lại. - Năm 2018: Djokovic bất ngờ trở lại ngôi vị số 1 thế giới. Mặc dù thi đấu không thành công ở nửa đầu năm, những tưởng tay vợt người Serbia - Novak Djokovic khó chen chân vào tốp 10 ATP và còn rất lâu nữa mới có thể cạnh tranh ngôi vị số 1 thế giới với những Roger Federer, Rafael Nadal. Tuy nhiên, với nửa cuối năm thăng hoa, vô địch cả hai giải đấu lớn (Wimbledon và US Open,) Djokovic đã vươn lên mạnh mẽ và kết thúc mùa giải ở vị trí số 1 thế giới.
  • 28. 27 - Năm 2019: Thế hệ quần vợt nữ mới trỗi dậy. Quần vợt nữ trông tươi tắn, trẻ trung hơn với những nữ hoàng mới. Tay vợt Úc 23 tuổi Ashleigh Barty từ hạng 15 thế giới ở cuối năm 2018 đã vươn lên số 1 thế giới vào cuối năm 2019, sau các chiến thắng ở Roland Garros và WTA Finals. Trong khi đó, thiếu nữ BiancaAndreescu (Canada) cũng tạo ấn tượng khi bứt phá ngoạn mục từ hạng 178 lên thứ 5 thế giới nhờ đánh bại Serena Williams ở chung kết US Open để trở thành tay vợt đầu tiên của đất nước lá phong đăng quang ở giải đơn của Grand Slam. - Năm 2020: Stefanos Tsitsipas vô địch ATP Finals. Với việc Rafael Nadal, Novak Djokovic và Roger Federer sớm bị loại ở ATP Finals đã phần nào cho thấy sự chuyển dịch trong cuộc đổi ngôi của quần vợt nam thế giới. (Nguồn: https://scroll.in/field/928173/long-may-she-reign-australia-praises-new-world-number- one-ashleigh-barty-after-birmingham-title) Hình 9. Ashleigh Barty (Úc) - Hiện tượng nổi bật của quần vợt nữ, từ hạng 15 (2018) đã vươn lên vị trí số 1 thế giới (2019)
  • 29. 28 1.2. Khái quát sự phát triển quần vợt ở Việt Nam - Đầu thế kỷ 20, Pháp mang môn thể thao này vào Việt Nam. Và sau đó, quần vợt được phát triển ở một số thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Sài Gòn. - Năm 1921, ông Lương Văn Mỹ, chủ tịch Hội Quần vợt Chợ Lớn (Cholon Tennis) đã gửi thông báo đến Chủ tịch các Hội thể thao ở Sài Gòn, Chợ Lớn và các tỉnh Nam Kỳ về việc tổ chức giải Championnat de Tennis vào đầu năm 1922 tại sân của Hội Quần vợt Chợ Lớn. Báo Écho Annamite ngày 31/12/1921 đã đăng toàn văn thông báo của ông Lương Văn Mỹ như chỉ dấu về một giải quần vợt tầm cỡ quốc gia đầu tiên được khai sinh. - Vào những năm 1920-1930, quần vợt là một môn thể thao cá nhân rất được ưa chuộng ở Nam Bộ (đặc biệt trong giới thượng lưu người Việt) và phát triển không kém gì môn bóng đá và đua xe đạp. Chỉ trong vòng vài năm đã có nhiều hội thể thao quần vợt được thành lập ở Sài Gòn, Chợ Lớn, Mỹ Tho, Tân An, Gò Công, Vũng Tàu và các tỉnh khác ở Nam Kỳ. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế và những khó khăn lúc bấy giờ nên trình độ còn hạn chế. (Nguồn: https://ittravel.com.vn/gallery/121/thoi-phap-thuoc-cau-lac-bo-thao-sai-gon.html) Hình 10. Các sân quần vợt của Le Cercle Sportif Saigonnais (nay là Cung Văn hóa Lao động - 55B Nguyễn Thị Minh Khai)
  • 30. 29 - Ngày 6/1/1930, triều đình Huế đã chính thức ban thưởng huy chương Nam Việt Long Bội Tinh chức kỵ sĩ (Ordre impérial du dragon d’Annam, chevalier) cho Triệu Văn Yên, ông bầu của Chim và Giao, còn Chim và Giao được trao Kim Tiền huy chương hạng ba (sapèque d’or, troisème classe). - Năm 1931, Nguyễn Văn Chim và Huỳnh Văn Giao đã dự Grand Slam - Giải quần vợt mở rộng Pháp (French Open) và Wimbledon. - Năm 1932 là năm lên ngôi của cặp đôi Nguyễn Văn Chim và Huỳnh Văn Giao (hai tay vợt xuất sắc của Hội Quần vợt Garcerie-Tennis Club, sau này đổi tên thành Saigon Tennis Club và là Nhà văn hóa Thanh niên ở TP.HCM ngày nay). Tại giải vô địch Malaysia, khi trận chung kết đơn nam là trận chung kết “toàn Việt Nam” và Huỳnh Văn Giao giành cúp vô địch. Nguyễn Văn Chim và Huỳnh Văn Giao còn được trao Kim Tiền huy chương hạng ba (sapèque d’or, troisème classe). Đây là lần đầu tiên triều đình phong kiến Việt Nam trao huy chương cho các nhà thể thao, vì họ đã góp phần làm rạng danh người Việt ở nước ngoài. Hai tay vợt này trở thành người Việt Nam đầu tiên tham dự giải quốc tế Grand Slam. (Nguồn: https://hiepblog.wordpress.com/2016/04/21/lich-su-the-thao-saigon- va-nam-ky-1910-1945-quan-vot/) Hình 11. Nguyễn Văn Chim, Huỳnh Văn Giao và Triệu Văn Yên (từ trên xuống) - Những người góp công lớn phát triển quần vợt từ Sài Gòn đến khắp Nam Kỳ
