SlideShare a Scribd company logo
1 of 53
Download to read offline
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
BAN QUẢN LÝ VƯỜN QUỐC GIA PHƯỚC BÌNH
THUYẾT MINH
PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG
VƯỜN QUỐC GIA PHƯỚC BÌNH ĐẾN NĂM 2030
Ninh Thuận, năm 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
BAN QUẢN LÝ VƯỜN QUỐC GIA PHƯỚC BÌNH
THUYẾT MINH
PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG
VƯỜN QUỐC GIA PHƯỚC BÌNH ĐẾN NĂM 2030
CHỦ ĐẦU TƯ
BAN QUẢN LÝ
VƯỜN QUỐC GIA PHƯỚC BÌNH
ĐƠN VỊ TƯ VẤN
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
LÂM NGHIỆP NAM BỘ
GIÁM ĐỐC
NGUYỄN CÔNG VÂN
GIÁM ĐỐC
TS. LÊ HỮU PHÚ
Ninh Thuận, năm 2020
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
1. Khái quát chung về công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng đảm bảo mục
đích sử dụng rừng......................................................................................................1
2. Sự cần thiết phải xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững.1
Chương 1. CĂN CỨ XÂYDỰNG PHƯƠNG ÁN...........................................................4
I. CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC...................................4
1. Văn bản quy phạm pháp luật của trung ương................................................4
2. Văn bản của địa phương.................................................................................5
II. CAM KẾT QUỐC TẾ...................................................................................6
....................................................................................................................................7
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG CỦAĐƠN VỊ.....................................................8
i
I. THÔNG TIN CHUNG....................................................................................8
1. Tên đơn vị chủ rừng.......................................................................................8
2. Địa chỉ............................................................................................................8
3. Quyết định thành lập, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị chủ rừng.................8
4. Cơ cấu tổ chức của đơn vị..............................................................................9
II. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐỊA HÌNH, KHÍ HẬU, THỦY VĂN VÀ THỔ NHƯỠNG
.................................................................................................................................10
1. Vị trí địa lý...................................................................................................10
2. Đặc điểm về địa hình, đất đai.......................................................................11
3. Đặc điểm về khí hậu, thuỷ văn.....................................................................12
III. DÂN SINH, KINH TẾ, XÃ HỘI...............................................................14
1. Dân số, dân tộc, lao động.............................................................................14
2. Những hoạt động kinh tế chính, thu nhập đời sống của dân cư...................14
3. Thực trạng giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa..............................................15
IV. GIAO THÔNG...........................................................................................16
V. DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG..............................................................17
1. Những loại DVMTR mà VQG Phước Bình đang triển khai thực hiện........17
2. Đánh giá tiềm năng cung cấp các loại dịch vụ môi trường..........................18
VI. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT...............................................................18
1. Hiện trạng sử dụng đất tại BQL VQG Phước Bình......................................18
2. Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, tình hình quản lý sử dụng đất. 20
VII. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG....................................................21
1. Hiện trạng diện tích, trạng thái, chất lượng các loại rừng thuộc phạm vi
quản lý của chủ rừng...............................................................................................21
2. Tổng trữ lượng các loại rừng.......................................................................22
3. Hiện trạng phân bố lâm sản ngoài gỗ...........................................................24
VIII. HIỆN TRẠNG VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT, CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ
ÁN ĐÃ THỰC HIỆN..............................................................................................24
1. Thống kê hiện trạng cơ sở hạ tầng phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng..25
2. Kết quả các chương trình, dự án đã thực hiện..............................................26
IX. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN RỪNG,
BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC.........................................................................33
1. Quản lý rừng tự nhiên..................................................................................33
ii
2. Quản lý rừng trồng.......................................................................................34
3. Công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng................................34
4. Quản lý lâm sản ngoài gỗ.............................................................................35
5. Quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học...............................................................35
6. Công tác quản lý, xử lý vi phạm pháp luật về công tác quản lý, bảo vệ và
phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học................................................................38
7. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản lý, bảo vệ, bảo
tồn và phát triển rừng đặc dụng...............................................................................38
X. KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH BA (03) NĂM LIỀN KỀ LIÊN
TIẾP.........................................................................................................................43
XI. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CÔNG ÍCH CỦA CHỦ RỪNG
TRONG BA (03) NĂM LIÊN TIẾP LIỀN KẾ.......................................................43
1. Về thực hiện phân loại đơn vị sự nghiệp công.............................................43
2. Các nguồn kinh phí hoạt động của chủ rừng, giai đoạn 2017 – 2019..........44
3. Hạng mục các nguồn chi của của chủ rừng, giai đoạn 2017 – 2019............44
Chương 3. MỤCTIÊU, NỘI DUNG VÀ HIỆU QUẢ PHƯƠNG ÁN.............................46
I. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG......................46
1. Mục tiêu chung.............................................................................................46
2. Mục tiêu cụ thể.............................................................................................46
II. KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT....................................................................47
III. XÁC ĐỊNH KHU VỰC LOẠI TRỪ VÀ KHU VỰC TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH
DOANH RỪNG................................................................................................................48
VI. KẾ HOẠCH KHOÁN BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG CHO HỘ GIA ĐÌNH, CÁ
NHÂN, CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ........................................................................................49
1. Kế hoạch khoán bảo vệ và phát triển rừng...................................................................49
2. Kế hoạch, nội dung thực hiện đồng quản lý.................................................................49
V. KẾ HOẠCH QUẢN LÝ, BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN, SỬ DỤNG RỪNG BỀN VỮNG,
BẢO TỒN ĐADẠNG SINH HỌC.....................................................................................50
1. Kế hoạch bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học..........................................................50
iii
2. Kế hoạch phát triển rừng..............................................................................59
3. Kế hoạch khai thác lâm sản..........................................................................64
4. Kế hoạch nghiên cứu khoa học, giảng dạy, đào tạo nguồn nhân lực...........64
5. Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí..........................................................66
6. Sản xuất lâm, nông, ngư kết hợp trong rừng phòng hộ, sản xuất................69
7. Xây dựng hạ tầng phục vụ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng..........69
7. Hoạt động dịch vụ cho cộng đồng...............................................................74
8. Hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng và thuê môi trường rừng.........74
9. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng.......78
10. Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, đa dạng sinh học; điều tra, kiểm kê
rừng..........................................................................................................................79
VI. NHU CẦU VỐN VÀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ........................................81
1.Tổng hợp nhu cầu vốn cho kế hoạch quản lý rừng bền vững.......................82
2. Vốn đầu tư phân theo năm thực hiện...........................................................82
3. Nguồn vốn đầu tư.........................................................................................82
4. Các chương trình ưu tiên thực hiện..............................................................83
VI. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.........................................................................84
1. Giải pháp về công tác quản lý, nguồn nhân lực...........................................84
2. Giải pháp phối hợp với các bên liên quan....................................................85
3. Giải pháp về quản lý đất đai.........................................................................85
4. Giải pháp về nguồn vốn, huy động nguồn vốn đầu tư.................................85
5. Giải pháp về khoa học và công nghệ...........................................................86
6. Giải pháp về thị trường................................................................................86
VII. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG ÁN........................................86
1. Hiệu quả về kinh tế......................................................................................86
2. Hiệu quả về xã hội.......................................................................................87
3. Hiệu quả về môi trường...............................................................................87
Chương 4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.............................................................................88
I. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ..........................................................................88
II. KẾ HOẠCH KIỂM TRA, GIÁM SÁT.......................................................89
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................89
iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1. Phân bố dân cư tại xã Phước Bình......................................................................14
Bảng 2. Tổng hợp hệ thống giao thông liên quan đến VQG Phước Bình............................17
Bảng 3. Hiện trạng rừng VQG Phước Bình năm 2020.....................................................21
Bảng 4. Trữ lượng rừng tại BQLVQG Phước Bình.........................................................22
Bảng 5. Thống kê hiện trạng cơ sở hạ tầng VQG Phước Bình...........................................25
Bảng 6. Thống kê tình hình thực hiện khoán bảo vệ rừng.................................................28
Bảng 7. Thống kê các tổ đội phòng cháy chữa cháy rừng.................................................29
Bảng 8. Kết quả thực hiện trồng rừng giai đoạn 2014 - 2019.............................................30
Bảng 9. Tổng hợp vốn hỗ trợ cho cộng đồng thôn vùng đệm VQG Phước Bình.................31
Bảng 10. Bảng tổng hợp các nguồn thu giai đoạn 2017 – 2019.........................................44
Bảng 11. Bảng tổng hợp các nguồn chi giai đoạn 2017 – 2019..........................................44
Bảng 12. Bố trí kế hoạch sử dụng đất VQG Phước Bình..................................................47
Bảng 13. Điều chỉnh các phân khu chức năng VQG Phước Bình......................................48
Bảng 14. Hiện trạng các loại đất loại rừng chuyển đổi mục đích sử dụng đất......................48
Bảng 15. Các khu rừng có giá trị bảo tồn cao..................................................................52
Bảng 16. Vị trí và diện tích khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên tại VQG Phước Bình đến
năm 2030...........................................................................................................................60
Bảng 17. Vị trí và diện tích trồng rừng đến năm 2030......................................................61
Bảng 18. Diện tích chăm sóc rừng trồng VQG đến năm 2030...........................................63
Bảng 19. Khối lượng, vị trí các hạng mục đầu tư cơ sở hạ tầng VQG Phước Bình giai đoạn
đến năm 2030.....................................................................................................................70
Bảng 20. Quy mô, diện tích, vị trí cho thuê môi trường rừng............................................77
Bảng 21. Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư phân theo hạng mục............................................82
Bảng 22. Nguồn vốn đầu tư..........................................................................................83
Bảng 23. Vốn đầu tư theo thứ tự ưu tiên.........................................................................83
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1. Một số hình ảnh hoạt động của người dân tộc Raglai............................................15
Hình 2. Một số hình ảnh cơ sở hạ tầng VQG đã xây dựng................................................27
v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1 BTTN : Bảo tồn thiên nhiên
2 BV&PTR : Bảo vệ và phát triển rừng
3 BVR : Bảo vệ rừng
4 CITES : Convention on International Trade in Endangered
Species of Wild Fauna and Flora. Công ước về
thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã
nguy cấp
5 ĐDSH : Đa dạng sinh học
6 DLST : Du lịch sinh thái
7 DVMTR : Dịch vụ môi trường rừng
8 HCV : Khu rừng có giá trị bảo tồn cao
9 ILO : Tổ chức lao động quốc tế
10 IUCN : International Union for Conservation of Nature and
Natural Resources. Liên minh Quốc tế Bảo tồn
Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên
11 NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
12 PCCCR : Phòng cháy chữa cháy rừng
13 QLBVR : Quản lý bảo vệ rừng
14 REDD+ Giảm phát thải khí nhà kính từ mất rừng và suy
thoái rừng; Bảo tồn trữ lượng carbon, tăng cường
trữ lượng carbon từ rừng, quản lý rừng bền vững
15 SĐVN : Sách đỏ Việt Nam
16 UBND : Ủy ban nhân dân
vi
MỞ ĐẦU
1. Khái quát chung về công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng đảm bảo mục đích
sử dụng rừng
Vườn Quốc gia Phước Bình được thành lập theo Quyết định số 822/QĐ-TTg ngày
8/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển hạng Khu bảo tồn thiên nhiên Phước
Bình thành Vườn Quốc gia Phước Bình với diện tích 19.814 ha. Vườn Quốc Gia Phước
Bình ở độ cao từ 300m đến gần 2.000m so với mực nước biển, trên sườn Đông của Cao
nguyên Đà Lạt. Là khu vực chuyển tiếp giữa 3 vùng: Đông Nam Bộ, Duyên Hải Nam
Trung Bộ và Tây Nguyên. Theo các đánh giá của các nhà khoa học, VQG Phước Bình
chứa đựng giá trị cao về cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học với nhiều loài động
thực vật quý hiếm đang bị đe dọa ở cấp quốc gia và toàn cầu.
Vườn quốc gia Phước Bình cùng với Vườn quốc gia Bi Duop – Núi Bà (tỉnh Lâm
Đồng), Vườn quốc gia Chư Yang Sin (tỉnh Đăk Lắc), Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà
(tỉnh Khánh Hòa) tạo thành một vùng rộng lớn liên tục khoảng 150.000ha, góp phần cho
công tác bảo tồn Đa dạng sinh học, các giá trị tự nhiên và giá trị văn hoá lịch sử của đồng
bào các dân tộc trong khu vực (nơi đây đã từng là chiến khu trong 2 thời kỳ kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ của Tây Nguyên và Nam Trung Bộ). Mặt khác, khu rừng
Phước Bình còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ vùng đầu nguồn sông Cái, là
con sông lớn nhất tỉnh Ninh Thuận, cung cấp nguồn nước thuỷ lợi và nước sinh hoạt cho
vùng hạ lưu, một trong những vùng khô hạn nhất Việt Nam.
Được sự quan tâm, chỉ đạo của của UBND tỉnh Ninh Thuận và các Sở ban ngành,
chính quyền địa phương. VQG Phước Bình đã nỗ lực giữ gìn bảo tồn tài nguyên rừng, đa
dạng sinh học bằng các chương trình hành động theo các Quyết định số 2210a
/QĐ-
UBND ngày 30/10/2012 (Dự án đầu tư Vườn Quốc gia Phước Bình giai đoạn 2013 –
2020); Quyết định số 2056/QĐ-UBND ngày 12/10/2012 (Dự án đầu tư xây dựng Vườn
thực vật Vườn Quốc gia Phước Bình giai đoạn 2012 – 2015); Quyết định số 2123/QĐ-
UBND ngày 22/10/2012 (Dự án Phát triển du lịch sinh thái giai đoạn 2013 – 2016).
Ngày 31/12/2013 UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành quyết định số 2769/QĐ-
UBND về việc phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và Phát triển bền vững Vườn Quốc gia
Phước Bình tỉnh Ninh thuận đến năm 2020 và Quyết định số 823/QĐ-UBND ngày
31/3/2016 của UBND tỉnh Ninh Thuận về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng Vườn
quốc gia Phước Bình giai đoạn 2016 – 2020. Theo đó, VQG Phước Bình đã chỉ đạo, tổ
chức thực hiện các nhiệm vụ quan trọng như: Chương trình quản lý và bảo vệ rừng;
Chương trình phục hồi sinh thái; Chương trình nghiên cứu khoa học và giáo dục đào tạo;
Chương trình tuyên truyền giáo dục; Chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng đệm;
Chương trình hoạt động du lịch sinh thái và Đầu tư trang thiết bị. Qua đó, đã đạt được
một số kết quả nhất định như: Tài nguyên đa dạng sinh học rừng được bảo tồn, bảo vệ
không bị suy giảm về số lượng và chất lượng; các hệ sinh thái tự nhiên của rừng được
phục hồi, phát triển; phát huy chức năng phòng hộ đầu nguồn, điều tiết, duy trì nguồn
nước ngọt cho các hồ nước, nước ngầm để cung cấp cho các nhu cầu sinh hoạt và phát
triển kinh tế của địa phương.
2. Sự cần thiết phải xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững.
VQG Phước Bình có thành phần thực vật rất phong phú và đa dạng, đến nay đã
ghi nhận 1.338 loài, trong đó có 172 loài quý, hiếm, nguy cấp, đặc hữu như: Gõ đỏ, Gõ
1
cà te (Afzelia xylocarpa (Kurz.) Craib), Vên vên (Anisoptera costata Korth), Bách xanh
(Calocedrus macrolepis Kurz), Đỉnh tùng (Cephalotaxus mannii Hook.f), Dó bầu
(Aquilaria crassna Pierre ex Lec.. ), Cẩm lai vú (Dalbergia mammosa Pierre), Cẩm lai
bông (Dalbergia olivieri Gamble ex Prain), Dầu con rái, Dầu nước (Dipterocarpus alatus
Roxb.. ), Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri Pierre), Sao tía, Săng đào (Hopea ferrea
Pierre in Lan..), Xoài Đồng nai (Mangifera dongnaiense Pierre), Thông tre (Podocarpus
neriifolius D. Don), Thông 5 lá (Pinus dalatensis Ferres), Pơ mu (Fokienia hodginsii)
Về hệ động vật rừng ở VQG Phước Bình đến nay đã ghi nhận được 347 loài động
vật, trong đó có 72 loài thú, 206 loài chim, 34 loài bò sát, 35 loài lưỡng cư. Có 4 loài đặc
hữu Đông Dương và đang được thế giới quan tâm đó là loài Vượn má vàng nam
(Nomascus gabriellae), Chà vá Chân đen (Pygathrix nigripes), Cầy vằn Bắc (Hemigalus
owstoni), Mang lớn (Megamumtiacus vuquangensis). Các loài chim phân bố hẹp chỉ giới
hạn ở vùng cao nguyên Đà Lạt như: Khướu đầu đen má xám (Garrulax yersini), Khướu
mỏ dài (Jabouilleia danjoui), Sẻ thông họng vàng (Carduelis monguilloti). Các loài quý,
hiếm, nguy cấp như: Cu li lớn (Nycticebus coucang), Cu li nhỏ (N. ygmaeus), Khỉ đuôi
dài (Macaca fascicularis), Chà vá chân đen (Pygathrix nigripes), Vượn đen má hung
(Hylobates concolor gabriellae), Cầy hương (Viverricula indica), Mèo ri (Felis chaus),
Bò tót (Bos gaurus), Tê tê Java (Manis javanicus).
Thảm thực vật rừng VQG Phước Bình có chức phòng hộ môi trường và phòng hộ
nguồn nước cho vùng hạ lưu tỉnh Ninh Thuận. Mọi kịch bản phát triển kinh tế xã hội nói
chung và nông nghiệp nói riêng ở vùng hạ lưu này cần phải được tính toán, cân nhắc và
quyết định theo khả năng cung cấp nước, mà khả năng này sẽ tùy thuộc có tính quyết
định vào độ che phủ và chất lượng của thảm che thực vật rừng. Con người vốn ai cũng
khát khao sự phát triển, nhất là những người có trách nhiệm quản lý và lãnh đạo, nhưng
hơn bất cứ nơi đâu, nếu không có rừng hoặc rừng bị suy thoái thì sẽ không thể phát triển
bền vững và cái giá phải trả sẽ cực kỳ to lớn không chỉ cho thế hệ hôm nay mà còn nhiều
thế hệ mai sau.
Quy hoạch Bảo tồn và Phát triển bền vững VQG Phước Bình theo Quyết định số
