SlideShare a Scribd company logo
1 of 74
BỘYTẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI
TRỊNH VĂN TIẾN
KHẢO SÁT CÔNG TÁC TỒN TRỮ VÀ
BẢO QUẢN VẮC-XIN TẠI TRUNG TÂM Y TẾ
QUẬN GÒ VẤP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NĂM 2017
MÃ TÀI LIỆU: 80166
ZALO: 0917.193.864
Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com
LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
HÀ NỘI - 2019
BỘYTẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI
TRỊNH VĂN TIẾN
KHẢO SÁT CÔNG TÁC TỒN TRỮ VÀ
BẢO QUẢN VẮC-XIN TẠI TRUNG TÂM Y
TẾ QUẬN GÒ VẤP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH NĂM 2017
Chuyên ngành : Tổ chức quản lý dƣợc
Mã số :CK60720412
LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TRẦN THỊ LAN ANH
Thời gian thực hiện: Từ 0/06/2018 đến 31/10/2018
HÀ NỘI - 2019
LỜI CẢM ƠN
Để có thể thực hiện hoàn thành bài luận văn này, tôi đã nhận được rất
nhiều sự giúp đỡ hết sức tận tình của các Thầy, Cô giáo Ban Giám Hiệu,
Phòng sau Đại học và các thầy cô giảng dạy lớp Dược sĩ CKI – khóa 20, gia
đình, đồng nghiệp và bạn bè và những người đã giúp đỡ ủng hộ tôi suốt thời
gian qua. Vớilòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi đến lời cảm ơn chân thành
nhất đến tất cả các Thầy, Cô đã dạy bảo cho tôi, giúp tôi tiếp thu được rất
nhiều những kiến thức hết sức hữu ích từ lý thuyết cho đến thực tiễn
Đặc biệt, Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Trần Thị Lan Anh -
người đã tận tình dành thời gian quýbáu của mình để chỉ bảo, hướng dẫn và
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, các anh, chị em tại khoa
Dược-TTB-VTYTT, các khoa phòng liên quan tại Trung tâm y tế Quận Gò
Vấp đã giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi về thời gian, tư liệu, tài liệu,
kinh nghiệm khi thực hiện đề tài.
Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tôi đã
nhận được động viên , sự giúp đỡ Ban cán sự lớp CKI – Khóa 20, các bạn
học cùng lớp.Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc vì sự giúp đỡ quý báu đó.
Trân trọng !
Tp. HCM, Ngày tháng Năm 2019
Học viên
Trịnh Văn Tiến
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Giải nghĩa
KSDB
TCDV
TCMR
TTYT
TTYTDP
TYT
P
PK
Kiểm soát dịch bệnh
Tiêm chủng dịch vụ
Tiêm chủng mở rộng
Trung tâm y tế
Trung tâm y tế dự phòng
Trạm y tế
Phƣờng
Phòng khám
GSP GoodDistributionPractices
VVM Vắc-xin Vial Monitor
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ....................................................................3
1.1. TÌNH HÌNH VẮC-XIN ĐANG ĐƢỢC SỬ DỤNG TẠI VIỆT NAM . 3
1.1.1. Khái niệm cơ bản ......................................................................3
1.1.2. Các loại vắc xin sử dụng tại Việt Nam và quy định bảo quản.......4
1.2. THỰC TRẠNG CUNG ỨNG VÀ BẢO QUẢN VẮC XIN TẠI VIỆT NAM 14
1.2.1. Thực trạng về cung ứng ...........................................................14
1.2.2. Thực trạng về bảo quản:...........................................................15
1.3. ĐÔI NÉT VỀ TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN GÒ VẤP THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH ..............................................................................16
1.3.1. Chức năng và nhiệm vụ:...........................................................16
1.3.3. Tổ chức nhân lực của khoa Dƣợc tại Trung tâm y tế .................19
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....20
2.1. ĐỐI TƢỢNG VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU..............................20
2.1.1. Đốitƣợng nghiên cứu..............................................................20
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.............................................20
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................20
2.2.1.Thiết kế nghiên cứu..................................................................20
2.2.3. Các biến số nghiên cứu............................................................20
2.2.4. Phƣơng pháp thu thập số liệu ...................................................23
2.2.5. Mẫu nghiên cứu.......................................................................23
2.2.6. Xử lý và phân tích số liệu .........................................................23
CHƢƠNG:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................25
3.1. KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG DỰ TRỮ VĂC-XIN TẠI TRUNG TÂM
Y TẾ QUẬN GÒ VẤP NĂM 2017 .................................................25
3.1.1. Quy trình dự trữ vắc-xin...........................................................25
3.1.2. Kết quả hoạt động dự trữ vắc xin dịch vụ..................................30
3.2. Hoạt dộng bảo quản Vắc xin tại Trung tâm y tế quận Gò Vấp. ..........40
3.2.1. Điều kiện kho tàng bảo quản Vắc xin........................................40
3.2.2. Trang thiết bị bảo quản tại Trung tâm y tế.................................44
3.2.3. Thực trạng bảo quản Vắc xin....................................................50
3.2.4. Công tác duy trì nhiệt độ bảo quản ...........................................52
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN......................................................................53
4.1. Về hoạt động lựa chọn vắc xin dịch vụ của Trung tâm y tế quận Gò
Vấp năm 2017................................................................................53
4.2. Về hoạt động bảo quản vắc xin tại Trung tâm y tế quận Gò Vấp .......58
KẾT LUẬN.............................................................................................62
KIẾN NGHỊ............................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Danh mục vắc xin trong chƣơng trình TCMR............................................4
Bảng 3.2. Giao nhận vắc xin thực hiện tại kho vắc xin khoa Dƣợc................29
Bảng 3.3. Kết quả lựa chọn vắc-xin dịch vụ theo loại bệnh phòng ngừa .. 30
Bảng: 3.5. Giá trị mua săm Vắc xin theo loại bệnh phòng ngừa...........................31
Bảng 3.6: So sánh số lƣợng Vắc xin trúng thầu so với kế hoạch.......................33
Bảng 3.7: Giá trị vắc xin dịch vụ theo đơn vị trúng thầu..........................................35
Bảng 3.8. Kết quả cấp phát vắc xin dịch vụ tai các Trạm y tế phƣờng (P) và
phòng khám (PK) trực thuộc Trung tâm. 36
Bảng 3.9: Công tác nhập- xuất- tồn vắc xin trong kho năm 2017......................38
Bảng 3.10. Số lần nhập kho và xuất kho tuân thủ theo nguyên tắc FEFO ..39
Bảng 3.11. Số phiếu xuất vắc-xin TCMR tuân thủ theo nguyên tắc FEFO . 40
Bảng 3.12: Diện tích nhà kho vắc xin............................................................................................41
Bảng 3.13: Trang thiết bị phòng chống cháy nổ an toàn tại kho............................41
Bảng 3.14. Thiết bị bảo quản lạnh....................................................................................................44
Bảng 3.15. Tỷ lệ sử dụng của các thiết bị bảo quản vắc-xin......................................47
Bảng 3.16. Thiết bị kiểm soát nhiệt độ........................................................................................47
Bảng 3.17: Nhiệt độ trung bìnhtrong tủ bảo quản vắc xin..........................................49
Bảng 3.18: Số lƣợng, chủng loại, chất lƣợng vắc xin trong kho năm 2017. 50
Bảng 3.19: Thực hành bảo quản vắc xin trong vận chuyển........................................51
Bảng 3.20: Kết quả sổ sáchtheo dõi nhiệt độ hàng ngày Năm 2017..................52
Bảng 3.21: Kết quả bảng theo dõi nhiệt độ thực tế tủ vắc xin năm 2017 52
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ tổ chức nhân lực của khoa Dƣợc tại Trung tâm y tế..........19
Sơ đồ 3.2. Quy trình lựa chọn văc xin dịch vụ............................................25
Hình 3.1. Hình minh họa sắp xếp vắc-xin Dịch vụ.......................................42
Hình 3.2: Hình minh họa sắp xếp vắc-xin TCMR........................................43
Hình 3.3. Các thiết bị bảo quản lạnh............................................................46
Hình 3.4 .Các thiết bị theo dõi nhiệt độ.......................................................48
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe là vốn quý của mỗi con ngƣời chính vì thế mà mỗi đứa trẻ
đƣợc sinh ra, là những ngƣời làm Cha Mẹ ai cũng mong muốn dành cho con
những điều tốt đẹp nhất. Việc đảm bảo sức khỏe của một đứa bé sinh ra đến
khi trƣởng thành là một điều mà ngƣời cha mẹ nào cũng mong muốn. Chính
vì điều đó sự ra đời của vắc xin là thành tựu vĩ đại của lịch sử y học mà các
nhà khoa học đã nghiên cứu thành công và đƣa vào sử dụng đạt hiệu quả cao
trong công tác phòng bệnh, nhƣng bạn có biết, một trong những cách bảo vệ
bé tốt nhất chính là cho bé đƣợc tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch.
Theo ƣớc tính của Tổ chức Y tế thế giới, vắc xin đã cứu sống hàng
triệu ngƣời mỗi năm và giúp chính phủ các quốc gia tiết kiệm đƣợc chi phí
với những con số đang chú ý: Số trƣờng hợp tử vong do Sởi đƣợc báo cáo
giảm từ 2,6 triệu/năm xuống còn 122.000 năm 2012. Số tử vong liên quan đến
Ho gà đã giảm từ 1,3 triệu/năm xuống còn 63.000 vào năm 2013.Số mắc Bạch
hầu đã giảm từ 80.000 trƣờng hợp năm 1975 xuống còn dƣới 10.000 trƣờng
hợp nhƣ hiện nay. Vắcxin phòng Haemophilus influenza B (Hib) đã làm giảm
90% tỷ lệ mắc bệnh Viêm màng não do Hib ở châu Âu trong 10 năm.Tổ chức
Y tế thế giới ƣớc tính rằng việc thanh toán bệnh Bại liệt đã giúp chính phủ
của các quốc gia tiết kiệm đƣợc 1,5 tỷ USD mỗi năm cho chi phí điều trị và
phục hồi chức năng. Việc thanh toán bệnh Đậu mùa giúp tiết kiệm đƣợc 275
triệu USD mỗi năm cho chi phí chăm sóc y tế trực tiếp [12]. Theo báo cáo của
Viện Y tế Hoa Kỳ, cứ chi 1 USD cho riêng vắc xin Sởi-quai bị-Rubella thì tiết
kiệm đƣợc 21 USD [12]
Tại Việt Nam chƣơng trình TCMR đã đƣợc Bộ Y Tế và các tổ chức
quốc tế đánh giá là một trong những chƣơng trình y tế công cộng hiệu quả và
thành công nhất ở Việt Nam. Chính nhờ có chƣơng trình TCMR hàng năm
1
chúng ta đã bảo vệ đƣợc cho hàng triệu trẻ không bị mắc, không bị chết cũng
nhƣ các di chứng của các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, phổ biến vì đƣợc
chủng ngừa đúng cách.
Chƣơng trình tiêm chủng vắc xin dịch vụ hiện tại các tuyến trung tâm y
tế, mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác cung ứng, nhằm đảm bảo cung
cấp vắc xin dịch vụ đáp ứng nhu cầu phòng ngừa bệnh cho ngƣời dân. Nhƣng
phần lớn còn gặp nhiều khó khăn trong công tác mua sắm cung ứng vắc xin
dịch vụ nhƣ số lƣợng vắc-xin mua sắm dƣ thừa và thiếu do chƣa có căn cứ
khoa học để đánh giá mua sắm sát đƣợc thực tế và thực trạng bảo quản vắc
xin nhằm đảm bảo chất lƣợng cũng là một yêu cầu đặt ra đối với Trung tâm.
Hiện tại Trung tâm y tế quận Gò Vấp chƣa có một đề tài nghiên cứu về
khó khăn trong công tác tồn trữ và bảo quản vắc-xin dịch vụ tại đơn vị ,xuất
phát từ thực tế đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Khảo sát công tác tồn trữ
và bảo quản vắc xin tại Trung tâm y tế Quận Gò Vấp thành Phố Chí
Minh năm 2017” với các mục tiêu sau :
1. Khảo sát công tác dự trữ vắc xin tiêm chủng mở rộng, dịch vụ tại Trung
tâm y tế quận Gò Vấp năm 2017.
2. Khảo sát thực trạng công tác bảo quản vắc xin tại Trung tâm y tế quận
Gò vấp năm 2017.
Để từ đó đƣa ra một số kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả
trong hoạt động dự trữ và nâng cao chất lƣợng bảo quản vắc xin, nhằm nâng
cao hiệu quả phòng chống dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân tại
Trung tâm y tế quận Gò Vấp.
2
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. TÌNH HÌNH VẮC-XIN ĐANG ĐƢỢC SỬ DỤNG TẠI VIỆT NAM
1.1.1. Khái niệm cơ bản
Vắc xin là thuốc chứa kháng nguyên dùng tạo cho cơ thể khả năng đáp
ứng miễn dịch đƣợc dùng với mục đích phòng bệnh, chữa bệnh.
(Vắc xin BCG: sử dụng trong điều trị ung thƣ bàng quang
Vắc xin dại: sử dụng sau phơi nhiễm nhƣ là một mục đíchđiều trị [1].
Tiêm chủng là việc đƣa vắc xin vào cơ thể conngƣời với mục đíchtạo
cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch để dự phòng bệnh.
Các nghiên cứu mới còn mở ra hƣớng dùng vaccine để điều trị một số
bệnh (vaccine liệu pháp, một hƣớng trong các miễn dịch liệu pháp). Thuật
ngữ vaccine xuất phát từ vaccinia, loại virus gây bệnh đậu bò nhƣng khi đem
chủng cho ngƣời lại giúp ngừa đƣợc bệnh đậu mùa (tiếng Latinh vacca nghĩa
là "con bò cái"). Việc dùng vaccine để phòng bệnh gọi chung là chủng ngừa
hay tiêm phòng hoặc tiêm chủng, mặc dù vaccine không những đƣợc cấy
(chủng), tiêm mà còn có thể đƣợc đƣa vào cơ thể qua đƣờng miệng.
Vắc xin là những chế phẩm đƣợc làm từ chính vi sinh vật( hoặc từ một
phần cấu trúc của vi sinh vật) đã bị chết hoặc đã bị làm yếu đi. Vacxin không
có khả năng gây bệnh cho cơ thể. Nguyên liệu sinh học chính đƣợc dùng để
điều chế vắc xin :
+ Vacxin sống: có chứa các vi sinh sống nhƣng suy yếu. Những vi sinh
suy yếu này thƣờng là đƣợc nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Khi truyền vào
cơ thể, những vi sinh này sẽ sinh sôi nảy nở và hệ miễn dịch sẽ phản ứng bằng
cách sinh ra các kháng thể. Ví dụ các loại vacxin chống bại liệt, sở, quai bị,
rubella hoặc lao.
3
+ Vacxin bất hoạt: có chứa những con vi sinh bị giết bằng nhiệt độ, bức
xạ, tia cực tím, cồn hoặc formaldehyde. Ví dụ một số loại vacxin chống ho gà
hoặc viêm gan A.
+ Vacxin hóa học: có chứa các thành phần vách tế bào hoặc bộ phận
khác của vi sinh. Ví dụ một số loại vacxin chống ho gà, Hib hoặc viêm màng
não mủ.
+ Vacxin biến độc tố: có chứa các thành phần độc tố bất hoạt, đƣợc sản
sinh bởi một số vi khuẩn. Những thành phần độc tố này đƣợc đƣa qua quá
trình xử lý đặc biệt để những tính chất độc tố trở thành miễn dịch. Ví dụ các
loại vacxin chống uốn ván hoặc bạch cầu.
+ Vacxin vector. Những vacxin này đƣợc tạo ra bằng kỹ thuật di truyền
bằng cách lấy những gen kháng bệnh bên trong vi khuẩn bệnh và cấy nó vào
các vi sinh an toàn. Ví dụ các loại vacxin chống viêm gan B và rotavirus.
1.1.2. Các loạivắc xin sử dụng tại Việt Nam và quy định bảo quản.
1.1.2.1. Cácloại vắcxin
Bảng 1.1:Danh mụcvắcxin trong chương trình TCMR
STT VẮC XIN LIỀU LƢỢNG CÔNG DỤNG
Phòng chống 5 bệnh nhƣ: bạch
1 Quinvaxem 0,5ml/ Lọ
hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B
và viêm phổi, viêm màng não do
vi khuẩn Hib
2 Viêm gan B 0,5ml/ Lọ Phòng bệnh viêm gan B
3 Viêm não 0,5 ml (trẻ từ 1-3 tuổi)
nhật bản 1 ml (trẻ > 3 tuổi) Phòng bệnh viêm não nhật bản
4 OPV Giọt Phòng bệnh bại liệt
5
Phòng bệnh bạch hầu, uốn ván
DPT 0,5 ml/ Lọ và ho gà
6 VAT 0,5 ml/ Lọ Phòng bệnh uốn ván
7 BCG 0,1 ml/ Lọ Phòng bệnh Lao
8 Sởi 0,5 ml/ Lọ Phòng bệnh sởi
MR 0,5 ml/ Lọ Phòng bệnh Sởi- rubella
4
Danh mục vắc-xin trong chƣơng trình TCMR gồm có 9 loại vắc-xin,
ngoài ra các đơn vị còn tồn trữ các vắc xin dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của
ngƣời dân.
1.1.2.2. Quyđịnhbảoquản vắcxin
Vắc xin phải đƣợc bảo quản theo đúng quy định của pháp luật về bảo
quản thuốc trong dây chuyền lạnh từ khi sản xuất tới khi sử dụng.
Vắc xin có thể bị hƣ hỏng, giảm hoặc mất hiệu lực nếu không đƣợc
bảo quản đúng cách. Một số loại vắc xin dạng dung dịch nhƣ viêm gan B;
bạch hầu - ho gà - uốn ván (DTP); uốn ván - bạch hầu (TD); uốn ván, thƣơng
hàn nhạy cảm với nhiệt độ thấp và dễ bị hỏng nếu bị đông băng, một số vắc
xin sống khác nhƣ bại liệt uống (OPV); sởi; sởi - rubella (MR); sởi - quai bị -
rubella (MMR) có thể bị hỏng khi tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc ánh sáng.
Vắc xin khi đã bị hỏng thì hiệu lực bảo vệ giảm hoặc mất. Vì vậy, việc
bảo quản vắc xin ở nhiệt độ thích hợp là điều kiện quan trọng để đảm bảo an
toàn và hiệu quả tiêm chủng [3].

Qui định chung


 Đối tƣợng áp dụng

- Vắc xin sử dụng trong TCMR
- Vắc xin sử dụng trong TCDV.
- Vắc xin sử dụng cho công tác phòng chống dịch.
 Nhiệt độ bảo quản vắc xin.

- Nhiệt độ bảo quản các vắc xin phải theo đúng hƣớng dẫn của nhà sản xuất.
- Nhiệt độ bảo quản và thời gian lƣu giữ một số loại vắc xin thuộc
TCMR đƣợc quy định tại Phụ lục 1 của Hƣớng dẫn này.
5
 Bảo quản, sử dụng dung môi
Một số vắc xin dạng đông khô phải pha hồi chỉnh với dung môi kèm
theo hoặc với vắc xin khác dạng dung dịch trƣớc khi sử dụng.
- Dung môi đƣợc đóng gói cùng với vắc xin phải đƣợc bảo quản ở nhiệt
độ từ +2o
C đến +8o
C.
- Nếu dung môi không đóng gói cùng vắc xin có thể đƣợc bảo quản
ngoài dây chuyền lạnh nhƣng phải đƣợc làm lạnh trƣớc khi sử dụng 01 ngày
hoặc một khoảng thời gian cần thiết đủ để bảo đảm có cùng nhiệt độ từ +2o
C
đến +8o
C với nhiệt độ của vắc xin trƣớc khi pha hồi chỉnh.
- Không đƣợc để đông băng dung môi.
- Dung môi của vắc xin nào chỉ đƣợc sử dụng cho vắc xin đó. Sử dụng
vắc xin và dung môi của cùng nhà sản xuất.
- Vắc xin đông khô sau khi pha hồi chỉnh chỉ đƣợc phép sử dụng trong
vòng 6 giờ, riêng vắc xin BCG sử dụng trong vòng 4 giờ hoặc theo hƣớng
dẫn của nhà sản xuất [3].

Bảo quản vắc xin trong dây chuyền lạnh


 Nguyên tắc chung bảo quản vắc xin trong dây chuyền lạnh

- Sắp xếp vắc xin và dung môi theo loại, theo lô, hạn sử dụng để thuận
tiện cho việc cấp phát.
- Vắc xin đƣợc sử dụng theo nguyên tắc hạn ngắn phải đƣợc sử dụng
trƣớc, tiếp nhận trƣớc phải sử dụng trƣớc và/hoặc theo tình trạng của chỉ thị
nhiệt độ lọ vắc xin (VVM).
- Để những lọ vắc xin còn nguyên lọ đƣợc mang về từ buổi tiêm chủng,
lọ vắc xin có chỉ thị nhiệt độ đã chuyển màu sang giai đoạn có tiếp xúc với
6
nhiệt độ cao trong hộp có dán nhãn „sử dụng trƣớc‟. Ƣu tiên sử dụng những
lọ này trƣớc trong buổi tiêm chủng lần sau.
- Sắp xếp hộp vắc xin đúng vị trí để tránh làm đông băng vắc xin và có
khoảng cách để khí lạnh lƣu thông giữa các hộp.
- Theo dõi nhiệt độ của buồng lạnh, tủ lạnh hàng ngày (kể cả ngày lễ,
ngày nghỉ) và ghi vào bảng theo dõi nhiệt độ tối thiểu 02 lần/ngày vào buổi
sáng lúc đến và buổi chiều trƣớc khi về.
- Không bảo quản vắc xin đã hết hạn sử dụng, lọ vắc xin đã pha hồi
chỉnh sau buổi tiêm chủng và vắc xin có gắn chỉ thị nhiệt độ đã đổi màu báo
cần hủy trong dây chuyền lạnh.
- Dây chuyền lạnh sử dụng bảo quản vắc xin chỉ đƣợc sử dụng cho vắc xin.
- Không để thuốc, hóa chất, bệnh phẩm, thực phẩm và đồ uống trong
dây chuyền lạnh bảo quản vắc xin.
- Không mở thiết bị dây chuyền lạnh thƣờng xuyên.
- Đảm bảo vệ sinh: rửa tay sạch trƣớc khi cầm hộp, lọ vắc xin [3].
 Bảo quản vắc xin trong buồng lạnh
+ Qui tắc bảo quản trong buồng lạnh
- Không đƣợc để vắc xin dễ bị hỏng bởi đông băng ở sát vách tủ lạnh
hoặc gần giàn lạnh nơi phát ra luồng khí lạnh trong buồng lạnh.
- Kiểm tra mức độ an toàn của khu vực bảo quản bằng chỉ thị đông
băng điện tử (Freeze Tag) hoặc máy ghi nhiệt độ tự động đã đƣợc kích hoạt.
- Vắc xin phải luôn đƣợc xếp lên giá, kệ trong buồng lạnh, đảm bảo cho
không khí đƣợc lƣu thông đều và giữ cho vắc xin tránh tiếp xúc trực tiếp với
nền buồng lạnh.
7
+ Kiểm tra khu vực an toàn bảo quản vắc xin trên giá trong buồng lạnh - Đặt
thiết bị ghi nhiệt độ trên giá gần giàn lạnh. Để thiết bị ít nhất 48 giờ và kiểm
tra nhiệt độ cao nhất và thấp nhất. Nếu nhiệt độ nằm trong
khoảng + 20
C đến + 80
C thì khu vực đó an toàn để bảo quản vắc xin. Nếu
nhiệt độ không nằm trong khoảng nhiệt độ trên, đánh dấu “không an toàn” và
chuyến thiết bị theo dõi nhiệt độ ra khu vực khác của giá.
- Lặp lại quy trình thử nhiệt độ trên tất cả các giá gần giàn lạnh cho đến
khi thiết lập đƣợc giới hạn khu vực bảo quản an toàn.
- Đánh dấu rõ trên giá những khu vực nguy hiểm “lạnh” bằng băng dính
màu. Không sử dụng những khu vực đó để bảo quản vắc xin nhạy cảm với
đông băng.
- Lặp lại việc kiểm tra này mỗi khi thay thế thiết bị làm lạnh.
+ Kiểm tra khu vực an toàn bảo quản vắc xin trên nền buồng lạnh
- Xếp một chồng hộp bìa rỗng cao khoảng 150 cm trong khu vực bảo
quản vắc xin bằng kệ. Để thiết bị ghi nhiệt độ lên trên trong ít nhất 48 giờ và
sau đó kiểm tra nhiệt độ cao nhất, nhiệt độ thấp nhất.
- Nếu nhiệt độ nằm trong khoảng + 20
C đến + 80
C thì khu vực đó an toàn
để bảo quản vắc xin nhạy cảm với đông băng. Dùng sơn hoặc băng dính để đánh
dấu và đảm bảo khu vực đƣợc đánh dấu phù hợp với kích thƣớc các kệ. Giữa
các kệ phải có khoảng cách ít nhất 10 cm để không khí lạnh lƣu thông.
- Nếu không nằm trong khoảng nhiệt độ trên, đánh dấu khu vực đó lại
và tiến hành thử nghiệm ở vị trí khác cho đến khi thiết lập đƣợc các giới hạn
của vùng bảo quản an toàn.
- Lặp lại việc kiểm tra này mỗi khi thay thiết bị làm lạnh.
- Nên sử dụng kệ nhựa vì kệ gỗ có thể bị nấm mốc, xếp chúng ở nơi khô
ráo trong kho để dùng khi cần.
+ Bảo quản vắc xin trên các giá trong buồng lạnh
8
- Sắp xếp các hộp vắc xin trên giá trong buồng lạnh dƣơng và buồng
lạnh âm theo loại vắc xin, theo lô, hạn sử dụng. Để khoảng cách 5 cm theo
chiều thẳng đứng giữa các loại để phân biệt và lƣu thông khí. Phải đảm bảo
nhìn thấy đƣợc nhãn dán của các hộp. Dán vào góc của giá tên loại vắc xin,
nhà sản xuất, lô và hạn sử dụng.
- Khoảng cách giữa các hộp vắc xin và khoảng cách với vách buồng
lạnh là 5 cm. Khoảng cách với trần là trên 10 cm. Không đƣợc bảo quản vắc
xin trực tiếp trên nền buồng lạnh.
- Một số vắc xin đƣợc đóng gói hộp bên ngoài đến cấp thứ 3 (hộp lớn
chứa các hộp vắc xin) thì để nguyên cho đến khi cần mở hộp cấp phát và
chuyển sang dạng đóng gói cấp 2 (hộp nhỏ đựng các lọ vắc xin) để quản lý
kho và kiểm đếm vắc xin dễ dàng.
+ Bảo quản vắc xin trên kệ/tấm kê panel: (thƣờng dùng trong trƣờng
hợp phải bảo quản vắc xin số lƣợng lớn)
- Đặt kệ trong khu vực đƣợc đánh dấu trên nền buồng lạnh
- Xếp vắc xin lên kệ. Không đƣợc xếp cao quá 150 cm. Đảm bảo thùng
vắc xin không trùm kín các cạnh của kệ.
- Vắc xin đƣợc bảo quản trên kệ cần dán nhãn ghi rõ loại vắc xin, nhà
sản xuất, dạng trình bày, số lô và hạn sử dụng.
- Khi không cần dùng nữa thì mang kệ ra khỏi buồng lạnh tránh ảnh
hƣởng đến việc đi lại [3].
 Bảo quản vắc xin trong tủ lạnh cửa mở phía trên

- Đặt hộp vắc xin và dung môi trong giỏ của tủ lạnh. Không đƣợc tháo
bỏ giỏ của tủ để có thêm dung tích bảo quản. Để chừa những khoảng trống
dọc theo các hàng của hộp vắc xin để khí lạnh có thể lƣu thông đều.
9
- Để nhiệt kế và chỉ thị đông băng cùng với loại vắc xin nhạy cảm đông băng.
- Nếu có khoang làm đá riêng, thì sử dụng khoang này để làm đông
băng bình tích lạnh. Không để quá nhiều bìnhtích lạnh.
- Vắc xin OPV, sởi, BCG sắp xếp để ở phía dƣới đáy tủ.
- Vắc xin dễ hỏng do đông băng (nhƣ VGB, DPT, DT, Td, uốn ván,
DPT-VGB-Hib, Thƣơng hàn, Tả) để ở phía trên.
- Sắp xếp vắc xin và dung môi theo hƣớng dẫn tại Phụ lục 2 [3].
 Bảo quản vắc xin trong tủ lạnh cửa mở trƣớc