  • 31. 30 (Nguồn: https://suasantennis.com/vi/news/Tin-tuc/Huyen-thoai-Vo-Van-Bay-16.html) Hình 12. Danh thủ Võ Văn Bảy - Huyền thoại của làng quần vợt Việt Nam thế kỷ 20 - Năm 1954, Võ Văn Bảy, người được coi là “quái kiệt”, tượng đài của quần vợt Việt Nam với biệt danh “người không tuổi”, đã dự Roland Garros. Ông còn nổi tiếng với việc “dám” đánh thắng vua Bảo Đại và được nhà vua đồng ý cho đi Pháp. Tháng 1 năm 1959, tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á ở Bangkok, ông Bảy đã thắng tay vợt Thái Lan là Seri Charuchinda ở chung kết, để đoạt chiếc huy chương vàng (đơn nam) đầu tiên cho quần vợt Việt Nam Cộng hòa. Từ năm 1959 đến 1973, đội Việt Nam liên tiếp thắng 7 lần huy chương vàng đôi nam quần vợt tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEAP Games) thì 6 lần đã do sự góp sức của Võ Văn Bảy. Ngoài ra, còn có nhiều tay vợt đã mở ra kỷ nguyên mới cho làng quần vợt nước nhà thời kỳ đầu, đơn cử như nữ vợt thủ Trần Thị Ngọc Oanh (bà Chiêu). - Sau khi miền Nam được giải phóng. Đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, quần vợt không còn bó hẹp trong phạm vi những người ở tầng lớp trên mà đã trở thành một nhu cầu tập luyện của mọi tầng lớp nhân dân
  • 32. 31 lao động. Hiện nay hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước đều đã có sân quần vợt. - Ngày 14 tháng 11 năm 1989, Liên đoàn Quần vợt Việt Nam ra đời. Đến năm 1993, giải vô địch quần vợt lần thứ nhất được tổ chức và từ đó tới nay giải vẫn được duy trì hàng năm. - Năm 2000, Liên đoàn Quần vợt Việt Nam (Vietnamses tennis federation - VTF) đã chính thức trở thành thành viên của Liên đoàn Quần vợt Thế giới (ITF). Hàng năm VTF phối hợp với bộ môn quần vợt Ủy ban TDTT tổ chức thường niên rất nhiều giải đấu đáng chú ý từ cấp độ phong trào, giải trẻ đến chuyên nghiệp lẫn tuyển quốc gia như: Thanh thiếu niên toàn quốc; Đại hội TDTT; Phụ nữ vào dịp 8/3; Vô địch cá nhân; Đồng đội; Trẻ xuất sắc… Trong đó có nhiều giải thu hút đông đảo VĐV các nước ở khu vực và thế giới đến tham dự như: U18 khu vực, giải nhà nghề quốc tế TP. Hồ Chí Minh, giải cúp quần vợt nữ quốc tế Toyota-2002. - Ngày 12/7/2015, Lý Hoàng Nam cùng đồng đội Sumit Nagal (Ấn Độ) đã đánh bại liên danh Reilly Opelka (Mỹ) - Akira Santillan (Nhật) ở trận chung kết với các tỷ số 7-6, 6-4 để đăng quang ngôi vô địch giải trẻ Wimbledon. - Tại Đại hội Thể thao Trẻ châu Á 2013 ở Nam Kinh (Trung Quốc), Lý Hoàng Nam đã đoạt được huy chương vàng giải đơn nam sau khi hạ tay vợt Mendoza Zosimo (hạng 89 ITF) người Philippines. Năm 2019, sau khi vượt qua người đồng đội Daniel Cao Nguyễn, Lý Hoàng Nam trở thành tay vợt Việt Nam đầu tiên giành Huy chương Vàng tại một kỳ SEA Games. - Sau chức vô địch quần vợt đôi nam, trưa ngày 18 tháng 4 năm 2015 Lý Hoàng Nam đoạt chức vô địch quần vợt đơn nam tại giải Asian Closed Junior Championships 2015 ở Ấn Độ. Với số điểm đạt được, anh đứng hạng 14 ITF (11 tháng 5 năm 2015). - Năm 2017, tại SEA games 29 (tổ chức ở Malaysia) Lý Hoàng Nam giành huy chương đồng. Lý Hoàng Nam và Nguyễn Hoàng Thiên đã vào đến vòng bán kết đụng độ với cặp đôi hạt giống số 1 người Thái Lan, kết quả là Lý Hoàng Nam cùng đội quần vợt Việt Nam giành 2 tấm huy chương đồng.
  • 33. 32 (Nguồn: https://nld.com.vn/the-thao/ly-hoang-nam-dien-veston-an-tiec-cung-than-tuong- djokovic-20150713082319525.htm) Hình 13. Lý Hoàng Nam cùng đồng đội Sumit Nagal (Ấn Độ) đăng quang ngôi vô địch giải trẻ Wimbledon - Năm 2020, nét mới đáng chú ý là lần đầu tiên có hệ thống giải phong trào toàn quốc dự kiến diễn ra ở 3 miền: VTF Amateur tour 1 - miền Bắc vào tháng 4, VTF Amateur tour 2 - miền Nam vào tháng 7, VTF Amateur tour 3 - miền Trung vào tháng 9 và VTF Amateur tour 4 - vòng chung kết toàn quốc vào tháng 11. Đây là sân chơi cho giới phong trào vốn đáng rất phát triển trên toàn quốc. Hệ thống giải trẻ cũng có 5 giải gồm VTF Junior tour 1, VTF Junior tour 2, VTF Junior tour 3, VTF Junior tour 4 và vô địch đồng đội trẻ quốc gia. Hệ thống giải chuyên nghiệp cũng có 5 giải gồm VTF Masters 500-1, VTF Masters 500-2, VTF Masters 500-3, VTF Masters 500-4 và giải vô địch quốc gia, trong đó giải VTF Masters 500-4 cũng là giải Đông Nam Á mở rộng. Ngoài ra, quần vợt Việt Nam còn tham dự các giải quốc tế gồm Davis Cup (đồng đội nam) nhóm 2 thế giới vào tháng 3 tại Ma Rốc, Fed Cup (đồng đội nữ) nhóm 2 khu vực châu Á-Thái Bình Dương vào tháng 6 tại Malaysia. Bên cạnh đó còn có các giải nhà nghề quốc tế, giải trẻ quốc tế tại Tây Ninh, TP.HCM, Đà Nẵng… Giải đấu cấp độ cao nhất của quần vợt Việt Nam trong năm 2020 là Vietnam Open nằm trong hệ thống ATP Challenger dự kiến diễn ra tháng 5 tại Đà
  • 34.