2769/QĐ-UBND ngày 31/12/2013 UBND tỉnh Ninh Thuận sẽ kết thúc vào năm 2020,
bên cạnh đó, Luật Lâm nghiệp và các chính sách, chủ trương về lâm nghiệp, phát triển
kinh tế xã hội ở địa phương đều có liên quan đến công tác quản lý và sử dụng rừng đặc
dụng có nhiều thay đổi:
+ Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 đã được Quốc hội khóa XIV kỳ họp thứ 4
thông qua ngày 15/11/2017, có hiệu lực từ ngày 01/01/2019 quy định: “Chủ rừng là tổ
chức phải xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững” (Khoản 1 Điều 27).
VQG Phước Bình là một tổ chức chủ rừng phải xây dựng và thực hiện phương án quản lý
rừng bền vững (QLRBV).
+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) đã ban hành Thông tư số
28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 quy định về QLRBV. Theo đó, phương án
QLRBV có thời gian thực hiện tối đa 10 năm với các nội dung: Đánh giá hiện trạng rừng,
quản lý rừng và sử dụng đất; Xác định các mục tiêu quản lý rừng và hệ sinh thái bền
vững; Xác định các nội dung hoạt động quản lý, bảo vệ, bảo tồn, phát triển và sử dụng
rừng, đất rừng và hệ sinh thái; Xác định các giải pháp thực hiện phương án, gồm giải
pháp về vốn đầu tư (vốn ngân sách Nhà nước, tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng, thu
hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế,…).
+ Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có thông báo số 9799/TB-BNN-VP ngày
2
31/12/2019 về kết luận của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường
tại Hội nghị toàn quốc về công tác quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ trong đó có đề
nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ
trong năm 2020 hoàn thành việc xây dựng và phê duyệt phương án Quản lý rừng bền
vững theo đúng quy định của Luật Lâm nghiệp và Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT
ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về quản lý rừng bền vững.
Do đó, Việc lập Phương án QLRBV VQG Phước Bình giai đoạn đến năm 2030 đặt
trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Thuận và phù hợp với các văn bản
pháp luật, chủ trương phát triển kinh tế xã hội địa phương để giúp Ban quản lý VQG
Phước Bình triển khai thực hiện các hoạt động quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên là
rất cần thiết.
VQG Phước Bình vừa quản lý hợp phần rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng
sản xuất nên việc lập Phương án QLRBV phải thể hiện cả 3 loại rừng này.
Nội dung của Phương án quản lý rừng bền vững đã tuân thủ theo đúng hướng dẫn
tại Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn về quy định quản lý rừng bền vững. Dưới đây là chi tiết các nội dung của
Phương án.
3
Chương 1. CĂN CỨ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN
I. CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC
1. Văn bản quy phạm pháp luật của trung ương
- Luật Đất đai năm 2013;
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2014;
- Luật Đa dạng sinh học năm 2008;
- Luật Lâm nghiệp năm 2017;
- Luật Du lịch năm 2017;
- Nghị Quyết 88/ 2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội về việc phê duyệt Đề
án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai
đoạn 2021-2030;
- Nghị Quyết 115/NQ-CP ngày 31/8/2018 của Chính phủ về thực hiện một số cơ
chế chính sách đặc thù hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận phát triển kinh tế - xã hội, ổn định sản
xuất, đời sống nhân dân giai đoạn 2018 – 2023;
- Nghị định 75/2015/NĐ-CP ngày 09/09/ 2015 của Chính phủ về cơ chế, chính
sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ
đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 – 2020;
- Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ về việc quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
- Nghị định 83/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/ 2018 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
- Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/1/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật
rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các
loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
- Nghị định 01/2019/NĐ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về Kiểm lâm và lực
lượng chuyên trách bảo vệ rừng;
- Quyết định số 822/QĐ-TTg ngày 8/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc
chuyển hạng Khu bảo tồn thiên nhiên Phước Bình thành Vườn Quốc gia Phước Bình;
- Quyết định số 1222/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020;
- Thông tư 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
- Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về quy định chi tiết việc lập điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn quy định về quản lý rừng bền vững;
- Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và
4
Phát triển nông thôn quy định về các biện pháp lâm sinh;
- Thông tư số 31/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn quy định về phân định ranh giới rừng;
- Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn quy định về điều tra rừng và theo dõi diễn biến rừng;
- Thông tư số 15/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2019 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung quản lý công trình lâm sinh;
- Thông tư số 25/2019/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2019 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn quy định về phòng cháy chữa cháy rừng;
- Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2019 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn quy định về thống kê ngành nông nghiệp.
2. Văn bản của địa phương
- Nghị quyết số 43/2017/NQ-HĐND ngày 11/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh
Ninh Thuận về việc quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016- 2025;
- Nghị quyết số 05/NQ-HĐND ngày 12/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh
Thuận về kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016 - 2020;
- Nghị quyết 34/NĐ-HĐND, ngày 17/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh
Thuận về điều chỉnh, bổ sung một số nội dung trong quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Ninh
Thuận giai đoạn 2016 – 2025;
- Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐND ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Ninh Thuận về ban hành quy định một số nội dung chi, mức hỗ trợ cho các
hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;
- Quyết định số 112/2007/QĐ-UBND ngày 23/5/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Ninh Thuận về việc thành lập Vườn Quốc gia Phước Bình tỉnh Ninh Thuận;
- Quyết định số 2056/QĐ-UBND ngày 12/10/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh
Thuận về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng Vườn thực vật Vườn Quốc gia Phước
Bình giai đoạn 2012 – 2015;
- Quyết định số 2123/QĐ-UBND ngày 22/10/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh
Thuận về việc phê duyệt Dự án phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc Gia Phước Bình
giai đoạn 2013 – 2016;
- Quyết định số 2210a
/QĐ-UBND ngày 30/10/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Ninh Thuận về việc phê duyệt dự án đầu tư Vườn Quốc gia Phước Bình giai đoạn 2013 –
2020;
- Quyết định số 2769/QĐ-UBND ngày 31/12/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh
Thuận về việc phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và Phát triển Vườn Quốc gia Phước Bình
tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020;
- Quyết định số 2222/QĐ-UBND ngày 30/10/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh
Thuận về việc điều chỉnh nội dung dự án đầu tư Vườn Quốc gia Phước Bình giai đoạn
2013 – 2020 (giai đoạn 1);
- Quyết định số 1303/QĐ-UBND ngày 12/6/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh
Thuận về việc phê duyệt điều chỉnh nội dung dự án Vườn thực vật Vườn Quốc gia Phước
5
Bình giai đoạn 2012 – 2015;
- Quyết định số 823/QĐ-UBND ngày 31/3/2016 của UBND tỉnh Ninh Thuận về
việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng Vườn quốc gia Phước Bình giai đoạn 2016 – 2020;
- Quyết định số 934/QĐ-UBND ngày 12/4/2016 của UBND tỉnh Ninh Thuận về
việc đính chính Quyết định số 823/QĐ-UBND ngày 31/3/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh
Ninh Thuận về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng VQG Phước Bình 2016 – 2020;
- Quyết định số 199/QĐ-UBND ngày 28/6/2016 của UBND tỉnh Ninh Thuận về
phê duyệt kết quả quy hoạch 03 loại rừng tỉnh Ninh Thuận, giai đoạn 2016 – 2025;
- Quyết định số 3076/QĐ-UBND ngày 09/12/2016 của UBND tỉnh Ninh Thuận về
việc phê duyệt kết quả kiểm kê rừng tỉnh Ninh Thuận năm 2016;
- Quyết định số 454/QĐ-UBND ngày 22/12/2017 của UBND tỉnh Ninh Thuận về
việc giao kế hoạch đầu tư trung hạn các nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương,
chương trình mục tiêu quốc gia và vay tín dụng ưu đãi giai đoạn 2016 – 2020;
- Quyết định 121/QĐ-UBND ngày 22/01/2018 của UBND tỉnh Ninh Thuận về
việc điều chỉnh Dự án đầu tư xây dựng Vườn quốc gia Phước Bình giai đoạn 2016-2020;
- Quyết định số 35/2018/QĐ-UBND, ngày 01/6/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Ninh Thuận về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của ban
quản lý vườn quốc gia phước bình, tỉnh Ninh Thuận;
- Quyết định số 171/QĐ-UBND ngày 01/6/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh
Thuận về việc thành lập Ban quản lý Vườn quốc gia Phước Bình;
- Quyết định 217/QĐ-UBND ngày 10/7/2018 của UBND tỉnh Ninh Thuận về việc
phê duyệt đề án kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy Hạt kiểm lâm Vườn quốc gia Phước
Bình, tỉnh Ninh Thuận;
- Quyết định số 36/QĐ-BQLVQGPB ngày 31/7/2018 của Ban quản lý vườn quốc
gia Phước Bình về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Trung
tâm Giao dục môi trường và Dịch vụ môi trường rừng;
- Quyết định số 2327/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 của UBND tỉnh Ninh Thuận về
việc giao chi tiết kế hoạch vốn Chương trình mục tiêu năm 2019;
- Quyết định số 276/QĐ-UBND ngày 16/7/2019 của UBND tỉnh Ninh Thuận về
việc bổ sung một số nội dung tại Điều 1 Quyết định số 199/QĐ-UBND ngày 28/6/2018
của UBND tỉnh Ninh Thuận về việc phê duyệt kết quả quy hoạch 03 loại rừng tỉnh Ninh
Thuận giai đoạn 2016 - 2025;
- Quyết định 1542/QĐ-UBND ngày 26/9/2019 của UBND tỉnh Ninh Thuận về
việc điều chỉnh Dự án đầu tư xây dựng công trình Vườn quốc gia Phước Bình giai đoạn
2016-2020;
- Quyết định 94/QĐ-UBND ngày 10/4/2020 của UBND tỉnh Ninh Thuận về việc
điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020;
- Quyết định 241/QĐ-UBND ngày 19/8/2020 của UBND tỉnh Ninh Thuận về điều
chỉnh, bổ sung một số nội dung trong quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Ninh Thuận giai đoạn
2016 – 2025.
II. CAM KẾT QUỐC TẾ
6
Việt Nam đã tham gia ký kết hàng loạt công ước quốc tế có liên quan đến việc
thực hiện phương án của VQG:
- Công ước Đa dạng sinh học: Bảo tồn các dạng tài nguyên sinh học, sử dụng một
cách hợp lý các thành phần của ĐDSH, chia sẻ một cách đúng đắn, hợp lý và công bằng.
Việt Nam tham gia ký kết ngày 16/11/1994;
- Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (UN FCCC) trong đó
nêu rõ thỏa thuận Cancun và chính sách bảo đảm của REDD;
- Công ước Liên Hiệp Quốc chống sa mạc hóa và hạn hán (UN CCD) trong đó thể
hiện nhu cầu của các bên tham gia công ước trong việc đảm bảo quản lý rừng bền vững,
trồng rừng, tái trồng rừng và bảo tồn đất;
- Công ước Quốc tế CITES về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy
cấp, ký kết tại Washington D.C ngày 01/3/1973;
- Công ước về Đa dạng sinh học (1992);
- Bộ tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững theo FSC của Tập đoàn tư vấn GFA GmbH,
phiên bản 1.0 năm 2010.
III. TÀI LIỆU SỬ DỤNG
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện, tỉnh;
- Niên giám thống kê huyện Bác Ái.
- Báo cáo, số liệu, bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Bác Ái;
- Hồ sơ cắm mốc ranh giới đất lâm nghiệp trên lâm phận VQG;
- Báo cáo, bản đồ, số liệu kiểm kê rừng VQG Phước Bình
- Báo cáo phương án phòng chống cháy rừng hàng năm;
- Các báo cáo dự án lâm sinh: giao khoán bảo vệ rừng và chi trả dịch vụ môi
trường rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng…trên lâm phận quản lý;
- Hệ thống các quy trình và hướng dẫn kỹ thuật: phương pháp điều tra tài nguyên
rừng, phân loại chức năng rừng, điều tra đánh giá tác động xã hội - môi trường; điều tra
đánh giá đa dạng động – thực vật rừng, giá trị bảo tồn cao của GIZ Việt Nam;
7
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG CỦA ĐƠN VỊ
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên đơn vị chủ rừng
Ban quản lý Vườn quốc gia Phước Bình
2. Địa chỉ
Trụ sở làm việc chính của Ban quản lý Vườn quốc gia Phước Bình: Xã Phước
Bình, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận
Văn phòng đại diện: 8B Ngô Gia Tự, TP. Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận
Điện thoại: 0259.3827834; Fax: 0259 3826766
Email: vqgphuocbinh@yahoo.com.vn; Website: Vqgphuocbinh.org.vn
3. Quyết định thành lập, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị chủ rừng
Vườn quốc gia (VQG) Phước Bình được chuyển hạng từ Khu bảo tồn thiên nhiên
Phước Bình thành Vườn quốc gia năm 2006 theo Quyết định 822/2006/QĐ -TTg, ngày
8/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 112/2007/QĐ-UBND ngày
23/5/2007 của UBND tỉnh Ninh Thuận về việc thành lập Vườn quốc gia Phước Bình tỉnh
Ninh Thuận.
Năm 2018, UBND tỉnh Ninh Thuận ban hành Quyết định số 171/QĐ-UBND ngày
01/6/2018 về việc thành lập Ban quản lý Vườn quốc gia Phước Bình và Quyết định số
35/2018/QĐ-UBND ngày 01/6/2018 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý Vườn quốc gia Phước Bình, tỉnh Ninh Thuận, theo đó
chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý Vườn quốc gia Phước Bình như sau:
3.1. Chức năng
Ban quản lý Vườn quốc gia Phước Bình là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc và
chịu sự quản lý toàn diện của UBND tỉnh Ninh Thuận; đồng thời, chịu sự hướng dẫn về
chuyên môn, nghiệp vụ của các Sở chuyên ngành.
Có chức năng bảo vệ, phát triển rừng; bảo tồn, phát huy các giá trị đặc biệt về thiên
nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái, đa dạng sinh học, nguồn gen sinh vật và văn hoá, lịch sử, cảnh
quan; nghiên cứu khoa học; cung ứng các dịch vụ môi trường, giáo dục môi trường, nghiên
cứu khoa học; Đầu tư, liên doanh, liên kết phát triển dịch vụ du lịch theo quy hoạch và quy
định của pháp luật.
Ban quản lý VQG Phước Bình có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản
riêng, có kinh phí hoạt động và có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định của
pháp luật.
Trụ sở làm việc đặt tại 2 địa điểm như sau:
a) Trụ sở chính đặt tại thôn Gia É, xã Phước Bình, huyện Bác Ái.
b) Văn phòng đại diện đặt tại 08b Ngô Gia Tự, phường Đài Sơn, TP. Phan Rang-
Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.
3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
8
- Tổ chức lập và trình UBND tỉnh Ninh Thuận phê duyệt Phương án quản lý rừng
bền vững và Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giả trí. Trên cơ sở các Quyết định phê
duyệt của UBND tỉnh Ninh Thuận, BQL VQG Phước Bình xây dựng kế hoạch, lập các
dự án đầu tư theo quy định.
- Quản lý, bảo vệ, bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái tự nhiên, môi trường và
cảnh quan thiên nhiên.
- Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế.
- Sử dụng bền vững tài nguyên rừng, thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi
trường rừng.
- Tham gia lập dự án và là chủ đầu tư các dự án vùng đệm, phối hợp với Ủy ban
nhân dân cấp xã trong vùng tổ chức thực hiện dự án vùng đệm, thiết lập quy chế trách
nhiệm của cộng đồng dân cư sống trong vùng đệm về công tác quản lý bảo vệ Vườn
Quốc gia Phước Bình, tổ chức cho cộng đồng dân cư vùng đệm tham gia các hoạt động
bảo tồn, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, các hoạt động du lịch sinh thái, tăng
cường giá trị bảo tồn trong vùng đệm, góp phần bảo tồn diện tích rừng đặc dụng, nâng
cao nhận thức và sinh kế người dân theo cơ chế đồng quản lý gắn với mục tiêu bảo tồn và
phát triển bền vững.
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật về bảo tồn thiên
nhiên, đa dạng sinh học và phát triển bền vững Vườn quốc gia; tổ chức hệ thống thông
tin, cơ sở dữ liệu quản lý hồ sơ Vườn quốc gia và kết nối với hệ thống thông tin, lưu trữ
và cơ sở quản lý hồ sơ rừng đặc dụng cả nước theo hướng dẫn của Tổng cục Lâm nghiệp,
hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý bảo vệ rừng trong
phạm vi quản lý và vùng đệm.
- Quản lý tài chính, tài sản được giao; thực hiện các quy định về chế độ tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về tài chính; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng;
cải cách hành chính theo quy định của Nhà nước.
- Quản lý bộ máy tổ chức; công chức, viên chức, người lao động; chế độ tiền
lương; khen thưởng, kỷ luật theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh giao.
4. Cơ cấu tổ chức của đơn vị
Theo Quyết định số 35/2018/QĐ-UBND ngày 01/6/2018 của UBND tỉnh Ninh
Thuận, cơ cấu tổ chức của BQL VQG Phước Bình như sau:
- Ban lãnh đạo: gồm có Giám đốc và 02 Phó giám đốc (Thực trạng hiện nay chưa
có Phó Giám đốc).
- Các phòng chuyên môn:
+ Phòng Tổ chức - Hành chính: 4 người.
+ Phòng Kế hoạch - Tài chính: 5 người.
+ Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế: 10 người.
- Văn phòng đại diện.
- Tổ chức hành chính trực thuộc Ban Quản lý: Hạt Kiểm lâm Ban Quản lý Vườn
Quốc gia Phước Bình: 17 người.
9
+ Ban lãnh đạo hạt: Hạt trưởng (Giám đốc BQL VQG Phước Bình đồng thời là
Hạt trưởng) và 2 Phó Hạt trưởng (Thực trạng hiện nay chưa có Phó Hạt trưởng)
+ Các Tổ, Trạm thuộc Hạt kiểm lâm BQL VQG Phước Bình: Tổ Hành chính -
Tổng hợp; Tổ Quản lý, bảo vệ rừng; Tổ Thanh tra - Pháp chế; 05 trạm Kiểm lâm (Trạm
Kiểm lâm K’Rum; Trạm Kiểm lâm Gia É; Trạm Kiểm lâm Bậc Rây; Trạm Kiểm lâm
Long Lanh; Trạm Kiểm lâm Hàm Leo – hiện nay chỉ có 3 trạm).
- Đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ban Quản lý: Trung tâm Giáo dục môi trường và
Dịch vụ môi trường rừng: 9 người.
Nhận xét: đặc điểm chung của đơn vị:
- BQL VQG Phước Bình là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh Ninh Thuận,
thuận lợi cho công tác điều hành, quản lý tài nguyên thiên nhiên. VQG Phước Bình rất đa
dạng về hệ sinh thái, đa dạng về loài, đặc biệt là các loài động, thực vật rừng nguy cấp,
quý, hiếm. Do đó, công tác cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật rừng, đặc biệt là những
loài nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu là việc làm rất cần thiết. Tuy nhiên, Ban quản lý VQG
Phước Bình chưa có chuyên gia chuyên trách để thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, bảo tồn và
phát triển sinh vật.
- Với bộ máy, tổ chức trên được thành lập theo đúng quy định về quản lý rừng đặc
dụng, các phòng chuyên môn phù hợp với tài nguyên thiên nhiên hiện có của VQG. Tuy
nhiên, cơ cấu tổ chức vẫn còn khuyết một số vị trí như: 02 Phó giám đốc VQG, 02 Hạt
phó Hạt kiểm lâm nên gặp rất nhiều khó khăn trong công tác chỉ đạo.
- Hạt Kiểm lâm BQL VQG Phước Bình đang quản lý: 04 tổ tham mưu giúp việc
và 03 Trạm kiểm lâm, được bố trí tại những vị trí xung yếu, trọng điểm xung quanh lâm
phần VQG Phước Bình. Tuy nhiên, hiện tại Hạt Kiểm lâm chỉ có 17 người nên còn gặp
nhiều khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ rừng.
- Về công chức kiểm lâm địa bàn: Hạt Kiểm lâm BQL VQG Phước Bình được bố
trí 03 công chức kiểm lâm địa bàn trên địa bàn xã Phước Bình, huyện Bác Ái.
- Về biên chế: Định biên Hạt Kiểm lâm BQL VQG Phước Bình thuộc biên chế
công chức hành chính của tỉnh. Tổng số biên chế được giao năm 2018 là 20 biên chế
công chức hành chính, hợp đồng. So với Quyết định số 2769/QĐ-UBND ngày
31/12/2013 về việc phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững VQG Phước
Bình, tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 là 40 người (thiếu 20 người, chưa kể cả số lượng
biên chế sự nghiệp được tinh giản theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP).
II. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐỊA HÌNH, KHÍ HẬU, THỦY VĂN VÀ THỔ NHƯỠNG
1. Vị trí địa lý
Ban quản lý Vườn quốc gia Phước Bình được UBND tỉnh Ninh Thuận giao quản
lý 3 loại rừng: Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Có tọa độ vị trí địa lý
(VN2000, múi chiếu 3 độ):
- Từ 12° 9' 59.6" đến 11° 57' 29.4" vĩ độ Bắc
- Từ 108° 40' 15,6" đến 108° 51' 23" kinh độ Đông
- Ranh giới:
+ Phía Đông giáp: huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hoà.
+ Phía Tây giáp: Rừng phòng hộ đầu nguồn Thuỷ Điện Đa Nhim, tỉnh Lâm Đồng.
10
+ Phía Nam giáp: Công ty TNHH MTV LN Tân Tiến, tỉnh Ninh Thuận.
+ Phía Bắc giáp: VQG Bi Doup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng.
2. Đặc điểm về địa hình, đất đai
a) Địa hình, địa mạo
VQG Phước Bình thuộc phần cuối của dãy Trường sơn Nam, với phần lớn địa hình
núi cao và núi trung bình, nhiều dãy núi cao đồ sộ từ 1.500 m - 1.800 m, bề mặt chia cắt
khá phức tạp, độ cao nghiêng dần từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam. Nhìn chung,
khu vực Vườn quốc gia Phước Bình có địa hình lòng máng kín một đầu, mở rộng dần và
chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, đáy lòng máng là thung lũng suối Đa Mây, thông
với thung lũng sông Cái. Thung lũng suối Đa Mây chia Vườn Quốc gia Phước Bình
thành hai khu vực tương đối đối xứng:
- Khu vực phía Tây, Tây Nam và phía Nam: Từ suối Đa Mây đến ranh giới tỉnh
Lâm Đồng, chiếm 2/3 diện tích của Vườn Quốc gia, gồm 10 tiểu khu (1, 2, 6, 7, 12, 13,
17, 18, 21, 23). Địa hình gồm những dãy núi cao và núi trung bình chính là ranh giới
chung của 2 tỉnh Ninh Thuận và Lâm Đồng (Đỉnh Hòn Chang cao 1.978m, Đỉnh Gia
Rích cao 1.926m). Bề mặt địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc trung bình trên 300, nhiều
sườn có độ dốc lớn hơn 450. Độ chênh cao trong nội bộ Vườn Quốc gia từ suối Đa Mây
lên dông núi ranh giới với tỉnh Lâm Đồng lên tới trên 1.000m.
- Khu vực phía Bắc, Đông Bắc và phía Đông: Phân bố từ suối Đa Mây đến ranh
giới tỉnh Khánh Hoà, gồm 9 tiểu khu (3, 4, 5, 9, 11, 15, 18, 19, 24). Khu vực này có dạng
địa hình là núi trung bình và núi thấp, độ cao và độ dốc nhìn chung thấp hơn khu vực
phía Tây và phía Tây Nam của Vườn Quốc gia.
b) Về địa chất
Theo Vũ Tự Lập - Địa lý tự nhiên Việt Nam thì lịch sử kiến tạo khu vực gắn liền
với lịch sử phát triển địa chất của khối nhô Kon Tum. Khu vực Vườn Quốc gia Phước
Bình nằm ở phần rìa phía Đông Nam của khối nhô Kon Tum, hình thành trong chu kỳ
uốn nếp Hecxini, được cấu tạo bằng các đá macma xâm nhập Granit có tuổi Trung sinh.
Trong khu vực Vườn Quốc gia có 2 loại nền vật chất tạo đất chính sau:
- Đá Macma xâm nhập Granit có cấu trúc hạt thô, mầu xám sáng hoặc hồng nhạt.
Khoáng vật chính là Fenspat chiếm từ 60 đến 65%, Thạch anh chiếm từ 35 đến 40%.
- Các sản phẩm phù sa cũ và mới, các sản phẩm dốc tụ, rửa trôi từ trên cao xuống.
Các dạng lập địa của Vườn Quốc gia Phước Bình được trải dài từ địa hình thung
lũng, qua đồi và núi thấp, tới núi trung bình và núi cao, từ nơi có chế độ khí hậu nhiệt đới
điển hình chuyển tiếp dần đến nơi có chế độ khí hậu á nhiệt đới vùng núi cao nên có 2
quá trình hình thành đất chủ đạo là quá trình Alit và quá trình Feralit. Do phát triển trên
các loại nền vật chất khác nhau và địa hình khác nhau mà hình thành nên những nhóm
đất có tính chất khác nhau. Trong phạm vi của khu vực Vườn Quốc gia đã phân hóa thành
3 nhóm đất chính phát triển trên 2 loại nền vật chất và 3 kiểu địa hình đã tạo nên sự đa
dạng của các dạng lập địa. Sự đa dạng của các dạng lập địa là một trong những yếu tố
thuận lợi tạo nên sự đa dạng của khu hệ thực vật Vườn Quốc gia Phước Bình.
c) Thổ nhưỡng
Trong Vườn Quốc Gia có 4 nhóm đất chính sau:
- Nhóm đất Feralit mùn vàng nhạt trên đá macma axít (FHa).
11
+ Phân bố: Nhóm đất này phân bố trên đai cao từ 700 ÷ 1700m trong khu vực.
+ Diện tích: Nhóm đất này có diện tích lớn nhất 14.745ha, chiếm 74,41% tổng
diện tích Vườn quốc gia.
+ Đặc điểm: Loại đất mùn vàng nhạt trên đá Mácma axit là lớp phủ thổ nhưỡng
đặc sắc và chiếm diện tích lớn. Đất phát triển trong điều kiện khí hậu lạnh và ẩm của
vùng núi trung bình đã làm cho quá trình Feralit yếu dần nhường chỗ cho quá trình mùn
hoá, mức độ tích luỹ Al > Fe, do đó tỷ lệ SiO2/Fe2O3 và SiO2/Al2O3 trong cấp hạt sét cao
(> 2). Vì vậy màu sắc của đất không còn rực rỡ nữa, mà đã dịu đi. Tầng đất giầu chất hữu
cơ, tỷ lệ chất hữu cơ trong đất cao từ 5 đến 8%. Đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ, phản ứng
khá chua PHkcl = 4,5 - 5,0. Hàm lượng đạm tổng số tầng mặt giàu (> 0,25%), các tầng dưới
trung bình khá; Lân tổng số trung bình khá (0,06 - 0,1%); Ka li tổng số thấp (< 0,7%); đất có
khả năng thấm nước, giữ nước tốt.
- Nhóm đất đỏ vàng núi thấp trên đá macma axít (Fa).
+ Phân bố: trên các vùng núi thấp dưới 700m , nơi có độ dốc từ 15 ÷ 250
và trên 250
.
+ Diện tích: 3.615ha, chiếm 18,24% tổng diện tích Vườn quốc gia.
+ Đặc điểm: Đất vùng núi thấp của Vườn quốc gia Phước Bình, chịu ảnh hưởng
sâu sắc các điều kiện nhiệt ẩm của khí hậu nhiệt đới gió mùa gần xích đạo, là nguồn động
lực thúc đẩy sự phát sinh lớp phủ thổ nhưỡng này.
Do lớp phủ thổ nhưỡng được cấu tạo bởi đá mẹ Mácma axit, nên đất có màu đặc
trưng đỏ vàng. Hình thái phẫu diện đất phổ biến với 2 kiểu sau: A0ABCD (đối với đất còn
rừng) và ABCD đối với đất trảng cỏ cây bụi (không còn rừng). Trong tầng đất có nhiều
đá lẫn và sỏi sạn Thạch anh, sản phẩm phong hoá không hoàn toàn của đá mẹ sót lại, tỷ lệ
đá lẫn có thể lên tới 50% đối với những nơi không còn rừng, độ dốc cao. Tầng đất mỏng
đến trung bình, kém tơi xốp, kết cấu kém bền, khả năng giữ nước kém, đất thô, nghèo
dinh dưỡng, độ ẩm cây héo cao, đất bí chặt và thiếu dưỡng khí.
Đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến sét, tỷ lệ hạt sét đạt từ 40 đến 45%,
đất chặt, khá chua PHKCL < 4,5, tỷ lệ chất hữu cơ đạt bình quân từ 3 đến 4%. Những
diện tích còn rừng tỷ lệ chất hữu cơ cao hơn, độ phì nhiêu tự nhiên khá đối với diện
tích còn rừng và trung bình đến kém đối với những diện tích mất rừng.
- Nhóm đất trong các thung lũng (T).
+ Phân bố: Phân bố trong các thung lũng và bồn địa, được hình thành do phù sa
của các dòng sông suối bồi đắp.
+ Diện tích: 232ha, chiếm 1,17% tổng diện tích Vườn quốc gia.
+ Đặc điểm: Loại đất này được hình thành từ vật liệu ở nơi khác chuyển đến, đất
phân tầng không rõ ràng, tầng đất có độ dày từ trung bình đến dày, thành phần cơ giới
nhẹ, đất thoáng, tơi xốp, hàm lượng mùn cao rất màu mỡ. Đất có độ dốc < 50
, đất ít chua
(PHKCL = 5,3 - 5,5), là loại đất tốt, rất thích hợp trồng cây cây ăn quả và cây đặc sản.
3. Đặc điểm về khí hậu, thuỷ văn
a) Khí hậu
Vị trí địa lý và điều kiện địa hình phân hóa khí hậu VQG Phước Bình thành 2 chế
độ khí hậu là chế độ khí hậu vùng cao và chế độ khí hậu vùng thấp với những tính chất
về nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm không khí tuân theo quy luật phân bố đai cao. Đặc điểm
12
dễ nhận thấy nhất của khí hậu khu vực là tình trạng khô hạn trong mùa khô, liên quan tới
điều kiện địa hình bị bao bọc khắp các phía Bắc, Tây, Nam bởi các vòng cung núi che
chắn các luồng gió trong cả hai mùa. Do nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng khí hậu
khô hạn ven biển của tỉnh Ninh Thuận và vùng khí hậu á nhiệt đới của cao nguyên Lang
Biang (Lâm Đồng) nên chế độ khí hậu ở khu vực này có những đặc trưng riêng về nhiệt
độ và lượng mưa, thể hiện sự chuyển tiếp đó.
- Chế độ nhiệt: Có biên độ nhiệt độ ngày và đêm khá cao, dao động trong khoảng 8
- 90
C. Chế độ nhiệt cũng thể hiện vị trí chuyển tiếp của khu vực, nhiệt độ trung bình năm
của khu vực luôn thấp hơn so với vùng khô hạn ven biển tỉnh Ninh Thuận khoảng 30
C -
40
C và cao hơn so với khí hậu á nhiệt đới vùng cao nguyên Lâm Đồng khoảng 50
C - 60
C.
- Chế độ mưa, ẩm: Chế độ mưa ẩm có sự tương phản sâu sắc giữa mùa mưa và mùa
khô. Mùa mưa thường bắt đầu vào tháng 6 và kết thúc vào cuối tháng 11, mùa khô bắt
đầu từ tháng 12 và kết thúc vào cuối tháng 5 năm sau. Lượng mưa hàng năm thường tập
trung vào các tháng 7, 8, 9, trong những tháng này số ngày mưa có thể lên tới 23-24
ngày/tháng. Về mùa khô, lượng mưa rất thấp kèm theo lượng bốc hơi lớn là nguyên nhân
gây khô hạn, trong năm có tới 3 tháng hạn (Tháng 1; 2; 3). Lượng mưa trung bình ở vùng
thấp từ 1.000mm/năm tăng dần đến 2.000mm/năm ở vùng cao. Độ ẩm không khí trong
mùa mưa khá cao, dao động trong khoảng 87% - 88 %, đến mùa khô độ ẩm không khí chỉ
còn khoảng 70 %. Độ ẩm tương đối trung bình năm của khu vực cao hơn so với Phan
Rang 5 – 6 % và cũng tuân theo quy luật tăng dần theo độ cao.
- Chế độ gió: Khí hậu khu vực VQG Phước Bình chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió
mùa mùa hạ, có khi là tín phong bán cầu nam, có khi chỉ là gió nhiệt đới bán cầu bắc.
Vào cuối mùa hạ, tín phong bán cầu nam hình thành từ dải cao áp cận chí tuyến, xuất
phát từ rìa tây nam của cao áp Thái Bình Dương thổi qua biển mang theo nhiều hơi nước
cộng với sự hoạt động mạnh của dải hội tụ nội chí tuyến gây nên mưa lớn và dai dẳng.
Do tác dụng chắn gió của khối núi Nam Trung Bộ mà khu vực ít chịu ảnh hưởng của gió
Lào, bản chất là gió nhiệt đới bán cầu bắc, xuất phát từ khối khí chí tuyến vịnh Bengan,
thổi qua lục địa Đông Nam Á nên biến tính và trở nên khô, nóng.
Khí hậu khu vực không đồng nhất do trải dài trên 3 kiểu địa hình là kiểu địa hình
đồi và thung lũng, kiểu địa hình núi thấp và kiểu địa hình núi cao. Sự phân hóa theo quy
luật đai cao về chế độ ẩm và chế độ nhiệt đã hình thành nên các điều kiện sinh khí hậu
khác nhau, là nguồn động lực chính phát sinh các dạng lập địa khác nhau và các kiểu
thảm thực vật rừng khác nhau.
b) Điều kiện thủy văn
Trong khu vực có 3 suối chính là suối Gia Nhông (Suối Ông), suối Đa Mây (Sông
Trương) và suối Hàm Leo. Có rất nhiều các nhánh suối nhỏ đổ về 3 nhánh chính này,
nhìn chung các con suối này đều ngắn, có độ dốc lớn, lòng suối hẹp, dòng chảy mạnh dễ
gây lũ quét trong mùa mưa. Ba con suối này là đầu nguồn chính của Sông Cái, là sông
lớn nhất tỉnh Ninh Thuận, chảy qua và cung cấp nước cho các huyện Bác Ái, Ninh Sơn,
Ninh Phước và Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm rồi đổ ra biển. Vườn Quốc gia Phước
Bình chính là khu vực rừng đầu nguồn của 3 con suối chính nêu trên, có vai trò quan
trọng về mặt phòng hộ và chi phối trực tiếp tới chế độ thủy văn của sông Cái.
13
III. DÂN SINH, KINH TẾ, XÃ HỘI
1. Dân số, dân tộc, lao động
Dân số và phân bố dân cư: Theo số liệu điều tra 31/12/2019 tại xã Phước Bình,
tổng số nhân khẩu hiện đang sinh sống trong xã là 4.326 người và 996 hộ gia đình, bình
quân 4,3 người/hộ. Các thôn phân bố chủ yếu dọc theo hai bên đường tỉnh lộ 707.
Tổng số người trong độ tuổi lao động trong xã là 2.812 người, chiếm 65 % tổng
dân số, trong đó lao động nữ chiếm 45 %, nam 55 %. Lao động trong ngành nông - lâm
nghiệp chiếm đa số.
Bảng 1. Phân bố dân cư tại xã Phước Bình
STT
Đơn vị hành
chính thôn
Tổng
số hộ
Lao động Nhân khẩu
Tổng Nam Nữ Tổng Kinh
Raglai
và khác
1 Bậc Rây I 157 421 231 189 647 71 576
2 Bậc Rây I 187 428 236 193 659 90 569
3 Bố Lang 183 586 322 264 902 79 823
4 Gia É 196 573 315 258 881 86 795
5 Hành Rạc I 175 478 263 215 736 68 668
6 Hành Rạc II 98 326 179 147 501 59 442
Tổng 996 2.812 1.547 1.265 4.326 453 3.873
Nguồn: UBND xã Phước Bình năm 2019.
Trên địa bàn khu vực vùng đệm Vườn quốc gia Phước Bình có 5 dân tộc cùng sinh
sống, trong đó dân tộc Raglai chiếm đa số 81,6%, dân tộc Chu Ru chiếm 8,0%, dân tộc
Chăm chiếm 0,5%, dân tộc K.ho chiếm 0,6% và dân tộc Kinh chiếm 9,3 %. Các dân tộc
sống hòa thuận, đoàn kết trong cộng đồng, có sự giao lưu văn hóa, kinh tế, hôn
nhân...nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng.
Hầu hết là lao động nông nghiệp, lao động phổ thông chưa qua đào tạo; sản xuất
chủ yếu theo phương thức, tập quán canh tác truyền thống lạc hậu; trình độ văn hoá thấp,
khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật ứng dụng vào thực tiễn sản xuất thấp… đây là rào
cản rất lớn để phát triển nền sản xuất hàng hoá trong tương lai. Lực lượng cán bộ xã, thôn
bản, còn hạn chế về nhiều mặt; một số chưa theo kịp với xu thế đổi mới cải cách hành
chính trong giai đoạn hiện nay.
2. Những hoạt động kinh tế chính, thu nhập đời sống của dân cư
Nguồn thu nhập của các hộ dân trong vùng dự án chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp,
nhận khoán bảo vệ, trồng rừng, dịch vụ và một số nghề khác. Canh tác thường làm 2
vụ/năm và phụ thuộc vào nước mưa. Đa số đất canh tác nằm trên đất dốc, phương thức
canh tác là phát đốt nên rất dễ cháy lan sang rừng tự nhiên. Trên địa bàn xã có một số hộ
kinh doanh buôn bán lẻ, trao đổi hàng hóa nông sản.
Nguồn thu nhập của các hộ dân chỉ đảm bảo cho các hộ gia đình được từ 9 – 10
tháng, phần thiếu hụt phải dựa vào các nguồn thu từ chăn nuôi, thu hái lâm sản và săn bắt
chim thú... để đảm bảo đời sống cho gia đình. Mức thu nhập giữa các hộ gia đình của
14
đồng bào dân tộc thiểu số trong khu vực không có sự chênh lệch lớn. Các hộ có kinh tế
khá chủ yếu tập chung vào các hộ dân tộc kinh, do biết cách làm ăn và có thêm nguồn thu
từ các ngành nghề dịch vụ khác như: dịch vụ sửa chữa xe máy, bán xăng dầu, ăn uống,
buôn bán tạp hóa và vật tư nông nghiệp....
Nhà ở người dân tộc Raglai Trường học xã Phước Bình
Vườn cây ăn trái (bưởi) của người dân tộc
Raglai
Vườn cây ăn trái (sầu riêng) của người dân
tộc Raglai
Hình 1. Một số hình ảnh hoạt động của người dân tộc Raglai
Theo kết quả điều tra cho thấy, các xã vùng đệm thuộc VQG Phước Bình, là xã
đặc biệt khó khăn nằm trong Chương trình 30a của Chính phủ, so với tiêu chí phân loại
hộ nghèo khu vực nông thôn có mức thu nhập bình quân từ 700.000 đồng/người/tháng trở
xuống (theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Quyết định 59/2015/QĐ-TTg) thì số hộ nghèo
trong vùng chiếm từ 20 – 30%.
3. Thực trạng giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa
3.1. Giáo dục, đào tạo
Trong những năm qua sự nghiệp giáo dục các xã vùng đệm đã được chính quyền
và nhân dân quan tâm chăm lo cho con em ăn học nâng cao dân trí. Hệ thống trường học
đã được đầu tư xây dựng, trải đều ở các địa bàn thôn, trang thiết bị phần nào cũng đã đáp
ứng nhu cầu dạy và học. Chất lượng giáo dục cũng không ngừng được nâng lên. Hàng
năm có trên 95% học sinh đến lớp đúng độ tuổi, tỷ lệ học sinh bỏ học giảm dần, có nhiều
em vươn lên học tập xuất sắc. Công tác phổ cập giáo dục THCS và xóa mù chữ đang thực
hiện rất tốt và tiếp tục được củng cố và mở rộng, huy động các đối tượng đến lớp và duy
15
trì các lớp sau xóa mù chữ.
Tuy nhiên, công tác giáo dục trong vùng cũng còn gặp rất nhiều khó khăn, số
phòng học và các phòng chức năng còn thiếu, thiết bị dạy và học chưa đảm bảo. Đặc biệt
hiện tượng học hết cấp I rồi bỏ học vẫn còn xảy ra ở những hộ gia đình đói nghèo, việc
cho con em học hết cấp 3 còn rất ít. Đây cũng là vấn đề khó khăn khi đưa ra các chương
trình chuyển giao khoa học kỹ thuật, cũng như công tác tuyên truyền nhận thức cho nhân
dân. Trong vùng đệm của Vườn Quốc Gia có 3 trường mầm non với 19 lớp, 35 giáo viên
và 341 học sinh; 4 trường tiểu học với 41 lớp, 74 giáo viên và 862 học sinh; 2 trường
trung học cơ sở với 13 lớp, 35 giáo viên và 250 học sinh.
3.2. Y tế
Theo số liệu thống kê đến tháng 06 năm 2018 cho thấy, xã Phước Bình đã có 01
trạm y tế là nhà bán kiên cố, với tổng số 10 giường bệnh và 5 cán bộ y sĩ và y tá. Bình
quân cứ 940 người dân /01 cán bộ y tế và 470 người/1 giường bệnh, ngoài ra các thôn
xóm cũng đều đã có mạng lưới y tá thôn bản. Chăm sóc sức khỏe cộng đồng thực hiện có
hiệu quả chương trình Y tế quốc gia và Y tế dự phòng, công tác phòng ngừa dịch bệnh và
chiến dịch truyền thông phòng chống sốt rét, 100% các hộ nghèo được cấp thẻ bảo hiểm
y tế. Tuy nhiên, công tác y tế mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ trong việc khám và
chữa bệnh, mạng lưới y tá thôn bản chưa phát huy được hết vai trò trách nhiệm của mình
vào việc giám sát dịch bệnh, tiêm chủng, vận động kế hoạch hoá gia đình.
3.3. Văn hóa
Đời sống văn hoá tinh thần của người dân trong vùng ngày càng được cải thiện,
đặc biệt công tác bảo tồn, sử dụng và phát triển những bản sắc văn hóa dân tộc: Lễ hội
ẩm thực truyền thống của người Raglai; Lễ cưới của người Raglai; Lễ bỏ mả của dân tộc
Raglai; Lễ hội ăn mừng lúa mới của người Raglai.
Nhận xét: Thành phần dân tộc trên địa bàn Phước Bình đơn giản, đa số là dân tộc
Raglai nên ít có sự khác biệt về phong tục tập quán giữa các dân tộc với nhau nên thuận
lợi cho công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức quản lý tài nguyên thiên nhiên. Văn hóa
người dân tộc Raglai rất phong phú, rất thuận lợi cho VQG Phước Bình tổ chức phát triển
du lịch sinh thái có sự tham gia của cộng đồng địa phương. Được các cấp Đảng và Chính
quyền địa phương quan tâm đầu tư về giáo dục, y tế, văn hóa nên đời sống người dân
ngày càng được nâng cao. Bên cạnh những mặt thuận lợi cũng còn gặp một số khó khăn
trong việc huy động, động viên con em đi học, cơ sở vật chất dạy và học còn thiếu, đời
sống còn khó khăn, dân số ngày càng tăng nên áp lực tác động xấu vào rừng là điều khó
tránh khỏi nên trong giai đoạn đến 2030 VQG Phước Bình sẽ chú trọng đầu tư xây dựng
mô hình sinh kế bền vững gắn với công tác quản lý bảo vệ rừng.
IV. GIAO THÔNG
Nhìn chung, về hạ tầng giao thông trong khu vực khá thuận lợi, đây là một trong
những điều kiện cơ bản để tổ chức phát triển du lịch sinh thái, tuần tra quản lý bảo vệ
rừng. Tại các xã vùng lõi VQG tương đối thuận lợi. Các tuyến giao thông nối với các xã
vùng đệm đã được nâng cấp, sửa chữa như con đường chính nối từ VQG đến 02 xã
Phước Bình, Phước Hòa. Tại xã Phước Bình có 24 km/34 km đường giao thông liên xã.
16
Bảng 2. Tổng hợp hệ thống giao thông liên quan đến VQG Phước Bình
TT Tên đường
Chiều
dài ( m)
Chiều
rộng (m)
Ghi chú
1 Tỉnh lộ đi Bậc Rây I 950 3,5 Bê tông
2 Tỉnh lộ đi khu tái định canh Bậc Rây II 1.000 3,5 Bê tông
3 UBND xã đi thôn Bố Lang mới 1.500 3,5 Bê tông
4
UBND xã đi làng văn hóa Homestay -
thác Cha Pót
2.004 3,5 Bê tông
5
UBND xã đi thôn Gia É ( qua cầu sông
Trương)
1.406 3,5 Bê tông
6
Tỉnh lộ - Khu SX Hành Rạc I (có 260 m
đường bê tông)
1.500 3,5 -5 Bê tông
7
Tỉnh lộ - Khu SX Hành Rạc I (Phía Nam
suối Gia Nhông)
1.196 3,5 Bê tông
8
UBND xã đi thôn Bố Lang củ (có 321 m
đường bê tông
5.100 3,5 -5 Bê tông
9
Tỉnh lộ - Khu SX Hành Rạc I (Gần bẫy đá
Pi năng Tắc)
1.700 4 Bê tông
10 Tỉnh lộ 18.000 6 Rải nhựa
Tổng 34.356
V. DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG
1. Những loại DVMTR mà VQG Phước Bình đang triển khai thực hiện
- Trên địa VQG Phước Bình đã và đang triển khai 2 loại DVMT rừng như sau:
+ Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối.
+ Điều tiết, duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội.
- Đối tượng chi trả:
+ Các cơ sở sản xuất thủy điện phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ đất, hạn chế xói
mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối, điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản
xuất thủy điện
+ Các cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch phải chi trả tiền dịch vụ về điều tiết
và duy trì nguồn nước cho sản xuất nước sạch
- Rừng cung ứng DVMTR là 19.468,76 ha (Theo Quyết định số 850/QĐ-UBND
ngày 25/5/2018).
- Hình thức chi trả: BQL VQG Phước Bình hàng năm nhận được tiền chi trả
DVMTR từ Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Ninh Thuận (Chi trả gián tiếp).
- Đối tượng nhận tiền chi trả DVMTR: Các cộng đồng thôn trên địa bàn xã Phước
Bình nhận khoán bảo vệ rừng tại các tiểu khu 15, 17, 18, 19, 23, 24 với diện tích 4.036ha.
+ Cộng đồng Hành Rạc 1: 1762,5 ha;
17
+ Cộng đồng Hành Rạc 2: 797 ha;
+ Cộng đồng Bố Lang : 889 ha;
+ Cộng đồng Gia É : 588 ha.
- Tổng số tiền điều phối về BQL VQG Phước Bình từ Quỹ Bảo vệ và Phát triển
rừng tỉnh Ninh Thuận tăng mạnh qua các năm:
+ Năm 2017: 146.759.041 đồng;
+ Năm 2018: 410.524.479 đồng;
+ Năm 2019: 500.819.686 đồng.
- Đơn giá chi trả qua các năm: 33.021 đồng/ha; năm 2018: 101.244 đồng/ha;
139.055 đồng/ha.
2. Đánh giá tiềm năng cung cấp các loại dịch vụ môi trường
Ngoài 2 loại DVMTR đang thực hiện còn có tiềm năng cung cấp thêm 2 loại dịch
vụ môi trường rừng bởi các lý do sau:
+ Một trong những mục tiêu hoạt động của VQG Phước Bình trong 10 năm tới là
“Sử dụng khôn khéo” có nghĩa là vừa sử dụng vừa bảo tồn, nên VQG Phước Bình sẽ tiến
hành tổ chức phát triển DLST dưới hình thức tự tổ chức, liên kết hoặc cho thuê môi
trường rừng. Khi đó loại dịch vụ bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa
dạng sinh học hệ sinh thái rừng cho kinh doanh dịch vụ du lịch chắc chắn sẽ phát triển rất
mạnh và tạo nguồn thu đáng kể để phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng đồng thời giảm
áp lực nguồn ngân sách nhà nước.
- Còn đối với loại dịch vụ Hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng; giảm phát thải khí
nhà kính từ hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, tăng trưởng xanh
do chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể của chính phủ nên chưa thể thực hiện.
Nhận xét: Chính sách dịch vụ môi trường rừng đã được triển khai trên địa bàn tỉnh
Ninh Thuận kể từ khi Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 ra đời, trong đó ở
VQG Phước Bình đã và đang thực hiện 2 loại dịch vụ môi trường rừng. Đây là một trong
những nguồn thu để nâng cao thu nhập của cộng đồng địa phương tham gia nhận khoán
bảo vệ rừng, qua đó nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng được tốt hơn. Trong tương lai,
VQG Phước Bình sẽ thực hiện tiếp 2 loại DVMTR còn lại khi đó chắc chắn thu nhập và
nhận thức bảo vệ rừng của cộng đồng địa phương được nâng cao hơn.
VI. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
1. Hiện trạng sử dụng đất tại BQL VQG Phước Bình
- Vườn quốc gia Phước Bình được thành lập theo Quyết định 822/2006/QĐ-TTg
ngày 08/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển hạng khu bảo tồn thiên nhiên
Phước Bình thành Vườn quốc gia Phước Bình, theo đó diện tích VQG Phước Bình là
19.814 ha, trong đó:
+ Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 10.486 ha.
+ Phân khu phục hồi sinh thái: 9.144 ha.
+ Phân khu hành chính dịch vụ: 184 ha.
và vùng đệm VQG là: 11.082 ha, bao gồm xã Phước Bình và Phước Hòa.
18
- Ngày 14/9/2007, UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành Quyết định số
241/2007/QĐ-UBND về việc về việc phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng
tỉnh ninh thuận giai đoạn 2007 – 2015, theo đó tổng diện tích và các phân khu VQG
