SlideShare a Scribd company logo
1 of 103
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
TRƢƠNG THỊ VÂN ANH
TÍNH ĐỐI THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT
“CMDỖ CUỐI CÙNGCỦACHÚA” VÀ “TỰ DO HAY L[ CHẾT”
CỦA NIKOS KAZANTZAKIS
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Thừa Thiên Huế, năm 2016
i
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
TRƢƠNG THỊ VÂN ANH
TÍNH ĐỐI THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT
“CMDỖ CUỐI CÙNGCỦACHÚA” VÀ “TỰ DO HAY L[ CHẾT”
CỦA NIKOS KAZANTZAKIS
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60 22 01 20
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN THỊ SÂM
Thừa Thiên Huế, năm 2016
LỜI CAM ĐOAN
ii
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và
kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, đƣợc các đồng tác giả cho phép
sử dụng và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Tác giả
Trƣơng Thị Vân Anh
iii
LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo trong
khoa Ngữ Văn, trƣờng Đại học Sƣ phạm Huế đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian học tập vừa qua.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc đến cô
giáo TS. Trần Thị Sâm, ngƣời đã tận tình giúp đỡ và hƣớng dẫn cho tôi trong suốt
quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn đến gia đình, cơ quan, bạn bè đồng nghiệp đã quan
tâm, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Huế, năm 2016
Học viên thực hiện
Trƣơng Thị Vân Anh
iv
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ...............................................................................................................i
Lời cam đoan...............................................................................................................ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.......................................................................................1
1.1. Tầm quan trọng của tính đối thoại trong tiểu thuyết.....................................................1
1.2. Sự phát huy tính đối thoại rõ rệt trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa và
Tự do hay là chết của tác giả Nikos Kazantzakis.................................................................2
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ..............................................................................................2
2.1. Khái lƣợc tình hình nghiên cứu lí thuyết về tính đối thoại...........................................2
2.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của
Chúa và Tự do hay là chết của Nikos Kazantzakis .................................................6
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................8
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................................................8
3.2. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................................8
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................8
4.1. Phƣơng pháp loại hình.....................................................................................................8
4.2. Phƣơng pháp cấu trúc - hệ thống....................................................................................9
4.3. Phƣơng pháp so sánh- đối chiếu.....................................................................................9
4.4. Phƣơng pháp liên ngành..................................................................................................9
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN..........................................................................9
5.1. Về mặt lí luận....................................................................................................................9
5.2. Về mặt thực tiễn................................................................................................................9
6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN..........................................................................9
NỘI DUNG ..............................................................................................................11
Chƣơng 1. TÍNH ĐỐI THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT CÁM DỖ CUỐI
CÙNG CỦA CHÚA VÀ TỰ DO HAY LÀ CHẾT NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN
NHÂN VẬT..............................................................................................................11
1.1. Giới thuyết về lý thuyết đối thoại M. Bakhtin trong thể loại tiểu thuyết ......11
1.1.1. Đối thoại là bản chất của tiểu thuyết..........................................................................11
v
1.1.2. Tính đa thanh trong tiểu thuyết..................................................................................13
1.2. Tính đối thoại qua kiểu nhân vật cặp đôi - song hành trong tiểu thuyết Cám
dỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết ........................................................15
1.2.1. Tính đối thoại qua kiểu nhân vật cặp đôi - song hành trong tiểu thuyết Cám dỗ
cuối cùng của Chúa...............................................................................................................16
1.2.2. Tính đối thoại qua kiểu nhân vật cặp đôi - song hành trong tiểu thuyết Tự do hay
là chết......................................................................................................................................25
1.3. Tính đối thoại qua kiểu nhân vật tự ý thức trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối
cùng của Chúa và Tự do hay là chết .....................................................................34
1.3.1. Tính đối thoại qua kiểu nhân vật tự ý thức trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của
Chúa........................................................................................................................................35
1.3.2. Tính đối thoại qua kiểu nhân vật tự ý thức trong tiểu thuyết Tự do hay là chết
..................................................................................................................................................37
Chƣơng 2. TÍNH ĐỐI THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT CÁM DỖ CUỐI
CÙNG CỦA CHÚA VÀ TỰ DO HAY LÀ CHẾT NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN
TRẦN THUẬT VÀ GIỌNG ĐIỆU........................................................................40
2.1. Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là
chết nhìn từ phƣơng diện ngƣời kể chuyện ...........................................................40
2.1.1. Ngƣời kể chuyện dị sự trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa và Tự do
hay là chết...............................................................................................................................40
2.1.2. Đối thoại luân phiên vai trò ngƣời kể chuyện trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng
của Chúa và Tự do hay là chết...........................................................................................45
2.1.3. Đối thoại bằng đa thoại hay hình thức trƣợt điểm nhìn trong tiểu thuyết Cám dỗ
cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết...........................................................................47
2.2. Tính đối thoại trong tác phẩm Cám dỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là
chết nhìn từ phƣơng diện ngôn ngữ......................................................................50
2.2.1. Đối thoại mang tính luận giải trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa và
Tự do hay là chết....................................................................................................................51
2.2.2. Đối thoại qua hình thức - diễn ngôn nghệ thuật trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối
cùng của Chúa và Tự do hay là chết...................................................................................56
2.3. Sự phức hợp các giọng điệu mang tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ
cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết .............................................................57
vi
2.3.1. Giọng điệu triết lý mang tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của
Chúa và Tự do hay là chết....................................................................................................58
2.3.2. Giọng điệu chất vấn - hoài nghi mang tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối
cùng của Chúa và Tự do hay là chết....................................................................................60
Chƣơng 3. TÍNH ĐỐI THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT CÁM DỖ CUỐI
CÙNG CỦA CHÚA VÀ TỰ DO HAY LÀ CHẾT NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN
TÍNH LIÊN VĂN BẢN VÀ TẦM TƢ TƢỞNG TIỂU THUYẾT GIA NIKOS
KAZANTZAKIS .....................................................................................................63
3.1. Tính đối thoại thông qua hình thức phức hợp trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối
cùng của Chúa và Tự do hay là chết .....................................................................63
3.1.1. Tính đối thoại thông qua hình thức phức hợp thể loại trong tiểu thuyết Cám dỗ
cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết...........................................................................63
3.1.2. Tính đối thoại thông qua hình thức phức hợp lịch sử, tôn giáo trong tiểu thuyết
Cám dỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết...........................................................69
3.2. Điểm tƣơng đồng và dị biệt trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa và
Tự do hay là chết ...................................................................................................73
3.2.1. Điểm tƣơng đồng trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là
chết ..........................................................................................................................................74
3.2.2. Điểm dị biệt trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là
chết..........................................................................................................................................75
3.3. Tính đối thoại và lập trƣờng tƣ tƣởng của tác giả trong tiểu thuyết Cám dỗ
cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết .............................................................77
3.3.1. Sự khẳng định tinh thần tôn giáo đậm tính thế tục trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối
cùng của Chúa .......................................................................................................................78
3.3.2. Sự khẳng định tinh thần dân tộc tuyệt đối trong tiểu thuyết Tự do hay là chết
..................................................................................................................................................81
KẾT LUẬN..............................................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................87
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Tầm quan trọng của tính đối thoại trong tiểu thuyết
Trong cuộc sống, đối thoại không những là bản chất mà còn là phƣơng tiện
để con ngƣời tồn tại. Từ biểu hiện đối thoại có hệ thống trong cuộc sống, khi đƣợc
thể hiện trong văn chƣơng, đặc biệt là thể loại tiểu thuyết, đối thoại là một đặc trƣng
của tiểu thuyết theo quan niệm của Bakhtin/nhóm Bakhtin. Phát hiện này của M.