- Nếu có khoang làm đá riêng, thì sử dụng khoang này để làm đông
băng bình tích lạnh. Không để quá nhiều bìnhtích lạnh.
- Vắc xin OPV, sởi, BCG để ở giá trên cùng gần khoang làm đá.
- Vắc xin dễ hỏng do đông băng nhƣ VGB, DPT, DT, Td, uốn ván,
DPT-VGB-Hib, thƣơng hàn, tả để ở giá giữa.
- Dung môi xếp bên cạnh vắc xin hoặc dƣới đáy tủ.
- Để nhiệt kế và chỉ thị đông băng cùng với những vắc xin nhạy cảm
với đông băng ở giá giữa.
- Không để vắc xin ở cánh cửa tủ lạnh
- Để bình chứa nƣớc ở ngăn dƣới cùng tủ lạnh để giúp duy trì nhiệt độ
khi tủ lạnh mất điện.
- Sắp xếp vắc xin, dung môi theo hƣớng dẫn hƣớng dẫn tại Phụ lục 2 [3].
 Đóng gói, vận chuyển vắc xin trong hòm lạnh và phích vắc xin
+ Chuẩn bị bìnhtích lạnh
Chuẩn bị đủ số bình tích lạnh cần dùng. Tính thời gian cần thiết để làm
đông băng bình tích lạnh.
10
Chuẩn bị bìnhtích lạnh:
- Bƣớc 1: Làm đông băng bình tích lạnh:
+ Đổ đầy nƣớc vào bình tíchlạnh, chỉ để lại 1 khoảng nhỏ cho không
khí và đậy nắp thật chặt.
+ Cầm ngƣợc bình tích lạnh lắc mạnh kiểm tra để đảm bảo không bị hở.
+ Để bình tích lạnh đứng hoặc nghiêng trong khoang làm đá.
+ Tủ lạnh có khoang làm đá có thể đông băng 6 bình tích lạnh to hoặc 12
bình tích lạnh nhỏ trong 1 ngày. Nếu nhiều bình tích lạnh hơn, thời gian làm
đông băng sẽ cần lâu hơn.
+ Để bình tíchlạnh trong khoang làm đá ít nhất 24 giờ để làm đông băng
hoàn toàn các bình tích lạnh.
- Bƣớc 2: Lấy bình tích lạnh đã đông băng ra khỏi khoang làm đá.
- Bƣớc 3: Để các bình tích lạnh đã đông băng ở nhiệt độ phòng hoặc
nhúng bình tích lạnh đã đông băng trong thau nƣớc sạch cho đến khi đá bên
trong bắt đầu tan và nƣớc bắt đầu chảy ra. Kiểm tra xem bình tích lạnh đã đạt
yêu cầu chƣa bằng cách lắc và nghe thấy tiếng nƣớc óc ách là đƣợc.
+ Đóng gói vắc xin sử dụng bình tích lạnh đã đƣợc làm tan băng
Sử dụng phƣơng pháp đóng gói này trong bất kì thời tiết nào trong năm
và với mọi tuyến đƣờng vận chuyển.
- Xếp bình tíchlạnh vào bốnthành xung quanh và dƣới đáy của hòm
lạnh, phích vắc xin.
- Đóng gói các hộp vắc xin để nắp lọ vắc xin quay lên trên.
- Gói vắc xin và dung môi vào túi ni lông và xếp vào giữa hòm lạnh,
phíchvắc xin.
11
- Để nhiệt kế cùng với vắc xin (phía ngoài túi ni lông)
- Để bình tích lạnh lên trên (với hòm lạnh), để miếng xốp ở trên cùng
(với phíchvắc xin)
- Đóng nắp chặt.
- Không để hòm lạnh, phíchvắc xin trực tiếp dƣới ánh nắng mặt trời
hoặc gần các nguồn phát nhiệt trong quá trình bảo quản, vận chuyển.
+ Đóng gói vắc xin sử dụng đá lạnh
- Để đá lạnh trong túi ni lông xếp vào đáy của hòm lạnh, phíchvắc xin
- Để miếng bìangăn cách vắc xin với đá.
- Để hộp, lọ vắc xin và nhiệt kế trong túi ni lông (để nhãn lọ vắc xin
không bị ƣớt và bị bong).
- Không để đá lên trên vắc xin.
- Để miếng xốp lên trên cùng (phíchvắc xin) và đậy nắp lại [3].
 Bảo quản vắc xin trong buổi tiêm chủng

+ Chuẩn bị phíchvắc xin: Nếu vắc xin đƣợc bảo quản trong tủ lạnh, hòm
lạnh thì trong buổi tiêm chủng cần chuyển vắc xin sang phíchvắc xin.
+ Sắp xếp vắc xin trong phíchvắc xin theo quy định tại mục 3.5 của
Hƣớng dẫn này.
+ Bảo quản vắc xin trong buổi tiêm
chủng - Đặt phíchvắc xin ở chỗ mát.
- Đóng chặt nắp phích vắc xin, chỉ mở khi có ngƣời đến tiêm chủng.
- Miếng xốp trong phích vắc xin có những đƣờng rạch nhỏ để cài lọ vắc
xin. Những lọ vắc xin nhiều liều đã mở phải đƣợc cài vào đƣờng rạch nhỏ
trên miếng xốp trong phíchvắc xin trong suốt buổi tiêm chủng.
12
- Kiểm tra bìnhtích lạnh đã đƣơc làm tan đá bên trong, kiểm tra nhiệt kế
để đảm bảo nhiệt độ ở +2°C đến +8°C.
- Trƣờng hợp bình tích lạnh đã tan hết đá bên trong (hoặc đá trong phích
vắc xin đã tan hết) cần phải thay bình tíchlạnh hoặc bổ sung thêm đá.
- Khi kết thúc buổi tiêm chủng, để những lọ vắc xin chƣa mở vào tủ lạnh
và đặt trong hộp “ƣu tiên sử dụng trƣớc” và cần đƣợc sử dụng sớm trong
buổi tiêm chủng tiếp theo [3]

Bảo dƣỡng thiết bị, giám sát việc bảo quản vắc xin trong dây
chuyền lạnh.

- Thiết bị lạnh phải đƣợc bảo dƣỡng, vệ sinh sạch sẽ. Xả băng thƣờng
xuyên đối với buồng lạnh, tủ lạnh. Phích vắc xin và hòm lạnh phải đƣợc lau
khô sau khi sử dụng.
- Các thiết bị phải đƣợc kiểm tra, theo dõi định kỳ tình trạng hoạt động
và có kế hoạch sửa chữa hoặc thay thế phù hợp bảo đảm việc vắc xin đƣợc
lƣu giữ an toàn trong quá trình bảo quản, vận chuyển cũng nhƣ sử dụng.
- Phân công cán bộ hỗ trợ, giám sát việc bảo quản vắc xin.
- Xây dựng kế hoạch dự phòng khẩn cấp (tủ hỏng, cháy nổ, lũ lụt, mất
điện), ghi rõ các phƣơng án thực hiện, tên và số điện thoại cán bộ có trách
nhiệm. Bản kế hoạch này phải đƣợc lãnh đạo phê duyệt, phổ biến và đƣợc
dán ở nơi dễ thấy, dễ đọc.
Ghi chép, báo cáo: Thực hiện theo Thông tƣ số 12/2014/TT-BYT ngày
20/3/2014 của Bộ trƣởng Bộ Y tế hƣớng dẫn việc sử dụng vắc xin trong tiêm
chủng [3].
13
1.2. THỰC TRẠNG CUNG ỨNG VÀ BẢO QUẢN VẮC XIN TẠI VIỆT NAM
1.2.1. Thực trạng về cung ứng
Hiện nay đã có 10 trong số 11 loại vắcxin sử dụng trong chƣơng trình
tiêm chủng do các đơn vị sản xuất trong nƣớc cung cấp. Đây là lợi thế của
Việt Nam so với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới bởi có tự chủ
đƣợc nguồn cung ứng vắcxin thì Chƣơng trình tiêm chủng mở rộng mới có
thể triển khai kịp thời các biện pháp, các hoạt động tiêm chủng thƣờng xuyên
và tiêm chủng bổ sung định kỳ, đột xuất cho hàng triệu lƣợt trẻ em mỗi năm.
Năm 2017, Trung tâm Nghiên cứu vắcxin và sinh phẩm y tế (POLYVAC), Bộ
Y tế, đã sản xuất thành công vắcxin sởi-rubela. Vắcxin này đã đƣợc Bộ Y tế
cấp giấy phép lƣu hành và hiện nay đã đƣợc đƣa vào trong chƣơng trình
tiêm chủng mở rộng từ đầu năm 2018. Trong nhiều năm qua, những thành quả
đạt đƣợc của Chƣơng trình tiêm chủng mở rộng nhƣ thanh toán bệnh bại liệt,
loại trừ uốn ván sơ sinh… có phần đóng góp không nhỏ của chủ trƣơng tự
chủ nguồn vắc xin trong nƣớc mà Bộ Y tế đã đề ra.
Vắcxin sởi đơn và vắcxin phối hợp sởi-rubela đều đƣợc sản xuất tại
Việt Nam. Trong tình hình bệnh sởi gia tăng và cần có những biện pháp tiêm
chủng bổ sung, Chƣơng trình tiêm chủng mở rộng đang đề xuất Bộ Y tế cho
phép triển khai hoạt động này tại các vùng nguy cơ cao sử dụng nguồn vắc
xin sản xuất trong nƣớc.
Việt Nam đã đề xuất Tổ chức Y tế thế giới xem xét, đánh giá vắcxin sởi
đơn đạt tiêu chuẩn tiền kiểm định. Dự kiến, sau khi đƣợc Tổ chức Y tế thế
giới cấp phép, Việt Nam sẽ tiếp tục đề xuất, xem xét, đánh giá đối với vắcxin
phối hợp sởi-rubela.
Vắcxin sởi-rubela do Việt Nam sản xuất là sản phẩm chuyển giao công
nghệ do Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ. Vắcxin này có hiệu quả phòng bệnh tƣơng
đƣơng với vắcxin sởi-rubela nhập khẩu đã sử dụng trong các năm trƣớc đây.
14
Hiện nay, ở Việt Nam có gần 30 loại vắc-xin tiêm chủng dịch vụ chủ
yếu là nhập khẩu. Trên thế giới không tồn tại hai hệ thống này, cho nên nếu tổ
chức, triển khai không tốt sẽ dẫn đến sự so sánh của ngƣời dân cho rằng “tƣ”
làm tốt hơn “công”. Thực tế cho thấy, chƣơng trình tiêm chủng mở rộng vẫn
bảo đảm cung cấp đầy đủ vắc-xin 5 trong 1 Quinvaxem có thành phần tƣơng
đƣơng 5 trong 1 tiêm dịch vụ Pentaxim. Trung bình mỗi năm có 4,5 triệu liều
vắc-xin Quinvaxem đƣợc sử dụng trong tiêm chủng mở rộng (TCMR); vắc-
xin dịch vụ chỉ chiếm khoảng 10%. Tuy nhiên, đã có nhiều bà mẹ không cho
con tiêm vắc-xin Quinvaxem (quy trình toàn tế bào) sau khi có một số trƣờng
hợp tai biến, dẫn đến tử vong sau tiêm vắc-xin này. Hiện nay, tỷ lệ tiêm chủng
ở Việt Nam luôn đạt hơn 90%; nếu tỷ lệ tiêm chủng dƣới 60% thì nguy cơ
bùng phát các dịch bệnh hoàn toàn có thể xảy ra.
Do đó Vắc-xin dịch vụ khan hiếm do nhà sản xuất không cung ứng đủ,
dẫn đến Việt Nam không nhập đƣợc một số lƣợng lớn vắc-xin nhƣ mong
muốn. Trƣớc tình hình nêu trên, Bộ Y tế đã chỉ đạo các cơ quan chức năng cố
gắng tìm các nguồn cung cấp vắc-xin để phục vụ những đối tƣợng chƣa thật
sự tin tƣởng vào vắc-xin Quinvaxem, hay không chịu đi tiêm trong chƣơng
trình TCMR [12].
1.2.2. Thực trạng về bảo quản:
Theo tạp chí Y học dự phòng Tập 27, số 11 2017 nghiên cứu thực trạng
quản lý vắc xin và dây chuyền lạnh tiêm chủng mở rộng tại 20 tỉnh/ thành
phía Nam, 2017 đƣợc tóm tắt nhƣ sau.
Nghiên cứu bảo quản vắc xin và dây chuyền lạnh trong Tiêm chủng mở
rộng (TCMR) 2017 tại 20 tỉnh/thành phía Nam về quản lý bảo quản vắc xin,
dung môi; quản lý dụng cụ tiêm chủng; quản lý dây chuyền lạnh. Kết quả ghi
nhận (85%) các nhà kho chứa vắc xin đều có nội quy an toàn kho, thiết bị
phòng cháy chữa cháy, kế hoạch khẩn cấp khi có sự cố và cán bộ giữ kho đã
15
đƣợc tập huấn về sử dụng dây chuyền lạnh và bảo quản vắc xin. Có 100% tủ
lạnh đều có nhiệt kế, chỉ thị đông băng điện tử, bảng theo dõi nhiệt độ có ghi
đủ 2 lần/ngày, 7 ngày/tuần. Thiết bị ghi nhiệt độ tự động có ở hầu hết các tủ
lạnh của tuyến tỉnh (100%) và huyện (85%). Các đợt giao nhận vắc xin tuyến
tỉnh (90%) và tuyến huyện (75%) có biên bản ghi đầy đủ số lƣợng, số lô, hạn
dùng, nhiệt độ khi giao nhận và chữ ký của các bên. Tuyến tỉnh (95%) và
tuyến huyện (75%) đã sử dụng hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng Quốc
gia để quản lý vắc xin. Có 80% cán bộ đã đƣợc tập huấn về bảo dƣỡng dây
chuyền lạnh. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp dữ liệu cơ bản giúp cho công
tác tập huấn và nâng cao năng lực cho cán bộ Y tế để nhắc và cập nhật các
kiến thức về dây chuyền lạnh và bảo quản vắc xin tốt nhất [10].
1.3. ĐÔI NÉT VỀ TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN GÒ VẤP THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
1.3.1. Chức năng và nhiệm vụ:
Trung tâm y tế dự phòng quận Gò Vấp đƣợc thàng lập theo quyết định số
29/2007/QĐ-UBND ngày 23 tháng 02 năm 2007. Thành lập Trung tâm Y tế Dự
phòng quận Gò Vấp trực thuộc Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp trên cơ sở sắp xếp
lại Trung tâm Y tế quận Gò Vấp. Trung tâm Y tế Dự phòng quận Gò Vấp là đơn
vị sự nghiệp y tế, có tƣ cách pháp nhân, có con dấu riêng, đƣợc cấp kinh phí
hoạt động và mở tài khoản ở Kho bạc Nhà nƣớc theo quy định. Trụ sở chính đặt
tại số 131 đƣờng Nguyễn Thái Sơn, phƣờng 7, quận Gò Vấp.
Trung tâm Y tế Dự phòng quận Gò Vấp chịu sự quản lý, chỉ đạo trực
tiếp của Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp và hƣớng dẫn về chuyên môn, kỹ
thuật của Sở Y tế.
Trung tâm Y tế Dự phòng quận Gò Vấp có chức năng triển khai thực
hiện các nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật về y tế dự phòng, phòng chống
16
HIV/AIDS, phòng, chống bệnh xã hội, an toàn vệ sinh thực phẩm, chăm sóc
sức khỏe sinh sản và truyền thông giáo dục sức khỏe trên địa bàn quận.
Ngày 03/3/2017, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Quyết định số 896/QĐ-UBND về tổ chức lại “Trung tâm Y tế dự phòng quận
Gò Vấp” thành “Trung tâm Y tế quận Gò Vấp” trực thuộc Ủy ban nhân dân
quận Gò Vấp, cụ thể nhƣ sau [5]:
- Trung tâm Y tế quận Gò Vấp là đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực
thuộc Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp. Trung tâm Y tế quận Gò Vấp có tƣ
cách pháp nhân, có condấu riêng, đƣợc mở tài khoản tại Kho bạc, Ngân hàng
Nhà nƣớc để hoạt động theo quy định của pháp luật.
- Trụ sở làm việc đặt tại số:131 đƣờng Nguyễn Thái Sơn, Phƣờng 7,
quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Trung tâm Y tế quận Gò Vấp chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp về tổ
chức, nhân lực, hoạt động, tài chính và cơ sở vật chất của Ủy ban nhân dân quận
Gò Vấp; chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hƣớng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của
các đơn vị Y tế tuyến Thành phố, Trung ƣơng và chịu sự quản lý nhà nƣớc
của Sở Y tế về việc thực hiện các hoạt động chuyên môn kỹ thuật theo quy
định pháp luật.
Tình hình thực tế
Quận Gò Vấp là quận đông dân đứng thứ 2 của TPHCM, tính đến tháng
7/2017 quận có 663.016 ngƣời (chƣa kể ngƣời dân di biến động) trong đó tỷ
lệ dân nhập cƣ chiếm 38% với diện tích đất chỉ có 19,75km². Số trẻ em dƣới
1 tuổi hơn 6500 cháu.
Quận có 7/16 phƣờng dân số trên 50.000 ngƣời và nhƣ vậy số trẻ em diện
tiêm chủng mở rộng cộng với ngƣời dân tiêm chủng dịch vụ hàng tháng trên
dƣới 300 ngƣời/TYT. Quận có mật độ dân cƣ khá cao, nhiều ngƣời dân di
17
biến động đa số làm lao động phổ thông, khó khăn cho các trạm y tế đƣa vào
diện quản lý tiêm chủng.
Trung tâm y tế quận Gò Vấp có 17 cơ sở thực hiện tiêm chủng.Tại 17
cơ sở đƣợc cung cấp trang thiết bị cơ bản khá đầy đủ để tổ chức tiêm chủng
an toàn và hiệu quả. Nhất là các phƣơng tiện phòng chống Shook. 17 cơ sở
tiêm chủng đều thực hiện đúng quy trình và cấp và trả mã cho đối tƣợng, tuân
thủ 4 bƣớc để cập nhật vào phầm mền Tiêm chủng quốc gia, quản lý đối
tƣợng đúng, đủ. Thực hiện tốt việc theo dõi, xử trí các phản ứng sau
tiêm.Thực hiện công tác báo cáo đúng, đủ, kịp thời.Các đơn vị đều đủ cơ số
về nhân sự tại chỗ, thƣờng xuyên đƣợc tập huấn cơ bản về kiến thức và kỹ
năng thực hành an toàn tiêm chủng. Luôn nhận đƣợc sự chi viện, hỗ trợ nhân
lực kịp thời từ các khoa phòng khối trung tâm để phục vụ công tác tiêm chủng
tuyến cơ sở.
18
1.3.3. Tổ chức nhân lực của khoa Dƣợc tại Trung tâm y tế
Trƣởng khoa Dƣợc
Nhân viên Nghiệp vụ Dƣợc
Nhân viên hành
chính, thống kê kho
Nhân viên kho dƣợc
(thủ kho)
Kho dƣợc 1
( các chƣơng trình
thuốc quốc gia )
Kho dƣợc 2
( Vắc xin TCMR,
Dịch vụ)
Khâu phát thuốc lẻ,
thuốc tâm thần,
CSSKSS, lao, da liễu..
Kho dƣợc 3
(Thuốc ,hóa chất, vật
tƣ y tế)
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ tổ chức nhân lực của khoa Dược tại Trung tâm y tế
Tổng số biên chế trong năm 2017 tại khoa Dƣợc là 05 cán bộ, trong đó
có 02 Dƣợc sĩ Đại học, 03 Dƣợc sĩ Trung học.
19
CHƢƠNG 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đốitƣợng nghiên cứu
- Danh mục Vắc xin cung ứng của TTYT quận Gò Vấp
- Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho công tác bảo quản vắc xin
tại TTYT quận Gò Vấp
2.1.2. Thờigian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 01/2017 đến tháng 12/2017.
- Địa điểm nghiên cứu : Trung tâm Y tế quận Gò Vấp.
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1.Thiếtkế nghiên cứu
- Phƣơng pháp nghiên cứu : Mô tả cắt ngang.
2.2.3. Các biếnsố nghiên cứu
STT Tên biến Loại biến
Định nghĩa biến/ cách Nguồn thu
tính thập
*Cung ứng vắc xin dịch vụ
Các loại vắc-xin sử
Danh mục
Vắc-xin dụng cho tiêm chủng
1 Biến định danh vắc-xin dịch
Dịch vụ dịch vụ của TTYT
vụ
Gò Vấp
20
Danh mục
Loại bệnh
Các bệnh đƣợc phòng vắc-xin sử
2 Biến định danh ngừa sau khi tiêm dụng tại
phòng ngừa
vắc-xin TTYT Quận
Gò Vấp
Danh mục
Nguồn gốc Nơi vắc-xin đƣợc sản
vắc-xin sử
3 Biến định danh dụng tại
xuất xứ xuất
TTYT Quận
Gò Vấp
Báo cáo sử
4
Số liều vắc-
Biến dạng số
Liều vắc-xin đã sử dụng vắc-xin
xin sử dụng dụng của khoa
dƣợc
Giá trị vắc-
Thành tiền tƣơng ứng
Báo cáo sử
xin theo loại dụng vắc-xin
5 Biến dạng số số liều vắc-xin sử
bệnh phòng của khoa
dụng
ngừa dƣợc
Giá trị vắc- Thành tiền tƣơng ứng
Báo cáo sử
dụng vắc-xin
6 xin cung Biến dạng số số liều vắc-xin sử
của khoa
ứng dụng
dƣợc
7
Sắp xếp
Biến phân loại
Cách sắp xếp vắc-xin
Quan sát
vắc-xin trong tủ trữ.
*Cơ sở vật chất của kho
21
Diện tích Là giá trị thể hiện toàn Xem thiết kế
8 kho Biến dạng số bộ mặt sàn kho, đƣợc và hồ sơ hoàn
tính bằng m2
công của kho
Thể tích kho Là giá trị thể hiện dung
9 Biến dạng số tích của mỗi kho đƣợc
tính bằng m3
*Trang thiết bị của kho
Trang thiết Là phƣơng tiện vật Quan sát trực
10
bị văn phòng
Biến dạng số
dụng để sử dụng cho tiếp
văn phòng nhƣ: máy
tính, máy in,..
Trang thiết Là phƣơng tiện để tạo
11 bị bảo quản Biến dạng số môi trƣờng bảo quản
theo quy định.
Trang thiết Là phƣơng tiện để
12
bị vận
Biến dạng số
nâng, dỡ, di chuyển
chuyển, bốc hàng hóa nhƣ: xe nâng,
xếp xe đẩy.
Trang thiết
Là các phƣơng tiện cho
bị PCCC,
các hoạt động PCCC,
13 PCBL, vệ Biến dạng số
PCBL, vệ sinh, kiểm
sinh, kiểm
soát.
soát.
Theo dõi
Là việc ghi chép nhiệt
Sổ ghi chép
nhiệt độ nhiệt độ, độ
14 Biến phân loại độ tại kho theo quy
ẩm tại kho
định.
năm 2017.
22
2.2.4. Phƣơng pháp thu thập số liệu
Hồi cứu các dữu liệu liên đến hoặt động cung ứng và bảo quản vắc xin
trong năm 2017.
- Hoạt động lựa chọn vắc xin tại Trung tâm năm 2017
Hồi cứu các hồ sơ, danh mục vắc xin của Trung tâm trong năm 2017 bao gồm:
+ Nhu cầu vắc xin của khoa KSDB , phòng khám đa khoa và 16 TYT.
+ Danh mục vắc xin đƣuọc sử dụng trong năm 2017
- Hoạt động mua sắm vắc xin tại TTYT năm 2017
Hồi cứu các hồ sơ, biên bản liên quan đến hoạt động mua sắm vắc xin
+ Kế hoạch mua sắm, dự trù, dự toán.
+ Hóa đơn mua hàng, kết quả trúng thầu.
- Hoạt động bảo quản vắc xin tại Trung tâm năm 2017
Hồi cứu các hồ sơ, biên bản, sổ sách liên quan đến hoạt động bảo quản
vắc xin.
+ Nguồn nhân lực tham gia bảo quản vắc xin tại kho Trung tâm
+ Cơ sở vật chất kho bảo quản vắc xin
+ Trang thiết bị bảo quản vắc xin
+ Công tác duy trì nhiệt độ bảo quản vắc xin
2.2.5. Mẫunghiên cứu
- Tất cả các vắc xin cung ứng của Trung tâm.
2.2.6. Xử lý và phân tích số liệu
- Lựa chọn và mua sắm vắc xin tại Trung tâm.
Phƣơng pháp so sánh , tính tỷ trọng để đánh giá
+ cơ cấu vắc xin trong danh mục của Trung tâm
+ kết quả đấu thầu cung ứng vắc xin vào Trung tâm
+ Cơ cấu kinh phí mua vắc xin
23
+ Tỷ lệ vắc xin nhập kho và vắc xin dự trữ
- Bảo quản vắc xin tại Trung tâm
Theo các phân loại khác nhau, so sánh tỷ lệ.
+ Nguồn nhân lực tham gia bảo quản vắc xin tại Trung tâm
+ Phân loại các trang thiết bị sử dụng để bảo quản vắc xin tại Trung tâm
theo chức năng.
- Xử lý dữ liệu ,trình bày bảng, mô tả,hình ảnh, sơ đồ , bằng phần mềm
Microsoft Excel.
24
CHƢƠNG
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG DỰ TRỮ VĂC-XIN TẠI TRUNG TÂM
Y TẾ QUẬN GÒ VẤP NĂM 2017
3.1.1. Quy trình dự trữ vắc-xin
3.1.1.1Quytrình lựa chọn vắc xin
Khoa kiểm soát bệnh tật
Dự trù vắc- xin
Khoa Dƣợc
Lập kế hoạch mua sắm vắc xin
trình hội đồng thuốc và điều trị
Giám đốc
Phê duyệt kế hoạch sau khi hội
đồng thuốc điều trị tƣ vấn
thống nhất.
Danh mục vắc xin đƣợc ban
hành
Hội đồng thuốc và điều trị
Căn cứ vào kế hoạch khoa dƣợc
xem xét , sửa đổi và thông qua
trình Giám đốc.
.
Sở Y tế
Xét duyệt.( trong năm 2017 đƣợc
duyệt 29/29 loại vắc-xin trong
danh mục đƣợc trù
Sơ đồ 3.2. Quy trình lựa chọn văc xin dịch vụ
25
Hoạt động lựa chọn vắc xin là công việc thƣờng xuyên , từ các yếu tố
trên mà lựa chọn vắc xin cho phòng bệnh chủ yếu căn cứ vào danh mục vắc
xin của chƣơng trình dịch vụ do Bộ y tế ban hành, danh mục vắc xin của năm
trƣớc đó, các báo cáo tồn kho thống kê, kinh phí dự kiến, và dự kiến số bệnh
nhân tăng đột biến trong mùa dịch để lạp dự trù mua sắm cung cấp mua sắm
vắc xin cho năm sau:
3.1.1.2Quytrình mua sắm vắcxin
Sau khi lựa chọn vắc- xin trình danh mục lên Sở y tế và đƣợc đã Sở Y tế
xét duyệt.( trong năm 2017 đƣợc duyệt 29/29 loại vắc-xin trong danh mục
đƣợc trù.)
+ Khoa dƣợc tổng hợp dự trù từ khoa KSDB và lập dự trù và dự toán để
trình ban Giám đốc và phòng tài chính kế hoán duyệt sau đó khoa dƣợc cho
tiến hành mua sắm áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp nhƣ sau :
Bƣớc 1:
- Thành lập tổ chuyên gia, tổ thẩm định hồ sơ mua sắm.
Bƣớc 2:
- Thông báo mời các công ty gửi báo giá theo danh mục, nộp kết
quả trúng thầu tại các đơn vị khác.
- Chia từng loại gói nhỏ để nhà cung cấp dựa vào loại vắc xin
mình có mà cung cấp
- Tổ chuyên gia xét hồ sơ.
- Tổ thẩm định kiểm tra kết quả lựa chọn nhà cung cấp trình chủ
đầu tƣ
Bƣớc 3:
- Giám đốc phê duyệt kết quả
- Công bố kết quả đƣợc lựa chọn
26
Bƣớc 4:
- Ký kết hợp đồng với nhà cung cấp vắc xin với các công ty đƣợc
chọn và hàng tháng mua theo dự trù của khoa Dƣợc.
Lập dự trù vắc xin thực hiện dựa trên các tiêu chí sau:
+ Dựa vào số lƣợng sử dụng vắc xin của năm trƣớc đó (2016).
+ Dựa vào tình trang bệnh tật thay đổi theo mùa.
+ Thông tin nguồn cung cấp vắc xin đã đƣợc Bộ Y tế cấp phép lƣu hành
tại việt Nam.
+ Dịch bệnh bùng phát ở một số địa phƣơng có yếu tố bùng phát trên
diện rộng.
+ Lấy ý kiến của Hội đồng thuốc và điều trị.
3.1.1.3. Quytrình cấp phát vắc xin cho các đơn vị.
Trƣớc khi giao nhận vaccin về đến địa điểm tiêm: Các đơn vị phải thực hiện:
- Gửi dự trù vaccin về khoa Dƣợc trƣớc 01 ngày qua hệ thống phần
mềm để đƣợc khoa Dƣợc duyệt danh mục và số lƣợng. Khi nhận đƣợc dự trù
của TYT hoặc Khoa, phòng. Thủ kho thực hiện các việc sau:
- Đối chiếu tên vaccin, nồng độ, hàm lƣợng, dạng dùng, … trong dự trù
với tên vaccin, nồng độ, hàm lƣợng, dạng dùng trong Danh mục vaccin Trung
tâm hoặc Danh mục vaccin sử dụng tại TYT, khoa, phòng đã đƣợc Sở y tế
phê duyệt. Nếu phù hợp với danh mục thì duyệt cấp, không phù hợp thì loại
khỏi dự trù;
- Kiểm tra số lƣợng vaccin tồn kho trên sổ sách (qua hệ thống máy tính
hoặc thẻ kho) so với số lƣợng vacin trong dự trù để tham mƣu cho trƣởng
khoa dƣợc, giám đốc duyệt số lƣợng vaccin thực cấp;
- Tuân thủ theo 2 nguyên tắc FIFO –
FEFO; 27
+ FIFO ( First In First Out ): Vaccine nhập trƣớc thì xuất trƣớc.
NHẬP: A
XUẤT:
C BA
B A C B A
C B C
A: Nhập kho trƣớc nhất B: nhập kho trƣớc C
+ FEFO (First Expires First Out): Vaccine hết hạn dùng trƣớc thì xuất
trƣớc
NHẬP: A
XUẤT:
C BA
B A C B A
C B C
B: Hết hạn trƣớc nhất A: Hết hạn trƣớc C
28
Bảng 3.2. Giaonhận vắcxin thực hiện tại kho vắc xin khoa Dược
STT Nội dung thực hiện Ngƣời thực hiện
1 Kiểm tra dự trù vaccin của đơn vị Thủ kho quản lý vaccin,
chuyên trách TC
2 Viết phiếu xuất vaccin Thủ kho quản lý
vaccin
3 Kiểm tra nhiệt độ tủ lạnh tại thời điểm cấp Ngƣời giao, ngƣời
phát. Ghi nhiệt độ vào phiếu xuất nhận
4 Xác định tủ lạnh chứa vaccin cần cấp theo Ngƣời giao
phiếu xuất
5 Lấy vaccin cần cấp theo đúng loại, đúng số Ngƣời giao
lƣợng, đúng lô ra khỏi tủ lạnh
6 Xếp bình tích lạnh/ đá lạnh vào đáy, xung
quanh hòm lạnh/ phíchvaccin (theo quy trình Ngƣời nhận
đóng gói vaccin vào phíchvaccin)
7 Đối chiếu thực tế số lƣợng giao/nhận từng loại
vaccin theo phiếu xuất. Ngƣời cấp, ngƣời
Lƣu ý: giao các loại vaccin nhạy cảm với nhiệt nhận
độ cao trƣớc: OPV, sởi, BCG. Vaccin ít nhạy
cảm với nhiệt độ đƣợc giao sau: DPT-VGB-
Hib, DPT, VGB, uốn ván, viêm não, tả,
thƣơng hàn.
Xếp các loại vaccin vào hòm lạnh/phích
8 vaccin theo quy định (quy trình đóng gói Ngƣời nhận
vaccin vào phíchvaccin)
Sắp xếp dung môi (nếu có) vào hòm
9 lạnh/phích vaccin (nếu còn chỗ) hoặc để Ngƣời nhận
hòm/phích vaccin khác
10 Ký vào biên bản giao nhận Ngƣời giao, ngƣời nhận
Ghi chép: Nơi giao-nhận vaccin, giờ giao-
nhận dung môi, đơn vị sản xuất, số liều/lọ, số Ngƣời giao
11
lô, hạn dùng, số lƣợng cấp phát, nhiệt độ, tình
trạng chỉ thị nhiệt độ vào sổ quản lý vaccin tại
đơn vị
12 Vận chuyển ngay vaccin, dung môi sau khi nhận Ngƣời nhận
29
Nhận xét: Việc giao nhận tại kho vắc-xin của Trung tâm, đƣợc thực hiện
các bƣớc theo quy trình, đƣợc phổ biến và hƣớng dẫn đến nhân viên
quản lý kho.
3.1.2. Kếtquả hoạt động dự trữ vắc xin dịch vụ
3.1.2.1. Kếtquả lựa chọn Vắc xin
Năm 2017 , Danh mục Vắc- xin dịch vụ đƣợc lựa chọn không có thay đổi
so với năm 2016, cụ thể các chủng loại Vắc xin đƣợc cụ thể trong bảng sau:
Bảng 3.3. Kếtquả lựa chọn vắc-xin dịchvụ theo loại bệnh phòng ngừa
STT Chủng loạivắc xin (bệnh phòng ngừa) Số khoản mục
1 Vaccin phòng cúm (0,5 ml) 2
2 Vaccin ngừa ung thƣ cổ tử cung 2
3 Vaccin viêm gan siêu vi B ( 20MG) 2
4 Vaccin viêm gan siêu vi B ( 10MG) 2
5 Vaccin phòng bệnh Thủy đậu 2
6 Vaccin phòng viêm màng não mô cầu 3
7
Vaccin phòng ngừa ho gà (vô bào), bạch hầu,
3
uốn ván, bại liệt, Hemophilus Influenza B.
8 Vắc xin phòng bệnh Phế cầu 2
9 Vaccin phòng bệnh Uốn ván 1
10 Vaccin phòng bệnh dại 2
11 Vaccin phòng tiêu chảy 3
12 Vaccin phốihợp ngừa viêm gan siêu vi A&B 1
13 Vaccin phòng cúm (0,25ml) 1
14 Vaccin viêm gan siêu vi A 1
15 Vaccin ngừa quai bị, sởi, rubenla 1
16 Vaccin phòng viêm não Nhật Bản 1
Tổng 29
30
Nhận xét: Theo bảng lựa chọn vắc-xin dịch vụ theo loại bệnh phòng
ngừa có 16 chủng loại vắc xin ( bệnh phòng ngừa ) trong 29 khoản vắc xin.
Nhận thấy, danh mục của Trung tâm y tế quận Gò Vấp cơ bản đầy đủ các loại
vắc- xin phòng ngừa các loại bệnh theo thông tƣ 26/1011/TT-BYT tuy nhiên
có tới 14 loại bệnh không có vắc-xin TCMR.
Bảng 3.4. Kếtquả lựa chọn Vắcxin dich vụ theo nguồn gốc xuấtxứ
STT Nguồn gốc xuất xứ Số khoản mục Tỷ lệ %
1 Sản xuất trong nƣớc 2 6,9
2 Nhập khẩu 27 93,1
Tổng 29 100%
Nhận xét: Trong tổng số 29 khoản mục trong đó có 2 khoản vắc xin đƣợc sản
xuất trong nƣớc chiếm 6,9% và 27 khoản vắc xin dịch vụ đƣợc nhập khẩu
chiếm 93,1%.
3.1.2.2. Kếtquả mua sắm
Bảng:3.5. Giá trị mua săm Vắcxin theo loại bệnh phòng ngừa
STT Chủng loạivắc xin Số Số lƣợng Giá trị Tỷ lệ %
(bệnh phòng ngừa) khoản mua giá trị
mục
1
Vắc xin phòng cúm
2 3,000 576,525,000 3.80
(0,5 ml)
2
Vắc xin ngừa ung thƣ
2 700 744,373,800 4.90
cổ tử cung
3
Vắc xin viêm gan siêu
2 1,500 152,637,000 1.01
vi B ( 20MG)
4
Vắc xin viêm gan siêu
2 2,000 115,790,000 0.76
vi B ( 10MG)
5
Vắc xin phòng bệnh
2 5,000 2,795,247,000 18.42
Thủy đậu
6 Vắc xin phòng viêm 3 6,500 973,500,000 6.41
31
màng não mô cầu
Vắc xin phòng ngừa
ho gà (vô bào), bạch
7 hầu, uốn ván, bại liệt, 3 3,000 1,592,069,000 10.49
Hemophilus Influenza
B.
8
Vắc xin phòng bệnh
2 4,000 2,648,103,000 17.45
Phế cầu
9
Vắc xin phòng bệnh
1 1,000 54,600,000 0.36
Uốn ván
10
Vắc xin phòng bệnh
2 5,500 924,300,000 6.09
dại
11
Vắc xin phòng tiêu
3 5,000 2,794,798,500 18.41
chảy
Vắc xin phối hợp
12 ngừa viêm gan siêu vi 1 500 204,299,000 1.35
A&B
13
Vắc xin phòng cúm
1 3,000 450,450,000 2.97
(0,25ml)
14
Vắc xin viêm gan siêu
1 1,000 336,000,000 2.21
vi A
15
Vắc xin ngừa quai bị,
1 4,000 576,600,000 3.80
sởi, rubenla
16
Vắc xin phòng viêm
1 4,000 239,232,000 1.58
não Nhật Bản
Tổng 29 49,700 15,178,524,300 100%
Nhận xét: Trong tổng 29 khoản mục đã chia ra 16 chủng loại vắc xin
theo bệnh phòng ngừa, nhƣ vậy có sự đa dạng trong lựa chọn vắc xin và tƣ
vấn vắc xin cho ngƣời dân về đơn giá và nƣớc sản xuất.Về giá trị thì tỷ lệ giá
trị của vắc-xin phòng bệnh Thủy đậu (18.42%), Vắc xin phòng tiêu
chảy(18.41%) , chiếm cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ giá trị của vắc-xin phòng
bệnh Uốn ván (0.36%), trong đó vắc-xin phòng bệnh Thủy đậu là loại vắc-xin
có chi phí sử dụng cao nhất (xấp xỉ 2,8 tỷ đồng tƣơng đƣơng 5000 liều).
32
Bảng 3.6:So sánh số lượng Vắc xin trúng thầu so với kế hoạch
STT Tên thƣơng mại VX SL dự Số lƣợng Tỷ lệ trúng thầu
(nồng độ/hàm lƣợng) trù trúng thầu so với KH (%)
1 Vaxigrip 0,25ml 3,000 3,000 100
2 Vaxigrip 0,5ml 1,500 1,500 100
3 Meningo A + C 2,500 2,500 100
4 Verorab 4,000 4,000 100
5 Pneumo 23 1,000 1,000 100
6 Pentaxim 0,5ml 1,000 1,000 100
7 Tetraxim 0,5ml 1,000 1,000 100
8 Euvax B 20mcg 500 500 100
9 Euvax B 10mcg 1,000 1,000 100
10 Avaxim 80UI 1,000 1,000 100
11 Tetavac 0,5ml 1,000 1,000 100
12 Cervarix 0,5ml 200 200 100
13 Synflorix 3,000 3,000 100
14 Infanrix 0,5ml 1,000 1,000 100
15 Engerix B 20mcg 1,000 1,000 100
16 Engerix B 10mcg 1,000 1,000 100
17 Twinrix 1ml 500 500 100
18 Rotarix 1,5ml 3,000 3,000 100
33
19 MMR II 0,5ml 4,000 4,000 100
20 Gardasil 500 500 100
21 Rotateq 500 500 100
22 Varivax 0,5ml 3,000 3,000 100
23 Rotavin-M1 1ml 1,500 1,500 100
24 Abhayrab 1,500 1,500 100
25 Quimi Hib 1,500 1,500 100
26 Influvac 0,5ml 1,500 1,500 100
27 Meningo B + C 2,500 2,500 100
28 Varicella 0,7ml 2,000 2,000 100
29 Jevax 1ml 4,000 4,000 100
TỔNG 49,700 49,700 100%
Nhận xét: So sánh số lƣợng VX trúng thầu so với kế hoạch trên bảng
ta thấy số lƣợng vắc xin trúng thầu so với kế hoạch đạt 100% số lƣợng vắc
xin có kế hoạch dự trù mua sắm.
34
Bảng 3.7:Giá trị vắc xin dịchvụ theo đơn vị trúng thầu.
SL mặt
Số tiền trúng
hàng Tỷ lệ
TT Tên nhà thầu thầu (1.000
vắc xin (%)
VNĐ)
trúng thầu
1
Công ty cổ phần Dƣợc Mỹ
11 3,538,080,000 23.3
phẩm May
Công ty TNHH Dƣợc
2 phẩm và TTYYT Hoàng 7 5,580,178,800 36.8
Đức
3
Công ty TNHH DP và
4 3,167,233,500 20.9
vaccin Thuận Đức
4
Công ty cổ phần y tế Đức
3 948,000,000 6.2
Minh
5
Công ty cổ phần vaccin &
4 1,945,032,000 12.8
sinh phẩm Nam hƣng Việt
Tổng cộng 29 15,178,524,300 100
Nhận xét:
+ Vắc xin dịch vụ đƣợc mua tại các 5 đơn vị cung ứng có uy tín đảm
bảo chất lƣợng trên thị trƣờng Việt Nam và giá trị vắc xin theo đơn vị trúng
thầu cũng khác nhau nhƣ : Công ty TNHH Dƣợc phẩm và TTYYT Hoàng
Đức với 7 mặt hàng trúng thầu chiếm 36,8% số tiền trúng thầu là hơn 5,5 tỷ
,Công ty cổ phần Dƣợc Mỹ phẩm May với 11 mặt hàng trúng thầu chiếm
23,3% số tiền trúng thầu là hơn 3,5 tỷ, Công ty TNHH DP và vaccin Thuận
Đức với 4 mặt hàng trúng thầu chiếm 20,9% số tiền trúng thầu là hơn 3,1 tỷ,
Công ty cổ phần vaccin & sinh phẩm nam Hƣng Việt với 4 mặt hàng trúng
thầu chiếm 12,8%
Số tiền trúng thầu là hơn 1,9 tỷ, Công ty cổ phần y tế Đức Minh với 3
mặt hàng trúng thầu chiếm 6,2% số tiền trúng thầu là 948 triệu.
35
3.1.2.3. Kếtquả nhập, cấp phát, dự trữ của một số loại vắc xin năm 2017.
Bảng 3.8. Kếtquả cấp phát vắcxin dịch vụ tai các Trạm y tế phường (P) và phòng khám (PK)
trực thuộc Trung tâm.
0 Tên văcxin P1 P3 P4 P5 P6 P7 P8 P9 P10 P11 P12 P13 P14 P15 P16 P17 PK TỔNG
1 Cevarix 0 0 0 0 0 0 3 0 0 0 1 0 0 0 0 0 129 133
2 Gardasil 0.5ml 0 0 0 0 0 0 30 1 0 0 17 0 0 0 0 5 468 521
3 Twinrix 0 7 0 0 0 0 158 3 26 3 88 0 0 0 40 0 848 1173
4 Euvax 10mcg 3 9 4 2 0 1 38 0 3 4 20 0 0 9 0 2 317 412
5 Euvax 20mcg 2 3 0 0 0 0 34 0 0 4 16 0 0 0 0 0 692 751
6 Varicella 27 33 0 65 0 0 160 15 54 190 98 14 1 87 85 133 1090 2052
7 Jevax 0 10 2 0 0 0 555 0 1 8 434 1 0 140 21 0 3047 4219
8 Meningo BC 15 75 9 59 0 4 390 15 68 103 439 5 0 99 38 58 1068 2445
9 Meningo AC 12 34 16 43 1 10 178 23 77 81 209 19 0 42 124 87 1010 1966
10 Pentaxim 13 71 22 19 0 3 187 34 18 22 279 2 12 47 2 21 162 914
11 MMR II 38 167 48 209 74 16 266 68 75 153 405 11 3 170 104 151 2174 4132
12 Rotarix 21 135 10 218 102 49 212 79 141 171 351 98 84 105 127 161 1005 3069
13 Rotateq 41 2 0 23 18 5 47 1 3 7 38 0 1 8 7 0 229 430
14 Rotavin 4 0 1 24 6 3 7 10 0 32 46 5 23 6 9 17 126 319
15 Tetavax 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
36
Tên văcxin P1 P3 P4 P5 P6 P7 P8 P9 P10 P11 P12 P13 P14 P15 P16 P17 PK TỔNG
16 Vaxigrip 0,25 18 26 30 28 0 33 148 25 96 163 247 14 14 64 152 112 680 1850
17 Vaxigrip 0,5 1 24 4 2 0 2 174 0 25 15 90 14 0 47 33 57 512 1000
Engerix B
3 9 8 6 0 0 36 0 6 2 30 1 0 4 0 1 94 200
18 10mcg
Engerix B
2 12 1 4 0 0 29 3 0 3 41 0 0 12 1 8 437 553
19 20mcg
20 Influvac 0 3 0 6 0 3 67 24 0 12 67 8 4 6 0 14 532 746
21 Avaxim80 6 22 6 0 0 0 30 0 4 46 59 0 0 0 0 0 439 612
22 Infarix Hexa 3 4 0 0 0 0 10 0 5 5 18 0 19 12 1 0 353 430
23 Synflorix 39 87 10 84 0 28 518 15 191 213 633 22 22 110 119 186 1283 3560
24 Varivax 44 107 38 181 0 14 319 64 149 95 302 64 4 145 71 204 1685 3486
25 Verorab 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 2856 2856
26 Abhayrab 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 2360 2360
27 Pneumo 23 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
28 Tetraxime 0 0 0 0 0 0 24 0 0 0 45 0 2 0 0 0 74 145
29 Quimi Hib 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
TỔNG 292 840 209 973 201 171 3620 380 942 1332 3973 278 189 1113 934 1217 23670 40334
37
Nhận xét: Từ bảng kết quả cấp phát vắc xin dịch vụ tại các TYT và
phòng khám đa khoa, thuộc Trung tâm y tế quận Gò Vấp. Số lƣợng vắc xin
đƣợc tiêm đa dạng đầy đủ về chủng loại đạt 26 loại trong 29 loại vắc xin
đƣợc dự trù mua sắm.Tuy nhiên vắc- xin dịch vụ phần lớn đƣợc tiêm chủng
tại phòng khám đa khoa của Trung tâm là chủ yếu trong đó có một số loại vắc
xin đƣợc sử dụng nhiều trong năm nhƣ Jevax (4219 liều ), MMR II (4132
liều), Synflorix (3560 liều), Varivax (3486 liều) và cũng có 1 số vắc xin đƣợc
sử dụng rất ít nhƣ : Tetraxim(145 liều), Engerix B 10mcg (200 liều), Cevarix
(133 liều). Và có loại vắc xin không sử dụng nhƣ 3 loại vắc-xin không đƣợc
chủng ngừa gồm có Tetavax, Pneumo 23, Quimi Hib.
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy vắc- xin dịch vụ đƣợc sử dụng phần lớn
ở phòng khám đa khoa với tổng 23.670 liều chiếm 58,7%, tổng 16 Trạm y tế
phƣờng với tổng 16.664 liều chiếm 41,3% nhƣ vậy mỗi trạm tiêm chủng chỉ
chiếm khoảng 2,6% số lƣợng vắc xin nhập.
Bảng 3.9:Công tác nhập-xuất- tồn vắc xin trong kho năm 2017
TT TÊN VẮC XIN
SỐ TỒN SỐ
XUẤT
TỒN CUỐ I
NĂM 2016 NHẬP NĂM 2017
1 Quinvaxem 1509 8500 8471 1538
2 Viêm gan B 08 140 122 26
3
Viêm não nhật
465 6000 5620 845
bản
4 OPV 1100 10500 10440 1160
5 DPT 980 7000 7060 920
6 VAT 400 2800 2760 440
7 BCG 30 230 210 50
8 Sởi 780 5700 5240 1240
9 MR 1110 2760 3020 850
38
Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho ta thấy: phần lớn các loại vaccine
đƣợc cung ứng đều đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vaccine tại các đơn vị trạm y
tế phƣờng trực thuộc Trung tâm Y tế quận Gò Vấp, đều cung ứng đủ số
lƣợng dự trù cho các đƣơn vị.
Tuy nhiên phần lớn Vắc-xin còn tồn kho cuối kỳ quá cao nhƣ
Quinvaxem, Sởi và OPV nguyên nhân là do số lƣợng tồn đầu kỳ cao. Do vậy
lƣợng dự trữ quá lớn hơn nhu cầu sử dụng.
Trung tâm làm công tác dự trù lên Trung tâm Y tế dự phòng thành phố
không đƣợc tốt nên số lƣợng tồn kho Quinvaxem, Sởi và OPV quá cao so với
nhu cầu thực tế sử dụng.
3.1.2.4. Tuânthủ nguyên tắc xuấtnhập
Số lần vaccine nhập kho của 9 loại vaccine tuân thủ theo nguyên tắc
FEFO đƣợc thể hiện tại bảng sau:
Bảng 3.10. Sốlần nhập kho và xuấtkho tuân thủ theo nguyên tắc FEFO
Tổng số lần
Tổng số lô
Số lô, hạn dùng
nhập hàng đƣợc xuất theo
STT Tên vaccine đã nhập, hạn
trong năm nguyên tắc
dùng
2017 FEFO
1 Quinvaxem 10 6 6
2 Viêm gan B 9 6 6
3 Viêm não nhật bản 11 7 7
4 OPV 11 6 6
5 DPT 9 6 6
6 VAT 7 6 6
7 BCG 6 5 5
8 Sởi 8 4 4
9 MR 6 3 3
Nhận xét: Qua khảo sát thông qua 9 khoản vắc xin nhận thấy số lần nhập kho
và xuất kho đƣợc xuất theo nguyên tắc FEFO.
39
Bảng 3.11. Sốphiếu xuấtvắc-xin TCMRtuân thủ theo nguyên tắc FEFO
Tổng số Số phiếu
Tỷ lệ (%) số
phiếu xuất xuất tuân
STT Tên Vắc-xin phiếu tuân theo
kho năm thủ theo
FEFO
2017 FEFO
1 Quinvaxem 253 253 100%
2 Viêm gan B 71 71 100%
3 Viêm não nhật bản 254 254 100%
4 OPV 236 236 100%
5 DPT 218 218 100%
6 VAT 91 91 100%
7 BCG 13 13 100%
8 Sởi 226 226 100%
9 MR 189 189 100%
Nhận xét: Qua khảo sát thông qua 9 khoản vắc xin nhận thấy Số phiếu xuất
vắc-xin TCMR đều tuân thủ theo nguyên tắc FEFO.
3.2. Hoạt dộng bảo quản Vắc xin tại Trung tâm y tế quận Gò Vấp.
3.2.1. Điềukiện kho tàng bảo quản Vắc xin

