SlideShare a Scribd company logo
1 of 84
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-----------0o0-----------
NGUYỄN VĂN LƢƠNG
QUY MÔ, QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP VÀ MỨC ĐỘ
RỦI RO CỦA CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH
BẰNG CHỨNG TẠI VIỆT NAM
Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-----------0o0-----------
NGUYỄN VĂN LƢƠNG
QUY MÔ, QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP VÀ MỨC ĐỘ
RỦI RO CỦA CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH
BẰNG CHỨNG TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã ngành: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VŨ VIỆT QUẢNG
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng bài luận văn “Quy mô, quản trị doanh nghiệp và mức độ
rủi ro của các định chế tài chính – Bằng chứng tại Việt Nam” là công trình
nghiên cứu của riêng rôi và có sự hỗ trợ của Giảng viên hướng dẫn là TS. Vũ
Việt Quảng. Các thông tin, dữ liệu sử dụng trong luận văn là trung thực; các nội
dung trích dẫn đều được ghi rõ nguồn gốc, các kết quả nghiên cứu được trình
bày trong luận văn này chưa được công bố tại bất kỳ công trình nghiên cứu nào
khác.
Tp Hồ Chí Minh, Ngày 19 tháng 03 năm 2019
Người thực hiện
Nguyễn Văn Lương
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
TÓM TẮT
ABSTRACT
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU.........................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài............................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................4
1.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ..................................................................4
1.4. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................5
1.5. Đóng góp của Luận văn .................................................................................6
1.6. Kết cấu luận văn.............................................................................................6
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................................8
2.1. Khung lý thuyết..............................................................................................8
2.2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây...........................................................11
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................17
3.1. Mô hình nghiên cứu .....................................................................................17
3.2. Mô tả biến nghiên cứu .................................................................................20
3.3. Dữ liệu và mẫu nghiên cứu..........................................................................27
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................29
4.1. Phân tích thống kê mô tả..............................................................................29
4.2. Ma trận hệ số tương quan.............................................................................32
4.3. Kết quả hồi quy............................................................................................34
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN.........................................................................................48
5.1. Kết luận........................................................................................................48
5.2. Đóng góp của đề tài nghiên cứu ..................................................................49
5.3. Hạn chế của đề tài nghiên cứu .....................................................................50
5.4. Hướng nghiên cứu tiếp theo.........................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................52
PHỤ LỤC.....................................................................................................................55
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Thuật ngữ Từ viết tắt
Fixed effect model – Mô hình hồi quy hiệu ứng cố định FEM
Random effect model – Mô hình hồi quy hiệu ứng ngẫu nhiên REM
Return on assets – Tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản ROA
Capital Adequacy Ratio – Tỷ lệ an toàn vốn CAR
Two-Stage least squares – Mô hình hồi quy 2 giai đoạn 2SLS
Chief Executive Officer – Tổng giám đốc điều hành CEO
Nhóm các nền kinh tế lớn, bao gồm 20 nền kinh tế lớn nhất Thế giới G20
Federal Reserve System – Cục dự trữ liên bang Mỹ FED
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội HNX
Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh HOSE
Thị trường phi tập trung OTC
Sàn chứng khoán Upcom UPCOM
Thương mại cổ phần TMCP
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Danh sách các ngân hàng ...............................................................................5
Bảng 2.1: Tổng hợp mối tương quan giữa quy mô doanh nghiệp, quản trị doanh
nghiệp và mức độ rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam theo giả thuyết
nghiên cứu.....................................................................................................................11
Bảng 2.2: Tóm tắt các ngiên cứu trước đây..................................................................15
Bảng 3.1: Tóm tắt biến và kỳ vọng dấu........................................................................25
Bảng 4.1: Thống kê mô tả biến được sử dụng trong mô hình ......................................31
Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan.............................................................................33
Bảng 4.3: Hồi quy ước lượng mối tương quan giữa quy mô doanh nghiệp và mức độ
rủi ro ( được đo lường bởi biến phụ thuộc ln(Z-score))...............................................36
Bảng 4.4: Hồi quy ước lượng mối tương quan giữa quy mô doanh nghiệp và mức độ
rủi ro (được đo lường bởi biến phụ thuộc ) ............................................................37
Bảng 4.5: Mô hình hồi quy 2SLS với biến phụ thuộc ln(Z-score) ...............................40
Bảng 4.6: Mô hình hồi quy 2SLS với biến phụ thuộc ..................................................41
Bảng 4.7: Mô hình hồi quy 2SLS với biến phụ thuộc CAR.........................................42
Bảng 4.8: Mô hình hồi quy 2SLS với biến phụ thuộc ROA.........................................43
Bảng 4.9: Mô hình hồi quy 2SLS với biến phụ thuộc ..................................................44
Bảng 4.10: Hồi quy ước lượng mối tương quan giữa Tổng doanh thu (Revenue) và
mức độ rủi ro (được đo lường bởi biến phụ thuộc Z-score) ........................................45
Bảng 4.11: Hồi quy ước lượng mối tương quan giữa Tổng doanh thu (Revenue) và
mức độ rủi ro (được đo lường bởi biến phụ thuộc ) ...............................................46
Bảng 4.12: So sánh mối tương quan giữa các biến trong giả thuyết nghiên cứu và kết
quả nghiên cứu..............................................................................................................47
TÓM TẮT
Tác giả thực hiện bài luận văn này nhằm mục đích tìm hiểu về mối quan hệ giữa quy
mô doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp và mức độ chấp nhận rủ ro của các ngân
hàng thương mại tại Việt Nam. Tác giả thực hiện hồi quy dữ liệu bảng với dữ liệu của
24 ngân hàng thương mại đang hoạt động tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2009
đến 2017 với tổng cộng 200 quan sát, trong đó có 13 ngân hàng đã được niêm yết trên
2 sàn chứng khoán của Việt Nam là HNX và HOSE, 11 ngân hàng chưa niêm yết hoặc
niêm yết trên sàn UPCOM và thị trường OTC. (Tác giả đã loại bỏ các ngân hàng
không hoạt động trong khoảng thời gian nghiên cứu hoặc có độ dài dữ liệu không đạt
yêu cầu).
Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố quy mô và quản trị doanh nghiệp có tác động đến
mức độ rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Cụ thể là sự gia tăng trong
quy mô ngân hàng làm gia tăng rủi ro của các ngân hàng. Trong khí đó, ở chiều hướng
ngược lại, sự gia tăng trong quản trị doanh nghiệp và tuổi của ngân hàng sẽ làm giảm
mức độ rủi ro của các ngân hàng.
Từ khóa: Mức độ rủi ro, quy mô doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp, ngân hàng
thương mại, Việt Nam
ABSTRACT
The author aims to learn about the relationship between firm size and risk-taking of
commercial banks in Vietnam. The author made panel data with data of 24
commercial banks operating in Vietnam in the period from 2009 to 2017 with a total
of 200 observations, of which 13 banks were listed on Vietnam's 2 stock exchanges
are HNX and HOSE, 11 banks have not yet listed or listed on UPCOM and OTC
market. (The author has removed banks that are not active during the study period or
whose data length is not satisfactory).
Research results show that firm size and corporate governance factors have an impact
on risk-taking of commercial banks in Vietnam. Specifically, the increase in bank
size increases the risk of banks, and banks engage in excessive risk-taking mainly
through increased leverage. In the opposite direction, the increase in corporate
governance measured as the median director dollar stockholding and the age of the
bank will reduce risk-taking of banks.
Key words: risk-taking, leverage, firm size, corporate governance, commercial banks,
Vietnam
1
`
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
Chương 1 sẽ giúp người đọc có được cái nhìn tổng quan về đề tài nghiên cứu mà tác
giả thực hiện phân tích trong bài luận văn này thông qua các mục lý do chọn đề tài,
mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu và phương
pháp nghiên cứu được tác giả áp dụng.
1.1. Lý do chọn đề tài
Thuật ngữ “Quá lớn để sụp đổ - Too-big-to-fail” bắt đầu xuất hiện từ năm 1984, sau
sự kiện Tổng Công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ - FDIC thực hiện cứu trợ cho
ngân hàng Continental Illinois khỏi phá sản. Thuật ngữ này dùng để chỉ các tổ chức,
định chế tài chính, doanh nghiệp có quy mô rất lớn và có sự ảnh hưởng lớn đến nền
kinh tế, mà để tránh những tác động tiêu cực đến nền kinh tế và khả năng xảy ra tình
trạng domino dẫn đến sự sụp đổ của cả hệ thống thì chính phủ buộc phải thực hiện
việc cứu trợ cho các tổ chức tài chính này khi các tổ chức tài chính này lâm vào khủng
hoảng có nguy cơ dẫn đến phá sản, hoặc có bất kỳ sự biến động nào xảy ra đối với nền
kinh tế. Khi một ngân hàng lớn gặp khủng hoảng, các nhà quản lý sẽ không muốn để
ngân hàng đó sụp đổ. Sự sụp đổ của một ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng lớn sẽ
gây ra rất nhiều hệ lụy cho cả người gửi tiền, người đi vay, cho các ngân hàng khác
cũng như cho cả hệ thống tài chính. Người gửi tiền sẽ không thể nhận được tiền hoặc
nhận được nhưng không đầy đủ số tiền họ đã gửi vào ngân hàng. Nhiều người vay tiền
sẽ mất đi nguồn cho vay và sẽ phải tìm kiếm nguồn vốn ở các tổ chức tài chính khác
với một loạt các chi phí gia tăng và chi phí mới phát sinh thêm để có được khoản vay.
Mặt khác, các ngân hàng cũng phải bổ sung nguồn tiền cho vay của mình bằng cách đi
vay ở các tổ chức tài chính, ngân hàng khác. Do đó sự sụp đổ của một ngân hàng sẽ
gây ảnh hưởng đến các ngân hàng khác và sẽ tạo ra tác động dây chuyền lan rộng ra
cả nền kinh tế. Tác động càng lớn khi quy mô của ngân hàng bị sụp đổ càng lớn, do
tầm ảnh hưởng của ngân hàng đó đến nền kinh tế càng lớn, số lượng các đối tác,
người gửi tiền và vay tiền càng lớn. Khi đó, nền kinh tế sẽ phải chịu hậu quả rất nặng
nề. Vì thế, với tâm lý sẽ được cứu trợ khi rủi ro xảy ra, các ngân hàng càng lớn thì có
xu hướng càng mạo hiểm hơn trong hoạt động kinh doanh. Thực tế đã chứng minh
điều đó, với tâm lý cho rằng mình quá lớn để sụp đổ, các ngân hàng lớn của Anh và
2
`
Mỹ đã thực hiện các hoạt động nghiệp vụ của mình một cách đầy rủi ro. Khi cuộc
khủng hoảng kinh tế Thế giới năm 2008 xảy ra, một loạt các ngân hàng lớn trên Thế
giới rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính. Lúc này, các chính phủ đã phải tung ra các
gói cứu trợ khổng lồ để cứu vãn tình thế, giúp các tổ chức vượt qua cuộc khủng
hoảng. Có thể kể đến một số trường hợp điển hình như vào tháng 3/2018, FED cung
cấp 30 tỷ đô la nhằm hỗ trợ cho thương vụ JPMorgan Chase mua lại Bear Stearns
nhằm tránh cho việc Bear Stearns tuyên bố phá sản. Gói cứu trợ trị giá 85 tỷ đô la đã
được chính phủ Mỹ cấp cho công ty bảo hiểm AIG vào tháng 9/2008. Ngân hàng
trung ương Anh đã cung cấp gói cứu trợ 1 tỷ bảng Anh để ngân hàng Northern Rock
chi trả cho người gửi tiền. Với sự hỗ trợ này, Northern Rock đã thoát khỏi tình trạng
thiếu hụt tiền mặt, nhưng số lượng người dân chờ rút tiền vẫn không suy giảm. Chính
phủ Anh phải tiếp quản tập đoàn ngân hàng này và thực hiện việc quốc hữu hóa
Northern Rock vào tháng 2/2008. Mặc dù các chính phủ đã ra sức hỗ trợ, vẫn có các
cuộc giải cứu bất thành, chính phủ Anh và Mỹ đã buộc phải cho phép một số các ngân
hàng phá sản. Mở đầu là sự kiện ngân hàng Northern Rock của Anh bị quốc hữu hóa
đầu năm 2008, tiếp theo đó là ngân hàng lớn thứ sáu nước Mỹ - Washington Mutual
vào năm 2008, ngân hàng lớn thứ 4 nước Mỹ là Lehman Brothers năm 2008 ...
Sau cuộc khủng hoảng năm 2008, với một loạt sự sụp đổ của các ngân hàng hàng đầu
Thế giới, các quốc gia trên Thế giới bắt đầu đẩy mạnh việc kiểm soát những ngân
hàng lớn này một cách chặt chẽ. Cụ thể, vào năm 2014, tại cuộc họp thượng đỉnh của
nhóm G20 tổ chức ở thành phố Brisbane của Australia, nguyên thủ quốc gia của 20
nước thuộc nhóm G20 đã thống nhất thông qua một kế hoạch kiểm soát tài chính
nhằm chấm dứt tình trạng "Quá lớn để sụp đổ" của các tổ chức tài chính. Năm 2015,
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã thông qua một loạt các quy định mới, trong đó có
các quy định về việc chấm dứt tình trạng FED cung cấp các gói cứu trợ tài chính đối
với từng công ty tài chính tư nhân mỗi khi các công ty lâm vào khủng hoảng. Việc
FED thông qua các quy định trên đã đặt một dấu chấm hết cho khái niệm “too big to
fall” tại Mỹ bằng cách FED chỉ được phép thực hiện việc cung cấp các gói cứu trợ cho
toàn bộ hệ thống tài chính Mỹ thay vì giải cứu từng công ty cá nhân như trước đây. Cụ
3
`
thể, FED chỉ có thể cung cấp khoản cứu trợ tài chính cho ít nhất từ 5 tổ chức tài chính
trở lên.
Tại Việt Nam, trước năm 2018, không chỉ các ngân hàng có quy mô đạt đến trạng thái
“Quá lớn để sụp đổ”, cả các ngân hàng nhỏ lẻ cũng đều nhận được sự đảm bảo của
chính phủ sẽ không để cho tình trạng phá sản xảy ra. Bằng chứng là việc chính phủ đã
thực hiện việc mua lại các ngân hàng 0 đồng, hoặc sáp nhập các ngân hàng nhỏ, hoạt
động yếu kém vào các ngân hàng lớn. Vì thế, các ngân hàng thương mại tại Việt Nam,
cả ngân hàng có quy mô lớn và nhỏ, đều có mức rủi ro rất cao và điều này tiềm ẩn rủi
ro rất lớn đối với nền kinh tế.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng đã được Quốc hội
khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 4 và chính thức có hiệu lực từ tháng 1 năm 2018.
Trong các nội dung được sửa đổi, bổ sung có một điều luật lần đầu tiên được áp dụng.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ trình Chính phủ phê duyệt quyết định cho phép phá
sản các tổ chức tín dụng đang bị kiểm soát đặc biệt lâm vào tình trạng phá sản theo
quy định tại Luật. Điều này sẽ tạo tâm lý đầu tư, gửi tiền vào các tổ chức tín dụng có
quy mô lớn, hoạt động an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, liệu có phải các ngân hàng có
quy mô càng lớn thì hoạt động càng hiệu quả và giảm thiểu rủi ro?
Thực tế cho thấy, tại Việt Nam, những cuộc khủng hoảng của các ngân hàng lớn là rất
ít, có thể kể đến cuộc khủng hoảng năm 2003 và 2012 của Ngân hàng thương mại cổ
phần Á Châu – ACB. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng năm 2003 xuất phát từ việc Ngân
hàng Á Châu bị kẻ xấu tung tin đồn thất thiệt. Còn những cuộc khủng hoảng liên quan
đến các ngân hàng nhỏ là rất nhiều, điển hình là sự kiện Ngân hàng Nhà nước đã phải
mua lại các ngân hàng thương mại với giá 0 đồng là các ngân hàng nhỏ lẻ, gồm Ngân
hàng Đại Dương – Ocean Bank, Ngân hàng Xây dựng – VNCB, Ngân hàng Dầu khí
Toàn cầu – GPBank.
Vậy, liệu quy mô hoạt động có phải là vấn đề quan trọng tác động đến mức độ rủi ro
của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam? Sử dụng dữ liệu của các tổ chức tín dụng
trong giai đoạn từ năm 2008-2017, tác giả kiểm tra việc quy mô của các ngân hàng có
thực sự tác động đến mức độ rủi ro của các ngân hàng hay không? Xuất phát từ thực
tiễn đã nêu trên, tác đã quyết định chọn đề tài “Quy mô, quản trị doanh nghiệp và mức
4
`
độ rủi ro của các định chế tài chính. Bằng chứng tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu
cho luận văn của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của bài nghiên cứu là phân tích, đánh giá để xem xét sự tác động
của các yếu tố quy mô hoạt động, quản trị doanh nghiệp, … đến mức độ rủi ro của các
ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
Để giải quyết mục tiêu tổng quát, tác giả thực hiện các mục tiêu cụ thể :
 Kiểm tra vai trò của nhân tố quy mô hoạt động của các ngân hàng tác động đến
mức độ rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
 Tìm hiểu các yếu tố khác như quản trị doanh nghiệp ( được đo lường bởi hai
yếu tố là trung vị giá trị bằng tiền của lượng cổ phần sở hữu bởi các thành viên
trong Ban giám đốc, tỷ lệ sở hữu của CEO), tuổi của ngân hàng ... tác động đến
mức độ rủi ro của các ngân hàng.
1.3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là sự tác động của quy mô đến mức độ rủi ro các
ngân hàng thương mại tại Việt Nam – được đo lường bằng hệ số Z-score.
Dữ liệu bài nghiên cứu này được thực hiện dựa trên số liệu của 24 ngân hàng thương
mại ở Việt Nam trong suốt giai đoạn 2009 – 2017. Mẫu dữ liệu nghiên cứu đã loại bỏ
các ngân hàng đã bị sát nhập trong giai đoạn nghiên cứu và các ngân hàng có độ dài
dữ liệu không đáp ứng yêu cầu của luận văn.
Nguồn dữ liệu cho bài luận văn được thu thập chủ yếu từ Vietstock (Công ty cung cấp
thông tin tài chính lớn tại Việt Nam với nguồn dữ liệu mở có độ tin cậy cao). Tuy
nhiên, bộ dữ liệu thu thập từ Vietstock là không đầy đủ. Do đó, tác giả đã kết hợp tìm
kiếm những dữ liệu trên các Báo cáo tài chính, bảng thuyết minh Báo cáo tài chính ,
Bản cáo bạch, Báo cáo thường niên của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong
giai đoạn 2009 – 2017.
Hiện nay, trong danh sách 24 ngân hàng được lấy số liệu, có 13 ngân hàng đã được
niêm yết trên 2 sàn chứng khoán của Việt Nam là HNX và HOSE, 11 ngân hàng chưa
niêm yết hoặc niêm yết trên sàn OTC.
5
`
Bảng 1.1: Danh sách các ngân hàng
Số thứ tự Ngân hàng
1 Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK)
2 Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
3 Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAB)
4 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BID)
5 Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (CTG)
6 Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (EIB)
7 Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM (HDB)
8 Ngân hàng TMCP Kiên Long (KLB)
9 Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPB)
10 Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBB)
11 Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB)
12 Ngân hàng TMCP Nam Á (NAMABANK)
13 Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) (NVB)
14 Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB)
15 Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB)
16 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (SGB)
17 Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)
18 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB)
19 Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (TCB)
20 Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPB)
21 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB)
22 Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB)
23 Ngân hàng TMCP Việt Á (VIETABANK)
24 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB)
Nguồn: tác giả tự tổng hợp
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng dữ liệu của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam với dữ liệu
bảng (Panel data) được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến 2017. Các dữ
liệu cần thiết được thu thập từ kho cơ sở dữ liệu của Vietstock, đây là một trong
những công ty cung cấp dữ liệu tài chính uy tín hàng đầu tại Việt Nam, và được bổ
sung bằng cách thu thập thủ công từ các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên và bản
