SlideShare a Scribd company logo
1 of 19
Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nâng hạng giáo viên THCS hạng 2 mẫu 2
BÀI THU HOẠCH CUỐI KHÓA
LỚP BỒI DƯỠNG TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP
GIÁO VIÊN THCS HẠNG 2, NĂM 201..
Đề bài
Từ nhận thức thực tiễn, anh (chị) hãy đề xuất một số giải pháp thực hiện xã hội hóa
giáo dục và xây dựng xã hội học tập ở trường trung học cơ sở phù hợp với bối cảnh địa
phương.
PHẦN MỞ ĐẦU
Trường trung học phổ thông là một cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân rất
quan trọng của giáo dục phổ thông. Đây là cấp học tạo điều kiện cơ bản để nâng cao
dân trí và trang bị nền tảng kiến thức hết sức quan trọng để phát triển toàn diện con
người Việt nam. Điều này đòi hỏi nhà trường phải làm thế nào để hoàn thiện nhân
cách người học để người học có thể học lên bậc cao hơn hoặc hoà nhập với cuộc sống
lao động sản xuất. Điều này có nghĩa là nền giáo dục của chúng ta là “giáo dục cho
mọi người” và mọi người phải tự giáo dục, việc xây dựng “cả nước thành một xã hội
học tập” trở thành nhu cầu khách quan, thực hiện phương châm “học đi đôi với hành,
giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”.
Chiến lược phát triển giáo dục nước ta giai đoạn từ năm 2010 – 2020 đã nhấn
mạnh vai trò then chốt của giáo dục và đào tạo, nhằm tạo bước chuyển biến mạnh mẽ
phát triển nguồn nhân lực, góp phần đắc lực đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát
triển, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo
hướng hiện đại, từng bước phát triển kinh tế tri thức. Trong đó, công tác xã hội hóa
giáo dục là một nhiệm vụ cần được coi trọng và tiếp tục đẩy mạnh để tiến tới xây dựng
một xã hội học tập.
Nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi ngành giáo dục
phải có sự đổi mới, trong đó có đổi mới các hoạt động giáo dục và nhất là đổi mới
quản lý công tác xã hội hóa giáo dục để góp phần hỗ trợ giáo dục và đào tạo đáp ứng
yêu cầu nguồn lực, nguồn lao động hiện nay.
Chính vì lẽ đó, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Một số giải pháp quản lý
công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ thông huyện Cao Lãnh, tỉnh
Đồng Tháp” với hy vọng góp phần nhỏ của mình phục vụ cho yêu cầu đổi mới công
tác xã hội hóa giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục của địa phương.
PHẦN NỘI DUNG
1.Cơ sở lý luận của công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ thông
1. Một số khái niệm
1.1. Xã hội hóa giáo dục
XHHGD là một hoạt động giáo dục có tính chất đa dạng về mặt xã hội, có sự
tham gia của nhiều thành phần, nhiều lực lượng trong xã hội. Hoạt động giáo dục trong
phạm trù XHHGD không đơn thuần là hoạt động dạy của người thầy đối với hoạt động
học của các đối tượng tham gia học tập mà hoạt động giáo dục còn hướng tới những
yêu cầu, những nhu cầu tất yếu, cấp thiết trong xu thế phát triển của xã hội một cách
đại chúng và phổ quát; ngược lại đối tượng được thụ hưởng quyền lợi giáo dục và có
trách nhiệm tham gia mọi hoạt động giáo dục không bó hẹp trong phạm vi người học
mà đó là quyền lợi và trách nhiệm của toàn xã hội nói chung và các đối tượng, các
thành phần xã hội có liên quan trực tiếp tới hoạt động giáo dục nói riêng.
XHHGD là một xu thế tất yếu mang tính quy luật trong sự phát triển của xã hội
hiện đại, nó là một phạm trù thuộc phương thức làm giáo dục. Khái niệm này có thể
hiểu như hai tác động qua lại có quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. ở giác độ thứ nhất,
XHHGD được quan niệm là sự thể hiện bản chất của những hoạt động mang tính xã
hội cho hoạt động giáo dục. Đây cũng là bản chất cơ bản phải được nhà trường đề cập
đến trong mục tiêu chiến lược và kế hoạch hoạt động của mình. Muốn vậy, quá trình
giáo dục phải thể hiện sự phù hợp với đặc trưng và yêu cầu thực tế của xã hội: Giáo
dục phải vừa gắn chặt với yêu cầu phát triển đất nước, vừa phù hợp với xu thế tiến bộ
của thời đại nhằm đào tạo nguồn nhân lực có đủ khả năng để phục vụ đắc lực cho nhu
cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chúng ta phải hiểu một quy luật mang tính
ngẫu nhiên rằng trong hoạt động giáo dục của nhà trường đã có bản chất xã hội. Nhà
trường không thể chỉ thực hiện công việc dạy học một cách độc lập, không thể tự khép
mình trong phạm vi khuôn viên của mình, mà phải có sự hòa nhập, đáp ứng các nhu
cầu của xã hội. Nếu chỉ đơn thuần thực hiện nhiệm vụ chuyên môn theo quy định, rồi
tìm mọi cách đạt tỷ lệ cao về chuyển lớp, chuyển cấp, thi tốt nghiệp thì làm sao có thể
có bản chất xã hội và đáp ứng được mọi nhu cầu như mong muốn của xã hội? Đó là
vấn đề rất quan trọng mà các nhà quản lý giáo dục, trực tiếp là quản lý các trường học
phải hết sức quan tâm.
1.2. Giáo dục trung học phổ thông
Giáo dục trung học phổ thông là cấp học rất quan trọng trong hệ thống giáo
dục quốc dân, là cấp học tiền đề tạo nền móng khẳng định cho sự phát triển nhân
cách, khả năng năng lực nghề nghiệp để các em bước vào cuộc sống và trở thành một
nguồn lực cho xã hội. Việc chú trọng đầu tư, tác động tích cực cho bậc học THPT
phát triển là trách nhiệm của toàn xã hội, cụ thể là của các cấp chính quyền, của
ngành giáo dục và các ngành liên quan, mọi gia đình, phụ huynh học sinh thực hiện
XHH bậc học THPT dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Đặc
trưng của XHHGD bậc THPT là các cấp chính quyền phải có chủ trương thể hiện
trong chương trình hành động cùng với cơ chế chính sách tạo điều kiện cho XHHGD
bậc học phát triển. Nói một cách hình tượng là có một "cơ chế mở" để cho bậc học
THPT đa dạng hóa các loại hình, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho
các cơ sở giáo dục bậc Trung học. Tuy nhiên "cơ chế mở" đó phải được đặt dưới sự
quản lý của Nhà nước bằng Luật và các quy định cụ thể, rõ ràng, trên cơ sở đó kiểm
tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện. Một đặc trưng nữa của XHHGD THPT là phân
luồng mạnh và định hướng nghề nghiệp cho học sinh dưới tác động của nhu cầu
nguồn nhân lực cho sự phát triển của xã hội. (Hiện nay bậc học THPT thực hiện phân
ban).
Hoạt động XHH bậc học THPT đặc trưng trên các khía cạnh: Cộng đồng
trách nhiệm, đa dạng hóa các loại hình giáo dục THPT, đa dạng hóa thu hút các
nguồn lực cho giáo dục THPT, thể chế hóa các quy định chế tài đối với nghĩa vụ
trách nhiệm cua các LLXH đối với việc tham gia giáo dục THPT.
2. Vai trò của công tác xã hội hóa giáo dục ở trường THPT
XHHGD bậc THPT góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bậc THPT.
Trong điều kiện của đất nước đang bước vào quá trình đổi mới để hội nhập đòi
hỏi giáo dục bậc THPT phải đổi mới để tạo tiền đề đáp ứng nguồn nhân lực cho xã hội.
Nhờ XHHGD bậc THPT mà cộng đồng có thể tham gia vào thực hiện các mục tiêu
giáo dục phù hợp với yêu cầu của địa phương và cá nhân, việc XHH ở nhiều phương
diện tác động tích cực cho hoạt động của các trường học bậc THPT tạo thành một môi
trường giáo dục trong sạch, lành mạnh, đa dạng và phong phú. Việc XHHGD dục bậc
trung học còn làm giảm tải sức nặng kinh phí đè lên vai ngân sách Nhà nước. Việc
XHHGD bậc THPT còn tạo ra thế cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở giáo dục. Nhờ
vậy mà chất lượng giáo dục của bậc học được cải thiện. Thực hiện có hiệu quả công
tác XHHGD bậc THPT còn góp phần tạo ra sự công bằng và dân chủ trong giáo dục,
mọi người dân đều tham gia giáo dục và được biết về giáo dục thông qua việc đáp ứng
và thỏa mãn nhu cầu học tập của chính con em họ.
Tóm lại, XHHGD bậc THPT là làm cho hoạt động giáo dục của bậc học mang
tính phổ biến đại chúng và hiệu quả hơn dưới tác động của XHHGD. Huy động được
mọi tiềm năng của xã hội về nhân lực, vật lực, tài chính, giáo dục trong sạch lành
mạnh và phong phú. XHHGD THPT tạo tiền đề cho phát triển nguồn nhân lực và là xu
thế tất yếu của sự phát triển giáo dục nói riêng cũng như phát triển xã hội nói chung.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội hóa giáo ở trường trung học phổ
thông
Một số yếu tố chi phối vào quá trình XHH. Chỗ làm việc là một tác nhân
quan trọng vì nếu đang ở trong độ tuổi lao động và không thất nghiệp thì thời gian ở
chỗ làm việc chiếm một phần lớn. Với những kiến thức, kỹ năng đã thu nhận
được ở chỗ làm việc, con người tiếp tục được xã hội hoá thành nghề nghiệp và
ứng xử phù hợp với nghề nghiệp đó. Dấu ấn của nghề nghiệp trong XHH có thể
thấy rõ qua bệnh nghề nghiệp. Ngoài tập thể chính, con người cũng chịu tác động
của dư luận - thái độ của những người trong xã hội về những vấn đề đang tranh cãi và
cá nhân thường hành động theo hướng thích ứng với thái độ của người khác để
tránh bị xem là khác biệt hoặc gán nhãn hiệu lệch lạc. Tôn giáo, nhà nước cũng là
những tác nhân XHH. Những nghi lễ tôn giáo và những quy định của nhà nước (như
độ tuổi được phép lái xe, độ tuổi kết hôn...) cũng định hình nhận thức, hành vi của cá
nhân.
XHH liên tục diễn ra trong suốt chu kỳ đời sống của một con ngừời, mặc dù
không phải là yếu tố quyết định, những thay đổi về sinh học tạo ra khuôn hành vi
của từng cá nhân. Các nhà xã hội học thường phân đoạn chu kỳ đời sống thành bốn
giai đoạn: Thơ ấu, thanh niên, trưởng thành, tuổi già. Tuổi ấu thơ, sự XHH diễn ra
trong sự quan tâm, bảo vệ của người lớn; đến thời thanh niên, những nhận thức, hành
vi thường bị xáo trộn; nhân cách cơ bản đã định hình ở tuổi trưởng thành và cá
nhân thường đạt được những thành tựu chủ yếu; khi về già lại phải đối mặt với sức
khoẻ... Mỗi giai đoạn trong chu kỳ đời sống là sự thể hiện của kết cấu kinh
nghiệm xã hội đồng thời cho thấy những gì con người tiếp thu được những điều gì
mới lạ trong quá trình xã hội hoá không ngừng.
XHHGD THPT là quá trình huy động lực lượng đã hội cùng làm công tác
giáo dục THPT dưới sự quản lý thống nhất của nhà nước. Bản chất của XHH sự
nghiệp GDTHPT là động viên, lôi cuốn mọi lực lượng xã hội phát triển GD THPT
để thực hiện GD cho trẻ em trong độ tuổi. Huy động các tổ chức chính trị - xã hội,
các đoàn thể quần chúng, các công ty, xí nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước, doanh
nghiệp tư nhân cùng tham gia sự nghiệp GDTHPT dưới sự quản lý thống nhất của
Nhà nước. Sự nghiệp giáo dục học sinh THPT là nhiệm vụ và trách nhiệm chung của
các trường THPT, của gia đình và cộng đồng xã hội tham gia. Ở lứa tuổi học sinh
THPT, việc đảm bảo cho các em được chăm sóc, giáo dục về thể chất, tâm hồn, tình
cảm là hết sức quan trọng. Vì vậy, việc chăm sóc và giáo dục các em không chỉ diễn
ra trong trường, lớp mà phải ở cả gia đình và cả xã hội. XHHGD chính là điều kiện,
là cơ hội tốt nhất để thực hiện môi trường giáo dục trẻ em một cách lành mạnh và
có định hướng. Trong điều kiện nền kinh tế cả nước cũng như từng địa phương, đặc
biệt là các ở vùng sâu còn gặp nhiều khó khăn, thì XHHGD THPT là phương thức
hữu hiệu để thực hiện mục tiêu GD THPT, góp phần hình thành và phát triển nhân
cách con người Việt Nam, đáp ứng được những yêu cầu về nguồn lực lao động có
chất lượng cao trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Để làm được điều đó, trước
hết phải huy động được toàn xã hội tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc đầu
tư xây dựng CSVC, trang thiết bị trường học, lớp học.
XHHGD bậc THPT thực hiện chương trình kiên cố hoá trường học, xây
dựng CSVC, trang thiết bị lớp học, phát triển mở rộng hệ thống trường lớp và các
loại hình GD THPT, khắc phục những khó khăn của quá trình phát triển GD, đồng
thời nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện sự công bằng, dân chủ trong hưởng
thụ và trách nhiệm xây dựng GD THPT. XHH sự nghiệp GD THPT sẽ góp phần
nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về GD và phát huy được truyền thống GD tốt
đẹp của dân tộc.
4. Giải pháp về công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ thông
Tạo lập phong trào học tập rộng khắp trong toàn xã hội, mọi người đều được
học, học thường xuyên, học suốt đời, mọi người trong xã hội xem việc học tập là nghĩa
vụ và quyền lợi của mình, việc học tập trở thành phong trào thường xuyên phát triển vì
lợi ích của mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng và đất nước.
Huy động các LLXH tham gia xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, phối
hợp chặt chẽ giữa ba môi trường giáo dục: nhà trường, gia đình và xã hội, làm cho mọi
người, mọi tổ chức, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức kinh tế, xã hội, các doanh
nghiệp và mọi cá nhân trong xã hội nhận thức rõ vị trí, vai trò của giáo dục và trách
