SlideShare a Scribd company logo
1
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU
VƯỜN QUỐC GIA U MINH HẠ
----o0o----
BÁO CÁO
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN
QUỐC GIA U MINH HẠ ĐẾN NĂM 2025
Cà Mau, tháng 12/2018
2
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU
VƯỜN QUỐC GIA U MINH HẠ
----o0o----
BÁO CÁO
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN
QUỐC GIA U MINH HẠ ĐẾN NĂM 2025
Cà Mau, tháng 12/2018
3
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN
QUỐC GIA U MINH HẠ ĐẾN NĂM 2025
Ngày tháng năm 2018
ĐƠN VỊ TƯ VẤN
TT TƯ VẤN ỨNG DỤNG KINH TẾ
(VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN
TPHCM)
Ngày tháng năm 2018
CƠ QUAN LẬP ĐỀ ÁN
VƯỜN QUỐC GIA U MINH HẠ
Tháng 12 năm 2018
4
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................................... 8
1. Tên đề án:............................................................................................................................. 8
2. Cơ quan lập đề án:................................................................................................................ 8
3. Sự cần thiết:.......................................................................................................................... 8
4. Căn cứ pháp lý xây dựng Đề án: ........................................................................................ 10
5. Phạm vi lập đề án ............................................................................................................... 11
6. Mục tiêu đề án.....................................................................................................................11
7. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng........................................................................12
8. Nhiệm vụ của đề án:............................................................................................................12
Phần 1: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
SINH THÁI CỦA KHU VỰC VƯỜN QUỐC GIA U MINH HẠ.............................................13
1.1. Tổng quan về khu vực Vườn Quốc gia U Minh Hạ.........................................................13
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên: ....................................................................................................13
1.1.1.1. Vị trí địa lý, diện tích tự nhiên:...............................................................................14
1.1.1.2. Địa hình, địa mạo, địa chất, thổ nhưỡng: ...............................................................14
1.1.1.3. Khí hậu:.....................................................................................................................14
1.1.1.4. Thủy văn:....................................................................................................................16
1.1.2. Đặc điểm tài nguyên rừng:........................................................................................16
1.1.3. Đặc điểm về tài nguyên khoáng sản:.........................................................................17
1.1.4. Đặc điểm tài nguyên nước: .......................................................................................17
1.1.5. Đặc điểm về xã hội....................................................................................................18
1.1.6. Hạ tầng văn hóa xã hội..............................................................................................18
1.1.7. Hạ tầng kỹ thuật ........................................................................................................19
1.2. Phân tích, đánh giá hiện trạng các loại tài nguyên du lịch, tiềm năng du lịch sinh thái và
các loại sản phẩm du lịch của khu vực Vườn Quốc gia U Minh Hạ.......................................20
1.2.1 Đánh giá hiện trạng các loại tài nguyên du lịch.........................................................20
1.2.1.1. Tài nguyên thiên nhiên...........................................................................................23
1.2.1.1..1. Thực vật..............................................................................................................23
1.2.1.1.2. Động vật..............................................................................................................23
5
1.2.1.1.2. Thủy sản..............................................................................................................23
1.2.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn: .................................................................................23
1.2.2. Đánh giá các điều kiện để phát triển du lịch sinh thái của khu vực VQG U Minh Hạ
.............................................................................................................................................23
1.2.3. Đánh giá hiện trạng để phát triển du lịch sinh thái VQG U Minh Hạ.......................23
1.2.3.1. Hiện trạng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Cà Mau có gắn kết với phát triển du
lịch VQG U Minh Hạ: .........................................................................................................23
1.2.3.2. Đánh giá hiện trạng phát triển du lịch Vườn uốc gia U Minh Hạ:........................23
1.3. Phân tích SWOT...............................................................................................................26
1.3.1 Điểm mạnh.................................................................................................................26
1.3.2 Điểm yếu ....................................................................................................................27
1.3.3 Cơ hội.........................................................................................................................27
1.3.4 Thách thức..................................................................................................................27
Phần 2: ĐỀ XUẤT ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VƯỜN QUỐC GIA U MINH HẠ ĐẾN
NĂM 2025...................................................................................................................................30
2.1. Xu hướng phát triển du lịch của tỉnh Cà Mau..................................................................30
2.2. Các điều kiện cơ bản để phát triển du lịch sinh thái của khu vực Vườn Quốc gia U Minh
Hạ và Khu bảo tồn thiên nhiên................................................................................................30
2.3. Dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch...............................................................................31
2.4. Lợi thế so sánh và cơ hội phát triển du lịch sinh thái của khu vực Vườn Quốc gia U Minh
Hạ ............................................................................................................................................33
2.5. Phân bố không gian chức năng du lịch sinh thái..............................................................34
2.5.1 Quy hoạch các phân khu chức năng:..........................................................................34
2.5.2 Các sản phẩm du lịch: ................................................................................................36
2.5.2.1. Du lịch nghiên cứu:................................................................................................36
2.5.2.2. Du lịch tham quan:.................................................................................................36
2.5.2.3. Du lịch văn hóa:.....................................................................................................36
2.5.2.4. Du lịch giải trí:.......................................................................................................36
2.5.2.5. Du lịch sinh thái:....................................................................................................36
2.5.2.6. Du lịch khám phá:..................................................................................................36
2.5.2.7. Du lịch ẩm thực:.....................................................................................................36
6
2.5.3. Quy hoạch các tuyến, điểm du lịch và hệ thống dịch vụ du lịch:..............................37
2.5.3.1. Các tuyến du lịch trong vùng quy hoạch: ..............................................................36
2.5.3.2. Kết nối các tuyến điểm du lịch nội huyện: .............................................................40
2.5.3.3. Kết nối với các điểm du lịch nội tỉnh: ....................................................................40
2.5.3.4. Kết nối các điểm du lịch liên tỉnh: .........................................................................40
2.6. Đầu tư cơ sở hạ tầng kết hợp giữa việc bảo tồn, bảo vệ hệ sinh thái rừng và du lịch sinh
thái...........................................................................................................................................41
2.6.1. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch...................................................................................41
2.6.1.1. Phân khu đón tiếp du khách:..................................................................................41
2.6.1.2. Phân khu du lịch sinh thái: ....................................................................................41
2.6.1.3. Phân khu vườn sưu tập thực vật và dược liệu:.......................................................42
2.6.1.4. Phân khu tái hiện làng rừng và các làng nghề truyền thống:................................42
2.6.1.5. Phân khu Nghỉ dưỡng: ...........................................................................................42
2.6.1.6. Phân khu trồng cây lưu niệm:................................................................................42
2.6.2. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật:..................................................................................................42
2.7. Phương thức tổ chức du lịch sinh thái:.............................................................................43
2.7.1 Tự tổ chức khai thác dịch vụ du lịch sinh thái: ..........................................................43
2.7.2 Cho doanh nghiệp thuê môi trường rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch......................43
2.7.3 Liên doanh liên kết để tổ chức dịch vụ ......................................................................44
Phần 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI GẮN LIỀN VỚI CÔNG TÁC
BẢO VỆ, BẢO TỒN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA U MINH
HẠ...............................................................................................................................................46
3.1. Các giải pháp bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học.................46
3.2. Giải pháp về nâng cao nhận thức cộng đồng, nâng cao tri thức cho du khách ................47
3.3. Giải pháp về quản lý phát triển du lịch sinh thái..............................................................48
3.4. Giải pháp về liên kết, quảng bá và tiếp thị.......................................................................48
3.5. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực ...........................................................................49
3.5.1. Đào tạo nguồn nhân lực tại các đơn vị hoạt động du lịch:.......................................49
3.5.2. Phát triển nguồn nhân lực tại các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch:.................50
7
3.6. Giải pháp về đầu tư và cơ chế tài chính phục vụ phát triển du lịch gắn với phát triển bền
vững.........................................................................................................................................50
3.6.1. Lĩnh vực đầu tư: ........................................................................................................50
3.6.2. Giải pháp về vốn .......................................................................................................50
Phần 4: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG....................................................................52
4.1. Đánh giá tác động tới môi trường trong giai đoạn xây dựng phát triển du lịch:..............52
4.2. Đánh giá tác động tới môi trường trong quá trình hoạt động du lịch...............................53
4.2.1. Tác động đến môi trường kinh tế xã hội: ..................................................................53
4.2.2. Tác động đến các thành phần của môi trường tự nhiên ............................................56
Phần 5: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN VÀ GIÁM SÁT GẮN VỚI MỤC TIÊU
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG........................................................................................................59
5.1. Kế hoạch đầu tư hạ tầng phục vụ du lịch và phục vụ công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư ..59
5.2. Kế hoạch liên kết, kết nối với các tuyến du lịch, tiếp thị, quảng bá du lịch.....................59
5.3. Kế hoạch hướng dẫn và các hoạt động thu hút cộng đồng tham gia cải thiện sinh kế và
bảo vệ môi trường hướng đến phát triển du lịch bền vững.....................................................59
5.4. Kế hoạch giám sát và phối hợp giám sát nhằm phát triển du lịch an toàn (tính mạng,
PCCCR), bền vững, đảm bảo quốc phòng an ninh. ................................................................60
5.4.1 Các hoạt động giám sát nhằm phát triển du lịch an toàn, bền vững, đảm bảo quốc
phòng an ninh:.....................................................................................................................60
5.4.2 Cách thức tổ chức giám sát hoạt động du lịch sinh thái.............................................60
Phần 6: NGUỒN VỐN, CƠ CẤU NGUỒN VỐN VÀ PHÂN KỲ ĐẦU TƯ............................62
6.1. Vốn đầu tư, nguồn vốn:....................................................................................................63
6.2. Quyền lợi, nghĩa vụ và phương thức phân chia lợi nhuận, lợi ích...................................63
6.3. Quản lý và sử dụng nguồn thu từ du lịch sinh thái...........................................................63
Phần 7: HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN..............................................................................................64
7.1. Đối với kinh tế:.................................................................................................................64
7.2. Đối với xã hội...................................................................................................................64
Phần 8: TỔ CHỨC THỰC HIỆN ...............................................................................................66
Các phụ biểu: từ trang 68 đến trang 74
8
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tên đề án:
“Phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc gia U Minh Hạ đến năm 2025”.
2. Cơ quan lập đề án:
Vườn Quốc gia U Minh Hạ.
3. Sự cần thiết:
Cà Mau là tỉnh ven biển cực Nam của Tổ quốc, hình thái là một bán đảo giáp
cả Biển Tây và Biển Đông với chiều dài bờ biển là 254 km. Khí hậu Cà Mau ôn
hòa thuộc vùng cận xích đạo, nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa mưa nắng rõ rệt, không
bị ảnh hưởng của lũ và ít có bão. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 5.221,44 km2
.
Tỉnh Cà Mau giàu tài nguyên về rừng và biển, hệ sinh thái rừng ngập nước với
diện tích hơn 100.000 ha được chia thành 2 vùng: Rừng ngập lợ úng phèn với đặc
trưng cây tràm là chủ yếu nằm sâu trong đất liền ở vùng U Minh Hạ; rừng ngập
mặn với đặc trưng cây đước, cây mắm là chủ yếu ở vùng Mũi Cà Mau và ven
biển; trong rừng có nhiều loài động vật, thực vật phong phú với trữ lượng lớn là
đặc sản của rừng ngập nước. Rừng Cà Mau trở thành nổi tiếng trên thế giới và chỉ
đứng sau rừng ngập mặn ở Cửa sông Amazon (Brazil).
Vườn Quốc gia U Minh Hạ được thành lập năm 2006 trên cơ sở hợp nhất
Khu bảo tồn thiên nhiên Vồ Dơi với một phần diện tích rừng tràm thuộc các lâm
ngư trường: U Minh III, Trần Văn Thời và đã được tổ chức UNESCO công nhận
là một trong ba vùng lõi Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau. Với tổng
diện tích 8.527,8ha nằm trong hệ thống 32 Vườn Quốc gia của toàn quốc. Trong
đó, khu Vồ Dơi rộng 2.896 ha là khu rừng nguyên sinh duy nhất còn lại của tỉnh
Cà Mau, với khoảng 176 loài cây cỏ tự nhiên. Thành phần loài trong rừng tràm
chủ yếu là: Cây gỗ như: Tràm (Melaleuca Cajuputii), Bùi (Ilex cimosa), Trâm khế
(Syzygium Lineatum), Móp (Alstonia Spathulata), Trâm rộng (Syzygium Oblata),
cây bụi như: Mua láng (Melastoma Affine), Mật cật gai (Licuala Spinosa), Bòng
bong (Lygodium Japonicum), Dầu dấu ba lá (Evodia lepta); thảm tươi Sậy
(Phragmites Vallatoria), Năng (Eleocharis Dulcis), Dây choại (Stenochlaena
Palustris), Dớn (Blechnum Orientale), Mây mước (Flagellaria indica), nhiều loài
dương xỉ, tảo… Đây thực sự là một bảo tàng sinh thái sống về các loài thực vật
thuộc hệ sinh thái rừng ngập của khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và
cả nước nói chung. Về động vật rừng ở đây gồm:
(1) Thú có 23 loài, các loài thường gặp như: Heo rừng (Sus scrofa), Nai
(Cervus unicolor), Khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis), Cầy hương (Viverricula
indica), Dơi quạ (Pteropus lylei), Cầy vòi hương (Paradoxurus hermaphroditus),
Mèo rừng (Prionailurus (Felis) bengalensis), Mèo cá (Prionailurus (Felis)
viverrinus), Rái cá lông mũi (Lutra sumatrana)…
(2) Chim có 91 loài, các loài quý hiếm như: Già đẫy Java (Leptoptilos
javanicus), Điêng điển (Anhinga Melanogaster), diệc lửa (Ardea Purpurea), Diệc
xám (Ardea cinerea), cò trắng (Egretta Garzetta), còng cọc (Phalacrocorax
Niger)…
9
(3) Lưỡng cư, bò sát có: 47 loài, trong đó phải kể đến như: Rắn hổ đất (Naja
naja), rắn hổ mang chúa (Ophiophagus hannah), rắn cạp nong (Bungarus
fasciatus), trăn gấm (Python reticulatus), kỳ đà nước (Varanus salvator), rùa ba
gờ (Malayemys subtrijuga), rùa răng (Heosemys annandalii), rùa hộp lưng đen
(Cuora amboinensis)…
(4) Lưỡng thê và nhiều loài côn trùng khác.
(5) Ngoài ra, trên lâm phần có hơn 184km kênh mương với tổng diện tích
mặt nước hơn 1.000.000m2
(chưa kể diện tích của các thảm cỏ ngập nước theo
mùa) đây thực sự là thiên đường cho các loài cá nước ngọt sinh sống và phát triển.
Theo đó, Vườn Quốc gia U Minh Hạ được chia làm 3 phân khu chức năng để
thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học và đầu tư phát triển.
Trong đó dự kiến quy hoạch khu du lịch sinh thái có quy mô diện tích 1.318,5ha
(gồm khu dịch vụ hành chính, khu phục hồi sinh thái). Hệ thống cơ sở hạ tầng tại
Vườn Quốc gia U Minh Hạ đã và đang đầu tư xây dựng ngày càng hoàn thiện
phần nào đáp ứng nhu cầu nghiên cứu khoa học và tham quan du lịch sinh thái
của du khách trong và ngoài nước.
Với tiềm năng và thế mạnh như trên, có thể nói Vườn Quốc gia U Minh Hạ
là một trong những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn đối với du khách. Đặc biệt vào
mùa khai thác cá, du khách dễ dàng bắt gặp một số loài cá có giá trị khoa học và
kinh tế như: Cá lóc (Ophicephalus Striatus), sặc rằn (Trichogaster Pectoralis),
sặc bướm (Trichopsic Trichopterus), trê vàng (Clarias Macrocephalus), rô đồng
(Anabas Testudineus), thát lát (Notopterus Notopterus), …Hệ động vật ở đây
không những phong phú về thành phần loài mà còn có mức độ tập trung cá thể rất
lớn. Bên cạnh đó du khách có thể tận mắt nhìn thấy những đàn khỉ trèo cây hái
trái, nhiều loài chim bay đi, bay về từng đàn nhộn nhịp trông rất đẹp mắt. Mặt
khác, U Minh Hạ còn có các làng nghề truyền thống, các đặc sản có nguồn gốc từ
hệ sinh thái rừng tràm, do đó nếu kết hợp các làng nghề truyền thống, các đặc sản
của rừng tràm sẽ góp phần cho du lịch sinh thái phát triển.
Tuy nhiên, trong những năm qua việc hoạt động du lịch ở Vườn Quốc gia U
Minh Hạ có nhiều khó khăn hạn chế: Hoạt động du lịch còn mang tính đơn điệu,
quy mô nhỏ, hệ thống cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, chất lượng dịch vụ du lịch
sinh thái chưa đảm bảo, đội ngũ cán bộ điều hành quản lý, hướng dẫn viên du lịch
sinh thái còn chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách, sản phẩm du lịch và đối
tượng thị trường còn chưa rõ nên khả năng thu hút khách du lịch chưa cao...
Những khó khăn, hạn chế trong thực tế làm cho hoạt động du lịch ở Vườn Quốc
gia U Minh Hạ chưa phát triển tương xứng với những tiềm năng và lợi thế của
mình.
Để tạo bước chuyển biến trong việc bảo tồn thiên nhiên và khai thác hợp lý
các thế mạnh, tiềm năng của Vườn Quốc gia U Minh Hạ trong thực tiễn định
hướng phát triển của ngành du lịch thì việc lập: “Đề án phát triển du lịch sinh thái
Vườn Quốc gia U Minh Hạ đến năm 2025” là yêu cầu cần thiết, sẽ tạo điều kiện
để phát triển dịch vụ du lịch ở Vườn Quốc gia U Minh Hạ, góp phần làm phong
phú sản phẩm du lịch của Tỉnh, tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương.
10
4. Căn cứ pháp lý xây dựng Đề án:
- Luật bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11 ngày 14 tháng 12 năm
2004;
- Luật du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017;
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;
- Luật quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017
- Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 về chính sách chi
trả dịch vụ môi trường rừng.
- Nghị định số 117/2010 ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về tổ
chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng;
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ
quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh
giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường
- Nghị định số 147/2016/nĐ-CP ngày 2 tháng 9 năm 2016 sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 99/2010/NĐ ngày 24 tháng 9 năm 2010 về chính
sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
- Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 Quy định chi
tiết một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản công.
- Thông tư số 78/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2011 về quy định chi
tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 chủa
Chính phủ về quản lý hệ thống rừng đặc dụng;
- Thông tư số 10/2014/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 3 năm 2014 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về tiêu chí xác định vùng đệm của
khu rừng đặc dụng và vành đai bảo vệ của khu bảo tồn biển;
- Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22 tháng 4 năm
2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với
nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước;
- Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01 tháng 06 năm 2012 của Thủ
tướng Chính phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 –
2020;
- Quyết định số 112/QĐ-TTg ngày 20 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng
Chính phủ về việc chuyển khu bảo tồn thiên nhiên Vồ Dơi thành Vườn quốc gia
U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau;
- Quyết định số 1024/QĐ-TTg ngày 07 tháng 6 năm 2016 của Thủ tướng
Chính phủ về Phê duyệt điều chỉnh tăng diện tích Vườn Quốc gia U Minh Hạ,
tỉnh Cà Mau;
- Quyết định số 104/2007/QĐ-BNN ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành qui chế quản lý các hoạt động du
lịch sinh thái tại các Vườn Quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên;
11
- Quyết định số 1444/QĐ-UBND ngày 24 tháng 8 năm 2016của UBND tỉnh
Cà Mau về việc phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Vườn Quốc
gia U Minh Hạ đến năm 2020.
- Quyết định số 1062/QD-UBND ngày 24/712012 của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Cà Mau đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Kế hoạch số 30/KH-UBND, ngày 14 tháng 4 năm 2017 của UBND tỉnh Cà
Mau về việc thực hiện Nghị quyết số 04N/TU ngày 10 tháng 10 năm 2016 của
Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Cà Mau khóa XV về phát triển du lịch tỉnh Cà Mau
đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
- Kế hoạch số 65/KH-UBND ngày 24 tháng 7 năm 2017 kế hoạch của
UBND tỉnh Cà Mau về việc thực hiện Kế hoạch số 50-KH/TU ngày 06 tháng 6
năm 201 của Ban thường vụ tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày
16 tháng 01 năm 2017 của Bộ chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh
tế mũi nhọn.
- Công văn 8999/UBND-NNTN ngày 27/12/2016 về việc hoạt động du lịch
sinh thái tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ.
- Công văn số 7901/UBND-KGVX, ngày 05/10/2018 của UBND tỉnh về
việc đổi tên Dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái của Vườn Quốc gia U Minh
Hạ đến năm 2025.
5. Phạm vi lập đề án:
- Phạm vi không gian: Phát triển du lịch sinh thái tại phân khu dịch vụ hành
chính và một phần phân khu phục hồi sinh thái của Vườn Quốc gia U Minh Hạ,
giới hạn trong 1.318,5ha (Phân khu dịch vụ hành chính 743,6 ha và Phân khu
phục hồi sinh thái là 574,9 ha).
- Phạm vi thời gian: đến năm 2025.
- Phạm vi đối tượng: Khu rừng đặc dụng.
6. Mục tiêu đề án:
- Mục tiêu chung: Phát triển du lịch Vườn Quốc gia U Minh Hạ bền vững
gắn chặt với việc bảo tồn và phát triển hệ sinh thái rừng tràm đa dạng phong phú
của vùng đất U Minh; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; đảm bảo hài hòa
tương tác giữa khai thác phát triển du lịch với bảo vệ giá trị tài nguyên thiên
nhiên.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Đa dạng hóa sản phẩm du lịch, xây dựng các sản phẩm du lịch, các tuyến,
điểm du lịch; xây dựng các công trình kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch;
các phương án, giải pháp quảng bá du lịch; phát triển nguồn nhân lực và đầu tư hạ
tầng du lịch.
+ Đảm bảo việc khai thác tài nguyên cho phát triển du lịch sinh thái được
quản lý theo phương cách chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm để
12
phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lượng và hiệu quả, bảo tồn bản sắc bản địa,
bảo vệ môi trường, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh.
+ Phát triển du lịch sinh thái ở khu vực Vườn Quốc gia U Minh Hạ nhằm
góp phần phát triển kinh tế địa phương, tạo các hoạt động sinh kế thông qua việc
khai thác cơ hội từ hoạt động du lịch sinh thái cho cư dân địa phương.
7. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng:
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Thu thập dữ liệu thứ cấp từ các cấp, các ngành có liên quan về hiện trạng
phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh và hiện trạng phát triển du lịch của Vườn Quốc
gia U Minh Hạ, tổng hợp các tư liệu có liên quan đến Vườn quốc gia U Minh Hạ.
+ Phỏng vấn sâu để đánh giá nắm rõ hiện trạng, tiềm năng phát triển du lịch
trên địa bàn tỉnh và hiện trạng phát triển du lịch của Vườn Quốc gia U Minh Hạ.
+ Tham vấn chuyên gia trong lĩnh vực quản lý ngành; phân tích, đánh giá,
định hướng phát triển du lịch của Vườn Quốc gia U Minh Hạ.
+ Phương pháp so sánh để đánh giá những tiềm năng và lợi thế cũng như
những hạn chế trong việc phát triển du lịch của Vườn Quốc gia U Minh Hạ.
+ Khảo sát thực tế, thu thập dữ liệu sơ cấp và phân tích tổng hợp để đánh giá
toàn diện hiện trạng và định hướng phát triển du lịch của Vườn Quốc gia U Minh
Hạ.
+ Phân tích SWOT để xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức;
trên cơ sở đó xây dựng các chiến lược phối hợp.
- Kỹ thuật sử dụng: Sử dụng các phần mềm Excel để xử lý phân tích, đánh
giá, quản lý thông tin, số liệu và một số công cụ khác (nếu cần thiết); Sử dụng