Phước Bình không thay đổi so với Quyết định 822/2006/QĐ-TTg ngày 08/6/2006.
- Ngày 31/12/2013, UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành Quyết định số 2769/QĐ-
UBND về việc về việc phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và Phát triển Vườn Quốc gia Phước
Bình tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020. Theo đó, tổng diện tích VQG Phước Bình là 19.814
ha, trong đó:
+ Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 10.486 ha.
+ Phân khu phục hồi sinh thái: 8.108 ha.
+ Phân khu hành chính dịch vụ: 1.090 ha.
+ Vùng đệm trong: 130 ha (Diện tích đất ở, trường học và đất canh tác của các hộ
dân thôn Hành Rạc I).
và vùng đệm VQG là: 11.082 ha, bao gồm xã Phước Bình và Phước Hòa.
- Năm 2014, theo quyết định 1976/2014/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2014 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm
2020 tầm nhìn đến năm 2030. Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp của VQG là
19.684ha.
- Theo quyết định 276/QĐ-UBND ngày 16 tháng 7 năm 2019 của UBND tỉnh
Ninh thuận về việc bổ sung một số nội dung tại điều 1 Quyết định 199/QĐ-UBND ngày
28/6/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kết quả quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Ninh
thuận giai đoạn 2016 - 2025. Trong đó, quy hoạch đất lâm nghiệp của VQG Phước Bình
đến năm 2020 là: 24.997,19 ha, trong đó:
+ Đất rừng đặc dụng: 19.607,66 ha;
+ Đất rừng phòng hộ: 5.279,61 ha;
+ Đất rừng sản xuất: 109,92 ha.
Như vậy, từ số liệu trên, quy hoạch lại 3 loại rừng giữa Quyết định 822/2006/QĐ-
TTg ngày 08/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 199/QĐ-UBND ngày
28/6/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận có sự biến động về diện tích rừng và đất
rừng đặc dụng như sau:
- Về ranh giới rừng đặc dụng: Không thay đổi.
- Về diện tích rừng đặc dụng giảm 233,34 ha do phương pháp tính diện tích giữa
mặt cầu và mặt phẳng tạo nên sự chênh lệch. Cụ thể số liệu theo Quyết định
822/2006/QĐ-TTg ngày 08/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ được tính theo hệ tọa độ
cầu (Spherical), trong khi đó số liệu theo Quyết định 199/QĐ-UBND ngày 28/6/2018 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận được tính toán trên hệ tọa độ Cartesian (Đây là hệ tọa
độ phẳng, hai chiều, được xác định bởi khoảng cách phương ngang theo trục X và
phương thẳng đứng theo trục Y. Mỗi điểm trên mặt phẳng được xác định bởi tọa độ X, Y.
Số đo tương đối về khoảng cách, diện tích và hướng là không đổi trên mặt phẳng tọa độ
Đề cát). Hiện nay, cơ quan quản lý địa chính và quản lý, thống kê lâm nghiệp đều sử
dụng cách tính trên hệ tọa độ phẳng.
19
2. Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, tình hình quản lý sử dụng đất
2.1. Quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai
- Tại Điều 10, Luật đất đai năm 2013. Đất rừng đặc dụng được xếp trong Khoản 1.
Nhóm đất nông nghiệp.
- BQL VQG Phước Bình đang tiến hành rà soát và làm thủ tục đề nghị Sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Thuận cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên
diện tích được giao quản lý để đảm bảo được nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp
pháp trên diện tích đã được giao quản lý.
2.2. Quyền sử dụng rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp
- Đất rừng đặc dụng:
+ Vườn quốc gia (VQG) Phước Bình chính thức được thành lập theo Quyết định
số 822/QĐ-TTg ngày 8/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển hạng Khu bảo
tồn thiên nhiên Phước Bình thành Vườn Quốc gia Phước Bình.
+ VQG thuộc hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam, là loại hình khu bảo tồn cao nhất
trong rừng đặc dụng. Được Nhà nước quy hoạch ổn định, lâu dài, việc chuyển đổi mục
đích sử dụng đất sang các mục đích khác, để thực hiện các dự án đầu tư phải thực hiện
theo quy định tại Điều 20, Luật Lâm nghiệp.
- Đất rừng phòng hộ và sản xuất: Theo quyết định 276/QĐ-UBND ngày 16/7/2019
của UBND tỉnh Ninh thuận, đã giao cho BQL VQG Phước Bình quản lý thêm 5.279,61
ha đất rừng phòng hộ và 109,92 ha đất rừng sản xuất.
- Theo quy định của Luật Lâm nghiệp, tại Chương VIII. Quyền và nghĩa vụ của chủ
rừng, Điều 73 và Điều 75 thì BQL VQG Phước Bình là chủ rừng đặc dụng có các quyền
sau:
+ Được nhà nước công nhận quyền sử dụng rừng trên diện tích được giao;
+ Được cung ứng dịch vụ môi trường rừng và hưởng lợi từ dịch vụ môi trường
rừng;
+ Được hưởng lợi từ công trình hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát triển rừng do nhà
nước đầu tư;
+ Hợp tác liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để phát triển rừng;
+ Được hưởng chính sách đầu tư, bảo vệ và phát triển rừng;
+ Được khai thác lâm sản theo quy định;
+ Được cho thuê MTR; hợp tác, liên kết kinh doanh DLST; nghỉ dưỡng, giải trí theo
Phương án quản lý rừng bền vững được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
+ Tiến hành các hoạt động khoa học và công nghệ, giảng dạy, thực tập, hợp tác quốc
tế.
Như vậy, VQG Phước Bình có quyền về sử dụng đất, quản lý là hợp pháp, đúng
các quy định về quản lý, sử dụng đất được giao theo các quy định của luật pháp Việt
Nam. Ranh giới VQG Phước Bình xác định trên bản đồ và đã được cắm mốc, bảng tại
thực địa. Tuy nhiên, một số khu vực giáp ranh với khu dân cư, hệ thống mốc bảng còn
thưa, khó phân biệt nên trong giai đoạn sắp tới sẽ làm rõ ràng hơn.
20
VII. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG
1. Hiện trạng diện tích, trạng thái, chất lượng các loại rừng thuộc phạm vi quản lý
của chủ rừng
Trên cơ sở bản đồ theo dõi diễn biến rừng hàng năm, bản đồ hiện trạng rừng theo
Quyết định 199/QĐ-UBND ngày 28/6/2018 về việc phê duyệt kết quả quy hoạch 3 loại
rừng tỉnh Ninh thuận giai đoạn 2016 – 2025 và Quyết định 276/QĐ-UBND ngày
16/7/2019 về việc bổ sung một số nội dung tại Điều 1 của Quyết định 199/QĐ-UBND
ngày 28/6/2018, dự án tiến hành cập nhật kết quả kiểm kê đất trống có cây gỗ tái sinh và
kết quả phúc tra hiện trạng rừng của VQG Phước Bình trên phần diện tích rừng phòng hộ,
rừng sản xuất. Theo đó, tổng diện tích của VQG Phước Bình đang quản lý là 24.997,19
ha, trong đó:
- Rừng đặc dụng: 19.607,66 ha;
- Rừng phòng hộ: 5.279,61 ha;
- Rừng sản xuất 109,92 ha.
Chi tiết hiện trạng rừng và sử dụng đất được thể hiện ở bảng tổng hợp sau:
Bảng 3. Hiện trạng rừng VQG Phước Bình năm 2020
Đvt: ha
Phân loại rừng Đặc dụng Phòng hộ
Sản
xuất
Tổng
diện tích
TỔNG 19.607,66 5.279,61 109,92 24.997,19
I. RỪNG PHÂN THEO NGUỒN
GỐC
16.731,79 3.348,96 77,77 20.158,52
1. Rừng tự nhiên 16.600,01 3.122,32 77,11 19.799,44
- Rừng thứ sinh 16.600,01 3.122,32 77,11 19.799,44
2. Rừng trồng 131,78 226,64 0,66 359,08
- Trồng mới trên đất chưa có rừng 131,78 226,64 0,66 359,08
II. RỪNG PHÂN THEO ĐIỀU
KIỆN LẬP ĐỊA
16.731,79 3.348,96 77,77 20.158,52
1. Rừng trên núi đất 16.731,79 3.348,96 77,77 20.158,52
2. Rừng trên núi đá
3. Rừng trên đất ngập nước
4. Rừng trên cát
III. RỪNG TN PHÂN THEO LOÀI
CÂY
16.600,01 3.122,32 77,11 19.799,44
1. Rừng gỗ 15.409,71 2.501,26 74,96 17.985,93
Rừng lá rộng thường xanh 7.418,14 1.691,34 0,00 9.109,48
Rừng lá rộng lá kim 444,81 92,27 0,00 537,08
Rừng lá rộng rụng lá 5.087,09 468,84 74,96 5630,89
Rừng lá kim 2.459,67 248,81 0 2708,48
2. Rừng tre nứa 145,94 3,91 0 149,85
3. Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa 1.044,36 617,15 2,15 1663,66
IV. RỪNG GỖ TN PHÂN THEO
TRỮ LƯỢNG
15.552,47 2.501,26 74,96 18.128,69
21
Phân loại rừng Đặc dụng Phòng hộ
Sản
xuất
Tổng
diện tích
1. Rừng giàu 3.855,68 19,88 0,00 3.875,56
2. Rừng trung bình 4.221,64 704,61 1,57 4.927,82
3. Rừng nghèo 2.652,39 1.010,82 73,39 3.736,60
4. Rừng nghèo kiệt 152,51 0,00 0,00 152,51
5. Rừng phục hồi 4.670,25 765,95 0,00 5.436,20
V. ĐẤT CHƯA CÓ RỪNG 2.875,87 1.930,65 32,15 4.838,67
1. Đất trống có cây gỗ tái sinh 285,73 20,36 - 306,09
2. Đất trống không có cây gỗ tái sinh 1.861,04 356,10 2,85 2.219,99
3. Núi đá không cây
4. Đất có cây nông nghiệp 606,80 1.476,12 29,30 2.112,22
5. Đất khác trong lâm nghiệp 46,15 78,07 - 124,22
6. Đất không có rừng dự kiến đưa ra
khỏi 3 loại rừng 76,15 - - 76,15
- Về quy hoạch ba loại rừng: Vườn hiện đang quản lý ba loại rừng là rừng đặc
dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất, trong đó rừng đặc dụng chiếm chủ yếu (chiếm
78,44% diện tích quản lý); rừng phòng hộ chiếm 21,12% và diện tích rừng sản xuất
không đáng kể so với diện tích quản lý (chiếm 0,44 %); Diện tích rừng phòng hộ và rừng
sản xuất là diện tích quy hoạch đưa vào BQL VQG Phước Bình quản lý theo Quyết định
276/QĐ-UBND ngày 16/7/2019 về việc bổ sung một số nội dung tại Điều 1 của Quyết
định số 199/QĐ-UBND ngày 28/6/2018.
- Về hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp: Đất có rừng là 20.154,1 ha, chiếm
80,60%, trong đó diện tích rừng tự nhiên 19.796,11 ha, chiếm 79,2% và diện tích rừng
trồng 357,99 ha, chiếm 1,4%. Diện tích đất chưa có rừng 4.843,09 ha, chiếm 19,4%,
trong đó đất có cây nông nghiệp, cây gỗ tái sinh núi đất, đất trống núi đất chiếm tỷ lệ cao
nhất và diện tích mặt nước thấp nhất, trong đó trạng thái đất có cây nông nghiệp, cây gỗ
tái sinh núi đất, đất trống núi đất chiếm tỷ lệ cao nhất và diện tích mặt nước thấp nhất.
2. Tổng trữ lượng các loại rừng
Bảng 4. Trữ lượng rừng tại BQL VQG Phước Bình
Đvt: m3
TT Phân loại rừng Tổng
Rừng đặc
dụng
Rừng
phòng hộ
Rừng
sản
xuất
I
RỪNG PHÂN THEO
NGUỒN GỐC HÌNH
THÀNH
2.315.302,8
2.065.877,
8
244.383,4 5.041,6
1 Rừng tự nhiên 2.306.225,2 2.063.483,5 237.712,0 5.029,7
- Rừng nguyên sinh -
- Rừng thứ sinh 2.306.225,2 2.063.483,5 237.712,0 5.029,7
2 Rừng trồng 9.077,6 2.394,3 6.671,4 11,9
-
Trồng mới trên đất chưa có
rừng
9.077,6 2.394,3 6.671,4 11,9
II
RỪNG PHÂN THEO
ĐIỀU KIỆN LẬP ĐỊA
2.315.302,8
2.065.877,
8
244.383,4 5.041,6
22
TT Phân loại rừng Tổng
Rừng đặc
dụng
Rừng
phòng hộ
Rừng
sản
xuất
1 Rừng trên núi đất 2.315.302,8
2.065.877,
8
244.383,4 5.041,6
2 Rừng trên núi đá -
3 Rừng trên đất ngập nước -
4 Rừng trên cát -
III
RỪNG PHÂN THEO
LOÀI CÂY
-
1 Rừng gỗ tự nhiên 2.244.069,6
2.019.776,
6
219.325,7 4.967,3
-
Rừng gỗ lá rộng TX hoặc
nửa rụng lá
1.105.744,5 990.339,0 115.405,5 -
- Rừng gỗ lá rộng rụng lá 620.112,2 551.788,9 63.356,0 4.967,3
- Rừng gỗ lá kim 469.996,7 435.592,9 34.403,8 -
-
Rừng gỗ hỗn giao lá rộng
và lá kim
48.216,2 42.055,8 6.160,4 -
2 Rừng tre nứa (1.000 cây) 5.992 5.083 902 6
-
Lồ ô (đã bao gồm trong
Rừng hỗn giao)
5.992 5.083 902 6
- Các loài khác -
3
Rừng hỗn giao gỗ và tre
nứa
56.164,1 38.623,7 17.484,5 55,9
Gỗ là chính 56.164,1 38.623,7 17.484,5 55,9
4 Rừng cau dừa -
IV
RỪNG GỖ TỰ NHIÊN
PHÂN THEO TRỮ
LƯỢNG
2.244.069,6
2.019.776,
6
219.325,7 4.967,3
- Rừng giàu 964.464,8 959.892,4 4.572,4 -
- Rừng trung bình 752.363,2 648.251,3 103.915,6 196,3
- Rừng nghèo 240.174,6 180.084,5 55.319,1 4.771,0
- Rừng nghèo kiệt 4.673,2 4.673,2 - -
- Rừng phục hồi 282.393,8 226.875,2 55.518,6 -
Kết quả trên cho thấy: Tổng trữ lượng rừng là 2.315.302,8 m3
, trong đó:
Phân theo 3 loại rừng: Rừng đặc dụng: 2.065.877,84 m3
(89,2%); Rừng phòng hộ
244.383,42 m3
(10,6%) và rừng sản xuất là 5.041,6m3
(0,2%).
Phân theo nguồn gốc hình thành rừng: Rừng tự nhiên: 2.306.225,2 m3
, chiếm
99,5%, còn lại là rừng sản xuất.
Phân theo loài cây: Rừng gỗ lá rộng TX hoặc nửa rụng lá: 1.105.744,5 m3
(47,6
%); Rừng gỗ lá rộng rụng lá: 620.112,2 m3
(26,8 %); Rừng gỗ lá kim: 469.996,7 m3
(20,3
%); Rừng gỗ hỗn giao lá rộng và lá kim: 48.216,2 m3
(2,1 %).
Phân theo trữ lượng rừng: Rừng giàu có 964.464,8 m3
, chiếm 41,7 %; Rừng trung
bình có 752.363,2 m3
, chiếm 32,5 %; Rừng nghèo có 240.174,6 m3
, chiếm 10,4 %; Rừng
nghèo kiệt có 4.673,2 m3
, chiếm 0,2 %; Rừng phục hồi có 282.393,8 m3
, chiếm 12,2 %
23
3. Hiện trạng phân bố lâm sản ngoài gỗ
- Theo kết quả khảo sát các kết quả điều tra, xây dựng danh lục thực vật, VQG
Phước Bình các loài lâm sản ngoài gỗ sau: 239 loài thực vật sử dụng làm thuốc; 13 loài
thực vật sử dụng quả, hạt và thuốc; 12 loài thực vật sử dụng rau và thuốc; 24 loài thực vật
sử dụng quả, hạt; 15 loài sử dụng làm rau.
- Đến nay, công tác điều tra lâm sản ngoài gỗ chưa được điều tra về phân bố, trữ
lượng cũng như xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích, sử dụng bền vững gắn với công tác quản
lý bảo vệ rừng có sự tham gia của cộng đồng địa phương. Trong giai đoạn sắp tới VQG
Phước Bình sẽ ưu tiên đầu tư để sử dụng nguồn lâm sản ngoài gỗ này một cách bền vững.
VIII. HIỆN TRẠNG VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT, CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ĐÃ
THỰC HIỆN
- Đến năm 2012 UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành quyết định phê duyệt đầu tư
03 dự án:
(1) Dự án đầu tư Vườn Quốc gia Phước Bình giai đoạn 2013 – 2020 (chia làm 2 giai
đoạn 2013-2015 và 2016-2020) được phê duyệt theo quyết định số 2210a
/QĐ-UBND
ngày 30/10/2012;
(2) Dự án đầu tư xây dựng Vườn thực vật Vườn Quốc gia Phước Bình giai đoạn
năm 2012 – năm 2015 được phê duyệt theo quyết định số 2056/QĐ-UBND ngày
12/10/2012;
(3) Dự án Phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Phước Bình giai đoạn 2013 –
2016 được phê duyệt theo quyết định số 2123/QĐ-UBND ngày 22/10/2012
- Ngày 31/12/2013 UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành quyết định số 2769/QĐ-
UBND về việc phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và Phát triển bền vững Vườn Quốc gia
Phước Bình tỉnh Ninh thuận đến năm 2020. Nhằm mục tiêu “Quy hoạch tổng thể các giá
trị tiềm năng của Vườn Quốc gia Phước Bình về đa dạng sinh học, cảnh quan, du lịch
sinh thái, phòng hộ môi trường, kinh tế xã hội, nhân văn làm cơ sở để Vườn Quốc gia
Phước Bình quản lý, bảo vệ và phát triển các giá trị của Vườn Quốc gia’’
- Đến hết năm 2015, do khó khăn về nguồn vốn, nhân lực thực hiện nên Ban quản
lý Vườn Quốc gia Phước Bình chỉ xây dựng một số các hạng mục: Trụ sở Vườn Quốc
gia, văn phòng đại điện, Hạt kiểm lâm, nhà tiêu bản động thực vật, nhà làm việc chuyên
gia và một số hạng mục công trình phụ trợ khác (đạt khoảng 20 % các hạng mục đầu tư
theo quyết định của UBND tỉnh Ninh Thuận). Còn nhiều hạng mục rất quan trọng phục
vụ cho công tác quản lý bảo vệ rừng, PCCCR, bảo tồn ĐDSH chưa được xây dựng (Trạm
quản lý bảo vệ rừng Bố Lang; Hệ thống đường tuần tra, chữa cháy chưa được đầu tư
hoàn thiện; Các công trình phòng cháy chữa cháy rừng: Nhà tập luyện phòng cháy chữa
cháy rừng, Bể chứa nước PCCC; Khu hành chính dịch vụ Vườn thực vật; Xây dựng phát
triển các tuyến, điểm du lịch văn hóa – lịch sử,…). Bên cạnh đó, Vườn Quốc gia Phước
Bình vẫn còn thiếu nhiều loại trang thiết bị, phương tiện cần thiết để phục vụ công tác dự
báo, phòng chống cháy rừng, quản lý bảo vệ rừng, điều tra giám sát đa dạng sinh học,
nghiên cứu khoa học. Trước tình hình đó, BQL VQG Phước Bình đã tiến hành lập “Dự án
đầu tư xây dựng Vườn quốc gia Phước Bình giai đoạn 2016 – 2020” và đã được UBND
tỉnh Ninh Thuận phê duyệt tại Quyết định số 823/QĐ-UBND ngày 31/3/2016.
- Đến ngày ngày 22 tháng 01 năm 2018 UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành Quyết
định 121/QĐ-UBND về việc điều chỉnh Dự án đầu tư xây dựng Vườn quốc gia Phước
24
Bình giai đoạn 2016 - 2020, trên cơ sở hợp nhất các hạng mục chưa được đầu tư thuộc 03
dự án đã được phê duyệt (bao gồm: Dự án đầu tư Vườn Quốc gia Phước Bình giai đoạn
2013 – 2020 được phê duyệt theo quyết định số 2210a
/QĐ-UBND ngày 30/10/2012; Dự
án đầu tư xây dựng Vườn thực vật Vườn Quốc gia Phước Bình giai đoạn 2012 – 2015
được phê duyệt theo quyết định số 2056/QĐ-UBND ngày 12/10/2012; và Dự án Phát
triển du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Phước Bình giai đoạn 2013 – 2016 được phê duyệt
theo quyết định số 2123/QĐ-UBND ngày 22/10/2012) sẽ được tổng hợp lại thành Dự án
Vườn Quốc gia Phước Bình giai đoạn 2016 – 2020.
1. Thống kê hiện trạng cơ sở hạ tầng phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng.
Được sự quan tâm của UBND tỉnh Ninh Thuận, UBND huyện Bác Ái cùng các
Sở, ban ngành. Hơn 10 năm qua, VQG Phước Bình đã được đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng nhằm phục vụ cho công tác quản lý bảo vệ rừng như sau:
Bảng 5. Thống kê hiện trạng cơ sở hạ tầng VQG Phước Bình
STT Hạng mục
Khối
lượng
1 Khu văn phòng Ban quản lý Vườn Quốc gia
Hệ thống cấp nước Hệ thống 1
2 Xây dựng các trạm quản lý bảo vệ rừng
2.1 Trạm Crum, Tại thôn Hành Rạc I, xã Phước Bình. Trạm 1
2.2
Trạm Gia É, Tại thôn Gia É, xã Phước Bình. (Trung
tâm của Vườn)
Trạm
1
3 Hệ thống đường giao thông tuần tra, chữa cháy
3.1
Tuyến T1: Đường tuần tra kết cấu bằng BTXM,
L=1,96km
km 1,96
3.2
Tuyến T2: Đường tuần tra đi bộ (bậc thang) kết cấu
bằng đá chẻ xây, L=0,9km
km 0,9
3.3
Tuyến T3: Đường tuần tra, chữa cháy: Phát quang
tuyến đường mòn, đào đắp tạo phẳng mặt đường
B=1,5m, L= 2,2km
km 2,2
4 Công trình phòng cháy, chữa cháy rừng
4.1 Chòi quan sát phát hiện sớm lửa rừng Chòi 3
4.2 Hệ thống biển báo, biển cấm Biển 1
5 Các công trình xây dựng khác
5.1 Cổng chào và bảng tên Vườn Quốc gia Cái 2
5.2 Nội qui bảng tuyên truyền Bảng 10
5.3 Nhà chòi quan sát Cái 5
25
STT Hạng mục
Khối
lượng
6 Dự án đầu tư xây dựng Vườn thực vật
6.1 Hệ thống tường rào, cổng bảo vệ, nhà bảo vệ Hệ thống 1
6.2 Hệ thống đường giao thông nội vườn km 5,63
6.3 Trạm dừng chân Trạm 6
6.4
Khu hành chính dịch vụ:
Khối nhà công vụ nhà 1
Sân bê tông, bãi đỗ xe m² 500
Nhà sưu tập Phong lan nhà 1
Vườn ươm và huấn luyện cây giống m² 946
Vườn sưu tập cây thuốc m² 2.400
6.5 Hệ thống điện 1
6.6
Hệ thống cấp thoát nước
Hệ thống đường ống dẫn nước m 450
Bể chứa Cái 1
6.7 Hệ thống thu gom rác thải
Nhà vệ sinh phục vụ du khách Nhà 2
6.8 Bảng tuyên truyền, bảng nội quy Bảng 20
6.9 Khu sưu tập cây cảnh: san ủi đất, tạo mặt bằng m2
1.000
6.10 Hệ thống thoát nước vườn thực vật m 400
7. Sưu tập, giám định mẫu, đóng biến tên cây DA 1
Nguồn: VQG Phước Bình, năm 2019
Nhìn chung cơ sở hạ tầng của Ban quản lý VQG Phước Bình đã góp phần nâng
cao hiệu quả làm việc của công chức, viên chức. Diện tích rừng, tài nguyên đa dạng sinh
học được giữ vững, ý thức cộng đồng về công tác bảo vệ tài nguyên rừng được nâng cao.
Ban quản lý VQG Phước Bình đã thực hiện quản lý, sử dụng tài sản nhà nước theo
đúng quy định của nhà nước. Hàng năm đã thực hiện kiểm kê tài sản cố định do đơn vị
quản lý, sử dụng. Đơn vị thực hiện kiểm kê, rà soát tài sản hàng năm lên kế hoạch mua
sắm bổ sung từ nguồn kinh phí thường xuyên và nguồn kinh phí khác. Quy trình mua
sắm tài sản được thực hiện theo đúng quy định của Luật Đấu thầu, thực hiện cơ chế công
khai minh bạch trong mua sắm và chống lãng phí trong mua sắm tài sản công.
2. Kết quả các chương trình, dự án đã thực hiện
2.1. Chương trình quản lý bảo vệ rừng
Chương trình quản lý bảo vệ rừng, các hoạt động của VQG như sau:
- Đóng mốc, bảng ranh giới để phân định giữa đất thuộc VQG quản lý và đất
ngoài VQG do huyện Bác Ái quản lý;
- Xây dựng bản đồ phân bố các loại rừng (bản đồ hiện trạng rừng) của VQG
Phước Bình trên phần mềm MapInfo phục vụ các hoạt động bảo vệ rừng, phòng cháy
chữa cháy rừng, theo dõi diễn biến rừng hàng năm.
26
Vườn thực vật Trạm kiểm lâm Bạc Rây
Trạm dừng chân suối Gia Nhông Cầu đi bộ vượt suối Gia Nhông
Phòng trưng bày tiêu bản Nhà nghỉ trong rừng
Hình 2. Một số hình ảnh cơ sở hạ tầng VQG đã xây dựng
- Đã phân chia rừng và theo các phân khu chức năng: Phân khu bảo vệ nghiêm
ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, phân khu Dịch vụ - Hành chính, các phân khu chức
năng được xây dựng trên phần mềm MapInfo và các phần mềm chuyên dụng. Tại mỗi
Phân khu chức năng được quy định chức năng, biện pháp quản lý riêng để phục vụ công
tác quản lý, bảo vệ.
- Các trạm kiểm lâm BQL VQG Phước Bình được bố trí tại những vị trí xung yếu,
trọng điểm xung quanh lâm phần VQG Phước Bình và bố trí 03 công chức kiểm lâm địa
bàn trên địa bàn xã Phước Bình, huyện Bác Ái. Mỗi đơn vị được giao quản lý, phụ trách
từng khu vực riêng của mình và phối hợp quản lý chung trên phạm vi toàn VQG.
27
Thuyết minh phương án quản lý rừng bền vững vườn quốc gia phước bình đến năm 2030
Thuyết minh phương án quản lý rừng bền vững vườn quốc gia phước bình đến năm 2030
Thuyết minh phương án quản lý rừng bền vững vườn quốc gia phước bình đến năm 2030
Thuyết minh phương án quản lý rừng bền vững vườn quốc gia phước bình đến năm 2030
Thuyết minh phương án quản lý rừng bền vững vườn quốc gia phước bình đến năm 2030
Thuyết minh phương án quản lý rừng bền vững vườn quốc gia phước bình đến năm 2030
Thuyết minh phương án quản lý rừng bền vững vườn quốc gia phước bình đến năm 2030
Thuyết minh phương án quản lý rừng bền vững vườn quốc gia phước bình đến năm 2030
Thuyết minh phương án quản lý rừng bền vững vườn quốc gia phước bình đến năm 2030
Thuyết minh phương án quản lý rừng bền vững vườn quốc gia phước bình đến năm 2030
Thuyết minh phương án quản lý rừng bền vững vườn quốc gia phước bình đến năm 2030
Thuyết minh phương án quản lý rừng bền vững vườn quốc gia phước bình đến năm 2030
Thuyết minh phương án quản lý rừng bền vững vườn quốc gia phước bình đến năm 2030
Thuyết minh phương án quản lý rừng bền vững vườn quốc gia phước bình đến năm 2030
Thuyết minh phương án quản lý rừng bền vững vườn quốc gia phước bình đến năm 2030
Thuyết minh phương án quản lý rừng bền vững vườn quốc gia phước bình đến năm 2030
Thuyết minh phương án quản lý rừng bền vững vườn quốc gia phước bình đến năm 2030
Thuyết minh phương án quản lý rừng bền vững vườn quốc gia phước bình đến năm 2030

