SlideShare a Scribd company logo
1 of 45
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
BỒ QUANG THỤY
ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ
HÀI LÒNG CỦA NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BẾN TRE
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Thành Phố Hồ Chí Minh, năm 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
BỒ QUANG THỤY
ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ
HÀI LÒNG CỦA NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BẾN TRE
Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 60340402
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. ĐINH PHI HỔ
Thành Phố Hồ Chí Minh, năm 2015
LỜI CAM ĐOAN
*
Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích
dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao
nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi.
Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của trường Đại học Kinh
tế TP.HCM.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 3 năm 2015
Tác giả luận văn
Bồ Quang Thụy
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Chương 1. GIỚI THIỆU...............................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề..........................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát..................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài..............................................................2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.................................................................3
1.4. Nội dung nghiên cứu .........................................................................................3
1.5. Kết cấu luận văn ................................................................................................4
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..................................5
2.1. Khái niệm về đầu tư...........................................................................................5
2.2. Khái niệm môi trường đầu tư.............................................................................5
2.3. Các lý thuyết về đầu tư, đầu tư quốc tế..............................................................6
2.4. Các lý thuyết về dịch vụ, chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng...7
2.5. Lý thuyết tiếp thị địa phương.............................................................................8
2.6. Tổng quan về các nghiên cứu trước đây có liên quan .......................................9
2.7. Tóm tắt.............................................................................................................12
Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................13
3.1. Mô hình nghiên cứu.........................................................................................13
3.2. Nguồn dữ liệu nghiên cứu................................................................................14
3.2.1. Nguồn dữ liệu thứ cấp ..........................................................................14
3.2.2. Nguồn dữ liệu liệu sơ cấp ......................................................................15
3.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................15
3.4. Quy trình nghiên cứu......................................................................................16
3.5. Phương pháp xử lý số liệu..............................................................................16
3.5.1. Mẫu dữ liệu nghiên cứu ........................................................................16
3.5.2. Phương pháp lấy mẫu............................................................................17
3.5.3. Sàng lọc dữ liệu ....................................................................................17
3.5.4. Xử lý số liệu ..........................................................................................17
3.5.4.1. Thang đo sử dụng trong mô hình ................................................17
3.5.4.2. Quy trình phân tích......................................................................20
3.6. Tóm tắt.............................................................................................................21
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................................23
4.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu................................................................... 23
4.1.1. Giới thiệu chung về điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội
tỉnh Bến Tre ....................................................................................................23
4.1.2. Thực trạng môi trường đầu tư và thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Bến
Tre ...................................................................................................................27
4.1.2.1. Thực trạng cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Bến Tre ...................27
4.1.2.2. Thực trạng các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa
bàn tỉnh Bến Tre .........................................................................................29
4.1.2.3. Thực trạng các doanh nghiệp đầu tư trong nước trên địa bàn tỉnh
Bến Tre .......................................................................................................31
4.2. Phân tích thực trạng tình hình đầu tư trên địa bàn tỉnh Bến tre ......................34
4.2.1. Phân tích thống kê mô tả .......................................................................34
4.2.1.1. Mẫu nghiên cứu............................................................................34
4.2.1.2. Đo lường các yếu tố nghiên cứu .................................................34
4.2.1.3. Đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư35
4.2.1.4. Đo lường sự hài lòng của các nhà đầu tư .....................................36
4.2.1.5. Phân tích mô tả các Doanh nghiệp điều tra..................................37
4.2.2. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha)..........................39
4.2.3. Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis, EFA)........41
4.2.4. Phân tích hồi quy đa biến (Multiple Regression Analysis, MRA)........46
4.2.5. Giải thích kết quả phân tích hồi quy .....................................................51
4.3. Tóm tắt ...........................................................................................................54
C hương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................55
5.1. Một số giải pháp nâng cao sự hài lòng của nhà đầu tư, tăng cường thu hút
đầu tư trên địa bàn tỉnh Bến Tre ............................................................................55
5.1.1. Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ công..........................................55
5.1.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống hạ tầng và cơ sở hạ tầng đầu tư .............56
5.1.3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực.......................................................57
5.1.4. Giải pháp về xúc tiến đầu tư ...................................................................58
5.2. Kết luận ...........................................................................................................59
5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo..........................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BQL Ban quản lý
BQL KCN Ban quản lý khu công nghiệp
DN Doanh nghiệp
ĐTNN Đầu tư nước ngoài
ĐVT Đơn vị tính
EFA Phân tích nhân tố khám phá
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
KD Kinh doanh
KTXH Kinh tế xã hội
KCN Khu công nghiệp
PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
QL Quốc lộ
SXKD Sản xuất kinh doanh
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TP Thành phố
TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh
USAID Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ
VCCI Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt nam
VNCI Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh Việt nam
VNĐ Việt Nam đồng
UBND Ủy ban nhân dân
USD Đô la Mỹ
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
Bảng 3.1 Thang đo các khái niệm của mô hình nghiên cứu 17
Bảng 4.1
Bảng tổng hợp xếp hạng và điểm của 9 chỉ số thành phần
cấu thành PCI tỉnh Bến tre giai đoạn 2007-2013
29
Bảng 4.2 Thu hút đầu tư chia theo khu vực 31
Bảng 4.3
Số lượng đăng ký mới các loại hình doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh Bến Tre từ năm 2006-2013
33
Bảng 4.4 Tổng hợp DN điều tra theo loại hình DN 37
Bảng 4.5 Tổng hợp DN điều tra theo hình thức sở hữu vốn 38
Bảng 4.6 Tổng hợp DN điều tra theo số lượng lao động 39
Bảng 4.7 Kết quả kiểm định thang đo. 40
Bảng 4.8 Bảng Kiểm định KMO và Bartlett 42
Bảng 4.9
Bảng Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát
nhân tố
42
Bảng 4.10 Ma trận nhân tố xoay 43
Bảng 4.11 Tổng hợp kết quả kiểm định của mô hình EFA 46
Bảng 4.12 Bảng Hệ số hồi quy 48
Bảng 4.13 Tóm tắt mô hình 49
Bảng 4.14 Phân tích phương sai 49
Bảng 4.15
Kết quả kiểm định Spearman của các yếu tố ảnh hưởng đến
mức độ hài lòng của nhà đầu tư
50
Bảng 4.16 Vị trí quan trọng của các yếu tố 53
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Số hiệu hình
và sơ đồ
Tên hình và sơ đồ Trang
Hình 3.1 Mô tả Mô hình nghiên cứu của đề tài 13
Hình 3.2 Sơ đồ quy trình nghiên cứu 16
Hình 4.1 Biểu đồ mô tả DN điều tra theo thời gian đầu tư 38
Hình 4.2 Biểu đồ mô tả DN điều tra theo quy mô vốn đầu tư 39
1
Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Bến Tre là một trong 13 tỉnh thành phố của vùng đồng bằng sông Cửu Long, nơi
có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế - xã hội. Bến Tre có vị trí gần trung tâm
phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam với tiềm năng kinh tế biển và kinh tế vườn đa
dạng, phong phú; có nguồn tài nguyên đất đai, nguyên liệu nông nghiệp đầu vào cho
ngành chế biến nông-thủy sản và nguồn nhân lực trẻ, năng động. Bên cạnh đó, từ khi
cầu Rạch Miễu hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2009, nối liền Bến Tre và tỉnh Tiền
Giang, tiếp theo đó là cầu Hàm Luông và sắp tới đây là cầu Cổ Chiên nối liền Bến Tre
- Trà Vinh và các tỉnh trong khu vực. Với lợi thế này, Bến Tre là một tỉnh có tiềm năng
thu hút đầu tư rất lớn.
Trong giai đoạn 2008 - 2012 tỉnh thu hút đầu tư được 67 dự án đầu tư trong
nước với tổng vốn đăng ký là 12.337 tỷ đồng, trong đó tập trung nhiều nhất là lĩnh vực
sản xuất, chế biến các sản phẩm từ dừa, thức ăn thủy sản có 15 dự án; kế đến là lĩnh
vực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nuôi trồng thủy sản và các dự án trên lĩnh vực dịch
vụ, du lịch, may mặc, xử lý rác thải và phục vụ ngành nông nghiệp. Đa số các dự án
đăng ký đầu tư vào tỉnh có quy mô vừa và nhỏ, chưa có những dự án lớn, tạo được
động lực thúc đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế của địa phương. Cũng trong giai đoạn
này, tỉnh đã thu hút được 26 dự án FDI từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ, tổng vốn đăng
ký đạt 173,18 triệu USD. Các dự án FDI trong giai đoạn này khá đa dạng, từ khai thác
các thế mạnh kinh tế nông nghiệp của tỉnh như sản xuất, chế biến các sản phẩm từ dừa,
nuôi trồng thủy sản đến các lĩnh vực thâm dụng lao động như gia công giày, may mặc,
các ngành công nghiệp phụ trợ điện ôtô và các ngành dịch vụ khác.
Trong đánh giá điều hành kinh tế địa phương thông qua chỉ số năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh (PCI), Bến Tre có 04 năm được xếp vào nhóm các tỉnh, thành điều hành
tốt nền kinh tế địa phương, các chỉ số thành phần về gia nhập thị trường, chi phí phi
chính thức và tiếp cận đất đai,…được xếp thứ hạng cao. Các quy trình, thủ tục đầu tư
được cải cách theo hướng chỉ có một cơ quan đầu mối tiếp nhận, xử lý và trả kết quả
2
cho nhà đầu tư và tập trung hỗ trợ xuyên suốt cho doanh nghiệp trước, trong và sau cấp
phép.
Tuy có vị trí chiến lược cho phát triển kinh tế xã hội nhưng vốn là một tỉnh
nghèo, hạ tầng cơ bản còn thiếu thốn, nguồn nhân lực có trình độ không cao. Việc phát
triển kinh tế - xã hội của Bến Tre trong những năm qua còn nhiều hạn chế, thu hút đầu
tư chưa nhiều, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Do đó, trong thời
gian tới tỉnh Bến Tre cần thiết phải có những giải pháp để thu hút các doanh nghiệp đầu
tư vào tỉnh Bến Tre và đây cũng chính là mối quan tâm hàng đầu của lãnh đạo Ủy ban
nhân dân tỉnh, là thách thức của các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách.
Xuất phát từ những vấn đề trên, đồng thời đề xuất được những giải pháp có tính
khoa học và thực tiễn để thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Bến Tre trong thời gian tới, tác
giả đã chọn đề tài “Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư
trên địa bàn tỉnh Bến Tre” để làm luận văn tốt nghiệp.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Nhận diện mức độ tác động của các yếu tố lên sự hài lòng của nhà đầu tư trên
địa bàn tỉnh Bến Tre.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của các nhà đầu tư trên địa
bàn tỉnh Bến Tre.
(2) Phân tích mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự hài lòng của nhà đầu tư
trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
(3) Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao sự hài lòng của các nhà đầu tư,
tạo sức lan tỏa thu hút nhiều nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Các vấn đề về thu hút đầu tư, sự hài lòng của nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh Bến
Tre.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
3
Phạm vi về nội dung: Mức độ hài lòng và các yếu tố ảnh hưởng đến độ sự hài
lòng của các nhà đầu tư về môi trường đầu tư.
Phạm vi về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Số liệu sơ cấp sử
dụng trong việc thực hiện nghiên cứu đề tài được tiến hành điều tra, khảo sát thực tế
210 doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn Thành phố Bến Tre, huyện Bình Đại, huyện
Châu Thành và huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre.
Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp sẽ được thu thập từ năm 2013 trở về trước
để làm cơ sở lý luận và thực tiễn. Các số liệu thứ cấp qua các năm đã được công bố trên
các phương tiện truyền thông, Các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực đầu tư trên
địa bàn tỉnh Bến Tre: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh
Bến Tre, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Sở Công thương, báo cáo tổng kết từ Công ty
Kinh doanh hạ tầng KCN, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre; Các đề tài đã thực hiện;
Sách, báo, tạp chí, tài liệu, hội thảo, internet.
1.4. Nội dung nghiên cứu
Thực hiện tiếp cận các khung lý thuyết và mô hình về thu hút đầu tư, nghiên cứu
đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Bến Tre thông qua
đánh giá mức độ hài lòng của các nhà đầu tư trên giả thuyết chính là các nhân tố môi
trường đầu tư sẽ tác động tích cực đến khả năng thu hút đầu tư. Để thu hút đầu tư trên
địa bàn tỉnh Bến Tre có hiệu quả điều cần thiết phải xác định được các yếu tố cơ bản
của môi trường đầu tư ở Bến Tre là gì, các nhân tố cấu thành và yếu tố nào tác động
tích cực đến sự hài lòng của nhà đầu tư. Thu hút đầu tư sẽ gia tăng khi nhà đầu tư được
thoả mãn bởi địa phương. Các bộ phận trong phân tích thu hút đầu tư của Bến Tre được
phân tích là: các nguồn lực cho phát triển kinh tế- xã hội, hiện trạng thu hút đầu tư, các
giả thuyết về yếu tố môi trường đầu tư của địa phương tác động đến sự hài lòng của
nhà đầu tư.
Dựa trên giả thuyết này đề tài sẽ xác định các dữ liệu nghiên cứu liên quan đến
biến giải thích – biến độc lập, biến mục tiêu – biến phụ thuộc – là sự hài lòng của các
nhà đầu tư. Kết hợp các phương pháp hồi quy, thống kê, so sánh và phân tích, tổng hợp
4
để xử lý số liệu. Bên cạnh đó luận văn cũng tiếp thu, kế thừa có chọn lọc kết quả
nghiên cứu của một số công trình có liên quan đã được công bố.
1.5. Kết cấu luận văn
Luận văn gồm có 5 chương và các phần mở đầu, tài liệu tham khảo, phụ lục
Chương 1: Giới thiệu: phần đặt vấn đề, sự cần thiết, mục tiêu, đối tượng, phạm
vi và nội dung nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu: phân tích tổng quan lý thuyết
và các kết quả nghiên cứu trước đây có liên quan.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: trình bày cách tiếp cận, mô hình nghiên
cứu, khung phân tích và phương pháp nghiên cứu, xử lý số liệu và quy trình phân tích.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu: trình bày đặc điểm và đánh giá thực trạng môi
trường đầu tư, tình hình thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Tìm ra những nhân tố
ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị: từ kết quả nghiên cứu đề xuất các chính sách –
giải pháp nên được quan tâm nhằm nâng cao sự hài lòng để thu hút các nhà đầu tư trên
địa bàn tỉnh Bến Tre. Rút ra những hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp
theo.
5
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Khái niệm về đầu tư
Theo định nghĩa tại Khoản 3, Điều 1 của Luật Đầu tư năm 2005 thì: “Đầu tư là
việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài
sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật”.
Dưới góc độ kinh tế, đầu tư được quan niệm là hoạt động sử dụng các nguồn lực
hiện tại nhằm đem lại cho nền kinh tế, xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các
nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó. Đầu tư là nhân tố không thể thiếu để
phát triển và xây dựng kinh tế, là chìa khóa của sự tăng trưởng kinh tế. Các nguồn lực
để đầu tư có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động, trí tuệ. Trong cơ chế thị
trường hoạt động đầu tư có thể là những chủ thể khác nhau (cá nhân, tổ chức) tiến hành
và ngày càng phong phú, đa dạng cả về tính chất và mục đích. Tuy vậy, suy cho cùng
mọi hoạt động đầu tư đều nhằm mang lại những lợi ích xác định. Những lợi ích đạt
được của đầu tư có thể là sự tăng thêm tài sản vật chất, tài sản trí tuệ hay nguồn nhân
lực cho xã hội. Kết quả đầu tư không chỉ là lợi ích trực tiếp cho nhà đầu tư mà còn
mang lại lợi ích cho nền kinh tế và toàn xã hội.
2.2. Khái niệm môi trường đầu tư
Môi trường đầu tư là một thuật ngữ đã được đề cập nghiên cứu trong lĩnh vực
kinh tế và quản trị kinh doanh ở nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam, khi chuyển
sang nền kinh tế thị trường, thực thi chính sách đổi mới mở cửa hội nhập với thế giới
thì vấn đề môi trường đầu tư và hoàn thiện môi trường được đặt ra là một giải pháp hữu
hiệu cho nền kinh tế và nó đã thực sự mang lại hiệu quả.
Môi trường đầu tư là một thuật ngữ không phải mới mẻ nhưng đến nay vẫn có
rất nhiều tranh luận về khái niệm này. Môi trường đầu tư được nghiên cứu và xem xét
theo nhiều khía cạnh khác nhau tùy theo mục đích, phạm vi, đối tượng nghiên cứu.
Có rất nhiều các vấn đề ảnh hưởng tới đầu tư đối với doanh nghiệp nhất là các
vấn đề liên quan đến chính sách như: tài chính, tín dụng, chính sách thương mại, chính
6
sách thị trường lao động, các quy định, cơ sở hạ tầng, các vấn đề liên quan đến thu mua
và tiêu thụ, chính sách thuế, chính sách phát triển các khu công nghiệp và các vấn đề
liên quan đến hỗ trợ kỹ thuật và tài chính khác. Với khái niệm này thì môi trường đầu
tư được hiểu khá rộng.
Một cách hiểu khác về môi trường đầu tư đó là tổng hợp các yếu tố: điều kiện về
pháp luật, kinh tế, chính trị – xã hội, các yếu tố về cơ sở hạ tầng, năng lực thị trường và
cả các lợi thế của một quốc gia, có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đầu tư của các
nhà đầu tư tại một quốc gia.
Tóm lại, môi trường đầu tư là tổng hòa các yếu tố có ảnh hưởng đến công cuộc
đầu tư của các nhà đầu tư ở quốc gia hay địa phương nhận đầu tư. Nó bao gồm các yếu
tố: tình hình chính trị, chính sách – pháp luật, vị trí địa lý – điều kiện tự nhiên, trình độ
phát triển kinh tế, đặc điểm văn hóa – xã hội, nguồn lao động và mức độ hội nhập kinh
tế quốc tế. Các nhóm yếu tố này có thể làm tăng khả năng sinh lãi hoặc rủi ro cho các
nhà đầu tư.
2.3. Các lý thuyết về đầu tư và đầu tư quốc tế
Cho đến nay các nhà kinh tế học trên thế giới đã nghiên cứu, đúc kết được khá
nhiều lý thuyết giải thích cho quá trình đầu tư, dịch chuyển đầu tư quốc tế. Tuy nhiên,
trong lịch sử đầu tư là một quá trình tương đối phức tạp và biến động theo từng thời kỳ.
Do vậy, mỗi lý thuyết đưa ra đều có những mặt mạnh và những hạn chế nhất định và
chưa có lý thuyết nào giải quyết được toàn bộ các khía cạnh của quá trình đầu tư.
Hymer (1960), lập luận rằng sự tồn tại của các công ty đa quốc gia là dựa trên sự
không hoàn hảo của thị trường là cấu trúc không hoàn hảo và chi phí giao dịch không
hoàn hảo. Cấu trúc thị trường không hoàn hảo sẽ giúp các công ty độc quyền tạo được
sức mạnh trên thị trường. Chi phí giao dịch không hoàn hảo tạo cơ hội cho các công ty
độc quyền thu lợi nhuận thông qua việc sử dụng “thị trường nội bộ” thay cho những
giao dịch ở bên ngoài. Nghiên cứu về cấu trúc không hoàn hảo của thị trường - lý
thuyết công nghiệp lập luận rằng khi đầu tư ra nước ngoài các DN đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) chịu nhiều chi phí và rủi ro hơn các DN nước sở tại. Để cạnh tranh với các
DN này, DN FDI phải có những lợi thế để bù đắp được những chi phí phụ trội đó. Lợi
7
thế đó là sức mạnh độc quyền ở một số mặt như: quy mô, kiến thức, sự khác biệt của
sản phẩm, nhãn hiệu sản phẩm, công nghệ, mạng lưới phân phối và kỹ năng tiếp thị,
khả năng tiếp cận với những nguồn vốn rẻ. Nghiên cứu về chi phí giao dịch không
hoàn hảo – lý thuyết nội vi hóa cho rằng việc nội vi hóa các giao dịch thông qua FDI có
lợi hơn các giao dịch thông qua thị trường. Các lợi ích từ FDI bao gồm việc tiết kiệm
thời gian đàm phán hợp đồng licensing, tránh được những bất trắc trong đàm phán và
rủi ro do sự thiếu tin tưởng giữa các đối tác, giảm thiểu những tác động của Chính phủ
thông qua việc chuyển giá và khả năng phân biệt đối xử theo giá.
Theo Dunning (1977), một DN chỉ thực hiện FDI khi hội tụ ba điều kiện: (1) sở
hữu / quy mô: DN phải sở hữu một số lợi thế so với DN khác như quy mô, công nghệ,
mạng lưới tiếp thị, khả năng tiếp cận nguồn vốn có lãi suất thấp hay các tài sản vô hình
đặc thù của DN; (2) nội vi hoá: việc sử dụng những lợi thế đó trong nội bộ DN có lợi
hơn là bán hay cho các DN khác thuê; (3) địa điểm: Sản xuất tại nước tiếp nhận đầu tư
có chi phí thấp hơn là sản xuất tại nước mẹ rồi xuất khẩu. Lợi thế địa điểm có thể có
được nhờ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, lao động, các rào cản thương mại, chính
sách khuyến khích đầu tư và cả những tác động ngoại vi mà địa điểm có thể tạo ra cho
DN khi hoạt động tại đó.
2.4. Các lý thuyết về dịch vụ, chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách
hàng
Theo tổ chức tiêu chuẩn quốc tế: thì chất lượng là toàn bộ những đặc tính của
một thực thể, tạo cho thực thể đó có khả năng thỏa mãn các nhu cầu đã được công bố
hay tiềm ẩn.
Chất lượng dịch vụ là những gì mà khách hàng cảm nhận được – trong nghiên
cứu này khách hàng là nhà đầu tư và địa phương là nhà cung cấp dịch vụ đầu tư.
Đánh giá chất lượng dịch vụ được Parasuraman (1985), trích theo Đinh Phi Hổ
và Hà Minh Trung về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư nước ngoài
vào các khu công nghiệp mô hình định lượng và gợi ý chính sách (2011), cho rằng chất
lượng dịch vụ phụ thuộc vào 5 thang đo: (1) Phương tiện hữu hình: sự thể hiện bên
ngoài của cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện truyền thông; (2) Tin cậy: khả năng thực
8
hiện dịch vụ đáng tin cậy, chính xác; (3) Đáp ứng: sẵn lòng giúp đỡ khách hàng và
cung cấp dịch vụ tạm thời; (4) Đảm bảo; (5) Sự cảm thông.
Có nhiều quan điểm đánh giá khác nhau về sự hài lòng của khách hàng. Sự hài
lòng của khách hàng là phản ứng của họ về sự khác biệt cảm nhận giữa kinh nghiệm đã
biết và sự mong đợi.
Theo Kotler và Keller (2006), sự hài lòng là mức độ của trạng thái cảm giác vui
thích hoặc thất vọng của một người bắt nguồn từ việc so sánh nhận thức về một sản
phẩm so với mong đợi của người đó, bao gồm ba cấp độ sau: nếu nhận thức của khách
hàng nhỏ hơn kỳ vọng thì khách hàng cảm nhận không thỏa mãn. Nếu nhận thức bằng
kỳ vọng thì khách hàng cảm nhận thỏa mãn. Nếu nhận thức lớn hơn kỳ vọng thì khách
hàng cảm nhận là thỏa mãn hoặc thích thú.
Theo Gronroos (1984), chất lượng dịch vụ sẽ tác động đến sự hài lòng của
khách hàng và tạo nên sự trung thành của khách hàng. Hệ quả là doanh thu và lợi
nhuận của doanh nghiệp tăng, đến lượt nó, sẽ tác động trở lại doanh nghiệp có điều
kiện cải thiện hơn nữa chất lượng dịch vụ khách hàng.
Mô hình ngoại tác của Romer và Lucas (2007), trích theo Đinh Phi Hổ và Hà