Về diện tích


- Vị trí kho vắc xin đƣợc thiết kế đặt tại tầng trệt của Trung tâm thuận
tiện cho việc giao nhận vắc xin.
- Thiết kế bố trí kho hợp lý thuận tiện cho việc kiểm tra phát hiện nấm
mốc và côn trùng.
40
Bảng 3.12:Diện tích nhà kho vắc xin
STT
Thông số Đơn vị tính Giá trị
1
Diện tích xây dựng m² 32,25
2
Diện tích sàn
m² 25,8
3
Thể tích
m² 83,23
Nhận xét: Bố trí kho vắc xin tại tầng trệt thuận tiện cho công việc xuất,
nhập vắc xin.
- Diện tích nhà kho đƣợc tận dụng lại của phòng khám bệnh, đáp ứng
đƣợc yêu cầu về diện tích nhƣ diện tích sàn sử dụng 25,8 m² ,dung tích
83,23, sàn nhà đƣợc thiết kế đảm bảo tiêu chuẩn kho.

Trang thiết bị nhà kho

Bảng 3.13:Trangthiết bị phòng chống cháy nổ an toàn tại kho
Stt Trang thiết bị Đvt Số lƣợng Tình trạng
1 Bình chữa cháy CO2 Bình 2 Cấp I
2 Bảng hƣớng dẫn công tác PCCC Cái 1 Cấp I
3 Nội quy, quy chế kho Cái 2 Tốt
41
Nhận xét: Tại kho bảo quản vắc xin có đầy đủ trang thiết bị phòng chống
cháy nổ, các nội quy quy chế kho và đã quán triệt thực hiện nghiêm tức đến
từng cán bộ tham gia quản lý kho, trung tâm,cán bộ kho đều đƣợc tập huấn về
phòng cháy chữa cháy.
- Công tác sắp xếp vắc xin trong kho: Vắc xin đƣợc sắp xếp phân chia
theo nhóm vắc- xin TCMR và vắc- xin dịch vụ để sắp xếp.
Hình 3.1. Hình minh họa sắp xếp vắc-xin Dịch vụ
42
Hình 3.2: Hình minh họa sắp xếp vắc-xin TCMR
Nhận xét:
Thủ kho Vắc-xin đã sắp xếp bảo quản đúng theo quy định bảo quản đối
với từng loại Vắc-xin. Vắc-xin nhạy cảm với đông băng thì để bên trên, Vắc-
xin nhạy cảm với nhiệt độ cao thì để phía dƣới. có nhiệt kế theo dõi nhiệt độ
ở từng rổ chứa vắc-xin, chƣơng trình vắc-xin TCMR còn đƣợc trang bị
nhiệt kế điện tử tự ghi.
43
3.2.2. Trang thiết bị bảo quản tại Trung tâm y tế
Bảng 3.14. Thiếtbị bảoquản lạnh
STT Tên thiết bị Đơn Dung Số Tổng dung Mục đích sử
vị tích lƣợng tích chứa dụng
tính (lít) (lít)
1 Tủ lạnh chuyên dụng Cái 150 5 750 Bảo quản,
TCW3000 dự trữ vắc
xin
2 Tủ mát 340 L Cái 340 2 680 Bảo quản,
dự trữ vắc
xin
3 Tủ lạnh 200 L Cái 200 2 400 làm lạnh
bình tích
lạnh
4 Hòm lạnh Cái 20 1 20 Bảo
quản,vận
chuyển vắc
xin
5 Phíchđựng vắc xin Cái 10 16 160 Bảo
quản,vận
chuyển vắc
xin
6 Bình tích lạnh Cái 0,4 146 58,4 Bảo quản
vắc xin
Nhận xét: Thiết bị bảo quản vắc- xin tại Trung tâm y tế quận Gò Vấp
có đủ trang thiết bị tại kho, đảm bảo đầy đủ số lƣợng thể tích để bảo quản , dự
trữ và di chuyển vắc xin.
44
Bình tích lạnh
45
Hình 3.3 .Các thiết bị bảo quản lạnh
46
Bảng 3.15. Tỷlệ sử dụng của các thiết bị bảo quản vắc-xin
STT Tên thiết bị
Tổng dung Dung tíchsử Tỷ lệ sử
tích chứa (lít) dụng thực tế dụng (%)
1
Tủ lạnh chuyên dụng
750 600 80%
TCW3000
2 Tủ mát 340 L 680 520 76,4%
3 Tủ lạnh 200 L 400 300 75%
4 Hòm lạnh 20 15 75%
5 Phích đựng vắc xin 160 135 84,3%
Nhận xét: Tỷ lệ sử dụng của các thiết bị bảo quản vắc-xin có khả năng
dự trữ bảo quản lạnh của vắc-xin đều trên 70%, tổng số dung tích bảo quản
vắc-xin thực tế tại Trung tâm hay khi vận chuyển đều cao, đảm bảo đủ khả
năng chứa vắc-xin.
Bảng 3.16. Thiếtbị kiểm soátnhiệt độ
STT Tên thiết bị Đơn vị tính Số lƣợng Mục đích sử dụng
1 Nhiệt kế Cái 26 Theo dõi nhiệt độ vắc xin (
từ 2 - 80
C )
2 Logtag Cái 7 Ghi nhiệt độ tự động
3 Fridga tag 2 Cái 2 Ghi nhiệt độ tự động
4 Nhiệt Ẩm
Cái 1
Theo dõi nhiệt độ, độ ẩm
Kế kho vắc-xin
Nhận xét: thiết bị kiểm soát nhiệt độ đầy đủ số lƣợng cho các tủ chứa vắc –
xin và khi vận chuyển cho các TYT đáp ứng cho mục đích bảo quản vắc xin là đo
nhiệt độ và ghi nhiệt độ tự động vắc xin.
47
Fridge – tags 2 Nhiệt kế thủy tinh đặt trong tủ dự trữ vắc-xin
Nhiệt Ẩm Kế Logtag
Hình 3.4 .Các thiết bị theo dõi nhiệt độ
48