cáo bạch của các ngân hàng thương mại.
Luận văn áp dụng các phương pháp định lượng cùng với các mô hình hồi quy dữ liệu
bảng thông qua việc sử dụng mô hình hồi quy Robust và mô hình hồi quy hiệu ứng
ngẫu nhiên - Random Effect (REM) để xem xét sự tác động của quy mô doanh nghiệp
lên mức độ rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Sau đó, để xử lý vấn đề
6
`
nội sinh của biến quy mô doanh nghiệp, tác giả sử dụng mô hình hồi quy hai giai đoạn
Two-stage Least Square (2SLS).
Để xem xét sự tác động của biến quy mô doanh nghiệp tác động đến mức độ rủi ro
như thế nào, tác giả tiến hành kiểm tra sự tác động của biến quy mô doanh nghiệp đến
3 thành phần cấu tạo nên biến đo lường mức độ rủi ro Z-score là ROA, CAR và
𝜎(𝑅𝑂𝐴).
1.5. Đóng góp của Luận văn
Tại Việt Nam, với tâm lý được bảo vệ từ các cơ quan quản lý, các ngân hàng sẵn sàng
chấp nhận mức độ rủi ro cao nhằm tìm kiếm mức sinh lợi cao, đặc biệt là ở những
ngân hàng lớn. Điều này tạo ra rủi ro rất lớn đối với các ngân hàng và đặc biệt nghiêm
trọng đối với nền kinh tế.
Việc tìm hiểu về mối quan hệ giữa mức độ rủi ro của các ngân hàng và quy mô hoạt
động sẽ đưa ra một cái nhìn cụ thể về sự tác động của quy mô hoạt động đến mức độ
rủi ro của ngân hàng ở Việt Nam. Qua đó, các lãnh đạo ngân hàng cũng như các cơ
quan quản lý có thể đưa ra các giải pháp, quy định phù hợp nhằm nâng cao khả năng
quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Và từ đó, góp phần ổn
định nền tài chính quốc gia, đảm bảo nền kinh tế Việt Nam khỏe mạnh và ổn định, tạo
đà phát triển vững chắc hơn.
1.6. Kết cấu luận văn
Bài luận văn gồm 5 phần:
Chương 1: Giới thiệu : Đầu tiên tác giả giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên
cứu, và trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu bài nghiên cứu, ý ngh a và kết cấu của
nghiên cứu.
Chương 2 : Tổng quan lý thuyết : Tác giả sẽ trình bày các bài nghiên cứu trước
đây trên thế giới. Từ các bài nghiên cứu trên, tác giả xây dựng các giả thuyết nghiên
cứu cho bài nghiên cứu này.
Chương 3 : Phương pháp nghiên cứu : Phần này sẽ trình bày lần lượt về mô
hình nghiên cứu, giải thích các biến trong bài và cách thu thập dữ liệu nghiên cứu.
Cuối cùng là trình bày về phương pháp kiểm định mô hình, phân tích và trình bày kết
quả kiểm định.
7
`
Chương 4 : Kết quả nghiên cứu : Phần này sẽ trình bày các kết luận về mối
quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp và chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại
Việt Nam, so sánh kết quả với các bài nghiên cứu trước đây, và đưa ra một số kiến
nghị cho ngân hàng.
Chương 5: Kết luận : Phần này sẽ tổng kết lại bài nghiên cứu, các kết quả đạt
được và nêu lên những hạn chế khi thực hiện đề tài này. Đồng thời đưa ra một số định
hướng để phát triển đề tài trong tương lai.
8
`
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Thông qua Chương 2, tác giả sẽ trình bày về phần tổng quan cơ sở lý thuyết của luận
văn - về mối quan hệ giữa quy mô và mức độ rủi ro của các ngân hàng thương mại, về
mối quan hệ giữa quản trị doanh nghiệp và mức độ rủi ro của các ngân hàng, tóm tắt
kết quả của các nghiên cứu đã được công bố trước đây để người đọc trang bị kiến thức
về lý thuyết lẫn thực tiễn về mối quan hệ giữa quy mô và mức độ rủi ro và mối quan
hệ giữa quản trị doanh nghiệp và mức độ rủi ro của các ngân hàng thương mại. Thông
qua Chương 2, tác giả xây dựng nền tảng cở sở về mặt lý thuyết cho các chương tiếp
theo của luận văn.
2.1. Khung lý thuyết
2.1.1. Mối quan hệ giữa quy mô và mức độ rủi ro của các ngân hàng
Cơ sở lý thuyết chính của luận văn là việc các ngân hàng có quy mô càng lớn thì có
mức độ rủi ro càng lớn. Lý thuyết này được bắt nguồn từ hiện tượng “Quá lớn để sụp
đổ - Too-big-too-fail” trong l nh vực tài chính, sau sự kiện Tổng Công ty bảo hiểm
tiền gửi liên bang Mỹ - FDIC thực hiện cứu trợ cho công ty Continental Illinois vào
năm 1984. Theo đó, khi quy mô của các ngân hàng, tổ chức tài chính càng lớn thì tầm
ảnh hưởng của các ngân hàng, tổ chức tài chính đó đến nền kinh tế càng lớn. Khi quy
mô của các ngân hàng, tổ chức tài chính đó đạt đến trạng thái “quá lớn để sụp đổ”, sự
sụp đổ của họ sẽ ảnh hưởng mạnh đến các ngân hàng khác, gây ra mối đe dọa đến
hoạt động trung gian tài chính và gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho nền kinh tế. Bên
cạnh đó, khi các ngân hàng và các tổ chức tài chính lớn gặp khủng hoảng, niềm tin
của người dân đối với hệ thống ngân hàng vốn là xương sống của nền kinh tế giảm sút
nghiêm trọng. Một lượng vốn lớn lúc này sẽ bị rút ra khỏi nền kinh tế, hiệu ứng lan
truyền sẽ diễn ra, nguồn cung thanh khoản sụt giảm nghiêm trọng. Các cá nhân, tổ
chức sẽ bị hạn chế nguồn vốn vay hoặc phải đi vay với mức lãi suất cao hơn rất nhiều
so với khi nền kinh tế ở trong trạng thái ổn định. Điều này gây ra mối nguy hại vô
cùng to lớn đối với nền kinh tế. Chính vì thế, khi các ngân hàng, tổ chức tài chính gặp
khủng hoảng, các cơ quan quản lý buộc phải đưa ra các gói cứu trợ, đảm bảo cho các
ngân hàng, tổ chức tài chính vượt qua được khó khăn. Với tâm lý sẽ được các cơ quan
quản lý ra tay cứu trợ, các nhà quản lý cũng như các chủ sở hữu của các ngân hàng
9
`
với quy mô hoạt động càng lớn thì càng có động cơ để gia tăng rủi ro trong hoạt động
kinh doanh nhằm tìm kiếm mức sinh lợi cao hơn trên thị trường. Rất nhiều tác giả đã
công bố các nghiên cứu của mình về việc kiểm tra mức độ rủi ro của các tổ chức tài
chính, đặc biệt là sau các cuộc khủng hoảng kinh tế Thế Giới. Trong số các nghiên
cứu đã được công bố, có thể kể đến một số bài nghiên cứu của Sauder, Stock và
Travlos (1990), Demsetz và Strahan (1997), Laeven và Levine (2009), Houston
(2010), … Tuy nhiên, số lượng bài nghiên cứu về mối quan hệ giữa mức độ rủi ro và
quy mô hoạt động của các tổ chức tài chính thì chưa nhiều, có thể kể đến bài nghiên
cứu của Boyl và Runkle (1993), Sanjai Bhagat, Brian Bolton và Jun Lu (2015), …
Các kết quả nghiên cứu cho thấy có sự tương quan thuận giữa quy mô và mức độ rủi
ro của các tổ chức tài chính. Theo kết quả nghiên cứu của French (2010) đăng trên
Squam Lake Report cho thấy chính sách quá lớn để sụp đổ (too-big-too-fail pilicies)
đã đưa ra một sự đảm bảo cho các công ty có tầm ảnh hưởng và quy mô lớn về việc
tung ra các gói cứu trợ khi các công ty này lâm vào tình trạng khủng hoảng. Với sự
đảm bảo chắc chắn từ các cơ quan quản lý, các chủ sở hữu của các công ty này có thể
gia tăng rủi ro trong hoạt động kinh doanh của công ty nhằm tìm kiếm một mức lợi
nhuận cao hơn mà không chịu áp lực về mức rủi ro phải gánh chịu hay áp lực từ các
cổ đông, các chủ nợ, ... Từ đấy dẫn đến tình trạng tư nhân hóa lợi nhuận thu được
nhưng xã hội hóa các rủi ro phát sinh. Trong kết quả nghiên cứu của mình, Rime
(2005) thấy rằng trạng thái “Quá lớn để sụp đổ” có tác động tích cực đáng kể đến xếp
hạng của các ngân hàng. Laeven và Levine (2009) ghi nhận mối quan hệ cùng chiều
giữa quy mô và rủi ro của các ngân hàng …
Với các lập luận trên, tác giả đưa ra giả thuyết nghiên cứu thứ nhất H01 như sau:
H01 : Có mối quan hệ cùng chiều giữa Quy mô doanh nghiệp và mức độ rủi ro của các
ngân hàng thương mại tại Việt Nam
2.1.2. Mối quan hệ giữa quản trị doanh nghiệp và mức độ rủi ro của các ngân
hàng
Lý thuyết quản trị doanh nghiệp hiện đại cho rằng các doanh nghiệp có hoạt động
quản trị tốt sẽ làm tăng giá trị cũng như giảm thiểu rủi ro của công ty thông qua việc
đầu tư vào các dự án NPV dương và rủi ro thấp. Tuy nhiên, các cổ đông, các nhà điều
10
`
hành của các công ty cũng không hề thờ ơ với các dự án có rủi ro cao miễn là các dự
án đó đem lại mức lợi nhuận tiềm năng đủ lớn và giúp nâng cao giá trị của công ty.
Bên cạnh đó, theo lý thuyết quyền chọn của Black và Scholes (1973) và Merton
(1974), trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, giá trị của một quyền chọn tăng khi
độ biến động của tài sản cơ sở tăng. Việc nắm giữ cổ phần của công ty tương đương
với việc các cổ đông của công ty đang nắm giữ quyền chọn mua với giá trị của công
ty là tài sản cơ sở, giá trị khoản nợ là giá thực hiện, nên theo đó, dòng tiền của công ty
càng biến động mạnh, kỳ vọng về sự gia tăng trong giá trị của công ty càng lớn, do đó
giá trị quyền chọn của các cổ đông càng có giá trị. Do đó, với một ngân hàng có sự
quản trị doanh nghiệp tốt, các nhà điều hành của công ty sẽ điều hành công ty tham
gia vào các hoạt động kinh doanh có thể khiến cho dòng tiền của công ty biến động
mạnh nhằm gia tăng giá trị của công ty, từ đó, tác giả có thể kỳ vọng rằng điều này sẽ
làm gia tăng mức độ rủi ro của các công ty, cụ thể trong nghiên cứu của tác giả là các
ngân hàng thương mại.
Tuy nhiên, ở một chiều hướng ngược lại, trong bài nghiên cứu của Rajan (2006) và
Diamond và Rajan (2009), kết quả nghiên cứu cho thấy rằng hiệu suất làm việc của
các giám đốc điều hành được đánh giá dựa trên các tiêu chí mà một trong số đó là dựa
trên lợi nhuận mà các giám đốc điều hành tạo ra so với các đồng nghiệp khác của họ.
Trong nghiên cứu của Scott (2006), Scott cũng đã nêu rõ “Việc trả lương, thưởng theo
hiệu suất làm việc cũng đem lại những động lực nhất định giúp các nhà quản lý, điều
hành có động lực hơn để thực hiện tốt công việc của mình. Việc đánh giá sự nỗ lực
của các nhà quản lý, điều hành được đánh giá dựa trên hiệu suất của lợi nhuận, dòng
tiền, giá trị thị trường của công ty, ...”. Với áp lực được tạo ra đó, các nhà quản lý,
điều hành công ty có động cơ rất lớn để thực hiện các hoạt động có mức rủi ro quá
mức để tìm kiếm một mức lợi nhuận lớn, ngay cả khi các hoạt động đó không thực sự
tối đa hóa giá trị của công ty. Bài nghiên cứu của Diamond và Rajan (2009) đã chỉ ra
rằng " Với mong muốn gia tăng giá cổ phiếu cũng như danh tiếng của bản thân, ngay
cả khi các nhà quản lý nhận ra rằng các chiến lược này không thực sự tạo ra giá trị, thì
nó vẫn là sự lựa chọn hàng đầu của họ". Với những lập luận như vậy, tác giả có thể
đưa ra những kỳ vọng về việc những công ty có sự quản trị doanh nghiệp tốt sẽ có
11
`
những biện pháp để khuyến khích và kiểm soát để tránh rủi ro cho công ty, và từ đó sẽ
làm giảm mức độ rủi ro của công ty.
Với các lập luận trên, tác giả đưa ra giả thuyết nghiên cứu thứ hai H02 và thứ ba H03
như sau:
H02 : Có mối quan hệ cùng chiều giữa quản trị doanh nghiệp và mức độ rủi ro của các
ngân hàng thương mại tại Việt Nam
H03 : Có mối quan hệ nghịch chiều giữa quản trị doanh nghiệp và mức độ rủi ro của
các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
Bảng 2.1: Tổng hợp mối tương quan giữa quy mô doanh nghiệp, quản trị doanh
nghiệp và mức độ rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam theo giả thuyết
nghiên cứu
Mối tương quan
Mức độ rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
Quy mô doanh nghiệp (+)
Quản trị doanh nghiệp (+)/(-)
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
2.2. Tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây
Các cuộc khủng hoảng tài chính càng ngày càng có tác động lớn đến nền kinh tế cả về
quy mô lẫn hậu quả mà các cuộc khủng hoảng đó gây ra. Ngày nay, trong thời đại thế
giới phẳng, công nghệ đã có những bước phát triển thần kỳ và các quốc gia trên Thế
giới đang dần hội nhập với nền kinh tế toàn cầu thì các cuộc khủng hoảng kinh tế đã
không còn bị giới hạn bởi yếu tố địa lý hay trong khuôn khổ của một quốc gia cụ thể
nào cả mà nó diễn ra trên quy mô toàn cầu. Tất cả các quốc gia đều có sự tác động
nhất định tùy thuộc vào mức độ hội nhập vào nền kinh tế quốc tế của từng quốc gia.
Cũng chính vì thế, hậu quả mà các cuộc khủng hoảng tài chính trong thời đại hiện nay
gây ra càng trầm trọng hơn. Do đó, việc kiểm soát mức độ rủi ro trong hoạt động kinh
doanh của các tổ chức tài chính đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà
kinh tế. Việc tìm hiểu nguyên nhân, các mối tương quan, quan hệ, sự tác động của các
yếu tố đến mức độ rủi ro của các tổ chức tài chính đang là yêu cầu cấp thiết và là sự
12
`
quan tâm lớn của các nhà nghiên cứu về kinh tế, đặc biệt là về đề tài tài chính. Rất
nhiều bài nghiên cứu về đề tài này đã được các nhà nghiên cứu công bố.
Vào năm 1990, Saunders, Stock và Travlos đã công bố bài nghiên cứu về sự tác động
của cấu trúc sở hữu, bãi bỏ quy định tác động đến mức độ rủi ro của ngân hàng niêm
yết trên thị trường chứng khoán Mỹ với mẫu nghiên cứu là 38 ngân hàng đang niêm
yết lớn tại Mỹ, dữ liệu nghiên cứu từ năm 1978 đến 1985. Trong bài nghiên cứu của
mình, tác giả đã sử dụng độ lệch chuẩn lợi nhuận hàng ngày của cổ phiếu là biến phụ
thuộc đại diện cho mức độ rủi ro của ngân hàng, Tổng tài sản và giá trị sở hữu cổ
phiếu của nội bộ ngân hàng là các biến độc lập. Qua bài nghiên cứu, Saunders và các
cộng sự nhận thấy rằng tổng tài sản có mối tương quan cùng chiều với biến đo lường
mức độ rủi ro của ngân hàng là độ lệch chuẩn lợi nhuận hằng ngày của cổ phiếu. Điều
này cho thấy, các ngân hàng có quy mô càng lớn, mức độ rủi ro của các ngân hàng
càng lớn. Bên cạnh đó, tác giả còn nhận thấy rằng các ngân hàng được kiểm soát bởi
các cổ đông thể hiện hành vi rủi ro cao hơn các ngân hàng được kiểm soát bởi các nhà
quản lý.
Với kết luận tương tự, kết quả bài nghiên cứu của Boyd và Runkle (1993) với dữ liệu
nghiên cứu gồm các 122 ngân hàng lớn niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ
trong khoảng thời gian từ 1971 đến 1990 cho thấy rằng tổng tài sản có mối quan hệ
nghịch chiều với Z-score, độ lệch chuẩn của ROA, tỷ lệ tổng vốn chủ sở hữu trên tổng
tài sản, hay nói cách khác, kết quả cho thấy các ngân hàng có quy mô hoạt động càng
lớn thì mức độ rủi ro càng lớn. Tuy nhiên, trong bài nghiên cứu này, Boyd và Runkle
chỉ tập trung vào các ngân hàng lớn có niêm yết nên không khái quát được bức tranh
về mức độ rủi ro của cả hệ thống tài chính.
Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng có mối quan hệ nghịch chiều giữa Tổng tài sản
và Z-score , độ biến động của ROA, tỷ lệ vốn trên tổng tài sản là bài nghiên cứu của
De Nicolo (2000). Trong bài nghiên cứu này, De Nicolo đã sử dụng dữ liệu của 419
ngân hàng trong giai đoạn từ năm 1988 – 1998, tuy nhiên điểm khác biệt của bài
nghiên cứu này so với bài nghiên cứu của Boyd và Runkle (1993) là đối tượng nghiên
cứu bao gồm các ngân hàng trên Thế giới.
13
`
Bài nghiên cứu của Demsetz, Saidenberg và Strahan (1997) với mẫu nghiên cứu là
134 ngân hàng lớn niêm yết tại Mỹ và dữ liệu nghiên cứu từ năm 1980 đến 1993. Họ
sử dụng biến phụ thuộc đại diện cho rủi ro là rủi ro đặc biệt của công ty (Firm-specific
risk σ(Ɛ)), biến độc lập là logarit tự nhiên của Tổng tài sản. Bài nghiên cứu cho thấy
các ngân hàng có quy mô lớn được đa dạng hóa tốt không làm giảm rủi ro trong quá
trong hoạt động. Trong kết quả phân tích hồi quy, nghiên cứu nhận thấy quy mô công
ty có ảnh hưởng không đáng kể trong việc giảm rủi ro. Một phát hiện khác của bài
nghiên cứu là mối quan hệ đáng kể giữa cơ cấu sở hữu và rủi ro chỉ tồn tại ở các ngân
hàng có giá trị nhượng quyền thấp.
Vào năm 2006, Boyd, De Nicolo và Al Jalal đã công bố một bài nghiên cứu về các
ngân hàng nhỏ hoạt động ở các khu vực phi nông thôn. Trong đó, các tác giả kiểm tra
mối quan hệ giữa Tổng tài sản và Z-score, tỷ lệ vốn trên tổng tài sản và kết quả một
lần nữa cho thấy là có mỗi quan hệ nghịch chiều giữa các biến phụ thuộc và các biến
độc lập.
Sau đó, cuộc khủng hoảng kinh tế Thế giới diễn ra vào năm 2008, với sự phá sản của
một loạt các ngân hàng, tổ chức tài chính lớn trên Thế giới, cùng với việc các chính
phủ đã phải tung ra các gói cứu trợ khổng lồ để giải cứu các tổ chức tín dụng này khỏi
nguy cơ phá sản đã đặt ra cho các nhà nghiên cứu một vấn đề về mối quan hệ giữa quy
mô hoạt động và mức độ rủi ro của các ngân hàng trên Thế giới. Sau đó, một loạt các
bài nghiên cứu về đề tài này đã lần lượt được công bố.
Laeven và Levine (2009) đã thực hiện một bài nghiên cứu với dữ liệu gồm 270 ngân
hàng đến từ 48 quốc gia trên Thế giới, khảo sát trong khoảng thời gian từ năm 1996
đến 2001. Trong bài nghiên cứu này, kết quả cho thấy có mối tương quan nghịch
chiều giữa Tổng tài sản và Z-score với Z-score là biến đại diện cho rủi ro của ngân
hàng, nói cách khác là có mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô và mức độ rủi ro của
các ngân hàng.
Vào năm 2010, Houston và cộng sự cũng đã công bố bài nghiên cứu với kết quả tương
đồng. Bài nghiên cứu thực hiện kiểm tra mối quan hệ giữa mức độ rủi ro và quy mô
hoạt động của hệ thống các tổ chức tài chính trên thế giới. Dữ liệu nghiên cứu gồm
300 ngân hàng trên khắp thế giới, dữ liệu nghiên cứu từ năm 2000 đến 2007. Biến phụ
14
`
thuộc đại diện cho mức độ rủi ro là Z-score, ROA, CAR, độ biến động của ROA. Biến
độc lập là tổng tài sản, quản trị doanh nghiệp, giá trị thị trường trên giá trị sổ sách, tỷ
lệ sở hữu của CEO. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: Tổng tài sản có mối quan hệ
tương quan cùng chiều với mức độ biến động của biến độ lệch chuẩn lợi nhuận hàng
ngày của cổ phiếu, điều này có nghĩa quy mô hoạt động của các ngân hàng có mối
quan hệ tương quan dương với mức độ rủi ro của các ngân hàng niêm yết tại thị
trương Mỹ.
Và gần đây nhất là bài nghiên cứu của Sanjai Bhagat, Brian Bolton và Jun Lu (2015).
Tác giả Sanjai Bhagat và các cộng sự thực hiện bài nghiên cứu với mẫu dữ liệu gồm
702 tổ chức tài chính được niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ với 6277 quan
sát được thu thập từ năm 2002 đến năm 2012, trong đó có 599 ngân hàng thương mại,
60 ngân hàng đầu tư và 43 công ty bảo hiểm nhân thọ. Dữ liệu được thu thập từ
Compustat, RiskMetrics và Bloomberg, và được bổ sung từ nguồn dữ liệu được thu
thập bằng tay từ các báo cáo của các ngân hàng nộp cho Ủy ban Chứng khoán và Sàn
giao dịch Mỹ - SEC. Từ kết quả của bài nghiên cứu, tác giả đi đến 4 kết luận. Thứ
nhất: Quy mô hoạt động có mối tương quan thuận chiều với mức độ rủi ro của các tổ
chức tài chính ở Mỹ, ngay cả khi kiểm soát các đặc điểm có thể quan sát được của các
tổ chức tài chính như tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách và cơ cấu quản trị
doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa quy mô hoạt động của ngân hàng và rủi ro bị ảnh
hưởng bởi các vấn đề về nội sinh. Thứ hai, quy mô hoạt động của các ngân hàng tác
động đến mức độ rủi ro thông qua việc tác động đến đòn bẩy tài chính của họ. Thứ ba,
giá trị trung vị bằng tiền của cổ phần nắm giữ bởi các thành viên thuộc Ban giám đốc
có tác động nghịch chiều với mức độ rủi ro của các ngân hàng thương mại. Thứ tư,
các ngân hàng đầu tư có mức rủi ro lớn hơn các ngân hàng thương mại.
Qua việc tóm tắt lại kết quả nghiên cứu của các bài nghiên cứu đã được công bố trước
đây, tác giả nhận thấy rằng hầu hết các nghiên cứu trước đây đều có kết luận rằng: có
mối quan hệ thuận chiều giữa quy mô hoạt động và mức độ rủi ro tại các tổ chức tài
chính. Cụ thể là các tổ chức tài chính có quy mô hoạt động càng lớn thì có mức độ rủi
ro càng cao.
15
`
Bảng 2.2: Tóm tắt các ngiên cứu trước đây
Tác giả Khoảng thời gian và
Mẫu
Nguồn dữ liệu Biến phụ thuộc
Rủi ro
Quy mô Tương quan Biến được quan tâm Các biến độc lập khác
Saunders, Strock and
Travlos (1990)
1978-1985
38
Báo cáo hàng quý của các
công ty nắm giữ ngân hàng
Độ lệch chuẩn của lợi
nhuận cổ phiếu hàng
ngày
Tổng tài sản + Quyền sở hữu nội
bộ
Quyền sở hữu nội bộ
Tỷ lệ tài sản vốn
Boyd and Runkle
(1993)
1971-1990
122
Dữ liệu COMPUSTAT
hàng năm
Công ty năm giữ ngân hàng
có tài sản trên 1 tỷ đô la
Z-score
Độ lệch chuẩn của ROA
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu
trên tài sản
Log của tổng tài sản - Quy mô
Demsetz and Strahan
(1997)
1980-1993
134
Công ty nắm giữ ngân hàng
Trên báo cáo Y-9C & Tuần
giao dịch CRSP > 30
Rủi ro đặc thù của
doanh nghiệp (σ(ε))
Log của tổng tài sản - Quy mô Tỷ lệ vốn bình phương
Đặc trưng cho vay
De Nicolo (2000) 1988-1998
419
Dữ liệu World scope các
công ty nắm giữ ngân hàng
có dữ liệu trên 3 năm
Z-scored
Biến động của ROA
Tỷ lệ vốn trên tổng tài
sản
Log của tổng tài sản - Quy mô Tỷ lệ tăng trưởng tài sản
Boyd, De Nicolo and
Al Jalal (2006)
June, 2003
2500
Các ngân hàng nhỏ hoạt
động ở các khu vực phi
nông thôn
Z-score
Tỷ lệ vốn trên tổng tài
sản
Log của tổng tài sản - Cạnh tranh ngân
hàng
Quy định cạnh tranh
ngân hàng của quốc gia
Stiroh (2006) 1997-2004
400
Báo cáo Y-9C của các công
ty nắm giữ ngân hàng
Độ lệch chuẩn của lợi
nhuận cổ phiếu hàng
tuần
Log của tổng tài sản - Log của vốn cổ phần
trên tài sản
Kiểm soát khoản vay và
doanh thu
16
`
Laeven and Levine
(2009)
1996-2001 270 BankScope & Bankers
Almanac
10 ngân hàng công lớn nhất
của mỗi quốc gia
