SlideShare a Scribd company logo
1 of 44
Download to read offline
1
HỘI DÒNG XITÔ THÁNH GIA VIỆT NAM
HỌC VIỆN THẦN HỌC
------
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
ĐAU KHỔ TRONG SỰ QUAN PHÒNG CỦA
THIÊN CHÚA DƯỚI CÁI NHÌN CỦA TU SĨ
Sinh Viên Thực Hiện:
AUGUSTINÔ HUY NGUYỄN VĂN NHIỆM
Giáo Sư Hướng Dẫn:
LM. VINH SƠN LIÊM NGUYỄN HỒNG THANH
NIÊN KHÓA 2011-2015
2
Lời tri ân
3
Nhận xét của giáo sư hướng dẫn
Nói về đau khổ và sự không bao giờ cùng, vì nó tồn tại song hành cùng với con
người. Đau khổ hiện diện dưới muôn hình vạn trạng khác nhau. Đã là người không ai có
thể tránh khổ và thoát khổ trong kiếp nhân sinh. Nhưng mỗi người đối diện và lý giải
đau khổ một cách khác nhau.
Vấn đề đặt ra là đau khổ từ đâu mà đến? Đâu là nguyên nhân hay nguồn gốc
đưa đến đau khổ cho con người? Phải chăng là do tình cờ hay do ai đó gây nên? Làm
sao có thể vượt thoát khỏi khổ đau trong thân phận người? Ai có thể giải thoát con
người khỏi «bể khổ tràn gian»? Tìm kiếm câu trả lời cho vấn nạn đau khổ là một điều
gai góc của con người mọi thời và mọi nơi. Cũng vì muốn lý giải cho vấn đề đau khổ
của kiếp người mà nghiên cứu sinh đã chọn đề tài nghiên cứu của mình là: «Đau khổ
trong sự quan phòng của Thiên Chúa dưới cái nhìn của tu sĩ». Đây là đề tài rất thiết
thực và hữu ích không chỉ cho đời sống thánh hiến mà cho tất cả mọi kitô hữu, cũng
như cho tất cả mọi người nói chúng. Bởi vì ai cũng phải đối diện với đau khổ và muốn
vượt thoát khỏi khổ đau trong cuộc đời mình.
Qua đề tài nghiên cứu này, sinh viên giới thiệu cho chúng ta những cách lý giải
khác nhau về đau khổ theo nhãn quan triết học, và tôn giáo, đặc biệt là dưới ánh sáng
mặc khải của Kitô giáo.
Đặc biệt là với cặp mắt đức tin và dưới góc nhìn của một tu sĩ, nghiên cứu sinh
đã trình bày cho chúng ta những khía cạnh khác nhau của vấn đề đau khổ. Đồng thời
cũng giới thiệu cho chúng ta những mẫu gương vượt khổ và nhất là mở ra cho chúng ta
những chìa khóa để đối diện với đau khổ theo nhãn quan Kitô giáo.
Nhìn chung, bài viết của sinh viên có sự đầu tư, nghiên cứu nghiêm túc. Trích
dẫn rõ ràng và nguồn sách tham khảo cũng tương đối dồi dào, phong phu. Nghiên cứu
sinh cũng có khả năng tổng hợp kiến thức và các nguồn tài liệu khác nhau để hoàn
thành tiểu lận của mình một cách khá thuyết phục.
Hy vọng rằng sau khi hoàn tất tiểu luận này, với tư cách là một đan sĩ, sinh
viên sẽ có đủ can đảm và sức mạnh của Chúa Kitô phục sinh để vượt qua mọi đau khổ
và sự dữ trong cuộc đời dâng hiến của mình để thông phần vào mầu nhiệm Thập giá của
Chúa Kitô, hầu đem niềm vui Phục Sinh đến cho mọi người. Ước mong rằng những ai
đọc qua tiểu luận này cũng biết thăng hoa đau khổ và sự dữ thành Thiên ân.
Lm. Vinhsơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, O. Cist.
4
MỤC LỤC
DẪN NHẬP...................................................................................................................... 1
I. KHÁI NIỆM VỀ SỰ QUAN PHÒNG CỦA THIÊN CHÚA.................................... 10
1. Quan phòng là gì? ............................................................................................................10
2. Sự quan phòng của Thiên Chúa trong Kinh Thánh ..........................................................11
2.1. Cựu Ước...................................................................................................... 11
2.2. Tân Ước ...................................................................................................... 12
3. Theo các giáo phụ ............................................................................................................14
4. Theo giáo lý Hội Thánh Công Giáo .................................................................................15
II. KHÁI NIỆM VỀ ĐAU KHỔ VÀ SỰ DỮ................................................................ 17
1. Đau khổ và sự dữ .............................................................................................................18
2. Phân loại sự dữ.................................................................................................................19
2.1. Sự dữ thiên nhiên......................................................................................... 19
2.2. Sự dữ luân lý ............................................................................................... 22
III. NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY RA ĐAU KHỔ VÀ SỰ DỮ.............................. 24
1. Phải chăng đau khổ và sự dữ đến từ Thiên Chúa?............................................................24
2. Đau khổ và sự dữ đến từ ma quỷ......................................................................................26
3. Đau khổ và sự dữ do tội nguyên tổ...................................................................................27
4. Đau khổ và sự dữ đến từ con người..................................................................................28
4.1. Do con người khước từ Thiên Chúa ............................................................. 29
4.2. Do tính hữu hạn của con người .................................................................... 31
IV. NHỮNG LÝ GIẢI VỀ ĐAU KHỔ VÀ SỰ DỮ THEO CÁC TRIẾT GIA VÀ
CÁC THẦN HỌC GIA ................................................................................................. 33
1. Theo các Triết Gia............................................................................................................33
2. Theo các Thần Học Gia....................................................................................................34
2.1. Theo thánh Irênê.......................................................................................... 34
2.2. Theo Thánh Augustinô ................................................................................ 36
a. Sự dữ là thiếu sự thiện .................................................................................... 36
b. Nguyên lý của sự phong phú........................................................................... 37
c. Thẩm mỹ luận................................................................................................. 38
2.3. Theo thánh Thomas Aquinô......................................................................... 39
V. KITÔ GIÁO VÀ TRƯỜNG PHÁI DUY TÂM HÓA GIẢI VỀ SỰ DỮ................. 41
1. Thiên Chúa không hề muốn sự dữ và đau khổ cho con người..........................................41
2. Thiên Chúa liên kết với con người trong đau khổ.............................................................42
3. Đức tin hoá giải sự dữ ......................................................................................................44
5
4. Hóa giải sự dữ theo cái nhìn duy tâm...............................................................................45
VI. THÁI ĐỘ CỦA CON NGƯỜI TRƯỚC ĐAU KHỔ VÀ SỰ DỮ.......................... 46
1. Thái độ phản kháng..........................................................................................................46
2. Thái độ chấp nhận để vươn lên.........................................................................................47
VII. CON NGƯỜI CỘNG TÁC VỚI THIÊN CHÚA NGĂN CHẶN SỰ DỮ ............ 51
1. Ngăn chặn sự dữ thể lý.....................................................................................................51
2. Ngăn chặn sự dữ luân lý...................................................................................................52
VIII. NHỮNG MẪU GƯƠNG GIÚP TU SĨ ĐỐI DIỆN, THĂNG HOA ĐAU KHỔ
VÀ SỰ DỮ THÀNH THIÊN ÂN .................................................................................. 55
1. Ông Gióp..........................................................................................................................55
2. Đức Maria........................................................................................................................57
3. Thánh Phaolô Tông Đồ....................................................................................................58
4. Thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu....................................................................................59
5. Cha Henrry Denis Biển Đức Thuận, đấng sáng lập hội dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam.61
IX. NHỮNG PHƯƠNG THẾ ĐỂ TU SĨ ĐỐI DIỆN VỚI ĐAU KHỔ VÀ SỰ DỮ..... 63
1.Nhìn lên thập giá Đức Kitô................................................................................................63
2. Cầu nguyện trong thinh lặng ............................................................................................65
3. Hiệp thông với cộng đoàn ................................................................................................66
X. TU SĨ ĐÓN NHẬN ĐAU KHỔ TRONG SỰ QUAN PHÒNG CỦA THIÊN
CHÚA NHƯ THẾ NÀO?............................................................................................... 68
1. Đau khổ, một phương thế để tu sĩ loan báo Tin Mừng .....................................................68
2. Đau khổ, một bằng chứng tình yêu của tu sĩ đối với Thiên Chúa .....................................69
3. Đau khổ, điều kiện để tu sĩ nên giống Đức Kitô và bổ túc những gì còn thiếu sót nơi
Nhiệm Thể của Ngài............................................................................................................71
3.1. Đau khổ, điều kiện để tu sĩ nên giống Đức Kitô ........................................... 71
3.2. Đau khổ, điều kiện để tu sĩ bổ túc những gì còn thiếu sót nơi Nhiệm Thể
của Đức Kitô ...................................................................................................... 72
4. Đau khổ, con đường đạt tới ơn cứu độ .............................................................................73
XI. MỘT VÀI NHẬN ĐỊNH......................................................................................... 76
KẾT LUẬN.................................................................................................................... 79
MỤC SÁCH THAM KHẢO ............................................... Error! Bookmark not defined.
6
DẪN NHẬP
Đã mang kiếp phàm nhân, từ khi sinh ra tới lúc trở về với cội nguồn, con người
luôn thao thức tìm kiếm niềm vui, bình an và hạnh phúc. Vì vậy, nhạc sĩ Trịnh Công
Sơn đã cất lên tiếng hát: “mỗi ngày tôi chọn một niềm vui, chọn những bông hoa và
những nụ cười”. Nhưng trớ trêu cho phận người, trên con đường tìm kiếm hạnh phúc,
lại luôn gặp phải thách đố và đau khổ, hay có thể nói, hằn sâu trên định mệnh làm người
là hai chữ “khổ đau”.
“Cháu không muốn làm gánh nặng cho mẹ nữa. Mẹ cũng đang bệnh mà chẳng
dám đi khám bệnh. Cháu thà ở nhà chịu chết một mình còn hơn mẹ và các em phải nhịn
đói chữa bệnh cho cháu”. Đó là câu nói của em Thu Hà (quê ở Lâm Đồng) đang mang
trong mình căn bệnh ung thư gan, ai nghe cũng cảm thấy nhói tim, chạnh lòng và cảm
thương cho một phận người hẩm hiu. Đối diện với căn bệnh hiểm nghèo, em muốn
được chữa khỏi bệnh, mong dành lại sức khỏe, cuộc sống và tương lai cho chính mình.
Nhưng vì thấy hoàn cảnh gia đình mình quá nghèo, em đã sẵn sàng chấp nhận số phận,
đón nhận hy sinh, thậm chí phải đối diện với tử thần, để mẹ và các em bớt cực nhọc, đói
khổ... Em chia sẻ, nếu em đi chữa bệnh thì có thể đàn em sẽ bị nghỉ học, chịu đói và mẹ
có thể bị bệnh nặng thêm. Theo suy nghĩ đơn sơ của em, chỉ cần em không đi chữa bệnh
thì mẹ sẽ không tốn tiền, các em sẽ được chăm sóc tốt hơn, có được một cuộc sống ấm
no hơn.
Theo đúng như chỉ định của bác sĩ, vào tháng 4/2014 vừa qua, em đã phải phẩu
thuật gan một lần nữa, nhưng vì thương mẹ, các em, Thu Hà đã không chịu xuống bệnh
viện chữa bệnh. Không thể nhìn con ở nhà chịu đau đớn và nguy hiểm đến tính mạng
bất cứ lúc nào, chị Đinh Thị Dương và bà con hàng xóm động viên Hà tiếp tục chữa
bệnh. Dù chẳng biết việc chữa bệnh sẽ kéo dài được tới đâu, nhưng chị Dương vẫn
muốn con mình tiếp tục được chữa bệnh bởi Chị không muốn mất thêm một người thân
nữa.
Cách đây một năm, chồng chị cũng đã ra đi mãi mãi vì căn bệnh hiểm nghèo,
để lại cho chị đàn con thơ. Chị trở thành trụ cột tinh thần của gia đình. Cảnh mẹ góa con
côi, đàn con nheo nhóc vì thiếu tình cha, vắng hơi ấm tình mẹ. Gia đình chị ngày càng
lâm vào hoàn cảnh túng quẫn.
Ngày ngày chị phải xuống bệnh viện chăm con (bé Hà), đàn con nhỏ ở nhà
không ai chăm sóc, kiếm tiền nuôi dưỡng. Chị bắt đầu lâm cảnh nợ nần từ gần tới xa.
7
Trước đây thu nhập của cả gia đình một năm được 15 triệu đồng. Nhưng từ ngày chồng
chết, chị cũng không làm được việc nhà, kinh tế lại càng thêm khó khăn. Chị vay 20
triệu tiền vốn sản xuất kinh doanh và 8 triệu tiền của chương trình môi trường nước
sạch nhưng vì chữa bệnh cho con, chị đã sử dụng hết. Giờ này 5 mẹ con chị bám víu
vào nhau để sống. Vì thấy hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, mẹ thì mắc bệnh thiếu máu
cơ tim, các em thì không người chăm sóc, ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, nên Thu
Hà đã tự nguyện không chữa bệnh để bớt gánh nặng cho mẹ và các em1
.
Từ lúc sinh ra tới khi trở về với cội nguồn, con người phải vượt qua hàng
triệu sóng gió thử thách của cuộc đời, phải băng qua hàng ngàn nỗi đau trần thế, phải
lao đao vất vả, khổ đau với kiếp nhân sinh. Đúng vậy, qua hoàn cảnh của gia đình chị
Dương, ta có thể thốt lên như đức Phật: “đời là bể khổ”, hay đời là thời gian kết nối,
đan xen giửa thử thách và gian nan. Vì vậy, chắc chắn mọi người trong chúng ta ai
cũng có kinh nghiệm về đau khổ không ít thì nhiều. Lịch sử loài người luôn gắn liền
với khổ đau và cực hình: Động đất, chiến tranh, bóc lột, đói khát, bệnh tật, thất bại, cô
đơn, tàn sát, trẻ thơ bị giết chết, bị bỏ rơi, mất ý nghĩa cuộc sống … Đã làm người, có
lẽ không ai chối cãi giáo lý nhà Phật “Đời là bể khổ”. Con người ngay từ khi chào đời
đã cất tiếng khóc như báo hiệu cho một cuộc đời dang dở và đau thương bắt đầu, cho
đến lúc lìa đời giữa tiếng khóc bi ai của bao người thân luyến tiếc.
Đời là bể khổ không trừ một ai. Vì thế, ca dao Việt Nam có câu:
«Gánh khổ mà đổ lên non
Cong lưng mà chạy khổ còn chạy theo».
Khổ đau làm bạn với tất cả mọi người: từ vua chúa ngự trị trên ngai vàng, đến
anh nông dân cùng đinh khố rách áo ôm, đều phải mang lấy mọi hình thức khổ đau
trong thân xác và tinh thần. Đau khổ không tránh né ai, cũng chẳng bao giờ biến khỏi
trần đời. Đối diện với đau khổ, là nỗi kinh hoàng đối với bạn trẻ, nỗi khiếp sợ đối với
người trưởng thành và là điều không thể chịu nổi đối với người lớn tuổi. Nhất là đứng
trước cái chết, hẳn ai cũng khiếp sợ. Khiếp vì chẳng ai có kinh nghiệm về cái chết.
Chẳng có ai thử chết bao giờ. Cái chết luôn là điều tăm tối, bế tắc, cùng đường và chấm
hết của kiếp người. Vì vậy, đứng trước những thách đố về sự dữ và đau khổ trong kiếp
nhân sinh, lắm khi ở vào một mức độ khốc liệt, con người bị rơi vào tuyệt vọng, không
lời giải đáp. Trải qua dòng lịch sử nhân loại, biết bao thế hệ đã bất lực trước những
huyền nhiệm của sự dữ và đau khổ, mà không có một lời giải đáp mỹ mãn, từ bất lực
1x. Vietnamnet-15:19 ngày 17/07/2014.
8
đó, con người đánh mất niềm tin vào một Thiên Chúa quan phòng hay ít ra niềm tin đã
bị đặt lại. Nếu mọi sự do và bởi Thiên Chúa quyền năng, tốt lành và hằng yêu thương
quan phòng cho vạn vật, vậy sự ác phải giải thích thế nào? Sự dữ từ đâu đến? Ai là
người chịu trách nhiệm về những sự dữ xảy ra trên thế giới này? Tại sao Thiên Chúa
giàu lòng nhân từ và rất mực xót thương lại không can thiệp mà để cho đau khổ xảy ra?
Nhiều người còn chua chát hơn nữa, đã hằn học kêu trách Thiên Chúa: “Làm sao để tôi
có thể yêu mến và đặt hết tin tưởng vào một Thiên Chúa thiện hảo và giàu lòng từ nhân,
nếu Ngài đã để cho tôi phải khóc lóc, đớn đau như vậy”2
? Đó là những câu hỏi muôn
thưở mà con người đặt ra để chất vấn Chúa. Nhất là khi đối diện với một thế giới toàn
cầu hoá, trào lưu chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa cá nhân và thực dụng, khuynh hướng tự
do, hưởng thụ và tương đối hoá như hiện nay, thì những vấn nạn đau khổ và sự dữ lại
càng là một thách đố gai góc hơn. Bởi vì con người tìm mọi cách, mọi phương tiện để
chạy trốn đau khổ, nhưng không thể tránh nổi và phải chấp nhận với số phận. Đức giáo
hoàng Benedicto XVI đã nói: “Chúng ta tìm cách ngăn chặn, chiến đấu với đau khổ,
như thể loại trừ ra khỏi thế giới. Ngay chính con người tìm cách chạy trốn, lẩn tránh tất
cả những gì mang ý nghĩa đau khổ, muốn loại bỏ khó nhọc và đau đớn của chân lý, tình
yêu và thiện hảo, họ lại rơi vào một đời sống trống rỗng, có lẽ bớt đau khổ, nhưng lại
có nhiều cảm nghiệm mơ hồ về sự vô nghĩa và hụt hẫng”3
.Vậy, những người tu trì bước
theo chân Chúa Giêsu để mô phỏng đời sống của Ngài, họ có thái độ nào khi phải đối
diện với đau khổ và sự dữ ? Họ đón nhận đau khổ trong sự quan phòng của Thiên Chúa
như thế nào? Họ phải làm gì để thăng tiến đau khổ và sự dữ thành Thiên ân?
Từ những lời chất vấn này, người viết đã chọn đề tài sau đây để tìm hiểu về
vấn đề đau khổ: Đau Khổ Trong Sự Quan Phòng Của Thiên Chúa Dười Cái Nhìn
Của Tu Sĩ. Đề tài sẽ được khai triển qua các phần chính sau:
I. Khái niệm về quan phòng và đau khổ
II. Nền tảng của niềm tin vào ơn quan phòng.
II. Đâu là nguyên nhân gây ra đau khổ?
IV. Thái độ của con người trước đau khổ.
V. Những tấm gương thăng hoa đau khổ thành Thiên ân.
2Lm: Lê Văn Quảng, Sức Mạnh Tình Yêu, Nxb Tôn Giáo, 2013,tr. 45.
3ĐGH Benedicto XVI, Thông Điệp Spe Salvi,số 37.
9
VI. Tu sĩ đón nhận đau khổ trong sự quan phòng của Thiên Chúa như thế nào?
VII. Một vài nhận định cá nhân về đề tài đau khổ
Với đề tài này, bản thân người viết chỉ mong cố gắng tìm hiểu và làm sáng
tỏphần nào vềnguyên nhân của đau khổ và đau khổ được đón nhận trong sự quan phòng
của Thiên Chúa như thế nào đối với các tu sĩ, chứ không ảo tưởng sẽ giải quyết hết mọi
vấn đề đau khổ và sự dữ.
Qua những gì sẽ trình bày trong đề tài này, người viết chỉ dựa vào mạc khải
của Thiên Chúa qua Thánh Kinh, suy tư của các giáo phụ, Giáo Lý Hội Thánh Công
Giáo, các nhà thần học, triết gia, cũng như thu thập các tài liệu và tổng hợp những quan
niệm khác nhau về vấn đề đau khổ và sự dữ, nhất là qua kinh nghiệm thực tế của cuộc
sống. Với mục đích và thao thức cầu mong chính bản thân, cũng như mọi người nói
chung, đặc biệt các tu sĩ nói riêng, khi gặp thử thách trong cuộc đời, thay vì than trách,
thất vọng, buông xuôi…, thì nên có cái nhìn lạc quan, tích cực, hy vọng, nhất là tìm ra
được ngay trong đau khổ một ý nghĩa và giá trị cho bản thân cũng như cuộc sống. Bên
cạnh đó, với niền tin Kitô giáo, đau khổ và cái chết không phải là một cái gì đó phi lý và
vô nghĩa của cuộc đời, nhưng nó là con đường, là phương thế để kết hợp với Đức Kitô
Thập giá, để từ đó ngang qua đau khổ mở ra một chân trời hạnh phúc và vinh quang.
10
I. KHÁI NIỆM VỀ SỰ QUAN PHÒNG CỦA THIÊN CHÚA
1. Quan phòng là gì?
Để định nghĩa quan phòng là gì, trước hết chúng ta cần phải hiểu từ ngữ quan
phòng được dùng để ám chỉ điều gì, từ ngữ này được hiểu như thế nào khi người ta
dùng nó để ám chỉ hoạt động của Thiên Chúa trong vũ trụ? Theo Jasques Lison, từ ngữ
quan phòng được hiểu theo truyền thống vốn dĩ chỉ thuộc tính những Thiên hướng qua
đó, Thiên Chúa chỉ huy vạn vật theo cứu cánh của chúng4
.
Từ “quan phòng” có nguyên ngữ từ Hy-lạp là pronoia và dịch qua La-ngữ là
providentia. Cả trong tiếng Hy-lạp lẫn La-tinh, từ quan phòng đều bắt đầu với giới từ
pro, giới từ này có nghĩa là: trước, trước kia, do chiếu cố đến, vì lợi ích của nó. Giới từ
pro được gép với động từ noein biến thành pronoia trong tiếng Hy-lạp và với động từ
videre biến thành providentia trong tiếng La-tinh. Pronoia hay providentia có nghĩa là:
thấy, nhìn thấy, tài trí, trong tư tưởng5
.
Do đó, ta có thể định nghĩa như sau: Theo quan niệm bình dân, quan phòng gợi lên
ý tưởng Thiên Chúa an bài xếp đặt, lo liệu mọi sự. Đồng thời cũng gợi lên ý tưởng về:
mệnh Trời, ý Trời, hoặc số phận, số kiếp, hay là nghiệp.
Từ Điển Công Giáo định nghĩa về quan phòng như sau:
Quan: Chú ý nhìn. Phòng: Gìn giữ.
Quan phòng: chý ý nhìn xem và gìn giữ.
Còn theo sách Giáo Lý Của Hội Thánh Công Giáo định nghĩa: “Sự quan phòng của
Thiên Chúa chính là những đường lối người xếp đặt để đưa vạn vật tới sự trọn hảo (số
302)”. Hay: “Quan phòng là những lo liệu của Thiên Chúa, trong khôn ngoan và tình
thương, để dẫn đưa mọi loài thụ tạo tới mục đích sau cùng của chúng là chính Ngài”6
.
Theo truyền thống thần học: “Quan phòng là việc Thiên Chúa xếp đặt và phối
trí, trong trí khôn từ muôn thuở, mọi sự cho phù hợp với những mục đích riêng của mỗi
vật và với mục đích chung của cả vũ trụ. Hay sự quan phòng là thuộc tính thiên linh chỉ
những thiên hướng qua đó Thiên Chúa chỉ huy những sự vật tạo dựng theo cứu cánh
của chúng. Sáng tạo là dựng nên vũ trụ vạn vật, tức là làm ra những cái chưa có. Còn
4 x. Jacques Lison, Sự Quan Phong Của Thiên Chúa Ngay Hôm Nay, Nxb Tôn Giáo. Chuyển ngữ: Lm.
Trần Văn Khuê, aa., tr. 6.
5 x. Jacques Lison, Sự Quan Phòng Của Thiên Chúa Ngày Hôm Nay, Nxb Tôn Giáo. Chuyển ngữ: Lm.
Trần Văn Khuê, aa., tr. 28.
6GLHTCG, số 321.
11
quan phòng là gìn giữ và bảo tồn vũ trụ vạn vật, tức là quản trị những gì đã có”7
.Còn
theo Điển Ngữ Đức Tin Công Giáo định nghĩa như sau: “Quan phòng hay thiện hữu là
việc Thiên Chúa, trong sự khôn ngoan và tình thương, đã an bài mọi sự”8
.
2. Sự quan phòng của Thiên Chúa trong Kinh Thánh
Đức tin của Giáo Hội vào một Thiên Chúa quan phòng được đặt trên nền tảng của
mạc khải trong Kinh Thánh. Quả vậy, trong Cựu Ước và Tân Ước là kho tàng mạc khải về
một Thiên Chúa yêu thương quan phòng con người và vạn vật.
2.1. Cựu Ước
Chính Thiên Chúa muốn mặc khải tình yêu của mình qua việc chọn dân riêng là
Israel giữa các dân tộc khác và đã ký kết với họ một giao ước vĩnh cửu (Gs 31, 31-37 ;
Ez 36, 26-29). Là dân được Thiên Chúa tuyển chọn riêng, nên Israel nhận biết quyền
năng của Thiên Chúa trên vũ trụ vạn vật, mà chính Ngài đã sáng tạo nên. Chính Israel
cảm nhận được sự che chở, tình yêu thương, quan phòng của Thiên Chúa luôn ở bên họ
trong từng biến cố của lịch sử, Ngài sắp đặt mọi sự trong vũ trụ (St 8,22), để hướng đến
giao ước (Dnl 11,13). Thiên Chúa khôn ngoan cai trị vũ trụ mà Người đã dựng nên.
Chúa là mục tử yêu thương, nuôi dưỡng và dẫn dắt dân riêng Ngài (Tv 105 và 106)9
.
Thiên Chúa quan phòng, như là sự bảo đảm căn cốt và vĩnh cửu cho con người
và sự tự do của con người trong vũ trụ, trong Cựu Ước cho thấy rõ điều này khi con
người nhìn nhận chính Thiên Chúa là khiên che, thuẫn đỡ, là thành luỹ vững vàng, là
núi đá không thể phá hủy được: “Lạy Chúa, con yêu mến Ngài, Ngài là sức mạnh của
con. Lạy Chúa, Ngài là núi đá, là thành luỹ của con, là Đấng giải thoát con. Lạy Thiên
Chúa, Chúa là núi đá nơi con trú ẩn, là khiên mộc che chở con, là Đấng cứu độ quyền
năng, là thành trì bảo vệcon”(Tv 18,3). Chính vịnh gia còn nói lên lòng tin tưởng và
phó thác cho Thiên Chúa quan phòng số mạng của mình: “Chúa là Đấng nắm giữ số
mạng con”(Tv 16,5).
Trong thời lưu đày, giữa cảnh gian truân, toàn dân Israel đã đặt niềm tin rất chắc
chắn vào Chúa quan phòng và che chở họ. Vì thế họ đã thưa lên với cả tâm can rằng:
“Lạy Chúa, xin nghe lời con cầu khẩn, tiếng con kêu, mong được thấu tới Ngài. Buổi
7Giải Thích Thần Học, Mầu Nhiệm Thiên Chúa Tạo Thành, 1995, tr. 289.
8Lm. Hồng Phúc. CSsR, Điển Ngữ Đức Tin Công Giáo, mục: quan phòng.
9 x. M. Vinh sơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, Sáng Tạo Và Quan Phòng. Học Viện Thần Học Xitô Thánh
Gia Việt Nam, 2012, tr. 185.
12
con gặp gian truân, xin Ngài đừng ẩn mặt, trong ngày con cầu cứu, xin Ngài lắng tai
nghe và mau mau đáp lời” (Tv 102,2-3).
Không chỉ các vịnh gia đã đặt niềm tin vào tình yêu quan phòng của Thiên Chúa,
mà tác giả sách Khôn Ngoan cũng cho chúng ta thấy một Thiên Chúa duy nhất quan phòng,
an bài và gìn giữ tạo vật và con người: “Thế nhưng lạy Cha,chính Cha mới quan phòng
hướng dẫn” (Kn 14,3a). Ngoài Ngài ra không có vị thần nào chăm lo đến muôn loài : “Vì
Chúa chăm sóc mọi loài. Ngoài Ngài ra, chẳng còn thần nào khác”(Kn 12,13), hay “Chúa
biểu dương sức mạnh đến mút cùng cõi đất, và cai quản vũ trụ cách nhân hậu” (x.Kn
8,1),“Nếu như Ngài Không muốn, làm sao một vật tồn tại nổi?Nếu như Ngài không cho
hiện hưu, Làm sao nó có thể được duy trì”? (Kn 11,25).
Riêng đối với con người, Isaia nói: “Lạy Chúa, Ngài cho chúng con được an cư lạc
nghiệp, vì hết mọi việc chúng con làm đều do Ngài thực hiện cho chúng con”(Is 26,12).
Không những con người mà đối với tạo vật, Người nuôi dưỡng, chăm lo. Chẳng hạn
trong Thánh Vịnh ca lên:“Lạy Chúa, muôn loài ngước mắt trông lên Chúa, và chính Ngài
đúng bữa cho ăn. Khi Ngài rộng mở tay ban, là bao sinh vật muôn vàn thoả thuê” (Tv 145,
15-16), hay “Chúa cho loài gia súc có đầy đủ thức ăn,bầy quả non kêu đói cũng luôn được
no mồi” (Tv 147,9)10
.
Qua mặc khải trong Cựu Ước, Thiên Chúa cho ta biết về một niềm tin vào sự
yêu thương quan phòng của Thiên Chúa được thể hiện qua dân riêng mà Ngài đã tuyển
chọn…Giờ đây người viết xin được tiếp tục tìm hiểu qua mặc khải trong Tân Ước về
tình yêu quan phòng của Thiên Chúa.
2.2. Tân Ước
Ngay trong chương trình cứu chuộc của Đức Kitô đã diễn tả và khai mở cho
chúng ta về tình yêu và sự quan phòng của Thiên Chúa Cha, vì như thánh Phaolô đã
viết:“Khi thời gian tới hồn viên mãn Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một
người đàn bà, và sống dưới Lề Luật, để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng
ta nhận được ơn làm nghĩa tử”(Gl 4,4-5). Qua câu nói này cho chúng ta thấy được ý
định đời đời của Thiên Chúa yêu thương trong sự quan phong, muốn cho mọi người
được cứu độ. Cũng chính thánh Phaolô nói tiếp:Thiên Chúa quan phòng là kế hoạch yêu
10Jasque Lison, Sự Quan Phòng Của Thiên Chúa Ngày Hôm Nay, Nxb Tôn Giáo, 2008. Chuyển ngữ: Lm.
Trần Văn Khuê, tr. 94.
13
thương, Thiên Chúa đã chọn lựa Đức Giêsu Kitô làm Đấng cứu độ và cho chúng ta
được thừa hưởng ân sủng, ban làm nghĩa tử của Ngài(x. Ep 1,3-10).
Việc Thiên Chúa yêu thương quan phòng được làm sáng tỏ và rõ nét nhất là qua
các tác giả Tin Mừng Mat-thêu và Luca. Chính các ngài đã ghi lại những lời Đức Giêsu
đã mạc khải cho loài người về tình yêu và quan phòng của Chúa Cha: “Vì thế anh em
đừng lo lắng tự hỏi: ta sẽ ăn gì, uống gì, hay mặc gì đây? Tất cả những điều đó, dân
ngoại vẫn tìm kiếm. Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần tất cả những thứ đó”(Mt
6, 31-33 ; Lc 12, 29-31). Không dừng lại ở đây, thánh Mat-thêu và Luca còn nhấn mạnh
và xác quyết hơn : “Hai con chim sẻ chỉ bán được một hào phải không ? thế mà không
một con nào rơi xuống đất ngoài ý của Cha anh em. Thì đối với anh em cũng vậy, ngay
