SlideShare a Scribd company logo
1 of 92
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT KINH DOANH -THƯƠNG MẠI
----- -----
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA: 2008 – 2012
ĐỀ TÀI:
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA
CỔ ĐÔNG TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN
MÃ TÀI LIỆU: 80159
ZALO: 0917.193.864
Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com
Giảng viên hướng dẫn Đoàn
Nguyễn Phú Cường
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Cà
MSSV: 5085866
Lớp: Thương Mại 2
LỜI CẢM ƠN
Để có được thành quả học tập như ngày hôm nay, ngoài sự vận động của bản
thân, tôi luôn nhận được những tình cảm chân thành từ gia đình, thầy cô và bạn bè
xung quanh tôi. Những tình cảm đó tôi xin khắc ghi mãi mãi…
Con kính dâng cha mẹ và gia đình tất cả những tình cảm và lòng biết ơn sâu
sắc nhất.
Tôi không bao giờ quên công ơn to lớn của thầy Đoàn Nguyễn Phú Cường đã
dẫn dắt tôi từng bước, hết lòng động viên tôi trong suốt trình hoàn thành luận văn
của mình.
Tôi mãi không quên công ơn cô cố vấn học tập Lê Huỳnh Phương Chinh và
quý thầy cô khoa Luật đã tận tình dạy dỗ, dìu dắt và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
tôi học tập và hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Tôi luôn ghi nhớ những tình cảm, những kiến thức quý báu từ những thầy cô
đã từng giảng dạy tôi trong suốt quá tình học tập tại Đại học Cần Thơ.
Cám ơn các bạn lớp Luật Thương Mại 2- K34 đã động viên, giúp đỡ, chia
sẽ những kinh nghiệm trong thời gian tôi học tập tại trường.
Với điều kiện thời gian cho phép, khả năng nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế
còn hạn chế ắt hẳn luận văn sẽ có nhiều thiếu sót. Nhưng với sự nghiên cứu nghiêm
túc, sự đam mê tìm tòi tác giả hy vọng đóng góp ý kiến nhỏ bé vào sự phát triển
chung của nền khoa học pháp lý nước nhà. Rất mong nhận được sự lượng thứ, chỉ
bảo tận tình của quý thầy cô, những người đi trước và những anh chị, độc giả quan
tâm đến đề tài này.
Cuối lời tôi xin chúc tất cả mọi người dồi dào sức khỏe và thành công.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Cà
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
……………………………………………………………………....
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
……………………………………………………………………....
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BKS
BLDS
CĐPT
CĐƯĐ
CĐSL
CPPT
CPƯĐ
CPƯĐCT
CTCP
ĐHĐCĐ
HĐQT
LCK
LDN
LĐT
NĐ
NĐT
TBCN
TNHH
TTCK
WTO
Ban kiểm soát
Bộ luật Dân sự năm 2005
Cổ đông phổ thông
Cổ đông ưu đãi
Cổ đông sáng lập
Cổ phần phổ thông
Cổ phần ưu đãi
Cổ đông ưu đải cổ tức
Công ty cổ phần
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Luật Chứng khoán
Luật Doanh nghiệp
Luật Đầu tư
Nghị định
Nhà đầu tư
Tư Bản Chủ Nghĩa
Trách nhiệm hữu hạn
Thị trường chứng khoán
Tổ chức thương mại thế giới
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý đo chọn đề tài………………………………………………………….1
2. Mục tiêu nghiên cứu……………………………………………................2
3. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………...……...2
4. Phạm vi nghiên cứu……………………………………………......……...3
5. Phương pháp nghiên cứu……………………………………….................3
6. Kết cấu đề tài …………………………………………………...………...3
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ
PHẦN…………..…………………………………………............................4
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của CTCP trên thế giới……………...4
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của CTCP ở Việt Nam………............6
1.3. Khái niệm và đặc điểm của CTCP…………………………...............9
1.3.1. Khái niệm………………………………………………............9
1.3.2. Đặc điểm…………………………………………….………..10
1.3.2.1. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân độc lập.......................................10
1.3.2.2. Cổ đông trong CTCP chịu trách nhiệm hữu hạn....................................11
1.3.2.3. Cơ cấu vốn và tài chính linh hoạt. …………….…..................12
1.3.2.4. Chuyển nhượng vốn góp tương đối dễ dàng……......................14
1.3.2.5. Thành viên của CTCP………………………….....................15
1.4. Vai trò của CTCP……………………………………….................17
CHƯƠNG 2: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC CỔ ĐÔNG
TRONG CTCP………..……………………………………………..21
2.1. Khái quát cổ đông trong CTCP…………………………..................21
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm cổ đông trong CTCP……………………..21
2.1.1.1. Khái niệm cổ đông………………………………………....21
2.1.1.2. Đặc điểm của cổ đông………………………………….......21
2.1.2. Các loại cổ đông……………………………………................23
2.1.3. Vai trò của cổ đông trong CTCP…………………….…............24
2.2. Cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu trong CTCP………………..................24
2.2.1. Cổ phần, cổ phiếu trong CTCP………………………...............24
2.2.1.1. Cổ phần………………………………………...….............24
2.2.1.2. Cổ phiếu…………………………………………...............27
2.2.2. Trái phiếu trong CTCP…………………………………...........28
2.3. Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong CTCP………………..............30
2.3.1. Quyền và nghĩa vụ của CĐPT………………………................30
2.3.1.1. Quyền của CĐPT…………………………………..............30
2.3.1.1.1. Nhóm quyền về tài sản………………………………….31
2.3.1.1.2. Nhóm quyền về thông tin……………………………….42
2.3.1.2. Nghĩa vụ của CĐPT……………....………………..............61
2.3.2. Quyền và nghĩa vụ của CĐƯĐ………………………………...62
2.3.2.1. Cổ đông ưu đãi biểu quyết…………………….....................62
2.3.2.2. Cổ đông ưu đãi cổ tức…………………………….……......64
2.3.2.3. Cổ đông ưu đãi hoàn lại…………………………................66
CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP VỀ QUYỀN VÀ
NGHĨA VỤ CỦA CỔ ĐÔNG TRONG CTCP………………..68
3.1. Những mặt đạt được và chưa đạt được trong việc thực hiện quyền và
nghĩa vụ của cổ đông trong CTCP theo Luật doanh nghiệp năm 2005 và các văn bản
khác có liên quan……….............................................................68
3.2. Kiến nghị về quyền của cổ đông trong CTCP……………….......69
3.2.1. Quyền nhận cổ tức………………………………..................69
3.2.2. Quyền tham gia biểu quyết………………………….……...71
3.2.3. Quyền ủy quyền cho người khác………………………........73
3.2.4. Quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần………….................74
3.2.5. Quyền dự họp ĐHĐCĐ…………………………..................75
3.2.6. Quyền cầm cố cổ phần………………………………………78
3.2.7. Quyền yêu cầu hủy quyết định của ĐHĐCĐ………………..78
3.3. kiến nghị về nghĩa vụ của cổ đông trong CTCP………….….......80
KẾT LUẬN………………………………………………….....................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………...….......................83
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kể từ khi Nhà nước ta tiến hành Đại hội Đảng lần thứ VI vào tháng 12 năm 1986,
đã đánh đấu sự đổi mới của nền kinh tế Việt Nam. Kinh tế nước ta đã từng bước chuyển
sang nền kinh tế thị trường, chế độ bao cấp cũng bắt đầu xóa bỏ và thay vào đó là nền
kinh tế nhiều thành phần. Đây là một “mốc son” quan trọng đánh đấu sự ra đời của nhiều
loại hình kinh tế và theo đó là sự cạnh tranh khốc liệt giữa các loại hình doanh nghiệp
như: Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp Tư Nhân hay công ty hợp Danh...
Hòa cùng với xu thế Nhà nước ta đang tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước,
điểm đặc biệt là Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới
WTO (7/11/2006) thì nguồn vốn từ nước ngoài đầu tư vào Việt Nam ngày càng gia tăng
hơn, đặc biệt là sự ra đời của các doanh nghiệp một cách nhanh chống, không ngừng tăng
lên về số lượng, có khoảng 602.171 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh theo luật doanh
nghiệp (tính đến ngày 23/8/2011)1, trong đó có sự gia tăng đáng kể của CTCP.
Trong tiến trình phát triển nền kinh tế thị trường, CTCP có một vị trí trung tâm và
là một xu thế vận động tất yếu của hệ thống doanh nghiệp. Ở nước ta, điều này cũng đã
được thể hiện rõ qua chủ trương đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp trong những năm
qua. Trong đó, nổi bật lên là vấn đề hệ thống, ổn định và đảm bảo các khía cạnh pháp lý
của các cổ đông trong CTCP.
Lý do mà CTCP chiếm ưu thế trong sự lựa chọn của các nhà đầu tư là vì ở chính
bản thân CTCP có những ưu điểm riêng và nổi bật như: quy mô lớn, khả năng huy động
vốn rất cao, đặc biệt là “tính thanh khoản” của vốn. Tuy nhiên, cũng bởi chính những đặc
tính ưu việt đó mà quyền lực của các cổ đông dễ dàng bị chia sẽ và mọi người có thể dễ
dàng trở thành cổ đông sẽ dẫn đến số lượng thành viên công ty là rất lớn rây khó khăn
cho việc kiểm soát và quản lý.
Luật Doanh nghiệp 2005 có hiệu lực cho đến nay đã hơn 6 năm đã góp phần nâng cao
đáng kể đời sống pháp lý và hoạt động của CTCP, tuy nhiên trong quá trình vận dụng vào
thực tế cũng đã nảy sinh nhiều vấn đề vướng mắc, chồng chéo giữa các điều khoản của Luật
Doanh nghiệp, giữa Luật Doanh nghiệp và các văn
1 http://thuongmai.vn/thuong-mai/thuong-mai-viet-nam/95478-5-nam-gia-nhap-wto-co-hoi-nhieu-thach-thuc-lon-.html.
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
bản pháp luật khác, một vài quy định chưa thực sự tạo ra khung pháp lý chặt chẽ để
thỏa mãn nhu cầu, nguyện vọng của cổ đông CTCP. Làm thế nào để CTCP giữ vững
vai trò là “trung tâm” trong tiến trình phát triển kinh tế thị trường, làm thế nào để
đảm bảo tư cách, quyền lợi của các cổ đông - một thành tố đóng vai trò nòng cốt
trong CTCP là một trong những giải pháp góp phần thực hiện chủ trương xây dựng
nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn liền với quốc sách phát huy tiềm
lực toàn xã hội.
Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn cùng với kiến thức từ thầy cô, bạn bè, từ tài liệu
chuyên ngành, cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng tác giả đã mạnh dạng chọn
đề tài “Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần” để làm đề tài luận văn tốt
nghiệp cuối khóa của mình. Thông qua đó, tác giả mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé
công sức của mình vào việc hoàn thiện hơn các quy định của LDN nhằm bảo vệ tốt hơn
quyền lợi của cổ đông CTCP, điều hòa nhóm lợi ích đôi khi đối lập và xung đột lẫn nhau và
nhầm tận dụng tối đa sự ưu việt của CTCP tạo ra một mô hình hoàn hảo mà thương nhân Việt
Nam có thể sử dụng trong quá trình hội nhập đầy thách thức và không kém phần khốc liệt.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đây là vấn đề khoa học pháp lí không phải là mới mẻ nhưng giá trị của vấn đề thì
trường tồn mãi mãi, trải qua bao lần thay đổi và dù Luật Doanh Nghiệp năm 2005 được sửa
đổi thì bản chất của vấn đề vẫn còn đó. Do đó, mục đích của đề tài là nghiên cứu một cách hệ
thống các vấn đề lý luận, các khía cạnh pháp lý về quyền và nghĩa vụ cổ đông trong CTCP
nhằm tiếp cận vấn đề sâu hơn và có cái nhìn toàn diện hơn để nâng cao kiến thức cho bản
thân, thông qua đó hi vọng đóng góp một phần nhỏ bé công sức, công trình nghiên cứu cho
nền khoa học pháp lý nước nhà cũng như vào xu thế vận động tất yếu của hệ thống doanh
nghiệp. Nhằm giúp cho hoạt động của các công ty cổ phần ngày càng có hiệu quả, tạo lòng
tin cho các nhà đầu tư để họ góp vốn đầu tư phát triển nền kinh tế đất nước.
3. Đối tượng nghiên cứu
Với những lý do trình bày như trên, đối tượng nghiên cứu của đề tài là về quyền
và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp
năm 2005. Từ đó biết được những điểm chưa phù hợp và thiếu sót
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
khi áp dụng vào thực tiễn, để đưa ra những giải pháp khắc phục và hoàn thiện tốt
hơn.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản về công ty cổ phần, đặc biệt là
quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần, theo quy định của Luật Doanh
nghiệp 2005. Do kiến thức có hạn nên tác giả chỉ nghiên cứu chủ yếu quy định của luật
Doanh nghiệp 2005, Nghị định 102/2010/NĐ-CP.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, so
sánh, tổng hợp. Tác giả chỉ sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học luật chủ yếu
về lí thuyết mà không đi đến một điều tra thực tế nào.
6. Kết cấu đề tài
Đề tài được kết cấu gồm có ba chương:
Chương 1: khái quát về công ty cổ phần
Chương 2: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong CTCP
Chương 3: Kiến nghị về giải pháp của việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của
cổ đông trong CTCP
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ
PHẦN
Công ty cổ phần là một hình thức tổ chức kinh doanh ra đời, tồn tại và phát
triển trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định. Sự hình thành và phát triển của
công ty cổ phần gắn liền với sự hình thành của thị trường vốn và thị trường tiền tệ.
“Công ty cồ phần là một loại hình kinh doanh phổ biến hiện nay, được xem là
phương thức phát triển cao nhất cho đến nay của loài người để huy động vốn cho
kinh doanh và qua đó làm cho nền kinh tế của mỗi quốc gia phát triển”2
. Tại sao lại
nói như vậy đối với CTCP? để trả lời chính xác cho câu hỏi này, thì trước hết chúng
ta cần phải tìm hiểu về khái niệm, đặc điểm cũng như vai trò của CTCP. Từ đó mới
thấy được tầm quan trọng của CTCP trong nền kinh tế Việt Nam nói riêng và của thế
giới nói chung.
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của CTCP trên thế giới
Câu hỏi đặt ra là CTCP có nguồn gốc từ đâu? không có một tài liệu chính thức
nào để chứng minh điều đó một cách cụ thể, rõ ràng cả, mà chỉ biết là CTCP có nguồn
gốc khá mơ hồ ở Ý hoặc một trong những ngân hàng đầu tiên ở Genua, hoặc Mailand
trong thế kỷ XV, hoặc trong công ty Đông Ấn của Hà Lan, hoặc thậm chí đã có nguồn
gốc xa xưa trong các societas của người La Mã3.
Ở thời La Mã, tầng lớp quý tộc lập ra những societas (hội xã) để phụ các hiệp sĩ thu
thuế nông nghiệp, sau đó là đi chinh phục các lãnh thổ và đúc khí giới, áo giáp cung cấp cho
các đoàn quân viễn chinh; còn ở tầng lớp thứ dân, những người thợ thủ công và thương gia
mở các collegia hay corpora (công ty) tự bầu người quản lý và được cấp phép hoạt động. Sau
đế quốc La Mã sụp đổ, hình thức này cũng bị lụi tàn dần cho mãi đến thời kỳ Trung cổ, hai
trong số các tổ chức do người La Mã để lại đã được phục hồi là đế quốc của các thương gia
tại Ý và công ty cùng các guild (phường hội) được chính quyền cấp phép tại miền Bắc Châu
Âu.
Từ thế kỷ XII đến XVI mô hình tựu tập kiểu La Mã mở rộng ra trên lục địa châu
Âu khi các doanh nhân lập ra các phường hội thương mại, hội thủ công nhằm đầu tư.
Cuối thế kỷ XVI, khi thương mại ở Anh phát triển mạnh mẽ, các vua Anh
2
Nguyễn Ngọc Bích “ Luật doanh nghiệp vốn, quản lý trongcông ty cổ phần, NXB Trẻ, năm 2003, trang26.
3
Đỗ Thị Thìn, Luận văn chuyên ngành kinh tế “Quy chế pháp lý về cổ đông trongCTCP” trang5.
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
lập ra các công ty thuộc quyền của mình để họ đi mua bán trên khắp thế giới. Doanh
nhân tại chính quốc làm ăn theo kiểu của họ, và chỉ có dạng làm ăn riêng, hay góp
vốn làm ăn chung. Đến năm 1844, Quốc hội Anh ban hành luật công ty cổ phần; sang
năm 1855 thì có luật về trách nhiệm hữu hạn; cuối cùng cả hai luật kia được sáp nhập
thành một vào năm 1862.
Trong số báo ngày 31/12/1999 báo The Economist cho thông tin khác: Cổ
phần đầu tiên được pháp hành lần đầu tiên vào thế kỷ 16 từ một công ty cổ phần ở
châu Âu, do công ty Muscovy Company lập ra năm 1553, ở Luân Đôn để buôn bán
với Nga. Trái phiếu được chính phủ Pháp phát hành lần đầu tiên năm 1555. Việc sử
dụng cổ phần có lúc lên lúc xuống, và nắm cổ phần thì cũng giống như đánh bạc.
Luật pháp quy định trách nhiệm hữu hạn đầu tiên ra đời ở Mỹ năm 1811. Ý niệm về
tính chất đó đã có từ thời La Mã. Năm 1811, bang New York, và tính hữu hạn kia trở
thành phổ biến vì bang nào không dùng đến nó là không thu hút được vốn. Các bang
khác theo nhau làm. Năm 1855, nước Anh lúc đó là một cường quốc kinh tế mới làm
theo.
Vào lúc ấy, nước Anh là bá chủ về hàng hải và là một cường quốc trên thế giới. Luật
công ty của Mỹ cũng chịu sự ảnh hưởng của Anh cho nguồn gốc hình thành nước Mỹ. Các
nước trong khối thịnh vượng chung có luật công ty giống của
Anh.
Riêng Pháp và Đức đi theo một con đường khác do khác biệt về văn hóa. Công ty
Đức được luật quy định chặt chẽ và không uyển chuyển như công ty của Anh và Mỹ. Ở
Pháp, năm 1807, Bộ Luật Napoleon thiết lập nền tản cho công ty bằng hội họp tư cổ
phần; đến năm 1863, thì công ty trách nhiệm hữu hạn ra đời.
Về mặt thương mại, công ty cổ phần là phương thức phát triển cao nhất cho
đến nay của loài người để huy động được nhiều vốn nhất cho kinh doanh và qua đó
làm cho nền kinh tế của mỗi quốc gia phát triển.
Hình thức lập hội, lập các tổ chức dạng như công ty phát triển liên tục dưới nhiều
hình thái khác nhau qua các thời kỳ tại các vùng lãnh thổ khác nhau. Trong các thời kỳ
này, nền kinh tế thị trường phát triển cùng với sự phát triển mạnh mẽ của CNTB, nhu cầu
hùn hợp vốn và liên kết của các nhà buôn nhỏ lẻ trước sự chèn ép của các nhà tư bản là
tất yếu và ngày càng trở nên phổ biến dưới nhiều phương
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
thức. Mầm mống hình thành CTCP đúng như Các Mác nhận định: “Ngay trong buổi
đầu của nền sản xuất TBCN một số ngành sản xuất cũng đòi hỏi một số tư bản tối
thiểu mà lúc bấy giờ từng cá nhân riêng lẻ chưa thể có được, tình hình đó mặc nhiên
dẫn đến Nhà nước phải trợ cấp cho những tư nhân như ở Pháp dưới thời Colbert,
như là một số công quốc cho tới nay. Mặt khác, nó dẫn đến việc thành lập một số hội
nắm giữ độc quyền do pháp luật thừa nhận để kinh doanh trong những ngành công
nghiệp và thương nghiệp nhất định. Đó là tiền thân của Công ty cổ phần hiện đại”4
.
Tóm lại sự ra đời của công ty cổ phần gắn liền với sản xuất xã hội hóa, đặc
biệt là xã hội hóa về vốn và sự ra đời của nó cũng phần nào đáp ứng nhu cầu kinh
doanh của con người. Trong quá trình phát triển của nó phần nào cũng xuất phát từ
thực tế của xã hội và tham vọng, bành trướng về thế lực của con người về vốn, về số
lượng thành viên. Dẫn đến sự ra đời của tập đoàn kinh tế khổng lồ, hơn nữa vào giai
đoạn này sự ra đời của thị trường chứng khoán cũng tác động không nhỏ đến sự phát
triểm của công ty cổ phần.
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của CTCP ở Việt Nam
Ở Việt Nam, Luật lệ về công ty lần đầu tiên được quy định là trong “Bộ Dân
luật thi hành tại các toà Nam án - Bắc Kỳ”, trong đó tiết thứ 5 (Chương IX) nói về hội
buôn được chia thành hai loại là hội người và hội vốn. Nhìn chung, quy định của
Pháp luật thời kỳ này về CTCP còn rất sơ khai.
Dưới thời Pháp thuộc, các quy định của Bộ luật Thương mại Pháp năm 1807,
trong đó có quy định về hình thức CTCP được áp dụng ở cả ba kỳ tại Việt Nam. Đến
năm 1942, Vua Bảo Đại ban hành Bộ luật thương mại Trung phần có hiệu lực áp
dụng tại Trung Kỳ, trong đó có quy định về CTCP từ Điều 102 đến Điều 142 và từ
Điều 159 đến Điều 171.
Năm 1972, chính quyền Việt Nam Cộng hoà ban hành Bộ luật Thương mại, trong đó
CTCP được gọi là hội nặc danh với đặc điểm “gồmcó các hội viên mệnh danh cổ đông, chỉ
chịu trách nhiệmtrong giới hạn phần hùn của mình dưới hình thức cổ phần” (Điều 236) và
“chỉ được thành lập nếu có số hội viên từ 7 người trở lên” (Điều 295). Các vấn đề pháp lý
liên quan đến hình thức hội nặc danh như thành
4 C.Mac tư bản,tập 1, phần II,NXB Sự thật,trang 390.
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
lập, góp vốn, cơ cấu quản lý … đã được quy định rất chi tiết trong Bộ luật này từ
Điều 236 đến Điều 278 cũng như từ Điều 295 đến Điều 314.
Ở miền Bắc, sau năm 1954 cho đến khi thống nhất đất nước vào năm 1975 và trên
phạm vi cả nước từ sau năm 1975 đến những năm 80 của thế kỷ 20, với chính sách kinh
tế kế hoạch hoá tập trung, các hình thức công ty nói chung và CTCP nói riêng hầu như
không được pháp luật thừa nhận. Khái niệm “công ty” trong giai đoạn này không được
hiểu đúng bản chất pháp lý mà chỉ được hiểu theo hình thức kinh doanh. Các hình thức tổ
chức sản xuất, kinh doanh trong giai đoạn này chủ yếu bao gồm các nhà máy, xí nghiệp
quốc doanh, hợp tác xã (đối với thành phần kinh tế tập thể) và công tư hợp danh (hình
thành từ quá trình cải tạo công thương nghiệp XHCN). Trong giai đoạn này, mặc dù Điều
lệ về đầu tư của nước ngoài ở nước CHXHCN Việt Nam (ban hành kèm theo Nghị định
115/CP của Chính phủ ngày 18/4/1977) có đề cập đến hình thức CTCP khi quy định “xí
nghiệp hoặc công ty hỗn hợp” có thể thành lập theo hình thức “công ty vô danh” (một tên
gọi khác của CTCP) nhưng lại không có văn bản pháp luật nào quy định về tổ chức và
hoạt động của hình thức CTCP này. Và trên thực tế, cũng không có xí nghiệp hoặc công
ty hỗn hợp nào được thành lập theo hình thức “công ty vô danh” theo quy định của Điều
lệ về đầu tư của nước ngoài năm 1977 kể trên.
Cho đến khi Luật công ty được ban hành ngày 21/12/1990, hình thức CTCP mới
chính thức được quy định cụ thể. Theo Luật Công ty 1990, CTCP được xác định với các
đặc điểm sau:(i) Số thành viên gọi là cổ đông mà công ty phải có trong suốt thời gian
hoạt động ít nhất là 7. (ii) Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần băng
nhau gọi là cổ phần. Giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phiếu. Mỗi cổ đông có thể
mua một hoặc nhiều cổ phiếu. (iii) Cổ phiếu phát hành có thể ghi tên hoặc không ghi tên.
Cổ phiếu của sáng lập viên, của thành viên Hội đồng quản trị phải là những cổ phiếu có
ghi tên. (iv) Cổ phiếu không ghi tên được tự do chuyển nhượng. Cổ phiếu ghi tên chỉ
được chuyển nhượng nếu được sự đồng ý của Hội đồng quản trị, trừ trường hợp quy định
tại điều 39 của Luật này.
Sau khi Luật Công ty ra đời, nhiều văn bản pháp luật khác nhau đã được ban hành
nhằm điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau
nhưng được tổ chức dưới hình thức CTCP. Hoạt động của các doanh
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
nghiệp này một mặt phải tuân thủ các quy định của Luật Công ty, mặc khác do đặc thù
riêng của các ngành nghề kinh doanh, hoạt động của các doanh nghiệp này còn phải tuân
thủ theo quy định của các luật chuyên ngành. Chẳng hạn như trong Luật các tổ chức tín
dụng có hiệu lực từ ngày 01/10/1998 tại Điều 12 quy định về các loại hình tổ chức tín
dụng có hình thức tổ chức tín dụng cổ phần của Nhà nước và nhân dân, hay nói cách
khác các Ngân hàng thương mại cổ phần chính là các công ty cổ phần hoạt động trong
lĩnh vực tài chính - tiền tệ.
Trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán, tại Điều 2.1 Quy chế về tổ chức và hoạt
động của công ty chứng khoán ban hành kem theo Quyết định số 04/1998/QĐ-UBCK
ngày 13/10/1998 quy định “Công ty chứng khoán là công ty cổ phần thành lập hợp pháp
tại Việt Nam, được uỷ ban chứng khoán nhà nước cấp giấy phép thực hiện một hoặc một
số loại hình kinh doanh chứng khoán”.
Sau gần 10 năm thực hiện, Luật Công ty đã phát huy được tích cực vai trò của
mình, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên,
thực tiễn các quan hệ kinh doanh ở nước ta trong thời kỳ này liên tục biến đổi, Luật
công ty đã bộc lộ rất nhiều bất cập, nhất là trong vấn đề thủ tục thành lập và đăng ký
kinh doanh. Nhiều quy định của luật này tỏ ra lạc hậu với cách thức tổ chức một công
ty theo cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế. Việc sửa đổi, thay thế luật này được đặt
ra như là một sự tất yếu khách quan.
Ngày 12/6/1999, Quốc hội đã thông qua Luật Doanh nghiệp để thay thế cho Luật
Công ty và Luật danh nghiệp tư nhân. Sau hơn 6 năm đi vào hoạt động, Luật DN 1999 đã
được thay đổi bằng Luật Doanh nghiệp 2005. Trong các văn bản này, công ty cổ phần
vẫn tiếp tục được ghi nhận và được quy định theo hướng tiếp cận dần đến các chuẩn mực
quốc tế về quản trị công ty cổ phần.
Tóm lại, đây là quá trình hình thành và phát triển công ty cổ phần trên thế giới và
Việt Nam, chúng ta thấy rằng sự ra đời của công ty cổ phần là một tất yếu khách quan của
nền kinh tế, hơn nữa sự ra đời của nó cũng đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của các tầng
lớp trong xã hội. Ngày nay, với tốc độ phát triển kinh tế xã hội và xu hướng toàn cầu hóa
đang diễn ra trong đó có lĩnh vực kinh tế, điều này buộc chúng ta phải tận dụng và phát huy