Z-score Log của tổng tài sản - Luật về dòng tiền Luật về dòng tiền của
quốc gia
Houston et al (2010) 2000-2007 2400 Dữ liệu Bank scope
Các ngân hàng xuyên quốc
gia
Z-score
ROA
Tỷ lệ vốn trên tài sản
Biến động của ROA
Log của tổng tài sản - Quyền chủ nợ Log của tổng tài sản
Quyền tín dụng
Kiểm soát quốc gia
Sanjai Bhagat; Brian
Bolton; Jun Lu (2015)
1998-2008 302 Dữ liệu của các ngân hàng
thương mại, ngân hàng đầu
tư, tổ chức tài chính
Z-score
Biến động của ROA
Biến động của lợi nhuận
cổ phiếu
Log của tổng tài sản
Log của tổng lợi nhuận
- Quy mô
Tỷ lệ kiểm soát
công ty
Giá trị thị trường trên
giá trị sổ sách
Tỷ lệ nắm giữ của ban
giám đốc
Tỷ lệ nắm giữ của CEO
Nguồn: Sanjai Bhagat, Brian Bolton và Jun Lu (2015)
17
`
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để có cái nhìn cụ thể hơn về phương pháp nghiên cứu, tác giả thông qua Chương 3 để
trình bày về mô hình nghiên cứu, cách đo lường các biến số được sử dụng trong mô
hình, dữ liệu và mẫu nghiên cứu nhằm tạo cơ sở cho các bước kiểm định mô hình theo
dữ liệu bảng sẽ được phân tích chi tiết ở Chương 4.
3.1. Mô hình nghiên cứu
Nhằm mục tiêu phân tích sự tác động của quy mô hoạt động đến mức độ rủi ro của các
ngân hàng thương mại tại Việt Nam, tác giả tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu
dựa trên công trình nghiên cứu của Sanjai Bhagat, Brian Bolton và Jun Lu (2015) và
có những sự điều chỉnh trong các biến nghiên cứu để phù hợp với tình tình nền kinh tế
của Việt Nam hiện nay.
Thước đo đo lường mức độ rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam (Bank
risk) được sử dụng chính trong luận văn là Z-score với ý nghĩa là Z-score càng lớn thì
ngân hàng càng ít chịu rủi ro hay nói cách khác, Z-score càng lớn thì mức độ rủi ro
của ngân hàng càng nhỏ. Bên cạnh đó tác giả cũng sử dụng độ lệch chuẩn của lợi
nhuận cổ phiếu theo ngày - 𝜎(RET) là một thước đo đo lường mức độ rủi ro khác với
ý nghĩa là độ lệch chuẩn của lợi nhuận cổ phiếu theo ngày càng lớn thì mức độ rủi ro
của các ngân hàng càng lớn. Để kiểm tra mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp
(được đo lường bởi biến Asset) và mức độ rủi ro (Bank Risk) của ngân hàng thương
mại tại Việt Nam, tác giả thực hiện chạy hồi quy cơ sở theo phương trình (1) như sau:
Phương trình (1)
𝐵𝑎𝑛𝑘 𝑅i𝑠𝑘i = 𝛼 + 𝛽1𝑇𝑜𝑡𝑎𝑙 𝐴𝑠𝑠𝑒𝑡i + 𝛽2𝑀𝑎𝑟𝑘𝑒𝑡 𝑡𝑜 𝐵𝑜𝑜𝑘i
+ 𝛽3𝐷i𝑟𝑒𝑐𝑡𝑜𝑟 𝑂𝑤𝑛𝑒𝑟𝑠ℎi𝑝i + 𝛽4𝐶𝐸𝑂 𝑂𝑤𝑛𝑒𝑟𝑠ℎi𝑝i + 𝛽5𝐹i𝑟𝑚 𝐴𝑔𝑒i
+ 𝛽6𝐹i𝑛𝑎𝑛𝑐i𝑎𝑙 𝐶𝑟i𝑠i𝑠 𝑑𝑢𝑚𝑚𝑦i + si
Trong đó:
 𝐵𝑎𝑛𝑘 𝑅i𝑠𝑘i: Biến đại diện mức độ rủi ro của các ngân hàng thương mại, được
đo lường bằng giá trị logarit tự nhiên của Z-score
 𝑇𝑜𝑡𝑎𝑙 𝐴𝑠𝑠𝑒𝑡i: Biến đại diện quy mô hoạt động của ngân hàng thương mại,
được đo lường bằng logarit tự nhiên của Tổng tài sản
18
`
 𝑀𝑎𝑟𝑘𝑒𝑡 𝑡𝑜 𝐵𝑜𝑜𝑘i: Biến đại diện cho giá trị thị trường trên giá trị sổ sách, được
đo lường bằng giá cổ phiếu cuối năm trên giá trị sổ sách của cổ phiếu. Biến này
chỉ thu thập được đối với các ngân hàng thực hiện niêm yết trên hai sàn chứng
khoán của Việt Nam là HOSE, HNX.
 𝐷i𝑟𝑒𝑐𝑡𝑜𝑟 𝑂𝑤𝑛𝑒𝑟𝑠ℎi𝑝i: Biến đại diện cho quản trị doanh nghiệp, được đo
lường bằng trung vị giá trị bằng tiền của lượng cổ phẩn sở hữu bởi các cá nhân
thuộc Ban giám đốc.
 𝐶𝐸𝑂 𝑂𝑤𝑛𝑒𝑟𝑠ℎi𝑝i: Biến đại diện cho tỷ lệ sở hữu của CEO, được đo lường
bằng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu cuối năm của CEO.
 𝐹i𝑟𝑚 𝐴𝑔𝑒i: Biến đại diện cho số năm thành lập của các ngân hàng thương mại.
Được đo lường bằng năm quan sát trừ đi năm thành lập ngân hàng.
 𝐹i𝑛𝑎𝑛𝑐i𝑎𝑙 𝐶𝑟i𝑠i𝑠 𝑑𝑢𝑚𝑚𝑦i: Biến đại diện cho giai đoạn khủng hoảng. Nhận
giá trị bằng 1 cho năm 2009 và 0 cho các năm từ 2010 trở đi.
Kết quả của các hệ số 𝛽1, 𝛽2, 𝛽3, 𝛽4, 𝛽5, 𝛽6 sẽ là cơ sở diễn giải cho mối tương quan
giữa các biến độc lập bao gồm quy mô hoạt động, giá trị thị trường trên giá trị sổ sách,
biến đại diện cho quản trị doanh nghiệp, tỷ lệ sở hữu của Tổng giám đốc, tuổi của
ngân hàng, yếu tố khủng hoảng và biến phụ thuộc là mức độ rủi ro của các ngân hàng
thương mại tại Việt Nam. Tác giả sử dụng các phương pháp hồi quy là phương pháp
hồi quy Robust (Robust regression) để giảm thiểu ảnh hưởng của các giá trị nhiễu
trong dữ liệu (outliers), phương pháp hồi quy mô hình ước lượng bình phương nhỏ
nhất (Pooled OLS) và có điều chỉnh cho hiện tượng phương sai thay đổi có thể có
(robus), mô hình hồi quy hiệu ứng cố định (FEM), và mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên
(REM) để xem xét tương quan giữa quy mô hoạt động và mức độ rủi ro của các ngân
hàng thương mại tại Việt Nam. Tiếp theo đó, tác giả sử dụng kết quả thống kê F và
kiểm định Hausman để lựa chọn trong ba phương pháp Pool OLS, FEM và REM,
phương pháp hồi quy nào là phù hợp nhất với dữ liệu thu thập được. Trong bài nghiên
cứu này, do tình hình thực tế ở Việt Nam không có các ngân hàng đầu tư và số lượng
quá ít các công ty bảo hiểm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam nên tác
giả loại bỏ các biến giả đại diện cho ngân hàng đầu tư, các công ty bảo hiểm nhân thọ.
19
`
Đây là sự khác biệt trong đối tượng nghiên cứu của bài luận văn này so với bài nghiên
cứu gốc của Sanjai Bhagat và các cộng sự.
Các nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp trên Thế giới đã được các tác
giả công bố thường gặp khó khăn với vấn đề nội sinh trong mô hình nghiên cứu. Bài
nghiên cứu này của tác giả cũng không ngoại lệ. Theo kết quả nghiên cứu của Brewer
và Jagtiani (2009) chỉ ra rằng, các ngân hàng sẵn sàng chi trả các khoản chi phí lớn để
thực hiện các thương vụ mua lại các ngân hàng/công ty khác nhằm gia tăng quy mô để
nhằm đạt đến trạng thái "Quá lớn để sụp đổ". Do đó, tuy rằng các ngân hàng có nhiều
khả năng theo đuổi các hoạt động có mức độ rủi ro cao khi quy mô của các ngân hàng
đó tăng lên, nhưng ngược lại, các ngân hàng có hoạt động kinh doanh có rủi ro cao sẽ
cần có sự bảo đảm hỗ trợ của các cơ quan quản lý khi họ gặp khó khăn, vì thế các
ngân hàng này có động cơ gia tăng quy mô để đạt được đến trạng thái "Quá lớn để sụp
đổ". Để giải quyết vấn đề nội sinh xảy ra trong mô hình nghiên cứu, tác giả sử dụng
phương pháp hồi quy hai giai đoạn - Two-Stage Least Squares IV (2SLS) với các biến
công cụ (IV), cụ thể là các biến logarit tự nhiên của số lượng nhân viên của ngân hàng
(Employee), logarit tự nhiên tài sản cố định hữu hình (PPE), các biến này cũng đã
được Sanjai Bhagat, Brian Bolton, Jun Lu (2015) sử dụng trong bài nghiên cứu của
mình.
Phương trình (2) - Mô hình biến công cụ giai đoạn hai:
𝐵𝑎𝑛𝑘 𝑅i𝑠𝑘i = 𝛼 + 𝛽1𝑇𝑜𝑡𝑎𝑙 𝐴𝑠𝑠𝑒𝑡i + 𝛽2𝑀𝑎𝑟𝑘𝑒𝑡 𝑡𝑜 𝐵𝑜𝑜𝑘i
+ 𝛽3𝐷i𝑟𝑒𝑐𝑡𝑜𝑟 𝑂𝑤𝑛𝑒𝑟𝑠ℎi𝑝i + 𝛽4𝐶𝐸𝑂 𝑂𝑤𝑛𝑒𝑟𝑠ℎi𝑝i + 𝛽5𝐹i𝑟𝑚 𝐴𝑔𝑒i
+ 𝛽6𝐹i𝑛𝑎𝑛𝑐i𝑎𝑙 𝐶𝑟i𝑠i𝑠 𝑑𝑢𝑚𝑚𝑦i + si
Phương trình (3) - Mô hình biến công cụ giai đoạn một:
𝑇𝑜𝑡𝑎𝑙 𝐴𝑠𝑠𝑒𝑡 = 𝛼 + 𝛽1𝐸𝑚𝑝𝑙𝑜𝑦𝑒𝑒i + 𝛽2𝑃𝑃&𝐸i + 𝛽3𝐷i𝑟𝑒𝑐𝑡𝑜𝑟 𝑂𝑤𝑛𝑒𝑟𝑠ℎi𝑝i
+ 𝛽4𝐶𝐸𝑂 𝑂𝑤𝑛𝑒𝑟𝑠ℎi𝑝i + 𝛽5𝐹i𝑟𝑚 𝐴𝑔𝑒i + 𝛽6𝐹i𝑛𝑎𝑛𝑐i𝑎𝑙 𝐶𝑟i𝑠i𝑠 𝑑𝑢𝑚𝑚𝑦i
+ si
Trong đó:
 𝐸𝑚𝑝𝑙𝑜𝑦𝑒𝑒i: Logarit tự nhiên của số lượng nhân viên của các ngân hàng
thương mại
20
`
 𝑃𝑃&𝐸i: Logarit tự nhiên của tài sản cố định của các ngân hàng thương mại
 Các biến còn lại được định nghĩa tương tự như ở phương trình (1)
Z-score được cấu thành bởi 3 yếu tố là ROA, CAR và σ(ROA). Khi giá trị ROA tăng
lên và tỷ lệ an toàn vốn - CAR tăng lên sẽ khiến cho giá trị Z-score tăng lên, ngược
lại, khi độ lệch chuẩn của ROA - σ(ROA) tăng lên sẽ khiến Z-score giảm xuống. Do
đó, trong trường hợp có mối quan hệ tích cực giữa quy mô doanh nghiệp và mức độ
rủi ro, có thể nguyên nhân bắt nguồn từ việc ROA giảm xuống, hoặc tỷ lệ an toàn vốn
- CAR giảm xuống và/hoặc độ lệch chuẩn của ROA - σ(ROA)tăng lên. Vì thế, quy mô
hoạt động tác động lên mức độ rủi ro của doanh nghiệp được đo lường băng Z-score
sẽ tác động thông qua các thành phần cấu tạo nên Z-score. Để tìm hiểu thêm về cách
các thành phần cấu tạo nên Z-core tương quan với quy mô doanh nghiêp, tác giả chạy
hồi quy với từng thành phần cấu tạo nên Z-core như một biến phụ thuộc riêng biệt.
Tác giả thực hiện chạy hồi quy theo phương pháp 2SLS tương tự như phương trình
(2), (3) với các biến phụ thuộc là ROA, CAR và 𝜎(𝑅𝑂𝐴).
3.2. Mô tả biến nghiên cứu
3.2.1. Mức độ rủi ro – Bank Risk, (Biến phụ thuộc)
Dựa theo các nghiên cứu của Laeven và Levine (2009) , Sanjai Bhagat, Brian Bolton,
Jun Lu (2015), tác giả sử dụng Z-score là thước đo đo lường mức độ rủi ro của các
ngân hàng thương mại. Z-score được tính theo công thức sau:
𝑍 − 𝑠𝑐𝑜𝑟𝑒 =
𝑅𝑂𝐴 + 𝐶𝐴𝑅
𝜎(𝑅𝑂𝐴)
ROA là tỷ số Lợi nhuận sau thuế chia cho Tổng tài sản (tính theo năm). Hiện nay, các
ngân hàng thương mại tại Việt Nam đang từng bước áp dụng các quy định Basel II
trong việc quản lý rủi ro của mình. Một trong những quy định của Basel II là quy định
về tỷ lệ an toàn vốn - CAR. Theo Basel II, CAR được tính theo công thức CAR =
(Vốn cấp I + Vốn cấp II + Vốn cấp III)/(Tài sản có rủi ro tín dụng + Tài sản có rủi ro
hoạt động + Tài sản có rủi ro thị trường). Tuy nhiên, việc thu thập Vốn cấp I, Vốn cấp
II, Vốn cấp III theo định nghĩa của Basel II tại Việt Nam là không khả thi, do tại Việt
Nam, các ngân hàng không phân biệt Vốn cấp I và Vốn cấp II mà dùng chung một
khái niệm là vốn chủ sở hữu. Đến thời điểm năm 2018, việc báo cáo về các loại Vốn
21
`
theo định nghĩa của Basel II vẫn chưa được thực hiện và công bố trên báo cáo thường
niên, báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại mà chỉ dùng để báo cáo nội bộ
và báo cáo cho các cơ quan quản lý để thực hiện tính toán tỷ lệ tài sản vốn nhằm đáp
ứng các quy định của pháp luật cũng như đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn Basel II.
Bên cạnh đó, trong các bài nghiên cứu của Laeven và Levine (2009), của Houston
cùng với các cộng sự (2010), các tác giả đã phát triển một phương pháp tính giá trị tỷ
lệ an toàn vốn - CAR khác và được áp dụng phổ biến trong các nghiên cứu gần đây là:
CAR =
Tong tài sǎn − Tong nợ
Tong tài sǎn
𝜎(ROA) là độ lệch chuẩn của tỷ số lợi nhuận trên tài sản ROA được tính trong khoảng
thời gian 5 năm cho mỗi quan sát.
Z-score là một thước đo đo lường rủi ro của ngân hàng được sử dụng rộng rãi trong
các bài nghiên cứu gần đây. Hầu hết trong các bài nghiên cứu mà tác giả đã tóm tắt ở
phần tóm tắt các nghiên cứu gần đây thì các bài nghiên cứu đều sử dụng Z-score là
thước đo đo lường rủi ro của ngân hàng. Z-score đo lường khả năng thanh toán của
các ngân hàng thương mại. Theo đó, Z-score càng lớn thì ngân hàng càng ít chịu rủi
ro, hay nói cách khác, Z-score càng lớn thì mức độ rủi ro của ngân hàng càng nhỏ.
Tuy nhiên, theo Sanjai Bhagat, Brian Bolton, Jun Lu (2015), Z-score có sự phân bố
chệch lớn, nên tác giả sử dụng logarit tự nhiên của Z-score làm thước đo đo lường rủi
ro cho luận văn. Cũng theo các nghiên cứu của Sanjai Bhagat và các cộng sự (2015),
Laeven và Levine (2009),và của Houston cùng với các cộng sự (2010), tác giả tính
toán giá trị Z-score theo năm và tính toán giá trị 𝜎(ROA) là độ lệch chuẩn của ROA
hàng năm với 5 năm liền trước cho mỗi quan sát. Cụ thể, giá trị của biến 𝜎(ROA) vào
năm 2009 sẽ được tính trong khoảng thời gian từ 2005 – 2009, tương tự cho các năm
tiếp theo.
Để tìm hiểu sâu hơn sự tác động của các biến độc lập đến Z-score, tác giả sử dụng các
biến cấu thành nên Z-score là Tỷ số Lợi nhuận sau thuế chia cho Tổng tài sản (ROA),
Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) và độ lệch chuẩn của tỷ số lợi nhuận trên tài sản ROA
(𝜎(ROA)) là các biến phụ thuộc trong các mô hình hồi quy. Với việc phân tích sự tác
động của các biến phụ thuộc tác động lên từng thành phần cấu tạo của Z-score, tác giả
22
`
có thể biết được chính xác cách mà các biến độc lập tác động lên Z-score và từ đó có
thể đưa ra các biện pháp để kiểm soát mức độ rủi ro một cách tốt nhất.
Một thước đo đo lường mức độ rủi ro của các ngân hàng thương mại khác được tác
giả sử dụng trong luận văn là độ lệch chuẩn của lợi nhuận cổ phiếu theo ngày -
𝜎(RET) dựa trên nghiên cứu của Saunders, Stock và Travlos (1990) và Vyas (2011).
Giá trị 𝜎(RET) thể hiện phản ứng của thị trường về mức độ rủi ro của các ngân hàng
phản ánh vào sự biến động giá cổ phiếu theo ngày với ý nghĩa giá trị 𝜎(RET) càng cao
thì mức độ rủi ro càng cao.
3.2.2. Quy mô hoạt động
Trong các bài nghiên cứu trước đây, có rất nhiều cách để đo lường quy mô hoạt động
của các ngân hàng thương mại. Trong đó có thể kể đến các phương pháp thường được
sử dụng là dựa trên các số liệu trong Báo cáo tài chính là Tổng tài sản hoặc Tổng
doanh thu của các doanh nghiệp. Hoặc dựa trên số liệu thị trường là giá trị Vốn hóa
của các doanh nghiệp niêm yết trên các sàn chứng khoán.
Tuy nhiên, ở thị trường Việt Nam, số lượng ngân hàng niêm yết trên hai sàn chứng
khoán là không nhiều, do đó, tác giả chọn phương pháp dựa trên các số liệu trong Báo
cáo tài chính là Tổng tài sản (Asset) làm thước đo quy mô hoạt động của các ngân
hàng thương mại cho luận văn của mình và sử dụng Tổng doanh thu (Revenue) để
kiểm định tính vững của mô hình. Trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn, tác
giả dự kiến sử dụng biến Quy mô hoạt động để xác định các ngân hàng có quy mô lớn
nhất là các ngân hàng đạt đến trạng thái “Quá lớn để sụp đổ” và từ đó xác định biến
giả TBTF – “Too big to fail” để kiểm tra sự tác động của trạng thái “Quá lớn để sụp
đổ” đến mức độ rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Tuy nhiên, sau
quá trình tìm hiểu, hiện nay chưa có bài nghiên cứu nào xác định được ngưỡng giá trị
cho trạng thái “Quá lớn để sụp đổ” của các ngân hàng thương mại đang hoạt động tại
Việt Nam. Do đó, tác giả đã không sử dụng biến giả cho trạng thái “Quá lớn để sụp
đổ” trong bài nghiên cứu của mình.
Theo nghiên cứu của Sanjai Bhagat và các cộng sự (2015), tác giả cũng áp dụng
phương pháp tính logarit tự nhiên của Tổng tài sản và Tổng doanh thu làm thước đo
cho quy mô hoạt động của các ngân hàng thương mại trong bài nghiên cứu của mình.
23
`
3.2.3. Quản trị doanh nghiệp – Director Ownership
Bắt nguồn từ ý tưởng “Các giám đốc thuộc Ban giám đốc của các ngân hàng sẽ có
động lực hơn trong việc giám sát, tư vấn và làm tròn trách nhiệm hơn với ngân hàng
mà họ có nắm giữ cổ phiếu”, trong bài nghiên cứu được công bố vào năm 2008,
Bhagat và Bolton (2008) đã nghiên cứu và sử dụng phương pháp đo lường sự quản trị
của ngân hàng bằng cách tính trung vị giá trị bằng tiền của lượng cổ phẩn sở hữu bởi
các cá nhân thuộc Ban giám đốc. Dựa trên phương pháp đó, tác giả tiến hành đo lường
biến quản trị doanh nghiệp theo phương pháp lấy logarit tự nhiên của trung vị giá trị
bằng tiền của lượng cổ phẩn sở hữu bởi các cá nhân thuộc Ban giám đốc.
Trên thực tế, các ngân hàng đang có xu hướng trả thưởng cho các CEO bằng cổ phiếu
để gắn lợi ích của CEO với lợi ích của ngân hàng, còn với các thành viên Ban giám
đốc, số lượng cổ phần của họ thường đến từ việc họ tự bỏ tiền ra mua, do đó, với các
thành viên thuộc Ban giám đốc, họ có động lực để tập trung vào việc gia tăng giá trị
bằng tiền của cổ phiếu ngân hàng, từ đó gia tăng giá trị bằng tiền của lượng cổ phần
họ nắm giữ hơn là việc gia tăng tỷ lệ sở hữu của họ tại ngân hàng đang làm việc, điều
này cũng đã được đề cập trong các nghiên cứu trước đây như Shleifer và Murphy
(2004), và Milavonic (2004) …
Do data về số lượng cổ phần sở hữu tại các ngân hàng thương mại của Vietstock cung
cấp không đầy đủ, tác giả đã tiến hành thu thập giá trị tỷ lệ sở hữu của các thành viên
trong Ban giám đốc bằng tay từ các cáo báo thường niên, bản cáo bạch của các ngân
hàng thương mại bị thiếu dữ liệu.
3.2.4. Tỷ lệ sở hữu của CEO - CEO Ownership
Theo các nghiên cứu của Jensen và Mecking (1976), Amihud và Lev (1981), Các nhà
quản lý thuộc trường phái e ngại rủi ro thường có xu hướng giảm thiểu mức rủi ro
xuống thấp hơn mức rủi ro tối ưu của các ngân hàng thương mại nhằm bảo vệ những
nguồn lợi mà họ được hưởng, bởi vì thu nhập của họ thường gắn liền với những sự
thay đổi trong giá trị của công ty. Trong các nghiên cứu trước đây, vấn đề này được
gọi là vấn đề người đại diện. Với việc các CEO nắm giữ cổ phiếu của các ngân hàng
thương mại mà họ đang phục vụ, họ sẽ có động lực cao hơn để tối đa hóa giá trị của
các ngân hàng, qua đó gia tăng lợi nhuận mà họ nhận được.
24
`
Có nhiều nghiên cứu đã được thực hiện về sự tác động của cấu trúc sở hữu lên mức độ
rủi ro của các công ty. Theo nghiên cứu của Agawal và Mandelker (1987) trong lĩnh
vực phi tài chính đã cho thấy có mối quan hệ đồng biến giữa tỷ lệ sở hữu của các nhà
quản lý với sự thay đổi trong giá trị doanh nghiệp. John, Litov và Yeung (2008) lại
cho thấy rằng các nhà quản lý nắm giữ lượng cổ phần lớn thường thận trọng hơn trong
việc ra các quyết định đầu tư. Trong lĩnh vực ngân hàng, Saunder, Strock và Travlos
(1990) lại cho thấy rằng các nhà các cổ đông kiểm soát ngân hàng với mức rủi ro cao
hơn so với việc các nhà quản lý kiểm soát ngân hàng. Kết quả nghiên cứu của Laeven
và Levine (2009) cũng cho thấy các ngân hàng có sự chi phối của các cổ đông thì có
rủi ro cao hơn.
Do data về tỷ lệ sở hữu tại các ngân hàng thương mại của Vietstock cung cấp không
đầy đủ, tác giả đã tiến hành thu thập giá trị tỷ lệ sở hữu của CEO bằng tay từ các cáo
báo thường niên, bản cáo bạch của các ngân hàng thương mại bị thiếu dữ liệu.
3.2.5. Tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách – Market-to-Book
Tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách được sử dụng để tìm giá trị của một công ty
bằng cách so sánh giá trị sổ sách của một công ty với giá trị thị trường của nó. Giá trị
sổ sách được tính bằng cách xem xét chi phí lịch sử của công ty hoặc giá trị kế toán.
Giá trị thị trường được xác định trên thị trường chứng khoán thông qua giá trị vốn hóa
thị trường.
Tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách, đã được xác định là một yếu tố quan trọng
trong các tài liệu định giá tài sản. Ví dụ, Fama và French (1992) chỉ ra rằng các công
ty có tỷ lệ giá trị sổ sách trên thị trường cao (hoặc giá trị thị trường trên giá trị sổ sách
thấp) có nhiều khả năng rơi vào khủng hoảng tài chính hơn. Trong bài nghiên cứu này,
tác giả tính toán biến Tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách bằng cách chia giá trị
thị trường của vốn chủ sở hữu cho giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu cho mỗi doanh
nghiệp theo từng năm.
3.2.6. Số năm thành lập ngân hàng – Age
Với các ngân hàng được thành lập lâu đời và có lịch sử phát triển lâu dài thì đã có thị
phần ổn định và có một lượng khách hàng trung thành nhất định. Cùng với đó là uy tín
và nền tảng danh tiếng vững chắc. Do đó, với các ngân hàng có tuổi đời lớn, họ
25
`
thường có ít động lực nhằm tham gia vào các thương vụ có rủi ro lớn để bảo vệ danh
tiếng cũng như tập trung phát triển kinh doanh với đối tượng khách hàng đang có.
Ngược lại, với các ngân hàng mới được thành lập, nhằm tìm kiếm thị phần, gia tăng
lợi nhuận, cũng như khẳng định tên tuổi, thương hiệu của ngân hàng, các ngân hàng
này có nhiều động lực hơn trong việc chấp nhận nhiều rủi ro hơn. Vì thế với các ngân
hàng có tuổi đời lớn sẽ có xu hướng ít rủi ro hơn so với các ngân hàng mới được thành
lập.
Các ngân hàng hoạt động lâu trên thị trường thường có xu hướng rủi ro ít hơn so với
các ngân hàng mới thành lập, nguyên nhân do các ngân hàng thành lập lâu đã có thị
phần ổn định và có nền khách hàng vững chắc do đó họ có ít động lực hơn để gia tăng
rủi ro nhằm phát triển thị phần. Còn đối với các ngân hàng mới thành lập, họ có động
lực để gia tăng rủi ro nhằm tìm kiếm thị phần mới, gia tăng lợi nhuận và ngoài ra còn
giúp cho nhà quản lý ngân hàng thể hiện năng lực quản lý của mình trước các cổ
đông. Do đó, tác giả sẽ dùng biến số năm thành lập ngân hàng như là biến kiểm soát
với kỳ vọng rằng các ngân hàng hoạt động lâu năm sẽ quản trị rủi ro tốt hơn và ít rủi
ro hơn so với các ngân hàng mới thành lập.
3.2.7. Khủng hoảng tài chính - Crisis
Khủng hoảng tài chính Thế giới diễn ra từ cuối năm 2007 đến hết năm 2009, trong
thời gian này, hệ thống tài chính Toàn cầu sụp đổ. Việt Nam đã và đang trong quá
trình hội nhập với kinh tế Thế giới. Do đó, tác động của cuộc khủng hoảng tài chính
Thế giới vào cuối năm 2007 đến 2009 cũng tác động không nhỏ đến nền kinh tế Việt
Nam. Trong các đề tài nghiên cứu trên Thế giới, rất nhiều tác giả đã quy định những
năm từ 2007 đến 2009 là quãng thời gian diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế Toàn cầu.
Do đó, trong bài nghiên cứu của mình, tác giả sử dụng biến giả Khủng hoảng tài chính
với giai đoạn năm 2009.
Bảng 3.1: Tóm tắt biến và kỳ vọng dấu
Biến Mô tả biến Kỳ vọng dấu Nguồn
Z-score
Là biến đại diện đo lường
mức độ rủi ro của các ngân
Laeven và
Levine
26
`
hàng thương mại tại Việt
Nam. Được đo lường theo
công thức:
ROA + CAR
𝜎(ROA)
Trong đó, ROA là tỷ số Lợi
nhuận sau thuế chia cho
