SlideShare a Scribd company logo
1 of 74
Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công
SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.021
LỜI MỞ ĐẦU
Vấn đề giáo dục là vấn đề của mọi thời đại, mọi quốc gia dân tộc và cũng là của
mọi nhà, mọi người. Không chỉ là chiến lược “Quốc sách" mà còn là chuyện thường
ngày của từng gia đình.
Tuy thế việc nhận thức và làm công tác giáo dục không phải quốc gia nào cũng
giống nhau. Nhưng tất cả cùng hướng về một điều bất biến đó là nhận thức thế giới để
cải tạo nó nhằm phục vụ cuộc sống. Các bậc vĩ nhân trong hoạt động và lãnh đạo cách
mạng của mình đã xác định vai trò vị trí giáo dục là nhân tố thiết yếu mở đường cho
sự nhận thức và cải tạo thế giới đồng thời cũng là vấn đề có ý nghĩa sống còn của
cuộc cách mạng. Các Mác cho rằng "Chỉ có cái chưa biết, chứ không có cái không
biết". Còn V.I. Lê-Nin thì: "Học, học nữa, học mãi". Ðây là một mệnh đề có tính
chiến lược thể hiện tư tưởng quan điểm, tầm quan trọng của giáo dục đối với cách
mạng. Chỉ có học mới có thể giải quyết được mọi chuyện cấp bách và bảo vệ vững
chắc thành quả cách mạng một cách tốt nhất. Ở Việt Nam ngay sau khi Cách mạng
tháng Tám thành công Bác Hồ đã coi "Dốt" là một trong ba thứ giặc cực kỳ nguy
hiểm của dân tộc cần phải tiêu trừ ngay. Dốt là một thứ giặc vô hình cản trở cách
mạng hết sức tai hại. Bởi vì "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu", "dốt thì dại, dại thì
hèn". Theo Bác: "một chế độ mới ra đời, điều cần thiết đầu tiên là nhanh chóng xóa
bỏ nền giáo dục nô lệ, Thực dân Pháp muốn làm cho dân ta ngu để trị"
Người đã xác định vị trí, vai trò của giáo dục và đào tạo là bước đầu tiên của sự
sống còn cho một quốc gia. Ngay sau khi hơn một tháng đọc "Tuyên ngôn Ðộc lập"
Người đã nói: "Nay chúng ta giành quyền độc lập. Một trong những công việc phải
thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí" vì "Nước nhà cần phải kiến thiết.
Kiến thiết cần phải có nhân tài". Bác nhấn mạnh: "Bây giờ xây dựng kinh tế, không
có cán bộ không làm được. Không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì
đến kinh tế, văn hóa. Trong việc đào tạo cán bộ, giáo dục là bước đầu".
Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công
SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.022
Hiện nay, đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa phấn
đấu đưa đất nước thoát khỏi tình trạng đói nghèo và lạc hậu, tiến lên một nước có nền
công nghiệp hiện đại, nền văn hoá tiên tiến, gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã
hội. Muốn như vậy thì phải có đội ngũ tri thức, các nhà kinh doanh, quản lý, chuyên
gia giỏi ở nhiều lĩnh vực mà nền tảng của điều đó chính là giáo dục. Giáo dục được
coi là chìa khoá tiến vào tương lai.
Nhận thức rõ được tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo đối với sự nghiệp
đổi mới đất nước, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có sự đầu tư thích
đáng từ NSNN cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, góp phần tạo ra những thành tựu
quan trọng về quy mô, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo và cơ sở vật chất …Tuy
nhiên, việc quản lý các khoản chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục đào tạo còn nhiều
bất cập làm ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động giáo dục đào tạo. Vì vậy, việc
nghiên cứu tìm tòi những ưu nhược điểm, từ đó đề ra các giải pháp khắc phục các
nhược điểm, phát huy các ưu điểm trong công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp
giáo dục đào tạo có ý nghĩa rất quan trọng thúc đẩy sự nghiệp giáo dục đào tạo phát
triển.
Do giới hạn về thời gian thực tập, kinh nghiệm thực tế và điều kiện hạn chế
không thể nghiên cứu được toàn bộ vấn đề chi và quản lý NSNN cho giáo dục của
toàn bộ các cấp học, em quyết định đi sâu vào vấn đề chi NSNN cho giáo dục bậc
THPT và chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi
thường xuyên NSNN cho giáo dục tiểu học và THCS trên địa bàn thành phố Hải
Phòng” để nghiên cứu và viết chuyên đề của mình
Kết cấu của đề tài gồm có 03 chương:
Chương 1: Sự nghiệp giáo dục và những vấn đề cơ bản về chi thường xuyên
ngân sách cho sự nghiệp giáo dục
Chương 2: Thực trạng chi và quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục
tiểu học và THCS trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên
Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công
SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.023
Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi thường xuyên
NSNN cho giáo dục Tiểu học và THCS tại thành phố Vĩnh Yên trong thời gian tới.
Do hiểu biết và kinh nghiệm còn hạn chế, nên bài luận văn không thể tránh
được sai sót, vì vậy em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của toàn các thầy cô và
các bạn.
Cuối cùng em xin cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo, Thạc sĩ Ngô
Minh Hoàng và các thầy cô khác trong khoa Tài Chính Công, các cô chú trong phòng
Tài Chính – Kế Hoạch thành phố Vĩnh Yên đã giúp đỡ tận tình giúp em hoàn thành
bài chuyên đề này.
Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công
SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.024
CHƯƠNG 1
SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHI
THƯỜNG XUYÊN NSNN CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC
1.1. Sự nghiệp giáo dục đối với sự phát triển kinh tế xã hội
1.1.1 khái niệm và nội dung hoạt động của sự nghiệp giáo dục
Theo nghĩa rộng, giáo dục là sự truyền đạt kinh nghiệm, trí tuệ của thế hệ trước
cho thế hệ sau những kinh nghiệm sản xuất, đời sống, sinh hoạt. Theo nghĩa hẹp, giáo
dục là quá trình tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi gợi hoặc biến đổi nhận
thức,năng lực, tình cảm, thái độ của người dạy và người học theo hướng tích cực.
Nghĩa là góp phần hoàn thiện nhân cách người học bằng những tác động có ý thức từ
bên ngoài, góp phần đáp ứng các nhu cầu tồn tại và phát triển của con người trong xã
hội.
Trong xã hội cổ xưa, giáo dục chỉ dừng lại ở sự truyền dạy cách sống, kinh
nghiệm đấu tranh và sản xuất ở phạm vi một bộ tộc, một bộ lạc…nhưng trong xã hội
ngày nay, giáo dục được tổ chức thành một hệ thống hoàn chỉnh với những cấp bậc và
chương trình giảng dạy khác nhau. Ở nước ta, từ năm 1986, với chủ trương đổi mới,
ngành giáo dục được phát triển theo hướng xã hội hóa các nguồn vốn đầu tư, đa dạng
hóa các hình thức giáo dục đào taọ, dân chủ hóa công tác quản lý trường học và hiện
đại hóa nội dung, phương pháp, trang thiết bị dạy học. Đến nay, ngành giáo dục đã
xây dựng được một hệ thống giáo dục quốc dân thống nhất, hoàn chỉnh bao gồm đủ
các cấp học, trình độ đào tạo, các loại hình nhà trường và phương thức giáo dục.
Theo luật giáo dục năm 2005 thì hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công
SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.025
1. Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo .
2. giáo dục phổ thông có tiểu học , trung học cơ sở , trung học phổ
thông.
3. Giáo dục nghề nghiệp có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề.
4. Giáo dục đại học và sau đại học ( sau đây gọi chung là giáo dục
đai học ) đào tạo trình độ đội ngũ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ
,trình độ tiến sĩ.
- Giáo dục mầm non bao gồm nhà trẻ, mẫu giáo: dành cho trẻ em từ 3 đến 5
tuổi với mục đích hình thành tư duy cho trẻ. Tạo những thói quen, tập tính
ngay trong giai đoạn này.
- Giáo dục cơ bản: giáo dục cơ bản kéo dài 12 năm và được chia thành 3 cấp.
 Cấp tiểu học: cấp tiểu học hay còn gọi là cấp I, bắt đầu dành cho
các học sinh từ năm 6 tuổi. Cấp I bao gồm 5 trình độ từ lớp 1 đến lớp 5. Đây là
cấp học phổ cập, bắt buộc với mọi học sinh.
 Cấp trung học cơ sở: cấp trung học cơ sở hay còn gọi là cấp II,
bao gồm 4 trình độ từ lớp 6 đến lớp 9. Hết cấp Trung học cơ sở, học sinh được
xét tốt nghiệp dựa trên thành tích học tập tích lũy trong bốn năm. Muốn theo
học tiếp trình độ cao hơn học sinh phải tham dự các kỳ thi tuyển sinh.
 Cấp trung học phổ thông: cấp trung học phổ thong hay còn gọi là
cấp III, bao gồm 3 trình độ từ lớp 10 đến lớp 12. Để tốt nghiệp cấp III, học sinh
phải tham gia kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học của bộ giáo dục và đào tạo.
Học sinh muốn được theo học tại các trường trung học phổ thông công lập phải
dự một kỳ thi Tuyển sinh. Các kỳ thi này được tổ chức hàng năm, do Sở Giáo
dục và Đào tạo các địa phương chủ trì.
Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công
SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.026
- Giáo dục chuyên biệt:
 Trung học phổ thông chuyên, năng khiếu: Từ năm 1966, hệ thống
trung học phổ thông chuyên được lập ra, bắt đầu với những lớp chuyên Toán tại
các trường đại học lớn về khoa học cơ bản, sau đó các trường chuyên được thiết
lập rộng rãi tại tất cả các thành phố thành. Để được vào học tại các trường
chuyên, học sinh tốt nghiệp cấp II phải thoả mãn các điều kiện về học lực, hạnh
kiểm ở cấp II và đặc biệt là phải vượt qua các kỳ thi tuyển chọn đầu vào tương
đối khốc liệt của các trường này.
 Trường phổ thông dân tộc nội trú: Đây là các trường nội trú dặc
biệt, có thể là cấp II hoặc có thể là cấp III. Các trường này dành cho con em các
dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn về kinh tế - xã hội
nhằm bồi dưỡng nguồn nhân lực, tạo nguồn cán bộ cho các địa phương này.
 Trường giáo dưỡng: Đây là loại hình trường đặc biệt dành cho các
thanh thiếu niên hư hỏng, phạm tội. Trong trường, các học sinh này được học
văn hoá, được dạy nghề, giáo dục đạo đức để có thể ra trường, về địa phương
sau một vài năm. Các năm trước, các trường loại này do Bộ Công an quản lý,
nhưng bây giờ, Bộ Lao động - Thương binh - xã hội quản lý.
- Chương trình sau phổ thông:
 Dự bị đại học: Các học sinh dân tộc ít người nếu không trúng
tuyển vào đại học có thể theo học tại các trường dự bị đại học. Sau một năm
học tập, các học sinh này có thể chọn một trong các trường đại học trong cả
nước để theo học (Trừ Đại học Ngoại thương và các trường thuộc ngành quân
sự).
 Trung cấp, dạy nghề.
 Cao đẳng: Sinh viên phải tham gia kỳ thi tuyển sinh trực tiếp vào
cao đẳng hoặc điểm thi vào đại học thấp hơn điểm quy định nhưng lại đủ để
Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công
SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.027
vào cao đẳng thì đăng ký vào học cao đẳng. Chương trình cao đẳng thông
thường kéo dài 3 năm. Tuy nhiên, một số trường cao đẳng có thể kéo dài đến
3,5 năm hoặc 4 năm để phù hợp với chương trình học.
 Đại học: Học sinh tốt nghiệp cấp ba muốn vào các trường đại học
phải tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học. Hệ thống đại học của Việt Nam bao
gồm 4 - 6 năm. 2 năm đầu là chương trình đại học đại cương, 2 năm sau là
chương trình chuyên ngành. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên được cấp bằng đại
học với các chức danh như: cử nhân, kỹ sư, kiến trúc sư, bác sĩ...
- Giáo dục sau đại học:
 Cao học: các cá nhân sau khi tốt nghiệp đại học, có nhu cầu học
cao học, vượt qua được kỳ thi tuyển sinh cao học hằng năm sẽ được tham dự
các khoá đào tạo cao học. Thời gian đào tạo thường là 3 năm, có thể dài hơn
hoặc ngắn hơn phụ thuộc vào ngành và trường quy định. Các cá nhân đi học
cao học có thể theo hai diện: tự đi học thì phải trang trải toàn bộ chi phí học
tập; cơ quan cử đi học thì sẽ được cơ quan chi trả chi phí học tập, tuy nhiên, các
đối tượng này khi đi học phải có sự đồng ý của cơ quan cử đi học. Sau khi tốt
nghiệp, các học viên cao học được cấp bằng Thạc sĩ.
 Nghiên cứu sinh: đây là bậc đào tạo cao nhất ở Việt Nam hiện nay.
Tất cả các cá nhân tốt nghiệp từ đại học trở lên đều có quyền làm nghiên cứu
sinh với điều kiện phải vượt qua kỳ thi tuyển nghiên cứu sinh hàng năm. Hiện
nay Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam có dự định thay đổi trong cách tuyển
chọn nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu sinh. Thời gian làm nghiên cứu
sinh thường là 4 năm với người có bằng cử nhân, kỹ sư và 3 năm với người có
bằng thạc sĩ. Tuy nhiên, thời gian làm nghiên cứu sinh còn phụ thuộc vào
ngành học và loại hình học (học tập trung hay không tập trung). Sau khi hoàn
thành thời gian và bảo vệ thành công luận án, các nghiên cứu sinh sẽ được cấp
bằng Tiến sĩ.
Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công
SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.028
1.1.2. vai trò của giáodụcđối với quá trình phát triển kinhtế xã hội
Giáo dục là một lĩnh vực hoạt động đặc biệt, có vai trò rất quan trọng trong đời
sống xã hội , sản phẩm của giáo dục là tạo ra những con người có kiến thức, năng lực
, hành vi phù hợp với yêu cầu xã hội và mục tiêu kinh tế trong từng giai đoạn cụ thể .
Phát triển giáo dục là một trong những nền tảng và động lực quan trọng thúc đẩy sự
nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực
con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền
vững.
Ngày nay giáo dục đang trở thành một bộ phận đặc biệt của cấu trúc hạ tầng xã
hội, là tiền đề quan trọng cho sự phát triển xã hội, bởi lẽ con người được giáo dục tốt
và biết tự giáo dục thường xuyên mới có khả năng giải quyết một cách sáng tạo và có
hiệu quả những vấn đề do sự phát triển của xã hội đặt ra. Con người được giáo dục và
biết tự giáo dục được coi là nhân tố quan trọng nhất cho sự phát triển bền vững của xã
hội. Chính vì vậy, giáo dục là một bộ phận hữu cơ quan trọng nhất trong chiến lược ,
kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, trong đó mục tiêu giáo dục phải được coi là một
trong những mục tiêu quan trọng nhất của sự phát triển.
Nhìn chung, sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã và mang lại những lợi ích trên
nhiều khía cạnh, đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, cụ thể
như:
Giáo dục đào tạo có tác dụng tích cực trong việc giúp cho người lao động có
năng lực tự giải quyết công ăn việc làm. Khả năng giải quyết việc làm phụ thuộc vào
nhiều yếu tố, nhưng trí tuệ, hiểu biết có vai trò quan trọng nhất hình thành năng lực tự
giải quyết việc làm của người lao động. Thông thường, những người được đào tạo tốt,
có trình độ học vấn, có hiểu biết khoa học, kỹ thuật, kinh tế, có trình độ chuyên môn
Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công
SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.029
và tay nghề cao dễ tìm được việc làm cho mình hơn những người không được đào tạo
hay đào tạo kém, thậm chí những người được đào tạo tốt còn có thể tạo ra việc làm
cho nhiều người khác.
Bên cạnh đó, giáo dục đào tạo giúp tạo ra đội ngũ công nhân lành nghề, các
chuyên gia công nghệ, những nhà quản lý giỏi, hay nói cách khác là giúp tạo ra những
con người lao động với hàm lượng trí tuệ ngày càng cao. Đội ngũ những con người
này đóng góp to lớn vào thành tựu chung của đất nước trong sự nghiệp đổi mới, công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần quan trọng phát triển giáo dục, đào tạo nhân lực;
chăm sóc sức khỏe nhân dân, xóa đói giảm nghèo; phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững
an ninh quốc phòng - trật tự an toàn xã hội… làm nòng cốt trong công tác phổ biến
kiến thức khoa học kỹ thuật, giúp nông dân tiếp cận và ứng dụng các tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao thu nhập; tham gia nghiên cứu nhiều đề tài, dự án
khoa học mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội cao, thiết thực giải quyết các vấn đề bức
xúc của đất nước. Những người hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, báo chí có
thể sáng tạo nhiều tác phẩm mang hơi thở thời đại có giá trị tư tưởng và nghệ thuật
cao, tác động sâu sắc đến đời sống tinh thần của xã hội, đạt các giải thưởng cao trong
nước và quốc tế. Bộ phận trí thức làm công tác lãnh đạo, quản lý sẽ phát huy tốt vai
trò, khả năng, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính
trị, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, trình độ quản lý của Nhà nước.
1.2. Vai trò của ngân sách nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo
Các khoản chi cho giáo dục đào tạo chủ yếu được lấy từ nguồn vốn NSNN vừa
có vai trò cung cấp nguồn tài chính vừa có vai trò điều chỉnh, định hướng phát triển
đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo. Vai trò của chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục
được thể hiện qua các khía cạnh:
- NSNN là nguồn chủ yếu cung cấp nguồn tài chính để duy trì, định hướng sự
phát triển của hệ thống giáo dục quốc dân theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng
và Nhà nước. Đảng ta đã xác định giáo dục đóng vai trò then chốt trong toàn bộ sự
Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công
SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0210
nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc, đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng
nghèo nàn, lạc hậu. Do đó phần lớn nguồn kinh phí cho giáo dục được đảm bảo từ
nguồn cấp phát của NSNN bởi việc duy trì, củng cố và phát triển các hoạt động thuộc
lĩnh vực này là nhiệm vụ và mục tiêu mà nhà nước phải thực hiện trong quá trình xây
dựng và phát triển kinh tế. Nhà nước quyết định mức chi cho sự nghiệp giáo dục chi
tiết theo từng mục, tiểu mục chi cụ thể nhằm đảm bảo chi theo đúng dự toán, kế
hoạch.
- Chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục là khoản đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất tạo
ra cơ sở vật chất, mua sắm, sửa chữa trang thiết bị, đồ dùng giảng dạy. Đây là khoản
chi hết sức cần thiết và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục. Nếu coi đội ngũ
giáo viên là lực lượng lao động, học sinh là đối tượng lao động thì trang thiết bị, cơ sở
vật chất chính là những công cụ lao động. Chúng gắn liền với nhau tạo thành một quy
trình hoàn chỉnh không thể tách rời nhau.
- NSNN chính là nguồn tài chính cơ bản đảm bảo đời sống đội ngũ cán bộ
giảng dạy, đội ngũ cán bộ quản lý hành chính của toàn bộ hệ thống giáo dục. NSNN
ngoài việc đảm bảo tiền lương hàng tháng cho cán bộ, giáo viên thì còn dành một
phần ưu đãi riêng cho sự nghiệp giáo dục như: phụ cấp giảng dạy, phụ cấp ưu đãi, phụ
cấp dạy thêm giờ... Đây cũng là những yếu tố khích lệ góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục.
- Nguồn vốn NSNN là nguồn duy nhất đảm bảo kinh phí để thực hiện các
chương trình - mục tiêu quốc gia về giáo dục như: Chương trình phổ cập giáo dục tiểu
học và chống mù chữ, chương trình tăng cường cơ sở vật chất trường học, chương
trình đầu tư cho giáo dục vùng cao…
- Đầu tư của NSNN tạo điều kiện ban đầu để khuyến khích nhân dân đóng góp
xây dựng, tăng cường cơ sở vật chất để phục vụ cho công tác giảng dạy được tốt hơn,
thu hút các nguồn nhân lực, tài lực trong xã hội cùng tham gia chăm lo sự nghiệp giáo
dục.
Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công
SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0211
- Thông qua cơ cấu, định mức ngân sách cho giáo dục có tác dụng điều chỉnh
cơ cấu, quy mô giáo dục trong toàn ngành. Trong điều kiện đa dạng hóa giáo dục đào
tạo như hiện nay thì vai trò định hướng của Nhà nước thông qua chi ngân sách để điều
phối quy mô, cơ cấu giữa các cấp học, ngành học, giữa các vùng là hết sức quan
trọng, đảm bảo cho giáo dục đào tạo phát triển cân đối, theo đúng định hướng đường
lối của Đảng và Nhà nước.
- Sự đầu tư của NSNN có tác dụng hướng dẫn, kích thích thu hút các nguồn vốn
khác đầu tư cho giáo dục đào tạo. Nhà nước đầu tư hình thành nên các trung tâm giáo
dục có tác dụng thu hút sự đầu tư của các tổ chức, cá nhân phát triển các loại dịch vụ
phục vụ cho trung tâm giáo dục đó. Mặt khác trong điều kiện các tổ chức, cá nhân
chưa có đủ tiềm lực đầu tư độc lập cho các dự án giáo dục thì sự đầu tư vốn của
NSNN là số vốn đối ứng quan trọng để thu hút các nguồn lực khác cùng đầu tư cho
giáo dục. Thông qua sự đầu tư của Nhà nước vào cơ sở vật chất và một phần kinh phí
hỗ trợ đối với các trường bán công, tư thục, dân lập có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ
phong trào xã hội hóa giáo dục đào tạo.
1.3. Nộidung chi và quản lý chi thường xuyên ngân sáchnhà nước cho sự nghiệp
giáo dục
1.3.1. Nội dung chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục
Khái niệm chi ngân sách nhà nước: chi ngân sách nhà nước là quá trình phân
phối, sử dụng quĩ ngân sách nhà nước do quá trình thu tạo lập nên nhằm duy trì sự tồn
tại hoạt dộng bình thường của bộ máy nhà nước và thực hiện các chức năng nhiệm vụ
của nhà nước.
Hoạt động chi ngân sách nhà nước phản ánh mục tiêu hoạt động của ngân sách
nhà nước, đó là đảm bảo về mặt vật chất (tài chính) cho hoạt động của ngân sách , với
tư cách là chủ thể của NSNN trên hai phương diện:
Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công
SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0212
- Duy trì sự tồn tại và hoạt động bình thường của bộ máy nhà nước.
- Thực hiện chức năng nhiệm vụ mà nhà nước phải gánh vác.
Các khoản chi NSNN rất đa dạng và có rất nhiều cách phân loại khác nhau :
- Nếu phân loại theo nội dung kinh tế, chi NSNN được chia thành bốn nhóm đó
là:
 Chi thường xuyên
 Chi đầu tư phát triển
 Chi cho vay hỗ trợ quỹ và tham gia góp vốn của chính phủ
 Chi trả nợ gốc các khỏan vay của nhà nước
- Phân loại theo tính chất các khoản chi thì chi NSNN được chia thành:
 Chi thường xuyên (là những khoản chi có thời hạn tác động ngắn
thường dưới một năm. Nhìn chung đây là các khoản chi chủ yếu phục vụ cho
chức năng quản lý và điều hành xã hội một cách thường xuyên của nhà nước
trong các lĩnh vực như: quốc phòng, an ninh, sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế ,
văn hóa thông tin, thể dục thể thao, khoa học công nghệ ..)
 Chi đầu tư phát triển (là những khoản chi có thời hạn tác động dài
thường trên một năm, hình thành nên những tài sản vật chất có khả năng tạo
nguồn thu, trực tiếp làm tăng cơ sở vật chất của đất nước.)
Chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục đào tạo là khỏan chi thường xuyên thuộc
nhóm chi hoạt động sự nghiệp cho lĩnh vực văn – xã. Đây là quá trình phân phối và sử
dụng một phần vốn tiền tệ từ quĩ NSNN nhằm duy trì và phát triển sự nghiệp giáo dục
theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp.
Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công
SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0213
Vai trò của chi ngân sách ko chỉ đơn thuần là cung cấp nguồn lực tài chính để
duy trì, củng cố các hoạt động giáo dục đào tạo mà còn có tác dụng định hướng, điều
chỉnh các hoạt động giáo dục đào tạo phát triển theo đường lối chủ trương của đảng
và nhà nước. Đây là khỏan chi có tính tích lũy đặc biệt bởi khoản chi này là một trong
những nhân tố quyết định đến tỉ lệ thất nghiệp cũng như tỷ lệ tăng trưởng kinh tế
trong tương lai. Chi NSNN cho giáo dục bao gồm bốn nhóm mục chi sau:
- Các khoản chi cho con người:
Đây là nội dung chi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số chi NSNN cho sự
nghiệp giáo dục. Là khoản chi nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản về đời sống vật chất,
sinh hoạt cho cán bộ giáo viên, đồng thời đảm bảo quá trình tái sản xuất sức lao động
. Từ đó giúp duy trì bộ máy giáo dục đào taọ. Thuộc nhóm mục chi này bao gồm các
khoản chi sau:
o Lương, phụ cấp lương
o Tiền công
o Tiền thưởng
o Chi lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội
o Phúc lợi tập thể cho giáo viên, cán bộ công nhân viên chức.
o Học bổng học sinh, sinh viên.
o Các khỏan thanh toán khác cho cá nhân (tiền ăn, trợ cấp, phụ cấp )
- Các khoản chi cho nghiệp vụ chuyên môn:
Đây là các khoản chi chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng số chi NSNN cho giáo
dục, có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Thuộc nhóm chi
Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công
SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0214
này bao gồm các khoản chi về giảng dạy, học tập cho giáo viên và học sinh, chủ yếu
là dùng để mua sắm sách vở, đồ dùng học tập, tài liệu tham khảo, đồ dùng giảng
dạy…
- Các khoản chi mua sắm, sửa chữa :
Đây là khỏan chi dùng để mua sắm thêm các tài sản và sửa chữa các tài liệu
đang trong quá trình sử dụng, nhằm phục vụ kịp thời cho nhu cầu hoạt động và nâng
cao hiệu suất sử dụng các tài sản đó. Mức chi cho nhóm mục chi này phụ thuộc vào :
tình trạng tài sản của các trường thuộc diện được sử dụng vốn ngân sách nhà nước và
khả năng nguồn vốn ngân sách nhà nước có thể đáp ứng cho nhu cầu này.
- Chi khác:
Đây là một khoản chi nằm trong cơ cấu chi thường xuyên của NSNN và là
khỏan chi có thời hạn tác động ngắn nhưng chưa được đề cập đến trong ba nhóm mục
chi trên. Nó thường bao gồm các mục chi như: Chi kỉ niệm ngày lễ lớn, chi các khỏan
phí và lệ phí của các đơn vị dự toán , chi tiếp khách…
1.3.2. Nội dung quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự
nghiệp giáo dục
Với mục tiêu nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả kinh phí NSNN đầu tư cho sự
nghiệp giáo dục thì chi NSNN nhà nước cho sự nghiệp giáo dục đòi hỏi phải tuân theo
một quy trình chặt chẽ bao gồm 3 khâu đó là:
1.3.2.1 Lập dự toán chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục:
Dự toán chi thường xuyên là một bộ phận rất quan trọng của dự toán chi
NSNN. Đây là khâu mở đầu của một chu trình ngân sách nhằm mục đích để phân tích
, đánh giá giữa khả năng và nhu cầu các nguồn tài chính của nhà nước nhằm xác lập
Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công
SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0215
các chỉ tiêu thu chi ngân sách nhà nước hàng năm một cách đúng đắn, có căn cứ khoa
học và thực tiễn.
Căn cứ lập dự toán chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục hàng năm:
 Chủ trương của nhà nước về duy trì và phát triển sự nghiệp giáo
dục cụ thể năm kế họach .
 Dựa vào các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phát
triển sự nghiệp giáo dục.
 Khả năng các nguồn kinh phí có thể đáp ứng cho nhu cầu chi
thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục kì kế hoạch.
 Các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi thường xuyên cho sự nghiệp
giáo dục của ngân sách nhà nước hiện hành và dự toán những điều chỉnh hoặc
thay đổi có thể xảy ra trong kì kế hoạch.
 Chỉ thị của thủ tướng chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội trong đó có kế hoạch cho phát triển giáo dục và dự toán
chi thường xuyên NSNN cho giáo dục năm sau.
 Tình hình thực hiện dự toán các năm trước, đặc biệt là năm báo
cáo.
Qui trình lập dự toán NSNN cho sự nghiệp giáo dục :
Bước 1: Căn cứ vào mức chi dự kiến cơ quan tài chính phân bổ cho ngành giáo
dục và các văn bản hướng dẫn lập dự toán , ngành giáo dục giao chỉ tiêu và hướng
dẫn cho sự nghiệp giáo dục lập dự toán chi.
Bước 2 : Các cơ sở của ngành giáo dục là đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách
xác định nhu cầu chi để lập dự toán chi năm kế hoạch của đơn vị mình gửi lên cơ
Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công
SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0216
quan tài chính cùng cấp xét duyệt. Trong quá trình tổng hợp, lập dự toán ngân sách,
cơ quan tài chính có trách nhiệm làm việc với các cơ sở giáo dục trực thuộcđể điều
chỉnh dự toán kinh phí mà các cơ sở giáo dục lâp. Cơ quan tài chính xem xét tính hợp
lệ, đúng đắn của dự toán cho các cơ sở giáo dục trực thuộc và trình ủy ban nhân dân
đồng cấp phê duyệt, sau đó trình lên cơ quan tài chính cấp trên. Cơ quan tài chính địa
phương có trách nhiệm xem xét dự toán kinh phí cho các cơ quan cùng cấp, Bộ tài
chính có trách nhiệm lập dự toán ngân sách trung ương, tổng hợp ngân sách nhà nước
trình chính phủ xem xét sau đó trình quốc hội phê duyệt
Bước 3 : Căn cứ vào dự toán chi đã được cơ quan quyền lực nhà nước đồng cấp
thông qua và đã được sự chấp thuận của cơ quan hành chính cấp trên, cơ quan tài
chính sau khi xem xét điều chỉnh lại cho phù hợp sẽ đề nghị cơ quan quyền lực nhà
nước đồng cấp chính thức phân bổ theo dự toán cho sự nghiệp giáo dục thông qua hệ
thống kho bạc nhà nước .
1.3.2.2Chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục.
Chấp hành dự toán chi thường xuyên là một trong những nội dung quan trọng
của chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước – là khâu thứ 2 của chu trình quản lý
ngân sachs nhà nước. Thời gian chấp hành NSNN được tính từ ngày 01 tháng 1 đến
hết ngày 31/12 năm dương lịch. Trong qua trình tổ chức chấp hành cần chú ý những
điểm sau:
Thứ 1: Đảm bảo phân phối nguồn vốn một cách hợp lý, tập chung có trọng
điểm trên cơ sở dự toán chi đã được xác định. Do đó cần phải qui định lại chế độ lập
và duyệt kế hoạch cấp phát hàng quí vừa đơn giản, vừa khoa học đảm bảo cấp phát
theo kế hoạch
Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công
SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0217
Thứ 2: Thực hiện cấp phát kinh phí một cách kịp thời, chặt chẽ, tránh lãng phí
cho ngân sách nhà nước.
Thứ 3 : Trong quá trình sử dụng các khoản chi ngân sách phải đảm bảo tính tiết
kiệm, hiệu qủa trong quản lý chi, đúng chính sách chế độ.
Thứ 4 : Tuân thủ nguyên tắc thanh toán trực tiếp qua kho bạc nhà nước. Mọi
khoản kinh phí chi trả từ ngân sách của các cơ sở giáo dục phải do kho bạc trực tiếp
thanh toán
Các căn cứ tổ chức chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước
cho giáo dục đó là :
 Dựa vào mức chi đã được duyệt trong dự toán. Đây là căn cứ
mang tính quyết định trong quá trình cấp phát và sử dụng các khỏan chi. Bởi lẽ
mức chi của từng chỉ tiêu đã được cơ quan quyền lực nhà nước xét duyệt và
thông qua.
 Dựa vào khả năng nguồn kinh phí NSNN có thể đáp ứng được nhu
cầu chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục trong mỗi kì báo cáo. Các khoản
chi thường xuyên được ghi trong dự toán chỉ là những con số dự kiến, khi thực
hiện phải căn cứ vào điều kiện thực tế của năm kế hoạch để tiến hành cấp phát
cho phù hợp.
 Dựa vào chính sách, chế độ chi NSNN hiện hành. Đây là căn cứ
mang tính pháp lý cho công tác tổ chức chấp hành dự toán ngân sách nhà nước.
Là căn cứ để đánh giá tính hợp lệ, hợp lý của việc cấp phát và sử dụng các
khỏan chi. Từ đó đặt ra yêu cầu cần phải xây dựng các chính sách, chế độ chi
phải đảm bảo khoa học , phù hợp với thực tiễn.
Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công
SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0218
1.3.2.3.Quyết toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo
dục:
Công tác quyết toán các khỏan chi thường xuyên của ngân sách nhà nước là
công việc cuối cùng trong chu trình quản lý các khỏan chi thường xuyên. Là quá trình
nhằm kiểm tra , rà soát , chỉnh lý lại các số liệu đã được phản ánh sau một kì chấp
hành dự toán để phân tích , đánh giá kết quả chấp hành dự toán , rút ra những kinh
nghiệm bài học cần thiết cho kì chấp hành dự toán tiếp theo.
Vì vậy , trong quá trình quyết toán các khoản chi thường xuyên NSNN cho giáo
dục phải chú ý đến các yêu cầu cơ bản sau:
 Phải lập đầy đủ các loại báo cáo tài chính và gửi kịp thời các loại
báo cáo đó cho các cơ quan có thẩm quyền xét duyệt theo đúng chế độ qui định.
 Số liệu trong báo cáo phải chính xác ,trung thực . Nội dung các
báo cáo tài chính phải theo đúng các nội dung ghi trong dự toán được duyệt và
theo đúng mục lục ngân sách.
 Báo cáo quyết toán năm của các đơn vị dự toán các cấp và của
ngân sách các cấp chính quyền trước khi trình cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phê chuẩn phải có xác nhận của kho bạc nhà nước.
 Báo cáo quyết tóan của các đơn vị dự toán không được xảy ra tình
trạng quyết toán chi lớn hơn thu.
 Thủ trưởng các đơn vị dự toán cấp trên có trách nhiệm thẩm tra và
duyệt quyết toán chi của các đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc , chịu trách
nhiệm theo dõi các khoản chi thường xuyên của ngân sách nhà nước mới được
tiến hành thuận lợi . Đồng thời , nó mới tạo cơ sở vững chắc cho việc phân tích
Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công
SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0219
, đánh giá quá trình chấp hành dự toán một cách chính xác , trung thực , khách
quan.
Chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục đào tạo được thực hiện tại các
đơn vị cụ thể . Do đó việc quyết toán chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục đào tạo là
trách nhiệm của các đơn vị dự toán và cơ quan tài chính.
Trình tự phê chuẩn và gửi báo cáo quyết tóan chi ngân sách nhà nước hàng năm
của một cấp ngân sách chẳng hạn ngân sách cấp huyện( thành phố ) như sau:
Phòng tài chính huyện ( thành phố ) có trách nhiệm thẩm định báo cáo quyết
toán chi ngân sách cho toàn ngành giáo dục trên địa bàn huyện ( thành phố ) trình
UBND huyện ( thành phố ) xem xét gửi sở tài chính , đồng thời UBND huyện trình
hội đồng nhân dân huyện phê duyệt . Sau khi hội đồng nhân dân phê duyệt , báo cáo
quyết toán năm được thành lập thành 4 bản gửi đến các cơ quan sau:
- 01 bản gửi hội đồng nhân dân thành phố
- 01 bản gửi gửi ủy ban nhân dân thành phố
- 01 bản gửi sở tài chính tỉnh
- 01 bản lưu lại phòng tài chính thành phố.
Trình tự lập,gửi ,xét duyệt các báo cáo tài chính đã được qui định như trên vừa
phản ánh một qui trình bắt buộc phải tuân thủ, vừa phản ánh yêu cầu cần phải tôn
trọng về thời gian tại mỗi cấp, mỗi đơn vị . Chỉ có vậy thì công tác quyết toán mới
đảm bảo được tính kịp thời, chính xác, trung thực, khách quan
Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công
SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0220
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHI VÀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN
CHO GIÁO DỤC TIỂU HỌC VÀ THCS Ở TP VĨNH YÊN
2.1 khái quát đặc điểm kinh tế xã hội và tình hình giáo dục ở thành phố vĩnh yên
2.1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố vĩnh yên
Thành phố Vĩnh Yên tính đến 31/12/2008 có diện tích 50,81km2, dân số 88.231
người, mật độ dân số trung bình 1.677 người/km2; gồm có 9 đơn vị hành chính trong
đó có: 7 phường và 2 xã.
Về vị trí địa lý: Phía đông giáp huyện Bình Xuyên, phía tây giáp huyện Yên
Lạc, phía bắc giáp huyện Tam Dương, phía nam giáp huyện Yên Lạc, thành phố Vĩnh
Yên là nơi trung chuyển, kết nối giao thoa giữa các vùng miền kinh tế khu vực.
Thành phố Vĩnh Yên có hệ thống giao thông thuận lợi với tuyến đường sắt Hà
Nội- Lào Cai và quốc lộ 2 chạy qua nối liền giữa thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía bắc
(cách Hà Nội 55km và sân bay quốc tế nội bài 25km về phía Nam, cách thành phố
Việt Trì 25km về phía tây ), tạo điều kiện cho thành phố Vĩnh Yên phát triển công
nghiệp, thương mại, giao lưu hàng hoá và tiếp cận nhanh các thành tựu khoa học kỹ
thuật, văn hoá thông tin trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Hiện nay, thành phố có 2 cụm công nghiệp lớn đó là khu công nghiệp Khai
Quang và khu công nghiệp Lai Sơn. Đây là những khu công nghiệp có điều kiện
thuận lợi về giao thông và nguồn lao động, cơ sở kết cấu hạ tầng tương đối hoàn thiện
Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công
SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0221
và đặc biệt chính sách khuyến khích thu hút đầu tư của tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo điều
kiện để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển công nghiệp. Ngoài ra
thành phố đang triển khai 2 dự án là khu đô thị Nam đầm Vạc và khu đô thị Nam Hà
Tiên. Đây là các dự án rất khả quan góp phần xây dựng và phát triển thành phố Vĩnh
Yên.
Là trung tâm kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật, văn hoá xã hội của tỉnh với
tiềm năng tự nhiên dồi dào, phong phú đa dạng để phát triển kinh tế xã hội cùng nhiều
chính sách ưu đãi thông thoáng trong việc phát triển, thành phố Vĩnh Yên có đủ điều
kiện để hội nhập kinh tế.
Đặc biệt năm vừa qua thành phố vĩnh yên tự hào tròn 110 tuổi. Hơn một thế kỷ
qua, Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Yên đã làm nên những trang sử vẻ vang trong đấu
tranh, bảo vệ và xây dựng quê hương. Đảng bộ luôn vận dụng sáng tạo các chủ trương
của Trung ương và tỉnh, tập trung phát huy tốt nội lực, khai thác hiệu quả các tiềm
năng, thế mạnh, động viên nhân dân tham gia xây dựng địa phương ngày càng phát
triển.
Trong những năm qua, đặc biệt từ khi trở thành Thành phố đến nay mặc dù còn
gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự đoàn kết, nhất trí, năng động, sáng tạo Đảng bộ và
nhân dân Thành phố đã đạt được những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực.
Kinh tế có bước phát triển mạnh và tương đối toàn diện, tốc độ tăng trưởng cao, cơ
cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Đến giữa nhiệm kỳ, hầu hết các chỉ tiêu
chủ yếu đều đạt và vượt mục tiêu nghị quyết Đại hội đảng bộ Thành phố khoá XVIII
đề ra. Tổng giá trị gia tăng bình quân hàng năm đạt 22,28% (Mục tiêu 20%). Tỷ trọng
ngành Công nghiệp - xây dựng chiếm 56,44% (Mục tiêu 47%). Tỷ trọng ngành
Thương mại - dịch vụ chiếm 40,51% (Mục tiêu 50%). Tỷ trọng ngành Nông - lâm -
Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công
SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0222
thuỷ sản chiếm 3,05% (Mục tiêu 3%). Thu nhập bình quân đầu người năm 2008 đạt
1.880 USD/người, tăng gấp 8,54 lần so với năm 2000, gấp 1,9 lần so với năm 2006
(Mục tiêu đạt 1.350 USD/người/năm). Sau 3 năm thực hiện quy chế quản lý đô thị,
thành phố đã triển khai 178 dự án quy hoạch phục vụ cho phát triển đô thị và kinh tế -
xã hội của địa phương, với tổng diện tích 737,3 ha. Mạng lưới giao thông ở cơ sở
được quan tâm, nhiều tuyến đường nội thị được làm mới, cải tạo và nâng cấp, bộ mặt
đô thị có nhiều thay đổi.
Công tác xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh, phát triển trên cả 3 mặt: qui mô,
chất lượng và cơ sở vật chất. Mạng lưới y tế các cấp được củng cố và tăng cường, có
6/9 xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế, tỷ lệ bác sỹ đạt 10 bác sỹ/1 vạn dân. Tỷ lệ
tăng dân số tự nhiên là 1,02% (Mục tiêu đến năm 2010 giữ mức 1%). Toàn thành phố
có 85 khu phố, thôn, làng đạt tiêu chuẩn văn hoá, tăng 27 đơn vị so với năm 2005
(Mục tiêu đến năm 2010 là 80 khu phố, thôn, làng); 86% số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn
gia đình văn hoá, tăng 6% so với năm 2005, tăng 24,5% so với năm 2000 (Mục tiêu
đến năm 2010 là 90%). Trung bình mỗi năm giải quyết việc làm cho 2.300 lao động.
(Mục tiêu mỗi năm giải quyết trên 2.000người/năm). Tỷ lệ hộ nghèo còn 3,32% giảm
2,88% so với năm 2005, giảm 5,68% so với năm 1999 (Mục tiêu mỗi năm giảm 1%).
An ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn đảm bảo,
tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Công tác xây
dựng hệ thống chính trị được quan tâm, bộ máy chính quyền các cấp được củng cố,
hoạt động có hiệu lực, hiệu quả từng bước đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Các
chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh được Đảng bộ cụ thể hoá bằng các
chương trình, đề án, góp phần đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.
Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công
SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0223
Đảng bộ đổi mới phương thức lãnh đạo, xây dựng, giữ vững sự đoàn kết trong
Đảng và trong hệ thống chính trị, tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng.
Thường xuyên củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng
và đảng viên.
Nhìn lại chặng đường 110 năm qua, Thành phố đã và đang đạt được những
thành tựu vô cùng to lớn, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của tỉnh. Lịch sử và
thành tựu 110 năm đang là điểm tựa, niềm cổ vũ mạnh mẽ cho Đảng bộ và nhân
Thành phố tiếp tục phát triển, quyết tâm thực hiện tốt những nhiệm vụ của Thành phố
trung tâm.
Nhận thức được tầm quan trọng của ngành giáo dục trong sự nghiệp đổi mới
đất nước nói chung và của thành phố Vĩnh Yên nói riêng, tuy còn gặp một số khó
khăn, nhưng ngành giáo dục trên địa bàn thành phố vẫn không ngừng được quan tâm
đầu tư, tạo điều kiện phát triển đồng bộ theo định hướng của Đảng và chính quyền
thành phố.
2.1.2 Tình hình giáo dục ở thành phố vĩnh yên.
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, ngành giáo dục cũng đã
có những chuyển biến đáng tích cực, qui mô trường lớp phát triển ổn định, phù hợp
với các ngành học, cấp học; Cơ sở vật chất trường học đã được tăng cường, đáp ứng
cơ bản nhu cầu học tập ngày càng cao của học sinh ; Chất lượng giáo dục đại trà được
tăng lên, chất lượng thực được khẳng định, chất lượng học sinh giỏi quốc gia và khu
vực tăng lên đáng kể qua các năm; công tác bồi dưỡng đội ngũ được coi trọng, trình
độ đạt chuẩn và trên chuẩn giáo viên càng ngày được nâng lên. Trên đây là những nét
khái quát về tình hình giáo dục nói chung trên địa bàn thành phố. Sau đây, ta tìm hiểu
Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công
SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0224
cụ thể tình hình giáo dục tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn trong thời gian qua
như sau:
2.1.2.1.Về qui mô giáo dục:
Bảng 2.1 : Qui mô phát triển giáo dục tiểu học và THCS ở thành phố Vĩnh
Yên giai đoạn 2007-2009
Chỉ tiêu Số trường Số lớp Số học sinh
Năm học
Ngành học
07-08 08-09 07-08 08-09 07-08 08-09
Tiểu học 11 11 209 216 6042 6605
THCS 09 09 141 142 5297 4937
( Nguồn : phòng giáo dục thành phố Vĩnh Yên )
Đối với cấp tiểu học : Qua 2 năm học số trường không thay đổi ( gồm 11
trường ), số lớp đã tăng thêm 15 lớp tương ứng tăng thêm 550 học sinh. Toàn thành
phố đã huy động được hầu hết số trẻ 6 tuổi đi học lớp 1, không có học sinh bỏ học. Cơ