phần mềm chuyên dụng Mapinfo để xây dựng bản đồ, bố trí rõ ràng, thể hiện sinh
động về mặt không gian của đề án.
8. Nhiệm vụ của đề án:
- Phân tích, đánh giá hiện trạng các loại tài nguyên du lịch; tiềm năng phát
triển du lịch sinh thái và các loại sản phẩm du lịch ở khu vực Vườn Quốc gia U
Minh Hạ;
- Đề xuất đầu tư phát triển du lịch Vườn Quốc gia U Minh Hạ đến năm 2025;
- Xây dựng các giải pháp phát triển du lịch sinh thái gắn liền với công tác
bảo vệ, bảo tồn tài nguyên và môi trường tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ;
- Xây dựng Kế hoạch thực hiện và giám sát gắn với mục tiêu bền vững;
- Tổ chức thực hiện đề án.
13
Phần 1: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT
TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CỦA KHU VỰC VƯỜN QUỐC GIA U
MINH HẠ
1.1. Tổng quan về khu vực Vườn Quốc gia U Minh Hạ
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên:
1.1.1.1. Vị trí địa lý, diện tích tự nhiên:
VQG U Minh Hạ nằm trên địa giới hành chính của 4 xã thuộc 2 Huyện như
sau: Xã Khánh Bình Tây Bắc (Gồm các tiểu khu: 61; 63), Xã Trần Hợi (Gồm các
tiểu khu: 1; 2; 3; 4; 5; 6) thuộc Huyện Trần Văn Thời; Xã Khánh An (Gồm các
tiểu khu: 69; 70; 72; 73; 75; 76; 77), xã Khánh Lâm (Gồm các tiểu khu: 59) thuộc
Huyện U Minh, Tỉnh Cà Mau. Vị trí của Vườn Quốc gia U Minh Hạ được xác
định bởi tọa độ địa lý và ranh giới như sau:
Tọa độ địa lý:
- Từ 9°12’30’’ đến 9°17’41’’ vĩ độ Bắc
- Từ 104054’ 1’’ đến 104°59’16’’ kinh Đông
Ranh giới:
- Bắc giáp giới hạn tuyến kênh 27 (Phân trại K3 Cái Tàu);
- Nam giáp kênh đê bao phía nam giới hạn (Khu rừng trồng dân cư đội II và
đội III Ấp Vồ Dơi, kênh xáng Minh Hà);
- Đông giáp kênh số 100 đến đê bao phía Ðông giới hạn (Ấp 14 Xã Khánh
An và hậu đội I T19 Ấp Vồ Dơi);
- Tây giáp kênh số 90 đến đê bao phía Tây giới hạn phân trường công ty
LN U Minh Hạ và hậu dân cư đội IV ấp Vồ Dơi.
Bản đồ quy hoạch tổng thể VQG U Minh Hạ đến năm 2020
14
Bảng 01. Diện tích Vườn Quốc gia U Minh Hạ
TT Loại đất, loại rừng
Tổng
diện tích
tự nhiên
Huyện Trần Văn Thời Huyện U Minh
Xã Trần
Hợi
Xã Khánh
Bình Tây Bắc
Xã Khánh
An
Xã Khánh
Lâm
Diện tích tự nhiên 8.527,80 2.896,00 1.204,00 3.818,80 609,00
1 Diện tích có rừng 7.639,30 2.694,00 1.037,70 3.340,10 567,50
1.1 Rừng tự nhiên 1.854,20 1.100,60 753,60
1.2 Rừng trồng 5.785,10 1.593,40 1.037,70 2.586,50 567,50
2 Diện tích không rừng 888,50 202,00 166,30 478,70 41,50
2.1 Đất chưa có rừng 294,80 33,80 86,00 159,50 15,50
2.2
Đất giao thông, bờ
đê, sông rạch
583,50 158,00 80,30 319,20 26,00
2.3 Đất ở xây dựng 10,20 3,30 2,40 2,20 2,30
Nguồn: Vườn quốc gia U Minh Hạ
Bảng 02. Vị trí diện tích các phân khu chức năng Vườn Quốc gia U Minh Hạ
TT Phân khu Vị trí Diện tích
Tổng diện tích vườn 8.527,8
1
Phân khu bảo vệ
nghiêm ngặt
Gồm các tiểu khu: 1, 2, 3 và 4 2.593,7
2
Phân khu Phục hồi
sinh thái
Gồm các tiểu khu: 59, 61, 63, 69, 70,
72, 73, 75 và khoảnh 1, 2, 4, 5 – tiểu
khu 76
5.190,5
3
Phân khu Dịch vụ -
hành chính
Gồm: Khoảnh 3, 6 - tiểu khu 76;
khoảnh 1, 2 - tiểu khu 77; khoảnh 33 -
tiểu khu 5 và khoảnh 36 - tiểu khu 6.
743,6
Nguồn: Vườn Quốc gia U Minh Hạ
1.1.1.2. Địa hình, địa mạo, địa chất, thổ nhưỡng:
- Địa hình, địa mạo:
Vườn Quốc gia U Minh Hạ thuộc miền địa mạo đồng bằng lòng chảo Nam
bộ, phụ miền đồng bằng tích tụ Tây Nam bộ, vùng địa mạo đồng bằng sinh vật
biển U Minh. Đặc điểm chung nhất của vùng địa mạo đồng bằng sinh vật biển U
15
Minh là kiểu kiến trúc hình thái trũng, phù sa mới và sụt võng. Độ cao địa hình từ
- 0,2m đến 1,5 m. Nền địa chất chủ yếu trong vùng U Minh hạ là trầm tích Đệ Tứ.
- Đặc điểm đất đai:
Các loại đất trong vùng Vườn Quốc gia U Minh Hạ hình thành trên nền
trầm tích đệ tứ với các đơn vị địa tầng giàu dinh dưỡng. Các nhóm đất tiêu biểu
trong vùng bao gồm đất mặn, đất phèn, đất than bùn. Các loại đất trong vùng U
Minh Hạ nhạy cảm với môi trường đất ngập nước, trong đó đất phèn là loại điển
hình và phổ biến nhất chiếm tỷ lệ diện tích lớn.
Nhóm đất mặn hình thành trên trầm tích Holocen sông-biển, phù sa lắng
đọng trong môi trường nước mặn, chịu ảnh hưởng của thủy triều hoặc các mạch
nước mặn ven biển. Quá trình thổ nhưỡng cơ bản là mặn hóa, căn cứ vào thời gian
và mức độ mặn trong đất.
Nhóm đất phèn: Vườn Quốc gia U Minh Hạ có các loại đất phèn: đất phèn
hoạt động nông trên nền phèn tiềm tàng, mặn ít (SjlpMi); đất phèn hoạt động sâu
trên nền phèn tiềm tàng, mặn trung bình (Sj2pM); đất phèn họat động nông, mặn
ít (SjlMi); (đất phèn tiềm tàng sâu, mặn ít (Sp2Mi).
Nhóm đất than bùn (Ts) phân bố tập trung ở khu bảo vệ nghiêm ngặt
Vườn quốc gia U Minh hạ. Mỏ than bùn U Minh Hạ thuộc loại mỏ đầm lầy ven
biển cổ. Dưới lớp than bùn thường là lớp trầm tích chứa vật liệu sinh phèn nên đất
than bùn còn được gọi là đất than bùn-phèn tiềm tàng.
1.1.1.3. Khí hậu:
Tỉnh Cà Mau chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. hàng năm có
hai mùa rõ rệt. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, với chế độ gió mùa
Đông Bắc, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 với chế độ gió mùa Tây Nam.
- Nhiệt độ bình quân/năm: 27,6o
C (max: 38o
C, min: 15o
C);
- Ẩm độ trung bình/năm: 81% (max: 86%, min: 73%);
- Tổng lượng mưa bình quân/năm: 2.350mm (max: 2.800mm, min:
1.940mm);
- Số ngày mưa bình quân/năm 165 ngày, tập trung chủ yếu vào các tháng
7,8,9;
- Lượng bốc hơi bình quân/năm: 1.004 mm;
- Tốc độ gió: 3-4m/giây;
- Tổng số giờ nắng trung bình 2.226 giờ/năm (tập trung từ tháng 1- 4).
- Nhiệt độ, lượng bức xạ và lượng mưa cao. Lượng bốc hơi phân bổ theo
mùa.
- Độ ẩm không khí và lượng bốc hơi: Độ ẩm cao nhất là tháng 9,10; mùa
mưa, chỉ số ẩm ướt (lượng mưa/lượng bốc hơi) là 4,1 lần; vào mùa khô, chỉ số
khô hạn (lượng bốc hơi/lượng mưa) là 2,2 lần;
Khí hậu ôn hòa tương đối ổn định, biến động giữa các năm không nhiều,
nằm trong vùng ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, lũ hàng năm.
16
1.1.1.4. Thủy văn:
Chế độ thủy văn ở vùng U Minh Hạ phụ thuộc chặt chẽ vào lượng mưa và
hệ thống kênh rạch. Các kênh rạch tự nhiên có ảnh hưởng đến chế độ thủy văn
của khu vực này là sông Cái Tàu, Sông Trẹm và Sông Ông Đốc.
Vườn Quốc gia U Minh Hạ được bao bọc bởi đê bao quanh khu vực, do đó
không chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhật triều biển Tây, hàng năm khu rừng phụ
thuộc chủ yếu vào mùa mưa bị ngập bởi lượng nước mưa được giữ lại bên trong.
Không bị chịu ảnh hưởng của thủy triều do có hệ thống đê bao xung quanh.
Phía trong nội vùng, phần lớn kênh được xây dựng nhằm phục vụ việc giữ
nước phòng cháy chữa cháy rừng, tiêu nước sổ phèn, giao thông, hướng chủ yếu
của các kênh là Đông Tây hoặc Nam Bắc. Các kênh có chiều rộng từ 5 đến 20m,
sâu từ -2 đến - 3m tạo cho bề mặt địa hình của vùng có độ chia cắt với mật độ cao.
Các kênh đào và đê được sử dụng làm đường giao thông chính trong vùng
U Minh Hạ như kênh Minh Hà, kênh bờ bao toàn vùng, kênh theo hướng Đông -
Tây gồm: 21, 23, 25, 27; kênh theo hướng Bắc Nam gồm: kênh 90, 93, 96, 97, 98,
99, 100 và kênh đứng. ngoài ra còn nhiều kênh rạch lưu thông khác.
Nguồn nước mặt chính là nước mưa. Vào mùa mưa các kênh tràn đầy gây
tình trạng ngập lụt trên diện rộng, kéo dài nơi vồ cao thường không bị ngập nước
hoặc chỉ ngập từ 10 - 20 cm. Nơi đất nước ngập trung bình từ 40 - 60 cm so với
mặt đất rừng. Vào mùa khô, nước rút thì thì mặt đất rừng khô, kệnh cạn dần.
Trong điều kiện có hệ thống đê bao khép kín chế độ thủy văn trong khu rừng sẽ
chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi chế độ mưa, lượng bốc hơi nước và việc quản ly điều
tiết các cống và đê bao.
Chế độ ngập nước rất phức tạp, độ sâu ngập nước, thời gian ngập từng
vùng rất khác nhau và trong mỗi vùng có chế đô ngập riêng phụ thuộc vào độ cao
địa hình. Độ sâu ngập nước hiện nay bị ảnh hưởng của việc điều tiết nước của các
cống đập.
Nguồn nước ngầm trong vùng VQG U Minh Hạ tồn tại ở dạng nước lỗ
hổng trong các phức hệ chứa nước trầm tích Holocen (QIV), Pleistocen (QII-III),
Pleistocen (QI), Pliocen (N2
2
), Pliocen (N2
1
). Trữ luợng của nước ngầm ở vùng U
Minh Hạ thuộc vùng có trữ lượng trung bình, lượng khai thác 700 m3
/ngày.
Chế độ thủy văn ở trong vùng có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động
phòng chống cháy rừng, bảo vệ tầng than bùn và quá trình sinh trưởng của các
loài cây rừng.
1.1.2. Đặc điểm tài nguyên rừng:
- Thảm thực vật rừng ở U Minh Hạ thuộc kiểu rừng kín thường xanh mưa
ẩm nhiệt đới, kiểu phụ thổ nhưỡng úng nước phèn. Hình thành trong điều kiện
ngập nước, đất chua. Đây là quần thể thực vật rừng lá cứng sau rừng ngập mặn,
trong đó loài Tràm (Melaleuca cajuputii) thuộc họ Sim (Myrtaceae) là cây bản
địa của vùng Đông Nam Á chiếm ưu thế, một số đặc điểm cấu trúc như sau:
17
+ Cấu trúc của rừng tràm bán tự nhiên chia làm hai tầng rõ rệt. Tầng cây gỗ
là tràm với mật độ khoảng 1 - 2 cây/m2
, cũng có một vài loài cây gỗ khác nhưng
số lượng rất ít như Bùi (Ilex cimosa) và Móp (Alstonia spathulata). Các loài dây
leo ở đây đặc biệt phát triển với sự tham gia của Dây Choại (Stenochlaena
balustris), Mây nước (Flagellaria indica), Cương (Sumatra scleria) và đôi khi có
Khoai rạng (Dioscorea glabra).
+ Hình thái cấu trúc của quần hợp tràm có tầng ưu thế sinh thái và tầng
dưới tán. Chiều cao của tầng ưu thế trung bình từ 6 – 12 m trên các dạng đất sét,
từ 8 – 15 m trên các dạng đất than bùn phèn. Rừng tràm tự nhiên là rừng thuần
loại và diễn thế thứ sinh đến giai đoạn cuối xuất hiện một số loài cây gỗ nhỏ như
Bùi (Ilex cimosa), Móp (Alstonia spathulata), Trâm rộng (Syzygium Oblata), các
loài khuyết thực vật (dạng suy thoái).
+ Rừng tràm trên các khu đất cao hơn trong vùng và đất than bùn phèn có
thành phần thực vật gần với rừng tự nhiên, gồm các loài Móp, Bùi, Trâm sẻ, Bí
bái, Mật cật, Gừa, Xương cá và các loài cây bụi như Bình bát, Mua, các loài cây
dây leo như Choại, dây Giác, Mây nước, Bòng bong. Rừng tràm trên đất sét hình
thành khi rừng trên đất than bùn bị cháy, lớp than bùn đã bị cháy hết, thành phần
thực vật tại đây nghèo nàn, ưu thế của cây tràm rất rõ ràng, tầng dưới tán chủ yếu
là Sậy, Dớn. Trên các bờ bao dọc theo bìa rừng dây choại cương Sumatra tạo
thành những bụi dày đặc với sự tham gia của dây giác (Cayratia trifolia), Cứt heo
(Ageratum conyzoides), Vi kim (Thespis divaricata), Hạt nổ (Hygrophila
salicilolia).
- Rừng tràm trồng: rừng trồng (thuộc kiểu thảm thực vật thứ sinh nhân tạo)
hiện nay chiếm tỷ lệ diện tích rất lớn trong tổng diện tích đất có rừng. Phần lớn
diện tích rừng được trồng sau khi khai thác trắng hoặc sau cháy rừng. Mật độ
trồng ban đầu phổ biến là 20.000 cây/ha.
1.1.3. Đặc điểm về tài nguyên khoáng sản:
Ở nước ta, đất than bùn chỉ còn tập trung ở vùng U Minh, ước tính hiện nay
còn khoảng hơn 10 ngàn ha tập trung ở khu rừng tràm. Riêng mỏ than bùn ở U
Minh Hạ thuộc loại mỏ đầm lầy ven biển cổ. Tổng diện tích đất than bùn ở vùng
này khoảng 6.000 ha. Hiện nay rừng tràm đã tái sinh tự nhiên và phục hồi trên
diện tích than bùn cháy. Do đó, một trong các chức năng quan trọng của Vườn
Quốc gia U Minh Hạ là bảo tồn hệ sinh thái vùng đất ngập nước than bùn. Đây là
loại tài nguyên đặc hữu của vùng U Minh hạ, là một dạng đất ngập nước đặc thù
cần được bảo tồn.
1.1.4. Đặc điểm tài nguyên nước:
Vườn quốc gia U Minh Hạ được bao bọc bởi đê bao quanh khu vực, do đó
không chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhật triều biển Tây, hàng năm nước trong khu
rừng phụ thuộc chủ yếu vào mùa mưa, lượng nước mưa được giữ lại bên trong.
Không bị chịu ảnh hưởng của thủy triều do có hệ thống đê bao xung quanh. Vào
mùa mưa nơi vồ cao thường không bị ngập nước hoặc chỉ ngập từ 10 - 20 cm. Nơi
đất nước ngập trung bình từ 40 - 60 cm so với mặt đất rừng.
18
Toàn khu vực Vườn Quốc gia U Minh Hạ có tổng chiều dài các tuyến kênh
là 184 km không thông thương với các tuyến đường thủy bên ngoài bởi các cống,
đập và lộ giao thông. Ngoài ra còn có những trảng năn, dớn, choại, ngập nước
theo mùa.
1.1.5. Đặc điểm về xã hội:
Ø Dân tộc, dân số, lao động:
- Tính đến năm 2017, dân số toàn tỉnh Cà Mau là 1.219.128 người, mật độ
dân số đạt 230 người/km², trong đó dân số sống tại thành thị 263.124 người, dân
số sống tại nông thôn 956.004 người. Dân số nam 612.246 người, dân số nữ là
606.882 người, đối với huyện U Minh và Trần Văn Thời thống kê trong bảng sau:
Bảng 03. Dân số và mật độ dân số
Huyện
Diện tích
(Km2)
Dân số trung bình
(Người)
Mật độ dân số
(Người/km2)
Tổng số toàn tỉnh 5.294,87 1.219.128 230
Huyện U Minh 774,14 102.803 133
Huyện Trần Văn Thời 702,72 188.181 268
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Cà Mau
- Dân tộc: Vùng U Minh Hạ có tỷ lệ dân tộc thiểu số cao, chủ yếu là dân tộc
Khmer, có khoảng 4.800 người, chiếm hơn 4,86% tập trung ở các xã Khánh Hòa,
Khánh Lâm và Nguyễn Phích. Mật độ dân số trung bình khỏang 128 người/km2
(bình quân của tỉnh là 260 người/km2
), tuy nhiên phân bố mật độ dân ở các xã
không đều, xã có rừng mật độ dân khá thấp, như tại Khánh Thuận 68 người/km2
và Khánh An bình quân 98 người/km2
.
Ø Lao động:
Số lao động trong độ tuổi của vùng 55.538 người tại U Minh, chiếm 55,6 %
dân số huyện, trong đó lao động nông nghiệp chiếm trên 84,7 %, lao động chuyên
sản xuất công nghiệp và dịch vụ chiếm 13% (nếu tính lao động nông nghiệp kết
hợp dịch vụ thì khoảng 30%). Nhìn chung, độ tuổi lao động trẻ, tuy nhiên do trình
độ văn hóa thấp, chủ yếu là lao động thủ công chưa qua đào tạo nên đào tạo nghề
đang là một nhu cầu rất cần để phát triển nguồn lao động này. Ngoài ra, lao động
nữ còn chưa được sử dụng hữu ích do tập trung nhiều vào nội trợ gia đình.
1.6. Hạ tầng văn hóa xã hội
Toàn vùng U Minh Hạ có 117 trường, bao gồm 8 trường mầm non, 75
trường tiểu học, 27 trường trung học cơ sở và 7 Trường PTTH. Mạng lưới các
trường tiểu học, THCS và THPT được bố trí khá hợp lý trong vùng, riêng U Minh
đối với khối THPT đạt tỷ lệ 3 đơn vị cấp xã /trường. Tỷ lệ học sinh các cấp có
giảm so với những năm trước, điều này cho thấy số học sinh trong quá độ tuổi đến
trường giảm dần, đây là kết quả tiến bộ của công tác phổ cập giáo dục ở các cấp.
Đội ngũ giáo viên cũng được chuẩn hóa đảm bảo yêu cầu và quản lý giáo dục. Cơ
sở vật chất và thiết bị trường học cũng đã được quan tâm đầu tư xây dựng, thực
19
hiện tốt chương trình kiên cố hóa trường học, xóa xã trắng về trường mầm non và
phổ cập mẫu giáo 5 tuổi.
1.1.7. Hạ tầng kỹ thuật
+ Giao thông: Trong giai đọan 2000-2015, đặc biệt giai đọan 2005-2010,
diện mạo nông thôn vùng U Minh Hạ đã thay đổi đáng kể. Đó là mạng lưới giao
thông đường bộ kết hợp với giao thông thủy, lưới điện và các công trình phúc lợi
công cộng. Các tuyến đường quan trọng đã và đang được đầu tư xây dựng, kết nối
giao thông nội huyện và liên kết với các huyện trong vùng. Nổi bật là các tuyến từ
Khánh An đến Cụm khí điện đạm 6,8km; tuyến đường Tắc Thủ - U Minh
30,4km; tuyến đường Tắc Thủ - Co xáng - Đá bạc; tuyến U Minh – Khánh Hội
17,1km và nhiều tuyến đường về trung tâm các xã Khánh Hòa, Khánh Tiến,
Khánh Thuận… Đặc biệt, đường khu vực rừng tràm được xây dựng để bảo vệ,
phòng cháy chữa cháy rừng với qui mô đường giao thông nông thôn loại A đã
được xây dựng bao quanh chu vi Vườn Quốc gia. Có thể nói mạng đường giao
thông từ cấp xã đến huyện và liên ấp được đầu tư từ ngân sách nhà nước cũng như
sự đóng góp của các tổ chức quốc tế đặc biệt là chính phủ Nhật Bản và cộng đồng
cư dân, đã đóng vai trò cực kỳ to lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội vùng U
Minh Hạ. Bên cạnh giao thông đường bộ, mạng lưới giao thông thủy cũng rất tiện
lợi trong toàn vùng U Minh Hạ bởi hệ thống sông và kênh mương được xây dựng
vừa có tác dụng ngăn mặn, tiêu nước phục vụ sản xuất. Hệ thống đê biển, đê bao
rừng, cống dưới đê được đầu tư tương đối hoàn chỉnh, đảm bảo ngăn mặn cho
rừng tràm và sản xuất nông nghiệp đồng thời giữ nước phòng cháy chữa cháy
rừng trong mùa khô. Trong toàn lâm phần Vườn Quốc gia đã đấu nối các tuyến
đường nhựa, bê tong như: Tuyến đường nhựa trung tâm; tuyến đường nhựa T21
từ trung tâm về trạm T21; từ Trạm T21 về đến trạm Kinh đuuwngs và từ Trạm
Kênh Đừng đến lộ trung tâm 1.200; tuyến đá xô bồ từ Trung tâm T21 đến trạm
T19; Tuyến T90 từ trạm T21-90 đến T27-90; Tuyến T27 từ T90 đến T100; tuyến
T100 từ T21 đến T27; tuyến T96 tưc T21 đến T27; tuyến T23 từ T96 đến T100.
Nhìn chung chu vi toàn lâm phần Vườn Quốc gia đã được thông suốt.
+ Thông tin liên lạc:
Hoạt động của đài truyền thanh với tổng thời lượng tiếp âm, phát sóng trong
năm 2010 lên đến 2.018 giờ, đạt 102% kế hoạch. Trong đó thời lượng tiếp đài
tiếng nói Việt Nam và đài phát thanh - truyền hình tỉnh tới 1.483 giờ, đài địa
phương hơn 534 giờ. Chất lượng thông tin đã cung cấp kịp thời những tin tức cần
thiết cho cộng đồng. Hoạt động phát hành báo chí được quan tâm đảm bảo nhu
cầu bưu chính của vùng.
+ Sử dụng điện
Đến nay, tại huyện U Minh và Trần Văn Thời, tổng số hộ sử dụng điện đạt
trên 98% số hộ trong toàn huyện. Cả hai huyện đều có các trạm điện trung thế và
hạ thế với lưới điện tương đối hoàn chỉnh. Đây là điểm rất đáng ghi nhận trong
quá trình phát triển kinh tế xã hội của vùng trong những năm qua, nó đã cải thiện
đáng kể đời sống cộng đồng trong sinh hoạt và sản xuất.
20
1.2. Phân tích, đánh giá hiện trạng các loại tài nguyên du lịch, tiềm năng du
lịch sinh thái và các loại sản phẩm du lịch của khu vực Vườn Quốc gia U
Minh Hạ.
1.2.1 Đánh giá hiện trạng các loại tài nguyên du lịch
Tỉnh Cà Mau có diện tích rừng tự nhiên khá lớn với tính đa dạng sinh học
cao, có giá trị đối với hoạt động du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái là các hệ sinh
thái đất ngập nước và các sân chim. Các hệ sinh thái đất ngập nước rất đặc thù và
phong phú về mặt đa dạng sinh học: Vườn Quốc gia U Minh Hạ, Vườn Quốc gia
Mũi Cà Mau, sân chim Đầm Dơi…
Rừng tràm U Minh Hạ trước kia có diện tích đến 90.000 ha. Trải qua thời
gian, khu rừng này đã bị tàn phá nhiều bởi bom đạn chiến tranh, bởi nạn cháy
rừng, việc bố trí dân cư sinh sống trong lâm phần và một phần diện tích rừng đã
được chuyển sang xây dựng các khu tái định cư và các khu kinh tế mới nên đến
nay diện tích rừng còn khoảng 50.000 ha. Trong chiến tranh chống Mỹ, rừng U
Minh là căn cứ kháng chiến của quân và dân giải phóng vùng đất Cà Mau.
Hiện nay, ngoài diện tích 8.527,8 ha rừng đặc dụng thuộc Vườn Quốc gia U
Minh Hạ, rừng U Minh Hạ còn lại là rừng kinh tế, mặc dù vậy diện tích rừng còn
hiện nay thực sự là những điểm tài nguyên có giá trị, mang tính đặc thù của du
lịch Cà Mau.
Việc liên kết giữa các vườn quốc gia, khu bảo tồn, các cơ quan tổ chức làm
du lịch tạo ra các tour du lịch liên kết các địa điểm trên sẽ tăng tính hấp dẫn và
mang lại hiệu quả cao hơn.
1.2.1.1. Tài nguyên thiên nhiên:
1.2.1.1.1. Thực vật:
- Quần hợp Năng là kiểu thảm thực vật hình thành sau khi rừng tràm bị cháy
tạo thành một vùng đất trũng úng nước phèn, trong mùa khô đất bị phơi khô, mùa
mưa ngập nước 20 – 50 cm. Cỏ Năng ngọt và Năng kim phát triển mạnh, cây gỗ
tái sinh có mật độ rất thấp, rất thuận lợi cho các loài chim sinh sống. Các loài
chim nước cũng đặc biệt phong phú như các loài cò lùn (Ixobrychus, Dupetor) gà
lôi nước cánh vàng và xích (Porphyrio porphyrio).
- Trảng dớn - choại trên đất than bùn: đây là kiểu thảm thực vật hình thành
sau khi rừng tràm trên đất than bùn bị cháy (nhưng lớp than bùn còn một phần).
Lớp than bùn dầy có nơi đến 1,5 m, thường ẩm ướt vào mùa mưa, là nơi sinh
trưởng thuận lợi cho các loài dớn, choại. Khu vực này thường có sự xuất hiện của
một số loài như tràm, móp, bí bái, tạo nên sự đa dạng cho các quần xã thực vật ở
đây và cũng là nơi sinh sống của một số loài thú lớn như: Nai (Cervus unicolor),
khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis), heo rừng (Sus scrofa), tê tê Java (Manis
javanica).
- Sinh cảnh cỏ ngập sâu: sinh cảnh cỏ ngập sâu thường tập trung nơi địa hình
trũng, đất ngập nhiều tháng trong năm hoặc ngập thường xuyên. Độ sâu ngập
nước sâu ở thời điểm cao nhất có thể đến trên 1m. Thực vật đặc trưng chiếm ưu
21
thế là Năng, môn nước (Sacciolepis myuros) đây là vùng sinh sản và phát triển
của một số loài cá nước ngọt.
- Sinh cảnh cỏ không ngập: sinh cảnh cỏ nơi cao không ngập thường tập
trung nơi địa hình cao hoặc nước không vào do đê, cống ngăn chặn, mùa mưa
mực nước ngập dưới 50cm trong thời gian ngắn. Thực vật đặc trưng chiếm ưu thế
cỏ đuôi chồn, Sậy.
- Vườn quốc gia U Minh Hạ rất đa dạng và phong phú về động vật lẫn thực
vật (cây cảnh, cây thuốc, cây trong sách đỏ…). Ngoài ra, đây là vùng đất ngập
nước theo mùa nên sinh cảnh rừng tràm U Minh Hạ có nhiều vùng sinh thái rất
phù hợp cho việc du lịch sinh thái như: đi câu cá, chèo thuyền trên các kênh rạch,
tham quan rừng nguyên sinh, xem gác kèo ong ngắm nhìn nhưng tổ ong mật, xem
thú rừng, xem chim, thưởng thức những buổi cơm gia đình bằng những loại đặc
sản của rừng (lẩu lươn, lươn um, cá nướng, cá kho tộ)…
1.2.1.1.2. Động vật:
Thảm thực vật ngập nước đã tạo nơi cư trú thuận lợi cho nhiều loài động
vật hoang dã. Các loài thú có giá trị khoa học là Tê tê Java (Manis javanica); Rái
cá vuốt bé (Amblonyx (Aonyx) cinerea); Rái cá lông mũi (Lutra sumatrana); cầy
giông (Viverra zibetha); cầy hương (Viverricula indica); Mèo rừng (Prionailurus
(Felis) bengalensis), Mèo cá (Prionailurus (Felis) viverrinus), Dơi chó tai ngắn
(Cynoterus brachyotis); Dơi ngựa lớn (Pteropus vampirus).
Những loài thú quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam năm 2007 và
trong Nghị định 32/2006 ngày 30/3 năm 2006 của Chính phủ là: Cầy giông (IIB);
Cầy giông đốm lớn (E, IIB); Rái cá vuốt bé (V); Rái cá lông mũi (V); Sóc chuột
lửa (V); Sóc lửa (R); Dơi chó tai ngắn (R); Dơi ngựa lớn (R);
Nghiên cứu của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật cũng đã xác định
được 91 loài chim với mức đa dạng rất cao. Các loài chim nước cũng đặc biệt
phong phú như các loài cò lùn (Ixobrychus, Dupetor) gà lôi nước cánh vàng và
xích (Porphyrio porphyrio).
Các loài chim nước di cư gồm: diệc, cò bợ, choi choi, choắt, rẽ., là những
loài có vùng làm tổ ở phương Bắc như Nhật, Trung Quốc, Nga. Các loài cò, diệc,
lele choi choi thường xuất ven kênh rạch, đầm nước, bãi trống trong vùng. Già
đẫy Java phân bố tại các vùng mở rộng sang phía các phân trường Trần Văn Thời
(công ty LN U Minh Hạ), U Minh III (cũ). Các loài chim đang bị đe dọa tuyệt
chủng trên thế giới được ghi nhận Già đãi java (Leptoptilos javanicus), diệc (Adea
sp), le khoang cổ (Xenerhynchus asiaticus)
Các loài lưỡng cư (Amphibia) và bò sát (Reptilia) rất phổ biến trong rừng
tràm U Minh Hạ. Số liệu điều tra mới đây đã thống kê được 11 loài lưỡng thê và
36 loài bò sát. Phần lớn các loài lưỡng thê thuộc Bộ không đuôi (Amura) như:
Cóc nhà (Bufo melanostictus), Ếch đồng (Hoplobatrachus rugulosus); Các loài bò
sát chủ yếu thuộc Bộ có vẩy (Squamata) như: Trăn gấm (Python reticulatus); Rắn
hổ ngựa (Elophe radiata), Rắn hổ chúa (Ophiophagus hannah).
Những loài bò sát quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam năm 2007 và
trong Nghị định 32/2006 ngày 30/3 năm 2006 của Chính phủ là: Tắc kè (T); Trăn
22
đất (V, IIB); Rắn ráo thường (T, IIB); Rắn ráo trâu (V, IB); Rắn sọc da (IB); Rắn
cạp nong (T, IIB); Răn hổ mang (T, IIB).
1.2.1.1.3. Thủy sản:
Rừng tràm U Minh Hạ là nơi sinh sống của nhiều loài cá nước ngọt. Tổng
hợp nhiều kết quả khảo sát cho thấy thành phần thủy sản ở Vườn Quốc gia U
Minh Hạ có khoảng 37 loài cá thuộc 19 họ. Trong đó có 9 loài cá kinh tế là các
loài cá Rô đồng (Anabas Testudineus); Thát lát (Notopterus notopterus): Lóc đen
(Ophicephalus Striatus); Dày (Ophicephalus lucius); Lóc bông (Ophicephalus
micropeltes); Sặc rằn (Trichogaster Pectoralis); Sặc bướm (Trichopterus
trichopterus); Trê vàng (Clarias Macrocephalus); Trê trắng (Clarias batrachus).
Trong các loài cá trên có 2 loài được xếp vào sách đỏ Việt Nam gồm cá Trê trắng
(Clarias batrachus) và cá Còm (Chitala ornata). Mức độ đe dọa các loài nói trên
ở bậc T (bị đe dọa).
Các loài cá trên được phân thành 2 nhóm là cá đồng và cá sông. Tuy nhiên,
do ở xa các hệ thống sông lớn ở ĐBSCL nên nhóm cá bản địa đóng vai trò quan
trọng đối với nguồn lợi thủy sản ở Vườn Quốc gia U Minh Hạ.
Cá đồng là các loài cá bản địa có khả năng chịu đựng nước phèn và hàm
lượng Oxy tương đối thấp và môi trường khắc nghiệt. Nhóm cá này tồn tại và
phát triển trong các thủy vực (kênh, lung, bàu, rừng tràm) ít di cư, mùa khô chúng
rút xuống những lung, bàu trũng và chịu được môi trường khắc nghiệt (pH và oxy
thấp, môi trường chật hẹp) nhờ có cơ quan hô hấp phụ. Trong mùa mưa phần lớn
diện tích của Vườn Quốc gia U Minh Hạ bị ngập nước, các loài cá di chuyển phát
tán rộng trong khu rừng tràm và các kênh rạch tìm kiếm thức ăn và sinh sản, trong
mùa này phiêu sinh vật cũng phát triển mạnh tạo nên nguồn thức ăn phong phú cả
về thành phần lẫn số lượng.
1.2.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn:
Rừng tràm ở U Minh Hạ đã in đậm khí phách hào hùng của những cuộc đấu
tranh cách mạng chống áp bức, chống giặc ngoại xâm. Đó là lịch sử đấu tranh cách
mạng giải phóng dân tộc, chống Pháp, chống Mỹ đầy hy sinh, gian khổ, đau thương,
bất khuất và rất hào hùng qua nhiều thế hệ. Nhiều thế hệ chiến sĩ cách mạng ưu tú,
nhiều đồng chí lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta đã từng sống và chiến đấu ở
đây.
Rừng U Minh là một vùng địa lý đặc thù đã ghi dấu ấn sâu sắc trong tiềm
thức và tình cảm của nhân dân Nam Bộ nói riêng và người Việt Nam nói chung,
bởi U Minh là căn cứ kháng chiến chống Pháp của nghĩa quân Nguyễn Trung
Trực (1868), của hai anh em Đỗ Thừa Luông và Đỗ Thừa Tự (1872). Đặc biệt là
từ khi có Đảng lãnh đạo (1930 - 1975) rừng U Minh Hạ là một vùng căn cứ địa
cách mạng của Nam Bộ trong suốt hai thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp
và đế quốc Mỹ, góp phần to lớn trong cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất
đất nước. Để giành được chiến thắng quân và dân U Minh đã vượt qua bao khó
khăn gian khổ, đem hết sức người, sức của, anh dũng chiến đấu để bảo vệ cơ sở
cách mạng, bảo vệ căn cứ.
23
Ngoài ra, Vườn Quốc gia U Minh Hạ còn có một số di tích lịch sử như công
binh xưởng, trạm quân y, hầm bí mật, Làng rừng (giai đoạn 1958 – 1960). Đây
cũng chính là các di tích đang được lập hồ sơ và phục dựng lại để đưa vào phục
vụ tham quan du lịch.
Vườn Quốc gia U Minh Hạ có các làng nghề truyền thống, các đặc sản có
nguồn gốc từ hệ sinh thái rừng tràm như nghề gác kèo ong. Nếu chúng ta khéo léo
trong việc kết hợp các làng nghề truyền thống, các đặc sản của rừng tràm và tái
hiện lại làng rừng xưa sẽ góp phần cho du lịch sinh thái sinh động và hiệu quả.
1.2.2. Đánh giá các điều kiện để phát triển du lịch sinh thái của khu vực
Vườn Quốc gia U Minh Hạ:
- Về hạ tầng giao thông kết nối với rừng Vườn Quốc gia U Minh Hạ: Vườn
Quốc gia U Minh Hạ nằm cách Thành phố Cà Mau khoảng 25km về phía Tây bắc
(Tỉnh Cà Mau). Trên cơ bản, hệ thống giao thông giữa Vườn quốc gia đến các
huyện, xã, ấp đều đã được kết nối thông suốt có tuyến thì lộ nhựa, có tuyến thì lộ
bê tông. Trong toàn lâm phần Vườn Quốc gia đã đấu nối các tuyến đường nhựa,
bê tong như: Tuyến đường nhựa trung tâm; tuyến đường nhựa T21 từ trung tâm
về trạm T21; từ Trạm T21 về đến trạm Kinh đuuwngs và từ Trạm Kênh Đừng đến
lộ trung tâm 1.200; tuyến đá xô bồ từ Trung tâm T21 đến trạm T19; Tuyến T90
từ trạm T21-90 đến T27-90; Tuyến T27 từ T90 đến T100; tuyến T100 từ T21 đến
T27; tuyến T96 tưc T21 đến T27; tuyến T23 từ T96 đến T100. Nhìn chung chu vi
toàn lâm phần Vườn Quốc gia đã được thông suốt.
- Hệ thống thông tin liên lạc: Trên toàn lâm phần đều được phủ sóng di động
VNPT và Viettel. Ngoài ra còn có một hệ thống bộ đàm nội bộ.
- Hiện trạng cấp thoát nước: Các trạm chốt trong toàn lâm phần nơi có hệ