tất cả các nguồn lực bên trong và các nguồn lực bên ngoài. Chính cơ hội này mà vị thế của
công ty cổ phần đã bộc lộ
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
những ưu điểm vượt trội so với các loại hình doanh nghiệp khác và sự đóng góp của
công ty cổ phần vào nền kinh tế là rất lớn, điều này nói rõ rằng công ty cổ phần là
một loại hình doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với nền kinh tế của mỗi
nước. Không chỉ riêng ở Việt Nam mà hầu như tất cả các nước trên thế giới đã và
đang tận dụng triệt để các nguồn lực bên trong lẫn bên ngoài, đồng thời kết hợp
nhuần nhuyễn các nguồn lực này. Để đạt được hiệu quả cao thì các nước đã tận dụng
và phát huy vai trò các loại hình doanh nghiệp nhưng có vai trò quan trọng trên hết
đó là loại hình công ty cổ phần.
1.3. Khái niệm và đặc điểm của CTCP
1.3.1 Khái niệm
Ngay từ ngày xa xưa, các nhà buôn đã biết hùn nhau đồng vốn để làm ăn và chia
lời lãi từ công việc kinh doanh. Họ chấp nhận mất đi phần vốn đã bỏ ra nếu công việc
kinh doanh gặp trở ngại. Hình ảnh này cũng không khác mấy với hình ảnh người ta mua
cổ phần ở các CTCP ngày nay. Bằng việc cách điệu hóa các nguyên tắc mà các nhà buôn
đã từng hùn vốn với nhau, quy định cụ thể về phương thức góp vốn, người được quyền
góp vốn, đa dạng hóa các loại vốn góp, thêm bớt các quyền và nghĩa vụ của người góp
vốn, cách chia lời lãi, trách nhiệm của mỗi người góp vốn đối với những rủi ro trong kinh
doanh… ý tưởng sơ khai về sự hợp tác cùng bỏ vốn, chia lời lãi và chỉ mất những gì đã
góp vào ban đầu của các nhà buôn được tiếp nối trong các CTCP hiện đại.
Ngày nay, CTCP được xem là phương thức phát triển cao nhất của loài người để
huy động vốn cho kinh doanh và qua đó làm cho nền kinh tế của mỗi quốc gia phát
triển5. Công ty cổ phần được định nghĩa là một tổ chức thành lập theo pháp luật trong đó
vốn được chia làm nhiều phần bằng nhau, người sở hữu ít nhất một cổ phần đã phát hành
của CTCP được gọi là cổ đông. Cổ đông có thể là cá nhân hay tổ chức và chỉ chịu trách
nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn
đã góp vào doanh nghiệp. CTCP mang bản chất là công ty đối vốn quy tụ các cổ đông có
thể là những người không quen biết nhau, tối thiểu phải là ba nhưng không hạn chế số
lượng tối đa.
5Nguyễn Ngọc Bích,“Luật Doanh nghiệp,vốnvà quảnlý trong công ty cổ phần”,NXB Trẻ,năm
2003, trang 26.
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
1.3.2. Đặc điểm
Trong thời kỳ đổi mới, hệ thống pháp luật về doanh nghiệp ở nước ta đã từng bước
xây dựng và hoàn thiện. Các đạo luật như: Luật doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp nhà nước,
Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật thương
mại, Luật cạnh tranh, Luật phá sản và nhiều đạo luật khác được ban hành và đi vào cuộc
sống, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau, thuộc
mọi thành phần kinh tế, góp phần hoàn thiện môi trường kinh doanh, giải phóng sức sản xuất,
huy động mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Mỗi loại hình doanh nghiệp có những
đặc trưng và hạn chế nhất định, từ đó tạo nên lợi thế của doanh nghiệp. So với các loại hình
doanh nghiệp khác hiện nay ở nước ta, thì loại hình doanh nghiệp là công ty cổ phần có
những đặc điểm và lợi thế hơn hẳn. Với đặc điểm cơ bản đó chúng ta dễ dàng phân biệt với
công ty TNHH và công ty hợp doanh. Theo điều 77 Luật doanh nghiệp năm 2005 thì những
đặc điểm đó được thể hiện ở những phía cạnh sau:
1.3.2.1. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân độc lập
Pháp luật về công ty của các nước đều xác lập một cách cụ thể về các quyền và nghĩa
vụ pháp lý của CTCP với tư cách là một pháp nhân độc lập, có năng lực và tư cách chủ thể
riêng, tồn tại độc lập và tách biệt với các cổ đông trong công ty. CTCP chịu trách nhiệm về
các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản bằng tài sản của chính công ty, với tư cách chủ thể là pháp
nhân thông qua người đại diện của mình theo quy định của pháp luật, công ty có thể trở thành
nguyên đơn hoặc bị đơn dân sự trong các quan hệ tranh tụng tại Tòa án. Công ty mua sắm
các tài sản mới, thì tài sản đó thuộc sở hữu của công ty chứ không thuộc sở hữu của các cổ
đông công ty vì lúc này công ty cổ phần là một pháp nhân, tách biệt hoàn toàn với các cổ
đông. Trong trường hợp này, cổ đông không được xem tài sản mà công ty mới mua sắm là tài
sản của cá nhân mình; mặc dù trên thực tế cổ đông là chủ sở hữu một số quyền lợi có giá trị
của công ty cổ phần như: quyền tham gia quản lý, điều hành công ty theo qui định, quyền
được chia cổ tức, quyền được chia tài sản theo tỷ lệ cổ phần sở hữu khi công ty giải thể …
Tuy nhiên, với tư cách là một pháp nhân, công ty có quyền sở hữu tài sản riêng còn các cổ
đông chỉ được sở hữu cổ phần trong công ty mà không có bất kỳ quyền sở hữu nào đối với tài
sản của công ty.
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
Cổ đông là chủ sở hữu CTCP và có một số quyền lợi như: quyền tham gia quản lý
điều hành, quyền được chia cổ tức, quyền được chia tài sản theo tỷ lệ cổ phần sở hữu khi
công ty giải thể …. Nhưng cổ đông chỉ được sở hữu cổ phần trong
công ty mà không có bất kỳ quyền sở hữu nào đối với tài sản của công ty. Trong khi đó,
CTCP với tư cách là một pháp nhân có quyền sở hữu toàn bộ tài sản riêng của công ty.
Luật pháp phân biệt rạch ròi công ty với cổ đông. Một cổ đông nắm 60% cổ phần của
công ty, rồi làm giám đốc công ty, và là người duy nhất của công ty, thì người ấy vẫn
không phải là công ty mà chỉ là nhân viên công ty thuê. Công ty là một thực thể pháp lý
đứng riêng biệt, nó sở hữu tài sản để phục vụ lợi ích của tất cả các cổ đông; nhưng một
cổ đông, dẫu nắm đa số vốn trong công ty, vẫn bị kết tội ăn cắp tài sản của công ty6.
Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
1.3.2.2. Cổ đông trong CTCP chịu trách nhiệm hữu hạn
Khi một tổ chức hay cá nhân mua cổ phiếu của công ty cổ phần tức là họ đã chuyển
dịch vốn của mình theo những phương thức nhất định vào công ty cổ phần và trở thành tài
sản thuộc sở hữu của công ty cổ phần, nhưng cổ đông vẫn được hưởng các quyền và nghĩa vụ
phát sinh từ việc góp vốn. Với tư cách là một pháp nhân, công ty có năng lực pháp luật độc
lập, có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình theo qui định của pháp luật nên các
quyền và nghĩa vụ của công ty hoàn toàn tách biệt khỏi các quyền và nghĩa vụ của cổ đông vì
công ty là chủ thể của quyền sở hữu công ty. Vốn thuộc sở hữu công ty chính là giới hạn sự
rủi ro tài chính của các cổ đông trên toàn bộ số vốn đã đầu tư vào công ty, nên trách nhiệm
của những cổ đông đối với các nghĩa vụ của công ty được hạn chế trong phạm vi mà họ đã
đầu tư vào cổ phiếu của mình. Xét về phương diện sự tách bạch về tài sản thì các cổ đông
không có quyền đối với tài sản của công ty cổ phần nên họ không chịu trách nhiệm về các
nghĩa vụ của công ty cổ phần; công ty cổ phần chịu trách nhiệm bằng chính tài sản của mình.
Cả công ty cổ phần lẫn chủ nợ của công ty đều không có quyền kiện đòi tài sản của cổ đông
trừ trường hợp cổ đông nợ công ty do chưa đóng đủ tiền góp vốn hoặc chưa thanh toán đủ
cho công ty cổ phần số tiền mua cổ phiếu phát hành. Đây là điểm khác nhau cơ bản về trách
nhiệm của các chủ
6Nguyễn Ngọc Bích,“Luật Doanh nghiệp,vốnvà quảnlý trong công ty cổ phần”,NXB Trẻ,năm
2003, trang 33, trang 36.
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
thể kinh doanh, đối với công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân (theo pháp luật Việt
Nam) và đối với công ty đối nhân hay doanh nghiệp một chủ của hầu hết các nước thì các
thành viên hợp danh (hay thành viên nhận vốn) và chủ doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm cá
nhân vô hạn về các nghĩa vụ của công ty hay của doanh nghiệp bằng tài sản của mình, bất kể
tài sản đó có liên quan đến hoạt động kinh doanh hay
không.
Như vậy, xuất phát từ sự tồn tại độc lập của công ty cổ phần so với các cổ đông
nên công ty cổ phần có các quyền và nghĩa vụ về tài sản riêng, do đó các rủi ro của cổ
đông khi đầu tư vào công ty cổ phần chỉ giới hạn trong số lượng giá trị cổ phiếu mà cổ
đông đó đầu tư. Ngược lại, khi đầu tư vào công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân thì
mức độ rủi ro là vô hạn. Tính chất chịu trách nhiệm hữu hạn trên đã thu hút mạnh mẽ các
nhà đầu tư đầu tư vào công ty cổ phần nhiều hơn so với đầu tư vào các loại hình doanh
nghiệp khác mà ở đó họ phải chịu trách nhiệm vô hạn. Bất kỳ nhà đầu tư nào cũng hiểu
rằng khi mình đầu tư vào công ty cổ phần với tính chất chịu trách nhiệm hữu hạn của cổ
đông thì không bao giờ mình bị mất nhiều hơn so với số vốn đã bỏ ra đầu tư vào công ty
cổ phần nên họ ít sợ rủi ro hơn người đầu tư vốn vào công ty hợp danh hay doanh nghiệp
tư nhân, những người này phải thấp thỏm lo âu khi tình hình kinh doanh của doanh
nghiệp xấu đi, vì họ có thể mất toàn bộ tài sản bất kỳ khi nào .
Khi một cá nhân hay tổ chức chuyển dịch vốn của mình vào CTCP trở thành tài sản
thuộc sở hữu CTCP, cổ đông vẫn được hưởng các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ việc góp
vốn nhưng cũng có thể mất chúng khi công ty giải thể hoặc phá sản. Vốn thuộc sở hữu công
ty chính là giới hạn sự rủi ro tài chính của các cổ đông trên toàn bộ số vốn đã đầu tư vào công
ty, nên trách nhiệm của những cổ đông đối với các nghĩa vụ của công ty được hạn chế trong
phạm vi mà họ đã đầu tư vào cổ phiếu của mình. Đặc điểm này cho phép người ta mạnh dạn
đầu tư vào công ty mà không phải chịu rủi ro đối với tài sản cá nhân trong trường hợp công
ty phá sản vì cổ đông không bao giờ bị mất nhiều hơn so với số vốn đã bỏ ra đầu tư vào
CTCP. Cũng chính lợi thế này mà các CTCP có khả năng huy động rất lớn các nguồn vốn
đầu tư của xã hội vào hoạt động sản xuất - kinh doanh của mình.
1.3.2.3. Cơ cấu vốn và tài chính linh hoạt
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
Công ty cổ phần không thể được thành lập và hoạt động nếu không có vốn. Vốn là
yếu tố quyết định và chi phối toàn bộ hoạt động, quan hệ nội bộ cũng như quan hệ với các
đối tác bên ngoài. Trong quan hệ nội bộ, vốn của công ty được xem là cội nguồn của quyền
lực. Với đặc trưng là loại hình công ty đối vốn, quyền lực trong công ty cổ phần sẽ thuộc về
những ai nắm giữ phần lớn số vốn trong công ty. Trong quan hệ với bên ngoài, vốn của công
ty cổ phần là một dấu hiệu chỉ rõ thực lực tài chính của công ty. Tuy nhiên, khác với nhiều
yếu tố khác, vốn trong công ty cổ phần là yếu tố năng động nhất. Các qui luật kinh tế thị
trường chỉ ra rằng cùng với sự lưu thông hàng hóa là sự lưu thông tiền tệ, tức là sự trung
chuyển các nguồn vốn. Sự phát triển của công ty cổ phần tỷ lệ thuận với sự luân chuyển các
nguồn vốn trong nền kinh tế. Sự vận động của vốn trong công ty cổ phần vừa chịu sự chi
phối khách quan của các qui luật kinh tế, vừa bị ảnh hưởng bởi ý chí chủ quan của con người.
Điều này đặt ra một đòi hỏi là con người phải tạo ra cách thức góp vốn, cách tổ chức và quản
lý vốn để có thể đáp ứng được sự vận động linh hoạt của vốn.
Theo quy định của LDN 2005 cổ đông có thể góp vốn bằng tài sản “ Có thể là tiền
Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí
tuệ, công nghệ bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty”7. Và lần đầu tiên
trong quy định của pháp luật Việt Nam đã đề cập đến hình thức góp vốn của cổ đông có thể
thực hiện bằng quyền sở hữu trí tuệ. Quy định trên được ghi nhận trong Nghị định
102/2010/NĐ-CP, việc góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ là “ Bao gồm quyền tác giả, quyền
liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các
quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ”8. Đây chính là điểm
mới và tiến bộ của pháp luật Việt Nam, khi mà quyền sở hữu trí tuệ đang được thế giới xem
là vấn đề nóng bổng và được nhiều người quan tâm đến hiện nay.
Sự linh hoạt trong vận động của vốn vừa phải thích ứng với yêu cầu đòi hỏi đa dạng
của nhà đầu tư, vừa không mất đi bản chất vốn có của công ty cổ phần. Điều đó có nghĩa là
phải tạo cho bản thân công ty cổ phần khả năng chuyển dịch các phần vốn góp một cách dễ
dàng song tư cách pháp nhân của công ty không vì sự chuyển nhượng đó mà bị thay đổi.
Theo các qui định của Luật Doanh nghiệp thì
7 Khoản 4Điều 4 Luật doanh nghiệp 2005.
8
Điều 4 Nghị định 102/2010/NĐ-CP.
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
công ty cổ phần ở Việt Nam có thể qui định và phát hành nhiều loại cổ phiếu khác nhau
như: cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi (trong cổ phiếu ưu đãi có: cổ phiếu ưu đãi biểu
quyết, cổ phiếu ưu đãi cổ tức, cổ phiếu ưu đãi hoàn lại và các loại cổ phiếu ưu đãi
khác…) và các loại trái phiếu. Đây sẽ là những loại chứng khoán được phát hành rộng rãi
ra công chúng nhằm tăng khả năng thu hút vốn đầu tư cho kinh doanh của công ty. Ngoài
ra, khi xây dựng giá trị các cổ phiếu của công ty thì các công ty thường xác lập mệnh giá
của cổ phiếu thấp đã tạo điều kiện thuận lợi cho những nhà đầu tư dù cho khả năng tài
chính không nhiều nhưng vẫn có khả năng tham gia đầu tư vốn vào công ty cổ phần.
Sự phát triển của công ty cổ phần tỷ lệ thuận với sự luân chuyển các nguồn vốn trong
nền kinh tế. Sự vận động của vốn trong công ty cổ phần vừa chịu sự chi phối khách quan của các
qui luật kinh tế, vừa bị ảnh hưởng bởi ý chí chủ quan của con người. Do vậy, cách thức góp vốn,
cách tổ chức và quản lý vốn trong CTCP sẽ đa dạng và cụ thể để có thể đáp ứng được sự vận
động linh hoạt của đồng vốn trong
CTCP.
1.3.2.4. Chuyển nhượng vốn góp tương đối dễ dàng
Hầu hết pháp luật về công ty của các nước trên thế giới đều qui định và cho phép
chuyển nhượng một cách dễ dàng và tự do các loại cổ phiếu do công ty cổ phần phát hành từ
cổ đông sang chủ sở hữu mới. Vì khác với các loại công ty khác, vốn điều lệ của công ty cổ
phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Giá trị của mỗi cổ phần gọi là
mệnh giá cổ phiếu. Việc góp vốn vào công ty cổ phần được thực hiện bằng cách mua cổ
phiếu nên cổ phiếu được xem là hình thức thể hiện phần vốn góp của các cổ đông. Các cổ
phiếu do công ty cổ phần phát hành là hàng hóa nên các cổ đông khi sở hữu cổ phiếu có thể
tự do chuyển nhượng; hơn thế nữa trách nhiệm của các cổ đông chỉ giới hạn trong phạm vi
giá trị các cổ phiếu mà họ sở hữu nên khi họ muốn rút lui khỏi công việc kinh doanh hay
muốn bán cổ phiếu của mình cho người khác thì họ thực hiện rất dễ dàng. Trong khi đó đối
với công ty trách nhiệm hữu hạn theo qui định của pháp luật Việt Nam thì khi chuyển
nhượng các phần vốn góp của mình, thành viên đó phải chuyển nhượng trước hết cho các
thành viên còn lại trong công ty hoặc chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành
viên công ty trong trường hợp các thành viên còn lại
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
không mua hoặc không mua hết. Đó là lý do giải thích vì sao có rất nhiều người muốn đầu tư
vào công ty cổ phần chứ không muốn đầu tư vào các loại hình doanh nghiệp khác. Đây cũng
là một trong những yếu tố cần thiết cho việc hình thành và phát triển thị trường chứng khoán.
Đây là đặc điểm quan trọng tạo nên sự hấp dẫn của CTCP. Chính đặc điểm này đã thu hút
các NĐT vì với cổ phần được tự do chuyển nhượng cổ đông có thể chuyển nhượng cổ phần
cho NĐT khác bất cứ lúc nào, họ được quyền rời bỏ công ty khi họ muốn. Trừ một số trường
hợp bị hạn chế được quy định trong bản Điều lệ, cổ đông được tự do mua bán, chuyển
nhượng cổ phần của mình cho người khác. Sự tự do chuyển nhượng này làm cho số tiên ghi ở
cổ phiếu có một giá trị, và chuyển thành tiền mặt được. Sự chuyển nhượng bao gồm cả quyền
thừa kế, tức là quyền sở hữu cổ phiếu của mọi người được tôn trọng. “Lý do luật pháp cho
chuyển nhượng quyền sở hữu là vì tiền của cổ đông bỏ ra phải chịu rủi ro, trong khi quyền
hành của họ đối với công ty bị hạn chế; vậy họ có quyền kiểm soát sự rủi ro mình chịu bằng
cách đẩy nó đi khi nào muốn”9. Hơn nữa, với việc tự do chuyển nhượng cổ phần, cơ cấu cổ
đông của công ty có thể thay đổi linh hoạt mà không làm ảnh hưởng đến sự tồn tại cũng như
bản chất của công ty.
1.3.2.5. Thành viên của CTCP
Theo quy định tại LDN 2005 thì cổ đông CTCP có thể là cá nhân hay tổ chức, trong
suốt quá trình hoạt động số lượng tối thiểu là ba, không hạn chế số lượng tối đa. Và không đề
cập đến việc tổ chức đó có phải là pháp nhân hay không. Vậy nếu hiểu theo quy định của
LDN 2005 thì đối tượng là tổ chức có thể trở thành cổ đông của CTCP là rất rộng. Nhưng
đến khi nghị định 102/2010/NĐ-CP ra đời hướng dẫn LDN 2005 thì lại quy định tại Điều 13
là “ Tất cả các tổ chức là pháp nhân, bao gồmcả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,
không phân biệt nơi đăng ký trụ sở chính và mọi cá nhân không phân biệt quốc tịch và nơi cư
trú, nếu không thuộc đối tương quy định tại khoản 4 Điều 13 Luật doanh nghiệp điều có
quyền góp vốn,mua cổ phần với mức không hạn chế tại doanh nghiệp theo quy định tương
ứng của LDN”. Theo cách giải thích của Nghị định thì khái niệm về “tổ chức” có phạm vi
hẹp hơn so với LDN, tức là chỉ có tổ chức có tư cách pháp nhân
9
Nguyễn Ngọc Bích, “Luật Doanh nghiệp, vốn và quản lý trongcông ty cổ phần”, NXB Trẻ năm 2003, trang
45.
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
mới có thể trở thành cổ đông của CTCP. Và việc xác định một tổ chức có tư cách
pháp nhân hay không là phải dựa vào quy định của Bộ luật dân sự 200510
.
CTCP là loại công ty đặc trưng cho công ty đối vốn, cho nên có sự liên kết của
nhiều thành viên và vì vậy, việc quy định số thành viên tối thiểu phải có đã trở thành
thông lệ quốc tế trong mấy trăm năm tồn tại của CTCP. Do vậy, bất cứ ai cũng có thể
trở thành cổ đông của CTCP nếu họ không thuộc dạng bị cấm góp vốn vào CTCP và
chỉ cần nắm giữ ít nhất một cổ phần của CTCP. Mặt khác, CTCP có thời gian tồn tại
vô hạn nên việc phát hành chứng khoán để huy động vốn và mở rộng quy mô công ty
là điều hết sức dễ dàng.
Bên cạnh những đặc điểm nêu trên thì, CTCP vẫn còn một vài đặc điểm riêng
nữa như:
Tính ổn định trong hoạt động kinh doanh và không hạn chế về thời gian tồn tại: Bởi
vì CTCP có tư cách pháp nhân độc lập nên nếu có bất kỳ sự rút lui, sự phá sản hoặc thậm chí
cái chết có xảy ra đối với các cổ đông thì CTCP vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển mà hoàn
toàn không bị ảnh hưởng gì. Đây chính là một ưu điểm bảo đảm cho việc kinh doanh của
công ty diễn ra một cách liên tục và ổn định.
CTCP có cơ chế quản lý tập trung cao: Với tư cách là một pháp nhân độc lập trong
công ty cổ phần, có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và cơ chế quản lý. Đó là việc các cổ đông
sẽ bầu ra Ban giám đốc và Ban giám đốc sẽ thay mặt các cổ đông quản lý công ty cổ phần.
Như vậy, trong công ty cổ phần việc quản lý được tập trung hóa cao vào Ban giám đốc mà
không dàn trải đều việc quản lý cho các cổ đông như đối với công ty hợp danh; bởi vì trong
công ty hợp danh việc quản lý công ty được thực hiện bởi các thành viên hợp danh với tư
cách là những người chịu trách nhiệm vô hạn hoặc liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về các
khoản nợ trong kinh doanh của công ty nên họ được toàn quyền quản lý công ty và nhân
danh công ty trong các hoạt động. Sự tách biệt giữa quyền sở hữu và việc quản lý còn được
thể hiện ở việc luật công ty hiện đại của một số nước còn qui định cho phép giám đốc quản lý
công ty có thể không phải là cổ đông của công ty. Giám đốc có thể là người đại diện theo
pháp luật của công ty cổ phần, là người điều hành các hoạt động kinh doanh hàng ngày của
công ty. Rõ ràng việc qui định như vậy một
10
Điều 100 Bộ luật dân sự 2005.
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
mặt thu hút được những người quản lý chuyên nghiệp được công ty thuê làm công tác
quản lý, mặt khác tách biệt vai trò chủ sở hữu với chức năng quản lý đã tạo cho công ty
cổ phần có được sự quản lý tập trung cao thông qua cơ chế quản lý hiện đại, lành nghề
nên rất phù hợp với điều kiện quản lý các doanh nghiệp có qui mô lớn. Khác với doanh
nghiệp tư nhân là việc quản lý mang tính chất nội bộ gia đình, công ty cổ phần có một cơ
chế quản lý hợp lý, minh bạch rõ ràng.
Quy mô CTCP dễ dàng mở rộng: Cổ đông CTCP có thể là cá nhân hay tổ
chức, số lượng tối thiểu là ba, không hạn chế số lượng tối đa. Do vậy, bất cứ ai cũng
có thể trở thành cổ đông của CTCP nếu họ không thuộc dạng bị cấm góp vốn vào
CTCP và chỉ cần nắm giữ ít nhất một cổ phần của CTCP. Mặt khác, CTCP có thời
gian tồn tại vô hạn nên việc phát hành chứng khoán để huy động vốn và mở rộng quy
mô công ty là điều hết sức dễ dàng.
Tóm lại, trong điều kiện hiện nay của Việt Nam khi chúng ta đang chủ trương
phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì việc giải phóng
mọi năng lực sản xuất của xã hội theo hướng khai thác các tiềm năng sẵn có về vốn, lao
động, trình độ quản lý và các nguồn lực vật chất cần thiết khác cho nhu cầu đầu tư và
phát triển của đất nước là một nhân tố quan trọng bảo đảm cho việc thực hiện thành công
các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong tiến trình đẩy mạnh việc khai thác các
nguồn lực quốc gia, chúng ta không thể không tính đến yếu tố nội lực. Nhìn lại các loại
hình doanh nghiệp hiện nay mà pháp luật Việt Nam cho phép thành lập và hoạt động, tuy
mỗi loại đều có những điểm mạnh nhất định đòi hỏi các nhà kinh doanh cần nắm bắt để
khai thác và vận dụng một cách linh hoạt phù hợp với điều kiện và sở thích của mình.
1.4. Vai trò của CTCP
CTCP ra đời khá sớm ở các nước tư bản chủ nghĩa, đối với nước ta CTCP xuất hiện
muộn hơn nhiều. Chỉ từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI với việc thực hiện chủ
chương đổi mới quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước là phát triển kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần ở nước ta bắt đầu xuất hiện một số CTCP với quy mô nhỏ bé, trình độ thấp và
đang trong giai đoạn sơ khai. Và ngày nay với sự năng động và phát triển không ngừng của
nền kinh tế thì CTCP cũng phát triển
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
mạnh mẽ và khẳng định được vai trò to lớn của mình trong nền kinh tế Việt Nam. Trước
hết muốn phát triển nền kinh tế thì các công ty cổ phần phải phát triển trước mới thúc đẩy
nền kinh tế phát triển theo. Ngược lại, công ty cổ phần muốn phát triển thì nền kinh tế
phải luôn ổn định và phát triển tạo đều kiện thuận lợi về các nguồn lực (chẳng hạn như
nguồn vốn, tài lực, khoa học kỷ thuật, thông tin…) thì lúc đó công ty cổ phần mới có
những đều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Hơn nữa công ty cổ phần được coi là một
kiệt tác của nền kinh tế thị trường.
Công ty cổ phần là một trong những loại hình doanh nghiệp phổ biến trong
nền kinh tế thị trường hiện nay, nó được xem là phương thức cao nhất, có hiệu quả
nhất để huy động vốn cho nền kinh doanh và qua đó làm cho nền kinh tế mỗi quốc
gia phát triển. Bởi lẻ:
Công ty cổ phần là nhịp cầu nối hữu hiệu giữa những người muốn thành lập
các tổ chức kinh doanh nhưng lại bị thiếu vốn với những người muốn làm sinh lợi
nguồn tiền nhàn rỗi của mình. Hay nói cách khác sự ra đời của công ty cổ phần giúp
cho đồng tiền luôn được lưu thông, và không ngừng sinh lợi, góp phần làm sinh động
hơn sự vận hành nền kinh tế và hạn chế tình trạng đồng tiền nhàn rổi bị ứ động trong
dân một cách lãng phí. Tạo cơ hội kinh doanh tốt cho những nhà đầu tư ít vốn;
Với bản chất là công ty đối vốn, quan hệ sở hữu thuộc về các cổ đông góp
vốn, không hạn chế thành viên cho phép công ty cổ phần mở rộng quy mô sản xuất
kinh doanh một cách nhanh chóng, đặc biệt là việc cho phép người lao động tham gia
góp vốn vào công ty thúc đẩy họ làm việc thật sự tích cực vì lợi ích công ty cũng như
quyền lợi của chính bản thân họ, từ đó sẽ thu hút thật mạnh mẽ sự tin tưởng đầu tư
của các nhà đầu tư nước ngoài;
Công ty cổ phần có mối quan hệ chặt chẽ đến nền kinh tế tiền tệ đó là thị trường
chứng khoán vì công ty cổ phần là đối tượng chủ yếu làm tăng cung cầu về chứng khoán
bằng việc tạo ra môi trường cạnh tranh cho tất cả các thương nhân, tổ chức…. Công ty cổ