Kết quả đánh giá nhiệt độ theo các thiết bị

Bảng 3.17: Nhiệt độ trung bình trong tủ bảo quản vắc xin
Tháng
Nhiệt độ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Nhiệt độ cao nhất 5,1 5 5,2 6,1 6 5 5,1 6 6 5 6,2 5
Nhiệt độ thấp nhất 4 4 5 5 5 4 4 5 5,1 4,1 5 4
Nhiệt độ trung bình hàng tháng 4,55 4,5 5,1 5,55 5,5 4,5 4,55 5.5 5,55 4,05 5,6 4,5
Nhiệt độ trung bình năm 4,95
Yêu cầu (2°C-8°C) Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt
Nhận xét: Qua khảo sát 12 tháng nhiệt độ của tử bảo quản vắc xin. Nhận thấy nhiệt độ cao nhất trong tủ là 6,2°C và nhiệt
độ thấp nhất là 4 °C, đạt yêu cầu nhiệt độ từ 2°C- 8°C theo đúng quy định bảo quản vắc xin.
49
3.2.3. Thực trạng bảo quản Vắc xin
Bảng 3.18:Sốlượng, chủng loại, chất lượng vắc xin trong kho năm 2017.
SỐ TỒN NĂM TỒN CUỐ I
CHẤT LƢỢNG
TT TÊN VẮC XIN SỐ NHẬP XUẤT HƢ HAO HỦY KHÔNG
2016 NĂM 2017 ĐẠT
ĐẠT
1 Quinvaxem 1509 8500 8471 1538 0 0 X 0
2 Viêm gan B 08 140 122 26 0 0 X 0
3 Viêm não nhật bản 465 6000 5620 845 0 0 X 0
4 OPV 1100 10500 10440 1160 0 0 X 0
5 DPT 980 7000 7060 920 0 0 X 0
6 VAT 400 2800 2760 440 0 0 X 0
7 BCG 30 230 210 50 0 0 X 0
8 Sởi 780 5700 5240 1240 0 0 X 0
9 MR 1110 2760 3020 850 0 0 X 0
Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy số lƣợng chủng loại vắc xin tồn kho năm 2016 và xuất nhập trong năm 2017 cho thấy
chất lƣợng vắc xin trong kho tồn cuốinăm 2017 ,đạt yêu cầu về chất lƣợng, không có sự hƣ hao và hủy vắc xin.
50
Bảng 3.19: Thực hành bảo quản vắc xin trong vận chuyển
TYT thực
TYT không thực
STT Nội dung thực hiện hiện đúng Tỉ lệ % Tỉ lệ %
hiện đúng n=16
n=16
1 Có trang thiết bị chuyên dụng 16 100 0 0
2 Bình tích lạnh có rã đông 14 87,5 2 12,5
3 Sắp xếp bình phíchlạnh đúng quy định 16 100 0 0
4 sắp xếp vắc xin vào phích 13 81,25 3 18,75
5 Nhiệt kế theo dõi Vắc xin 16 100 0 0
6 Nhiệt độ đúng quy định 16 100 0 0
7 Vận chuyển ngay sau khi nhận vắc xin 16 100 0 0
Nhận xét: Từ bảng trên nhận thấy tỷ lệ thực hành bảo quản vắc xin trong vận chuyển đạt tỷ lệ nhƣ sau: Tỷ lệ % các đơn vị
TYT thực hiên đúng bảo quản vắc xin trong quá trình vận chuyển đạt tỷ lệ trên 80%. Và tỷ lệ các đƣơn vị không thực hiện đúng
chiến tỷ lệ nhỏ nhƣ Bình tích lạnh có rã đông (chiếm 12,5 %), sắp xếp vắc xin vào phích ( chiếm 18,75%)
51
3.2.4. Công tác duy trì nhiệt độ bảo quản
Bảng 3.20:Kếtquả sổ sách theo dõi nhiệt độ hàng ngàyNăm 2017
STT Các tiêu chí
Nhiệt độ
Số ngày theo dõi Tỷ lệ %
1 Số ngày theo dõi nhiệt độ 365 100
2 Số ngày theo dõi 2 lần / ngày 365 100
Nhận xét: Việc theo dõi nhiệt độ hàng ngày tại kho vắc xin đƣợc theo
dõi bởi 3 dụng cụ: nhiệt độ của tủ lạnh đặt ở ngoài tủ, 01 nhiệt kế và 01 chỉ thị
đông băng đặt trong tủ, việc ghi chép nhiệt độ đƣợc thực hiện hàng ngày lúc
7h30 sáng và 16h chiều.sau đó ghi nhiệt độ vào biểu đồ theo dõi, sau khi hồi
cứu bảng theo dõi nhiệt độ nhận thấy việc ghi chép nhiệt độ đƣợc duy trì
đúng quy định số ngày theo dõi nhiệt độ, số ngày theo dõi nhiệt độ 2 lần/ ngày
tỷ lệ là 100%
Bảng 3.21:Kếtquả bảng theo dõi nhiệt độ thực tế tủ vắc xin năm 2017
STT Kết quả theo dõi
Nhiệt độ/ 365 ngày
Số ngày theo dõi Tỷ lệ %
1 Số ngày ghi đúng giờ 297 81,37 %
2 số ngày không ghi đúng giờ 68 18,63 %
3 Số ngày không ghi 0 0
Tổng 365 100%
Nhận xét: Qua kết quả khảo sát cho thấy kết quả theo dõi nhiệt độ thực
tế tại tủ vắc xin có số ngày ghi đúng giờ là 297/365 ngày tỷ lệ là 81,37%. Số
ngày không ghi đúng giờ là 68 với tỷ lệ là 18,63%., và không có số ngày
không ghi.
52
CHƢƠNG 4
BÀN LUẬN
4.1. Về hoạt động lựa chọn vắc xin dịch vụ của Trung tâm y tế quận Gò
Vấp năm 2017
Hoạt động lựa chọn vắc- xin là hoạt động trọng tâm của việc xây dựng
danh mục vắc- xin, một danh mục hợp lý sẽ là nền tảng tốt cho việc mua sắm
và sử dụng vắc- xin an toàn, hiệu quả.
Quy trình lựa chọn vắc xin dịch vụ đƣợc thực hiện theo các bƣớc rõ
ràng trong đó hội đồng thuốc và điều trị đóng vai trò quyết định , có sự tham
gia của các khoa và 16 TYT nên việc lựa chọn các loại vắc xin sát với thực tế
và nhu cầu sử sung phòng bệnh của ngƣời dân.
Kết quả lựa chọn danh mục vắc xin dịch vụ gồm có 29 khoản chủng
ngừa đƣợc 16 loại bệnh phòng ngừa , danh mục lựa chọn vắc-xin của Trung
tâm cơ bản là đầy đủ đủ các loại vắc- xin phòng ngừa các loại bệnh theo thông tƣ
26/2011/TT-BYT [2]. Các loại vắc xin đều đƣợc Bộ y tế cấp phép lƣu hành
tại Việt Nam, các công ty mà Trung tâm lựa chọn đều có uy tín trên thế giới
và đạt theo tiêu chuẩn WHO.
Việc xây dựng danh mục lựa chọn vắc xin của năm 2017 còn mang tính
thụ động dựa trên danh mục có sẵn của năm 2016, chƣa có sự bổ sung đa
dạng các loại vắc xin phòng bệnh và chƣa đánh giá lại danh mục qua nhiều
năm, để xem xét giá thành của vắc-xin , diễn biến bệnh tật theo từng năm để
loại bỏ những vắc-xin có cùng hoạt chất tƣơng tự nhƣng giá thành cao và
phải tiêm nhắc lại nhiều lần. Nguyên nhân có thể là do thói quen sử dụng vắc-
xin phòng bệnh của ngƣời dân và nhân viên y tế hoặc có thể là do nhân viên y
tế chƣa cập nhật đƣợc vắc- xin mới , không muốn thay đổi vắc- xin mới do
còn e ngại tính hiệu quả và an toàn của vắc-xin, nên chƣa mạnh dạn tƣ vấn
cho ngƣời dân sử dụng phòng bệnh.
53
Kết quả lựa chọn Vắc-xin theo nguồn gốc xuất xứ Trong tổng số 29
khoản mục trong đó có 2 khoản vắc xin đƣợc sản xuất trong nƣớc chiếm
6,9% và 27 khoản vắc xin dịch vụ đƣợc nhập khẩu chiếm 93,1%.Số lƣợng
vắc xin trong nƣớc chiếm tỷ lệ rất ít do đó cần ƣu tiên lựa chọn những vắc-
xin đƣợc sản xuất trong nƣớc. Tuy nhiên từ kết quả trên nhận thấy nguyên
nhân có thể là do tâm lý của ngƣời dân còn chƣa tin tƣởng dùng vắc-xin
trong nƣớc sản xuất, hoặc có thể do thói quen mua sắm vắc-xin nhập ngoại
trong khi vắc-xin trong nƣớc chƣa đƣợc sản xuất, hoặc do các nhân viên y tế
chƣa chú trọng đến khâu tƣ vấn cho bệnh nhân.
Về hoạt động mua sắm vắc xin dịch vụ tại TTYT quận Gò Vấp năm 2017
Hàng năm cuối quý 4 khoa KSDB sẽ gửi dự trù tới khoa dƣợc, khoa
dƣợc sẽ căn cứ vào số lƣợng sử dụng vắc xin của năm trƣớc đó (2016) ,dựa
vào tình trạng bệnh tật thay đổi theo mùa, thông tin nguồn cung cấp vắc xin
đã đƣợc Bộ Y tế cấp phép lƣu hành tại việt Nam, dịch bệnh bùng phát ở một
số địa phƣơng có yếu tố bùng phát trên diện rộng và lấy ý kiến của Hội đồng
thuốc và điều trị. Sau khi hội đồng thuốc và điều trị thống nhất sẽ trình Giám
đốc Trung tâm thông qua và trình Sở y tế thành phố Hồ Chí Minh xem xét
phê duyệt.
Thời gian chờ sở y tế phê duyệt khoảng gần 1 tháng , sau khi đƣợc sở y
tế phê duyệt về tiến hành mua sắm theo quy định pháp luật và hƣớng dẫn hiện
hành theo phƣơng thức mua sắm trực tiếp nhƣ: Căn cứ theo điều 24 Luật đấu
thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 của Quốc hội Nƣớc Cộng Hòa Xã
Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Công văn số 6655/QLD-GT ngày 23/4/2014 của
cục Quản lý Dƣợc về hƣớng việc hƣớng dẫn mua sắm vắc xin phục vụ nhu
cầu tiêm phòng [6]. Căn cứ Công văn số 2494/SYT-TCKT ngày 08/05/2014
của Sở y tế thành phố Hồ Chí Minh về việc hƣớng dẫn mua vac-xin phục vụ
nhu cầu tiêm phòng [7].
54
Quy trình thực hiện mua sắm đƣợc thực hiện một cách chặt chẽ từ khâu
lập dự trù đến khâu kết quả đấu thầu rồi thƣơng thảo ký hợp đồng. Tuy nhiên
phần xét thầu còn mất nhiều thời gian đòi hỏi qua nhiều công đoạn mà thao
tác chấm thủ công do đó mất thời gian cho nhiều công đoạn mà thời gian xét
thầu có hạn nên sẽ gây khó khăn chậm chễ cung ứng vắc xin cho công tác
phòng bệnh, khoa Dƣợc luôn chịu áp lực trong việc mua sắm vắc xin dịch vụ
để đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân với tình hình diễn biến bệnh tật khá phức
tạp nhƣ hiện nay.
Tuy nhiên việc mua sắm trực tiếp nhƣ hiện nay là một phƣơng thức mua
sắm thuận lợi cho việc cung ứng vắc xin dịch vụ linh hoạt chủ động hơn trong
việc đối phó với diễn biến phức tạp của dịch bệnh, các thủ tục tài chính thuận
lợi ,chi trả đúng thời hạn cho các công ty và việc giao nhận hàng cũng đáp
ứng kịp thời cho việc phòng bệnh tại đơn vị.
Kết quả mua sắm cho thấy trong tổng 29 khoản mục đã chia ra 16
chủng loại vắc xin theo bệnh phòng ngừa, nhƣ vậy có sự đa dạng trong lựa
chọn vắc xin và tƣ vấn vắc xin cho ngƣời dân về đơn giá và nƣớc sản xuất
Tuy nhiên giá trị trong cơ cấu danh mục vắc xin theo loại bệnh phòng
ngừa có sự chênh lệch khá lớn. Tỷ lệ giá trị của vắc-xin phòng bệnh Thủy đậu
(18.42%), Vắc xin phòng tiêu chảy(18.41%) , chiếm cao hơn rất nhiều so với
tỷ lệ giá trị của vắc-xin Vắc xin phòng bệnh Uốn ván (0.36%), trong đó vắc-
xin Vắc xin phòng bệnh Thủy đậu là loại vắc-xin có chi phí sử dụng cao nhất
(xấp xỉ 2,8 tỷ đồng tƣơng đƣơng 5000 liều).
Điều đó cho thấy nhu cầu phòng bệnh của ngƣời dân ở quận Gò Vấp về
nhóm bệnh này là cao. Nguyên nhân ở nhóm bệnh có giá trị thấp có thể là do
một phần ngƣời dân phòng bệnh theo chƣơng trình TCMR, do ngƣời dân
chƣa quan tâm đúng mức đến phòng bệnh hoặc do nhân viên y tế chƣa có sự
tƣ vấn tôt về phòng bệnh nhóm này.
55
So sánh số lƣợng vắc-xin trúng thầu so với kế hoạch cho thấy số lƣợng
vắc- xin trúng thầu so với kế hoạch đạt kết quả 100% so với kế hoạch đề ra.
Điều đó cho thấy công tác mua sắm thực hiện tốt với mục tiêu đề ra. Nguyên
nhân có thể là do công ty có mối liên hệ tốt với đơn vị và nhiều năm cung cấp
vắc-xin cho đơn vị, nguồn cung vắc-xin ổn định chƣa có sự biến động về dịch
bệnh tăng cao trong thời điểm này.
Giá trị vắc xin dịch vụ theo đơn vị trúng thầu cũng có sự khác nhau về
tỷ lệ giữa 5 đơn vị. Nguyên nhân là do các mặt hàng vắc-xin mà công ty cung
cấp có nguồn gốc xuất xứ khác nhau và loại văc-xin phòng bệnh cũng khác
nhau. Nhƣ Công ty cổ phần Dƣợc Mỹ phẩm May các mặt hàng đều đƣợc
nhập từ Pháp, và Công ty TNHH Dƣợc phẩm và TTYYT Hoàng Đức đều
đƣuọc nhập từ Bỉ, Công ty TNHH DP và vắc-xin Thuận Đức nhập từ Hà Lan,
Công ty cổ phần vaccin & sinh phẩm Nam hƣng Việt các mặt hàng từ Việt
nam và Ấn Độ. Có thẻ thấy các loại mặt hàng đƣợc nhập ở những nƣớc có
chất lƣợng đảm bảo và uy tín trên thị trƣờng quốc tế thƣờng có giá thành cao
hơn hẳn những nƣớc mới phát triển nhƣ Việt Nam.
 Về hoạt động cấp phát vắc xin dịch vụ tại TTYT quận Gò Vấp năm 2017
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy vắc- xin dịch vụ đƣợc sử dụng phần
lớn ở phòng khám đa khoa với tổng 23.670 liều chiếm 58,7%, tổng 16 Trạm y
tế phƣờng với tổng 16.664 liều chiếm 41,3% nhƣ vậy mỗi trạm tiêm chủng
chỉ chiếm khoảng 2,6% số lƣợng vắc xin nhập.
Trong kết quả cấp phát cho các đơn vị cũng cho thấy có những loại vắc
xin sử dụng rất nhiều nhƣ Jevax (4219 liều ) dự trù là 4000 liều vƣợt 219 liều
, MMR II (4132 liều) dự trù 4000 liều vƣợt dự trù 132 liều , Synflorix (3560
liều) dự trù 3000 liều vƣợt dự trù 560 liều , Varivax (3486 liều) dự trù 3000
liều vƣợt so với dự trù 486 liều.
56
Có 1 số vắc xin đƣợc sử dụng rất ít nhƣ : Tetraxim(145 liều) dự trù
1000 liều dƣ so với dự trù là 855 liều, Engerix B 10mcg (200 liều) dự trù
1000 liều dƣ so với dự trù 800 liều , Cevarix (133 liều) 200 liều dƣu so với
dựu trù là 867 liều.
Có loại vắc xin không sử dụng nhƣ 3 loại vắc-xin không đƣợc chủng
ngừa gồm có Tetavax dự trù 1000 liều, Pneumo 23 dự trù 1000 liều, Quimi
Hib dự trù 1500 liều.
Từ kết quả trên vắc-xin sử dụng rất nhiều có thể do bệnh phát triển theo
mùa và diễn biến của bệnh phức tạp, vắc xin viêm não Nhật Bản dùng để dự
phòng bệnh viêm não Nhật Bản cho mọi đối tƣợng ngƣời lớn và trẻ em từ đủ
12 tháng tuổi trở lên. Vắc-xin sử dụng rất ít nhƣ Tetraxim có thể do Vắc xin
Tetraxim: phòng 4 bệnh (bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt) so với vắc xin
Pentaxim: phòng 5 bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, bệnh do Hib do đó
ngƣời dân chọn sự tiện lợi tiêm 1 lần và chủng đƣợc nhiều bệnh hơn nên
ngƣời dân sử dụng rất ít vắc-xin Tetraxim.
Nhƣ vậy có thể thấy rằng, công tác dự trù vắc-xin chƣa đƣợc sát với
nhu cầu thực tế có những loại vắc-xin sử dụng vƣợt so với dự trù mua sắm và
có những loại vắc xin dƣ thừa và không sử dụng , do đó sẽ gây khó khăn
trong việc mua sắm và bảo quản vắc xin và tỉ lệ vắc-xin dịch vụ đƣợc sử dụng
đang còn sự chệnh lệch khá lớn giữa các đơn vị.
 Về hoạt động nhập- xuất- tồn vắc xin trong năm 2017
Kết quả nghiên cứu cho ta thấy: phần lớn các loại vaccine đƣợc cung
ứng đều đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vaccine tại 16 trạm y tế phƣờng trực
thuộc Trung tâm Y tế quận Gò Vấp, đều cung ứng đủ số lƣợng dự trù cho các
đơn vị.
57
Tuy nhiên phần lớn Vắc-xin còn tồn kho cuối kỳ quá cao nhƣ
Quinvaxem, Sởi và OPV nguyên nhân là do số lƣợng tồn đầu kỳ cao. Do vậy
lƣợng dự trữ quá lớn hơn nhu cầu sử dụng.
Điều đó cho thấy Trung tâm làm công tác dự trù lên Trung tâm Y tế dự
phòng thành phố không đƣợc tốt nên số lƣợng tồn kho Quinvaxem, Sởi và
OPV quá cao so với nhu cầu thực tế sử dụng.
Qua khảo sát thông qua 9 khoản vắc xin nhận thấy số lần nhập kho và
xuất kho đƣợc xuất theo nguyên tắc FEFO và Số phiếu xuất vắc-xin
TCMR đều tuân thủ theo nguyên tắc FEFO.
4.2. Về hoạt động bảo quản vắc xin tại Trung tâm y tế quận Gò Vấp
Khoa dƣợc tại TTYT quận Gò vấp là đầu mối phân phối vắc xin cho
tuyến dƣới , do đó số lƣợng vắc xin không nhập về một lúc mà phải chia theo
từng đợt nhỏ.Số lƣợng vắc xin TCMR và vắc xin dịch vụ đƣợc bảo quản tại
kho luôn trong tình trạng trong kho nhiều, để phục vụ đủ nhu cầu phục vụ cho
việc phòng dịch bệnh của đơn vị.
Về diện tích nhà kho
Diện tích nhà kho đƣợc tận dụng lại của phòng khám bệnh, đáp ứng
đƣợc yêu cầu về diện tích nhƣ diện tích sàn sử dụng 25,8 m² ,dung tích 83,23,
sàn nhà đƣợc thiết kế đảm bảo tiêu chuẩn kho.nhà kho đƣợc bố trí hợp lý tại
tầng trệt để thuận tiện cho việc xuất, nhập vắc xin, tuy nhiên nhà kho chƣa
đƣợc xây dựng mà đƣợc tận dụng lại cơ sở vật chất của bệnh viện ( phòng
khám ).Cần bố trí hợp lý các cửa ra vào đủ rộng để thuận tiện cho việc nhập
và cấp phát vắc xin hàng ngày cho các đơn vị tuyến dƣới [4].
Các trang thiết bị phòng chống cháy nổ và trang thiết bị bảo quản vắc xin
đƣợc trang bị đầy đủ đáp ứng theo yêu cầu và quy định hiện hành [8] và đã
quán triệt thực hiện nghiêm tức đến từng cán bộ tham gia quản lý kho, trung
tâm,cán bộ kho đều đƣợc tập huấn về phòng cháy chữa cháy.
58
Công tác sắp xếp vắc-xin sắp xếp bảo quản đúng theo quy định bảo quản
đối với từng loại Vắc-xin. Vắc-xin nhạy cảm với đông băng thì để bên trên,
Vắc-xin nhạy cảm với nhiệt độ cao thì để phía dƣới. có nhiệt kế theo dõi nhiệt
độ ở từng rổ chứa vắc-xin, chƣơng trình vắc-xin TCMR còn đƣợc trang bị
nhiệt kế điện tử tự ghi.
Trang thiết bị bảo quản lạnh Thiết bị bảo quản vắc- xin tại Trung tâm y
tế quận Gò Vấp có đủ trang thiết bị tại kho, đảm bảo đầy đủ số lƣợng thể tích
để bảo quản , dự trữ và di chuyển vắc xin
Tỷ lệ sử dụng của các thiết bị bảo quản vắc-xin có khả năng dự trữ bảo
quản lạnh của vắc-xin đều trên 70%, tổng số dung tích bảo quản vắc-xin thực tế
tại Trung tâm hay khi vận chuyển đều cao, đảm bảo đủ khả năng chứa vắc-xin.
Điều này có thể đƣợc giải thích do Ban Giám đốc và lãnh đạo khoa đã
quan tâm chỉ đạo và đầu tƣ kho vắc-xin, do kho vắc-in là kho quan trọng liên
quan đến trực tiếp sức khỏe phòng bệnh và yêu cầu nghiêm ngặt bắt buộc về
công tác bảo quản đúng nhiệt độ để đảm bảo vắc-xin còn hiệu lực chủng ngừa
cho ngƣời và tránh những tai biến xảy ra.
Kết quả đánh giá nhiệt độ trung bình trong tủ bảo quản vắc-xin trong
năm 2017, nhiệt độ cao nhất trong tủ là 6,2°C và nhiệt độ thấp nhất là 4 °C,
đạt yêu cầu nhiệt độ từ 2°C- 8°C theo đúng quy định bảo quản vắc xin.
Chất lƣợng Vắc xin đƣợc bảo quản đều đảm bảo về chất lƣợng , không
có sự hƣ hao và đƣợc thực hiện đúng quy trình xuất nhập và bảo quản vắc xin
tại kho trong các khâu đều có biên bản kiểm nhập.
Công tác duy trì nhiệt độ bảo quản theo dõi nhiệt độ hàng ngày tại kho vắc
xin đƣợc theo dõi bởi 3 dụng cụ: nhiệt độ của tủ lạnh đặt ở ngoài tủ, 01 nhiệt kế
và 01 chỉ thị đông băng đặt trong tủ, việc ghi chép nhiệt độ đƣợc thực hiện hàng
ngày lúc 7h30 sáng và 16h chiều.sau đó ghi nhiệt độ vào biểu đồ
59
theo dõi, sau khi hồi cứu bảng theo dõi nhiệt độ nhận thấy việc ghi chép nhiệt
độ đƣợc duy trì đúng quy định số ngày theo dõi nhiệt độ, số ngày theo dõi
nhiệt độ 2 lần/ ngày tỷ lệ là 100%. Kết quả tích cực này có thể do nhân viên
phụ trách kho vắc-xin đã đƣợc tập huấn bài bản và áp dụng đúng quy định về
bảo quản vắc xin, lãnh đạo khoa thƣờng xuyên giám sát quan tâm đến kho ,
các trang thiết bị đƣợc mua sắm đầy đủ hoạt động tốt phục vụ nhu cầu bảo
quản vắc-xin đƣợc đảm bảo đúng quy định.
Kết quả theo dõi tủ vắc-xin thực tế cho thấy kết quả theo dõi nhiệt độ
thực tế tại tủ vắc xin có số ngày ghi đúng giờ là 297/365 ngày tỷ lệ là 81,37%.
Số ngày không ghi đúng giờ là 68 với tỷ lệ là 18,63%., và không có số ngày
không ghi. Kết quả này có thể do cấp vắc- xin vào buổi sáng hơn 7h00 cho
nhiều đơn vị một lúc và thực hiện ghi 7h30 dẫn đến việc không ghi đúng thời
gian. Hoặc do công việc đột xuất nên tới kho trễ.
Thực hành bảo quản vắc-xin trong vận chuyển cho thấy tỷ lệ % các đơn
vị TYT thực hiện đúng bảo quản vắc xin trong quá trình vận chuyển đạt tỷ lệ
trên 80%. Và tỷ lệ các đƣơn vị không thực hiện đúng chiến tỷ lệ nhỏ nhƣ
Bình tích lạnh có rã đông (chiếm 12,5 %), sắp xếp vắc xin vào phích ( chiếm
18,75%)
Nguyên nhân: Do chƣa thực hiện đúng quy trình đúng quy định nhƣ: săp xếp
vắc-xin vào bình và bình tích lạnh có rã đông.
Mặc dù công tác bảo quản Vắc xin tại Trung tâm đều đảm bảo chất
lƣợng, thực hiên đúng theo các quy định của Bộ Y tế song hoạt động này vẫn
còn tồn tại một số vấn đề. Hiện tại nhà kho chƣa đạt chuẩn trong quy định của
GSP [9] do nhà kho đƣợc tận dụng lại của phòng khám bệnh. Việc bố trí cửa
chƣa hợp lý vì chỉ có 1 cửa vừa xuất và vừa nhập, đƣờng đi lại chƣa hợp lý,
lƣu thông xuất, nhập khó khăn khi đi lại hoặc khi có biến cố xảy ra khó xử lý
tình huống. Chƣa có bồn nƣớc vòi rửa tay gần kho vắc-xin phải đi xa rửa tay
60
gây khó khăn. Về Trang thiết bị, kho dƣợc có 5 tủ lạnh chuyên dụng còn hạn chế
do đó số lƣợng vắc xin nhập về chƣa đáp ứng với yêu cầu thực tế hoặc khi tình
hình bệnh tật diễn biễn khó lƣờng và nhu cầu phòng bệnh của ngƣời dân đƣợc
tăng cao hàng năm. Việc ghi nhiệt độ, độ ẩm còn đƣợc thực hiện thủ công và
mang tính đối phó cần đƣợc đầu tƣ trang thiết bị ghi nhiệt độ, độ ẩm tự động
nhƣ nhiệt ẩm kế. Về xây dựng thông tin dữ liệu, Kho dƣợc và trung tâm chƣa
có phần mềm đặc biệt là phần mềm quản lý kho vắc xin, do đó việc thông tin số
lƣợng nhập và tồn trữ thông tin đến cho tuyến dƣợc còn làm thủ công , chƣa
chủ động trong công tác cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ đến các đơn vị và
cập nhật thông tin nhƣ quy định, hƣớng dẫn… từ các Bộ ,ngành.
61
Khảo sát công tác tồn trữ và bảo quản vắc xin tại Trung tâm y tế Quận Gò Vấp thành Phố Chí Minh năm 2017
Khảo sát công tác tồn trữ và bảo quản vắc xin tại Trung tâm y tế Quận Gò Vấp thành Phố Chí Minh năm 2017
Khảo sát công tác tồn trữ và bảo quản vắc xin tại Trung tâm y tế Quận Gò Vấp thành Phố Chí Minh năm 2017
Khảo sát công tác tồn trữ và bảo quản vắc xin tại Trung tâm y tế Quận Gò Vấp thành Phố Chí Minh năm 2017
Khảo sát công tác tồn trữ và bảo quản vắc xin tại Trung tâm y tế Quận Gò Vấp thành Phố Chí Minh năm 2017

More Related Content

What's hot

[123doc.vn] on-tap-mon-quan-tri-san-xuat-theo-de-thi-co-dap-an
[123doc.vn]   on-tap-mon-quan-tri-san-xuat-theo-de-thi-co-dap-an[123doc.vn]   on-tap-mon-quan-tri-san-xuat-theo-de-thi-co-dap-an
[123doc.vn] on-tap-mon-quan-tri-san-xuat-theo-de-thi-co-dap-an
Tideviet Nguyen
 
Bai02 thong ke_mo_ta
Bai02 thong  ke_mo_taBai02 thong  ke_mo_ta
Bai02 thong ke_mo_ta
tqphi
 
Khao sat hoat dong cung ung thuoc tai benh vien da khoa huyen an lao
Khao sat hoat dong cung ung thuoc tai benh vien da khoa huyen an laoKhao sat hoat dong cung ung thuoc tai benh vien da khoa huyen an lao
Khao sat hoat dong cung ung thuoc tai benh vien da khoa huyen an lao
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Cách tìm tài liệu tham khảo online
Cách tìm tài liệu tham khảo onlineCách tìm tài liệu tham khảo online
Cách tìm tài liệu tham khảo online
SoM
 
Khái niệm trọng yếu
Khái niệm trọng yếuKhái niệm trọng yếu
Khái niệm trọng yếu
Thanh Vũ
 

What's hot (20)

Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện, HAY!Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện, HAY!
 
Bài tập kế toán chi phí và lời giải
Bài tập kế toán chi phí và lời giảiBài tập kế toán chi phí và lời giải
Bài tập kế toán chi phí và lời giải
 
Đề tài: Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi
Đề tài: Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổiĐề tài: Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi
Đề tài: Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi
 
Những hoạt động dạy trẻ tự kỷ
Những hoạt động dạy trẻ tự kỷNhững hoạt động dạy trẻ tự kỷ
Những hoạt động dạy trẻ tự kỷ
 
Luận Văn Thạc Sĩ Tâm Lý Học Mức Độ Stress Của Sinh Viên
Luận Văn Thạc Sĩ Tâm Lý Học Mức Độ Stress Của Sinh ViênLuận Văn Thạc Sĩ Tâm Lý Học Mức Độ Stress Của Sinh Viên
Luận Văn Thạc Sĩ Tâm Lý Học Mức Độ Stress Của Sinh Viên
 
Báo cáo thực tập tại bệnh viện, RẤT HAY, 9 ĐIỂM!
Báo cáo thực tập tại bệnh viện, RẤT HAY, 9 ĐIỂM! Báo cáo thực tập tại bệnh viện, RẤT HAY, 9 ĐIỂM!
Báo cáo thực tập tại bệnh viện, RẤT HAY, 9 ĐIỂM!
 
Báo cáo thực tập thu hoạch tại bệnh viện Trưng Vương, HAY!
Báo cáo thực tập thu hoạch tại bệnh viện Trưng Vương, HAY!Báo cáo thực tập thu hoạch tại bệnh viện Trưng Vương, HAY!
Báo cáo thực tập thu hoạch tại bệnh viện Trưng Vương, HAY!
 
Luận án: Nâng cao quản lý chất lượng khám bệnh tại Bệnh viện
Luận án: Nâng cao quản lý chất lượng khám bệnh tại Bệnh việnLuận án: Nâng cao quản lý chất lượng khám bệnh tại Bệnh viện
Luận án: Nâng cao quản lý chất lượng khám bệnh tại Bệnh viện
 
Báo cáo thực tập tại Trung tâm y tế dự phòng, 9 Điểm, HAY!
Báo cáo thực tập tại Trung tâm y tế dự phòng, 9 Điểm, HAY!Báo cáo thực tập tại Trung tâm y tế dự phòng, 9 Điểm, HAY!
Báo cáo thực tập tại Trung tâm y tế dự phòng, 9 Điểm, HAY!
 
Báo cáo tốt nghiệp điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa Tràng An
Báo cáo tốt nghiệp điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa Tràng AnBáo cáo tốt nghiệp điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa Tràng An
Báo cáo tốt nghiệp điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa Tràng An
 
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAYLuận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
 
[123doc.vn] on-tap-mon-quan-tri-san-xuat-theo-de-thi-co-dap-an
[123doc.vn]   on-tap-mon-quan-tri-san-xuat-theo-de-thi-co-dap-an[123doc.vn]   on-tap-mon-quan-tri-san-xuat-theo-de-thi-co-dap-an
[123doc.vn] on-tap-mon-quan-tri-san-xuat-theo-de-thi-co-dap-an
 
Luận án: Văn hóa an toàn người bệnh tại Bệnh viện Từ Dũ, HAY
Luận án: Văn hóa an toàn người bệnh tại Bệnh viện Từ Dũ, HAYLuận án: Văn hóa an toàn người bệnh tại Bệnh viện Từ Dũ, HAY
Luận án: Văn hóa an toàn người bệnh tại Bệnh viện Từ Dũ, HAY
 
Báo cáo thực tập tại NHÀ THUỐC, Đại học ĐẠI NAM, HAY!
Báo cáo thực tập tại NHÀ THUỐC, Đại học ĐẠI NAM, HAY!Báo cáo thực tập tại NHÀ THUỐC, Đại học ĐẠI NAM, HAY!
Báo cáo thực tập tại NHÀ THUỐC, Đại học ĐẠI NAM, HAY!
 
Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần tập đoàn Thái Hoà
Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần tập đoàn  Thái HoàThực trạng tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần tập đoàn  Thái Hoà
Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần tập đoàn Thái Hoà
 
Bai02 thong ke_mo_ta
Bai02 thong  ke_mo_taBai02 thong  ke_mo_ta
Bai02 thong ke_mo_ta
 
Khao sat hoat dong cung ung thuoc tai benh vien da khoa huyen an lao
Khao sat hoat dong cung ung thuoc tai benh vien da khoa huyen an laoKhao sat hoat dong cung ung thuoc tai benh vien da khoa huyen an lao
Khao sat hoat dong cung ung thuoc tai benh vien da khoa huyen an lao
 
Cách tìm tài liệu tham khảo online
Cách tìm tài liệu tham khảo onlineCách tìm tài liệu tham khảo online
Cách tìm tài liệu tham khảo online
 
Bai 1 - Huong dan su dung phan mem Stata - Bai Giang.pdf
Bai 1 - Huong dan su dung phan mem Stata  - Bai Giang.pdfBai 1 - Huong dan su dung phan mem Stata  - Bai Giang.pdf
Bai 1 - Huong dan su dung phan mem Stata - Bai Giang.pdf
 
Khái niệm trọng yếu
Khái niệm trọng yếuKhái niệm trọng yếu
Khái niệm trọng yếu
 

Similar to Khảo sát công tác tồn trữ và bảo quản vắc xin tại Trung tâm y tế Quận Gò Vấp thành Phố Chí Minh năm 2017

[123doc] - phan-tich-thuc-trang-quan-ly-ton-tru-thuoc-tai-khoa-duoc-benh-vien...
[123doc] - phan-tich-thuc-trang-quan-ly-ton-tru-thuoc-tai-khoa-duoc-benh-vien...[123doc] - phan-tich-thuc-trang-quan-ly-ton-tru-thuoc-tai-khoa-duoc-benh-vien...
[123doc] - phan-tich-thuc-trang-quan-ly-ton-tru-thuoc-tai-khoa-duoc-benh-vien...
nmtien1985
 

Similar to Khảo sát công tác tồn trữ và bảo quản vắc xin tại Trung tâm y tế Quận Gò Vấp thành Phố Chí Minh năm 2017 (20)

Kết quả hoạt động phòng chống lao và chi phí điều trị của bệnh nhân lao phổi
Kết quả hoạt động phòng chống lao và chi phí điều trị của bệnh nhân lao phổiKết quả hoạt động phòng chống lao và chi phí điều trị của bệnh nhân lao phổi
Kết quả hoạt động phòng chống lao và chi phí điều trị của bệnh nhân lao phổi
 
THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐA...
THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐA...THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐA...
THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐA...
 
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN VÀ ĐÁNH GIÁ THỜI GIAN CHỜ ĐỢI CÓ THUỐC THEO ĐƠN...
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN VÀ ĐÁNH GIÁ THỜI GIAN CHỜ ĐỢI CÓ THUỐC THEO ĐƠN...KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN VÀ ĐÁNH GIÁ THỜI GIAN CHỜ ĐỢI CÓ THUỐC THEO ĐƠN...
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN VÀ ĐÁNH GIÁ THỜI GIAN CHỜ ĐỢI CÓ THUỐC THEO ĐƠN...
 
Luận văn: Chính sách phát triển nguồn nhân lực y tế tỉnh Bình Định
Luận văn: Chính sách phát triển nguồn nhân lực y tế tỉnh Bình ĐịnhLuận văn: Chính sách phát triển nguồn nhân lực y tế tỉnh Bình Định
Luận văn: Chính sách phát triển nguồn nhân lực y tế tỉnh Bình Định
 
Thực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết áp
Thực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết ápThực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết áp
Thực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết áp
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
 
[123doc] - phan-tich-thuc-trang-quan-ly-ton-tru-thuoc-tai-khoa-duoc-benh-vien...
[123doc] - phan-tich-thuc-trang-quan-ly-ton-tru-thuoc-tai-khoa-duoc-benh-vien...[123doc] - phan-tich-thuc-trang-quan-ly-ton-tru-thuoc-tai-khoa-duoc-benh-vien...
[123doc] - phan-tich-thuc-trang-quan-ly-ton-tru-thuoc-tai-khoa-duoc-benh-vien...
 
Nghiên cứu thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện đa khoa khu vực. lu...
Nghiên cứu thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện đa khoa khu vực. lu...Nghiên cứu thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện đa khoa khu vực. lu...
Nghiên cứu thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện đa khoa khu vực. lu...
 
Luận văn: Nghiên cứu thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện Đa khoa k...
Luận văn: Nghiên cứu thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện Đa khoa k...Luận văn: Nghiên cứu thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện Đa khoa k...
Luận văn: Nghiên cứu thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện Đa khoa k...
 
Viem phoi 18 9-2015 11 am
Viem phoi 18 9-2015 11 amViem phoi 18 9-2015 11 am
Viem phoi 18 9-2015 11 am
 
Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, phường tỉnh...
Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, phường tỉnh...Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, phường tỉnh...
Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, phường tỉnh...
 
Luận văn: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, p...
Luận văn: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, p...Luận văn: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, p...
Luận văn: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, p...
 
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho viên chức Viện vệ sinh dịch tễ
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho viên chức Viện vệ sinh dịch tễĐề tài: Tạo động lực làm việc cho viên chức Viện vệ sinh dịch tễ
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho viên chức Viện vệ sinh dịch tễ
 
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho viên chức Viện vệ sinh dịch tễ
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho viên chức Viện vệ sinh dịch tễLuận văn: Tạo động lực làm việc cho viên chức Viện vệ sinh dịch tễ
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho viên chức Viện vệ sinh dịch tễ
 
Khóa luận ngành dược học.
Khóa luận ngành dược học.Khóa luận ngành dược học.
Khóa luận ngành dược học.
 
[123doc] - xu-huong-moi-truong-va-suc-khoe-nguoi-lao-dong-tai-mot-cong-ty-kha...
[123doc] - xu-huong-moi-truong-va-suc-khoe-nguoi-lao-dong-tai-mot-cong-ty-kha...[123doc] - xu-huong-moi-truong-va-suc-khoe-nguoi-lao-dong-tai-mot-cong-ty-kha...
[123doc] - xu-huong-moi-truong-va-suc-khoe-nguoi-lao-dong-tai-mot-cong-ty-kha...
 
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp về Covid 19, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp về Covid 19, HAYBÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp về Covid 19, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp về Covid 19, HAY
 
Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Bệnh Nhân Viêm Phổi Bệnh Viện Có B...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Bệnh Nhân Viêm Phổi Bệnh Viện Có B...Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Bệnh Nhân Viêm Phổi Bệnh Viện Có B...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Bệnh Nhân Viêm Phổi Bệnh Viện Có B...
 
Vietnam 2013 General Health Accounts and Disease Expenditures with Sub-Analys...
Vietnam 2013 General Health Accounts and Disease Expenditures with Sub-Analys...Vietnam 2013 General Health Accounts and Disease Expenditures with Sub-Analys...
Vietnam 2013 General Health Accounts and Disease Expenditures with Sub-Analys...
 
Vietnam 2013 General Health Accounts and Disease Expenditures with Sub-Analys...
Vietnam 2013 General Health Accounts and Disease Expenditures with Sub-Analys...Vietnam 2013 General Health Accounts and Disease Expenditures with Sub-Analys...
Vietnam 2013 General Health Accounts and Disease Expenditures with Sub-Analys...
 

More from luanvantrust

More from luanvantrust (20)

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
 

Recently uploaded

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
levanthu03031984
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 

Recently uploaded (20)

Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 

Khảo sát công tác tồn trữ và bảo quản vắc xin tại Trung tâm y tế Quận Gò Vấp thành Phố Chí Minh năm 2017

