SlideShare a Scribd company logo
1 of 71
Download to read offline
UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN CÔ TÔ
BÁO CÁO TỔNG HỢP
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN CÔ TÔ ĐẾN NĂM
2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
1
Cô Tô, tháng 6 năm 2014
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................................................4
I. Tính cấp thiết của qui hoạch...........................................................................................................4
II. Quan điểm, mục tiêu.....................................................................................................................5
III. Nhiệm vụ qui hoạch......................................................................................................................6
IV. Các căn cứ lập quy hoạch.............................................................................................................8
V. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................................9
PHẦN 1: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN........................................................10
KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN CÔ TÔ.............................................................................................................10
1.1. Nguồn lực và điều kiện tự nhiên ..............................................................................................10
1.1.1. Vị trí địa lý..........................................................................................................................10
1.1.2. Đặc điểm khí hậu và tài nguyên khí hậu ............................................................................11
1.1.3. Tài nguyên đất...................................................................................................................13
1.1.4. Tài nguyên nước................................................................................................................16
1.1.5. Nguồn lợi biển và tài nguyên rừng.....................................................................................17
1.1.6. Tài nguyên du lịch .............................................................................................................20
Huyện đảo Cô Tô hội tụ nhiều tiềm năng thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái biển cao cấp
như:.............................................................................................................................................20
- Cô Tô còn giữ được vẻ nguyên sơ của môi trường sinh thái nước, không khí trong lành, cấu tạo
kiến trúc địa chất, địa hình và địa mạo dải bờ biển giàu hình ảnh và nên thơ, đặc biệt hấp dẫn
với các bãi biển tự nhiên như Hồng Vàn, Vàn Chải và hai bãi biển tại đảo Cô Tô con. Cô Tô cũng
có những cánh rừng nguyên sinh với nhiều loài động, thực vật quý hiếm, có hệ sinh thái biển
phong phú và đặc biệt có loài sinh vật biển quý hiếm như bò biển..., rất thích hợp với du lịch
nghỉ dưỡng, phù hợp với du lịch biển hiện nay của nước ta........................................................20
1.2. Nguồn vốn đầu tư phát triển....................................................................................................21
1.3. Các điều kiện môi trường, xã hội và dân cư .............................................................................22
PHẦN 2: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN CÔ TÔ TRONG GIAI ĐOẠN 2001-2012...27
2.1. Đánh giá chung về phát triển kinh tế xã hội..............................................................................27
2.1.1. Tăng trưởng và phát triển kinh tế......................................................................................27
2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế................................................................................................28
2.1.3. Thu ngân sách ...................................................................................................................37
2.1.4. Việc làm và mức sống dân cư ............................................................................................38
3.1.5. Các lĩnh vực văn hoá - xã hội .............................................................................................39
2.2. Hiện trạng phát triển kết cấu hạ tầng.......................................................................................41
2
2.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn .....................................................................................44
2.3.1. Những điểm thuận lợi của huyện trong phát triển kinh tế - xã hội....................................44
2.3.2. Những khó khăn hạn chế...................................................................................................45
PHẦN 3: PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN ĐẢO CÔ TÔ ĐẾN NĂM 2020 TẦM
NHÌN 2030...........................................................................................................................................47
3.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển ...........................................................................................47
3.1.1. Quan điểm phát triển.........................................................................................................47
3.1.2. Mục tiêu phát triển............................................................................................................48
3.2. Luận chứng các phương án tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ..................................49
3.2.1. Luận chứng ba phương án phát triển.................................................................................49
3.2.2. Lựa chọn phướng án (luận giải tính khả thi)......................................................................53
3.3. Quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực ................................................................................55
3.3.1. Định hướng phát triển ngành nông, lâm,ngư nghiệp.........................................................55
3.3.2. Định hướng phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ..............................................61
3.3.3. Định hướng phát triển du lịch - thương mại .....................................................................68
3.4. Định hướng phát triển các lĩnh vực xã hội................................................................................78
3.4.1. Phát triển nguồn nhân lực.................................................................................................78
3.4.2. Giáo dục.............................................................................................................................80
3.4.3. Y tế.....................................................................................................................................81
3.5. Định hướng xây dựng kết cấu hạ tầng huyện đảo và trên mỗi đảo .........................................83
3.5.1. Hạ tầng giao thông vận tải.................................................................................................83
3.5.2. Hạ tầng điện ......................................................................................................................87
3.5.3. Hạ tầng cấp nước sinh hoạt ..............................................................................................87
3.5.4. Hạ tầng xử lý nước thải......................................................................................................88
3.5.5. Hạ tầng xử lý chất thải rắn.................................................................................................89
3.5.6. Hạ tầng bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin ......................................................90
3.5.7. Hạ tầng thương mại, chợ ..................................................................................................90
3.6. Bảo vệ môi trường....................................................................................................................91
3.7. Công tác an ninh, quốc phòng...................................................................................................92
3.8. Luận chứng phát triển theo lãnh thổ........................................................................................93
3.8.1. Phương hướng sử dụng đất...............................................................................................94
3.8.2. Định hướng phát triển đô thị ............................................................................................96
3.9. Danh mục các chương trình dự án ưu tiên đầu tư....................................................................97
PHẦN 4: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐẢM BẢO THỰC HIỆN QUY HOẠCH ĐỊNH HƯỚNG CHUNG........100
4.1. Giải pháp huy động vốn đầu tư...............................................................................................100
4.1.1. Định hướng chung...........................................................................................................101
4.1.2. Giải pháp cụ thể...............................................................................................................102
3
4.2. giải pháp phát triền nguồn nhân lực.......................................................................................103
4.2.1. Đối với cán bộ viên chức nhà nước..................................................................................103
4.2.2. Giải pháp đối với lao động trong các khu vực kinh tế......................................................104
4.2.3. Giải pháp thu hút nhân tài...............................................................................................105
4.3. Các giải pháp khác ..................................................................................................................106
4.4. Tổ chức thực hiện...................................................................................................................106
4.4.1. Công khai quy hoạch........................................................................................................106
4.4.2. Giám sát thực hiện qui hoạch..........................................................................................107
4.5. Kiến nghị.................................................................................................................................107
PHỤ LỤC.............................................................................................................................................109
LỜI MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của qui hoạch
Trong giai đoạn vừa qua, phát triển kinh tế của huyện Cô Tô đã đạt được những
kết quả quan trọng như cơ sở hạ tầng có những thay đổi lớn (điện, giao thông,
trường học, đô thị) tăng trưởng kinh tế cao, thu nhập bình quân đầu người được
cải thiện, cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng tích cực với xu hướng giảm
dần giá trị đóng góp của khu vực nông-lâm-thủy sản và tăng đóng góp của khu
vực dịch vụ. Tuy nhiên, so với lợi thế và tiềm năng, huyện còn chưa phát huy
hết để có sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Bình quân thu
nhập/người/năm còn thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung của tỉnh Quảng
Ninh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, kinh tế của huyện vẫn chủ yếu dựa
4
vào khai thác tài nguyên sẵn có là chủ yếu mà chưa tận dụng và phát huy hết
những lợi thế sẵn có. Một tiềm năng và lợi thế lớn của Cô Tô đó là khả năng
phát triển du lịch hiện mới chủ yếu bùng nổ theo hướng tự phát nên dịch vụ
cung cấp và đáp ứng chỉ ở mức bình dân và chưa theo hướng phát triển bền
vững, có giá trị gia tăng cao.
Trong bối cảnh thế giới và Việt Nam có xu hướng điều chỉnh mục tiêu và định
hướng phát triển kinh tế theo hướng xanh, những định hướng phát triển đưa ra
trong bản “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội huyện đảo Cô Tô thời
kỳ 2000-2010” xây dựng năm 2000 đã được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt
tại Quyết định số 2784/QĐ-UB ngày 31 tháng 10 năm 2000 hiện không phù hợp
với bối cảnh mới hiện nay. Cụ thể hơn, tỉnh Quảng Ninh đã lựa chọn phương
hướng phát triển kinh tế của tỉnh đó là “chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế
từ “nâu” sang “xanh”, từ khu vực có giá trị gia tăng thấp sang khu vực có giá trị
gia tăng cao và bền vững.
Chính vì vậy, để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhanh
hơn, thống nhất và phù hợp với quan điểm và mục tiêu chung của tỉnh Quảng
Ninh đã chọn, việc nghiên cứu xây dựng “Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH
huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" là cần thiết và cấp bách
làm cơ sở cho huyện đề ra các giải pháp nhằm tận dụng tối đa các nguồn lực để
xây dựng và phát triển nhằm đưa Cô Tô trở thành đô thị sinh thái biển trong giai
đoạn tới.
II. Quan điểm, mục tiêu
- Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội huyện 5 năm gần đây
- Xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Cô Tô đến
năm 2020, tầm nhìn đến 2030 cần đảm bảo phù hợp với định hướng phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vùng lãnh thổ và của quốc gia. Tạo bước
đột phá nhằm xây dựng và phát triển huyện đảo Cô Tô trở thành đô thị
sinh thái biển trong tương lai gần; trở thành pháo đài vững chắc bảo vệ
chủ quyền biển đảo vùng Đông Bắc của Tổ quốc.
- Xây dựng các chương trình, dự án ưu tiên và đề xuất các giải pháp để
triển khai thực hiện giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn 2030
5
III. Nhiệm vụ qui hoạch
1. Phân tích, đánh giá các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội đối với mục
tiêu phát triển của huyện trong tỉnh và vùng, bao gồm:
- Vị trí địa lý, mối quan hệ lãnh thổ và khả năng phát huy các yếu tố này
cho quy hoạch phát triển của huyện.
- Đặc điểm khí hậu và tài nguyên khí hậu và dự báo khả năng khai thác
chúng.
- Phân tích, đánh giá phát triển và dự báo dân số, phân bố dân cư gắn với
yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và các giá trị văn hoá phục vụ phát triển.
- Phân tích, đánh giá hệ thống kết cấu hạ tầng về mức độ đáp ứng yêu cầu
phát triển cao hơn.
- Phân tích, đánh giá quá trình phát triển và hiện trạng phát triển kinh tế -
xã hội của huyện.
2. Phân tích, dự báo ảnh hưởng của các yếu tố trong nước và quốc tế đến
phát triển kinh tế, xã hội của huyện; tác động của quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh, của vùng đến phát triển kinh tế – xã hội của huyện.
3. Đánh giá về các lợi thế so sánh, hạn chế và cơ hội cùng các thách thức
đối với phát triển huyện trong thời kỳ quy hoạch.
4. Luận chứng mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế,
xã hội phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh và
vùng lãnh thổ, bao gồm:
- Xác định vị trí, vai trò của huyện đối với nền kinh tế của tỉnh và vùng,
từ đó luận chứng mục tiêu và quan điểm phát triển của huyện. Tác động của quy
hoạch tỉnh, quy hoạch ngành đối với huyện trong thời kỳ quy hoạch. Luận
chứng mục tiêu phát triển (gồm cả mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể).
- Đối với mục tiêu kinh tế: tăng trưởng kinh tế (tính theo giá trị sản xuất),
giá trị xuất khẩu, một số sản phẩm, lĩnh vực chủ yếu và tỷ trọng đóng góp của
huyện đối với tỉnh, đóng góp vào ngân sách, năng suất lao động và khả năng
cạnh tranh có so sánh với bình quân chung của tỉnh.
- Đối với mục tiêu xã hội: mức tăng việc làm, giảm thất nghiệp, giảm đói
nghèo, mức độ phổ cập về học vấn, tỷ lệ tăng dân số, tỷ lệ lao động qua đào tạo,
mức giảm bệnh tật và tệ nạn xã hội.
6
- Đối với mục tiêu môi trường: giảm mức độ ô nhiễm môi trường và mức
đảm bảo các yêu cầu về môi trường trong sạch theo tiêu chuẩn môi trường -
TCVN. Đưa ra các chính sách, biện pháp đối với một đô thị xanh, sạch phù hợp
và trở thành huyện đảo sinh thái.
- Nhiệm vụ và giải pháp đạt mục tiêu. Luận chứng phát triển cơ cấu kinh
tế, định hướng phát triển và phân bố các ngành và lĩnh vực then chốt và các sản
phẩm quan trọng và lựa chọn cơ cấu đầu tư (kể cả đề xuất các chương trình, dự
án đầu tư trọng điểm trong giai đoạn 5 năm đầu và cho thời kỳ quy hoạch).
- Luận chứng phát triển nguồn nhân lực và các giải pháp phát triển và đào
tạo nguồn nhân lực;
- Luận chứng phương án tổng hợp về tổ chức kinh tế, xã hội trên lãnh thổ
huyện (lựa chọn phương án tổng thể khai thác lãnh thổ);
- Tổ chức lãnh thổ hệ thống đô thi, điểm dân cư tập trung, khu vực phát
triển du lịch; Phát triển hệ thống làng nghề cá; khu thương mại, hệ thống chợ
gắn với các điểm dân cư.
- Tổ chức lãnh thổ khu vực nông thôn; phát triển các vùng cây trồng, vật
nuôi, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản hàng hoá.
- Xác định phương hướng phát triển cho những lãnh thổ đang kém phát
triển và những lãnh thổ có vai trò động lực; phát triển các vùng khó khăn gắn
với ổn định dân cư, xoá đói giảm nghèo.
- Xác định biện pháp giải quyết chênh lệch về trình độ phát triển và mức
sống dân cư giữa đô thị và nông thôn và giữa các tầng lớp dân cư;
- Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đảm bảo yêu cầu trước mắt và lâu
dài của các hoạt động kinh tế, xã hội của huyện và gắn với huyện khác trong
tỉnh:
a) Lựa chọn phương án phát triển mạng lưới giao thông của huyện trong
tổng thể mạng lưới giao thông của cả tỉnh.
b) Phương án phát triển thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông.
c) Phương án phát triển mạng lưới chuyển tải điện gắn với mạng lưới
chuyển tải điện của cả tỉnh.
d) Phương án phát triển các công trình thuỷ lợi, dự trữ nước ngọt và cấp
nước.
7
đ) Lựa chọn phương án phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội và phúc
lợi công cộng. Phát triển mạng lưới giáo dục đào tạo (cả đào tạo nghề), hệ thống
y tế- chăm sóc sức khỏe và các cơ sở văn hoá - xã hội.
- Định hướng quy hoạch sử dụng đất (dự báo các phương án sử dụng đất
căn cứ vào định hướng phát triển ngành, lĩnh vực)
- Luận chứng danh mục dự án đầu tư ưu tiên.
- Luận chứng bảo vệ môi trường; xác định những lãnh thổ đang bị ô
nhiễm trầm trọng, những lãnh thổ nhạy cảm về môi trường và đề xuất giải pháp
thích ứng để bảo vệ hoặc sử dụng các lãnh thổ này.
- Xác định các giải pháp về cơ chế, chính sách nhằm thực hiện mục tiêu
quy hoạch; đề xuất các chương trình, dự án đầu tư trọng điểm có tính toán cân
đối nguồn vốn để bảo đảm thực hiện và luận chứng các bước thực hiện quy
hoạch; đề xuất phương án tổ chức thực hiện quy hoạch:
a) Giải pháp về huy động vốn đầu tư.
b) Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực.
c) Giải pháp về khoa học công nghệ, môi trường.
d) Giải pháp về cơ chế, chính sách.
đ) Giải pháp về tổ chức thực hiện.
IV. Các căn cứ lập quy hoạch
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc
lập, phê duyệt và quản lý Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội; Nghị
định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006;
- Quyết định số 145/2004/QĐ-TTg ngày 13/8/2004 của Thủ tướng Chính
phủ về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế-xã hội vùng kinh tế trọng điểm
Bắc Bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
- Quyết định số 491/2009QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính
Phủ về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
- Quyết định số 800/2010/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướng Chính
Phủ về việc phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn
mới giai đoạn 2010-2020.
8
- Chị thị số 2178/CT-TTg ngày 2/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về
việc tăng cường công tác quy hoạch.
- Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ KH&ĐT về việc
hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày
11/01/2008 sửa đổi;
- Quyết định số 01/2012/QĐ-BKH ngày 12/2/2012 của Bộ trưởng Bộ Kế
hoạch và Đầu tư về việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy
hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch
ngành và quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ yếu;
- Thông báo số 108-TB/TW ngày 1/10/2012 của Ban Chấp hành Trung
ương về Đề án “Phát triển kinh tế-xã hội nhanh, bền vững; bảo đảm vững chắc
quốc phòng, an ninh và thí điểm xây dựng hai đơn vị hành chính-kinh tế đặc
biệt Vân Đồn, Móng Cái Quảng Ninh”
- Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 20/3/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy
về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng chiến lược, lập, quản lý
và thực hiện quy hoạch.
- Nghị quyết số 13 của Tỉnh về kế hoạch phát triển KT-XH 2011-2015 và
2016-2020.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn
đến năm 2050 và ngoài năm 2050.
V. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê: thu thập, nghiên cứu các số liệu, công trình, tài
liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra thực địa, kết hợp phỏng vấn trực tiếp.
- Phương pháp chuyên gia: hội thảo lấy ý kiến của chuyên gia các ngành,
các địa phương về định hướng, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội
- Phương pháp phân tích dự báo: được sử dụng để phân tích, đánh giá các
thông tin về thị trường làm căn cứ để quy hoạch.
9
- Phương pháp làm việc nhóm và cùng tham gia giữa đơn vị tư vấn lập
quy hoạch, UBND huyện, các đơn vị trực thuộc UBND huyện và các đơn vị liên
quan khác.
.
NỘI DUNG QUI HOẠCH
PHẦN 1: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN
KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN CÔ TÔ
1.1. Nguồn lực và điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Cô Tô là huyện đảo nằm ở phía Đông tỉnh Quảng Ninh, với tọa độ địa lý: Từ
200
55’ đến 210
15’7” vĩ độ Bắc. Từ 1070
35’ đến 1080
20’ kinh độ Đông. Huyện Cô
Tô cách đất liền 100km về phía đông bắc Vịnh Bắc Bộ, có tổng chiều dài biên giới
biển tiếp giáp với Trung Quốc gần 200km từ khơi đảo Trần đến ngoài phía đông
đảo Bạch Long Vĩ của Hải Phòng.
Phía Bắc giáp đảo Cái Chiên (huyện Hải Hà), đảo Vĩnh Thực (thị xã Móng
Cái).
Phía Nam giáp vùng biển đảo Bạch Long Vĩ - Hải Phòng.
10
Phía Tây giáp huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh.
Huyện Cô Tô là một quần đảo, trong đó có 3 đảo lớn: đảo Cô Tô, đảo
Thanh Lân và đảo Trần. Diện tích tự nhiên toàn huyện thường xuyên thay
đổi, do có sự tích tụ và bồi đắp của đất đai. Theo Quyết định mới nhất của
Thủ tướng Chính phủ số 272/QĐ-TTg ngày 27/02/2007, diện tích tự nhiên
của huyện là 47,43 km2
(4.743,37 ha) chiếm 0,8% diện tích đất đai tự nhiên
của tỉnh Quảng Ninh. Cô Tô có 3 đơn vị hành chính gồm 2 xã và thị trấn.
Đảo Cô Tô cách đất liền khoảng 60 hải lý, gần ngư trường khai thác hải
sản lớn của cả nước; Đảo Trần nằm ở vị trí Đông Bắc của huyện, cách khu
kinh tế mở Móng Cái khoảng 35 km, nằm trong khu vực cửa khẩu, cách
đường hàng hải quốc tế Hải Phòng - Bắc Hải 30 km.
Với vị trí địa lý nêu trên, Cô Tô là một huyện đảo nằm ở vị trí có nhiều
tiềm năng phát triển kinh tế trên biển, du lịch, giao lưu kinh tế với nhân dân
Trung Hoa. Quần đảo Cô Tô có vị trí chiến lược, đặc biệt quan trọng về an
ninh quốc phòng để làm cơ sở vạch đường cơ bản khi hoạch định đường biên
giới trên biển của nước ta. Có vị trí thuận lợi để phát triển dịch vụ cứu hộ
cứu nạn trên biển.
Huyện Cô Tô còn có ví trí quan trọng tạo thành điểm kết nối và tuyến du lịch,
giải trí Hạ Long - Cửa Ông - Vân Đồn – Cô Tô.
1.1.2. Đặc điểm khí hậu và tài nguyên khí hậu
a. Khí hậu, thời tiết
Quần đảo Cô Tô có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh
mang tính chất khí hậu hải dương. Do chịu ảnh hưởng và tác động của biển đã
tạo ra những tiểu vùng sinh thái hỗn hợp miền núi ven biển.
- Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ trung bình năm 22,70
C, dao động từ 170
- 280
C, nhiệt độ trung
bình cao nhất từ 270
- 300
C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối 36,20
C. Về mùa đông,
nhiệt độ trung bình thấp nhất từ 13,50
- 15,80
C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 4,40
C.
- Lượng mưa
Cô Tô là huyện nằm phía Đông tỉnh Quảng Ninh, nơi có mưa lớn. Lượng
mưa tương đối cao so với toàn tỉnh, trung bình năm là 1.707,8 mm, năm cao
11
nhất 2.561,8 mm, thấp nhất khoảng 908 mm. Tuy vậy, lượng mưa phân bố
không đều trong năm và phân làm 2 mùa rõ rệt:
- Mùa mưa nhiều kéo dài 5 tháng, thường từ tháng 5 đến tháng 9. Lượng
mưa chiếm 78 - 80% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa cao nhất vào khoảng
396 mm vào tháng 8 hàng năm.
- Mùa mưa ít: Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 20
- 22% tổng lượng mưa năm, tháng có mưa ít nhất là tháng 12, tháng 1 và tháng
2 từ 20 - 26 mm.
- Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 84%, tương đương mức trung
bình của các huyện, thị xã trong tỉnh. Độ ẩm không khí thường thay đổi theo
mùa và các tháng trong năm, tháng 3 và 4 có độ ẩm cao nhất tới 90%, thấp nhất
vào tháng 10 và 11 là 77 - 78%.
- Chế độ gió - bão
Trên địa bàn huyện Cô Tô thường thịnh hành 2 loại gió chính là gió mùa
đông bắc và gió mùa đông nam.
Gió mùa đông nam: xuất hiện vào mùa mưa, thổi từ biển vào mang theo
hơi nước và gây ra mưa lớn. Hàng năm Cô Tô thường chịu ảnh hưởng trực tiếp
của 5 đến 7 cơn bão với sức gió từ cấp 8 đến cấp 11, giật trên cấp 11. Vào tháng
5 đến tháng 10 hay gặp dông tố, đặc biệt tháng 6 đến tháng 8 cơn dông thường
xuất hiện từ 15 đến 20 ngày, khi có dông thường hay gây ra mưa to, gió mạnh
tạo ra vùng gió xoáy làm ảnh hưởng xấu đến các phương tiện hoạt động trên
biển.
Gió mùa đông bắc: Xuất hiện vào mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm
sau, tốc độ gió trung bình từ 4-6 m/s. Đặc biệt gió mùa đông bắc tràn về thường
lạnh và mang theo giá rét, thời tiết khô hanh, thường ảnh hưởng đến sản xuất
nông nghiệp, gia súc, gia cầm...
Bão: Quần đảo Cô Tô là một trong những nơi chịu ảnh hưởng của bão
nhiều nhất nước ta, bão thường xuất hiện vào thời kỳ từ tháng 6 đến tháng 11,
nhiều nhất là tháng 6 và tháng 8, ảnh hưởng của bão đối với vùng này là rất lớn,
vì bão thường gây ra gió mạnh từ 40 - 50 m/s và mưa lớn từ 300 - 400
mm/ngày.
12
- Sương có hai loại sương mù và sương muối. Sương muối ít xảy ra, nếu
có thì sương muối thường xuất hiện vào cuối tháng 12 và tháng 1 năm sau.
Sương mù hàng năm có khoảng từ 15 - 30 ngày.
Như vậy thời tiết khí hậu đáng lưu ý nhất trên huyện đảo là mưa và bão
lũ. Mưa tập trung theo mùa đã gây ra thừa nước về mùa mưa nhiều và thiếu
nước khá gay gắt vào mùa mưa ít. Bão lũ có thể gây ra những thiên tai, thảm
họa ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, khi bố trí các
ngành sản xuất và xây dựng cần tính tới thời kỳ mưa và gió bão trên đảo.
b. Thuỷ văn và hải văn
Nhìn chung chế độ thuỷ văn ở huyện Cô Tô phân bố không đều theo hai
mùa, hệ thống sông suối trên đảo ít và ngắn, dốc, hay bị khô hạn về mùa đông.
Huyện đảo Cô Tô là khu vực có chế độ hải văn điển hình cho vùng vịnh
Bắc Bộ, phụ thuộc vào gió mùa. Vào thời điểm có gió mùa Đông Bắc, sóng biển
thống trị có hướng Đông Bắc - Tây Nam, biên độ lớn và tương đối ổn định.
Mùa hè sóng hướng Nam có biên độ nhỏ hơn sóng hướng Đông Bắc. Mùa mưa
bão sóng đạt tới 6m. Thủy triều dao động lớn từ 3,95-4,95m.
Tóm lại: Huyện đảo Cô Tô nằm trong vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ có vị
trí chiến lược về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng trên biển. Đặc biệt
