SlideShare a Scribd company logo
1 of 72
TIỂU LUẬN:
Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ
phần tập đoànThái Hoà
MÃ TÀI LIỆU: 80644
ZALO: 0917.193.864
Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế toàn cầu hoá vừa tạo cơ hội vừa đem lại những thách thức cho
doanh nghiệp trên thế giới nói chung và doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Nền kinh
tế phát trển cùng với sự đổi mới cơ bản của cơ chế quản lý, các doanh nghiệp Việt Nam
cũng đang tự hoàn thiện lại mình và phát triển mạnh mẽ trên mọi mặt kinh tế. Để tồn
tại và đi lên các doanh nghiệp cần phải xây dựng một cơ chế quản lý chặt chẽ và hệ
thống thông tin có hiệu quả. Với mục đích đó, các doanh nghiệp đã sử dụng một trong
những công cụ quan trọng nhất và hiệu quả nhất là hạch toán kế toán.
Với chức năng chính của hạch toán kế toán là phản ánh, giám đốc một cách liên
tục, toàn diện và có hệ thống tất cả mọi hoạt động kinh tế, thông tin kế toán đóngvai
trò hết sức quan trọng, là cơ sở để nhà quản trị ra các quyết định kinh doanh chiếnlược
kịp thời cho doanh nghiệp.
Bên cạnh những mặt đã đạt được trong công tác hạch toán kế toán của đơn vị,
các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn mắc phải những nhược điểm, thiếu sót cần hoàn
thiện. Trong xu thế hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam cần cố gắng khắc phục để
nâng cao hơn nữa công tác kế toán của mình, để hạch toán kế toán thực sự là “công
cụ quản lý kinh tế” một cách hữu hiệu nhất.
Với khoá thực tập tại công ty cổ phần tập đoàn Thái Hoà đã tạo cơ hội cho em
tìm hiểu thực tiễn công tác kế toán tại đơn vị, thấy được mối liên hệ giữa lý thuyết tại
chiếc ghế nhà trường và thực tế bổ ích – là hành trang cho chúng em bước vào nghề.
Qua thời gian thực tập này, em đã hoàn thành bài báo cáo thực tập tổng hợp với nội
dung gồm 3 phần:
Chương I: Tổng quan về công ty cổ phần tập đoàn Thái Hoà
Chương II: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần tập
đoàn Thái Hoà
Chương III: Nhận xét khái quát tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ
phần tập đoàn Thái Hoà
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT VÀ TỔ CHỨC
BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THÁI HOÀ
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CÔNG
TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THÁI HOÀ
1.1.1. Quá trình hình thành công ty cổ phần tập đoàn Thái Hoà
* Giới thiệu công ty
Đã từ rất lâu, niềm khao khát cháy bỏng:“ tạo dựng thương hiệu cà phê
Arabica của vùng đất Phủ Quỳ danh tiếng ” luôn chảy trong con người đầy nhiệt huyết
Nguyễn Văn An. Cho đến tháng 03/ 1996 mơ ước này mới trở thành hiện thực khi ông
quyết định thành lập công ty riêng: Công ty Thái Hoà. Thái Hoà là công ty trách nhiệm
hữu hạn hai thành viên trở lên chuyên sản xuất và chế biến cà phê – một nông sản điển
hình. Công ty được chính thức thành lập vào ngày 04/03/1996 theo giấy phép kinh
doanh số 2335/GP – UB, đăng ký kinh doanh số 048176 do sở kế hoạch và đầu tư cấp
ngày 12/3/1996, với vốn điều lệ ban đầu là 55 tỷ, nhà máy đầu tiên được xây dựng là
Thái Hoà Nghệ An sản xuất và chế biến cà phê xuất khẩu.
-Tên công ty: Công ty SX & TM Thái Hoà
-Tên tiếng Anh: Thai Hoa production and Trading company Limited
-Tên viết tắt: T.H Co., Ltd
-Đơn vị quản lý: Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội
- Giám đốc công ty: Nguyễn Văn An
-Trụ sở chính: D21 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
-Tel: (84-4).5761332 – Fax: (84-4).8520507
-Mã số thuế: 0100367361
-Số tài khoản: 1001232257
- Tổng vốn điều lệ ban đầu là 55 tỷ đồng
-Tổng số nhân viên khi mới hình thành là: 67 người
- Ngành nghề kinh doanh chính là chế biến và xuất khẩu cà phê
Cách đây 13 năm, cà phê Việt Nam bị coi là kẻ xa lạ, thậm chí cà phê Arabica
còn bị người ta kì thị đến mức nếu người mua phát hiện cà phê Robusta có trộn cà phê
Arabica thì sẽ bị từ chối. Trong bối cảnh đó, với lòng tin sắt đá vào sự thành công của
một nước có khí hậu nhiệt đới, đất đai thuận lợi cùng với tầm nhìn chiến lược, ông
Nguyễn Văn An đã xây dựng thương hiệu cà phê ngày càng lớn mạnh, các nhà máy
sản xuất và chế biến cà phê dần được xây dựng khắp các tỉnh miền Bắc, Trung, Nam.
Ra đời vào giữa năm 1996, từ mô hình công ty TNHH nằm giữa thị trấnThái Hòa, sau
hơn 13 năm, ông Nguyễn Văn An - chủ tịch tập đoàn hiện nay đã đưa Thái Hòa thành
một tập đoàn lớn mạnh, gồm 15 công ty thành viên và là doanh nghiệp duy nhất Việt
Nam hoạt động khép kín từ canh tác, sản xuất, chế biến, xuất khẩu cà phê nhân và cà
phê tiêu dùng, hệ thống chế biến lớn và hiện đại phủ khắp cácvùng cà phê Việt Nam
và Lào.
Cà phê Thái Hòa đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín và trở thành thương hiệu
cà phê quen thuộc đối với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước.
** Lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp
Chế biến cà phê: đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu sản phẩm và dịch vụ của
Thái Hòa, với tỷ trọng 90% điểm nổi bật về sản phẩm của Thái Hòa là chế biến chất
lượng cao, đáp ứng tiêu chuẩn vào bất kỳ thị trường và nhà rang xay nào trên thếgiới.
Trồng cà phê: bên cạnh thế mạnh là chế biến cà phê, Thái Hòa đang khẳng định
uy tín trong lĩnh vực trồng cà phê với một loạt dự án lớn ở Việt Nam và Lào có tổng
diện tích 10.000 ha.
Cao su: Trong thời gian tới, cao su sẽ trở thành sản phẩm nông nghiệp chủ lực
của Thái Hòa. Hiện tại, Thái Hòa đang triển khai dự án trồng 12.000 ha cao su tại tỉnh
Savavakhet. Với tổng vốn đầu tư trên 60 triệu USD, và đến năm 2005 Thái Hòa sẽ kết
thúc giai đoạn trồng để chuyển sang giai đoạn đầu tư phát triển và chuẩn bị chokhai
thác.
Xây dựng và bất động sản: Nằm trong chiến lược mở rộng lĩnh vực kinh doanh,
xây dựng và đầu tư bất động sản sẽ là một trụ cột kinh doanh của Thái Hòa Mở đầu
cho lĩnh vực kinh doanh là khách sạn Thái Ninh với tổng vốn đầu tư 30 tỷ đồng.
Thương mại và dịch vụ: Thời gian qua lĩnh vực này dù chiếm tỷ trọng nhỏ
nhưng có tốc độ tăng trưởng rất cao, hứa hẹn sự đóng vai trò lớn trong cơ cấu kinh
doanh của Thái Hòa trong tương lai. Dịch vụ Thái Hòa chủ yếu tập trung cho hoạt động
xuất khẩu cà phê, trong đó nổi bật là dịch vụ kho vận. Sắp tới, Thái Hòa sẽ cung cấp
thêm các dịch vụ kỹ thuật cà phê.
1.1.2. Sự phát triển của công ty cổ phần tập đoàn Thái Hoà
* Giai đoạn 1996-2006: Khai sáng tương lai Arabica Việt Nam
Thái Hoà đã được ghi nhận có công lớn trong việc đưa cà phê Arabica trở
thành mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao ra thị trường thế giới. Cách đây 10 năm cà phê
này được trồng còn rất hạn chế ở nước ta, chỉ chiếm 10% trong tổng diện tích cà phê.
Nhưng bằng sự quyết tâm và tầm nhìn chiến lược của mình, với phương châm: “Nghĩ
khác biệt bước ra thế giới” Thái Hòa đã đưa Arabica trở thành mặt hàng xuất khẩu có
giá trị lớn trên thị trường thế giới, xây dựng các nhà máy với công suất lớnvà chất
lượng cao. Thái Hoà đã chinh phục được khách hàng khó tính Nhật Bản và tiến hành
xuất khẩu cà phê sang Mĩ, EU, Trung Đông… Thái Hoà đã xây dựng vàmở rộng
được nhiều nhà máy và chi nhánh cụ thể như sau:
- Tháng 6/1997: Xây dựng nhà máy chế biến cà phê xuất khẩu đầu tiên tại Hà
Nội
- Tháng 12/1998: Nhà máy Nghệ An sử dựng công nghệ chế biến ướt đi vào
hoạt động, nay là Công ty Thái Hoà Nghệ An
- Tháng 9/2000: Nhờ sự kiện xây dựng nhà máy chế biến cà phê Liên Ninh.
Thái Hòa trở thành nhà xuất khẩu số 1 Việt Nam về cà phê Arabica
- Tháng 8/2001: Xây dựng nhà máy chế biến ướt tại Khe Xanh (Quảng Trị)
- Tháng 3/2002: Mở thêm chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh
- Tháng 2/2003: Nhận chứng chỉ ISO 9001-2000, mở cửa chi nhánh tại Sơn
La
- Tháng 2/2004: Xây dựng nhà máy chế biến cà phê Lao Bảo (Quảng Trị),
hiện nay là công ty Thái Hòa Quảng Trị
- Tháng 6/2005: Thành lập chi nhánh tại Điện Biên và xây dựng nhà máy chế
biến cà phê An Giang tại Đồng Nai
- Đến năm 2006: Nhà máy này được đưa vào hoạt động với công suất trên
60.00 tấn/năm nhưng chỉ sau một năm, Nhà máy An Giang đã vươn lên vị trí hàng
đầu về chế biến và xuất khẩu cà phê với kim ngạch hơn 80 triệu USD, khách hàng là
các nhà rang xay lớn ở trên 20 nước. Yếu tố chất lượng là một lý do khiến một số tập
đoàn cà phê nước ngoài muốn đặt hợp đồng mua sản phẩm dài hạn với Nhà máy cà
phê An Giang
- Cũng trong năm 2006 (6/2006): Thái Hòa cho thành lập công ty Thái Hòa Lào
- Việt và công ty Thái Hòa Thừa Thiên - Huế
- Tháng 5/2007 : Lễ động thổ xây dựng nhà máy cà phê Lâm Đồng được tổ
chức
** Giai đoạn 2007 đến nay – Thái Hoà bước ngoặt vươn lên
Năm 2008, khởi đầu giai đoạn phát triển thứ hai của Thái Hòa, đánh dấu bước
ngoặt quan trọng cho sự chuyển mình mạnh mẽ của mình trên mọi phương diện. Từ
chỗ là một Công ty có các thành viên theo tính chất hành chính, Thái Hoà đã trở thành
loại hình doanh nghiệp cổ phần và có các Công ty thành viên hoạt động theo mô hình
Tập đoàn, theo mối quan hệ kinh tế. Mô hình mới đã tạo động lực mạnh mẽ cho Thái
Hoà phát triển với tốc độ cao.
- Tháng 8/2008 nhà máy cà phê chế biến ướt Lâm Đồng bắt đầu đi vào hoạt
động
- Tháng 1/2008 thành lập công ty cổ phần An Giang
Ngày 19/05/2008 công ty TNHH SX và TM Thái Hoà chuyển đổi thành công
ty cổ phần tập đoàn Thái Hoà với giấy phép kinh doanh số 0103024767 ngày
19/5/2008 (được chuyển đổi từ Công ty TNHH sản xuất và thương mại Thái Hoà) do
Sở Kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp
- Tên công ty: Công ty cổ phần tập đoàn Thái Hòa
- Tên tiếng anh: Thai hoa group joint stock company
- Tên viết tắt: thaihoa group.,Jsc
- Vốn điều lệ của doanh nghiệp tính đến thời điểm tháng 6/2008 là 350 tỷ
VNĐ
- Tháng 9 năm 2009 các chi nhánh Hồ Chí Minh, Điện Biên và Sơn La được
chuyển đổi thành các công ty con
1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THÁI HOÀ
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần tập đoàn Thái Hoà
Chức năng
 Sản xuất cà phê hòa tan và cà phê nhân đáp ứng nhu cầu thị trường trong
nước
 Trực tiếp xuất khẩu mặt hàng cà phê mang tên Thái Hòa, đáp ứng nhu cầu
mọi khách hàng trên thế giới
Nhiệm vụ
 Xây dựng và thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch
vụ
 Doanh nghiệp tự tạo nguồn vốn, quản lý, khai thác sử dụng chúng một
cách hiệu quả
 Tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý kinh tế, quản lý xuất khẩu và giao
dịch đối ngoại
 Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng kinh tế có liên quan
 Nâng cao chất lượng, gia tăng lượng hàng xuất khẩu, mở rộng thị trường
nước ngoài, thu hút ngoại tệ và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu
 Đào tạo cán bộ lành nghề, có kinh nghiệm phục vụ lâu dài cho công ty
 Làm tốt mọi nghĩa vụ và công tác xã hội khác
1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty cổ phần tập
đoàn Thái Hoà
Thái Hoà là nhà chế biến và xuất khẩu cà phê hàng đầu Việt Nam và có uy tín
trên thị trường quốc tế, cũng là doanh nghiệp duy nhất ở Việt Nam có quy trình khép
kín từ trồng, thu mua, chế biến và xuất khẩu cà phê.
+Bộ phận sản xuất chính của Thái Hòa gồm 7 nhà máy chế biến cà phê ở Việt
Nam đó là:
- Nhà máy chế biến Nghệ An
- Nhà máy chế biến cà phê Khe Sanh
- Liên hợp chế biến cà phê và phân vi sinh Lâm Đồng
- Nhà máy chế biến cà phê Lao Bảo
- Nhà máy chế biến cà phê An Giang Đồng Nai
- Nhà máy chế biến cà phê Liên Linh
- Nhà máy chế biến cà phê giáp bát
Trong đó có 5 nhà máy sản xuất tiến hành hoạch toán độc lập, có nhiệm vụ xay,
rang, sấy, đóng gói cà phê nhân Arabica, cà phê nhân Robusta tạo thành sản phẩm cà
phê xuất khẩu Thái Hòa. Các bộ phận sản xuất này sẽ căn cứ vào đơn đặt hàng, vào
tình hình tiêu thụ của thị trường và nhu cầu dự trữ của công ty để tiến hànhsản xuất.
Còn 2 phân xưởng Liên Ninh và Giáp Bát giữ vai trò sản xuất phụ thuộc. Chuyên sản
xuất ra cà phê cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
+ Các bộ phận sản xuất phụ gồm các phòng ban, tuy không trực tiếp sản xuất ra
sản phẩm nhưng có nhiệm vụ hỗ trợ, phục vụ cho các bộ phận sản xuất chính.
Các phòng ban này bao gồm: Phòng kế hoạch kỹ thuật, phòng tài chính kế toán,
ban kinh doanh xuất nhập khẩu, ban bảo vệ.
Nhiệm vụ và chức năng của một số bộ phận tiêu biểu:
 Phòng kế hoạch kỹ thuật: Lập kế hoạch sản xuất và điều độ sản xuất, lập kế
hoạch về nguyên vật liệu đầu vào,soạn thảo hợp đồng kinh tế. Quản lý vật tư, kho hàng,
quản lý thiết bị công nghệ ,nghiên cứu sản phẩm mới, mẫu mã, bao bì sản phẩm...
 Ban bảo vệ: Thực hiện công tác bảo vệ nội bộ, an ninh chính trị xã hội trong
doanh nghiệp, công tác phòng chống cháy nổ, bảo vệ kinh tế, bí mật công nghệ.Tổ
chức huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ và thực hiện nghĩa vụ quân sự.
- Thị trường đầu vào
Do một số khó khăn ban đầu nên vấn đề tích tụ dất và quy hoạch phát triển
trồng trọt và chế biến cà phê chưa đi vào quỹ đạo. Quá trình trồng trọt và chế biến cà
phê theo lề thói cũ( tự phát, công nghệ chế biến thô sơ) đã tạo ra những hố sâu biến
động về cung cầu, chất lượng kém, ngay cả trong nước chưa nói đến thị trường thế
giới. Vì vậy, diện tích cà phê cả nước hàng năm vẫn tăng nhiều nhưng hiệu quả không
cao: do chế biến không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng dẫn đến giá cả thấp, thị phần
xuất khẩu nhỏ. Nhiều nông trường, hộ trồng cà phê đã phải chuyển đổi sang câytrồng
khác. Trước tình hình đó, Công ty Thái hòa thu mua nguyên liệu trên các vùng miền
trên lãnh thổ Việt Nam thông qua các kênh Công ty thành viên, Chi nhánh, Xí nghiệp,
Văn phòng đại diện, các trạm thu mua và các đại lý.Tổ chức mua hàng theo phương
pháp này tạo được sự ổn định và tính chủ động cao trong kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Phương pháp này giúp công ty giảm được chi phí vận chuyển gom hàng, lượng hàng
mua vào lớn, kiểm soát được chất lượng nguyên liệu ổn định.
-Thị trường tiêu thụ
Do công tác nghiên cứu thị trường luôn được diễn ra thường xuyên, nguồn thông
tin luôn được cập nhật và sử lý kịp thời. Khi có sự thay đổi của doanh nghiệp đã nhanh
chóng nắm bắt và đưa ra những quyết định đúng đắn, hợp lý . Đưa ra được các định
hướng cụ thể để thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường một cách nhanh chóng. Hiện tại,
sản phẩm cà phê Thái Hòa được tiêu thụ trên 40 nước và vùng lãnh thổ thuộc 4 châu
lục. Trong đó các thị trường chính là Mỹ, Nhật và EU, chiếm 70% sản lượng và đóng
góp 83% kim ngạch xuất khẩu của Thái Hòa. Các thị trường khác như Trung Quốc,
Hàn Quốc, Trung Đông, Châu Phi… Ngày càng đóng góp quan trọng với sự tăng mạnh
đơn đặt hàng. Năm 2007, tốc độ tăng trưởng của nhóm thị trường này đạt trên 30%
Hai kênh tiêu thụ sản phẩm khá phổ biến của doanh nghiệp là: bán trực tiếp đến
tay người tiêu dùng và thông qua các nhà bán buôn, đại lý.
Để nâng cao hiệu quả của tiêu thụ sản phẩm, Thái Hoà luôn áp dụng các biện
pháp kích thích người tiêu dùng như quảng cáo, dịch vụ sau bán hàng…Doanh nghiệp
luôn có sự theo dõi sự phản ứng của khách hàng qua:
+ Tiếp nhận phản hồi khách hàng thông qua gặp gỡ, trao đổi trực tiếp
+ Định kỳ gửi phiếu đánh giá cho khách hàng
Qua đó có những biện pháp thích hợp để đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng,
tạo thương hiệu trong lòng công chúng.
- Về nhân sự
Nguồn nhân lực luôn là yếu tố rất quan trọng và quyết định đến sự thành thành
bại của doanh nghiệp. Cùng với khoa học - công nghệ, nguồn nhân lực luôn được Thái
Hòa coi trọng từ tuyển dụng đến đào tạo và phát triển. Nguồn nhân lực được sử dụng
là toàn bộ đội ngũ cán bộ có trình độ tay nghề cao từ trong và nước ngoài. Nguồn nhân
lực chủ yếu được sử dụng để trực tiếp sản xuất ra cà phê. Tuy nhiên cùng với sự phát
triển của kinh tế thị trường, sự phát triển của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cơ cấu sử
dụng nguồn nhân lực của doanh nghiệp cũng dần thay đổi qua các năm.
Bảng 1: cơ cấu lao động của doanh nghiệp
Chỉ tiêu
2006 2007 2008 2009
Số
lượng
(người)
Cơ cấu
(%)
Số
lượng
(người)
Cơ cấu
(%)
Số
lượng
(người)
Cơ cấu
(%)
Số
lượng
(người)
Cơ cấu
(%)
Phân loại
theo tính
chất lao
động
Trực tiếp 21.056 95,2 21.418 94,5 22.142 94,2 22.954 93,1
Gián tiếp 1.045 4,8 1.235 5,5 1.372 5,8 1.694 6,9
Phân loại
theo
ngành
nghề
Ngành sản
xuất NN
9.784 44,2 9.811 43,7 9.601 40,8 9.743 39,5
Ngành sản
xuất CN
7.025 31,8 7.323 32,3 7.901 33,6 8.408 34,1
Kinh
doanh TM
5.301 24 5.519 24,3 6.012 25,6 6.497 26,4
Phân loại
theo trình
độ lao
động
Đại học 1.908 8,6 2.100 9,3 2.415 10,3 2.826 11,5
Cao đẳng,
trung cấp
7.989 36 8.060 35,6 8.409 35,8 8.976 36,4
Chưa đào
tạo
12.203 55,4 12.493 55,1 12.690 53,93 12.846 52,1
Tổng lao động 22.110 100 22.653 100 23.514 100 24.648 100
Nguồn: Phòng Hành chính
Nhận xét:
Nhìn vào thực trạng chung ta thấy: Cơ cấu lao động đã có sự chuyển biến rõ rệt
và theo chiều hướng tích cực. Số lượng lao động ngày càng gia tăng, hoạt động của
công ty được mở rộng nên nhu cầu tuyển dụng ngày càng nhiều hơn. Cụ thể là năm
2006 tổng lao động mới chỉ là 22.110 nhưng đến năm 2009 tổng lao động đã tăng
lên 11,47% với 24.648 người. Về chất lượng lao động cũng được nâng cao hơn. Số lao
động có trình độ cao ngày càng chiếm tỉ lệ lớn hơn trong tổng số lao động của doanh
nghiệp
Xét theo tính chất lao động: Do trình độ công nghệ máy móc ngày càng hiện đại,
số công nhân có trình độ và được đào tạo ngày một tăng, lao động trực tiếp của doanh
nghiệp đã được chuyển dần sang gián tiếp. phần trăm lao động gián tiếp chiếmtỉ lệ
ngày càng lớn trong cơ cấu lao động. Như năm 2007, 2008, 2009 các tỷ lệ phần trăm
này lần lượt là: 5,5%, 5,8%, 6,9%
Xét theo ngành: Do thị trường xuất khẩu cà phê của doanh nghiệp ngày càng mở
rộng, người dân cũng đã được phổ biến phương pháp hiện đại tiến dần đến công nghệ.
Điều này đã dẫn đến tỉ lệ lao động trong ngành nông nghiệp giảm dần qua các năm từ
2006-2009 là: 44,2%; 43,7%; 40,8%; 39,5%. Và thay vào đó là sự phát triển của công
nghiệp và thương mại.
1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty
Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty là quy trình sản xuất giản đơn được
tiến hành tại phân xưởng. Nguyên vật liệu được bỏ một lần, toàn bộ ngay từ đầu quy
trình công nghệ. Đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ phân xưởng, đối tượng tính giá
thành là sản phẩm hoàn thành và việc tính giá thành được tiến hành theo phương pháp
giản đơn.
Công ty Thái Hoà được biết đến với dây chuyền công nghệ sản xuất cà phê hiện
đại nhất Việt Nam. Điểm nổi bật về sản phẩm cà phê của Tập Đoàn Thái Hoà là chế
biến chất lượng cao, với công nghệ tiên tiến hiện đại và quy trình ISO đáp ứng đủtiêu
chuẩn của bất kỳ thị trường nào và của các nhà rang xay nào trên thế giới. Sản lượng
cà phê Robusta xuất khẩu đạt trên 200.000tấn/năm. Tập đoàn Thái Hoà đặt mục tiêu
đến năm 2010 cà phê Robusta sẽ đạt 40% sản lượng xuất khẩu. Riêng cà phê Arabica
chiếm tới 70% lượng xuất khẩu của Việt Nam. Dưới đây là quy trình chếbiến cà phê
khô tại công ty Thái Hoà:
Sơ đồ 1: Đặc điểm quy trình chế biến cà phê khô.
Nguyên liệu cà phê
thóc Arabica
Xát khô (tách vỏ và
vỏ lụa)
Sau khi thu mua nguyên vật liệu về sẽ được chuyển vào hệ thống sấy bằng hệ
thống trống quay, sau đó cà phê được làm sạch qua dây chuyền sản xuất tự động.
Cho cà phê vào máy xát khô để làm sạch vỏ lụa cà phê. Máy tự động sẽ phân loại cà
phê bằng máy bắn màu tự động. Sau khi hoàn thành phân loại máy tự động đánh bóng
cà phê và cho ra thành phẩm cuối cùng. Trước khi đưa sản phẩm đã qua các quy trình
chế biến trên, kỹ thuật sẽ kiểm tra chất lượng sản phẩm lần cuối và đóng gói bao bì
bán ra thị trường trong nước và xuất khẩu.
1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THÁI HOÀ
- Cơ cấu tổ chức
Đứng đầu trong bộ máy quản lý công ty là Tổng giám đốc, giúp việc cho tổng
giám đốc là phó tổng giám đốc điều hành, tiếp đến là giám đốc tài chính và các trưởng
phòng ban chức năng.
Chức năng, nhiệm vụ vụ thể của từng bộ phận trong bộ máy quản lý của công
ty được thể hiện như sau:
 Tổng giám đốc: Là người được giao trách nhiệm quản trị doanh nghiệp.
Có nhiệm vụ quản lý toàn diện, chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động sản xuất kỹ
thuật kinh doanh và đời sống của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành
toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
Hệ thống sấy Làm sạch
Đóng gói Đánh bóng Bắn màu Phân loại
 Phó tổng giám đốc điều hành: Là người điều hành công tác đời sống,
hành chính của công ty và nhận uỷ quyền của tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước
tổng Giám đốc về những công việc được giao
- Hướng dẫn, kiểm tra trưởng các phòng, ban chức năng của công ty về các
lĩnh vực chuyên môn mà được tổng giám đốc phân công phụ trách đồng thời là người
quyết định cuối cùng về các biện pháp chuyên môn đó
- Thay mặt tổng giám đốc điều hành các công việc chung khi tổng giám đốc,
ký ban hành một số văn bản thuộc thẩm quyền của TGĐ khi TGĐ ủy quyền hoặc đi
vắng
 Giám đốc tài chính: Có nhiệm vụ phân tích cấu trúc & quản lý rủi ro tài
chính. Theo dõi lợi nhuận và chi phí; điều phối, củng cố và đánh giá dữ liệu tài chính.
Dự báo những yêu cầu tài chính; chuẩn bị ngân sách hàng năm. Thiết lập & duy trì các
quan hệ với ngân hàng và các cơ quan hữu quan
 Ban kế toán: Tham mưu cho giám đốc về hạch toán kinh tế theo điều lệ tổ
chức và các hoạt động của công ty. Tổ chức và quản lý nguồn tài chính và thu chi tổng
hợp, phân tích các hoạt động kinh tế, tài chính trong sản xuất kinh doanh xây dựng cơ
sở hạch toán kinh doanh về giá cả, tỷ giá xuất nhập khẩu và các định mức trong sản
xuất
 Phòng hành chính: Dự thảo các văn bản về lao động, tổ chức nhân sự, tuyển
dụng, tuyển chọn nhân sự. Quản lý các thiết bị hành chính, thảo, lưu, chuyển công văn
giấy tờ. Quản lý trực tiếp công tác tổ chức hành chinh văn phòng trong toàncông ty.
Công tác quản trị hành chính. Triển khai, thực hiện các chế độ chính sách. Thực hiện
công tác quản lý hành chính pháp chế, công văn thư từ báo chí. Phụ trách công tác đào
tạo, tuyển dụng và đề bạt cán bộ công nhân viên theo yêu cầu công việc của từng bộ
phận. Xây dựng mức tiền lương chung của công ty; theo dõi quản lý, thực hiện các
nghiệp vụ về chính sách cho người lao động; tổ chức, sắp xếp các cuộc họp, hội nghị
lớn của công ty
 Ban Kinh doanh XNK: Đóng vai trò quyết định đến sự thành công hay thất
bại của doanh nghiệp trên thương trường. Nghiên cứu khảo sát thị trường và tìm
Ban Tài chính Kế toán
kiếm bạn hàng, ký kết hợp đồng tiêu thụ kinh doanh và triển khai các hợp đồng, mở
rộng thị trường…
Hoạt động xuất khẩu chỉ có thể tiến hành khi có sự nghiên cứu tỷ mỷ về thị
trường hàng hoá, dịch vụ, về các đối tác các đối thủ cạnh tranh, về phương thức giao
dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng... Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp phải có đội ngũ
cán bộ kinh doanh am hiểu thị trường quốc tế có khả năng phân tích và dự báo những
xu hướng vận động của thị trường, khả năng giao dịch đàm phán… Đồng thời thông
thạo các thủ tục xuất nhập khẩu, các công việc tiến hành cũng trở nên rất cần thiết
 Các công ty con, chi nhánh và nhà máy
- Trực tiếp sản xuất cà phê nhân xuất khẩu đáp ứng đủ hàng theo yêu cầu của
công ty.
- Thực hiện tốt chu trình cà phê để đạt tiêu chuẩn xuất khẩu theo tiêu chuẩn
quy định.
- Sản xuất và chế biến cà phê thành phẩm
- Đầu tư trang thiết bị, máy móc và nhà xưởng hợp lý, đầu tư khoa học kỹ
thuật để đảm bảo sản xuất ổn định về chất lượng và tăng dần về số lượng.
- Tìm kiếm bạn hàng, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu ra thị
trường thế giới.
Bộ máy quản trị đã tổng hợp các bộ phận kế toán, tài chính, hành chính, kinh
doanh... Tạo ra mối quan hệ mật thiết giữa chúng. Không những vâymà các bộ phận
còn được chuyên môn hoá, được giao những trách nhiệm, quyền hạn nhất định và được
bố trí theo từng cấp rất phù hợp với quy mô sản xuất, thích ứng với những đặc điểm
kinh tế kỹ thuật của doanh nghiệp. Là động lực giúp doanh nghiệp Thái Hòa đạthiệu
quả cao trong kinh doanh, hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách suất xắc.
Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Hoà
TT Qu¶n ®èc
Phó tổng Giám đốc
Điều hành
Giám Đốc
Tài Chính
Phó Tổng Giám Đốc
Kinh Doanh
Tổng Giám đốc
1.4. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THÁI HOÀ
1.4.1. Một số thành tựu đạt được
Những cống hiến to lớn của Công ty trong việc xây dựng tên tuổi cho cà phê
Arabica đã được Bộ thương mại và UBND Thành phố Hà Nội công nhận qua việc trao
tặng bằng khen về thành tích xuất khẩu liên tục trong 8 năm 2001, 2002, 2003, 2004,
2005, 2006, 2007, 2008, được cấp chứng chỉ ISO 9001 - 2000 vào năm 2003, và nhiều
giải thưởng khác. Với những thành quả đạt được, đóng góp đáng kể cho xã hội và cộng
đồng Thái Hòa đã được nhà nước và nhiều tổ chức ghi nhận ở các mặt khác nhau.
- Liên tục trong các năm từ 2001 đến 2004 doanh nghiệp Thái Hòa đều nhận
được bằng khen thưởng về thành tích xuất khẩu
- Bằng khen và thưởng của UBND thành phố Hà Nội về thành tích xuất khẩu
năm 2002, 2003.
- Bằng khen của thành phố Hà Nội về thành tích sản xuất kinh doanh và tham
gia hoạt động xã hội năm 2004,2005,2006.
- Bằng khen của phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam về xuất khẩu và
đóng góp cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam (2006).
- Bằng khen “doanh nghiệp có mặt hàng xuất khẩu độc đáo được thị trường
đánh giá cao” của UBND về hợp tác kinh tế quốc tế năm 2006.
- Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp chứng nhận hàng hóa nông sản
chất lượng cao và uy tín thương mại năm 2006.
-Một số bằng khen của chính quyền địa phương cho các công ty thành viên.
1.4.2. Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty
Bảng 2: Bảng cân đối kế toán
Đơn vị tính: VNĐ
TÀI SẢN 31/12/2009 31/12/2008 31/12/2007
250.329.331.2 240.308.037.66
A.TÀI SẢN NGẮN HẠN 265.623.443.7 68 4
79
I. Tiền và các khoản tương đương 33.106.211.49 13.587.140.70 55.535.773.674
tiền 3 2
1.Tiền 33.106.211.49 13.587.140.70 55.535.773.674
3 2
II. Các khoản phải thu ngắn hạn 120.075.411.9 131.550.906.9 155.275.732.44
70 91 9
1. Phải thu khách hàng 96.774.191.42 80.966.666.879
3
2. Trả trước cho người bán 27.578.616.04 6.885.036.952
1
3. Các khoản phải thu khác 20.397.575.23 76.532.622.513
9
4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (13.199.475.7 (9.108.593.895
12) )
III. Hàng tồn kho 100.831.463.8 94.045.727.49 23.542.721.202
27 2
1. Hàng tồn kho 96.242.824.91 23.542.721.202
4
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (2.197.097.42 -
2)
V. Tài sản ngắn hạn khác 11.610.356.48 11.145.556.08 5.953.810.339
9 3
1. Chi phí trả trước ngắn hạn 4.474.558.226 625.324.862
2. Thuế GTGT được khấu trừ
3. Thuế và các khoản khác phải thu
Nhà nước
3.952.211.694
107.719.465
2.275.765.989
-
4. Tài sản ngắn hạn khác 2.611.066.698 2.752.719.488
146.409.385.7 43.229.017.452
B – TÀI SẢN DÀI HẠN 199.024.263.2 77
65
