SlideShare a Scribd company logo
1 of 93
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN QUỐC HUY
GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHỈ SỐ CHI PHÍ KHÔNG
CHÍNH THỨC NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA TỈNH QUẢNG TRỊ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 8 34 04 10
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HOÀNG TRỌNG HÙNG
HUẾ, 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các s ố liệu, kết
quả trong luận văn là có th ực, có nguồn gốc rõ ràng. Nh ững kết quả của luận văn
chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình khoa học nào.
Học viên kí tên
Nguyễn Quốc Huy
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thà h chương trình cao học và luận văn thạc sỹ, tôi xin bày tỏ lòng bi ết
ơn sâu sắc tới quý thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế Huế. Đặc biệt cảm ơn TS.
Hoàng Trọng Hù n ười đ ã tận tình hướng dẫn, góp ý kiến và giúp đỡ tôi hoàn thành
luận văn.
Xin chân thành c ảm ơn tới những người thân, gia đình và bạn bè đã luôn động
viên, khích lệ tôi trong quá trình học tập cũng như thực hiện nghiên cứu này.
Mặc dù đã cố gắng nhưng chắc chắn luận văn sẽ không tránh khỏi những hạn
chế, thiếu sót, kính mong quý thầy cô, các anh chị học viên và nh ững người quan tâm
đến luận văn đóng góp ý ki ến để luận văn được ho àn t iện hơn.
Học viên kí tên
Nguyễn Quốc Huy
ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên h ọc viên : NGUYỄN QUỐC HUY
Chuyên gà h: Quản lý kinh tế...... Mã số: 8340410
Niên khóa: 2016 -2018
Người hướ dẫn khoa học: TS. HOÀNG TRỌNG HÙNG
Tên đề tài: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHỈ SỐ CHI PHÍ KHÔNG CHÍNH
THỨC NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỈNH QUẢNG TRỊ
1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu
Xuất phát từ tầm quan trọng của việc cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh PCI, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư trên địa
bàn tỉnh Quảng Trị. Trong đó điểm số chi phí k ông c ính thức trong PCI trên địa bàn
tỉnh luôn ở mức thấp so với trung vị cả nước.
2. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng
- Phương pháp phỏng vấn sâu, thu thập các ý kiến khách quan từ doanh nghiệp,
Phương pháp tổng hợp được sử dụng để phân tích kết quả phỏng vấn sâu.
- Phương pháp so sánh dữ liệu theo thời gian chỉ số CPI và hỉ số hi phí không
chính thức giữa tỉnh Quảng Trị với trung vị cả nước và các t ỉnh lân ận nhằm đánh giá
năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và mức độ chi phí không chính thức.
3. Các kết quả nghiên cứu chính và kết luận
Số liệu thứ cấp giai đoạn 2013-2016 của VCCI cho thấy chi phí không chí h thức
trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã có chuy ển biến tích cực; các chỉ tiêu cụ thể về chi phí
không chính thức dần đạt đến mức trung vị của cả nước. Kết quả phỏng vấn sâu các
doanh nghiệp cũng cho thấy đánh giá tốt về công tác cải cách thủ tục hành chính,
thanh tra kiểm tra. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số hạn chế như: Tính minh bạch về
thông tin cần cho kinh doanh, công tác đấu thầu hợp đồng nhà nước, mức độ thân
thiện của cán bộ nhà nước. Từ những hạn chế đó, tác giả đề xuất các giải pháp khắc
phục như sau: Công ngh ệ hóa hoạt động ứng dụng dịch vụ hành chính công; Phát
triển các website các S ở, ngành; Tổ chức đấu giá cho thuê đất phục vụ sản suất kinh
doanh; Tăng cường minh bạch trong việc bán hồ sơ mời thầu; Đổi mới nhận thức về
nền hành chính phục vụ nhân dân; Tổ chức chương trình tập huấn phòng ch ống tham
nhũng cho doanh nghiệp; Hạn chế tối đa sự chồng chéo trong hoạt động thanh tra,
kiểm tra.
iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
- CBCC: Cán bộ công chức
- CPKCT: Chi phí không chính thức
- DN: Doa h n hiệp
- DNNN: Doanh nghi ệp Nhà nước
- DNTN: Doanh nghi ệp tư nhân
- ĐKKD: Đăng ký kinh do nh
- GCI (Global Compitiveness Index): Năng lực cạnh tranh toàn cầu
- GCNQSDĐ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- IMD (International Institute for Management Development): Viện Quốc tế về
Quản lý và Phát triển
- KTTT: Kinh tế thị trường
- PCI (Provincial Competitiveness Index): Chỉ số năng lực ạnh tranh cấp tỉnh
- UBND: Ủy Ban Nhân Dân
- USAID (United States Agency for International Development): Cơ quan phát
triển quốc tế Hoa Kỳ
- VCCI (Vietnam Chamber of Commerce and Industry): Phòng Thương Mại và
Công Nghi ệp Việt Nam
- VN: Việt Nam
- VNCI (Vietnam Competitiveness Initiatives): Dự án Nâng cao năng lực
cạnh tranh Việt Nam
- WEF (World Economic Forum): Diễn đàn Kinh tế Thế giới
- WTO (World Trade Organization): Tổ chức thương mại thế giới
- XHCN: Xã Hội Chủ Nghĩa
iv
MỤC LỤC
Lời cam đoan.....................................................................................................................................................1
Lời cảm ơn..........................................................................................................................................................ii
Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế...................................................................................iiiii
Danh mục các từ viết tắt............................................................................................................................iiv
Mục lục.................................................................................................................................................................v
Danh mục các sơ đồ, bảng biểu............................................................................................................viii
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên c ứu................................................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................5
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CẤP TỈNH VÀ CHỈ SỐ CHI PHÍ KHÔNG CHÍNH THỨC..........................5
1.1. Một số khái niệm liên quan đến năng lực cạnh tranh.............................................................5
1.1.1 Năng lực cạnh tranh............................................................................................................................5
1.1.2 Năng lực cạnh tranh quốc gia.........................................................................................................6
1.2 Chỉ số đo lường năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hiện áp dụng tại Việt Nam – PCI...11
1.2.1 Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - PCI...............................................11
1.2.2 Phương pháp và thang đo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - PCI....................................14
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh...............................24
1.3 Chỉ số Chi phí không chính thức trong đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh........29
1.3.1 Khái niệm Chi phí không chính thức.......................................................................................29
1.3.2 Vai trò c ủa chỉ số Chi phí không chính thức trong đánh giá năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh...............................................................................................................................................................29
1.3.3 Các chỉ tiêu và cách thức đo lường các chỉ tiêu cấu thành chỉ số Chi phí không
chính thức.........................................................................................................................................................32
1.4 Kinh nghiệm của một số địa phương rất thành công v ề cải thiện Chỉ số chi phí
v
không chính thức nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ...................................34
1.4.1. Tỉnh Trà Vinh ...................................................................................................... 34
1.4.2. Tỉnh Bến Tre .......................................................................................................35
1.4.3. Kinh nghiệm từ Đà Nẵng ....................................................................................37
1.4.4. Bài học ki h hiệm rút ra cho tỉnh Quảng Trị ..................................................37
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHỈ SỐ CHI PHÍ KHÔNG CHÍNH THỨC CỦA
TỈNH QUẢNG TRỊ ..................................................................................................... 40
GIAI ĐOẠN 2013 - 2016 ..............................................................................................40
2.1 Tổng quan địa bàn nghiên c ứu ................................................................................ 40
2.1.1 Thông tin cơ bản...................................................................................................40
2.1.2 Tình hình phát triển doanh nghiệp trên địa b àn t ỉnh ............................................43
2.2 Thực trạng xếp hạng chỉ số chi phí không chính thức của tỉnh Quảng Trị giai đoạn
2013 - 2016 ....................................................................................................................44
2.2.1 Phân tích biến động của chỉ số PCI ......................................................................44
2.2.2 Phân tích biến động của chỉ số Chi phí không chính thức của tỉnh Quảng Trị.........50
2.3 Kết quả phỏng vấn sâu doanh nghiệp về chi phí không chính thức........................58
2.4 Đánh giá chung........................................................................................................64
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHỈ SỐ CHI PHÍ KHÔNG CHÍNH
THỨC NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỈNH QUẢNG
TRỊ ĐẾN NĂM 2020 ................................................................................................... 67
3.1 Công ngh ệ hóa hoạt động ứng dụng dịch vụ hành chính công................................ 67
3.2 Phát triển các website các Sở, ngành để cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp
và nhà đầu tư ................................................................................................................. 69
3.3.Tổ chức đấu giá cho thuê đất phục vụ sản suất kinh doanh .................................... 70
3.4. Tăng cường minh bạch trong việc bán hồ sơ mời thầu .......................................... 71
3.5 Đổi mới nhận thức về nền hành chính phục vụ nhân dân ....................................... 72
3.6 Tổ chức chương trình tập huấn phòng ch ống tham nhũng cho doanh nghiệp ........ 74
3.7. Hạn chế tối đa sự chồng chéo trong thanh tra, kiểm tra để tránh phiền hà, giúp
doanh nghiệp yên tâm s ản xuất, kinh doanh ................................................................. 75
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................. 76
vi
1. Kết luận........................................................................................................................................................76
2. Kiến nghị.....................................................................................................................................................76
2.1 Hoàn thiện cơ sở hạ tầng theo hướng đồng bộ hóa, hi ện đại hóa..................................76
2.2 Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính........................................................................................77
2.3. Thay đổi, tạo chuyển biến về cách ứng xử, giữa cơ quan Nhà nước và doanh
nghiệp với ti h thần “thân thiện, lắng nghe, thấu cảm, tận tâm”.............................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................................79
QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
BIÊN B ẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 1 + 2
BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN
XÁC NH ẬN HOÀN THI ỆN LUẬN VĂN
vii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1: Mô hì h kim cương trong lợi thế cạnh tranh quốc gia .............................. 8
Bảng 2.1: Biến động doanh nghiệp ở Tỉnh Quảng Trị 2013-2016 .......................... 43
Bảng 2.2: Số vốn đầu tư từ doanh nghiệp ở Tỉnh Quảng Trị 2013-2016 ................ 43
Bảng 2.3: Tổng hợp điểm số PCI của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2013 - 2016 ......... 45
Bảng 2.4: Các chỉ số th ành phần của tỉnh Quảng Trị giai đọan 2013 - 2016 .......... 45
Bảng 2.5: Điểm số chỉ số Chi phí không chính thức của tỉnh Quảng Trị giai đoạn
2013 - 2016 .............................................................................................. 51
Bảng 2.6: Điểm số chỉ số CPKCT của Quảng Trị và trung vị cả nước
giai đoạn 2013 - 2016............................................................................... 52
Bảng 2.7: Chỉ tiêu % doanh nghiệp cho rằng các d anh nghiệp cùng ngành thường
phải trả thêm chi phí không chính thức của Quảng Trị và trung vị cả
nước ......................................................................................................... 53
Bảng 2.8: Chỉ tiêu % doanh nghiệp phải chi hơn 10% doanh thu ho ác loại chi phí
không chínhthức của Quảng Trị và trung vị cả nước .............................. 54
Bảng 2.9: Chỉ tiêu % DN cho rằng Hiện tượng nhũng nhiễu khi giải quyết công việc
cho DN là phổ biến của Quảng Trị và trung vị cả nước ........................... 54
Bảng 2.10: Chỉ tiêu % DN cho rằng Công việc đạt được kết quả mong đợi sau khi đã
trả chi phí không chính thức của Quảng Trị và trung vị cả nước............ 55
Bảng 2.11: Chỉ tiêu % DN cho rằng Các khoản chi phí không chính thức ở mức
chấp nhận được của Quảng Trị và trung vị cả nước................................ 56
Bảng 2.12: Điểm số chỉ số CPKCT của các tỉnh thuộc Duyên hải Miền Trung giai
đoạn 2013 -2016 ....................................................................................... 56
Bảng 2.13: Tổng hợp kết quả phỏng vấn ý kiến doanh nghiệp.................................. 58
viii
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong những năm qua cũng cho
thấy, chính quyền cấp tỉnh có vai trò quan tr ọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh
tế - xã hội địa phương. Vai trò ấy trở nên quan trọng hơn nhiều khi quá trình phân
cấp ngày càng sâu và th ực chất hơn. Chính quyền cấp tỉnh đã và đang nỗ lực cải
thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và nhà
đầu tư trên địa bàn của mình. Từ những điều kiện ban đầu được coi là kém h ấp dẫn
với các nhà đầu tư như vị trí địa lý, c ơ sở hạ tầng, nguồn lao động ban đầu, quy mô
thị trường, … nhiều địa phương đã thành công trong thu hút đầu tư, phát triển
doanh nghiệp và cải thiện đời sống vật chất, t nh thần người dân. Những thành công
đó đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu, các tổ c ức tr ng và ngoài nước quan tâm đến
vai trò của cấp tỉnh, mà cụ thể hơn là cạnh tranh cấp tỉnh ở Việt Nam.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVI lần đầu tiên đã đưa nội dung nâng
cao năng lực cạnh tranh vào báo cáo chính trị để thảo luận ở ác ấp và xác định năm
2016 là năm cải cách hành chính, nâng cao năng lực ạnh tranh cấp tỉnh. Trong đó
cải thiện chỉ số chi phí không chính thức trở thành vấn đề cốt yếu nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan,
đơn vị, địa phương trong việc phòng ch ống tham nhũng, cung ứng các dịch vụ
công; giải quyết các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp; thườ g xuyên tiếp
xúc, lắng nghe, hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghi ệp; tạo sự chuyển biến mạnh
mẽ trong nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị nhằm thực hiện mục
tiêu xây d ựng cộng đồng doanh nghiệp trở thành lực lượng đi đầu trong sự nghiệp
công nghiệp hóa, hi ện đại hóa đất nước, quê hương.
Từ trước đến nay, câu châm ngôn “Phép vua còn thua l ệ làng” luôn nằm sâu
trong tâm trí các doanh nghiệp, muốn hoạt động thuận lợi phải luôn có một khoản
chi phí “bôi trơn” để “cỗ máy” doanh nghiệp có th ể được vận hành một cách trơn
1
tru. Không có b ất kỳ một doanh nghiệp nào muốn hoạt động của mình bị gián
đoạn bởi những lý do mang tính nhạy cảm. Có cung thì ắt hẳn phải có cầu, mà ở
đây chính các doanh nghiệp là bên “cung” còn các cơ quan công quy ền như bên
“cầu”. Chính vì sự tồn tại lâu dài của các loại chi phí “bôi trơn” này đang gây ảnh
hưởng đến sức hấp dẫn của môi trường kinh doanh - đầu tư tại Việt Nam và Quảng
Trị không phải là n oại lệ.
Theo kết quả đánh giá xếp hạng chỉ số Chi phí không chính thức của VCCI từ
năm 2013 đến năm 2016 cho thấy Quảng Trị là địa phương có điểm số và thứ hạng
tương đối thấp và chưa bao giờ đạt mức trung vị của cả nước. Năm 2013, tỉnh
Quảng Trị đạt 5.13 điểm xếp hạng 55 trong số 63 tỉnh/thành. Đến năm 2014,
Quảng Trị đã có s ự giảm điểm đáng kể khi chỉ đạt 3,77 điểm, đứng thứ 59 trong số
63 tỉnh/thành. Mặc dù, năm 2015 và 2016, Quảng Trị đã có s ự cải thiện về điểm
số (4.77 điểm, xếp hạng 49/63 vào năm 2016) n ưng sự chuyển biến diễn ra tương
đối chậm và vẫn ở mức thấp so với cả nước. Điều này cho thấy, Quảng Trị vẫn
chưa cải thiện được chỉ số Chi phí không chính thức.
Xuất phát từ những lý do ấy đã đặt ra vấn đề cấp thiết nghiên ứu sâu hơn về
thực trạng chỉ số Chi phí không chính thức của tỉnh Quảng Trị, h ỉ r õ nh ững mặt
còn h ạn chế để có giải pháp nhằm cải thiện chỉ số Chi phí không chính thức của
tỉnh Quảng Trị và cũng trên cơ sở đó có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉ h
Quảng Trị trong thời gian tới, tôi quyết định chọn đề tài “Giải pháp cải th ện chỉ
số Chi phí không chính thức nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉ h
Quảng Trị” làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá chỉ số chi phí không chính thức và đề xuất các giải pháp cải thiện chỉ
số chi phí không chính thức nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Quảng Trị.
2
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh và chỉ số chi phí không chính thức;
- Đánh giá và phân tích chỉ số chi phí không chính thức ở tỉnh Quảng Trị giai
đoạn 2013-2016;
- Đề xuất định hướng v à giải pháp cải thiện chỉ số chi phí không chính thức
nhằm nâng cao năng lực cạnh tr nh tỉnh Quảng Trị.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu của đề tài là chỉ số chi phí
không chính thức trong năng lực cạnh tranh của Tỉnh Quảng Trị.
- Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại địa bàn tỉnh Quảng Trị
- Về thời gian: Số liệu thứ cấp được phân tích tr ng giai đoạn từ 2013 đến
2016. Số liệu sơ cấp được thu thập trong quá trình điều tra khảo sát doanh nghiệp
trong thời gian thực hiện đề tài.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Nghiên cứu khai thác đồng thời hai cơ sở dữ liệu sơ cấp và thứ cấp.
Số liệu thứ cấp gồm các chỉ số vĩ mô của Tỉnh Quảng Trị, chỉ số PCI và chỉ số
chi phí không chính thức của PCI. Những số liệu này được công bố chính thức ở:
- Báo cáo phát tri ển kinh tế xã hội tỉnh;
- Nguồn Niên giám th ống kê tỉnh
- Bộ dữ liệu PCI do Phòng Th ương mại và Công nghi ệp Việt Nam (VCCI)
khảo sát, tổng hợp và công bố từ 2013 đến 2016;
3
- Chuỗi báo cáo phân tích chỉ số PCI hằng năm của UBND tỉnh Quảng Trị từ
2013 đến 2016.
Số liệu sơ cấp: phỏng vấn ý ki ến đánh giá về các vấn đề liên quan đến chỉ số
chi phí khô g chính thức ở Tỉnh Quảng Trị từ góc nhìn của các doanh nghiệp trên
địa bàn tỉ h. N hiên c ứu sử dụng chủ yếu phương pháp chuyên gia bằng việc thu
thập ý kiến, trao đổi kinh nghiệm với các giám đốc doanh nghiệp về nội dung
nghiên cứu bằng kĩ thuật phỏng vấn sâu. Số lượng doanh nghiệp tham gia phỏng
vấn: 28 doanh nghiệp và được lựa chọn bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện
trên cơ sở sẵn sàng đồng ý th m gia phỏng vấn của doanh nghiệp. Trong 28 doanh
nghiệp tham gia phỏng vấn: tại địa bàn thành ph ố Đông Hà là 13 doanh nghi ệp,
tại các huyện thị là 15 doanh nghiệp.
4.2 Phương pháp xử lý phân tích dữ liệu
Nghiên cứu sử dụng phối hợp các phương p áp định tính và định lượng.
- Phương pháp định tính gồm: Phương pháp phỏng vấn sâu, thu thập các ý kiến
khách quan từ doanh nghiệp; Phương pháp tổng hợp được sử dụng để phân tích kết
quả phỏng vấn sâu.
- Phương pháp định lượng gồm:
+ Phương pháp Thống kê mô t ả nhằm mô tả các chỉ tiêu liên quan đến năng
lực cạnh tranh và các ch ỉ số chi phí không chính thức trên địa bàn nghiên cứu;
+ Phương pháp so sánh dữ liệu theo thời gian chỉ số CPI và chỉ số chi phí
không chính thức giữa tỉnh Quảng Trị với trung vị cả nước và các t ỉnh lân cận
nhằm đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và mức độ chi phí không chính thức.
4
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG
LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH VÀ CHỈ SỐ CHI PHÍ
KHÔNG CHÍNH THỨC
1.1. Một số khái niệm liên quan đến năng lực cạnh tranh
1.1.1 Năng lực cạnh tranh
Hiện nay có r ất nhiều thuật ngữ khác nhau liên quan đến quá trình cạnh tranh
giữa các chủ thể được sử dụng song hành cùng v ới thuật ngữ “Năng lực cạnh
tranh” (Competitiveness) như: “Sức cạnh tranh” (Competitive Edge), “Khả năng
cạnh tranh” (Competitive Capacity), “Lợi thế cạnh tranh” (Competitive Advantage)
và “Tính cạnh tranh” (Competitivity). Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có sự
thống nhất trong việc sử dụng những t uật ngữ này. Và trong thực tế, các thuật ngữ
“Năng lực cạnh tranh”, “Sức cạnh tranh” và “Khả năng cạnh tranh” đều được dùng
là “Competitiveness”. Theo định nghĩa của Đại từ điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý ,
1999) thì “Năng lực” là: (1) Những điều kiện đủ hoặc vốn có để làm một việc gì;
(2) Khả năng đủ để thực hiện tốt một công việc.
Theo quan điểm của Karl Marx, “Cạnh tranh” là: sự ganh đua đấu tranh gay
gắt giữa các nhà Tư Bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất
và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch. Theo Từ điển kinh doa h
Anh (1992) thì cạnh tranh trong cơ chế thị trường được định nghĩa là: sự ganh đua,
kinh địch giữa các nhà kinh doanh trên th ị trường nhằm tranh giành cùng m ột loại
tài nguyên s ản xuất hoặc cùng m ột loại khách hàng về phía mình. Theo Từ điển
Bách khoa Việt Nam (tập 1): Cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt động tranh đua
giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh
trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm dành các điều kiện
sản xuất, tiêu thụ thị trường có lợi nhất.
5
Dựa vào hai khái ni ệm trên, ta có th ể khẳng định, năng lực cạnh tranh là khả
năng giành thắng lợi hay lợi thế của chủ thể cạnh tranh (cá nhân hay tổ chức, doanh
nghiệp hay quốc gia) trong việc thực hiện cùng m ục tiêu nào đó, mục tiêu ấy được
khái quát h ất, hiệu quả cao và phát tri ển bền vững. Kế thừa những quan niệm đã
trình bày, tác giả đưa ra khái niệm về năng lực cạnh tranh như sau: Năng lực cạnh
tranh là khả ă tạo lập được những thuận lợi hay lợi thế của chủ thể cạnh tranh thông
qua quá trình đổi mới và sáng t ạo liên tục nhằm đạt được mục tiêu với hiệu quả
cao và bền vững.
Nói đến năng lực cạnh tr nh, tùy theo yêu cầu nghiên cứu mà có th ể đề cập đến
năng lực cạnh tranh ở những cấp độ khác nhau như: cấp độ quốc gia, cấp độ ngành
và cấp độ hẹp hơn là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và của từng loại sản
phẩm/dịch vụ. Dẫu đến nay có nhi ều quan đ ểm k ác nhau về năng lực cạnh tranh
trên các c ấp độ, song chưa có một lý thuyết nào àn t àn được thừa nhận về vấn đề
này, do đó chưa có lý thuy ết “chuẩn” về năng lực cạnh tranh. Chỉ xét riêng năng
lực cạnh tranh cấp độ quốc gia thì trên thế giới cũng đã có hai h ệ thống lý thuy ết
với hai phương pháp đánh giá được các nước và các thi ết chế kinh tế quốc tế sử
dụng phổ biến là:
1 - Phương pháp do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) thiết lập trong bản Báo
cáo Cạnh tranh toàn cầu;
2 - Phương pháp do Viện Quốc tế về Quản lý và Phát tri ển (IMD) đề xuất tro g
Niên giám Cạnh tranh thế giới.
Cả hai phương pháp trên đều do một số Giáo sư đại học Harvard như Michael
Porter, Jeffrey Sachs và chuyên gia c ủa WEF như Peter Cornelius, Macha
Levinson tham gia xây dựng.
1.1.2 Năng lực cạnh tranh quốc gia
Năng lực cạnh tranh của quốc gia được hiểu theo nhiều cách tiếp cận khác
nhau. Theo Lương Gia Cường- Nhà xuất bản Giao thông vận tải - 2003: Năng lực
6
cạnh tranh quốc gia được định nghĩa là năng lực của một nền kinh tế đạt được tăng
trưởng bền vững, thu hút được đầu tư, đảm bảo ổn định được kinh tế xã hội, nâng
cao đời sống của người dân.
Báo cáo v ề ăng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) định nghĩa: Năng lực cạnh tranh
quốc gia là kh ả năng của nước đó đạt được những thành quả nhanh và bền vững về
mức sốn , n hĩa là đạt được mức tăng trưởng kinh tế cao xác định sự thay đổi tổng
sản phẩm quốc nội trên đầu người theo thời gian.
Ở cấp độ quốc gia, khái niệm năng lực cạnh tranh có ý ngh ĩa là năng suất sản
xuất quốc gia. Năng lực cạnh tr nh phụ thuộc vào năng suất sử dụng nguồn lực con
người, tài nguyên và v ốn của một quốc g a, bởi chính năng suất xác định mức sống
bền vững thể hiện qua mức lương, tỷ suất lợi n uận từ vốn bỏ ra, tỷ suất lợi nhuận
thu được từ tài nguyê n thiên nhiên. Năng lực cạnh tranh không phải là việc một
quốc gia cạnh tranh trong lĩnh vực gì để thịnh vượng mà là qu ốc gia đó cạnh tranh
hiệu quả như thế nào trong các l ĩnh vực. Năng suất của nền kinh tế quốc dân có
được nhờ sự kết hợp của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Theo đánh giá năng lực cạnh tranh của WEF, năng lực cạnh tranh ủa một quốc gia
là khả năng đạt và duy trì được mức tăng trưởng cao, là tăng năng lực sản xuất bằng
việc đổi mới, sử dụng các công nghệ cao hơn, đào tạo kỹ năng liên tục, quan tâm đến
công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Trên cơ sở quan điểm này, WEF cũng đưa ra
một khung khổ các yếu tố xác định năng lực cạnh tranh tổng thể của một quốc gia và
phân chia các yếu tố này thành 8 nhóm chính, với hơn 200 chỉ tiêu khác nhau. Từ năm
2000, WEF phân nhóm lại, từ 8 nhóm gộp lại và điều chỉnh thành 3 nhóm lớn, tuy vẫn
dựa trên 200 chỉ số cơ bản nhưng trọng số của mỗi chỉ số và mỗi nhóm được điều
chỉnh lại cho phù h ợp hơn với vai trò, tầm quan trọng của mỗi yếu tố đối với việc
nâng cao năng lực cạnh tranh, chẳng hạn chỉ số công nghệ từ hệ số 1/9 lên 1/3. Nhóm
1 - Môi trường kinh tế vĩ mô. Nhóm 2 - Thể chế công. Nhóm 3 - Công ngh ệ (còn g ọi
là nhóm sáng tạo kinh tế, khoa học, công nghệ).
7
Năm 1990, M. Porter cho ra đời cuốn sách “Lợi thế cạnh tranh quốc gia” nhằm
lý giải nguồn gốc của sự thịnh vượng bền vững trong nền kinh tế toàn cầu hiện đại.
Trong khi cuốn sách đề cập đến cấp độ quốc gia, điều tương tự có thể và đã được
áp dụ g vào cấp độ khu vực, thành phố. Điểm nổi bật nhất trong “Lợi thế cạnh
tranh quốc ia” là M. Porter đã vận dụng Mô hình kim cương vào việc lý giải năng
lực cạ h tranh qu ốc gia. Theo đó, mô hình kim cương bao gồm 6 nhân tố:
Sơ đồ 1.1: Mô hình kim cương trong lợi thế cạnh tranh quốc gia
Cơ hội Chiến lược, cấu
trúc và c ạnh
tranh DN
Điều kiện các Điều kiện nhu
nhân tố sản xuất ầu thịtrường
Các ngành h ỗ
Chính phủ
trợ và liên quan
(Nguồn: Lợi thế cạnh tranh quốc gia của M. Porter)
Điều kiện về nhân tố sản xuất: vị trí của quốc gia trong các nhân tố sản xuất
cần thiết để cạnh tranh trong ngành nghề đó. Ví dụ: lao động có tay nghề hay cơ sở
hạ tầng. Sự trộn lẫn các nhân tố (được biết như là những tỷ lệ thành phần các nhân
tố) khác nhau nhiều giữa các quốc gia. Các doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh
tranh nếu họ bảo đảm những nhân tố chất lượng cao hay chi phí thấp nào đó quan
trọng đối với việc cạnh tranh trong một ngành nghề nào đó.
8
(1) Điều kiện về nhu cầu thị trường: tính chất của nhu cầu trong nước về sản
phẩm hay dịch vụ của ngành nghề đó. Ảnh hưởng quan trọng nhất của nhu cầu nội
địa lên những lợi thế cạnh tranh là thông qua đặc điểm và tổng hợp nhu cầu khách
hàng trong ước. Các yếu tố nhu cầu nội địa giúp các doanh nghiệp nắm bắt, hiểu,
và đáp ứng hu cầu của người mua. Trong các ngành nghề và phân đoạn ngành
nghề, các ước đạt được lợi thế cạnh tranh là những nước có nhu cầu nội địa