Huyện có vị trí tiền tiêu trên biển của vùng Đông bắc Tổ quốc, gần các trung
tâm kinh tế lớn của vùng như Hạ Long, Hải Phòng và các trung tâm du lịch như
Vân Đồn, Móng Cái, đây là các yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế tổng hợp
của huyện.
Tuy vậy, huyện Cô Tô cũng chịu nhiều thách thức lớn trước sóng gió, bão
tố của thiên nhiên, nằm cách xa đất liền và phải thường xuyên đối mặt với
những vi phạm chủ quyền lãnh thổ trên biển và vùng biển của nước ta.
1.1.3. Tài nguyên đất
Đất đai huyện Cô Tô được chia thành 3 nhóm chính gồm đất cát, đất giây, đất
đỏ vàng.
Nhóm đất cát
Nhóm đất cát được hình thành ven biển, ven các sông chính do sự bồi đắp chủ
yếu từ sản phẩm thô với sự hoạt động của các hệ thống sông và biển. Nhóm đất
13
này phân bổ ở thị trấn Cô Tô, xã Thanh Lân và xã Đồng Tiến, gồm có 3 đơn vị
đất là:
Bãi cát ven sông, ven biển: đơn vị đất này gồm có 1 đơn vị phân loại đất
phụ là: Bãi cát ngập triều, loại đất này thường ở địa hình thấp ngoài đê biển và
thường xuyên ảnh hưởng của chế độ thuỷ triều.
Đất cồn cát trắng vàng: loại đất này chủ yếu thành phần cơ giới là cát, ở
địa hình cao tạo thành những cồn cát dài, và được phân bổ ở các xã, thị trấn
trong huyện. Loại đất này có một đơn vị phân loại đất phụ là: Đất cồn cát trắng
vàng điển hình, đất này có đặc điểm là: có phản ứng chua (pHKCL: 4,50 ở tầng
đất mặt). Hàm lượng chất hữu cơ ở các tầng đều rất nghèo. Dung tích hấp thụ
(CEC) thấp: 4,40mg/100g đất ở tầng mặt và tăng dần theo chiều sâu. Thành phần
cơ giới chủ yếu là cát thô, cát vật lý > 95%.
Đất cát biển: loại đất này phân bố ở xã Đồng Tiến và thị trấn Cô Tô. Đơn vị
đất này được chia làm 2 đơn vị đất phụ là:
- Đất cát biển điển hình: phân bố ở xã Đồng Tiến, thường ở địa hình cao hoặc
vàn cao, hình thành chủ yếu do sự hoạt động của sông và biển. Thành phần cơ giới
từ cát pha đến cát mịn. Đất có phản ứng chua, hàm lượng chất hữu cơ ở các tầng đều
nghèo. Dung tích hấp thu thấp.
- Đất cát biển giây sâu: phân bố ở xã Đồng Tiến và thị trấn Cô Tô, đất có quá
trình hình thành cũng giống đất cát biển điển hình, song ở điều kiện địa hình thấp
hơn nên thường xuất hiện tầng giây ở độ sâu dưới 50cm. Phản ứng của đất chua
pHKCL: 4,49-5,22. Hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số ở tầng đất mặt nghèo, tương
ứng là: 1,01% và 0,48%. Lân tổng số và dễ tiêu ở tất cả các tầng đất. Kali tổng số và
dễ tiêu nghèo (<0,5mg/100g đất), canxi và manhê trao đổi thấp, lượng canxi trao đổi
chiếm ưu thế hơn so với manhê. Dung tích hấp thụ (CEC) rất thấp, thành phần cơ
giới cát mịn là chủ yếu.
Nhóm đất Giây
Đất Giây được hình thành từ các vật liệu không gắn kết, trừ các vật liệu có thành
phần cơ giới thô và trầm tích phù sa có đặc tính phù sa. Chúng biểu hiện đặc tính
Giây mạnh ở độ sâu 0-50cm. Đất Giây phân bố ở các xã Thanh Lân và Đồng Tiến.
Đất Iây có một đơn vị đất là đất Giây chua.
Đất Giây chua có một phân loại đất phụ là đất Giây chua điển hình. Đất Giây
chua điển hình có phản ứng chua (pHKCL: 4,34-4,69). Hàm lượng hữu cơ ở tầng đất
14
mặt khá, càng xuống sâu hàm lượng chất hữu cơ giảm. Đạm tổng số ở tầng đất mặt
khá (0,160%), và càng xuống sâu đạm tổng số càng giảm. Lân tổng số và dễ tiêu ở
lớp đất mặt nghèo 0,041% và 2,6 mg/100g đất. Kali tổng số trung bình; kali dễ tiêu
khá. Lượng cation kiềm trao đổi thấp, dung tích hấp thụ (CEC) đạt trên 101đl/100g
đất. Thành phần cơ giới của đất từ thịt trung bình ở tầng mặt, xuống sâu các tầng
dưới có thành phần cơ giới cát pha.
Nhóm đất Đỏ vàng
Đất Đỏ vàng được hình thành trên các loại đá sa thạch. Hình thái phẫu diện đất
thường có màu vàng đỏ, hoặc vàng nhạt, tầng đất hình thành dày hay mỏng thường
chịu tác động tổng hợp của các yếu tố hình thành đất. Đất Đỏ vàng được phân bố ở
các xã và thị trấn trong huyện.
Đất Đỏ vàng có 1 đơn vị đất là đất Vàng nhạt. Đơn vị đất này cũng chỉ có 1
đơn vị phân loại đất phụ là: Đất vàng nhạt đá lẫn nhiều ở sâu. Loại đất này có phản
ứng chua pHKCL: 5,23. Hàm lượng chất hữu cơ nghèo (1,1%) ở lớp đất mặt, càng
xuống sâu hơn hàm lượng hữu cơ càng giảm. Đạm tổng số trung bình ở tầng mặt.
Kali tổng số trung bình và dễ tiêu nghèo. Lượng canxi và manhê trao đổi thấp. Dung
tích hấp thu (CEC) đạt trên 101đl/100g đất ở tất cả các tầng đất. Thành phần cơ giới
ở lớp đất mặt từ thịt nhẹ đến thịt trung bình.
Diện tích đất tự nhiên của huyện Cô Tô được chia đều chủ yếu trên hai hòn đảo
lớn là Cô Tô (bao gồm thị trấn và xã Đồng Tiến) và đảo Thanh Lân (xã Thanh
Lân). Đất tại thị trấn và xã Đồng Tiến bằng phẳng và thuận lợi cho hoạt động
kinh tế và phát triển hạ tầng, đô thị hơn so với xã Thanh Lân.
Bảng 1.1: Tổng diện tích đất tự nhiên phân theo địa giới hành chính huyện
Cô Tô (ha)
2009 2010 2011 2012 2013
Tổng diện tích tự nhiên 4750,75 4750,75 4750,75 4750,75 4750,75
ThÞ trÊn 601,49 601,49 601,49 601,49 601,49
X· §ång TiÕn 1566,08 1566,08 1566,08 1566,08 1566,08
X· Thanh L©n 2583,18 2583,18 2583,18 2583,18 2583,18
Nguồn: UBND huyện Cô Tô
15
Hiện tại, đất nông nghiệp của huyện Cô Tô chiếm diện tích lớn nhất trong tổng
số diện tích đất tự nhiên (chiếm tới 49,5%). Trong đó, phần lớn diện tích đất
nông nghiệp là đất lâm nghiệp (chiếm tới 44% tổng diện tích tự nhiên). Diện
tích trồng lúa và hoa màu hàng năm khá nhỏ và có xu hướng giảm. Năm 2013
diện tích đất trồng lúa là 120,23 ha, đất trồng màu chỉ là 24ha, diện tích nuôi
trồng thủy sản không thay đổi trong vòng 5 năm với 110 ha.
Một thế mạnh của huyện Cô Tô đó là diện tích đất chưa sử dụng vẫn chiếm một
tỷ lệ khá lớn (năm 2013 còn 1232,94 ha và chiếm khoảng 30% tổng diện tích
đất tự nhiên). Trong đó, đất núi đá không có rừng cây khoảng 33ha; đất đồi núi
chưa sử dụng khoảng 513ha; còn lại khoảng hơn 600 ha đất bằng chưa sử dụng.
Đây là điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện đồng bộ qui hoạch phát triển
huyện đảo Cô Tô theo hướng đô thị sinh thái biển trong giai đoạn tiếp theo.
Bảng 1.2: Hiện trạng sử dụng đất huyện Cô Tô (ha)
2009 2010 2011 2012 2013
Đất nông nghiệp 2358,50 2353,35 2353,35 2353,35 2353,35
Đất sản xuất nông nghiệp 255,69 250,54 250,54 250,54 250,54
Đất trồng cây hàng năm 155,65 151,97 151,97 151,97 151,97
T.đó: Đất trồng lúa 123,68 120,23 120,23 120,23 120,23
Đất lâm nghiệp có rừng 2090,57 2090,57 2090,57 2090,57 2090,57
Đất nuôi trồng thuỷ sản 111 111 111 111 111
Đất nông nghiệp khác 24 24 24 24 24
Đất phi nông nghiệp 1155,47 1164,91 1164,91 1164,91 1164,91
Đất chưa sử dụng 1236,78 1232,94 1232,94 1232,94 1232,94
Nguồn: UBND huyện Cô Tô
1.1.4. Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt
Khả năng sinh thủy của toàn huyện là khá lớn, vào khoảng 48 triệu m3
/năm2
, tuy
vậy khả năng giữ nước lại rất kém. Bởi vì xung quanh huyện đảo là biển bao bọc,
địa bàn bị chia cắt thành các hòn đảo nhỏ, sông suối ít, độ dốc lớn nên lượng
2
Lượng mưa trung bình 1707,8 mm x diện tích tự nhiên 46 km2
x tỷ trọng đất nông lâm nghiệp 0,61
16
nước mặt bị thoát nhanh, địa bàn không có hồ lớn tự nhiên. Hệ thống sông suối
của Cô Tô nhỏ và chỉ hoạt động vào mùa mưa. Trên địa bàn huyện có 13 con
suối có chiều dài từ 1km trở lên, trong đó đảo Thanh Lân có 9, đảo Cô Tô có 3
và đảo Cô Tô con có 1 con suối. Riêng ở đảo Thanh Lân có 3 con suối có lưu
vực khá lớn như suối Ngọc Mai dài 0,7 km, lưu vực 0,88 km2
; suối Cáp Chán
dài 1,9 km, lưu vực 1,03 km2
; suối Bắc Vân Xín dài 1,5 km, lưu vực 1,63 km2
.
Trong những năm vừa qua, huyện đã đầu tư xây dựng đập tạo hồ giữ nước (hồ
Trường Xuân,) hiện đủ cung cấp nước cho nhu cầu của người dân địa phương
trên đảo và khách du lịch hiện tại, tránh tình trạng thiếu nước trong mùa khô
như trước đây. Tuy nhiên, lượng nước tại các hồ chứa phụ thuộc khá nhiều vào
lượng mưa hàng năm. Hơn nữa, nguồn nước dự trữ cũng cần tính tới đáp ứng
nhu cầu của khách du lịch cao cấp (lượng nước đối với những du khách này
thường sử dụng nhiều hơn). Bên cạnh đó, hệ thống xử lý nước sạch cho toàn
huyện vẫn chưa hiện đại, đặc biệt đáp ứng yêu cầu của khách du lịch cao cấp.
Nguồn nước ngầm
Trữ lượng nước ngầm tính cho toàn quần đảo vào khoảng 10,65 triệu m3
. Mực
nước ngầm có độ cao lớn nhất là 4,5m và thấp nhất là 2m. Chất lượng nước
ngầm từ trung bình đến kém, độ pH cao. Có thể khai thác nước ngầm từ quy mô
nhỏ đến quy mô trung bình đối với các tầng chứa nước nguồn gốc biển và tầng
chứa nước khe nứt trong trầm tích, chất lượng nước nhìn chung tốt, có độ
khoáng nhỏ, nước ngọt có thể dùng cho sinh hoạt của nhân dân và nhu cầu sử
dụng khác. Có thể sử dụng các giếng khoan hoặc đào giếng với độ sâu 8 - 20m
để cung cấp nước, có những khu vực mực nước ngầm chỉ ở độ sâu 4-5 m như ở
thôn Hải Tiến, xã Đồng Tiến. Một số nơi sát biển hay bị nhiễm mặn. Tuy vậy,
đến nay chưa có đánh giá về khả năng khai thác nước ngầm. Vì vậy trong các
năm tới cần khảo sát điều tra để làm rõ trữ lượng và khả năng khai thác. Mặt
khác, để giữ được nguồn nước ngầm cần tiếp tục bảo vệ diện tích rừng hiện có
và tăng cường trồng rừng mới.
1.1.5. Nguồn lợi biển và tài nguyên rừng
Tài nguyên rừng
Tài nguyên rừng của huyện đảo Cô Tô được đánh giá theo diện tích và giá trị của
thảm thực vật. Năm 2013, huyện Cô Tô có 2.090,57 ha rừng, chiếm 44% tổng diện
17
tích tự nhiên huyện (giảm so với năm 2005 là 2.328,45 ha rừng, chiếm 49,2% diện
tích tự nhiên), trong đó rừng tự nhiên là 1080 ha, rừng trồng 1008 ha. So với năm
2005 thì diện tích tự nhiên hiện nay có xu hướng tăng lên và diện tích rừng trồng
giảm xuống.
Giá trị tài nguyên của thảm thực vật: hiện nay rừng trên đảo đa số là rừng
non phục hồi sau những giai đoạn bị chặt phá trước năm 1979. Rừng của huyện Cô
Tô còn có nhiều loại cây gỗ thuộc các họ trầm, họ bứa, họ thân dầu, họ đậu, long
não, lim, giao, bồ hòn, thông, keo... Ngoài cây thân gỗ còn có nhiều loại cây dược
liệu như hương nhu, sâm đất, thầu dầu tía trên các đảo.
Rừng Cô Tô thuộc loại rừng 3 tầng. Dưới tán rừng là tầng cây bụi với các
họ sim, mua, xoài muối, sơn rừng, ngũ gia bì, chân chim... Dưới tầng cây bụi là
tầng cỏ quyết với các họ ráy, cau, cỏ dương, thài lài, xạ can, rẻ quạt. Ngoài ra
trên đảo còn có cây bụi, trảng cỏ trên cồn cát với các loài họ phong bai, dừa cạn,
xương rồng, rau muống biển; Rừng trồng với các loài chính như thông, phi lao,
bạch đàn. Cây rừng có độ cao trung bình 10-12m, có nhiều loài cây xanh quanh
năm, nhưng cũng có loài cây “thanh ngạch” là loài rụng lá vào mùa đông
Động vật rừng từ xa xưa có khá nhiều nhưng hiện nay ở đảo Thanh Lân
còn có đàn khỉ vàng chừng, một số loài trăn, tắc kè...
Tài nguyên biển
Vùng biển Cô Tô có 127 loài thực vật phù du thuộc 31 chi, 3 ngành tảo.
Động vật phù du có 54 loài thuộc 2 giống của 4 nhóm vỏ giáp, chân chèo.
Động vật đáy ở độ sâu 5 đến 20m, đã phát hiện được 100 loài chủ yếu là giun
tơ, giáp xác, thân mềm, da gai.., các loài có giá trị kinh tế cao như bào ngư, trai
ngọc, ốc nón, tôm hùm, hải sâm.
Cô Tô rất phong phú và đẹp nổi tiếng với rừng san hô Bắc Vàn, phát triển
rộng lớn ở độ sâu 10 - 20 m có 70 loài, 28 giống, 12 họ, trong đó có nhiều loài
quý hiếm như san hô đỏ, san hô sừng. Rong biển có 74 loài, thuộc 51 giống, 30
họ, 18 bộ, 5 lớp, 4 ngành, trong đó có nhiều loại làm thực phẩm, phân bón với
diện tích phân bố khoảng 250 ha, sản lượng có thể khai thác vào khoảng 2.100
tấn/năm.
Nguồn lợi cá có 120 loài, có 13 loài có giá trị kinh tế cao, bao gồm cá nổi
và các đáy.
18
Cá nổi phân thành 2 nhóm là nhóm cá ít di chuyển và nhóm cá di cư xa.
Trong đó cá ít di chuyển có cá trích xương (Sardinella jusieu), cá lầm
(Dussumieri hasseltii), cá cơm (Engraulidate), cá nục (Decapterus)... chúng tạo
thành những đàn cá địa phương. Cá di cư xa như cá ngừ, cá bạc má, cá nhám...
Từng loài cá di chuyển theo các mùa khác nhau. Cá trích xương có thời gian
xuất hiện rộ vào vụ Nam. Cá lầm, cá nục có thời gian xuất hiện gần như quanh
năm và xuất hiện rộ vào cuối vụ Bắc đến đầu vụ Nam. Cá bạc má, cá dầu, cá chỉ
vàng, cá lẹp thời gian xuất hiện chính là vào vụ Nam. Cá ngừ có hiện tượng di
cư xa nhất, mùa đông chúng sống ở những khu vực phía Nam biển Đông, tháng
4 các đàn cá ngừ di chuyển vào vịnh Bắc Bộ và đi lên phía Bắc vịnh. Cá chuồn
và một số loài thuộc họ cá khế khi nhiệt độ hạ thấp vào mùa đông, chúng rời
khỏi vịnh Bắc Bộ.
Cá đáy có nhiều loài như họ cá phèn (Mullidae), họ cá mối (Symodidae),
họ cá lượng (Nemipteridae), họ cá trác (Pricanthis), họ cá miễn sành (Spridae),
họ cá hồng (Lutjanidae), họ cá sạo (Pomadasyidae), v.v.
Ngoài ra còn có Cá mực gồm 6 loài, mực ống chủ yếu là mực Trung Hoa
tập trung nhiều ở đông nam đảo Thanh Lân, sản lượng khai thác có thể đạt 50
tấn/năm. Cô Tô có bãi tôm với diện tích khoảng 200 hải lý vuông, độ sâu 11-23m,
đáy tương đối bằng phẳng, chất đáy cát pha bùn. Tôm bị khai thác quá mức nên
nguồn lợi suy giảm nhanh, hiện tại tôm còn rất ít. Cô Tô có trai ngọc là một đặc
sản quý, phù hợp với điều kiện tự nhiên của Cô Tô nên trong tự nhiên trai ngọc
phát triển tốt. Hiện nay trai ngọc tự nhiên vẫn tồn tại ở Cô Tô, nhưng trữ lượng
chưa được điều tra để xác định. Hải sâm và bào ngư cũng là hai loài đặc sản của
Cô Tô. Ở phía Đông quần đảo có điều kiện tự nhiên phù hợp với sự phát triển của
cả 2 loại hải sản này. Tuy nhiên, trữ lượng tự nhiên chưa được điều tra xác định.
Ở vùng biển Cô Tô có 3 bãi cá điển hình là: bãi cá đáy Bạch Long Vĩ, bãi cá nổi
ven bờ Quảng Ninh và bãi cá nổi Bạch Long Vĩ.
Bãi cá đáy Bạch Long Vĩ có phạm vi từ 190
30’N - 200
30’N và 1070
00E -
1080
30’E độ sâu trên dưới 50m chất đáy là bùn cát, cát bùn. Diện tích 2.115 hải
lý vuông (7.254,2km2
), trữ lượng 39.128 tấn, khả năng khai thác 19.562 tấn, mật
độ 5,39 tấn/km2
. Các loại cá tầng đáy chủ yếu: cá miễn sành, (Paragryrops edita),
cá mối thường (Saruidatum), cá lượng (Nemipterus), cá phèn khoai
(Upeneusbensasi), cá nục sồ (Desapterus maruadsi), cá trác (Priacanthus).
19
Bãi cá nổi ven bờ Quảng Ninh có phạm vi từ Nam Long Châu đến khu vực
Thương Hạ Mai và Thanh Lân - Cô Tô lên tới đảo Vĩnh Thực. Cá tập trung tương
đối dày trong vụ Nam, ở độ sâu từ 10-30m. Trong vụ Nam ở khu vực liền bờ
thường gặp các đàn cá nổi. Các loại cá nổi chủ yếu: cá mực sồ (Decapterus
hasselti), cá cơm (Engraolidea), cá trích xương (Sardinella jussieu).
Bãi cá nổi Bạch Long Vĩ nằm chủ yếu ở Đông và Đông Bắc đảo Bạch
Long Vĩ ở độ sâu 35-55m, đây là bãi cá nổi tốt nhất cho vụ Bắc ở vịnh Bắc Bộ.
Các loại cá nổi chủ yếu: cá nục sồ, cá trích, cá lầm. Mật độ cá phân bố dầy ở
phía Bắc bãi cá.
1.1.6. Tài nguyên du lịch
Huyện đảo Cô Tô hội tụ nhiều tiềm năng thuận lợi cho phát triển du lịch sinh
thái biển cao cấp như:
- Cô Tô còn giữ được vẻ nguyên sơ của môi trường sinh thái nước, không khí
trong lành, cấu tạo kiến trúc địa chất, địa hình và địa mạo dải bờ biển
giàu hình ảnh và nên thơ, đặc biệt hấp dẫn với các bãi biển tự nhiên như
Hồng Vàn, Vàn Chải và hai bãi biển tại đảo Cô Tô con. Cô Tô cũng có
những cánh rừng nguyên sinh với nhiều loài động, thực vật quý hiếm, có
hệ sinh thái biển phong phú và đặc biệt có loài sinh vật biển quý hiếm
như bò biển..., rất thích hợp với du lịch nghỉ dưỡng, phù hợp với du
lịch biển hiện nay của nước ta.
- Nằm ở vị trí địa lý ngoài khơi vịnh Bắc Bộ, thiên nhiên đã ban tặng Cô Tô
những nét độc đáo, bí ẩn của tự nhiên. Bờ biển của đảo có vị thế khác hẳn với
các đoạn bờ biển trên đất liền thuộc tuyến Hạ Long-Bạch Long Vĩ. Bãi biển
sạch, đẹp với dải cát trắng mịn, lại có sóng biển lớn là điều kiện thuận lợi để
phát triển du lịch thể thao lướt ván, lướt sóng và bơi lặn. Các bãi biển trên đảo
Cô Tô còn có đặc điểm độc đáo là sườn ngầm khá sâu rất tiện cho bơi lội, hợp
với nhu cầu du khách tắm biển và thích khám phá.
- Đào còn giữ được vẻ nguyên sơ, các bãi tắm và đất ven bãi biển chưa bị chia
nhỏ (đảo Coto con phù hợp cho phát triển khu nghỉ dưỡng cao cấp vì chưa có
dân sinh sống và trên đảo Cô Tô to còn nhiều vị trí phù hợp phát triển du lịch
sinh thái biển)
- Với hàng nghìn ngư dân đánh bắt trên biển cũng như các tàu bè đánh bắt xa
đất liền của các địa phương khác gần huyện nên Cô Tô có điều kiện thuận lợi
20
phát triển thành dịch vụ hậu cần, làng nghề cá trên địa bàn huyện (đã được phê
duyệt dịch vụ). Đây chính là một trong những điểm thu hút khách du lịch và tạo
thành tuyến thăm quan du lịch làng nghề cá, bắt ốc, câu mực đêm, chế biến
mực, cá khô..
- Đặc biệt, tương lai khu kinh tế hành chính đặc biệt Vân Đồn hình thành Cô Tô
sẽ có điều kiện thuận lợi thu hút khách du lịch và tạo kết nối đối với Vân Đồn từ
đó tạo ra chuỗi du lịch nghỉ dưỡng hấp dẫn du khách.
1.2. Nguồn vốn đầu tư phát triển
Đầu tư phát triển
Nguồn vốn đầu tư của huyện hiện tại chủ yếu vẫn phụ thuộc vào nguồn vốn
ngân sách từ cấp trên do nguồn thu ngân sách trên địa bàn dù có xu hướng tăng
những vẫn rất nhỏ. Trên địa bàn huyện có rất ít doanh nghiệp hoạt động và qui
mô của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhỏ nên trong vài năm tới nguồn thu
phục vụ đầu tư từ nguồn này vẫn chưa có sự đột biến.
Tuy nhiên, kể từ năm 2010, huyện Cô Tô đã được tỉnh Quảng Ninh hỗ trợ ngân
sách khá lớn. Dù là huyện đảo nhưng các điều kiện căn bản cho phát triển như
trường học, mẫu giáo, trạm y tế, trung tâm thể thao văn hóa,.. đã được đầu tư
khá đây đủ và khang trang. Năm 2013, vốn đầu tư do cấp huyện quản lý giảm
mạnh do các hạng mục cơ bản phục vụ đời sống của người dân trên đảo đã được
hoàn thiện.
Hình 1.1: Vốn đầu tư xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp huyện
quản lý (tỷ đồng)
21
Bên cạnh nguồn vốn đầu tư từ ngân sách cấp trên cấp thì lãnh đạo huyện cũng
đã chủ động xin các nguồn tài trợ từ các doanh nghiệp khác trên địa bàn tỉnh
cũng như ngoài tỉnh nhằm phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện phục vụ
người dân.
Bên cạnh nguồn vốn ngân sách và nguồn vốn tài trợ, trong vài năm gần đây,
nguồn vốn của người dân địa phương trên đảo là nguồn vốn đầu tư phát triển
quan trọng, đặc biệt từ khi có điện lưới năm 2013, người dân trên đảo bắt đầu
đầu tư xây dựng các nhà hàng, khách sạn, nhà ở và đầu tư cho sản xuất tăng
mạnh (theo ước tính của lãnh đạo huyện khoảng hàng trăm tỷ và bằng vốn đầu
tư của 20 năm trước đây cộng lại). Đây là nguồn vốn đầu tư quan trọng giúp
huyện mở rộng và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ phục vụ khách du lịch cũng
như người dân trên đảo.
1.3. Các điều kiện môi trường, xã hội và dân cư
Cộng đồng dân cư
Dân cư huyện Cô Tô chủ yếu là dân nhập cư từ nhiều địa phương khác nhau
trong cả nước ra xây dựng kinh tế mới như Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình,
Thanh Hóa, Hà Tĩnh,… Dân cư chủ yếu tập trung tại tại trung tâm của huyện là
thị trấn Cô Tô.
Do mục đích sinh kế chính của người dân trên đảo khi ra xây dựng kinh tế mới
là khai thác và đánh bắt thủy, hải sản (trước năm 1979 Cô Tô là nơi có nhiều
loại hải sản quý hiếm và cũng là nơi từng đạt năng suất đánh bắt cao nhất miền
Bắc với 18 tấn/lao động/1 năm) nên hiện tại nghề này vẫn chiếm phần lớn lao
động làm việc.
Trong vài năm gần đây, dù ngành du lịch đã có sự bùng nổ tại Cô Tô về số
lượng khách du lịch thu hút nhưng tính chuyên nghiệp của người dân vẫn chưa
cao, hầu hết lao động chưa qua đào tạo và hoạt động theo hình thức hộ gia định
nhằm phục vụ khách bình dân, kinh doanh theo mùa vụ là chủ yếu. Đặc biệt,
kiến thức và nhận thức về du lịch cao cấp còn rất hạn chế. Văn hóa tiêu dùng,
sinh hoạt và vấn đề môi trường còn nhiều vấn đề bất cập cần điều chỉnh và nâng
cao nhận thức.
Dân số và nguồn nhân lực
22
Trong 5 năm vừa qua, dân số huyện Cô Tô không ngừng tăng hàng năm từ
4.992 người năm 2009 lên 5553 người tính tới năm 2013, tăng 561 người. Tốc
độ tăng dân số của huyện khá nhanh khi năm 2011 tăng tới 3,1%, năm 2012
tăng 3,5%, năm 2013 dù tốc độ tăng giảm hơn nhưng vẫn tăng 2,4%. Tính đến
15/9/2013, huyện Cô Tô có tổng số 1.662 hộ với 5.602 nhân khẩu (so với 1.623
hộ trên địa bàn huyện với 5.556 nhân khẩu tính đến 1/4/2013). Như vậy, chỉ
trong vòng khoảng gần nửa năm nhưng số hộ và dân số cũng đã có sự gia tăng
khá nhanh. Trong đó, tổng số người trong độ tuổi lao động là 3.530 người
(chiếm 63%). Do phần lớn dân cư tập trung trên đảo Cô Tô nên số lượng lao
động tập trung chủ yếu tại thị trấn Cô Tô và xã Đồng Tiến, xã Thanh Lân do có
địa hình ít bằng phẳng hơn nên lao động tập trung cũng ít hơn.
Hình 1.2: Dân số huyện Cô Tô 5 năm gần đây
Tỷ lệ lao động qua đào tạo của Cô Tô vẫn khá nhỏ, lệ lao động qua đào tạo toàn
huyện là 807 người (23,48% tổng số lao động); trong đó xã Thanh Lân đạt
23,84%, xã Đồng Tiến đạt 21,25%. Tuy nhiên, hiện phần lớn lao động được đào
tạo tập trung làm việc trong các cơ quan nhà nước, còn lại lao động trong khu
vực nông-lâm-ngư nghiệp và dịch vụ vẫn chủ yếu làm theo kinh nghiệm và chưa
qua đào tạo.
Bảng 1.3: Lao động phân theo trình độ chuyên môn tính đến 15/9/2013
tt Chỉ tiêu Tổng số Trình độ chuyên môn kỹ thuật
23
Hộ
Nhân
khẩu
Số người trong
độ tuổi lao
động
Học
nghề
Trung học
chuyên
nghiệp
Cao
đẳng
Đại
học
Tổng số: 1.662 5.602 3.530 469 197 131 152
1
Thị trấn
Cô Tô
757 2.597 1.503 86 115 93 93
2
Xã Đồng
Tiến
517 1.739 1.248 227 43 23 46
3
Xã Thanh
Lân
388 1.266 779 156 39 15 13
Nguồn: Phòng Lao động và TBXH huyện Cô Tô (2014)
Hiện tại, lao động của huyện tập trung chủ yếu trong khu vực nông nghiệp và
khu vực dịch vụ. Cụ thể, lao động nông nghiệp chiếm 20,99%; ngư nghiệp
chiếm 27,11%; dịch vụ du lịch và thương mại chiếm 24,81%; cơ quan nhà
nước chiếm 11,55%; lĩnh vực công nghiệp xây dựng nhỏ nhất khi chỉ chiếm
2,88% trong lực lượng lao động.
Bảng 1.4: Lao động phân theo ngành nghề huyện Cô Tô (tính đến 15/9/2013)
Cơ quan
nhà nước
Nông
nghiệp
Ngư
nghiệp
Lâm
nghiệp
Công
nghiệp -
xây dựng
Dịch vụ,
DL,
thương
mại
Tổng số 408 741 957 1 102 876
Thị trấn Cô
Tô
270 126 323 1 51 638
Xã Đồng
Tiến
91 441 329 32 95
Xã Thanh
Lân
47 174 305 19 143
Nguồn: Phòng Lao động và TBXH huyện Cô Tô (2014)
Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên toàn huyện năm 2013 là 2.720 người,
chiếm 88,51%; trong đó xã Thanh Lân đạt 93,02%; xã Đồng Tiến đạt 91,1%.
Tuy nghiên, số lao động không thường xuyên có việc làm vẫn khá lớn với 631
người, chiếm khoảng 18% tổng số lao động. Do đặc thù hoạt động và làm việc
của lao động tại huyện Cô Tô theo mùa vụ khá rõ (du lịch, đánh bắt) nên tỷ lệ
24
lao động không có việc làm thường xuyên cao cũng là điều khó tránh khỏi với
thực trạng kinh tế của huyện như hiện nay.
Bảng 1.5: Tình trạng việc làm của lao động huyện Cô Tô (tính đến 1/4/2013)
Thường xuyên
Không thường
xuyên
Đang đi học
Không tham gia
hoạt động kinh tế
Tổng số 2.348 631 445 12
Thị trấn Cô Tô 1.026 219 204 4
Xã Đồng Tiến 817 251 154 6
Xã Thanh Lân 505 161 87 2
Nguồn: Phòng Lao động và TBXH huyện Cô Tô (2014)
Nhìn chung, chất lượng nguồn nhân lực của huyện Cô Tô hiện nay vẫn khá
thấp, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo vẫn còn khá lớn. Phần lớn lao động trong
khu vực nông nghiệp và dịch vụ du lịch hoạt động theo kinh nghiệm và tự học
hỏi lẫn nhau là chính. Những kiến thức về hoạt động kinh doanh du lịch mới chỉ
đáp ứng được nhu cầu du lịch bình dân, chưa đáp ứng được nhu cầu du lịch
trung cấp và cao cấp. Vì vậy, kế hoạch đào tạo cho lao động và kiến thức-văn
hóa du lịch cao cấp đối với người dân nói chung cần phải thực hiện ngay từ bây
giờ nhằm đáp ứng mục phát triển kinh tế dựa vào du lịch trong giai đoạn tới.
Hệ thống xử lý rác thải và vấn đề môi trường
Trong vài năm gần đây, huyện đã có nhiều cố gắng trong công tác bảo vệ môi
trường như đặt thùng rác tới tận khu dân cư của thị trấn và 2 xã, có đội thu gom
rác sinh hoạt, tuyên truyền giữ vệ sinh môi trường nên vấn đề môi trường cũng
có nhiều cải thiện. Tuy nhiên, do nhận thức của người dân về vấn đề môi trường
và thói quen tiêu dùng cũ nên tình trạng vứt rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường
vẫn diễn ra khá phổ biến. Việc thu gom rác trên các bãi biển tại các xã, thị trấn
trong những tháng cao điểm về khách du lịch còn nhiều hạn chế.
Ủy ban nhân dân huyện đã ra thông báo chấn chỉnh công tác sử dụng đất đai và
bảo vệ môi trường của các cơ sở chế biến sứa và tiến hành kiểm tra việc xây
25
dựng hệ thống xử lý nước thải của các cơ sở chế biến sứa biển, yêu cầu các cơ
sở chế biến sứa khẩn trương hoàn thành việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải
trước khi đi vào hoạt động vụ tiếp theo. Qua kiểm tra vẫn phát hiện 33 cơ sở vi
phạm về bảo vệ môi trường.
Hiện tại, huyện cũng đang đầu tư xây dựng hệ thống xử lý rác thải sinh hoạt
(công nghệ đốt rác) ngay trên đảo dự kiến hoàn thành trong năm 2014 sẽ xử lý
tối đa rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện. Đây là điều kiện tốt giúp giải quyết
những tác động về môi trường trong dài hạn, đặc biệt không ảnh hưởng tới hoạt
động du lịch và giúp huyện trở thành đô thị sinh thái tiên phong ở Việt Nam.
Công tác quản lý và bảo vệ môi trường tự nhiên khoáng sản cũng được lãnh đạo
huyện và các cấp đặc biệt quan tâm như việc quản lý và bảo vệ rừng, đặc biệt
diện tích rừng tự nhiên ngày càng gia tăng. Huyện cũng đã có văn bản qui định
nghiêm cấm việc khai thác, đánh bắt hủy diệt bằng chất nổ, hóa chất,…nhằm
bảo vệ sinh thái tài nguyên và động thực vật phát triển bền vững.
26
PHẦN 2: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN CÔ
TÔ TRONG GIAI ĐOẠN 2001-2012
.
2.1. Đánh giá chung về phát triển kinh tế xã hội
2.1.1. Tăng trưởng và phát triển kinh tế
Tăng trưởng kinh tế huyện Cô tô có xu hướng ngược với xu hương tăng trưởng
kinh tế của cả nước nói chung. Sau khủng hoảng kinh tế, tăng trưởng kinh tế
của huyện tăng vọt hơn hẳn so với 10 năm của giai đoạn trước đó (giai đoạn
2001-2009). Do có những điều kiện thuận lợi riêng nên những tác động của
khủng hoảng kinh tế tới huyện Cô Tô không rõ ràng. Mặt khác, nguồn thu nhập
chính của huyện Cô Tô là khai thác tài nguyên biển và du lịch nhưng chủ yếu là
khách du lịch bình dân giá rẻ nên không bị tác động của khủng hoảng kinh tế.
Kể từ 2010, tăng trưởng kinh tế huyện Cô Tô có sự gia tăng rõ rệt và xu hướng
ngày càng cao và ổn định. Đây là dấu hiệu tích cực trong bối cảnh kinh tế cả
nước nói chung có những dấu hiệu chững lại và có nhiều khó khăn. Những điều
kiện cơ sở hạ tầng căn bản cho phát triển như điện, giao thông, y tế, giáo dục
được quan tâm đầu tư là yếu tố giúp người dân trên đảo yên tâm đầu tư phát
triển kinh tế và tạo ra sức hút đối với khách du lịch trong nước và quốc tế tới Cô
Tô. Đó chính là những thay đổi lớn và mang tới kết quả tích cực đối với tăng
trưởng kinh tế của huyện ở mức khá cao trong vài năm gần đây.
27
Hình 2.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Cô tô
Nguồn: Phòng Thống kê huyện và báo cáo KT-XH hàng năm
2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Hiện tại, kinh tế của huyện Cô Tô vẫn chủ yếu phụ thuộc vào ngành nông – lâm
– thủy sản. Tuy nhiên, xu hướng phụ thuộc đang có xu hướng giảm dần khi
đóng góp của ngành dịch vụ đang có xu hướng gia tăng và đặc biệt tăng mạnh
trong năm 2013.
Do được đầu tư nguồn điện lưới nên các hộ dân trên đảo đã đầu tư mạnh xây
dựng khách sạn và nhà hàng kết hợp với các hoạt động thúc đẩy và quảng bá du
lịch của lạnh đạo huyện Cô Tô. Kết quả, lượng khách du lịch và doanh thu từ
khu vực này tăng mạnh. Về lĩnh vực công nghiệp chế biến, do năm 2013 chế
biến sứa tăng mạnh đã dẫn tới doanh thu của ngành này cũng tăng đột biến so
với năm 2012. Đây là 2 nguyên nhân chính dẫn tới sự dịch chuyển cơ cấu mạnh
của Cô Tô và tổng giá trị sản xuất của ngành dịch vụ và công nghiệp tăng lên
chiếm gần 55%. Đóng góp của ngành nông nghiêp cũng giảm
Sự tăng nhanh đóng góp của khu vực dịch vụ giúp kinh tế huyện Cô Tô phát
triển ổn định hơn và bớt phụ thuộc vào thiên nhiên khi chủ yếu người dân dựa