  • 35. 34 tổ chức vào các ngày thứ bảy và chủ nhật thứ hai của tháng 7. Năm nội dung dành cho các tay vợt trưởng thành, cùng các nội dung trẻ và nội dung khách mời được tổ chức đều đặn hàng năm. Wimbledon được chú ý nhờ truyền thống về trang phục cũng như việc không đặt các biển quảng cáo quanh sân. Vào năm 2009, Sân Trung tâm của Wimbledon được lắp thêm mái vòm kéo để che mưa qua đó tiết kiệm được thời gian. (Nguồn: https://www.pinterest.ph/pin/732046114402382693/) Hình 15. Danh thủ William Renshaw - Vô địch Wimbledon đầu tiên Danh thủ William Renshaw đã giành danh hiệu quán quân bảy lần từ năm 1881 đến năm 1889, là Á quân vào năm 1887, đây là một kỷ lục bất bại cho đến nay. Trong những năm tiếp theo, môn thể thao này trở nên cực kỳ phổ biến, không chỉ ở Anh mà trên toàn thế giới. May Sutton của Mỹ đã trở thành vợt thủ quốc tế đầu tiên của giải đấu vào năm 1905, đó là năm mà Wimbledon đã thu hút 71 đấu thủ. Các giải đấu tiếp tục phát triển trong những năm 1930, dẫn đầu bởi các vợt thủ Anh như Don Budge và Fred Perry và các ngôi sao quốc tế như Henri Lacoste. Những bức ảnh của các giải đấu được tổ chức trong
  • 36. 35 những ngày đó tiết lộ thời trang quần vợt dường như kỳ lạ đối với chúng tôi những ngày này, với những người đàn ông mặc quần dài và phụ nữ chơi với những chiếc váy dài trên tất. Giải vô địch không chỉ trở thành một trung tâm thể thao quần vợt mà còn về thời trang, Bunny Austin của Mỹ gây sốc cho khán giả vào năm 1933 bằng cách bước ra sân trung tâm với quần short. Những năm 1930 là thời điểm bùng nổ cho Wimbledon, với chức vô địch được phát sóng lần đầu tiên trên đài phát thanh vào năm 1937. Đây là một sự kiện quan trọng trong lịch sử quần vợt, được giới thiệu với khán giả trên toàn thế giới. Tuy nhiên, một kết thúc đột ngột với sự bùng nổ của Thế chiến II vào năm 1939, các giải đấu đã đóng cửa cho đến năm 1946. Các môn thể thao đã được chuyển đổi bởi thế hệ hậu chiến, với những cải tiến kỹ thuật thêm vào nó, biến nó thành một môn giải trí tinh vi cho các tầng lớp trung lưu ngày càng thịnh vượng. Các vợt thủ Úc như Roy Emerson và Rod Laver thống trị môn thể thao này vào những năm 1960. Và với sự phát triển của truyền hình, bộ môn đã được giới thiệu đến với công chúng rộng rãi hơn, làm cho bộ môn quần vợt này trở thành một môn thể thao quốc tế thu hút số lượng tiền khủng. Wimbledon lần đầu tiên được truyền hình màu vào năm 1967. Trong suốt thập niên 1970 và 1980, môn thể thao đã bị chi phối bởi một quân đoàn mới của những người chơi nổi tiếng quốc tế, và đám đông bị quyến rũ bởi những tay vợt vĩ đại như Bjorn Borg duyên dáng, những trò hề tàn bạo của Jimmy Connors và những cơn giận dữ của John McEnroe. Các giải đấu của nữ giới được chú ý đến với các ngôi sao tên tuổi như Sue Barker, Billie Jean King, Chris Evert và Martina Navratilova. Virginia Wade là vợt thủ nữ hàng đầu của nước Anh, là người Anh cuối cùng đã giành chức vô địch năm 1977. Tiền thưởng của giải đấu tiếp tục tăng lên cùng với những đường viền của trang phục của các vợt thủ. Vào năm 1986, quả bóng quần vợt màu vàng đã được áp dụng lần đầu tiên, do đó quả bóng khi tăng tốc có thể dễ dàng nhìn thấy hơn đối với các máy quay TV. 1.3.2. Giải Quần vợt Mỹ Mở rộng (US Open) Giải Quần vợt Mỹ Mở rộng là một trong 4 giải Grand Slam trong
  • 37.
  • 38. 37 (Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/File:Richard_sears.JPG) Hình 17. Richard Sears, người đầu tiên giành chức vô địch Giải Quần vợt Mỹ Mở rộng (US Open) Việc thành lập “kỷ nguyên mở” vào năm 1968, có nghĩa là người chơi có thể tham gia vào tất cả các giải đấu, dẫn đến việc tạo ra chức vô địch hiện đại mà chúng ta đã quen thuộc như ngày nay. Năm giải đấu khác nhau đã được kết hợp thành một giải vô địch US Open duy nhất, được tổ chức tại New York, tại Câu lạc bộ Quần vợt ở Forest Hills, Queens. Số tiền thưởng là 100.000 đô la, được chia sẻ bởi 63 phụ nữ và 96 nam giới tham gia sự kiện này. Hệ thống chơi trận bổ sung ở giải đấu khi hai đội có cùng điểm lần đầu tiên được áp dụng bởi US Open vào năm 1970. Giải đấu đã được chuyển đến sân hiện tại của nó, Trung tâm Quần vợt Quốc gia Hoa Kỳ ở Flushing Meadows, New York, vào năm 1978. Năm 2018, tổng tiền thưởng của Giải Vô địch Mỹ Mở rộng là 53,000,000 US$.