cung cấp cho các doanh nghiệp địa phương một phác họa rõ ràng và nhanh chóng
hơn về nhu cầu của người mua so với những gì các đối thủ nước ngoài có th ể thấy
được. Áp lực của người mua nội địa thúc đẩy các doanh nghiệp địa phương đổi mới
nhanh chóng hơn, tạo được lợi thế cạnh tranh cao hơn so với các đối thủ nước
ngoài. Sự khác nhau giữa các quốc gia về tính chất nhu cầu nội địa nằm sau những
lợi thế này.
(2) Các ngành ngh ề hỗ trợ và có liên quan: s ự có mặt hay thiếu vắng tại quốc
gia đó những ngành nghề cung ứng và ngành ngh ề có liên quan có khả năng cạnh
tranh quốc tế. Sự hiện diện trong một nước của các ngành cạnh tranh có liên quan
nhau thường dẫn đến những ngành cạnh tranh mới. Các ngành ó liên quan nhau là
những ngành trong đó các doanh nghiệp có th ể hợp tác hoặc chia sẻ ác hoạt động
trong dây chuyền giá trị khi cạnh tranh hoặc những ngành có liên quan về các sản
phẩm bổ sung nhau.
(3) Chiến lược, cấu trúc và cạnh tranh của doanh nghiệp: điều kiện tại quốc gia
đó quyết định việc thành lập, tổ chức, quản lý doanh nghiệp như thế nào, và b ản
chất của sự cạnh tranh trong nước. Yếu tố quyết định thứ tư của lợi thế cạnh tranh
quốc gia trong một ngành nghề là bối cảnh mà doanh nghiệp được tạo dựng, tổ
chức và quản lý cũng như tính chất của đối thủ cạnh tranh trong nước. Mục tiêu,
chiến lược, và cách th ức tổ chức doanh nghiệp trong các ngành ngh ề biến đổi đa
dạng giữa các quốc gia. Lợi thế quốc gia có được là nhờ họ biết lựa chọn các yếu tố
trên và k ết hợp với nguồn lợi thế cạnh tranh trong một ngành nghề đặc thù nào đó.
Mô hình cấu trúc của đối thủ địa phương cũng có một vai trò to lớn trong tiến trình
9
cải cách và triển vọng cuối cùng cho s ự thành công mang tính quốc tế. Cách thức
doanh nghiệp được quản lý và cách th ức họ chọn để cạnh tranh bị ảnh hưởng bởi
hoàn cảnh quốc gia.
(4) Cơ hội: là những sự kiện phát triển ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp
(và cũng thườ là bên ngoài sự quản lý của Nhà nước của quốc gia đang xét). Ví dụ
như những phát minh thuần tuý, nh ững đột phá về kỹ thuật căn bản, chiến tranh,
những biến chuyển chính trị bên ngoài và thay đổi về nhu cầu thị trường nước
ngoài. Yếu tố cơ hội có thể tạo ra sự gián đoạn, làm thức tỉnh hoặc tái cấu trúc
ngành nghề và cung cấp cơ hội cho các doanh nghiệp của một quốc gia nào đó loại
bỏ các doanh nghiệp của một quốc gia khác. Cơ hội đã từng đóng vai trò quan
trọng trong việc thay đổi lợi thế cạnh tranh ở nhiều ngành nghề. Thời cơ đóng vai
trò quan tr ọng vì sự đình trệ chúng tạo ra sẽ dẫn tới những thay đổi lớn trong vị thế
cạnh tranh. Chúng có thể vô hiệu hóa lợi thế của n ững đối thủ trước đây, tạo điều
kiện cho những doanh nghiệp nước khác vốn dĩ t ích ứng được với tình hình mới
giành lợi thế cạnh tranh.
(5) Chính phủ: chính quyền các cấp có thể cải tiến hay giảm thiểu lợi thế quốc
gia. Có th ể thấy vai trò này rõ nh ất bằng cách kiểm tra xem ác hính sách ảnh
hưởng như thế nào đến mỗi nhân tố quyết định. Chính sách chống độc quyền
(antitrust) sẽ ảnh hưởng đến sự cạnh tranh trong nước. Các quy định có thể thay đổi
điều kiện nhu cầu thị trường trong nước. Đầu tư vào giáo dục có thể thay đổi đ ều
kiện về nhân tố sản xuất. Chi ngân sách (Government purchases) có thể kích thích
những ngành nghề hỗ trợ và liên quan. Nếu thực hiện chính sách mà không cân
nhắc liệu chúng có ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống các nhân tố quyết định ra sao
thì dẫn đến khả năng làm giảm lợi thế quốc gia thay vì gia tăng lợi thế cạnh tranh.
 Chính phủ có thể tác động lên bốn nhân tố quyết định kia (hoặc ngược lại)
theo hướng tích cực lẫn tiêu cực như trong một số ví dụ đã nêu ở phần trước. Trợ
cấp từ Chính phủ, các chính sách về thị trường vốn tư bản, các chính sách về kinh
tế, giáo dục vv… đều ảnh hưởng tới điều kiện nhân tố.
10
 Chính phủ còn có vai trò định hình nhu cầu thị trường trong nước ở một cấp
độ nào đó. Các cơ quan Chính phủ thiết lập tiêu chuẩn về hàng hoá địa phương hay
luật định ban hành ảnh hưởng tới nhu cầu của người tiêu dùng.
• Chí h phủ cũng đồng thời là khách hàng l ớn đối với các ngành sản xuất trong
nước hư hàng hoá dành cho quốc phòng, thi ết bị viễn thông, máy bay dành cho
hàng không qu ốc ia. Với vai trò này, Chính phủ có thể hỗ trợ nhưng cũng có thể
làm phương hại đến nền kinh tế nước mình.
 Chính phủ có thể định hình môi trường hoạt động của các ngành nghề hỗ trợ
hoặc có liên quan bằng nhiều cách khác nhau như kiểm soát truyền thông quảng cáo
hay các ngành d ịch vụ hỗ trợ khác. Đường lối Nhà nước còn ảnh hưởng tới cơ cấu tổ
chức, sách lược và sự cạnh tranh của doanh ng ệp t ông qua nh ững công cụ như
luật lệ của thị trường vốn tư bản, chính sách thuế, luật c ống độc quyền.
 Ngược lại, các chính sách Nhà nước cũng c ịu tác động của những nhân tố
quyết định. Trong việc quyết định phân bổ kinh phí giáo dục ở địa phương nào có
sự tác động của nhiều đối thủ cạnh tranh ở địa phương. Nhu ầu ủa thị trường trong
nước về một sản phẩm nào đó có th ể dẫn tới việc Chính phủ sẽ sớm dự thảo một
quy định về tiêu chuẩn an toàn.
Như vậy, năng lực cạnh tranh quốc gia là năng lực của một nền kinh tế đạt
được tăng trưởng bền vững, hấp dẫn thu hút được đầu tư trong và ngoài nước, bảo
đảm ổn định kinh tế - xã hội, nâng cao mức sống của người dân.
1.2 Chỉ số đo lường năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hiện áp dụng tại Việt Nam
– PCI
1.2.1 Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - PCI
PCI là một chỉ số tổng hợp của nhiều chỉ số thành phần, mỗi chỉ số thành phần
tiếp tục được đo lường qua một bộ nhiều thang đo khác nhau. Ở phần này sẽ trình
bày các thành ph ần chính cấu thành PCI và nh ững thay đổi theo thời gian của nó.
11
Ban đầu, năm 2005, PCI gồm tám chỉ số thành phần, mỗi chỉ số thành phần lý
giải sự khác biệt về phát triển kinh tế giữa các tỉnh, thành phố của Việt Nam, theo
đó đã có 47 t ỉnh, thành phố của Việt Nam được xếp hạng và đánh giá.
Qua năm 2006 hai lĩnh vực quan trọng của môi trường kinh doanh- Thiết chế
pháp lý và Đào tạo lao động - được đưa vào xây dựng chỉ số PCI. Từ năm 2006 trở
đi, tất cả các tỉnh t hành c ủa Việt Nam đều được đưa vào bảng xếp hạng, đồng thời
các chỉ số thành ph ần cũng được tăng cường thêm.
Đến năm 2009, chỉ số Ưu đãi doanh nghiệp nhà nước bị loại bỏ, PCI còn 9 ch ỉ
số thành phần.
Năm 2013, PCI đánh dấu bước thay đổi mới khi chỉ số Cạnh tranh bình đẳng
được đưa vào bộ chỉ số là một thước đo đánh g á, t eo đó, một tỉnh được đánh giá là
thực hiện tốt tất cả 10 chỉ số thành phần và cơ cấu này của PCI được áp dụng cho
đến nay.
10 chỉ số thành phần của PCI hiện nay, theo công bố tại các báo cáo năng
lực cạnh tranh cấp tỉnh (VCCI & USAID),gồm:
1. Chi phí gia nhập thị trường
2. Tiếp cận đất đai: Doanh nghiệp càng dễ dàng Tiếp cận đất đai và có m ặt
bằng kinh doanh ổn định;
3. Tính minh bạch: Môi trường kinh doanh công khai minh bạch, doa h nghiệp
có cơ hội tiếp cận công bằng các thông tin cần cho kinh doanh và các văn bản pháp
luật cần thiết;
4. Chi phí thời gian: Thời gian doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện các thủ
tục hành chính và thanh tra kiểm tra hạn chế nhất.
5. Chi phí không chính thức;
6. Cạnh tranh bình đẳng
12
7. Lãnh đạo tỉnh năng động và tiên phong;
8. Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, do khu vực nhà nước và tư nhân cung cấp;
9. Chí h sách đào tạo lao động tốt;
10. Hệ thố pháp luật và tư pháp để giải quyết tranh chấp công bằng và hiệu quả
(VCCI & USAID) .
Các yếu tố cấu thành này được xây dựng trên các tư tưởng nền tảng sau:
Thứ nhất, PCI là chỉ số chuẩn hóa các thực tiễn điều hành kinh tế thành các
điểm số. PCI tập trung phản ánh thực tiễn sẵn có chứ không dựa vào các tiêu chu
ẩn điều hành kinh tế lí tưởng nhưng khó đạt được. Điểm số quy đổi tối đa là 100 và
v ề lý thuy ết bất kỳ tỉnh nào cũng có thể đạt được điểm số PCI tuyệt đối là 100
điểm này bằng cách áp dụng các thực tiễn tốt sẵn có.
Thứ hai, PCI đã loại trừ ảnh hưởng của các điều kiện truyền thống ban đầu (các
nhân tố cơ bản đóng góp vào tăng trưởng kinh tế tr ng một tỉnh và gần như không
thể thay đổi trong ngắn hạn như vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, quy mô ủa thị trường và
nguồn nhân lực). Nhờ vậy, chỉ số PCI phản ánh tốt hơn thực tiễn điều h ành kinh tế
ở cấp tỉnh.
Thứ ba, bằng cách so sánh đối chiếu giữa các thực tiễn điều hành với kết quả phát
triển kinh tế, chỉ số PCI giúp lượng hóa tầm quan trọng của các thực tiễn đ ều hành
kinh tế tốt đối với thu hút đầu tư và tăng trưởng. Nghiên cứu chỉ ra được mối tương
quan giữa thực tiễn điều hành kinh tế tốt với đánh giá của doanh nghiệp, và sự cải
thiện phúc lợi của địa phương. Mối liên hệ cuối cùng này đặc biệt quan trọng vì nó cho
th ấy các chính sách và sáng ki ến thân thiện với doanh nghiệp khuyến khích họ hoạt
động theo hướng đem lại lợi ích cho cả chủ doanh nghiệp, người lao động và cộng
đồng thông qua tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho cả nền kinh tế.
Thứ tư, các chỉ tiêu cấu thành chỉ số PCI được thiết kế theo hướng dễ hành
động, đây là những chỉ tiêu cụ thể cho phép các cán b ộ công chức của tỉnh đưa ra
13
các mục tiêu phấn đấu và theo dõi được tiến bộ trong thực hiện. Các chỉ tiêu này
cũng rất thực chất vì được doanh nghiệp nhìn nhận là các chính sách then chốt đối
với sự thành công c ủa công việc kinh doanh (VCCI & USAID).
1.2.2 Phươ g pháp và thang đo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - PCI
Về phươ g pháp, PCI được xây dựng theo quy trình 3 bước gọi tắt là “3T”:
Bước 1: thu thập dữ liệu điều tra doanh nghiệp bằng phiếu hỏi và dữ liệu từ các
nguồn đã công b ố,
Bước 2: tính toán 10 chỉ số thành phần và chuẩn hóa kết quả theo thang điểm 10,
Bước 3: tính trọng số cho chỉ số PCI trung bình của 10 chỉ số thành phần trên
thang điểm 100.
Dữ liệu thu thập qua khảo sát. Mẫu k ảo sát được chọn theo phương pháp lấy
mẫu ngẫu nhiên nhằm phản ánh chính xác đặc điểm của các doanh nghiệp tại tỉnh.
Mẫu được phân tầng nhằm đảm bảo tính đại diện về thời gian hoạt động, loại hình
pháp lý, ngành ngh ề hoạt động của doanh nghiệp.
Thang đo cho 10 chỉ số thành phần của PCI bao gồm:
Chỉ số 1. Chi phí gia nhập thị trường
Chỉ số này được xây dựng nhằm đánh giá sự khác biệt về chi phí gia nhập thị
trường của các doanh nghiệp mới thành lập giữa các tỉnh với nhau. Các chỉ tiêu cụ
thể bao gồm:
- Thời gian đăng ký doanh nghiệp –tính bằng số ngày
- Thời gian thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp - số ngày
- % Doanh nghiệp cần thêm giấy phép kinh doanh khác
- Tổng số giấy đăng ký và giấy phép cần thiết để chính thức hoạt động (sau
2010)
- Thời gian chờ đợi để được cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất
14
- % doanh nghiệp phải chờ hơn một tháng để hoàn thành tất cả các thủ tục để
chính thức hoạt động
- % doa h ghiệp phải chờ hơn ba tháng để hoàn thành t ất cả các thủ tục để
chính thức hoạt động
- % doa h n hi ệp đăng ký hoặc sửa đổi đăng ký kinh doanh thông qua bộ
phận Một cửa
- Thủ tục tại bộ phận Một cửa được niêm yết công khai
- Hướng dẫn về thủ tục tại bộ phận Một cửa rõ ràng và đầy đủ
- Cán bộ tại bộ phận Một cửa am h ểu về chuyên môn (% đồng ý)
- Cán bộ tại bộ phận Một cửa nhiệt t ình, t ân t iện (% đồng ý)
- Ứng dụng công nghệ thông tin tại bộ p ận Một cửa tốt (% đồng ý)
- Không có l ập luận nào ở trên là đúng (% đồng ý)
Chỉ số 2. Tiếp cận đất đai và S ự ổn định trong sử dụng đất
Đo lường về hai khía cạnh của vấn đề đất đai mà doanh nghi ệp phải đối mặt:
việc tiếp cận đất đai có dễ dàng không và doanh nghi ệp có thấy yên tâm và được
đảm bảo về sự ổn định khi có được mặt bằng kinh doanh hay không, gồm:
- % doanh nghiệp có mặt bằng kinh doanh và có Gi ấy chứng nhận Quyền sử
dụng đất
- % diện tích đất trong tỉnh có Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất
- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh không gặp cản trở về tiếp cận đất đai hoặc
mở rộng mặt bằng kinh doanh
- Doanh nghiệp đánh giá rủi ro bị thu hồi đất (1: Rất cao đến 5: Rất thấp)
- Nếu bị thu hồi đất, doanh nghiệp sẽ được bồi thường thỏa đáng (% Luôn
luôn ho ặc Thường xuyên)
15
- Sự thay đổi khung giá đất của tỉnh phù hợp với sự thay đổi của giá thị
trường (% Đồng ý).
- % doa h ghiệp thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai trong vòng 2
năm qua như g không gặp bất kỳ khó khăn nào về thủ tục
- % doa h hi ệp có nh u cầu được cấp GCNQSDĐ nhưng không có do thủ tục
hành chính rườm r à/ lo ngại cán bộ nhũng nhiễu.
Chỉ số 3. Tính minh bạch và ti ếp cận thông tin
Đo lường khả năng tiếp cận các kế hoạch của tỉnh và các văn bản pháp lý cần
thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, liệu doanh nghiệp có thể tiếp cận
một cách công bằng các văn bản này, các chính sách và quy định mới có được tham
khảo ý kiến của doanh nghiệp và khả năng ti ên liệu trong việc triển khai thực hiện
các chính sách quy định đó và mức độ tiện dụng của trang web tỉnh đối với doanh
nghiệp.
- Tiếp cận tài liệu quy hoạch (1: tiếp cận dễ dàng; 5: không th ể tiếp cận)
- Tiếp cận tài liệu pháp lý (1: tiếp cận dễ dàng; 5: không th ể tiếp cận)
- Cần có "mối quan hệ" để có được các tài liệu kế hoạ h ủa tỉnh (% Rất quan
trọng hoặc Quan trọng)
- Thương lượng với cán bộ thuế là phần thiết yếu trong hoạt động kinh doa h
(% Hoàn toàn đồng ý hoặc Đồng ý)
- Khả năng có thể dự đoán được trong thực thi của tỉnh đối với quy định
pháp luật của Trung ương (% Luôn luôn hoặc Thường xuyên)
- % Doanh nghiệp tham gia góp ý kiến về quy định, chính sách của Nhà
nước
- Độ mở và chất lượng của trang web tỉnh
16
- Vai trò c ủa các hiệp hội doanh nghiệp địa phương trong việc xây dựng và
phản biện chính sách, quy định của tỉnh (% quan trọng hoặc vô cùng quan trọng)
- % doa h ghiệp truy cập vào website của UBND tỉnh
- Các tài li ệu về ngân sách đủ chi tiết để doanh nghiệp sử dụng cho hoạt
động kinh doanh (% Đồng ý)
- Các tài li ệu về ngân sách được công bố ngay sau khi cơ quan, cá nhân có
thẩm quyền phê duyệt (% ồng ý)
Chỉ số 4. Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước
Đo lường thời gian doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện các thủ tục hành chính
cũng như mức độ thường xuyên và th ời g an doanh nghiệp phải tạm dừng kinh doanh
để các cơ quan Nhà nước của địa phương thực iện việc thanh tra, kiểm tra.
- % doanh nghiệp sử dụng hơn 10% quỹ t ời gian để tìm hiểu và thực hiện
các quy định pháp luật của Nhà nước.
- Số cuộc thanh tra, kiểm tra trung vị (tất cả các cơ quan).
- Số giờ trung vị làm việc với thanh tra, kiểm tra thuế.
- Cán bộ nhà nước giải quyết công việc hiệu quả hơn (% Đồng ý hoặc hoàn
toàn đồng ý).
- Cán bộ nhà nước thân thiện (% hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý).
- Doanh nghiệp không c ần phải đi lại nhiều lần để lấy dấu và chữ ký (%
hoàn toàn đồng ý ho ặc đồng ý).
- Thủ tục giấy tờ đơn giản (% hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý).
- Phí, lệ phí được công khai (% hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý).
- Không th ấy bất kì sự thay đổi đáng kể nào (% hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý).
17
Chỉ số 5. Chi phí không chính thức
Đo lường các khoản chi phí không chính thức mà doanh nghiệp phải trả và các
trở ngại do hữ g chi phí không chính thức này gây ra đối với hoạt động kinh doanh
của doa h nghiệp, việc trả những khoản chi phí không chính thức có đem lại kết
quả hay “dịch vụ” như mong đợi và liệu các cán bộ Nhà nước có sử dụng các quy
định của địa phương để trục lợi hay không
- Các doanh nghi ệp cùng ngành thường phải trả thêm các kho ản chi phí
không chính thức (% ồng ý hoặc Hoàn toàn đồng ý).
- % doanh nghiệp phải chi hơn 10% doanh thu cho các loại chi phí không
chính thức.
- Hiện tượng nhũng nhiễu khi giải quyết t ủ tục cho doanh nghiệp là phổ biến
(% Đồng ý hoặc Hoàn toàn đồng ý).
- Công vi ệc đạt được kết quả mong đợi sau khi đã trả chi phí không chính
thức (% thường xuyên hoặc luôn luôn).
- Các khoản chi phí không chính thức ở mức chấp nhận được (% Đồng ý
hoặc Hoàn toàn đồng ý).
Chỉ số 6. Cạnh tranh bình đẳng
- Việc tỉnh ưu ái cho các tổng công ty, tập đoàn của Nhà nước gây khó khăn
cho doanh nghiệp của ban” (% Đồng ý hoặc Hoàn toàn đồng ý)
- Thuận lợi trong tiếp cận đất đai là đặc quyền dành cho các t ập đoàn kinh tế
của Nhà nước (% đồng ý)
- Thuận lợi trong tiếp cận các khoản tín dụng là đặc quyền dành cho các t ập
đoàn kinh tế của Nhà nước (% đồng ý)
- Thuận lợi trong cấp phép khai thác khoáng sản là đặc quyền dành cho các
tập đoàn kinh tế của Nhà nước (% đồng ý)
18
- Thủ tục hành chính nhanh chóng và đơn giản hơn là đặc quyền dành cho
các tập đoàn kinh tế của Nhà nước (% đồng ý)
- Dễ dà g có được các hợp đồng từ cơ quan Nhà nước là đặc quyền dành cho
các tập đoàn ki h tế của Nhà nước (% đồng ý)
- Tỉ h ưu tiên iải quyết các vấn đề, khó khăn cho doanh nghiệp nước ngoài hơn
là doanh n hiệp trong nước (% đồng ý hoặc Hoàn toàn đồng ý)
- Tỉnh ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài hơn là phát triển khu vực tư nhân (%
đồng ý ho ặc Hoàn toàn đồng ý)
- Thuận lợi trong việc tiếp cận đất đai là đặc quyền dành cho các doanh
nghiệp FDI (% đồng ý)
- Miễn giảm thuế TNDN là đăc quyền d ành cho các doanh nghi ệp FDI (%
đồng ý)
- Thủ tục hành chính nhanh chóng và đơn giản hơn là đặc quyền dành cho
các doanh nghiệp FDI (% đồng ý)
- Hoạt động của các doanh nghiệp FDI nhận được nhiều quan tâm hỗ trợ hơn
từ tỉnh (% đồng ý)
- "Hợp đồng, đất đai,… và các ngu ồn lực kinh tế khác chủ yếu rơi vào tay
các doanh nghiệp có liên k ết chặt chẽ với chính quyền tỉnh” (% đồng ý)
- Ưu đãi với các công ty lớn (nhà nước và tư nhân) là trở ngại cho hoạt độ g
kinh doanh của bản thân doanh nghiệp (% đồng ý)
Chỉ số 7. Tính năng động và tiên phong c ủa lãnh đạo tỉnh
Đo lường tính sáng tạo, sáng suốt của lãnh đạo tỉnh trong quá trình thực thi
chính sách Trung ương cũng như trong việc đưa ra các sáng kiến riêng nhằm phát
triển khu vực kinh tế tư nhân, đồng thời đánh giá khả năng hỗ trợ và áp d ụng
những chính sách đôi khi chưa rõ ràng c ủa Trung ương theo hướng có lợi cho
doanh nghiệp.
19
- Cảm nhận của doanh nghiệp về thái độ của chính quyền tỉnh đối với khu
vực tư nhân (% Tích cực hoặc Rất tích cực)
- UBND tỉ h linh hoạt trong khuôn khổ pháp luật nhằm tạo môi trường kinh
doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân (% hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý)
- UBND tỉ h rất năng động và sáng t ạo trong việc giải quyết các vấn đề mới
phát sinh (% hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý)
- Có nh ững sáng kiến h y ở cấp tỉnh nhưng chưa được thực thi tốt ở các Sở,
ngành (% hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý)
- Lãnh đạo tỉnh có chủ trương, chính sách đúng đắn nhưng không được thực
hiện tốt ở cấp huyện (% hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý)
- Phản ứng của tỉnh khi có điểm chưa r õ tr ng chính sách/văn bản trung
ương: “trì hoãn thực hiện và xin ý ki ến chỉ đạo” và “không làm gì” (% lựa chọn)
Chỉ số 8. Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp
Chỉ số này trước kia có tên gọi là Chính sách phát triển kinh tế tư nhân, dùng
để đo lường các dịch vụ của tỉnh để phát triển khu vực tư nhân như xúc tiến thương
mại, cung cấp thông tin tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, hỗ trợ t ìm kiếm đối tác
kinh doanh, phát triển các khu/cụm công nghiệp tại địa phương và cung cấp các
dịch vụ công nghệ cho doanh nghiệp.
- Số hội chợ thương mại do tỉnh tổ chức trong năm trước hoặc đăng ký tổ
chức cho năm nay.
- Tỉ lệ số nhà cung cấp dịch vụ trên tổng số doanh nghiệp (%)
- Tỉ lệ số nhà cung cấp dịch vụ tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài trên
tổng số nhà cung cấp dịch vụ (%)
- Doanh nghiệp đã từng sử dụng dịch vụ tìm kiếm thông tin thị trường (%)
20
- Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư cho dịch vụ tìm kiếm
thông tin th ị trường (%)
- Doa h ghiệp có ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ tìm kiếm thông tin thị
trường (%)
- Doa h hi ệp đ ã t ừng sử dụng dịch vụ tư vấn về pháp luật (%)
- Doanh n hi ệp đ ã s ử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư cho dịch vụ tư vấn về
pháp luật (%)
- Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ tư vấn về pháp luật (%)
- Doanh nghiệp đã từng sử dụng dịch vụ hỗ trợ tìm đối tác kinh doanh (%)
- Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung c ấp dịch vụ tư cho dịch vụ hỗ trợ tìm
đối tác kinh doanh (%)
- Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ hỗ trợ tìm đối tác kinh
doanh (%)
- Doanh nghiệp đã từng sử dụng dịch vụ xúc tiến thương mại (%)
- Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư cho dị h vụ xúc tiến
thương mại (%)
- Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ xúc tiến thương mại (%)
- Doanh nghiệp đã từng sử dụng các dịch vụ liên quan đến công nghệ (%)
- Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư cho các dịch vụ liên
quan đến công nghệ (%)
- Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư trên cho
các dịch vụ liên quan đến công nghệ (%)
- Doanh nghiệp đã từng sử dụng dịch vụ đào tạo về kế toán và tài chính(%)
21
- Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp tư nhân cho dịch vụ đào tạo về kế
toán và tài chính (%)
- Doa h ghiệp có ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ đào tạo về kế toán và tài
chính (%).
- Doa h hiệp đã t ừng sử dụng dịch vụ đào tạo về quản trị kinh doanh (%).
- Doanh n hi ệp đã s ử dụng nhà cung cấp tư nhân cho dịch vụ đào tạo về
quản trị kinh doanh (%).
- Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ đào tạo về quản trị kinh
doanh (%)
Chỉ số 9. Đào t ạo lao động
Đo lường các nỗ lực của lãnh đạo tỉnh để t úc đẩy đào tạo nghề và phát tri ển
kỹ năng nhằm hỗ trợ cho các ngành công nghi ệp tại địa phương và giúp người lao
động tìm kiếm việc làm.
- Dịch vụ do các cơ quan Nhà nước tại địa phương cung ấp: Giáo dục phổ
thông (% R ất tốt hoặc Tốt)
- Dịch vụ do các cơ quan Nhà nước tại địa phương cung cấp: Giáo dục hướng
nghiệp dạy nghề (% Rất tốt hoặc Tốt)
- Doanh nghiệp đã từng sử dụng dịch vụ giới thiệu việc làm (%)
- Doanh nghiệp đã sử dụng dịch nhà cung cấp tư nhân cho dịch vụ tuyển
dụng và giới thiệu việc làm (%)
- Doanh nghiệp sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ giới thiệu việc làm (%)
- % tổng chi phí kinh doanh dành cho đào tạo lao động
- % tổng chi phí kinh doanh dành cho tuyển dụng lao động
- Mức độ hài lòng v ới lao động (% đồng ý rằng lao động đáp ứng được nhu
cầu sử dụng của doanh nghiệp)
22
- Tỉ lệ người lao động tốt nghiệp trường đào tạo nghề/số lao động chưa qua
đào tạo (%) (BLĐTBXH)
- Tỉ lệ lao động tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đào tạo nghề
ngắn và dài h ạn trên tổng lực lượng lao động (%)
- % số lao động của doanh nghiệp đã hoàn thành khóa đào tạo tại các trường
dạy nghề.
Chỉ số 10. Thiết chế pháp lý
Đo lường lòng tin c ủa do nh nghiệp tư nhân đối với hệ thống tòa án, t ư pháp
của tỉnh, liệu các thiết chế pháp lý này có được doanh nghiệp xem là công c ụ hiệu
quả để giải quyết tranh chấp hoặc là nơi doanh nghiệp có thể khiếu nại các hành vi
nhũng nhiễu của cán bộ công quyền tại địa phương.
- Hệ thống pháp luật có cơ chế giúp doanh ng iệp tố cáo hành vi tham nhũng
của cán bộ (% thường xuyên hoặc luôn luôn)
- Doanh nghiệp tin tưởng và khả năng bảo vệ của pháp luật về vấn đề bản
quyền hoặc thực thi hợp đồng (% Đồng ý hoặc Hoàn toàn đồng ý)
- Số lượng các vụ tranh chấp của các doanh nghiệp ngoài qu ốc doanh do
Tòa án kinh tế cấp tỉnh xét xử trên 100 doanh nghiệp
- Doanh nghiệp sử dụng tòa án ho ặc các thiết chế pháp lý khác để giải quyết
tranh chấp (%)
- Tỉ lệ % nguyên đơn ngoài quốc doanh trên tổng số nguyên đơn tại Toàn án
kinh tế tỉnh
- Số tháng trung vị để giải quyết vụ kiện tại tòa
- % Chi phí chính thức và không chính thức để giải quyết tranh chấp trong
tổng giá trị tranh chấp
23
- Tòa án các c ấp của tỉnh xét xử các vụ kiện kinh tế đúng pháp luật (% đồng
ý ho ặc hoàn toàn đồng ý)
- Tòa án các c ấp của tỉnh xử các vụ kiện kinh tế nhanh chóng (% đồng ý
hoặc hoàn toàn đồ g ý)
- Phán quyết của t òa án được thi hành nhanh chóng (% đồng ý hoặc hoàn
toàn đồng ý)
- Các cơ quan trợ giúp pháp lý hỗ trợ doanh nghiệp dùng lu ật để khởi kiện
khi có tranh ch ấp (% đồng ý)
- Các chi phí chính thức và không chính thức là chấp nhận được (% đồng ý
hoặc hoàn toàn đồng ý)
- Phán quyết của toà án là công b ằng (% đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý)
- doanh nghiệp sẵn sàng sử dụng tòa án để giải quyết các tranh chấp (% có)
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
Việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số năng lực ạnh tranh cấp tỉnh
nhằm mục đích xác định cơ sở, những yếu tố tác động đến hỉ số năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh rồi từ đó đề ra biện pháp để cải thiện các chỉ tiêu, phương pháp đánh
giá, hệ thống đánh giá nhằm đưa chỉ số năng lực cạnh tranh chính xác hơn và từ đó
có thể đề ra biện pháp nhằm cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
Có nhi ều cách phân lo ại nội dung các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số năng lực cạ h
tranh cấp tỉnh như theo phạm vi ảnh hưởng, đối tượng ảnh hưởng, tính chất ảnh hưởng
và cấp độ ảnh hưởng. Dưới đây sẽ đề cập nội dung các nhân tố theo cách phân loại
theo đối tượng ảnh hưởng, bao gồm nhóm nhân tố khách quan và nhóm nhân t ố chủ
quan.
1.2.3.1 Nhóm nhân tố khách quan
Nhân tố khách quan là t ập hợp những nhân tố mà chính quyền tỉnh không có
24
khả năng hoặc rất ít khả năng tác động thay đổi được. Như theo Marion Temple thì
các vùng có các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hoá, … khác nhau nên sức
hấp dẫn đối với đầu tư từ bên ngoài khác nhau.
Trong phạm vi một tỉnh, những nhân tố khách quan ảnh hưởng đến chỉ số năng
lực cạnh tra h bao ồm:
 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã h ội của mỗi địa phương
Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng và văn hoá, tập quán có sự khác
nhau giữa các tỉnh thành. Những tỉnh được ưu đãi về điều kiện tự nhiên có th ể phát
triển một số ngành kinh tế mũi nhọn như du lịch - dịch vụ, công nghiệp, nông
nghiệp, ngư nghiệp, ... ngược lại, có những tỉnh không được thiên nhiên ưu đãi,
hàng năm phải đối mặt với thiên tai hạn hán, … Về văn hoá, có những tỉnh có trình
độ dân trí cao, ngược lại có tỉnh chủ yếu là đồng bào dân t ộc thiểu số, trình độ dân
trí thấp, đời sống hết sức khó khăn, ... Những vấn đề này có ảnh hưởng không nhỏ
đến thu hút đầu tư, sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế chung của tỉnh. Tuy
nhiên, nếu biết phát huy lợi thế, tận dụng những thế mạnh sẵn ó (điều mà địa
phương nào cũng có), tăng cường liên kết, hợp tác với những địa phương khác thì
vẫn có thể tạo ra sức hấp dẫn thu hút đầu tư thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội,
chẳng hạn ở phạm vi quốc gia, Nhật Bản là một minh chứng điển hình trở thà h một
cường quốc kinh tế mà không có sự ưu đãi thiên nhiên.
 Tác động của nền KTTT định hướng XHCN và xu hướng hội nhập và toàn
cầu hoá quốc tế.
KTTT là một nền kinh tế “mở” và càng m ở hơn trong xu thế hội nhập và toàn
cầu hoá quốc tế, góp phần giải phóng mọi năng lực sản xuất, kích thích khả năng
phát triển của mọi thành phần kinh tế. Nếu biết khai thác những yếu tố tích cực của
nền KTTT thì sẽ phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cùng
với sự điều chỉnh thống nhất của hệ thống chính sách, pháp luật của TW, có sự
tương đồng về lợi thế, tiềm năng thì địa phương nào khai thác tối đa lợi thế về tự
25
nhiên, kinh tế - xã hội và các th ế mạnh của KTTT, địa phương đó sẽ thu hút được
đầu tư nhiều hơn, sản xuất kinh doanh phát triển hơn và nền kinh tế sẽ tiến nhanh
h n. Mặt khác, nền KTTT định hướng XHCN cũng không tránh khỏi có những tác
động tiêu cực đến các mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Bản thân mỗi công chức
Nhà nước cũ g hư chính quyền cấp tỉnh không nằm ngoài những tác động hai mặt
của cơ chế thị trườn , khi nó là nguyên nhân chính d ẫn đến tình trạng tham nhũng,
vô c ảm và nhiều tệ nạn khác, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
 Tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ mà ảnh hưởng trực tiếp
từ sự phát triển lĩnh vực công nghệ thông tin và truy ền thông.
Những phương thức mới trong việc xử lý và trao đổi thông tin có thể cho phép
chính quyền tỉnh làm việc tốt hơn (tăng năng suất, c ất lượng và hiệu quả quản lý) với
chi phí ít hơn, mở ra những kênh tương tác mới giữa chính quyền và công d ân, tăng
cường tính công khai, minh bạch, nâng cao tinh thần trách nhiệm, làm cho bộ máy
chính quyền gần gũi hơn với người dân và doanh nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ
thông tin và truyền thông tạo ra nhiều lợi ích cho chính quyền và nhà đầu tư, doanh
nghiệp, nhất là giảm rủi ro cũng như tăng cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp, nhà
đầu tư và chắc chắn sẽ làm hài lòng các nhà đầu tư và doanh nghiệp hơn. Vì vậy, chính
quyền cấp tỉnh cần khai thác ý nghĩa quan trọng của nhân tố này.
1.2.3.2 Nhóm nhân tố chủ quan
Nhân tố chủ quan là những nhân tố có thể tác động để cải thiện theo ý chí của
mình. Năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý và chất lượng
đội ngũ công chức cấp tỉnh có ảnh hưởng toàn diện và sâu s ắc nhất tới chỉ số năng
lực cạnh tranh cấp tỉnh.
Năng lực của bộ máy quản lý là khả năng thực hiện chức năng quản lý và phục
vụ của bộ máy hành chính. Trong đó, bao hàm khả năng huy động tổng hợp các yếu
tố: 1 - Hệ thống tổ chức các cơ quan; 2 - Hệ thống thể chế, thủ tục hành chính (đảm
bảo tính hợp lý, khoa học và đồng bộ); 3 - Đội ngũ cán bộ công chức có
26
phẩm chất đạo đức, trình độ, kỹ năng hành chính với cơ cấu, chức danh, tiêu chuẩn
đáp ứng yêu cầu cụ thể của việc thực thi công vụ; 4 - Tổng thể các điều kiện vật
chất kỹ thuật cần và đã đảm bảo hoạt động công vụ hiệu quả. Năng lực hoạt động
phụ thuộc vào chất lượng các yếu tố này.
Hiệu lực hoạt động thể hiện ở việc thực hiện đúng, có kết quả chức năng của
bộ máy để đạt được mục ti êu, nhiệm vụ đề ra. Ở khía cạnh thực tiễn, gắn với tính
khả thi, hiệu lực thể hiện ở sự nghiêm túc, kh ẩn trương, triệt để của tổ chức, công
dân trong việc thi hành chính sách, pháp luật của nhà nước trên phạm vi toàn xã
hội. Nó phụ thuộc vào năng lực, chất lượng của nền hành chính (tổng hợp các yếu
tố thể chế, tổ chức bộ máy, đội ngũ công chức).
Hiệu quả hoạt động biểu hiện là những kết quả đạt được của bộ máy trong sự
tương quan với mức độ chi phí các nguồn lực, tr ng mối quan hệ giữa hiệu quả kinh
tế với hiệu quả xã hội.
Trong những nội dung trên thì năng lực quyết định hiệu quả và hiệu lực hoạt
động. Hiệu lực, hiệu quả là thước đo, tiêu chuẩn đánh giá năng lực. Các nguyên tắc
hoạt động chủ yếu của bộ máy thể hiện ở các nội dung: phục vụ; ông khai; phối
hợp trong hoạt động quản lý theo vùng, ngành, lãnh t hổ; hiệu lự , hiệu quả; hiện
đại, khoa học; phân định rõ chức năng.
Giải quyết tốt các yếu tố cấu thành, hoàn thi ện các điều kiện, môi trường để
các cơ quan có năng lực hoạt động, thực hiện có hiệu lực, hiệu quả chức năng quản
lý, t ạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và đầu tư. Thuật ngữ “khách hàng là
thượng đế” được nhiều nước sử dụng để đổi mới mối quan hệ giữa các cơ quan
công quy ền với công dân, doanh nghiệp.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý đòi h ỏi cải cách hành chính phải
tiếp cận một cách hệ thống. Theo cách tiếp cận này thì có hai nhóm vấn đề liên quan:
(1) Cải cách những vấn đề gắn liền với chính nội bộ của cơ quan nhà nước (nền hành
chính nhà nước); (2) Cải cách những vấn đề gắn với những hoạt động
27
mà các cơ quan nhà nước - hành chính nhà nước, tác động ra bên ngoài, ảnh hưởng
đến hoạt động xã hội. Hai nhóm vấn đề này, công vi ệc này về nguyên tắc cơ bản,
gắn liền chặt chẽ với nhau. Bộ máy hành chính mạnh mới có thể thực hiện tốt được
những công việc quản lý nhà nước do pháp luật quy định cho các cơ quan quản lý
hành chính hà ước. Đồng thời, đáp ứng được đòi h ỏi của nhân dân, của xã hội và
gia tăng mức độ hài lòng c ủa công dân, của nhà đầu tư, nhà quản trị doanh nghiệp.
Tác động ra b ên ngoài của các cơ quan hành chính nhà nước đối với xã hội,
công dân không ch ỉ phụ thuộc vào thể chế, thủ tục hành chính mà còn ph ụ thuộc
rất lớn vào năng lực, kiến thức, cách tư duy của những người làm việc trong các cơ
quan ấy. Một bộ máy chỉ hoạt động hiệu quả khi bộ máy ấy có h ệ thống nhân lực
đảm bảo yêu cầu về chất lượng và số lượng. Nếu những người tham mưu, giúp nhà
nước ấy thụ động, vô cảm, duy ý chí, không tư duy theo nguyên tắc sáng tạo, đổi
mới, cải cách sẽ làm xấu đi mối quan hệ giữa công dân, nhà đầu tư với chính
quyền, ảnh hưởng đến “mức độ hài lòng” của các nhà đầu tư và doanh nghiệp -
những người tạo ra của cải cho xã hội.
Các nhân t ố trên đều có những tác động nhất định đến chỉ số năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh và xếp hạng năng lực cạnh tranh của một tỉnh. Để nâng cao chỉ số
năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và cải thiện xếp hạng, mỗi tỉnh cần phải xác định rõ
các nhân t ố và mức độ ảnh hưởng, từ đó có những giải pháp tác động hiệu quả,
hợp lý và kịp thời.
Để có định hướng và giải pháp thiết thực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh
một tỉnh thì ngoài việc xác định rõ những vấn đề lý luận liên quan đến cạnh tranh
cấp tỉnh, cần thiết nghiên cứu kinh nghiệm các tỉnh đại diện cho cả ba miền, tỉnh có
sự thăng tiến mạnh trong xếp hạng PCI những năm qua, tỉnh có điều kiện tương
đồng, có xếp hạng cao, để có thêm bài h ọc thực tiễn, bổ sung và làm phong phú
hơn cho nghiên cứu của đề tài.
28
1.3 Chỉ số Chi phí không chính thức trong đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
1.3.1 Khái niệm Chi phí không chính thức
Theo Báo cáo nghiên cứu chính sách VNCI - số 4 do VCCI công bố năm 2005,
Chi phí khô g chính thức được định nghĩa như sau: Chi phí không chính thức
(CPKCT) là số tiền mà doanh nghiệp phải bỏ ra để chi trả các khoản phí không
chính thức, tiền phạt v à các kho ản phí bất thường khác trong điều kiện hoạt động
kinh doanh bình thường.
1.3.2 Vai trò của chỉ số Chi phí không chính thức trong đánh giá năng lực
cạnh tranh cấp tỉnh
Từ lâu, các nhà phân tích và hoạch định chính sách kinh tế Việt Nam đã không
ngừng nỗ lực để tìm hiểu và giảm thiểu nạn t a m nhũng tại Việt Nam. Các cấp lãnh
đạo cũng bày tỏ lo ngại về ảnh hưởng xấu của t am nhũng đối với tăng trưởng
doanh nghiệp và phát tri ển kinh tế. Thực tế, đây là một trong những vấn đề phổ
biến nhất và cũng được nghiên cứu nhiều nhất trong phát triển kinh tế. Mặc dù tác
hại của tham nhũng đối với mỗi nước là khác nhau, song tham nh ũng ó ở khắp các
nước trên thế giới, dù là nước giàu hay nước nghèo.
Trong một môi trường kinh doanh mà mức độ cạnh tranh ng ày càng gay g ắt,
tham nhũng như là một “hàng rào không tên” nhưng bất cứ doanh nghiệp nào cũ g
biết và hiểu về nó. Ảnh hưởng của tham nhũng đối với môi trường kinh doanh của
tỉnh/thành là r ất lớn. Cụ thể là:
 Tham nhũng dẫn đến phân bổ nguồn lực xã hội không hiệu quả. Muốn nền
kinh tế của địa phương hoạt động tối hảo thì nguồn lực của địa phương đó (nhất là
vốn) phải được phân bổ cho đúng giữa đầu tư (cho tương lai) và tiêu xài (cho hiện tại),
và hơn nữa, vốn đầu tư phải được phân bổ cho đúng giữa những dự án khác nhau. Vì
nhiều lý do, tham nhũng sẽ làm sự phân bổ nguồn lực chệch ngoài cấu trúc t ối hảo
cho tăng trưởng và phát tri ển. Một là, trong một khu vực mà vốn có thể di chuyển khá
dễ dàng từ nơi này sang nơi khác, người có vốn sẽ đầu tư vào những
29
địa phương ít tham nhũng. Hai là, trong một quốc gia, vốn sẽ chảy vào những địa
phư ng ít tham nhũng. Ba là, nguồn lực nói chung sẽ được tiêu xài cho hi ện tại
h n là đầu tư cho tương lai. Bốn là, những dự án được đầu tư thường là những dự
án quá quy mô và ph ức tạp, bởi lẽ công trình càng quy mô và ph ức tạp thì cơ hội
tham nhũ g cà nhiều và càng d ễ che đậy. Tất cả bốn xu hướng đó có thể đưa vốn
vào các m ục tiêu, địa phương, hoặc khu vực trái ngược nhu cầu phát triển.
 Tăng chi phí kinh doanh do phải hạch toán phần chi cho các khoản “không
chính thức” vào chi phí chung. Gánh nặng từ những khoản chi phí này sẽ không có
chiều hướng giảm nếu các do nh nghiệp cùng “cạnh tranh” với nhau về giá trị của
hối lộ trong một môi trường kinh doanh không lành mạnh.
 Làm giảm các cơ hội kinh doanh, đặc b ệt l à trong các hoạt động đấu thầu
hoặc các hoạt động huy động vốn mở rộng kinh doanh, lien doanh, liêt kết khi các
đối tác biết được về phương pháp tiếp cận “tham n ũng” của các doanh nghiệp, đặc
biệt là các đối tác nước ngoài từ những nền kinh tế tr ng sạch.
 Tăng chi phí mua sản phẩm, hàng hóa, d ịch vụ, trong khi hất lượng giảm
sút do nhà cung cấp không được lựa chọn thong qua một quy trình ông bằng và
khách quan. Khoản chi dành cho hành vi tham nhũng cũng được hạ h toán vào giá
thành sản phẩm và người cuối cùng phải chịu chính là khách hàng.
 Tham nhũng sẽ làm yếu đi tác động tích cực của cạnh tranh trong thị
trường. Cụ thể, thế cạnh tranh thị trường sẽ không phản ảnh hiệu năng kinh tế vì
những doanh nghiệp đút lót, dù kém hiệu năng, cũng sẽ được ưu đãi hơn các doanh
nghiệp khác. Sự bất bình đẳng trong kinh doanh là dấu hiệu đáng báo động đối với
sự phát triển kinh tế của địa phương, doanh nghiệp nào cũng muốn được đối xử
một cách công b ằng để có thể phát triển công việc kinh doanh của mình. Tuy
nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có sẵn những “mối quan hệ” với các cán
bộ, công chức nhà nước để được hưởng những “ưu đãi”.
30
 Tham nhũng có thể cản trở đầu tư trong nước và nước ngoài. Hiện nay, số
doanh nghiệp có v ốn đầu tư nước ngoài tại mỗi địa phương ngày càng gia tăng.
Điều đó chứng tỏ rằng môi trường kinh doanh của mỗi địa phương thật sự hấp dẫn
và đã thu hút được các nhà đầu tư. Vấn đề đặt ra là hầu như các doanh nghiệp có
vốn đầu tư ước n oài lại không hiểu một cách tường tận nhất các thủ tục khi tiến
hành kinh doanh t ại địa phương vì mỗi địa phương lại có những quy định riêng
bên cạnh những quy định chung của các cơ quan nhà nước. Lợi dụng điều này, các
cán bộ, công chức nhà nước thường “làm khó” các doanh nghiệp này, họ chỉ thấy
cái lợi cho bản thân mình mà quên đi lợi ích chung của địa phương.
Bên cạnh đó, việc Quốc Hội ban hành Luật phòng, ch ống tham nhũng (Luật
Phòng, ch ống tham nhũng của nước Cộng Hòa XHCN Vi ệt Nam số
55/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005) và Chiến lược phòng ch ống tham
nhũng của Việt Nam năm 2008 cho thấy mức độ n ận thức cao về những nguy cơ
này, kể cả việc thừa nhận rằng sự sống còn c ủa chế độ có thể bị đe dọa.
Nghiên cứu về Việt Nam đã nêu bật hai loại tham nhũng đối với doanh nghiệp.
Đó là: (1) Các khoản lót tay để thực hiện được các dịch vụ hay ác vi ệc cơ bản,
chẳng hạn như trong đăng ký kinh doanh ho ặc nộp thuế và (2) Chuy ển nhượng
quyền lực Nhà nước thông qua các kho ản “lại quả” khi thực hiện hợp đồng mua
sắm của Chính phủ. Do tiền lót tay (thường được gọi là tham nhũng vặt) và bán các
dịch vụ Nhà nước (tham nhũng vĩ mô) có sự tham gia trực tiếp của doanh nghiệp,
nên có thể phân tích các khoản tham nhũng này bằng cách sử dụng công cụ điều tra
ý ki ến công chúng, chẳng hạn như điều tra PCI.
Hiểu rõ tác hại của tham nhũng đối với môi trường cạnh tranh của địa phương
để có th ể đưa ra lý gi ải tại sao nhóm nghiên cứu của VCCI lại đưa chỉ số CPKCT
vào việc đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
31
1.3.3 Các chỉ tiêu và cách thức đo lường các chỉ tiêu cấu thành chỉ số Chi phí
không chính thức
Trong Báo cáo nghiên c ứu chính sách - USAID/VNCI (năm 2016), chỉ số
CPKCT bao gồm 5 chỉ tiêu đánh giá mức độ tác động của vấn đề bằng cách đo lường
tần xuất xảy ra, loại chi phí và quy mô c ủa các khoản phí phát sinh thêm. Việc đo
lường chỉ số CPKCT được thông qua các câu hỏi trong phiếu điều tra hàng năm.
(1) Tỷ lệ % số doanh nghiệp cho rằng tình trạng Các doanh nghiệp cùng
ngành thường phải trả thêm các khoản chi phí không chính thức
 Câu hỏi này được thiết kế để doanh nghiệp có th ể nhận định về tình hình
đưa nhận hối lộ của các doanh nghiệp cùng ngành ngh ề nói chung chứ không phải
thông tin v ề hành vi đưa và nhận hối lộ của c ính doanh nghiệp.
• Chỉ tiêu này được đo lường thông qua câu ỏi D9 (Phiếu khảo sát doanh
nghiệp), nhóm nghiên cứu VCCI đã sử dụng t ang đo Likert với 4 mức độ từ Hoàn
toàn đồng ý đến Hoàn toàn không đồng ý. Đặc điểm của thang đo Likert là khi trả
lời phiếu điều tra, các doanh nghiệp sẽ không gặp khó khăn khi đưa ra câu trả lời
và nhóm nghiên cứu cũng thuận tiện hơn khi xử lý và phân tích dữ liệu. Việc đưa
ra 4 mức độ sẽ giúp các doanh nghiệp không phân vân khi không bi ết r õ kho ảng
cách giữa các mức độ (trong trường hợp sử dụng từ 5 đến 10 mức độ) cũng đã khắc
phục được điểm hạn chế khi sử dụng thang đo Likert.
(2) Tỷ lệ % số doanh nghiệp phải chi hơn 10% doanh thu cho các loại chi
phí không chính thức
 Đây là chỉ số đo lường mức độ chi phí trả thêm.
 Chỉ tiêu này được đo lường thông qua câu hỏi D10, nhóm nghiên c ứu
VCCI đã sử dụng câu hỏi nhiều lựa chọn. Với ưu điểm: tương đối ngắn và dễ trả
lời, đồng thời có thể soạn thảo, tính toán và phân tích nhanh chóng. Bên cạnh đó,
nhóm nghiên c ứu cũng biết tất cả các câu trả lời có liên quan có th ể có (từ 0% đến
32
trên 30%). Tuy nhiên, vì liệt kê danh sách đầy đủ các câu trả lời quá dài (8 l ựa
chọn) có thể làm nản lòng cho các doanh nghiệp khi trả lời.
(3) Hiện tượng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp là
phổ biến
 Chỉ tiêu ày xác định mức độ tham nhũng, phản ánh xác th ực hơn những
vấn đề của môi trường kinh doanh thực tế thông qua vi ệc cán bộ tỉnh diễn giải sai
lệch chính sách, buộc doanh nghiệp phải chi các khoản chi phí không chính thức.
 Chỉ tiêu này được đo lường thông qua câu hỏi D14.2, nhóm nghiên c ứu
VCCI đã sử dụng thang đo Likert với 4 mức độ từ Hoàn toàn đồng ý đến Hoàn toàn
không đồng ý.
(4) Công việc đạt được kết quả mong đợi sau khi đã trả chi phí không
chính thức
 Một số doanh nghiệp tin rằng các khoản CPKCT cũng có lợi với điều kiện
là nếu mất tiền tiêu cực phí thì doanh nghiệp đạt được kết quả như ý mu ốn. Thực
tế, có rất nhiều doanh nghiệp tự nguyện đưa thêm tiền bồi dưỡng ho ác nhân viên
nhà nước sau khi đã đóng đủ các khoản phí và lệ phí như quy định trên cơ sở tin
tưởng rằng họ sẽ được đền bù xứng đáng.
 Chỉ tiêu này được đo lường thông qua câu hỏi D11, nhóm nghiên cứu
VCCI đã sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ từ Luôn luôn đến Không bao giờ.
(5) Các khoản chi phí không chính thức ở mức chấp nhận được
 Câu hỏi này được thiết kế để doanh nghiệp có th ể nhận định về mức độ
chung việc đưa nhận hối lộ của các doanh nghiệp đang diễn ra như thế nào và có
ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay không.
 Chỉ tiêu này được đo lường thông qua câu hỏi D8.6 (Phiếu khảo sát doanh
nghiệp), nhóm nghiên cứu VCCI đã sử dụng thang đo Likert với 4 mức độ từ Hoàn
toàn đồng ý đến Hoàn toàn không đồng ý.
33
1.4 Kinh nghiệm của một số địa phương rất thành công về cải thiện Chỉ số chi
phí không chính thức nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
1.4.1. Tỉnh Trà Vinh
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh đến năm 2020
được Thủ tướ Chính phủ phê duyệt, Trà Vinh trở thành một trong những trọng điểm
phát triển kinh tế biển của vùng đồng bằng sông Cửu Long, có kết cấu hạ tầng đồng
bộ, là một trong những đầu mối phát triển dịch vụ du lịch, vận tải biển, ... Trà Vinh
được xác định là trung tâm c ủa Vùng vì có v ị trí địa lý kinh tế rất quan trọng trong
giao lưu khu vực và quốc tế, Trà Vinh cách Tp. H ồ Chí Minh 200 km đi bằng quốc lộ
53, quãng đường chỉ còn 130 km v ới hơn 2 giờ xe ô tô n ếu đi bằng quốc lộ 60, cách
Tp. Cần Thơ 95 km và biên giới Việt Nam - Campuchia 230 km. Trà Vinh là t ỉnh giàu
tiềm năng về nông nghiệp, thế mạnh về nuôi trồng và khai thác th ủy hải sản là nguồn
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Ngoài lợi thế này, Trà Vinh còn có nguồn tài
nguyên nhân văn phong phú và nguồn nhân lực khá dồi dào (lao động trong độ tuổi
trên 60%, được đào tạo có tay nghề sẽ là nguồn cung cấp lao động tốt cho các cơ sở
sản xuất công nghiệp, nhất là trong các ngành có nhu c ầu sử dụng lao động). Đây là
những điều kiện căn bản để thu hút đầu tư.
Trong những năm qua, bên cạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh
để phát huy yếu tố lợi truyền thống, Trà Vinh đặc biệt quan tâm xây dựng yếu tố
“mềm” như chính sách, cách làm, tinh thần, thái độ nhằm tạo dựng môi trường đầu
tư kinh doanh thật sự thông thoáng, thân thiện với cộng đồng doanh nghiệp trong
nước cũng như nước ngoài.
(1) Trà Vinh đã triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế
“một cửa” từ năm 2001, đồng thời là một trong những địa phương đi đầu thực hiện
cơ chế “một cửa liên thông” trong việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,
luân chuyển hồ sơ giữa các cơ quan có liên quan và tr ả kết quả gồm giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thu ế, con dấu và giấy chứng nhận đăng ký
34
mẫu dấu cho doanh nghiệp, trả kết quả tại một đầu mối duy nhất là Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả thuộc Sở kế hoạch đầu tư (Sở KH - ĐT) tỉnh Trà Vinh, còn đối với các
dự án đầu tư nước ngoài là do Trung tâm xúc ti ến đầu tư và thương mại tỉnh
Trà Vinh thực hiện.
(2) Cù g v ới cải cách th ủ tục hành chính nhanh gọn, tỉnh Trà Vinh còn th ực
thi nhiều chính sách ưu đ ãi nh ư: doanh nghiệp nước ngoài được hỗ trợ từ 30% -
100% chi phí để lập hồ sơ lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh (ĐKKD), ...
(3) Bên cạnh đó, Sở KH - ĐT tỉnh Trà Vinh cũng công khai khung thời gian giải
quyết và lệ phí các loại hồ sơ đối với: hồ sơ ĐKKD, đăng ký Thu ế; hồ sơ đăng ký đầu
tư và ưu đãi đầu tư; hồ sơ xây dựng cơ bản; tư vấn đầu tư nhằm giúp cho các doanh
nghiệp có th ể nắm bắt được các thông t n một cách cụ thể và chi tiết nhất.
(4) Ngoài ra, Sở Thông tin - Truyền thông tỉnh Trà Vinh cũng đã kết hợp với
Sở KH - ĐT tỉnh Trà Vinh thực hiện đưa công ngh ệ thông tin ứng dụng vào cải
cách hành chính Nhà nước nhằm tăng hiệu quả trong việc quản lý trên các l ĩnh vực
xử lý công vi ệc chuyên môn về thực hiện có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng
theo tiêu chuẩn VNISO 9001 - 2008. Việc làm này nh ằm giảm thiểu sự can thiệp
của cán bộ nhà nước vào quy trình xử lý nghiệp vụ.
1.4.2. Tỉnh Bến Tre
Bến Tre là tỉnh thuộc vùng đồng bằng song Cửu Long, được hợp thành bởi cù
lao An Hóa, cù lao Bảo, cù lao Minh và do phù sa c ủa 4 nhánh sông Cửu Lo g bồi
tụ thành (sông Ti ền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên). Bến Tre cách
thành phố Hồ Chí Minh 86 km, cách thành phố Cần Thơ 120 km, phía Bắc giáp
tỉnh Tiền Giang, phía Tây và phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, phía
Đông giáp biển Đông. Bến Tre là tỉnh có nhiều lợi thế về nguồn lợi thủy sản, với
65 km chiều dài bờ biển nên thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi tr ồng thủy sản,
tạo ra nguồn tài nguyên bi ển phong phú với các loại tôm, cua, cá, mực, nhuyễn thể
… Đây còn là vùng đất phù sa trù phú, sản sinh ra vựa lúa lớn của đồng bằng sông
Cửu Long và nhiều loại nông sản mang lại hiệu quả kinh tế cao.
35
Toàn tỉnh hiện có trên 2.886 doanh nghiệp và hơn 44.000 hộ kinh doanh cá thể
đăng ký hoạt động trên các l ĩnh vực. Bến Tre đã hình thành Khu công nghi ệp
Giao Long và Khu công nghi ệp An Hiệp đưa vào hoạt động thu hút nhiều dự án
đầu tư vào tỉnh. Hiện tỉ h đang tập trung phát triển các loại hình du lịch sinh thái,
sông nước. Trên lĩ h vực sản xuất công nghiệp phát triển khá ổn định, thương mại -
du lịch phong phú, đa dạng ngày càng sôi động, tạo tiền đề cho bước đột phá tăng
trưởng kinh tế của địa phương trong thời gian tới. Đặc biệt, cống đập Ba Lai, cầu
Rạch Miễu hoàn thành và đưa vào sử dụng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mở ra
tương lai phát triển kinh tế, văn hó , xã h ội của tỉnh, đưa Bến Tre thoát khỏi thế
“ốc đảo”, nhanh chóng hòa nh ập với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, tạo đà
phát triển các mặt kinh tế - xã hội và bảo đảm an n nh quốc phòng cho toàn vùng.
(1) Cải thiện đáng kể nhất của tỉnh phải nói đến việc thực hiện cơ chế một cửa
trong tất cả các lĩnh vực, trong đó bao gồm cả lĩnh vực kinh tế. Những năm gần đây,
UBND tỉnh Bến Tre luôn xác định cải cách hành chính là nhiệm vụ quan trọng, là
khâu đột phá để góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong đó, cải cách
thủ tục hành chính (TTHC) là giải pháp thiết thực để cải thiện môi trường đầu tư,
góp ph ần phòng ch ống quan liêu, tham nhũng, lãng phí.
(2) Năm 2012, UBND tỉnh Bến Tre đã đề ra kế hoạch yêu cầu các Sở, Ban
ngành trong đó có Sở KH - ĐT cắt giảm 20% số lượng TTHC hiện hành, trong đó
chú trọng cắt giảm các quy định, thủ tục liên quan nhiều đến doanh nghiệp, thủ tục
có chi phí tuân thủ cao, có nhi ều phản ánh, kiến nghị về vướng mắc, bất cập đối
với các quy định hành chính. Đồng thời phải đưa ra được các giải pháp cụ thể như:
cắt giảm việc hành chính hóa các quan hệ kinh tế; giảm sự can thiệp của cơ quan
hành chính nhà nước vào hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của cá nhân,
tổ chức; áp dụng nguyên tắc tự chịu trách nhiệm, tăng cường hậu kiểm; giảm tần
suất thực hiện thủ tục, giảm số lượng đối tượng tuân thủ thủ tục; bãi bỏ các hồ sơ
giấy tờ mang tính hìnhthức; áp dụng cơ chế liên thông; áp dụng hình thức giải
quyết thủ tục qua mạng, …
36
1.4.3. Kinh nghiệm từ Đà Nẵng
Đà Nẵng liên tục dẫn đầu cả nước về năng lực cạnh tranh. Thành công này có
sự đóng góp rất lớn từ việc tổ chức mô hình quản lí hành chính tập trung, cụ thể,
quy tụ tất cả các bộ phận, sở ban ngành vào trong cùng m ột địa điểm, tại Trung
tâm hành chính tập trung c ủa th ành phố từ tháng 9/2014. Cách làm này đã phát
huy hiệu quả trong việc tiết kiệm nhiều thời gian, chi phí cho cả người dân, doanh
nghiệp lẫn cán bộ, công chức. Những kết quả này đã được ghi nhận trong điều tra
PCI 2016 khi đa số các chỉ tiêu đo lường của Đà Nẵng đều cải thiện. Ngoài ra, Đà
Nẵng đã xây d ựng mô hình chính quyền điện tử, thúc đẩy phát triển nhanh các
dịch vụ trực tuyến, hiện đại hóa quản lý hành chính công, giám sát được hoạt động
của cơ quan quản lý nhà nước. Đà Nẵng cũng là địa phương thực hiện “Năm doanh
nghiệp” từ năm 2014 và tiếp tục duy trì trong năm 2016, xác định rõ quan điểm coi
sự phát triển của doanh nghiệp là động lực phát triển thành phố trong tương lai.
1.4.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Quảng Trị
Quảng Trị có lợi thế về địa lý - kinh tế, là đầu mối giao thông, nằm ở trung
điểm đất nước, ở vị trí quan trọng - điểm đầu trên tuyến đường huyết mạch chính
của hành lang kinh tế Đông - Tây nối với Lào - Thái Lan - Mianmar qua c ửa khẩu
quốc tế Lao Bảo đến các cảng biển Miền Trung như: Cửa Việt, Chân Mây, Đà
Nẵng, Vũng Áng... Đây là điều kiện rất thuận lợi để Quảng Trị mở rộng hợp tác
kinh tế trong khu vực, giao thương hàng hóa, vận tải quốc tế, phát triển thươ g mại,
dịch vụ và du lịch. Để tạo đà phát tri ển các mặt kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh
quốc phòng t ỉnh Quảng Trị cần:
Một là, rút ng ắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính.
Nhà nước đã quy định thời gian tối đa để giải quyết thủ tục hành chính, trong đó
bao gồm cả các thành phố trực thuộc Trung ương, nhưng đối với tỉnh Quảng Trị từ
thực tế về tần xuất và mật độ các giao dịch hành chính có thể rút ngắn thời gian giải
quyết thủ tục hành chính. Một điều chắc chắn, nếu để thời gian tối đa giải quyết thủ
37
Luận văn: Giải pháp cải thiện chỉ số chi phí không chính thức, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp cải thiện chỉ số chi phí không chính thức, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp cải thiện chỉ số chi phí không chính thức, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp cải thiện chỉ số chi phí không chính thức, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp cải thiện chỉ số chi phí không chính thức, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp cải thiện chỉ số chi phí không chính thức, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp cải thiện chỉ số chi phí không chính thức, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp cải thiện chỉ số chi phí không chính thức, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp cải thiện chỉ số chi phí không chính thức, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp cải thiện chỉ số chi phí không chính thức, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp cải thiện chỉ số chi phí không chính thức, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp cải thiện chỉ số chi phí không chính thức, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp cải thiện chỉ số chi phí không chính thức, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp cải thiện chỉ số chi phí không chính thức, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp cải thiện chỉ số chi phí không chính thức, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp cải thiện chỉ số chi phí không chính thức, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp cải thiện chỉ số chi phí không chính thức, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp cải thiện chỉ số chi phí không chính thức, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp cải thiện chỉ số chi phí không chính thức, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp cải thiện chỉ số chi phí không chính thức, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp cải thiện chỉ số chi phí không chính thức, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp cải thiện chỉ số chi phí không chính thức, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp cải thiện chỉ số chi phí không chính thức, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp cải thiện chỉ số chi phí không chính thức, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp cải thiện chỉ số chi phí không chính thức, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp cải thiện chỉ số chi phí không chính thức, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp cải thiện chỉ số chi phí không chính thức, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp cải thiện chỉ số chi phí không chính thức, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp cải thiện chỉ số chi phí không chính thức, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp cải thiện chỉ số chi phí không chính thức, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp cải thiện chỉ số chi phí không chính thức, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp cải thiện chỉ số chi phí không chính thức, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp cải thiện chỉ số chi phí không chính thức, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp cải thiện chỉ số chi phí không chính thức, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp cải thiện chỉ số chi phí không chính thức, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp cải thiện chỉ số chi phí không chính thức, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp cải thiện chỉ số chi phí không chính thức, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp cải thiện chỉ số chi phí không chính thức, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp cải thiện chỉ số chi phí không chính thức, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp cải thiện chỉ số chi phí không chính thức, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp cải thiện chỉ số chi phí không chính thức, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp cải thiện chỉ số chi phí không chính thức, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp cải thiện chỉ số chi phí không chính thức, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp cải thiện chỉ số chi phí không chính thức, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp cải thiện chỉ số chi phí không chính thức, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp cải thiện chỉ số chi phí không chính thức, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp cải thiện chỉ số chi phí không chính thức, 9 ĐIỂM!