sở vật chất được tăng cường nên đã đáp ứng nhu cầu của học sinh, đảm bảo 100% số
lớp và số học sinh các trường tiểu học đi học 2 buổi/ ngày.
Đối với khối trường THCS: tổng số vẫn là 09 trường. Năm học 2008- 2009 chỉ
tăng 1 lớp so với cùng kì, tuy nhiên số học sinh có giảm 62 học sinh (do trường năng
khiếu của tỉnh chuyển về thanh vân, tam dương). Các trường đã huy động được 99.6%
học sinh lớp 5 vào lớp 6. Số trường tổ chức cho học sinh học 2 buổi/ ngày đạt tỉ lệ
100%.
Về qui mô giáo viên: Cùng với việc mở rộng về qui mô và số lượng học sinh ở
các trường tiểu học và THCS trên địa bàn thành phố, để đáp ứng được nhu cầu giảng
Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công
SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0225
dạy, đào tạo của người dân, đòi hỏi số lượng giáo viên cũng phải tăng lên. Theo số
liệu thống kê các năm học gần đây: ( đơn vị : người )
Bảng 2.2: Qui mô đội ngũ giáo viên tiểu học và THCS ở thành phố Vĩnh
Yên giai đoạn năm 2007-2009
Năm học
Ngành học
2007-
2008
2007-
2008
2008-
2009
Tiểu học 272 302 284
THCS 303 286 311
Tổng số 575 588 595
( Nguồn: phòng giáo dục thành phố Vĩnh Yên )
Ta thấy qua các năm số lượng giáo viên có tăng lên, song mức tăng là không
nhiều ( 13 giáo viên/ năm). Điều đó cho thấy số lượng giáo viên hầu như đã đủ theo
qui định. Vấn đề đặt ra là làm sao để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.
2.1.2.2.Về chất lượng giáo dục :
 Về chất lượng giáo dục đạo đức:
Trong các năm học qua các nhà trường đã tăng cường giáo dục đạo đức, lối
sống cho học sinh thông qua việc chỉ đạo nâng cao chất lượng các môn giáo dục công
nhân, các giờ sinh hoạt tập thể, sinh hoạt lớp, tuyên truyền phòng chống ma túy, các
tệ nạn xã hội, đẩy mạnh giáo dục an tòan giao thông, giáo dục môi trường, giáo dục
giới tính và các họat động văn nghệ, thể dục thể thao. Đồng thời thực hiện nghiêm túc
Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công
SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0226
3 cuộc vận động: “ học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh” ; cuộc vận
động “ hai không “ và cuộc vận động “ mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo
đức tự học và tự sáng tạo “. Kết quả chất lượng giáo dục đạo đức được thể hiện qua
bảng sau:
Bảng 2.3: Chất lượng giáo dục đạo đức tiểu học và THCS ở thành phố
Vĩnh Yên giai đoạn 2007-2009.
Ngành học
Năm học
Chỉ tiêu
Tiểu học THCS
07-08 08-09 07-08 08-09
Giỏi 100% 100% 80.159% 97%
Khá 0% 0% 16.991% 3%
Trung bình 0% 0% 2.68% 0%
Yếu - kém 0% 0% 0.17% 0%
( nguồn: phòng giáo dục thành phố Vĩnh Yên )
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy công tác giáo dục đạo đức ở khối trường tiểu học
và THCS đã đạt đuợc kết quả cao. Đối với khối tiểu học, 3 năm liền đều duy trì tỉ lệ
100% học sinh đạt hạnh kiểm tốt, không có học sinh nào bị xếp loại hạnh kiểm khá,
trung bình hay yếu – kém, đây là một điều đáng khen ngợi cho công tác giáo dục đạo
đức ở các trường tiểu học trong thành phố. Còn đối với khối THCS, Từ năm học
2007-2008 đến năm học 2008-2009 tỉ lệ học sinh đạt hạnh kiểm tốt tăng lên đáng kể
(từ 80.159% lên 97%), đồng thời tỉ lệ học sinh đạt hạnh kiểm khá đã giảm mạnh ( từ
2.68% xuống chỉ còn 3%), và không còn học sinh nào bị dưới hạnh kiểm khá, tỉ lệ này
Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công
SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0227
được duy trì đến năm học 2009-2010. Qua đó, thấy được sự nỗ lực rất lớn trong công
tác giáo dục đạo đức của trường khối tiểu học và THCS của thành phố. Trong các
năm học tới các trường tiểu học cần duy trì tỉ lệ đã đạt được, đối với khối THCS cần
phải cố gắng hơn nữa trong giáo dục đạo đức để không còn học sinh nào bị dưới hạnh
kiểm tốt.
 Về chất lượng giáo dục văn hóa
Bên cạnh việc tăng cường chất lượng giáo dục đạo đức thì công tác giáo dục
văn hóa cũng là nhân tố rất quan trọng. Giáo dục văn hóa thể hiện khả năng và sự nỗ
lực của học sinh trong quá trình học tập ở trường. Trong các năm học qua, phòng
GD&ĐT tập chung chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, nâng cao chất lượng
thực, tích cực bồi dưỡng các học sinh yếu kém qua các đợt khảo sát theo đề chung của
Sở GD&ĐT ở các thời điểm đầu năm học, giữa kì, và cuối năm học; kết quả đã đánh
giá đứng chất lượng thực sự của các học sinh trong các nhà trường, từ đó có biện pháp
nâng cao chất lượng học sinh cập với chuẩn kiến thức, kĩ năng, trình độ của học sinh;
ở các trường đã có nhiều lớp đạt tỉ lệ 100%học sinh có học lực từ trung bình trở lên;
khắc phục và hạn chế học sinh ngồi nhầm lớp. Đồng thời chỉ đạo tốt việc thực hiện kỉ
cương, nề nếp, đổi mới phương pháp dạy của thầy và trò.
Kết quả đạt được về giáo dục văn hóa trong thời gian qua được thể hiện cụ thể
trong bảng sau:
Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công
SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0228
Bảng 2.4:Chất lượng giáo dục văn hóa tiểu học và THCS ở thành phố giai
đoạn 2007-2009
Ngành học
Năm học
Chỉ tiêu
Tiểu học THCS
07-08 08-09 07-08 08-09
Giỏi 49.54% 52.02% 19.41% 18.41%
Khá 30.75% 34.4% 41.48% 40.48%
Trung bình 18.59% 12.49% 34.79% 36.32%
Yếu 1.12% 1.09% 4.13% 4.5%
Kém 0% 0% 0.19% 0.29%
(Nguồn: phòng giáo dục thành phố Vĩnh Yên)
Ta thấy đối với Khối Tiểu học: qua 3 năm tỉ lệ học sinh khá, giỏi tăng ngày
càng cao; tỉ lệ học sinh đạt loại trung bình và yếu đã giảm hẳn. cụ thể: từ năm học
2007-2008 đến năm 2009-2010 tỉlệ học sinh giỏi tăng từ 49.54% lên 58.52%( tăng
8.98% ); tỉ lệ học sinh khá từ 30.75% lên 35.01% (tăng 4.26% ); và tỉ lệ học sinh
trung bình và yếu đã giảm xuống còn 13.58%; không có học sinh nào bị xếp loại kém.
Đồng thời số lượng và thành tích của các học sinh trong các kì thi học sinh giỏi ngày
càng tăng lên, năm học 2009 – 2010: kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh đã có 48 em đạt giải
( 3 nhất, 18 nhì, 27 giải ba ); kì thi trạng nguyên nhỏ tuổi có 64 em đật giải cấp thành
phố, 9 em đạt giải cấp tỉnh, 4 em đạt giải quốc gia; thi vở sạch chữ đệp có 1 em đạt
giải quốc gia…Những thành tích kể trên rất đáng tuyên dương và cần phát huy hơn
nữa trong các năm học tiếp theo.
Đối với khối THCS:
Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công
SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0229
trong giai đoạn năm 07-08 và 08-09 tỉ lệ học sinh khá giỏi đã bị giảm 1%, tỉ lệ
học sinh trung bình, yếu, kém đã tăng lên. Nhưng đến năm học 2009-2010 nhờ sự
phấn đấu nỗ lực của thầy, cô và các em học sinh đã tăng tỉ lệ học sinh khá, giỏi từ
58.89% năm 08-09 lên 65.52% năm 2009-2010, điều này đáng mừng. Tuy nhiên tỉ
trọng học sinh giỏi chưa cao, bên cạnh đó tỉ lệ học sinh kém lại bị tăng lên, do đó đòi
hỏi khối giáo dục THCS cần áp dụng các biện pháp tích cực hơn nữa để nâng cao hơn
nữa tỉ lệ học sinh giỏi, giảm tỉ lệ học sinh yếu, kém ,trung bình.
Về kết quả của các kì thi học sinh giỏi, năm 2009- 2010 thi HSG lớp 9 có 188
em đạt giải cấp thành phố, 64 em đạt giải cấp tỉnh; 68 em đạt giải kì thi giải toán trên
mày tính bỏ túi; 01 em đạt giải thi giải toán singapo mở rộng…điều này rất đáng
khích lệ và cần phát huy hơn nữa trong thời gian tới.
2.1.2.3. Về các điều kiện đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục :
 Về chất lượng giáo viên:
Thời gian qua, công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, giáo dục đạo đức,
tư tưởng chính trị đối với các giáo viên luôn được coi trọng. Hầu hết các giáo viên
đều đạt trình độ chuẩn, trình độ giáo viên đạt trên chuẩn ngày càng tăng lên.
Năm 2009 -2010 tổng số giáo viên của ngành Tiểu học và THCS tham gia các
lớp học đại học là 34 người, trong năm học này phòng GD&ĐT đã tham mưu với
UBND thành phố tuyển chọn giáo viên có trình độ chuyên môn tốt đầu tư cho trường
THCS Vĩnh Yên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn của bậc THCS. Đồng
thời phòng tăng cường chỉ đạo mỗi nhà trường là một trung tâm bồi dưỡng giáo viên,
đẩy mạnh việc tự học, tự bồi dưỡng theo tinh thần “ mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm
gương đạo đức tự học và sáng tạo”, công tác bồi dưỡng thường xuyên được tổ chức
nghiêm túc, hiệu quả ở các cấp. Đặc biệt, thời gian qua ngành giáo dục đẩy mạnh ứng
Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công
SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0230
dụng công nghệ thông tin vào trong công tác quản lý và giảng dạy trong các nhà
trường, do vậy các giáo viên đã được tập huấn, nâng cao nghiệp vụ; đòi hỏi tích cực
đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường các môn học sử dụng giáo án điện tử, để
phù hợp với điều kiện mới.
 Về cơ sở vật chất:
Thời gian qua, cơ sở vật chất trường học tiếp tục được quan tâm, tăng cường
theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, phục vụ nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục.
Năm 2007 được sự quan tâm đầu tư của tỉnh và đặc biệt là UBND thành phố,
sở giáo dục đào tạo, cơ sở vật chất trường lớp được tăng cường, xây dựng mới được 4
nhà điều hành tiểu học, THCS, trang bị thêm 08 phòng học bộ môn với các trang thiết
bị đồ dùng dạy và học theo phương pháp mới cho các trường THCS Hội Hợp, THCS
Đồng Tâm, THCS Thanh Trù; 01 phòng học đa năng cho trường THCS Khai Quang
với các trang thiết bị hiện đại, đạt chuẩn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Ngoài ra, các trường tiểu học và THCS còn được sở GD&ĐT cấp kinh phí trang bị
thêm máy vi tính và các thiết bị dạy học khác phục vụ công tác dạy và học.
Đến năm học 2009-2010, các trường tiếp tục được trang bị thêm các thiết bị
dạy học như bảng điện tử thông minh, máy vi tính, máy in, máy chiếu, phông chiếu,
phần mềm dạy học, sửa chữa nâng cấp lại các phòng học phù hợp với tiêu chuẩn hiện
đại...từ đó tạo điều kiện quan trọng để các trường nâng cao công tác ứng dụng công
nghệ thông tin trong công tác quản lý dạy và học và đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng
cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường.
Ngoài ra, công tác xã hội hóa giáo dục ở thành phố ngày càng được tằng cường.
Nhờ đó mà ngành giáo dục đã huy động được thêm nguồn lực để đầu tư cho nhu cầu
của ngành.
Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công
SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0231
Kết quả này thể hiện sự quan tâm đàu tư có hiệu quả của cấp ủy đảng, chính
quyền các cấp, cùng với sự phối hợp giúp đỡ tích cực của các ban ngành đoàn thể và
nhân dân từ thành phố tới cơ sở góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong các
nhà trường. Tuy nhiên, các nhà trường chưa thực sự khai thác hết các tiềm năng, phát
huy hết các điều kiện thuận lợi vốn có về cơ sở vật chất.
Nhìn chung, trong các năm học qua khối tiểu học và THCS đạt nhiều thành tích
đáng khen ngợi, số lượng trường đạt chuẩn quốc gia tăng lên, các điều kiện về cơ sở
vật chất luôn được đầu tư tăng cường theo hướng hiện đại hóa, phần nào đáp ứng
được các yêu cầu ngày càng cao về chất lượng giáo dục hiện nay. Đội ngũ giáo viên
ngày càng được nâng lên cả về số lượng và chất lượng, công tác xã hội hóa giáo dục
được đẩy mạnh. Song, là một địa bàn thuộc trung tâm tỉnh lỵ, các trường chưa thực sự
khai thác hết được các tiềm năng, phát huy hết các điều kiện thuận lợi vốn có về
CSVC, về đội ngũ, về công tác xã hội hóa để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và
học.
2.2. Thực trạng chi và quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo
dục tiểu học và THCS thành phố vĩnh yên.
2.2.1 Tình hình đầu tư cho giáo dục ở thành phố vĩnh yên
2.2.1.1 Đầu tư từ nguồn vốn Ngân Sách Nhà Nước
Nguồn vốn ngân sách nhà nước đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển
của các ngành trong nền kinh tế trong đó có ngành giáo dục. Trong các nguồn vốn
đầu tư cho giáo dục thì nguồn vốn từ ngân sách nhà nước chiếm tỉ trọng lớn nhất.
Khoản này lấy từ ngân sách cấp huyện và kinh phí bổ sung của ngân sách thành phố.
Nguồn này dùng để đảm bảo hoạt động bình thường của ngành giáo dục đồng thời để
Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công
SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0232
đầu tư, nâng cấp, sửa chữa xây dựng mới trường lớp, mua sắm thêm các trang thiết bị
vật chất tạo điều kiện cho việc giảng dạy và học tập.
Khi nền kinh tế càng phát triển thì đầu tư cho giáo dục từ nguồn NSNN ngày
càng tăng lên, đảm bảo cho huyện thực hiện được nhiệm vụ đề ra đối với ngành giáo
dục.Tình hình đầu tư NSNN cho giáo dục Tiểu học và THCS được thể hiện trong
bảng sau: ( đơn vị: triệu đồng )
Bảng 2.5:Tình hình đầu tư NSNN cho giáo dục tiểu học và THCS ở thành
phố VĨnh Yên giai đoạn 2007-2009
năm 2007 2008 2009
Tổng chi
thường xuyên
19.703,8 23.832,7 28.562,1
Tổng chi
đầu tư phát triển
8.492,8 10.682,4 8.531,5
Tổng nguồn
vốn đầu tư
28.196,6 34.515,1 37.093,6
( Nguồn: phòng Tài Chính – Kế Hoạch thành phố Vĩnh Yên )
Với sự quan tâm của Nhà nước tổng vốn đầu tư cho sự nghiệp giáo dục Tiểu
học và THCS tăng dần qua các năm, từ năm 2007 đến năm 2009 nguồn vốn đầu tư
cho giáo dục từ NSNN đã tăng lên 31.55%. Trong đó, Chi thường xuyên có tỉ trọng
lớn hơn chi đầu tư phát triển, năm 2009 tỉ trọng chi thường xuyên là 77.%, so với năm
2007 tỉ trọng tăng thêm 7.12%;
Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công
SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0233
2.2.1.2 Đầu tư từ nguồn vốn khác
Để đảm bảo cho giáo dục phát triển một cách tòan diện nhất thì ngoài nguồn
vốn từ NSNN chúng ta còn phải huy động từ các nguồn vốn khác như: Nguồn thu học
phí và nguồn thu sự nghiệp khác (khoản thu đóng góp xây dựng trường; thu hỗ trợ
tiểu học ; thu từ dịch vụ cho thuê trường lớp, thu học 2buổi / ngày.
Học phí đây là một khỏan đóng góp mang tính bắt buộc của nhà nước đối với
người đi học. Trong điều kiện hiện nay, nhà nước đang thực hiện chủ trương XHH
giáo dục thì nguồn thu này tăng dần lên. Điều đó thể hiện sự quan tâm ngày càng cao
của người dân, nhà nước cho giáo dục. Việc thu học phí được áp dụng đối với đối
khối THCS còn đối với khối tiểu học đã thực hiện phổ cập giáo dục được nhà nước
miễn không phải đóng học phí nhưng vẫn phải đóng các khỏan thu hỗ trợ cho hoạt
động phục vụ học sinh tiểu học.
Theo quyết định 2284/QĐ-UBND tỉnh Vĩnh Phúc có qui định về mức thu học
phí đối với THCS như sau: vùng 1( thành phố VĨnh Yên, thị xã Phúc Yên, thị trấn
Xuân Hòa( Me Linh): mức thu 20.000/ học sinh / tháng; vùng 2(Các xã, thị trấn đồng
bằng, trung du và thị trấn miền núi ) : mức thu 15.000 đồng/học sinh/tháng; vùng 3(:
Các xã miền núi ) : mức thu 10.000 đồng/ học sinh/ tháng. Ngoài ra đối với những đối
tượng thuộc diện chính sách thì được miễn giảm học phí theo qui định của nhà nước.
Tình hình thu học phí khối THCS được thể hiện trong bảng sau
Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công
SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0234
Bảng 2.6: Tình hình thu học phí khối THCS ở thành phố Vĩnh Yên giai
đoạn 2007-2009
(Đơn vị: triệu đồng)
ngành học
Năm học
THCS tổng số
năm 2007 954,7 954,7
năm 2008 923,2 923,2
năm 2009 860,4 860,4
( Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế Hoạch thành phố Vĩnh Yên )
Qua số liệu trên ta thấy được tình hình thu học phí các năm có giảm đi điều này
là do số lượng học sinh THCS bị giảm đi. Học phí được thu tại các cơ sở giáo dục sau
đó nộp vào KBNN theo qui định của nhà nước. Tiền thu được từ học phí một phần để
lại các trường tự chi tiêu để tăng cường cơ sở vật chất phục vụ giáo dục và học tập, bổ
sung kinh phí cho hoạt động sự nghiệp, hỗ trợ lực lượng giảng dạy và công tác quản
lý. Khỏan thu này được hạch tóan vào ghi thu NSNN. Số học phí này không trừ vào
các chỉ tiêu kế họach ngân sách giáo dục hàng năm nên cũng là nguồn tài chính quan
trọng gốp phần đầu tư sự nghiệp giáo dục của thành phố.
Hiện nay khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo nghị định 43/2006/NĐ-CP
thì nguồn thu học phí ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động
nhà trường. Tuy nhiên mức thu học phí hiện nay của thành phố tương đối thấp, không
đủ đảm bảo nhu cầu phát triển của các trường.
Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công
SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0235
Tình hình thu đóng góp xây dựng và thu khác
Thuộc nhóm này gồm các khỏan thu về đóng góp xây dựng trường, các khoản
hỗ trợ giáo dục tiểu học, thu từ dịch vụ cho thuê trường lớp, thu học 2 buổi/ ngày.
Theo quyết định 2493/QĐ-UB của UBND tỉnh vĩnh phúc có qui định về mức
thu đóng góp phục vụ học sinh trong các nhà trường do phụ huynh đóng góp để phục
vụ nhu cầu thường ngày của con em mình trong các nhà trường được qui định như
sau: các khỏan đóng góp phục vụ học sinh trong nhà trường không quá 58.500
đồng/học sinh/năm, và không quá 90.000 đồng/học sinh/năm đối với trường chuyên.
Theo quyết định trên và dựa vào điều kiện thực tế của thành phố tình hình thu
đóng góp xây dựng trường và thu sự nghiệp khác được thể hiện cụ thể trong bảng sau:
Bảng 2.7: Tình hình thu đóng góp xây dựng và thu khác thuộc sự nghiệp
giáo dục thành phố Vĩnh Yên giai đoạn 2007-2009
(Đơn vị: triệu đồng)
Năm học
ngành học
tiểu học THCS tổng số
năm 2007 1.416,60 1.287,33 2.703,93
năm 2008 1.419,87 1.244,80 2.664,67
năm 2009 1.552,18 1.160,20 2.712,38
( Nguồn: phòng Tài Chính – Kế Hoạch Thành Phố Vĩnh Yên )
Những năm gần đây nguồn thu đóng góp xây dựng và thu sự nghiệp khác khá
ổn định qua các năm, chênh lệch là không nhiều. Khỏan thu này còn nhỏ, chưa thể
Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công
SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0236
đáp ứng được nhiều cho hoạt động giáo dục, chủ yếu vẫn do kinh phí nhà nước cấp.
Vì vậy, trong thời gian tới phải có cách điều chỉnh định mức thu sao cho phù hợp với
điều kiện hiện nay, giảm bớt gánh nặng chi ngân sách nhà nước.
Hiện nay, mức thu học phí và các khỏan thu đóng góp khác của các trường Tiểu
Học và THCS vẫn theo quyết định 2284/ QĐ- UBND và 2493/ QĐ- UBND tỉnh. Như
vậy mức học phí này đã tồn tại quá lâu và chưa có sự thay đổi, điều chỉnh nào. Có thể
nhận thấy mức thu học phí đang được qui định hiện giờ đã không phát huy được tác
dụng tích cực trong huy động nguồn lực xã hội vào đầu tư phát triển giáo dục Tiểu
Học và THCS. Do vậy phải có sự điều chỉnh mức thu học phí cho phù hợp và phải có
biện pháp; hình thức huy động tốt nguồn thu này, hướng tới sự ổn định và tỉ trọng
tăng lên trong tổng số các nguồn vốn đầu tư cho giáo dục, để thúc đẩy sự phát triển
hơn nữa sự nghiệp giáo dục, đồng thời giảm bớt gánh nặng cho NSNN.
2.2.2 Thực trạng chi thường xuyên NSNN cho giáo dục tiểu học và THCS ở
thành phố Vĩnh Yên hiện nay.
Hiện nay, việc quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp
giáo dục được quản lý theo 4 nội dung chi đó là:
 Chi cho con người
 Chi nghiệp vụ chuyên môn
 Chi mua sắm sửa chữa
 Chi khác
Mỗi nội dung chi trên đều ảnh hưởng đến vấn đề quản lý chi NSNN cho giáo
dục tiểu học và trung học cơ sở ở mỗi thời điểm. Trong mỗi nhóm mục chi lại có từng
đối tượng riêng biệt để tính toán, xây dựng định mức cụ thể, nên yêu cầu về cách thức
Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công
SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0237
quản lý của mỗi nhóm mục chi cũng rất khác nhau. Do vậy, để đưa ra các biện pháp
quản lý phù hợp cần phải phân tích đánh giá tình hình thực hiện các nhóm mục chi.
Từ đó, giúp cho việc sử dụng ngân sách nhà nước phát huy được hiệu quả cao nhất.
Tình hình cơ cấu chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục và trung học cơ sở trên địa
bàn thành phố vĩnh yên có thể tham khảo bảng số liệu 2.8
Theo bảng số liệu, tổng số chi thường xuyên cho giáo dục tiểu học và trung học
cơ sở của thành phố đã tăng lên một cách đáng kể : từ 19.703,8 triệu đồng (năm 2007)
lên 28.562,1 triệu đồng (năm 2009), tương ứng tăng 44.95%, điều này cho thấy sự
quan tâm của thành phố đối với giáo dục tiểu học và trung học cơ sở.
Trong các nội dung chi thì chi cho thanh toán cá nhân chiếm tỉ trọng lớn nhất,
năm 2009 chiếm 69.04% trong tổng chi thường xuyên NSNN cho giáo dục tiểu học
và trung học cơ sở của thành phố, tỉ trọng và mức chi cũng được tăng dần qua các
năm năm 2007 tỉ trọng là 66.15 % (tương ứng 13.034 triệu đồng) đến năm 2008 tăng
lên 68.65% (tương ứng 16.336 triệu đồng) và năm 2009 là 69.04% (tương ứng
19.719,3 triệu đồng). Do đây là khoản chi đảm bảo đáp ứng nhu cầu cần thiết về đời
sống của cán bộ giáo viên, nên cần phải ưu tiên trước nhất ngân sách cho mục chi
này. Hiện nay, đời sống của các cán bộ giáo viên đã dần được cải thiện và ngày càng
được nâng cao, song vẫn còn gặp khó khăn. Vì vậy, trong những năm tiếp theo cần
duy trì và phát huy hơn nữa tỉ trọng và nguồn lực cho nội dung chi này.
Nội dung chi thứ hai là chi cho nghiệp vụ chuyên môn. Đây là nhóm mục chi