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Báo cáo Hiện trạng môi trường tổng thể tỉnh Thanh Hóa
Báo cáo Hiện trạng môi trường tổng thể tỉnh Thanh Hóa Báo cáo Hiện trạng môi trường tổng thể tỉnh Thanh Hóa
Báo cáo Hiện trạng môi trường tổng thể tỉnh Thanh Hóa
 
Hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực viễn thông của tập đoàn viễn th...
Hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực viễn thông của tập đoàn viễn th...Hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực viễn thông của tập đoàn viễn th...
Hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực viễn thông của tập đoàn viễn th...
 
Lap du an lam nghiep trong rung
Lap du an lam nghiep  trong rungLap du an lam nghiep  trong rung
Lap du an lam nghiep trong rung
 
Thuyết minh dự án Khu du lịch Resort Dự Án Việt Sapa | duanviet.com.vn | 091...
Thuyết minh dự án Khu du lịch Resort Dự Án Việt Sapa  | duanviet.com.vn | 091...Thuyết minh dự án Khu du lịch Resort Dự Án Việt Sapa  | duanviet.com.vn | 091...
Thuyết minh dự án Khu du lịch Resort Dự Án Việt Sapa | duanviet.com.vn | 091...
 
Nhà máy sản xuất hạt nhựa PE 0918755356
Nhà máy sản xuất hạt nhựa PE 0918755356Nhà máy sản xuất hạt nhựa PE 0918755356
Nhà máy sản xuất hạt nhựa PE 0918755356
 
Tư vấn dự án nhà máy xay xát lúa gạo
Tư vấn dự án nhà máy xay xát lúa gạoTư vấn dự án nhà máy xay xát lúa gạo
Tư vấn dự án nhà máy xay xát lúa gạo
 
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng tỉnh Tây Ninh 0903034381
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng tỉnh Tây Ninh 0903034381Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng tỉnh Tây Ninh 0903034381
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng tỉnh Tây Ninh 0903034381
 
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ caoThuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bến Tre, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bến Tre, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bến Tre, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bến Tre, HAY
 
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bao bì, màng nhựa
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bao bì, màng nhựaDự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bao bì, màng nhựa
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bao bì, màng nhựa
 
Báo cáo ĐTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Mekong Pearl"
Báo cáo ĐTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Mekong Pearl"Báo cáo ĐTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Mekong Pearl"
Báo cáo ĐTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Mekong Pearl"
 
Thuyết minh dự án Khu biệt thự Sandbay Lagi tỉnh Bình Thuận | duanviet.com.v...
Thuyết minh dự án Khu biệt thự Sandbay Lagi tỉnh Bình Thuận  | duanviet.com.v...Thuyết minh dự án Khu biệt thự Sandbay Lagi tỉnh Bình Thuận  | duanviet.com.v...
Thuyết minh dự án Khu biệt thự Sandbay Lagi tỉnh Bình Thuận | duanviet.com.v...
 
Dự án khu du lịch sinh thái kết hợp giáo dục trải nghiệm 0918755356
Dự án khu du lịch sinh thái kết hợp giáo dục trải nghiệm 0918755356Dự án khu du lịch sinh thái kết hợp giáo dục trải nghiệm 0918755356
Dự án khu du lịch sinh thái kết hợp giáo dục trải nghiệm 0918755356
 
Đề tài: Giải pháp cho nguồn rác thải sinh hoạt tại huyện Vĩnh Bảo
Đề tài: Giải pháp cho nguồn rác thải sinh hoạt tại huyện Vĩnh BảoĐề tài: Giải pháp cho nguồn rác thải sinh hoạt tại huyện Vĩnh Bảo
Đề tài: Giải pháp cho nguồn rác thải sinh hoạt tại huyện Vĩnh Bảo
 
Dự án Nhà máy chế biến sản xuất Nông sản Thủy sản | Dịch vụ lập dụ án đầu tư ...
Dự án Nhà máy chế biến sản xuất Nông sản Thủy sản | Dịch vụ lập dụ án đầu tư ...Dự án Nhà máy chế biến sản xuất Nông sản Thủy sản | Dịch vụ lập dụ án đầu tư ...
Dự án Nhà máy chế biến sản xuất Nông sản Thủy sản | Dịch vụ lập dụ án đầu tư ...
 
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi TrườngLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
 
Thuyết minh dự án trung tâm thương mại 0918755356
Thuyết minh dự án trung tâm thương mại 0918755356Thuyết minh dự án trung tâm thương mại 0918755356
Thuyết minh dự án trung tâm thương mại 0918755356
 
Thuyết minh dự án nhà máy ứng dụng công nghệ cao sản xuất các sản phẩm từ tre...
Thuyết minh dự án nhà máy ứng dụng công nghệ cao sản xuất các sản phẩm từ tre...Thuyết minh dự án nhà máy ứng dụng công nghệ cao sản xuất các sản phẩm từ tre...
Thuyết minh dự án nhà máy ứng dụng công nghệ cao sản xuất các sản phẩm từ tre...
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ MÁY SƠ CHẾ DƯỢC LIỆU VÀ TRỒNG DƯỢC LIỆU
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ MÁY SƠ CHẾ DƯỢC LIỆU VÀ TRỒNG DƯỢC LIỆUTHUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ MÁY SƠ CHẾ DƯỢC LIỆU VÀ TRỒNG DƯỢC LIỆU
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ MÁY SƠ CHẾ DƯỢC LIỆU VÀ TRỒNG DƯỢC LIỆU
 

Similar to Thuyết minh phương án quản lý rừng bền vững vườn quốc gia phước bình đến năm 2030

Similar to Thuyết minh phương án quản lý rừng bền vững vườn quốc gia phước bình đến năm 2030 (20)

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI VƯỜN QUỐC GIA > NHẬN FILE MIỄN PHÍ ZALO 077...
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI VƯỜN QUỐC GIA > NHẬN FILE MIỄN PHÍ ZALO 077...THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI VƯỜN QUỐC GIA > NHẬN FILE MIỄN PHÍ ZALO 077...
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI VƯỜN QUỐC GIA > NHẬN FILE MIỄN PHÍ ZALO 077...
 
Quy hoach tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Cô Tô Đến Năm 2020, Tầm Nh...
Quy hoach tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Cô Tô Đến Năm 2020, Tầm Nh...Quy hoach tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Cô Tô Đến Năm 2020, Tầm Nh...
Quy hoach tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Cô Tô Đến Năm 2020, Tầm Nh...
 
Quy hoach tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện cô tô đến năm 2020, tầm nh...
Quy hoach tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện cô tô đến năm 2020, tầm nh...Quy hoach tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện cô tô đến năm 2020, tầm nh...
Quy hoach tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện cô tô đến năm 2020, tầm nh...
 
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu sốLuận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
 
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng BìnhChính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
 
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đLuận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
 
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp
Luận văn: Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệpLuận văn: Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp
Luận văn: Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp
 
Đề tài: Quản lý về kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang
Đề tài: Quản lý về kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Kiên GiangĐề tài: Quản lý về kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang
Đề tài: Quản lý về kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang
 
BÁO CÁO TỔNG HỢPRÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI T...
BÁO CÁO TỔNG HỢPRÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI T...BÁO CÁO TỔNG HỢPRÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI T...
BÁO CÁO TỔNG HỢPRÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI T...
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Nam Sách, Hải Dương
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Nam Sách, Hải DươngĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Nam Sách, Hải Dương
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Nam Sách, Hải Dương
 
Luận văn: Công tác giảm nghèo bền vững tại Tp Nam Định, HAY
Luận văn: Công tác giảm nghèo bền vững tại Tp Nam Định, HAYLuận văn: Công tác giảm nghèo bền vững tại Tp Nam Định, HAY
Luận văn: Công tác giảm nghèo bền vững tại Tp Nam Định, HAY
 
Luận văn: Hoạt động công tác xã hôi trong giảm nghèo bền vững, HAY!
Luận văn: Hoạt động công tác xã hôi trong giảm nghèo bền vững, HAY!Luận văn: Hoạt động công tác xã hôi trong giảm nghèo bền vững, HAY!
Luận văn: Hoạt động công tác xã hôi trong giảm nghèo bền vững, HAY!
 
Luận văn: Tạo việc làm cho người lao động tại huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội
Luận văn: Tạo việc làm cho người lao động tại huyện Thạch Thất, thành phố Hà NộiLuận văn: Tạo việc làm cho người lao động tại huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội
Luận văn: Tạo việc làm cho người lao động tại huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội
 
DE+AN+DU+LICH+SINH+THAI.pdf
DE+AN+DU+LICH+SINH+THAI.pdfDE+AN+DU+LICH+SINH+THAI.pdf
DE+AN+DU+LICH+SINH+THAI.pdf
 
Luận văn:Thực hiện chính sách dân tộc tại tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn:Thực hiện chính sách dân tộc tại tỉnh Quảng Ngãi, HOTLuận văn:Thực hiện chính sách dân tộc tại tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn:Thực hiện chính sách dân tộc tại tỉnh Quảng Ngãi, HOT
 
Đề tài: Chính sách dân tộc huyện Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Đề tài: Chính sách dân tộc huyện Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi, HOTĐề tài: Chính sách dân tộc huyện Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Đề tài: Chính sách dân tộc huyện Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi, HOT
 
Nghiên cứu tính đa dạng sinh học vườn quốc gia Xuân Thủy làm cơ sở khoa học đ...
Nghiên cứu tính đa dạng sinh học vườn quốc gia Xuân Thủy làm cơ sở khoa học đ...Nghiên cứu tính đa dạng sinh học vườn quốc gia Xuân Thủy làm cơ sở khoa học đ...
Nghiên cứu tính đa dạng sinh học vườn quốc gia Xuân Thủy làm cơ sở khoa học đ...
 
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa xã Phú Sơn, Ninh Bình
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa xã Phú Sơn, Ninh BìnhĐề tài: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa xã Phú Sơn, Ninh Bình
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa xã Phú Sơn, Ninh Bình
 
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồn...
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồn...Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồn...
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồn...
 

More from jackjohn45

More from jackjohn45 (20)

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
 

Recently uploaded

Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 

Recently uploaded (20)

Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 

Thuyết minh phương án quản lý rừng bền vững vườn quốc gia phước bình đến năm 2030