Bakhtin đƣợc xem là lý thuyết cơ bản để cắt nghĩa các tác phẩm nổi tiếng.
Đối thoại diễn ngôn là hình thức đƣợc sử dụng phổ biến trong văn học hiện đại -
hậu hiện đại. Đặc biệt trong thể loại tiểu thuyết, diễn ngôn đối thoại thể hiện sự độc đáo
và mới mẻ trong việc tổ chức trần thuật. Cám dỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là
chết của Nikos Kazantzakis là hai tiểu thuyết thể hiện rõ ràng vấn đề đối thoại và diễn
ngôn. Đối thoại là sự hòa trộn giữa các lớp diễn ngôn: chính trị, tôn giáo, văn học, khoa
học, tâm lí… Đặc biệt, diễn ngôn đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của
Chúa và Tự do hay là chết của Nikos Kazantzakis đã tạo nên mối tƣơng quan có tính
nghệ thuật giữa diễn ngôn ngƣời kể chuyện nhân vật, diễn ngôn của các nhân vật khác
và diễn ngôn của tác giả hàm ẩn. Mặc dù diễn ngôn của ngƣời kể chuyện đóng vai trò
chủ đạo trong vận động đối thoại diễn ngôn, nhƣng đằng sau đó, nhà văn luôn giữ vai
trò điều phối. Trong diễn ngôn đối thoại của nhân vật, ngƣời kể chuyện có hình thức
diễn ngôn đối thoại với các nhân vật khác và diễn ngôn đối thoại với chính mình - đối
thoại trong độc thoại. Cách trần thuật này tạo nên tính đa giọng điệu cho tác phẩm và
giúp nhà văn nhập sâu vào dòng suy nghĩ của nhân vật, bộc lộ những suy tƣ, những
thổn thức trong tâm hồn họ, từ đó làm rõ tính cách của nhân vật.
Trên cơ sở nắm bắt một số vấn đề cơ bản của lý thuyết đối thoại, chúng tôi
nhận ra tính đối thoại là một nét cách tân mới mẻ trong nghiên cứu tiểu thuyết trên
nhiều phƣơng diện: đối thoại diễn ngôn, đối thoại kết cấu, đối thoại trần thuật, đối
thoại ngôn ngữ, đối thoại hiện sinh, đối thoại liên văn bản… Sự kết hợp các góc
nhìn đối thoại sẽ giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc, đa chiều hơn khi đối diện với
các tác phẩm tiểu thuyết.
2
1.2. Sự phát huy tính đối thoại rõ rệt trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của
Chúa và Tự do hay là chết của tác giả Nikos Kazantzakis
Đối thoại trở thành chiều kích hiện sinh không thể thiếu trong cuộc sống
con ngƣời. Cái tôi luôn có nhu cầu hƣớng đến một ngôi vị cái tôi khác để đối thoại,
để phát triển chính mình. Không trở thành một đối tƣợng tham gia đối thoại, con
ngƣời trở nên khiếm khuyết. Nhƣ vậy trong đời sống con ngƣời luôn tồn tại những
cuộc hội thoại. Mỗi cuộc hội thoại đều nhằm đạt một mục đích nhất định. Sự thiếu
vắng hay hờ hững của các đối tác đối thoại sẽ là lý do dẫn đến thủ tiêu hội thoại.
Từ đó, có thể khẳng định, đối thoại trong đời sống đòi hỏi sự dấn thân của các đối
tác mới đạt hệ quả giao tiếp.
Vận dụng lý thuyết đối thoại để khảo sát tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của
Chúa và Tự do hay là chết của Nikos Kazanzakis để thấy đƣợc phƣơng thức đối
thoại đã góp phần không nhỏ làm nên giá trị tác phẩm. Trong nghiên cứu, luận văn
chúng tôi sẽ góp phần chỉ ra những biểu hiện về tính đối thoại của từng tác phẩm cụ
thể theo từng phƣơng diện cụ thể từ góc nhìn tính đối thoại để có thể thấy rõ hơn
tính chất đối thoại đa dạng, phong phú trong sáng tác của Nikos Kazantzakis.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
2.1. Khái lược tình hình nghiên cứu lí thuyết về tính đối thoại
2.1.1. Một số công trình nghiên cứu về lí thuyết đối thoại trên thế giới
Có nhiều công trình nghiên cứu về tính đối thoại trên thế giới. Trong khuôn
khổ của luận văn, chúng tôi chỉ giới thiệu sơ lƣợc một số công trình nghiên cứu có
liên quan đến lí thuyết đối thoại gắn với một số nhà nghiên cứu nổi tiếng nhƣ M.
Bakhtin, Voloshino, Tzvetan Todorov, F. Saussure,…
Trong công trình Chủ nghĩa Frued: một phác thảo phê phán (1927), M.
Bakhtin và Voloshinov đã chỉ ra rằng ngôn ngữ bao giờ cũng là một tƣơng tác xã
hội: “Mỗi phát ngôn là một sản phẩm của sự tương tác giữa người đối thoại và sản
phẩm của một bối cảnh rộng lớn hơn của toàn bộ tình huống xã hội phức hợp
trong đó phát ngôn xuất hiện” [90].
Quan niệm về sự tƣơng tác của ngôn ngữ cũng đƣợc M. Bakhtin và
Medvedev thể hiện trong công trình Phương pháp hình thức trong nghiên cứu văn
3
học (1928). Trong đó, M. Bakhtin và Medvedev gọi sự đối lập giữa ngôn ngữ thơ và
ngôn ngữ đời thƣờng của các nhà hình thức chủ nghĩa là “ngây thơ”, đồng thời
khẳng định tính chất xã hội của ngôn từ và chỉ thông qua tƣơng tác mới phát huy
khả năng đối thoại nội tại của nó.
Tác giả Tzvetan Todorov trong công trình: “Mikhail Bakhtin, le principe
dialogique (Mikhail Bakhtin- nguyên lí đối thoại) (1981) - giới thiệu một cách hệ
thống nguyên lí đối thoại của M. Bakhtin. Todorov đã thực hiện một cuộc đối thoại
lớn bằng cách lấy công trình Mikhail Bakhtin - nguyên lí đối thoại làm tiếng nói đầu
tiên bắt đầu cho một cuộc đối thoại lớn về tƣ tƣởng.