I. Tài sản cố định 20.351.762.24 20.826.222.07 24.120.513.282
4 4
1. Tài sản cố định hữu hình 20.291.009.53 20.817.544.94 23.536.039.902
9 5
- Nguyên giá 68.155.241.01 66.473.740.463
7
- Giá trị hao mòn luỹ kế (47.337.696.0 (42.937.700.56
72) 1)
2. Tài sản cố định vô hình 60.752.705 8.677.129 39.930.547
- Nguyên giá 128.000.000 174.650.929
- Giá trị hao mòn luỹ kế (119.322.871) (134.720.382)
3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang - 544.542.833
II. Các khoản đầu tư tài chính dài 171.359.486.2 125.187.619.7 18.952.979.030
hạn 53 03
1. Đầu tư vào công ty con - 9.792.000.000
2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên 115.187.619.7 9.160.979.030
doanh 03
3.Đấu tư dài hạn khác 10.000.000.00 -
0
III. Tài sản dài hạn khác 7.313.014.768 395.544.000 155.525.140
1. Chi phí trả trước dài hạn - 155.525.140
2.Tài sản dài hạn khác 395.544.000 -
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 464.647.707.0
44
396.738.717.0
45
283.537.055.11
6
NGUỒN VỐN
161.363.093.3 111.962.485.76
A-NỢ PHẢI TRẢ 199.666.955.4 95 7
27
I. Nợ ngắn hạn 199.179.431.7 160.987.695.8 111.656.363.85
44 96 7
1. Vay và nợ ngắn hạn 73.270.455.11 23.895.457.784
1
2. Phải trả người bán 21.501.499.92 11.416.385.118
2
3. Người mua trả tiền trước 3.510.803.451 8.845.377.335
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà 829.480.255 755.747.911
nước
5. Phải trả người lao động 6.807.575.632 6.300.660.742
6. Chi phí phải trả 112.618.258 129.453.649
7. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn 54.955.263.26 60.313.281.318
hạn khác 7
II. Nợ dài hạn 487.523.683 375.397.499 306.121.910
1. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 375.397.499 306.121.910
235.375.625.6 171.574.569.34
B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 264.819.320.2 50 9
36
I. Vốn chủ sở hữu 273.308.743.5 236.265.155.1 171.201.575.22
03 49 1
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 159.717.350.0 145.199.980.0 120.000.000.00
00 00 0
7. Quỹ đầu tư phát triển 13.245.937.96 4.071.337.041 4.071.337.041
5
8. Quỹ dự phòng tài chính 2.997.997.924 1.017.834.260
9. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 1.369.333.936 803.522.572 -
10. Lợi nhuận chưa phân phối 98.976.121.60 83.192.317.61 46.112.585.920
2 2
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác (8.489.423.26 (889.531.499) 372.812.128
7)
1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi (8.519.301.26 (891.531.499) 304.913.128
7)
2. Nguồn kinh phí 29.878.000 1.699.000 67.899.000
3.Lọi ích của cổ đông thiểu số 161.431.381
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 464.647.707.0 396.738.717.0 283.537.055.11
( Nguồn báo cáo thường niên năm 2007, 2008, báo cáo tài chính quý IV năm
2009)
Nhìn chung tổng tài sản của công ty đã lớn mạnh lên qua các năm 2008, 2009. Vốn
chủ sở hữu cũng tăng khá mạnh. Tính đến năm 2009, tổng nguồn vốn đã lên đến hơn
460 tỷ đồng. Điều này là do mấy năm gần đây Thái Hoà kinh doanh rất phát đạt, lợi
nhuận thu về lớn nên đã thu hút vốn của nhà đầu tư mạnh mẽ.
1.4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2007-2009
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 801.567.493.746 809.452.859.274 856.569.458.458
2.Các khoản giảm trừ
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
dịch vụ 801.567.493.746 809.452.859.274 856.569.458.458
4. Giá vốn hàng bán 702.325.654.845 660.214.785.652 656.596.123.054
5. Lợi nhuận thuần về bán hàng và cung cấp
dịch vụ 99.241.838.901 149.238.073.622 199.973.335.404
6. Doanh thu hoạt động tài chính 614.524.456 39.724.359.971 38.458.986.598
7. Chi phí tài chính
Trong đó chi phí lãi vay
22.228.236.854 30.256.359.448 33.500.024.256
19.150.005.120 25.568.145.875 26.563.985.157
8. Chi phí bán hàng 3.568.654.789 1.253.984.587 2.589.588.677
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 6.254.985.689 5.487.956.458 5.256.458.174
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 67.804.486.025 151.964.133.100 195.986.250.895
11. Thu nhập khác 1.075.600.985 1.564.800.658 2.369.254.478
12. Chi phí khác 645.895.895 444.630.215 500.892.597
13. Lợi nhuận khác 429.705.090 1.120.170.443 1.868.361.881
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 68.234.191.115 153.084.303.543 197.854.612.776
15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
hiện hành
19.105.573.512 42.863.604.992 55.399.291.577
16.Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 49.128.617.603 110.220.698.551 142.455.321.199
Nguồn: Phòng Kinh doanh Xuất nhập khẩu
Nhận xét: Nhìn chung trong hai năm 2008 và 2009 mọi chỉ tiêu đều vượt năm
2007 chứng tỏ quy mô hoạt động của công ty ngày càng mở rộng, hoạt động kinh doanh
đạt hiệu quả cao hơn. Doanh thu năm 2009, 2008 tăng so với năm 2007 lần lượt là:
( 809.452.859.274 - 801.567.493.746 ) / 801.567.493.746 = 0,98%
( 856.569.458.458 - 801.567.493.746 ) / 801.567.493.746 = 6,8%
Trong khi đó các loại chi phí như chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác
lần lượt đều giảm dần so với năm 2007:
Năm Chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí khác
2008 12,26% 31,16%
2009 15,96% 22,45%
Do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng trong khi chi phí giá vốn trong
hai năm gần đây đều giảm kéo theo lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
cũng được tăng đều qua hai năm lần lượt là: 50,38% và 101,50%
Về lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp tăng đều qua các năm từ 2005 đến
2009. So với năm 2005, năm 2008 lợi nhuận này đã tăng 29 lần. Và đến năm 2009 gấp
38 lần.
Từ sự tăng lên mạnh mẽ về lợi nhuận đã làm hoạt động kinh doanh của công ty
ngày càng lớn mạnh, giúp doanh nghiệp ngày càng tăng nguồn vốn sở hữu của mình,
thu hút được lượng vốn dồi dào từ thị trường đầu tư trong nước.
Tổng kết lại bản kết quả kinh doanh cho ta thấy Thái Hòa đã có bước phát triển
vượt bậc trong những năm gần đây. Khẳng định sự phát triển bền vững và lâu dài của
doanh nghiệp trong tương lai.
PHẦN 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THÁI HOÀ
2.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN
THÁI HOÀ
Thái Hoà là một tập đoàn hoạt động trên quy mô lớn, có mạng lưới các đơn vị
thành viên trải dài trên các vùng miền đất nước. Để quản lý và giám sát một cách có
hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị thì bộ máy kế toán phải được thiết
kế một cách phù hợp để đáp ứng yêu cầu quản lý của công ty cũng như không trái
với chế độ hiện hành, Thái Hoà đã lựa chọn mô hình tổ chức bộ máy kế toán vừa
mang tính tập trung, vừa mang tính phân tán.
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức thành Phòng Kế Toán, đứng đầu là
kế toán trưởng. Phòng Kế Toán có chức năng quản lý toàn bộ hoạt động kế toán tài
chính của công ty. Để phù hợp vớí nhu cầu quản lý, bộ máy kế toán của công ty cũng
phân thành các phần hành riêng biệt, mỗi một phần hành đảm nhiệm những chức năng
nhiệm vụ riêng, vừa hoạt động và chịu trách nhiệm độc lập, vừa phối hợp liên kết tạo
thành các mắt xích trong sự vận hành của “guồng máy kế toán”.
Mô hình tổ chức Bộ máy kế toán của Công ty CP Tập Đoàn Thái Hoà được
minh hoạ qua sơ đồ sau
Sơ đồ 3: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán Kế Kế toán Kế Kế Kế Thủ kế
vật tư toán TSCĐ toán toán toán quỹ toán
ngân & thanh tiền công đơn
hàng XDCB toán lương nợ vị
trực
thuộc
Kế toán tổng hợp
Kế toán trưởng
Trong đó:
Kế toán trưởng: Phụ trách chung và chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc và
cấp trên về công tác kế toán của đơn vị. Tổ chức, kiểm tra công tác kế toán, phân công,
bố trí công việc cho các nhân viên kế toán của Công ty, đồng thời làm việc với kế toán
trưởng của các Công ty con, các chi nhánh và nhà máy, kiểm soát công tác kếtoán các
đơn vị thành viên.
Kế toán tổng hợp: Chức năng chính là tổng hợp các thông tin từ nhân viên kế
toán các phần hành để lên bảng cân đối kế toán và lập báo cáo kết quả kinh doanh. Kế
toán tổng hợp còn phụ trách việc kê khai thuế hàng tháng cũng như quyết toán thuế
cuối năm, tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh.
Kế toán tài sản cố định và xây dựng cơ bản: Theo dõi tình hình tăng, giảm
TSCĐ, việc tính và trích khấu hao TSCĐ. Theo dõi, tập hợp chi phí xây dựng cơ bản
dở dang và kết chuyển chi phí khi công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng.
Đồng thời lưu giữ hồ sơ tài sản, kiểm tra, đối chiếu số liệu của các báo cáo kế toán và
bảng tổng kết tài sản của với các đơn vị thành viên trong trường hợp tài sản được đem
đi góp vốn.
Kế toán vật tư: Theo dõi, hạch toán việc nhập-xuất kho vật tư sản phẩm sản xuất
và tiêu thụ. Lựa chọn phương pháp tính giá vật tư và hình thức ghi sổ phù hợp. Thường
xuyên đối chiếu số liệu với các bộ phận liên quan. Từ đó theo dõi quá trình sản xuất,
tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm và phân bổ nguyên vật liệu và côngcụ dụng
cụ theo quy định hạch toán của công ty.
Kế toán ngân hàng: Thực hiện các hoạt động liên quan đến ngân hàng như:
làm thủ tục vay vốn, theo dõi lãi vay; theo dõi các giao dịch phát sinh trên tài khoản
tiền gửi tại ngân hàng và nhập sổ phụ vào phần mềm kế toán khi có phát sinh.
Kế toán thanh toán: Cùng với kế toán trưởng kiểm tra các chứng từ thanh toán.
Theo dõi tình hình thanh toán các khoản thu chi hàng ngày, Lập phiếu thu, phiếu chi.
Kế toán công nợ: Theo dõi, kiểm tra, đốc thúc các khoản công nợ phải thu- phải
trả, các khoản công nợ tạm ứng. Đề xuất với lãnh đạo các biện pháp thu hồi công nợ
cũng như thanh toán thích hợp.
Kế toán tiền lương: Tính và lập bảng lương, thưởng và các các chế độ chính
sách cho toàn bộ cán bộ nhân viên trong công ty dựa trên các quy định của nhà nước
và doanh nghiệp đồng thời lập bảng tổng hợp đưa lên máy vi tình để phân bổ và trích
lương
Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt tại quỹ của Công ty, thực hiện các nghiệp vụ về
thu, chi tiền mặt. Lập Uỷ nhiệm chi gửi ngân hàng, rút tiền và chuyển tiền, ghi sổ quỹ
và lập báo cáo theo quy định.
Các nhân viên kế toán đơn vị trực thuộc: Theo dõi, tập hợp các khoản chi phí
phát sinh tại phân xưởng, lập các báo cáo Nhập - Xuất -Tồn kho vật tư, hàng hoá, tập
hợp và gửi lên cho văn phòng Tổng của công ty theo yêu cầu.
2.2. TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN
THÁI HOÀ
2.2.1. Các chính sách kế toán chung
Chế độ kế toán: Công ty áp dụng chế độ kế toánViệt Nam ban hành theo Quyết
Định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính, các chuẩn
mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài Chính ban hành và các bản sửa đổi bổ sung, hướng
dẫn thực hiện kèm theo.
Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01, kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng Việt Nam (VND).
Hình thức kế toán áp dụng: Sổ Nhật Ký Chung
Sơ đồ 4: Hình thức sổ nhật ký chung
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi
tiết
Sổ, thẻ chi tiết
Sổ nhật ký chung
Sổ nhật ký đặc biệt
Chứng từ gốc
Chú thích:
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng:
Đối chiếu:
Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ.
Nguyên tắc xác định các khoản tương đương tiền: Là các khoản đầu tư ngắn hạn
không quá 3 tháng có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành tiền và không có nhiều rủi
ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo.
Nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác: Các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế tại các thời
điểm phát sinh nghiệp vụ. Tại thời điểm cuối năm các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại
tệ được quy đổi theo giá bình quân liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước Việt Nam
công bố vào ngày kết thúc niên độ kế toán. Chênh lệch tỷ giá thực tế phát sinh trong
kỳ và chênh lệch do đánh giá lại số dư các khoản mục tiền tệ tại thời điểm cuối năm
được kết chuyển vào doanh thu hoặc chi phí tài chính trong năm tài chính.
Chính sách đối với hàng tồn kho: Hàng tồn khi được ghi nhận theo giá gốc.
Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá
trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí
chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở
địa điểm và trạng thái hiện tại.
Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Phương pháp bình quân gia
quyền.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên.
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Được lập vào thời điểm cuối năm, là số chênh
lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của
chúng.
Ghi nhận và khấu hao tài sản cố định: Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ hữu hình,
TSCĐ vô hình: Tài sản cố định được ghi nhận theo giá gốc. Trong quá trình sử dụng
tài sản cố định ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại.
Phương pháp trích khấu hao TSCĐ: Theo phương pháp đường thẳng. Thời
gian khấu hao được tính theo khung thời gian Nhà nước quy định đối với từng loại
TSCĐ.
Nguyên tắc vốn hoá các khoản chi phí đi vay: Chi phí đi vay liên quan trực tiếp
đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang được tính vào giá trị của tài
sản đó (được vốn hoá), bao gồm các khoản lãi tiền vay, phân bổ các khoản chiết khấu
hoặc phụ trội khi phát hành trái phiếu, các khoản chi phí phụ phát sinh liên quantới quá
trình làm thủ tục vay. Việc vốn hoá chi phí đi vay sẽ chấm dứt khi các hoạt động chủ
yếu cần thiết cho việc chuẩn bị đưa tài sản dở dang vào sử dụng hoặc bán đã hoàn
thành. Chi phí đi vay phát sinh sau đó sẽ được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh
trong kỳ phát sinh. Chi phí đi vay được vốn hoá trong kỳ không được vượt quá tổng
số chi phí đi vay phát sinh trong kỳ. Các khoản tiền lãi vay và khoản phân bổ chiết
khấu hoặc phụ trội được vốn hoá trong từng ký không được vượt quásố lãi vay thực
tế phát sinh và số phân bổ chiết khấu hoặc phụ trội trong kỳ đó.
Nguyên tắc vốn hoá các khoản chi phí khác: Chi phí trả trước: các chi phí trả
trước chỉ liên quan đến chi phí sản xuất kinh doanh năm tài chính hiện tại được ghi
nhận là chi phí trả trước ngắn hạn. Các chi phí sau đây đã phát sinh trong năm tài chính
nhưng được hạch toán vào chi phí trả trước dài hạn để phân bổ dần vào kết quảhoạt
động kinh doanh:
+ Công cụ dụng cụ xuất dùng có giá trị lớn
+ Những khoản chi phí thực tế phát sinh có liên quan đến kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của nhiều niên độ kế toán.
Chi phí khác phục vụ cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, cải tạo, nâng cấp TSCĐ
trong kỳ được vốn hoá vào TSCĐ đang được đầu tư hoặc cải tạo nâng cấp đó. Các loại
chi phí trả trước nếu chỉ liên quan đến năm tài chính hiện tại thì được ghi nhận vào chi
phí sản xuất kinh doanh trong năm tài chính.
Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu: Được ghi nhận theo số vốn thực góp của
chủ sở hữu.
Vốn khác của chủ sở hữu: Được ghi theo giá trị còn lại giữa giá trị hợp lý của
các tài sản mà doanh nghiệp được các tổ chức, cá nhân khác tặng, biếu sau khi trừ các
khoản thuế phải nộp (nếu có) liên quan đến các tài sản được tặng, biếu này; và khoản
bổ sung từ kết quả hoạt động kinh doanh.
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: Là số lợi nhuận từ các hoạt động của
doanh nghiệp sau khi trừ các khoản điều chỉnh do áp dụng hồi tố thay đổi chính sách
kế toán và điều chỉnh hồi tố sai sót trọng yếu của các năm trước.
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu:
⚫ Doanh thu bán hàng: được ghi nhận khi đồng thời thoả mãn các điều kiện sau:
+ Công ty đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu
sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua
+ Công ty không còn nắm quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu hàng hoá
hoặc quyền kiểm soát hàng hoá
+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
+ Công ty đã thu hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ việc bán hàng
+ Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
⚫ Doanh thu cung cấp dịch vụ: Được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó
được xác định một cách đáng tin cậy. Trường hợp việc cung cấp dịch vụ liên quan
đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết quả phần công việc đã hoàn
thành vào ngày lập Bảng cân đối kế toán của kỳ đó. Kết quả của giao dịch cung cấp
dịch vụ được xác định khi thoả mãn các điều kiện sau:
+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
+ Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó
+ Xác định được phần công việc đã được hoàn thành vào ngày lập Bảng cân
đối kế toán
+ Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao
dịch cung cấp dịch vụ đó.
⚫ Doanh thu hoạt động tài chính: Doanh thu phát sinh từ tiền lãi, lợi nhuận được
chia và các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác được ghi nhận khi thoả mãn
đồng thời hai điều kiện sau:
+ Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó
+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
Hệ thống chứng từ kế toán tại Công ty Thái Hòa được áp dụng theo đúng nội
dung, phương pháp lập và ký chứng từ theo quy định của luật kế toán và nghị định số
129/2004/NĐ- CP ngày 31/5/2004 của chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của luật kế toán áp dụng trong hoạt động kinh doanh.
Bảng 4: Bảng tổng hợp một số loại chứng từ phát sinh
TÊN CHỨNG TỪ
Lao động tiền lương
Bảng chấm công, Bảng thanh toán tiền lương, Giấy đi đường, Bảng kê
các khoản trích nộp theo lương, Bảng phân bổ tiền lương và BHXH
Hàng tồn kho
Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản
phẩm, hàng hóa , Bảng kê mua hàng, Bảng phân bổ nguyên liệu, vật
liệu, công cụ, dụng cụ
Bán hàng
Hoá đơn GTGT, Invoice, Tờ khai hải quan, Hợp đồng xuất khẩu, các
chứng từ kiểm nghiệm chất lượng..
Tiền tệ
Giấy đề nghị tạm ứng, Giấy thanh toán tiền tạm ứng, Giấy đề nghị thanh
toán, Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho VND), Uỷ nhiệm chi, Séc
Tài sản cố định
Biên bản giao nhận TSCĐ, Biên bản thanh lý TSCĐ, Biên bản bàn giao
TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành, Biên bản kiểm kê TSCĐ, Bảng tính và
phân bổ khấu hao TSCĐ
Trình tự luân chuyển chứng từ
Bước 1 Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán;
Bước 2:
Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc
trình Giám đốc doanh nghiệp ký duyệt;
Bước 3 Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán;
Bước 4: Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán
2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Hiện nay Công ty cổ phần tập đoàn Thái Hòa đang sử dụng hệ thống tài khoản
kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03
năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính và lựa chọn ra những tài khoản thích hợp để vận
dụng vào hoạt động kế toán tại công ty. Các tài khoản được mở chi tiết đến tài khoản
cấp 2; 3 như tài khoản vay ngắn hạn 311 được cụ thể hóa cho các đối tượng cho vay
như các ngân hàng, tài khoản doanh thu, chi phí được mở chi tiết cho các loại thành
phẩm.
Các tài khoản sử dụng tại Công Ty Tập Đoàn Thái Hòa:
Nhãm TK KÝ hiÖu tµi khofjn
Loại 1
111,112,113,121,128,131,133,136,138,139,141,142,144,151
152,153,154,155,156,157,158,159,161
Loại 2 211,212,213,214,217,221,222,223,228,229,241,242,243,244
Loại 3 311,315,331,333,334,335,336,337,338,341,342,343,344,347,351,352
Loại 4 411,412, 413,414,415,418,419,431,441,461,466
Loại 5 511,512,515,521,531,532
Loại 6 611,621,622,623,627,631,632,635,641,642
Loại 7 711
Loại 8 811, 821
Loại 9 911
Loại 0 001,002,003,004,007,008
2.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và yêu cầu hạch toán
tại đơn vị mà hiện nay trình tự ghi sổ kế toán của Tập Đoàn Thái Hòa được xây dựng
theo trình tự của hình thức sổ nhật ký chung và phần mềm đang được ứng dụng trong
công tác kế toán là phần mềm: ACSOFT khá phù hợp với yêu cầu quản lý và điều kiện
của công ty.
Phần mềm ACsoft cho phép bảo mật bằng mật khẩu, phân quyền truy cập và
cập nhật chi tiết. Việc cập nhật và xử lý dữ liệu được tiến hành một cách trực tiếp,
chứng từ kế toán phát sinh hàng ngày được mã hóa và cập nhật theo những menu cụ
thể.
Sơ đồ 5: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính
Phần mềm
kế toán -Sổ chi tiết
-Sổ tổng hợp
Báo cáo tài
chính
Báo cáo kế toán
quản trị
Bảng tổng hợp
chứng từ kế
toán cùng loại
Chứng từ kế
toán
Máy vi tính
Ghi chú:
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Đối chiếu, kiểm tra
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán, kế toán các phần hành xác định
tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng
biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.
Cuối tháng, kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ( cộng sổ) và lập báo cáo tài
chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động
và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Kế toán
tổng hợp có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau
khi đã in ra giấy; Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được
in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế
toán ghi bằng tay.
2.2.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
Hệ thống Báo cáo kế toán tại công ty bao gồm: Báo cáo Tài chính và Báo cáo
Quản Trị.
* Hệ thống báo cáo tài chính:
Khi kết thúc niên độ kế toán, các công ty con và chi nhánh tự lập và nộp báo cáo
Thuế cho cơ quan thuế sở tại; Tại Tổng công ty, Kế toán tổng hợp lập và gửi báo cáo
tài chính cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý thuế; cho cơ quan thống kê và cơ quan
đăng ký kinh doanh sở tại.
Danh mục và mẫu biểu báo cáo tài chính năm gồm:
Mẫu số B 01 - DN
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02 - DN
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03 - DN
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B 09 - DN
Nội dung, hình thức trình bày, thời hạn lập, nộp và công khai báo cáo tài chính
tổng hợp thực hiện theo quy định tại thông tư hướng dẫn chuẩn mực kế toán số 21
“Trình bày báo cáo tài chính"
* Hệ thống báo cáo quản trị:
Hàng tháng, các công ty con, các chi nhánh và kể cả Phòng kế toán- tài chính của
Tập Đoàn Thái Hoà phải nộp báo cáo sơ bộ về Kết quả hoạt động kinh doanh trong
tháng đó cho Phòng Tổng Giám Đốc.
Hàng quý các công ty con, các chi nhánh và phòng kế toán- tài chính công ty lập
báo cáo quản trị để phán ánh tình hình thu chi, công nợ và tình hình tiêu thụ sản phẩm,
hàng hóa nhằm tham mưu cho Ban Giám đốc về kế hoạch tài chính, các chính sách và
chiến lược tài chính kế toán trong ngắn và dài hạn.
Cuối năm, khi kết thúc niên độ kế toán – tài chính Tập đoàn Thái Hoà sẽ tổng
hợp, quyết toán tất cả các công ty con, chi nhánh để phân chia lợi nhuận.
Hệ thống báo cáo quản trị bao gồm:
+ Báo cáo nhanh tình hình tài chính
+ Báo cáo hoạt động thu chi
+ Báo cáo chi tiết công nợ tài khoản 131,138,141,331,338...
+ báo cáo Tình hình vay vốn và dư nợ tại các tổ chức tín dụng.
+ Báo cáo chi tiết doanh thu theo mặt hàng, đối tượng
+ Báo cáo chi tiết chi phí theo khoản mục…
2.3. TỔ CHỨC KẾ TOÁN CÁC PHẦN HÀNH CỤ THỂ TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN TẬP ĐOÀN THÁI HOÀ
2.3.1. Tổ chức hạch toán kế toán vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền của doanh nghiệp là tài sản tồn tại trực tiếp dưới hình thức
tiền tệ bao gồm tiền mặt tại quỹ tiền, gửi ngân hàng và tiền đang chuyển.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn bằng tiền vừa được sử dụng để đáp
ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp hoặc mua sắm vật tư hàng hóa
để phục vụ sản xuất- kinh doanh vừa là kết quả của việc mua bán hoặc thu hồi các
khoản nợ.
Hiện nay, Tập đoàn Thái Hòa tổ chức thực hiện kế toán vốn bằng tiền theo chế
độ kế toán hiện hành được ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20
tháng 3 năm 2006 của bộ trưởng Bộ Tài Chính. Công ty hạch toán vốn bằng tiền, sử
dụng đơn vị tiền tệ thống nhất là Việt Nam đồng. Hạch toán ngoại tệ sử dụng một
loại tỷ giá là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do ngân
hàng Nhà Nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ để quy đổi.
⚫ Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 111: tiền mặt tại quỹ
Tài khoản 112: tiền gửi ngân hàng
Tài khoản 113: tiền đang chuyển
Tài khoản 007: ( tài khoản ngoài bảng) Ngoại tệ các loại.
⚫ Chứng từ sử dụng:
- Phiếu thu – Mẫu 01 – TT
- Phiếu chi – Mẫu 02 – TT
- Bảng kiểm kê quỹ – Mẫu số 07 a – TT/BH và mẫu 07b – TT
- Giấy nộp tiền
- Uỷ nhiệm chi
- Giấy thanh toán tiền – Mẫu 04 – TT.
- Giấy đề nghị – Mẫu 05 – TT.
⚫ Sổ sách sử dụng:
+ Sổ kế toán chi tiết: Sổ quỹ tiền mặt, Sổ tiền gửi ngân hàng, sổ chi tiết TK
113
+ Sổ kế toán tổng hợp: Sổ cái TK 111, 112, 113; Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật
ký thu tiền; Sổ Nhật ký chi tiền
⚫ Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến Kế toán vốn bằng
tiền Của công ty thể hiện trên sơ đồ sau:
Sơ đồ 6: Sơ đồ hạch toán kế toán vốn bằng tiền
TK 511, 512, 515 TK 111, 112 TK 152, 153, 156
Thu tiền bán hàng
TK 711
Thu nhập khác bằng tiền
Chi mua tài sản cố định
TK 211
TK 131, 138, v.v.. TK 311. 331, 341, v.v..
Thu nợ Thanh toán tiền vay
TK 141
Thu hồi tiền tạm ứng
TK 141
Tạm ứng cho công nhân viên
⚫ Một số nghiệp vụ phát sinh liên quan đến phần hành kế toán vốn bằng tiền: Liên
quan đến nghiệp vụ chi tiền mặt: Căn cứ vào chứng từ gốc như: Hoá đơn
GTGT, Hoá đơn bán hàng thông thường, biên lai, …và Giấy đề nghị thanh toán của
người đề nghị chi tiền (người bán), Kế toán trưởng kiểm tra và duyệt lệnh chi ( Những
món tiền lớn trên 100 triệu mới phải qua sự kiểm soát của thủ trưởng đơn vị). Kế toán
thanh toán( Kế toán tiền mặt) lập Phiếu chi, phiếu chi được lập thành 03 liên chuyển
Kế toán trưởng ký phiếu chi. Thủ quỹ thực hiện chi tiền sau đó chuyển chứngtừ gốc
sang Kế toán tiền mặt lưu 01 liên, thủ quỹ lưu 01 liên. Phiếu chi được ghi sổvà hạch
toán như sau:
Chi mua vật tư hàng hóa
Nợ TK 331: Thành tiền chưa VAT
Nợ TK 133: VAT
Có TK 111: Tổng tiền thanh toán
Cuối kỳ, Kế toán tiền mặt sau khi đối chiếu Sổ chi tiết TK 111 với Sổ quỹ tiền
mặt của Thủ quỹ, khớp số liệu thì sẽ thực hiện việc in sổ để lưu.
Liên quan đến nghiệp vụ Thu tiền mặt: Quy trình luân chuyển chứng từ cũng
giống nghiệp vụ chi tiền mặt. Ví dụ: Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt ( Rút
Séc): Đầu tiên Kế toán ngân hàng sẽ lập Séc sau đó Kế toán trưởng và thủ trưởngđơn
vị ký phát phát hành, đóng dấu của đơn vị. Thủ quỹ đi ngân hàng rút tiền và căn cứ
vào chứng từ gốc là “cuống Séc” và “ Bảng kê nộp tiền” do thủ quỹ lập, kế toán tiền
mặt ghi phiếu thu:
Nợ TK 111
Có TK 113- chi tiết theo ngân hàng
Công ty sử dụng TK 113 làm TK trung gian. Cuối tháng khi nhận sổ phụ của
Ngân hàng, căn cứ vào: “ giấy báo nợ” ghi số tiền được rút ra ở trên, kế toán ngân hàng
sẽ ghi:
Nợ TK 113-chi tiết theo ngân hàng
Có TK 1121-chi tiết theo ngân hàng
Có TK 111
2.3.2. Tổ chức hạch toán kế toán tài sản cố định
