SlideShare a Scribd company logo
1 of 84
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ NGỌC TRÂM
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
CHÊNH LỆCH THU NHẬP RÒNG
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ NGOC TRÂM
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
CHÊNH LỆCH THU NHẬP RÒNG
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính– Ngân hàng
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ UYÊN UYÊN
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bài Luận văn Thạc sĩ với chủ đề “Các yếu tố tác động
đến chênh lệch thu nhập ròng của ngân hàng thương mại tại Việt Nam” là công
trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn
Thị Uyên Uyên.
Các nguồn tài liệu trích dẫn, số liệu và nội dung sử dụng trong Luận văn
này được thu thập từ thực tế có nguồn gốc rõ ràng, trung thực, khách quan và chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về Luận văn nếu có bất kỳ sự gian dối
nào. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và
chưa từng được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu khoa học nào trước đây.
TP.Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 09 năm 2019
Lê Thị Ngọc Trâm
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
TÓM TẮT – ABSTRACT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU......................................................................................1
1.1 Lý do chọn đề tài..............................................................................................1
1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu......................................................................4
1.3 Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................4
1.4 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................4
1.5 Bố cục................................................................................................................4
1.6 Ý nghĩa nghiên cứu..........................................................................................5
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC................................7
2.1 Thước đo khả năng sinh lời của ngân hàng - chênh lệch thu nhập ròng....7
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chênh lệch thu nhập ròng..................................9
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................27
3.1 Dữ liệu nghiên cứu.........................................................................................27
3.2 Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................29
3.2.1 Mô hình nghiên cứu - mô tả biến ...........................................................29
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu – Quy trình thực hiện..................................38
3.2.2.1 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................38
3.2.2.2 Quy trình thực hiện..............................................................................39
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................40
4.1 Mô tả thống kê................................................................................................40
4.2 Ma trận tương quan ......................................................................................42
4.3 Lựa chọn phương pháp ước lượng...............................................................44
4.4 Kết quả và thảo luận......................................................................................45
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ......................................................................................52
5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu..........................................................................52
5.2 Hàm ý chính sách...........................................................................................53
5.2.1 Đối với các nhà quản lý ngân hàng........................................................53
5.2.2 Đối với các nhà hoạch định chính sách..................................................55
5.3 Hạn chế đề tài.................................................................................................56
5.4 Hướng nghiên cứu tiếp theo..........................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nội dung đầy đủ
CLTNR Chênh lệch thu nhập ròng
CPTL Chi phí từ lãi
GMM Generalize Method of Moments (tên mô hình hồi quy)
NHNN Ngân hàng nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
NIM Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên
TNLT Thu nhập lãi thuần
TNTL Thu nhập từ lãi
VIF Nhân tử phóng đại phương sai
XHTD Xếp hạng tín dụng
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Chênh lệch thu nhập ròng của các NHTM tại VN từ năm 2013 đên
năm 2017.................................................................................................................... 3
Bảng 2.1: Bảng tóm tắt các yếu tố được sử dụng trong các mô hình nghiên cứu
……………………………………………………………………………...………18
Bảng 3.1: Danh sách NHTM cổ phần trong mẫu nghiên cứu của Luận văn........... 26
Bảng 3.2: Kỳ vọng dấu hồi quy các biến trong mô hình ......................................... 35
Bảng 4.1: Mô tả thống kê.........................................................................................39
Bảng 4.2: Ma trận tương quan giữa các biến độc lập và INTSPREAD1 ................41
Bảng 4.3: Ma trận tương quan giữa các biến độc lập và INTSPREAD2 ................42
Bảng 4.4: Kết quả kiểm tra hệ số VIF .....................................................................43
Bảng 4.5: Kết quả kiểm tra phương sai thay đổi và định tự tương quan................. 44
Bảng 4.6: Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến chênh lệch thu nhập ròng
của các NHTM Việt Nam.........................................................................................45
TÓM TẮT
Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chênh
lệch thu nhập ròng của 25 ngân hàng thương mại tại Việt Nam giai đoạn 2006 –
2017. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp GMM để hồi quy và phân tích các nhân
tố bên trong về đặc điểm ngân hàng như: rủi ro tín dụng; quy mô ngân hàng; chi phí
hoạt động; lợi nhuận; tính thanh khoản và các nhân tố bên ngoài về đặc điểm ngành
và kinh tế vĩ mô như: mức độ tập trung ngành; tăng truởng kinh tế và lạm phát. Kết
quả nghiên cứu cho thấy rằng, các ngân hàng đang đối mặt với rủi ro tín dụng càng
cao; quy mô càng lớn; gánh chịu chi phí hoạt động lớn và lợi nhuận dồi dào thì
thường có khuynh hướng sẽ tăng chênh lệch thu nhập ròng nhiều hơn. Ngược lại,
các ngân hàng có mức độ thanh khoản tốt thì thường sẽ có mức chênh lệch thu nhập
ròng tương đối thấp hơn các ngân hàng có thanh khoản kém. Bên cạnh đó, khi
ngành ngân hàng Việt Nam càng tập trung, nền kinh tế Việt Nam càng tăng trưởng
và có mức lạm phát cao thì sẽ giúp các ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam đạt
được chênh lệch thu nhập ròng cao hơn. Các kết quả định lượng trong bài nghiên
cứu có thể cung cấp gợi ý cho các NHTM về việc huy động vốn và đầu ra tín dụng,
đồng thời quản trị cân đối lại các yếu tố : rủi ro tín dụng, quy mô, chi phí hoạt động,
lợi nhuận và tài sản mang tính thanh khoản để tối ưu hóa chênh lệch thu nhập ròng,
một trong những chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong tăng
trưởng thu nhập.
Từ khóa: Chênh lệch thu nhập ròng, Ngân hàng thương mại, mức độ tập trung
ngành, quy mô ngân hàng.
ABSTRACT
The paper explores the factors that affect the interest rate spread of 25 commercial
banks in Vietnam in the period of 2006 - 2017. The paper uses GMM method to
regress and analyze internal factors on bank characteristics including credit risk,
bank size, operating costs, profits, liquidity and external factors in terms of industry
and macroeconomic characteristics, including: level of industry concentration,
economic growth and inflation. Research results show that: banks which are facing
higher credit risks, larger scale, larger operating costs, and higher profits often tend
to increase the interest rate spread. On the contrary, banks with good liquidity will
often have relatively lower interest rate spread than banks with poor liquidity. In
addition, the more concentration on Vietnamese banking industry is, the more
Vietnam's economy growth will be, and high inflation will help banks operating in
Vietnam achieve a higher interest rate spread. The quantitative results in the study
can provide suggestions to commercial banks on capital mobilization, credit output,
and managing the balance of factors: credit risk, scale, cost, operations, profits and
liquid assets to optimize interest rate spread, which is one of the indicators to
evaluate the performance of banks in income growth.
Key words: Interest rate spread, bank commercial, level of industry concentration,
bank size.
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài.
Cũng như các doanh nghiệp khác, ngân hàng phải có các khoản tài sản để
đưa vào hoạt động kinh doanh và tạo ra lợi nhuận. Sự tồn tại bền vững của bất kỳ tổ
chức tài chính nào với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận đều gắn liền với khả năng sinh
lợi mà họ tạo ra. Ngân hàng, với vai trò là định chế trung gian tài chính cung cấp
dịch vụ tài chính cho khách hàng của họ nhằm kiếm lợi nhuận. Ngân hàng huy động
vốn từ tiền gửi của khách hàng hay vay từ các ngân hàng khác, và sau đó sử dụng
khoản vốn này để cho vay lại hoặc mang đi đầu tư. Ngân hàng quy định mức lãi
suất huy động tiền gửi và lãi suất cho vay. Có thể nói, chủ đề về khả năng sinh lợi
của các NHTM luôn là chủ đề được các nhà nghiên cứu quan tâm và thực hiện. Có
nhiều thước đo xác định khả năng sinh lợi của một ngân hàng: Tỷ lệ thu nhập trên
vốn chủ sở hữu ROE, tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản tỷ ROA, tỷ lệ thu nhập lãi cận
biên NIM, chênh lệch thu nhập ròng. Trong đó, chênh lệch thu nhập ròng là thước
đo tính hiệu quả cũng như khả năng sinh lời trong việc duy trì sự tăng trưởng của
các nguồn thu: chủ yếu là thu từ các khoản cho vay; so với mức tăng của chi phí:
chủ yếu là chi phí trả lãi cho tiền gửi, những khoản vay trên thị trường tiền tệ. Theo
Khawaja và Din (2007), chênh lệch thu nhập ròng là chênh lệch giữa thu nhập từ lãi
trên cho vay và chi phí từ lãi trên tiền gửi khách hàng.
Đã có rất nhiều nghiên cứu phân tích về sự ảnh hưởng của các yếu tố quyết
định chênh lệch thu nhập ròng trong hệ thống ngân hàng của các quốc gia trên thế
giới. Dabla – Norris và Floerkemeier (2007) nghiên cứu các yếu tố quyết định
chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở Armenia phản ánh rằng ở các ngân
hàng có chi phí hoạt động càng cao; lợi nhuận càng lớn; ngành ngân hàng càng tập
trung; nền kinh tế tăng trưởng; lãi suất thị trường liên ngân hàng càng cao và tỷ giá
hối đoái càng thay đổi thì sẽ làm gia tăng chênh lệch thu nhập ròng của các ngân
hàng trong mẫu nghiên cứu. Bên cạnh đó, tác giả còn phát hiện tác động ngược
chiều với chênh lệch thu nhập ròng của ngân hàng từ các yếu tố: quy mô ngân hàng;
vốn an toàn; thanh khoản; thu nhập ngoài lãi. Thêm vào đó, Gunter và các cộng sự
2
(2013) nghiên cứu các yếu tố quyết định chênh lệch thu nhập ròng của các ngân
hàng ở Áo, kết quả nghiên cứu của họ cho thấy các ngân hàng cho vay càng nhiều;
chi phí nhân viên càng cao; chi phí hoạt động càng cao; nắm giữ nhiều tài sản rủi
ro; năng lực cạnh tranh càng lớn; nền kinh tế tăng trưởng càng cao; lãi suất ngắn
hạn và lãi suất dài hạn càng cao thì sẽ làm gia tăng chênh lệch thu nhập ròng của
các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu. Hay như Dumicic và Ridzak (2013) nghiên
cứu các yếu tố quyết định chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở các quốc
gia thuộc khu vực Trung và Đông Âu cho thấy: các ngân hàng có chi phí hoạt động
càng lớn; thu nhập ngoài lãi càng nhiều; nắm giữ càng nhiều tài sản thanh khoản;
rủi ro tín dụng càng cao; lãi suất liên ngân hàng càng cao thì sẽ làm giảm mức
chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng. Năm 2018, Mwamtambulo và Ntulo
nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở
Tanzania cho thấy rằng, khi các ngân hàng thu được thu nhập ngoài lãi càng lớn thì
sẽ làm giảm mức chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng.
Nhìn chung, có rất nhiều yếu tố tác động đến chênh lệch thu nhập ròng của
ngân hàng. Sự tác động của các nhân tố đó có thể làm tăng hoặc giảm chênh lệch
thu nhập ròng của NHTM tại các quốc gia khác nhau. Ở Việt Nam, mặc dù hiện nay
nguồn thu của các ngân hàng đã được đa dạng hóa từ các nguồn thu nhập ngoài lãi
cho vay như kinh doanh ngoại hối, phí. Tuy nhiên, thu nhập từ lãi cho vay vẫn
chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng cơ cấu thu nhập của các NHTM, trên 70% tổng
thu nhập của các NHTM (Nguyễn Minh Sáng và các cộng sự, 2014). Vì vậy, việc
nghiên cứu về chênh lệch thu nhập ròng cũng như các yếu tố tác động đến chênh
lệch thu nhập ròng là rất quan trọng, từ đó có thể đánh giá tính hiệu quả trong hoạt
động kinh doanh, khả năng quản lý nợ và tài sản của các NHTM Việt Nam giai
đoạn từ năm 2005 đến năm 2017. Các nhà kinh tế học cho rằng, một mức chênh
lệch thu nhập ròng cao đóng vai trò cản trở việc mở rộng trung gian tài chính cần
thiết cho sự tăng trưởng, phát triển của một nền kinh tế. Tuy nhiên, một mức chênh
lệch thu nhập ròng cao còn cho thấy ngân hàng hoạt động hiệu quả trong tăng
3
trưởng thu nhập. Trong những năm qua, các ngân hàng thương mại Việt Nam đang
có chênh lệch thu nhập ròng biến động tăng giảm liên tục.
Biểu đồ 1.1 Chênh lệch thu nhập ròng của các NHTM tại VN từ năm 2013 đến
năm 2017
(Nguồn: Tổng hợp từ Fiinbro)
Cần làm gì để tác động điều chỉnh mức chênh lệch thu nhập ròng phù hợp
với mục tiêu lợi nhuận của mỗi ngân hàng hay đưa ra khuyến nghị về chính sách
điều hành của NHNN như thế nào trong từng giai đoạn tăng trưởng phát triển của
nền kinh tế. Đó là lý do tác giả thực hiện đề tài phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn từ năm
2005 đến năm 2017 cho Luận văn Thạc sĩ kinh tế củ mình.
4
1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu của bài nghiên cứu này là để phân tích các yếu tố tác động đến
chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam . Để thực
hiện mục tiêu nghiên cứu này, Luận văn đưa ra các câu hỏi nghiên cứu và tìm kiếm
câu trả lời để làm rõ mục tiêu nghiên cứu mà Luận văn đề ra, cụ thể:
Thứ nhất: Có những yếu tố nào tác động đến chênh lệch thu nhập ròng của
các ngân hàng thương mại?
Thứ hai: Tác động của các yếu tố này đến chênh lệch thu nhập ròng đáng kể
không? Cùng chiều hay ngược chiều?
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Các nghiên cứu đã được thực hiện và trưng ra bằng chứng cho thấy ảnh
hưởng đến chênh lệch thu nhập ròng của các NHTM gồm rất nhiều yếu tố. Tuy
nhiên, khi nghiên cứu cho các NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2006
đến năm 2017, bài nghiên cứu tập trung chủ yếu đến các yếu tố: rủi ro tín dụng; rủi
ro thanh khoản; lợi nhuận ngân hàng; quy mô ngân hàng; chi phí hoạt động; mức độ
tập trung ngành ngân hàng; tăng trưởng kinh tế và lạm phát.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chênh lệch thu nhập ròng của
25 NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2017 dựa trên dữ liệu là dạng dữ
liệu bảng và để tránh nội sinh tồn tại trong mô hình nghiên cứu, tác giả sử dụng
phương pháp ước lượng GMM hệ thống 2 bước để hồi quy phương trình nghiên
cứu.
1.5 Bố cục
Luận văn bao gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu. Trong chương này Luận văn cứu trình bày lý do
chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu đồng thời đưa ra phương pháp
nghiên cứu và ý nghĩa mà đề tài mang lại.
5
Chương 2:Tổng quan các nghiên cứu trước. Luận văn giới thiệu tổng
quan lý thuyết về các thước đo khả năng sinh lợi của các ngân hàng: ROE, ROA và
chênh lệch thu nhập ròng. Sau đó Luận văn tiến hành tổng quan các yếu tố tác động
chênh lệch thu nhập ròng thông qua bằng chứng thực nghiệm trước đây tại các quốc
gia. Cuối cùng, Luận văn tóm tắt các nghiên cứu về các yếu tố và sự tác động tuơng
quan của chúng với chênh lệch thu nhập ròng của ngân hàng.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương này Luận văn thể hiện quy
trình thực hiện, mô hình nghiên cứu bao gồm các yếu tố nào, kỳ vọng tương quan
của các yếu tố đó như thế nào? Đồng thời trình bày dữ liệu nghiên cứu, cách đo
lường các biến số và phương pháp mà Luận văn dùng để ước lượng mô hình nghiên
cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Trước khi tiến hành ước lượng ảnh hưởng
của các yếu tố đến chênh lệch thu nhập ròng, đề tài thực hiện thống kê mô tả các
biến số có trong mô hình nghiên cứu. Sau đó, xem xét ma trận tương quan giữa các
biến để lựa chọn phương pháp ước lượng thích hợp. Cuối cùng Luận văn đi đến kết
quả nghiên cứu và thảo luận mà Luận văn có được.
Chương 5: Kết luận. Chương này góp phần tổng kết cá kết luận chính mà
Luận văn có được từ bài nghiên cứu, đưa ra các ý kiến đề xuất cho các nhà quản lý
ngân hàng cũng như các nhà hoạch định chính sách khi có mong muốn cải thiện
chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng. Đồng thời ở chương này tác giả cũng
nêu rõ những hạn chế và hướng phát triển của đề tài sau này
1.6 Ý nghĩa nghiên cứu
Mặc dù có khá nhiều nghiên cứu định lượng đã được tiến hành nhằm xác
định các yếu tố ảnh hưởng đến chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở nhiều
nước trên thế giới, nhưng theo hiểu biết của tác giả, chưa có nhiều nghiên cứu rõ
ràng về tác động các nhân tố đến chênh lệch thu nhập ròng được thực hiện tại Việt
Nam. Nhằm tạo cơ sở cho việc đưa ra những khuyến nghị để nâng cao hiệu quả
6
hoạt động tại Việt Nam, tác giả đã nghiên cứu và tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến
tỷ lệ chênh lệch thu nhập ròng của ngân hàng thương mại Việt Nam.
Về mặt học thuật: Thông qua việc xem xét các yếu tố tác động đến chênh
lệch thu nhập ròng của ngân hàng, Bài nghiên cứu tóm tắt lại lý thuyết, khái niệm
cũng như các bằng chứng thực nghiệm về các nghiên cứu liên quan đến chênh lệch
thu nhập ròng của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu được tác giả kỳ vọng sẽ nới rộng
ra thêm các bằng chứng thực nghiệm về các yếu tố tác động đến chênh lệch thu
nhập ròng tại các quốc gia mới nổi như Việt Nam.
Về mặt thực tiễn: Bài nghiên cứu được kỳ vọng sẽ giúp cho các NHTM Việt
Nam nhận diện rõ hơn các nhân tố tác động đến chênh lệch thu nhập ròng của ngân
hàng. Từ đó có nền tản cho ra giải pháp giúp các nhà quản trị ngân hàng và Chính
phủ cải thiện thu nhập ròng của các NHTM
7
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
2.1 Thước đo khả năng sinh lời của ngân hàng - chênh lệch thu nhập ròng
Đo lường khả năng sinh lợi của một ngân hàng có nhiều thước đo. Cũng như
nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở
hữu (ROE) và tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) cũng là hai chỉ số tiêu biểu
dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của ngân hàng.
ROA là chỉ số lợi nhuận cho biết lợi nhuận ròng ngân hàng đạt được từ một
trăm đồng đầu tư vào tổng tài sản.
𝑅𝑂𝐴 =
𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑟ò𝑛𝑔
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑐ó 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞
𝑢
â
𝑛
𝑥 100%
Đây là thước đo đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng vì mọi tài
sản đều là những khoản đầu tư. Một mức ROA thấp là kết quả của một chính sách
đầu tư hay cho vay không hiệu quả hoặc chi phí hoạt động của ngân hàng quá mức.
Ngược lại, mức ROA cao phản ánh ngân hàng sử dụng một cơ cấu tài sản hợp lý,
chính sách kinh doanh và đầu tư tài sản hiệu quả.
ROE là chỉ số lợi nhuận cho biết lợi nhuận ròng ngân hàng đạt được từ một
trăm đồng vốn chủ sở hữu.
𝑅𝑂𝐸 =
𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑟ò𝑛
𝑔
𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢
𝑥 100%
Đây là chỉ số cho thấy hiệu quả của vốn chủ sở hữu, chỉ số này cho biết một
đơn vị vốn chủ sở hữu bỏ tạo ra được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận ròng. ROE cao là
mục tiêu tìm kiếm của bất kỳ người chủ sở hữu ngân hàng nào.
Hoạt động chính của một ngân hàng thương mại ngày càng đa dạng và phức
tạp, ngoài hoạt động cơ bản là huy động tiền gửi và cho vay, càng ngày càng phát
8
sinh thêm nhiều hoạt động kinh doanh khác như kinh doanh chứng khoán, công cụ
phái sinh, dịch vụ bảo lãn, giao dịch ngoại hối…. Tuy nhiên, phải nhấn mạnh rằng,
huy động vốn từ tiền gửi khách hàng và cho vay luôn là hoạt động chính đem về
doanh thu chính cho ngân hàng xuyên suốt từ trước đến nay, cho nên Chênh lệch
thu nhập ròng mới là chỉ số đặc trưng đánh giá khả năng sinh lời của ngân hàng.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về chênh lệch thu nhập ròng của ngân hàng