More Related Content

What's hot

Bai giang hanh vi to chuc 2015
Bai giang hanh vi to chuc 2015Bai giang hanh vi to chuc 2015
Bai giang hanh vi to chuc 2015Jame Quintina
 
Báo cáo thực tập cuối kỳ
Báo cáo thực tập cuối kỳBáo cáo thực tập cuối kỳ
Báo cáo thực tập cuối kỳHiền Heoo
 
Đề tài: Phân tích chuỗi cung ứng thanh trà trên địa bàn thành phố Huế, HAY
Đề tài: Phân tích chuỗi cung ứng thanh trà trên địa bàn thành phố Huế, HAYĐề tài: Phân tích chuỗi cung ứng thanh trà trên địa bàn thành phố Huế, HAY
Đề tài: Phân tích chuỗi cung ứng thanh trà trên địa bàn thành phố Huế, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Bảng câu-hỏi-khảo-sát-nhân-viên
Bảng câu-hỏi-khảo-sát-nhân-viênBảng câu-hỏi-khảo-sát-nhân-viên
Bảng câu-hỏi-khảo-sát-nhân-viênKhanh V. Nguyen
 
Slide - Các lý thuyết thương mại quốc tế
Slide - Các lý thuyết thương mại quốc tếSlide - Các lý thuyết thương mại quốc tế
Slide - Các lý thuyết thương mại quốc tếHo Van Tan
 
Báo cáo kiến tập
Báo cáo kiến tậpBáo cáo kiến tập
Báo cáo kiến tậptrungcodan
 
Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...
Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...
Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Chiến lược Marketing Mix của Toyota Việt Nam
Chiến lược Marketing Mix của Toyota Việt NamChiến lược Marketing Mix của Toyota Việt Nam
Chiến lược Marketing Mix của Toyota Việt NamYenPhuong16
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Kn dat muc tieu va lap kh 26.7
Kn dat muc tieu va lap kh 26.7Kn dat muc tieu va lap kh 26.7
Kn dat muc tieu va lap kh 26.7tn4417
 
Kỹ năng đàm phán
Kỹ năng đàm phánKỹ năng đàm phán
Kỹ năng đàm phánKhiet Nguyen
 
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Phiếu khảo sát nhu cầu làm thêm của sinh viên trường đại học đà lạt
Phiếu khảo sát nhu cầu làm thêm của sinh viên trường đại học đà lạtPhiếu khảo sát nhu cầu làm thêm của sinh viên trường đại học đà lạt
Phiếu khảo sát nhu cầu làm thêm của sinh viên trường đại học đà lạtRiêng Trời
 
[Đại học Hoa Sen] Báo cáo thực tập nhận thức
[Đại học Hoa Sen] Báo cáo thực tập nhận thức[Đại học Hoa Sen] Báo cáo thực tập nhận thức
[Đại học Hoa Sen] Báo cáo thực tập nhận thứcVu Huy
 

What's hot (20)

Bai giang hanh vi to chuc 2015
Bai giang hanh vi to chuc 2015Bai giang hanh vi to chuc 2015
Bai giang hanh vi to chuc 2015
 
Báo cáo thực tập cuối kỳ
Báo cáo thực tập cuối kỳBáo cáo thực tập cuối kỳ
Báo cáo thực tập cuối kỳ
 
Đề tài: Phân tích chuỗi cung ứng thanh trà trên địa bàn thành phố Huế, HAY
Đề tài: Phân tích chuỗi cung ứng thanh trà trên địa bàn thành phố Huế, HAYĐề tài: Phân tích chuỗi cung ứng thanh trà trên địa bàn thành phố Huế, HAY
Đề tài: Phân tích chuỗi cung ứng thanh trà trên địa bàn thành phố Huế, HAY
 
Bảng câu-hỏi-khảo-sát-nhân-viên
Bảng câu-hỏi-khảo-sát-nhân-viênBảng câu-hỏi-khảo-sát-nhân-viên
Bảng câu-hỏi-khảo-sát-nhân-viên
 
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phốLuận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
 
Slide - Các lý thuyết thương mại quốc tế
Slide - Các lý thuyết thương mại quốc tếSlide - Các lý thuyết thương mại quốc tế
Slide - Các lý thuyết thương mại quốc tế
 
Báo cáo kiến tập
Báo cáo kiến tậpBáo cáo kiến tập
Báo cáo kiến tập
 
Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...
Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...
Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...
 