Tài sản cố định của doanh nghiệp là những tài sản có giá trị lớn và dự tính đem
lại ích kinh tế lâu dài cho doanh nghiệp. TSCĐ trong doanh nghiệp nói chung vàtrong
các bộ phận sử dụng nói riêng là một trong những bộ phận quan trọng góp phầnđáp
ứng nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp.
Hiện nay, doanh nghiệp áp dụng phương pháp hạch toán Kế toán tài sản cố định
theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài
Chính. Và Phương pháp tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Về đánh
giá tài sản cố định TSCĐ được đánh giá theo nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn
lại.
⚫ Hạch toán TSCĐ trong Công ty phải tuân thủ những quy định sau:
- Với những TSCĐ do công ty mua sắm: Mọi TSCĐ do công ty mua sắm phải
được phản ánh trong một sổ TSCĐ. Kế toán trưởng có trách nhiệm xác định số trích
khấu hao TSCĐ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh theo qui định của Bộ tài chính.
TSCĐ giao cho các đơn vị của công ty thì từng đơn vị có trách nhiệm quản lý.
- Với những tài sản thuê ngoài: Kế toán trưởng có trách nhiệm thẩm định danh
mục, thời gian, số lượng, phương thức và giá cả với các máy móc, thiết bị, phương tiện
cần thuê ngoài phục vụ cho họat dộng xây dựng đầu tư cơ bản và hoạt động kinh doanh.
Phòng tài chính – kế toán thẩm định hợp đồng thuê máy móc, thiết bị, phươngtiện và
trình Tổng giám đốc.
- Khi nhượng bán, thanh lý TSCĐ, công ty phải thành lập hội đồng đánh giá
thực trạng về mặt kỹ thuật, thẩm định giá trị tài sản. Phần chênh lệch do thanh lý,
nhượng bán TSCĐ thu được (nếu có) được hạch toán vào kết quả sản xuất kinh doanh
của công ty.
- Việc cho thuê , thế chấp, cầm cố tài sản của công ty theo nguyên tắc có hiệu
quả, bảo toàn và phát triển vốn.
- Các căn cứ để thanh toán chi phí sửa chữa , nâng cấp TSCĐ bao gồm: Đề suất
sửa chữa, nâng cấp TSCĐ được Tổng giám đốc (Phó Tổng giám đốc được ủy quyền)
duyệt. Biên bản nghiệm thu bàn giao khối lượng, chất lượng sửa chữa, nâng cấp TSCĐ
(nếu thuê ngoài). Hóa đơn hoặc phiếu thu hợp lệ. Hợp đồng sửa chữa, nâng cấp (nếu
có).
- Mọi trường hợp tăng TSCĐ, công ty đều thành lập ban nghiệm thu, kiểm nhận
TSCĐ, động thời lập “Biên bản giao nhận TSCĐ”. Biên bản giao nhận TSCĐ lập cho
từng TSCĐ trong công ty và là căn cứ để giao nhận TSCĐ và để kế toán ghi vào sổ và
thẻ TSCĐ.
- Thẻ TSCĐ do kế toán TSCĐ lập cho từng đối tượng ghi TSCĐ và được kế
toán trưởng ký xác nhận. Thẻ được lưu ở phòng, ban kế toán suốt quá trình sử dụng tài
sản.
- Các căn cứ để kế toán lập thẻ TSCĐ: Biên bản giao nhận TSCĐ, Biên bản
đánh giá lại TSCĐ, Bản trích khấu hao TSCĐ, Biên bản pháp lý TSCĐ, Các tài liệu kế
toán có liên quan.
- Trong mọi trường hợp giảm giá TSCĐ công ty đều lập đầy đủ các thủ tục, chứng từ
giảm TSCĐ như: quyết định, biên bản, hợp đồng, biên bản thanh lý TSCĐ.
- Biên bản thanh lý do ban thanh lý TSCĐ lập và có đầy đủ chữ ký, ghi rõ họ
tên các trưởng ban thanh lý, kế toán trưởng và Tổng giám đốc công ty..
Từ đó căn cứ vào các chứng từ giảm giá TSCĐ kế toán TSCĐ phản ánh, ghi
chép vào thẻ TSCĐ
⚫ Nguyên giá TSCĐ.
Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ chi phí thực tế đã chi ra để có TSCĐ cho tới
khi đưa TSCĐ vào hoạt động bình thường. Nguyên giá TSCĐ là căn cứ cho việc tính
khấu hao TSCĐ, do đó nó cần phải được xác định dựa trên sơ sở nguyên tắcgiá
phí và nguyên tắc khách quan. Tức là nguyên giá TSCĐ được hình thành trên chi phí
hợp lý hợp lệ và dựa trên các căn cứ có tính khách quan, như hoá đơn, giá thị trường
của TSCĐ...
⚫ Khấu hao tài sản cố định
Công ty áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng, mức khấu hao hằng
năm của tài sản cố định được tính theo công thức sau:
Mức khấu hao năm= Nguyên giaTSCĐ X tỷ lệ khấu hao năm
Trong đó: TỶ lệ khấu hao năm =( 1/ số năm sử dụng)X 100
⚫ Giá trị còn lại:
Giá trị còn lại = Nguyên giá –Giá trị hao mòn luỹ kế
⚫Tài khoản sử dụng:
TK 211: TSCĐ hữu hình
TK 212: TSCĐ thuê tài chính
TK 213: TSCĐ vô hình
TK 214: Hao mòn TSCĐ
⚫ Các chứng từ và sổ kế toán sử dụng:
Biên bản giao nhận TSCĐ: Mẫu 01 – TSCĐ/BB
Biên bản thanh lý TSCĐ: Mẫu 03 – TSCĐ/BB
Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành: Mẫu 04 – TSCĐ/HD
Biên bản đánh giá lại TSCĐ: Mẫu 05 – TSCĐ/HD
Thẻ TSCĐ : Mẫu số 02 – TSCĐ
Sổ TSCĐ.
⚫ Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến tài sản cố định của
công ty:
Sơ đồ 7 : Sơ đồ hạch toán kế toán tài sản cố định
111, 112, 331, 341 211,212,213 213 811, 1381
Giá mua và phí tổn của
TSCĐ không qua lắp đặt Giá trị còn lại của TSCĐ nhượng
bán, thanh lý, thiếu
VAT được
khấu trừ nếu
có
133
214
627, 641, 642
152, 334, 338
241
TSCĐ hình
thành qua
xây lắp
Giá trị hao
mòn giảm
Khấu hao
TSCĐ
Chi phí
XD lắp
đặt
221, 222, 223, 228
Góp vốn đầu tư bằng TSCĐ
411 811
Chênh lệch
Nhận vốn góp đầu tư bằng TSCĐ giảm
3381
TSCĐ thừa không rõ nguyên nhân
3387, 711
Chênh lệch
tăng
221, 222, 223, 228
Nhận lại vốn góp bằng TSCĐ 411
Trả vốn góp đầu tư cho đơn vị khac
214
⚫ Một số nghiệp vụ phát sinh liên quan đến phần hành Kế toán TSCĐ tại Công ty:
- Khi mua TSCĐ (TSCĐ không qua lắp đặt): Kế toán TSCĐ căn cứ vào Hợp
đồng kinh tế, vào Hoá đơn GTGT và Biên Bản bàn giao sẽ ghi:
Nợ TK 211: Giá mua chưa VAT
Nợ TK 133: VAT
Có TK 331 hoặc 111, 112, 311, 341: Tổng giá thanh toán
- Khi mua TCSĐ (TSCĐ phải qua lắp đặt chạy thử): Kế toán TSCĐ căn cứ
vào Hợp đồng kinh tế, Hoá đơn GTGT,Biên bản bàn giao ghi:
Nợ TK 241: không bao gồm VAT
Nợ TK 133: VAT
Có TK 331 hoặc 111, 112, 311, 341: Tổng giá thanh toán
Toàn bộ chi phí lắp đặt, chạy thử cũng được tập hợp và ghi tăng giá trị TSCĐ
và được hạch toán tương tự như trên.
Khi công trình hoàn thanh bàn giao và đưa vào sử dụng, Kế toán TSCĐ sẽtập
hợp toàn bộ chi phí bao gồm cả giá mua và chi phí lắp đặt, chạy thử để kết chuyển, ghi
tăng nguyên giá TSCĐ:
Nợ TK 211: bao gồm cả giá mua và chi phí lắp đặt chưa VAT
Có TK 241:bao gồm cả giá mua và chi phí lắp đặt chưa VAT
- Khi thanh lý, nhượng bán TCSĐ, Kế toán TSCĐ sẽ thực hiện các bút toán đó
là:
Xoá sổ TSCĐ:
Nợ TK 214: phần hao mòn luỹ kế
Nợ TK 811: Giá trị còn lại
Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ
Các chi phí liên quan đến việc thanh lý, nhượng bán TCSĐ sẽ ghi:
Nợ TK 811: Phần không VAT
Nợ TK 133: VAT
Có TK 331 hặc 111, 112..: Giá trị có VAT
Số tiền thu hồi được từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ, kế toán TSCĐ ghi:
Nợ TK 111 hặc 112,131…: Giá trị có VAT
Có TK 711: Giá trị không VAT
Có TK 3331: VAT đầu ra
2.3.3. Tổ chức hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
- Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất: Về cơ bản bao gồm các phương pháp
hạch toán chi phí theo sản phẩm, theo đơn đặt hàng, theo giai đoạn công nghệ, theo
phân xưởng, theo nhóm sản phẩm …Về thực chất khi vận dụng phương pháp hạch toán
chi phí sản xuất trong công tác kế toán hàng ngày chính là kế toán mở các thẻ (hoặc
sổ) chi tiết hạch toán chi phí phát sinh có liên quan đến đối tượng, hàng háng tổng hợp
chi phí theo từng đối tượng.
- Phương pháp hạch toán giá thành sản phẩm: Các chi phí sau khi đã được kế
toán Công ty tập hợp theo từng khoản mục riêng biệt sẽ được tổng hợp và kết chuyển
vào chi phí sản xuất của toàn Công ty.
Chi phí sản xuất – kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà
doanh nghiệp phải tiêu dùng trong một kỳ để thực hiện quá trình sản xuất, tiêu thụ
sản phẩm. Thực chất chi phí là sự dịch chuyển vốn – chuyển dịch giá trị của các yếu
tố sản xuất vào các đối tượng tính giá
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao
động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ
đã hoàn thành.
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai khái niệm riêng biệt. Chi phí sản
xuất luôn gắn với từng thời kỳ đã phát sinh chi phí, còn giá thành lại gắn với khối lượng
sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành.
Chi phí sản xuất trong kỳ không chỉ liên quan đến những sản phẩm đã hoàn
thành mà còn liên quan đến cả những sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng.
Giá thành thì không liên quan đến chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng
nhưng có liên quan đến chi phí sản phẩm dở dang kỳ trước chuyển sang.
Mặc dù vậy, giữa chi phí sản xuất và giá thành lại có mối quan hệ mật thiết
với nhau vì nội dung cơ bản của chúng đều biểu hiện bằng tiền của những chi phí doanh
nghiệp đã bỏ ra cho hoạt động sản xuất. Chi phí sản xuất trong kỳ là căn cứ, là cơ sở
để tính giá thành sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành. Sự lãng phí hay tiết kiệm
chi phí sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm cao hay thấp. Do vậy,
quản lý giá thành tốt trước hết phải quản lý tốt chi phí.
Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được biểu hiện qua
công thức sau:
Chi phí
sản xuất
dở dang
cuối kỳ
Khi giá trị sản phẩm dở dang (chi phí sản xuất dở dang) đầu kỳ và cuối kỳ bằng
nhau hoặc các ngành sản xuất không có sản phẩm dở dang thì tổng giá thành sản phẩm
bằng tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.
Hiện nay công ty Thái Hòa đang áp dụng tính giá thành thực tế của sản phẩm
theo phương pháp tổng cộng chi phí. Theo phương pháp này giá thành sản phẩm được
xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản xuất tạo nên
thành phẩm. Công ty lựa chọn phân bổ chi phí chung theo các tiêu thức sau:
- Phân bổ theo chi phí nhân công trực tiếp
- Phân bổ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Phân bổ theo định mức chi phí sản xuất chung
* Tài khoản sử dụng:
TK 621: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
TK 622: chi phí nhân công trực tiếp
TK 627: chi phí sản xuât chung
- TK 6271: Chi phí lương nhân viên quản lý phân xưởng
- TK 6272: Chi phí nguyên vật liệu phụ
Tổng giá Chi phí Chi phí sản xuất
thành sản sản phát sinh trong
phẩm = xuất dở + kỳ đã trừ đi các -
hoàn dang khoản thu hồi ghi
thành đầu kỳ giảm chi phí
- TK 6273: Chi phí công cụ, dụng cụ
- TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho phân xưởng
- TK 6277: Chi phí dịch vụ điện, nước
- TK 6278: Chi phí bằng tiền mặt khác
TK 154: chi phí sản xuất kinh doanh giở dang.
* chứng từ sử dụng:
Bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán tiền làm thêm giờ,bảng kê trích
nộp các khoản theo lương, bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ, bảng
tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, …
Trình tự hạch toán các loại chi phí và tính giá thành sản phẩm của công
ty được khái quát theo các sơ đồ sau:
Sơ đồ 8: Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
TK 154
TK
TK
Ví dụ một số nghiệp vụ phát sinh chủ yếu :
- Căn cứ vào Bảng phân bổ tiền lương, ghi số tiền lương, tiền công,
BHXH, BHYT, KPCĐ phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán ghi:
Nợ tài khoản 622.
334
TK 622
Tiền lương và phụ cấp
lương phải trả cho công
nhân trực tiếp
Kết chuyển chi phí
nhân công trực tiếp
338
Các khoản đóng góp
theo tỷ lệ với tiền lương
thực tế phát sinh
Có tài khoản 334
Nợ TK 622-Trích 15% lương cơ bản để tính BHXH
Có TK 3383-BHXH
Nợ TK 622 –Trích 2& lương cơ bản để tính BHYT
Có TK 3384-BHYT
Nợ TK 622- Trích 2% lương cơ bản để trả KPCĐ
Có TK 3382-KPCĐ
- Khi thanh toán lương cho công nhân trực tiếp sản xuất.
Nợ TK 3341
Có TK 111
- Phân bổ tìên lương công nhân trực tiếp trực tiếp để tính giá thành, kế toán ghi:
Nợ TK 3341
Có TK 111
Sơ đồ 9: Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
TK 151, 152, 111,
112, 331,…
Vật liệu dùng trực tiếp
chế tạo sản phẩm, tiến
hành lao vụ, dịch vụ
TK 621 TK 154
Vật liệu dùng không
hết nhập kho
TK 152
Kết chuyển chi phí
vật liệu trực tiếp
Ví dụ một số nghiệp vụ phát sinh chủ yếu:
- Khi xuất kho nguyên vật liệu để sản xuất, kế toán ghi:
Nợ TK 621
Có TK 152
- Kết chuyển NVL trực tiếp để tính giá thành, kế toán ghi:
Nợ TK 154
Có TK 621
- NVL thừa không sử dụng hết, nhập lại kho, kế toán ghi:
Nợ TK 152
Có TK 621
Sơ đồ 10: Hạch toán chi phí sản xuất chung
TK 334, 338 TK 627 TK 111, 112, 152
Chi phí nhân viên
Phân xưởng
Các khoản thu làm giảm
CPSXC
TK 152, 153
Chi phí vật liệu, dụng cụ Kết chuyển chi phí
SXC để tính giá
thành
TK 154
TK 242, 335
Chi phí theo dự toán
TK 214
Chi phí khấu hao TSCĐ
Kết chuyển cố định
(không phân bổ)
TK 632
TK 331, 111, 112
CPSXC
Các chi phí sản xuất khác
mua ngoài phải trải
Thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ
TK 1331
Các nghiệp vụ phát sinh chủ yếu :
- Tiền lương phải trả cho bộ phận quản lý phân xưởng sản xuất cà phê.
Nợ TK 627
Có TK 334
- Trích BHXH, BHYT và kinh phí công đoàn cho bộ phận quản lý phân xưởng:
Nợ TK 627
Có TK 3383, 3384, 3382
- Tiền điện, nước và các chi phí công cụ dụng cụ, NVL phục vụ sản xuất trong
tháng, kế toán ghi:
Nợ TK 627
Nợ TK 1331
Có TK liên quan: 111, 152, 153, 331.
- Chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ sản xuất cà phê:
Nợ TK 627
Có TK 214
 Xác định giá trị sản phẩm dở dang: Công ty xác định sản phẩm dở
dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
 Xác định tổng giá thành sản phẩm:
Công ty áp dụng theo loại hình sản xuất giản đơn, sản xuất mang tính hàng loạt,
chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn, khối lượng sản phẩm sản xuất ra lớn, Theo phương
pháp này, toàn bộ chi phí phát sinh cho đối tượng nào thì được tập hợp trực tiếp cho
đối tượng đó. Đến cuối kỳ, kế toán tính giá thành đơn vị sản phẩm theo côngthức:
Tổng giá
thành
sản phẩm
Giá trị sản
phẩm
= +
dở dang
đầu kỳ
Chi phí
sản xuất
trong kỳ
Giá trị
+
sản
phẩm
dở dang
cuối kỳ
Tổng giá thành sản phẩm
Giá thành =
Đơn vị sản phẩm Khối lượng sản phẩm hoàn thành
2.3.4. Tổ chức hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền phần sản phẩm xã hội trả cho người lao động
tương ứng với thời gian chất lượng và kết quả lao động mà họ đã cống hiến. Như vậy
tiền lương thực chất là khoản trù lao mà doanh nghiệp trả cho người lao động trong
thời gian mà họ cống hiến cho doanh nghiệp. Tiền lương có thể biểu hiện bằng tiền
hoặc bằng sản phẩm. Tiền lương có chức năng vô cùng quan trọng nó là đòn bẩy kinh
tế vừa khuyến khích người lao động chấp hành kỷ luật lao động, đảm bảo ngày công,
giờ công, năng suất lao động, vừa tiết kiệm chi phí về lao động, hạ giá thành sản phẩm
tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
* Hình thức trả lương: Tập đoàn Thái Hòa áp dụng hình thức trả lương theo sản
phẩm và theo thời gian.
+ Doanh nghiệp trả lương sản phẩm căn cứ vào khối lượng công việc hoàn
thành, số lượng sản phẩm bán được, đơn giá sản phẩm và đơn giá tiền lương đã dược
xây dựng cho từng công việc.
Lương sản phẩm= Khối lượng công việc hoàn thành x Đơn giá tiền lương
( Lương sản phẩm = sản lượng hàng bán được x đơn giá hàng bán x tỷ lệ phần
trăm lương theo sản phẩm)
+ Tiền lương thời gian được trả cho cán bộ quản lý gián tiếp, công nhân viên
nghỉ phép và nghỉ chế độ theo quy định hiện hành của nhà nước.
Lương thời gian= Ngày công chế độ x Hệ số hiện hưởng x tiền lương tối thiểu
Doanh nghiệp còn có chế độ thưởng nhằm khuyến khích người lao động dựa
theo kết quả làm việc và ý thức làm việc của người lao động đã được Tổng giám đốc
và Kế toán trưởng phê duyệt.
* Tài khoản sử dụng:
+ TK 334 phản ánh các khoản phải trả công nhân viên và tình hình thanh toán
các khoản đó( gồm: tiền lương, tiền thưởng, BHXH và các khoản thuộc thu nhập của
công nhân viên)
+ TK 338 ( 3382, 3383, 3384) dùng để phản ánh các khoản bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn phải nộp.
* Các chứng từ và sổ kế toán sử dụng: Bảng chấm công – Mẫu số 01 – LĐTĐ.
Bảng thanh toán tiền lương – Mẫu số 02 – LĐTĐ. Bảng thanh toán BHXH .– Mẫu số
04 – LĐTĐ. Bảng thanh toán tiền thưởng – Mẫu số 05 – LĐTĐ. Phiếu báo làm thêm
giờ - Mẫu số 07 – LĐTĐ. Hợp đồng giao khoán - Mẫu số 08 – LĐTĐ. Sổ chi tiết thanh
toán với công nhân viên. Sổ cái tài khoản 334, TK 338
Trình tự hạch toán các khoản phải trả người lao động trong công ty được khái
quát theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 11: Hạch toán kế toán tiền lương tại Công ty
TK 111, 112
Thanh toán thu nhập cho
người lao động
TK 334
TL, Tiền thưởng phải trả
cho người lao động
TK622
TK 138
Khấu trừ khoản phải thu
khác
TLNP thực tế
phải trả cho
LĐTT
TK 335
Trích trước
TLNP của
LĐTT
TK141
Khấu trừ khoản tạm ứng
Tiền lương, tiền thưởng
phải trả cho NVPX
TK 627
Tiền lương, tiền thưởng
phải trả cho NVBH
TK 641
Tiền lương, tiền thưởng phải
trả cho NVQLDN
TK642
TK 431
Thưởng từ quỹ khen thưởng
Kế toán các khoản trích theo lương:
* Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội(BHXH) là một trong những nội dung quan trọng của chính
sách xã hội mà nhà nước đảm bảo trước pháp luật cho người dân nói chung và người
lao động nói riêng. Trên cơ sở tham gia,đóng góp của người lao động, người sử dụng
lao động và sự quản lý bảo hộ của nhà nước.
* Bảo hiểm y tế
Là một khoản trợ cấp tiền thuốc men, khám chữa bệnh cho người lao động,khi
ốm đau phải điều trị trong thời gian làm việc tại công ty. Quỹ BHYT được trích theo
tỷ lệ phần trăm quy định trên tổng số tiền lương phải trả cho công nhân viên và đưọc
tính vào chi phí SXKD. Chế độ trích ở nước ta hiện nay là 3%, trong đó 2% trích vào
chi phí SXKD, còn 1% trích vào thu nhập của người lao động.
* Kinh phí công đoàn:
Theo chế độ hiện hành tỷ lệ trích kinh phí công đoàn là 2% được trích vào chi
phí sản xuất kinh doanh.
* TK sử dụng:
TK 338 : phải trả phải nộp khác
3382: kinh phí công đoàn
3383: Bảo hiểm xã hội
3384: bảo hiểm Y tế
Trình tự hạch toán BHXH, BHYT, KPCĐ trong công ty được khái quát theo
sơ đồ sau:
Sơ đồ 12: Hạch toán kế toán các khoản trích theo lương
TK 334 TK 338 (3382, 3383, 3384)
(4 (1)
TK 622, 627
TK 111
(5) (2)
TK 641, 642
TK 112
(6) (3)
TK 334
(1) – Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tiền lương phải trả CNSX, CNV ở
phân xưởng sản xuất
(2) – Trích theo BHXH, BHYT, KPCĐ theo tiền lương phải CNV khác
(3) – Khấu trừ thu nhập của CNV
(4) – Trả BHXH cho CNV được hưởng trợ cấp
(5) – Chi tiêu bằng tiền mặt
(6) – Chi bằng TGNH, nộp cho cấp trên.
Sơ đồ 13: Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán tiền lương:
Một số nghiệp vụ phát sinh liên quan đến phần hành kế toán tiền lương và
các khoản trích theo lương tại Công ty:
 Tính ra lương phải trả cho cán bộ, công nhân viên Công ty:
- Lương trả cho bộ phận văn phòng:
Nợ TK 642
Có TK 334
- Lương trả cho bộ phận kinh doanh, bán hàng:
Nợ TK 641
Có TK 334
- Lương trả cho bộ phận quản lý phân xưởng:
Nợ TK 627
Có TK 334
- Lương trả cho công nhân trực tiếp sản xuất:
Nợ TK 622
Có TK 334
B¶ng
ChÊm
C«ng
Kto¸n
l-¬ng
tÝnh
Thñ quü
chi
tiÒn
Kto¸n
tiÒn
l-¬ng
KTT-TT§V
ký
duyÖt
Kto¸n
TTo¸n
lËp
Gi¸m
®èc phª
duyÖt
Kto¸n
tr-ëng
kiÓm
 Thanh toán lương cho cán bộ, công nhân viên công ty:
- Thanh toán lương cho bộ phận văn phòng:
Nợ TK 334 chi tiết nhân viên văn phòng
Có TK 111 hoặc 112, 141, 138
- Thanh toán lương cho bộ phận bán hàng:
Nợ TK 334 chi tiết nhân viên bán hàng
Có TK 111 hoặc 112, 141, 138
- Thanh toán lương cho Bộ phận quản lý phân xưởng:
Nợ TK 334 chi tiết nhân viên quản lý phân xưởng
Có TK 111 hoặc 112, 141, 138
- Thanh toán lương cho Bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất:
Nợ TK 334 chi tiết công nhân trực tiếp sản xuất
Có TK 111 hoặc 112, 141, 138
 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí kinh doanh:
- Của bộ phận nhân viên văn phòng:
Nợ TK 642
Có TK 338- chi tiết TK 3382, 3383, 3384
- Của bộ phận nhân quản lý phân xưởng:
Nợ TK 627
Có TK 338- chi tiết TK 3382, 3383, 3384
- Của bộ phận nhân công nhân trực tiếp sản xuất:
Nợ TK 622: 19%
Có TK 338- chi tiết TK 3382(2%), 3383(15%), 3384(2%)
 Trích BHXH, BHYT, trừ vào Lương:
Nợ TK 334: 6%
Có TK 338 chi tiết TK 3383(5%)), 3384(1%)
 Thanh toán BHXH, BHYT cho cơ quan Bảo hiểm:
Nợ TK 338- chi tiết TK 3383, 3384
Có TK 111 hoặc 112
2.3.5. Tổ chức hạch toán kế toán tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa
Bán hàng là việc chuyển quyền sở hữu sản phẩm, hàng hoá gắn với phần lớn lợi
ích hoặc rủi ro cho khách hàng đồng thời được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận
thanh toán. Bán hàng là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất - kinh doanh.
Kế toán bán hàng quản lý chặt chẽ các yếu tố của nghiệp vụ bán hàng như: doanh
thu, các khoản giảm trừ doanh thu, giá vốn hàng bán, tình hình thanh toán công nợ phải thu,
thuế giá trị gia tăng và các chi phí liên quan... để từ đó tính toán, xác định kết quả của hoạt
độngbán hàng,tiêu thụ sản phẩm.
* Phương thức bán hàng:
Hiện nay công ty áp dung các hình thức bán hàng sau:
- Bán hàng trực tiếp cho khách hàng
- Bán hàng cho khách theo phương thức gửi bán
- Xuất khẩu trực tiếp - Xuất khẩu ủy thác
- Bán hàng thu tiền ngay - Bán hàng trả chậm
- Bán hàng từ kho công ty
- Bán hàng không qua kho
* Tài khoản sử dụng:
TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ TK 521Chiết khấu thương mại
TK 531 Hàng bán bị trả lại TK 532 Giảm giá hàng bán
TK 632: Giá vốn hàng bán Tk 641: Chi phí bán hàng
TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
* Chứng từ sử dụng:
- Hóa đơn GTGT
- Chứng từ thanh toán (Phiếu thu, Giấy báo Có…)
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
- Sổ chi tiết bán hàng
- Phiếu xuất kho...
Trình tự hạch toán tiêu thụ sản phẩm của công ty được khái quát theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 14: Hạch toán kế toán tiêu thụ thành phẩm
TK 155, 156 TK 632 TK 911 TK 511, 512
TK 111,
112, 131
Giá vốn hàng
bán trong kỳ
Kết chuyển
Kết
chuyển
Doanh thu bán
hàng trong kỳ
3331
111, 112, 331…
Chi phí bán hàng
phát sinh trong kỳ
TK 641
TK 521,
531, 532
Các khoản giảm trừ
doanh thu
Các nghiệp vụ phát sinh liên quan chủ yếu:
- Khi xuất hàng hoá, thành phẩm bán, có giá bán, Kế toán ghi:
Nợ TK 131
Có TK 5111, 5112
Có TK 33311
Đồng thời ghi:
Nợ TK 632
Có TK 155, 156
- Khi xuất bán (chủ yếu cà phê chưa chốt giá), kế toán xuất kho hạch toán theo
phương thức gửi bán:
Nợ TK 157
Có TK 156, 155
Khi có giá, kế toán ghi:
Nợ TK 131
Có TK 1511
Có TK 33311
811 TK 911
Kết chuyển giá vốn
hàng bán
Kế chuyển doanh
thu thuần
TK 641,
642
Kết chuyển chi phí BH,
QLDN
TK 421
Kết chuyển
lỗ
TK 142
Kết chuyển chi phí chờ
kết chuyển
Đồng thời phản ánh giá vốn:
Nợ TK 632
Có TK 157
2.3.6. Tổ chức hạch toán kế toán xác định kế quả kinh doanh
Xác định kết quả kinh doanh và lên báo cáo là bước cuối cùng của quá trình
hạch toán kế toán. Kế toán tổng hợp tập hợp hóa đơn, chứng từ và sổ cái, sổ chi tiết
của các tài khoản để thưc hiện tổng hợp doanh thu, chi phí và tính toán lãi lỗ.
* Tài khoản sử dụng:
TK 911: xác định kết quả kinh doanh
TK 511. doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Tk 512: doanh thu bán hàng nội bộ
TK 515: doanh thu hoat động tài chính
TK 632: giá vốn hàng bán
Tk 641 chi phí bán hàng
TK 642 chi phí quản lý doanh nghiệp
* Chứng từ sử dụng:
Hóa đơn VAT, hợp đồng kinh tế, sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản 511, 512,
632, 635, 641, 642, 711, 811, ..
Trình tự hạch toán xác đinh kết quả kinh doanh trong công ty được khái quát
theo sơ đồ dưới đây:
TK 632, 635,
Sơ đồ 15: Hạch toán xác định kết quả kinh doanh TK 511, 512,
515, 711
Một số nghiệp vụ phát sinh liên quan chủ yếu:
- Cuối tháng, kế toán kết chuyển doanh thu để xác định kết quả kinh doanh:
Nợ TK 511, 512, 515, 711
Có TK 911
- Kết chuyển chi phí để xác định kết quả kinh doanh.
Nợ TK 911
Có TK 641, 642, 635
- Kết chuyển giá vốn hàng bán để xác định kết quả kinh doanh:
Nợ TK 911
Có TK 632
- Xác định kết quả kinh
Nếu có lãi:
Nợ TK 911
Có TK 421
Nếu lỗ :
Nợ TK 421
Có TK 911
2.3.7. Tổ chức hạch toán kế toán nguồn vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn chủ sở hữu là vốn của các chủ sở hữu mà doanh nghiệp không phải
cam kết thanh toán. Nguồn vốn chủ sở hữu do chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư góp
vốn và hình thành từ kết quả kinh doanh, do vậy nguồn vốn chủ sở hữu không phải là
một khoản nợ.
Hiện nay công ty cổ phần tập đoàn Thái Hòa là một công ty cổ phần, vì thế
nguồn vốn chủ sở hữu của công ty được hình thành do các cổ đông góp vốn và hình
thàng từ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
* Tài khoản sử dụng:
TK 411: nguồn vốn kinh doanh
Sơ đồ 16: Sơ đồ hạch toán nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp:
TK 111,
112, 211 TK 411
TK 111, 112,
156, 211
Trả lại vốn góp cho
các cổ đông, các bên
liên doanh
Nhận vốn góp của các bên
liên doanh, của cổ đông
Bổ sung nguồn từ kết quả
kinh doanh
TK 421
TK 414, 441,
415…
Bổ sung nguồn vốn kinh
doanh từ các quỹ của
công ty
Một số nghiệp vụ phát sinh liên quan chủ yếu:
- Khi nhận vốn góp từ các cổ đông góp vốn, kế toán ghi tăng nguồn vốn kinh
doanh như sau:
Nợ TK 111 hoặc 112…
Có TK 411
- Cuối năm tổng kết và xác định kết quả kinh doanh, Nếu có lãi thì phần lợi
nhuận từ kết quả kinh doanh sẽ được phân chia cho cổ đông góp vốn, nộp thuế và được
bổ sung vào vốn kinh doanh như sau:
Nợ TK 421
Có TK 411
- Khi cổ đông tiến hành rút vốn, kế toán sẽ phản ánh giảm nguồn vốn kinh
doanh của Công ty như sau:
Nợ TK 411
Có TK 111 hoặc 112, 211
PHẦN 3: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ
TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
TẬP ĐOÀN THÁI HOÀ
3.1. NHỮNG ƯU ĐIỂM VỀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN
Công tác kế toán của công ty Thái Hoà tương đối hoàn thiện. Cách tổ chức cũng
như bố trí công việc rất hợp lý, không bị chồng chéo và có liên quan chặt chẽ với nhau,
các phần hành kế toán hỗ trợ cho nhau. Thái độ làm việc của nhân viên rất nghiêm túc
nhưng vẫn mang không khí vui vẻ, thân mật, mối quan hệ trong phòng làm việc hoà
đồng tạo ra sự phối kết hợp công việc rất hiệu quả.
Ngoài ra, mỗi người đều có thể phát huy năng lực, tính sáng tạo của mình và ý
kiến đóng góp mà nhân viên đưa ra đều được tôn trọng… đó cũng chính là một nguyên
nhân tạo nên tác phong làm việc nghiêm túc và có hiệu quả của mọi người.
Với công tác kế toán của toàn công ty, luôn luôn cập nhật và vận dụng các chế
độ mới được ban hành, thực hiện đầy đủ theo chế độ kế toán.
Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần tập đoàn  Thái Hoà
Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần tập đoàn  Thái Hoà
Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần tập đoàn  Thái Hoà
Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần tập đoàn  Thái Hoà
Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần tập đoàn  Thái Hoà
Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần tập đoàn  Thái Hoà
Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần tập đoàn  Thái Hoà
Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần tập đoàn  Thái Hoà
Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần tập đoàn  Thái Hoà
Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần tập đoàn  Thái Hoà
Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần tập đoàn  Thái Hoà
Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần tập đoàn  Thái Hoà
Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần tập đoàn  Thái Hoà