nhiệm của mình đối với sự nghiệp giáo dục của địa phương và cả nước.
Huy động các LLXH trong việc đầu tư các nguồn lực cho giáo dục, đây là hình
thức tham gia mang tính gián tiếp, đóng góp bổ sung nguồn tài lực, vật lực cho giáo
dục. Trong bối cảnh nước ta còn nghèo, Nhà nước đã cố gắng tăng đầu tư ngân sách
cho giáo dục cũng chỉ đáp ứng khoảng 50-60% nhu cầu, thì việc huy động các nguồn
lực của xã hội đóng góp cho giáo dục là yếu tố quan trọng và rất cần thiết.
Sự huy động các nguồn tài lực bao gồm: đóng học phí của người học, của các
cơ sở sản xuất kinh doanh, chủ sử dụng lao động, đóng góp xây dựng trường lớp của
nhân dân, các nguồn tài chính khác của địa phương và viện trợ của các tổ chức phi
chính phủ, các nguồn thu của các cơ sở giáo dục, hướng nghiệp dạy nghề, nghiên cứu
khoa học và viện trợ của nước ngoài.
Các nguồn vật lực bao gồm: Đất đai, phòng học, sân chơi, bãi tập, nhà xe, cơ sở
sản xuất, máy móc, thiết bị kỹ thuật, phương tiện, thư viện trường học, nơi thí nghiệm
thực hành. Họ có thể tham gia vận động mở lớp, tham gia giáo dục trẻ trong gia đình
và ngoài xã hội. ở mức độ cao, những người có kinh nghiệm, có năng lực có thể trực
tiếp tham gia xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục hoặc trực tiếp tham
gia giảng dạy. Đây là việc huy động nhân lực theo chiều sâu và cũng là một yêu cầu
cao của việc huy động các nguồn lực.
Tham gia vào quá trình đa dạng hóa các loại hình học tập và loại hình nhà
trường, đây vừa là nội dung của XHHGD, đồng thời là một chủ trương lớn của Đảng
và Nhà nước ta nhằm mở rộng quy mô đào tạo, tạo cơ hội thuận lợi cho người học,
bằng các loại hình trường công lập và ngoài công lập, các hình thức đào tạo chính quy,
không chính quy, do các tổ chức hoặc cá nhân tiến hành trong khuôn khổ chính sách,
pháp luật Nhà nước. Có thể nói rằng đa dạng hóa giáo dục là một trong những giải
pháp rất cơ bản để phát triển XHH các hoạt động giáo dục - đào tạo, nó tập hợp được
nhiều lực lượng xã hội và lực lượng kinh tế tham gia vào quá trình GD & ĐT.
Huy động các lực lượng xã hội tham gia vào việc quản lý giáo dục - đào tạo:
quá trình này gắn chặt với quá trình dân chủ hóa nhà trượng và đa dạng hóa các loại
hình giáo dục. Muốn XHHGD nhà trường phải đổi mới cách quản lý cho phù hợp với
yêu cầu của xã hội, đổi mới về nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục, cách tổ
chức các hoạt động giáo dục và phương tiện điều kiện giáo dục, không ngừng nâng
cao chất lượng giáo dục. Mặt khác, các lực lượng xã hội phải cùng nhà trường tham
gia việc quản lý các nguồn đóng góp của học sinh, xây dựng kế hoạch phát triển nhà
trường, quản lý dạy thêm, học thêm, thi cử... quá trình đó làm cho nhà trường và xã
hội gắn bó chặt chẽ với nhau. Đồng thời, phải thực hiện thể chế hóa trách nhiệm,
quyền lợi của các lực lượng xã hội, của nhân dân trong việc tham gia xây dựng giáo
dục, đây cũng là việc cần thiết để thể hiện sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà
nước, thể hiện tính định hướng, tính mục đích của sự tham gia của nhân dân vào sự
nghiệp giáo dục.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG
THÁP
3.2.2 Về thực trạng
- Giới thiệu sơ lược về bản thân: hiện đang đảm nhận chức danh và công việc
chính nào, các chức vụ kiêm nhiệm...
- Các yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp đối với bản thân.
- Các vấn đề thực tế của bản thân, đồng nghiệp tại nhóm lớp, trường đang công
tác.
- Nguyên nhân thực trạng.
- Biện pháp giải quyết và các kiến nghị, đề nghị.
Sau khi tham gia khóa học bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II
tôi đã được tiếp thu những kiến thức bổ ích từ các chuyên đề như: các kiến thức về
quản lý nhà nước, chiến lược và chính sách phát triển giáo dục và đào tạo, quản lý giáo
dục và chính sách phát triển giáo dục trong cơ chế thị trường định hướng XHCN, tổ
chức hoạt động dạy học xây dựng và phát triển kế hoạch dạy học ở THCS, phát triển
năng lực nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II, thanh tra kiểm tra và một số hoạt động
đảm bảo chất lượng, dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, giáo viên
với công tác tư vấn học sinh. Trong các chuyên đề trên đều là những kiến thức bổ ích
phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ của bản thân mỗi giáo viên. Một trong
các chuyên đề của khóa học đã giúp tôi hiểu sâu hơn và để áp dụng có hiệu quả trong
hoạt động dạy học của bản thân đó là chuyên đề “Dạy học theo định hướng phát triển
năng lực học sinh”, đây cũng là chuyên đề mà các đơn vị trường học trong huyện em
đã triển khai và đang thực hiện.
Hiện nay giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo
dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học – từ chỗ quan tâm tới việc
học sinh học được gì đến chỗ quan tâm tới việc học sinh học được cái gì qua việc học.
Để thực hiện được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ
phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận
dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất, đồng thời phải
chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh
giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng kiểm tra đánh giá kết quả
học tập với kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập để có tác động kịp thời nhắm
nâng cao chất lượng của hoạt động dạy học và giáo dục.
Trong những năm qua, toàn thể giáo viên cả nước đã thực hiện nhiều công việc trong
đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và đã đạt được những thành công
bước đầu. Đây là những tiền đề vô cùng quan trọng để chúng ta tiến tới việc việc dạy
học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của người học. Tuy
nhiên, từ thực tế giảng dạy của bản thân cũng như việc đi dự giờ đồng nghiệp tại
trường tôi thấy rằng sự sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy
tính tích cực, tự lực của học sinh chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến
thức. Hoạt động kiểm tra, đánh giá còn nhiều hạn chế, chú trọng đánh giá cuối kì chưa
chú trọng đánh giá cả quá trình học tập. Vì những lí do trên, tôi chọn chuyên đề 7:
“Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh” để làm bài thu hoạch nhằm
nâng cao chất lượng dạy học của bản thân.
2.2. Khái quát về thực trạng giáo dục và thực trạng giáo dục bậc học trung
học phổ thông
2.2.1. Khái quát về thực trạng giáo dục của huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng
Tháp
2.2.1.1. Về đội ngũ CB – GV – CNV
Năm học 2012 – 2013, toàn ngành có 2.825 CB – GV – CNV, trong đó số GV
ngành học Mầm non là 462 người, ngành học Tiểu học 865 người, ngành học THCS
606 người, ngành học TH-THCS 205 người, ngành học THPT 402 người và số cán bộ,
công nhân viên là 285 người. Trình độ chuyên môn GV ngày càng được nâng cao đáp
ứng nhu cầu thiết thực về đổi mới phương pháp dạy và học. Trong tổng số 2825 CB –
GV – CNV ước đến cuối năm 2013 sẽ có 400 người có trình độ Thạc sĩ và theo học
Sau đại học; 1028 người có trình độ Đại học, đạt tỷ lệ 36,4%; 1432 người có trình độ
Cao đẳng, đạt tỷ lệ 50,7%; 305 người có trình độ Trung học, đạt tỷ lệ 10,8% (hiện có
60 người đang học chuẩn hóa). Tuy nhiên vẫn còn một số GV lòng yêu nghề, mến trẻ,
tinh thần trách nhiệm chưa cao, việc đổi mới phương pháp giảng dạy còn chậm.
2.2.1.2. Về cơ sở vật chất kỹ thuật.
Hiện tại tổng số phòng học của các trường là 1.119 phòng với 499 phòng kiên
cố, trong đó hệ Mầm non 147 phòng, Tiểu học 513 phòng, THCS 226 phòng, TH-
THCS 100 phòng và THPT 133 phòng. Tổng diện tích đất của các trường là 384.247
m2. Bàn ghế HS, GV, đồ dùng dạy học đã đáp ứng tốt cho hoạt động của các trường.
Các phòng học bộ môn và phòng chức năng của hầu hết các trường thuộc GD phổ
thông vẫn còn thiếu.
2.2.1.3.Quy mô phát triển trường lớp và việc huy động, duy trì sỉ số HS.
Ngành học
Số trường
năm 2011
Số trường năm
2013
Tăng Giảm
Mầm non 21 25 4 0
Tiểu học 32 33 1 0
THCS 16 14 0 2
TH-THCS 3 7 4 0
THPT 4 4 0 0
THCS-THPT 1 1 0 0
Tổng cộng 77 84 7 2
Ngành học Số HS năm 2011 Số HS năm 2013 Tăng Giảm
Mầm non 7363 8066 703
Tiểu học 17797 17200 597
THCS 14206 10663 3543
THPT 5374 4906 468
THCS-
THPT
1200 1.095 105
Tổng cộng 45940 41930 703 4713
( Nguồn: Phòng Giáo dục Đào tạo huyện Cao Lãnh)
Các bảng tổng hợp trên cho thấy, năm 2011, toàn huyện có 77 trường các cấp.
Đến năm 2013 số trường hiện có là 84 trường (tăng 7 trường). Trong đó, khối THCS
giảm 2 trường nhưng huyện thành lập thêm 4 trường TH – THCS. Số lượng HS mầm
non tăng 703 cháu trong khi các khối Tiểu học, THCS và THPT đều giảm đáng kể.
Tỷ lệ huy động HS tiếp tục tăng so với năm 2011: Mầm non, nhà trẻ đạt 12,1%
(tỷ lệ chung của tỉnh là 12 %), Tiểu học huy động ổn định từ 99% trở lên, THCS từ
94% năm 2011 lên đến 97,66% năm 2013 (tăng 3,66%). Tỷ lệ HS bỏ học giảm: Tiểu
học còn dưới 1% năm 2013, THCS từ 6,33 % năm 2011 đến năm 2013 còn dưới 2,4
%, THPT từ 7,6% năm 2011 còn dưới 3 % vào năm 2013.
Huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS năm 2007 trước kế hoạch chung của
cả nước 3 năm, tiếp tục thực hiện phổ cập THPT, huyện có 18 Trung tâm học tập cộng
đồng đi vào hoạt động đã góp phần thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã hội học tập, nâng
cao mặt bằng dân trí cho địa phương. Trung tâm GD thường xuyên đã thực hiện tốt
nhiệm vụ dạy bổ túc văn hóa, dạy nghề, tin học…Tuy nhiên, tỷ lệ huy động trẻ đến
nhà trẻ, trẻ đến lớp Mẫu giáo nhìn chung còn thấp.
2.2.1.4. Về chất lượng giáo dục
i) GDĐĐ: Tỷ lệ HS xếp loại đạo đức tốt là 83,3%, Khá 15,7%, TB và Yếu 1%.
GV làm khá tốt việc GDĐĐ thông qua bài giảng, quan tâm GD ngoài giờ, GD theo
chủ đề tư tưởng chính trị hàng tháng.
* Hạn chế: Một bộ phận HS chưa có động cơ, thái độ học tập đúng đắn, một số
còn bỏ học hay thường xuyên vi phạm nội quy nhà trường.
ii) Chất lượng các bộ môn văn hóa: Chất lượng GD được từng bước nâng lên,
các trường đã làm tốt việc giúp cho HS nắm được kiến thức cơ bản theo chuẩn kiến
thức kỹ năng, biết vận dụng kiến thức để thực hành và hình thành kỹ năng sống; chú ý
rèn luyện tư duy cho HS, giúp cho HS phương pháp nhận thức vấn đề và giải quyết
vấn đề mang tính độc lập, sáng tạo. Tỷ lệ HS hoàn thành chương trình Tiểu học và tốt
nghiệp THCS đạt từ 98% trở lên, tỷ lệ HS THPT tốt nghiệp thường cao hơn mặt bằng
chung của tỉnh. Hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng bước đầu có hiệu quả
nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân. Công tác hướng nghiệp được thực hiện đúng
theo hướng dẫn của Sở Giáo dục Đào tạo, GD thể chất được duy trì và có những môn
tiến bộ vượt bậc.
* Hạn chế: Kết quả thi tốt nghiệp THPT hệ bổ túc văn hóa còn khá thấp.
2.2.1.5. Về công tác quản lý
Có 100% các trường từ Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT được giao quyền tự
chủ, tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, về tổ chức biên chế, tài chính
theo nghị định 43/NĐ-CP; 100% GV THCS có trình độ tin học từ căn bản trở lên;
100% trường Mầm non đến THPT được kết nối mạng theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và
Đào tạo; 100% trường Mầm non – Tiểu học, THCS, THPT thực hiện bài giảng điện tử.
Công tác phối hợp với các đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội đạt kết quả tốt, đặc
biệt là sự phối hợp của công đoàn ngành GD và Hội khuyến học đã góp phần GD
chính trị, đạo đức cho đội ngũ GV và khắc phục tình trạng HS bỏ học.
* Hạn chế: Năng lực của một số CBQL còn yếu, việc thực hiện Nghị định 43
còn gặp nhiều vướng mắc như việc tuyển dụng GV- CNV, việc giao quyền tự chủ về
tài chính cho đơn vị sự nghiệp…
2.2.2. Tình hình hoạt động của các trường THPT ở huyện Cao Lãnh, tỉnh
Đồng Tháp
Tình hình hoạt động XHHGD các trường THPT ở huyện Cao Lãnh rất thuận
lợi, quá đó phát huy tiềm năng về trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã
hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Khuyến khích đầu tư bằng nhiều hình thức phù
hợp với quy hoạch phát triển, yêu cầu và đặc điểm của giáo dục ở tỉnh Đồng Tháp nói
chung và huyện Cao Lãnh nói riêng, tiếp tục đa dạng hoá các loại hình giáo dục. Tăng
cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, phát huy vai trò của các đoàn thể, tổ chức quần
chúng, các tổ chức Hội trong việc giám sát các hoạt động XHHGD. Tạo môi trường
phát triển, môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng theo pháp luật để thúc đẩy các
cơ sở giáo dục phát triển cả về quy mô và chất lượng. XHHGD phải đảm bảo chất
lượng và hiệu quả giáo dục đảm bảo sự thống nhất quản lý của Nhà nước, giữ vững vai