Chiến lược Marketing Mix của Toyota Việt Nam
Chiến lược Marketing Mix của Toyota Việt NamChiến lược Marketing Mix của Toyota Việt Nam
Chiến lược Marketing Mix của Toyota Việt Nam
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
 
Báo cáo thực tập Content marketing tại công ty TNHH Diglog, 9đ
Báo cáo thực tập Content marketing tại công ty TNHH Diglog, 9đBáo cáo thực tập Content marketing tại công ty TNHH Diglog, 9đ
Báo cáo thực tập Content marketing tại công ty TNHH Diglog, 9đ
 
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựngLuận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống, HOT
 
Kn dat muc tieu va lap kh 26.7
Kn dat muc tieu va lap kh 26.7Kn dat muc tieu va lap kh 26.7
Kn dat muc tieu va lap kh 26.7
 
Kỹ năng đàm phán
Kỹ năng đàm phánKỹ năng đàm phán
Kỹ năng đàm phán
 
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
 
Phiếu khảo sát nhu cầu làm thêm của sinh viên trường đại học đà lạt
Phiếu khảo sát nhu cầu làm thêm của sinh viên trường đại học đà lạtPhiếu khảo sát nhu cầu làm thêm của sinh viên trường đại học đà lạt
Phiếu khảo sát nhu cầu làm thêm của sinh viên trường đại học đà lạt
 
Bài mẫu TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC hay điểm cao. Liên hệ sdt/ zalo 090...
Bài mẫu TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC hay điểm cao. Liên hệ sdt/ zalo 090...Bài mẫu TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC hay điểm cao. Liên hệ sdt/ zalo 090...
Bài mẫu TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC hay điểm cao. Liên hệ sdt/ zalo 090...
 
Combo 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kinh Doanh Thương Mại
Combo  200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kinh Doanh Thương MạiCombo  200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kinh Doanh Thương Mại
Combo 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kinh Doanh Thương Mại
 
[Đại học Hoa Sen] Báo cáo thực tập nhận thức
[Đại học Hoa Sen] Báo cáo thực tập nhận thức[Đại học Hoa Sen] Báo cáo thực tập nhận thức
[Đại học Hoa Sen] Báo cáo thực tập nhận thức
 

Similar to Luận văn: Giải pháp cải thiện chỉ số chi phí không chính thức, 9 ĐIỂM!

Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên b...
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên b...Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên b...
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên b...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên b...
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên b...Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên b...
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên b...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Nghiên cứu tác động của công nghệ thông tin đến các yếu tố cấu thành...
Luận án: Nghiên cứu tác động của công nghệ thông tin đến các yếu tố cấu thành...Luận án: Nghiên cứu tác động của công nghệ thông tin đến các yếu tố cấu thành...
Luận án: Nghiên cứu tác động của công nghệ thông tin đến các yếu tố cấu thành...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docx
Đề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docxĐề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docx
Đề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docxlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
đáNh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư trên địa bàn tỉn...
đáNh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư trên địa bàn tỉn...đáNh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư trên địa bàn tỉn...
đáNh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư trên địa bàn tỉn...jackjohn45
 
Nghiên cứu xây dựng chiến lược marketing của doanh nghiệp xây dựng quy mô lớn...
Nghiên cứu xây dựng chiến lược marketing của doanh nghiệp xây dựng quy mô lớn...Nghiên cứu xây dựng chiến lược marketing của doanh nghiệp xây dựng quy mô lớn...
Nghiên cứu xây dựng chiến lược marketing của doanh nghiệp xây dựng quy mô lớn...luanvantrust
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công bố thông tin trong báo cá...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công bố thông tin trong báo cá...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công bố thông tin trong báo cá...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công bố thông tin trong báo cá...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công bố thông tin báo cáo tài...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công bố thông tin báo cáo tài...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công bố thông tin báo cáo tài...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công bố thông tin báo cáo tài...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Luận văn: Giải pháp cải thiện chỉ số chi phí không chính thức, 9 ĐIỂM! (20)

Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh...
 
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
 
Đề tài: Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng
Đề tài: Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựngĐề tài: Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng
Đề tài: Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng
 
Đề tài: Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng
Đề tài: Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựngĐề tài: Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng
Đề tài: Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng
 
Quan hệ lao động tại các doanh nghiệp trong KCN Sóng thần, HOT
Quan hệ lao động tại các doanh nghiệp trong KCN Sóng thần, HOTQuan hệ lao động tại các doanh nghiệp trong KCN Sóng thần, HOT
Quan hệ lao động tại các doanh nghiệp trong KCN Sóng thần, HOT
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc...
 
Quản lý thuế Giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế tỉnh Quảng Bình, 9đ
Quản lý thuế Giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế tỉnh Quảng Bình, 9đQuản lý thuế Giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế tỉnh Quảng Bình, 9đ
Quản lý thuế Giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế tỉnh Quảng Bình, 9đ
 
Luận văn: Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp xây dựng
Luận văn: Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp xây dựngLuận văn: Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp xây dựng
Luận văn: Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp xây dựng
 
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên b...
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên b...Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên b...
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên b...
 
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên b...
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên b...Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên b...
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên b...
 
Luận án: Nghiên cứu tác động của công nghệ thông tin đến các yếu tố cấu thành...
Luận án: Nghiên cứu tác động của công nghệ thông tin đến các yếu tố cấu thành...Luận án: Nghiên cứu tác động của công nghệ thông tin đến các yếu tố cấu thành...
Luận án: Nghiên cứu tác động của công nghệ thông tin đến các yếu tố cấu thành...
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
LV: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.LV: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
LV: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
 
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chợ Trên Địa Bàn Huyện Vĩnh Linh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chợ Trên Địa Bàn Huyện Vĩnh LinhLuận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chợ Trên Địa Bàn Huyện Vĩnh Linh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chợ Trên Địa Bàn Huyện Vĩnh Linh
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Xổ Sổ Kiến Thiết
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Xổ Sổ Kiến ThiếtLuận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Xổ Sổ Kiến Thiết
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Xổ Sổ Kiến Thiết
 
Đề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docx
Đề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docxĐề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docx
Đề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docx
 
đáNh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư trên địa bàn tỉn...
đáNh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư trên địa bàn tỉn...đáNh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư trên địa bàn tỉn...
đáNh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư trên địa bàn tỉn...
 
Nghiên cứu xây dựng chiến lược marketing của doanh nghiệp xây dựng quy mô lớn...
Nghiên cứu xây dựng chiến lược marketing của doanh nghiệp xây dựng quy mô lớn...Nghiên cứu xây dựng chiến lược marketing của doanh nghiệp xây dựng quy mô lớn...
Nghiên cứu xây dựng chiến lược marketing của doanh nghiệp xây dựng quy mô lớn...
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công bố thông tin trong báo cá...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công bố thông tin trong báo cá...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công bố thông tin trong báo cá...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công bố thông tin trong báo cá...
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công bố thông tin báo cáo tài...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công bố thông tin báo cáo tài...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công bố thông tin báo cáo tài...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công bố thông tin báo cáo tài...
 
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lýLV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
 

More from Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149

More from Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149 (20)

Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
 
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 ĐiểmTham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
 
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm CaoTham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
 
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 ĐiểmTham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
 
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 ĐiểmTham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
 
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 ĐiểmTham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng AnhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều TrườngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa TrướcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân HàngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌCTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An NinhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
 
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 ĐiểmTuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
 

Recently uploaded

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 

Luận văn: Giải pháp cải thiện chỉ số chi phí không chính thức, 9 ĐIỂM!