More Related Content

What's hot

Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần Minh Cường
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần Minh CườngHoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần Minh Cường
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần Minh Cườngluanvantrust
 
Công tác kế toán tại công ty tnhh duy tiến
Công tác kế toán tại công ty tnhh duy tiếnCông tác kế toán tại công ty tnhh duy tiến
Công tác kế toán tại công ty tnhh duy tiếnMạnh Hùng Trần
 
Báo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệp
Báo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệpBáo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệp
Báo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệpHọc kế toán thực tế
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toán
Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toánBáo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toán
Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toánDigiword Ha Noi
 
Luận văn tốt nghiệp: Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
Luận văn tốt nghiệp:  Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bánLuận văn tốt nghiệp:  Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
Luận văn tốt nghiệp: Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bánNguyễn Công Huy
 
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố địnhBáo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố địnhHọc kế toán thực tế
 
Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016
Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016
Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016tuan nguyen
 

What's hot (20)

Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOT
Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOTĐề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOT
Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOT
 
Kế toán doanh thu chi phí KQKD công ty thực phẩm, HOT
Kế toán doanh thu chi phí KQKD công ty thực phẩm, HOTKế toán doanh thu chi phí KQKD công ty thực phẩm, HOT
Kế toán doanh thu chi phí KQKD công ty thực phẩm, HOT
 
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...
 
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần Thế Kỷ Mới, HOT
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần Thế Kỷ Mới, HOTĐề tài: Kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần Thế Kỷ Mới, HOT
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần Thế Kỷ Mới, HOT
 
Luận văn: Kế toán kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng, HAY
Luận văn: Kế toán kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng, HAYLuận văn: Kế toán kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng, HAY
Luận văn: Kế toán kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng, HAY
 
Luận văn: Hoàn thiện tổ chức kế toán trong các doanh nghiệp
Luận văn: Hoàn thiện tổ chức kế toán trong các doanh nghiệpLuận văn: Hoàn thiện tổ chức kế toán trong các doanh nghiệp
Luận văn: Hoàn thiện tổ chức kế toán trong các doanh nghiệp
 
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần Minh Cường
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần Minh CườngHoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần Minh Cường
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần Minh Cường
 
BÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH download miễn phí
BÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH download miễn phíBÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH download miễn phí
BÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH download miễn phí
 
Công tác kế toán tại công ty tnhh duy tiến
Công tác kế toán tại công ty tnhh duy tiếnCông tác kế toán tại công ty tnhh duy tiến
Công tác kế toán tại công ty tnhh duy tiến
 
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty thương mại Đan Việt
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty thương mại Đan ViệtĐề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty thương mại Đan Việt
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty thương mại Đan Việt
 
Báo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệp
Báo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệpBáo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệp
Báo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệp
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toán
Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toánBáo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toán
Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toán
 
Đề tài: Kế toán hàng hóa tại công ty xuất nhập khẩu Đức Nguyễn
Đề tài: Kế toán hàng hóa tại công ty xuất nhập khẩu Đức NguyễnĐề tài: Kế toán hàng hóa tại công ty xuất nhập khẩu Đức Nguyễn
Đề tài: Kế toán hàng hóa tại công ty xuất nhập khẩu Đức Nguyễn
 
LƯU ĐỒ quy trình kế toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu!
LƯU ĐỒ quy trình kế toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu!LƯU ĐỒ quy trình kế toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu!
LƯU ĐỒ quy trình kế toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu!
 