  • 39. 38 1.3.3. Giải Quần vợt Úc mở rộng Giải Quần vợt Úc Mở rộng (tiếng Anh: Australian Open) là một trong 4 giải Grand Slam quần vợt trong năm. Đây là giải Grand Slam đầu tiên trong năm và diễn ra vào nửa cuối tháng 1 tại Melbourne. Giải được tổ chức bởi TennisAustralia,tổchứcthườngđượcbiếtvớicáitênLawnTennisAssociation of Australia (LTAA). Giống như tại Roland Garros hay Wimbledon, giải đấu này thi đấu theo thể thức 5 set thắng 3 (đối với nội dung đơn nam) và 3 set thắng 2 (đối với nội dung đơn nữ) và không có loạt tie-break (tie-breaker) ở set cuối cùng. Ngoài ra còn có các nội dung đánh đôi nam, đôi nữ, đôi nam nữ phối hợp và còn có nội dung cho các cựu danh thủ. Hình 18. Logo Giải Quần vợt Úc Mở rộng (Australian Open) Giải đấu này được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1905 với cái tên là GiảiVô địchAustralasia(gồm Úc và New Zealand)tạisânWarehouseman’s Cricket Ground ở St Kilda Road, Melbourne, sau đó trở thành giải vô địch Úc vào năm 1927 và trở thành giải Úc Mở rộng vào năm 1969. Rodney Heath là nhà vô địch nội dung đơn nam Australasian Championships năm 1905 sau khi đánh bại Albert Curtis sau 4 set. Năm năm sau đó (1910), ông lại vô địch sau khi đánh bại Horace Rice sau 3 set. Melbourne Park (có tên khác là Flinders Park) được xây dựng vào năm 1988, đúng thời điểm mà các nhà tổ chức đang muốn mở rộng phạm vi giải đấu vì CLB Kooyong quá nhỏ để có thể đáp ứng được nhu cầu trên. Giải đấu được chuyển tới Melbourne Park và ngay lập tức đã mang lại thành công khi nó làm tăng thêm đến 90% lượng khán giả - lên đến 266.436 lượt người vào năm 1988 trong khi đó ở năm trước chỉ có 140.000 lượt người ghé thăm Kooyong.
  • 40. 39 (Nguồn: https://kids.britannica.com/kids/article/Rod-Laver/628797) Hình 19. Rodney Heath - nhà vô địch đầu tiên giải Úc Mở rộng (1905) Vì khoảng cách địa lý quá xa xôi của Australia, những giải đấu đầu tiên có rất ít các tay vợt nước ngoài tham dự. Trong thập niên 1920, để đi từ châu Âu tới Australia bằng tàu thủy phải mất 45 ngày. Những VĐV quần vợt đầu tiên tới Úc bằng máy bay là đội tuyển Cúp Davis Hoa Kỳ vào tháng 11 năm 1946. Ngay cả đối với các tay vợt bản địa, đến tham dự giải cũng không phải là điều dễ dàng. Khi giải được tổ chức tại Perth, không có bất cứ tay vợt nào đến từ Victoria hay New South Wales đăng ký tham dự, vì nếu như vậy họ phải đi tàu hỏa hơn 3.000 km từ bờ Đông sang bờ Tây nước Úc. Hay giải tổ chức tại Christchurch, New Zealand năm 1906, chỉ có 02 tay vợt Úc tham dự. Từ năm 1969, giải Úc Mở rộng cho phép tất cả các tay vợt đăng ký, kể cả các VĐV chuyên nghiệp. Nhưng, chỉ trừ hai giải năm 1969 và 1971, còn đâu cho đến năm 1981, hầu hết các tay vợt xuất sắc nhất thế giới đều không tham dự do tính bất hợp lý của lịch thi đấu (giải thường diễn ra đúng vào dịp Lễ Giáng sinh hay đầu năm mới), cùng với lượng tiền thưởng chưa hấp dẫn. Giải được thi đấu trên mặt sân cỏ từ năm 1905 cho đến năm 1987. Từ năm 1988, giải chuyển sang thi đấu trên mặt sân cứng. Mats Wilander là tay vợt nam duy nhất giành được chức vô địch trên cả hai mặt sân. Vào
  • 41.
  • 42. 41 (Nguồn: https://nl.pinterest.com/pin/750553094120430052/) Hình 21. H. Briggs - tay vợt người Anh cư trú tại Paris, đã giành chiến thắng đơn nam Giải Vô địch Pháp nghiệp dư (năm 1891) Giải đấu lần đầu tiên được khởi tranh vào năm 1891. Tại thời điểm đó, giải có tên gọi Championat de France International de Tennis (Giải Vô địch Quần vợt Quốc tế Pháp). Người chiến thắng trong giải đấu đầu tiên là một vợt thủ người Anh tên là H. Briggs. Trong những năm đầu tiên, chỉ các tay vợt nam người Pháp, hoặc người nước ngoài có thẻ hội viên trong một câu lạc bộ quần vợt Pháp mới được quyền tham gia giải. Phải đến năm 1897, giải đấu dành cho nữ mới được tổ chức và mãi đến năm 1924 ban tổ chức mới cho phép mọi tay vợt nước ngoài đến tranh tài. Năm 1927, Bộ tứ huyền thoại hay Bộ tứ Philadelphia (René Lacoste, Jean Borotra, Henri Cochet, và Jacques Brugnon) chấn động làng bóng nỉ toàn cầu khi giành chức vô địch Cúp Davis năm 1927 ngay trên đất Mỹ, sau khi đánh bại đội tuyển Hoa Kỳ. Đội tuyển Pháp giành quyền tổ chức trận bảo vệ chức vô địch năm sau tại Paris. Để chuẩn bị cho giải Cúp Davis năm 1928, các nhà lãnh đạo Pháp đã quyết định xây dựng một sân thi đấu quần vợt tại Porte d’Auteuil, sau khi CLB Stade de France đã tặng chính quyền 3 hecta để xây dựng sân vận động mới với một điều kiện duy nhất: Sân sẽ mang tên anh hùng không quân Pháp trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Roland Garros, một thành viên của câu lạc bộ. Từ đó giải còn mang tên gọi Roland Garros.