Tổng tài sản (tính theo
năm), CAR = (Tổng tài sản-
Tổng nợ) chia cho Tổng Tài
sản, σ(ROA) là độ lệch
chuẩn của tỷ số lợi nhuận
trên tài sản – ROA, được
tính trong khoảng thời gian
5 năm cho mỗi quan sát. Z-
score càng cao thì ngân
hàng càng ổn định, và càng
có ít rủi ro.
(2009),
Sanjai
Bhagat,
Brian
Bolton, Jun
Lu (2015),
Houston
cùng với
các cộng sự
(2010)
Asset
Logarit tự nhiên của Tổng
tài sản
-
Sanjai
Bhagat,
Brian
Bolton, Jun
Lu (2015)
Director
Ownership
Bằng logarit tự nhiên của
trung vị giá trị bằng tiền của
lượng cổ phẩn sở hữu bởi
các cá nhân thuộc Ban giám
đốc
+
Bhagat và
Bolton
(2008)
CEO Ownership Tỷ lệ sở hữu của CEO vào +/- John, Litov
27
`
thời điểm đầu năm và Yeung
(2008),
Laeven và
Levine
(2009)
Market-to-Book
Tỷ lệ giá trị thị trường trên
giá trị sổ sách của ngân
hàng
+/-
Goyal
(2005),
Sanjai
Bhagat,
Brian
Bolton, Jun
Lu (2015)
Age Số năm thành lập ngân hàng +
Sanjai
Bhagat,
Brian
Bolton, Jun
Lu (2015)
Crisis Khủng hoảng tài chính -
Sanjai
Bhagat,
Brian
Bolton, Jun
Lu (2015)
Nguồn: tác giả tự tổng hợp
3.3. Dữ liệu và mẫu nghiên cứu
Dữ liệu đầu vào liên quan đến biến phụ thuộc, biến giả và biến kiểm soát được sử
dụng trong bài nghiên cứu là dữ liệu bảng gồm 200 quan sát được thu thập và tập hợp
từ các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên và bản cáo bạch của 24 ngân hàng
thương mại cổ phần đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam trong giai đoạn từ năm
2009 đến năm 2017, trong đó có 11 ngân hàng thương mại cổ phần đang niêm yết trên
28
`
Sở Giao Dịch Chứng Khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở Giao Dịch
Chứng Khoán Hà Nội (HNX), 13 ngân hàng chưa thực hiện niêm yết hoặc niêm yết
trên sàn OTC. Trong bài nghiên cứu của mình, nhằm đảm bảo kết quả nghiên cứu
mang tính khách quan với độ tin cậy cao, tác giả cũng không sử dụng các công ty bị
thiếu thông tin và dữ liệu trong giai đoạn nghiên cứu.
Nguồn dữ liệu của bài nghiên cứu được tác giả thu thập chủ yếu từ trang cung cấp dữ
liệu chứng khoán tài chính hàng đầu Việt Nam là www.vietstock.vn. Tuy nhiên,
nguồn dữ liệu từ Vietstock là không đầy đủ cho một số dữ liệu đầu vào cần thiết cho
bài nghiên cứu như các biến về số lượng nhân viên nhân hàng, tỷ lệ sở hữu của CEO,
số lượng cổ phần của các thành viên Ban Giám đốc, … Do đó, bên cạnh nguồn dữ liệu
thu thập từ Vietstock, tác giả đã tiến hành thu thập thủ công từ các bản cáo bạch, báo
cáo tài chính, báo cáo thường niên của các ngân hàng để đảm bảo sự hoàn chỉnh của
bộ dữ liệu.
29
`
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong chương 4, tác giả sẽ trình bày phần phân tích chi tiết kết quả hồi quy theo các
phương trình đã được trình bày trong chương 3. Từ kết quả thu được, tác giả sẽ trả lời
cho các câu hỏi nghiên cứu đã được trình bày ở các chương trước, từ đó đưa ra nhận
xét và đánh giá về mối quan hệ giữa quy mô hoạt động và mức độ rủi ro của các ngân
hàng thương mại tại Việt Nam, mức độ tác động của các biến độc với đối với biến phụ
thuộc.
4.1. Phân tích thống kê mô tả
Bảng 4.1 dưới đây trình bày chi tiết số liệu thống kê mô tả của các biến được trình bày
trong mô hình, bao gồm các giá trị số lượng quan sát, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn,
giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của từng biến số.
Trong đó, biến phụ thuộc của mô hình là Z-score có giá trị trung bình là 45.91 cùng
với độ lệch chuẩn là 40.09. Với độ lệch chuẩn khá cao và có dải giá trị rộng, từ 2.72
đến 247.75, điều này cho thấy có sự chênh lệch lớn về rủi ro của các ngân hàng
thương mại ở Việt Nam và điều này cũng thể hiện biến Z-score là một đại lượng
chệch. Do đó, theo phương pháp đã được Sanjai Bhagat, Brian Bolton và Jun Lu
(2015) và Laeven và Levine (2009) áp dụng trong các bài nghiên cứu trước đây, tác
giả sử dụng giá trị logarit tự nhiên của Z-score làm giá trị đo lường mức độ rủi ro của
các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Trong luận văn, tác giả cũng sử dụng một
biến khác đại diện cho mức độ rủi ro của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam là
σ(RET) được tính toán là độ lệch chuẩn của lợi nhuận cổ phiếu theo ngày (với những
ngân hàng chưa niêm yết hoặc trong thời gian chưa niêm yết thì không có giá trị).
σ(RET) có giá trị trung bình là 0.006980 với độ lệch chuẩn 0.010261. Biến Quy mô
hoạt động (Asset) có giá trị trung bình là 169.85, độ lệch chuẩn là 211.73. Với độ lệch
chuẩn lớn, và dải giá trị trải rộng từ 7.48 đến 1202.28, điều này cho thấy có sự khác
biệt rất lớn về quy mô hoạt động của các ngân hàng thương mại. Biến Quy mô hoạt
động cũng là một đại lượng chệch. Tác giả cũng sử dụng giá trị logarit tự nhiên của
Quy mô hoạt động để đo lường quy mô hoạt động của các ngân hàng thương mại tại
Việt Nam. Một biến đo lường quy mô hoạt động khác được tác giả sử dụng trong bài
nghiên cứu là Tổng doanh thu (Revenue) có giá trị trung bình đạt 4.455, độ lệch chuẩn
30
`
là 5.612 và có dải giá trị từ 0 đến 30.955. Các biến biến tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản
(ROA), tỷ lệ an toàn vốn (CAR), độ lệch chuẩn của tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản ROA –
(σ(ROA)), Tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (Market-to-Book) đều có giá trị
trung bình thấp, cụ thể là ROA là 0.008, CAR là 0.096, σ(ROA) là 0.004 và Market-
to-Book là 0.343, độ lệch chuẩn của các biến này giao động từ 0.004 đến 0.694. Biến
quản trị doanh nghiệp (Director Ownership) có giá trị trung bình là 81.363, độ lệch
chuẩn 181.968 và giải giá trị từ 0.014 đến 791.117. Biến tỷ lệ sở hữu của CEO và tuổi
của ngân hàng có giá trị trung bình lần lượt là 0.012 và 22.405 với độ lệch chuẩn lần
lượt là 0.053 và 11.264.
31
`
Bảng 4.1: Thống kê mô tả biến được sử dụng trong mô hình
Biến Số lượng quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất
Z-score 200 45.914 40.090 2.722 247.749
Asset 200 169.854 211.730 7.478 1202.284
Revenue 200 5.5833 7.0579 0.2203 39.0167
ROA 200 0.008 0.006 0.000 0.047
CAR 200 0.096 0.042 0.041 0.255
𝜎(ROA) 200 0.004 0.004 0.000 0.027
𝜎(RET) 200 0.007 0.010 0.000 0.038
Market-to-Book 200 0.343 0.694 0.000 2.891
CEO Ownership 200 0.012 0.053 0.000 0.404
Director Ownership 200 81.363 181.968 0.014 791.117
Age 200 22.405 11.264 4.000 61.000
Leverage 200 0.904 0.042 0.745 0.959
PPE 200 0.959 1.270 0.037 6.422
Employee 200 6378.855 5957.236 831.000 25088.000
Crisis 200 0.100 0.301 0.000 1.000
Nguồn: Kết quả được tác giả tính doán dựa trên mẫu dữ liệu nghiên cứu – Phụ lục 1
Ghi chú: Mức độ rủi ro (Z-score) được tính toán theo công thức (ROA + CAR)/ σ(ROA). ROA là tỷ số Lợi nhuận sau thuế chia cho Tổng tài sản (tính theo năm), tỷ lệ an toàn vốn CAR
= (Tổng tài sản- Tổng nợ) chia choTổng Tài sản, σ(ROA) là độ lệch chuẩn của tỷ số lợi nhuận trên tài sản ROA được tính trong khoảng thời gian 5 năm cho mỗi quan sát. Quy mô hoạt
động (Asset) là giá trị logarit tự nhiên của Tổng tài sản. Revenue là giá trị logarit tự nhiên của Tổng doanh thu. Tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (Market to book) là Tỷ lệ giá trị
thị trường trên giá trị sổ sách của ngân hàng. Tỷ lệ sở hữu của CEO (CEO Ownership) là Tỷ lệ sở hữu của CEO vào thời điểm đầu năm. Quản trị doanh nghiệp (Director Ownership) là
giá trị logarit tự nhiên của trung vị giá trị bằng tiền của lượng cổ phẩn sở hữu bởi các cá nhân thuộc Ban giám đốc. Số năm thành lập ngân hàng (Age). Giá trị tài sản cố định (PPE) , Số
lượng nhân viên (Employee) , Khủng hoảng tài chính (Crisis) được xác định là năm 2009.
32
`
4.2. Ma trận hệ số tƣơng quan
Ma trận hệ số tương quan được sử dụng để chỉ ra mối quan hệ giữa các biến được sử
dụng trong mô hình được thể hiện trong bảng 4.2. Kết quả của ma trận hệ số tương
quan cho thấy hệ số tương quan giữa các biến đều có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn 0.8.
Điều này cho thấy giữa các biến được sử dụng trong mô hình không có vấn đề nghiêm
trọng trong hiện tượng đa cộng tuyến.
33
`
Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan
Z- score 𝜎(RET) Asset Revenue ROA CAR 𝜎(ROA) Market-to-Book Director Ownership CEO Ownership Age Crisis
Z-score 1
𝜎(RET) 0.0067 1
Asset 0.0708 0.4494 1
Revenue 0.0964 0.4336 0.9569 1
ROA 0.0502 0.0245 -0.1035 0.0959 1
CAR 0.0063 -0.2231 -0.7006 -0.5556 0.3645 1
𝜎(ROA) -0.7078 -0.1485 -0.3215 -0.2857 0.1715 0.3804 1
Market-to-Book 0.0772 0.1943 0.3189 0.2882 -0.0887 -0.2433 -0.1575 1
Director Ownership 0.1532 -0.3773 -0.1799 -0.2262 -0.1389 -0.0051 -0.2385 -0.0080 1
CEO Ownership -0.0109 0.2639 0.3134 0.3080 0.0149 -0.1653 -0.0886 0.3158 -0.0800 1
Age 0.2876 0.3162 0.5295 0.5544 -0.0369 -0.2065 -0.4445 0.1640 -0.1674 0.0832 1
Crisis 0.0176 -0.0054 -0.2200 -0.2035 0.2234 0.0600 -0.0375 0.0099 0.0178 0.0504 -0.0911 1
Nguồn: Kết quả được tác giả tính doán dựa trên mẫu dữ liệu nghiên cứu – Phụ lục 2
Ghi chú: Mức độ rủi ro (Z-score) được tính toán theo công thức (ROA + CAR)/ σ(ROA). ROA là tỷ số Lợi nhuận sau thuế chia cho Tổng tài sản (tính theo năm), tỷ lệ an toàn vốn CAR
= (Tổng tài sản- Tổng nợ) chia choTổng Tài sản, σ(ROA) là độ lệch chuẩn của tỷ số lợi nhuận trên tài sản ROA được tính trong khoảng thời gian 5 năm cho mỗi quan sát. 𝜎(RET) là độ
lệch chuẩn của giá cổ phiếu theo ngày. Quy mô hoạt động (Asset) là giá trị logarit tự nhiên của Tổng tài sản. Revenue là giá trị logarit tự nhiên của Tổng doanh thu. Tỷ lệ giá trị thị
trường trên giá trị sổ sách (Market-to-Book) là Tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách của ngân hàng. Tỷ lệ sở hữu của CEO (CEO Ownership) là Tỷ lệ sở hữu của CEO vào thời điểm
đầu năm. Quản trị doanh nghiệp (Director Ownership) là giá trị logarit tự nhiên của trung vị giá trị bằng tiền của lượng cổ phẩn sở hữu bởi các cá nhân thuộc Ban giám đốc. Số năm
thành lập ngân hàng (Age). Khủng hoảng tài chính (Crisis) được xác định là năm 2009.
34
`
4.3. Kết quả hồi quy
4.3.1. Hồi quy cơ sở
Thước đo đo lường mức độ rủi ro chính của luận văn là Z-score với ý nghĩa là giá trị
Z-score càng cao, ngân hàng hoạt động càng ổn định, khi đó, ngân hàng càng chịu ít
rủi ro, mức rủi ro của ngân hàng càng giảm. Ngoài Z-score, tác giả còn sử dụng biến
độ lệch chuẩn của giá cổ phiếu theo ngày 𝜎(RET) với ý nghĩa biến động độ lệch
chuẩn của cổ phiếu theo ngày càng lớn, mức độ rủi ro của ngân hàng càng lớn.
Kết quả hồi quy cơ sở ước lượng mối tương quan giữa quy mô doanh nghiệp (được đo
lường bởi giá trị logarit tự nhiên của biến tổng tài sản – ln(Asset)) và mức độ rủi ro
(được đo lường bởi giá trị logarit tự nhiên của biến Z-score – ln(Z-score) và giá trị độ
lệch chuẩn của giá cổ phiếu theo ngày – 𝜎(RET)) được thể hiện lần lượt trong bảng
4.3 và bảng 4.4. Tác giả đã áp dụng mô hình hồi quy Robust (Robust Regession) để
giảm thiểu ảnh hưởng của các giá trị nhiễu trong dữ liệu (outliers). Và để kiểm soát sự
khác biệt không thể quan sát được giữa các ngân hàng riêng lẻ, tác giả đã sử dụng mô
hình hồi quy hiệu ứng ngẫu nhiên (REM).
Trong mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là ln(Z-score), mô hình hồi quy hiệu ứng
ngẫu nhiên (REM) được tác giả lựa chọn sau khi đã thực hiện mô hình hồi quy hiệu
ứng cố định (FEM), kết quả hồi quy cho thấy các giá trị Prob>F của kiểm định F ở
cuối bảng hồi quy bằng 0.0000 (Xem chi tiết tại Phụ lục 4). Tức là có sự khác biệt
giữa các công ty, vì vậy, tác giả nên sử dụng phương pháp FEM hoặc REM với dữ
liệu bảng thay cho Pooled OLS. Kết quả kiểm định Hausman giữa mô hình FEM và
REM cho giá trị Prob>chi2 bằng 0.976 (Xem chi tiết tại Phụ lục 6), lớn hơn 0.1 nên
bác bỏ giả thiết H0 (các đặc trưng riêng của từng đối tượng không có tương quan với
các biến độc lập), chứng tỏ mô hình REM phù hợp hơn mô hình FEM.
Tương tự với mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là 𝜎(RET), mô hình hồi quy hiệu
ứng ngẫu nhiên (REM) được tác giả lựa chọn sau khi đã thực hiện mô hình hồi quy
hiệu ứng cố định (FEM), kết quả hồi quy cho thấy các giá trị Prob>F của kiểm định F
ở cuối bảng hồi quy bằng 0.0000 (Xem chi tiết tại Phụ lục 8). Tức là có sự khác biệt
giữa các công ty, vì vậy, tác giả nên sử dụng phương pháp FEM hoặc REM với dữ
liệu bảng thay cho Pooled OLS. Kết quả kiểm định Hausman giữa mô hình FEM và
35
`
REM cho giá trị Prob>chi2 bằng 0.913 (Xem chi tiết tại Phụ lục 10), lớn hơn 0.1 nên
bác bỏ giả thiết H0 (các đặc trưng riêng của từng đối tượng không có tương quan với
các biến độc lập), chứng tỏ mô hình REM phù hợp hơn mô hình FEM.
Biến quy mô doanh nghiệp (Asset): Trong các kết quả hồi quy của các phương trình,
hầu hết các mô hình chưa đưa ra được kết luận về sự tác động của biến quy mô doanh
nghiệp đến mức độ rủi ro của ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Tuy nhiên, ở mô
hình hồi quy hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) với biến phụ thuộc là độ lệch chuẩn của giá
cổ phiếu theo ngày - 𝜎(RET), kết quả hồi quy cho thấy biến quy mô có giá trị dương
và có ý nghĩa ở mức 10%, điều này chỉ ra rằng các ngân hàng có quy mô hoạt động
càng lớn thì càng rủi ro.
Biến quản trị doanh nghiệp - Director Ownership có tác động tích cực ở phương trình
với biến phụ thuộc là ln(Z-score) và tác động tiêu cực ở phương trình với biến phụ
thuộc là 𝜎(RET) và có ý nghĩa ở mức 1% ở hầu hết các phương trình hồi quy, điều
này cho thấy việc quản trị doanh nghiệp tốt hơn được (đo lường bởi logarit tự nhiên
của trung vị giá trị bằng tiền của lượng cổ phẩn sở hữu bởi các cá nhân thuộc Ban
giám đốc) làm giảm mức độ rủi ro của các ngân hàng thương mại. Kết quả này phù
hợp với các nghiên cứu của Diamond và Rajan (2009) và Sanjai Bhagat, Brian Bolton
và Jun Lu (2015). Qua đó, một lần nữa chứng minh việc các ngân hàng thương mại
thực hiện tốt việc quản trị doanh nghiệp sẽ làm giảm thiểu rủi ro mà các ngân hàng
thương mại gánh chịu.
Trong các mô hình được trình bày trong bảng 4.3, khi rủi ro của ngân hàng được đo
lường bằng Z-score, có thể thấy tuổi của ngân hàng có mối tương quan tiêu cực (hệ số
nhỏ hơn 0), có mức tác động rất lớn đến mức độ rủi ro của ngân hàng và có ý nghĩa ở
mức 1%. Điều này có ý nghĩa các ngân hàng có thời gian hoạt động càng lâu, mức độ
rủi ro của ngân hàng càng thấp. Điều này phù hợp với các lập luận đã được tác giả đề
cập ở chương 2. Các ngân hàng được thành lập lâu đời và có lịch sử phát triển lâu dài
thì đã có thị phần ổn định và có một lượng khách hàng trung thành nhất định. Cùng
với đó là uy tín và nền tảng danh tiếng vững chắc. Do đó, với các ngân hàng có tuổi
đời lớn, họ thường có ít động lực tham gia vào các thương vụ có rủi ro lớn để bảo vệ
danh tiếng cũng như tập trung phát triển kinh doanh với đối tượng khách hàng đang
36
`
có. Ngược lại, với các ngân hàng mới được thành lập, nhằm tìm kiếm thị phần, gia
tăng lợi nhuận, cũng như khẳng định tên tuổi, thương hiệu của ngân hàng, các ngân
hàng này có nhiều động lực hơn trong việc chấp nhận nhiều rủi ro hơn. Vì thế với các
ngân hàng có tuổi đời lớn sẽ có xu hướng ít rủi ro hơn so với các ngân hàng mới được
thành lập.
Bảng 4.3: Hồi quy ước lượng mối tương quan giữa quy mô doanh nghiệp và mức độ
rủi ro ( được đo lường bởi biến phụ thuộc ln(Z-score))
Biến phụ thuộc: ln(Z-score)
Robust REM
Hệ số hồi quy Sai số chuẩn Hệ số hồi quy Sai số chuẩn
(1) (2) (3) (4)
Asset (ln) -0.0440 0.0499 -0.0609 0.0903
Market-to-Book 0.0793 0.0662 0.0607 0.1087
Director Ownership (ln) 0.0512*** 0.0150 0.0405 0.0335
CEO Ownership -0.0807 0.8694 -0.6196 0.5367
Age (ln) 0.4456*** 0.1052 0.6068*** 0.2349
Crisis 0.1208 0.1452 0.0597 0.1599
Constant 2.8567 1.1554 2.9525 2.0607
Thời gian quan sát 2009-2017 2009-2017
Số lượng quan sát 200 200
Giá trị R-Square 0.114 0.130
Nguồn: Kết quả được tác giả tính doán dựa trên mẫu dữ liệu nghiên cứu – Phụ lục 3, Phụ lục 7
Ghi chú: Mức độ rủi ro (Z-score) được tính toán theo công thức (ROA + CAR)/ σ(ROA). ROA là tỷ số Lợi nhuận sau thuế
chia cho Tổng tài sản (tính theo năm), tỷ lệ an toàn vốn CAR = (Tổng tài sản- Tổng nợ) chia choTổng Tài sản, σ(ROA) là độ
lệch chuẩn của tỷ số lợi nhuận trên tài sản ROA được tính trong khoảng thời gian 5 năm cho mỗi quan sát. Quy mô hoạt
động (Asset) là giá trị logarit tự nhiên của Tổng tài sản. Tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (Market-to-Book) là Tỷ lệ
giá trị thị trường trên giá trị sổ sách của ngân hàng. Tỷ lệ sở hữu của CEO (CEO Ownership) là tỷ lệ sở hữu của CEO vào
thời điểm đầu năm. Quản trị doanh nghiệp (Director Ownership) là giá trị logarit tự nhiên của trung vị giá trị bằng tiền của
lượng cổ phẩn sở hữu bởi các cá nhân thuộc Ban giám đốc. Số năm thành lập ngân hàng (Age). Khủng hoảng tài chính
(Crisis) được xác định là năm 2009. Trong bảng 4.3, tác giả trình bày phương trình phân tích kết quả hồi quy về mối quan hệ
giữa quy mô doanh nghiệp và mức độ chấp nhận rủi. Trong đó, biến phụ thuộc là logarit tự nhiên của Z-score. Mẫu quan sát
bao gồm ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn 2009 - 2017. Cột (1) và cột (2) là kết quả hồi quy Robust
(Robust Regression) với sai số chuẩn (standard error). Cột (3) và cột (4) là kết quả hồi quy theo mô hình hồi quy theo hiệu
ứng ngẫu nhiên (REM). Các ký hiệu *, **, *** tương ứng với các mức ý nghĩa lần lượt là 10%, 5% và 1%.
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài Chính Bằng Chứng Tại Việt Nam
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài Chính Bằng Chứng Tại Việt Nam
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài Chính Bằng Chứng Tại Việt Nam
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài Chính Bằng Chứng Tại Việt Nam
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài Chính Bằng Chứng Tại Việt Nam
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài Chính Bằng Chứng Tại Việt Nam
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài Chính Bằng Chứng Tại Việt Nam
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài Chính Bằng Chứng Tại Việt Nam
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài Chính Bằng Chứng Tại Việt Nam
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài Chính Bằng Chứng Tại Việt Nam
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài Chính Bằng Chứng Tại Việt Nam
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài Chính Bằng Chứng Tại Việt Nam
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài Chính Bằng Chứng Tại Việt Nam
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài Chính Bằng Chứng Tại Việt Nam
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài Chính Bằng Chứng Tại Việt Nam
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài Chính Bằng Chứng Tại Việt Nam
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài Chính Bằng Chứng Tại Việt Nam
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài Chính Bằng Chứng Tại Việt Nam
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài Chính Bằng Chứng Tại Việt Nam
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài Chính Bằng Chứng Tại Việt Nam
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài Chính Bằng Chứng Tại Việt Nam
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài Chính Bằng Chứng Tại Việt Nam
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài Chính Bằng Chứng Tại Việt Nam
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài Chính Bằng Chứng Tại Việt Nam
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài Chính Bằng Chứng Tại Việt Nam
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài Chính Bằng Chứng Tại Việt Nam
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài Chính Bằng Chứng Tại Việt Nam
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài Chính Bằng Chứng Tại Việt Nam
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài Chính Bằng Chứng Tại Việt Nam
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài Chính Bằng Chứng Tại Việt Nam
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài Chính Bằng Chứng Tại Việt Nam
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài Chính Bằng Chứng Tại Việt Nam
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài Chính Bằng Chứng Tại Việt Nam
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài Chính Bằng Chứng Tại Việt Nam
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài Chính Bằng Chứng Tại Việt Nam
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài Chính Bằng Chứng Tại Việt Nam
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài Chính Bằng Chứng Tại Việt Nam
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài Chính Bằng Chứng Tại Việt Nam
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài Chính Bằng Chứng Tại Việt Nam