  • 1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN BAN QUẢN LÝ VƯỜN QUỐC GIA PHƯỚC BÌNH THUYẾT MINH PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VƯỜN QUỐC GIA PHƯỚC BÌNH ĐẾN NĂM 2030 Ninh Thuận, năm 2020
  • 2. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN BAN QUẢN LÝ VƯỜN QUỐC GIA PHƯỚC BÌNH THUYẾT MINH PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VƯỜN QUỐC GIA PHƯỚC BÌNH ĐẾN NĂM 2030 CHỦ ĐẦU TƯ BAN QUẢN LÝ VƯỜN QUỐC GIA PHƯỚC BÌNH ĐƠN VỊ TƯ VẤN CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN LÂM NGHIỆP NAM BỘ GIÁM ĐỐC NGUYỄN CÔNG VÂN GIÁM ĐỐC TS. LÊ HỮU PHÚ Ninh Thuận, năm 2020
  • 3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1 1. Khái quát chung về công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng đảm bảo mục đích sử dụng rừng......................................................................................................1 2. Sự cần thiết phải xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững.1 Chương 1. CĂN CỨ XÂYDỰNG PHƯƠNG ÁN...........................................................4 I. CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC...................................4 1. Văn bản quy phạm pháp luật của trung ương................................................4 2. Văn bản của địa phương.................................................................................5 II. CAM KẾT QUỐC TẾ...................................................................................6 ....................................................................................................................................7 Chương 2. ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG CỦAĐƠN VỊ.....................................................8 i
  • 4. I. THÔNG TIN CHUNG....................................................................................8 1. Tên đơn vị chủ rừng.......................................................................................8 2. Địa chỉ............................................................................................................8 3. Quyết định thành lập, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị chủ rừng.................8 4. Cơ cấu tổ chức của đơn vị..............................................................................9 II. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐỊA HÌNH, KHÍ HẬU, THỦY VĂN VÀ THỔ NHƯỠNG .................................................................................................................................10 1. Vị trí địa lý...................................................................................................10 2. Đặc điểm về địa hình, đất đai.......................................................................11 3. Đặc điểm về khí hậu, thuỷ văn.....................................................................12 III. DÂN SINH, KINH TẾ, XÃ HỘI...............................................................14 1. Dân số, dân tộc, lao động.............................................................................14 2. Những hoạt động kinh tế chính, thu nhập đời sống của dân cư...................14 3. Thực trạng giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa..............................................15 IV. GIAO THÔNG...........................................................................................16 V. DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG..............................................................17 1. Những loại DVMTR mà VQG Phước Bình đang triển khai thực hiện........17 2. Đánh giá tiềm năng cung cấp các loại dịch vụ môi trường..........................18 VI. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT...............................................................18 1. Hiện trạng sử dụng đất tại BQL VQG Phước Bình......................................18 2. Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, tình hình quản lý sử dụng đất. 20 VII. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG....................................................21 1. Hiện trạng diện tích, trạng thái, chất lượng các loại rừng thuộc phạm vi quản lý của chủ rừng...............................................................................................21 2. Tổng trữ lượng các loại rừng.......................................................................22 3. Hiện trạng phân bố lâm sản ngoài gỗ...........................................................24 VIII. HIỆN TRẠNG VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT, CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ĐÃ THỰC HIỆN..............................................................................................24 1. Thống kê hiện trạng cơ sở hạ tầng phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng..25 2. Kết quả các chương trình, dự án đã thực hiện..............................................26 IX. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN RỪNG, BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC.........................................................................33 1. Quản lý rừng tự nhiên..................................................................................33 ii
  • 5. 2. Quản lý rừng trồng.......................................................................................34 3. Công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng................................34 4. Quản lý lâm sản ngoài gỗ.............................................................................35 5. Quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học...............................................................35 6. Công tác quản lý, xử lý vi phạm pháp luật về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học................................................................38 7. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản lý, bảo vệ, bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng...............................................................................38 X. KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH BA (03) NĂM LIỀN KỀ LIÊN TIẾP.........................................................................................................................43 XI. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CÔNG ÍCH CỦA CHỦ RỪNG TRONG BA (03) NĂM LIÊN TIẾP LIỀN KẾ.......................................................43 1. Về thực hiện phân loại đơn vị sự nghiệp công.............................................43 2. Các nguồn kinh phí hoạt động của chủ rừng, giai đoạn 2017 – 2019..........44 3. Hạng mục các nguồn chi của của chủ rừng, giai đoạn 2017 – 2019............44 Chương 3. MỤCTIÊU, NỘI DUNG VÀ HIỆU QUẢ PHƯƠNG ÁN.............................46 I. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG......................46 1. Mục tiêu chung.............................................................................................46 2. Mục tiêu cụ thể.............................................................................................46 II. KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT....................................................................47 III. XÁC ĐỊNH KHU VỰC LOẠI TRỪ VÀ KHU VỰC TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH RỪNG................................................................................................................48 VI. KẾ HOẠCH KHOÁN BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG CHO HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN, CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ........................................................................................49 1. Kế hoạch khoán bảo vệ và phát triển rừng...................................................................49 2. Kế hoạch, nội dung thực hiện đồng quản lý.................................................................49 V. KẾ HOẠCH QUẢN LÝ, BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN, SỬ DỤNG RỪNG BỀN VỮNG, BẢO TỒN ĐADẠNG SINH HỌC.....................................................................................50 1. Kế hoạch bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học..........................................................50 iii
  • 6. 2. Kế hoạch phát triển rừng..............................................................................59 3. Kế hoạch khai thác lâm sản..........................................................................64 4. Kế hoạch nghiên cứu khoa học, giảng dạy, đào tạo nguồn nhân lực...........64 5. Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí..........................................................66 6. Sản xuất lâm, nông, ngư kết hợp trong rừng phòng hộ, sản xuất................69 7. Xây dựng hạ tầng phục vụ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng..........69 7. Hoạt động dịch vụ cho cộng đồng...............................................................74 8. Hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng và thuê môi trường rừng.........74 9. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng.......78 10. Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, đa dạng sinh học; điều tra, kiểm kê rừng..........................................................................................................................79 VI. NHU CẦU VỐN VÀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ........................................81 1.Tổng hợp nhu cầu vốn cho kế hoạch quản lý rừng bền vững.......................82 2. Vốn đầu tư phân theo năm thực hiện...........................................................82 3. Nguồn vốn đầu tư.........................................................................................82 4. Các chương trình ưu tiên thực hiện..............................................................83 VI. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.........................................................................84 1. Giải pháp về công tác quản lý, nguồn nhân lực...........................................84 2. Giải pháp phối hợp với các bên liên quan....................................................85 3. Giải pháp về quản lý đất đai.........................................................................85 4. Giải pháp về nguồn vốn, huy động nguồn vốn đầu tư.................................85 5. Giải pháp về khoa học và công nghệ...........................................................86 6. Giải pháp về thị trường................................................................................86 VII. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG ÁN........................................86 1. Hiệu quả về kinh tế......................................................................................86 2. Hiệu quả về xã hội.......................................................................................87 3. Hiệu quả về môi trường...............................................................................87 Chương 4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.............................................................................88 I. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ..........................................................................88 II. KẾ HOẠCH KIỂM TRA, GIÁM SÁT.......................................................89 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................89 iv
  • 7. DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 1. Phân bố dân cư tại xã Phước Bình......................................................................14 Bảng 2. Tổng hợp hệ thống giao thông liên quan đến VQG Phước Bình............................17 Bảng 3. Hiện trạng rừng VQG Phước Bình năm 2020.....................................................21 Bảng 4. Trữ lượng rừng tại BQLVQG Phước Bình.........................................................22 Bảng 5. Thống kê hiện trạng cơ sở hạ tầng VQG Phước Bình...........................................25 Bảng 6. Thống kê tình hình thực hiện khoán bảo vệ rừng.................................................28 Bảng 7. Thống kê các tổ đội phòng cháy chữa cháy rừng.................................................29 Bảng 8. Kết quả thực hiện trồng rừng giai đoạn 2014 - 2019.............................................30 Bảng 9. Tổng hợp vốn hỗ trợ cho cộng đồng thôn vùng đệm VQG Phước Bình.................31 Bảng 10. Bảng tổng hợp các nguồn thu giai đoạn 2017 – 2019.........................................44 Bảng 11. Bảng tổng hợp các nguồn chi giai đoạn 2017 – 2019..........................................44 Bảng 12. Bố trí kế hoạch sử dụng đất VQG Phước Bình..................................................47 Bảng 13. Điều chỉnh các phân khu chức năng VQG Phước Bình......................................48 Bảng 14. Hiện trạng các loại đất loại rừng chuyển đổi mục đích sử dụng đất......................48 Bảng 15. Các khu rừng có giá trị bảo tồn cao..................................................................52 Bảng 16. Vị trí và diện tích khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên tại VQG Phước Bình đến năm 2030...........................................................................................................................60 Bảng 17. Vị trí và diện tích trồng rừng đến năm 2030......................................................61 Bảng 18. Diện tích chăm sóc rừng trồng VQG đến năm 2030...........................................63 Bảng 19. Khối lượng, vị trí các hạng mục đầu tư cơ sở hạ tầng VQG Phước Bình giai đoạn đến năm 2030.....................................................................................................................70 Bảng 20. Quy mô, diện tích, vị trí cho thuê môi trường rừng............................................77 Bảng 21. Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư phân theo hạng mục............................................82 Bảng 22. Nguồn vốn đầu tư..........................................................................................83 Bảng 23. Vốn đầu tư theo thứ tự ưu tiên.........................................................................83 DANH SÁCH CÁC HÌNH Hình 1. Một số hình ảnh hoạt động của người dân tộc Raglai............................................15 Hình 2. Một số hình ảnh cơ sở hạ tầng VQG đã xây dựng................................................27 v
  • 8. DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1 BTTN : Bảo tồn thiên nhiên 2 BV&PTR : Bảo vệ và phát triển rừng 3 BVR : Bảo vệ rừng 4 CITES : Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora. Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp 5 ĐDSH : Đa dạng sinh học 6 DLST : Du lịch sinh thái 7 DVMTR : Dịch vụ môi trường rừng 8 HCV : Khu rừng có giá trị bảo tồn cao 9 ILO : Tổ chức lao động quốc tế 10 IUCN : International Union for Conservation of Nature and Natural Resources. Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên 11 NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn 12 PCCCR : Phòng cháy chữa cháy rừng 13 QLBVR : Quản lý bảo vệ rừng 14 REDD+ Giảm phát thải khí nhà kính từ mất rừng và suy thoái rừng; Bảo tồn trữ lượng carbon, tăng cường trữ lượng carbon từ rừng, quản lý rừng bền vững 15 SĐVN : Sách đỏ Việt Nam 16 UBND : Ủy ban nhân dân vi
  • 9. MỞ ĐẦU 1. Khái quát chung về công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng đảm bảo mục đích sử dụng rừng Vườn Quốc gia Phước Bình được thành lập theo Quyết định số 822/QĐ-TTg ngày 8/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển hạng Khu bảo tồn thiên nhiên Phước Bình thành Vườn Quốc gia Phước Bình với diện tích 19.814 ha. Vườn Quốc Gia Phước Bình ở độ cao từ 300m đến gần 2.000m so với mực nước biển, trên sườn Đông của Cao nguyên Đà Lạt. Là khu vực chuyển tiếp giữa 3 vùng: Đông Nam Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Theo các đánh giá của các nhà khoa học, VQG Phước Bình chứa đựng giá trị cao về cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học với nhiều loài động thực vật quý hiếm đang bị đe dọa ở cấp quốc gia và toàn cầu. Vườn quốc gia Phước Bình cùng với Vườn quốc gia Bi Duop – Núi Bà (tỉnh Lâm Đồng), Vườn quốc gia Chư Yang Sin (tỉnh Đăk Lắc), Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà (tỉnh Khánh Hòa) tạo thành một vùng rộng lớn liên tục khoảng 150.000ha, góp phần cho công tác bảo tồn Đa dạng sinh học, các giá trị tự nhiên và giá trị văn hoá lịch sử của đồng bào các dân tộc trong khu vực (nơi đây đã từng là chiến khu trong 2 thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của Tây Nguyên và Nam Trung Bộ). Mặt khác, khu rừng Phước Bình còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ vùng đầu nguồn sông Cái, là con sông lớn nhất tỉnh Ninh Thuận, cung cấp nguồn nước thuỷ lợi và nước sinh hoạt cho vùng hạ lưu, một trong những vùng khô hạn nhất Việt Nam. Được sự quan tâm, chỉ đạo của của UBND tỉnh Ninh Thuận và các Sở ban ngành, chính quyền địa phương. VQG Phước Bình đã nỗ lực giữ gìn bảo tồn tài nguyên rừng, đa dạng sinh học bằng các chương trình hành động theo các Quyết định số 2210a /QĐ- UBND ngày 30/10/2012 (Dự án đầu tư Vườn Quốc gia Phước Bình giai đoạn 2013 – 2020); Quyết định số 2056/QĐ-UBND ngày 12/10/2012 (Dự án đầu tư xây dựng Vườn thực vật Vườn Quốc gia Phước Bình giai đoạn 2012 – 2015); Quyết định số 2123/QĐ- UBND ngày 22/10/2012 (Dự án Phát triển du lịch sinh thái giai đoạn 2013 – 2016). Ngày 31/12/2013 UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành quyết định số 2769/QĐ- UBND về việc phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và Phát triển bền vững Vườn Quốc gia Phước Bình tỉnh Ninh thuận đến năm 2020 và Quyết định số 823/QĐ-UBND ngày 31/3/2016 của UBND tỉnh Ninh Thuận về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng Vườn quốc gia Phước Bình giai đoạn 2016 – 2020. Theo đó, VQG Phước Bình đã chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quan trọng như: Chương trình quản lý và bảo vệ rừng; Chương trình phục hồi sinh thái; Chương trình nghiên cứu khoa học và giáo dục đào tạo; Chương trình tuyên truyền giáo dục; Chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng đệm; Chương trình hoạt động du lịch sinh thái và Đầu tư trang thiết bị. Qua đó, đã đạt được một số kết quả nhất định như: Tài nguyên đa dạng sinh học rừng được bảo tồn, bảo vệ không bị suy giảm về số lượng và chất lượng; các hệ sinh thái tự nhiên của rừng được phục hồi, phát triển; phát huy chức năng phòng hộ đầu nguồn, điều tiết, duy trì nguồn nước ngọt cho các hồ nước, nước ngầm để cung cấp cho các nhu cầu sinh hoạt và phát triển kinh tế của địa phương. 2. Sự cần thiết phải xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững. VQG Phước Bình có thành phần thực vật rất phong phú và đa dạng, đến nay đã ghi nhận 1.338 loài, trong đó có 172 loài quý, hiếm, nguy cấp, đặc hữu như: Gõ đỏ, Gõ 1
  • 10. cà te (Afzelia xylocarpa (Kurz.) Craib), Vên vên (Anisoptera costata Korth), Bách xanh (Calocedrus macrolepis Kurz), Đỉnh tùng (Cephalotaxus mannii Hook.f), Dó bầu (Aquilaria crassna Pierre ex Lec.. ), Cẩm lai vú (Dalbergia mammosa Pierre), Cẩm lai bông (Dalbergia olivieri Gamble ex Prain), Dầu con rái, Dầu nước (Dipterocarpus alatus Roxb.. ), Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri Pierre), Sao tía, Săng đào (Hopea ferrea Pierre in Lan..), Xoài Đồng nai (Mangifera dongnaiense Pierre), Thông tre (Podocarpus neriifolius D. Don), Thông 5 lá (Pinus dalatensis Ferres), Pơ mu (Fokienia hodginsii) Về hệ động vật rừng ở VQG Phước Bình đến nay đã ghi nhận được 347 loài động vật, trong đó có 72 loài thú, 206 loài chim, 34 loài bò sát, 35 loài lưỡng cư. Có 4 loài đặc hữu Đông Dương và đang được thế giới quan tâm đó là loài Vượn má vàng nam (Nomascus gabriellae), Chà vá Chân đen (Pygathrix nigripes), Cầy vằn Bắc (Hemigalus owstoni), Mang lớn (Megamumtiacus vuquangensis). Các loài chim phân bố hẹp chỉ giới hạn ở vùng cao nguyên Đà Lạt như: Khướu đầu đen má xám (Garrulax yersini), Khướu mỏ dài (Jabouilleia danjoui), Sẻ thông họng vàng (Carduelis monguilloti). Các loài quý, hiếm, nguy cấp như: Cu li lớn (Nycticebus coucang), Cu li nhỏ (N. ygmaeus), Khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis), Chà vá chân đen (Pygathrix nigripes), Vượn đen má hung (Hylobates concolor gabriellae), Cầy hương (Viverricula indica), Mèo ri (Felis chaus), Bò tót (Bos gaurus), Tê tê Java (Manis javanicus). Thảm thực vật rừng VQG Phước Bình có chức phòng hộ môi trường và phòng hộ nguồn nước cho vùng hạ lưu tỉnh Ninh Thuận. Mọi kịch bản phát triển kinh tế xã hội nói chung và nông nghiệp nói riêng ở vùng hạ lưu này cần phải được tính toán, cân nhắc và quyết định theo khả năng cung cấp nước, mà khả năng này sẽ tùy thuộc có tính quyết định vào độ che phủ và chất lượng của thảm che thực vật rừng. Con người vốn ai cũng khát khao sự phát triển, nhất là những người có trách nhiệm quản lý và lãnh đạo, nhưng hơn bất cứ nơi đâu, nếu không có rừng hoặc rừng bị suy thoái thì sẽ không thể phát triển bền vững và cái giá phải trả sẽ cực kỳ to lớn không chỉ cho thế hệ hôm nay mà còn nhiều thế hệ mai sau. Quy hoạch Bảo tồn và Phát triển bền vững VQG Phước Bình theo Quyết định số 2769/QĐ-UBND ngày 31/12/2013 UBND tỉnh Ninh Thuận sẽ kết thúc vào năm 2020, bên cạnh đó, Luật Lâm nghiệp và các chính sách, chủ trương về lâm nghiệp, phát triển kinh tế xã hội ở địa phương đều có liên quan đến công tác quản lý và sử dụng rừng đặc dụng có nhiều thay đổi: + Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 đã được Quốc hội khóa XIV kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 15/11/2017, có hiệu lực từ ngày 01/01/2019 quy định: “Chủ rừng là tổ chức phải xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững” (Khoản 1 Điều 27). VQG Phước Bình là một tổ chức chủ rừng phải xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững (QLRBV). + Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) đã ban hành Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 quy định về QLRBV. Theo đó, phương án QLRBV có thời gian thực hiện tối đa 10 năm với các nội dung: Đánh giá hiện trạng rừng, quản lý rừng và sử dụng đất; Xác định các mục tiêu quản lý rừng và hệ sinh thái bền vững; Xác định các nội dung hoạt động quản lý, bảo vệ, bảo tồn, phát triển và sử dụng rừng, đất rừng và hệ sinh thái; Xác định các giải pháp thực hiện phương án, gồm giải pháp về vốn đầu tư (vốn ngân sách Nhà nước, tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng, thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế,…). + Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có thông báo số 9799/TB-BNN-VP ngày 2
  • 11. 31/12/2019 về kết luận của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường tại Hội nghị toàn quốc về công tác quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ trong đó có đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ trong năm 2020 hoàn thành việc xây dựng và phê duyệt phương án Quản lý rừng bền vững theo đúng quy định của Luật Lâm nghiệp và Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về quản lý rừng bền vững. Do đó, Việc lập Phương án QLRBV VQG Phước Bình giai đoạn đến năm 2030 đặt trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Thuận và phù hợp với các văn bản pháp luật, chủ trương phát triển kinh tế xã hội địa phương để giúp Ban quản lý VQG Phước Bình triển khai thực hiện các hoạt động quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên là rất cần thiết. VQG Phước Bình vừa quản lý hợp phần rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất nên việc lập Phương án QLRBV phải thể hiện cả 3 loại rừng này. Nội dung của Phương án quản lý rừng bền vững đã tuân thủ theo đúng hướng dẫn tại Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định quản lý rừng bền vững. Dưới đây là chi tiết các nội dung của Phương án. 3
  • 12. Chương 1. CĂN CỨ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN I. CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC 1. Văn bản quy phạm pháp luật của trung ương - Luật Đất đai năm 2013; - Luật Bảo vệ môi trường năm 2014; - Luật Đa dạng sinh học năm 2008; - Luật Lâm nghiệp năm 2017; - Luật Du lịch năm 2017; - Nghị Quyết 88/ 2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội về việc phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; - Nghị Quyết 115/NQ-CP ngày 31/8/2018 của Chính phủ về thực hiện một số cơ chế chính sách đặc thù hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận phát triển kinh tế - xã hội, ổn định sản xuất, đời sống nhân dân giai đoạn 2018 – 2023; - Nghị định 75/2015/NĐ-CP ngày 09/09/ 2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 – 2020; - Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; - Nghị định 83/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/ 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; - Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/1/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; - Nghị định 01/2019/NĐ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng; - Quyết định số 822/QĐ-TTg ngày 8/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển hạng Khu bảo tồn thiên nhiên Phước Bình thành Vườn Quốc gia Phước Bình; - Quyết định số 1222/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020; - Thông tư 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; - Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định chi tiết việc lập điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; - Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý rừng bền vững; - Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và 4
  • 13. Phát triển nông thôn quy định về các biện pháp lâm sinh; - Thông tư số 31/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phân định ranh giới rừng; - Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về điều tra rừng và theo dõi diễn biến rừng; - Thông tư số 15/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung quản lý công trình lâm sinh; - Thông tư số 25/2019/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng cháy chữa cháy rừng; - Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về thống kê ngành nông nghiệp. 2. Văn bản của địa phương - Nghị quyết số 43/2017/NQ-HĐND ngày 11/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016- 2025; - Nghị quyết số 05/NQ-HĐND ngày 12/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận về kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016 - 2020; - Nghị quyết 34/NĐ-HĐND, ngày 17/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận về điều chỉnh, bổ sung một số nội dung trong quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016 – 2025; - Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐND ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận về ban hành quy định một số nội dung chi, mức hỗ trợ cho các hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; - Quyết định số 112/2007/QĐ-UBND ngày 23/5/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc thành lập Vườn Quốc gia Phước Bình tỉnh Ninh Thuận; - Quyết định số 2056/QĐ-UBND ngày 12/10/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng Vườn thực vật Vườn Quốc gia Phước Bình giai đoạn 2012 – 2015; - Quyết định số 2123/QĐ-UBND ngày 22/10/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc phê duyệt Dự án phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc Gia Phước Bình giai đoạn 2013 – 2016; - Quyết định số 2210a /QĐ-UBND ngày 30/10/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc phê duyệt dự án đầu tư Vườn Quốc gia Phước Bình giai đoạn 2013 – 2020; - Quyết định số 2769/QĐ-UBND ngày 31/12/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và Phát triển Vườn Quốc gia Phước Bình tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020; - Quyết định số 2222/QĐ-UBND ngày 30/10/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc điều chỉnh nội dung dự án đầu tư Vườn Quốc gia Phước Bình giai đoạn 2013 – 2020 (giai đoạn 1); - Quyết định số 1303/QĐ-UBND ngày 12/6/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc phê duyệt điều chỉnh nội dung dự án Vườn thực vật Vườn Quốc gia Phước 5