Minh Trung về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư nước ngoài vào
các khu công nghiệp mô hình định lượng và gợi ý chính sách (2011), cho thấy các nhân
tố tác động tới hành vi đầu tư: (1) sự thay đổi trong nhu cầu; (2) lãi suất; (3) mức độ
phát triển của hệ thống tài chính; (4) đầu tư công; (5) khả năng về nguồn nhân lực; (6)
tình hình phát triển công nghệ, khả năng tiếp thu và vận dụng công nghệ; (7) mức ổn
định về môi trường đầu tư: bao gồm môi trường kinh tế vĩ mô, pháp luật; (8) các quy
định về thủ tục; (9) mức độ đầy đủ về thông tin.
2.5. Lý thuyết tiếp thị địa phương
Cơ sở lý luận về tiếp thị địa phương được nghiên cứu trước đây cho thấy yếu tố
tác động vào sự thỏa mãn của nhà đầu tư có thể chia thành 3 nhóm chính - Nguyễn
Đình Thọ (2005): (1) Cơ sở hạ tầng; (2) Chế độ chính sách đầu tư; (3) Môi trường làm
việc và sinh sống. Nghĩa là, một địa phương cần phải duy trì và phát triển một cơ sở hạ
tầng cơ bản tương thích với môi trường thiên nhiên (điện, nước, thoát nước, thông tin
9
liên lạc, giao thông vận tải). Cung cấp những dịch vụ cơ bản có chất lượng đủ đáp ứng
nhu cầu kinh doanh và cho cộng đồng (sự hỗ trợ của cơ quan chính quyền địa phương,
các dịch vụ hành chính, pháp lý, ngân hàng, thuế, các thông tin cần thiết cho quá trình
đầu tư và kinh doanh). Tạo ra môi trường sinh sống và làm việc có chất lượng cao (môi
trường tự nhiên, hệ thống trường học, đào tạo nghề, y tế, vui chơi giải trí, chi phí sinh
hoạt).
Khách hàng đầu tư thỏa mãn với một địa phương khi họ hoạt động có hiệu quả
tại địa phương đó. Hiệu quả có thể được thể hiện ở nhiều dạng khác nhau tùy theo mục
tiêu của DN. Tuy nhiên, một cách tổng quát, công ty hoạt động có hiệu quả khi nó đạt
được tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận. Một nhà đầu tư đạt được mục tiêu, họ sẽ
có xu hướng tiếp tục quá trình đầu tư của họ cũng như giới thiệu cho các công ty khác
đầu tư tại địa phương.
2.6. Tổng quan về các nghiên cứu trước đây có liên quan
Hiện nay có nhiều nghiên cứu về môi trường đầu tư và thu hút đầu tư với những
góc nhìn và tiếp cận khác nhau và cũng đã thu được nhiều kết quả nhất định. Trong các
nghiên cứu kể trên, có một số nghiên cứu gần với đề tài đáng chú ý là các nghiên cứu
sau:
Nguyễn Đình Thọ và cộng tác viên (2005), đã vận dụng lý thuyết tiếp thị địa
phương và phương pháp phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy để nhận dạng,
ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến thỏa mãn của nhà đầu tư và phương pháp phân
tích vị trí đa hướng để xác định vị trí cạnh tranh của Tiền Giang trong khu vực. Nghiên
cứu 3 yếu tố môi trường đầu tư cơ bản là hạ tầng đầu tư; chế độ, chính sách đầu tư; và
môi trường sống làm việc.
Theo kết quả nghiên cứu của Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam (VCCI) (2005 – 2009), nghiên cứu năng
lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) thông qua nghiên cứu các yếu tố môi trường đầu tư mềm
nhằm đánh giá năng lực điều hành kinh tế của các địa phương. Chỉ số năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2009 gồm 09 yếu tố: (1) chi phí gia nhập thị trường;
(2) tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất; (3) tính minh bạch và tiếp cận
10
thông tin; (4) chi phí và thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước; (5) chi phí
không chính thức; (6) tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh; (7) dịch vụ hỗ
trợ doanh nghiệp; (8) đào tạo lao động; (9) thiết chế pháp lý, (USAID – VCCI) (2009).
Trong các yếu tố thì các yếu tố: 3, 4 và 8 được đánh giá là các yếu tố tác động lớn; các
yếu tố: 1, 5 và 6 được đánh giá có tác động trung bình; các yếu tố còn lại: 2, 7 và 9
được đánh giá có tác động yếu hơn đến sự tăng trưởng của khu vực kinh tế tư nhân. Và
năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được tổng hợp từ các chỉ số thành phần có trọng số theo
hướng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế tư nhân. Các yếu tố thành phần của PCI có thể được
thay đổi theo thời gian cho phù hợp với quá trình vận động của nền kinh tế đất nước.
Kết quả nghiên cứu của VNCI năm 2009 cho thấy có mối liên hệ giữa chất lượng điều
hành kinh tế - thông qua chỉ số PCI và kết quả kinh tế. Bằng cách cố định các nhân tố
cơ sở hạ tầng (chất lượng đường giao thông và chất lượng viễn thông), các yếu tố cơ
cấu (quy mô dân số, mật độ dân số và khoảng cách đến thị trường chính) và hiệu ứng
khu vực (cho phép cố định các nhân tố, các nhân tố kinh tế - xã hội và đặc thù khu
vực). Trong mỗi phép hồi quy, hệ số hồi quy của PCI chưa tính trọng số phản ảnh tác
động của điều hành kinh tế có giá trị khá lớn và có ý nghĩa về mặt thống kê. Có thể kết
luận rằng, các tỉnh có chất lượng điều hành tốt hơn cũng thành công hơn về phát triển
doanh nghiệp dân doanh và thịnh vượng hơn về kinh tế. Đối với tác động thu hút đầu tư
từ kết quả nghiên cứu cho thấy nếu một tỉnh cải thiện 1 điểm trong PCI chưa có trọng
số sẽ có thêm 3 nhà đầu tư có khả năng chọn tỉnh đó làm địa điểm đầu tư kinh doanh.
Hạn chế của nghiên cứu là chỉ tập trung vào cơ sở hạ tầng mềm thông qua đánh giá
năng lực lãnh đạo địa phương và bỏ qua một số yếu tố môi trường đầu tư quan trọng
khác.
Theo kết quả nghiên cứu của Lương Hữu Đức (2007), vận dụng lý thuyết tiếp
thị địa phương và chính sách công, sử dụng phân tích mô tả so sánh giữa các địa
phương và phân tích hồi quy giữa chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh có trọng số với
FDI theo đầu người với 9 chỉ số năng lực cạnh tranh với bộ số liệu gồm 30 tỉnh thành
điều kiện như Lâm Đồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy có quan hệ thuận chiều giữa
năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và thu hút FDI. Tuy nhiên, mô hình dự báo chỉ giải thích
11
được 39% FDI là do năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Kết quả nghiên cứu các yếu tố thành
phần của PCI cho thấy các nhân tố: tính năng động của lãnh đạo tỉnh, thiết chế pháp lý,
tính minh bạch và tiếp cận thông tin và chi phí thời gian để thực hiện các quy định của
nhà nước có tác động thu hút FDI. Các nhân tố chính sách ưu đãi DN nhà nước và chi
phí không chính thức có tác động giảm thu hút đầu tư. Hạn chế của nghiên cứu là chưa
định lượng được tổng các yếu tố tác động đến cải thiện môi trường đầu tư, chỉ phân
tích được các nhân tố môi trường mềm do đó mức độ giải thích không cao từ đó đưa ra
khuyến nghị về chính sách chưa sát với thực trạng với điều kiện của tỉnh. Trong nghiên
cứu đầu tư tác giả cũng chỉ xem xét đến nguồn FDI mà bỏ qua các thành phần đầu tư
khác cũng rất quan trọng như đầu tư trong nước và nhất là đầu tư của các DN địa
phương. Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của tỉnh Lâm
Đồng cần nên xuất phát từ môi trường đầu tư của tỉnh và sử dụng chỉ số năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh của VNCI mang tính chất tham khảo, so sánh có thể sẽ cho kết quả xác
thực hơn.
Theo kết quả nghiên cứu của Kiều Công Minh (2008), sử dụng phương pháp
nghiên cứu định tính thông qua các chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh của VNCI,
phương pháp so sánh mô tả và phương pháp chuyên gia để đánh giá tổng quan vai trò
dòng vốn FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội ở những nước đang phát triển và xác
định các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI về lý luận và thực tiễn; phân tích các nhân
nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI của tỉnh Tây Ninh; đề xuất một số giải pháp chủ
yếu nhằm đẩy mạnh thu hút dòng vốn FDI của tỉnh Tây Ninh. Nghiên cứu đã phân tích,
xác định được một số các yếu tố tác động đến thu hút FDI bao gồm các nhân tố truyền
thống (vị trí – khoảng cách đến thị trường chính, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, chính
sách ưu đãi) và các nhân tố mềm (09 chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh thành phần
theo VNCI). Nghiên cứu cũng đề xuất được một số giải pháp để thu hút FDI như: đề
xuất phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tây Ninh; nâng cao PCI; cải thiện cơ sở hạ tầng;
nâng cao số lượng và chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh phát triển các KCN; tăng
cường xúc tiến đầu tư; đề xuất giải pháp còn mang tính chung chung, thiếu cụ thể do đó
ít tính khả thi.
12
2.7. Tóm tắt
Chương này tác giả đưa ra các lý thuyết nghiên cứu và một số bài nghiên cứu
trong nước có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài. Những lý thuyết cơ bản có
liên quan đến đầu tư và thu hút đầu tư gồm các lý thuyết về đầu tư và đầu tư quốc tế; lý
thuyết dịch vụ, chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng; lý thuyết tiếp thị địa
phương.
Trong việc thu hút đầu tư vào địa phương thì nhà đầu tư đóng vai khách hàng
đầu tư và chính quyền địa phương đóng vai nhà cung cấp dịch vụ đầu tư. Một địa
phương có thể thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn nếu họ thỏa mãn được nhà đầu tư
bằng chính chất lượng của những dịch vụ đầu tư mà họ cung cấp. Có thể đánh giá được
chất lượng dịch vụ đầu tư thông qua sự cảm nhận của khách hàng đầu tư và thông qua
thực tế dòng vốn đầu tư đổ vào địa phương. Có nhiều yếu tố để một DN, một địa
phương tạo ra được lợi thế cạnh tranh so với điạ phương khác. Đối với năng lực cạnh
tranh của một địa phương trong việc thu hút đầu tư thì các yếu tố quan trọng là tạo ra
sự khác biệt của dịch vụ đầu tư, thỏa mãn được khách hàng đầu tư và tạo dựng được
thương hiệu địa phương.
Từ tổng quan cơ sở lý luận đã được trình bày ở trên, rõ ràng đề tài “Đánh giá
các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh Bến Tre” là một
hướng nghiên cứu mới mở ra không chỉ cho Bến Tre mà còn có thể vận dụng cho một
số địa phương có xuất phát điểm tương đồng với Bến Tre để góp phần thúc đẩy phát
triển KT-XH tại địa phương.
13
Chương 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mô hình nghiên cứu
Từ kết quả các mô hình lý thuyết nghiên cứu đã được trình bày ở trên, kết hợp
tham khảo các mô hình nghiên cứu trước đây có liên quan, tác giả đã nhận diện được 7
yếu tố chính đề xuất nghiên cứu. Mô hình nghiên cứu của đề tài được mô tả theo sơ đồ
sau như sau:
Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu của đề tài
Mô hình nghiên cứu như sau:
Y = b0+ b1F1 + b2F2 + b3F3 + b4F4 + b5F5 + b6F6 +b7F7+ ε
Trong đó:
Y: Sự thỏa mãn của nhà đầu tư (biến phụ thuộc)
Fi: Các yếu tố ảnh hưởng (i= 1-7), biến độc lập
F1: Cơ sở hạ tầng đầu tư
F2: Chế độ chính sách đầu tư
F3: Chất lượng dịch vụ công
F4: Môi trường sống và làm việc
1- Cơ sở hạ tầng đầu tư
2- Chế độ chính sách đầu tư
3- Chất lượng dịch vụ công
4- Môi trường sống và làm việc
5- Lợi thế ngành
6- Chi phí đầu vào cạnh tranh
Mức độ hài lòng
của nhà đầu tư
7- Nguồn nhân lực
14
F5: Lợi thế ngành
F6: Chi phí đầu vào cạnh tranh
F7: Nguồn nhân lực
 : sai số
Quá trình khảo sát được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu
hỏi được thiết kế theo các thang đo (Cơ sở hạ tầng đầu tư, Chế độ chính sách đầu tư,
Chất lượng dịch vụ công, Môi trường sống và làm việc, Lợi thế ngành, Chi phí đầu vào
cạnh tranh, Chất lượng nguồn nhân lực, Mức độ hài lòng) với thang điểm Liker 5 mức
độ.
Mức 1: hoàn toàn không đồng ý;
Mức 2: không đồng ý;
Mức 3: trung lập;
Mức 4: đồng ý;
Mức 5: hoàn toàn đồng ý;
Sau khi xây dựng xong mô hình nghiên cứu, thông qua sự hỗ trợ của phần
mềm SPSS 16.0. Quy trình nghiên cứu được thực hiện qua 02 bước:
a. Sử dụng phương pháp phân tích yếu tố khám phá (EFA: Exploratory Factor
Analysis): để kiểm định các yếu tố ảnh hưởng và nhận diện các yếu tố theo đánh giá
của nhà đầu tư cho là phù hợp. Xây dựng được hệ thống thang đo tin cậy của các yếu tố
ảnh hưởng.
b. Sử dụng phân tích hồi quy: để nhận diện các yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa và
vai trò của từng yếu tố.
3.2. Nguồn dữ liệu nghiên cứu
3.2.1. Nguồn dữ liệu thứ cấp
Thu thập các tài liệu có sẵn phục vụ cho phân tích tổng quan, đánh giá chung.
Các số liệu thứ cấp qua các năm đã được công bố trên các phương tiện truyền thông,
báo cáo tổng kết từ Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương, UBND tỉnh Bến Tre,
Trung tâm Xúc tiến đầu tư, BQL KCN.
Các đề tài đã thực hiện
15
Sách, báo, tạp chí, tài liệu, hội thảo, internet
3.2.2. Nguồn dữ liệu sơ cấp
Nghiên cứu thu thập nhằm xây dựng và phát triển hệ thống khái niệm/thang đo
lường và các biến nghiên cứu từ đó tiến hành xây dựng bảng câu hỏi điều tra khảo sát
bằng phương pháp phỏng vấn chuyên gia. Các chuyên gia là lãnh đạo DN: Tổng Giám
đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc và các Trưởng, Phó phòng chức năng.
Thang đo lường các biến quan sát: trên cơ sở thừa kế lý thuyết và để phù hợp
với điều kiện nghiên cứu, tác giả tiến hành tham khảo với nhóm chuyên gia thuộc Sở
Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm xúc tiến đầu tư tỉnh Bến Tre về các thang đo và các
biến quan sát sử dụng thang điểm Likert, R.A (1932), trích theo Đinh Phi Hổ (2011),
thông qua bảng câu hỏi trực tiếp.
Việc nghiên cứu sẽ tiến hành khảo sát thử nghiệm khoảng 5 nhà đầu tư thuộc
phạm vi nghiên cứu. Thông qua đó các thang đo sẽ được điều chỉnh lại và hoàn chỉnh
bảng câu hỏi cho phù hợp với thực tế. Sau đó, tiến hành điều tra chính thức các nhà đầu
tư trên địa bàn.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện bằng các phương pháp: điều tra, phỏng vấn, thống
kê tổng hợp, thống kê mô tả và phân tích định lượng.
Sử dụng phương pháp Phân tích yếu tố khám phá để kiểm định các yếu tố ảnh
hưởng và nhận diện các yếu tố theo đánh giá của nhà đầu tư là phù hợp.
Sử dụng phân tích hồi quy để nhận diện các yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa và vai
trò của từng yếu tố.
Các biến :
Biến độc lập (nhóm nhân tố ảnh hưởng): Cơ sở hạ tầng đầu tư, Chế độ chính
sách đầu tư, Chất lượng dịch vụ công, Môi trường sống và làm việc, Lợi thế ngành đầu
tư, Chi phí đầu vào cạnh tranh, Chất lượng nguồn nhân lực.
Biến phụ thuộc (sự hài lòng của nhà đầu tư): đáp ứng được các kỳ vọng.
16
3.4. Quy trình nghiên cứu
Hình 3.2. Sơ đồ quy trình nghiên cứu
3.5. Phương pháp xử lý số liệu
3.5.1. Mẫu dữ liệu nghiên cứu
Để ứng dụng mô hình trong thực tiễn, tác giả tiến hành điều tra đại diện một số
DN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Các DN được khảo sát chủ yếu là các
DN sản xuất công nghiệp kể cả các DN cung ứng dịch vụ. Cơ cấu mẫu khảo sát người
trả lời ở vị trí Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban Giám đốc doanh nghiệp, các
Trưởng phòng chức năng (thường là Trưởng phòng hành chính, dự án kinh doanh, nhân
sự).
Vấn đề nghiên cứu
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của các nhà đầu tư và giải pháp tăng
cường thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Bến Tre
Dữ liệu thứ cấp
Thực trạng đầu tư cơ sở hạ tầng,Thực trạng thu
hút đầu tư tại tỉnh Bến Tre
Cơ sở lý luận
Các lý thuyết: về đầu tư; dịch vụ và chất
lượng dịch vụ; tiếp thị địa phương
Điều tra thử
Cụ thể hóa các yếu tố - điều chỉnh thang đo
Dữ liệu sơ cấp
Bảng câu hỏi phỏng
vấn nhà đầu tư
Nghiên cứu định lượng
Đánh giá các yếu tố tác động đến sự hài
lòng và thỏa mãn của nhà đầu tư
- Phân tích mô tả;
- Phân tích EFA;
- Phân tích hồi
quy
Gợi ý về mặt chính sách:
Nâng cao sự hài lòng của nhà đầu tư – Tăng cường thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Bến Tre
17
3.5.2. Phương pháp lấy mẫu
Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), thì tính đại diện của số
lượng mẫu được lựa chọn thích hợp nếu số mẫu ít nhất phải lấy gấp 4 -5 lần số biến
quan sát. Trên cơ sở mô hình nghiên cứu, tác giả đã tiến hành xây dựng 8 thang đo gồm
39 biến. Kích thước mẫu được chọn tiến hành khảo sát 210 DN theo phương pháp chọn
ngẫu nhiên phân tầng, với các thuộc tính kiểm soát là quy mô, hình thức sở hữu vốn,
loại hình kinh doanh và nguồn vốn. Đối tượng khảo sát thực tế là cá nhân các chủ đầu
tư hoặc đại diện chủ đầu tư trên địa bàn Thành phố Bến Tre, huyện Bình Đại, huyện
Châu Thành và huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre. Mỗi DN phỏng vấn 01 phiếu.
3.5.3. Sàng lọc dữ liệu: Loại bỏ các phiếu khảo sát không hợp lệ.
3.5.4. Xử lý số liệu
Từ những dữ liệu sơ cấp thu thập được qua bảng câu hỏi phỏng vấn các nhà đầu
tư, luận văn đưa ra phương pháp nghiên cứu định lượng, xây dựng mô hình hồi quy,
phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis), kiểm định mô hình hồi
quy, bằng sự hỗ trợ của phần mềm SPSS. Với các nhân tố trong mô hình tác giả sẽ làm
rõ những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự hài lòng của các nhà đầu tư. Trên cơ sở nghiên
cứu tác giả đưa ra mô hình như đã trình bày ở Hình 3.1
3.5.4.1. Thang đo sử dụng trong mô hình
Để giải quyết vấn đề nghiên cứu trong mô hình trình bày, xem từng nhân tố của
biến độc lập sẽ tác động đến biến phụ thuộc, tác giả xây dựng thang đo, dùng để đo
lường những khái niệm đã trình bày và thang đo được xây dựng như sau:
Bảng 3.1. Thang đo các khái niệm của mô hình nghiên cứu
TT
Mã biến Tên biến
Thang đo nhân tố Cơ sở hạ tầng đầu tư (CSHT)
1 CSHT1 Mặt bằng đáp ứng được yêu cầu
2 CSHT2 Hệ thống cấp điện đáp ứng được yêu cầu
18
3 CSHT3 Hệ thống cấp thoát nước tốt
4 CSHT4 Hệ thống Thông tin liên lạc có thuận tiện ( điện thoại, internet…)
5 CSHT5 Hệ thống Giao thông thuận lợi
6 CSHT6 Dịch vụ tài chính ngân hàng đáp ứng tốt
Thang đo nhân tố Chế độ chính sách đầu tư (CDCS)
7 CDCS1 DN sẽ vẫn đầu tư nếu địa phương không có những chính sách hấp
dẫn
8 CDCS2 Hệ thống thuế rõ ràng (cán bộ thuế không lợi dụng để trục lợi)
9 CDCS3 Chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn
10 CDCS4 Văn bản về pháp luật được triển khai nhanh đến nhà đầu tư
11 CDCS5 Lãnh đạo địa phương năng động trong hỗ trợ nhà đầu tư
Thang đo nhân tố Chất lượng dịch vụ (CLDV)
12 CLDV1 Thủ tục hành chính đơn giản nhanh gọn
13 CLDV2 Chính quyền địa phương trợ giúp chu đáo khi nhà đầu tư cần.
14 CLDV3 Các cơ quan quan lý nhà nước về lĩnh vực đầu tư thực hiện đúng
cam kết nhà đầu tư.
15 CLDV4 Thủ tục hải quan nhanh gọn.
16 CLDV5 Các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực đầu tư có tổ chức các hội
nghị gặp gỡ và đối thoại với DN
Thang đo nhân tố Môi trường sống và làm việc(MTS)
17 MTS1 Hệ thống trường học đáp ứng được nhu cầu
19
18 MTS2 Hệ thống y tế đáp ứng được nhu cầu
19 MTS3 Môi trường không bị ô nhiễm
20 MTS4 Chi phí sinh hoạt hợp lý
21 MTS5 Người dân thân thiện
Thang đo nhân tố Lợi thế ngành (LTN)
22 LTN1 Thuận tiện về nguyên liệu chính cho sản xuất
23 LTN2 Thuận tiện thị trường tiêu thụ chính
24 LTN3 Gần DN bạn hàng (phân phối hay cung ứng chính)
25 LTN4 Cạnh tranh thị trường với các đối thủ cạnh tranh chính
Thang đo nhân tố Chi phí đầu vào cạnh tranh (CPDV)
26 CPDV1 Giá thuê đất, nhà xưởng có hợp lý
27 CPDV2 Giá điện, giá nước cước vận tải hợp lý
28 CPDV3 Chi phí lao động rẻ
29 CPDV4 Chi phí xử lý nước thải có hợp lý
30 CPDV5 Giá dịch vụ Thông tin liên lạc cạnh tranh
Thang đo nhân tố Nguồn nhân lực (NNL)
31 NNL1 Nguồn lao động dồi dào
32 NNL2 Dễ dàng tuyển dụng cán bộ quản lý giỏi tại địa phương.
33 NNL3 Trình độ lao động đáp ứng nhu cầu của chúng tôi
34 NNL4 Khả năng tiếp thu và vận dụng công nghệ của lao động tốt.
20
35 NNL5 Lao động có kỷ luật cao
36 NNL6 Trường đào tạo nghề đáp ứng được yêu cầu của DN
Thang đo nhân tố Mức độ hài lòng (SAT)
37 MDHL1 Chúng tôi cảm thấy rất hài lòng khi đầu tư trên địa bàn tỉnh Bến Tre
38 MDHL2 Tỉnh Bến Tre đã đáp ứng sự kỳ vọng của chúng tôi
39 MDHL3 Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư kinh doanh dài hạn trên địa bàn tỉnh
Bến Tre
Tất cả các biến quan sát đều được sử dụng thang đo Likert, R.A (1932), trích
theo Đinh Phi Hổ (2011) với 5 mức độ để đo lường các biến quan sát.
3.5.4.2. Quy trình phân tích
a. Kiểm định mức độ tin cậy của thang đo (nhân tố)
Tiến hành kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha để loại bỏ biến rác.
b. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Rút gọn một tập hợp gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập
biến ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn vẫn chứa đựng đầy đủ thông tin của một tập biến
ban đầu (Hair & ctg, 1998) trích trong Nguyễn Đình Thọ và cộng tác viên (2005). Phân
tích nhân tố khám phá được xem là phù hợp khi thỏa mãn các điều kiện sau:
(1) Kiểm định tính thích hợp của mô hình EFA
Nếu trị số KMO lớn (0.55 < KMO < 1) là đủ điều kiện để phân tích nhân tố là
thích hợp. Nếu KMO < 0.55 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với dữ
liệu.
(2) Kiểm định tương quan của các biến quan sát trong thước đo đại diện
Sử dụng Kiểm định Bartlett: Mức tương quan giữa các biến quan sát Sig. trong
tổng thể. Nếu Sig. < 0.05, thì các biến quan sát có tương quan với nhau.
(3) Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố
21
Sử dụng Kiểm định Phương sai cộng dồn (phương sai lũy tích - % cumulative
variance): Đánh giá mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố hay phần
trăm biến thiên của biến quan sát.
(4) Factor loading: Hệ số tải nhân tố là những hệ số tương quan đơn giữa các biến
và nhân tố.
Trên cơ sở thang đo đại diện cho các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà
đầu tư và thang đo hài lòng. Tiếp theo tiến hành phân tích tương quan bằng phân tích
hồi quy đa biến để thấy được mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng
của nhà đầu tư.
c. Phân tích hồi quy đa biến (Multiple Regression Analysis, MRA)
Để mô hình hồi quy đảm bảo khả năng tin cậy và hiệu quả, ta cần thực hiện các
kiểm định chính sau:
(1) Kiểm định tương quan từng phần của các hệ số hồi quy
(2) Mức độ phù hợp của mô hình
(3) Hiện tượng đa cộng tuyến
Do bước 2 đã qua phân tích nhân tố khám phá, các biến độc lập của mô hình
phân tích hồi quy (Các nhân tố của mô hình EFA) sẽ không có hiện tượng đa cộng
tuyến. Do đó, không cần thiết phải thực hiện kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến.
(4) Kiểm định phương sai của sai số không đổi (Heteroskedasticity)
Sử dụng kiểm định Spearman để kiểm tra giữa từng biến độc lập có ý nghĩa
thống kê với giá trị tuyệt đối của số dư được chuẩn hóa.
3.6. Tóm tắt
Trong chương này tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu của đề tài thực hiện
theo phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) để
tìm ra các yếu tố có ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư.
Trước tiên sử dụng hệ số tin cậy Cronbach Alpha để loại các biến không phù hợp.
Các biến bị loại bỏ nếu như có mối tương quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ
hơn 0.3 và hệ số tin cậy Cronbach Alpha nhỏ hơn 0.6 . Sau đó sử dụng phương pháp
22
phân tích nhân tố khám phá EFA, nếu tổng phương sai trích được lớn hơn 50% thì đạt
yêu cầu.
Tiếp theo tác giả sử dụng phương pháp phân tích hồi quy đa biến để phân tích mối
quan hệ giữa một biến phụ thuộc và một số biến độc lập. Ngoài ra, tác giả xác định cụ
thể các biến số và cách thu thập số liệu, xử lý số liệu để phân tích. Kết quả phân tích sẽ
được thực hiện ở chương tiếp theo.
23
Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu
4.1.1. Giới thiệu chung về điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội
tỉnh Bến Tre
Bến Tre là tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long có nhiều lợi thế trong giao
thương như: với một hệ thống sông ngòi chằng chịt rất thuận lợi cho giao thông đường
thủy. Quốc lộ 60 nối liền các tỉnh miền Tây đang được nâng cấp, cầu Rạch Miễu và cầu
Hàm Luông đã khánh thành và đưa vào sử dụng đã rút ngắn đáng kể thời gian đến Bến
Tre bằng đường bộ. Năm 2011, cầu Cổ Chiên đã khởi công xây dựng nối liền Bến Tre
và tỉnh Trà Vinh, đây sẽ là động lực phát triển kinh tế của vùng, là các trục giao thông
quan trọng gắn kết kinh tế của tỉnh với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam. Hiện nay, tỉnh Bến Tre có 03 cảng cá, 01 cảng gần Khu
công nghiệp Giao Long và 01 cảng bốc xếp hàng hóa trên sông Hàm Luông.
Tỉnh Bến Tre được chia thành 9 đơn vị hành chính gồm: thành phố Bến Tre và 8
huyện: Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam, Châu Thành, Giồng Trôm, Ba Tri, Bình Đại, Chợ
Lách, Thạnh Phú, với 164 xã, phường và thị trấn. Ngày 02/9/2009, Chính phủ đã ban
hành Nghị quyết số 34/NQ-CP về việc thành lập thành phố Bến Tre trực thuộc tỉnh Bến
Tre, đây là động lực để thúc đẩy kinh tế của tỉnh khởi sắc trong thời gian không xa. Về
tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trên 10%/năm, thu nhập bình quân đầu người năm
2009 là 790 USD, chỉ số năng lực cạnh tranh năm 2010 đứng thứ 10/63 tỉnh, thành cả
nước.
Vị trí địa lý: Bến Tre là một trong 13 tỉnh thành phố của vùng đồng bằng sông
Cửu Long, thuộc khu vực tam giác châu hệ thống sông Tiền, hợp thành bởi 3 cù lao (cù
lao An Hóa, cù lao Bảo và cù lao Minh) trên 04 nhánh sông lớn (sông Tiền, sông Ba
Lai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên). Diện tích tự nhiên của tỉnh là 2.360,6 km2
,