trong các bài nghiên cứu trên thế giới. Như trong bài nghiên cứu của Chirwa và
Mlachila (2004), tác giả đã chỉ rõ có đến sáu định nghĩa khác nhau về chênh lệch
thu nhập ròng của các ngân hàng trong phân tích kinh tế. Chúng có thể được phân
thành hai nhóm: hướng tiếp cận hẹp và hướng tiếp cận rộng. Theo đó, Brock và
Rojas-Suarez (2000) phân biệt giữa định nghĩa hẹp và rộng về chênh lệch thu nhập
ròng bằng cách loại trừ hoặc bao gồm các khoản phí và hoa hồng liên quan đến các
giao dịch cho vay và tiền gửi. Việc bao gồm các khoản phí và hoa hồng phản ánh
toàn bộ chi phí ngân hàng phải trả cho người gửi tiền và thu nhập ngân hàng có
được từ người đi vay. Dựa vào đó, bài Luận văn sử dụng hai cách định nghĩa về
chênh lệch thu nhập ròng trong phân tích như sau:
Định nghĩa theo hướng tiếp cận rộng:
𝐶ℎê𝑛ℎ 𝑙ệ𝑐ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑟ò𝑛𝑔 =
𝑇𝑁𝐿𝑇
∑𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 sinh 𝑙ã𝑖
(1)
Thu nhập từ lãi thuần (TNLT) là tổng thu nhập lãi từ các khoản cho vay
khách hàng, chứng khoán đầu tư, tiền gửi từ NHNN, cho vay các tổ chức tín dụng
và thu khác từ hoạt động tín dụng trừ đi chi phí lãi và các khoản tương tự.
Tài sản sinh lãi = Tiền gửi tại NHNN + Tiền gửi lại các Tổ chức tài chính
khác + Chứng khoán đầu tư + Cho vay khách hàng
Định nghĩa theo hướng tiếp cận hep:
9
𝐶ℎê𝑛ℎ 𝑙ệ𝑐ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑟ò𝑛𝑔 =
𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑡ừ 𝑙ã𝑖
−
𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑡ừ 𝑙ã𝑖
(2)
∑𝐶ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 ∑𝑇𝑖ề𝑛 𝑔ử𝑖
Xét về góc độ kinh tế, đối với hầu hết các ngân hàng, chênh lệch thu nhập
ròng đại điện cho một phần quan trọng trong thu nhập hoạt động. Chênh lệch thu
nhập ròng tăng cho thấy các ngân hàng quản trị tài sản tốt. Ngược lại chênh lệch thu
nhập ròng có xu hướng thấp cho thấy lợi nhuận ngân hàng đang bị co hẹp.
Xét về góc độ lợi ích xã hội, chênh lệch thu nhập ròng ở mức nào là tốt, mức
nào là xấu vẫn còn là vấn đề cần phải làm rõ (Doliente,2005). Một mức chênh lệch
thu nhập ròng thấp có thể cho thấy sự cạnh tranh hoạt động hiệu quả của ngân hàng.
Tuy nhiên nếu một môi trường kinh tế mà các ngân hàng yếu kém được phép hoạt
động và thực hiện chiến lược cấp tín dụng với lãi suất cho vay thấp để tăng thị phần
thì tỷ lệ chênh lệch thu nhập ròng thấp chưa thể khẳng định là tốt. (Doliente, 2005).
Tóm lại, điểm quan trọng của tất cả các mô hình đều nhấn mạnh rằng, tồn tại
một mức chênh lệch thu nhập ròng tối ưu khi các ngân hàng đối mặt với rủi ro kinh
tế, sự cạnh tranh của các ngân hàng trong thị trường mà ngân hàng đang hoạt động,
và khẩu vị rủi ro của các nhà quản trị ngân hàng (Hanweck và Ryu, 2005).
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chênh lệch thu nhập ròng
Angbazo (1997) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chênh lệch thu nhập
ròng của các ngân hàng ở Mỹ bằng cách phân tích dữ liệu dạng bảng của 286
NHTM có tổng tài sản từ 1 tỷ USD trở lên từ năm 1989 đến năm 1993. Trong
nghiên cứu này, chênh lệch thu nhập ròng được đo lường bởi chênh lệch giữa thu
nhập lãi thuần trên tổng tài sản. Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng các yếu tố độc lập
về đặc điểm ngân hàng gồm: rủi to tín dụng; rủi ro phá sản; rủi ro lãi suất; rủi ro
thanh khoản; vốn chủ sở hữu; chất lượng quản trị. Ở mức ý nghĩa 10% sau khi sử
dụng phương pháp hồi quy OLS và bài nghiên cứu phát hiện ra rủi ro phá sản; rủi ro
tín dụng; vốn chủ sở hữu; chất lượng quản trị có mối tương quan dương với chênh
lệch thu nhập ròng của các ngân hàng. Kết quả này phản ánh rằng, các ngân hàng có
10
rủi ro phá sản; rủi ro tín dụng; vốn chủ sở hữu cao và nắm giữ nhiều tài sản sinh lợi
thì sẽ làm gia tăng chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng trong mẫu nghiên
cứu. Bên cạnh đó, rủi ro lãi suất và thanh khoản lại có mối tương quan âm với
chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở mức ý nghĩa thống kê 10%. Điều này
cho thấy rằng các ngân hàng có rủi ro lãi suất càng cao và nắm giữ nhiều thanh
khoản thì sẽ càng giảm mức chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng.
Maudos và Guevara (2004) nghiên cứu các yếu tố quyết định chênh lệch thu
nhập ròng của các ngân hàng ở Châu Âu bằng cách phân tích dữ liệu dạng bảng với
2279 NHTM từ năm 1993 đến năm 2000. Trong nghiên cứu này, chênh lệch thu
nhập ròng được đo lường chênh lệch giữa thu nhập lãi thuần trên tổng tài sản.Bên
cạnh đó, nghiên cứu sử dụng các yếu tố độc lập: (1) các đặc điểm ngân hàng gồm
năng lực cạnh tranh; chi phí hoạt động; vốn chủ sở hữu; rủi ro tín dụng; tính thanh
khoản; quy mô ngân hàng và (2) các đặc điểm ngành và kinh tế vĩ mô gồm: mức độ
tập trung ngành và lãi suất trên thị trường liên ngân hàng. Hơn thế nữa, nghiên cứu
sử dụng phương pháp hồi quy OLS và tìm thấy rằng năng lưc cạnh tranh; rủi ro tín
dụng; vốn chủ sở hữu; tính thanh khoản và lãi suất trên thị trường liên ngân hàng có
mối tương quan dương với chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở mức ý
nghĩa 10%. Kết quả này phản ánh rằng các ngân hàng có năng lực cạnh tranh càng
lớn, rủi ro tín dụng càng cao, nắm giữ nhiều vốn chủ sở hữu, tính thanh khoản ngân
hàng càng cao và lãi suất trên thị trường liên ngân hàng càng cao thì sẽ làm gia tăng
chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu. Bên cạnh đó,
quy mô và chi phí hoạt động của ngân hàng được tìm thấy có mối tương quan âm
với chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở mức ý nghĩa thống kê 10%. Điều
này cho thấy rằng các ngân hàng có quy mô càng lớn và chi phí hoạt động càng cao
sẽ càng giảm mức chênh lệch thu nhập ròng của họ.
Gunter và các cộng sự (2013) nghiên cứu các yếu tố quyết định chênh lệch
thu nhập ròng của các ngân hàng ở Áo bằng cách phân tích dữ liệu dạng bảng với
1011 NHTM từ năm 1996 đến năm 2012. Trong nghiên cứu này, tương tự như hai
11
nghiên cứu trên chênh lệch thu nhập ròng được đo lường bởi chênh lệch giữa thu
nhập lãi thuần trên tổng tài sản. Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng các yếu tố độc
lập: (1) các đặc điểm ngân hàng bao gồm dư nợ cho vay; tiền gửi khách hàng; thu
nhập từ phí và dịch vụ; chi phí nhân viên; chi phí hoạt động khác; vốn cấp 1; tài sản
có trọng số rủi ro; rủi ro tín dụng; năng lực cạnh tranh và (2) các đặc điẻm ngành và
kinh tế vĩ mô bao gồm: tăng trưởng kinh tế; lạm phát; lãi suất ngắn hạn và lãi suất
dài hạn. Ở đây tác giả sử dụng phương pháp hồi quy OLS và FGLS và tìm thấy
rằng: dư nợ cho vay; chi phí nhân viên; chi phí hoạt động khác; tài sản có trọng số
rủi ro; năng lực cạnh tranh; tăng trưởng kinh tế; lãi suất ngắn hạn và lãi suất dài hạn
có mối tương quan dương với chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở mức ý
nghĩa 10%. Kết quả này phản ánh rằng các ngân hàng có năng lực cạnh tranh càng
lớn; cho vay càng nhiều; chi phí nhân viên càng cao; chi phí hoạt động khác càng
cao; nắm giữ nhiều tài sản rủi ro; tăng trưởng kinh tế càng cao; lãi suất ngắn hạn
càng cao và lãi suất dài hạn càng cao thì sẽ làm gia tăng chênh lệch thu nhập ròng
của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu. Bên cạnh đó, tiền gửi khách hàng; thu
nhập từ phí và dịch vụ; vốn cấp 1; rủi ro tín dụng và lạm phát được tìm thấy có mối
tương quan âm với chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở mức ý nghĩa
thống kê 10%. Điều này cho thấy rằng các ngân hàng có tiền gửi khách hàng càng
nhiều; thu nhập từ phí và dịch vụ càng lớn; vốn cấp 1 càng cao; rủi ro tín dụng cao
và lạm phát cao sẽ càng giảm mức chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng.
Barajas và các cộng sự (1999) nghiên cứu các yếu tố quyết định chênh lệch
thu nhập ròng của các ngân hàng ở Colombia bằng cách phân tích dữ liệu dạng
bảng với các NHTM từ năm 1974 đến năm 1996. Trong nghiên cứu này, khác với
các nghiên cứu đã được tìm hiểu ở trên chênh lệch thu nhập ròng được đo lường bởi
chênh lệch giữa tỷ lệ thu nhập từ lãi trên tổng cho vay và tỷ lệ chi phí từ lãi trên
tổng tiền gửi khách hàng. Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng các biến độc lập các đặc
điểm ngân hàng bao gồm năng lực cạnh tranh; dư nợ cho vay; chi phí lương cho
nhân viên và rủi ro tín dụng. Hơn thế nữa, nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy
OLS và tìm thấy rằng năng lực cạnh tranh; chi phí lương cho nhân viên và rủi ro tín
12
dụng có mối tương quan dương với chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở
mức ý nghĩa 10%. Kết quả này phản ánh rằng các ngân hàng có năng lực cạnh tranh
càng lớn; chi phí nhân viên càng cao và rủi ro tín dụng càng cao thì sẽ làm gia tăng
chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu. Bên cạnh đó,
dư nợ cho vay được tìm thấy có mối tương quan âm với chênh lệch thu nhập ròng
của các ngân hàng ở mức ý nghĩa thống kê 10%. Điều này cho thấy rằng các ngân
hàng cho vay càng nhiều thì sẽ càng giảm mức chênh lệch thu nhập ròng của các
ngân hàng.
Afanasieff và các cộng sự (2002) nghiên cứu các yếu tố quyết định chênh
lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở Brazil bằng cách phân tích dữ liệu dạng
bảng với 142 ngân hàng thương mại từ năm 1997 đến năm 2000. Trong nghiên cứu
này, chênh lệch thu nhập ròng được đo lường chênh lệch giữa tỷ lệ thu nhập từ lãi
trên tổng cho vay và tỷ lệ chi phí từ lãi trên tổng tiền gửi khách hàng. Nghiên cứu
sử dụng các yếu tố độc lập: các đặc điểm ngân hàng bao gồm chi phí hoạt động;
tính thanh khoản; thu từ phí và dịch vụ; đòn bẩy; biến giả ngân hàng nước ngoài.
Phương pháp hồi quy OLS được sử dụng trong mô hình nghiên cứu của bài nghiên
cứu và tìm thấy rằng, chi phí hoạt động; thu từ phí và dịch vụ có mối tương quan
dương với chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở mức ý nghĩa 10%. Kết
quả này phản ánh rằng các ngân hàng có chi phí hoạt động càng cao; thu từ phí và
dịch vụ càng lớn thì sẽ làm gia tăng chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng
trong mẫu nghiên cứu. Bên cạnh đó, biến giả đại diện ngân hàng nước ngoài được
tìm thấy có mối tương quan âm với chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở
mức ý nghĩa thống kê 10%. Điều này cho thấy rằng các ngân hàng nước ngoài thì
có mức chênh lệch thu nhập ròng thấp hơn các ngân hàng nội địa. Ngoài ra các yếu
tố khác không tác động đáng kể đến chênh lệch thu nhập ròng.
Dabla – Norris và Floerkemeier (2007) nghiên cứu các yếu tố quyết định
chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở Armenia bằng cách phân tích dữ liệu
dạng bảng với 20 NHTM từ năm 2002 đến năm 2006. Trong nghiên cứu này, chênh
13
lệch thu nhập ròng được đo lường : (1) chênh lệch giữa thu nhập từ lãi trên cho vay
và chi phí từ lãi trên tiền gửi khách hàng và (2) tỷ lệ thu nhập lãi thuần trên tổng tài
sản. Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng các yếu tố độc lập: (1) các đặc điểm ngân
hàng bao gồm chi phí hoạt động; quy mô ngân hàng; thu nhập ngoài lãi; vốn an
toàn; lợi nhuận; thanh khoản; tiền gửi khách hàng và (2) các đặc điểm ngành và
kinh tế vĩ mô bao gồm mức độ tập trung ngành; tăng trưởng kinh tế; lạm phát; lãi
suất thị trường liên ngân hàng; sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái. Bài nghiên cứu này
sử dụng phương pháp hồi quy OLS và tìm thấy rằng chi phí hoạt động; lợi nhuận;
mức độ tập trung ngành; tăng trưởng kinh tế; lãi suất thị trường liên ngân hàng và
sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái có mối tương quan dương với chênh lệch thu nhập
ròng của các ngân hàng ở mức ý nghĩa 10%. Kết quả này phản ánh rằng các ngân
hàng có chi phí hoạt động càng cao; lợi nhuận càng lớn; ngành ngân hàng càng tập
trung; nền kinh tế càng tăng trưởng; lãi suất thị tường liên ngân hàng càng cao và tỷ
giá hối đoái càng thay đổi thì sẽ làm gia tăng chênh lệch thu nhập ròng của các ngân
hàng trong mẫu nghiên cứu. Bên cạnh đó, quy mô ngân hàng; vốn an toàn; thanh
khoản; thu nhập ngoài lãi được tìm thấy có mối tương quan âm với chênh lệch thu
nhập ròng của các ngân hàng ở mức ý nghĩa thống kê 10%. Điều này cho thấy rằng
các ngân hàng có quy mô càng lớn; tỷ lệ an toàn vốn càng cao; nắm giữ nhiều tài
sản thanh khoản và thu được nhiều thu nhập ngoài lãi thì sẽ làm giảm mức chênh
lệch thu nhập ròng của các ngân hàng
Khawaja và Din (2007) nghiên cứu các yếu tố quyết định chênh lệch thu
nhập ròng của các ngân hàng ở Pakistan bằng cách phân tích dữ liệu dạng bảng với
29 NHTM từ năm 1998 đến năm 2005. Trong nghiên cứu này, chênh lệch thu nhập
ròng được đo lường bởi chênh lệch giữa thu nhập từ lãi trên cho vay và chi phí từ
lãi trên tiền gửi khách hàng. Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng các biến độc lập: (1)
các đặc điểm ngân hàng bao gồm rủi ro tín dụng; chi phí hoạt động; vốn chủ sở
hữu; năng lực cạnh tranh; thanh khoản và (2) các đặc điểm ngành và kinh tế vĩ mô
bao gồm mức độ tập trung ngành; lạm phát; lãi suất thực và tăng trưởng kinh tế.
Hơn thế nữa, nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy FGLS và tìm thấy rằng
14
thanh khoản, năng lực cạnh tranh, rủi ro tín dụng, chi phí hoạt động và lãi suất thực
có mối tương quan dương với chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở mức ý
nghĩa 10%. Kết quả này phản ánh rằng các ngân hàng nắm giữ nhiều tài sản thanh
khoản; năng lực cạnh tranh; rủi ro tín dụng; chi phí hoạt động và lãi suất thực cao
thì sẽ làm gia tăng chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng trong mẫu nghiên
cứu. Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế được tìm thấy có mối tương quan âm với
chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở mức ý nghĩa thống kê 10%. Điều này
cho thấy rằng nền kinh tế tăng trưởng thì sẽ làm giảm mức chênh lệch thu nhập
ròng của các ngân hàng. Các yếu tố còn lại không có tác động đáng kể đến chênh
lệch thu nhập ròng.
Maudos và Solis (2009) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng chênh lệch thu
nhập ròng của các ngân hàng ở Mexico bằng cách phân tích dữ liệu dạng bảng với
43 NHTM từ năm 1993 đến năm 2005. Trong nghiên cứu này, chênh lệch thu nhập
ròng được đo lường bởi tỷ lệ thu nhập lãi thuần trên tổng tài sản. Bên cạnh đó,
nghiên cứu sử dụng các biến độc lập: (1) các đặc điểm ngân hàng bao gồm năng lực
cạnh tranh; chi phí hoạt động; rủi ro tín dụng; vốn chủ sở hữu; rủi ro thị trường; quy
mô ngân hàng; thu nhập ngoài lãi; thanh khoản; chất lượng quản trị; dư nợ cho vay
và (2) các đặc điểm kinh tế vĩ mô bao gồm tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Hơn thế
nữa, nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy GMM và tìm thấy rằng năng lực
cạnh tranh; chi phí hoạt động; vốn chủ sở hữu; rủi ro tín dụng; rủi ro thị trường;
thanh khoản có mối tương quan dương với chênh lệch thu nhập ròng của các ngân
hàng ở mức ý nghĩa 10%. Kết quả này phản ánh rằng các ngân hàng có năng lực
cạnh tranh càng cao; chi phí hoạt động càng lớn; vốn chủ sở hữu càng cao; rủi ro tín
dụng càng lớn; rủi ro thị trường càng lớn và nắm giữ càng nhiều tài sản thanh khoản
thì sẽ làm gia tăng chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng trong mẫu nghiên
cứu. Bên cạnh đó, chất lượng quản trị, thu nhập ngoài lãi và dư nợ cho vay được tìm
thấy có mối tương quan âm với chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở mức
ý nghĩa thống kê 10%. Điều này cho thấy rằng các ngân hàng càng có chất lượng
quản trị càng tốt; thu nhập ngoài lãi càng cao và dư nợ cho vay càng nhiều thì sẽ
15
làm giảm mức chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng. Các yếu tố còn lại
không có tác động đáng kể đến chênh lệch thu nhập ròng.
Dumicic và Ridzak (2013) nghiên cứu các yếu tố quyết định chênh lệch thu
nhập ròng của các ngân hàng ở các quốc gia thuộc khu vực Trung và Đông Âu bằng
cách phân tích dữ liệu dạng bảng với 152 NHTM từ năm 1999 đến năm 2010.
Trong nghiên cứu này, chênh lệch thu nhập ròng được đo lường bởi tỷ lệ thu nhập
lãi thuần trên tài sản sinh lời. Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng các yếu tố độc lập:
(1) các đặc điểm ngân hàng bao gồm chi phí hoạt động; vốn chủ sở hữu; thu nhập
ngoài lãi; rủi ro tín dụng; thanh khoản và (2) các đặc điểm ngành và kinh tế vĩ mô
bao gồm mức độ tập trung ngành; tăng trưởng kinh tế; nợ chính phủ; lãi suất liên
ngân hàng và lạm phát. Hơn thế nữa, nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy
GMM và tìm thấy rằng vốn chủ sở hữu; lạm phát; nợ chính phủ và mức độ tập trung
ngành có mối tương quan dương với chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở
mức ý nghĩa 10%. Kết quả này phản ánh rằng các ngân hàng có vốn chủ sở hữu
càng nhiều; lạm phát cao; nợ chính phủ càng nhiều và ngành ngân hàng càng tập
trung thì sẽ làm gia tăng chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng trong mẫu
nghiên cứu. Bên cạnh đó, chi phí hoạt động; thu nhập ngoài lãi; thanh khoản; rủi ro
tín dụng; lãi suất liên ngân hàng được tìm thấy có mối tương quan âm với chênh
lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở mức ý nghĩa thống kê 10%. Điều này cho
thấy rằng các ngân hàng càng có chi phí hoạt động càng lớn; thu nhập ngoài lãi
càng nhiều; nắm giữ càng nhiều tài sản thanh khoản; rủi ro tín dụng càng cao; lãi
suất liên ngân hàng càng cao thì sẽ làm giảm mức chênh lệch thu nhập ròng của các
ngân hàng. Các yếu tố còn lại không có tác động đáng kể đến chênh lệch thu nhập
ròng.
Ramful (2001) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng chênh lệch thu nhập ròng
của các ngân hàng ở Mauritius bằng cách phân tích dữ liệu dạng bảng với 10
NHTM từ năm 1994 đến năm 1999. Trong nghiên cứu này, chênh lệch thu nhập
ròng được đo lường bởi chênh lệch giữa thu nhập từ lãi trên cho vay và chi phí từ
16
lãi trên tiền gửi. Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng các yếu tố độc lập: (1) các đặc
điểm ngân hàng bao gồm chi phí hoạt động; thanh khoản; rủi ro tín dụng; thu nhập
ngoài lãi và (2) các đặc điểm ngành và kinh tế vĩ mô bao gồm mức độ tập trung
ngành; lãi suất tín phiếu. Hơn thế nữa, nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy
OLS và tìm thấy rằng chi phí hoạt động có mối tương quan dương với chênh lệch
thu nhập ròng của các ngân hàng ở mức ý nghĩa 10%. Kết quả này phản ánh rằng
các ngân hàng có chi phí hoạt động càng lớn thì sẽ làm gia chênh lệch thu nhập
ròng của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu. Ngoài ra các yếu tố còn lại không có
tác động đáng kể đến chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng.
Chirwa và Mlachila (2004) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chênh lệch
thu nhập ròng của các ngân hàng ở Malawi bằng cách phân tích dữ liệu dạng bảng
với 5 ngân hàng thương mại từ năm 1989 đến năm 1999. Trong nghiên cứu này,
chênh lệch thu nhập ròng được đo lường : (1) chênh lệch giữa thu nhập từ lãi trên
cho vay và chi phí từ lãi trên tiền gửi khách hàng và (2) tỷ lệ thu nhập lãi thuần trên
tổng tài sản. Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng các yếu tố độc lập: (1) các đặc điểm
ngân hàng bao gồm rủi ro tín dụng; chi phí hoạt động; quy mô ngân hàng và (2) các
đặc điểm ngành và kinh tế vĩ mô bao gồm mức độ tập trung ngành; thanh khoản thị
trường; lãi suất chiết khấu; lạm phát; chỉ số sản xuất công nghiệp. Hơn thế nữa,
nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy OLS và tìm thấy rủi ro tín dụng; chi phí
hoạt động; quy mô ngân hàng; mức độ tập trung ngành ngân hàng; lãi suất chiết
khấu; lạm phát có mối tương quan dương với chênh lệch thu nhập ròng của các
ngân hàng ở mức ý nghĩa 10%. Kết quả này phản ánh rằng các ngân hàng có rủi ro
tín dụng càng cao; chi phí hoạt động càng lớn; quy mô càng lớn ngành ngân hàng
càng tập trung; lãi suất chiết khấu càng cao; lạm phát cao thì sẽ làm gia tăng chênh
lệch thu nhập ròng của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu. Bên cạnh đó, chỉ số
sản xuất công nghiệp được tìm thấy có mối tương quan âm với chênh lệch thu nhập
ròng của các ngân hàng ở mức ý nghĩa thống kê 10%. Điều này cho thấy rằng khi
quốc gia có mức sản xuất công nghiệp càng cao thì sẽ làm giảm mức chênh lệch thu
nhập ròng của các ngân hàng.
17
Mujeri và Younus (2009) nghiên cứu các yếu tố quyết định chênh lệch thu
nhập ròng của các ngân hàng ở Bangladesh bằng cách phân tích dữ liệu dạng bảng
với 48 NHTM từ năm 2004 đến năm 2008. Trong nghiên cứu này, chênh lệch thu
nhập ròng được đo lường bởi chênh lệch giữa thu nhập từ lãi trên cho vay và chi phí
từ lãi trên tiền gửi khách hàng và (2) tỷ lệ thu nhập lãi thuần trên tổng tài sản. Bên
cạnh đó, nghiên cứu sử dụng các yếu tố độc lập: (1) các đặc điểm ngân hàng bao
gồm dư nợ cho vay; chi phí hoạt động; quy mô ngân hàng; thu nhập ngoài lãi và (2)
các đặc điểm kinh tế vĩ mô bao gồm lãi suất tiền gửi; lạm phát. Hơn thế nữa, nghiên
cứu sử dụng phương pháp hồi quy OLS và tìm thấy chi phí hoạt động; quy mô ngân
hàng và lãi suất tiền gửi có mối tương quan dương với chênh lệch thu nhập ròng của
các ngân hàng ở mức ý nghĩa 10%. Kết quả này phản ánh rằng các ngân hàng có chi