  • 1. BỘYTẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI TRỊNH VĂN TIẾN KHẢO SÁT CÔNG TÁC TỒN TRỮ VÀ BẢO QUẢN VẮC-XIN TẠI TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN GÒ VẤP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2017 MÃ TÀI LIỆU: 80166 ZALO: 0917.193.864 Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I HÀ NỘI - 2019
  • 2. BỘYTẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI TRỊNH VĂN TIẾN KHẢO SÁT CÔNG TÁC TỒN TRỮ VÀ BẢO QUẢN VẮC-XIN TẠI TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN GÒ VẤP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2017 Chuyên ngành : Tổ chức quản lý dƣợc Mã số :CK60720412 LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TRẦN THỊ LAN ANH Thời gian thực hiện: Từ 0/06/2018 đến 31/10/2018 HÀ NỘI - 2019
  • 3. LỜI CẢM ƠN Để có thể thực hiện hoàn thành bài luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ hết sức tận tình của các Thầy, Cô giáo Ban Giám Hiệu, Phòng sau Đại học và các thầy cô giảng dạy lớp Dược sĩ CKI – khóa 20, gia đình, đồng nghiệp và bạn bè và những người đã giúp đỡ ủng hộ tôi suốt thời gian qua. Vớilòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi đến lời cảm ơn chân thành nhất đến tất cả các Thầy, Cô đã dạy bảo cho tôi, giúp tôi tiếp thu được rất nhiều những kiến thức hết sức hữu ích từ lý thuyết cho đến thực tiễn Đặc biệt, Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Trần Thị Lan Anh - người đã tận tình dành thời gian quýbáu của mình để chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, các anh, chị em tại khoa Dược-TTB-VTYTT, các khoa phòng liên quan tại Trung tâm y tế Quận Gò Vấp đã giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi về thời gian, tư liệu, tài liệu, kinh nghiệm khi thực hiện đề tài. Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được động viên , sự giúp đỡ Ban cán sự lớp CKI – Khóa 20, các bạn học cùng lớp.Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc vì sự giúp đỡ quý báu đó. Trân trọng ! Tp. HCM, Ngày tháng Năm 2019 Học viên Trịnh Văn Tiến
  • 4. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Giải nghĩa KSDB TCDV TCMR TTYT TTYTDP TYT P PK Kiểm soát dịch bệnh Tiêm chủng dịch vụ Tiêm chủng mở rộng Trung tâm y tế Trung tâm y tế dự phòng Trạm y tế Phƣờng Phòng khám GSP GoodDistributionPractices VVM Vắc-xin Vial Monitor
  • 5. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ....................................................................3 1.1. TÌNH HÌNH VẮC-XIN ĐANG ĐƢỢC SỬ DỤNG TẠI VIỆT NAM . 3 1.1.1. Khái niệm cơ bản ......................................................................3 1.1.2. Các loại vắc xin sử dụng tại Việt Nam và quy định bảo quản.......4 1.2. THỰC TRẠNG CUNG ỨNG VÀ BẢO QUẢN VẮC XIN TẠI VIỆT NAM 14 1.2.1. Thực trạng về cung ứng ...........................................................14 1.2.2. Thực trạng về bảo quản:...........................................................15 1.3. ĐÔI NÉT VỀ TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN GÒ VẤP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ..............................................................................16 1.3.1. Chức năng và nhiệm vụ:...........................................................16 1.3.3. Tổ chức nhân lực của khoa Dƣợc tại Trung tâm y tế .................19 CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....20 2.1. ĐỐI TƢỢNG VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU..............................20 2.1.1. Đốitƣợng nghiên cứu..............................................................20 2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.............................................20 2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................20 2.2.1.Thiết kế nghiên cứu..................................................................20 2.2.3. Các biến số nghiên cứu............................................................20 2.2.4. Phƣơng pháp thu thập số liệu ...................................................23 2.2.5. Mẫu nghiên cứu.......................................................................23 2.2.6. Xử lý và phân tích số liệu .........................................................23 CHƢƠNG:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................25 3.1. KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG DỰ TRỮ VĂC-XIN TẠI TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN GÒ VẤP NĂM 2017 .................................................25
  • 6. 3.1.1. Quy trình dự trữ vắc-xin...........................................................25 3.1.2. Kết quả hoạt động dự trữ vắc xin dịch vụ..................................30 3.2. Hoạt dộng bảo quản Vắc xin tại Trung tâm y tế quận Gò Vấp. ..........40 3.2.1. Điều kiện kho tàng bảo quản Vắc xin........................................40 3.2.2. Trang thiết bị bảo quản tại Trung tâm y tế.................................44 3.2.3. Thực trạng bảo quản Vắc xin....................................................50 3.2.4. Công tác duy trì nhiệt độ bảo quản ...........................................52 CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN......................................................................53 4.1. Về hoạt động lựa chọn vắc xin dịch vụ của Trung tâm y tế quận Gò Vấp năm 2017................................................................................53 4.2. Về hoạt động bảo quản vắc xin tại Trung tâm y tế quận Gò Vấp .......58 KẾT LUẬN.............................................................................................62 KIẾN NGHỊ............................................................................................64 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 7. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Danh mục vắc xin trong chƣơng trình TCMR............................................4 Bảng 3.2. Giao nhận vắc xin thực hiện tại kho vắc xin khoa Dƣợc................29 Bảng 3.3. Kết quả lựa chọn vắc-xin dịch vụ theo loại bệnh phòng ngừa .. 30 Bảng: 3.5. Giá trị mua săm Vắc xin theo loại bệnh phòng ngừa...........................31 Bảng 3.6: So sánh số lƣợng Vắc xin trúng thầu so với kế hoạch.......................33 Bảng 3.7: Giá trị vắc xin dịch vụ theo đơn vị trúng thầu..........................................35 Bảng 3.8. Kết quả cấp phát vắc xin dịch vụ tai các Trạm y tế phƣờng (P) và phòng khám (PK) trực thuộc Trung tâm. 36 Bảng 3.9: Công tác nhập- xuất- tồn vắc xin trong kho năm 2017......................38 Bảng 3.10. Số lần nhập kho và xuất kho tuân thủ theo nguyên tắc FEFO ..39 Bảng 3.11. Số phiếu xuất vắc-xin TCMR tuân thủ theo nguyên tắc FEFO . 40 Bảng 3.12: Diện tích nhà kho vắc xin............................................................................................41 Bảng 3.13: Trang thiết bị phòng chống cháy nổ an toàn tại kho............................41 Bảng 3.14. Thiết bị bảo quản lạnh....................................................................................................44 Bảng 3.15. Tỷ lệ sử dụng của các thiết bị bảo quản vắc-xin......................................47 Bảng 3.16. Thiết bị kiểm soát nhiệt độ........................................................................................47 Bảng 3.17: Nhiệt độ trung bìnhtrong tủ bảo quản vắc xin..........................................49 Bảng 3.18: Số lƣợng, chủng loại, chất lƣợng vắc xin trong kho năm 2017. 50 Bảng 3.19: Thực hành bảo quản vắc xin trong vận chuyển........................................51 Bảng 3.20: Kết quả sổ sáchtheo dõi nhiệt độ hàng ngày Năm 2017..................52 Bảng 3.21: Kết quả bảng theo dõi nhiệt độ thực tế tủ vắc xin năm 2017 52
  • 8. DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Sơ đồ 1.1. Sơ đồ tổ chức nhân lực của khoa Dƣợc tại Trung tâm y tế..........19 Sơ đồ 3.2. Quy trình lựa chọn văc xin dịch vụ............................................25 Hình 3.1. Hình minh họa sắp xếp vắc-xin Dịch vụ.......................................42 Hình 3.2: Hình minh họa sắp xếp vắc-xin TCMR........................................43 Hình 3.3. Các thiết bị bảo quản lạnh............................................................46 Hình 3.4 .Các thiết bị theo dõi nhiệt độ.......................................................48
  • 9. ĐẶT VẤN ĐỀ Sức khỏe là vốn quý của mỗi con ngƣời chính vì thế mà mỗi đứa trẻ đƣợc sinh ra, là những ngƣời làm Cha Mẹ ai cũng mong muốn dành cho con những điều tốt đẹp nhất. Việc đảm bảo sức khỏe của một đứa bé sinh ra đến khi trƣởng thành là một điều mà ngƣời cha mẹ nào cũng mong muốn. Chính vì điều đó sự ra đời của vắc xin là thành tựu vĩ đại của lịch sử y học mà các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công và đƣa vào sử dụng đạt hiệu quả cao trong công tác phòng bệnh, nhƣng bạn có biết, một trong những cách bảo vệ bé tốt nhất chính là cho bé đƣợc tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch. Theo ƣớc tính của Tổ chức Y tế thế giới, vắc xin đã cứu sống hàng triệu ngƣời mỗi năm và giúp chính phủ các quốc gia tiết kiệm đƣợc chi phí với những con số đang chú ý: Số trƣờng hợp tử vong do Sởi đƣợc báo cáo giảm từ 2,6 triệu/năm xuống còn 122.000 năm 2012. Số tử vong liên quan đến Ho gà đã giảm từ 1,3 triệu/năm xuống còn 63.000 vào năm 2013.Số mắc Bạch hầu đã giảm từ 80.000 trƣờng hợp năm 1975 xuống còn dƣới 10.000 trƣờng hợp nhƣ hiện nay. Vắcxin phòng Haemophilus influenza B (Hib) đã làm giảm 90% tỷ lệ mắc bệnh Viêm màng não do Hib ở châu Âu trong 10 năm.Tổ chức Y tế thế giới ƣớc tính rằng việc thanh toán bệnh Bại liệt đã giúp chính phủ của các quốc gia tiết kiệm đƣợc 1,5 tỷ USD mỗi năm cho chi phí điều trị và phục hồi chức năng. Việc thanh toán bệnh Đậu mùa giúp tiết kiệm đƣợc 275 triệu USD mỗi năm cho chi phí chăm sóc y tế trực tiếp [12]. Theo báo cáo của Viện Y tế Hoa Kỳ, cứ chi 1 USD cho riêng vắc xin Sởi-quai bị-Rubella thì tiết kiệm đƣợc 21 USD [12] Tại Việt Nam chƣơng trình TCMR đã đƣợc Bộ Y Tế và các tổ chức quốc tế đánh giá là một trong những chƣơng trình y tế công cộng hiệu quả và thành công nhất ở Việt Nam. Chính nhờ có chƣơng trình TCMR hàng năm 1
  • 10. chúng ta đã bảo vệ đƣợc cho hàng triệu trẻ không bị mắc, không bị chết cũng nhƣ các di chứng của các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, phổ biến vì đƣợc chủng ngừa đúng cách. Chƣơng trình tiêm chủng vắc xin dịch vụ hiện tại các tuyến trung tâm y tế, mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác cung ứng, nhằm đảm bảo cung cấp vắc xin dịch vụ đáp ứng nhu cầu phòng ngừa bệnh cho ngƣời dân. Nhƣng phần lớn còn gặp nhiều khó khăn trong công tác mua sắm cung ứng vắc xin dịch vụ nhƣ số lƣợng vắc-xin mua sắm dƣ thừa và thiếu do chƣa có căn cứ khoa học để đánh giá mua sắm sát đƣợc thực tế và thực trạng bảo quản vắc xin nhằm đảm bảo chất lƣợng cũng là một yêu cầu đặt ra đối với Trung tâm. Hiện tại Trung tâm y tế quận Gò Vấp chƣa có một đề tài nghiên cứu về khó khăn trong công tác tồn trữ và bảo quản vắc-xin dịch vụ tại đơn vị ,xuất phát từ thực tế đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Khảo sát công tác tồn trữ và bảo quản vắc xin tại Trung tâm y tế Quận Gò Vấp thành Phố Chí Minh năm 2017” với các mục tiêu sau : 1. Khảo sát công tác dự trữ vắc xin tiêm chủng mở rộng, dịch vụ tại Trung tâm y tế quận Gò Vấp năm 2017. 2. Khảo sát thực trạng công tác bảo quản vắc xin tại Trung tâm y tế quận Gò vấp năm 2017. Để từ đó đƣa ra một số kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động dự trữ và nâng cao chất lƣợng bảo quản vắc xin, nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân tại Trung tâm y tế quận Gò Vấp. 2
  • 11. CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. TÌNH HÌNH VẮC-XIN ĐANG ĐƢỢC SỬ DỤNG TẠI VIỆT NAM 1.1.1. Khái niệm cơ bản Vắc xin là thuốc chứa kháng nguyên dùng tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch đƣợc dùng với mục đích phòng bệnh, chữa bệnh. (Vắc xin BCG: sử dụng trong điều trị ung thƣ bàng quang Vắc xin dại: sử dụng sau phơi nhiễm nhƣ là một mục đíchđiều trị [1]. Tiêm chủng là việc đƣa vắc xin vào cơ thể conngƣời với mục đíchtạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch để dự phòng bệnh. Các nghiên cứu mới còn mở ra hƣớng dùng vaccine để điều trị một số bệnh (vaccine liệu pháp, một hƣớng trong các miễn dịch liệu pháp). Thuật ngữ vaccine xuất phát từ vaccinia, loại virus gây bệnh đậu bò nhƣng khi đem chủng cho ngƣời lại giúp ngừa đƣợc bệnh đậu mùa (tiếng Latinh vacca nghĩa là "con bò cái"). Việc dùng vaccine để phòng bệnh gọi chung là chủng ngừa hay tiêm phòng hoặc tiêm chủng, mặc dù vaccine không những đƣợc cấy (chủng), tiêm mà còn có thể đƣợc đƣa vào cơ thể qua đƣờng miệng. Vắc xin là những chế phẩm đƣợc làm từ chính vi sinh vật( hoặc từ một phần cấu trúc của vi sinh vật) đã bị chết hoặc đã bị làm yếu đi. Vacxin không có khả năng gây bệnh cho cơ thể. Nguyên liệu sinh học chính đƣợc dùng để điều chế vắc xin : + Vacxin sống: có chứa các vi sinh sống nhƣng suy yếu. Những vi sinh suy yếu này thƣờng là đƣợc nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Khi truyền vào cơ thể, những vi sinh này sẽ sinh sôi nảy nở và hệ miễn dịch sẽ phản ứng bằng cách sinh ra các kháng thể. Ví dụ các loại vacxin chống bại liệt, sở, quai bị, rubella hoặc lao. 3
  • 12. + Vacxin bất hoạt: có chứa những con vi sinh bị giết bằng nhiệt độ, bức xạ, tia cực tím, cồn hoặc formaldehyde. Ví dụ một số loại vacxin chống ho gà hoặc viêm gan A. + Vacxin hóa học: có chứa các thành phần vách tế bào hoặc bộ phận khác của vi sinh. Ví dụ một số loại vacxin chống ho gà, Hib hoặc viêm màng não mủ. + Vacxin biến độc tố: có chứa các thành phần độc tố bất hoạt, đƣợc sản sinh bởi một số vi khuẩn. Những thành phần độc tố này đƣợc đƣa qua quá trình xử lý đặc biệt để những tính chất độc tố trở thành miễn dịch. Ví dụ các loại vacxin chống uốn ván hoặc bạch cầu. + Vacxin vector. Những vacxin này đƣợc tạo ra bằng kỹ thuật di truyền bằng cách lấy những gen kháng bệnh bên trong vi khuẩn bệnh và cấy nó vào các vi sinh an toàn. Ví dụ các loại vacxin chống viêm gan B và rotavirus. 1.1.2. Các loạivắc xin sử dụng tại Việt Nam và quy định bảo quản. 1.1.2.1. Cácloại vắcxin Bảng 1.1:Danh mụcvắcxin trong chương trình TCMR STT VẮC XIN LIỀU LƢỢNG CÔNG DỤNG Phòng chống 5 bệnh nhƣ: bạch 1 Quinvaxem 0,5ml/ Lọ hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib 2 Viêm gan B 0,5ml/ Lọ Phòng bệnh viêm gan B 3 Viêm não 0,5 ml (trẻ từ 1-3 tuổi) nhật bản 1 ml (trẻ > 3 tuổi) Phòng bệnh viêm não nhật bản 4 OPV Giọt Phòng bệnh bại liệt 5 Phòng bệnh bạch hầu, uốn ván DPT 0,5 ml/ Lọ và ho gà 6 VAT 0,5 ml/ Lọ Phòng bệnh uốn ván 7 BCG 0,1 ml/ Lọ Phòng bệnh Lao 8 Sởi 0,5 ml/ Lọ Phòng bệnh sởi MR 0,5 ml/ Lọ Phòng bệnh Sởi- rubella 4
  • 13. Danh mục vắc-xin trong chƣơng trình TCMR gồm có 9 loại vắc-xin, ngoài ra các đơn vị còn tồn trữ các vắc xin dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân. 1.1.2.2. Quyđịnhbảoquản vắcxin Vắc xin phải đƣợc bảo quản theo đúng quy định của pháp luật về bảo quản thuốc trong dây chuyền lạnh từ khi sản xuất tới khi sử dụng. Vắc xin có thể bị hƣ hỏng, giảm hoặc mất hiệu lực nếu không đƣợc bảo quản đúng cách. Một số loại vắc xin dạng dung dịch nhƣ viêm gan B; bạch hầu - ho gà - uốn ván (DTP); uốn ván - bạch hầu (TD); uốn ván, thƣơng hàn nhạy cảm với nhiệt độ thấp và dễ bị hỏng nếu bị đông băng, một số vắc xin sống khác nhƣ bại liệt uống (OPV); sởi; sởi - rubella (MR); sởi - quai bị - rubella (MMR) có thể bị hỏng khi tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc ánh sáng. Vắc xin khi đã bị hỏng thì hiệu lực bảo vệ giảm hoặc mất. Vì vậy, việc bảo quản vắc xin ở nhiệt độ thích hợp là điều kiện quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả tiêm chủng [3].  Qui định chung    Đối tƣợng áp dụng  - Vắc xin sử dụng trong TCMR - Vắc xin sử dụng trong TCDV. - Vắc xin sử dụng cho công tác phòng chống dịch.  Nhiệt độ bảo quản vắc xin.  - Nhiệt độ bảo quản các vắc xin phải theo đúng hƣớng dẫn của nhà sản xuất. - Nhiệt độ bảo quản và thời gian lƣu giữ một số loại vắc xin thuộc TCMR đƣợc quy định tại Phụ lục 1 của Hƣớng dẫn này. 5
  • 14.  Bảo quản, sử dụng dung môi Một số vắc xin dạng đông khô phải pha hồi chỉnh với dung môi kèm theo hoặc với vắc xin khác dạng dung dịch trƣớc khi sử dụng. - Dung môi đƣợc đóng gói cùng với vắc xin phải đƣợc bảo quản ở nhiệt độ từ +2o C đến +8o C. - Nếu dung môi không đóng gói cùng vắc xin có thể đƣợc bảo quản ngoài dây chuyền lạnh nhƣng phải đƣợc làm lạnh trƣớc khi sử dụng 01 ngày hoặc một khoảng thời gian cần thiết đủ để bảo đảm có cùng nhiệt độ từ +2o C đến +8o C với nhiệt độ của vắc xin trƣớc khi pha hồi chỉnh. - Không đƣợc để đông băng dung môi. - Dung môi của vắc xin nào chỉ đƣợc sử dụng cho vắc xin đó. Sử dụng vắc xin và dung môi của cùng nhà sản xuất. - Vắc xin đông khô sau khi pha hồi chỉnh chỉ đƣợc phép sử dụng trong vòng 6 giờ, riêng vắc xin BCG sử dụng trong vòng 4 giờ hoặc theo hƣớng dẫn của nhà sản xuất [3].  Bảo quản vắc xin trong dây chuyền lạnh    Nguyên tắc chung bảo quản vắc xin trong dây chuyền lạnh  - Sắp xếp vắc xin và dung môi theo loại, theo lô, hạn sử dụng để thuận tiện cho việc cấp phát. - Vắc xin đƣợc sử dụng theo nguyên tắc hạn ngắn phải đƣợc sử dụng trƣớc, tiếp nhận trƣớc phải sử dụng trƣớc và/hoặc theo tình trạng của chỉ thị nhiệt độ lọ vắc xin (VVM). - Để những lọ vắc xin còn nguyên lọ đƣợc mang về từ buổi tiêm chủng, lọ vắc xin có chỉ thị nhiệt độ đã chuyển màu sang giai đoạn có tiếp xúc với 6
  • 15. nhiệt độ cao trong hộp có dán nhãn „sử dụng trƣớc‟. Ƣu tiên sử dụng những lọ này trƣớc trong buổi tiêm chủng lần sau. - Sắp xếp hộp vắc xin đúng vị trí để tránh làm đông băng vắc xin và có khoảng cách để khí lạnh lƣu thông giữa các hộp. - Theo dõi nhiệt độ của buồng lạnh, tủ lạnh hàng ngày (kể cả ngày lễ, ngày nghỉ) và ghi vào bảng theo dõi nhiệt độ tối thiểu 02 lần/ngày vào buổi sáng lúc đến và buổi chiều trƣớc khi về. - Không bảo quản vắc xin đã hết hạn sử dụng, lọ vắc xin đã pha hồi chỉnh sau buổi tiêm chủng và vắc xin có gắn chỉ thị nhiệt độ đã đổi màu báo cần hủy trong dây chuyền lạnh. - Dây chuyền lạnh sử dụng bảo quản vắc xin chỉ đƣợc sử dụng cho vắc xin. - Không để thuốc, hóa chất, bệnh phẩm, thực phẩm và đồ uống trong dây chuyền lạnh bảo quản vắc xin. - Không mở thiết bị dây chuyền lạnh thƣờng xuyên. - Đảm bảo vệ sinh: rửa tay sạch trƣớc khi cầm hộp, lọ vắc xin [3].  Bảo quản vắc xin trong buồng lạnh + Qui tắc bảo quản trong buồng lạnh - Không đƣợc để vắc xin dễ bị hỏng bởi đông băng ở sát vách tủ lạnh hoặc gần giàn lạnh nơi phát ra luồng khí lạnh trong buồng lạnh. - Kiểm tra mức độ an toàn của khu vực bảo quản bằng chỉ thị đông băng điện tử (Freeze Tag) hoặc máy ghi nhiệt độ tự động đã đƣợc kích hoạt. - Vắc xin phải luôn đƣợc xếp lên giá, kệ trong buồng lạnh, đảm bảo cho không khí đƣợc lƣu thông đều và giữ cho vắc xin tránh tiếp xúc trực tiếp với nền buồng lạnh. 7
  • 16. + Kiểm tra khu vực an toàn bảo quản vắc xin trên giá trong buồng lạnh - Đặt thiết bị ghi nhiệt độ trên giá gần giàn lạnh. Để thiết bị ít nhất 48 giờ và kiểm tra nhiệt độ cao nhất và thấp nhất. Nếu nhiệt độ nằm trong khoảng + 20 C đến + 80 C thì khu vực đó an toàn để bảo quản vắc xin. Nếu nhiệt độ không nằm trong khoảng nhiệt độ trên, đánh dấu “không an toàn” và chuyến thiết bị theo dõi nhiệt độ ra khu vực khác của giá. - Lặp lại quy trình thử nhiệt độ trên tất cả các giá gần giàn lạnh cho đến khi thiết lập đƣợc giới hạn khu vực bảo quản an toàn. - Đánh dấu rõ trên giá những khu vực nguy hiểm “lạnh” bằng băng dính màu. Không sử dụng những khu vực đó để bảo quản vắc xin nhạy cảm với đông băng. - Lặp lại việc kiểm tra này mỗi khi thay thế thiết bị làm lạnh. + Kiểm tra khu vực an toàn bảo quản vắc xin trên nền buồng lạnh - Xếp một chồng hộp bìa rỗng cao khoảng 150 cm trong khu vực bảo quản vắc xin bằng kệ. Để thiết bị ghi nhiệt độ lên trên trong ít nhất 48 giờ và sau đó kiểm tra nhiệt độ cao nhất, nhiệt độ thấp nhất. - Nếu nhiệt độ nằm trong khoảng + 20 C đến + 80 C thì khu vực đó an toàn để bảo quản vắc xin nhạy cảm với đông băng. Dùng sơn hoặc băng dính để đánh dấu và đảm bảo khu vực đƣợc đánh dấu phù hợp với kích thƣớc các kệ. Giữa các kệ phải có khoảng cách ít nhất 10 cm để không khí lạnh lƣu thông. - Nếu không nằm trong khoảng nhiệt độ trên, đánh dấu khu vực đó lại và tiến hành thử nghiệm ở vị trí khác cho đến khi thiết lập đƣợc các giới hạn của vùng bảo quản an toàn. - Lặp lại việc kiểm tra này mỗi khi thay thiết bị làm lạnh. - Nên sử dụng kệ nhựa vì kệ gỗ có thể bị nấm mốc, xếp chúng ở nơi khô ráo trong kho để dùng khi cần. + Bảo quản vắc xin trên các giá trong buồng lạnh 8
  • 17. - Sắp xếp các hộp vắc xin trên giá trong buồng lạnh dƣơng và buồng lạnh âm theo loại vắc xin, theo lô, hạn sử dụng. Để khoảng cách 5 cm theo chiều thẳng đứng giữa các loại để phân biệt và lƣu thông khí. Phải đảm bảo nhìn thấy đƣợc nhãn dán của các hộp. Dán vào góc của giá tên loại vắc xin, nhà sản xuất, lô và hạn sử dụng. - Khoảng cách giữa các hộp vắc xin và khoảng cách với vách buồng lạnh là 5 cm. Khoảng cách với trần là trên 10 cm. Không đƣợc bảo quản vắc xin trực tiếp trên nền buồng lạnh. - Một số vắc xin đƣợc đóng gói hộp bên ngoài đến cấp thứ 3 (hộp lớn chứa các hộp vắc xin) thì để nguyên cho đến khi cần mở hộp cấp phát và chuyển sang dạng đóng gói cấp 2 (hộp nhỏ đựng các lọ vắc xin) để quản lý kho và kiểm đếm vắc xin dễ dàng. + Bảo quản vắc xin trên kệ/tấm kê panel: (thƣờng dùng trong trƣờng hợp phải bảo quản vắc xin số lƣợng lớn) - Đặt kệ trong khu vực đƣợc đánh dấu trên nền buồng lạnh - Xếp vắc xin lên kệ. Không đƣợc xếp cao quá 150 cm. Đảm bảo thùng vắc xin không trùm kín các cạnh của kệ. - Vắc xin đƣợc bảo quản trên kệ cần dán nhãn ghi rõ loại vắc xin, nhà sản xuất, dạng trình bày, số lô và hạn sử dụng. - Khi không cần dùng nữa thì mang kệ ra khỏi buồng lạnh tránh ảnh hƣởng đến việc đi lại [3].  Bảo quản vắc xin trong tủ lạnh cửa mở phía trên  - Đặt hộp vắc xin và dung môi trong giỏ của tủ lạnh. Không đƣợc tháo bỏ giỏ của tủ để có thêm dung tích bảo quản. Để chừa những khoảng trống dọc theo các hàng của hộp vắc xin để khí lạnh có thể lƣu thông đều. 9
  • 18. - Để nhiệt kế và chỉ thị đông băng cùng với loại vắc xin nhạy cảm đông băng. - Nếu có khoang làm đá riêng, thì sử dụng khoang này để làm đông băng bình tích lạnh. Không để quá nhiều bìnhtích lạnh. - Vắc xin OPV, sởi, BCG sắp xếp để ở phía dƣới đáy tủ. - Vắc xin dễ hỏng do đông băng (nhƣ VGB, DPT, DT, Td, uốn ván, DPT-VGB-Hib, Thƣơng hàn, Tả) để ở phía trên. - Sắp xếp vắc xin và dung môi theo hƣớng dẫn tại Phụ lục 2 [3].  Bảo quản vắc xin trong tủ lạnh cửa mở trƣớc  - Nếu có khoang làm đá riêng, thì sử dụng khoang này để làm đông băng bình tích lạnh. Không để quá nhiều bìnhtích lạnh. - Vắc xin OPV, sởi, BCG để ở giá trên cùng gần khoang làm đá. - Vắc xin dễ hỏng do đông băng nhƣ VGB, DPT, DT, Td, uốn ván, DPT-VGB-Hib, thƣơng hàn, tả để ở giá giữa. - Dung môi xếp bên cạnh vắc xin hoặc dƣới đáy tủ. - Để nhiệt kế và chỉ thị đông băng cùng với những vắc xin nhạy cảm với đông băng ở giá giữa. - Không để vắc xin ở cánh cửa tủ lạnh - Để bình chứa nƣớc ở ngăn dƣới cùng tủ lạnh để giúp duy trì nhiệt độ khi tủ lạnh mất điện. - Sắp xếp vắc xin, dung môi theo hƣớng dẫn hƣớng dẫn tại Phụ lục 2 [3].  Đóng gói, vận chuyển vắc xin trong hòm lạnh và phích vắc xin + Chuẩn bị bìnhtích lạnh Chuẩn bị đủ số bình tích lạnh cần dùng. Tính thời gian cần thiết để làm đông băng bình tích lạnh. 10
  • 19. Chuẩn bị bìnhtích lạnh: - Bƣớc 1: Làm đông băng bình tích lạnh: + Đổ đầy nƣớc vào bình tíchlạnh, chỉ để lại 1 khoảng nhỏ cho không khí và đậy nắp thật chặt. + Cầm ngƣợc bình tích lạnh lắc mạnh kiểm tra để đảm bảo không bị hở. + Để bình tích lạnh đứng hoặc nghiêng trong khoang làm đá. + Tủ lạnh có khoang làm đá có thể đông băng 6 bình tích lạnh to hoặc 12 bình tích lạnh nhỏ trong 1 ngày. Nếu nhiều bình tích lạnh hơn, thời gian làm đông băng sẽ cần lâu hơn. + Để bình tíchlạnh trong khoang làm đá ít nhất 24 giờ để làm đông băng hoàn toàn các bình tích lạnh. - Bƣớc 2: Lấy bình tích lạnh đã đông băng ra khỏi khoang làm đá. - Bƣớc 3: Để các bình tích lạnh đã đông băng ở nhiệt độ phòng hoặc nhúng bình tích lạnh đã đông băng trong thau nƣớc sạch cho đến khi đá bên trong bắt đầu tan và nƣớc bắt đầu chảy ra. Kiểm tra xem bình tích lạnh đã đạt yêu cầu chƣa bằng cách lắc và nghe thấy tiếng nƣớc óc ách là đƣợc. + Đóng gói vắc xin sử dụng bình tích lạnh đã đƣợc làm tan băng Sử dụng phƣơng pháp đóng gói này trong bất kì thời tiết nào trong năm và với mọi tuyến đƣờng vận chuyển. - Xếp bình tíchlạnh vào bốnthành xung quanh và dƣới đáy của hòm lạnh, phích vắc xin. - Đóng gói các hộp vắc xin để nắp lọ vắc xin quay lên trên. - Gói vắc xin và dung môi vào túi ni lông và xếp vào giữa hòm lạnh, phíchvắc xin. 11
  • 20. - Để nhiệt kế cùng với vắc xin (phía ngoài túi ni lông) - Để bình tích lạnh lên trên (với hòm lạnh), để miếng xốp ở trên cùng (với phíchvắc xin) - Đóng nắp chặt. - Không để hòm lạnh, phíchvắc xin trực tiếp dƣới ánh nắng mặt trời hoặc gần các nguồn phát nhiệt trong quá trình bảo quản, vận chuyển. + Đóng gói vắc xin sử dụng đá lạnh - Để đá lạnh trong túi ni lông xếp vào đáy của hòm lạnh, phíchvắc xin - Để miếng bìangăn cách vắc xin với đá. - Để hộp, lọ vắc xin và nhiệt kế trong túi ni lông (để nhãn lọ vắc xin không bị ƣớt và bị bong). - Không để đá lên trên vắc xin. - Để miếng xốp lên trên cùng (phíchvắc xin) và đậy nắp lại [3].  Bảo quản vắc xin trong buổi tiêm chủng  + Chuẩn bị phíchvắc xin: Nếu vắc xin đƣợc bảo quản trong tủ lạnh, hòm lạnh thì trong buổi tiêm chủng cần chuyển vắc xin sang phíchvắc xin. + Sắp xếp vắc xin trong phíchvắc xin theo quy định tại mục 3.5 của Hƣớng dẫn này. + Bảo quản vắc xin trong buổi tiêm chủng - Đặt phíchvắc xin ở chỗ mát. - Đóng chặt nắp phích vắc xin, chỉ mở khi có ngƣời đến tiêm chủng. - Miếng xốp trong phích vắc xin có những đƣờng rạch nhỏ để cài lọ vắc xin. Những lọ vắc xin nhiều liều đã mở phải đƣợc cài vào đƣờng rạch nhỏ trên miếng xốp trong phíchvắc xin trong suốt buổi tiêm chủng. 12