chiếm 5,8% diện tích vùng đồng bằng sông Cửu Long với đường bờ biển kéo dài trên
65 km. Bến Tre cách thành phố Hồ Chí Minh 86 km, cách thành phố Cần Thơ 120 km,
24
phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, phía Tây và phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà
Vinh, phía Đông giáp biển Đông.
Về ranh giới địa lý: tỉnh Bến Tre: Phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, có ranh giới
chung là sông Tiền. Phía Tây và Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, có ranh
giới chung là sông Cổ Chiên. Phía Đông giáp biển Đông.
Khí hậu: tỉnh Bến Tre nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo,
với hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4
năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.000 đến 2.300 mm, nhiệt độ trung bình
hàng năm từ 260
C – 270
C. Với vị trí nằm tiếp giáp biển Đông, nhưng Bến Tre ít chịu
ảnh hưởng của bão lũ, khí hậu ôn hòa, mát mẻ quanh năm. Đây là điều kiện thuận lợi
cho việc đầu tư, sản xuất, kinh doanh và du lịch của tỉnh.
Tài nguyên nước: tỉnh Bến Tre có 4 con sông lớn chảy qua là: Mỹ Tho, Ba Lai,
Hàm Luông và Cổ Chiên. Những con sông này giữ một vai trò quan trọng trong đời
sống kinh tế, văn hóa của nhân dân trong tỉnh như: cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt
và nông nghiệp, góp phần làm tươi đẹp cảnh quan, điều hòa khí hậu. Hệ thống sông,
rạch trong tỉnh còn là điều kiện thuận lợi cho Bến Tre phát triển mạng lưới giao thông
đường thủy và thủy lợi.
Tài nguyên đất: Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Bến Tre năm 2010 đạt 236.062
ha, gồm:
- Đất nông nghiệp: Diện tích đất nông nghiệp chiếm 179.672 ha, trong đó 80%
diện tích là đất canh tác nông nghiệp, 17% là đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản.
- Đất phi nông nghiệp: Diện tích đất phi nông nghiệp chiếm 55.982 ha, trong đó
14% diện tích là đất ở, 18% là đất chuyên dùng và 66% là sông rạch.
- Đất chưa sử dụng: Đất chưa sử dụng chiếm 408 ha, chủ yếu là khu vực ven
biển. Ngoài ra, trên địa bàn còn có 2.344 ha đất mặt nước ven biển.
Về vị trí kinh tế: tuy nằm không xa trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
là TP Hồ Chí Minh (86 km) nhưng do vị trí nằm cuối tuyến giao lưu kinh tế từ vùng
trọng điểm kinh tế phía Nam đến biển Đông và lệch khỏi trục QL.1A từ TP Hồ Chí
Minh đi các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời do điều kiện địa thế cù lao
25
bị sông rạch chia cắt, ít thuận lợi cho giao thông bộ, nên mức độ giao lưu kinh tế và thu
hút đầu tư của Bến Tre tương đối thấp so với các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu
Long.
Các trục đường bộ quan trọng (QL.60, QL.57, ĐT.883, ĐT.885, ĐT.887,
ĐT.888) chỉ có giá trị giao lưu kinh tế nội tỉnh là chính; các tuyến giao thông đối ngoại
trước đây đều bị cách ly tương đối thông qua các bến phà Rạch Miễu (QL.60 đi Mỹ
Tho hướng về vùng kinh tế trọng điểm phía Nam), phà Cổ Chiên (QL.60 đi Trà Vinh)
và phà Đình Khao (QL.57 đi Vĩnh Long); đến năm 2009, cầu Rạch Miễu hoàn thành đã
tạo điều kiện kết nối tỉnh Bến Tre với vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, cầu Hàm
Luông cũng hoàn thành và đưa vào sử dụng đã kết nối thành tuyến giao thông thông
suốt. Tuy nhiên, cầu Cổ Chiên vẫn chưa xây dựng xong nên chưa kết nối liền tuyến
giữa Bến Tre với các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long
Tuy nhiên, về đường thủy, tỉnh Bến Tre lại khá thuận lợi với hệ thống 04 sông
chính hướng ra biển Đông (cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên) và hệ
thống kênh rạch chằng chịt khắp ba cù lao, là các trục giao thông đối ngoại quan trọng
gắn kết kinh tế tỉnh Bến Tre với các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam.
Với vị trí địa lý kinh tế như trên, kết hợp với điều kiện tự nhiên đặc thù, hiện
nay Bến Tre được xem như một tỉnh sản xuất nông ngư nghiệp là chủ yếu với các thế
mạnh về kinh tế dừa, chăn nuôi đại gia súc (đứng hàng đầu vùng đồng bằng sông Cửu
Long), kinh tế vườn (hàng thứ 2 sau Tiền Giang), kinh tế biển (đứng hàng thứ 3 về nuôi
trồng và đánh bắt thủy hải sản với trên 20.000 ha vùng lãnh hải thuộc đặc quyền của
tỉnh) và còn có các vùng bảo tồn sinh thái rừng ngập mặn đặc thù. Tuy nhiên các lĩnh
vực kinh tế công thương nghiệp trên địa bàn Tỉnh còn kém phát triển.
Bến Tre đã hình thành Khu công nghiệp Giao Long và Khu công nghiệp An
Hiệp đưa vào hoạt động thu hút nhiều dự án đầu tư vào tỉnh. Hiện tỉnh đang tập trung
phát triển các loại hình du lịch sinh thái, sông nước. Trên lĩnh vực sản xuất công nghiệp
phát triển khá ổn định, thương mại - du lịch phong phú, đa dạng ngày càng sôi động,
tạo tiền đề cho bước đột phá tăng trưởng kinh tế của địa phương trong thời gian tới.
26
Đặc biệt, cống đập Ba Lai, cầu Rạch Miễu hoàn thành và đưa vào sử dụng có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng, mở ra tương lai phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh, đưa
Bến Tre thoát khỏi thế “ốc đảo”, nhanh chóng hòa nhập với các tỉnh đồng bằng sông
Cửu Long, tạo đà phát triển các mặt kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng
cho toàn vùng.
Về xã hội: tỉnh Bến Tre có khoảng 1,255 triệu người với 64,5% dân số trong độ
tuổi lao động. Bên cạnh đó, tỉnh có hai trường Cao đẳng và trên 60 cơ sở dạy nghề.
Hàng năm tỉnh đã đào tạo và giới thiệu việc làm cho khoảng 30.000 lao động, tỷ lệ lao
động qua đào tạo chiếm 36%. Bến Tre hiện có 31 trường trung học với 40.000 học
sinh, trong đó có khoảng 12.000 học sinh trung học phổ thông tốt nghiệp hàng năm và
khoảng 3.000 học sinh bước vào các trường Đại học, Cao đẳng.
Đường thủy: Tỉnh Bến Tre có hệ thống sông rạch phát triển với 4 nhánh sông
lớn của hệ thống sông Tiền là sông Mỹ Tho (sông Tiền), Ba Lai, Hàm Luông và Cổ
Chiên, tổng chiều dài khoảng 300 km. Ngoài ra, còn hệ thống kênh rạch nối các sông
lớn với nhau thành mạng lưới sông rạch chằng chịt với tổng chiều dài hơn 2.367 km.
Tổng lưu lượng nước các sông thuộc hệ thống sông Tiền lên đến 30 tỷ m3
/năm trong đó
mùa lũ chiếm 80%.
Các con sông có một vị trí quan trọng trong hệ thống giao thông đường thủy
không chỉ của tỉnh mà còn của cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, còn
nhiều kênh rạch chính nối các sông lớn trên với nhau thành một mạng lưới chằng chịt
với 46 kênh rạch chính có tổng chiều dài trên 300 km; trong đó quan trọng nhất là các
kênh Giao Hòa (Châu Thành - Bình Đại), Mỏ Cày, Cái Cấm, Vàm Thơm (Mỏ Cày),
Băng Cung, Eo Lói, Khém Thuyền (Thạnh Phú), Bến Tre, Sơn Đốc (Thành phố Bến
Tre - Giồng Trôm), Vàm Hồ, Cây Da, Mương Đào (Ba Tri).
Bưu chính viễn thông: Bến Tre đã xây dựng cơ sở hạ tầng, lắp đặt thêm nhiều
trạm BTS 2G và 3G; đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng nhiều dự án hiện đại về công
nghệ, mở rộng về dung lượng đảm bảo phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Trong những năm tới, Bưu chính viễn thông Bến Tre sẽ tiếp tục có những sách lược,
hướng đi phù hợp để phát triển sản xuất, kinh doanh bền vững, phát triển nguồn nhân
27
lực, tập trung xây dựng lực lượng cán bộ khoa học có trình độ và năng lực quản lý,
quyết giữ vững vai trò chủ lực trong lĩnh vực bưu chính viễn thông trên địa bàn tỉnh.
Cấp thoát nước: Hệ thống xử lý và cấp nước tập trung đủ cho nhu cầu sinh hoạt
của người dân thành phố và trung tâm các huyện. Hiện tại, Công ty cấp thoát nước Bến
Tre có hai nhà máy ở xã Sơn Đông (thành phố Bến Tre) và xã Hữu Định (huyện Châu
Thành), công suất 32.000 m3
/ngày đêm và nhà máy cấp nước Chợ Lách, công suất
1.000 m3
/ngày đêm. Với công suất này, hàng năm Công ty cung cấp trên 7 triệu
m3
nước cho những hộ dân vùng đô thị và lân cận.
Điện lực: những năm gần đây, ngành điện đã đầu tư hàng ngàn tỷ đồng để xây
dựng nhiều công trình trọng điểm như: trạm 220 kV Bến Tre – 2 x 125 MVA đường
dây 220 kV Mỹ Tho – Bến Tre, đường dây 110 kV Mỏ Cày – Chợ Lách, đường dây
110 kV Vĩnh Long – Chợ Lách, trạm 110 kV Chợ Lách và dự kiến công trình trạm
110 kV Bình Đại, trạm 110 kV Thạnh Phú, đường dây 110 kV Giồng Trôm – Bình Đại,
Mỏ Cày – Thạnh Phú đưa vào vận hành trong các năm 2012 và 2013.
Trong những năm gần đây, Bến Tre đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi đầu tư
trên các lĩnh vực kinh tế. Đặc biệt là tỉnh dành nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư trong và
ngoài nước. Với những lợi thế về giao thương và tiềm năng kinh tế hiện có, Bến Tre
luôn mở rộng vòng tay mời gọi và hân hoan chào đón các nhà đầu tư trong và ngoài
nước đến Bến Tre hợp tác mở rộng giao thương để cùng phát triển, sẳn sàng tạo mọi
điều kiện thuận lợi để các đối tác triển khai thực hiện các dự án có hiệu quả.
4.1.2. Thực trạng môi trường đầu tư và thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh
Bến Tre
4.1.2.1. Thực trạng cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Bến Tre
Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) là một công cụ nhằm đánh giá và đo lường khả
năng điều hành kinh tế tại 64 tỉnh, thành phố của Việt Nam từ cái nhìn của cộng đồng
doanh nghiệp tư nhân trong nước. Đồng thời, chỉ số PCI cũng được các chính quyền
địa phương sử dụng rộng rãi nhằm xây dựng lộ trình cải cách kinh tế, cũng như làm
thước đo những nỗ lực của chính mình. Các doanh nghiệp, nhà đầu tư cũng sử dụng chỉ
28
số này để đưa ra các quyết định đầu tư, cũng như vận động cho các sáng kiến địa
phương nhằm góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Trong giai đoạn 2006-2013, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Bến
Tre luôn được xếp trong nhóm khá, tốt và rất tốt trong bảng xếp hạng cả nước. Ngay
lần đầu tiên công bố vào năm 2005, tỉnh Bến Tre đã được xếp thứ hạng khá cao, ở vị trí
thứ 4/44 tỉnh, thành phố, với việc xếp hạng dựa vào 8 chỉ số thành phần. Tiếp sang năm
2006, xếp ở vị trí 26/64 tỉnh/thành phố. Nhận thức được tầm quan trọng của chỉ số PCI
đến sự phát triển của kinh tế - xã hội tỉnh nhà, lãnh đạo tỉnh rất quan tâm đến việc cải
thiện chỉ số này và cũng đã ban hành Kế hoạch số 3539/KH-UBND ngày 24/10/2006
về cải thiện Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).
Năm 2007, sau một năm triển khai thực hiện kế hoạch, chỉ số PCI của tỉnh đã
tăng lên 12 bậc, xếp thứ 14/64 tỉnh, thành phố. Đến năm 2008, tỉnh Bến Tre tiếp tục
tăng lên 7 bậc, thuộc nhóm có chỉ số PCI tốt nhất cả nước, xếp thứ 7/64 tỉnh/thành phố
trong cả nước. Và lần lượt các năm tiếp theo được xếp thứ 15 vào năm 2009; được xếp
hạng 10 vào năm 2010; đến năm 2011 xếp thứ 30, năm 2012 xếp thứ 26; và trong năm
2013 vừa qua, được xếp vị trí thứ 6/63 tỉnh, thành phố, tăng 20 bậc so với năm 2012,
được xếp vào nhóm điều hành tốt nhất cả nước.
29
Bảng 4.1. Bảng tổng hợp xếp hạng và điểm của 9 chỉ số thành phần cấu thành
PCI tỉnh Bến Tre giai đoạn 2007-2013
S
TT
Nội dung Năm
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
I Thứ bậc xếp hạng
1 So với cả nước 14 7 15 10 30 26 6
2 So với khu vực Đồng bằng
sông Cửu Long
8 4 6 5 7 10 3
3 Thuộc nhóm điều hành Tốt Rất tốt Tốt Tốt Khá Khá Rất tốt
II Điểm số của 09 chỉ số cấu
thành PCI
1 Chi phí gia nhập thị trường 8,85 7,97 8,16 7,59 8,13 8,52 7,7
2 Tiếp cận đất đai 7,23 7,38 7,11 7,3 7,0 6,57 7,81
3 Tính minh bạch và tiếp cận
thông tin
6,53 6,78 6,5 5,84 6,15 5,66 5,35
4 Chi phí thời gian để thực hiện
các quy định của nhà nước
7,9 6,4 6,36 7,18 6,14 5,19 8,03
5 Chi phí không chính thức 7,63 7,36 8,15 8,22 7,79 6,72 8,31
6 Tính năng động và tiên phong
của lãnh đạo tỉnh
6,07 6,92 6,28 6,68 4,87 6,59 6,24
7 Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp 4,7 6,75 4,08 3,88 3,84 3,47 5,79
8 Đào tạo lao động 5,78 6,04 5,17 4,9 4,68 5,24 5,4
9 Thiết chế pháp lý 5,54 5,97 6,07 5,55 5,29 3,86 5,77
III Tổng điểm PCI 62,88 62,42 64,09 63,11 59,9 58,35 62,78
Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
4.1.2.2. Thực trạng các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa
bàn tỉnh Bến Tre
Tính đến cuối năm 2013, tỉnh Bến Tre thu hút đầu tư được 42 dự án FDI với
tổng vốn đăng ký là 359,526 triệu USD. Trong đó, 2 khu công nghiệp Giao Long và An
30
Hiệp thu hút được được 20 dự án FDI với tổng vốn đăng ký là 296,969 triệu USD.
Trung bình, mỗi dự án có vốn đăng ký khoảng 8,41 triệu USD. So với quy mô cả nước
thì mức vốn trung bình của tỉnh chỉ bằng 56% (mức trung bình của cả nước là 15 triệu
USD/dự án). Sự chênh lệch vốn đăng ký giữa các dự án cũng khá lớn, cụ thể: Thái Lan
có 05 dự án nhưng bình quân mỗi dự án 25,2 triệu USD/dự án, Nhật Bản có 04 dự án
nhưng bình quân mỗi dự án là 19,3 triệu USD/dự án, trong khi Trung Quốc đầu tư 08
dự án với vốn đăng ký 4,51 triệu USD, trung bình 0,56 triệu USD/dự án.
Các dự án FDI tập trung nhiều vào khai thác các lợi thế như sản xuất, chế biến
các sản phẩm nông, thủy sản (sản phẩm từ dừa, thủy sản) và sản phẩm phục vụ ngành
nông nghiệp, thủy sản (thức ăn, phân bón) chiếm 42% số dự án; các dự án FDI còn lại
khai thác các lợi thế về nguồn lực trẻ, phổ thông của tỉnh (gia công giày, may mặc, điện
ôtô, gia công hộp số, bao bì, nhựa); ngoài ra, các dự án kinh doanh dịch vụ như khách
sạn, nhà hàng (02 dự án), chế biến sản phẩm thuốc tân dược (02 dự án) và dịch vụ bán
buôn, xuất nhập khẩu (02 dự án).
Về thu hút đầu tư vào khu công nghiệp: Hai khu công nghiệp Giao Long và An
Hiệp được thành lập từ năm 2005, với tổng diện tích 173,5 ha. Lũy kế đến thời điểm
hiện tại, có 38 dự án đầu tư vào 02 khu công nghiệp này với tổng vốn đăng ký là
8.590,5 tỷ VNĐ, trong đó có 20 dự án FDI với tổng vốn đăng ký là 296,9 69triệu USD.
Hiện có 17 dự án đang hoạt động ổn định, tạo giá trị sản xuất công nghiệp 2.123 tỷ
đồng, chiếm 40,8% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, kim ngạch xuất khẩu năm
2013 đạt 240 triệu USD, chiếm gần 56% kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh. Các dự án
trong khu công nghiệp đã tạo ra 18.780 việc làm trực tiếp cho lao động địa phương,
hình thành nên chuỗi mạng lưới cung ứng nguyên liệu đa dạng từ tỉnh xuống huyện, từ
chuỗi này, hàng ngàn lao động gián tiếp cũng được tạo ra, góp phần tạo thu nhập và
giảm nghèo.
Về thu hút đầu tư FDI ngoài khu công nghiệp: Hiện có 22 dự án có vốn đầu tư
nước ngoài đăng ký hoạt động ngoài khu công nghiệp với tổng vốn đầu tư là 62,557
triệu USD, đa số có quy mô vốn đăng ký nhỏ chuyên chế biến các sản phẩm từ dừa,
31
dịch vụ, khách sạn. Các dự án này tập trung trên địa bàn của TP. Bến Tre, Bình Đại,
Châu Thành, Ba Tri, Mỏ Cày Nam và Giồng Trôm.
Bảng 4.2. Thu hút đầu tư chia theo khu vực
Khu vực
Số dự án Giá trị vốn (Triệu USD)
Đăng ký Thực hiện Đăng ký Thực hiện
Trong KCN 20 18 296,969 132,667
Ngoài KCN 22 19 62,557 77,201
Tổng 42 37 359,526 209,868
Nguồn: Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Ban quản lý các KCN tỉnh Bến Tre (2013)
Theo kết quả trên, trong tổng số 42 dự án FDI đầu tư vào địa bàn tỉnh có 22 dự
án đầu tư ngoài KCN, 20 dự án đầu tư trong KCN. Nhận thấy, số lượng dự án đầu tư
vào trong và ngoài khu công nghiệp không chênh lệch đáng kể.
4.1.2.3. Thực trạng các doanh nghiệp đầu tư trong nước trên địa bàn tỉnh
Bến Tre
Từ năm 2006-2013, tỉnh Bến Tre thu hút thêm 1.812 doanh nghiệp đăng ký hoạt
động, nâng tổng số doanh nghiệp đến cuối năm 2013 là 2.874 doanh nghiệp với tổng
vốn điều lệ trên 8.000 tỷ đồng. Theo số liệu thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh
Bến Tre, hiện nay toàn tỉnh có 80 dự án có vốn đầu tư trong nước được cấp phép đầu tư
còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 6.467,23 tỷ đồng, trong đó có 63 dự án triển khai
thực hiện, một số còn lại chậm triển khai trong đó có ít nhất 07 dự án là không có khả
năng thực hiện.
Trung bình, hàng năm giải quyết được trên 30.651 lao động có việc làm mới. Cơ
cấu lao động nghề nghiệp đã chuyển dịch theo hướng tích cực cùng với chuyển dịch cơ
cấu kinh tế. Lao động nông nghiệp giảm dần để chuyển sang các ngành công nghiệp -
xây dựng và dịch vụ; tỷ trọng lao động trong khu vực 1/tổng lao động ngành nghề từ
68% năm 2000 giảm còn 55,09% năm 2010; lao động khu vực 2 từ 5% tăng lên
18,28%; và lao động khu vực 3 từ 10% tăng lên 26,63%. Điều này cho thấy lao động
nghề nghiệp của tỉnh có sự phát triển tăng dần về chất, giảm bớt lao động nông nhàn ở
nông thôn.
32
Các dự án trong nước đầu tư chủ yếu là sản xuất, chế biến các sản phẩm ngành
thủy sản, ngành dừa, chế biến nông sản, may mặc, trung tâm thương mại - dịch vụ, nhà
ở, khách sạn, khai thác cát sông. Các dự án trong nước đã góp phần giải quyết việc làm
cho khoảng 30.000 lao động địa phương. Hàng năm, có từ 10.000 việc làm mới được
tạo ra qua các dự án và hoạt động sản xuất kinh doanh tại Bến Tre. Công nghiệp chế
biến các sản phẩm từ dừa và thủy sản là hai ngành thu hút được nhiều đầu tư nhất từ
các doanh nghiệp trong nước. Trong tổng số các dự án đầu tư trong nước vào các KCN
trên địa bàn tỉnh, lĩnh vực Công nghiệp - Xây dựng chiếm tỷ lệ khá cao (chiếm tỷ lệ
74%); kế đến là đầu tư vào lĩnh vực Dịch vụ (chiếm tỷ lệ 15%); còn lại là đầu tư vào
lĩnh vực Nông lâm thủy sản (chiếm tỷ lệ 11%).
33
Bảng 4.3. Số lượng đăng ký mới các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn
tỉnh Bến Tre từ năm 2006-2013
ĐVT vốn đăng ký: Triệu đồng
Năm
Loại hình
Số liệu
TNHH 2
thành viên
trở lên
TNHH 1
thành
viên
Doanh
nghiệp tư
nhân
Công ty cổ
phần
Tổng cộng
2006
Số lượng 56 8 139 7 210
Vốn đăng ký 147.153 38.278 100.308 115.800 401.539
2007
Số lượng 64 20 161 11 256
Vốn đăng ký 151.580 24.708 138.913 463.750 778.950
2008
Số lượng 53 45 127 16 241
Vốn đăng ký 183.895 75.160 105.576 239.320 603.951
2009
Số lượng 62 67 161 16 306
Vốn đăng ký 169.029 142.425 139.347 264.090 714.891
2010
Số lượng 68 87 126 19 300
Vốn đăng ký 219.230 97.120 166.711 157.020 640.081
2011
Số lượng 66 81 133 18 298
Vốn đăng ký 312.110 58.312 145.990 190.000 706.412
2012
Số lượng 94 59 146 16 315
Vốn đăng ký 387.335 67.800 239.778 125.650 820.563
2013
Số lượng 65 134 112 09 320
Vốn đăng ký 228.986 120.545 198.978 100.349 648.858
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bến Tre (2013)
34
4.2. Phân tích thực trạng tình hình đầu tư trên địa bàn tỉnh Bến Tre
4.2.1 Phân tích thống kê mô tả
Phân tích các biến quan sát. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn đã trình bày trong
chương 2 và kết quả thu thập số liệu, tài liệu ở mục 3.2. Đề tài xác định được 7 nhóm
nhân tố mà các nhà đầu tư quan tâm có thể tác động vào sự thỏa mãn của họ để thu hút
đầu tư. Do vậy, nghiên cứu định lượng này nhằm mục đích đo lường, đánh giá cụ thể
tác động của từng nhân tố vào sự thỏa mãn của nhà đầu tư. Các nhân tố nghiên cứu bao
gồm: Cơ sở hạ tầng đầu tư, Chế độ chính sách đầu tư, Chất lượng dịch vụ công, Môi
trường sống và làm việc, Lợi thế ngành đầu tư, Chi phí đầu vào cạnh tranh, Chất lượng
nguồn nhân lực.
4.2.1.1. Mẫu nghiên cứu
Từ lý thuyết và kết quả nghiên cứu sơ bộ với ý kiến đánh giá của các chuyên gia
bảng phỏng vấn chính thức được thiết lập với 36 biến quan sát để định nghĩa cho 7
nhóm nhân tố môi trường đầu tư và 3 biến quan sát để định nghĩa cho sự hài lòng của
các nhà đầu tư (Bảng 3.1).
Tổng hợp kết quả mẫu điều tra: số phiếu phát ra 210 phiếu, số phiếu hợp lệ thu
về được đưa vào phân tích là 201 phiếu. Mỗi doanh nghiệp phỏng vấn 01 người là nhân
sự chủ chốt của doanh nghiệp. Có 36 người tham gia phỏng vấn là Chủ tịch hội đồng
quản trị và hội đồng thành viên, 57 người là Tổng Giám đốc và Giám đốc, 33 người là
Phó Giám đốc, 75 người là Trưởng các bộ phận của DN.
4.2.1.2. Đo lường các yếu tố nghiên cứu
Sự hài lòng của nhà đầu tư đối với địa phương nào đó và các yếu tố tác động đến
sự đến sự hài lòng là những khía cạnh kinh tế - xã hội phức tạp. Để lượng hóa được các
mối quan hệ này đòi hỏi phải xây dựng thang đo nhiều chỉ báo thể hiện những chiều
kích khác nhau của vấn đề nghiên cứu và được kiểm tra độ tin cậy trước khi vận dụng
mới có thể đánh giá được. Và như đã trình bày trong phần lý thuyết, đề tài nghiên cứu
sử dụng thang đo nhiều chỉ báo – thang đo Likert 5 mức độ với mức 1 là hoàn toàn
không đồng ý, cấp độ đồng ý tăng dần và ở mức 5 là hoàn toàn đồng ý. Các nhân tố
Tải bản FULL (90 trang): https://bit.ly/3fQM1u2
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
35
nghiên cứu bao gồm các nhóm nhân tố môi trường đầu tư ảnh hưởng đến sự hài lòng và
nhóm nhân tố thỏa mãn sự hài lòng của nhà đầu tư.
4.2.1.3. Đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư
Cơ sở hạ tầng đầu tư: là nhóm nhân tố cơ bản cần thiết cho đầu tư sản xuất kinh
doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Các nhân tố này bao gồm nhân tố về hạ tầng cơ
bản như trang thiết bị hiện đại, điện nước giao thông, mặt bằng và các nhân tố hạ tầng
kỹ thuật như thông tin liên lạc, hệ thống chiếu sáng hệ thống ngân hàng. Các nhân tố về
Cơ sở hạ tầng đầu tư được đo bằng 6 biến quan sát là: 1. Mặt bằng đáp ứng được yêu
cầu; 2. Hệ thống cấp điện đáp ứng được yêu cầu; 3. Hệ thống cấp, thoát nước tốt; 4.
Hệ thống thông tin liên lạc có thuận tiện; 5. Hệ thống giao thông có thuận lợi; 6. Dịch
vụ tài chính ngân hàng đáp ứng tốt.
Chế độ chính sách đầu tư: bao gồm các nhân tố về thái độ phục vụ, hỗ trợ thủ
tục hành chính của các cơ quan và Lãnh đạo địa phương. Các nhân tố về Chế độ chính
sách đầu tư được đo lường bằng 5 biến quan sát là:1. DN sẽ vẫn đầu tư nếu địa phương
không có những chính sách hấp dẫn; 2. Hệ thống thuế rõ ràng (cán bộ thuế không lợi
dụng để trục lợi); 3. Chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn; 4. Văn bản về pháp luật được
triển khai nhanh đến nhà đầu tư; 5. Lãnh đạo địa phương năng động trong hỗ trợ nhà
đầu tư.
Chất lượng dịch vụ công: bao gồm các nhân tố triển khai nhanh các văn bản
pháp luật đến nhà đầu tư, hệ thống thuế, hệ thống chính sách minh bạch rõ ràng và triển
khai nhanh đến DN, nhất là các chính sách liên quan đến ưu đãi thuế, chính sách ưu đãi
đầu tư, lãnh đạo địa phương năng động trong điều hành kinh tế vĩ mô và hỗ trợ DN.
Các nhân tố về chất lượng dịch vụ công được đo lường bằng 5 biến quan sát là: 1. Thủ
tục hành chính đơn giản nhanh gọn; 2. Chính quyền địa phương trợ giúp chu đáo khi
nhà đầu tư cần; 3. các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực đầu tư thực hiện đúng cam
kết với nhà đầu tư ; 4. Thủ tục hải quan nhanh gọn; 5. Các cơ quan quản lý nhà nước về
lĩnh vực đầu tư có tổ chức hội nghị gặp gỡ và đối thoại với DN.
Môi trường sống và làm việc: bao gồm các yếu tố về văn hoá, giáo dục, y tế,
chất lượng môi trường sống, vui chơi, sinh hoạt, sự hoà hợp và chi phí hợp lý thể hiện
Tải bản FULL (90 trang): https://bit.ly/3fQM1u2
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
36
một môi trường sống chất lượng và phù hợp với nhà đầu tư và người lao động để có thể
hoạt động hiệu quả và gắn bó lâu dài với địa phương. Các yếu tố môi trường sống và
làm việc được đo lường bằng 5 biến quan sát là: 1. Hệ thống trường học đáp ứng được
nhu cầu; 2. Hệ thống y tế đáp ứng được nhu cầu; 3. Môi trường không bị ô nhiễm;
4.Chi phí sinh hoạt hợp lý; 5. Người dân thân thiện.
Lợi thế ngành đầu tư của DN: Doanh nghiệp đầu tư vào địa phương để tận dụng
lợi thế của ngành. Các lợi thế đó là gần thị trường nguyên liệu chính cho sản xuất hay
gần thị trường tiêu thụ chính, gần các DN bạn hàng để giảm chi phí vận chuyển, tăng
tính liên kết hoặc cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh chính để duy trì sự hiện diện, chiếm
lĩnh thị phần. Các yếu tố lợi thế ngành đầu tư được đo lường bằng 4 biến quan sát là: 1.
Thuận tiện về nguyên liệu chính cho sản xuất; 2. Thuận tiện thị trường tiêu thụ chính;
3. Gần các DN bạn hàng (phân phối hay cung ứng chính); 4. Cạnh tranh thị trường với
các đối thủ cạnh tranh chính.
Chi phí đầu vào cạnh tranh: là nhân tố cơ bản liên quan trực tiếp đến hiệu quả
đầu tư của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể tăng tính cạnh tranh khi có chi phí
đầu vào thấp. Các nhà đầu tư quan tâm nhiều giá thuê đất, giá các dịch vụ hạ tầng, điện
nước, chi phí lao động và dịch vụ thông tin đảm bảo. Các nhân tố chi phí đầu vào cạnh
tranh được đo lường bằng 5 biến quan sát là: 1. Giá thuê đất, nhà xưởng có hợp lý; 2.
Giá điện, giá nước cước vận tải hợp lý; 3. Chi phí lao động rẻ; 4. Chi phí xử lý nước
thải có hợp lý 5. Giá dịch vụ Thông tin liên lạc cạnh tranh.
Nguồn nhân lực: là các nhân tố liên quan đến nguồn lao động, tuyển dụng lao
động nhân lực có trình độ cao được đo lường bằng 6 biến quan sát: 1. Nguồn lao động
dồi dào; 2. Dễ dàng tuyển dụng cán bộ quản lý giỏi tại địa phương; 3. Trình độ lao
động có đáp ứng được nhu cầu; 4. Khả năng tiếp thu và vận dụng công nghệ của lao
động tốt; 5. Lao động có kỷ luật cao; 6. Trường đào tạo nghề đáp ứng được yêu cầu của
DN.
4.2.1.4. Đo lường sự hài lòng của các nhà đầu tư
Từ các phân tích trong phần lý thuyết, chúng ta biết rằng khách hàng đầu tư –
nhà đầu tư – sẽ hài lòng khi hoạt động đầu tư SXKD của họ được thuận lợi và tiến triển
6665908