trò nòng cốt của các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân; gắn liền với nhu cầu
phát triển KT-XH trên địa bàn huyện.
Trên cơ sở huy động sự tham gia của toàn xã hội vào phát triển sự nghiệp giáo
dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, làm cho mọi người, mọi tổ chức đều
được đóng góp để phát triển giáo dục. Thống nhất nhận thức của các cấp, các ngành,
các tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ, đoàn thể, các tổ chức KT-XH, mọi cá nhân,
tập thể, cộng đồng về vị trí, vai trò quan trọng của XHHGD trong sự phát triển KT-XH
của huyện; xác định rõ trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ học tập và đóng góp
sức người, sức của để phát triển sự nghiệp giáo dục. Tạo điều kiện để toàn xã hội chăm
lo, quan tâm, ủng hộ, giúp đỡ về tinh thần và vật chất phát triển sự nghiệp GD&ĐT.
Tăng cường đầu tư sở vật chất, trang thiết bị cho giáo dục. Coi đầu tư cho các hoạt
động giáo dục là đầu tư cho phát triển. Phấn đấu xây dựng thêm nhiều trường phổ
thông trên địa bàn huyện đạt chuẩn quốc gia mức I và mức II. Tăng cường đầu tư thiết
bị đồ dùng dạy học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hoá. Quan tâm, chăm lo học sinh
diện chính sách, học sinh nghèo, học sinh vùng khó khăn, được thụ hưởng thành quả
giáo dục ở mức độ ngày càng cao hơn. Tổ chức, phối hợp và quản lý tốt hơn các loại
hình giáo dục phổ thông; mở rộng hợp lý quy mô giáo dục, nâng cao chất lượng và
hiệu quả giáo dục, đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH trên địa bàn huyện.
2.3. Thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục và quản lý công tác xã hội hóa
giáo dục ở trường THPT huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
2.3.1. Thực trạng quản lý nhận thức về xã hội hóa công tác giáo dục
Qua tìm hiểu, nghiên cứu về công tác XHHGD THPT trong những năm gần
đây, theo các mẫu phiếu điều tra với 250 phiếu (mẫu kèm theo ở phần phụ lục) phát ra,
240 phiếu thu về (tỷ lệ 96 %) trên địa bàn 5 trường gồm: trường THPT Cao Lãnh 1,
THPT Cao Lãnh 2, THPT Thống Linh, THPT Kiến Văn, THCS – THPT Nguyễn Văn
Khải và Ban đại diện cha mẹ học sinh của 05 trường, cơ quan Đảng và chính quyền
dịa phương. Đối tượng điều tra là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và chính quyền;
Hiệu trưởng – Phó Hiệu trưởng trường THPT; một số cán bộ phòng, ban của UBND
xã, huyện và đại diện một số giáo viên, cha mẹ học sinh và quần chúng nhân dân. Kết
quả thăm dò qua các phiếu điều tra đã cho những nhận xét đánh giá dưới đây:
- Nhận thức về tầm quan trọng của công tác XHHGD THPT
Đại đa số (83,3%) cán bộ, đảng viên, nhân dân được điều tra có nhận thức
đúng về tầm quan trọng và cần thiết của công tác này. Một bộ phận không nhỏ (4,1%)
cán bộ, quần chúng cho rằng: Công tác XHHGD THPT chỉ là sự huy động tiền của, cơ
sở vật chất khác đóng góp cho giáo dục, nhằm làm giảm nhẹ gánh nặng cho Nhà nước,
cho nên không cần thiết và chỉ là giải pháp tình thế .
Bảng 2.3.1: Nhận thức về tầm quan trọng của công tác XHHGD THPT
STT Nội dung ý kiến của cán bộ và nhân dân
Số lượng Tỉ lệ %
1 Rất cần thiết 200 83,3
Cần thiết 30 12,5
Không cần thiết 10 4,1
2 Rất quan trọng 185 77,
Quan trọng 35 14,5
Không quan trọng 20 8,3
3 Chỉ là giải pháp tình thế 38 15,8
Mang tính lâu dài 195 81,2
Không có ý kiến 7 2,9
Qua tìm hiểu thông qua phiếu điều tra, đại đa số cán bộ, đảng viên, quần chúng
đã hiểu được: XHHGD THPT có ý nghĩa rất quan trọng, là tư tưởng chiến lược, là con
đường để phát triển giáo dục nhằm phục vụ thiết thực cho việc phát triển KT- XH của
địa phương và của đất nước.
Qua tìm hiểu về mục tiêu và những yêu cầu cơ bản của công tác XHHGD, phiếu
điều tra yêu cầu chọn mục tiêu nào là quan trọng. Các đối tượng điều tra đều cho rằng
việc huy động toàn dân tham gia cùng làm giáo dục là quan trọng nhất (88%). Riêng
mục tiêu mọi người dân đều được hưởng thụ quyền lợi thành quả mà nền giáo dục mang
lại chưa được nhận thức đúng. Các mục tiêu khác được nhận thức với mức độ khác
nhau. Qua các phiếu điều tra, có 12 % đối tượng được tìm hiểu nhận thức chưa đầy đủ
về tầm quan trọng của các nội dung hoạt động XHHGD.
Qua khảo sát cán bộ lãnh đạo các ban ngành đoàn thể huyện, xã - thị trấn (75
người); Lãnh đạo - chuyên viên PGD; Hiệu trưởng, Hiệu phó và giáo viên các trường
THCS (95 người); Đại diện cha mẹ học sinh các trường THPT (80 người). Về mức độ
thực hiện các nội dung xã hội hoá giáo dục có kết quả như sau:
Bảng 2.3.2: Quan niệm của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân
về XHHGD THPT
STT Nhận thức về xã hội hóa giáo dục THPT số
lượng
Tỷ lệ %
1 Huy động mọi nguồn đầu tư trong xã hội vào sự
nghiệp giáo dục.
201 80,4
2 Một quá trình các lực lượng trong cộng đồng tham
gia vào chương trình GD
208 83,2
3 Sự phối hợp liên thông liên ngành chức năng với
mục tiêu GD-ĐT
174 65,7
4 Huy động toàn dân cùng tham gia làm GD dưới sự
quản lý của Nhà nước
167 69,6
5 Cuộc vận động lớn trong xã hội do Đảng lãnh đạo,
Nhà nước quản lý ngành GD là lực lượng nòng cốt.
211 84,4
Bảng 2.3.3: Nhận Thức về mục tiêu và yêu cầu chính của XHHGD THPT
S
TT
Mục tiêu Số
lượng
tỷ lệ %
1 Huy động toàn XH tham gia công tác giáo dục 220 88
2 Tăng cường sự đóng góp từ phía người học 215 86
3 Giảm bớt ngân sách Nhà nước cho giáo dục 183 73,2
4 Thực hiện mối liên hệ GĐ - NT - XH 142 56,8
5 Mọi người đều được hưởng quyền lợi từ giáo dục 160 64
6 Góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục 196 78,4
7 Cải thiện cơ sở vật chất trường học 217 86,8
8 Tôn vinh thầy cô giáo và những người làm công tác giáo
dục
129 51,6
Bảng 2.3.4: Nhận thức về tầm quan trọng của nội dung XHHGD THPT
TT Tầm quan trọng của nội dung
Xã hội hoá giáo dục THPT
Số
lượng
Tỷ lệ %
1 Thu hút các lực lượng xã hội tham gia quá trình giáo
dục cùng với nhà trường
172 68,8
2 Huy động các lực lượng xã hội tham gia quá trình giáo
dục - đào tạo với sự đa dạng hóa các loại hình trường
lớp
196 75,4
3 Huy động toàn xã hội đóng góp nhân lực, vật lực, tài
lực cho giáo dục.
225 90
4 Huy động cộng đồng địa phương tham gia thực hiện
các chỉ tiêu phát triển GD trên địa bàn.
124 49,6
5 Huy động toàn xã hội tham gia xây dựng môi trường
thuận lợi cho giáo dục
207 82,6
Bảng 2.3.5: Nhận thức về vai trò của các lực lượng quan trọng
trong công tác XHHGD THPT.
S
TT
Vai trò các lực lượng quan trọng nhất trong công tác
xã hội hóa giáo dục
(Mỗi người chỉ chọn 3 trong các nội dung)
Số
lượng
Tỷ lệ
%
1 HĐND, UBND và các ngành liên quan triển khai NQ
nhằm thực hiện công tác XHHGD ở địa phương
34 13,6
2 Đảng bộ và cấp ủy Đảng lãnh đạo chỉ đạo CTGD 115 46
3 Các đoàn thể, tổ chức xã hội 12 4,8
4 HĐSP nhà trường, (BGH, các thầy cô giáo) 36 14,4
5 Lãnh đạo, chuyên viên phòng giáo dục 19 7,6
6 Công đoàn, Đoàn TN, Ban nữ công nhà trường 15 6,0
7 Khu dân cư, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh 12 4,8
8 Hội cha mẹ học sinh, gia đình, họ tộc 27 10,8
Trong quá trình thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng về lĩnh vực văn
hóa, xã hội bằng con đường XHH, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tầng lớp nhân
dân trong huyện đã nhận thức ngày càng rõ hơn, đúng đắn hơn, cả về bản chất, nội
dung lẫn mục tiêu của con đường này. Nhiều vấn đề mới về lãnh đạo và quản lý được
đặt ra trong điều kiện thực hiện XHHGD THPT, như đảm bảo nhận thức và thực hiện
đúng chủ trương XHHGD THPT, hướng về cơ sở, hướng về người dân, thực hiện dân
chủ và công bằng xã hội, quan tâm các đối tượng chính sách, những người có hoàn
cảnh khó khăn , vùng sâu, ngăn chặn và khắc phục những khuynh hướng "thương mại
hóa" và các biểu hiện tiêu cực khác trong giáo dục đã được giải quyết tương đối thỏa
đáng. Các cấp ủy Đảng, chính quyền ở các xã, thị trấn đều coi trọng việc nâng cao
nhận thức của đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò của GD&ĐT đến sự phát triển
nhanh và bền vững của huyện, đồng thời làm rõ tính tất yếu của con đường XHHGD
đối với một huyện còn nhiều khó khăn. Nhân dân ngày càng hiểu rõ hơn, ý thức đầy
đủ hơn việc tham gia tích cực vào quá trình XHHGD THPT, xem đó là việc làm cần
thiết để nâng cao chất lượng của chính họ, vì quyền lợi thiết thực của chính họ. Các
ngành, các cấp, đoàn thể, quần chúng, các LLXH ngày càng thấy rõ hơn tầm quan
trọng của sự phối hợp hành động, tạo ra cơ chế vận hành nhịp nhàng, đồng bộ trong
quá trình thực hiện XHHGD THPT.
Trong thực tế, sự phối hợp giữa các ngành Giáo dục, Y tế, Thể dục-Thể thao,
các đoàn thể quần chúng trong huyện ngày càng có hiệu quả hơn. thông qua chương
trình giáo dục sức khỏe trong nhà trường, bằng việc tổ chức các hội thi: Quốc phòng,
thể dục thể thao, hội khỏe Phù Đổng, đặc biệt các phương tiện thông tin đại chúng
tham gia ngày càng nhiều và có hiệu quả rõ rệt Tuy nhiên, ở một số nơi trên địa bàn
huyện, thuật ngữ "xã hội hóa giáo dục" còn được hiểu rất khác nhau.
Có người cho rằng, XHHGD có nội dung cốt lõi là huy động tiền của trong
nhân dân đầu tư cho sự phát triển giáo dục, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà
nước. Từ cách hiểu này, nên ở một số nơi người ta tự ý đặt ra các khoản thu không
đúng với quy định của Nhà nước, nhiều khoản thu phí vượt quá sức chịu đựng của
nhân dân, thêm vào đó là sự buông lỏng quản lý đã làm nảy sinh những hiện tượng
tiêu cực "thương mại hóa" rất đáng lo ngại, cũng vì thế mà dần dần nhân dân không
còn nhiệt tình thực hiện chủ trương này.
Nhiều người nhận thức rằng, XHH có nghĩa "Nhà nước và nhân dân cùng làm".
Vấn đề này thực sự chưa nói lên được bản chất của XHH. Bởi vì, thực chất, XHH là
một chủ trương liên quan đến việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, xóa bỏ cơ chế bao
cấp, coi trọng biện pháp tự quản của xã hội dưới sự chỉ đạo và quản lý thống nhất của
Nhà nước. Mối quan hệ giữa nhân dân và Nhà nước trong khi tiến hành XHH hết sức
đa dạng, trong đó, Nhà nước giữ vai trò chỉ đạo quản lý thống nhất, chứ không chỉ đơn
giản là "cùng làm".
Một số người lại quá nhấn mạnh việc đa dạng hóa các hình thức hoạt động
trong lĩnh vực GD&ĐT. Đa dạng hóa là phương thức quan trọng để thực hiện XHH,
tạo ra nhiều cơ hội để mỗi người tùy theo hoàn cảnh của mình mà tham gia phát triển
giáo dục, dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước. Nhưng nếu chỉ nhấn mạnh một
chiều việc đa dạng hóa trong khi công tác quản lý không kịp, dễ dẫn đến tình trạng "đa
dạng hóa" một cách tùy tiện, không kiểm soát nổi.
Không ít người chưa thấy hết tầm quan trọng của sự phối hợp liên ngành để
phát huy tính tích cực tham gia của các tổ chức quần chúng và thực hiện dân chủ hóa
như một điều kiện tiên quyết để bảo đảm thành công trong quá trình thực hiện XHH.
Đây chính là lý do giải thích tại sao trong thời gian qua việc tổ chức phối hợp các
ngành ở huyện Cao Lãnh còn yếu. Nhiều tổ chức chính trị xã hội ở địa phương chưa
tích cực tham gia các hoạt động giáo dục-đào tạo theo chức năng của mình; việc phát
huy dân chủ trong thực hiện XHH ở nhiều nơi còn chưa đủ mức cần thiết.
Cũng có nhiều ý kiến cho rằng, các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo
tiến hành theo tinh thần XHH như nhau đối với các vùng miền, không cần tính đến đặc
điểm riêng của mỗi địa phương, trình độ dân trí, điều kiện kinh tế, đặc điểm dân tộc
trên mỗi địa bàn. Với cách nghĩ đó, việc chỉ đạo triển khai XHHGD ở những vùng khó
khăn không mang lại hiệu quả như mong muốn.
Tóm lại, hiện nay trong một bộ phận các cấp ủy Đảng địa phương, cơ quan đơn vị, đặc
biệt trong nhiều cấp chính quyền, các ngành và nhân dân trong huyện vẫn còn có nhận
thức chưa hoàn toàn đúng với quan điểm của Đảng về chủ trương XHHGD. Hầu hết
bộ phận này chưa nhận thức đầy đủ về bản chất, mục tiêu và nội dung cơ bản của công
tác XHH, chủ yếu mới chỉ thấy ở khía cạnh của xã hội hóa như một hình thức đa dạng
hóa các nguồn đầu tư, khai thác nguồn nhân lực, vật lực của xã hội và nhân dân cho
các hoạt động này. Từ đó dẫn đến sự lãnh đạo của Đảng ở những nơi đó không bao
quát hết các nội dung chính của chủ trương này. Các cấp chính quyền, nhất là ở cơ sở,
chủ yếu tập trung vào việc tìm cách tăng thêm nguồn thu; còn nhân dân thì than phiền
về nhiều khoản đóng góp và không tự nguyện tham gia. Những tồn tại này làm hạn chế
chủ trương thực hiện XHHGD của Đảng, cần nhanh chóng tìm ra biện pháp để đẩy
mạnh hơn nữa việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng về giáo dục bằng
con đường XHH.
Mã tài liệu : 600435
Tải đầy đủ luận văn theo 2 cách :
- Link tải dưới bình luận .
- Nhắn tin zalo 0932091562