Luận văn: Kế toán hàng tồn kho tại công ty May Trường Sơn, HAY
Luận văn: Kế toán hàng tồn kho tại công ty May Trường Sơn, HAYLuận văn: Kế toán hàng tồn kho tại công ty May Trường Sơn, HAY
Luận văn: Kế toán hàng tồn kho tại công ty May Trường Sơn, HAY
 
Đề tài: Kế toán quản lý hàng tồn kho tại Công ty thương mại, HAY
Đề tài: Kế toán quản lý hàng tồn kho tại Công ty thương mại, HAYĐề tài: Kế toán quản lý hàng tồn kho tại Công ty thương mại, HAY
Đề tài: Kế toán quản lý hàng tồn kho tại Công ty thương mại, HAY
 
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
 Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định  kết quả kinh doanh Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định  kết quả kinh doanh
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
 
Luận văn tốt nghiệp: Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
Luận văn tốt nghiệp:  Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bánLuận văn tốt nghiệp:  Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
Luận văn tốt nghiệp: Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
 
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố địnhBáo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
 
Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016
Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016
Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016
 

Similar to Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần tập đoàn Thái Hoà

Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty mây tre, 9đ - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty mây tre, 9đ - Gửi miễn phí ...Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty mây tre, 9đ - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty mây tre, 9đ - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty mây tre xuất khẩu - Gửi miễ...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty mây tre xuất khẩu - Gửi miễ...Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty mây tre xuất khẩu - Gửi miễ...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty mây tre xuất khẩu - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tiểu luận phân tích báo cáo thương niên vinamilk năm 2013
Tiểu luận phân tích báo cáo thương niên vinamilk năm 2013Tiểu luận phân tích báo cáo thương niên vinamilk năm 2013
Tiểu luận phân tích báo cáo thương niên vinamilk năm 2013Han Nguyen
 
tieu-luan-quan-tri-chien-luoc-tai-cong-ty-sua-vinamilk.doc
tieu-luan-quan-tri-chien-luoc-tai-cong-ty-sua-vinamilk.doctieu-luan-quan-tri-chien-luoc-tai-cong-ty-sua-vinamilk.doc
tieu-luan-quan-tri-chien-luoc-tai-cong-ty-sua-vinamilk.docMinhTrnNht7
 
Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tập Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tập ssuser499fca
 
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAY
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAYĐề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAY
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
đạI học quốc gia thành phố hồ chí minh
đạI học quốc gia thành phố hồ chí minhđạI học quốc gia thành phố hồ chí minh
đạI học quốc gia thành phố hồ chí minhPhuong Nguyen
 
Tiểu luận tài chính ngân hàng.
Tiểu luận tài chính ngân hàng.Tiểu luận tài chính ngân hàng.
Tiểu luận tài chính ngân hàng.ssuser499fca
 
CHIẾN LƯỢC MARKETING- MIX VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT CẢI THIỆN TRONG CHIẾN LƯỢC CỦA C...
 CHIẾN LƯỢC MARKETING- MIX VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT CẢI THIỆN  TRONG CHIẾN LƯỢC CỦA C... CHIẾN LƯỢC MARKETING- MIX VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT CẢI THIỆN  TRONG CHIẾN LƯỢC CỦA C...
CHIẾN LƯỢC MARKETING- MIX VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT CẢI THIỆN TRONG CHIẾN LƯỢC CỦA C...anh hieu
 

Similar to Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần tập đoàn Thái Hoà (20)

Báo cáo thực tập tổng hợp Chuyên ngành kế toán tài chính doanh nghiệp thương ...
Báo cáo thực tập tổng hợp Chuyên ngành kế toán tài chính doanh nghiệp thương ...Báo cáo thực tập tổng hợp Chuyên ngành kế toán tài chính doanh nghiệp thương ...
Báo cáo thực tập tổng hợp Chuyên ngành kế toán tài chính doanh nghiệp thương ...
 
QT028.Doc
QT028.DocQT028.Doc
QT028.Doc
 
QT040.doc
QT040.docQT040.doc
QT040.doc
 
Luận văn: Phân tích các chỉ số tài chính Công ty Cổ phần Sữa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Phân tích các chỉ số tài chính Công ty Cổ phần Sữa, 9 ĐIỂMLuận văn: Phân tích các chỉ số tài chính Công ty Cổ phần Sữa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Phân tích các chỉ số tài chính Công ty Cổ phần Sữa, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty mây tre, 9đ - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty mây tre, 9đ - Gửi miễn phí ...Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty mây tre, 9đ - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty mây tre, 9đ - Gửi miễn phí ...
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty mây tre xuất khẩu - Gửi miễ...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty mây tre xuất khẩu - Gửi miễ...Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty mây tre xuất khẩu - Gửi miễ...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty mây tre xuất khẩu - Gửi miễ...
 
Lài (1)
Lài (1)Lài (1)
Lài (1)
 
Tiểu luận phân tích báo cáo thương niên vinamilk năm 2013
Tiểu luận phân tích báo cáo thương niên vinamilk năm 2013Tiểu luận phân tích báo cáo thương niên vinamilk năm 2013
Tiểu luận phân tích báo cáo thương niên vinamilk năm 2013
 
Báo Cáo Thực Tập Một Số Giải Pháp Marketing Nhằm Nâng Cao Hiêu Quả Hoạt Đ...
Báo Cáo Thực Tập Một Số Giải Pháp Marketing Nhằm Nâng Cao Hiêu Quả Hoạt Đ...Báo Cáo Thực Tập Một Số Giải Pháp Marketing Nhằm Nâng Cao Hiêu Quả Hoạt Đ...
Báo Cáo Thực Tập Một Số Giải Pháp Marketing Nhằm Nâng Cao Hiêu Quả Hoạt Đ...
 
Báo Cáo Thực Tập Một Số Giải Pháp Marketing Nhằm Nâng Cao Hiêu Quả Hoạt Đ...
Báo Cáo Thực Tập Một Số Giải Pháp Marketing Nhằm Nâng Cao Hiêu Quả Hoạt Đ...Báo Cáo Thực Tập Một Số Giải Pháp Marketing Nhằm Nâng Cao Hiêu Quả Hoạt Đ...
Báo Cáo Thực Tập Một Số Giải Pháp Marketing Nhằm Nâng Cao Hiêu Quả Hoạt Đ...
 
tieu-luan-quan-tri-chien-luoc-tai-cong-ty-sua-vinamilk.doc
tieu-luan-quan-tri-chien-luoc-tai-cong-ty-sua-vinamilk.doctieu-luan-quan-tri-chien-luoc-tai-cong-ty-sua-vinamilk.doc
tieu-luan-quan-tri-chien-luoc-tai-cong-ty-sua-vinamilk.doc
 
Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tập Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tập
 
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAY
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAYĐề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAY
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAY
 
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh cho Công ty bánh kẹo
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh cho Công ty bánh kẹoĐề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh cho Công ty bánh kẹo
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh cho Công ty bánh kẹo
 
Qt063
Qt063Qt063
Qt063
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu tại công ty tự động hóa mặt t...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu tại công ty tự động hóa mặt t...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu tại công ty tự động hóa mặt t...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu tại công ty tự động hóa mặt t...
 
Đề tài: Phát triển ngành hàng snack tại công ty chế biến thực phẩm
Đề tài: Phát triển ngành hàng snack tại công ty chế biến thực phẩmĐề tài: Phát triển ngành hàng snack tại công ty chế biến thực phẩm
Đề tài: Phát triển ngành hàng snack tại công ty chế biến thực phẩm
 
đạI học quốc gia thành phố hồ chí minh
đạI học quốc gia thành phố hồ chí minhđạI học quốc gia thành phố hồ chí minh
đạI học quốc gia thành phố hồ chí minh
 
Tiểu luận tài chính ngân hàng.
Tiểu luận tài chính ngân hàng.Tiểu luận tài chính ngân hàng.
Tiểu luận tài chính ngân hàng.
 
CHIẾN LƯỢC MARKETING- MIX VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT CẢI THIỆN TRONG CHIẾN LƯỢC CỦA C...
 CHIẾN LƯỢC MARKETING- MIX VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT CẢI THIỆN  TRONG CHIẾN LƯỢC CỦA C... CHIẾN LƯỢC MARKETING- MIX VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT CẢI THIỆN  TRONG CHIẾN LƯỢC CỦA C...
CHIẾN LƯỢC MARKETING- MIX VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT CẢI THIỆN TRONG CHIẾN LƯỢC CỦA C...
 

More from luanvantrust

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...luanvantrust
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...luanvantrust
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...luanvantrust
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chileluanvantrust
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Namluanvantrust
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Namluanvantrust
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...luanvantrust
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...luanvantrust
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMluanvantrust
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...luanvantrust
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửluanvantrust
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdomluanvantrust
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...luanvantrust
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...luanvantrust
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viênluanvantrust
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...luanvantrust
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conandoluanvantrust
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Langluanvantrust
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...luanvantrust
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffeeluanvantrust
 

More from luanvantrust (20)

