SlideShare a Scribd company logo
1 of 127
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
LÂM THỊ HỒNG THOA
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN SẢN
XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY UBC
Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn
Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
LÂM THỊ HỒNG THOA
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN SẢN
XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY UBC
Chuyên ngành : Kế toán hướng ứng dụng
Mã số 8340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN PHONG NGUYÊN
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Hoàn thiện công tác lập dự toán sản xuất kinh
doanh tại công ty UBC” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện
dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Phong Nguyên. Kết quả nghiên cứu trong luận
văn này hoàn toàn trung thực. Các nội dung trích dẫn trong luận văn đều có nguồn
gốc rõ ràng và đáng tin cậy.
Tác giả
Lâm Thị Hồng Thoa
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
TÓM TẮT - ABSTRACT
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...............................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................2
3. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ..............................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................2
6. Ý nghĩa thực tiễn ...........................................................................................3
7. Kết cấu của luận văn .....................................................................................3
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY UBC..........................4
1.1 Giới thiệu về công ty UBC..............................................................................4
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ................................................................4
1.1.2 Cơ cấu tổ chức ...........................................................................................5
1.1.3 Tổ chức công tác kế toán tại công ty..........................................................6
1.1.4 Chế độ kế toán áp dụng tại công ty............................................................7
1.2 Bối cảnh ngành, bối cảnh doanh nghiệp .......................................................8
1.3 Các vấn đề cần giải quyết .............................................................................10
1.3.1 Hàng tồn kho cao .....................................................................................10
1.3.2 Tỷ lệ ROE, ROA .......................................................................................11
1.3.3 Vòng quay HTK giảm, số ngày tồn kho bình quân tăng ..........................12
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................15
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LẬP DỰ TOÁN ...................................16
2.1 Lý thuyết về dự toán. ....................................................................................16
2.1.1 Khái niệm, phân loại, vai trò của dự toán ...............................................16
2.1.1.1 Khái niệm dự toán.............................................................................16
2.1.1.2 Phân loại dự toán...............................................................................16
2.1.1.3 Vai trò của dự toán............................................................................17
2.1.2 Mô hình, quy trình, trình tự lập dự toán ..................................................18
2.1.2.1. Mô hình 1 – Mô hình thông tin 1 xuống..........................................18
2.1.2.3. Mô hình 3 – Mô hình thông tin 1 lên 1 xuống .................................20
2.1.2.4. Quy trình lập dự toán .......................................................................21
2.1.3 Tính chính xác trong báo cáo dự toán và các nhân tố ảnh hưởng...........26
2.1.3.1 Tính chính xác trong báo cáo dự toán...............................................26
2.1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tính chính xác trong báo cáo dự toán ...26
2.2 Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước...............................................26
2.2.1 Nghiên cứu trên thế giới...........................................................................26
2.2.2 Nghiên cứu tại Việt Nam..........................................................................28
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................30
CHƯƠNG 3: KIỂM CHỨNG CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN SXKD TẠI
CÔNG TY UBC VÀ DỰ ĐOÁN NGUYÊN NHÂN TÁC ĐỘNG.......................31
3.1 Kiểm chứng công tác lập dự toán SXKD tại công ty UBC........................31
3.1.1 Thực trạng công tác lập dự toán sản xuất kinh doanh tại UBC ..............31
3.1.1.1 Mô hình, quy trình lập dự toán SXKD tại công ty............................31
3.1.1.2 Tình hình dự toán tiêu thụ quý 1 năm 2018......................................35
3.1.1.3 Dự toán sản xuất quý 1 năm 2018.....................................................36
3.1.1.4 So sánh dự toán và thực tế tình hình tiêu thụ và sản xuất của UBC
quý 1 năm 2018.............................................................................................36
3.1.2 Đánh giá ưu, nhược điểm về công tác lập dự toán tại công ty UBC .......38
3.1.3 Sử dụng phương pháp định tính để kết luận về việc cần phải hoàn thiện
công tác lập dự toán SXKD tại công ty UBC....................................................40
3.2 Dự đoán nguyên nhân – tác động ................................................................42
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................47
CHƯƠNG 4: KIỂM CHỨNG NGUYÊN NHÂN.................................................48
4.1 Phương pháp nghiên cứu..............................................................................48
4.2 Phương pháp chọn mẫu................................................................................48
4.3. Nội dung phỏng vấn .....................................................................................48
4.4 Phương pháp phân tích dữ liệu....................................................................49
4.5 Kết quả nghiên cứu .......................................................................................49
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4........................................................................................56
CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG............57
5.1 Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác lập dự toán tại công ty UBC.57
5.1.1 Giải pháp chung.......................................................................................57
5.1.2 Giải pháp cụ thể.......................................................................................58
5.2 Một số kiến nghị về điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện công tác
lập dự toán tại công ty UBC ...............................................................................65
5.2.1 Về nguồn lực.............................................................................................65
5.2.2 Về công nghệ............................................................................................65
5.2.3 Về tài chính ..............................................................................................66
5.3 Xây dựng lộ trình thực hiện các giải pháp..................................................66
5.3.1 Trong ngắn hạn........................................................................................66
5.3.2 Trong dài hạn...........................................................................................67
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5........................................................................................70
KẾT LUẬN ..............................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
DN Doanh nghiệp
HTK Hàng tồn kho
KTQT Kế toán quản trị
KTS Kỹ thuật số
NCTT Nhân công trực tiếp
NVL Nguyên vật liệu
SL Số lượng
SXC Sản xuất chung
SXKD Sản xuất kinh doanh
TBT Thiết bị thu
TKCK Tồn kho cuối kỳ
TV Tivi
DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG
Bảng 1.1 – So sánh hàng tồn kho các năm 2016-2018.................................... 10
Bảng 1.2 – So sánh doanh thu, chi phí năm 2016-2018 .................................. 11
Bảng 1.3 – So sánh tỷ lệ ROE, ROA năm 2016-2018..................................... 12
Bảng 1.4 – So sánh vòng quay HTK, số ngày TK bình quân năm 2016-2018 12
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 – Cơ cấu tổ chức của công ty UBC ................................................... 5
Sơ đồ 1.2 – Tổ chức công tác kế toán tại công ty.............................................. 6
Sơ đồ 1.3 – Nguyên nhân kết quả .................................................................... 13
Sơ đồ 2.1 – Mô hình lập dự toán thông tin 1 xuống ........................................ 18
Sơ đồ 2.2 – Mô hình lập dự toán 2 xuống 1 lên............................................... 19
Sơ đồ 2.3 – Mô hình lập dự toán 1 lên 1 xuống............................................... 20
Sơ đồ 2.4 – Quy trình lập dự toán.................................................................... 22
Sơ đồ 3.1 – Mô hình dự toán tại công ty UBC ................................................ 31
Sơ đồ 3.2 – Hệ thống lập dự toán SXKD tại công ty....................................... 31
Sơ đồ 3.3 – Nguyên nhân tác động đến tính chính xác trong lập dự toán tại
công ty UBC .................................................................................................... 46
Sơ đồ 4.1 – Cập nhật nguyên nhân tác động đến tính chính xác trong lập dự
toán tại công ty UBC........................................................................................ 55
Sơ đồ 4.2 – Nguyên nhân quan trọng tác động tính chính xác trong lập dự toán
tại công ty UBC................................................................................................ 56
Tóm tắt:
Luận văn này trình bày các cơ sở lý luận về lập dự toán SXKD, đi sâu
nghiên cứu các nhân tố tác động đến công tác lập dự toán SXKD. Sau đó phân
tích thực trạng công tác lập dự toán SXKD tại công ty UBC, xác định được
những ưu, nhược điểm và nguyên nhân cụ thể trong công tác lập dự toán SXKD
của công ty. Tác giả sử dụng các phương pháp: thu thập thông tin thứ cấp, thu
thập dữ liệu sơ cấp, thống kê, so sánh, tổng hợp để phân tích, đánh giá thực trạng
công tác lập dự toán SXKD tại công ty UBC trong năm 2018. Qua đó, tác giả đề
xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự toán SXKD, góp phần
nâng cao khả năng cạnh tranh và giúp công ty ngày càng phát triển hơn nữa trong
tương lai.
Từ khóa:
Dự toán ngân sách
Abstract:
This thesis presents the theoretical basis for production and business
estimation, studying in depth factors affecting the production and business
estimation. Then I analyze the status of the production and business estimation at
UBC Company and determine the advantages, disadvantages and specific causes
in the production and business estimation of the company. The author uses the
methods of collecting secondary information, collecting primary data, doing
statistics, comparing and synthesizing to analyze and assess the status of the
production and business estimation at UBC in the 2018. Thereby, the author
proposed a number of solutions to improve the work of estimating production and
business, contributing to enhancing the competitiveness and helping the company
grow more and more in the future.
Key terms:
Bugeting
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
TP.HCM, ngày……. tháng…… năm 2019
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dự toán chi phí sản xuất kinh doanh là chức năng không thể thiếu đối với các
nhà quản trị trong quá trình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi công ty
trong môi trường cạnh tranh hiện nay. Dự toán thể hiện mục tiêu, nhiệm vụ của toàn
doanh nghiệp, nó là nội dung quan trọng nhất trong KTQT, dự toán cũng là cơ sở để
kiểm tra kiểm soát và ra quyết định trong doanh nghiệp. Một hệ thống lập dự toán
chi phí sản xuất kinh doanh hiệu quả sẽ giúp cho các nhà quản trị đưa ra các quyết
định đúng đắn, kịp thời.
Dự toán chi phí sản xuất kinh doanh là những ước tính toàn bộ chi phí thu
nhập của doanh nghiệp, chỉ rõ cách thức huy động và sử dụng các nguồn lực cho
các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách toàn diện được xác
định thông qua một hệ thống các chỉ tiêu về số lượng và giá trị cho một khoảng thời
gian xác định trong tương lai, theo yêu cầu cụ thể của quản lý doanh nghiệp.
Bất kỳ doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ khi đi vào hoạt động đều sử dụng dự
toán SXKD như một công cụ quản lý hiệu quả và khoa học và công ty UBC cũng
không ngoại lệ. Tuy nhiên hiện tại hệ thống lập dự toán SXKD của công ty UBC
vẫn còn nhiều hạn chế và chưa hiệu quả, chưa được thực hiện một cách đầy đủ và
đúng theo chức năng cũng như vai trò của nó nên số liệu dự toán của công ty chưa
chính xác còn sai lệch khá nhiều so với thực tế và thiếu tính kịp. Kết quả dự toán
chưa chính xác đã làm cho lượng nguyên vật liệu, thành phẩm cũng như hàng hóa
tại công ty tồn kho cao dẫn đến nguồn vốn bị chiếm dụng công ty thiếu nguồn tài
chính cung cấp kịp thời cho các hoạt động kinh doanh cần thiết. Bên cạnh đó việc
tồn kho cao cũng làm tăng chi phí, giá thành của sản phẩm làm cho nó khó cạnh
tranh so với đối thủ trên thị trường.
Chính từ thực tiễn trên tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác lập dự toán
sản xuất kinh doanh tại Công ty UBC” để hoàn thành luận văn của mình. Với mong
muốn giúp công ty cải thiện được những hạn chế trong việc lập dự toán sản xuất kinh
2
doanh của mình, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường và ngày càng phát triển
hơn nữa, từng bước khẳng định là một trong những thương hiệu hàng đầu Việt Nam
về sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thiết bị công nghệ điện tử, điện gia dụng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu hoàn thiện công tác lập dự toán SXKD, nâng cao tính
chính xác cho các báo cáo dự toán sản xuất kinh doanh giúp công ty UBC gia tăng
khả năng cạnh tranh trên thị trường và ngày càng phát triển hơn nữa.
Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn chủ yếu nghiên cứu các nội dung sau:
 Phân tích tình hình hoạt động của công ty tìm ra các triệu chứng
bất thường từ đó xác định vấn đề cần nghiên cứu
 Dựa trên cơ sở lý thuyết dự đoán nguyên nhân tác động
 Kiểm chứng nguyên nhân tác động và đề xuất những giải pháp để
nâng cao tính chính xác trong dự toán sản xuất kinh doanh tại
công ty UBC
3. Câu hỏi nghiên cứu
Câu 1: Thực trạng công tác lập dự toán SXKD tại công ty UBC hiện nay ra
sao?
Câu 2: Việc hoàn thiện công tác lập dự toán SXKD tại công ty UBC để
nâng cao tính chính xác sẽ được tiến hành như thế nào?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng công tác lập
dự toán SXKD tại công ty UBC.
Phạm vi nghiên cứu: tính chính xác trong lập dự toán SXKD của công ty UBC
trong năm 2018.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng: chủ yếu là nghiên cứu định tính.
- Sử dụng phương pháp thu thập thông tin để thu thập thông tin về thực
trạng công tác lập dự toán tại công ty
3
- Sử dụng phương pháp quan sát, phỏng vấn để thu thập thông tin về
các nguyên nhân tác động đến công tác lập dự toán tại công ty
- Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh để xử lý dữ liệu
thu thập được và kết luận về kết quả xử lý dữ liệu.
6. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu, phân tích, đánh giá kết quả dự toán sản xuất kinh doanh tại
công ty. Từ những hạn chế được tìm thấy đề xuất các giải pháp phù hợp để nâng
cao tính chính xác cho thông tin được cung cấp từ dự toán SXKD tại công ty
giúp công ty nâng cao sức cạnh tranh so với đối thủ và ngày càng phát triển hơn.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
trình bày thành 5 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu khái quát về công ty UBC
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về lập dự toán
Chương 3: Kiểm chứng công tác lập dự toán SXKD tại công ty UBC và dự
đoán nguyên nhân tác động
Chương 4: Kiểm chứng nguyên nhân
Chương 5: Đề xuất giải pháp và kế hoạch hành động
4
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY
UBC
1.1 Giới thiệu về công ty UBC
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty TNHH Thiết Bị Viễn Thông Truyền Hình Ưng Bình Châu (gọi tắt là
công ty UBC) được thành lập và hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh số 0303463261, do Sở KH & ĐT TP.HCM cấp ngày 30/08/2004. Hoạt động
kinh doanh chính của công ty bao gồm: mua bán điện tử, điện lạnh, điện gia dụng,
đầu thu kỹ thuật số, truyền hình cáp, ăng-ten parabon…
Sau hơn 12 năm hình thành và phát triển cùng với hệ thống phân phối hơn
2.000 đại lý và trên 200 điểm bảo hành trải dài khắp cả nước, có 2 nhà máy sản xuất
được đặt tại Khu Công nghiệp Tân Bình và Củ Chi, với tổng diện tích 27.000m2 và
hơn 500 công nhân viên, cùng với dây chuyền sản xuất được đầu tư máy móc hiện
đại, nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài. Hiện tại UBC là một trong những doanh
nghiệp sản xuất và phân phối thiết bị thu sóng truyền hình miễn phí hàng đầu Việt
Nam với các sản phẩm đa dạng nhiều mẫu mã như: thiết bị thu truyền hình KTS
mặt đất DVB–T2, thiết bị thu truyền hình KTS vệ tinh DVB–S2, anten
Parabol, anten thu nhận tín hiệu truyền hình mặt đất.
Các sản phẩm của UBC được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, đáp ứng đầy
đủ tiêu chuẩn chất lượng của bộ thông tin truyền thông. Để hội nhập cùng kỷ
nguyên công nghệ 4.0, UBC đã mở rộng quy mô sản xuất và kinh doanh sang ngành
hàng Tivi, cho ra đời những mẫu tivi Led và Smart tivi thân thiện với người dùng
mang thương hiệu UBC TV Với sự đầu tư kĩ lưỡng và bài bản, kết hợp cùng đội
ngũ kĩ sư – chuyên gia được đào tạo từ nước ngoài và dây chuyền máy móc hiện
đại, UBC TV – Đỉnh Cao Công Nghệ Smart Tivi từng bước khẳng định là một
trong những thương hiệu tivi hàng đầu Việt Nam. Những sản phẩm tivi LED, tivi
Full HD hay tivi 4K của UBC không chỉ được đầu tư về chất lượng, độ bền, các ứng
5
Hội đồng thành viên
Chủ tịch HĐTV kiêm
Tổng Giám Đốc
Phó Tổng Giám Đốc
P.Kinh
doanh - bán
hàng
P.Marketing P.R&D P. Bảo Hành P.Kỹ Thuật P.Kế Toán
Kho- giao
nhận PX SX
dụng mà còn được trau chuốt về chất lượng hiển thị hình ảnh và thiết kế vỏ ngoài
bắt mắt, sang trọng, hợp thời trang. Sản phẩm được phát triển và tối ưu hóa phù hợp
người tiêu dùng Việt. Quy trình sản xuất tivi của UBC đạt tiêu chuẩn chất lượng
ISO 9001:2008 do NQA Anh Quốc chứng nhận.
Định hướng trong tương lai công ty UBC sẽ trở thành thương hiệu hàng đầu
Việt Nam về sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thiết bị công nghệ điện tử, điện gia
dụng. Phục vụ cho nhu cầu thông tin và đời sống tinh thần của mọi gia đình.
1.1.2 Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 1.1 – Cơ cấu tổ chức của công ty UBC
 Hội đồng thành viên: chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về
việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo quy định của Luật doanh
nghiệp mới và pháp luật có liên quan,
 Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám Đốc: Thay mặt Hội đồng thành
viên ký các quyết định của Hội đồng thành viên; Các quyền và nhiệm vụ khác
theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.
 Phó Tổng Giám đốc: là người giúp việc cho Tổng giám đốc trong công tác điều
hành công ty và có nhiệm vụ thực hiện công việc cụ thể do Tổng giám đốc giao
hoặc uỷ quyền điều hành công ty trong một thời gian nhất định và chịu trách
nhiệm trước ban quản trị công ty về các nhiệm vụ được giao.
 Phòng kinh doanh - bán hàng: nghiên cứu về thị trường, đối thủ cạnh tranh, bán
sản phẩm, chăm sóc khách hàng.
6
Kế toán
trưởng
Kế toán tổng
hợp
Thủ quỹ
Kế toán
thanh toán
Kế toán thuế,
công nợ
Kế toán kho
Kế toán
lương
 Phòng Marketing: xây dựng cách chiến lược PR, marketng cho các sản phẩm
theo từng giai đoạn và đối tượng khách hàng, phát triển thương hiệu công ty.
 Phòng R&D: nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới, tăng tính năng cho sản
phẩm hiện có, gia tăng chất lượng sản phẩm so với các đối thủ và đáp ứng cho
nhu cầu khách hàng.
 Phòng bảo hành: thực hiện các công tác sau bán hàng, bảo hành sữa chửa sản
phẩm.
 Phòng kỹ thuật: sử dụng có hiệu quả thiết bị kỹ thuật được trang bị, đảm bảo
cho việc sản xuất tại các đơn vị đạt chất lượng tốt.
 Phòng kế toán: tổ chức bộ máy kế toán và chế độ báo cáo kế toán đúng quy
định. Tổ chức hạch toán, phản ánh chính xác đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh, bảo quản sắp xếp lưu trữ chứng từ gọn gang, hợp lý.
 Kho - giao nhận: bảo quản, sắp xếp, quản lý, xuất nhập kho hàng hóa thành
phẩm. Giao sản phẩm cho khách hàng.
 Phân xưởng sản xuất: sản xuất các sản phẩm theo đúng chuyên môn kỹ thuật.
1.1.3 Tổ chức công tác kế toán tại công ty
Sơ đồ 1.2 – Tổ chức công tác kế toán tại công ty UBC
- Kế toán trưởng: là người đứng đầu bộ phận kế toán và chịu trách nhiệm về
toàn bộ hoạt động của phòng kế toán tại công ty.
7
- Kế toán tổng hợp: hỗ trợ kế toán trưởng trong các hoạt động kế toán tại công
ty, tổng hợp số liệu, chịu trách nhiệm tính giá thành sản phẩm và lập báo cáo
tài chính hàng năm.
- Thủ quỹ: chịu trách nhiệm liên quan đến hoạt động thu, chi tiền mặt tại công
ty.
- Kế toán thanh toán: chịu trách nhiệm trong các hoạt động liên quan đến chi
trả công nợ của công ty.
- Kế toán thuế, công nợ: hạch toán các nghiệp vụ phát sinh, lập các tờ khai
thuế, thu công nợ của khách hàng.
- Kế toán kho: kiểm kho và chịu trách nhiệm trong hoạt động xuất nhập kho
hàng hóa, thành phẩm.
- Kế toán lương: đăng ký tham giao bảo hiểm và tính lương cho nhân viên.
1.1.4 Chế độ kế toán áp dụng tại công ty
Công ty thực hiện công tác kế toán theo Hệ thống Chế độ kế toán doanh
nghiệp Việt Nam ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22
tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài Chính và các Thông tư hướng dẫn sửa đổi, bổ
sung có liên quan.
Hình thức sổ kế toán công ty đang áp dụng là hình thức kế toán nhật ký
chung. Và sử dụng phần mềm Misa để hạch toán kế toán.
Hệ thống báo cáo kế toán của công ty như sau:
Về báo cáo tài chính:
Báo cáo tài chính của công ty được soạn lập theo các Chuẩn mực kế toán
Việt Nam, Chế độ kế toán Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan, bao
gồm:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Lưu chuyển tiền tề
- Thuyết minh báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính của công ty thường được lập định kỳ là 6 tháng và 1 năm.
8
Về báo cáo quản trị:
Hệ thống dự báo sản xuất kinh doanh của công ty gồm có:
1. Dự toán tiêu thụ sản phẩm
2. Dự toán sản lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ và tồn kho cuối kỳ
Báo cáo kế toán quản trị công ty gồm có:
- Báo cáo doanh số hàng tháng, quý , năm, theo khu vực
- Báo cáo lãi lỗ hàng tháng, quý, năm, theo khu vực.
- Báo cáo lãi lỗ theo từng mặt hàng tháng, quý, năm.
- Báo cáo kế hoạch sản xuất hàng tháng.
- Báo cáo giá thành hàng tháng.
Và một số báo cáo khác theo yêu cầu.
1.2 Bối cảnh ngành, bối cảnh doanh nghiệp
“So với các ngành khác, ngành Công nghiệp điện tử của nước ta mặc dù hình
thành chậm nhưng có tốc độ tăng trưởng khá nhanh qua các năm và ngày càng đóng
vai trò quan trọng hơn trong sản xuất công nghiệp và xuất khẩu của nền kinh tế.
Thống kê cho thấy, Việt Nam hiện đứng thứ 12 thế giới về kết quả xuất khẩu mặt
hàng điện tử, với hành chục tỷ USD/năm. Kết quả này cho thấy, sự đóng góp ngày
càng lớn của ngành công nghiệp điện tử vào nền kinh tế nước ta.
Theo thống kê của Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), quá trình hình thành
và phát triển ngành công nghiệp điện tử trải qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1975-1990: Đây là giai đoạn xây dựng và phát triển trong cơ chế
kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp: Năm 1975, sau khi đất nước thống nhất
Việt Nam tiếp quản một số xí nghiệp điện tử ở phía Nam. Đa số các xí nghiệp này
sản xuất hàng điện tử dân dụng, liên doanh với các công ty Nhật Bản như: Sony,
National, Sanyo…và một vài xí nghiệp sửa chữa nhỏ. Các xí nghiệp này cùng với
một số xí nghiệp ở miền Bắc đã hình thành nền công nghiệp điện tử non trẻ của
Việt Nam vào thời kỳ này.
Vào cuối thập kỷ 80, ngành công nghiệp điện tử Việt Nam đã được hình thành
với nòng cốt là Liên hiệp các Xí nghiệp Điện tử Việt Nam, với nhiệm vụ sản xuất
9
một số phụ tùng linh kiện cơ bản và lắp ráp sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước
và xuất khẩu ra nướcngoài.
Giai đoạn 1990 – 2010: Từ đầu những năm 1990 Chính phủ đã có những chính
sách đầu tư thông thoáng, đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng và các khu chế
xuất, khu công nghiệp nên đã thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam,
tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và ngành Công
nghiệp điện tử. Trên nền tảng đó, ngành Công nghiệp điện tử Việt Nam đã bắt đầu
phục hồi và phát triển mạnh kể từ sau năm 1994, với sự tham gia của các doanh
nghiệp quốc doanh, các doanh nghiệp tư nhân và các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp tư nhân được thành lập, hoạt động sản xuất kinh
doanh rất năng động. Các doanh nghiệp quốc doanh đổi mới phương thức hoạt
động, đẩy mạnh liên doanh liên kết với các hãng nước ngoài.. Nhiều công ty điện