More Related Content

Similar to Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài Chính Bằng Chứng Tại Việt Nam

Khóa Luận Tốt Nghiệp - Bản Chính Thức - Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hà...
Khóa Luận Tốt Nghiệp - Bản Chính Thức - Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hà...Khóa Luận Tốt Nghiệp - Bản Chính Thức - Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hà...
Khóa Luận Tốt Nghiệp - Bản Chính Thức - Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hà...
hoangnhuthinh
 

Similar to Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài Chính Bằng Chứng Tại Việt Nam (20)

Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nh...
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nh...Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nh...
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nh...
 
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân HàngLuận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
 
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân HàngLuận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân HàngLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
 
Luận Văn Tín Dụng Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Việt Nam Đối Với Người Nghèo
Luận Văn Tín Dụng Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Việt Nam Đối Với Người NghèoLuận Văn Tín Dụng Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Việt Nam Đối Với Người Nghèo
Luận Văn Tín Dụng Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Việt Nam Đối Với Người Nghèo
 
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Về Công Tác Thu Tại Bệnh Viện T...
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Về Công Tác Thu Tại Bệnh Viện T...Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Về Công Tác Thu Tại Bệnh Viện T...
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Về Công Tác Thu Tại Bệnh Viện T...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaLuận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh NghiệpLuận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
 
Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Các Ngân Hàng
Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Các Ngân HàngTác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Các Ngân Hàng
Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Các Ngân Hàng
 
Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...
Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...
Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...
 
Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...
Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...
Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...
 
Ảnh hưởng của cấu trúc tài sản đến đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp Việ...
Ảnh hưởng của cấu trúc tài sản đến đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp Việ...Ảnh hưởng của cấu trúc tài sản đến đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp Việ...
Ảnh hưởng của cấu trúc tài sản đến đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp Việ...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp - Bản Chính Thức - Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hà...
Khóa Luận Tốt Nghiệp - Bản Chính Thức - Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hà...Khóa Luận Tốt Nghiệp - Bản Chính Thức - Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hà...
Khóa Luận Tốt Nghiệp - Bản Chính Thức - Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hà...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tốc Độ Điều Chỉnh Tỷ Lệ Nợ Tiến Về Mục Tiêu
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tốc Độ Điều Chỉnh Tỷ Lệ Nợ Tiến Về Mục TiêuLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tốc Độ Điều Chỉnh Tỷ Lệ Nợ Tiến Về Mục Tiêu
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tốc Độ Điều Chỉnh Tỷ Lệ Nợ Tiến Về Mục Tiêu
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài Chính
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài ChínhCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài Chính
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài Chính
 
Luận Văn Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Mix Dòng Sản Phẩm Nước Xả Vải Comfort...
Luận Văn Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Mix Dòng Sản Phẩm Nước Xả Vải Comfort...Luận Văn Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Mix Dòng Sản Phẩm Nước Xả Vải Comfort...
Luận Văn Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Mix Dòng Sản Phẩm Nước Xả Vải Comfort...
 
Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Sở Hữu Nhà Nước Và Chính Sách Sử Dụng Nợ Của Các Doan...
Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Sở Hữu Nhà Nước Và Chính Sách Sử Dụng Nợ Của Các Doan...Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Sở Hữu Nhà Nước Và Chính Sách Sử Dụng Nợ Của Các Doan...
Mối Quan Hệ Giữa Mức Độ Sở Hữu Nhà Nước Và Chính Sách Sử Dụng Nợ Của Các Doan...
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Đến Rủi Ro Thanh Khoản Tại Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Đến Rủi Ro Thanh Khoản Tại Các Ngân Hàng.docLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Đến Rủi Ro Thanh Khoản Tại Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Đến Rủi Ro Thanh Khoản Tại Các Ngân Hàng.doc
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi C...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi C...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi C...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi C...
 

More from Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com

More from Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com (20)

Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnVấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
 
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt MayTiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
 
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
 
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
 
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá VinasaLuận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách SạnLuận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
 
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu TưLuận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
 
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển VọngKhoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiKhoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
 
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiKhoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
 
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngHoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
 
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamChuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
 
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
 
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du LịchChuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
 
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du LịchChuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công TyChuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
 

Recently uploaded

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 

Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài Chính Bằng Chứng Tại Việt Nam