  • 21. - Kiểm tra bìnhtích lạnh đã đƣơc làm tan đá bên trong, kiểm tra nhiệt kế để đảm bảo nhiệt độ ở +2°C đến +8°C. - Trƣờng hợp bình tích lạnh đã tan hết đá bên trong (hoặc đá trong phích vắc xin đã tan hết) cần phải thay bình tíchlạnh hoặc bổ sung thêm đá. - Khi kết thúc buổi tiêm chủng, để những lọ vắc xin chƣa mở vào tủ lạnh và đặt trong hộp “ƣu tiên sử dụng trƣớc” và cần đƣợc sử dụng sớm trong buổi tiêm chủng tiếp theo [3]  Bảo dƣỡng thiết bị, giám sát việc bảo quản vắc xin trong dây chuyền lạnh.  - Thiết bị lạnh phải đƣợc bảo dƣỡng, vệ sinh sạch sẽ. Xả băng thƣờng xuyên đối với buồng lạnh, tủ lạnh. Phích vắc xin và hòm lạnh phải đƣợc lau khô sau khi sử dụng. - Các thiết bị phải đƣợc kiểm tra, theo dõi định kỳ tình trạng hoạt động và có kế hoạch sửa chữa hoặc thay thế phù hợp bảo đảm việc vắc xin đƣợc lƣu giữ an toàn trong quá trình bảo quản, vận chuyển cũng nhƣ sử dụng. - Phân công cán bộ hỗ trợ, giám sát việc bảo quản vắc xin. - Xây dựng kế hoạch dự phòng khẩn cấp (tủ hỏng, cháy nổ, lũ lụt, mất điện), ghi rõ các phƣơng án thực hiện, tên và số điện thoại cán bộ có trách nhiệm. Bản kế hoạch này phải đƣợc lãnh đạo phê duyệt, phổ biến và đƣợc dán ở nơi dễ thấy, dễ đọc. Ghi chép, báo cáo: Thực hiện theo Thông tƣ số 12/2014/TT-BYT ngày 20/3/2014 của Bộ trƣởng Bộ Y tế hƣớng dẫn việc sử dụng vắc xin trong tiêm chủng [3]. 13
  • 22. 1.2. THỰC TRẠNG CUNG ỨNG VÀ BẢO QUẢN VẮC XIN TẠI VIỆT NAM 1.2.1. Thực trạng về cung ứng Hiện nay đã có 10 trong số 11 loại vắcxin sử dụng trong chƣơng trình tiêm chủng do các đơn vị sản xuất trong nƣớc cung cấp. Đây là lợi thế của Việt Nam so với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới bởi có tự chủ đƣợc nguồn cung ứng vắcxin thì Chƣơng trình tiêm chủng mở rộng mới có thể triển khai kịp thời các biện pháp, các hoạt động tiêm chủng thƣờng xuyên và tiêm chủng bổ sung định kỳ, đột xuất cho hàng triệu lƣợt trẻ em mỗi năm. Năm 2017, Trung tâm Nghiên cứu vắcxin và sinh phẩm y tế (POLYVAC), Bộ Y tế, đã sản xuất thành công vắcxin sởi-rubela. Vắcxin này đã đƣợc Bộ Y tế cấp giấy phép lƣu hành và hiện nay đã đƣợc đƣa vào trong chƣơng trình tiêm chủng mở rộng từ đầu năm 2018. Trong nhiều năm qua, những thành quả đạt đƣợc của Chƣơng trình tiêm chủng mở rộng nhƣ thanh toán bệnh bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh… có phần đóng góp không nhỏ của chủ trƣơng tự chủ nguồn vắc xin trong nƣớc mà Bộ Y tế đã đề ra. Vắcxin sởi đơn và vắcxin phối hợp sởi-rubela đều đƣợc sản xuất tại Việt Nam. Trong tình hình bệnh sởi gia tăng và cần có những biện pháp tiêm chủng bổ sung, Chƣơng trình tiêm chủng mở rộng đang đề xuất Bộ Y tế cho phép triển khai hoạt động này tại các vùng nguy cơ cao sử dụng nguồn vắc xin sản xuất trong nƣớc. Việt Nam đã đề xuất Tổ chức Y tế thế giới xem xét, đánh giá vắcxin sởi đơn đạt tiêu chuẩn tiền kiểm định. Dự kiến, sau khi đƣợc Tổ chức Y tế thế giới cấp phép, Việt Nam sẽ tiếp tục đề xuất, xem xét, đánh giá đối với vắcxin phối hợp sởi-rubela. Vắcxin sởi-rubela do Việt Nam sản xuất là sản phẩm chuyển giao công nghệ do Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ. Vắcxin này có hiệu quả phòng bệnh tƣơng đƣơng với vắcxin sởi-rubela nhập khẩu đã sử dụng trong các năm trƣớc đây. 14
  • 23. Hiện nay, ở Việt Nam có gần 30 loại vắc-xin tiêm chủng dịch vụ chủ yếu là nhập khẩu. Trên thế giới không tồn tại hai hệ thống này, cho nên nếu tổ chức, triển khai không tốt sẽ dẫn đến sự so sánh của ngƣời dân cho rằng “tƣ” làm tốt hơn “công”. Thực tế cho thấy, chƣơng trình tiêm chủng mở rộng vẫn bảo đảm cung cấp đầy đủ vắc-xin 5 trong 1 Quinvaxem có thành phần tƣơng đƣơng 5 trong 1 tiêm dịch vụ Pentaxim. Trung bình mỗi năm có 4,5 triệu liều vắc-xin Quinvaxem đƣợc sử dụng trong tiêm chủng mở rộng (TCMR); vắc- xin dịch vụ chỉ chiếm khoảng 10%. Tuy nhiên, đã có nhiều bà mẹ không cho con tiêm vắc-xin Quinvaxem (quy trình toàn tế bào) sau khi có một số trƣờng hợp tai biến, dẫn đến tử vong sau tiêm vắc-xin này. Hiện nay, tỷ lệ tiêm chủng ở Việt Nam luôn đạt hơn 90%; nếu tỷ lệ tiêm chủng dƣới 60% thì nguy cơ bùng phát các dịch bệnh hoàn toàn có thể xảy ra. Do đó Vắc-xin dịch vụ khan hiếm do nhà sản xuất không cung ứng đủ, dẫn đến Việt Nam không nhập đƣợc một số lƣợng lớn vắc-xin nhƣ mong muốn. Trƣớc tình hình nêu trên, Bộ Y tế đã chỉ đạo các cơ quan chức năng cố gắng tìm các nguồn cung cấp vắc-xin để phục vụ những đối tƣợng chƣa thật sự tin tƣởng vào vắc-xin Quinvaxem, hay không chịu đi tiêm trong chƣơng trình TCMR [12]. 1.2.2. Thực trạng về bảo quản: Theo tạp chí Y học dự phòng Tập 27, số 11 2017 nghiên cứu thực trạng quản lý vắc xin và dây chuyền lạnh tiêm chủng mở rộng tại 20 tỉnh/ thành phía Nam, 2017 đƣợc tóm tắt nhƣ sau. Nghiên cứu bảo quản vắc xin và dây chuyền lạnh trong Tiêm chủng mở rộng (TCMR) 2017 tại 20 tỉnh/thành phía Nam về quản lý bảo quản vắc xin, dung môi; quản lý dụng cụ tiêm chủng; quản lý dây chuyền lạnh. Kết quả ghi nhận (85%) các nhà kho chứa vắc xin đều có nội quy an toàn kho, thiết bị phòng cháy chữa cháy, kế hoạch khẩn cấp khi có sự cố và cán bộ giữ kho đã 15
  • 24. đƣợc tập huấn về sử dụng dây chuyền lạnh và bảo quản vắc xin. Có 100% tủ lạnh đều có nhiệt kế, chỉ thị đông băng điện tử, bảng theo dõi nhiệt độ có ghi đủ 2 lần/ngày, 7 ngày/tuần. Thiết bị ghi nhiệt độ tự động có ở hầu hết các tủ lạnh của tuyến tỉnh (100%) và huyện (85%). Các đợt giao nhận vắc xin tuyến tỉnh (90%) và tuyến huyện (75%) có biên bản ghi đầy đủ số lƣợng, số lô, hạn dùng, nhiệt độ khi giao nhận và chữ ký của các bên. Tuyến tỉnh (95%) và tuyến huyện (75%) đã sử dụng hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng Quốc gia để quản lý vắc xin. Có 80% cán bộ đã đƣợc tập huấn về bảo dƣỡng dây chuyền lạnh. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp dữ liệu cơ bản giúp cho công tác tập huấn và nâng cao năng lực cho cán bộ Y tế để nhắc và cập nhật các kiến thức về dây chuyền lạnh và bảo quản vắc xin tốt nhất [10]. 1.3. ĐÔI NÉT VỀ TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN GÒ VẤP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1.3.1. Chức năng và nhiệm vụ: Trung tâm y tế dự phòng quận Gò Vấp đƣợc thàng lập theo quyết định số 29/2007/QĐ-UBND ngày 23 tháng 02 năm 2007. Thành lập Trung tâm Y tế Dự phòng quận Gò Vấp trực thuộc Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp trên cơ sở sắp xếp lại Trung tâm Y tế quận Gò Vấp. Trung tâm Y tế Dự phòng quận Gò Vấp là đơn vị sự nghiệp y tế, có tƣ cách pháp nhân, có con dấu riêng, đƣợc cấp kinh phí hoạt động và mở tài khoản ở Kho bạc Nhà nƣớc theo quy định. Trụ sở chính đặt tại số 131 đƣờng Nguyễn Thái Sơn, phƣờng 7, quận Gò Vấp. Trung tâm Y tế Dự phòng quận Gò Vấp chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp và hƣớng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật của Sở Y tế. Trung tâm Y tế Dự phòng quận Gò Vấp có chức năng triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật về y tế dự phòng, phòng chống 16
  • 25. HIV/AIDS, phòng, chống bệnh xã hội, an toàn vệ sinh thực phẩm, chăm sóc sức khỏe sinh sản và truyền thông giáo dục sức khỏe trên địa bàn quận. Ngày 03/3/2017, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 896/QĐ-UBND về tổ chức lại “Trung tâm Y tế dự phòng quận Gò Vấp” thành “Trung tâm Y tế quận Gò Vấp” trực thuộc Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp, cụ thể nhƣ sau [5]: - Trung tâm Y tế quận Gò Vấp là đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp. Trung tâm Y tế quận Gò Vấp có tƣ cách pháp nhân, có condấu riêng, đƣợc mở tài khoản tại Kho bạc, Ngân hàng Nhà nƣớc để hoạt động theo quy định của pháp luật. - Trụ sở làm việc đặt tại số:131 đƣờng Nguyễn Thái Sơn, Phƣờng 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh. - Trung tâm Y tế quận Gò Vấp chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp về tổ chức, nhân lực, hoạt động, tài chính và cơ sở vật chất của Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp; chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hƣớng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của các đơn vị Y tế tuyến Thành phố, Trung ƣơng và chịu sự quản lý nhà nƣớc của Sở Y tế về việc thực hiện các hoạt động chuyên môn kỹ thuật theo quy định pháp luật. Tình hình thực tế Quận Gò Vấp là quận đông dân đứng thứ 2 của TPHCM, tính đến tháng 7/2017 quận có 663.016 ngƣời (chƣa kể ngƣời dân di biến động) trong đó tỷ lệ dân nhập cƣ chiếm 38% với diện tích đất chỉ có 19,75km². Số trẻ em dƣới 1 tuổi hơn 6500 cháu. Quận có 7/16 phƣờng dân số trên 50.000 ngƣời và nhƣ vậy số trẻ em diện tiêm chủng mở rộng cộng với ngƣời dân tiêm chủng dịch vụ hàng tháng trên dƣới 300 ngƣời/TYT. Quận có mật độ dân cƣ khá cao, nhiều ngƣời dân di 17
  • 26. biến động đa số làm lao động phổ thông, khó khăn cho các trạm y tế đƣa vào diện quản lý tiêm chủng. Trung tâm y tế quận Gò Vấp có 17 cơ sở thực hiện tiêm chủng.Tại 17 cơ sở đƣợc cung cấp trang thiết bị cơ bản khá đầy đủ để tổ chức tiêm chủng an toàn và hiệu quả. Nhất là các phƣơng tiện phòng chống Shook. 17 cơ sở tiêm chủng đều thực hiện đúng quy trình và cấp và trả mã cho đối tƣợng, tuân thủ 4 bƣớc để cập nhật vào phầm mền Tiêm chủng quốc gia, quản lý đối tƣợng đúng, đủ. Thực hiện tốt việc theo dõi, xử trí các phản ứng sau tiêm.Thực hiện công tác báo cáo đúng, đủ, kịp thời.Các đơn vị đều đủ cơ số về nhân sự tại chỗ, thƣờng xuyên đƣợc tập huấn cơ bản về kiến thức và kỹ năng thực hành an toàn tiêm chủng. Luôn nhận đƣợc sự chi viện, hỗ trợ nhân lực kịp thời từ các khoa phòng khối trung tâm để phục vụ công tác tiêm chủng tuyến cơ sở. 18
  • 27. 1.3.3. Tổ chức nhân lực của khoa Dƣợc tại Trung tâm y tế Trƣởng khoa Dƣợc Nhân viên Nghiệp vụ Dƣợc Nhân viên hành chính, thống kê kho Nhân viên kho dƣợc (thủ kho) Kho dƣợc 1 ( các chƣơng trình thuốc quốc gia ) Kho dƣợc 2 ( Vắc xin TCMR, Dịch vụ) Khâu phát thuốc lẻ, thuốc tâm thần, CSSKSS, lao, da liễu.. Kho dƣợc 3 (Thuốc ,hóa chất, vật tƣ y tế) Sơ đồ 1.1. Sơ đồ tổ chức nhân lực của khoa Dược tại Trung tâm y tế Tổng số biên chế trong năm 2017 tại khoa Dƣợc là 05 cán bộ, trong đó có 02 Dƣợc sĩ Đại học, 03 Dƣợc sĩ Trung học. 19
  • 28. CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƢỢNG VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 2.1.1. Đốitƣợng nghiên cứu - Danh mục Vắc xin cung ứng của TTYT quận Gò Vấp - Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho công tác bảo quản vắc xin tại TTYT quận Gò Vấp 2.1.2. Thờigian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 01/2017 đến tháng 12/2017. - Địa điểm nghiên cứu : Trung tâm Y tế quận Gò Vấp. 2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1.Thiếtkế nghiên cứu - Phƣơng pháp nghiên cứu : Mô tả cắt ngang. 2.2.3. Các biếnsố nghiên cứu STT Tên biến Loại biến Định nghĩa biến/ cách Nguồn thu tính thập *Cung ứng vắc xin dịch vụ Các loại vắc-xin sử Danh mục Vắc-xin dụng cho tiêm chủng 1 Biến định danh vắc-xin dịch Dịch vụ dịch vụ của TTYT vụ Gò Vấp 20
  • 29. Danh mục Loại bệnh Các bệnh đƣợc phòng vắc-xin sử 2 Biến định danh ngừa sau khi tiêm dụng tại phòng ngừa vắc-xin TTYT Quận Gò Vấp Danh mục Nguồn gốc Nơi vắc-xin đƣợc sản vắc-xin sử 3 Biến định danh dụng tại xuất xứ xuất TTYT Quận Gò Vấp Báo cáo sử 4 Số liều vắc- Biến dạng số Liều vắc-xin đã sử dụng vắc-xin xin sử dụng dụng của khoa dƣợc Giá trị vắc- Thành tiền tƣơng ứng Báo cáo sử xin theo loại dụng vắc-xin 5 Biến dạng số số liều vắc-xin sử bệnh phòng của khoa dụng ngừa dƣợc Giá trị vắc- Thành tiền tƣơng ứng Báo cáo sử dụng vắc-xin 6 xin cung Biến dạng số số liều vắc-xin sử của khoa ứng dụng dƣợc 7 Sắp xếp Biến phân loại Cách sắp xếp vắc-xin Quan sát vắc-xin trong tủ trữ. *Cơ sở vật chất của kho 21
  • 30. Diện tích Là giá trị thể hiện toàn Xem thiết kế 8 kho Biến dạng số bộ mặt sàn kho, đƣợc và hồ sơ hoàn tính bằng m2 công của kho Thể tích kho Là giá trị thể hiện dung 9 Biến dạng số tích của mỗi kho đƣợc tính bằng m3 *Trang thiết bị của kho Trang thiết Là phƣơng tiện vật Quan sát trực 10 bị văn phòng Biến dạng số dụng để sử dụng cho tiếp văn phòng nhƣ: máy tính, máy in,.. Trang thiết Là phƣơng tiện để tạo 11 bị bảo quản Biến dạng số môi trƣờng bảo quản theo quy định. Trang thiết Là phƣơng tiện để 12 bị vận Biến dạng số nâng, dỡ, di chuyển chuyển, bốc hàng hóa nhƣ: xe nâng, xếp xe đẩy. Trang thiết Là các phƣơng tiện cho bị PCCC, các hoạt động PCCC, 13 PCBL, vệ Biến dạng số PCBL, vệ sinh, kiểm sinh, kiểm soát. soát. Theo dõi Là việc ghi chép nhiệt Sổ ghi chép nhiệt độ nhiệt độ, độ 14 Biến phân loại độ tại kho theo quy ẩm tại kho định. năm 2017. 22
  • 31. 2.2.4. Phƣơng pháp thu thập số liệu Hồi cứu các dữu liệu liên đến hoặt động cung ứng và bảo quản vắc xin trong năm 2017. - Hoạt động lựa chọn vắc xin tại Trung tâm năm 2017 Hồi cứu các hồ sơ, danh mục vắc xin của Trung tâm trong năm 2017 bao gồm: + Nhu cầu vắc xin của khoa KSDB , phòng khám đa khoa và 16 TYT. + Danh mục vắc xin đƣuọc sử dụng trong năm 2017 - Hoạt động mua sắm vắc xin tại TTYT năm 2017 Hồi cứu các hồ sơ, biên bản liên quan đến hoạt động mua sắm vắc xin + Kế hoạch mua sắm, dự trù, dự toán. + Hóa đơn mua hàng, kết quả trúng thầu. - Hoạt động bảo quản vắc xin tại Trung tâm năm 2017 Hồi cứu các hồ sơ, biên bản, sổ sách liên quan đến hoạt động bảo quản vắc xin. + Nguồn nhân lực tham gia bảo quản vắc xin tại kho Trung tâm + Cơ sở vật chất kho bảo quản vắc xin + Trang thiết bị bảo quản vắc xin + Công tác duy trì nhiệt độ bảo quản vắc xin 2.2.5. Mẫunghiên cứu - Tất cả các vắc xin cung ứng của Trung tâm. 2.2.6. Xử lý và phân tích số liệu - Lựa chọn và mua sắm vắc xin tại Trung tâm. Phƣơng pháp so sánh , tính tỷ trọng để đánh giá + cơ cấu vắc xin trong danh mục của Trung tâm + kết quả đấu thầu cung ứng vắc xin vào Trung tâm + Cơ cấu kinh phí mua vắc xin 23
  • 32. + Tỷ lệ vắc xin nhập kho và vắc xin dự trữ - Bảo quản vắc xin tại Trung tâm Theo các phân loại khác nhau, so sánh tỷ lệ. + Nguồn nhân lực tham gia bảo quản vắc xin tại Trung tâm + Phân loại các trang thiết bị sử dụng để bảo quản vắc xin tại Trung tâm theo chức năng. - Xử lý dữ liệu ,trình bày bảng, mô tả,hình ảnh, sơ đồ , bằng phần mềm Microsoft Excel. 24
  • 33. CHƢƠNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG DỰ TRỮ VĂC-XIN TẠI TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN GÒ VẤP NĂM 2017 3.1.1. Quy trình dự trữ vắc-xin 3.1.1.1Quytrình lựa chọn vắc xin Khoa kiểm soát bệnh tật Dự trù vắc- xin Khoa Dƣợc Lập kế hoạch mua sắm vắc xin trình hội đồng thuốc và điều trị Giám đốc Phê duyệt kế hoạch sau khi hội đồng thuốc điều trị tƣ vấn thống nhất. Danh mục vắc xin đƣợc ban hành Hội đồng thuốc và điều trị Căn cứ vào kế hoạch khoa dƣợc xem xét , sửa đổi và thông qua trình Giám đốc. . Sở Y tế Xét duyệt.( trong năm 2017 đƣợc duyệt 29/29 loại vắc-xin trong danh mục đƣợc trù Sơ đồ 3.2. Quy trình lựa chọn văc xin dịch vụ 25
  • 34. Hoạt động lựa chọn vắc xin là công việc thƣờng xuyên , từ các yếu tố trên mà lựa chọn vắc xin cho phòng bệnh chủ yếu căn cứ vào danh mục vắc xin của chƣơng trình dịch vụ do Bộ y tế ban hành, danh mục vắc xin của năm trƣớc đó, các báo cáo tồn kho thống kê, kinh phí dự kiến, và dự kiến số bệnh nhân tăng đột biến trong mùa dịch để lạp dự trù mua sắm cung cấp mua sắm vắc xin cho năm sau: 3.1.1.2Quytrình mua sắm vắcxin Sau khi lựa chọn vắc- xin trình danh mục lên Sở y tế và đƣợc đã Sở Y tế xét duyệt.( trong năm 2017 đƣợc duyệt 29/29 loại vắc-xin trong danh mục đƣợc trù.) + Khoa dƣợc tổng hợp dự trù từ khoa KSDB và lập dự trù và dự toán để trình ban Giám đốc và phòng tài chính kế hoán duyệt sau đó khoa dƣợc cho tiến hành mua sắm áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp nhƣ sau : Bƣớc 1: - Thành lập tổ chuyên gia, tổ thẩm định hồ sơ mua sắm. Bƣớc 2: - Thông báo mời các công ty gửi báo giá theo danh mục, nộp kết quả trúng thầu tại các đơn vị khác. - Chia từng loại gói nhỏ để nhà cung cấp dựa vào loại vắc xin mình có mà cung cấp - Tổ chuyên gia xét hồ sơ. - Tổ thẩm định kiểm tra kết quả lựa chọn nhà cung cấp trình chủ đầu tƣ Bƣớc 3: - Giám đốc phê duyệt kết quả - Công bố kết quả đƣợc lựa chọn 26
  • 35. Bƣớc 4: - Ký kết hợp đồng với nhà cung cấp vắc xin với các công ty đƣợc chọn và hàng tháng mua theo dự trù của khoa Dƣợc. Lập dự trù vắc xin thực hiện dựa trên các tiêu chí sau: + Dựa vào số lƣợng sử dụng vắc xin của năm trƣớc đó (2016). + Dựa vào tình trang bệnh tật thay đổi theo mùa. + Thông tin nguồn cung cấp vắc xin đã đƣợc Bộ Y tế cấp phép lƣu hành tại việt Nam. + Dịch bệnh bùng phát ở một số địa phƣơng có yếu tố bùng phát trên diện rộng. + Lấy ý kiến của Hội đồng thuốc và điều trị. 3.1.1.3. Quytrình cấp phát vắc xin cho các đơn vị. Trƣớc khi giao nhận vaccin về đến địa điểm tiêm: Các đơn vị phải thực hiện: - Gửi dự trù vaccin về khoa Dƣợc trƣớc 01 ngày qua hệ thống phần mềm để đƣợc khoa Dƣợc duyệt danh mục và số lƣợng. Khi nhận đƣợc dự trù của TYT hoặc Khoa, phòng. Thủ kho thực hiện các việc sau: - Đối chiếu tên vaccin, nồng độ, hàm lƣợng, dạng dùng, … trong dự trù với tên vaccin, nồng độ, hàm lƣợng, dạng dùng trong Danh mục vaccin Trung tâm hoặc Danh mục vaccin sử dụng tại TYT, khoa, phòng đã đƣợc Sở y tế phê duyệt. Nếu phù hợp với danh mục thì duyệt cấp, không phù hợp thì loại khỏi dự trù; - Kiểm tra số lƣợng vaccin tồn kho trên sổ sách (qua hệ thống máy tính hoặc thẻ kho) so với số lƣợng vacin trong dự trù để tham mƣu cho trƣởng khoa dƣợc, giám đốc duyệt số lƣợng vaccin thực cấp; - Tuân thủ theo 2 nguyên tắc FIFO – FEFO; 27
  • 36. + FIFO ( First In First Out ): Vaccine nhập trƣớc thì xuất trƣớc. NHẬP: A XUẤT: C BA B A C B A C B C A: Nhập kho trƣớc nhất B: nhập kho trƣớc C + FEFO (First Expires First Out): Vaccine hết hạn dùng trƣớc thì xuất trƣớc NHẬP: A XUẤT: C BA B A C B A C B C B: Hết hạn trƣớc nhất A: Hết hạn trƣớc C 28
  • 37. Bảng 3.2. Giaonhận vắcxin thực hiện tại kho vắc xin khoa Dược STT Nội dung thực hiện Ngƣời thực hiện 1 Kiểm tra dự trù vaccin của đơn vị Thủ kho quản lý vaccin, chuyên trách TC 2 Viết phiếu xuất vaccin Thủ kho quản lý vaccin 3 Kiểm tra nhiệt độ tủ lạnh tại thời điểm cấp Ngƣời giao, ngƣời phát. Ghi nhiệt độ vào phiếu xuất nhận 4 Xác định tủ lạnh chứa vaccin cần cấp theo Ngƣời giao phiếu xuất 5 Lấy vaccin cần cấp theo đúng loại, đúng số Ngƣời giao lƣợng, đúng lô ra khỏi tủ lạnh 6 Xếp bình tích lạnh/ đá lạnh vào đáy, xung quanh hòm lạnh/ phíchvaccin (theo quy trình Ngƣời nhận đóng gói vaccin vào phíchvaccin) 7 Đối chiếu thực tế số lƣợng giao/nhận từng loại vaccin theo phiếu xuất. Ngƣời cấp, ngƣời Lƣu ý: giao các loại vaccin nhạy cảm với nhiệt nhận độ cao trƣớc: OPV, sởi, BCG. Vaccin ít nhạy cảm với nhiệt độ đƣợc giao sau: DPT-VGB- Hib, DPT, VGB, uốn ván, viêm não, tả, thƣơng hàn. Xếp các loại vaccin vào hòm lạnh/phích 8 vaccin theo quy định (quy trình đóng gói Ngƣời nhận vaccin vào phíchvaccin) Sắp xếp dung môi (nếu có) vào hòm 9 lạnh/phích vaccin (nếu còn chỗ) hoặc để Ngƣời nhận hòm/phích vaccin khác 10 Ký vào biên bản giao nhận Ngƣời giao, ngƣời nhận Ghi chép: Nơi giao-nhận vaccin, giờ giao- nhận dung môi, đơn vị sản xuất, số liều/lọ, số Ngƣời giao 11 lô, hạn dùng, số lƣợng cấp phát, nhiệt độ, tình trạng chỉ thị nhiệt độ vào sổ quản lý vaccin tại đơn vị 12 Vận chuyển ngay vaccin, dung môi sau khi nhận Ngƣời nhận 29
  • 38. Nhận xét: Việc giao nhận tại kho vắc-xin của Trung tâm, đƣợc thực hiện các bƣớc theo quy trình, đƣợc phổ biến và hƣớng dẫn đến nhân viên quản lý kho. 3.1.2. Kếtquả hoạt động dự trữ vắc xin dịch vụ 3.1.2.1. Kếtquả lựa chọn Vắc xin Năm 2017 , Danh mục Vắc- xin dịch vụ đƣợc lựa chọn không có thay đổi so với năm 2016, cụ thể các chủng loại Vắc xin đƣợc cụ thể trong bảng sau: Bảng 3.3. Kếtquả lựa chọn vắc-xin dịchvụ theo loại bệnh phòng ngừa STT Chủng loạivắc xin (bệnh phòng ngừa) Số khoản mục 1 Vaccin phòng cúm (0,5 ml) 2 2 Vaccin ngừa ung thƣ cổ tử cung 2 3 Vaccin viêm gan siêu vi B ( 20MG) 2 4 Vaccin viêm gan siêu vi B ( 10MG) 2 5 Vaccin phòng bệnh Thủy đậu 2 6 Vaccin phòng viêm màng não mô cầu 3 7 Vaccin phòng ngừa ho gà (vô bào), bạch hầu, 3 uốn ván, bại liệt, Hemophilus Influenza B. 8 Vắc xin phòng bệnh Phế cầu 2 9 Vaccin phòng bệnh Uốn ván 1 10 Vaccin phòng bệnh dại 2 11 Vaccin phòng tiêu chảy 3 12 Vaccin phốihợp ngừa viêm gan siêu vi A&B 1 13 Vaccin phòng cúm (0,25ml) 1 14 Vaccin viêm gan siêu vi A 1 15 Vaccin ngừa quai bị, sởi, rubenla 1 16 Vaccin phòng viêm não Nhật Bản 1 Tổng 29 30
  • 39. Nhận xét: Theo bảng lựa chọn vắc-xin dịch vụ theo loại bệnh phòng ngừa có 16 chủng loại vắc xin ( bệnh phòng ngừa ) trong 29 khoản vắc xin. Nhận thấy, danh mục của Trung tâm y tế quận Gò Vấp cơ bản đầy đủ các loại vắc- xin phòng ngừa các loại bệnh theo thông tƣ 26/1011/TT-BYT tuy nhiên có tới 14 loại bệnh không có vắc-xin TCMR. Bảng 3.4. Kếtquả lựa chọn Vắcxin dich vụ theo nguồn gốc xuấtxứ STT Nguồn gốc xuất xứ Số khoản mục Tỷ lệ % 1 Sản xuất trong nƣớc 2 6,9 2 Nhập khẩu 27 93,1 Tổng 29 100% Nhận xét: Trong tổng số 29 khoản mục trong đó có 2 khoản vắc xin đƣợc sản xuất trong nƣớc chiếm 6,9% và 27 khoản vắc xin dịch vụ đƣợc nhập khẩu chiếm 93,1%. 3.1.2.2. Kếtquả mua sắm Bảng:3.5. Giá trị mua săm Vắcxin theo loại bệnh phòng ngừa STT Chủng loạivắc xin Số Số lƣợng Giá trị Tỷ lệ % (bệnh phòng ngừa) khoản mua giá trị mục 1 Vắc xin phòng cúm 2 3,000 576,525,000 3.80 (0,5 ml) 2 Vắc xin ngừa ung thƣ 2 700 744,373,800 4.90 cổ tử cung 3 Vắc xin viêm gan siêu 2 1,500 152,637,000 1.01 vi B ( 20MG) 4 Vắc xin viêm gan siêu 2 2,000 115,790,000 0.76 vi B ( 10MG) 5 Vắc xin phòng bệnh 2 5,000 2,795,247,000 18.42 Thủy đậu 6 Vắc xin phòng viêm 3 6,500 973,500,000 6.41 31
  • 40. màng não mô cầu Vắc xin phòng ngừa ho gà (vô bào), bạch 7 hầu, uốn ván, bại liệt, 3 3,000 1,592,069,000 10.49 Hemophilus Influenza B. 8 Vắc xin phòng bệnh 2 4,000 2,648,103,000 17.45 Phế cầu 9 Vắc xin phòng bệnh 1 1,000 54,600,000 0.36 Uốn ván 10 Vắc xin phòng bệnh 2 5,500 924,300,000 6.09 dại 11 Vắc xin phòng tiêu 3 5,000 2,794,798,500 18.41 chảy Vắc xin phối hợp 12 ngừa viêm gan siêu vi 1 500 204,299,000 1.35 A&B 13 Vắc xin phòng cúm 1 3,000 450,450,000 2.97 (0,25ml) 14 Vắc xin viêm gan siêu 1 1,000 336,000,000 2.21 vi A 15 Vắc xin ngừa quai bị, 1 4,000 576,600,000 3.80 sởi, rubenla 16 Vắc xin phòng viêm 1 4,000 239,232,000 1.58 não Nhật Bản Tổng 29 49,700 15,178,524,300 100% Nhận xét: Trong tổng 29 khoản mục đã chia ra 16 chủng loại vắc xin theo bệnh phòng ngừa, nhƣ vậy có sự đa dạng trong lựa chọn vắc xin và tƣ vấn vắc xin cho ngƣời dân về đơn giá và nƣớc sản xuất.Về giá trị thì tỷ lệ giá trị của vắc-xin phòng bệnh Thủy đậu (18.42%), Vắc xin phòng tiêu chảy(18.41%) , chiếm cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ giá trị của vắc-xin phòng bệnh Uốn ván (0.36%), trong đó vắc-xin phòng bệnh Thủy đậu là loại vắc-xin có chi phí sử dụng cao nhất (xấp xỉ 2,8 tỷ đồng tƣơng đƣơng 5000 liều). 32
  • 41. Bảng 3.6:So sánh số lượng Vắc xin trúng thầu so với kế hoạch STT Tên thƣơng mại VX SL dự Số lƣợng Tỷ lệ trúng thầu (nồng độ/hàm lƣợng) trù trúng thầu so với KH (%) 1 Vaxigrip 0,25ml 3,000 3,000 100 2 Vaxigrip 0,5ml 1,500 1,500 100 3 Meningo A + C 2,500 2,500 100 4 Verorab 4,000 4,000 100 5 Pneumo 23 1,000 1,000 100 6 Pentaxim 0,5ml 1,000 1,000 100 7 Tetraxim 0,5ml 1,000 1,000 100 8 Euvax B 20mcg 500 500 100 9 Euvax B 10mcg 1,000 1,000 100 10 Avaxim 80UI 1,000 1,000 100 11 Tetavac 0,5ml 1,000 1,000 100 12 Cervarix 0,5ml 200 200 100 13 Synflorix 3,000 3,000 100 14 Infanrix 0,5ml 1,000 1,000 100 15 Engerix B 20mcg 1,000 1,000 100 16 Engerix B 10mcg 1,000 1,000 100 17 Twinrix 1ml 500 500 100 18 Rotarix 1,5ml 3,000 3,000 100 33
  • 42. 19 MMR II 0,5ml 4,000 4,000 100 20 Gardasil 500 500 100 21 Rotateq 500 500 100 22 Varivax 0,5ml 3,000 3,000 100 23 Rotavin-M1 1ml 1,500 1,500 100 24 Abhayrab 1,500 1,500 100 25 Quimi Hib 1,500 1,500 100 26 Influvac 0,5ml 1,500 1,500 100 27 Meningo B + C 2,500 2,500 100 28 Varicella 0,7ml 2,000 2,000 100 29 Jevax 1ml 4,000 4,000 100 TỔNG 49,700 49,700 100% Nhận xét: So sánh số lƣợng VX trúng thầu so với kế hoạch trên bảng ta thấy số lƣợng vắc xin trúng thầu so với kế hoạch đạt 100% số lƣợng vắc xin có kế hoạch dự trù mua sắm. 34
  • 43. Bảng 3.7:Giá trị vắc xin dịchvụ theo đơn vị trúng thầu. SL mặt Số tiền trúng hàng Tỷ lệ TT Tên nhà thầu thầu (1.000 vắc xin (%) VNĐ) trúng thầu 1 Công ty cổ phần Dƣợc Mỹ 11 3,538,080,000 23.3 phẩm May Công ty TNHH Dƣợc 2 phẩm và TTYYT Hoàng 7 5,580,178,800 36.8 Đức 3 Công ty TNHH DP và 4 3,167,233,500 20.9 vaccin Thuận Đức 4 Công ty cổ phần y tế Đức 3 948,000,000 6.2 Minh 5 Công ty cổ phần vaccin & 4 1,945,032,000 12.8 sinh phẩm Nam hƣng Việt Tổng cộng 29 15,178,524,300 100 Nhận xét: + Vắc xin dịch vụ đƣợc mua tại các 5 đơn vị cung ứng có uy tín đảm bảo chất lƣợng trên thị trƣờng Việt Nam và giá trị vắc xin theo đơn vị trúng thầu cũng khác nhau nhƣ : Công ty TNHH Dƣợc phẩm và TTYYT Hoàng Đức với 7 mặt hàng trúng thầu chiếm 36,8% số tiền trúng thầu là hơn 5,5 tỷ ,Công ty cổ phần Dƣợc Mỹ phẩm May với 11 mặt hàng trúng thầu chiếm 23,3% số tiền trúng thầu là hơn 3,5 tỷ, Công ty TNHH DP và vaccin Thuận Đức với 4 mặt hàng trúng thầu chiếm 20,9% số tiền trúng thầu là hơn 3,1 tỷ, Công ty cổ phần vaccin & sinh phẩm nam Hƣng Việt với 4 mặt hàng trúng thầu chiếm 12,8% Số tiền trúng thầu là hơn 1,9 tỷ, Công ty cổ phần y tế Đức Minh với 3 mặt hàng trúng thầu chiếm 6,2% số tiền trúng thầu là 948 triệu. 35
  • 44. 3.1.2.3. Kếtquả nhập, cấp phát, dự trữ của một số loại vắc xin năm 2017. Bảng 3.8. Kếtquả cấp phát vắcxin dịch vụ tai các Trạm y tế phường (P) và phòng khám (PK) trực thuộc Trung tâm. 0 Tên văcxin P1 P3 P4 P5 P6 P7 P8 P9 P10 P11 P12 P13 P14 P15 P16 P17 PK TỔNG 1 Cevarix 0 0 0 0 0 0 3 0 0 0 1 0 0 0 0 0 129 133 2 Gardasil 0.5ml 0 0 0 0 0 0 30 1 0 0 17 0 0 0 0 5 468 521 3 Twinrix 0 7 0 0 0 0 158 3 26 3 88 0 0 0 40 0 848 1173 4 Euvax 10mcg 3 9 4 2 0 1 38 0 3 4 20 0 0 9 0 2 317 412 5 Euvax 20mcg 2 3 0 0 0 0 34 0 0 4 16 0 0 0 0 0 692 751 6 Varicella 27 33 0 65 0 0 160 15 54 190 98 14 1 87 85 133 1090 2052 7 Jevax 0 10 2 0 0 0 555 0 1 8 434 1 0 140 21 0 3047 4219 8 Meningo BC 15 75 9 59 0 4 390 15 68 103 439 5 0 99 38 58 1068 2445 9 Meningo AC 12 34 16 43 1 10 178 23 77 81 209 19 0 42 124 87 1010 1966 10 Pentaxim 13 71 22 19 0 3 187 34 18 22 279 2 12 47 2 21 162 914 11 MMR II 38 167 48 209 74 16 266 68 75 153 405 11 3 170 104 151 2174 4132 12 Rotarix 21 135 10 218 102 49 212 79 141 171 351 98 84 105 127 161 1005 3069 13 Rotateq 41 2 0 23 18 5 47 1 3 7 38 0 1 8 7 0 229 430 14 Rotavin 4 0 1 24 6 3 7 10 0 32 46 5 23 6 9 17 126 319 15 Tetavax 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 36