28
vào đánh bắt, khu vực này có nhiều rủi ro và sự bất ổn đối với phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, ngành công nghiệp chế biến của Cô Tô hiện chủ yếu dựa vào khai
thác và chế biến sứa, kết quả kinh doanh của ngành này phụ thuộc rất lớn vào
thiên nhiên và lượng sứa người dân thu gom sứa. Vì vậy, ngành công nghiệp
chế biến có thể nói hiện vẫn là ngành có đóng góp vào kinh tế không ổn định và
thiếu bền vững. Bên cạnh đó, chế biến sứa hiện vẫn chỉ là sơ chế và xuất thô
sang Trung Quốc nên giá trị gia tăng thấp.
Hình 2.2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Cô Tô (%)
Nguồn: UBND huyện Cô Tô
Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp
Nông nghiệp
Tổng diện tích gieo trồng toàn huyện năm 2013 là 212,1 ha. Trong đó, diện tích
lúa 173 ha, tổng sản lượng đạt 544 tấn, diện tích rau màu đạt 39,1ha. Với diện
tích đảo qui mô nhỏ, việc trồng lúa hiệu quả không cao và chiếm diện tích đất
lớn, tốn nước. Vì vậy, huyện nên có chiến lược chuyển đổi sang loại cây trồng
khác mang lại giá trị kinh tế cao hơn. Nhìn chung, trồng trọt trong lĩnh vực nông
29
nghiệp rất kém hiệu quả về mặt kinh tế và có đóng góp rất hạn chế đối với phát
triển kinh tế của huyện.
Chăn nuôi gia súc gia cầm trên toàn huyện vẫn còn nhỏ lẻ, chủ yếu phát triển
theo qui mô hộ phục vụ nhu cầu tự cung tự cấp của gia đình. Số lượng hàng
năm nhìn chung ổn định và có xu hướng tăng nhẹ. Tuy nhiên, do những loài vật
nuôi này là thức ăn thông dụng thường xuyên nên giá cả thấp và không mang lại
lợi nhuận cao.
Bảng 2.1: Những sản phẩm nông nghiệp chính huyện Cô tô
Đơn vị 2010 2011 2012 2013
Lúa Tấn 642 545 618 544
Chăn nuôi
Trâu Con 215 210 197
Bò Con 420 517 550
Lợn Con 2500 2250 2450
Gia cầm Con 16200 16500 17500
Nguồn: Báo cáo tổng kết KTXH hàng năm huyện Cô tô
Lâm nghiệp
Bên cạnh diện tích rừng tự nhiên, Cô Tô có 1008 ha diện tích rừng trồng và đây
cũng là nguồn thu nhập đáng kể đối với các hộ gia đình. Sản lượng gỗ khai thác
năm 2009 là 300 mét khối nhưng năm 2013 là 400 mét khối. Tuy nhiên, tính
hiệu quả còn phụ thuộc vào chủng loại cây trồng và kỹ thuật chăm sóc, canh tác
của người dân trên đảo.
Hình 2.3: Sản lượng khai thác gỗ và lâm sản huyện Cô Tô
30
Nguồn: UBND huyện Cô Tô (2014)
Ngư nghiệp
Khu vực nông nghiệp huyện hiện tại chủ yếu vẫn dựa vào khai thác hải sản từ
nguồn lợi biển là chủ yếu. Tuy nhiên, sản lượng khai thác hàng năm phụ thuộc
khá lớn vào điều kiện thiên nhiên và có nhiều rủi ro. Có những năm thuận lợi thì
sản lượng đánh bắt được nhiều (năm 2010) nhưng ngay sau đó năm 2011 sản
lượng lại giảm tới hàng nghìn tấn và có xu hướng giảm dần trong những năm
gần đây. Xu hướng giảm mạnh một mặt do số lượng lao động chuyển từ khu
vực ngư nghiệp sang khu vực dịch vụ ngày càng tăng nhưng một nguyên nhân
quan trọng khác đó là nguồn thủy sản có xu hướng giảm nên việc đánh bắt ngày
càng khó khăn hơn là nguyên nhân quan trọng sản lượng giảm mạnh.
Mặt khác, do phương tiện đánh bắt của bà con ngư dân vẫn khá thô sơ và lạc
hậu, các tàu thuyền hầu hết còn nhỏ, kỹ thuật đánh bắt chưa hiện đại cũng có
phần ảnh hưởng tới kết quả sản lượng khai thác của huyện
Hình 2.4: Sản lượng thủy sản đánh bắt và nuôi trồng huyện Cô Tô (tấn)
31
Sản lượng nuôi trồng thủy sản của huyện nhìn chung không đáng kể so với tổng
sản lượng đánh bắt hàng năm. Xu hướng trong vài năm gần đây chỉ tăng không
đáng kể so với năm 2010 (từ 100 tấn lên 145 tấn năm 2013) và đây không phải
là ngành mũi nhọn của huyện.
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (TTCN)
Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện không phải là
lĩnh vực thế mạnh do đặc thù về vị trí địa lý và tự nhiên nên qui mô công nghiệp
nhỏ lẻ. Những lĩnh vực chiếm chủ yếu chỉ có chế biến sứa, muối, nước nắm.
Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp toàn huyện năm 2013 ước đạt 85 tỷ đồng,
tăng 537% so với cùng kỳ, với các sản phẩm chủ yếu: sản xuất muối 122 tấn
bằng 93,84% kế hoạch, doanh thu ước đạt 366 triệu đồng; nước mắm 13.500 lít,
đạt 103,84% kế hoạch, tăng 25% so với cùng kỳ, doanh thu ước đạt 405 triệu
đồng; chế biến hải sản (sứa biển) 210.000 thùng.
Giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất và mang lại thu nhập khá cao cho người
dân của huyện là từ chế biến sứa xuất sang Trung Quốc. Tuy nhiên, do đây là
ngành sản xuất phụ thuộc rất lớn vào lượng sứa khai thác hàng năm và mỗi năm
chỉ diễn ra trong khoảng 3 tháng. Nếu thu hoạch sứa mất mùa thì ảnh hưởng
trực tiếp tới giá trị sản xuất công nghiệp của huyện. Mặt khác, chế biến sứa là
32
ngành gây ô nhiễm môi trường nên huyện cần quản lý hết sức chặt chẽ nếu
không sẽ có tác động tiêu cực tới phát triển ngành du lịch.
Hình 2.5: Gía trị sản xuất công nghiệp hàng năm (giá cố định 2010- triệu
đồng)
Nguồn: Báo cáo KTXH hàng năm huyện Cô tô
Thương mại và du lịch
Thương mại bán lẻ
Do là huyện đảo, hàng hóa bán lẻ toàn huyện Cô tô hiện vẫn khá đơn giản và
chưa có những thay đổi lớn trong thời gian vừa qua. Hầu hết các mặt hàng bán
lẻ chủ yếu của huyện là những mặt hàng thiếu yếu đối với đời sống của người
dân như: lương thực; thực phẩm; vật liệu xây dựng; nhiên liệu xăng dầu và các
mặt hàng thiết yếu gia dụng Mặc dù hàng năm xu hướng tiêu dùng có gia tăng
nhưng mức gia tăng tương đối chậm.
Hình 2.6: Tổng mức bán lẻ hàng hóa (tỷ đồng)
33
Du lịch
Trong những năm vừa qua, huyện đảo Cô tô đã có những bước tiến vượt bậc về
lượng khách du lịch tới đảo. Từ chỗ rất ít khách du lịch biết đến Cô tô nhưng
chỉ sau vài năm số lượng khách thăm quan đã gia tăng đột biến. Để đạt được
những kết quả trên, huyện đã thực hiện một loạt các hoạt động nhằm quảng bá
và thu hút du khách trong nước và quốc tế. Cụ thể:
Tuyên truyền, quảng bá về tiềm năng du lịch của vùng biển đảo Cô Tô
trên các phương tiện thông tin đại chúng của huyện, của tỉnh và trung ương
thông qua các tin, bài, phóng sự, các trang web điện tử, các trang báo mạng từ
trung ương đến địa phương … Huyện đã tổ chức họp báo giới thiệu tiềm năng
và các cơ chế hỗ trợ phát triển du lịch Cô Tô năm 2013 tại Thành phố Hạ Long;
-. Cụ thể, 3.500 cuốn lịch có nội dung giới thiệu về du lịch Cô Tô năm
2013, để tặng cho 100% các hộ dân, cơ quan, đơn vị trên toàn huyện và các cơ
quan, địa phương khác trong và ngoài tỉnh nhằm tăng cường công tác thông tin
tuyên truyền, cung cấp thông tin cho du khách;
- Huyện đã phát hành sổ tay du lịch giới thiệu và cung cấp thông tin về
khách sạn, nhà hàng, đi lại có niêm yết giá hàng năm. Năm 2013, huyện đã phát
hành 30 nghìn quyển Cẩm nang du lịch Cô Tô, phát cho các du khách để du
34
khách biết thông tin về du lịch Cô Tô. Trong đó đã cung cấp cơ bản đầy đủ các
thông tin về du lịch Cô Tô từ dịch vụ du lịch đến giao thông đi lại, các điểm
tham quan, các chương trình du lịch, sản phẩm du lịch…;
- Tổ chức Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cô Tô năm 2013 từ ngày
28/4 đến ngày 01/5/2013 với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể
thao thu hút sự tham gia đông đảo của khách du lịch và nhân dân cùng tham gia.
Đây là một trong những hoạt động trọng tâm nhất để quảng bá tuyên truyền thu
hút khách du lịch đến với Cô Tô, đây cũng là món ăn tinh thần bổ ích cho nhân
dân trên đảo tạo động lực cho nhân dân hăng hái làm du lịch, phát triển kinh tế -
xã hội.
- Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao hỗ trợ phát
triển du lịch như: Tổ chức "Liên hoan Lân – Sư – Rồng"; Tổ chức cuộc thi
"Hướng dẫn viên du lịch Cô Tô"; Tổ chức "Triển lãm ảnh đẹp về Cô Tô"; Tổ
chức "Cuộc thi video clip về Cô Tô"; Tổ chức "Liên hoan tiếng hát khu dân cư";
Tổ chức "Cuộc thi sáng tác ca khúc về Cô Tô"; Tổ chức "Liên hoan các đôi
nhảy đẹp, nhóm nhảy đẹp"; Tổ chức "Liên hoan xe đạp thể thao".
- Tổ chức chương trình “Du lịch cộng đồng”, thực hiện cơ chế hỗ trợ
khách du lịch đến thăm quan, nghỉ dưỡng tại xã Thanh Lân. Thông qua các hoạt
động du lịch cộng đồng tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống, giáo dục
chủ quyền, hoạt động xã hội tình nguyện trên địa bàn huyện.
Hình 2.7: Lượng khách du lịch tới đảo hàng năm (người)
35
Nhờ có điện lưới và định hướng phát triển du lịch của huyện; các hộ gia đình
trên đảo đã mạnh dạn đầu xây dựng các nhà nghỉ, tăng cường các dịch vụ có
chất lượng nhằm phục vụ đa dạng các loại hình khách du lịch. Do đó số lượng
phòng lưu trú đảm bảo chất lượng phục vụ khách du lịch không ngừng được gia
tăng (hiện tại toàn huyện có khoảng trên 20 nhà nghỉ với hơn 200 phòng lưu trú
kiên cố, đảm bảo chất lượng, trên 50 hộ làm du lịch cộng đồng với gần 200
phòng, tổng số có thể đảm bảo lưu trú qua đêm cho trên 1.500 khách) và hiện
nay một số hộ dân đang xây dựng các nhà nghỉ, dự tính đến đầu năm 2014 toàn
huyện sẽ tăng thêm khoảng 20 nhà nghỉ với khoảng 450 phòng)1
.
Mặc dù đạt được một số thay đổi lớn nhưng ngành du lịch Cô Tô còn nhiều hạn
chế và tồn tại cần được khắc phục: Du lịch Cô Tô tăng trưởng nhanh về số
lượng du khách nhưng chất lượng phục vụ chưa cao, tính chuyên nghiệp thấp,
cở sở hạ tầng còn nghèo nàn, không có các khu dịch vụ chất lượng cao, lợi
nhuận từ du lịch đóng góp vào GDP của huyện còn thấp; kết quả hoạt động
chưa tương xứng với tiềm năng và tài nguyên du lịch vốn có của Cô Tô. Năm
2013, tổng doanh thu từ du lịch mới chỉ đạt khoảng hơn 50 tỷ đồng, nghĩa là
tổng chi tiêu của 1 khách du lịch tại Coto mới chỉ khoảng 1 triệu/đồng/người/
mỗi lần thăm quan du lịch. Với nguồn thu đó là quá nhỏ và điều đó cho thấy
1
Báo cáo Kết quả hoạt động du lịch năm 2013. UBND huyện Cô tô.
36
những dịch vụ về du lịch chưa phát triển mà chủ yếu mới mang tính tự phát.
Khách du lịch thu hút mới chỉ là khách bình dân và du lịch bụi giá rẻ.
2.1.3. Thu ngân sách
Nguồn thu ngân sách trên địa bàn huyện khá nhỏ và không tự cân đối được
nguồn chi ngân sách trên địa bàn huyện. Do hoạt động công nghiệp và dịch vụ
vẫn chưa phát triển, các nhà đầu tư còn nhỏ bé và hạn chế về số lượng nên
nguồn thu của huyện hàng năm chỉ chiếm khoảng 1/10 chi ngân sách đầu tư trên
địa bàn. Phần lớn ngân sách phụ thuộc vào nguồn ngân sách tỉnh và các nguồn
tài trợ khác. Là huyện đảo còn gặp nhiều khó khăn nên nguồn ngân sách từ cấp
tỉnh hỗ trợ chủ yếu giúp huyện cân đối thu chi hàng năm không bị thâm hụt.
Hình 2.8: Thu chi ngân sách huyện Cô Tô (triệu đồng)
Nguồn: UBND huyện Cô Tô (2014)
Do số lượng doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh (hiện toàn huyện
chỉ có 6 doanh nghiệp đang hoạt động) trên địa bàn huyện ít và qui mô nhỏ nên
nguồn thu ngân sách trên địa bàn hàng năm vẫn khá thấp trong tổng nguồn thu
ngân sách. Hàng năm thu ngân sách trên địa bàn huyện chỉ bằng khoảng 1/10
tổng nguồn thu ngân sách của huyện. Tuy nhiên, với tốc độ thu hút khách du
lịch và sự khởi sắc trong hoạt động kinh doanh du lịch như khách sạn, nhà hàng,
37
dịch vụ vận tải hành khách,.. của người dân địa phương và doanh nghiệp sẽ giúp
huyện tăng nguồn thu ngân sách mạnh trong vài năm tới.
Hình 2.9: Thu ngân sách trên địa bàn huyện
Nguồn: Báo cáo KTXH hàng năm huyện Cô Tô
2.1.4. Việc làm và mức sống dân cư
So với tỉnh Quảng Ninh, thu nhập bình quân đầu người của huyện vẫn khá
thấp nhưng so với một số huyện như Ba Chẽ, Hải Hà, Tiên Yên thì thu nhập
bình quân đầu người của Cô tô lại cao hơn. Cụ thể, thu nhập bình quân đầu
người ước đạt 1.200 USD/người/năm (tương đương khoảng 24 triệu
đồng/người) năm 2012.
Tương tự, các tiêu chí khác như tỷ lệ nghèo đói, số giường bệnh và bác sĩ trên 1
vạn dân thì huyện Cô Tô đều có kết quả khá cao so với các huyện vùng sâu
vùng xa khác của Quảng Ninh (cụ thể trong bảng).
Bảng 2.2: So sánh một số chỉ tiêu của huyện Cô tô trong tỉnh Quảng Ninh và
các huyện khác năm 2012
TT Hạng mục ĐVT
Tỉnh
Quảng
Ninh
Huyện
Cô tô
Huyện
Hải
Hà
Huyện
Ba
Chẽ
Huyện
Đầm
Hà
Huyện
Tiên
Yên
38
1 Dân số 1000ng 1.172,50 5,86 57,9 20,3 35,5 46,7
2
Thu nhập
BQ/người/năm 2012
Tr.đ/ng 46,7 24 17,4 10,0 17,0 20,6
3
Tỷ lệ hộ nghèo (tiêu
chí mới)
% 4,89 1,32 10,40 27,37 10,0 10,37
4
Số giường bệnh/1
vạn dân
Giường 37,6 57 14,2 25 14,4 38
5 Số bác sỹ/1 vạn dân Bác sỹ 9,7 10 5,0 11 4,5 8
Nguồn: Chi cục thống kê các huyện Hải Hà, Đầm Hà Tiên Yên, Ba Chẽ và
cục thống kê Tỉnh Quảng Ninh năm 2012
Một trong những thành công quan trọng của huyện Cô Tô là tỷ lệ hộ nghèo
nhỏ và xu hướng giảm dần hàng năm. Hiện năm 2013 tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn
0,79%. Đây là thành tích khá ấn tượng và tỷ lệ nghèo của huyện Cô Tô khá thấp
so với mức bình quân của tỉnh Quảng Ninh cũng như của cả nước hiện nay.
Hình 2.10: Tỷ lệ hộ nghèo hàng năm
Nguồn: Báo cáo tổng kết KTXH hàng năm huyện Cô tô
3.1.5. Các lĩnh vực văn hoá - xã hội
Giáo dục
Chất lượng giáo viên của huyện ngày một nâng cao (đạt chuẩn 100%, trên
chuẩn đạt 50%). Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện đã tổ
chức buổi gặp gỡ, giao lưu với 47 tân sinh viên và các sinh viên người địa
39
phương đã tốt nghiệp đại học chưa có việc làm nhằm động viên các tân sinh
viên phấn đấu đạt thành tích cao trong học tập, rèn luyện và công khai chỉ tiêu
biên chế, quy chế thi tuyển công chức, viên chức năm 2013.
Duy trì giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục đúng độ tuổi
bậc tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở, phổ cập giáo dục mầm non cho
trẻ 5 tuổi, toàn huyện có 07/09 trường đạt chuẩn quốc gia, 02 trường đang hoàn
thiện thủ tục đề nghị kiểm tra, công nhận đạt chuẩn quốc gia.
Y tế khám chữa bệnh và kế hoạch hóa gia đình
Duy trì tốt công tác quân dân y kết hợp trong khám, chữa bệnh cho nhân dân;
chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm, không để xảy ra dịch bệnh trên địa bàn.
Hiện tại đảm bảo bảo 100% số xã thị trấn có trạm y tế, các thôn đều có cán
bộ y tế. Các xã và thị trấn đều có bác sĩ và cơ sở vật chất đều đạt chuẩn quốc gia
về y tế cơ sở. Các trang thiết bị phục vụ công tác khám chữa bệnh tại bệnh viện
đa khoa huyện đều được đầu tư hiện đại và đồng bộ, hạn chế tối đa số bệnh
nhân chuyển tuyến điều trị.
Hình 2.11: Số giường bệnh trên địa bàn huyện Cô Tô
Nguồn: UBND huyện Cô Tô
Mặc dù cơ sở vật chất đều đạt chuẩn quốc gia về y tế cơ sở nhưng nhìn chung
mới chỉ đáp ứng được khả năng chữa bệnh thông thường và đơn giản. Mặt khác,
40
cơ sở y tế mới chỉ được đầu tư phục vụ cho người dân trên đảo mà chưa tính tới
việc phục vụ cho khách du lịch.
Văn hoá, thông tin, thể dục thể thao
Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao phục vụ nhân dân vui
Tết Nguyên đán và các ngày lễ, ngày kỷ niệm của đất nước. Hàng năm huyện
Tổ chức và phối hợp tổ chức thành công nhiều các sự kiện chính trị, văn hóa
diễn ra trên địa bàn như: "Tuần Văn hóa-Thể thao-Du lịch Cô Tô", Liên hoan
tiếng hát Họa Mi Vàng cho đối tượng thiếu niên nhi đồng, "Đêm Thơ quảng
Ninh", Hội nghị giao ban báo Đảng của 20 tỉnh, thành phía Bắc, Giải thể thao
thanh thiếu nhi hè; Chương trình phát động ủng hộ dự án Đưa điện lưới ra đảo
Cô Tô với chủ đề “ Chung tay thắp sáng đảo ngọc Cô Tô”; Hội nghị tổng kết 15
năm xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc; Thi liên hoan tiếng hát khu dân cư cấp huyện và Đêm hội trăng rằm cho các
cháu thiêu nhi; Lễ khánh thành dự án Đưa điện lưới ra đảo Cô Tô.
Đại hội Thể dục - Thể thao cấp huyện lần thứ IV gắn với các hoạt động
kỷ niệm 50 năm thành lập tỉnh Quảng Ninh và hướng tới kỷ niệm 20 năm thành
lập huyện Cô Tô; Ban hành quyết định công nhận 08 thôn thuộc xã Đồng Tiến,
Thanh Lân đạt danh hiệu “Thôn văn hóa”; đảm bảo vệ sinh, an toàn trật tự Khu
di tích Bác Hồ phục vụ trên 80 đoàn và nhân dân, du khách thập phương đến
thăm quan và dâng hương.
2.2. Hiện trạng phát triển kết cấu hạ tầng
Mạng lưới giao thông
Đường thủy:
Là huyện đảo xa đất liền, việc duy trì và phát triển đường thủy giữa đảo
với đất liền, giữa các đảo và xây dựng hệ thống đường bộ trên mỗi đảo có ý
nghĩa quyết định đối với phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Hiện tại, huyện
có một cảng quân sự Bắc Vàn và hai cảng khác là: cảng Thanh Lân nối xã với
huyện, cảng Cô Tô nối liền đất liền với huyện. Tuy nhiên, giao thông đi lại vẫn
gặp nhiều khó khăn khi gặp thời tiết xấu, tần suất tàu chạy giữa huyện với đất
liền vẫn còn thấp
41
Hệ thống giao thông đường bộ:
Nhìn chung hệ thống giao thông đường bộ của huyện cơ bản được bê tông hóa.
Hệ thống đường bộ hiện tại cơ bản đáp ứng được cơ bản nhu cầu đi lại của
người dân và du khách trên đảo. Tuy nhiên, hầu hết đường đô thị và trục đường
chính xây dựng bằng bê tông, mặt đường còn xấu, một số tuyến đường đã có
dấu hiệu xuống cấp. Để tạo điều kiện cho hoạt động kinh tế trên đảo phát triển,
huyện cần phải tiến hành đầu tư xây dựng các đường xương cá từ trục chính đến
các thôn, nâng cấp các tuyến đường và hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông
nông thôn. Khu vực đô thị cần nhựa hóa nhằm tăng thẩm mỹ và chất lượng
đường phục vụ dân cư và du khách.
Mạng lưới điện và hệ thống chiếu sáng
Chỉ cách đây vài năm, huyện Cô Tô còn gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng
nhu cầu sử dụng điện của các hộ gia đình cho sinh hoạt và sản xuất. Cụ thể, năm
2011 chỉ chưa được một nửa số hộ gia đình sử dụng điện nhưng do được tỉnh
đầu tư điện lưới ra tận đảo nên hiện nay toàn bộ 100% hộ gia đình trên đảo đều
có điện. Đây là sự thay đổi mang tính lịch sử đối với lãnh đạo và người dân
huyện Cô Tô vì nó có tác động lớn không chỉ tới sinh hoạt của người dân mà nó
còn tạo môi trường đầu tư hấp dẫn và ổn định. Từ đó tạo tiền đề cho phát triển
mở rộng sang các ngành, lĩnh vực khác giúp diện mạo đô thị và kinh tế của
huyện thay đổi tích cực.
Hình 2.12: Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng điện huyện Cô Tô
42
Nguồn: UBND huyện Cô Tô (2014)
Mạng lưới cấp, thoát nước
- Mạng lưới cung cấp nước: Mạng lưới cung cấp nước cho huyện trong thời
gian qua đã được chính quyền huyện quan tâm đầu tư đặc biệt là hồ Trường
Xuân và hồ C4. Xã Thanh Lân đã xây dựng được hệ thống hồ đập với diện tích
3 ha; xã Đồng Tiến đã xây dựng được hệ thống hồ đập với diện tích là 4 ha; thị
trấn Cô Tô đã xây dựng được hệ thống hồ đập với diện tích là 21 ha. Nhìn
chung với hệ thống hồ đập và kênh mương như hiện nay, thì nhu cầu về nước để
phục vụ cho đời sống sinh hoạt và hoạt động sản xuất của huyện đã được đáp
ứng đầy đủ.
- Mạng lưới thoát nước và xử lý nước thải: Hệ thống thoát nước chủ yếu trên
địa bàn huyện là hệ thống mương, rãnh gắn với các trục đường kết hợp với thoát
nước thải ra biển. Hiện tại trên địa bàn huyện đang xây dựng cơ sở xử lý rác
thải sử dụng công nghệ đốt rác.
Hình 2.13: Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh
Nguồn: UBND huyện Cô Tô (2014)
43
2.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn
2.3.1. Những điểm thuận lợi của huyện trong phát triển kinh tế - xã hội
- Có lợi thế về khai thác và đánh bắt thủy hải sản: Tài nguyên biển dồi dào và
phong phú về chủng loại mực, cá. Các loại động vật phong phú và có giá trị
kinh tế cao như cầu gai, bào ngư, tôm hùm, hải sâm
- Cơ sở hạ tầng khá đồng bộ đáp ứng hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống
của người dân: hiện huyện đã có điện lưới và đảm bảo nước sinh hoạt đáp ứng
gần như 100% tới các hộ gia đình; hệ thống trường học (từ mầm non tới THPT),
y tế, nhà văn hóa thể thao, đều được đầu tư đầy đủ; đã phủ sóng internet wifi
trên đảo (tuy nhiên chất lượng chưa thật sự ổn định), hệ thống cảng biển, đường
giao thông đô thị và khu dân cư được cứng hóa bằng bê tông và đổ nhựa từ trục
chính xuyên đảo tới các xã, thôn đều được đầu tư khá tốt.
- Quỹ đất còn rộng và chưa bị chia nhỏ sẽ là điểm thuận lợi cho qui hoạch và
phát triển du lịch sinh thái cao cấp. Hiện tại, huyện Cô Tô còn khoảng hơn một
nghìn ha đất chưa sử dụng, nhiều diện tích đất thuận lợi cho phát triển du lịch
nghỉ dưỡng cao cấp như khu vực ven bãi biển Hồng Vàn, bãi Vàn Chảy, Cô Tô
con, khu Trường Xuân-xã Đồng Tiến thuận lợi cho phát triển du lịch sinh
thái..Do huyện ý thức được vấn đề phát triển trong dài hạn nên huyện đã giữ lại
nhiều diện tích đất có điều kiện cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng để thu hút
những nhà đầu tư có kinh nghiệm và ý tưởng phát triển du lịch thực sự.
- Có điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái biển
- Liền kề với khu kinh tế Vân Đồn nên huyện Cô Tô sẽ có rất nhiều lợi thế: i,
Với mục tiêu xây dựng Khu HC-KT đặc biệt Vân Đồn trở thành khu kinh tế
tổng hợp - thành phố biển hiện đại, cửa ngõ giao thương quốc tế; với trọng tâm
là phát triển các loại hình dịch vụ cao cấp (vui chơi giải trí, tài chính ngân hàng,
khoa học công nghệ, y tế và giáo dục, du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng) và kinh tế
biển, Cô Tô tận có cơ hội rất lớn và thuận lợi trong việc thực hiện mục tiêu đô
44
thị sinh thái biển khi nằm liền kề sát với Vân Đồn. ii,Cô Tô tăng khả năng kết
nối với Việt Nam và thế giới: Theo kế hoạch, sân bay Vân Đồn sẽ được xây
dựng tại xã Đoàn Kết, Vân Đồn được thiết kế với qui mô sân bay nội địa có khả
năng tiếp nhận các chuyến bay quốc tế. Đến năm 2020 có thể đón các máy bay
A320, A321, B777. Do đó khi sân bay Vân Đồn di vào hoạt động du khách có
thể kết nối với Cô Tô rất dễ dàng và rút ngắn thời gian di chuyển rất nhiều so
với hiện nay (rút ngắn được khoảng 5 đến 6 tiếng đồng hồ nếu qua sân bay nội
bài như hiện nay).
2.3.2. Những khó khăn hạn chế
- Nội lực yếu, nguồn thu ngân sách trên địa bàn huyện thấp và gần như phụ
thuộc ngân sách của tỉnh. Do trên địa bàn huyện có rất ít doanh nghiệp và
các cơ sở hoạt động kinh doanh nên nguồn thu ngân sách huyện rất nhỏ
so với nhu cầu đầu tư phát triển, trong những năm vừa qua, ngân sách đầu
tư cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện hầu hết phụ thuộc vào ngân sách cấp
trên và các nguồn tài trợ, tuy nhiên nguồn vốn này xu hướng cũng sẽ thụt
giảm do cắt giảm ngân sách đầu tư công trên cả nước.
- Đầu tư hạ tầng giao thông và đô thị mới chủ yếu nhằm đáp ứng và phục
vụ nhu cầu của người dân trên đảo, kết nối giữa đất liền với đảo và giữa
các đảo còn khó khăn do tần suất chuyến tàu giữa Cô Tô Vân Đồn, đảo
Cô Tô lớn và đảo Thanh Lan còn thấp, đặc biệt trong mùa mưa bão đi lại
còn khó khăn do tàu còn nhỏ. Đô thị chưa xây dựng theo bản sắc, phong
cách và kiến trúc riêng mang tính đặc thù của huyện đảo, đặc biệt là đảo
du lịch. Hình hài đô thị vẫn theo mô tuýp của các đô thị trên đất liền.
- Các vị trí đất thuận lợi cho phát triển du lịch như bãi biển Hồng Vàn,
phần lớn đảo Cô Tô con,..thuộc quản lý của Bộ quốc phòng nên nếu
muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang hoạt động kinh tế sẽ phải
được sự đồng ý của bộ quốc phòng.
- Nguồn nhân lực còn yếu, người dân và lao động trên đảo chủ yếu là đánh
bắt và khai thác thủy sản vài thập kỷ nay nên trình độ hầu hết không qua
45
đào tạo mà chủ yếu làm việc thông qua kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau.
Những kiến thức về kinh doanh và hoạt động du lịch chuyên sâu của
người dân trên đảo chưa có, tư duy đầu tư và kinh doanh du lịch vẫn ngắn
hạn và theo mùa vụ.
- Hạ tầng giáo dục mềm còn yếu, chất lượng còn thua xa so với các trường
ở thành phố trong tỉnh như Hạ Long, Cẩm Phả,..và trên đảo chưa có trung
tâm ngoại ngữ, tin học có chất lượng.
- Kiến thức và nhận thức của người dân về vấn đề môi trường, du lịch cao
cấp vẫn còn hạn chế, chủ yếu tự phát và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
- Hạ tầng dịch vụ y tế, ngân hàng vẫn giản đơn, chưa đáp ứng được nhu
cầu du lịch đẳng cấp quốc tế (chưa có hệ thống ATM; máy móc, trang
thiết bị y tế hiện đại còn thiếu).
- Thủ tục cấp phép đối với người nước ngoài ra đảo Cô Tô do tỉnh quyết
định và thủ tục vẫn còn phiền hà và thời gian chờ đợi dài. Hiện tại, du
khách nước ngoài muốn tới Cô Tô phải xin cấp phép ở cấp tỉnh (xin phép
trước đó khoảng 1 tuần) và thời gian lưu trú trên đảo chỉ giới hạn 2 ngày
sẽ gây bất tiện lớn đối với khách du lịch nước ngoài muốn tới đây thăm
quan du lịch.
- Vấn đề thời tiết khí hậu: Tần suất bão tại Cô Tô nhiều, tốc độ bão lớn và
thường tập trung đúng vào mùa du lịch (từ tháng 6 tới tháng 8). Hơn nữa,
do đặc tính khí hậu của Cô Tô đó là mùa hè chỉ kéo dài 5 tháng, còn lại là
mùa lạnh nên du lịch tắm biển không kéo dài cả năm như các bãi biển
phía Nam Trung Bộ của Việt Nam. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ tới
lượng khách du lịch tới Cô Tô cũng như thu hút các nhà đầu tư lớn vào
lĩnh vực du lịch tắm biển.
- Không có bản sắc văn hóa, tập quán riêng mang tính đặc thù trên đảo do
người dân cư đa phần là nhập cư từ rất nhiều tỉnh khác nhau trên cả nước.
46
Quy hoach tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Cô Tô Đến Năm 2020, Tầm Nhìn Đến Năm 2030_08320512092019
Quy hoach tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Cô Tô Đến Năm 2020, Tầm Nhìn Đến Năm 2030_08320512092019
Quy hoach tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Cô Tô Đến Năm 2020, Tầm Nhìn Đến Năm 2030_08320512092019
Quy hoach tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Cô Tô Đến Năm 2020, Tầm Nhìn Đến Năm 2030_08320512092019
Quy hoach tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Cô Tô Đến Năm 2020, Tầm Nhìn Đến Năm 2030_08320512092019
Quy hoach tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Cô Tô Đến Năm 2020, Tầm Nhìn Đến Năm 2030_08320512092019
Quy hoach tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Cô Tô Đến Năm 2020, Tầm Nhìn Đến Năm 2030_08320512092019
Quy hoach tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Cô Tô Đến Năm 2020, Tầm Nhìn Đến Năm 2030_08320512092019
Quy hoach tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Cô Tô Đến Năm 2020, Tầm Nhìn Đến Năm 2030_08320512092019
Quy hoach tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Cô Tô Đến Năm 2020, Tầm Nhìn Đến Năm 2030_08320512092019
Quy hoach tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Cô Tô Đến Năm 2020, Tầm Nhìn Đến Năm 2030_08320512092019
Quy hoach tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Cô Tô Đến Năm 2020, Tầm Nhìn Đến Năm 2030_08320512092019
Quy hoach tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Cô Tô Đến Năm 2020, Tầm Nhìn Đến Năm 2030_08320512092019
Quy hoach tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Cô Tô Đến Năm 2020, Tầm Nhìn Đến Năm 2030_08320512092019
Quy hoach tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Cô Tô Đến Năm 2020, Tầm Nhìn Đến Năm 2030_08320512092019
Quy hoach tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Cô Tô Đến Năm 2020, Tầm Nhìn Đến Năm 2030_08320512092019
Quy hoach tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Cô Tô Đến Năm 2020, Tầm Nhìn Đến Năm 2030_08320512092019
Quy hoach tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Cô Tô Đến Năm 2020, Tầm Nhìn Đến Năm 2030_08320512092019
Quy hoach tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Cô Tô Đến Năm 2020, Tầm Nhìn Đến Năm 2030_08320512092019
Quy hoach tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Cô Tô Đến Năm 2020, Tầm Nhìn Đến Năm 2030_08320512092019
Quy hoach tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Cô Tô Đến Năm 2020, Tầm Nhìn Đến Năm 2030_08320512092019
Quy hoach tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Cô Tô Đến Năm 2020, Tầm Nhìn Đến Năm 2030_08320512092019
Quy hoach tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Cô Tô Đến Năm 2020, Tầm Nhìn Đến Năm 2030_08320512092019
Quy hoach tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Cô Tô Đến Năm 2020, Tầm Nhìn Đến Năm 2030_08320512092019
Quy hoach tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Cô Tô Đến Năm 2020, Tầm Nhìn Đến Năm 2030_08320512092019