  • 43. 42 Năm 1968, Roland Garros là giải Grand Slam đầu tiên chuyển thành giải “open” (mở rộng), cho phép tất cả các tay vợt nghiệp dư cũng như chuyên nghiệp tham gia thi đấu. Bắt đầu từ năm 2006, ngày thi đấu khai mạc giải là ngày Chủ nhật. Thêm vào đó, trước ngày khai mạc một ngày, một số tay vợt sẽ tham gia thi đấu biểu diễn ở ngày Benny Berthet, lợi nhuận từ việc bán vé của ngày Benny Berthet sẽ được trao cho các tổ chức từ thiện. Giải đấu nổi tiếng bởi vì nó được chơi trên đất nện, vì nó đã được chơi trong 80 năm qua, do đó vẫn còn giữ các truyền thống như giải vô địch Wimbledon. Danh thủ Rafael Nadal - Người được mệnh danh là “Vua sân đất nện” đã giành chức Vô địch đơn nam nhiều lần nhất (12 lần) của giải này. 1.4. Xu thế phát triển công nghệ trong quần vợt Công nghệ thông minh lan truyền đến tất cả các môn thể thao, từ bơi lội, điền kinh, quyền Anh, bóng đá... Công nghệ hiện đại đang định hình tương lai của quần vợt. Giúp người chơi có thể điều khiển dễ dàng hơn, độ chính xác cao hơn, học nhanh hơn. Bước nhảy vọt tiến bộ công nghệ đã cho phép một quá trình tăng tốc trong đào tạo người chơi, tiến nhanh đến ngưỡng thành tích thực tế. 1.4.1. Những chiếc vợt được cải tiến chất liệu Từ những chiếc vợt gỗ to, cồng kềnh được cải tiến thành chất liệu Titan (được xây dựng bằng khí động học) giúp người chơi tiếp cận đến những thiết bị hiện đại, cho phép đánh bóng nhẹ nhàng hơn và đi nhanh hơn. 1.4.2. Công nghệ QLIPP Những chiếc vợt thông minh được trang bị các cảm biến theo dõi chuyển động, sức mạnh và chịu lực rất lớn. Chẳng hạn như công nghệ Qlipp, đây là bộ giảm chấn có thể tháo rời có các chức năng: Tương thích tất cả các loại vợt chơi quần vợt; Tự động ghi lại và phân tích những cú đánh 360o hay ở bất cứ góc độ nào; Cung cấp những thông tin được phản hồi ngay lập tức, cho phép người chơi điều chỉnh những cú đánh để đạt kết quả tối đa; Theo dõi tốc độ di
  • 44. 43 chuyển, biểu đồ vung tay, tiến độ, vị trí bóng tiếp xúc vợt, xoay hông và nhiều hơn nữa. Ứng dụng cài đặt miễn phí cho iOS và Android. (Nguồn: https://www.amazon.com.au/Qlipp- 748252133694-Tennis-Sensor-Enhanced/dp/ B01MU2KLTC) (Nguồn: https://cdn.shopify.com/s/ files/1/0978/3876/files/Qlipp_Tennis_ Tracker_grande.jpg?v=1517493090) Hình 22. Công nghệ Qlipp có dạng như bộ giảm chấn 1.4.3. Cảm biến Sony Smart Tennis Sensor Sony mang đến triển lãm IFA 2014 tại Berlin cảm biến hỗ trợ người chơi, đồng thời thiết kế một khu vực để mọi người có thể đăng ký đánh thử vợt có gắn cảm biến này. Công nghệ này đem đến giải pháp thu thập các thông số cho người cầm vợt và chia sẻ kết quả đạt được. Cảm biến của Sony có thể kiểm soát thông tin qua biểu đồ hiện trên điện thoại ngay lập tức, cũng như có thể vừa thu thập thêm cả video hoặc ảnh chụp cùng các số liệu đi kèm. Sony cho biết thiết bị của họ sẽ tương thích với các mẫu vợt quần vợt của các nhà sản xuất hàng đầu thế giới như Prince, Wilson hay Yonex. (Nguồn: https://www.mainguyen.vn/tren-tay-va-danh-thu-vot-tennis-co-gan-cam-bien-sony- smart-tennis-sensor-tai-ifa-2014.html) Hình 23. Cảm biến Sony Smart Tennis Sensor (SSE-TN1W)
  • 45. 44 Cảm biến SSE-TN1W của Sony có khả năng phân tích rung động bao gồm việc đánh bóng, chạm bóng tại chỗ, phân tích độ xoay, tốc độ đi bóng và độ xoáy bóng, đồng thời có khả năng nhận biết khá nhiều hướng chuyển động tay khác nhau. Từ đó, thiết bị này đưa ra khả năng phân tích, hãng đã tích hợp micro trong thiết bị để phân tích âm thanh và độ rung động nhằm biết được bóng đập vào vợt mạnh hay nhẹ, cũng như cảm biến phân tích hướng chuyển động... Thiết bị được gắn ở phía cán vợt quần vợt tương thích với các nhà sản xuất danh tiếng như Prince, Wilson hay Yonex. Nó được kết nối với điện thoại thông qua Bluetooth 4.0 Low Energy cùng ứng dụng cho Android, và cả iOS (trong khi SmartBand lại không hỗ trợ iOS). Người chơi có thể quay lại cảnh diễn ra trận đánh quần vợt cùng các thông số được cập nhật liên tục, đồng thời có thể chia sẻ với bạn bè và nâng cao khả năng chơi của mình thông qua những chỉ dẫn của phần mềm. Thiết bị có trọng lượng chỉ 8 grams, đường kính vào khoảng 3,13 cm, bộ nhớ đệm khoảng 12,000 bức ảnh (tương đương 500 giây video) cùng tiêu chuẩn chống nước và bụi IPX5/IP6X. Sẽ mất khoảng 120 phút để sạc cho thiết bị để sử dụng trong vòng 90 phút (khi kết nối Bluetooth). 1.4.4. “Mắt diều hâu” - Hawk-Eye Công nghệ Hawk-eye (Mắt diều hâu) do các kỹ sư của Roke Manor Research Limited ở Romsey, Anh phát triển vào năm 2001. Công nghệ này đang ngày càng được phổ biến rộng rãi trong thể thao, đặc biệt là quần vợt. Mặc dù “mắt thần” không phải là một hiện tượng mới, tuy nhiên, theo thời gian, công nghệ này đã được cải tiến và ngày càng tự tin hơn trong việc là trợ thủ đắc lực của các trọng tài. Tất cả các hệ thống Mắt diều hâu hoạt động dựa trên bản chất của công nghệ 3D bằng cách sử dụng những dữ liệu về hình ảnh và thời gian được cung cấp bởi một số máy quay video tốc độ cao đặt tại các địa điểm và góc độ khác nhau đặt xung quanh sân đấu để theo dõi các tay vợt và trái bóng, mọi sự di chuyển trên sân đều được ghi lại chi tiết và được máy tính phân tích. Mắt diều hâu sẽ ghi nhận độ trượt và độ nảy của trái bóng, kết quả ghi được chỉ được phép chênh lệch 0.2-0.33cm. Ngoài ra, công nghệ này cũng mở ra một cách thức phân tích trực quan cho khán giả theo dõi trận đấu.