thống nước sạch sử dụng, có nơi phải khoan nước ngầm để sử dụng.
+ Khu vực hành chính cơ quan hệ thống nước sạch (nước máy và nước giếng
khoan);
+ Các trạm sử dụng hệ thống nước giếng khoan đã bố trí đầy đủ ở các trạm
- Hiện trạng cơ sở lưu trú cho khách du lịch: Chưa có;
- Hiện trạng phương tiện vận chuyển cho khách du lịch: chỉ 01 thuyền máy;
- Dịch vụ khác (vui chơi, giải trí): các hình thức tham quan chưa đa dạng;
- Hiện trạng hệ thống cơ sở ăn uống phục vụ khách du lịch: có một căn tin
phục vụ các thức ăn đặc sản dịa phương.
Tóm lại, cơ sở vật chất phục vụ cho du lịch sinh thái chưa đạt, các hoạt động
du lịch chưa đa dạng, chưa có sản phẩm du lịch đặc trưng
1.2.3. Đánh giá hiện trạng phát triển du lịch sinh thái VQG U Minh Hạ:
1.2.3.1. Hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Cà Mau có gắn kết với phát triển du
lịch Vườn Quốc gia U Minh Hạ:
Doanh thu ngành du lịch của tỉnh Cà Mau năm 2017 ước đạt 670 tỷ đồng,
tăng 35,88% so cùng kỳ. Lượt khách lưu trú năm 2017 đạt 1.240 ngàn lượt khách,
24
tăng 11,3% so với cùng kỳ. Doanh thu ngành du lịch tăng là do các chương trình
quảng bá, xúc tiến du lịch để thu hút khách liên tục được triển khai, các sản phẩm
và dịch vụ du lịch ngày càng được nâng cao về chất lượng, cơ sở hạ tầng phục vụ
du lịch được quan tâm đầu tư đã thu hút được nhiều du lịch trong và ngoài nước
đến tham quan, nghỉ ngơi.
Về khách du lịch nội địa, khách nội địa đến Cà Mau lớn hơn nhiều so với
lượng khách quốc tế do tài nguyên du lịch ở đây phù hợp phục vụ cho khách nội
địa hơn, đồng thời xu thế khách du lịch nội địa đi du lịch trong nước ngày càng
tăng. Trong vòng vài năm trở lại đây được UBND tỉnh và Tổng cục Du lịch đã
quan tâm cấp vốn để đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch, đầu tư phát triển các
khu du lịch mới nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch và tạo thế cạnh tranh so
với các tỉnh trong khu vực, lượng khách du lịch nội địa bắt đầu có xu hướng tăng
trưởng.
Hiện nay, khách du lịch quốc tế đến Cà Mau mới chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ
trong tổng lượng khách đến, trung bình mỗi năm chưa đến 4%. Mặc dù vậy,
lượng khách du lịch quốc tế đến Cà Mau ngày một tăng, năm sau cao hơn năm
trước.
Về cơ cấu chi tiêu của khách: cũng như ở các tỉnh khác, cơ cấu chi tiêu của
khách du lịch đến Cà Mau còn chưa hợp lý, doanh thu từ các dịch vụ ăn uống, bán
hàng hóa tiêu dùng chiếm đa số trong tổng doanh thu du lịch, ngược lại doanh thu
từ các dịch vụ lưu trú, vận chuyển khách, tham quan giải trí… nhìn chung còn
thấp, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của Cà Mau nói chung và U Minh
Hạ nói riêng. Điều quan trọng hiện nay là thời gian lưu trú của khách tại Cà Mau
còn thấp (1,24 - 1,35 ngày). Ngoài ra, các mặt hàng lưu niệm, các hàng hoá đặc
sản đặc trưng của tỉnh chưa phong phú và thiếu nên đã hạn chế đến sức chi tiêu
của khách đặc biệt là khách du lịch quốc tế.
Tuy nhiên, so với các tỉnh khác trong vùng thì số khách quốc tế đến Cà
Mau trong tổng số còn rất khiêm tốn. Nguyên nhân cơ bản là khoảng cách di
chuyển đến Cà Mau khá xa, trong khi đó sản phẩm du lịch khá tương đồng với
với các tỉnh trong Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Ngoài ra, khả năng tiếp thị
cũng như tuyên truyền quảng bá còn hạn chế, hơn nữa Cà Mau cũng chưa tạo ra
được các sản phẩm độc đáo, đặc thù của địa phương mình để giới thiệu cho khách
du lịch…
- Nghiên cứu các chỉ tiêu về khách du lịch quốc tế đến Cà Mau những năm
gần đây cho thấy số lượng khách có tăng nhưng không ổn định, đồng thời ngày
lưu trú của khách quốc tế nhìn chung không tăng trưởng. Điều này cho thấy Cà
Mau nói chung và U Minh Hạ nói riêng còn có những hạn chế sau:
+ Chưa có sức hấp dẫn du khách, chưa cạnh tranh được với các tỉnh trong
khu vực, do đó chưa tạo được nguồn khách ổn định;
+ Các sản phẩm du lịch chưa phong phú và đa dạng, chưa đáp ứng nhu cầu
của khách nên không giữ được khách lưu trú dài ngày;
+ Ở các điểm du lịch còn ít các dịch vụ và các sản phẩm có chất lượng cao,
hấp dẫn du khách;
25
+ Công tác tổ chức tiếp thị, tuyên truyền quảng bá còn hạn chế;
+ Việc tổ chức kết nối tour đưa đón khách chưa tốt.
1.2.3.2 Đánh giá hiện trạng phát triển du lịch Vườn Quốc gia U Minh Hạ:
Vườn Quốc gia U Minh Hạ xét ở góc độ quốc gia, đây là điểm du lịch có ý
nghĩa quốc gia; đồng thời cũng là điểm du lịch có ý nghĩa địa phương, tạo nét đặc
thù của tỉnh Cà Mau. Do đó, có thể thấy rằng Vườn Quốc gia U Minh Hạ là một
trong những điểm du lịch rất tiềm năng cần tập trung đầu tư phát triển.
Mặt khác, Vườn quốc gia U Minh Hạ được xem như là điểm nhấn ở không
gian du lịch phía Tây của tỉnh với dải rừng ngập mặn ven biển, là một phần của
khu dự trữ sinh quyển, là tài nguyên quí báu của tự nhiên, đồng thời là nơi có thể
phát triển du lịch sinh thái hấp dẫn của Cà Mau nói riêng và cả nước nói chung.
Ngoài ra, Vườn Quốc gia U Minh Hạ có thể kết nối với điểm du lịch như khu
dự trữ sinh quyển, hòn Đá Bạc, nhà bác Ba Phi, lễ hội Nghinh Ông, đầm Thị
Tường, khu căn cứ Xẻo Đước, Mũi Cà Mau để tạo ra các sản phẩm du lịch như du
lịch sinh thái cộng đồng, du lịch tham quan, du lịch văn hóa…
Trên cơ sở tiềm năng đó, trước đây quy hoạch khu du lịch sinh thái Vườn
Quốc gia U Minh Hạ có quy mô khoảng 1.770ha, bao gồm toàn bộ phân khu dịch
vụ hành chính Vườn Quốc gia U Minh hạ 755ha và một phần phân khu phục hồi
sinh thái rừng ngập nước 1.015ha, đã được UBND tỉnh Cà Mau phê duyệt Quy
hoạch tỷ lệ 1/5000, tại Quyết định số 1016/QĐ-UBND, ngày 04 tháng 7 năm
2008. Đên năm 2013 thực hiện Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12
năm 2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng; Thông tư
số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 11 năm 2011 về Quy định chi tiết thi
hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CPngày 24/12/2010 của Chính phủ, về Tổ chức
và quản lý hệ thống rừng đặc dụng. Vườn Quốc gia U Minh Hạ lập Quy hoạch
bảo tồn phát triển bền vững Vườn Quốc gia U Minh Hạ đến năm 2020 và điều
chỉnh tăng diện tích Vườn Quốc gia đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định
số: 1024/QĐ-TTg ngày 07 tháng 6 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về Phê
duyệt điều chỉnh tăng diện tích Vườn Quốc gia U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau. Uỷ ban
Nhân dân tỉnh Cà Mau phê duyệt theo Quyết định số: 1444/QĐ-UBND ngày 24
tháng 8 năm 2016của UBND tỉnh Cà Mau về việc phê duyệt Quy hoạch bảo tồn
và phát triển bền vững Vườn Quốc gia U Minh Hạ đến năm 2020. Trong đó quy
hoạch Du lịch sinh thái với Quy mô: 1.318,5ha (Phân khu dịch vụ hành chính
743,6 ha và Phân khu phục hồi sinh thái là 574,9 ha). Quá trình triển khai Quy
hoạch đã có một số kết quả hoạt động như sau:
Số liệu thống kê theo dõi, tổng số khách du lịch đến vườn U Minh Hạ có xu
hướng tăng qua các năm trong giai đoạn 2013 – 2017. Cụ thể, năm 2013 tổng số
khách du lịch đến Vườn Quốc gia U Minh Hạ là 13.016 lượt khách, đến năm 2017
tốc độ tăng bình quân khách du lịch giai đoạn 2014 – 2017 là 11,06%/năm. Tổng
doanh thu du lịch có xu hướng tăng, chủ yếu tăng do doanh thu câu cá. Tốc độ
tăng bình quân doanh thu du lịch giai đoạn 2014 – 2017 là 5,92%/năm.
Bảng 04: Thống kê khách du lịch giai đoạn năm 2013 – 2017
26
Năm 2013 2014 2015 2016 2017
Tốc độ
tăng giai
đoạn
2014 –
2017
(%)
Tổng số khách (người) 13,016 14,320 16,886 16,459 20,941 12.62
Doanh thu dịch vụ tham quan
và câu cá (đồng)
130,160,000 143,200,000 168,860,000 164,590,000 435,820,000 35.27
Doanh thu thuê căn tin (đồng) 247,020,000 247,020,000 247,020,000 247,020,000 247,020,000 -
Tổng doanh thu (đồng) 377,180,000 390,220,000 415,880,000 411,610,000 682,840,000 16.00
Nguồn số liệu từ phòng du lịch sinh thái VQG U Minh Hạ
- Đối với VQG U Minh Hạ hoạt động du lịch sinh thái, đang ở giai đoạn
khởi điểm, chỉ tạo điều kiện cho khách vào tham quan hệ sinh thái rừng, và
thưởng thức các món ăn ẩm thực từ hương vị đặc trưng miền song nước và rừng
U Minh, dịch vụ câu cá, dịch vụ tham quan bằng xuồng.
Về trình độ nguồn nhân lực, tổng số lao động phục vụ cho hoạt động du
lịch của vườn là 07 người, trong đó 06 người có trình độ đại học, 1 người có trình
độ cao đẳng.
Hiện nay đề án du lịch sinh thái Vườn quốc gia U Minh Hạ, đang trong giai
đoạn hoàn chỉnh chưa được cấp thẩm quyền phê duyệt. Tuy nhiên, trong thời gian
qua về mặt chủ trương ở địa phương Vườn quốc gia U Minh Hạ vẫn tổ chức phát
triển du lịch sinh thái, nhưng trên thực tế hiện nay vẫn đang trong giai đoạn kêu
gọi đầu tư chưa có doanh nghiệp tham gia đầu tư.
Do những thay đổi về quy hoạch khu vực du lịch sinh thái và các công trình
phục vụ du lịch sinh thái cũng thay đổi vị trí đầu tư xây dựng, các công trình phục
vụ du lịch sinh thái chưa được đầu tư xây dựng nên việc phát triển du lịch sinh
thái trong các năm qua ở Vườn Quốc gia U Minh Hạ chưa phát triển đúng với
tiềm năng, chưa khai thác được các thế mạnh của Vườn để tạo ra nguồn thu từ du
lịch sinh thái. Các hạn chế trên cần được khắc phục sớm, tiến tới triển khai thực
hiện sau khi quy hoạch bảo tồn và phát triển Vườn Quốc gia U Minh Hạ đến năm
2020 đã được phê duyệt.
1.3. Phân tích SWOT:
1.3.1. Điểm mạnh:
- Tính đa dạng về sinh học (thảm thực vật, hệ động vật quý hiếm, hệ sinh
thái rừng tràm…), VQG U Minh Hạ hoàn toàn có cơ sở để phát triển những sản
phẩm du lịch sinh thái không trùng lặp so với nhiều địa phương khác trong Vùng
Đồng Bằng Sông Cửu Long.
- Về hình ảnh du lịch: VQG U Minh Hạ được xem là một nơi du lịch kỳ
thú, đây được xem như một điểm mạnh mà nhiều địa phương lân cận không có
được. Do đó cần duy trì và phát huy hình ảnh đã có và tạo được những hình ảnh
đặc trưng để Vườn Quốc gia U Minh Hạ thực sự là điểm đến hấp dẫn trong mắt
du khách là hết sức quan trọng.
27
- Vườn Quốc gia U Minh Hạ là vùng căn cứ địa cách mạng có ý nghĩa lịch
sử lớn, với dấu ấn làng rừng, đây là một điểm mạnh và là một đặc trưng của
Vườn. Do đó, cần phát huy điểm mạnh này.
- Ngoài ra, Vườn Quốc gia U Minh Hạ còn có những làng nghề truyền
thống rất đặc trưng như gác kèo ong, đan đát, làm mắm, nuôi cá đồng… Và các
đặc sản như mật ong rừng, khô, mắm lóc, chuối ép khô… Đây là những tiềm năng
để phát triển các sản phẩm du lịch như du lịch văn hóa, du lịch ẩm thực.
- Hệ thống các kênh đan xen trong rừng U Minh Hạ rất thuận tiện để phát
triển các tour du lịch đường thủy.
- Hệ thống đường bộ và đường xuyên rừng tạo điều kiện cho rừng U Minh
Hạ hình thành các tour du lịch kết hợp đường thủy, đường bộ góp phần đa dạng
hóa sản phẩm du lịch.
1.3.2. Điểm yếu:
- Lực lượng lao động hoạt động lĩnh vực du lịch còn thiếu và chưa chuyên
nghiệp.
- Cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch như cơ sở lưu trú, các điểm ăn uống
chưa được hình thành.
- Các sản phẩm du lịch chưa đa dạng, chưa khai thác hết tiềm năng tài
nguyên thiên nhiên của vườn.
- Mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) phải tập trung công tác phòng
chống cháy do đó phần nào cũng ảnh hưởng đến hoạt động du lịch ở Vườn Quốc
gia.
- Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ chưa
được chú trọng đầu tư.
1.3.3. Cơ hội:
- Nhu cầu du lịch trên thế giới và khu vực đang ngày một tăng, con người
đang thân thiện với thiên nhiên thông qua du lịch sinh thái.
- Mức sống dân cư ngày một tăng, do đó người dân cũng có nhu cầu đi du
lịch nhiều hơn.
- Nhu cầu du lịch sinh thái, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch ẩm thực, du lịch
khám phá đang có xu hướng phát triển mạnh.
- Tỉnh đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho vườn U
Minh Hạ phát triển du lịch
1.3.4. Thách thức:
- Đối mặt với sự cạnh tranh của các khu du lịch một số địa phương có tiềm
năng ở trong tỉnh cũng như trong vùng.
- Nguy cơ tác động ảnh hưởng đến môi trường sinh thái khi phát triển du
lịch
- Nhận thức của người dân về phát triển du lịch sinh thái còn hạn chế.
28
SWOT Các cơ hội (Opportunities – O)
O1- Nhu cầu du lịch thế giới và khu vực,
đặc biệt du lịch sinh thái có xu hướng tăng
O2- Mức sống dân cư tăng, người dân có
nhu cầu đi du lịch nhiều hơn.
O3- Nhu cầu du lịch sinh thái, du lịch văn
hóa lịch sử, du lịch ẩm thực, du lịch khám
phá đang có xu hướng phát triển mạnh
O4- Tỉnh đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng,
tạo điều kiện thuận lợi cho Vườn U Minh
Hạ phát triển du lịch
Các thách thức (Threats – T)
T1 – Đối mặt với sự cạnh tranh của các khu
du lịch có tiềm năng
T2 – Nguy cơ tác động ảnh hưởng đến môi
trường sinh thái.
T3 - Nhận thức của người dân về phát triển
du lịch sinh thái còn hạn chế.
Các điểm mạnh (Strengths – S)
S1 – Tính đa dạng về sinh học
S2- Vườn quốc gia U Minh Hạ được xem là một nơi du
lịch kỳ thú
S3 – Vườn quốc gia U Minh Hạ là vùng căn cứ địa cách
mạng có ý nghĩa lịch sử lớn.
S4 – Có làng nghề truyền thống rất đặc trưng
S6- Hệ thống các kênh đan xen trong rừng.
S7- Hệ thống đường bộ và đường xuyên rừng
Tận dụng cơ hội để phát huy điểm mạnh
S1, S2,S3,S4,/ O1,O2,O3: Phát triển các sản
phẩm du lịch sinh thái, du lịch học tập nghiên
cứu, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch khám phá
để đáp ứng nhu cầu du khách.
S6,S7 / O4 – phát triển các tour du lịch kết
hợp đường thủy, đường bộ.
Tận dụng điểm mạnh để hạn chế thách thức
S1,S2,S3S4/ T1 : Đa dạng hóa các sản phẩm du
lịch, tăng cường liên kết, quảng bá và tiếp thị.
S1,S2,S3S4/ T2,T3: Tăng cường bảo vệ phát triển
rừng, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học,
nâng cao nhận thức của cộng đồng, giải pháp
về quản lý phát triển du lịch sinh thái.
Các điểm yếu (Weaknesses – W)
W1 – Lực lượng lao động hoạt động lĩnh vực du lịch còn
thiếu và chưa chuyên nghiệp
W2 – Cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch như cơ sở
Nắm bắt cơ hội để khắc phục điểm yếu
W1,W3,W5 /O1,O2,O3: Tăng cường phát triển
nguồn nhân lực, đa dạng hóa sản phẩm du
lịch. Tăng cường liên kết, quảng bá và tiếp
Giảm các điểm yếu để ngăn chặn các thách
thức
W1,W2,W3,W5/ T1,T3: Phát triển nguồn nhân
lực tại các đơn vị hoạt động du lịch và tại các
29
lưu trú, các điểm ăn uống chưa hình thành
W3 – Các sản phẩm du lịch chưa đa dạng, chưa khai
thác hết tiềm năng tài nguyên thiên nhiên
W4- Mùa khô phải tập trung công tác phòng chốn cháy,
ảnh hưởng đến hoạt động du lịch ở Vườn quốc gia U
Minh Hạ
W5- Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch tại Vườn quốc
gia U Minh Hạ chưa được chú trọng đầu tư.
thị.
W2,W4 / O4: Tăng cường đầu tư cho hạ tầng
kỹ thuật phục vụ du lịch, cơ chế tài chính
phục vụ phát triển du lịch gắn với phát triển
bền vững. Tăng cường quản lý phát triển du
lịch sinh thái.
cơ quan quản lý nhà nước về du lịch. Giải pháp
đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tăng cường liên
kết, xúc tiến quảng bá du lịch. Nâng cao nhận
thức cộng đồng về phát triển du lịch winh thái
bền vững.
W4 /T2: Tăng cường bảo vệ, phát triển rừng,
bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học.
30
Phần 2: ĐỀ XUẤT ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VƯỜN QUỐC GIA U
MINH HẠ ĐẾN NĂM 2025
2.1. Xu hướng phát triển du lịch của tỉnh Cà Mau:
- Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù trên cơ sở tiềm năng, lợi thế; nâng cao
chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của du khách. Xây dựng sản phẩm du lịch Cà
Mau bằng các loại hình phù hợp như: du lịch địa lý, du lịch sinh thái, du lịch cộng
đồng gắn với hệ thống rừng ngập nước và du lịch ngư, nông, lâm nghiệp để du
lịch Cà Mau trở thành điểm đến hấp dẫn, có uy tín và sức cạnh tranh cao.
- Tập trung mọi nguồn lực xây dựng và phát triển sản phẩm, tổ chức hiệu
quả các hoạt động quảng bá, giới thiệu hình ảnh du lịch Cà Mau bằng nhiều hình
thức với khách du lịch trong và ngoài nước.
- Tập trung hướng đến thị trường khách du lịch nội địa, từng bước thu hút
khách quốc tế.
2.2. Các điều kiện cơ bản để phát triển du lịch sinh thái của khu vực Vườn
Quốc gia U Minh Hạ và Khu bảo tồn thiên nhiên:
- Phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc gia U Minh Hạ phải đảm bảo phát
huy những giá trị về cảnh quan, tài nguyên thiên nhiên và những nét đặc sắc về
văn hóa xã hội của Vườn Quốc gia và vùng đệm để phục vụ cho các hoạt động du
lịch, nghỉ ngơi, giải trí của du khách, đồng thời đem lại lợi ích cho cộng đồng dân
cư ở địa phương. Thông qua đó, nâng cao ý thức của xã hội đối với các giá trị của
hệ sinh thái. Góp phần bảo vệ những giá trị của hệ sinh thái ngập nước, bảo vệ đa
dạng sinh học. Gắn hiệu quả và lợi ích của du lịch sinh thái với việc bảo vệ môi
trường và lợi ích kinh tế của địa phương.
- Phát triển du lịch sinh thái phù hợp với đặc điểm của địa phương về địa
hình, địa chất, khí hậu, thủy văn, cảnh quan và tiềm năng phát triển, phù hợp với
mục tiêu đầu tư là nhằm đáp ứng tối ưu nhu cầu về vui chơi giải trí và nghỉ ngơi
của người dân, các công trình du lịch sinh thái không phải tách bạch riêng rẽ mà
kết hợp với các công trình hạ tầng trong phân khu dịch vụ - hành chính của Vườn
quốc gia tạo nên một thể thống nhất, các đường, tuyến xuyên rừng đồng thời là
đường tuần tra quản lý bảo vệ rừng…
- Tổ chức không gian và kiến trúc của Vườn Quốc gia phải đảm bảo được
các điều kiện sau:
+ Bảo tồn và phục hồi đa dạng sinh học của hệ sinh thái trên đất than bùn,
đất ngập nước;
+ Sử dụng hợp lý kết hợp với nghiên cứu khoa học, tham quan du lịch và
giáo dục cộng đồng.
+ Cải thiện đời sống dân cư của cộng đồng, giảm thiểu tác động tiêu cực
đến hệ sinh thái tự nhiên.
- Các công trình kiến trúc hài hòa, không được phá vỡ cảnh quan riêng của
hệ sinh thái, đáp ứng cuộc sống của người dân, hỗ trợ phát triển dịch vụ du lịch.
31
Sử dụng tối đa vật liệu kiến trúc của địa phương, các công trình kiến trúc có quy
mô vừa và nhỏ, đảm bảo an toàn cho khách du lịch và thuận lợi trong quản lý.
- Đội ngũ lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch phải có kiến thức,
ngoại ngữ tốt, am hiểu các đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hoá cộng đồng địa
phương. Điều này rất quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của hoạt
động du lịch sinh thái.
- Đảm bảo các dịch vụ phục vụ du khách như dịch vụ ăn uống, nghỉ dưỡng,
vận chuyển, mua sắm… làm hài lòng du khách và thu hút du khách đến khu du
lịch.
2.3. Dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch:
Căn cứ theo hiện trạng doanh thu, khách du lịch từ năm 2013 – 2017, tốc
độ tăng bình quân doanh thu, khách du lịch giai đoạn 2014 – 2017 tại bảng 4,
nhóm nghiên cứu đã đề xuất 2 phương án phát triển:
Ø Phương án thấp (phương án chọn):
- Giai đoạn 2018 – 2020: tốc độ tăng trưởng bình quân khách du lịch là
23,8%/năm và đến năm 2020 tổng số khách du lịch đến vườn U Minh Hạ đạt
39.734 người. Tốc độ tăng bình quân doanh thu du lịch là 298,6%/năm và đến
năm 2020 tổng doanh thu đạt 43.244.495.686 đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân
lao động du lịch là 200,6%/năm và đến năm 2020 đạt 100 người.
Luận chứng: hiện nay doanh thu của vườn quốc gia U Minh Hạ chủ yếu từ
dịch vụ tham quan và câu cá với doanh thu bình quân từ 1 du khách khoảng
33.000 đồng/người. Đến năm 2020, một số hạng mục đầu tư vào du lịch đã đi vào
hoạt động như phân khu vườn sưu tập động thực vật và vườn dược liệu, phân khu
trồng cây lưu niệm, một phần phân khu du lịch sinh thái. Do đó, sẽ thu hút lượng
khách tại địa phương, các tỉnh lân cận và các địa phương khác đến tham quan.
Ước tính bình quân, sẽ thu được 1.080.000 đồng/khách đến khu du lịch để tham
quan, vui chơi, giải trí, ăn uống và mua các quà, sản vật làm quà. Trên cơ sở đó,
với lượng khách là 39.734 lượt người doanh thu sẽ đạt 43.244.495.686 đồng vào
năm 2020. Do xuất phát điểm doanh thu du lịch của vườn quá thấp, vì vậy khi đa
dạng hóa các dịch vụ du lịch, lượng khách và mức thu được từ 1 khách tăng đột
biến đã đẩy tốc độ tăng bình quân doanh thu giai đoạn 2018 – 2020 tăng đến
298,6%/năm
- Giai đoạn 2021 – 2025: tốc độ tăng trưởng bình quân khách du lịch là
38,5%/năm và đến năm 2025 tổng số khách du lịch đạt 203.000 khách. Tốc độ
tăng tổng doanh thu du lịch bình quân là 46,8%/năm và đến năm 2025 tổng doanh
thu du lịch đạt 295 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân lao động du lịch là
8,45%/năm và đến năm 2025 đạt 150 người.
Luận chứng: giai đoạn 2021 – 2025, một số phân khu được hình thành như
khu tái hiện làng rừng, làng nghề, phân khu nghỉ dưỡng và phân khu du lịch sinh
thái được hoàn chỉnh, đã góp phần tạo ra các sản phẩm du lịch mới. Do đó, sẽ thu
hút thêm các đối tượng khách mới và tạo điều kiện các khách du lịch trước đây sẽ
đến để trãi nghiệm các sản phẩm du lịch mới. Do đó, mức tốc độ tăng khách du
32
lịch giai đoạn 2021 – 2025 sẽ cao hơn giai đoạn trước, đạt mức 38.5%/năm. Đến
giai đoạn 2021 – 2025, các dịch vụ ẩm thực, nghỉ dưỡng và sản phẩm du lịch đã
hoàn thiện, do đó mức thu từ 1 khách sẽ tăng khoảng 1.456.000 đồng/khách. Vì
vậy, đến năm 2025 ước tính tổng lượt khách du lịch đến vườn quốc gia U Minh
Hạ đạt 202.492 người và doanh thu đạt 50.112.542.634 đồng. Do xuất phát điểm
năm 2020, doanh thu du lịch của vườn đã cao, vì vậy tốc độ tăng doanh thu du
lịch giai đoạn 2021 - 2025 sẽ thấp hơn giai đoạn 2018 – 2020 và đạt mức
46,8%/năm.
Ø Phương án cao:
Là phương án đạt được trong điều kiện khi cơ sở hạ tầng kỹ thuật đã được đầu
tư đồng bộ, tạo điều kiện cho du khách có thể di chuyển thuận tiện, các cơ sở lưu
trú đã cơ bản hình thành và đầy đủ tiện nghi, đồng thời một số hạng mục công
trình khu tái hiện làng rừng, phân khu nghỉ dưỡng cũng đi vào hoạt động và các
hoạt động xúc tiến quảng bá phải được đầu tư. Tuy nhiên, nếu đầu tư đồng bộ cơ
sở hạ tầng, yêu cầu vốn ngân sách rất lớn, đồng thời phải huy động nhiều nguồn
lực xã hội để đầu tư vào các phân khu du lịch như nghỉ dưỡng, sinh thái. Điều
này, có thể sẽ khó thực hiện được với điều kiện hiện nay.
Bảng 05: Dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch của vườn U Minh Hạ
giai đoạn 2018 – 2025 (phương án thấp)
Năm 2017
Tốc độ tăng
BQ gđ
2014- 2017 2020 2025
Tốc độ tăng
BQ gđ
2018-2020
Tốc độ tăng
BQ gđ
2021-2025
Tổng số khách
(người) 20.941 11,06 39.734 202.492 23,80 38,50
Tổng doanh thu
(đồng) 682.840.000 5,92 43.244.495.686 294.822.832.716 298,60 46,80
Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu
Bảng 06: Dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch của vườn U Minh Hạ
giai đoạn 2018 – 2025 (phương án cao)
Năm 2017 2014- 2017 2020 2025
Tốc độ tăng
BQ gđ
2018-2020
Tốc độ tăng
BQ gđ
2021-2025
Tổng số khách
(người) 20,941 11.06 44,226 239,562 28.30 40.20
Tổng doanh thu
(đồng) 682,840,000 5.92 51,134,226,468 390,896,114,787 321.50 50.20
Bảng 07: Dự báo lao động phục vụ du lịch của vườn U Minh Hạ
giai đoạn 2018 – 2025
Năm 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024 2025
Tốc độ tăng BQ gđ
2018 - 2020
Tốc độ tăng BQ gđ
2021 - 2025
Lao động (người) 7 7 15 100 110 120 130 140 150 200.60 8.45
Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu
Khi du lịch sinh thái cộng đồng phát triển sẽ thu hút các cộng đồng dân cư
của Vườn Quốc Gia tham gia hoạt động du lịch. Dự kiến khoảng 200 hộ dân sẽ
tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái cộng đồng.
33
2.4. Lợi thế so sánh và cơ hội phát triển du lịch sinh thái của khu vực Vườn
Quốc gia U Minh Hạ:
- Vườn Quốc gia U Minh Hạ với phần lớn là diện tích rừng tràm, là vùng
lõi của khu dự trữ sinh quyển thế giới, bảo tồn đa dạng sinh học và cân bằng sinh
thái khu vực. Rừng tràm U Minh Hạ điển hình cho việc bảo vệ, ổn định môi
trường sinh thái cho vùng Bán đảo Cà Mau, được ví như "lá phổi xanh" cho cả
Nam Bộ. Giá trị và tầm quan trọng của nó đã được ghi nhận trong thư mục rừng ở
các nước vùng châu Á.
- Rừng ngập ở đây với nét đặc sắc riêng có là đất than bùn khá dày, nước
đỏ (úng phèn); là nơi trú ngụ của nhiều động, thực vật quý hiếm; nơi cung cấp
lâm sản, gieo trồng lúa, trồng các loại cây ăn quả, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản;
là nơi sinh sống của các cộng đồng dân cư địa phương.
- Hệ thực vật, động vật rừng tràm VQG U Minh Hạ rất phong phú. Ðây là
khu bảo vệ thiết yếu bảo đảm cho sự phục hồi của các giống loài đặc hữu của hệ
sinh thái ngập nước với nhiều loài được ghi trong sách đỏ của Việt Nam và còn
được xem là một bảo tàng sinh thái sống về các loài thực vật thuộc hệ sinh thái
ngập úng của khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Về thủy sản, dưới tán rừng U
Minh Hạ ngập nước vào mùa mưa là nơi sinh sản, trú ngụ của nhiều loài cá nước
ngọt như: cá lóc, cá rô, cá trê, thác lác...
- Rừng tràm U Minh Hạ là vùng căn cứ địa cách mạng trong hai cuộc
kháng chiến giải phóng dân tộc, có ý nghĩa lớn trong lịch sử đấu tranh hào hùng
của dân tộc; nơi gắn liền với nhiều di tích lịch sử cách mạng và giáo dục truyền
thống yêu nước của vùng đất U Minh trung dũng, kiên cường.
- Các làng nghề truyền thống như gác kèo ong, làm mắm, nuôi cá đồng… là
một trong những tài nguyên du lịch nhân văn đặc thù của Vườn Quốc gia U Minh
Hạ có thể phát triển du lịch sinh thái.
- Các đặc sản của Vườn quốc gia như mật ong rừng U Minh, mắm cá đồng,
khô… là những đặc sản có thể phát triển nhằm phục vụ cho nhu cầu mua quà của
du khách.
- Vườn Quốc gia U Minh Hạ có thể kết nối với các điểm du lịch trên địa
bàn tỉnh Cà Mau một cách thuận tiện. Cụ thể, Phía tây Nam tỉnh Cà Mau có nhiều
điểm du lịch nổi tiếng như: khu du lịch Hòn Đá Bạc cách Cà Mau khoảng 50 km
thuộc địa phận xã Khánh Bình Tây huyện Trần Văn Thời; khu du lịch Đầm Thị
Tường cách Cà Mau khoản 60 km nằm cạnh kêng xáng Bà Kẹo nối ra vịnh Thái
Lan giáp ranh giữa 03 huyện là Phú Tân, Trần văn Thời và Cái Nước; khu Nhà
Bác Ba Phi là nhân vật huyền thoại cho nền văn hóa dân gian vùng mở đất, cách
Cà Mau khoảng 50km nằm trên địa bàn xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, khu
du lịch sinh thái Sông Trẹm thuộc xã Khánh Thuận huyện U Minh tỉnh Cà Mau
v.v…
34
2.5. Phân bố không gian chức năng du lịch sinh thái:
Bản đồ quy hoạch Du lịch sinh thái VQG
2.5.1. Quy hoạch các khu chức năng:
- Căn cứ Quyết định số 24/2012/TTg-CP ngày 1/6/2012 của Thủ tướng
chính phủ về chính sách đầu tư rừng đặc dung giai đoạn 2011 – 2020.
- Quyết định số 104/2007/QĐ-BNN ngày 27/12/2007 của Bộ trưởng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về Quy chế quản lý các hoạt động du lịch sinh thái
tại Vườn quốc gia
- Căn cứ Quyết định số 1156/QĐ-UBND ngày 14 tháng 8 năm 2013 của
UBND tỉnh Cà Mau về việc phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc
dụng tỉnh Cà Mau đến năm 2020;
- Căn cứ Quyết định số 1444/QĐ-UBND ngày 24 tháng 8 năm 2016 của
UBND tỉnh Cà Mau về việc phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững
Vườn Quốc gia U Minh Hạ đến năm 2020.
DE+AN+DU+LICH+SINH+THAI.pdf
DE+AN+DU+LICH+SINH+THAI.pdf
DE+AN+DU+LICH+SINH+THAI.pdf
DE+AN+DU+LICH+SINH+THAI.pdf
DE+AN+DU+LICH+SINH+THAI.pdf
DE+AN+DU+LICH+SINH+THAI.pdf
DE+AN+DU+LICH+SINH+THAI.pdf
DE+AN+DU+LICH+SINH+THAI.pdf
DE+AN+DU+LICH+SINH+THAI.pdf
DE+AN+DU+LICH+SINH+THAI.pdf
DE+AN+DU+LICH+SINH+THAI.pdf
DE+AN+DU+LICH+SINH+THAI.pdf
DE+AN+DU+LICH+SINH+THAI.pdf
DE+AN+DU+LICH+SINH+THAI.pdf
DE+AN+DU+LICH+SINH+THAI.pdf
DE+AN+DU+LICH+SINH+THAI.pdf
DE+AN+DU+LICH+SINH+THAI.pdf
DE+AN+DU+LICH+SINH+THAI.pdf
DE+AN+DU+LICH+SINH+THAI.pdf
DE+AN+DU+LICH+SINH+THAI.pdf
DE+AN+DU+LICH+SINH+THAI.pdf
DE+AN+DU+LICH+SINH+THAI.pdf
DE+AN+DU+LICH+SINH+THAI.pdf
DE+AN+DU+LICH+SINH+THAI.pdf
DE+AN+DU+LICH+SINH+THAI.pdf
DE+AN+DU+LICH+SINH+THAI.pdf
DE+AN+DU+LICH+SINH+THAI.pdf
DE+AN+DU+LICH+SINH+THAI.pdf
DE+AN+DU+LICH+SINH+THAI.pdf
DE+AN+DU+LICH+SINH+THAI.pdf
DE+AN+DU+LICH+SINH+THAI.pdf
DE+AN+DU+LICH+SINH+THAI.pdf
DE+AN+DU+LICH+SINH+THAI.pdf
DE+AN+DU+LICH+SINH+THAI.pdf
DE+AN+DU+LICH+SINH+THAI.pdf
DE+AN+DU+LICH+SINH+THAI.pdf
DE+AN+DU+LICH+SINH+THAI.pdf
DE+AN+DU+LICH+SINH+THAI.pdf
DE+AN+DU+LICH+SINH+THAI.pdf
DE+AN+DU+LICH+SINH+THAI.pdf