Cũng là M. Bakhtin với công trình M.Bakhtin - Lí luận và thi pháp tiểu
thuyết (1992) do dịch giả Phạm Vĩnh Cƣ dịch và công trình Những vấn đề thi pháp
Đôxtôiepxki (1993) do Trần Đình Sử dịch. Trong hai công trình này, M. Bakhtin
khẳng định “tính đối thoại nội tại của ngôn từ” thể hiện rõ ở tính phức điệu, đa
thanh. Điều này đã đƣợc chứng minh qua thi pháp tiểu thuyết Tội ác và trừng phạtcủa
Đôxtôiepxki. Ông cho rằng: “Nhân vật nằm trong khu vực có thể đàm thoại với tác
giả, trong khu vực xúc tiếp đối thoại” [7, tr.84]. Tác giả và nhân vật đều ở vị thế cân
bằng, giọng của họ, vì thế ngang bằng nhau, không giọng nào lấn át giọng nào. Con
đƣờng đi đến khám phá bản chất ý thức bên trong của con ngƣời nhân vật phải bằng
con đƣờng thông qua đối thoại. Khi đối thoại, nhân vật bộc lộ quan điểm của mình
qua ngôn ngữ nói: “Ý thức bắt đầu ở đâu thì ở đó đối với ông bắt đầu có đối thoại”
[8, tr.34]. Khi nghiên cứu tiểu thuyết Đôxtôiépxki, Bakhtin cho rằng:“Tiểu thuyết
của Đôxtôiepxki mang tính chất đối thoại” [8, tr.22]. Chính tính đa thanh trong tiểu
thuyết Đôxtôiépxki đã làm nên tính đối thoại cho tác phẩm, bởi đối thoại là đỉnh cao
của đa thanh, phức điệu. Khi trong tác phẩm tồn tại nhiều giọng điệu, nhiều tiếng
nói tranh biện thì tất yếu là có đối thoại làm rõ chân lí. Bản chất cuộc sống luôn
luôn tồn tại đối thoại vàvăn chƣơng là lăng kính phản chiếu hiện thực đời sống. Văn
chƣơng thời đại nào cũng hƣớng đến con ngƣời, lấy con ngƣời làm trung tâm để đối
thoại. M.Bakhtin khẳng định chỉ có thể bộc lộ “Con người bên trong con người” [8,
tr.8] bằng đối thoại. Dù tạo đƣợc nhiều tiếng nói đồng tình hay phản bác, song lí
thuyết đối thoại của M. Bakhtin đã tạo ra đƣợc một làn sóng lớn về tƣ tƣởng, chứa
4
những tiền đề lí luận quan trọng cho những công trình lí luận nghiên cứu M.
Bakhtin sau này.
Còn nhà nghiên cứu F. Saussure với công trình Giáo trình ngôn ngữ học đại
cương (2005) - cho rằng ngôn ngữ đƣợc nhìn nhận nhƣ một thể thống nhất, tách rời
khỏi các hoàn cảnh xã hội cụ thể, trong đó phát ngôn đƣợc đƣa ra với một ý nghĩa
xác định và ngƣời nghe chỉ có thể tiếp nhận một cách thụ động mà thôi. Khi nghiên
cứu về triết học ngôn ngữ, cụ thể là nghiên cứu lí thuyết ngôn ngữ của Saussure, M.
Bakhtin và nhóm M. Bakhtin đã phủ định lí thuyết ngôn ngữ của F. de Saussure,
đồng thời tìm ra sức mạnh của ngôn ngữ trong giao tiếp, đó là khả năng đối thoại.
M. Bakhtin và Voloshinov đã chỉ ra rằng ngôn ngữ luôn có tính đối thoại và phụ
thuộc vào bối cảnh xã hội: “Ý nghĩa không nằm trong từ, không nằm trong tâm hồn
của người nói, cũng không nằm trong tâm hồn của người nghe. Ý nghĩa là hiệu ứng
của tương tác giữa người nói và người nghe trên chất liệu của một phức hợp âm
thanh nhất định” [90].
Các công trình trên đã đi vào thực tế nghiên cứu lí luận phê bình văn chƣơng
từ góc nhìn đối thoại đã tạo nên một hƣớng nghiên cứu rộng mở trong trƣờng đối
thoại rộng lớn. Định hƣớng cách tiếp nhận văn chƣơng mới, hiện đại, có sự cộng
hƣởng, tƣơng tác đa chiều, đa diện cho tác phẩm. Tác phẩm văn chƣơng sẽ có sức
sống lâu bền hơn khi đƣợc tồn tại trong sự vận động đối thoại không ngừng nghỉ từ
nhiều kênh hƣớng về chính nó. Đồng thời trong môi trƣờng đối thoại ấy, mối quan
hệ giữa tác giả - tác phẩm - công chúng sẽ đƣợc xích lại gần nhau hơn.
2.1.2. Một số công trình nghiên cứu về lí thuyết đối thoại trong nước
Xuất phát từ cơ sở hình thành là lí thuyết đối thoại từ phƣơng Tây, nhiều nhà
lí luận phê bình trong nƣớc đã tiếp thu, ảnh hƣởng và phát huy tính đối thoại trong
những công trình, bài viết của mình. Có những công trình đã góp phần hình thành
những cơ sở lí thuyết mang tính đối thoại trong mối quan hệ với tác phẩm nghệ
thuật trên những phƣơng diện nhƣ hiệu ứng sự tƣơng tác trong tiểu thuyết, ngôn ngữ
có tính đối thoại trong văn chƣơng, đối thoại trong mối quan hệ giữa tác phẩm nghệ
thuật với các lĩnh vực khác tạo nên tính liên văn bản…
Phát huy sự khai thác về khả năng đối thoại giữa tác giả, nhân vật và ngƣời
5
đọc ở tiểu thuyết Công dân Brych của nhà văn Sec I. Otrenasech, tác giả Phạm
Thành Hƣng với bài viết: Khả năng đối thoại của một thiên tiểu thuyết (1996).
Trong công trình Đại cương ngôn ngữ học (1998), tác giả Đỗ Hữu Châu đã
có thao tác phân biệt hai thuật ngữ đối thoại và hội thoại, khẳng định đối thoại là
một thuật ngữ nhỏ tồn tại nhƣ một tập hợp con của hội thoại và nằm trong hội thoại,
đồng thời vận động theo xu hƣớng đó: “Tiếng Pháp và tiếng Anh có hai từ:
conversation và dialogue, tiếng Việt cũng có hai từ: hội thoại và đối thoại. Chúng
tôi sẽ dành thuật ngữ hội thoại cho mọi hình thức hội thoại nói chung và đối thoại
cho hình thức hội thoại tích cực mặt đối mặt giữa những người hội thoại. Hội thoại
tương đương với conversation và đối thoại tương đương với dialogue trong tiếng
Pháp và tiếng Anh” [22, tr.205].
Thiên về sự lý giải thuật ngữ, tác giả Nguyễn Thái Hòa trong cuốn Từ điển tu
từ, phong cách, thi pháp học (2004) cho rằng thuật ngữ đối thoại và hội thoại chỉ là
những cách gọi khác nhau, mà thực chất là cùng đồng nhất về một mối:“Thuật ngữ
đối thoại, có khi dùng hội thoại, là thuật ngữ của ngữ dụng học để chỉ sự vận động
giao tiếp giữa hai hay một số chủ thể: có sự trao lời, sự trao đáp và sự tương tác
lẫn nhau để đạt được mục đích” [48, tr.69].