phần ra đời gắn liền với việc phát hành chứng khoán để huy
động vốn, rồi những hoạt động buôn bán trao đổi chứng khoán giữa các cổ đông là một
trong những tiền đề quan trọng cho sự ra đời của thị trường chứng khoán.
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
Hiện nay quá trình cổ phần hóa ở nước ta đang được triển khai khá mạnh mẽ.
Việc hình thành CTCP thông qua cổ phần hóa góp phần nâng cao vai trò chủ đạo của
nền kinh tế Nhà nước, bởi chỉ có thế mới nâng cao được hiệu quả của các doanh
nghiệp nhà nước. Hơn nữa Nhà nước với hình thức tham dự cổ phần của mình có thể
nhanh chóng can thiệp nhằm điều chỉnh cơ cấu kinh tế thúc đẩy sự phát triển và điều
tiết thị trường một cách có hiệu quả.
Công ty cổ phần góp phần tạo nên các tập đoàn kinh tế hùng mạnh: hiện nay
Việt Nam có khoảng 13 tập đoàn kinh tế ( tính đến năm 2011): Tập đoàn bưu chính
Viễn thông (VNPT); Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam
(Vinacomin); Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam); Tập đoàn Điện
lực Việt Nam (EVN); Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin); Tập
đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex); Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG);
Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm (Bảo Việt); Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel);
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem); Tập đoàn phát triển nhà và đô thị Việt
Nam (HUD Holdings); Tập đoàn công nghiệp xây dựng Việt Nam (Songda); Tập
đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex)
Sự ra đời của CTCP với cách thức huy động vốn linh hoạt, đã thay thế cho hai loại
hình huy động vốn trước đó, được xem là không khả thi và nhiều nhược điểm. Đó là hình
thức huy động vốn bằng hệ thống quỹ tiết kiệm và tín phiếu kho bạc. Đối với loại hình huy
động vốn thông qua hệ thống quỹ tiết kiệm, tín dụng thì chi phí và lãi suất cao gây khó khăn
cho người sử dụng vốn, vì phải thông qua nhiều khâu chi phí nghiệp vụ và lợi tức tăng lên.
Huy động vốn thông qua CTCP giảm được chi phí không cần thiết tạo điều kiện thuận lợi cho
việc sử dụng vốn cũng như bảo vệ quyền lợi người có vốn. Còn đối với tín phiếu kho bạc (
gửi tiền vào quỹ tiết kiệm hoặc mua tín phiếu) tuy có lãi suất ổn định, hạn chế rủi ro nhưng
người có vốn hoàn toàn mất khả năng chi phối việc sử dung vốn, không được hưởng những
may nắm của việc sử dụng vốn đó. Khi mua cổ phiếu, tuy phải chịu sự rủi ro ở mức độ nhất
định nhưng lại được hưởng may nắm lúc nào cũng có trong thương trường. Hơn nữa các cổ
đông lại có quyền lực trong Đại hội cổ đông và khi điều kiện cùng khả năng cho phép họ có
thể được bầu vào cơ quan lãnh đạo của công ty. Do đó việc mua cổ phiếu hấp dẫn hơn. Ngoài
ra CTCP còn là hình thức liên doanh tốt nhất để tranh thủ sự đầu tư của nước ngoài. Nước ta
hiện nay đang cần thiết thu hút vốn
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
đầu tư nước ngoài cho sự phát triển kinh tế, hình thức liên doanh góp vốn cổ phần với
nước ngoài sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam có đủ sức mạnh về mọi mặt vốn, tiềm lực
vật chất kỹ thuật, năng lực quản lý.
Khi tham gia vào công ty xét đến cùng thì công ty cổ phần có vai trò rất lớn đối
với nền kinh tế và vô cùng quan trọng và lớn lao, sự phát triển của công ty cổ phần sẽ là
những mắc xích động lực tạo ra những điểm sáng cho nền kinh tế phát triển, và xu thế
hội nhập, mở cửa hiện nay của nền kinh tế và chiến lược toàn cầu hóa đang diễn ra thì vai
trò của công ty cổ phần ngày càng quan trọng hơn, nhất là công ty xuyên quốc gia, xuyên
châu lục sẽ là những nhân tố quan trọng để đẩy mạnh quá trình hội nhập, phát triển và xu
thế toàn cầu hóa thế giới.
Riêng đối với Việt Nam thì Đảng và Nhà nước ta cũng sớm nhận ra vai trò to lớn của
doanh nghiệp cũng như vai trò của công ty cổ phần đối với sự phồn vinh, thịnh vượng và
phát triển nền kinh tế của đất nước là không thể thiếu được, bằng những chính sách thu hút,
mời gọi và khuyến khích các nguồn vốn đầu tư hiện nay chúng ta không những huy động các
nguồn lực ở trong nước mà còn huy động nguồn lực bên ngoài. Điều đó cho thấy rằng vai trò
quan trọng của các doanh nghiệp mà trong đó quan trọng nhất là công ty cổ phần đối với nền
kinh tế đất nước.
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
CHƯƠNG 2: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC CỔ ĐÔNG
TRONG CTCP
2.1. Khái quát cổ đông trong CTCP
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm cổ đông trong CTCP
2.1.1.1. Khái niện cổ đông
Cổ đông (tiếng Anh: Shareholder, tiếng Pháp: Actionnaire) là cá nhân hay tổ
chức nắm giữ quyền sở hữu hợp pháp một phần hay toàn bộ phần vốn góp (cổ phần)
của một công ty cổ phần. Chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu này gọi là cổ phiếu. Về
bản chất, cổ đông là thực thể đồng sở hữu công ty cổ phần chứ không phải là chủ nợ
của công ty đó do vậy quyền lợi và nghĩa vụ của họ gắn liền với kết quả hoạt động
của doanh nghiệp11
.
Theo định nghĩa tại khoản 11 Điều 4 LDN thì cổ đông là người sở hữu ít nhất một
cổ phần đã phát hành của CTCP nhưng không phải mọi chủ sở hữu cổ phiếu đều được
coi là cổ đông. Chủ sở hữu cổ phiếu, người nắm giữ cổ phiếu chỉ trở thành cổ đông của
công ty khi đã ghi đúng, ghi đủ những thông tin luật định vào sổ đăng kí cổ đông. Đối
với trường hợp cổ phiếu không ghi tên thì các thông tin về người mua trong sổ đăng ký
cổ đông tại khoản 2 Điều 86 LDN 2005 đủ để chứng thực quyền sở hữu cổ phần của cổ
đông đó trong công ty.
Tóm lại, cổ đông có thể là cá nhân hay tổ chức sở hữu một hoặc nhiều cổ phần
trong CTCP, có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với cổ phần đang sở hữu, được
chứng nhận bằng cổ phiếu của CTCP và phải đảm bảo đủ các thông tin được quy
định trong sổ đăng kí cổ đông.
2.1.1.2. Đặc điểm của cổ đông
Về số lượng:
Các CTCP trên thế giới đều không giới hạn số cổ đông tối đa phải là bao nhiêu
mà chỉ quy định số cổ đông tối thiểu cần phải có để tạo lập một CTCP. Con số tối thiểu
đó có thể là một như ở Ba Lan12 hoặc cũng có thể là bảy như ở Anh và Pháp. So sánh với
pháp luật các nước trên, LDN quy định số lượng cổ đông tối
11
http://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BB%95_%C4%91%C3%B4ng.
12
Tham khảo tại địa chỉ: http://nguoivietochauau.com/Tu_van_phap_luat/tim_hieu_luat_ba_lan/62/.
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
thiểu là ba không hạn chế số lượng tối đa13
có vẻ hợp lý hơn so với Ba Lan, phù hợp
để tạo nên nguồn vốn ban đầu cho việc thành lập CTCP và có vẻ cởi mở hơn Anh,
Mỹ nhằm tránh được việc thành lập CTCP với sự tham gia tượng trưng của một số
người khác cho đủ điều kiện luật định nhưng thực chất đó chính là những thành viên
“ma” và một ĐHĐCĐ giả tạo14
.
Về chủ thể có quyền trở thành cổ đông CTCP
CTCP là công cụ hữu hiệu thực hiện xã hội hóa đầu tư, mọi cá nhân, tổ chức,
không trừ một ai đều có được cơ hội như nhau để thực hiện ý tưởng đầu tư với thủ tục hết
sức đơn giản là mua cổ phần của CTCP, khi đó họ là cổ đông và có khả năng thể hiện ý
chí của mình thông qua ĐHĐCĐ. Tuy nhiên, để trở thành cổ đông họ phải thỏa mãn các
điều kiện được quy định tại Điều 13 LDN.
Thứ nhất, đối tượng được quyền góp vốn thành lập và quản lý CTCP. LDN 2005
dùng phương pháp loại trừ để xác định những đối tượng này. Theo đó, những cá nhân
hay tổ chức không thuộc một trong bảy trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 13
thì được phép góp vốn thành lập và quản lý CTCP.
Thứ hai, đối tượng được quyền góp vốn vào CTCP. So với những đối tượng được
quyền thành lập và quản lý CTCP thì với khoản 3 Điều 13 LDN đối tượng được quyền mua
cổ phần và trở thành cổ đông trong CTCP có phạm vi rộng hơn. Những đối tượng này bao
gồm cả những người bị pháp luật cấm không được thành lập và quản lý doanh nghiệp như sĩ
quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị
thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan,
đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam; cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các
doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ
quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác…
Theo quy định tại Điều 13 LDN 2005 thì một số cá nhân có thể bị cấm góp vốn vào
CTCP theo quy định của pháp luật về cán bộ công chức. Việc xác định cụ thể những đối
tượng này cần phải căn cứ theo quy định tại Luật cán bộ, công chức 2008 “ Công chức còn
không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh
13
Điểm b khoản 1 điều 77 Luật doanh nghiệp 2005.
14Thành viên của côngty bao gồmnhững ngườithân thích trong gia đình,giữ các chúc vụ quantrọng
trong công ty nhưcha làmchủ tịch hộiđồng,mẹ làm phó giámđốc….
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có
thẩm quyền”15 và Luật phòng, chống tham nhũng năm 200616.
2.1.2. Các loại cổ đông
Công ty cổ phần, về bản chất là công ty đối vốn, là nơi số lượng cổ đông có
khi lên đến hàng ngàn người. Việc phân loại cổ đông có thể căn cứ vào nhiều tiêu chí
khác nhau. Bao gồm:
Căn cứ vào thời gian, trình tự tham gia thành lập có thể chia thành CĐSL và
cổ đông thường. CĐSL là người góp vốn cổ phần, tham gia xây dựng, thông qua và
ký tên vào bản Điều lệ đầu tiên của công ty cổ phần. Trừ CĐSL những cổ đông còn
lại sẽ là cổ đông thường, hình thành bằng cách tham gia góp vốn, mua cổ phần và trở
thành cổ đông của CTCP.
Căn cứ vào loại cổ phần có thể chia cổ đông thành CĐPT và CĐƯĐ. CĐPT
là những cổ đông sở hữu CPPT và có những quyền và nghĩa vụ căn bản nhất. CĐƯĐ
là những cổ đông sở hữu CPƯĐ, được nhận một số quyền ưu tiên hơn nhưng đồng
thời cũng phải từ bỏ một số quyền nhất định.
Căn cứ vào chủ thể có thể chia cổ đông thành cổ đông là tổ chức và cổ đông
là cá nhân hoặc cổ đông là NĐT trong nước và cổ đông là NĐT nước ngoài. Theo
khoản 5 Điều 3 LĐT thì NĐT nước ngoài là tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để
thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Hiện nay, trong một số ngành nghề, quyền
góp vốn mua cổ phần của NĐT nước ngoài còn bị khống chế ở một tỷ lệ nhất định.
Tuy nhiên, theo lộ trình cam kết với WTO, những lĩnh vực hạn chế nói trên trong
tương lai sẽ mở dần và không hạn chế tỷ lệ góp vốn đối với nhà đầu tư nước ngoài,
NĐT nước ngoài được đối xử bình đẳng, quyền của họ ngày càng được mở rộng hơn.
Căn cứ về nguồn gốc hình thành bao gồm cổ đông là người lao động trong công ty,
cổ đông là trái chủ, cổ đông mua lại phần vốn góp trên thị trường chứng khoán hay cổ đông
hình thành thông qua việc thỏa thuận giữa các bên. Đối với cổ đông là người lao động trong
công ty, CTCP bằng cách cho họ quyền ưu tiên mua
15
Điều 20 luật cán bộ, công chức năm 2008.
16
Điều 37 Luật phòng, chốngtham nhũng 2006.
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
cổ phiếu đã biến họ thành cổ đông của doanh nghiệp, điều này giúp gắn liền quyền lợi
của họ với sự phát triển của công ty và ngăn ngừa những xung đột về quyền lợi có thể
phát sinh. Đối với cổ đông là trái chủ, trái phiếu chuyển đổi của trái chủ đến một lúc nào
đó, theo một tỉ lệ công bố trước và vào một khoảng thời gian xác định trước, sẽ được
chuyển đổi thành cổ phiếu và người nắm giữ trái phiếu sẽ trở thành cổ đông của CTCP.
Đối với cổ đông mua lại phần vốn góp trên thị trường chứng khoán hay cổ đông hình
thành thông qua việc thỏa thuận giữa các bên phải thực hiện theo các quy định của LDN
và LCK, phải ghi nhận các thông tin vào sổ đăng kí cổ đông và các trình tự thủ tục khác
do luật định.
2.1.3. Vai trò của cổ đông trong CTCP
Cổ đông là người đã đầu tư đem lại nguồn vốn đầu tiên cho công ty. Cổ đông là
những hạt giống của công ty, là thành viên quan trọng nhất của thị trường vì họ là người
sẵn sàng bỏ tiền đầu tư giúp công ty thực hiện các dự án, kế hoạch kinh doanh và chia sẻ
rủi ro cũng như cùng phát triển, là người tham gia vào việc ra các quyết định quan trọng,
định hướng cho sự phát triển lâu dài của công ty.
Cổ đông còn đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp công ty quảng bá hình ảnh
công ty ra đại chúng, đóng góp vào sự phát triển bền vững, quyết định yếu tố thành
bại của công ty. Không những thế, năng lực tài chính, quyền lợi, kiến thức và cả đạo
đức của cổ đông quyết định chất lượng phát triển thị trường chứng khoán của một
quốc gia.
2.2. Cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu trong CTCP
2.2.1. Cổ phần, cổ phiếu trong CTCP
2.2.1.1. Cổ phần
Khái niệm cổ phần.
Cổ phần là khái niệm chỉ các chứng nhận hợp lệ về quyền sở hữu một phần
đơn vị nhỏ nhất của một cá nhân hay tổ chức trong CTCP. Ở các quốc gia khác nhau,
thuật ngữ “cổ phần” được hiểu theo các cách khác nhau nhưng bản chất của nó vẫn
thể hiện quyền sở hữu đối với CTCP.
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
Ở Việt Nam, và một số quốc gia khác trên thế giới cổ phần là phần chia nhỏ nhất
và bằng nhau của vốn điều lệ17, là từ “tượng trưng” cho quyền sở hữu của cổ đông và
được cụ thể hóa bằng một cổ phiếu. Quyền sở hữu này dù chỉ là một phần cũng cho phép
người sở hữu cổ phần những đặc quyền nhất định, thường là: hưởng một phần tương ứng
lợi nhuận của hoạt động kinh doanh, thông qua phần chia lãi sau thuế, quyền được tham
gia quyết định kinh doanh quan trọng trong các phiên họp thường niên hay bất thường,
và sức mạnh quyền này tỉ lệ với số cổ phần nắm giữ, quyền được tiếp tục tham gia đóng
góp vốn khi doanh nghiệp phát hành bổ sung các cổ phần mới, hoặc phát triển các dự án
mới cần gọi vốn và một số quyền khác tùy theo qui định pháp luật.
Các loại cổ phần.
CTCP phải có cổ phần phổ thông, cổ phần ưu đãi là loại cổ phần không bắt
buộc phải có trong CTCP, bao gồm: cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi cổ
tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và các loại cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy
định.
LDN không đưa ra khái niệm cụ thể thế nào là “CPPT” nhưng căn cứ vào quyền
và nghĩa vụ của người nắm giữ nó CPPT được hiểu là loại cổ phần có thu nhập không ổn
định, cổ đông nắm giữ CPPT được trả cổ tức hàng năm tùy thuộc vào hoạt động kinh
doanh của công ty và có những quyền cơ bản nhất như biểu quyết, tham gia bầu cử và
ứng cử vào bộ máy quản trị và kiểm soát công ty, chịu trách nhiệm về sự thua lỗ hoặc
phá sản tương ứng với phần vốn góp của mình.
LDN cũng không đưa ra khái niệm chung cho “CPƯĐ” mà mỗi CPƯĐ đều có khái
niệm riêng và đem lại cho người nắm giữ những quyền đặc biệt. Thực chất, CPƯĐ có nguồn
gốc từ CPPT, chẳng qua từ cái gốc chính đó, người ta giảm đi các yếu tố quyền căn bản để
tạo ra những CPƯĐ khác nhau18. Trong đó:
Cổ phần ưu đãi biểu quyết: theo khoản 1 Điều 81 LDN, là “cổ phần có số phiếu biểu
quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu
quyết do Điều lệ công ty quy định”. Như vậy, so với các CĐPT, CĐƯĐ biểu quyết sẽ có
tiếng nói nhiều hơn trong các cuộc họp ĐHĐCĐ. LDN
17
Điểm a khoản 1 Điều 77 LDN.
18Nguyễn Ngọc Bích,“ Luật Doanh nghiệp,vốnvà quảnlý trong công ty cổ phần”,NXB Trẻ, năm
2003, trang 114.
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
không hạn chế tối đa số phiếu biểu quyết của CPƯĐ biểu quyết và cũng không hạn
chế tỷ lệ CPƯĐ biểu quyết nói riêng mà chỉ hạn chế về chủ thể có quyền nắm giữ
loại cổ phần này nhằm hạn chế cổ đông đưa ra các quyết định bất lợi cho CTCP.
Theo đó, “chỉ có tổ chức được Chính phủ uỷ quyền và CĐSL được quyền nắm giữ cổ
phần ưu đãi biểu quyết”19
.
Cổ phần ưu đãi cổ tức: theo khoản 1 Điều 82 LDN, là “cổ phần được trả cổ
tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của CPPT hoặc mức ổn định hằng năm”. Loại
cổ phần này thực ra đã tồn tại ở các nước phát triển từ rất lâu. Đây là loại cổ phần phù
hợp với các cổ đông thiểu số và những cổ đông không có nhu cầu quản trị công ty.
Đối với các cổ đông thiểu số thường chọn loại cổ phần này để có được lợi ích cao
hơn trong việc nhận cổ tức vì họ biết rằng với ngần ấy cổ phần ít ỏi quyền biểu quyết,
quyền quản trị công ty (nếu có) cũng trở nên vô nghĩa. Còn đối với các cổ đông
không có nhu cầu quản trị, dù họ sở hữu một lượng lớn cổ phần đã phát hành, lựa
chọn loại cổ phần này chủ yếu để nhận cổ tức. Các chủ thể này sẵn sàng hy sinh
quyền bầu cử, ứng cử để lựa chọn CPƯĐ cổ tức vì mức cổ tức hấp dẫn của nó.
Cổ phần ưu đãi hoàn lại: Theo khoản 1 Điều 83 LDN, là “cổ phần được công
ty hoàn lại vốn góp bất cứ khi nào theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều
kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại”. CPƯĐ loại này cũng là một
trong những công cụ huy động vốn hữu hiệu của CTCP, đặc biệt là khi công ty cần
gấp một khoản vốn lớn để giải quyết những công việc cụ thể. Có thể nói, đây cũng là
một khoản vay của CTCP trong quá trình hoạt động của mình, chỉ khác là công ty
không phải trả lãi cho người nắm giữ nó và quyền ưu tiên nhận tài sản còn lại của
CTCP phải xếp sau người nắm giữ trái phiếu sau khi công ty giải thể hoặc phá sản
(nếu có).
Ngoài ba loại CPƯĐ mà LDN dự liệu như đã phân tích thì CTCP còn có thể có một
số loại CPƯĐ khác tùy thuộc vào Điều lệ quy định. Thậm chí, CTCP có thể chỉ phát hành
các loại CPƯĐ khác do Điều lệ công ty quy định mà không nhất thiết
19
Khoản 3 Điều 78 Luật doanh nghiệp 2005.
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
phải bao gồm ba loại cổ phần nêu trên. Tham khảo pháp luật của Singapore, Thái
Lan, Malaisia, Philippin các CPƯĐ khác bao gồm20
:
Cổ phần ưu đãi dự phần được chia cổ tức: Sau khi đã nhận được cổ tức ưu
đãi, các CĐƯĐ dự phần được chia thêm cổ tức mà các CĐPT được hưởng trong
phạm vi quy định trong bản điều lệ công ty.
Cổ phần ưu đãi dự phần khi thanh lý: Sau khi đã nhận được tài sản thanh lý theo
phần ưu đãi khi công ty giải thể, các CĐƯĐ dự phần được nhận thêm tài sản phân chia
cho các CĐPT trong phạm vi được quy định trong bản điều lệ.
Cổ phần ưu đãi không dự phần: Được ưu đãi về cổ tức nhưng không được dự
phần vào việc chia thêm tài sản thanh lý hay cổ tức thường.
Cổ phần ưu đãi phức hợp:Các cổ phần ưu đãi có thể được phát hành có kèm theo các
quyền như “các cổ phần ưu đãi tham dự”21, “các cổ phần ưu đãi không tham dự”22, không
bầu cử”,“các cổ phần ưu đãicó thể mua lại được hoặc có thể chuyển đổi”, hoặc “các cổ phần
ưu đãi có thể mua lại được và có thể chuyển đổi không dồn lãi dự phần” hoặc “ các cổ phần
ưu đãi không dồn lãi dự phần”.
2.2.1.2. Cổ phiếu
Như đã đề cập trên thì cổ phần là phần chia nhỏ nhất và bằng nhau của vốn
điều lệ, là từ tượng trưng cho quyền sở hữu của cổ đông và được cụ thể hóa bằng một
cổ phiếu, chỉ có CTCP mới phát hành cổ phiếu. Như vậy, cổ phiếu chính là một
chứng thư chứng minh quyền sở hữu của một cổ đông đối với một CTCP và cổ đông
là người có cổ phần thể hiện bằng cổ phiếu.
Định nghĩa về cổ phiếu được tìm thấy trong luật pháp của hầu hết các quốc gia, chẳng
hạn luật pháp về chứng khoán của Liên Xô có định nghĩa: “cổ phiếu là một loại chứng khoán
do các pháp nhân phát hành trên cơ sở sở hữu tập thể hay sở hữu hoàn toàn quốc doanh,
không ấn định thời hạn lưu hành,nhưng xác nhận việc bỏ vốn phát triển xí nghiệp (xác nhận
thành viên của xí nghiệp cổ phần và những
20
Nguyễn Ngọc Bích, “Luật Doanh nghiệp, vốn và quản lý trong công ty cổ phần”, NXB Trẻ, năm 2003,
trang 176, trang 177.
21
Là loại cổ phiếu ưu đãi mà cổ đông nắm giữ chúng, ngoài việc hưởng cổ tứcưu đãi theo quy định còn
được hưởng thêm phần lợi tức phụ trộitheo quy định khi công ty kinh doanh có lợi nhuận cao.
22Là loại cổ phiếu ưu đãimà cổ đông nắmgiữ chúng chỉđược hưởng cổ tức ưu đãicố định theo quy
định,ngoàira không được hưởng thêmbất cứ phần lợinhuận nào.
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
người tham gia quản lý xí nghiệp) và cho phép người sở hữu chứng khoán có quyền
hưởng một phần lợi nhuận xí nghiệp dưới dạng lợi tức cổ phần”23
.
LDN định nghĩa cổ phiếu là “chứng chỉ do CTCP phát hành hoặc bút toán ghi
sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Cổ phiếu có thể
ghi tên hoặc không ghi tên”24
. Như vậy, cổ phiếu trên thực tế là giấy chứng nhận
quyền sở hữu cổ phần của cổ đông, trong trường hợp cổ phiếu tồn tại dưới dạng bút
toán ghi sổ thì bút toán ghi sổ đó là cơ sở để xác định phần quyền sở hữu của cổ
đông.
Thông thường các CTCP đều phân cổ phiếu thành “cổ phiếu thường” và “cổ
phiếu ưu đãi”. Cách phân chia này tồn tại từ trước đến nay và hầu như thống nhất như
nhau ở các nước phát triển.
Cổ phiếu thường ghi nhận cổ đông nắm giữ có quyền hạn và trách nhiệm cơ
bản như: được chia cổ tức theo kết quả kinh doanh, được quyền bầu cử, ứng cử vào
bộ máy quản trị và kiểm soát công ty, chịu trách nhiệm về sự thua lỗ hoặc phá sản
tương ứng với phần vốn góp của mình.
Cổ phiếu ưu đãi bao gồm CPƯĐ biểu quyết, CPUĐ cổ tức, CPƯĐ hoàn lại
ghi nhận CĐƯĐ sẽ được ưu đãi hơn CĐPT trong một số quyền như nhận cổ tức với
mức ưu đãi, tỷ lệ biểu quyết cao hơn, được hoàn lại cổ phần nhưng đồng thời cũng bị
hạn chế một số quyền như: không được tự do chuyển nhượng cổ phần, không có
quyền bầu cử, ứng cử….
2.2.2. Trái phiếu trong CTCP
Trái phiếu là chứng khoán có thể chuyển nhượng được trong đó ghi nhận một
khoản vay dài hạn của CTCP. Người sở hữu trái phiếu có mệnh giá giống nhau thì có
trái quyền giống nhau.
Bằng việc phát hành trái phiếu CTCP có thể có được những số tiền lớn mà không gặp
các khó khăn vì người sở hữu trái phiếu chỉ là một chủ nợ, cổ đông của CTCP sẽ không tăng
thêm và không đảo lộn thành viên trong các phiên họp ĐHĐCĐ. Lãi suất trả cho các khoản
vay có thể thấp hơn lãi suất ngân hàng và công ty cũng dễ dàng duy trì sự tồn tại của mình
trước nhiều chủ nợ thay vì một chủ nợ
23
Đỗ ThịThìn, Luận văn chuyên ngành kinh tế“ Quy chế pháp lý về cổ đông trong CTCP”, trang 9.
24
Khoản 1 Điều 85 Luật doanh nghiệp 2005.
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
duy nhất là Ngân hàng. Mặt khác, khoản tiền lãi này được trừ vào lợi tức chịu thuế,
một đặc điểm thuận lợi cho CTCP.
Tuy nhiên, CTCP chỉ được phát hành trái phiếu nếu thỏa mãn các điều kiện quy
định tại Điều 88 LDN. Theo đó, trừ khi pháp luật chứng khoán có quy định khác, CTCP
không được quyền phát hành trái phiếu trong các trường hợp:
Không thanh toán đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành, không thanh
toán hoặc thanh toán không đủ các khoản nợ đến hạn trong ba năm liên tiếp trước đó.
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế bình quân của ba năm liên tiếp trước đó không cao
hơn mức lãi suất dự kiến trả cho trái phiếu định phát hành.
Việc phát hành trái phiếu cho các chủ nợ là tổ chức tài chính được lựa chọn
không bị hạn chế bởi các quy định nói trên.
Theo quy định của Nghị định 90/2011/NĐ-CP, khi phát hành trái phiếu để đầu tư cho
các chương trình, dự án, doanh nghiệp phát hành phải đảm bảo duy trì tỷ lệ vốn chủ sở hữu
tối thiểu là 20% trong tổng mức đầu tư của chương trình, dự án là một trong những nguyên
tắc phát hành trái phiếu doanh nghiệp, doanh nghiệp có thời gian hoạt động tối thiểu là một
năm kể từ ngày doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động…các đợt phát hành trái phiếu
chuyển đổi phải cánh nhau ít nhất là sáu
tháng25
.
CTCP có quyền phát hành loại trái phiếu như: Trái phiếu không chuyển đổi,
trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu được phát hành dưới hình thức chứng chỉ, bút toán
ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử.
Trái phiếu không chuyển đổi là trái phiếu có bảo đảm hoặc trái phiếu không có
bảo đảm, trái phiếu kèm theo chứng quyền hoặc trái phiếu không kèm theo chứng
quyền26
;
Trái phiếu chuyển đổi là trái phiếu không có bảo đảm, trái phiếu kèm theo
chứng quyền hoặc trái phiếu không kèm theo chứng quyền27
;
25
Điều 4 Nghị định 90/2011/NĐ-CP.
26
Khoản 1 Điều 5 Nghị định 90/2011/NĐ-CP.
27
Khoản 2 Điều 5 Nghị định 90/2011/NĐ-CP.
Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH du lịch Duyê...
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH du lịch Duyê...Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH du lịch Duyê...
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH du lịch Duyê...
 