More Related Content

Similar to DE+AN+DU+LICH+SINH+THAI.pdf

Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...
Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...
Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...
luanvantrust
 
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồngLuận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Quy hoach tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Cô Tô Đến Năm 2020, Tầm Nh...
Quy hoach tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Cô Tô Đến Năm 2020, Tầm Nh...Quy hoach tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Cô Tô Đến Năm 2020, Tầm Nh...
Quy hoach tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Cô Tô Đến Năm 2020, Tầm Nh...
PinkHandmade
 
Quy hoach tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện cô tô đến năm 2020, tầm nh...
Quy hoach tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện cô tô đến năm 2020, tầm nh...Quy hoach tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện cô tô đến năm 2020, tầm nh...
Quy hoach tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện cô tô đến năm 2020, tầm nh...
nataliej4
 
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đLuận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Hoàn thiện quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Hoàn thiện quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm ĐồngHoàn thiện quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Hoàn thiện quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đề tài giải pháp bảo tồn và khai thác nghệ thuật múa rối điểm 8
Đề tài giải pháp bảo tồn và khai thác nghệ thuật múa rối  điểm 8Đề tài giải pháp bảo tồn và khai thác nghệ thuật múa rối  điểm 8
Đề tài giải pháp bảo tồn và khai thác nghệ thuật múa rối điểm 8
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đề tài: Phát triển bền vững ngành du lịch Đà Nẵng năm 2020 - Gửi miễn phí qua...
Đề tài: Phát triển bền vững ngành du lịch Đà Nẵng năm 2020 - Gửi miễn phí qua...Đề tài: Phát triển bền vững ngành du lịch Đà Nẵng năm 2020 - Gửi miễn phí qua...
Đề tài: Phát triển bền vững ngành du lịch Đà Nẵng năm 2020 - Gửi miễn phí qua...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp
Luận văn: Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệpLuận văn: Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp
Luận văn: Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Quản lý về kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang
Đề tài: Quản lý về kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Kiên GiangĐề tài: Quản lý về kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang
Đề tài: Quản lý về kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Dự Án Trồng Rừng
Dự Án Trồng RừngDự Án Trồng Rừng
Dự Án Trồng Rừng
ThaoNguyenXanh2
 
Luận văn: Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng, HAY
Luận văn: Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng, HAYLuận văn: Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng, HAY
Luận văn: Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng, HAY
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
đề Tài nghiên cứu xây dựng chiến lƣợc quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng...
đề Tài nghiên cứu xây dựng chiến lƣợc quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng...đề Tài nghiên cứu xây dựng chiến lƣợc quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng...
đề Tài nghiên cứu xây dựng chiến lƣợc quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng...
nataliej4
 
Đề tài: Quản lý tài nguyên và môi trường tỉnh Lào Cai đến 2030
Đề tài: Quản lý tài nguyên và môi trường tỉnh Lào Cai đến 2030Đề tài: Quản lý tài nguyên và môi trường tỉnh Lào Cai đến 2030
Đề tài: Quản lý tài nguyên và môi trường tỉnh Lào Cai đến 2030
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo ở Lào Cai
Luận án: Phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo ở Lào CaiLuận án: Phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo ở Lào Cai
Luận án: Phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo ở Lào Cai
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
LA01.026_Tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch t...
LA01.026_Tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch  t...LA01.026_Tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch  t...
LA01.026_Tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch t...
Luận Văn A-Z - Viết Thuê Luận Văn Thạc sĩ, Tiến sĩ (Zalo:0924477999)
 
La01.026 tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch t...
La01.026 tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch  t...La01.026 tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch  t...
La01.026 tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch t...
Luận Văn A-Z - Viết Thuê Luận Văn Thạc sĩ, Tiến sĩ (Zalo:0924477999)
 
LA01.045_Tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch tỉ...
LA01.045_Tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch tỉ...LA01.045_Tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch tỉ...
LA01.045_Tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch tỉ...
Luận Văn A-Z - Viết Thuê Luận Văn Thạc sĩ, Tiến sĩ (Zalo:0924477999)
 
Nghiên cứu lễ hội truyền thống nhằm phát triển du lịch lễ hội ở An Giang.pdf
Nghiên cứu lễ hội truyền thống nhằm phát triển du lịch lễ hội ở An Giang.pdfNghiên cứu lễ hội truyền thống nhằm phát triển du lịch lễ hội ở An Giang.pdf
Nghiên cứu lễ hội truyền thống nhằm phát triển du lịch lễ hội ở An Giang.pdf
HanaTiti
 

Similar to DE+AN+DU+LICH+SINH+THAI.pdf (20)

Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...
Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...
Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...
 