dùng để mua sắm thiết bị, đồ dùng dạy và học cho cán bộ giáo viên và học sinh, phục
vụ trực tiếp cho nghiệp vụ chuyên môn của ngành, nó ảnh hưởng rất lớn đến chất
lượng giáo dục. Do vậy, nhóm mục chi này phải luôn được ưu tiên sau khi đã trang
trải các nhu cầu của con người theo qui định
Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công
SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0238
Bảng 2.8:Tình hình chi thường xuyên NSNN cho giáo dục tiểu học và THCS theo nội dung chi ở
thành phố Vĩnh Yên giai đoạn từ năm 2007-2009
(đơn vị: triệu đồng)
nội dung chi
theo mục lục
NSNN
năm 2007 năm 2008 năm 2009
KH TH
TH/KH
(%)
KH TH
TH/KH
(%)
KH TH
TH/KH
(%)
Tổng chi
thường xuyên
19.379 19.703,8 101,7 23.216,70 23.832,7 102,6 28.117,20 28.562,1 101,58
1. chi thanh
toán cá nhân
12.697,40 13.034 102.65 15.823,20 16.336 103,2 19.235,70 19.719,3 102,5
2. Chi nghiệp
vụ chuyên
môn
2.633,20 2.660 101 2.664,80 2.704,9 101,5 3.399,40 3.370,3 99,14
3. Chi mua
sắm sửa chữa
1.945,10 1.924 98,9 2.036,30 2.089 102,6 2.472,00 2.502,0 101,2
4. Chi khác 2.103,40 2.086,6 99,2 2.692,40 2.703,2 100,4 3.010,10 2.971 98,7
(nguồn: phòng tài chính – kế hoạch thành phố vĩnh yên )
Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công
SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0239
Qua bảng số liêu ta thấy tỉ trọng nhóm mục chi này lớn thứ hai (sau nhóm mục chi
cho thanh toán cá nhân) trong tổng chi thường xuyên NSNN cho giáo dục, chiếm
khỏang hơn 11%. Qua các năm mức chi cho nhóm mục chi này tăng dần, cụ thể : năm
2007 là 2660 triệu đồng đến năm 2008 tăng nhẹ lên 2.704,9 triệu đồng và năm 2009
tăng lên (tăng 24 % so với năm 2008). Do nhu cầu về phương tiện dạy học ngày càng
cao, yêu cầu về trang thiết bị hiện đại tăng lên, nên việc tăng cường nguồn lực cho
mục chi này là vô cùng hợp lý .
Nội dung chi thứ ba là chi cho mua sắm sửa chữa: Thời gian qua nhóm mục chi
này có tăng dần về số tuyệt đối (từ 1.924,8 triệu đồng năm 2007 lên 2.088,6 triệu
đồng năm 2008, và đến 2009 tăng lên là 2.502 triệu đồng (tăng 29.9% so với năm
2007), tuy nhiên tỉ trọng chi cho nhóm mục này có xu hướng giảm dần (năm 2007 là
9.76% đến năm 2009 giảm xuống còn 8.7%). Cần phân bổ tỉ trọng cho nhóm mục chi
này thật phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của từng trường trong giới hạn kinh phí
NSNN, đảm bảo đáp ứng đầy đủ cơ sở vật chất cho công tác dạy và học.
Nội dung chi thứ tư là các khỏan chi khác: tăng dần qua các năm, năm 2009 là
2.970,5 triệu đồng, tăng 3.23 %/năm 2008 và năm 2008 so với 2007 tăng 2.96 %.
Điều này một phần do các trường có mở rộng thêm qui mô đào tạo cũng như cơ sở hạ
tầng, song xét lại cũng là do khâu quản lý, thực hành tiết kiệm chưa tốt. Tỉ trọng chi
nhóm mục này vẫn còn tuơng đối lớn (năm 2009 là 10.4%). Do vậy, trong những năm
tới cần xây dựng định mức chi này hợp lý, điều chỉnh cơ cấu chi cho phù hợp nhằm
đảm bảo chi tiêu có hiệu quả và giành nguồn lực cho những khoản khác quan trọng
hơn.
Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công
SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0240
2.2.3. Thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục tiểu học và
THCS ở thành phố Vĩnh Yên.
Việc quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục được quản lý ở
cả 3 khâu: lập dự toán, thực hiện dự tóan và quyết toán ngân sách.:
2.2.3.1. Lập dựtoán chi ngân sách nhà nước cho giáo dục tiểu học và THCS ở
thành phố Vĩnh Yên.
.Lập dự toán là khâu đầu tiên trong quá trình quản lý chi nhưng lại có vai trò
hết sức quan trọng. Dự toán chi sẽ là điều kiện đảm bảo việc sử dụng nguồn vốn ngân
sách nhà nước một cách có hiệu quả.
Hàng năm, căn cứ vào phương hướng và nhiệm vụ phát triển giáo dục của
HĐND – UBND thành phố vĩnh yên, tình hình dự toán năm trước, các định mức, chế
độ qui định, các trường (đơn vị dự toán cấp 3) hưởng kinh phí ngân sách nhà nước
tiến hành xây dựng dự toán chi của mình gửi phòng tài chính – kế hoạch thành phố.
Từ đó, phòng Tài Chính – Kế Hoạch thành phố xem xét tính hợp lý, hợp lệ của dự
toán để lập dự toán cho toàn ngành giáo dục. Sau khi lập xong phòng Tài Chính – Kế
Hoạch gửi dự toán cho UBND thành phố để UBND và HĐND phê duyệt gửi Sở Tài
Chính của tỉnh. Sở Tài Chính kết hợp với Sở Kế Hoạch và Đầu Tư, Sở Giáo Dục xem
xét và phê duyệt. Khi dự toán chi ngân sách của thành phố được chủ tịch Tỉnh duyệt
thì UBND trình HĐND thành phố phê duyệt, UBND ra quyết định cho phòng tài
chính thông báo dự tóan kinh phí cho các trường, tài khoản của các trường tại kho bạc
nhà nước thành phố lức này đều là số tiền theo dự toán được duyệt.
Khi thực hiện cơ chế tự chủ theo nghị định 43/2006/NĐ- CP thì việc lập dự
toán các trường sẽ được ổn định trong vòng 3 năm.
Nội dung lập dự toán chi cho giáo dục bao gồm:
Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công
SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0241
- Đánh giá tình hình thực hiện chi năm trước.
Việc đánh giá tình hình thực hiện dự toán năm trước đóng vai trò rất quan trọng
cho việc lập dự toán năm kế hoạch. Biết được những hạn chế còn tồn tại trong việc
thực hiện dự toán năm trước từ đó có biện pháp để xây dựng dự toán năm kế hoạch tốt
hơn.
- Lập dự toán chi ngân sách năm kế hoạch theo mục lục ngân sách
hiện hành
Với việc lập kế hoạch chi cho từng khoản chi thường xuyên được xác định căn
cứ theo từng đối tượng chi, định mức chi, thời gian chi.
Với kế hoạch mua sắm sửa chữa cải tạo phải có kế hoạch cho từng đối tượng cụ
thể và đơn giá thực hiện. Tại cơ quan tài chính khi xác định kế hoạch chi mua sắm sửa
chữa phải dựa vào thực trạng tài sản đang sử dụng tại các cơ sở giáo dục và khả năng
nguồn vốn ngân sách dự kiến có thể huy động cho dành cho khỏan chi này. Với các
khỏan chi được sử dụng một phần số thu để chi, theo chế độ qui định các cơ sở giáo
dục được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí cũng phải lập dự toán đầy đủ
các khoản thu – chi của đơn vị mình và mức đề nghị ngân sách nhà nước hỗ trợ.
Với các khỏan ngoài thu như học phí, các khỏan thu đóng góp xây dựng trường
cũng cần phải lập dự toán thu, chi đầy đủ theo số học sinh dự kiến có mặt trong năm
và các định mức thu – chi theo qui định hiện hành. Trên cơ sở đó mà phân bổ tỷ lệ
đầu tư hợp lý giữa nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp với nguồn vốn ngoài ngân
sách.
Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công
SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0242
Việc thực hiện công tác này trên địa bàn thành phố Vĩnh yên nhìn chung thu
được một số kết quả khả quan như
 Việc lập dự toán chi NSNN cho giáo dục tiểu học và trung học cơ
sở ở thành phố Vĩnh yên đã đảm bảo đúng các quy định của Nhà Nước, đúng
mục tiêu và có sự kết hợp nhiệm vụ chi và nhiệm vụ phát triển giáo dục của
ngành.
 Các trường đều đã chủ động trong khâu lập kế hoạch, do đó kế
hoạch được lập sát đúng với yêu cầu, nhiệm vụ chi của từng trường. Tạo điều
kiện tốt cho việc chấp hành và thực hiện quyết toán sau này.
 Việc lập dự toán chi NSNN cho giáo dục tiểu học và trung học cơ
sở dựa trên hướng dẫn của cơ quan cấp trên, đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa
các ngành, các cấp trong khâu lập kế hoạch, kết hợp được sự quản lý theo
ngành, vùng lãnh thổ, đáp ứng được nhu cầu thực tế của các trường và bảo đảm
được sự cân đối chi ngân sách toàn thành phố.
Tuy nhiên việc lập dự toán còn tồn tại một số mặt cần khắc phục:
 Một số trường công tác lập kế hoạch còn mang tính ước lệ. Dự
toán chưa thực sự sát sao với nhiệm vụ chi thực tế của từng trường, dự toán
chưa được lập chi tiết đến từng nhóm chi cụ thể. Vì vậy trong quá trình thực
hiện thường phải điều chỉnh dự toán gây mất thời gian, lãng phí, gây ra nhiều
hiện tượng tiêu cực.
 Do năm ngân sách không trùng với năm học, vào thời điểm lập dự
toán các trường chưa bắt đầu năm học mới nên cơ sở để xây dựng dự toán như:
số học sinh, số giáo viên có thể biến động vào đầu năm học.
Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công
SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0243
2.2.3.2. Chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước cho giáo dục tiểu học và
THCS ở thành phố vĩnh yên.
Đây là khâu quan trọng nhất trong chu trình quản lý ngân sách giáo dục, là
khâu quyết định đến việc biến các chỉ tiêu trong dự toán ngân sách kế hoạch thành
hiện thực, việc tổ chức thực hiện dự toán bao gồm các công việc: phân phối, cấp phát
vốn NSNN cho các đơn vị đồng thời kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng kinh phí của
hệ thống giáo dục trong toàn thành phố.
Các đơn vị sử dụng ngân sách (trường tiểu học, trung học cơ sở) thực hiện
trong phạm vi dự tóan ngân sách được giao; Phòng Giáo Dục – Đào Tạo, Phòng Tài
Chính- Kế Hoạch, Kho Bạc Nhà Nước tổ chức điều hành ngân sách trong phạm vi dự
toán được duyệt, thực hiện kiểm soát chi chặt chẽ đảm bảo theo đúng mục đích, tiêu
chuẩn, định mức, chế độ nhà nước qui định.
Tình hình thực hiện dự toán các nội dung chi thường xuyên cho giáo dục tiểu
học và THCS ở thành phố vĩnh yên trong giai đoạn 2007- 2009 cụ thể như sau:
 Chi thanh toán cá nhân:
Chi thanh toán cá nhân là khoản chi lớn nhất trong cơ cấu chi thường xuyên
cho sự nghiệp giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, thực tế chiếm khoảng gần 70% (
năm 2009) trong tổng số chi NSNN cho giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Nội
dung của khoản chi này bao gồm: Tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, tiền thưởng,
phúc lợi tập thể, các khoản đóng góp khác. Nội dung chi này đóng vai trò vô cùng
quan trọng, đảm bảo tái sản xuất sức lao động, giúp duy trì hoạt động của bộ máy giáo
dục. Tình hình chi thanh toán cá nhân trong 3 năm qua được thể hiện cụ thể trong
bảng:
Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công
SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0244
Bảng 2.9: tình hình chi thanh toán cá nhân thuộc khối tiểu học và THCS ở thành phố vĩnh yên
giai đoạn năm 2007-2009.
Đơn vị: triệu đồng.
nội dung chi theo
mục lục NSNN
năm 2007 năm 2008 năm 2009
KH TH
TH/KH
(%)
KH TH
TH/KH
(%)
KH TH
TH/KH
(%)
chi cho thanh toán cá
nhân
12.697,40 13.034 102.65 15.823,20 16.336 103,2 19.235,70 19.719,3 102,5
tiền lương 8.002,10 8.322,2 104.0 9.846,10 10.456,6 106,2 12.017,30 12.630,2 105,1
phụ cấp lương 2.717,40 2.750 101.2 3500 3.437 98,2 4.346,30 4.259,4 98
tiền thưởng 183 185 101.1 232,9 238,5 102,4 280,8 286,1 101,9
phúc lợi tập thể 97,1 96,6 99.5 132,7 128,3 96,7 192 182,7 95,2
các khỏan khác 1.694,80 1.676,2 98.9 2.111,50 2.075,6 98,3 2.399,30 2.360,9 98,4
(Nguồn: phòng tài chính – kế hoạch thành phố vĩnh yên)
Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công
SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0245
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy trong nhóm chi cho con người thì chi lương
chiếm tỉ trọng lớn nhất, khỏang trên dưới 64% (năm 2007 là 63.85%, năm 2008 là
64% và đến năm 2009 tăng nhẹ lên 64.05 %). Mức chi cho mục chi này tăng lên khá
đều đặn qua các năm, cụ thể: năm 2008 so với 2007 tăng 2.134,4 triệu đồng (tương
ứng tăng 25.65%), năm 2009 so với 2008 tăng 2.173 triệu đồng (tương ứng tăng 20.78
%). Việc tăng này chủ yếu là do vào 1/1/2008 nhà nước điều chỉnh tăng mức lương cơ
bản của cán bộ viên chức từ 450.000 đồng/tháng lên 540.000 đồng/tháng, và đến đầu
tháng 5 năm 2009 chính thức tăng lên 650.000 đồng/tháng. Việc tăng lương này đã có
ý nghĩa vô cùng quan trọng, góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của cán bộ giáo
viên.
Ta thấy mức chi lương thực tế đều vượt so với dự toán đề ra. thực chi năm 2007
là 8.322,2 triệu đồng (vượt 104 % so với dự toán), năm 2008 là 10.456,6 triệu đồng (
vượt 106.2 %), năm 2009 là 12.630,2 triệu đồng (vượt 105.1%). Điều này là do trong
năm thực hiện có sự điều chỉnh tăng lương cơ bản nên có dự toán cấp bổ sung từ cấp
trên nhằm thực hiện nhiệm vụ .
Khoản chi thứ hai trong nhóm chi cho thanh toán cá nhân là chi phụ cấp lương.
Mục chi này bao gồm các khoản: phụ cấp chức vụ, phụ cấp độc hại, phụ cấp khó
khăn, phụ cấp giảng dạy,…nhằm mục đích hỗ trợ thêm thu nhập cho cán bộ giáo viên
ngoài khoản chi lương để giúp cán bộ giáo viên có đời sống tốt hơn và yên tâm giảng
dạy. Đây là mục chi có tỉ trọng lớn thứ 2 trong tổng chi cho con nguời (sau nhóm chi
lương) và tương đối ổn định, khoảng trên dưới 21% (2007 là 21.13%, 2008: 21.04% ,
2009: 21.6%). Mức chi cho nhóm mục chi này cũng tăng dần qua các năm, từ 2.754
triệu đồng năm 2007 lên 3.437 triệu đồng năm 2008 (tăng 24.8%/năm 2007) và đến
năm 2009 tăng lên là 4.259,4 triệu đồng (tăng 54.66 % /năm 2007).
Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công
SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0246
Trong các năm qua tình hình thực hiện dự toán các khoản chi này đều được đảm bảo,
năm 2007 đạt 101.2%; năm 2008 đạt 98.2%; năm 2009 đạt 98.0%. Việc thực hiện dự
toán cơ bản là tốt, chênh lệch tăng giảm không nhiều so với kế hoạch. Điều này cần
phải được phát huy trong thời gian tới. Tuy nhiên, khoản chi này vẫn còn nhỏ, trong
thời gian tới cần phải tăng cường hơn nữa khoản chi này.
Phần chi về tiền thưởng cho cán bộ giáo viên: khoản này nhằm khuyến khích
cán bộ giáo viên phấn đấu hơn trong công tác giảng dạy từ đó nâng cao chất lượng
giáo dục. Tỉ trọng mục chi này tương đối ổn định, chiếm khoảng 1.45% trong tổng chi
cho con người. Mức chi qua các năm cũng tăng lên đáng kể: từ 185 triệu đồng năm
2007 lên 238.5 triệu đồng năm 2008 và đến năm 2009 là 286.1 triệu đồng. Việc khoản
chi này tăng lên qua các năm phần lớn do tỉ lệ giáo viên được khen thưởng tăng lên,
điều này rất đáng khích lệ. Do vậy trong các năm tới cần phát huy hơn nữa tỉ trọng và
mức độ cho mục chi này.
Chi cho phúc lợi tập thể: Đây là mục chi nhằm trợ cấp khó khăn cho cán bộ
giáo viên, chi phòng chống dịch bệnh trong các cơ quan…tỉ trọng và mức chi cho
khoản chi này đều tăng dần qua các năm. Năm 2007 đến 2008 tăng từ 96,6 triệu đồng
lên 128,3 triệu đồng, tương ứng tỉ trọng tăng từ 0.74% lên 0.78%, đến 2009 tăng lên
là 128,3 triệu đồng tương ứng 0.92%.
Tình hình thực hiện dự toán: năm 2007 đạt 99.5%; năm 2008 đạt 96.7%; năm 2009
chỉ còn đạt 95.2% so với kế hoạch.
Các khoản đóng góp khác: tăng dần qua các năm: từ 1.676,2 triệu đồng năm 2007 lên
2.075,6 triệu đồng năm 2008, đến năm 2009 tăng lên là 2.360.9 triệu đồng. Tuy nhiên,
tỉ trọng đã giảm từ 12.86% năm 2007 xuống còn 11.97% năm 2009.
Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công
SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0247
Nhìn chung, qua xem xét cụ thể tình hình chi cho từng nội dung của nhóm mục chi
cho con người, có thể thấy khoản chi cho con người đã phần nào đáp ứng được những
nhu cầu của đội ngũ cán bộ, giáo viên. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa chất lượng
giảng dạy và học tập cần thì phải tăng cường đầu tư thêm cho chi cho con người trong
những năm tới, nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống cho cán bộ giáo viên , giúp họ
chuyên tâm hơn với nghề nghiệp.
 Chi nghiệp vụ chuyên môn
Chi nghiệp vụ chuyên môn là khoản chi lớn thứ 2 sau nhóm khoản chi cho con
người. Nội dung của chi nghiệp vụ chuyên môn bao gồm việc mua sắm trang thiết bị,
đồ dùng giảng dạy, đồ dùng phục vụ thí nghiệm, sách tài liệu chuyên môn, trang phục
đồng phục... nhằm đáp ứng các yêu cầu về chất lượng giáo dục của các trường. Trong
3 năm qua khoản chi này có sự tăng lên đáng kể: năm 2007 là 2.660 triệu đồng đến
năm 2008 tăng lên 2.704,9 triệu đồng và tới năm 2009 tăng lên là 3.370,3 triệu đồng. (
Tham khảo bảng số liệu 2.10 ). Việc tăng này là do các nguyên nhân sau:
Thứ nhất, do qui mô giáo dục thành phố vĩnh yên có sự thay đổi, số lớp học
ngày càng mở rộng và tăng thêm, cùng với đó là số lượng học sinh và cán bộ giáo
viên tăng thêm. Do đó nhu cầu về phương tiện vật chất phục vụ cho hoạt động học tập
và giảng dạy tăng lên.
Thứ hai, do yêu cầu đặt ra trong quá trình đổi mới nội dung giáo dục, nhiều
môn học mới được đưa vào giảng dạy nên cần thiết phải có thêm sách vở, tài liệu
tham khảo cho giáo viên và học sinh.
Thứ ba, Do yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục đòi hỏi phải tăng cường hơn
nữa trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy.
Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công
SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0248
Bảng 2.10: Tình hình chi nghiệp vụ chuyên môn cho giáo dục tiểu học và THCS ở thành phố
vĩnh yên giai đọan năm 2007-2009
(Đơn vị: triệu đồng)
nội dung chi
năm 2007 Năm 2008 năm 2009
KH TH
TH/KH
(%)
KH TH
TH/KH
(%)
KH TH
TH/KH
(%)
tổng chi 2.633,20 2.660 101 2.664,80 2.704,9 101,5 3.399,40 3.370,3 99,14
mua vật tư 433,2 427,6 98,7 419,6 433,9 103,4 671,4 690,2 102,8
mua trang thiết bị 201,7 207,3 102,8 229,1 228 99,5 292,3 297,3 101,7
mua sách, tài liệu
chuyên môn
428,1 425,1 99,3 445,3 436 97,9 574 568,9 99,1
chi khác 1.570,20 1600 101,9 1.570,80 1.607 102,3 1861,7 1.831,90 98,4
( nguồn: phòng Tài Chính – Kế Hoạch thành Phố Vĩnh Yên )
Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công
SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0249
Từ các nguyên nhân trên dẫn đến việc tất yếu phải tăng chi ngân sách cho
nhóm mục chi này. Thời gian qua các khoản chi này đã đáp ứng cơ bản nhu cầu về
trang thiết bị cần thiết cho hoạt động dạy và học. Ta đi xem xét từng mục chi cụ thể:
Chi mua vật tư: năm 2009 chi này là 690,2 triệu đồng (tăng 94.27% so với năm
2007. Tỉ trọng chi trong tổng chi nghiệp vụ chuyên môn cũng tăng dần qua các năm (
năm 2007 là 15.25%, năm 2008 tăng lên 16.04% và đến năm 2009 tăng lên là 20.48%
). Mặc dù có tăng lên song tỉ trọng chi cho mua vật tư trong nhóm chi nghiệp vụ
chuyên môn chưa phải là cao. Trên thực tế vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu
của các trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn thành phố. Điều này đòi hỏi
trong những năm tới cần phải quan tâm đầu tư hơn nữa vào nội dung chi này.
Chi mua sắm trang thiết bị kĩ thuật: Đây là khoản chi có vai trò lớn trong việc
thực hiện công tác chuyên môn của ngành. Dùng để trang bị các thiết bị, đồ dùng
dùng trong giảng dạy và học tập như giáo cụ, thiết bị thí nghiệm, máy vi tính….
Trong thời gian qua tỉ trọng và mức chi cho mục chi này tăng dần, cụ thể: năm 2007
là 207,1 triệu đồng (chiếm 7.04%); năm 2008 là 228 triệu đồng (chiếm 8.43%); đến
năm 2009 tăng lên là 297,3 triệu đồng (chiếm 8.82%). Việc tăng này do thời gian qua
được sự quan tâm của cấp trên ngành giáo dục đã có thêm nguồn kinh phí để mua sắm
trang bị thêm cho các trường thiết bị như: máy vi tính, máy chiếu, bảng điện tử nhằm
phục vụ tốt hơn cho công tác dạy và học. Tuy nhiên, tỉ trọng chi cho mục này còn
thấp, mức chi cho các năm tăng lên không đáng kể. Vì vậy, trong thời gian tới cần
quan tâm đầu tư hơn nữa chi ngân sách cho các khoản chi mua sắm này, nhằm đáp
ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng giáo dục hiện nay.
Chi mua sách, tài liệu chuyên môn: tỉ trọng các khoản chi này tăng nhẹ qua các
năm. Năm 2007 so với năm 2008 tăng từ 15.98% lên 16.12% và năm 2009 là 16.88%.
Quản lý chi ngân sách cho giáo dục tiểu học và THCS tại Hải Phòng
Quản lý chi ngân sách cho giáo dục tiểu học và THCS tại Hải Phòng
Quản lý chi ngân sách cho giáo dục tiểu học và THCS tại Hải Phòng
Quản lý chi ngân sách cho giáo dục tiểu học và THCS tại Hải Phòng
Quản lý chi ngân sách cho giáo dục tiểu học và THCS tại Hải Phòng
Quản lý chi ngân sách cho giáo dục tiểu học và THCS tại Hải Phòng
Quản lý chi ngân sách cho giáo dục tiểu học và THCS tại Hải Phòng
Quản lý chi ngân sách cho giáo dục tiểu học và THCS tại Hải Phòng
Quản lý chi ngân sách cho giáo dục tiểu học và THCS tại Hải Phòng
Quản lý chi ngân sách cho giáo dục tiểu học và THCS tại Hải Phòng
Quản lý chi ngân sách cho giáo dục tiểu học và THCS tại Hải Phòng
Quản lý chi ngân sách cho giáo dục tiểu học và THCS tại Hải Phòng
Quản lý chi ngân sách cho giáo dục tiểu học và THCS tại Hải Phòng
Quản lý chi ngân sách cho giáo dục tiểu học và THCS tại Hải Phòng
Quản lý chi ngân sách cho giáo dục tiểu học và THCS tại Hải Phòng
Quản lý chi ngân sách cho giáo dục tiểu học và THCS tại Hải Phòng
Quản lý chi ngân sách cho giáo dục tiểu học và THCS tại Hải Phòng
Quản lý chi ngân sách cho giáo dục tiểu học và THCS tại Hải Phòng
Quản lý chi ngân sách cho giáo dục tiểu học và THCS tại Hải Phòng
Quản lý chi ngân sách cho giáo dục tiểu học và THCS tại Hải Phòng
Quản lý chi ngân sách cho giáo dục tiểu học và THCS tại Hải Phòng
Quản lý chi ngân sách cho giáo dục tiểu học và THCS tại Hải Phòng
Quản lý chi ngân sách cho giáo dục tiểu học và THCS tại Hải Phòng
Quản lý chi ngân sách cho giáo dục tiểu học và THCS tại Hải Phòng
Quản lý chi ngân sách cho giáo dục tiểu học và THCS tại Hải Phòng