phí hoạt động càng cao, quy mô càng lớn, lãi suất tiền gửi càng cao thì sẽ làm gia
tăng chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu. Bên cạnh
đó, dư nợ cho vay, thu nhập ngoài lãi được tìm thấy có mối tương quan âm với
chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở mức ý nghĩa thống kê 10%. Điều này
cho thấy rằng khi các ngân hàng cho vay càng nhiều và thu được thu nhập ngoài lãi
càng lớn thì sẽ làm giảm mức chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng.
Were và Wambua (2014) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chênh lệch
thu nhập ròng của các ngân hàng ở Kenya bằng cách phân tích dữ liệu dạng bảng
với 31 NHTM từ năm 2002 đến năm 2011. Trong nghiên cứu này, chênh lệch thu
nhập ròng được đo lường bởi chênh lệch giữa tỷ lệ thu nhập từ lãi trên cho vay
khách hàng và tỷ lệ chi phí từ lãi trên tiền gửi khách hàng. Bên cạnh đó, nghiên cứu
sử dụng các yếu tố độc lập: (1) các đặc điểm ngân hàng gồm rủi ro tín dụng; quy
mô ngân hàng; chi phí hoạt động; rủi ro thanh khoản; lợi nhuận; thu nhập lãi thuần;
(2) các đặc điểm ngành và kinh tế vĩ mô gồm tăng trưởng kinh tế và lãi suất điều
hành chính sách tiền tệ. Hơn thế nữa, nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy
OLS và tìm thấy rằng quy mô ngân hàng, chi phí hoạt động, rủi ro tín dụng, lợi
nhuận, thu nhập lãi thuần và lãi suất điều hành chính sách tiền tệ có mối tương quan
dương với chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở mức ý nghĩa 10%. Kết
18
quả này phản ánh rằng các ngân hàng có quy mô lớn; rủi ro tín dụng cao; chi phí
hoạt động cao; lợi nhuận cao; thu nhập lãi thuần cao và lãi suất điều hành chính
sách tiền tệ tăng thì sẽ làm gia tăng chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng
trong mẫu nghiên cứu. Bên cạnh đó, thanh khoản được tìm thấy có mối tương quan
âm với chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở mức ý nghĩa thống kê 10%.
Điều này cho thấy rằng các ngân hàng có tính thanh khoản càng cao thì sẽ càng
giảm mức chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng.
Mwamtambulo và Ntulo (2018) nghiên cứu các yếu tố quyết định chênh lệch
thu nhập ròng của các ngân hàng ở Tanzania bằng cách phân tích dữ liệu dạng bảng
với 7 NHTM từ năm 2002 đến năm 2009. Trong nghiên cứu này, chênh lệch thu
nhập ròng được đo lường bởi chênh lệch giữa thu nhập từ lãi trên cho vay và chi phí
từ lãi trên tiền gửi. Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng các yếu tố độc lập các đặc
điểm ngân hàng bao gồm thanh khoản; chi phí hoạt động; rủi ro tín dụng; thu nhập
ngoài lãi. Hơn thế nữa, nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy OLS và tìm thấy
chi phí hoạt động có mối tương quan dương với chênh lệch thu nhập ròng của các
ngân hàng ở mức ý nghĩa 10%. Kết quả này phản ánh rằng các ngân hàng có chi phí
hoạt động càng cao thì sẽ làm gia tăng chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng
trong mẫu nghiên cứu. Bên cạnh đó, thu nhập ngoài lãi được tìm thấy có mối tương
quan âm với chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở mức ý nghĩa thống kê
10%. Điều này cho thấy rằng khi các ngân hàng thu được thu nhập ngoài lãi càng
lớn thì sẽ làm giảm mức chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng. Các yếu tố
khác không có tác động đáng kể đến mức chênh lệch thu nhập ròng.
Bảng 2.1: Bảng tóm tắt các bằng chứng thực nghiệm nghiên cứu trước đây.
Nghiên cứu Đo lường chênh lệch thu
nhập ròng
Kết quả nghiên cứu
(Mối tương quan với chênh lệch
thu nhập ròng)
19
Angbazo (1997) TNLT
∑Tài sản sinh lời
- Các ngân hàng có rủi ro phá
sản; rủi ro tín dụng; vốn
chủ sở hữu cao và nắm giữ
nhiều tài sản sinh lợi thì sẽ
làm gia tăng chênh lệch thu
nhập ròng
- Các ngân hàng có rủi ro lãi
suất càng cao và nắm giữ
nhiều thanh khoản thì sẽ
càng giảm mức chênh lệch
thu nhập ròng
Maudos và
Guevara (2004)
TNLT
∑ Tài sản
- Các ngân hàng có năng lực
cạnh tranh càng lớn, rủi ro
tín dụng càng cao, nắm giữ
nhiều vốn chủ sở hữu, tính
thanh khoản ngân hàng
càng cao và lãi suất trên thị
trường liên ngân hàng càng
cao thì sẽ làm gia tăng
chênh lệch thu nhập ròng
- Các ngân hàng có quy mô
càng lớn và chi phí hoạt
động càng cao sẽ càng giảm
mức chênh lệch thu nhập
ròng
Gunter và các cộng
sự (2013)
TNLT
∑ Tài sản
- Các ngân hàng có năng lực
cạnh tranh càng lớn; cho
vay càng nhiều; chi phí
nhân viên càng cao; chi phí
20
hoạt động khác càng cao;
nắm giữ nhiều tài sản rủi
ro; tăng trưởng kinh tế càng
cao; lãi suất ngắn hạn càng
cao và lãi suất dài hạn càng
cao thì sẽ làm gia tăng
chênh lệch thu nhập ròng
- Các ngân hàng có tiền gửi
khách hàng càng nhiều; thu
nhập từ phí và dịch vụ càng
lớn; vốn cấp 1 càng cao; rủi
ro tín dụng cao và lạm phát
cao sẽ càng giảm mức
chênh lệch thu nhập ròng
Barajas và các cộng
sự (1999)
TNTL
Cho vay
−
CPTL
Tiền gửi
- Các ngân hàng có năng lực
cạnh tranh càng lớn; chi phí
nhân viên càng cao và rủi
ro tín dụng càng cao thì sẽ
làm gia tăng chênh lệch thu
nhập ròng
- Các ngân hàng cho vay
càng nhiều thì sẽ càng giảm
mức chênh lệch thu nhập
ròng
Afanasieff và các
cộng sự (2002)
TNTL
Cho vay
−
CPTL
Tiền gửi
- Các ngân hàng có chi phí
hoạt động càng cao; thu từ
phí và dịch vụ càng lớn thì
sẽ làm gia tăng chênh lệch
thu nhập ròng
21
- Các ngân hàng nước ngoài
thì có mức chênh lệch thu
nhập ròng thấp hơn các
ngân hàng nội địa
Dabla – Norris và
Floerkemeier
(2007)
TNTL CPTL
−
Cho vay Tiền gửi
Và:
TNLT
∑ Tài sản
- Các ngân hàng có chi phí
hoạt động càng cao; lợi
nhuận càng lớn; ngành
ngân hàng càng tập trung;
nền kinh tế càng tăng
trưởng; lãi suất thị tường
liên ngân hàng càng cao và
tỷ giá hối đoái càng thay
đổi thì sẽ làm gia tăng
chênh lệch thu nhập ròng
- Các ngân hàng có quy mô
càng lớn; tỷ lệ an toàn vốn
càng cao; nắm giữ nhiều tài
sản thanh khoản và thu
được nhiều thu nhập ngoài
lãi thì sẽ làm giảm mức
chênh lệch thu nhập ròng
Khawaja và Din
(2007)
TNTL CPTL
−
Cho vay Tiền gửi
- Các ngân hàng nắm giữ
nhiều tài sản thanh khoản;
năng lực cạnh tranh; rủi ro
tín dụng; chi phí hoạt động
và lãi suất thực cao thì sẽ
làm gia tăng chênh lệch thu
nhập ròng
- Nền kinh tế tăng trưởng thì
22
sẽ làm giảm mức chênh
lệch thu nhập ròng của các
ngân hàng
Maudos và Solis
(2009)
TNLT
∑ Tài sản
- Các ngân hàng có năng lực
cạnh tranh càng cao; chi phí
hoạt động càng lớn; vốn
chủ sở hữu càng cao; rủi ro
tín dụng càng lớn; rủi ro thị
trường càng lớn và nắm giữ
càng nhiều tài sản thanh
khoản thì sẽ làm gia tăng
chênh lệch thu nhập ròng
- Các ngân hàng càng có chất
lượng quản trị càng tốt; thu
nhập ngoài lãi càng cao và
dư nợ cho vay càng nhiều
thì sẽ làm giảm mức chênh
lệch thu nhập ròng
Dumicic và Ridzak
(2013)
TNLT
∑Tài sản sinh lời
- Các ngân hàng có vốn chủ
sở hữu càng nhiều; lạm
phát cao; nợ chính phủ càng
nhiều và ngành ngân hàng
càng tập trung thì sẽ làm
gia tăng chênh lệch thu
nhập ròng
- Các ngân hàng càng có chi
phí hoạt động càng lớn; thu
nhập ngoài lãi càng nhiều;
nắm giữ càng nhiều tài sản
23
thanh khoản; rủi ro tín dụng
càng cao; lãi suất liên ngân
hàng càng cao thì sẽ làm
giảm mức chênh lệch thu
nhập ròng
Ramful (2001) TNTL CPTL
−
Cho vay Tiền gửi
- Các ngân hàng có chi phí
hoạt động càng lớn thì sẽ
làm gia chênh lệch thu nhập
ròng
Chirwa và Mlachila
(2004)
TNTL CPTL
−
Cho vay Tiền gửi
Và:
TNLT
∑ Tài sản
- Các ngân hàng có rủi ro tín
dụng càng cao; chi phí hoạt
động càng lớn; quy mô
càng lớn ngành ngân hàng
càng tập trung; lãi suất
chiết khấu càng cao; lạm
phát cao thì sẽ làm gia tăng
chênh lệch thu nhập ròng
- Quốc gia có mức sản xuất
công nghiệp càng cao thì sẽ
làm giảm mức chênh lệch
thu nhập ròng
Mujeri và Younus
(2009)
TNTL CPTL
−
Cho vay Tiền gửi
Và
TNLT
∑ Tài sản
- Các ngân hàng có chi phí
hoạt động càng cao, quy mô
càng lớn, lãi suất tiền gửi
càng cao thì sẽ làm gia tăng
chênh lệch thu nhập ròng
- Các ngân hàng cho vay
càng nhiều và thu được thu
nhập ngoài lãi càng lớn thì
24
sẽ làm giảm mức chênh
lệch thu nhập ròng
Were và Wambua
(2014)
TNTL
Cho vay
−
CPTL
Tiền gửi
- Các ngân hàng có quy mô
lớn; rủi ro tín dụng cao; chi
phí hoạt động cao; lợi
nhuận cao; thu nhập lãi
thuần cao và lãi suất điều
hành chính sách tiền tệ tăng
thì sẽ làm gia tăng chênh
lệch thu nhập ròng
- Các ngân hàng có tính
thanh khoản càng cao thì sẽ
càng giảm mức chênh lệch
thu nhập ròng
Mwamtambulo và
Ntulo (2018)
TNTL
Cho vay
−
CPTL
Tiền gửi
- Các ngân hàng có chi phí
hoạt động càng cao thì sẽ
làm gia tăng chênh lệch thu
nhập ròng
- Các ngân hàng thu được thu
nhập ngoài lãi càng lớn thì
sẽ làm giảm mức chênh
lệch thu nhập ròng
(Nguồn: Tổng hợp từ tác
giả)
25
Bảng 2.1: Bảng tóm tắt các yếu tố được sử dụng trong các mô hình nghiên cứu.
Biến Đo lường Dấu kỳ
vọng
Nghiên cứu trước
Phụ thuộc
Intspread Tỷ lệ thu nhập lãi thuần trên
tổng tài sản
Độc lập
CR Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho
vay
+ Angbazo (1997)
Gunter và các cộng sự (2013)
Khawaja và Din (2007)
Maudos và Solisa (2009)
Barajas và các cộng sự (1999)
Chirwa và Mlachila (2004)
SIZE Logarithm tự nhiên tổng tài
sản ngân hàng
- Maudos và Guevara
Dabla – Norris và
Floerkemeier (2007)
Chirwa và Mlachila (2004)
Were và Wambua (2014)
LIQUID Tỷ lệ tài sản thanh khoản
trên tổng tài sản ngân hàng.
- Gunter và các cộng sự (2013)
Khawaja và Din (2007)
Dumicic và Ridzak (2013)
Were và Wambua (2014)
PROFITT Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên
tổng tài sản ngân hàng.
+ Gunter và các cộng sự (2013)
Khawaja và Din (2007)
Dumicic và Ridzak (2013)
Chirwa và Mlachila (2004)
26
OC Tỷ lệ chi phí hoạt động trên
thu nhập hoạt động
- Maudos và Guevara(2004)
Gunter và các cộng sự (2013)
Afanasieff và các cộng sự
(2002)
Dabla – Norris và
Floerkemeier (2007)
Khawaja và Din (2007)
Maudos và Solisa (2009)
Ramful (2001)
Mujeri và Younus (2009)
Were và Wambua (2014)
Mwamtambulo và Ntulo
(2018)
INDCON Tỷ lệ 03 ngân hàng lớn nhất
Việt Nam trong tổng tài sản
của hệ thống ngân hàng
+ Dabla – Norris và
Floerkemeier (2007)
Dumicic và Ridzak (2013)
Chirwa và Mlachila (2004)
GDPGR Sự gia tăng trong GDP - Gunter và các cộng sự (2013)
Khawaja và Din (2007)
Dumicic và Ridzak (2013)
Chirwa và Mlachila (2004)
Mujeri và Younus (2009)
INFL Sự gia tăng trong chỉ số giá
tiêu dùng
- Gunter và các cộng sự (2013)
Dumicic và Ridzak (2013)
Chirwa và Mlachila (2004)
27
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Dữ liệu nghiên cứu
Như được trình bày trong chương 1, mục tiêu nghiên cứu của bài nghiên cứu
là xem xét ảnh hưởng của các yếu tố đến chênh lệch thu nhập ròng của các ngân
hàng đang hoạt động tại Việt Nam. Để giải quyết yêu cầu đó, bài nghiên cứu tổng
hợp các số liệu tài chính của các NHTM tại Việt Nam có được từ các báo cáo tài
chính và số liệu kinh tế vĩ mô Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2005 – 2017. Trong
đó các báo cáo tài chính của các ngân hàng được thu thập và tổng hợp bởi FiinPro;
đồng thời dữ liệu về kinh tế vĩ mô và đặc điểm ngành ngân hàng của Việt Nam có
được từ cơ sở dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WorldBank).
Bên cạnh đó, để đạt được mẫu nghiên cứu cuối cùng không bị chệch nhiều so
với các ngân hàng đang hoạt động bình thường, bài nghiên cứu tiến hành lượt bỏ
các ngân hàng không công bố báo cáo tài chính, các ngân hàng không có sẵn dữ liệu
liên tục từ năm 2005 – 2017 hoặc các ngân hàng thương mại hoạt động yếu kém
trong thời gian vừa qua, như là các ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam bị mua
lại 0 đồng bởi Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng bị sáp nhập vào các ngân
hàng khác (chẳng hạn Ngân hàng TMCP Đông Á, Ngân hàng TMCP Phương Nam,
Ngân hàng TMCP Đại Dương…). Cho nên bài nghiên cứu cuối cùng bao gồm 25
NHTM cổ phần đang hoạt động tại Việt Nam trong mẫu nghiên cứu với chi tiết các
ngân hàng được thể hiện trong bảng sau.
28
Bảng 3.1 Danh sách ngân hàng thương mại cổ phần trong mẫu nghiên cứu của
Luận văn
STT Tên ngân hàng thương mại cổ phần Giai đoạn
1 Ngân hàng TMCP Á Châu 2007 - 2017
2 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 2006 - 2017
3 Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 2006 - 2017
4 Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam 2006 - 2017
5 Ngân hàng TMCP Kiên Long 2006 - 2017
6 Ngân hàng TMCP Quân Đội 2008 - 2017
7 Ngân hàng TMCP Quốc Dân 2006 - 2017
8 Ngân hàng TMCP Sài gòn Hà nội 2006 - 2017
9 Ngân hàng TMCP Sài gòn Thương tín 2009 - 2017
10 Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam 2006 - 2017
11 Ngân hàng TMCP Quốc tế 2006 - 2017
12 Ngân hàng TMCP An Bình 2007 - 2017
13 Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà TP HCM 2007 - 2017
14 Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt 2007 - 2017
15 Ngân hàng TMCP Hàng Hải 2007 - 2017
16 Ngân hàng TMCP Nam Á 2009 - 2017
17 Ngân hàng TMCP Bắc Á 2008 - 2017
18 Ngân hàng TMCP Phương Đông 2008 - 2017
19 Ngân Hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex 2007 - 2017
20 Ngân hàng TMCP Đông Nam Á 2006 - 2017
21 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương 2009 - 2017
22 Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam 2007 - 2017
23 Ngân hàng TMCP Tiên Phong 2006 - 2017
24 Ngân hàng TMCP Việt Á 2006 - 2017
25 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng 2007 - 2017
29
(Nguồn: Tổng hợp từ FiinPro)
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Mô hình nghiên cứu - mô tả biến
Qua các bằng chứng thực nghiệm đã được trình bày trong chương 2, tác
động của các yêu tố đặc điểm của ngân hàng, đặc điểm ngành và các yếu tố kinh tế
vĩ mô đã được đề cập trong các nghiên cứu của: Demirguc – Kunt và Huizinga
(1998), Chirwa và Mlachila (2004), Ben Naceur và Goaied (2008), Entrop và các
cộng sự (2012), Siddiqui (2012)). Với mục tiêu nghiên cứu tác động của các yêu tố
đến chênh lệch thu nhập ròng của các NHTM tại Việt Nam, bài nghiên cứu được tác
giả thực hiện dựa trên mô hình nghiên cứu của Were và các cộng sự (2014) đã
dùng. Bằng cách sử dụng các yếu tố như quy mô; rủi ro tín dụng; rủi ro thanh
khoản; chi phí hoạt động; lợi nhuận làm đại diện cho các đặc điểm ngân hàng và các
yếu tố mức độ tập trung ngành, tăng trưởng kinh tế và lạm phát làm đại diện cho
các đặc điểm ngành và kinh tế vĩ mô. Ta có phương trình nghiên cứu như sau:
𝑰𝑵𝑻𝑺𝑷𝑹𝑬𝑨𝑫𝒊𝒕 = 𝑎𝟎 + 𝑎𝟏 ∗ 𝑪𝑹𝒊𝒕 + 𝑎𝟐 ∗ 𝑺𝑰𝒁𝑬𝒊𝒕 + 𝑎𝟑 ∗ 𝑷𝑹𝑶𝑭𝑰𝑻𝒊𝒕 + 𝑎𝟒 ∗
𝑶𝑪𝒊𝒕 + 𝑎𝟓 ∗ 𝑳𝑰𝑸𝑼𝑰𝑫𝒊𝒕 + 𝑎𝟔 ∗ 𝑰𝑵𝑫𝑪𝑶𝑵𝒊𝒕 + 𝑎𝟕 ∗ 𝑮𝑫𝑷𝑮𝑹𝒊𝒕 + 𝑎𝟖 ∗ 𝑰𝑵𝑭𝒍𝒊𝒕 + 𝗌𝒊𝒕
Trong đó,
𝑰𝑵𝑻𝑺𝑷𝑹𝑬𝑨𝑫𝒊𝒕 là biến phụ thuộc và thể hiện mức chênh lệch thu nhập ròng
của ngân hàng. Như đã làm rõ ở Chương 2, mục 2.1, trong bài nghiên cứu của mình
tác giả sử dụng định nghĩa chênh lệch thu nhập ròng theo hai hướng tiếp cận.
Định nghĩa theo hướng rộng: Chênh lệch thu nhập ròng là tỷ lệ thu nhập lãi
thuần trên tổng tài sản,
𝐶ℎê𝑛ℎ 𝑙ệ𝑐ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑟ò𝑛𝑔 =
𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑡ừ 𝑙ã𝑖 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛
∑ 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛
(1)
30
Định nghĩa theo hướng hẹp: chênh lệch giữa tỷ lệ thu từ lãi trên cho vay và
tỷ lệ chi phí từ lãi trên tiền gửi khách hàng
𝐶ℎê𝑛ℎ 𝑙ệ𝑐ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑟ò𝑛𝑔 =
𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑡ừ 𝑙ã𝑖
−
𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑡ừ 𝑙ã𝑖
(2)
∑𝐶ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 ∑𝑇𝑖ề𝑛 𝑔ử𝑖
𝑪𝑹𝒊𝒕 là rủi ro tín dụng và được tính bởi tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay.
𝐶𝑅 =
𝑁ợ 𝑥ấ𝑢
𝐷ư 𝑛ợ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦
Các nghiên cứu trước đây cho rằng một trong những loại rủi ro có ảnh hưởng
mạnh nhất đến lợi nhuận của ngân hàng chính là rủi ro tín dụng. Cụ thể, khi rủi ro
tín dụng gia tăng thì lợi nhuận của ngân hàng sẽ giảm đi, gây ra các hệ lụy trong dài
hạn ở tương lai (Athanasoglou và các cộng sự, 2008). Do đó, theo quan điểm này
các ngân hàng có thể nâng cao lợi nhuận bằng cách giảm thiểu rủi ro tín dụng thông
qua các việc làm như giám sát, theo dõi và kiểm soát các khoản vay sau khi đã cấp
tín dụng cho các khách hàng của ngân hàng. Đồng thời, Miller và Noulas (1997) đã
tìm thấy rằng các định chế tài chính càng đối mặt với rủi ro cho vay càng nhiều thì
sẽ càng giữ nhiều nợ xấu trong danh mục cho vay và do đó sẽ có lợi nhuận thấp.
Mặc dù tồn tại mối tương quan âm giữa rủi ro tín dụng và thu nhập lãi thuần như đã
được tìm thấy ở các nghiên cứu trước đây, nhưng vẫn có một số bài nghiên cứu
(Figlewski và các cộng sự, 2012; Lin và các cộng sự, 2012) cho rằng các khoản vay
có rủi ro càng cao thì các nhà quản trị ngân hàng sẽ yêu cầu gia tăng lãi suất cho
vay cũng như là một phần bù đắp cho rủi ro tín dụng mà ngân hàng đang gánh chịu,
dẫn đến kết quả thu nhập lãi thuần của các ngân hàng này sẽ cao hơn. Vì vậy, bài
nghiên cứu kỳ vọng rằng rủi ro tín dụng của ngân hàng sẽ có ảnh hưởng đáng kể
đến chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng.
Thêm vào đó, tương tự như cách đo lường của Were và các cộng sự (2014),
rủi ro tín dụng được xác định bởi nợ xấu trên dư nợ cho vay của ngân hàng. Một sự
gia tăng trong tỷ lệ này hàm ý rằng rủi ro tín dụng đang gia tăng của ngân hàng
31
𝑺𝑰𝒁𝑬𝒊𝒕 là quy mô ngân hàng và được tính bởi logarithm tự nhiên tổng tài sản
ngân hàng.
𝑆𝐼𝑍𝐸𝑖𝑡 = 𝐿𝑜𝑔 (∑𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛)
Quy mô ngân hàng được cho rằng là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến các
chính sách, chiến lược cũng như tình hình hoạt động của các ngân hàng, do đó sẽ có
thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng. Đồng thời Athanasoglou và các
cộng sự (2008) đã cho rằng quy mô có ảnh hưởng cùng chiều đến lợi nhuận của các
doanh nghiệp. Theo khía cạnh này, Goddard và các cộng sự (2004) đã hỗ trợ bằng
lập luận của các tác giả khi cho rằng các ngân hàng có thể tận dụng lợi thế quy mô
để khuếch đại lợi nhuận. Các nghiên cứu trước đây cũng lập luận theo một khía
cạnh khác, khi các ngân hàng càng có quy mô càng lớn thì sẽ càng có sự phức tạp
trong quá trình kinh doanh do đó sẽ có thể phải gánh chịu rủi ro càng lớn, và cho
nên sẽ phải gia tăng phần thu nhập lãi thuần để bù đắp phần rủi ro này, kết quả là sẽ
cải thiện chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng này (Moudos và Solis, 2009).
Vì vậy bài nghiên cứu kỳ vọng rằng quy mô sẽ có tác động cùng chiều và đáng kể
đến chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu.
Bên cạnh đó, tương tự như cách đo lường của Were và các cộng sự (2014),
quy mô ngân hàng được tính toán bởi logarithm tự nhiên của tổng tài sản. Một sự
gia tăng trong giá trị này hàm ý rằng quy mô ngân đang gia tăng..
𝑷𝑹𝑶𝑭𝑰𝑻𝒊𝒕 là lợi nhuận ngân hàng và được tính bởi tỷ lệ lợi nhuận sau thuế
trên tổng tài sản ngân hàng.
𝑃𝑅𝑂𝐹𝐼𝑇 =
𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế
∑ 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛
Lợi nhuận thường được đo lường bởi tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài
sản và có khả năng giải thích được lợi nhuận tổng thể của ngân hàng từ việc sử
dụng danh mục tài sản của ngân hàng (bao gồm cả cho vay và đầu tư). Chỉ số này
32
cũng có thể đo lường được mức độ hiệu quả trong việc quản trị của ngân hàng. Một
ngân hàng có lợi nhuận cao thì thường sẽ có khuynh hướng có chênh lệch lãi suất
cho vay và huy động thấp hơn, và điều này có nghĩa là nếu mọi yếu tố khác không
đổi thì chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng có lợi nhuận cao sẽ thấp hơn.
Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng các ngân hàng có lợi nhuận cao là kết quả của sự
chênh lệch lãi suất giữa cho vay và huy động cao (Dabla-Norris và Floerkemeier,
2007; Afzal, 2011). Vì vậy bài nghiên cứu kỳ vọng rằng lợi nhuận sẽ có tác động
đáng kể đến chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu.
Bên cạnh đó, tương tự như cách đo lường của Were và các cộng sự (2014),
lợi nhuận của ngân hàng được tính toán bởi tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài
sản. Một sự gia tăng trong giá trị này hàm ý rằng lợi nhuận của ngân hàng đang
tăng, hiệu quả quản trị đang tăng.
𝑶𝑪𝒊𝒕 là chi phí hoạt động và được tính bởi tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu
nhập hoạt động
𝑂𝐶 =
𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí ℎ𝑜ạ𝑡 độ𝑛𝑔
𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 ℎ𝑜ạ𝑡 độ𝑛𝑔
Chi phí hoạt động được xem như là yếu tố quan trọng đối với NHTM và do
đó sẽ có tác động đến chênh lệch thu nhập ròng của ngân hàng thông qua lãi suất
cho vay và lãi suất huy động ngân hàng (Tarus và các cộng sự, 2012). Các ngân
hàng sẽ gánh chịu chi phí của việc thực hiện nhiệm vụ trung gian tài chính như
giám sát các khoản vay đã cấp cho các khách hàng, cũng như đánh giá hồ sơ của
người đi vay và theo dõi các dự án mà ngân hàng đang liên kết cấp tín dụng. Một sự
gia tăng trong chi phí hoạt động được cho rằng sẽ có tác động cùng chiều đến chênh
lệch thu nhập ròng. Nguyên nhân bởi vì các ngân hàng phải trải qua giai đoạn có chi
phí hoạt động cao thì thường sẽ thực hiện gia tăng lãi suất cho vay so với lãi suất