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồngLuận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
 
Quy hoach tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Cô Tô Đến Năm 2020, Tầm Nh...
Quy hoach tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Cô Tô Đến Năm 2020, Tầm Nh...Quy hoach tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Cô Tô Đến Năm 2020, Tầm Nh...
Quy hoach tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Cô Tô Đến Năm 2020, Tầm Nh...
 
Quy hoach tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện cô tô đến năm 2020, tầm nh...
Quy hoach tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện cô tô đến năm 2020, tầm nh...Quy hoach tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện cô tô đến năm 2020, tầm nh...
Quy hoach tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện cô tô đến năm 2020, tầm nh...
 
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đLuận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
 
Hoàn thiện quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Hoàn thiện quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm ĐồngHoàn thiện quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Hoàn thiện quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
 
Đề tài giải pháp bảo tồn và khai thác nghệ thuật múa rối điểm 8
Đề tài giải pháp bảo tồn và khai thác nghệ thuật múa rối  điểm 8Đề tài giải pháp bảo tồn và khai thác nghệ thuật múa rối  điểm 8
Đề tài giải pháp bảo tồn và khai thác nghệ thuật múa rối điểm 8
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...
 
Đề tài: Phát triển bền vững ngành du lịch Đà Nẵng năm 2020 - Gửi miễn phí qua...
Đề tài: Phát triển bền vững ngành du lịch Đà Nẵng năm 2020 - Gửi miễn phí qua...Đề tài: Phát triển bền vững ngành du lịch Đà Nẵng năm 2020 - Gửi miễn phí qua...
Đề tài: Phát triển bền vững ngành du lịch Đà Nẵng năm 2020 - Gửi miễn phí qua...
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp
Luận văn: Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệpLuận văn: Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp
Luận văn: Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp
 
Đề tài: Quản lý về kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang
Đề tài: Quản lý về kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Kiên GiangĐề tài: Quản lý về kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang
Đề tài: Quản lý về kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang
 
Dự Án Trồng Rừng
Dự Án Trồng RừngDự Án Trồng Rừng
Dự Án Trồng Rừng
 
Luận văn: Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng, HAY
Luận văn: Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng, HAYLuận văn: Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng, HAY
Luận văn: Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng, HAY
 
đề Tài nghiên cứu xây dựng chiến lƣợc quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng...
đề Tài nghiên cứu xây dựng chiến lƣợc quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng...đề Tài nghiên cứu xây dựng chiến lƣợc quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng...
đề Tài nghiên cứu xây dựng chiến lƣợc quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng...
 
Đề tài: Quản lý tài nguyên và môi trường tỉnh Lào Cai đến 2030
Đề tài: Quản lý tài nguyên và môi trường tỉnh Lào Cai đến 2030Đề tài: Quản lý tài nguyên và môi trường tỉnh Lào Cai đến 2030
Đề tài: Quản lý tài nguyên và môi trường tỉnh Lào Cai đến 2030
 
Luận án: Phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo ở Lào Cai
Luận án: Phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo ở Lào CaiLuận án: Phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo ở Lào Cai
Luận án: Phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo ở Lào Cai
 
LA01.026_Tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch t...
LA01.026_Tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch  t...LA01.026_Tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch  t...
LA01.026_Tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch t...
 
La01.026 tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch t...
La01.026 tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch  t...La01.026 tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch  t...
La01.026 tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch t...
 
LA01.045_Tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch tỉ...
LA01.045_Tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch tỉ...LA01.045_Tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch tỉ...
LA01.045_Tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch tỉ...
 
Nghiên cứu lễ hội truyền thống nhằm phát triển du lịch lễ hội ở An Giang.pdf
Nghiên cứu lễ hội truyền thống nhằm phát triển du lịch lễ hội ở An Giang.pdfNghiên cứu lễ hội truyền thống nhằm phát triển du lịch lễ hội ở An Giang.pdf
Nghiên cứu lễ hội truyền thống nhằm phát triển du lịch lễ hội ở An Giang.pdf
 