Một trong những công trình khai thác tác phẩm trong mối quan hệ với văn
hóa và lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh đó là công trình Lịch sử và văn hóa - cái
nhìn nghệ thuật của Nguyễn Xuân Khánh (2012) của Thái Phan Vàng Anh đã làm
rõ tính đối thoại trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh.
Trong mối quan hệ giữa liên văn bản và lý thuyết đối thoại của Bakhtin với
các nhà nghiên cứu khác, tác giả Nguyễn Văn Thuấn trong bài viết Tính đối thoại/
liên văn bản trong tư tưởng Mikhail Bakhtin (2013) đã chỉ ra mối quan hệ đối thoại
giữa hai lí thuyết: đối thoại và liên văn bản, dựa trên sự khác biệt giữa chúng trong
tƣ tƣởng của M. Bakhtin và các nhà giải cấu trúc nhƣ J. Kristeva, R.Barthes.
Dựa trên lí thuyết đối thoại của M. Bakhtin làm nền tảng, công trình luận án
tiến sĩ Ngữ văn Thi pháp truyện ngắn Nam Cao của tác giả Nguyễn Hoa Bằng trên
cơ sở phân tích những phƣơng diện đa dạng về thi pháp nhƣ : ngôn ngữ đa thanh,
nhân vật, thời gian, không gian, ý thức, kết cấu đa quan hệ… Tính đối thoại bao
6
trùm các yếu tố trong truyện ngắn Nam Cao qua việc khẳng định đặc trƣng cơ bản
của thi pháp truyện ngắn Nam Cao là “thi pháp đối thoại”.
Từ việc khái quát một số vấn đề lí luận về tính đối thoại, tác giả Lê Huy
Bắc trong cuốn Truyện ngắn: Lí luận tác giả và tác phẩm có bài viết “Đối thoại
và tính đối thoại trong Vi hành” ở chƣơng 9, đã làm rõ biểu hiện của tính đối
thoại trong Vi hành.
Ngoài ra, còn có nhiều luận văn thạc sĩ, khóa luận, nhiều tiểu luận, bài viết
vận dụng lí thuyết đối thoại để xâm nhập các tác phẩm văn chƣơng có giá trị cả
trong và ngoài nƣớc nhƣ: luận văn Đối thoại hóa trong tiểu thuyết Anhem nhà
Karamazov của F. Đôxtôiépxki (2002) của Thái Thị Thìn; bài viết Liên văn bản và
vấn đề đối thoại tư tưởng trong văn xuôi đương đại Việt Nam (2008) của Phùng
Phƣơng Nga; bài viết Liên văn bản thể loại và tính đối thoại trong tiểu thuyết lịch
sử Việt Nam sau 1986 (2012) của Nguyễn Văn Hùng; luận văn Tính đối thoại trong
tiểu thuyết Bay trên tổ chim cúc cu của Ken Kesey (2015) của Lê Thị Trà My, …
Nhƣ vậy, trong một tác phẩm văn học, hiểu theo nghĩa hẹp, đối thoại là lời
trao đáp giữa các nhân vật, bao gồm cả lời độc thoại của nhân vật- tức lời nhân vật
tự nói với mình; hiểu theo nghĩa rộng, đối thoại là tiếng nói đối thoại giữa ý thức tác
giả với nhân vật thông qua hình tƣợng ngƣời kể chuyện, đối thoại giữa ý thức các
nhân vật, đối thoại giữa các tiếng nói khác nhau trong ý thức nhân vật và cả cuộc
đối thoại giữa ngƣời kể chuyện và độc giả, tác giả và độc giả. Ở cấp độ lớn hơn, đối
thoại vƣợt lên những hình thức thông thƣờng để hƣớng đến những cuộc đối thoại
lớn về văn hóa,lịch sử, tôn giáo, triết học,tƣ tƣởng, đạo đức… Điều này có nghĩa là
một tác phẩm văn học, đặc biệt là tiểu thuyết có khả năng đi từ những cuộc đối
thoại vi mô đến những cuộc đối thoại lớn mang tầm vĩ mô.
2.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng
của Chúa và Tự do hay là chết của Nikos Kazantzakis
Nikos Kazantzakis đƣợc biết đến nhƣ là một nhà văn đƣơng đại nổi tiếng với
nhiều tác phẩm có tiếng vang trên thế giới. Bắt đầu với sự đam mê nghiên cứu văn
học nghệ thuật kết hợp với sự yêu thích tác phẩm của Nikos Kazantzakis, đã có
nhiều nhà nghiên cứu thành công với những công trình khai thác tác phẩm của
7
Nikos Kazantzakis. Trong vòng thập niên trở lại nay, đã có nhiều công trình nghiên
cứu về tác giả Nikos Kazantzakis, về tác phẩm Cám dỗ cuối cùng của Chúa ở các
phƣơng diện nhƣ: kết cấu, yếu tố kỳ ảo, tính thế tục. Riêng với tác phẩm Tự do hay
là chết thì tài liệu về sự nghiên cứu tác phẩm này vẫn còn ít đề cập, khai thác cụ thể
độc lập mà có thể đƣợc đề cập đến trong nghiên cứu về tác giả, hoặc là sự liên hệ cho
một khía cạnh trong sự nghiệp của tác giả. Ở phạm vi luận văn này, chúng tôi nhận
thấy đây cũng là một khó khăn trong quá trình tìm hiểu, khai thác tài liệu về tác phẩm
này. Do đó việc chúng tôi đƣa ra những nhận định về tác phẩm này chắc chắn còn
mang tính chủ quan. Đó cũng là nguyên nhân mà chúng tôi vẫn còn bỏ ngỏ những
công trình liên quan đến tác phẩm Tự do hay là chết mà chỉ đề cập đến những công
trình liên quan đến tác phẩm Cám dỗ cuối cùng của Chúa. Cụ thể là:
Tác giả Võ Công Liêm trong bài viết Nikos Kazanzakis kẻ đi tìm tuyệt đối giữa
cuộc đời (2013) đã đề cao tƣ tƣởng và tài năng của Nikos Kazantzakis trên lãnh địa tiểu
thuyết: “Đến khi hoàn tất Cám Dỗ Cuối Cùng là lúc Nikos Kazantzakis nhìn thấy Jesus
là một siêu nhân, một lực lôi cuốn ông và đưa tới thành quả vinh quang trên tất cả mọi
thứ trong đời; bởi lòng trung tín của ông đem lại mãnh lực cuộc đời trở nên hợp lí
trong ông và biến đổi một tinh thần tươi sáng…” [85]
Bên cạnh đó, có nhiều bài viết của tác giả Trần Huyền Sâm đề cập đến tác
phẩm Cám dỗ cuối cùng của Chúa từ nhiều góc nhìn khác nhau. Ví dụ chùm bài
viết Người tình của Jesus trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa của Nikos
Kazanzakis (2014) đăng trêntạp chí Hồn Việt; bài viết Tính chất thế tục hóa tôn
giáo trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa của Nikos Kazanzakis (2014) là
tham luận hội thảo Văn học và Văn hóa tâm linh của Viện Văn học tổ chức tại Hà
Nội; bài viết Judas hay là phản đề Kinh Thánh qua cái nhìn của Nikos Kazanzakis
(2014) đăng trên tạp chí Hồn Việt; bài viết Thánh Sail Paul và sự kiện phục sinh
theo quan điểm của Nikos Kazanzakis (2014) đăng trên tạp chí Hồn Việt; Tiếp nhận
văn bản Cám dỗ cuối cùng của Chúa từ góc nhìn so sánh với Kinh Thánh (2014)
đăng trong kỉ yếu Hội thảo Khoa học, Mĩ học tiếp nhận văn học ở Việt Nam, Khoa
Ngữ văn, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Huế; Qua chùm bài viết trên có thể thấy trong
năm 2014, tác giả Trần Huyền Sâm đã có nhiều phát hiện mới trong việc khai thác
8
tính chất phản đề Kinh Thánh, thế tục hóa tôn giáo qua các nhân vật Jesus,
Magdalene, Judas, thánh Saint Paul, trên cơ sở so sánh hình tƣợng nhân vật này với
nguyên mẫu của Kinh Thánh.