More Related Content

What's hot

Đề tài: Đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải hành khách chất lượng cao, HAY
Đề tài: Đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải hành khách chất lượng cao, HAYĐề tài: Đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải hành khách chất lượng cao, HAY
Đề tài: Đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải hành khách chất lượng cao, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ , 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ , 9 ĐIỂMLuận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ , 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ , 9 ĐIỂMViết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Tại Công Ty Du Lịch Vòng...
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Tại Công Ty Du Lịch Vòng...Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Tại Công Ty Du Lịch Vòng...
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Tại Công Ty Du Lịch Vòng...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAY
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAYĐề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAY
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ taxi, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ taxi, 9 ĐIỂM!Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ taxi, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ taxi, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Đề tài: Đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải hành khách chất lượng cao, HAY
Đề tài: Đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải hành khách chất lượng cao, HAYĐề tài: Đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải hành khách chất lượng cao, HAY
Đề tài: Đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải hành khách chất lượng cao, HAY
 
Luận văn: Hoàn thiện Quy chế trả lương tại Tổng công ty Sông Đà
Luận văn: Hoàn thiện Quy chế trả lương tại Tổng công ty Sông ĐàLuận văn: Hoàn thiện Quy chế trả lương tại Tổng công ty Sông Đà
Luận văn: Hoàn thiện Quy chế trả lương tại Tổng công ty Sông Đà
 
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đLuận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
 
Luận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOT
Luận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOTLuận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOT
Luận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOT
 
Đề tài: Xây dựng chiến lược marketing cho nhà hàng Nhật Bản
Đề tài: Xây dựng chiến lược marketing cho nhà hàng Nhật BảnĐề tài: Xây dựng chiến lược marketing cho nhà hàng Nhật Bản
Đề tài: Xây dựng chiến lược marketing cho nhà hàng Nhật Bản
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
 
Luận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ , 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ , 9 ĐIỂMLuận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ , 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ , 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Công tác quản trị nhân sự tại Công ty du lịch Đồ Sơn
Luận văn: Công tác quản trị nhân sự tại Công ty du lịch Đồ SơnLuận văn: Công tác quản trị nhân sự tại Công ty du lịch Đồ Sơn
Luận văn: Công tác quản trị nhân sự tại Công ty du lịch Đồ Sơn
 
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Tại Công Ty Du Lịch Vòng...
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Tại Công Ty Du Lịch Vòng...Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Tại Công Ty Du Lịch Vòng...
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Tại Công Ty Du Lịch Vòng...
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk LắkLuận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk Lắk
 
Đề tài: Quản lý về giảm nghèo bền vững tỉnh Bình Dương, HAY
Đề tài: Quản lý về giảm nghèo bền vững tỉnh Bình Dương, HAYĐề tài: Quản lý về giảm nghèo bền vững tỉnh Bình Dương, HAY
Đề tài: Quản lý về giảm nghèo bền vững tỉnh Bình Dương, HAY
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng NinhLuận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
 
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đLuận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
 
Lập kế hoạch marketing cho khách sạn Vinpearl Resort Phú Quốc trong năm 2015
Lập kế hoạch marketing cho khách sạn Vinpearl Resort Phú Quốc trong năm 2015 Lập kế hoạch marketing cho khách sạn Vinpearl Resort Phú Quốc trong năm 2015
Lập kế hoạch marketing cho khách sạn Vinpearl Resort Phú Quốc trong năm 2015
 
Đề tài tốt nghiệp: hoạt động chăm sóc khách hàng công ty vận tải, HAY
Đề tài tốt nghiệp: hoạt động chăm sóc khách hàng công ty vận tải, HAYĐề tài tốt nghiệp: hoạt động chăm sóc khách hàng công ty vận tải, HAY
Đề tài tốt nghiệp: hoạt động chăm sóc khách hàng công ty vận tải, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch biển thành phố Đà Nẵng
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch biển thành phố Đà NẵngLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch biển thành phố Đà Nẵng
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch biển thành phố Đà Nẵng
 
BÀI MẪU khóa luận chăm sóc khách hàng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU khóa luận chăm sóc khách hàng, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU khóa luận chăm sóc khách hàng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU khóa luận chăm sóc khách hàng, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAY
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAYĐề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAY
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAY
 
Đề tài: Quản lý vận tải hành khách bằng xe ô tô tại Quảng Bình
Đề tài: Quản lý vận tải hành khách bằng xe ô tô tại Quảng BìnhĐề tài: Quản lý vận tải hành khách bằng xe ô tô tại Quảng Bình
Đề tài: Quản lý vận tải hành khách bằng xe ô tô tại Quảng Bình
 
Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ taxi, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ taxi, 9 ĐIỂM!Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ taxi, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ taxi, 9 ĐIỂM!
 