DE+AN+DU+LICH+SINH+THAI.pdf

  • 1. 1 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU VƯỜN QUỐC GIA U MINH HẠ ----o0o---- BÁO CÁO ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN QUỐC GIA U MINH HẠ ĐẾN NĂM 2025 Cà Mau, tháng 12/2018
  • 2. 2 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU VƯỜN QUỐC GIA U MINH HẠ ----o0o---- BÁO CÁO ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN QUỐC GIA U MINH HẠ ĐẾN NĂM 2025 Cà Mau, tháng 12/2018
  • 3. 3 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN QUỐC GIA U MINH HẠ ĐẾN NĂM 2025 Ngày tháng năm 2018 ĐƠN VỊ TƯ VẤN TT TƯ VẤN ỨNG DỤNG KINH TẾ (VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN TPHCM) Ngày tháng năm 2018 CƠ QUAN LẬP ĐỀ ÁN VƯỜN QUỐC GIA U MINH HẠ Tháng 12 năm 2018
  • 4. 4 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................................... 8 1. Tên đề án:............................................................................................................................. 8 2. Cơ quan lập đề án:................................................................................................................ 8 3. Sự cần thiết:.......................................................................................................................... 8 4. Căn cứ pháp lý xây dựng Đề án: ........................................................................................ 10 5. Phạm vi lập đề án ............................................................................................................... 11 6. Mục tiêu đề án.....................................................................................................................11 7. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng........................................................................12 8. Nhiệm vụ của đề án:............................................................................................................12 Phần 1: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CỦA KHU VỰC VƯỜN QUỐC GIA U MINH HẠ.............................................13 1.1. Tổng quan về khu vực Vườn Quốc gia U Minh Hạ.........................................................13 1.1.1. Đặc điểm tự nhiên: ....................................................................................................13 1.1.1.1. Vị trí địa lý, diện tích tự nhiên:...............................................................................14 1.1.1.2. Địa hình, địa mạo, địa chất, thổ nhưỡng: ...............................................................14 1.1.1.3. Khí hậu:.....................................................................................................................14 1.1.1.4. Thủy văn:....................................................................................................................16 1.1.2. Đặc điểm tài nguyên rừng:........................................................................................16 1.1.3. Đặc điểm về tài nguyên khoáng sản:.........................................................................17 1.1.4. Đặc điểm tài nguyên nước: .......................................................................................17 1.1.5. Đặc điểm về xã hội....................................................................................................18 1.1.6. Hạ tầng văn hóa xã hội..............................................................................................18 1.1.7. Hạ tầng kỹ thuật ........................................................................................................19 1.2. Phân tích, đánh giá hiện trạng các loại tài nguyên du lịch, tiềm năng du lịch sinh thái và các loại sản phẩm du lịch của khu vực Vườn Quốc gia U Minh Hạ.......................................20 1.2.1 Đánh giá hiện trạng các loại tài nguyên du lịch.........................................................20 1.2.1.1. Tài nguyên thiên nhiên...........................................................................................23 1.2.1.1..1. Thực vật..............................................................................................................23 1.2.1.1.2. Động vật..............................................................................................................23
  • 5. 5 1.2.1.1.2. Thủy sản..............................................................................................................23 1.2.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn: .................................................................................23 1.2.2. Đánh giá các điều kiện để phát triển du lịch sinh thái của khu vực VQG U Minh Hạ .............................................................................................................................................23 1.2.3. Đánh giá hiện trạng để phát triển du lịch sinh thái VQG U Minh Hạ.......................23 1.2.3.1. Hiện trạng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Cà Mau có gắn kết với phát triển du lịch VQG U Minh Hạ: .........................................................................................................23 1.2.3.2. Đánh giá hiện trạng phát triển du lịch Vườn uốc gia U Minh Hạ:........................23 1.3. Phân tích SWOT...............................................................................................................26 1.3.1 Điểm mạnh.................................................................................................................26 1.3.2 Điểm yếu ....................................................................................................................27 1.3.3 Cơ hội.........................................................................................................................27 1.3.4 Thách thức..................................................................................................................27 Phần 2: ĐỀ XUẤT ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VƯỜN QUỐC GIA U MINH HẠ ĐẾN NĂM 2025...................................................................................................................................30 2.1. Xu hướng phát triển du lịch của tỉnh Cà Mau..................................................................30 2.2. Các điều kiện cơ bản để phát triển du lịch sinh thái của khu vực Vườn Quốc gia U Minh Hạ và Khu bảo tồn thiên nhiên................................................................................................30 2.3. Dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch...............................................................................31 2.4. Lợi thế so sánh và cơ hội phát triển du lịch sinh thái của khu vực Vườn Quốc gia U Minh Hạ ............................................................................................................................................33 2.5. Phân bố không gian chức năng du lịch sinh thái..............................................................34 2.5.1 Quy hoạch các phân khu chức năng:..........................................................................34 2.5.2 Các sản phẩm du lịch: ................................................................................................36 2.5.2.1. Du lịch nghiên cứu:................................................................................................36 2.5.2.2. Du lịch tham quan:.................................................................................................36 2.5.2.3. Du lịch văn hóa:.....................................................................................................36 2.5.2.4. Du lịch giải trí:.......................................................................................................36 2.5.2.5. Du lịch sinh thái:....................................................................................................36 2.5.2.6. Du lịch khám phá:..................................................................................................36 2.5.2.7. Du lịch ẩm thực:.....................................................................................................36
  • 6. 6 2.5.3. Quy hoạch các tuyến, điểm du lịch và hệ thống dịch vụ du lịch:..............................37 2.5.3.1. Các tuyến du lịch trong vùng quy hoạch: ..............................................................36 2.5.3.2. Kết nối các tuyến điểm du lịch nội huyện: .............................................................40 2.5.3.3. Kết nối với các điểm du lịch nội tỉnh: ....................................................................40 2.5.3.4. Kết nối các điểm du lịch liên tỉnh: .........................................................................40 2.6. Đầu tư cơ sở hạ tầng kết hợp giữa việc bảo tồn, bảo vệ hệ sinh thái rừng và du lịch sinh thái...........................................................................................................................................41 2.6.1. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch...................................................................................41 2.6.1.1. Phân khu đón tiếp du khách:..................................................................................41 2.6.1.2. Phân khu du lịch sinh thái: ....................................................................................41 2.6.1.3. Phân khu vườn sưu tập thực vật và dược liệu:.......................................................42 2.6.1.4. Phân khu tái hiện làng rừng và các làng nghề truyền thống:................................42 2.6.1.5. Phân khu Nghỉ dưỡng: ...........................................................................................42 2.6.1.6. Phân khu trồng cây lưu niệm:................................................................................42 2.6.2. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật:..................................................................................................42 2.7. Phương thức tổ chức du lịch sinh thái:.............................................................................43 2.7.1 Tự tổ chức khai thác dịch vụ du lịch sinh thái: ..........................................................43 2.7.2 Cho doanh nghiệp thuê môi trường rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch......................43 2.7.3 Liên doanh liên kết để tổ chức dịch vụ ......................................................................44 Phần 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI GẮN LIỀN VỚI CÔNG TÁC BẢO VỆ, BẢO TỒN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA U MINH HẠ...............................................................................................................................................46 3.1. Các giải pháp bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học.................46 3.2. Giải pháp về nâng cao nhận thức cộng đồng, nâng cao tri thức cho du khách ................47 3.3. Giải pháp về quản lý phát triển du lịch sinh thái..............................................................48 3.4. Giải pháp về liên kết, quảng bá và tiếp thị.......................................................................48 3.5. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực ...........................................................................49 3.5.1. Đào tạo nguồn nhân lực tại các đơn vị hoạt động du lịch:.......................................49 3.5.2. Phát triển nguồn nhân lực tại các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch:.................50
  • 7. 7 3.6. Giải pháp về đầu tư và cơ chế tài chính phục vụ phát triển du lịch gắn với phát triển bền vững.........................................................................................................................................50 3.6.1. Lĩnh vực đầu tư: ........................................................................................................50 3.6.2. Giải pháp về vốn .......................................................................................................50 Phần 4: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG....................................................................52 4.1. Đánh giá tác động tới môi trường trong giai đoạn xây dựng phát triển du lịch:..............52 4.2. Đánh giá tác động tới môi trường trong quá trình hoạt động du lịch...............................53 4.2.1. Tác động đến môi trường kinh tế xã hội: ..................................................................53 4.2.2. Tác động đến các thành phần của môi trường tự nhiên ............................................56 Phần 5: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN VÀ GIÁM SÁT GẮN VỚI MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG........................................................................................................59 5.1. Kế hoạch đầu tư hạ tầng phục vụ du lịch và phục vụ công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư ..59 5.2. Kế hoạch liên kết, kết nối với các tuyến du lịch, tiếp thị, quảng bá du lịch.....................59 5.3. Kế hoạch hướng dẫn và các hoạt động thu hút cộng đồng tham gia cải thiện sinh kế và bảo vệ môi trường hướng đến phát triển du lịch bền vững.....................................................59 5.4. Kế hoạch giám sát và phối hợp giám sát nhằm phát triển du lịch an toàn (tính mạng, PCCCR), bền vững, đảm bảo quốc phòng an ninh. ................................................................60 5.4.1 Các hoạt động giám sát nhằm phát triển du lịch an toàn, bền vững, đảm bảo quốc phòng an ninh:.....................................................................................................................60 5.4.2 Cách thức tổ chức giám sát hoạt động du lịch sinh thái.............................................60 Phần 6: NGUỒN VỐN, CƠ CẤU NGUỒN VỐN VÀ PHÂN KỲ ĐẦU TƯ............................62 6.1. Vốn đầu tư, nguồn vốn:....................................................................................................63 6.2. Quyền lợi, nghĩa vụ và phương thức phân chia lợi nhuận, lợi ích...................................63 6.3. Quản lý và sử dụng nguồn thu từ du lịch sinh thái...........................................................63 Phần 7: HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN..............................................................................................64 7.1. Đối với kinh tế:.................................................................................................................64 7.2. Đối với xã hội...................................................................................................................64 Phần 8: TỔ CHỨC THỰC HIỆN ...............................................................................................66 Các phụ biểu: từ trang 68 đến trang 74
  • 8. 8 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tên đề án: “Phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc gia U Minh Hạ đến năm 2025”. 2. Cơ quan lập đề án: Vườn Quốc gia U Minh Hạ. 3. Sự cần thiết: Cà Mau là tỉnh ven biển cực Nam của Tổ quốc, hình thái là một bán đảo giáp cả Biển Tây và Biển Đông với chiều dài bờ biển là 254 km. Khí hậu Cà Mau ôn hòa thuộc vùng cận xích đạo, nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa mưa nắng rõ rệt, không bị ảnh hưởng của lũ và ít có bão. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 5.221,44 km2 . Tỉnh Cà Mau giàu tài nguyên về rừng và biển, hệ sinh thái rừng ngập nước với diện tích hơn 100.000 ha được chia thành 2 vùng: Rừng ngập lợ úng phèn với đặc trưng cây tràm là chủ yếu nằm sâu trong đất liền ở vùng U Minh Hạ; rừng ngập mặn với đặc trưng cây đước, cây mắm là chủ yếu ở vùng Mũi Cà Mau và ven biển; trong rừng có nhiều loài động vật, thực vật phong phú với trữ lượng lớn là đặc sản của rừng ngập nước. Rừng Cà Mau trở thành nổi tiếng trên thế giới và chỉ đứng sau rừng ngập mặn ở Cửa sông Amazon (Brazil). Vườn Quốc gia U Minh Hạ được thành lập năm 2006 trên cơ sở hợp nhất Khu bảo tồn thiên nhiên Vồ Dơi với một phần diện tích rừng tràm thuộc các lâm ngư trường: U Minh III, Trần Văn Thời và đã được tổ chức UNESCO công nhận là một trong ba vùng lõi Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau. Với tổng diện tích 8.527,8ha nằm trong hệ thống 32 Vườn Quốc gia của toàn quốc. Trong đó, khu Vồ Dơi rộng 2.896 ha là khu rừng nguyên sinh duy nhất còn lại của tỉnh Cà Mau, với khoảng 176 loài cây cỏ tự nhiên. Thành phần loài trong rừng tràm chủ yếu là: Cây gỗ như: Tràm (Melaleuca Cajuputii), Bùi (Ilex cimosa), Trâm khế (Syzygium Lineatum), Móp (Alstonia Spathulata), Trâm rộng (Syzygium Oblata), cây bụi như: Mua láng (Melastoma Affine), Mật cật gai (Licuala Spinosa), Bòng bong (Lygodium Japonicum), Dầu dấu ba lá (Evodia lepta); thảm tươi Sậy (Phragmites Vallatoria), Năng (Eleocharis Dulcis), Dây choại (Stenochlaena Palustris), Dớn (Blechnum Orientale), Mây mước (Flagellaria indica), nhiều loài dương xỉ, tảo… Đây thực sự là một bảo tàng sinh thái sống về các loài thực vật thuộc hệ sinh thái rừng ngập của khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung. Về động vật rừng ở đây gồm: (1) Thú có 23 loài, các loài thường gặp như: Heo rừng (Sus scrofa), Nai (Cervus unicolor), Khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis), Cầy hương (Viverricula indica), Dơi quạ (Pteropus lylei), Cầy vòi hương (Paradoxurus hermaphroditus), Mèo rừng (Prionailurus (Felis) bengalensis), Mèo cá (Prionailurus (Felis) viverrinus), Rái cá lông mũi (Lutra sumatrana)… (2) Chim có 91 loài, các loài quý hiếm như: Già đẫy Java (Leptoptilos javanicus), Điêng điển (Anhinga Melanogaster), diệc lửa (Ardea Purpurea), Diệc xám (Ardea cinerea), cò trắng (Egretta Garzetta), còng cọc (Phalacrocorax Niger)…
  • 9. 9 (3) Lưỡng cư, bò sát có: 47 loài, trong đó phải kể đến như: Rắn hổ đất (Naja naja), rắn hổ mang chúa (Ophiophagus hannah), rắn cạp nong (Bungarus fasciatus), trăn gấm (Python reticulatus), kỳ đà nước (Varanus salvator), rùa ba gờ (Malayemys subtrijuga), rùa răng (Heosemys annandalii), rùa hộp lưng đen (Cuora amboinensis)… (4) Lưỡng thê và nhiều loài côn trùng khác. (5) Ngoài ra, trên lâm phần có hơn 184km kênh mương với tổng diện tích mặt nước hơn 1.000.000m2 (chưa kể diện tích của các thảm cỏ ngập nước theo mùa) đây thực sự là thiên đường cho các loài cá nước ngọt sinh sống và phát triển. Theo đó, Vườn Quốc gia U Minh Hạ được chia làm 3 phân khu chức năng để thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học và đầu tư phát triển. Trong đó dự kiến quy hoạch khu du lịch sinh thái có quy mô diện tích 1.318,5ha (gồm khu dịch vụ hành chính, khu phục hồi sinh thái). Hệ thống cơ sở hạ tầng tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ đã và đang đầu tư xây dựng ngày càng hoàn thiện phần nào đáp ứng nhu cầu nghiên cứu khoa học và tham quan du lịch sinh thái của du khách trong và ngoài nước. Với tiềm năng và thế mạnh như trên, có thể nói Vườn Quốc gia U Minh Hạ là một trong những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn đối với du khách. Đặc biệt vào mùa khai thác cá, du khách dễ dàng bắt gặp một số loài cá có giá trị khoa học và kinh tế như: Cá lóc (Ophicephalus Striatus), sặc rằn (Trichogaster Pectoralis), sặc bướm (Trichopsic Trichopterus), trê vàng (Clarias Macrocephalus), rô đồng (Anabas Testudineus), thát lát (Notopterus Notopterus), …Hệ động vật ở đây không những phong phú về thành phần loài mà còn có mức độ tập trung cá thể rất lớn. Bên cạnh đó du khách có thể tận mắt nhìn thấy những đàn khỉ trèo cây hái trái, nhiều loài chim bay đi, bay về từng đàn nhộn nhịp trông rất đẹp mắt. Mặt khác, U Minh Hạ còn có các làng nghề truyền thống, các đặc sản có nguồn gốc từ hệ sinh thái rừng tràm, do đó nếu kết hợp các làng nghề truyền thống, các đặc sản của rừng tràm sẽ góp phần cho du lịch sinh thái phát triển. Tuy nhiên, trong những năm qua việc hoạt động du lịch ở Vườn Quốc gia U Minh Hạ có nhiều khó khăn hạn chế: Hoạt động du lịch còn mang tính đơn điệu, quy mô nhỏ, hệ thống cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái chưa đảm bảo, đội ngũ cán bộ điều hành quản lý, hướng dẫn viên du lịch sinh thái còn chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách, sản phẩm du lịch và đối tượng thị trường còn chưa rõ nên khả năng thu hút khách du lịch chưa cao... Những khó khăn, hạn chế trong thực tế làm cho hoạt động du lịch ở Vườn Quốc gia U Minh Hạ chưa phát triển tương xứng với những tiềm năng và lợi thế của mình. Để tạo bước chuyển biến trong việc bảo tồn thiên nhiên và khai thác hợp lý các thế mạnh, tiềm năng của Vườn Quốc gia U Minh Hạ trong thực tiễn định hướng phát triển của ngành du lịch thì việc lập: “Đề án phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc gia U Minh Hạ đến năm 2025” là yêu cầu cần thiết, sẽ tạo điều kiện để phát triển dịch vụ du lịch ở Vườn Quốc gia U Minh Hạ, góp phần làm phong phú sản phẩm du lịch của Tỉnh, tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương.
  • 10. 10 4. Căn cứ pháp lý xây dựng Đề án: - Luật bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11 ngày 14 tháng 12 năm 2004; - Luật du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017; - Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014; - Luật quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017 - Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. - Nghị định số 117/2010 ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng; - Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường - Nghị định số 147/2016/nĐ-CP ngày 2 tháng 9 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2010/NĐ ngày 24 tháng 9 năm 2010 về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. - Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 Quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản công. - Thông tư số 78/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2011 về quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 chủa Chính phủ về quản lý hệ thống rừng đặc dụng; - Thông tư số 10/2014/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 3 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về tiêu chí xác định vùng đệm của khu rừng đặc dụng và vành đai bảo vệ của khu bảo tồn biển; - Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước; - Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01 tháng 06 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 – 2020; - Quyết định số 112/QĐ-TTg ngày 20 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển khu bảo tồn thiên nhiên Vồ Dơi thành Vườn quốc gia U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau; - Quyết định số 1024/QĐ-TTg ngày 07 tháng 6 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt điều chỉnh tăng diện tích Vườn Quốc gia U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau; - Quyết định số 104/2007/QĐ-BNN ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành qui chế quản lý các hoạt động du lịch sinh thái tại các Vườn Quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên;
  • 11. 11 - Quyết định số 1444/QĐ-UBND ngày 24 tháng 8 năm 2016của UBND tỉnh Cà Mau về việc phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Vườn Quốc gia U Minh Hạ đến năm 2020. - Quyết định số 1062/QD-UBND ngày 24/712012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Cà Mau đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. - Kế hoạch số 30/KH-UBND, ngày 14 tháng 4 năm 2017 của UBND tỉnh Cà Mau về việc thực hiện Nghị quyết số 04N/TU ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Cà Mau khóa XV về phát triển du lịch tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. - Kế hoạch số 65/KH-UBND ngày 24 tháng 7 năm 2017 kế hoạch của UBND tỉnh Cà Mau về việc thực hiện Kế hoạch số 50-KH/TU ngày 06 tháng 6 năm 201 của Ban thường vụ tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. - Công văn 8999/UBND-NNTN ngày 27/12/2016 về việc hoạt động du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ. - Công văn số 7901/UBND-KGVX, ngày 05/10/2018 của UBND tỉnh về việc đổi tên Dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái của Vườn Quốc gia U Minh Hạ đến năm 2025. 5. Phạm vi lập đề án: - Phạm vi không gian: Phát triển du lịch sinh thái tại phân khu dịch vụ hành chính và một phần phân khu phục hồi sinh thái của Vườn Quốc gia U Minh Hạ, giới hạn trong 1.318,5ha (Phân khu dịch vụ hành chính 743,6 ha và Phân khu phục hồi sinh thái là 574,9 ha). - Phạm vi thời gian: đến năm 2025. - Phạm vi đối tượng: Khu rừng đặc dụng. 6. Mục tiêu đề án: - Mục tiêu chung: Phát triển du lịch Vườn Quốc gia U Minh Hạ bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát triển hệ sinh thái rừng tràm đa dạng phong phú của vùng đất U Minh; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; đảm bảo hài hòa tương tác giữa khai thác phát triển du lịch với bảo vệ giá trị tài nguyên thiên nhiên. - Mục tiêu cụ thể: + Đa dạng hóa sản phẩm du lịch, xây dựng các sản phẩm du lịch, các tuyến, điểm du lịch; xây dựng các công trình kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch; các phương án, giải pháp quảng bá du lịch; phát triển nguồn nhân lực và đầu tư hạ tầng du lịch. + Đảm bảo việc khai thác tài nguyên cho phát triển du lịch sinh thái được quản lý theo phương cách chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm để
  • 12. 12 phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lượng và hiệu quả, bảo tồn bản sắc bản địa, bảo vệ môi trường, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh. + Phát triển du lịch sinh thái ở khu vực Vườn Quốc gia U Minh Hạ nhằm góp phần phát triển kinh tế địa phương, tạo các hoạt động sinh kế thông qua việc khai thác cơ hội từ hoạt động du lịch sinh thái cho cư dân địa phương. 7. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng: - Phương pháp nghiên cứu: + Thu thập dữ liệu thứ cấp từ các cấp, các ngành có liên quan về hiện trạng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh và hiện trạng phát triển du lịch của Vườn Quốc gia U Minh Hạ, tổng hợp các tư liệu có liên quan đến Vườn quốc gia U Minh Hạ. + Phỏng vấn sâu để đánh giá nắm rõ hiện trạng, tiềm năng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh và hiện trạng phát triển du lịch của Vườn Quốc gia U Minh Hạ. + Tham vấn chuyên gia trong lĩnh vực quản lý ngành; phân tích, đánh giá, định hướng phát triển du lịch của Vườn Quốc gia U Minh Hạ. + Phương pháp so sánh để đánh giá những tiềm năng và lợi thế cũng như những hạn chế trong việc phát triển du lịch của Vườn Quốc gia U Minh Hạ. + Khảo sát thực tế, thu thập dữ liệu sơ cấp và phân tích tổng hợp để đánh giá toàn diện hiện trạng và định hướng phát triển du lịch của Vườn Quốc gia U Minh Hạ. + Phân tích SWOT để xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức; trên cơ sở đó xây dựng các chiến lược phối hợp. - Kỹ thuật sử dụng: Sử dụng các phần mềm Excel để xử lý phân tích, đánh giá, quản lý thông tin, số liệu và một số công cụ khác (nếu cần thiết); Sử dụng phần mềm chuyên dụng Mapinfo để xây dựng bản đồ, bố trí rõ ràng, thể hiện sinh động về mặt không gian của đề án. 8. Nhiệm vụ của đề án: - Phân tích, đánh giá hiện trạng các loại tài nguyên du lịch; tiềm năng phát triển du lịch sinh thái và các loại sản phẩm du lịch ở khu vực Vườn Quốc gia U Minh Hạ; - Đề xuất đầu tư phát triển du lịch Vườn Quốc gia U Minh Hạ đến năm 2025; - Xây dựng các giải pháp phát triển du lịch sinh thái gắn liền với công tác bảo vệ, bảo tồn tài nguyên và môi trường tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ; - Xây dựng Kế hoạch thực hiện và giám sát gắn với mục tiêu bền vững; - Tổ chức thực hiện đề án.