More Related Content

What's hot

GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 2
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 2 GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 2
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 2 nataliej4
 
Sach tang cuong_15.10
Sach tang cuong_15.10Sach tang cuong_15.10
Sach tang cuong_15.10huu_trinh
 
Khái niệm giáo dục
Khái niệm giáo dụcKhái niệm giáo dục
Khái niệm giáo dụcNh Lionheart
 
2 chuong trinh gdpt tong the-4-2017
2 chuong trinh gdpt tong the-4-20172 chuong trinh gdpt tong the-4-2017
2 chuong trinh gdpt tong the-4-2017LHng207
 
Con đường giáo dục lao động
Con đường giáo dục lao độngCon đường giáo dục lao động
Con đường giáo dục lao độngMiu Juni
 
Giáo Án Môn Giáo Dục Học Đại Cương
Giáo Án Môn Giáo Dục Học Đại Cương Giáo Án Môn Giáo Dục Học Đại Cương
Giáo Án Môn Giáo Dục Học Đại Cương nataliej4
 
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1 GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1 nataliej4
 
Vai tro cua_luat_giao_duc_gd_2005_doi_voi_qua_trinhquan_li_nha_nuoc_ve_gd__dt_t
Vai tro cua_luat_giao_duc_gd_2005_doi_voi_qua_trinhquan_li_nha_nuoc_ve_gd__dt_tVai tro cua_luat_giao_duc_gd_2005_doi_voi_qua_trinhquan_li_nha_nuoc_ve_gd__dt_t
Vai tro cua_luat_giao_duc_gd_2005_doi_voi_qua_trinhquan_li_nha_nuoc_ve_gd__dt_tnguyenhue_161289
 
Sáng Kiến Kinh Nghiệm về việc lồng ghép giáo dục tư tuởng, đạo đức Hồ Chí Min...
Sáng Kiến Kinh Nghiệm về việc lồng ghép giáo dục tư tuởng, đạo đức Hồ Chí Min...Sáng Kiến Kinh Nghiệm về việc lồng ghép giáo dục tư tuởng, đạo đức Hồ Chí Min...
Sáng Kiến Kinh Nghiệm về việc lồng ghép giáo dục tư tuởng, đạo đức Hồ Chí Min...nataliej4
 
Thực trạng hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay
Thực trạng hệ thống giáo dục quốc dân hiện nayThực trạng hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay
Thực trạng hệ thống giáo dục quốc dân hiện naynataliej4
 

What's hot (14)

GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 2
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 2 GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 2
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 2
 
Luận văn: Phát triển năng lực phân tích cho học sinh trong dạy học lịch sử
Luận văn: Phát triển năng lực phân tích cho học sinh trong dạy học lịch sửLuận văn: Phát triển năng lực phân tích cho học sinh trong dạy học lịch sử
Luận văn: Phát triển năng lực phân tích cho học sinh trong dạy học lịch sử
 
Sach tang cuong_15.10
Sach tang cuong_15.10Sach tang cuong_15.10
Sach tang cuong_15.10
 
Khái niệm giáo dục
Khái niệm giáo dụcKhái niệm giáo dục
Khái niệm giáo dục
 
2 chuong trinh gdpt tong the-4-2017
2 chuong trinh gdpt tong the-4-20172 chuong trinh gdpt tong the-4-2017
2 chuong trinh gdpt tong the-4-2017
 
Con đường giáo dục lao động
Con đường giáo dục lao độngCon đường giáo dục lao động
Con đường giáo dục lao động
 
Phát triển các trường mầm non tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020
Phát triển các trường mầm non tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020Phát triển các trường mầm non tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020
Phát triển các trường mầm non tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020
 
Đề tài: Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non, HOT
Đề tài: Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non, HOTĐề tài: Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non, HOT
Đề tài: Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non, HOT
 
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT tại quận Bình Tân, HAY
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT tại quận Bình Tân, HAYĐề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT tại quận Bình Tân, HAY
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT tại quận Bình Tân, HAY
 
Giáo Án Môn Giáo Dục Học Đại Cương
Giáo Án Môn Giáo Dục Học Đại Cương Giáo Án Môn Giáo Dục Học Đại Cương
Giáo Án Môn Giáo Dục Học Đại Cương
 
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1 GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1
 
Vai tro cua_luat_giao_duc_gd_2005_doi_voi_qua_trinhquan_li_nha_nuoc_ve_gd__dt_t
Vai tro cua_luat_giao_duc_gd_2005_doi_voi_qua_trinhquan_li_nha_nuoc_ve_gd__dt_tVai tro cua_luat_giao_duc_gd_2005_doi_voi_qua_trinhquan_li_nha_nuoc_ve_gd__dt_t
Vai tro cua_luat_giao_duc_gd_2005_doi_voi_qua_trinhquan_li_nha_nuoc_ve_gd__dt_t
 
Sáng Kiến Kinh Nghiệm về việc lồng ghép giáo dục tư tuởng, đạo đức Hồ Chí Min...
Sáng Kiến Kinh Nghiệm về việc lồng ghép giáo dục tư tuởng, đạo đức Hồ Chí Min...Sáng Kiến Kinh Nghiệm về việc lồng ghép giáo dục tư tuởng, đạo đức Hồ Chí Min...
Sáng Kiến Kinh Nghiệm về việc lồng ghép giáo dục tư tuởng, đạo đức Hồ Chí Min...
 