Nâng cao hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Quốc tế, 9đ - Gửi miễn ph...
Nâng cao hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Quốc tế, 9đ - Gửi miễn ph...Nâng cao hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Quốc tế, 9đ - Gửi miễn ph...
Nâng cao hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Quốc tế, 9đ - Gửi miễn ph...
 
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH LUẬT KINH TẾ.doc
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH LUẬT KINH TẾ.docCHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH LUẬT KINH TẾ.doc
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH LUẬT KINH TẾ.doc
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Vật Liệu Xây Dựng của khách hàng
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Vật Liệu Xây Dựng của khách hàngCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Vật Liệu Xây Dựng của khách hàng
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Vật Liệu Xây Dựng của khách hàng
 
Khóa luận: Yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ 4G, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ 4G, 9 ĐIỂMKhóa luận: Yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ 4G, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ 4G, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Pháp luật về chào bán chứng khoán riêng lẻ, HAY
Luận văn: Pháp luật về chào bán chứng khoán riêng lẻ, HAYLuận văn: Pháp luật về chào bán chứng khoán riêng lẻ, HAY
Luận văn: Pháp luật về chào bán chứng khoán riêng lẻ, HAY
 
Xây Dựng Chiến Lược Marketing Cho Cửa Hàng Xe Máy Honda.docx
Xây Dựng Chiến Lược Marketing Cho Cửa Hàng Xe Máy Honda.docxXây Dựng Chiến Lược Marketing Cho Cửa Hàng Xe Máy Honda.docx
Xây Dựng Chiến Lược Marketing Cho Cửa Hàng Xe Máy Honda.docx
 
Phân tích hoạt động Marketing Mix của Công ty TNHH Gia Hoàng
Phân tích hoạt động Marketing Mix của Công ty TNHH Gia HoàngPhân tích hoạt động Marketing Mix của Công ty TNHH Gia Hoàng
Phân tích hoạt động Marketing Mix của Công ty TNHH Gia Hoàng
 
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá, HOT
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá, HOTĐề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá, HOT
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá, HOT
 
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN - TẢI FREE ZALO:...
 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN - TẢI FREE ZALO:... PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN - TẢI FREE ZALO:...
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN - TẢI FREE ZALO:...
 
Download Free mẫu báo cáo thực tập nhận thức quản trị kinh doanh!
Download Free mẫu báo cáo thực tập nhận thức quản trị kinh doanh!Download Free mẫu báo cáo thực tập nhận thức quản trị kinh doanh!
Download Free mẫu báo cáo thực tập nhận thức quản trị kinh doanh!
 