tử nổi tiếng của các nước đã đầu tư vào Việt Nam liên doanh với các doanh nghiệp
trong nước hoặc đầu tư 100% vốn xây dựng cơ sở sản xuất. Cơ chế chính sách và
môi trường hoạt động mới đã tạo động lực cho ngành Công nghiệp điện tử Việt
Nam hồi phục và phát triển mạnh mẽ. Tốc độ tăng trưởng cả giai đoạn 1990-2010
trung bình hàng năm đạt từ 20-30%. Tổng sản lượng Công nghiệp điện tử trong
nước giai đoạn này cũng tăng trưởng liên tục. Cụ thể, tăng từ 4 nghìn tỷ đồng
(năm 1996), lên 68 nghìn tỷ đồng vào năm 2005 và đạt hơn 179 nghìn tỷ đồng vào
năm 2009.
Giai đoạn từ năm 2010 đến nay: Từ năm 2010 đến nay, ngành Công nghiệp
điện tử Việt Nam đã hòa mình với ngành điện tử khu vực và thế giới, trở thành
một bộ phận của thị trường sản phẩm điện tử quốc tế thông qua các cam kết hội
nhập kinh tế khu vực và quốc tế.” (Nguồn http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-
trao-doi/mot-so-van-de-ve-phat-trien-nganh-cong-nghiep-dien-tu-viet-nam-
131340.html)
Ngành công nghiệp điện tử tại Việt Nam hiện nay với cơ cấu sản phẩm tỉ lệ
sản phẩm điện tử dân dụng/sản phẩm điện tử chuyên dùng là 80%/20%. Cho thấy
khả năng cạnh tranh về sản phẩm điện tử trong nước là rất cao.
10
Công ty UBC được thành lập từ năm 2004, trải qua hơn 10 năm phát triển với
ưu thế là có trên 2.000 hệ thống đại lý phân phối của ngành điện tử trên khắp các
tỉnh thành của Việt Nam. Với quy trình công nghệ hiện đại đạt tiêu chuẩn chất
lượng ISO 9001:2008 do NQA Anh Quốc chứng nhận, cùng với đội nghiên cứu
thị trường đang được xây dựng rộng khắp cả nước kết hợp với phòng R&D luôn
cho ra các tính năng mới cho sản phẩm. Và hệ thống bảo hành đang được xây
dựng với độ phủ sóng khắp cả nước. Từ những ưu điểm trên cho thấy công ty
UBC sẽ có nhiều cơ hội trở thành thương hiệu hàng đầu Việt Nam về sản xuất,
kinh doanh các sản phẩm thiết bị công nghệ điện tử, điện gia dụng.
Tuy nhiên bên cạnh những cơ hội và ưu thế hiện có thì công ty cũng phải đối
mặt với các thách thức nhất định như cạnh tranh cao với đối thủ trong và ngoài
nước, chưa có thị phần, thị hiếu người tiêu dùng thay đổi liên tục…. khiến cho
việc tiêu thụ sản phẩm cũng gặp không ít khó khăn.
Để nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của mình công ty UBC cần
hoàn thiện công tác lập dự toán sản xuất kinh doanh sao cho thông tin được cung
cấp từ dự toán ngày càng chính xác và gần sát với thực tế hơn. Việc hoàn thiện
công tác lập dự toán cũng giúp cải tiến chất lượng sản phẩm, năng suất sản xuất
được nâng cao, kiểm soát tốt chi phí, giảm giá thành sản phẩm, thúc đẩy việc tiêu
thụ sản phẩm dễ dàng, nhanh chóng hơn.
1.3 Các vấn đề cần giải quyết
Trong quá trình thu thập thông tin về tình hình hoạt động của công ty UBC từ
năm 2016-2018 thì thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường như sau:
1.3.1 Hàng tồn kho cao
Bảng 1.1 – So sánh hàng tồn kho các năm 2016-2018
Đvt: triệu đồng
STT
Chỉ
tiêu/Năm
2016 2017
Chênh
lệch(+/-)
Tỷ
trọng
(%)
2018
Chênh
lệch(+/-
)
Tỷ
trọng
(%)
1 2 3=2-1 4=3/1 5 6=5-2 7=6/2
1 HTK 61,848 96,184 +34,336 +56% 122,391 +26,207 +27%
11
(Nguồn: Báo cáo tài chính, thuyết minh báo cáo tài chính năm 2016 đến 2018)
Đầu tiên đó là hàng tồn kho cao, tồn kho năm 2017 tăng 56% so với năm 2016
tức là từ 61.848 trđ lên 96.184 trđ, và năm 2018 tăng 27% so với năm 2017 tức là
tăng từ 96.184 trđ lên 122.391 trđ. Hàng tồn kho cao cho thấy rằng việc bán hàng
chậm, hàng tồn đọng nhiều. Hàng bán chậm sẽ làm giảm doanh thu làm cho hoạt
động kinh doanh của công ty kém hiệu quả. Hàng tồn đọng cũng làm cho doanh
nghiệp thiếu vốn kinh doanh phải vay nhiều phát sinh lãi vay phải trả. Từ đó làm
cho giá bán sản phẩm tăng khó cạnh tranh với thị trường.
1.3.2 Tỷ lệ ROE, ROA
Tiếp đến là doanh thu năm 2018 tuy có tăng so với năm 2017 là 13% nhưng
chi phí lại tăng tới 49%. Trong đó chi phí tài chính tăng khá nhiều 261% so với
năm 2017.
Bảng 1.2 – So sánh doanh thu, chi phí năm 2016-2018
STT Chỉ tiêu/Năm 2017 2018
Chênh
lệch(+/-)
Tỷ trọng
(%)
1 2 3=2-1 4=3/1
1
Doanh thu
thuần
155,830 175,596 +19,766 +13%
2
Chi phí hoạt
động
9,655 13,221 +4,356 +49%
Chi phí tài chính 973 3,509 +2,536 +261%
Chi phí bán hàng 3,988 5,317 +1,329 +33%
Chi phí quản lý
DN
3,905 4,395 +490 +13%
(Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh năm 2016 đến 2018 của công ty UBC)
- ROA 2018 giảm 0.06 so với năm 2017 tương ứng giảm 52%, ROE
cũng có xu hướng giảm so với năm trước.
12
Bảng 1.3 – So sánh tỷ lệ ROE, ROA năm 2016-2018
STT Chỉ tiêu/Năm 2017 2018
Chênh
lệch(+/-)
Tỷ trọng (%)
1 2 3=2-1 4=3/1
1 Lợi nhuận thuần 1,384 1,121 -263 -19%
2 Tổng tài sản 120,382 203,578 +83,196 69%
3 Vốn chủ sở hữu 25,000 25,000 - -
4 ROA (4=1/2) 0,0115 0.0055 -0.006 -52%
5 ROE (5=1/3) 0,06 0,04 -0,01 -19%
(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty UBC năm 2017-2018)
1.3.3 Vòng quay HTK giảm, số ngày tồn kho bình quân tăng
- Vòng quay hàng tồn kho năm 2018 chậm từ 1.95 còn 1.47 giảm 25% so với
năm 2017, số ngày tồn kho bình quân năm 2018 tăng 61 ngày so với năm 2017,
tương ứng tăng 32%
- Số ngày tồn kho bình quân tăng tử 187 ngày năm 2017 lên 248 ngày năm
2018 tương ứng tăng 61 ngày.
Bảng 1.4 – So sánh vòng quay HTK, số ngày TK bình quân năm 2016-2018
STT Chỉ tiêu/Năm 2016 2017
Chênh
lệch(+/-)
Tỷ
trọng
(%)
2018
Chênh
lệch(+/-)
Tỷ
trọng
(%)
1 2 3 4=3-2 5=4/2 6 7=6-3 8=7/3
1 HTK 61,848 96,184 +34,336 +56% 122,391 +26,207 +27%
2 Giá vốn hàng bán 383,388 153,936 (229,452) -60% 160,696 +6,760 +4%
3
Vòng quay hàng
tồn kho
(3)=(2)/TB (1)
1.95 1.47 -47.78% -25%
4
Số ngày tồn kho
bình quân (10) =
365/(9)
187.36 248.23 +61 +32%
(Nguồn: Báo cáo tài chính, thuyết minh BCTC công ty UBC năm 2016, 2017,
2018)
13
Như vậy qua quá trình thu thập và phân tích dữ liệu sơ cấp, thứ cấp cho thấy
hàng tồn kho tại công ty khá cao, tỷ lệ ROA, ROE đều giảm, vòng quay HTK giảm,
số ngày tồn kho bình quân tăng cao. Mà hàng tồn kho chính là tiền của doanh
nghiệp, nếu không quản lý tốt hàng tồn kho sẽ làm cho vốn của công ty bị tồn đọng,
tốn kém chi phí, nó còn có thể làm cho công ty phá sản vì thất thoát quá nhiều tiền.
Một phần rất quan trọng khi quản lý hàng tồn kho là phải dự báo chính xác nhu cầu
của khách hàng, khi đó sẽ có kế hoạch sản xuất và tồn trữ hàng tồn kho hợp lý.
Vậy nguyên nhân nào gây ra các triệu chứng bất thường trên. Sau khi tiến
hành phỏng vấn nhân viên công ty về các triệu chứng bất thường thì cho thấy nó
gồm các nguyên sau: thị hiếu người tiêu dùng thay đổi liên tục, nhu cầu dự trữ hàng
tăng cao, dự toán SXKD chưa chính xác, năng lực dự báo của nhân viên còn hạn
chế, chính sách bán hàng chưa phù hợp.
Nguyên nhân Triệu chứng Kết quả
Tồn đọng
Thị hiếu, nhu cầu người
tiêu dùng thay đổi nhanh
Nhu cầu dự trữ hàng
tăng cao
vốn
Hàng
tồn kho
Tăng chi
phí lưu
Tăng chi phí
về chất
lượng sản
Giá bán
cao
Chi phí hoạt
động tăng
Lợi nhuận
giảm
Sơ đồ 1.3 – Nguyên nhân kết quả
Dự toán SXKD chưa chính xác
Chính sách bán hàng chưa
phù hợp
Năng lực dự báo của nhân
viên còn hạn chế
14
Để khảo sát xem các nguyên nhân tác động gây ra các triệu chứng bất thường
trên đã được công ty xử lý ra sao, tác giả đã phỏng vấn ban giám đốc công ty và kết
quả là công ty đang tiến hành cải thiện các nguyên nhân trên, trong đó quan trọng
nhất đang cần cải thiện gấp là công tác lập dự toán SXKD. Hiện tại công tác dự toán
SXKD chưa chính xác ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính (vốn bị chiếm
dụng, thiếu vốn kinh doanh) cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
(chi phí tăng, doanh thu, lợi nhuận giảm)… Vì vậy nguyên nhân dự toán SXKD
chưa chính xác được tác giả lựa chọn là vấn đề quan trọng cần giải quyết vì nó đáp
ứng đúng nhu cầu hiện tại của ban giám đốc công ty UBC đang mong muốn cải
thiện. Việc cải thiện tính chính xác trong lập dự toán sẽ giúp công ty UBC tránh
được tình trạng tồn kho NVL, thành phẩm, hàng hóa không hợp lý, không bị chiếm
dụng vốn, ít tốn kém chi phí hoạt động, gia tăng doanh thu, gia tăng lợi nhuận…. từ
đó nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Công ty UBC mong muốn cải thiện công tác lập dự toán SXKD của mình
trước tiên là để tránh tình trạng tồn kho chưa hợp lý như hiện nay và tiếp đó là để
đánh giá đúng năng lực hiện có của công ty, lường trước các rủi ro trên thương
trường từ đó có các phương án đối phó kịp thời cũng như có các quyết định đúng
đắn trong kinh doanh. Trước đây công ty chỉ buôn bán đầu thu giá trị thấp nhưng
giờ chuyển sang buôn bán tivi với giá trị cao thì công ty trở nên quan tâm nhiều hơn
đến tồn kho, sức cạnh tranh của sản phẩm nhằm tránh tình trạng bị ôm hàng, bị
chiếm dụng vốn, làm tăng nhiều chi phí liên quan không đáng có và cuối cùng là kết
quả kinh doanh kém hiệu quả.
Mặt khác là do áp lực cạnh tranh từ việc bán sản phẩm trong ngành điện tử
khá cao, để tồn tại và phát triển buộc ban quản trị công ty UBC phải tìm nhiều cách
nhằm cải tiến chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất sản xuất, tìm cách kiểm soát
tốt chi phí, giảm giá thành sản phẩm thông qua công tác lập dự toán SXKD.
Ngoài ra hoàn thiện dự toán SXKD cũng chính là căn cứ để nhà quản trị trong
công ty UBC đánh giá hiệu quả hoạt động của mỗi bộ phận, phòng ban, cá nhân
trong công ty từ đó xây dựng các chính sách khen thưởng phù hợp.
15
Giữa dự toán và thực tế luôn tồn tại một khoảng cách, khoảng cách này càng
thấp thì chứng tỏ sự chính xác trong lập dự toán càng cao. Với khoảng cách chênh
lệch 23%-35% cho thấy độ chính xác chưa cao, để thông tin từ dự toán mang tính
chính xác và hiệu quả thì sai lệch nên nằm trong khoảng ≤ 10% so với thực tế. Dự
toán chính xác sẽ giảm bớt mức độ rủi ro cho doanh nghiệp, gia tăng lợi thế cạnh
tranh trên thị trường. Nhờ có dự toán được cập nhật thường xuyên và kịp thời, các
nhà quản trị doanh nghiệp có khả năng kịp thời đưa ra những biện pháp điều chỉnh
các hoạt động kinh tế của đơn vị mình nhằm thu được hiệu quả sản xuất kinh doanh
cao nhất.
Tác giả cũng đã phỏng vấn ban giám đốc về việc hoàn thiện công tác lập dự
toán SXKD tại công ty tại sao chưa được giải quyết trước đây? Và thu được kết quả
là thứ nhất do nhận thức của nhà quản trị không xem trọng kết quả công tác lập dự
toán nên chưa quan tâm cải thiện. Thứ hai trước kia chỉ kinh doanh thiết bị thu giá
trị thấp không ảnh hưởng nhiều đến tình hình tài chính và tình hình hoạt động sản
xuất kinh doanh nên cũng chưa cần quan tâm cải thiện. Thứ ba là do chưa có ai tìm
hiểu thực trạng công tác lập dự toán SXKD tại công ty và đề ra các giải pháp cụ thể
để thực hiện hoàn thiện.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Công ty UBC là công ty có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ
điện tử nhưng do sản phẩm tivi của công ty mới ra thị trường, và là thương hiệu mới
nên chưa có uy tín, lòng tin đối với người tiêu dùng. Để có thể cạnh tranh với thị
trường trong nước ngoài việc tăng cường quảng bá sản phẩm, mở rộng kênh phân
phối thì việc quan trọng nhất là cải tiến chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất
sản xuất, tìm cách kiểm soát chi phí, giảm giá thành sản phẩm thông qua công tác
lập dự toán SXKD.
16
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LẬP DỰ TOÁN
2.1 Lý thuyết về dự toán.
2.1.1 Khái niệm, phân loại, vai trò của dự toán
2.1.1.1 Khái niệm dự toán
Dự toán là những ước tính trong tương lai về hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp, xác định rõ những mục tiêu cần thực hiện có tính đến sự tác động
của các yếu tố khách quan và chủ quan.
Dự toán SXKD là những dự kiến chi tiết chỉ rõ cách huy động và sử dụng
nguồn lực của doanh nghiệp trong từng thời kỳ thông qua một hệ thống chỉ tiêu
dưới dạng số lượng và giá trị. (Nguồn: "Kế toán quản trị, NXB." Giao thông Vận
tải, 2009)
Lập dự toán SXKD là chi tiết hóa các chỉ tiêu của kế hoạch thành các mục tiêu
và các bước thực hiện cụ thể.
Như vậy dự toán SXKD là quá trình cụ thể hóa kế hoạch hoạt động của doanh
nghiệp thành các con số cụ thể. Dự toán SXKD bao gồm các dự toán liên quan đến
hoạt động tiêu thụ, sản xuất, cung ứng, nhân lực và các hoạt động tài chính.
2.1.1.2 Phân loại dự toán
Phân loại theo thời gian: Dự toán dài hạn và dự toán ngắn hạn
Dự toán dài hạn đây là loại dự toán được lập liên quan đến nguồn tài chính cho
các loại tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh nhiều năm, hoặc cho việc
mua sắm tài sản dài hạn. Trong dự toán này mức độ rủi ro cao, lợi nhuận dự kiến
lớn, thời điểm đưa vốn vào hoạt động cũng như thời gian thu hồi vốn và khi thu
được lợi nhuận khá dài. (Nguồn: "Kế toán quản trị, NXB." Giao thông Vận tải,
2009)
Dự toán ngắn hạn hay còn được gọi là dự toán ngân sách hoạt động đây là dự
toán ngân sách được lập trong một năm và được chia ra từng từng quý, từng tháng.
Dự toán ngắn hạn là dự toán nguồn tài chính hoạt động hàng năm của doanh nghiệp.
Dự toán ngắn hạn thường liên quan đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
như sản xuất, mua bán thành phẩm, hàng hóa, tình hình thu tiền, chi tiền. Dự toán
17
này được lập trước khi kết thúc niên độ kế toán hàng năm để định hướng nguồn tài
chính trong tương lai cho mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Phân loại theo phương pháp lập: Dự toán tĩnh và dự toán linh hoạt
Dự toán tĩnh là những dự kiến, nguồn lực đảm bảo cho các giao dịch của
doanh nghiệp ở một mức độ hoạt động nhất định thông qua một hệ thống chỉ tiêu số
lượng và giá trị trong một khoảng thời gian. Dự toán tĩnh được lập tương đối giản
đơn, tính toán cân đối ít. Do được lập khá đơn giản nên dự toán tĩnh thường không
cung cấp đủ thông tin để ứng phó với các tình huống khác nhau, nhất là khi doanh
nghiệp có sự thay đổi về mức độ hoạt động, quy mô để thích ứng với tình hình thực
tế của thị trường.
Dự toán linh hoạt là dự toán được lập tương ứng với nhiều mức độ hoạt động
khác nhau. Dự toán linh hoạt được lập theo mối quan hệ với quá trình hoạt động
giúp ta xác định các chi phí tương ứng với các mức độ, phạm vi hoạt động khác
nhau. Thông thường dự toán linh hoạt được lập ở ba mức độ cơ bản là mức độ hoạt
động bình thường, mức độ hoạt động khả quan nhất, mức độ hoạt động bất lợi nhất.
Vì là loại dự toán được lập ở nhiều mức độ hoạt động khác nhau nên dự toán linh
hoạt đòi hỏi tính toán rất nhiều và cân đối phức tạp. Dự toán linh hoạt cung cấp cho
nhà quản trị nhiều thông tin hơn để có phương án ứng phó kịp thời với các rủi ro
xảy ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. (Nguồn: "Kế toán quản trị, NXB." Giao
thông Vận tải, 2009)
2.1.1.3 Vai trò của dự toán
Dự toán có rất nhiều lợi ích, trong đó vai trò lớn nhất của dự toán đối với nhà
quản trị là cung cấp những thông tin một cách có hệ thống toàn bộ kế hoạch hoạt
động của doanh nghiệp. Ngoài ra dự toán còn có vai trò như sau:
- Dự toán giúp doanh nghiệp xác định các mục tiêu cụ thể toàn bộ kế
hoạch hoạt động và là căn cứ đánh giá, so sánh việc thực hiện kế hoạch
sau này.
- Dự toán giúp nhà quản trị lường trước những khó khăn, rủi ro khi chúng
chưa xảy ra để có phương án đối phó kịp thời và đúng đắn.
18
Quản trị cấp cao
Quản trị cấp
trung gian
Quản trị cấp
trung gian
Quản trị
cấp cơ sở
Quản trị
cấp cơ sở
Quản trị
cấp cơ sở
Quản trị
cấp cơ sở
- Dự toán kết nối toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp từ các kế hoạch của
từng bộ phận khác nhau và phù hợp với mục tiêu chung của doanh
nghiệp.
- Dự toán là một trong những công cụ quản lý hữu ích.
Dự toán chính xác sẽ giảm bớt mức độ rủi ro cho doanh nghiệp, gia tăng lợi
thế cạnh tranh trên thị trường. Nhờ có dự toán được cập nhật thường xuyên và kịp
thời mà các nhà quản lý trong doanh nghiệp nhanh chóng đưa ra những biện pháp
điều chỉnh phù hợp ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn trong các hoạt động
kinh doanh của đơn vị mình, đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất cho
doanh nghiệp. (Nguồn: "Kế toán quản trị, NXB." Giao thông Vận tải, 2009)
2.1.2 Mô hình, quy trình, trình tự lập dự toán
2.1.2.1. Mô hình 1 – Mô hình thông tin 1 xuống
Sơ đồ 2.1 – Mô hình dự toán thông tin 1 xuống
Với mô hình này dự toán được xây dựng từ ban quản trị cấp cao nhất của
doanh nghiệp, sau đó phân bổ xuống cho các cấp quản trị trung gian, trên cơ sở đó
cấp quản trị trung gian sẽ phân bổ xuống cho các đơn vị cấp cơ sở.
Ưu điểm của mô hình thông tin 1 xuống này là tiết kiệm thời gian và chi phí.
19
Quản trị cấp cao
Quản trị cấp
trung gian
Quản trị cấp
trung gian
Quản trị
cấp cơ sở
Quản trị
cấp cơ sở
Quản trị
cấp cơ sở
Quản trị
cấp cơ sở
Nhược điểm của mô hình: mô hình này mang tính chất áp đặt từ ban quản lý
cấp trên xuống, đòi hỏi quản lý cấp cao phải có một tầm nhìn tổng quát, toàn diện
và chi tiết về mọi mặt hoạt động của đơn vị. Mô hình này chỉ có thể thực hiện được
đối với những đơn vị có quy mô nhỏ, có ít sự phân cấp về quản trị.
2.1.2.2. Mô hình 2 – Mô hình thông tin 2 xuống 1 lên
Sơ đồ 2.2 – Mô hình thông tin 2 xuống 1 lên
Với mô hình này các chỉ tiêu lập dự toán sẽ được ước tính từ ban quản trị cấp
cao nhất của doanh nghiệp và mang tính dự thảo, được phân bổ xuống các quản trị
cấp trung gian. Trên cơ sở đó cấp trung gian phân bổ cho các quản trị cấp cơ sở.
Các bộ phận quản trị cấp cơ sở dựa vào các chỉ tiêu dự thảo từ cấp trên tiến hành
xem xét khả năng, điều kiện của mình để xác định các chỉ tiêu dự toán có thể thực
hiện được và báo lại cho ban quản trị cấp trung gian. Trên cơ sở tổng hợp các chỉ
tiêu dự toán từ các cấp cơ sở, ban quản trị cấp trung gian kết hợp với kinh nghiệm
và tầm nhìn sẽ xác định các chỉ tiêu dự toán có thể thực hiện được ở bộ phận mình
và trình lên ban quản trị cấp cao xét duyệt. Ban quản trị cấp cao, trên cơ sở tổng hợp
các chỉ tiêu dự toán từ các quản trị cấp trung gian kết hợp với tầm nhìn tổng quát và
20
Quản trị cấp cao
Quản trị cấp
trung gian
Quản trị cấp
trung gian
Quản trị
cấp cơ sở
Quản trị
cấp cơ sở
Quản trị
cấp cơ sở
Quản trị
cấp cơ sở
toàn diện hơn về toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp sẽ xét duyệt thông qua các chỉ
tiêu dự toán.
Ưu điểm của mô hình: thu hút và tập trung được kinh nghiệm, kỹ năng của các
cấp quản trị khác nhau vào quá trình lập dự toán, vừa kết hợp tầm nhìn tổng quát và
toàn diện của quản trị cấp cao với khả năng cụ thể của quản trị cấp trung gian và các
cấp cơ sở. Từ sự kết hợp đó làm cho công tác lập dự toán mang tính khả thi cao.
Nhược điểm của mô hình thông tin 2 xuống 1 lên: tốn nhiều thời gian cũng
như chi phí cho thông tin dự thảo, phản hồi và xét duyệt thông qua. Bên cạnh đó,
thông tin của kỳ kế hoạch sẽ không được cung cấp kịp thời nếu công tác lập dự toán
thực hiện không tốt.
2.1.2.3. Mô hình 3 – Mô hình thông tin 1 lên 1 xuống
Sơ đồ 2.3 – Mô hình thông tin 1 xuống 1 lên
Với mô hình thông tin 1 xuống 1 lên này, chỉ tiêu dự toán được lập từ quản trị
cấp thấp đến cấp quản trị cấp cao nhất. Các nhà quản trị cấp cơ sở dựa vào khả năng
điều kiện của mình để lập các chỉ tiêu dự toán và trình lên cấp quản trị cao hơn (bộ
phận cấp trung gian). Trên cơ sở tổng hợp các chỉ tiêu dự toán ở các cấp cơ sở, cấp
21
trung gian tổng hợp các chỉ tiêu dự toán ở bộ phận mình để trình lên bộ phận quản
trị cấp cao. Bộ phận quản trị cấp cao tổng hợp các chỉ tiêu dự toán các cấp trung
gian kết hợp với tầm nhìn tổng quát toán diện về toàn bộ hoạt động của tổ chức và
hướng các bộ phận đến việc thực hiện các mục tiêu chung, sẽ xét duyệt thông qua
dự toán cho các cấp trung gian. Trên cơ sở đó cấp trung gian xét duyệt thông qua
cho các cấp cơ sở.
Ưu điểm của mô hình: với mô hình dự toán này có thể khắc phục được nhược
điểm của mô hình 2.
Nhược điểm của mô hình: dự toán trong mô hình này được lập xuất phát từ
các đơn vị cấp cơ sở, nên họ thường có xu hướng là xác lập các chỉ tiêu dự toán
dưới mức khả năng, điều kiện của mình để dễ dàng hoàn thành chỉ tiêu dự toán, vì
vậy có thể không khai thác hết khả năng tiềm tàng của đơn vị. (Nguồn: "Kế toán
quản trị, NXB." Giao thông Vận tải)
2.1.2.4. Quy trình lập dự toán
Dự toán có vai trò hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp không phân biệt
doanh nghiệp lớn hay nhỏ. Do đó tùy thuộc vào đặc điểm cũng như nhu cầu của
từng doanh nghiệp mà doanh nghiệp sẽ xây dựng cho mình một quy trình lập dự
toán tối ưu phù hợp. Dưới đây là quy trình lập dự toán tiêu biểu của tác giả Stephen
Brookson.
22
Xác định mục
tiêu chung
của công ty
Thu nhập thông tin:
doanh thu/chi phí;
chuẩn bị dự thảo ngân
sách ban đầu
Chuẩn hóa ngân
sách
Kiểm tra các con số
dự toán bằng cách
thay đổi và phân tích
lượng tiền
Lập dự toán tiền mặt
để giám sát dòng tiền
Đánh giá hệ
thống
Đánh giá thủ tục dự
thảo và chuẩn bị ngân
sách tổng
Phân tích sự khác
biệt giữa hoạt động
thực tế và dự toán
Theo dõi những
khác biệt, phân
tích sai số, kiểm
tra những điều
bất thường
Dự báo lại và
điều chỉnh, xem
xét sử dụng
những dạng ngân
sách khác, rút
Chuẩn bị Soạn thảo Giám sát
(Nguồn Cẩm nang quản lý – Quản lý ngân sách)
Sơ đồ 2.4: Quy trình lập dự toán ngân sách của Stephen Brookson
Theo Stephen Brookson (2000) quy trình lập dự toán được chia làm 3 giai
đoạn quan trọng. Trước hết là giai đoạn chuẩn bị, tiếp theo là soạn thảo dự toán và
cuối cùng là giám sát việc thực hiện dự toán.
Giai đoạn chuẩn bị:
Đây là bước đầu tiên tương đối quan trọng trong toàn bộ quy trình lập dự toán.
Trong giai đoạn này, cần phải xác định rõ các mục tiêu cần đạt được của doanh
nghiệp, từ đó tiến hành xây dựng một mô hình dự toán chuẩn. Sau khi mô hình dự
23
toán chuẩn được xây dựng sẽ giúp nhà quản trị cấp cao dễ dàng phối hợp dự toán
ngân sách của tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp và có thể so sánh, kết nối nội
dung dự toán ngân sách một cách dễ dàng. Khi mọi công việc cần thiết cho việc lập
dự toán đã được chuẩn bị đầy đủ cũng là lúc cần phải xem xét lại tất cả các vấn đề
một cách có hệ thống để chắc chắn rằng dự toán ngân sách sẽ cung cấp thông tin
chính xác và phù hợp nhất.
Giai đoạn soạn thảo:
Trong giai đoạn soạn thảo này từng cá nhân, bộ phận có liên quan đến công
tác lập dự toán phải tổng hợp tất cả thông tin về các mục tiêu mà doanh nghiệp
muốn đạt được. Khả năng ảnh hưởng của nhưng nhân tố bên trong cũng như bên
ngoài đến công tác dự toán của doanh nghiệp đồng thời ước tính giá trị thu nhập và
chi tiêu. Từ đó, soạn thảo các báo cáo dự toán có liên quan như: dự toán tiêu thụ, dự
toán sản xuất, dự toán chi phí, dự toán tiền, dự toán BCTC.
Giai đoạn giám sát:
Quá trình dự toán được lập từ năm này sang năm khác, từ tháng này sang
tháng khác. Vì vậy, để việc dự toán ngày càng hoàn thiện hơn thì ở mỗi kỳ dự toán
cần phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình thực tế so với dự toán để từ đó
có phương hướng cải thiện công tác lập dự toán và có những điều chỉnh phù hợp
đồng thời rút kinh nghiệm cho lần lập dự toán kế tiếp.
2.1.2.5 Trình tự lập dự toán
Trong quá trình lập dự toán thì dự toán tiêu thụ là dự toán được lập đầu tiên và
là cơ sở để lập các dự toán khác. Dựa vào dự toán tiêu thụ và dự toán tồn kho, bộ
phận dự toán sẽ tiến hành lập dự toán sản xuất. Từ dự toán sản xuất tiếp tục lập các
dự toán liên quan đến giá thành sản phẩm như: dự toán CPNVLTT, dự toán
CPNCTT, dự toán CPSXC. Ngoài ra, kết quả từ dự toán tiêu thụ còn là cơ sở để lập
dự toán CPBH & QLDN và các dự toán tài chính khác như: dự toán KQHĐKD, dự
toán CĐKT, dự toán LCTT.
“- Dự toán tiêu thụ: Dự toán tiêu thụ là nền tảng cho việc lập các dự
toán khác. Dự toán tiêu thụ gồm dự toán sản lượng tiêu thụ, dự toán doanh thu. Để
24
lập dự toán tiêu thụ phải dựa trên các chỉ tiêu như: tình hình tiêu thụ các kỳ trước,
chính sách giá cả sản phẩm, khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, chính sách quảng
cáo, khuyến mãi, thu nhập của người tiêu dùng...
Dự toán doanh thu = dự toán SP tiêu thụ x Đơn giá bán
- Dự toán sản xuất: sản xuất phải đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ, đồng thởi
phải đảm bảo mức tồn kho sản phẩm cần thiết đảm báo cho quá trình tiêu thụ liên
tục. Mức tồn kho sản phẩm cuối kỳ tùy thuộc vào chu kỳ sản xuất sản phẩm. Nhu
cầu sản phẩm tồn kho cuối kỳ thường được xác định bằng tỷ lệ % nhu cầu tiêu thụ
của kỳ kế toán sau.
Dự toán SX SP = Dự toán SP tiêu thụ + Dự toán SP tồn kho CK – Dự toán
SP tồn kho đầu kỳ
- Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: được lập dựa trên cơ sở dự
toán sản xuất và định mức chi phí NVL trươc tiếp nhằm xác định nhu cầu về lượng
và giá đảm bảo NVL cho sản xuất và dự toán về lịch thanh toán tiền mua NVL.
Dự toán lượng NVLTT mua = dự toán lượng NVLTT dùng cho sản xuất + dự
toán NVLTT tồn kho cuối kỳ - dự toán NVL trực tiếp tồn kho đầu kỳ.
Dự toán giá mua NVL TT = Dự toán lượng NVLTT mua x định mức giá
NVLTT
Dự toán tiền thanh toán NVLTT = dự toán giá mua NVLTT x tỷ lệ thanh toán
tiền trong từng kỳ
- Dự toán chi phí nhân công trực tiếp: dự toán này được lập từ dự toán
sản xuất, định mức chi phí nhân công trực tiếp nhằm xác định thời gian lao động và
chi phí nhân công cần thiết đảm bảo cho tiến trình sản xuất.
Dự toán thời gian lao động (giờ) = dự toán SP sản xuất x định mức thời gian
SX SP
Dự toán chi phí nhân công trực tiếp = dự toán thời gian lao động x định mức
giá mỗi đơn vị thời gian
25
- Dự toán chi phí sản xuất chung: bao gồm dự toán biến phí SXC và dự
toán định phí SXC.
Dự toán biến phí SXC = dự toán biến phí trực tiếp x tỷ lệ biến phí SXC
Dự toán chi phí SXC = dự toán biến phí SXC + dự toán định phí SXC
- Dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: dựa vào dự
toán tiêu thụ và dự toán sản xuất để lập dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp. Khi lập dự toán này cần tính đến các yếu tố biến đổi và yếu tố cố
định trong chi phí. Số liệu từ dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp còn là cơ sở để lập dự toán tiền mặt và dự toán BCKQKD.
Dự toán CP BH = Dự toán biến phí bán hàng + dự toán định phí bán hàng
Dự toán CP QLDN = dự toán biến phí QLDN + dự toán định phí QLDN