More Related Content

What's hot

Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Xây dựng chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho du lịch việt nam
Xây dựng chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho du lịch việt namXây dựng chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho du lịch việt nam
Xây dựng chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho du lịch việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững...
Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững...Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững...
Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí tại khu du ...
Khóa luận Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí tại khu du ...Khóa luận Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí tại khu du ...
Khóa luận Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí tại khu du ...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Nghiên cứu phát triển dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch tại Hạ ...
Nghiên cứu phát triển dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch tại Hạ ...Nghiên cứu phát triển dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch tại Hạ ...
Nghiên cứu phát triển dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch tại Hạ ...luanvantrust
 
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...
Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...
Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí tại khu du lịc...
Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí tại khu du lịc...Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí tại khu du lịc...
Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí tại khu du lịc...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Tại Công Ty Du Lịch Vòng...
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Tại Công Ty Du Lịch Vòng...Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Tại Công Ty Du Lịch Vòng...
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Tại Công Ty Du Lịch Vòng...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

What's hot (20)

Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
 
Xây dựng chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho du lịch việt nam
Xây dựng chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho du lịch việt namXây dựng chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho du lịch việt nam
Xây dựng chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho du lịch việt nam
 
Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững...
Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững...Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững...
Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững...
 
Đề tài: Tìm hiểu dịch vụ ăn uống tại khách sạn Hải Phòng, HAY
Đề tài: Tìm hiểu dịch vụ ăn uống tại khách sạn Hải Phòng, HAYĐề tài: Tìm hiểu dịch vụ ăn uống tại khách sạn Hải Phòng, HAY
Đề tài: Tìm hiểu dịch vụ ăn uống tại khách sạn Hải Phòng, HAY
 
Luận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đLuận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đ
 
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOTLuận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
 
Khóa luận Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí tại khu du ...
Khóa luận Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí tại khu du ...Khóa luận Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí tại khu du ...
Khóa luận Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí tại khu du ...
 
Nghiên cứu phát triển dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch tại Hạ ...
Nghiên cứu phát triển dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch tại Hạ ...Nghiên cứu phát triển dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch tại Hạ ...
Nghiên cứu phát triển dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch tại Hạ ...
 
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
 
Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...
Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...
Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...
 
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng BìnhLuận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
 
Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí tại khu du lịc...
Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí tại khu du lịc...Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí tại khu du lịc...
Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí tại khu du lịc...
 