đến tóc trên đầu anh em, người cũng đếm cả rồi”(Mt 10, 29-31 ; Lc 21,18)11
. Để xác tín
niềm tin sắt đá của mình một lần nữa vào sự quan phòng yêu thương của Thiên Chúa
hai tác giả sách Tin Mừng còn nói tiếp: “Anh em nhìn chim trời : chúng không gieo,
không gặt, không thu tích vào kho; thế mà Cha anh em trên trời vẫn nuôi chúng. Anh
em lại chẳng quý giá hơn chúng sao? Hỏi có ai trong anh em, nhờ lo lắng, mà kéo dài
đời mình thêm được dù chỉ một gang tay? Còn về áo mặc cũng thế, lo lắng làm gì? Hãy
ngắm xem hoa huệ ngoài đồng mọc lên như thế nào mà rút ra bài học: chúng không làm
lụng, không kéo sợi; thế mà, Thầy bảo thật cho anh em biết: ngay cả vua Sa-lô-môn, dù
vinh hoa tột bậc, cũng không mặc đẹp bằng một bông hoa ấy. Vậy nếu hoa cỏ ngoài
đồng, nay còn, mai đã quặng vào lò, mà Thiên Chúa còn mặc đẹp cho như thế, thì
huống hồ là anh em, ôi những kẻ kém tin”(Mt 6,26-30; Lc 12, 24-28)12
. Với niềm tin
xác tín vào tình yêu thương quan phòng của Thiên Chúa, thánh Phaolô đã nói lên cách
hùng hồn và mạnh mẽ qua diễn từ trước hội đồng Arêôpagô trong sách Công Vụ Tông
Đồ như sau: “Người cũng không cần được bàn tay con người phục vụ, như thể Người
thiếu thốn cái gì, vì Người ban cho mọi loài sự sống, hơi thở và mọi sự”(Cv 17,26), và
“Thật vậy, chính nơi Người mà chúng ta sống, cử động và hiện hữu”(Cv17,28). Cũng
với niềm xác tín đó, thánh Phaolô đã viết cho giáo đoàn Rôma để khuyên bảo và dạy họ
tin vào tình yêu quan phòng và ca tụng thánh ý nhiệm mầu của Thiên Chúa: “Vì muôn
vật đều do Người mà tồn tại và quy hướng về Người. Xin tôn vinh Thiên Chúa đến muôn
đời! A-men”(Rm 11,36). Có thể nói, sự quan phòng của Thiên Chúa được biểu lộ rõ nét
nhất và huy hoàng nhất trên thập giá.Trong cuộc khổ nạn, Đức Kitô đã sống khoảnh
11 x. Jacques Lison, Sự Quan Phòng Của Thiên Chúa Ngày Hôm Nay, NxbTôn Giáo. Chuyển ngữ : Lm.
Trần Văn Khuê, tr. 100-101.
12Thiên Chúa là Cha và Là Đấng Tạo Thành, Giáo Lý Dựa Trên Kinh Tin Kính Do Đức Thánh Cha
Gioan Phaolô II. Chuyển Ngữ : Nguyễn Đức Tuyên, Ngưỡng Nhân Ấu Nhi, tr. 300-301.
14
khắc của thất bại và của sự bỏ rơi cực độ nhất. Nhưng một cách chính xác, chính ở đó,
trong người Con của Ngài chịu đóng đinh, Thiên Chúa đã phá vỡ hận thù (x. Ep 2,16),
và làm cho điều thiện thắng điều dữ13
.
Như thế, qua Kinh Thánh, chính Đức Kitô đã mặc khải cho chúng ta một khuôn
mặt như một người Cha, luôn yêu thương, chăm sóc và giữ gìn cho công trình tạo dựng
của Người.Nhất là cho chúng ta thấy rõ được phẩm giá cao quý của mình là được làm
nghĩa tử của Người nhờ Đức Giêsu Kitô.
Qua những gì đã trình bày, Kinh Thánh cho chúng ta thấy rõ một Thiên Chúa
luôn yêu thương và quan phòng công trình sáng tạo của Người trong mọi thời gian và
qua từng biến cố. Vậy giờ đây người viết xin được làm rõ nét hơn về tình yêu quan
phòng của Thiên Chúa qua cái nhìn của các giáo phụ.
3. Theo các giáo phụ
Dựa vào Mặc khải, và kết hợp với năm tháng cầu nguyện, chiêm niệm, suy tư
một số giáo phụ cũng đã lãnh ân được sự khôn ngoan về sự quan phòng của Thiên Chúa
và đã trình bày cho chúng ta về việc Thiên Chúa quan phòng như sau14.
Thánh Justinô viết: “Vật tham phần thời khác và chính vật được vật đó tham
phần vào thời khác. Linh hồn tham phần sự sống vì Thượng Đế muốn nó sống. Một khi
Ngài không muốn nó sống nữa, là nó thôi không được tham phần nữa. Vì khác với
Thượng Đế, linh hồn không có sự sống bởi riêng mình”.
Tương tự như thế, thánh Irênê cũng nói: “Mọi vật đã bắt đầu có và chúng tồn tại
bao lâu Thượng Đế muốn cho chúng có và tồn tạo”.
Trong khi đó thánh Gioan Kim Khẩu viết: “Chúa lưu ý đến từng điều cho con
người. Phần ta, ta không thêm được gì cho thân ta, nhưng Chúa quan phòng làm hoàn
toàn đầy đủ mọi việc cho ta. Nếu không có Chúa quan phòng, thì mọi sự lo lắng vất vả
của chúng ta đều vô ích”. Đối với thánh Thomas Aquinô, ngài kết luận như sau: “Sự
quan phòng thuộc về Thiên Chúa, đó là điều thiết yếu. Quan phòng là kế hoạch của
chính Thiên Chúa, Đấng thiết lập sức mạnh của Ngài trong mọi sự, Ngài dự liệu tất
cả”
15
.
13 x. Jacques Lison, Sự Quan Phòng Của Thiên Chúa Ngày Hôm Nay, Nxb Tôn Giáo. Chuyển ngữ: Lm.
Trần Vă Khuê, aa., tr. 102.
14 x. Nguyễn Văn Hạnh, Thiên Chúa Sáng Tạo, Học Viện Đa Minh, 2005, tr. 80.
15 M. Vinh Sơn Liêm. Nguyễn Hồng Thanh, Sáng Tạo Và Quan Phòng. Học Viện Thần Học Xitô Thánh Gia
Việt Nam, 2012, tr. 185.
15
Thánh Basiliô lại dùng kiểu nói tỉ dụ và ví von để nói về tình thương Chúa quan
phòng các thụ tạo như sau: “Chúa cho bò ngựa có cỏ, thì lại cho con người có của cải
sinh sống. Chúa tạo nên mọi thứ là dự bị cho con người có đủ thức ăn… không có gì là
không có lý do hay tình cờ, nhưng là kết quả của tài khôn ngoan vô cùng”16
. Còn thánh
Augustinô đã đưa ra một lập luận vững chắc và đầy thuyết phục: “Thượng Đế không
phải như một kỹ sư xây nhà xong có thể bỏ đấy đi, vì nếu Ngài ngơi tay ra thì tất cả vũ
trụ sụp đổ”. Thánh nhân lại viết tiếp: “Sao tôi lại xin để Chúa ở trong tôi, trong khi tôi
không thể tồn tại nếu Chúa không ở trong tôi”? Theo ngài, đúng hơn phải nói: “Tôi
không thể tồn tại nếu tôi không ở trong Chúa, mà do đó, nhờ đó và trong đó tất cả mọi
vật tồn tại”17
.
4. Theo giáo lý Hội Thánh Công Giáo
Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo khẳng định, Thiên Chúa luôn quan phòng những gì
mà Ngài sáng tạo: “Sau khi sáng tạo, Thiên Chúa không bỏ mặc các thụ tạo của Người.
Người không chỉ ban cho chúng hữu thể và hiện hữu, Người còn luôn giữ gìn chúng hiện
hữu, cho chúng khả năng hành động và đưa chúng đến cùng đích”. Nhờ tình yêu không
giới hạn mà ngài vẫn hằng sắp xếp, điều khiển, gìn giữ, và hướng dẫn cũng như luôn tác
động thúc đẩy các tạo vật đạt đến sự hoàn hảo và cứu cánh mà Ngài đã định sẵn, đó được
gọi là việc Thiên Chúa quan phòng. Bởi vì: “Công trình sáng tạo có sự tốt lành và hoàn
hảo riêng, nhưng chưa hoàn tất khi được dựng nên. Vạn vật đang ở trong một “tiến trình”
hướng tới sự trọn hảo tối hậu do Thiên Chúa định sẵn”18
. Như vậy, qua Giáo Lý Hội
Thánh Công Giáo cho ta thấy một cách minh nhiên, Thiên Chúa không chỉ sáng tạo ra vạn
vật rồi bỏ mặc chúng. Nhưng Ngài còn quan tâm, săn sóc, bảo vệ cũng như điều hành
chúng bằng ý định và sự khôn ngoan của Ngài. Lý do mà các thụ tạo cần đến sự quan
phòng của Thiên Chúa vì bản chất của nó mỏng dòn và chưa hoàn thiện. Chúng không tự
mình tồn tại và đứng vững. Mà luôn lệ thuộc vào Thiên Chúa là nguyên nhân đệ nhất đã
sáng tạo nên chúng. “Tính bất tất của thụ tạo có ngay từ đầu và ám ảnh thụ tạo mãi, nên
muốn bổ túc cho nó có, cứ phải cần đến nguyên nhân đã làm cho nó ngay từ đầu. Chỉ
Thượng Đế mới tự mình có điều kiện để tự hữu và để luôn luôn có”19
.Điều này được Giáo
hội xác định một cách mạnh mẽ như sau: “Thụ tạo mà không có Đấng Tạo Hoá thì sẽ tan
16 Nguyễn Văn Hạnh, Thiên Chúa Sáng Tạo, Hoc Viện Đa Minh, 2005, tr. 79.
17 Jacques Lison, Sự Quan Phòng Của Thiên Chúa Ngày Hôm Nay, Nxb Tôn Giáo. Chuyển ngữ: Lm.
Trần Văn Khuê, tr. 107-110.
18GLHTCG, số 302.
19 Nguyễn Văn Hạnh, Thiên Chúa Sáng Tạo. Học Viện Đa Minh, 2005, tr. 80.
16
biến” (Gs 36,3); nó lại không thể đạt tới cùng đích tối hậu của mình nếu không có sự trợ
giúp của ân sủng”20
.
Do đó việc Thiên Chúa quan phòng trước hết là việc Thiên Chúa bảo tồn vạn vật do
Người đã sáng tạo: “Thật ra thì tác động bảo tồn và tác động sáng tạo chỉ khác nhau theo
quan điểm trí khôn thôi… tác động bảo tồn không phải là tác động mới, nhưng chỉ là tiếp
tục tác động sáng tạo mà thôi”21
.Do vậy, việc quan phòng còn biểu dương quyền năng và
sự khôn ngoan của Thiên Chúa nữa: “Sự quan phòng chính là Thiên Chúa lo liệu với sự
khôn ngoan và tình thương để dẫn đưa mọi thụ tạo tới cùng đích tối hậu của chúng”22
.
Còn về cách thức quan phòng, Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo nói: “Thiên Chúa
quan phòng, săn sóc mọi sự cách cụ thể và tiếp tục, từ những cái nhỏ nhất đến những biến
cố vĩ đại của thế giới và lịch sử. Nhưng để thực hiện, Thiên Chúa cần đến sự cộng tác của
nguyên nhân đệ nhị là các thụ tạo bằng cách trao quyền cho con người “làm chủ” trái đất
(x. St 1, 26-28) và cộng tác vào chương trình quan phòng qua cách vô thức = bản năng và
cách có ý thức = hành động có suy nghị, bằng lời cầu nguyện, bằng chính đau khổ của
mình(x. Cl 1, 24). Khi đó, họ hoàn toàn trở thành “những cộng tác viên của Thiên
Chúa”(x. 1Cr 3, 9), và của Nước Trời (x. Cl 4,11). Đây không phải là dấu hiệu của sự yếu
kém, nhưng là dấu của sự cao cả và lòng nhân từ vô biên của Thiên Chúa toàn năng. Vì
Thiên Chúa không chỉ cho các thụ tạo hiện hữu, nhưng cũng cho chúng phẩm giá tự mình
hoạt động, làm nguyên nhân và nguyên lý cho nhau, và nhờ đó mà cộng tác vào việc hoàn
thành ý định của Người”23
.
Như vậy, qua Kinh Thánh, quan niệm của các giáo phụ, và Giáo Lý Hội Thánh
Công Giáo, cho ta thấy được một Thiên Chúa rõ nét nhất về lòng nhân từ, săn sóc và quan
tâm đến vạn vật bằng một tình yêu không giới hạn và đặc biệt yêu thương con người với
tình phụ tử. Vậy phải hiểu thế nào về việc Thiên Chúa quan phòng và vấn đề đau khổ, sự
dữ? Sự dữ do đâu mà có? Giờ đây người viết xin được bước sang tìm hiểu vấn đề về đau
khổ và sự dữ.
20 GLHTCG, số 308.
21 Nguyễn Văn Hạnh, Thiên Chúa Sáng Tạo. Học Viện Đa Minh, 2005, tr. 80.
22GLHTCG, số 321.
23GLHTCG, số 303 -308.
17
II. KHÁI NIỆM VỀ ĐAU KHỔ VÀ SỰ DỮ
Thật là điều hết sức khó khăn, phức tạp và bí ẩn nhất khi con người đối diện với
vấn đề đau khổ và sự dữ. Thế nhưng, thực tế tất cả chúng ta đều phải đương đầu với vấn
nạn ấy một cách hết sức cụ thể, và thường là hết sức đau đớn. Đó là một kinh nghiệm
rất đa dạng, đặc biệt là những đau khổ (thể lý và luân lý), những cái chết do sức mạnh
thiên nhiên, hay do sự độc ác của con người gây ra. Và dù có một niềm tin theo triết học
hay tôn giáo, chúng ta cũng không thể tránh khỏi bị chất vấn một cách khủng khiếp và
đau đớn24
. Vậy đau khổ và sự dữ là gì? Chúng ta có thể định nghĩa một cách bình dân
về sự dữ như sau: Sự dữ là sự đau đớn. Sự dữ là bất cứ điều gì hại đến cơ thể. Sự dữ là
bất cứ sự thiếu sót nào của thiên nhiên hay sự dữ hệ tại trong sự thiếu vắng sự hoàn
hảo25
.Đau khổ là tình trạng đau đớn, khó chịu mà con người cảm thấy khi sự dữ xuất
hiện hay khi thiếu sự lành26
. Nhưng theo quan niệm của các triết gia thì, đi tìm cho đau
khổ và sự dữ một định nghĩa thật là điều hết sức khó khăn, vì giả như từ bản chất sự dữ
có hiện hữu thật, thì ta cũng chỉ có thể định nghĩa sự dữ qua một điều tốt đã bị sự dữ
làm giảm thiểu hay tổn hại. “Có thật chúng ta biết… sự lành là gì và sự dữ là gì không,
khi chúng ta luôn pha trộn với nhau không thể tách biệt được”? Etienne Borne đã đưa
ra nghi vấn đó. Ông còn lập luận: “Cần lưu ý là ta không bao giờ có thể định nghĩa sự
dữ một cách trực tiếp được. Không phải chỉ vì sự dữ luôn đi đôi với sự lành, nhưng còn
vì không thể kể ra một sự dữ mà không nhắc đến một sự lành”. Chính Lavelle cũng quả
quyết: “Sự dữ chính là thiếu sự lành”. Tuy nhiên, mặc dù theo quan niệm của các triết
gia, dù không thể định nghĩa sự dữ mà không liên hệ với sự lành, nhưng như thế không
có nghĩa là sự dữ không có thật. Nó không phải chỉ là tình trạng thiếu sự lành, nhưng
thỉnh thoảng người ta vẫn nói: “Các triết gia có thể hài lòng với những lập luận kiểu đó
một mình trong bàn giấy; nhưng họ sẽ nghĩ sao trước cảnh một bà mẹ vừa mới chứng
kiến con mình chết? Không, đau khổ là một thực tại kinh khủng và thật là quá lạc quan
đến mức không chịu được khi định nghĩa sự dữ…là một sự lành ở một mức độ nhỏ
hơn”27
.
24 x. Dominique Morin, Gọi Tên Thượng Đế, tr. 199.
25 x. Michael D. Moga, Trong Sự Tìm Kiếm Tôn Giáo Đích Thực. Triết Học Về Tôn Giáo. Nguyên tác: In
Search Of True Religion A Philosophy Of Religion, Nxb Phương Đông. Người dịch: Lm. Lê Đình Trị,
2013, tr. 185-190.
26 x. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam Uỷ Ban Giáo Lý Đức Tin Tiểu Ban Từ Vựng, Từ Điện Công Giáo
500mục từ, Nxb Tôn Giáo, 2011, tr. 104.
27Dominique Morin, Gọi Tên Thượng Đế, tr. 207-208.
18
1. Đau khổ và sự dữ
Trong kiếp sống nhân sinh nỗi kinh hoàng, sự ám ảnh hầu như mang lại nhiều
hoang mang cho con người có thể nói được đó là đau khổ và sự dữ. Vì vậy, triết lý nhà Phật
mới thốt lên rằng: “Đời là bể khổ”. Đúng thế, đã là người ai cũng có kinh nghiệm về sự ác
hay đau khổ của kiếp sống dương gian này. Bất kể là người trẻ hay các bậc tiền bối, người
giàu sang, quyền quý hay người mang thân phận bần cùng trong xã hội, tất cả đều phải kinh
qua những đau khổ, như: Bệnh tật, thiên tai, chiến tranh, khủng bố, nghèo đói…
Năm 1940 Phát xít Đức đã gieo kinh hoàng và đau khổ cho cả thế giới qua việc sát
hại hàng loạt những người vô tội bằng nhiều hình thức vô nhân đạo như: Dùng phòng hơi
ngạt, cho uống và chích thuốc độc, dùng lò thiêu sống, bỏ đói và rét cho đến chết. Theo kế
hoạch huỷ diệt người Do Thái và tù nhân chính trị, trùm phát xít Hitler đã cho xây một nhà
tù, tên gọi là Auschwitz. Từ đó Auschwitz đã trở thành “lò giết người hàng loạt” lớn nhất
trong lịch sự nhân loại28
.Theo thống kê có khoảng 6 triệu người bị giết tại đây, đa số là
người Do Thái29
. Đây là một biến cố tang thương và đau khổ bao trùm mọi nơi trên thế
giới. Mọi người nói chung và dân Do Thái nói riêng đều phẩn uất và lên án vụ tàn sát đó
cho đến ngày nay.
Năm Ất Dậu 1945, dân Việt Nam trải qua một nạn đói kinh hoàng. Có đến khoảng
2 triệu người phải chết đói trong tuyệt vọng vì không có miếng ăn, với sự lạnh giá thấu
xương của thời tiết. Đây là một biến cố mà con người luôn rùng mình và căm hận mỗi khi
họ phải chứng kiến những hình ảnh bi thương nhất của những người nằm giơ xương chờ
chết.
Gần đây nhất, vào thứ ba ngày 11 tháng 9 năm 2001, nhóm khủng bố Osama Bin
Laden đã cướp bốn chiếc Boeing 767 và chỉ trong một giờ đồng hồ đã làm nổ tung hai ngọn
tháp chọc trời của trung tâm thương mại thế giới này. Tổng số thương vong trong cuộc
khủng bố này trên ba ngàn người, gồm nhiều quốc gia, trong số đó có rất nhiều chuyên gia
lỗi lạc về các nghành kinh tế, tài chánh, ngân hàng, kỹ thuật và quân sự. Biến cố này không
chỉ làm chấn động nước Mỹ, mà còn làm rúng động cả thế giới, và phải còn rất lâu người ta
mới có thể nguôi ngoai nỗi đau30
.
28 x. Michel Rondet S.j., Lời Thì Thầm Của Chúa hay những nẻo đường khác nhau trong hanh trình tâm linh,
Nxb Tôn Giáo. Chuyển ngữ: Lm. Đặng Xuân Thành, tr. 54-57.
29 x. Giuse Đinh Thanh Bình.Lạy Chua! Tại Sao Ngài Im Lặng? Tủ Sách Dân Chúa, 1995, tr. 93.
30x.Thiên Phúc, Hạnh Phúc Thật. Lạy Chúa Giêsu Con Tín Thác Vào Chúa, 2007, tr. 46.
19
Đứng trước những tiếng khóc bi ai trong đau thương, bất công và mất mát của cuộc
đời, rất nhiều câu hỏi được đặt ra xung quanh vấn đề về sự hiện hữu, quan phòng yêu
thương của Thiên Chúa, như: Có Thiên Chúa không? Nếu thật sự có Thiên Chúa thì Ngài ở
đâu khi sự dữ xảy ra? Hoặc nếu Thiên Chúa đầy tình thương và giàu lòng nhân hậu thì tại
sao Ngài lại không ngăn chặn sự ác… Những vấn nạn liên tục được đặt ra và đã có rất
nhiều người không thể tìm được câu trả lời thoả đáng cho mình. Chính vì thế biết bao người
đã đánh mất niềm tin, hay ít ra niềm tin vào một Thiên Chúa quyền năng và yêu thương bị
nghi ngờ. Để làm rõ những thắc mắc trên, người viết xin được bước sang mục phân biệt các
loại sự dữ.
2. Phân loại sự dữ
Khi đề cập đến vấn đề đau khổ và sự dữ, thường người ta phân loại ra hai khía
cảnh đó là, sự dữ đến từ thiên nhiên và luân lý.
2.1. Sự dữ thiên nhiên
Khi nói tới sự dữ thiên nhiên, con người luôn đi tìm và đặt ra cho mình
những câu hỏi: Tại sao thiên nhiên luôn xẩy ra những biến cố động đất, lũ lụt, dịch
bệnh…? Có thể trả lời cho những thắc mắc của con người về những bất toàn của
thiên nhiên là do con người đã lạm dụng tự do để khai thác thiên nhiên một cách bừa
bãi và thiếu khoa học. Đây có thể được coi là nguyên nhân chính hay nói nhẹ hơn là
một phần. Ngoài ra còn có những sự dữ nằm ngoài và độc lập với ý chí con người đã
làm phát sinh ra đau khổ cho con người như: Sóng thần, động đất, bão lụt, hạn hán,
nghèo đói… dù muốn dù không, chúng ta phải nhìn sự dữ thiên nhiên hiện hữu thật
sự và dương như nó nằm ngay trong cơ cấu của vũ trụ bất toàn.
Cho dù biết bao nhiêu nhà khoa học, thiên văn học qua mọi thời đại cất công
nghiên cứu tìm hiểu nhưng vẫn không thể hiểu thấu được tại sao vũ trụ lại bất toàn? Và
với niềm tin tôn giáo vào Thiên Chúa hay Thượng Đế cũng không ngừng tìm hiểu do
đâu mà Thiên Chúa hay Thượng Đế chấp nhận cho một số sự kiện xấu xẩy ra. Tại sao
Thiên Chúa không dựng nên một vũ trụ hoàn hảo đến độ không có sự dữ đó? Để trả lời
cho những vấn nạn con người luôn thao thức đi tìm, niềm tin của Kitô Giáo đã xác
quyết: “Theo quyền năng vô cùng của Ngài, Thiên Chúa có thể tạo nên một cái gì tốt
hơn, nhưng trong sự khôn ngoan và tốt lành của Ngài, Thiên Chúa đã muốn tự do sáng
tạo một vũ trụ “trong trình trạng đang tiến tới” sự toàn hảo tối hậu của nó… như vậy
20
bao lâu sự sáng tạo chưa đạt tới mức toàn hảo của nó, thì cùng với sự thiện vật lý sẽ có
những sự ác vật lý”31
.
Dù muốn dù không, con người cũng phải thừa nhận rằng chúng ta đang sống
trong một thế giới đã sa ngã, và con người phải chịu những thiên tai đáng lẽ không xẩy
ra nếu con người không chống lại Thiên Chúa cũng như không làm trái với quy luật tự
nhiên.
Bên cạnh đó, đối với lập trường Kitô giáo chưa bao giờ giả định rằng Thiên
Chúa có ý định tạo nên thế giới mà trong đó con người có thể tận hưởng tối đa các lạc
thú và chịu đau khổ tối thiểu. Trái lại, thế giới này chỉ được coi như là nơi mà con người
phải vất vả để trở thành một hữu thể tự do, và phải đối diện với những nhiệm vụ và
thách đố đến từ môi trường sống, để trở thành con cái Thiên Chúa. Thật vậy, một số
giáo phụ đã có những suy tu thần học về việc Thiên Chúa có ý định sáng tạo liên tục,
chẳng hạn như thánh Irênê. Gợi hứng từ tư tưởng của thánh Phaolô, ngài dạy rằng:
“Con người được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa, nhưng chưa phải là một tác
nhân tự do và trách nhiệm giống như Thiên Chúa”, giới hạn này chỉ có thể được Mặc
khải nơi Đức Giêsu Kitô. Với tất cả gai góc của nó, thế giới này chính là nơi mà tiến
trình tạo dựng được diễn ra liên tục cho tới khi (nên giống Thiên Chúa).32
Trong tâm khảm mọi người, ai ai cũng mong ước một thế giới vẹn toàn, là một
thiên đàng trong đó không có đau khổ, chết chóc, lo âu, phiền muộn… Thế nhưng, thử
hỏi rằng nếu thế giới này là một thiên đàng, trong đó không có đau khổ và phiền muộn
thì hậu quả sẽ thế nào? Chúng ta hãy giả định rằng, chúng ta đã sống trong một thế giới
ở đó Thiên Chúa không ngừng can thiệp để ngăn cản đau khổ và sự dữ. Sự ngăn cản này
đòi hỏi một sự loại bỏ tất cả những luật lệ tự nhiên phổ quát. Thiên Chúa sẽ lấy đi nhiệt
của lửa, phòng trường hợp khi chúng ta đưa tay vào lửa. Ngài sẽ thay đổi bản tính của
nước khi một ai đó ở trong sự nguy hiểm của việc chết chìm. Sự sắc bén của con dao sẽ
biến mất khi có sự nguy hiểm cho một ai đó bị cắt bởi con dao. Thuốc lá không còn là
nguyên nhân của bệnh ung thư phổi… Sự can thiệp như thế của Thiên Chúa vào trong
luật lệ tự nhiên để ngăn cản đau khổ sẽ tạo nên một thế giới trong đó thiên nhiên hoàn
toàn không thể đoán trước được. Vì vậy, trong thế giới này không có chỗ cho khoa học
và bất kỳ sự phát triển kỹ thuật. Đi xa hơn, nếu như Thiên Chúa can thiệp không ngừng
vào trong đời sống con người để ngăn cản đau khổ và để tạo nên hạnh phúc tối đa.
Trong một thế giới như thế không có hành động nào của sự dữ có thể gây ra những hậu
31GLHTCG, số 310.
32x. John Hick, Triết Học Tôn Giáo. Dịch giả: Lm. Nguyễn Thịnh Phước, tr. 67.
21
quảgây hại. Sự gian lận không phá huỷ xã hội, sự phản bội không mang đến đau khổ
cho bất kỳ cá nhân nào… Trong một thế giới như thế không có sự phát triển đặc tính
luân lý của con người. Sẽ không cần đến nhân đức can đảm, kiên nhẫn và bền chí. Tách
biệt khỏi mọi đau khổ, tình yêu của con người không bao giờ có thể phát triển, không có
chổ cho sự hy sinh bản thân và quan tâm đến người khác33
. Có thể nói, khi loại bỏ các
vấn nạn, khó khăn và những quy luật thiên nhiên, đời sống sẽ trở thành dễ chịu. Nhưng
trái lại, đời sống con người đánh mất đi giá trị và ý nghĩa của nó, từ đó con người chỉ
sống một cách vật vờ và không có mục đích vươn tới. Con người luôn đặt ra câu hỏi:
Tại sao vũ trụ bất toàn, đau khổ, chết chóc, và các điều xấu Thiên Chúa vẫn cho xẫy ra?
Là vì, con người không tưởng tượng hay chưa có khả năng để nhận ra đâu là lý do mà
Thiên Chúa cho phép chúng xẩy ra. Như một đứa bé, không phải lúc nào nó cũng hiểu
rõ và nhận biết rằng những lý do mà cha mẹ nó không cho phép hay cấm nó không được
làm việc này hay việc kia.
Tóm lại, điểm thiết yếu nhất để giải quyết các vấn nạn thiên nhiên là phải nhìn
nhận rằng, khi nói đến Thiên Chúa là Đấng toàn năng, chúng ta không có ý nói Ngài có
khả năng làm bất cứ điều gì ta tưởng tượng ra. Đúng vậy, chính Kinh Thánh khẳng định
rằng: “Đối với Thiên Chúa mọi sự đều có thể được” (Mt 19,26). Tuy nhiên, Kinh Thánh
cũng khẳng định rằng, có một số điều Thiên Chúa không thể làm vì nó đi ngược với bản
tính và sự trung tín của Ngài như: “Với niềm hy vọng được sự sống đời đời mà Thiên
Chúa, Đấng không hề nói dối đã hứa từ thuở đời đời” (Tt 1,2), hay “Vì Thiên Chúa
không thể bị cám dỗ phạm tội” (x. Gc 1,13). Nói cách khác, Ngài không thể làm bất cứ
điều gì “ngược lại” với bản chất công chính, thánh thiện của Ngài. Ngài cũng không thể
làm những gì trái với bản chất hợp lý của Ngài trong một thế giới trọng lý lẽ. Chắc chắn
Thiên Chúa cũng không làm trái với những quy luật thiên nhiên mà Ngài đã ban cho
chúng. Đặc biệt, Thiên Chúa không bao giờ làm những gì phi lý và vô nghĩa34
.
Dựa vào những chứng lý trên, chúng ta có thể kết luận rằng, Thiên Chúa không
thể loại trừ sự dữ và đồng thời Ngài cũng không làm cho nó trở nên vô hiệu đối với sự
hoàn thành những mục đích quan trọng khác. Chúng ta đã tìm hiểu về sự dữ thiên nhiên
gây ra, giờ đây người viết xin được bước sang sự dữ luân lý.
33 x. Michael D. Moga, Trong Sự Tìm Kiếm Tôn Giáo Đích Thực. Triết Học Về Tôn Giáo. Nguyên tác: In
Search Of True Religion A Philosophy of Religion, Nxb Phương Đông. Người dịch: Lm. Lê Đình Trị,
2013, tr. 220-222.
34 x. Giuse Đinh Thanh Bình, Lạy Chúa! Tại Sao Ngài Im lặng. Tụ Sách dân Chúa,1995, tr. 62-63.
22
2.2. Sự dữ luân lý
Theo niềm tin Kitô giáo thì tất cả hình thức của tội lỗi là do con người đi
ngược lại ý muốn hay kháng cự lại tình yêu Thiên Chúa. Khi con người bất tuân với
Đấng chân thiện mỹ là lúc con người chiều theo điều xấu và tạo nên những sự dữ
luân lý, một điều không bao giờ Thiên Chúa tạo nên35
.Còn theo quan niệm của John
Hick: “Sự dữ luân lý là sự dữ mà con người gây ra như: sự tàn nhẫn, sự bất công,
sự xấu xa, những suy nghĩ và hành xử đồi bại”36
.
Lập luận trên được chứng thực qua những biến cố thương tâm đã xẩy ra trong
thế giới như: Thế chiến thứ I và thế chiến thứ II, những lò thiêu hay hầm chết ngạt trong
các trại tập trung của Đức quốc xã thời Hitler, cuộc khủng bố kinh hoàng xẩy ra ớ Mỹ
vào Ngày 11 tháng 9 năm 2001… Cũng có thể kể đến những cái chết thương tâm và bi
ai của hàng triệu triệu thai nhi đã bị chính bàn tay vô nhân đạo của các đấng bậc sinh
thành giết đi ngay khi còn chưa chào đời. Thật vậy, chúng ta phải nhìn nhận rằng, tội ác
luân lý luôn là những hậu quả của việc con người lạm dụng tự do mà chính Thiên Chúa
ban, để quay lưng và chống lại ý muốn tốt lành của Thiên Chúa.
Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo viết: “Các thiên thần và con người, những
tạo vật thông minh và tự do, phải đi tới cùng đích tối hậu của mình bằng một lựa chọn
tự do, trách nhiệm và bằng niềm ưu ái. Vậy họ có thể lạc đường. Sự thật thì họ đã phạm
tội, do đó sự ác tinh thần đã đi vào thế gian”37
. Tội lỗi của con người đã gây ra không
phải do Thiên Chúa dựng nên. Thật vậy: “Thiên Chúa không phải là nguyên nhân của
sự ác tinh thần chút nào, dù cách trực tiếp hay gián tiếp. Tuy nhiên, Ngài cho phép như
thế để tôn trọng sự tự do của tạo vật của Ngài”38
.
Việc liên kết tự do con người với khả thể, và giờ đây đã trở thành hiện thực, con
người phạm tội, soi sáng rất nhiều cho ta về những nỗi thống khổ nhân loại đã phải gánh
chịu. Vì phần lớn những đau khổ của con người là đến từ những hành vi vô nhân đạo,
hay do con người không làm tròn trách nhiệm của mình. Những đau khổ đó như:
Nghèo đói, áp bức, bách hại, chiến tranh và mọi thứ bất công xẩy ra trong xã hội. Một
câu hỏi luôn đặt ra là, tại sao Thiên Chúa không sáng tạo nên con người tốt lành, thánh
thiện và toàn diện đến nỗi không thể phạm tội?
35 x. George A. Maloney, S..J., Nơi Chúa Giêsu Chúng Con Tín Thác, tr. 246.
36 John Hick, Triết Học Tôn Giáo. Người dịch: Nguyễn Thịnh Phước, tr. 66.
37 GLHTCG, số 311.
38 GLHTCG, số 311.
23
Để trả lời cho thắc mắc vừa đưa ra, người viết xin được quay về với quan niệm
của Kitô giáo. Kitô giáo luôn coi sự dữ luân lý trong tương quan tự do và trách nhiệm
của con người. Là một nhân vị có tự do và tự chủ, phải chịu trách nhiệm lấy vận mạng
của mình thông qua những quyết định. Vì vậy, không ai trong loài người dám vỗ ngực
và đảm bảo trước được rằng, một tác nhân luân lý sẽ không bao giờ chọn sai. Như vậy,
khả năng làm điều xấu hay phạm tội không thể tách rời khỏi việc tạo nên những con
người hữu hạn. Vậy tại sao Thiên Chúa không dựng nên con người có tự do nhưng
không thể phạm tội? Nếu như ta hiểu hành vi tự do là hành vi không bị cưỡng bức từ
bên ngoài, nhưng nó xuất phát chính từ bên trong hay ngay từ bản tính của tác nhân, khi
họ phản ứng lại hoàn cảnh họ sống. Tuy nhiên sẽ mâu thuẫn khi nói rằng Thiên Chúa đã
tạo nên chúng ta để chúng ta buộc phải hành động theo một cách thức nhất định, và
chúng ta thực sự là những nhân vị độc lập với Thiên Chúa. Nếu như mọi tư tưởng và
hành động của chúng ta đã được Thiên Chúa tiền Định, thì dù chúng ta thấy mình có vẽ
tự do và có trách nhiệm đến mấy đi nữa, chúng ta không thể nào tự do và chịu trách
nhiệm luân lý trước mặt Thiên Chúa, nhưng trái lại, lúc đó chúng ta chỉ là những con rối
của Thiên Chúa.
Tóm lại, Thiên Chúa có dư quyền năng để sáng tạo nên bất cứ loài thọ tạo nào ta
có thể nghĩ ra. Nhưng nếu thụ tạo đó không có tự do luân lý, thì dù thụ tạo đó có trổi
vượt con người đến mấy đi nữa, thì chúng ta cũng không coi đó là những ngôi vị. “Khi
chúng ta hỏi tại sao Thiên Chúa lại không tạo nên những thụ tạo như thế thay vì con
người, câu trả lời truyền thống chỉ có ngôi vị, theo một nghĩa nào đó có ý nghĩa, mới có
thể trở thành “con cái Thiên Chúa”, có khả năng đi vào tương quan hữu vị với Đấng
Tạo Hoá qua sự đáp trả tự do không bị cưỡng chế trước tình yêu của Thiên Chúa”39
.
39 John Hick, Triết Học Tôn Giáo. Dịch giả: Lm. Nguyễn Thịnh Phước. Tr 65.
24
III. NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY RA ĐAU KHỔ VÀ SỰ DỮ