  • 13. 13 Phần 1: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CỦA KHU VỰC VƯỜN QUỐC GIA U MINH HẠ 1.1. Tổng quan về khu vực Vườn Quốc gia U Minh Hạ 1.1.1. Đặc điểm tự nhiên: 1.1.1.1. Vị trí địa lý, diện tích tự nhiên: VQG U Minh Hạ nằm trên địa giới hành chính của 4 xã thuộc 2 Huyện như sau: Xã Khánh Bình Tây Bắc (Gồm các tiểu khu: 61; 63), Xã Trần Hợi (Gồm các tiểu khu: 1; 2; 3; 4; 5; 6) thuộc Huyện Trần Văn Thời; Xã Khánh An (Gồm các tiểu khu: 69; 70; 72; 73; 75; 76; 77), xã Khánh Lâm (Gồm các tiểu khu: 59) thuộc Huyện U Minh, Tỉnh Cà Mau. Vị trí của Vườn Quốc gia U Minh Hạ được xác định bởi tọa độ địa lý và ranh giới như sau: Tọa độ địa lý: - Từ 9°12’30’’ đến 9°17’41’’ vĩ độ Bắc - Từ 104054’ 1’’ đến 104°59’16’’ kinh Đông Ranh giới: - Bắc giáp giới hạn tuyến kênh 27 (Phân trại K3 Cái Tàu); - Nam giáp kênh đê bao phía nam giới hạn (Khu rừng trồng dân cư đội II và đội III Ấp Vồ Dơi, kênh xáng Minh Hà); - Đông giáp kênh số 100 đến đê bao phía Ðông giới hạn (Ấp 14 Xã Khánh An và hậu đội I T19 Ấp Vồ Dơi); - Tây giáp kênh số 90 đến đê bao phía Tây giới hạn phân trường công ty LN U Minh Hạ và hậu dân cư đội IV ấp Vồ Dơi. Bản đồ quy hoạch tổng thể VQG U Minh Hạ đến năm 2020
  • 14. 14 Bảng 01. Diện tích Vườn Quốc gia U Minh Hạ TT Loại đất, loại rừng Tổng diện tích tự nhiên Huyện Trần Văn Thời Huyện U Minh Xã Trần Hợi Xã Khánh Bình Tây Bắc Xã Khánh An Xã Khánh Lâm Diện tích tự nhiên 8.527,80 2.896,00 1.204,00 3.818,80 609,00 1 Diện tích có rừng 7.639,30 2.694,00 1.037,70 3.340,10 567,50 1.1 Rừng tự nhiên 1.854,20 1.100,60 753,60 1.2 Rừng trồng 5.785,10 1.593,40 1.037,70 2.586,50 567,50 2 Diện tích không rừng 888,50 202,00 166,30 478,70 41,50 2.1 Đất chưa có rừng 294,80 33,80 86,00 159,50 15,50 2.2 Đất giao thông, bờ đê, sông rạch 583,50 158,00 80,30 319,20 26,00 2.3 Đất ở xây dựng 10,20 3,30 2,40 2,20 2,30 Nguồn: Vườn quốc gia U Minh Hạ Bảng 02. Vị trí diện tích các phân khu chức năng Vườn Quốc gia U Minh Hạ TT Phân khu Vị trí Diện tích Tổng diện tích vườn 8.527,8 1 Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt Gồm các tiểu khu: 1, 2, 3 và 4 2.593,7 2 Phân khu Phục hồi sinh thái Gồm các tiểu khu: 59, 61, 63, 69, 70, 72, 73, 75 và khoảnh 1, 2, 4, 5 – tiểu khu 76 5.190,5 3 Phân khu Dịch vụ - hành chính Gồm: Khoảnh 3, 6 - tiểu khu 76; khoảnh 1, 2 - tiểu khu 77; khoảnh 33 - tiểu khu 5 và khoảnh 36 - tiểu khu 6. 743,6 Nguồn: Vườn Quốc gia U Minh Hạ 1.1.1.2. Địa hình, địa mạo, địa chất, thổ nhưỡng: - Địa hình, địa mạo: Vườn Quốc gia U Minh Hạ thuộc miền địa mạo đồng bằng lòng chảo Nam bộ, phụ miền đồng bằng tích tụ Tây Nam bộ, vùng địa mạo đồng bằng sinh vật biển U Minh. Đặc điểm chung nhất của vùng địa mạo đồng bằng sinh vật biển U
  • 15. 15 Minh là kiểu kiến trúc hình thái trũng, phù sa mới và sụt võng. Độ cao địa hình từ - 0,2m đến 1,5 m. Nền địa chất chủ yếu trong vùng U Minh hạ là trầm tích Đệ Tứ. - Đặc điểm đất đai: Các loại đất trong vùng Vườn Quốc gia U Minh Hạ hình thành trên nền trầm tích đệ tứ với các đơn vị địa tầng giàu dinh dưỡng. Các nhóm đất tiêu biểu trong vùng bao gồm đất mặn, đất phèn, đất than bùn. Các loại đất trong vùng U Minh Hạ nhạy cảm với môi trường đất ngập nước, trong đó đất phèn là loại điển hình và phổ biến nhất chiếm tỷ lệ diện tích lớn. Nhóm đất mặn hình thành trên trầm tích Holocen sông-biển, phù sa lắng đọng trong môi trường nước mặn, chịu ảnh hưởng của thủy triều hoặc các mạch nước mặn ven biển. Quá trình thổ nhưỡng cơ bản là mặn hóa, căn cứ vào thời gian và mức độ mặn trong đất. Nhóm đất phèn: Vườn Quốc gia U Minh Hạ có các loại đất phèn: đất phèn hoạt động nông trên nền phèn tiềm tàng, mặn ít (SjlpMi); đất phèn hoạt động sâu trên nền phèn tiềm tàng, mặn trung bình (Sj2pM); đất phèn họat động nông, mặn ít (SjlMi); (đất phèn tiềm tàng sâu, mặn ít (Sp2Mi). Nhóm đất than bùn (Ts) phân bố tập trung ở khu bảo vệ nghiêm ngặt Vườn quốc gia U Minh hạ. Mỏ than bùn U Minh Hạ thuộc loại mỏ đầm lầy ven biển cổ. Dưới lớp than bùn thường là lớp trầm tích chứa vật liệu sinh phèn nên đất than bùn còn được gọi là đất than bùn-phèn tiềm tàng. 1.1.1.3. Khí hậu: Tỉnh Cà Mau chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. hàng năm có hai mùa rõ rệt. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, với chế độ gió mùa Đông Bắc, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 với chế độ gió mùa Tây Nam. - Nhiệt độ bình quân/năm: 27,6o C (max: 38o C, min: 15o C); - Ẩm độ trung bình/năm: 81% (max: 86%, min: 73%); - Tổng lượng mưa bình quân/năm: 2.350mm (max: 2.800mm, min: 1.940mm); - Số ngày mưa bình quân/năm 165 ngày, tập trung chủ yếu vào các tháng 7,8,9; - Lượng bốc hơi bình quân/năm: 1.004 mm; - Tốc độ gió: 3-4m/giây; - Tổng số giờ nắng trung bình 2.226 giờ/năm (tập trung từ tháng 1- 4). - Nhiệt độ, lượng bức xạ và lượng mưa cao. Lượng bốc hơi phân bổ theo mùa. - Độ ẩm không khí và lượng bốc hơi: Độ ẩm cao nhất là tháng 9,10; mùa mưa, chỉ số ẩm ướt (lượng mưa/lượng bốc hơi) là 4,1 lần; vào mùa khô, chỉ số khô hạn (lượng bốc hơi/lượng mưa) là 2,2 lần; Khí hậu ôn hòa tương đối ổn định, biến động giữa các năm không nhiều, nằm trong vùng ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, lũ hàng năm.
  • 16. 16 1.1.1.4. Thủy văn: Chế độ thủy văn ở vùng U Minh Hạ phụ thuộc chặt chẽ vào lượng mưa và hệ thống kênh rạch. Các kênh rạch tự nhiên có ảnh hưởng đến chế độ thủy văn của khu vực này là sông Cái Tàu, Sông Trẹm và Sông Ông Đốc. Vườn Quốc gia U Minh Hạ được bao bọc bởi đê bao quanh khu vực, do đó không chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhật triều biển Tây, hàng năm khu rừng phụ thuộc chủ yếu vào mùa mưa bị ngập bởi lượng nước mưa được giữ lại bên trong. Không bị chịu ảnh hưởng của thủy triều do có hệ thống đê bao xung quanh. Phía trong nội vùng, phần lớn kênh được xây dựng nhằm phục vụ việc giữ nước phòng cháy chữa cháy rừng, tiêu nước sổ phèn, giao thông, hướng chủ yếu của các kênh là Đông Tây hoặc Nam Bắc. Các kênh có chiều rộng từ 5 đến 20m, sâu từ -2 đến - 3m tạo cho bề mặt địa hình của vùng có độ chia cắt với mật độ cao. Các kênh đào và đê được sử dụng làm đường giao thông chính trong vùng U Minh Hạ như kênh Minh Hà, kênh bờ bao toàn vùng, kênh theo hướng Đông - Tây gồm: 21, 23, 25, 27; kênh theo hướng Bắc Nam gồm: kênh 90, 93, 96, 97, 98, 99, 100 và kênh đứng. ngoài ra còn nhiều kênh rạch lưu thông khác. Nguồn nước mặt chính là nước mưa. Vào mùa mưa các kênh tràn đầy gây tình trạng ngập lụt trên diện rộng, kéo dài nơi vồ cao thường không bị ngập nước hoặc chỉ ngập từ 10 - 20 cm. Nơi đất nước ngập trung bình từ 40 - 60 cm so với mặt đất rừng. Vào mùa khô, nước rút thì thì mặt đất rừng khô, kệnh cạn dần. Trong điều kiện có hệ thống đê bao khép kín chế độ thủy văn trong khu rừng sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi chế độ mưa, lượng bốc hơi nước và việc quản ly điều tiết các cống và đê bao. Chế độ ngập nước rất phức tạp, độ sâu ngập nước, thời gian ngập từng vùng rất khác nhau và trong mỗi vùng có chế đô ngập riêng phụ thuộc vào độ cao địa hình. Độ sâu ngập nước hiện nay bị ảnh hưởng của việc điều tiết nước của các cống đập. Nguồn nước ngầm trong vùng VQG U Minh Hạ tồn tại ở dạng nước lỗ hổng trong các phức hệ chứa nước trầm tích Holocen (QIV), Pleistocen (QII-III), Pleistocen (QI), Pliocen (N2 2 ), Pliocen (N2 1 ). Trữ luợng của nước ngầm ở vùng U Minh Hạ thuộc vùng có trữ lượng trung bình, lượng khai thác 700 m3 /ngày. Chế độ thủy văn ở trong vùng có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động phòng chống cháy rừng, bảo vệ tầng than bùn và quá trình sinh trưởng của các loài cây rừng. 1.1.2. Đặc điểm tài nguyên rừng: - Thảm thực vật rừng ở U Minh Hạ thuộc kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, kiểu phụ thổ nhưỡng úng nước phèn. Hình thành trong điều kiện ngập nước, đất chua. Đây là quần thể thực vật rừng lá cứng sau rừng ngập mặn, trong đó loài Tràm (Melaleuca cajuputii) thuộc họ Sim (Myrtaceae) là cây bản địa của vùng Đông Nam Á chiếm ưu thế, một số đặc điểm cấu trúc như sau:
  • 17. 17 + Cấu trúc của rừng tràm bán tự nhiên chia làm hai tầng rõ rệt. Tầng cây gỗ là tràm với mật độ khoảng 1 - 2 cây/m2 , cũng có một vài loài cây gỗ khác nhưng số lượng rất ít như Bùi (Ilex cimosa) và Móp (Alstonia spathulata). Các loài dây leo ở đây đặc biệt phát triển với sự tham gia của Dây Choại (Stenochlaena balustris), Mây nước (Flagellaria indica), Cương (Sumatra scleria) và đôi khi có Khoai rạng (Dioscorea glabra). + Hình thái cấu trúc của quần hợp tràm có tầng ưu thế sinh thái và tầng dưới tán. Chiều cao của tầng ưu thế trung bình từ 6 – 12 m trên các dạng đất sét, từ 8 – 15 m trên các dạng đất than bùn phèn. Rừng tràm tự nhiên là rừng thuần loại và diễn thế thứ sinh đến giai đoạn cuối xuất hiện một số loài cây gỗ nhỏ như Bùi (Ilex cimosa), Móp (Alstonia spathulata), Trâm rộng (Syzygium Oblata), các loài khuyết thực vật (dạng suy thoái). + Rừng tràm trên các khu đất cao hơn trong vùng và đất than bùn phèn có thành phần thực vật gần với rừng tự nhiên, gồm các loài Móp, Bùi, Trâm sẻ, Bí bái, Mật cật, Gừa, Xương cá và các loài cây bụi như Bình bát, Mua, các loài cây dây leo như Choại, dây Giác, Mây nước, Bòng bong. Rừng tràm trên đất sét hình thành khi rừng trên đất than bùn bị cháy, lớp than bùn đã bị cháy hết, thành phần thực vật tại đây nghèo nàn, ưu thế của cây tràm rất rõ ràng, tầng dưới tán chủ yếu là Sậy, Dớn. Trên các bờ bao dọc theo bìa rừng dây choại cương Sumatra tạo thành những bụi dày đặc với sự tham gia của dây giác (Cayratia trifolia), Cứt heo (Ageratum conyzoides), Vi kim (Thespis divaricata), Hạt nổ (Hygrophila salicilolia). - Rừng tràm trồng: rừng trồng (thuộc kiểu thảm thực vật thứ sinh nhân tạo) hiện nay chiếm tỷ lệ diện tích rất lớn trong tổng diện tích đất có rừng. Phần lớn diện tích rừng được trồng sau khi khai thác trắng hoặc sau cháy rừng. Mật độ trồng ban đầu phổ biến là 20.000 cây/ha. 1.1.3. Đặc điểm về tài nguyên khoáng sản: Ở nước ta, đất than bùn chỉ còn tập trung ở vùng U Minh, ước tính hiện nay còn khoảng hơn 10 ngàn ha tập trung ở khu rừng tràm. Riêng mỏ than bùn ở U Minh Hạ thuộc loại mỏ đầm lầy ven biển cổ. Tổng diện tích đất than bùn ở vùng này khoảng 6.000 ha. Hiện nay rừng tràm đã tái sinh tự nhiên và phục hồi trên diện tích than bùn cháy. Do đó, một trong các chức năng quan trọng của Vườn Quốc gia U Minh Hạ là bảo tồn hệ sinh thái vùng đất ngập nước than bùn. Đây là loại tài nguyên đặc hữu của vùng U Minh hạ, là một dạng đất ngập nước đặc thù cần được bảo tồn. 1.1.4. Đặc điểm tài nguyên nước: Vườn quốc gia U Minh Hạ được bao bọc bởi đê bao quanh khu vực, do đó không chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhật triều biển Tây, hàng năm nước trong khu rừng phụ thuộc chủ yếu vào mùa mưa, lượng nước mưa được giữ lại bên trong. Không bị chịu ảnh hưởng của thủy triều do có hệ thống đê bao xung quanh. Vào mùa mưa nơi vồ cao thường không bị ngập nước hoặc chỉ ngập từ 10 - 20 cm. Nơi đất nước ngập trung bình từ 40 - 60 cm so với mặt đất rừng.
  • 18. 18 Toàn khu vực Vườn Quốc gia U Minh Hạ có tổng chiều dài các tuyến kênh là 184 km không thông thương với các tuyến đường thủy bên ngoài bởi các cống, đập và lộ giao thông. Ngoài ra còn có những trảng năn, dớn, choại, ngập nước theo mùa. 1.1.5. Đặc điểm về xã hội: Ø Dân tộc, dân số, lao động: - Tính đến năm 2017, dân số toàn tỉnh Cà Mau là 1.219.128 người, mật độ dân số đạt 230 người/km², trong đó dân số sống tại thành thị 263.124 người, dân số sống tại nông thôn 956.004 người. Dân số nam 612.246 người, dân số nữ là 606.882 người, đối với huyện U Minh và Trần Văn Thời thống kê trong bảng sau: Bảng 03. Dân số và mật độ dân số Huyện Diện tích (Km2) Dân số trung bình (Người) Mật độ dân số (Người/km2) Tổng số toàn tỉnh 5.294,87 1.219.128 230 Huyện U Minh 774,14 102.803 133 Huyện Trần Văn Thời 702,72 188.181 268 Nguồn: Cục thống kê tỉnh Cà Mau - Dân tộc: Vùng U Minh Hạ có tỷ lệ dân tộc thiểu số cao, chủ yếu là dân tộc Khmer, có khoảng 4.800 người, chiếm hơn 4,86% tập trung ở các xã Khánh Hòa, Khánh Lâm và Nguyễn Phích. Mật độ dân số trung bình khỏang 128 người/km2 (bình quân của tỉnh là 260 người/km2 ), tuy nhiên phân bố mật độ dân ở các xã không đều, xã có rừng mật độ dân khá thấp, như tại Khánh Thuận 68 người/km2 và Khánh An bình quân 98 người/km2 . Ø Lao động: Số lao động trong độ tuổi của vùng 55.538 người tại U Minh, chiếm 55,6 % dân số huyện, trong đó lao động nông nghiệp chiếm trên 84,7 %, lao động chuyên sản xuất công nghiệp và dịch vụ chiếm 13% (nếu tính lao động nông nghiệp kết hợp dịch vụ thì khoảng 30%). Nhìn chung, độ tuổi lao động trẻ, tuy nhiên do trình độ văn hóa thấp, chủ yếu là lao động thủ công chưa qua đào tạo nên đào tạo nghề đang là một nhu cầu rất cần để phát triển nguồn lao động này. Ngoài ra, lao động nữ còn chưa được sử dụng hữu ích do tập trung nhiều vào nội trợ gia đình. 1.6. Hạ tầng văn hóa xã hội Toàn vùng U Minh Hạ có 117 trường, bao gồm 8 trường mầm non, 75 trường tiểu học, 27 trường trung học cơ sở và 7 Trường PTTH. Mạng lưới các trường tiểu học, THCS và THPT được bố trí khá hợp lý trong vùng, riêng U Minh đối với khối THPT đạt tỷ lệ 3 đơn vị cấp xã /trường. Tỷ lệ học sinh các cấp có giảm so với những năm trước, điều này cho thấy số học sinh trong quá độ tuổi đến trường giảm dần, đây là kết quả tiến bộ của công tác phổ cập giáo dục ở các cấp. Đội ngũ giáo viên cũng được chuẩn hóa đảm bảo yêu cầu và quản lý giáo dục. Cơ sở vật chất và thiết bị trường học cũng đã được quan tâm đầu tư xây dựng, thực
  • 19. 19 hiện tốt chương trình kiên cố hóa trường học, xóa xã trắng về trường mầm non và phổ cập mẫu giáo 5 tuổi. 1.1.7. Hạ tầng kỹ thuật + Giao thông: Trong giai đọan 2000-2015, đặc biệt giai đọan 2005-2010, diện mạo nông thôn vùng U Minh Hạ đã thay đổi đáng kể. Đó là mạng lưới giao thông đường bộ kết hợp với giao thông thủy, lưới điện và các công trình phúc lợi công cộng. Các tuyến đường quan trọng đã và đang được đầu tư xây dựng, kết nối giao thông nội huyện và liên kết với các huyện trong vùng. Nổi bật là các tuyến từ Khánh An đến Cụm khí điện đạm 6,8km; tuyến đường Tắc Thủ - U Minh 30,4km; tuyến đường Tắc Thủ - Co xáng - Đá bạc; tuyến U Minh – Khánh Hội 17,1km và nhiều tuyến đường về trung tâm các xã Khánh Hòa, Khánh Tiến, Khánh Thuận… Đặc biệt, đường khu vực rừng tràm được xây dựng để bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng với qui mô đường giao thông nông thôn loại A đã được xây dựng bao quanh chu vi Vườn Quốc gia. Có thể nói mạng đường giao thông từ cấp xã đến huyện và liên ấp được đầu tư từ ngân sách nhà nước cũng như sự đóng góp của các tổ chức quốc tế đặc biệt là chính phủ Nhật Bản và cộng đồng cư dân, đã đóng vai trò cực kỳ to lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội vùng U Minh Hạ. Bên cạnh giao thông đường bộ, mạng lưới giao thông thủy cũng rất tiện lợi trong toàn vùng U Minh Hạ bởi hệ thống sông và kênh mương được xây dựng vừa có tác dụng ngăn mặn, tiêu nước phục vụ sản xuất. Hệ thống đê biển, đê bao rừng, cống dưới đê được đầu tư tương đối hoàn chỉnh, đảm bảo ngăn mặn cho rừng tràm và sản xuất nông nghiệp đồng thời giữ nước phòng cháy chữa cháy rừng trong mùa khô. Trong toàn lâm phần Vườn Quốc gia đã đấu nối các tuyến đường nhựa, bê tong như: Tuyến đường nhựa trung tâm; tuyến đường nhựa T21 từ trung tâm về trạm T21; từ Trạm T21 về đến trạm Kinh đuuwngs và từ Trạm Kênh Đừng đến lộ trung tâm 1.200; tuyến đá xô bồ từ Trung tâm T21 đến trạm T19; Tuyến T90 từ trạm T21-90 đến T27-90; Tuyến T27 từ T90 đến T100; tuyến T100 từ T21 đến T27; tuyến T96 tưc T21 đến T27; tuyến T23 từ T96 đến T100. Nhìn chung chu vi toàn lâm phần Vườn Quốc gia đã được thông suốt. + Thông tin liên lạc: Hoạt động của đài truyền thanh với tổng thời lượng tiếp âm, phát sóng trong năm 2010 lên đến 2.018 giờ, đạt 102% kế hoạch. Trong đó thời lượng tiếp đài tiếng nói Việt Nam và đài phát thanh - truyền hình tỉnh tới 1.483 giờ, đài địa phương hơn 534 giờ. Chất lượng thông tin đã cung cấp kịp thời những tin tức cần thiết cho cộng đồng. Hoạt động phát hành báo chí được quan tâm đảm bảo nhu cầu bưu chính của vùng. + Sử dụng điện Đến nay, tại huyện U Minh và Trần Văn Thời, tổng số hộ sử dụng điện đạt trên 98% số hộ trong toàn huyện. Cả hai huyện đều có các trạm điện trung thế và hạ thế với lưới điện tương đối hoàn chỉnh. Đây là điểm rất đáng ghi nhận trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của vùng trong những năm qua, nó đã cải thiện đáng kể đời sống cộng đồng trong sinh hoạt và sản xuất.
  • 20. 20 1.2. Phân tích, đánh giá hiện trạng các loại tài nguyên du lịch, tiềm năng du lịch sinh thái và các loại sản phẩm du lịch của khu vực Vườn Quốc gia U Minh Hạ. 1.2.1 Đánh giá hiện trạng các loại tài nguyên du lịch Tỉnh Cà Mau có diện tích rừng tự nhiên khá lớn với tính đa dạng sinh học cao, có giá trị đối với hoạt động du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái là các hệ sinh thái đất ngập nước và các sân chim. Các hệ sinh thái đất ngập nước rất đặc thù và phong phú về mặt đa dạng sinh học: Vườn Quốc gia U Minh Hạ, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, sân chim Đầm Dơi… Rừng tràm U Minh Hạ trước kia có diện tích đến 90.000 ha. Trải qua thời gian, khu rừng này đã bị tàn phá nhiều bởi bom đạn chiến tranh, bởi nạn cháy rừng, việc bố trí dân cư sinh sống trong lâm phần và một phần diện tích rừng đã được chuyển sang xây dựng các khu tái định cư và các khu kinh tế mới nên đến nay diện tích rừng còn khoảng 50.000 ha. Trong chiến tranh chống Mỹ, rừng U Minh là căn cứ kháng chiến của quân và dân giải phóng vùng đất Cà Mau. Hiện nay, ngoài diện tích 8.527,8 ha rừng đặc dụng thuộc Vườn Quốc gia U Minh Hạ, rừng U Minh Hạ còn lại là rừng kinh tế, mặc dù vậy diện tích rừng còn hiện nay thực sự là những điểm tài nguyên có giá trị, mang tính đặc thù của du lịch Cà Mau. Việc liên kết giữa các vườn quốc gia, khu bảo tồn, các cơ quan tổ chức làm du lịch tạo ra các tour du lịch liên kết các địa điểm trên sẽ tăng tính hấp dẫn và mang lại hiệu quả cao hơn. 1.2.1.1. Tài nguyên thiên nhiên: 1.2.1.1.1. Thực vật: - Quần hợp Năng là kiểu thảm thực vật hình thành sau khi rừng tràm bị cháy tạo thành một vùng đất trũng úng nước phèn, trong mùa khô đất bị phơi khô, mùa mưa ngập nước 20 – 50 cm. Cỏ Năng ngọt và Năng kim phát triển mạnh, cây gỗ tái sinh có mật độ rất thấp, rất thuận lợi cho các loài chim sinh sống. Các loài chim nước cũng đặc biệt phong phú như các loài cò lùn (Ixobrychus, Dupetor) gà lôi nước cánh vàng và xích (Porphyrio porphyrio). - Trảng dớn - choại trên đất than bùn: đây là kiểu thảm thực vật hình thành sau khi rừng tràm trên đất than bùn bị cháy (nhưng lớp than bùn còn một phần). Lớp than bùn dầy có nơi đến 1,5 m, thường ẩm ướt vào mùa mưa, là nơi sinh trưởng thuận lợi cho các loài dớn, choại. Khu vực này thường có sự xuất hiện của một số loài như tràm, móp, bí bái, tạo nên sự đa dạng cho các quần xã thực vật ở đây và cũng là nơi sinh sống của một số loài thú lớn như: Nai (Cervus unicolor), khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis), heo rừng (Sus scrofa), tê tê Java (Manis javanica). - Sinh cảnh cỏ ngập sâu: sinh cảnh cỏ ngập sâu thường tập trung nơi địa hình trũng, đất ngập nhiều tháng trong năm hoặc ngập thường xuyên. Độ sâu ngập nước sâu ở thời điểm cao nhất có thể đến trên 1m. Thực vật đặc trưng chiếm ưu
  • 21. 21 thế là Năng, môn nước (Sacciolepis myuros) đây là vùng sinh sản và phát triển của một số loài cá nước ngọt. - Sinh cảnh cỏ không ngập: sinh cảnh cỏ nơi cao không ngập thường tập trung nơi địa hình cao hoặc nước không vào do đê, cống ngăn chặn, mùa mưa mực nước ngập dưới 50cm trong thời gian ngắn. Thực vật đặc trưng chiếm ưu thế cỏ đuôi chồn, Sậy. - Vườn quốc gia U Minh Hạ rất đa dạng và phong phú về động vật lẫn thực vật (cây cảnh, cây thuốc, cây trong sách đỏ…). Ngoài ra, đây là vùng đất ngập nước theo mùa nên sinh cảnh rừng tràm U Minh Hạ có nhiều vùng sinh thái rất phù hợp cho việc du lịch sinh thái như: đi câu cá, chèo thuyền trên các kênh rạch, tham quan rừng nguyên sinh, xem gác kèo ong ngắm nhìn nhưng tổ ong mật, xem thú rừng, xem chim, thưởng thức những buổi cơm gia đình bằng những loại đặc sản của rừng (lẩu lươn, lươn um, cá nướng, cá kho tộ)… 1.2.1.1.2. Động vật: Thảm thực vật ngập nước đã tạo nơi cư trú thuận lợi cho nhiều loài động vật hoang dã. Các loài thú có giá trị khoa học là Tê tê Java (Manis javanica); Rái cá vuốt bé (Amblonyx (Aonyx) cinerea); Rái cá lông mũi (Lutra sumatrana); cầy giông (Viverra zibetha); cầy hương (Viverricula indica); Mèo rừng (Prionailurus (Felis) bengalensis), Mèo cá (Prionailurus (Felis) viverrinus), Dơi chó tai ngắn (Cynoterus brachyotis); Dơi ngựa lớn (Pteropus vampirus). Những loài thú quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam năm 2007 và trong Nghị định 32/2006 ngày 30/3 năm 2006 của Chính phủ là: Cầy giông (IIB); Cầy giông đốm lớn (E, IIB); Rái cá vuốt bé (V); Rái cá lông mũi (V); Sóc chuột lửa (V); Sóc lửa (R); Dơi chó tai ngắn (R); Dơi ngựa lớn (R); Nghiên cứu của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật cũng đã xác định được 91 loài chim với mức đa dạng rất cao. Các loài chim nước cũng đặc biệt phong phú như các loài cò lùn (Ixobrychus, Dupetor) gà lôi nước cánh vàng và xích (Porphyrio porphyrio). Các loài chim nước di cư gồm: diệc, cò bợ, choi choi, choắt, rẽ., là những loài có vùng làm tổ ở phương Bắc như Nhật, Trung Quốc, Nga. Các loài cò, diệc, lele choi choi thường xuất ven kênh rạch, đầm nước, bãi trống trong vùng. Già đẫy Java phân bố tại các vùng mở rộng sang phía các phân trường Trần Văn Thời (công ty LN U Minh Hạ), U Minh III (cũ). Các loài chim đang bị đe dọa tuyệt chủng trên thế giới được ghi nhận Già đãi java (Leptoptilos javanicus), diệc (Adea sp), le khoang cổ (Xenerhynchus asiaticus) Các loài lưỡng cư (Amphibia) và bò sát (Reptilia) rất phổ biến trong rừng tràm U Minh Hạ. Số liệu điều tra mới đây đã thống kê được 11 loài lưỡng thê và 36 loài bò sát. Phần lớn các loài lưỡng thê thuộc Bộ không đuôi (Amura) như: Cóc nhà (Bufo melanostictus), Ếch đồng (Hoplobatrachus rugulosus); Các loài bò sát chủ yếu thuộc Bộ có vẩy (Squamata) như: Trăn gấm (Python reticulatus); Rắn hổ ngựa (Elophe radiata), Rắn hổ chúa (Ophiophagus hannah). Những loài bò sát quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam năm 2007 và trong Nghị định 32/2006 ngày 30/3 năm 2006 của Chính phủ là: Tắc kè (T); Trăn
  • 22. 22 đất (V, IIB); Rắn ráo thường (T, IIB); Rắn ráo trâu (V, IB); Rắn sọc da (IB); Rắn cạp nong (T, IIB); Răn hổ mang (T, IIB). 1.2.1.1.3. Thủy sản: Rừng tràm U Minh Hạ là nơi sinh sống của nhiều loài cá nước ngọt. Tổng hợp nhiều kết quả khảo sát cho thấy thành phần thủy sản ở Vườn Quốc gia U Minh Hạ có khoảng 37 loài cá thuộc 19 họ. Trong đó có 9 loài cá kinh tế là các loài cá Rô đồng (Anabas Testudineus); Thát lát (Notopterus notopterus): Lóc đen (Ophicephalus Striatus); Dày (Ophicephalus lucius); Lóc bông (Ophicephalus micropeltes); Sặc rằn (Trichogaster Pectoralis); Sặc bướm (Trichopterus trichopterus); Trê vàng (Clarias Macrocephalus); Trê trắng (Clarias batrachus). Trong các loài cá trên có 2 loài được xếp vào sách đỏ Việt Nam gồm cá Trê trắng (Clarias batrachus) và cá Còm (Chitala ornata). Mức độ đe dọa các loài nói trên ở bậc T (bị đe dọa). Các loài cá trên được phân thành 2 nhóm là cá đồng và cá sông. Tuy nhiên, do ở xa các hệ thống sông lớn ở ĐBSCL nên nhóm cá bản địa đóng vai trò quan trọng đối với nguồn lợi thủy sản ở Vườn Quốc gia U Minh Hạ. Cá đồng là các loài cá bản địa có khả năng chịu đựng nước phèn và hàm lượng Oxy tương đối thấp và môi trường khắc nghiệt. Nhóm cá này tồn tại và phát triển trong các thủy vực (kênh, lung, bàu, rừng tràm) ít di cư, mùa khô chúng rút xuống những lung, bàu trũng và chịu được môi trường khắc nghiệt (pH và oxy thấp, môi trường chật hẹp) nhờ có cơ quan hô hấp phụ. Trong mùa mưa phần lớn diện tích của Vườn Quốc gia U Minh Hạ bị ngập nước, các loài cá di chuyển phát tán rộng trong khu rừng tràm và các kênh rạch tìm kiếm thức ăn và sinh sản, trong mùa này phiêu sinh vật cũng phát triển mạnh tạo nên nguồn thức ăn phong phú cả về thành phần lẫn số lượng. 1.2.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn: Rừng tràm ở U Minh Hạ đã in đậm khí phách hào hùng của những cuộc đấu tranh cách mạng chống áp bức, chống giặc ngoại xâm. Đó là lịch sử đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc, chống Pháp, chống Mỹ đầy hy sinh, gian khổ, đau thương, bất khuất và rất hào hùng qua nhiều thế hệ. Nhiều thế hệ chiến sĩ cách mạng ưu tú, nhiều đồng chí lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta đã từng sống và chiến đấu ở đây. Rừng U Minh là một vùng địa lý đặc thù đã ghi dấu ấn sâu sắc trong tiềm thức và tình cảm của nhân dân Nam Bộ nói riêng và người Việt Nam nói chung, bởi U Minh là căn cứ kháng chiến chống Pháp của nghĩa quân Nguyễn Trung Trực (1868), của hai anh em Đỗ Thừa Luông và Đỗ Thừa Tự (1872). Đặc biệt là từ khi có Đảng lãnh đạo (1930 - 1975) rừng U Minh Hạ là một vùng căn cứ địa cách mạng của Nam Bộ trong suốt hai thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, góp phần to lớn trong cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước. Để giành được chiến thắng quân và dân U Minh đã vượt qua bao khó khăn gian khổ, đem hết sức người, sức của, anh dũng chiến đấu để bảo vệ cơ sở cách mạng, bảo vệ căn cứ.