Similar to đáNh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh bến tre 6665908

Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối Với Việc Cung Ứng Chất Lượng Dịch Vụ Hành Chính...
Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối Với Việc Cung Ứng Chất Lượng Dịch Vụ Hành Chính...Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối Với Việc Cung Ứng Chất Lượng Dịch Vụ Hành Chính...
Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối Với Việc Cung Ứng Chất Lượng Dịch Vụ Hành Chính...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận văn: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdfTác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdfNuioKila
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại các chi ...
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại các chi ...Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại các chi ...
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại các chi ...nataliej4
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưngPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docx
Đề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docxĐề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docx
Đề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docxlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn: Phát triển nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Na...
Luận văn: Phát triển nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Na...Luận văn: Phát triển nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Na...
Luận văn: Phát triển nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Na...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Phát triển nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Na...
Luận văn: Phát triển nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Na...Luận văn: Phát triển nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Na...
Luận văn: Phát triển nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Na...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
đáNh giá các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của doanh nghiệp nghiên cứu t...
đáNh giá các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của doanh nghiệp nghiên cứu t...đáNh giá các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của doanh nghiệp nghiên cứu t...
đáNh giá các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của doanh nghiệp nghiên cứu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của doanh nghiệp nghiên cứu t...
đáNh giá các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của doanh nghiệp nghiên cứu t...đáNh giá các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của doanh nghiệp nghiên cứu t...
đáNh giá các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của doanh nghiệp nghiên cứu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của doanh nghiệp nghiên cứu t...
đáNh giá các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của doanh nghiệp nghiên cứu t...đáNh giá các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của doanh nghiệp nghiên cứu t...
đáNh giá các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của doanh nghiệp nghiên cứu t...NOT
 
đáNh giá các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của doanh nghiệp nghiên cứu t...
đáNh giá các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của doanh nghiệp nghiên cứu t...đáNh giá các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của doanh nghiệp nghiên cứu t...
đáNh giá các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của doanh nghiệp nghiên cứu t...NOT
 
Chăm sóc khách hàng tại công ty viễn thông hà nội
Chăm sóc khách hàng tại công ty viễn thông hà nộiChăm sóc khách hàng tại công ty viễn thông hà nội
Chăm sóc khách hàng tại công ty viễn thông hà nộissuser0da7ff
 

Similar to đáNh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh bến tre 6665908 (20)

Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối Với Việc Cung Ứng Chất Lượng Dịch Vụ Hành Chính...
Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối Với Việc Cung Ứng Chất Lượng Dịch Vụ Hành Chính...Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối Với Việc Cung Ứng Chất Lượng Dịch Vụ Hành Chính...
Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối Với Việc Cung Ứng Chất Lượng Dịch Vụ Hành Chính...
 
Luận văn: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9 ĐIỂM!
 
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdfTác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại các chi ...
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại các chi ...Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại các chi ...
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại các chi ...
 
Luận văn: Giải pháp cải thiện chỉ số chi phí không chính thức, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp cải thiện chỉ số chi phí không chính thức, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp cải thiện chỉ số chi phí không chính thức, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp cải thiện chỉ số chi phí không chính thức, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài tình hình tài chính công ty vận tải Thịnh Hưng, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài  tình hình tài chính công ty vận tải Thịnh Hưng, HOT, ĐIỂM 8Đề tài  tình hình tài chính công ty vận tải Thịnh Hưng, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài tình hình tài chính công ty vận tải Thịnh Hưng, HOT, ĐIỂM 8
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưngPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưng
 
Đề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docx
Đề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docxĐề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docx
Đề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docx
 
Luận văn: Phát triển nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Na...
Luận văn: Phát triển nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Na...Luận văn: Phát triển nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Na...
Luận văn: Phát triển nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Na...
 
Đề tài: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, HOT
Đề tài: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, HOTĐề tài: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, HOT
Đề tài: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải PhòngLuận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng
 
Luận văn: Phát triển nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Na...
Luận văn: Phát triển nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Na...Luận văn: Phát triển nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Na...
Luận văn: Phát triển nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Na...
 
đáNh giá các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của doanh nghiệp nghiên cứu t...
đáNh giá các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của doanh nghiệp nghiên cứu t...đáNh giá các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của doanh nghiệp nghiên cứu t...
đáNh giá các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của doanh nghiệp nghiên cứu t...
 
Đề tài nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn doanh nghiệp, ĐIỂM 8
Đề tài  nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn doanh nghiệp, ĐIỂM 8Đề tài  nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn doanh nghiệp, ĐIỂM 8
Đề tài nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn doanh nghiệp, ĐIỂM 8
 
đáNh giá các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của doanh nghiệp nghiên cứu t...
đáNh giá các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của doanh nghiệp nghiên cứu t...đáNh giá các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của doanh nghiệp nghiên cứu t...
đáNh giá các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của doanh nghiệp nghiên cứu t...
 
đáNh giá các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của doanh nghiệp nghiên cứu t...
đáNh giá các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của doanh nghiệp nghiên cứu t...đáNh giá các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của doanh nghiệp nghiên cứu t...
đáNh giá các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của doanh nghiệp nghiên cứu t...
 
đáNh giá các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của doanh nghiệp nghiên cứu t...
đáNh giá các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của doanh nghiệp nghiên cứu t...đáNh giá các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của doanh nghiệp nghiên cứu t...
đáNh giá các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của doanh nghiệp nghiên cứu t...
 
Phương thức phát triển kinh tế ở Trung Quốc sau Đại hội XVIII, HAY
Phương thức phát triển kinh tế ở Trung Quốc sau Đại hội XVIII, HAYPhương thức phát triển kinh tế ở Trung Quốc sau Đại hội XVIII, HAY
Phương thức phát triển kinh tế ở Trung Quốc sau Đại hội XVIII, HAY
 
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
 
Chăm sóc khách hàng tại công ty viễn thông hà nội
Chăm sóc khách hàng tại công ty viễn thông hà nộiChăm sóc khách hàng tại công ty viễn thông hà nội
Chăm sóc khách hàng tại công ty viễn thông hà nội
 

More from jackjohn45

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfjackjohn45
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...jackjohn45
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...jackjohn45
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...jackjohn45
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfjackjohn45
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfjackjohn45
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfjackjohn45
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...jackjohn45
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...jackjohn45
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...jackjohn45
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdfjackjohn45
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfjackjohn45
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfjackjohn45
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfjackjohn45
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...jackjohn45
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...jackjohn45
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...jackjohn45
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...jackjohn45
 

More from jackjohn45 (20)