Báo cáo thực tập Tour Du lịch thực tế tại Tây Nguyên
Báo cáo thực tập Tour Du lịch thực tế tại Tây NguyênBáo cáo thực tập Tour Du lịch thực tế tại Tây Nguyên
Báo cáo thực tập Tour Du lịch thực tế tại Tây Nguyên
 
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đĐề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
 
Báo cáo thực tập bộ phận f&b tại khách sạn kim đô
Báo cáo thực tập bộ phận f&b tại khách sạn kim đôBáo cáo thực tập bộ phận f&b tại khách sạn kim đô
Báo cáo thực tập bộ phận f&b tại khách sạn kim đô
 
Khóa luận: Giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch tại công ty
Khóa luận: Giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch tại công ty Khóa luận: Giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch tại công ty
Khóa luận: Giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch tại công ty
 
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đLuận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
 
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Tại Công Ty Du Lịch Vòng...
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Tại Công Ty Du Lịch Vòng...Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Tại Công Ty Du Lịch Vòng...
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Tại Công Ty Du Lịch Vòng...
 
Khóa luận: Khai thác hiệu quả loại hình du lịch văn hóa tại di sản văn hóa
Khóa luận: Khai thác hiệu quả loại hình du lịch văn hóa tại di sản văn hóaKhóa luận: Khai thác hiệu quả loại hình du lịch văn hóa tại di sản văn hóa
Khóa luận: Khai thác hiệu quả loại hình du lịch văn hóa tại di sản văn hóa
 
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình DươngLuận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
 

Similar to Quy hoach tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Cô Tô Đến Năm 2020, Tầm Nhìn Đến Năm 2030_08320512092019

Chien luoc phat trien du lich vn 2020
Chien luoc phat trien du lich vn 2020Chien luoc phat trien du lich vn 2020
Chien luoc phat trien du lich vn 2020Viet Thang
 
Luận văn: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại ...
Luận văn: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại ...Luận văn: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại ...
Luận văn: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1Trần Hiệp
 
Bao cáo tom tat qhtt nganh thuy san
Bao cáo tom tat qhtt nganh thuy sanBao cáo tom tat qhtt nganh thuy san
Bao cáo tom tat qhtt nganh thuy sanNgoc Quyen Pham
 
Bao cáo tom tat qhtt nganh thuy san
Bao cáo tom tat qhtt nganh thuy sanBao cáo tom tat qhtt nganh thuy san
Bao cáo tom tat qhtt nganh thuy sanĐỗ Thuận
 
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyênNghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyênMan_Ebook
 
Thuyết minh phương án quản lý rừng bền vững vườn quốc gia phước bình đến năm ...
Thuyết minh phương án quản lý rừng bền vững vườn quốc gia phước bình đến năm ...Thuyết minh phương án quản lý rừng bền vững vườn quốc gia phước bình đến năm ...
Thuyết minh phương án quản lý rừng bền vững vườn quốc gia phước bình đến năm ...jackjohn45
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020, ĐỊN...
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020, ĐỊN...QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020, ĐỊN...
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020, ĐỊN...nataliej4
 
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
Dự án khu dân cư, sinh thái trải nghiệm 0918755356
Dự án khu dân cư, sinh thái trải nghiệm 0918755356Dự án khu dân cư, sinh thái trải nghiệm 0918755356
Dự án khu dân cư, sinh thái trải nghiệm 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
BÁO CÁO TỔNG HỢPRÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI T...
BÁO CÁO TỔNG HỢPRÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI T...BÁO CÁO TỔNG HỢPRÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI T...
BÁO CÁO TỔNG HỢPRÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI T...nataliej4
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH ...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH ...LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH ...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH ...ssuserc1c2711
 
De an nganh tom 13-12-2017.pdf
De an nganh tom 13-12-2017.pdfDe an nganh tom 13-12-2017.pdf
De an nganh tom 13-12-2017.pdfNguyenXuanThang2
 

Similar to Quy hoach tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Cô Tô Đến Năm 2020, Tầm Nhìn Đến Năm 2030_08320512092019 (20)

Chien luoc phat trien du lich vn 2020
Chien luoc phat trien du lich vn 2020Chien luoc phat trien du lich vn 2020
Chien luoc phat trien du lich vn 2020
 
Luận văn: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại ...
Luận văn: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại ...Luận văn: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại ...
Luận văn: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại ...
 
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
 
Bao cáo tom tat qhtt nganh thuy san
Bao cáo tom tat qhtt nganh thuy sanBao cáo tom tat qhtt nganh thuy san
Bao cáo tom tat qhtt nganh thuy san
 
Bao cáo tom tat qhtt nganh thuy san
Bao cáo tom tat qhtt nganh thuy sanBao cáo tom tat qhtt nganh thuy san
Bao cáo tom tat qhtt nganh thuy san
 
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyênNghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
 
Luận án: Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo, HAY, 9đ
Luận án: Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo, HAY, 9đLuận án: Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo, HAY, 9đ
Luận án: Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo, HAY, 9đ
 
Luận văn: Một số giải phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp TP. Hồ Chí Minh
Luận văn: Một số giải phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp TP. Hồ Chí MinhLuận văn: Một số giải phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp TP. Hồ Chí Minh
Luận văn: Một số giải phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp TP. Hồ Chí Minh
 
Luận án: Quản lý về phát triển kinh tế biển các tỉnh Bắc Trung Bộ
Luận án: Quản lý về phát triển kinh tế biển các tỉnh Bắc Trung BộLuận án: Quản lý về phát triển kinh tế biển các tỉnh Bắc Trung Bộ
Luận án: Quản lý về phát triển kinh tế biển các tỉnh Bắc Trung Bộ
 
Đề tài: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng
Đề tài: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà NẵngĐề tài: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng
Đề tài: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng
 
Thuyết minh phương án quản lý rừng bền vững vườn quốc gia phước bình đến năm ...
Thuyết minh phương án quản lý rừng bền vững vườn quốc gia phước bình đến năm ...Thuyết minh phương án quản lý rừng bền vững vườn quốc gia phước bình đến năm ...
Thuyết minh phương án quản lý rừng bền vững vườn quốc gia phước bình đến năm ...
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020, ĐỊN...
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020, ĐỊN...QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020, ĐỊN...
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020, ĐỊN...
 
Luận án: Giải pháp tài chính phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An, HAY
Luận án: Giải pháp tài chính phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An, HAYLuận án: Giải pháp tài chính phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An, HAY
Luận án: Giải pháp tài chính phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An, HAY
 
Luận văn: Giải pháp phát triển Ngành du lịch Lâm Đồng đến năm 2020
Luận văn: Giải pháp phát triển Ngành du lịch Lâm Đồng đến năm 2020Luận văn: Giải pháp phát triển Ngành du lịch Lâm Đồng đến năm 2020
Luận văn: Giải pháp phát triển Ngành du lịch Lâm Đồng đến năm 2020
 
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...
 
Đề tài giải pháp bảo tồn và khai thác nghệ thuật múa rối điểm 8
Đề tài giải pháp bảo tồn và khai thác nghệ thuật múa rối  điểm 8Đề tài giải pháp bảo tồn và khai thác nghệ thuật múa rối  điểm 8
Đề tài giải pháp bảo tồn và khai thác nghệ thuật múa rối điểm 8
 
Dự án khu dân cư, sinh thái trải nghiệm 0918755356
Dự án khu dân cư, sinh thái trải nghiệm 0918755356Dự án khu dân cư, sinh thái trải nghiệm 0918755356
Dự án khu dân cư, sinh thái trải nghiệm 0918755356
 
BÁO CÁO TỔNG HỢPRÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI T...
BÁO CÁO TỔNG HỢPRÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI T...BÁO CÁO TỔNG HỢPRÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI T...
BÁO CÁO TỔNG HỢPRÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI T...
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH ...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH ...LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH ...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH ...
 
De an nganh tom 13-12-2017.pdf
De an nganh tom 13-12-2017.pdfDe an nganh tom 13-12-2017.pdf
De an nganh tom 13-12-2017.pdf
 

More from PinkHandmade

BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019PinkHandmade
 
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...PinkHandmade
 
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019PinkHandmade
 
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...PinkHandmade
 
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...PinkHandmade
 
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...PinkHandmade
 
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...PinkHandmade
 
Bảo trợ xã hội_10523212092019
Bảo trợ xã hội_10523212092019Bảo trợ xã hội_10523212092019
Bảo trợ xã hội_10523212092019PinkHandmade
 
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...PinkHandmade
 
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019PinkHandmade
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019PinkHandmade
 
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...PinkHandmade
 
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...PinkHandmade
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019PinkHandmade
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...PinkHandmade
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019PinkHandmade
 
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019PinkHandmade
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019PinkHandmade
 
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...PinkHandmade
 
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...PinkHandmade
 

More from PinkHandmade (20)

BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
 
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...
 
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
 
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...
 
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...
 
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...
 
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...
 
Bảo trợ xã hội_10523212092019
Bảo trợ xã hội_10523212092019Bảo trợ xã hội_10523212092019
Bảo trợ xã hội_10523212092019
 
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
 
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019
 
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...
 
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019
 
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019
 
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...
 
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...
 

Recently uploaded

BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 

Recently uploaded (20)

BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 

Quy hoach tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Cô Tô Đến Năm 2020, Tầm Nhìn Đến Năm 2030_08320512092019