  • 46. 45 (Nguồn: https://tt.tennis-warehouse.com/ index.php?threads/in-out-device.584568/) (Nguồn: https://m-cacm.acm.org/ news/246601-automated-line-calls- replace-human-judges-at-us-open/ fulltext?mobile=true) Hình 24. Công nghệ “mắt diều hâu” - Hawk-Eye Bên cạnh nhiệm vụ hỗ trợ trọng tài, Hawk-eye còn có thể phân tích vận tốc của trái bóng ở bất kỳ thời điểm nào trong một đường bóng, so sánh các cú phát bóng (đường bóng, hướng và lực của bóng, điểm tiếp đất của cú phát bóng thứ nhất và thứ hai…), điểm nảy bóng, tổng số thời gian của các tay vợt hoạt động trên sân… Khán giả có thể theo dõi mọi việc thông qua một màn hình LED khổng lồ đặt bên trong sân vận động. Họ có thể thấy rõ ràng các tay vợt liếc qua các số liệu phân tích của mình trong thời gian nghỉ giữa hiệp để thay đổi lối chơi cho thích hợp. Song song với đó, công tác phát sóng trận đấu cũng được hỗ trợ rất nhiều thông qua những camera được đặt ở nhiều góc độ xung quanh sân, đặc biệt, khán giả còn có thể xem được những số liệu phân tích chi tiết về trận đấu. Điểm hạn chế duy nhất của công nghệ này là giá thành khá cao. 1.4.5. Technis Một công nghệ sáng tạo nữa hỗ trợ những người cầm vợt trong tương lai gần đó là Technis. Đây là một chương trình được nhúng trong sân2 . Về 2. Hệ thống nhúng (tiếng Anh: embedded system) là một thuật ngữ để chỉ một hệ thống có khả năng tự trị, được nhúng vào trong một môi trường hay hệ thống mẹ. Đó là các hệ thống tích hợp cả phần cứng và phần mềm phục vụ các bài toán chuyên dụng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp, tự động hóa điều khiển, quan trắc, truyền tin và thể thao. Đặc điểm của các hệ thống nhúng là hoạt động ổn định và có tính năng tự động hóa cao. Hệ thống nhúng thường được thiết kế để thực hiện một chức năng chuyên biệt nào đó.
  • 47. 46 cơ bản nó sẽ tạo nên một sân thông minh, cung cấp phản hồi về vị trí của người chơi bóng và phân bổ trọng lượng. Đồng thời nó còn cung cấp thêm nhiều thông tin hơn trong công tác đào tạo VĐV, qua đó giúp cải thiện trình độ huấn luyện. 1.4.6. Đồng hồ thể thao TomTom Multi-Sport Cardio GPS Đồng hồ thể thao TomTom Multi-Sport Cardio GPS có chức năng tích hợp cảm biến nhịp tim và màn hình xung điện. TomTom sẽ cho biết chính xác cách cơ thể người chơi đang đối phó với những quả phát bóng mạnh mẽ từ đối thủ và giúp điều chỉnh chế độ tập luyện cho hợp lý để đạt được kết quả như mong muốn. (Nguồn: https://www.elleman.vn/thu-choi/do-cong-nghe-doc-cho-nguoi-choi-tennis) Hình 25. Đồng hồ thể thao TomTom Multi-Sport Cardio GPS 1.4.7. Áo thun công nghệ cao Ralph Lauren Polo Tech shirt Thương hiệu Ralph Lauren đã giới thiệu dòng áo công nghệ cao với tên gọi Ralph Lauren Polo Tech Shirt. Điều kỳ kiệu của chiếc áo này chính (Nguồn: https://www.elleman.vn/thu-choi/do-cong-nghe-doc-cho-nguoi-choi-tennis) Hình 26. Áo thun thông minh theo dõi sức khỏe - Công nghệ cao Ralph Polo Tech shirt Lauren
  • 48. 47 là bộ máy nhỏ bằng chìa khóa xe hơi được gắn ở bên trong áo, ngay bên dưới xương lồng ngực. Thiết bị này được nối với rất nhiều sợi chỉ công nghệ cao bằng bạc để theo dõi nhịp tim, nhịp thở, lượng calo đã đốt cháy trong quá trình tập luyện, và truyền tải những thông tin này về máy vi tính hoặc điện thoại thông minh. 1.4.8. Ứng dụng The Championships The Championships là ứng dụng chính thức của Wimbledon. Ứng dụng này miễn phí trên hệ điều hành iOS và Android, cho phép truyền hình ảnh trực tiếp, kết quả và thống kê trận đấu, các video, hồ sơ của VĐV, tin tức và nhiều điều thú vị khác. Đây là một ứng dụng hoàn hảo giúp mọi người có thể liên tục cập nhật khi đang di chuyển. (Nguồn: https://www.elleman.vn/thu-choi/do-cong-nghe-doc-cho-nguoi-choi-tennis) Hình 27. Ứng dụng The Championships Câu hỏi hướng dẫn ôn tập Câu 1. Anh (chị) hãy khái quát lịch sử phát triển môn quần vợt trên thế giới. Câu 2. Trình bày một số cột mốc nổi bật của quá trình phát triển môn quần vợt trên thế giới. Câu 3. Sơ lược về lịch sử phát triển môn quần vợt ở Việt Nam. Câu 4. Hãy cho biết các giải quần vợt tiêu biểu trên thế giới. Câu 5. Khái quát xu thế phát triển công nghệ trong quần vợt ngày nay.