1. Phải chăng đau khổ và sự dữ đến từ Thiên Chúa?
Vấn đề về sự dữ luôn là những nhức nhối và băn khoăn đối với mọi người. Nhất
là vấn nạn: Phải chăng sự dữ đến từ Thiên Chúa? Thật vậy, Carl Jung, đồ đệ của
Simund Freud cũng đã đặt ra những thắc mắc về Thiên Chúa là nguyên do phát sinh sự
dữ như: Phải chăng Đấng tối hậu cũng mang trong mình hai khuôn mặt? Phải chăng sự
dữ bắt nguồn từ Ngài? Bởi vì nếu sự dữ hiện hữu thì hẳn nó phải là cái gì phát xuất từ
nơi Ngài. Để trả lời cho những thắc mắc này, Đức Giáo Hoàng Bênêdictô XVI đã dùng
lời nói của Thánh Gioan để nói về thực tại của bóng tối và phẩm tính nơi Thiên Chúa:
“Thiên Chúa là ánh sáng, nơi Người không có một chút bóng tối nào” (Ga 1,5); mà
bóng tối tượng trưng cho sự dữ và quyền lực tối tăm. Vì thế, có thề khẳng định bóng tối
(sự dữ) đến từ một thế lực khác ngoài Thiên Chúa, chứ không phải đến từ Thiên Chúa.
Ma quỷ hay sự dữ không thể ở gần hay ở nơi Thiên Chúa. Vậy sự dữ phát xuất từ đâu?
Nếu sự dữ không do Thiên Chúa tạo ra thì làm sao nói Thiên Chúa là Đấng tác tạo mọi
sự? Chính Giáo Hoàng Bênêdictô XVI lại khẳng định: “Sự dữ không phải là một tạo vật
mới. Nó không phải là một cái gì tự sinh tồn nhưng tự bản chất nó là phủ định, là sự
huỷ diệt thụ tạo. Nó không phải là một hữu thể vì hữu thể chỉ phát xuất từ nguồn của
mọi hữu thể. Nó là một cái không. Sự dữ không phải là một thụ tạo riêng lẻ. Nó là một
thứ cây tầm gửi. Nó sống nhờ kẻ khác và cuối cùng nó sẽ tự giết nó”40
. Cho nên, dù sự
dữ có đó, hiện hữu đó,và vẫn đang hoành hành giữa thế giới con người, thì Thiên Chúa
cũng luôn quan phòng mọi sự và dẫn đưa vạn vật đến cùng đích tối hậu của chúng. Hay
nói như thánh Thomas Aquinô: “Thiên Chúa sắp xếp mọi sự đều hướng về cứu cánh tối
hậu của chúng là sự tốt lành của Thiên Chúa”41
.
Tuy nhiên, khi gặp sự dữ và đau khổ con người thường chỉ nghĩ ra một Thiên Chúa
theo như họ quan niệm và đòi hỏi Thiên Chúa đó phải đáp ứng những nhu cầu của họ; một
vị Thiên Chúa luôn tiêu diệt kẻ dữ và thưởng công cho người lành. Thiết tưởng nếu có một
vị Thiên Chúa như thế, thì vị Thiên Chúa đó đã bị chính con người đóng khung. Trái lại,
Thiên Chúa không như con người nhìn nhận. Ngài không chỉ là một Thiên Chúa công bình
nhưng còn đầy tình thương hay tha thứ. Ngài không chỉ là một Thiên Chúa toàn năng mà
thôi, nhưng Ngài là một Thiên Chúa nhân hậu và từ bi, nhẫn nại, giàu lòng xót thương (x.
40 Joseph Raszinger, Đức Giáo Hoàng Bênêdictô XVI, Thiên Chúa và Trần Thế, Nxb Tôn Giáo. Người
dịch: Phạm Hồng Lam, 2011, tr. 129-130.
41 M. Vinh Sơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, Sáng Tạo Và Quan Phòng. Học Viện Thần Học Xitô Thánh Gia
Việt Nam, 2012, tr. 185.
25
Tv 85; 103), hay “Ngài đã cho mặt trời mọc lên soi sáng người lành cũng như kẻ dữ và cho
mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất lương”(Mt 5,45). Cho nên, trong vấn đề
đau khổ và sự dữ, con người thường bị cám dỗ có xu hướng kéo Thiên Chúa ngang hàng
với mình, tạo ra cho mình một vị Thiên Chúa đầy quyền năng nhưng hoạt động theo như ý
họ muốn. Đó không phải là đường lối của Thiên Chúa cũng như không phải cách Thiên
Chúa hành động.
Một số không nhỏ, nếu không muốn nói là tất cả mọi người, khi ở trong cuộc sống
thịnh vượng, mọi sự đều an bình, xuôi thuận thì không ai kêu ca, trách móc, cầu khẩn hay
nhớ đến để tạ ơn Thiên Chúa. Nhưng khi gặp gian nan, đau khổ, thử thách thì người ta bắt
đầu khấn vái, kêu cầu Ngài giúp sức, phù hộ, nếu không được như ý mình xin thì quay lại
chống đối, trách móc. Tuy nhiên dù con người cầu khẩn hay trách cứ thì Thiên Chúa vẫn có
đó, vẫn hiện hữu. Thật vậy “Danh Thánh Thiên Chúa khắc sâu vào lòng lịch sử các niềm
hy vọng và các nỗi đau khổ của nhân loại. Chính trong lịch sử nhân loại mà có khi danh
thánh trở nên chói loà vang dội, có lúc lại tàn lụi, khi thì được tôn kính, lúc khác lại bị phủ
nhận, nhưng không bao giờ bỏ quên”42
. Cho nên nếu nói sự dữ đến từ Thiên Chúa thì
không đúng, vì sự dữ và đau khổ là sự khiếm khuyết của sự thiện hảo; mà Thiên Chúa là
Đấng thiện hảo trọn vẹn. Vì vậy, sự dữ và đau khổ không thể đến từ Ngài. Nếu sự dữ và
đau khổ đến từ Thiên Chúa thì tại sao Đức Giêsu lại trừ quỷ và chữa bệnh cho con người43
?
Chúng ta phải khẳng định đau khổ và sự dữ không bắt nguồn từ Thiên Chúa, và
Ngài cũng không tạo ra đau khổ, cũng như không gây nên bất công, bởi vì Ngài là tình yêu
“Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga 4,16), và là sự công bằng vô biên44
.Chính Đức Thánh Cha
Bênêdictô XVI đã xác quyết như sau: “Không thể nói Chúa tạo ra Satan. Câu chuyện về
Luxiphe muốn nói lên rằng không phải Chúa tạo nên các thế lực sự dữ. Các thế lực này
xuất hiện rõ nét trong câu chuyện Đức Giêsu trừ quỉ. Chúa chỉ tạo nên thần lành”45
.Hay
như thánh Giacôbê đã nói: “Nơi Chúa không hề có sự dữ, Người không bao giờ thử thách
ai. Mỗi người khi bị thử thách là do dục vọng của mình lôi cuốn, và dùng mồi mà bẫy. Một
khi dục vọng đã cưu mang thì sinh ra tội, còn tội, khi đã phạm rồi thì sinh ra cái chết… Mọi
42 Herbert Vorgrimler, dẫn nhập, tuyển chọn và giới thiệu trong bộ Texte Zur Theologie Dogmatik, Thiên
Chúa LuậnQua Các Tác Giả, tr. 105.
43 x. Joseph Ratzinger Đức Giáo Hoàn Bênêdictô XVI, Thiên Chúa Và Trần Thế, Nxb Tôn Giáo. Người dịch:
Phạm Hồng Lam, tr. 126.
44 x. Thiên Phúc, Nữ Thánh Giữa Đời Thường. 30 Câu Chuyện, Suy Niệm và Cầu Nguyện, 1997, tr. 50-51.
45 Joseph Ratzinger Đức Giáo Hoàn Bênêdictô XVI, Thiên Chúa Và Trần Thế, Nxb Tôn Giáo. Người dịch:
Phạm Hồng Lam, tr. 126.
26
ơn lành, mọi phúc lộc hoàn hảo đều do từ trên, đều tuôn xuống từ Cha, là Đấng dựng nên
tinh tú, nơi Người không có sự thay đổi, cũng không hề có sự chuyển vần khi tối, khi
sáng”(Gc 1, 13-17). Tóm lại, Thiên Chúa không bao giờ tạo ra tàn tật, bệnh hoạn, chết
chóc, thất bại, nhục nhã… Vì Thiên Chúa đã yêu cho đến chết để cứu chúng ta. Một Thiên
Chúa đã yêu đến thế, không thể có bóng tối của quỷ dữ nơi Người được46
.Nếu vậy thì tại
sao có đau khổ và sự dữ? Phải chăng đau khổ và sự dữ đến từ ma quỷ? Để làm sáng tỏ vấn
nạn này, người viết xin được trình bày mục “đau khổ và sự dữ đến từ ma quỷ”.
2. Đau khổ và sự dữ đến từ ma quỷ
Khi đề cập đến ma quỷ, chúng ta không cần tìm chứng cứ để chứng minh có ma
quỷ thật hay không, mà tìm hiểu xem có phải sự dữ, sự ác đến từ ma quỷ hay không ?
Chúng ta có thể khẳng định chắc chắn là ma quỷ có thật, và chúng hoạt động trong thế
giới để làm hại con người. Nhưng chúng chỉ được phép làm hại con người trong một
phạm vi mà Thiên Chúa cho phép. Điều này ta thấy rõ trong sách Gióp: “Được, nó
thuộc quyền ngươi, nhưng người phải tôn trọng mạng sống nó” (G 2,6). Ma quỷ luôn
tấn công dụ dổ con người phạm tội vì ma quỷ là kẻ gian ác, với lòng phân bì, chúng nỗ
lực ngăn cản không cho loài người tiến tới, nhưng phải hư vong; chúng tìm mọi cách để
tiêu diệt loài người. Cho nên cám dỗ là việc của ma quỷ47
. Còn theo các nhà thần học,
ma quỷ thường xuyên lôi kéo con người đi trệch con đường cứu độ mà Thiên Chúa đã
vạch ra cho họ. Theo thánh Thomas Aquinô: “Ma quỷ không thể biến đổi ý chí nhưng
có thể biến đổi những năng lực hạ cấp của con người, do đó dù ý chí không bị nó cưỡng
bức nhưng bị khuých đảo”48
.Dựa vào quan điểm của thánh Thomas Aquinô và mặc khải
của Thánh Kinh ta có thể nói, không phải mọi tội ác đều do ma quỷ cám dỗ con người.
Chính trong Cựu Ước nhấn mạnh chân lý này: Con người hoàn toàn lệ thuộc vào Thiên
Chúa, con người luôn luôn có thể chống lại sự dữ. Như thế, quyền lực của Satan không
phải là bất khả phản kháng. Trong sách Huấn Ca có nói: “Khi người vô đạo chửi rủa
Satan, nó rủa chính mình”(Hc 21,27). Đây là câu nói bằng chứng, nhằm ngăn ngừa tư
tưởng sai lầm là đổ lỗi cho Satan khi chính bản thân mình đã phạm luật Chúa49
.Trong
Kinh Thánh chính Đức Giêsu cũng khẳng định: “Từ lòng người phát xuất những ý định
tà dâm, trộm cướp, giết người, ngoại tình…” (Mt 15,19). Còn thánh Giacôbê nói:
“Nhưng mỗi người có bị cám dỗ, là do dục vọng của mình lôi cuốn và dùng mồi mà
bắt”(Gc 1,14). Trong con người có đủ nguyên nhân của tội lỗi, là tính tự do dự quyết,
46 x. Stan Rougier, Những cuộc hẹn của Thiên Chúa. Chuyển ngữ: Thérèse Trần Thiết, tr. 218. 244.
47 x.Giải Thích Thần Học, Mầu Nhiệm Thiên Chúa Tạo Thành, 1996, tr. 204.
48 Thánh Thomas Aquinô, Tổng Luận Thần Học về việc Thiên Chúa cai quản vũ trụ. Phầ I, vấn để 114.
49 x. Tội Lỗi Đau Khổ Theo Cựu Ước, tr. 58.
27
những mơn trớn của xác thịt, tính kiêu ngạo, lòng ghen ghét…dù có thể kìm hãm. Vậy
nếu không ai cám dỗ, mà thiên thần cao cấp đã phạm tội, phương chi là con người, dù
ma quỷ không cám dỗ, cũng có thể tự mình sa ngã phạm tội. Cho nên không phải mọi
tội đều do ma quỷ50
.Vậy có thể nói, nguyên nhân của đau khổ và sự dữ không chỉ đến từ
ma quỷ, nhưng cũng do từ tội nguyên tổ. Để làm sáng tỏ vấn nạn này, người viết xin
được trình bày mục “khổ và sự dữ do tội nguyên tổ”.
3. Đau khổ và sự dữ do tội nguyên tổ
Theo quan niện của Kitô giáo, đau khổ và sự dữ là do tội lỗi loài người mà đầu
tiên là tội nguyên tổ. Có thể nói, sự bất phục tùng của nguyên tổ Ađam và Evà đã xô đổ
lâu đài hạnh phúc của con người, để từ đó đau khổ và sự dữ đi vào trần gian mặc sức
tung hoành51
. Chồng đổ lỗi cho vợ: “Người đàn bà Ngài cho ở với con, đã cho con trái
cây ấy, nên con đã ăn” (St 3,12). Anh cả giết em: “Cain xông đến giết em mình”(St
4,8). Con người không còn biết nghe và hiểu nhau nữa (tháp Baben, x. St 11,1-9)52
.
Thật vậy “kể từ khi con người có khả năng tự chọn, không có thời gian nào mà con
người không phải là tội nhân”53
. Chính Công đồng Vaticano II cũng đã khẳng định như
sau: “Ngay từ đầu lịch sử, con người theo thần dữ nên đã lạm dụng tự do của mình khi
nổi dậy chống lại Thiên Chúa và muốn đạt tới cứu cánh của mình ngoài Thiên Chúa.
Thật thế, biết lành dữ là quyền định đoạt cái gì tốt cái gì xấu, quyền ấy chỉ thuộc một
mình Thiên Chúa. Con người muốn dùng tự do của mình để nên hoàn thiện mà không
cần Thiên Chúa” (GS, 13). Ngay từ khởi thuỷ “Adam là người đầu tiên vượt chặng
đường ấu trĩ của nhân loại, là kẻ đầu tiên có khả năng hoạt động tự do và đáp trả lời
mời gọi của Thiên Chúa. Ông đã phạm tội ngay từ khi bước vào tự do, và cử chỉ từ
khước đó, ông đã chặn đứng bước thẳng tiến siêu nhiên của nhân loại. Ông đã tự ngăn
cản mình và ngăn cản người khác không đạt tới được trạng thái địa đàng (hạnh phúc
viên mãn)”54
. Chính hậu quả của tội đã phá hỏng sự hài hoà giữa điều khác và điều
giống, nên lãnh vực nào (lẽ ra trong đó có sự phối hợp hài hoà giữa cái giống và khác)
cũng đều trở nên xấu đi do tội lỗi gây ra. Chẳng hạn từ nay sự khác biệt giữa ta với
Thiên Chúa trở nên tai hại, khó chấp nhận, vì Ađam và Evà bỗng trở nên sợ Thiên Chúa
50x. Giải Thích Thần Học, Mầu nhiêm Thiên Chúa Tạo Thánh, 1995, tr. 205.
51 x. Lm Nguyễn Hồng Nguyên, Những Cái Chết Gọi Mời, tr. 60.
52 x. Stan Rougier, Những Cuộc Hẹn Của Thiên Chúa. Chuyển ngữ: Thérèse Trần Thiết, tr. 264.
53 Jacques Bur,les Editios du Cerf, Giáo Hội Nói Gì Về Nguyên Tổ. Lưu hành nội bộ, tr. 22.
54 Jacques Bur,. les Editios du Cerf , Giáo Hội Nói Gì Về Nguyên Tổ. Lưu hành nội bộ, tr. 34.
28
(St 3,8). Tình trạng này sẽ được tái tạo và phục hồi lại nhờ chương trình cứu độ của
Chúa Ki tô thực hiện qua mầu nhiệm thập giá vàn phục sinh55
.
Tuy nhiên, chúng ta không thể đổ lỗi hết cho ma quỉ và ông bà nguyên tổ, nhưng
trái lại phải nhìn nhận một phần tội lỗi của chính mình và chính tội lỗi mình đã đẩy
chúng ta vào cuộc sống đau khổ cũng như phải đối diện với sự dữ. Vì khi chúng ta
phạm tội, là chúng ta khước từ những gì giúp xây dựng con người một cách thật sự, vì ý
định của Thiên Chúa là làm sao cho con người đạt được mức viên mãn, làm con người
đứng thẳng, con người thành công, làm nghĩa tử đã được giải cứu. Bởi khi phạm tội là
luôn luôn tự làm cho mình bớt là người, là thụt lùi xuống một cấp, có hại cho sự phát
triển của mình, là tạo ra những tình huống đau đớn, trong đó con người sẽ đau khổ cảm
nhận những hậu quả của sự vong thân56
. Vậy phải chăng sự dữ xuất hiện không chỉ đến
từ ma quỷ hay hậu quả của tội nguyên tổ của loài người mà thôi, nhưng cũng do từ con
người?
4. Đau khổ và sự dữ đến từ con người
Khi người ta xem đau khổ như là một đồ vật có thể nắm gọn trong tay hay một
vấn đề có thể quán triệt được nhờ sự hiểu biết của trí óc, thì con người sẽ đi vào ngõ cụt
và bế tắc. Thực ra sự dữ là một mầu nhiệm hay nói cách khác; sự dữ không chỉ đơn
thuần là một vấn đề triết học mà còn là một vấn đề tôn giáo. Mầu nhiệm sự dữ là một
mầu nhiệm con người không thể quán triệt được, vì là chương trình và ý định của Thiên
Chúa vượt qua giới hạn của con người. Khoảng cách từ con người đến Thiên Chúa là vô
biên. Ngay cả những thực tại của trần gian, con người còn chưa hiểu hết, huống chi là
đòi hiểu chương trình của Thiên Chúa! Như vậy, vấn nạn sự dữ, đau khổ vẫn còn đó;
đau khổ vẫn là một huyền nhiệm. Tuy nhiên, chính nó cũng trực tiếp liên quan đến kinh
nghiệm cũng như sự tự do của con người57
. Vì vậy, trước đau khổ và sự dữ ta không thể
dùng các lý chứng để giải thích; ta phải đi từ vô nghĩa đến có nghĩa. Đứng trước mầu
nhiệm đau khổ và sự dữ khiến người ta nổi loạn vì họ bị chồng chất những đau khổ và
đối diện với những điều vô lý mà không thể giải đáp.
Vậy sự dữ nơi con người là gì? Về phương diện thể lý, có thể nói sự dữ phát
sinh do thể xác con người như: Bệnh tật, khuyết tật bẩm sinh, sự chết…; về phương
diện tâm linh do: lo âu, suy nhược tâm thần, chấn thương tâm lý…; còn sự dữ phát sinh
trong tinh thần là do: phản bội tinh thần, phản bội tự do, tình yêu… Hoặc sự dữ phát
55 x. Xavier Thevenot, Tội Lỗi. Trình Bày Về Tội Cho Con Người Hôm Nay, Nxb Tôn Giáo, tr. 59.
56 x. Xavier Thevenot, Tội Lỗi. Trình Bày Về Tội Cho Con Người Hôm Nay, Nxb Tôn Giáo, tr. 106.
57 x. Lm. Giuse Phạm Quốc Văn, OP., Cuộc Sống Tròn Đầy, Nxb Tôn Giáo, tr. 82
29
sinh do liên quan đến một cá nhân hay xã hội: liên quan cá nhân, sự dữ là ích kỷ, tính
kiêu căng, hận thù, phản bội, tôn thờ bản năng; liên quan đến xã hội, sự dữ là chủ nghĩa
dân tộc quá khích, chủ nghĩa quân phiệt độc tài khuynh hướng tôn thờ giới tính, quyền
lực, tiền bạc...58
.Tuy nhiên, một điều ít ai để ý tới, đó là sự dữ xuất hiện vì do con người
khước từ Thiên Chúa.
4.1. Do con người khước từ Thiên Chúa
Có thể nói, phần lớn sự dữ xẩy ra trong thế giới là do con người dùng tự do của
mình quay lưng, khước từ Thiên Chúa là nguồn gốc mọi điều thiện hảo. Thật vậy chính
vì lạm dụng tự do hay đề cao tự do một cách mù quáng, mà con người bất cần Thiên
Chúa và xem Ngài như một kẻ quấy rối và đưa tới tình trạng nổi loạn chống lại Thiên
Chúa! Nietzsche hô lớn: “Ta đã chết và ta đã để cho Thiên Chúa chết”59
. Nhất là ông
đã hạ cấp Thiên Chúa khi nói: “Một Thiên Chúa không còn vô cùng, nhưng như một
hữu thể bần cùng, vụ lợi, luôn bận tâm chống lại thụ tạo của mình”60
.Còn nhà thơ
Lautréamont đã tự sát ngày ông sinh nhật thứ 21 với ý đồ đen tối là để đời đời Thiên
Chúa phải ngắm nhìn một cực hình mà đáng lẽ ông không phải chịu. Hơn nữa, con
người còn nhân danh công lý để nổi loạn chống lại Ngài.“Chống lại Thiên Chúa nhân
danh công lý, nhân danh sự ghê tởm sự dữ”61
.Để xây dựng lại công trình của Thiên
Chúa, cần phải giết tự do, và để giết chết tự do, ta phải giết chết Thiên Chúa, đặc biệt là
Thiên Chúa của Kitô giáo. Người ta muốn Thiên Chúa im lặng để khỏi nghe nói về
Ngài, khỏi bị quấy rối. Người ta muốn giết Thiên Chúa như người Do-thái đã làm để
khỏi bị tra hỏi và bị kết án bởi Thiên Chúa62
. Tuy nhiên, con người không biết rằng khi
loại trừ Thiên Chúa, thì tức khắc con người đi ngược lại chân, thiện, mỹ, cũng như đánh
mất sự hoà hợp, thông thương, là lúc bắt đầu sắm cho mình một hung khí tự huỷ diệt
chính mình và tha nhân, cũng là nguồn gốc phát sinh đau khổ và sự dữ. Vì thế ta hiểu
được câu nói của triết gia Jean Paul Sartre: “hoả ngục chính lá tha nhân”!Chính vì con
người chối bỏ Thiên Chúa nên đời sống đã diễn ra trong cảnh cướp bóc, hãm hiếp, ám
sát và chết chóc. Tại Nantes, người ta đã chế tạo một chiếc tàu giết người hở đáy. Chiều
chiều họ chất đầy tù nhân. Và vào ban đêm, họ đem đổ tất cả xuống sông Loire. Mỗi
chuyến như thế là 1.300 người. Người ta đếm được cả thảy là 23 chuyến, trong đó có
600 trẻ em. Trên bờ sông đã có sẵn bọn côn đồ. Hễ ai bơi được vào bờ thì liền bị chúng
58 x. Con Người Và Những Vấn Đề Của Con Người Trong Ánh Sáng Đức Kitô, tr. 90-92.
59 B. Bro, Quyền Lực Sự Dữ, Paris 1976, tr 44.
60 Lm Thái Nguyên, Những Canh Hoa Tâm Linh 1. Cuộc sống với những tương quan, 2007, tr. 219.
61 B. Bro, Quyền Lực Sự Dữ, Paris 1976, tr 44.
62 x. Con Người Và Những Vấn Đề Của Con Người Trong Ánh Sáng Đức Kitô, tr. 96-97.
30
chặt tay, chặt chân rồi đẩy xuống sông. Ngoài ra trong một vài tháng đầu năm 1794,
nguyên tại thành phố Nantes đã có tới 15.000 bị hành quyết. Bởi đó, Platon ngày xưa đã
nói: “Xây một thành quách trên chín tầng mây còn dễ hơn cai trị một dân tộc không có
tôn giáo”. Hay như Chateaubriand thốt lên: “Tiêu huỷ việc thờ phượng Thiên Chúa thì
mỗi xã, mỗi huyện đều phải xây thêm nhà tù và phải tuyển thêm nhiều đao phủ”. Còn
Napoleon thì kết luận: “Một dân tộc không tôn giáo thì phải cai trị bằng súng đạn”63
.
Sau biến cố tang thương ngày 11 tháng 9 năm 2001 tại Mỹ, con gái của một vị
giảng thuyết lừng danh đã được mời phỏng vấn trên truyền hình và người dẫn chương
trình hỏi cô như sau: Tại sao Thiên Chúa lại để xẩy ra một thảm hoạ khủng khiếp như
thế? Cô trả lời: “Tôi nghĩ là Thiên Chúa rất buồn vì điều đó, ít nhất là Ngài cũng buồn
bằng chúng ta. Từ bao năm nay chúng ta đã yêu cầu Ngài đi khỏi trường học, khỏi chính
phủ và khỏi đời sống chúng ta. Ngài là người “Quân tử” nên đã lẳng lặng rút lui. Làm
sao chúng ta có thể mong Chúa ban ơn lành và che chở chúng ta khi chúng ta đã khẩn
thiết xin Ngài để mặc chúng ta một mình”. Bên cạnh đó cô còn trả lời một cách mạnh mẽ
hơn, khi nhắc đến những biến cố mới xảy ra như: các cuộc khủng bố, giết người, chiến
tranh… như sau:“Tôi nghĩ rằng mọi sự bắt đầu với Madeleine Murray O’Hare, khi bà ấy
than phiền là không nên đọc kinh trong trường học nữa, và chúng ta đã đồng ý. Rồi người
khác có ý kiến là chúng ta không nên đọc Kinh Thánh trong trường học, nhưng chính
Kinh Thánh dạy chúng ta: “Chớ giết người, chớ trộm cắp, hãy yêu thương tha nhân như
chính mình mình”… và chúng ta cũng đã đồng ý”64
.Thiết nghĩ điều đó cũng quá đủ để
chúng ta thấy nguyên nhân những sự tàn ác xảy ra trong thế giới này. Thật vậy, vì chạy
theo và tôn sùng tự do một cách sai lạc, mù quáng, con người đã chuốc vào thân bao
nhiêu đau khổ, tang thương, nhất là đánh mất giá trị là người của mình. Triết gia Pascal
nói thật chí lý: “Đối với tôi, tôi thú thật, đạo Kitô cho tôi biết nguyên lý là bản tính con
người đã bị hư hỏng, trầm luân vì mất Thiên Chúa, ngay lúc đó tôi thấy khắp nơi đặc
điểm của chân lý này, vì thiên nhiên với tính cách là thế đánh dấu khắp nơi một Thiên
Chúa vắng mặt trong con người”65
. Thay vì nhận Thiên Chúa làm cứu cánh đời mình, thì
con người lại dùng tự do để quay lưng, khước từ Thiên Chúa và nâng mình lên là cứu
cánh. Chính lúc con người khước từ Thiên Chúa ra khỏi đời mình, là lúc cuộc sống của
con người trở thành hư vô, và mọi sự trong đó chỉ còn là phi lý và vô nghĩa, “cuộc đời
đáng buồn nôn” (Jean Paul Sartre), cũng là lúc con người mở đường cho những bất hạnh
63 Hương Việt, Tôi Tin Có Một Thiên Chúa. Quyển II, Nxb Tôn Giáo Hà Nội, 2006, tr. 138.
64 Trích trong bài“Tình Yêu Thầm Lặng Của Người Cha”.
65 Sư Huynh Phan Văn Chức, It Phút Suy Tư Thần Lý. Uỷ Ban Đoàn Kết Công Giáo TPHCM, 1994, tr.
170.
31
và đau khổ tràn vào thế giới. Thay vì chọn Thiên Chúa, con người lại chọn sự dữ, thay vì
sống trong hạnh phúc, bình an thì con người lại sống trong lo âu và bất hạnh. Chính sự dữ
huỷ diệt mọi giá trị trong thế giới khi con người xem mình là trung tâm và cùng đích. Đó
là nguyên nhân con người gây ra đau khổ và sự dữ trong thế giới. Bởi vậy, xét cho cùng
nguồn gốc đau khổ phát sinh từ con người, và chính tội lỗi là sự dữ lớn nhất trong đời
sống con người. Người ta vẫn có thể thấy hạnh phúc khi đau khổ, nhưng họ không thể
hạnh phúc khi phạm tội, vì tội lỗi phát xuất từ chính trong thâm cung của lòng người.
Chính tội lỗi làm cho con người trở nên xấu xa và gánh lấy hậu quả tai hại. Cho nên
người ta mới nói: “Sự dữ là điều bẩn thỉu nhất mà người ta có thể làm cho nhau và cho
Thiên Chúa”66
.
Chính Công đồng Vatican II đã khẳng định: “Những chênh lệch trong thế giới
ngày nay được nối liền với những chênh lệch căn bản hơn phát xuất từ đáy lòng con
người, bởi vì chính trong con người có nhiều yếu tố xung khắc nhau. Bởi vậy, có sự
phân rẽ trong chính con người, từ đó sinh ra bao điều bất hoà lớn lao trong xã hội”
(GS, 10). Bên cạnh đó, Giáo hội cũng cho thấy nguyên nhân của sự dữ, bất ổn trong xã
hội, là do cuộc chiến của tội lỗi, nó từ chối mến Chúa yêu người67
. Tóm lại,khi con
người loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi chân trời của mình, là lúc con người đã phủ một bóng
đen trên đoạn kết của cuộc đời. Con người sẽ mãi mãi không được biết đến lời cuối
cùng của lịch sử. Chính việc loại Thiên Chúa ra khỏi đời mình, là nguyên nhân đẩy con
người vào đường cùng, đến tuyệt vọng và sống trong đau khổ68
.
4.2. Do tính hữu hạn của con người
Con người được dựng nên là môt hữu thể hữu hạn và bất toàn, chính vì vậy mà
con người phải đối diện với bao đau khổ: đau khổ về thể lý, tâm lý, tâm linh.
Trước hết là các đau khổ do tính hữu hạn của thể lý, phát xuất từ một sự rối loạn
của các cơ quan trong chúng ta hoặc từ những trục trặc về sinh lý. Loại đau khổ này mang
nhiều “khuôn mặt”: Những cơn dịch liệt thật sự vật ngã con người xuống; những trục trặc
mãn tính làm cho cuộc sống hằng ngày của ta luôn xấu đi, tính tình gắt gỏng; những bệnh
tật trong đó người ta biết mình sẽ phải chết hay phải tật nguyền trầm trọng, rồi từ đó tâm
hồn ta ngấm dần nỗi sợ hãi và cảm giác rằng tương lai mình kể như hư hỏng, đời ta tàn
phế; những “khốn khổ” do tuổi già huỷ hoại dần dần tất cả và rồi đi đến làm thân xác suy
66 Jacques Bur, les Editions du Cerf, Giáo Hội Nói Gì Về Nguyên Tổ. Lưu hành nội bộ, tr. 92.
67x. Jacques Bur, les Editions du Cerf, Giáo Hội Nói Gì Về Nguyên Tổ. Lưu hành nội bộ, tr. 71.
68x. Stan Rougier, Những Cuộc Hẹn Của Thiên Chúa, Nxb Phương Đông. Chuyển ngữ: Thérèse Trần
Thiết, tr. 139.
32
sụp, các mối tương giao đổ vỡ và khả năng trí tuệ biến mất; tuổi già đôi khi chẳng khác
nào một sự phá sản, một cuộc đắm tàu… Tắt một lời, cái thân xác thường cho ta cảm giác
an toàn sâu xa nay lại bỏ rơi ta, phản bội ta, tạo ra nơi ta nào là sợ hãi, đau khổ và đoạn
tuyệt!...69
. Những đau khổ tâm lý thường được biểu lộ qua nhiều cách đôi khi thật bất ngờ
và khó hiểu đối với người chung quanh như lo âu vô căn cứ, ám ảnh, sợ hãi, rối loạn tính
dục và tình cảm; hay những điều rốt cuộc làm nản lòng cả đến những người yêu thương
chúng ta và từ đó, đi đến chỗ càng cảm thấy cô đơn hơn. Thêm vào đó, còn có tình trạng
trầm cảm u uất đè bẹp ta tới mức làm cho ta tỏ ra bất lực không đương đầu nổi với chúng,
càng ngày càng chán sống. Thế rồi, chúng đưa chúng ta vào tình trạng mặc cảm về sự phi
lý, về một tâm hồn đã chết cũng như thèm khát được chấm dứt tất cả, và rốt cuộc trở nên
sợ hãi đối với chính mình!...70
.
Sau hết là những đau khổ có nguồn gốc tâm linh.Đây là những đau khổ đụng
chạm đến người Kitô hữu trong niềm tin của họ vào Thiên Chúa. Họ đối diện với
những đau khổ nặng nề như: Con chết, chồng hay vợ qua đời, hoặc một bất công
nghiêm trọng mà mình phải chịu, khiến người Kitô hữu đâm ra nghi ngờ không biết
con người có tốt không, Thiên Chúa có hiện hữu hay không… Đó là những đau khổ
len lói vào tâm hồn con người và từ đó quay ra nghi ngờ mọi sự, nghi ngờ một cách
nghiêm túc cả những “chân lý đức tin” mà người tín hữu đã được khắc ghi trong tim
từ khi còn bé71
.Con người có lý trí và tự do nhưng con người có khả năng sai lạc vì
mang trong mình tính hữu hạn. Vì vậy, con người khi sử dụng tự do của mình và hậu
quả xấu có thể phát xuất từ đó. Thiết nghĩ nếu huỷ bỏ những khả năng gây ra đau
khổ thì tức là huỷ bỏ tính hữu hạn nơi con người và đậy con người vào vòng xoáy
cám dỗ muốn bằng Thiên Chúa như tổ tiên loài người đã từng vấp ngã. Có thể nói,
nếu không có những yếu đuối và giới hạn thì thế giới này chắc sẽ buồn chán vì thiếu
thách đố, không có mục đích và con người không còn cố gắng để phấn đấu vươn lên.
Theo quan niệm của thánh Irênê và thánh Augustinô, mọi sự do Thiên Chúa
sáng tạo, tự bản chất chúng là tốt đẹp: “Thiên Chúa thấy mọi sự Người đã làm ra quả là
rất tốt đẹp” (St 1,31), vì chính thiên Chúa là Đấng toàn năng, toàn thiện. Tuy nhiên
thiện tính nơi thụ tạo không có nghĩa là chúng đã hoàn hảo, mà Thiên Chúa đã sáng tạo
chúng và đặt chúng vào tiến trình đi đến sự hoàn hảo. Như vậy, do tính chất bất toàn và
giới hạn của thụ tạo mà có sự ác, đau khổ và sự dữ trong tự nhiên và trong thế giới con
người
69 x. Xavier Thévenot, Đau Khổ Và Hạnh Phúc, NxbTôn Giáo, tr. 9-10.
70 x. Xavier Thévenot, Đau Khổ Và Hạnh Phúc, Nxb Tôn Giáo, tr. 10.
71 x. Xavier Thévenot, Đau Khổ Và Hạnh Phúc, Nxb Tôn Giáo, tr. 11.
Luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu đau khổ trong sự quan phòng của thiên chúa dưới cái nhìn của tu sĩ 6597237
Luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu đau khổ trong sự quan phòng của thiên chúa dưới cái nhìn của tu sĩ 6597237
Luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu đau khổ trong sự quan phòng của thiên chúa dưới cái nhìn của tu sĩ 6597237
Luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu đau khổ trong sự quan phòng của thiên chúa dưới cái nhìn của tu sĩ 6597237
Luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu đau khổ trong sự quan phòng của thiên chúa dưới cái nhìn của tu sĩ 6597237
Luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu đau khổ trong sự quan phòng của thiên chúa dưới cái nhìn của tu sĩ 6597237
Luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu đau khổ trong sự quan phòng của thiên chúa dưới cái nhìn của tu sĩ 6597237
Luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu đau khổ trong sự quan phòng của thiên chúa dưới cái nhìn của tu sĩ 6597237
Luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu đau khổ trong sự quan phòng của thiên chúa dưới cái nhìn của tu sĩ 6597237
Luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu đau khổ trong sự quan phòng của thiên chúa dưới cái nhìn của tu sĩ 6597237
Luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu đau khổ trong sự quan phòng của thiên chúa dưới cái nhìn của tu sĩ 6597237
Luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu đau khổ trong sự quan phòng của thiên chúa dưới cái nhìn của tu sĩ 6597237