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -----------0o0----------- NGUYỄN VĂN LƢƠNG QUY MÔ, QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP VÀ MỨC ĐỘ RỦI RO CỦA CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH BẰNG CHỨNG TẠI VIỆT NAM Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -----------0o0----------- NGUYỄN VĂN LƢƠNG QUY MÔ, QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP VÀ MỨC ĐỘ RỦI RO CỦA CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH BẰNG CHỨNG TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã ngành: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ VIỆT QUẢNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng bài luận văn “Quy mô, quản trị doanh nghiệp và mức độ rủi ro của các định chế tài chính – Bằng chứng tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng rôi và có sự hỗ trợ của Giảng viên hướng dẫn là TS. Vũ Việt Quảng. Các thông tin, dữ liệu sử dụng trong luận văn là trung thực; các nội dung trích dẫn đều được ghi rõ nguồn gốc, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này chưa được công bố tại bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tp Hồ Chí Minh, Ngày 19 tháng 03 năm 2019 Người thực hiện Nguyễn Văn Lương
  • 4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU TÓM TẮT ABSTRACT CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU.........................................................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài............................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................4 1.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ..................................................................4 1.4. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................5 1.5. Đóng góp của Luận văn .................................................................................6 1.6. Kết cấu luận văn.............................................................................................6 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................................8 2.1. Khung lý thuyết..............................................................................................8 2.2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây...........................................................11 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................17 3.1. Mô hình nghiên cứu .....................................................................................17 3.2. Mô tả biến nghiên cứu .................................................................................20 3.3. Dữ liệu và mẫu nghiên cứu..........................................................................27 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................29 4.1. Phân tích thống kê mô tả..............................................................................29 4.2. Ma trận hệ số tương quan.............................................................................32 4.3. Kết quả hồi quy............................................................................................34 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN.........................................................................................48 5.1. Kết luận........................................................................................................48 5.2. Đóng góp của đề tài nghiên cứu ..................................................................49 5.3. Hạn chế của đề tài nghiên cứu .....................................................................50 5.4. Hướng nghiên cứu tiếp theo.........................................................................50 TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................52
  • 6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Thuật ngữ Từ viết tắt Fixed effect model – Mô hình hồi quy hiệu ứng cố định FEM Random effect model – Mô hình hồi quy hiệu ứng ngẫu nhiên REM Return on assets – Tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản ROA Capital Adequacy Ratio – Tỷ lệ an toàn vốn CAR Two-Stage least squares – Mô hình hồi quy 2 giai đoạn 2SLS Chief Executive Officer – Tổng giám đốc điều hành CEO Nhóm các nền kinh tế lớn, bao gồm 20 nền kinh tế lớn nhất Thế giới G20 Federal Reserve System – Cục dự trữ liên bang Mỹ FED Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội HNX Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh HOSE Thị trường phi tập trung OTC Sàn chứng khoán Upcom UPCOM Thương mại cổ phần TMCP
  • 7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Danh sách các ngân hàng ...............................................................................5 Bảng 2.1: Tổng hợp mối tương quan giữa quy mô doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp và mức độ rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam theo giả thuyết nghiên cứu.....................................................................................................................11 Bảng 2.2: Tóm tắt các ngiên cứu trước đây..................................................................15 Bảng 3.1: Tóm tắt biến và kỳ vọng dấu........................................................................25 Bảng 4.1: Thống kê mô tả biến được sử dụng trong mô hình ......................................31 Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan.............................................................................33 Bảng 4.3: Hồi quy ước lượng mối tương quan giữa quy mô doanh nghiệp và mức độ rủi ro ( được đo lường bởi biến phụ thuộc ln(Z-score))...............................................36 Bảng 4.4: Hồi quy ước lượng mối tương quan giữa quy mô doanh nghiệp và mức độ rủi ro (được đo lường bởi biến phụ thuộc ) ............................................................37 Bảng 4.5: Mô hình hồi quy 2SLS với biến phụ thuộc ln(Z-score) ...............................40 Bảng 4.6: Mô hình hồi quy 2SLS với biến phụ thuộc ..................................................41 Bảng 4.7: Mô hình hồi quy 2SLS với biến phụ thuộc CAR.........................................42 Bảng 4.8: Mô hình hồi quy 2SLS với biến phụ thuộc ROA.........................................43 Bảng 4.9: Mô hình hồi quy 2SLS với biến phụ thuộc ..................................................44 Bảng 4.10: Hồi quy ước lượng mối tương quan giữa Tổng doanh thu (Revenue) và mức độ rủi ro (được đo lường bởi biến phụ thuộc Z-score) ........................................45 Bảng 4.11: Hồi quy ước lượng mối tương quan giữa Tổng doanh thu (Revenue) và mức độ rủi ro (được đo lường bởi biến phụ thuộc ) ...............................................46 Bảng 4.12: So sánh mối tương quan giữa các biến trong giả thuyết nghiên cứu và kết quả nghiên cứu..............................................................................................................47
  • 8. TÓM TẮT Tác giả thực hiện bài luận văn này nhằm mục đích tìm hiểu về mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp và mức độ chấp nhận rủ ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Tác giả thực hiện hồi quy dữ liệu bảng với dữ liệu của 24 ngân hàng thương mại đang hoạt động tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2017 với tổng cộng 200 quan sát, trong đó có 13 ngân hàng đã được niêm yết trên 2 sàn chứng khoán của Việt Nam là HNX và HOSE, 11 ngân hàng chưa niêm yết hoặc niêm yết trên sàn UPCOM và thị trường OTC. (Tác giả đã loại bỏ các ngân hàng không hoạt động trong khoảng thời gian nghiên cứu hoặc có độ dài dữ liệu không đạt yêu cầu). Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố quy mô và quản trị doanh nghiệp có tác động đến mức độ rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Cụ thể là sự gia tăng trong quy mô ngân hàng làm gia tăng rủi ro của các ngân hàng. Trong khí đó, ở chiều hướng ngược lại, sự gia tăng trong quản trị doanh nghiệp và tuổi của ngân hàng sẽ làm giảm mức độ rủi ro của các ngân hàng. Từ khóa: Mức độ rủi ro, quy mô doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp, ngân hàng thương mại, Việt Nam
  • 9. ABSTRACT The author aims to learn about the relationship between firm size and risk-taking of commercial banks in Vietnam. The author made panel data with data of 24 commercial banks operating in Vietnam in the period from 2009 to 2017 with a total of 200 observations, of which 13 banks were listed on Vietnam's 2 stock exchanges are HNX and HOSE, 11 banks have not yet listed or listed on UPCOM and OTC market. (The author has removed banks that are not active during the study period or whose data length is not satisfactory). Research results show that firm size and corporate governance factors have an impact on risk-taking of commercial banks in Vietnam. Specifically, the increase in bank size increases the risk of banks, and banks engage in excessive risk-taking mainly through increased leverage. In the opposite direction, the increase in corporate governance measured as the median director dollar stockholding and the age of the bank will reduce risk-taking of banks. Key words: risk-taking, leverage, firm size, corporate governance, commercial banks, Vietnam
  • 10. 1 ` CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU Chương 1 sẽ giúp người đọc có được cái nhìn tổng quan về đề tài nghiên cứu mà tác giả thực hiện phân tích trong bài luận văn này thông qua các mục lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu được tác giả áp dụng. 1.1. Lý do chọn đề tài Thuật ngữ “Quá lớn để sụp đổ - Too-big-to-fail” bắt đầu xuất hiện từ năm 1984, sau sự kiện Tổng Công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ - FDIC thực hiện cứu trợ cho ngân hàng Continental Illinois khỏi phá sản. Thuật ngữ này dùng để chỉ các tổ chức, định chế tài chính, doanh nghiệp có quy mô rất lớn và có sự ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, mà để tránh những tác động tiêu cực đến nền kinh tế và khả năng xảy ra tình trạng domino dẫn đến sự sụp đổ của cả hệ thống thì chính phủ buộc phải thực hiện việc cứu trợ cho các tổ chức tài chính này khi các tổ chức tài chính này lâm vào khủng hoảng có nguy cơ dẫn đến phá sản, hoặc có bất kỳ sự biến động nào xảy ra đối với nền kinh tế. Khi một ngân hàng lớn gặp khủng hoảng, các nhà quản lý sẽ không muốn để ngân hàng đó sụp đổ. Sự sụp đổ của một ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng lớn sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy cho cả người gửi tiền, người đi vay, cho các ngân hàng khác cũng như cho cả hệ thống tài chính. Người gửi tiền sẽ không thể nhận được tiền hoặc nhận được nhưng không đầy đủ số tiền họ đã gửi vào ngân hàng. Nhiều người vay tiền sẽ mất đi nguồn cho vay và sẽ phải tìm kiếm nguồn vốn ở các tổ chức tài chính khác với một loạt các chi phí gia tăng và chi phí mới phát sinh thêm để có được khoản vay. Mặt khác, các ngân hàng cũng phải bổ sung nguồn tiền cho vay của mình bằng cách đi vay ở các tổ chức tài chính, ngân hàng khác. Do đó sự sụp đổ của một ngân hàng sẽ gây ảnh hưởng đến các ngân hàng khác và sẽ tạo ra tác động dây chuyền lan rộng ra cả nền kinh tế. Tác động càng lớn khi quy mô của ngân hàng bị sụp đổ càng lớn, do tầm ảnh hưởng của ngân hàng đó đến nền kinh tế càng lớn, số lượng các đối tác, người gửi tiền và vay tiền càng lớn. Khi đó, nền kinh tế sẽ phải chịu hậu quả rất nặng nề. Vì thế, với tâm lý sẽ được cứu trợ khi rủi ro xảy ra, các ngân hàng càng lớn thì có xu hướng càng mạo hiểm hơn trong hoạt động kinh doanh. Thực tế đã chứng minh điều đó, với tâm lý cho rằng mình quá lớn để sụp đổ, các ngân hàng lớn của Anh và
  • 11. 2 ` Mỹ đã thực hiện các hoạt động nghiệp vụ của mình một cách đầy rủi ro. Khi cuộc khủng hoảng kinh tế Thế giới năm 2008 xảy ra, một loạt các ngân hàng lớn trên Thế giới rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính. Lúc này, các chính phủ đã phải tung ra các gói cứu trợ khổng lồ để cứu vãn tình thế, giúp các tổ chức vượt qua cuộc khủng hoảng. Có thể kể đến một số trường hợp điển hình như vào tháng 3/2018, FED cung cấp 30 tỷ đô la nhằm hỗ trợ cho thương vụ JPMorgan Chase mua lại Bear Stearns nhằm tránh cho việc Bear Stearns tuyên bố phá sản. Gói cứu trợ trị giá 85 tỷ đô la đã được chính phủ Mỹ cấp cho công ty bảo hiểm AIG vào tháng 9/2008. Ngân hàng trung ương Anh đã cung cấp gói cứu trợ 1 tỷ bảng Anh để ngân hàng Northern Rock chi trả cho người gửi tiền. Với sự hỗ trợ này, Northern Rock đã thoát khỏi tình trạng thiếu hụt tiền mặt, nhưng số lượng người dân chờ rút tiền vẫn không suy giảm. Chính phủ Anh phải tiếp quản tập đoàn ngân hàng này và thực hiện việc quốc hữu hóa Northern Rock vào tháng 2/2008. Mặc dù các chính phủ đã ra sức hỗ trợ, vẫn có các cuộc giải cứu bất thành, chính phủ Anh và Mỹ đã buộc phải cho phép một số các ngân hàng phá sản. Mở đầu là sự kiện ngân hàng Northern Rock của Anh bị quốc hữu hóa đầu năm 2008, tiếp theo đó là ngân hàng lớn thứ sáu nước Mỹ - Washington Mutual vào năm 2008, ngân hàng lớn thứ 4 nước Mỹ là Lehman Brothers năm 2008 ... Sau cuộc khủng hoảng năm 2008, với một loạt sự sụp đổ của các ngân hàng hàng đầu Thế giới, các quốc gia trên Thế giới bắt đầu đẩy mạnh việc kiểm soát những ngân hàng lớn này một cách chặt chẽ. Cụ thể, vào năm 2014, tại cuộc họp thượng đỉnh của nhóm G20 tổ chức ở thành phố Brisbane của Australia, nguyên thủ quốc gia của 20 nước thuộc nhóm G20 đã thống nhất thông qua một kế hoạch kiểm soát tài chính nhằm chấm dứt tình trạng "Quá lớn để sụp đổ" của các tổ chức tài chính. Năm 2015, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã thông qua một loạt các quy định mới, trong đó có các quy định về việc chấm dứt tình trạng FED cung cấp các gói cứu trợ tài chính đối với từng công ty tài chính tư nhân mỗi khi các công ty lâm vào khủng hoảng. Việc FED thông qua các quy định trên đã đặt một dấu chấm hết cho khái niệm “too big to fall” tại Mỹ bằng cách FED chỉ được phép thực hiện việc cung cấp các gói cứu trợ cho toàn bộ hệ thống tài chính Mỹ thay vì giải cứu từng công ty cá nhân như trước đây. Cụ
  • 12. 3 ` thể, FED chỉ có thể cung cấp khoản cứu trợ tài chính cho ít nhất từ 5 tổ chức tài chính trở lên. Tại Việt Nam, trước năm 2018, không chỉ các ngân hàng có quy mô đạt đến trạng thái “Quá lớn để sụp đổ”, cả các ngân hàng nhỏ lẻ cũng đều nhận được sự đảm bảo của chính phủ sẽ không để cho tình trạng phá sản xảy ra. Bằng chứng là việc chính phủ đã thực hiện việc mua lại các ngân hàng 0 đồng, hoặc sáp nhập các ngân hàng nhỏ, hoạt động yếu kém vào các ngân hàng lớn. Vì thế, các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, cả ngân hàng có quy mô lớn và nhỏ, đều có mức rủi ro rất cao và điều này tiềm ẩn rủi ro rất lớn đối với nền kinh tế. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 4 và chính thức có hiệu lực từ tháng 1 năm 2018. Trong các nội dung được sửa đổi, bổ sung có một điều luật lần đầu tiên được áp dụng. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ trình Chính phủ phê duyệt quyết định cho phép phá sản các tổ chức tín dụng đang bị kiểm soát đặc biệt lâm vào tình trạng phá sản theo quy định tại Luật. Điều này sẽ tạo tâm lý đầu tư, gửi tiền vào các tổ chức tín dụng có quy mô lớn, hoạt động an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, liệu có phải các ngân hàng có quy mô càng lớn thì hoạt động càng hiệu quả và giảm thiểu rủi ro? Thực tế cho thấy, tại Việt Nam, những cuộc khủng hoảng của các ngân hàng lớn là rất ít, có thể kể đến cuộc khủng hoảng năm 2003 và 2012 của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – ACB. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng năm 2003 xuất phát từ việc Ngân hàng Á Châu bị kẻ xấu tung tin đồn thất thiệt. Còn những cuộc khủng hoảng liên quan đến các ngân hàng nhỏ là rất nhiều, điển hình là sự kiện Ngân hàng Nhà nước đã phải mua lại các ngân hàng thương mại với giá 0 đồng là các ngân hàng nhỏ lẻ, gồm Ngân hàng Đại Dương – Ocean Bank, Ngân hàng Xây dựng – VNCB, Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu – GPBank. Vậy, liệu quy mô hoạt động có phải là vấn đề quan trọng tác động đến mức độ rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam? Sử dụng dữ liệu của các tổ chức tín dụng trong giai đoạn từ năm 2008-2017, tác giả kiểm tra việc quy mô của các ngân hàng có thực sự tác động đến mức độ rủi ro của các ngân hàng hay không? Xuất phát từ thực tiễn đã nêu trên, tác đã quyết định chọn đề tài “Quy mô, quản trị doanh nghiệp và mức
  • 13. 4 ` độ rủi ro của các định chế tài chính. Bằng chứng tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của bài nghiên cứu là phân tích, đánh giá để xem xét sự tác động của các yếu tố quy mô hoạt động, quản trị doanh nghiệp, … đến mức độ rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Để giải quyết mục tiêu tổng quát, tác giả thực hiện các mục tiêu cụ thể :  Kiểm tra vai trò của nhân tố quy mô hoạt động của các ngân hàng tác động đến mức độ rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.  Tìm hiểu các yếu tố khác như quản trị doanh nghiệp ( được đo lường bởi hai yếu tố là trung vị giá trị bằng tiền của lượng cổ phần sở hữu bởi các thành viên trong Ban giám đốc, tỷ lệ sở hữu của CEO), tuổi của ngân hàng ... tác động đến mức độ rủi ro của các ngân hàng. 1.3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là sự tác động của quy mô đến mức độ rủi ro các ngân hàng thương mại tại Việt Nam – được đo lường bằng hệ số Z-score. Dữ liệu bài nghiên cứu này được thực hiện dựa trên số liệu của 24 ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong suốt giai đoạn 2009 – 2017. Mẫu dữ liệu nghiên cứu đã loại bỏ các ngân hàng đã bị sát nhập trong giai đoạn nghiên cứu và các ngân hàng có độ dài dữ liệu không đáp ứng yêu cầu của luận văn. Nguồn dữ liệu cho bài luận văn được thu thập chủ yếu từ Vietstock (Công ty cung cấp thông tin tài chính lớn tại Việt Nam với nguồn dữ liệu mở có độ tin cậy cao). Tuy nhiên, bộ dữ liệu thu thập từ Vietstock là không đầy đủ. Do đó, tác giả đã kết hợp tìm kiếm những dữ liệu trên các Báo cáo tài chính, bảng thuyết minh Báo cáo tài chính , Bản cáo bạch, Báo cáo thường niên của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2017. Hiện nay, trong danh sách 24 ngân hàng được lấy số liệu, có 13 ngân hàng đã được niêm yết trên 2 sàn chứng khoán của Việt Nam là HNX và HOSE, 11 ngân hàng chưa niêm yết hoặc niêm yết trên sàn OTC.
  • 14. 5 ` Bảng 1.1: Danh sách các ngân hàng Số thứ tự Ngân hàng 1 Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) 2 Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) 3 Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAB) 4 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BID) 5 Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (CTG) 6 Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (EIB) 7 Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM (HDB) 8 Ngân hàng TMCP Kiên Long (KLB) 9 Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPB) 10 Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBB) 11 Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) 12 Ngân hàng TMCP Nam Á (NAMABANK) 13 Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) (NVB) 14 Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) 15 Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) 16 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (SGB) 17 Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) 18 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB) 19 Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (TCB) 20 Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPB) 21 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) 22 Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) 23 Ngân hàng TMCP Việt Á (VIETABANK) 24 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB) Nguồn: tác giả tự tổng hợp 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng dữ liệu của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam với dữ liệu bảng (Panel data) được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến 2017. Các dữ liệu cần thiết được thu thập từ kho cơ sở dữ liệu của Vietstock, đây là một trong những công ty cung cấp dữ liệu tài chính uy tín hàng đầu tại Việt Nam, và được bổ sung bằng cách thu thập thủ công từ các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên và bản cáo bạch của các ngân hàng thương mại. Luận văn áp dụng các phương pháp định lượng cùng với các mô hình hồi quy dữ liệu bảng thông qua việc sử dụng mô hình hồi quy Robust và mô hình hồi quy hiệu ứng ngẫu nhiên - Random Effect (REM) để xem xét sự tác động của quy mô doanh nghiệp lên mức độ rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Sau đó, để xử lý vấn đề
  • 15. 6 ` nội sinh của biến quy mô doanh nghiệp, tác giả sử dụng mô hình hồi quy hai giai đoạn Two-stage Least Square (2SLS). Để xem xét sự tác động của biến quy mô doanh nghiệp tác động đến mức độ rủi ro như thế nào, tác giả tiến hành kiểm tra sự tác động của biến quy mô doanh nghiệp đến 3 thành phần cấu tạo nên biến đo lường mức độ rủi ro Z-score là ROA, CAR và 𝜎(𝑅𝑂𝐴). 1.5. Đóng góp của Luận văn Tại Việt Nam, với tâm lý được bảo vệ từ các cơ quan quản lý, các ngân hàng sẵn sàng chấp nhận mức độ rủi ro cao nhằm tìm kiếm mức sinh lợi cao, đặc biệt là ở những ngân hàng lớn. Điều này tạo ra rủi ro rất lớn đối với các ngân hàng và đặc biệt nghiêm trọng đối với nền kinh tế. Việc tìm hiểu về mối quan hệ giữa mức độ rủi ro của các ngân hàng và quy mô hoạt động sẽ đưa ra một cái nhìn cụ thể về sự tác động của quy mô hoạt động đến mức độ rủi ro của ngân hàng ở Việt Nam. Qua đó, các lãnh đạo ngân hàng cũng như các cơ quan quản lý có thể đưa ra các giải pháp, quy định phù hợp nhằm nâng cao khả năng quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Và từ đó, góp phần ổn định nền tài chính quốc gia, đảm bảo nền kinh tế Việt Nam khỏe mạnh và ổn định, tạo đà phát triển vững chắc hơn. 1.6. Kết cấu luận văn Bài luận văn gồm 5 phần: Chương 1: Giới thiệu : Đầu tiên tác giả giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu, và trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu bài nghiên cứu, ý ngh a và kết cấu của nghiên cứu. Chương 2 : Tổng quan lý thuyết : Tác giả sẽ trình bày các bài nghiên cứu trước đây trên thế giới. Từ các bài nghiên cứu trên, tác giả xây dựng các giả thuyết nghiên cứu cho bài nghiên cứu này. Chương 3 : Phương pháp nghiên cứu : Phần này sẽ trình bày lần lượt về mô hình nghiên cứu, giải thích các biến trong bài và cách thu thập dữ liệu nghiên cứu. Cuối cùng là trình bày về phương pháp kiểm định mô hình, phân tích và trình bày kết quả kiểm định.
  • 16. 7 ` Chương 4 : Kết quả nghiên cứu : Phần này sẽ trình bày các kết luận về mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp và chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam, so sánh kết quả với các bài nghiên cứu trước đây, và đưa ra một số kiến nghị cho ngân hàng. Chương 5: Kết luận : Phần này sẽ tổng kết lại bài nghiên cứu, các kết quả đạt được và nêu lên những hạn chế khi thực hiện đề tài này. Đồng thời đưa ra một số định hướng để phát triển đề tài trong tương lai.
  • 17. 8 ` CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN Thông qua Chương 2, tác giả sẽ trình bày về phần tổng quan cơ sở lý thuyết của luận văn - về mối quan hệ giữa quy mô và mức độ rủi ro của các ngân hàng thương mại, về mối quan hệ giữa quản trị doanh nghiệp và mức độ rủi ro của các ngân hàng, tóm tắt kết quả của các nghiên cứu đã được công bố trước đây để người đọc trang bị kiến thức về lý thuyết lẫn thực tiễn về mối quan hệ giữa quy mô và mức độ rủi ro và mối quan hệ giữa quản trị doanh nghiệp và mức độ rủi ro của các ngân hàng thương mại. Thông qua Chương 2, tác giả xây dựng nền tảng cở sở về mặt lý thuyết cho các chương tiếp theo của luận văn. 2.1. Khung lý thuyết 2.1.1. Mối quan hệ giữa quy mô và mức độ rủi ro của các ngân hàng Cơ sở lý thuyết chính của luận văn là việc các ngân hàng có quy mô càng lớn thì có mức độ rủi ro càng lớn. Lý thuyết này được bắt nguồn từ hiện tượng “Quá lớn để sụp đổ - Too-big-too-fail” trong l nh vực tài chính, sau sự kiện Tổng Công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ - FDIC thực hiện cứu trợ cho công ty Continental Illinois vào năm 1984. Theo đó, khi quy mô của các ngân hàng, tổ chức tài chính càng lớn thì tầm ảnh hưởng của các ngân hàng, tổ chức tài chính đó đến nền kinh tế càng lớn. Khi quy mô của các ngân hàng, tổ chức tài chính đó đạt đến trạng thái “quá lớn để sụp đổ”, sự sụp đổ của họ sẽ ảnh hưởng mạnh đến các ngân hàng khác, gây ra mối đe dọa đến hoạt động trung gian tài chính và gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, khi các ngân hàng và các tổ chức tài chính lớn gặp khủng hoảng, niềm tin của người dân đối với hệ thống ngân hàng vốn là xương sống của nền kinh tế giảm sút nghiêm trọng. Một lượng vốn lớn lúc này sẽ bị rút ra khỏi nền kinh tế, hiệu ứng lan truyền sẽ diễn ra, nguồn cung thanh khoản sụt giảm nghiêm trọng. Các cá nhân, tổ chức sẽ bị hạn chế nguồn vốn vay hoặc phải đi vay với mức lãi suất cao hơn rất nhiều so với khi nền kinh tế ở trong trạng thái ổn định. Điều này gây ra mối nguy hại vô cùng to lớn đối với nền kinh tế. Chính vì thế, khi các ngân hàng, tổ chức tài chính gặp khủng hoảng, các cơ quan quản lý buộc phải đưa ra các gói cứu trợ, đảm bảo cho các ngân hàng, tổ chức tài chính vượt qua được khó khăn. Với tâm lý sẽ được các cơ quan quản lý ra tay cứu trợ, các nhà quản lý cũng như các chủ sở hữu của các ngân hàng