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
 

Recently uploaded

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 

đáNh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh bến tre 6665908

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH BỒ QUANG THỤY ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành Phố Hồ Chí Minh, năm 2015
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH BỒ QUANG THỤY ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐINH PHI HỔ Thành Phố Hồ Chí Minh, năm 2015
  • 3. LỜI CAM ĐOAN * Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Tp.Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 3 năm 2015 Tác giả luận văn Bồ Quang Thụy
  • 4. MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ Chương 1. GIỚI THIỆU...............................................................................................1 1.1. Đặt vấn đề..........................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát..................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................2 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài..............................................................2 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.................................................................3 1.4. Nội dung nghiên cứu .........................................................................................3 1.5. Kết cấu luận văn ................................................................................................4 Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..................................5 2.1. Khái niệm về đầu tư...........................................................................................5 2.2. Khái niệm môi trường đầu tư.............................................................................5 2.3. Các lý thuyết về đầu tư, đầu tư quốc tế..............................................................6 2.4. Các lý thuyết về dịch vụ, chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng...7 2.5. Lý thuyết tiếp thị địa phương.............................................................................8 2.6. Tổng quan về các nghiên cứu trước đây có liên quan .......................................9 2.7. Tóm tắt.............................................................................................................12 Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................13 3.1. Mô hình nghiên cứu.........................................................................................13 3.2. Nguồn dữ liệu nghiên cứu................................................................................14 3.2.1. Nguồn dữ liệu thứ cấp ..........................................................................14 3.2.2. Nguồn dữ liệu liệu sơ cấp ......................................................................15
  • 5. 3.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................15 3.4. Quy trình nghiên cứu......................................................................................16 3.5. Phương pháp xử lý số liệu..............................................................................16 3.5.1. Mẫu dữ liệu nghiên cứu ........................................................................16 3.5.2. Phương pháp lấy mẫu............................................................................17 3.5.3. Sàng lọc dữ liệu ....................................................................................17 3.5.4. Xử lý số liệu ..........................................................................................17 3.5.4.1. Thang đo sử dụng trong mô hình ................................................17 3.5.4.2. Quy trình phân tích......................................................................20 3.6. Tóm tắt.............................................................................................................21 Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................................23 4.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu................................................................... 23 4.1.1. Giới thiệu chung về điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre ....................................................................................................23 4.1.2. Thực trạng môi trường đầu tư và thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Bến Tre ...................................................................................................................27 4.1.2.1. Thực trạng cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Bến Tre ...................27 4.1.2.2. Thực trạng các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bến Tre .........................................................................................29 4.1.2.3. Thực trạng các doanh nghiệp đầu tư trong nước trên địa bàn tỉnh Bến Tre .......................................................................................................31 4.2. Phân tích thực trạng tình hình đầu tư trên địa bàn tỉnh Bến tre ......................34 4.2.1. Phân tích thống kê mô tả .......................................................................34 4.2.1.1. Mẫu nghiên cứu............................................................................34 4.2.1.2. Đo lường các yếu tố nghiên cứu .................................................34 4.2.1.3. Đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư35 4.2.1.4. Đo lường sự hài lòng của các nhà đầu tư .....................................36 4.2.1.5. Phân tích mô tả các Doanh nghiệp điều tra..................................37 4.2.2. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha)..........................39 4.2.3. Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis, EFA)........41
  • 6. 4.2.4. Phân tích hồi quy đa biến (Multiple Regression Analysis, MRA)........46 4.2.5. Giải thích kết quả phân tích hồi quy .....................................................51 4.3. Tóm tắt ...........................................................................................................54 C hương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................55 5.1. Một số giải pháp nâng cao sự hài lòng của nhà đầu tư, tăng cường thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Bến Tre ............................................................................55 5.1.1. Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ công..........................................55 5.1.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống hạ tầng và cơ sở hạ tầng đầu tư .............56 5.1.3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực.......................................................57 5.1.4. Giải pháp về xúc tiến đầu tư ...................................................................58 5.2. Kết luận ...........................................................................................................59 5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo..........................................60 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BQL Ban quản lý BQL KCN Ban quản lý khu công nghiệp DN Doanh nghiệp ĐTNN Đầu tư nước ngoài ĐVT Đơn vị tính EFA Phân tích nhân tố khám phá FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Tổng sản phẩm quốc nội KD Kinh doanh KTXH Kinh tế xã hội KCN Khu công nghiệp PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh QL Quốc lộ SXKD Sản xuất kinh doanh TNHH Trách nhiệm hữu hạn TP Thành phố TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh USAID Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ VCCI Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt nam VNCI Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh Việt nam VNĐ Việt Nam đồng UBND Ủy ban nhân dân USD Đô la Mỹ
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 3.1 Thang đo các khái niệm của mô hình nghiên cứu 17 Bảng 4.1 Bảng tổng hợp xếp hạng và điểm của 9 chỉ số thành phần cấu thành PCI tỉnh Bến tre giai đoạn 2007-2013 29 Bảng 4.2 Thu hút đầu tư chia theo khu vực 31 Bảng 4.3 Số lượng đăng ký mới các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre từ năm 2006-2013 33 Bảng 4.4 Tổng hợp DN điều tra theo loại hình DN 37 Bảng 4.5 Tổng hợp DN điều tra theo hình thức sở hữu vốn 38 Bảng 4.6 Tổng hợp DN điều tra theo số lượng lao động 39 Bảng 4.7 Kết quả kiểm định thang đo. 40 Bảng 4.8 Bảng Kiểm định KMO và Bartlett 42 Bảng 4.9 Bảng Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát nhân tố 42 Bảng 4.10 Ma trận nhân tố xoay 43 Bảng 4.11 Tổng hợp kết quả kiểm định của mô hình EFA 46 Bảng 4.12 Bảng Hệ số hồi quy 48 Bảng 4.13 Tóm tắt mô hình 49 Bảng 4.14 Phân tích phương sai 49 Bảng 4.15 Kết quả kiểm định Spearman của các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của nhà đầu tư 50 Bảng 4.16 Vị trí quan trọng của các yếu tố 53
  • 9. DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ Số hiệu hình và sơ đồ Tên hình và sơ đồ Trang Hình 3.1 Mô tả Mô hình nghiên cứu của đề tài 13 Hình 3.2 Sơ đồ quy trình nghiên cứu 16 Hình 4.1 Biểu đồ mô tả DN điều tra theo thời gian đầu tư 38 Hình 4.2 Biểu đồ mô tả DN điều tra theo quy mô vốn đầu tư 39
  • 10. 1 Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1. Đặt vấn đề Bến Tre là một trong 13 tỉnh thành phố của vùng đồng bằng sông Cửu Long, nơi có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế - xã hội. Bến Tre có vị trí gần trung tâm phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam với tiềm năng kinh tế biển và kinh tế vườn đa dạng, phong phú; có nguồn tài nguyên đất đai, nguyên liệu nông nghiệp đầu vào cho ngành chế biến nông-thủy sản và nguồn nhân lực trẻ, năng động. Bên cạnh đó, từ khi cầu Rạch Miễu hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2009, nối liền Bến Tre và tỉnh Tiền Giang, tiếp theo đó là cầu Hàm Luông và sắp tới đây là cầu Cổ Chiên nối liền Bến Tre - Trà Vinh và các tỉnh trong khu vực. Với lợi thế này, Bến Tre là một tỉnh có tiềm năng thu hút đầu tư rất lớn. Trong giai đoạn 2008 - 2012 tỉnh thu hút đầu tư được 67 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký là 12.337 tỷ đồng, trong đó tập trung nhiều nhất là lĩnh vực sản xuất, chế biến các sản phẩm từ dừa, thức ăn thủy sản có 15 dự án; kế đến là lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nuôi trồng thủy sản và các dự án trên lĩnh vực dịch vụ, du lịch, may mặc, xử lý rác thải và phục vụ ngành nông nghiệp. Đa số các dự án đăng ký đầu tư vào tỉnh có quy mô vừa và nhỏ, chưa có những dự án lớn, tạo được động lực thúc đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế của địa phương. Cũng trong giai đoạn này, tỉnh đã thu hút được 26 dự án FDI từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ, tổng vốn đăng ký đạt 173,18 triệu USD. Các dự án FDI trong giai đoạn này khá đa dạng, từ khai thác các thế mạnh kinh tế nông nghiệp của tỉnh như sản xuất, chế biến các sản phẩm từ dừa, nuôi trồng thủy sản đến các lĩnh vực thâm dụng lao động như gia công giày, may mặc, các ngành công nghiệp phụ trợ điện ôtô và các ngành dịch vụ khác. Trong đánh giá điều hành kinh tế địa phương thông qua chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Bến Tre có 04 năm được xếp vào nhóm các tỉnh, thành điều hành tốt nền kinh tế địa phương, các chỉ số thành phần về gia nhập thị trường, chi phí phi chính thức và tiếp cận đất đai,…được xếp thứ hạng cao. Các quy trình, thủ tục đầu tư được cải cách theo hướng chỉ có một cơ quan đầu mối tiếp nhận, xử lý và trả kết quả
  • 11. 2 cho nhà đầu tư và tập trung hỗ trợ xuyên suốt cho doanh nghiệp trước, trong và sau cấp phép. Tuy có vị trí chiến lược cho phát triển kinh tế xã hội nhưng vốn là một tỉnh nghèo, hạ tầng cơ bản còn thiếu thốn, nguồn nhân lực có trình độ không cao. Việc phát triển kinh tế - xã hội của Bến Tre trong những năm qua còn nhiều hạn chế, thu hút đầu tư chưa nhiều, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Do đó, trong thời gian tới tỉnh Bến Tre cần thiết phải có những giải pháp để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh Bến Tre và đây cũng chính là mối quan tâm hàng đầu của lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, là thách thức của các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách. Xuất phát từ những vấn đề trên, đồng thời đề xuất được những giải pháp có tính khoa học và thực tiễn để thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Bến Tre trong thời gian tới, tác giả đã chọn đề tài “Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh Bến Tre” để làm luận văn tốt nghiệp. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Nhận diện mức độ tác động của các yếu tố lên sự hài lòng của nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh Bến Tre. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (1) Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của các nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh Bến Tre. (2) Phân tích mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự hài lòng của nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh Bến Tre. (3) Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao sự hài lòng của các nhà đầu tư, tạo sức lan tỏa thu hút nhiều nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh Bến Tre. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Các vấn đề về thu hút đầu tư, sự hài lòng của nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh Bến Tre. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
  • 12. 3 Phạm vi về nội dung: Mức độ hài lòng và các yếu tố ảnh hưởng đến độ sự hài lòng của các nhà đầu tư về môi trường đầu tư. Phạm vi về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Số liệu sơ cấp sử dụng trong việc thực hiện nghiên cứu đề tài được tiến hành điều tra, khảo sát thực tế 210 doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn Thành phố Bến Tre, huyện Bình Đại, huyện Châu Thành và huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre. Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp sẽ được thu thập từ năm 2013 trở về trước để làm cơ sở lý luận và thực tiễn. Các số liệu thứ cấp qua các năm đã được công bố trên các phương tiện truyền thông, Các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực đầu tư trên địa bàn tỉnh Bến Tre: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bến Tre, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Sở Công thương, báo cáo tổng kết từ Công ty Kinh doanh hạ tầng KCN, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre; Các đề tài đã thực hiện; Sách, báo, tạp chí, tài liệu, hội thảo, internet. 1.4. Nội dung nghiên cứu Thực hiện tiếp cận các khung lý thuyết và mô hình về thu hút đầu tư, nghiên cứu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Bến Tre thông qua đánh giá mức độ hài lòng của các nhà đầu tư trên giả thuyết chính là các nhân tố môi trường đầu tư sẽ tác động tích cực đến khả năng thu hút đầu tư. Để thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Bến Tre có hiệu quả điều cần thiết phải xác định được các yếu tố cơ bản của môi trường đầu tư ở Bến Tre là gì, các nhân tố cấu thành và yếu tố nào tác động tích cực đến sự hài lòng của nhà đầu tư. Thu hút đầu tư sẽ gia tăng khi nhà đầu tư được thoả mãn bởi địa phương. Các bộ phận trong phân tích thu hút đầu tư của Bến Tre được phân tích là: các nguồn lực cho phát triển kinh tế- xã hội, hiện trạng thu hút đầu tư, các giả thuyết về yếu tố môi trường đầu tư của địa phương tác động đến sự hài lòng của nhà đầu tư. Dựa trên giả thuyết này đề tài sẽ xác định các dữ liệu nghiên cứu liên quan đến biến giải thích – biến độc lập, biến mục tiêu – biến phụ thuộc – là sự hài lòng của các nhà đầu tư. Kết hợp các phương pháp hồi quy, thống kê, so sánh và phân tích, tổng hợp
  • 13. 4 để xử lý số liệu. Bên cạnh đó luận văn cũng tiếp thu, kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của một số công trình có liên quan đã được công bố. 1.5. Kết cấu luận văn Luận văn gồm có 5 chương và các phần mở đầu, tài liệu tham khảo, phụ lục Chương 1: Giới thiệu: phần đặt vấn đề, sự cần thiết, mục tiêu, đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu: phân tích tổng quan lý thuyết và các kết quả nghiên cứu trước đây có liên quan. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: trình bày cách tiếp cận, mô hình nghiên cứu, khung phân tích và phương pháp nghiên cứu, xử lý số liệu và quy trình phân tích. Chương 4: Kết quả nghiên cứu: trình bày đặc điểm và đánh giá thực trạng môi trường đầu tư, tình hình thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu. Chương 5: Kết luận và kiến nghị: từ kết quả nghiên cứu đề xuất các chính sách – giải pháp nên được quan tâm nhằm nâng cao sự hài lòng để thu hút các nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Rút ra những hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
  • 14. 5 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Khái niệm về đầu tư Theo định nghĩa tại Khoản 3, Điều 1 của Luật Đầu tư năm 2005 thì: “Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật”. Dưới góc độ kinh tế, đầu tư được quan niệm là hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện tại nhằm đem lại cho nền kinh tế, xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó. Đầu tư là nhân tố không thể thiếu để phát triển và xây dựng kinh tế, là chìa khóa của sự tăng trưởng kinh tế. Các nguồn lực để đầu tư có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động, trí tuệ. Trong cơ chế thị trường hoạt động đầu tư có thể là những chủ thể khác nhau (cá nhân, tổ chức) tiến hành và ngày càng phong phú, đa dạng cả về tính chất và mục đích. Tuy vậy, suy cho cùng mọi hoạt động đầu tư đều nhằm mang lại những lợi ích xác định. Những lợi ích đạt được của đầu tư có thể là sự tăng thêm tài sản vật chất, tài sản trí tuệ hay nguồn nhân lực cho xã hội. Kết quả đầu tư không chỉ là lợi ích trực tiếp cho nhà đầu tư mà còn mang lại lợi ích cho nền kinh tế và toàn xã hội. 2.2. Khái niệm môi trường đầu tư Môi trường đầu tư là một thuật ngữ đã được đề cập nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh ở nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, thực thi chính sách đổi mới mở cửa hội nhập với thế giới thì vấn đề môi trường đầu tư và hoàn thiện môi trường được đặt ra là một giải pháp hữu hiệu cho nền kinh tế và nó đã thực sự mang lại hiệu quả. Môi trường đầu tư là một thuật ngữ không phải mới mẻ nhưng đến nay vẫn có rất nhiều tranh luận về khái niệm này. Môi trường đầu tư được nghiên cứu và xem xét theo nhiều khía cạnh khác nhau tùy theo mục đích, phạm vi, đối tượng nghiên cứu. Có rất nhiều các vấn đề ảnh hưởng tới đầu tư đối với doanh nghiệp nhất là các vấn đề liên quan đến chính sách như: tài chính, tín dụng, chính sách thương mại, chính
  • 15. 6 sách thị trường lao động, các quy định, cơ sở hạ tầng, các vấn đề liên quan đến thu mua và tiêu thụ, chính sách thuế, chính sách phát triển các khu công nghiệp và các vấn đề liên quan đến hỗ trợ kỹ thuật và tài chính khác. Với khái niệm này thì môi trường đầu tư được hiểu khá rộng. Một cách hiểu khác về môi trường đầu tư đó là tổng hợp các yếu tố: điều kiện về pháp luật, kinh tế, chính trị – xã hội, các yếu tố về cơ sở hạ tầng, năng lực thị trường và cả các lợi thế của một quốc gia, có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư tại một quốc gia. Tóm lại, môi trường đầu tư là tổng hòa các yếu tố có ảnh hưởng đến công cuộc đầu tư của các nhà đầu tư ở quốc gia hay địa phương nhận đầu tư. Nó bao gồm các yếu tố: tình hình chính trị, chính sách – pháp luật, vị trí địa lý – điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế, đặc điểm văn hóa – xã hội, nguồn lao động và mức độ hội nhập kinh tế quốc tế. Các nhóm yếu tố này có thể làm tăng khả năng sinh lãi hoặc rủi ro cho các nhà đầu tư. 2.3. Các lý thuyết về đầu tư và đầu tư quốc tế Cho đến nay các nhà kinh tế học trên thế giới đã nghiên cứu, đúc kết được khá nhiều lý thuyết giải thích cho quá trình đầu tư, dịch chuyển đầu tư quốc tế. Tuy nhiên, trong lịch sử đầu tư là một quá trình tương đối phức tạp và biến động theo từng thời kỳ. Do vậy, mỗi lý thuyết đưa ra đều có những mặt mạnh và những hạn chế nhất định và chưa có lý thuyết nào giải quyết được toàn bộ các khía cạnh của quá trình đầu tư. Hymer (1960), lập luận rằng sự tồn tại của các công ty đa quốc gia là dựa trên sự không hoàn hảo của thị trường là cấu trúc không hoàn hảo và chi phí giao dịch không hoàn hảo. Cấu trúc thị trường không hoàn hảo sẽ giúp các công ty độc quyền tạo được sức mạnh trên thị trường. Chi phí giao dịch không hoàn hảo tạo cơ hội cho các công ty độc quyền thu lợi nhuận thông qua việc sử dụng “thị trường nội bộ” thay cho những giao dịch ở bên ngoài. Nghiên cứu về cấu trúc không hoàn hảo của thị trường - lý thuyết công nghiệp lập luận rằng khi đầu tư ra nước ngoài các DN đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chịu nhiều chi phí và rủi ro hơn các DN nước sở tại. Để cạnh tranh với các DN này, DN FDI phải có những lợi thế để bù đắp được những chi phí phụ trội đó. Lợi
  • 16. 7 thế đó là sức mạnh độc quyền ở một số mặt như: quy mô, kiến thức, sự khác biệt của sản phẩm, nhãn hiệu sản phẩm, công nghệ, mạng lưới phân phối và kỹ năng tiếp thị, khả năng tiếp cận với những nguồn vốn rẻ. Nghiên cứu về chi phí giao dịch không hoàn hảo – lý thuyết nội vi hóa cho rằng việc nội vi hóa các giao dịch thông qua FDI có lợi hơn các giao dịch thông qua thị trường. Các lợi ích từ FDI bao gồm việc tiết kiệm thời gian đàm phán hợp đồng licensing, tránh được những bất trắc trong đàm phán và rủi ro do sự thiếu tin tưởng giữa các đối tác, giảm thiểu những tác động của Chính phủ thông qua việc chuyển giá và khả năng phân biệt đối xử theo giá. Theo Dunning (1977), một DN chỉ thực hiện FDI khi hội tụ ba điều kiện: (1) sở hữu / quy mô: DN phải sở hữu một số lợi thế so với DN khác như quy mô, công nghệ, mạng lưới tiếp thị, khả năng tiếp cận nguồn vốn có lãi suất thấp hay các tài sản vô hình đặc thù của DN; (2) nội vi hoá: việc sử dụng những lợi thế đó trong nội bộ DN có lợi hơn là bán hay cho các DN khác thuê; (3) địa điểm: Sản xuất tại nước tiếp nhận đầu tư có chi phí thấp hơn là sản xuất tại nước mẹ rồi xuất khẩu. Lợi thế địa điểm có thể có được nhờ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, lao động, các rào cản thương mại, chính sách khuyến khích đầu tư và cả những tác động ngoại vi mà địa điểm có thể tạo ra cho DN khi hoạt động tại đó. 2.4. Các lý thuyết về dịch vụ, chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng Theo tổ chức tiêu chuẩn quốc tế: thì chất lượng là toàn bộ những đặc tính của một thực thể, tạo cho thực thể đó có khả năng thỏa mãn các nhu cầu đã được công bố hay tiềm ẩn. Chất lượng dịch vụ là những gì mà khách hàng cảm nhận được – trong nghiên cứu này khách hàng là nhà đầu tư và địa phương là nhà cung cấp dịch vụ đầu tư. Đánh giá chất lượng dịch vụ được Parasuraman (1985), trích theo Đinh Phi Hổ và Hà Minh Trung về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp mô hình định lượng và gợi ý chính sách (2011), cho rằng chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào 5 thang đo: (1) Phương tiện hữu hình: sự thể hiện bên ngoài của cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện truyền thông; (2) Tin cậy: khả năng thực
  • 17. 8 hiện dịch vụ đáng tin cậy, chính xác; (3) Đáp ứng: sẵn lòng giúp đỡ khách hàng và cung cấp dịch vụ tạm thời; (4) Đảm bảo; (5) Sự cảm thông. Có nhiều quan điểm đánh giá khác nhau về sự hài lòng của khách hàng. Sự hài lòng của khách hàng là phản ứng của họ về sự khác biệt cảm nhận giữa kinh nghiệm đã biết và sự mong đợi. Theo Kotler và Keller (2006), sự hài lòng là mức độ của trạng thái cảm giác vui thích hoặc thất vọng của một người bắt nguồn từ việc so sánh nhận thức về một sản phẩm so với mong đợi của người đó, bao gồm ba cấp độ sau: nếu nhận thức của khách hàng nhỏ hơn kỳ vọng thì khách hàng cảm nhận không thỏa mãn. Nếu nhận thức bằng kỳ vọng thì khách hàng cảm nhận thỏa mãn. Nếu nhận thức lớn hơn kỳ vọng thì khách hàng cảm nhận là thỏa mãn hoặc thích thú. Theo Gronroos (1984), chất lượng dịch vụ sẽ tác động đến sự hài lòng của khách hàng và tạo nên sự trung thành của khách hàng. Hệ quả là doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp tăng, đến lượt nó, sẽ tác động trở lại doanh nghiệp có điều kiện cải thiện hơn nữa chất lượng dịch vụ khách hàng. Mô hình ngoại tác của Romer và Lucas (2007), trích theo Đinh Phi Hổ và Hà Minh Trung về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp mô hình định lượng và gợi ý chính sách (2011), cho thấy các nhân tố tác động tới hành vi đầu tư: (1) sự thay đổi trong nhu cầu; (2) lãi suất; (3) mức độ phát triển của hệ thống tài chính; (4) đầu tư công; (5) khả năng về nguồn nhân lực; (6) tình hình phát triển công nghệ, khả năng tiếp thu và vận dụng công nghệ; (7) mức ổn định về môi trường đầu tư: bao gồm môi trường kinh tế vĩ mô, pháp luật; (8) các quy định về thủ tục; (9) mức độ đầy đủ về thông tin. 2.5. Lý thuyết tiếp thị địa phương Cơ sở lý luận về tiếp thị địa phương được nghiên cứu trước đây cho thấy yếu tố tác động vào sự thỏa mãn của nhà đầu tư có thể chia thành 3 nhóm chính - Nguyễn Đình Thọ (2005): (1) Cơ sở hạ tầng; (2) Chế độ chính sách đầu tư; (3) Môi trường làm việc và sinh sống. Nghĩa là, một địa phương cần phải duy trì và phát triển một cơ sở hạ tầng cơ bản tương thích với môi trường thiên nhiên (điện, nước, thoát nước, thông tin