- Dự toán thu chi tiền mặt: là bảng tổng hợp tiền thu vào, tiền chi ra liên
quan đến các hoạt động của doanh nghiệp trong từng kỳ kế toán. Mỗi DN cần xác
lập một định mức dự trữ tiền mặt tối thiểu hợp lý để phục vụ cho mọi hoạt động của
doanh nghiệp.
- Dự toán BCTC: gồm dự toán kết quả kinh doanh và dự toán bảng cân
đối kế toán.
Dự toán kết quả kinh doanh là một BCTC tổng hợp, phản ảnh kết quả và hiệu
quả hoạt động trong một kỳ kế toán. Kết quả kinh doanh được xác định bằng doanh
thu trừ các khoản chi phí tương xứng để tạo nên doanh thu. Dự toán kết quả kinh
doanh được tổng hợp từ doanh thu, chi phí trong kỳ dự toán.
Dự toán bảng cân đối kế toán thực chất là xác lập các danh mục tài sản, nợ
phải trả, nguổn vốn sở hữu để đảm bảo và cân đối với tình hình hoạt động sản xuất
kinh doanh đã được dự toán trong kỳ”. (Nguồn: "Kế toán quản trị, NXB." Giao
thông Vận tải, 2009)
26
2.1.3 Tính chính xác trong báo cáo dự toán và các nhân tố ảnh hưởng
2.1.3.1 Tính chính xác trong báo cáo dự toán
Tính chính xác trong các báo cáo dự toán chính là chênh lệch từ kết quả dự
toán so với thực tế. Khoảng cách chênh lệch này càng thấp chứng tỏ tính chính xác
càng cao.
2.1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tính chính xác trong báo cáo dự
toán
Thông thường các nguyên nhân tác động đến tính chính xác trong báo cáo dự
toán có thể đến từ nội bộ công ty cũng như các yếu tố bên ngoài như: quy trình lập
ngân sách không rõ ràng, trình độ nhân viên lập dự toán, sự tham gia của người lao
động, sự không chắc chắn của môi trường, cơ cấu tổ chức, quy mô doanh nghiệp,
chiến lược của doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp, cơ sở vật chất kỹ thuật cho
công tác lập dự toán......
2.2 Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.1 Nghiên cứu trên thế giới
Nghiên cứu Nazli Nik Ahmad, Sulaiman et al. (2003) về sự hữu ích của lập dự
toán được khảo sát bởi 162 công ty tại Malaysia để kiểm chứng về sự hữu ích của
lập dự toán. Hiện có 2 luồng ý kiến khác nhau về sự hữu ích mà ngân sách mang lại.
Một luồng ý kiến cho rằng ngân sách có một số vai trò quan trọng Blocher et al
(2002) ví dụ như ngân sách giúp phân bổ nguồn lực, phối hợp hoạt động và cung
cấp một phương tiện cho đo lường hiệu suất. Hilton et al (2000) cho rằng ngân sách
là kỹ thuật được sử dụng rộng rãi nhất với mục đích lập kế hoạch và kiểm soát.
Trong khi đó những người chỉ trích ngân sách cho rằng ngân sách không tốt cho
kinh doanh, không đầy đủ và là thiếu sót cơ bản (Mc Nally, 2002). Kết quả nghiên
cứu cho thấy mức độ các công sử dụng ngân sách ở Malaysia rất lớn và ngân sách
vẫn là công cụ quan trọng để lập kế hoạch và kiểm soát tại quốc gia này.
Trong nghiên cứu của tác giả Hansen, Otley et al. (2003) đã tập hợp 12 yếu
điểm của ngân sách truyền thống như: dự toán ngân sách tốn thời gian, dự toán ngân
sách hạn chế khả năng đáp ứng nhanh và thường là rào cản đối với sự thay đổi, dự
27
toán hiếm khi tập trung vào chiến lược và thường mâu thuẫn với chiến lược, dự toán
tập trung vào giảm chi phí và không tạo ra giá trị, dự toán ngân sách tăng cường
việc đều hành và kiểm soát theo chiều dọc, dự toán không phản ánh hệ thống mà
các tổ chực đang áp dụng, dự toán khuyến khích hành vi bảo thủ, dự toán được phát
triển và cập nhật quá thường xuyên thường là hàng năm, dự toán được lập dựa trên
các phỏng đoán không được ủng hộ, dự toán cũng cố rào cản giữa các bộ phận hơn
là chia sẽ kiến thức, dự toán khiến cho mọi người cảm thấy bị đánh giá thấp. Vì vậy
tác giả đề xuất nên cải tiến hệ thống dự toán ngân sách như dự toán ngân sách cải
tiến liên tục, hoặc phương pháp lập dự toán ngân sách dựa trên hoạt động.
Tác giả Horváth and Sauter (2004) đã nêu ra các thất bại trong lập ngân sách
truyền thống như: dự toán ngân sách không hiệu quả, dự toán ngân sách không thúc
đẩy hành động và cuối cùng là dự toán không đồng bộ với kế hoạch chiến lược. Các
tác giả đề xuất 6 nguyên tắc hướng dẫn cho một ngân sách tối ưu hóa vai trò ngân
sách đồng thời hỗ trợ thực hiện chiến lược như: căn chỉnh ngân sách cho chiến lược;
liên kết các biện pháp phi tài chính để thực hiện lập ngân sách; giảm chi phí thông
qua sử dụng ngân sách tổng hợp; sử dụng ngân sách thay thế ngân sách cố định; sử
dụng mục tiêu ngân sách tương đối để thưởng cho mọi người; tăng sự tập trung vào
quy trình thay vì hiệu suất đơn vị.
Nghiên cứu của Rivero (2013) phân tích thực trạng dự toán ngân sách của 135
công ty lớn ở Tây Ban Nha, cho thấy rằng lập dự toán theo truyền thống có nhiều
yếu kém cần phải thay thế ngân sách truyền thống bằng các phương pháp như ngân
sách tốt hơn hoặc dự toán ngân sách tiên tiến. Với ngân sách tốt hơn nó sẽ sửa chữa
số lượng lớn các sai sót của dự toán ngân sách truyền thống. Còn phương pháp dự
toán ngân sách tiên tiến hợp lý hóa dự toán ngân sách truyền thống, đồng thời hổ trợ
thực hiện chiến lược kinh doanh theo một bộ máy quản lý được thiết lập một cách
khoa học hơn.
Nghiên cứu của Segun and Olamide (2015) cung cấp bằng chứng thực nghiệm
từ nền kinh tế đang phát triển về sự liên quan đến hệ thống ngân sách. Nghiên cứu
khảo sát 9 công ty sản xuất tại Nigeria và kết quả cho thấy rằng các công ty ở
28
Nigeria hoạt động ngân sách hàng năm điều đó chứng tỏ hệ thống ngân sách được
sử dụng rộng rãi. Bên cạnh việc sử dụng rộng rãi, ngân sách còn là một công cụ xác
thực để lập kế hoạch, kiểm soát, giao tiếp, ra quyết định và tạo ra giá trị. Do đó,
ngân sách được khuyến khích hướng tới việc cải thiện hệ thống ngân sách hơn là từ
bỏ hoàn toàn.
2.2.2 Nghiên cứu tại Việt Nam
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Bích Liên (2007) về đề tài “Hoàn thiện công
tác kế toán quản trị tại Công ty phân bón Miền Nam”. Trong đề tài nghiên cứu này
tác giả đã cho thấy vai trò quan trọng của việc lập dự toán, thông qua dự toán doanh
nghiệp tính toán được năng lực sản xuất năng lực tài chính để có phương án hoạt
động phù hợp. Để hoàn thiện dự toán ngân sách trước tiên cần xây dựng mô hình
lập dự toán ngân sách, tiếp theo là xây dựng quy trình lập ngân sách, sau đó xây
dựng định mức chi phí sản xuất và cuối cùng là hoàn thiện các dự toán ngân sách.
Trong quá trình lập dự toán ngân sách ban chỉ đạo lập ngân sách và các thành viên
liên quan sẽ tiến hành theo dõi, rà soát, kiểm tra các sai lệch giữa dự toán và thực tế,
chú trọng đến yếu tố bất thường xảy ra để rút kinh nghiệm và điều chỉnh lại ngân
sách cho các kỳ tiếp theo.
Nghiên cứu “Hoàn thiện dự toán ngân sách tại Công ty Cổ phần Phavi” của
tác giả Trần Thị Ngọc Duyên (2017). Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương
pháp nghiên cứu định tính để tìm hiểu thực trạng công tác dự toán ngân sách tại
Công ty Cổ phần PhaVi vào năm 2017. Do là công ty mới thành lập, công tác lập dự
toán mới được hình thành nên chưa hoàn chỉnh, còn đơn giản và chưa nhận thấy
được tầm quan trọng, lợi ích thực sự của việc lập dự toán. Tác giả cho rằng công ty
Phavi cần phải hoàn thiện về môi trường dự toán, quy trình lập dự toán, mô hình dự
toán và một số báo cáo dự toán như dự toán tiêu thụ, dự toán chi phí bán hàng. Tác
giả đã đề xuất một số giải pháp về việc tổ chức lại bộ máy kế toán, phân bổ nguồn
lực thực hiện công tác dự toán ngân sách, trang thiết bị hỗ trợ cho việc lập dự toán
ngân sách.
29
Nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác dự toán ngân sách tại các
doanh nghiệp thương mại ở TP. Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Thị Liêm (2018).
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng với mục
tiêu đo lường mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến công tác dự toán ngân
sách tại các doanh nghiệp thương mại tại TP.HCM thì kết quả nghiên cứu cho thấy có
5 nhân tố tác động đến công tác lập dự toán theo thứ tự giảm dần đó là: cơ cấu sở hữu,
phong cách lãnh đạo, ứng dụng công nghệ thông tin, quy mô công ty và tham gia vào
dự toán ngân sách của người lao động. Ứng với từng nhân tố tác động tác giả có đề
xuất các giải pháp cụ thể để giúp cho công tác lập dự toán tại các doanh nghiệp được
hiệu quả hơn.
Từ những nghiên cứu trong nước cũng như trên thế giới cho thấy vai trò rất quan
trọng của dự toán đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là một
công cụ xác thực để lập kế hoạch, kiểm soát, giao tiếp, ra quyết định và tạo ra giá
trị. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy có nhiều luồng ý kiến khác nhau về vai trò
của dự toán nhưng khi kiểm nghiệm thực tế thì nó vẫn là công cụ quan trọng được
các nhà quản trị sử dụng rộng rãi. Ngày nay xã hội ngày càng phát triển thì hệ thống
ngân sách truyền thống không còn phù hợp, có nhiều yếu kém chúng ta nên cải
thiện phát triển nó thành hệ thống ngân sách tiên tiến hơn, khoa học hơn và tốt hơn,
Còn các nghiên cứu trong nước cho thấy có nhiều nhân tố khách quan và chủ quan
tác động đến quá trình lập dự toán như: cơ cấu sở hữu, phong cách lãnh đạo, ứng
dụng công nghệ thông tin, quy mô công ty và tham gia vào dự toán ngân sách của
người lao động, môi trường dự toán, quy trình lập dự toán. Ứng với mỗi nguyên
nhân tác động kết hợp với đặc điểm thực tế tại doanh mà các doanh nghiệp sẽ lựa
chọn các giải pháp phù hợp để hoàn thiện công tác lập dự toán tại doanh nghiệp
mình. Với mục đích làm cho công tác lập dự toán tại đơn vị ngày càng chính xác và
hiệu quả hơn.
30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Dự toán là ước tính về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
trong tương lai, chỉ rõ những công việc cần thực hiện, có tính đến sự tác động của
các nhân tố chủ quan và khách quan. Dự toán SXKD là dự kiến chi tiết quá trình
SXKD trong từng kỳ, biểu hiện thông qua chỉ tiêu cả số lượng và giá trị. Dự toán
chính xác sẽ giảm bớt mức độ rủi ro cho doanh nghiệp, gia tăng lợi thế cạnh tranh
trên thị trường. Đồng thời nhờ có dự toán được cập nhật thường xuyên và kịp thời
mà các nhà quản lý trong doanh nghiệp nhanh chóng đưa ra những biện pháp điều
chỉnh phù hợp ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn trong các hoạt động kinh
doanh của đơn vị mình đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất cho doanh
nghiệp.
Tùy theo tiêu thức phân loại mà dự toán được chia thành: dự toán ngắn hạn,
dự toán dài hạn, dự toán tĩnh và dự toán linh hoạt. Có 3 mô hình khác nhau trong
quá trình lập dự toán, mỗi mô hình đều có ưu điểm và nhược điểm riêng do đó mỗi
doanh nghiệp nên tự lựa chọn cho doanh nghiệp mình một mô hình phù hợp.
Thông qua việc nghiên cứu khái niệm, vai trò và mô hình lập dự toán sẽ giúp
cho quá trình xây dựng công tác lập dự toán tại đơn vị được khoa học và hiệu quả
hơn.
31
Cấp quản trị cao nhất
(Ban giám đốc)
Cấp quản trị trung
gian(Phó tổng giám đốc,
KTT)
Cấp quản trị cơ sở (QL
Kinh doanh)
Cấp quản trị cơ sở (QL
phân xưởng)
Cấp quản trị cơ sở (QL
marketing...)
CHƯƠNG 3: KIỂM CHỨNG CÔNG TÁC LẬP DỰ
TOÁN SXKD TẠI CÔNG TY UBC VÀ DỰ ĐOÁN
NGUYÊN NHÂN TÁC ĐỘNG
3.1 Kiểm chứng công tác lập dự toán SXKD tại công ty UBC
Để kiểm chứng những hạn chế đang tồn tại trong công tác lập dự toán SXKD
tại công ty UBC tác giả tiến hành quan sát, phỏng vấn, thu thập thông tin về thực
trạng công tác lập dự toán SXKD, thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp từ các báo cáo
dự toán SXKD của công ty trong năm 2018. Và từ đó có những kết luận về những
hạn chế đang tồn tại cũng như đề xuất các nguyên nhân tác động đến những hạn chế
đó.
3.1.1 Thực trạng công tác lập dự toán sản xuất kinh doanh tại UBC
3.1.1.1 Mô hình, quy trình lập dự toán SXKD tại công ty
Sơ đồ 3.1 Mô hình dự toán tại công ty UBC
Mô hình lập dự toán mà hiện tại công ty UBC đang lựa chọn áp dụng đó là mô
hình thông tin 2 xuống 1 lên, với mô hình này dự toán sẽ được ước tính từ tổng
giám đốc rồi phân bổ xuống phó tổng giám đốc. Phó tổng giám đốc sẽ phân bổ
32
Dự toán tiêu thụ
Dự toán sản xuất Dự toán CPBH & CPQL
Dự toán
CP
NVL
TT
Dự toán
CP
NC TT
Dự toán
CP
SXC
Dự toán tiền mặt
Dự toán các BCTC
xuống quản lý các bộ phận liên quan. Quản lý các bộ phận, quản lý phân xưởng căn
cứ vào khả năng điều kiện của mình để xác định chỉ tiêu dự toán có thể thực hiện
được trình lên phó giám đốc. Phó giámđốc tổng hợp số liệu và kết hợp với khả năng
của mình xác định chỉ tiêu dự toán có thể thực hiện được trình lên tổng giám đốc
duyệt dự toán. Dự toán sau khi được xét duyệt sẽ được triển khai cho toàn công ty
thực hiện.
Hệ thống lập báo cáo dự toán SXKD của công ty UBC được xây dựng như sau:
Sơ đồ 3.2 Sơ đồ lập dự toán
Dự toán tiêu thụ: Dự toán tiêu thụ là nền tảng cho việc lập các dự toán khác.
Dự toán tiêu thụ gồm dự toán sản lượng tiêu thụ, dự toán doanh thu. Công ty xây
dựng dự toán tiêu thụ kỳ này dựa trên các nhân tố như: số lượng tiêu thụ từ các kỳ
trước trong quá khứ, dựa vào xu hướng tiêu thụ các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ
trong tương lai, chất lượng của đội ngũ bán hàng. Dựa vào mục tiêu, chiến lược
kinh doanh của mỗi thời kỳ trong công ty, dự toán tiêu thụ được lập chi tiết theo
từng sản phẩm, từng vùng miền. Sau khi có dự toán tiêu thụ công ty sẽ xây dựng chỉ
tiêu dự toán sản xuất.
Số sản phẩm
sản xuất
=
trong kỳ
Số sản
phẩm bán +
ra trong kỳ
Số sản
phẩm dự -
trữ cuối kỳ
Số sản phẩm tồn
kho đầu kỳ
33
Số lượng tiêu thụ = Số lượng dự kiến tiêu thụ x đơn giá bán
Dự toán sản xuất: Khi xây dựng dự toán sản xuất cần phải căn cứ vào số
lượng tồn kho hiện tại, nhu cầu tồn kho cuối kỳ mong muốn của ban Giám đốc, xem
xét năng lực sản xuất của phân xưởng.
Dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: dựa vào dự toán
tiêu thụ và dự toán sản xuất để lập dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp. Khi lập dự toán này cần tính đến các yếu tố biến đổi và yếu tố cố
định trong chi phí. Số liệu từ dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp còn là cơ sở để lập dự toán tiền mặt và dự toán BCKQKD của công ty.
Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: để lập dự toán này cần xác định định
mức NVL để sản xuất 1 sản phẩm, đơn giá xuất NVL và mức tồn kho NVL cuối kỳ.
Từ dự toán chi phí NVL công ty sẽ xác định số NVL cần mua trong kỳ.
Tổng mức tiêu
hao NVL
Lượng
Số lượng sản
= x
xuất
Định mức tiêu
hao NVL
Lượng NVL
NVLTT
cần =
mua
Tổng mức tiêu
hao NVL
Lượng NVL
+ -
dự trữ
tồn kho đầu
kỳ
Dự toán chi phí nhân công trực tiếp: dự toán này được lập từ dự toán sản xuất,
dự toán nhu cầu lao động đáp ứng cho sản xuất. Để lập dự toán này công ty đã dựa
vào số lượng nhân công, quỹ lương, định mức nhân công hco từng sản phẩm.
Dự toán chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung gồm chi phí cố định
và chi phí biến đổi.
Dự toán tiền: là một trong những dự toán thu chi quan trọng của công ty, là cơ
sở để công ty có biện pháp xử lý kịp thời khi tiền mặt thiếu hoặc thừa. Dự toán này
được lập hàng tháng.
Dự toán BCTC: dự toán KQHD kinh doanh háng tháng, tình hình thực hiện
nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
34
Hệ thống dự toán tại công ty chỉ tập trung ở dự toán tiêu thụ và dự toán sản
xuất, dự toán tiền mặt chủ yếu dự toán các khoản phải trả nhà cung cấp và các
khoản phải nộp Nhà Nước từng tháng, chưa có dự toán cho năm, dự toán BCTC thì
chỉ dừng lại ở dự toán lãi lỗ từng tháng, chưa lập theo năm.
Quy trình lập dự toán tại UBC được chia làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn chuẩn bị: Từ cuối tháng 11 đầu tháng 12 năm trước Ban giám đốc
họp để ước tính các chỉ tiêu dự toán và xác định các nhân viên tham gia lập dự toán.
Giai đoạn soạn thảo: Các nhân viên tham gia lập dự toán tiến hành thu thập
thông tin và tiến hành sọan thảo dự toán từ cấp trên giao xuống trước tiên là phòng
kinh doanh sẽ lập dự toán tiêu thụ sau đó chuyển chỉ tiêu cho trưởng bộ phận phân
xưởng sản xuất để lập dự toán sản xuất. Số liệu từ 2 bộ phận sẽ được chuyển đến kế
toán để tổng hợp và lập các dự toán liên quan sau đó trình lên Kế toán trưởng, rồi
trình lên Phó tổng giám đốc. Sau khi hoàn thành công tác lập dự toán sẽ trình lên
Tổng giám đốc xét duyệt cuối cùng. Dự toán được xét duyệt sẽ triển khai cho các
phòng ban liên quan về kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty trong năm.
Căn cứ lập dự toán:
Để xây dựng các chỉ tiêu ước tính ban giám đốc dựa vào kết quả đã đạt được
của kỳ trước (số lượng tiêu thụ, số lượng sản xuất), tình hình buôn bán trong kỳ tới,
Để lập dự toán tiêu thụ phòng kinh doanh căn cứ vào các chỉ tiêu như: số
lượng tiêu thụ từ các kỳ trước trong quá khứ, dựa vào xu hướng tiêu thụ các sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong tương lai, chất lượng của đội ngũ bán hàng. Dựa vào
mục tiêu, chiến lược kinh doanh của mỗi thời kỳ trong công ty, dự toán tiêu thụ
được lập chi tiết theo từng sản phẩm, từng vùng miền.
Để lập dự toán sản xuất quản lý phân xưởng căn cứ vào: số lượng tồn kho
hiện tại, nhu cầu tồn kho cuối kỳ mong muốn của ban Giám đốc, xem xét năng lực
sản xuất của phân xưởng.
Công ty trang bị hệ thống máy tính luôn được bảo trì thường xuyên, dữ liệu
được lưu trên mạng nội bộ, các bộ phận có thể dễ dàng chia sẽ thông tin với nhau.
Tất cả các kỹ thuật tính toán và xữ lý dữ liệu trong lập dự toán tại công ty chủ yếu
35
dùng excel và chỉ lập dự toán trong ngắn hạn. Thông tin sử dụng để lập dự toán tại
công ty chủ yếu dựa trên thông tin từ quá khứ kết hợp với kinh nghiệm của nhân
viên lập dự toán. Hiện tại công việc lập dự toán tại công ty chưa có bộ phận chuyên
trách mà đang tạm giao cho kế toán hỗ trợ, xữ lý tổng hợp số liệu. Do nhân viên kế
toán không phải bộ phận chuyên trách nên họ cũng chưa có nhiều kiến thức, kỹ
năng về lập dự toán. Quản lý các phòng ban tham gia lập dự toán tại công ty cũng là
nhân viên mới tiếp cận với lập dự toán nên hầu như họ không có nhiều kiến thức,
hiểu biết về lập dự toán.
Công ty UBC hiện tại đang kinh doanh 2 loại mặt hàng chủ đạo là tivi và thiết
bị thu. Sau đây là tình hình về dự toán và thực tế của kết quả tiêu thụ và sản xuất
kinh doanh của công ty trong quý 1 năm 2018:
Thực tế tiêu thụ năm tháng 12/2017
Số lượng tivi: 2.852 chiếc
Số lượng thiết bị thu: 51.648 bộ
3.1.1.2 Tình hình dự toán tiêu thụ quý 1 năm 2018
Sản phẩm lập dự toán tiêu thụ của công ty chủ yếu là tivi và thiết bị thu truyền
hình. Số liệu tiêu thụ hàng tháng được lập dựa vào tình hình tiêu thụ trong quá khứ
những tháng tương đương kết hợp với năng lực sản xuất tại phân xưởng, kèm theo
những cập nhật về tình hình nhu cầu hàng hóa của khách hàng, nhu cầu dự trữ hàng
tồn.
- Dự toán tiêu thụ quý 1/2018
 Tivi
o Số lượng tiêu thụ tháng 1: 3.300 chiếc, với doanh thu 15.651 tỷ
o Số lượng tiêu thụ tháng 2: 1.500 chiếc, với doanh thu 7.316 tỷ
o Số lượng tiêu thụ tháng 3: 2.700 chiếc, với doanh thu 12.172 tỷ
o Tổng quý 1/2018 tiêu thụ: 7.500 chiếc, với doanh thu 35.139 tỷ
 Thiết bị thu
o Số lượng tiêu thụ tháng 1: 75.000 bộ, với doanh thu 30.45 tỷ
o Số lượng tiêu thụ tháng 2: 38.000 bộ, với doanh thu 15.265 tỷ
36
o Số lượng tiêu thụ tháng 3: 18.000 bộ, với doanh thu 7.431 tỷ
o Tổng quý 1/2018 tiêu thụ: 131.000 bộ, với doanh thu 53.146 tỷ
3.1.1.3 Dự toán sản xuất quý 1 năm 2018
- Dự toán tồn kho cuối kỳ quý 1/2018
 Tivi
o Số lượng tồn kho cuối kỳ tháng 1: 1.300 chiếc, với giá trị 6.417 tỷ
o Số lượng tồn kho cuối kỳ tháng 2: 1.150 chiếc, với giá trị 5.548 tỷ
o Số lượng tồn kho cuối kỳ tháng 3: 1.350 chiếc, với giá trị 6.318 tỷ
o Tổng quý 1/2018 sản xuất: 3.800 chiếc, với giá trị 18.3 tỷ
 Thiết bị thu
o Số lượng tồn kho cuối kỳ tháng 1: 40.000 bộ, với giá trị 16.16 tỷ
o Số lượng tồn kho cuối kỳ tháng 2: 35.000 bộ, với giá trị 13.61 tỷ
o Số lượng tồn kho cuối kỳ tháng 3: 36.000 bộ, với giá trị 14.405 tỷ
o Tổng quý 1/2018 sản xuất: 111.000 bộ, với trị giá 44.175 tỷ
- Dự toán sản xuất quý 1/2018
 Tivi
o Số lượng sản xuất tháng 1: 3.782 chiếc.
o Số lượng sản xuất tháng 2: 1.350 chiếc.
o Số lượng sản xuất tháng 3: 2.900 chiếc.
o Tổng quý 1/2018 sản xuất: 8.032 chiếc.
 Thiết bị thu
o Số lượng sản xuất tháng 1: 53.650 bộ.
o Số lượng sản xuất tháng 2: 33.000 bộ.
o Số lượng sản xuất tháng 3: 19.000 bộ.
o Tổng quý 1/2018 sản xuất: 105.650 bộ
3.1.1.4 So sánh dự toán và thực tế tình hình tiêu thụ và sản xuất của UBC quý
1 năm 2018
- So sánh dự toán tiêu thụ và thực tế quý 1/2018
37
Dự toán tiêu thụ thiết bị thu quý 1/2018 là 131.000 chiếc với doanh thu 53.146
tỷ nhưng thực tế chỉ tiêu thụ có 105.537 chiếc với doanh thu 43.123 tỷ. Tổng chênh
lệch 9.6 tỷ tương ứng lệch 22% (9.6/43.1).
Dự toán tiêu thụ tivi quý 1/2018 là 7.500 chiếc với doanh thu 35.1 tỷ nhưng
thực tế chỉ tiêu thụ có 5.673 chiếc với doanh thu 25.6 tỷ. Tổng chênh lệch 9.5 tỷ
tương ứng lệch 37% (9.5/25.6).
Thiết bị thu tháng 1 sản xuất thừa 6.502 bộ tương ứng 9% (6.502/68.498),
tháng 2 thừa 18.512 bộ tương ứng thừa 95% (18.512/19.488), tháng 3 thừa 448 bộ
tương ứng 3% (448/17.552).
Kết quả dự toán tiêu thụ so với thực tế của tivi tháng 1 lệch 747 chiếc tương
ứng dư 29% (747/2553), tháng 2 chênh lệch 435 chiếc tương ứng dư 41%
(435/1065), tháng 3 chênh lệch 645 chiếc tương ứng dư 31% (645/2055). (chi tiết
xin xem phụ lục 3,4,5)
Như vậy so sánh dự toán và thực tế cho thấy dự toán tiêu thụ sai lệch toàn quý
1/2018 là 23% đối với thiết bị thu và 35% đối với tivi. (chi tiết xin xem phụ lục 6)
Dự toán tiêu thụ là dự toán nền tảng cho việc xây dựng các dự toán khác do đó khi
chỉ tiêu lập dự toán tiêu thụ sai lệch hay nói nói cách khác là mang tính chính xác
chưa cao lệch từ 23-35% so với với thực tế sẽ kéo theo hàng loạt các dự toán khác
sai lệch theo.
So sánh dự toán sản xuất và thực tế quý 1 năm 2018
So sánh số lượng thành phẩm tồn kho cuối kỳ quý 1/2018
Kết quả số lượng tồn kho cuối kỳ thực tế của thiết bị thu tháng 1 lớn hơn 8.502
bộ so với dự toán tương ứng dư 14% (6.502/46.502), tháng 2 lệch 25.014 bộ tương
ứng 42% (25.014/60.014), tháng 3 lệch 25.462 tương ứng 41% (25.462/61.462).
Kết quả dự toán số lượng tồn kho cuối kỳ so với thực tế của tivi tháng 1 thừa
482 chiếc tương ứng dư 59% (482/818), tháng 2 thiếu 897 chiếc tương ứng dư 44%
(897/2047), tháng 3 dư 982 chiếc tương ứng dư 42% (982/2332). (chi tiết xin xem
phụ lục 13,14,15)
38
Như vậy dự toán sản xuất so với thực tế đều sản xuất dư thành phẩm đối với
thiết bị thu toàn quý 1/2018 tăng 28% và với tivi tăng 36%. Chính vì dự toán tiêu
thụ sai lệch nên làm cho số lượng tồn kho cuối kỳ cũng tăng lên.(Chi tiết xin xem
phụ lục 6)
3.1.2 Đánh giá ưu, nhược điểm về công tác lập dự toán tại công ty UBC
Từ thực trạng về công tác lập dự toán tại công ty UBC cho ta thấy các ưu và
nhược điểm như sau:
 Ưu điểm:
 Về môi trường dự toán, nguồn nhân lực
Công ty với môi trường làm việc được trang bị hệ thống máy tính mới, luôn
được kiểm tra và thay đổi thường xuyên khi có lỗi, hư hỏng xảy ra. Bên cạnh đó
công ty cũng trang bị hệ thống mạng nội bộ rất thuận tiện cho các phòng ban, bộ
phận trong công ty chia sẽ thông tin, dữ liệu.
Có bộ phận thăm dò thị trường cung cấp thông tin hữu ích cho việc lập dự
toán tiêu thụ. Có phòng R&D nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới đáp ứng
tốt nhu cầu khách hàng.
 Về mô hình, quy trình lập dự toán
Hiện tại công ty UBC lựa chọn áp dụng mô hình lập dự toán thông tin 2 lên 1
xuống (thông tin phản hồi), với mô hình này giúp doanh nghiệp thu hút và tập trung
được trí tuệ, kinh nghiệm của các nhà quản lý khác nhau vào quá trình lập dự toán
làm cho dự toán có tính khả thi cao.
 Nhược điểm:
 Về nguồn nhân lực
Chưa có nhân viên chuyên trách về lập dự toán, đang tạm giao cho kế toán
làm. Trong khi công việc kế toán tại công ty cũng khá nhiều họ không có nhiều thời
gian dành cho việc lập dự toán. Điều này khiến cho việc lập dự toán dễ mang tính
chất đối phó, thông tin từ dự toán chưa được cung cấp 1 cách kịp thời và chính xác.
Ngoài ra nhân viên lập dự toán cũng chưa hiểu rõ về lập dự toán. Khi lập dự
toán để số liệu dự toán càng chính xác thì người lập dự toán phải kết hợp nhiều
39
thông tin khác nhau từ bên trong lẫn bên ngoài công ty, phải am hiểu về dự
toán,cũng như có các kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết cho việc lập dự toán.
 Về mô hình, quy trình, cơ sở vật chất thiết bị lập dự toán
Công ty sử dụng mô hình dự toán thông tin phản hồi tuy có ưu điểm giúp
doanh nghiệp thu hút và tập trung được trí tuệ, kinh nghiệm của các nhà quản lý
khác nhau vào quá trình lập dự toán nhưng nó cũng có nhược điểm là mất nhiều
thời gian phản hồi và xét duyệt không cung cấp thông tin kịp thời.
Công ty có quy trình lập dự toán nhưng mang tính chất chung chung, chưa rõ
ràng các bước như giai đoạn chuẩn bị, soạn thảo, giám sát từng bộ phận sẽ làm gì
kết hợp với ai, chịu trách nhiệm ra sao.
Công tác lập dự toán tại công ty UBC chủ yếu lập dự toán ngắn hạn trong thời
gian là tháng, quý, năm, chưa quan tâm đến lập dự toán dài hạn từ 3-5 năm.
Hiện tại kỹ thuật tính toán, xử lý dữ liệu cho việc lập dự toán dựa trên excel
chứ không có phần mềm riêng nên việc xử lý thông tin chậm, chưa kịp thời, chưa
chính xác, khó so sánh dữ liệu giữa các kỳ dự toán.
 Về phương pháp lập dự toán, thông tin lập dự toán và báo cáo dự toán
Trong quá trình lập dự toán thông tin chủ yếu lấy từ quá khứ, nên không phản
ánh nhu cầu hiện tại rất dễ làm cho dự toán bị sai lệch nhiều so với thực tế.
Hệ thống báo cáo dự toán chỉ lập dự toán tiêu thụ, sản xuất còn nhiều dự toán
chưa lập như dự toán CP NVL, dự toán CP NCTT, dự toán CPSXC, dự toán tiền,
dự toán CPBH và CPQLDN, dự toán BCTC.
Các mẫu báo cáo dùng trong dự toán tại công ty cũng không có mẫu chung mà
mỗi bộ phận dùng 1 mẫu riêng. Việc này cũng tốn nhiều thời gian cho kế toán khi
tổng hợp số liệu.
Hiện tại công ty thiếu việc kiểm soát lại quá trình lập dự toán nên chưa khắc
phục kịp thời các số liệu dự toán chưa sát với thực tế, hàng hóa sản phẩm vẫn còn
tồn đọng nhiều.
 Về chất lượng, hiệu quả lập dự toán
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh

More Related Content

What's hot

Báo cáo thực tập kế toán thuế doanh nghiệp
Báo cáo thực tập kế toán thuế doanh nghiệpBáo cáo thực tập kế toán thuế doanh nghiệp
Báo cáo thực tập kế toán thuế doanh nghiệpDương Hà
 
Báo cáo tốt nghiệp kế toán thuế GTGT
Báo cáo tốt nghiệp kế toán thuế GTGTBáo cáo tốt nghiệp kế toán thuế GTGT
Báo cáo tốt nghiệp kế toán thuế GTGTKetoantaichinh.net
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phátPhân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa pháthttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đồ án tốt nghiệp kế toán vốn bằng tiền
Đồ án tốt nghiệp kế toán vốn bằng tiềnĐồ án tốt nghiệp kế toán vốn bằng tiền
Đồ án tốt nghiệp kế toán vốn bằng tiềnHọc kế toán thực tế
 
Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại Công Ty Điện Thoại
Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại Công Ty Điện ThoạiKế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại Công Ty Điện Thoại
Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại Công Ty Điện ThoạiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Công tác kế toán tại công ty tnhh duy tiến
Công tác kế toán tại công ty tnhh duy tiếnCông tác kế toán tại công ty tnhh duy tiến
Công tác kế toán tại công ty tnhh duy tiếnMạnh Hùng Trần
 
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh của công ty tnhh nhà nước mt...
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh của công ty tnhh nhà nước mt...Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh của công ty tnhh nhà nước mt...
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh của công ty tnhh nhà nước mt...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng công tác kế toán thuế gtgt và thuế tndn tại công ty cổ phần bê tôn...
Thực trạng công tác kế toán thuế gtgt và thuế tndn tại công ty cổ phần bê tôn...Thực trạng công tác kế toán thuế gtgt và thuế tndn tại công ty cổ phần bê tôn...
Thực trạng công tác kế toán thuế gtgt và thuế tndn tại công ty cổ phần bê tôn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần FPT
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần FPTĐề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần FPT
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần FPTlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

What's hot (20)

Đề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại Công ty thiết bị điện, HAY
Đề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại Công ty thiết bị điện, HAYĐề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại Công ty thiết bị điện, HAY
Đề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại Công ty thiết bị điện, HAY
 
Báo cáo thực tập kế toán thuế doanh nghiệp
Báo cáo thực tập kế toán thuế doanh nghiệpBáo cáo thực tập kế toán thuế doanh nghiệp
Báo cáo thực tập kế toán thuế doanh nghiệp
 
Đề tài kế toán thuế tại doanh nghiệp sản xuất hay nhất 2017
Đề tài  kế toán thuế tại doanh nghiệp sản xuất hay nhất 2017Đề tài  kế toán thuế tại doanh nghiệp sản xuất hay nhất 2017
Đề tài kế toán thuế tại doanh nghiệp sản xuất hay nhất 2017
 
Đề tài: Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
Đề tài: Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng Đề tài: Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
Đề tài: Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
 
Báo cáo tốt nghiệp kế toán thuế GTGT
Báo cáo tốt nghiệp kế toán thuế GTGTBáo cáo tốt nghiệp kế toán thuế GTGT
Báo cáo tốt nghiệp kế toán thuế GTGT
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phátPhân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát
 
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...
 
Đồ án tốt nghiệp kế toán vốn bằng tiền
Đồ án tốt nghiệp kế toán vốn bằng tiềnĐồ án tốt nghiệp kế toán vốn bằng tiền
Đồ án tốt nghiệp kế toán vốn bằng tiền
 
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty thương mại vận tải, HAY
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty thương mại vận tải, HAYĐề tài: Kế toán tiền lương tại công ty thương mại vận tải, HAY
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty thương mại vận tải, HAY
 
Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại Công Ty Điện Thoại
Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại Công Ty Điện ThoạiKế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại Công Ty Điện Thoại
Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại Công Ty Điện Thoại
 
Kế toán tiêu thu và xác định kết quả kinh doanh tại Cty Lê Bảo Minh
Kế toán tiêu thu và xác định kết quả kinh doanh tại Cty Lê Bảo MinhKế toán tiêu thu và xác định kết quả kinh doanh tại Cty Lê Bảo Minh
Kế toán tiêu thu và xác định kết quả kinh doanh tại Cty Lê Bảo Minh
 
Luận văn: Hệ thống thông tin kế toán quản trị trong doanh nghiệp
Luận văn: Hệ thống thông tin kế toán quản trị trong doanh nghiệpLuận văn: Hệ thống thông tin kế toán quản trị trong doanh nghiệp
Luận văn: Hệ thống thông tin kế toán quản trị trong doanh nghiệp
 
Công tác kế toán tại công ty tnhh duy tiến
Công tác kế toán tại công ty tnhh duy tiếnCông tác kế toán tại công ty tnhh duy tiến
Công tác kế toán tại công ty tnhh duy tiến
 
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh của công ty tnhh nhà nước mt...
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh của công ty tnhh nhà nước mt...Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh của công ty tnhh nhà nước mt...
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh của công ty tnhh nhà nước mt...
 