  • 45. Tên văcxin P1 P3 P4 P5 P6 P7 P8 P9 P10 P11 P12 P13 P14 P15 P16 P17 PK TỔNG 16 Vaxigrip 0,25 18 26 30 28 0 33 148 25 96 163 247 14 14 64 152 112 680 1850 17 Vaxigrip 0,5 1 24 4 2 0 2 174 0 25 15 90 14 0 47 33 57 512 1000 Engerix B 3 9 8 6 0 0 36 0 6 2 30 1 0 4 0 1 94 200 18 10mcg Engerix B 2 12 1 4 0 0 29 3 0 3 41 0 0 12 1 8 437 553 19 20mcg 20 Influvac 0 3 0 6 0 3 67 24 0 12 67 8 4 6 0 14 532 746 21 Avaxim80 6 22 6 0 0 0 30 0 4 46 59 0 0 0 0 0 439 612 22 Infarix Hexa 3 4 0 0 0 0 10 0 5 5 18 0 19 12 1 0 353 430 23 Synflorix 39 87 10 84 0 28 518 15 191 213 633 22 22 110 119 186 1283 3560 24 Varivax 44 107 38 181 0 14 319 64 149 95 302 64 4 145 71 204 1685 3486 25 Verorab 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 2856 2856 26 Abhayrab 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 2360 2360 27 Pneumo 23 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 28 Tetraxime 0 0 0 0 0 0 24 0 0 0 45 0 2 0 0 0 74 145 29 Quimi Hib 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 TỔNG 292 840 209 973 201 171 3620 380 942 1332 3973 278 189 1113 934 1217 23670 40334 37
  • 46. Nhận xét: Từ bảng kết quả cấp phát vắc xin dịch vụ tại các TYT và phòng khám đa khoa, thuộc Trung tâm y tế quận Gò Vấp. Số lƣợng vắc xin đƣợc tiêm đa dạng đầy đủ về chủng loại đạt 26 loại trong 29 loại vắc xin đƣợc dự trù mua sắm.Tuy nhiên vắc- xin dịch vụ phần lớn đƣợc tiêm chủng tại phòng khám đa khoa của Trung tâm là chủ yếu trong đó có một số loại vắc xin đƣợc sử dụng nhiều trong năm nhƣ Jevax (4219 liều ), MMR II (4132 liều), Synflorix (3560 liều), Varivax (3486 liều) và cũng có 1 số vắc xin đƣợc sử dụng rất ít nhƣ : Tetraxim(145 liều), Engerix B 10mcg (200 liều), Cevarix (133 liều). Và có loại vắc xin không sử dụng nhƣ 3 loại vắc-xin không đƣợc chủng ngừa gồm có Tetavax, Pneumo 23, Quimi Hib. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy vắc- xin dịch vụ đƣợc sử dụng phần lớn ở phòng khám đa khoa với tổng 23.670 liều chiếm 58,7%, tổng 16 Trạm y tế phƣờng với tổng 16.664 liều chiếm 41,3% nhƣ vậy mỗi trạm tiêm chủng chỉ chiếm khoảng 2,6% số lƣợng vắc xin nhập. Bảng 3.9:Công tác nhập-xuất- tồn vắc xin trong kho năm 2017 TT TÊN VẮC XIN SỐ TỒN SỐ XUẤT TỒN CUỐ I NĂM 2016 NHẬP NĂM 2017 1 Quinvaxem 1509 8500 8471 1538 2 Viêm gan B 08 140 122 26 3 Viêm não nhật 465 6000 5620 845 bản 4 OPV 1100 10500 10440 1160 5 DPT 980 7000 7060 920 6 VAT 400 2800 2760 440 7 BCG 30 230 210 50 8 Sởi 780 5700 5240 1240 9 MR 1110 2760 3020 850 38
  • 47. Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho ta thấy: phần lớn các loại vaccine đƣợc cung ứng đều đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vaccine tại các đơn vị trạm y tế phƣờng trực thuộc Trung tâm Y tế quận Gò Vấp, đều cung ứng đủ số lƣợng dự trù cho các đƣơn vị. Tuy nhiên phần lớn Vắc-xin còn tồn kho cuối kỳ quá cao nhƣ Quinvaxem, Sởi và OPV nguyên nhân là do số lƣợng tồn đầu kỳ cao. Do vậy lƣợng dự trữ quá lớn hơn nhu cầu sử dụng. Trung tâm làm công tác dự trù lên Trung tâm Y tế dự phòng thành phố không đƣợc tốt nên số lƣợng tồn kho Quinvaxem, Sởi và OPV quá cao so với nhu cầu thực tế sử dụng. 3.1.2.4. Tuânthủ nguyên tắc xuấtnhập Số lần vaccine nhập kho của 9 loại vaccine tuân thủ theo nguyên tắc FEFO đƣợc thể hiện tại bảng sau: Bảng 3.10. Sốlần nhập kho và xuấtkho tuân thủ theo nguyên tắc FEFO Tổng số lần Tổng số lô Số lô, hạn dùng nhập hàng đƣợc xuất theo STT Tên vaccine đã nhập, hạn trong năm nguyên tắc dùng 2017 FEFO 1 Quinvaxem 10 6 6 2 Viêm gan B 9 6 6 3 Viêm não nhật bản 11 7 7 4 OPV 11 6 6 5 DPT 9 6 6 6 VAT 7 6 6 7 BCG 6 5 5 8 Sởi 8 4 4 9 MR 6 3 3 Nhận xét: Qua khảo sát thông qua 9 khoản vắc xin nhận thấy số lần nhập kho và xuất kho đƣợc xuất theo nguyên tắc FEFO. 39
  • 48. Bảng 3.11. Sốphiếu xuấtvắc-xin TCMRtuân thủ theo nguyên tắc FEFO Tổng số Số phiếu Tỷ lệ (%) số phiếu xuất xuất tuân STT Tên Vắc-xin phiếu tuân theo kho năm thủ theo FEFO 2017 FEFO 1 Quinvaxem 253 253 100% 2 Viêm gan B 71 71 100% 3 Viêm não nhật bản 254 254 100% 4 OPV 236 236 100% 5 DPT 218 218 100% 6 VAT 91 91 100% 7 BCG 13 13 100% 8 Sởi 226 226 100% 9 MR 189 189 100% Nhận xét: Qua khảo sát thông qua 9 khoản vắc xin nhận thấy Số phiếu xuất vắc-xin TCMR đều tuân thủ theo nguyên tắc FEFO. 3.2. Hoạt dộng bảo quản Vắc xin tại Trung tâm y tế quận Gò Vấp. 3.2.1. Điềukiện kho tàng bảo quản Vắc xin  Về diện tích   - Vị trí kho vắc xin đƣợc thiết kế đặt tại tầng trệt của Trung tâm thuận tiện cho việc giao nhận vắc xin. - Thiết kế bố trí kho hợp lý thuận tiện cho việc kiểm tra phát hiện nấm mốc và côn trùng. 40
  • 49. Bảng 3.12:Diện tích nhà kho vắc xin STT Thông số Đơn vị tính Giá trị 1 Diện tích xây dựng m² 32,25 2 Diện tích sàn m² 25,8 3 Thể tích m² 83,23 Nhận xét: Bố trí kho vắc xin tại tầng trệt thuận tiện cho công việc xuất, nhập vắc xin. - Diện tích nhà kho đƣợc tận dụng lại của phòng khám bệnh, đáp ứng đƣợc yêu cầu về diện tích nhƣ diện tích sàn sử dụng 25,8 m² ,dung tích 83,23, sàn nhà đƣợc thiết kế đảm bảo tiêu chuẩn kho.  Trang thiết bị nhà kho  Bảng 3.13:Trangthiết bị phòng chống cháy nổ an toàn tại kho Stt Trang thiết bị Đvt Số lƣợng Tình trạng 1 Bình chữa cháy CO2 Bình 2 Cấp I 2 Bảng hƣớng dẫn công tác PCCC Cái 1 Cấp I 3 Nội quy, quy chế kho Cái 2 Tốt 41
  • 50. Nhận xét: Tại kho bảo quản vắc xin có đầy đủ trang thiết bị phòng chống cháy nổ, các nội quy quy chế kho và đã quán triệt thực hiện nghiêm tức đến từng cán bộ tham gia quản lý kho, trung tâm,cán bộ kho đều đƣợc tập huấn về phòng cháy chữa cháy. - Công tác sắp xếp vắc xin trong kho: Vắc xin đƣợc sắp xếp phân chia theo nhóm vắc- xin TCMR và vắc- xin dịch vụ để sắp xếp. Hình 3.1. Hình minh họa sắp xếp vắc-xin Dịch vụ 42
  • 51. Hình 3.2: Hình minh họa sắp xếp vắc-xin TCMR Nhận xét: Thủ kho Vắc-xin đã sắp xếp bảo quản đúng theo quy định bảo quản đối với từng loại Vắc-xin. Vắc-xin nhạy cảm với đông băng thì để bên trên, Vắc- xin nhạy cảm với nhiệt độ cao thì để phía dƣới. có nhiệt kế theo dõi nhiệt độ ở từng rổ chứa vắc-xin, chƣơng trình vắc-xin TCMR còn đƣợc trang bị nhiệt kế điện tử tự ghi. 43
  • 52. 3.2.2. Trang thiết bị bảo quản tại Trung tâm y tế Bảng 3.14. Thiếtbị bảoquản lạnh STT Tên thiết bị Đơn Dung Số Tổng dung Mục đích sử vị tích lƣợng tích chứa dụng tính (lít) (lít) 1 Tủ lạnh chuyên dụng Cái 150 5 750 Bảo quản, TCW3000 dự trữ vắc xin 2 Tủ mát 340 L Cái 340 2 680 Bảo quản, dự trữ vắc xin 3 Tủ lạnh 200 L Cái 200 2 400 làm lạnh bình tích lạnh 4 Hòm lạnh Cái 20 1 20 Bảo quản,vận chuyển vắc xin 5 Phíchđựng vắc xin Cái 10 16 160 Bảo quản,vận chuyển vắc xin 6 Bình tích lạnh Cái 0,4 146 58,4 Bảo quản vắc xin Nhận xét: Thiết bị bảo quản vắc- xin tại Trung tâm y tế quận Gò Vấp có đủ trang thiết bị tại kho, đảm bảo đầy đủ số lƣợng thể tích để bảo quản , dự trữ và di chuyển vắc xin. 44
  • 54. Hình 3.3 .Các thiết bị bảo quản lạnh 46
  • 55. Bảng 3.15. Tỷlệ sử dụng của các thiết bị bảo quản vắc-xin STT Tên thiết bị Tổng dung Dung tíchsử Tỷ lệ sử tích chứa (lít) dụng thực tế dụng (%) 1 Tủ lạnh chuyên dụng 750 600 80% TCW3000 2 Tủ mát 340 L 680 520 76,4% 3 Tủ lạnh 200 L 400 300 75% 4 Hòm lạnh 20 15 75% 5 Phích đựng vắc xin 160 135 84,3% Nhận xét: Tỷ lệ sử dụng của các thiết bị bảo quản vắc-xin có khả năng dự trữ bảo quản lạnh của vắc-xin đều trên 70%, tổng số dung tích bảo quản vắc-xin thực tế tại Trung tâm hay khi vận chuyển đều cao, đảm bảo đủ khả năng chứa vắc-xin. Bảng 3.16. Thiếtbị kiểm soátnhiệt độ STT Tên thiết bị Đơn vị tính Số lƣợng Mục đích sử dụng 1 Nhiệt kế Cái 26 Theo dõi nhiệt độ vắc xin ( từ 2 - 80 C ) 2 Logtag Cái 7 Ghi nhiệt độ tự động 3 Fridga tag 2 Cái 2 Ghi nhiệt độ tự động 4 Nhiệt Ẩm Cái 1 Theo dõi nhiệt độ, độ ẩm Kế kho vắc-xin Nhận xét: thiết bị kiểm soát nhiệt độ đầy đủ số lƣợng cho các tủ chứa vắc – xin và khi vận chuyển cho các TYT đáp ứng cho mục đích bảo quản vắc xin là đo nhiệt độ và ghi nhiệt độ tự động vắc xin. 47
  • 56. Fridge – tags 2 Nhiệt kế thủy tinh đặt trong tủ dự trữ vắc-xin Nhiệt Ẩm Kế Logtag Hình 3.4 .Các thiết bị theo dõi nhiệt độ 48
  • 57.  Kết quả đánh giá nhiệt độ theo các thiết bị  Bảng 3.17: Nhiệt độ trung bình trong tủ bảo quản vắc xin Tháng Nhiệt độ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhiệt độ cao nhất 5,1 5 5,2 6,1 6 5 5,1 6 6 5 6,2 5 Nhiệt độ thấp nhất 4 4 5 5 5 4 4 5 5,1 4,1 5 4 Nhiệt độ trung bình hàng tháng 4,55 4,5 5,1 5,55 5,5 4,5 4,55 5.5 5,55 4,05 5,6 4,5 Nhiệt độ trung bình năm 4,95 Yêu cầu (2°C-8°C) Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Nhận xét: Qua khảo sát 12 tháng nhiệt độ của tử bảo quản vắc xin. Nhận thấy nhiệt độ cao nhất trong tủ là 6,2°C và nhiệt độ thấp nhất là 4 °C, đạt yêu cầu nhiệt độ từ 2°C- 8°C theo đúng quy định bảo quản vắc xin. 49
  • 58. 3.2.3. Thực trạng bảo quản Vắc xin Bảng 3.18:Sốlượng, chủng loại, chất lượng vắc xin trong kho năm 2017. SỐ TỒN NĂM TỒN CUỐ I CHẤT LƢỢNG TT TÊN VẮC XIN SỐ NHẬP XUẤT HƢ HAO HỦY KHÔNG 2016 NĂM 2017 ĐẠT ĐẠT 1 Quinvaxem 1509 8500 8471 1538 0 0 X 0 2 Viêm gan B 08 140 122 26 0 0 X 0 3 Viêm não nhật bản 465 6000 5620 845 0 0 X 0 4 OPV 1100 10500 10440 1160 0 0 X 0 5 DPT 980 7000 7060 920 0 0 X 0 6 VAT 400 2800 2760 440 0 0 X 0 7 BCG 30 230 210 50 0 0 X 0 8 Sởi 780 5700 5240 1240 0 0 X 0 9 MR 1110 2760 3020 850 0 0 X 0 Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy số lƣợng chủng loại vắc xin tồn kho năm 2016 và xuất nhập trong năm 2017 cho thấy chất lƣợng vắc xin trong kho tồn cuốinăm 2017 ,đạt yêu cầu về chất lƣợng, không có sự hƣ hao và hủy vắc xin. 50
  • 59. Bảng 3.19: Thực hành bảo quản vắc xin trong vận chuyển TYT thực TYT không thực STT Nội dung thực hiện hiện đúng Tỉ lệ % Tỉ lệ % hiện đúng n=16 n=16 1 Có trang thiết bị chuyên dụng 16 100 0 0 2 Bình tích lạnh có rã đông 14 87,5 2 12,5 3 Sắp xếp bình phíchlạnh đúng quy định 16 100 0 0 4 sắp xếp vắc xin vào phích 13 81,25 3 18,75 5 Nhiệt kế theo dõi Vắc xin 16 100 0 0 6 Nhiệt độ đúng quy định 16 100 0 0 7 Vận chuyển ngay sau khi nhận vắc xin 16 100 0 0 Nhận xét: Từ bảng trên nhận thấy tỷ lệ thực hành bảo quản vắc xin trong vận chuyển đạt tỷ lệ nhƣ sau: Tỷ lệ % các đơn vị TYT thực hiên đúng bảo quản vắc xin trong quá trình vận chuyển đạt tỷ lệ trên 80%. Và tỷ lệ các đƣơn vị không thực hiện đúng chiến tỷ lệ nhỏ nhƣ Bình tích lạnh có rã đông (chiếm 12,5 %), sắp xếp vắc xin vào phích ( chiếm 18,75%) 51
  • 60. 3.2.4. Công tác duy trì nhiệt độ bảo quản Bảng 3.20:Kếtquả sổ sách theo dõi nhiệt độ hàng ngàyNăm 2017 STT Các tiêu chí Nhiệt độ Số ngày theo dõi Tỷ lệ % 1 Số ngày theo dõi nhiệt độ 365 100 2 Số ngày theo dõi 2 lần / ngày 365 100 Nhận xét: Việc theo dõi nhiệt độ hàng ngày tại kho vắc xin đƣợc theo dõi bởi 3 dụng cụ: nhiệt độ của tủ lạnh đặt ở ngoài tủ, 01 nhiệt kế và 01 chỉ thị đông băng đặt trong tủ, việc ghi chép nhiệt độ đƣợc thực hiện hàng ngày lúc 7h30 sáng và 16h chiều.sau đó ghi nhiệt độ vào biểu đồ theo dõi, sau khi hồi cứu bảng theo dõi nhiệt độ nhận thấy việc ghi chép nhiệt độ đƣợc duy trì đúng quy định số ngày theo dõi nhiệt độ, số ngày theo dõi nhiệt độ 2 lần/ ngày tỷ lệ là 100% Bảng 3.21:Kếtquả bảng theo dõi nhiệt độ thực tế tủ vắc xin năm 2017 STT Kết quả theo dõi Nhiệt độ/ 365 ngày Số ngày theo dõi Tỷ lệ % 1 Số ngày ghi đúng giờ 297 81,37 % 2 số ngày không ghi đúng giờ 68 18,63 % 3 Số ngày không ghi 0 0 Tổng 365 100% Nhận xét: Qua kết quả khảo sát cho thấy kết quả theo dõi nhiệt độ thực tế tại tủ vắc xin có số ngày ghi đúng giờ là 297/365 ngày tỷ lệ là 81,37%. Số ngày không ghi đúng giờ là 68 với tỷ lệ là 18,63%., và không có số ngày không ghi. 52
  • 61. CHƢƠNG 4 BÀN LUẬN 4.1. Về hoạt động lựa chọn vắc xin dịch vụ của Trung tâm y tế quận Gò Vấp năm 2017 Hoạt động lựa chọn vắc- xin là hoạt động trọng tâm của việc xây dựng danh mục vắc- xin, một danh mục hợp lý sẽ là nền tảng tốt cho việc mua sắm và sử dụng vắc- xin an toàn, hiệu quả. Quy trình lựa chọn vắc xin dịch vụ đƣợc thực hiện theo các bƣớc rõ ràng trong đó hội đồng thuốc và điều trị đóng vai trò quyết định , có sự tham gia của các khoa và 16 TYT nên việc lựa chọn các loại vắc xin sát với thực tế và nhu cầu sử sung phòng bệnh của ngƣời dân. Kết quả lựa chọn danh mục vắc xin dịch vụ gồm có 29 khoản chủng ngừa đƣợc 16 loại bệnh phòng ngừa , danh mục lựa chọn vắc-xin của Trung tâm cơ bản là đầy đủ đủ các loại vắc- xin phòng ngừa các loại bệnh theo thông tƣ 26/2011/TT-BYT [2]. Các loại vắc xin đều đƣợc Bộ y tế cấp phép lƣu hành tại Việt Nam, các công ty mà Trung tâm lựa chọn đều có uy tín trên thế giới và đạt theo tiêu chuẩn WHO. Việc xây dựng danh mục lựa chọn vắc xin của năm 2017 còn mang tính thụ động dựa trên danh mục có sẵn của năm 2016, chƣa có sự bổ sung đa dạng các loại vắc xin phòng bệnh và chƣa đánh giá lại danh mục qua nhiều năm, để xem xét giá thành của vắc-xin , diễn biến bệnh tật theo từng năm để loại bỏ những vắc-xin có cùng hoạt chất tƣơng tự nhƣng giá thành cao và phải tiêm nhắc lại nhiều lần. Nguyên nhân có thể là do thói quen sử dụng vắc- xin phòng bệnh của ngƣời dân và nhân viên y tế hoặc có thể là do nhân viên y tế chƣa cập nhật đƣợc vắc- xin mới , không muốn thay đổi vắc- xin mới do còn e ngại tính hiệu quả và an toàn của vắc-xin, nên chƣa mạnh dạn tƣ vấn cho ngƣời dân sử dụng phòng bệnh. 53
  • 62. Kết quả lựa chọn Vắc-xin theo nguồn gốc xuất xứ Trong tổng số 29 khoản mục trong đó có 2 khoản vắc xin đƣợc sản xuất trong nƣớc chiếm 6,9% và 27 khoản vắc xin dịch vụ đƣợc nhập khẩu chiếm 93,1%.Số lƣợng vắc xin trong nƣớc chiếm tỷ lệ rất ít do đó cần ƣu tiên lựa chọn những vắc- xin đƣợc sản xuất trong nƣớc. Tuy nhiên từ kết quả trên nhận thấy nguyên nhân có thể là do tâm lý của ngƣời dân còn chƣa tin tƣởng dùng vắc-xin trong nƣớc sản xuất, hoặc có thể do thói quen mua sắm vắc-xin nhập ngoại trong khi vắc-xin trong nƣớc chƣa đƣợc sản xuất, hoặc do các nhân viên y tế chƣa chú trọng đến khâu tƣ vấn cho bệnh nhân. Về hoạt động mua sắm vắc xin dịch vụ tại TTYT quận Gò Vấp năm 2017 Hàng năm cuối quý 4 khoa KSDB sẽ gửi dự trù tới khoa dƣợc, khoa dƣợc sẽ căn cứ vào số lƣợng sử dụng vắc xin của năm trƣớc đó (2016) ,dựa vào tình trạng bệnh tật thay đổi theo mùa, thông tin nguồn cung cấp vắc xin đã đƣợc Bộ Y tế cấp phép lƣu hành tại việt Nam, dịch bệnh bùng phát ở một số địa phƣơng có yếu tố bùng phát trên diện rộng và lấy ý kiến của Hội đồng thuốc và điều trị. Sau khi hội đồng thuốc và điều trị thống nhất sẽ trình Giám đốc Trung tâm thông qua và trình Sở y tế thành phố Hồ Chí Minh xem xét phê duyệt. Thời gian chờ sở y tế phê duyệt khoảng gần 1 tháng , sau khi đƣợc sở y tế phê duyệt về tiến hành mua sắm theo quy định pháp luật và hƣớng dẫn hiện hành theo phƣơng thức mua sắm trực tiếp nhƣ: Căn cứ theo điều 24 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 của Quốc hội Nƣớc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Công văn số 6655/QLD-GT ngày 23/4/2014 của cục Quản lý Dƣợc về hƣớng việc hƣớng dẫn mua sắm vắc xin phục vụ nhu cầu tiêm phòng [6]. Căn cứ Công văn số 2494/SYT-TCKT ngày 08/05/2014 của Sở y tế thành phố Hồ Chí Minh về việc hƣớng dẫn mua vac-xin phục vụ nhu cầu tiêm phòng [7]. 54
  • 63. Quy trình thực hiện mua sắm đƣợc thực hiện một cách chặt chẽ từ khâu lập dự trù đến khâu kết quả đấu thầu rồi thƣơng thảo ký hợp đồng. Tuy nhiên phần xét thầu còn mất nhiều thời gian đòi hỏi qua nhiều công đoạn mà thao tác chấm thủ công do đó mất thời gian cho nhiều công đoạn mà thời gian xét thầu có hạn nên sẽ gây khó khăn chậm chễ cung ứng vắc xin cho công tác phòng bệnh, khoa Dƣợc luôn chịu áp lực trong việc mua sắm vắc xin dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân với tình hình diễn biến bệnh tật khá phức tạp nhƣ hiện nay. Tuy nhiên việc mua sắm trực tiếp nhƣ hiện nay là một phƣơng thức mua sắm thuận lợi cho việc cung ứng vắc xin dịch vụ linh hoạt chủ động hơn trong việc đối phó với diễn biến phức tạp của dịch bệnh, các thủ tục tài chính thuận lợi ,chi trả đúng thời hạn cho các công ty và việc giao nhận hàng cũng đáp ứng kịp thời cho việc phòng bệnh tại đơn vị. Kết quả mua sắm cho thấy trong tổng 29 khoản mục đã chia ra 16 chủng loại vắc xin theo bệnh phòng ngừa, nhƣ vậy có sự đa dạng trong lựa chọn vắc xin và tƣ vấn vắc xin cho ngƣời dân về đơn giá và nƣớc sản xuất Tuy nhiên giá trị trong cơ cấu danh mục vắc xin theo loại bệnh phòng ngừa có sự chênh lệch khá lớn. Tỷ lệ giá trị của vắc-xin phòng bệnh Thủy đậu (18.42%), Vắc xin phòng tiêu chảy(18.41%) , chiếm cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ giá trị của vắc-xin Vắc xin phòng bệnh Uốn ván (0.36%), trong đó vắc- xin Vắc xin phòng bệnh Thủy đậu là loại vắc-xin có chi phí sử dụng cao nhất (xấp xỉ 2,8 tỷ đồng tƣơng đƣơng 5000 liều). Điều đó cho thấy nhu cầu phòng bệnh của ngƣời dân ở quận Gò Vấp về nhóm bệnh này là cao. Nguyên nhân ở nhóm bệnh có giá trị thấp có thể là do một phần ngƣời dân phòng bệnh theo chƣơng trình TCMR, do ngƣời dân chƣa quan tâm đúng mức đến phòng bệnh hoặc do nhân viên y tế chƣa có sự tƣ vấn tôt về phòng bệnh nhóm này. 55
  • 64. So sánh số lƣợng vắc-xin trúng thầu so với kế hoạch cho thấy số lƣợng vắc- xin trúng thầu so với kế hoạch đạt kết quả 100% so với kế hoạch đề ra. Điều đó cho thấy công tác mua sắm thực hiện tốt với mục tiêu đề ra. Nguyên nhân có thể là do công ty có mối liên hệ tốt với đơn vị và nhiều năm cung cấp vắc-xin cho đơn vị, nguồn cung vắc-xin ổn định chƣa có sự biến động về dịch bệnh tăng cao trong thời điểm này. Giá trị vắc xin dịch vụ theo đơn vị trúng thầu cũng có sự khác nhau về tỷ lệ giữa 5 đơn vị. Nguyên nhân là do các mặt hàng vắc-xin mà công ty cung cấp có nguồn gốc xuất xứ khác nhau và loại văc-xin phòng bệnh cũng khác nhau. Nhƣ Công ty cổ phần Dƣợc Mỹ phẩm May các mặt hàng đều đƣợc nhập từ Pháp, và Công ty TNHH Dƣợc phẩm và TTYYT Hoàng Đức đều đƣuọc nhập từ Bỉ, Công ty TNHH DP và vắc-xin Thuận Đức nhập từ Hà Lan, Công ty cổ phần vaccin & sinh phẩm Nam hƣng Việt các mặt hàng từ Việt nam và Ấn Độ. Có thẻ thấy các loại mặt hàng đƣợc nhập ở những nƣớc có chất lƣợng đảm bảo và uy tín trên thị trƣờng quốc tế thƣờng có giá thành cao hơn hẳn những nƣớc mới phát triển nhƣ Việt Nam.  Về hoạt động cấp phát vắc xin dịch vụ tại TTYT quận Gò Vấp năm 2017 Từ kết quả nghiên cứu cho thấy vắc- xin dịch vụ đƣợc sử dụng phần lớn ở phòng khám đa khoa với tổng 23.670 liều chiếm 58,7%, tổng 16 Trạm y tế phƣờng với tổng 16.664 liều chiếm 41,3% nhƣ vậy mỗi trạm tiêm chủng chỉ chiếm khoảng 2,6% số lƣợng vắc xin nhập. Trong kết quả cấp phát cho các đơn vị cũng cho thấy có những loại vắc xin sử dụng rất nhiều nhƣ Jevax (4219 liều ) dự trù là 4000 liều vƣợt 219 liều , MMR II (4132 liều) dự trù 4000 liều vƣợt dự trù 132 liều , Synflorix (3560 liều) dự trù 3000 liều vƣợt dự trù 560 liều , Varivax (3486 liều) dự trù 3000 liều vƣợt so với dự trù 486 liều. 56
  • 65. Có 1 số vắc xin đƣợc sử dụng rất ít nhƣ : Tetraxim(145 liều) dự trù 1000 liều dƣ so với dự trù là 855 liều, Engerix B 10mcg (200 liều) dự trù 1000 liều dƣ so với dự trù 800 liều , Cevarix (133 liều) 200 liều dƣu so với dựu trù là 867 liều. Có loại vắc xin không sử dụng nhƣ 3 loại vắc-xin không đƣợc chủng ngừa gồm có Tetavax dự trù 1000 liều, Pneumo 23 dự trù 1000 liều, Quimi Hib dự trù 1500 liều. Từ kết quả trên vắc-xin sử dụng rất nhiều có thể do bệnh phát triển theo mùa và diễn biến của bệnh phức tạp, vắc xin viêm não Nhật Bản dùng để dự phòng bệnh viêm não Nhật Bản cho mọi đối tƣợng ngƣời lớn và trẻ em từ đủ 12 tháng tuổi trở lên. Vắc-xin sử dụng rất ít nhƣ Tetraxim có thể do Vắc xin Tetraxim: phòng 4 bệnh (bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt) so với vắc xin Pentaxim: phòng 5 bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, bệnh do Hib do đó ngƣời dân chọn sự tiện lợi tiêm 1 lần và chủng đƣợc nhiều bệnh hơn nên ngƣời dân sử dụng rất ít vắc-xin Tetraxim. Nhƣ vậy có thể thấy rằng, công tác dự trù vắc-xin chƣa đƣợc sát với nhu cầu thực tế có những loại vắc-xin sử dụng vƣợt so với dự trù mua sắm và có những loại vắc xin dƣ thừa và không sử dụng , do đó sẽ gây khó khăn trong việc mua sắm và bảo quản vắc xin và tỉ lệ vắc-xin dịch vụ đƣợc sử dụng đang còn sự chệnh lệch khá lớn giữa các đơn vị.  Về hoạt động nhập- xuất- tồn vắc xin trong năm 2017 Kết quả nghiên cứu cho ta thấy: phần lớn các loại vaccine đƣợc cung ứng đều đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vaccine tại 16 trạm y tế phƣờng trực thuộc Trung tâm Y tế quận Gò Vấp, đều cung ứng đủ số lƣợng dự trù cho các đơn vị. 57
  • 66. Tuy nhiên phần lớn Vắc-xin còn tồn kho cuối kỳ quá cao nhƣ Quinvaxem, Sởi và OPV nguyên nhân là do số lƣợng tồn đầu kỳ cao. Do vậy lƣợng dự trữ quá lớn hơn nhu cầu sử dụng. Điều đó cho thấy Trung tâm làm công tác dự trù lên Trung tâm Y tế dự phòng thành phố không đƣợc tốt nên số lƣợng tồn kho Quinvaxem, Sởi và OPV quá cao so với nhu cầu thực tế sử dụng. Qua khảo sát thông qua 9 khoản vắc xin nhận thấy số lần nhập kho và xuất kho đƣợc xuất theo nguyên tắc FEFO và Số phiếu xuất vắc-xin TCMR đều tuân thủ theo nguyên tắc FEFO. 4.2. Về hoạt động bảo quản vắc xin tại Trung tâm y tế quận Gò Vấp Khoa dƣợc tại TTYT quận Gò vấp là đầu mối phân phối vắc xin cho tuyến dƣới , do đó số lƣợng vắc xin không nhập về một lúc mà phải chia theo từng đợt nhỏ.Số lƣợng vắc xin TCMR và vắc xin dịch vụ đƣợc bảo quản tại kho luôn trong tình trạng trong kho nhiều, để phục vụ đủ nhu cầu phục vụ cho việc phòng dịch bệnh của đơn vị. Về diện tích nhà kho Diện tích nhà kho đƣợc tận dụng lại của phòng khám bệnh, đáp ứng đƣợc yêu cầu về diện tích nhƣ diện tích sàn sử dụng 25,8 m² ,dung tích 83,23, sàn nhà đƣợc thiết kế đảm bảo tiêu chuẩn kho.nhà kho đƣợc bố trí hợp lý tại tầng trệt để thuận tiện cho việc xuất, nhập vắc xin, tuy nhiên nhà kho chƣa đƣợc xây dựng mà đƣợc tận dụng lại cơ sở vật chất của bệnh viện ( phòng khám ).Cần bố trí hợp lý các cửa ra vào đủ rộng để thuận tiện cho việc nhập và cấp phát vắc xin hàng ngày cho các đơn vị tuyến dƣới [4]. Các trang thiết bị phòng chống cháy nổ và trang thiết bị bảo quản vắc xin đƣợc trang bị đầy đủ đáp ứng theo yêu cầu và quy định hiện hành [8] và đã quán triệt thực hiện nghiêm tức đến từng cán bộ tham gia quản lý kho, trung tâm,cán bộ kho đều đƣợc tập huấn về phòng cháy chữa cháy. 58
  • 67. Công tác sắp xếp vắc-xin sắp xếp bảo quản đúng theo quy định bảo quản đối với từng loại Vắc-xin. Vắc-xin nhạy cảm với đông băng thì để bên trên, Vắc-xin nhạy cảm với nhiệt độ cao thì để phía dƣới. có nhiệt kế theo dõi nhiệt độ ở từng rổ chứa vắc-xin, chƣơng trình vắc-xin TCMR còn đƣợc trang bị nhiệt kế điện tử tự ghi. Trang thiết bị bảo quản lạnh Thiết bị bảo quản vắc- xin tại Trung tâm y tế quận Gò Vấp có đủ trang thiết bị tại kho, đảm bảo đầy đủ số lƣợng thể tích để bảo quản , dự trữ và di chuyển vắc xin Tỷ lệ sử dụng của các thiết bị bảo quản vắc-xin có khả năng dự trữ bảo quản lạnh của vắc-xin đều trên 70%, tổng số dung tích bảo quản vắc-xin thực tế tại Trung tâm hay khi vận chuyển đều cao, đảm bảo đủ khả năng chứa vắc-xin. Điều này có thể đƣợc giải thích do Ban Giám đốc và lãnh đạo khoa đã quan tâm chỉ đạo và đầu tƣ kho vắc-xin, do kho vắc-in là kho quan trọng liên quan đến trực tiếp sức khỏe phòng bệnh và yêu cầu nghiêm ngặt bắt buộc về công tác bảo quản đúng nhiệt độ để đảm bảo vắc-xin còn hiệu lực chủng ngừa cho ngƣời và tránh những tai biến xảy ra. Kết quả đánh giá nhiệt độ trung bình trong tủ bảo quản vắc-xin trong năm 2017, nhiệt độ cao nhất trong tủ là 6,2°C và nhiệt độ thấp nhất là 4 °C, đạt yêu cầu nhiệt độ từ 2°C- 8°C theo đúng quy định bảo quản vắc xin. Chất lƣợng Vắc xin đƣợc bảo quản đều đảm bảo về chất lƣợng , không có sự hƣ hao và đƣợc thực hiện đúng quy trình xuất nhập và bảo quản vắc xin tại kho trong các khâu đều có biên bản kiểm nhập. Công tác duy trì nhiệt độ bảo quản theo dõi nhiệt độ hàng ngày tại kho vắc xin đƣợc theo dõi bởi 3 dụng cụ: nhiệt độ của tủ lạnh đặt ở ngoài tủ, 01 nhiệt kế và 01 chỉ thị đông băng đặt trong tủ, việc ghi chép nhiệt độ đƣợc thực hiện hàng ngày lúc 7h30 sáng và 16h chiều.sau đó ghi nhiệt độ vào biểu đồ 59
  • 68. theo dõi, sau khi hồi cứu bảng theo dõi nhiệt độ nhận thấy việc ghi chép nhiệt độ đƣợc duy trì đúng quy định số ngày theo dõi nhiệt độ, số ngày theo dõi nhiệt độ 2 lần/ ngày tỷ lệ là 100%. Kết quả tích cực này có thể do nhân viên phụ trách kho vắc-xin đã đƣợc tập huấn bài bản và áp dụng đúng quy định về bảo quản vắc xin, lãnh đạo khoa thƣờng xuyên giám sát quan tâm đến kho , các trang thiết bị đƣợc mua sắm đầy đủ hoạt động tốt phục vụ nhu cầu bảo quản vắc-xin đƣợc đảm bảo đúng quy định. Kết quả theo dõi tủ vắc-xin thực tế cho thấy kết quả theo dõi nhiệt độ thực tế tại tủ vắc xin có số ngày ghi đúng giờ là 297/365 ngày tỷ lệ là 81,37%. Số ngày không ghi đúng giờ là 68 với tỷ lệ là 18,63%., và không có số ngày không ghi. Kết quả này có thể do cấp vắc- xin vào buổi sáng hơn 7h00 cho nhiều đơn vị một lúc và thực hiện ghi 7h30 dẫn đến việc không ghi đúng thời gian. Hoặc do công việc đột xuất nên tới kho trễ. Thực hành bảo quản vắc-xin trong vận chuyển cho thấy tỷ lệ % các đơn vị TYT thực hiện đúng bảo quản vắc xin trong quá trình vận chuyển đạt tỷ lệ trên 80%. Và tỷ lệ các đƣơn vị không thực hiện đúng chiến tỷ lệ nhỏ nhƣ Bình tích lạnh có rã đông (chiếm 12,5 %), sắp xếp vắc xin vào phích ( chiếm 18,75%) Nguyên nhân: Do chƣa thực hiện đúng quy trình đúng quy định nhƣ: săp xếp vắc-xin vào bình và bình tích lạnh có rã đông. Mặc dù công tác bảo quản Vắc xin tại Trung tâm đều đảm bảo chất lƣợng, thực hiên đúng theo các quy định của Bộ Y tế song hoạt động này vẫn còn tồn tại một số vấn đề. Hiện tại nhà kho chƣa đạt chuẩn trong quy định của GSP [9] do nhà kho đƣợc tận dụng lại của phòng khám bệnh. Việc bố trí cửa chƣa hợp lý vì chỉ có 1 cửa vừa xuất và vừa nhập, đƣờng đi lại chƣa hợp lý, lƣu thông xuất, nhập khó khăn khi đi lại hoặc khi có biến cố xảy ra khó xử lý tình huống. Chƣa có bồn nƣớc vòi rửa tay gần kho vắc-xin phải đi xa rửa tay 60
  • 69. gây khó khăn. Về Trang thiết bị, kho dƣợc có 5 tủ lạnh chuyên dụng còn hạn chế do đó số lƣợng vắc xin nhập về chƣa đáp ứng với yêu cầu thực tế hoặc khi tình hình bệnh tật diễn biễn khó lƣờng và nhu cầu phòng bệnh của ngƣời dân đƣợc tăng cao hàng năm. Việc ghi nhiệt độ, độ ẩm còn đƣợc thực hiện thủ công và mang tính đối phó cần đƣợc đầu tƣ trang thiết bị ghi nhiệt độ, độ ẩm tự động nhƣ nhiệt ẩm kế. Về xây dựng thông tin dữ liệu, Kho dƣợc và trung tâm chƣa có phần mềm đặc biệt là phần mềm quản lý kho vắc xin, do đó việc thông tin số lƣợng nhập và tồn trữ thông tin đến cho tuyến dƣợc còn làm thủ công , chƣa chủ động trong công tác cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ đến các đơn vị và cập nhật thông tin nhƣ quy định, hƣớng dẫn… từ các Bộ ,ngành. 61