huy động đề nhằm bù đắp phần tăng trong chi phí hoạt động, nói cách khác chênh
lệch thu nhập ròng sẽ gia tăng (Maudos và Fernández de Guevara, 2004; Martinez
33
Peria và Mody, 2004). Các nghiên cứu thực nghiệm của Claessens và các cộng sự
(2001), Abreu và Mendes (2003), Samy (2003), Carbo và Rodriguez (2007), Ugur
và Erkus (2010), Maria và Agoraki (2010), Tarus và các cộng sự (2012). Vì vậy bài
nghiên cứu kỳ vọng rằng chi phí hoạt động sẽ có tác động cùng chiều và đáng kể
đến chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu.
Bên cạnh đó, tương tự như cách đo lường của Were và các cộng sự (2014),
chi phí hoạt động của ngân hàng được tính toán bởi tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu
nhập hoạt động. Một sự gia tăng trong giá trị này hàm ý rằng chi phí hoạt động
ngân hàng đang tăng, hiệu quả chi phí đang giảm.
𝑳𝑰𝑸𝑼𝑰𝑫𝒊𝒕 là rủi ro thanh khoản và được tính bởi tỷ lệ tài sản thanh khoản
trên tổng tài sản ngân hàng
𝐿𝐼𝑄𝑈𝐼𝐷𝑖𝑡 =
𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑘ℎ𝑜ả𝑛
∑ 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛
Rủi ro thanh khoản thường được xác định bằng tỷ lệ tài sản thanh khoản
ngân hàng nắm giữ trên tổng tài sản của ngân hàng. Rủi ro này thể hiện tình trạng
ngân hàng không có đủ tiền mặt hoặc khả năng vay mượn nhằm đáp ứng các khoản
rút tiền ồ ạt của các khách hàng gửi tiền hoặc nhu cầu giải ngân mới. Rủi ro thanh
khoản được kỳ vọng có tác động cùng chiều và đáng kể đến chênh lệch thu nhập
ròng (Angbazo, 1997). Các ngân hàng có rủi ro thanh khoản cao thì thường có xu
hướng vay mượn các nguồn vốn với chi phí cao và do đó sẽ tính vào lãi suất cho
vay áp dụng cho các khách hàng một phần bù thanh khoản, và điều này dẫn đến
chênh lệch thu nhập ròng cao. (Khawaja và Din, 2007; Ahokpossi, 2013; Were và
các cộng sự, 2014). Vì vậy Luận văn kỳ vọng rằng rủi ro thanh khoản sẽ có tác
động cùng chiều đáng kể đến chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng trong
mẫu nghiên cứu.
Bên cạnh đó, tương tự như cách đo lường của Were và các cộng sự (2014),
34
rủi ro thanh khoản của ngân hàng được tính toán bởi tỷ lệ tài sản thanh khoản được
nắm giữ trên tổng tài sản. Một sự gia tăng trong tỷ lệ này hàm ý rằng rủi ro thanh
khoản của ngân hàng đang giảm.
𝑰𝑵𝑫𝑪𝑶𝑵𝒊𝒕 là mức độ tập trung ngành ngân hàng và được tính bởi tỷ lệ 03
ngân hàng lớn nhất Việt Nam trong tổng tài sản của hệ thống ngân hàng.
Theo giả thuyết sức mạnh thị trường (Market power) và cấu trúc hiệu quả,
thì mức độ tập trung ngân hàng và lợi nhuận của ngân hàng sẽ có mối tương quan
cùng chiều với nhau (Almeida và Divino, 2015; Saona, 2016). Bourke (1989) và
Molyneux và Thornton (1992) khẳng định rằng mối quan hệ cùng chiều giữa mức
độ tập trung ngân hàng và lợi nhuận của ngân hàng là do: mức độ tập trung ngân
hàng càng cao cho thấy thị trường ngân hàng đang có sự độc quyền càng cao, cho
nên khi đó sự gia tăng trong sức mạnh thị trường sẽ tạo ra lợi nhuận độc quyền. Bên
cạnh đó, giả thuyết thông đồng (collusion hypothesis) cũng ủng hộ một mối quan hệ
cùng chiều giữa giữa mức độ tập trung ngân hàng và lợi nhuận của ngân hàng. Theo
đó giả thuyết này cho rằng thị trường càng tập trung thì sẽ làm giảm chi phí thông
đồng giữa các ngân hàng và do đó sẽ đẩy nhanh quá trình thông đồng giữa các ngân
hàng với nhau. Tuy nhiên nếu số lượng ngân hàng đang hoạt động nhiều thì chi phí
thông đồng sẽ gia tăng bởi vì việc thông đồng sẽ trở nên khó thực hiện (Goddard và
các cộng sự, 2004). Tuy nhiên, nếu sự thông đồng có thể diễn ra, các ngân hàng sẽ
có thể kiếm nhiều lợi nhuận hơn. Cho nên trong Luận văn này, mối quan hệ cùng
chiều giữa mức độ tập trung ngân hàng và chênh lệch thu nhập ròng của ngân hàng
được kỳ vọng tương tự với kỳ vọng của Saona (2016) đã kỳ vọng trong nghiên cứu
của tác giả.
𝑮𝑫𝑷𝑮𝑹𝒊𝒕 là tăng trưởng kinh tế và được tính bởi sự gia tăng trong GDP
𝐺𝐷𝑃𝑅 =
𝐺𝐷𝑃𝑡 − 𝐺𝐷𝑃𝑡−1
𝐺𝐷𝑃𝐺𝑅𝑡−1
35
Tăng trưởng kinh tế được xem như là yếu tố quan trọng trong việc xác định
chênh lệch thu nhập ròng bởi vì tăng trưởng kinh tế có tác động đến nguồn cung và
cầu của các dịch vụ ngân hàng chẳng hạn như tiền gửi và cho vay. Tuy nhiên, tác
động của tăng trưởng kinh tế đến chênh lệch thu nhập ròng thì lại tương đối không
rõ ràng. Trong khi một số nghiên cứu lại cho rằng tăng trưởng kinh tế và chênh lệch
thu nhập ròng sẽ có mối tương quan âm như nghiên cứu Demirguc – Kunt và
Huizinga (1999), Demirguc - Kunt và các cộng sự (2004), Carbo và Rodriguez
(2007). Cụ thể các nghiên cứu này cho rằng sự gia tăng trong tăng trưởng kinh tế là
kết quả của sự gia tăng các hoạt động thực của nền kinh tế và cải thiện hiệu quả
hoạt động kinh doanh của người đi vay của ngân hàng. Sự cải thiện hiệu quả hoạt
động này sẽ làm giảm rủi ro của người đi vay và do đó phần bù rủi ro sẽ bị suy giảm
tương ứng, trong tình huống này, các ngân hàng sẽ phải giảm lãi suất cho vay tương
ứng. Nói cách khác, chênh lệch thu nhập ròng giảm. Bên cạnh đó, một số nghiên
cứu thực nghiệm khác tìm thấy tăng trưởng kinh tế có tác động cùng chiều đến
chênh lệch thu nhập ròng như Claessens và các cộng sự (2001). Lập luận cho mối
quan hệ này là các các ngân hàng quan tâm vào khối lượng cho vay hơn là lãi suất
cho vay, cho nên khi nền kinh tế tăng trưởng tốt thì sẽ giúp cho các công ty mở rộng
sản xuất kinh doanh, đầu tư máy móc thiết bị và dẫn đến nhu cầu vay vốn cao hơn.
Điều này sẽ làm gia tăng thu từ lãi của các ngân hàng và kết quả là chênh lệch thu
nhập ròng sẽ tăng. Vì vậy Luận văn kỳ vọng rằng tăng trưởng kinh tế sẽ có tác động
đáng kể đến chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu.
Bên cạnh đó, tương tự như cách đo lường của Were và các cộng sự (2014),
tăng trưởng kinh tế được tính toán bởi sự gia tăng trong GDP của quốc gia. Một sự
gia tăng trong giá trị này hàm ý rằng nền kinh tế Việt Nam đang có sự tăng trưởng.
𝑰𝑵𝑭𝒍𝒊𝒕 là lạm phát và được tính bởi sự gia tăng trong chỉ số giá tiêu dùng.
𝐼𝑁𝐹𝐿 =
𝐶𝑃𝐼𝑡 − 𝐶𝑃𝐼𝑡−1
𝐶𝑃𝐼𝑡
36
Một số nghiên cứu gần đây đã có những chú ý tương đối đến tác động của
lạm phát đến chênh lệch thu nhập ròng (Rasiah, 2010). Chẳng hạn như Perry (1992)
đã lập luận tác động của lạm phát đến chênh lệch thu nhập ròng của ngân hàng sẽ
phụ thuộc vào việc mức lạm phát của quốc gia có được dự báo hay không được dự
báo. Nếu lạm phát được dự báo đúng thì các ngân hàng có thể tiến hành điều chỉnh
lãi suất áp dụng cho các khách hàng đang giao dịch với ngân hàng ngay lập tức, và
do đó sẽ gia tăng chênh lệch thu nhập ròng. Mặt khác, nếu lạm phát không được dự
báo (hoặc dự báo sai) thì các ngân hàng sẽ thụ động trong việc điều chỉnh lãi suất áp
dụng cho các khách hàng đang giao dịch với ngân hàng, và điều này sẽ ảnh hưởng
ngược chiều đến chênh lệch thu nhập chênh lệch thu nhập ròng. Qua đây có thể thấy
rằng, trong trường hợp nào, lạm phát cũng đều có tác động đáng kể đến chênh lệch
thu nhập ròng. Một số nghiên cứu của Demirguc – Kunt và Huizinga (1999),
Claessens và các cộng sự (2001), Drakos (2003) đã tìm thấy mối tương quan dương
giữa lạm phát và chênh lệch thu nhập ròng. Trong khi đó, Abreu và Mendes (2003),
Samy (2003), Martinez và Mody (2004), Maria và Agoraki (2010) phát hiện thấy
mối tương quan âm giữa lạm phát và chênh lệch thu nhập ròng. Vì vậy bài nghiên
cứu kỳ vọng rằng lạm phát sẽ có tác động đáng kể đến chênh lệch thu nhập ròng của
các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu.
Bên cạnh đó, tương tự như cách đo lường của Were và các cộng sự (2014),
lạm phát được tính toán bởi sự gia tăng trong chỉ số giá tiêu dùng của quốc gia. Một
sự gia tăng trong giá trị này hàm ý rằng lạm phát của quốc gia đang gia tăng.
𝗌𝒊𝒕 sai số mô hình
37
Bảng 3.2 Kỳ vọng dấu hồi quy các biến trong mô hình
Biến Ký hiệu Đo lường Dấu kỳ
vọng
Biến phụ thuộc
Chênh lệch thu
nhập ròng
INTSPREAD1
𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑡ừ 𝑙ã𝑖 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛
∑ 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛
Chênh lệch thu
nhập ròng
INTSPREAD2
𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑡ừ 𝑙ã𝑖 𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑡ừ 𝑙ã𝑖
−
∑𝐶ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 ∑𝑇𝑖ề𝑛 𝑔ử𝑖
Biến độc lập
Rủi ro tín dụng CR
Nợ xấu
Dư nợ cho vay
+/-
Quy mô SIZE 𝐿𝑜𝑔 (∑𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛) +
Chi phí hoạt động OC
Chi phí hoạt động
Thu nhập hoạt động
+
Lợi nhuận PROFIT
Lợi nhuận sau thuế
∑ Tài sản
+/-
rủi ro thanh khoản LIQUID
Tài sản thanh khoản
∑ Tài sản
+
Mức độ tập trung
ngành ngân hàng
INDCON
tỷ lệ 03 ngân hàng lớn nhất Việt
Nam trong tổng tài sản của hệ thống
ngân hàng
+
Tăng trưởng kinh tế GDPGR
𝐺𝐷𝑃𝑡 − 𝐺𝐷𝑃𝑡−1
𝐺𝐷𝑃𝐺𝑅𝑡−1
+/-
Lạm phát INFL
𝐶𝑃𝐼𝑡 − 𝐶𝑃𝐼𝑡−1
𝐶𝑃𝐼𝑡
+/-
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ dữ liệu nghiên cứu)
38
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu – Quy trình thực hiện
3.2.2.1 Phương pháp nghiên cứu
Saona (2016) đã cho rằng trong mô hình nghiên cứu của tác giả hiện tượng
nội sinh có tồn tại khi xem xét ảnh hưởng của các yếu tố đến chênh lệch thu nhập
ròng của ngân hàng, do đó Saona (2016) đã đề nghị sử dụng phương pháp hồi quy
GMM để khắc phục vấn đề nội sinh giữa các biến số trong mô hình nghiên cứu.
Hơn thế nữa các nghiên cứu trước đây có sử dụng phương pháp hồi quy
GMM trong nghiên cứu thì đều đề cập rằng: ưu điểm của phương pháp này so với
các phương pháp hồi quy là có thể khắc phục được vấn đề nội sinh, tự tương quan
và phương sai thay đổi. Cho nên Luận văn nhận thấy đây là phương pháp hồi quy
có thể khắc phục hầu hết các vấn đề tồn tại khi hồi quy bởi các phương pháp khác
như phương pháp OLS, 2SLS. Đồng thời, qua việc kiểm định tự tương quan và
phương sai thay đổi (như kết quả trong phần phụ lục), Luận văn thấy rằng tồn tại tự
tương quan và phương sai thay đổi trong mô hình nghiên cứu. Cho nên kết hợp với
các vấn đề đã đề cập (có thể tồn tại vấn đề nội sinh, và tồn tại tự tương quan và
phương sai thay đổi), Luận văn sử dụng phương pháp hồi quy GMM như Saona
(2016) đã đề nghị để có thể khắc phục hết các vấn đề này và đưa ra kêt quả nghiên
cứu đáng tin cậy để phân tích.
Tuy nhiên, tương tự như các phương pháp khác, để cho thấy kết quả ước
lượng từ phương pháp hồi quy đã chọn là đáng tin cậy và có thể phân tích thì yêu
cầu phải thỏa hai kiểm định là kiểm định AR(2) và kiểm định Hansen, trong đó
kiểm định AR(2) xem xét vấn đề tự tương quan bậc hai, với giả thuyết H0 là không
có tự tương quan bậc hai, do đó nếu p-value của kiểm định càng lớn (lớn hơn mức ý
nghĩa thống kê) thì cho thấy không tồn tại tự tương quan trong mô hình. Và kiểm
định Hansen xem xét tính giá trị của các biến công cụ với giả thuyết H0 của kiểm
định là các biến công cụ không tương quan với phần dư của mô hình nghiên cứu, vì
vậy nếu p-value của kiểm định lớn hơn mức ý nghĩa thống kê thì cho thấy các biến
công cụ có giá trị. Khi thỏa cả hai kiểm định thì phương pháp ước lượng GMM có
thể đưa ra kết quả đáng tin cậy.
39
3.2.2.2 Quy trình thực hiện
Như đã đề cập ở trên cùng với các mục tiêu nghiên cứu cũng như câu hỏi
nghiên cứu đã đề ra trong chương 01, Luận văn lần lượt thực hiện quy trình nghiên
cứu như sau:
Bước 1: Thống kê mô tả
Bước đầu xem xét các giá trị thống kê của các biến số thông qua giá trị trung
bình, giá trị độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất, trung vị và giá trị lớn nhất.
Bước 2: Ma trận tương quan
Sau đó bài nghiên cứu tiến hành lập ma trận tương quan nhằm mục đích xem
xét mối tương quan tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc; cũng như
xem xét hệ số tương quan giữa các biến độc lập để xem có tồn tại hiện tượng đa
cộng tuyến trong mô hình nghiên cứu hay không?
Bước 3: Kiểm định phương sai thay đổi và tự tương quan
Tiếp theo, bài nghiên cứu tiến hành kiểm định phương sai thay đổi và tự
tương quan ở từng phương trình hồi quy để từ đó xem liệu nên dùng phương pháp
ước lượng nào cho phù hợp? Phương pháp ước lượng OLS hay phương pháp ước
lượng GMM? Trong trường hợp có tồn tại phương sai thay đổi hoặc tự tương quan
thì phương pháp ước lượng GMM sẽ được sử dụng vì có thể khắc phục được
phương sai thay đổi hoặc tự tương quan trong mô hình nghiên cứu.
Bước 4: Kiểm định AR(2) và Hansen
Tiếp theo, để cho thấy kết quả đạt được từ mô hình GMM là tin cậy, Bài
nghiên cứu tiến hành thực hiện kiểm định AR(2) và Hansen.
Bước 5: Phân tích kết quả nghiên cứu
Cuối cùng, bài nghiên cứu sẽ phân tích và thảo luận các kết quả đạt được
40
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Mô tả thống kê
Trước khi tiến hành ước lượng tác động của các yếu tố đến chênh lệch thu nhập
ròng của các NHTM có trong mẫu nghiên cứu, đề tài thực hiện thống kê mô tả các
biến số có trong mô hình nghiên cứu dựa vào các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn,
giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất để người đọc có thể có cái nhìn tổng quan dữ liệu
của đề tài. Bảng 4.1. cung cấp thống kê mô tả các biến này. Dựa vào bảng 4.1 có thể
thấy rằng đại diện chênh lệch thu nhập ròng - INTSPREAD1, có giá trị trung bình
0.0265, số liệu này cho thấy rằng các NHTM cổ phần trong mẫu nghiên cứu có
TNLT chiếm khoảng 2.65% so với tổng tài sản mà các ngân hàng này đang nắm
giữ. Hơn thế nữa, có sự khác biệt trong chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng
cũng như sự thay đổi trong chênh lệch thu nhập ròng qua từng năm khi Ngân hàng
TMCP Phát triển nhà Thành phố Hồ Chí Minh (HDBANK) năm 2013 là ngân hàng
có chênh lệch thu nhập ròng thấp nhất với giá trị INTSPREAD1 đạt 0.0036 và Ngân
hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) năm 2017 là ngân hàng có chênh
lệch thu nhập ròng cao nhất với giá trị INTSPREAD1 đạt 0.0742.
Tương tự vậy, chênh lệch thu nhập ròng được đo lường bởi INTSPREAD2 có giá
trị trung bình 0.0380, số liệu này cho thấy rằng các NHTM cổ phần trong mẫu
nghiên cứu đang có tỷ lệ thu từ lãi trên cho vay cao hơn tỷ lệ chi phí từ lãi trên tiền
gửi khoảng 3.80%. Hơn thế nữa, có sự khác biệt trong chênh lệch thu nhập ròng của
các ngân hàng cũng như sự thay đổi trong chênh lệch thu nhập ròng qua từng năm
khi Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Thành phố Hồ Chí Minh (HDBANK) năm
2013 là ngân hàng có chênh lệch thu nhập ròng thấp nhất với giá trị INTSPREAD2
đạt 0.0054 và Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) năm 2017 là
ngân hàng có chênh lệch thu nhập ròng cao nhất với giá trị INTSPREAD2 đạt
0.0879.
41
Bảng 4.1. Mô tả thống kê
Biến Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Nhỏ
nhất
Trung
vị
Lớn
nhất
Số quan
sát
INTSPREAD1 0.0265 0.0102 0.0036 0.0256 0.0742 278
INTSPREAD2 0.0380 0.0137 0.0054 0.0357 0.0879 278
CR 0.0215 0.0130 0.0008 0.0204 0.0881 278
SIZE 31.7436 1.3103 27.7502 31.8023 34.7230 278
LIQUID 0.3866 0.1193 0.0794 0.3926 0.7493 278
PROFIT 0.0092 0.0062 0.0001 0.0081 0.0475 278
OC 0.5013 0.1471 0.1619 0.4835 0.9274 278
INDCON 43.8259 7.1577 37.4418 40.5539 65.6667 278
GDPGR 6.1363 0.6027 5.2470 6.2110 7.1300 278
INFL 8.3526 6.1782 0.8790 7.0550 23.1160 278
(Nguồn: Kết quả tính toán dữ liệu từ phần mềm Stata)
Bên cạnh đó, rủi ro tín dụng - CR của ngân hàng có giá trị trung bình đạt
0.0215, cho thấy rằng các ngân hàng đang có 2.15% dư nợ nợ xấu trên tổng dư nợ
mà ngân hàng đang cấp cho các khách hàng. Rủi ro thanh khoản của ngân hàng
LIQUID có giá trị trung bình đạt 0.3866 cho thấy rằng các ngân hàng đang nắm giữ
tài sản thanh khoản chiếm khoản 38.66% so với tổng tài sản mà ngân hàng có. Lợi
nhuận ngân hàng PROFIT có giá trị trung bình đạt 0.0092 cho thấy rằng các ngân
hàng đang tạo ra lợi nhuận sau thuế chiếm khoảng 0.92% so với tổng tài sản mà
ngân hàng có. Chi phí hoạt động OC có giá trị trung bình đạt 0.5013, cho thấy rằng
các ngân hàng đang có chi phí hoạt động chiếm khoảng 50.13% so với tổng thu
nhập hoạt động mà ngân hàng đang tạo ra.
Hơn thế nữa, các biến đại diện cho ngành và kinh tế vĩ mô của Việt Nam có
giá trị như sau: mức độ tập trung ngành ngân hàng Việt Nam INDCON có giá trị
trung bình đạt 43.8259, điều này cho thấy rằng tổng tài sản của 03 ngân hàng lớn
42
nhất Việt Nam chiếm khoảng 43.8259% so với tổng tài sản của hệ thống ngân hàng;
tăng trưởng kinh tế GDPGR có giá trị trung bình đạt 6.1363, điều này cho thấy rằng
nhìn chung GDP của Việt Nam tăng so với kỳ trước khoảng 6.1363%.; lạm phát
INFL có giá trị trung bình đạt 8.3526, điều này cho thấy rằng chỉ số giá tiêu dùng
của Việt Nam tăng so với năm trước khoảng 8.3526%.
4.2 Ma trận tương quan
Sau khi phân tích thống kê mô tả các biến, tiếp theo đề tài sẽ lập ma trận
tương quan giữa các biến độc lập và hai đại diện cho biến phụ thuộc lần lượt là
INTSPREAD1 và INTSPREAD2 được trình bày trong bảng 4.2 và 4.3. Đầu tiên
dựa vào bảng 4.2, có thể thấy rằng rủi ro tín dụng, lợi nhuận và lạm phát có mối
tương quan dương với chênh lệch thu nhập ròng. Điều này cho thấy rằng rủi ro tín
dụng, lợi nhuận, và lạm phát có khuynh hướng biến động cùng chiều với chênh lệch
thu nhập lãi ròng.
41
Bảng 4.2 Ma trận tương quan giữa các biến độc lập và INTSPREAD1
INTSPREAD1 RRTD SIZE LIQUID PROFIT OC INDCON GDPGR INFL
Ngoài ra, *, ** và *** thể hiện mức thống kê 0.10, 0.05 và 0.01.
42
INTSPREAD1 1
RRTD 0.0476 1
SIZE -0.0416 0.042 1
LIQUID -0.2981*** -0.0182 0.0104 1
PROFIT 0.4846***
-
0.2338***
-0.1923*** 0.0571 1
OC -0.2703*** 0.3108*** -0.0092 -0.1544*** -0.742*** 1
INDCON -0.099*
-
0.1968***
-0.3597*** 0.0738 0.1617*** -0.2319*** 1
GDPGR -0.1111*
-
0.3234***
-0.0124 0.0026 0.0447 -0.2246*** 0.3269*** 1
INFL 0.1122* 0.0302 -0.2597*** 0.1732*** 0.2994*** -0.1806*** 0.1075* -0.2667*** 1
(Nguồn: Kết quả tính toán dữ liệu từ phần mềm Stata)
42
Bảng 4.3 Ma trận tương quan giữa các biến độc lập và INTSPREAD2
INTSPREAD2 RRTD SIZE LIQUID PROFIT OC INDCON GDPGR INFL
INTSPREAD2 1
RRTD 0.0371 1
Ngoài ra, *, ** và *** thể hiện mức thống kê 0.10, 0.05 và 0.01.
42
SIZE -0.2061*** 0.042 1
LIQUID 0.0385 -0.0182 0.0104 1
PROFIT 0.5534*** -0.2338*** -0.1923*** 0.0571 1
OC -0.3303*** 0.3108*** -0.0092 -0.1544*** -0.742*** 1
INDCON 0.0038 -0.1968*** -0.3597*** 0.0738 0.1617*** -0.2319*** 1
GDPGR -0.1453** -0.3234*** -0.0124 0.0026 0.0447 -0.2246*** 0.3269*** 1
INFL 0.2992*** 0.0302 -0.2597*** 0.1732*** 0.2994*** -0.1806*** 0.1075* -0.2667*** 1
(Nguồn: Kết quả tính toán dữ liệu từ phần mềm Stata)
Luận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Chênh Lệch Thu Nhập Ròng Của Ngân Hàng
Luận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Chênh Lệch Thu Nhập Ròng Của Ngân Hàng
Luận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Chênh Lệch Thu Nhập Ròng Của Ngân Hàng
Luận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Chênh Lệch Thu Nhập Ròng Của Ngân Hàng
Luận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Chênh Lệch Thu Nhập Ròng Của Ngân Hàng
Luận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Chênh Lệch Thu Nhập Ròng Của Ngân Hàng
Luận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Chênh Lệch Thu Nhập Ròng Của Ngân Hàng
Luận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Chênh Lệch Thu Nhập Ròng Của Ngân Hàng
Luận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Chênh Lệch Thu Nhập Ròng Của Ngân Hàng
Luận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Chênh Lệch Thu Nhập Ròng Của Ngân Hàng
Luận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Chênh Lệch Thu Nhập Ròng Của Ngân Hàng
Luận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Chênh Lệch Thu Nhập Ròng Của Ngân Hàng
Luận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Chênh Lệch Thu Nhập Ròng Của Ngân Hàng
Luận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Chênh Lệch Thu Nhập Ròng Của Ngân Hàng
Luận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Chênh Lệch Thu Nhập Ròng Của Ngân Hàng
Luận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Chênh Lệch Thu Nhập Ròng Của Ngân Hàng
Luận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Chênh Lệch Thu Nhập Ròng Của Ngân Hàng
Luận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Chênh Lệch Thu Nhập Ròng Của Ngân Hàng
Luận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Chênh Lệch Thu Nhập Ròng Của Ngân Hàng
Luận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Chênh Lệch Thu Nhập Ròng Của Ngân Hàng
Luận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Chênh Lệch Thu Nhập Ròng Của Ngân Hàng
Luận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Chênh Lệch Thu Nhập Ròng Của Ngân Hàng
Luận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Chênh Lệch Thu Nhập Ròng Của Ngân Hàng
Luận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Chênh Lệch Thu Nhập Ròng Của Ngân Hàng
Luận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Chênh Lệch Thu Nhập Ròng Của Ngân Hàng
Luận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Chênh Lệch Thu Nhập Ròng Của Ngân Hàng
Luận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Chênh Lệch Thu Nhập Ròng Của Ngân Hàng
Luận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Chênh Lệch Thu Nhập Ròng Của Ngân Hàng
Luận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Chênh Lệch Thu Nhập Ròng Của Ngân Hàng