  • 14. Bình giai đoạn 2012 – 2015; - Quyết định số 823/QĐ-UBND ngày 31/3/2016 của UBND tỉnh Ninh Thuận về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng Vườn quốc gia Phước Bình giai đoạn 2016 – 2020; - Quyết định số 934/QĐ-UBND ngày 12/4/2016 của UBND tỉnh Ninh Thuận về việc đính chính Quyết định số 823/QĐ-UBND ngày 31/3/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng VQG Phước Bình 2016 – 2020; - Quyết định số 199/QĐ-UBND ngày 28/6/2016 của UBND tỉnh Ninh Thuận về phê duyệt kết quả quy hoạch 03 loại rừng tỉnh Ninh Thuận, giai đoạn 2016 – 2025; - Quyết định số 3076/QĐ-UBND ngày 09/12/2016 của UBND tỉnh Ninh Thuận về việc phê duyệt kết quả kiểm kê rừng tỉnh Ninh Thuận năm 2016; - Quyết định số 454/QĐ-UBND ngày 22/12/2017 của UBND tỉnh Ninh Thuận về việc giao kế hoạch đầu tư trung hạn các nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương, chương trình mục tiêu quốc gia và vay tín dụng ưu đãi giai đoạn 2016 – 2020; - Quyết định 121/QĐ-UBND ngày 22/01/2018 của UBND tỉnh Ninh Thuận về việc điều chỉnh Dự án đầu tư xây dựng Vườn quốc gia Phước Bình giai đoạn 2016-2020; - Quyết định số 35/2018/QĐ-UBND, ngày 01/6/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của ban quản lý vườn quốc gia phước bình, tỉnh Ninh Thuận; - Quyết định số 171/QĐ-UBND ngày 01/6/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc thành lập Ban quản lý Vườn quốc gia Phước Bình; - Quyết định 217/QĐ-UBND ngày 10/7/2018 của UBND tỉnh Ninh Thuận về việc phê duyệt đề án kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy Hạt kiểm lâm Vườn quốc gia Phước Bình, tỉnh Ninh Thuận; - Quyết định số 36/QĐ-BQLVQGPB ngày 31/7/2018 của Ban quản lý vườn quốc gia Phước Bình về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Trung tâm Giao dục môi trường và Dịch vụ môi trường rừng; - Quyết định số 2327/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 của UBND tỉnh Ninh Thuận về việc giao chi tiết kế hoạch vốn Chương trình mục tiêu năm 2019; - Quyết định số 276/QĐ-UBND ngày 16/7/2019 của UBND tỉnh Ninh Thuận về việc bổ sung một số nội dung tại Điều 1 Quyết định số 199/QĐ-UBND ngày 28/6/2018 của UBND tỉnh Ninh Thuận về việc phê duyệt kết quả quy hoạch 03 loại rừng tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016 - 2025; - Quyết định 1542/QĐ-UBND ngày 26/9/2019 của UBND tỉnh Ninh Thuận về việc điều chỉnh Dự án đầu tư xây dựng công trình Vườn quốc gia Phước Bình giai đoạn 2016-2020; - Quyết định 94/QĐ-UBND ngày 10/4/2020 của UBND tỉnh Ninh Thuận về việc điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020; - Quyết định 241/QĐ-UBND ngày 19/8/2020 của UBND tỉnh Ninh Thuận về điều chỉnh, bổ sung một số nội dung trong quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016 – 2025. II. CAM KẾT QUỐC TẾ 6
  • 15. Việt Nam đã tham gia ký kết hàng loạt công ước quốc tế có liên quan đến việc thực hiện phương án của VQG: - Công ước Đa dạng sinh học: Bảo tồn các dạng tài nguyên sinh học, sử dụng một cách hợp lý các thành phần của ĐDSH, chia sẻ một cách đúng đắn, hợp lý và công bằng. Việt Nam tham gia ký kết ngày 16/11/1994; - Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (UN FCCC) trong đó nêu rõ thỏa thuận Cancun và chính sách bảo đảm của REDD; - Công ước Liên Hiệp Quốc chống sa mạc hóa và hạn hán (UN CCD) trong đó thể hiện nhu cầu của các bên tham gia công ước trong việc đảm bảo quản lý rừng bền vững, trồng rừng, tái trồng rừng và bảo tồn đất; - Công ước Quốc tế CITES về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp, ký kết tại Washington D.C ngày 01/3/1973; - Công ước về Đa dạng sinh học (1992); - Bộ tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững theo FSC của Tập đoàn tư vấn GFA GmbH, phiên bản 1.0 năm 2010. III. TÀI LIỆU SỬ DỤNG - Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện, tỉnh; - Niên giám thống kê huyện Bác Ái. - Báo cáo, số liệu, bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Bác Ái; - Hồ sơ cắm mốc ranh giới đất lâm nghiệp trên lâm phận VQG; - Báo cáo, bản đồ, số liệu kiểm kê rừng VQG Phước Bình - Báo cáo phương án phòng chống cháy rừng hàng năm; - Các báo cáo dự án lâm sinh: giao khoán bảo vệ rừng và chi trả dịch vụ môi trường rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng…trên lâm phận quản lý; - Hệ thống các quy trình và hướng dẫn kỹ thuật: phương pháp điều tra tài nguyên rừng, phân loại chức năng rừng, điều tra đánh giá tác động xã hội - môi trường; điều tra đánh giá đa dạng động – thực vật rừng, giá trị bảo tồn cao của GIZ Việt Nam; 7
  • 16. Chương 2. ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG CỦA ĐƠN VỊ I. THÔNG TIN CHUNG 1. Tên đơn vị chủ rừng Ban quản lý Vườn quốc gia Phước Bình 2. Địa chỉ Trụ sở làm việc chính của Ban quản lý Vườn quốc gia Phước Bình: Xã Phước Bình, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận Văn phòng đại diện: 8B Ngô Gia Tự, TP. Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận Điện thoại: 0259.3827834; Fax: 0259 3826766 Email: vqgphuocbinh@yahoo.com.vn; Website: Vqgphuocbinh.org.vn 3. Quyết định thành lập, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị chủ rừng Vườn quốc gia (VQG) Phước Bình được chuyển hạng từ Khu bảo tồn thiên nhiên Phước Bình thành Vườn quốc gia năm 2006 theo Quyết định 822/2006/QĐ -TTg, ngày 8/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 112/2007/QĐ-UBND ngày 23/5/2007 của UBND tỉnh Ninh Thuận về việc thành lập Vườn quốc gia Phước Bình tỉnh Ninh Thuận. Năm 2018, UBND tỉnh Ninh Thuận ban hành Quyết định số 171/QĐ-UBND ngày 01/6/2018 về việc thành lập Ban quản lý Vườn quốc gia Phước Bình và Quyết định số 35/2018/QĐ-UBND ngày 01/6/2018 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý Vườn quốc gia Phước Bình, tỉnh Ninh Thuận, theo đó chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý Vườn quốc gia Phước Bình như sau: 3.1. Chức năng Ban quản lý Vườn quốc gia Phước Bình là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc và chịu sự quản lý toàn diện của UBND tỉnh Ninh Thuận; đồng thời, chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của các Sở chuyên ngành. Có chức năng bảo vệ, phát triển rừng; bảo tồn, phát huy các giá trị đặc biệt về thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái, đa dạng sinh học, nguồn gen sinh vật và văn hoá, lịch sử, cảnh quan; nghiên cứu khoa học; cung ứng các dịch vụ môi trường, giáo dục môi trường, nghiên cứu khoa học; Đầu tư, liên doanh, liên kết phát triển dịch vụ du lịch theo quy hoạch và quy định của pháp luật. Ban quản lý VQG Phước Bình có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, có kinh phí hoạt động và có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Trụ sở làm việc đặt tại 2 địa điểm như sau: a) Trụ sở chính đặt tại thôn Gia É, xã Phước Bình, huyện Bác Ái. b) Văn phòng đại diện đặt tại 08b Ngô Gia Tự, phường Đài Sơn, TP. Phan Rang- Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. 3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn 8
  • 17. - Tổ chức lập và trình UBND tỉnh Ninh Thuận phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững và Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giả trí. Trên cơ sở các Quyết định phê duyệt của UBND tỉnh Ninh Thuận, BQL VQG Phước Bình xây dựng kế hoạch, lập các dự án đầu tư theo quy định. - Quản lý, bảo vệ, bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái tự nhiên, môi trường và cảnh quan thiên nhiên. - Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế. - Sử dụng bền vững tài nguyên rừng, thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. - Tham gia lập dự án và là chủ đầu tư các dự án vùng đệm, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã trong vùng tổ chức thực hiện dự án vùng đệm, thiết lập quy chế trách nhiệm của cộng đồng dân cư sống trong vùng đệm về công tác quản lý bảo vệ Vườn Quốc gia Phước Bình, tổ chức cho cộng đồng dân cư vùng đệm tham gia các hoạt động bảo tồn, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, các hoạt động du lịch sinh thái, tăng cường giá trị bảo tồn trong vùng đệm, góp phần bảo tồn diện tích rừng đặc dụng, nâng cao nhận thức và sinh kế người dân theo cơ chế đồng quản lý gắn với mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững. - Tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật về bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và phát triển bền vững Vườn quốc gia; tổ chức hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quản lý hồ sơ Vườn quốc gia và kết nối với hệ thống thông tin, lưu trữ và cơ sở quản lý hồ sơ rừng đặc dụng cả nước theo hướng dẫn của Tổng cục Lâm nghiệp, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý bảo vệ rừng trong phạm vi quản lý và vùng đệm. - Quản lý tài chính, tài sản được giao; thực hiện các quy định về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng; cải cách hành chính theo quy định của Nhà nước. - Quản lý bộ máy tổ chức; công chức, viên chức, người lao động; chế độ tiền lương; khen thưởng, kỷ luật theo các quy định hiện hành của Nhà nước. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh giao. 4. Cơ cấu tổ chức của đơn vị Theo Quyết định số 35/2018/QĐ-UBND ngày 01/6/2018 của UBND tỉnh Ninh Thuận, cơ cấu tổ chức của BQL VQG Phước Bình như sau: - Ban lãnh đạo: gồm có Giám đốc và 02 Phó giám đốc (Thực trạng hiện nay chưa có Phó Giám đốc). - Các phòng chuyên môn: + Phòng Tổ chức - Hành chính: 4 người. + Phòng Kế hoạch - Tài chính: 5 người. + Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế: 10 người. - Văn phòng đại diện. - Tổ chức hành chính trực thuộc Ban Quản lý: Hạt Kiểm lâm Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phước Bình: 17 người. 9
  • 18. + Ban lãnh đạo hạt: Hạt trưởng (Giám đốc BQL VQG Phước Bình đồng thời là Hạt trưởng) và 2 Phó Hạt trưởng (Thực trạng hiện nay chưa có Phó Hạt trưởng) + Các Tổ, Trạm thuộc Hạt kiểm lâm BQL VQG Phước Bình: Tổ Hành chính - Tổng hợp; Tổ Quản lý, bảo vệ rừng; Tổ Thanh tra - Pháp chế; 05 trạm Kiểm lâm (Trạm Kiểm lâm K’Rum; Trạm Kiểm lâm Gia É; Trạm Kiểm lâm Bậc Rây; Trạm Kiểm lâm Long Lanh; Trạm Kiểm lâm Hàm Leo – hiện nay chỉ có 3 trạm). - Đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ban Quản lý: Trung tâm Giáo dục môi trường và Dịch vụ môi trường rừng: 9 người. Nhận xét: đặc điểm chung của đơn vị: - BQL VQG Phước Bình là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh Ninh Thuận, thuận lợi cho công tác điều hành, quản lý tài nguyên thiên nhiên. VQG Phước Bình rất đa dạng về hệ sinh thái, đa dạng về loài, đặc biệt là các loài động, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Do đó, công tác cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật rừng, đặc biệt là những loài nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu là việc làm rất cần thiết. Tuy nhiên, Ban quản lý VQG Phước Bình chưa có chuyên gia chuyên trách để thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật. - Với bộ máy, tổ chức trên được thành lập theo đúng quy định về quản lý rừng đặc dụng, các phòng chuyên môn phù hợp với tài nguyên thiên nhiên hiện có của VQG. Tuy nhiên, cơ cấu tổ chức vẫn còn khuyết một số vị trí như: 02 Phó giám đốc VQG, 02 Hạt phó Hạt kiểm lâm nên gặp rất nhiều khó khăn trong công tác chỉ đạo. - Hạt Kiểm lâm BQL VQG Phước Bình đang quản lý: 04 tổ tham mưu giúp việc và 03 Trạm kiểm lâm, được bố trí tại những vị trí xung yếu, trọng điểm xung quanh lâm phần VQG Phước Bình. Tuy nhiên, hiện tại Hạt Kiểm lâm chỉ có 17 người nên còn gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ rừng. - Về công chức kiểm lâm địa bàn: Hạt Kiểm lâm BQL VQG Phước Bình được bố trí 03 công chức kiểm lâm địa bàn trên địa bàn xã Phước Bình, huyện Bác Ái. - Về biên chế: Định biên Hạt Kiểm lâm BQL VQG Phước Bình thuộc biên chế công chức hành chính của tỉnh. Tổng số biên chế được giao năm 2018 là 20 biên chế công chức hành chính, hợp đồng. So với Quyết định số 2769/QĐ-UBND ngày 31/12/2013 về việc phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững VQG Phước Bình, tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 là 40 người (thiếu 20 người, chưa kể cả số lượng biên chế sự nghiệp được tinh giản theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP). II. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐỊA HÌNH, KHÍ HẬU, THỦY VĂN VÀ THỔ NHƯỠNG 1. Vị trí địa lý Ban quản lý Vườn quốc gia Phước Bình được UBND tỉnh Ninh Thuận giao quản lý 3 loại rừng: Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Có tọa độ vị trí địa lý (VN2000, múi chiếu 3 độ): - Từ 12° 9' 59.6" đến 11° 57' 29.4" vĩ độ Bắc - Từ 108° 40' 15,6" đến 108° 51' 23" kinh độ Đông - Ranh giới: + Phía Đông giáp: huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hoà. + Phía Tây giáp: Rừng phòng hộ đầu nguồn Thuỷ Điện Đa Nhim, tỉnh Lâm Đồng. 10
  • 19. + Phía Nam giáp: Công ty TNHH MTV LN Tân Tiến, tỉnh Ninh Thuận. + Phía Bắc giáp: VQG Bi Doup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng. 2. Đặc điểm về địa hình, đất đai a) Địa hình, địa mạo VQG Phước Bình thuộc phần cuối của dãy Trường sơn Nam, với phần lớn địa hình núi cao và núi trung bình, nhiều dãy núi cao đồ sộ từ 1.500 m - 1.800 m, bề mặt chia cắt khá phức tạp, độ cao nghiêng dần từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam. Nhìn chung, khu vực Vườn quốc gia Phước Bình có địa hình lòng máng kín một đầu, mở rộng dần và chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, đáy lòng máng là thung lũng suối Đa Mây, thông với thung lũng sông Cái. Thung lũng suối Đa Mây chia Vườn Quốc gia Phước Bình thành hai khu vực tương đối đối xứng: - Khu vực phía Tây, Tây Nam và phía Nam: Từ suối Đa Mây đến ranh giới tỉnh Lâm Đồng, chiếm 2/3 diện tích của Vườn Quốc gia, gồm 10 tiểu khu (1, 2, 6, 7, 12, 13, 17, 18, 21, 23). Địa hình gồm những dãy núi cao và núi trung bình chính là ranh giới chung của 2 tỉnh Ninh Thuận và Lâm Đồng (Đỉnh Hòn Chang cao 1.978m, Đỉnh Gia Rích cao 1.926m). Bề mặt địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc trung bình trên 300, nhiều sườn có độ dốc lớn hơn 450. Độ chênh cao trong nội bộ Vườn Quốc gia từ suối Đa Mây lên dông núi ranh giới với tỉnh Lâm Đồng lên tới trên 1.000m. - Khu vực phía Bắc, Đông Bắc và phía Đông: Phân bố từ suối Đa Mây đến ranh giới tỉnh Khánh Hoà, gồm 9 tiểu khu (3, 4, 5, 9, 11, 15, 18, 19, 24). Khu vực này có dạng địa hình là núi trung bình và núi thấp, độ cao và độ dốc nhìn chung thấp hơn khu vực phía Tây và phía Tây Nam của Vườn Quốc gia. b) Về địa chất Theo Vũ Tự Lập - Địa lý tự nhiên Việt Nam thì lịch sử kiến tạo khu vực gắn liền với lịch sử phát triển địa chất của khối nhô Kon Tum. Khu vực Vườn Quốc gia Phước Bình nằm ở phần rìa phía Đông Nam của khối nhô Kon Tum, hình thành trong chu kỳ uốn nếp Hecxini, được cấu tạo bằng các đá macma xâm nhập Granit có tuổi Trung sinh. Trong khu vực Vườn Quốc gia có 2 loại nền vật chất tạo đất chính sau: - Đá Macma xâm nhập Granit có cấu trúc hạt thô, mầu xám sáng hoặc hồng nhạt. Khoáng vật chính là Fenspat chiếm từ 60 đến 65%, Thạch anh chiếm từ 35 đến 40%. - Các sản phẩm phù sa cũ và mới, các sản phẩm dốc tụ, rửa trôi từ trên cao xuống. Các dạng lập địa của Vườn Quốc gia Phước Bình được trải dài từ địa hình thung lũng, qua đồi và núi thấp, tới núi trung bình và núi cao, từ nơi có chế độ khí hậu nhiệt đới điển hình chuyển tiếp dần đến nơi có chế độ khí hậu á nhiệt đới vùng núi cao nên có 2 quá trình hình thành đất chủ đạo là quá trình Alit và quá trình Feralit. Do phát triển trên các loại nền vật chất khác nhau và địa hình khác nhau mà hình thành nên những nhóm đất có tính chất khác nhau. Trong phạm vi của khu vực Vườn Quốc gia đã phân hóa thành 3 nhóm đất chính phát triển trên 2 loại nền vật chất và 3 kiểu địa hình đã tạo nên sự đa dạng của các dạng lập địa. Sự đa dạng của các dạng lập địa là một trong những yếu tố thuận lợi tạo nên sự đa dạng của khu hệ thực vật Vườn Quốc gia Phước Bình. c) Thổ nhưỡng Trong Vườn Quốc Gia có 4 nhóm đất chính sau: - Nhóm đất Feralit mùn vàng nhạt trên đá macma axít (FHa). 11
  • 20. + Phân bố: Nhóm đất này phân bố trên đai cao từ 700 ÷ 1700m trong khu vực. + Diện tích: Nhóm đất này có diện tích lớn nhất 14.745ha, chiếm 74,41% tổng diện tích Vườn quốc gia. + Đặc điểm: Loại đất mùn vàng nhạt trên đá Mácma axit là lớp phủ thổ nhưỡng đặc sắc và chiếm diện tích lớn. Đất phát triển trong điều kiện khí hậu lạnh và ẩm của vùng núi trung bình đã làm cho quá trình Feralit yếu dần nhường chỗ cho quá trình mùn hoá, mức độ tích luỹ Al > Fe, do đó tỷ lệ SiO2/Fe2O3 và SiO2/Al2O3 trong cấp hạt sét cao (> 2). Vì vậy màu sắc của đất không còn rực rỡ nữa, mà đã dịu đi. Tầng đất giầu chất hữu cơ, tỷ lệ chất hữu cơ trong đất cao từ 5 đến 8%. Đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ, phản ứng khá chua PHkcl = 4,5 - 5,0. Hàm lượng đạm tổng số tầng mặt giàu (> 0,25%), các tầng dưới trung bình khá; Lân tổng số trung bình khá (0,06 - 0,1%); Ka li tổng số thấp (< 0,7%); đất có khả năng thấm nước, giữ nước tốt. - Nhóm đất đỏ vàng núi thấp trên đá macma axít (Fa). + Phân bố: trên các vùng núi thấp dưới 700m , nơi có độ dốc từ 15 ÷ 250 và trên 250 . + Diện tích: 3.615ha, chiếm 18,24% tổng diện tích Vườn quốc gia. + Đặc điểm: Đất vùng núi thấp của Vườn quốc gia Phước Bình, chịu ảnh hưởng sâu sắc các điều kiện nhiệt ẩm của khí hậu nhiệt đới gió mùa gần xích đạo, là nguồn động lực thúc đẩy sự phát sinh lớp phủ thổ nhưỡng này. Do lớp phủ thổ nhưỡng được cấu tạo bởi đá mẹ Mácma axit, nên đất có màu đặc trưng đỏ vàng. Hình thái phẫu diện đất phổ biến với 2 kiểu sau: A0ABCD (đối với đất còn rừng) và ABCD đối với đất trảng cỏ cây bụi (không còn rừng). Trong tầng đất có nhiều đá lẫn và sỏi sạn Thạch anh, sản phẩm phong hoá không hoàn toàn của đá mẹ sót lại, tỷ lệ đá lẫn có thể lên tới 50% đối với những nơi không còn rừng, độ dốc cao. Tầng đất mỏng đến trung bình, kém tơi xốp, kết cấu kém bền, khả năng giữ nước kém, đất thô, nghèo dinh dưỡng, độ ẩm cây héo cao, đất bí chặt và thiếu dưỡng khí. Đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến sét, tỷ lệ hạt sét đạt từ 40 đến 45%, đất chặt, khá chua PHKCL < 4,5, tỷ lệ chất hữu cơ đạt bình quân từ 3 đến 4%. Những diện tích còn rừng tỷ lệ chất hữu cơ cao hơn, độ phì nhiêu tự nhiên khá đối với diện tích còn rừng và trung bình đến kém đối với những diện tích mất rừng. - Nhóm đất trong các thung lũng (T). + Phân bố: Phân bố trong các thung lũng và bồn địa, được hình thành do phù sa của các dòng sông suối bồi đắp. + Diện tích: 232ha, chiếm 1,17% tổng diện tích Vườn quốc gia. + Đặc điểm: Loại đất này được hình thành từ vật liệu ở nơi khác chuyển đến, đất phân tầng không rõ ràng, tầng đất có độ dày từ trung bình đến dày, thành phần cơ giới nhẹ, đất thoáng, tơi xốp, hàm lượng mùn cao rất màu mỡ. Đất có độ dốc < 50 , đất ít chua (PHKCL = 5,3 - 5,5), là loại đất tốt, rất thích hợp trồng cây cây ăn quả và cây đặc sản. 3. Đặc điểm về khí hậu, thuỷ văn a) Khí hậu Vị trí địa lý và điều kiện địa hình phân hóa khí hậu VQG Phước Bình thành 2 chế độ khí hậu là chế độ khí hậu vùng cao và chế độ khí hậu vùng thấp với những tính chất về nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm không khí tuân theo quy luật phân bố đai cao. Đặc điểm 12
  • 21. dễ nhận thấy nhất của khí hậu khu vực là tình trạng khô hạn trong mùa khô, liên quan tới điều kiện địa hình bị bao bọc khắp các phía Bắc, Tây, Nam bởi các vòng cung núi che chắn các luồng gió trong cả hai mùa. Do nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng khí hậu khô hạn ven biển của tỉnh Ninh Thuận và vùng khí hậu á nhiệt đới của cao nguyên Lang Biang (Lâm Đồng) nên chế độ khí hậu ở khu vực này có những đặc trưng riêng về nhiệt độ và lượng mưa, thể hiện sự chuyển tiếp đó. - Chế độ nhiệt: Có biên độ nhiệt độ ngày và đêm khá cao, dao động trong khoảng 8 - 90 C. Chế độ nhiệt cũng thể hiện vị trí chuyển tiếp của khu vực, nhiệt độ trung bình năm của khu vực luôn thấp hơn so với vùng khô hạn ven biển tỉnh Ninh Thuận khoảng 30 C - 40 C và cao hơn so với khí hậu á nhiệt đới vùng cao nguyên Lâm Đồng khoảng 50 C - 60 C. - Chế độ mưa, ẩm: Chế độ mưa ẩm có sự tương phản sâu sắc giữa mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu vào tháng 6 và kết thúc vào cuối tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 và kết thúc vào cuối tháng 5 năm sau. Lượng mưa hàng năm thường tập trung vào các tháng 7, 8, 9, trong những tháng này số ngày mưa có thể lên tới 23-24 ngày/tháng. Về mùa khô, lượng mưa rất thấp kèm theo lượng bốc hơi lớn là nguyên nhân gây khô hạn, trong năm có tới 3 tháng hạn (Tháng 1; 2; 3). Lượng mưa trung bình ở vùng thấp từ 1.000mm/năm tăng dần đến 2.000mm/năm ở vùng cao. Độ ẩm không khí trong mùa mưa khá cao, dao động trong khoảng 87% - 88 %, đến mùa khô độ ẩm không khí chỉ còn khoảng 70 %. Độ ẩm tương đối trung bình năm của khu vực cao hơn so với Phan Rang 5 – 6 % và cũng tuân theo quy luật tăng dần theo độ cao. - Chế độ gió: Khí hậu khu vực VQG Phước Bình chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa mùa hạ, có khi là tín phong bán cầu nam, có khi chỉ là gió nhiệt đới bán cầu bắc. Vào cuối mùa hạ, tín phong bán cầu nam hình thành từ dải cao áp cận chí tuyến, xuất phát từ rìa tây nam của cao áp Thái Bình Dương thổi qua biển mang theo nhiều hơi nước cộng với sự hoạt động mạnh của dải hội tụ nội chí tuyến gây nên mưa lớn và dai dẳng. Do tác dụng chắn gió của khối núi Nam Trung Bộ mà khu vực ít chịu ảnh hưởng của gió Lào, bản chất là gió nhiệt đới bán cầu bắc, xuất phát từ khối khí chí tuyến vịnh Bengan, thổi qua lục địa Đông Nam Á nên biến tính và trở nên khô, nóng. Khí hậu khu vực không đồng nhất do trải dài trên 3 kiểu địa hình là kiểu địa hình đồi và thung lũng, kiểu địa hình núi thấp và kiểu địa hình núi cao. Sự phân hóa theo quy luật đai cao về chế độ ẩm và chế độ nhiệt đã hình thành nên các điều kiện sinh khí hậu khác nhau, là nguồn động lực chính phát sinh các dạng lập địa khác nhau và các kiểu thảm thực vật rừng khác nhau. b) Điều kiện thủy văn Trong khu vực có 3 suối chính là suối Gia Nhông (Suối Ông), suối Đa Mây (Sông Trương) và suối Hàm Leo. Có rất nhiều các nhánh suối nhỏ đổ về 3 nhánh chính này, nhìn chung các con suối này đều ngắn, có độ dốc lớn, lòng suối hẹp, dòng chảy mạnh dễ gây lũ quét trong mùa mưa. Ba con suối này là đầu nguồn chính của Sông Cái, là sông lớn nhất tỉnh Ninh Thuận, chảy qua và cung cấp nước cho các huyện Bác Ái, Ninh Sơn, Ninh Phước và Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm rồi đổ ra biển. Vườn Quốc gia Phước Bình chính là khu vực rừng đầu nguồn của 3 con suối chính nêu trên, có vai trò quan trọng về mặt phòng hộ và chi phối trực tiếp tới chế độ thủy văn của sông Cái. 13
  • 22. III. DÂN SINH, KINH TẾ, XÃ HỘI 1. Dân số, dân tộc, lao động Dân số và phân bố dân cư: Theo số liệu điều tra 31/12/2019 tại xã Phước Bình, tổng số nhân khẩu hiện đang sinh sống trong xã là 4.326 người và 996 hộ gia đình, bình quân 4,3 người/hộ. Các thôn phân bố chủ yếu dọc theo hai bên đường tỉnh lộ 707. Tổng số người trong độ tuổi lao động trong xã là 2.812 người, chiếm 65 % tổng dân số, trong đó lao động nữ chiếm 45 %, nam 55 %. Lao động trong ngành nông - lâm nghiệp chiếm đa số. Bảng 1. Phân bố dân cư tại xã Phước Bình STT Đơn vị hành chính thôn Tổng số hộ Lao động Nhân khẩu Tổng Nam Nữ Tổng Kinh Raglai và khác 1 Bậc Rây I 157 421 231 189 647 71 576 2 Bậc Rây I 187 428 236 193 659 90 569 3 Bố Lang 183 586 322 264 902 79 823 4 Gia É 196 573 315 258 881 86 795 5 Hành Rạc I 175 478 263 215 736 68 668 6 Hành Rạc II 98 326 179 147 501 59 442 Tổng 996 2.812 1.547 1.265 4.326 453 3.873 Nguồn: UBND xã Phước Bình năm 2019. Trên địa bàn khu vực vùng đệm Vườn quốc gia Phước Bình có 5 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Raglai chiếm đa số 81,6%, dân tộc Chu Ru chiếm 8,0%, dân tộc Chăm chiếm 0,5%, dân tộc K.ho chiếm 0,6% và dân tộc Kinh chiếm 9,3 %. Các dân tộc sống hòa thuận, đoàn kết trong cộng đồng, có sự giao lưu văn hóa, kinh tế, hôn nhân...nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng. Hầu hết là lao động nông nghiệp, lao động phổ thông chưa qua đào tạo; sản xuất chủ yếu theo phương thức, tập quán canh tác truyền thống lạc hậu; trình độ văn hoá thấp, khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật ứng dụng vào thực tiễn sản xuất thấp… đây là rào cản rất lớn để phát triển nền sản xuất hàng hoá trong tương lai. Lực lượng cán bộ xã, thôn bản, còn hạn chế về nhiều mặt; một số chưa theo kịp với xu thế đổi mới cải cách hành chính trong giai đoạn hiện nay. 2. Những hoạt động kinh tế chính, thu nhập đời sống của dân cư Nguồn thu nhập của các hộ dân trong vùng dự án chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp, nhận khoán bảo vệ, trồng rừng, dịch vụ và một số nghề khác. Canh tác thường làm 2 vụ/năm và phụ thuộc vào nước mưa. Đa số đất canh tác nằm trên đất dốc, phương thức canh tác là phát đốt nên rất dễ cháy lan sang rừng tự nhiên. Trên địa bàn xã có một số hộ kinh doanh buôn bán lẻ, trao đổi hàng hóa nông sản. Nguồn thu nhập của các hộ dân chỉ đảm bảo cho các hộ gia đình được từ 9 – 10 tháng, phần thiếu hụt phải dựa vào các nguồn thu từ chăn nuôi, thu hái lâm sản và săn bắt chim thú... để đảm bảo đời sống cho gia đình. Mức thu nhập giữa các hộ gia đình của 14
  • 23. đồng bào dân tộc thiểu số trong khu vực không có sự chênh lệch lớn. Các hộ có kinh tế khá chủ yếu tập chung vào các hộ dân tộc kinh, do biết cách làm ăn và có thêm nguồn thu từ các ngành nghề dịch vụ khác như: dịch vụ sửa chữa xe máy, bán xăng dầu, ăn uống, buôn bán tạp hóa và vật tư nông nghiệp.... Nhà ở người dân tộc Raglai Trường học xã Phước Bình Vườn cây ăn trái (bưởi) của người dân tộc Raglai Vườn cây ăn trái (sầu riêng) của người dân tộc Raglai Hình 1. Một số hình ảnh hoạt động của người dân tộc Raglai Theo kết quả điều tra cho thấy, các xã vùng đệm thuộc VQG Phước Bình, là xã đặc biệt khó khăn nằm trong Chương trình 30a của Chính phủ, so với tiêu chí phân loại hộ nghèo khu vực nông thôn có mức thu nhập bình quân từ 700.000 đồng/người/tháng trở xuống (theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Quyết định 59/2015/QĐ-TTg) thì số hộ nghèo trong vùng chiếm từ 20 – 30%. 3. Thực trạng giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa 3.1. Giáo dục, đào tạo Trong những năm qua sự nghiệp giáo dục các xã vùng đệm đã được chính quyền và nhân dân quan tâm chăm lo cho con em ăn học nâng cao dân trí. Hệ thống trường học đã được đầu tư xây dựng, trải đều ở các địa bàn thôn, trang thiết bị phần nào cũng đã đáp ứng nhu cầu dạy và học. Chất lượng giáo dục cũng không ngừng được nâng lên. Hàng năm có trên 95% học sinh đến lớp đúng độ tuổi, tỷ lệ học sinh bỏ học giảm dần, có nhiều em vươn lên học tập xuất sắc. Công tác phổ cập giáo dục THCS và xóa mù chữ đang thực hiện rất tốt và tiếp tục được củng cố và mở rộng, huy động các đối tượng đến lớp và duy 15