Đề tài marketing nâng cao năng lực cạnh canh, HOT
Đề tài  marketing nâng cao năng lực cạnh canh, HOTĐề tài  marketing nâng cao năng lực cạnh canh, HOT
Đề tài marketing nâng cao năng lực cạnh canh, HOT
 
Đề tài hoàn thiện chiến lược phát triển thương hiệu, ĐIỂM CAO
Đề tài  hoàn thiện chiến lược phát triển thương hiệu, ĐIỂM CAOĐề tài  hoàn thiện chiến lược phát triển thương hiệu, ĐIỂM CAO
Đề tài hoàn thiện chiến lược phát triển thương hiệu, ĐIỂM CAO
 
Địa vị pháp lý của công ty cổ phần trong nền kinh tế nhiều thành phần
Địa vị pháp lý của công ty cổ phần trong nền kinh tế nhiều thành phầnĐịa vị pháp lý của công ty cổ phần trong nền kinh tế nhiều thành phần
Địa vị pháp lý của công ty cổ phần trong nền kinh tế nhiều thành phần
 
VINASTAS - các đối tượng hữu quan và đạo đức tổ chức trong vụ "Nước mắm Asen"
VINASTAS - các đối tượng hữu quan và đạo đức tổ chức trong vụ "Nước mắm Asen"VINASTAS - các đối tượng hữu quan và đạo đức tổ chức trong vụ "Nước mắm Asen"
VINASTAS - các đối tượng hữu quan và đạo đức tổ chức trong vụ "Nước mắm Asen"
 
Giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về quản trị công ty
Giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về quản trị công tyGiải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về quản trị công ty
Giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về quản trị công ty
 
Đề tài: Công tác marketing – mix sản phẩm thép tại Công ty, 9đ
Đề tài: Công tác marketing – mix sản phẩm thép tại Công ty, 9đĐề tài: Công tác marketing – mix sản phẩm thép tại Công ty, 9đ
Đề tài: Công tác marketing – mix sản phẩm thép tại Công ty, 9đ
 
Đề tài Bồi thường thiệt hại hợp đồng theo luật thương mại
Đề tài Bồi thường thiệt hại hợp đồng theo luật thương mạiĐề tài Bồi thường thiệt hại hợp đồng theo luật thương mại
Đề tài Bồi thường thiệt hại hợp đồng theo luật thương mại
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Một Số Liên Minh Chiến Lược Trong Kinh Doanh Quốc Tế Trê...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Một Số Liên Minh Chiến Lược Trong Kinh Doanh Quốc Tế Trê...Khoá Luận Tốt Nghiệp Một Số Liên Minh Chiến Lược Trong Kinh Doanh Quốc Tế Trê...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Một Số Liên Minh Chiến Lược Trong Kinh Doanh Quốc Tế Trê...
 
Đề tài: Pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàngĐề tài: Pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng
 

Similar to Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần

Nguyen thibichthao ba16a1-baocaothuctaptotnghiep
Nguyen thibichthao ba16a1-baocaothuctaptotnghiepNguyen thibichthao ba16a1-baocaothuctaptotnghiep
Nguyen thibichthao ba16a1-baocaothuctaptotnghiep
Ly Do
 

Similar to Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần (20)

ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN (TNHH) HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN ...
ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN (TNHH) HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN ...ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN (TNHH) HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN ...
ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN (TNHH) HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN ...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn của công ty Minh Ngọc, HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn của công ty Minh Ngọc, HAYĐề tài hiệu quả sử dụng vốn của công ty Minh Ngọc, HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn của công ty Minh Ngọc, HAY
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sản xuất và thương m...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sản xuất và thương m...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sản xuất và thương m...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sản xuất và thương m...
 
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Chứng khoán Phượng Hoàng
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Chứng khoán Phượng HoàngĐề tài: Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Chứng khoán Phượng Hoàng
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Chứng khoán Phượng Hoàng
 
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty chứng khoán, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty chứng khoán, RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty chứng khoán, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty chứng khoán, RẤT HAY, ĐIỂM 8
 
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán phượng hoàng
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán phượng hoàngPhân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán phượng hoàng
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán phượng hoàng
 
Phân tích tình tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Mỹ Hoàng
Phân tích tình tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Mỹ HoàngPhân tích tình tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Mỹ Hoàng
Phân tích tình tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Mỹ Hoàng
 
Đề tài yếu tố quyết định mua xe ô tô, HOT, ĐIỂM CAO
Đề tài yếu tố quyết định mua xe ô tô, HOT, ĐIỂM CAOĐề tài yếu tố quyết định mua xe ô tô, HOT, ĐIỂM CAO
Đề tài yếu tố quyết định mua xe ô tô, HOT, ĐIỂM CAO
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng, ĐIỂM CAO, HOTĐề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng, ĐIỂM CAO, HOT
 
Trách Nhiệm Của Công Ty Mẹ Đối Với Hành Vi Của Công ty con
Trách Nhiệm Của Công Ty Mẹ Đối Với Hành Vi Của Công ty con Trách Nhiệm Của Công Ty Mẹ Đối Với Hành Vi Của Công ty con
Trách Nhiệm Của Công Ty Mẹ Đối Với Hành Vi Của Công ty con
 
Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH ISO Green giai đoạn 2021- 2025
 Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH ISO Green giai đoạn 2021- 2025  Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH ISO Green giai đoạn 2021- 2025
Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH ISO Green giai đoạn 2021- 2025
 
Nguyen thibichthao ba16a1-baocaothuctaptotnghiep
Nguyen thibichthao ba16a1-baocaothuctaptotnghiepNguyen thibichthao ba16a1-baocaothuctaptotnghiep
Nguyen thibichthao ba16a1-baocaothuctaptotnghiep
 
Nâng cao chất lượng phân tích tài chính tại công ty tnhh tháng tư
Nâng cao chất lượng phân tích tài chính tại công ty tnhh tháng tưNâng cao chất lượng phân tích tài chính tại công ty tnhh tháng tư
Nâng cao chất lượng phân tích tài chính tại công ty tnhh tháng tư
 
Nâng cao chất lượng phân tích tài chính tại công ty tnhh tháng tư
Nâng cao chất lượng phân tích tài chính tại công ty tnhh tháng tưNâng cao chất lượng phân tích tài chính tại công ty tnhh tháng tư
Nâng cao chất lượng phân tích tài chính tại công ty tnhh tháng tư
 
Đề tài chất lượng phân tích tài chính công ty TNHH, ĐIỂM 8,
Đề tài chất lượng phân tích tài chính công ty TNHH, ĐIỂM 8,Đề tài chất lượng phân tích tài chính công ty TNHH, ĐIỂM 8,
Đề tài chất lượng phân tích tài chính công ty TNHH, ĐIỂM 8,
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công...
Đề tài: Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công...Đề tài: Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công...
Đề tài: Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công...
 
Đề tài: Phân tích Tình hình kinh doanh xuất khẩu Nông sản của CTY Vạn Long
Đề tài: Phân tích Tình hình kinh doanh xuất khẩu Nông sản của CTY Vạn LongĐề tài: Phân tích Tình hình kinh doanh xuất khẩu Nông sản của CTY Vạn Long
Đề tài: Phân tích Tình hình kinh doanh xuất khẩu Nông sản của CTY Vạn Long
 
Đề tài: Phân tích quy trình XK bằng đường biển của C.ty TNHH Một Thành Viên V...
Đề tài: Phân tích quy trình XK bằng đường biển của C.ty TNHH Một Thành Viên V...Đề tài: Phân tích quy trình XK bằng đường biển của C.ty TNHH Một Thành Viên V...
Đề tài: Phân tích quy trình XK bằng đường biển của C.ty TNHH Một Thành Viên V...
 
Đề tài: Phân tích quy trình xuất khẩu bằng đường biển của C.ty TNHH Một Thành...
Đề tài: Phân tích quy trình xuất khẩu bằng đường biển của C.ty TNHH Một Thành...Đề tài: Phân tích quy trình xuất khẩu bằng đường biển của C.ty TNHH Một Thành...
Đề tài: Phân tích quy trình xuất khẩu bằng đường biển của C.ty TNHH Một Thành...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
 

More from luanvantrust

More from luanvantrust (20)

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
 

Recently uploaded

sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
TunQuc54
 
Baif thảo luận nhom pháp luật đại cương.pptx
Baif thảo luận nhom pháp luật đại cương.pptxBaif thảo luận nhom pháp luật đại cương.pptx
Baif thảo luận nhom pháp luật đại cương.pptx
Phimngn
 
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
LinhV602347
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
K61PHMTHQUNHCHI
 

Recently uploaded (20)

40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
 
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfNghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Baif thảo luận nhom pháp luật đại cương.pptx
Baif thảo luận nhom pháp luật đại cương.pptxBaif thảo luận nhom pháp luật đại cương.pptx
Baif thảo luận nhom pháp luật đại cương.pptx
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
 
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
 
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docxBÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
 
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxtiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
 
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLSĐồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 

Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT BỘ MÔN LUẬT KINH DOANH -THƯƠNG MẠI ----- ----- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT NIÊN KHÓA: 2008 – 2012 ĐỀ TÀI: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CỔ ĐÔNG TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN MÃ TÀI LIỆU: 80159 ZALO: 0917.193.864 Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com Giảng viên hướng dẫn Đoàn Nguyễn Phú Cường Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Cà MSSV: 5085866 Lớp: Thương Mại 2
  • 2. LỜI CẢM ƠN Để có được thành quả học tập như ngày hôm nay, ngoài sự vận động của bản thân, tôi luôn nhận được những tình cảm chân thành từ gia đình, thầy cô và bạn bè xung quanh tôi. Những tình cảm đó tôi xin khắc ghi mãi mãi… Con kính dâng cha mẹ và gia đình tất cả những tình cảm và lòng biết ơn sâu sắc nhất. Tôi không bao giờ quên công ơn to lớn của thầy Đoàn Nguyễn Phú Cường đã dẫn dắt tôi từng bước, hết lòng động viên tôi trong suốt trình hoàn thành luận văn của mình. Tôi mãi không quên công ơn cô cố vấn học tập Lê Huỳnh Phương Chinh và quý thầy cô khoa Luật đã tận tình dạy dỗ, dìu dắt và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp. Tôi luôn ghi nhớ những tình cảm, những kiến thức quý báu từ những thầy cô đã từng giảng dạy tôi trong suốt quá tình học tập tại Đại học Cần Thơ. Cám ơn các bạn lớp Luật Thương Mại 2- K34 đã động viên, giúp đỡ, chia sẽ những kinh nghiệm trong thời gian tôi học tập tại trường. Với điều kiện thời gian cho phép, khả năng nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế ắt hẳn luận văn sẽ có nhiều thiếu sót. Nhưng với sự nghiên cứu nghiêm túc, sự đam mê tìm tòi tác giả hy vọng đóng góp ý kiến nhỏ bé vào sự phát triển chung của nền khoa học pháp lý nước nhà. Rất mong nhận được sự lượng thứ, chỉ bảo tận tình của quý thầy cô, những người đi trước và những anh chị, độc giả quan tâm đến đề tài này. Cuối lời tôi xin chúc tất cả mọi người dồi dào sức khỏe và thành công. Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Cà
  • 3. NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………....
  • 4. NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………....
  • 5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BKS BLDS CĐPT CĐƯĐ CĐSL CPPT CPƯĐ CPƯĐCT CTCP ĐHĐCĐ HĐQT LCK LDN LĐT NĐ NĐT TBCN TNHH TTCK WTO Ban kiểm soát Bộ luật Dân sự năm 2005 Cổ đông phổ thông Cổ đông ưu đãi Cổ đông sáng lập Cổ phần phổ thông Cổ phần ưu đãi Cổ đông ưu đải cổ tức Công ty cổ phần Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Luật Chứng khoán Luật Doanh nghiệp Luật Đầu tư Nghị định Nhà đầu tư Tư Bản Chủ Nghĩa Trách nhiệm hữu hạn Thị trường chứng khoán Tổ chức thương mại thế giới
  • 6. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý đo chọn đề tài………………………………………………………….1 2. Mục tiêu nghiên cứu……………………………………………................2 3. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………...……...2 4. Phạm vi nghiên cứu……………………………………………......……...3 5. Phương pháp nghiên cứu……………………………………….................3 6. Kết cấu đề tài …………………………………………………...………...3 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN…………..…………………………………………............................4 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của CTCP trên thế giới……………...4 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của CTCP ở Việt Nam………............6 1.3. Khái niệm và đặc điểm của CTCP…………………………...............9 1.3.1. Khái niệm………………………………………………............9 1.3.2. Đặc điểm…………………………………………….………..10 1.3.2.1. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân độc lập.......................................10 1.3.2.2. Cổ đông trong CTCP chịu trách nhiệm hữu hạn....................................11 1.3.2.3. Cơ cấu vốn và tài chính linh hoạt. …………….…..................12 1.3.2.4. Chuyển nhượng vốn góp tương đối dễ dàng……......................14 1.3.2.5. Thành viên của CTCP………………………….....................15 1.4. Vai trò của CTCP……………………………………….................17 CHƯƠNG 2: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC CỔ ĐÔNG TRONG CTCP………..……………………………………………..21 2.1. Khái quát cổ đông trong CTCP…………………………..................21 2.1.1. Khái niệm, đặc điểm cổ đông trong CTCP……………………..21 2.1.1.1. Khái niệm cổ đông………………………………………....21 2.1.1.2. Đặc điểm của cổ đông………………………………….......21 2.1.2. Các loại cổ đông……………………………………................23 2.1.3. Vai trò của cổ đông trong CTCP…………………….…............24
  • 7. 2.2. Cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu trong CTCP………………..................24 2.2.1. Cổ phần, cổ phiếu trong CTCP………………………...............24 2.2.1.1. Cổ phần………………………………………...….............24 2.2.1.2. Cổ phiếu…………………………………………...............27 2.2.2. Trái phiếu trong CTCP…………………………………...........28 2.3. Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong CTCP………………..............30 2.3.1. Quyền và nghĩa vụ của CĐPT………………………................30 2.3.1.1. Quyền của CĐPT…………………………………..............30 2.3.1.1.1. Nhóm quyền về tài sản………………………………….31 2.3.1.1.2. Nhóm quyền về thông tin……………………………….42 2.3.1.2. Nghĩa vụ của CĐPT……………....………………..............61 2.3.2. Quyền và nghĩa vụ của CĐƯĐ………………………………...62 2.3.2.1. Cổ đông ưu đãi biểu quyết…………………….....................62 2.3.2.2. Cổ đông ưu đãi cổ tức…………………………….……......64 2.3.2.3. Cổ đông ưu đãi hoàn lại…………………………................66 CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CỔ ĐÔNG TRONG CTCP………………..68 3.1. Những mặt đạt được và chưa đạt được trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong CTCP theo Luật doanh nghiệp năm 2005 và các văn bản khác có liên quan……….............................................................68 3.2. Kiến nghị về quyền của cổ đông trong CTCP……………….......69 3.2.1. Quyền nhận cổ tức………………………………..................69 3.2.2. Quyền tham gia biểu quyết………………………….……...71 3.2.3. Quyền ủy quyền cho người khác………………………........73 3.2.4. Quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần………….................74 3.2.5. Quyền dự họp ĐHĐCĐ…………………………..................75 3.2.6. Quyền cầm cố cổ phần………………………………………78 3.2.7. Quyền yêu cầu hủy quyết định của ĐHĐCĐ………………..78 3.3. kiến nghị về nghĩa vụ của cổ đông trong CTCP………….….......80 KẾT LUẬN………………………………………………….....................81
  • 8. TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………...….......................83
  • 9. Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Kể từ khi Nhà nước ta tiến hành Đại hội Đảng lần thứ VI vào tháng 12 năm 1986, đã đánh đấu sự đổi mới của nền kinh tế Việt Nam. Kinh tế nước ta đã từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, chế độ bao cấp cũng bắt đầu xóa bỏ và thay vào đó là nền kinh tế nhiều thành phần. Đây là một “mốc son” quan trọng đánh đấu sự ra đời của nhiều loại hình kinh tế và theo đó là sự cạnh tranh khốc liệt giữa các loại hình doanh nghiệp như: Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp Tư Nhân hay công ty hợp Danh... Hòa cùng với xu thế Nhà nước ta đang tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, điểm đặc biệt là Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới WTO (7/11/2006) thì nguồn vốn từ nước ngoài đầu tư vào Việt Nam ngày càng gia tăng hơn, đặc biệt là sự ra đời của các doanh nghiệp một cách nhanh chống, không ngừng tăng lên về số lượng, có khoảng 602.171 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp (tính đến ngày 23/8/2011)1, trong đó có sự gia tăng đáng kể của CTCP. Trong tiến trình phát triển nền kinh tế thị trường, CTCP có một vị trí trung tâm và là một xu thế vận động tất yếu của hệ thống doanh nghiệp. Ở nước ta, điều này cũng đã được thể hiện rõ qua chủ trương đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp trong những năm qua. Trong đó, nổi bật lên là vấn đề hệ thống, ổn định và đảm bảo các khía cạnh pháp lý của các cổ đông trong CTCP. Lý do mà CTCP chiếm ưu thế trong sự lựa chọn của các nhà đầu tư là vì ở chính bản thân CTCP có những ưu điểm riêng và nổi bật như: quy mô lớn, khả năng huy động vốn rất cao, đặc biệt là “tính thanh khoản” của vốn. Tuy nhiên, cũng bởi chính những đặc tính ưu việt đó mà quyền lực của các cổ đông dễ dàng bị chia sẽ và mọi người có thể dễ dàng trở thành cổ đông sẽ dẫn đến số lượng thành viên công ty là rất lớn rây khó khăn cho việc kiểm soát và quản lý. Luật Doanh nghiệp 2005 có hiệu lực cho đến nay đã hơn 6 năm đã góp phần nâng cao đáng kể đời sống pháp lý và hoạt động của CTCP, tuy nhiên trong quá trình vận dụng vào thực tế cũng đã nảy sinh nhiều vấn đề vướng mắc, chồng chéo giữa các điều khoản của Luật Doanh nghiệp, giữa Luật Doanh nghiệp và các văn 1 http://thuongmai.vn/thuong-mai/thuong-mai-viet-nam/95478-5-nam-gia-nhap-wto-co-hoi-nhieu-thach-thuc-lon-.html.
  • 10. Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần bản pháp luật khác, một vài quy định chưa thực sự tạo ra khung pháp lý chặt chẽ để thỏa mãn nhu cầu, nguyện vọng của cổ đông CTCP. Làm thế nào để CTCP giữ vững vai trò là “trung tâm” trong tiến trình phát triển kinh tế thị trường, làm thế nào để đảm bảo tư cách, quyền lợi của các cổ đông - một thành tố đóng vai trò nòng cốt trong CTCP là một trong những giải pháp góp phần thực hiện chủ trương xây dựng nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn liền với quốc sách phát huy tiềm lực toàn xã hội. Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn cùng với kiến thức từ thầy cô, bạn bè, từ tài liệu chuyên ngành, cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng tác giả đã mạnh dạng chọn đề tài “Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp cuối khóa của mình. Thông qua đó, tác giả mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé công sức của mình vào việc hoàn thiện hơn các quy định của LDN nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của cổ đông CTCP, điều hòa nhóm lợi ích đôi khi đối lập và xung đột lẫn nhau và nhầm tận dụng tối đa sự ưu việt của CTCP tạo ra một mô hình hoàn hảo mà thương nhân Việt Nam có thể sử dụng trong quá trình hội nhập đầy thách thức và không kém phần khốc liệt. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đây là vấn đề khoa học pháp lí không phải là mới mẻ nhưng giá trị của vấn đề thì trường tồn mãi mãi, trải qua bao lần thay đổi và dù Luật Doanh Nghiệp năm 2005 được sửa đổi thì bản chất của vấn đề vẫn còn đó. Do đó, mục đích của đề tài là nghiên cứu một cách hệ thống các vấn đề lý luận, các khía cạnh pháp lý về quyền và nghĩa vụ cổ đông trong CTCP nhằm tiếp cận vấn đề sâu hơn và có cái nhìn toàn diện hơn để nâng cao kiến thức cho bản thân, thông qua đó hi vọng đóng góp một phần nhỏ bé công sức, công trình nghiên cứu cho nền khoa học pháp lý nước nhà cũng như vào xu thế vận động tất yếu của hệ thống doanh nghiệp. Nhằm giúp cho hoạt động của các công ty cổ phần ngày càng có hiệu quả, tạo lòng tin cho các nhà đầu tư để họ góp vốn đầu tư phát triển nền kinh tế đất nước. 3. Đối tượng nghiên cứu Với những lý do trình bày như trên, đối tượng nghiên cứu của đề tài là về quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005. Từ đó biết được những điểm chưa phù hợp và thiếu sót
  • 11. Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần khi áp dụng vào thực tiễn, để đưa ra những giải pháp khắc phục và hoàn thiện tốt hơn. 4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản về công ty cổ phần, đặc biệt là quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần, theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005. Do kiến thức có hạn nên tác giả chỉ nghiên cứu chủ yếu quy định của luật Doanh nghiệp 2005, Nghị định 102/2010/NĐ-CP. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp. Tác giả chỉ sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học luật chủ yếu về lí thuyết mà không đi đến một điều tra thực tế nào. 6. Kết cấu đề tài Đề tài được kết cấu gồm có ba chương: Chương 1: khái quát về công ty cổ phần Chương 2: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong CTCP Chương 3: Kiến nghị về giải pháp của việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong CTCP
  • 12. Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN Công ty cổ phần là một hình thức tổ chức kinh doanh ra đời, tồn tại và phát triển trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định. Sự hình thành và phát triển của công ty cổ phần gắn liền với sự hình thành của thị trường vốn và thị trường tiền tệ. “Công ty cồ phần là một loại hình kinh doanh phổ biến hiện nay, được xem là phương thức phát triển cao nhất cho đến nay của loài người để huy động vốn cho kinh doanh và qua đó làm cho nền kinh tế của mỗi quốc gia phát triển”2 . Tại sao lại nói như vậy đối với CTCP? để trả lời chính xác cho câu hỏi này, thì trước hết chúng ta cần phải tìm hiểu về khái niệm, đặc điểm cũng như vai trò của CTCP. Từ đó mới thấy được tầm quan trọng của CTCP trong nền kinh tế Việt Nam nói riêng và của thế giới nói chung. 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của CTCP trên thế giới Câu hỏi đặt ra là CTCP có nguồn gốc từ đâu? không có một tài liệu chính thức nào để chứng minh điều đó một cách cụ thể, rõ ràng cả, mà chỉ biết là CTCP có nguồn gốc khá mơ hồ ở Ý hoặc một trong những ngân hàng đầu tiên ở Genua, hoặc Mailand trong thế kỷ XV, hoặc trong công ty Đông Ấn của Hà Lan, hoặc thậm chí đã có nguồn gốc xa xưa trong các societas của người La Mã3. Ở thời La Mã, tầng lớp quý tộc lập ra những societas (hội xã) để phụ các hiệp sĩ thu thuế nông nghiệp, sau đó là đi chinh phục các lãnh thổ và đúc khí giới, áo giáp cung cấp cho các đoàn quân viễn chinh; còn ở tầng lớp thứ dân, những người thợ thủ công và thương gia mở các collegia hay corpora (công ty) tự bầu người quản lý và được cấp phép hoạt động. Sau đế quốc La Mã sụp đổ, hình thức này cũng bị lụi tàn dần cho mãi đến thời kỳ Trung cổ, hai trong số các tổ chức do người La Mã để lại đã được phục hồi là đế quốc của các thương gia tại Ý và công ty cùng các guild (phường hội) được chính quyền cấp phép tại miền Bắc Châu Âu. Từ thế kỷ XII đến XVI mô hình tựu tập kiểu La Mã mở rộng ra trên lục địa châu Âu khi các doanh nhân lập ra các phường hội thương mại, hội thủ công nhằm đầu tư. Cuối thế kỷ XVI, khi thương mại ở Anh phát triển mạnh mẽ, các vua Anh 2 Nguyễn Ngọc Bích “ Luật doanh nghiệp vốn, quản lý trongcông ty cổ phần, NXB Trẻ, năm 2003, trang26. 3 Đỗ Thị Thìn, Luận văn chuyên ngành kinh tế “Quy chế pháp lý về cổ đông trongCTCP” trang5.
  • 13. Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần lập ra các công ty thuộc quyền của mình để họ đi mua bán trên khắp thế giới. Doanh nhân tại chính quốc làm ăn theo kiểu của họ, và chỉ có dạng làm ăn riêng, hay góp vốn làm ăn chung. Đến năm 1844, Quốc hội Anh ban hành luật công ty cổ phần; sang năm 1855 thì có luật về trách nhiệm hữu hạn; cuối cùng cả hai luật kia được sáp nhập thành một vào năm 1862. Trong số báo ngày 31/12/1999 báo The Economist cho thông tin khác: Cổ phần đầu tiên được pháp hành lần đầu tiên vào thế kỷ 16 từ một công ty cổ phần ở châu Âu, do công ty Muscovy Company lập ra năm 1553, ở Luân Đôn để buôn bán với Nga. Trái phiếu được chính phủ Pháp phát hành lần đầu tiên năm 1555. Việc sử dụng cổ phần có lúc lên lúc xuống, và nắm cổ phần thì cũng giống như đánh bạc. Luật pháp quy định trách nhiệm hữu hạn đầu tiên ra đời ở Mỹ năm 1811. Ý niệm về tính chất đó đã có từ thời La Mã. Năm 1811, bang New York, và tính hữu hạn kia trở thành phổ biến vì bang nào không dùng đến nó là không thu hút được vốn. Các bang khác theo nhau làm. Năm 1855, nước Anh lúc đó là một cường quốc kinh tế mới làm theo. Vào lúc ấy, nước Anh là bá chủ về hàng hải và là một cường quốc trên thế giới. Luật công ty của Mỹ cũng chịu sự ảnh hưởng của Anh cho nguồn gốc hình thành nước Mỹ. Các nước trong khối thịnh vượng chung có luật công ty giống của Anh. Riêng Pháp và Đức đi theo một con đường khác do khác biệt về văn hóa. Công ty Đức được luật quy định chặt chẽ và không uyển chuyển như công ty của Anh và Mỹ. Ở Pháp, năm 1807, Bộ Luật Napoleon thiết lập nền tản cho công ty bằng hội họp tư cổ phần; đến năm 1863, thì công ty trách nhiệm hữu hạn ra đời. Về mặt thương mại, công ty cổ phần là phương thức phát triển cao nhất cho đến nay của loài người để huy động được nhiều vốn nhất cho kinh doanh và qua đó làm cho nền kinh tế của mỗi quốc gia phát triển. Hình thức lập hội, lập các tổ chức dạng như công ty phát triển liên tục dưới nhiều hình thái khác nhau qua các thời kỳ tại các vùng lãnh thổ khác nhau. Trong các thời kỳ này, nền kinh tế thị trường phát triển cùng với sự phát triển mạnh mẽ của CNTB, nhu cầu hùn hợp vốn và liên kết của các nhà buôn nhỏ lẻ trước sự chèn ép của các nhà tư bản là tất yếu và ngày càng trở nên phổ biến dưới nhiều phương
  • 14. Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần thức. Mầm mống hình thành CTCP đúng như Các Mác nhận định: “Ngay trong buổi đầu của nền sản xuất TBCN một số ngành sản xuất cũng đòi hỏi một số tư bản tối thiểu mà lúc bấy giờ từng cá nhân riêng lẻ chưa thể có được, tình hình đó mặc nhiên dẫn đến Nhà nước phải trợ cấp cho những tư nhân như ở Pháp dưới thời Colbert, như là một số công quốc cho tới nay. Mặt khác, nó dẫn đến việc thành lập một số hội nắm giữ độc quyền do pháp luật thừa nhận để kinh doanh trong những ngành công nghiệp và thương nghiệp nhất định. Đó là tiền thân của Công ty cổ phần hiện đại”4 . Tóm lại sự ra đời của công ty cổ phần gắn liền với sản xuất xã hội hóa, đặc biệt là xã hội hóa về vốn và sự ra đời của nó cũng phần nào đáp ứng nhu cầu kinh doanh của con người. Trong quá trình phát triển của nó phần nào cũng xuất phát từ thực tế của xã hội và tham vọng, bành trướng về thế lực của con người về vốn, về số lượng thành viên. Dẫn đến sự ra đời của tập đoàn kinh tế khổng lồ, hơn nữa vào giai đoạn này sự ra đời của thị trường chứng khoán cũng tác động không nhỏ đến sự phát triểm của công ty cổ phần. 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của CTCP ở Việt Nam Ở Việt Nam, Luật lệ về công ty lần đầu tiên được quy định là trong “Bộ Dân luật thi hành tại các toà Nam án - Bắc Kỳ”, trong đó tiết thứ 5 (Chương IX) nói về hội buôn được chia thành hai loại là hội người và hội vốn. Nhìn chung, quy định của Pháp luật thời kỳ này về CTCP còn rất sơ khai. Dưới thời Pháp thuộc, các quy định của Bộ luật Thương mại Pháp năm 1807, trong đó có quy định về hình thức CTCP được áp dụng ở cả ba kỳ tại Việt Nam. Đến năm 1942, Vua Bảo Đại ban hành Bộ luật thương mại Trung phần có hiệu lực áp dụng tại Trung Kỳ, trong đó có quy định về CTCP từ Điều 102 đến Điều 142 và từ Điều 159 đến Điều 171. Năm 1972, chính quyền Việt Nam Cộng hoà ban hành Bộ luật Thương mại, trong đó CTCP được gọi là hội nặc danh với đặc điểm “gồmcó các hội viên mệnh danh cổ đông, chỉ chịu trách nhiệmtrong giới hạn phần hùn của mình dưới hình thức cổ phần” (Điều 236) và “chỉ được thành lập nếu có số hội viên từ 7 người trở lên” (Điều 295). Các vấn đề pháp lý liên quan đến hình thức hội nặc danh như thành 4 C.Mac tư bản,tập 1, phần II,NXB Sự thật,trang 390.
  • 15. Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần lập, góp vốn, cơ cấu quản lý … đã được quy định rất chi tiết trong Bộ luật này từ Điều 236 đến Điều 278 cũng như từ Điều 295 đến Điều 314. Ở miền Bắc, sau năm 1954 cho đến khi thống nhất đất nước vào năm 1975 và trên phạm vi cả nước từ sau năm 1975 đến những năm 80 của thế kỷ 20, với chính sách kinh tế kế hoạch hoá tập trung, các hình thức công ty nói chung và CTCP nói riêng hầu như không được pháp luật thừa nhận. Khái niệm “công ty” trong giai đoạn này không được hiểu đúng bản chất pháp lý mà chỉ được hiểu theo hình thức kinh doanh. Các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh trong giai đoạn này chủ yếu bao gồm các nhà máy, xí nghiệp quốc doanh, hợp tác xã (đối với thành phần kinh tế tập thể) và công tư hợp danh (hình thành từ quá trình cải tạo công thương nghiệp XHCN). Trong giai đoạn này, mặc dù Điều lệ về đầu tư của nước ngoài ở nước CHXHCN Việt Nam (ban hành kèm theo Nghị định 115/CP của Chính phủ ngày 18/4/1977) có đề cập đến hình thức CTCP khi quy định “xí nghiệp hoặc công ty hỗn hợp” có thể thành lập theo hình thức “công ty vô danh” (một tên gọi khác của CTCP) nhưng lại không có văn bản pháp luật nào quy định về tổ chức và hoạt động của hình thức CTCP này. Và trên thực tế, cũng không có xí nghiệp hoặc công ty hỗn hợp nào được thành lập theo hình thức “công ty vô danh” theo quy định của Điều lệ về đầu tư của nước ngoài năm 1977 kể trên. Cho đến khi Luật công ty được ban hành ngày 21/12/1990, hình thức CTCP mới chính thức được quy định cụ thể. Theo Luật Công ty 1990, CTCP được xác định với các đặc điểm sau:(i) Số thành viên gọi là cổ đông mà công ty phải có trong suốt thời gian hoạt động ít nhất là 7. (ii) Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần băng nhau gọi là cổ phần. Giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phiếu. Mỗi cổ đông có thể mua một hoặc nhiều cổ phiếu. (iii) Cổ phiếu phát hành có thể ghi tên hoặc không ghi tên. Cổ phiếu của sáng lập viên, của thành viên Hội đồng quản trị phải là những cổ phiếu có ghi tên. (iv) Cổ phiếu không ghi tên được tự do chuyển nhượng. Cổ phiếu ghi tên chỉ được chuyển nhượng nếu được sự đồng ý của Hội đồng quản trị, trừ trường hợp quy định tại điều 39 của Luật này. Sau khi Luật Công ty ra đời, nhiều văn bản pháp luật khác nhau đã được ban hành nhằm điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau nhưng được tổ chức dưới hình thức CTCP. Hoạt động của các doanh
  • 16. Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần nghiệp này một mặt phải tuân thủ các quy định của Luật Công ty, mặc khác do đặc thù riêng của các ngành nghề kinh doanh, hoạt động của các doanh nghiệp này còn phải tuân thủ theo quy định của các luật chuyên ngành. Chẳng hạn như trong Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ ngày 01/10/1998 tại Điều 12 quy định về các loại hình tổ chức tín dụng có hình thức tổ chức tín dụng cổ phần của Nhà nước và nhân dân, hay nói cách khác các Ngân hàng thương mại cổ phần chính là các công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ. Trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán, tại Điều 2.1 Quy chế về tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán ban hành kem theo Quyết định số 04/1998/QĐ-UBCK ngày 13/10/1998 quy định “Công ty chứng khoán là công ty cổ phần thành lập hợp pháp tại Việt Nam, được uỷ ban chứng khoán nhà nước cấp giấy phép thực hiện một hoặc một số loại hình kinh doanh chứng khoán”. Sau gần 10 năm thực hiện, Luật Công ty đã phát huy được tích cực vai trò của mình, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, thực tiễn các quan hệ kinh doanh ở nước ta trong thời kỳ này liên tục biến đổi, Luật công ty đã bộc lộ rất nhiều bất cập, nhất là trong vấn đề thủ tục thành lập và đăng ký kinh doanh. Nhiều quy định của luật này tỏ ra lạc hậu với cách thức tổ chức một công ty theo cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế. Việc sửa đổi, thay thế luật này được đặt ra như là một sự tất yếu khách quan. Ngày 12/6/1999, Quốc hội đã thông qua Luật Doanh nghiệp để thay thế cho Luật Công ty và Luật danh nghiệp tư nhân. Sau hơn 6 năm đi vào hoạt động, Luật DN 1999 đã được thay đổi bằng Luật Doanh nghiệp 2005. Trong các văn bản này, công ty cổ phần vẫn tiếp tục được ghi nhận và được quy định theo hướng tiếp cận dần đến các chuẩn mực quốc tế về quản trị công ty cổ phần. Tóm lại, đây là quá trình hình thành và phát triển công ty cổ phần trên thế giới và Việt Nam, chúng ta thấy rằng sự ra đời của công ty cổ phần là một tất yếu khách quan của nền kinh tế, hơn nữa sự ra đời của nó cũng đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của các tầng lớp trong xã hội. Ngày nay, với tốc độ phát triển kinh tế xã hội và xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra trong đó có lĩnh vực kinh tế, điều này buộc chúng ta phải tận dụng và phát huy tất cả các nguồn lực bên trong và các nguồn lực bên ngoài. Chính cơ hội này mà vị thế của công ty cổ phần đã bộc lộ