  • 1. UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN CÔ TÔ BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN CÔ TÔ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 1
  • 2. Cô Tô, tháng 6 năm 2014 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................................................4 I. Tính cấp thiết của qui hoạch...........................................................................................................4 II. Quan điểm, mục tiêu.....................................................................................................................5 III. Nhiệm vụ qui hoạch......................................................................................................................6 IV. Các căn cứ lập quy hoạch.............................................................................................................8 V. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................................9 PHẦN 1: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN........................................................10 KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN CÔ TÔ.............................................................................................................10 1.1. Nguồn lực và điều kiện tự nhiên ..............................................................................................10 1.1.1. Vị trí địa lý..........................................................................................................................10 1.1.2. Đặc điểm khí hậu và tài nguyên khí hậu ............................................................................11 1.1.3. Tài nguyên đất...................................................................................................................13 1.1.4. Tài nguyên nước................................................................................................................16 1.1.5. Nguồn lợi biển và tài nguyên rừng.....................................................................................17 1.1.6. Tài nguyên du lịch .............................................................................................................20 Huyện đảo Cô Tô hội tụ nhiều tiềm năng thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái biển cao cấp như:.............................................................................................................................................20 - Cô Tô còn giữ được vẻ nguyên sơ của môi trường sinh thái nước, không khí trong lành, cấu tạo kiến trúc địa chất, địa hình và địa mạo dải bờ biển giàu hình ảnh và nên thơ, đặc biệt hấp dẫn với các bãi biển tự nhiên như Hồng Vàn, Vàn Chải và hai bãi biển tại đảo Cô Tô con. Cô Tô cũng có những cánh rừng nguyên sinh với nhiều loài động, thực vật quý hiếm, có hệ sinh thái biển phong phú và đặc biệt có loài sinh vật biển quý hiếm như bò biển..., rất thích hợp với du lịch nghỉ dưỡng, phù hợp với du lịch biển hiện nay của nước ta........................................................20 1.2. Nguồn vốn đầu tư phát triển....................................................................................................21 1.3. Các điều kiện môi trường, xã hội và dân cư .............................................................................22 PHẦN 2: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN CÔ TÔ TRONG GIAI ĐOẠN 2001-2012...27 2.1. Đánh giá chung về phát triển kinh tế xã hội..............................................................................27 2.1.1. Tăng trưởng và phát triển kinh tế......................................................................................27 2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế................................................................................................28 2.1.3. Thu ngân sách ...................................................................................................................37 2.1.4. Việc làm và mức sống dân cư ............................................................................................38 3.1.5. Các lĩnh vực văn hoá - xã hội .............................................................................................39 2.2. Hiện trạng phát triển kết cấu hạ tầng.......................................................................................41 2
  • 3. 2.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn .....................................................................................44 2.3.1. Những điểm thuận lợi của huyện trong phát triển kinh tế - xã hội....................................44 2.3.2. Những khó khăn hạn chế...................................................................................................45 PHẦN 3: PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN ĐẢO CÔ TÔ ĐẾN NĂM 2020 TẦM NHÌN 2030...........................................................................................................................................47 3.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển ...........................................................................................47 3.1.1. Quan điểm phát triển.........................................................................................................47 3.1.2. Mục tiêu phát triển............................................................................................................48 3.2. Luận chứng các phương án tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ..................................49 3.2.1. Luận chứng ba phương án phát triển.................................................................................49 3.2.2. Lựa chọn phướng án (luận giải tính khả thi)......................................................................53 3.3. Quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực ................................................................................55 3.3.1. Định hướng phát triển ngành nông, lâm,ngư nghiệp.........................................................55 3.3.2. Định hướng phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ..............................................61 3.3.3. Định hướng phát triển du lịch - thương mại .....................................................................68 3.4. Định hướng phát triển các lĩnh vực xã hội................................................................................78 3.4.1. Phát triển nguồn nhân lực.................................................................................................78 3.4.2. Giáo dục.............................................................................................................................80 3.4.3. Y tế.....................................................................................................................................81 3.5. Định hướng xây dựng kết cấu hạ tầng huyện đảo và trên mỗi đảo .........................................83 3.5.1. Hạ tầng giao thông vận tải.................................................................................................83 3.5.2. Hạ tầng điện ......................................................................................................................87 3.5.3. Hạ tầng cấp nước sinh hoạt ..............................................................................................87 3.5.4. Hạ tầng xử lý nước thải......................................................................................................88 3.5.5. Hạ tầng xử lý chất thải rắn.................................................................................................89 3.5.6. Hạ tầng bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin ......................................................90 3.5.7. Hạ tầng thương mại, chợ ..................................................................................................90 3.6. Bảo vệ môi trường....................................................................................................................91 3.7. Công tác an ninh, quốc phòng...................................................................................................92 3.8. Luận chứng phát triển theo lãnh thổ........................................................................................93 3.8.1. Phương hướng sử dụng đất...............................................................................................94 3.8.2. Định hướng phát triển đô thị ............................................................................................96 3.9. Danh mục các chương trình dự án ưu tiên đầu tư....................................................................97 PHẦN 4: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐẢM BẢO THỰC HIỆN QUY HOẠCH ĐỊNH HƯỚNG CHUNG........100 4.1. Giải pháp huy động vốn đầu tư...............................................................................................100 4.1.1. Định hướng chung...........................................................................................................101 4.1.2. Giải pháp cụ thể...............................................................................................................102 3
  • 4. 4.2. giải pháp phát triền nguồn nhân lực.......................................................................................103 4.2.1. Đối với cán bộ viên chức nhà nước..................................................................................103 4.2.2. Giải pháp đối với lao động trong các khu vực kinh tế......................................................104 4.2.3. Giải pháp thu hút nhân tài...............................................................................................105 4.3. Các giải pháp khác ..................................................................................................................106 4.4. Tổ chức thực hiện...................................................................................................................106 4.4.1. Công khai quy hoạch........................................................................................................106 4.4.2. Giám sát thực hiện qui hoạch..........................................................................................107 4.5. Kiến nghị.................................................................................................................................107 PHỤ LỤC.............................................................................................................................................109 LỜI MỞ ĐẦU I. Tính cấp thiết của qui hoạch Trong giai đoạn vừa qua, phát triển kinh tế của huyện Cô Tô đã đạt được những kết quả quan trọng như cơ sở hạ tầng có những thay đổi lớn (điện, giao thông, trường học, đô thị) tăng trưởng kinh tế cao, thu nhập bình quân đầu người được cải thiện, cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng tích cực với xu hướng giảm dần giá trị đóng góp của khu vực nông-lâm-thủy sản và tăng đóng góp của khu vực dịch vụ. Tuy nhiên, so với lợi thế và tiềm năng, huyện còn chưa phát huy hết để có sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Bình quân thu nhập/người/năm còn thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung của tỉnh Quảng Ninh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, kinh tế của huyện vẫn chủ yếu dựa 4
  • 5. vào khai thác tài nguyên sẵn có là chủ yếu mà chưa tận dụng và phát huy hết những lợi thế sẵn có. Một tiềm năng và lợi thế lớn của Cô Tô đó là khả năng phát triển du lịch hiện mới chủ yếu bùng nổ theo hướng tự phát nên dịch vụ cung cấp và đáp ứng chỉ ở mức bình dân và chưa theo hướng phát triển bền vững, có giá trị gia tăng cao. Trong bối cảnh thế giới và Việt Nam có xu hướng điều chỉnh mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế theo hướng xanh, những định hướng phát triển đưa ra trong bản “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội huyện đảo Cô Tô thời kỳ 2000-2010” xây dựng năm 2000 đã được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt tại Quyết định số 2784/QĐ-UB ngày 31 tháng 10 năm 2000 hiện không phù hợp với bối cảnh mới hiện nay. Cụ thể hơn, tỉnh Quảng Ninh đã lựa chọn phương hướng phát triển kinh tế của tỉnh đó là “chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ “nâu” sang “xanh”, từ khu vực có giá trị gia tăng thấp sang khu vực có giá trị gia tăng cao và bền vững. Chính vì vậy, để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhanh hơn, thống nhất và phù hợp với quan điểm và mục tiêu chung của tỉnh Quảng Ninh đã chọn, việc nghiên cứu xây dựng “Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" là cần thiết và cấp bách làm cơ sở cho huyện đề ra các giải pháp nhằm tận dụng tối đa các nguồn lực để xây dựng và phát triển nhằm đưa Cô Tô trở thành đô thị sinh thái biển trong giai đoạn tới. II. Quan điểm, mục tiêu - Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội huyện 5 năm gần đây - Xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 cần đảm bảo phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vùng lãnh thổ và của quốc gia. Tạo bước đột phá nhằm xây dựng và phát triển huyện đảo Cô Tô trở thành đô thị sinh thái biển trong tương lai gần; trở thành pháo đài vững chắc bảo vệ chủ quyền biển đảo vùng Đông Bắc của Tổ quốc. - Xây dựng các chương trình, dự án ưu tiên và đề xuất các giải pháp để triển khai thực hiện giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn 2030 5
  • 6. III. Nhiệm vụ qui hoạch 1. Phân tích, đánh giá các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội đối với mục tiêu phát triển của huyện trong tỉnh và vùng, bao gồm: - Vị trí địa lý, mối quan hệ lãnh thổ và khả năng phát huy các yếu tố này cho quy hoạch phát triển của huyện. - Đặc điểm khí hậu và tài nguyên khí hậu và dự báo khả năng khai thác chúng. - Phân tích, đánh giá phát triển và dự báo dân số, phân bố dân cư gắn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và các giá trị văn hoá phục vụ phát triển. - Phân tích, đánh giá hệ thống kết cấu hạ tầng về mức độ đáp ứng yêu cầu phát triển cao hơn. - Phân tích, đánh giá quá trình phát triển và hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện. 2. Phân tích, dự báo ảnh hưởng của các yếu tố trong nước và quốc tế đến phát triển kinh tế, xã hội của huyện; tác động của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của vùng đến phát triển kinh tế – xã hội của huyện. 3. Đánh giá về các lợi thế so sánh, hạn chế và cơ hội cùng các thách thức đối với phát triển huyện trong thời kỳ quy hoạch. 4. Luận chứng mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế, xã hội phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh và vùng lãnh thổ, bao gồm: - Xác định vị trí, vai trò của huyện đối với nền kinh tế của tỉnh và vùng, từ đó luận chứng mục tiêu và quan điểm phát triển của huyện. Tác động của quy hoạch tỉnh, quy hoạch ngành đối với huyện trong thời kỳ quy hoạch. Luận chứng mục tiêu phát triển (gồm cả mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể). - Đối với mục tiêu kinh tế: tăng trưởng kinh tế (tính theo giá trị sản xuất), giá trị xuất khẩu, một số sản phẩm, lĩnh vực chủ yếu và tỷ trọng đóng góp của huyện đối với tỉnh, đóng góp vào ngân sách, năng suất lao động và khả năng cạnh tranh có so sánh với bình quân chung của tỉnh. - Đối với mục tiêu xã hội: mức tăng việc làm, giảm thất nghiệp, giảm đói nghèo, mức độ phổ cập về học vấn, tỷ lệ tăng dân số, tỷ lệ lao động qua đào tạo, mức giảm bệnh tật và tệ nạn xã hội. 6
  • 7. - Đối với mục tiêu môi trường: giảm mức độ ô nhiễm môi trường và mức đảm bảo các yêu cầu về môi trường trong sạch theo tiêu chuẩn môi trường - TCVN. Đưa ra các chính sách, biện pháp đối với một đô thị xanh, sạch phù hợp và trở thành huyện đảo sinh thái. - Nhiệm vụ và giải pháp đạt mục tiêu. Luận chứng phát triển cơ cấu kinh tế, định hướng phát triển và phân bố các ngành và lĩnh vực then chốt và các sản phẩm quan trọng và lựa chọn cơ cấu đầu tư (kể cả đề xuất các chương trình, dự án đầu tư trọng điểm trong giai đoạn 5 năm đầu và cho thời kỳ quy hoạch). - Luận chứng phát triển nguồn nhân lực và các giải pháp phát triển và đào tạo nguồn nhân lực; - Luận chứng phương án tổng hợp về tổ chức kinh tế, xã hội trên lãnh thổ huyện (lựa chọn phương án tổng thể khai thác lãnh thổ); - Tổ chức lãnh thổ hệ thống đô thi, điểm dân cư tập trung, khu vực phát triển du lịch; Phát triển hệ thống làng nghề cá; khu thương mại, hệ thống chợ gắn với các điểm dân cư. - Tổ chức lãnh thổ khu vực nông thôn; phát triển các vùng cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản hàng hoá. - Xác định phương hướng phát triển cho những lãnh thổ đang kém phát triển và những lãnh thổ có vai trò động lực; phát triển các vùng khó khăn gắn với ổn định dân cư, xoá đói giảm nghèo. - Xác định biện pháp giải quyết chênh lệch về trình độ phát triển và mức sống dân cư giữa đô thị và nông thôn và giữa các tầng lớp dân cư; - Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đảm bảo yêu cầu trước mắt và lâu dài của các hoạt động kinh tế, xã hội của huyện và gắn với huyện khác trong tỉnh: a) Lựa chọn phương án phát triển mạng lưới giao thông của huyện trong tổng thể mạng lưới giao thông của cả tỉnh. b) Phương án phát triển thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông. c) Phương án phát triển mạng lưới chuyển tải điện gắn với mạng lưới chuyển tải điện của cả tỉnh. d) Phương án phát triển các công trình thuỷ lợi, dự trữ nước ngọt và cấp nước. 7
  • 8. đ) Lựa chọn phương án phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội và phúc lợi công cộng. Phát triển mạng lưới giáo dục đào tạo (cả đào tạo nghề), hệ thống y tế- chăm sóc sức khỏe và các cơ sở văn hoá - xã hội. - Định hướng quy hoạch sử dụng đất (dự báo các phương án sử dụng đất căn cứ vào định hướng phát triển ngành, lĩnh vực) - Luận chứng danh mục dự án đầu tư ưu tiên. - Luận chứng bảo vệ môi trường; xác định những lãnh thổ đang bị ô nhiễm trầm trọng, những lãnh thổ nhạy cảm về môi trường và đề xuất giải pháp thích ứng để bảo vệ hoặc sử dụng các lãnh thổ này. - Xác định các giải pháp về cơ chế, chính sách nhằm thực hiện mục tiêu quy hoạch; đề xuất các chương trình, dự án đầu tư trọng điểm có tính toán cân đối nguồn vốn để bảo đảm thực hiện và luận chứng các bước thực hiện quy hoạch; đề xuất phương án tổ chức thực hiện quy hoạch: a) Giải pháp về huy động vốn đầu tư. b) Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực. c) Giải pháp về khoa học công nghệ, môi trường. d) Giải pháp về cơ chế, chính sách. đ) Giải pháp về tổ chức thực hiện. IV. Các căn cứ lập quy hoạch - Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006; - Quyết định số 145/2004/QĐ-TTg ngày 13/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế-xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. - Quyết định số 491/2009QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính Phủ về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. - Quyết định số 800/2010/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020. 8
  • 9. - Chị thị số 2178/CT-TTg ngày 2/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quy hoạch. - Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ KH&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 sửa đổi; - Quyết định số 01/2012/QĐ-BKH ngày 12/2/2012 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ yếu; - Thông báo số 108-TB/TW ngày 1/10/2012 của Ban Chấp hành Trung ương về Đề án “Phát triển kinh tế-xã hội nhanh, bền vững; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh và thí điểm xây dựng hai đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Móng Cái Quảng Ninh” - Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 20/3/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng chiến lược, lập, quản lý và thực hiện quy hoạch. - Nghị quyết số 13 của Tỉnh về kế hoạch phát triển KT-XH 2011-2015 và 2016-2020. - Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. - Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài năm 2050. V. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê: thu thập, nghiên cứu các số liệu, công trình, tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp điều tra thực địa, kết hợp phỏng vấn trực tiếp. - Phương pháp chuyên gia: hội thảo lấy ý kiến của chuyên gia các ngành, các địa phương về định hướng, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội - Phương pháp phân tích dự báo: được sử dụng để phân tích, đánh giá các thông tin về thị trường làm căn cứ để quy hoạch. 9
  • 10. - Phương pháp làm việc nhóm và cùng tham gia giữa đơn vị tư vấn lập quy hoạch, UBND huyện, các đơn vị trực thuộc UBND huyện và các đơn vị liên quan khác. . NỘI DUNG QUI HOẠCH PHẦN 1: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN CÔ TÔ 1.1. Nguồn lực và điều kiện tự nhiên 1.1.1. Vị trí địa lý Cô Tô là huyện đảo nằm ở phía Đông tỉnh Quảng Ninh, với tọa độ địa lý: Từ 200 55’ đến 210 15’7” vĩ độ Bắc. Từ 1070 35’ đến 1080 20’ kinh độ Đông. Huyện Cô Tô cách đất liền 100km về phía đông bắc Vịnh Bắc Bộ, có tổng chiều dài biên giới biển tiếp giáp với Trung Quốc gần 200km từ khơi đảo Trần đến ngoài phía đông đảo Bạch Long Vĩ của Hải Phòng. Phía Bắc giáp đảo Cái Chiên (huyện Hải Hà), đảo Vĩnh Thực (thị xã Móng Cái). Phía Nam giáp vùng biển đảo Bạch Long Vĩ - Hải Phòng. 10
  • 11. Phía Tây giáp huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh. Huyện Cô Tô là một quần đảo, trong đó có 3 đảo lớn: đảo Cô Tô, đảo Thanh Lân và đảo Trần. Diện tích tự nhiên toàn huyện thường xuyên thay đổi, do có sự tích tụ và bồi đắp của đất đai. Theo Quyết định mới nhất của Thủ tướng Chính phủ số 272/QĐ-TTg ngày 27/02/2007, diện tích tự nhiên của huyện là 47,43 km2 (4.743,37 ha) chiếm 0,8% diện tích đất đai tự nhiên của tỉnh Quảng Ninh. Cô Tô có 3 đơn vị hành chính gồm 2 xã và thị trấn. Đảo Cô Tô cách đất liền khoảng 60 hải lý, gần ngư trường khai thác hải sản lớn của cả nước; Đảo Trần nằm ở vị trí Đông Bắc của huyện, cách khu kinh tế mở Móng Cái khoảng 35 km, nằm trong khu vực cửa khẩu, cách đường hàng hải quốc tế Hải Phòng - Bắc Hải 30 km. Với vị trí địa lý nêu trên, Cô Tô là một huyện đảo nằm ở vị trí có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế trên biển, du lịch, giao lưu kinh tế với nhân dân Trung Hoa. Quần đảo Cô Tô có vị trí chiến lược, đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng để làm cơ sở vạch đường cơ bản khi hoạch định đường biên giới trên biển của nước ta. Có vị trí thuận lợi để phát triển dịch vụ cứu hộ cứu nạn trên biển. Huyện Cô Tô còn có ví trí quan trọng tạo thành điểm kết nối và tuyến du lịch, giải trí Hạ Long - Cửa Ông - Vân Đồn – Cô Tô. 1.1.2. Đặc điểm khí hậu và tài nguyên khí hậu a. Khí hậu, thời tiết Quần đảo Cô Tô có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh mang tính chất khí hậu hải dương. Do chịu ảnh hưởng và tác động của biển đã tạo ra những tiểu vùng sinh thái hỗn hợp miền núi ven biển. - Nhiệt độ không khí Nhiệt độ trung bình năm 22,70 C, dao động từ 170 - 280 C, nhiệt độ trung bình cao nhất từ 270 - 300 C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối 36,20 C. Về mùa đông, nhiệt độ trung bình thấp nhất từ 13,50 - 15,80 C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 4,40 C. - Lượng mưa Cô Tô là huyện nằm phía Đông tỉnh Quảng Ninh, nơi có mưa lớn. Lượng mưa tương đối cao so với toàn tỉnh, trung bình năm là 1.707,8 mm, năm cao 11
  • 12. nhất 2.561,8 mm, thấp nhất khoảng 908 mm. Tuy vậy, lượng mưa phân bố không đều trong năm và phân làm 2 mùa rõ rệt: - Mùa mưa nhiều kéo dài 5 tháng, thường từ tháng 5 đến tháng 9. Lượng mưa chiếm 78 - 80% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa cao nhất vào khoảng 396 mm vào tháng 8 hàng năm. - Mùa mưa ít: Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 20 - 22% tổng lượng mưa năm, tháng có mưa ít nhất là tháng 12, tháng 1 và tháng 2 từ 20 - 26 mm. - Độ ẩm không khí Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 84%, tương đương mức trung bình của các huyện, thị xã trong tỉnh. Độ ẩm không khí thường thay đổi theo mùa và các tháng trong năm, tháng 3 và 4 có độ ẩm cao nhất tới 90%, thấp nhất vào tháng 10 và 11 là 77 - 78%. - Chế độ gió - bão Trên địa bàn huyện Cô Tô thường thịnh hành 2 loại gió chính là gió mùa đông bắc và gió mùa đông nam. Gió mùa đông nam: xuất hiện vào mùa mưa, thổi từ biển vào mang theo hơi nước và gây ra mưa lớn. Hàng năm Cô Tô thường chịu ảnh hưởng trực tiếp của 5 đến 7 cơn bão với sức gió từ cấp 8 đến cấp 11, giật trên cấp 11. Vào tháng 5 đến tháng 10 hay gặp dông tố, đặc biệt tháng 6 đến tháng 8 cơn dông thường xuất hiện từ 15 đến 20 ngày, khi có dông thường hay gây ra mưa to, gió mạnh tạo ra vùng gió xoáy làm ảnh hưởng xấu đến các phương tiện hoạt động trên biển. Gió mùa đông bắc: Xuất hiện vào mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, tốc độ gió trung bình từ 4-6 m/s. Đặc biệt gió mùa đông bắc tràn về thường lạnh và mang theo giá rét, thời tiết khô hanh, thường ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, gia súc, gia cầm... Bão: Quần đảo Cô Tô là một trong những nơi chịu ảnh hưởng của bão nhiều nhất nước ta, bão thường xuất hiện vào thời kỳ từ tháng 6 đến tháng 11, nhiều nhất là tháng 6 và tháng 8, ảnh hưởng của bão đối với vùng này là rất lớn, vì bão thường gây ra gió mạnh từ 40 - 50 m/s và mưa lớn từ 300 - 400 mm/ngày. 12