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
 

Recently uploaded

Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 

Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần tập đoàn Thái Hoà

  • 1. TIỂU LUẬN: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần tập đoànThái Hoà MÃ TÀI LIỆU: 80644 ZALO: 0917.193.864 Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com
  • 2. LỜI MỞ ĐẦU Trong xu thế toàn cầu hoá vừa tạo cơ hội vừa đem lại những thách thức cho doanh nghiệp trên thế giới nói chung và doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Nền kinh tế phát trển cùng với sự đổi mới cơ bản của cơ chế quản lý, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang tự hoàn thiện lại mình và phát triển mạnh mẽ trên mọi mặt kinh tế. Để tồn tại và đi lên các doanh nghiệp cần phải xây dựng một cơ chế quản lý chặt chẽ và hệ thống thông tin có hiệu quả. Với mục đích đó, các doanh nghiệp đã sử dụng một trong những công cụ quan trọng nhất và hiệu quả nhất là hạch toán kế toán. Với chức năng chính của hạch toán kế toán là phản ánh, giám đốc một cách liên tục, toàn diện và có hệ thống tất cả mọi hoạt động kinh tế, thông tin kế toán đóngvai trò hết sức quan trọng, là cơ sở để nhà quản trị ra các quyết định kinh doanh chiếnlược kịp thời cho doanh nghiệp. Bên cạnh những mặt đã đạt được trong công tác hạch toán kế toán của đơn vị, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn mắc phải những nhược điểm, thiếu sót cần hoàn thiện. Trong xu thế hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam cần cố gắng khắc phục để nâng cao hơn nữa công tác kế toán của mình, để hạch toán kế toán thực sự là “công cụ quản lý kinh tế” một cách hữu hiệu nhất. Với khoá thực tập tại công ty cổ phần tập đoàn Thái Hoà đã tạo cơ hội cho em tìm hiểu thực tiễn công tác kế toán tại đơn vị, thấy được mối liên hệ giữa lý thuyết tại chiếc ghế nhà trường và thực tế bổ ích – là hành trang cho chúng em bước vào nghề. Qua thời gian thực tập này, em đã hoàn thành bài báo cáo thực tập tổng hợp với nội dung gồm 3 phần: Chương I: Tổng quan về công ty cổ phần tập đoàn Thái Hoà Chương II: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần tập đoàn Thái Hoà Chương III: Nhận xét khái quát tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần tập đoàn Thái Hoà
  • 3. PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THÁI HOÀ 1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THÁI HOÀ 1.1.1. Quá trình hình thành công ty cổ phần tập đoàn Thái Hoà * Giới thiệu công ty Đã từ rất lâu, niềm khao khát cháy bỏng:“ tạo dựng thương hiệu cà phê Arabica của vùng đất Phủ Quỳ danh tiếng ” luôn chảy trong con người đầy nhiệt huyết Nguyễn Văn An. Cho đến tháng 03/ 1996 mơ ước này mới trở thành hiện thực khi ông quyết định thành lập công ty riêng: Công ty Thái Hoà. Thái Hoà là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên chuyên sản xuất và chế biến cà phê – một nông sản điển hình. Công ty được chính thức thành lập vào ngày 04/03/1996 theo giấy phép kinh doanh số 2335/GP – UB, đăng ký kinh doanh số 048176 do sở kế hoạch và đầu tư cấp ngày 12/3/1996, với vốn điều lệ ban đầu là 55 tỷ, nhà máy đầu tiên được xây dựng là Thái Hoà Nghệ An sản xuất và chế biến cà phê xuất khẩu. -Tên công ty: Công ty SX & TM Thái Hoà -Tên tiếng Anh: Thai Hoa production and Trading company Limited -Tên viết tắt: T.H Co., Ltd -Đơn vị quản lý: Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội - Giám đốc công ty: Nguyễn Văn An -Trụ sở chính: D21 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội -Tel: (84-4).5761332 – Fax: (84-4).8520507 -Mã số thuế: 0100367361 -Số tài khoản: 1001232257 - Tổng vốn điều lệ ban đầu là 55 tỷ đồng -Tổng số nhân viên khi mới hình thành là: 67 người
  • 4. - Ngành nghề kinh doanh chính là chế biến và xuất khẩu cà phê Cách đây 13 năm, cà phê Việt Nam bị coi là kẻ xa lạ, thậm chí cà phê Arabica còn bị người ta kì thị đến mức nếu người mua phát hiện cà phê Robusta có trộn cà phê Arabica thì sẽ bị từ chối. Trong bối cảnh đó, với lòng tin sắt đá vào sự thành công của một nước có khí hậu nhiệt đới, đất đai thuận lợi cùng với tầm nhìn chiến lược, ông Nguyễn Văn An đã xây dựng thương hiệu cà phê ngày càng lớn mạnh, các nhà máy sản xuất và chế biến cà phê dần được xây dựng khắp các tỉnh miền Bắc, Trung, Nam. Ra đời vào giữa năm 1996, từ mô hình công ty TNHH nằm giữa thị trấnThái Hòa, sau hơn 13 năm, ông Nguyễn Văn An - chủ tịch tập đoàn hiện nay đã đưa Thái Hòa thành một tập đoàn lớn mạnh, gồm 15 công ty thành viên và là doanh nghiệp duy nhất Việt Nam hoạt động khép kín từ canh tác, sản xuất, chế biến, xuất khẩu cà phê nhân và cà phê tiêu dùng, hệ thống chế biến lớn và hiện đại phủ khắp cácvùng cà phê Việt Nam và Lào. Cà phê Thái Hòa đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín và trở thành thương hiệu cà phê quen thuộc đối với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước. ** Lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp Chế biến cà phê: đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu sản phẩm và dịch vụ của Thái Hòa, với tỷ trọng 90% điểm nổi bật về sản phẩm của Thái Hòa là chế biến chất lượng cao, đáp ứng tiêu chuẩn vào bất kỳ thị trường và nhà rang xay nào trên thếgiới. Trồng cà phê: bên cạnh thế mạnh là chế biến cà phê, Thái Hòa đang khẳng định uy tín trong lĩnh vực trồng cà phê với một loạt dự án lớn ở Việt Nam và Lào có tổng diện tích 10.000 ha. Cao su: Trong thời gian tới, cao su sẽ trở thành sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Thái Hòa. Hiện tại, Thái Hòa đang triển khai dự án trồng 12.000 ha cao su tại tỉnh Savavakhet. Với tổng vốn đầu tư trên 60 triệu USD, và đến năm 2005 Thái Hòa sẽ kết thúc giai đoạn trồng để chuyển sang giai đoạn đầu tư phát triển và chuẩn bị chokhai thác.
  • 5. Xây dựng và bất động sản: Nằm trong chiến lược mở rộng lĩnh vực kinh doanh, xây dựng và đầu tư bất động sản sẽ là một trụ cột kinh doanh của Thái Hòa Mở đầu cho lĩnh vực kinh doanh là khách sạn Thái Ninh với tổng vốn đầu tư 30 tỷ đồng. Thương mại và dịch vụ: Thời gian qua lĩnh vực này dù chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng có tốc độ tăng trưởng rất cao, hứa hẹn sự đóng vai trò lớn trong cơ cấu kinh doanh của Thái Hòa trong tương lai. Dịch vụ Thái Hòa chủ yếu tập trung cho hoạt động xuất khẩu cà phê, trong đó nổi bật là dịch vụ kho vận. Sắp tới, Thái Hòa sẽ cung cấp thêm các dịch vụ kỹ thuật cà phê. 1.1.2. Sự phát triển của công ty cổ phần tập đoàn Thái Hoà * Giai đoạn 1996-2006: Khai sáng tương lai Arabica Việt Nam Thái Hoà đã được ghi nhận có công lớn trong việc đưa cà phê Arabica trở thành mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao ra thị trường thế giới. Cách đây 10 năm cà phê này được trồng còn rất hạn chế ở nước ta, chỉ chiếm 10% trong tổng diện tích cà phê. Nhưng bằng sự quyết tâm và tầm nhìn chiến lược của mình, với phương châm: “Nghĩ khác biệt bước ra thế giới” Thái Hòa đã đưa Arabica trở thành mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn trên thị trường thế giới, xây dựng các nhà máy với công suất lớnvà chất lượng cao. Thái Hoà đã chinh phục được khách hàng khó tính Nhật Bản và tiến hành xuất khẩu cà phê sang Mĩ, EU, Trung Đông… Thái Hoà đã xây dựng vàmở rộng được nhiều nhà máy và chi nhánh cụ thể như sau: - Tháng 6/1997: Xây dựng nhà máy chế biến cà phê xuất khẩu đầu tiên tại Hà Nội - Tháng 12/1998: Nhà máy Nghệ An sử dựng công nghệ chế biến ướt đi vào hoạt động, nay là Công ty Thái Hoà Nghệ An - Tháng 9/2000: Nhờ sự kiện xây dựng nhà máy chế biến cà phê Liên Ninh. Thái Hòa trở thành nhà xuất khẩu số 1 Việt Nam về cà phê Arabica - Tháng 8/2001: Xây dựng nhà máy chế biến ướt tại Khe Xanh (Quảng Trị) - Tháng 3/2002: Mở thêm chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh
  • 6. - Tháng 2/2003: Nhận chứng chỉ ISO 9001-2000, mở cửa chi nhánh tại Sơn La - Tháng 2/2004: Xây dựng nhà máy chế biến cà phê Lao Bảo (Quảng Trị), hiện nay là công ty Thái Hòa Quảng Trị - Tháng 6/2005: Thành lập chi nhánh tại Điện Biên và xây dựng nhà máy chế biến cà phê An Giang tại Đồng Nai - Đến năm 2006: Nhà máy này được đưa vào hoạt động với công suất trên 60.00 tấn/năm nhưng chỉ sau một năm, Nhà máy An Giang đã vươn lên vị trí hàng đầu về chế biến và xuất khẩu cà phê với kim ngạch hơn 80 triệu USD, khách hàng là các nhà rang xay lớn ở trên 20 nước. Yếu tố chất lượng là một lý do khiến một số tập đoàn cà phê nước ngoài muốn đặt hợp đồng mua sản phẩm dài hạn với Nhà máy cà phê An Giang - Cũng trong năm 2006 (6/2006): Thái Hòa cho thành lập công ty Thái Hòa Lào - Việt và công ty Thái Hòa Thừa Thiên - Huế - Tháng 5/2007 : Lễ động thổ xây dựng nhà máy cà phê Lâm Đồng được tổ chức ** Giai đoạn 2007 đến nay – Thái Hoà bước ngoặt vươn lên Năm 2008, khởi đầu giai đoạn phát triển thứ hai của Thái Hòa, đánh dấu bước ngoặt quan trọng cho sự chuyển mình mạnh mẽ của mình trên mọi phương diện. Từ chỗ là một Công ty có các thành viên theo tính chất hành chính, Thái Hoà đã trở thành loại hình doanh nghiệp cổ phần và có các Công ty thành viên hoạt động theo mô hình Tập đoàn, theo mối quan hệ kinh tế. Mô hình mới đã tạo động lực mạnh mẽ cho Thái Hoà phát triển với tốc độ cao. - Tháng 8/2008 nhà máy cà phê chế biến ướt Lâm Đồng bắt đầu đi vào hoạt động - Tháng 1/2008 thành lập công ty cổ phần An Giang Ngày 19/05/2008 công ty TNHH SX và TM Thái Hoà chuyển đổi thành công ty cổ phần tập đoàn Thái Hoà với giấy phép kinh doanh số 0103024767 ngày 19/5/2008 (được chuyển đổi từ Công ty TNHH sản xuất và thương mại Thái Hoà) do
  • 7. Sở Kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp - Tên công ty: Công ty cổ phần tập đoàn Thái Hòa - Tên tiếng anh: Thai hoa group joint stock company - Tên viết tắt: thaihoa group.,Jsc - Vốn điều lệ của doanh nghiệp tính đến thời điểm tháng 6/2008 là 350 tỷ VNĐ - Tháng 9 năm 2009 các chi nhánh Hồ Chí Minh, Điện Biên và Sơn La được chuyển đổi thành các công ty con 1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THÁI HOÀ 1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần tập đoàn Thái Hoà Chức năng  Sản xuất cà phê hòa tan và cà phê nhân đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước  Trực tiếp xuất khẩu mặt hàng cà phê mang tên Thái Hòa, đáp ứng nhu cầu mọi khách hàng trên thế giới Nhiệm vụ  Xây dựng và thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ  Doanh nghiệp tự tạo nguồn vốn, quản lý, khai thác sử dụng chúng một cách hiệu quả  Tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý kinh tế, quản lý xuất khẩu và giao dịch đối ngoại  Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng kinh tế có liên quan  Nâng cao chất lượng, gia tăng lượng hàng xuất khẩu, mở rộng thị trường nước ngoài, thu hút ngoại tệ và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu  Đào tạo cán bộ lành nghề, có kinh nghiệm phục vụ lâu dài cho công ty  Làm tốt mọi nghĩa vụ và công tác xã hội khác
  • 8. 1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thái Hoà Thái Hoà là nhà chế biến và xuất khẩu cà phê hàng đầu Việt Nam và có uy tín trên thị trường quốc tế, cũng là doanh nghiệp duy nhất ở Việt Nam có quy trình khép kín từ trồng, thu mua, chế biến và xuất khẩu cà phê. +Bộ phận sản xuất chính của Thái Hòa gồm 7 nhà máy chế biến cà phê ở Việt Nam đó là: - Nhà máy chế biến Nghệ An - Nhà máy chế biến cà phê Khe Sanh - Liên hợp chế biến cà phê và phân vi sinh Lâm Đồng - Nhà máy chế biến cà phê Lao Bảo - Nhà máy chế biến cà phê An Giang Đồng Nai - Nhà máy chế biến cà phê Liên Linh - Nhà máy chế biến cà phê giáp bát Trong đó có 5 nhà máy sản xuất tiến hành hoạch toán độc lập, có nhiệm vụ xay, rang, sấy, đóng gói cà phê nhân Arabica, cà phê nhân Robusta tạo thành sản phẩm cà phê xuất khẩu Thái Hòa. Các bộ phận sản xuất này sẽ căn cứ vào đơn đặt hàng, vào tình hình tiêu thụ của thị trường và nhu cầu dự trữ của công ty để tiến hànhsản xuất. Còn 2 phân xưởng Liên Ninh và Giáp Bát giữ vai trò sản xuất phụ thuộc. Chuyên sản xuất ra cà phê cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. + Các bộ phận sản xuất phụ gồm các phòng ban, tuy không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm nhưng có nhiệm vụ hỗ trợ, phục vụ cho các bộ phận sản xuất chính. Các phòng ban này bao gồm: Phòng kế hoạch kỹ thuật, phòng tài chính kế toán, ban kinh doanh xuất nhập khẩu, ban bảo vệ. Nhiệm vụ và chức năng của một số bộ phận tiêu biểu:  Phòng kế hoạch kỹ thuật: Lập kế hoạch sản xuất và điều độ sản xuất, lập kế hoạch về nguyên vật liệu đầu vào,soạn thảo hợp đồng kinh tế. Quản lý vật tư, kho hàng, quản lý thiết bị công nghệ ,nghiên cứu sản phẩm mới, mẫu mã, bao bì sản phẩm...
  • 9.  Ban bảo vệ: Thực hiện công tác bảo vệ nội bộ, an ninh chính trị xã hội trong doanh nghiệp, công tác phòng chống cháy nổ, bảo vệ kinh tế, bí mật công nghệ.Tổ chức huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ và thực hiện nghĩa vụ quân sự. - Thị trường đầu vào Do một số khó khăn ban đầu nên vấn đề tích tụ dất và quy hoạch phát triển trồng trọt và chế biến cà phê chưa đi vào quỹ đạo. Quá trình trồng trọt và chế biến cà phê theo lề thói cũ( tự phát, công nghệ chế biến thô sơ) đã tạo ra những hố sâu biến động về cung cầu, chất lượng kém, ngay cả trong nước chưa nói đến thị trường thế giới. Vì vậy, diện tích cà phê cả nước hàng năm vẫn tăng nhiều nhưng hiệu quả không cao: do chế biến không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng dẫn đến giá cả thấp, thị phần xuất khẩu nhỏ. Nhiều nông trường, hộ trồng cà phê đã phải chuyển đổi sang câytrồng khác. Trước tình hình đó, Công ty Thái hòa thu mua nguyên liệu trên các vùng miền trên lãnh thổ Việt Nam thông qua các kênh Công ty thành viên, Chi nhánh, Xí nghiệp, Văn phòng đại diện, các trạm thu mua và các đại lý.Tổ chức mua hàng theo phương pháp này tạo được sự ổn định và tính chủ động cao trong kế hoạch sản xuất kinh doanh. Phương pháp này giúp công ty giảm được chi phí vận chuyển gom hàng, lượng hàng mua vào lớn, kiểm soát được chất lượng nguyên liệu ổn định. -Thị trường tiêu thụ Do công tác nghiên cứu thị trường luôn được diễn ra thường xuyên, nguồn thông tin luôn được cập nhật và sử lý kịp thời. Khi có sự thay đổi của doanh nghiệp đã nhanh chóng nắm bắt và đưa ra những quyết định đúng đắn, hợp lý . Đưa ra được các định hướng cụ thể để thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường một cách nhanh chóng. Hiện tại, sản phẩm cà phê Thái Hòa được tiêu thụ trên 40 nước và vùng lãnh thổ thuộc 4 châu lục. Trong đó các thị trường chính là Mỹ, Nhật và EU, chiếm 70% sản lượng và đóng góp 83% kim ngạch xuất khẩu của Thái Hòa. Các thị trường khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Trung Đông, Châu Phi… Ngày càng đóng góp quan trọng với sự tăng mạnh đơn đặt hàng. Năm 2007, tốc độ tăng trưởng của nhóm thị trường này đạt trên 30%
  • 10. Hai kênh tiêu thụ sản phẩm khá phổ biến của doanh nghiệp là: bán trực tiếp đến tay người tiêu dùng và thông qua các nhà bán buôn, đại lý. Để nâng cao hiệu quả của tiêu thụ sản phẩm, Thái Hoà luôn áp dụng các biện pháp kích thích người tiêu dùng như quảng cáo, dịch vụ sau bán hàng…Doanh nghiệp luôn có sự theo dõi sự phản ứng của khách hàng qua: + Tiếp nhận phản hồi khách hàng thông qua gặp gỡ, trao đổi trực tiếp + Định kỳ gửi phiếu đánh giá cho khách hàng Qua đó có những biện pháp thích hợp để đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng, tạo thương hiệu trong lòng công chúng. - Về nhân sự Nguồn nhân lực luôn là yếu tố rất quan trọng và quyết định đến sự thành thành bại của doanh nghiệp. Cùng với khoa học - công nghệ, nguồn nhân lực luôn được Thái Hòa coi trọng từ tuyển dụng đến đào tạo và phát triển. Nguồn nhân lực được sử dụng là toàn bộ đội ngũ cán bộ có trình độ tay nghề cao từ trong và nước ngoài. Nguồn nhân lực chủ yếu được sử dụng để trực tiếp sản xuất ra cà phê. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, sự phát triển của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cơ cấu sử dụng nguồn nhân lực của doanh nghiệp cũng dần thay đổi qua các năm.
  • 11. Bảng 1: cơ cấu lao động của doanh nghiệp Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Phân loại theo tính chất lao động Trực tiếp 21.056 95,2 21.418 94,5 22.142 94,2 22.954 93,1 Gián tiếp 1.045 4,8 1.235 5,5 1.372 5,8 1.694 6,9 Phân loại theo ngành nghề Ngành sản xuất NN 9.784 44,2 9.811 43,7 9.601 40,8 9.743 39,5 Ngành sản xuất CN 7.025 31,8 7.323 32,3 7.901 33,6 8.408 34,1 Kinh doanh TM 5.301 24 5.519 24,3 6.012 25,6 6.497 26,4 Phân loại theo trình độ lao động Đại học 1.908 8,6 2.100 9,3 2.415 10,3 2.826 11,5 Cao đẳng, trung cấp 7.989 36 8.060 35,6 8.409 35,8 8.976 36,4 Chưa đào tạo 12.203 55,4 12.493 55,1 12.690 53,93 12.846 52,1 Tổng lao động 22.110 100 22.653 100 23.514 100 24.648 100 Nguồn: Phòng Hành chính Nhận xét: Nhìn vào thực trạng chung ta thấy: Cơ cấu lao động đã có sự chuyển biến rõ rệt và theo chiều hướng tích cực. Số lượng lao động ngày càng gia tăng, hoạt động của công ty được mở rộng nên nhu cầu tuyển dụng ngày càng nhiều hơn. Cụ thể là năm 2006 tổng lao động mới chỉ là 22.110 nhưng đến năm 2009 tổng lao động đã tăng
  • 12. lên 11,47% với 24.648 người. Về chất lượng lao động cũng được nâng cao hơn. Số lao động có trình độ cao ngày càng chiếm tỉ lệ lớn hơn trong tổng số lao động của doanh nghiệp Xét theo tính chất lao động: Do trình độ công nghệ máy móc ngày càng hiện đại, số công nhân có trình độ và được đào tạo ngày một tăng, lao động trực tiếp của doanh nghiệp đã được chuyển dần sang gián tiếp. phần trăm lao động gián tiếp chiếmtỉ lệ ngày càng lớn trong cơ cấu lao động. Như năm 2007, 2008, 2009 các tỷ lệ phần trăm này lần lượt là: 5,5%, 5,8%, 6,9% Xét theo ngành: Do thị trường xuất khẩu cà phê của doanh nghiệp ngày càng mở rộng, người dân cũng đã được phổ biến phương pháp hiện đại tiến dần đến công nghệ. Điều này đã dẫn đến tỉ lệ lao động trong ngành nông nghiệp giảm dần qua các năm từ 2006-2009 là: 44,2%; 43,7%; 40,8%; 39,5%. Và thay vào đó là sự phát triển của công nghiệp và thương mại. 1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty là quy trình sản xuất giản đơn được tiến hành tại phân xưởng. Nguyên vật liệu được bỏ một lần, toàn bộ ngay từ đầu quy trình công nghệ. Đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ phân xưởng, đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành và việc tính giá thành được tiến hành theo phương pháp giản đơn. Công ty Thái Hoà được biết đến với dây chuyền công nghệ sản xuất cà phê hiện đại nhất Việt Nam. Điểm nổi bật về sản phẩm cà phê của Tập Đoàn Thái Hoà là chế biến chất lượng cao, với công nghệ tiên tiến hiện đại và quy trình ISO đáp ứng đủtiêu chuẩn của bất kỳ thị trường nào và của các nhà rang xay nào trên thế giới. Sản lượng cà phê Robusta xuất khẩu đạt trên 200.000tấn/năm. Tập đoàn Thái Hoà đặt mục tiêu đến năm 2010 cà phê Robusta sẽ đạt 40% sản lượng xuất khẩu. Riêng cà phê Arabica chiếm tới 70% lượng xuất khẩu của Việt Nam. Dưới đây là quy trình chếbiến cà phê khô tại công ty Thái Hoà: Sơ đồ 1: Đặc điểm quy trình chế biến cà phê khô. Nguyên liệu cà phê thóc Arabica Xát khô (tách vỏ và vỏ lụa)
  • 13. Sau khi thu mua nguyên vật liệu về sẽ được chuyển vào hệ thống sấy bằng hệ thống trống quay, sau đó cà phê được làm sạch qua dây chuyền sản xuất tự động. Cho cà phê vào máy xát khô để làm sạch vỏ lụa cà phê. Máy tự động sẽ phân loại cà phê bằng máy bắn màu tự động. Sau khi hoàn thành phân loại máy tự động đánh bóng cà phê và cho ra thành phẩm cuối cùng. Trước khi đưa sản phẩm đã qua các quy trình chế biến trên, kỹ thuật sẽ kiểm tra chất lượng sản phẩm lần cuối và đóng gói bao bì bán ra thị trường trong nước và xuất khẩu. 1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THÁI HOÀ - Cơ cấu tổ chức Đứng đầu trong bộ máy quản lý công ty là Tổng giám đốc, giúp việc cho tổng giám đốc là phó tổng giám đốc điều hành, tiếp đến là giám đốc tài chính và các trưởng phòng ban chức năng. Chức năng, nhiệm vụ vụ thể của từng bộ phận trong bộ máy quản lý của công ty được thể hiện như sau:  Tổng giám đốc: Là người được giao trách nhiệm quản trị doanh nghiệp. Có nhiệm vụ quản lý toàn diện, chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động sản xuất kỹ thuật kinh doanh và đời sống của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Hệ thống sấy Làm sạch Đóng gói Đánh bóng Bắn màu Phân loại
  • 14.  Phó tổng giám đốc điều hành: Là người điều hành công tác đời sống, hành chính của công ty và nhận uỷ quyền của tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước tổng Giám đốc về những công việc được giao - Hướng dẫn, kiểm tra trưởng các phòng, ban chức năng của công ty về các lĩnh vực chuyên môn mà được tổng giám đốc phân công phụ trách đồng thời là người quyết định cuối cùng về các biện pháp chuyên môn đó - Thay mặt tổng giám đốc điều hành các công việc chung khi tổng giám đốc, ký ban hành một số văn bản thuộc thẩm quyền của TGĐ khi TGĐ ủy quyền hoặc đi vắng  Giám đốc tài chính: Có nhiệm vụ phân tích cấu trúc & quản lý rủi ro tài chính. Theo dõi lợi nhuận và chi phí; điều phối, củng cố và đánh giá dữ liệu tài chính. Dự báo những yêu cầu tài chính; chuẩn bị ngân sách hàng năm. Thiết lập & duy trì các quan hệ với ngân hàng và các cơ quan hữu quan  Ban kế toán: Tham mưu cho giám đốc về hạch toán kinh tế theo điều lệ tổ chức và các hoạt động của công ty. Tổ chức và quản lý nguồn tài chính và thu chi tổng hợp, phân tích các hoạt động kinh tế, tài chính trong sản xuất kinh doanh xây dựng cơ sở hạch toán kinh doanh về giá cả, tỷ giá xuất nhập khẩu và các định mức trong sản xuất  Phòng hành chính: Dự thảo các văn bản về lao động, tổ chức nhân sự, tuyển dụng, tuyển chọn nhân sự. Quản lý các thiết bị hành chính, thảo, lưu, chuyển công văn giấy tờ. Quản lý trực tiếp công tác tổ chức hành chinh văn phòng trong toàncông ty. Công tác quản trị hành chính. Triển khai, thực hiện các chế độ chính sách. Thực hiện công tác quản lý hành chính pháp chế, công văn thư từ báo chí. Phụ trách công tác đào tạo, tuyển dụng và đề bạt cán bộ công nhân viên theo yêu cầu công việc của từng bộ phận. Xây dựng mức tiền lương chung của công ty; theo dõi quản lý, thực hiện các nghiệp vụ về chính sách cho người lao động; tổ chức, sắp xếp các cuộc họp, hội nghị lớn của công ty  Ban Kinh doanh XNK: Đóng vai trò quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trên thương trường. Nghiên cứu khảo sát thị trường và tìm
  • 15. Ban Tài chính Kế toán kiếm bạn hàng, ký kết hợp đồng tiêu thụ kinh doanh và triển khai các hợp đồng, mở rộng thị trường… Hoạt động xuất khẩu chỉ có thể tiến hành khi có sự nghiên cứu tỷ mỷ về thị trường hàng hoá, dịch vụ, về các đối tác các đối thủ cạnh tranh, về phương thức giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng... Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp phải có đội ngũ cán bộ kinh doanh am hiểu thị trường quốc tế có khả năng phân tích và dự báo những xu hướng vận động của thị trường, khả năng giao dịch đàm phán… Đồng thời thông thạo các thủ tục xuất nhập khẩu, các công việc tiến hành cũng trở nên rất cần thiết  Các công ty con, chi nhánh và nhà máy - Trực tiếp sản xuất cà phê nhân xuất khẩu đáp ứng đủ hàng theo yêu cầu của công ty. - Thực hiện tốt chu trình cà phê để đạt tiêu chuẩn xuất khẩu theo tiêu chuẩn quy định. - Sản xuất và chế biến cà phê thành phẩm - Đầu tư trang thiết bị, máy móc và nhà xưởng hợp lý, đầu tư khoa học kỹ thuật để đảm bảo sản xuất ổn định về chất lượng và tăng dần về số lượng. - Tìm kiếm bạn hàng, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu ra thị trường thế giới. Bộ máy quản trị đã tổng hợp các bộ phận kế toán, tài chính, hành chính, kinh doanh... Tạo ra mối quan hệ mật thiết giữa chúng. Không những vâymà các bộ phận còn được chuyên môn hoá, được giao những trách nhiệm, quyền hạn nhất định và được bố trí theo từng cấp rất phù hợp với quy mô sản xuất, thích ứng với những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của doanh nghiệp. Là động lực giúp doanh nghiệp Thái Hòa đạthiệu quả cao trong kinh doanh, hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách suất xắc. Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Hoà TT Qu¶n ®èc Phó tổng Giám đốc Điều hành Giám Đốc Tài Chính Phó Tổng Giám Đốc Kinh Doanh Tổng Giám đốc
  • 16. 1.4. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THÁI HOÀ 1.4.1. Một số thành tựu đạt được Những cống hiến to lớn của Công ty trong việc xây dựng tên tuổi cho cà phê Arabica đã được Bộ thương mại và UBND Thành phố Hà Nội công nhận qua việc trao tặng bằng khen về thành tích xuất khẩu liên tục trong 8 năm 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008, được cấp chứng chỉ ISO 9001 - 2000 vào năm 2003, và nhiều giải thưởng khác. Với những thành quả đạt được, đóng góp đáng kể cho xã hội và cộng đồng Thái Hòa đã được nhà nước và nhiều tổ chức ghi nhận ở các mặt khác nhau. - Liên tục trong các năm từ 2001 đến 2004 doanh nghiệp Thái Hòa đều nhận được bằng khen thưởng về thành tích xuất khẩu - Bằng khen và thưởng của UBND thành phố Hà Nội về thành tích xuất khẩu năm 2002, 2003. - Bằng khen của thành phố Hà Nội về thành tích sản xuất kinh doanh và tham gia hoạt động xã hội năm 2004,2005,2006. - Bằng khen của phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam về xuất khẩu và đóng góp cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam (2006). - Bằng khen “doanh nghiệp có mặt hàng xuất khẩu độc đáo được thị trường đánh giá cao” của UBND về hợp tác kinh tế quốc tế năm 2006. - Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp chứng nhận hàng hóa nông sản chất lượng cao và uy tín thương mại năm 2006.
  • 17. -Một số bằng khen của chính quyền địa phương cho các công ty thành viên. 1.4.2. Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty
  • 18. Bảng 2: Bảng cân đối kế toán Đơn vị tính: VNĐ TÀI SẢN 31/12/2009 31/12/2008 31/12/2007 250.329.331.2 240.308.037.66 A.TÀI SẢN NGẮN HẠN 265.623.443.7 68 4 79 I. Tiền và các khoản tương đương 33.106.211.49 13.587.140.70 55.535.773.674 tiền 3 2 1.Tiền 33.106.211.49 13.587.140.70 55.535.773.674 3 2 II. Các khoản phải thu ngắn hạn 120.075.411.9 131.550.906.9 155.275.732.44 70 91 9 1. Phải thu khách hàng 96.774.191.42 80.966.666.879 3 2. Trả trước cho người bán 27.578.616.04 6.885.036.952 1 3. Các khoản phải thu khác 20.397.575.23 76.532.622.513 9 4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (13.199.475.7 (9.108.593.895 12) ) III. Hàng tồn kho 100.831.463.8 94.045.727.49 23.542.721.202 27 2 1. Hàng tồn kho 96.242.824.91 23.542.721.202 4 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (2.197.097.42 - 2) V. Tài sản ngắn hạn khác 11.610.356.48 11.145.556.08 5.953.810.339 9 3 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 4.474.558.226 625.324.862
  • 19. 2. Thuế GTGT được khấu trừ 3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 3.952.211.694 107.719.465 2.275.765.989 - 4. Tài sản ngắn hạn khác 2.611.066.698 2.752.719.488 146.409.385.7 43.229.017.452 B – TÀI SẢN DÀI HẠN 199.024.263.2 77 65 I. Tài sản cố định 20.351.762.24 20.826.222.07 24.120.513.282 4 4 1. Tài sản cố định hữu hình 20.291.009.53 20.817.544.94 23.536.039.902 9 5 - Nguyên giá 68.155.241.01 66.473.740.463 7 - Giá trị hao mòn luỹ kế (47.337.696.0 (42.937.700.56 72) 1) 2. Tài sản cố định vô hình 60.752.705 8.677.129 39.930.547 - Nguyên giá 128.000.000 174.650.929 - Giá trị hao mòn luỹ kế (119.322.871) (134.720.382) 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang - 544.542.833 II. Các khoản đầu tư tài chính dài 171.359.486.2 125.187.619.7 18.952.979.030 hạn 53 03 1. Đầu tư vào công ty con - 9.792.000.000 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên 115.187.619.7 9.160.979.030 doanh 03 3.Đấu tư dài hạn khác 10.000.000.00 - 0 III. Tài sản dài hạn khác 7.313.014.768 395.544.000 155.525.140 1. Chi phí trả trước dài hạn - 155.525.140 2.Tài sản dài hạn khác 395.544.000 -
  • 20. TỔNG CỘNG TÀI SẢN 464.647.707.0 44 396.738.717.0 45 283.537.055.11 6 NGUỒN VỐN 161.363.093.3 111.962.485.76 A-NỢ PHẢI TRẢ 199.666.955.4 95 7 27 I. Nợ ngắn hạn 199.179.431.7 160.987.695.8 111.656.363.85 44 96 7 1. Vay và nợ ngắn hạn 73.270.455.11 23.895.457.784 1 2. Phải trả người bán 21.501.499.92 11.416.385.118 2 3. Người mua trả tiền trước 3.510.803.451 8.845.377.335 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà 829.480.255 755.747.911 nước 5. Phải trả người lao động 6.807.575.632 6.300.660.742 6. Chi phí phải trả 112.618.258 129.453.649 7. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn 54.955.263.26 60.313.281.318 hạn khác 7 II. Nợ dài hạn 487.523.683 375.397.499 306.121.910 1. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 375.397.499 306.121.910 235.375.625.6 171.574.569.34 B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 264.819.320.2 50 9 36 I. Vốn chủ sở hữu 273.308.743.5 236.265.155.1 171.201.575.22 03 49 1 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 159.717.350.0 145.199.980.0 120.000.000.00 00 00 0
  • 21. 7. Quỹ đầu tư phát triển 13.245.937.96 4.071.337.041 4.071.337.041 5 8. Quỹ dự phòng tài chính 2.997.997.924 1.017.834.260 9. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 1.369.333.936 803.522.572 - 10. Lợi nhuận chưa phân phối 98.976.121.60 83.192.317.61 46.112.585.920 2 2 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác (8.489.423.26 (889.531.499) 372.812.128 7) 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi (8.519.301.26 (891.531.499) 304.913.128 7) 2. Nguồn kinh phí 29.878.000 1.699.000 67.899.000 3.Lọi ích của cổ đông thiểu số 161.431.381 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 464.647.707.0 396.738.717.0 283.537.055.11 ( Nguồn báo cáo thường niên năm 2007, 2008, báo cáo tài chính quý IV năm 2009) Nhìn chung tổng tài sản của công ty đã lớn mạnh lên qua các năm 2008, 2009. Vốn chủ sở hữu cũng tăng khá mạnh. Tính đến năm 2009, tổng nguồn vốn đã lên đến hơn 460 tỷ đồng. Điều này là do mấy năm gần đây Thái Hoà kinh doanh rất phát đạt, lợi nhuận thu về lớn nên đã thu hút vốn của nhà đầu tư mạnh mẽ. 1.4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2007-2009 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 801.567.493.746 809.452.859.274 856.569.458.458 2.Các khoản giảm trừ 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 801.567.493.746 809.452.859.274 856.569.458.458 4. Giá vốn hàng bán 702.325.654.845 660.214.785.652 656.596.123.054 5. Lợi nhuận thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 99.241.838.901 149.238.073.622 199.973.335.404
  • 22. 6. Doanh thu hoạt động tài chính 614.524.456 39.724.359.971 38.458.986.598 7. Chi phí tài chính Trong đó chi phí lãi vay 22.228.236.854 30.256.359.448 33.500.024.256 19.150.005.120 25.568.145.875 26.563.985.157 8. Chi phí bán hàng 3.568.654.789 1.253.984.587 2.589.588.677 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 6.254.985.689 5.487.956.458 5.256.458.174 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 67.804.486.025 151.964.133.100 195.986.250.895 11. Thu nhập khác 1.075.600.985 1.564.800.658 2.369.254.478 12. Chi phí khác 645.895.895 444.630.215 500.892.597 13. Lợi nhuận khác 429.705.090 1.120.170.443 1.868.361.881 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 68.234.191.115 153.084.303.543 197.854.612.776 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 19.105.573.512 42.863.604.992 55.399.291.577 16.Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 49.128.617.603 110.220.698.551 142.455.321.199 Nguồn: Phòng Kinh doanh Xuất nhập khẩu Nhận xét: Nhìn chung trong hai năm 2008 và 2009 mọi chỉ tiêu đều vượt năm 2007 chứng tỏ quy mô hoạt động của công ty ngày càng mở rộng, hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn. Doanh thu năm 2009, 2008 tăng so với năm 2007 lần lượt là: ( 809.452.859.274 - 801.567.493.746 ) / 801.567.493.746 = 0,98% ( 856.569.458.458 - 801.567.493.746 ) / 801.567.493.746 = 6,8% Trong khi đó các loại chi phí như chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác lần lượt đều giảm dần so với năm 2007: Năm Chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí khác 2008 12,26% 31,16% 2009 15,96% 22,45%
  • 23. Do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng trong khi chi phí giá vốn trong hai năm gần đây đều giảm kéo theo lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng được tăng đều qua hai năm lần lượt là: 50,38% và 101,50% Về lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp tăng đều qua các năm từ 2005 đến 2009. So với năm 2005, năm 2008 lợi nhuận này đã tăng 29 lần. Và đến năm 2009 gấp 38 lần. Từ sự tăng lên mạnh mẽ về lợi nhuận đã làm hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng lớn mạnh, giúp doanh nghiệp ngày càng tăng nguồn vốn sở hữu của mình, thu hút được lượng vốn dồi dào từ thị trường đầu tư trong nước. Tổng kết lại bản kết quả kinh doanh cho ta thấy Thái Hòa đã có bước phát triển vượt bậc trong những năm gần đây. Khẳng định sự phát triển bền vững và lâu dài của doanh nghiệp trong tương lai.
  • 24. PHẦN 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THÁI HOÀ 2.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THÁI HOÀ Thái Hoà là một tập đoàn hoạt động trên quy mô lớn, có mạng lưới các đơn vị thành viên trải dài trên các vùng miền đất nước. Để quản lý và giám sát một cách có hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị thì bộ máy kế toán phải được thiết kế một cách phù hợp để đáp ứng yêu cầu quản lý của công ty cũng như không trái với chế độ hiện hành, Thái Hoà đã lựa chọn mô hình tổ chức bộ máy kế toán vừa mang tính tập trung, vừa mang tính phân tán. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức thành Phòng Kế Toán, đứng đầu là kế toán trưởng. Phòng Kế Toán có chức năng quản lý toàn bộ hoạt động kế toán tài chính của công ty. Để phù hợp vớí nhu cầu quản lý, bộ máy kế toán của công ty cũng phân thành các phần hành riêng biệt, mỗi một phần hành đảm nhiệm những chức năng nhiệm vụ riêng, vừa hoạt động và chịu trách nhiệm độc lập, vừa phối hợp liên kết tạo thành các mắt xích trong sự vận hành của “guồng máy kế toán”. Mô hình tổ chức Bộ máy kế toán của Công ty CP Tập Đoàn Thái Hoà được minh hoạ qua sơ đồ sau Sơ đồ 3: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán Kế toán Kế Kế toán Kế Kế Kế Thủ kế vật tư toán TSCĐ toán toán toán quỹ toán ngân & thanh tiền công đơn hàng XDCB toán lương nợ vị trực thuộc Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng
  • 25. Trong đó: Kế toán trưởng: Phụ trách chung và chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc và cấp trên về công tác kế toán của đơn vị. Tổ chức, kiểm tra công tác kế toán, phân công, bố trí công việc cho các nhân viên kế toán của Công ty, đồng thời làm việc với kế toán trưởng của các Công ty con, các chi nhánh và nhà máy, kiểm soát công tác kếtoán các đơn vị thành viên. Kế toán tổng hợp: Chức năng chính là tổng hợp các thông tin từ nhân viên kế toán các phần hành để lên bảng cân đối kế toán và lập báo cáo kết quả kinh doanh. Kế toán tổng hợp còn phụ trách việc kê khai thuế hàng tháng cũng như quyết toán thuế cuối năm, tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh. Kế toán tài sản cố định và xây dựng cơ bản: Theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ, việc tính và trích khấu hao TSCĐ. Theo dõi, tập hợp chi phí xây dựng cơ bản dở dang và kết chuyển chi phí khi công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng. Đồng thời lưu giữ hồ sơ tài sản, kiểm tra, đối chiếu số liệu của các báo cáo kế toán và bảng tổng kết tài sản của với các đơn vị thành viên trong trường hợp tài sản được đem đi góp vốn. Kế toán vật tư: Theo dõi, hạch toán việc nhập-xuất kho vật tư sản phẩm sản xuất và tiêu thụ. Lựa chọn phương pháp tính giá vật tư và hình thức ghi sổ phù hợp. Thường xuyên đối chiếu số liệu với các bộ phận liên quan. Từ đó theo dõi quá trình sản xuất, tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm và phân bổ nguyên vật liệu và côngcụ dụng cụ theo quy định hạch toán của công ty. Kế toán ngân hàng: Thực hiện các hoạt động liên quan đến ngân hàng như: làm thủ tục vay vốn, theo dõi lãi vay; theo dõi các giao dịch phát sinh trên tài khoản tiền gửi tại ngân hàng và nhập sổ phụ vào phần mềm kế toán khi có phát sinh. Kế toán thanh toán: Cùng với kế toán trưởng kiểm tra các chứng từ thanh toán. Theo dõi tình hình thanh toán các khoản thu chi hàng ngày, Lập phiếu thu, phiếu chi.
  • 26. Kế toán công nợ: Theo dõi, kiểm tra, đốc thúc các khoản công nợ phải thu- phải trả, các khoản công nợ tạm ứng. Đề xuất với lãnh đạo các biện pháp thu hồi công nợ cũng như thanh toán thích hợp. Kế toán tiền lương: Tính và lập bảng lương, thưởng và các các chế độ chính sách cho toàn bộ cán bộ nhân viên trong công ty dựa trên các quy định của nhà nước và doanh nghiệp đồng thời lập bảng tổng hợp đưa lên máy vi tình để phân bổ và trích lương Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt tại quỹ của Công ty, thực hiện các nghiệp vụ về thu, chi tiền mặt. Lập Uỷ nhiệm chi gửi ngân hàng, rút tiền và chuyển tiền, ghi sổ quỹ và lập báo cáo theo quy định. Các nhân viên kế toán đơn vị trực thuộc: Theo dõi, tập hợp các khoản chi phí phát sinh tại phân xưởng, lập các báo cáo Nhập - Xuất -Tồn kho vật tư, hàng hoá, tập hợp và gửi lên cho văn phòng Tổng của công ty theo yêu cầu. 2.2. TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THÁI HOÀ 2.2.1. Các chính sách kế toán chung Chế độ kế toán: Công ty áp dụng chế độ kế toánViệt Nam ban hành theo Quyết Định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính, các chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài Chính ban hành và các bản sửa đổi bổ sung, hướng dẫn thực hiện kèm theo. Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01, kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng Việt Nam (VND). Hình thức kế toán áp dụng: Sổ Nhật Ký Chung Sơ đồ 4: Hình thức sổ nhật ký chung Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Sổ, thẻ chi tiết Sổ nhật ký chung Sổ nhật ký đặc biệt Chứng từ gốc
  • 27. Chú thích: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng: Đối chiếu: Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ. Nguyên tắc xác định các khoản tương đương tiền: Là các khoản đầu tư ngắn hạn không quá 3 tháng có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành tiền và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo. Nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế tại các thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Tại thời điểm cuối năm các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được quy đổi theo giá bình quân liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố vào ngày kết thúc niên độ kế toán. Chênh lệch tỷ giá thực tế phát sinh trong kỳ và chênh lệch do đánh giá lại số dư các khoản mục tiền tệ tại thời điểm cuối năm được kết chuyển vào doanh thu hoặc chi phí tài chính trong năm tài chính. Chính sách đối với hàng tồn kho: Hàng tồn khi được ghi nhận theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Phương pháp bình quân gia quyền. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Được lập vào thời điểm cuối năm, là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng.
  • 28. Ghi nhận và khấu hao tài sản cố định: Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình: Tài sản cố định được ghi nhận theo giá gốc. Trong quá trình sử dụng tài sản cố định ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại. Phương pháp trích khấu hao TSCĐ: Theo phương pháp đường thẳng. Thời gian khấu hao được tính theo khung thời gian Nhà nước quy định đối với từng loại TSCĐ. Nguyên tắc vốn hoá các khoản chi phí đi vay: Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó (được vốn hoá), bao gồm các khoản lãi tiền vay, phân bổ các khoản chiết khấu hoặc phụ trội khi phát hành trái phiếu, các khoản chi phí phụ phát sinh liên quantới quá trình làm thủ tục vay. Việc vốn hoá chi phí đi vay sẽ chấm dứt khi các hoạt động chủ yếu cần thiết cho việc chuẩn bị đưa tài sản dở dang vào sử dụng hoặc bán đã hoàn thành. Chi phí đi vay phát sinh sau đó sẽ được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phát sinh. Chi phí đi vay được vốn hoá trong kỳ không được vượt quá tổng số chi phí đi vay phát sinh trong kỳ. Các khoản tiền lãi vay và khoản phân bổ chiết khấu hoặc phụ trội được vốn hoá trong từng ký không được vượt quásố lãi vay thực tế phát sinh và số phân bổ chiết khấu hoặc phụ trội trong kỳ đó. Nguyên tắc vốn hoá các khoản chi phí khác: Chi phí trả trước: các chi phí trả trước chỉ liên quan đến chi phí sản xuất kinh doanh năm tài chính hiện tại được ghi nhận là chi phí trả trước ngắn hạn. Các chi phí sau đây đã phát sinh trong năm tài chính nhưng được hạch toán vào chi phí trả trước dài hạn để phân bổ dần vào kết quảhoạt động kinh doanh: + Công cụ dụng cụ xuất dùng có giá trị lớn + Những khoản chi phí thực tế phát sinh có liên quan đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều niên độ kế toán. Chi phí khác phục vụ cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, cải tạo, nâng cấp TSCĐ trong kỳ được vốn hoá vào TSCĐ đang được đầu tư hoặc cải tạo nâng cấp đó. Các loại chi phí trả trước nếu chỉ liên quan đến năm tài chính hiện tại thì được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong năm tài chính.
  • 29. Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu: Được ghi nhận theo số vốn thực góp của chủ sở hữu. Vốn khác của chủ sở hữu: Được ghi theo giá trị còn lại giữa giá trị hợp lý của các tài sản mà doanh nghiệp được các tổ chức, cá nhân khác tặng, biếu sau khi trừ các khoản thuế phải nộp (nếu có) liên quan đến các tài sản được tặng, biếu này; và khoản bổ sung từ kết quả hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: Là số lợi nhuận từ các hoạt động của doanh nghiệp sau khi trừ các khoản điều chỉnh do áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố sai sót trọng yếu của các năm trước. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: ⚫ Doanh thu bán hàng: được ghi nhận khi đồng thời thoả mãn các điều kiện sau: + Công ty đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua + Công ty không còn nắm quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá + Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn + Công ty đã thu hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ việc bán hàng + Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. ⚫ Doanh thu cung cấp dịch vụ: Được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy. Trường hợp việc cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết quả phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế toán của kỳ đó. Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thoả mãn các điều kiện sau: + Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn + Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó + Xác định được phần công việc đã được hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế toán + Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó.
  • 30. ⚫ Doanh thu hoạt động tài chính: Doanh thu phát sinh từ tiền lãi, lợi nhuận được chia và các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác được ghi nhận khi thoả mãn đồng thời hai điều kiện sau: + Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó + Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn 2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán Hệ thống chứng từ kế toán tại Công ty Thái Hòa được áp dụng theo đúng nội dung, phương pháp lập và ký chứng từ theo quy định của luật kế toán và nghị định số 129/2004/NĐ- CP ngày 31/5/2004 của chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật kế toán áp dụng trong hoạt động kinh doanh. Bảng 4: Bảng tổng hợp một số loại chứng từ phát sinh TÊN CHỨNG TỪ Lao động tiền lương Bảng chấm công, Bảng thanh toán tiền lương, Giấy đi đường, Bảng kê các khoản trích nộp theo lương, Bảng phân bổ tiền lương và BHXH Hàng tồn kho Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa , Bảng kê mua hàng, Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ Bán hàng Hoá đơn GTGT, Invoice, Tờ khai hải quan, Hợp đồng xuất khẩu, các chứng từ kiểm nghiệm chất lượng.. Tiền tệ Giấy đề nghị tạm ứng, Giấy thanh toán tiền tạm ứng, Giấy đề nghị thanh toán, Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho VND), Uỷ nhiệm chi, Séc
  • 31. Tài sản cố định Biên bản giao nhận TSCĐ, Biên bản thanh lý TSCĐ, Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành, Biên bản kiểm kê TSCĐ, Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Trình tự luân chuyển chứng từ Bước 1 Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán; Bước 2: Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình Giám đốc doanh nghiệp ký duyệt; Bước 3 Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán; Bước 4: Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán 2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán Hiện nay Công ty cổ phần tập đoàn Thái Hòa đang sử dụng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính và lựa chọn ra những tài khoản thích hợp để vận dụng vào hoạt động kế toán tại công ty. Các tài khoản được mở chi tiết đến tài khoản cấp 2; 3 như tài khoản vay ngắn hạn 311 được cụ thể hóa cho các đối tượng cho vay như các ngân hàng, tài khoản doanh thu, chi phí được mở chi tiết cho các loại thành phẩm. Các tài khoản sử dụng tại Công Ty Tập Đoàn Thái Hòa: Nhãm TK KÝ hiÖu tµi khofjn Loại 1 111,112,113,121,128,131,133,136,138,139,141,142,144,151 152,153,154,155,156,157,158,159,161 Loại 2 211,212,213,214,217,221,222,223,228,229,241,242,243,244 Loại 3 311,315,331,333,334,335,336,337,338,341,342,343,344,347,351,352
  • 32. Loại 4 411,412, 413,414,415,418,419,431,441,461,466 Loại 5 511,512,515,521,531,532 Loại 6 611,621,622,623,627,631,632,635,641,642 Loại 7 711 Loại 8 811, 821 Loại 9 911 Loại 0 001,002,003,004,007,008 2.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán Xuất phát từ đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và yêu cầu hạch toán tại đơn vị mà hiện nay trình tự ghi sổ kế toán của Tập Đoàn Thái Hòa được xây dựng theo trình tự của hình thức sổ nhật ký chung và phần mềm đang được ứng dụng trong công tác kế toán là phần mềm: ACSOFT khá phù hợp với yêu cầu quản lý và điều kiện của công ty. Phần mềm ACsoft cho phép bảo mật bằng mật khẩu, phân quyền truy cập và cập nhật chi tiết. Việc cập nhật và xử lý dữ liệu được tiến hành một cách trực tiếp, chứng từ kế toán phát sinh hàng ngày được mã hóa và cập nhật theo những menu cụ thể. Sơ đồ 5: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính Phần mềm kế toán -Sổ chi tiết -Sổ tổng hợp Báo cáo tài chính Báo cáo kế toán quản trị Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Chứng từ kế toán Máy vi tính
  • 33. Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán, kế toán các phần hành xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Cuối tháng, kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ( cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Kế toán tổng hợp có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy; Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay. 2.2.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán Hệ thống Báo cáo kế toán tại công ty bao gồm: Báo cáo Tài chính và Báo cáo Quản Trị. * Hệ thống báo cáo tài chính: Khi kết thúc niên độ kế toán, các công ty con và chi nhánh tự lập và nộp báo cáo Thuế cho cơ quan thuế sở tại; Tại Tổng công ty, Kế toán tổng hợp lập và gửi báo cáo tài chính cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý thuế; cho cơ quan thống kê và cơ quan đăng ký kinh doanh sở tại. Danh mục và mẫu biểu báo cáo tài chính năm gồm: Mẫu số B 01 - DN - Bảng cân đối kế toán
  • 34. - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02 - DN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03 - DN - Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B 09 - DN Nội dung, hình thức trình bày, thời hạn lập, nộp và công khai báo cáo tài chính tổng hợp thực hiện theo quy định tại thông tư hướng dẫn chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính" * Hệ thống báo cáo quản trị: Hàng tháng, các công ty con, các chi nhánh và kể cả Phòng kế toán- tài chính của Tập Đoàn Thái Hoà phải nộp báo cáo sơ bộ về Kết quả hoạt động kinh doanh trong tháng đó cho Phòng Tổng Giám Đốc. Hàng quý các công ty con, các chi nhánh và phòng kế toán- tài chính công ty lập báo cáo quản trị để phán ánh tình hình thu chi, công nợ và tình hình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa nhằm tham mưu cho Ban Giám đốc về kế hoạch tài chính, các chính sách và chiến lược tài chính kế toán trong ngắn và dài hạn. Cuối năm, khi kết thúc niên độ kế toán – tài chính Tập đoàn Thái Hoà sẽ tổng hợp, quyết toán tất cả các công ty con, chi nhánh để phân chia lợi nhuận. Hệ thống báo cáo quản trị bao gồm: + Báo cáo nhanh tình hình tài chính + Báo cáo hoạt động thu chi + Báo cáo chi tiết công nợ tài khoản 131,138,141,331,338... + báo cáo Tình hình vay vốn và dư nợ tại các tổ chức tín dụng. + Báo cáo chi tiết doanh thu theo mặt hàng, đối tượng + Báo cáo chi tiết chi phí theo khoản mục… 2.3. TỔ CHỨC KẾ TOÁN CÁC PHẦN HÀNH CỤ THỂ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THÁI HOÀ 2.3.1. Tổ chức hạch toán kế toán vốn bằng tiền Vốn bằng tiền của doanh nghiệp là tài sản tồn tại trực tiếp dưới hình thức tiền tệ bao gồm tiền mặt tại quỹ tiền, gửi ngân hàng và tiền đang chuyển.
  • 35. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn bằng tiền vừa được sử dụng để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp hoặc mua sắm vật tư hàng hóa để phục vụ sản xuất- kinh doanh vừa là kết quả của việc mua bán hoặc thu hồi các khoản nợ. Hiện nay, Tập đoàn Thái Hòa tổ chức thực hiện kế toán vốn bằng tiền theo chế độ kế toán hiện hành được ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của bộ trưởng Bộ Tài Chính. Công ty hạch toán vốn bằng tiền, sử dụng đơn vị tiền tệ thống nhất là Việt Nam đồng. Hạch toán ngoại tệ sử dụng một loại tỷ giá là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do ngân hàng Nhà Nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ để quy đổi. ⚫ Tài khoản sử dụng: Tài khoản 111: tiền mặt tại quỹ Tài khoản 112: tiền gửi ngân hàng Tài khoản 113: tiền đang chuyển Tài khoản 007: ( tài khoản ngoài bảng) Ngoại tệ các loại. ⚫ Chứng từ sử dụng: - Phiếu thu – Mẫu 01 – TT - Phiếu chi – Mẫu 02 – TT - Bảng kiểm kê quỹ – Mẫu số 07 a – TT/BH và mẫu 07b – TT - Giấy nộp tiền - Uỷ nhiệm chi - Giấy thanh toán tiền – Mẫu 04 – TT. - Giấy đề nghị – Mẫu 05 – TT. ⚫ Sổ sách sử dụng: + Sổ kế toán chi tiết: Sổ quỹ tiền mặt, Sổ tiền gửi ngân hàng, sổ chi tiết TK 113 + Sổ kế toán tổng hợp: Sổ cái TK 111, 112, 113; Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký thu tiền; Sổ Nhật ký chi tiền
  • 36. ⚫ Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến Kế toán vốn bằng tiền Của công ty thể hiện trên sơ đồ sau: Sơ đồ 6: Sơ đồ hạch toán kế toán vốn bằng tiền TK 511, 512, 515 TK 111, 112 TK 152, 153, 156 Thu tiền bán hàng TK 711 Thu nhập khác bằng tiền Chi mua tài sản cố định TK 211 TK 131, 138, v.v.. TK 311. 331, 341, v.v.. Thu nợ Thanh toán tiền vay TK 141 Thu hồi tiền tạm ứng TK 141 Tạm ứng cho công nhân viên ⚫ Một số nghiệp vụ phát sinh liên quan đến phần hành kế toán vốn bằng tiền: Liên quan đến nghiệp vụ chi tiền mặt: Căn cứ vào chứng từ gốc như: Hoá đơn GTGT, Hoá đơn bán hàng thông thường, biên lai, …và Giấy đề nghị thanh toán của người đề nghị chi tiền (người bán), Kế toán trưởng kiểm tra và duyệt lệnh chi ( Những món tiền lớn trên 100 triệu mới phải qua sự kiểm soát của thủ trưởng đơn vị). Kế toán thanh toán( Kế toán tiền mặt) lập Phiếu chi, phiếu chi được lập thành 03 liên chuyển Kế toán trưởng ký phiếu chi. Thủ quỹ thực hiện chi tiền sau đó chuyển chứngtừ gốc sang Kế toán tiền mặt lưu 01 liên, thủ quỹ lưu 01 liên. Phiếu chi được ghi sổvà hạch toán như sau: Chi mua vật tư hàng hóa