Thực trạng hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay
Thực trạng hệ thống giáo dục quốc dân hiện nayThực trạng hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay
Thực trạng hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay
 

Similar to Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ thông huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...luanvantrust
 
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...luanvantrust
 
NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY.pdf
NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY.pdfNHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY.pdf
NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY.pdfNuioKila
 
201311159561817118
201311159561817118201311159561817118
201311159561817118Phi Phi
 
Tim hieu ve giao duc mam non tai luan van viet
Tim hieu ve giao duc mam non tai luan van vietTim hieu ve giao duc mam non tai luan van viet
Tim hieu ve giao duc mam non tai luan van vietLuan van Viet
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Huy Động Cộng Đồng Tại Các Trường Tiểu Học Trên Đị...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Huy Động Cộng Đồng Tại Các Trường Tiểu Học Trên Đị...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Huy Động Cộng Đồng Tại Các Trường Tiểu Học Trên Đị...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Huy Động Cộng Đồng Tại Các Trường Tiểu Học Trên Đị...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 

Similar to Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ thông huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp (20)

Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
 
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
 
Luận văn: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở TPHCM
Luận văn: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở TPHCMLuận văn: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở TPHCM
Luận văn: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở TPHCM
 
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinhLuận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
 
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đKhắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
 
LV: Biện pháp ngăn ngừa và khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non
LV: Biện pháp ngăn ngừa và khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm nonLV: Biện pháp ngăn ngừa và khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non
LV: Biện pháp ngăn ngừa và khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non
 
Luận văn: Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐ Cộng đồng
Luận văn: Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐ Cộng đồngLuận văn: Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐ Cộng đồng
Luận văn: Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐ Cộng đồng
 
Đề tài: Quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục huyện Từ Liêm
Đề tài: Quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục huyện Từ LiêmĐề tài: Quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục huyện Từ Liêm
Đề tài: Quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục huyện Từ Liêm
 
Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng ở Sóc Trăng, HAY
Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng ở Sóc Trăng, HAYHoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng ở Sóc Trăng, HAY
Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng ở Sóc Trăng, HAY
 
Đề tài: Phát triển trường mầm non ở Bạc Liêu đến năm 2020, HAY
Đề tài: Phát triển trường mầm non ở Bạc Liêu đến năm 2020, HAYĐề tài: Phát triển trường mầm non ở Bạc Liêu đến năm 2020, HAY
Đề tài: Phát triển trường mầm non ở Bạc Liêu đến năm 2020, HAY
 
Luận văn: Biện pháp quản lý nhà nước về giáo dục ở quận Ba Đình
Luận văn: Biện pháp quản lý nhà nước về giáo dục ở quận Ba ĐìnhLuận văn: Biện pháp quản lý nhà nước về giáo dục ở quận Ba Đình
Luận văn: Biện pháp quản lý nhà nước về giáo dục ở quận Ba Đình
 
Quản lý chi ngân sách cho giáo dục tiểu học và THCS tại Hải Phòng
Quản lý chi ngân sách cho giáo dục tiểu học và THCS tại Hải PhòngQuản lý chi ngân sách cho giáo dục tiểu học và THCS tại Hải Phòng
Quản lý chi ngân sách cho giáo dục tiểu học và THCS tại Hải Phòng
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG.docx
 
NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY.pdf
NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY.pdfNHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY.pdf
NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY.pdf
 
Luận văn HAY, HOT: Biện pháp quản lý nhà nước về giáo dục ở quận Ba Đình
Luận văn HAY, HOT: Biện pháp quản lý nhà nước về giáo dục ở quận Ba ĐìnhLuận văn HAY, HOT: Biện pháp quản lý nhà nước về giáo dục ở quận Ba Đình
Luận văn HAY, HOT: Biện pháp quản lý nhà nước về giáo dục ở quận Ba Đình
 
Luận văn: Biện pháp quản lý về giáo dục ở quận Ba Đình, HOT
Luận văn: Biện pháp quản lý về giáo dục ở quận Ba Đình, HOTLuận văn: Biện pháp quản lý về giáo dục ở quận Ba Đình, HOT
Luận văn: Biện pháp quản lý về giáo dục ở quận Ba Đình, HOT
 
201311159561817118
201311159561817118201311159561817118
201311159561817118
 
Tim hieu ve giao duc mam non tai luan van viet
Tim hieu ve giao duc mam non tai luan van vietTim hieu ve giao duc mam non tai luan van viet
Tim hieu ve giao duc mam non tai luan van viet
 
Cơ sở lý luận về pháp luật và đạo đức trong lĩnh vực luật giáo dục ...
Cơ sở lý luận về pháp luật và đạo đức trong lĩnh vực luật giáo dục ...Cơ sở lý luận về pháp luật và đạo đức trong lĩnh vực luật giáo dục ...
Cơ sở lý luận về pháp luật và đạo đức trong lĩnh vực luật giáo dục ...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Huy Động Cộng Đồng Tại Các Trường Tiểu Học Trên Đị...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Huy Động Cộng Đồng Tại Các Trường Tiểu Học Trên Đị...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Huy Động Cộng Đồng Tại Các Trường Tiểu Học Trên Đị...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Huy Động Cộng Đồng Tại Các Trường Tiểu Học Trên Đị...
 

More from hieu anh

xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Nam
xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Namxây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Nam
xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Namhieu anh
 
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...hieu anh
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...hieu anh
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
 Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tâyhieu anh
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEEN
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEENXÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEEN
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEENhieu anh
 
Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph...
 Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph... Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph...
Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph...hieu anh
 
Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải Phòng
Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải PhòngXây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải Phòng
Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải Phònghieu anh
 
.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH...
.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH....MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH...
.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH...hieu anh
 
Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...
Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...
Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...hieu anh
 
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...hieu anh
 
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...hieu anh
 
Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...
 Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô... Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...
Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...hieu anh
 
Nhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên Matlab
Nhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên MatlabNhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên Matlab
Nhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên Matlabhieu anh
 
xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...
xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...
xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...hieu anh
 
phân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạng
phân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạngphân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạng
phân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạnghieu anh
 
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội hieu anh
 
Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...
 Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ... Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...
Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...hieu anh
 
mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t...
 mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t... mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t...
mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t...hieu anh
 
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...hieu anh
 
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
 Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội  Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội hieu anh
 

More from hieu anh (20)

xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Nam
xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Namxây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Nam
xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Nam
 
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
 Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEEN
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEENXÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEEN
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEEN
 
Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph...
 Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph... Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph...
Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph...
 
Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải Phòng
Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải PhòngXây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải Phòng
Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải Phòng
 
.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH...
.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH....MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH...
.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH...
 
Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...
Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...
Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...
 
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
 
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...
 
Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...
 Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô... Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...
Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...
 
Nhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên Matlab
Nhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên MatlabNhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên Matlab
Nhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên Matlab
 
xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...
xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...
xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...
 
phân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạng
phân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạngphân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạng
phân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạng
 
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội
 
Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...
 Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ... Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...
Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...
 
mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t...
 mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t... mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t...
mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t...
 
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...
 
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
 Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội  Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
 

Recently uploaded

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 

Recently uploaded (20)

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 

Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ thông huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