More Related Content

What's hot

Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt namTư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt namMan_Ebook
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA N...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA N...LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA N...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA N...OnTimeVitThu
 
Luận Văn Tính Triết Lý Trong Thơ Chế Lan Viên Sau 1975.doc
Luận Văn Tính Triết Lý Trong Thơ Chế Lan Viên Sau 1975.docLuận Văn Tính Triết Lý Trong Thơ Chế Lan Viên Sau 1975.doc
Luận Văn Tính Triết Lý Trong Thơ Chế Lan Viên Sau 1975.doctcoco3199
 

What's hot (20)

Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa công nhân KCN Cái Lân, HAY
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa công nhân KCN Cái Lân, HAYĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa công nhân KCN Cái Lân, HAY
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa công nhân KCN Cái Lân, HAY
 
Luận văn: Vấn đề việc làm của lao động nữ ở tỉnh Phú Yên, HOT
Luận văn: Vấn đề việc làm của lao động nữ ở tỉnh Phú Yên, HOTLuận văn: Vấn đề việc làm của lao động nữ ở tỉnh Phú Yên, HOT
Luận văn: Vấn đề việc làm của lao động nữ ở tỉnh Phú Yên, HOT
 
BÀI MẪU Khóa luận bồi thường giải phóng mặt bằng, HAY
BÀI MẪU Khóa luận bồi thường giải phóng mặt bằng, HAYBÀI MẪU Khóa luận bồi thường giải phóng mặt bằng, HAY
BÀI MẪU Khóa luận bồi thường giải phóng mặt bằng, HAY
 
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt namTư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
 
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAYLuận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
 
Giáo trình-tltl
Giáo trình-tltlGiáo trình-tltl
Giáo trình-tltl
 
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với Công ty, 9đ
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với Công ty, 9đYếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với Công ty, 9đ
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với Công ty, 9đ
 
Luận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ
Luận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn DữLuận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ
Luận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ
 
Luận án: Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt Nam
Luận án: Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt NamLuận án: Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt Nam
Luận án: Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt Nam
 
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt namLuận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
 
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển giáo dục quận Thanh Xuân
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển giáo dục quận Thanh XuânLuận văn: Thực hiện chính sách phát triển giáo dục quận Thanh Xuân
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển giáo dục quận Thanh Xuân
 
Đề tài động lực làm việc của nhân viên, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài động lực làm việc của nhân viên, ĐIỂM CAO, HOT 2018Đề tài động lực làm việc của nhân viên, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài động lực làm việc của nhân viên, ĐIỂM CAO, HOT 2018
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!
 
Luận văn:Nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan chuyên môn
Luận văn:Nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan chuyên mônLuận văn:Nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan chuyên môn
Luận văn:Nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan chuyên môn
 
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA N...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA N...LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA N...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA N...
 
Đánh giá công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty xây dựng Linh Thuận!
Đánh giá công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty xây dựng Linh Thuận!Đánh giá công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty xây dựng Linh Thuận!
Đánh giá công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty xây dựng Linh Thuận!
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty BẤT ĐỘNG SẢN, 2019!
Phân tích tình hình tài chính của công ty BẤT ĐỘNG SẢN, 2019!Phân tích tình hình tài chính của công ty BẤT ĐỘNG SẢN, 2019!
Phân tích tình hình tài chính của công ty BẤT ĐỘNG SẢN, 2019!
 
Luận Văn Tính Triết Lý Trong Thơ Chế Lan Viên Sau 1975.doc
Luận Văn Tính Triết Lý Trong Thơ Chế Lan Viên Sau 1975.docLuận Văn Tính Triết Lý Trong Thơ Chế Lan Viên Sau 1975.doc
Luận Văn Tính Triết Lý Trong Thơ Chế Lan Viên Sau 1975.doc
 
Luận văn: Tư tưởng giáo dục của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệ...
Luận văn: Tư tưởng giáo dục của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệ...Luận văn: Tư tưởng giáo dục của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệ...
Luận văn: Tư tưởng giáo dục của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệ...
 