More Related Content

Similar to Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Chênh Lệch Thu Nhập Ròng Của Ngân Hàng

Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Thanh Khoản Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Thanh Khoản Của Các Ngân HàngLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Thanh Khoản Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Thanh Khoản Của Các Ngân HàngHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...
Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...
Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...
Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...
Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Lựa Chọn Kỳ Hạn Nợ Của Các Công Ty Niêm Yết Việ...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Lựa Chọn Kỳ Hạn Nợ Của Các Công Ty Niêm Yết Việ...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Lựa Chọn Kỳ Hạn Nợ Của Các Công Ty Niêm Yết Việ...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Lựa Chọn Kỳ Hạn Nợ Của Các Công Ty Niêm Yết Việ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Lvchk15 truong doan quoc dung
Lvchk15 truong doan quoc dungLvchk15 truong doan quoc dung
Lvchk15 truong doan quoc dungThanhxuan Pham
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Nhận Thức Rủi Ro Đến Ý Định Mua Hàng Trực Tuyến
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Nhận Thức Rủi Ro Đến Ý Định Mua Hàng Trực TuyếnLuận Văn Ảnh Hưởng Của Nhận Thức Rủi Ro Đến Ý Định Mua Hàng Trực Tuyến
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Nhận Thức Rủi Ro Đến Ý Định Mua Hàng Trực TuyếnViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ p...
Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ p...Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ p...
Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ p...nataliej4
 
Giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh của ngân hàng TMCP Công thương VIệt...
Giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh của ngân hàng TMCP Công thương VIệt...Giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh của ngân hàng TMCP Công thương VIệt...
Giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh của ngân hàng TMCP Công thương VIệt...nataliej4
 
Các Yếu Tố Thuộc Về Đặc Điểm Của Doanh Nghiệp Và Của Ngành Đến Mức Độ Nợ Sử D...
Các Yếu Tố Thuộc Về Đặc Điểm Của Doanh Nghiệp Và Của Ngành Đến Mức Độ Nợ Sử D...Các Yếu Tố Thuộc Về Đặc Điểm Của Doanh Nghiệp Và Của Ngành Đến Mức Độ Nợ Sử D...
Các Yếu Tố Thuộc Về Đặc Điểm Của Doanh Nghiệp Và Của Ngành Đến Mức Độ Nợ Sử D...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Lựa Chọn Kỳ Hạn Nợ Của Các Công Ty Niêm ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Lựa Chọn Kỳ Hạn Nợ Của Các Công Ty Niêm ...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Lựa Chọn Kỳ Hạn Nợ Của Các Công Ty Niêm ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Lựa Chọn Kỳ Hạn Nợ Của Các Công Ty Niêm ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Hành Vi Tránh Thuế Đến Hợp Đồng Vay Ngân Hàng
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Hành Vi Tránh Thuế Đến Hợp Đồng Vay Ngân HàngLuận Văn Ảnh Hưởng Của Hành Vi Tránh Thuế Đến Hợp Đồng Vay Ngân Hàng
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Hành Vi Tránh Thuế Đến Hợp Đồng Vay Ngân HàngViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyệ...
Quản trị rủi ro tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyệ...Quản trị rủi ro tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyệ...
Quản trị rủi ro tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyệ...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tốc Độ Điều Chỉnh Tỷ Lệ Nợ Tiến Về Mục Tiêu
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tốc Độ Điều Chỉnh Tỷ Lệ Nợ Tiến Về Mục TiêuLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tốc Độ Điều Chỉnh Tỷ Lệ Nợ Tiến Về Mục Tiêu
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tốc Độ Điều Chỉnh Tỷ Lệ Nợ Tiến Về Mục TiêuViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 

Similar to Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Chênh Lệch Thu Nhập Ròng Của Ngân Hàng (20)

Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Thanh Khoản Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Thanh Khoản Của Các Ngân HàngLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Thanh Khoản Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Thanh Khoản Của Các Ngân Hàng
 
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
 
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
 
37. DO THI BICH TUYEN .doc
37. DO THI BICH TUYEN .doc37. DO THI BICH TUYEN .doc
37. DO THI BICH TUYEN .doc
 
Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...
Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...
Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...
 
Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...
Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...
Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Lựa Chọn Kỳ Hạn Nợ Của Các Công Ty Niêm Yết Việ...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Lựa Chọn Kỳ Hạn Nợ Của Các Công Ty Niêm Yết Việ...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Lựa Chọn Kỳ Hạn Nợ Của Các Công Ty Niêm Yết Việ...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Lựa Chọn Kỳ Hạn Nợ Của Các Công Ty Niêm Yết Việ...
 
Lvchk15 truong doan quoc dung
Lvchk15 truong doan quoc dungLvchk15 truong doan quoc dung
Lvchk15 truong doan quoc dung
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh NghiệpLuận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Nhận Thức Rủi Ro Đến Ý Định Mua Hàng Trực Tuyến
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Nhận Thức Rủi Ro Đến Ý Định Mua Hàng Trực TuyếnLuận Văn Ảnh Hưởng Của Nhận Thức Rủi Ro Đến Ý Định Mua Hàng Trực Tuyến
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Nhận Thức Rủi Ro Đến Ý Định Mua Hàng Trực Tuyến
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ p...
Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ p...Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ p...
Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ p...
 
Giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh của ngân hàng TMCP Công thương VIệt...
Giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh của ngân hàng TMCP Công thương VIệt...Giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh của ngân hàng TMCP Công thương VIệt...
Giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh của ngân hàng TMCP Công thương VIệt...
 
Quản trị rủi ro rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng công thương ...
Quản trị rủi ro rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng công thương ...Quản trị rủi ro rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng công thương ...
Quản trị rủi ro rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng công thương ...
 
Đề tài: Quản lý tín dụng chính sách tại phòng giao dịch ngân hàng
Đề tài: Quản lý tín dụng chính sách tại phòng giao dịch ngân hàngĐề tài: Quản lý tín dụng chính sách tại phòng giao dịch ngân hàng
Đề tài: Quản lý tín dụng chính sách tại phòng giao dịch ngân hàng
 
Các Yếu Tố Thuộc Về Đặc Điểm Của Doanh Nghiệp Và Của Ngành Đến Mức Độ Nợ Sử D...
Các Yếu Tố Thuộc Về Đặc Điểm Của Doanh Nghiệp Và Của Ngành Đến Mức Độ Nợ Sử D...Các Yếu Tố Thuộc Về Đặc Điểm Của Doanh Nghiệp Và Của Ngành Đến Mức Độ Nợ Sử D...
Các Yếu Tố Thuộc Về Đặc Điểm Của Doanh Nghiệp Và Của Ngành Đến Mức Độ Nợ Sử D...
 
Nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9đ
Nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9đNhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9đ
Nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9đ
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Lựa Chọn Kỳ Hạn Nợ Của Các Công Ty Niêm ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Lựa Chọn Kỳ Hạn Nợ Của Các Công Ty Niêm ...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Lựa Chọn Kỳ Hạn Nợ Của Các Công Ty Niêm ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Lựa Chọn Kỳ Hạn Nợ Của Các Công Ty Niêm ...
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Hành Vi Tránh Thuế Đến Hợp Đồng Vay Ngân Hàng
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Hành Vi Tránh Thuế Đến Hợp Đồng Vay Ngân HàngLuận Văn Ảnh Hưởng Của Hành Vi Tránh Thuế Đến Hợp Đồng Vay Ngân Hàng
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Hành Vi Tránh Thuế Đến Hợp Đồng Vay Ngân Hàng
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyệ...
Quản trị rủi ro tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyệ...Quản trị rủi ro tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyệ...
Quản trị rủi ro tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyệ...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tốc Độ Điều Chỉnh Tỷ Lệ Nợ Tiến Về Mục Tiêu
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tốc Độ Điều Chỉnh Tỷ Lệ Nợ Tiến Về Mục TiêuLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tốc Độ Điều Chỉnh Tỷ Lệ Nợ Tiến Về Mục Tiêu
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tốc Độ Điều Chỉnh Tỷ Lệ Nợ Tiến Về Mục Tiêu
 

More from Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com

Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaLuận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánLuận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIILuận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIIHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourLuận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnLuận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú NhuậnLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú NhuậnHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiLuận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 

More from Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com (20)

Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaLuận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánLuận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIILuận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng ChaiLuận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourLuận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnLuận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
 
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà MauLuận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú NhuậnLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
 
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiLuận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 

Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Chênh Lệch Thu Nhập Ròng Của Ngân Hàng