  • 1. Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nâng hạng giáo viên THCS hạng 2 mẫu 2 BÀI THU HOẠCH CUỐI KHÓA LỚP BỒI DƯỠNG TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN THCS HẠNG 2, NĂM 201.. Đề bài Từ nhận thức thực tiễn, anh (chị) hãy đề xuất một số giải pháp thực hiện xã hội hóa giáo dục và xây dựng xã hội học tập ở trường trung học cơ sở phù hợp với bối cảnh địa phương.
  • 2. PHẦN MỞ ĐẦU Trường trung học phổ thông là một cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân rất quan trọng của giáo dục phổ thông. Đây là cấp học tạo điều kiện cơ bản để nâng cao dân trí và trang bị nền tảng kiến thức hết sức quan trọng để phát triển toàn diện con người Việt nam. Điều này đòi hỏi nhà trường phải làm thế nào để hoàn thiện nhân cách người học để người học có thể học lên bậc cao hơn hoặc hoà nhập với cuộc sống lao động sản xuất. Điều này có nghĩa là nền giáo dục của chúng ta là “giáo dục cho mọi người” và mọi người phải tự giáo dục, việc xây dựng “cả nước thành một xã hội học tập” trở thành nhu cầu khách quan, thực hiện phương châm “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”. Chiến lược phát triển giáo dục nước ta giai đoạn từ năm 2010 – 2020 đã nhấn mạnh vai trò then chốt của giáo dục và đào tạo, nhằm tạo bước chuyển biến mạnh mẽ phát triển nguồn nhân lực, góp phần đắc lực đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, từng bước phát triển kinh tế tri thức. Trong đó, công tác xã hội hóa giáo dục là một nhiệm vụ cần được coi trọng và tiếp tục đẩy mạnh để tiến tới xây dựng một xã hội học tập. Nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi ngành giáo dục phải có sự đổi mới, trong đó có đổi mới các hoạt động giáo dục và nhất là đổi mới quản lý công tác xã hội hóa giáo dục để góp phần hỗ trợ giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nguồn lực, nguồn lao động hiện nay. Chính vì lẽ đó, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ thông huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp” với hy vọng góp phần nhỏ của mình phục vụ cho yêu cầu đổi mới công tác xã hội hóa giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục của địa phương.
  • 3. PHẦN NỘI DUNG 1.Cơ sở lý luận của công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ thông 1. Một số khái niệm 1.1. Xã hội hóa giáo dục XHHGD là một hoạt động giáo dục có tính chất đa dạng về mặt xã hội, có sự tham gia của nhiều thành phần, nhiều lực lượng trong xã hội. Hoạt động giáo dục trong phạm trù XHHGD không đơn thuần là hoạt động dạy của người thầy đối với hoạt động học của các đối tượng tham gia học tập mà hoạt động giáo dục còn hướng tới những yêu cầu, những nhu cầu tất yếu, cấp thiết trong xu thế phát triển của xã hội một cách đại chúng và phổ quát; ngược lại đối tượng được thụ hưởng quyền lợi giáo dục và có trách nhiệm tham gia mọi hoạt động giáo dục không bó hẹp trong phạm vi người học mà đó là quyền lợi và trách nhiệm của toàn xã hội nói chung và các đối tượng, các thành phần xã hội có liên quan trực tiếp tới hoạt động giáo dục nói riêng. XHHGD là một xu thế tất yếu mang tính quy luật trong sự phát triển của xã hội hiện đại, nó là một phạm trù thuộc phương thức làm giáo dục. Khái niệm này có thể hiểu như hai tác động qua lại có quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. ở giác độ thứ nhất, XHHGD được quan niệm là sự thể hiện bản chất của những hoạt động mang tính xã hội cho hoạt động giáo dục. Đây cũng là bản chất cơ bản phải được nhà trường đề cập đến trong mục tiêu chiến lược và kế hoạch hoạt động của mình. Muốn vậy, quá trình giáo dục phải thể hiện sự phù hợp với đặc trưng và yêu cầu thực tế của xã hội: Giáo dục phải vừa gắn chặt với yêu cầu phát triển đất nước, vừa phù hợp với xu thế tiến bộ của thời đại nhằm đào tạo nguồn nhân lực có đủ khả năng để phục vụ đắc lực cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chúng ta phải hiểu một quy luật mang tính ngẫu nhiên rằng trong hoạt động giáo dục của nhà trường đã có bản chất xã hội. Nhà trường không thể chỉ thực hiện công việc dạy học một cách độc lập, không thể tự khép mình trong phạm vi khuôn viên của mình, mà phải có sự hòa nhập, đáp ứng các nhu cầu của xã hội. Nếu chỉ đơn thuần thực hiện nhiệm vụ chuyên môn theo quy định, rồi tìm mọi cách đạt tỷ lệ cao về chuyển lớp, chuyển cấp, thi tốt nghiệp thì làm sao có thể có bản chất xã hội và đáp ứng được mọi nhu cầu như mong muốn của xã hội? Đó là vấn đề rất quan trọng mà các nhà quản lý giáo dục, trực tiếp là quản lý các trường học phải hết sức quan tâm. 1.2. Giáo dục trung học phổ thông
  • 4. Giáo dục trung học phổ thông là cấp học rất quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, là cấp học tiền đề tạo nền móng khẳng định cho sự phát triển nhân cách, khả năng năng lực nghề nghiệp để các em bước vào cuộc sống và trở thành một nguồn lực cho xã hội. Việc chú trọng đầu tư, tác động tích cực cho bậc học THPT phát triển là trách nhiệm của toàn xã hội, cụ thể là của các cấp chính quyền, của ngành giáo dục và các ngành liên quan, mọi gia đình, phụ huynh học sinh thực hiện XHH bậc học THPT dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Đặc trưng của XHHGD bậc THPT là các cấp chính quyền phải có chủ trương thể hiện trong chương trình hành động cùng với cơ chế chính sách tạo điều kiện cho XHHGD bậc học phát triển. Nói một cách hình tượng là có một "cơ chế mở" để cho bậc học THPT đa dạng hóa các loại hình, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục bậc Trung học. Tuy nhiên "cơ chế mở" đó phải được đặt dưới sự quản lý của Nhà nước bằng Luật và các quy định cụ thể, rõ ràng, trên cơ sở đó kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện. Một đặc trưng nữa của XHHGD THPT là phân luồng mạnh và định hướng nghề nghiệp cho học sinh dưới tác động của nhu cầu nguồn nhân lực cho sự phát triển của xã hội. (Hiện nay bậc học THPT thực hiện phân ban). Hoạt động XHH bậc học THPT đặc trưng trên các khía cạnh: Cộng đồng trách nhiệm, đa dạng hóa các loại hình giáo dục THPT, đa dạng hóa thu hút các nguồn lực cho giáo dục THPT, thể chế hóa các quy định chế tài đối với nghĩa vụ trách nhiệm cua các LLXH đối với việc tham gia giáo dục THPT. 2. Vai trò của công tác xã hội hóa giáo dục ở trường THPT XHHGD bậc THPT góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bậc THPT. Trong điều kiện của đất nước đang bước vào quá trình đổi mới để hội nhập đòi hỏi giáo dục bậc THPT phải đổi mới để tạo tiền đề đáp ứng nguồn nhân lực cho xã hội. Nhờ XHHGD bậc THPT mà cộng đồng có thể tham gia vào thực hiện các mục tiêu giáo dục phù hợp với yêu cầu của địa phương và cá nhân, việc XHH ở nhiều phương diện tác động tích cực cho hoạt động của các trường học bậc THPT tạo thành một môi trường giáo dục trong sạch, lành mạnh, đa dạng và phong phú. Việc XHHGD dục bậc trung học còn làm giảm tải sức nặng kinh phí đè lên vai ngân sách Nhà nước. Việc XHHGD bậc THPT còn tạo ra thế cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở giáo dục. Nhờ vậy mà chất lượng giáo dục của bậc học được cải thiện. Thực hiện có hiệu quả công
  • 5. tác XHHGD bậc THPT còn góp phần tạo ra sự công bằng và dân chủ trong giáo dục, mọi người dân đều tham gia giáo dục và được biết về giáo dục thông qua việc đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu học tập của chính con em họ. Tóm lại, XHHGD bậc THPT là làm cho hoạt động giáo dục của bậc học mang tính phổ biến đại chúng và hiệu quả hơn dưới tác động của XHHGD. Huy động được mọi tiềm năng của xã hội về nhân lực, vật lực, tài chính, giáo dục trong sạch lành mạnh và phong phú. XHHGD THPT tạo tiền đề cho phát triển nguồn nhân lực và là xu thế tất yếu của sự phát triển giáo dục nói riêng cũng như phát triển xã hội nói chung. 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội hóa giáo ở trường trung học phổ thông Một số yếu tố chi phối vào quá trình XHH. Chỗ làm việc là một tác nhân quan trọng vì nếu đang ở trong độ tuổi lao động và không thất nghiệp thì thời gian ở chỗ làm việc chiếm một phần lớn. Với những kiến thức, kỹ năng đã thu nhận được ở chỗ làm việc, con người tiếp tục được xã hội hoá thành nghề nghiệp và ứng xử phù hợp với nghề nghiệp đó. Dấu ấn của nghề nghiệp trong XHH có thể thấy rõ qua bệnh nghề nghiệp. Ngoài tập thể chính, con người cũng chịu tác động của dư luận - thái độ của những người trong xã hội về những vấn đề đang tranh cãi và cá nhân thường hành động theo hướng thích ứng với thái độ của người khác để tránh bị xem là khác biệt hoặc gán nhãn hiệu lệch lạc. Tôn giáo, nhà nước cũng là những tác nhân XHH. Những nghi lễ tôn giáo và những quy định của nhà nước (như độ tuổi được phép lái xe, độ tuổi kết hôn...) cũng định hình nhận thức, hành vi của cá nhân. XHH liên tục diễn ra trong suốt chu kỳ đời sống của một con ngừời, mặc dù không phải là yếu tố quyết định, những thay đổi về sinh học tạo ra khuôn hành vi của từng cá nhân. Các nhà xã hội học thường phân đoạn chu kỳ đời sống thành bốn giai đoạn: Thơ ấu, thanh niên, trưởng thành, tuổi già. Tuổi ấu thơ, sự XHH diễn ra trong sự quan tâm, bảo vệ của người lớn; đến thời thanh niên, những nhận thức, hành vi thường bị xáo trộn; nhân cách cơ bản đã định hình ở tuổi trưởng thành và cá nhân thường đạt được những thành tựu chủ yếu; khi về già lại phải đối mặt với sức khoẻ... Mỗi giai đoạn trong chu kỳ đời sống là sự thể hiện của kết cấu kinh nghiệm xã hội đồng thời cho thấy những gì con người tiếp thu được những điều gì mới lạ trong quá trình xã hội hoá không ngừng.
  • 6. XHHGD THPT là quá trình huy động lực lượng đã hội cùng làm công tác giáo dục THPT dưới sự quản lý thống nhất của nhà nước. Bản chất của XHH sự nghiệp GDTHPT là động viên, lôi cuốn mọi lực lượng xã hội phát triển GD THPT để thực hiện GD cho trẻ em trong độ tuổi. Huy động các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể quần chúng, các công ty, xí nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân cùng tham gia sự nghiệp GDTHPT dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước. Sự nghiệp giáo dục học sinh THPT là nhiệm vụ và trách nhiệm chung của các trường THPT, của gia đình và cộng đồng xã hội tham gia. Ở lứa tuổi học sinh THPT, việc đảm bảo cho các em được chăm sóc, giáo dục về thể chất, tâm hồn, tình cảm là hết sức quan trọng. Vì vậy, việc chăm sóc và giáo dục các em không chỉ diễn ra trong trường, lớp mà phải ở cả gia đình và cả xã hội. XHHGD chính là điều kiện, là cơ hội tốt nhất để thực hiện môi trường giáo dục trẻ em một cách lành mạnh và có định hướng. Trong điều kiện nền kinh tế cả nước cũng như từng địa phương, đặc biệt là các ở vùng sâu còn gặp nhiều khó khăn, thì XHHGD THPT là phương thức hữu hiệu để thực hiện mục tiêu GD THPT, góp phần hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam, đáp ứng được những yêu cầu về nguồn lực lao động có chất lượng cao trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Để làm được điều đó, trước hết phải huy động được toàn xã hội tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc đầu tư xây dựng CSVC, trang thiết bị trường học, lớp học. XHHGD bậc THPT thực hiện chương trình kiên cố hoá trường học, xây dựng CSVC, trang thiết bị lớp học, phát triển mở rộng hệ thống trường lớp và các loại hình GD THPT, khắc phục những khó khăn của quá trình phát triển GD, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện sự công bằng, dân chủ trong hưởng thụ và trách nhiệm xây dựng GD THPT. XHH sự nghiệp GD THPT sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về GD và phát huy được truyền thống GD tốt đẹp của dân tộc. 4. Giải pháp về công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ thông Tạo lập phong trào học tập rộng khắp trong toàn xã hội, mọi người đều được học, học thường xuyên, học suốt đời, mọi người trong xã hội xem việc học tập là nghĩa vụ và quyền lợi của mình, việc học tập trở thành phong trào thường xuyên phát triển vì lợi ích của mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng và đất nước.