  • 23. 23 Ngoài ra, Vườn Quốc gia U Minh Hạ còn có một số di tích lịch sử như công binh xưởng, trạm quân y, hầm bí mật, Làng rừng (giai đoạn 1958 – 1960). Đây cũng chính là các di tích đang được lập hồ sơ và phục dựng lại để đưa vào phục vụ tham quan du lịch. Vườn Quốc gia U Minh Hạ có các làng nghề truyền thống, các đặc sản có nguồn gốc từ hệ sinh thái rừng tràm như nghề gác kèo ong. Nếu chúng ta khéo léo trong việc kết hợp các làng nghề truyền thống, các đặc sản của rừng tràm và tái hiện lại làng rừng xưa sẽ góp phần cho du lịch sinh thái sinh động và hiệu quả. 1.2.2. Đánh giá các điều kiện để phát triển du lịch sinh thái của khu vực Vườn Quốc gia U Minh Hạ: - Về hạ tầng giao thông kết nối với rừng Vườn Quốc gia U Minh Hạ: Vườn Quốc gia U Minh Hạ nằm cách Thành phố Cà Mau khoảng 25km về phía Tây bắc (Tỉnh Cà Mau). Trên cơ bản, hệ thống giao thông giữa Vườn quốc gia đến các huyện, xã, ấp đều đã được kết nối thông suốt có tuyến thì lộ nhựa, có tuyến thì lộ bê tông. Trong toàn lâm phần Vườn Quốc gia đã đấu nối các tuyến đường nhựa, bê tong như: Tuyến đường nhựa trung tâm; tuyến đường nhựa T21 từ trung tâm về trạm T21; từ Trạm T21 về đến trạm Kinh đuuwngs và từ Trạm Kênh Đừng đến lộ trung tâm 1.200; tuyến đá xô bồ từ Trung tâm T21 đến trạm T19; Tuyến T90 từ trạm T21-90 đến T27-90; Tuyến T27 từ T90 đến T100; tuyến T100 từ T21 đến T27; tuyến T96 tưc T21 đến T27; tuyến T23 từ T96 đến T100. Nhìn chung chu vi toàn lâm phần Vườn Quốc gia đã được thông suốt. - Hệ thống thông tin liên lạc: Trên toàn lâm phần đều được phủ sóng di động VNPT và Viettel. Ngoài ra còn có một hệ thống bộ đàm nội bộ. - Hiện trạng cấp thoát nước: Các trạm chốt trong toàn lâm phần nơi có hệ thống nước sạch sử dụng, có nơi phải khoan nước ngầm để sử dụng. + Khu vực hành chính cơ quan hệ thống nước sạch (nước máy và nước giếng khoan); + Các trạm sử dụng hệ thống nước giếng khoan đã bố trí đầy đủ ở các trạm - Hiện trạng cơ sở lưu trú cho khách du lịch: Chưa có; - Hiện trạng phương tiện vận chuyển cho khách du lịch: chỉ 01 thuyền máy; - Dịch vụ khác (vui chơi, giải trí): các hình thức tham quan chưa đa dạng; - Hiện trạng hệ thống cơ sở ăn uống phục vụ khách du lịch: có một căn tin phục vụ các thức ăn đặc sản dịa phương. Tóm lại, cơ sở vật chất phục vụ cho du lịch sinh thái chưa đạt, các hoạt động du lịch chưa đa dạng, chưa có sản phẩm du lịch đặc trưng 1.2.3. Đánh giá hiện trạng phát triển du lịch sinh thái VQG U Minh Hạ: 1.2.3.1. Hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Cà Mau có gắn kết với phát triển du lịch Vườn Quốc gia U Minh Hạ: Doanh thu ngành du lịch của tỉnh Cà Mau năm 2017 ước đạt 670 tỷ đồng, tăng 35,88% so cùng kỳ. Lượt khách lưu trú năm 2017 đạt 1.240 ngàn lượt khách,
  • 24. 24 tăng 11,3% so với cùng kỳ. Doanh thu ngành du lịch tăng là do các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch để thu hút khách liên tục được triển khai, các sản phẩm và dịch vụ du lịch ngày càng được nâng cao về chất lượng, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch được quan tâm đầu tư đã thu hút được nhiều du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ ngơi. Về khách du lịch nội địa, khách nội địa đến Cà Mau lớn hơn nhiều so với lượng khách quốc tế do tài nguyên du lịch ở đây phù hợp phục vụ cho khách nội địa hơn, đồng thời xu thế khách du lịch nội địa đi du lịch trong nước ngày càng tăng. Trong vòng vài năm trở lại đây được UBND tỉnh và Tổng cục Du lịch đã quan tâm cấp vốn để đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch, đầu tư phát triển các khu du lịch mới nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch và tạo thế cạnh tranh so với các tỉnh trong khu vực, lượng khách du lịch nội địa bắt đầu có xu hướng tăng trưởng. Hiện nay, khách du lịch quốc tế đến Cà Mau mới chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng lượng khách đến, trung bình mỗi năm chưa đến 4%. Mặc dù vậy, lượng khách du lịch quốc tế đến Cà Mau ngày một tăng, năm sau cao hơn năm trước. Về cơ cấu chi tiêu của khách: cũng như ở các tỉnh khác, cơ cấu chi tiêu của khách du lịch đến Cà Mau còn chưa hợp lý, doanh thu từ các dịch vụ ăn uống, bán hàng hóa tiêu dùng chiếm đa số trong tổng doanh thu du lịch, ngược lại doanh thu từ các dịch vụ lưu trú, vận chuyển khách, tham quan giải trí… nhìn chung còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của Cà Mau nói chung và U Minh Hạ nói riêng. Điều quan trọng hiện nay là thời gian lưu trú của khách tại Cà Mau còn thấp (1,24 - 1,35 ngày). Ngoài ra, các mặt hàng lưu niệm, các hàng hoá đặc sản đặc trưng của tỉnh chưa phong phú và thiếu nên đã hạn chế đến sức chi tiêu của khách đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Tuy nhiên, so với các tỉnh khác trong vùng thì số khách quốc tế đến Cà Mau trong tổng số còn rất khiêm tốn. Nguyên nhân cơ bản là khoảng cách di chuyển đến Cà Mau khá xa, trong khi đó sản phẩm du lịch khá tương đồng với với các tỉnh trong Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Ngoài ra, khả năng tiếp thị cũng như tuyên truyền quảng bá còn hạn chế, hơn nữa Cà Mau cũng chưa tạo ra được các sản phẩm độc đáo, đặc thù của địa phương mình để giới thiệu cho khách du lịch… - Nghiên cứu các chỉ tiêu về khách du lịch quốc tế đến Cà Mau những năm gần đây cho thấy số lượng khách có tăng nhưng không ổn định, đồng thời ngày lưu trú của khách quốc tế nhìn chung không tăng trưởng. Điều này cho thấy Cà Mau nói chung và U Minh Hạ nói riêng còn có những hạn chế sau: + Chưa có sức hấp dẫn du khách, chưa cạnh tranh được với các tỉnh trong khu vực, do đó chưa tạo được nguồn khách ổn định; + Các sản phẩm du lịch chưa phong phú và đa dạng, chưa đáp ứng nhu cầu của khách nên không giữ được khách lưu trú dài ngày; + Ở các điểm du lịch còn ít các dịch vụ và các sản phẩm có chất lượng cao, hấp dẫn du khách;
  • 25. 25 + Công tác tổ chức tiếp thị, tuyên truyền quảng bá còn hạn chế; + Việc tổ chức kết nối tour đưa đón khách chưa tốt. 1.2.3.2 Đánh giá hiện trạng phát triển du lịch Vườn Quốc gia U Minh Hạ: Vườn Quốc gia U Minh Hạ xét ở góc độ quốc gia, đây là điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia; đồng thời cũng là điểm du lịch có ý nghĩa địa phương, tạo nét đặc thù của tỉnh Cà Mau. Do đó, có thể thấy rằng Vườn Quốc gia U Minh Hạ là một trong những điểm du lịch rất tiềm năng cần tập trung đầu tư phát triển. Mặt khác, Vườn quốc gia U Minh Hạ được xem như là điểm nhấn ở không gian du lịch phía Tây của tỉnh với dải rừng ngập mặn ven biển, là một phần của khu dự trữ sinh quyển, là tài nguyên quí báu của tự nhiên, đồng thời là nơi có thể phát triển du lịch sinh thái hấp dẫn của Cà Mau nói riêng và cả nước nói chung. Ngoài ra, Vườn Quốc gia U Minh Hạ có thể kết nối với điểm du lịch như khu dự trữ sinh quyển, hòn Đá Bạc, nhà bác Ba Phi, lễ hội Nghinh Ông, đầm Thị Tường, khu căn cứ Xẻo Đước, Mũi Cà Mau để tạo ra các sản phẩm du lịch như du lịch sinh thái cộng đồng, du lịch tham quan, du lịch văn hóa… Trên cơ sở tiềm năng đó, trước đây quy hoạch khu du lịch sinh thái Vườn Quốc gia U Minh Hạ có quy mô khoảng 1.770ha, bao gồm toàn bộ phân khu dịch vụ hành chính Vườn Quốc gia U Minh hạ 755ha và một phần phân khu phục hồi sinh thái rừng ngập nước 1.015ha, đã được UBND tỉnh Cà Mau phê duyệt Quy hoạch tỷ lệ 1/5000, tại Quyết định số 1016/QĐ-UBND, ngày 04 tháng 7 năm 2008. Đên năm 2013 thực hiện Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng; Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 11 năm 2011 về Quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CPngày 24/12/2010 của Chính phủ, về Tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng. Vườn Quốc gia U Minh Hạ lập Quy hoạch bảo tồn phát triển bền vững Vườn Quốc gia U Minh Hạ đến năm 2020 và điều chỉnh tăng diện tích Vườn Quốc gia đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số: 1024/QĐ-TTg ngày 07 tháng 6 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt điều chỉnh tăng diện tích Vườn Quốc gia U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau. Uỷ ban Nhân dân tỉnh Cà Mau phê duyệt theo Quyết định số: 1444/QĐ-UBND ngày 24 tháng 8 năm 2016của UBND tỉnh Cà Mau về việc phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Vườn Quốc gia U Minh Hạ đến năm 2020. Trong đó quy hoạch Du lịch sinh thái với Quy mô: 1.318,5ha (Phân khu dịch vụ hành chính 743,6 ha và Phân khu phục hồi sinh thái là 574,9 ha). Quá trình triển khai Quy hoạch đã có một số kết quả hoạt động như sau: Số liệu thống kê theo dõi, tổng số khách du lịch đến vườn U Minh Hạ có xu hướng tăng qua các năm trong giai đoạn 2013 – 2017. Cụ thể, năm 2013 tổng số khách du lịch đến Vườn Quốc gia U Minh Hạ là 13.016 lượt khách, đến năm 2017 tốc độ tăng bình quân khách du lịch giai đoạn 2014 – 2017 là 11,06%/năm. Tổng doanh thu du lịch có xu hướng tăng, chủ yếu tăng do doanh thu câu cá. Tốc độ tăng bình quân doanh thu du lịch giai đoạn 2014 – 2017 là 5,92%/năm. Bảng 04: Thống kê khách du lịch giai đoạn năm 2013 – 2017
  • 26. 26 Năm 2013 2014 2015 2016 2017 Tốc độ tăng giai đoạn 2014 – 2017 (%) Tổng số khách (người) 13,016 14,320 16,886 16,459 20,941 12.62 Doanh thu dịch vụ tham quan và câu cá (đồng) 130,160,000 143,200,000 168,860,000 164,590,000 435,820,000 35.27 Doanh thu thuê căn tin (đồng) 247,020,000 247,020,000 247,020,000 247,020,000 247,020,000 - Tổng doanh thu (đồng) 377,180,000 390,220,000 415,880,000 411,610,000 682,840,000 16.00 Nguồn số liệu từ phòng du lịch sinh thái VQG U Minh Hạ - Đối với VQG U Minh Hạ hoạt động du lịch sinh thái, đang ở giai đoạn khởi điểm, chỉ tạo điều kiện cho khách vào tham quan hệ sinh thái rừng, và thưởng thức các món ăn ẩm thực từ hương vị đặc trưng miền song nước và rừng U Minh, dịch vụ câu cá, dịch vụ tham quan bằng xuồng. Về trình độ nguồn nhân lực, tổng số lao động phục vụ cho hoạt động du lịch của vườn là 07 người, trong đó 06 người có trình độ đại học, 1 người có trình độ cao đẳng. Hiện nay đề án du lịch sinh thái Vườn quốc gia U Minh Hạ, đang trong giai đoạn hoàn chỉnh chưa được cấp thẩm quyền phê duyệt. Tuy nhiên, trong thời gian qua về mặt chủ trương ở địa phương Vườn quốc gia U Minh Hạ vẫn tổ chức phát triển du lịch sinh thái, nhưng trên thực tế hiện nay vẫn đang trong giai đoạn kêu gọi đầu tư chưa có doanh nghiệp tham gia đầu tư. Do những thay đổi về quy hoạch khu vực du lịch sinh thái và các công trình phục vụ du lịch sinh thái cũng thay đổi vị trí đầu tư xây dựng, các công trình phục vụ du lịch sinh thái chưa được đầu tư xây dựng nên việc phát triển du lịch sinh thái trong các năm qua ở Vườn Quốc gia U Minh Hạ chưa phát triển đúng với tiềm năng, chưa khai thác được các thế mạnh của Vườn để tạo ra nguồn thu từ du lịch sinh thái. Các hạn chế trên cần được khắc phục sớm, tiến tới triển khai thực hiện sau khi quy hoạch bảo tồn và phát triển Vườn Quốc gia U Minh Hạ đến năm 2020 đã được phê duyệt. 1.3. Phân tích SWOT: 1.3.1. Điểm mạnh: - Tính đa dạng về sinh học (thảm thực vật, hệ động vật quý hiếm, hệ sinh thái rừng tràm…), VQG U Minh Hạ hoàn toàn có cơ sở để phát triển những sản phẩm du lịch sinh thái không trùng lặp so với nhiều địa phương khác trong Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. - Về hình ảnh du lịch: VQG U Minh Hạ được xem là một nơi du lịch kỳ thú, đây được xem như một điểm mạnh mà nhiều địa phương lân cận không có được. Do đó cần duy trì và phát huy hình ảnh đã có và tạo được những hình ảnh đặc trưng để Vườn Quốc gia U Minh Hạ thực sự là điểm đến hấp dẫn trong mắt du khách là hết sức quan trọng.
  • 27. 27 - Vườn Quốc gia U Minh Hạ là vùng căn cứ địa cách mạng có ý nghĩa lịch sử lớn, với dấu ấn làng rừng, đây là một điểm mạnh và là một đặc trưng của Vườn. Do đó, cần phát huy điểm mạnh này. - Ngoài ra, Vườn Quốc gia U Minh Hạ còn có những làng nghề truyền thống rất đặc trưng như gác kèo ong, đan đát, làm mắm, nuôi cá đồng… Và các đặc sản như mật ong rừng, khô, mắm lóc, chuối ép khô… Đây là những tiềm năng để phát triển các sản phẩm du lịch như du lịch văn hóa, du lịch ẩm thực. - Hệ thống các kênh đan xen trong rừng U Minh Hạ rất thuận tiện để phát triển các tour du lịch đường thủy. - Hệ thống đường bộ và đường xuyên rừng tạo điều kiện cho rừng U Minh Hạ hình thành các tour du lịch kết hợp đường thủy, đường bộ góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch. 1.3.2. Điểm yếu: - Lực lượng lao động hoạt động lĩnh vực du lịch còn thiếu và chưa chuyên nghiệp. - Cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch như cơ sở lưu trú, các điểm ăn uống chưa được hình thành. - Các sản phẩm du lịch chưa đa dạng, chưa khai thác hết tiềm năng tài nguyên thiên nhiên của vườn. - Mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) phải tập trung công tác phòng chống cháy do đó phần nào cũng ảnh hưởng đến hoạt động du lịch ở Vườn Quốc gia. - Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ chưa được chú trọng đầu tư. 1.3.3. Cơ hội: - Nhu cầu du lịch trên thế giới và khu vực đang ngày một tăng, con người đang thân thiện với thiên nhiên thông qua du lịch sinh thái. - Mức sống dân cư ngày một tăng, do đó người dân cũng có nhu cầu đi du lịch nhiều hơn. - Nhu cầu du lịch sinh thái, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch ẩm thực, du lịch khám phá đang có xu hướng phát triển mạnh. - Tỉnh đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho vườn U Minh Hạ phát triển du lịch 1.3.4. Thách thức: - Đối mặt với sự cạnh tranh của các khu du lịch một số địa phương có tiềm năng ở trong tỉnh cũng như trong vùng. - Nguy cơ tác động ảnh hưởng đến môi trường sinh thái khi phát triển du lịch - Nhận thức của người dân về phát triển du lịch sinh thái còn hạn chế.
  • 28. 28 SWOT Các cơ hội (Opportunities – O) O1- Nhu cầu du lịch thế giới và khu vực, đặc biệt du lịch sinh thái có xu hướng tăng O2- Mức sống dân cư tăng, người dân có nhu cầu đi du lịch nhiều hơn. O3- Nhu cầu du lịch sinh thái, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch ẩm thực, du lịch khám phá đang có xu hướng phát triển mạnh O4- Tỉnh đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho Vườn U Minh Hạ phát triển du lịch Các thách thức (Threats – T) T1 – Đối mặt với sự cạnh tranh của các khu du lịch có tiềm năng T2 – Nguy cơ tác động ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. T3 - Nhận thức của người dân về phát triển du lịch sinh thái còn hạn chế. Các điểm mạnh (Strengths – S) S1 – Tính đa dạng về sinh học S2- Vườn quốc gia U Minh Hạ được xem là một nơi du lịch kỳ thú S3 – Vườn quốc gia U Minh Hạ là vùng căn cứ địa cách mạng có ý nghĩa lịch sử lớn. S4 – Có làng nghề truyền thống rất đặc trưng S6- Hệ thống các kênh đan xen trong rừng. S7- Hệ thống đường bộ và đường xuyên rừng Tận dụng cơ hội để phát huy điểm mạnh S1, S2,S3,S4,/ O1,O2,O3: Phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch học tập nghiên cứu, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch khám phá để đáp ứng nhu cầu du khách. S6,S7 / O4 – phát triển các tour du lịch kết hợp đường thủy, đường bộ. Tận dụng điểm mạnh để hạn chế thách thức S1,S2,S3S4/ T1 : Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, tăng cường liên kết, quảng bá và tiếp thị. S1,S2,S3S4/ T2,T3: Tăng cường bảo vệ phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, nâng cao nhận thức của cộng đồng, giải pháp về quản lý phát triển du lịch sinh thái. Các điểm yếu (Weaknesses – W) W1 – Lực lượng lao động hoạt động lĩnh vực du lịch còn thiếu và chưa chuyên nghiệp W2 – Cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch như cơ sở Nắm bắt cơ hội để khắc phục điểm yếu W1,W3,W5 /O1,O2,O3: Tăng cường phát triển nguồn nhân lực, đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Tăng cường liên kết, quảng bá và tiếp Giảm các điểm yếu để ngăn chặn các thách thức W1,W2,W3,W5/ T1,T3: Phát triển nguồn nhân lực tại các đơn vị hoạt động du lịch và tại các
  • 29. 29 lưu trú, các điểm ăn uống chưa hình thành W3 – Các sản phẩm du lịch chưa đa dạng, chưa khai thác hết tiềm năng tài nguyên thiên nhiên W4- Mùa khô phải tập trung công tác phòng chốn cháy, ảnh hưởng đến hoạt động du lịch ở Vườn quốc gia U Minh Hạ W5- Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch tại Vườn quốc gia U Minh Hạ chưa được chú trọng đầu tư. thị. W2,W4 / O4: Tăng cường đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch, cơ chế tài chính phục vụ phát triển du lịch gắn với phát triển bền vững. Tăng cường quản lý phát triển du lịch sinh thái. cơ quan quản lý nhà nước về du lịch. Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tăng cường liên kết, xúc tiến quảng bá du lịch. Nâng cao nhận thức cộng đồng về phát triển du lịch winh thái bền vững. W4 /T2: Tăng cường bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học.
  • 30. 30 Phần 2: ĐỀ XUẤT ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VƯỜN QUỐC GIA U MINH HẠ ĐẾN NĂM 2025 2.1. Xu hướng phát triển du lịch của tỉnh Cà Mau: - Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù trên cơ sở tiềm năng, lợi thế; nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của du khách. Xây dựng sản phẩm du lịch Cà Mau bằng các loại hình phù hợp như: du lịch địa lý, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng gắn với hệ thống rừng ngập nước và du lịch ngư, nông, lâm nghiệp để du lịch Cà Mau trở thành điểm đến hấp dẫn, có uy tín và sức cạnh tranh cao. - Tập trung mọi nguồn lực xây dựng và phát triển sản phẩm, tổ chức hiệu quả các hoạt động quảng bá, giới thiệu hình ảnh du lịch Cà Mau bằng nhiều hình thức với khách du lịch trong và ngoài nước. - Tập trung hướng đến thị trường khách du lịch nội địa, từng bước thu hút khách quốc tế. 2.2. Các điều kiện cơ bản để phát triển du lịch sinh thái của khu vực Vườn Quốc gia U Minh Hạ và Khu bảo tồn thiên nhiên: - Phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc gia U Minh Hạ phải đảm bảo phát huy những giá trị về cảnh quan, tài nguyên thiên nhiên và những nét đặc sắc về văn hóa xã hội của Vườn Quốc gia và vùng đệm để phục vụ cho các hoạt động du lịch, nghỉ ngơi, giải trí của du khách, đồng thời đem lại lợi ích cho cộng đồng dân cư ở địa phương. Thông qua đó, nâng cao ý thức của xã hội đối với các giá trị của hệ sinh thái. Góp phần bảo vệ những giá trị của hệ sinh thái ngập nước, bảo vệ đa dạng sinh học. Gắn hiệu quả và lợi ích của du lịch sinh thái với việc bảo vệ môi trường và lợi ích kinh tế của địa phương. - Phát triển du lịch sinh thái phù hợp với đặc điểm của địa phương về địa hình, địa chất, khí hậu, thủy văn, cảnh quan và tiềm năng phát triển, phù hợp với mục tiêu đầu tư là nhằm đáp ứng tối ưu nhu cầu về vui chơi giải trí và nghỉ ngơi của người dân, các công trình du lịch sinh thái không phải tách bạch riêng rẽ mà kết hợp với các công trình hạ tầng trong phân khu dịch vụ - hành chính của Vườn quốc gia tạo nên một thể thống nhất, các đường, tuyến xuyên rừng đồng thời là đường tuần tra quản lý bảo vệ rừng… - Tổ chức không gian và kiến trúc của Vườn Quốc gia phải đảm bảo được các điều kiện sau: + Bảo tồn và phục hồi đa dạng sinh học của hệ sinh thái trên đất than bùn, đất ngập nước; + Sử dụng hợp lý kết hợp với nghiên cứu khoa học, tham quan du lịch và giáo dục cộng đồng. + Cải thiện đời sống dân cư của cộng đồng, giảm thiểu tác động tiêu cực đến hệ sinh thái tự nhiên. - Các công trình kiến trúc hài hòa, không được phá vỡ cảnh quan riêng của hệ sinh thái, đáp ứng cuộc sống của người dân, hỗ trợ phát triển dịch vụ du lịch.
  • 31. 31 Sử dụng tối đa vật liệu kiến trúc của địa phương, các công trình kiến trúc có quy mô vừa và nhỏ, đảm bảo an toàn cho khách du lịch và thuận lợi trong quản lý. - Đội ngũ lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch phải có kiến thức, ngoại ngữ tốt, am hiểu các đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hoá cộng đồng địa phương. Điều này rất quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của hoạt động du lịch sinh thái. - Đảm bảo các dịch vụ phục vụ du khách như dịch vụ ăn uống, nghỉ dưỡng, vận chuyển, mua sắm… làm hài lòng du khách và thu hút du khách đến khu du lịch. 2.3. Dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch: Căn cứ theo hiện trạng doanh thu, khách du lịch từ năm 2013 – 2017, tốc độ tăng bình quân doanh thu, khách du lịch giai đoạn 2014 – 2017 tại bảng 4, nhóm nghiên cứu đã đề xuất 2 phương án phát triển: Ø Phương án thấp (phương án chọn): - Giai đoạn 2018 – 2020: tốc độ tăng trưởng bình quân khách du lịch là 23,8%/năm và đến năm 2020 tổng số khách du lịch đến vườn U Minh Hạ đạt 39.734 người. Tốc độ tăng bình quân doanh thu du lịch là 298,6%/năm và đến năm 2020 tổng doanh thu đạt 43.244.495.686 đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân lao động du lịch là 200,6%/năm và đến năm 2020 đạt 100 người. Luận chứng: hiện nay doanh thu của vườn quốc gia U Minh Hạ chủ yếu từ dịch vụ tham quan và câu cá với doanh thu bình quân từ 1 du khách khoảng 33.000 đồng/người. Đến năm 2020, một số hạng mục đầu tư vào du lịch đã đi vào hoạt động như phân khu vườn sưu tập động thực vật và vườn dược liệu, phân khu trồng cây lưu niệm, một phần phân khu du lịch sinh thái. Do đó, sẽ thu hút lượng khách tại địa phương, các tỉnh lân cận và các địa phương khác đến tham quan. Ước tính bình quân, sẽ thu được 1.080.000 đồng/khách đến khu du lịch để tham quan, vui chơi, giải trí, ăn uống và mua các quà, sản vật làm quà. Trên cơ sở đó, với lượng khách là 39.734 lượt người doanh thu sẽ đạt 43.244.495.686 đồng vào năm 2020. Do xuất phát điểm doanh thu du lịch của vườn quá thấp, vì vậy khi đa dạng hóa các dịch vụ du lịch, lượng khách và mức thu được từ 1 khách tăng đột biến đã đẩy tốc độ tăng bình quân doanh thu giai đoạn 2018 – 2020 tăng đến 298,6%/năm - Giai đoạn 2021 – 2025: tốc độ tăng trưởng bình quân khách du lịch là 38,5%/năm và đến năm 2025 tổng số khách du lịch đạt 203.000 khách. Tốc độ tăng tổng doanh thu du lịch bình quân là 46,8%/năm và đến năm 2025 tổng doanh thu du lịch đạt 295 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân lao động du lịch là 8,45%/năm và đến năm 2025 đạt 150 người. Luận chứng: giai đoạn 2021 – 2025, một số phân khu được hình thành như khu tái hiện làng rừng, làng nghề, phân khu nghỉ dưỡng và phân khu du lịch sinh thái được hoàn chỉnh, đã góp phần tạo ra các sản phẩm du lịch mới. Do đó, sẽ thu hút thêm các đối tượng khách mới và tạo điều kiện các khách du lịch trước đây sẽ đến để trãi nghiệm các sản phẩm du lịch mới. Do đó, mức tốc độ tăng khách du
  • 32. 32 lịch giai đoạn 2021 – 2025 sẽ cao hơn giai đoạn trước, đạt mức 38.5%/năm. Đến giai đoạn 2021 – 2025, các dịch vụ ẩm thực, nghỉ dưỡng và sản phẩm du lịch đã hoàn thiện, do đó mức thu từ 1 khách sẽ tăng khoảng 1.456.000 đồng/khách. Vì vậy, đến năm 2025 ước tính tổng lượt khách du lịch đến vườn quốc gia U Minh Hạ đạt 202.492 người và doanh thu đạt 50.112.542.634 đồng. Do xuất phát điểm năm 2020, doanh thu du lịch của vườn đã cao, vì vậy tốc độ tăng doanh thu du lịch giai đoạn 2021 - 2025 sẽ thấp hơn giai đoạn 2018 – 2020 và đạt mức 46,8%/năm. Ø Phương án cao: Là phương án đạt được trong điều kiện khi cơ sở hạ tầng kỹ thuật đã được đầu tư đồng bộ, tạo điều kiện cho du khách có thể di chuyển thuận tiện, các cơ sở lưu trú đã cơ bản hình thành và đầy đủ tiện nghi, đồng thời một số hạng mục công trình khu tái hiện làng rừng, phân khu nghỉ dưỡng cũng đi vào hoạt động và các hoạt động xúc tiến quảng bá phải được đầu tư. Tuy nhiên, nếu đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng, yêu cầu vốn ngân sách rất lớn, đồng thời phải huy động nhiều nguồn lực xã hội để đầu tư vào các phân khu du lịch như nghỉ dưỡng, sinh thái. Điều này, có thể sẽ khó thực hiện được với điều kiện hiện nay. Bảng 05: Dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch của vườn U Minh Hạ giai đoạn 2018 – 2025 (phương án thấp) Năm 2017 Tốc độ tăng BQ gđ 2014- 2017 2020 2025 Tốc độ tăng BQ gđ 2018-2020 Tốc độ tăng BQ gđ 2021-2025 Tổng số khách (người) 20.941 11,06 39.734 202.492 23,80 38,50 Tổng doanh thu (đồng) 682.840.000 5,92 43.244.495.686 294.822.832.716 298,60 46,80 Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu Bảng 06: Dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch của vườn U Minh Hạ giai đoạn 2018 – 2025 (phương án cao) Năm 2017 2014- 2017 2020 2025 Tốc độ tăng BQ gđ 2018-2020 Tốc độ tăng BQ gđ 2021-2025 Tổng số khách (người) 20,941 11.06 44,226 239,562 28.30 40.20 Tổng doanh thu (đồng) 682,840,000 5.92 51,134,226,468 390,896,114,787 321.50 50.20 Bảng 07: Dự báo lao động phục vụ du lịch của vườn U Minh Hạ giai đoạn 2018 – 2025 Năm 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024 2025 Tốc độ tăng BQ gđ 2018 - 2020 Tốc độ tăng BQ gđ 2021 - 2025 Lao động (người) 7 7 15 100 110 120 130 140 150 200.60 8.45 Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu Khi du lịch sinh thái cộng đồng phát triển sẽ thu hút các cộng đồng dân cư của Vườn Quốc Gia tham gia hoạt động du lịch. Dự kiến khoảng 200 hộ dân sẽ tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái cộng đồng.
  • 33. 33 2.4. Lợi thế so sánh và cơ hội phát triển du lịch sinh thái của khu vực Vườn Quốc gia U Minh Hạ: - Vườn Quốc gia U Minh Hạ với phần lớn là diện tích rừng tràm, là vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển thế giới, bảo tồn đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái khu vực. Rừng tràm U Minh Hạ điển hình cho việc bảo vệ, ổn định môi trường sinh thái cho vùng Bán đảo Cà Mau, được ví như "lá phổi xanh" cho cả Nam Bộ. Giá trị và tầm quan trọng của nó đã được ghi nhận trong thư mục rừng ở các nước vùng châu Á. - Rừng ngập ở đây với nét đặc sắc riêng có là đất than bùn khá dày, nước đỏ (úng phèn); là nơi trú ngụ của nhiều động, thực vật quý hiếm; nơi cung cấp lâm sản, gieo trồng lúa, trồng các loại cây ăn quả, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản; là nơi sinh sống của các cộng đồng dân cư địa phương. - Hệ thực vật, động vật rừng tràm VQG U Minh Hạ rất phong phú. Ðây là khu bảo vệ thiết yếu bảo đảm cho sự phục hồi của các giống loài đặc hữu của hệ sinh thái ngập nước với nhiều loài được ghi trong sách đỏ của Việt Nam và còn được xem là một bảo tàng sinh thái sống về các loài thực vật thuộc hệ sinh thái ngập úng của khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Về thủy sản, dưới tán rừng U Minh Hạ ngập nước vào mùa mưa là nơi sinh sản, trú ngụ của nhiều loài cá nước ngọt như: cá lóc, cá rô, cá trê, thác lác... - Rừng tràm U Minh Hạ là vùng căn cứ địa cách mạng trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, có ý nghĩa lớn trong lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc; nơi gắn liền với nhiều di tích lịch sử cách mạng và giáo dục truyền thống yêu nước của vùng đất U Minh trung dũng, kiên cường. - Các làng nghề truyền thống như gác kèo ong, làm mắm, nuôi cá đồng… là một trong những tài nguyên du lịch nhân văn đặc thù của Vườn Quốc gia U Minh Hạ có thể phát triển du lịch sinh thái. - Các đặc sản của Vườn quốc gia như mật ong rừng U Minh, mắm cá đồng, khô… là những đặc sản có thể phát triển nhằm phục vụ cho nhu cầu mua quà của du khách. - Vườn Quốc gia U Minh Hạ có thể kết nối với các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau một cách thuận tiện. Cụ thể, Phía tây Nam tỉnh Cà Mau có nhiều điểm du lịch nổi tiếng như: khu du lịch Hòn Đá Bạc cách Cà Mau khoảng 50 km thuộc địa phận xã Khánh Bình Tây huyện Trần Văn Thời; khu du lịch Đầm Thị Tường cách Cà Mau khoản 60 km nằm cạnh kêng xáng Bà Kẹo nối ra vịnh Thái Lan giáp ranh giữa 03 huyện là Phú Tân, Trần văn Thời và Cái Nước; khu Nhà Bác Ba Phi là nhân vật huyền thoại cho nền văn hóa dân gian vùng mở đất, cách Cà Mau khoảng 50km nằm trên địa bàn xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, khu du lịch sinh thái Sông Trẹm thuộc xã Khánh Thuận huyện U Minh tỉnh Cà Mau v.v…
  • 34. 34 2.5. Phân bố không gian chức năng du lịch sinh thái: Bản đồ quy hoạch Du lịch sinh thái VQG 2.5.1. Quy hoạch các khu chức năng: - Căn cứ Quyết định số 24/2012/TTg-CP ngày 1/6/2012 của Thủ tướng chính phủ về chính sách đầu tư rừng đặc dung giai đoạn 2011 – 2020. - Quyết định số 104/2007/QĐ-BNN ngày 27/12/2007 của Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quy chế quản lý các hoạt động du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia - Căn cứ Quyết định số 1156/QĐ-UBND ngày 14 tháng 8 năm 2013 của UBND tỉnh Cà Mau về việc phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng tỉnh Cà Mau đến năm 2020; - Căn cứ Quyết định số 1444/QĐ-UBND ngày 24 tháng 8 năm 2016 của UBND tỉnh Cà Mau về việc phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Vườn Quốc gia U Minh Hạ đến năm 2020.