  • 18. 9 ` với quy mô hoạt động càng lớn thì càng có động cơ để gia tăng rủi ro trong hoạt động kinh doanh nhằm tìm kiếm mức sinh lợi cao hơn trên thị trường. Rất nhiều tác giả đã công bố các nghiên cứu của mình về việc kiểm tra mức độ rủi ro của các tổ chức tài chính, đặc biệt là sau các cuộc khủng hoảng kinh tế Thế Giới. Trong số các nghiên cứu đã được công bố, có thể kể đến một số bài nghiên cứu của Sauder, Stock và Travlos (1990), Demsetz và Strahan (1997), Laeven và Levine (2009), Houston (2010), … Tuy nhiên, số lượng bài nghiên cứu về mối quan hệ giữa mức độ rủi ro và quy mô hoạt động của các tổ chức tài chính thì chưa nhiều, có thể kể đến bài nghiên cứu của Boyl và Runkle (1993), Sanjai Bhagat, Brian Bolton và Jun Lu (2015), … Các kết quả nghiên cứu cho thấy có sự tương quan thuận giữa quy mô và mức độ rủi ro của các tổ chức tài chính. Theo kết quả nghiên cứu của French (2010) đăng trên Squam Lake Report cho thấy chính sách quá lớn để sụp đổ (too-big-too-fail pilicies) đã đưa ra một sự đảm bảo cho các công ty có tầm ảnh hưởng và quy mô lớn về việc tung ra các gói cứu trợ khi các công ty này lâm vào tình trạng khủng hoảng. Với sự đảm bảo chắc chắn từ các cơ quan quản lý, các chủ sở hữu của các công ty này có thể gia tăng rủi ro trong hoạt động kinh doanh của công ty nhằm tìm kiếm một mức lợi nhuận cao hơn mà không chịu áp lực về mức rủi ro phải gánh chịu hay áp lực từ các cổ đông, các chủ nợ, ... Từ đấy dẫn đến tình trạng tư nhân hóa lợi nhuận thu được nhưng xã hội hóa các rủi ro phát sinh. Trong kết quả nghiên cứu của mình, Rime (2005) thấy rằng trạng thái “Quá lớn để sụp đổ” có tác động tích cực đáng kể đến xếp hạng của các ngân hàng. Laeven và Levine (2009) ghi nhận mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô và rủi ro của các ngân hàng … Với các lập luận trên, tác giả đưa ra giả thuyết nghiên cứu thứ nhất H01 như sau: H01 : Có mối quan hệ cùng chiều giữa Quy mô doanh nghiệp và mức độ rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam 2.1.2. Mối quan hệ giữa quản trị doanh nghiệp và mức độ rủi ro của các ngân hàng Lý thuyết quản trị doanh nghiệp hiện đại cho rằng các doanh nghiệp có hoạt động quản trị tốt sẽ làm tăng giá trị cũng như giảm thiểu rủi ro của công ty thông qua việc đầu tư vào các dự án NPV dương và rủi ro thấp. Tuy nhiên, các cổ đông, các nhà điều
  • 19. 10 ` hành của các công ty cũng không hề thờ ơ với các dự án có rủi ro cao miễn là các dự án đó đem lại mức lợi nhuận tiềm năng đủ lớn và giúp nâng cao giá trị của công ty. Bên cạnh đó, theo lý thuyết quyền chọn của Black và Scholes (1973) và Merton (1974), trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, giá trị của một quyền chọn tăng khi độ biến động của tài sản cơ sở tăng. Việc nắm giữ cổ phần của công ty tương đương với việc các cổ đông của công ty đang nắm giữ quyền chọn mua với giá trị của công ty là tài sản cơ sở, giá trị khoản nợ là giá thực hiện, nên theo đó, dòng tiền của công ty càng biến động mạnh, kỳ vọng về sự gia tăng trong giá trị của công ty càng lớn, do đó giá trị quyền chọn của các cổ đông càng có giá trị. Do đó, với một ngân hàng có sự quản trị doanh nghiệp tốt, các nhà điều hành của công ty sẽ điều hành công ty tham gia vào các hoạt động kinh doanh có thể khiến cho dòng tiền của công ty biến động mạnh nhằm gia tăng giá trị của công ty, từ đó, tác giả có thể kỳ vọng rằng điều này sẽ làm gia tăng mức độ rủi ro của các công ty, cụ thể trong nghiên cứu của tác giả là các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, ở một chiều hướng ngược lại, trong bài nghiên cứu của Rajan (2006) và Diamond và Rajan (2009), kết quả nghiên cứu cho thấy rằng hiệu suất làm việc của các giám đốc điều hành được đánh giá dựa trên các tiêu chí mà một trong số đó là dựa trên lợi nhuận mà các giám đốc điều hành tạo ra so với các đồng nghiệp khác của họ. Trong nghiên cứu của Scott (2006), Scott cũng đã nêu rõ “Việc trả lương, thưởng theo hiệu suất làm việc cũng đem lại những động lực nhất định giúp các nhà quản lý, điều hành có động lực hơn để thực hiện tốt công việc của mình. Việc đánh giá sự nỗ lực của các nhà quản lý, điều hành được đánh giá dựa trên hiệu suất của lợi nhuận, dòng tiền, giá trị thị trường của công ty, ...”. Với áp lực được tạo ra đó, các nhà quản lý, điều hành công ty có động cơ rất lớn để thực hiện các hoạt động có mức rủi ro quá mức để tìm kiếm một mức lợi nhuận lớn, ngay cả khi các hoạt động đó không thực sự tối đa hóa giá trị của công ty. Bài nghiên cứu của Diamond và Rajan (2009) đã chỉ ra rằng " Với mong muốn gia tăng giá cổ phiếu cũng như danh tiếng của bản thân, ngay cả khi các nhà quản lý nhận ra rằng các chiến lược này không thực sự tạo ra giá trị, thì nó vẫn là sự lựa chọn hàng đầu của họ". Với những lập luận như vậy, tác giả có thể đưa ra những kỳ vọng về việc những công ty có sự quản trị doanh nghiệp tốt sẽ có
  • 20. 11 ` những biện pháp để khuyến khích và kiểm soát để tránh rủi ro cho công ty, và từ đó sẽ làm giảm mức độ rủi ro của công ty. Với các lập luận trên, tác giả đưa ra giả thuyết nghiên cứu thứ hai H02 và thứ ba H03 như sau: H02 : Có mối quan hệ cùng chiều giữa quản trị doanh nghiệp và mức độ rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam H03 : Có mối quan hệ nghịch chiều giữa quản trị doanh nghiệp và mức độ rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam Bảng 2.1: Tổng hợp mối tương quan giữa quy mô doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp và mức độ rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam theo giả thuyết nghiên cứu Mối tương quan Mức độ rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam Quy mô doanh nghiệp (+) Quản trị doanh nghiệp (+)/(-) Nguồn: Tác giả tự tổng hợp 2.2. Tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây Các cuộc khủng hoảng tài chính càng ngày càng có tác động lớn đến nền kinh tế cả về quy mô lẫn hậu quả mà các cuộc khủng hoảng đó gây ra. Ngày nay, trong thời đại thế giới phẳng, công nghệ đã có những bước phát triển thần kỳ và các quốc gia trên Thế giới đang dần hội nhập với nền kinh tế toàn cầu thì các cuộc khủng hoảng kinh tế đã không còn bị giới hạn bởi yếu tố địa lý hay trong khuôn khổ của một quốc gia cụ thể nào cả mà nó diễn ra trên quy mô toàn cầu. Tất cả các quốc gia đều có sự tác động nhất định tùy thuộc vào mức độ hội nhập vào nền kinh tế quốc tế của từng quốc gia. Cũng chính vì thế, hậu quả mà các cuộc khủng hoảng tài chính trong thời đại hiện nay gây ra càng trầm trọng hơn. Do đó, việc kiểm soát mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tài chính đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà kinh tế. Việc tìm hiểu nguyên nhân, các mối tương quan, quan hệ, sự tác động của các yếu tố đến mức độ rủi ro của các tổ chức tài chính đang là yêu cầu cấp thiết và là sự
  • 21. 12 ` quan tâm lớn của các nhà nghiên cứu về kinh tế, đặc biệt là về đề tài tài chính. Rất nhiều bài nghiên cứu về đề tài này đã được các nhà nghiên cứu công bố. Vào năm 1990, Saunders, Stock và Travlos đã công bố bài nghiên cứu về sự tác động của cấu trúc sở hữu, bãi bỏ quy định tác động đến mức độ rủi ro của ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ với mẫu nghiên cứu là 38 ngân hàng đang niêm yết lớn tại Mỹ, dữ liệu nghiên cứu từ năm 1978 đến 1985. Trong bài nghiên cứu của mình, tác giả đã sử dụng độ lệch chuẩn lợi nhuận hàng ngày của cổ phiếu là biến phụ thuộc đại diện cho mức độ rủi ro của ngân hàng, Tổng tài sản và giá trị sở hữu cổ phiếu của nội bộ ngân hàng là các biến độc lập. Qua bài nghiên cứu, Saunders và các cộng sự nhận thấy rằng tổng tài sản có mối tương quan cùng chiều với biến đo lường mức độ rủi ro của ngân hàng là độ lệch chuẩn lợi nhuận hằng ngày của cổ phiếu. Điều này cho thấy, các ngân hàng có quy mô càng lớn, mức độ rủi ro của các ngân hàng càng lớn. Bên cạnh đó, tác giả còn nhận thấy rằng các ngân hàng được kiểm soát bởi các cổ đông thể hiện hành vi rủi ro cao hơn các ngân hàng được kiểm soát bởi các nhà quản lý. Với kết luận tương tự, kết quả bài nghiên cứu của Boyd và Runkle (1993) với dữ liệu nghiên cứu gồm các 122 ngân hàng lớn niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ trong khoảng thời gian từ 1971 đến 1990 cho thấy rằng tổng tài sản có mối quan hệ nghịch chiều với Z-score, độ lệch chuẩn của ROA, tỷ lệ tổng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, hay nói cách khác, kết quả cho thấy các ngân hàng có quy mô hoạt động càng lớn thì mức độ rủi ro càng lớn. Tuy nhiên, trong bài nghiên cứu này, Boyd và Runkle chỉ tập trung vào các ngân hàng lớn có niêm yết nên không khái quát được bức tranh về mức độ rủi ro của cả hệ thống tài chính. Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng có mối quan hệ nghịch chiều giữa Tổng tài sản và Z-score , độ biến động của ROA, tỷ lệ vốn trên tổng tài sản là bài nghiên cứu của De Nicolo (2000). Trong bài nghiên cứu này, De Nicolo đã sử dụng dữ liệu của 419 ngân hàng trong giai đoạn từ năm 1988 – 1998, tuy nhiên điểm khác biệt của bài nghiên cứu này so với bài nghiên cứu của Boyd và Runkle (1993) là đối tượng nghiên cứu bao gồm các ngân hàng trên Thế giới.
  • 22. 13 ` Bài nghiên cứu của Demsetz, Saidenberg và Strahan (1997) với mẫu nghiên cứu là 134 ngân hàng lớn niêm yết tại Mỹ và dữ liệu nghiên cứu từ năm 1980 đến 1993. Họ sử dụng biến phụ thuộc đại diện cho rủi ro là rủi ro đặc biệt của công ty (Firm-specific risk σ(Ɛ)), biến độc lập là logarit tự nhiên của Tổng tài sản. Bài nghiên cứu cho thấy các ngân hàng có quy mô lớn được đa dạng hóa tốt không làm giảm rủi ro trong quá trong hoạt động. Trong kết quả phân tích hồi quy, nghiên cứu nhận thấy quy mô công ty có ảnh hưởng không đáng kể trong việc giảm rủi ro. Một phát hiện khác của bài nghiên cứu là mối quan hệ đáng kể giữa cơ cấu sở hữu và rủi ro chỉ tồn tại ở các ngân hàng có giá trị nhượng quyền thấp. Vào năm 2006, Boyd, De Nicolo và Al Jalal đã công bố một bài nghiên cứu về các ngân hàng nhỏ hoạt động ở các khu vực phi nông thôn. Trong đó, các tác giả kiểm tra mối quan hệ giữa Tổng tài sản và Z-score, tỷ lệ vốn trên tổng tài sản và kết quả một lần nữa cho thấy là có mỗi quan hệ nghịch chiều giữa các biến phụ thuộc và các biến độc lập. Sau đó, cuộc khủng hoảng kinh tế Thế giới diễn ra vào năm 2008, với sự phá sản của một loạt các ngân hàng, tổ chức tài chính lớn trên Thế giới, cùng với việc các chính phủ đã phải tung ra các gói cứu trợ khổng lồ để giải cứu các tổ chức tín dụng này khỏi nguy cơ phá sản đã đặt ra cho các nhà nghiên cứu một vấn đề về mối quan hệ giữa quy mô hoạt động và mức độ rủi ro của các ngân hàng trên Thế giới. Sau đó, một loạt các bài nghiên cứu về đề tài này đã lần lượt được công bố. Laeven và Levine (2009) đã thực hiện một bài nghiên cứu với dữ liệu gồm 270 ngân hàng đến từ 48 quốc gia trên Thế giới, khảo sát trong khoảng thời gian từ năm 1996 đến 2001. Trong bài nghiên cứu này, kết quả cho thấy có mối tương quan nghịch chiều giữa Tổng tài sản và Z-score với Z-score là biến đại diện cho rủi ro của ngân hàng, nói cách khác là có mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô và mức độ rủi ro của các ngân hàng. Vào năm 2010, Houston và cộng sự cũng đã công bố bài nghiên cứu với kết quả tương đồng. Bài nghiên cứu thực hiện kiểm tra mối quan hệ giữa mức độ rủi ro và quy mô hoạt động của hệ thống các tổ chức tài chính trên thế giới. Dữ liệu nghiên cứu gồm 300 ngân hàng trên khắp thế giới, dữ liệu nghiên cứu từ năm 2000 đến 2007. Biến phụ
  • 23. 14 ` thuộc đại diện cho mức độ rủi ro là Z-score, ROA, CAR, độ biến động của ROA. Biến độc lập là tổng tài sản, quản trị doanh nghiệp, giá trị thị trường trên giá trị sổ sách, tỷ lệ sở hữu của CEO. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: Tổng tài sản có mối quan hệ tương quan cùng chiều với mức độ biến động của biến độ lệch chuẩn lợi nhuận hàng ngày của cổ phiếu, điều này có nghĩa quy mô hoạt động của các ngân hàng có mối quan hệ tương quan dương với mức độ rủi ro của các ngân hàng niêm yết tại thị trương Mỹ. Và gần đây nhất là bài nghiên cứu của Sanjai Bhagat, Brian Bolton và Jun Lu (2015). Tác giả Sanjai Bhagat và các cộng sự thực hiện bài nghiên cứu với mẫu dữ liệu gồm 702 tổ chức tài chính được niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ với 6277 quan sát được thu thập từ năm 2002 đến năm 2012, trong đó có 599 ngân hàng thương mại, 60 ngân hàng đầu tư và 43 công ty bảo hiểm nhân thọ. Dữ liệu được thu thập từ Compustat, RiskMetrics và Bloomberg, và được bổ sung từ nguồn dữ liệu được thu thập bằng tay từ các báo cáo của các ngân hàng nộp cho Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ - SEC. Từ kết quả của bài nghiên cứu, tác giả đi đến 4 kết luận. Thứ nhất: Quy mô hoạt động có mối tương quan thuận chiều với mức độ rủi ro của các tổ chức tài chính ở Mỹ, ngay cả khi kiểm soát các đặc điểm có thể quan sát được của các tổ chức tài chính như tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách và cơ cấu quản trị doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa quy mô hoạt động của ngân hàng và rủi ro bị ảnh hưởng bởi các vấn đề về nội sinh. Thứ hai, quy mô hoạt động của các ngân hàng tác động đến mức độ rủi ro thông qua việc tác động đến đòn bẩy tài chính của họ. Thứ ba, giá trị trung vị bằng tiền của cổ phần nắm giữ bởi các thành viên thuộc Ban giám đốc có tác động nghịch chiều với mức độ rủi ro của các ngân hàng thương mại. Thứ tư, các ngân hàng đầu tư có mức rủi ro lớn hơn các ngân hàng thương mại. Qua việc tóm tắt lại kết quả nghiên cứu của các bài nghiên cứu đã được công bố trước đây, tác giả nhận thấy rằng hầu hết các nghiên cứu trước đây đều có kết luận rằng: có mối quan hệ thuận chiều giữa quy mô hoạt động và mức độ rủi ro tại các tổ chức tài chính. Cụ thể là các tổ chức tài chính có quy mô hoạt động càng lớn thì có mức độ rủi ro càng cao.
  • 24. 15 ` Bảng 2.2: Tóm tắt các ngiên cứu trước đây Tác giả Khoảng thời gian và Mẫu Nguồn dữ liệu Biến phụ thuộc Rủi ro Quy mô Tương quan Biến được quan tâm Các biến độc lập khác Saunders, Strock and Travlos (1990) 1978-1985 38 Báo cáo hàng quý của các công ty nắm giữ ngân hàng Độ lệch chuẩn của lợi nhuận cổ phiếu hàng ngày Tổng tài sản + Quyền sở hữu nội bộ Quyền sở hữu nội bộ Tỷ lệ tài sản vốn Boyd and Runkle (1993) 1971-1990 122 Dữ liệu COMPUSTAT hàng năm Công ty năm giữ ngân hàng có tài sản trên 1 tỷ đô la Z-score Độ lệch chuẩn của ROA Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản Log của tổng tài sản - Quy mô Demsetz and Strahan (1997) 1980-1993 134 Công ty nắm giữ ngân hàng Trên báo cáo Y-9C & Tuần giao dịch CRSP > 30 Rủi ro đặc thù của doanh nghiệp (σ(ε)) Log của tổng tài sản - Quy mô Tỷ lệ vốn bình phương Đặc trưng cho vay De Nicolo (2000) 1988-1998 419 Dữ liệu World scope các công ty nắm giữ ngân hàng có dữ liệu trên 3 năm Z-scored Biến động của ROA Tỷ lệ vốn trên tổng tài sản Log của tổng tài sản - Quy mô Tỷ lệ tăng trưởng tài sản Boyd, De Nicolo and Al Jalal (2006) June, 2003 2500 Các ngân hàng nhỏ hoạt động ở các khu vực phi nông thôn Z-score Tỷ lệ vốn trên tổng tài sản Log của tổng tài sản - Cạnh tranh ngân hàng Quy định cạnh tranh ngân hàng của quốc gia Stiroh (2006) 1997-2004 400 Báo cáo Y-9C của các công ty nắm giữ ngân hàng Độ lệch chuẩn của lợi nhuận cổ phiếu hàng tuần Log của tổng tài sản - Log của vốn cổ phần trên tài sản Kiểm soát khoản vay và doanh thu
  • 25. 16 ` Laeven and Levine (2009) 1996-2001 270 BankScope & Bankers Almanac 10 ngân hàng công lớn nhất của mỗi quốc gia Z-score Log của tổng tài sản - Luật về dòng tiền Luật về dòng tiền của quốc gia Houston et al (2010) 2000-2007 2400 Dữ liệu Bank scope Các ngân hàng xuyên quốc gia Z-score ROA Tỷ lệ vốn trên tài sản Biến động của ROA Log của tổng tài sản - Quyền chủ nợ Log của tổng tài sản Quyền tín dụng Kiểm soát quốc gia Sanjai Bhagat; Brian Bolton; Jun Lu (2015) 1998-2008 302 Dữ liệu của các ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, tổ chức tài chính Z-score Biến động của ROA Biến động của lợi nhuận cổ phiếu Log của tổng tài sản Log của tổng lợi nhuận - Quy mô Tỷ lệ kiểm soát công ty Giá trị thị trường trên giá trị sổ sách Tỷ lệ nắm giữ của ban giám đốc Tỷ lệ nắm giữ của CEO Nguồn: Sanjai Bhagat, Brian Bolton và Jun Lu (2015)
  • 26. 17 ` CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để có cái nhìn cụ thể hơn về phương pháp nghiên cứu, tác giả thông qua Chương 3 để trình bày về mô hình nghiên cứu, cách đo lường các biến số được sử dụng trong mô hình, dữ liệu và mẫu nghiên cứu nhằm tạo cơ sở cho các bước kiểm định mô hình theo dữ liệu bảng sẽ được phân tích chi tiết ở Chương 4. 3.1. Mô hình nghiên cứu Nhằm mục tiêu phân tích sự tác động của quy mô hoạt động đến mức độ rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, tác giả tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu dựa trên công trình nghiên cứu của Sanjai Bhagat, Brian Bolton và Jun Lu (2015) và có những sự điều chỉnh trong các biến nghiên cứu để phù hợp với tình tình nền kinh tế của Việt Nam hiện nay. Thước đo đo lường mức độ rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam (Bank risk) được sử dụng chính trong luận văn là Z-score với ý nghĩa là Z-score càng lớn thì ngân hàng càng ít chịu rủi ro hay nói cách khác, Z-score càng lớn thì mức độ rủi ro của ngân hàng càng nhỏ. Bên cạnh đó tác giả cũng sử dụng độ lệch chuẩn của lợi nhuận cổ phiếu theo ngày - 𝜎(RET) là một thước đo đo lường mức độ rủi ro khác với ý nghĩa là độ lệch chuẩn của lợi nhuận cổ phiếu theo ngày càng lớn thì mức độ rủi ro của các ngân hàng càng lớn. Để kiểm tra mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp (được đo lường bởi biến Asset) và mức độ rủi ro (Bank Risk) của ngân hàng thương mại tại Việt Nam, tác giả thực hiện chạy hồi quy cơ sở theo phương trình (1) như sau: Phương trình (1) 𝐵𝑎𝑛𝑘 𝑅i𝑠𝑘i = 𝛼 + 𝛽1𝑇𝑜𝑡𝑎𝑙 𝐴𝑠𝑠𝑒𝑡i + 𝛽2𝑀𝑎𝑟𝑘𝑒𝑡 𝑡𝑜 𝐵𝑜𝑜𝑘i + 𝛽3𝐷i𝑟𝑒𝑐𝑡𝑜𝑟 𝑂𝑤𝑛𝑒𝑟𝑠ℎi𝑝i + 𝛽4𝐶𝐸𝑂 𝑂𝑤𝑛𝑒𝑟𝑠ℎi𝑝i + 𝛽5𝐹i𝑟𝑚 𝐴𝑔𝑒i + 𝛽6𝐹i𝑛𝑎𝑛𝑐i𝑎𝑙 𝐶𝑟i𝑠i𝑠 𝑑𝑢𝑚𝑚𝑦i + si Trong đó:  𝐵𝑎𝑛𝑘 𝑅i𝑠𝑘i: Biến đại diện mức độ rủi ro của các ngân hàng thương mại, được đo lường bằng giá trị logarit tự nhiên của Z-score  𝑇𝑜𝑡𝑎𝑙 𝐴𝑠𝑠𝑒𝑡i: Biến đại diện quy mô hoạt động của ngân hàng thương mại, được đo lường bằng logarit tự nhiên của Tổng tài sản
  • 27. 18 `  𝑀𝑎𝑟𝑘𝑒𝑡 𝑡𝑜 𝐵𝑜𝑜𝑘i: Biến đại diện cho giá trị thị trường trên giá trị sổ sách, được đo lường bằng giá cổ phiếu cuối năm trên giá trị sổ sách của cổ phiếu. Biến này chỉ thu thập được đối với các ngân hàng thực hiện niêm yết trên hai sàn chứng khoán của Việt Nam là HOSE, HNX.  𝐷i𝑟𝑒𝑐𝑡𝑜𝑟 𝑂𝑤𝑛𝑒𝑟𝑠ℎi𝑝i: Biến đại diện cho quản trị doanh nghiệp, được đo lường bằng trung vị giá trị bằng tiền của lượng cổ phẩn sở hữu bởi các cá nhân thuộc Ban giám đốc.  𝐶𝐸𝑂 𝑂𝑤𝑛𝑒𝑟𝑠ℎi𝑝i: Biến đại diện cho tỷ lệ sở hữu của CEO, được đo lường bằng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu cuối năm của CEO.  𝐹i𝑟𝑚 𝐴𝑔𝑒i: Biến đại diện cho số năm thành lập của các ngân hàng thương mại. Được đo lường bằng năm quan sát trừ đi năm thành lập ngân hàng.  𝐹i𝑛𝑎𝑛𝑐i𝑎𝑙 𝐶𝑟i𝑠i𝑠 𝑑𝑢𝑚𝑚𝑦i: Biến đại diện cho giai đoạn khủng hoảng. Nhận giá trị bằng 1 cho năm 2009 và 0 cho các năm từ 2010 trở đi. Kết quả của các hệ số 𝛽1, 𝛽2, 𝛽3, 𝛽4, 𝛽5, 𝛽6 sẽ là cơ sở diễn giải cho mối tương quan giữa các biến độc lập bao gồm quy mô hoạt động, giá trị thị trường trên giá trị sổ sách, biến đại diện cho quản trị doanh nghiệp, tỷ lệ sở hữu của Tổng giám đốc, tuổi của ngân hàng, yếu tố khủng hoảng và biến phụ thuộc là mức độ rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Tác giả sử dụng các phương pháp hồi quy là phương pháp hồi quy Robust (Robust regression) để giảm thiểu ảnh hưởng của các giá trị nhiễu trong dữ liệu (outliers), phương pháp hồi quy mô hình ước lượng bình phương nhỏ nhất (Pooled OLS) và có điều chỉnh cho hiện tượng phương sai thay đổi có thể có (robus), mô hình hồi quy hiệu ứng cố định (FEM), và mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) để xem xét tương quan giữa quy mô hoạt động và mức độ rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Tiếp theo đó, tác giả sử dụng kết quả thống kê F và kiểm định Hausman để lựa chọn trong ba phương pháp Pool OLS, FEM và REM, phương pháp hồi quy nào là phù hợp nhất với dữ liệu thu thập được. Trong bài nghiên cứu này, do tình hình thực tế ở Việt Nam không có các ngân hàng đầu tư và số lượng quá ít các công ty bảo hiểm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam nên tác giả loại bỏ các biến giả đại diện cho ngân hàng đầu tư, các công ty bảo hiểm nhân thọ.
  • 28. 19 ` Đây là sự khác biệt trong đối tượng nghiên cứu của bài luận văn này so với bài nghiên cứu gốc của Sanjai Bhagat và các cộng sự. Các nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp trên Thế giới đã được các tác giả công bố thường gặp khó khăn với vấn đề nội sinh trong mô hình nghiên cứu. Bài nghiên cứu này của tác giả cũng không ngoại lệ. Theo kết quả nghiên cứu của Brewer và Jagtiani (2009) chỉ ra rằng, các ngân hàng sẵn sàng chi trả các khoản chi phí lớn để thực hiện các thương vụ mua lại các ngân hàng/công ty khác nhằm gia tăng quy mô để nhằm đạt đến trạng thái "Quá lớn để sụp đổ". Do đó, tuy rằng các ngân hàng có nhiều khả năng theo đuổi các hoạt động có mức độ rủi ro cao khi quy mô của các ngân hàng đó tăng lên, nhưng ngược lại, các ngân hàng có hoạt động kinh doanh có rủi ro cao sẽ cần có sự bảo đảm hỗ trợ của các cơ quan quản lý khi họ gặp khó khăn, vì thế các ngân hàng này có động cơ gia tăng quy mô để đạt được đến trạng thái "Quá lớn để sụp đổ". Để giải quyết vấn đề nội sinh xảy ra trong mô hình nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp hồi quy hai giai đoạn - Two-Stage Least Squares IV (2SLS) với các biến công cụ (IV), cụ thể là các biến logarit tự nhiên của số lượng nhân viên của ngân hàng (Employee), logarit tự nhiên tài sản cố định hữu hình (PPE), các biến này cũng đã được Sanjai Bhagat, Brian Bolton, Jun Lu (2015) sử dụng trong bài nghiên cứu của mình. Phương trình (2) - Mô hình biến công cụ giai đoạn hai: 𝐵𝑎𝑛𝑘 𝑅i𝑠𝑘i = 𝛼 + 𝛽1𝑇𝑜𝑡𝑎𝑙 𝐴𝑠𝑠𝑒𝑡i + 𝛽2𝑀𝑎𝑟𝑘𝑒𝑡 𝑡𝑜 𝐵𝑜𝑜𝑘i + 𝛽3𝐷i𝑟𝑒𝑐𝑡𝑜𝑟 𝑂𝑤𝑛𝑒𝑟𝑠ℎi𝑝i + 𝛽4𝐶𝐸𝑂 𝑂𝑤𝑛𝑒𝑟𝑠ℎi𝑝i + 𝛽5𝐹i𝑟𝑚 𝐴𝑔𝑒i + 𝛽6𝐹i𝑛𝑎𝑛𝑐i𝑎𝑙 𝐶𝑟i𝑠i𝑠 𝑑𝑢𝑚𝑚𝑦i + si Phương trình (3) - Mô hình biến công cụ giai đoạn một: 𝑇𝑜𝑡𝑎𝑙 𝐴𝑠𝑠𝑒𝑡 = 𝛼 + 𝛽1𝐸𝑚𝑝𝑙𝑜𝑦𝑒𝑒i + 𝛽2𝑃𝑃&𝐸i + 𝛽3𝐷i𝑟𝑒𝑐𝑡𝑜𝑟 𝑂𝑤𝑛𝑒𝑟𝑠ℎi𝑝i + 𝛽4𝐶𝐸𝑂 𝑂𝑤𝑛𝑒𝑟𝑠ℎi𝑝i + 𝛽5𝐹i𝑟𝑚 𝐴𝑔𝑒i + 𝛽6𝐹i𝑛𝑎𝑛𝑐i𝑎𝑙 𝐶𝑟i𝑠i𝑠 𝑑𝑢𝑚𝑚𝑦i + si Trong đó:  𝐸𝑚𝑝𝑙𝑜𝑦𝑒𝑒i: Logarit tự nhiên của số lượng nhân viên của các ngân hàng thương mại
  • 29. 20 `  𝑃𝑃&𝐸i: Logarit tự nhiên của tài sản cố định của các ngân hàng thương mại  Các biến còn lại được định nghĩa tương tự như ở phương trình (1) Z-score được cấu thành bởi 3 yếu tố là ROA, CAR và σ(ROA). Khi giá trị ROA tăng lên và tỷ lệ an toàn vốn - CAR tăng lên sẽ khiến cho giá trị Z-score tăng lên, ngược lại, khi độ lệch chuẩn của ROA - σ(ROA) tăng lên sẽ khiến Z-score giảm xuống. Do đó, trong trường hợp có mối quan hệ tích cực giữa quy mô doanh nghiệp và mức độ rủi ro, có thể nguyên nhân bắt nguồn từ việc ROA giảm xuống, hoặc tỷ lệ an toàn vốn - CAR giảm xuống và/hoặc độ lệch chuẩn của ROA - σ(ROA)tăng lên. Vì thế, quy mô hoạt động tác động lên mức độ rủi ro của doanh nghiệp được đo lường băng Z-score sẽ tác động thông qua các thành phần cấu tạo nên Z-score. Để tìm hiểu thêm về cách các thành phần cấu tạo nên Z-core tương quan với quy mô doanh nghiêp, tác giả chạy hồi quy với từng thành phần cấu tạo nên Z-core như một biến phụ thuộc riêng biệt. Tác giả thực hiện chạy hồi quy theo phương pháp 2SLS tương tự như phương trình (2), (3) với các biến phụ thuộc là ROA, CAR và 𝜎(𝑅𝑂𝐴). 3.2. Mô tả biến nghiên cứu 3.2.1. Mức độ rủi ro – Bank Risk, (Biến phụ thuộc) Dựa theo các nghiên cứu của Laeven và Levine (2009) , Sanjai Bhagat, Brian Bolton, Jun Lu (2015), tác giả sử dụng Z-score là thước đo đo lường mức độ rủi ro của các ngân hàng thương mại. Z-score được tính theo công thức sau: 𝑍 − 𝑠𝑐𝑜𝑟𝑒 = 𝑅𝑂𝐴 + 𝐶𝐴𝑅 𝜎(𝑅𝑂𝐴) ROA là tỷ số Lợi nhuận sau thuế chia cho Tổng tài sản (tính theo năm). Hiện nay, các ngân hàng thương mại tại Việt Nam đang từng bước áp dụng các quy định Basel II trong việc quản lý rủi ro của mình. Một trong những quy định của Basel II là quy định về tỷ lệ an toàn vốn - CAR. Theo Basel II, CAR được tính theo công thức CAR = (Vốn cấp I + Vốn cấp II + Vốn cấp III)/(Tài sản có rủi ro tín dụng + Tài sản có rủi ro hoạt động + Tài sản có rủi ro thị trường). Tuy nhiên, việc thu thập Vốn cấp I, Vốn cấp II, Vốn cấp III theo định nghĩa của Basel II tại Việt Nam là không khả thi, do tại Việt Nam, các ngân hàng không phân biệt Vốn cấp I và Vốn cấp II mà dùng chung một khái niệm là vốn chủ sở hữu. Đến thời điểm năm 2018, việc báo cáo về các loại Vốn
  • 30. 21 ` theo định nghĩa của Basel II vẫn chưa được thực hiện và công bố trên báo cáo thường niên, báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại mà chỉ dùng để báo cáo nội bộ và báo cáo cho các cơ quan quản lý để thực hiện tính toán tỷ lệ tài sản vốn nhằm đáp ứng các quy định của pháp luật cũng như đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn Basel II. Bên cạnh đó, trong các bài nghiên cứu của Laeven và Levine (2009), của Houston cùng với các cộng sự (2010), các tác giả đã phát triển một phương pháp tính giá trị tỷ lệ an toàn vốn - CAR khác và được áp dụng phổ biến trong các nghiên cứu gần đây là: CAR = Tong tài sǎn − Tong nợ Tong tài sǎn 𝜎(ROA) là độ lệch chuẩn của tỷ số lợi nhuận trên tài sản ROA được tính trong khoảng thời gian 5 năm cho mỗi quan sát. Z-score là một thước đo đo lường rủi ro của ngân hàng được sử dụng rộng rãi trong các bài nghiên cứu gần đây. Hầu hết trong các bài nghiên cứu mà tác giả đã tóm tắt ở phần tóm tắt các nghiên cứu gần đây thì các bài nghiên cứu đều sử dụng Z-score là thước đo đo lường rủi ro của ngân hàng. Z-score đo lường khả năng thanh toán của các ngân hàng thương mại. Theo đó, Z-score càng lớn thì ngân hàng càng ít chịu rủi ro, hay nói cách khác, Z-score càng lớn thì mức độ rủi ro của ngân hàng càng nhỏ. Tuy nhiên, theo Sanjai Bhagat, Brian Bolton, Jun Lu (2015), Z-score có sự phân bố chệch lớn, nên tác giả sử dụng logarit tự nhiên của Z-score làm thước đo đo lường rủi ro cho luận văn. Cũng theo các nghiên cứu của Sanjai Bhagat và các cộng sự (2015), Laeven và Levine (2009),và của Houston cùng với các cộng sự (2010), tác giả tính toán giá trị Z-score theo năm và tính toán giá trị 𝜎(ROA) là độ lệch chuẩn của ROA hàng năm với 5 năm liền trước cho mỗi quan sát. Cụ thể, giá trị của biến 𝜎(ROA) vào năm 2009 sẽ được tính trong khoảng thời gian từ 2005 – 2009, tương tự cho các năm tiếp theo. Để tìm hiểu sâu hơn sự tác động của các biến độc lập đến Z-score, tác giả sử dụng các biến cấu thành nên Z-score là Tỷ số Lợi nhuận sau thuế chia cho Tổng tài sản (ROA), Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) và độ lệch chuẩn của tỷ số lợi nhuận trên tài sản ROA (𝜎(ROA)) là các biến phụ thuộc trong các mô hình hồi quy. Với việc phân tích sự tác động của các biến phụ thuộc tác động lên từng thành phần cấu tạo của Z-score, tác giả