  • 17. Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần những ưu điểm vượt trội so với các loại hình doanh nghiệp khác và sự đóng góp của công ty cổ phần vào nền kinh tế là rất lớn, điều này nói rõ rằng công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với nền kinh tế của mỗi nước. Không chỉ riêng ở Việt Nam mà hầu như tất cả các nước trên thế giới đã và đang tận dụng triệt để các nguồn lực bên trong lẫn bên ngoài, đồng thời kết hợp nhuần nhuyễn các nguồn lực này. Để đạt được hiệu quả cao thì các nước đã tận dụng và phát huy vai trò các loại hình doanh nghiệp nhưng có vai trò quan trọng trên hết đó là loại hình công ty cổ phần. 1.3. Khái niệm và đặc điểm của CTCP 1.3.1 Khái niệm Ngay từ ngày xa xưa, các nhà buôn đã biết hùn nhau đồng vốn để làm ăn và chia lời lãi từ công việc kinh doanh. Họ chấp nhận mất đi phần vốn đã bỏ ra nếu công việc kinh doanh gặp trở ngại. Hình ảnh này cũng không khác mấy với hình ảnh người ta mua cổ phần ở các CTCP ngày nay. Bằng việc cách điệu hóa các nguyên tắc mà các nhà buôn đã từng hùn vốn với nhau, quy định cụ thể về phương thức góp vốn, người được quyền góp vốn, đa dạng hóa các loại vốn góp, thêm bớt các quyền và nghĩa vụ của người góp vốn, cách chia lời lãi, trách nhiệm của mỗi người góp vốn đối với những rủi ro trong kinh doanh… ý tưởng sơ khai về sự hợp tác cùng bỏ vốn, chia lời lãi và chỉ mất những gì đã góp vào ban đầu của các nhà buôn được tiếp nối trong các CTCP hiện đại. Ngày nay, CTCP được xem là phương thức phát triển cao nhất của loài người để huy động vốn cho kinh doanh và qua đó làm cho nền kinh tế của mỗi quốc gia phát triển5. Công ty cổ phần được định nghĩa là một tổ chức thành lập theo pháp luật trong đó vốn được chia làm nhiều phần bằng nhau, người sở hữu ít nhất một cổ phần đã phát hành của CTCP được gọi là cổ đông. Cổ đông có thể là cá nhân hay tổ chức và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. CTCP mang bản chất là công ty đối vốn quy tụ các cổ đông có thể là những người không quen biết nhau, tối thiểu phải là ba nhưng không hạn chế số lượng tối đa. 5Nguyễn Ngọc Bích,“Luật Doanh nghiệp,vốnvà quảnlý trong công ty cổ phần”,NXB Trẻ,năm 2003, trang 26.
  • 18. Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần 1.3.2. Đặc điểm Trong thời kỳ đổi mới, hệ thống pháp luật về doanh nghiệp ở nước ta đã từng bước xây dựng và hoàn thiện. Các đạo luật như: Luật doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp nhà nước, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật thương mại, Luật cạnh tranh, Luật phá sản và nhiều đạo luật khác được ban hành và đi vào cuộc sống, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau, thuộc mọi thành phần kinh tế, góp phần hoàn thiện môi trường kinh doanh, giải phóng sức sản xuất, huy động mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Mỗi loại hình doanh nghiệp có những đặc trưng và hạn chế nhất định, từ đó tạo nên lợi thế của doanh nghiệp. So với các loại hình doanh nghiệp khác hiện nay ở nước ta, thì loại hình doanh nghiệp là công ty cổ phần có những đặc điểm và lợi thế hơn hẳn. Với đặc điểm cơ bản đó chúng ta dễ dàng phân biệt với công ty TNHH và công ty hợp doanh. Theo điều 77 Luật doanh nghiệp năm 2005 thì những đặc điểm đó được thể hiện ở những phía cạnh sau: 1.3.2.1. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân độc lập Pháp luật về công ty của các nước đều xác lập một cách cụ thể về các quyền và nghĩa vụ pháp lý của CTCP với tư cách là một pháp nhân độc lập, có năng lực và tư cách chủ thể riêng, tồn tại độc lập và tách biệt với các cổ đông trong công ty. CTCP chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản bằng tài sản của chính công ty, với tư cách chủ thể là pháp nhân thông qua người đại diện của mình theo quy định của pháp luật, công ty có thể trở thành nguyên đơn hoặc bị đơn dân sự trong các quan hệ tranh tụng tại Tòa án. Công ty mua sắm các tài sản mới, thì tài sản đó thuộc sở hữu của công ty chứ không thuộc sở hữu của các cổ đông công ty vì lúc này công ty cổ phần là một pháp nhân, tách biệt hoàn toàn với các cổ đông. Trong trường hợp này, cổ đông không được xem tài sản mà công ty mới mua sắm là tài sản của cá nhân mình; mặc dù trên thực tế cổ đông là chủ sở hữu một số quyền lợi có giá trị của công ty cổ phần như: quyền tham gia quản lý, điều hành công ty theo qui định, quyền được chia cổ tức, quyền được chia tài sản theo tỷ lệ cổ phần sở hữu khi công ty giải thể … Tuy nhiên, với tư cách là một pháp nhân, công ty có quyền sở hữu tài sản riêng còn các cổ đông chỉ được sở hữu cổ phần trong công ty mà không có bất kỳ quyền sở hữu nào đối với tài sản của công ty.
  • 19. Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần Cổ đông là chủ sở hữu CTCP và có một số quyền lợi như: quyền tham gia quản lý điều hành, quyền được chia cổ tức, quyền được chia tài sản theo tỷ lệ cổ phần sở hữu khi công ty giải thể …. Nhưng cổ đông chỉ được sở hữu cổ phần trong công ty mà không có bất kỳ quyền sở hữu nào đối với tài sản của công ty. Trong khi đó, CTCP với tư cách là một pháp nhân có quyền sở hữu toàn bộ tài sản riêng của công ty. Luật pháp phân biệt rạch ròi công ty với cổ đông. Một cổ đông nắm 60% cổ phần của công ty, rồi làm giám đốc công ty, và là người duy nhất của công ty, thì người ấy vẫn không phải là công ty mà chỉ là nhân viên công ty thuê. Công ty là một thực thể pháp lý đứng riêng biệt, nó sở hữu tài sản để phục vụ lợi ích của tất cả các cổ đông; nhưng một cổ đông, dẫu nắm đa số vốn trong công ty, vẫn bị kết tội ăn cắp tài sản của công ty6. Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 1.3.2.2. Cổ đông trong CTCP chịu trách nhiệm hữu hạn Khi một tổ chức hay cá nhân mua cổ phiếu của công ty cổ phần tức là họ đã chuyển dịch vốn của mình theo những phương thức nhất định vào công ty cổ phần và trở thành tài sản thuộc sở hữu của công ty cổ phần, nhưng cổ đông vẫn được hưởng các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ việc góp vốn. Với tư cách là một pháp nhân, công ty có năng lực pháp luật độc lập, có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình theo qui định của pháp luật nên các quyền và nghĩa vụ của công ty hoàn toàn tách biệt khỏi các quyền và nghĩa vụ của cổ đông vì công ty là chủ thể của quyền sở hữu công ty. Vốn thuộc sở hữu công ty chính là giới hạn sự rủi ro tài chính của các cổ đông trên toàn bộ số vốn đã đầu tư vào công ty, nên trách nhiệm của những cổ đông đối với các nghĩa vụ của công ty được hạn chế trong phạm vi mà họ đã đầu tư vào cổ phiếu của mình. Xét về phương diện sự tách bạch về tài sản thì các cổ đông không có quyền đối với tài sản của công ty cổ phần nên họ không chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty cổ phần; công ty cổ phần chịu trách nhiệm bằng chính tài sản của mình. Cả công ty cổ phần lẫn chủ nợ của công ty đều không có quyền kiện đòi tài sản của cổ đông trừ trường hợp cổ đông nợ công ty do chưa đóng đủ tiền góp vốn hoặc chưa thanh toán đủ cho công ty cổ phần số tiền mua cổ phiếu phát hành. Đây là điểm khác nhau cơ bản về trách nhiệm của các chủ 6Nguyễn Ngọc Bích,“Luật Doanh nghiệp,vốnvà quảnlý trong công ty cổ phần”,NXB Trẻ,năm 2003, trang 33, trang 36.
  • 20. Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần thể kinh doanh, đối với công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân (theo pháp luật Việt Nam) và đối với công ty đối nhân hay doanh nghiệp một chủ của hầu hết các nước thì các thành viên hợp danh (hay thành viên nhận vốn) và chủ doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm cá nhân vô hạn về các nghĩa vụ của công ty hay của doanh nghiệp bằng tài sản của mình, bất kể tài sản đó có liên quan đến hoạt động kinh doanh hay không. Như vậy, xuất phát từ sự tồn tại độc lập của công ty cổ phần so với các cổ đông nên công ty cổ phần có các quyền và nghĩa vụ về tài sản riêng, do đó các rủi ro của cổ đông khi đầu tư vào công ty cổ phần chỉ giới hạn trong số lượng giá trị cổ phiếu mà cổ đông đó đầu tư. Ngược lại, khi đầu tư vào công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân thì mức độ rủi ro là vô hạn. Tính chất chịu trách nhiệm hữu hạn trên đã thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư đầu tư vào công ty cổ phần nhiều hơn so với đầu tư vào các loại hình doanh nghiệp khác mà ở đó họ phải chịu trách nhiệm vô hạn. Bất kỳ nhà đầu tư nào cũng hiểu rằng khi mình đầu tư vào công ty cổ phần với tính chất chịu trách nhiệm hữu hạn của cổ đông thì không bao giờ mình bị mất nhiều hơn so với số vốn đã bỏ ra đầu tư vào công ty cổ phần nên họ ít sợ rủi ro hơn người đầu tư vốn vào công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân, những người này phải thấp thỏm lo âu khi tình hình kinh doanh của doanh nghiệp xấu đi, vì họ có thể mất toàn bộ tài sản bất kỳ khi nào . Khi một cá nhân hay tổ chức chuyển dịch vốn của mình vào CTCP trở thành tài sản thuộc sở hữu CTCP, cổ đông vẫn được hưởng các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ việc góp vốn nhưng cũng có thể mất chúng khi công ty giải thể hoặc phá sản. Vốn thuộc sở hữu công ty chính là giới hạn sự rủi ro tài chính của các cổ đông trên toàn bộ số vốn đã đầu tư vào công ty, nên trách nhiệm của những cổ đông đối với các nghĩa vụ của công ty được hạn chế trong phạm vi mà họ đã đầu tư vào cổ phiếu của mình. Đặc điểm này cho phép người ta mạnh dạn đầu tư vào công ty mà không phải chịu rủi ro đối với tài sản cá nhân trong trường hợp công ty phá sản vì cổ đông không bao giờ bị mất nhiều hơn so với số vốn đã bỏ ra đầu tư vào CTCP. Cũng chính lợi thế này mà các CTCP có khả năng huy động rất lớn các nguồn vốn đầu tư của xã hội vào hoạt động sản xuất - kinh doanh của mình. 1.3.2.3. Cơ cấu vốn và tài chính linh hoạt
  • 21. Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần Công ty cổ phần không thể được thành lập và hoạt động nếu không có vốn. Vốn là yếu tố quyết định và chi phối toàn bộ hoạt động, quan hệ nội bộ cũng như quan hệ với các đối tác bên ngoài. Trong quan hệ nội bộ, vốn của công ty được xem là cội nguồn của quyền lực. Với đặc trưng là loại hình công ty đối vốn, quyền lực trong công ty cổ phần sẽ thuộc về những ai nắm giữ phần lớn số vốn trong công ty. Trong quan hệ với bên ngoài, vốn của công ty cổ phần là một dấu hiệu chỉ rõ thực lực tài chính của công ty. Tuy nhiên, khác với nhiều yếu tố khác, vốn trong công ty cổ phần là yếu tố năng động nhất. Các qui luật kinh tế thị trường chỉ ra rằng cùng với sự lưu thông hàng hóa là sự lưu thông tiền tệ, tức là sự trung chuyển các nguồn vốn. Sự phát triển của công ty cổ phần tỷ lệ thuận với sự luân chuyển các nguồn vốn trong nền kinh tế. Sự vận động của vốn trong công ty cổ phần vừa chịu sự chi phối khách quan của các qui luật kinh tế, vừa bị ảnh hưởng bởi ý chí chủ quan của con người. Điều này đặt ra một đòi hỏi là con người phải tạo ra cách thức góp vốn, cách tổ chức và quản lý vốn để có thể đáp ứng được sự vận động linh hoạt của vốn. Theo quy định của LDN 2005 cổ đông có thể góp vốn bằng tài sản “ Có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty”7. Và lần đầu tiên trong quy định của pháp luật Việt Nam đã đề cập đến hình thức góp vốn của cổ đông có thể thực hiện bằng quyền sở hữu trí tuệ. Quy định trên được ghi nhận trong Nghị định 102/2010/NĐ-CP, việc góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ là “ Bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ”8. Đây chính là điểm mới và tiến bộ của pháp luật Việt Nam, khi mà quyền sở hữu trí tuệ đang được thế giới xem là vấn đề nóng bổng và được nhiều người quan tâm đến hiện nay. Sự linh hoạt trong vận động của vốn vừa phải thích ứng với yêu cầu đòi hỏi đa dạng của nhà đầu tư, vừa không mất đi bản chất vốn có của công ty cổ phần. Điều đó có nghĩa là phải tạo cho bản thân công ty cổ phần khả năng chuyển dịch các phần vốn góp một cách dễ dàng song tư cách pháp nhân của công ty không vì sự chuyển nhượng đó mà bị thay đổi. Theo các qui định của Luật Doanh nghiệp thì 7 Khoản 4Điều 4 Luật doanh nghiệp 2005. 8 Điều 4 Nghị định 102/2010/NĐ-CP.
  • 22. Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần công ty cổ phần ở Việt Nam có thể qui định và phát hành nhiều loại cổ phiếu khác nhau như: cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi (trong cổ phiếu ưu đãi có: cổ phiếu ưu đãi biểu quyết, cổ phiếu ưu đãi cổ tức, cổ phiếu ưu đãi hoàn lại và các loại cổ phiếu ưu đãi khác…) và các loại trái phiếu. Đây sẽ là những loại chứng khoán được phát hành rộng rãi ra công chúng nhằm tăng khả năng thu hút vốn đầu tư cho kinh doanh của công ty. Ngoài ra, khi xây dựng giá trị các cổ phiếu của công ty thì các công ty thường xác lập mệnh giá của cổ phiếu thấp đã tạo điều kiện thuận lợi cho những nhà đầu tư dù cho khả năng tài chính không nhiều nhưng vẫn có khả năng tham gia đầu tư vốn vào công ty cổ phần. Sự phát triển của công ty cổ phần tỷ lệ thuận với sự luân chuyển các nguồn vốn trong nền kinh tế. Sự vận động của vốn trong công ty cổ phần vừa chịu sự chi phối khách quan của các qui luật kinh tế, vừa bị ảnh hưởng bởi ý chí chủ quan của con người. Do vậy, cách thức góp vốn, cách tổ chức và quản lý vốn trong CTCP sẽ đa dạng và cụ thể để có thể đáp ứng được sự vận động linh hoạt của đồng vốn trong CTCP. 1.3.2.4. Chuyển nhượng vốn góp tương đối dễ dàng Hầu hết pháp luật về công ty của các nước trên thế giới đều qui định và cho phép chuyển nhượng một cách dễ dàng và tự do các loại cổ phiếu do công ty cổ phần phát hành từ cổ đông sang chủ sở hữu mới. Vì khác với các loại công ty khác, vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Giá trị của mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phiếu. Việc góp vốn vào công ty cổ phần được thực hiện bằng cách mua cổ phiếu nên cổ phiếu được xem là hình thức thể hiện phần vốn góp của các cổ đông. Các cổ phiếu do công ty cổ phần phát hành là hàng hóa nên các cổ đông khi sở hữu cổ phiếu có thể tự do chuyển nhượng; hơn thế nữa trách nhiệm của các cổ đông chỉ giới hạn trong phạm vi giá trị các cổ phiếu mà họ sở hữu nên khi họ muốn rút lui khỏi công việc kinh doanh hay muốn bán cổ phiếu của mình cho người khác thì họ thực hiện rất dễ dàng. Trong khi đó đối với công ty trách nhiệm hữu hạn theo qui định của pháp luật Việt Nam thì khi chuyển nhượng các phần vốn góp của mình, thành viên đó phải chuyển nhượng trước hết cho các thành viên còn lại trong công ty hoặc chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên công ty trong trường hợp các thành viên còn lại
  • 23. Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần không mua hoặc không mua hết. Đó là lý do giải thích vì sao có rất nhiều người muốn đầu tư vào công ty cổ phần chứ không muốn đầu tư vào các loại hình doanh nghiệp khác. Đây cũng là một trong những yếu tố cần thiết cho việc hình thành và phát triển thị trường chứng khoán. Đây là đặc điểm quan trọng tạo nên sự hấp dẫn của CTCP. Chính đặc điểm này đã thu hút các NĐT vì với cổ phần được tự do chuyển nhượng cổ đông có thể chuyển nhượng cổ phần cho NĐT khác bất cứ lúc nào, họ được quyền rời bỏ công ty khi họ muốn. Trừ một số trường hợp bị hạn chế được quy định trong bản Điều lệ, cổ đông được tự do mua bán, chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Sự tự do chuyển nhượng này làm cho số tiên ghi ở cổ phiếu có một giá trị, và chuyển thành tiền mặt được. Sự chuyển nhượng bao gồm cả quyền thừa kế, tức là quyền sở hữu cổ phiếu của mọi người được tôn trọng. “Lý do luật pháp cho chuyển nhượng quyền sở hữu là vì tiền của cổ đông bỏ ra phải chịu rủi ro, trong khi quyền hành của họ đối với công ty bị hạn chế; vậy họ có quyền kiểm soát sự rủi ro mình chịu bằng cách đẩy nó đi khi nào muốn”9. Hơn nữa, với việc tự do chuyển nhượng cổ phần, cơ cấu cổ đông của công ty có thể thay đổi linh hoạt mà không làm ảnh hưởng đến sự tồn tại cũng như bản chất của công ty. 1.3.2.5. Thành viên của CTCP Theo quy định tại LDN 2005 thì cổ đông CTCP có thể là cá nhân hay tổ chức, trong suốt quá trình hoạt động số lượng tối thiểu là ba, không hạn chế số lượng tối đa. Và không đề cập đến việc tổ chức đó có phải là pháp nhân hay không. Vậy nếu hiểu theo quy định của LDN 2005 thì đối tượng là tổ chức có thể trở thành cổ đông của CTCP là rất rộng. Nhưng đến khi nghị định 102/2010/NĐ-CP ra đời hướng dẫn LDN 2005 thì lại quy định tại Điều 13 là “ Tất cả các tổ chức là pháp nhân, bao gồmcả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, không phân biệt nơi đăng ký trụ sở chính và mọi cá nhân không phân biệt quốc tịch và nơi cư trú, nếu không thuộc đối tương quy định tại khoản 4 Điều 13 Luật doanh nghiệp điều có quyền góp vốn,mua cổ phần với mức không hạn chế tại doanh nghiệp theo quy định tương ứng của LDN”. Theo cách giải thích của Nghị định thì khái niệm về “tổ chức” có phạm vi hẹp hơn so với LDN, tức là chỉ có tổ chức có tư cách pháp nhân 9 Nguyễn Ngọc Bích, “Luật Doanh nghiệp, vốn và quản lý trongcông ty cổ phần”, NXB Trẻ năm 2003, trang 45.
  • 24. Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần mới có thể trở thành cổ đông của CTCP. Và việc xác định một tổ chức có tư cách pháp nhân hay không là phải dựa vào quy định của Bộ luật dân sự 200510 . CTCP là loại công ty đặc trưng cho công ty đối vốn, cho nên có sự liên kết của nhiều thành viên và vì vậy, việc quy định số thành viên tối thiểu phải có đã trở thành thông lệ quốc tế trong mấy trăm năm tồn tại của CTCP. Do vậy, bất cứ ai cũng có thể trở thành cổ đông của CTCP nếu họ không thuộc dạng bị cấm góp vốn vào CTCP và chỉ cần nắm giữ ít nhất một cổ phần của CTCP. Mặt khác, CTCP có thời gian tồn tại vô hạn nên việc phát hành chứng khoán để huy động vốn và mở rộng quy mô công ty là điều hết sức dễ dàng. Bên cạnh những đặc điểm nêu trên thì, CTCP vẫn còn một vài đặc điểm riêng nữa như: Tính ổn định trong hoạt động kinh doanh và không hạn chế về thời gian tồn tại: Bởi vì CTCP có tư cách pháp nhân độc lập nên nếu có bất kỳ sự rút lui, sự phá sản hoặc thậm chí cái chết có xảy ra đối với các cổ đông thì CTCP vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển mà hoàn toàn không bị ảnh hưởng gì. Đây chính là một ưu điểm bảo đảm cho việc kinh doanh của công ty diễn ra một cách liên tục và ổn định. CTCP có cơ chế quản lý tập trung cao: Với tư cách là một pháp nhân độc lập trong công ty cổ phần, có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và cơ chế quản lý. Đó là việc các cổ đông sẽ bầu ra Ban giám đốc và Ban giám đốc sẽ thay mặt các cổ đông quản lý công ty cổ phần. Như vậy, trong công ty cổ phần việc quản lý được tập trung hóa cao vào Ban giám đốc mà không dàn trải đều việc quản lý cho các cổ đông như đối với công ty hợp danh; bởi vì trong công ty hợp danh việc quản lý công ty được thực hiện bởi các thành viên hợp danh với tư cách là những người chịu trách nhiệm vô hạn hoặc liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ trong kinh doanh của công ty nên họ được toàn quyền quản lý công ty và nhân danh công ty trong các hoạt động. Sự tách biệt giữa quyền sở hữu và việc quản lý còn được thể hiện ở việc luật công ty hiện đại của một số nước còn qui định cho phép giám đốc quản lý công ty có thể không phải là cổ đông của công ty. Giám đốc có thể là người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần, là người điều hành các hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Rõ ràng việc qui định như vậy một 10 Điều 100 Bộ luật dân sự 2005.
  • 25. Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần mặt thu hút được những người quản lý chuyên nghiệp được công ty thuê làm công tác quản lý, mặt khác tách biệt vai trò chủ sở hữu với chức năng quản lý đã tạo cho công ty cổ phần có được sự quản lý tập trung cao thông qua cơ chế quản lý hiện đại, lành nghề nên rất phù hợp với điều kiện quản lý các doanh nghiệp có qui mô lớn. Khác với doanh nghiệp tư nhân là việc quản lý mang tính chất nội bộ gia đình, công ty cổ phần có một cơ chế quản lý hợp lý, minh bạch rõ ràng. Quy mô CTCP dễ dàng mở rộng: Cổ đông CTCP có thể là cá nhân hay tổ chức, số lượng tối thiểu là ba, không hạn chế số lượng tối đa. Do vậy, bất cứ ai cũng có thể trở thành cổ đông của CTCP nếu họ không thuộc dạng bị cấm góp vốn vào CTCP và chỉ cần nắm giữ ít nhất một cổ phần của CTCP. Mặt khác, CTCP có thời gian tồn tại vô hạn nên việc phát hành chứng khoán để huy động vốn và mở rộng quy mô công ty là điều hết sức dễ dàng. Tóm lại, trong điều kiện hiện nay của Việt Nam khi chúng ta đang chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì việc giải phóng mọi năng lực sản xuất của xã hội theo hướng khai thác các tiềm năng sẵn có về vốn, lao động, trình độ quản lý và các nguồn lực vật chất cần thiết khác cho nhu cầu đầu tư và phát triển của đất nước là một nhân tố quan trọng bảo đảm cho việc thực hiện thành công các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong tiến trình đẩy mạnh việc khai thác các nguồn lực quốc gia, chúng ta không thể không tính đến yếu tố nội lực. Nhìn lại các loại hình doanh nghiệp hiện nay mà pháp luật Việt Nam cho phép thành lập và hoạt động, tuy mỗi loại đều có những điểm mạnh nhất định đòi hỏi các nhà kinh doanh cần nắm bắt để khai thác và vận dụng một cách linh hoạt phù hợp với điều kiện và sở thích của mình. 1.4. Vai trò của CTCP CTCP ra đời khá sớm ở các nước tư bản chủ nghĩa, đối với nước ta CTCP xuất hiện muộn hơn nhiều. Chỉ từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI với việc thực hiện chủ chương đổi mới quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước là phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở nước ta bắt đầu xuất hiện một số CTCP với quy mô nhỏ bé, trình độ thấp và đang trong giai đoạn sơ khai. Và ngày nay với sự năng động và phát triển không ngừng của nền kinh tế thì CTCP cũng phát triển
  • 26. Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần mạnh mẽ và khẳng định được vai trò to lớn của mình trong nền kinh tế Việt Nam. Trước hết muốn phát triển nền kinh tế thì các công ty cổ phần phải phát triển trước mới thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo. Ngược lại, công ty cổ phần muốn phát triển thì nền kinh tế phải luôn ổn định và phát triển tạo đều kiện thuận lợi về các nguồn lực (chẳng hạn như nguồn vốn, tài lực, khoa học kỷ thuật, thông tin…) thì lúc đó công ty cổ phần mới có những đều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Hơn nữa công ty cổ phần được coi là một kiệt tác của nền kinh tế thị trường. Công ty cổ phần là một trong những loại hình doanh nghiệp phổ biến trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nó được xem là phương thức cao nhất, có hiệu quả nhất để huy động vốn cho nền kinh doanh và qua đó làm cho nền kinh tế mỗi quốc gia phát triển. Bởi lẻ: Công ty cổ phần là nhịp cầu nối hữu hiệu giữa những người muốn thành lập các tổ chức kinh doanh nhưng lại bị thiếu vốn với những người muốn làm sinh lợi nguồn tiền nhàn rỗi của mình. Hay nói cách khác sự ra đời của công ty cổ phần giúp cho đồng tiền luôn được lưu thông, và không ngừng sinh lợi, góp phần làm sinh động hơn sự vận hành nền kinh tế và hạn chế tình trạng đồng tiền nhàn rổi bị ứ động trong dân một cách lãng phí. Tạo cơ hội kinh doanh tốt cho những nhà đầu tư ít vốn; Với bản chất là công ty đối vốn, quan hệ sở hữu thuộc về các cổ đông góp vốn, không hạn chế thành viên cho phép công ty cổ phần mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh một cách nhanh chóng, đặc biệt là việc cho phép người lao động tham gia góp vốn vào công ty thúc đẩy họ làm việc thật sự tích cực vì lợi ích công ty cũng như quyền lợi của chính bản thân họ, từ đó sẽ thu hút thật mạnh mẽ sự tin tưởng đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài; Công ty cổ phần có mối quan hệ chặt chẽ đến nền kinh tế tiền tệ đó là thị trường chứng khoán vì công ty cổ phần là đối tượng chủ yếu làm tăng cung cầu về chứng khoán bằng việc tạo ra môi trường cạnh tranh cho tất cả các thương nhân, tổ chức…. Công ty cổ phần ra đời gắn liền với việc phát hành chứng khoán để huy động vốn, rồi những hoạt động buôn bán trao đổi chứng khoán giữa các cổ đông là một trong những tiền đề quan trọng cho sự ra đời của thị trường chứng khoán.