More Related Content

What's hot

XÂY DỰNG Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY -...
XÂY DỰNG Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY  -...XÂY DỰNG Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY  -...
XÂY DỰNG Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY -...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Ung dung cntt 1 tiet day Lich su
Ung dung cntt 1 tiet day Lich suUng dung cntt 1 tiet day Lich su
Ung dung cntt 1 tiet day Lich suLê Văn Cường
 
Dang ki thi đua 01 11
Dang ki thi đua 01   11Dang ki thi đua 01   11
Dang ki thi đua 01 11ledinhquy
 

What's hot (14)

Đề tài: Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non, HOT
Đề tài: Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non, HOTĐề tài: Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non, HOT
Đề tài: Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non, HOT
 
XÂY DỰNG Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY -...
XÂY DỰNG Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY  -...XÂY DỰNG Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY  -...
XÂY DỰNG Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY -...
 
Đề tài: Quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học, 9đ
Đề tài: Quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học, 9đĐề tài: Quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học, 9đ
Đề tài: Quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học, 9đ
 
Luận án: Xây dựng đội ngũ giáo viên trong thời kỳ đổi mới, HAY
Luận án: Xây dựng đội ngũ giáo viên trong thời kỳ đổi mới, HAYLuận án: Xây dựng đội ngũ giáo viên trong thời kỳ đổi mới, HAY
Luận án: Xây dựng đội ngũ giáo viên trong thời kỳ đổi mới, HAY
 
Luận án: Chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập
Luận án: Chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lậpLuận án: Chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập
Luận án: Chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT công lập
 
Biện pháp chuẩn hóa giáo viên tiếng Anh ở các trường Trung học cơ sở huyện Hồ...
Biện pháp chuẩn hóa giáo viên tiếng Anh ở các trường Trung học cơ sở huyện Hồ...Biện pháp chuẩn hóa giáo viên tiếng Anh ở các trường Trung học cơ sở huyện Hồ...
Biện pháp chuẩn hóa giáo viên tiếng Anh ở các trường Trung học cơ sở huyện Hồ...
 
Đề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOTĐề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOT
 
Ung dung cntt 1 tiet day Lich su
Ung dung cntt 1 tiet day Lich suUng dung cntt 1 tiet day Lich su
Ung dung cntt 1 tiet day Lich su
 
Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường THPT huyện Giá Rai, tỉnh ...
 Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường THPT huyện Giá Rai, tỉnh ... Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường THPT huyện Giá Rai, tỉnh ...
Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường THPT huyện Giá Rai, tỉnh ...
 
Quản lý hoạt động giảng dạy các môn chuyên ngành trong trường dạy nghề
Quản lý hoạt động giảng dạy các môn chuyên ngành trong trường dạy nghềQuản lý hoạt động giảng dạy các môn chuyên ngành trong trường dạy nghề
Quản lý hoạt động giảng dạy các môn chuyên ngành trong trường dạy nghề
 
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ ...
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ ...Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ ...
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ ...
 
Dang ki thi đua 01 11
Dang ki thi đua 01   11Dang ki thi đua 01   11
Dang ki thi đua 01 11
 
Đề tài: Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên THPT ở TPHCM, HAY
Đề tài: Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên THPT ở TPHCM, HAYĐề tài: Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên THPT ở TPHCM, HAY
Đề tài: Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên THPT ở TPHCM, HAY
 
Luận văn: Quản lý đào tạo đại học ở Trường ĐH Bạc Liêu, HAY
Luận văn: Quản lý đào tạo đại học ở Trường ĐH Bạc Liêu, HAYLuận văn: Quản lý đào tạo đại học ở Trường ĐH Bạc Liêu, HAY
Luận văn: Quản lý đào tạo đại học ở Trường ĐH Bạc Liêu, HAY
 

Similar to Quản lý chi ngân sách cho giáo dục tiểu học và THCS tại Hải Phòng

Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ...
 Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ... Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ...hieu anh
 
NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY.pdf
NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY.pdfNHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY.pdf
NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY.pdfNuioKila
 
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...luanvantrust
 
Bài viết hội thảo quốc gia 2015
Bài viết hội thảo quốc gia 2015Bài viết hội thảo quốc gia 2015
Bài viết hội thảo quốc gia 2015Son La College
 
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...hieu anh
 
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...hieu anh
 
Quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục
Quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dụcQuan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục
Quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dụcgaunaunguyen
 
van de giao duc.docx
van de giao duc.docxvan de giao duc.docx
van de giao duc.docxIdiotsGuy
 
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...hieu anh
 

Similar to Quản lý chi ngân sách cho giáo dục tiểu học và THCS tại Hải Phòng (20)

Quản lý chi thường xuyên ngân sách cho giáo dục huyện Hải Hậu
Quản lý chi thường xuyên ngân sách cho giáo dục huyện Hải HậuQuản lý chi thường xuyên ngân sách cho giáo dục huyện Hải Hậu
Quản lý chi thường xuyên ngân sách cho giáo dục huyện Hải Hậu
 
Đề tài: Phát triển trường mầm non ở Bạc Liêu đến năm 2020, HAY
Đề tài: Phát triển trường mầm non ở Bạc Liêu đến năm 2020, HAYĐề tài: Phát triển trường mầm non ở Bạc Liêu đến năm 2020, HAY
Đề tài: Phát triển trường mầm non ở Bạc Liêu đến năm 2020, HAY
 
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ...
 Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ... Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ...
 
NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY.pdf
NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY.pdfNHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY.pdf
NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY.pdf
 
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
 
Giáo Dục Phổ Thông Huyện Văn Yên, Tỉnh Yên Bái Từ Năm 1991 Đến Năm 2015
Giáo Dục Phổ Thông Huyện Văn Yên, Tỉnh Yên Bái Từ Năm 1991 Đến Năm 2015Giáo Dục Phổ Thông Huyện Văn Yên, Tỉnh Yên Bái Từ Năm 1991 Đến Năm 2015
Giáo Dục Phổ Thông Huyện Văn Yên, Tỉnh Yên Bái Từ Năm 1991 Đến Năm 2015
 
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho người khuyết tật tại TPHCM, HOT
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho người khuyết tật tại TPHCM, HOTĐề tài: Quản lý đào tạo nghề cho người khuyết tật tại TPHCM, HOT
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho người khuyết tật tại TPHCM, HOT
 
Luận văn: Đào tạo nghề cho người khuyết tật tại Trung tâm Bảo trợ
Luận văn: Đào tạo nghề cho người khuyết tật tại Trung tâm Bảo trợLuận văn: Đào tạo nghề cho người khuyết tật tại Trung tâm Bảo trợ
Luận văn: Đào tạo nghề cho người khuyết tật tại Trung tâm Bảo trợ
 
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đKhắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
 
Bài viết hội thảo quốc gia 2015
Bài viết hội thảo quốc gia 2015Bài viết hội thảo quốc gia 2015
Bài viết hội thảo quốc gia 2015
 
Luận văn thạc sĩ : Giáo dục phổ thông huyện Văn Yên
Luận văn thạc sĩ : Giáo dục phổ thông huyện Văn YênLuận văn thạc sĩ : Giáo dục phổ thông huyện Văn Yên
Luận văn thạc sĩ : Giáo dục phổ thông huyện Văn Yên
 
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinhLuận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
 
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
 
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
 
Quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục
Quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dụcQuan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục
Quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục
 
LV: Biện pháp ngăn ngừa và khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non
LV: Biện pháp ngăn ngừa và khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm nonLV: Biện pháp ngăn ngừa và khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non
LV: Biện pháp ngăn ngừa và khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non
 
van de giao duc.docx
van de giao duc.docxvan de giao duc.docx
van de giao duc.docx
 
Đề tài: Quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục huyện Từ Liêm
Đề tài: Quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục huyện Từ LiêmĐề tài: Quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục huyện Từ Liêm
Đề tài: Quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục huyện Từ Liêm
 
Cơ sở lý luận về đầu tư và pháp luật đầu tư trong giáo dục đại học ở Việt Nam...
Cơ sở lý luận về đầu tư và pháp luật đầu tư trong giáo dục đại học ở Việt Nam...Cơ sở lý luận về đầu tư và pháp luật đầu tư trong giáo dục đại học ở Việt Nam...
Cơ sở lý luận về đầu tư và pháp luật đầu tư trong giáo dục đại học ở Việt Nam...
 
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietNguyễn Quang Huy
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 

Recently uploaded (20)

Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 

Quản lý chi ngân sách cho giáo dục tiểu học và THCS tại Hải Phòng

  • 1. Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.021 LỜI MỞ ĐẦU Vấn đề giáo dục là vấn đề của mọi thời đại, mọi quốc gia dân tộc và cũng là của mọi nhà, mọi người. Không chỉ là chiến lược “Quốc sách" mà còn là chuyện thường ngày của từng gia đình. Tuy thế việc nhận thức và làm công tác giáo dục không phải quốc gia nào cũng giống nhau. Nhưng tất cả cùng hướng về một điều bất biến đó là nhận thức thế giới để cải tạo nó nhằm phục vụ cuộc sống. Các bậc vĩ nhân trong hoạt động và lãnh đạo cách mạng của mình đã xác định vai trò vị trí giáo dục là nhân tố thiết yếu mở đường cho sự nhận thức và cải tạo thế giới đồng thời cũng là vấn đề có ý nghĩa sống còn của cuộc cách mạng. Các Mác cho rằng "Chỉ có cái chưa biết, chứ không có cái không biết". Còn V.I. Lê-Nin thì: "Học, học nữa, học mãi". Ðây là một mệnh đề có tính chiến lược thể hiện tư tưởng quan điểm, tầm quan trọng của giáo dục đối với cách mạng. Chỉ có học mới có thể giải quyết được mọi chuyện cấp bách và bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng một cách tốt nhất. Ở Việt Nam ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công Bác Hồ đã coi "Dốt" là một trong ba thứ giặc cực kỳ nguy hiểm của dân tộc cần phải tiêu trừ ngay. Dốt là một thứ giặc vô hình cản trở cách mạng hết sức tai hại. Bởi vì "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu", "dốt thì dại, dại thì hèn". Theo Bác: "một chế độ mới ra đời, điều cần thiết đầu tiên là nhanh chóng xóa bỏ nền giáo dục nô lệ, Thực dân Pháp muốn làm cho dân ta ngu để trị" Người đã xác định vị trí, vai trò của giáo dục và đào tạo là bước đầu tiên của sự sống còn cho một quốc gia. Ngay sau khi hơn một tháng đọc "Tuyên ngôn Ðộc lập" Người đã nói: "Nay chúng ta giành quyền độc lập. Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí" vì "Nước nhà cần phải kiến thiết. Kiến thiết cần phải có nhân tài". Bác nhấn mạnh: "Bây giờ xây dựng kinh tế, không có cán bộ không làm được. Không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế, văn hóa. Trong việc đào tạo cán bộ, giáo dục là bước đầu".
  • 2. Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.022 Hiện nay, đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa phấn đấu đưa đất nước thoát khỏi tình trạng đói nghèo và lạc hậu, tiến lên một nước có nền công nghiệp hiện đại, nền văn hoá tiên tiến, gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội. Muốn như vậy thì phải có đội ngũ tri thức, các nhà kinh doanh, quản lý, chuyên gia giỏi ở nhiều lĩnh vực mà nền tảng của điều đó chính là giáo dục. Giáo dục được coi là chìa khoá tiến vào tương lai. Nhận thức rõ được tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo đối với sự nghiệp đổi mới đất nước, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có sự đầu tư thích đáng từ NSNN cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, góp phần tạo ra những thành tựu quan trọng về quy mô, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo và cơ sở vật chất …Tuy nhiên, việc quản lý các khoản chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục đào tạo còn nhiều bất cập làm ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động giáo dục đào tạo. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm tòi những ưu nhược điểm, từ đó đề ra các giải pháp khắc phục các nhược điểm, phát huy các ưu điểm trong công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục đào tạo có ý nghĩa rất quan trọng thúc đẩy sự nghiệp giáo dục đào tạo phát triển. Do giới hạn về thời gian thực tập, kinh nghiệm thực tế và điều kiện hạn chế không thể nghiên cứu được toàn bộ vấn đề chi và quản lý NSNN cho giáo dục của toàn bộ các cấp học, em quyết định đi sâu vào vấn đề chi NSNN cho giáo dục bậc THPT và chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục tiểu học và THCS trên địa bàn thành phố Hải Phòng” để nghiên cứu và viết chuyên đề của mình Kết cấu của đề tài gồm có 03 chương: Chương 1: Sự nghiệp giáo dục và những vấn đề cơ bản về chi thường xuyên ngân sách cho sự nghiệp giáo dục Chương 2: Thực trạng chi và quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục tiểu học và THCS trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên
  • 3. Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.023 Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục Tiểu học và THCS tại thành phố Vĩnh Yên trong thời gian tới. Do hiểu biết và kinh nghiệm còn hạn chế, nên bài luận văn không thể tránh được sai sót, vì vậy em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của toàn các thầy cô và các bạn. Cuối cùng em xin cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo, Thạc sĩ Ngô Minh Hoàng và các thầy cô khác trong khoa Tài Chính Công, các cô chú trong phòng Tài Chính – Kế Hoạch thành phố Vĩnh Yên đã giúp đỡ tận tình giúp em hoàn thành bài chuyên đề này.
  • 4. Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.024 CHƯƠNG 1 SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC 1.1. Sự nghiệp giáo dục đối với sự phát triển kinh tế xã hội 1.1.1 khái niệm và nội dung hoạt động của sự nghiệp giáo dục Theo nghĩa rộng, giáo dục là sự truyền đạt kinh nghiệm, trí tuệ của thế hệ trước cho thế hệ sau những kinh nghiệm sản xuất, đời sống, sinh hoạt. Theo nghĩa hẹp, giáo dục là quá trình tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi gợi hoặc biến đổi nhận thức,năng lực, tình cảm, thái độ của người dạy và người học theo hướng tích cực. Nghĩa là góp phần hoàn thiện nhân cách người học bằng những tác động có ý thức từ bên ngoài, góp phần đáp ứng các nhu cầu tồn tại và phát triển của con người trong xã hội. Trong xã hội cổ xưa, giáo dục chỉ dừng lại ở sự truyền dạy cách sống, kinh nghiệm đấu tranh và sản xuất ở phạm vi một bộ tộc, một bộ lạc…nhưng trong xã hội ngày nay, giáo dục được tổ chức thành một hệ thống hoàn chỉnh với những cấp bậc và chương trình giảng dạy khác nhau. Ở nước ta, từ năm 1986, với chủ trương đổi mới, ngành giáo dục được phát triển theo hướng xã hội hóa các nguồn vốn đầu tư, đa dạng hóa các hình thức giáo dục đào taọ, dân chủ hóa công tác quản lý trường học và hiện đại hóa nội dung, phương pháp, trang thiết bị dạy học. Đến nay, ngành giáo dục đã xây dựng được một hệ thống giáo dục quốc dân thống nhất, hoàn chỉnh bao gồm đủ các cấp học, trình độ đào tạo, các loại hình nhà trường và phương thức giáo dục. Theo luật giáo dục năm 2005 thì hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
  • 5. Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.025 1. Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo . 2. giáo dục phổ thông có tiểu học , trung học cơ sở , trung học phổ thông. 3. Giáo dục nghề nghiệp có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề. 4. Giáo dục đại học và sau đại học ( sau đây gọi chung là giáo dục đai học ) đào tạo trình độ đội ngũ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ ,trình độ tiến sĩ. - Giáo dục mầm non bao gồm nhà trẻ, mẫu giáo: dành cho trẻ em từ 3 đến 5 tuổi với mục đích hình thành tư duy cho trẻ. Tạo những thói quen, tập tính ngay trong giai đoạn này. - Giáo dục cơ bản: giáo dục cơ bản kéo dài 12 năm và được chia thành 3 cấp.  Cấp tiểu học: cấp tiểu học hay còn gọi là cấp I, bắt đầu dành cho các học sinh từ năm 6 tuổi. Cấp I bao gồm 5 trình độ từ lớp 1 đến lớp 5. Đây là cấp học phổ cập, bắt buộc với mọi học sinh.  Cấp trung học cơ sở: cấp trung học cơ sở hay còn gọi là cấp II, bao gồm 4 trình độ từ lớp 6 đến lớp 9. Hết cấp Trung học cơ sở, học sinh được xét tốt nghiệp dựa trên thành tích học tập tích lũy trong bốn năm. Muốn theo học tiếp trình độ cao hơn học sinh phải tham dự các kỳ thi tuyển sinh.  Cấp trung học phổ thông: cấp trung học phổ thong hay còn gọi là cấp III, bao gồm 3 trình độ từ lớp 10 đến lớp 12. Để tốt nghiệp cấp III, học sinh phải tham gia kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học của bộ giáo dục và đào tạo. Học sinh muốn được theo học tại các trường trung học phổ thông công lập phải dự một kỳ thi Tuyển sinh. Các kỳ thi này được tổ chức hàng năm, do Sở Giáo dục và Đào tạo các địa phương chủ trì.
  • 6. Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.026 - Giáo dục chuyên biệt:  Trung học phổ thông chuyên, năng khiếu: Từ năm 1966, hệ thống trung học phổ thông chuyên được lập ra, bắt đầu với những lớp chuyên Toán tại các trường đại học lớn về khoa học cơ bản, sau đó các trường chuyên được thiết lập rộng rãi tại tất cả các thành phố thành. Để được vào học tại các trường chuyên, học sinh tốt nghiệp cấp II phải thoả mãn các điều kiện về học lực, hạnh kiểm ở cấp II và đặc biệt là phải vượt qua các kỳ thi tuyển chọn đầu vào tương đối khốc liệt của các trường này.  Trường phổ thông dân tộc nội trú: Đây là các trường nội trú dặc biệt, có thể là cấp II hoặc có thể là cấp III. Các trường này dành cho con em các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn về kinh tế - xã hội nhằm bồi dưỡng nguồn nhân lực, tạo nguồn cán bộ cho các địa phương này.  Trường giáo dưỡng: Đây là loại hình trường đặc biệt dành cho các thanh thiếu niên hư hỏng, phạm tội. Trong trường, các học sinh này được học văn hoá, được dạy nghề, giáo dục đạo đức để có thể ra trường, về địa phương sau một vài năm. Các năm trước, các trường loại này do Bộ Công an quản lý, nhưng bây giờ, Bộ Lao động - Thương binh - xã hội quản lý. - Chương trình sau phổ thông:  Dự bị đại học: Các học sinh dân tộc ít người nếu không trúng tuyển vào đại học có thể theo học tại các trường dự bị đại học. Sau một năm học tập, các học sinh này có thể chọn một trong các trường đại học trong cả nước để theo học (Trừ Đại học Ngoại thương và các trường thuộc ngành quân sự).  Trung cấp, dạy nghề.  Cao đẳng: Sinh viên phải tham gia kỳ thi tuyển sinh trực tiếp vào cao đẳng hoặc điểm thi vào đại học thấp hơn điểm quy định nhưng lại đủ để
  • 7. Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.027 vào cao đẳng thì đăng ký vào học cao đẳng. Chương trình cao đẳng thông thường kéo dài 3 năm. Tuy nhiên, một số trường cao đẳng có thể kéo dài đến 3,5 năm hoặc 4 năm để phù hợp với chương trình học.  Đại học: Học sinh tốt nghiệp cấp ba muốn vào các trường đại học phải tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học. Hệ thống đại học của Việt Nam bao gồm 4 - 6 năm. 2 năm đầu là chương trình đại học đại cương, 2 năm sau là chương trình chuyên ngành. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên được cấp bằng đại học với các chức danh như: cử nhân, kỹ sư, kiến trúc sư, bác sĩ... - Giáo dục sau đại học:  Cao học: các cá nhân sau khi tốt nghiệp đại học, có nhu cầu học cao học, vượt qua được kỳ thi tuyển sinh cao học hằng năm sẽ được tham dự các khoá đào tạo cao học. Thời gian đào tạo thường là 3 năm, có thể dài hơn hoặc ngắn hơn phụ thuộc vào ngành và trường quy định. Các cá nhân đi học cao học có thể theo hai diện: tự đi học thì phải trang trải toàn bộ chi phí học tập; cơ quan cử đi học thì sẽ được cơ quan chi trả chi phí học tập, tuy nhiên, các đối tượng này khi đi học phải có sự đồng ý của cơ quan cử đi học. Sau khi tốt nghiệp, các học viên cao học được cấp bằng Thạc sĩ.  Nghiên cứu sinh: đây là bậc đào tạo cao nhất ở Việt Nam hiện nay. Tất cả các cá nhân tốt nghiệp từ đại học trở lên đều có quyền làm nghiên cứu sinh với điều kiện phải vượt qua kỳ thi tuyển nghiên cứu sinh hàng năm. Hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam có dự định thay đổi trong cách tuyển chọn nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu sinh. Thời gian làm nghiên cứu sinh thường là 4 năm với người có bằng cử nhân, kỹ sư và 3 năm với người có bằng thạc sĩ. Tuy nhiên, thời gian làm nghiên cứu sinh còn phụ thuộc vào ngành học và loại hình học (học tập trung hay không tập trung). Sau khi hoàn thành thời gian và bảo vệ thành công luận án, các nghiên cứu sinh sẽ được cấp bằng Tiến sĩ.
  • 8. Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.028 1.1.2. vai trò của giáodụcđối với quá trình phát triển kinhtế xã hội Giáo dục là một lĩnh vực hoạt động đặc biệt, có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội , sản phẩm của giáo dục là tạo ra những con người có kiến thức, năng lực , hành vi phù hợp với yêu cầu xã hội và mục tiêu kinh tế trong từng giai đoạn cụ thể . Phát triển giáo dục là một trong những nền tảng và động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Ngày nay giáo dục đang trở thành một bộ phận đặc biệt của cấu trúc hạ tầng xã hội, là tiền đề quan trọng cho sự phát triển xã hội, bởi lẽ con người được giáo dục tốt và biết tự giáo dục thường xuyên mới có khả năng giải quyết một cách sáng tạo và có hiệu quả những vấn đề do sự phát triển của xã hội đặt ra. Con người được giáo dục và biết tự giáo dục được coi là nhân tố quan trọng nhất cho sự phát triển bền vững của xã hội. Chính vì vậy, giáo dục là một bộ phận hữu cơ quan trọng nhất trong chiến lược , kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, trong đó mục tiêu giáo dục phải được coi là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của sự phát triển. Nhìn chung, sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã và mang lại những lợi ích trên nhiều khía cạnh, đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, cụ thể như: Giáo dục đào tạo có tác dụng tích cực trong việc giúp cho người lao động có năng lực tự giải quyết công ăn việc làm. Khả năng giải quyết việc làm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng trí tuệ, hiểu biết có vai trò quan trọng nhất hình thành năng lực tự giải quyết việc làm của người lao động. Thông thường, những người được đào tạo tốt, có trình độ học vấn, có hiểu biết khoa học, kỹ thuật, kinh tế, có trình độ chuyên môn
  • 9. Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.029 và tay nghề cao dễ tìm được việc làm cho mình hơn những người không được đào tạo hay đào tạo kém, thậm chí những người được đào tạo tốt còn có thể tạo ra việc làm cho nhiều người khác. Bên cạnh đó, giáo dục đào tạo giúp tạo ra đội ngũ công nhân lành nghề, các chuyên gia công nghệ, những nhà quản lý giỏi, hay nói cách khác là giúp tạo ra những con người lao động với hàm lượng trí tuệ ngày càng cao. Đội ngũ những con người này đóng góp to lớn vào thành tựu chung của đất nước trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần quan trọng phát triển giáo dục, đào tạo nhân lực; chăm sóc sức khỏe nhân dân, xóa đói giảm nghèo; phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng - trật tự an toàn xã hội… làm nòng cốt trong công tác phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật, giúp nông dân tiếp cận và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao thu nhập; tham gia nghiên cứu nhiều đề tài, dự án khoa học mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội cao, thiết thực giải quyết các vấn đề bức xúc của đất nước. Những người hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, báo chí có thể sáng tạo nhiều tác phẩm mang hơi thở thời đại có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, tác động sâu sắc đến đời sống tinh thần của xã hội, đạt các giải thưởng cao trong nước và quốc tế. Bộ phận trí thức làm công tác lãnh đạo, quản lý sẽ phát huy tốt vai trò, khả năng, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, trình độ quản lý của Nhà nước. 1.2. Vai trò của ngân sách nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo Các khoản chi cho giáo dục đào tạo chủ yếu được lấy từ nguồn vốn NSNN vừa có vai trò cung cấp nguồn tài chính vừa có vai trò điều chỉnh, định hướng phát triển đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo. Vai trò của chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục được thể hiện qua các khía cạnh: - NSNN là nguồn chủ yếu cung cấp nguồn tài chính để duy trì, định hướng sự phát triển của hệ thống giáo dục quốc dân theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước. Đảng ta đã xác định giáo dục đóng vai trò then chốt trong toàn bộ sự
  • 10. Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0210 nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc, đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. Do đó phần lớn nguồn kinh phí cho giáo dục được đảm bảo từ nguồn cấp phát của NSNN bởi việc duy trì, củng cố và phát triển các hoạt động thuộc lĩnh vực này là nhiệm vụ và mục tiêu mà nhà nước phải thực hiện trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế. Nhà nước quyết định mức chi cho sự nghiệp giáo dục chi tiết theo từng mục, tiểu mục chi cụ thể nhằm đảm bảo chi theo đúng dự toán, kế hoạch. - Chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục là khoản đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất tạo ra cơ sở vật chất, mua sắm, sửa chữa trang thiết bị, đồ dùng giảng dạy. Đây là khoản chi hết sức cần thiết và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục. Nếu coi đội ngũ giáo viên là lực lượng lao động, học sinh là đối tượng lao động thì trang thiết bị, cơ sở vật chất chính là những công cụ lao động. Chúng gắn liền với nhau tạo thành một quy trình hoàn chỉnh không thể tách rời nhau. - NSNN chính là nguồn tài chính cơ bản đảm bảo đời sống đội ngũ cán bộ giảng dạy, đội ngũ cán bộ quản lý hành chính của toàn bộ hệ thống giáo dục. NSNN ngoài việc đảm bảo tiền lương hàng tháng cho cán bộ, giáo viên thì còn dành một phần ưu đãi riêng cho sự nghiệp giáo dục như: phụ cấp giảng dạy, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp dạy thêm giờ... Đây cũng là những yếu tố khích lệ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. - Nguồn vốn NSNN là nguồn duy nhất đảm bảo kinh phí để thực hiện các chương trình - mục tiêu quốc gia về giáo dục như: Chương trình phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ, chương trình tăng cường cơ sở vật chất trường học, chương trình đầu tư cho giáo dục vùng cao… - Đầu tư của NSNN tạo điều kiện ban đầu để khuyến khích nhân dân đóng góp xây dựng, tăng cường cơ sở vật chất để phục vụ cho công tác giảng dạy được tốt hơn, thu hút các nguồn nhân lực, tài lực trong xã hội cùng tham gia chăm lo sự nghiệp giáo dục.
  • 11. Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0211 - Thông qua cơ cấu, định mức ngân sách cho giáo dục có tác dụng điều chỉnh cơ cấu, quy mô giáo dục trong toàn ngành. Trong điều kiện đa dạng hóa giáo dục đào tạo như hiện nay thì vai trò định hướng của Nhà nước thông qua chi ngân sách để điều phối quy mô, cơ cấu giữa các cấp học, ngành học, giữa các vùng là hết sức quan trọng, đảm bảo cho giáo dục đào tạo phát triển cân đối, theo đúng định hướng đường lối của Đảng và Nhà nước. - Sự đầu tư của NSNN có tác dụng hướng dẫn, kích thích thu hút các nguồn vốn khác đầu tư cho giáo dục đào tạo. Nhà nước đầu tư hình thành nên các trung tâm giáo dục có tác dụng thu hút sự đầu tư của các tổ chức, cá nhân phát triển các loại dịch vụ phục vụ cho trung tâm giáo dục đó. Mặt khác trong điều kiện các tổ chức, cá nhân chưa có đủ tiềm lực đầu tư độc lập cho các dự án giáo dục thì sự đầu tư vốn của NSNN là số vốn đối ứng quan trọng để thu hút các nguồn lực khác cùng đầu tư cho giáo dục. Thông qua sự đầu tư của Nhà nước vào cơ sở vật chất và một phần kinh phí hỗ trợ đối với các trường bán công, tư thục, dân lập có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ phong trào xã hội hóa giáo dục đào tạo. 1.3. Nộidung chi và quản lý chi thường xuyên ngân sáchnhà nước cho sự nghiệp giáo dục 1.3.1. Nội dung chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục Khái niệm chi ngân sách nhà nước: chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối, sử dụng quĩ ngân sách nhà nước do quá trình thu tạo lập nên nhằm duy trì sự tồn tại hoạt dộng bình thường của bộ máy nhà nước và thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước. Hoạt động chi ngân sách nhà nước phản ánh mục tiêu hoạt động của ngân sách nhà nước, đó là đảm bảo về mặt vật chất (tài chính) cho hoạt động của ngân sách , với tư cách là chủ thể của NSNN trên hai phương diện:
  • 12. Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0212 - Duy trì sự tồn tại và hoạt động bình thường của bộ máy nhà nước. - Thực hiện chức năng nhiệm vụ mà nhà nước phải gánh vác. Các khoản chi NSNN rất đa dạng và có rất nhiều cách phân loại khác nhau : - Nếu phân loại theo nội dung kinh tế, chi NSNN được chia thành bốn nhóm đó là:  Chi thường xuyên  Chi đầu tư phát triển  Chi cho vay hỗ trợ quỹ và tham gia góp vốn của chính phủ  Chi trả nợ gốc các khỏan vay của nhà nước - Phân loại theo tính chất các khoản chi thì chi NSNN được chia thành:  Chi thường xuyên (là những khoản chi có thời hạn tác động ngắn thường dưới một năm. Nhìn chung đây là các khoản chi chủ yếu phục vụ cho chức năng quản lý và điều hành xã hội một cách thường xuyên của nhà nước trong các lĩnh vực như: quốc phòng, an ninh, sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế , văn hóa thông tin, thể dục thể thao, khoa học công nghệ ..)  Chi đầu tư phát triển (là những khoản chi có thời hạn tác động dài thường trên một năm, hình thành nên những tài sản vật chất có khả năng tạo nguồn thu, trực tiếp làm tăng cơ sở vật chất của đất nước.) Chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục đào tạo là khỏan chi thường xuyên thuộc nhóm chi hoạt động sự nghiệp cho lĩnh vực văn – xã. Đây là quá trình phân phối và sử dụng một phần vốn tiền tệ từ quĩ NSNN nhằm duy trì và phát triển sự nghiệp giáo dục theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp.
  • 13. Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0213 Vai trò của chi ngân sách ko chỉ đơn thuần là cung cấp nguồn lực tài chính để duy trì, củng cố các hoạt động giáo dục đào tạo mà còn có tác dụng định hướng, điều chỉnh các hoạt động giáo dục đào tạo phát triển theo đường lối chủ trương của đảng và nhà nước. Đây là khỏan chi có tính tích lũy đặc biệt bởi khoản chi này là một trong những nhân tố quyết định đến tỉ lệ thất nghiệp cũng như tỷ lệ tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Chi NSNN cho giáo dục bao gồm bốn nhóm mục chi sau: - Các khoản chi cho con người: Đây là nội dung chi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục. Là khoản chi nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản về đời sống vật chất, sinh hoạt cho cán bộ giáo viên, đồng thời đảm bảo quá trình tái sản xuất sức lao động . Từ đó giúp duy trì bộ máy giáo dục đào taọ. Thuộc nhóm mục chi này bao gồm các khoản chi sau: o Lương, phụ cấp lương o Tiền công o Tiền thưởng o Chi lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội o Phúc lợi tập thể cho giáo viên, cán bộ công nhân viên chức. o Học bổng học sinh, sinh viên. o Các khỏan thanh toán khác cho cá nhân (tiền ăn, trợ cấp, phụ cấp ) - Các khoản chi cho nghiệp vụ chuyên môn: Đây là các khoản chi chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng số chi NSNN cho giáo dục, có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Thuộc nhóm chi
  • 14. Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0214 này bao gồm các khoản chi về giảng dạy, học tập cho giáo viên và học sinh, chủ yếu là dùng để mua sắm sách vở, đồ dùng học tập, tài liệu tham khảo, đồ dùng giảng dạy… - Các khoản chi mua sắm, sửa chữa : Đây là khỏan chi dùng để mua sắm thêm các tài sản và sửa chữa các tài liệu đang trong quá trình sử dụng, nhằm phục vụ kịp thời cho nhu cầu hoạt động và nâng cao hiệu suất sử dụng các tài sản đó. Mức chi cho nhóm mục chi này phụ thuộc vào : tình trạng tài sản của các trường thuộc diện được sử dụng vốn ngân sách nhà nước và khả năng nguồn vốn ngân sách nhà nước có thể đáp ứng cho nhu cầu này. - Chi khác: Đây là một khoản chi nằm trong cơ cấu chi thường xuyên của NSNN và là khỏan chi có thời hạn tác động ngắn nhưng chưa được đề cập đến trong ba nhóm mục chi trên. Nó thường bao gồm các mục chi như: Chi kỉ niệm ngày lễ lớn, chi các khỏan phí và lệ phí của các đơn vị dự toán , chi tiếp khách… 1.3.2. Nội dung quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục Với mục tiêu nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả kinh phí NSNN đầu tư cho sự nghiệp giáo dục thì chi NSNN nhà nước cho sự nghiệp giáo dục đòi hỏi phải tuân theo một quy trình chặt chẽ bao gồm 3 khâu đó là: 1.3.2.1 Lập dự toán chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục: Dự toán chi thường xuyên là một bộ phận rất quan trọng của dự toán chi NSNN. Đây là khâu mở đầu của một chu trình ngân sách nhằm mục đích để phân tích , đánh giá giữa khả năng và nhu cầu các nguồn tài chính của nhà nước nhằm xác lập
  • 15. Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0215 các chỉ tiêu thu chi ngân sách nhà nước hàng năm một cách đúng đắn, có căn cứ khoa học và thực tiễn. Căn cứ lập dự toán chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục hàng năm:  Chủ trương của nhà nước về duy trì và phát triển sự nghiệp giáo dục cụ thể năm kế họach .  Dựa vào các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phát triển sự nghiệp giáo dục.  Khả năng các nguồn kinh phí có thể đáp ứng cho nhu cầu chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục kì kế hoạch.  Các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục của ngân sách nhà nước hiện hành và dự toán những điều chỉnh hoặc thay đổi có thể xảy ra trong kì kế hoạch.  Chỉ thị của thủ tướng chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong đó có kế hoạch cho phát triển giáo dục và dự toán chi thường xuyên NSNN cho giáo dục năm sau.  Tình hình thực hiện dự toán các năm trước, đặc biệt là năm báo cáo. Qui trình lập dự toán NSNN cho sự nghiệp giáo dục : Bước 1: Căn cứ vào mức chi dự kiến cơ quan tài chính phân bổ cho ngành giáo dục và các văn bản hướng dẫn lập dự toán , ngành giáo dục giao chỉ tiêu và hướng dẫn cho sự nghiệp giáo dục lập dự toán chi. Bước 2 : Các cơ sở của ngành giáo dục là đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách xác định nhu cầu chi để lập dự toán chi năm kế hoạch của đơn vị mình gửi lên cơ