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH  LÊ THỊ NGỌC TRÂM CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÊNH LỆCH THU NHẬP RÒNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562 TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH  LÊ THỊ NGOC TRÂM CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÊNH LỆCH THU NHẬP RÒNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính– Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ UYÊN UYÊN TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bài Luận văn Thạc sĩ với chủ đề “Các yếu tố tác động đến chênh lệch thu nhập ròng của ngân hàng thương mại tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên. Các nguồn tài liệu trích dẫn, số liệu và nội dung sử dụng trong Luận văn này được thu thập từ thực tế có nguồn gốc rõ ràng, trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về Luận văn nếu có bất kỳ sự gian dối nào. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu khoa học nào trước đây. TP.Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 09 năm 2019 Lê Thị Ngọc Trâm
  • 4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ TÓM TẮT – ABSTRACT CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU......................................................................................1 1.1 Lý do chọn đề tài..............................................................................................1 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu......................................................................4 1.3 Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................4 1.4 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................4 1.5 Bố cục................................................................................................................4 1.6 Ý nghĩa nghiên cứu..........................................................................................5 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC................................7 2.1 Thước đo khả năng sinh lời của ngân hàng - chênh lệch thu nhập ròng....7 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chênh lệch thu nhập ròng..................................9 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................27 3.1 Dữ liệu nghiên cứu.........................................................................................27 3.2 Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................29 3.2.1 Mô hình nghiên cứu - mô tả biến ...........................................................29 3.2.2 Phương pháp nghiên cứu – Quy trình thực hiện..................................38 3.2.2.1 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................38 3.2.2.2 Quy trình thực hiện..............................................................................39 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................40 4.1 Mô tả thống kê................................................................................................40 4.2 Ma trận tương quan ......................................................................................42 4.3 Lựa chọn phương pháp ước lượng...............................................................44
  • 5. 4.4 Kết quả và thảo luận......................................................................................45 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ......................................................................................52 5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu..........................................................................52 5.2 Hàm ý chính sách...........................................................................................53 5.2.1 Đối với các nhà quản lý ngân hàng........................................................53 5.2.2 Đối với các nhà hoạch định chính sách..................................................55 5.3 Hạn chế đề tài.................................................................................................56 5.4 Hướng nghiên cứu tiếp theo..........................................................................57 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nội dung đầy đủ CLTNR Chênh lệch thu nhập ròng CPTL Chi phí từ lãi GMM Generalize Method of Moments (tên mô hình hồi quy) NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NIM Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên TNLT Thu nhập lãi thuần TNTL Thu nhập từ lãi VIF Nhân tử phóng đại phương sai XHTD Xếp hạng tín dụng
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1: Chênh lệch thu nhập ròng của các NHTM tại VN từ năm 2013 đên năm 2017.................................................................................................................... 3 Bảng 2.1: Bảng tóm tắt các yếu tố được sử dụng trong các mô hình nghiên cứu ……………………………………………………………………………...………18 Bảng 3.1: Danh sách NHTM cổ phần trong mẫu nghiên cứu của Luận văn........... 26 Bảng 3.2: Kỳ vọng dấu hồi quy các biến trong mô hình ......................................... 35 Bảng 4.1: Mô tả thống kê.........................................................................................39 Bảng 4.2: Ma trận tương quan giữa các biến độc lập và INTSPREAD1 ................41 Bảng 4.3: Ma trận tương quan giữa các biến độc lập và INTSPREAD2 ................42 Bảng 4.4: Kết quả kiểm tra hệ số VIF .....................................................................43 Bảng 4.5: Kết quả kiểm tra phương sai thay đổi và định tự tương quan................. 44 Bảng 4.6: Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến chênh lệch thu nhập ròng của các NHTM Việt Nam.........................................................................................45
  • 8. TÓM TẮT Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chênh lệch thu nhập ròng của 25 ngân hàng thương mại tại Việt Nam giai đoạn 2006 – 2017. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp GMM để hồi quy và phân tích các nhân tố bên trong về đặc điểm ngân hàng như: rủi ro tín dụng; quy mô ngân hàng; chi phí hoạt động; lợi nhuận; tính thanh khoản và các nhân tố bên ngoài về đặc điểm ngành và kinh tế vĩ mô như: mức độ tập trung ngành; tăng truởng kinh tế và lạm phát. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, các ngân hàng đang đối mặt với rủi ro tín dụng càng cao; quy mô càng lớn; gánh chịu chi phí hoạt động lớn và lợi nhuận dồi dào thì thường có khuynh hướng sẽ tăng chênh lệch thu nhập ròng nhiều hơn. Ngược lại, các ngân hàng có mức độ thanh khoản tốt thì thường sẽ có mức chênh lệch thu nhập ròng tương đối thấp hơn các ngân hàng có thanh khoản kém. Bên cạnh đó, khi ngành ngân hàng Việt Nam càng tập trung, nền kinh tế Việt Nam càng tăng trưởng và có mức lạm phát cao thì sẽ giúp các ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam đạt được chênh lệch thu nhập ròng cao hơn. Các kết quả định lượng trong bài nghiên cứu có thể cung cấp gợi ý cho các NHTM về việc huy động vốn và đầu ra tín dụng, đồng thời quản trị cân đối lại các yếu tố : rủi ro tín dụng, quy mô, chi phí hoạt động, lợi nhuận và tài sản mang tính thanh khoản để tối ưu hóa chênh lệch thu nhập ròng, một trong những chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong tăng trưởng thu nhập. Từ khóa: Chênh lệch thu nhập ròng, Ngân hàng thương mại, mức độ tập trung ngành, quy mô ngân hàng.
  • 9. ABSTRACT The paper explores the factors that affect the interest rate spread of 25 commercial banks in Vietnam in the period of 2006 - 2017. The paper uses GMM method to regress and analyze internal factors on bank characteristics including credit risk, bank size, operating costs, profits, liquidity and external factors in terms of industry and macroeconomic characteristics, including: level of industry concentration, economic growth and inflation. Research results show that: banks which are facing higher credit risks, larger scale, larger operating costs, and higher profits often tend to increase the interest rate spread. On the contrary, banks with good liquidity will often have relatively lower interest rate spread than banks with poor liquidity. In addition, the more concentration on Vietnamese banking industry is, the more Vietnam's economy growth will be, and high inflation will help banks operating in Vietnam achieve a higher interest rate spread. The quantitative results in the study can provide suggestions to commercial banks on capital mobilization, credit output, and managing the balance of factors: credit risk, scale, cost, operations, profits and liquid assets to optimize interest rate spread, which is one of the indicators to evaluate the performance of banks in income growth. Key words: Interest rate spread, bank commercial, level of industry concentration, bank size.
  • 10. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài. Cũng như các doanh nghiệp khác, ngân hàng phải có các khoản tài sản để đưa vào hoạt động kinh doanh và tạo ra lợi nhuận. Sự tồn tại bền vững của bất kỳ tổ chức tài chính nào với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận đều gắn liền với khả năng sinh lợi mà họ tạo ra. Ngân hàng, với vai trò là định chế trung gian tài chính cung cấp dịch vụ tài chính cho khách hàng của họ nhằm kiếm lợi nhuận. Ngân hàng huy động vốn từ tiền gửi của khách hàng hay vay từ các ngân hàng khác, và sau đó sử dụng khoản vốn này để cho vay lại hoặc mang đi đầu tư. Ngân hàng quy định mức lãi suất huy động tiền gửi và lãi suất cho vay. Có thể nói, chủ đề về khả năng sinh lợi của các NHTM luôn là chủ đề được các nhà nghiên cứu quan tâm và thực hiện. Có nhiều thước đo xác định khả năng sinh lợi của một ngân hàng: Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu ROE, tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản tỷ ROA, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên NIM, chênh lệch thu nhập ròng. Trong đó, chênh lệch thu nhập ròng là thước đo tính hiệu quả cũng như khả năng sinh lời trong việc duy trì sự tăng trưởng của các nguồn thu: chủ yếu là thu từ các khoản cho vay; so với mức tăng của chi phí: chủ yếu là chi phí trả lãi cho tiền gửi, những khoản vay trên thị trường tiền tệ. Theo Khawaja và Din (2007), chênh lệch thu nhập ròng là chênh lệch giữa thu nhập từ lãi trên cho vay và chi phí từ lãi trên tiền gửi khách hàng. Đã có rất nhiều nghiên cứu phân tích về sự ảnh hưởng của các yếu tố quyết định chênh lệch thu nhập ròng trong hệ thống ngân hàng của các quốc gia trên thế giới. Dabla – Norris và Floerkemeier (2007) nghiên cứu các yếu tố quyết định chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở Armenia phản ánh rằng ở các ngân hàng có chi phí hoạt động càng cao; lợi nhuận càng lớn; ngành ngân hàng càng tập trung; nền kinh tế tăng trưởng; lãi suất thị trường liên ngân hàng càng cao và tỷ giá hối đoái càng thay đổi thì sẽ làm gia tăng chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu. Bên cạnh đó, tác giả còn phát hiện tác động ngược chiều với chênh lệch thu nhập ròng của ngân hàng từ các yếu tố: quy mô ngân hàng; vốn an toàn; thanh khoản; thu nhập ngoài lãi. Thêm vào đó, Gunter và các cộng sự
  • 11. 2 (2013) nghiên cứu các yếu tố quyết định chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở Áo, kết quả nghiên cứu của họ cho thấy các ngân hàng cho vay càng nhiều; chi phí nhân viên càng cao; chi phí hoạt động càng cao; nắm giữ nhiều tài sản rủi ro; năng lực cạnh tranh càng lớn; nền kinh tế tăng trưởng càng cao; lãi suất ngắn hạn và lãi suất dài hạn càng cao thì sẽ làm gia tăng chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu. Hay như Dumicic và Ridzak (2013) nghiên cứu các yếu tố quyết định chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở các quốc gia thuộc khu vực Trung và Đông Âu cho thấy: các ngân hàng có chi phí hoạt động càng lớn; thu nhập ngoài lãi càng nhiều; nắm giữ càng nhiều tài sản thanh khoản; rủi ro tín dụng càng cao; lãi suất liên ngân hàng càng cao thì sẽ làm giảm mức chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng. Năm 2018, Mwamtambulo và Ntulo nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở Tanzania cho thấy rằng, khi các ngân hàng thu được thu nhập ngoài lãi càng lớn thì sẽ làm giảm mức chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng. Nhìn chung, có rất nhiều yếu tố tác động đến chênh lệch thu nhập ròng của ngân hàng. Sự tác động của các nhân tố đó có thể làm tăng hoặc giảm chênh lệch thu nhập ròng của NHTM tại các quốc gia khác nhau. Ở Việt Nam, mặc dù hiện nay nguồn thu của các ngân hàng đã được đa dạng hóa từ các nguồn thu nhập ngoài lãi cho vay như kinh doanh ngoại hối, phí. Tuy nhiên, thu nhập từ lãi cho vay vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng cơ cấu thu nhập của các NHTM, trên 70% tổng thu nhập của các NHTM (Nguyễn Minh Sáng và các cộng sự, 2014). Vì vậy, việc nghiên cứu về chênh lệch thu nhập ròng cũng như các yếu tố tác động đến chênh lệch thu nhập ròng là rất quan trọng, từ đó có thể đánh giá tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, khả năng quản lý nợ và tài sản của các NHTM Việt Nam giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2017. Các nhà kinh tế học cho rằng, một mức chênh lệch thu nhập ròng cao đóng vai trò cản trở việc mở rộng trung gian tài chính cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển của một nền kinh tế. Tuy nhiên, một mức chênh lệch thu nhập ròng cao còn cho thấy ngân hàng hoạt động hiệu quả trong tăng
  • 12. 3 trưởng thu nhập. Trong những năm qua, các ngân hàng thương mại Việt Nam đang có chênh lệch thu nhập ròng biến động tăng giảm liên tục. Biểu đồ 1.1 Chênh lệch thu nhập ròng của các NHTM tại VN từ năm 2013 đến năm 2017 (Nguồn: Tổng hợp từ Fiinbro) Cần làm gì để tác động điều chỉnh mức chênh lệch thu nhập ròng phù hợp với mục tiêu lợi nhuận của mỗi ngân hàng hay đưa ra khuyến nghị về chính sách điều hành của NHNN như thế nào trong từng giai đoạn tăng trưởng phát triển của nền kinh tế. Đó là lý do tác giả thực hiện đề tài phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2017 cho Luận văn Thạc sĩ kinh tế củ mình.
  • 13. 4 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu của bài nghiên cứu này là để phân tích các yếu tố tác động đến chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam . Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu này, Luận văn đưa ra các câu hỏi nghiên cứu và tìm kiếm câu trả lời để làm rõ mục tiêu nghiên cứu mà Luận văn đề ra, cụ thể: Thứ nhất: Có những yếu tố nào tác động đến chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng thương mại? Thứ hai: Tác động của các yếu tố này đến chênh lệch thu nhập ròng đáng kể không? Cùng chiều hay ngược chiều? 1.3 Phạm vi nghiên cứu Các nghiên cứu đã được thực hiện và trưng ra bằng chứng cho thấy ảnh hưởng đến chênh lệch thu nhập ròng của các NHTM gồm rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên, khi nghiên cứu cho các NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2017, bài nghiên cứu tập trung chủ yếu đến các yếu tố: rủi ro tín dụng; rủi ro thanh khoản; lợi nhuận ngân hàng; quy mô ngân hàng; chi phí hoạt động; mức độ tập trung ngành ngân hàng; tăng trưởng kinh tế và lạm phát. 1.4 Phương pháp nghiên cứu Luận văn phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chênh lệch thu nhập ròng của 25 NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2017 dựa trên dữ liệu là dạng dữ liệu bảng và để tránh nội sinh tồn tại trong mô hình nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp ước lượng GMM hệ thống 2 bước để hồi quy phương trình nghiên cứu. 1.5 Bố cục Luận văn bao gồm 5 chương: Chương 1: Giới thiệu. Trong chương này Luận văn cứu trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu đồng thời đưa ra phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa mà đề tài mang lại.
  • 14. 5 Chương 2:Tổng quan các nghiên cứu trước. Luận văn giới thiệu tổng quan lý thuyết về các thước đo khả năng sinh lợi của các ngân hàng: ROE, ROA và chênh lệch thu nhập ròng. Sau đó Luận văn tiến hành tổng quan các yếu tố tác động chênh lệch thu nhập ròng thông qua bằng chứng thực nghiệm trước đây tại các quốc gia. Cuối cùng, Luận văn tóm tắt các nghiên cứu về các yếu tố và sự tác động tuơng quan của chúng với chênh lệch thu nhập ròng của ngân hàng. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương này Luận văn thể hiện quy trình thực hiện, mô hình nghiên cứu bao gồm các yếu tố nào, kỳ vọng tương quan của các yếu tố đó như thế nào? Đồng thời trình bày dữ liệu nghiên cứu, cách đo lường các biến số và phương pháp mà Luận văn dùng để ước lượng mô hình nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Trước khi tiến hành ước lượng ảnh hưởng của các yếu tố đến chênh lệch thu nhập ròng, đề tài thực hiện thống kê mô tả các biến số có trong mô hình nghiên cứu. Sau đó, xem xét ma trận tương quan giữa các biến để lựa chọn phương pháp ước lượng thích hợp. Cuối cùng Luận văn đi đến kết quả nghiên cứu và thảo luận mà Luận văn có được. Chương 5: Kết luận. Chương này góp phần tổng kết cá kết luận chính mà Luận văn có được từ bài nghiên cứu, đưa ra các ý kiến đề xuất cho các nhà quản lý ngân hàng cũng như các nhà hoạch định chính sách khi có mong muốn cải thiện chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng. Đồng thời ở chương này tác giả cũng nêu rõ những hạn chế và hướng phát triển của đề tài sau này 1.6 Ý nghĩa nghiên cứu Mặc dù có khá nhiều nghiên cứu định lượng đã được tiến hành nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở nhiều nước trên thế giới, nhưng theo hiểu biết của tác giả, chưa có nhiều nghiên cứu rõ ràng về tác động các nhân tố đến chênh lệch thu nhập ròng được thực hiện tại Việt Nam. Nhằm tạo cơ sở cho việc đưa ra những khuyến nghị để nâng cao hiệu quả
  • 15. 6 hoạt động tại Việt Nam, tác giả đã nghiên cứu và tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ chênh lệch thu nhập ròng của ngân hàng thương mại Việt Nam. Về mặt học thuật: Thông qua việc xem xét các yếu tố tác động đến chênh lệch thu nhập ròng của ngân hàng, Bài nghiên cứu tóm tắt lại lý thuyết, khái niệm cũng như các bằng chứng thực nghiệm về các nghiên cứu liên quan đến chênh lệch thu nhập ròng của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu được tác giả kỳ vọng sẽ nới rộng ra thêm các bằng chứng thực nghiệm về các yếu tố tác động đến chênh lệch thu nhập ròng tại các quốc gia mới nổi như Việt Nam. Về mặt thực tiễn: Bài nghiên cứu được kỳ vọng sẽ giúp cho các NHTM Việt Nam nhận diện rõ hơn các nhân tố tác động đến chênh lệch thu nhập ròng của ngân hàng. Từ đó có nền tản cho ra giải pháp giúp các nhà quản trị ngân hàng và Chính phủ cải thiện thu nhập ròng của các NHTM
  • 16. 7 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 2.1 Thước đo khả năng sinh lời của ngân hàng - chênh lệch thu nhập ròng Đo lường khả năng sinh lợi của một ngân hàng có nhiều thước đo. Cũng như nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) cũng là hai chỉ số tiêu biểu dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của ngân hàng. ROA là chỉ số lợi nhuận cho biết lợi nhuận ròng ngân hàng đạt được từ một trăm đồng đầu tư vào tổng tài sản. 𝑅𝑂𝐴 = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑟ò𝑛𝑔 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑐ó 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞 𝑢 â 𝑛 𝑥 100% Đây là thước đo đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng vì mọi tài sản đều là những khoản đầu tư. Một mức ROA thấp là kết quả của một chính sách đầu tư hay cho vay không hiệu quả hoặc chi phí hoạt động của ngân hàng quá mức. Ngược lại, mức ROA cao phản ánh ngân hàng sử dụng một cơ cấu tài sản hợp lý, chính sách kinh doanh và đầu tư tài sản hiệu quả. ROE là chỉ số lợi nhuận cho biết lợi nhuận ròng ngân hàng đạt được từ một trăm đồng vốn chủ sở hữu. 𝑅𝑂𝐸 = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑟ò𝑛 𝑔 𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 𝑥 100% Đây là chỉ số cho thấy hiệu quả của vốn chủ sở hữu, chỉ số này cho biết một đơn vị vốn chủ sở hữu bỏ tạo ra được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận ròng. ROE cao là mục tiêu tìm kiếm của bất kỳ người chủ sở hữu ngân hàng nào. Hoạt động chính của một ngân hàng thương mại ngày càng đa dạng và phức tạp, ngoài hoạt động cơ bản là huy động tiền gửi và cho vay, càng ngày càng phát
  • 17. 8 sinh thêm nhiều hoạt động kinh doanh khác như kinh doanh chứng khoán, công cụ phái sinh, dịch vụ bảo lãn, giao dịch ngoại hối…. Tuy nhiên, phải nhấn mạnh rằng, huy động vốn từ tiền gửi khách hàng và cho vay luôn là hoạt động chính đem về doanh thu chính cho ngân hàng xuyên suốt từ trước đến nay, cho nên Chênh lệch thu nhập ròng mới là chỉ số đặc trưng đánh giá khả năng sinh lời của ngân hàng. Có nhiều định nghĩa khác nhau về chênh lệch thu nhập ròng của ngân hàng trong các bài nghiên cứu trên thế giới. Như trong bài nghiên cứu của Chirwa và Mlachila (2004), tác giả đã chỉ rõ có đến sáu định nghĩa khác nhau về chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng trong phân tích kinh tế. Chúng có thể được phân thành hai nhóm: hướng tiếp cận hẹp và hướng tiếp cận rộng. Theo đó, Brock và Rojas-Suarez (2000) phân biệt giữa định nghĩa hẹp và rộng về chênh lệch thu nhập ròng bằng cách loại trừ hoặc bao gồm các khoản phí và hoa hồng liên quan đến các giao dịch cho vay và tiền gửi. Việc bao gồm các khoản phí và hoa hồng phản ánh toàn bộ chi phí ngân hàng phải trả cho người gửi tiền và thu nhập ngân hàng có được từ người đi vay. Dựa vào đó, bài Luận văn sử dụng hai cách định nghĩa về chênh lệch thu nhập ròng trong phân tích như sau: Định nghĩa theo hướng tiếp cận rộng: 𝐶ℎê𝑛ℎ 𝑙ệ𝑐ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑟ò𝑛𝑔 = 𝑇𝑁𝐿𝑇 ∑𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 sinh 𝑙ã𝑖 (1) Thu nhập từ lãi thuần (TNLT) là tổng thu nhập lãi từ các khoản cho vay khách hàng, chứng khoán đầu tư, tiền gửi từ NHNN, cho vay các tổ chức tín dụng và thu khác từ hoạt động tín dụng trừ đi chi phí lãi và các khoản tương tự. Tài sản sinh lãi = Tiền gửi tại NHNN + Tiền gửi lại các Tổ chức tài chính khác + Chứng khoán đầu tư + Cho vay khách hàng Định nghĩa theo hướng tiếp cận hep:
  • 18. 9 𝐶ℎê𝑛ℎ 𝑙ệ𝑐ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑟ò𝑛𝑔 = 𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑡ừ 𝑙ã𝑖 − 𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑡ừ 𝑙ã𝑖 (2) ∑𝐶ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 ∑𝑇𝑖ề𝑛 𝑔ử𝑖 Xét về góc độ kinh tế, đối với hầu hết các ngân hàng, chênh lệch thu nhập ròng đại điện cho một phần quan trọng trong thu nhập hoạt động. Chênh lệch thu nhập ròng tăng cho thấy các ngân hàng quản trị tài sản tốt. Ngược lại chênh lệch thu nhập ròng có xu hướng thấp cho thấy lợi nhuận ngân hàng đang bị co hẹp. Xét về góc độ lợi ích xã hội, chênh lệch thu nhập ròng ở mức nào là tốt, mức nào là xấu vẫn còn là vấn đề cần phải làm rõ (Doliente,2005). Một mức chênh lệch thu nhập ròng thấp có thể cho thấy sự cạnh tranh hoạt động hiệu quả của ngân hàng. Tuy nhiên nếu một môi trường kinh tế mà các ngân hàng yếu kém được phép hoạt động và thực hiện chiến lược cấp tín dụng với lãi suất cho vay thấp để tăng thị phần thì tỷ lệ chênh lệch thu nhập ròng thấp chưa thể khẳng định là tốt. (Doliente, 2005). Tóm lại, điểm quan trọng của tất cả các mô hình đều nhấn mạnh rằng, tồn tại một mức chênh lệch thu nhập ròng tối ưu khi các ngân hàng đối mặt với rủi ro kinh tế, sự cạnh tranh của các ngân hàng trong thị trường mà ngân hàng đang hoạt động, và khẩu vị rủi ro của các nhà quản trị ngân hàng (Hanweck và Ryu, 2005). 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chênh lệch thu nhập ròng Angbazo (1997) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở Mỹ bằng cách phân tích dữ liệu dạng bảng của 286 NHTM có tổng tài sản từ 1 tỷ USD trở lên từ năm 1989 đến năm 1993. Trong nghiên cứu này, chênh lệch thu nhập ròng được đo lường bởi chênh lệch giữa thu nhập lãi thuần trên tổng tài sản. Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng các yếu tố độc lập về đặc điểm ngân hàng gồm: rủi to tín dụng; rủi ro phá sản; rủi ro lãi suất; rủi ro thanh khoản; vốn chủ sở hữu; chất lượng quản trị. Ở mức ý nghĩa 10% sau khi sử dụng phương pháp hồi quy OLS và bài nghiên cứu phát hiện ra rủi ro phá sản; rủi ro tín dụng; vốn chủ sở hữu; chất lượng quản trị có mối tương quan dương với chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng. Kết quả này phản ánh rằng, các ngân hàng có
  • 19. 10 rủi ro phá sản; rủi ro tín dụng; vốn chủ sở hữu cao và nắm giữ nhiều tài sản sinh lợi thì sẽ làm gia tăng chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu. Bên cạnh đó, rủi ro lãi suất và thanh khoản lại có mối tương quan âm với chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở mức ý nghĩa thống kê 10%. Điều này cho thấy rằng các ngân hàng có rủi ro lãi suất càng cao và nắm giữ nhiều thanh khoản thì sẽ càng giảm mức chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng. Maudos và Guevara (2004) nghiên cứu các yếu tố quyết định chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở Châu Âu bằng cách phân tích dữ liệu dạng bảng với 2279 NHTM từ năm 1993 đến năm 2000. Trong nghiên cứu này, chênh lệch thu nhập ròng được đo lường chênh lệch giữa thu nhập lãi thuần trên tổng tài sản.Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng các yếu tố độc lập: (1) các đặc điểm ngân hàng gồm năng lực cạnh tranh; chi phí hoạt động; vốn chủ sở hữu; rủi ro tín dụng; tính thanh khoản; quy mô ngân hàng và (2) các đặc điểm ngành và kinh tế vĩ mô gồm: mức độ tập trung ngành và lãi suất trên thị trường liên ngân hàng. Hơn thế nữa, nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy OLS và tìm thấy rằng năng lưc cạnh tranh; rủi ro tín dụng; vốn chủ sở hữu; tính thanh khoản và lãi suất trên thị trường liên ngân hàng có mối tương quan dương với chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở mức ý nghĩa 10%. Kết quả này phản ánh rằng các ngân hàng có năng lực cạnh tranh càng lớn, rủi ro tín dụng càng cao, nắm giữ nhiều vốn chủ sở hữu, tính thanh khoản ngân hàng càng cao và lãi suất trên thị trường liên ngân hàng càng cao thì sẽ làm gia tăng chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu. Bên cạnh đó, quy mô và chi phí hoạt động của ngân hàng được tìm thấy có mối tương quan âm với chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở mức ý nghĩa thống kê 10%. Điều này cho thấy rằng các ngân hàng có quy mô càng lớn và chi phí hoạt động càng cao sẽ càng giảm mức chênh lệch thu nhập ròng của họ. Gunter và các cộng sự (2013) nghiên cứu các yếu tố quyết định chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở Áo bằng cách phân tích dữ liệu dạng bảng với 1011 NHTM từ năm 1996 đến năm 2012. Trong nghiên cứu này, tương tự như hai