  • 27. Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần Hiện nay quá trình cổ phần hóa ở nước ta đang được triển khai khá mạnh mẽ. Việc hình thành CTCP thông qua cổ phần hóa góp phần nâng cao vai trò chủ đạo của nền kinh tế Nhà nước, bởi chỉ có thế mới nâng cao được hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước. Hơn nữa Nhà nước với hình thức tham dự cổ phần của mình có thể nhanh chóng can thiệp nhằm điều chỉnh cơ cấu kinh tế thúc đẩy sự phát triển và điều tiết thị trường một cách có hiệu quả. Công ty cổ phần góp phần tạo nên các tập đoàn kinh tế hùng mạnh: hiện nay Việt Nam có khoảng 13 tập đoàn kinh tế ( tính đến năm 2011): Tập đoàn bưu chính Viễn thông (VNPT); Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin); Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam); Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN); Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin); Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex); Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG); Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm (Bảo Việt); Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel); Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem); Tập đoàn phát triển nhà và đô thị Việt Nam (HUD Holdings); Tập đoàn công nghiệp xây dựng Việt Nam (Songda); Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) Sự ra đời của CTCP với cách thức huy động vốn linh hoạt, đã thay thế cho hai loại hình huy động vốn trước đó, được xem là không khả thi và nhiều nhược điểm. Đó là hình thức huy động vốn bằng hệ thống quỹ tiết kiệm và tín phiếu kho bạc. Đối với loại hình huy động vốn thông qua hệ thống quỹ tiết kiệm, tín dụng thì chi phí và lãi suất cao gây khó khăn cho người sử dụng vốn, vì phải thông qua nhiều khâu chi phí nghiệp vụ và lợi tức tăng lên. Huy động vốn thông qua CTCP giảm được chi phí không cần thiết tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng vốn cũng như bảo vệ quyền lợi người có vốn. Còn đối với tín phiếu kho bạc ( gửi tiền vào quỹ tiết kiệm hoặc mua tín phiếu) tuy có lãi suất ổn định, hạn chế rủi ro nhưng người có vốn hoàn toàn mất khả năng chi phối việc sử dung vốn, không được hưởng những may nắm của việc sử dụng vốn đó. Khi mua cổ phiếu, tuy phải chịu sự rủi ro ở mức độ nhất định nhưng lại được hưởng may nắm lúc nào cũng có trong thương trường. Hơn nữa các cổ đông lại có quyền lực trong Đại hội cổ đông và khi điều kiện cùng khả năng cho phép họ có thể được bầu vào cơ quan lãnh đạo của công ty. Do đó việc mua cổ phiếu hấp dẫn hơn. Ngoài ra CTCP còn là hình thức liên doanh tốt nhất để tranh thủ sự đầu tư của nước ngoài. Nước ta hiện nay đang cần thiết thu hút vốn
  • 28. Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần đầu tư nước ngoài cho sự phát triển kinh tế, hình thức liên doanh góp vốn cổ phần với nước ngoài sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam có đủ sức mạnh về mọi mặt vốn, tiềm lực vật chất kỹ thuật, năng lực quản lý. Khi tham gia vào công ty xét đến cùng thì công ty cổ phần có vai trò rất lớn đối với nền kinh tế và vô cùng quan trọng và lớn lao, sự phát triển của công ty cổ phần sẽ là những mắc xích động lực tạo ra những điểm sáng cho nền kinh tế phát triển, và xu thế hội nhập, mở cửa hiện nay của nền kinh tế và chiến lược toàn cầu hóa đang diễn ra thì vai trò của công ty cổ phần ngày càng quan trọng hơn, nhất là công ty xuyên quốc gia, xuyên châu lục sẽ là những nhân tố quan trọng để đẩy mạnh quá trình hội nhập, phát triển và xu thế toàn cầu hóa thế giới. Riêng đối với Việt Nam thì Đảng và Nhà nước ta cũng sớm nhận ra vai trò to lớn của doanh nghiệp cũng như vai trò của công ty cổ phần đối với sự phồn vinh, thịnh vượng và phát triển nền kinh tế của đất nước là không thể thiếu được, bằng những chính sách thu hút, mời gọi và khuyến khích các nguồn vốn đầu tư hiện nay chúng ta không những huy động các nguồn lực ở trong nước mà còn huy động nguồn lực bên ngoài. Điều đó cho thấy rằng vai trò quan trọng của các doanh nghiệp mà trong đó quan trọng nhất là công ty cổ phần đối với nền kinh tế đất nước.
  • 29. Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần CHƯƠNG 2: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC CỔ ĐÔNG TRONG CTCP 2.1. Khái quát cổ đông trong CTCP 2.1.1. Khái niệm, đặc điểm cổ đông trong CTCP 2.1.1.1. Khái niện cổ đông Cổ đông (tiếng Anh: Shareholder, tiếng Pháp: Actionnaire) là cá nhân hay tổ chức nắm giữ quyền sở hữu hợp pháp một phần hay toàn bộ phần vốn góp (cổ phần) của một công ty cổ phần. Chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu này gọi là cổ phiếu. Về bản chất, cổ đông là thực thể đồng sở hữu công ty cổ phần chứ không phải là chủ nợ của công ty đó do vậy quyền lợi và nghĩa vụ của họ gắn liền với kết quả hoạt động của doanh nghiệp11 . Theo định nghĩa tại khoản 11 Điều 4 LDN thì cổ đông là người sở hữu ít nhất một cổ phần đã phát hành của CTCP nhưng không phải mọi chủ sở hữu cổ phiếu đều được coi là cổ đông. Chủ sở hữu cổ phiếu, người nắm giữ cổ phiếu chỉ trở thành cổ đông của công ty khi đã ghi đúng, ghi đủ những thông tin luật định vào sổ đăng kí cổ đông. Đối với trường hợp cổ phiếu không ghi tên thì các thông tin về người mua trong sổ đăng ký cổ đông tại khoản 2 Điều 86 LDN 2005 đủ để chứng thực quyền sở hữu cổ phần của cổ đông đó trong công ty. Tóm lại, cổ đông có thể là cá nhân hay tổ chức sở hữu một hoặc nhiều cổ phần trong CTCP, có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với cổ phần đang sở hữu, được chứng nhận bằng cổ phiếu của CTCP và phải đảm bảo đủ các thông tin được quy định trong sổ đăng kí cổ đông. 2.1.1.2. Đặc điểm của cổ đông Về số lượng: Các CTCP trên thế giới đều không giới hạn số cổ đông tối đa phải là bao nhiêu mà chỉ quy định số cổ đông tối thiểu cần phải có để tạo lập một CTCP. Con số tối thiểu đó có thể là một như ở Ba Lan12 hoặc cũng có thể là bảy như ở Anh và Pháp. So sánh với pháp luật các nước trên, LDN quy định số lượng cổ đông tối 11 http://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BB%95_%C4%91%C3%B4ng. 12 Tham khảo tại địa chỉ: http://nguoivietochauau.com/Tu_van_phap_luat/tim_hieu_luat_ba_lan/62/.
  • 30. Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần thiểu là ba không hạn chế số lượng tối đa13 có vẻ hợp lý hơn so với Ba Lan, phù hợp để tạo nên nguồn vốn ban đầu cho việc thành lập CTCP và có vẻ cởi mở hơn Anh, Mỹ nhằm tránh được việc thành lập CTCP với sự tham gia tượng trưng của một số người khác cho đủ điều kiện luật định nhưng thực chất đó chính là những thành viên “ma” và một ĐHĐCĐ giả tạo14 . Về chủ thể có quyền trở thành cổ đông CTCP CTCP là công cụ hữu hiệu thực hiện xã hội hóa đầu tư, mọi cá nhân, tổ chức, không trừ một ai đều có được cơ hội như nhau để thực hiện ý tưởng đầu tư với thủ tục hết sức đơn giản là mua cổ phần của CTCP, khi đó họ là cổ đông và có khả năng thể hiện ý chí của mình thông qua ĐHĐCĐ. Tuy nhiên, để trở thành cổ đông họ phải thỏa mãn các điều kiện được quy định tại Điều 13 LDN. Thứ nhất, đối tượng được quyền góp vốn thành lập và quản lý CTCP. LDN 2005 dùng phương pháp loại trừ để xác định những đối tượng này. Theo đó, những cá nhân hay tổ chức không thuộc một trong bảy trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 13 thì được phép góp vốn thành lập và quản lý CTCP. Thứ hai, đối tượng được quyền góp vốn vào CTCP. So với những đối tượng được quyền thành lập và quản lý CTCP thì với khoản 3 Điều 13 LDN đối tượng được quyền mua cổ phần và trở thành cổ đông trong CTCP có phạm vi rộng hơn. Những đối tượng này bao gồm cả những người bị pháp luật cấm không được thành lập và quản lý doanh nghiệp như sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam; cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác… Theo quy định tại Điều 13 LDN 2005 thì một số cá nhân có thể bị cấm góp vốn vào CTCP theo quy định của pháp luật về cán bộ công chức. Việc xác định cụ thể những đối tượng này cần phải căn cứ theo quy định tại Luật cán bộ, công chức 2008 “ Công chức còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh 13 Điểm b khoản 1 điều 77 Luật doanh nghiệp 2005. 14Thành viên của côngty bao gồmnhững ngườithân thích trong gia đình,giữ các chúc vụ quantrọng trong công ty nhưcha làmchủ tịch hộiđồng,mẹ làm phó giámđốc….
  • 31. Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền”15 và Luật phòng, chống tham nhũng năm 200616. 2.1.2. Các loại cổ đông Công ty cổ phần, về bản chất là công ty đối vốn, là nơi số lượng cổ đông có khi lên đến hàng ngàn người. Việc phân loại cổ đông có thể căn cứ vào nhiều tiêu chí khác nhau. Bao gồm: Căn cứ vào thời gian, trình tự tham gia thành lập có thể chia thành CĐSL và cổ đông thường. CĐSL là người góp vốn cổ phần, tham gia xây dựng, thông qua và ký tên vào bản Điều lệ đầu tiên của công ty cổ phần. Trừ CĐSL những cổ đông còn lại sẽ là cổ đông thường, hình thành bằng cách tham gia góp vốn, mua cổ phần và trở thành cổ đông của CTCP. Căn cứ vào loại cổ phần có thể chia cổ đông thành CĐPT và CĐƯĐ. CĐPT là những cổ đông sở hữu CPPT và có những quyền và nghĩa vụ căn bản nhất. CĐƯĐ là những cổ đông sở hữu CPƯĐ, được nhận một số quyền ưu tiên hơn nhưng đồng thời cũng phải từ bỏ một số quyền nhất định. Căn cứ vào chủ thể có thể chia cổ đông thành cổ đông là tổ chức và cổ đông là cá nhân hoặc cổ đông là NĐT trong nước và cổ đông là NĐT nước ngoài. Theo khoản 5 Điều 3 LĐT thì NĐT nước ngoài là tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Hiện nay, trong một số ngành nghề, quyền góp vốn mua cổ phần của NĐT nước ngoài còn bị khống chế ở một tỷ lệ nhất định. Tuy nhiên, theo lộ trình cam kết với WTO, những lĩnh vực hạn chế nói trên trong tương lai sẽ mở dần và không hạn chế tỷ lệ góp vốn đối với nhà đầu tư nước ngoài, NĐT nước ngoài được đối xử bình đẳng, quyền của họ ngày càng được mở rộng hơn. Căn cứ về nguồn gốc hình thành bao gồm cổ đông là người lao động trong công ty, cổ đông là trái chủ, cổ đông mua lại phần vốn góp trên thị trường chứng khoán hay cổ đông hình thành thông qua việc thỏa thuận giữa các bên. Đối với cổ đông là người lao động trong công ty, CTCP bằng cách cho họ quyền ưu tiên mua 15 Điều 20 luật cán bộ, công chức năm 2008. 16 Điều 37 Luật phòng, chốngtham nhũng 2006.
  • 32. Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần cổ phiếu đã biến họ thành cổ đông của doanh nghiệp, điều này giúp gắn liền quyền lợi của họ với sự phát triển của công ty và ngăn ngừa những xung đột về quyền lợi có thể phát sinh. Đối với cổ đông là trái chủ, trái phiếu chuyển đổi của trái chủ đến một lúc nào đó, theo một tỉ lệ công bố trước và vào một khoảng thời gian xác định trước, sẽ được chuyển đổi thành cổ phiếu và người nắm giữ trái phiếu sẽ trở thành cổ đông của CTCP. Đối với cổ đông mua lại phần vốn góp trên thị trường chứng khoán hay cổ đông hình thành thông qua việc thỏa thuận giữa các bên phải thực hiện theo các quy định của LDN và LCK, phải ghi nhận các thông tin vào sổ đăng kí cổ đông và các trình tự thủ tục khác do luật định. 2.1.3. Vai trò của cổ đông trong CTCP Cổ đông là người đã đầu tư đem lại nguồn vốn đầu tiên cho công ty. Cổ đông là những hạt giống của công ty, là thành viên quan trọng nhất của thị trường vì họ là người sẵn sàng bỏ tiền đầu tư giúp công ty thực hiện các dự án, kế hoạch kinh doanh và chia sẻ rủi ro cũng như cùng phát triển, là người tham gia vào việc ra các quyết định quan trọng, định hướng cho sự phát triển lâu dài của công ty. Cổ đông còn đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp công ty quảng bá hình ảnh công ty ra đại chúng, đóng góp vào sự phát triển bền vững, quyết định yếu tố thành bại của công ty. Không những thế, năng lực tài chính, quyền lợi, kiến thức và cả đạo đức của cổ đông quyết định chất lượng phát triển thị trường chứng khoán của một quốc gia. 2.2. Cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu trong CTCP 2.2.1. Cổ phần, cổ phiếu trong CTCP 2.2.1.1. Cổ phần Khái niệm cổ phần. Cổ phần là khái niệm chỉ các chứng nhận hợp lệ về quyền sở hữu một phần đơn vị nhỏ nhất của một cá nhân hay tổ chức trong CTCP. Ở các quốc gia khác nhau, thuật ngữ “cổ phần” được hiểu theo các cách khác nhau nhưng bản chất của nó vẫn thể hiện quyền sở hữu đối với CTCP.
  • 33. Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần Ở Việt Nam, và một số quốc gia khác trên thế giới cổ phần là phần chia nhỏ nhất và bằng nhau của vốn điều lệ17, là từ “tượng trưng” cho quyền sở hữu của cổ đông và được cụ thể hóa bằng một cổ phiếu. Quyền sở hữu này dù chỉ là một phần cũng cho phép người sở hữu cổ phần những đặc quyền nhất định, thường là: hưởng một phần tương ứng lợi nhuận của hoạt động kinh doanh, thông qua phần chia lãi sau thuế, quyền được tham gia quyết định kinh doanh quan trọng trong các phiên họp thường niên hay bất thường, và sức mạnh quyền này tỉ lệ với số cổ phần nắm giữ, quyền được tiếp tục tham gia đóng góp vốn khi doanh nghiệp phát hành bổ sung các cổ phần mới, hoặc phát triển các dự án mới cần gọi vốn và một số quyền khác tùy theo qui định pháp luật. Các loại cổ phần. CTCP phải có cổ phần phổ thông, cổ phần ưu đãi là loại cổ phần không bắt buộc phải có trong CTCP, bao gồm: cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và các loại cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định. LDN không đưa ra khái niệm cụ thể thế nào là “CPPT” nhưng căn cứ vào quyền và nghĩa vụ của người nắm giữ nó CPPT được hiểu là loại cổ phần có thu nhập không ổn định, cổ đông nắm giữ CPPT được trả cổ tức hàng năm tùy thuộc vào hoạt động kinh doanh của công ty và có những quyền cơ bản nhất như biểu quyết, tham gia bầu cử và ứng cử vào bộ máy quản trị và kiểm soát công ty, chịu trách nhiệm về sự thua lỗ hoặc phá sản tương ứng với phần vốn góp của mình. LDN cũng không đưa ra khái niệm chung cho “CPƯĐ” mà mỗi CPƯĐ đều có khái niệm riêng và đem lại cho người nắm giữ những quyền đặc biệt. Thực chất, CPƯĐ có nguồn gốc từ CPPT, chẳng qua từ cái gốc chính đó, người ta giảm đi các yếu tố quyền căn bản để tạo ra những CPƯĐ khác nhau18. Trong đó: Cổ phần ưu đãi biểu quyết: theo khoản 1 Điều 81 LDN, là “cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định”. Như vậy, so với các CĐPT, CĐƯĐ biểu quyết sẽ có tiếng nói nhiều hơn trong các cuộc họp ĐHĐCĐ. LDN 17 Điểm a khoản 1 Điều 77 LDN. 18Nguyễn Ngọc Bích,“ Luật Doanh nghiệp,vốnvà quảnlý trong công ty cổ phần”,NXB Trẻ, năm 2003, trang 114.
  • 34. Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần không hạn chế tối đa số phiếu biểu quyết của CPƯĐ biểu quyết và cũng không hạn chế tỷ lệ CPƯĐ biểu quyết nói riêng mà chỉ hạn chế về chủ thể có quyền nắm giữ loại cổ phần này nhằm hạn chế cổ đông đưa ra các quyết định bất lợi cho CTCP. Theo đó, “chỉ có tổ chức được Chính phủ uỷ quyền và CĐSL được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết”19 . Cổ phần ưu đãi cổ tức: theo khoản 1 Điều 82 LDN, là “cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của CPPT hoặc mức ổn định hằng năm”. Loại cổ phần này thực ra đã tồn tại ở các nước phát triển từ rất lâu. Đây là loại cổ phần phù hợp với các cổ đông thiểu số và những cổ đông không có nhu cầu quản trị công ty. Đối với các cổ đông thiểu số thường chọn loại cổ phần này để có được lợi ích cao hơn trong việc nhận cổ tức vì họ biết rằng với ngần ấy cổ phần ít ỏi quyền biểu quyết, quyền quản trị công ty (nếu có) cũng trở nên vô nghĩa. Còn đối với các cổ đông không có nhu cầu quản trị, dù họ sở hữu một lượng lớn cổ phần đã phát hành, lựa chọn loại cổ phần này chủ yếu để nhận cổ tức. Các chủ thể này sẵn sàng hy sinh quyền bầu cử, ứng cử để lựa chọn CPƯĐ cổ tức vì mức cổ tức hấp dẫn của nó. Cổ phần ưu đãi hoàn lại: Theo khoản 1 Điều 83 LDN, là “cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp bất cứ khi nào theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại”. CPƯĐ loại này cũng là một trong những công cụ huy động vốn hữu hiệu của CTCP, đặc biệt là khi công ty cần gấp một khoản vốn lớn để giải quyết những công việc cụ thể. Có thể nói, đây cũng là một khoản vay của CTCP trong quá trình hoạt động của mình, chỉ khác là công ty không phải trả lãi cho người nắm giữ nó và quyền ưu tiên nhận tài sản còn lại của CTCP phải xếp sau người nắm giữ trái phiếu sau khi công ty giải thể hoặc phá sản (nếu có). Ngoài ba loại CPƯĐ mà LDN dự liệu như đã phân tích thì CTCP còn có thể có một số loại CPƯĐ khác tùy thuộc vào Điều lệ quy định. Thậm chí, CTCP có thể chỉ phát hành các loại CPƯĐ khác do Điều lệ công ty quy định mà không nhất thiết 19 Khoản 3 Điều 78 Luật doanh nghiệp 2005.
  • 35. Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần phải bao gồm ba loại cổ phần nêu trên. Tham khảo pháp luật của Singapore, Thái Lan, Malaisia, Philippin các CPƯĐ khác bao gồm20 : Cổ phần ưu đãi dự phần được chia cổ tức: Sau khi đã nhận được cổ tức ưu đãi, các CĐƯĐ dự phần được chia thêm cổ tức mà các CĐPT được hưởng trong phạm vi quy định trong bản điều lệ công ty. Cổ phần ưu đãi dự phần khi thanh lý: Sau khi đã nhận được tài sản thanh lý theo phần ưu đãi khi công ty giải thể, các CĐƯĐ dự phần được nhận thêm tài sản phân chia cho các CĐPT trong phạm vi được quy định trong bản điều lệ. Cổ phần ưu đãi không dự phần: Được ưu đãi về cổ tức nhưng không được dự phần vào việc chia thêm tài sản thanh lý hay cổ tức thường. Cổ phần ưu đãi phức hợp:Các cổ phần ưu đãi có thể được phát hành có kèm theo các quyền như “các cổ phần ưu đãi tham dự”21, “các cổ phần ưu đãi không tham dự”22, không bầu cử”,“các cổ phần ưu đãicó thể mua lại được hoặc có thể chuyển đổi”, hoặc “các cổ phần ưu đãi có thể mua lại được và có thể chuyển đổi không dồn lãi dự phần” hoặc “ các cổ phần ưu đãi không dồn lãi dự phần”. 2.2.1.2. Cổ phiếu Như đã đề cập trên thì cổ phần là phần chia nhỏ nhất và bằng nhau của vốn điều lệ, là từ tượng trưng cho quyền sở hữu của cổ đông và được cụ thể hóa bằng một cổ phiếu, chỉ có CTCP mới phát hành cổ phiếu. Như vậy, cổ phiếu chính là một chứng thư chứng minh quyền sở hữu của một cổ đông đối với một CTCP và cổ đông là người có cổ phần thể hiện bằng cổ phiếu. Định nghĩa về cổ phiếu được tìm thấy trong luật pháp của hầu hết các quốc gia, chẳng hạn luật pháp về chứng khoán của Liên Xô có định nghĩa: “cổ phiếu là một loại chứng khoán do các pháp nhân phát hành trên cơ sở sở hữu tập thể hay sở hữu hoàn toàn quốc doanh, không ấn định thời hạn lưu hành,nhưng xác nhận việc bỏ vốn phát triển xí nghiệp (xác nhận thành viên của xí nghiệp cổ phần và những 20 Nguyễn Ngọc Bích, “Luật Doanh nghiệp, vốn và quản lý trong công ty cổ phần”, NXB Trẻ, năm 2003, trang 176, trang 177. 21 Là loại cổ phiếu ưu đãi mà cổ đông nắm giữ chúng, ngoài việc hưởng cổ tứcưu đãi theo quy định còn được hưởng thêm phần lợi tức phụ trộitheo quy định khi công ty kinh doanh có lợi nhuận cao. 22Là loại cổ phiếu ưu đãimà cổ đông nắmgiữ chúng chỉđược hưởng cổ tức ưu đãicố định theo quy định,ngoàira không được hưởng thêmbất cứ phần lợinhuận nào.
  • 36. Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần người tham gia quản lý xí nghiệp) và cho phép người sở hữu chứng khoán có quyền hưởng một phần lợi nhuận xí nghiệp dưới dạng lợi tức cổ phần”23 . LDN định nghĩa cổ phiếu là “chứng chỉ do CTCP phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Cổ phiếu có thể ghi tên hoặc không ghi tên”24 . Như vậy, cổ phiếu trên thực tế là giấy chứng nhận quyền sở hữu cổ phần của cổ đông, trong trường hợp cổ phiếu tồn tại dưới dạng bút toán ghi sổ thì bút toán ghi sổ đó là cơ sở để xác định phần quyền sở hữu của cổ đông. Thông thường các CTCP đều phân cổ phiếu thành “cổ phiếu thường” và “cổ phiếu ưu đãi”. Cách phân chia này tồn tại từ trước đến nay và hầu như thống nhất như nhau ở các nước phát triển. Cổ phiếu thường ghi nhận cổ đông nắm giữ có quyền hạn và trách nhiệm cơ bản như: được chia cổ tức theo kết quả kinh doanh, được quyền bầu cử, ứng cử vào bộ máy quản trị và kiểm soát công ty, chịu trách nhiệm về sự thua lỗ hoặc phá sản tương ứng với phần vốn góp của mình. Cổ phiếu ưu đãi bao gồm CPƯĐ biểu quyết, CPUĐ cổ tức, CPƯĐ hoàn lại ghi nhận CĐƯĐ sẽ được ưu đãi hơn CĐPT trong một số quyền như nhận cổ tức với mức ưu đãi, tỷ lệ biểu quyết cao hơn, được hoàn lại cổ phần nhưng đồng thời cũng bị hạn chế một số quyền như: không được tự do chuyển nhượng cổ phần, không có quyền bầu cử, ứng cử…. 2.2.2. Trái phiếu trong CTCP Trái phiếu là chứng khoán có thể chuyển nhượng được trong đó ghi nhận một khoản vay dài hạn của CTCP. Người sở hữu trái phiếu có mệnh giá giống nhau thì có trái quyền giống nhau. Bằng việc phát hành trái phiếu CTCP có thể có được những số tiền lớn mà không gặp các khó khăn vì người sở hữu trái phiếu chỉ là một chủ nợ, cổ đông của CTCP sẽ không tăng thêm và không đảo lộn thành viên trong các phiên họp ĐHĐCĐ. Lãi suất trả cho các khoản vay có thể thấp hơn lãi suất ngân hàng và công ty cũng dễ dàng duy trì sự tồn tại của mình trước nhiều chủ nợ thay vì một chủ nợ 23 Đỗ ThịThìn, Luận văn chuyên ngành kinh tế“ Quy chế pháp lý về cổ đông trong CTCP”, trang 9. 24 Khoản 1 Điều 85 Luật doanh nghiệp 2005.
  • 37. Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần duy nhất là Ngân hàng. Mặt khác, khoản tiền lãi này được trừ vào lợi tức chịu thuế, một đặc điểm thuận lợi cho CTCP. Tuy nhiên, CTCP chỉ được phát hành trái phiếu nếu thỏa mãn các điều kiện quy định tại Điều 88 LDN. Theo đó, trừ khi pháp luật chứng khoán có quy định khác, CTCP không được quyền phát hành trái phiếu trong các trường hợp: Không thanh toán đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành, không thanh toán hoặc thanh toán không đủ các khoản nợ đến hạn trong ba năm liên tiếp trước đó. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế bình quân của ba năm liên tiếp trước đó không cao hơn mức lãi suất dự kiến trả cho trái phiếu định phát hành. Việc phát hành trái phiếu cho các chủ nợ là tổ chức tài chính được lựa chọn không bị hạn chế bởi các quy định nói trên. Theo quy định của Nghị định 90/2011/NĐ-CP, khi phát hành trái phiếu để đầu tư cho các chương trình, dự án, doanh nghiệp phát hành phải đảm bảo duy trì tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu là 20% trong tổng mức đầu tư của chương trình, dự án là một trong những nguyên tắc phát hành trái phiếu doanh nghiệp, doanh nghiệp có thời gian hoạt động tối thiểu là một năm kể từ ngày doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động…các đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi phải cánh nhau ít nhất là sáu tháng25 . CTCP có quyền phát hành loại trái phiếu như: Trái phiếu không chuyển đổi, trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu được phát hành dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử. Trái phiếu không chuyển đổi là trái phiếu có bảo đảm hoặc trái phiếu không có bảo đảm, trái phiếu kèm theo chứng quyền hoặc trái phiếu không kèm theo chứng quyền26 ; Trái phiếu chuyển đổi là trái phiếu không có bảo đảm, trái phiếu kèm theo chứng quyền hoặc trái phiếu không kèm theo chứng quyền27 ; 25 Điều 4 Nghị định 90/2011/NĐ-CP. 26 Khoản 1 Điều 5 Nghị định 90/2011/NĐ-CP. 27 Khoản 2 Điều 5 Nghị định 90/2011/NĐ-CP.