  • 16. Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0216 quan tài chính cùng cấp xét duyệt. Trong quá trình tổng hợp, lập dự toán ngân sách, cơ quan tài chính có trách nhiệm làm việc với các cơ sở giáo dục trực thuộcđể điều chỉnh dự toán kinh phí mà các cơ sở giáo dục lâp. Cơ quan tài chính xem xét tính hợp lệ, đúng đắn của dự toán cho các cơ sở giáo dục trực thuộc và trình ủy ban nhân dân đồng cấp phê duyệt, sau đó trình lên cơ quan tài chính cấp trên. Cơ quan tài chính địa phương có trách nhiệm xem xét dự toán kinh phí cho các cơ quan cùng cấp, Bộ tài chính có trách nhiệm lập dự toán ngân sách trung ương, tổng hợp ngân sách nhà nước trình chính phủ xem xét sau đó trình quốc hội phê duyệt Bước 3 : Căn cứ vào dự toán chi đã được cơ quan quyền lực nhà nước đồng cấp thông qua và đã được sự chấp thuận của cơ quan hành chính cấp trên, cơ quan tài chính sau khi xem xét điều chỉnh lại cho phù hợp sẽ đề nghị cơ quan quyền lực nhà nước đồng cấp chính thức phân bổ theo dự toán cho sự nghiệp giáo dục thông qua hệ thống kho bạc nhà nước . 1.3.2.2Chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục. Chấp hành dự toán chi thường xuyên là một trong những nội dung quan trọng của chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước – là khâu thứ 2 của chu trình quản lý ngân sachs nhà nước. Thời gian chấp hành NSNN được tính từ ngày 01 tháng 1 đến hết ngày 31/12 năm dương lịch. Trong qua trình tổ chức chấp hành cần chú ý những điểm sau: Thứ 1: Đảm bảo phân phối nguồn vốn một cách hợp lý, tập chung có trọng điểm trên cơ sở dự toán chi đã được xác định. Do đó cần phải qui định lại chế độ lập và duyệt kế hoạch cấp phát hàng quí vừa đơn giản, vừa khoa học đảm bảo cấp phát theo kế hoạch
  • 17. Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0217 Thứ 2: Thực hiện cấp phát kinh phí một cách kịp thời, chặt chẽ, tránh lãng phí cho ngân sách nhà nước. Thứ 3 : Trong quá trình sử dụng các khoản chi ngân sách phải đảm bảo tính tiết kiệm, hiệu qủa trong quản lý chi, đúng chính sách chế độ. Thứ 4 : Tuân thủ nguyên tắc thanh toán trực tiếp qua kho bạc nhà nước. Mọi khoản kinh phí chi trả từ ngân sách của các cơ sở giáo dục phải do kho bạc trực tiếp thanh toán Các căn cứ tổ chức chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đó là :  Dựa vào mức chi đã được duyệt trong dự toán. Đây là căn cứ mang tính quyết định trong quá trình cấp phát và sử dụng các khỏan chi. Bởi lẽ mức chi của từng chỉ tiêu đã được cơ quan quyền lực nhà nước xét duyệt và thông qua.  Dựa vào khả năng nguồn kinh phí NSNN có thể đáp ứng được nhu cầu chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục trong mỗi kì báo cáo. Các khoản chi thường xuyên được ghi trong dự toán chỉ là những con số dự kiến, khi thực hiện phải căn cứ vào điều kiện thực tế của năm kế hoạch để tiến hành cấp phát cho phù hợp.  Dựa vào chính sách, chế độ chi NSNN hiện hành. Đây là căn cứ mang tính pháp lý cho công tác tổ chức chấp hành dự toán ngân sách nhà nước. Là căn cứ để đánh giá tính hợp lệ, hợp lý của việc cấp phát và sử dụng các khỏan chi. Từ đó đặt ra yêu cầu cần phải xây dựng các chính sách, chế độ chi phải đảm bảo khoa học , phù hợp với thực tiễn.
  • 18. Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0218 1.3.2.3.Quyết toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục: Công tác quyết toán các khỏan chi thường xuyên của ngân sách nhà nước là công việc cuối cùng trong chu trình quản lý các khỏan chi thường xuyên. Là quá trình nhằm kiểm tra , rà soát , chỉnh lý lại các số liệu đã được phản ánh sau một kì chấp hành dự toán để phân tích , đánh giá kết quả chấp hành dự toán , rút ra những kinh nghiệm bài học cần thiết cho kì chấp hành dự toán tiếp theo. Vì vậy , trong quá trình quyết toán các khoản chi thường xuyên NSNN cho giáo dục phải chú ý đến các yêu cầu cơ bản sau:  Phải lập đầy đủ các loại báo cáo tài chính và gửi kịp thời các loại báo cáo đó cho các cơ quan có thẩm quyền xét duyệt theo đúng chế độ qui định.  Số liệu trong báo cáo phải chính xác ,trung thực . Nội dung các báo cáo tài chính phải theo đúng các nội dung ghi trong dự toán được duyệt và theo đúng mục lục ngân sách.  Báo cáo quyết toán năm của các đơn vị dự toán các cấp và của ngân sách các cấp chính quyền trước khi trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn phải có xác nhận của kho bạc nhà nước.  Báo cáo quyết tóan của các đơn vị dự toán không được xảy ra tình trạng quyết toán chi lớn hơn thu.  Thủ trưởng các đơn vị dự toán cấp trên có trách nhiệm thẩm tra và duyệt quyết toán chi của các đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc , chịu trách nhiệm theo dõi các khoản chi thường xuyên của ngân sách nhà nước mới được tiến hành thuận lợi . Đồng thời , nó mới tạo cơ sở vững chắc cho việc phân tích
  • 19. Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0219 , đánh giá quá trình chấp hành dự toán một cách chính xác , trung thực , khách quan. Chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục đào tạo được thực hiện tại các đơn vị cụ thể . Do đó việc quyết toán chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục đào tạo là trách nhiệm của các đơn vị dự toán và cơ quan tài chính. Trình tự phê chuẩn và gửi báo cáo quyết tóan chi ngân sách nhà nước hàng năm của một cấp ngân sách chẳng hạn ngân sách cấp huyện( thành phố ) như sau: Phòng tài chính huyện ( thành phố ) có trách nhiệm thẩm định báo cáo quyết toán chi ngân sách cho toàn ngành giáo dục trên địa bàn huyện ( thành phố ) trình UBND huyện ( thành phố ) xem xét gửi sở tài chính , đồng thời UBND huyện trình hội đồng nhân dân huyện phê duyệt . Sau khi hội đồng nhân dân phê duyệt , báo cáo quyết toán năm được thành lập thành 4 bản gửi đến các cơ quan sau: - 01 bản gửi hội đồng nhân dân thành phố - 01 bản gửi gửi ủy ban nhân dân thành phố - 01 bản gửi sở tài chính tỉnh - 01 bản lưu lại phòng tài chính thành phố. Trình tự lập,gửi ,xét duyệt các báo cáo tài chính đã được qui định như trên vừa phản ánh một qui trình bắt buộc phải tuân thủ, vừa phản ánh yêu cầu cần phải tôn trọng về thời gian tại mỗi cấp, mỗi đơn vị . Chỉ có vậy thì công tác quyết toán mới đảm bảo được tính kịp thời, chính xác, trung thực, khách quan
  • 20. Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0220 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHI VÀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN CHO GIÁO DỤC TIỂU HỌC VÀ THCS Ở TP VĨNH YÊN 2.1 khái quát đặc điểm kinh tế xã hội và tình hình giáo dục ở thành phố vĩnh yên 2.1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố vĩnh yên Thành phố Vĩnh Yên tính đến 31/12/2008 có diện tích 50,81km2, dân số 88.231 người, mật độ dân số trung bình 1.677 người/km2; gồm có 9 đơn vị hành chính trong đó có: 7 phường và 2 xã. Về vị trí địa lý: Phía đông giáp huyện Bình Xuyên, phía tây giáp huyện Yên Lạc, phía bắc giáp huyện Tam Dương, phía nam giáp huyện Yên Lạc, thành phố Vĩnh Yên là nơi trung chuyển, kết nối giao thoa giữa các vùng miền kinh tế khu vực. Thành phố Vĩnh Yên có hệ thống giao thông thuận lợi với tuyến đường sắt Hà Nội- Lào Cai và quốc lộ 2 chạy qua nối liền giữa thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía bắc (cách Hà Nội 55km và sân bay quốc tế nội bài 25km về phía Nam, cách thành phố Việt Trì 25km về phía tây ), tạo điều kiện cho thành phố Vĩnh Yên phát triển công nghiệp, thương mại, giao lưu hàng hoá và tiếp cận nhanh các thành tựu khoa học kỹ thuật, văn hoá thông tin trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hiện nay, thành phố có 2 cụm công nghiệp lớn đó là khu công nghiệp Khai Quang và khu công nghiệp Lai Sơn. Đây là những khu công nghiệp có điều kiện thuận lợi về giao thông và nguồn lao động, cơ sở kết cấu hạ tầng tương đối hoàn thiện
  • 21. Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0221 và đặc biệt chính sách khuyến khích thu hút đầu tư của tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển công nghiệp. Ngoài ra thành phố đang triển khai 2 dự án là khu đô thị Nam đầm Vạc và khu đô thị Nam Hà Tiên. Đây là các dự án rất khả quan góp phần xây dựng và phát triển thành phố Vĩnh Yên. Là trung tâm kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật, văn hoá xã hội của tỉnh với tiềm năng tự nhiên dồi dào, phong phú đa dạng để phát triển kinh tế xã hội cùng nhiều chính sách ưu đãi thông thoáng trong việc phát triển, thành phố Vĩnh Yên có đủ điều kiện để hội nhập kinh tế. Đặc biệt năm vừa qua thành phố vĩnh yên tự hào tròn 110 tuổi. Hơn một thế kỷ qua, Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Yên đã làm nên những trang sử vẻ vang trong đấu tranh, bảo vệ và xây dựng quê hương. Đảng bộ luôn vận dụng sáng tạo các chủ trương của Trung ương và tỉnh, tập trung phát huy tốt nội lực, khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh, động viên nhân dân tham gia xây dựng địa phương ngày càng phát triển. Trong những năm qua, đặc biệt từ khi trở thành Thành phố đến nay mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự đoàn kết, nhất trí, năng động, sáng tạo Đảng bộ và nhân dân Thành phố đã đạt được những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực. Kinh tế có bước phát triển mạnh và tương đối toàn diện, tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Đến giữa nhiệm kỳ, hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt và vượt mục tiêu nghị quyết Đại hội đảng bộ Thành phố khoá XVIII đề ra. Tổng giá trị gia tăng bình quân hàng năm đạt 22,28% (Mục tiêu 20%). Tỷ trọng ngành Công nghiệp - xây dựng chiếm 56,44% (Mục tiêu 47%). Tỷ trọng ngành Thương mại - dịch vụ chiếm 40,51% (Mục tiêu 50%). Tỷ trọng ngành Nông - lâm -
  • 22. Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0222 thuỷ sản chiếm 3,05% (Mục tiêu 3%). Thu nhập bình quân đầu người năm 2008 đạt 1.880 USD/người, tăng gấp 8,54 lần so với năm 2000, gấp 1,9 lần so với năm 2006 (Mục tiêu đạt 1.350 USD/người/năm). Sau 3 năm thực hiện quy chế quản lý đô thị, thành phố đã triển khai 178 dự án quy hoạch phục vụ cho phát triển đô thị và kinh tế - xã hội của địa phương, với tổng diện tích 737,3 ha. Mạng lưới giao thông ở cơ sở được quan tâm, nhiều tuyến đường nội thị được làm mới, cải tạo và nâng cấp, bộ mặt đô thị có nhiều thay đổi. Công tác xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh, phát triển trên cả 3 mặt: qui mô, chất lượng và cơ sở vật chất. Mạng lưới y tế các cấp được củng cố và tăng cường, có 6/9 xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế, tỷ lệ bác sỹ đạt 10 bác sỹ/1 vạn dân. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,02% (Mục tiêu đến năm 2010 giữ mức 1%). Toàn thành phố có 85 khu phố, thôn, làng đạt tiêu chuẩn văn hoá, tăng 27 đơn vị so với năm 2005 (Mục tiêu đến năm 2010 là 80 khu phố, thôn, làng); 86% số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá, tăng 6% so với năm 2005, tăng 24,5% so với năm 2000 (Mục tiêu đến năm 2010 là 90%). Trung bình mỗi năm giải quyết việc làm cho 2.300 lao động. (Mục tiêu mỗi năm giải quyết trên 2.000người/năm). Tỷ lệ hộ nghèo còn 3,32% giảm 2,88% so với năm 2005, giảm 5,68% so với năm 1999 (Mục tiêu mỗi năm giảm 1%). An ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn đảm bảo, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Công tác xây dựng hệ thống chính trị được quan tâm, bộ máy chính quyền các cấp được củng cố, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả từng bước đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh được Đảng bộ cụ thể hoá bằng các chương trình, đề án, góp phần đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.
  • 23. Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0223 Đảng bộ đổi mới phương thức lãnh đạo, xây dựng, giữ vững sự đoàn kết trong Đảng và trong hệ thống chính trị, tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng. Thường xuyên củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên. Nhìn lại chặng đường 110 năm qua, Thành phố đã và đang đạt được những thành tựu vô cùng to lớn, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của tỉnh. Lịch sử và thành tựu 110 năm đang là điểm tựa, niềm cổ vũ mạnh mẽ cho Đảng bộ và nhân Thành phố tiếp tục phát triển, quyết tâm thực hiện tốt những nhiệm vụ của Thành phố trung tâm. Nhận thức được tầm quan trọng của ngành giáo dục trong sự nghiệp đổi mới đất nước nói chung và của thành phố Vĩnh Yên nói riêng, tuy còn gặp một số khó khăn, nhưng ngành giáo dục trên địa bàn thành phố vẫn không ngừng được quan tâm đầu tư, tạo điều kiện phát triển đồng bộ theo định hướng của Đảng và chính quyền thành phố. 2.1.2 Tình hình giáo dục ở thành phố vĩnh yên. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, ngành giáo dục cũng đã có những chuyển biến đáng tích cực, qui mô trường lớp phát triển ổn định, phù hợp với các ngành học, cấp học; Cơ sở vật chất trường học đã được tăng cường, đáp ứng cơ bản nhu cầu học tập ngày càng cao của học sinh ; Chất lượng giáo dục đại trà được tăng lên, chất lượng thực được khẳng định, chất lượng học sinh giỏi quốc gia và khu vực tăng lên đáng kể qua các năm; công tác bồi dưỡng đội ngũ được coi trọng, trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn giáo viên càng ngày được nâng lên. Trên đây là những nét khái quát về tình hình giáo dục nói chung trên địa bàn thành phố. Sau đây, ta tìm hiểu
  • 24. Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0224 cụ thể tình hình giáo dục tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn trong thời gian qua như sau: 2.1.2.1.Về qui mô giáo dục: Bảng 2.1 : Qui mô phát triển giáo dục tiểu học và THCS ở thành phố Vĩnh Yên giai đoạn 2007-2009 Chỉ tiêu Số trường Số lớp Số học sinh Năm học Ngành học 07-08 08-09 07-08 08-09 07-08 08-09 Tiểu học 11 11 209 216 6042 6605 THCS 09 09 141 142 5297 4937 ( Nguồn : phòng giáo dục thành phố Vĩnh Yên ) Đối với cấp tiểu học : Qua 2 năm học số trường không thay đổi ( gồm 11 trường ), số lớp đã tăng thêm 15 lớp tương ứng tăng thêm 550 học sinh. Toàn thành phố đã huy động được hầu hết số trẻ 6 tuổi đi học lớp 1, không có học sinh bỏ học. Cơ sở vật chất được tăng cường nên đã đáp ứng nhu cầu của học sinh, đảm bảo 100% số lớp và số học sinh các trường tiểu học đi học 2 buổi/ ngày. Đối với khối trường THCS: tổng số vẫn là 09 trường. Năm học 2008- 2009 chỉ tăng 1 lớp so với cùng kì, tuy nhiên số học sinh có giảm 62 học sinh (do trường năng khiếu của tỉnh chuyển về thanh vân, tam dương). Các trường đã huy động được 99.6% học sinh lớp 5 vào lớp 6. Số trường tổ chức cho học sinh học 2 buổi/ ngày đạt tỉ lệ 100%. Về qui mô giáo viên: Cùng với việc mở rộng về qui mô và số lượng học sinh ở các trường tiểu học và THCS trên địa bàn thành phố, để đáp ứng được nhu cầu giảng
  • 25. Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0225 dạy, đào tạo của người dân, đòi hỏi số lượng giáo viên cũng phải tăng lên. Theo số liệu thống kê các năm học gần đây: ( đơn vị : người ) Bảng 2.2: Qui mô đội ngũ giáo viên tiểu học và THCS ở thành phố Vĩnh Yên giai đoạn năm 2007-2009 Năm học Ngành học 2007- 2008 2007- 2008 2008- 2009 Tiểu học 272 302 284 THCS 303 286 311 Tổng số 575 588 595 ( Nguồn: phòng giáo dục thành phố Vĩnh Yên ) Ta thấy qua các năm số lượng giáo viên có tăng lên, song mức tăng là không nhiều ( 13 giáo viên/ năm). Điều đó cho thấy số lượng giáo viên hầu như đã đủ theo qui định. Vấn đề đặt ra là làm sao để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. 2.1.2.2.Về chất lượng giáo dục :  Về chất lượng giáo dục đạo đức: Trong các năm học qua các nhà trường đã tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh thông qua việc chỉ đạo nâng cao chất lượng các môn giáo dục công nhân, các giờ sinh hoạt tập thể, sinh hoạt lớp, tuyên truyền phòng chống ma túy, các tệ nạn xã hội, đẩy mạnh giáo dục an tòan giao thông, giáo dục môi trường, giáo dục giới tính và các họat động văn nghệ, thể dục thể thao. Đồng thời thực hiện nghiêm túc
  • 26. Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0226 3 cuộc vận động: “ học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh” ; cuộc vận động “ hai không “ và cuộc vận động “ mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và tự sáng tạo “. Kết quả chất lượng giáo dục đạo đức được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.3: Chất lượng giáo dục đạo đức tiểu học và THCS ở thành phố Vĩnh Yên giai đoạn 2007-2009. Ngành học Năm học Chỉ tiêu Tiểu học THCS 07-08 08-09 07-08 08-09 Giỏi 100% 100% 80.159% 97% Khá 0% 0% 16.991% 3% Trung bình 0% 0% 2.68% 0% Yếu - kém 0% 0% 0.17% 0% ( nguồn: phòng giáo dục thành phố Vĩnh Yên ) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy công tác giáo dục đạo đức ở khối trường tiểu học và THCS đã đạt đuợc kết quả cao. Đối với khối tiểu học, 3 năm liền đều duy trì tỉ lệ 100% học sinh đạt hạnh kiểm tốt, không có học sinh nào bị xếp loại hạnh kiểm khá, trung bình hay yếu – kém, đây là một điều đáng khen ngợi cho công tác giáo dục đạo đức ở các trường tiểu học trong thành phố. Còn đối với khối THCS, Từ năm học 2007-2008 đến năm học 2008-2009 tỉ lệ học sinh đạt hạnh kiểm tốt tăng lên đáng kể (từ 80.159% lên 97%), đồng thời tỉ lệ học sinh đạt hạnh kiểm khá đã giảm mạnh ( từ 2.68% xuống chỉ còn 3%), và không còn học sinh nào bị dưới hạnh kiểm khá, tỉ lệ này
  • 27. Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0227 được duy trì đến năm học 2009-2010. Qua đó, thấy được sự nỗ lực rất lớn trong công tác giáo dục đạo đức của trường khối tiểu học và THCS của thành phố. Trong các năm học tới các trường tiểu học cần duy trì tỉ lệ đã đạt được, đối với khối THCS cần phải cố gắng hơn nữa trong giáo dục đạo đức để không còn học sinh nào bị dưới hạnh kiểm tốt.  Về chất lượng giáo dục văn hóa Bên cạnh việc tăng cường chất lượng giáo dục đạo đức thì công tác giáo dục văn hóa cũng là nhân tố rất quan trọng. Giáo dục văn hóa thể hiện khả năng và sự nỗ lực của học sinh trong quá trình học tập ở trường. Trong các năm học qua, phòng GD&ĐT tập chung chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, nâng cao chất lượng thực, tích cực bồi dưỡng các học sinh yếu kém qua các đợt khảo sát theo đề chung của Sở GD&ĐT ở các thời điểm đầu năm học, giữa kì, và cuối năm học; kết quả đã đánh giá đứng chất lượng thực sự của các học sinh trong các nhà trường, từ đó có biện pháp nâng cao chất lượng học sinh cập với chuẩn kiến thức, kĩ năng, trình độ của học sinh; ở các trường đã có nhiều lớp đạt tỉ lệ 100%học sinh có học lực từ trung bình trở lên; khắc phục và hạn chế học sinh ngồi nhầm lớp. Đồng thời chỉ đạo tốt việc thực hiện kỉ cương, nề nếp, đổi mới phương pháp dạy của thầy và trò. Kết quả đạt được về giáo dục văn hóa trong thời gian qua được thể hiện cụ thể trong bảng sau:
  • 28. Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0228 Bảng 2.4:Chất lượng giáo dục văn hóa tiểu học và THCS ở thành phố giai đoạn 2007-2009 Ngành học Năm học Chỉ tiêu Tiểu học THCS 07-08 08-09 07-08 08-09 Giỏi 49.54% 52.02% 19.41% 18.41% Khá 30.75% 34.4% 41.48% 40.48% Trung bình 18.59% 12.49% 34.79% 36.32% Yếu 1.12% 1.09% 4.13% 4.5% Kém 0% 0% 0.19% 0.29% (Nguồn: phòng giáo dục thành phố Vĩnh Yên) Ta thấy đối với Khối Tiểu học: qua 3 năm tỉ lệ học sinh khá, giỏi tăng ngày càng cao; tỉ lệ học sinh đạt loại trung bình và yếu đã giảm hẳn. cụ thể: từ năm học 2007-2008 đến năm 2009-2010 tỉlệ học sinh giỏi tăng từ 49.54% lên 58.52%( tăng 8.98% ); tỉ lệ học sinh khá từ 30.75% lên 35.01% (tăng 4.26% ); và tỉ lệ học sinh trung bình và yếu đã giảm xuống còn 13.58%; không có học sinh nào bị xếp loại kém. Đồng thời số lượng và thành tích của các học sinh trong các kì thi học sinh giỏi ngày càng tăng lên, năm học 2009 – 2010: kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh đã có 48 em đạt giải ( 3 nhất, 18 nhì, 27 giải ba ); kì thi trạng nguyên nhỏ tuổi có 64 em đật giải cấp thành phố, 9 em đạt giải cấp tỉnh, 4 em đạt giải quốc gia; thi vở sạch chữ đệp có 1 em đạt giải quốc gia…Những thành tích kể trên rất đáng tuyên dương và cần phát huy hơn nữa trong các năm học tiếp theo. Đối với khối THCS:
  • 29. Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0229 trong giai đoạn năm 07-08 và 08-09 tỉ lệ học sinh khá giỏi đã bị giảm 1%, tỉ lệ học sinh trung bình, yếu, kém đã tăng lên. Nhưng đến năm học 2009-2010 nhờ sự phấn đấu nỗ lực của thầy, cô và các em học sinh đã tăng tỉ lệ học sinh khá, giỏi từ 58.89% năm 08-09 lên 65.52% năm 2009-2010, điều này đáng mừng. Tuy nhiên tỉ trọng học sinh giỏi chưa cao, bên cạnh đó tỉ lệ học sinh kém lại bị tăng lên, do đó đòi hỏi khối giáo dục THCS cần áp dụng các biện pháp tích cực hơn nữa để nâng cao hơn nữa tỉ lệ học sinh giỏi, giảm tỉ lệ học sinh yếu, kém ,trung bình. Về kết quả của các kì thi học sinh giỏi, năm 2009- 2010 thi HSG lớp 9 có 188 em đạt giải cấp thành phố, 64 em đạt giải cấp tỉnh; 68 em đạt giải kì thi giải toán trên mày tính bỏ túi; 01 em đạt giải thi giải toán singapo mở rộng…điều này rất đáng khích lệ và cần phát huy hơn nữa trong thời gian tới. 2.1.2.3. Về các điều kiện đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục :  Về chất lượng giáo viên: Thời gian qua, công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, giáo dục đạo đức, tư tưởng chính trị đối với các giáo viên luôn được coi trọng. Hầu hết các giáo viên đều đạt trình độ chuẩn, trình độ giáo viên đạt trên chuẩn ngày càng tăng lên. Năm 2009 -2010 tổng số giáo viên của ngành Tiểu học và THCS tham gia các lớp học đại học là 34 người, trong năm học này phòng GD&ĐT đã tham mưu với UBND thành phố tuyển chọn giáo viên có trình độ chuyên môn tốt đầu tư cho trường THCS Vĩnh Yên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn của bậc THCS. Đồng thời phòng tăng cường chỉ đạo mỗi nhà trường là một trung tâm bồi dưỡng giáo viên, đẩy mạnh việc tự học, tự bồi dưỡng theo tinh thần “ mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, công tác bồi dưỡng thường xuyên được tổ chức nghiêm túc, hiệu quả ở các cấp. Đặc biệt, thời gian qua ngành giáo dục đẩy mạnh ứng
  • 30. Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0230 dụng công nghệ thông tin vào trong công tác quản lý và giảng dạy trong các nhà trường, do vậy các giáo viên đã được tập huấn, nâng cao nghiệp vụ; đòi hỏi tích cực đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường các môn học sử dụng giáo án điện tử, để phù hợp với điều kiện mới.  Về cơ sở vật chất: Thời gian qua, cơ sở vật chất trường học tiếp tục được quan tâm, tăng cường theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, phục vụ nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục. Năm 2007 được sự quan tâm đầu tư của tỉnh và đặc biệt là UBND thành phố, sở giáo dục đào tạo, cơ sở vật chất trường lớp được tăng cường, xây dựng mới được 4 nhà điều hành tiểu học, THCS, trang bị thêm 08 phòng học bộ môn với các trang thiết bị đồ dùng dạy và học theo phương pháp mới cho các trường THCS Hội Hợp, THCS Đồng Tâm, THCS Thanh Trù; 01 phòng học đa năng cho trường THCS Khai Quang với các trang thiết bị hiện đại, đạt chuẩn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Ngoài ra, các trường tiểu học và THCS còn được sở GD&ĐT cấp kinh phí trang bị thêm máy vi tính và các thiết bị dạy học khác phục vụ công tác dạy và học. Đến năm học 2009-2010, các trường tiếp tục được trang bị thêm các thiết bị dạy học như bảng điện tử thông minh, máy vi tính, máy in, máy chiếu, phông chiếu, phần mềm dạy học, sửa chữa nâng cấp lại các phòng học phù hợp với tiêu chuẩn hiện đại...từ đó tạo điều kiện quan trọng để các trường nâng cao công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý dạy và học và đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. Ngoài ra, công tác xã hội hóa giáo dục ở thành phố ngày càng được tằng cường. Nhờ đó mà ngành giáo dục đã huy động được thêm nguồn lực để đầu tư cho nhu cầu của ngành.
  • 31. Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0231 Kết quả này thể hiện sự quan tâm đàu tư có hiệu quả của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, cùng với sự phối hợp giúp đỡ tích cực của các ban ngành đoàn thể và nhân dân từ thành phố tới cơ sở góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường. Tuy nhiên, các nhà trường chưa thực sự khai thác hết các tiềm năng, phát huy hết các điều kiện thuận lợi vốn có về cơ sở vật chất. Nhìn chung, trong các năm học qua khối tiểu học và THCS đạt nhiều thành tích đáng khen ngợi, số lượng trường đạt chuẩn quốc gia tăng lên, các điều kiện về cơ sở vật chất luôn được đầu tư tăng cường theo hướng hiện đại hóa, phần nào đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao về chất lượng giáo dục hiện nay. Đội ngũ giáo viên ngày càng được nâng lên cả về số lượng và chất lượng, công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh. Song, là một địa bàn thuộc trung tâm tỉnh lỵ, các trường chưa thực sự khai thác hết được các tiềm năng, phát huy hết các điều kiện thuận lợi vốn có về CSVC, về đội ngũ, về công tác xã hội hóa để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học. 2.2. Thực trạng chi và quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục tiểu học và THCS thành phố vĩnh yên. 2.2.1 Tình hình đầu tư cho giáo dục ở thành phố vĩnh yên 2.2.1.1 Đầu tư từ nguồn vốn Ngân Sách Nhà Nước Nguồn vốn ngân sách nhà nước đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển của các ngành trong nền kinh tế trong đó có ngành giáo dục. Trong các nguồn vốn đầu tư cho giáo dục thì nguồn vốn từ ngân sách nhà nước chiếm tỉ trọng lớn nhất. Khoản này lấy từ ngân sách cấp huyện và kinh phí bổ sung của ngân sách thành phố. Nguồn này dùng để đảm bảo hoạt động bình thường của ngành giáo dục đồng thời để
  • 32. Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0232 đầu tư, nâng cấp, sửa chữa xây dựng mới trường lớp, mua sắm thêm các trang thiết bị vật chất tạo điều kiện cho việc giảng dạy và học tập. Khi nền kinh tế càng phát triển thì đầu tư cho giáo dục từ nguồn NSNN ngày càng tăng lên, đảm bảo cho huyện thực hiện được nhiệm vụ đề ra đối với ngành giáo dục.Tình hình đầu tư NSNN cho giáo dục Tiểu học và THCS được thể hiện trong bảng sau: ( đơn vị: triệu đồng ) Bảng 2.5:Tình hình đầu tư NSNN cho giáo dục tiểu học và THCS ở thành phố VĨnh Yên giai đoạn 2007-2009 năm 2007 2008 2009 Tổng chi thường xuyên 19.703,8 23.832,7 28.562,1 Tổng chi đầu tư phát triển 8.492,8 10.682,4 8.531,5 Tổng nguồn vốn đầu tư 28.196,6 34.515,1 37.093,6 ( Nguồn: phòng Tài Chính – Kế Hoạch thành phố Vĩnh Yên ) Với sự quan tâm của Nhà nước tổng vốn đầu tư cho sự nghiệp giáo dục Tiểu học và THCS tăng dần qua các năm, từ năm 2007 đến năm 2009 nguồn vốn đầu tư cho giáo dục từ NSNN đã tăng lên 31.55%. Trong đó, Chi thường xuyên có tỉ trọng lớn hơn chi đầu tư phát triển, năm 2009 tỉ trọng chi thường xuyên là 77.%, so với năm 2007 tỉ trọng tăng thêm 7.12%;