Thực trạng công tác kế toán thuế gtgt và thuế tndn tại công ty cổ phần bê tôn...
Thực trạng công tác kế toán thuế gtgt và thuế tndn tại công ty cổ phần bê tôn...Thực trạng công tác kế toán thuế gtgt và thuế tndn tại công ty cổ phần bê tôn...
Thực trạng công tác kế toán thuế gtgt và thuế tndn tại công ty cổ phần bê tôn...
 
Đề tài: Kế toán hàng tồn kho tại công ty thương mại quốc tế, HAY
Đề tài: Kế toán hàng tồn kho tại công ty thương mại quốc tế, HAYĐề tài: Kế toán hàng tồn kho tại công ty thương mại quốc tế, HAY
Đề tài: Kế toán hàng tồn kho tại công ty thương mại quốc tế, HAY
 
LƯU ĐỒ quy trình kế toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu!
LƯU ĐỒ quy trình kế toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu!LƯU ĐỒ quy trình kế toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu!
LƯU ĐỒ quy trình kế toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu!
 
Luận văn: Kế toán bán hàng tại Công ty may Trường Sơn, HAY
Luận văn: Kế toán bán hàng  tại Công ty may Trường Sơn, HAYLuận văn: Kế toán bán hàng  tại Công ty may Trường Sơn, HAY
Luận văn: Kế toán bán hàng tại Công ty may Trường Sơn, HAY
 
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần FPT
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần FPTĐề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần FPT
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần FPT
 
Đề tài: Kế toán hàng hóa tại công ty thương Mại CPN Việt Nam, 9đ
Đề tài: Kế toán hàng hóa tại công ty thương Mại CPN Việt Nam, 9đĐề tài: Kế toán hàng hóa tại công ty thương Mại CPN Việt Nam, 9đ
Đề tài: Kế toán hàng hóa tại công ty thương Mại CPN Việt Nam, 9đ
 

Similar to Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh

Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thương mại đầu tư, 9đ - Gửi miễn phí ...
Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thương mại đầu tư, 9đ - Gửi miễn phí ...Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thương mại đầu tư, 9đ - Gửi miễn phí ...
Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thương mại đầu tư, 9đ - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Một số giải pháp thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên tại Công ty cổ phần...
Một số giải pháp thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên tại Công ty cổ phần...Một số giải pháp thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên tại Công ty cổ phần...
Một số giải pháp thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên tại Công ty cổ phần...nataliej4
 
Luận văn: Chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty vận tải - Gửi miễ...
Luận văn: Chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty vận tải - Gửi miễ...Luận văn: Chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty vận tải - Gửi miễ...
Luận văn: Chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty vận tải - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Visual Merchandising
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Visual MerchandisingLuận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Visual Merchandising
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Visual MerchandisingHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Đề tài luận văn 2024 Đãi ngộ người lao động tại Công ty Cổ phần Thiết bị Việt...
Đề tài luận văn 2024 Đãi ngộ người lao động tại Công ty Cổ phần Thiết bị Việt...Đề tài luận văn 2024 Đãi ngộ người lao động tại Công ty Cổ phần Thiết bị Việt...
Đề tài luận văn 2024 Đãi ngộ người lao động tại Công ty Cổ phần Thiết bị Việt...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần c...
Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần c...Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần c...
Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần c...jackjohn45
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cổ phần Chương Dương, RẤT HAY
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cổ phần Chương Dương,  RẤT HAYĐề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cổ phần Chương Dương,  RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cổ phần Chương Dương, RẤT HAYDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Similar to Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh (20)

Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thương mại đầu tư, 9đ - Gửi miễn phí ...
Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thương mại đầu tư, 9đ - Gửi miễn phí ...Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thương mại đầu tư, 9đ - Gửi miễn phí ...
Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thương mại đầu tư, 9đ - Gửi miễn phí ...
 
Một số giải pháp thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên tại Công ty cổ phần...
Một số giải pháp thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên tại Công ty cổ phần...Một số giải pháp thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên tại Công ty cổ phần...
Một số giải pháp thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên tại Công ty cổ phần...
 
Luận văn: Chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty vận tải - Gửi miễ...
Luận văn: Chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty vận tải - Gửi miễ...Luận văn: Chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty vận tải - Gửi miễ...
Luận văn: Chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty vận tải - Gửi miễ...
 
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ ...
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ ...Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ ...
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ ...
 
Luận Văn Phân Tích Và Dự Báo Tài Chính Công Ty Cổ Phần Sonadezi
Luận Văn Phân Tích Và Dự Báo Tài Chính Công Ty Cổ Phần SonadeziLuận Văn Phân Tích Và Dự Báo Tài Chính Công Ty Cổ Phần Sonadezi
Luận Văn Phân Tích Và Dự Báo Tài Chính Công Ty Cổ Phần Sonadezi
 
Luận văn: Gian lận trong báo cáo tài chính của các công ty xây dựng niêm yết ...
Luận văn: Gian lận trong báo cáo tài chính của các công ty xây dựng niêm yết ...Luận văn: Gian lận trong báo cáo tài chính của các công ty xây dựng niêm yết ...
Luận văn: Gian lận trong báo cáo tài chính của các công ty xây dựng niêm yết ...
 
Luận Văn Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Ngân Hàng Á Châu
Luận Văn Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Ngân Hàng Á ChâuLuận Văn Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Ngân Hàng Á Châu
Luận Văn Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Ngân Hàng Á Châu
 
Luận văn: Kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần BITEXCO, HAY
Luận văn: Kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần BITEXCO, HAYLuận văn: Kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần BITEXCO, HAY
Luận văn: Kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần BITEXCO, HAY
 
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Visual Merchandising
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Visual MerchandisingLuận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Visual Merchandising
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Visual Merchandising
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoánLuận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCM
Đề tài: Nâng cao hiệu quả môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCMĐề tài: Nâng cao hiệu quả môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCM
Đề tài: Nâng cao hiệu quả môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCM
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty dầu khí, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn công ty dầu khí, ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn công ty dầu khí, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty dầu khí, ĐIỂM 8
 
Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng dịch vụ Tuấn Quỳnh, 9đ
Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng dịch vụ Tuấn Quỳnh, 9đQuản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng dịch vụ Tuấn Quỳnh, 9đ
Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng dịch vụ Tuấn Quỳnh, 9đ
 
Luận văn: Kế toán tại trường cao đẳng công nghệ và thương mại
Luận văn: Kế toán tại trường cao đẳng công nghệ và thương mạiLuận văn: Kế toán tại trường cao đẳng công nghệ và thương mại
Luận văn: Kế toán tại trường cao đẳng công nghệ và thương mại
 
Đề tài: Xây dựng chương trình quản lý tài sản ở khách sạn, HAY
Đề tài: Xây dựng chương trình quản lý tài sản ở khách sạn, HAYĐề tài: Xây dựng chương trình quản lý tài sản ở khách sạn, HAY
Đề tài: Xây dựng chương trình quản lý tài sản ở khách sạn, HAY
 
Đề tài: Chương trình quản lý tài sản cố định ở khách sạn, HAY
Đề tài: Chương trình quản lý tài sản cố định ở khách sạn, HAYĐề tài: Chương trình quản lý tài sản cố định ở khách sạn, HAY
Đề tài: Chương trình quản lý tài sản cố định ở khách sạn, HAY
 
Đề tài luận văn 2024 Đãi ngộ người lao động tại Công ty Cổ phần Thiết bị Việt...
Đề tài luận văn 2024 Đãi ngộ người lao động tại Công ty Cổ phần Thiết bị Việt...Đề tài luận văn 2024 Đãi ngộ người lao động tại Công ty Cổ phần Thiết bị Việt...
Đề tài luận văn 2024 Đãi ngộ người lao động tại Công ty Cổ phần Thiết bị Việt...
 
Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần c...
Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần c...Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần c...
Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần c...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cổ phần Chương Dương, RẤT HAY
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cổ phần Chương Dương,  RẤT HAYĐề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cổ phần Chương Dương,  RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cổ phần Chương Dương, RẤT HAY
 
Luận văn: Hoàn thiện báo cáo tài chính khu vực công, HOT, 2019
Luận văn: Hoàn thiện báo cáo tài chính khu vực công, HOT, 2019Luận văn: Hoàn thiện báo cáo tài chính khu vực công, HOT, 2019
Luận văn: Hoàn thiện báo cáo tài chính khu vực công, HOT, 2019
 

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com (20)

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  NhũngLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
 
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi ĐấtLuận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
 
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng ĐìnhKhóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 

Recently uploaded

Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 

Recently uploaded (20)

Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 

Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM LÂM THỊ HỒNG THOA HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY UBC Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM LÂM THỊ HỒNG THOA HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY UBC Chuyên ngành : Kế toán hướng ứng dụng Mã số 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN PHONG NGUYÊN TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Hoàn thiện công tác lập dự toán sản xuất kinh doanh tại công ty UBC” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Phong Nguyên. Kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực. Các nội dung trích dẫn trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng và đáng tin cậy. Tác giả Lâm Thị Hồng Thoa
  • 4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ TÓM TẮT - ABSTRACT NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ...............................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................2 3. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ..............................................................2 5. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................2 6. Ý nghĩa thực tiễn ...........................................................................................3 7. Kết cấu của luận văn .....................................................................................3 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY UBC..........................4 1.1 Giới thiệu về công ty UBC..............................................................................4 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ................................................................4 1.1.2 Cơ cấu tổ chức ...........................................................................................5 1.1.3 Tổ chức công tác kế toán tại công ty..........................................................6 1.1.4 Chế độ kế toán áp dụng tại công ty............................................................7 1.2 Bối cảnh ngành, bối cảnh doanh nghiệp .......................................................8 1.3 Các vấn đề cần giải quyết .............................................................................10 1.3.1 Hàng tồn kho cao .....................................................................................10 1.3.2 Tỷ lệ ROE, ROA .......................................................................................11 1.3.3 Vòng quay HTK giảm, số ngày tồn kho bình quân tăng ..........................12 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................15
  • 5. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LẬP DỰ TOÁN ...................................16 2.1 Lý thuyết về dự toán. ....................................................................................16 2.1.1 Khái niệm, phân loại, vai trò của dự toán ...............................................16 2.1.1.1 Khái niệm dự toán.............................................................................16 2.1.1.2 Phân loại dự toán...............................................................................16 2.1.1.3 Vai trò của dự toán............................................................................17 2.1.2 Mô hình, quy trình, trình tự lập dự toán ..................................................18 2.1.2.1. Mô hình 1 – Mô hình thông tin 1 xuống..........................................18 2.1.2.3. Mô hình 3 – Mô hình thông tin 1 lên 1 xuống .................................20 2.1.2.4. Quy trình lập dự toán .......................................................................21 2.1.3 Tính chính xác trong báo cáo dự toán và các nhân tố ảnh hưởng...........26 2.1.3.1 Tính chính xác trong báo cáo dự toán...............................................26 2.1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tính chính xác trong báo cáo dự toán ...26 2.2 Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước...............................................26 2.2.1 Nghiên cứu trên thế giới...........................................................................26 2.2.2 Nghiên cứu tại Việt Nam..........................................................................28 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................30 CHƯƠNG 3: KIỂM CHỨNG CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN SXKD TẠI CÔNG TY UBC VÀ DỰ ĐOÁN NGUYÊN NHÂN TÁC ĐỘNG.......................31 3.1 Kiểm chứng công tác lập dự toán SXKD tại công ty UBC........................31 3.1.1 Thực trạng công tác lập dự toán sản xuất kinh doanh tại UBC ..............31 3.1.1.1 Mô hình, quy trình lập dự toán SXKD tại công ty............................31 3.1.1.2 Tình hình dự toán tiêu thụ quý 1 năm 2018......................................35 3.1.1.3 Dự toán sản xuất quý 1 năm 2018.....................................................36 3.1.1.4 So sánh dự toán và thực tế tình hình tiêu thụ và sản xuất của UBC quý 1 năm 2018.............................................................................................36 3.1.2 Đánh giá ưu, nhược điểm về công tác lập dự toán tại công ty UBC .......38 3.1.3 Sử dụng phương pháp định tính để kết luận về việc cần phải hoàn thiện công tác lập dự toán SXKD tại công ty UBC....................................................40
  • 6. 3.2 Dự đoán nguyên nhân – tác động ................................................................42 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................47 CHƯƠNG 4: KIỂM CHỨNG NGUYÊN NHÂN.................................................48 4.1 Phương pháp nghiên cứu..............................................................................48 4.2 Phương pháp chọn mẫu................................................................................48 4.3. Nội dung phỏng vấn .....................................................................................48 4.4 Phương pháp phân tích dữ liệu....................................................................49 4.5 Kết quả nghiên cứu .......................................................................................49 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4........................................................................................56 CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG............57 5.1 Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác lập dự toán tại công ty UBC.57 5.1.1 Giải pháp chung.......................................................................................57 5.1.2 Giải pháp cụ thể.......................................................................................58 5.2 Một số kiến nghị về điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện công tác lập dự toán tại công ty UBC ...............................................................................65 5.2.1 Về nguồn lực.............................................................................................65 5.2.2 Về công nghệ............................................................................................65 5.2.3 Về tài chính ..............................................................................................66 5.3 Xây dựng lộ trình thực hiện các giải pháp..................................................66 5.3.1 Trong ngắn hạn........................................................................................66 5.3.2 Trong dài hạn...........................................................................................67 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5........................................................................................70 KẾT LUẬN ..............................................................................................................71 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ DN Doanh nghiệp HTK Hàng tồn kho KTQT Kế toán quản trị KTS Kỹ thuật số NCTT Nhân công trực tiếp NVL Nguyên vật liệu SL Số lượng SXC Sản xuất chung SXKD Sản xuất kinh doanh TBT Thiết bị thu TKCK Tồn kho cuối kỳ TV Tivi
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG Bảng 1.1 – So sánh hàng tồn kho các năm 2016-2018.................................... 10 Bảng 1.2 – So sánh doanh thu, chi phí năm 2016-2018 .................................. 11 Bảng 1.3 – So sánh tỷ lệ ROE, ROA năm 2016-2018..................................... 12 Bảng 1.4 – So sánh vòng quay HTK, số ngày TK bình quân năm 2016-2018 12 DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 – Cơ cấu tổ chức của công ty UBC ................................................... 5 Sơ đồ 1.2 – Tổ chức công tác kế toán tại công ty.............................................. 6 Sơ đồ 1.3 – Nguyên nhân kết quả .................................................................... 13 Sơ đồ 2.1 – Mô hình lập dự toán thông tin 1 xuống ........................................ 18 Sơ đồ 2.2 – Mô hình lập dự toán 2 xuống 1 lên............................................... 19 Sơ đồ 2.3 – Mô hình lập dự toán 1 lên 1 xuống............................................... 20 Sơ đồ 2.4 – Quy trình lập dự toán.................................................................... 22 Sơ đồ 3.1 – Mô hình dự toán tại công ty UBC ................................................ 31 Sơ đồ 3.2 – Hệ thống lập dự toán SXKD tại công ty....................................... 31 Sơ đồ 3.3 – Nguyên nhân tác động đến tính chính xác trong lập dự toán tại công ty UBC .................................................................................................... 46 Sơ đồ 4.1 – Cập nhật nguyên nhân tác động đến tính chính xác trong lập dự toán tại công ty UBC........................................................................................ 55 Sơ đồ 4.2 – Nguyên nhân quan trọng tác động tính chính xác trong lập dự toán tại công ty UBC................................................................................................ 56
  • 9. Tóm tắt: Luận văn này trình bày các cơ sở lý luận về lập dự toán SXKD, đi sâu nghiên cứu các nhân tố tác động đến công tác lập dự toán SXKD. Sau đó phân tích thực trạng công tác lập dự toán SXKD tại công ty UBC, xác định được những ưu, nhược điểm và nguyên nhân cụ thể trong công tác lập dự toán SXKD của công ty. Tác giả sử dụng các phương pháp: thu thập thông tin thứ cấp, thu thập dữ liệu sơ cấp, thống kê, so sánh, tổng hợp để phân tích, đánh giá thực trạng công tác lập dự toán SXKD tại công ty UBC trong năm 2018. Qua đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự toán SXKD, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và giúp công ty ngày càng phát triển hơn nữa trong tương lai. Từ khóa: Dự toán ngân sách Abstract: This thesis presents the theoretical basis for production and business estimation, studying in depth factors affecting the production and business estimation. Then I analyze the status of the production and business estimation at UBC Company and determine the advantages, disadvantages and specific causes in the production and business estimation of the company. The author uses the methods of collecting secondary information, collecting primary data, doing statistics, comparing and synthesizing to analyze and assess the status of the production and business estimation at UBC in the 2018. Thereby, the author proposed a number of solutions to improve the work of estimating production and business, contributing to enhancing the competitiveness and helping the company grow more and more in the future. Key terms: Bugeting
  • 10. NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- TP.HCM, ngày……. tháng…… năm 2019
  • 11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Dự toán chi phí sản xuất kinh doanh là chức năng không thể thiếu đối với các nhà quản trị trong quá trình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi công ty trong môi trường cạnh tranh hiện nay. Dự toán thể hiện mục tiêu, nhiệm vụ của toàn doanh nghiệp, nó là nội dung quan trọng nhất trong KTQT, dự toán cũng là cơ sở để kiểm tra kiểm soát và ra quyết định trong doanh nghiệp. Một hệ thống lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh hiệu quả sẽ giúp cho các nhà quản trị đưa ra các quyết định đúng đắn, kịp thời. Dự toán chi phí sản xuất kinh doanh là những ước tính toàn bộ chi phí thu nhập của doanh nghiệp, chỉ rõ cách thức huy động và sử dụng các nguồn lực cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách toàn diện được xác định thông qua một hệ thống các chỉ tiêu về số lượng và giá trị cho một khoảng thời gian xác định trong tương lai, theo yêu cầu cụ thể của quản lý doanh nghiệp. Bất kỳ doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ khi đi vào hoạt động đều sử dụng dự toán SXKD như một công cụ quản lý hiệu quả và khoa học và công ty UBC cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên hiện tại hệ thống lập dự toán SXKD của công ty UBC vẫn còn nhiều hạn chế và chưa hiệu quả, chưa được thực hiện một cách đầy đủ và đúng theo chức năng cũng như vai trò của nó nên số liệu dự toán của công ty chưa chính xác còn sai lệch khá nhiều so với thực tế và thiếu tính kịp. Kết quả dự toán chưa chính xác đã làm cho lượng nguyên vật liệu, thành phẩm cũng như hàng hóa tại công ty tồn kho cao dẫn đến nguồn vốn bị chiếm dụng công ty thiếu nguồn tài chính cung cấp kịp thời cho các hoạt động kinh doanh cần thiết. Bên cạnh đó việc tồn kho cao cũng làm tăng chi phí, giá thành của sản phẩm làm cho nó khó cạnh tranh so với đối thủ trên thị trường. Chính từ thực tiễn trên tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác lập dự toán sản xuất kinh doanh tại Công ty UBC” để hoàn thành luận văn của mình. Với mong muốn giúp công ty cải thiện được những hạn chế trong việc lập dự toán sản xuất kinh
  • 12. 2 doanh của mình, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường và ngày càng phát triển hơn nữa, từng bước khẳng định là một trong những thương hiệu hàng đầu Việt Nam về sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thiết bị công nghệ điện tử, điện gia dụng. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu hoàn thiện công tác lập dự toán SXKD, nâng cao tính chính xác cho các báo cáo dự toán sản xuất kinh doanh giúp công ty UBC gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường và ngày càng phát triển hơn nữa. Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn chủ yếu nghiên cứu các nội dung sau:  Phân tích tình hình hoạt động của công ty tìm ra các triệu chứng bất thường từ đó xác định vấn đề cần nghiên cứu  Dựa trên cơ sở lý thuyết dự đoán nguyên nhân tác động  Kiểm chứng nguyên nhân tác động và đề xuất những giải pháp để nâng cao tính chính xác trong dự toán sản xuất kinh doanh tại công ty UBC 3. Câu hỏi nghiên cứu Câu 1: Thực trạng công tác lập dự toán SXKD tại công ty UBC hiện nay ra sao? Câu 2: Việc hoàn thiện công tác lập dự toán SXKD tại công ty UBC để nâng cao tính chính xác sẽ được tiến hành như thế nào? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng công tác lập dự toán SXKD tại công ty UBC. Phạm vi nghiên cứu: tính chính xác trong lập dự toán SXKD của công ty UBC trong năm 2018. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng: chủ yếu là nghiên cứu định tính. - Sử dụng phương pháp thu thập thông tin để thu thập thông tin về thực trạng công tác lập dự toán tại công ty
  • 13. 3 - Sử dụng phương pháp quan sát, phỏng vấn để thu thập thông tin về các nguyên nhân tác động đến công tác lập dự toán tại công ty - Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh để xử lý dữ liệu thu thập được và kết luận về kết quả xử lý dữ liệu. 6. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu, phân tích, đánh giá kết quả dự toán sản xuất kinh doanh tại công ty. Từ những hạn chế được tìm thấy đề xuất các giải pháp phù hợp để nâng cao tính chính xác cho thông tin được cung cấp từ dự toán SXKD tại công ty giúp công ty nâng cao sức cạnh tranh so với đối thủ và ngày càng phát triển hơn. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày thành 5 chương như sau: Chương 1: Giới thiệu khái quát về công ty UBC Chương 2: Cơ sở lý thuyết về lập dự toán Chương 3: Kiểm chứng công tác lập dự toán SXKD tại công ty UBC và dự đoán nguyên nhân tác động Chương 4: Kiểm chứng nguyên nhân Chương 5: Đề xuất giải pháp và kế hoạch hành động
  • 14. 4 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY UBC 1.1 Giới thiệu về công ty UBC 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH Thiết Bị Viễn Thông Truyền Hình Ưng Bình Châu (gọi tắt là công ty UBC) được thành lập và hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0303463261, do Sở KH & ĐT TP.HCM cấp ngày 30/08/2004. Hoạt động kinh doanh chính của công ty bao gồm: mua bán điện tử, điện lạnh, điện gia dụng, đầu thu kỹ thuật số, truyền hình cáp, ăng-ten parabon… Sau hơn 12 năm hình thành và phát triển cùng với hệ thống phân phối hơn 2.000 đại lý và trên 200 điểm bảo hành trải dài khắp cả nước, có 2 nhà máy sản xuất được đặt tại Khu Công nghiệp Tân Bình và Củ Chi, với tổng diện tích 27.000m2 và hơn 500 công nhân viên, cùng với dây chuyền sản xuất được đầu tư máy móc hiện đại, nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài. Hiện tại UBC là một trong những doanh nghiệp sản xuất và phân phối thiết bị thu sóng truyền hình miễn phí hàng đầu Việt Nam với các sản phẩm đa dạng nhiều mẫu mã như: thiết bị thu truyền hình KTS mặt đất DVB–T2, thiết bị thu truyền hình KTS vệ tinh DVB–S2, anten Parabol, anten thu nhận tín hiệu truyền hình mặt đất. Các sản phẩm của UBC được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chất lượng của bộ thông tin truyền thông. Để hội nhập cùng kỷ nguyên công nghệ 4.0, UBC đã mở rộng quy mô sản xuất và kinh doanh sang ngành hàng Tivi, cho ra đời những mẫu tivi Led và Smart tivi thân thiện với người dùng mang thương hiệu UBC TV Với sự đầu tư kĩ lưỡng và bài bản, kết hợp cùng đội ngũ kĩ sư – chuyên gia được đào tạo từ nước ngoài và dây chuyền máy móc hiện đại, UBC TV – Đỉnh Cao Công Nghệ Smart Tivi từng bước khẳng định là một trong những thương hiệu tivi hàng đầu Việt Nam. Những sản phẩm tivi LED, tivi Full HD hay tivi 4K của UBC không chỉ được đầu tư về chất lượng, độ bền, các ứng
  • 15. 5 Hội đồng thành viên Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng Giám Đốc Phó Tổng Giám Đốc P.Kinh doanh - bán hàng P.Marketing P.R&D P. Bảo Hành P.Kỹ Thuật P.Kế Toán Kho- giao nhận PX SX dụng mà còn được trau chuốt về chất lượng hiển thị hình ảnh và thiết kế vỏ ngoài bắt mắt, sang trọng, hợp thời trang. Sản phẩm được phát triển và tối ưu hóa phù hợp người tiêu dùng Việt. Quy trình sản xuất tivi của UBC đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2008 do NQA Anh Quốc chứng nhận. Định hướng trong tương lai công ty UBC sẽ trở thành thương hiệu hàng đầu Việt Nam về sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thiết bị công nghệ điện tử, điện gia dụng. Phục vụ cho nhu cầu thông tin và đời sống tinh thần của mọi gia đình. 1.1.2 Cơ cấu tổ chức Sơ đồ 1.1 – Cơ cấu tổ chức của công ty UBC  Hội đồng thành viên: chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo quy định của Luật doanh nghiệp mới và pháp luật có liên quan,  Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám Đốc: Thay mặt Hội đồng thành viên ký các quyết định của Hội đồng thành viên; Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.  Phó Tổng Giám đốc: là người giúp việc cho Tổng giám đốc trong công tác điều hành công ty và có nhiệm vụ thực hiện công việc cụ thể do Tổng giám đốc giao hoặc uỷ quyền điều hành công ty trong một thời gian nhất định và chịu trách nhiệm trước ban quản trị công ty về các nhiệm vụ được giao.  Phòng kinh doanh - bán hàng: nghiên cứu về thị trường, đối thủ cạnh tranh, bán sản phẩm, chăm sóc khách hàng.
  • 16. 6 Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Thủ quỹ Kế toán thanh toán Kế toán thuế, công nợ Kế toán kho Kế toán lương  Phòng Marketing: xây dựng cách chiến lược PR, marketng cho các sản phẩm theo từng giai đoạn và đối tượng khách hàng, phát triển thương hiệu công ty.  Phòng R&D: nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới, tăng tính năng cho sản phẩm hiện có, gia tăng chất lượng sản phẩm so với các đối thủ và đáp ứng cho nhu cầu khách hàng.  Phòng bảo hành: thực hiện các công tác sau bán hàng, bảo hành sữa chửa sản phẩm.  Phòng kỹ thuật: sử dụng có hiệu quả thiết bị kỹ thuật được trang bị, đảm bảo cho việc sản xuất tại các đơn vị đạt chất lượng tốt.  Phòng kế toán: tổ chức bộ máy kế toán và chế độ báo cáo kế toán đúng quy định. Tổ chức hạch toán, phản ánh chính xác đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, bảo quản sắp xếp lưu trữ chứng từ gọn gang, hợp lý.  Kho - giao nhận: bảo quản, sắp xếp, quản lý, xuất nhập kho hàng hóa thành phẩm. Giao sản phẩm cho khách hàng.  Phân xưởng sản xuất: sản xuất các sản phẩm theo đúng chuyên môn kỹ thuật. 1.1.3 Tổ chức công tác kế toán tại công ty Sơ đồ 1.2 – Tổ chức công tác kế toán tại công ty UBC - Kế toán trưởng: là người đứng đầu bộ phận kế toán và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của phòng kế toán tại công ty.
  • 17. 7 - Kế toán tổng hợp: hỗ trợ kế toán trưởng trong các hoạt động kế toán tại công ty, tổng hợp số liệu, chịu trách nhiệm tính giá thành sản phẩm và lập báo cáo tài chính hàng năm. - Thủ quỹ: chịu trách nhiệm liên quan đến hoạt động thu, chi tiền mặt tại công ty. - Kế toán thanh toán: chịu trách nhiệm trong các hoạt động liên quan đến chi trả công nợ của công ty. - Kế toán thuế, công nợ: hạch toán các nghiệp vụ phát sinh, lập các tờ khai thuế, thu công nợ của khách hàng. - Kế toán kho: kiểm kho và chịu trách nhiệm trong hoạt động xuất nhập kho hàng hóa, thành phẩm. - Kế toán lương: đăng ký tham giao bảo hiểm và tính lương cho nhân viên. 1.1.4 Chế độ kế toán áp dụng tại công ty Công ty thực hiện công tác kế toán theo Hệ thống Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài Chính và các Thông tư hướng dẫn sửa đổi, bổ sung có liên quan. Hình thức sổ kế toán công ty đang áp dụng là hình thức kế toán nhật ký chung. Và sử dụng phần mềm Misa để hạch toán kế toán. Hệ thống báo cáo kế toán của công ty như sau: Về báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính của công ty được soạn lập theo các Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Chế độ kế toán Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan, bao gồm: - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Lưu chuyển tiền tề - Thuyết minh báo cáo tài chính Báo cáo tài chính của công ty thường được lập định kỳ là 6 tháng và 1 năm.
  • 18. 8 Về báo cáo quản trị: Hệ thống dự báo sản xuất kinh doanh của công ty gồm có: 1. Dự toán tiêu thụ sản phẩm 2. Dự toán sản lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ và tồn kho cuối kỳ Báo cáo kế toán quản trị công ty gồm có: - Báo cáo doanh số hàng tháng, quý , năm, theo khu vực - Báo cáo lãi lỗ hàng tháng, quý, năm, theo khu vực. - Báo cáo lãi lỗ theo từng mặt hàng tháng, quý, năm. - Báo cáo kế hoạch sản xuất hàng tháng. - Báo cáo giá thành hàng tháng. Và một số báo cáo khác theo yêu cầu. 1.2 Bối cảnh ngành, bối cảnh doanh nghiệp “So với các ngành khác, ngành Công nghiệp điện tử của nước ta mặc dù hình thành chậm nhưng có tốc độ tăng trưởng khá nhanh qua các năm và ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong sản xuất công nghiệp và xuất khẩu của nền kinh tế. Thống kê cho thấy, Việt Nam hiện đứng thứ 12 thế giới về kết quả xuất khẩu mặt hàng điện tử, với hành chục tỷ USD/năm. Kết quả này cho thấy, sự đóng góp ngày càng lớn của ngành công nghiệp điện tử vào nền kinh tế nước ta. Theo thống kê của Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), quá trình hình thành và phát triển ngành công nghiệp điện tử trải qua các giai đoạn sau: Giai đoạn 1975-1990: Đây là giai đoạn xây dựng và phát triển trong cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp: Năm 1975, sau khi đất nước thống nhất Việt Nam tiếp quản một số xí nghiệp điện tử ở phía Nam. Đa số các xí nghiệp này sản xuất hàng điện tử dân dụng, liên doanh với các công ty Nhật Bản như: Sony, National, Sanyo…và một vài xí nghiệp sửa chữa nhỏ. Các xí nghiệp này cùng với một số xí nghiệp ở miền Bắc đã hình thành nền công nghiệp điện tử non trẻ của Việt Nam vào thời kỳ này. Vào cuối thập kỷ 80, ngành công nghiệp điện tử Việt Nam đã được hình thành với nòng cốt là Liên hiệp các Xí nghiệp Điện tử Việt Nam, với nhiệm vụ sản xuất
  • 19. 9 một số phụ tùng linh kiện cơ bản và lắp ráp sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu ra nướcngoài. Giai đoạn 1990 – 2010: Từ đầu những năm 1990 Chính phủ đã có những chính sách đầu tư thông thoáng, đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng và các khu chế xuất, khu công nghiệp nên đã thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam, tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và ngành Công nghiệp điện tử. Trên nền tảng đó, ngành Công nghiệp điện tử Việt Nam đã bắt đầu phục hồi và phát triển mạnh kể từ sau năm 1994, với sự tham gia của các doanh nghiệp quốc doanh, các doanh nghiệp tư nhân và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp tư nhân được thành lập, hoạt động sản xuất kinh doanh rất năng động. Các doanh nghiệp quốc doanh đổi mới phương thức hoạt động, đẩy mạnh liên doanh liên kết với các hãng nước ngoài.. Nhiều công ty điện tử nổi tiếng của các nước đã đầu tư vào Việt Nam liên doanh với các doanh nghiệp trong nước hoặc đầu tư 100% vốn xây dựng cơ sở sản xuất. Cơ chế chính sách và môi trường hoạt động mới đã tạo động lực cho ngành Công nghiệp điện tử Việt Nam hồi phục và phát triển mạnh mẽ. Tốc độ tăng trưởng cả giai đoạn 1990-2010 trung bình hàng năm đạt từ 20-30%. Tổng sản lượng Công nghiệp điện tử trong nước giai đoạn này cũng tăng trưởng liên tục. Cụ thể, tăng từ 4 nghìn tỷ đồng (năm 1996), lên 68 nghìn tỷ đồng vào năm 2005 và đạt hơn 179 nghìn tỷ đồng vào năm 2009. Giai đoạn từ năm 2010 đến nay: Từ năm 2010 đến nay, ngành Công nghiệp điện tử Việt Nam đã hòa mình với ngành điện tử khu vực và thế giới, trở thành một bộ phận của thị trường sản phẩm điện tử quốc tế thông qua các cam kết hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.” (Nguồn http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu- trao-doi/mot-so-van-de-ve-phat-trien-nganh-cong-nghiep-dien-tu-viet-nam- 131340.html) Ngành công nghiệp điện tử tại Việt Nam hiện nay với cơ cấu sản phẩm tỉ lệ sản phẩm điện tử dân dụng/sản phẩm điện tử chuyên dùng là 80%/20%. Cho thấy khả năng cạnh tranh về sản phẩm điện tử trong nước là rất cao.