  • 20. 11 nghiên cứu trên chênh lệch thu nhập ròng được đo lường bởi chênh lệch giữa thu nhập lãi thuần trên tổng tài sản. Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng các yếu tố độc lập: (1) các đặc điểm ngân hàng bao gồm dư nợ cho vay; tiền gửi khách hàng; thu nhập từ phí và dịch vụ; chi phí nhân viên; chi phí hoạt động khác; vốn cấp 1; tài sản có trọng số rủi ro; rủi ro tín dụng; năng lực cạnh tranh và (2) các đặc điẻm ngành và kinh tế vĩ mô bao gồm: tăng trưởng kinh tế; lạm phát; lãi suất ngắn hạn và lãi suất dài hạn. Ở đây tác giả sử dụng phương pháp hồi quy OLS và FGLS và tìm thấy rằng: dư nợ cho vay; chi phí nhân viên; chi phí hoạt động khác; tài sản có trọng số rủi ro; năng lực cạnh tranh; tăng trưởng kinh tế; lãi suất ngắn hạn và lãi suất dài hạn có mối tương quan dương với chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở mức ý nghĩa 10%. Kết quả này phản ánh rằng các ngân hàng có năng lực cạnh tranh càng lớn; cho vay càng nhiều; chi phí nhân viên càng cao; chi phí hoạt động khác càng cao; nắm giữ nhiều tài sản rủi ro; tăng trưởng kinh tế càng cao; lãi suất ngắn hạn càng cao và lãi suất dài hạn càng cao thì sẽ làm gia tăng chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu. Bên cạnh đó, tiền gửi khách hàng; thu nhập từ phí và dịch vụ; vốn cấp 1; rủi ro tín dụng và lạm phát được tìm thấy có mối tương quan âm với chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở mức ý nghĩa thống kê 10%. Điều này cho thấy rằng các ngân hàng có tiền gửi khách hàng càng nhiều; thu nhập từ phí và dịch vụ càng lớn; vốn cấp 1 càng cao; rủi ro tín dụng cao và lạm phát cao sẽ càng giảm mức chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng. Barajas và các cộng sự (1999) nghiên cứu các yếu tố quyết định chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở Colombia bằng cách phân tích dữ liệu dạng bảng với các NHTM từ năm 1974 đến năm 1996. Trong nghiên cứu này, khác với các nghiên cứu đã được tìm hiểu ở trên chênh lệch thu nhập ròng được đo lường bởi chênh lệch giữa tỷ lệ thu nhập từ lãi trên tổng cho vay và tỷ lệ chi phí từ lãi trên tổng tiền gửi khách hàng. Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng các biến độc lập các đặc điểm ngân hàng bao gồm năng lực cạnh tranh; dư nợ cho vay; chi phí lương cho nhân viên và rủi ro tín dụng. Hơn thế nữa, nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy OLS và tìm thấy rằng năng lực cạnh tranh; chi phí lương cho nhân viên và rủi ro tín
  • 21. 12 dụng có mối tương quan dương với chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở mức ý nghĩa 10%. Kết quả này phản ánh rằng các ngân hàng có năng lực cạnh tranh càng lớn; chi phí nhân viên càng cao và rủi ro tín dụng càng cao thì sẽ làm gia tăng chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu. Bên cạnh đó, dư nợ cho vay được tìm thấy có mối tương quan âm với chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở mức ý nghĩa thống kê 10%. Điều này cho thấy rằng các ngân hàng cho vay càng nhiều thì sẽ càng giảm mức chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng. Afanasieff và các cộng sự (2002) nghiên cứu các yếu tố quyết định chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở Brazil bằng cách phân tích dữ liệu dạng bảng với 142 ngân hàng thương mại từ năm 1997 đến năm 2000. Trong nghiên cứu này, chênh lệch thu nhập ròng được đo lường chênh lệch giữa tỷ lệ thu nhập từ lãi trên tổng cho vay và tỷ lệ chi phí từ lãi trên tổng tiền gửi khách hàng. Nghiên cứu sử dụng các yếu tố độc lập: các đặc điểm ngân hàng bao gồm chi phí hoạt động; tính thanh khoản; thu từ phí và dịch vụ; đòn bẩy; biến giả ngân hàng nước ngoài. Phương pháp hồi quy OLS được sử dụng trong mô hình nghiên cứu của bài nghiên cứu và tìm thấy rằng, chi phí hoạt động; thu từ phí và dịch vụ có mối tương quan dương với chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở mức ý nghĩa 10%. Kết quả này phản ánh rằng các ngân hàng có chi phí hoạt động càng cao; thu từ phí và dịch vụ càng lớn thì sẽ làm gia tăng chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu. Bên cạnh đó, biến giả đại diện ngân hàng nước ngoài được tìm thấy có mối tương quan âm với chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở mức ý nghĩa thống kê 10%. Điều này cho thấy rằng các ngân hàng nước ngoài thì có mức chênh lệch thu nhập ròng thấp hơn các ngân hàng nội địa. Ngoài ra các yếu tố khác không tác động đáng kể đến chênh lệch thu nhập ròng. Dabla – Norris và Floerkemeier (2007) nghiên cứu các yếu tố quyết định chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở Armenia bằng cách phân tích dữ liệu dạng bảng với 20 NHTM từ năm 2002 đến năm 2006. Trong nghiên cứu này, chênh
  • 22. 13 lệch thu nhập ròng được đo lường : (1) chênh lệch giữa thu nhập từ lãi trên cho vay và chi phí từ lãi trên tiền gửi khách hàng và (2) tỷ lệ thu nhập lãi thuần trên tổng tài sản. Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng các yếu tố độc lập: (1) các đặc điểm ngân hàng bao gồm chi phí hoạt động; quy mô ngân hàng; thu nhập ngoài lãi; vốn an toàn; lợi nhuận; thanh khoản; tiền gửi khách hàng và (2) các đặc điểm ngành và kinh tế vĩ mô bao gồm mức độ tập trung ngành; tăng trưởng kinh tế; lạm phát; lãi suất thị trường liên ngân hàng; sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái. Bài nghiên cứu này sử dụng phương pháp hồi quy OLS và tìm thấy rằng chi phí hoạt động; lợi nhuận; mức độ tập trung ngành; tăng trưởng kinh tế; lãi suất thị trường liên ngân hàng và sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái có mối tương quan dương với chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở mức ý nghĩa 10%. Kết quả này phản ánh rằng các ngân hàng có chi phí hoạt động càng cao; lợi nhuận càng lớn; ngành ngân hàng càng tập trung; nền kinh tế càng tăng trưởng; lãi suất thị tường liên ngân hàng càng cao và tỷ giá hối đoái càng thay đổi thì sẽ làm gia tăng chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu. Bên cạnh đó, quy mô ngân hàng; vốn an toàn; thanh khoản; thu nhập ngoài lãi được tìm thấy có mối tương quan âm với chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở mức ý nghĩa thống kê 10%. Điều này cho thấy rằng các ngân hàng có quy mô càng lớn; tỷ lệ an toàn vốn càng cao; nắm giữ nhiều tài sản thanh khoản và thu được nhiều thu nhập ngoài lãi thì sẽ làm giảm mức chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng Khawaja và Din (2007) nghiên cứu các yếu tố quyết định chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở Pakistan bằng cách phân tích dữ liệu dạng bảng với 29 NHTM từ năm 1998 đến năm 2005. Trong nghiên cứu này, chênh lệch thu nhập ròng được đo lường bởi chênh lệch giữa thu nhập từ lãi trên cho vay và chi phí từ lãi trên tiền gửi khách hàng. Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng các biến độc lập: (1) các đặc điểm ngân hàng bao gồm rủi ro tín dụng; chi phí hoạt động; vốn chủ sở hữu; năng lực cạnh tranh; thanh khoản và (2) các đặc điểm ngành và kinh tế vĩ mô bao gồm mức độ tập trung ngành; lạm phát; lãi suất thực và tăng trưởng kinh tế. Hơn thế nữa, nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy FGLS và tìm thấy rằng
  • 23. 14 thanh khoản, năng lực cạnh tranh, rủi ro tín dụng, chi phí hoạt động và lãi suất thực có mối tương quan dương với chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở mức ý nghĩa 10%. Kết quả này phản ánh rằng các ngân hàng nắm giữ nhiều tài sản thanh khoản; năng lực cạnh tranh; rủi ro tín dụng; chi phí hoạt động và lãi suất thực cao thì sẽ làm gia tăng chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu. Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế được tìm thấy có mối tương quan âm với chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở mức ý nghĩa thống kê 10%. Điều này cho thấy rằng nền kinh tế tăng trưởng thì sẽ làm giảm mức chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng. Các yếu tố còn lại không có tác động đáng kể đến chênh lệch thu nhập ròng. Maudos và Solis (2009) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở Mexico bằng cách phân tích dữ liệu dạng bảng với 43 NHTM từ năm 1993 đến năm 2005. Trong nghiên cứu này, chênh lệch thu nhập ròng được đo lường bởi tỷ lệ thu nhập lãi thuần trên tổng tài sản. Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng các biến độc lập: (1) các đặc điểm ngân hàng bao gồm năng lực cạnh tranh; chi phí hoạt động; rủi ro tín dụng; vốn chủ sở hữu; rủi ro thị trường; quy mô ngân hàng; thu nhập ngoài lãi; thanh khoản; chất lượng quản trị; dư nợ cho vay và (2) các đặc điểm kinh tế vĩ mô bao gồm tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Hơn thế nữa, nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy GMM và tìm thấy rằng năng lực cạnh tranh; chi phí hoạt động; vốn chủ sở hữu; rủi ro tín dụng; rủi ro thị trường; thanh khoản có mối tương quan dương với chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở mức ý nghĩa 10%. Kết quả này phản ánh rằng các ngân hàng có năng lực cạnh tranh càng cao; chi phí hoạt động càng lớn; vốn chủ sở hữu càng cao; rủi ro tín dụng càng lớn; rủi ro thị trường càng lớn và nắm giữ càng nhiều tài sản thanh khoản thì sẽ làm gia tăng chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu. Bên cạnh đó, chất lượng quản trị, thu nhập ngoài lãi và dư nợ cho vay được tìm thấy có mối tương quan âm với chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở mức ý nghĩa thống kê 10%. Điều này cho thấy rằng các ngân hàng càng có chất lượng quản trị càng tốt; thu nhập ngoài lãi càng cao và dư nợ cho vay càng nhiều thì sẽ
  • 24. 15 làm giảm mức chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng. Các yếu tố còn lại không có tác động đáng kể đến chênh lệch thu nhập ròng. Dumicic và Ridzak (2013) nghiên cứu các yếu tố quyết định chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở các quốc gia thuộc khu vực Trung và Đông Âu bằng cách phân tích dữ liệu dạng bảng với 152 NHTM từ năm 1999 đến năm 2010. Trong nghiên cứu này, chênh lệch thu nhập ròng được đo lường bởi tỷ lệ thu nhập lãi thuần trên tài sản sinh lời. Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng các yếu tố độc lập: (1) các đặc điểm ngân hàng bao gồm chi phí hoạt động; vốn chủ sở hữu; thu nhập ngoài lãi; rủi ro tín dụng; thanh khoản và (2) các đặc điểm ngành và kinh tế vĩ mô bao gồm mức độ tập trung ngành; tăng trưởng kinh tế; nợ chính phủ; lãi suất liên ngân hàng và lạm phát. Hơn thế nữa, nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy GMM và tìm thấy rằng vốn chủ sở hữu; lạm phát; nợ chính phủ và mức độ tập trung ngành có mối tương quan dương với chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở mức ý nghĩa 10%. Kết quả này phản ánh rằng các ngân hàng có vốn chủ sở hữu càng nhiều; lạm phát cao; nợ chính phủ càng nhiều và ngành ngân hàng càng tập trung thì sẽ làm gia tăng chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu. Bên cạnh đó, chi phí hoạt động; thu nhập ngoài lãi; thanh khoản; rủi ro tín dụng; lãi suất liên ngân hàng được tìm thấy có mối tương quan âm với chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở mức ý nghĩa thống kê 10%. Điều này cho thấy rằng các ngân hàng càng có chi phí hoạt động càng lớn; thu nhập ngoài lãi càng nhiều; nắm giữ càng nhiều tài sản thanh khoản; rủi ro tín dụng càng cao; lãi suất liên ngân hàng càng cao thì sẽ làm giảm mức chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng. Các yếu tố còn lại không có tác động đáng kể đến chênh lệch thu nhập ròng. Ramful (2001) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở Mauritius bằng cách phân tích dữ liệu dạng bảng với 10 NHTM từ năm 1994 đến năm 1999. Trong nghiên cứu này, chênh lệch thu nhập ròng được đo lường bởi chênh lệch giữa thu nhập từ lãi trên cho vay và chi phí từ
  • 25. 16 lãi trên tiền gửi. Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng các yếu tố độc lập: (1) các đặc điểm ngân hàng bao gồm chi phí hoạt động; thanh khoản; rủi ro tín dụng; thu nhập ngoài lãi và (2) các đặc điểm ngành và kinh tế vĩ mô bao gồm mức độ tập trung ngành; lãi suất tín phiếu. Hơn thế nữa, nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy OLS và tìm thấy rằng chi phí hoạt động có mối tương quan dương với chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở mức ý nghĩa 10%. Kết quả này phản ánh rằng các ngân hàng có chi phí hoạt động càng lớn thì sẽ làm gia chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu. Ngoài ra các yếu tố còn lại không có tác động đáng kể đến chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng. Chirwa và Mlachila (2004) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở Malawi bằng cách phân tích dữ liệu dạng bảng với 5 ngân hàng thương mại từ năm 1989 đến năm 1999. Trong nghiên cứu này, chênh lệch thu nhập ròng được đo lường : (1) chênh lệch giữa thu nhập từ lãi trên cho vay và chi phí từ lãi trên tiền gửi khách hàng và (2) tỷ lệ thu nhập lãi thuần trên tổng tài sản. Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng các yếu tố độc lập: (1) các đặc điểm ngân hàng bao gồm rủi ro tín dụng; chi phí hoạt động; quy mô ngân hàng và (2) các đặc điểm ngành và kinh tế vĩ mô bao gồm mức độ tập trung ngành; thanh khoản thị trường; lãi suất chiết khấu; lạm phát; chỉ số sản xuất công nghiệp. Hơn thế nữa, nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy OLS và tìm thấy rủi ro tín dụng; chi phí hoạt động; quy mô ngân hàng; mức độ tập trung ngành ngân hàng; lãi suất chiết khấu; lạm phát có mối tương quan dương với chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở mức ý nghĩa 10%. Kết quả này phản ánh rằng các ngân hàng có rủi ro tín dụng càng cao; chi phí hoạt động càng lớn; quy mô càng lớn ngành ngân hàng càng tập trung; lãi suất chiết khấu càng cao; lạm phát cao thì sẽ làm gia tăng chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu. Bên cạnh đó, chỉ số sản xuất công nghiệp được tìm thấy có mối tương quan âm với chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở mức ý nghĩa thống kê 10%. Điều này cho thấy rằng khi quốc gia có mức sản xuất công nghiệp càng cao thì sẽ làm giảm mức chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng.
  • 26. 17 Mujeri và Younus (2009) nghiên cứu các yếu tố quyết định chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở Bangladesh bằng cách phân tích dữ liệu dạng bảng với 48 NHTM từ năm 2004 đến năm 2008. Trong nghiên cứu này, chênh lệch thu nhập ròng được đo lường bởi chênh lệch giữa thu nhập từ lãi trên cho vay và chi phí từ lãi trên tiền gửi khách hàng và (2) tỷ lệ thu nhập lãi thuần trên tổng tài sản. Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng các yếu tố độc lập: (1) các đặc điểm ngân hàng bao gồm dư nợ cho vay; chi phí hoạt động; quy mô ngân hàng; thu nhập ngoài lãi và (2) các đặc điểm kinh tế vĩ mô bao gồm lãi suất tiền gửi; lạm phát. Hơn thế nữa, nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy OLS và tìm thấy chi phí hoạt động; quy mô ngân hàng và lãi suất tiền gửi có mối tương quan dương với chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở mức ý nghĩa 10%. Kết quả này phản ánh rằng các ngân hàng có chi phí hoạt động càng cao, quy mô càng lớn, lãi suất tiền gửi càng cao thì sẽ làm gia tăng chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu. Bên cạnh đó, dư nợ cho vay, thu nhập ngoài lãi được tìm thấy có mối tương quan âm với chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở mức ý nghĩa thống kê 10%. Điều này cho thấy rằng khi các ngân hàng cho vay càng nhiều và thu được thu nhập ngoài lãi càng lớn thì sẽ làm giảm mức chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng. Were và Wambua (2014) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở Kenya bằng cách phân tích dữ liệu dạng bảng với 31 NHTM từ năm 2002 đến năm 2011. Trong nghiên cứu này, chênh lệch thu nhập ròng được đo lường bởi chênh lệch giữa tỷ lệ thu nhập từ lãi trên cho vay khách hàng và tỷ lệ chi phí từ lãi trên tiền gửi khách hàng. Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng các yếu tố độc lập: (1) các đặc điểm ngân hàng gồm rủi ro tín dụng; quy mô ngân hàng; chi phí hoạt động; rủi ro thanh khoản; lợi nhuận; thu nhập lãi thuần; (2) các đặc điểm ngành và kinh tế vĩ mô gồm tăng trưởng kinh tế và lãi suất điều hành chính sách tiền tệ. Hơn thế nữa, nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy OLS và tìm thấy rằng quy mô ngân hàng, chi phí hoạt động, rủi ro tín dụng, lợi nhuận, thu nhập lãi thuần và lãi suất điều hành chính sách tiền tệ có mối tương quan dương với chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở mức ý nghĩa 10%. Kết
  • 27. 18 quả này phản ánh rằng các ngân hàng có quy mô lớn; rủi ro tín dụng cao; chi phí hoạt động cao; lợi nhuận cao; thu nhập lãi thuần cao và lãi suất điều hành chính sách tiền tệ tăng thì sẽ làm gia tăng chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu. Bên cạnh đó, thanh khoản được tìm thấy có mối tương quan âm với chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở mức ý nghĩa thống kê 10%. Điều này cho thấy rằng các ngân hàng có tính thanh khoản càng cao thì sẽ càng giảm mức chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng. Mwamtambulo và Ntulo (2018) nghiên cứu các yếu tố quyết định chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở Tanzania bằng cách phân tích dữ liệu dạng bảng với 7 NHTM từ năm 2002 đến năm 2009. Trong nghiên cứu này, chênh lệch thu nhập ròng được đo lường bởi chênh lệch giữa thu nhập từ lãi trên cho vay và chi phí từ lãi trên tiền gửi. Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng các yếu tố độc lập các đặc điểm ngân hàng bao gồm thanh khoản; chi phí hoạt động; rủi ro tín dụng; thu nhập ngoài lãi. Hơn thế nữa, nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy OLS và tìm thấy chi phí hoạt động có mối tương quan dương với chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở mức ý nghĩa 10%. Kết quả này phản ánh rằng các ngân hàng có chi phí hoạt động càng cao thì sẽ làm gia tăng chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu. Bên cạnh đó, thu nhập ngoài lãi được tìm thấy có mối tương quan âm với chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở mức ý nghĩa thống kê 10%. Điều này cho thấy rằng khi các ngân hàng thu được thu nhập ngoài lãi càng lớn thì sẽ làm giảm mức chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng. Các yếu tố khác không có tác động đáng kể đến mức chênh lệch thu nhập ròng. Bảng 2.1: Bảng tóm tắt các bằng chứng thực nghiệm nghiên cứu trước đây. Nghiên cứu Đo lường chênh lệch thu nhập ròng Kết quả nghiên cứu (Mối tương quan với chênh lệch thu nhập ròng)
  • 28. 19 Angbazo (1997) TNLT ∑Tài sản sinh lời - Các ngân hàng có rủi ro phá sản; rủi ro tín dụng; vốn chủ sở hữu cao và nắm giữ nhiều tài sản sinh lợi thì sẽ làm gia tăng chênh lệch thu nhập ròng - Các ngân hàng có rủi ro lãi suất càng cao và nắm giữ nhiều thanh khoản thì sẽ càng giảm mức chênh lệch thu nhập ròng Maudos và Guevara (2004) TNLT ∑ Tài sản - Các ngân hàng có năng lực cạnh tranh càng lớn, rủi ro tín dụng càng cao, nắm giữ nhiều vốn chủ sở hữu, tính thanh khoản ngân hàng càng cao và lãi suất trên thị trường liên ngân hàng càng cao thì sẽ làm gia tăng chênh lệch thu nhập ròng - Các ngân hàng có quy mô càng lớn và chi phí hoạt động càng cao sẽ càng giảm mức chênh lệch thu nhập ròng Gunter và các cộng sự (2013) TNLT ∑ Tài sản - Các ngân hàng có năng lực cạnh tranh càng lớn; cho vay càng nhiều; chi phí nhân viên càng cao; chi phí
  • 29. 20 hoạt động khác càng cao; nắm giữ nhiều tài sản rủi ro; tăng trưởng kinh tế càng cao; lãi suất ngắn hạn càng cao và lãi suất dài hạn càng cao thì sẽ làm gia tăng chênh lệch thu nhập ròng - Các ngân hàng có tiền gửi khách hàng càng nhiều; thu nhập từ phí và dịch vụ càng lớn; vốn cấp 1 càng cao; rủi ro tín dụng cao và lạm phát cao sẽ càng giảm mức chênh lệch thu nhập ròng Barajas và các cộng sự (1999) TNTL Cho vay − CPTL Tiền gửi - Các ngân hàng có năng lực cạnh tranh càng lớn; chi phí nhân viên càng cao và rủi ro tín dụng càng cao thì sẽ làm gia tăng chênh lệch thu nhập ròng - Các ngân hàng cho vay càng nhiều thì sẽ càng giảm mức chênh lệch thu nhập ròng Afanasieff và các cộng sự (2002) TNTL Cho vay − CPTL Tiền gửi - Các ngân hàng có chi phí hoạt động càng cao; thu từ phí và dịch vụ càng lớn thì sẽ làm gia tăng chênh lệch thu nhập ròng
  • 30. 21 - Các ngân hàng nước ngoài thì có mức chênh lệch thu nhập ròng thấp hơn các ngân hàng nội địa Dabla – Norris và Floerkemeier (2007) TNTL CPTL − Cho vay Tiền gửi Và: TNLT ∑ Tài sản - Các ngân hàng có chi phí hoạt động càng cao; lợi nhuận càng lớn; ngành ngân hàng càng tập trung; nền kinh tế càng tăng trưởng; lãi suất thị tường liên ngân hàng càng cao và tỷ giá hối đoái càng thay đổi thì sẽ làm gia tăng chênh lệch thu nhập ròng - Các ngân hàng có quy mô càng lớn; tỷ lệ an toàn vốn càng cao; nắm giữ nhiều tài sản thanh khoản và thu được nhiều thu nhập ngoài lãi thì sẽ làm giảm mức chênh lệch thu nhập ròng Khawaja và Din (2007) TNTL CPTL − Cho vay Tiền gửi - Các ngân hàng nắm giữ nhiều tài sản thanh khoản; năng lực cạnh tranh; rủi ro tín dụng; chi phí hoạt động và lãi suất thực cao thì sẽ làm gia tăng chênh lệch thu nhập ròng - Nền kinh tế tăng trưởng thì
  • 31. 22 sẽ làm giảm mức chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng Maudos và Solis (2009) TNLT ∑ Tài sản - Các ngân hàng có năng lực cạnh tranh càng cao; chi phí hoạt động càng lớn; vốn chủ sở hữu càng cao; rủi ro tín dụng càng lớn; rủi ro thị trường càng lớn và nắm giữ càng nhiều tài sản thanh khoản thì sẽ làm gia tăng chênh lệch thu nhập ròng - Các ngân hàng càng có chất lượng quản trị càng tốt; thu nhập ngoài lãi càng cao và dư nợ cho vay càng nhiều thì sẽ làm giảm mức chênh lệch thu nhập ròng Dumicic và Ridzak (2013) TNLT ∑Tài sản sinh lời - Các ngân hàng có vốn chủ sở hữu càng nhiều; lạm phát cao; nợ chính phủ càng nhiều và ngành ngân hàng càng tập trung thì sẽ làm gia tăng chênh lệch thu nhập ròng - Các ngân hàng càng có chi phí hoạt động càng lớn; thu nhập ngoài lãi càng nhiều; nắm giữ càng nhiều tài sản
  • 32. 23 thanh khoản; rủi ro tín dụng càng cao; lãi suất liên ngân hàng càng cao thì sẽ làm giảm mức chênh lệch thu nhập ròng Ramful (2001) TNTL CPTL − Cho vay Tiền gửi - Các ngân hàng có chi phí hoạt động càng lớn thì sẽ làm gia chênh lệch thu nhập ròng Chirwa và Mlachila (2004) TNTL CPTL − Cho vay Tiền gửi Và: TNLT ∑ Tài sản - Các ngân hàng có rủi ro tín dụng càng cao; chi phí hoạt động càng lớn; quy mô càng lớn ngành ngân hàng càng tập trung; lãi suất chiết khấu càng cao; lạm phát cao thì sẽ làm gia tăng chênh lệch thu nhập ròng - Quốc gia có mức sản xuất công nghiệp càng cao thì sẽ làm giảm mức chênh lệch thu nhập ròng Mujeri và Younus (2009) TNTL CPTL − Cho vay Tiền gửi Và TNLT ∑ Tài sản - Các ngân hàng có chi phí hoạt động càng cao, quy mô càng lớn, lãi suất tiền gửi càng cao thì sẽ làm gia tăng chênh lệch thu nhập ròng - Các ngân hàng cho vay càng nhiều và thu được thu nhập ngoài lãi càng lớn thì
  • 33. 24 sẽ làm giảm mức chênh lệch thu nhập ròng Were và Wambua (2014) TNTL Cho vay − CPTL Tiền gửi - Các ngân hàng có quy mô lớn; rủi ro tín dụng cao; chi phí hoạt động cao; lợi nhuận cao; thu nhập lãi thuần cao và lãi suất điều hành chính sách tiền tệ tăng thì sẽ làm gia tăng chênh lệch thu nhập ròng - Các ngân hàng có tính thanh khoản càng cao thì sẽ càng giảm mức chênh lệch thu nhập ròng Mwamtambulo và Ntulo (2018) TNTL Cho vay − CPTL Tiền gửi - Các ngân hàng có chi phí hoạt động càng cao thì sẽ làm gia tăng chênh lệch thu nhập ròng - Các ngân hàng thu được thu nhập ngoài lãi càng lớn thì sẽ làm giảm mức chênh lệch thu nhập ròng (Nguồn: Tổng hợp từ tác giả)
  • 34. 25 Bảng 2.1: Bảng tóm tắt các yếu tố được sử dụng trong các mô hình nghiên cứu. Biến Đo lường Dấu kỳ vọng Nghiên cứu trước Phụ thuộc Intspread Tỷ lệ thu nhập lãi thuần trên tổng tài sản Độc lập CR Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay + Angbazo (1997) Gunter và các cộng sự (2013) Khawaja và Din (2007) Maudos và Solisa (2009) Barajas và các cộng sự (1999) Chirwa và Mlachila (2004) SIZE Logarithm tự nhiên tổng tài sản ngân hàng - Maudos và Guevara Dabla – Norris và Floerkemeier (2007) Chirwa và Mlachila (2004) Were và Wambua (2014) LIQUID Tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản ngân hàng. - Gunter và các cộng sự (2013) Khawaja và Din (2007) Dumicic và Ridzak (2013) Were và Wambua (2014) PROFITT Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản ngân hàng. + Gunter và các cộng sự (2013) Khawaja và Din (2007) Dumicic và Ridzak (2013) Chirwa và Mlachila (2004)
  • 35. 26 OC Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động - Maudos và Guevara(2004) Gunter và các cộng sự (2013) Afanasieff và các cộng sự (2002) Dabla – Norris và Floerkemeier (2007) Khawaja và Din (2007) Maudos và Solisa (2009) Ramful (2001) Mujeri và Younus (2009) Were và Wambua (2014) Mwamtambulo và Ntulo (2018) INDCON Tỷ lệ 03 ngân hàng lớn nhất Việt Nam trong tổng tài sản của hệ thống ngân hàng + Dabla – Norris và Floerkemeier (2007) Dumicic và Ridzak (2013) Chirwa và Mlachila (2004) GDPGR Sự gia tăng trong GDP - Gunter và các cộng sự (2013) Khawaja và Din (2007) Dumicic và Ridzak (2013) Chirwa và Mlachila (2004) Mujeri và Younus (2009) INFL Sự gia tăng trong chỉ số giá tiêu dùng - Gunter và các cộng sự (2013) Dumicic và Ridzak (2013) Chirwa và Mlachila (2004)
  • 36. 27 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Dữ liệu nghiên cứu Như được trình bày trong chương 1, mục tiêu nghiên cứu của bài nghiên cứu là xem xét ảnh hưởng của các yếu tố đến chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam. Để giải quyết yêu cầu đó, bài nghiên cứu tổng hợp các số liệu tài chính của các NHTM tại Việt Nam có được từ các báo cáo tài chính và số liệu kinh tế vĩ mô Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2005 – 2017. Trong đó các báo cáo tài chính của các ngân hàng được thu thập và tổng hợp bởi FiinPro; đồng thời dữ liệu về kinh tế vĩ mô và đặc điểm ngành ngân hàng của Việt Nam có được từ cơ sở dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WorldBank). Bên cạnh đó, để đạt được mẫu nghiên cứu cuối cùng không bị chệch nhiều so với các ngân hàng đang hoạt động bình thường, bài nghiên cứu tiến hành lượt bỏ các ngân hàng không công bố báo cáo tài chính, các ngân hàng không có sẵn dữ liệu liên tục từ năm 2005 – 2017 hoặc các ngân hàng thương mại hoạt động yếu kém trong thời gian vừa qua, như là các ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam bị mua lại 0 đồng bởi Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng bị sáp nhập vào các ngân hàng khác (chẳng hạn Ngân hàng TMCP Đông Á, Ngân hàng TMCP Phương Nam, Ngân hàng TMCP Đại Dương…). Cho nên bài nghiên cứu cuối cùng bao gồm 25 NHTM cổ phần đang hoạt động tại Việt Nam trong mẫu nghiên cứu với chi tiết các ngân hàng được thể hiện trong bảng sau.