  • 33. Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0233 2.2.1.2 Đầu tư từ nguồn vốn khác Để đảm bảo cho giáo dục phát triển một cách tòan diện nhất thì ngoài nguồn vốn từ NSNN chúng ta còn phải huy động từ các nguồn vốn khác như: Nguồn thu học phí và nguồn thu sự nghiệp khác (khoản thu đóng góp xây dựng trường; thu hỗ trợ tiểu học ; thu từ dịch vụ cho thuê trường lớp, thu học 2buổi / ngày. Học phí đây là một khỏan đóng góp mang tính bắt buộc của nhà nước đối với người đi học. Trong điều kiện hiện nay, nhà nước đang thực hiện chủ trương XHH giáo dục thì nguồn thu này tăng dần lên. Điều đó thể hiện sự quan tâm ngày càng cao của người dân, nhà nước cho giáo dục. Việc thu học phí được áp dụng đối với đối khối THCS còn đối với khối tiểu học đã thực hiện phổ cập giáo dục được nhà nước miễn không phải đóng học phí nhưng vẫn phải đóng các khỏan thu hỗ trợ cho hoạt động phục vụ học sinh tiểu học. Theo quyết định 2284/QĐ-UBND tỉnh Vĩnh Phúc có qui định về mức thu học phí đối với THCS như sau: vùng 1( thành phố VĨnh Yên, thị xã Phúc Yên, thị trấn Xuân Hòa( Me Linh): mức thu 20.000/ học sinh / tháng; vùng 2(Các xã, thị trấn đồng bằng, trung du và thị trấn miền núi ) : mức thu 15.000 đồng/học sinh/tháng; vùng 3(: Các xã miền núi ) : mức thu 10.000 đồng/ học sinh/ tháng. Ngoài ra đối với những đối tượng thuộc diện chính sách thì được miễn giảm học phí theo qui định của nhà nước. Tình hình thu học phí khối THCS được thể hiện trong bảng sau
  • 34. Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0234 Bảng 2.6: Tình hình thu học phí khối THCS ở thành phố Vĩnh Yên giai đoạn 2007-2009 (Đơn vị: triệu đồng) ngành học Năm học THCS tổng số năm 2007 954,7 954,7 năm 2008 923,2 923,2 năm 2009 860,4 860,4 ( Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế Hoạch thành phố Vĩnh Yên ) Qua số liệu trên ta thấy được tình hình thu học phí các năm có giảm đi điều này là do số lượng học sinh THCS bị giảm đi. Học phí được thu tại các cơ sở giáo dục sau đó nộp vào KBNN theo qui định của nhà nước. Tiền thu được từ học phí một phần để lại các trường tự chi tiêu để tăng cường cơ sở vật chất phục vụ giáo dục và học tập, bổ sung kinh phí cho hoạt động sự nghiệp, hỗ trợ lực lượng giảng dạy và công tác quản lý. Khỏan thu này được hạch tóan vào ghi thu NSNN. Số học phí này không trừ vào các chỉ tiêu kế họach ngân sách giáo dục hàng năm nên cũng là nguồn tài chính quan trọng gốp phần đầu tư sự nghiệp giáo dục của thành phố. Hiện nay khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo nghị định 43/2006/NĐ-CP thì nguồn thu học phí ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động nhà trường. Tuy nhiên mức thu học phí hiện nay của thành phố tương đối thấp, không đủ đảm bảo nhu cầu phát triển của các trường.
  • 35. Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0235 Tình hình thu đóng góp xây dựng và thu khác Thuộc nhóm này gồm các khỏan thu về đóng góp xây dựng trường, các khoản hỗ trợ giáo dục tiểu học, thu từ dịch vụ cho thuê trường lớp, thu học 2 buổi/ ngày. Theo quyết định 2493/QĐ-UB của UBND tỉnh vĩnh phúc có qui định về mức thu đóng góp phục vụ học sinh trong các nhà trường do phụ huynh đóng góp để phục vụ nhu cầu thường ngày của con em mình trong các nhà trường được qui định như sau: các khỏan đóng góp phục vụ học sinh trong nhà trường không quá 58.500 đồng/học sinh/năm, và không quá 90.000 đồng/học sinh/năm đối với trường chuyên. Theo quyết định trên và dựa vào điều kiện thực tế của thành phố tình hình thu đóng góp xây dựng trường và thu sự nghiệp khác được thể hiện cụ thể trong bảng sau: Bảng 2.7: Tình hình thu đóng góp xây dựng và thu khác thuộc sự nghiệp giáo dục thành phố Vĩnh Yên giai đoạn 2007-2009 (Đơn vị: triệu đồng) Năm học ngành học tiểu học THCS tổng số năm 2007 1.416,60 1.287,33 2.703,93 năm 2008 1.419,87 1.244,80 2.664,67 năm 2009 1.552,18 1.160,20 2.712,38 ( Nguồn: phòng Tài Chính – Kế Hoạch Thành Phố Vĩnh Yên ) Những năm gần đây nguồn thu đóng góp xây dựng và thu sự nghiệp khác khá ổn định qua các năm, chênh lệch là không nhiều. Khỏan thu này còn nhỏ, chưa thể
  • 36. Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0236 đáp ứng được nhiều cho hoạt động giáo dục, chủ yếu vẫn do kinh phí nhà nước cấp. Vì vậy, trong thời gian tới phải có cách điều chỉnh định mức thu sao cho phù hợp với điều kiện hiện nay, giảm bớt gánh nặng chi ngân sách nhà nước. Hiện nay, mức thu học phí và các khỏan thu đóng góp khác của các trường Tiểu Học và THCS vẫn theo quyết định 2284/ QĐ- UBND và 2493/ QĐ- UBND tỉnh. Như vậy mức học phí này đã tồn tại quá lâu và chưa có sự thay đổi, điều chỉnh nào. Có thể nhận thấy mức thu học phí đang được qui định hiện giờ đã không phát huy được tác dụng tích cực trong huy động nguồn lực xã hội vào đầu tư phát triển giáo dục Tiểu Học và THCS. Do vậy phải có sự điều chỉnh mức thu học phí cho phù hợp và phải có biện pháp; hình thức huy động tốt nguồn thu này, hướng tới sự ổn định và tỉ trọng tăng lên trong tổng số các nguồn vốn đầu tư cho giáo dục, để thúc đẩy sự phát triển hơn nữa sự nghiệp giáo dục, đồng thời giảm bớt gánh nặng cho NSNN. 2.2.2 Thực trạng chi thường xuyên NSNN cho giáo dục tiểu học và THCS ở thành phố Vĩnh Yên hiện nay. Hiện nay, việc quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục được quản lý theo 4 nội dung chi đó là:  Chi cho con người  Chi nghiệp vụ chuyên môn  Chi mua sắm sửa chữa  Chi khác Mỗi nội dung chi trên đều ảnh hưởng đến vấn đề quản lý chi NSNN cho giáo dục tiểu học và trung học cơ sở ở mỗi thời điểm. Trong mỗi nhóm mục chi lại có từng đối tượng riêng biệt để tính toán, xây dựng định mức cụ thể, nên yêu cầu về cách thức
  • 37. Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0237 quản lý của mỗi nhóm mục chi cũng rất khác nhau. Do vậy, để đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp cần phải phân tích đánh giá tình hình thực hiện các nhóm mục chi. Từ đó, giúp cho việc sử dụng ngân sách nhà nước phát huy được hiệu quả cao nhất. Tình hình cơ cấu chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục và trung học cơ sở trên địa bàn thành phố vĩnh yên có thể tham khảo bảng số liệu 2.8 Theo bảng số liệu, tổng số chi thường xuyên cho giáo dục tiểu học và trung học cơ sở của thành phố đã tăng lên một cách đáng kể : từ 19.703,8 triệu đồng (năm 2007) lên 28.562,1 triệu đồng (năm 2009), tương ứng tăng 44.95%, điều này cho thấy sự quan tâm của thành phố đối với giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Trong các nội dung chi thì chi cho thanh toán cá nhân chiếm tỉ trọng lớn nhất, năm 2009 chiếm 69.04% trong tổng chi thường xuyên NSNN cho giáo dục tiểu học và trung học cơ sở của thành phố, tỉ trọng và mức chi cũng được tăng dần qua các năm năm 2007 tỉ trọng là 66.15 % (tương ứng 13.034 triệu đồng) đến năm 2008 tăng lên 68.65% (tương ứng 16.336 triệu đồng) và năm 2009 là 69.04% (tương ứng 19.719,3 triệu đồng). Do đây là khoản chi đảm bảo đáp ứng nhu cầu cần thiết về đời sống của cán bộ giáo viên, nên cần phải ưu tiên trước nhất ngân sách cho mục chi này. Hiện nay, đời sống của các cán bộ giáo viên đã dần được cải thiện và ngày càng được nâng cao, song vẫn còn gặp khó khăn. Vì vậy, trong những năm tiếp theo cần duy trì và phát huy hơn nữa tỉ trọng và nguồn lực cho nội dung chi này. Nội dung chi thứ hai là chi cho nghiệp vụ chuyên môn. Đây là nhóm mục chi dùng để mua sắm thiết bị, đồ dùng dạy và học cho cán bộ giáo viên và học sinh, phục vụ trực tiếp cho nghiệp vụ chuyên môn của ngành, nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục. Do vậy, nhóm mục chi này phải luôn được ưu tiên sau khi đã trang trải các nhu cầu của con người theo qui định
  • 38. Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0238 Bảng 2.8:Tình hình chi thường xuyên NSNN cho giáo dục tiểu học và THCS theo nội dung chi ở thành phố Vĩnh Yên giai đoạn từ năm 2007-2009 (đơn vị: triệu đồng) nội dung chi theo mục lục NSNN năm 2007 năm 2008 năm 2009 KH TH TH/KH (%) KH TH TH/KH (%) KH TH TH/KH (%) Tổng chi thường xuyên 19.379 19.703,8 101,7 23.216,70 23.832,7 102,6 28.117,20 28.562,1 101,58 1. chi thanh toán cá nhân 12.697,40 13.034 102.65 15.823,20 16.336 103,2 19.235,70 19.719,3 102,5 2. Chi nghiệp vụ chuyên môn 2.633,20 2.660 101 2.664,80 2.704,9 101,5 3.399,40 3.370,3 99,14 3. Chi mua sắm sửa chữa 1.945,10 1.924 98,9 2.036,30 2.089 102,6 2.472,00 2.502,0 101,2 4. Chi khác 2.103,40 2.086,6 99,2 2.692,40 2.703,2 100,4 3.010,10 2.971 98,7 (nguồn: phòng tài chính – kế hoạch thành phố vĩnh yên )
  • 39. Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0239 Qua bảng số liêu ta thấy tỉ trọng nhóm mục chi này lớn thứ hai (sau nhóm mục chi cho thanh toán cá nhân) trong tổng chi thường xuyên NSNN cho giáo dục, chiếm khỏang hơn 11%. Qua các năm mức chi cho nhóm mục chi này tăng dần, cụ thể : năm 2007 là 2660 triệu đồng đến năm 2008 tăng nhẹ lên 2.704,9 triệu đồng và năm 2009 tăng lên (tăng 24 % so với năm 2008). Do nhu cầu về phương tiện dạy học ngày càng cao, yêu cầu về trang thiết bị hiện đại tăng lên, nên việc tăng cường nguồn lực cho mục chi này là vô cùng hợp lý . Nội dung chi thứ ba là chi cho mua sắm sửa chữa: Thời gian qua nhóm mục chi này có tăng dần về số tuyệt đối (từ 1.924,8 triệu đồng năm 2007 lên 2.088,6 triệu đồng năm 2008, và đến 2009 tăng lên là 2.502 triệu đồng (tăng 29.9% so với năm 2007), tuy nhiên tỉ trọng chi cho nhóm mục này có xu hướng giảm dần (năm 2007 là 9.76% đến năm 2009 giảm xuống còn 8.7%). Cần phân bổ tỉ trọng cho nhóm mục chi này thật phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của từng trường trong giới hạn kinh phí NSNN, đảm bảo đáp ứng đầy đủ cơ sở vật chất cho công tác dạy và học. Nội dung chi thứ tư là các khỏan chi khác: tăng dần qua các năm, năm 2009 là 2.970,5 triệu đồng, tăng 3.23 %/năm 2008 và năm 2008 so với 2007 tăng 2.96 %. Điều này một phần do các trường có mở rộng thêm qui mô đào tạo cũng như cơ sở hạ tầng, song xét lại cũng là do khâu quản lý, thực hành tiết kiệm chưa tốt. Tỉ trọng chi nhóm mục này vẫn còn tuơng đối lớn (năm 2009 là 10.4%). Do vậy, trong những năm tới cần xây dựng định mức chi này hợp lý, điều chỉnh cơ cấu chi cho phù hợp nhằm đảm bảo chi tiêu có hiệu quả và giành nguồn lực cho những khoản khác quan trọng hơn.
  • 40. Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0240 2.2.3. Thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục tiểu học và THCS ở thành phố Vĩnh Yên. Việc quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục được quản lý ở cả 3 khâu: lập dự toán, thực hiện dự tóan và quyết toán ngân sách.: 2.2.3.1. Lập dựtoán chi ngân sách nhà nước cho giáo dục tiểu học và THCS ở thành phố Vĩnh Yên. .Lập dự toán là khâu đầu tiên trong quá trình quản lý chi nhưng lại có vai trò hết sức quan trọng. Dự toán chi sẽ là điều kiện đảm bảo việc sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước một cách có hiệu quả. Hàng năm, căn cứ vào phương hướng và nhiệm vụ phát triển giáo dục của HĐND – UBND thành phố vĩnh yên, tình hình dự toán năm trước, các định mức, chế độ qui định, các trường (đơn vị dự toán cấp 3) hưởng kinh phí ngân sách nhà nước tiến hành xây dựng dự toán chi của mình gửi phòng tài chính – kế hoạch thành phố. Từ đó, phòng Tài Chính – Kế Hoạch thành phố xem xét tính hợp lý, hợp lệ của dự toán để lập dự toán cho toàn ngành giáo dục. Sau khi lập xong phòng Tài Chính – Kế Hoạch gửi dự toán cho UBND thành phố để UBND và HĐND phê duyệt gửi Sở Tài Chính của tỉnh. Sở Tài Chính kết hợp với Sở Kế Hoạch và Đầu Tư, Sở Giáo Dục xem xét và phê duyệt. Khi dự toán chi ngân sách của thành phố được chủ tịch Tỉnh duyệt thì UBND trình HĐND thành phố phê duyệt, UBND ra quyết định cho phòng tài chính thông báo dự tóan kinh phí cho các trường, tài khoản của các trường tại kho bạc nhà nước thành phố lức này đều là số tiền theo dự toán được duyệt. Khi thực hiện cơ chế tự chủ theo nghị định 43/2006/NĐ- CP thì việc lập dự toán các trường sẽ được ổn định trong vòng 3 năm. Nội dung lập dự toán chi cho giáo dục bao gồm:
  • 41. Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0241 - Đánh giá tình hình thực hiện chi năm trước. Việc đánh giá tình hình thực hiện dự toán năm trước đóng vai trò rất quan trọng cho việc lập dự toán năm kế hoạch. Biết được những hạn chế còn tồn tại trong việc thực hiện dự toán năm trước từ đó có biện pháp để xây dựng dự toán năm kế hoạch tốt hơn. - Lập dự toán chi ngân sách năm kế hoạch theo mục lục ngân sách hiện hành Với việc lập kế hoạch chi cho từng khoản chi thường xuyên được xác định căn cứ theo từng đối tượng chi, định mức chi, thời gian chi. Với kế hoạch mua sắm sửa chữa cải tạo phải có kế hoạch cho từng đối tượng cụ thể và đơn giá thực hiện. Tại cơ quan tài chính khi xác định kế hoạch chi mua sắm sửa chữa phải dựa vào thực trạng tài sản đang sử dụng tại các cơ sở giáo dục và khả năng nguồn vốn ngân sách dự kiến có thể huy động cho dành cho khỏan chi này. Với các khỏan chi được sử dụng một phần số thu để chi, theo chế độ qui định các cơ sở giáo dục được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí cũng phải lập dự toán đầy đủ các khoản thu – chi của đơn vị mình và mức đề nghị ngân sách nhà nước hỗ trợ. Với các khỏan ngoài thu như học phí, các khỏan thu đóng góp xây dựng trường cũng cần phải lập dự toán thu, chi đầy đủ theo số học sinh dự kiến có mặt trong năm và các định mức thu – chi theo qui định hiện hành. Trên cơ sở đó mà phân bổ tỷ lệ đầu tư hợp lý giữa nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp với nguồn vốn ngoài ngân sách.
  • 42. Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0242 Việc thực hiện công tác này trên địa bàn thành phố Vĩnh yên nhìn chung thu được một số kết quả khả quan như  Việc lập dự toán chi NSNN cho giáo dục tiểu học và trung học cơ sở ở thành phố Vĩnh yên đã đảm bảo đúng các quy định của Nhà Nước, đúng mục tiêu và có sự kết hợp nhiệm vụ chi và nhiệm vụ phát triển giáo dục của ngành.  Các trường đều đã chủ động trong khâu lập kế hoạch, do đó kế hoạch được lập sát đúng với yêu cầu, nhiệm vụ chi của từng trường. Tạo điều kiện tốt cho việc chấp hành và thực hiện quyết toán sau này.  Việc lập dự toán chi NSNN cho giáo dục tiểu học và trung học cơ sở dựa trên hướng dẫn của cơ quan cấp trên, đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong khâu lập kế hoạch, kết hợp được sự quản lý theo ngành, vùng lãnh thổ, đáp ứng được nhu cầu thực tế của các trường và bảo đảm được sự cân đối chi ngân sách toàn thành phố. Tuy nhiên việc lập dự toán còn tồn tại một số mặt cần khắc phục:  Một số trường công tác lập kế hoạch còn mang tính ước lệ. Dự toán chưa thực sự sát sao với nhiệm vụ chi thực tế của từng trường, dự toán chưa được lập chi tiết đến từng nhóm chi cụ thể. Vì vậy trong quá trình thực hiện thường phải điều chỉnh dự toán gây mất thời gian, lãng phí, gây ra nhiều hiện tượng tiêu cực.  Do năm ngân sách không trùng với năm học, vào thời điểm lập dự toán các trường chưa bắt đầu năm học mới nên cơ sở để xây dựng dự toán như: số học sinh, số giáo viên có thể biến động vào đầu năm học.
  • 43. Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0243 2.2.3.2. Chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước cho giáo dục tiểu học và THCS ở thành phố vĩnh yên. Đây là khâu quan trọng nhất trong chu trình quản lý ngân sách giáo dục, là khâu quyết định đến việc biến các chỉ tiêu trong dự toán ngân sách kế hoạch thành hiện thực, việc tổ chức thực hiện dự toán bao gồm các công việc: phân phối, cấp phát vốn NSNN cho các đơn vị đồng thời kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng kinh phí của hệ thống giáo dục trong toàn thành phố. Các đơn vị sử dụng ngân sách (trường tiểu học, trung học cơ sở) thực hiện trong phạm vi dự tóan ngân sách được giao; Phòng Giáo Dục – Đào Tạo, Phòng Tài Chính- Kế Hoạch, Kho Bạc Nhà Nước tổ chức điều hành ngân sách trong phạm vi dự toán được duyệt, thực hiện kiểm soát chi chặt chẽ đảm bảo theo đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ nhà nước qui định. Tình hình thực hiện dự toán các nội dung chi thường xuyên cho giáo dục tiểu học và THCS ở thành phố vĩnh yên trong giai đoạn 2007- 2009 cụ thể như sau:  Chi thanh toán cá nhân: Chi thanh toán cá nhân là khoản chi lớn nhất trong cơ cấu chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, thực tế chiếm khoảng gần 70% ( năm 2009) trong tổng số chi NSNN cho giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Nội dung của khoản chi này bao gồm: Tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể, các khoản đóng góp khác. Nội dung chi này đóng vai trò vô cùng quan trọng, đảm bảo tái sản xuất sức lao động, giúp duy trì hoạt động của bộ máy giáo dục. Tình hình chi thanh toán cá nhân trong 3 năm qua được thể hiện cụ thể trong bảng:
  • 44. Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0244 Bảng 2.9: tình hình chi thanh toán cá nhân thuộc khối tiểu học và THCS ở thành phố vĩnh yên giai đoạn năm 2007-2009. Đơn vị: triệu đồng. nội dung chi theo mục lục NSNN năm 2007 năm 2008 năm 2009 KH TH TH/KH (%) KH TH TH/KH (%) KH TH TH/KH (%) chi cho thanh toán cá nhân 12.697,40 13.034 102.65 15.823,20 16.336 103,2 19.235,70 19.719,3 102,5 tiền lương 8.002,10 8.322,2 104.0 9.846,10 10.456,6 106,2 12.017,30 12.630,2 105,1 phụ cấp lương 2.717,40 2.750 101.2 3500 3.437 98,2 4.346,30 4.259,4 98 tiền thưởng 183 185 101.1 232,9 238,5 102,4 280,8 286,1 101,9 phúc lợi tập thể 97,1 96,6 99.5 132,7 128,3 96,7 192 182,7 95,2 các khỏan khác 1.694,80 1.676,2 98.9 2.111,50 2.075,6 98,3 2.399,30 2.360,9 98,4 (Nguồn: phòng tài chính – kế hoạch thành phố vĩnh yên)
  • 45. Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0245 Nhìn vào bảng số liệu ta thấy trong nhóm chi cho con người thì chi lương chiếm tỉ trọng lớn nhất, khỏang trên dưới 64% (năm 2007 là 63.85%, năm 2008 là 64% và đến năm 2009 tăng nhẹ lên 64.05 %). Mức chi cho mục chi này tăng lên khá đều đặn qua các năm, cụ thể: năm 2008 so với 2007 tăng 2.134,4 triệu đồng (tương ứng tăng 25.65%), năm 2009 so với 2008 tăng 2.173 triệu đồng (tương ứng tăng 20.78 %). Việc tăng này chủ yếu là do vào 1/1/2008 nhà nước điều chỉnh tăng mức lương cơ bản của cán bộ viên chức từ 450.000 đồng/tháng lên 540.000 đồng/tháng, và đến đầu tháng 5 năm 2009 chính thức tăng lên 650.000 đồng/tháng. Việc tăng lương này đã có ý nghĩa vô cùng quan trọng, góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của cán bộ giáo viên. Ta thấy mức chi lương thực tế đều vượt so với dự toán đề ra. thực chi năm 2007 là 8.322,2 triệu đồng (vượt 104 % so với dự toán), năm 2008 là 10.456,6 triệu đồng ( vượt 106.2 %), năm 2009 là 12.630,2 triệu đồng (vượt 105.1%). Điều này là do trong năm thực hiện có sự điều chỉnh tăng lương cơ bản nên có dự toán cấp bổ sung từ cấp trên nhằm thực hiện nhiệm vụ . Khoản chi thứ hai trong nhóm chi cho thanh toán cá nhân là chi phụ cấp lương. Mục chi này bao gồm các khoản: phụ cấp chức vụ, phụ cấp độc hại, phụ cấp khó khăn, phụ cấp giảng dạy,…nhằm mục đích hỗ trợ thêm thu nhập cho cán bộ giáo viên ngoài khoản chi lương để giúp cán bộ giáo viên có đời sống tốt hơn và yên tâm giảng dạy. Đây là mục chi có tỉ trọng lớn thứ 2 trong tổng chi cho con nguời (sau nhóm chi lương) và tương đối ổn định, khoảng trên dưới 21% (2007 là 21.13%, 2008: 21.04% , 2009: 21.6%). Mức chi cho nhóm mục chi này cũng tăng dần qua các năm, từ 2.754 triệu đồng năm 2007 lên 3.437 triệu đồng năm 2008 (tăng 24.8%/năm 2007) và đến năm 2009 tăng lên là 4.259,4 triệu đồng (tăng 54.66 % /năm 2007).
  • 46. Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0246 Trong các năm qua tình hình thực hiện dự toán các khoản chi này đều được đảm bảo, năm 2007 đạt 101.2%; năm 2008 đạt 98.2%; năm 2009 đạt 98.0%. Việc thực hiện dự toán cơ bản là tốt, chênh lệch tăng giảm không nhiều so với kế hoạch. Điều này cần phải được phát huy trong thời gian tới. Tuy nhiên, khoản chi này vẫn còn nhỏ, trong thời gian tới cần phải tăng cường hơn nữa khoản chi này. Phần chi về tiền thưởng cho cán bộ giáo viên: khoản này nhằm khuyến khích cán bộ giáo viên phấn đấu hơn trong công tác giảng dạy từ đó nâng cao chất lượng giáo dục. Tỉ trọng mục chi này tương đối ổn định, chiếm khoảng 1.45% trong tổng chi cho con người. Mức chi qua các năm cũng tăng lên đáng kể: từ 185 triệu đồng năm 2007 lên 238.5 triệu đồng năm 2008 và đến năm 2009 là 286.1 triệu đồng. Việc khoản chi này tăng lên qua các năm phần lớn do tỉ lệ giáo viên được khen thưởng tăng lên, điều này rất đáng khích lệ. Do vậy trong các năm tới cần phát huy hơn nữa tỉ trọng và mức độ cho mục chi này. Chi cho phúc lợi tập thể: Đây là mục chi nhằm trợ cấp khó khăn cho cán bộ giáo viên, chi phòng chống dịch bệnh trong các cơ quan…tỉ trọng và mức chi cho khoản chi này đều tăng dần qua các năm. Năm 2007 đến 2008 tăng từ 96,6 triệu đồng lên 128,3 triệu đồng, tương ứng tỉ trọng tăng từ 0.74% lên 0.78%, đến 2009 tăng lên là 128,3 triệu đồng tương ứng 0.92%. Tình hình thực hiện dự toán: năm 2007 đạt 99.5%; năm 2008 đạt 96.7%; năm 2009 chỉ còn đạt 95.2% so với kế hoạch. Các khoản đóng góp khác: tăng dần qua các năm: từ 1.676,2 triệu đồng năm 2007 lên 2.075,6 triệu đồng năm 2008, đến năm 2009 tăng lên là 2.360.9 triệu đồng. Tuy nhiên, tỉ trọng đã giảm từ 12.86% năm 2007 xuống còn 11.97% năm 2009.
  • 47. Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0247 Nhìn chung, qua xem xét cụ thể tình hình chi cho từng nội dung của nhóm mục chi cho con người, có thể thấy khoản chi cho con người đã phần nào đáp ứng được những nhu cầu của đội ngũ cán bộ, giáo viên. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy và học tập cần thì phải tăng cường đầu tư thêm cho chi cho con người trong những năm tới, nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống cho cán bộ giáo viên , giúp họ chuyên tâm hơn với nghề nghiệp.  Chi nghiệp vụ chuyên môn Chi nghiệp vụ chuyên môn là khoản chi lớn thứ 2 sau nhóm khoản chi cho con người. Nội dung của chi nghiệp vụ chuyên môn bao gồm việc mua sắm trang thiết bị, đồ dùng giảng dạy, đồ dùng phục vụ thí nghiệm, sách tài liệu chuyên môn, trang phục đồng phục... nhằm đáp ứng các yêu cầu về chất lượng giáo dục của các trường. Trong 3 năm qua khoản chi này có sự tăng lên đáng kể: năm 2007 là 2.660 triệu đồng đến năm 2008 tăng lên 2.704,9 triệu đồng và tới năm 2009 tăng lên là 3.370,3 triệu đồng. ( Tham khảo bảng số liệu 2.10 ). Việc tăng này là do các nguyên nhân sau: Thứ nhất, do qui mô giáo dục thành phố vĩnh yên có sự thay đổi, số lớp học ngày càng mở rộng và tăng thêm, cùng với đó là số lượng học sinh và cán bộ giáo viên tăng thêm. Do đó nhu cầu về phương tiện vật chất phục vụ cho hoạt động học tập và giảng dạy tăng lên. Thứ hai, do yêu cầu đặt ra trong quá trình đổi mới nội dung giáo dục, nhiều môn học mới được đưa vào giảng dạy nên cần thiết phải có thêm sách vở, tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh. Thứ ba, Do yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục đòi hỏi phải tăng cường hơn nữa trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy.
  • 48. Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0248 Bảng 2.10: Tình hình chi nghiệp vụ chuyên môn cho giáo dục tiểu học và THCS ở thành phố vĩnh yên giai đọan năm 2007-2009 (Đơn vị: triệu đồng) nội dung chi năm 2007 Năm 2008 năm 2009 KH TH TH/KH (%) KH TH TH/KH (%) KH TH TH/KH (%) tổng chi 2.633,20 2.660 101 2.664,80 2.704,9 101,5 3.399,40 3.370,3 99,14 mua vật tư 433,2 427,6 98,7 419,6 433,9 103,4 671,4 690,2 102,8 mua trang thiết bị 201,7 207,3 102,8 229,1 228 99,5 292,3 297,3 101,7 mua sách, tài liệu chuyên môn 428,1 425,1 99,3 445,3 436 97,9 574 568,9 99,1 chi khác 1.570,20 1600 101,9 1.570,80 1.607 102,3 1861,7 1.831,90 98,4 ( nguồn: phòng Tài Chính – Kế Hoạch thành Phố Vĩnh Yên )
  • 49. Chuyên đề tốt nghiệp khoa tài chính công SV: Vũ Thị Khánh Hà Lớp CQ44/01.0249 Từ các nguyên nhân trên dẫn đến việc tất yếu phải tăng chi ngân sách cho nhóm mục chi này. Thời gian qua các khoản chi này đã đáp ứng cơ bản nhu cầu về trang thiết bị cần thiết cho hoạt động dạy và học. Ta đi xem xét từng mục chi cụ thể: Chi mua vật tư: năm 2009 chi này là 690,2 triệu đồng (tăng 94.27% so với năm 2007. Tỉ trọng chi trong tổng chi nghiệp vụ chuyên môn cũng tăng dần qua các năm ( năm 2007 là 15.25%, năm 2008 tăng lên 16.04% và đến năm 2009 tăng lên là 20.48% ). Mặc dù có tăng lên song tỉ trọng chi cho mua vật tư trong nhóm chi nghiệp vụ chuyên môn chưa phải là cao. Trên thực tế vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu của các trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn thành phố. Điều này đòi hỏi trong những năm tới cần phải quan tâm đầu tư hơn nữa vào nội dung chi này. Chi mua sắm trang thiết bị kĩ thuật: Đây là khoản chi có vai trò lớn trong việc thực hiện công tác chuyên môn của ngành. Dùng để trang bị các thiết bị, đồ dùng dùng trong giảng dạy và học tập như giáo cụ, thiết bị thí nghiệm, máy vi tính…. Trong thời gian qua tỉ trọng và mức chi cho mục chi này tăng dần, cụ thể: năm 2007 là 207,1 triệu đồng (chiếm 7.04%); năm 2008 là 228 triệu đồng (chiếm 8.43%); đến năm 2009 tăng lên là 297,3 triệu đồng (chiếm 8.82%). Việc tăng này do thời gian qua được sự quan tâm của cấp trên ngành giáo dục đã có thêm nguồn kinh phí để mua sắm trang bị thêm cho các trường thiết bị như: máy vi tính, máy chiếu, bảng điện tử nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác dạy và học. Tuy nhiên, tỉ trọng chi cho mục này còn thấp, mức chi cho các năm tăng lên không đáng kể. Vì vậy, trong thời gian tới cần quan tâm đầu tư hơn nữa chi ngân sách cho các khoản chi mua sắm này, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng giáo dục hiện nay. Chi mua sách, tài liệu chuyên môn: tỉ trọng các khoản chi này tăng nhẹ qua các năm. Năm 2007 so với năm 2008 tăng từ 15.98% lên 16.12% và năm 2009 là 16.88%.