  • 20. 10 Công ty UBC được thành lập từ năm 2004, trải qua hơn 10 năm phát triển với ưu thế là có trên 2.000 hệ thống đại lý phân phối của ngành điện tử trên khắp các tỉnh thành của Việt Nam. Với quy trình công nghệ hiện đại đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2008 do NQA Anh Quốc chứng nhận, cùng với đội nghiên cứu thị trường đang được xây dựng rộng khắp cả nước kết hợp với phòng R&D luôn cho ra các tính năng mới cho sản phẩm. Và hệ thống bảo hành đang được xây dựng với độ phủ sóng khắp cả nước. Từ những ưu điểm trên cho thấy công ty UBC sẽ có nhiều cơ hội trở thành thương hiệu hàng đầu Việt Nam về sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thiết bị công nghệ điện tử, điện gia dụng. Tuy nhiên bên cạnh những cơ hội và ưu thế hiện có thì công ty cũng phải đối mặt với các thách thức nhất định như cạnh tranh cao với đối thủ trong và ngoài nước, chưa có thị phần, thị hiếu người tiêu dùng thay đổi liên tục…. khiến cho việc tiêu thụ sản phẩm cũng gặp không ít khó khăn. Để nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của mình công ty UBC cần hoàn thiện công tác lập dự toán sản xuất kinh doanh sao cho thông tin được cung cấp từ dự toán ngày càng chính xác và gần sát với thực tế hơn. Việc hoàn thiện công tác lập dự toán cũng giúp cải tiến chất lượng sản phẩm, năng suất sản xuất được nâng cao, kiểm soát tốt chi phí, giảm giá thành sản phẩm, thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm dễ dàng, nhanh chóng hơn. 1.3 Các vấn đề cần giải quyết Trong quá trình thu thập thông tin về tình hình hoạt động của công ty UBC từ năm 2016-2018 thì thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường như sau: 1.3.1 Hàng tồn kho cao Bảng 1.1 – So sánh hàng tồn kho các năm 2016-2018 Đvt: triệu đồng STT Chỉ tiêu/Năm 2016 2017 Chênh lệch(+/-) Tỷ trọng (%) 2018 Chênh lệch(+/- ) Tỷ trọng (%) 1 2 3=2-1 4=3/1 5 6=5-2 7=6/2 1 HTK 61,848 96,184 +34,336 +56% 122,391 +26,207 +27%
  • 21. 11 (Nguồn: Báo cáo tài chính, thuyết minh báo cáo tài chính năm 2016 đến 2018) Đầu tiên đó là hàng tồn kho cao, tồn kho năm 2017 tăng 56% so với năm 2016 tức là từ 61.848 trđ lên 96.184 trđ, và năm 2018 tăng 27% so với năm 2017 tức là tăng từ 96.184 trđ lên 122.391 trđ. Hàng tồn kho cao cho thấy rằng việc bán hàng chậm, hàng tồn đọng nhiều. Hàng bán chậm sẽ làm giảm doanh thu làm cho hoạt động kinh doanh của công ty kém hiệu quả. Hàng tồn đọng cũng làm cho doanh nghiệp thiếu vốn kinh doanh phải vay nhiều phát sinh lãi vay phải trả. Từ đó làm cho giá bán sản phẩm tăng khó cạnh tranh với thị trường. 1.3.2 Tỷ lệ ROE, ROA Tiếp đến là doanh thu năm 2018 tuy có tăng so với năm 2017 là 13% nhưng chi phí lại tăng tới 49%. Trong đó chi phí tài chính tăng khá nhiều 261% so với năm 2017. Bảng 1.2 – So sánh doanh thu, chi phí năm 2016-2018 STT Chỉ tiêu/Năm 2017 2018 Chênh lệch(+/-) Tỷ trọng (%) 1 2 3=2-1 4=3/1 1 Doanh thu thuần 155,830 175,596 +19,766 +13% 2 Chi phí hoạt động 9,655 13,221 +4,356 +49% Chi phí tài chính 973 3,509 +2,536 +261% Chi phí bán hàng 3,988 5,317 +1,329 +33% Chi phí quản lý DN 3,905 4,395 +490 +13% (Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh năm 2016 đến 2018 của công ty UBC) - ROA 2018 giảm 0.06 so với năm 2017 tương ứng giảm 52%, ROE cũng có xu hướng giảm so với năm trước.
  • 22. 12 Bảng 1.3 – So sánh tỷ lệ ROE, ROA năm 2016-2018 STT Chỉ tiêu/Năm 2017 2018 Chênh lệch(+/-) Tỷ trọng (%) 1 2 3=2-1 4=3/1 1 Lợi nhuận thuần 1,384 1,121 -263 -19% 2 Tổng tài sản 120,382 203,578 +83,196 69% 3 Vốn chủ sở hữu 25,000 25,000 - - 4 ROA (4=1/2) 0,0115 0.0055 -0.006 -52% 5 ROE (5=1/3) 0,06 0,04 -0,01 -19% (Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty UBC năm 2017-2018) 1.3.3 Vòng quay HTK giảm, số ngày tồn kho bình quân tăng - Vòng quay hàng tồn kho năm 2018 chậm từ 1.95 còn 1.47 giảm 25% so với năm 2017, số ngày tồn kho bình quân năm 2018 tăng 61 ngày so với năm 2017, tương ứng tăng 32% - Số ngày tồn kho bình quân tăng tử 187 ngày năm 2017 lên 248 ngày năm 2018 tương ứng tăng 61 ngày. Bảng 1.4 – So sánh vòng quay HTK, số ngày TK bình quân năm 2016-2018 STT Chỉ tiêu/Năm 2016 2017 Chênh lệch(+/-) Tỷ trọng (%) 2018 Chênh lệch(+/-) Tỷ trọng (%) 1 2 3 4=3-2 5=4/2 6 7=6-3 8=7/3 1 HTK 61,848 96,184 +34,336 +56% 122,391 +26,207 +27% 2 Giá vốn hàng bán 383,388 153,936 (229,452) -60% 160,696 +6,760 +4% 3 Vòng quay hàng tồn kho (3)=(2)/TB (1) 1.95 1.47 -47.78% -25% 4 Số ngày tồn kho bình quân (10) = 365/(9) 187.36 248.23 +61 +32% (Nguồn: Báo cáo tài chính, thuyết minh BCTC công ty UBC năm 2016, 2017, 2018)
  • 23. 13 Như vậy qua quá trình thu thập và phân tích dữ liệu sơ cấp, thứ cấp cho thấy hàng tồn kho tại công ty khá cao, tỷ lệ ROA, ROE đều giảm, vòng quay HTK giảm, số ngày tồn kho bình quân tăng cao. Mà hàng tồn kho chính là tiền của doanh nghiệp, nếu không quản lý tốt hàng tồn kho sẽ làm cho vốn của công ty bị tồn đọng, tốn kém chi phí, nó còn có thể làm cho công ty phá sản vì thất thoát quá nhiều tiền. Một phần rất quan trọng khi quản lý hàng tồn kho là phải dự báo chính xác nhu cầu của khách hàng, khi đó sẽ có kế hoạch sản xuất và tồn trữ hàng tồn kho hợp lý. Vậy nguyên nhân nào gây ra các triệu chứng bất thường trên. Sau khi tiến hành phỏng vấn nhân viên công ty về các triệu chứng bất thường thì cho thấy nó gồm các nguyên sau: thị hiếu người tiêu dùng thay đổi liên tục, nhu cầu dự trữ hàng tăng cao, dự toán SXKD chưa chính xác, năng lực dự báo của nhân viên còn hạn chế, chính sách bán hàng chưa phù hợp. Nguyên nhân Triệu chứng Kết quả Tồn đọng Thị hiếu, nhu cầu người tiêu dùng thay đổi nhanh Nhu cầu dự trữ hàng tăng cao vốn Hàng tồn kho Tăng chi phí lưu Tăng chi phí về chất lượng sản Giá bán cao Chi phí hoạt động tăng Lợi nhuận giảm Sơ đồ 1.3 – Nguyên nhân kết quả Dự toán SXKD chưa chính xác Chính sách bán hàng chưa phù hợp Năng lực dự báo của nhân viên còn hạn chế
  • 24. 14 Để khảo sát xem các nguyên nhân tác động gây ra các triệu chứng bất thường trên đã được công ty xử lý ra sao, tác giả đã phỏng vấn ban giám đốc công ty và kết quả là công ty đang tiến hành cải thiện các nguyên nhân trên, trong đó quan trọng nhất đang cần cải thiện gấp là công tác lập dự toán SXKD. Hiện tại công tác dự toán SXKD chưa chính xác ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính (vốn bị chiếm dụng, thiếu vốn kinh doanh) cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (chi phí tăng, doanh thu, lợi nhuận giảm)… Vì vậy nguyên nhân dự toán SXKD chưa chính xác được tác giả lựa chọn là vấn đề quan trọng cần giải quyết vì nó đáp ứng đúng nhu cầu hiện tại của ban giám đốc công ty UBC đang mong muốn cải thiện. Việc cải thiện tính chính xác trong lập dự toán sẽ giúp công ty UBC tránh được tình trạng tồn kho NVL, thành phẩm, hàng hóa không hợp lý, không bị chiếm dụng vốn, ít tốn kém chi phí hoạt động, gia tăng doanh thu, gia tăng lợi nhuận…. từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Công ty UBC mong muốn cải thiện công tác lập dự toán SXKD của mình trước tiên là để tránh tình trạng tồn kho chưa hợp lý như hiện nay và tiếp đó là để đánh giá đúng năng lực hiện có của công ty, lường trước các rủi ro trên thương trường từ đó có các phương án đối phó kịp thời cũng như có các quyết định đúng đắn trong kinh doanh. Trước đây công ty chỉ buôn bán đầu thu giá trị thấp nhưng giờ chuyển sang buôn bán tivi với giá trị cao thì công ty trở nên quan tâm nhiều hơn đến tồn kho, sức cạnh tranh của sản phẩm nhằm tránh tình trạng bị ôm hàng, bị chiếm dụng vốn, làm tăng nhiều chi phí liên quan không đáng có và cuối cùng là kết quả kinh doanh kém hiệu quả. Mặt khác là do áp lực cạnh tranh từ việc bán sản phẩm trong ngành điện tử khá cao, để tồn tại và phát triển buộc ban quản trị công ty UBC phải tìm nhiều cách nhằm cải tiến chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất sản xuất, tìm cách kiểm soát tốt chi phí, giảm giá thành sản phẩm thông qua công tác lập dự toán SXKD. Ngoài ra hoàn thiện dự toán SXKD cũng chính là căn cứ để nhà quản trị trong công ty UBC đánh giá hiệu quả hoạt động của mỗi bộ phận, phòng ban, cá nhân trong công ty từ đó xây dựng các chính sách khen thưởng phù hợp.
  • 25. 15 Giữa dự toán và thực tế luôn tồn tại một khoảng cách, khoảng cách này càng thấp thì chứng tỏ sự chính xác trong lập dự toán càng cao. Với khoảng cách chênh lệch 23%-35% cho thấy độ chính xác chưa cao, để thông tin từ dự toán mang tính chính xác và hiệu quả thì sai lệch nên nằm trong khoảng ≤ 10% so với thực tế. Dự toán chính xác sẽ giảm bớt mức độ rủi ro cho doanh nghiệp, gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Nhờ có dự toán được cập nhật thường xuyên và kịp thời, các nhà quản trị doanh nghiệp có khả năng kịp thời đưa ra những biện pháp điều chỉnh các hoạt động kinh tế của đơn vị mình nhằm thu được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất. Tác giả cũng đã phỏng vấn ban giám đốc về việc hoàn thiện công tác lập dự toán SXKD tại công ty tại sao chưa được giải quyết trước đây? Và thu được kết quả là thứ nhất do nhận thức của nhà quản trị không xem trọng kết quả công tác lập dự toán nên chưa quan tâm cải thiện. Thứ hai trước kia chỉ kinh doanh thiết bị thu giá trị thấp không ảnh hưởng nhiều đến tình hình tài chính và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh nên cũng chưa cần quan tâm cải thiện. Thứ ba là do chưa có ai tìm hiểu thực trạng công tác lập dự toán SXKD tại công ty và đề ra các giải pháp cụ thể để thực hiện hoàn thiện. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Công ty UBC là công ty có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ điện tử nhưng do sản phẩm tivi của công ty mới ra thị trường, và là thương hiệu mới nên chưa có uy tín, lòng tin đối với người tiêu dùng. Để có thể cạnh tranh với thị trường trong nước ngoài việc tăng cường quảng bá sản phẩm, mở rộng kênh phân phối thì việc quan trọng nhất là cải tiến chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất sản xuất, tìm cách kiểm soát chi phí, giảm giá thành sản phẩm thông qua công tác lập dự toán SXKD.
  • 26. 16 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LẬP DỰ TOÁN 2.1 Lý thuyết về dự toán. 2.1.1 Khái niệm, phân loại, vai trò của dự toán 2.1.1.1 Khái niệm dự toán Dự toán là những ước tính trong tương lai về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, xác định rõ những mục tiêu cần thực hiện có tính đến sự tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan. Dự toán SXKD là những dự kiến chi tiết chỉ rõ cách huy động và sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp trong từng thời kỳ thông qua một hệ thống chỉ tiêu dưới dạng số lượng và giá trị. (Nguồn: "Kế toán quản trị, NXB." Giao thông Vận tải, 2009) Lập dự toán SXKD là chi tiết hóa các chỉ tiêu của kế hoạch thành các mục tiêu và các bước thực hiện cụ thể. Như vậy dự toán SXKD là quá trình cụ thể hóa kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp thành các con số cụ thể. Dự toán SXKD bao gồm các dự toán liên quan đến hoạt động tiêu thụ, sản xuất, cung ứng, nhân lực và các hoạt động tài chính. 2.1.1.2 Phân loại dự toán Phân loại theo thời gian: Dự toán dài hạn và dự toán ngắn hạn Dự toán dài hạn đây là loại dự toán được lập liên quan đến nguồn tài chính cho các loại tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh nhiều năm, hoặc cho việc mua sắm tài sản dài hạn. Trong dự toán này mức độ rủi ro cao, lợi nhuận dự kiến lớn, thời điểm đưa vốn vào hoạt động cũng như thời gian thu hồi vốn và khi thu được lợi nhuận khá dài. (Nguồn: "Kế toán quản trị, NXB." Giao thông Vận tải, 2009) Dự toán ngắn hạn hay còn được gọi là dự toán ngân sách hoạt động đây là dự toán ngân sách được lập trong một năm và được chia ra từng từng quý, từng tháng. Dự toán ngắn hạn là dự toán nguồn tài chính hoạt động hàng năm của doanh nghiệp. Dự toán ngắn hạn thường liên quan đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như sản xuất, mua bán thành phẩm, hàng hóa, tình hình thu tiền, chi tiền. Dự toán
  • 27. 17 này được lập trước khi kết thúc niên độ kế toán hàng năm để định hướng nguồn tài chính trong tương lai cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Phân loại theo phương pháp lập: Dự toán tĩnh và dự toán linh hoạt Dự toán tĩnh là những dự kiến, nguồn lực đảm bảo cho các giao dịch của doanh nghiệp ở một mức độ hoạt động nhất định thông qua một hệ thống chỉ tiêu số lượng và giá trị trong một khoảng thời gian. Dự toán tĩnh được lập tương đối giản đơn, tính toán cân đối ít. Do được lập khá đơn giản nên dự toán tĩnh thường không cung cấp đủ thông tin để ứng phó với các tình huống khác nhau, nhất là khi doanh nghiệp có sự thay đổi về mức độ hoạt động, quy mô để thích ứng với tình hình thực tế của thị trường. Dự toán linh hoạt là dự toán được lập tương ứng với nhiều mức độ hoạt động khác nhau. Dự toán linh hoạt được lập theo mối quan hệ với quá trình hoạt động giúp ta xác định các chi phí tương ứng với các mức độ, phạm vi hoạt động khác nhau. Thông thường dự toán linh hoạt được lập ở ba mức độ cơ bản là mức độ hoạt động bình thường, mức độ hoạt động khả quan nhất, mức độ hoạt động bất lợi nhất. Vì là loại dự toán được lập ở nhiều mức độ hoạt động khác nhau nên dự toán linh hoạt đòi hỏi tính toán rất nhiều và cân đối phức tạp. Dự toán linh hoạt cung cấp cho nhà quản trị nhiều thông tin hơn để có phương án ứng phó kịp thời với các rủi ro xảy ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. (Nguồn: "Kế toán quản trị, NXB." Giao thông Vận tải, 2009) 2.1.1.3 Vai trò của dự toán Dự toán có rất nhiều lợi ích, trong đó vai trò lớn nhất của dự toán đối với nhà quản trị là cung cấp những thông tin một cách có hệ thống toàn bộ kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra dự toán còn có vai trò như sau: - Dự toán giúp doanh nghiệp xác định các mục tiêu cụ thể toàn bộ kế hoạch hoạt động và là căn cứ đánh giá, so sánh việc thực hiện kế hoạch sau này. - Dự toán giúp nhà quản trị lường trước những khó khăn, rủi ro khi chúng chưa xảy ra để có phương án đối phó kịp thời và đúng đắn.
  • 28. 18 Quản trị cấp cao Quản trị cấp trung gian Quản trị cấp trung gian Quản trị cấp cơ sở Quản trị cấp cơ sở Quản trị cấp cơ sở Quản trị cấp cơ sở - Dự toán kết nối toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp từ các kế hoạch của từng bộ phận khác nhau và phù hợp với mục tiêu chung của doanh nghiệp. - Dự toán là một trong những công cụ quản lý hữu ích. Dự toán chính xác sẽ giảm bớt mức độ rủi ro cho doanh nghiệp, gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Nhờ có dự toán được cập nhật thường xuyên và kịp thời mà các nhà quản lý trong doanh nghiệp nhanh chóng đưa ra những biện pháp điều chỉnh phù hợp ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn trong các hoạt động kinh doanh của đơn vị mình, đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất cho doanh nghiệp. (Nguồn: "Kế toán quản trị, NXB." Giao thông Vận tải, 2009) 2.1.2 Mô hình, quy trình, trình tự lập dự toán 2.1.2.1. Mô hình 1 – Mô hình thông tin 1 xuống Sơ đồ 2.1 – Mô hình dự toán thông tin 1 xuống Với mô hình này dự toán được xây dựng từ ban quản trị cấp cao nhất của doanh nghiệp, sau đó phân bổ xuống cho các cấp quản trị trung gian, trên cơ sở đó cấp quản trị trung gian sẽ phân bổ xuống cho các đơn vị cấp cơ sở. Ưu điểm của mô hình thông tin 1 xuống này là tiết kiệm thời gian và chi phí.
  • 29. 19 Quản trị cấp cao Quản trị cấp trung gian Quản trị cấp trung gian Quản trị cấp cơ sở Quản trị cấp cơ sở Quản trị cấp cơ sở Quản trị cấp cơ sở Nhược điểm của mô hình: mô hình này mang tính chất áp đặt từ ban quản lý cấp trên xuống, đòi hỏi quản lý cấp cao phải có một tầm nhìn tổng quát, toàn diện và chi tiết về mọi mặt hoạt động của đơn vị. Mô hình này chỉ có thể thực hiện được đối với những đơn vị có quy mô nhỏ, có ít sự phân cấp về quản trị. 2.1.2.2. Mô hình 2 – Mô hình thông tin 2 xuống 1 lên Sơ đồ 2.2 – Mô hình thông tin 2 xuống 1 lên Với mô hình này các chỉ tiêu lập dự toán sẽ được ước tính từ ban quản trị cấp cao nhất của doanh nghiệp và mang tính dự thảo, được phân bổ xuống các quản trị cấp trung gian. Trên cơ sở đó cấp trung gian phân bổ cho các quản trị cấp cơ sở. Các bộ phận quản trị cấp cơ sở dựa vào các chỉ tiêu dự thảo từ cấp trên tiến hành xem xét khả năng, điều kiện của mình để xác định các chỉ tiêu dự toán có thể thực hiện được và báo lại cho ban quản trị cấp trung gian. Trên cơ sở tổng hợp các chỉ tiêu dự toán từ các cấp cơ sở, ban quản trị cấp trung gian kết hợp với kinh nghiệm và tầm nhìn sẽ xác định các chỉ tiêu dự toán có thể thực hiện được ở bộ phận mình và trình lên ban quản trị cấp cao xét duyệt. Ban quản trị cấp cao, trên cơ sở tổng hợp các chỉ tiêu dự toán từ các quản trị cấp trung gian kết hợp với tầm nhìn tổng quát và
  • 30. 20 Quản trị cấp cao Quản trị cấp trung gian Quản trị cấp trung gian Quản trị cấp cơ sở Quản trị cấp cơ sở Quản trị cấp cơ sở Quản trị cấp cơ sở toàn diện hơn về toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp sẽ xét duyệt thông qua các chỉ tiêu dự toán. Ưu điểm của mô hình: thu hút và tập trung được kinh nghiệm, kỹ năng của các cấp quản trị khác nhau vào quá trình lập dự toán, vừa kết hợp tầm nhìn tổng quát và toàn diện của quản trị cấp cao với khả năng cụ thể của quản trị cấp trung gian và các cấp cơ sở. Từ sự kết hợp đó làm cho công tác lập dự toán mang tính khả thi cao. Nhược điểm của mô hình thông tin 2 xuống 1 lên: tốn nhiều thời gian cũng như chi phí cho thông tin dự thảo, phản hồi và xét duyệt thông qua. Bên cạnh đó, thông tin của kỳ kế hoạch sẽ không được cung cấp kịp thời nếu công tác lập dự toán thực hiện không tốt. 2.1.2.3. Mô hình 3 – Mô hình thông tin 1 lên 1 xuống Sơ đồ 2.3 – Mô hình thông tin 1 xuống 1 lên Với mô hình thông tin 1 xuống 1 lên này, chỉ tiêu dự toán được lập từ quản trị cấp thấp đến cấp quản trị cấp cao nhất. Các nhà quản trị cấp cơ sở dựa vào khả năng điều kiện của mình để lập các chỉ tiêu dự toán và trình lên cấp quản trị cao hơn (bộ phận cấp trung gian). Trên cơ sở tổng hợp các chỉ tiêu dự toán ở các cấp cơ sở, cấp
  • 31. 21 trung gian tổng hợp các chỉ tiêu dự toán ở bộ phận mình để trình lên bộ phận quản trị cấp cao. Bộ phận quản trị cấp cao tổng hợp các chỉ tiêu dự toán các cấp trung gian kết hợp với tầm nhìn tổng quát toán diện về toàn bộ hoạt động của tổ chức và hướng các bộ phận đến việc thực hiện các mục tiêu chung, sẽ xét duyệt thông qua dự toán cho các cấp trung gian. Trên cơ sở đó cấp trung gian xét duyệt thông qua cho các cấp cơ sở. Ưu điểm của mô hình: với mô hình dự toán này có thể khắc phục được nhược điểm của mô hình 2. Nhược điểm của mô hình: dự toán trong mô hình này được lập xuất phát từ các đơn vị cấp cơ sở, nên họ thường có xu hướng là xác lập các chỉ tiêu dự toán dưới mức khả năng, điều kiện của mình để dễ dàng hoàn thành chỉ tiêu dự toán, vì vậy có thể không khai thác hết khả năng tiềm tàng của đơn vị. (Nguồn: "Kế toán quản trị, NXB." Giao thông Vận tải) 2.1.2.4. Quy trình lập dự toán Dự toán có vai trò hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp không phân biệt doanh nghiệp lớn hay nhỏ. Do đó tùy thuộc vào đặc điểm cũng như nhu cầu của từng doanh nghiệp mà doanh nghiệp sẽ xây dựng cho mình một quy trình lập dự toán tối ưu phù hợp. Dưới đây là quy trình lập dự toán tiêu biểu của tác giả Stephen Brookson.
  • 32. 22 Xác định mục tiêu chung của công ty Thu nhập thông tin: doanh thu/chi phí; chuẩn bị dự thảo ngân sách ban đầu Chuẩn hóa ngân sách Kiểm tra các con số dự toán bằng cách thay đổi và phân tích lượng tiền Lập dự toán tiền mặt để giám sát dòng tiền Đánh giá hệ thống Đánh giá thủ tục dự thảo và chuẩn bị ngân sách tổng Phân tích sự khác biệt giữa hoạt động thực tế và dự toán Theo dõi những khác biệt, phân tích sai số, kiểm tra những điều bất thường Dự báo lại và điều chỉnh, xem xét sử dụng những dạng ngân sách khác, rút Chuẩn bị Soạn thảo Giám sát (Nguồn Cẩm nang quản lý – Quản lý ngân sách) Sơ đồ 2.4: Quy trình lập dự toán ngân sách của Stephen Brookson Theo Stephen Brookson (2000) quy trình lập dự toán được chia làm 3 giai đoạn quan trọng. Trước hết là giai đoạn chuẩn bị, tiếp theo là soạn thảo dự toán và cuối cùng là giám sát việc thực hiện dự toán. Giai đoạn chuẩn bị: Đây là bước đầu tiên tương đối quan trọng trong toàn bộ quy trình lập dự toán. Trong giai đoạn này, cần phải xác định rõ các mục tiêu cần đạt được của doanh nghiệp, từ đó tiến hành xây dựng một mô hình dự toán chuẩn. Sau khi mô hình dự
  • 33. 23 toán chuẩn được xây dựng sẽ giúp nhà quản trị cấp cao dễ dàng phối hợp dự toán ngân sách của tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp và có thể so sánh, kết nối nội dung dự toán ngân sách một cách dễ dàng. Khi mọi công việc cần thiết cho việc lập dự toán đã được chuẩn bị đầy đủ cũng là lúc cần phải xem xét lại tất cả các vấn đề một cách có hệ thống để chắc chắn rằng dự toán ngân sách sẽ cung cấp thông tin chính xác và phù hợp nhất. Giai đoạn soạn thảo: Trong giai đoạn soạn thảo này từng cá nhân, bộ phận có liên quan đến công tác lập dự toán phải tổng hợp tất cả thông tin về các mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt được. Khả năng ảnh hưởng của nhưng nhân tố bên trong cũng như bên ngoài đến công tác dự toán của doanh nghiệp đồng thời ước tính giá trị thu nhập và chi tiêu. Từ đó, soạn thảo các báo cáo dự toán có liên quan như: dự toán tiêu thụ, dự toán sản xuất, dự toán chi phí, dự toán tiền, dự toán BCTC. Giai đoạn giám sát: Quá trình dự toán được lập từ năm này sang năm khác, từ tháng này sang tháng khác. Vì vậy, để việc dự toán ngày càng hoàn thiện hơn thì ở mỗi kỳ dự toán cần phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình thực tế so với dự toán để từ đó có phương hướng cải thiện công tác lập dự toán và có những điều chỉnh phù hợp đồng thời rút kinh nghiệm cho lần lập dự toán kế tiếp. 2.1.2.5 Trình tự lập dự toán Trong quá trình lập dự toán thì dự toán tiêu thụ là dự toán được lập đầu tiên và là cơ sở để lập các dự toán khác. Dựa vào dự toán tiêu thụ và dự toán tồn kho, bộ phận dự toán sẽ tiến hành lập dự toán sản xuất. Từ dự toán sản xuất tiếp tục lập các dự toán liên quan đến giá thành sản phẩm như: dự toán CPNVLTT, dự toán CPNCTT, dự toán CPSXC. Ngoài ra, kết quả từ dự toán tiêu thụ còn là cơ sở để lập dự toán CPBH & QLDN và các dự toán tài chính khác như: dự toán KQHĐKD, dự toán CĐKT, dự toán LCTT. “- Dự toán tiêu thụ: Dự toán tiêu thụ là nền tảng cho việc lập các dự toán khác. Dự toán tiêu thụ gồm dự toán sản lượng tiêu thụ, dự toán doanh thu. Để
  • 34. 24 lập dự toán tiêu thụ phải dựa trên các chỉ tiêu như: tình hình tiêu thụ các kỳ trước, chính sách giá cả sản phẩm, khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, chính sách quảng cáo, khuyến mãi, thu nhập của người tiêu dùng... Dự toán doanh thu = dự toán SP tiêu thụ x Đơn giá bán - Dự toán sản xuất: sản xuất phải đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ, đồng thởi phải đảm bảo mức tồn kho sản phẩm cần thiết đảm báo cho quá trình tiêu thụ liên tục. Mức tồn kho sản phẩm cuối kỳ tùy thuộc vào chu kỳ sản xuất sản phẩm. Nhu cầu sản phẩm tồn kho cuối kỳ thường được xác định bằng tỷ lệ % nhu cầu tiêu thụ của kỳ kế toán sau. Dự toán SX SP = Dự toán SP tiêu thụ + Dự toán SP tồn kho CK – Dự toán SP tồn kho đầu kỳ - Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: được lập dựa trên cơ sở dự toán sản xuất và định mức chi phí NVL trươc tiếp nhằm xác định nhu cầu về lượng và giá đảm bảo NVL cho sản xuất và dự toán về lịch thanh toán tiền mua NVL. Dự toán lượng NVLTT mua = dự toán lượng NVLTT dùng cho sản xuất + dự toán NVLTT tồn kho cuối kỳ - dự toán NVL trực tiếp tồn kho đầu kỳ. Dự toán giá mua NVL TT = Dự toán lượng NVLTT mua x định mức giá NVLTT Dự toán tiền thanh toán NVLTT = dự toán giá mua NVLTT x tỷ lệ thanh toán tiền trong từng kỳ - Dự toán chi phí nhân công trực tiếp: dự toán này được lập từ dự toán sản xuất, định mức chi phí nhân công trực tiếp nhằm xác định thời gian lao động và chi phí nhân công cần thiết đảm bảo cho tiến trình sản xuất. Dự toán thời gian lao động (giờ) = dự toán SP sản xuất x định mức thời gian SX SP Dự toán chi phí nhân công trực tiếp = dự toán thời gian lao động x định mức giá mỗi đơn vị thời gian