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAYLuận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
 

Similar to Luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu đau khổ trong sự quan phòng của thiên chúa dưới cái nhìn của tu sĩ 6597237

Quyen nang cua bay gio
Quyen nang cua bay gioQuyen nang cua bay gio
Quyen nang cua bay gioSon Pham
 
Bo Tat Tai Gia Bo Tat Xuat Gia.pdf
Bo Tat Tai Gia Bo Tat Xuat Gia.pdfBo Tat Tai Gia Bo Tat Xuat Gia.pdf
Bo Tat Tai Gia Bo Tat Xuat Gia.pdfVngQuch1
 
Trị Liệu Theo Huyền Môn (Esoteric Healing)
Trị Liệu Theo Huyền Môn (Esoteric Healing) Trị Liệu Theo Huyền Môn (Esoteric Healing)
Trị Liệu Theo Huyền Môn (Esoteric Healing) nataliej4
 
Triết học phật giáo qua Tứ Diệu Đế và ý nghĩa của nó.pdf
Triết học phật giáo qua Tứ Diệu Đế và ý nghĩa của nó.pdfTriết học phật giáo qua Tứ Diệu Đế và ý nghĩa của nó.pdf
Triết học phật giáo qua Tứ Diệu Đế và ý nghĩa của nó.pdfHanaTiti
 
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết “cám dỗ cuối cùng của chúa” và “tự...
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết “cám dỗ cuối cùng của chúa” và “tự...Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết “cám dỗ cuối cùng của chúa” và “tự...
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết “cám dỗ cuối cùng của chúa” và “tự...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
CÁCH TIẾP CẬN CỦA PHẬT GIÁO VỀ GIA ĐÌNH HÒA HỢP CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ XÃ HỘI B...
CÁCH TIẾP CẬN CỦA PHẬT GIÁO VỀ GIA ĐÌNH HÒA HỢP CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ XÃ HỘI B...CÁCH TIẾP CẬN CỦA PHẬT GIÁO VỀ GIA ĐÌNH HÒA HỢP CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ XÃ HỘI B...
CÁCH TIẾP CẬN CỦA PHẬT GIÁO VỀ GIA ĐÌNH HÒA HỢP CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ XÃ HỘI B...TieuNgocLy
 
Tân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdf
Tân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdfTân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdf
Tân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdfMario Chen
 
Tuyệt Thực Đi Về Đâu? - Thái Khắc Lễ, Phạm Thị Ngọc Trà
Tuyệt Thực Đi Về Đâu? - Thái Khắc Lễ, Phạm Thị Ngọc TràTuyệt Thực Đi Về Đâu? - Thái Khắc Lễ, Phạm Thị Ngọc Trà
Tuyệt Thực Đi Về Đâu? - Thái Khắc Lễ, Phạm Thị Ngọc TràNhân Quả Luân Hồi
 
Alice Bailey - Trị Liệu Huyền Môn
Alice Bailey - Trị Liệu Huyền MônAlice Bailey - Trị Liệu Huyền Môn
Alice Bailey - Trị Liệu Huyền Mônthien_healing
 

Similar to Luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu đau khổ trong sự quan phòng của thiên chúa dưới cái nhìn của tu sĩ 6597237 (20)

Quyen nang cua bay gio
Quyen nang cua bay gioQuyen nang cua bay gio
Quyen nang cua bay gio
 
Quyen nang cua bay gio
Quyen nang cua bay gioQuyen nang cua bay gio
Quyen nang cua bay gio
 
THIỀN Tự do đầu tiên và cuối cùng.
THIỀN Tự do đầu tiên và cuối cùng.THIỀN Tự do đầu tiên và cuối cùng.
THIỀN Tự do đầu tiên và cuối cùng.
 
Bo Tat Tai Gia Bo Tat Xuat Gia.pdf
Bo Tat Tai Gia Bo Tat Xuat Gia.pdfBo Tat Tai Gia Bo Tat Xuat Gia.pdf
Bo Tat Tai Gia Bo Tat Xuat Gia.pdf
 
Luận án: Các đàn miếu đại tự triều Nguyễn ở Huế (1802-1945)
Luận án: Các đàn miếu đại tự triều Nguyễn ở Huế (1802-1945)Luận án: Các đàn miếu đại tự triều Nguyễn ở Huế (1802-1945)
Luận án: Các đàn miếu đại tự triều Nguyễn ở Huế (1802-1945)
 
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh NhànLuận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
 
Thế giới nghệ thuật trong truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn
Thế giới nghệ thuật trong truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh NhànThế giới nghệ thuật trong truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn
Thế giới nghệ thuật trong truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn
 
Trị Liệu Theo Huyền Môn (Esoteric Healing)
Trị Liệu Theo Huyền Môn (Esoteric Healing) Trị Liệu Theo Huyền Môn (Esoteric Healing)
Trị Liệu Theo Huyền Môn (Esoteric Healing)
 
Luận án: Biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam
Luận án: Biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt NamLuận án: Biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam
Luận án: Biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam
 
Triết học phật giáo qua Tứ Diệu Đế và ý nghĩa của nó.pdf
Triết học phật giáo qua Tứ Diệu Đế và ý nghĩa của nó.pdfTriết học phật giáo qua Tứ Diệu Đế và ý nghĩa của nó.pdf
Triết học phật giáo qua Tứ Diệu Đế và ý nghĩa của nó.pdf
 
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúaLuận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa
 
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết “cám dỗ cuối cùng của chúa” và “tự...
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết “cám dỗ cuối cùng của chúa” và “tự...Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết “cám dỗ cuối cùng của chúa” và “tự...
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết “cám dỗ cuối cùng của chúa” và “tự...
 
CÁCH TIẾP CẬN CỦA PHẬT GIÁO VỀ GIA ĐÌNH HÒA HỢP CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ XÃ HỘI B...
CÁCH TIẾP CẬN CỦA PHẬT GIÁO VỀ GIA ĐÌNH HÒA HỢP CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ XÃ HỘI B...CÁCH TIẾP CẬN CỦA PHẬT GIÁO VỀ GIA ĐÌNH HÒA HỢP CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ XÃ HỘI B...
CÁCH TIẾP CẬN CỦA PHẬT GIÁO VỀ GIA ĐÌNH HÒA HỢP CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ XÃ HỘI B...
 
Tân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdf
Tân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdfTân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdf
Tân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdf
 
Tuyệt Thực Đi Về Đâu? - Thái Khắc Lễ, Phạm Thị Ngọc Trà
Tuyệt Thực Đi Về Đâu? - Thái Khắc Lễ, Phạm Thị Ngọc TràTuyệt Thực Đi Về Đâu? - Thái Khắc Lễ, Phạm Thị Ngọc Trà
Tuyệt Thực Đi Về Đâu? - Thái Khắc Lễ, Phạm Thị Ngọc Trà
 
Luận án: Ẩn dụ phạm trù lửa trong tiếng Pháp và tiếng Việt, HAY
Luận án: Ẩn dụ phạm trù lửa trong tiếng Pháp và tiếng Việt, HAYLuận án: Ẩn dụ phạm trù lửa trong tiếng Pháp và tiếng Việt, HAY
Luận án: Ẩn dụ phạm trù lửa trong tiếng Pháp và tiếng Việt, HAY
 
Alice Bailey - Trị Liệu Huyền Môn
Alice Bailey - Trị Liệu Huyền MônAlice Bailey - Trị Liệu Huyền Môn
Alice Bailey - Trị Liệu Huyền Môn
 
Luận án: Truyện nôm bác học từ góc nhìn cổ mẫu, HAY
Luận án: Truyện nôm bác học từ góc nhìn cổ mẫu, HAYLuận án: Truyện nôm bác học từ góc nhìn cổ mẫu, HAY
Luận án: Truyện nôm bác học từ góc nhìn cổ mẫu, HAY
 
Vong luan hoi
Vong luan hoiVong luan hoi
Vong luan hoi
 
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI, HAYLuận án: Tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI, HAY
 

More from jackjohn45

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfjackjohn45
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...jackjohn45
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...jackjohn45
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...jackjohn45
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfjackjohn45
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfjackjohn45
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfjackjohn45
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...jackjohn45
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...jackjohn45
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...jackjohn45
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdfjackjohn45
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfjackjohn45
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfjackjohn45
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfjackjohn45
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...jackjohn45
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...jackjohn45
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...jackjohn45
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...jackjohn45
 

More from jackjohn45 (20)

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 

Luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu đau khổ trong sự quan phòng của thiên chúa dưới cái nhìn của tu sĩ 6597237