Ngoài ra, còn có nhiều bài viết của các tác giả khác khai thác tác phẩm của
Nikos Kazantzakis ở những phƣơng diện khác nhau tạo nên cái nhìn đa diện về tác
giả Nikos Kazantzakis cũng nhƣ tác phẩm của ông nhƣ: Nguyễn Thị Quỳnh Hoa
với khóa luận tốt nghiệp Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết “Cám dỗ cuối cùng của
Chúa” của Nikos Kazantzakis (2014); Nguyễn Hoàng Yến với luận văn thạc sĩ Tiểu
thuyết “Cám dỗ cuối cùng của Chúa” của Nikos Kazantzakis - Nhìn từ lí thuyết thế
tục hóa tôn giáo (2014) đã soi chiếu tác phẩm dƣới góc nhìn thế tục hóa tôn giáo;
Lê Thị Thúy Hoa trong luận văn thạc sĩ Ngữ văn với đề tài Kết cấu tiểu thuyết Cám
dỗ cuối cùng của Chúa của Nikos Kazanzakis và Mật mã Da Vinci của Dan Brown
(2015) đã có cái nhìn đa chiều về kết cấu của tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của
Chúa từ góc nhìn từ phƣơng diện nhân vật và cốt truyện; ngƣời kể chuyện và điểm
nhìn trần thuật, không gian - thời gian nghệ thuật.
Từ những công trình nghiên cứu trên về tác phẩm của Nikos Kazantzakis,
chúng ta có thể thấy rằng Nikos Kazantzakis cũng nhƣ tác phẩm của ông có sức hút
rất mạnh mẽ đến các nhà nghiên cứu, những học viên, sinh viên Việt Nam.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ
cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết của Nikos Kazantzakis. Trên cơ sở khai
thác những nét tƣơng đồng và dị biệt về tính đối thoại, chúng tôi đi đến nhận diện
giá trị nội dung và nghệ thuật của hai tác phẩm này.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung khảo sát hai tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa và
Tự do hay là chết của tác giả Nikos Kazantzakis từ góc nhìn tính đối thoại.
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phương pháp loại hình
Phƣơng pháp đƣợc sử dụng nhằm phân loại những biểu hiện khác nhau của tính
9
đối thoại và mỗi biểu hiện tính đối thoại đối thoại đó đƣợc khai thác trong tiểu thuyết
Cám dỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết cụ thể. Đồng thời giúp ngƣời viết
nghiên cứu làm rõ đặc trƣng tính đối thoại của tiểu thuyết Nikos Kazantzakis.
4.2. Phương pháp cấu trúc - hệ thống
Nghiên cứu tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết của
tác giả Nikos Kazantzakis trong mối quan hệ có tính chỉnh thể của nó và đặt trong
tiến trình nghiên cứu chung về tính đối thoại. Chúng tôi tiếp cận hai văn bản từ cấp
độ vi mô đến vĩ mô, từ yếu tố đến hệ thống. Bằng thao tác phân tích tổng hợp,
chúng tôi khai thác các thủ pháp nghệ thuật trong tính hệ thống của văn bản.
4.3. Phương pháp so sánh- đối chiếu
Sử dụng phƣơng pháp này để so sánh tính đối thoại giữa hai tiểu thuyết Cám
dỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết của cùng một tác giả Nikos
Kazantzakis; so sánh những bài phê bình của nhiều ngƣời cùng nghiên cứu Nikos
Kazantzakis và tác phẩm của ông để thấy đƣợc sự sinh động của đặc trƣng tính đối
thoại trong các sáng tác của Nikos Kazantzakis.
4.4. Phương pháp liên ngành
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi kết hợp sử dụng - Vận dụng lí
thuyết của khoa học liên ngành nhƣ lý thuyết về ngôn ngữ học, tâm lý học, phân
tâm học, sử học, xã hội học để nghiên cứu giá trị nội dung tƣ tƣởng của hai tác
phẩm từ góc nhìn tính đối thoại
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
5.1. Về mặt lí luận
Luận văn góp phần làm rõ thêm lí thuyết về tính đối thoại, đặc biệt là đặc
trƣng về tính đối thoại trong tiểu thuyết tâm lí luận đề và tiểu thuyết lịch sử.
5.2. Về mặt thực tiễn
Qua việc nhận diện rõ những nét tƣơng đồng và dị biệt trong tính đối thoại
của tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết, chúng tôi đã chỉ
ra những đóng góp quan trọng của nhà văn Nikos Kazantzakis trong nền tiểu thuyết
phƣơng Tây đƣơng đại.
6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, phần Nội dung
10
của luận văn đƣợc triển khai thành 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa và
Tự do hay là chết nhìn từ phƣơng diện nhân vật.
Chƣơng 2. Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa và
Tự do hay là chết nhìn từ phƣơng diện trần thuật và giọng điệu.
Chƣơng 3. Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa và
Tự do hay là chết nhìn từ phƣơng diện tính liên văn bản và tầm tƣ tƣởng tiểu thuyết
gia Nikos Kazantzakis.
11
NỘI DUNG
Chƣơng 1
TÍNH ĐỐI THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT
CÁM DỖ CUỐI CÙNG CỦA CHÚA VÀ TỰ DO HAY LÀ CHẾT
NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NHÂN VẬT
1.1. Giới thuyết về lý thuyết đối thoại M. Bakhtin trong thể loại tiểu thuyết
M.Bakhtin, triết gia và lí thuyết gia về tiểu thuyết đứng riêng một cõi, đƣợc
coi là nhà phê bình Nga lớn nhất thế kỉ XX. Khi gặp cuộc đối thoại đặc biệt giữa
Tzvetan Todorov với Mikhail Bakhtin trong công trình Mikhail Bakhtin - Nguyên lý
đối thoại, T.S Đào Ngọc Chƣơng đã nhận xét về M. Bakhtin là: “Một nhà tư tưởng
Xô Viết quan trọng nhất trong các ngành khoa học nhân văn và là nhà lí luận văn
học vĩ đại nhất của thế kỷ XX” [78, tr.11].