  • 18. 9 liên lạc, giao thông vận tải). Cung cấp những dịch vụ cơ bản có chất lượng đủ đáp ứng nhu cầu kinh doanh và cho cộng đồng (sự hỗ trợ của cơ quan chính quyền địa phương, các dịch vụ hành chính, pháp lý, ngân hàng, thuế, các thông tin cần thiết cho quá trình đầu tư và kinh doanh). Tạo ra môi trường sinh sống và làm việc có chất lượng cao (môi trường tự nhiên, hệ thống trường học, đào tạo nghề, y tế, vui chơi giải trí, chi phí sinh hoạt). Khách hàng đầu tư thỏa mãn với một địa phương khi họ hoạt động có hiệu quả tại địa phương đó. Hiệu quả có thể được thể hiện ở nhiều dạng khác nhau tùy theo mục tiêu của DN. Tuy nhiên, một cách tổng quát, công ty hoạt động có hiệu quả khi nó đạt được tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận. Một nhà đầu tư đạt được mục tiêu, họ sẽ có xu hướng tiếp tục quá trình đầu tư của họ cũng như giới thiệu cho các công ty khác đầu tư tại địa phương. 2.6. Tổng quan về các nghiên cứu trước đây có liên quan Hiện nay có nhiều nghiên cứu về môi trường đầu tư và thu hút đầu tư với những góc nhìn và tiếp cận khác nhau và cũng đã thu được nhiều kết quả nhất định. Trong các nghiên cứu kể trên, có một số nghiên cứu gần với đề tài đáng chú ý là các nghiên cứu sau: Nguyễn Đình Thọ và cộng tác viên (2005), đã vận dụng lý thuyết tiếp thị địa phương và phương pháp phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy để nhận dạng, ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến thỏa mãn của nhà đầu tư và phương pháp phân tích vị trí đa hướng để xác định vị trí cạnh tranh của Tiền Giang trong khu vực. Nghiên cứu 3 yếu tố môi trường đầu tư cơ bản là hạ tầng đầu tư; chế độ, chính sách đầu tư; và môi trường sống làm việc. Theo kết quả nghiên cứu của Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam (VCCI) (2005 – 2009), nghiên cứu năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) thông qua nghiên cứu các yếu tố môi trường đầu tư mềm nhằm đánh giá năng lực điều hành kinh tế của các địa phương. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2009 gồm 09 yếu tố: (1) chi phí gia nhập thị trường; (2) tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất; (3) tính minh bạch và tiếp cận
  • 19. 10 thông tin; (4) chi phí và thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước; (5) chi phí không chính thức; (6) tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh; (7) dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; (8) đào tạo lao động; (9) thiết chế pháp lý, (USAID – VCCI) (2009). Trong các yếu tố thì các yếu tố: 3, 4 và 8 được đánh giá là các yếu tố tác động lớn; các yếu tố: 1, 5 và 6 được đánh giá có tác động trung bình; các yếu tố còn lại: 2, 7 và 9 được đánh giá có tác động yếu hơn đến sự tăng trưởng của khu vực kinh tế tư nhân. Và năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được tổng hợp từ các chỉ số thành phần có trọng số theo hướng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế tư nhân. Các yếu tố thành phần của PCI có thể được thay đổi theo thời gian cho phù hợp với quá trình vận động của nền kinh tế đất nước. Kết quả nghiên cứu của VNCI năm 2009 cho thấy có mối liên hệ giữa chất lượng điều hành kinh tế - thông qua chỉ số PCI và kết quả kinh tế. Bằng cách cố định các nhân tố cơ sở hạ tầng (chất lượng đường giao thông và chất lượng viễn thông), các yếu tố cơ cấu (quy mô dân số, mật độ dân số và khoảng cách đến thị trường chính) và hiệu ứng khu vực (cho phép cố định các nhân tố, các nhân tố kinh tế - xã hội và đặc thù khu vực). Trong mỗi phép hồi quy, hệ số hồi quy của PCI chưa tính trọng số phản ảnh tác động của điều hành kinh tế có giá trị khá lớn và có ý nghĩa về mặt thống kê. Có thể kết luận rằng, các tỉnh có chất lượng điều hành tốt hơn cũng thành công hơn về phát triển doanh nghiệp dân doanh và thịnh vượng hơn về kinh tế. Đối với tác động thu hút đầu tư từ kết quả nghiên cứu cho thấy nếu một tỉnh cải thiện 1 điểm trong PCI chưa có trọng số sẽ có thêm 3 nhà đầu tư có khả năng chọn tỉnh đó làm địa điểm đầu tư kinh doanh. Hạn chế của nghiên cứu là chỉ tập trung vào cơ sở hạ tầng mềm thông qua đánh giá năng lực lãnh đạo địa phương và bỏ qua một số yếu tố môi trường đầu tư quan trọng khác. Theo kết quả nghiên cứu của Lương Hữu Đức (2007), vận dụng lý thuyết tiếp thị địa phương và chính sách công, sử dụng phân tích mô tả so sánh giữa các địa phương và phân tích hồi quy giữa chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh có trọng số với FDI theo đầu người với 9 chỉ số năng lực cạnh tranh với bộ số liệu gồm 30 tỉnh thành điều kiện như Lâm Đồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy có quan hệ thuận chiều giữa năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và thu hút FDI. Tuy nhiên, mô hình dự báo chỉ giải thích
  • 20. 11 được 39% FDI là do năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Kết quả nghiên cứu các yếu tố thành phần của PCI cho thấy các nhân tố: tính năng động của lãnh đạo tỉnh, thiết chế pháp lý, tính minh bạch và tiếp cận thông tin và chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước có tác động thu hút FDI. Các nhân tố chính sách ưu đãi DN nhà nước và chi phí không chính thức có tác động giảm thu hút đầu tư. Hạn chế của nghiên cứu là chưa định lượng được tổng các yếu tố tác động đến cải thiện môi trường đầu tư, chỉ phân tích được các nhân tố môi trường mềm do đó mức độ giải thích không cao từ đó đưa ra khuyến nghị về chính sách chưa sát với thực trạng với điều kiện của tỉnh. Trong nghiên cứu đầu tư tác giả cũng chỉ xem xét đến nguồn FDI mà bỏ qua các thành phần đầu tư khác cũng rất quan trọng như đầu tư trong nước và nhất là đầu tư của các DN địa phương. Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của tỉnh Lâm Đồng cần nên xuất phát từ môi trường đầu tư của tỉnh và sử dụng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của VNCI mang tính chất tham khảo, so sánh có thể sẽ cho kết quả xác thực hơn. Theo kết quả nghiên cứu của Kiều Công Minh (2008), sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua các chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh của VNCI, phương pháp so sánh mô tả và phương pháp chuyên gia để đánh giá tổng quan vai trò dòng vốn FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội ở những nước đang phát triển và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI về lý luận và thực tiễn; phân tích các nhân nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI của tỉnh Tây Ninh; đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh thu hút dòng vốn FDI của tỉnh Tây Ninh. Nghiên cứu đã phân tích, xác định được một số các yếu tố tác động đến thu hút FDI bao gồm các nhân tố truyền thống (vị trí – khoảng cách đến thị trường chính, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, chính sách ưu đãi) và các nhân tố mềm (09 chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh thành phần theo VNCI). Nghiên cứu cũng đề xuất được một số giải pháp để thu hút FDI như: đề xuất phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tây Ninh; nâng cao PCI; cải thiện cơ sở hạ tầng; nâng cao số lượng và chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh phát triển các KCN; tăng cường xúc tiến đầu tư; đề xuất giải pháp còn mang tính chung chung, thiếu cụ thể do đó ít tính khả thi.
  • 21. 12 2.7. Tóm tắt Chương này tác giả đưa ra các lý thuyết nghiên cứu và một số bài nghiên cứu trong nước có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài. Những lý thuyết cơ bản có liên quan đến đầu tư và thu hút đầu tư gồm các lý thuyết về đầu tư và đầu tư quốc tế; lý thuyết dịch vụ, chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng; lý thuyết tiếp thị địa phương. Trong việc thu hút đầu tư vào địa phương thì nhà đầu tư đóng vai khách hàng đầu tư và chính quyền địa phương đóng vai nhà cung cấp dịch vụ đầu tư. Một địa phương có thể thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn nếu họ thỏa mãn được nhà đầu tư bằng chính chất lượng của những dịch vụ đầu tư mà họ cung cấp. Có thể đánh giá được chất lượng dịch vụ đầu tư thông qua sự cảm nhận của khách hàng đầu tư và thông qua thực tế dòng vốn đầu tư đổ vào địa phương. Có nhiều yếu tố để một DN, một địa phương tạo ra được lợi thế cạnh tranh so với điạ phương khác. Đối với năng lực cạnh tranh của một địa phương trong việc thu hút đầu tư thì các yếu tố quan trọng là tạo ra sự khác biệt của dịch vụ đầu tư, thỏa mãn được khách hàng đầu tư và tạo dựng được thương hiệu địa phương. Từ tổng quan cơ sở lý luận đã được trình bày ở trên, rõ ràng đề tài “Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh Bến Tre” là một hướng nghiên cứu mới mở ra không chỉ cho Bến Tre mà còn có thể vận dụng cho một số địa phương có xuất phát điểm tương đồng với Bến Tre để góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH tại địa phương.
  • 22. 13 Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Mô hình nghiên cứu Từ kết quả các mô hình lý thuyết nghiên cứu đã được trình bày ở trên, kết hợp tham khảo các mô hình nghiên cứu trước đây có liên quan, tác giả đã nhận diện được 7 yếu tố chính đề xuất nghiên cứu. Mô hình nghiên cứu của đề tài được mô tả theo sơ đồ sau như sau: Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu của đề tài Mô hình nghiên cứu như sau: Y = b0+ b1F1 + b2F2 + b3F3 + b4F4 + b5F5 + b6F6 +b7F7+ ε Trong đó: Y: Sự thỏa mãn của nhà đầu tư (biến phụ thuộc) Fi: Các yếu tố ảnh hưởng (i= 1-7), biến độc lập F1: Cơ sở hạ tầng đầu tư F2: Chế độ chính sách đầu tư F3: Chất lượng dịch vụ công F4: Môi trường sống và làm việc 1- Cơ sở hạ tầng đầu tư 2- Chế độ chính sách đầu tư 3- Chất lượng dịch vụ công 4- Môi trường sống và làm việc 5- Lợi thế ngành 6- Chi phí đầu vào cạnh tranh Mức độ hài lòng của nhà đầu tư 7- Nguồn nhân lực
  • 23. 14 F5: Lợi thế ngành F6: Chi phí đầu vào cạnh tranh F7: Nguồn nhân lực  : sai số Quá trình khảo sát được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi được thiết kế theo các thang đo (Cơ sở hạ tầng đầu tư, Chế độ chính sách đầu tư, Chất lượng dịch vụ công, Môi trường sống và làm việc, Lợi thế ngành, Chi phí đầu vào cạnh tranh, Chất lượng nguồn nhân lực, Mức độ hài lòng) với thang điểm Liker 5 mức độ. Mức 1: hoàn toàn không đồng ý; Mức 2: không đồng ý; Mức 3: trung lập; Mức 4: đồng ý; Mức 5: hoàn toàn đồng ý; Sau khi xây dựng xong mô hình nghiên cứu, thông qua sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 16.0. Quy trình nghiên cứu được thực hiện qua 02 bước: a. Sử dụng phương pháp phân tích yếu tố khám phá (EFA: Exploratory Factor Analysis): để kiểm định các yếu tố ảnh hưởng và nhận diện các yếu tố theo đánh giá của nhà đầu tư cho là phù hợp. Xây dựng được hệ thống thang đo tin cậy của các yếu tố ảnh hưởng. b. Sử dụng phân tích hồi quy: để nhận diện các yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa và vai trò của từng yếu tố. 3.2. Nguồn dữ liệu nghiên cứu 3.2.1. Nguồn dữ liệu thứ cấp Thu thập các tài liệu có sẵn phục vụ cho phân tích tổng quan, đánh giá chung. Các số liệu thứ cấp qua các năm đã được công bố trên các phương tiện truyền thông, báo cáo tổng kết từ Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương, UBND tỉnh Bến Tre, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, BQL KCN. Các đề tài đã thực hiện
  • 24. 15 Sách, báo, tạp chí, tài liệu, hội thảo, internet 3.2.2. Nguồn dữ liệu sơ cấp Nghiên cứu thu thập nhằm xây dựng và phát triển hệ thống khái niệm/thang đo lường và các biến nghiên cứu từ đó tiến hành xây dựng bảng câu hỏi điều tra khảo sát bằng phương pháp phỏng vấn chuyên gia. Các chuyên gia là lãnh đạo DN: Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc và các Trưởng, Phó phòng chức năng. Thang đo lường các biến quan sát: trên cơ sở thừa kế lý thuyết và để phù hợp với điều kiện nghiên cứu, tác giả tiến hành tham khảo với nhóm chuyên gia thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm xúc tiến đầu tư tỉnh Bến Tre về các thang đo và các biến quan sát sử dụng thang điểm Likert, R.A (1932), trích theo Đinh Phi Hổ (2011), thông qua bảng câu hỏi trực tiếp. Việc nghiên cứu sẽ tiến hành khảo sát thử nghiệm khoảng 5 nhà đầu tư thuộc phạm vi nghiên cứu. Thông qua đó các thang đo sẽ được điều chỉnh lại và hoàn chỉnh bảng câu hỏi cho phù hợp với thực tế. Sau đó, tiến hành điều tra chính thức các nhà đầu tư trên địa bàn. 3.3. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện bằng các phương pháp: điều tra, phỏng vấn, thống kê tổng hợp, thống kê mô tả và phân tích định lượng. Sử dụng phương pháp Phân tích yếu tố khám phá để kiểm định các yếu tố ảnh hưởng và nhận diện các yếu tố theo đánh giá của nhà đầu tư là phù hợp. Sử dụng phân tích hồi quy để nhận diện các yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa và vai trò của từng yếu tố. Các biến : Biến độc lập (nhóm nhân tố ảnh hưởng): Cơ sở hạ tầng đầu tư, Chế độ chính sách đầu tư, Chất lượng dịch vụ công, Môi trường sống và làm việc, Lợi thế ngành đầu tư, Chi phí đầu vào cạnh tranh, Chất lượng nguồn nhân lực. Biến phụ thuộc (sự hài lòng của nhà đầu tư): đáp ứng được các kỳ vọng.
  • 25. 16 3.4. Quy trình nghiên cứu Hình 3.2. Sơ đồ quy trình nghiên cứu 3.5. Phương pháp xử lý số liệu 3.5.1. Mẫu dữ liệu nghiên cứu Để ứng dụng mô hình trong thực tiễn, tác giả tiến hành điều tra đại diện một số DN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Các DN được khảo sát chủ yếu là các DN sản xuất công nghiệp kể cả các DN cung ứng dịch vụ. Cơ cấu mẫu khảo sát người trả lời ở vị trí Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban Giám đốc doanh nghiệp, các Trưởng phòng chức năng (thường là Trưởng phòng hành chính, dự án kinh doanh, nhân sự). Vấn đề nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của các nhà đầu tư và giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Bến Tre Dữ liệu thứ cấp Thực trạng đầu tư cơ sở hạ tầng,Thực trạng thu hút đầu tư tại tỉnh Bến Tre Cơ sở lý luận Các lý thuyết: về đầu tư; dịch vụ và chất lượng dịch vụ; tiếp thị địa phương Điều tra thử Cụ thể hóa các yếu tố - điều chỉnh thang đo Dữ liệu sơ cấp Bảng câu hỏi phỏng vấn nhà đầu tư Nghiên cứu định lượng Đánh giá các yếu tố tác động đến sự hài lòng và thỏa mãn của nhà đầu tư - Phân tích mô tả; - Phân tích EFA; - Phân tích hồi quy Gợi ý về mặt chính sách: Nâng cao sự hài lòng của nhà đầu tư – Tăng cường thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Bến Tre
  • 26. 17 3.5.2. Phương pháp lấy mẫu Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), thì tính đại diện của số lượng mẫu được lựa chọn thích hợp nếu số mẫu ít nhất phải lấy gấp 4 -5 lần số biến quan sát. Trên cơ sở mô hình nghiên cứu, tác giả đã tiến hành xây dựng 8 thang đo gồm 39 biến. Kích thước mẫu được chọn tiến hành khảo sát 210 DN theo phương pháp chọn ngẫu nhiên phân tầng, với các thuộc tính kiểm soát là quy mô, hình thức sở hữu vốn, loại hình kinh doanh và nguồn vốn. Đối tượng khảo sát thực tế là cá nhân các chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư trên địa bàn Thành phố Bến Tre, huyện Bình Đại, huyện Châu Thành và huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre. Mỗi DN phỏng vấn 01 phiếu. 3.5.3. Sàng lọc dữ liệu: Loại bỏ các phiếu khảo sát không hợp lệ. 3.5.4. Xử lý số liệu Từ những dữ liệu sơ cấp thu thập được qua bảng câu hỏi phỏng vấn các nhà đầu tư, luận văn đưa ra phương pháp nghiên cứu định lượng, xây dựng mô hình hồi quy, phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis), kiểm định mô hình hồi quy, bằng sự hỗ trợ của phần mềm SPSS. Với các nhân tố trong mô hình tác giả sẽ làm rõ những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự hài lòng của các nhà đầu tư. Trên cơ sở nghiên cứu tác giả đưa ra mô hình như đã trình bày ở Hình 3.1 3.5.4.1. Thang đo sử dụng trong mô hình Để giải quyết vấn đề nghiên cứu trong mô hình trình bày, xem từng nhân tố của biến độc lập sẽ tác động đến biến phụ thuộc, tác giả xây dựng thang đo, dùng để đo lường những khái niệm đã trình bày và thang đo được xây dựng như sau: Bảng 3.1. Thang đo các khái niệm của mô hình nghiên cứu TT Mã biến Tên biến Thang đo nhân tố Cơ sở hạ tầng đầu tư (CSHT) 1 CSHT1 Mặt bằng đáp ứng được yêu cầu 2 CSHT2 Hệ thống cấp điện đáp ứng được yêu cầu
  • 27. 18 3 CSHT3 Hệ thống cấp thoát nước tốt 4 CSHT4 Hệ thống Thông tin liên lạc có thuận tiện ( điện thoại, internet…) 5 CSHT5 Hệ thống Giao thông thuận lợi 6 CSHT6 Dịch vụ tài chính ngân hàng đáp ứng tốt Thang đo nhân tố Chế độ chính sách đầu tư (CDCS) 7 CDCS1 DN sẽ vẫn đầu tư nếu địa phương không có những chính sách hấp dẫn 8 CDCS2 Hệ thống thuế rõ ràng (cán bộ thuế không lợi dụng để trục lợi) 9 CDCS3 Chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn 10 CDCS4 Văn bản về pháp luật được triển khai nhanh đến nhà đầu tư 11 CDCS5 Lãnh đạo địa phương năng động trong hỗ trợ nhà đầu tư Thang đo nhân tố Chất lượng dịch vụ (CLDV) 12 CLDV1 Thủ tục hành chính đơn giản nhanh gọn 13 CLDV2 Chính quyền địa phương trợ giúp chu đáo khi nhà đầu tư cần. 14 CLDV3 Các cơ quan quan lý nhà nước về lĩnh vực đầu tư thực hiện đúng cam kết nhà đầu tư. 15 CLDV4 Thủ tục hải quan nhanh gọn. 16 CLDV5 Các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực đầu tư có tổ chức các hội nghị gặp gỡ và đối thoại với DN Thang đo nhân tố Môi trường sống và làm việc(MTS) 17 MTS1 Hệ thống trường học đáp ứng được nhu cầu
  • 28. 19 18 MTS2 Hệ thống y tế đáp ứng được nhu cầu 19 MTS3 Môi trường không bị ô nhiễm 20 MTS4 Chi phí sinh hoạt hợp lý 21 MTS5 Người dân thân thiện Thang đo nhân tố Lợi thế ngành (LTN) 22 LTN1 Thuận tiện về nguyên liệu chính cho sản xuất 23 LTN2 Thuận tiện thị trường tiêu thụ chính 24 LTN3 Gần DN bạn hàng (phân phối hay cung ứng chính) 25 LTN4 Cạnh tranh thị trường với các đối thủ cạnh tranh chính Thang đo nhân tố Chi phí đầu vào cạnh tranh (CPDV) 26 CPDV1 Giá thuê đất, nhà xưởng có hợp lý 27 CPDV2 Giá điện, giá nước cước vận tải hợp lý 28 CPDV3 Chi phí lao động rẻ 29 CPDV4 Chi phí xử lý nước thải có hợp lý 30 CPDV5 Giá dịch vụ Thông tin liên lạc cạnh tranh Thang đo nhân tố Nguồn nhân lực (NNL) 31 NNL1 Nguồn lao động dồi dào 32 NNL2 Dễ dàng tuyển dụng cán bộ quản lý giỏi tại địa phương. 33 NNL3 Trình độ lao động đáp ứng nhu cầu của chúng tôi 34 NNL4 Khả năng tiếp thu và vận dụng công nghệ của lao động tốt.
  • 29. 20 35 NNL5 Lao động có kỷ luật cao 36 NNL6 Trường đào tạo nghề đáp ứng được yêu cầu của DN Thang đo nhân tố Mức độ hài lòng (SAT) 37 MDHL1 Chúng tôi cảm thấy rất hài lòng khi đầu tư trên địa bàn tỉnh Bến Tre 38 MDHL2 Tỉnh Bến Tre đã đáp ứng sự kỳ vọng của chúng tôi 39 MDHL3 Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư kinh doanh dài hạn trên địa bàn tỉnh Bến Tre Tất cả các biến quan sát đều được sử dụng thang đo Likert, R.A (1932), trích theo Đinh Phi Hổ (2011) với 5 mức độ để đo lường các biến quan sát. 3.5.4.2. Quy trình phân tích a. Kiểm định mức độ tin cậy của thang đo (nhân tố) Tiến hành kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha để loại bỏ biến rác. b. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) Rút gọn một tập hợp gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn vẫn chứa đựng đầy đủ thông tin của một tập biến ban đầu (Hair & ctg, 1998) trích trong Nguyễn Đình Thọ và cộng tác viên (2005). Phân tích nhân tố khám phá được xem là phù hợp khi thỏa mãn các điều kiện sau: (1) Kiểm định tính thích hợp của mô hình EFA Nếu trị số KMO lớn (0.55 < KMO < 1) là đủ điều kiện để phân tích nhân tố là thích hợp. Nếu KMO < 0.55 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với dữ liệu. (2) Kiểm định tương quan của các biến quan sát trong thước đo đại diện Sử dụng Kiểm định Bartlett: Mức tương quan giữa các biến quan sát Sig. trong tổng thể. Nếu Sig. < 0.05, thì các biến quan sát có tương quan với nhau. (3) Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố
  • 30. 21 Sử dụng Kiểm định Phương sai cộng dồn (phương sai lũy tích - % cumulative variance): Đánh giá mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố hay phần trăm biến thiên của biến quan sát. (4) Factor loading: Hệ số tải nhân tố là những hệ số tương quan đơn giữa các biến và nhân tố. Trên cơ sở thang đo đại diện cho các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư và thang đo hài lòng. Tiếp theo tiến hành phân tích tương quan bằng phân tích hồi quy đa biến để thấy được mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư. c. Phân tích hồi quy đa biến (Multiple Regression Analysis, MRA) Để mô hình hồi quy đảm bảo khả năng tin cậy và hiệu quả, ta cần thực hiện các kiểm định chính sau: (1) Kiểm định tương quan từng phần của các hệ số hồi quy (2) Mức độ phù hợp của mô hình (3) Hiện tượng đa cộng tuyến Do bước 2 đã qua phân tích nhân tố khám phá, các biến độc lập của mô hình phân tích hồi quy (Các nhân tố của mô hình EFA) sẽ không có hiện tượng đa cộng tuyến. Do đó, không cần thiết phải thực hiện kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến. (4) Kiểm định phương sai của sai số không đổi (Heteroskedasticity) Sử dụng kiểm định Spearman để kiểm tra giữa từng biến độc lập có ý nghĩa thống kê với giá trị tuyệt đối của số dư được chuẩn hóa. 3.6. Tóm tắt Trong chương này tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu của đề tài thực hiện theo phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) để tìm ra các yếu tố có ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư. Trước tiên sử dụng hệ số tin cậy Cronbach Alpha để loại các biến không phù hợp. Các biến bị loại bỏ nếu như có mối tương quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0.3 và hệ số tin cậy Cronbach Alpha nhỏ hơn 0.6 . Sau đó sử dụng phương pháp
  • 31. 22 phân tích nhân tố khám phá EFA, nếu tổng phương sai trích được lớn hơn 50% thì đạt yêu cầu. Tiếp theo tác giả sử dụng phương pháp phân tích hồi quy đa biến để phân tích mối quan hệ giữa một biến phụ thuộc và một số biến độc lập. Ngoài ra, tác giả xác định cụ thể các biến số và cách thu thập số liệu, xử lý số liệu để phân tích. Kết quả phân tích sẽ được thực hiện ở chương tiếp theo.
  • 32. 23 Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 4.1.1. Giới thiệu chung về điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre Bến Tre là tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long có nhiều lợi thế trong giao thương như: với một hệ thống sông ngòi chằng chịt rất thuận lợi cho giao thông đường thủy. Quốc lộ 60 nối liền các tỉnh miền Tây đang được nâng cấp, cầu Rạch Miễu và cầu Hàm Luông đã khánh thành và đưa vào sử dụng đã rút ngắn đáng kể thời gian đến Bến Tre bằng đường bộ. Năm 2011, cầu Cổ Chiên đã khởi công xây dựng nối liền Bến Tre và tỉnh Trà Vinh, đây sẽ là động lực phát triển kinh tế của vùng, là các trục giao thông quan trọng gắn kết kinh tế của tỉnh với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Hiện nay, tỉnh Bến Tre có 03 cảng cá, 01 cảng gần Khu công nghiệp Giao Long và 01 cảng bốc xếp hàng hóa trên sông Hàm Luông. Tỉnh Bến Tre được chia thành 9 đơn vị hành chính gồm: thành phố Bến Tre và 8 huyện: Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam, Châu Thành, Giồng Trôm, Ba Tri, Bình Đại, Chợ Lách, Thạnh Phú, với 164 xã, phường và thị trấn. Ngày 02/9/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 34/NQ-CP về việc thành lập thành phố Bến Tre trực thuộc tỉnh Bến Tre, đây là động lực để thúc đẩy kinh tế của tỉnh khởi sắc trong thời gian không xa. Về tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trên 10%/năm, thu nhập bình quân đầu người năm 2009 là 790 USD, chỉ số năng lực cạnh tranh năm 2010 đứng thứ 10/63 tỉnh, thành cả nước. Vị trí địa lý: Bến Tre là một trong 13 tỉnh thành phố của vùng đồng bằng sông Cửu Long, thuộc khu vực tam giác châu hệ thống sông Tiền, hợp thành bởi 3 cù lao (cù lao An Hóa, cù lao Bảo và cù lao Minh) trên 04 nhánh sông lớn (sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên). Diện tích tự nhiên của tỉnh là 2.360,6 km2 , chiếm 5,8% diện tích vùng đồng bằng sông Cửu Long với đường bờ biển kéo dài trên 65 km. Bến Tre cách thành phố Hồ Chí Minh 86 km, cách thành phố Cần Thơ 120 km,