  • 13. - Sương có hai loại sương mù và sương muối. Sương muối ít xảy ra, nếu có thì sương muối thường xuất hiện vào cuối tháng 12 và tháng 1 năm sau. Sương mù hàng năm có khoảng từ 15 - 30 ngày. Như vậy thời tiết khí hậu đáng lưu ý nhất trên huyện đảo là mưa và bão lũ. Mưa tập trung theo mùa đã gây ra thừa nước về mùa mưa nhiều và thiếu nước khá gay gắt vào mùa mưa ít. Bão lũ có thể gây ra những thiên tai, thảm họa ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, khi bố trí các ngành sản xuất và xây dựng cần tính tới thời kỳ mưa và gió bão trên đảo. b. Thuỷ văn và hải văn Nhìn chung chế độ thuỷ văn ở huyện Cô Tô phân bố không đều theo hai mùa, hệ thống sông suối trên đảo ít và ngắn, dốc, hay bị khô hạn về mùa đông. Huyện đảo Cô Tô là khu vực có chế độ hải văn điển hình cho vùng vịnh Bắc Bộ, phụ thuộc vào gió mùa. Vào thời điểm có gió mùa Đông Bắc, sóng biển thống trị có hướng Đông Bắc - Tây Nam, biên độ lớn và tương đối ổn định. Mùa hè sóng hướng Nam có biên độ nhỏ hơn sóng hướng Đông Bắc. Mùa mưa bão sóng đạt tới 6m. Thủy triều dao động lớn từ 3,95-4,95m. Tóm lại: Huyện đảo Cô Tô nằm trong vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ có vị trí chiến lược về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng trên biển. Đặc biệt Huyện có vị trí tiền tiêu trên biển của vùng Đông bắc Tổ quốc, gần các trung tâm kinh tế lớn của vùng như Hạ Long, Hải Phòng và các trung tâm du lịch như Vân Đồn, Móng Cái, đây là các yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế tổng hợp của huyện. Tuy vậy, huyện Cô Tô cũng chịu nhiều thách thức lớn trước sóng gió, bão tố của thiên nhiên, nằm cách xa đất liền và phải thường xuyên đối mặt với những vi phạm chủ quyền lãnh thổ trên biển và vùng biển của nước ta. 1.1.3. Tài nguyên đất Đất đai huyện Cô Tô được chia thành 3 nhóm chính gồm đất cát, đất giây, đất đỏ vàng. Nhóm đất cát Nhóm đất cát được hình thành ven biển, ven các sông chính do sự bồi đắp chủ yếu từ sản phẩm thô với sự hoạt động của các hệ thống sông và biển. Nhóm đất 13
  • 14. này phân bổ ở thị trấn Cô Tô, xã Thanh Lân và xã Đồng Tiến, gồm có 3 đơn vị đất là: Bãi cát ven sông, ven biển: đơn vị đất này gồm có 1 đơn vị phân loại đất phụ là: Bãi cát ngập triều, loại đất này thường ở địa hình thấp ngoài đê biển và thường xuyên ảnh hưởng của chế độ thuỷ triều. Đất cồn cát trắng vàng: loại đất này chủ yếu thành phần cơ giới là cát, ở địa hình cao tạo thành những cồn cát dài, và được phân bổ ở các xã, thị trấn trong huyện. Loại đất này có một đơn vị phân loại đất phụ là: Đất cồn cát trắng vàng điển hình, đất này có đặc điểm là: có phản ứng chua (pHKCL: 4,50 ở tầng đất mặt). Hàm lượng chất hữu cơ ở các tầng đều rất nghèo. Dung tích hấp thụ (CEC) thấp: 4,40mg/100g đất ở tầng mặt và tăng dần theo chiều sâu. Thành phần cơ giới chủ yếu là cát thô, cát vật lý > 95%. Đất cát biển: loại đất này phân bố ở xã Đồng Tiến và thị trấn Cô Tô. Đơn vị đất này được chia làm 2 đơn vị đất phụ là: - Đất cát biển điển hình: phân bố ở xã Đồng Tiến, thường ở địa hình cao hoặc vàn cao, hình thành chủ yếu do sự hoạt động của sông và biển. Thành phần cơ giới từ cát pha đến cát mịn. Đất có phản ứng chua, hàm lượng chất hữu cơ ở các tầng đều nghèo. Dung tích hấp thu thấp. - Đất cát biển giây sâu: phân bố ở xã Đồng Tiến và thị trấn Cô Tô, đất có quá trình hình thành cũng giống đất cát biển điển hình, song ở điều kiện địa hình thấp hơn nên thường xuất hiện tầng giây ở độ sâu dưới 50cm. Phản ứng của đất chua pHKCL: 4,49-5,22. Hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số ở tầng đất mặt nghèo, tương ứng là: 1,01% và 0,48%. Lân tổng số và dễ tiêu ở tất cả các tầng đất. Kali tổng số và dễ tiêu nghèo (<0,5mg/100g đất), canxi và manhê trao đổi thấp, lượng canxi trao đổi chiếm ưu thế hơn so với manhê. Dung tích hấp thụ (CEC) rất thấp, thành phần cơ giới cát mịn là chủ yếu. Nhóm đất Giây Đất Giây được hình thành từ các vật liệu không gắn kết, trừ các vật liệu có thành phần cơ giới thô và trầm tích phù sa có đặc tính phù sa. Chúng biểu hiện đặc tính Giây mạnh ở độ sâu 0-50cm. Đất Giây phân bố ở các xã Thanh Lân và Đồng Tiến. Đất Iây có một đơn vị đất là đất Giây chua. Đất Giây chua có một phân loại đất phụ là đất Giây chua điển hình. Đất Giây chua điển hình có phản ứng chua (pHKCL: 4,34-4,69). Hàm lượng hữu cơ ở tầng đất 14
  • 15. mặt khá, càng xuống sâu hàm lượng chất hữu cơ giảm. Đạm tổng số ở tầng đất mặt khá (0,160%), và càng xuống sâu đạm tổng số càng giảm. Lân tổng số và dễ tiêu ở lớp đất mặt nghèo 0,041% và 2,6 mg/100g đất. Kali tổng số trung bình; kali dễ tiêu khá. Lượng cation kiềm trao đổi thấp, dung tích hấp thụ (CEC) đạt trên 101đl/100g đất. Thành phần cơ giới của đất từ thịt trung bình ở tầng mặt, xuống sâu các tầng dưới có thành phần cơ giới cát pha. Nhóm đất Đỏ vàng Đất Đỏ vàng được hình thành trên các loại đá sa thạch. Hình thái phẫu diện đất thường có màu vàng đỏ, hoặc vàng nhạt, tầng đất hình thành dày hay mỏng thường chịu tác động tổng hợp của các yếu tố hình thành đất. Đất Đỏ vàng được phân bố ở các xã và thị trấn trong huyện. Đất Đỏ vàng có 1 đơn vị đất là đất Vàng nhạt. Đơn vị đất này cũng chỉ có 1 đơn vị phân loại đất phụ là: Đất vàng nhạt đá lẫn nhiều ở sâu. Loại đất này có phản ứng chua pHKCL: 5,23. Hàm lượng chất hữu cơ nghèo (1,1%) ở lớp đất mặt, càng xuống sâu hơn hàm lượng hữu cơ càng giảm. Đạm tổng số trung bình ở tầng mặt. Kali tổng số trung bình và dễ tiêu nghèo. Lượng canxi và manhê trao đổi thấp. Dung tích hấp thu (CEC) đạt trên 101đl/100g đất ở tất cả các tầng đất. Thành phần cơ giới ở lớp đất mặt từ thịt nhẹ đến thịt trung bình. Diện tích đất tự nhiên của huyện Cô Tô được chia đều chủ yếu trên hai hòn đảo lớn là Cô Tô (bao gồm thị trấn và xã Đồng Tiến) và đảo Thanh Lân (xã Thanh Lân). Đất tại thị trấn và xã Đồng Tiến bằng phẳng và thuận lợi cho hoạt động kinh tế và phát triển hạ tầng, đô thị hơn so với xã Thanh Lân. Bảng 1.1: Tổng diện tích đất tự nhiên phân theo địa giới hành chính huyện Cô Tô (ha) 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng diện tích tự nhiên 4750,75 4750,75 4750,75 4750,75 4750,75 ThÞ trÊn 601,49 601,49 601,49 601,49 601,49 X· §ång TiÕn 1566,08 1566,08 1566,08 1566,08 1566,08 X· Thanh L©n 2583,18 2583,18 2583,18 2583,18 2583,18 Nguồn: UBND huyện Cô Tô 15
  • 16. Hiện tại, đất nông nghiệp của huyện Cô Tô chiếm diện tích lớn nhất trong tổng số diện tích đất tự nhiên (chiếm tới 49,5%). Trong đó, phần lớn diện tích đất nông nghiệp là đất lâm nghiệp (chiếm tới 44% tổng diện tích tự nhiên). Diện tích trồng lúa và hoa màu hàng năm khá nhỏ và có xu hướng giảm. Năm 2013 diện tích đất trồng lúa là 120,23 ha, đất trồng màu chỉ là 24ha, diện tích nuôi trồng thủy sản không thay đổi trong vòng 5 năm với 110 ha. Một thế mạnh của huyện Cô Tô đó là diện tích đất chưa sử dụng vẫn chiếm một tỷ lệ khá lớn (năm 2013 còn 1232,94 ha và chiếm khoảng 30% tổng diện tích đất tự nhiên). Trong đó, đất núi đá không có rừng cây khoảng 33ha; đất đồi núi chưa sử dụng khoảng 513ha; còn lại khoảng hơn 600 ha đất bằng chưa sử dụng. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện đồng bộ qui hoạch phát triển huyện đảo Cô Tô theo hướng đô thị sinh thái biển trong giai đoạn tiếp theo. Bảng 1.2: Hiện trạng sử dụng đất huyện Cô Tô (ha) 2009 2010 2011 2012 2013 Đất nông nghiệp 2358,50 2353,35 2353,35 2353,35 2353,35 Đất sản xuất nông nghiệp 255,69 250,54 250,54 250,54 250,54 Đất trồng cây hàng năm 155,65 151,97 151,97 151,97 151,97 T.đó: Đất trồng lúa 123,68 120,23 120,23 120,23 120,23 Đất lâm nghiệp có rừng 2090,57 2090,57 2090,57 2090,57 2090,57 Đất nuôi trồng thuỷ sản 111 111 111 111 111 Đất nông nghiệp khác 24 24 24 24 24 Đất phi nông nghiệp 1155,47 1164,91 1164,91 1164,91 1164,91 Đất chưa sử dụng 1236,78 1232,94 1232,94 1232,94 1232,94 Nguồn: UBND huyện Cô Tô 1.1.4. Tài nguyên nước Nguồn nước mặt Khả năng sinh thủy của toàn huyện là khá lớn, vào khoảng 48 triệu m3 /năm2 , tuy vậy khả năng giữ nước lại rất kém. Bởi vì xung quanh huyện đảo là biển bao bọc, địa bàn bị chia cắt thành các hòn đảo nhỏ, sông suối ít, độ dốc lớn nên lượng 2 Lượng mưa trung bình 1707,8 mm x diện tích tự nhiên 46 km2 x tỷ trọng đất nông lâm nghiệp 0,61 16
  • 17. nước mặt bị thoát nhanh, địa bàn không có hồ lớn tự nhiên. Hệ thống sông suối của Cô Tô nhỏ và chỉ hoạt động vào mùa mưa. Trên địa bàn huyện có 13 con suối có chiều dài từ 1km trở lên, trong đó đảo Thanh Lân có 9, đảo Cô Tô có 3 và đảo Cô Tô con có 1 con suối. Riêng ở đảo Thanh Lân có 3 con suối có lưu vực khá lớn như suối Ngọc Mai dài 0,7 km, lưu vực 0,88 km2 ; suối Cáp Chán dài 1,9 km, lưu vực 1,03 km2 ; suối Bắc Vân Xín dài 1,5 km, lưu vực 1,63 km2 . Trong những năm vừa qua, huyện đã đầu tư xây dựng đập tạo hồ giữ nước (hồ Trường Xuân,) hiện đủ cung cấp nước cho nhu cầu của người dân địa phương trên đảo và khách du lịch hiện tại, tránh tình trạng thiếu nước trong mùa khô như trước đây. Tuy nhiên, lượng nước tại các hồ chứa phụ thuộc khá nhiều vào lượng mưa hàng năm. Hơn nữa, nguồn nước dự trữ cũng cần tính tới đáp ứng nhu cầu của khách du lịch cao cấp (lượng nước đối với những du khách này thường sử dụng nhiều hơn). Bên cạnh đó, hệ thống xử lý nước sạch cho toàn huyện vẫn chưa hiện đại, đặc biệt đáp ứng yêu cầu của khách du lịch cao cấp. Nguồn nước ngầm Trữ lượng nước ngầm tính cho toàn quần đảo vào khoảng 10,65 triệu m3 . Mực nước ngầm có độ cao lớn nhất là 4,5m và thấp nhất là 2m. Chất lượng nước ngầm từ trung bình đến kém, độ pH cao. Có thể khai thác nước ngầm từ quy mô nhỏ đến quy mô trung bình đối với các tầng chứa nước nguồn gốc biển và tầng chứa nước khe nứt trong trầm tích, chất lượng nước nhìn chung tốt, có độ khoáng nhỏ, nước ngọt có thể dùng cho sinh hoạt của nhân dân và nhu cầu sử dụng khác. Có thể sử dụng các giếng khoan hoặc đào giếng với độ sâu 8 - 20m để cung cấp nước, có những khu vực mực nước ngầm chỉ ở độ sâu 4-5 m như ở thôn Hải Tiến, xã Đồng Tiến. Một số nơi sát biển hay bị nhiễm mặn. Tuy vậy, đến nay chưa có đánh giá về khả năng khai thác nước ngầm. Vì vậy trong các năm tới cần khảo sát điều tra để làm rõ trữ lượng và khả năng khai thác. Mặt khác, để giữ được nguồn nước ngầm cần tiếp tục bảo vệ diện tích rừng hiện có và tăng cường trồng rừng mới. 1.1.5. Nguồn lợi biển và tài nguyên rừng Tài nguyên rừng Tài nguyên rừng của huyện đảo Cô Tô được đánh giá theo diện tích và giá trị của thảm thực vật. Năm 2013, huyện Cô Tô có 2.090,57 ha rừng, chiếm 44% tổng diện 17
  • 18. tích tự nhiên huyện (giảm so với năm 2005 là 2.328,45 ha rừng, chiếm 49,2% diện tích tự nhiên), trong đó rừng tự nhiên là 1080 ha, rừng trồng 1008 ha. So với năm 2005 thì diện tích tự nhiên hiện nay có xu hướng tăng lên và diện tích rừng trồng giảm xuống. Giá trị tài nguyên của thảm thực vật: hiện nay rừng trên đảo đa số là rừng non phục hồi sau những giai đoạn bị chặt phá trước năm 1979. Rừng của huyện Cô Tô còn có nhiều loại cây gỗ thuộc các họ trầm, họ bứa, họ thân dầu, họ đậu, long não, lim, giao, bồ hòn, thông, keo... Ngoài cây thân gỗ còn có nhiều loại cây dược liệu như hương nhu, sâm đất, thầu dầu tía trên các đảo. Rừng Cô Tô thuộc loại rừng 3 tầng. Dưới tán rừng là tầng cây bụi với các họ sim, mua, xoài muối, sơn rừng, ngũ gia bì, chân chim... Dưới tầng cây bụi là tầng cỏ quyết với các họ ráy, cau, cỏ dương, thài lài, xạ can, rẻ quạt. Ngoài ra trên đảo còn có cây bụi, trảng cỏ trên cồn cát với các loài họ phong bai, dừa cạn, xương rồng, rau muống biển; Rừng trồng với các loài chính như thông, phi lao, bạch đàn. Cây rừng có độ cao trung bình 10-12m, có nhiều loài cây xanh quanh năm, nhưng cũng có loài cây “thanh ngạch” là loài rụng lá vào mùa đông Động vật rừng từ xa xưa có khá nhiều nhưng hiện nay ở đảo Thanh Lân còn có đàn khỉ vàng chừng, một số loài trăn, tắc kè... Tài nguyên biển Vùng biển Cô Tô có 127 loài thực vật phù du thuộc 31 chi, 3 ngành tảo. Động vật phù du có 54 loài thuộc 2 giống của 4 nhóm vỏ giáp, chân chèo. Động vật đáy ở độ sâu 5 đến 20m, đã phát hiện được 100 loài chủ yếu là giun tơ, giáp xác, thân mềm, da gai.., các loài có giá trị kinh tế cao như bào ngư, trai ngọc, ốc nón, tôm hùm, hải sâm. Cô Tô rất phong phú và đẹp nổi tiếng với rừng san hô Bắc Vàn, phát triển rộng lớn ở độ sâu 10 - 20 m có 70 loài, 28 giống, 12 họ, trong đó có nhiều loài quý hiếm như san hô đỏ, san hô sừng. Rong biển có 74 loài, thuộc 51 giống, 30 họ, 18 bộ, 5 lớp, 4 ngành, trong đó có nhiều loại làm thực phẩm, phân bón với diện tích phân bố khoảng 250 ha, sản lượng có thể khai thác vào khoảng 2.100 tấn/năm. Nguồn lợi cá có 120 loài, có 13 loài có giá trị kinh tế cao, bao gồm cá nổi và các đáy. 18
  • 19. Cá nổi phân thành 2 nhóm là nhóm cá ít di chuyển và nhóm cá di cư xa. Trong đó cá ít di chuyển có cá trích xương (Sardinella jusieu), cá lầm (Dussumieri hasseltii), cá cơm (Engraulidate), cá nục (Decapterus)... chúng tạo thành những đàn cá địa phương. Cá di cư xa như cá ngừ, cá bạc má, cá nhám... Từng loài cá di chuyển theo các mùa khác nhau. Cá trích xương có thời gian xuất hiện rộ vào vụ Nam. Cá lầm, cá nục có thời gian xuất hiện gần như quanh năm và xuất hiện rộ vào cuối vụ Bắc đến đầu vụ Nam. Cá bạc má, cá dầu, cá chỉ vàng, cá lẹp thời gian xuất hiện chính là vào vụ Nam. Cá ngừ có hiện tượng di cư xa nhất, mùa đông chúng sống ở những khu vực phía Nam biển Đông, tháng 4 các đàn cá ngừ di chuyển vào vịnh Bắc Bộ và đi lên phía Bắc vịnh. Cá chuồn và một số loài thuộc họ cá khế khi nhiệt độ hạ thấp vào mùa đông, chúng rời khỏi vịnh Bắc Bộ. Cá đáy có nhiều loài như họ cá phèn (Mullidae), họ cá mối (Symodidae), họ cá lượng (Nemipteridae), họ cá trác (Pricanthis), họ cá miễn sành (Spridae), họ cá hồng (Lutjanidae), họ cá sạo (Pomadasyidae), v.v. Ngoài ra còn có Cá mực gồm 6 loài, mực ống chủ yếu là mực Trung Hoa tập trung nhiều ở đông nam đảo Thanh Lân, sản lượng khai thác có thể đạt 50 tấn/năm. Cô Tô có bãi tôm với diện tích khoảng 200 hải lý vuông, độ sâu 11-23m, đáy tương đối bằng phẳng, chất đáy cát pha bùn. Tôm bị khai thác quá mức nên nguồn lợi suy giảm nhanh, hiện tại tôm còn rất ít. Cô Tô có trai ngọc là một đặc sản quý, phù hợp với điều kiện tự nhiên của Cô Tô nên trong tự nhiên trai ngọc phát triển tốt. Hiện nay trai ngọc tự nhiên vẫn tồn tại ở Cô Tô, nhưng trữ lượng chưa được điều tra để xác định. Hải sâm và bào ngư cũng là hai loài đặc sản của Cô Tô. Ở phía Đông quần đảo có điều kiện tự nhiên phù hợp với sự phát triển của cả 2 loại hải sản này. Tuy nhiên, trữ lượng tự nhiên chưa được điều tra xác định. Ở vùng biển Cô Tô có 3 bãi cá điển hình là: bãi cá đáy Bạch Long Vĩ, bãi cá nổi ven bờ Quảng Ninh và bãi cá nổi Bạch Long Vĩ. Bãi cá đáy Bạch Long Vĩ có phạm vi từ 190 30’N - 200 30’N và 1070 00E - 1080 30’E độ sâu trên dưới 50m chất đáy là bùn cát, cát bùn. Diện tích 2.115 hải lý vuông (7.254,2km2 ), trữ lượng 39.128 tấn, khả năng khai thác 19.562 tấn, mật độ 5,39 tấn/km2 . Các loại cá tầng đáy chủ yếu: cá miễn sành, (Paragryrops edita), cá mối thường (Saruidatum), cá lượng (Nemipterus), cá phèn khoai (Upeneusbensasi), cá nục sồ (Desapterus maruadsi), cá trác (Priacanthus). 19
  • 20. Bãi cá nổi ven bờ Quảng Ninh có phạm vi từ Nam Long Châu đến khu vực Thương Hạ Mai và Thanh Lân - Cô Tô lên tới đảo Vĩnh Thực. Cá tập trung tương đối dày trong vụ Nam, ở độ sâu từ 10-30m. Trong vụ Nam ở khu vực liền bờ thường gặp các đàn cá nổi. Các loại cá nổi chủ yếu: cá mực sồ (Decapterus hasselti), cá cơm (Engraolidea), cá trích xương (Sardinella jussieu). Bãi cá nổi Bạch Long Vĩ nằm chủ yếu ở Đông và Đông Bắc đảo Bạch Long Vĩ ở độ sâu 35-55m, đây là bãi cá nổi tốt nhất cho vụ Bắc ở vịnh Bắc Bộ. Các loại cá nổi chủ yếu: cá nục sồ, cá trích, cá lầm. Mật độ cá phân bố dầy ở phía Bắc bãi cá. 1.1.6. Tài nguyên du lịch Huyện đảo Cô Tô hội tụ nhiều tiềm năng thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái biển cao cấp như: - Cô Tô còn giữ được vẻ nguyên sơ của môi trường sinh thái nước, không khí trong lành, cấu tạo kiến trúc địa chất, địa hình và địa mạo dải bờ biển giàu hình ảnh và nên thơ, đặc biệt hấp dẫn với các bãi biển tự nhiên như Hồng Vàn, Vàn Chải và hai bãi biển tại đảo Cô Tô con. Cô Tô cũng có những cánh rừng nguyên sinh với nhiều loài động, thực vật quý hiếm, có hệ sinh thái biển phong phú và đặc biệt có loài sinh vật biển quý hiếm như bò biển..., rất thích hợp với du lịch nghỉ dưỡng, phù hợp với du lịch biển hiện nay của nước ta. - Nằm ở vị trí địa lý ngoài khơi vịnh Bắc Bộ, thiên nhiên đã ban tặng Cô Tô những nét độc đáo, bí ẩn của tự nhiên. Bờ biển của đảo có vị thế khác hẳn với các đoạn bờ biển trên đất liền thuộc tuyến Hạ Long-Bạch Long Vĩ. Bãi biển sạch, đẹp với dải cát trắng mịn, lại có sóng biển lớn là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch thể thao lướt ván, lướt sóng và bơi lặn. Các bãi biển trên đảo Cô Tô còn có đặc điểm độc đáo là sườn ngầm khá sâu rất tiện cho bơi lội, hợp với nhu cầu du khách tắm biển và thích khám phá. - Đào còn giữ được vẻ nguyên sơ, các bãi tắm và đất ven bãi biển chưa bị chia nhỏ (đảo Coto con phù hợp cho phát triển khu nghỉ dưỡng cao cấp vì chưa có dân sinh sống và trên đảo Cô Tô to còn nhiều vị trí phù hợp phát triển du lịch sinh thái biển) - Với hàng nghìn ngư dân đánh bắt trên biển cũng như các tàu bè đánh bắt xa đất liền của các địa phương khác gần huyện nên Cô Tô có điều kiện thuận lợi 20
  • 21. phát triển thành dịch vụ hậu cần, làng nghề cá trên địa bàn huyện (đã được phê duyệt dịch vụ). Đây chính là một trong những điểm thu hút khách du lịch và tạo thành tuyến thăm quan du lịch làng nghề cá, bắt ốc, câu mực đêm, chế biến mực, cá khô.. - Đặc biệt, tương lai khu kinh tế hành chính đặc biệt Vân Đồn hình thành Cô Tô sẽ có điều kiện thuận lợi thu hút khách du lịch và tạo kết nối đối với Vân Đồn từ đó tạo ra chuỗi du lịch nghỉ dưỡng hấp dẫn du khách. 1.2. Nguồn vốn đầu tư phát triển Đầu tư phát triển Nguồn vốn đầu tư của huyện hiện tại chủ yếu vẫn phụ thuộc vào nguồn vốn ngân sách từ cấp trên do nguồn thu ngân sách trên địa bàn dù có xu hướng tăng những vẫn rất nhỏ. Trên địa bàn huyện có rất ít doanh nghiệp hoạt động và qui mô của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhỏ nên trong vài năm tới nguồn thu phục vụ đầu tư từ nguồn này vẫn chưa có sự đột biến. Tuy nhiên, kể từ năm 2010, huyện Cô Tô đã được tỉnh Quảng Ninh hỗ trợ ngân sách khá lớn. Dù là huyện đảo nhưng các điều kiện căn bản cho phát triển như trường học, mẫu giáo, trạm y tế, trung tâm thể thao văn hóa,.. đã được đầu tư khá đây đủ và khang trang. Năm 2013, vốn đầu tư do cấp huyện quản lý giảm mạnh do các hạng mục cơ bản phục vụ đời sống của người dân trên đảo đã được hoàn thiện. Hình 1.1: Vốn đầu tư xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp huyện quản lý (tỷ đồng) 21
  • 22. Bên cạnh nguồn vốn đầu tư từ ngân sách cấp trên cấp thì lãnh đạo huyện cũng đã chủ động xin các nguồn tài trợ từ các doanh nghiệp khác trên địa bàn tỉnh cũng như ngoài tỉnh nhằm phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện phục vụ người dân. Bên cạnh nguồn vốn ngân sách và nguồn vốn tài trợ, trong vài năm gần đây, nguồn vốn của người dân địa phương trên đảo là nguồn vốn đầu tư phát triển quan trọng, đặc biệt từ khi có điện lưới năm 2013, người dân trên đảo bắt đầu đầu tư xây dựng các nhà hàng, khách sạn, nhà ở và đầu tư cho sản xuất tăng mạnh (theo ước tính của lãnh đạo huyện khoảng hàng trăm tỷ và bằng vốn đầu tư của 20 năm trước đây cộng lại). Đây là nguồn vốn đầu tư quan trọng giúp huyện mở rộng và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ phục vụ khách du lịch cũng như người dân trên đảo. 1.3. Các điều kiện môi trường, xã hội và dân cư Cộng đồng dân cư Dân cư huyện Cô Tô chủ yếu là dân nhập cư từ nhiều địa phương khác nhau trong cả nước ra xây dựng kinh tế mới như Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh,… Dân cư chủ yếu tập trung tại tại trung tâm của huyện là thị trấn Cô Tô. Do mục đích sinh kế chính của người dân trên đảo khi ra xây dựng kinh tế mới là khai thác và đánh bắt thủy, hải sản (trước năm 1979 Cô Tô là nơi có nhiều loại hải sản quý hiếm và cũng là nơi từng đạt năng suất đánh bắt cao nhất miền Bắc với 18 tấn/lao động/1 năm) nên hiện tại nghề này vẫn chiếm phần lớn lao động làm việc. Trong vài năm gần đây, dù ngành du lịch đã có sự bùng nổ tại Cô Tô về số lượng khách du lịch thu hút nhưng tính chuyên nghiệp của người dân vẫn chưa cao, hầu hết lao động chưa qua đào tạo và hoạt động theo hình thức hộ gia định nhằm phục vụ khách bình dân, kinh doanh theo mùa vụ là chủ yếu. Đặc biệt, kiến thức và nhận thức về du lịch cao cấp còn rất hạn chế. Văn hóa tiêu dùng, sinh hoạt và vấn đề môi trường còn nhiều vấn đề bất cập cần điều chỉnh và nâng cao nhận thức. Dân số và nguồn nhân lực 22
  • 23. Trong 5 năm vừa qua, dân số huyện Cô Tô không ngừng tăng hàng năm từ 4.992 người năm 2009 lên 5553 người tính tới năm 2013, tăng 561 người. Tốc độ tăng dân số của huyện khá nhanh khi năm 2011 tăng tới 3,1%, năm 2012 tăng 3,5%, năm 2013 dù tốc độ tăng giảm hơn nhưng vẫn tăng 2,4%. Tính đến 15/9/2013, huyện Cô Tô có tổng số 1.662 hộ với 5.602 nhân khẩu (so với 1.623 hộ trên địa bàn huyện với 5.556 nhân khẩu tính đến 1/4/2013). Như vậy, chỉ trong vòng khoảng gần nửa năm nhưng số hộ và dân số cũng đã có sự gia tăng khá nhanh. Trong đó, tổng số người trong độ tuổi lao động là 3.530 người (chiếm 63%). Do phần lớn dân cư tập trung trên đảo Cô Tô nên số lượng lao động tập trung chủ yếu tại thị trấn Cô Tô và xã Đồng Tiến, xã Thanh Lân do có địa hình ít bằng phẳng hơn nên lao động tập trung cũng ít hơn. Hình 1.2: Dân số huyện Cô Tô 5 năm gần đây Tỷ lệ lao động qua đào tạo của Cô Tô vẫn khá nhỏ, lệ lao động qua đào tạo toàn huyện là 807 người (23,48% tổng số lao động); trong đó xã Thanh Lân đạt 23,84%, xã Đồng Tiến đạt 21,25%. Tuy nhiên, hiện phần lớn lao động được đào tạo tập trung làm việc trong các cơ quan nhà nước, còn lại lao động trong khu vực nông-lâm-ngư nghiệp và dịch vụ vẫn chủ yếu làm theo kinh nghiệm và chưa qua đào tạo. Bảng 1.3: Lao động phân theo trình độ chuyên môn tính đến 15/9/2013 tt Chỉ tiêu Tổng số Trình độ chuyên môn kỹ thuật 23
  • 24. Hộ Nhân khẩu Số người trong độ tuổi lao động Học nghề Trung học chuyên nghiệp Cao đẳng Đại học Tổng số: 1.662 5.602 3.530 469 197 131 152 1 Thị trấn Cô Tô 757 2.597 1.503 86 115 93 93 2 Xã Đồng Tiến 517 1.739 1.248 227 43 23 46 3 Xã Thanh Lân 388 1.266 779 156 39 15 13 Nguồn: Phòng Lao động và TBXH huyện Cô Tô (2014) Hiện tại, lao động của huyện tập trung chủ yếu trong khu vực nông nghiệp và khu vực dịch vụ. Cụ thể, lao động nông nghiệp chiếm 20,99%; ngư nghiệp chiếm 27,11%; dịch vụ du lịch và thương mại chiếm 24,81%; cơ quan nhà nước chiếm 11,55%; lĩnh vực công nghiệp xây dựng nhỏ nhất khi chỉ chiếm 2,88% trong lực lượng lao động. Bảng 1.4: Lao động phân theo ngành nghề huyện Cô Tô (tính đến 15/9/2013) Cơ quan nhà nước Nông nghiệp Ngư nghiệp Lâm nghiệp Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ, DL, thương mại Tổng số 408 741 957 1 102 876 Thị trấn Cô Tô 270 126 323 1 51 638 Xã Đồng Tiến 91 441 329 32 95 Xã Thanh Lân 47 174 305 19 143 Nguồn: Phòng Lao động và TBXH huyện Cô Tô (2014) Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên toàn huyện năm 2013 là 2.720 người, chiếm 88,51%; trong đó xã Thanh Lân đạt 93,02%; xã Đồng Tiến đạt 91,1%. Tuy nghiên, số lao động không thường xuyên có việc làm vẫn khá lớn với 631 người, chiếm khoảng 18% tổng số lao động. Do đặc thù hoạt động và làm việc của lao động tại huyện Cô Tô theo mùa vụ khá rõ (du lịch, đánh bắt) nên tỷ lệ 24
  • 25. lao động không có việc làm thường xuyên cao cũng là điều khó tránh khỏi với thực trạng kinh tế của huyện như hiện nay. Bảng 1.5: Tình trạng việc làm của lao động huyện Cô Tô (tính đến 1/4/2013) Thường xuyên Không thường xuyên Đang đi học Không tham gia hoạt động kinh tế Tổng số 2.348 631 445 12 Thị trấn Cô Tô 1.026 219 204 4 Xã Đồng Tiến 817 251 154 6 Xã Thanh Lân 505 161 87 2 Nguồn: Phòng Lao động và TBXH huyện Cô Tô (2014) Nhìn chung, chất lượng nguồn nhân lực của huyện Cô Tô hiện nay vẫn khá thấp, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo vẫn còn khá lớn. Phần lớn lao động trong khu vực nông nghiệp và dịch vụ du lịch hoạt động theo kinh nghiệm và tự học hỏi lẫn nhau là chính. Những kiến thức về hoạt động kinh doanh du lịch mới chỉ đáp ứng được nhu cầu du lịch bình dân, chưa đáp ứng được nhu cầu du lịch trung cấp và cao cấp. Vì vậy, kế hoạch đào tạo cho lao động và kiến thức-văn hóa du lịch cao cấp đối với người dân nói chung cần phải thực hiện ngay từ bây giờ nhằm đáp ứng mục phát triển kinh tế dựa vào du lịch trong giai đoạn tới. Hệ thống xử lý rác thải và vấn đề môi trường Trong vài năm gần đây, huyện đã có nhiều cố gắng trong công tác bảo vệ môi trường như đặt thùng rác tới tận khu dân cư của thị trấn và 2 xã, có đội thu gom rác sinh hoạt, tuyên truyền giữ vệ sinh môi trường nên vấn đề môi trường cũng có nhiều cải thiện. Tuy nhiên, do nhận thức của người dân về vấn đề môi trường và thói quen tiêu dùng cũ nên tình trạng vứt rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường vẫn diễn ra khá phổ biến. Việc thu gom rác trên các bãi biển tại các xã, thị trấn trong những tháng cao điểm về khách du lịch còn nhiều hạn chế. Ủy ban nhân dân huyện đã ra thông báo chấn chỉnh công tác sử dụng đất đai và bảo vệ môi trường của các cơ sở chế biến sứa và tiến hành kiểm tra việc xây 25
  • 26. dựng hệ thống xử lý nước thải của các cơ sở chế biến sứa biển, yêu cầu các cơ sở chế biến sứa khẩn trương hoàn thành việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải trước khi đi vào hoạt động vụ tiếp theo. Qua kiểm tra vẫn phát hiện 33 cơ sở vi phạm về bảo vệ môi trường. Hiện tại, huyện cũng đang đầu tư xây dựng hệ thống xử lý rác thải sinh hoạt (công nghệ đốt rác) ngay trên đảo dự kiến hoàn thành trong năm 2014 sẽ xử lý tối đa rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện. Đây là điều kiện tốt giúp giải quyết những tác động về môi trường trong dài hạn, đặc biệt không ảnh hưởng tới hoạt động du lịch và giúp huyện trở thành đô thị sinh thái tiên phong ở Việt Nam. Công tác quản lý và bảo vệ môi trường tự nhiên khoáng sản cũng được lãnh đạo huyện và các cấp đặc biệt quan tâm như việc quản lý và bảo vệ rừng, đặc biệt diện tích rừng tự nhiên ngày càng gia tăng. Huyện cũng đã có văn bản qui định nghiêm cấm việc khai thác, đánh bắt hủy diệt bằng chất nổ, hóa chất,…nhằm bảo vệ sinh thái tài nguyên và động thực vật phát triển bền vững. 26
  • 27. PHẦN 2: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN CÔ TÔ TRONG GIAI ĐOẠN 2001-2012 . 2.1. Đánh giá chung về phát triển kinh tế xã hội 2.1.1. Tăng trưởng và phát triển kinh tế Tăng trưởng kinh tế huyện Cô tô có xu hướng ngược với xu hương tăng trưởng kinh tế của cả nước nói chung. Sau khủng hoảng kinh tế, tăng trưởng kinh tế của huyện tăng vọt hơn hẳn so với 10 năm của giai đoạn trước đó (giai đoạn 2001-2009). Do có những điều kiện thuận lợi riêng nên những tác động của khủng hoảng kinh tế tới huyện Cô Tô không rõ ràng. Mặt khác, nguồn thu nhập chính của huyện Cô Tô là khai thác tài nguyên biển và du lịch nhưng chủ yếu là khách du lịch bình dân giá rẻ nên không bị tác động của khủng hoảng kinh tế. Kể từ 2010, tăng trưởng kinh tế huyện Cô Tô có sự gia tăng rõ rệt và xu hướng ngày càng cao và ổn định. Đây là dấu hiệu tích cực trong bối cảnh kinh tế cả nước nói chung có những dấu hiệu chững lại và có nhiều khó khăn. Những điều kiện cơ sở hạ tầng căn bản cho phát triển như điện, giao thông, y tế, giáo dục được quan tâm đầu tư là yếu tố giúp người dân trên đảo yên tâm đầu tư phát triển kinh tế và tạo ra sức hút đối với khách du lịch trong nước và quốc tế tới Cô Tô. Đó chính là những thay đổi lớn và mang tới kết quả tích cực đối với tăng trưởng kinh tế của huyện ở mức khá cao trong vài năm gần đây. 27