1.1.1. Đối thoại là bản chất của tiểu thuyết
Mikhail Bakhtin đã phát hiện và khẳng định tính đối thoại nội tại của ngôn từ
từ góc nhìn của ngôn ngữ học để nhấn mạnh bản chất của ngôn ngữ không nằm ở sự
khác biệt giữa hành ngôn (parole-tiếng nói hằng ngày) với ngôn ngữ (langue- hệ
thống chung, đồng đại cộng đồng) nhƣ Saussure nói trong lí thuyết ngôn ngữ của
mình mà nằm ở tính đối thoại: “Lời nói của con người mang tính đối thoại, tính đối
thoại là thuộc tính phổ quát của ngôn từ và tư duy con người. Nói tức là nói với ai
đấy. Ngay khi con người nói một mình, nó cũng là nói với mình, nó lưỡng hóa con
người mình. Nói tức là chờ đợi được trả lời” [7, tr.18]. M. Bakhtin đã phát triển
quan niệm đó lên một nội hàm mới trở thành một phạm trù triết học khi ông cho
rằng đối thoại đòi hỏi sự tham gia trực tiếp của các bên đối tác. Khi con ngƣời nói
một mình, tự bản thân lời nói đó cũng đã là một sự giao tiếp đối thoại. Con ngƣời
sống với một nhu cầu luôn luôn cần đƣợc giao tiếp xã hội. Chỉ khi tham gia giao
tiếp đối thoại con ngƣời mới khẳng định đƣợc sự hiện tồn của mình: “Đối thoại là
bản chất của ý thức, bản chất của cuộc sống con người. Sống tức là tham gia đối
thoại:hỏi nghe, trả lời, đồng ý. Bản ngã không chết. Cái chết chỉ là sự ra đi. Con
người ra đi khi đã nói lời của mình, nhưng bản thân lời nói ấy còn lại mãi mãi
12
trong cuộc hội thoại không bao giờ kết thúc” [7, tr.12].
Khi con ngƣời tham gia đối thoại, bất kì một phát ngôn nào cũng đều đã
đƣợc dự kiến trƣớc lời đáp còn chƣa đƣợc nói ra và thậm chí nó còn chịu ảnh hƣởng
sâu xa của lời đáp dự kiến. Vì vậy cuộc đối thoại đó sẽ luôn tiếp diễn và không tính
đến hồi kết, nghĩa là cuộc đối thoại đó không bao giờ dừng lại:“Tồn tại có nghĩa là
giao tiếp bằng đối thoại, khi đối thoại kết thúc thì mọi sự cũng hết” [8, tr.235]. Vấn
đề tính đối thoại nội tại của nghệ thuật tiểu thuyết trong sự khu biệt với thơ ca đã
đƣợc M. Bakhtin đánh giá là một thuộc tính quan trọng của thể loại này. Mỗi tác
phẩm văn học vừa có tƣ cách là một văn bản nghệ thuật, vừa có tƣ cách là các diễn
ngôn đích thực. Một trong những thuộc tính tất yếu của các diễn ngôn này chính là
đối thoại. Đóng góp lớn nhất của Mikhail Bakhtin về lý thuyết đối thoại đối với thể
loại tiểu thuyết thật to lớn. Cụ thể:
M. Bakhtin đã chỉ ra đƣợc mối quan hệ gắn bó giữa con ngƣời với con ngƣời
đƣợc thiết lập thông qua hình thức đối thoại. Đối thoại, theo quan điểm của M.
Bakhtin là một hình thức kết cấu lời nói phổ biến trong hoạt động giao tiếp của
con ngƣời trong đời sống. Mọi hình thức ngôn từ bao gồm cả lời đối thoại và độc
thoại đều mang tính đối thoại. Trong quá trình sản sinh diễn ngôn, việc nắm bắt
và trình bày về một đối tƣợng cụ thể nào đó của chủ thể tƣơng tác với những
diễn ngôn khác trong ngữ cảnh của chúng cũng đã nảy sinh tính đối thoại nội tại
của ngôn từ. Nhƣ vậy đối thoại đƣợc xem là một thuộc tính.
Đối thoại trong văn học nhìn từ lí thuyết của Mikhail Bakhtin đƣợc vận dụng
vào khoa học văn học - với tƣ cách là một tác phẩm nghệ thuật ngôn từ -một diễn
ngôn về đời sống. Qua đối thoại, mọi vấn đề của đời sống đƣợc nhận thức và phản
ánh một cách sinh động nhất, sâu sắc nhất: “Ý thức bắt đầu ở đâu thì ở đó bắt đầu
có đối thoại” [8, tr.34]. Mikhail Bakhtin đặc biệt nhấn mạnh tính đối thoại ở thể
loại tiểu thuyết. Ông coi tiểu thuyết là sản phẩm tinh thần tiêu biểu nhất cho thời đại
mới của lịch sử loài ngƣời, là thành quả rực rỡ, có giá trị nhƣ một bƣớc nhảy vọt
thực sự vĩ đại của hàng ngàn năm văn chƣơng thế giới. Tiểu thuyết là thể loại có
khả năng dung chứa cuộc sống con ngƣời ở những vỉa tầng sâu nhất và có thể bao
quát cuộc đời ở những tầm vĩ mô của nó. Xây dựng lí thuyết chung về tiểu thuyết,
13
Mikhail Bakhtin đã kiến tạo một triết học nhân bản, một luận thuyết về con ngƣời
nhƣ một “Bản ngã sinh tồn” bằng sự tiếp xúc đối thoại với các “Cộng đồng bản
ngã” khác. Mỗi “Bản ngã” là một giá trị tự thân, không thể thay thế.
Giao tiếp đối thoại là bản chất của cuộc sống con ngƣời và văn học nghệ
thuật là một diễn ngôn về đời sống: “Trong văn chương cũng như trong cuộc
sống, tính đối thoại nội tại ấy của ngôn từ biểu hiện thiên hình vạn trạng, nhưng
trong mỗi loại hình văn học khác nhau nó có mặt ở mức độ khác nhau: theo M.
Bakhtin, ở thơ, nhất là thơ trữ tình thì ít, còn ở văn xuôi, đặc biệt văn tiểu thuyết
thì lại rất nhiều” [7, tr.19]. Ý thức xã hội và ý thức ngôn ngữ của con ngƣời khi
chuyển hóa thành ý thức nghệ thuật mang tính chủ động trong sáng tạo văn
chƣơng đã tiềm tàng tính đối thoại nội tại trong nó. Nhà văn đã dựa vào tính đối
thoại nội tại ấy để hình thành cho mình một phong cách sáng tác cho riêng mình.
Đặc trƣng này đã trở thành một thuộc tính thẩm mĩ quan trọng và chỉ có ở văn
xuôi, đặc biệt là trong tiểu thuyết.
Bản chất của đối thoại là sự vô tận tiềm tàng, không kết thúc. Không có ý
thức nào đi tìm điểm kết thúc của nó, bởi khi nó bắt đầu thì đã có những cuộc đối
thoại không ngừng: “Tất cả mọi thứ trong cuộc sống đều là đối thoại” [8, tr.34].