  • 49. 48 Tài liệu tham khảo Tiếng Việt 1. Phạm An Dương (2017), “Tìm hiểu ứng dụng công nghệ “mắt diều hâu” trong quần vợt”. Trích xuất từ trang: vnphoto.net (http://www. vnphoto.net/forums/showthread.php?t=214984). 2. Đặng Hoàng, Đinh Hiệp (2019), 100 năm quần vợt Việt Nam – Một thời trăn trở, NXB Thế giới. 3. Pegasus [Người dịch: Phạm Hữu Phúc] (2019), Tay vợt tennis Roger Federer, NXB Hồng Đức. 4. Trung DT(2014), “Trên tay và đánh thử vợt tennis có gắn cảm biến Sony Smart Tennis Sensor tại IFA 2014”. Trích xuất từ trang: mainguyen.vn (https://www.mainguyen.vn/tren-tay-va-danh-thu-vot-tennis-co-gan- cam-bien-sony-smart-tennis-sensor-tai-ifa-2014.html). 5. Huy Thọ, Sĩ Huyên (2005), “Võ Văn Bảy - người thách thức thời gian”, Trích xuất từ trang: tuoitre.vn (https://tuoitre.vn/vo-van-bay--- nguoi-thach-thuc-thoi-gian-108999.htm). 6. Đoàn Trúc (2015), “Đồ công nghệ độc cho người chơi tennis”. Trích xuất từ trang: elleman.vn (https://www.elleman.vn/thu-choi/do-cong- nghe-doc-cho-nguoi-choi-tennis) 7. Trung tâm Solidworks Thành Đô (2020), “Sự phát triển của quần vợt: Công nghệ đang tiến bộ như thế nào?”. Trích xuất từ trang: STDC (https://solidworks.stdc.edu.vn/su-phat-trien-cua-quan-vot-cong- nghe-dang-tien-bo-nhu-the-nao/). Tiếng Anh 8. FIVB (1989), Coaches Manual I, Direct Marketing & Communication SA. 9. The Editors of Salem Press (2009), Great Athletes: Golf and Tennis, Salem Press, Pasadena, California Hackensack, New Jersey.
  • 50. 49 Thông tin trên mạng Internet 10. http://review.siu.edu.vn/the-thao/lich-su-mon-quan-vot/252/5681 11. https://en.wikipedia.org/wiki/History_of_tennis 12. http://schooltennis.ru/en/about_tenis/world-tennis-history.php 13. https://www.tennistheme.com/tennishistory/tennishistory03.html 14. https://anhxua.com/album/thoi-phap-thuoc-cau-lac-bo-the-thao-sai- gon_416.html
  • 51.
  • 52. 51 Các đường kẻ giới hạn trên sân (Line): Đường kẻ giới hạn phát bóng ở chính giữa rộng 5 cm trong khoảng sân giữa lưới và đường phát bóng. Ở chính giữa đường biên ngang, kẻ một vạch mốc phát bóng rộng 5 cm, dài 10 cm, vuông góc với đường cuối sân và hướng vào mặt trong sân. Các thể loại mặt sân: có bốn loại sân chính. Tùy vào nguyên liệu làm bề mặt sân, mỗi bề mặt sẽ cho tốc độ và độ nảy khác nhau của bóng, từ đó ảnh hưởng đến người chơi: Sân cứng (Hard Court): Sân cứng thật sự có nhiều loại khác nhau. Có thể nó chỉ giản dị là sân xi măng hoặc nó được làm bởi nhiều lớp cao su mỏng trộn với cát rồi đổ lên mặt xi măng. Loại sân này thường làm cho bóng đi nhanh, nảy cao và đều. Nó thường thích hợp với những tay vợt thích phát bóng và lên lưới (serve and volley) nhưng người ta cũng có thể làm cho mặt sân này “chậm” hơn lại bằng cách làm cho mặt sân nhám hơn hay mềm hơn. Trong lịch sử các giải Grand Slam thì sân cứng đã từng được sử dụng tại Giải Quần vợt Úc Mở rộng kể từ năm 1988 và Giải Quần vợt Mỹ Mở rộng kể từ năm 1978. Một số giải quần vợt nổi tiếng được chơi trên mặt sân cứng: Giải Quần vợt Úc Mở rộng; Giải Quần vợt Mỹ Mở rộng; Indian Wells Masters; Miami Masters; Giải Quần vợt Canada Mở rộng (Rogers Cup); Cincinnati Masters; Thượng Hải Masters; Paris Masters… Sân đất nện (Clay Court): Sân đất nện được làm bằng đá hay gạch nghiền nát, thường có màu đất đỏ. Loại sân này làm cho bóng nảy chậm và lên cao. Sân này thích hợp cho các tay vợt thích đứng cuối sân thay vì lên lưới và phải có nhiều kiên nhẫn vì một điểm đánh chậm và lâu. Đa số các sân đất nện là ở châu Âu và Nam Mỹ. Trong lịch sử các giải Grand Slam thì sân đất nện đã từng được sử dụng tại Giải Quần vợt Mỹ Mở rộng từ năm 1975 đến năm 1977 và Giải Quần vợt Pháp Mở rộng kể từ năm 1891. VĐV quần vợt người Tây Ban Nha Rafael Nadal được mệnh danh là “ông vua sân đất nện”.