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN QUỐC HUY GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHỈ SỐ CHI PHÍ KHÔNG CHÍNH THỨC NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỈNH QUẢNG TRỊ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 8 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG TRỌNG HÙNG HUẾ, 2018
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các s ố liệu, kết quả trong luận văn là có th ực, có nguồn gốc rõ ràng. Nh ững kết quả của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình khoa học nào. Học viên kí tên Nguyễn Quốc Huy i
  • 3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thà h chương trình cao học và luận văn thạc sỹ, tôi xin bày tỏ lòng bi ết ơn sâu sắc tới quý thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế Huế. Đặc biệt cảm ơn TS. Hoàng Trọng Hù n ười đ ã tận tình hướng dẫn, góp ý kiến và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Xin chân thành c ảm ơn tới những người thân, gia đình và bạn bè đã luôn động viên, khích lệ tôi trong quá trình học tập cũng như thực hiện nghiên cứu này. Mặc dù đã cố gắng nhưng chắc chắn luận văn sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, kính mong quý thầy cô, các anh chị học viên và nh ững người quan tâm đến luận văn đóng góp ý ki ến để luận văn được ho àn t iện hơn. Học viên kí tên Nguyễn Quốc Huy ii
  • 4. TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ Họ và tên h ọc viên : NGUYỄN QUỐC HUY Chuyên gà h: Quản lý kinh tế...... Mã số: 8340410 Niên khóa: 2016 -2018 Người hướ dẫn khoa học: TS. HOÀNG TRỌNG HÙNG Tên đề tài: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHỈ SỐ CHI PHÍ KHÔNG CHÍNH THỨC NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỈNH QUẢNG TRỊ 1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu Xuất phát từ tầm quan trọng của việc cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Trong đó điểm số chi phí k ông c ính thức trong PCI trên địa bàn tỉnh luôn ở mức thấp so với trung vị cả nước. 2. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng - Phương pháp phỏng vấn sâu, thu thập các ý kiến khách quan từ doanh nghiệp, Phương pháp tổng hợp được sử dụng để phân tích kết quả phỏng vấn sâu. - Phương pháp so sánh dữ liệu theo thời gian chỉ số CPI và hỉ số hi phí không chính thức giữa tỉnh Quảng Trị với trung vị cả nước và các t ỉnh lân ận nhằm đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và mức độ chi phí không chính thức. 3. Các kết quả nghiên cứu chính và kết luận Số liệu thứ cấp giai đoạn 2013-2016 của VCCI cho thấy chi phí không chí h thức trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã có chuy ển biến tích cực; các chỉ tiêu cụ thể về chi phí không chính thức dần đạt đến mức trung vị của cả nước. Kết quả phỏng vấn sâu các doanh nghiệp cũng cho thấy đánh giá tốt về công tác cải cách thủ tục hành chính, thanh tra kiểm tra. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số hạn chế như: Tính minh bạch về thông tin cần cho kinh doanh, công tác đấu thầu hợp đồng nhà nước, mức độ thân thiện của cán bộ nhà nước. Từ những hạn chế đó, tác giả đề xuất các giải pháp khắc phục như sau: Công ngh ệ hóa hoạt động ứng dụng dịch vụ hành chính công; Phát triển các website các S ở, ngành; Tổ chức đấu giá cho thuê đất phục vụ sản suất kinh doanh; Tăng cường minh bạch trong việc bán hồ sơ mời thầu; Đổi mới nhận thức về nền hành chính phục vụ nhân dân; Tổ chức chương trình tập huấn phòng ch ống tham nhũng cho doanh nghiệp; Hạn chế tối đa sự chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra. iii
  • 5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT - CBCC: Cán bộ công chức - CPKCT: Chi phí không chính thức - DN: Doa h n hiệp - DNNN: Doanh nghi ệp Nhà nước - DNTN: Doanh nghi ệp tư nhân - ĐKKD: Đăng ký kinh do nh - GCI (Global Compitiveness Index): Năng lực cạnh tranh toàn cầu - GCNQSDĐ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - IMD (International Institute for Management Development): Viện Quốc tế về Quản lý và Phát triển - KTTT: Kinh tế thị trường - PCI (Provincial Competitiveness Index): Chỉ số năng lực ạnh tranh cấp tỉnh - UBND: Ủy Ban Nhân Dân - USAID (United States Agency for International Development): Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ - VCCI (Vietnam Chamber of Commerce and Industry): Phòng Thương Mại và Công Nghi ệp Việt Nam - VN: Việt Nam - VNCI (Vietnam Competitiveness Initiatives): Dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam - WEF (World Economic Forum): Diễn đàn Kinh tế Thế giới - WTO (World Trade Organization): Tổ chức thương mại thế giới - XHCN: Xã Hội Chủ Nghĩa iv
  • 6. MỤC LỤC Lời cam đoan.....................................................................................................................................................1 Lời cảm ơn..........................................................................................................................................................ii Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế...................................................................................iiiii Danh mục các từ viết tắt............................................................................................................................iiv Mục lục.................................................................................................................................................................v Danh mục các sơ đồ, bảng biểu............................................................................................................viii PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên c ứu................................................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................................................3 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................5 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH VÀ CHỈ SỐ CHI PHÍ KHÔNG CHÍNH THỨC..........................5 1.1. Một số khái niệm liên quan đến năng lực cạnh tranh.............................................................5 1.1.1 Năng lực cạnh tranh............................................................................................................................5 1.1.2 Năng lực cạnh tranh quốc gia.........................................................................................................6 1.2 Chỉ số đo lường năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hiện áp dụng tại Việt Nam – PCI...11 1.2.1 Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - PCI...............................................11 1.2.2 Phương pháp và thang đo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - PCI....................................14 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh...............................24 1.3 Chỉ số Chi phí không chính thức trong đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh........29 1.3.1 Khái niệm Chi phí không chính thức.......................................................................................29 1.3.2 Vai trò c ủa chỉ số Chi phí không chính thức trong đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh...............................................................................................................................................................29 1.3.3 Các chỉ tiêu và cách thức đo lường các chỉ tiêu cấu thành chỉ số Chi phí không chính thức.........................................................................................................................................................32 1.4 Kinh nghiệm của một số địa phương rất thành công v ề cải thiện Chỉ số chi phí v
  • 7. không chính thức nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ...................................34 1.4.1. Tỉnh Trà Vinh ...................................................................................................... 34 1.4.2. Tỉnh Bến Tre .......................................................................................................35 1.4.3. Kinh nghiệm từ Đà Nẵng ....................................................................................37 1.4.4. Bài học ki h hiệm rút ra cho tỉnh Quảng Trị ..................................................37 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHỈ SỐ CHI PHÍ KHÔNG CHÍNH THỨC CỦA TỈNH QUẢNG TRỊ ..................................................................................................... 40 GIAI ĐOẠN 2013 - 2016 ..............................................................................................40 2.1 Tổng quan địa bàn nghiên c ứu ................................................................................ 40 2.1.1 Thông tin cơ bản...................................................................................................40 2.1.2 Tình hình phát triển doanh nghiệp trên địa b àn t ỉnh ............................................43 2.2 Thực trạng xếp hạng chỉ số chi phí không chính thức của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2013 - 2016 ....................................................................................................................44 2.2.1 Phân tích biến động của chỉ số PCI ......................................................................44 2.2.2 Phân tích biến động của chỉ số Chi phí không chính thức của tỉnh Quảng Trị.........50 2.3 Kết quả phỏng vấn sâu doanh nghiệp về chi phí không chính thức........................58 2.4 Đánh giá chung........................................................................................................64 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHỈ SỐ CHI PHÍ KHÔNG CHÍNH THỨC NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỈNH QUẢNG TRỊ ĐẾN NĂM 2020 ................................................................................................... 67 3.1 Công ngh ệ hóa hoạt động ứng dụng dịch vụ hành chính công................................ 67 3.2 Phát triển các website các Sở, ngành để cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư ................................................................................................................. 69 3.3.Tổ chức đấu giá cho thuê đất phục vụ sản suất kinh doanh .................................... 70 3.4. Tăng cường minh bạch trong việc bán hồ sơ mời thầu .......................................... 71 3.5 Đổi mới nhận thức về nền hành chính phục vụ nhân dân ....................................... 72 3.6 Tổ chức chương trình tập huấn phòng ch ống tham nhũng cho doanh nghiệp ........ 74 3.7. Hạn chế tối đa sự chồng chéo trong thanh tra, kiểm tra để tránh phiền hà, giúp doanh nghiệp yên tâm s ản xuất, kinh doanh ................................................................. 75 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................. 76 vi
  • 8. 1. Kết luận........................................................................................................................................................76 2. Kiến nghị.....................................................................................................................................................76 2.1 Hoàn thiện cơ sở hạ tầng theo hướng đồng bộ hóa, hi ện đại hóa..................................76 2.2 Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính........................................................................................77 2.3. Thay đổi, tạo chuyển biến về cách ứng xử, giữa cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp với ti h thần “thân thiện, lắng nghe, thấu cảm, tận tâm”.............................................78 TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................................79 QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN BIÊN B ẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 1 + 2 BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN XÁC NH ẬN HOÀN THI ỆN LUẬN VĂN vii
  • 9. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Sơ đồ 1.1: Mô hì h kim cương trong lợi thế cạnh tranh quốc gia .............................. 8 Bảng 2.1: Biến động doanh nghiệp ở Tỉnh Quảng Trị 2013-2016 .......................... 43 Bảng 2.2: Số vốn đầu tư từ doanh nghiệp ở Tỉnh Quảng Trị 2013-2016 ................ 43 Bảng 2.3: Tổng hợp điểm số PCI của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2013 - 2016 ......... 45 Bảng 2.4: Các chỉ số th ành phần của tỉnh Quảng Trị giai đọan 2013 - 2016 .......... 45 Bảng 2.5: Điểm số chỉ số Chi phí không chính thức của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2013 - 2016 .............................................................................................. 51 Bảng 2.6: Điểm số chỉ số CPKCT của Quảng Trị và trung vị cả nước giai đoạn 2013 - 2016............................................................................... 52 Bảng 2.7: Chỉ tiêu % doanh nghiệp cho rằng các d anh nghiệp cùng ngành thường phải trả thêm chi phí không chính thức của Quảng Trị và trung vị cả nước ......................................................................................................... 53 Bảng 2.8: Chỉ tiêu % doanh nghiệp phải chi hơn 10% doanh thu ho ác loại chi phí không chínhthức của Quảng Trị và trung vị cả nước .............................. 54 Bảng 2.9: Chỉ tiêu % DN cho rằng Hiện tượng nhũng nhiễu khi giải quyết công việc cho DN là phổ biến của Quảng Trị và trung vị cả nước ........................... 54 Bảng 2.10: Chỉ tiêu % DN cho rằng Công việc đạt được kết quả mong đợi sau khi đã trả chi phí không chính thức của Quảng Trị và trung vị cả nước............ 55 Bảng 2.11: Chỉ tiêu % DN cho rằng Các khoản chi phí không chính thức ở mức chấp nhận được của Quảng Trị và trung vị cả nước................................ 56 Bảng 2.12: Điểm số chỉ số CPKCT của các tỉnh thuộc Duyên hải Miền Trung giai đoạn 2013 -2016 ....................................................................................... 56 Bảng 2.13: Tổng hợp kết quả phỏng vấn ý kiến doanh nghiệp.................................. 58 viii
  • 10. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong những năm qua cũng cho thấy, chính quyền cấp tỉnh có vai trò quan tr ọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Vai trò ấy trở nên quan trọng hơn nhiều khi quá trình phân cấp ngày càng sâu và th ực chất hơn. Chính quyền cấp tỉnh đã và đang nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư trên địa bàn của mình. Từ những điều kiện ban đầu được coi là kém h ấp dẫn với các nhà đầu tư như vị trí địa lý, c ơ sở hạ tầng, nguồn lao động ban đầu, quy mô thị trường, … nhiều địa phương đã thành công trong thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp và cải thiện đời sống vật chất, t nh thần người dân. Những thành công đó đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu, các tổ c ức tr ng và ngoài nước quan tâm đến vai trò của cấp tỉnh, mà cụ thể hơn là cạnh tranh cấp tỉnh ở Việt Nam. Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVI lần đầu tiên đã đưa nội dung nâng cao năng lực cạnh tranh vào báo cáo chính trị để thảo luận ở ác ấp và xác định năm 2016 là năm cải cách hành chính, nâng cao năng lực ạnh tranh cấp tỉnh. Trong đó cải thiện chỉ số chi phí không chính thức trở thành vấn đề cốt yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc phòng ch ống tham nhũng, cung ứng các dịch vụ công; giải quyết các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp; thườ g xuyên tiếp xúc, lắng nghe, hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghi ệp; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị nhằm thực hiện mục tiêu xây d ựng cộng đồng doanh nghiệp trở thành lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hi ện đại hóa đất nước, quê hương. Từ trước đến nay, câu châm ngôn “Phép vua còn thua l ệ làng” luôn nằm sâu trong tâm trí các doanh nghiệp, muốn hoạt động thuận lợi phải luôn có một khoản chi phí “bôi trơn” để “cỗ máy” doanh nghiệp có th ể được vận hành một cách trơn 1
  • 11. tru. Không có b ất kỳ một doanh nghiệp nào muốn hoạt động của mình bị gián đoạn bởi những lý do mang tính nhạy cảm. Có cung thì ắt hẳn phải có cầu, mà ở đây chính các doanh nghiệp là bên “cung” còn các cơ quan công quy ền như bên “cầu”. Chính vì sự tồn tại lâu dài của các loại chi phí “bôi trơn” này đang gây ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của môi trường kinh doanh - đầu tư tại Việt Nam và Quảng Trị không phải là n oại lệ. Theo kết quả đánh giá xếp hạng chỉ số Chi phí không chính thức của VCCI từ năm 2013 đến năm 2016 cho thấy Quảng Trị là địa phương có điểm số và thứ hạng tương đối thấp và chưa bao giờ đạt mức trung vị của cả nước. Năm 2013, tỉnh Quảng Trị đạt 5.13 điểm xếp hạng 55 trong số 63 tỉnh/thành. Đến năm 2014, Quảng Trị đã có s ự giảm điểm đáng kể khi chỉ đạt 3,77 điểm, đứng thứ 59 trong số 63 tỉnh/thành. Mặc dù, năm 2015 và 2016, Quảng Trị đã có s ự cải thiện về điểm số (4.77 điểm, xếp hạng 49/63 vào năm 2016) n ưng sự chuyển biến diễn ra tương đối chậm và vẫn ở mức thấp so với cả nước. Điều này cho thấy, Quảng Trị vẫn chưa cải thiện được chỉ số Chi phí không chính thức. Xuất phát từ những lý do ấy đã đặt ra vấn đề cấp thiết nghiên ứu sâu hơn về thực trạng chỉ số Chi phí không chính thức của tỉnh Quảng Trị, h ỉ r õ nh ững mặt còn h ạn chế để có giải pháp nhằm cải thiện chỉ số Chi phí không chính thức của tỉnh Quảng Trị và cũng trên cơ sở đó có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉ h Quảng Trị trong thời gian tới, tôi quyết định chọn đề tài “Giải pháp cải th ện chỉ số Chi phí không chính thức nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉ h Quảng Trị” làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá chỉ số chi phí không chính thức và đề xuất các giải pháp cải thiện chỉ số chi phí không chính thức nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Quảng Trị. 2
  • 12. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và chỉ số chi phí không chính thức; - Đánh giá và phân tích chỉ số chi phí không chính thức ở tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2013-2016; - Đề xuất định hướng v à giải pháp cải thiện chỉ số chi phí không chính thức nhằm nâng cao năng lực cạnh tr nh tỉnh Quảng Trị. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu của đề tài là chỉ số chi phí không chính thức trong năng lực cạnh tranh của Tỉnh Quảng Trị. - Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại địa bàn tỉnh Quảng Trị - Về thời gian: Số liệu thứ cấp được phân tích tr ng giai đoạn từ 2013 đến 2016. Số liệu sơ cấp được thu thập trong quá trình điều tra khảo sát doanh nghiệp trong thời gian thực hiện đề tài. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu Nghiên cứu khai thác đồng thời hai cơ sở dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Số liệu thứ cấp gồm các chỉ số vĩ mô của Tỉnh Quảng Trị, chỉ số PCI và chỉ số chi phí không chính thức của PCI. Những số liệu này được công bố chính thức ở: - Báo cáo phát tri ển kinh tế xã hội tỉnh; - Nguồn Niên giám th ống kê tỉnh - Bộ dữ liệu PCI do Phòng Th ương mại và Công nghi ệp Việt Nam (VCCI) khảo sát, tổng hợp và công bố từ 2013 đến 2016; 3
  • 13. - Chuỗi báo cáo phân tích chỉ số PCI hằng năm của UBND tỉnh Quảng Trị từ 2013 đến 2016. Số liệu sơ cấp: phỏng vấn ý ki ến đánh giá về các vấn đề liên quan đến chỉ số chi phí khô g chính thức ở Tỉnh Quảng Trị từ góc nhìn của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉ h. N hiên c ứu sử dụng chủ yếu phương pháp chuyên gia bằng việc thu thập ý kiến, trao đổi kinh nghiệm với các giám đốc doanh nghiệp về nội dung nghiên cứu bằng kĩ thuật phỏng vấn sâu. Số lượng doanh nghiệp tham gia phỏng vấn: 28 doanh nghiệp và được lựa chọn bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện trên cơ sở sẵn sàng đồng ý th m gia phỏng vấn của doanh nghiệp. Trong 28 doanh nghiệp tham gia phỏng vấn: tại địa bàn thành ph ố Đông Hà là 13 doanh nghi ệp, tại các huyện thị là 15 doanh nghiệp. 4.2 Phương pháp xử lý phân tích dữ liệu Nghiên cứu sử dụng phối hợp các phương p áp định tính và định lượng. - Phương pháp định tính gồm: Phương pháp phỏng vấn sâu, thu thập các ý kiến khách quan từ doanh nghiệp; Phương pháp tổng hợp được sử dụng để phân tích kết quả phỏng vấn sâu. - Phương pháp định lượng gồm: + Phương pháp Thống kê mô t ả nhằm mô tả các chỉ tiêu liên quan đến năng lực cạnh tranh và các ch ỉ số chi phí không chính thức trên địa bàn nghiên cứu; + Phương pháp so sánh dữ liệu theo thời gian chỉ số CPI và chỉ số chi phí không chính thức giữa tỉnh Quảng Trị với trung vị cả nước và các t ỉnh lân cận nhằm đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và mức độ chi phí không chính thức. 4
  • 14. PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH VÀ CHỈ SỐ CHI PHÍ KHÔNG CHÍNH THỨC 1.1. Một số khái niệm liên quan đến năng lực cạnh tranh 1.1.1 Năng lực cạnh tranh Hiện nay có r ất nhiều thuật ngữ khác nhau liên quan đến quá trình cạnh tranh giữa các chủ thể được sử dụng song hành cùng v ới thuật ngữ “Năng lực cạnh tranh” (Competitiveness) như: “Sức cạnh tranh” (Competitive Edge), “Khả năng cạnh tranh” (Competitive Capacity), “Lợi thế cạnh tranh” (Competitive Advantage) và “Tính cạnh tranh” (Competitivity). Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất trong việc sử dụng những t uật ngữ này. Và trong thực tế, các thuật ngữ “Năng lực cạnh tranh”, “Sức cạnh tranh” và “Khả năng cạnh tranh” đều được dùng là “Competitiveness”. Theo định nghĩa của Đại từ điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý , 1999) thì “Năng lực” là: (1) Những điều kiện đủ hoặc vốn có để làm một việc gì; (2) Khả năng đủ để thực hiện tốt một công việc. Theo quan điểm của Karl Marx, “Cạnh tranh” là: sự ganh đua đấu tranh gay gắt giữa các nhà Tư Bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch. Theo Từ điển kinh doa h Anh (1992) thì cạnh tranh trong cơ chế thị trường được định nghĩa là: sự ganh đua, kinh địch giữa các nhà kinh doanh trên th ị trường nhằm tranh giành cùng m ột loại tài nguyên s ản xuất hoặc cùng m ột loại khách hàng về phía mình. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (tập 1): Cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm dành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị trường có lợi nhất. 5
  • 15. Dựa vào hai khái ni ệm trên, ta có th ể khẳng định, năng lực cạnh tranh là khả năng giành thắng lợi hay lợi thế của chủ thể cạnh tranh (cá nhân hay tổ chức, doanh nghiệp hay quốc gia) trong việc thực hiện cùng m ục tiêu nào đó, mục tiêu ấy được khái quát h ất, hiệu quả cao và phát tri ển bền vững. Kế thừa những quan niệm đã trình bày, tác giả đưa ra khái niệm về năng lực cạnh tranh như sau: Năng lực cạnh tranh là khả ă tạo lập được những thuận lợi hay lợi thế của chủ thể cạnh tranh thông qua quá trình đổi mới và sáng t ạo liên tục nhằm đạt được mục tiêu với hiệu quả cao và bền vững. Nói đến năng lực cạnh tr nh, tùy theo yêu cầu nghiên cứu mà có th ể đề cập đến năng lực cạnh tranh ở những cấp độ khác nhau như: cấp độ quốc gia, cấp độ ngành và cấp độ hẹp hơn là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và của từng loại sản phẩm/dịch vụ. Dẫu đến nay có nhi ều quan đ ểm k ác nhau về năng lực cạnh tranh trên các c ấp độ, song chưa có một lý thuyết nào àn t àn được thừa nhận về vấn đề này, do đó chưa có lý thuy ết “chuẩn” về năng lực cạnh tranh. Chỉ xét riêng năng lực cạnh tranh cấp độ quốc gia thì trên thế giới cũng đã có hai h ệ thống lý thuy ết với hai phương pháp đánh giá được các nước và các thi ết chế kinh tế quốc tế sử dụng phổ biến là: 1 - Phương pháp do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) thiết lập trong bản Báo cáo Cạnh tranh toàn cầu; 2 - Phương pháp do Viện Quốc tế về Quản lý và Phát tri ển (IMD) đề xuất tro g Niên giám Cạnh tranh thế giới. Cả hai phương pháp trên đều do một số Giáo sư đại học Harvard như Michael Porter, Jeffrey Sachs và chuyên gia c ủa WEF như Peter Cornelius, Macha Levinson tham gia xây dựng. 1.1.2 Năng lực cạnh tranh quốc gia Năng lực cạnh tranh của quốc gia được hiểu theo nhiều cách tiếp cận khác nhau. Theo Lương Gia Cường- Nhà xuất bản Giao thông vận tải - 2003: Năng lực 6
  • 16. cạnh tranh quốc gia được định nghĩa là năng lực của một nền kinh tế đạt được tăng trưởng bền vững, thu hút được đầu tư, đảm bảo ổn định được kinh tế xã hội, nâng cao đời sống của người dân. Báo cáo v ề ăng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) định nghĩa: Năng lực cạnh tranh quốc gia là kh ả năng của nước đó đạt được những thành quả nhanh và bền vững về mức sốn , n hĩa là đạt được mức tăng trưởng kinh tế cao xác định sự thay đổi tổng sản phẩm quốc nội trên đầu người theo thời gian. Ở cấp độ quốc gia, khái niệm năng lực cạnh tranh có ý ngh ĩa là năng suất sản xuất quốc gia. Năng lực cạnh tr nh phụ thuộc vào năng suất sử dụng nguồn lực con người, tài nguyên và v ốn của một quốc g a, bởi chính năng suất xác định mức sống bền vững thể hiện qua mức lương, tỷ suất lợi n uận từ vốn bỏ ra, tỷ suất lợi nhuận thu được từ tài nguyê n thiên nhiên. Năng lực cạnh tranh không phải là việc một quốc gia cạnh tranh trong lĩnh vực gì để thịnh vượng mà là qu ốc gia đó cạnh tranh hiệu quả như thế nào trong các l ĩnh vực. Năng suất của nền kinh tế quốc dân có được nhờ sự kết hợp của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Theo đánh giá năng lực cạnh tranh của WEF, năng lực cạnh tranh ủa một quốc gia là khả năng đạt và duy trì được mức tăng trưởng cao, là tăng năng lực sản xuất bằng việc đổi mới, sử dụng các công nghệ cao hơn, đào tạo kỹ năng liên tục, quan tâm đến công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Trên cơ sở quan điểm này, WEF cũng đưa ra một khung khổ các yếu tố xác định năng lực cạnh tranh tổng thể của một quốc gia và phân chia các yếu tố này thành 8 nhóm chính, với hơn 200 chỉ tiêu khác nhau. Từ năm 2000, WEF phân nhóm lại, từ 8 nhóm gộp lại và điều chỉnh thành 3 nhóm lớn, tuy vẫn dựa trên 200 chỉ số cơ bản nhưng trọng số của mỗi chỉ số và mỗi nhóm được điều chỉnh lại cho phù h ợp hơn với vai trò, tầm quan trọng của mỗi yếu tố đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh, chẳng hạn chỉ số công nghệ từ hệ số 1/9 lên 1/3. Nhóm 1 - Môi trường kinh tế vĩ mô. Nhóm 2 - Thể chế công. Nhóm 3 - Công ngh ệ (còn g ọi là nhóm sáng tạo kinh tế, khoa học, công nghệ). 7