  • 31. 22 ` có thể biết được chính xác cách mà các biến độc lập tác động lên Z-score và từ đó có thể đưa ra các biện pháp để kiểm soát mức độ rủi ro một cách tốt nhất. Một thước đo đo lường mức độ rủi ro của các ngân hàng thương mại khác được tác giả sử dụng trong luận văn là độ lệch chuẩn của lợi nhuận cổ phiếu theo ngày - 𝜎(RET) dựa trên nghiên cứu của Saunders, Stock và Travlos (1990) và Vyas (2011). Giá trị 𝜎(RET) thể hiện phản ứng của thị trường về mức độ rủi ro của các ngân hàng phản ánh vào sự biến động giá cổ phiếu theo ngày với ý nghĩa giá trị 𝜎(RET) càng cao thì mức độ rủi ro càng cao. 3.2.2. Quy mô hoạt động Trong các bài nghiên cứu trước đây, có rất nhiều cách để đo lường quy mô hoạt động của các ngân hàng thương mại. Trong đó có thể kể đến các phương pháp thường được sử dụng là dựa trên các số liệu trong Báo cáo tài chính là Tổng tài sản hoặc Tổng doanh thu của các doanh nghiệp. Hoặc dựa trên số liệu thị trường là giá trị Vốn hóa của các doanh nghiệp niêm yết trên các sàn chứng khoán. Tuy nhiên, ở thị trường Việt Nam, số lượng ngân hàng niêm yết trên hai sàn chứng khoán là không nhiều, do đó, tác giả chọn phương pháp dựa trên các số liệu trong Báo cáo tài chính là Tổng tài sản (Asset) làm thước đo quy mô hoạt động của các ngân hàng thương mại cho luận văn của mình và sử dụng Tổng doanh thu (Revenue) để kiểm định tính vững của mô hình. Trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn, tác giả dự kiến sử dụng biến Quy mô hoạt động để xác định các ngân hàng có quy mô lớn nhất là các ngân hàng đạt đến trạng thái “Quá lớn để sụp đổ” và từ đó xác định biến giả TBTF – “Too big to fail” để kiểm tra sự tác động của trạng thái “Quá lớn để sụp đổ” đến mức độ rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Tuy nhiên, sau quá trình tìm hiểu, hiện nay chưa có bài nghiên cứu nào xác định được ngưỡng giá trị cho trạng thái “Quá lớn để sụp đổ” của các ngân hàng thương mại đang hoạt động tại Việt Nam. Do đó, tác giả đã không sử dụng biến giả cho trạng thái “Quá lớn để sụp đổ” trong bài nghiên cứu của mình. Theo nghiên cứu của Sanjai Bhagat và các cộng sự (2015), tác giả cũng áp dụng phương pháp tính logarit tự nhiên của Tổng tài sản và Tổng doanh thu làm thước đo cho quy mô hoạt động của các ngân hàng thương mại trong bài nghiên cứu của mình.
  • 32. 23 ` 3.2.3. Quản trị doanh nghiệp – Director Ownership Bắt nguồn từ ý tưởng “Các giám đốc thuộc Ban giám đốc của các ngân hàng sẽ có động lực hơn trong việc giám sát, tư vấn và làm tròn trách nhiệm hơn với ngân hàng mà họ có nắm giữ cổ phiếu”, trong bài nghiên cứu được công bố vào năm 2008, Bhagat và Bolton (2008) đã nghiên cứu và sử dụng phương pháp đo lường sự quản trị của ngân hàng bằng cách tính trung vị giá trị bằng tiền của lượng cổ phẩn sở hữu bởi các cá nhân thuộc Ban giám đốc. Dựa trên phương pháp đó, tác giả tiến hành đo lường biến quản trị doanh nghiệp theo phương pháp lấy logarit tự nhiên của trung vị giá trị bằng tiền của lượng cổ phẩn sở hữu bởi các cá nhân thuộc Ban giám đốc. Trên thực tế, các ngân hàng đang có xu hướng trả thưởng cho các CEO bằng cổ phiếu để gắn lợi ích của CEO với lợi ích của ngân hàng, còn với các thành viên Ban giám đốc, số lượng cổ phần của họ thường đến từ việc họ tự bỏ tiền ra mua, do đó, với các thành viên thuộc Ban giám đốc, họ có động lực để tập trung vào việc gia tăng giá trị bằng tiền của cổ phiếu ngân hàng, từ đó gia tăng giá trị bằng tiền của lượng cổ phần họ nắm giữ hơn là việc gia tăng tỷ lệ sở hữu của họ tại ngân hàng đang làm việc, điều này cũng đã được đề cập trong các nghiên cứu trước đây như Shleifer và Murphy (2004), và Milavonic (2004) … Do data về số lượng cổ phần sở hữu tại các ngân hàng thương mại của Vietstock cung cấp không đầy đủ, tác giả đã tiến hành thu thập giá trị tỷ lệ sở hữu của các thành viên trong Ban giám đốc bằng tay từ các cáo báo thường niên, bản cáo bạch của các ngân hàng thương mại bị thiếu dữ liệu. 3.2.4. Tỷ lệ sở hữu của CEO - CEO Ownership Theo các nghiên cứu của Jensen và Mecking (1976), Amihud và Lev (1981), Các nhà quản lý thuộc trường phái e ngại rủi ro thường có xu hướng giảm thiểu mức rủi ro xuống thấp hơn mức rủi ro tối ưu của các ngân hàng thương mại nhằm bảo vệ những nguồn lợi mà họ được hưởng, bởi vì thu nhập của họ thường gắn liền với những sự thay đổi trong giá trị của công ty. Trong các nghiên cứu trước đây, vấn đề này được gọi là vấn đề người đại diện. Với việc các CEO nắm giữ cổ phiếu của các ngân hàng thương mại mà họ đang phục vụ, họ sẽ có động lực cao hơn để tối đa hóa giá trị của các ngân hàng, qua đó gia tăng lợi nhuận mà họ nhận được.
  • 33. 24 ` Có nhiều nghiên cứu đã được thực hiện về sự tác động của cấu trúc sở hữu lên mức độ rủi ro của các công ty. Theo nghiên cứu của Agawal và Mandelker (1987) trong lĩnh vực phi tài chính đã cho thấy có mối quan hệ đồng biến giữa tỷ lệ sở hữu của các nhà quản lý với sự thay đổi trong giá trị doanh nghiệp. John, Litov và Yeung (2008) lại cho thấy rằng các nhà quản lý nắm giữ lượng cổ phần lớn thường thận trọng hơn trong việc ra các quyết định đầu tư. Trong lĩnh vực ngân hàng, Saunder, Strock và Travlos (1990) lại cho thấy rằng các nhà các cổ đông kiểm soát ngân hàng với mức rủi ro cao hơn so với việc các nhà quản lý kiểm soát ngân hàng. Kết quả nghiên cứu của Laeven và Levine (2009) cũng cho thấy các ngân hàng có sự chi phối của các cổ đông thì có rủi ro cao hơn. Do data về tỷ lệ sở hữu tại các ngân hàng thương mại của Vietstock cung cấp không đầy đủ, tác giả đã tiến hành thu thập giá trị tỷ lệ sở hữu của CEO bằng tay từ các cáo báo thường niên, bản cáo bạch của các ngân hàng thương mại bị thiếu dữ liệu. 3.2.5. Tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách – Market-to-Book Tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách được sử dụng để tìm giá trị của một công ty bằng cách so sánh giá trị sổ sách của một công ty với giá trị thị trường của nó. Giá trị sổ sách được tính bằng cách xem xét chi phí lịch sử của công ty hoặc giá trị kế toán. Giá trị thị trường được xác định trên thị trường chứng khoán thông qua giá trị vốn hóa thị trường. Tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách, đã được xác định là một yếu tố quan trọng trong các tài liệu định giá tài sản. Ví dụ, Fama và French (1992) chỉ ra rằng các công ty có tỷ lệ giá trị sổ sách trên thị trường cao (hoặc giá trị thị trường trên giá trị sổ sách thấp) có nhiều khả năng rơi vào khủng hoảng tài chính hơn. Trong bài nghiên cứu này, tác giả tính toán biến Tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách bằng cách chia giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu cho giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu cho mỗi doanh nghiệp theo từng năm. 3.2.6. Số năm thành lập ngân hàng – Age Với các ngân hàng được thành lập lâu đời và có lịch sử phát triển lâu dài thì đã có thị phần ổn định và có một lượng khách hàng trung thành nhất định. Cùng với đó là uy tín và nền tảng danh tiếng vững chắc. Do đó, với các ngân hàng có tuổi đời lớn, họ
  • 34. 25 ` thường có ít động lực nhằm tham gia vào các thương vụ có rủi ro lớn để bảo vệ danh tiếng cũng như tập trung phát triển kinh doanh với đối tượng khách hàng đang có. Ngược lại, với các ngân hàng mới được thành lập, nhằm tìm kiếm thị phần, gia tăng lợi nhuận, cũng như khẳng định tên tuổi, thương hiệu của ngân hàng, các ngân hàng này có nhiều động lực hơn trong việc chấp nhận nhiều rủi ro hơn. Vì thế với các ngân hàng có tuổi đời lớn sẽ có xu hướng ít rủi ro hơn so với các ngân hàng mới được thành lập. Các ngân hàng hoạt động lâu trên thị trường thường có xu hướng rủi ro ít hơn so với các ngân hàng mới thành lập, nguyên nhân do các ngân hàng thành lập lâu đã có thị phần ổn định và có nền khách hàng vững chắc do đó họ có ít động lực hơn để gia tăng rủi ro nhằm phát triển thị phần. Còn đối với các ngân hàng mới thành lập, họ có động lực để gia tăng rủi ro nhằm tìm kiếm thị phần mới, gia tăng lợi nhuận và ngoài ra còn giúp cho nhà quản lý ngân hàng thể hiện năng lực quản lý của mình trước các cổ đông. Do đó, tác giả sẽ dùng biến số năm thành lập ngân hàng như là biến kiểm soát với kỳ vọng rằng các ngân hàng hoạt động lâu năm sẽ quản trị rủi ro tốt hơn và ít rủi ro hơn so với các ngân hàng mới thành lập. 3.2.7. Khủng hoảng tài chính - Crisis Khủng hoảng tài chính Thế giới diễn ra từ cuối năm 2007 đến hết năm 2009, trong thời gian này, hệ thống tài chính Toàn cầu sụp đổ. Việt Nam đã và đang trong quá trình hội nhập với kinh tế Thế giới. Do đó, tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Thế giới vào cuối năm 2007 đến 2009 cũng tác động không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam. Trong các đề tài nghiên cứu trên Thế giới, rất nhiều tác giả đã quy định những năm từ 2007 đến 2009 là quãng thời gian diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế Toàn cầu. Do đó, trong bài nghiên cứu của mình, tác giả sử dụng biến giả Khủng hoảng tài chính với giai đoạn năm 2009. Bảng 3.1: Tóm tắt biến và kỳ vọng dấu Biến Mô tả biến Kỳ vọng dấu Nguồn Z-score Là biến đại diện đo lường mức độ rủi ro của các ngân Laeven và Levine
  • 35. 26 ` hàng thương mại tại Việt Nam. Được đo lường theo công thức: ROA + CAR 𝜎(ROA) Trong đó, ROA là tỷ số Lợi nhuận sau thuế chia cho Tổng tài sản (tính theo năm), CAR = (Tổng tài sản- Tổng nợ) chia cho Tổng Tài sản, σ(ROA) là độ lệch chuẩn của tỷ số lợi nhuận trên tài sản – ROA, được tính trong khoảng thời gian 5 năm cho mỗi quan sát. Z- score càng cao thì ngân hàng càng ổn định, và càng có ít rủi ro. (2009), Sanjai Bhagat, Brian Bolton, Jun Lu (2015), Houston cùng với các cộng sự (2010) Asset Logarit tự nhiên của Tổng tài sản - Sanjai Bhagat, Brian Bolton, Jun Lu (2015) Director Ownership Bằng logarit tự nhiên của trung vị giá trị bằng tiền của lượng cổ phẩn sở hữu bởi các cá nhân thuộc Ban giám đốc + Bhagat và Bolton (2008) CEO Ownership Tỷ lệ sở hữu của CEO vào +/- John, Litov
  • 36. 27 ` thời điểm đầu năm và Yeung (2008), Laeven và Levine (2009) Market-to-Book Tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách của ngân hàng +/- Goyal (2005), Sanjai Bhagat, Brian Bolton, Jun Lu (2015) Age Số năm thành lập ngân hàng + Sanjai Bhagat, Brian Bolton, Jun Lu (2015) Crisis Khủng hoảng tài chính - Sanjai Bhagat, Brian Bolton, Jun Lu (2015) Nguồn: tác giả tự tổng hợp 3.3. Dữ liệu và mẫu nghiên cứu Dữ liệu đầu vào liên quan đến biến phụ thuộc, biến giả và biến kiểm soát được sử dụng trong bài nghiên cứu là dữ liệu bảng gồm 200 quan sát được thu thập và tập hợp từ các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên và bản cáo bạch của 24 ngân hàng thương mại cổ phần đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2017, trong đó có 11 ngân hàng thương mại cổ phần đang niêm yết trên
  • 37. 28 ` Sở Giao Dịch Chứng Khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội (HNX), 13 ngân hàng chưa thực hiện niêm yết hoặc niêm yết trên sàn OTC. Trong bài nghiên cứu của mình, nhằm đảm bảo kết quả nghiên cứu mang tính khách quan với độ tin cậy cao, tác giả cũng không sử dụng các công ty bị thiếu thông tin và dữ liệu trong giai đoạn nghiên cứu. Nguồn dữ liệu của bài nghiên cứu được tác giả thu thập chủ yếu từ trang cung cấp dữ liệu chứng khoán tài chính hàng đầu Việt Nam là www.vietstock.vn. Tuy nhiên, nguồn dữ liệu từ Vietstock là không đầy đủ cho một số dữ liệu đầu vào cần thiết cho bài nghiên cứu như các biến về số lượng nhân viên nhân hàng, tỷ lệ sở hữu của CEO, số lượng cổ phần của các thành viên Ban Giám đốc, … Do đó, bên cạnh nguồn dữ liệu thu thập từ Vietstock, tác giả đã tiến hành thu thập thủ công từ các bản cáo bạch, báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của các ngân hàng để đảm bảo sự hoàn chỉnh của bộ dữ liệu.
  • 38. 29 ` CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong chương 4, tác giả sẽ trình bày phần phân tích chi tiết kết quả hồi quy theo các phương trình đã được trình bày trong chương 3. Từ kết quả thu được, tác giả sẽ trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu đã được trình bày ở các chương trước, từ đó đưa ra nhận xét và đánh giá về mối quan hệ giữa quy mô hoạt động và mức độ rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, mức độ tác động của các biến độc với đối với biến phụ thuộc. 4.1. Phân tích thống kê mô tả Bảng 4.1 dưới đây trình bày chi tiết số liệu thống kê mô tả của các biến được trình bày trong mô hình, bao gồm các giá trị số lượng quan sát, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của từng biến số. Trong đó, biến phụ thuộc của mô hình là Z-score có giá trị trung bình là 45.91 cùng với độ lệch chuẩn là 40.09. Với độ lệch chuẩn khá cao và có dải giá trị rộng, từ 2.72 đến 247.75, điều này cho thấy có sự chênh lệch lớn về rủi ro của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam và điều này cũng thể hiện biến Z-score là một đại lượng chệch. Do đó, theo phương pháp đã được Sanjai Bhagat, Brian Bolton và Jun Lu (2015) và Laeven và Levine (2009) áp dụng trong các bài nghiên cứu trước đây, tác giả sử dụng giá trị logarit tự nhiên của Z-score làm giá trị đo lường mức độ rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Trong luận văn, tác giả cũng sử dụng một biến khác đại diện cho mức độ rủi ro của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam là σ(RET) được tính toán là độ lệch chuẩn của lợi nhuận cổ phiếu theo ngày (với những ngân hàng chưa niêm yết hoặc trong thời gian chưa niêm yết thì không có giá trị). σ(RET) có giá trị trung bình là 0.006980 với độ lệch chuẩn 0.010261. Biến Quy mô hoạt động (Asset) có giá trị trung bình là 169.85, độ lệch chuẩn là 211.73. Với độ lệch chuẩn lớn, và dải giá trị trải rộng từ 7.48 đến 1202.28, điều này cho thấy có sự khác biệt rất lớn về quy mô hoạt động của các ngân hàng thương mại. Biến Quy mô hoạt động cũng là một đại lượng chệch. Tác giả cũng sử dụng giá trị logarit tự nhiên của Quy mô hoạt động để đo lường quy mô hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Một biến đo lường quy mô hoạt động khác được tác giả sử dụng trong bài nghiên cứu là Tổng doanh thu (Revenue) có giá trị trung bình đạt 4.455, độ lệch chuẩn
  • 39. 30 ` là 5.612 và có dải giá trị từ 0 đến 30.955. Các biến biến tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản (ROA), tỷ lệ an toàn vốn (CAR), độ lệch chuẩn của tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản ROA – (σ(ROA)), Tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (Market-to-Book) đều có giá trị trung bình thấp, cụ thể là ROA là 0.008, CAR là 0.096, σ(ROA) là 0.004 và Market- to-Book là 0.343, độ lệch chuẩn của các biến này giao động từ 0.004 đến 0.694. Biến quản trị doanh nghiệp (Director Ownership) có giá trị trung bình là 81.363, độ lệch chuẩn 181.968 và giải giá trị từ 0.014 đến 791.117. Biến tỷ lệ sở hữu của CEO và tuổi của ngân hàng có giá trị trung bình lần lượt là 0.012 và 22.405 với độ lệch chuẩn lần lượt là 0.053 và 11.264.
  • 40. 31 ` Bảng 4.1: Thống kê mô tả biến được sử dụng trong mô hình Biến Số lượng quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Z-score 200 45.914 40.090 2.722 247.749 Asset 200 169.854 211.730 7.478 1202.284 Revenue 200 5.5833 7.0579 0.2203 39.0167 ROA 200 0.008 0.006 0.000 0.047 CAR 200 0.096 0.042 0.041 0.255 𝜎(ROA) 200 0.004 0.004 0.000 0.027 𝜎(RET) 200 0.007 0.010 0.000 0.038 Market-to-Book 200 0.343 0.694 0.000 2.891 CEO Ownership 200 0.012 0.053 0.000 0.404 Director Ownership 200 81.363 181.968 0.014 791.117 Age 200 22.405 11.264 4.000 61.000 Leverage 200 0.904 0.042 0.745 0.959 PPE 200 0.959 1.270 0.037 6.422 Employee 200 6378.855 5957.236 831.000 25088.000 Crisis 200 0.100 0.301 0.000 1.000 Nguồn: Kết quả được tác giả tính doán dựa trên mẫu dữ liệu nghiên cứu – Phụ lục 1 Ghi chú: Mức độ rủi ro (Z-score) được tính toán theo công thức (ROA + CAR)/ σ(ROA). ROA là tỷ số Lợi nhuận sau thuế chia cho Tổng tài sản (tính theo năm), tỷ lệ an toàn vốn CAR = (Tổng tài sản- Tổng nợ) chia choTổng Tài sản, σ(ROA) là độ lệch chuẩn của tỷ số lợi nhuận trên tài sản ROA được tính trong khoảng thời gian 5 năm cho mỗi quan sát. Quy mô hoạt động (Asset) là giá trị logarit tự nhiên của Tổng tài sản. Revenue là giá trị logarit tự nhiên của Tổng doanh thu. Tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (Market to book) là Tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách của ngân hàng. Tỷ lệ sở hữu của CEO (CEO Ownership) là Tỷ lệ sở hữu của CEO vào thời điểm đầu năm. Quản trị doanh nghiệp (Director Ownership) là giá trị logarit tự nhiên của trung vị giá trị bằng tiền của lượng cổ phẩn sở hữu bởi các cá nhân thuộc Ban giám đốc. Số năm thành lập ngân hàng (Age). Giá trị tài sản cố định (PPE) , Số lượng nhân viên (Employee) , Khủng hoảng tài chính (Crisis) được xác định là năm 2009.
  • 41. 32 ` 4.2. Ma trận hệ số tƣơng quan Ma trận hệ số tương quan được sử dụng để chỉ ra mối quan hệ giữa các biến được sử dụng trong mô hình được thể hiện trong bảng 4.2. Kết quả của ma trận hệ số tương quan cho thấy hệ số tương quan giữa các biến đều có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn 0.8. Điều này cho thấy giữa các biến được sử dụng trong mô hình không có vấn đề nghiêm trọng trong hiện tượng đa cộng tuyến.
  • 42. 33 ` Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan Z- score 𝜎(RET) Asset Revenue ROA CAR 𝜎(ROA) Market-to-Book Director Ownership CEO Ownership Age Crisis Z-score 1 𝜎(RET) 0.0067 1 Asset 0.0708 0.4494 1 Revenue 0.0964 0.4336 0.9569 1 ROA 0.0502 0.0245 -0.1035 0.0959 1 CAR 0.0063 -0.2231 -0.7006 -0.5556 0.3645 1 𝜎(ROA) -0.7078 -0.1485 -0.3215 -0.2857 0.1715 0.3804 1 Market-to-Book 0.0772 0.1943 0.3189 0.2882 -0.0887 -0.2433 -0.1575 1 Director Ownership 0.1532 -0.3773 -0.1799 -0.2262 -0.1389 -0.0051 -0.2385 -0.0080 1 CEO Ownership -0.0109 0.2639 0.3134 0.3080 0.0149 -0.1653 -0.0886 0.3158 -0.0800 1 Age 0.2876 0.3162 0.5295 0.5544 -0.0369 -0.2065 -0.4445 0.1640 -0.1674 0.0832 1 Crisis 0.0176 -0.0054 -0.2200 -0.2035 0.2234 0.0600 -0.0375 0.0099 0.0178 0.0504 -0.0911 1 Nguồn: Kết quả được tác giả tính doán dựa trên mẫu dữ liệu nghiên cứu – Phụ lục 2 Ghi chú: Mức độ rủi ro (Z-score) được tính toán theo công thức (ROA + CAR)/ σ(ROA). ROA là tỷ số Lợi nhuận sau thuế chia cho Tổng tài sản (tính theo năm), tỷ lệ an toàn vốn CAR = (Tổng tài sản- Tổng nợ) chia choTổng Tài sản, σ(ROA) là độ lệch chuẩn của tỷ số lợi nhuận trên tài sản ROA được tính trong khoảng thời gian 5 năm cho mỗi quan sát. 𝜎(RET) là độ lệch chuẩn của giá cổ phiếu theo ngày. Quy mô hoạt động (Asset) là giá trị logarit tự nhiên của Tổng tài sản. Revenue là giá trị logarit tự nhiên của Tổng doanh thu. Tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (Market-to-Book) là Tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách của ngân hàng. Tỷ lệ sở hữu của CEO (CEO Ownership) là Tỷ lệ sở hữu của CEO vào thời điểm đầu năm. Quản trị doanh nghiệp (Director Ownership) là giá trị logarit tự nhiên của trung vị giá trị bằng tiền của lượng cổ phẩn sở hữu bởi các cá nhân thuộc Ban giám đốc. Số năm thành lập ngân hàng (Age). Khủng hoảng tài chính (Crisis) được xác định là năm 2009.
  • 43. 34 ` 4.3. Kết quả hồi quy 4.3.1. Hồi quy cơ sở Thước đo đo lường mức độ rủi ro chính của luận văn là Z-score với ý nghĩa là giá trị Z-score càng cao, ngân hàng hoạt động càng ổn định, khi đó, ngân hàng càng chịu ít rủi ro, mức rủi ro của ngân hàng càng giảm. Ngoài Z-score, tác giả còn sử dụng biến độ lệch chuẩn của giá cổ phiếu theo ngày 𝜎(RET) với ý nghĩa biến động độ lệch chuẩn của cổ phiếu theo ngày càng lớn, mức độ rủi ro của ngân hàng càng lớn. Kết quả hồi quy cơ sở ước lượng mối tương quan giữa quy mô doanh nghiệp (được đo lường bởi giá trị logarit tự nhiên của biến tổng tài sản – ln(Asset)) và mức độ rủi ro (được đo lường bởi giá trị logarit tự nhiên của biến Z-score – ln(Z-score) và giá trị độ lệch chuẩn của giá cổ phiếu theo ngày – 𝜎(RET)) được thể hiện lần lượt trong bảng 4.3 và bảng 4.4. Tác giả đã áp dụng mô hình hồi quy Robust (Robust Regession) để giảm thiểu ảnh hưởng của các giá trị nhiễu trong dữ liệu (outliers). Và để kiểm soát sự khác biệt không thể quan sát được giữa các ngân hàng riêng lẻ, tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy hiệu ứng ngẫu nhiên (REM). Trong mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là ln(Z-score), mô hình hồi quy hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) được tác giả lựa chọn sau khi đã thực hiện mô hình hồi quy hiệu ứng cố định (FEM), kết quả hồi quy cho thấy các giá trị Prob>F của kiểm định F ở cuối bảng hồi quy bằng 0.0000 (Xem chi tiết tại Phụ lục 4). Tức là có sự khác biệt giữa các công ty, vì vậy, tác giả nên sử dụng phương pháp FEM hoặc REM với dữ liệu bảng thay cho Pooled OLS. Kết quả kiểm định Hausman giữa mô hình FEM và REM cho giá trị Prob>chi2 bằng 0.976 (Xem chi tiết tại Phụ lục 6), lớn hơn 0.1 nên bác bỏ giả thiết H0 (các đặc trưng riêng của từng đối tượng không có tương quan với các biến độc lập), chứng tỏ mô hình REM phù hợp hơn mô hình FEM. Tương tự với mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là 𝜎(RET), mô hình hồi quy hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) được tác giả lựa chọn sau khi đã thực hiện mô hình hồi quy hiệu ứng cố định (FEM), kết quả hồi quy cho thấy các giá trị Prob>F của kiểm định F ở cuối bảng hồi quy bằng 0.0000 (Xem chi tiết tại Phụ lục 8). Tức là có sự khác biệt giữa các công ty, vì vậy, tác giả nên sử dụng phương pháp FEM hoặc REM với dữ liệu bảng thay cho Pooled OLS. Kết quả kiểm định Hausman giữa mô hình FEM và
  • 44. 35 ` REM cho giá trị Prob>chi2 bằng 0.913 (Xem chi tiết tại Phụ lục 10), lớn hơn 0.1 nên bác bỏ giả thiết H0 (các đặc trưng riêng của từng đối tượng không có tương quan với các biến độc lập), chứng tỏ mô hình REM phù hợp hơn mô hình FEM. Biến quy mô doanh nghiệp (Asset): Trong các kết quả hồi quy của các phương trình, hầu hết các mô hình chưa đưa ra được kết luận về sự tác động của biến quy mô doanh nghiệp đến mức độ rủi ro của ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Tuy nhiên, ở mô hình hồi quy hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) với biến phụ thuộc là độ lệch chuẩn của giá cổ phiếu theo ngày - 𝜎(RET), kết quả hồi quy cho thấy biến quy mô có giá trị dương và có ý nghĩa ở mức 10%, điều này chỉ ra rằng các ngân hàng có quy mô hoạt động càng lớn thì càng rủi ro. Biến quản trị doanh nghiệp - Director Ownership có tác động tích cực ở phương trình với biến phụ thuộc là ln(Z-score) và tác động tiêu cực ở phương trình với biến phụ thuộc là 𝜎(RET) và có ý nghĩa ở mức 1% ở hầu hết các phương trình hồi quy, điều này cho thấy việc quản trị doanh nghiệp tốt hơn được (đo lường bởi logarit tự nhiên của trung vị giá trị bằng tiền của lượng cổ phẩn sở hữu bởi các cá nhân thuộc Ban giám đốc) làm giảm mức độ rủi ro của các ngân hàng thương mại. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của Diamond và Rajan (2009) và Sanjai Bhagat, Brian Bolton và Jun Lu (2015). Qua đó, một lần nữa chứng minh việc các ngân hàng thương mại thực hiện tốt việc quản trị doanh nghiệp sẽ làm giảm thiểu rủi ro mà các ngân hàng thương mại gánh chịu. Trong các mô hình được trình bày trong bảng 4.3, khi rủi ro của ngân hàng được đo lường bằng Z-score, có thể thấy tuổi của ngân hàng có mối tương quan tiêu cực (hệ số nhỏ hơn 0), có mức tác động rất lớn đến mức độ rủi ro của ngân hàng và có ý nghĩa ở mức 1%. Điều này có ý nghĩa các ngân hàng có thời gian hoạt động càng lâu, mức độ rủi ro của ngân hàng càng thấp. Điều này phù hợp với các lập luận đã được tác giả đề cập ở chương 2. Các ngân hàng được thành lập lâu đời và có lịch sử phát triển lâu dài thì đã có thị phần ổn định và có một lượng khách hàng trung thành nhất định. Cùng với đó là uy tín và nền tảng danh tiếng vững chắc. Do đó, với các ngân hàng có tuổi đời lớn, họ thường có ít động lực tham gia vào các thương vụ có rủi ro lớn để bảo vệ danh tiếng cũng như tập trung phát triển kinh doanh với đối tượng khách hàng đang
  • 45. 36 ` có. Ngược lại, với các ngân hàng mới được thành lập, nhằm tìm kiếm thị phần, gia tăng lợi nhuận, cũng như khẳng định tên tuổi, thương hiệu của ngân hàng, các ngân hàng này có nhiều động lực hơn trong việc chấp nhận nhiều rủi ro hơn. Vì thế với các ngân hàng có tuổi đời lớn sẽ có xu hướng ít rủi ro hơn so với các ngân hàng mới được thành lập. Bảng 4.3: Hồi quy ước lượng mối tương quan giữa quy mô doanh nghiệp và mức độ rủi ro ( được đo lường bởi biến phụ thuộc ln(Z-score)) Biến phụ thuộc: ln(Z-score) Robust REM Hệ số hồi quy Sai số chuẩn Hệ số hồi quy Sai số chuẩn (1) (2) (3) (4) Asset (ln) -0.0440 0.0499 -0.0609 0.0903 Market-to-Book 0.0793 0.0662 0.0607 0.1087 Director Ownership (ln) 0.0512*** 0.0150 0.0405 0.0335 CEO Ownership -0.0807 0.8694 -0.6196 0.5367 Age (ln) 0.4456*** 0.1052 0.6068*** 0.2349 Crisis 0.1208 0.1452 0.0597 0.1599 Constant 2.8567 1.1554 2.9525 2.0607 Thời gian quan sát 2009-2017 2009-2017 Số lượng quan sát 200 200 Giá trị R-Square 0.114 0.130 Nguồn: Kết quả được tác giả tính doán dựa trên mẫu dữ liệu nghiên cứu – Phụ lục 3, Phụ lục 7 Ghi chú: Mức độ rủi ro (Z-score) được tính toán theo công thức (ROA + CAR)/ σ(ROA). ROA là tỷ số Lợi nhuận sau thuế chia cho Tổng tài sản (tính theo năm), tỷ lệ an toàn vốn CAR = (Tổng tài sản- Tổng nợ) chia choTổng Tài sản, σ(ROA) là độ lệch chuẩn của tỷ số lợi nhuận trên tài sản ROA được tính trong khoảng thời gian 5 năm cho mỗi quan sát. Quy mô hoạt động (Asset) là giá trị logarit tự nhiên của Tổng tài sản. Tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (Market-to-Book) là Tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách của ngân hàng. Tỷ lệ sở hữu của CEO (CEO Ownership) là tỷ lệ sở hữu của CEO vào thời điểm đầu năm. Quản trị doanh nghiệp (Director Ownership) là giá trị logarit tự nhiên của trung vị giá trị bằng tiền của lượng cổ phẩn sở hữu bởi các cá nhân thuộc Ban giám đốc. Số năm thành lập ngân hàng (Age). Khủng hoảng tài chính (Crisis) được xác định là năm 2009. Trong bảng 4.3, tác giả trình bày phương trình phân tích kết quả hồi quy về mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp và mức độ chấp nhận rủi. Trong đó, biến phụ thuộc là logarit tự nhiên của Z-score. Mẫu quan sát bao gồm ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn 2009 - 2017. Cột (1) và cột (2) là kết quả hồi quy Robust (Robust Regression) với sai số chuẩn (standard error). Cột (3) và cột (4) là kết quả hồi quy theo mô hình hồi quy theo hiệu ứng ngẫu nhiên (REM). Các ký hiệu *, **, *** tương ứng với các mức ý nghĩa lần lượt là 10%, 5% và 1%.