  • 37. Nợ TK 331: Thành tiền chưa VAT Nợ TK 133: VAT Có TK 111: Tổng tiền thanh toán Cuối kỳ, Kế toán tiền mặt sau khi đối chiếu Sổ chi tiết TK 111 với Sổ quỹ tiền mặt của Thủ quỹ, khớp số liệu thì sẽ thực hiện việc in sổ để lưu. Liên quan đến nghiệp vụ Thu tiền mặt: Quy trình luân chuyển chứng từ cũng giống nghiệp vụ chi tiền mặt. Ví dụ: Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt ( Rút Séc): Đầu tiên Kế toán ngân hàng sẽ lập Séc sau đó Kế toán trưởng và thủ trưởngđơn vị ký phát phát hành, đóng dấu của đơn vị. Thủ quỹ đi ngân hàng rút tiền và căn cứ vào chứng từ gốc là “cuống Séc” và “ Bảng kê nộp tiền” do thủ quỹ lập, kế toán tiền mặt ghi phiếu thu: Nợ TK 111 Có TK 113- chi tiết theo ngân hàng Công ty sử dụng TK 113 làm TK trung gian. Cuối tháng khi nhận sổ phụ của Ngân hàng, căn cứ vào: “ giấy báo nợ” ghi số tiền được rút ra ở trên, kế toán ngân hàng sẽ ghi: Nợ TK 113-chi tiết theo ngân hàng Có TK 1121-chi tiết theo ngân hàng Có TK 111 2.3.2. Tổ chức hạch toán kế toán tài sản cố định Tài sản cố định của doanh nghiệp là những tài sản có giá trị lớn và dự tính đem lại ích kinh tế lâu dài cho doanh nghiệp. TSCĐ trong doanh nghiệp nói chung vàtrong các bộ phận sử dụng nói riêng là một trong những bộ phận quan trọng góp phầnđáp ứng nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp. Hiện nay, doanh nghiệp áp dụng phương pháp hạch toán Kế toán tài sản cố định theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Và Phương pháp tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Về đánh
  • 38. giá tài sản cố định TSCĐ được đánh giá theo nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại. ⚫ Hạch toán TSCĐ trong Công ty phải tuân thủ những quy định sau: - Với những TSCĐ do công ty mua sắm: Mọi TSCĐ do công ty mua sắm phải được phản ánh trong một sổ TSCĐ. Kế toán trưởng có trách nhiệm xác định số trích khấu hao TSCĐ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh theo qui định của Bộ tài chính. TSCĐ giao cho các đơn vị của công ty thì từng đơn vị có trách nhiệm quản lý. - Với những tài sản thuê ngoài: Kế toán trưởng có trách nhiệm thẩm định danh mục, thời gian, số lượng, phương thức và giá cả với các máy móc, thiết bị, phương tiện cần thuê ngoài phục vụ cho họat dộng xây dựng đầu tư cơ bản và hoạt động kinh doanh. Phòng tài chính – kế toán thẩm định hợp đồng thuê máy móc, thiết bị, phươngtiện và trình Tổng giám đốc. - Khi nhượng bán, thanh lý TSCĐ, công ty phải thành lập hội đồng đánh giá thực trạng về mặt kỹ thuật, thẩm định giá trị tài sản. Phần chênh lệch do thanh lý, nhượng bán TSCĐ thu được (nếu có) được hạch toán vào kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. - Việc cho thuê , thế chấp, cầm cố tài sản của công ty theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn. - Các căn cứ để thanh toán chi phí sửa chữa , nâng cấp TSCĐ bao gồm: Đề suất sửa chữa, nâng cấp TSCĐ được Tổng giám đốc (Phó Tổng giám đốc được ủy quyền) duyệt. Biên bản nghiệm thu bàn giao khối lượng, chất lượng sửa chữa, nâng cấp TSCĐ (nếu thuê ngoài). Hóa đơn hoặc phiếu thu hợp lệ. Hợp đồng sửa chữa, nâng cấp (nếu có). - Mọi trường hợp tăng TSCĐ, công ty đều thành lập ban nghiệm thu, kiểm nhận TSCĐ, động thời lập “Biên bản giao nhận TSCĐ”. Biên bản giao nhận TSCĐ lập cho từng TSCĐ trong công ty và là căn cứ để giao nhận TSCĐ và để kế toán ghi vào sổ và thẻ TSCĐ.
  • 39. - Thẻ TSCĐ do kế toán TSCĐ lập cho từng đối tượng ghi TSCĐ và được kế toán trưởng ký xác nhận. Thẻ được lưu ở phòng, ban kế toán suốt quá trình sử dụng tài sản. - Các căn cứ để kế toán lập thẻ TSCĐ: Biên bản giao nhận TSCĐ, Biên bản đánh giá lại TSCĐ, Bản trích khấu hao TSCĐ, Biên bản pháp lý TSCĐ, Các tài liệu kế toán có liên quan. - Trong mọi trường hợp giảm giá TSCĐ công ty đều lập đầy đủ các thủ tục, chứng từ giảm TSCĐ như: quyết định, biên bản, hợp đồng, biên bản thanh lý TSCĐ. - Biên bản thanh lý do ban thanh lý TSCĐ lập và có đầy đủ chữ ký, ghi rõ họ tên các trưởng ban thanh lý, kế toán trưởng và Tổng giám đốc công ty.. Từ đó căn cứ vào các chứng từ giảm giá TSCĐ kế toán TSCĐ phản ánh, ghi chép vào thẻ TSCĐ ⚫ Nguyên giá TSCĐ. Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ chi phí thực tế đã chi ra để có TSCĐ cho tới khi đưa TSCĐ vào hoạt động bình thường. Nguyên giá TSCĐ là căn cứ cho việc tính khấu hao TSCĐ, do đó nó cần phải được xác định dựa trên sơ sở nguyên tắcgiá phí và nguyên tắc khách quan. Tức là nguyên giá TSCĐ được hình thành trên chi phí hợp lý hợp lệ và dựa trên các căn cứ có tính khách quan, như hoá đơn, giá thị trường của TSCĐ... ⚫ Khấu hao tài sản cố định Công ty áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng, mức khấu hao hằng năm của tài sản cố định được tính theo công thức sau: Mức khấu hao năm= Nguyên giaTSCĐ X tỷ lệ khấu hao năm Trong đó: TỶ lệ khấu hao năm =( 1/ số năm sử dụng)X 100 ⚫ Giá trị còn lại: Giá trị còn lại = Nguyên giá –Giá trị hao mòn luỹ kế ⚫Tài khoản sử dụng: TK 211: TSCĐ hữu hình TK 212: TSCĐ thuê tài chính
  • 40. TK 213: TSCĐ vô hình TK 214: Hao mòn TSCĐ ⚫ Các chứng từ và sổ kế toán sử dụng: Biên bản giao nhận TSCĐ: Mẫu 01 – TSCĐ/BB Biên bản thanh lý TSCĐ: Mẫu 03 – TSCĐ/BB Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành: Mẫu 04 – TSCĐ/HD Biên bản đánh giá lại TSCĐ: Mẫu 05 – TSCĐ/HD Thẻ TSCĐ : Mẫu số 02 – TSCĐ Sổ TSCĐ. ⚫ Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến tài sản cố định của công ty: Sơ đồ 7 : Sơ đồ hạch toán kế toán tài sản cố định 111, 112, 331, 341 211,212,213 213 811, 1381 Giá mua và phí tổn của TSCĐ không qua lắp đặt Giá trị còn lại của TSCĐ nhượng bán, thanh lý, thiếu VAT được khấu trừ nếu có 133 214 627, 641, 642 152, 334, 338 241 TSCĐ hình thành qua xây lắp Giá trị hao mòn giảm Khấu hao TSCĐ Chi phí XD lắp đặt 221, 222, 223, 228 Góp vốn đầu tư bằng TSCĐ 411 811 Chênh lệch Nhận vốn góp đầu tư bằng TSCĐ giảm 3381 TSCĐ thừa không rõ nguyên nhân 3387, 711 Chênh lệch tăng 221, 222, 223, 228 Nhận lại vốn góp bằng TSCĐ 411 Trả vốn góp đầu tư cho đơn vị khac 214
  • 41. ⚫ Một số nghiệp vụ phát sinh liên quan đến phần hành Kế toán TSCĐ tại Công ty: - Khi mua TSCĐ (TSCĐ không qua lắp đặt): Kế toán TSCĐ căn cứ vào Hợp đồng kinh tế, vào Hoá đơn GTGT và Biên Bản bàn giao sẽ ghi: Nợ TK 211: Giá mua chưa VAT Nợ TK 133: VAT Có TK 331 hoặc 111, 112, 311, 341: Tổng giá thanh toán - Khi mua TCSĐ (TSCĐ phải qua lắp đặt chạy thử): Kế toán TSCĐ căn cứ vào Hợp đồng kinh tế, Hoá đơn GTGT,Biên bản bàn giao ghi: Nợ TK 241: không bao gồm VAT Nợ TK 133: VAT Có TK 331 hoặc 111, 112, 311, 341: Tổng giá thanh toán Toàn bộ chi phí lắp đặt, chạy thử cũng được tập hợp và ghi tăng giá trị TSCĐ và được hạch toán tương tự như trên. Khi công trình hoàn thanh bàn giao và đưa vào sử dụng, Kế toán TSCĐ sẽtập hợp toàn bộ chi phí bao gồm cả giá mua và chi phí lắp đặt, chạy thử để kết chuyển, ghi tăng nguyên giá TSCĐ: Nợ TK 211: bao gồm cả giá mua và chi phí lắp đặt chưa VAT Có TK 241:bao gồm cả giá mua và chi phí lắp đặt chưa VAT - Khi thanh lý, nhượng bán TCSĐ, Kế toán TSCĐ sẽ thực hiện các bút toán đó là: Xoá sổ TSCĐ: Nợ TK 214: phần hao mòn luỹ kế Nợ TK 811: Giá trị còn lại Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ Các chi phí liên quan đến việc thanh lý, nhượng bán TCSĐ sẽ ghi: Nợ TK 811: Phần không VAT Nợ TK 133: VAT Có TK 331 hặc 111, 112..: Giá trị có VAT Số tiền thu hồi được từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ, kế toán TSCĐ ghi:
  • 42. Nợ TK 111 hặc 112,131…: Giá trị có VAT Có TK 711: Giá trị không VAT Có TK 3331: VAT đầu ra 2.3.3. Tổ chức hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm - Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất: Về cơ bản bao gồm các phương pháp hạch toán chi phí theo sản phẩm, theo đơn đặt hàng, theo giai đoạn công nghệ, theo phân xưởng, theo nhóm sản phẩm …Về thực chất khi vận dụng phương pháp hạch toán chi phí sản xuất trong công tác kế toán hàng ngày chính là kế toán mở các thẻ (hoặc sổ) chi tiết hạch toán chi phí phát sinh có liên quan đến đối tượng, hàng háng tổng hợp chi phí theo từng đối tượng. - Phương pháp hạch toán giá thành sản phẩm: Các chi phí sau khi đã được kế toán Công ty tập hợp theo từng khoản mục riêng biệt sẽ được tổng hợp và kết chuyển vào chi phí sản xuất của toàn Công ty. Chi phí sản xuất – kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp phải tiêu dùng trong một kỳ để thực hiện quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Thực chất chi phí là sự dịch chuyển vốn – chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai khái niệm riêng biệt. Chi phí sản xuất luôn gắn với từng thời kỳ đã phát sinh chi phí, còn giá thành lại gắn với khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành. Chi phí sản xuất trong kỳ không chỉ liên quan đến những sản phẩm đã hoàn thành mà còn liên quan đến cả những sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng. Giá thành thì không liên quan đến chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng nhưng có liên quan đến chi phí sản phẩm dở dang kỳ trước chuyển sang.
  • 43. Mặc dù vậy, giữa chi phí sản xuất và giá thành lại có mối quan hệ mật thiết với nhau vì nội dung cơ bản của chúng đều biểu hiện bằng tiền của những chi phí doanh nghiệp đã bỏ ra cho hoạt động sản xuất. Chi phí sản xuất trong kỳ là căn cứ, là cơ sở để tính giá thành sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành. Sự lãng phí hay tiết kiệm chi phí sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm cao hay thấp. Do vậy, quản lý giá thành tốt trước hết phải quản lý tốt chi phí. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được biểu hiện qua công thức sau: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Khi giá trị sản phẩm dở dang (chi phí sản xuất dở dang) đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hoặc các ngành sản xuất không có sản phẩm dở dang thì tổng giá thành sản phẩm bằng tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Hiện nay công ty Thái Hòa đang áp dụng tính giá thành thực tế của sản phẩm theo phương pháp tổng cộng chi phí. Theo phương pháp này giá thành sản phẩm được xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản xuất tạo nên thành phẩm. Công ty lựa chọn phân bổ chi phí chung theo các tiêu thức sau: - Phân bổ theo chi phí nhân công trực tiếp - Phân bổ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Phân bổ theo định mức chi phí sản xuất chung * Tài khoản sử dụng: TK 621: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 622: chi phí nhân công trực tiếp TK 627: chi phí sản xuât chung - TK 6271: Chi phí lương nhân viên quản lý phân xưởng - TK 6272: Chi phí nguyên vật liệu phụ Tổng giá Chi phí Chi phí sản xuất thành sản sản phát sinh trong phẩm = xuất dở + kỳ đã trừ đi các - hoàn dang khoản thu hồi ghi thành đầu kỳ giảm chi phí
  • 44. - TK 6273: Chi phí công cụ, dụng cụ - TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho phân xưởng - TK 6277: Chi phí dịch vụ điện, nước - TK 6278: Chi phí bằng tiền mặt khác TK 154: chi phí sản xuất kinh doanh giở dang. * chứng từ sử dụng: Bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán tiền làm thêm giờ,bảng kê trích nộp các khoản theo lương, bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, … Trình tự hạch toán các loại chi phí và tính giá thành sản phẩm của công ty được khái quát theo các sơ đồ sau: Sơ đồ 8: Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp TK 154 TK TK Ví dụ một số nghiệp vụ phát sinh chủ yếu : - Căn cứ vào Bảng phân bổ tiền lương, ghi số tiền lương, tiền công, BHXH, BHYT, KPCĐ phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán ghi: Nợ tài khoản 622. 334 TK 622 Tiền lương và phụ cấp lương phải trả cho công nhân trực tiếp Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp 338 Các khoản đóng góp theo tỷ lệ với tiền lương thực tế phát sinh
  • 45. Có tài khoản 334 Nợ TK 622-Trích 15% lương cơ bản để tính BHXH Có TK 3383-BHXH Nợ TK 622 –Trích 2& lương cơ bản để tính BHYT Có TK 3384-BHYT Nợ TK 622- Trích 2% lương cơ bản để trả KPCĐ Có TK 3382-KPCĐ - Khi thanh toán lương cho công nhân trực tiếp sản xuất. Nợ TK 3341 Có TK 111 - Phân bổ tìên lương công nhân trực tiếp trực tiếp để tính giá thành, kế toán ghi: Nợ TK 3341 Có TK 111 Sơ đồ 9: Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 151, 152, 111, 112, 331,… Vật liệu dùng trực tiếp chế tạo sản phẩm, tiến hành lao vụ, dịch vụ TK 621 TK 154 Vật liệu dùng không hết nhập kho TK 152 Kết chuyển chi phí vật liệu trực tiếp Ví dụ một số nghiệp vụ phát sinh chủ yếu: - Khi xuất kho nguyên vật liệu để sản xuất, kế toán ghi: Nợ TK 621
  • 46. Có TK 152 - Kết chuyển NVL trực tiếp để tính giá thành, kế toán ghi: Nợ TK 154 Có TK 621 - NVL thừa không sử dụng hết, nhập lại kho, kế toán ghi: Nợ TK 152 Có TK 621 Sơ đồ 10: Hạch toán chi phí sản xuất chung TK 334, 338 TK 627 TK 111, 112, 152 Chi phí nhân viên Phân xưởng Các khoản thu làm giảm CPSXC TK 152, 153 Chi phí vật liệu, dụng cụ Kết chuyển chi phí SXC để tính giá thành TK 154 TK 242, 335 Chi phí theo dự toán TK 214 Chi phí khấu hao TSCĐ Kết chuyển cố định (không phân bổ) TK 632 TK 331, 111, 112 CPSXC Các chi phí sản xuất khác mua ngoài phải trải Thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ TK 1331
  • 47. Các nghiệp vụ phát sinh chủ yếu : - Tiền lương phải trả cho bộ phận quản lý phân xưởng sản xuất cà phê. Nợ TK 627 Có TK 334 - Trích BHXH, BHYT và kinh phí công đoàn cho bộ phận quản lý phân xưởng: Nợ TK 627 Có TK 3383, 3384, 3382 - Tiền điện, nước và các chi phí công cụ dụng cụ, NVL phục vụ sản xuất trong tháng, kế toán ghi: Nợ TK 627 Nợ TK 1331 Có TK liên quan: 111, 152, 153, 331. - Chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ sản xuất cà phê: Nợ TK 627 Có TK 214  Xác định giá trị sản phẩm dở dang: Công ty xác định sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.  Xác định tổng giá thành sản phẩm: Công ty áp dụng theo loại hình sản xuất giản đơn, sản xuất mang tính hàng loạt, chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn, khối lượng sản phẩm sản xuất ra lớn, Theo phương pháp này, toàn bộ chi phí phát sinh cho đối tượng nào thì được tập hợp trực tiếp cho đối tượng đó. Đến cuối kỳ, kế toán tính giá thành đơn vị sản phẩm theo côngthức: Tổng giá thành sản phẩm Giá trị sản phẩm = + dở dang đầu kỳ Chi phí sản xuất trong kỳ Giá trị + sản phẩm dở dang
  • 48. cuối kỳ Tổng giá thành sản phẩm Giá thành = Đơn vị sản phẩm Khối lượng sản phẩm hoàn thành 2.3.4. Tổ chức hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Tiền lương là biểu hiện bằng tiền phần sản phẩm xã hội trả cho người lao động tương ứng với thời gian chất lượng và kết quả lao động mà họ đã cống hiến. Như vậy tiền lương thực chất là khoản trù lao mà doanh nghiệp trả cho người lao động trong thời gian mà họ cống hiến cho doanh nghiệp. Tiền lương có thể biểu hiện bằng tiền hoặc bằng sản phẩm. Tiền lương có chức năng vô cùng quan trọng nó là đòn bẩy kinh tế vừa khuyến khích người lao động chấp hành kỷ luật lao động, đảm bảo ngày công, giờ công, năng suất lao động, vừa tiết kiệm chi phí về lao động, hạ giá thành sản phẩm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. * Hình thức trả lương: Tập đoàn Thái Hòa áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm và theo thời gian. + Doanh nghiệp trả lương sản phẩm căn cứ vào khối lượng công việc hoàn thành, số lượng sản phẩm bán được, đơn giá sản phẩm và đơn giá tiền lương đã dược xây dựng cho từng công việc. Lương sản phẩm= Khối lượng công việc hoàn thành x Đơn giá tiền lương ( Lương sản phẩm = sản lượng hàng bán được x đơn giá hàng bán x tỷ lệ phần trăm lương theo sản phẩm) + Tiền lương thời gian được trả cho cán bộ quản lý gián tiếp, công nhân viên nghỉ phép và nghỉ chế độ theo quy định hiện hành của nhà nước. Lương thời gian= Ngày công chế độ x Hệ số hiện hưởng x tiền lương tối thiểu Doanh nghiệp còn có chế độ thưởng nhằm khuyến khích người lao động dựa theo kết quả làm việc và ý thức làm việc của người lao động đã được Tổng giám đốc và Kế toán trưởng phê duyệt. * Tài khoản sử dụng:
  • 49. + TK 334 phản ánh các khoản phải trả công nhân viên và tình hình thanh toán các khoản đó( gồm: tiền lương, tiền thưởng, BHXH và các khoản thuộc thu nhập của công nhân viên) + TK 338 ( 3382, 3383, 3384) dùng để phản ánh các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn phải nộp. * Các chứng từ và sổ kế toán sử dụng: Bảng chấm công – Mẫu số 01 – LĐTĐ. Bảng thanh toán tiền lương – Mẫu số 02 – LĐTĐ. Bảng thanh toán BHXH .– Mẫu số 04 – LĐTĐ. Bảng thanh toán tiền thưởng – Mẫu số 05 – LĐTĐ. Phiếu báo làm thêm giờ - Mẫu số 07 – LĐTĐ. Hợp đồng giao khoán - Mẫu số 08 – LĐTĐ. Sổ chi tiết thanh toán với công nhân viên. Sổ cái tài khoản 334, TK 338 Trình tự hạch toán các khoản phải trả người lao động trong công ty được khái quát theo sơ đồ sau: Sơ đồ 11: Hạch toán kế toán tiền lương tại Công ty TK 111, 112 Thanh toán thu nhập cho người lao động TK 334 TL, Tiền thưởng phải trả cho người lao động TK622 TK 138 Khấu trừ khoản phải thu khác TLNP thực tế phải trả cho LĐTT TK 335 Trích trước TLNP của LĐTT TK141 Khấu trừ khoản tạm ứng Tiền lương, tiền thưởng phải trả cho NVPX TK 627 Tiền lương, tiền thưởng phải trả cho NVBH TK 641 Tiền lương, tiền thưởng phải trả cho NVQLDN TK642
  • 50. TK 431 Thưởng từ quỹ khen thưởng
  • 51. Kế toán các khoản trích theo lương: * Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm xã hội(BHXH) là một trong những nội dung quan trọng của chính sách xã hội mà nhà nước đảm bảo trước pháp luật cho người dân nói chung và người lao động nói riêng. Trên cơ sở tham gia,đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và sự quản lý bảo hộ của nhà nước. * Bảo hiểm y tế Là một khoản trợ cấp tiền thuốc men, khám chữa bệnh cho người lao động,khi ốm đau phải điều trị trong thời gian làm việc tại công ty. Quỹ BHYT được trích theo tỷ lệ phần trăm quy định trên tổng số tiền lương phải trả cho công nhân viên và đưọc tính vào chi phí SXKD. Chế độ trích ở nước ta hiện nay là 3%, trong đó 2% trích vào chi phí SXKD, còn 1% trích vào thu nhập của người lao động. * Kinh phí công đoàn: Theo chế độ hiện hành tỷ lệ trích kinh phí công đoàn là 2% được trích vào chi phí sản xuất kinh doanh. * TK sử dụng: TK 338 : phải trả phải nộp khác 3382: kinh phí công đoàn 3383: Bảo hiểm xã hội 3384: bảo hiểm Y tế Trình tự hạch toán BHXH, BHYT, KPCĐ trong công ty được khái quát theo sơ đồ sau: Sơ đồ 12: Hạch toán kế toán các khoản trích theo lương TK 334 TK 338 (3382, 3383, 3384) (4 (1) TK 622, 627 TK 111 (5) (2) TK 641, 642 TK 112 (6) (3) TK 334
  • 52. (1) – Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tiền lương phải trả CNSX, CNV ở phân xưởng sản xuất (2) – Trích theo BHXH, BHYT, KPCĐ theo tiền lương phải CNV khác (3) – Khấu trừ thu nhập của CNV (4) – Trả BHXH cho CNV được hưởng trợ cấp (5) – Chi tiêu bằng tiền mặt (6) – Chi bằng TGNH, nộp cho cấp trên. Sơ đồ 13: Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán tiền lương: Một số nghiệp vụ phát sinh liên quan đến phần hành kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty:  Tính ra lương phải trả cho cán bộ, công nhân viên Công ty: - Lương trả cho bộ phận văn phòng: Nợ TK 642 Có TK 334 - Lương trả cho bộ phận kinh doanh, bán hàng: Nợ TK 641 Có TK 334 - Lương trả cho bộ phận quản lý phân xưởng: Nợ TK 627 Có TK 334 - Lương trả cho công nhân trực tiếp sản xuất: Nợ TK 622 Có TK 334 B¶ng ChÊm C«ng Kto¸n l-¬ng tÝnh Thñ quü chi tiÒn Kto¸n tiÒn l-¬ng KTT-TT§V ký duyÖt Kto¸n TTo¸n lËp Gi¸m ®èc phª duyÖt Kto¸n tr-ëng kiÓm
  • 53.  Thanh toán lương cho cán bộ, công nhân viên công ty: - Thanh toán lương cho bộ phận văn phòng: Nợ TK 334 chi tiết nhân viên văn phòng Có TK 111 hoặc 112, 141, 138 - Thanh toán lương cho bộ phận bán hàng: Nợ TK 334 chi tiết nhân viên bán hàng Có TK 111 hoặc 112, 141, 138 - Thanh toán lương cho Bộ phận quản lý phân xưởng: Nợ TK 334 chi tiết nhân viên quản lý phân xưởng Có TK 111 hoặc 112, 141, 138 - Thanh toán lương cho Bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất: Nợ TK 334 chi tiết công nhân trực tiếp sản xuất Có TK 111 hoặc 112, 141, 138  Trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí kinh doanh: - Của bộ phận nhân viên văn phòng: Nợ TK 642 Có TK 338- chi tiết TK 3382, 3383, 3384 - Của bộ phận nhân quản lý phân xưởng: Nợ TK 627 Có TK 338- chi tiết TK 3382, 3383, 3384 - Của bộ phận nhân công nhân trực tiếp sản xuất: Nợ TK 622: 19% Có TK 338- chi tiết TK 3382(2%), 3383(15%), 3384(2%)  Trích BHXH, BHYT, trừ vào Lương: Nợ TK 334: 6% Có TK 338 chi tiết TK 3383(5%)), 3384(1%)  Thanh toán BHXH, BHYT cho cơ quan Bảo hiểm: Nợ TK 338- chi tiết TK 3383, 3384 Có TK 111 hoặc 112
  • 54. 2.3.5. Tổ chức hạch toán kế toán tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa Bán hàng là việc chuyển quyền sở hữu sản phẩm, hàng hoá gắn với phần lớn lợi ích hoặc rủi ro cho khách hàng đồng thời được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Bán hàng là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất - kinh doanh. Kế toán bán hàng quản lý chặt chẽ các yếu tố của nghiệp vụ bán hàng như: doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu, giá vốn hàng bán, tình hình thanh toán công nợ phải thu, thuế giá trị gia tăng và các chi phí liên quan... để từ đó tính toán, xác định kết quả của hoạt độngbán hàng,tiêu thụ sản phẩm. * Phương thức bán hàng: Hiện nay công ty áp dung các hình thức bán hàng sau: - Bán hàng trực tiếp cho khách hàng - Bán hàng cho khách theo phương thức gửi bán - Xuất khẩu trực tiếp - Xuất khẩu ủy thác - Bán hàng thu tiền ngay - Bán hàng trả chậm - Bán hàng từ kho công ty - Bán hàng không qua kho * Tài khoản sử dụng: TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ TK 521Chiết khấu thương mại TK 531 Hàng bán bị trả lại TK 532 Giảm giá hàng bán TK 632: Giá vốn hàng bán Tk 641: Chi phí bán hàng TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp * Chứng từ sử dụng: - Hóa đơn GTGT - Chứng từ thanh toán (Phiếu thu, Giấy báo Có…) - Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ - Sổ chi tiết bán hàng - Phiếu xuất kho...
  • 55. Trình tự hạch toán tiêu thụ sản phẩm của công ty được khái quát theo sơ đồ sau: Sơ đồ 14: Hạch toán kế toán tiêu thụ thành phẩm TK 155, 156 TK 632 TK 911 TK 511, 512 TK 111, 112, 131 Giá vốn hàng bán trong kỳ Kết chuyển Kết chuyển Doanh thu bán hàng trong kỳ 3331 111, 112, 331… Chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ TK 641 TK 521, 531, 532 Các khoản giảm trừ doanh thu Các nghiệp vụ phát sinh liên quan chủ yếu: - Khi xuất hàng hoá, thành phẩm bán, có giá bán, Kế toán ghi: Nợ TK 131 Có TK 5111, 5112 Có TK 33311 Đồng thời ghi: Nợ TK 632 Có TK 155, 156 - Khi xuất bán (chủ yếu cà phê chưa chốt giá), kế toán xuất kho hạch toán theo phương thức gửi bán: Nợ TK 157 Có TK 156, 155 Khi có giá, kế toán ghi: Nợ TK 131 Có TK 1511 Có TK 33311
  • 56. 811 TK 911 Kết chuyển giá vốn hàng bán Kế chuyển doanh thu thuần TK 641, 642 Kết chuyển chi phí BH, QLDN TK 421 Kết chuyển lỗ TK 142 Kết chuyển chi phí chờ kết chuyển Đồng thời phản ánh giá vốn: Nợ TK 632 Có TK 157 2.3.6. Tổ chức hạch toán kế toán xác định kế quả kinh doanh Xác định kết quả kinh doanh và lên báo cáo là bước cuối cùng của quá trình hạch toán kế toán. Kế toán tổng hợp tập hợp hóa đơn, chứng từ và sổ cái, sổ chi tiết của các tài khoản để thưc hiện tổng hợp doanh thu, chi phí và tính toán lãi lỗ. * Tài khoản sử dụng: TK 911: xác định kết quả kinh doanh TK 511. doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Tk 512: doanh thu bán hàng nội bộ TK 515: doanh thu hoat động tài chính TK 632: giá vốn hàng bán Tk 641 chi phí bán hàng TK 642 chi phí quản lý doanh nghiệp * Chứng từ sử dụng: Hóa đơn VAT, hợp đồng kinh tế, sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản 511, 512, 632, 635, 641, 642, 711, 811, .. Trình tự hạch toán xác đinh kết quả kinh doanh trong công ty được khái quát theo sơ đồ dưới đây: TK 632, 635, Sơ đồ 15: Hạch toán xác định kết quả kinh doanh TK 511, 512, 515, 711
  • 57. Một số nghiệp vụ phát sinh liên quan chủ yếu: - Cuối tháng, kế toán kết chuyển doanh thu để xác định kết quả kinh doanh: Nợ TK 511, 512, 515, 711 Có TK 911 - Kết chuyển chi phí để xác định kết quả kinh doanh. Nợ TK 911 Có TK 641, 642, 635 - Kết chuyển giá vốn hàng bán để xác định kết quả kinh doanh: Nợ TK 911 Có TK 632 - Xác định kết quả kinh Nếu có lãi: Nợ TK 911 Có TK 421 Nếu lỗ : Nợ TK 421 Có TK 911 2.3.7. Tổ chức hạch toán kế toán nguồn vốn chủ sở hữu Nguồn vốn chủ sở hữu là vốn của các chủ sở hữu mà doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán. Nguồn vốn chủ sở hữu do chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư góp vốn và hình thành từ kết quả kinh doanh, do vậy nguồn vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ.
  • 58. Hiện nay công ty cổ phần tập đoàn Thái Hòa là một công ty cổ phần, vì thế nguồn vốn chủ sở hữu của công ty được hình thành do các cổ đông góp vốn và hình thàng từ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. * Tài khoản sử dụng: TK 411: nguồn vốn kinh doanh Sơ đồ 16: Sơ đồ hạch toán nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp: TK 111, 112, 211 TK 411 TK 111, 112, 156, 211 Trả lại vốn góp cho các cổ đông, các bên liên doanh Nhận vốn góp của các bên liên doanh, của cổ đông Bổ sung nguồn từ kết quả kinh doanh TK 421 TK 414, 441, 415… Bổ sung nguồn vốn kinh doanh từ các quỹ của công ty
  • 59. Một số nghiệp vụ phát sinh liên quan chủ yếu: - Khi nhận vốn góp từ các cổ đông góp vốn, kế toán ghi tăng nguồn vốn kinh doanh như sau: Nợ TK 111 hoặc 112… Có TK 411 - Cuối năm tổng kết và xác định kết quả kinh doanh, Nếu có lãi thì phần lợi nhuận từ kết quả kinh doanh sẽ được phân chia cho cổ đông góp vốn, nộp thuế và được bổ sung vào vốn kinh doanh như sau: Nợ TK 421 Có TK 411 - Khi cổ đông tiến hành rút vốn, kế toán sẽ phản ánh giảm nguồn vốn kinh doanh của Công ty như sau: Nợ TK 411 Có TK 111 hoặc 112, 211 PHẦN 3: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THÁI HOÀ 3.1. NHỮNG ƯU ĐIỂM VỀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN Công tác kế toán của công ty Thái Hoà tương đối hoàn thiện. Cách tổ chức cũng như bố trí công việc rất hợp lý, không bị chồng chéo và có liên quan chặt chẽ với nhau, các phần hành kế toán hỗ trợ cho nhau. Thái độ làm việc của nhân viên rất nghiêm túc nhưng vẫn mang không khí vui vẻ, thân mật, mối quan hệ trong phòng làm việc hoà đồng tạo ra sự phối kết hợp công việc rất hiệu quả. Ngoài ra, mỗi người đều có thể phát huy năng lực, tính sáng tạo của mình và ý kiến đóng góp mà nhân viên đưa ra đều được tôn trọng… đó cũng chính là một nguyên nhân tạo nên tác phong làm việc nghiêm túc và có hiệu quả của mọi người. Với công tác kế toán của toàn công ty, luôn luôn cập nhật và vận dụng các chế độ mới được ban hành, thực hiện đầy đủ theo chế độ kế toán.