  • 17. Năm 1990, M. Porter cho ra đời cuốn sách “Lợi thế cạnh tranh quốc gia” nhằm lý giải nguồn gốc của sự thịnh vượng bền vững trong nền kinh tế toàn cầu hiện đại. Trong khi cuốn sách đề cập đến cấp độ quốc gia, điều tương tự có thể và đã được áp dụ g vào cấp độ khu vực, thành phố. Điểm nổi bật nhất trong “Lợi thế cạnh tranh quốc ia” là M. Porter đã vận dụng Mô hình kim cương vào việc lý giải năng lực cạ h tranh qu ốc gia. Theo đó, mô hình kim cương bao gồm 6 nhân tố: Sơ đồ 1.1: Mô hình kim cương trong lợi thế cạnh tranh quốc gia Cơ hội Chiến lược, cấu trúc và c ạnh tranh DN Điều kiện các Điều kiện nhu nhân tố sản xuất ầu thịtrường Các ngành h ỗ Chính phủ trợ và liên quan (Nguồn: Lợi thế cạnh tranh quốc gia của M. Porter) Điều kiện về nhân tố sản xuất: vị trí của quốc gia trong các nhân tố sản xuất cần thiết để cạnh tranh trong ngành nghề đó. Ví dụ: lao động có tay nghề hay cơ sở hạ tầng. Sự trộn lẫn các nhân tố (được biết như là những tỷ lệ thành phần các nhân tố) khác nhau nhiều giữa các quốc gia. Các doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh nếu họ bảo đảm những nhân tố chất lượng cao hay chi phí thấp nào đó quan trọng đối với việc cạnh tranh trong một ngành nghề nào đó. 8
  • 18. (1) Điều kiện về nhu cầu thị trường: tính chất của nhu cầu trong nước về sản phẩm hay dịch vụ của ngành nghề đó. Ảnh hưởng quan trọng nhất của nhu cầu nội địa lên những lợi thế cạnh tranh là thông qua đặc điểm và tổng hợp nhu cầu khách hàng trong ước. Các yếu tố nhu cầu nội địa giúp các doanh nghiệp nắm bắt, hiểu, và đáp ứng hu cầu của người mua. Trong các ngành nghề và phân đoạn ngành nghề, các ước đạt được lợi thế cạnh tranh là những nước có nhu cầu nội địa cung cấp cho các doanh nghiệp địa phương một phác họa rõ ràng và nhanh chóng hơn về nhu cầu của người mua so với những gì các đối thủ nước ngoài có th ể thấy được. Áp lực của người mua nội địa thúc đẩy các doanh nghiệp địa phương đổi mới nhanh chóng hơn, tạo được lợi thế cạnh tranh cao hơn so với các đối thủ nước ngoài. Sự khác nhau giữa các quốc gia về tính chất nhu cầu nội địa nằm sau những lợi thế này. (2) Các ngành ngh ề hỗ trợ và có liên quan: s ự có mặt hay thiếu vắng tại quốc gia đó những ngành nghề cung ứng và ngành ngh ề có liên quan có khả năng cạnh tranh quốc tế. Sự hiện diện trong một nước của các ngành cạnh tranh có liên quan nhau thường dẫn đến những ngành cạnh tranh mới. Các ngành ó liên quan nhau là những ngành trong đó các doanh nghiệp có th ể hợp tác hoặc chia sẻ ác hoạt động trong dây chuyền giá trị khi cạnh tranh hoặc những ngành có liên quan về các sản phẩm bổ sung nhau. (3) Chiến lược, cấu trúc và cạnh tranh của doanh nghiệp: điều kiện tại quốc gia đó quyết định việc thành lập, tổ chức, quản lý doanh nghiệp như thế nào, và b ản chất của sự cạnh tranh trong nước. Yếu tố quyết định thứ tư của lợi thế cạnh tranh quốc gia trong một ngành nghề là bối cảnh mà doanh nghiệp được tạo dựng, tổ chức và quản lý cũng như tính chất của đối thủ cạnh tranh trong nước. Mục tiêu, chiến lược, và cách th ức tổ chức doanh nghiệp trong các ngành ngh ề biến đổi đa dạng giữa các quốc gia. Lợi thế quốc gia có được là nhờ họ biết lựa chọn các yếu tố trên và k ết hợp với nguồn lợi thế cạnh tranh trong một ngành nghề đặc thù nào đó. Mô hình cấu trúc của đối thủ địa phương cũng có một vai trò to lớn trong tiến trình 9
  • 19. cải cách và triển vọng cuối cùng cho s ự thành công mang tính quốc tế. Cách thức doanh nghiệp được quản lý và cách th ức họ chọn để cạnh tranh bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh quốc gia. (4) Cơ hội: là những sự kiện phát triển ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp (và cũng thườ là bên ngoài sự quản lý của Nhà nước của quốc gia đang xét). Ví dụ như những phát minh thuần tuý, nh ững đột phá về kỹ thuật căn bản, chiến tranh, những biến chuyển chính trị bên ngoài và thay đổi về nhu cầu thị trường nước ngoài. Yếu tố cơ hội có thể tạo ra sự gián đoạn, làm thức tỉnh hoặc tái cấu trúc ngành nghề và cung cấp cơ hội cho các doanh nghiệp của một quốc gia nào đó loại bỏ các doanh nghiệp của một quốc gia khác. Cơ hội đã từng đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi lợi thế cạnh tranh ở nhiều ngành nghề. Thời cơ đóng vai trò quan tr ọng vì sự đình trệ chúng tạo ra sẽ dẫn tới những thay đổi lớn trong vị thế cạnh tranh. Chúng có thể vô hiệu hóa lợi thế của n ững đối thủ trước đây, tạo điều kiện cho những doanh nghiệp nước khác vốn dĩ t ích ứng được với tình hình mới giành lợi thế cạnh tranh. (5) Chính phủ: chính quyền các cấp có thể cải tiến hay giảm thiểu lợi thế quốc gia. Có th ể thấy vai trò này rõ nh ất bằng cách kiểm tra xem ác hính sách ảnh hưởng như thế nào đến mỗi nhân tố quyết định. Chính sách chống độc quyền (antitrust) sẽ ảnh hưởng đến sự cạnh tranh trong nước. Các quy định có thể thay đổi điều kiện nhu cầu thị trường trong nước. Đầu tư vào giáo dục có thể thay đổi đ ều kiện về nhân tố sản xuất. Chi ngân sách (Government purchases) có thể kích thích những ngành nghề hỗ trợ và liên quan. Nếu thực hiện chính sách mà không cân nhắc liệu chúng có ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống các nhân tố quyết định ra sao thì dẫn đến khả năng làm giảm lợi thế quốc gia thay vì gia tăng lợi thế cạnh tranh.  Chính phủ có thể tác động lên bốn nhân tố quyết định kia (hoặc ngược lại) theo hướng tích cực lẫn tiêu cực như trong một số ví dụ đã nêu ở phần trước. Trợ cấp từ Chính phủ, các chính sách về thị trường vốn tư bản, các chính sách về kinh tế, giáo dục vv… đều ảnh hưởng tới điều kiện nhân tố. 10
  • 20.  Chính phủ còn có vai trò định hình nhu cầu thị trường trong nước ở một cấp độ nào đó. Các cơ quan Chính phủ thiết lập tiêu chuẩn về hàng hoá địa phương hay luật định ban hành ảnh hưởng tới nhu cầu của người tiêu dùng. • Chí h phủ cũng đồng thời là khách hàng l ớn đối với các ngành sản xuất trong nước hư hàng hoá dành cho quốc phòng, thi ết bị viễn thông, máy bay dành cho hàng không qu ốc ia. Với vai trò này, Chính phủ có thể hỗ trợ nhưng cũng có thể làm phương hại đến nền kinh tế nước mình.  Chính phủ có thể định hình môi trường hoạt động của các ngành nghề hỗ trợ hoặc có liên quan bằng nhiều cách khác nhau như kiểm soát truyền thông quảng cáo hay các ngành d ịch vụ hỗ trợ khác. Đường lối Nhà nước còn ảnh hưởng tới cơ cấu tổ chức, sách lược và sự cạnh tranh của doanh ng ệp t ông qua nh ững công cụ như luật lệ của thị trường vốn tư bản, chính sách thuế, luật c ống độc quyền.  Ngược lại, các chính sách Nhà nước cũng c ịu tác động của những nhân tố quyết định. Trong việc quyết định phân bổ kinh phí giáo dục ở địa phương nào có sự tác động của nhiều đối thủ cạnh tranh ở địa phương. Nhu ầu ủa thị trường trong nước về một sản phẩm nào đó có th ể dẫn tới việc Chính phủ sẽ sớm dự thảo một quy định về tiêu chuẩn an toàn. Như vậy, năng lực cạnh tranh quốc gia là năng lực của một nền kinh tế đạt được tăng trưởng bền vững, hấp dẫn thu hút được đầu tư trong và ngoài nước, bảo đảm ổn định kinh tế - xã hội, nâng cao mức sống của người dân. 1.2 Chỉ số đo lường năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hiện áp dụng tại Việt Nam – PCI 1.2.1 Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - PCI PCI là một chỉ số tổng hợp của nhiều chỉ số thành phần, mỗi chỉ số thành phần tiếp tục được đo lường qua một bộ nhiều thang đo khác nhau. Ở phần này sẽ trình bày các thành ph ần chính cấu thành PCI và nh ững thay đổi theo thời gian của nó. 11
  • 21. Ban đầu, năm 2005, PCI gồm tám chỉ số thành phần, mỗi chỉ số thành phần lý giải sự khác biệt về phát triển kinh tế giữa các tỉnh, thành phố của Việt Nam, theo đó đã có 47 t ỉnh, thành phố của Việt Nam được xếp hạng và đánh giá. Qua năm 2006 hai lĩnh vực quan trọng của môi trường kinh doanh- Thiết chế pháp lý và Đào tạo lao động - được đưa vào xây dựng chỉ số PCI. Từ năm 2006 trở đi, tất cả các tỉnh t hành c ủa Việt Nam đều được đưa vào bảng xếp hạng, đồng thời các chỉ số thành ph ần cũng được tăng cường thêm. Đến năm 2009, chỉ số Ưu đãi doanh nghiệp nhà nước bị loại bỏ, PCI còn 9 ch ỉ số thành phần. Năm 2013, PCI đánh dấu bước thay đổi mới khi chỉ số Cạnh tranh bình đẳng được đưa vào bộ chỉ số là một thước đo đánh g á, t eo đó, một tỉnh được đánh giá là thực hiện tốt tất cả 10 chỉ số thành phần và cơ cấu này của PCI được áp dụng cho đến nay. 10 chỉ số thành phần của PCI hiện nay, theo công bố tại các báo cáo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (VCCI & USAID),gồm: 1. Chi phí gia nhập thị trường 2. Tiếp cận đất đai: Doanh nghiệp càng dễ dàng Tiếp cận đất đai và có m ặt bằng kinh doanh ổn định; 3. Tính minh bạch: Môi trường kinh doanh công khai minh bạch, doa h nghiệp có cơ hội tiếp cận công bằng các thông tin cần cho kinh doanh và các văn bản pháp luật cần thiết; 4. Chi phí thời gian: Thời gian doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện các thủ tục hành chính và thanh tra kiểm tra hạn chế nhất. 5. Chi phí không chính thức; 6. Cạnh tranh bình đẳng 12
  • 22. 7. Lãnh đạo tỉnh năng động và tiên phong; 8. Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, do khu vực nhà nước và tư nhân cung cấp; 9. Chí h sách đào tạo lao động tốt; 10. Hệ thố pháp luật và tư pháp để giải quyết tranh chấp công bằng và hiệu quả (VCCI & USAID) . Các yếu tố cấu thành này được xây dựng trên các tư tưởng nền tảng sau: Thứ nhất, PCI là chỉ số chuẩn hóa các thực tiễn điều hành kinh tế thành các điểm số. PCI tập trung phản ánh thực tiễn sẵn có chứ không dựa vào các tiêu chu ẩn điều hành kinh tế lí tưởng nhưng khó đạt được. Điểm số quy đổi tối đa là 100 và v ề lý thuy ết bất kỳ tỉnh nào cũng có thể đạt được điểm số PCI tuyệt đối là 100 điểm này bằng cách áp dụng các thực tiễn tốt sẵn có. Thứ hai, PCI đã loại trừ ảnh hưởng của các điều kiện truyền thống ban đầu (các nhân tố cơ bản đóng góp vào tăng trưởng kinh tế tr ng một tỉnh và gần như không thể thay đổi trong ngắn hạn như vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, quy mô ủa thị trường và nguồn nhân lực). Nhờ vậy, chỉ số PCI phản ánh tốt hơn thực tiễn điều h ành kinh tế ở cấp tỉnh. Thứ ba, bằng cách so sánh đối chiếu giữa các thực tiễn điều hành với kết quả phát triển kinh tế, chỉ số PCI giúp lượng hóa tầm quan trọng của các thực tiễn đ ều hành kinh tế tốt đối với thu hút đầu tư và tăng trưởng. Nghiên cứu chỉ ra được mối tương quan giữa thực tiễn điều hành kinh tế tốt với đánh giá của doanh nghiệp, và sự cải thiện phúc lợi của địa phương. Mối liên hệ cuối cùng này đặc biệt quan trọng vì nó cho th ấy các chính sách và sáng ki ến thân thiện với doanh nghiệp khuyến khích họ hoạt động theo hướng đem lại lợi ích cho cả chủ doanh nghiệp, người lao động và cộng đồng thông qua tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho cả nền kinh tế. Thứ tư, các chỉ tiêu cấu thành chỉ số PCI được thiết kế theo hướng dễ hành động, đây là những chỉ tiêu cụ thể cho phép các cán b ộ công chức của tỉnh đưa ra 13
  • 23. các mục tiêu phấn đấu và theo dõi được tiến bộ trong thực hiện. Các chỉ tiêu này cũng rất thực chất vì được doanh nghiệp nhìn nhận là các chính sách then chốt đối với sự thành công c ủa công việc kinh doanh (VCCI & USAID). 1.2.2 Phươ g pháp và thang đo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - PCI Về phươ g pháp, PCI được xây dựng theo quy trình 3 bước gọi tắt là “3T”: Bước 1: thu thập dữ liệu điều tra doanh nghiệp bằng phiếu hỏi và dữ liệu từ các nguồn đã công b ố, Bước 2: tính toán 10 chỉ số thành phần và chuẩn hóa kết quả theo thang điểm 10, Bước 3: tính trọng số cho chỉ số PCI trung bình của 10 chỉ số thành phần trên thang điểm 100. Dữ liệu thu thập qua khảo sát. Mẫu k ảo sát được chọn theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên nhằm phản ánh chính xác đặc điểm của các doanh nghiệp tại tỉnh. Mẫu được phân tầng nhằm đảm bảo tính đại diện về thời gian hoạt động, loại hình pháp lý, ngành ngh ề hoạt động của doanh nghiệp. Thang đo cho 10 chỉ số thành phần của PCI bao gồm: Chỉ số 1. Chi phí gia nhập thị trường Chỉ số này được xây dựng nhằm đánh giá sự khác biệt về chi phí gia nhập thị trường của các doanh nghiệp mới thành lập giữa các tỉnh với nhau. Các chỉ tiêu cụ thể bao gồm: - Thời gian đăng ký doanh nghiệp –tính bằng số ngày - Thời gian thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp - số ngày - % Doanh nghiệp cần thêm giấy phép kinh doanh khác - Tổng số giấy đăng ký và giấy phép cần thiết để chính thức hoạt động (sau 2010) - Thời gian chờ đợi để được cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất 14
  • 24. - % doanh nghiệp phải chờ hơn một tháng để hoàn thành tất cả các thủ tục để chính thức hoạt động - % doa h ghiệp phải chờ hơn ba tháng để hoàn thành t ất cả các thủ tục để chính thức hoạt động - % doa h n hi ệp đăng ký hoặc sửa đổi đăng ký kinh doanh thông qua bộ phận Một cửa - Thủ tục tại bộ phận Một cửa được niêm yết công khai - Hướng dẫn về thủ tục tại bộ phận Một cửa rõ ràng và đầy đủ - Cán bộ tại bộ phận Một cửa am h ểu về chuyên môn (% đồng ý) - Cán bộ tại bộ phận Một cửa nhiệt t ình, t ân t iện (% đồng ý) - Ứng dụng công nghệ thông tin tại bộ p ận Một cửa tốt (% đồng ý) - Không có l ập luận nào ở trên là đúng (% đồng ý) Chỉ số 2. Tiếp cận đất đai và S ự ổn định trong sử dụng đất Đo lường về hai khía cạnh của vấn đề đất đai mà doanh nghi ệp phải đối mặt: việc tiếp cận đất đai có dễ dàng không và doanh nghi ệp có thấy yên tâm và được đảm bảo về sự ổn định khi có được mặt bằng kinh doanh hay không, gồm: - % doanh nghiệp có mặt bằng kinh doanh và có Gi ấy chứng nhận Quyền sử dụng đất - % diện tích đất trong tỉnh có Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất - Doanh nghiệp ngoài quốc doanh không gặp cản trở về tiếp cận đất đai hoặc mở rộng mặt bằng kinh doanh - Doanh nghiệp đánh giá rủi ro bị thu hồi đất (1: Rất cao đến 5: Rất thấp) - Nếu bị thu hồi đất, doanh nghiệp sẽ được bồi thường thỏa đáng (% Luôn luôn ho ặc Thường xuyên) 15
  • 25. - Sự thay đổi khung giá đất của tỉnh phù hợp với sự thay đổi của giá thị trường (% Đồng ý). - % doa h ghiệp thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai trong vòng 2 năm qua như g không gặp bất kỳ khó khăn nào về thủ tục - % doa h hi ệp có nh u cầu được cấp GCNQSDĐ nhưng không có do thủ tục hành chính rườm r à/ lo ngại cán bộ nhũng nhiễu. Chỉ số 3. Tính minh bạch và ti ếp cận thông tin Đo lường khả năng tiếp cận các kế hoạch của tỉnh và các văn bản pháp lý cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, liệu doanh nghiệp có thể tiếp cận một cách công bằng các văn bản này, các chính sách và quy định mới có được tham khảo ý kiến của doanh nghiệp và khả năng ti ên liệu trong việc triển khai thực hiện các chính sách quy định đó và mức độ tiện dụng của trang web tỉnh đối với doanh nghiệp. - Tiếp cận tài liệu quy hoạch (1: tiếp cận dễ dàng; 5: không th ể tiếp cận) - Tiếp cận tài liệu pháp lý (1: tiếp cận dễ dàng; 5: không th ể tiếp cận) - Cần có "mối quan hệ" để có được các tài liệu kế hoạ h ủa tỉnh (% Rất quan trọng hoặc Quan trọng) - Thương lượng với cán bộ thuế là phần thiết yếu trong hoạt động kinh doa h (% Hoàn toàn đồng ý hoặc Đồng ý) - Khả năng có thể dự đoán được trong thực thi của tỉnh đối với quy định pháp luật của Trung ương (% Luôn luôn hoặc Thường xuyên) - % Doanh nghiệp tham gia góp ý kiến về quy định, chính sách của Nhà nước - Độ mở và chất lượng của trang web tỉnh 16
  • 26. - Vai trò c ủa các hiệp hội doanh nghiệp địa phương trong việc xây dựng và phản biện chính sách, quy định của tỉnh (% quan trọng hoặc vô cùng quan trọng) - % doa h ghiệp truy cập vào website của UBND tỉnh - Các tài li ệu về ngân sách đủ chi tiết để doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh (% Đồng ý) - Các tài li ệu về ngân sách được công bố ngay sau khi cơ quan, cá nhân có thẩm quyền phê duyệt (% ồng ý) Chỉ số 4. Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước Đo lường thời gian doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện các thủ tục hành chính cũng như mức độ thường xuyên và th ời g an doanh nghiệp phải tạm dừng kinh doanh để các cơ quan Nhà nước của địa phương thực iện việc thanh tra, kiểm tra. - % doanh nghiệp sử dụng hơn 10% quỹ t ời gian để tìm hiểu và thực hiện các quy định pháp luật của Nhà nước. - Số cuộc thanh tra, kiểm tra trung vị (tất cả các cơ quan). - Số giờ trung vị làm việc với thanh tra, kiểm tra thuế. - Cán bộ nhà nước giải quyết công việc hiệu quả hơn (% Đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý). - Cán bộ nhà nước thân thiện (% hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý). - Doanh nghiệp không c ần phải đi lại nhiều lần để lấy dấu và chữ ký (% hoàn toàn đồng ý ho ặc đồng ý). - Thủ tục giấy tờ đơn giản (% hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý). - Phí, lệ phí được công khai (% hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý). - Không th ấy bất kì sự thay đổi đáng kể nào (% hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý). 17
  • 27. Chỉ số 5. Chi phí không chính thức Đo lường các khoản chi phí không chính thức mà doanh nghiệp phải trả và các trở ngại do hữ g chi phí không chính thức này gây ra đối với hoạt động kinh doanh của doa h nghiệp, việc trả những khoản chi phí không chính thức có đem lại kết quả hay “dịch vụ” như mong đợi và liệu các cán bộ Nhà nước có sử dụng các quy định của địa phương để trục lợi hay không - Các doanh nghi ệp cùng ngành thường phải trả thêm các kho ản chi phí không chính thức (% ồng ý hoặc Hoàn toàn đồng ý). - % doanh nghiệp phải chi hơn 10% doanh thu cho các loại chi phí không chính thức. - Hiện tượng nhũng nhiễu khi giải quyết t ủ tục cho doanh nghiệp là phổ biến (% Đồng ý hoặc Hoàn toàn đồng ý). - Công vi ệc đạt được kết quả mong đợi sau khi đã trả chi phí không chính thức (% thường xuyên hoặc luôn luôn). - Các khoản chi phí không chính thức ở mức chấp nhận được (% Đồng ý hoặc Hoàn toàn đồng ý). Chỉ số 6. Cạnh tranh bình đẳng - Việc tỉnh ưu ái cho các tổng công ty, tập đoàn của Nhà nước gây khó khăn cho doanh nghiệp của ban” (% Đồng ý hoặc Hoàn toàn đồng ý) - Thuận lợi trong tiếp cận đất đai là đặc quyền dành cho các t ập đoàn kinh tế của Nhà nước (% đồng ý) - Thuận lợi trong tiếp cận các khoản tín dụng là đặc quyền dành cho các t ập đoàn kinh tế của Nhà nước (% đồng ý) - Thuận lợi trong cấp phép khai thác khoáng sản là đặc quyền dành cho các tập đoàn kinh tế của Nhà nước (% đồng ý) 18
  • 28. - Thủ tục hành chính nhanh chóng và đơn giản hơn là đặc quyền dành cho các tập đoàn kinh tế của Nhà nước (% đồng ý) - Dễ dà g có được các hợp đồng từ cơ quan Nhà nước là đặc quyền dành cho các tập đoàn ki h tế của Nhà nước (% đồng ý) - Tỉ h ưu tiên iải quyết các vấn đề, khó khăn cho doanh nghiệp nước ngoài hơn là doanh n hiệp trong nước (% đồng ý hoặc Hoàn toàn đồng ý) - Tỉnh ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài hơn là phát triển khu vực tư nhân (% đồng ý ho ặc Hoàn toàn đồng ý) - Thuận lợi trong việc tiếp cận đất đai là đặc quyền dành cho các doanh nghiệp FDI (% đồng ý) - Miễn giảm thuế TNDN là đăc quyền d ành cho các doanh nghi ệp FDI (% đồng ý) - Thủ tục hành chính nhanh chóng và đơn giản hơn là đặc quyền dành cho các doanh nghiệp FDI (% đồng ý) - Hoạt động của các doanh nghiệp FDI nhận được nhiều quan tâm hỗ trợ hơn từ tỉnh (% đồng ý) - "Hợp đồng, đất đai,… và các ngu ồn lực kinh tế khác chủ yếu rơi vào tay các doanh nghiệp có liên k ết chặt chẽ với chính quyền tỉnh” (% đồng ý) - Ưu đãi với các công ty lớn (nhà nước và tư nhân) là trở ngại cho hoạt độ g kinh doanh của bản thân doanh nghiệp (% đồng ý) Chỉ số 7. Tính năng động và tiên phong c ủa lãnh đạo tỉnh Đo lường tính sáng tạo, sáng suốt của lãnh đạo tỉnh trong quá trình thực thi chính sách Trung ương cũng như trong việc đưa ra các sáng kiến riêng nhằm phát triển khu vực kinh tế tư nhân, đồng thời đánh giá khả năng hỗ trợ và áp d ụng những chính sách đôi khi chưa rõ ràng c ủa Trung ương theo hướng có lợi cho doanh nghiệp. 19
  • 29. - Cảm nhận của doanh nghiệp về thái độ của chính quyền tỉnh đối với khu vực tư nhân (% Tích cực hoặc Rất tích cực) - UBND tỉ h linh hoạt trong khuôn khổ pháp luật nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân (% hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý) - UBND tỉ h rất năng động và sáng t ạo trong việc giải quyết các vấn đề mới phát sinh (% hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý) - Có nh ững sáng kiến h y ở cấp tỉnh nhưng chưa được thực thi tốt ở các Sở, ngành (% hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý) - Lãnh đạo tỉnh có chủ trương, chính sách đúng đắn nhưng không được thực hiện tốt ở cấp huyện (% hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý) - Phản ứng của tỉnh khi có điểm chưa r õ tr ng chính sách/văn bản trung ương: “trì hoãn thực hiện và xin ý ki ến chỉ đạo” và “không làm gì” (% lựa chọn) Chỉ số 8. Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp Chỉ số này trước kia có tên gọi là Chính sách phát triển kinh tế tư nhân, dùng để đo lường các dịch vụ của tỉnh để phát triển khu vực tư nhân như xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, hỗ trợ t ìm kiếm đối tác kinh doanh, phát triển các khu/cụm công nghiệp tại địa phương và cung cấp các dịch vụ công nghệ cho doanh nghiệp. - Số hội chợ thương mại do tỉnh tổ chức trong năm trước hoặc đăng ký tổ chức cho năm nay. - Tỉ lệ số nhà cung cấp dịch vụ trên tổng số doanh nghiệp (%) - Tỉ lệ số nhà cung cấp dịch vụ tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài trên tổng số nhà cung cấp dịch vụ (%) - Doanh nghiệp đã từng sử dụng dịch vụ tìm kiếm thông tin thị trường (%) 20
  • 30. - Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư cho dịch vụ tìm kiếm thông tin th ị trường (%) - Doa h ghiệp có ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ tìm kiếm thông tin thị trường (%) - Doa h hi ệp đ ã t ừng sử dụng dịch vụ tư vấn về pháp luật (%) - Doanh n hi ệp đ ã s ử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư cho dịch vụ tư vấn về pháp luật (%) - Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ tư vấn về pháp luật (%) - Doanh nghiệp đã từng sử dụng dịch vụ hỗ trợ tìm đối tác kinh doanh (%) - Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung c ấp dịch vụ tư cho dịch vụ hỗ trợ tìm đối tác kinh doanh (%) - Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ hỗ trợ tìm đối tác kinh doanh (%) - Doanh nghiệp đã từng sử dụng dịch vụ xúc tiến thương mại (%) - Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư cho dị h vụ xúc tiến thương mại (%) - Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ xúc tiến thương mại (%) - Doanh nghiệp đã từng sử dụng các dịch vụ liên quan đến công nghệ (%) - Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư cho các dịch vụ liên quan đến công nghệ (%) - Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư trên cho các dịch vụ liên quan đến công nghệ (%) - Doanh nghiệp đã từng sử dụng dịch vụ đào tạo về kế toán và tài chính(%) 21
  • 31. - Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp tư nhân cho dịch vụ đào tạo về kế toán và tài chính (%) - Doa h ghiệp có ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ đào tạo về kế toán và tài chính (%). - Doa h hiệp đã t ừng sử dụng dịch vụ đào tạo về quản trị kinh doanh (%). - Doanh n hi ệp đã s ử dụng nhà cung cấp tư nhân cho dịch vụ đào tạo về quản trị kinh doanh (%). - Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ đào tạo về quản trị kinh doanh (%) Chỉ số 9. Đào t ạo lao động Đo lường các nỗ lực của lãnh đạo tỉnh để t úc đẩy đào tạo nghề và phát tri ển kỹ năng nhằm hỗ trợ cho các ngành công nghi ệp tại địa phương và giúp người lao động tìm kiếm việc làm. - Dịch vụ do các cơ quan Nhà nước tại địa phương cung ấp: Giáo dục phổ thông (% R ất tốt hoặc Tốt) - Dịch vụ do các cơ quan Nhà nước tại địa phương cung cấp: Giáo dục hướng nghiệp dạy nghề (% Rất tốt hoặc Tốt) - Doanh nghiệp đã từng sử dụng dịch vụ giới thiệu việc làm (%) - Doanh nghiệp đã sử dụng dịch nhà cung cấp tư nhân cho dịch vụ tuyển dụng và giới thiệu việc làm (%) - Doanh nghiệp sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ giới thiệu việc làm (%) - % tổng chi phí kinh doanh dành cho đào tạo lao động - % tổng chi phí kinh doanh dành cho tuyển dụng lao động - Mức độ hài lòng v ới lao động (% đồng ý rằng lao động đáp ứng được nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp) 22
  • 32. - Tỉ lệ người lao động tốt nghiệp trường đào tạo nghề/số lao động chưa qua đào tạo (%) (BLĐTBXH) - Tỉ lệ lao động tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đào tạo nghề ngắn và dài h ạn trên tổng lực lượng lao động (%) - % số lao động của doanh nghiệp đã hoàn thành khóa đào tạo tại các trường dạy nghề. Chỉ số 10. Thiết chế pháp lý Đo lường lòng tin c ủa do nh nghiệp tư nhân đối với hệ thống tòa án, t ư pháp của tỉnh, liệu các thiết chế pháp lý này có được doanh nghiệp xem là công c ụ hiệu quả để giải quyết tranh chấp hoặc là nơi doanh nghiệp có thể khiếu nại các hành vi nhũng nhiễu của cán bộ công quyền tại địa phương. - Hệ thống pháp luật có cơ chế giúp doanh ng iệp tố cáo hành vi tham nhũng của cán bộ (% thường xuyên hoặc luôn luôn) - Doanh nghiệp tin tưởng và khả năng bảo vệ của pháp luật về vấn đề bản quyền hoặc thực thi hợp đồng (% Đồng ý hoặc Hoàn toàn đồng ý) - Số lượng các vụ tranh chấp của các doanh nghiệp ngoài qu ốc doanh do Tòa án kinh tế cấp tỉnh xét xử trên 100 doanh nghiệp - Doanh nghiệp sử dụng tòa án ho ặc các thiết chế pháp lý khác để giải quyết tranh chấp (%) - Tỉ lệ % nguyên đơn ngoài quốc doanh trên tổng số nguyên đơn tại Toàn án kinh tế tỉnh - Số tháng trung vị để giải quyết vụ kiện tại tòa - % Chi phí chính thức và không chính thức để giải quyết tranh chấp trong tổng giá trị tranh chấp 23
  • 33. - Tòa án các c ấp của tỉnh xét xử các vụ kiện kinh tế đúng pháp luật (% đồng ý ho ặc hoàn toàn đồng ý) - Tòa án các c ấp của tỉnh xử các vụ kiện kinh tế nhanh chóng (% đồng ý hoặc hoàn toàn đồ g ý) - Phán quyết của t òa án được thi hành nhanh chóng (% đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý) - Các cơ quan trợ giúp pháp lý hỗ trợ doanh nghiệp dùng lu ật để khởi kiện khi có tranh ch ấp (% đồng ý) - Các chi phí chính thức và không chính thức là chấp nhận được (% đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý) - Phán quyết của toà án là công b ằng (% đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý) - doanh nghiệp sẵn sàng sử dụng tòa án để giải quyết các tranh chấp (% có) 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số năng lực ạnh tranh cấp tỉnh nhằm mục đích xác định cơ sở, những yếu tố tác động đến hỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh rồi từ đó đề ra biện pháp để cải thiện các chỉ tiêu, phương pháp đánh giá, hệ thống đánh giá nhằm đưa chỉ số năng lực cạnh tranh chính xác hơn và từ đó có thể đề ra biện pháp nhằm cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Có nhi ều cách phân lo ại nội dung các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số năng lực cạ h tranh cấp tỉnh như theo phạm vi ảnh hưởng, đối tượng ảnh hưởng, tính chất ảnh hưởng và cấp độ ảnh hưởng. Dưới đây sẽ đề cập nội dung các nhân tố theo cách phân loại theo đối tượng ảnh hưởng, bao gồm nhóm nhân tố khách quan và nhóm nhân t ố chủ quan. 1.2.3.1 Nhóm nhân tố khách quan Nhân tố khách quan là t ập hợp những nhân tố mà chính quyền tỉnh không có 24