  • 35. 25 - Dự toán chi phí sản xuất chung: bao gồm dự toán biến phí SXC và dự toán định phí SXC. Dự toán biến phí SXC = dự toán biến phí trực tiếp x tỷ lệ biến phí SXC Dự toán chi phí SXC = dự toán biến phí SXC + dự toán định phí SXC - Dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: dựa vào dự toán tiêu thụ và dự toán sản xuất để lập dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Khi lập dự toán này cần tính đến các yếu tố biến đổi và yếu tố cố định trong chi phí. Số liệu từ dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp còn là cơ sở để lập dự toán tiền mặt và dự toán BCKQKD. Dự toán CP BH = Dự toán biến phí bán hàng + dự toán định phí bán hàng Dự toán CP QLDN = dự toán biến phí QLDN + dự toán định phí QLDN - Dự toán thu chi tiền mặt: là bảng tổng hợp tiền thu vào, tiền chi ra liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp trong từng kỳ kế toán. Mỗi DN cần xác lập một định mức dự trữ tiền mặt tối thiểu hợp lý để phục vụ cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. - Dự toán BCTC: gồm dự toán kết quả kinh doanh và dự toán bảng cân đối kế toán. Dự toán kết quả kinh doanh là một BCTC tổng hợp, phản ảnh kết quả và hiệu quả hoạt động trong một kỳ kế toán. Kết quả kinh doanh được xác định bằng doanh thu trừ các khoản chi phí tương xứng để tạo nên doanh thu. Dự toán kết quả kinh doanh được tổng hợp từ doanh thu, chi phí trong kỳ dự toán. Dự toán bảng cân đối kế toán thực chất là xác lập các danh mục tài sản, nợ phải trả, nguổn vốn sở hữu để đảm bảo và cân đối với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh đã được dự toán trong kỳ”. (Nguồn: "Kế toán quản trị, NXB." Giao thông Vận tải, 2009)
  • 36. 26 2.1.3 Tính chính xác trong báo cáo dự toán và các nhân tố ảnh hưởng 2.1.3.1 Tính chính xác trong báo cáo dự toán Tính chính xác trong các báo cáo dự toán chính là chênh lệch từ kết quả dự toán so với thực tế. Khoảng cách chênh lệch này càng thấp chứng tỏ tính chính xác càng cao. 2.1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tính chính xác trong báo cáo dự toán Thông thường các nguyên nhân tác động đến tính chính xác trong báo cáo dự toán có thể đến từ nội bộ công ty cũng như các yếu tố bên ngoài như: quy trình lập ngân sách không rõ ràng, trình độ nhân viên lập dự toán, sự tham gia của người lao động, sự không chắc chắn của môi trường, cơ cấu tổ chức, quy mô doanh nghiệp, chiến lược của doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp, cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác lập dự toán...... 2.2 Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước 2.2.1 Nghiên cứu trên thế giới Nghiên cứu Nazli Nik Ahmad, Sulaiman et al. (2003) về sự hữu ích của lập dự toán được khảo sát bởi 162 công ty tại Malaysia để kiểm chứng về sự hữu ích của lập dự toán. Hiện có 2 luồng ý kiến khác nhau về sự hữu ích mà ngân sách mang lại. Một luồng ý kiến cho rằng ngân sách có một số vai trò quan trọng Blocher et al (2002) ví dụ như ngân sách giúp phân bổ nguồn lực, phối hợp hoạt động và cung cấp một phương tiện cho đo lường hiệu suất. Hilton et al (2000) cho rằng ngân sách là kỹ thuật được sử dụng rộng rãi nhất với mục đích lập kế hoạch và kiểm soát. Trong khi đó những người chỉ trích ngân sách cho rằng ngân sách không tốt cho kinh doanh, không đầy đủ và là thiếu sót cơ bản (Mc Nally, 2002). Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ các công sử dụng ngân sách ở Malaysia rất lớn và ngân sách vẫn là công cụ quan trọng để lập kế hoạch và kiểm soát tại quốc gia này. Trong nghiên cứu của tác giả Hansen, Otley et al. (2003) đã tập hợp 12 yếu điểm của ngân sách truyền thống như: dự toán ngân sách tốn thời gian, dự toán ngân sách hạn chế khả năng đáp ứng nhanh và thường là rào cản đối với sự thay đổi, dự
  • 37. 27 toán hiếm khi tập trung vào chiến lược và thường mâu thuẫn với chiến lược, dự toán tập trung vào giảm chi phí và không tạo ra giá trị, dự toán ngân sách tăng cường việc đều hành và kiểm soát theo chiều dọc, dự toán không phản ánh hệ thống mà các tổ chực đang áp dụng, dự toán khuyến khích hành vi bảo thủ, dự toán được phát triển và cập nhật quá thường xuyên thường là hàng năm, dự toán được lập dựa trên các phỏng đoán không được ủng hộ, dự toán cũng cố rào cản giữa các bộ phận hơn là chia sẽ kiến thức, dự toán khiến cho mọi người cảm thấy bị đánh giá thấp. Vì vậy tác giả đề xuất nên cải tiến hệ thống dự toán ngân sách như dự toán ngân sách cải tiến liên tục, hoặc phương pháp lập dự toán ngân sách dựa trên hoạt động. Tác giả Horváth and Sauter (2004) đã nêu ra các thất bại trong lập ngân sách truyền thống như: dự toán ngân sách không hiệu quả, dự toán ngân sách không thúc đẩy hành động và cuối cùng là dự toán không đồng bộ với kế hoạch chiến lược. Các tác giả đề xuất 6 nguyên tắc hướng dẫn cho một ngân sách tối ưu hóa vai trò ngân sách đồng thời hỗ trợ thực hiện chiến lược như: căn chỉnh ngân sách cho chiến lược; liên kết các biện pháp phi tài chính để thực hiện lập ngân sách; giảm chi phí thông qua sử dụng ngân sách tổng hợp; sử dụng ngân sách thay thế ngân sách cố định; sử dụng mục tiêu ngân sách tương đối để thưởng cho mọi người; tăng sự tập trung vào quy trình thay vì hiệu suất đơn vị. Nghiên cứu của Rivero (2013) phân tích thực trạng dự toán ngân sách của 135 công ty lớn ở Tây Ban Nha, cho thấy rằng lập dự toán theo truyền thống có nhiều yếu kém cần phải thay thế ngân sách truyền thống bằng các phương pháp như ngân sách tốt hơn hoặc dự toán ngân sách tiên tiến. Với ngân sách tốt hơn nó sẽ sửa chữa số lượng lớn các sai sót của dự toán ngân sách truyền thống. Còn phương pháp dự toán ngân sách tiên tiến hợp lý hóa dự toán ngân sách truyền thống, đồng thời hổ trợ thực hiện chiến lược kinh doanh theo một bộ máy quản lý được thiết lập một cách khoa học hơn. Nghiên cứu của Segun and Olamide (2015) cung cấp bằng chứng thực nghiệm từ nền kinh tế đang phát triển về sự liên quan đến hệ thống ngân sách. Nghiên cứu khảo sát 9 công ty sản xuất tại Nigeria và kết quả cho thấy rằng các công ty ở
  • 38. 28 Nigeria hoạt động ngân sách hàng năm điều đó chứng tỏ hệ thống ngân sách được sử dụng rộng rãi. Bên cạnh việc sử dụng rộng rãi, ngân sách còn là một công cụ xác thực để lập kế hoạch, kiểm soát, giao tiếp, ra quyết định và tạo ra giá trị. Do đó, ngân sách được khuyến khích hướng tới việc cải thiện hệ thống ngân sách hơn là từ bỏ hoàn toàn. 2.2.2 Nghiên cứu tại Việt Nam Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Bích Liên (2007) về đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán quản trị tại Công ty phân bón Miền Nam”. Trong đề tài nghiên cứu này tác giả đã cho thấy vai trò quan trọng của việc lập dự toán, thông qua dự toán doanh nghiệp tính toán được năng lực sản xuất năng lực tài chính để có phương án hoạt động phù hợp. Để hoàn thiện dự toán ngân sách trước tiên cần xây dựng mô hình lập dự toán ngân sách, tiếp theo là xây dựng quy trình lập ngân sách, sau đó xây dựng định mức chi phí sản xuất và cuối cùng là hoàn thiện các dự toán ngân sách. Trong quá trình lập dự toán ngân sách ban chỉ đạo lập ngân sách và các thành viên liên quan sẽ tiến hành theo dõi, rà soát, kiểm tra các sai lệch giữa dự toán và thực tế, chú trọng đến yếu tố bất thường xảy ra để rút kinh nghiệm và điều chỉnh lại ngân sách cho các kỳ tiếp theo. Nghiên cứu “Hoàn thiện dự toán ngân sách tại Công ty Cổ phần Phavi” của tác giả Trần Thị Ngọc Duyên (2017). Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để tìm hiểu thực trạng công tác dự toán ngân sách tại Công ty Cổ phần PhaVi vào năm 2017. Do là công ty mới thành lập, công tác lập dự toán mới được hình thành nên chưa hoàn chỉnh, còn đơn giản và chưa nhận thấy được tầm quan trọng, lợi ích thực sự của việc lập dự toán. Tác giả cho rằng công ty Phavi cần phải hoàn thiện về môi trường dự toán, quy trình lập dự toán, mô hình dự toán và một số báo cáo dự toán như dự toán tiêu thụ, dự toán chi phí bán hàng. Tác giả đã đề xuất một số giải pháp về việc tổ chức lại bộ máy kế toán, phân bổ nguồn lực thực hiện công tác dự toán ngân sách, trang thiết bị hỗ trợ cho việc lập dự toán ngân sách.
  • 39. 29 Nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác dự toán ngân sách tại các doanh nghiệp thương mại ở TP. Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Thị Liêm (2018). Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng với mục tiêu đo lường mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến công tác dự toán ngân sách tại các doanh nghiệp thương mại tại TP.HCM thì kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 nhân tố tác động đến công tác lập dự toán theo thứ tự giảm dần đó là: cơ cấu sở hữu, phong cách lãnh đạo, ứng dụng công nghệ thông tin, quy mô công ty và tham gia vào dự toán ngân sách của người lao động. Ứng với từng nhân tố tác động tác giả có đề xuất các giải pháp cụ thể để giúp cho công tác lập dự toán tại các doanh nghiệp được hiệu quả hơn. Từ những nghiên cứu trong nước cũng như trên thế giới cho thấy vai trò rất quan trọng của dự toán đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là một công cụ xác thực để lập kế hoạch, kiểm soát, giao tiếp, ra quyết định và tạo ra giá trị. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy có nhiều luồng ý kiến khác nhau về vai trò của dự toán nhưng khi kiểm nghiệm thực tế thì nó vẫn là công cụ quan trọng được các nhà quản trị sử dụng rộng rãi. Ngày nay xã hội ngày càng phát triển thì hệ thống ngân sách truyền thống không còn phù hợp, có nhiều yếu kém chúng ta nên cải thiện phát triển nó thành hệ thống ngân sách tiên tiến hơn, khoa học hơn và tốt hơn, Còn các nghiên cứu trong nước cho thấy có nhiều nhân tố khách quan và chủ quan tác động đến quá trình lập dự toán như: cơ cấu sở hữu, phong cách lãnh đạo, ứng dụng công nghệ thông tin, quy mô công ty và tham gia vào dự toán ngân sách của người lao động, môi trường dự toán, quy trình lập dự toán. Ứng với mỗi nguyên nhân tác động kết hợp với đặc điểm thực tế tại doanh mà các doanh nghiệp sẽ lựa chọn các giải pháp phù hợp để hoàn thiện công tác lập dự toán tại doanh nghiệp mình. Với mục đích làm cho công tác lập dự toán tại đơn vị ngày càng chính xác và hiệu quả hơn.
  • 40. 30 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Dự toán là ước tính về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai, chỉ rõ những công việc cần thực hiện, có tính đến sự tác động của các nhân tố chủ quan và khách quan. Dự toán SXKD là dự kiến chi tiết quá trình SXKD trong từng kỳ, biểu hiện thông qua chỉ tiêu cả số lượng và giá trị. Dự toán chính xác sẽ giảm bớt mức độ rủi ro cho doanh nghiệp, gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời nhờ có dự toán được cập nhật thường xuyên và kịp thời mà các nhà quản lý trong doanh nghiệp nhanh chóng đưa ra những biện pháp điều chỉnh phù hợp ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn trong các hoạt động kinh doanh của đơn vị mình đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất cho doanh nghiệp. Tùy theo tiêu thức phân loại mà dự toán được chia thành: dự toán ngắn hạn, dự toán dài hạn, dự toán tĩnh và dự toán linh hoạt. Có 3 mô hình khác nhau trong quá trình lập dự toán, mỗi mô hình đều có ưu điểm và nhược điểm riêng do đó mỗi doanh nghiệp nên tự lựa chọn cho doanh nghiệp mình một mô hình phù hợp. Thông qua việc nghiên cứu khái niệm, vai trò và mô hình lập dự toán sẽ giúp cho quá trình xây dựng công tác lập dự toán tại đơn vị được khoa học và hiệu quả hơn.
  • 41. 31 Cấp quản trị cao nhất (Ban giám đốc) Cấp quản trị trung gian(Phó tổng giám đốc, KTT) Cấp quản trị cơ sở (QL Kinh doanh) Cấp quản trị cơ sở (QL phân xưởng) Cấp quản trị cơ sở (QL marketing...) CHƯƠNG 3: KIỂM CHỨNG CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN SXKD TẠI CÔNG TY UBC VÀ DỰ ĐOÁN NGUYÊN NHÂN TÁC ĐỘNG 3.1 Kiểm chứng công tác lập dự toán SXKD tại công ty UBC Để kiểm chứng những hạn chế đang tồn tại trong công tác lập dự toán SXKD tại công ty UBC tác giả tiến hành quan sát, phỏng vấn, thu thập thông tin về thực trạng công tác lập dự toán SXKD, thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp từ các báo cáo dự toán SXKD của công ty trong năm 2018. Và từ đó có những kết luận về những hạn chế đang tồn tại cũng như đề xuất các nguyên nhân tác động đến những hạn chế đó. 3.1.1 Thực trạng công tác lập dự toán sản xuất kinh doanh tại UBC 3.1.1.1 Mô hình, quy trình lập dự toán SXKD tại công ty Sơ đồ 3.1 Mô hình dự toán tại công ty UBC Mô hình lập dự toán mà hiện tại công ty UBC đang lựa chọn áp dụng đó là mô hình thông tin 2 xuống 1 lên, với mô hình này dự toán sẽ được ước tính từ tổng giám đốc rồi phân bổ xuống phó tổng giám đốc. Phó tổng giám đốc sẽ phân bổ
  • 42. 32 Dự toán tiêu thụ Dự toán sản xuất Dự toán CPBH & CPQL Dự toán CP NVL TT Dự toán CP NC TT Dự toán CP SXC Dự toán tiền mặt Dự toán các BCTC xuống quản lý các bộ phận liên quan. Quản lý các bộ phận, quản lý phân xưởng căn cứ vào khả năng điều kiện của mình để xác định chỉ tiêu dự toán có thể thực hiện được trình lên phó giám đốc. Phó giámđốc tổng hợp số liệu và kết hợp với khả năng của mình xác định chỉ tiêu dự toán có thể thực hiện được trình lên tổng giám đốc duyệt dự toán. Dự toán sau khi được xét duyệt sẽ được triển khai cho toàn công ty thực hiện. Hệ thống lập báo cáo dự toán SXKD của công ty UBC được xây dựng như sau: Sơ đồ 3.2 Sơ đồ lập dự toán Dự toán tiêu thụ: Dự toán tiêu thụ là nền tảng cho việc lập các dự toán khác. Dự toán tiêu thụ gồm dự toán sản lượng tiêu thụ, dự toán doanh thu. Công ty xây dựng dự toán tiêu thụ kỳ này dựa trên các nhân tố như: số lượng tiêu thụ từ các kỳ trước trong quá khứ, dựa vào xu hướng tiêu thụ các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong tương lai, chất lượng của đội ngũ bán hàng. Dựa vào mục tiêu, chiến lược kinh doanh của mỗi thời kỳ trong công ty, dự toán tiêu thụ được lập chi tiết theo từng sản phẩm, từng vùng miền. Sau khi có dự toán tiêu thụ công ty sẽ xây dựng chỉ tiêu dự toán sản xuất. Số sản phẩm sản xuất = trong kỳ Số sản phẩm bán + ra trong kỳ Số sản phẩm dự - trữ cuối kỳ Số sản phẩm tồn kho đầu kỳ
  • 43. 33 Số lượng tiêu thụ = Số lượng dự kiến tiêu thụ x đơn giá bán Dự toán sản xuất: Khi xây dựng dự toán sản xuất cần phải căn cứ vào số lượng tồn kho hiện tại, nhu cầu tồn kho cuối kỳ mong muốn của ban Giám đốc, xem xét năng lực sản xuất của phân xưởng. Dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: dựa vào dự toán tiêu thụ và dự toán sản xuất để lập dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Khi lập dự toán này cần tính đến các yếu tố biến đổi và yếu tố cố định trong chi phí. Số liệu từ dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp còn là cơ sở để lập dự toán tiền mặt và dự toán BCKQKD của công ty. Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: để lập dự toán này cần xác định định mức NVL để sản xuất 1 sản phẩm, đơn giá xuất NVL và mức tồn kho NVL cuối kỳ. Từ dự toán chi phí NVL công ty sẽ xác định số NVL cần mua trong kỳ. Tổng mức tiêu hao NVL Lượng Số lượng sản = x xuất Định mức tiêu hao NVL Lượng NVL NVLTT cần = mua Tổng mức tiêu hao NVL Lượng NVL + - dự trữ tồn kho đầu kỳ Dự toán chi phí nhân công trực tiếp: dự toán này được lập từ dự toán sản xuất, dự toán nhu cầu lao động đáp ứng cho sản xuất. Để lập dự toán này công ty đã dựa vào số lượng nhân công, quỹ lương, định mức nhân công hco từng sản phẩm. Dự toán chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi. Dự toán tiền: là một trong những dự toán thu chi quan trọng của công ty, là cơ sở để công ty có biện pháp xử lý kịp thời khi tiền mặt thiếu hoặc thừa. Dự toán này được lập hàng tháng. Dự toán BCTC: dự toán KQHD kinh doanh háng tháng, tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
  • 44. 34 Hệ thống dự toán tại công ty chỉ tập trung ở dự toán tiêu thụ và dự toán sản xuất, dự toán tiền mặt chủ yếu dự toán các khoản phải trả nhà cung cấp và các khoản phải nộp Nhà Nước từng tháng, chưa có dự toán cho năm, dự toán BCTC thì chỉ dừng lại ở dự toán lãi lỗ từng tháng, chưa lập theo năm. Quy trình lập dự toán tại UBC được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị: Từ cuối tháng 11 đầu tháng 12 năm trước Ban giám đốc họp để ước tính các chỉ tiêu dự toán và xác định các nhân viên tham gia lập dự toán. Giai đoạn soạn thảo: Các nhân viên tham gia lập dự toán tiến hành thu thập thông tin và tiến hành sọan thảo dự toán từ cấp trên giao xuống trước tiên là phòng kinh doanh sẽ lập dự toán tiêu thụ sau đó chuyển chỉ tiêu cho trưởng bộ phận phân xưởng sản xuất để lập dự toán sản xuất. Số liệu từ 2 bộ phận sẽ được chuyển đến kế toán để tổng hợp và lập các dự toán liên quan sau đó trình lên Kế toán trưởng, rồi trình lên Phó tổng giám đốc. Sau khi hoàn thành công tác lập dự toán sẽ trình lên Tổng giám đốc xét duyệt cuối cùng. Dự toán được xét duyệt sẽ triển khai cho các phòng ban liên quan về kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty trong năm. Căn cứ lập dự toán: Để xây dựng các chỉ tiêu ước tính ban giám đốc dựa vào kết quả đã đạt được của kỳ trước (số lượng tiêu thụ, số lượng sản xuất), tình hình buôn bán trong kỳ tới, Để lập dự toán tiêu thụ phòng kinh doanh căn cứ vào các chỉ tiêu như: số lượng tiêu thụ từ các kỳ trước trong quá khứ, dựa vào xu hướng tiêu thụ các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong tương lai, chất lượng của đội ngũ bán hàng. Dựa vào mục tiêu, chiến lược kinh doanh của mỗi thời kỳ trong công ty, dự toán tiêu thụ được lập chi tiết theo từng sản phẩm, từng vùng miền. Để lập dự toán sản xuất quản lý phân xưởng căn cứ vào: số lượng tồn kho hiện tại, nhu cầu tồn kho cuối kỳ mong muốn của ban Giám đốc, xem xét năng lực sản xuất của phân xưởng. Công ty trang bị hệ thống máy tính luôn được bảo trì thường xuyên, dữ liệu được lưu trên mạng nội bộ, các bộ phận có thể dễ dàng chia sẽ thông tin với nhau. Tất cả các kỹ thuật tính toán và xữ lý dữ liệu trong lập dự toán tại công ty chủ yếu
  • 45. 35 dùng excel và chỉ lập dự toán trong ngắn hạn. Thông tin sử dụng để lập dự toán tại công ty chủ yếu dựa trên thông tin từ quá khứ kết hợp với kinh nghiệm của nhân viên lập dự toán. Hiện tại công việc lập dự toán tại công ty chưa có bộ phận chuyên trách mà đang tạm giao cho kế toán hỗ trợ, xữ lý tổng hợp số liệu. Do nhân viên kế toán không phải bộ phận chuyên trách nên họ cũng chưa có nhiều kiến thức, kỹ năng về lập dự toán. Quản lý các phòng ban tham gia lập dự toán tại công ty cũng là nhân viên mới tiếp cận với lập dự toán nên hầu như họ không có nhiều kiến thức, hiểu biết về lập dự toán. Công ty UBC hiện tại đang kinh doanh 2 loại mặt hàng chủ đạo là tivi và thiết bị thu. Sau đây là tình hình về dự toán và thực tế của kết quả tiêu thụ và sản xuất kinh doanh của công ty trong quý 1 năm 2018: Thực tế tiêu thụ năm tháng 12/2017 Số lượng tivi: 2.852 chiếc Số lượng thiết bị thu: 51.648 bộ 3.1.1.2 Tình hình dự toán tiêu thụ quý 1 năm 2018 Sản phẩm lập dự toán tiêu thụ của công ty chủ yếu là tivi và thiết bị thu truyền hình. Số liệu tiêu thụ hàng tháng được lập dựa vào tình hình tiêu thụ trong quá khứ những tháng tương đương kết hợp với năng lực sản xuất tại phân xưởng, kèm theo những cập nhật về tình hình nhu cầu hàng hóa của khách hàng, nhu cầu dự trữ hàng tồn. - Dự toán tiêu thụ quý 1/2018  Tivi o Số lượng tiêu thụ tháng 1: 3.300 chiếc, với doanh thu 15.651 tỷ o Số lượng tiêu thụ tháng 2: 1.500 chiếc, với doanh thu 7.316 tỷ o Số lượng tiêu thụ tháng 3: 2.700 chiếc, với doanh thu 12.172 tỷ o Tổng quý 1/2018 tiêu thụ: 7.500 chiếc, với doanh thu 35.139 tỷ  Thiết bị thu o Số lượng tiêu thụ tháng 1: 75.000 bộ, với doanh thu 30.45 tỷ o Số lượng tiêu thụ tháng 2: 38.000 bộ, với doanh thu 15.265 tỷ
  • 46. 36 o Số lượng tiêu thụ tháng 3: 18.000 bộ, với doanh thu 7.431 tỷ o Tổng quý 1/2018 tiêu thụ: 131.000 bộ, với doanh thu 53.146 tỷ 3.1.1.3 Dự toán sản xuất quý 1 năm 2018 - Dự toán tồn kho cuối kỳ quý 1/2018  Tivi o Số lượng tồn kho cuối kỳ tháng 1: 1.300 chiếc, với giá trị 6.417 tỷ o Số lượng tồn kho cuối kỳ tháng 2: 1.150 chiếc, với giá trị 5.548 tỷ o Số lượng tồn kho cuối kỳ tháng 3: 1.350 chiếc, với giá trị 6.318 tỷ o Tổng quý 1/2018 sản xuất: 3.800 chiếc, với giá trị 18.3 tỷ  Thiết bị thu o Số lượng tồn kho cuối kỳ tháng 1: 40.000 bộ, với giá trị 16.16 tỷ o Số lượng tồn kho cuối kỳ tháng 2: 35.000 bộ, với giá trị 13.61 tỷ o Số lượng tồn kho cuối kỳ tháng 3: 36.000 bộ, với giá trị 14.405 tỷ o Tổng quý 1/2018 sản xuất: 111.000 bộ, với trị giá 44.175 tỷ - Dự toán sản xuất quý 1/2018  Tivi o Số lượng sản xuất tháng 1: 3.782 chiếc. o Số lượng sản xuất tháng 2: 1.350 chiếc. o Số lượng sản xuất tháng 3: 2.900 chiếc. o Tổng quý 1/2018 sản xuất: 8.032 chiếc.  Thiết bị thu o Số lượng sản xuất tháng 1: 53.650 bộ. o Số lượng sản xuất tháng 2: 33.000 bộ. o Số lượng sản xuất tháng 3: 19.000 bộ. o Tổng quý 1/2018 sản xuất: 105.650 bộ 3.1.1.4 So sánh dự toán và thực tế tình hình tiêu thụ và sản xuất của UBC quý 1 năm 2018 - So sánh dự toán tiêu thụ và thực tế quý 1/2018
  • 47. 37 Dự toán tiêu thụ thiết bị thu quý 1/2018 là 131.000 chiếc với doanh thu 53.146 tỷ nhưng thực tế chỉ tiêu thụ có 105.537 chiếc với doanh thu 43.123 tỷ. Tổng chênh lệch 9.6 tỷ tương ứng lệch 22% (9.6/43.1). Dự toán tiêu thụ tivi quý 1/2018 là 7.500 chiếc với doanh thu 35.1 tỷ nhưng thực tế chỉ tiêu thụ có 5.673 chiếc với doanh thu 25.6 tỷ. Tổng chênh lệch 9.5 tỷ tương ứng lệch 37% (9.5/25.6). Thiết bị thu tháng 1 sản xuất thừa 6.502 bộ tương ứng 9% (6.502/68.498), tháng 2 thừa 18.512 bộ tương ứng thừa 95% (18.512/19.488), tháng 3 thừa 448 bộ tương ứng 3% (448/17.552). Kết quả dự toán tiêu thụ so với thực tế của tivi tháng 1 lệch 747 chiếc tương ứng dư 29% (747/2553), tháng 2 chênh lệch 435 chiếc tương ứng dư 41% (435/1065), tháng 3 chênh lệch 645 chiếc tương ứng dư 31% (645/2055). (chi tiết xin xem phụ lục 3,4,5) Như vậy so sánh dự toán và thực tế cho thấy dự toán tiêu thụ sai lệch toàn quý 1/2018 là 23% đối với thiết bị thu và 35% đối với tivi. (chi tiết xin xem phụ lục 6) Dự toán tiêu thụ là dự toán nền tảng cho việc xây dựng các dự toán khác do đó khi chỉ tiêu lập dự toán tiêu thụ sai lệch hay nói nói cách khác là mang tính chính xác chưa cao lệch từ 23-35% so với với thực tế sẽ kéo theo hàng loạt các dự toán khác sai lệch theo. So sánh dự toán sản xuất và thực tế quý 1 năm 2018 So sánh số lượng thành phẩm tồn kho cuối kỳ quý 1/2018 Kết quả số lượng tồn kho cuối kỳ thực tế của thiết bị thu tháng 1 lớn hơn 8.502 bộ so với dự toán tương ứng dư 14% (6.502/46.502), tháng 2 lệch 25.014 bộ tương ứng 42% (25.014/60.014), tháng 3 lệch 25.462 tương ứng 41% (25.462/61.462). Kết quả dự toán số lượng tồn kho cuối kỳ so với thực tế của tivi tháng 1 thừa 482 chiếc tương ứng dư 59% (482/818), tháng 2 thiếu 897 chiếc tương ứng dư 44% (897/2047), tháng 3 dư 982 chiếc tương ứng dư 42% (982/2332). (chi tiết xin xem phụ lục 13,14,15)
  • 48. 38 Như vậy dự toán sản xuất so với thực tế đều sản xuất dư thành phẩm đối với thiết bị thu toàn quý 1/2018 tăng 28% và với tivi tăng 36%. Chính vì dự toán tiêu thụ sai lệch nên làm cho số lượng tồn kho cuối kỳ cũng tăng lên.(Chi tiết xin xem phụ lục 6) 3.1.2 Đánh giá ưu, nhược điểm về công tác lập dự toán tại công ty UBC Từ thực trạng về công tác lập dự toán tại công ty UBC cho ta thấy các ưu và nhược điểm như sau:  Ưu điểm:  Về môi trường dự toán, nguồn nhân lực Công ty với môi trường làm việc được trang bị hệ thống máy tính mới, luôn được kiểm tra và thay đổi thường xuyên khi có lỗi, hư hỏng xảy ra. Bên cạnh đó công ty cũng trang bị hệ thống mạng nội bộ rất thuận tiện cho các phòng ban, bộ phận trong công ty chia sẽ thông tin, dữ liệu. Có bộ phận thăm dò thị trường cung cấp thông tin hữu ích cho việc lập dự toán tiêu thụ. Có phòng R&D nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng.  Về mô hình, quy trình lập dự toán Hiện tại công ty UBC lựa chọn áp dụng mô hình lập dự toán thông tin 2 lên 1 xuống (thông tin phản hồi), với mô hình này giúp doanh nghiệp thu hút và tập trung được trí tuệ, kinh nghiệm của các nhà quản lý khác nhau vào quá trình lập dự toán làm cho dự toán có tính khả thi cao.  Nhược điểm:  Về nguồn nhân lực Chưa có nhân viên chuyên trách về lập dự toán, đang tạm giao cho kế toán làm. Trong khi công việc kế toán tại công ty cũng khá nhiều họ không có nhiều thời gian dành cho việc lập dự toán. Điều này khiến cho việc lập dự toán dễ mang tính chất đối phó, thông tin từ dự toán chưa được cung cấp 1 cách kịp thời và chính xác. Ngoài ra nhân viên lập dự toán cũng chưa hiểu rõ về lập dự toán. Khi lập dự toán để số liệu dự toán càng chính xác thì người lập dự toán phải kết hợp nhiều
  • 49. 39 thông tin khác nhau từ bên trong lẫn bên ngoài công ty, phải am hiểu về dự toán,cũng như có các kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết cho việc lập dự toán.  Về mô hình, quy trình, cơ sở vật chất thiết bị lập dự toán Công ty sử dụng mô hình dự toán thông tin phản hồi tuy có ưu điểm giúp doanh nghiệp thu hút và tập trung được trí tuệ, kinh nghiệm của các nhà quản lý khác nhau vào quá trình lập dự toán nhưng nó cũng có nhược điểm là mất nhiều thời gian phản hồi và xét duyệt không cung cấp thông tin kịp thời. Công ty có quy trình lập dự toán nhưng mang tính chất chung chung, chưa rõ ràng các bước như giai đoạn chuẩn bị, soạn thảo, giám sát từng bộ phận sẽ làm gì kết hợp với ai, chịu trách nhiệm ra sao. Công tác lập dự toán tại công ty UBC chủ yếu lập dự toán ngắn hạn trong thời gian là tháng, quý, năm, chưa quan tâm đến lập dự toán dài hạn từ 3-5 năm. Hiện tại kỹ thuật tính toán, xử lý dữ liệu cho việc lập dự toán dựa trên excel chứ không có phần mềm riêng nên việc xử lý thông tin chậm, chưa kịp thời, chưa chính xác, khó so sánh dữ liệu giữa các kỳ dự toán.  Về phương pháp lập dự toán, thông tin lập dự toán và báo cáo dự toán Trong quá trình lập dự toán thông tin chủ yếu lấy từ quá khứ, nên không phản ánh nhu cầu hiện tại rất dễ làm cho dự toán bị sai lệch nhiều so với thực tế. Hệ thống báo cáo dự toán chỉ lập dự toán tiêu thụ, sản xuất còn nhiều dự toán chưa lập như dự toán CP NVL, dự toán CP NCTT, dự toán CPSXC, dự toán tiền, dự toán CPBH và CPQLDN, dự toán BCTC. Các mẫu báo cáo dùng trong dự toán tại công ty cũng không có mẫu chung mà mỗi bộ phận dùng 1 mẫu riêng. Việc này cũng tốn nhiều thời gian cho kế toán khi tổng hợp số liệu. Hiện tại công ty thiếu việc kiểm soát lại quá trình lập dự toán nên chưa khắc phục kịp thời các số liệu dự toán chưa sát với thực tế, hàng hóa sản phẩm vẫn còn tồn đọng nhiều.  Về chất lượng, hiệu quả lập dự toán