1.1.2. Tính đa thanh trong tiểu thuyết
M. Bakhtin khẳng định sự tồn tại của tiểu thuyết đa thanh. Trong đó, phức
điệu, nguyên tắc phức điệu là những phạm trù trung tâm. Nguyên tắc phức điệu vừa
thể hiện lí tƣởng thẩm mĩ - nghệ thuật, vừa thể hiện lí tƣởng nhân sinh của nhà bác
học và nhà tƣ tƣởng Nga. Theo Mikhail Bakhtin: tiểu thuyết là vùng đất mà tiếng
nói của thiên hạ đƣợc đƣa vào, tất cả những ý kiến khác nhau đƣợc phát triển, trong
khi những thể loại khác nhƣ thơ, hồi kí, tự thuật, truyện kể, tiểu luận… chỉ có sự
độc thoại, thiên hạ không có chỗ đứng.
Trong văn chƣơng cũng nhƣ trong cuộc sống, tính đối thoại nội tại của ngôn
từ đƣợc biểu hiện rất phong phú, đa dạng, nhƣng trong mỗi loại hình văn học khác
nhau thì sự hiện diện của tính đối thoại nội tại cũng khác nhau về mức độ. Theo
Mikhail Bakhtin: Ở thơ, nhất là thơ trữ tình thì ít, còn ở văn xuôi, đặc biệt văn tiểu
thuyết thì lại rất nhiều. Lời thơ về cơ bản là lời đơn thanh (một bè), trong tác phẩm
14
thơ chỉ có một tiếng nói trực tiếp và thuần khiết của nhà thơ nói cái của mình bằng
ngôn ngữ của mình. Xét về phong cách nghệ thuật, có thể ví một bài thơ trữ tình với
một phần trình diễn đơn không đệm hoặc một bản nhạc độc tấu đàn dây. Mikhail
Bakhtin ví một văn bản tiểu thuyết với bản tổng phổ một tác phẩm giao hƣởng mà ở
đấy có rất nhiều bè, nhiều bộ với những cách đi bè, phối khí phức tạp; ai không nắm
vững nghệ thuật đi bè, phối khí thì có tài mấy cũng không viết đƣợc nhạc giao
hƣởng và các thể loại nhạc phức hợp khác.
Ngƣời biết viết văn xuôi nào chỉ biết nói cái của mình bằng ngôn ngữ của
mình, không biết nói cái của mình bằng ngôn ngữ của ngƣời khác trong đó có ngôn
ngữ của nhân vật, không biết đƣa vào và phối khí trong câu văn của mình tiếng nói
khác nhau ở ngoài đời thì ngƣời ấy dù cố gắng thế nào cũng chỉ viết đƣợc những
sáng tác bề ngoài rất giống tiểu thuyết nhƣng không phải là tiểu thuyết.
Hoàn thành khái niệm vi đối thoại cũng là một trong những đóng góp lớn của
M.Bakhtin. Theo cách hiểu thông thƣờng của ngôn ngữ học thì vi đối thoại là độc
thoại, hoàn toàn đối lập với đối thoại về mặt hình thức. Tuy nhiên, theo Mikhail
Bakhtin, quan niệm vi đối thoại đƣợc hiểu là một hình thức đặc biệt của đối thoại -
độc thoại có tính đối thoại hay gọi là tiểu đối thoại: “mọi lời ở trong đó đều hai
giọng, trong mỗi lời đều diễn ra sự tranh cãi của các giọng” [8, tr.66]. Trong di sản
của Mikhail Bakhtin, những công trình nghiên cứu về ngôn ngữ có giá trị không
kém đa phần viết về văn học. Ông đã khởi xƣớng một bộ môn khoa học mới - siêu
ngôn ngữ học hiện nay khá thịnh hành ở châu Âu. Siêu ngôn ngữ học nghiên cứu sự
giao tiếp giữa các chủ thể lời nói và những quan hệ hình thành trong sự giao tiếp ấy.
Làm văn, làm thơ là một hình thức nói, trong đó ngƣời làm văn, làm thơ là
một chủ thể sáng tạo, chủ thể tiếng nói và ngƣời đọc, ngƣời nghe là ngƣời đối
thoại. Sự đa âm trong tiểu thuyết thông qua nhiều giọng khác nhau, các nhân vật
đối thoại với nhau nhƣ một bè hợp xƣớng, có trầm bổng, tạo nên không gian toàn
diện và sinh động về sự sống, về ngôn ngữ, về xã hội con ngƣời.
Xem nhân vật trong tiểu thuyết chính là trung tâm của mọi đối thoại, xoay
quanh nhân vật, các yếu tố về nội dung tƣ tƣởng, kết cấu, giọng điệu, ngôn
ngữ… cũng thể hiện tính đối thoại trong tiểu thuyết. Vƣợt lên trên những cuộc
15
đối thoại bên trong nó, tiểu thuyết còn mở ra những cuộc đối thoại lớn bao gồm
sự tham dự của tác giả, ngƣời kể chuyện, nhân vật và kể cả độc giả cùng hƣớng
đến những vấn đề mang tầm vĩ mô về văn hóa, lịch sử, tôn giáo, tƣ tƣởng, triết
học, đạo đức. Một nhà văn tài năng sẽ tạo nên đƣợc cuộc đối thoại lớn trong tiểu
thuyết của mình: “Nhân vật tham gia bình đẳng vào các cuộc đối thoại lớn của
tiểu thuyết” [8, tr.64].
Nhìn chung, trên cơ sở lý thuyết cơ bản của Mikhail Bakhtin, chúng tôi
muốn khảo sát hai tiểu thuyết của Nikos Kazantzakis bằng lý thuyết đối thoại để
thấy đƣợc tính đối thoại là một vẻ đẹp của thể loại văn xuôi nói chung và của hai
tiểu thuyết nói riêng về các phƣơng diện nhƣ: nhân vật, trần thuật và giọng điệu,
tính liên văn bản.
1.2. Tính đối thoại qua kiểu nhân vật cặp đôi - song hành trong tiểu thuyết
Cám dỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết
Nhân vật song hành đã xuất hiện từ lâu trong các sáng tác văn học nghệ
thuật. Theo Từ điển Tiếng Việt, “song hành” có nghĩa là “cùng sóng đôi với nhau”.
Trong một văn bản, tác giả đã thông qua hệ thống các nhân vật và mối quan hệ giữa
các nhân vật để thể hiện quan điểm, tƣ tƣởng của mình về thế giới. Mikhail Bakhtin
cho rằng có một cái gì đó chƣa đƣợc hoàn tất ở trong con ngƣời, con ngƣời không
bao giờ trùng khít với chính nó, con ngƣời trong con ngƣời. Con ngƣời luôn khao
khát đi tìm cái phần khuyết của mình. Bản thân nhân cách của con ngƣời không
phải là một cái gì đơn nhất mà nó luôn tồn tại đa sắc, đa diện. Trong mỗi con ngƣời
cũng tồn tại hai thế giới trong đó thế giới bên trong của con ngƣời đƣợc gọi là thế
giới thứ hai - thế giới sau lƣng: “Sự sống đích thực của nhân cách chỉ có thể hiểu
được bằng cách thâm nhập vào nó dưới dạng đối thoại, một sự đối thoại mà cá
nhân tự nó sẽ bộc lộ bản thân một cách tự do để đáp lại” [8, tr.49]. Hình tƣợng
nhân vật đƣợc định hình qua các cặp đối thoại trong ngôn ngữ đối thoại. Xoay
quanh nhân vật văn học luôn tồn tại các hình thức đối thoại mà kiểu nhân vật đƣợc
xây dựng theo nguyên tắc song hành cũng không phải là ngoại lệ.