  • 34. khả năng hoặc rất ít khả năng tác động thay đổi được. Như theo Marion Temple thì các vùng có các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hoá, … khác nhau nên sức hấp dẫn đối với đầu tư từ bên ngoài khác nhau. Trong phạm vi một tỉnh, những nhân tố khách quan ảnh hưởng đến chỉ số năng lực cạnh tra h bao ồm:  Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã h ội của mỗi địa phương Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng và văn hoá, tập quán có sự khác nhau giữa các tỉnh thành. Những tỉnh được ưu đãi về điều kiện tự nhiên có th ể phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn như du lịch - dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, ... ngược lại, có những tỉnh không được thiên nhiên ưu đãi, hàng năm phải đối mặt với thiên tai hạn hán, … Về văn hoá, có những tỉnh có trình độ dân trí cao, ngược lại có tỉnh chủ yếu là đồng bào dân t ộc thiểu số, trình độ dân trí thấp, đời sống hết sức khó khăn, ... Những vấn đề này có ảnh hưởng không nhỏ đến thu hút đầu tư, sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế chung của tỉnh. Tuy nhiên, nếu biết phát huy lợi thế, tận dụng những thế mạnh sẵn ó (điều mà địa phương nào cũng có), tăng cường liên kết, hợp tác với những địa phương khác thì vẫn có thể tạo ra sức hấp dẫn thu hút đầu tư thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chẳng hạn ở phạm vi quốc gia, Nhật Bản là một minh chứng điển hình trở thà h một cường quốc kinh tế mà không có sự ưu đãi thiên nhiên.  Tác động của nền KTTT định hướng XHCN và xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá quốc tế. KTTT là một nền kinh tế “mở” và càng m ở hơn trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá quốc tế, góp phần giải phóng mọi năng lực sản xuất, kích thích khả năng phát triển của mọi thành phần kinh tế. Nếu biết khai thác những yếu tố tích cực của nền KTTT thì sẽ phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cùng với sự điều chỉnh thống nhất của hệ thống chính sách, pháp luật của TW, có sự tương đồng về lợi thế, tiềm năng thì địa phương nào khai thác tối đa lợi thế về tự 25
  • 35. nhiên, kinh tế - xã hội và các th ế mạnh của KTTT, địa phương đó sẽ thu hút được đầu tư nhiều hơn, sản xuất kinh doanh phát triển hơn và nền kinh tế sẽ tiến nhanh h n. Mặt khác, nền KTTT định hướng XHCN cũng không tránh khỏi có những tác động tiêu cực đến các mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Bản thân mỗi công chức Nhà nước cũ g hư chính quyền cấp tỉnh không nằm ngoài những tác động hai mặt của cơ chế thị trườn , khi nó là nguyên nhân chính d ẫn đến tình trạng tham nhũng, vô c ảm và nhiều tệ nạn khác, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.  Tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ mà ảnh hưởng trực tiếp từ sự phát triển lĩnh vực công nghệ thông tin và truy ền thông. Những phương thức mới trong việc xử lý và trao đổi thông tin có thể cho phép chính quyền tỉnh làm việc tốt hơn (tăng năng suất, c ất lượng và hiệu quả quản lý) với chi phí ít hơn, mở ra những kênh tương tác mới giữa chính quyền và công d ân, tăng cường tính công khai, minh bạch, nâng cao tinh thần trách nhiệm, làm cho bộ máy chính quyền gần gũi hơn với người dân và doanh nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông tạo ra nhiều lợi ích cho chính quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp, nhất là giảm rủi ro cũng như tăng cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp, nhà đầu tư và chắc chắn sẽ làm hài lòng các nhà đầu tư và doanh nghiệp hơn. Vì vậy, chính quyền cấp tỉnh cần khai thác ý nghĩa quan trọng của nhân tố này. 1.2.3.2 Nhóm nhân tố chủ quan Nhân tố chủ quan là những nhân tố có thể tác động để cải thiện theo ý chí của mình. Năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý và chất lượng đội ngũ công chức cấp tỉnh có ảnh hưởng toàn diện và sâu s ắc nhất tới chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Năng lực của bộ máy quản lý là khả năng thực hiện chức năng quản lý và phục vụ của bộ máy hành chính. Trong đó, bao hàm khả năng huy động tổng hợp các yếu tố: 1 - Hệ thống tổ chức các cơ quan; 2 - Hệ thống thể chế, thủ tục hành chính (đảm bảo tính hợp lý, khoa học và đồng bộ); 3 - Đội ngũ cán bộ công chức có 26
  • 36. phẩm chất đạo đức, trình độ, kỹ năng hành chính với cơ cấu, chức danh, tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu cụ thể của việc thực thi công vụ; 4 - Tổng thể các điều kiện vật chất kỹ thuật cần và đã đảm bảo hoạt động công vụ hiệu quả. Năng lực hoạt động phụ thuộc vào chất lượng các yếu tố này. Hiệu lực hoạt động thể hiện ở việc thực hiện đúng, có kết quả chức năng của bộ máy để đạt được mục ti êu, nhiệm vụ đề ra. Ở khía cạnh thực tiễn, gắn với tính khả thi, hiệu lực thể hiện ở sự nghiêm túc, kh ẩn trương, triệt để của tổ chức, công dân trong việc thi hành chính sách, pháp luật của nhà nước trên phạm vi toàn xã hội. Nó phụ thuộc vào năng lực, chất lượng của nền hành chính (tổng hợp các yếu tố thể chế, tổ chức bộ máy, đội ngũ công chức). Hiệu quả hoạt động biểu hiện là những kết quả đạt được của bộ máy trong sự tương quan với mức độ chi phí các nguồn lực, tr ng mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội. Trong những nội dung trên thì năng lực quyết định hiệu quả và hiệu lực hoạt động. Hiệu lực, hiệu quả là thước đo, tiêu chuẩn đánh giá năng lực. Các nguyên tắc hoạt động chủ yếu của bộ máy thể hiện ở các nội dung: phục vụ; ông khai; phối hợp trong hoạt động quản lý theo vùng, ngành, lãnh t hổ; hiệu lự , hiệu quả; hiện đại, khoa học; phân định rõ chức năng. Giải quyết tốt các yếu tố cấu thành, hoàn thi ện các điều kiện, môi trường để các cơ quan có năng lực hoạt động, thực hiện có hiệu lực, hiệu quả chức năng quản lý, t ạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và đầu tư. Thuật ngữ “khách hàng là thượng đế” được nhiều nước sử dụng để đổi mới mối quan hệ giữa các cơ quan công quy ền với công dân, doanh nghiệp. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý đòi h ỏi cải cách hành chính phải tiếp cận một cách hệ thống. Theo cách tiếp cận này thì có hai nhóm vấn đề liên quan: (1) Cải cách những vấn đề gắn liền với chính nội bộ của cơ quan nhà nước (nền hành chính nhà nước); (2) Cải cách những vấn đề gắn với những hoạt động 27
  • 37. mà các cơ quan nhà nước - hành chính nhà nước, tác động ra bên ngoài, ảnh hưởng đến hoạt động xã hội. Hai nhóm vấn đề này, công vi ệc này về nguyên tắc cơ bản, gắn liền chặt chẽ với nhau. Bộ máy hành chính mạnh mới có thể thực hiện tốt được những công việc quản lý nhà nước do pháp luật quy định cho các cơ quan quản lý hành chính hà ước. Đồng thời, đáp ứng được đòi h ỏi của nhân dân, của xã hội và gia tăng mức độ hài lòng c ủa công dân, của nhà đầu tư, nhà quản trị doanh nghiệp. Tác động ra b ên ngoài của các cơ quan hành chính nhà nước đối với xã hội, công dân không ch ỉ phụ thuộc vào thể chế, thủ tục hành chính mà còn ph ụ thuộc rất lớn vào năng lực, kiến thức, cách tư duy của những người làm việc trong các cơ quan ấy. Một bộ máy chỉ hoạt động hiệu quả khi bộ máy ấy có h ệ thống nhân lực đảm bảo yêu cầu về chất lượng và số lượng. Nếu những người tham mưu, giúp nhà nước ấy thụ động, vô cảm, duy ý chí, không tư duy theo nguyên tắc sáng tạo, đổi mới, cải cách sẽ làm xấu đi mối quan hệ giữa công dân, nhà đầu tư với chính quyền, ảnh hưởng đến “mức độ hài lòng” của các nhà đầu tư và doanh nghiệp - những người tạo ra của cải cho xã hội. Các nhân t ố trên đều có những tác động nhất định đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và xếp hạng năng lực cạnh tranh của một tỉnh. Để nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và cải thiện xếp hạng, mỗi tỉnh cần phải xác định rõ các nhân t ố và mức độ ảnh hưởng, từ đó có những giải pháp tác động hiệu quả, hợp lý và kịp thời. Để có định hướng và giải pháp thiết thực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh một tỉnh thì ngoài việc xác định rõ những vấn đề lý luận liên quan đến cạnh tranh cấp tỉnh, cần thiết nghiên cứu kinh nghiệm các tỉnh đại diện cho cả ba miền, tỉnh có sự thăng tiến mạnh trong xếp hạng PCI những năm qua, tỉnh có điều kiện tương đồng, có xếp hạng cao, để có thêm bài h ọc thực tiễn, bổ sung và làm phong phú hơn cho nghiên cứu của đề tài. 28
  • 38. 1.3 Chỉ số Chi phí không chính thức trong đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 1.3.1 Khái niệm Chi phí không chính thức Theo Báo cáo nghiên cứu chính sách VNCI - số 4 do VCCI công bố năm 2005, Chi phí khô g chính thức được định nghĩa như sau: Chi phí không chính thức (CPKCT) là số tiền mà doanh nghiệp phải bỏ ra để chi trả các khoản phí không chính thức, tiền phạt v à các kho ản phí bất thường khác trong điều kiện hoạt động kinh doanh bình thường. 1.3.2 Vai trò của chỉ số Chi phí không chính thức trong đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Từ lâu, các nhà phân tích và hoạch định chính sách kinh tế Việt Nam đã không ngừng nỗ lực để tìm hiểu và giảm thiểu nạn t a m nhũng tại Việt Nam. Các cấp lãnh đạo cũng bày tỏ lo ngại về ảnh hưởng xấu của t am nhũng đối với tăng trưởng doanh nghiệp và phát tri ển kinh tế. Thực tế, đây là một trong những vấn đề phổ biến nhất và cũng được nghiên cứu nhiều nhất trong phát triển kinh tế. Mặc dù tác hại của tham nhũng đối với mỗi nước là khác nhau, song tham nh ũng ó ở khắp các nước trên thế giới, dù là nước giàu hay nước nghèo. Trong một môi trường kinh doanh mà mức độ cạnh tranh ng ày càng gay g ắt, tham nhũng như là một “hàng rào không tên” nhưng bất cứ doanh nghiệp nào cũ g biết và hiểu về nó. Ảnh hưởng của tham nhũng đối với môi trường kinh doanh của tỉnh/thành là r ất lớn. Cụ thể là:  Tham nhũng dẫn đến phân bổ nguồn lực xã hội không hiệu quả. Muốn nền kinh tế của địa phương hoạt động tối hảo thì nguồn lực của địa phương đó (nhất là vốn) phải được phân bổ cho đúng giữa đầu tư (cho tương lai) và tiêu xài (cho hiện tại), và hơn nữa, vốn đầu tư phải được phân bổ cho đúng giữa những dự án khác nhau. Vì nhiều lý do, tham nhũng sẽ làm sự phân bổ nguồn lực chệch ngoài cấu trúc t ối hảo cho tăng trưởng và phát tri ển. Một là, trong một khu vực mà vốn có thể di chuyển khá dễ dàng từ nơi này sang nơi khác, người có vốn sẽ đầu tư vào những 29
  • 39. địa phương ít tham nhũng. Hai là, trong một quốc gia, vốn sẽ chảy vào những địa phư ng ít tham nhũng. Ba là, nguồn lực nói chung sẽ được tiêu xài cho hi ện tại h n là đầu tư cho tương lai. Bốn là, những dự án được đầu tư thường là những dự án quá quy mô và ph ức tạp, bởi lẽ công trình càng quy mô và ph ức tạp thì cơ hội tham nhũ g cà nhiều và càng d ễ che đậy. Tất cả bốn xu hướng đó có thể đưa vốn vào các m ục tiêu, địa phương, hoặc khu vực trái ngược nhu cầu phát triển.  Tăng chi phí kinh doanh do phải hạch toán phần chi cho các khoản “không chính thức” vào chi phí chung. Gánh nặng từ những khoản chi phí này sẽ không có chiều hướng giảm nếu các do nh nghiệp cùng “cạnh tranh” với nhau về giá trị của hối lộ trong một môi trường kinh doanh không lành mạnh.  Làm giảm các cơ hội kinh doanh, đặc b ệt l à trong các hoạt động đấu thầu hoặc các hoạt động huy động vốn mở rộng kinh doanh, lien doanh, liêt kết khi các đối tác biết được về phương pháp tiếp cận “tham n ũng” của các doanh nghiệp, đặc biệt là các đối tác nước ngoài từ những nền kinh tế tr ng sạch.  Tăng chi phí mua sản phẩm, hàng hóa, d ịch vụ, trong khi hất lượng giảm sút do nhà cung cấp không được lựa chọn thong qua một quy trình ông bằng và khách quan. Khoản chi dành cho hành vi tham nhũng cũng được hạ h toán vào giá thành sản phẩm và người cuối cùng phải chịu chính là khách hàng.  Tham nhũng sẽ làm yếu đi tác động tích cực của cạnh tranh trong thị trường. Cụ thể, thế cạnh tranh thị trường sẽ không phản ảnh hiệu năng kinh tế vì những doanh nghiệp đút lót, dù kém hiệu năng, cũng sẽ được ưu đãi hơn các doanh nghiệp khác. Sự bất bình đẳng trong kinh doanh là dấu hiệu đáng báo động đối với sự phát triển kinh tế của địa phương, doanh nghiệp nào cũng muốn được đối xử một cách công b ằng để có thể phát triển công việc kinh doanh của mình. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có sẵn những “mối quan hệ” với các cán bộ, công chức nhà nước để được hưởng những “ưu đãi”. 30
  • 40.  Tham nhũng có thể cản trở đầu tư trong nước và nước ngoài. Hiện nay, số doanh nghiệp có v ốn đầu tư nước ngoài tại mỗi địa phương ngày càng gia tăng. Điều đó chứng tỏ rằng môi trường kinh doanh của mỗi địa phương thật sự hấp dẫn và đã thu hút được các nhà đầu tư. Vấn đề đặt ra là hầu như các doanh nghiệp có vốn đầu tư ước n oài lại không hiểu một cách tường tận nhất các thủ tục khi tiến hành kinh doanh t ại địa phương vì mỗi địa phương lại có những quy định riêng bên cạnh những quy định chung của các cơ quan nhà nước. Lợi dụng điều này, các cán bộ, công chức nhà nước thường “làm khó” các doanh nghiệp này, họ chỉ thấy cái lợi cho bản thân mình mà quên đi lợi ích chung của địa phương. Bên cạnh đó, việc Quốc Hội ban hành Luật phòng, ch ống tham nhũng (Luật Phòng, ch ống tham nhũng của nước Cộng Hòa XHCN Vi ệt Nam số 55/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005) và Chiến lược phòng ch ống tham nhũng của Việt Nam năm 2008 cho thấy mức độ n ận thức cao về những nguy cơ này, kể cả việc thừa nhận rằng sự sống còn c ủa chế độ có thể bị đe dọa. Nghiên cứu về Việt Nam đã nêu bật hai loại tham nhũng đối với doanh nghiệp. Đó là: (1) Các khoản lót tay để thực hiện được các dịch vụ hay ác vi ệc cơ bản, chẳng hạn như trong đăng ký kinh doanh ho ặc nộp thuế và (2) Chuy ển nhượng quyền lực Nhà nước thông qua các kho ản “lại quả” khi thực hiện hợp đồng mua sắm của Chính phủ. Do tiền lót tay (thường được gọi là tham nhũng vặt) và bán các dịch vụ Nhà nước (tham nhũng vĩ mô) có sự tham gia trực tiếp của doanh nghiệp, nên có thể phân tích các khoản tham nhũng này bằng cách sử dụng công cụ điều tra ý ki ến công chúng, chẳng hạn như điều tra PCI. Hiểu rõ tác hại của tham nhũng đối với môi trường cạnh tranh của địa phương để có th ể đưa ra lý gi ải tại sao nhóm nghiên cứu của VCCI lại đưa chỉ số CPKCT vào việc đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. 31
  • 41. 1.3.3 Các chỉ tiêu và cách thức đo lường các chỉ tiêu cấu thành chỉ số Chi phí không chính thức Trong Báo cáo nghiên c ứu chính sách - USAID/VNCI (năm 2016), chỉ số CPKCT bao gồm 5 chỉ tiêu đánh giá mức độ tác động của vấn đề bằng cách đo lường tần xuất xảy ra, loại chi phí và quy mô c ủa các khoản phí phát sinh thêm. Việc đo lường chỉ số CPKCT được thông qua các câu hỏi trong phiếu điều tra hàng năm. (1) Tỷ lệ % số doanh nghiệp cho rằng tình trạng Các doanh nghiệp cùng ngành thường phải trả thêm các khoản chi phí không chính thức  Câu hỏi này được thiết kế để doanh nghiệp có th ể nhận định về tình hình đưa nhận hối lộ của các doanh nghiệp cùng ngành ngh ề nói chung chứ không phải thông tin v ề hành vi đưa và nhận hối lộ của c ính doanh nghiệp. • Chỉ tiêu này được đo lường thông qua câu ỏi D9 (Phiếu khảo sát doanh nghiệp), nhóm nghiên cứu VCCI đã sử dụng t ang đo Likert với 4 mức độ từ Hoàn toàn đồng ý đến Hoàn toàn không đồng ý. Đặc điểm của thang đo Likert là khi trả lời phiếu điều tra, các doanh nghiệp sẽ không gặp khó khăn khi đưa ra câu trả lời và nhóm nghiên cứu cũng thuận tiện hơn khi xử lý và phân tích dữ liệu. Việc đưa ra 4 mức độ sẽ giúp các doanh nghiệp không phân vân khi không bi ết r õ kho ảng cách giữa các mức độ (trong trường hợp sử dụng từ 5 đến 10 mức độ) cũng đã khắc phục được điểm hạn chế khi sử dụng thang đo Likert. (2) Tỷ lệ % số doanh nghiệp phải chi hơn 10% doanh thu cho các loại chi phí không chính thức  Đây là chỉ số đo lường mức độ chi phí trả thêm.  Chỉ tiêu này được đo lường thông qua câu hỏi D10, nhóm nghiên c ứu VCCI đã sử dụng câu hỏi nhiều lựa chọn. Với ưu điểm: tương đối ngắn và dễ trả lời, đồng thời có thể soạn thảo, tính toán và phân tích nhanh chóng. Bên cạnh đó, nhóm nghiên c ứu cũng biết tất cả các câu trả lời có liên quan có th ể có (từ 0% đến 32
  • 42. trên 30%). Tuy nhiên, vì liệt kê danh sách đầy đủ các câu trả lời quá dài (8 l ựa chọn) có thể làm nản lòng cho các doanh nghiệp khi trả lời. (3) Hiện tượng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp là phổ biến  Chỉ tiêu ày xác định mức độ tham nhũng, phản ánh xác th ực hơn những vấn đề của môi trường kinh doanh thực tế thông qua vi ệc cán bộ tỉnh diễn giải sai lệch chính sách, buộc doanh nghiệp phải chi các khoản chi phí không chính thức.  Chỉ tiêu này được đo lường thông qua câu hỏi D14.2, nhóm nghiên c ứu VCCI đã sử dụng thang đo Likert với 4 mức độ từ Hoàn toàn đồng ý đến Hoàn toàn không đồng ý. (4) Công việc đạt được kết quả mong đợi sau khi đã trả chi phí không chính thức  Một số doanh nghiệp tin rằng các khoản CPKCT cũng có lợi với điều kiện là nếu mất tiền tiêu cực phí thì doanh nghiệp đạt được kết quả như ý mu ốn. Thực tế, có rất nhiều doanh nghiệp tự nguyện đưa thêm tiền bồi dưỡng ho ác nhân viên nhà nước sau khi đã đóng đủ các khoản phí và lệ phí như quy định trên cơ sở tin tưởng rằng họ sẽ được đền bù xứng đáng.  Chỉ tiêu này được đo lường thông qua câu hỏi D11, nhóm nghiên cứu VCCI đã sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ từ Luôn luôn đến Không bao giờ. (5) Các khoản chi phí không chính thức ở mức chấp nhận được  Câu hỏi này được thiết kế để doanh nghiệp có th ể nhận định về mức độ chung việc đưa nhận hối lộ của các doanh nghiệp đang diễn ra như thế nào và có ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay không.  Chỉ tiêu này được đo lường thông qua câu hỏi D8.6 (Phiếu khảo sát doanh nghiệp), nhóm nghiên cứu VCCI đã sử dụng thang đo Likert với 4 mức độ từ Hoàn toàn đồng ý đến Hoàn toàn không đồng ý. 33
  • 43. 1.4 Kinh nghiệm của một số địa phương rất thành công về cải thiện Chỉ số chi phí không chính thức nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 1.4.1. Tỉnh Trà Vinh Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 được Thủ tướ Chính phủ phê duyệt, Trà Vinh trở thành một trong những trọng điểm phát triển kinh tế biển của vùng đồng bằng sông Cửu Long, có kết cấu hạ tầng đồng bộ, là một trong những đầu mối phát triển dịch vụ du lịch, vận tải biển, ... Trà Vinh được xác định là trung tâm c ủa Vùng vì có v ị trí địa lý kinh tế rất quan trọng trong giao lưu khu vực và quốc tế, Trà Vinh cách Tp. H ồ Chí Minh 200 km đi bằng quốc lộ 53, quãng đường chỉ còn 130 km v ới hơn 2 giờ xe ô tô n ếu đi bằng quốc lộ 60, cách Tp. Cần Thơ 95 km và biên giới Việt Nam - Campuchia 230 km. Trà Vinh là t ỉnh giàu tiềm năng về nông nghiệp, thế mạnh về nuôi trồng và khai thác th ủy hải sản là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Ngoài lợi thế này, Trà Vinh còn có nguồn tài nguyên nhân văn phong phú và nguồn nhân lực khá dồi dào (lao động trong độ tuổi trên 60%, được đào tạo có tay nghề sẽ là nguồn cung cấp lao động tốt cho các cơ sở sản xuất công nghiệp, nhất là trong các ngành có nhu c ầu sử dụng lao động). Đây là những điều kiện căn bản để thu hút đầu tư. Trong những năm qua, bên cạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh để phát huy yếu tố lợi truyền thống, Trà Vinh đặc biệt quan tâm xây dựng yếu tố “mềm” như chính sách, cách làm, tinh thần, thái độ nhằm tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thật sự thông thoáng, thân thiện với cộng đồng doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài. (1) Trà Vinh đã triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” từ năm 2001, đồng thời là một trong những địa phương đi đầu thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” trong việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, luân chuyển hồ sơ giữa các cơ quan có liên quan và tr ả kết quả gồm giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thu ế, con dấu và giấy chứng nhận đăng ký 34
  • 44. mẫu dấu cho doanh nghiệp, trả kết quả tại một đầu mối duy nhất là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở kế hoạch đầu tư (Sở KH - ĐT) tỉnh Trà Vinh, còn đối với các dự án đầu tư nước ngoài là do Trung tâm xúc ti ến đầu tư và thương mại tỉnh Trà Vinh thực hiện. (2) Cù g v ới cải cách th ủ tục hành chính nhanh gọn, tỉnh Trà Vinh còn th ực thi nhiều chính sách ưu đ ãi nh ư: doanh nghiệp nước ngoài được hỗ trợ từ 30% - 100% chi phí để lập hồ sơ lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh (ĐKKD), ... (3) Bên cạnh đó, Sở KH - ĐT tỉnh Trà Vinh cũng công khai khung thời gian giải quyết và lệ phí các loại hồ sơ đối với: hồ sơ ĐKKD, đăng ký Thu ế; hồ sơ đăng ký đầu tư và ưu đãi đầu tư; hồ sơ xây dựng cơ bản; tư vấn đầu tư nhằm giúp cho các doanh nghiệp có th ể nắm bắt được các thông t n một cách cụ thể và chi tiết nhất. (4) Ngoài ra, Sở Thông tin - Truyền thông tỉnh Trà Vinh cũng đã kết hợp với Sở KH - ĐT tỉnh Trà Vinh thực hiện đưa công ngh ệ thông tin ứng dụng vào cải cách hành chính Nhà nước nhằm tăng hiệu quả trong việc quản lý trên các l ĩnh vực xử lý công vi ệc chuyên môn về thực hiện có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn VNISO 9001 - 2008. Việc làm này nh ằm giảm thiểu sự can thiệp của cán bộ nhà nước vào quy trình xử lý nghiệp vụ. 1.4.2. Tỉnh Bến Tre Bến Tre là tỉnh thuộc vùng đồng bằng song Cửu Long, được hợp thành bởi cù lao An Hóa, cù lao Bảo, cù lao Minh và do phù sa c ủa 4 nhánh sông Cửu Lo g bồi tụ thành (sông Ti ền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên). Bến Tre cách thành phố Hồ Chí Minh 86 km, cách thành phố Cần Thơ 120 km, phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, phía Tây và phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, phía Đông giáp biển Đông. Bến Tre là tỉnh có nhiều lợi thế về nguồn lợi thủy sản, với 65 km chiều dài bờ biển nên thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi tr ồng thủy sản, tạo ra nguồn tài nguyên bi ển phong phú với các loại tôm, cua, cá, mực, nhuyễn thể … Đây còn là vùng đất phù sa trù phú, sản sinh ra vựa lúa lớn của đồng bằng sông Cửu Long và nhiều loại nông sản mang lại hiệu quả kinh tế cao. 35
  • 45. Toàn tỉnh hiện có trên 2.886 doanh nghiệp và hơn 44.000 hộ kinh doanh cá thể đăng ký hoạt động trên các l ĩnh vực. Bến Tre đã hình thành Khu công nghi ệp Giao Long và Khu công nghi ệp An Hiệp đưa vào hoạt động thu hút nhiều dự án đầu tư vào tỉnh. Hiện tỉ h đang tập trung phát triển các loại hình du lịch sinh thái, sông nước. Trên lĩ h vực sản xuất công nghiệp phát triển khá ổn định, thương mại - du lịch phong phú, đa dạng ngày càng sôi động, tạo tiền đề cho bước đột phá tăng trưởng kinh tế của địa phương trong thời gian tới. Đặc biệt, cống đập Ba Lai, cầu Rạch Miễu hoàn thành và đưa vào sử dụng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mở ra tương lai phát triển kinh tế, văn hó , xã h ội của tỉnh, đưa Bến Tre thoát khỏi thế “ốc đảo”, nhanh chóng hòa nh ập với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, tạo đà phát triển các mặt kinh tế - xã hội và bảo đảm an n nh quốc phòng cho toàn vùng. (1) Cải thiện đáng kể nhất của tỉnh phải nói đến việc thực hiện cơ chế một cửa trong tất cả các lĩnh vực, trong đó bao gồm cả lĩnh vực kinh tế. Những năm gần đây, UBND tỉnh Bến Tre luôn xác định cải cách hành chính là nhiệm vụ quan trọng, là khâu đột phá để góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong đó, cải cách thủ tục hành chính (TTHC) là giải pháp thiết thực để cải thiện môi trường đầu tư, góp ph ần phòng ch ống quan liêu, tham nhũng, lãng phí. (2) Năm 2012, UBND tỉnh Bến Tre đã đề ra kế hoạch yêu cầu các Sở, Ban ngành trong đó có Sở KH - ĐT cắt giảm 20% số lượng TTHC hiện hành, trong đó chú trọng cắt giảm các quy định, thủ tục liên quan nhiều đến doanh nghiệp, thủ tục có chi phí tuân thủ cao, có nhi ều phản ánh, kiến nghị về vướng mắc, bất cập đối với các quy định hành chính. Đồng thời phải đưa ra được các giải pháp cụ thể như: cắt giảm việc hành chính hóa các quan hệ kinh tế; giảm sự can thiệp của cơ quan hành chính nhà nước vào hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của cá nhân, tổ chức; áp dụng nguyên tắc tự chịu trách nhiệm, tăng cường hậu kiểm; giảm tần suất thực hiện thủ tục, giảm số lượng đối tượng tuân thủ thủ tục; bãi bỏ các hồ sơ giấy tờ mang tính hìnhthức; áp dụng cơ chế liên thông; áp dụng hình thức giải quyết thủ tục qua mạng, … 36
  • 46. 1.4.3. Kinh nghiệm từ Đà Nẵng Đà Nẵng liên tục dẫn đầu cả nước về năng lực cạnh tranh. Thành công này có sự đóng góp rất lớn từ việc tổ chức mô hình quản lí hành chính tập trung, cụ thể, quy tụ tất cả các bộ phận, sở ban ngành vào trong cùng m ột địa điểm, tại Trung tâm hành chính tập trung c ủa th ành phố từ tháng 9/2014. Cách làm này đã phát huy hiệu quả trong việc tiết kiệm nhiều thời gian, chi phí cho cả người dân, doanh nghiệp lẫn cán bộ, công chức. Những kết quả này đã được ghi nhận trong điều tra PCI 2016 khi đa số các chỉ tiêu đo lường của Đà Nẵng đều cải thiện. Ngoài ra, Đà Nẵng đã xây d ựng mô hình chính quyền điện tử, thúc đẩy phát triển nhanh các dịch vụ trực tuyến, hiện đại hóa quản lý hành chính công, giám sát được hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước. Đà Nẵng cũng là địa phương thực hiện “Năm doanh nghiệp” từ năm 2014 và tiếp tục duy trì trong năm 2016, xác định rõ quan điểm coi sự phát triển của doanh nghiệp là động lực phát triển thành phố trong tương lai. 1.4.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Quảng Trị Quảng Trị có lợi thế về địa lý - kinh tế, là đầu mối giao thông, nằm ở trung điểm đất nước, ở vị trí quan trọng - điểm đầu trên tuyến đường huyết mạch chính của hành lang kinh tế Đông - Tây nối với Lào - Thái Lan - Mianmar qua c ửa khẩu quốc tế Lao Bảo đến các cảng biển Miền Trung như: Cửa Việt, Chân Mây, Đà Nẵng, Vũng Áng... Đây là điều kiện rất thuận lợi để Quảng Trị mở rộng hợp tác kinh tế trong khu vực, giao thương hàng hóa, vận tải quốc tế, phát triển thươ g mại, dịch vụ và du lịch. Để tạo đà phát tri ển các mặt kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng t ỉnh Quảng Trị cần: Một là, rút ng ắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính. Nhà nước đã quy định thời gian tối đa để giải quyết thủ tục hành chính, trong đó bao gồm cả các thành phố trực thuộc Trung ương, nhưng đối với tỉnh Quảng Trị từ thực tế về tần xuất và mật độ các giao dịch hành chính có thể rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính. Một điều chắc chắn, nếu để thời gian tối đa giải quyết thủ 37