  • 28. Hình 2.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Cô tô Nguồn: Phòng Thống kê huyện và báo cáo KT-XH hàng năm 2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Hiện tại, kinh tế của huyện Cô Tô vẫn chủ yếu phụ thuộc vào ngành nông – lâm – thủy sản. Tuy nhiên, xu hướng phụ thuộc đang có xu hướng giảm dần khi đóng góp của ngành dịch vụ đang có xu hướng gia tăng và đặc biệt tăng mạnh trong năm 2013. Do được đầu tư nguồn điện lưới nên các hộ dân trên đảo đã đầu tư mạnh xây dựng khách sạn và nhà hàng kết hợp với các hoạt động thúc đẩy và quảng bá du lịch của lạnh đạo huyện Cô Tô. Kết quả, lượng khách du lịch và doanh thu từ khu vực này tăng mạnh. Về lĩnh vực công nghiệp chế biến, do năm 2013 chế biến sứa tăng mạnh đã dẫn tới doanh thu của ngành này cũng tăng đột biến so với năm 2012. Đây là 2 nguyên nhân chính dẫn tới sự dịch chuyển cơ cấu mạnh của Cô Tô và tổng giá trị sản xuất của ngành dịch vụ và công nghiệp tăng lên chiếm gần 55%. Đóng góp của ngành nông nghiêp cũng giảm Sự tăng nhanh đóng góp của khu vực dịch vụ giúp kinh tế huyện Cô Tô phát triển ổn định hơn và bớt phụ thuộc vào thiên nhiên khi chủ yếu người dân dựa 28
  • 29. vào đánh bắt, khu vực này có nhiều rủi ro và sự bất ổn đối với phát triển kinh tế. Tuy nhiên, ngành công nghiệp chế biến của Cô Tô hiện chủ yếu dựa vào khai thác và chế biến sứa, kết quả kinh doanh của ngành này phụ thuộc rất lớn vào thiên nhiên và lượng sứa người dân thu gom sứa. Vì vậy, ngành công nghiệp chế biến có thể nói hiện vẫn là ngành có đóng góp vào kinh tế không ổn định và thiếu bền vững. Bên cạnh đó, chế biến sứa hiện vẫn chỉ là sơ chế và xuất thô sang Trung Quốc nên giá trị gia tăng thấp. Hình 2.2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Cô Tô (%) Nguồn: UBND huyện Cô Tô Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp Nông nghiệp Tổng diện tích gieo trồng toàn huyện năm 2013 là 212,1 ha. Trong đó, diện tích lúa 173 ha, tổng sản lượng đạt 544 tấn, diện tích rau màu đạt 39,1ha. Với diện tích đảo qui mô nhỏ, việc trồng lúa hiệu quả không cao và chiếm diện tích đất lớn, tốn nước. Vì vậy, huyện nên có chiến lược chuyển đổi sang loại cây trồng khác mang lại giá trị kinh tế cao hơn. Nhìn chung, trồng trọt trong lĩnh vực nông 29
  • 30. nghiệp rất kém hiệu quả về mặt kinh tế và có đóng góp rất hạn chế đối với phát triển kinh tế của huyện. Chăn nuôi gia súc gia cầm trên toàn huyện vẫn còn nhỏ lẻ, chủ yếu phát triển theo qui mô hộ phục vụ nhu cầu tự cung tự cấp của gia đình. Số lượng hàng năm nhìn chung ổn định và có xu hướng tăng nhẹ. Tuy nhiên, do những loài vật nuôi này là thức ăn thông dụng thường xuyên nên giá cả thấp và không mang lại lợi nhuận cao. Bảng 2.1: Những sản phẩm nông nghiệp chính huyện Cô tô Đơn vị 2010 2011 2012 2013 Lúa Tấn 642 545 618 544 Chăn nuôi Trâu Con 215 210 197 Bò Con 420 517 550 Lợn Con 2500 2250 2450 Gia cầm Con 16200 16500 17500 Nguồn: Báo cáo tổng kết KTXH hàng năm huyện Cô tô Lâm nghiệp Bên cạnh diện tích rừng tự nhiên, Cô Tô có 1008 ha diện tích rừng trồng và đây cũng là nguồn thu nhập đáng kể đối với các hộ gia đình. Sản lượng gỗ khai thác năm 2009 là 300 mét khối nhưng năm 2013 là 400 mét khối. Tuy nhiên, tính hiệu quả còn phụ thuộc vào chủng loại cây trồng và kỹ thuật chăm sóc, canh tác của người dân trên đảo. Hình 2.3: Sản lượng khai thác gỗ và lâm sản huyện Cô Tô 30
  • 31. Nguồn: UBND huyện Cô Tô (2014) Ngư nghiệp Khu vực nông nghiệp huyện hiện tại chủ yếu vẫn dựa vào khai thác hải sản từ nguồn lợi biển là chủ yếu. Tuy nhiên, sản lượng khai thác hàng năm phụ thuộc khá lớn vào điều kiện thiên nhiên và có nhiều rủi ro. Có những năm thuận lợi thì sản lượng đánh bắt được nhiều (năm 2010) nhưng ngay sau đó năm 2011 sản lượng lại giảm tới hàng nghìn tấn và có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây. Xu hướng giảm mạnh một mặt do số lượng lao động chuyển từ khu vực ngư nghiệp sang khu vực dịch vụ ngày càng tăng nhưng một nguyên nhân quan trọng khác đó là nguồn thủy sản có xu hướng giảm nên việc đánh bắt ngày càng khó khăn hơn là nguyên nhân quan trọng sản lượng giảm mạnh. Mặt khác, do phương tiện đánh bắt của bà con ngư dân vẫn khá thô sơ và lạc hậu, các tàu thuyền hầu hết còn nhỏ, kỹ thuật đánh bắt chưa hiện đại cũng có phần ảnh hưởng tới kết quả sản lượng khai thác của huyện Hình 2.4: Sản lượng thủy sản đánh bắt và nuôi trồng huyện Cô Tô (tấn) 31
  • 32. Sản lượng nuôi trồng thủy sản của huyện nhìn chung không đáng kể so với tổng sản lượng đánh bắt hàng năm. Xu hướng trong vài năm gần đây chỉ tăng không đáng kể so với năm 2010 (từ 100 tấn lên 145 tấn năm 2013) và đây không phải là ngành mũi nhọn của huyện. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (TTCN) Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện không phải là lĩnh vực thế mạnh do đặc thù về vị trí địa lý và tự nhiên nên qui mô công nghiệp nhỏ lẻ. Những lĩnh vực chiếm chủ yếu chỉ có chế biến sứa, muối, nước nắm. Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp toàn huyện năm 2013 ước đạt 85 tỷ đồng, tăng 537% so với cùng kỳ, với các sản phẩm chủ yếu: sản xuất muối 122 tấn bằng 93,84% kế hoạch, doanh thu ước đạt 366 triệu đồng; nước mắm 13.500 lít, đạt 103,84% kế hoạch, tăng 25% so với cùng kỳ, doanh thu ước đạt 405 triệu đồng; chế biến hải sản (sứa biển) 210.000 thùng. Giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất và mang lại thu nhập khá cao cho người dân của huyện là từ chế biến sứa xuất sang Trung Quốc. Tuy nhiên, do đây là ngành sản xuất phụ thuộc rất lớn vào lượng sứa khai thác hàng năm và mỗi năm chỉ diễn ra trong khoảng 3 tháng. Nếu thu hoạch sứa mất mùa thì ảnh hưởng trực tiếp tới giá trị sản xuất công nghiệp của huyện. Mặt khác, chế biến sứa là 32
  • 33. ngành gây ô nhiễm môi trường nên huyện cần quản lý hết sức chặt chẽ nếu không sẽ có tác động tiêu cực tới phát triển ngành du lịch. Hình 2.5: Gía trị sản xuất công nghiệp hàng năm (giá cố định 2010- triệu đồng) Nguồn: Báo cáo KTXH hàng năm huyện Cô tô Thương mại và du lịch Thương mại bán lẻ Do là huyện đảo, hàng hóa bán lẻ toàn huyện Cô tô hiện vẫn khá đơn giản và chưa có những thay đổi lớn trong thời gian vừa qua. Hầu hết các mặt hàng bán lẻ chủ yếu của huyện là những mặt hàng thiếu yếu đối với đời sống của người dân như: lương thực; thực phẩm; vật liệu xây dựng; nhiên liệu xăng dầu và các mặt hàng thiết yếu gia dụng Mặc dù hàng năm xu hướng tiêu dùng có gia tăng nhưng mức gia tăng tương đối chậm. Hình 2.6: Tổng mức bán lẻ hàng hóa (tỷ đồng) 33
  • 34. Du lịch Trong những năm vừa qua, huyện đảo Cô tô đã có những bước tiến vượt bậc về lượng khách du lịch tới đảo. Từ chỗ rất ít khách du lịch biết đến Cô tô nhưng chỉ sau vài năm số lượng khách thăm quan đã gia tăng đột biến. Để đạt được những kết quả trên, huyện đã thực hiện một loạt các hoạt động nhằm quảng bá và thu hút du khách trong nước và quốc tế. Cụ thể: Tuyên truyền, quảng bá về tiềm năng du lịch của vùng biển đảo Cô Tô trên các phương tiện thông tin đại chúng của huyện, của tỉnh và trung ương thông qua các tin, bài, phóng sự, các trang web điện tử, các trang báo mạng từ trung ương đến địa phương … Huyện đã tổ chức họp báo giới thiệu tiềm năng và các cơ chế hỗ trợ phát triển du lịch Cô Tô năm 2013 tại Thành phố Hạ Long; -. Cụ thể, 3.500 cuốn lịch có nội dung giới thiệu về du lịch Cô Tô năm 2013, để tặng cho 100% các hộ dân, cơ quan, đơn vị trên toàn huyện và các cơ quan, địa phương khác trong và ngoài tỉnh nhằm tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, cung cấp thông tin cho du khách; - Huyện đã phát hành sổ tay du lịch giới thiệu và cung cấp thông tin về khách sạn, nhà hàng, đi lại có niêm yết giá hàng năm. Năm 2013, huyện đã phát hành 30 nghìn quyển Cẩm nang du lịch Cô Tô, phát cho các du khách để du 34
  • 35. khách biết thông tin về du lịch Cô Tô. Trong đó đã cung cấp cơ bản đầy đủ các thông tin về du lịch Cô Tô từ dịch vụ du lịch đến giao thông đi lại, các điểm tham quan, các chương trình du lịch, sản phẩm du lịch…; - Tổ chức Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cô Tô năm 2013 từ ngày 28/4 đến ngày 01/5/2013 với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao thu hút sự tham gia đông đảo của khách du lịch và nhân dân cùng tham gia. Đây là một trong những hoạt động trọng tâm nhất để quảng bá tuyên truyền thu hút khách du lịch đến với Cô Tô, đây cũng là món ăn tinh thần bổ ích cho nhân dân trên đảo tạo động lực cho nhân dân hăng hái làm du lịch, phát triển kinh tế - xã hội. - Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao hỗ trợ phát triển du lịch như: Tổ chức "Liên hoan Lân – Sư – Rồng"; Tổ chức cuộc thi "Hướng dẫn viên du lịch Cô Tô"; Tổ chức "Triển lãm ảnh đẹp về Cô Tô"; Tổ chức "Cuộc thi video clip về Cô Tô"; Tổ chức "Liên hoan tiếng hát khu dân cư"; Tổ chức "Cuộc thi sáng tác ca khúc về Cô Tô"; Tổ chức "Liên hoan các đôi nhảy đẹp, nhóm nhảy đẹp"; Tổ chức "Liên hoan xe đạp thể thao". - Tổ chức chương trình “Du lịch cộng đồng”, thực hiện cơ chế hỗ trợ khách du lịch đến thăm quan, nghỉ dưỡng tại xã Thanh Lân. Thông qua các hoạt động du lịch cộng đồng tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống, giáo dục chủ quyền, hoạt động xã hội tình nguyện trên địa bàn huyện. Hình 2.7: Lượng khách du lịch tới đảo hàng năm (người) 35
  • 36. Nhờ có điện lưới và định hướng phát triển du lịch của huyện; các hộ gia đình trên đảo đã mạnh dạn đầu xây dựng các nhà nghỉ, tăng cường các dịch vụ có chất lượng nhằm phục vụ đa dạng các loại hình khách du lịch. Do đó số lượng phòng lưu trú đảm bảo chất lượng phục vụ khách du lịch không ngừng được gia tăng (hiện tại toàn huyện có khoảng trên 20 nhà nghỉ với hơn 200 phòng lưu trú kiên cố, đảm bảo chất lượng, trên 50 hộ làm du lịch cộng đồng với gần 200 phòng, tổng số có thể đảm bảo lưu trú qua đêm cho trên 1.500 khách) và hiện nay một số hộ dân đang xây dựng các nhà nghỉ, dự tính đến đầu năm 2014 toàn huyện sẽ tăng thêm khoảng 20 nhà nghỉ với khoảng 450 phòng)1 . Mặc dù đạt được một số thay đổi lớn nhưng ngành du lịch Cô Tô còn nhiều hạn chế và tồn tại cần được khắc phục: Du lịch Cô Tô tăng trưởng nhanh về số lượng du khách nhưng chất lượng phục vụ chưa cao, tính chuyên nghiệp thấp, cở sở hạ tầng còn nghèo nàn, không có các khu dịch vụ chất lượng cao, lợi nhuận từ du lịch đóng góp vào GDP của huyện còn thấp; kết quả hoạt động chưa tương xứng với tiềm năng và tài nguyên du lịch vốn có của Cô Tô. Năm 2013, tổng doanh thu từ du lịch mới chỉ đạt khoảng hơn 50 tỷ đồng, nghĩa là tổng chi tiêu của 1 khách du lịch tại Coto mới chỉ khoảng 1 triệu/đồng/người/ mỗi lần thăm quan du lịch. Với nguồn thu đó là quá nhỏ và điều đó cho thấy 1 Báo cáo Kết quả hoạt động du lịch năm 2013. UBND huyện Cô tô. 36
  • 37. những dịch vụ về du lịch chưa phát triển mà chủ yếu mới mang tính tự phát. Khách du lịch thu hút mới chỉ là khách bình dân và du lịch bụi giá rẻ. 2.1.3. Thu ngân sách Nguồn thu ngân sách trên địa bàn huyện khá nhỏ và không tự cân đối được nguồn chi ngân sách trên địa bàn huyện. Do hoạt động công nghiệp và dịch vụ vẫn chưa phát triển, các nhà đầu tư còn nhỏ bé và hạn chế về số lượng nên nguồn thu của huyện hàng năm chỉ chiếm khoảng 1/10 chi ngân sách đầu tư trên địa bàn. Phần lớn ngân sách phụ thuộc vào nguồn ngân sách tỉnh và các nguồn tài trợ khác. Là huyện đảo còn gặp nhiều khó khăn nên nguồn ngân sách từ cấp tỉnh hỗ trợ chủ yếu giúp huyện cân đối thu chi hàng năm không bị thâm hụt. Hình 2.8: Thu chi ngân sách huyện Cô Tô (triệu đồng) Nguồn: UBND huyện Cô Tô (2014) Do số lượng doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh (hiện toàn huyện chỉ có 6 doanh nghiệp đang hoạt động) trên địa bàn huyện ít và qui mô nhỏ nên nguồn thu ngân sách trên địa bàn hàng năm vẫn khá thấp trong tổng nguồn thu ngân sách. Hàng năm thu ngân sách trên địa bàn huyện chỉ bằng khoảng 1/10 tổng nguồn thu ngân sách của huyện. Tuy nhiên, với tốc độ thu hút khách du lịch và sự khởi sắc trong hoạt động kinh doanh du lịch như khách sạn, nhà hàng, 37
  • 38. dịch vụ vận tải hành khách,.. của người dân địa phương và doanh nghiệp sẽ giúp huyện tăng nguồn thu ngân sách mạnh trong vài năm tới. Hình 2.9: Thu ngân sách trên địa bàn huyện Nguồn: Báo cáo KTXH hàng năm huyện Cô Tô 2.1.4. Việc làm và mức sống dân cư So với tỉnh Quảng Ninh, thu nhập bình quân đầu người của huyện vẫn khá thấp nhưng so với một số huyện như Ba Chẽ, Hải Hà, Tiên Yên thì thu nhập bình quân đầu người của Cô tô lại cao hơn. Cụ thể, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 1.200 USD/người/năm (tương đương khoảng 24 triệu đồng/người) năm 2012. Tương tự, các tiêu chí khác như tỷ lệ nghèo đói, số giường bệnh và bác sĩ trên 1 vạn dân thì huyện Cô Tô đều có kết quả khá cao so với các huyện vùng sâu vùng xa khác của Quảng Ninh (cụ thể trong bảng). Bảng 2.2: So sánh một số chỉ tiêu của huyện Cô tô trong tỉnh Quảng Ninh và các huyện khác năm 2012 TT Hạng mục ĐVT Tỉnh Quảng Ninh Huyện Cô tô Huyện Hải Hà Huyện Ba Chẽ Huyện Đầm Hà Huyện Tiên Yên 38
  • 39. 1 Dân số 1000ng 1.172,50 5,86 57,9 20,3 35,5 46,7 2 Thu nhập BQ/người/năm 2012 Tr.đ/ng 46,7 24 17,4 10,0 17,0 20,6 3 Tỷ lệ hộ nghèo (tiêu chí mới) % 4,89 1,32 10,40 27,37 10,0 10,37 4 Số giường bệnh/1 vạn dân Giường 37,6 57 14,2 25 14,4 38 5 Số bác sỹ/1 vạn dân Bác sỹ 9,7 10 5,0 11 4,5 8 Nguồn: Chi cục thống kê các huyện Hải Hà, Đầm Hà Tiên Yên, Ba Chẽ và cục thống kê Tỉnh Quảng Ninh năm 2012 Một trong những thành công quan trọng của huyện Cô Tô là tỷ lệ hộ nghèo nhỏ và xu hướng giảm dần hàng năm. Hiện năm 2013 tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 0,79%. Đây là thành tích khá ấn tượng và tỷ lệ nghèo của huyện Cô Tô khá thấp so với mức bình quân của tỉnh Quảng Ninh cũng như của cả nước hiện nay. Hình 2.10: Tỷ lệ hộ nghèo hàng năm Nguồn: Báo cáo tổng kết KTXH hàng năm huyện Cô tô 3.1.5. Các lĩnh vực văn hoá - xã hội Giáo dục Chất lượng giáo viên của huyện ngày một nâng cao (đạt chuẩn 100%, trên chuẩn đạt 50%). Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện đã tổ chức buổi gặp gỡ, giao lưu với 47 tân sinh viên và các sinh viên người địa 39
  • 40. phương đã tốt nghiệp đại học chưa có việc làm nhằm động viên các tân sinh viên phấn đấu đạt thành tích cao trong học tập, rèn luyện và công khai chỉ tiêu biên chế, quy chế thi tuyển công chức, viên chức năm 2013. Duy trì giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục đúng độ tuổi bậc tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, toàn huyện có 07/09 trường đạt chuẩn quốc gia, 02 trường đang hoàn thiện thủ tục đề nghị kiểm tra, công nhận đạt chuẩn quốc gia. Y tế khám chữa bệnh và kế hoạch hóa gia đình Duy trì tốt công tác quân dân y kết hợp trong khám, chữa bệnh cho nhân dân; chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không để xảy ra dịch bệnh trên địa bàn. Hiện tại đảm bảo bảo 100% số xã thị trấn có trạm y tế, các thôn đều có cán bộ y tế. Các xã và thị trấn đều có bác sĩ và cơ sở vật chất đều đạt chuẩn quốc gia về y tế cơ sở. Các trang thiết bị phục vụ công tác khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa huyện đều được đầu tư hiện đại và đồng bộ, hạn chế tối đa số bệnh nhân chuyển tuyến điều trị. Hình 2.11: Số giường bệnh trên địa bàn huyện Cô Tô Nguồn: UBND huyện Cô Tô Mặc dù cơ sở vật chất đều đạt chuẩn quốc gia về y tế cơ sở nhưng nhìn chung mới chỉ đáp ứng được khả năng chữa bệnh thông thường và đơn giản. Mặt khác, 40
  • 41. cơ sở y tế mới chỉ được đầu tư phục vụ cho người dân trên đảo mà chưa tính tới việc phục vụ cho khách du lịch. Văn hoá, thông tin, thể dục thể thao Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao phục vụ nhân dân vui Tết Nguyên đán và các ngày lễ, ngày kỷ niệm của đất nước. Hàng năm huyện Tổ chức và phối hợp tổ chức thành công nhiều các sự kiện chính trị, văn hóa diễn ra trên địa bàn như: "Tuần Văn hóa-Thể thao-Du lịch Cô Tô", Liên hoan tiếng hát Họa Mi Vàng cho đối tượng thiếu niên nhi đồng, "Đêm Thơ quảng Ninh", Hội nghị giao ban báo Đảng của 20 tỉnh, thành phía Bắc, Giải thể thao thanh thiếu nhi hè; Chương trình phát động ủng hộ dự án Đưa điện lưới ra đảo Cô Tô với chủ đề “ Chung tay thắp sáng đảo ngọc Cô Tô”; Hội nghị tổng kết 15 năm xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Thi liên hoan tiếng hát khu dân cư cấp huyện và Đêm hội trăng rằm cho các cháu thiêu nhi; Lễ khánh thành dự án Đưa điện lưới ra đảo Cô Tô. Đại hội Thể dục - Thể thao cấp huyện lần thứ IV gắn với các hoạt động kỷ niệm 50 năm thành lập tỉnh Quảng Ninh và hướng tới kỷ niệm 20 năm thành lập huyện Cô Tô; Ban hành quyết định công nhận 08 thôn thuộc xã Đồng Tiến, Thanh Lân đạt danh hiệu “Thôn văn hóa”; đảm bảo vệ sinh, an toàn trật tự Khu di tích Bác Hồ phục vụ trên 80 đoàn và nhân dân, du khách thập phương đến thăm quan và dâng hương. 2.2. Hiện trạng phát triển kết cấu hạ tầng Mạng lưới giao thông Đường thủy: Là huyện đảo xa đất liền, việc duy trì và phát triển đường thủy giữa đảo với đất liền, giữa các đảo và xây dựng hệ thống đường bộ trên mỗi đảo có ý nghĩa quyết định đối với phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Hiện tại, huyện có một cảng quân sự Bắc Vàn và hai cảng khác là: cảng Thanh Lân nối xã với huyện, cảng Cô Tô nối liền đất liền với huyện. Tuy nhiên, giao thông đi lại vẫn gặp nhiều khó khăn khi gặp thời tiết xấu, tần suất tàu chạy giữa huyện với đất liền vẫn còn thấp 41
  • 42. Hệ thống giao thông đường bộ: Nhìn chung hệ thống giao thông đường bộ của huyện cơ bản được bê tông hóa. Hệ thống đường bộ hiện tại cơ bản đáp ứng được cơ bản nhu cầu đi lại của người dân và du khách trên đảo. Tuy nhiên, hầu hết đường đô thị và trục đường chính xây dựng bằng bê tông, mặt đường còn xấu, một số tuyến đường đã có dấu hiệu xuống cấp. Để tạo điều kiện cho hoạt động kinh tế trên đảo phát triển, huyện cần phải tiến hành đầu tư xây dựng các đường xương cá từ trục chính đến các thôn, nâng cấp các tuyến đường và hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn. Khu vực đô thị cần nhựa hóa nhằm tăng thẩm mỹ và chất lượng đường phục vụ dân cư và du khách. Mạng lưới điện và hệ thống chiếu sáng Chỉ cách đây vài năm, huyện Cô Tô còn gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của các hộ gia đình cho sinh hoạt và sản xuất. Cụ thể, năm 2011 chỉ chưa được một nửa số hộ gia đình sử dụng điện nhưng do được tỉnh đầu tư điện lưới ra tận đảo nên hiện nay toàn bộ 100% hộ gia đình trên đảo đều có điện. Đây là sự thay đổi mang tính lịch sử đối với lãnh đạo và người dân huyện Cô Tô vì nó có tác động lớn không chỉ tới sinh hoạt của người dân mà nó còn tạo môi trường đầu tư hấp dẫn và ổn định. Từ đó tạo tiền đề cho phát triển mở rộng sang các ngành, lĩnh vực khác giúp diện mạo đô thị và kinh tế của huyện thay đổi tích cực. Hình 2.12: Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng điện huyện Cô Tô 42
  • 43. Nguồn: UBND huyện Cô Tô (2014) Mạng lưới cấp, thoát nước - Mạng lưới cung cấp nước: Mạng lưới cung cấp nước cho huyện trong thời gian qua đã được chính quyền huyện quan tâm đầu tư đặc biệt là hồ Trường Xuân và hồ C4. Xã Thanh Lân đã xây dựng được hệ thống hồ đập với diện tích 3 ha; xã Đồng Tiến đã xây dựng được hệ thống hồ đập với diện tích là 4 ha; thị trấn Cô Tô đã xây dựng được hệ thống hồ đập với diện tích là 21 ha. Nhìn chung với hệ thống hồ đập và kênh mương như hiện nay, thì nhu cầu về nước để phục vụ cho đời sống sinh hoạt và hoạt động sản xuất của huyện đã được đáp ứng đầy đủ. - Mạng lưới thoát nước và xử lý nước thải: Hệ thống thoát nước chủ yếu trên địa bàn huyện là hệ thống mương, rãnh gắn với các trục đường kết hợp với thoát nước thải ra biển. Hiện tại trên địa bàn huyện đang xây dựng cơ sở xử lý rác thải sử dụng công nghệ đốt rác. Hình 2.13: Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh Nguồn: UBND huyện Cô Tô (2014) 43
  • 44. 2.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn 2.3.1. Những điểm thuận lợi của huyện trong phát triển kinh tế - xã hội - Có lợi thế về khai thác và đánh bắt thủy hải sản: Tài nguyên biển dồi dào và phong phú về chủng loại mực, cá. Các loại động vật phong phú và có giá trị kinh tế cao như cầu gai, bào ngư, tôm hùm, hải sâm - Cơ sở hạ tầng khá đồng bộ đáp ứng hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân: hiện huyện đã có điện lưới và đảm bảo nước sinh hoạt đáp ứng gần như 100% tới các hộ gia đình; hệ thống trường học (từ mầm non tới THPT), y tế, nhà văn hóa thể thao, đều được đầu tư đầy đủ; đã phủ sóng internet wifi trên đảo (tuy nhiên chất lượng chưa thật sự ổn định), hệ thống cảng biển, đường giao thông đô thị và khu dân cư được cứng hóa bằng bê tông và đổ nhựa từ trục chính xuyên đảo tới các xã, thôn đều được đầu tư khá tốt. - Quỹ đất còn rộng và chưa bị chia nhỏ sẽ là điểm thuận lợi cho qui hoạch và phát triển du lịch sinh thái cao cấp. Hiện tại, huyện Cô Tô còn khoảng hơn một nghìn ha đất chưa sử dụng, nhiều diện tích đất thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng cao cấp như khu vực ven bãi biển Hồng Vàn, bãi Vàn Chảy, Cô Tô con, khu Trường Xuân-xã Đồng Tiến thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái..Do huyện ý thức được vấn đề phát triển trong dài hạn nên huyện đã giữ lại nhiều diện tích đất có điều kiện cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng để thu hút những nhà đầu tư có kinh nghiệm và ý tưởng phát triển du lịch thực sự. - Có điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái biển - Liền kề với khu kinh tế Vân Đồn nên huyện Cô Tô sẽ có rất nhiều lợi thế: i, Với mục tiêu xây dựng Khu HC-KT đặc biệt Vân Đồn trở thành khu kinh tế tổng hợp - thành phố biển hiện đại, cửa ngõ giao thương quốc tế; với trọng tâm là phát triển các loại hình dịch vụ cao cấp (vui chơi giải trí, tài chính ngân hàng, khoa học công nghệ, y tế và giáo dục, du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng) và kinh tế biển, Cô Tô tận có cơ hội rất lớn và thuận lợi trong việc thực hiện mục tiêu đô 44
  • 45. thị sinh thái biển khi nằm liền kề sát với Vân Đồn. ii,Cô Tô tăng khả năng kết nối với Việt Nam và thế giới: Theo kế hoạch, sân bay Vân Đồn sẽ được xây dựng tại xã Đoàn Kết, Vân Đồn được thiết kế với qui mô sân bay nội địa có khả năng tiếp nhận các chuyến bay quốc tế. Đến năm 2020 có thể đón các máy bay A320, A321, B777. Do đó khi sân bay Vân Đồn di vào hoạt động du khách có thể kết nối với Cô Tô rất dễ dàng và rút ngắn thời gian di chuyển rất nhiều so với hiện nay (rút ngắn được khoảng 5 đến 6 tiếng đồng hồ nếu qua sân bay nội bài như hiện nay). 2.3.2. Những khó khăn hạn chế - Nội lực yếu, nguồn thu ngân sách trên địa bàn huyện thấp và gần như phụ thuộc ngân sách của tỉnh. Do trên địa bàn huyện có rất ít doanh nghiệp và các cơ sở hoạt động kinh doanh nên nguồn thu ngân sách huyện rất nhỏ so với nhu cầu đầu tư phát triển, trong những năm vừa qua, ngân sách đầu tư cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện hầu hết phụ thuộc vào ngân sách cấp trên và các nguồn tài trợ, tuy nhiên nguồn vốn này xu hướng cũng sẽ thụt giảm do cắt giảm ngân sách đầu tư công trên cả nước. - Đầu tư hạ tầng giao thông và đô thị mới chủ yếu nhằm đáp ứng và phục vụ nhu cầu của người dân trên đảo, kết nối giữa đất liền với đảo và giữa các đảo còn khó khăn do tần suất chuyến tàu giữa Cô Tô Vân Đồn, đảo Cô Tô lớn và đảo Thanh Lan còn thấp, đặc biệt trong mùa mưa bão đi lại còn khó khăn do tàu còn nhỏ. Đô thị chưa xây dựng theo bản sắc, phong cách và kiến trúc riêng mang tính đặc thù của huyện đảo, đặc biệt là đảo du lịch. Hình hài đô thị vẫn theo mô tuýp của các đô thị trên đất liền. - Các vị trí đất thuận lợi cho phát triển du lịch như bãi biển Hồng Vàn, phần lớn đảo Cô Tô con,..thuộc quản lý của Bộ quốc phòng nên nếu muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang hoạt động kinh tế sẽ phải được sự đồng ý của bộ quốc phòng. - Nguồn nhân lực còn yếu, người dân và lao động trên đảo chủ yếu là đánh bắt và khai thác thủy sản vài thập kỷ nay nên trình độ hầu hết không qua 45
  • 46. đào tạo mà chủ yếu làm việc thông qua kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau. Những kiến thức về kinh doanh và hoạt động du lịch chuyên sâu của người dân trên đảo chưa có, tư duy đầu tư và kinh doanh du lịch vẫn ngắn hạn và theo mùa vụ. - Hạ tầng giáo dục mềm còn yếu, chất lượng còn thua xa so với các trường ở thành phố trong tỉnh như Hạ Long, Cẩm Phả,..và trên đảo chưa có trung tâm ngoại ngữ, tin học có chất lượng. - Kiến thức và nhận thức của người dân về vấn đề môi trường, du lịch cao cấp vẫn còn hạn chế, chủ yếu tự phát và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. - Hạ tầng dịch vụ y tế, ngân hàng vẫn giản đơn, chưa đáp ứng được nhu cầu du lịch đẳng cấp quốc tế (chưa có hệ thống ATM; máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại còn thiếu). - Thủ tục cấp phép đối với người nước ngoài ra đảo Cô Tô do tỉnh quyết định và thủ tục vẫn còn phiền hà và thời gian chờ đợi dài. Hiện tại, du khách nước ngoài muốn tới Cô Tô phải xin cấp phép ở cấp tỉnh (xin phép trước đó khoảng 1 tuần) và thời gian lưu trú trên đảo chỉ giới hạn 2 ngày sẽ gây bất tiện lớn đối với khách du lịch nước ngoài muốn tới đây thăm quan du lịch. - Vấn đề thời tiết khí hậu: Tần suất bão tại Cô Tô nhiều, tốc độ bão lớn và thường tập trung đúng vào mùa du lịch (từ tháng 6 tới tháng 8). Hơn nữa, do đặc tính khí hậu của Cô Tô đó là mùa hè chỉ kéo dài 5 tháng, còn lại là mùa lạnh nên du lịch tắm biển không kéo dài cả năm như các bãi biển phía Nam Trung Bộ của Việt Nam. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ tới lượng khách du lịch tới Cô Tô cũng như thu hút các nhà đầu tư lớn vào lĩnh vực du lịch tắm biển. - Không có bản sắc văn hóa, tập quán riêng mang tính đặc thù trên đảo do người dân cư đa phần là nhập cư từ rất nhiều tỉnh khác nhau trên cả nước. 46