  • 24. trì các lớp sau xóa mù chữ. Tuy nhiên, công tác giáo dục trong vùng cũng còn gặp rất nhiều khó khăn, số phòng học và các phòng chức năng còn thiếu, thiết bị dạy và học chưa đảm bảo. Đặc biệt hiện tượng học hết cấp I rồi bỏ học vẫn còn xảy ra ở những hộ gia đình đói nghèo, việc cho con em học hết cấp 3 còn rất ít. Đây cũng là vấn đề khó khăn khi đưa ra các chương trình chuyển giao khoa học kỹ thuật, cũng như công tác tuyên truyền nhận thức cho nhân dân. Trong vùng đệm của Vườn Quốc Gia có 3 trường mầm non với 19 lớp, 35 giáo viên và 341 học sinh; 4 trường tiểu học với 41 lớp, 74 giáo viên và 862 học sinh; 2 trường trung học cơ sở với 13 lớp, 35 giáo viên và 250 học sinh. 3.2. Y tế Theo số liệu thống kê đến tháng 06 năm 2018 cho thấy, xã Phước Bình đã có 01 trạm y tế là nhà bán kiên cố, với tổng số 10 giường bệnh và 5 cán bộ y sĩ và y tá. Bình quân cứ 940 người dân /01 cán bộ y tế và 470 người/1 giường bệnh, ngoài ra các thôn xóm cũng đều đã có mạng lưới y tá thôn bản. Chăm sóc sức khỏe cộng đồng thực hiện có hiệu quả chương trình Y tế quốc gia và Y tế dự phòng, công tác phòng ngừa dịch bệnh và chiến dịch truyền thông phòng chống sốt rét, 100% các hộ nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, công tác y tế mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ trong việc khám và chữa bệnh, mạng lưới y tá thôn bản chưa phát huy được hết vai trò trách nhiệm của mình vào việc giám sát dịch bệnh, tiêm chủng, vận động kế hoạch hoá gia đình. 3.3. Văn hóa Đời sống văn hoá tinh thần của người dân trong vùng ngày càng được cải thiện, đặc biệt công tác bảo tồn, sử dụng và phát triển những bản sắc văn hóa dân tộc: Lễ hội ẩm thực truyền thống của người Raglai; Lễ cưới của người Raglai; Lễ bỏ mả của dân tộc Raglai; Lễ hội ăn mừng lúa mới của người Raglai. Nhận xét: Thành phần dân tộc trên địa bàn Phước Bình đơn giản, đa số là dân tộc Raglai nên ít có sự khác biệt về phong tục tập quán giữa các dân tộc với nhau nên thuận lợi cho công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức quản lý tài nguyên thiên nhiên. Văn hóa người dân tộc Raglai rất phong phú, rất thuận lợi cho VQG Phước Bình tổ chức phát triển du lịch sinh thái có sự tham gia của cộng đồng địa phương. Được các cấp Đảng và Chính quyền địa phương quan tâm đầu tư về giáo dục, y tế, văn hóa nên đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Bên cạnh những mặt thuận lợi cũng còn gặp một số khó khăn trong việc huy động, động viên con em đi học, cơ sở vật chất dạy và học còn thiếu, đời sống còn khó khăn, dân số ngày càng tăng nên áp lực tác động xấu vào rừng là điều khó tránh khỏi nên trong giai đoạn đến 2030 VQG Phước Bình sẽ chú trọng đầu tư xây dựng mô hình sinh kế bền vững gắn với công tác quản lý bảo vệ rừng. IV. GIAO THÔNG Nhìn chung, về hạ tầng giao thông trong khu vực khá thuận lợi, đây là một trong những điều kiện cơ bản để tổ chức phát triển du lịch sinh thái, tuần tra quản lý bảo vệ rừng. Tại các xã vùng lõi VQG tương đối thuận lợi. Các tuyến giao thông nối với các xã vùng đệm đã được nâng cấp, sửa chữa như con đường chính nối từ VQG đến 02 xã Phước Bình, Phước Hòa. Tại xã Phước Bình có 24 km/34 km đường giao thông liên xã. 16
  • 25. Bảng 2. Tổng hợp hệ thống giao thông liên quan đến VQG Phước Bình TT Tên đường Chiều dài ( m) Chiều rộng (m) Ghi chú 1 Tỉnh lộ đi Bậc Rây I 950 3,5 Bê tông 2 Tỉnh lộ đi khu tái định canh Bậc Rây II 1.000 3,5 Bê tông 3 UBND xã đi thôn Bố Lang mới 1.500 3,5 Bê tông 4 UBND xã đi làng văn hóa Homestay - thác Cha Pót 2.004 3,5 Bê tông 5 UBND xã đi thôn Gia É ( qua cầu sông Trương) 1.406 3,5 Bê tông 6 Tỉnh lộ - Khu SX Hành Rạc I (có 260 m đường bê tông) 1.500 3,5 -5 Bê tông 7 Tỉnh lộ - Khu SX Hành Rạc I (Phía Nam suối Gia Nhông) 1.196 3,5 Bê tông 8 UBND xã đi thôn Bố Lang củ (có 321 m đường bê tông 5.100 3,5 -5 Bê tông 9 Tỉnh lộ - Khu SX Hành Rạc I (Gần bẫy đá Pi năng Tắc) 1.700 4 Bê tông 10 Tỉnh lộ 18.000 6 Rải nhựa Tổng 34.356 V. DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG 1. Những loại DVMTR mà VQG Phước Bình đang triển khai thực hiện - Trên địa VQG Phước Bình đã và đang triển khai 2 loại DVMT rừng như sau: + Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối. + Điều tiết, duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội. - Đối tượng chi trả: + Các cơ sở sản xuất thủy điện phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối, điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất thủy điện + Các cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch phải chi trả tiền dịch vụ về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất nước sạch - Rừng cung ứng DVMTR là 19.468,76 ha (Theo Quyết định số 850/QĐ-UBND ngày 25/5/2018). - Hình thức chi trả: BQL VQG Phước Bình hàng năm nhận được tiền chi trả DVMTR từ Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Ninh Thuận (Chi trả gián tiếp). - Đối tượng nhận tiền chi trả DVMTR: Các cộng đồng thôn trên địa bàn xã Phước Bình nhận khoán bảo vệ rừng tại các tiểu khu 15, 17, 18, 19, 23, 24 với diện tích 4.036ha. + Cộng đồng Hành Rạc 1: 1762,5 ha; 17
  • 26. + Cộng đồng Hành Rạc 2: 797 ha; + Cộng đồng Bố Lang : 889 ha; + Cộng đồng Gia É : 588 ha. - Tổng số tiền điều phối về BQL VQG Phước Bình từ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Ninh Thuận tăng mạnh qua các năm: + Năm 2017: 146.759.041 đồng; + Năm 2018: 410.524.479 đồng; + Năm 2019: 500.819.686 đồng. - Đơn giá chi trả qua các năm: 33.021 đồng/ha; năm 2018: 101.244 đồng/ha; 139.055 đồng/ha. 2. Đánh giá tiềm năng cung cấp các loại dịch vụ môi trường Ngoài 2 loại DVMTR đang thực hiện còn có tiềm năng cung cấp thêm 2 loại dịch vụ môi trường rừng bởi các lý do sau: + Một trong những mục tiêu hoạt động của VQG Phước Bình trong 10 năm tới là “Sử dụng khôn khéo” có nghĩa là vừa sử dụng vừa bảo tồn, nên VQG Phước Bình sẽ tiến hành tổ chức phát triển DLST dưới hình thức tự tổ chức, liên kết hoặc cho thuê môi trường rừng. Khi đó loại dịch vụ bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng cho kinh doanh dịch vụ du lịch chắc chắn sẽ phát triển rất mạnh và tạo nguồn thu đáng kể để phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng đồng thời giảm áp lực nguồn ngân sách nhà nước. - Còn đối với loại dịch vụ Hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng; giảm phát thải khí nhà kính từ hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, tăng trưởng xanh do chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể của chính phủ nên chưa thể thực hiện. Nhận xét: Chính sách dịch vụ môi trường rừng đã được triển khai trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận kể từ khi Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 ra đời, trong đó ở VQG Phước Bình đã và đang thực hiện 2 loại dịch vụ môi trường rừng. Đây là một trong những nguồn thu để nâng cao thu nhập của cộng đồng địa phương tham gia nhận khoán bảo vệ rừng, qua đó nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng được tốt hơn. Trong tương lai, VQG Phước Bình sẽ thực hiện tiếp 2 loại DVMTR còn lại khi đó chắc chắn thu nhập và nhận thức bảo vệ rừng của cộng đồng địa phương được nâng cao hơn. VI. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT 1. Hiện trạng sử dụng đất tại BQL VQG Phước Bình - Vườn quốc gia Phước Bình được thành lập theo Quyết định 822/2006/QĐ-TTg ngày 08/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển hạng khu bảo tồn thiên nhiên Phước Bình thành Vườn quốc gia Phước Bình, theo đó diện tích VQG Phước Bình là 19.814 ha, trong đó: + Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 10.486 ha. + Phân khu phục hồi sinh thái: 9.144 ha. + Phân khu hành chính dịch vụ: 184 ha. và vùng đệm VQG là: 11.082 ha, bao gồm xã Phước Bình và Phước Hòa. 18
  • 27. - Ngày 14/9/2007, UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành Quyết định số 241/2007/QĐ-UBND về việc về việc phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh ninh thuận giai đoạn 2007 – 2015, theo đó tổng diện tích và các phân khu VQG Phước Bình không thay đổi so với Quyết định 822/2006/QĐ-TTg ngày 08/6/2006. - Ngày 31/12/2013, UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành Quyết định số 2769/QĐ- UBND về việc về việc phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và Phát triển Vườn Quốc gia Phước Bình tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020. Theo đó, tổng diện tích VQG Phước Bình là 19.814 ha, trong đó: + Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 10.486 ha. + Phân khu phục hồi sinh thái: 8.108 ha. + Phân khu hành chính dịch vụ: 1.090 ha. + Vùng đệm trong: 130 ha (Diện tích đất ở, trường học và đất canh tác của các hộ dân thôn Hành Rạc I). và vùng đệm VQG là: 11.082 ha, bao gồm xã Phước Bình và Phước Hòa. - Năm 2014, theo quyết định 1976/2014/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030. Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp của VQG là 19.684ha. - Theo quyết định 276/QĐ-UBND ngày 16 tháng 7 năm 2019 của UBND tỉnh Ninh thuận về việc bổ sung một số nội dung tại điều 1 Quyết định 199/QĐ-UBND ngày 28/6/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kết quả quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Ninh thuận giai đoạn 2016 - 2025. Trong đó, quy hoạch đất lâm nghiệp của VQG Phước Bình đến năm 2020 là: 24.997,19 ha, trong đó: + Đất rừng đặc dụng: 19.607,66 ha; + Đất rừng phòng hộ: 5.279,61 ha; + Đất rừng sản xuất: 109,92 ha. Như vậy, từ số liệu trên, quy hoạch lại 3 loại rừng giữa Quyết định 822/2006/QĐ- TTg ngày 08/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 199/QĐ-UBND ngày 28/6/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận có sự biến động về diện tích rừng và đất rừng đặc dụng như sau: - Về ranh giới rừng đặc dụng: Không thay đổi. - Về diện tích rừng đặc dụng giảm 233,34 ha do phương pháp tính diện tích giữa mặt cầu và mặt phẳng tạo nên sự chênh lệch. Cụ thể số liệu theo Quyết định 822/2006/QĐ-TTg ngày 08/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ được tính theo hệ tọa độ cầu (Spherical), trong khi đó số liệu theo Quyết định 199/QĐ-UBND ngày 28/6/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận được tính toán trên hệ tọa độ Cartesian (Đây là hệ tọa độ phẳng, hai chiều, được xác định bởi khoảng cách phương ngang theo trục X và phương thẳng đứng theo trục Y. Mỗi điểm trên mặt phẳng được xác định bởi tọa độ X, Y. Số đo tương đối về khoảng cách, diện tích và hướng là không đổi trên mặt phẳng tọa độ Đề cát). Hiện nay, cơ quan quản lý địa chính và quản lý, thống kê lâm nghiệp đều sử dụng cách tính trên hệ tọa độ phẳng. 19
  • 28. 2. Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, tình hình quản lý sử dụng đất 2.1. Quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai - Tại Điều 10, Luật đất đai năm 2013. Đất rừng đặc dụng được xếp trong Khoản 1. Nhóm đất nông nghiệp. - BQL VQG Phước Bình đang tiến hành rà soát và làm thủ tục đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Thuận cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên diện tích được giao quản lý để đảm bảo được nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp trên diện tích đã được giao quản lý. 2.2. Quyền sử dụng rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp - Đất rừng đặc dụng: + Vườn quốc gia (VQG) Phước Bình chính thức được thành lập theo Quyết định số 822/QĐ-TTg ngày 8/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển hạng Khu bảo tồn thiên nhiên Phước Bình thành Vườn Quốc gia Phước Bình. + VQG thuộc hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam, là loại hình khu bảo tồn cao nhất trong rừng đặc dụng. Được Nhà nước quy hoạch ổn định, lâu dài, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang các mục đích khác, để thực hiện các dự án đầu tư phải thực hiện theo quy định tại Điều 20, Luật Lâm nghiệp. - Đất rừng phòng hộ và sản xuất: Theo quyết định 276/QĐ-UBND ngày 16/7/2019 của UBND tỉnh Ninh thuận, đã giao cho BQL VQG Phước Bình quản lý thêm 5.279,61 ha đất rừng phòng hộ và 109,92 ha đất rừng sản xuất. - Theo quy định của Luật Lâm nghiệp, tại Chương VIII. Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng, Điều 73 và Điều 75 thì BQL VQG Phước Bình là chủ rừng đặc dụng có các quyền sau: + Được nhà nước công nhận quyền sử dụng rừng trên diện tích được giao; + Được cung ứng dịch vụ môi trường rừng và hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng; + Được hưởng lợi từ công trình hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát triển rừng do nhà nước đầu tư; + Hợp tác liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để phát triển rừng; + Được hưởng chính sách đầu tư, bảo vệ và phát triển rừng; + Được khai thác lâm sản theo quy định; + Được cho thuê MTR; hợp tác, liên kết kinh doanh DLST; nghỉ dưỡng, giải trí theo Phương án quản lý rừng bền vững được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; + Tiến hành các hoạt động khoa học và công nghệ, giảng dạy, thực tập, hợp tác quốc tế. Như vậy, VQG Phước Bình có quyền về sử dụng đất, quản lý là hợp pháp, đúng các quy định về quản lý, sử dụng đất được giao theo các quy định của luật pháp Việt Nam. Ranh giới VQG Phước Bình xác định trên bản đồ và đã được cắm mốc, bảng tại thực địa. Tuy nhiên, một số khu vực giáp ranh với khu dân cư, hệ thống mốc bảng còn thưa, khó phân biệt nên trong giai đoạn sắp tới sẽ làm rõ ràng hơn. 20
  • 29. VII. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG 1. Hiện trạng diện tích, trạng thái, chất lượng các loại rừng thuộc phạm vi quản lý của chủ rừng Trên cơ sở bản đồ theo dõi diễn biến rừng hàng năm, bản đồ hiện trạng rừng theo Quyết định 199/QĐ-UBND ngày 28/6/2018 về việc phê duyệt kết quả quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Ninh thuận giai đoạn 2016 – 2025 và Quyết định 276/QĐ-UBND ngày 16/7/2019 về việc bổ sung một số nội dung tại Điều 1 của Quyết định 199/QĐ-UBND ngày 28/6/2018, dự án tiến hành cập nhật kết quả kiểm kê đất trống có cây gỗ tái sinh và kết quả phúc tra hiện trạng rừng của VQG Phước Bình trên phần diện tích rừng phòng hộ, rừng sản xuất. Theo đó, tổng diện tích của VQG Phước Bình đang quản lý là 24.997,19 ha, trong đó: - Rừng đặc dụng: 19.607,66 ha; - Rừng phòng hộ: 5.279,61 ha; - Rừng sản xuất 109,92 ha. Chi tiết hiện trạng rừng và sử dụng đất được thể hiện ở bảng tổng hợp sau: Bảng 3. Hiện trạng rừng VQG Phước Bình năm 2020 Đvt: ha Phân loại rừng Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất Tổng diện tích TỔNG 19.607,66 5.279,61 109,92 24.997,19 I. RỪNG PHÂN THEO NGUỒN GỐC 16.731,79 3.348,96 77,77 20.158,52 1. Rừng tự nhiên 16.600,01 3.122,32 77,11 19.799,44 - Rừng thứ sinh 16.600,01 3.122,32 77,11 19.799,44 2. Rừng trồng 131,78 226,64 0,66 359,08 - Trồng mới trên đất chưa có rừng 131,78 226,64 0,66 359,08 II. RỪNG PHÂN THEO ĐIỀU KIỆN LẬP ĐỊA 16.731,79 3.348,96 77,77 20.158,52 1. Rừng trên núi đất 16.731,79 3.348,96 77,77 20.158,52 2. Rừng trên núi đá 3. Rừng trên đất ngập nước 4. Rừng trên cát III. RỪNG TN PHÂN THEO LOÀI CÂY 16.600,01 3.122,32 77,11 19.799,44 1. Rừng gỗ 15.409,71 2.501,26 74,96 17.985,93 Rừng lá rộng thường xanh 7.418,14 1.691,34 0,00 9.109,48 Rừng lá rộng lá kim 444,81 92,27 0,00 537,08 Rừng lá rộng rụng lá 5.087,09 468,84 74,96 5630,89 Rừng lá kim 2.459,67 248,81 0 2708,48 2. Rừng tre nứa 145,94 3,91 0 149,85 3. Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa 1.044,36 617,15 2,15 1663,66 IV. RỪNG GỖ TN PHÂN THEO TRỮ LƯỢNG 15.552,47 2.501,26 74,96 18.128,69 21
  • 30. Phân loại rừng Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất Tổng diện tích 1. Rừng giàu 3.855,68 19,88 0,00 3.875,56 2. Rừng trung bình 4.221,64 704,61 1,57 4.927,82 3. Rừng nghèo 2.652,39 1.010,82 73,39 3.736,60 4. Rừng nghèo kiệt 152,51 0,00 0,00 152,51 5. Rừng phục hồi 4.670,25 765,95 0,00 5.436,20 V. ĐẤT CHƯA CÓ RỪNG 2.875,87 1.930,65 32,15 4.838,67 1. Đất trống có cây gỗ tái sinh 285,73 20,36 - 306,09 2. Đất trống không có cây gỗ tái sinh 1.861,04 356,10 2,85 2.219,99 3. Núi đá không cây 4. Đất có cây nông nghiệp 606,80 1.476,12 29,30 2.112,22 5. Đất khác trong lâm nghiệp 46,15 78,07 - 124,22 6. Đất không có rừng dự kiến đưa ra khỏi 3 loại rừng 76,15 - - 76,15 - Về quy hoạch ba loại rừng: Vườn hiện đang quản lý ba loại rừng là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất, trong đó rừng đặc dụng chiếm chủ yếu (chiếm 78,44% diện tích quản lý); rừng phòng hộ chiếm 21,12% và diện tích rừng sản xuất không đáng kể so với diện tích quản lý (chiếm 0,44 %); Diện tích rừng phòng hộ và rừng sản xuất là diện tích quy hoạch đưa vào BQL VQG Phước Bình quản lý theo Quyết định 276/QĐ-UBND ngày 16/7/2019 về việc bổ sung một số nội dung tại Điều 1 của Quyết định số 199/QĐ-UBND ngày 28/6/2018. - Về hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp: Đất có rừng là 20.154,1 ha, chiếm 80,60%, trong đó diện tích rừng tự nhiên 19.796,11 ha, chiếm 79,2% và diện tích rừng trồng 357,99 ha, chiếm 1,4%. Diện tích đất chưa có rừng 4.843,09 ha, chiếm 19,4%, trong đó đất có cây nông nghiệp, cây gỗ tái sinh núi đất, đất trống núi đất chiếm tỷ lệ cao nhất và diện tích mặt nước thấp nhất, trong đó trạng thái đất có cây nông nghiệp, cây gỗ tái sinh núi đất, đất trống núi đất chiếm tỷ lệ cao nhất và diện tích mặt nước thấp nhất. 2. Tổng trữ lượng các loại rừng Bảng 4. Trữ lượng rừng tại BQL VQG Phước Bình Đvt: m3 TT Phân loại rừng Tổng Rừng đặc dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất I RỪNG PHÂN THEO NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH 2.315.302,8 2.065.877, 8 244.383,4 5.041,6 1 Rừng tự nhiên 2.306.225,2 2.063.483,5 237.712,0 5.029,7 - Rừng nguyên sinh - - Rừng thứ sinh 2.306.225,2 2.063.483,5 237.712,0 5.029,7 2 Rừng trồng 9.077,6 2.394,3 6.671,4 11,9 - Trồng mới trên đất chưa có rừng 9.077,6 2.394,3 6.671,4 11,9 II RỪNG PHÂN THEO ĐIỀU KIỆN LẬP ĐỊA 2.315.302,8 2.065.877, 8 244.383,4 5.041,6 22
  • 31. TT Phân loại rừng Tổng Rừng đặc dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất 1 Rừng trên núi đất 2.315.302,8 2.065.877, 8 244.383,4 5.041,6 2 Rừng trên núi đá - 3 Rừng trên đất ngập nước - 4 Rừng trên cát - III RỪNG PHÂN THEO LOÀI CÂY - 1 Rừng gỗ tự nhiên 2.244.069,6 2.019.776, 6 219.325,7 4.967,3 - Rừng gỗ lá rộng TX hoặc nửa rụng lá 1.105.744,5 990.339,0 115.405,5 - - Rừng gỗ lá rộng rụng lá 620.112,2 551.788,9 63.356,0 4.967,3 - Rừng gỗ lá kim 469.996,7 435.592,9 34.403,8 - - Rừng gỗ hỗn giao lá rộng và lá kim 48.216,2 42.055,8 6.160,4 - 2 Rừng tre nứa (1.000 cây) 5.992 5.083 902 6 - Lồ ô (đã bao gồm trong Rừng hỗn giao) 5.992 5.083 902 6 - Các loài khác - 3 Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa 56.164,1 38.623,7 17.484,5 55,9 Gỗ là chính 56.164,1 38.623,7 17.484,5 55,9 4 Rừng cau dừa - IV RỪNG GỖ TỰ NHIÊN PHÂN THEO TRỮ LƯỢNG 2.244.069,6 2.019.776, 6 219.325,7 4.967,3 - Rừng giàu 964.464,8 959.892,4 4.572,4 - - Rừng trung bình 752.363,2 648.251,3 103.915,6 196,3 - Rừng nghèo 240.174,6 180.084,5 55.319,1 4.771,0 - Rừng nghèo kiệt 4.673,2 4.673,2 - - - Rừng phục hồi 282.393,8 226.875,2 55.518,6 - Kết quả trên cho thấy: Tổng trữ lượng rừng là 2.315.302,8 m3 , trong đó: Phân theo 3 loại rừng: Rừng đặc dụng: 2.065.877,84 m3 (89,2%); Rừng phòng hộ 244.383,42 m3 (10,6%) và rừng sản xuất là 5.041,6m3 (0,2%). Phân theo nguồn gốc hình thành rừng: Rừng tự nhiên: 2.306.225,2 m3 , chiếm 99,5%, còn lại là rừng sản xuất. Phân theo loài cây: Rừng gỗ lá rộng TX hoặc nửa rụng lá: 1.105.744,5 m3 (47,6 %); Rừng gỗ lá rộng rụng lá: 620.112,2 m3 (26,8 %); Rừng gỗ lá kim: 469.996,7 m3 (20,3 %); Rừng gỗ hỗn giao lá rộng và lá kim: 48.216,2 m3 (2,1 %). Phân theo trữ lượng rừng: Rừng giàu có 964.464,8 m3 , chiếm 41,7 %; Rừng trung bình có 752.363,2 m3 , chiếm 32,5 %; Rừng nghèo có 240.174,6 m3 , chiếm 10,4 %; Rừng nghèo kiệt có 4.673,2 m3 , chiếm 0,2 %; Rừng phục hồi có 282.393,8 m3 , chiếm 12,2 % 23
  • 32. 3. Hiện trạng phân bố lâm sản ngoài gỗ - Theo kết quả khảo sát các kết quả điều tra, xây dựng danh lục thực vật, VQG Phước Bình các loài lâm sản ngoài gỗ sau: 239 loài thực vật sử dụng làm thuốc; 13 loài thực vật sử dụng quả, hạt và thuốc; 12 loài thực vật sử dụng rau và thuốc; 24 loài thực vật sử dụng quả, hạt; 15 loài sử dụng làm rau. - Đến nay, công tác điều tra lâm sản ngoài gỗ chưa được điều tra về phân bố, trữ lượng cũng như xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích, sử dụng bền vững gắn với công tác quản lý bảo vệ rừng có sự tham gia của cộng đồng địa phương. Trong giai đoạn sắp tới VQG Phước Bình sẽ ưu tiên đầu tư để sử dụng nguồn lâm sản ngoài gỗ này một cách bền vững. VIII. HIỆN TRẠNG VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT, CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ĐÃ THỰC HIỆN - Đến năm 2012 UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành quyết định phê duyệt đầu tư 03 dự án: (1) Dự án đầu tư Vườn Quốc gia Phước Bình giai đoạn 2013 – 2020 (chia làm 2 giai đoạn 2013-2015 và 2016-2020) được phê duyệt theo quyết định số 2210a /QĐ-UBND ngày 30/10/2012; (2) Dự án đầu tư xây dựng Vườn thực vật Vườn Quốc gia Phước Bình giai đoạn năm 2012 – năm 2015 được phê duyệt theo quyết định số 2056/QĐ-UBND ngày 12/10/2012; (3) Dự án Phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Phước Bình giai đoạn 2013 – 2016 được phê duyệt theo quyết định số 2123/QĐ-UBND ngày 22/10/2012 - Ngày 31/12/2013 UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành quyết định số 2769/QĐ- UBND về việc phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và Phát triển bền vững Vườn Quốc gia Phước Bình tỉnh Ninh thuận đến năm 2020. Nhằm mục tiêu “Quy hoạch tổng thể các giá trị tiềm năng của Vườn Quốc gia Phước Bình về đa dạng sinh học, cảnh quan, du lịch sinh thái, phòng hộ môi trường, kinh tế xã hội, nhân văn làm cơ sở để Vườn Quốc gia Phước Bình quản lý, bảo vệ và phát triển các giá trị của Vườn Quốc gia’’ - Đến hết năm 2015, do khó khăn về nguồn vốn, nhân lực thực hiện nên Ban quản lý Vườn Quốc gia Phước Bình chỉ xây dựng một số các hạng mục: Trụ sở Vườn Quốc gia, văn phòng đại điện, Hạt kiểm lâm, nhà tiêu bản động thực vật, nhà làm việc chuyên gia và một số hạng mục công trình phụ trợ khác (đạt khoảng 20 % các hạng mục đầu tư theo quyết định của UBND tỉnh Ninh Thuận). Còn nhiều hạng mục rất quan trọng phục vụ cho công tác quản lý bảo vệ rừng, PCCCR, bảo tồn ĐDSH chưa được xây dựng (Trạm quản lý bảo vệ rừng Bố Lang; Hệ thống đường tuần tra, chữa cháy chưa được đầu tư hoàn thiện; Các công trình phòng cháy chữa cháy rừng: Nhà tập luyện phòng cháy chữa cháy rừng, Bể chứa nước PCCC; Khu hành chính dịch vụ Vườn thực vật; Xây dựng phát triển các tuyến, điểm du lịch văn hóa – lịch sử,…). Bên cạnh đó, Vườn Quốc gia Phước Bình vẫn còn thiếu nhiều loại trang thiết bị, phương tiện cần thiết để phục vụ công tác dự báo, phòng chống cháy rừng, quản lý bảo vệ rừng, điều tra giám sát đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học. Trước tình hình đó, BQL VQG Phước Bình đã tiến hành lập “Dự án đầu tư xây dựng Vườn quốc gia Phước Bình giai đoạn 2016 – 2020” và đã được UBND tỉnh Ninh Thuận phê duyệt tại Quyết định số 823/QĐ-UBND ngày 31/3/2016. - Đến ngày ngày 22 tháng 01 năm 2018 UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành Quyết định 121/QĐ-UBND về việc điều chỉnh Dự án đầu tư xây dựng Vườn quốc gia Phước 24
  • 33. Bình giai đoạn 2016 - 2020, trên cơ sở hợp nhất các hạng mục chưa được đầu tư thuộc 03 dự án đã được phê duyệt (bao gồm: Dự án đầu tư Vườn Quốc gia Phước Bình giai đoạn 2013 – 2020 được phê duyệt theo quyết định số 2210a /QĐ-UBND ngày 30/10/2012; Dự án đầu tư xây dựng Vườn thực vật Vườn Quốc gia Phước Bình giai đoạn 2012 – 2015 được phê duyệt theo quyết định số 2056/QĐ-UBND ngày 12/10/2012; và Dự án Phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Phước Bình giai đoạn 2013 – 2016 được phê duyệt theo quyết định số 2123/QĐ-UBND ngày 22/10/2012) sẽ được tổng hợp lại thành Dự án Vườn Quốc gia Phước Bình giai đoạn 2016 – 2020. 1. Thống kê hiện trạng cơ sở hạ tầng phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng. Được sự quan tâm của UBND tỉnh Ninh Thuận, UBND huyện Bác Ái cùng các Sở, ban ngành. Hơn 10 năm qua, VQG Phước Bình đã được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ cho công tác quản lý bảo vệ rừng như sau: Bảng 5. Thống kê hiện trạng cơ sở hạ tầng VQG Phước Bình STT Hạng mục Khối lượng 1 Khu văn phòng Ban quản lý Vườn Quốc gia Hệ thống cấp nước Hệ thống 1 2 Xây dựng các trạm quản lý bảo vệ rừng 2.1 Trạm Crum, Tại thôn Hành Rạc I, xã Phước Bình. Trạm 1 2.2 Trạm Gia É, Tại thôn Gia É, xã Phước Bình. (Trung tâm của Vườn) Trạm 1 3 Hệ thống đường giao thông tuần tra, chữa cháy 3.1 Tuyến T1: Đường tuần tra kết cấu bằng BTXM, L=1,96km km 1,96 3.2 Tuyến T2: Đường tuần tra đi bộ (bậc thang) kết cấu bằng đá chẻ xây, L=0,9km km 0,9 3.3 Tuyến T3: Đường tuần tra, chữa cháy: Phát quang tuyến đường mòn, đào đắp tạo phẳng mặt đường B=1,5m, L= 2,2km km 2,2 4 Công trình phòng cháy, chữa cháy rừng 4.1 Chòi quan sát phát hiện sớm lửa rừng Chòi 3 4.2 Hệ thống biển báo, biển cấm Biển 1 5 Các công trình xây dựng khác 5.1 Cổng chào và bảng tên Vườn Quốc gia Cái 2 5.2 Nội qui bảng tuyên truyền Bảng 10 5.3 Nhà chòi quan sát Cái 5 25
  • 34. STT Hạng mục Khối lượng 6 Dự án đầu tư xây dựng Vườn thực vật 6.1 Hệ thống tường rào, cổng bảo vệ, nhà bảo vệ Hệ thống 1 6.2 Hệ thống đường giao thông nội vườn km 5,63 6.3 Trạm dừng chân Trạm 6 6.4 Khu hành chính dịch vụ: Khối nhà công vụ nhà 1 Sân bê tông, bãi đỗ xe m² 500 Nhà sưu tập Phong lan nhà 1 Vườn ươm và huấn luyện cây giống m² 946 Vườn sưu tập cây thuốc m² 2.400 6.5 Hệ thống điện 1 6.6 Hệ thống cấp thoát nước Hệ thống đường ống dẫn nước m 450 Bể chứa Cái 1 6.7 Hệ thống thu gom rác thải Nhà vệ sinh phục vụ du khách Nhà 2 6.8 Bảng tuyên truyền, bảng nội quy Bảng 20 6.9 Khu sưu tập cây cảnh: san ủi đất, tạo mặt bằng m2 1.000 6.10 Hệ thống thoát nước vườn thực vật m 400 7. Sưu tập, giám định mẫu, đóng biến tên cây DA 1 Nguồn: VQG Phước Bình, năm 2019 Nhìn chung cơ sở hạ tầng của Ban quản lý VQG Phước Bình đã góp phần nâng cao hiệu quả làm việc của công chức, viên chức. Diện tích rừng, tài nguyên đa dạng sinh học được giữ vững, ý thức cộng đồng về công tác bảo vệ tài nguyên rừng được nâng cao. Ban quản lý VQG Phước Bình đã thực hiện quản lý, sử dụng tài sản nhà nước theo đúng quy định của nhà nước. Hàng năm đã thực hiện kiểm kê tài sản cố định do đơn vị quản lý, sử dụng. Đơn vị thực hiện kiểm kê, rà soát tài sản hàng năm lên kế hoạch mua sắm bổ sung từ nguồn kinh phí thường xuyên và nguồn kinh phí khác. Quy trình mua sắm tài sản được thực hiện theo đúng quy định của Luật Đấu thầu, thực hiện cơ chế công khai minh bạch trong mua sắm và chống lãng phí trong mua sắm tài sản công. 2. Kết quả các chương trình, dự án đã thực hiện 2.1. Chương trình quản lý bảo vệ rừng Chương trình quản lý bảo vệ rừng, các hoạt động của VQG như sau: - Đóng mốc, bảng ranh giới để phân định giữa đất thuộc VQG quản lý và đất ngoài VQG do huyện Bác Ái quản lý; - Xây dựng bản đồ phân bố các loại rừng (bản đồ hiện trạng rừng) của VQG Phước Bình trên phần mềm MapInfo phục vụ các hoạt động bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, theo dõi diễn biến rừng hàng năm. 26
  • 35. Vườn thực vật Trạm kiểm lâm Bạc Rây Trạm dừng chân suối Gia Nhông Cầu đi bộ vượt suối Gia Nhông Phòng trưng bày tiêu bản Nhà nghỉ trong rừng Hình 2. Một số hình ảnh cơ sở hạ tầng VQG đã xây dựng - Đã phân chia rừng và theo các phân khu chức năng: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, phân khu Dịch vụ - Hành chính, các phân khu chức năng được xây dựng trên phần mềm MapInfo và các phần mềm chuyên dụng. Tại mỗi Phân khu chức năng được quy định chức năng, biện pháp quản lý riêng để phục vụ công tác quản lý, bảo vệ. - Các trạm kiểm lâm BQL VQG Phước Bình được bố trí tại những vị trí xung yếu, trọng điểm xung quanh lâm phần VQG Phước Bình và bố trí 03 công chức kiểm lâm địa bàn trên địa bàn xã Phước Bình, huyện Bác Ái. Mỗi đơn vị được giao quản lý, phụ trách từng khu vực riêng của mình và phối hợp quản lý chung trên phạm vi toàn VQG. 27