  • 1. 1 HỘI DÒNG XITÔ THÁNH GIA VIỆT NAM HỌC VIỆN THẦN HỌC ------ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ĐAU KHỔ TRONG SỰ QUAN PHÒNG CỦA THIÊN CHÚA DƯỚI CÁI NHÌN CỦA TU SĨ Sinh Viên Thực Hiện: AUGUSTINÔ HUY NGUYỄN VĂN NHIỆM Giáo Sư Hướng Dẫn: LM. VINH SƠN LIÊM NGUYỄN HỒNG THANH NIÊN KHÓA 2011-2015
  • 3. 3 Nhận xét của giáo sư hướng dẫn Nói về đau khổ và sự không bao giờ cùng, vì nó tồn tại song hành cùng với con người. Đau khổ hiện diện dưới muôn hình vạn trạng khác nhau. Đã là người không ai có thể tránh khổ và thoát khổ trong kiếp nhân sinh. Nhưng mỗi người đối diện và lý giải đau khổ một cách khác nhau. Vấn đề đặt ra là đau khổ từ đâu mà đến? Đâu là nguyên nhân hay nguồn gốc đưa đến đau khổ cho con người? Phải chăng là do tình cờ hay do ai đó gây nên? Làm sao có thể vượt thoát khỏi khổ đau trong thân phận người? Ai có thể giải thoát con người khỏi «bể khổ tràn gian»? Tìm kiếm câu trả lời cho vấn nạn đau khổ là một điều gai góc của con người mọi thời và mọi nơi. Cũng vì muốn lý giải cho vấn đề đau khổ của kiếp người mà nghiên cứu sinh đã chọn đề tài nghiên cứu của mình là: «Đau khổ trong sự quan phòng của Thiên Chúa dưới cái nhìn của tu sĩ». Đây là đề tài rất thiết thực và hữu ích không chỉ cho đời sống thánh hiến mà cho tất cả mọi kitô hữu, cũng như cho tất cả mọi người nói chúng. Bởi vì ai cũng phải đối diện với đau khổ và muốn vượt thoát khỏi khổ đau trong cuộc đời mình. Qua đề tài nghiên cứu này, sinh viên giới thiệu cho chúng ta những cách lý giải khác nhau về đau khổ theo nhãn quan triết học, và tôn giáo, đặc biệt là dưới ánh sáng mặc khải của Kitô giáo. Đặc biệt là với cặp mắt đức tin và dưới góc nhìn của một tu sĩ, nghiên cứu sinh đã trình bày cho chúng ta những khía cạnh khác nhau của vấn đề đau khổ. Đồng thời cũng giới thiệu cho chúng ta những mẫu gương vượt khổ và nhất là mở ra cho chúng ta những chìa khóa để đối diện với đau khổ theo nhãn quan Kitô giáo. Nhìn chung, bài viết của sinh viên có sự đầu tư, nghiên cứu nghiêm túc. Trích dẫn rõ ràng và nguồn sách tham khảo cũng tương đối dồi dào, phong phu. Nghiên cứu sinh cũng có khả năng tổng hợp kiến thức và các nguồn tài liệu khác nhau để hoàn thành tiểu lận của mình một cách khá thuyết phục. Hy vọng rằng sau khi hoàn tất tiểu luận này, với tư cách là một đan sĩ, sinh viên sẽ có đủ can đảm và sức mạnh của Chúa Kitô phục sinh để vượt qua mọi đau khổ và sự dữ trong cuộc đời dâng hiến của mình để thông phần vào mầu nhiệm Thập giá của Chúa Kitô, hầu đem niềm vui Phục Sinh đến cho mọi người. Ước mong rằng những ai đọc qua tiểu luận này cũng biết thăng hoa đau khổ và sự dữ thành Thiên ân. Lm. Vinhsơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, O. Cist.
  • 4. 4 MỤC LỤC DẪN NHẬP...................................................................................................................... 1 I. KHÁI NIỆM VỀ SỰ QUAN PHÒNG CỦA THIÊN CHÚA.................................... 10 1. Quan phòng là gì? ............................................................................................................10 2. Sự quan phòng của Thiên Chúa trong Kinh Thánh ..........................................................11 2.1. Cựu Ước...................................................................................................... 11 2.2. Tân Ước ...................................................................................................... 12 3. Theo các giáo phụ ............................................................................................................14 4. Theo giáo lý Hội Thánh Công Giáo .................................................................................15 II. KHÁI NIỆM VỀ ĐAU KHỔ VÀ SỰ DỮ................................................................ 17 1. Đau khổ và sự dữ .............................................................................................................18 2. Phân loại sự dữ.................................................................................................................19 2.1. Sự dữ thiên nhiên......................................................................................... 19 2.2. Sự dữ luân lý ............................................................................................... 22 III. NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY RA ĐAU KHỔ VÀ SỰ DỮ.............................. 24 1. Phải chăng đau khổ và sự dữ đến từ Thiên Chúa?............................................................24 2. Đau khổ và sự dữ đến từ ma quỷ......................................................................................26 3. Đau khổ và sự dữ do tội nguyên tổ...................................................................................27 4. Đau khổ và sự dữ đến từ con người..................................................................................28 4.1. Do con người khước từ Thiên Chúa ............................................................. 29 4.2. Do tính hữu hạn của con người .................................................................... 31 IV. NHỮNG LÝ GIẢI VỀ ĐAU KHỔ VÀ SỰ DỮ THEO CÁC TRIẾT GIA VÀ CÁC THẦN HỌC GIA ................................................................................................. 33 1. Theo các Triết Gia............................................................................................................33 2. Theo các Thần Học Gia....................................................................................................34 2.1. Theo thánh Irênê.......................................................................................... 34 2.2. Theo Thánh Augustinô ................................................................................ 36 a. Sự dữ là thiếu sự thiện .................................................................................... 36 b. Nguyên lý của sự phong phú........................................................................... 37 c. Thẩm mỹ luận................................................................................................. 38 2.3. Theo thánh Thomas Aquinô......................................................................... 39 V. KITÔ GIÁO VÀ TRƯỜNG PHÁI DUY TÂM HÓA GIẢI VỀ SỰ DỮ................. 41 1. Thiên Chúa không hề muốn sự dữ và đau khổ cho con người..........................................41 2. Thiên Chúa liên kết với con người trong đau khổ.............................................................42 3. Đức tin hoá giải sự dữ ......................................................................................................44
  • 5. 5 4. Hóa giải sự dữ theo cái nhìn duy tâm...............................................................................45 VI. THÁI ĐỘ CỦA CON NGƯỜI TRƯỚC ĐAU KHỔ VÀ SỰ DỮ.......................... 46 1. Thái độ phản kháng..........................................................................................................46 2. Thái độ chấp nhận để vươn lên.........................................................................................47 VII. CON NGƯỜI CỘNG TÁC VỚI THIÊN CHÚA NGĂN CHẶN SỰ DỮ ............ 51 1. Ngăn chặn sự dữ thể lý.....................................................................................................51 2. Ngăn chặn sự dữ luân lý...................................................................................................52 VIII. NHỮNG MẪU GƯƠNG GIÚP TU SĨ ĐỐI DIỆN, THĂNG HOA ĐAU KHỔ VÀ SỰ DỮ THÀNH THIÊN ÂN .................................................................................. 55 1. Ông Gióp..........................................................................................................................55 2. Đức Maria........................................................................................................................57 3. Thánh Phaolô Tông Đồ....................................................................................................58 4. Thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu....................................................................................59 5. Cha Henrry Denis Biển Đức Thuận, đấng sáng lập hội dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam.61 IX. NHỮNG PHƯƠNG THẾ ĐỂ TU SĨ ĐỐI DIỆN VỚI ĐAU KHỔ VÀ SỰ DỮ..... 63 1.Nhìn lên thập giá Đức Kitô................................................................................................63 2. Cầu nguyện trong thinh lặng ............................................................................................65 3. Hiệp thông với cộng đoàn ................................................................................................66 X. TU SĨ ĐÓN NHẬN ĐAU KHỔ TRONG SỰ QUAN PHÒNG CỦA THIÊN CHÚA NHƯ THẾ NÀO?............................................................................................... 68 1. Đau khổ, một phương thế để tu sĩ loan báo Tin Mừng .....................................................68 2. Đau khổ, một bằng chứng tình yêu của tu sĩ đối với Thiên Chúa .....................................69 3. Đau khổ, điều kiện để tu sĩ nên giống Đức Kitô và bổ túc những gì còn thiếu sót nơi Nhiệm Thể của Ngài............................................................................................................71 3.1. Đau khổ, điều kiện để tu sĩ nên giống Đức Kitô ........................................... 71 3.2. Đau khổ, điều kiện để tu sĩ bổ túc những gì còn thiếu sót nơi Nhiệm Thể của Đức Kitô ...................................................................................................... 72 4. Đau khổ, con đường đạt tới ơn cứu độ .............................................................................73 XI. MỘT VÀI NHẬN ĐỊNH......................................................................................... 76 KẾT LUẬN.................................................................................................................... 79 MỤC SÁCH THAM KHẢO ............................................... Error! Bookmark not defined.
  • 6. 6 DẪN NHẬP Đã mang kiếp phàm nhân, từ khi sinh ra tới lúc trở về với cội nguồn, con người luôn thao thức tìm kiếm niềm vui, bình an và hạnh phúc. Vì vậy, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã cất lên tiếng hát: “mỗi ngày tôi chọn một niềm vui, chọn những bông hoa và những nụ cười”. Nhưng trớ trêu cho phận người, trên con đường tìm kiếm hạnh phúc, lại luôn gặp phải thách đố và đau khổ, hay có thể nói, hằn sâu trên định mệnh làm người là hai chữ “khổ đau”. “Cháu không muốn làm gánh nặng cho mẹ nữa. Mẹ cũng đang bệnh mà chẳng dám đi khám bệnh. Cháu thà ở nhà chịu chết một mình còn hơn mẹ và các em phải nhịn đói chữa bệnh cho cháu”. Đó là câu nói của em Thu Hà (quê ở Lâm Đồng) đang mang trong mình căn bệnh ung thư gan, ai nghe cũng cảm thấy nhói tim, chạnh lòng và cảm thương cho một phận người hẩm hiu. Đối diện với căn bệnh hiểm nghèo, em muốn được chữa khỏi bệnh, mong dành lại sức khỏe, cuộc sống và tương lai cho chính mình. Nhưng vì thấy hoàn cảnh gia đình mình quá nghèo, em đã sẵn sàng chấp nhận số phận, đón nhận hy sinh, thậm chí phải đối diện với tử thần, để mẹ và các em bớt cực nhọc, đói khổ... Em chia sẻ, nếu em đi chữa bệnh thì có thể đàn em sẽ bị nghỉ học, chịu đói và mẹ có thể bị bệnh nặng thêm. Theo suy nghĩ đơn sơ của em, chỉ cần em không đi chữa bệnh thì mẹ sẽ không tốn tiền, các em sẽ được chăm sóc tốt hơn, có được một cuộc sống ấm no hơn. Theo đúng như chỉ định của bác sĩ, vào tháng 4/2014 vừa qua, em đã phải phẩu thuật gan một lần nữa, nhưng vì thương mẹ, các em, Thu Hà đã không chịu xuống bệnh viện chữa bệnh. Không thể nhìn con ở nhà chịu đau đớn và nguy hiểm đến tính mạng bất cứ lúc nào, chị Đinh Thị Dương và bà con hàng xóm động viên Hà tiếp tục chữa bệnh. Dù chẳng biết việc chữa bệnh sẽ kéo dài được tới đâu, nhưng chị Dương vẫn muốn con mình tiếp tục được chữa bệnh bởi Chị không muốn mất thêm một người thân nữa. Cách đây một năm, chồng chị cũng đã ra đi mãi mãi vì căn bệnh hiểm nghèo, để lại cho chị đàn con thơ. Chị trở thành trụ cột tinh thần của gia đình. Cảnh mẹ góa con côi, đàn con nheo nhóc vì thiếu tình cha, vắng hơi ấm tình mẹ. Gia đình chị ngày càng lâm vào hoàn cảnh túng quẫn. Ngày ngày chị phải xuống bệnh viện chăm con (bé Hà), đàn con nhỏ ở nhà không ai chăm sóc, kiếm tiền nuôi dưỡng. Chị bắt đầu lâm cảnh nợ nần từ gần tới xa.
  • 7. 7 Trước đây thu nhập của cả gia đình một năm được 15 triệu đồng. Nhưng từ ngày chồng chết, chị cũng không làm được việc nhà, kinh tế lại càng thêm khó khăn. Chị vay 20 triệu tiền vốn sản xuất kinh doanh và 8 triệu tiền của chương trình môi trường nước sạch nhưng vì chữa bệnh cho con, chị đã sử dụng hết. Giờ này 5 mẹ con chị bám víu vào nhau để sống. Vì thấy hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, mẹ thì mắc bệnh thiếu máu cơ tim, các em thì không người chăm sóc, ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, nên Thu Hà đã tự nguyện không chữa bệnh để bớt gánh nặng cho mẹ và các em1 . Từ lúc sinh ra tới khi trở về với cội nguồn, con người phải vượt qua hàng triệu sóng gió thử thách của cuộc đời, phải băng qua hàng ngàn nỗi đau trần thế, phải lao đao vất vả, khổ đau với kiếp nhân sinh. Đúng vậy, qua hoàn cảnh của gia đình chị Dương, ta có thể thốt lên như đức Phật: “đời là bể khổ”, hay đời là thời gian kết nối, đan xen giửa thử thách và gian nan. Vì vậy, chắc chắn mọi người trong chúng ta ai cũng có kinh nghiệm về đau khổ không ít thì nhiều. Lịch sử loài người luôn gắn liền với khổ đau và cực hình: Động đất, chiến tranh, bóc lột, đói khát, bệnh tật, thất bại, cô đơn, tàn sát, trẻ thơ bị giết chết, bị bỏ rơi, mất ý nghĩa cuộc sống … Đã làm người, có lẽ không ai chối cãi giáo lý nhà Phật “Đời là bể khổ”. Con người ngay từ khi chào đời đã cất tiếng khóc như báo hiệu cho một cuộc đời dang dở và đau thương bắt đầu, cho đến lúc lìa đời giữa tiếng khóc bi ai của bao người thân luyến tiếc. Đời là bể khổ không trừ một ai. Vì thế, ca dao Việt Nam có câu: «Gánh khổ mà đổ lên non Cong lưng mà chạy khổ còn chạy theo». Khổ đau làm bạn với tất cả mọi người: từ vua chúa ngự trị trên ngai vàng, đến anh nông dân cùng đinh khố rách áo ôm, đều phải mang lấy mọi hình thức khổ đau trong thân xác và tinh thần. Đau khổ không tránh né ai, cũng chẳng bao giờ biến khỏi trần đời. Đối diện với đau khổ, là nỗi kinh hoàng đối với bạn trẻ, nỗi khiếp sợ đối với người trưởng thành và là điều không thể chịu nổi đối với người lớn tuổi. Nhất là đứng trước cái chết, hẳn ai cũng khiếp sợ. Khiếp vì chẳng ai có kinh nghiệm về cái chết. Chẳng có ai thử chết bao giờ. Cái chết luôn là điều tăm tối, bế tắc, cùng đường và chấm hết của kiếp người. Vì vậy, đứng trước những thách đố về sự dữ và đau khổ trong kiếp nhân sinh, lắm khi ở vào một mức độ khốc liệt, con người bị rơi vào tuyệt vọng, không lời giải đáp. Trải qua dòng lịch sử nhân loại, biết bao thế hệ đã bất lực trước những huyền nhiệm của sự dữ và đau khổ, mà không có một lời giải đáp mỹ mãn, từ bất lực 1x. Vietnamnet-15:19 ngày 17/07/2014.
  • 8. 8 đó, con người đánh mất niềm tin vào một Thiên Chúa quan phòng hay ít ra niềm tin đã bị đặt lại. Nếu mọi sự do và bởi Thiên Chúa quyền năng, tốt lành và hằng yêu thương quan phòng cho vạn vật, vậy sự ác phải giải thích thế nào? Sự dữ từ đâu đến? Ai là người chịu trách nhiệm về những sự dữ xảy ra trên thế giới này? Tại sao Thiên Chúa giàu lòng nhân từ và rất mực xót thương lại không can thiệp mà để cho đau khổ xảy ra? Nhiều người còn chua chát hơn nữa, đã hằn học kêu trách Thiên Chúa: “Làm sao để tôi có thể yêu mến và đặt hết tin tưởng vào một Thiên Chúa thiện hảo và giàu lòng từ nhân, nếu Ngài đã để cho tôi phải khóc lóc, đớn đau như vậy”2 ? Đó là những câu hỏi muôn thưở mà con người đặt ra để chất vấn Chúa. Nhất là khi đối diện với một thế giới toàn cầu hoá, trào lưu chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa cá nhân và thực dụng, khuynh hướng tự do, hưởng thụ và tương đối hoá như hiện nay, thì những vấn nạn đau khổ và sự dữ lại càng là một thách đố gai góc hơn. Bởi vì con người tìm mọi cách, mọi phương tiện để chạy trốn đau khổ, nhưng không thể tránh nổi và phải chấp nhận với số phận. Đức giáo hoàng Benedicto XVI đã nói: “Chúng ta tìm cách ngăn chặn, chiến đấu với đau khổ, như thể loại trừ ra khỏi thế giới. Ngay chính con người tìm cách chạy trốn, lẩn tránh tất cả những gì mang ý nghĩa đau khổ, muốn loại bỏ khó nhọc và đau đớn của chân lý, tình yêu và thiện hảo, họ lại rơi vào một đời sống trống rỗng, có lẽ bớt đau khổ, nhưng lại có nhiều cảm nghiệm mơ hồ về sự vô nghĩa và hụt hẫng”3 .Vậy, những người tu trì bước theo chân Chúa Giêsu để mô phỏng đời sống của Ngài, họ có thái độ nào khi phải đối diện với đau khổ và sự dữ ? Họ đón nhận đau khổ trong sự quan phòng của Thiên Chúa như thế nào? Họ phải làm gì để thăng tiến đau khổ và sự dữ thành Thiên ân? Từ những lời chất vấn này, người viết đã chọn đề tài sau đây để tìm hiểu về vấn đề đau khổ: Đau Khổ Trong Sự Quan Phòng Của Thiên Chúa Dười Cái Nhìn Của Tu Sĩ. Đề tài sẽ được khai triển qua các phần chính sau: I. Khái niệm về quan phòng và đau khổ II. Nền tảng của niềm tin vào ơn quan phòng. II. Đâu là nguyên nhân gây ra đau khổ? IV. Thái độ của con người trước đau khổ. V. Những tấm gương thăng hoa đau khổ thành Thiên ân. 2Lm: Lê Văn Quảng, Sức Mạnh Tình Yêu, Nxb Tôn Giáo, 2013,tr. 45. 3ĐGH Benedicto XVI, Thông Điệp Spe Salvi,số 37.
  • 9. 9 VI. Tu sĩ đón nhận đau khổ trong sự quan phòng của Thiên Chúa như thế nào? VII. Một vài nhận định cá nhân về đề tài đau khổ Với đề tài này, bản thân người viết chỉ mong cố gắng tìm hiểu và làm sáng tỏphần nào vềnguyên nhân của đau khổ và đau khổ được đón nhận trong sự quan phòng của Thiên Chúa như thế nào đối với các tu sĩ, chứ không ảo tưởng sẽ giải quyết hết mọi vấn đề đau khổ và sự dữ. Qua những gì sẽ trình bày trong đề tài này, người viết chỉ dựa vào mạc khải của Thiên Chúa qua Thánh Kinh, suy tư của các giáo phụ, Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, các nhà thần học, triết gia, cũng như thu thập các tài liệu và tổng hợp những quan niệm khác nhau về vấn đề đau khổ và sự dữ, nhất là qua kinh nghiệm thực tế của cuộc sống. Với mục đích và thao thức cầu mong chính bản thân, cũng như mọi người nói chung, đặc biệt các tu sĩ nói riêng, khi gặp thử thách trong cuộc đời, thay vì than trách, thất vọng, buông xuôi…, thì nên có cái nhìn lạc quan, tích cực, hy vọng, nhất là tìm ra được ngay trong đau khổ một ý nghĩa và giá trị cho bản thân cũng như cuộc sống. Bên cạnh đó, với niền tin Kitô giáo, đau khổ và cái chết không phải là một cái gì đó phi lý và vô nghĩa của cuộc đời, nhưng nó là con đường, là phương thế để kết hợp với Đức Kitô Thập giá, để từ đó ngang qua đau khổ mở ra một chân trời hạnh phúc và vinh quang.
  • 10. 10 I. KHÁI NIỆM VỀ SỰ QUAN PHÒNG CỦA THIÊN CHÚA 1. Quan phòng là gì? Để định nghĩa quan phòng là gì, trước hết chúng ta cần phải hiểu từ ngữ quan phòng được dùng để ám chỉ điều gì, từ ngữ này được hiểu như thế nào khi người ta dùng nó để ám chỉ hoạt động của Thiên Chúa trong vũ trụ? Theo Jasques Lison, từ ngữ quan phòng được hiểu theo truyền thống vốn dĩ chỉ thuộc tính những Thiên hướng qua đó, Thiên Chúa chỉ huy vạn vật theo cứu cánh của chúng4 . Từ “quan phòng” có nguyên ngữ từ Hy-lạp là pronoia và dịch qua La-ngữ là providentia. Cả trong tiếng Hy-lạp lẫn La-tinh, từ quan phòng đều bắt đầu với giới từ pro, giới từ này có nghĩa là: trước, trước kia, do chiếu cố đến, vì lợi ích của nó. Giới từ pro được gép với động từ noein biến thành pronoia trong tiếng Hy-lạp và với động từ videre biến thành providentia trong tiếng La-tinh. Pronoia hay providentia có nghĩa là: thấy, nhìn thấy, tài trí, trong tư tưởng5 . Do đó, ta có thể định nghĩa như sau: Theo quan niệm bình dân, quan phòng gợi lên ý tưởng Thiên Chúa an bài xếp đặt, lo liệu mọi sự. Đồng thời cũng gợi lên ý tưởng về: mệnh Trời, ý Trời, hoặc số phận, số kiếp, hay là nghiệp. Từ Điển Công Giáo định nghĩa về quan phòng như sau: Quan: Chú ý nhìn. Phòng: Gìn giữ. Quan phòng: chý ý nhìn xem và gìn giữ. Còn theo sách Giáo Lý Của Hội Thánh Công Giáo định nghĩa: “Sự quan phòng của Thiên Chúa chính là những đường lối người xếp đặt để đưa vạn vật tới sự trọn hảo (số 302)”. Hay: “Quan phòng là những lo liệu của Thiên Chúa, trong khôn ngoan và tình thương, để dẫn đưa mọi loài thụ tạo tới mục đích sau cùng của chúng là chính Ngài”6 . Theo truyền thống thần học: “Quan phòng là việc Thiên Chúa xếp đặt và phối trí, trong trí khôn từ muôn thuở, mọi sự cho phù hợp với những mục đích riêng của mỗi vật và với mục đích chung của cả vũ trụ. Hay sự quan phòng là thuộc tính thiên linh chỉ những thiên hướng qua đó Thiên Chúa chỉ huy những sự vật tạo dựng theo cứu cánh của chúng. Sáng tạo là dựng nên vũ trụ vạn vật, tức là làm ra những cái chưa có. Còn 4 x. Jacques Lison, Sự Quan Phong Của Thiên Chúa Ngay Hôm Nay, Nxb Tôn Giáo. Chuyển ngữ: Lm. Trần Văn Khuê, aa., tr. 6. 5 x. Jacques Lison, Sự Quan Phòng Của Thiên Chúa Ngày Hôm Nay, Nxb Tôn Giáo. Chuyển ngữ: Lm. Trần Văn Khuê, aa., tr. 28. 6GLHTCG, số 321.
  • 11. 11 quan phòng là gìn giữ và bảo tồn vũ trụ vạn vật, tức là quản trị những gì đã có”7 .Còn theo Điển Ngữ Đức Tin Công Giáo định nghĩa như sau: “Quan phòng hay thiện hữu là việc Thiên Chúa, trong sự khôn ngoan và tình thương, đã an bài mọi sự”8 . 2. Sự quan phòng của Thiên Chúa trong Kinh Thánh Đức tin của Giáo Hội vào một Thiên Chúa quan phòng được đặt trên nền tảng của mạc khải trong Kinh Thánh. Quả vậy, trong Cựu Ước và Tân Ước là kho tàng mạc khải về một Thiên Chúa yêu thương quan phòng con người và vạn vật. 2.1. Cựu Ước Chính Thiên Chúa muốn mặc khải tình yêu của mình qua việc chọn dân riêng là Israel giữa các dân tộc khác và đã ký kết với họ một giao ước vĩnh cửu (Gs 31, 31-37 ; Ez 36, 26-29). Là dân được Thiên Chúa tuyển chọn riêng, nên Israel nhận biết quyền năng của Thiên Chúa trên vũ trụ vạn vật, mà chính Ngài đã sáng tạo nên. Chính Israel cảm nhận được sự che chở, tình yêu thương, quan phòng của Thiên Chúa luôn ở bên họ trong từng biến cố của lịch sử, Ngài sắp đặt mọi sự trong vũ trụ (St 8,22), để hướng đến giao ước (Dnl 11,13). Thiên Chúa khôn ngoan cai trị vũ trụ mà Người đã dựng nên. Chúa là mục tử yêu thương, nuôi dưỡng và dẫn dắt dân riêng Ngài (Tv 105 và 106)9 . Thiên Chúa quan phòng, như là sự bảo đảm căn cốt và vĩnh cửu cho con người và sự tự do của con người trong vũ trụ, trong Cựu Ước cho thấy rõ điều này khi con người nhìn nhận chính Thiên Chúa là khiên che, thuẫn đỡ, là thành luỹ vững vàng, là núi đá không thể phá hủy được: “Lạy Chúa, con yêu mến Ngài, Ngài là sức mạnh của con. Lạy Chúa, Ngài là núi đá, là thành luỹ của con, là Đấng giải thoát con. Lạy Thiên Chúa, Chúa là núi đá nơi con trú ẩn, là khiên mộc che chở con, là Đấng cứu độ quyền năng, là thành trì bảo vệcon”(Tv 18,3). Chính vịnh gia còn nói lên lòng tin tưởng và phó thác cho Thiên Chúa quan phòng số mạng của mình: “Chúa là Đấng nắm giữ số mạng con”(Tv 16,5). Trong thời lưu đày, giữa cảnh gian truân, toàn dân Israel đã đặt niềm tin rất chắc chắn vào Chúa quan phòng và che chở họ. Vì thế họ đã thưa lên với cả tâm can rằng: “Lạy Chúa, xin nghe lời con cầu khẩn, tiếng con kêu, mong được thấu tới Ngài. Buổi 7Giải Thích Thần Học, Mầu Nhiệm Thiên Chúa Tạo Thành, 1995, tr. 289. 8Lm. Hồng Phúc. CSsR, Điển Ngữ Đức Tin Công Giáo, mục: quan phòng. 9 x. M. Vinh sơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, Sáng Tạo Và Quan Phòng. Học Viện Thần Học Xitô Thánh Gia Việt Nam, 2012, tr. 185.
  • 12. 12 con gặp gian truân, xin Ngài đừng ẩn mặt, trong ngày con cầu cứu, xin Ngài lắng tai nghe và mau mau đáp lời” (Tv 102,2-3). Không chỉ các vịnh gia đã đặt niềm tin vào tình yêu quan phòng của Thiên Chúa, mà tác giả sách Khôn Ngoan cũng cho chúng ta thấy một Thiên Chúa duy nhất quan phòng, an bài và gìn giữ tạo vật và con người: “Thế nhưng lạy Cha,chính Cha mới quan phòng hướng dẫn” (Kn 14,3a). Ngoài Ngài ra không có vị thần nào chăm lo đến muôn loài : “Vì Chúa chăm sóc mọi loài. Ngoài Ngài ra, chẳng còn thần nào khác”(Kn 12,13), hay “Chúa biểu dương sức mạnh đến mút cùng cõi đất, và cai quản vũ trụ cách nhân hậu” (x.Kn 8,1),“Nếu như Ngài Không muốn, làm sao một vật tồn tại nổi?Nếu như Ngài không cho hiện hưu, Làm sao nó có thể được duy trì”? (Kn 11,25). Riêng đối với con người, Isaia nói: “Lạy Chúa, Ngài cho chúng con được an cư lạc nghiệp, vì hết mọi việc chúng con làm đều do Ngài thực hiện cho chúng con”(Is 26,12). Không những con người mà đối với tạo vật, Người nuôi dưỡng, chăm lo. Chẳng hạn trong Thánh Vịnh ca lên:“Lạy Chúa, muôn loài ngước mắt trông lên Chúa, và chính Ngài đúng bữa cho ăn. Khi Ngài rộng mở tay ban, là bao sinh vật muôn vàn thoả thuê” (Tv 145, 15-16), hay “Chúa cho loài gia súc có đầy đủ thức ăn,bầy quả non kêu đói cũng luôn được no mồi” (Tv 147,9)10 . Qua mặc khải trong Cựu Ước, Thiên Chúa cho ta biết về một niềm tin vào sự yêu thương quan phòng của Thiên Chúa được thể hiện qua dân riêng mà Ngài đã tuyển chọn…Giờ đây người viết xin được tiếp tục tìm hiểu qua mặc khải trong Tân Ước về tình yêu quan phòng của Thiên Chúa. 2.2. Tân Ước Ngay trong chương trình cứu chuộc của Đức Kitô đã diễn tả và khai mở cho chúng ta về tình yêu và sự quan phòng của Thiên Chúa Cha, vì như thánh Phaolô đã viết:“Khi thời gian tới hồn viên mãn Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người đàn bà, và sống dưới Lề Luật, để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử”(Gl 4,4-5). Qua câu nói này cho chúng ta thấy được ý định đời đời của Thiên Chúa yêu thương trong sự quan phong, muốn cho mọi người được cứu độ. Cũng chính thánh Phaolô nói tiếp:Thiên Chúa quan phòng là kế hoạch yêu 10Jasque Lison, Sự Quan Phòng Của Thiên Chúa Ngày Hôm Nay, Nxb Tôn Giáo, 2008. Chuyển ngữ: Lm. Trần Văn Khuê, tr. 94.