  • 7. Huy động các LLXH tham gia xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, phối hợp chặt chẽ giữa ba môi trường giáo dục: nhà trường, gia đình và xã hội, làm cho mọi người, mọi tổ chức, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức kinh tế, xã hội, các doanh nghiệp và mọi cá nhân trong xã hội nhận thức rõ vị trí, vai trò của giáo dục và trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp giáo dục của địa phương và cả nước. Huy động các LLXH trong việc đầu tư các nguồn lực cho giáo dục, đây là hình thức tham gia mang tính gián tiếp, đóng góp bổ sung nguồn tài lực, vật lực cho giáo dục. Trong bối cảnh nước ta còn nghèo, Nhà nước đã cố gắng tăng đầu tư ngân sách cho giáo dục cũng chỉ đáp ứng khoảng 50-60% nhu cầu, thì việc huy động các nguồn lực của xã hội đóng góp cho giáo dục là yếu tố quan trọng và rất cần thiết. Sự huy động các nguồn tài lực bao gồm: đóng học phí của người học, của các cơ sở sản xuất kinh doanh, chủ sử dụng lao động, đóng góp xây dựng trường lớp của nhân dân, các nguồn tài chính khác của địa phương và viện trợ của các tổ chức phi chính phủ, các nguồn thu của các cơ sở giáo dục, hướng nghiệp dạy nghề, nghiên cứu khoa học và viện trợ của nước ngoài. Các nguồn vật lực bao gồm: Đất đai, phòng học, sân chơi, bãi tập, nhà xe, cơ sở sản xuất, máy móc, thiết bị kỹ thuật, phương tiện, thư viện trường học, nơi thí nghiệm thực hành. Họ có thể tham gia vận động mở lớp, tham gia giáo dục trẻ trong gia đình và ngoài xã hội. ở mức độ cao, những người có kinh nghiệm, có năng lực có thể trực tiếp tham gia xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục hoặc trực tiếp tham gia giảng dạy. Đây là việc huy động nhân lực theo chiều sâu và cũng là một yêu cầu cao của việc huy động các nguồn lực. Tham gia vào quá trình đa dạng hóa các loại hình học tập và loại hình nhà trường, đây vừa là nội dung của XHHGD, đồng thời là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm mở rộng quy mô đào tạo, tạo cơ hội thuận lợi cho người học, bằng các loại hình trường công lập và ngoài công lập, các hình thức đào tạo chính quy, không chính quy, do các tổ chức hoặc cá nhân tiến hành trong khuôn khổ chính sách, pháp luật Nhà nước. Có thể nói rằng đa dạng hóa giáo dục là một trong những giải pháp rất cơ bản để phát triển XHH các hoạt động giáo dục - đào tạo, nó tập hợp được nhiều lực lượng xã hội và lực lượng kinh tế tham gia vào quá trình GD & ĐT. Huy động các lực lượng xã hội tham gia vào việc quản lý giáo dục - đào tạo: quá trình này gắn chặt với quá trình dân chủ hóa nhà trượng và đa dạng hóa các loại
  • 8. hình giáo dục. Muốn XHHGD nhà trường phải đổi mới cách quản lý cho phù hợp với yêu cầu của xã hội, đổi mới về nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục, cách tổ chức các hoạt động giáo dục và phương tiện điều kiện giáo dục, không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục. Mặt khác, các lực lượng xã hội phải cùng nhà trường tham gia việc quản lý các nguồn đóng góp của học sinh, xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường, quản lý dạy thêm, học thêm, thi cử... quá trình đó làm cho nhà trường và xã hội gắn bó chặt chẽ với nhau. Đồng thời, phải thực hiện thể chế hóa trách nhiệm, quyền lợi của các lực lượng xã hội, của nhân dân trong việc tham gia xây dựng giáo dục, đây cũng là việc cần thiết để thể hiện sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, thể hiện tính định hướng, tính mục đích của sự tham gia của nhân dân vào sự nghiệp giáo dục.
  • 9. Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP 3.2.2 Về thực trạng - Giới thiệu sơ lược về bản thân: hiện đang đảm nhận chức danh và công việc chính nào, các chức vụ kiêm nhiệm... - Các yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp đối với bản thân. - Các vấn đề thực tế của bản thân, đồng nghiệp tại nhóm lớp, trường đang công tác. - Nguyên nhân thực trạng. - Biện pháp giải quyết và các kiến nghị, đề nghị. Sau khi tham gia khóa học bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II tôi đã được tiếp thu những kiến thức bổ ích từ các chuyên đề như: các kiến thức về quản lý nhà nước, chiến lược và chính sách phát triển giáo dục và đào tạo, quản lý giáo dục và chính sách phát triển giáo dục trong cơ chế thị trường định hướng XHCN, tổ chức hoạt động dạy học xây dựng và phát triển kế hoạch dạy học ở THCS, phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II, thanh tra kiểm tra và một số hoạt động đảm bảo chất lượng, dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, giáo viên với công tác tư vấn học sinh. Trong các chuyên đề trên đều là những kiến thức bổ ích phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ của bản thân mỗi giáo viên. Một trong các chuyên đề của khóa học đã giúp tôi hiểu sâu hơn và để áp dụng có hiệu quả trong hoạt động dạy học của bản thân đó là chuyên đề “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh”, đây cũng là chuyên đề mà các đơn vị trường học trong huyện em đã triển khai và đang thực hiện. Hiện nay giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học – từ chỗ quan tâm tới việc học sinh học được gì đến chỗ quan tâm tới việc học sinh học được cái gì qua việc học. Để thực hiện được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất, đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập để có tác động kịp thời nhắm nâng cao chất lượng của hoạt động dạy học và giáo dục. Trong những năm qua, toàn thể giáo viên cả nước đã thực hiện nhiều công việc trong đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và đã đạt được những thành công bước đầu. Đây là những tiền đề vô cùng quan trọng để chúng ta tiến tới việc việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của người học. Tuy
  • 10. nhiên, từ thực tế giảng dạy của bản thân cũng như việc đi dự giờ đồng nghiệp tại trường tôi thấy rằng sự sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức. Hoạt động kiểm tra, đánh giá còn nhiều hạn chế, chú trọng đánh giá cuối kì chưa chú trọng đánh giá cả quá trình học tập. Vì những lí do trên, tôi chọn chuyên đề 7: “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh” để làm bài thu hoạch nhằm nâng cao chất lượng dạy học của bản thân. 2.2. Khái quát về thực trạng giáo dục và thực trạng giáo dục bậc học trung học phổ thông 2.2.1. Khái quát về thực trạng giáo dục của huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp 2.2.1.1. Về đội ngũ CB – GV – CNV Năm học 2012 – 2013, toàn ngành có 2.825 CB – GV – CNV, trong đó số GV ngành học Mầm non là 462 người, ngành học Tiểu học 865 người, ngành học THCS 606 người, ngành học TH-THCS 205 người, ngành học THPT 402 người và số cán bộ, công nhân viên là 285 người. Trình độ chuyên môn GV ngày càng được nâng cao đáp ứng nhu cầu thiết thực về đổi mới phương pháp dạy và học. Trong tổng số 2825 CB – GV – CNV ước đến cuối năm 2013 sẽ có 400 người có trình độ Thạc sĩ và theo học Sau đại học; 1028 người có trình độ Đại học, đạt tỷ lệ 36,4%; 1432 người có trình độ Cao đẳng, đạt tỷ lệ 50,7%; 305 người có trình độ Trung học, đạt tỷ lệ 10,8% (hiện có 60 người đang học chuẩn hóa). Tuy nhiên vẫn còn một số GV lòng yêu nghề, mến trẻ, tinh thần trách nhiệm chưa cao, việc đổi mới phương pháp giảng dạy còn chậm. 2.2.1.2. Về cơ sở vật chất kỹ thuật. Hiện tại tổng số phòng học của các trường là 1.119 phòng với 499 phòng kiên cố, trong đó hệ Mầm non 147 phòng, Tiểu học 513 phòng, THCS 226 phòng, TH- THCS 100 phòng và THPT 133 phòng. Tổng diện tích đất của các trường là 384.247 m2. Bàn ghế HS, GV, đồ dùng dạy học đã đáp ứng tốt cho hoạt động của các trường. Các phòng học bộ môn và phòng chức năng của hầu hết các trường thuộc GD phổ thông vẫn còn thiếu. 2.2.1.3.Quy mô phát triển trường lớp và việc huy động, duy trì sỉ số HS. Ngành học Số trường năm 2011 Số trường năm 2013 Tăng Giảm Mầm non 21 25 4 0 Tiểu học 32 33 1 0
  • 11. THCS 16 14 0 2 TH-THCS 3 7 4 0 THPT 4 4 0 0 THCS-THPT 1 1 0 0 Tổng cộng 77 84 7 2 Ngành học Số HS năm 2011 Số HS năm 2013 Tăng Giảm Mầm non 7363 8066 703 Tiểu học 17797 17200 597 THCS 14206 10663 3543 THPT 5374 4906 468 THCS- THPT 1200 1.095 105 Tổng cộng 45940 41930 703 4713 ( Nguồn: Phòng Giáo dục Đào tạo huyện Cao Lãnh) Các bảng tổng hợp trên cho thấy, năm 2011, toàn huyện có 77 trường các cấp. Đến năm 2013 số trường hiện có là 84 trường (tăng 7 trường). Trong đó, khối THCS giảm 2 trường nhưng huyện thành lập thêm 4 trường TH – THCS. Số lượng HS mầm non tăng 703 cháu trong khi các khối Tiểu học, THCS và THPT đều giảm đáng kể. Tỷ lệ huy động HS tiếp tục tăng so với năm 2011: Mầm non, nhà trẻ đạt 12,1% (tỷ lệ chung của tỉnh là 12 %), Tiểu học huy động ổn định từ 99% trở lên, THCS từ 94% năm 2011 lên đến 97,66% năm 2013 (tăng 3,66%). Tỷ lệ HS bỏ học giảm: Tiểu học còn dưới 1% năm 2013, THCS từ 6,33 % năm 2011 đến năm 2013 còn dưới 2,4 %, THPT từ 7,6% năm 2011 còn dưới 3 % vào năm 2013. Huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS năm 2007 trước kế hoạch chung của cả nước 3 năm, tiếp tục thực hiện phổ cập THPT, huyện có 18 Trung tâm học tập cộng đồng đi vào hoạt động đã góp phần thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã hội học tập, nâng cao mặt bằng dân trí cho địa phương. Trung tâm GD thường xuyên đã thực hiện tốt nhiệm vụ dạy bổ túc văn hóa, dạy nghề, tin học…Tuy nhiên, tỷ lệ huy động trẻ đến nhà trẻ, trẻ đến lớp Mẫu giáo nhìn chung còn thấp. 2.2.1.4. Về chất lượng giáo dục
  • 12. i) GDĐĐ: Tỷ lệ HS xếp loại đạo đức tốt là 83,3%, Khá 15,7%, TB và Yếu 1%. GV làm khá tốt việc GDĐĐ thông qua bài giảng, quan tâm GD ngoài giờ, GD theo chủ đề tư tưởng chính trị hàng tháng. * Hạn chế: Một bộ phận HS chưa có động cơ, thái độ học tập đúng đắn, một số còn bỏ học hay thường xuyên vi phạm nội quy nhà trường. ii) Chất lượng các bộ môn văn hóa: Chất lượng GD được từng bước nâng lên, các trường đã làm tốt việc giúp cho HS nắm được kiến thức cơ bản theo chuẩn kiến thức kỹ năng, biết vận dụng kiến thức để thực hành và hình thành kỹ năng sống; chú ý rèn luyện tư duy cho HS, giúp cho HS phương pháp nhận thức vấn đề và giải quyết vấn đề mang tính độc lập, sáng tạo. Tỷ lệ HS hoàn thành chương trình Tiểu học và tốt nghiệp THCS đạt từ 98% trở lên, tỷ lệ HS THPT tốt nghiệp thường cao hơn mặt bằng chung của tỉnh. Hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng bước đầu có hiệu quả nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân. Công tác hướng nghiệp được thực hiện đúng theo hướng dẫn của Sở Giáo dục Đào tạo, GD thể chất được duy trì và có những môn tiến bộ vượt bậc. * Hạn chế: Kết quả thi tốt nghiệp THPT hệ bổ túc văn hóa còn khá thấp. 2.2.1.5. Về công tác quản lý Có 100% các trường từ Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, về tổ chức biên chế, tài chính theo nghị định 43/NĐ-CP; 100% GV THCS có trình độ tin học từ căn bản trở lên; 100% trường Mầm non đến THPT được kết nối mạng theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo; 100% trường Mầm non – Tiểu học, THCS, THPT thực hiện bài giảng điện tử. Công tác phối hợp với các đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội đạt kết quả tốt, đặc biệt là sự phối hợp của công đoàn ngành GD và Hội khuyến học đã góp phần GD chính trị, đạo đức cho đội ngũ GV và khắc phục tình trạng HS bỏ học. * Hạn chế: Năng lực của một số CBQL còn yếu, việc thực hiện Nghị định 43 còn gặp nhiều vướng mắc như việc tuyển dụng GV- CNV, việc giao quyền tự chủ về tài chính cho đơn vị sự nghiệp… 2.2.2. Tình hình hoạt động của các trường THPT ở huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp Tình hình hoạt động XHHGD các trường THPT ở huyện Cao Lãnh rất thuận lợi, quá đó phát huy tiềm năng về trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã
  • 13. hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Khuyến khích đầu tư bằng nhiều hình thức phù hợp với quy hoạch phát triển, yêu cầu và đặc điểm của giáo dục ở tỉnh Đồng Tháp nói chung và huyện Cao Lãnh nói riêng, tiếp tục đa dạng hoá các loại hình giáo dục. Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, phát huy vai trò của các đoàn thể, tổ chức quần chúng, các tổ chức Hội trong việc giám sát các hoạt động XHHGD. Tạo môi trường phát triển, môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng theo pháp luật để thúc đẩy các cơ sở giáo dục phát triển cả về quy mô và chất lượng. XHHGD phải đảm bảo chất lượng và hiệu quả giáo dục đảm bảo sự thống nhất quản lý của Nhà nước, giữ vững vai trò nòng cốt của các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân; gắn liền với nhu cầu phát triển KT-XH trên địa bàn huyện. Trên cơ sở huy động sự tham gia của toàn xã hội vào phát triển sự nghiệp giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, làm cho mọi người, mọi tổ chức đều được đóng góp để phát triển giáo dục. Thống nhất nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ, đoàn thể, các tổ chức KT-XH, mọi cá nhân, tập thể, cộng đồng về vị trí, vai trò quan trọng của XHHGD trong sự phát triển KT-XH của huyện; xác định rõ trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ học tập và đóng góp sức người, sức của để phát triển sự nghiệp giáo dục. Tạo điều kiện để toàn xã hội chăm lo, quan tâm, ủng hộ, giúp đỡ về tinh thần và vật chất phát triển sự nghiệp GD&ĐT. Tăng cường đầu tư sở vật chất, trang thiết bị cho giáo dục. Coi đầu tư cho các hoạt động giáo dục là đầu tư cho phát triển. Phấn đấu xây dựng thêm nhiều trường phổ thông trên địa bàn huyện đạt chuẩn quốc gia mức I và mức II. Tăng cường đầu tư thiết bị đồ dùng dạy học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hoá. Quan tâm, chăm lo học sinh diện chính sách, học sinh nghèo, học sinh vùng khó khăn, được thụ hưởng thành quả giáo dục ở mức độ ngày càng cao hơn. Tổ chức, phối hợp và quản lý tốt hơn các loại hình giáo dục phổ thông; mở rộng hợp lý quy mô giáo dục, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH trên địa bàn huyện. 2.3. Thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục và quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường THPT huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp 2.3.1. Thực trạng quản lý nhận thức về xã hội hóa công tác giáo dục Qua tìm hiểu, nghiên cứu về công tác XHHGD THPT trong những năm gần đây, theo các mẫu phiếu điều tra với 250 phiếu (mẫu kèm theo ở phần phụ lục) phát ra, 240 phiếu thu về (tỷ lệ 96 %) trên địa bàn 5 trường gồm: trường THPT Cao Lãnh 1,
  • 14. THPT Cao Lãnh 2, THPT Thống Linh, THPT Kiến Văn, THCS – THPT Nguyễn Văn Khải và Ban đại diện cha mẹ học sinh của 05 trường, cơ quan Đảng và chính quyền dịa phương. Đối tượng điều tra là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và chính quyền; Hiệu trưởng – Phó Hiệu trưởng trường THPT; một số cán bộ phòng, ban của UBND xã, huyện và đại diện một số giáo viên, cha mẹ học sinh và quần chúng nhân dân. Kết quả thăm dò qua các phiếu điều tra đã cho những nhận xét đánh giá dưới đây: - Nhận thức về tầm quan trọng của công tác XHHGD THPT Đại đa số (83,3%) cán bộ, đảng viên, nhân dân được điều tra có nhận thức đúng về tầm quan trọng và cần thiết của công tác này. Một bộ phận không nhỏ (4,1%) cán bộ, quần chúng cho rằng: Công tác XHHGD THPT chỉ là sự huy động tiền của, cơ sở vật chất khác đóng góp cho giáo dục, nhằm làm giảm nhẹ gánh nặng cho Nhà nước, cho nên không cần thiết và chỉ là giải pháp tình thế . Bảng 2.3.1: Nhận thức về tầm quan trọng của công tác XHHGD THPT STT Nội dung ý kiến của cán bộ và nhân dân Số lượng Tỉ lệ % 1 Rất cần thiết 200 83,3 Cần thiết 30 12,5 Không cần thiết 10 4,1 2 Rất quan trọng 185 77, Quan trọng 35 14,5 Không quan trọng 20 8,3 3 Chỉ là giải pháp tình thế 38 15,8 Mang tính lâu dài 195 81,2 Không có ý kiến 7 2,9 Qua tìm hiểu thông qua phiếu điều tra, đại đa số cán bộ, đảng viên, quần chúng đã hiểu được: XHHGD THPT có ý nghĩa rất quan trọng, là tư tưởng chiến lược, là con đường để phát triển giáo dục nhằm phục vụ thiết thực cho việc phát triển KT- XH của địa phương và của đất nước. Qua tìm hiểu về mục tiêu và những yêu cầu cơ bản của công tác XHHGD, phiếu điều tra yêu cầu chọn mục tiêu nào là quan trọng. Các đối tượng điều tra đều cho rằng việc huy động toàn dân tham gia cùng làm giáo dục là quan trọng nhất (88%). Riêng
  • 15. mục tiêu mọi người dân đều được hưởng thụ quyền lợi thành quả mà nền giáo dục mang lại chưa được nhận thức đúng. Các mục tiêu khác được nhận thức với mức độ khác nhau. Qua các phiếu điều tra, có 12 % đối tượng được tìm hiểu nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của các nội dung hoạt động XHHGD. Qua khảo sát cán bộ lãnh đạo các ban ngành đoàn thể huyện, xã - thị trấn (75 người); Lãnh đạo - chuyên viên PGD; Hiệu trưởng, Hiệu phó và giáo viên các trường THCS (95 người); Đại diện cha mẹ học sinh các trường THPT (80 người). Về mức độ thực hiện các nội dung xã hội hoá giáo dục có kết quả như sau: Bảng 2.3.2: Quan niệm của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về XHHGD THPT STT Nhận thức về xã hội hóa giáo dục THPT số lượng Tỷ lệ % 1 Huy động mọi nguồn đầu tư trong xã hội vào sự nghiệp giáo dục. 201 80,4 2 Một quá trình các lực lượng trong cộng đồng tham gia vào chương trình GD 208 83,2 3 Sự phối hợp liên thông liên ngành chức năng với mục tiêu GD-ĐT 174 65,7 4 Huy động toàn dân cùng tham gia làm GD dưới sự quản lý của Nhà nước 167 69,6 5 Cuộc vận động lớn trong xã hội do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý ngành GD là lực lượng nòng cốt. 211 84,4 Bảng 2.3.3: Nhận Thức về mục tiêu và yêu cầu chính của XHHGD THPT S TT Mục tiêu Số lượng tỷ lệ % 1 Huy động toàn XH tham gia công tác giáo dục 220 88 2 Tăng cường sự đóng góp từ phía người học 215 86 3 Giảm bớt ngân sách Nhà nước cho giáo dục 183 73,2
  • 16. 4 Thực hiện mối liên hệ GĐ - NT - XH 142 56,8 5 Mọi người đều được hưởng quyền lợi từ giáo dục 160 64 6 Góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục 196 78,4 7 Cải thiện cơ sở vật chất trường học 217 86,8 8 Tôn vinh thầy cô giáo và những người làm công tác giáo dục 129 51,6 Bảng 2.3.4: Nhận thức về tầm quan trọng của nội dung XHHGD THPT TT Tầm quan trọng của nội dung Xã hội hoá giáo dục THPT Số lượng Tỷ lệ % 1 Thu hút các lực lượng xã hội tham gia quá trình giáo dục cùng với nhà trường 172 68,8 2 Huy động các lực lượng xã hội tham gia quá trình giáo dục - đào tạo với sự đa dạng hóa các loại hình trường lớp 196 75,4 3 Huy động toàn xã hội đóng góp nhân lực, vật lực, tài lực cho giáo dục. 225 90 4 Huy động cộng đồng địa phương tham gia thực hiện các chỉ tiêu phát triển GD trên địa bàn. 124 49,6 5 Huy động toàn xã hội tham gia xây dựng môi trường thuận lợi cho giáo dục 207 82,6 Bảng 2.3.5: Nhận thức về vai trò của các lực lượng quan trọng trong công tác XHHGD THPT. S TT Vai trò các lực lượng quan trọng nhất trong công tác xã hội hóa giáo dục (Mỗi người chỉ chọn 3 trong các nội dung) Số lượng Tỷ lệ % 1 HĐND, UBND và các ngành liên quan triển khai NQ nhằm thực hiện công tác XHHGD ở địa phương 34 13,6 2 Đảng bộ và cấp ủy Đảng lãnh đạo chỉ đạo CTGD 115 46
  • 17. 3 Các đoàn thể, tổ chức xã hội 12 4,8 4 HĐSP nhà trường, (BGH, các thầy cô giáo) 36 14,4 5 Lãnh đạo, chuyên viên phòng giáo dục 19 7,6 6 Công đoàn, Đoàn TN, Ban nữ công nhà trường 15 6,0 7 Khu dân cư, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh 12 4,8 8 Hội cha mẹ học sinh, gia đình, họ tộc 27 10,8 Trong quá trình thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng về lĩnh vực văn hóa, xã hội bằng con đường XHH, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tầng lớp nhân dân trong huyện đã nhận thức ngày càng rõ hơn, đúng đắn hơn, cả về bản chất, nội dung lẫn mục tiêu của con đường này. Nhiều vấn đề mới về lãnh đạo và quản lý được đặt ra trong điều kiện thực hiện XHHGD THPT, như đảm bảo nhận thức và thực hiện đúng chủ trương XHHGD THPT, hướng về cơ sở, hướng về người dân, thực hiện dân chủ và công bằng xã hội, quan tâm các đối tượng chính sách, những người có hoàn cảnh khó khăn , vùng sâu, ngăn chặn và khắc phục những khuynh hướng "thương mại hóa" và các biểu hiện tiêu cực khác trong giáo dục đã được giải quyết tương đối thỏa đáng. Các cấp ủy Đảng, chính quyền ở các xã, thị trấn đều coi trọng việc nâng cao nhận thức của đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò của GD&ĐT đến sự phát triển nhanh và bền vững của huyện, đồng thời làm rõ tính tất yếu của con đường XHHGD đối với một huyện còn nhiều khó khăn. Nhân dân ngày càng hiểu rõ hơn, ý thức đầy đủ hơn việc tham gia tích cực vào quá trình XHHGD THPT, xem đó là việc làm cần thiết để nâng cao chất lượng của chính họ, vì quyền lợi thiết thực của chính họ. Các ngành, các cấp, đoàn thể, quần chúng, các LLXH ngày càng thấy rõ hơn tầm quan trọng của sự phối hợp hành động, tạo ra cơ chế vận hành nhịp nhàng, đồng bộ trong quá trình thực hiện XHHGD THPT. Trong thực tế, sự phối hợp giữa các ngành Giáo dục, Y tế, Thể dục-Thể thao, các đoàn thể quần chúng trong huyện ngày càng có hiệu quả hơn. thông qua chương trình giáo dục sức khỏe trong nhà trường, bằng việc tổ chức các hội thi: Quốc phòng, thể dục thể thao, hội khỏe Phù Đổng, đặc biệt các phương tiện thông tin đại chúng tham gia ngày càng nhiều và có hiệu quả rõ rệt Tuy nhiên, ở một số nơi trên địa bàn huyện, thuật ngữ "xã hội hóa giáo dục" còn được hiểu rất khác nhau.
  • 18. Có người cho rằng, XHHGD có nội dung cốt lõi là huy động tiền của trong nhân dân đầu tư cho sự phát triển giáo dục, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Từ cách hiểu này, nên ở một số nơi người ta tự ý đặt ra các khoản thu không đúng với quy định của Nhà nước, nhiều khoản thu phí vượt quá sức chịu đựng của nhân dân, thêm vào đó là sự buông lỏng quản lý đã làm nảy sinh những hiện tượng tiêu cực "thương mại hóa" rất đáng lo ngại, cũng vì thế mà dần dần nhân dân không còn nhiệt tình thực hiện chủ trương này. Nhiều người nhận thức rằng, XHH có nghĩa "Nhà nước và nhân dân cùng làm". Vấn đề này thực sự chưa nói lên được bản chất của XHH. Bởi vì, thực chất, XHH là một chủ trương liên quan đến việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, xóa bỏ cơ chế bao cấp, coi trọng biện pháp tự quản của xã hội dưới sự chỉ đạo và quản lý thống nhất của Nhà nước. Mối quan hệ giữa nhân dân và Nhà nước trong khi tiến hành XHH hết sức đa dạng, trong đó, Nhà nước giữ vai trò chỉ đạo quản lý thống nhất, chứ không chỉ đơn giản là "cùng làm". Một số người lại quá nhấn mạnh việc đa dạng hóa các hình thức hoạt động trong lĩnh vực GD&ĐT. Đa dạng hóa là phương thức quan trọng để thực hiện XHH, tạo ra nhiều cơ hội để mỗi người tùy theo hoàn cảnh của mình mà tham gia phát triển giáo dục, dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước. Nhưng nếu chỉ nhấn mạnh một chiều việc đa dạng hóa trong khi công tác quản lý không kịp, dễ dẫn đến tình trạng "đa dạng hóa" một cách tùy tiện, không kiểm soát nổi. Không ít người chưa thấy hết tầm quan trọng của sự phối hợp liên ngành để phát huy tính tích cực tham gia của các tổ chức quần chúng và thực hiện dân chủ hóa như một điều kiện tiên quyết để bảo đảm thành công trong quá trình thực hiện XHH. Đây chính là lý do giải thích tại sao trong thời gian qua việc tổ chức phối hợp các ngành ở huyện Cao Lãnh còn yếu. Nhiều tổ chức chính trị xã hội ở địa phương chưa tích cực tham gia các hoạt động giáo dục-đào tạo theo chức năng của mình; việc phát huy dân chủ trong thực hiện XHH ở nhiều nơi còn chưa đủ mức cần thiết. Cũng có nhiều ý kiến cho rằng, các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo tiến hành theo tinh thần XHH như nhau đối với các vùng miền, không cần tính đến đặc điểm riêng của mỗi địa phương, trình độ dân trí, điều kiện kinh tế, đặc điểm dân tộc trên mỗi địa bàn. Với cách nghĩ đó, việc chỉ đạo triển khai XHHGD ở những vùng khó khăn không mang lại hiệu quả như mong muốn.
  • 19. Tóm lại, hiện nay trong một bộ phận các cấp ủy Đảng địa phương, cơ quan đơn vị, đặc biệt trong nhiều cấp chính quyền, các ngành và nhân dân trong huyện vẫn còn có nhận thức chưa hoàn toàn đúng với quan điểm của Đảng về chủ trương XHHGD. Hầu hết bộ phận này chưa nhận thức đầy đủ về bản chất, mục tiêu và nội dung cơ bản của công tác XHH, chủ yếu mới chỉ thấy ở khía cạnh của xã hội hóa như một hình thức đa dạng hóa các nguồn đầu tư, khai thác nguồn nhân lực, vật lực của xã hội và nhân dân cho các hoạt động này. Từ đó dẫn đến sự lãnh đạo của Đảng ở những nơi đó không bao quát hết các nội dung chính của chủ trương này. Các cấp chính quyền, nhất là ở cơ sở, chủ yếu tập trung vào việc tìm cách tăng thêm nguồn thu; còn nhân dân thì than phiền về nhiều khoản đóng góp và không tự nguyện tham gia. Những tồn tại này làm hạn chế chủ trương thực hiện XHHGD của Đảng, cần nhanh chóng tìm ra biện pháp để đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng về giáo dục bằng con đường XHH. Mã tài liệu : 600435 Tải đầy đủ luận văn theo 2 cách : - Link tải dưới bình luận . - Nhắn tin zalo 0932091562