  • 53. 52 (Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_tin:Roland_Garros_ Stadium_in_2007.jpg) Hình 29. Sân đất nện (Clay Court) Một số giải quần vợt nổi tiếng được chơi trên mặt sân đất nện: Giải Quần vợt Pháp Mở rộng; Monte-Carlo Masters; Mutua Madrid Open; Internazionali BNL d’Italia. Sân cỏ (Lawn Court): Sân cỏ ngày nay rất hiếm có vì loại sân này rất tốn kém để gìn giữ. Đa số sân cỏ ngày nay chỉ thấy ở Anh vì người Anh vẫn thích giữ truyền thống quần vợt. Loại sân này làm cho bóng đi nhanh, nảy thấp và không đều. Vì thế nó thích hợp với những tay vợt thích phát bóng và lên lưới (serve and volley). Trong lịch sử các giải Grand Slam thì sân cỏ đã từng được sử dụng tại Giải Quần vợt Úc Mở rộng từ năm 1905 đến năm 1987, và Giải Vô địch Wimbledon kể từ năm 1877. VĐV quần vợt người Thụy Sĩ Roger Federer được mệnh danh là “ông vua sân cỏ”. Một số giải quần vợt nổi tiếng được chơi trên mặt sân cỏ: Giải Vô địch Wimbledon; Queen’s Club Championships (Aegon Championships); Giải Quần vợt Stuttgart Mở rộng (Mercedes Cup).
  • 54. 53 (Nguồn: https://www.turbosquid.com/fr/3d-models/wimbledon-centre-court-stadium- 3d-model-1338334) Hình 30. Sân cỏ (Lawn Court) Sân thảm (carpet court): Sân bằng thảm thường được dùng khi người ta mượn sân bóng rổ hay các sân thể thao khác trong nhà để tranh giải quần vợt. Ban tổ chức trải một loại thảm đặc biệt chế tạo cho quần vợt lên trên sân và dựng cột và lưới. Sân thảm thường có độ nảy trung bình nên thích hợp cho mọi loại đấu thủ. (Nguồn: http://ftptennis.net/ftp-tennis-college/ftp-tennis-college-courses/fundamentals- of-tennis-courses/the-tennis-court/section-04-types-of-tennis-courts/) Hình 31. Sân thảm (Carpet Court)
  • 55. 54 Trong quần vợt, có những sân quần vợt còn được chơi trong nhà, bởi vì sân trong nhà sẽ tránh được những cơn mưa làm gián đoạn các trận đấu. Sân cứng là mặt sân có nhiều trong sân trong nhà nhất. Một số giải quần vợt nổi tiếng được chơi sân trong nhà: Paris Masters, Thượng Hải Masters. (Nguồn: https://vietnamese.alibaba.com/product-detail/monden-design-indoor-gym- bleachers-truss-roof-for-tennis-court-60756145972.html) Hình 32. Sân quần vợt trong nhà (Indoor Court)
  • 56. 55 2.2. Dụng cụ tập luyện môn quần vợt (vợt, giày, trang phục…) 2.2.1. Vợt quần vợt (racquet) 2.2.1.1. Cán vợt (grip) Cán vợt có nhiều kích cỡ, người chơi cần chọn loại có cán vợt vừa tay, cách làm như sau: Cầm vợt với tay thuận của mình, nếu giữa đầu các ngón tay và phần gốc ngón tay cái có khoảng cách vừa đủ để đặt ngón tay trỏ của bàn tay kia thì cán vợt này vừa với tay người chơi; còn nếu rộng quá hoặc hẹp quá thì đều không được. Cán vợt thường được bọc bằng da hoặc cao su tổng hợp. Cuối cán vợt là đít vợt (butt). (Nguồn: https://tenniscompanion.org/parts-of-a-tennis-racquet/) Hình 33. Các bộ phận của vợt
  • 57. 56 2.2.1.2. Đầu vợt (head) Đầu vợt là chỗ để căng dây. Toàn bộ phần bên trong gọi là mặt dây. Phần giữa mặt dây gọi là điểm êm. Một số loại vợt trợ lực có kích thước đầu vợt lớn, nhưng đầu vợt lớn sẽ tạo ra lực cản không khí lớn và khó vung vợt một cách linh hoạt. Người mới chơi quần vợt nên chọn loại có đầu vợt cỡ vừa (khoảng 100 inch vuông). 2.2.1.3. Khung vợt (beam) Phần hai bên của đầu vợt gọi là khung vợt. Một số vợt có khung vợt to hơn bình thường, tuy nhiên khi mới chơi, nếu không muốn bóng bay lung tung do đập vào cạnh vợt, thì hãy chọn vợt có khung vợt có độ dày vừa phải. 2.2.1.4. Cổ vợt (throat) Đầu vợt nối với cán vợt qua cổ vợt (gồm 2 cạnh cong). Phần hình tam giác ở giữa gọi là cổ vợt. 2.2.2. Bóng (ball) Bóng quần vợt được làm bằng cao su và được bọc bằng hỗn hợp len và sợi tổng hợp. Bóng quần vợt là bóng nén khí và nó sẽ mất dần độ nén cũng như độ nảy sau một thời gian sử dụng và trở thành “bóng chết”, là bóng khi có thể bóp nó một cách dễ dàng, không sử dụng được nữa. (Nguồn: http://www.sizechart.com/sports/tennis/ball-size/index.html) Hình 34. Kích thước quả bóng thi đấu