  • 13. 13 thương, Thiên Chúa đã chọn lựa Đức Giêsu Kitô làm Đấng cứu độ và cho chúng ta được thừa hưởng ân sủng, ban làm nghĩa tử của Ngài(x. Ep 1,3-10). Việc Thiên Chúa yêu thương quan phòng được làm sáng tỏ và rõ nét nhất là qua các tác giả Tin Mừng Mat-thêu và Luca. Chính các ngài đã ghi lại những lời Đức Giêsu đã mạc khải cho loài người về tình yêu và quan phòng của Chúa Cha: “Vì thế anh em đừng lo lắng tự hỏi: ta sẽ ăn gì, uống gì, hay mặc gì đây? Tất cả những điều đó, dân ngoại vẫn tìm kiếm. Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần tất cả những thứ đó”(Mt 6, 31-33 ; Lc 12, 29-31). Không dừng lại ở đây, thánh Mat-thêu và Luca còn nhấn mạnh và xác quyết hơn : “Hai con chim sẻ chỉ bán được một hào phải không ? thế mà không một con nào rơi xuống đất ngoài ý của Cha anh em. Thì đối với anh em cũng vậy, ngay đến tóc trên đầu anh em, người cũng đếm cả rồi”(Mt 10, 29-31 ; Lc 21,18)11 . Để xác tín niềm tin sắt đá của mình một lần nữa vào sự quan phòng yêu thương của Thiên Chúa hai tác giả sách Tin Mừng còn nói tiếp: “Anh em nhìn chim trời : chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào kho; thế mà Cha anh em trên trời vẫn nuôi chúng. Anh em lại chẳng quý giá hơn chúng sao? Hỏi có ai trong anh em, nhờ lo lắng, mà kéo dài đời mình thêm được dù chỉ một gang tay? Còn về áo mặc cũng thế, lo lắng làm gì? Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng mọc lên như thế nào mà rút ra bài học: chúng không làm lụng, không kéo sợi; thế mà, Thầy bảo thật cho anh em biết: ngay cả vua Sa-lô-môn, dù vinh hoa tột bậc, cũng không mặc đẹp bằng một bông hoa ấy. Vậy nếu hoa cỏ ngoài đồng, nay còn, mai đã quặng vào lò, mà Thiên Chúa còn mặc đẹp cho như thế, thì huống hồ là anh em, ôi những kẻ kém tin”(Mt 6,26-30; Lc 12, 24-28)12 . Với niềm tin xác tín vào tình yêu thương quan phòng của Thiên Chúa, thánh Phaolô đã nói lên cách hùng hồn và mạnh mẽ qua diễn từ trước hội đồng Arêôpagô trong sách Công Vụ Tông Đồ như sau: “Người cũng không cần được bàn tay con người phục vụ, như thể Người thiếu thốn cái gì, vì Người ban cho mọi loài sự sống, hơi thở và mọi sự”(Cv 17,26), và “Thật vậy, chính nơi Người mà chúng ta sống, cử động và hiện hữu”(Cv17,28). Cũng với niềm xác tín đó, thánh Phaolô đã viết cho giáo đoàn Rôma để khuyên bảo và dạy họ tin vào tình yêu quan phòng và ca tụng thánh ý nhiệm mầu của Thiên Chúa: “Vì muôn vật đều do Người mà tồn tại và quy hướng về Người. Xin tôn vinh Thiên Chúa đến muôn đời! A-men”(Rm 11,36). Có thể nói, sự quan phòng của Thiên Chúa được biểu lộ rõ nét nhất và huy hoàng nhất trên thập giá.Trong cuộc khổ nạn, Đức Kitô đã sống khoảnh 11 x. Jacques Lison, Sự Quan Phòng Của Thiên Chúa Ngày Hôm Nay, NxbTôn Giáo. Chuyển ngữ : Lm. Trần Văn Khuê, tr. 100-101. 12Thiên Chúa là Cha và Là Đấng Tạo Thành, Giáo Lý Dựa Trên Kinh Tin Kính Do Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II. Chuyển Ngữ : Nguyễn Đức Tuyên, Ngưỡng Nhân Ấu Nhi, tr. 300-301.
  • 14. 14 khắc của thất bại và của sự bỏ rơi cực độ nhất. Nhưng một cách chính xác, chính ở đó, trong người Con của Ngài chịu đóng đinh, Thiên Chúa đã phá vỡ hận thù (x. Ep 2,16), và làm cho điều thiện thắng điều dữ13 . Như thế, qua Kinh Thánh, chính Đức Kitô đã mặc khải cho chúng ta một khuôn mặt như một người Cha, luôn yêu thương, chăm sóc và giữ gìn cho công trình tạo dựng của Người.Nhất là cho chúng ta thấy rõ được phẩm giá cao quý của mình là được làm nghĩa tử của Người nhờ Đức Giêsu Kitô. Qua những gì đã trình bày, Kinh Thánh cho chúng ta thấy rõ một Thiên Chúa luôn yêu thương và quan phòng công trình sáng tạo của Người trong mọi thời gian và qua từng biến cố. Vậy giờ đây người viết xin được làm rõ nét hơn về tình yêu quan phòng của Thiên Chúa qua cái nhìn của các giáo phụ. 3. Theo các giáo phụ Dựa vào Mặc khải, và kết hợp với năm tháng cầu nguyện, chiêm niệm, suy tư một số giáo phụ cũng đã lãnh ân được sự khôn ngoan về sự quan phòng của Thiên Chúa và đã trình bày cho chúng ta về việc Thiên Chúa quan phòng như sau14. Thánh Justinô viết: “Vật tham phần thời khác và chính vật được vật đó tham phần vào thời khác. Linh hồn tham phần sự sống vì Thượng Đế muốn nó sống. Một khi Ngài không muốn nó sống nữa, là nó thôi không được tham phần nữa. Vì khác với Thượng Đế, linh hồn không có sự sống bởi riêng mình”. Tương tự như thế, thánh Irênê cũng nói: “Mọi vật đã bắt đầu có và chúng tồn tại bao lâu Thượng Đế muốn cho chúng có và tồn tạo”. Trong khi đó thánh Gioan Kim Khẩu viết: “Chúa lưu ý đến từng điều cho con người. Phần ta, ta không thêm được gì cho thân ta, nhưng Chúa quan phòng làm hoàn toàn đầy đủ mọi việc cho ta. Nếu không có Chúa quan phòng, thì mọi sự lo lắng vất vả của chúng ta đều vô ích”. Đối với thánh Thomas Aquinô, ngài kết luận như sau: “Sự quan phòng thuộc về Thiên Chúa, đó là điều thiết yếu. Quan phòng là kế hoạch của chính Thiên Chúa, Đấng thiết lập sức mạnh của Ngài trong mọi sự, Ngài dự liệu tất cả” 15 . 13 x. Jacques Lison, Sự Quan Phòng Của Thiên Chúa Ngày Hôm Nay, Nxb Tôn Giáo. Chuyển ngữ: Lm. Trần Vă Khuê, aa., tr. 102. 14 x. Nguyễn Văn Hạnh, Thiên Chúa Sáng Tạo, Học Viện Đa Minh, 2005, tr. 80. 15 M. Vinh Sơn Liêm. Nguyễn Hồng Thanh, Sáng Tạo Và Quan Phòng. Học Viện Thần Học Xitô Thánh Gia Việt Nam, 2012, tr. 185.
  • 15. 15 Thánh Basiliô lại dùng kiểu nói tỉ dụ và ví von để nói về tình thương Chúa quan phòng các thụ tạo như sau: “Chúa cho bò ngựa có cỏ, thì lại cho con người có của cải sinh sống. Chúa tạo nên mọi thứ là dự bị cho con người có đủ thức ăn… không có gì là không có lý do hay tình cờ, nhưng là kết quả của tài khôn ngoan vô cùng”16 . Còn thánh Augustinô đã đưa ra một lập luận vững chắc và đầy thuyết phục: “Thượng Đế không phải như một kỹ sư xây nhà xong có thể bỏ đấy đi, vì nếu Ngài ngơi tay ra thì tất cả vũ trụ sụp đổ”. Thánh nhân lại viết tiếp: “Sao tôi lại xin để Chúa ở trong tôi, trong khi tôi không thể tồn tại nếu Chúa không ở trong tôi”? Theo ngài, đúng hơn phải nói: “Tôi không thể tồn tại nếu tôi không ở trong Chúa, mà do đó, nhờ đó và trong đó tất cả mọi vật tồn tại”17 . 4. Theo giáo lý Hội Thánh Công Giáo Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo khẳng định, Thiên Chúa luôn quan phòng những gì mà Ngài sáng tạo: “Sau khi sáng tạo, Thiên Chúa không bỏ mặc các thụ tạo của Người. Người không chỉ ban cho chúng hữu thể và hiện hữu, Người còn luôn giữ gìn chúng hiện hữu, cho chúng khả năng hành động và đưa chúng đến cùng đích”. Nhờ tình yêu không giới hạn mà ngài vẫn hằng sắp xếp, điều khiển, gìn giữ, và hướng dẫn cũng như luôn tác động thúc đẩy các tạo vật đạt đến sự hoàn hảo và cứu cánh mà Ngài đã định sẵn, đó được gọi là việc Thiên Chúa quan phòng. Bởi vì: “Công trình sáng tạo có sự tốt lành và hoàn hảo riêng, nhưng chưa hoàn tất khi được dựng nên. Vạn vật đang ở trong một “tiến trình” hướng tới sự trọn hảo tối hậu do Thiên Chúa định sẵn”18 . Như vậy, qua Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo cho ta thấy một cách minh nhiên, Thiên Chúa không chỉ sáng tạo ra vạn vật rồi bỏ mặc chúng. Nhưng Ngài còn quan tâm, săn sóc, bảo vệ cũng như điều hành chúng bằng ý định và sự khôn ngoan của Ngài. Lý do mà các thụ tạo cần đến sự quan phòng của Thiên Chúa vì bản chất của nó mỏng dòn và chưa hoàn thiện. Chúng không tự mình tồn tại và đứng vững. Mà luôn lệ thuộc vào Thiên Chúa là nguyên nhân đệ nhất đã sáng tạo nên chúng. “Tính bất tất của thụ tạo có ngay từ đầu và ám ảnh thụ tạo mãi, nên muốn bổ túc cho nó có, cứ phải cần đến nguyên nhân đã làm cho nó ngay từ đầu. Chỉ Thượng Đế mới tự mình có điều kiện để tự hữu và để luôn luôn có”19 .Điều này được Giáo hội xác định một cách mạnh mẽ như sau: “Thụ tạo mà không có Đấng Tạo Hoá thì sẽ tan 16 Nguyễn Văn Hạnh, Thiên Chúa Sáng Tạo, Hoc Viện Đa Minh, 2005, tr. 79. 17 Jacques Lison, Sự Quan Phòng Của Thiên Chúa Ngày Hôm Nay, Nxb Tôn Giáo. Chuyển ngữ: Lm. Trần Văn Khuê, tr. 107-110. 18GLHTCG, số 302. 19 Nguyễn Văn Hạnh, Thiên Chúa Sáng Tạo. Học Viện Đa Minh, 2005, tr. 80.
  • 16. 16 biến” (Gs 36,3); nó lại không thể đạt tới cùng đích tối hậu của mình nếu không có sự trợ giúp của ân sủng”20 . Do đó việc Thiên Chúa quan phòng trước hết là việc Thiên Chúa bảo tồn vạn vật do Người đã sáng tạo: “Thật ra thì tác động bảo tồn và tác động sáng tạo chỉ khác nhau theo quan điểm trí khôn thôi… tác động bảo tồn không phải là tác động mới, nhưng chỉ là tiếp tục tác động sáng tạo mà thôi”21 .Do vậy, việc quan phòng còn biểu dương quyền năng và sự khôn ngoan của Thiên Chúa nữa: “Sự quan phòng chính là Thiên Chúa lo liệu với sự khôn ngoan và tình thương để dẫn đưa mọi thụ tạo tới cùng đích tối hậu của chúng”22 . Còn về cách thức quan phòng, Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo nói: “Thiên Chúa quan phòng, săn sóc mọi sự cách cụ thể và tiếp tục, từ những cái nhỏ nhất đến những biến cố vĩ đại của thế giới và lịch sử. Nhưng để thực hiện, Thiên Chúa cần đến sự cộng tác của nguyên nhân đệ nhị là các thụ tạo bằng cách trao quyền cho con người “làm chủ” trái đất (x. St 1, 26-28) và cộng tác vào chương trình quan phòng qua cách vô thức = bản năng và cách có ý thức = hành động có suy nghị, bằng lời cầu nguyện, bằng chính đau khổ của mình(x. Cl 1, 24). Khi đó, họ hoàn toàn trở thành “những cộng tác viên của Thiên Chúa”(x. 1Cr 3, 9), và của Nước Trời (x. Cl 4,11). Đây không phải là dấu hiệu của sự yếu kém, nhưng là dấu của sự cao cả và lòng nhân từ vô biên của Thiên Chúa toàn năng. Vì Thiên Chúa không chỉ cho các thụ tạo hiện hữu, nhưng cũng cho chúng phẩm giá tự mình hoạt động, làm nguyên nhân và nguyên lý cho nhau, và nhờ đó mà cộng tác vào việc hoàn thành ý định của Người”23 . Như vậy, qua Kinh Thánh, quan niệm của các giáo phụ, và Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, cho ta thấy được một Thiên Chúa rõ nét nhất về lòng nhân từ, săn sóc và quan tâm đến vạn vật bằng một tình yêu không giới hạn và đặc biệt yêu thương con người với tình phụ tử. Vậy phải hiểu thế nào về việc Thiên Chúa quan phòng và vấn đề đau khổ, sự dữ? Sự dữ do đâu mà có? Giờ đây người viết xin được bước sang tìm hiểu vấn đề về đau khổ và sự dữ. 20 GLHTCG, số 308. 21 Nguyễn Văn Hạnh, Thiên Chúa Sáng Tạo. Học Viện Đa Minh, 2005, tr. 80. 22GLHTCG, số 321. 23GLHTCG, số 303 -308.
  • 17. 17 II. KHÁI NIỆM VỀ ĐAU KHỔ VÀ SỰ DỮ Thật là điều hết sức khó khăn, phức tạp và bí ẩn nhất khi con người đối diện với vấn đề đau khổ và sự dữ. Thế nhưng, thực tế tất cả chúng ta đều phải đương đầu với vấn nạn ấy một cách hết sức cụ thể, và thường là hết sức đau đớn. Đó là một kinh nghiệm rất đa dạng, đặc biệt là những đau khổ (thể lý và luân lý), những cái chết do sức mạnh thiên nhiên, hay do sự độc ác của con người gây ra. Và dù có một niềm tin theo triết học hay tôn giáo, chúng ta cũng không thể tránh khỏi bị chất vấn một cách khủng khiếp và đau đớn24 . Vậy đau khổ và sự dữ là gì? Chúng ta có thể định nghĩa một cách bình dân về sự dữ như sau: Sự dữ là sự đau đớn. Sự dữ là bất cứ điều gì hại đến cơ thể. Sự dữ là bất cứ sự thiếu sót nào của thiên nhiên hay sự dữ hệ tại trong sự thiếu vắng sự hoàn hảo25 .Đau khổ là tình trạng đau đớn, khó chịu mà con người cảm thấy khi sự dữ xuất hiện hay khi thiếu sự lành26 . Nhưng theo quan niệm của các triết gia thì, đi tìm cho đau khổ và sự dữ một định nghĩa thật là điều hết sức khó khăn, vì giả như từ bản chất sự dữ có hiện hữu thật, thì ta cũng chỉ có thể định nghĩa sự dữ qua một điều tốt đã bị sự dữ làm giảm thiểu hay tổn hại. “Có thật chúng ta biết… sự lành là gì và sự dữ là gì không, khi chúng ta luôn pha trộn với nhau không thể tách biệt được”? Etienne Borne đã đưa ra nghi vấn đó. Ông còn lập luận: “Cần lưu ý là ta không bao giờ có thể định nghĩa sự dữ một cách trực tiếp được. Không phải chỉ vì sự dữ luôn đi đôi với sự lành, nhưng còn vì không thể kể ra một sự dữ mà không nhắc đến một sự lành”. Chính Lavelle cũng quả quyết: “Sự dữ chính là thiếu sự lành”. Tuy nhiên, mặc dù theo quan niệm của các triết gia, dù không thể định nghĩa sự dữ mà không liên hệ với sự lành, nhưng như thế không có nghĩa là sự dữ không có thật. Nó không phải chỉ là tình trạng thiếu sự lành, nhưng thỉnh thoảng người ta vẫn nói: “Các triết gia có thể hài lòng với những lập luận kiểu đó một mình trong bàn giấy; nhưng họ sẽ nghĩ sao trước cảnh một bà mẹ vừa mới chứng kiến con mình chết? Không, đau khổ là một thực tại kinh khủng và thật là quá lạc quan đến mức không chịu được khi định nghĩa sự dữ…là một sự lành ở một mức độ nhỏ hơn”27 . 24 x. Dominique Morin, Gọi Tên Thượng Đế, tr. 199. 25 x. Michael D. Moga, Trong Sự Tìm Kiếm Tôn Giáo Đích Thực. Triết Học Về Tôn Giáo. Nguyên tác: In Search Of True Religion A Philosophy Of Religion, Nxb Phương Đông. Người dịch: Lm. Lê Đình Trị, 2013, tr. 185-190. 26 x. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam Uỷ Ban Giáo Lý Đức Tin Tiểu Ban Từ Vựng, Từ Điện Công Giáo 500mục từ, Nxb Tôn Giáo, 2011, tr. 104. 27Dominique Morin, Gọi Tên Thượng Đế, tr. 207-208.
  • 18. 18 1. Đau khổ và sự dữ Trong kiếp sống nhân sinh nỗi kinh hoàng, sự ám ảnh hầu như mang lại nhiều hoang mang cho con người có thể nói được đó là đau khổ và sự dữ. Vì vậy, triết lý nhà Phật mới thốt lên rằng: “Đời là bể khổ”. Đúng thế, đã là người ai cũng có kinh nghiệm về sự ác hay đau khổ của kiếp sống dương gian này. Bất kể là người trẻ hay các bậc tiền bối, người giàu sang, quyền quý hay người mang thân phận bần cùng trong xã hội, tất cả đều phải kinh qua những đau khổ, như: Bệnh tật, thiên tai, chiến tranh, khủng bố, nghèo đói… Năm 1940 Phát xít Đức đã gieo kinh hoàng và đau khổ cho cả thế giới qua việc sát hại hàng loạt những người vô tội bằng nhiều hình thức vô nhân đạo như: Dùng phòng hơi ngạt, cho uống và chích thuốc độc, dùng lò thiêu sống, bỏ đói và rét cho đến chết. Theo kế hoạch huỷ diệt người Do Thái và tù nhân chính trị, trùm phát xít Hitler đã cho xây một nhà tù, tên gọi là Auschwitz. Từ đó Auschwitz đã trở thành “lò giết người hàng loạt” lớn nhất trong lịch sự nhân loại28 .Theo thống kê có khoảng 6 triệu người bị giết tại đây, đa số là người Do Thái29 . Đây là một biến cố tang thương và đau khổ bao trùm mọi nơi trên thế giới. Mọi người nói chung và dân Do Thái nói riêng đều phẩn uất và lên án vụ tàn sát đó cho đến ngày nay. Năm Ất Dậu 1945, dân Việt Nam trải qua một nạn đói kinh hoàng. Có đến khoảng 2 triệu người phải chết đói trong tuyệt vọng vì không có miếng ăn, với sự lạnh giá thấu xương của thời tiết. Đây là một biến cố mà con người luôn rùng mình và căm hận mỗi khi họ phải chứng kiến những hình ảnh bi thương nhất của những người nằm giơ xương chờ chết. Gần đây nhất, vào thứ ba ngày 11 tháng 9 năm 2001, nhóm khủng bố Osama Bin Laden đã cướp bốn chiếc Boeing 767 và chỉ trong một giờ đồng hồ đã làm nổ tung hai ngọn tháp chọc trời của trung tâm thương mại thế giới này. Tổng số thương vong trong cuộc khủng bố này trên ba ngàn người, gồm nhiều quốc gia, trong số đó có rất nhiều chuyên gia lỗi lạc về các nghành kinh tế, tài chánh, ngân hàng, kỹ thuật và quân sự. Biến cố này không chỉ làm chấn động nước Mỹ, mà còn làm rúng động cả thế giới, và phải còn rất lâu người ta mới có thể nguôi ngoai nỗi đau30 . 28 x. Michel Rondet S.j., Lời Thì Thầm Của Chúa hay những nẻo đường khác nhau trong hanh trình tâm linh, Nxb Tôn Giáo. Chuyển ngữ: Lm. Đặng Xuân Thành, tr. 54-57. 29 x. Giuse Đinh Thanh Bình.Lạy Chua! Tại Sao Ngài Im Lặng? Tủ Sách Dân Chúa, 1995, tr. 93. 30x.Thiên Phúc, Hạnh Phúc Thật. Lạy Chúa Giêsu Con Tín Thác Vào Chúa, 2007, tr. 46.
  • 19. 19 Đứng trước những tiếng khóc bi ai trong đau thương, bất công và mất mát của cuộc đời, rất nhiều câu hỏi được đặt ra xung quanh vấn đề về sự hiện hữu, quan phòng yêu thương của Thiên Chúa, như: Có Thiên Chúa không? Nếu thật sự có Thiên Chúa thì Ngài ở đâu khi sự dữ xảy ra? Hoặc nếu Thiên Chúa đầy tình thương và giàu lòng nhân hậu thì tại sao Ngài lại không ngăn chặn sự ác… Những vấn nạn liên tục được đặt ra và đã có rất nhiều người không thể tìm được câu trả lời thoả đáng cho mình. Chính vì thế biết bao người đã đánh mất niềm tin, hay ít ra niềm tin vào một Thiên Chúa quyền năng và yêu thương bị nghi ngờ. Để làm rõ những thắc mắc trên, người viết xin được bước sang mục phân biệt các loại sự dữ. 2. Phân loại sự dữ Khi đề cập đến vấn đề đau khổ và sự dữ, thường người ta phân loại ra hai khía cảnh đó là, sự dữ đến từ thiên nhiên và luân lý. 2.1. Sự dữ thiên nhiên Khi nói tới sự dữ thiên nhiên, con người luôn đi tìm và đặt ra cho mình những câu hỏi: Tại sao thiên nhiên luôn xẩy ra những biến cố động đất, lũ lụt, dịch bệnh…? Có thể trả lời cho những thắc mắc của con người về những bất toàn của thiên nhiên là do con người đã lạm dụng tự do để khai thác thiên nhiên một cách bừa bãi và thiếu khoa học. Đây có thể được coi là nguyên nhân chính hay nói nhẹ hơn là một phần. Ngoài ra còn có những sự dữ nằm ngoài và độc lập với ý chí con người đã làm phát sinh ra đau khổ cho con người như: Sóng thần, động đất, bão lụt, hạn hán, nghèo đói… dù muốn dù không, chúng ta phải nhìn sự dữ thiên nhiên hiện hữu thật sự và dương như nó nằm ngay trong cơ cấu của vũ trụ bất toàn. Cho dù biết bao nhiêu nhà khoa học, thiên văn học qua mọi thời đại cất công nghiên cứu tìm hiểu nhưng vẫn không thể hiểu thấu được tại sao vũ trụ lại bất toàn? Và với niềm tin tôn giáo vào Thiên Chúa hay Thượng Đế cũng không ngừng tìm hiểu do đâu mà Thiên Chúa hay Thượng Đế chấp nhận cho một số sự kiện xấu xẩy ra. Tại sao Thiên Chúa không dựng nên một vũ trụ hoàn hảo đến độ không có sự dữ đó? Để trả lời cho những vấn nạn con người luôn thao thức đi tìm, niềm tin của Kitô Giáo đã xác quyết: “Theo quyền năng vô cùng của Ngài, Thiên Chúa có thể tạo nên một cái gì tốt hơn, nhưng trong sự khôn ngoan và tốt lành của Ngài, Thiên Chúa đã muốn tự do sáng tạo một vũ trụ “trong trình trạng đang tiến tới” sự toàn hảo tối hậu của nó… như vậy
  • 20. 20 bao lâu sự sáng tạo chưa đạt tới mức toàn hảo của nó, thì cùng với sự thiện vật lý sẽ có những sự ác vật lý”31 . Dù muốn dù không, con người cũng phải thừa nhận rằng chúng ta đang sống trong một thế giới đã sa ngã, và con người phải chịu những thiên tai đáng lẽ không xẩy ra nếu con người không chống lại Thiên Chúa cũng như không làm trái với quy luật tự nhiên. Bên cạnh đó, đối với lập trường Kitô giáo chưa bao giờ giả định rằng Thiên Chúa có ý định tạo nên thế giới mà trong đó con người có thể tận hưởng tối đa các lạc thú và chịu đau khổ tối thiểu. Trái lại, thế giới này chỉ được coi như là nơi mà con người phải vất vả để trở thành một hữu thể tự do, và phải đối diện với những nhiệm vụ và thách đố đến từ môi trường sống, để trở thành con cái Thiên Chúa. Thật vậy, một số giáo phụ đã có những suy tu thần học về việc Thiên Chúa có ý định sáng tạo liên tục, chẳng hạn như thánh Irênê. Gợi hứng từ tư tưởng của thánh Phaolô, ngài dạy rằng: “Con người được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa, nhưng chưa phải là một tác nhân tự do và trách nhiệm giống như Thiên Chúa”, giới hạn này chỉ có thể được Mặc khải nơi Đức Giêsu Kitô. Với tất cả gai góc của nó, thế giới này chính là nơi mà tiến trình tạo dựng được diễn ra liên tục cho tới khi (nên giống Thiên Chúa).32 Trong tâm khảm mọi người, ai ai cũng mong ước một thế giới vẹn toàn, là một thiên đàng trong đó không có đau khổ, chết chóc, lo âu, phiền muộn… Thế nhưng, thử hỏi rằng nếu thế giới này là một thiên đàng, trong đó không có đau khổ và phiền muộn thì hậu quả sẽ thế nào? Chúng ta hãy giả định rằng, chúng ta đã sống trong một thế giới ở đó Thiên Chúa không ngừng can thiệp để ngăn cản đau khổ và sự dữ. Sự ngăn cản này đòi hỏi một sự loại bỏ tất cả những luật lệ tự nhiên phổ quát. Thiên Chúa sẽ lấy đi nhiệt của lửa, phòng trường hợp khi chúng ta đưa tay vào lửa. Ngài sẽ thay đổi bản tính của nước khi một ai đó ở trong sự nguy hiểm của việc chết chìm. Sự sắc bén của con dao sẽ biến mất khi có sự nguy hiểm cho một ai đó bị cắt bởi con dao. Thuốc lá không còn là nguyên nhân của bệnh ung thư phổi… Sự can thiệp như thế của Thiên Chúa vào trong luật lệ tự nhiên để ngăn cản đau khổ sẽ tạo nên một thế giới trong đó thiên nhiên hoàn toàn không thể đoán trước được. Vì vậy, trong thế giới này không có chỗ cho khoa học và bất kỳ sự phát triển kỹ thuật. Đi xa hơn, nếu như Thiên Chúa can thiệp không ngừng vào trong đời sống con người để ngăn cản đau khổ và để tạo nên hạnh phúc tối đa. Trong một thế giới như thế không có hành động nào của sự dữ có thể gây ra những hậu 31GLHTCG, số 310. 32x. John Hick, Triết Học Tôn Giáo. Dịch giả: Lm. Nguyễn Thịnh Phước, tr. 67.
  • 21. 21 quảgây hại. Sự gian lận không phá huỷ xã hội, sự phản bội không mang đến đau khổ cho bất kỳ cá nhân nào… Trong một thế giới như thế không có sự phát triển đặc tính luân lý của con người. Sẽ không cần đến nhân đức can đảm, kiên nhẫn và bền chí. Tách biệt khỏi mọi đau khổ, tình yêu của con người không bao giờ có thể phát triển, không có chổ cho sự hy sinh bản thân và quan tâm đến người khác33 . Có thể nói, khi loại bỏ các vấn nạn, khó khăn và những quy luật thiên nhiên, đời sống sẽ trở thành dễ chịu. Nhưng trái lại, đời sống con người đánh mất đi giá trị và ý nghĩa của nó, từ đó con người chỉ sống một cách vật vờ và không có mục đích vươn tới. Con người luôn đặt ra câu hỏi: Tại sao vũ trụ bất toàn, đau khổ, chết chóc, và các điều xấu Thiên Chúa vẫn cho xẫy ra? Là vì, con người không tưởng tượng hay chưa có khả năng để nhận ra đâu là lý do mà Thiên Chúa cho phép chúng xẩy ra. Như một đứa bé, không phải lúc nào nó cũng hiểu rõ và nhận biết rằng những lý do mà cha mẹ nó không cho phép hay cấm nó không được làm việc này hay việc kia. Tóm lại, điểm thiết yếu nhất để giải quyết các vấn nạn thiên nhiên là phải nhìn nhận rằng, khi nói đến Thiên Chúa là Đấng toàn năng, chúng ta không có ý nói Ngài có khả năng làm bất cứ điều gì ta tưởng tượng ra. Đúng vậy, chính Kinh Thánh khẳng định rằng: “Đối với Thiên Chúa mọi sự đều có thể được” (Mt 19,26). Tuy nhiên, Kinh Thánh cũng khẳng định rằng, có một số điều Thiên Chúa không thể làm vì nó đi ngược với bản tính và sự trung tín của Ngài như: “Với niềm hy vọng được sự sống đời đời mà Thiên Chúa, Đấng không hề nói dối đã hứa từ thuở đời đời” (Tt 1,2), hay “Vì Thiên Chúa không thể bị cám dỗ phạm tội” (x. Gc 1,13). Nói cách khác, Ngài không thể làm bất cứ điều gì “ngược lại” với bản chất công chính, thánh thiện của Ngài. Ngài cũng không thể làm những gì trái với bản chất hợp lý của Ngài trong một thế giới trọng lý lẽ. Chắc chắn Thiên Chúa cũng không làm trái với những quy luật thiên nhiên mà Ngài đã ban cho chúng. Đặc biệt, Thiên Chúa không bao giờ làm những gì phi lý và vô nghĩa34 . Dựa vào những chứng lý trên, chúng ta có thể kết luận rằng, Thiên Chúa không thể loại trừ sự dữ và đồng thời Ngài cũng không làm cho nó trở nên vô hiệu đối với sự hoàn thành những mục đích quan trọng khác. Chúng ta đã tìm hiểu về sự dữ thiên nhiên gây ra, giờ đây người viết xin được bước sang sự dữ luân lý. 33 x. Michael D. Moga, Trong Sự Tìm Kiếm Tôn Giáo Đích Thực. Triết Học Về Tôn Giáo. Nguyên tác: In Search Of True Religion A Philosophy of Religion, Nxb Phương Đông. Người dịch: Lm. Lê Đình Trị, 2013, tr. 220-222. 34 x. Giuse Đinh Thanh Bình, Lạy Chúa! Tại Sao Ngài Im lặng. Tụ Sách dân Chúa,1995, tr. 62-63.
  • 22. 22 2.2. Sự dữ luân lý Theo niềm tin Kitô giáo thì tất cả hình thức của tội lỗi là do con người đi ngược lại ý muốn hay kháng cự lại tình yêu Thiên Chúa. Khi con người bất tuân với Đấng chân thiện mỹ là lúc con người chiều theo điều xấu và tạo nên những sự dữ luân lý, một điều không bao giờ Thiên Chúa tạo nên35 .Còn theo quan niệm của John Hick: “Sự dữ luân lý là sự dữ mà con người gây ra như: sự tàn nhẫn, sự bất công, sự xấu xa, những suy nghĩ và hành xử đồi bại”36 . Lập luận trên được chứng thực qua những biến cố thương tâm đã xẩy ra trong thế giới như: Thế chiến thứ I và thế chiến thứ II, những lò thiêu hay hầm chết ngạt trong các trại tập trung của Đức quốc xã thời Hitler, cuộc khủng bố kinh hoàng xẩy ra ớ Mỹ vào Ngày 11 tháng 9 năm 2001… Cũng có thể kể đến những cái chết thương tâm và bi ai của hàng triệu triệu thai nhi đã bị chính bàn tay vô nhân đạo của các đấng bậc sinh thành giết đi ngay khi còn chưa chào đời. Thật vậy, chúng ta phải nhìn nhận rằng, tội ác luân lý luôn là những hậu quả của việc con người lạm dụng tự do mà chính Thiên Chúa ban, để quay lưng và chống lại ý muốn tốt lành của Thiên Chúa. Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo viết: “Các thiên thần và con người, những tạo vật thông minh và tự do, phải đi tới cùng đích tối hậu của mình bằng một lựa chọn tự do, trách nhiệm và bằng niềm ưu ái. Vậy họ có thể lạc đường. Sự thật thì họ đã phạm tội, do đó sự ác tinh thần đã đi vào thế gian”37 . Tội lỗi của con người đã gây ra không phải do Thiên Chúa dựng nên. Thật vậy: “Thiên Chúa không phải là nguyên nhân của sự ác tinh thần chút nào, dù cách trực tiếp hay gián tiếp. Tuy nhiên, Ngài cho phép như thế để tôn trọng sự tự do của tạo vật của Ngài”38 . Việc liên kết tự do con người với khả thể, và giờ đây đã trở thành hiện thực, con người phạm tội, soi sáng rất nhiều cho ta về những nỗi thống khổ nhân loại đã phải gánh chịu. Vì phần lớn những đau khổ của con người là đến từ những hành vi vô nhân đạo, hay do con người không làm tròn trách nhiệm của mình. Những đau khổ đó như: Nghèo đói, áp bức, bách hại, chiến tranh và mọi thứ bất công xẩy ra trong xã hội. Một câu hỏi luôn đặt ra là, tại sao Thiên Chúa không sáng tạo nên con người tốt lành, thánh thiện và toàn diện đến nỗi không thể phạm tội? 35 x. George A. Maloney, S..J., Nơi Chúa Giêsu Chúng Con Tín Thác, tr. 246. 36 John Hick, Triết Học Tôn Giáo. Người dịch: Nguyễn Thịnh Phước, tr. 66. 37 GLHTCG, số 311. 38 GLHTCG, số 311.