  • 37. 28 Bảng 3.1 Danh sách ngân hàng thương mại cổ phần trong mẫu nghiên cứu của Luận văn STT Tên ngân hàng thương mại cổ phần Giai đoạn 1 Ngân hàng TMCP Á Châu 2007 - 2017 2 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 2006 - 2017 3 Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 2006 - 2017 4 Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam 2006 - 2017 5 Ngân hàng TMCP Kiên Long 2006 - 2017 6 Ngân hàng TMCP Quân Đội 2008 - 2017 7 Ngân hàng TMCP Quốc Dân 2006 - 2017 8 Ngân hàng TMCP Sài gòn Hà nội 2006 - 2017 9 Ngân hàng TMCP Sài gòn Thương tín 2009 - 2017 10 Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam 2006 - 2017 11 Ngân hàng TMCP Quốc tế 2006 - 2017 12 Ngân hàng TMCP An Bình 2007 - 2017 13 Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà TP HCM 2007 - 2017 14 Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt 2007 - 2017 15 Ngân hàng TMCP Hàng Hải 2007 - 2017 16 Ngân hàng TMCP Nam Á 2009 - 2017 17 Ngân hàng TMCP Bắc Á 2008 - 2017 18 Ngân hàng TMCP Phương Đông 2008 - 2017 19 Ngân Hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex 2007 - 2017 20 Ngân hàng TMCP Đông Nam Á 2006 - 2017 21 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương 2009 - 2017 22 Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam 2007 - 2017 23 Ngân hàng TMCP Tiên Phong 2006 - 2017 24 Ngân hàng TMCP Việt Á 2006 - 2017 25 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng 2007 - 2017
  • 38. 29 (Nguồn: Tổng hợp từ FiinPro) 3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Mô hình nghiên cứu - mô tả biến Qua các bằng chứng thực nghiệm đã được trình bày trong chương 2, tác động của các yêu tố đặc điểm của ngân hàng, đặc điểm ngành và các yếu tố kinh tế vĩ mô đã được đề cập trong các nghiên cứu của: Demirguc – Kunt và Huizinga (1998), Chirwa và Mlachila (2004), Ben Naceur và Goaied (2008), Entrop và các cộng sự (2012), Siddiqui (2012)). Với mục tiêu nghiên cứu tác động của các yêu tố đến chênh lệch thu nhập ròng của các NHTM tại Việt Nam, bài nghiên cứu được tác giả thực hiện dựa trên mô hình nghiên cứu của Were và các cộng sự (2014) đã dùng. Bằng cách sử dụng các yếu tố như quy mô; rủi ro tín dụng; rủi ro thanh khoản; chi phí hoạt động; lợi nhuận làm đại diện cho các đặc điểm ngân hàng và các yếu tố mức độ tập trung ngành, tăng trưởng kinh tế và lạm phát làm đại diện cho các đặc điểm ngành và kinh tế vĩ mô. Ta có phương trình nghiên cứu như sau: 𝑰𝑵𝑻𝑺𝑷𝑹𝑬𝑨𝑫𝒊𝒕 = 𝑎𝟎 + 𝑎𝟏 ∗ 𝑪𝑹𝒊𝒕 + 𝑎𝟐 ∗ 𝑺𝑰𝒁𝑬𝒊𝒕 + 𝑎𝟑 ∗ 𝑷𝑹𝑶𝑭𝑰𝑻𝒊𝒕 + 𝑎𝟒 ∗ 𝑶𝑪𝒊𝒕 + 𝑎𝟓 ∗ 𝑳𝑰𝑸𝑼𝑰𝑫𝒊𝒕 + 𝑎𝟔 ∗ 𝑰𝑵𝑫𝑪𝑶𝑵𝒊𝒕 + 𝑎𝟕 ∗ 𝑮𝑫𝑷𝑮𝑹𝒊𝒕 + 𝑎𝟖 ∗ 𝑰𝑵𝑭𝒍𝒊𝒕 + 𝗌𝒊𝒕 Trong đó, 𝑰𝑵𝑻𝑺𝑷𝑹𝑬𝑨𝑫𝒊𝒕 là biến phụ thuộc và thể hiện mức chênh lệch thu nhập ròng của ngân hàng. Như đã làm rõ ở Chương 2, mục 2.1, trong bài nghiên cứu của mình tác giả sử dụng định nghĩa chênh lệch thu nhập ròng theo hai hướng tiếp cận. Định nghĩa theo hướng rộng: Chênh lệch thu nhập ròng là tỷ lệ thu nhập lãi thuần trên tổng tài sản, 𝐶ℎê𝑛ℎ 𝑙ệ𝑐ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑟ò𝑛𝑔 = 𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑡ừ 𝑙ã𝑖 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 ∑ 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 (1)
  • 39. 30 Định nghĩa theo hướng hẹp: chênh lệch giữa tỷ lệ thu từ lãi trên cho vay và tỷ lệ chi phí từ lãi trên tiền gửi khách hàng 𝐶ℎê𝑛ℎ 𝑙ệ𝑐ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑟ò𝑛𝑔 = 𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑡ừ 𝑙ã𝑖 − 𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑡ừ 𝑙ã𝑖 (2) ∑𝐶ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 ∑𝑇𝑖ề𝑛 𝑔ử𝑖 𝑪𝑹𝒊𝒕 là rủi ro tín dụng và được tính bởi tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay. 𝐶𝑅 = 𝑁ợ 𝑥ấ𝑢 𝐷ư 𝑛ợ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 Các nghiên cứu trước đây cho rằng một trong những loại rủi ro có ảnh hưởng mạnh nhất đến lợi nhuận của ngân hàng chính là rủi ro tín dụng. Cụ thể, khi rủi ro tín dụng gia tăng thì lợi nhuận của ngân hàng sẽ giảm đi, gây ra các hệ lụy trong dài hạn ở tương lai (Athanasoglou và các cộng sự, 2008). Do đó, theo quan điểm này các ngân hàng có thể nâng cao lợi nhuận bằng cách giảm thiểu rủi ro tín dụng thông qua các việc làm như giám sát, theo dõi và kiểm soát các khoản vay sau khi đã cấp tín dụng cho các khách hàng của ngân hàng. Đồng thời, Miller và Noulas (1997) đã tìm thấy rằng các định chế tài chính càng đối mặt với rủi ro cho vay càng nhiều thì sẽ càng giữ nhiều nợ xấu trong danh mục cho vay và do đó sẽ có lợi nhuận thấp. Mặc dù tồn tại mối tương quan âm giữa rủi ro tín dụng và thu nhập lãi thuần như đã được tìm thấy ở các nghiên cứu trước đây, nhưng vẫn có một số bài nghiên cứu (Figlewski và các cộng sự, 2012; Lin và các cộng sự, 2012) cho rằng các khoản vay có rủi ro càng cao thì các nhà quản trị ngân hàng sẽ yêu cầu gia tăng lãi suất cho vay cũng như là một phần bù đắp cho rủi ro tín dụng mà ngân hàng đang gánh chịu, dẫn đến kết quả thu nhập lãi thuần của các ngân hàng này sẽ cao hơn. Vì vậy, bài nghiên cứu kỳ vọng rằng rủi ro tín dụng của ngân hàng sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng. Thêm vào đó, tương tự như cách đo lường của Were và các cộng sự (2014), rủi ro tín dụng được xác định bởi nợ xấu trên dư nợ cho vay của ngân hàng. Một sự gia tăng trong tỷ lệ này hàm ý rằng rủi ro tín dụng đang gia tăng của ngân hàng
  • 40. 31 𝑺𝑰𝒁𝑬𝒊𝒕 là quy mô ngân hàng và được tính bởi logarithm tự nhiên tổng tài sản ngân hàng. 𝑆𝐼𝑍𝐸𝑖𝑡 = 𝐿𝑜𝑔 (∑𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛) Quy mô ngân hàng được cho rằng là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến các chính sách, chiến lược cũng như tình hình hoạt động của các ngân hàng, do đó sẽ có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng. Đồng thời Athanasoglou và các cộng sự (2008) đã cho rằng quy mô có ảnh hưởng cùng chiều đến lợi nhuận của các doanh nghiệp. Theo khía cạnh này, Goddard và các cộng sự (2004) đã hỗ trợ bằng lập luận của các tác giả khi cho rằng các ngân hàng có thể tận dụng lợi thế quy mô để khuếch đại lợi nhuận. Các nghiên cứu trước đây cũng lập luận theo một khía cạnh khác, khi các ngân hàng càng có quy mô càng lớn thì sẽ càng có sự phức tạp trong quá trình kinh doanh do đó sẽ có thể phải gánh chịu rủi ro càng lớn, và cho nên sẽ phải gia tăng phần thu nhập lãi thuần để bù đắp phần rủi ro này, kết quả là sẽ cải thiện chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng này (Moudos và Solis, 2009). Vì vậy bài nghiên cứu kỳ vọng rằng quy mô sẽ có tác động cùng chiều và đáng kể đến chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu. Bên cạnh đó, tương tự như cách đo lường của Were và các cộng sự (2014), quy mô ngân hàng được tính toán bởi logarithm tự nhiên của tổng tài sản. Một sự gia tăng trong giá trị này hàm ý rằng quy mô ngân đang gia tăng.. 𝑷𝑹𝑶𝑭𝑰𝑻𝒊𝒕 là lợi nhuận ngân hàng và được tính bởi tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản ngân hàng. 𝑃𝑅𝑂𝐹𝐼𝑇 = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế ∑ 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 Lợi nhuận thường được đo lường bởi tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản và có khả năng giải thích được lợi nhuận tổng thể của ngân hàng từ việc sử dụng danh mục tài sản của ngân hàng (bao gồm cả cho vay và đầu tư). Chỉ số này
  • 41. 32 cũng có thể đo lường được mức độ hiệu quả trong việc quản trị của ngân hàng. Một ngân hàng có lợi nhuận cao thì thường sẽ có khuynh hướng có chênh lệch lãi suất cho vay và huy động thấp hơn, và điều này có nghĩa là nếu mọi yếu tố khác không đổi thì chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng có lợi nhuận cao sẽ thấp hơn. Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng các ngân hàng có lợi nhuận cao là kết quả của sự chênh lệch lãi suất giữa cho vay và huy động cao (Dabla-Norris và Floerkemeier, 2007; Afzal, 2011). Vì vậy bài nghiên cứu kỳ vọng rằng lợi nhuận sẽ có tác động đáng kể đến chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu. Bên cạnh đó, tương tự như cách đo lường của Were và các cộng sự (2014), lợi nhuận của ngân hàng được tính toán bởi tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản. Một sự gia tăng trong giá trị này hàm ý rằng lợi nhuận của ngân hàng đang tăng, hiệu quả quản trị đang tăng. 𝑶𝑪𝒊𝒕 là chi phí hoạt động và được tính bởi tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động 𝑂𝐶 = 𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí ℎ𝑜ạ𝑡 độ𝑛𝑔 𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 ℎ𝑜ạ𝑡 độ𝑛𝑔 Chi phí hoạt động được xem như là yếu tố quan trọng đối với NHTM và do đó sẽ có tác động đến chênh lệch thu nhập ròng của ngân hàng thông qua lãi suất cho vay và lãi suất huy động ngân hàng (Tarus và các cộng sự, 2012). Các ngân hàng sẽ gánh chịu chi phí của việc thực hiện nhiệm vụ trung gian tài chính như giám sát các khoản vay đã cấp cho các khách hàng, cũng như đánh giá hồ sơ của người đi vay và theo dõi các dự án mà ngân hàng đang liên kết cấp tín dụng. Một sự gia tăng trong chi phí hoạt động được cho rằng sẽ có tác động cùng chiều đến chênh lệch thu nhập ròng. Nguyên nhân bởi vì các ngân hàng phải trải qua giai đoạn có chi phí hoạt động cao thì thường sẽ thực hiện gia tăng lãi suất cho vay so với lãi suất huy động đề nhằm bù đắp phần tăng trong chi phí hoạt động, nói cách khác chênh lệch thu nhập ròng sẽ gia tăng (Maudos và Fernández de Guevara, 2004; Martinez
  • 42. 33 Peria và Mody, 2004). Các nghiên cứu thực nghiệm của Claessens và các cộng sự (2001), Abreu và Mendes (2003), Samy (2003), Carbo và Rodriguez (2007), Ugur và Erkus (2010), Maria và Agoraki (2010), Tarus và các cộng sự (2012). Vì vậy bài nghiên cứu kỳ vọng rằng chi phí hoạt động sẽ có tác động cùng chiều và đáng kể đến chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu. Bên cạnh đó, tương tự như cách đo lường của Were và các cộng sự (2014), chi phí hoạt động của ngân hàng được tính toán bởi tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động. Một sự gia tăng trong giá trị này hàm ý rằng chi phí hoạt động ngân hàng đang tăng, hiệu quả chi phí đang giảm. 𝑳𝑰𝑸𝑼𝑰𝑫𝒊𝒕 là rủi ro thanh khoản và được tính bởi tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản ngân hàng 𝐿𝐼𝑄𝑈𝐼𝐷𝑖𝑡 = 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 ∑ 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 Rủi ro thanh khoản thường được xác định bằng tỷ lệ tài sản thanh khoản ngân hàng nắm giữ trên tổng tài sản của ngân hàng. Rủi ro này thể hiện tình trạng ngân hàng không có đủ tiền mặt hoặc khả năng vay mượn nhằm đáp ứng các khoản rút tiền ồ ạt của các khách hàng gửi tiền hoặc nhu cầu giải ngân mới. Rủi ro thanh khoản được kỳ vọng có tác động cùng chiều và đáng kể đến chênh lệch thu nhập ròng (Angbazo, 1997). Các ngân hàng có rủi ro thanh khoản cao thì thường có xu hướng vay mượn các nguồn vốn với chi phí cao và do đó sẽ tính vào lãi suất cho vay áp dụng cho các khách hàng một phần bù thanh khoản, và điều này dẫn đến chênh lệch thu nhập ròng cao. (Khawaja và Din, 2007; Ahokpossi, 2013; Were và các cộng sự, 2014). Vì vậy Luận văn kỳ vọng rằng rủi ro thanh khoản sẽ có tác động cùng chiều đáng kể đến chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu. Bên cạnh đó, tương tự như cách đo lường của Were và các cộng sự (2014),
  • 43. 34 rủi ro thanh khoản của ngân hàng được tính toán bởi tỷ lệ tài sản thanh khoản được nắm giữ trên tổng tài sản. Một sự gia tăng trong tỷ lệ này hàm ý rằng rủi ro thanh khoản của ngân hàng đang giảm. 𝑰𝑵𝑫𝑪𝑶𝑵𝒊𝒕 là mức độ tập trung ngành ngân hàng và được tính bởi tỷ lệ 03 ngân hàng lớn nhất Việt Nam trong tổng tài sản của hệ thống ngân hàng. Theo giả thuyết sức mạnh thị trường (Market power) và cấu trúc hiệu quả, thì mức độ tập trung ngân hàng và lợi nhuận của ngân hàng sẽ có mối tương quan cùng chiều với nhau (Almeida và Divino, 2015; Saona, 2016). Bourke (1989) và Molyneux và Thornton (1992) khẳng định rằng mối quan hệ cùng chiều giữa mức độ tập trung ngân hàng và lợi nhuận của ngân hàng là do: mức độ tập trung ngân hàng càng cao cho thấy thị trường ngân hàng đang có sự độc quyền càng cao, cho nên khi đó sự gia tăng trong sức mạnh thị trường sẽ tạo ra lợi nhuận độc quyền. Bên cạnh đó, giả thuyết thông đồng (collusion hypothesis) cũng ủng hộ một mối quan hệ cùng chiều giữa giữa mức độ tập trung ngân hàng và lợi nhuận của ngân hàng. Theo đó giả thuyết này cho rằng thị trường càng tập trung thì sẽ làm giảm chi phí thông đồng giữa các ngân hàng và do đó sẽ đẩy nhanh quá trình thông đồng giữa các ngân hàng với nhau. Tuy nhiên nếu số lượng ngân hàng đang hoạt động nhiều thì chi phí thông đồng sẽ gia tăng bởi vì việc thông đồng sẽ trở nên khó thực hiện (Goddard và các cộng sự, 2004). Tuy nhiên, nếu sự thông đồng có thể diễn ra, các ngân hàng sẽ có thể kiếm nhiều lợi nhuận hơn. Cho nên trong Luận văn này, mối quan hệ cùng chiều giữa mức độ tập trung ngân hàng và chênh lệch thu nhập ròng của ngân hàng được kỳ vọng tương tự với kỳ vọng của Saona (2016) đã kỳ vọng trong nghiên cứu của tác giả. 𝑮𝑫𝑷𝑮𝑹𝒊𝒕 là tăng trưởng kinh tế và được tính bởi sự gia tăng trong GDP 𝐺𝐷𝑃𝑅 = 𝐺𝐷𝑃𝑡 − 𝐺𝐷𝑃𝑡−1 𝐺𝐷𝑃𝐺𝑅𝑡−1
  • 44. 35 Tăng trưởng kinh tế được xem như là yếu tố quan trọng trong việc xác định chênh lệch thu nhập ròng bởi vì tăng trưởng kinh tế có tác động đến nguồn cung và cầu của các dịch vụ ngân hàng chẳng hạn như tiền gửi và cho vay. Tuy nhiên, tác động của tăng trưởng kinh tế đến chênh lệch thu nhập ròng thì lại tương đối không rõ ràng. Trong khi một số nghiên cứu lại cho rằng tăng trưởng kinh tế và chênh lệch thu nhập ròng sẽ có mối tương quan âm như nghiên cứu Demirguc – Kunt và Huizinga (1999), Demirguc - Kunt và các cộng sự (2004), Carbo và Rodriguez (2007). Cụ thể các nghiên cứu này cho rằng sự gia tăng trong tăng trưởng kinh tế là kết quả của sự gia tăng các hoạt động thực của nền kinh tế và cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của người đi vay của ngân hàng. Sự cải thiện hiệu quả hoạt động này sẽ làm giảm rủi ro của người đi vay và do đó phần bù rủi ro sẽ bị suy giảm tương ứng, trong tình huống này, các ngân hàng sẽ phải giảm lãi suất cho vay tương ứng. Nói cách khác, chênh lệch thu nhập ròng giảm. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu thực nghiệm khác tìm thấy tăng trưởng kinh tế có tác động cùng chiều đến chênh lệch thu nhập ròng như Claessens và các cộng sự (2001). Lập luận cho mối quan hệ này là các các ngân hàng quan tâm vào khối lượng cho vay hơn là lãi suất cho vay, cho nên khi nền kinh tế tăng trưởng tốt thì sẽ giúp cho các công ty mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư máy móc thiết bị và dẫn đến nhu cầu vay vốn cao hơn. Điều này sẽ làm gia tăng thu từ lãi của các ngân hàng và kết quả là chênh lệch thu nhập ròng sẽ tăng. Vì vậy Luận văn kỳ vọng rằng tăng trưởng kinh tế sẽ có tác động đáng kể đến chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu. Bên cạnh đó, tương tự như cách đo lường của Were và các cộng sự (2014), tăng trưởng kinh tế được tính toán bởi sự gia tăng trong GDP của quốc gia. Một sự gia tăng trong giá trị này hàm ý rằng nền kinh tế Việt Nam đang có sự tăng trưởng. 𝑰𝑵𝑭𝒍𝒊𝒕 là lạm phát và được tính bởi sự gia tăng trong chỉ số giá tiêu dùng. 𝐼𝑁𝐹𝐿 = 𝐶𝑃𝐼𝑡 − 𝐶𝑃𝐼𝑡−1 𝐶𝑃𝐼𝑡
  • 45. 36 Một số nghiên cứu gần đây đã có những chú ý tương đối đến tác động của lạm phát đến chênh lệch thu nhập ròng (Rasiah, 2010). Chẳng hạn như Perry (1992) đã lập luận tác động của lạm phát đến chênh lệch thu nhập ròng của ngân hàng sẽ phụ thuộc vào việc mức lạm phát của quốc gia có được dự báo hay không được dự báo. Nếu lạm phát được dự báo đúng thì các ngân hàng có thể tiến hành điều chỉnh lãi suất áp dụng cho các khách hàng đang giao dịch với ngân hàng ngay lập tức, và do đó sẽ gia tăng chênh lệch thu nhập ròng. Mặt khác, nếu lạm phát không được dự báo (hoặc dự báo sai) thì các ngân hàng sẽ thụ động trong việc điều chỉnh lãi suất áp dụng cho các khách hàng đang giao dịch với ngân hàng, và điều này sẽ ảnh hưởng ngược chiều đến chênh lệch thu nhập chênh lệch thu nhập ròng. Qua đây có thể thấy rằng, trong trường hợp nào, lạm phát cũng đều có tác động đáng kể đến chênh lệch thu nhập ròng. Một số nghiên cứu của Demirguc – Kunt và Huizinga (1999), Claessens và các cộng sự (2001), Drakos (2003) đã tìm thấy mối tương quan dương giữa lạm phát và chênh lệch thu nhập ròng. Trong khi đó, Abreu và Mendes (2003), Samy (2003), Martinez và Mody (2004), Maria và Agoraki (2010) phát hiện thấy mối tương quan âm giữa lạm phát và chênh lệch thu nhập ròng. Vì vậy bài nghiên cứu kỳ vọng rằng lạm phát sẽ có tác động đáng kể đến chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu. Bên cạnh đó, tương tự như cách đo lường của Were và các cộng sự (2014), lạm phát được tính toán bởi sự gia tăng trong chỉ số giá tiêu dùng của quốc gia. Một sự gia tăng trong giá trị này hàm ý rằng lạm phát của quốc gia đang gia tăng. 𝗌𝒊𝒕 sai số mô hình
  • 46. 37 Bảng 3.2 Kỳ vọng dấu hồi quy các biến trong mô hình Biến Ký hiệu Đo lường Dấu kỳ vọng Biến phụ thuộc Chênh lệch thu nhập ròng INTSPREAD1 𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑡ừ 𝑙ã𝑖 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 ∑ 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 Chênh lệch thu nhập ròng INTSPREAD2 𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑡ừ 𝑙ã𝑖 𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑡ừ 𝑙ã𝑖 − ∑𝐶ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 ∑𝑇𝑖ề𝑛 𝑔ử𝑖 Biến độc lập Rủi ro tín dụng CR Nợ xấu Dư nợ cho vay +/- Quy mô SIZE 𝐿𝑜𝑔 (∑𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛) + Chi phí hoạt động OC Chi phí hoạt động Thu nhập hoạt động + Lợi nhuận PROFIT Lợi nhuận sau thuế ∑ Tài sản +/- rủi ro thanh khoản LIQUID Tài sản thanh khoản ∑ Tài sản + Mức độ tập trung ngành ngân hàng INDCON tỷ lệ 03 ngân hàng lớn nhất Việt Nam trong tổng tài sản của hệ thống ngân hàng + Tăng trưởng kinh tế GDPGR 𝐺𝐷𝑃𝑡 − 𝐺𝐷𝑃𝑡−1 𝐺𝐷𝑃𝐺𝑅𝑡−1 +/- Lạm phát INFL 𝐶𝑃𝐼𝑡 − 𝐶𝑃𝐼𝑡−1 𝐶𝑃𝐼𝑡 +/- (Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ dữ liệu nghiên cứu)
  • 47. 38 3.2.2 Phương pháp nghiên cứu – Quy trình thực hiện 3.2.2.1 Phương pháp nghiên cứu Saona (2016) đã cho rằng trong mô hình nghiên cứu của tác giả hiện tượng nội sinh có tồn tại khi xem xét ảnh hưởng của các yếu tố đến chênh lệch thu nhập ròng của ngân hàng, do đó Saona (2016) đã đề nghị sử dụng phương pháp hồi quy GMM để khắc phục vấn đề nội sinh giữa các biến số trong mô hình nghiên cứu. Hơn thế nữa các nghiên cứu trước đây có sử dụng phương pháp hồi quy GMM trong nghiên cứu thì đều đề cập rằng: ưu điểm của phương pháp này so với các phương pháp hồi quy là có thể khắc phục được vấn đề nội sinh, tự tương quan và phương sai thay đổi. Cho nên Luận văn nhận thấy đây là phương pháp hồi quy có thể khắc phục hầu hết các vấn đề tồn tại khi hồi quy bởi các phương pháp khác như phương pháp OLS, 2SLS. Đồng thời, qua việc kiểm định tự tương quan và phương sai thay đổi (như kết quả trong phần phụ lục), Luận văn thấy rằng tồn tại tự tương quan và phương sai thay đổi trong mô hình nghiên cứu. Cho nên kết hợp với các vấn đề đã đề cập (có thể tồn tại vấn đề nội sinh, và tồn tại tự tương quan và phương sai thay đổi), Luận văn sử dụng phương pháp hồi quy GMM như Saona (2016) đã đề nghị để có thể khắc phục hết các vấn đề này và đưa ra kêt quả nghiên cứu đáng tin cậy để phân tích. Tuy nhiên, tương tự như các phương pháp khác, để cho thấy kết quả ước lượng từ phương pháp hồi quy đã chọn là đáng tin cậy và có thể phân tích thì yêu cầu phải thỏa hai kiểm định là kiểm định AR(2) và kiểm định Hansen, trong đó kiểm định AR(2) xem xét vấn đề tự tương quan bậc hai, với giả thuyết H0 là không có tự tương quan bậc hai, do đó nếu p-value của kiểm định càng lớn (lớn hơn mức ý nghĩa thống kê) thì cho thấy không tồn tại tự tương quan trong mô hình. Và kiểm định Hansen xem xét tính giá trị của các biến công cụ với giả thuyết H0 của kiểm định là các biến công cụ không tương quan với phần dư của mô hình nghiên cứu, vì vậy nếu p-value của kiểm định lớn hơn mức ý nghĩa thống kê thì cho thấy các biến công cụ có giá trị. Khi thỏa cả hai kiểm định thì phương pháp ước lượng GMM có thể đưa ra kết quả đáng tin cậy.
  • 48. 39 3.2.2.2 Quy trình thực hiện Như đã đề cập ở trên cùng với các mục tiêu nghiên cứu cũng như câu hỏi nghiên cứu đã đề ra trong chương 01, Luận văn lần lượt thực hiện quy trình nghiên cứu như sau: Bước 1: Thống kê mô tả Bước đầu xem xét các giá trị thống kê của các biến số thông qua giá trị trung bình, giá trị độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất, trung vị và giá trị lớn nhất. Bước 2: Ma trận tương quan Sau đó bài nghiên cứu tiến hành lập ma trận tương quan nhằm mục đích xem xét mối tương quan tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc; cũng như xem xét hệ số tương quan giữa các biến độc lập để xem có tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình nghiên cứu hay không? Bước 3: Kiểm định phương sai thay đổi và tự tương quan Tiếp theo, bài nghiên cứu tiến hành kiểm định phương sai thay đổi và tự tương quan ở từng phương trình hồi quy để từ đó xem liệu nên dùng phương pháp ước lượng nào cho phù hợp? Phương pháp ước lượng OLS hay phương pháp ước lượng GMM? Trong trường hợp có tồn tại phương sai thay đổi hoặc tự tương quan thì phương pháp ước lượng GMM sẽ được sử dụng vì có thể khắc phục được phương sai thay đổi hoặc tự tương quan trong mô hình nghiên cứu. Bước 4: Kiểm định AR(2) và Hansen Tiếp theo, để cho thấy kết quả đạt được từ mô hình GMM là tin cậy, Bài nghiên cứu tiến hành thực hiện kiểm định AR(2) và Hansen. Bước 5: Phân tích kết quả nghiên cứu Cuối cùng, bài nghiên cứu sẽ phân tích và thảo luận các kết quả đạt được
  • 49. 40 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Mô tả thống kê Trước khi tiến hành ước lượng tác động của các yếu tố đến chênh lệch thu nhập ròng của các NHTM có trong mẫu nghiên cứu, đề tài thực hiện thống kê mô tả các biến số có trong mô hình nghiên cứu dựa vào các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất để người đọc có thể có cái nhìn tổng quan dữ liệu của đề tài. Bảng 4.1. cung cấp thống kê mô tả các biến này. Dựa vào bảng 4.1 có thể thấy rằng đại diện chênh lệch thu nhập ròng - INTSPREAD1, có giá trị trung bình 0.0265, số liệu này cho thấy rằng các NHTM cổ phần trong mẫu nghiên cứu có TNLT chiếm khoảng 2.65% so với tổng tài sản mà các ngân hàng này đang nắm giữ. Hơn thế nữa, có sự khác biệt trong chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng cũng như sự thay đổi trong chênh lệch thu nhập ròng qua từng năm khi Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Thành phố Hồ Chí Minh (HDBANK) năm 2013 là ngân hàng có chênh lệch thu nhập ròng thấp nhất với giá trị INTSPREAD1 đạt 0.0036 và Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) năm 2017 là ngân hàng có chênh lệch thu nhập ròng cao nhất với giá trị INTSPREAD1 đạt 0.0742. Tương tự vậy, chênh lệch thu nhập ròng được đo lường bởi INTSPREAD2 có giá trị trung bình 0.0380, số liệu này cho thấy rằng các NHTM cổ phần trong mẫu nghiên cứu đang có tỷ lệ thu từ lãi trên cho vay cao hơn tỷ lệ chi phí từ lãi trên tiền gửi khoảng 3.80%. Hơn thế nữa, có sự khác biệt trong chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng cũng như sự thay đổi trong chênh lệch thu nhập ròng qua từng năm khi Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Thành phố Hồ Chí Minh (HDBANK) năm 2013 là ngân hàng có chênh lệch thu nhập ròng thấp nhất với giá trị INTSPREAD2 đạt 0.0054 và Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) năm 2017 là ngân hàng có chênh lệch thu nhập ròng cao nhất với giá trị INTSPREAD2 đạt 0.0879.
  • 50. 41 Bảng 4.1. Mô tả thống kê Biến Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Trung vị Lớn nhất Số quan sát INTSPREAD1 0.0265 0.0102 0.0036 0.0256 0.0742 278 INTSPREAD2 0.0380 0.0137 0.0054 0.0357 0.0879 278 CR 0.0215 0.0130 0.0008 0.0204 0.0881 278 SIZE 31.7436 1.3103 27.7502 31.8023 34.7230 278 LIQUID 0.3866 0.1193 0.0794 0.3926 0.7493 278 PROFIT 0.0092 0.0062 0.0001 0.0081 0.0475 278 OC 0.5013 0.1471 0.1619 0.4835 0.9274 278 INDCON 43.8259 7.1577 37.4418 40.5539 65.6667 278 GDPGR 6.1363 0.6027 5.2470 6.2110 7.1300 278 INFL 8.3526 6.1782 0.8790 7.0550 23.1160 278 (Nguồn: Kết quả tính toán dữ liệu từ phần mềm Stata) Bên cạnh đó, rủi ro tín dụng - CR của ngân hàng có giá trị trung bình đạt 0.0215, cho thấy rằng các ngân hàng đang có 2.15% dư nợ nợ xấu trên tổng dư nợ mà ngân hàng đang cấp cho các khách hàng. Rủi ro thanh khoản của ngân hàng LIQUID có giá trị trung bình đạt 0.3866 cho thấy rằng các ngân hàng đang nắm giữ tài sản thanh khoản chiếm khoản 38.66% so với tổng tài sản mà ngân hàng có. Lợi nhuận ngân hàng PROFIT có giá trị trung bình đạt 0.0092 cho thấy rằng các ngân hàng đang tạo ra lợi nhuận sau thuế chiếm khoảng 0.92% so với tổng tài sản mà ngân hàng có. Chi phí hoạt động OC có giá trị trung bình đạt 0.5013, cho thấy rằng các ngân hàng đang có chi phí hoạt động chiếm khoảng 50.13% so với tổng thu nhập hoạt động mà ngân hàng đang tạo ra. Hơn thế nữa, các biến đại diện cho ngành và kinh tế vĩ mô của Việt Nam có giá trị như sau: mức độ tập trung ngành ngân hàng Việt Nam INDCON có giá trị trung bình đạt 43.8259, điều này cho thấy rằng tổng tài sản của 03 ngân hàng lớn
  • 51. 42 nhất Việt Nam chiếm khoảng 43.8259% so với tổng tài sản của hệ thống ngân hàng; tăng trưởng kinh tế GDPGR có giá trị trung bình đạt 6.1363, điều này cho thấy rằng nhìn chung GDP của Việt Nam tăng so với kỳ trước khoảng 6.1363%.; lạm phát INFL có giá trị trung bình đạt 8.3526, điều này cho thấy rằng chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam tăng so với năm trước khoảng 8.3526%. 4.2 Ma trận tương quan Sau khi phân tích thống kê mô tả các biến, tiếp theo đề tài sẽ lập ma trận tương quan giữa các biến độc lập và hai đại diện cho biến phụ thuộc lần lượt là INTSPREAD1 và INTSPREAD2 được trình bày trong bảng 4.2 và 4.3. Đầu tiên dựa vào bảng 4.2, có thể thấy rằng rủi ro tín dụng, lợi nhuận và lạm phát có mối tương quan dương với chênh lệch thu nhập ròng. Điều này cho thấy rằng rủi ro tín dụng, lợi nhuận, và lạm phát có khuynh hướng biến động cùng chiều với chênh lệch thu nhập lãi ròng.
  • 52. 41 Bảng 4.2 Ma trận tương quan giữa các biến độc lập và INTSPREAD1 INTSPREAD1 RRTD SIZE LIQUID PROFIT OC INDCON GDPGR INFL Ngoài ra, *, ** và *** thể hiện mức thống kê 0.10, 0.05 và 0.01.
  • 53. 42 INTSPREAD1 1 RRTD 0.0476 1 SIZE -0.0416 0.042 1 LIQUID -0.2981*** -0.0182 0.0104 1 PROFIT 0.4846*** - 0.2338*** -0.1923*** 0.0571 1 OC -0.2703*** 0.3108*** -0.0092 -0.1544*** -0.742*** 1 INDCON -0.099* - 0.1968*** -0.3597*** 0.0738 0.1617*** -0.2319*** 1 GDPGR -0.1111* - 0.3234*** -0.0124 0.0026 0.0447 -0.2246*** 0.3269*** 1 INFL 0.1122* 0.0302 -0.2597*** 0.1732*** 0.2994*** -0.1806*** 0.1075* -0.2667*** 1 (Nguồn: Kết quả tính toán dữ liệu từ phần mềm Stata)
  • 54. 42 Bảng 4.3 Ma trận tương quan giữa các biến độc lập và INTSPREAD2 INTSPREAD2 RRTD SIZE LIQUID PROFIT OC INDCON GDPGR INFL INTSPREAD2 1 RRTD 0.0371 1 Ngoài ra, *, ** và *** thể hiện mức thống kê 0.10, 0.05 và 0.01.
  • 55. 42 SIZE -0.2061*** 0.042 1 LIQUID 0.0385 -0.0182 0.0104 1 PROFIT 0.5534*** -0.2338*** -0.1923*** 0.0571 1 OC -0.3303*** 0.3108*** -0.0092 -0.1544*** -0.742*** 1 INDCON 0.0038 -0.1968*** -0.3597*** 0.0738 0.1617*** -0.2319*** 1 GDPGR -0.1453** -0.3234*** -0.0124 0.0026 0.0447 -0.2246*** 0.3269*** 1 INFL 0.2992*** 0.0302 -0.2597*** 0.1732*** 0.2994*** -0.1806*** 0.1075* -0.2667*** 1 (Nguồn: Kết quả tính toán dữ liệu từ phần mềm Stata)