  • 33. 24 phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, phía Tây và phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, phía Đông giáp biển Đông. Về ranh giới địa lý: tỉnh Bến Tre: Phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, có ranh giới chung là sông Tiền. Phía Tây và Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, có ranh giới chung là sông Cổ Chiên. Phía Đông giáp biển Đông. Khí hậu: tỉnh Bến Tre nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.000 đến 2.300 mm, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 260 C – 270 C. Với vị trí nằm tiếp giáp biển Đông, nhưng Bến Tre ít chịu ảnh hưởng của bão lũ, khí hậu ôn hòa, mát mẻ quanh năm. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư, sản xuất, kinh doanh và du lịch của tỉnh. Tài nguyên nước: tỉnh Bến Tre có 4 con sông lớn chảy qua là: Mỹ Tho, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên. Những con sông này giữ một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hóa của nhân dân trong tỉnh như: cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt và nông nghiệp, góp phần làm tươi đẹp cảnh quan, điều hòa khí hậu. Hệ thống sông, rạch trong tỉnh còn là điều kiện thuận lợi cho Bến Tre phát triển mạng lưới giao thông đường thủy và thủy lợi. Tài nguyên đất: Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Bến Tre năm 2010 đạt 236.062 ha, gồm: - Đất nông nghiệp: Diện tích đất nông nghiệp chiếm 179.672 ha, trong đó 80% diện tích là đất canh tác nông nghiệp, 17% là đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản. - Đất phi nông nghiệp: Diện tích đất phi nông nghiệp chiếm 55.982 ha, trong đó 14% diện tích là đất ở, 18% là đất chuyên dùng và 66% là sông rạch. - Đất chưa sử dụng: Đất chưa sử dụng chiếm 408 ha, chủ yếu là khu vực ven biển. Ngoài ra, trên địa bàn còn có 2.344 ha đất mặt nước ven biển. Về vị trí kinh tế: tuy nằm không xa trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là TP Hồ Chí Minh (86 km) nhưng do vị trí nằm cuối tuyến giao lưu kinh tế từ vùng trọng điểm kinh tế phía Nam đến biển Đông và lệch khỏi trục QL.1A từ TP Hồ Chí Minh đi các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời do điều kiện địa thế cù lao
  • 34. 25 bị sông rạch chia cắt, ít thuận lợi cho giao thông bộ, nên mức độ giao lưu kinh tế và thu hút đầu tư của Bến Tre tương đối thấp so với các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Các trục đường bộ quan trọng (QL.60, QL.57, ĐT.883, ĐT.885, ĐT.887, ĐT.888) chỉ có giá trị giao lưu kinh tế nội tỉnh là chính; các tuyến giao thông đối ngoại trước đây đều bị cách ly tương đối thông qua các bến phà Rạch Miễu (QL.60 đi Mỹ Tho hướng về vùng kinh tế trọng điểm phía Nam), phà Cổ Chiên (QL.60 đi Trà Vinh) và phà Đình Khao (QL.57 đi Vĩnh Long); đến năm 2009, cầu Rạch Miễu hoàn thành đã tạo điều kiện kết nối tỉnh Bến Tre với vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, cầu Hàm Luông cũng hoàn thành và đưa vào sử dụng đã kết nối thành tuyến giao thông thông suốt. Tuy nhiên, cầu Cổ Chiên vẫn chưa xây dựng xong nên chưa kết nối liền tuyến giữa Bến Tre với các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long Tuy nhiên, về đường thủy, tỉnh Bến Tre lại khá thuận lợi với hệ thống 04 sông chính hướng ra biển Đông (cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên) và hệ thống kênh rạch chằng chịt khắp ba cù lao, là các trục giao thông đối ngoại quan trọng gắn kết kinh tế tỉnh Bến Tre với các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Với vị trí địa lý kinh tế như trên, kết hợp với điều kiện tự nhiên đặc thù, hiện nay Bến Tre được xem như một tỉnh sản xuất nông ngư nghiệp là chủ yếu với các thế mạnh về kinh tế dừa, chăn nuôi đại gia súc (đứng hàng đầu vùng đồng bằng sông Cửu Long), kinh tế vườn (hàng thứ 2 sau Tiền Giang), kinh tế biển (đứng hàng thứ 3 về nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản với trên 20.000 ha vùng lãnh hải thuộc đặc quyền của tỉnh) và còn có các vùng bảo tồn sinh thái rừng ngập mặn đặc thù. Tuy nhiên các lĩnh vực kinh tế công thương nghiệp trên địa bàn Tỉnh còn kém phát triển. Bến Tre đã hình thành Khu công nghiệp Giao Long và Khu công nghiệp An Hiệp đưa vào hoạt động thu hút nhiều dự án đầu tư vào tỉnh. Hiện tỉnh đang tập trung phát triển các loại hình du lịch sinh thái, sông nước. Trên lĩnh vực sản xuất công nghiệp phát triển khá ổn định, thương mại - du lịch phong phú, đa dạng ngày càng sôi động, tạo tiền đề cho bước đột phá tăng trưởng kinh tế của địa phương trong thời gian tới.
  • 35. 26 Đặc biệt, cống đập Ba Lai, cầu Rạch Miễu hoàn thành và đưa vào sử dụng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mở ra tương lai phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh, đưa Bến Tre thoát khỏi thế “ốc đảo”, nhanh chóng hòa nhập với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, tạo đà phát triển các mặt kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng cho toàn vùng. Về xã hội: tỉnh Bến Tre có khoảng 1,255 triệu người với 64,5% dân số trong độ tuổi lao động. Bên cạnh đó, tỉnh có hai trường Cao đẳng và trên 60 cơ sở dạy nghề. Hàng năm tỉnh đã đào tạo và giới thiệu việc làm cho khoảng 30.000 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 36%. Bến Tre hiện có 31 trường trung học với 40.000 học sinh, trong đó có khoảng 12.000 học sinh trung học phổ thông tốt nghiệp hàng năm và khoảng 3.000 học sinh bước vào các trường Đại học, Cao đẳng. Đường thủy: Tỉnh Bến Tre có hệ thống sông rạch phát triển với 4 nhánh sông lớn của hệ thống sông Tiền là sông Mỹ Tho (sông Tiền), Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên, tổng chiều dài khoảng 300 km. Ngoài ra, còn hệ thống kênh rạch nối các sông lớn với nhau thành mạng lưới sông rạch chằng chịt với tổng chiều dài hơn 2.367 km. Tổng lưu lượng nước các sông thuộc hệ thống sông Tiền lên đến 30 tỷ m3 /năm trong đó mùa lũ chiếm 80%. Các con sông có một vị trí quan trọng trong hệ thống giao thông đường thủy không chỉ của tỉnh mà còn của cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, còn nhiều kênh rạch chính nối các sông lớn trên với nhau thành một mạng lưới chằng chịt với 46 kênh rạch chính có tổng chiều dài trên 300 km; trong đó quan trọng nhất là các kênh Giao Hòa (Châu Thành - Bình Đại), Mỏ Cày, Cái Cấm, Vàm Thơm (Mỏ Cày), Băng Cung, Eo Lói, Khém Thuyền (Thạnh Phú), Bến Tre, Sơn Đốc (Thành phố Bến Tre - Giồng Trôm), Vàm Hồ, Cây Da, Mương Đào (Ba Tri). Bưu chính viễn thông: Bến Tre đã xây dựng cơ sở hạ tầng, lắp đặt thêm nhiều trạm BTS 2G và 3G; đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng nhiều dự án hiện đại về công nghệ, mở rộng về dung lượng đảm bảo phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm tới, Bưu chính viễn thông Bến Tre sẽ tiếp tục có những sách lược, hướng đi phù hợp để phát triển sản xuất, kinh doanh bền vững, phát triển nguồn nhân
  • 36. 27 lực, tập trung xây dựng lực lượng cán bộ khoa học có trình độ và năng lực quản lý, quyết giữ vững vai trò chủ lực trong lĩnh vực bưu chính viễn thông trên địa bàn tỉnh. Cấp thoát nước: Hệ thống xử lý và cấp nước tập trung đủ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân thành phố và trung tâm các huyện. Hiện tại, Công ty cấp thoát nước Bến Tre có hai nhà máy ở xã Sơn Đông (thành phố Bến Tre) và xã Hữu Định (huyện Châu Thành), công suất 32.000 m3 /ngày đêm và nhà máy cấp nước Chợ Lách, công suất 1.000 m3 /ngày đêm. Với công suất này, hàng năm Công ty cung cấp trên 7 triệu m3 nước cho những hộ dân vùng đô thị và lân cận. Điện lực: những năm gần đây, ngành điện đã đầu tư hàng ngàn tỷ đồng để xây dựng nhiều công trình trọng điểm như: trạm 220 kV Bến Tre – 2 x 125 MVA đường dây 220 kV Mỹ Tho – Bến Tre, đường dây 110 kV Mỏ Cày – Chợ Lách, đường dây 110 kV Vĩnh Long – Chợ Lách, trạm 110 kV Chợ Lách và dự kiến công trình trạm 110 kV Bình Đại, trạm 110 kV Thạnh Phú, đường dây 110 kV Giồng Trôm – Bình Đại, Mỏ Cày – Thạnh Phú đưa vào vận hành trong các năm 2012 và 2013. Trong những năm gần đây, Bến Tre đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi đầu tư trên các lĩnh vực kinh tế. Đặc biệt là tỉnh dành nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Với những lợi thế về giao thương và tiềm năng kinh tế hiện có, Bến Tre luôn mở rộng vòng tay mời gọi và hân hoan chào đón các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến Bến Tre hợp tác mở rộng giao thương để cùng phát triển, sẳn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đối tác triển khai thực hiện các dự án có hiệu quả. 4.1.2. Thực trạng môi trường đầu tư và thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Bến Tre 4.1.2.1. Thực trạng cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Bến Tre Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) là một công cụ nhằm đánh giá và đo lường khả năng điều hành kinh tế tại 64 tỉnh, thành phố của Việt Nam từ cái nhìn của cộng đồng doanh nghiệp tư nhân trong nước. Đồng thời, chỉ số PCI cũng được các chính quyền địa phương sử dụng rộng rãi nhằm xây dựng lộ trình cải cách kinh tế, cũng như làm thước đo những nỗ lực của chính mình. Các doanh nghiệp, nhà đầu tư cũng sử dụng chỉ
  • 37. 28 số này để đưa ra các quyết định đầu tư, cũng như vận động cho các sáng kiến địa phương nhằm góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Trong giai đoạn 2006-2013, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Bến Tre luôn được xếp trong nhóm khá, tốt và rất tốt trong bảng xếp hạng cả nước. Ngay lần đầu tiên công bố vào năm 2005, tỉnh Bến Tre đã được xếp thứ hạng khá cao, ở vị trí thứ 4/44 tỉnh, thành phố, với việc xếp hạng dựa vào 8 chỉ số thành phần. Tiếp sang năm 2006, xếp ở vị trí 26/64 tỉnh/thành phố. Nhận thức được tầm quan trọng của chỉ số PCI đến sự phát triển của kinh tế - xã hội tỉnh nhà, lãnh đạo tỉnh rất quan tâm đến việc cải thiện chỉ số này và cũng đã ban hành Kế hoạch số 3539/KH-UBND ngày 24/10/2006 về cải thiện Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Năm 2007, sau một năm triển khai thực hiện kế hoạch, chỉ số PCI của tỉnh đã tăng lên 12 bậc, xếp thứ 14/64 tỉnh, thành phố. Đến năm 2008, tỉnh Bến Tre tiếp tục tăng lên 7 bậc, thuộc nhóm có chỉ số PCI tốt nhất cả nước, xếp thứ 7/64 tỉnh/thành phố trong cả nước. Và lần lượt các năm tiếp theo được xếp thứ 15 vào năm 2009; được xếp hạng 10 vào năm 2010; đến năm 2011 xếp thứ 30, năm 2012 xếp thứ 26; và trong năm 2013 vừa qua, được xếp vị trí thứ 6/63 tỉnh, thành phố, tăng 20 bậc so với năm 2012, được xếp vào nhóm điều hành tốt nhất cả nước.
  • 38. 29 Bảng 4.1. Bảng tổng hợp xếp hạng và điểm của 9 chỉ số thành phần cấu thành PCI tỉnh Bến Tre giai đoạn 2007-2013 S TT Nội dung Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 I Thứ bậc xếp hạng 1 So với cả nước 14 7 15 10 30 26 6 2 So với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long 8 4 6 5 7 10 3 3 Thuộc nhóm điều hành Tốt Rất tốt Tốt Tốt Khá Khá Rất tốt II Điểm số của 09 chỉ số cấu thành PCI 1 Chi phí gia nhập thị trường 8,85 7,97 8,16 7,59 8,13 8,52 7,7 2 Tiếp cận đất đai 7,23 7,38 7,11 7,3 7,0 6,57 7,81 3 Tính minh bạch và tiếp cận thông tin 6,53 6,78 6,5 5,84 6,15 5,66 5,35 4 Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước 7,9 6,4 6,36 7,18 6,14 5,19 8,03 5 Chi phí không chính thức 7,63 7,36 8,15 8,22 7,79 6,72 8,31 6 Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh 6,07 6,92 6,28 6,68 4,87 6,59 6,24 7 Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp 4,7 6,75 4,08 3,88 3,84 3,47 5,79 8 Đào tạo lao động 5,78 6,04 5,17 4,9 4,68 5,24 5,4 9 Thiết chế pháp lý 5,54 5,97 6,07 5,55 5,29 3,86 5,77 III Tổng điểm PCI 62,88 62,42 64,09 63,11 59,9 58,35 62,78 Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) 4.1.2.2. Thực trạng các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bến Tre Tính đến cuối năm 2013, tỉnh Bến Tre thu hút đầu tư được 42 dự án FDI với tổng vốn đăng ký là 359,526 triệu USD. Trong đó, 2 khu công nghiệp Giao Long và An
  • 39. 30 Hiệp thu hút được được 20 dự án FDI với tổng vốn đăng ký là 296,969 triệu USD. Trung bình, mỗi dự án có vốn đăng ký khoảng 8,41 triệu USD. So với quy mô cả nước thì mức vốn trung bình của tỉnh chỉ bằng 56% (mức trung bình của cả nước là 15 triệu USD/dự án). Sự chênh lệch vốn đăng ký giữa các dự án cũng khá lớn, cụ thể: Thái Lan có 05 dự án nhưng bình quân mỗi dự án 25,2 triệu USD/dự án, Nhật Bản có 04 dự án nhưng bình quân mỗi dự án là 19,3 triệu USD/dự án, trong khi Trung Quốc đầu tư 08 dự án với vốn đăng ký 4,51 triệu USD, trung bình 0,56 triệu USD/dự án. Các dự án FDI tập trung nhiều vào khai thác các lợi thế như sản xuất, chế biến các sản phẩm nông, thủy sản (sản phẩm từ dừa, thủy sản) và sản phẩm phục vụ ngành nông nghiệp, thủy sản (thức ăn, phân bón) chiếm 42% số dự án; các dự án FDI còn lại khai thác các lợi thế về nguồn lực trẻ, phổ thông của tỉnh (gia công giày, may mặc, điện ôtô, gia công hộp số, bao bì, nhựa); ngoài ra, các dự án kinh doanh dịch vụ như khách sạn, nhà hàng (02 dự án), chế biến sản phẩm thuốc tân dược (02 dự án) và dịch vụ bán buôn, xuất nhập khẩu (02 dự án). Về thu hút đầu tư vào khu công nghiệp: Hai khu công nghiệp Giao Long và An Hiệp được thành lập từ năm 2005, với tổng diện tích 173,5 ha. Lũy kế đến thời điểm hiện tại, có 38 dự án đầu tư vào 02 khu công nghiệp này với tổng vốn đăng ký là 8.590,5 tỷ VNĐ, trong đó có 20 dự án FDI với tổng vốn đăng ký là 296,9 69triệu USD. Hiện có 17 dự án đang hoạt động ổn định, tạo giá trị sản xuất công nghiệp 2.123 tỷ đồng, chiếm 40,8% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, kim ngạch xuất khẩu năm 2013 đạt 240 triệu USD, chiếm gần 56% kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh. Các dự án trong khu công nghiệp đã tạo ra 18.780 việc làm trực tiếp cho lao động địa phương, hình thành nên chuỗi mạng lưới cung ứng nguyên liệu đa dạng từ tỉnh xuống huyện, từ chuỗi này, hàng ngàn lao động gián tiếp cũng được tạo ra, góp phần tạo thu nhập và giảm nghèo. Về thu hút đầu tư FDI ngoài khu công nghiệp: Hiện có 22 dự án có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký hoạt động ngoài khu công nghiệp với tổng vốn đầu tư là 62,557 triệu USD, đa số có quy mô vốn đăng ký nhỏ chuyên chế biến các sản phẩm từ dừa,
  • 40. 31 dịch vụ, khách sạn. Các dự án này tập trung trên địa bàn của TP. Bến Tre, Bình Đại, Châu Thành, Ba Tri, Mỏ Cày Nam và Giồng Trôm. Bảng 4.2. Thu hút đầu tư chia theo khu vực Khu vực Số dự án Giá trị vốn (Triệu USD) Đăng ký Thực hiện Đăng ký Thực hiện Trong KCN 20 18 296,969 132,667 Ngoài KCN 22 19 62,557 77,201 Tổng 42 37 359,526 209,868 Nguồn: Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Ban quản lý các KCN tỉnh Bến Tre (2013) Theo kết quả trên, trong tổng số 42 dự án FDI đầu tư vào địa bàn tỉnh có 22 dự án đầu tư ngoài KCN, 20 dự án đầu tư trong KCN. Nhận thấy, số lượng dự án đầu tư vào trong và ngoài khu công nghiệp không chênh lệch đáng kể. 4.1.2.3. Thực trạng các doanh nghiệp đầu tư trong nước trên địa bàn tỉnh Bến Tre Từ năm 2006-2013, tỉnh Bến Tre thu hút thêm 1.812 doanh nghiệp đăng ký hoạt động, nâng tổng số doanh nghiệp đến cuối năm 2013 là 2.874 doanh nghiệp với tổng vốn điều lệ trên 8.000 tỷ đồng. Theo số liệu thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bến Tre, hiện nay toàn tỉnh có 80 dự án có vốn đầu tư trong nước được cấp phép đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 6.467,23 tỷ đồng, trong đó có 63 dự án triển khai thực hiện, một số còn lại chậm triển khai trong đó có ít nhất 07 dự án là không có khả năng thực hiện. Trung bình, hàng năm giải quyết được trên 30.651 lao động có việc làm mới. Cơ cấu lao động nghề nghiệp đã chuyển dịch theo hướng tích cực cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Lao động nông nghiệp giảm dần để chuyển sang các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ; tỷ trọng lao động trong khu vực 1/tổng lao động ngành nghề từ 68% năm 2000 giảm còn 55,09% năm 2010; lao động khu vực 2 từ 5% tăng lên 18,28%; và lao động khu vực 3 từ 10% tăng lên 26,63%. Điều này cho thấy lao động nghề nghiệp của tỉnh có sự phát triển tăng dần về chất, giảm bớt lao động nông nhàn ở nông thôn.
  • 41. 32 Các dự án trong nước đầu tư chủ yếu là sản xuất, chế biến các sản phẩm ngành thủy sản, ngành dừa, chế biến nông sản, may mặc, trung tâm thương mại - dịch vụ, nhà ở, khách sạn, khai thác cát sông. Các dự án trong nước đã góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 30.000 lao động địa phương. Hàng năm, có từ 10.000 việc làm mới được tạo ra qua các dự án và hoạt động sản xuất kinh doanh tại Bến Tre. Công nghiệp chế biến các sản phẩm từ dừa và thủy sản là hai ngành thu hút được nhiều đầu tư nhất từ các doanh nghiệp trong nước. Trong tổng số các dự án đầu tư trong nước vào các KCN trên địa bàn tỉnh, lĩnh vực Công nghiệp - Xây dựng chiếm tỷ lệ khá cao (chiếm tỷ lệ 74%); kế đến là đầu tư vào lĩnh vực Dịch vụ (chiếm tỷ lệ 15%); còn lại là đầu tư vào lĩnh vực Nông lâm thủy sản (chiếm tỷ lệ 11%).
  • 42. 33 Bảng 4.3. Số lượng đăng ký mới các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre từ năm 2006-2013 ĐVT vốn đăng ký: Triệu đồng Năm Loại hình Số liệu TNHH 2 thành viên trở lên TNHH 1 thành viên Doanh nghiệp tư nhân Công ty cổ phần Tổng cộng 2006 Số lượng 56 8 139 7 210 Vốn đăng ký 147.153 38.278 100.308 115.800 401.539 2007 Số lượng 64 20 161 11 256 Vốn đăng ký 151.580 24.708 138.913 463.750 778.950 2008 Số lượng 53 45 127 16 241 Vốn đăng ký 183.895 75.160 105.576 239.320 603.951 2009 Số lượng 62 67 161 16 306 Vốn đăng ký 169.029 142.425 139.347 264.090 714.891 2010 Số lượng 68 87 126 19 300 Vốn đăng ký 219.230 97.120 166.711 157.020 640.081 2011 Số lượng 66 81 133 18 298 Vốn đăng ký 312.110 58.312 145.990 190.000 706.412 2012 Số lượng 94 59 146 16 315 Vốn đăng ký 387.335 67.800 239.778 125.650 820.563 2013 Số lượng 65 134 112 09 320 Vốn đăng ký 228.986 120.545 198.978 100.349 648.858 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bến Tre (2013)
  • 43. 34 4.2. Phân tích thực trạng tình hình đầu tư trên địa bàn tỉnh Bến Tre 4.2.1 Phân tích thống kê mô tả Phân tích các biến quan sát. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn đã trình bày trong chương 2 và kết quả thu thập số liệu, tài liệu ở mục 3.2. Đề tài xác định được 7 nhóm nhân tố mà các nhà đầu tư quan tâm có thể tác động vào sự thỏa mãn của họ để thu hút đầu tư. Do vậy, nghiên cứu định lượng này nhằm mục đích đo lường, đánh giá cụ thể tác động của từng nhân tố vào sự thỏa mãn của nhà đầu tư. Các nhân tố nghiên cứu bao gồm: Cơ sở hạ tầng đầu tư, Chế độ chính sách đầu tư, Chất lượng dịch vụ công, Môi trường sống và làm việc, Lợi thế ngành đầu tư, Chi phí đầu vào cạnh tranh, Chất lượng nguồn nhân lực. 4.2.1.1. Mẫu nghiên cứu Từ lý thuyết và kết quả nghiên cứu sơ bộ với ý kiến đánh giá của các chuyên gia bảng phỏng vấn chính thức được thiết lập với 36 biến quan sát để định nghĩa cho 7 nhóm nhân tố môi trường đầu tư và 3 biến quan sát để định nghĩa cho sự hài lòng của các nhà đầu tư (Bảng 3.1). Tổng hợp kết quả mẫu điều tra: số phiếu phát ra 210 phiếu, số phiếu hợp lệ thu về được đưa vào phân tích là 201 phiếu. Mỗi doanh nghiệp phỏng vấn 01 người là nhân sự chủ chốt của doanh nghiệp. Có 36 người tham gia phỏng vấn là Chủ tịch hội đồng quản trị và hội đồng thành viên, 57 người là Tổng Giám đốc và Giám đốc, 33 người là Phó Giám đốc, 75 người là Trưởng các bộ phận của DN. 4.2.1.2. Đo lường các yếu tố nghiên cứu Sự hài lòng của nhà đầu tư đối với địa phương nào đó và các yếu tố tác động đến sự đến sự hài lòng là những khía cạnh kinh tế - xã hội phức tạp. Để lượng hóa được các mối quan hệ này đòi hỏi phải xây dựng thang đo nhiều chỉ báo thể hiện những chiều kích khác nhau của vấn đề nghiên cứu và được kiểm tra độ tin cậy trước khi vận dụng mới có thể đánh giá được. Và như đã trình bày trong phần lý thuyết, đề tài nghiên cứu sử dụng thang đo nhiều chỉ báo – thang đo Likert 5 mức độ với mức 1 là hoàn toàn không đồng ý, cấp độ đồng ý tăng dần và ở mức 5 là hoàn toàn đồng ý. Các nhân tố Tải bản FULL (90 trang): https://bit.ly/3fQM1u2 Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
  • 44. 35 nghiên cứu bao gồm các nhóm nhân tố môi trường đầu tư ảnh hưởng đến sự hài lòng và nhóm nhân tố thỏa mãn sự hài lòng của nhà đầu tư. 4.2.1.3. Đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư Cơ sở hạ tầng đầu tư: là nhóm nhân tố cơ bản cần thiết cho đầu tư sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Các nhân tố này bao gồm nhân tố về hạ tầng cơ bản như trang thiết bị hiện đại, điện nước giao thông, mặt bằng và các nhân tố hạ tầng kỹ thuật như thông tin liên lạc, hệ thống chiếu sáng hệ thống ngân hàng. Các nhân tố về Cơ sở hạ tầng đầu tư được đo bằng 6 biến quan sát là: 1. Mặt bằng đáp ứng được yêu cầu; 2. Hệ thống cấp điện đáp ứng được yêu cầu; 3. Hệ thống cấp, thoát nước tốt; 4. Hệ thống thông tin liên lạc có thuận tiện; 5. Hệ thống giao thông có thuận lợi; 6. Dịch vụ tài chính ngân hàng đáp ứng tốt. Chế độ chính sách đầu tư: bao gồm các nhân tố về thái độ phục vụ, hỗ trợ thủ tục hành chính của các cơ quan và Lãnh đạo địa phương. Các nhân tố về Chế độ chính sách đầu tư được đo lường bằng 5 biến quan sát là:1. DN sẽ vẫn đầu tư nếu địa phương không có những chính sách hấp dẫn; 2. Hệ thống thuế rõ ràng (cán bộ thuế không lợi dụng để trục lợi); 3. Chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn; 4. Văn bản về pháp luật được triển khai nhanh đến nhà đầu tư; 5. Lãnh đạo địa phương năng động trong hỗ trợ nhà đầu tư. Chất lượng dịch vụ công: bao gồm các nhân tố triển khai nhanh các văn bản pháp luật đến nhà đầu tư, hệ thống thuế, hệ thống chính sách minh bạch rõ ràng và triển khai nhanh đến DN, nhất là các chính sách liên quan đến ưu đãi thuế, chính sách ưu đãi đầu tư, lãnh đạo địa phương năng động trong điều hành kinh tế vĩ mô và hỗ trợ DN. Các nhân tố về chất lượng dịch vụ công được đo lường bằng 5 biến quan sát là: 1. Thủ tục hành chính đơn giản nhanh gọn; 2. Chính quyền địa phương trợ giúp chu đáo khi nhà đầu tư cần; 3. các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực đầu tư thực hiện đúng cam kết với nhà đầu tư ; 4. Thủ tục hải quan nhanh gọn; 5. Các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực đầu tư có tổ chức hội nghị gặp gỡ và đối thoại với DN. Môi trường sống và làm việc: bao gồm các yếu tố về văn hoá, giáo dục, y tế, chất lượng môi trường sống, vui chơi, sinh hoạt, sự hoà hợp và chi phí hợp lý thể hiện Tải bản FULL (90 trang): https://bit.ly/3fQM1u2 Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
  • 45. 36 một môi trường sống chất lượng và phù hợp với nhà đầu tư và người lao động để có thể hoạt động hiệu quả và gắn bó lâu dài với địa phương. Các yếu tố môi trường sống và làm việc được đo lường bằng 5 biến quan sát là: 1. Hệ thống trường học đáp ứng được nhu cầu; 2. Hệ thống y tế đáp ứng được nhu cầu; 3. Môi trường không bị ô nhiễm; 4.Chi phí sinh hoạt hợp lý; 5. Người dân thân thiện. Lợi thế ngành đầu tư của DN: Doanh nghiệp đầu tư vào địa phương để tận dụng lợi thế của ngành. Các lợi thế đó là gần thị trường nguyên liệu chính cho sản xuất hay gần thị trường tiêu thụ chính, gần các DN bạn hàng để giảm chi phí vận chuyển, tăng tính liên kết hoặc cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh chính để duy trì sự hiện diện, chiếm lĩnh thị phần. Các yếu tố lợi thế ngành đầu tư được đo lường bằng 4 biến quan sát là: 1. Thuận tiện về nguyên liệu chính cho sản xuất; 2. Thuận tiện thị trường tiêu thụ chính; 3. Gần các DN bạn hàng (phân phối hay cung ứng chính); 4. Cạnh tranh thị trường với các đối thủ cạnh tranh chính. Chi phí đầu vào cạnh tranh: là nhân tố cơ bản liên quan trực tiếp đến hiệu quả đầu tư của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể tăng tính cạnh tranh khi có chi phí đầu vào thấp. Các nhà đầu tư quan tâm nhiều giá thuê đất, giá các dịch vụ hạ tầng, điện nước, chi phí lao động và dịch vụ thông tin đảm bảo. Các nhân tố chi phí đầu vào cạnh tranh được đo lường bằng 5 biến quan sát là: 1. Giá thuê đất, nhà xưởng có hợp lý; 2. Giá điện, giá nước cước vận tải hợp lý; 3. Chi phí lao động rẻ; 4. Chi phí xử lý nước thải có hợp lý 5. Giá dịch vụ Thông tin liên lạc cạnh tranh. Nguồn nhân lực: là các nhân tố liên quan đến nguồn lao động, tuyển dụng lao động nhân lực có trình độ cao được đo lường bằng 6 biến quan sát: 1. Nguồn lao động dồi dào; 2. Dễ dàng tuyển dụng cán bộ quản lý giỏi tại địa phương; 3. Trình độ lao động có đáp ứng được nhu cầu; 4. Khả năng tiếp thu và vận dụng công nghệ của lao động tốt; 5. Lao động có kỷ luật cao; 6. Trường đào tạo nghề đáp ứng được yêu cầu của DN. 4.2.1.4. Đo lường sự hài lòng của các nhà đầu tư Từ các phân tích trong phần lý thuyết, chúng ta biết rằng khách hàng đầu tư – nhà đầu tư – sẽ hài lòng khi hoạt động đầu tư SXKD của họ được thuận lợi và tiến triển 6665908