  • 23. 23 Để trả lời cho thắc mắc vừa đưa ra, người viết xin được quay về với quan niệm của Kitô giáo. Kitô giáo luôn coi sự dữ luân lý trong tương quan tự do và trách nhiệm của con người. Là một nhân vị có tự do và tự chủ, phải chịu trách nhiệm lấy vận mạng của mình thông qua những quyết định. Vì vậy, không ai trong loài người dám vỗ ngực và đảm bảo trước được rằng, một tác nhân luân lý sẽ không bao giờ chọn sai. Như vậy, khả năng làm điều xấu hay phạm tội không thể tách rời khỏi việc tạo nên những con người hữu hạn. Vậy tại sao Thiên Chúa không dựng nên con người có tự do nhưng không thể phạm tội? Nếu như ta hiểu hành vi tự do là hành vi không bị cưỡng bức từ bên ngoài, nhưng nó xuất phát chính từ bên trong hay ngay từ bản tính của tác nhân, khi họ phản ứng lại hoàn cảnh họ sống. Tuy nhiên sẽ mâu thuẫn khi nói rằng Thiên Chúa đã tạo nên chúng ta để chúng ta buộc phải hành động theo một cách thức nhất định, và chúng ta thực sự là những nhân vị độc lập với Thiên Chúa. Nếu như mọi tư tưởng và hành động của chúng ta đã được Thiên Chúa tiền Định, thì dù chúng ta thấy mình có vẽ tự do và có trách nhiệm đến mấy đi nữa, chúng ta không thể nào tự do và chịu trách nhiệm luân lý trước mặt Thiên Chúa, nhưng trái lại, lúc đó chúng ta chỉ là những con rối của Thiên Chúa. Tóm lại, Thiên Chúa có dư quyền năng để sáng tạo nên bất cứ loài thọ tạo nào ta có thể nghĩ ra. Nhưng nếu thụ tạo đó không có tự do luân lý, thì dù thụ tạo đó có trổi vượt con người đến mấy đi nữa, thì chúng ta cũng không coi đó là những ngôi vị. “Khi chúng ta hỏi tại sao Thiên Chúa lại không tạo nên những thụ tạo như thế thay vì con người, câu trả lời truyền thống chỉ có ngôi vị, theo một nghĩa nào đó có ý nghĩa, mới có thể trở thành “con cái Thiên Chúa”, có khả năng đi vào tương quan hữu vị với Đấng Tạo Hoá qua sự đáp trả tự do không bị cưỡng chế trước tình yêu của Thiên Chúa”39 . 39 John Hick, Triết Học Tôn Giáo. Dịch giả: Lm. Nguyễn Thịnh Phước. Tr 65.
  • 24. 24 III. NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY RA ĐAU KHỔ VÀ SỰ DỮ 1. Phải chăng đau khổ và sự dữ đến từ Thiên Chúa? Vấn đề về sự dữ luôn là những nhức nhối và băn khoăn đối với mọi người. Nhất là vấn nạn: Phải chăng sự dữ đến từ Thiên Chúa? Thật vậy, Carl Jung, đồ đệ của Simund Freud cũng đã đặt ra những thắc mắc về Thiên Chúa là nguyên do phát sinh sự dữ như: Phải chăng Đấng tối hậu cũng mang trong mình hai khuôn mặt? Phải chăng sự dữ bắt nguồn từ Ngài? Bởi vì nếu sự dữ hiện hữu thì hẳn nó phải là cái gì phát xuất từ nơi Ngài. Để trả lời cho những thắc mắc này, Đức Giáo Hoàng Bênêdictô XVI đã dùng lời nói của Thánh Gioan để nói về thực tại của bóng tối và phẩm tính nơi Thiên Chúa: “Thiên Chúa là ánh sáng, nơi Người không có một chút bóng tối nào” (Ga 1,5); mà bóng tối tượng trưng cho sự dữ và quyền lực tối tăm. Vì thế, có thề khẳng định bóng tối (sự dữ) đến từ một thế lực khác ngoài Thiên Chúa, chứ không phải đến từ Thiên Chúa. Ma quỷ hay sự dữ không thể ở gần hay ở nơi Thiên Chúa. Vậy sự dữ phát xuất từ đâu? Nếu sự dữ không do Thiên Chúa tạo ra thì làm sao nói Thiên Chúa là Đấng tác tạo mọi sự? Chính Giáo Hoàng Bênêdictô XVI lại khẳng định: “Sự dữ không phải là một tạo vật mới. Nó không phải là một cái gì tự sinh tồn nhưng tự bản chất nó là phủ định, là sự huỷ diệt thụ tạo. Nó không phải là một hữu thể vì hữu thể chỉ phát xuất từ nguồn của mọi hữu thể. Nó là một cái không. Sự dữ không phải là một thụ tạo riêng lẻ. Nó là một thứ cây tầm gửi. Nó sống nhờ kẻ khác và cuối cùng nó sẽ tự giết nó”40 . Cho nên, dù sự dữ có đó, hiện hữu đó,và vẫn đang hoành hành giữa thế giới con người, thì Thiên Chúa cũng luôn quan phòng mọi sự và dẫn đưa vạn vật đến cùng đích tối hậu của chúng. Hay nói như thánh Thomas Aquinô: “Thiên Chúa sắp xếp mọi sự đều hướng về cứu cánh tối hậu của chúng là sự tốt lành của Thiên Chúa”41 . Tuy nhiên, khi gặp sự dữ và đau khổ con người thường chỉ nghĩ ra một Thiên Chúa theo như họ quan niệm và đòi hỏi Thiên Chúa đó phải đáp ứng những nhu cầu của họ; một vị Thiên Chúa luôn tiêu diệt kẻ dữ và thưởng công cho người lành. Thiết tưởng nếu có một vị Thiên Chúa như thế, thì vị Thiên Chúa đó đã bị chính con người đóng khung. Trái lại, Thiên Chúa không như con người nhìn nhận. Ngài không chỉ là một Thiên Chúa công bình nhưng còn đầy tình thương hay tha thứ. Ngài không chỉ là một Thiên Chúa toàn năng mà thôi, nhưng Ngài là một Thiên Chúa nhân hậu và từ bi, nhẫn nại, giàu lòng xót thương (x. 40 Joseph Raszinger, Đức Giáo Hoàng Bênêdictô XVI, Thiên Chúa và Trần Thế, Nxb Tôn Giáo. Người dịch: Phạm Hồng Lam, 2011, tr. 129-130. 41 M. Vinh Sơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, Sáng Tạo Và Quan Phòng. Học Viện Thần Học Xitô Thánh Gia Việt Nam, 2012, tr. 185.
  • 25. 25 Tv 85; 103), hay “Ngài đã cho mặt trời mọc lên soi sáng người lành cũng như kẻ dữ và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất lương”(Mt 5,45). Cho nên, trong vấn đề đau khổ và sự dữ, con người thường bị cám dỗ có xu hướng kéo Thiên Chúa ngang hàng với mình, tạo ra cho mình một vị Thiên Chúa đầy quyền năng nhưng hoạt động theo như ý họ muốn. Đó không phải là đường lối của Thiên Chúa cũng như không phải cách Thiên Chúa hành động. Một số không nhỏ, nếu không muốn nói là tất cả mọi người, khi ở trong cuộc sống thịnh vượng, mọi sự đều an bình, xuôi thuận thì không ai kêu ca, trách móc, cầu khẩn hay nhớ đến để tạ ơn Thiên Chúa. Nhưng khi gặp gian nan, đau khổ, thử thách thì người ta bắt đầu khấn vái, kêu cầu Ngài giúp sức, phù hộ, nếu không được như ý mình xin thì quay lại chống đối, trách móc. Tuy nhiên dù con người cầu khẩn hay trách cứ thì Thiên Chúa vẫn có đó, vẫn hiện hữu. Thật vậy “Danh Thánh Thiên Chúa khắc sâu vào lòng lịch sử các niềm hy vọng và các nỗi đau khổ của nhân loại. Chính trong lịch sử nhân loại mà có khi danh thánh trở nên chói loà vang dội, có lúc lại tàn lụi, khi thì được tôn kính, lúc khác lại bị phủ nhận, nhưng không bao giờ bỏ quên”42 . Cho nên nếu nói sự dữ đến từ Thiên Chúa thì không đúng, vì sự dữ và đau khổ là sự khiếm khuyết của sự thiện hảo; mà Thiên Chúa là Đấng thiện hảo trọn vẹn. Vì vậy, sự dữ và đau khổ không thể đến từ Ngài. Nếu sự dữ và đau khổ đến từ Thiên Chúa thì tại sao Đức Giêsu lại trừ quỷ và chữa bệnh cho con người43 ? Chúng ta phải khẳng định đau khổ và sự dữ không bắt nguồn từ Thiên Chúa, và Ngài cũng không tạo ra đau khổ, cũng như không gây nên bất công, bởi vì Ngài là tình yêu “Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga 4,16), và là sự công bằng vô biên44 .Chính Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI đã xác quyết như sau: “Không thể nói Chúa tạo ra Satan. Câu chuyện về Luxiphe muốn nói lên rằng không phải Chúa tạo nên các thế lực sự dữ. Các thế lực này xuất hiện rõ nét trong câu chuyện Đức Giêsu trừ quỉ. Chúa chỉ tạo nên thần lành”45 .Hay như thánh Giacôbê đã nói: “Nơi Chúa không hề có sự dữ, Người không bao giờ thử thách ai. Mỗi người khi bị thử thách là do dục vọng của mình lôi cuốn, và dùng mồi mà bẫy. Một khi dục vọng đã cưu mang thì sinh ra tội, còn tội, khi đã phạm rồi thì sinh ra cái chết… Mọi 42 Herbert Vorgrimler, dẫn nhập, tuyển chọn và giới thiệu trong bộ Texte Zur Theologie Dogmatik, Thiên Chúa LuậnQua Các Tác Giả, tr. 105. 43 x. Joseph Ratzinger Đức Giáo Hoàn Bênêdictô XVI, Thiên Chúa Và Trần Thế, Nxb Tôn Giáo. Người dịch: Phạm Hồng Lam, tr. 126. 44 x. Thiên Phúc, Nữ Thánh Giữa Đời Thường. 30 Câu Chuyện, Suy Niệm và Cầu Nguyện, 1997, tr. 50-51. 45 Joseph Ratzinger Đức Giáo Hoàn Bênêdictô XVI, Thiên Chúa Và Trần Thế, Nxb Tôn Giáo. Người dịch: Phạm Hồng Lam, tr. 126.
  • 26. 26 ơn lành, mọi phúc lộc hoàn hảo đều do từ trên, đều tuôn xuống từ Cha, là Đấng dựng nên tinh tú, nơi Người không có sự thay đổi, cũng không hề có sự chuyển vần khi tối, khi sáng”(Gc 1, 13-17). Tóm lại, Thiên Chúa không bao giờ tạo ra tàn tật, bệnh hoạn, chết chóc, thất bại, nhục nhã… Vì Thiên Chúa đã yêu cho đến chết để cứu chúng ta. Một Thiên Chúa đã yêu đến thế, không thể có bóng tối của quỷ dữ nơi Người được46 .Nếu vậy thì tại sao có đau khổ và sự dữ? Phải chăng đau khổ và sự dữ đến từ ma quỷ? Để làm sáng tỏ vấn nạn này, người viết xin được trình bày mục “đau khổ và sự dữ đến từ ma quỷ”. 2. Đau khổ và sự dữ đến từ ma quỷ Khi đề cập đến ma quỷ, chúng ta không cần tìm chứng cứ để chứng minh có ma quỷ thật hay không, mà tìm hiểu xem có phải sự dữ, sự ác đến từ ma quỷ hay không ? Chúng ta có thể khẳng định chắc chắn là ma quỷ có thật, và chúng hoạt động trong thế giới để làm hại con người. Nhưng chúng chỉ được phép làm hại con người trong một phạm vi mà Thiên Chúa cho phép. Điều này ta thấy rõ trong sách Gióp: “Được, nó thuộc quyền ngươi, nhưng người phải tôn trọng mạng sống nó” (G 2,6). Ma quỷ luôn tấn công dụ dổ con người phạm tội vì ma quỷ là kẻ gian ác, với lòng phân bì, chúng nỗ lực ngăn cản không cho loài người tiến tới, nhưng phải hư vong; chúng tìm mọi cách để tiêu diệt loài người. Cho nên cám dỗ là việc của ma quỷ47 . Còn theo các nhà thần học, ma quỷ thường xuyên lôi kéo con người đi trệch con đường cứu độ mà Thiên Chúa đã vạch ra cho họ. Theo thánh Thomas Aquinô: “Ma quỷ không thể biến đổi ý chí nhưng có thể biến đổi những năng lực hạ cấp của con người, do đó dù ý chí không bị nó cưỡng bức nhưng bị khuých đảo”48 .Dựa vào quan điểm của thánh Thomas Aquinô và mặc khải của Thánh Kinh ta có thể nói, không phải mọi tội ác đều do ma quỷ cám dỗ con người. Chính trong Cựu Ước nhấn mạnh chân lý này: Con người hoàn toàn lệ thuộc vào Thiên Chúa, con người luôn luôn có thể chống lại sự dữ. Như thế, quyền lực của Satan không phải là bất khả phản kháng. Trong sách Huấn Ca có nói: “Khi người vô đạo chửi rủa Satan, nó rủa chính mình”(Hc 21,27). Đây là câu nói bằng chứng, nhằm ngăn ngừa tư tưởng sai lầm là đổ lỗi cho Satan khi chính bản thân mình đã phạm luật Chúa49 .Trong Kinh Thánh chính Đức Giêsu cũng khẳng định: “Từ lòng người phát xuất những ý định tà dâm, trộm cướp, giết người, ngoại tình…” (Mt 15,19). Còn thánh Giacôbê nói: “Nhưng mỗi người có bị cám dỗ, là do dục vọng của mình lôi cuốn và dùng mồi mà bắt”(Gc 1,14). Trong con người có đủ nguyên nhân của tội lỗi, là tính tự do dự quyết, 46 x. Stan Rougier, Những cuộc hẹn của Thiên Chúa. Chuyển ngữ: Thérèse Trần Thiết, tr. 218. 244. 47 x.Giải Thích Thần Học, Mầu Nhiệm Thiên Chúa Tạo Thành, 1996, tr. 204. 48 Thánh Thomas Aquinô, Tổng Luận Thần Học về việc Thiên Chúa cai quản vũ trụ. Phầ I, vấn để 114. 49 x. Tội Lỗi Đau Khổ Theo Cựu Ước, tr. 58.
  • 27. 27 những mơn trớn của xác thịt, tính kiêu ngạo, lòng ghen ghét…dù có thể kìm hãm. Vậy nếu không ai cám dỗ, mà thiên thần cao cấp đã phạm tội, phương chi là con người, dù ma quỷ không cám dỗ, cũng có thể tự mình sa ngã phạm tội. Cho nên không phải mọi tội đều do ma quỷ50 .Vậy có thể nói, nguyên nhân của đau khổ và sự dữ không chỉ đến từ ma quỷ, nhưng cũng do từ tội nguyên tổ. Để làm sáng tỏ vấn nạn này, người viết xin được trình bày mục “khổ và sự dữ do tội nguyên tổ”. 3. Đau khổ và sự dữ do tội nguyên tổ Theo quan niện của Kitô giáo, đau khổ và sự dữ là do tội lỗi loài người mà đầu tiên là tội nguyên tổ. Có thể nói, sự bất phục tùng của nguyên tổ Ađam và Evà đã xô đổ lâu đài hạnh phúc của con người, để từ đó đau khổ và sự dữ đi vào trần gian mặc sức tung hoành51 . Chồng đổ lỗi cho vợ: “Người đàn bà Ngài cho ở với con, đã cho con trái cây ấy, nên con đã ăn” (St 3,12). Anh cả giết em: “Cain xông đến giết em mình”(St 4,8). Con người không còn biết nghe và hiểu nhau nữa (tháp Baben, x. St 11,1-9)52 . Thật vậy “kể từ khi con người có khả năng tự chọn, không có thời gian nào mà con người không phải là tội nhân”53 . Chính Công đồng Vaticano II cũng đã khẳng định như sau: “Ngay từ đầu lịch sử, con người theo thần dữ nên đã lạm dụng tự do của mình khi nổi dậy chống lại Thiên Chúa và muốn đạt tới cứu cánh của mình ngoài Thiên Chúa. Thật thế, biết lành dữ là quyền định đoạt cái gì tốt cái gì xấu, quyền ấy chỉ thuộc một mình Thiên Chúa. Con người muốn dùng tự do của mình để nên hoàn thiện mà không cần Thiên Chúa” (GS, 13). Ngay từ khởi thuỷ “Adam là người đầu tiên vượt chặng đường ấu trĩ của nhân loại, là kẻ đầu tiên có khả năng hoạt động tự do và đáp trả lời mời gọi của Thiên Chúa. Ông đã phạm tội ngay từ khi bước vào tự do, và cử chỉ từ khước đó, ông đã chặn đứng bước thẳng tiến siêu nhiên của nhân loại. Ông đã tự ngăn cản mình và ngăn cản người khác không đạt tới được trạng thái địa đàng (hạnh phúc viên mãn)”54 . Chính hậu quả của tội đã phá hỏng sự hài hoà giữa điều khác và điều giống, nên lãnh vực nào (lẽ ra trong đó có sự phối hợp hài hoà giữa cái giống và khác) cũng đều trở nên xấu đi do tội lỗi gây ra. Chẳng hạn từ nay sự khác biệt giữa ta với Thiên Chúa trở nên tai hại, khó chấp nhận, vì Ađam và Evà bỗng trở nên sợ Thiên Chúa 50x. Giải Thích Thần Học, Mầu nhiêm Thiên Chúa Tạo Thánh, 1995, tr. 205. 51 x. Lm Nguyễn Hồng Nguyên, Những Cái Chết Gọi Mời, tr. 60. 52 x. Stan Rougier, Những Cuộc Hẹn Của Thiên Chúa. Chuyển ngữ: Thérèse Trần Thiết, tr. 264. 53 Jacques Bur,les Editios du Cerf, Giáo Hội Nói Gì Về Nguyên Tổ. Lưu hành nội bộ, tr. 22. 54 Jacques Bur,. les Editios du Cerf , Giáo Hội Nói Gì Về Nguyên Tổ. Lưu hành nội bộ, tr. 34.
  • 28. 28 (St 3,8). Tình trạng này sẽ được tái tạo và phục hồi lại nhờ chương trình cứu độ của Chúa Ki tô thực hiện qua mầu nhiệm thập giá vàn phục sinh55 . Tuy nhiên, chúng ta không thể đổ lỗi hết cho ma quỉ và ông bà nguyên tổ, nhưng trái lại phải nhìn nhận một phần tội lỗi của chính mình và chính tội lỗi mình đã đẩy chúng ta vào cuộc sống đau khổ cũng như phải đối diện với sự dữ. Vì khi chúng ta phạm tội, là chúng ta khước từ những gì giúp xây dựng con người một cách thật sự, vì ý định của Thiên Chúa là làm sao cho con người đạt được mức viên mãn, làm con người đứng thẳng, con người thành công, làm nghĩa tử đã được giải cứu. Bởi khi phạm tội là luôn luôn tự làm cho mình bớt là người, là thụt lùi xuống một cấp, có hại cho sự phát triển của mình, là tạo ra những tình huống đau đớn, trong đó con người sẽ đau khổ cảm nhận những hậu quả của sự vong thân56 . Vậy phải chăng sự dữ xuất hiện không chỉ đến từ ma quỷ hay hậu quả của tội nguyên tổ của loài người mà thôi, nhưng cũng do từ con người? 4. Đau khổ và sự dữ đến từ con người Khi người ta xem đau khổ như là một đồ vật có thể nắm gọn trong tay hay một vấn đề có thể quán triệt được nhờ sự hiểu biết của trí óc, thì con người sẽ đi vào ngõ cụt và bế tắc. Thực ra sự dữ là một mầu nhiệm hay nói cách khác; sự dữ không chỉ đơn thuần là một vấn đề triết học mà còn là một vấn đề tôn giáo. Mầu nhiệm sự dữ là một mầu nhiệm con người không thể quán triệt được, vì là chương trình và ý định của Thiên Chúa vượt qua giới hạn của con người. Khoảng cách từ con người đến Thiên Chúa là vô biên. Ngay cả những thực tại của trần gian, con người còn chưa hiểu hết, huống chi là đòi hiểu chương trình của Thiên Chúa! Như vậy, vấn nạn sự dữ, đau khổ vẫn còn đó; đau khổ vẫn là một huyền nhiệm. Tuy nhiên, chính nó cũng trực tiếp liên quan đến kinh nghiệm cũng như sự tự do của con người57 . Vì vậy, trước đau khổ và sự dữ ta không thể dùng các lý chứng để giải thích; ta phải đi từ vô nghĩa đến có nghĩa. Đứng trước mầu nhiệm đau khổ và sự dữ khiến người ta nổi loạn vì họ bị chồng chất những đau khổ và đối diện với những điều vô lý mà không thể giải đáp. Vậy sự dữ nơi con người là gì? Về phương diện thể lý, có thể nói sự dữ phát sinh do thể xác con người như: Bệnh tật, khuyết tật bẩm sinh, sự chết…; về phương diện tâm linh do: lo âu, suy nhược tâm thần, chấn thương tâm lý…; còn sự dữ phát sinh trong tinh thần là do: phản bội tinh thần, phản bội tự do, tình yêu… Hoặc sự dữ phát 55 x. Xavier Thevenot, Tội Lỗi. Trình Bày Về Tội Cho Con Người Hôm Nay, Nxb Tôn Giáo, tr. 59. 56 x. Xavier Thevenot, Tội Lỗi. Trình Bày Về Tội Cho Con Người Hôm Nay, Nxb Tôn Giáo, tr. 106. 57 x. Lm. Giuse Phạm Quốc Văn, OP., Cuộc Sống Tròn Đầy, Nxb Tôn Giáo, tr. 82
  • 29. 29 sinh do liên quan đến một cá nhân hay xã hội: liên quan cá nhân, sự dữ là ích kỷ, tính kiêu căng, hận thù, phản bội, tôn thờ bản năng; liên quan đến xã hội, sự dữ là chủ nghĩa dân tộc quá khích, chủ nghĩa quân phiệt độc tài khuynh hướng tôn thờ giới tính, quyền lực, tiền bạc...58 .Tuy nhiên, một điều ít ai để ý tới, đó là sự dữ xuất hiện vì do con người khước từ Thiên Chúa. 4.1. Do con người khước từ Thiên Chúa Có thể nói, phần lớn sự dữ xẩy ra trong thế giới là do con người dùng tự do của mình quay lưng, khước từ Thiên Chúa là nguồn gốc mọi điều thiện hảo. Thật vậy chính vì lạm dụng tự do hay đề cao tự do một cách mù quáng, mà con người bất cần Thiên Chúa và xem Ngài như một kẻ quấy rối và đưa tới tình trạng nổi loạn chống lại Thiên Chúa! Nietzsche hô lớn: “Ta đã chết và ta đã để cho Thiên Chúa chết”59 . Nhất là ông đã hạ cấp Thiên Chúa khi nói: “Một Thiên Chúa không còn vô cùng, nhưng như một hữu thể bần cùng, vụ lợi, luôn bận tâm chống lại thụ tạo của mình”60 .Còn nhà thơ Lautréamont đã tự sát ngày ông sinh nhật thứ 21 với ý đồ đen tối là để đời đời Thiên Chúa phải ngắm nhìn một cực hình mà đáng lẽ ông không phải chịu. Hơn nữa, con người còn nhân danh công lý để nổi loạn chống lại Ngài.“Chống lại Thiên Chúa nhân danh công lý, nhân danh sự ghê tởm sự dữ”61 .Để xây dựng lại công trình của Thiên Chúa, cần phải giết tự do, và để giết chết tự do, ta phải giết chết Thiên Chúa, đặc biệt là Thiên Chúa của Kitô giáo. Người ta muốn Thiên Chúa im lặng để khỏi nghe nói về Ngài, khỏi bị quấy rối. Người ta muốn giết Thiên Chúa như người Do-thái đã làm để khỏi bị tra hỏi và bị kết án bởi Thiên Chúa62 . Tuy nhiên, con người không biết rằng khi loại trừ Thiên Chúa, thì tức khắc con người đi ngược lại chân, thiện, mỹ, cũng như đánh mất sự hoà hợp, thông thương, là lúc bắt đầu sắm cho mình một hung khí tự huỷ diệt chính mình và tha nhân, cũng là nguồn gốc phát sinh đau khổ và sự dữ. Vì thế ta hiểu được câu nói của triết gia Jean Paul Sartre: “hoả ngục chính lá tha nhân”!Chính vì con người chối bỏ Thiên Chúa nên đời sống đã diễn ra trong cảnh cướp bóc, hãm hiếp, ám sát và chết chóc. Tại Nantes, người ta đã chế tạo một chiếc tàu giết người hở đáy. Chiều chiều họ chất đầy tù nhân. Và vào ban đêm, họ đem đổ tất cả xuống sông Loire. Mỗi chuyến như thế là 1.300 người. Người ta đếm được cả thảy là 23 chuyến, trong đó có 600 trẻ em. Trên bờ sông đã có sẵn bọn côn đồ. Hễ ai bơi được vào bờ thì liền bị chúng 58 x. Con Người Và Những Vấn Đề Của Con Người Trong Ánh Sáng Đức Kitô, tr. 90-92. 59 B. Bro, Quyền Lực Sự Dữ, Paris 1976, tr 44. 60 Lm Thái Nguyên, Những Canh Hoa Tâm Linh 1. Cuộc sống với những tương quan, 2007, tr. 219. 61 B. Bro, Quyền Lực Sự Dữ, Paris 1976, tr 44. 62 x. Con Người Và Những Vấn Đề Của Con Người Trong Ánh Sáng Đức Kitô, tr. 96-97.
  • 30. 30 chặt tay, chặt chân rồi đẩy xuống sông. Ngoài ra trong một vài tháng đầu năm 1794, nguyên tại thành phố Nantes đã có tới 15.000 bị hành quyết. Bởi đó, Platon ngày xưa đã nói: “Xây một thành quách trên chín tầng mây còn dễ hơn cai trị một dân tộc không có tôn giáo”. Hay như Chateaubriand thốt lên: “Tiêu huỷ việc thờ phượng Thiên Chúa thì mỗi xã, mỗi huyện đều phải xây thêm nhà tù và phải tuyển thêm nhiều đao phủ”. Còn Napoleon thì kết luận: “Một dân tộc không tôn giáo thì phải cai trị bằng súng đạn”63 . Sau biến cố tang thương ngày 11 tháng 9 năm 2001 tại Mỹ, con gái của một vị giảng thuyết lừng danh đã được mời phỏng vấn trên truyền hình và người dẫn chương trình hỏi cô như sau: Tại sao Thiên Chúa lại để xẩy ra một thảm hoạ khủng khiếp như thế? Cô trả lời: “Tôi nghĩ là Thiên Chúa rất buồn vì điều đó, ít nhất là Ngài cũng buồn bằng chúng ta. Từ bao năm nay chúng ta đã yêu cầu Ngài đi khỏi trường học, khỏi chính phủ và khỏi đời sống chúng ta. Ngài là người “Quân tử” nên đã lẳng lặng rút lui. Làm sao chúng ta có thể mong Chúa ban ơn lành và che chở chúng ta khi chúng ta đã khẩn thiết xin Ngài để mặc chúng ta một mình”. Bên cạnh đó cô còn trả lời một cách mạnh mẽ hơn, khi nhắc đến những biến cố mới xảy ra như: các cuộc khủng bố, giết người, chiến tranh… như sau:“Tôi nghĩ rằng mọi sự bắt đầu với Madeleine Murray O’Hare, khi bà ấy than phiền là không nên đọc kinh trong trường học nữa, và chúng ta đã đồng ý. Rồi người khác có ý kiến là chúng ta không nên đọc Kinh Thánh trong trường học, nhưng chính Kinh Thánh dạy chúng ta: “Chớ giết người, chớ trộm cắp, hãy yêu thương tha nhân như chính mình mình”… và chúng ta cũng đã đồng ý”64 .Thiết nghĩ điều đó cũng quá đủ để chúng ta thấy nguyên nhân những sự tàn ác xảy ra trong thế giới này. Thật vậy, vì chạy theo và tôn sùng tự do một cách sai lạc, mù quáng, con người đã chuốc vào thân bao nhiêu đau khổ, tang thương, nhất là đánh mất giá trị là người của mình. Triết gia Pascal nói thật chí lý: “Đối với tôi, tôi thú thật, đạo Kitô cho tôi biết nguyên lý là bản tính con người đã bị hư hỏng, trầm luân vì mất Thiên Chúa, ngay lúc đó tôi thấy khắp nơi đặc điểm của chân lý này, vì thiên nhiên với tính cách là thế đánh dấu khắp nơi một Thiên Chúa vắng mặt trong con người”65 . Thay vì nhận Thiên Chúa làm cứu cánh đời mình, thì con người lại dùng tự do để quay lưng, khước từ Thiên Chúa và nâng mình lên là cứu cánh. Chính lúc con người khước từ Thiên Chúa ra khỏi đời mình, là lúc cuộc sống của con người trở thành hư vô, và mọi sự trong đó chỉ còn là phi lý và vô nghĩa, “cuộc đời đáng buồn nôn” (Jean Paul Sartre), cũng là lúc con người mở đường cho những bất hạnh 63 Hương Việt, Tôi Tin Có Một Thiên Chúa. Quyển II, Nxb Tôn Giáo Hà Nội, 2006, tr. 138. 64 Trích trong bài“Tình Yêu Thầm Lặng Của Người Cha”. 65 Sư Huynh Phan Văn Chức, It Phút Suy Tư Thần Lý. Uỷ Ban Đoàn Kết Công Giáo TPHCM, 1994, tr. 170.
  • 31. 31 và đau khổ tràn vào thế giới. Thay vì chọn Thiên Chúa, con người lại chọn sự dữ, thay vì sống trong hạnh phúc, bình an thì con người lại sống trong lo âu và bất hạnh. Chính sự dữ huỷ diệt mọi giá trị trong thế giới khi con người xem mình là trung tâm và cùng đích. Đó là nguyên nhân con người gây ra đau khổ và sự dữ trong thế giới. Bởi vậy, xét cho cùng nguồn gốc đau khổ phát sinh từ con người, và chính tội lỗi là sự dữ lớn nhất trong đời sống con người. Người ta vẫn có thể thấy hạnh phúc khi đau khổ, nhưng họ không thể hạnh phúc khi phạm tội, vì tội lỗi phát xuất từ chính trong thâm cung của lòng người. Chính tội lỗi làm cho con người trở nên xấu xa và gánh lấy hậu quả tai hại. Cho nên người ta mới nói: “Sự dữ là điều bẩn thỉu nhất mà người ta có thể làm cho nhau và cho Thiên Chúa”66 . Chính Công đồng Vatican II đã khẳng định: “Những chênh lệch trong thế giới ngày nay được nối liền với những chênh lệch căn bản hơn phát xuất từ đáy lòng con người, bởi vì chính trong con người có nhiều yếu tố xung khắc nhau. Bởi vậy, có sự phân rẽ trong chính con người, từ đó sinh ra bao điều bất hoà lớn lao trong xã hội” (GS, 10). Bên cạnh đó, Giáo hội cũng cho thấy nguyên nhân của sự dữ, bất ổn trong xã hội, là do cuộc chiến của tội lỗi, nó từ chối mến Chúa yêu người67 . Tóm lại,khi con người loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi chân trời của mình, là lúc con người đã phủ một bóng đen trên đoạn kết của cuộc đời. Con người sẽ mãi mãi không được biết đến lời cuối cùng của lịch sử. Chính việc loại Thiên Chúa ra khỏi đời mình, là nguyên nhân đẩy con người vào đường cùng, đến tuyệt vọng và sống trong đau khổ68 . 4.2. Do tính hữu hạn của con người Con người được dựng nên là môt hữu thể hữu hạn và bất toàn, chính vì vậy mà con người phải đối diện với bao đau khổ: đau khổ về thể lý, tâm lý, tâm linh. Trước hết là các đau khổ do tính hữu hạn của thể lý, phát xuất từ một sự rối loạn của các cơ quan trong chúng ta hoặc từ những trục trặc về sinh lý. Loại đau khổ này mang nhiều “khuôn mặt”: Những cơn dịch liệt thật sự vật ngã con người xuống; những trục trặc mãn tính làm cho cuộc sống hằng ngày của ta luôn xấu đi, tính tình gắt gỏng; những bệnh tật trong đó người ta biết mình sẽ phải chết hay phải tật nguyền trầm trọng, rồi từ đó tâm hồn ta ngấm dần nỗi sợ hãi và cảm giác rằng tương lai mình kể như hư hỏng, đời ta tàn phế; những “khốn khổ” do tuổi già huỷ hoại dần dần tất cả và rồi đi đến làm thân xác suy 66 Jacques Bur, les Editions du Cerf, Giáo Hội Nói Gì Về Nguyên Tổ. Lưu hành nội bộ, tr. 92. 67x. Jacques Bur, les Editions du Cerf, Giáo Hội Nói Gì Về Nguyên Tổ. Lưu hành nội bộ, tr. 71. 68x. Stan Rougier, Những Cuộc Hẹn Của Thiên Chúa, Nxb Phương Đông. Chuyển ngữ: Thérèse Trần Thiết, tr. 139.
  • 32. 32 sụp, các mối tương giao đổ vỡ và khả năng trí tuệ biến mất; tuổi già đôi khi chẳng khác nào một sự phá sản, một cuộc đắm tàu… Tắt một lời, cái thân xác thường cho ta cảm giác an toàn sâu xa nay lại bỏ rơi ta, phản bội ta, tạo ra nơi ta nào là sợ hãi, đau khổ và đoạn tuyệt!...69 . Những đau khổ tâm lý thường được biểu lộ qua nhiều cách đôi khi thật bất ngờ và khó hiểu đối với người chung quanh như lo âu vô căn cứ, ám ảnh, sợ hãi, rối loạn tính dục và tình cảm; hay những điều rốt cuộc làm nản lòng cả đến những người yêu thương chúng ta và từ đó, đi đến chỗ càng cảm thấy cô đơn hơn. Thêm vào đó, còn có tình trạng trầm cảm u uất đè bẹp ta tới mức làm cho ta tỏ ra bất lực không đương đầu nổi với chúng, càng ngày càng chán sống. Thế rồi, chúng đưa chúng ta vào tình trạng mặc cảm về sự phi lý, về một tâm hồn đã chết cũng như thèm khát được chấm dứt tất cả, và rốt cuộc trở nên sợ hãi đối với chính mình!...70 . Sau hết là những đau khổ có nguồn gốc tâm linh.Đây là những đau khổ đụng chạm đến người Kitô hữu trong niềm tin của họ vào Thiên Chúa. Họ đối diện với những đau khổ nặng nề như: Con chết, chồng hay vợ qua đời, hoặc một bất công nghiêm trọng mà mình phải chịu, khiến người Kitô hữu đâm ra nghi ngờ không biết con người có tốt không, Thiên Chúa có hiện hữu hay không… Đó là những đau khổ len lói vào tâm hồn con người và từ đó quay ra nghi ngờ mọi sự, nghi ngờ một cách nghiêm túc cả những “chân lý đức tin” mà người tín hữu đã được khắc ghi trong tim từ khi còn bé71 .Con người có lý trí và tự do nhưng con người có khả năng sai lạc vì mang trong mình tính hữu hạn. Vì vậy, con người khi sử dụng tự do của mình và hậu quả xấu có thể phát xuất từ đó. Thiết nghĩ nếu huỷ bỏ những khả năng gây ra đau khổ thì tức là huỷ bỏ tính hữu hạn nơi con người và đậy con người vào vòng xoáy cám dỗ muốn bằng Thiên Chúa như tổ tiên loài người đã từng vấp ngã. Có thể nói, nếu không có những yếu đuối và giới hạn thì thế giới này chắc sẽ buồn chán vì thiếu thách đố, không có mục đích và con người không còn cố gắng để phấn đấu vươn lên. Theo quan niệm của thánh Irênê và thánh Augustinô, mọi sự do Thiên Chúa sáng tạo, tự bản chất chúng là tốt đẹp: “Thiên Chúa thấy mọi sự Người đã làm ra quả là rất tốt đẹp” (St 1,31), vì chính thiên Chúa là Đấng toàn năng, toàn thiện. Tuy nhiên thiện tính nơi thụ tạo không có nghĩa là chúng đã hoàn hảo, mà Thiên Chúa đã sáng tạo chúng và đặt chúng vào tiến trình đi đến sự hoàn hảo. Như vậy, do tính chất bất toàn và giới hạn của thụ tạo mà có sự ác, đau khổ và sự dữ trong tự nhiên và trong thế giới con người 69 x. Xavier Thévenot, Đau Khổ Và Hạnh Phúc, NxbTôn Giáo, tr. 9-10. 70 x. Xavier Thévenot, Đau Khổ Và Hạnh Phúc, Nxb Tôn Giáo, tr. 10. 71 x. Xavier Thévenot, Đau Khổ Và Hạnh Phúc, Nxb Tôn Giáo, tr. 11.