16
1.2.1. Tính đối thoại qua kiểu nhân vật cặp đôi - song hành trong tiểu thuyết
Cám dỗ cuối cùng của Chúa
Khác với Kinh Thánh, Nikos Kazantzakis đã thay đổi mối quan hệ giữa các
nhân vật bằng việc xây dựng nhân vật theo nguyên tắc cặp đôi song hành gắn với
quan hệ bổ sung phụ thuộc đậm chất thế tục. Điều này có thể thấy rõ trong mối
quan hệ giữa nhân vật Chúa Jesus với các nhân vật khác.
Nhân vật cặp đôi song hành bà Mary và chúa Jesus được khắc họa gắn với
mô típ đồng trinh.
Cũng nhƣ những ngƣời phụ nữ khác, Mary đƣợc quyền làm một ngƣời mẹ
và bà đã sinh ra Jesus một cách khác thƣờng. Chỉ ngửi thấy mùi hoa huệ trắng, bà
đã mang thai Jesus và trƣớc ngày sinh bà đã mơ thấy: “Và đêm trước khi sinh nở
bà mơ thấy Thiên đường mở ra, Thiên thần hiện xuống, xếp hàng như chim trên
nóc nhà nghèo nàn của bà, làm tổ rồi bắt đầu hát; vị Thiên thần canh cửa, vị
Thiên thần vào phòng, đốt lửa và nấu nước cho hài nhi sắp sinh, vài Thiên thần
nấu cháo cho sản phụ uống” [52, tr.29]. Điều kì lạ ấy cho thấy sự sinh nở của
Mary hết sức lạ kì khi bà không tuân theo quy luật sinh nở của tự nhiên và Jesus -
con trai của Mary, huyết thống đầu tiên của bà không phải là kết quả của chung
đụng xác thịt của vợ chồng.
Có những dự cảm về đứa con trai Jesus mà Mary cảm nhận đƣợc ngay từ khi
Jesus mới chào đời, đã khiến cho ngƣời mẹ này luôn luôn trăn trở về tƣơng lai của
con trai mình trong đời thực và ngay cả trong tiềm thức:“Trong lúc đứa trẻ sơ sinh
đang bú, bà thiếp đi, nhưng trước đó, bà đã nhìn thấy - trong khoảnh khắc - một
giấc mơ không bờ bến. Hình như là có một Thiên thần trên trời, đang cầm một ngôi
sao lắc lư trong tay. Ngôi sao như cái đèn, bước đi và soi sáng trái đất phía dưới.
Và có một con đường trong đêm tối, nhiều đoạn quanh co, và rực sáng như một ánh
chớp. Nó bò lại gần bà và bắt đầu tắt dưới chân bà. Và trong khi bà lặng nhìn và tự
hỏi con đường này bắt đầu từ đâu và sao lại chấm dứt ở gót chân bà, bà ngước mắt.
Và bà thấy gì? Ngôi sao đã ngừng lại trên đầu bà, ba kỵ mã hiện ra cuối con đường
có sao chiếu sáng và ba vương miện bằng vàng long lanh trên đầu họ” [52, tr.39].
Vốn dĩ Mary sống cuộc sống bình dị với công việc kéo sợi, làm đồng áng
17
nên ƣớc mơ của bà cùng bình dị và đời thƣờng khi bà luôn muốn con trai mình
có vợ, có cuộc sống bình thƣờng nhƣ bao ngƣời khác. Câu trả lời của vị giáo sĩ
già - anh trai của bà và là cậu của Jesus cũng không ngã ngũ đƣợc cho bà điều gì.
Bà chỉ biết rằng: “Đó là Thượng đế yêu thương nó. Như thế là quy luật của
Thượng đế” [52, tr.37]. Song Jesus đã có con đƣờng riêng của mình. Anh đã
không nói gì với mẹ khi vác cây Thập giá và đi ra khỏi nhà bằng sức mạnh của
đôi cánh Thiên thần. Trong những chƣơng đầu của tác phẩm, anh ý thức rất rõ về
ngƣời mẹ của mình, nhƣng ý thức đó đã thay đổi khi anh từ sa mạc trở về, anh đã
không còn nhận ra mẹ mình nữa. Với Mary, phép màu nhiệm đã bao phủ cuộc
đời bà để bà thực hiện sứ mệnh của mình đối với Thƣợng đế. Với Jesus, anh cần
có một ngƣời mẹ hi sinh đứa con trai của mình để ngƣời con ấy hiến mình trọn
vẹn cho Thƣợng đế: “Như thời gian trôi qua, hy vọng héo tàn và rơi mất đi. Con
trai bà đã chọn con đường độc ác: con đường dẫn cậu càng xa dần những con
đường của nhân loại” [52, tr.40]. Mary bất lực vì con trai, bà xấu hổ khi thấy
con trai yêu quý của mình cùng bọn với những tên đóng đinh Thập giá. Từ sâu
thẳm trái tim bà nhói lên nỗi đau đồng loại:“Tôi không khóc cho một mình con
tôi, bà hàng xóm ạ, tôi cũng khóc cho bà mẹ đó nữa” [52, tr.59]. Khép lại chi tiết
là cả Mary và Jesus đều bị nguyền rủa bởi bà mẹ của ngƣời cuồng tín bị đóng
đinh Thập giá: “Ta nguyền rủa ngươi, con trai người thợ mộc. Vì ngươi đóng
đinh người khác, mong rằng chính ngươi sẽ bị đóng đinh. Và ngươi, Mary, mong
rằng ngươi sẽ thấy đau đớn mà ta đã thấy” [52, tr.61].
Jesus đã có một ngƣời mẹ đầy nhân từ và khốn khổ. Chỉ biết thở dài và đắn
đo, suy nghĩ bởi tai họa giáng xuống bà mẹ đã sinh ra đứa con trai không giống nhƣ
những đứa khác. Bà không thể quyết định số phận của con trai mình nhƣ một ngƣời
mẹ bình thƣờng, sinh ra những đứa con bình thƣờng và dạy dỗ chúng. Thƣợng đế đã
có ý định thần bí và Ngƣời nắm hết quyền lực trong mọi chuyện: “Con muốn con
trai của con giống như mọi người khác. Hãy để nó làm máng ăn, nôi trẻ, cày bừa và
đồ dùng trong nhà như cha nó đã từng làm, và không làm những Thập giá để đóng
đinh con người. Hãy để nó lấy một cô gái đẹp từ gia đình nề nếp; hãy để nó là một kẻ
phóng túng, có con, và rồi chúng tôi sẽ đi chơi mỗi tối thứ bảy, bà nội, con và cháu ”
18
[52, tr.75]. Biết rằng bà là một ngƣời mẹ đang cần Thƣợng đế thƣơng xót, đang cần
một gia đình hạnh phúc, nhƣng không có ai trả lời bà.
Chống đối Chúa để dành lại đứa con trai duy nhất của mình là Jesus. Mặc dù
Mary đã biết đƣợc phép màu nhiệm đến với con trai bà từ khi nó đƣợc sinh ra nhƣ đã
nói ở trên, cùng với cái tên Jesus đã nói lên thông điệp bí ẩn và sứ mệnh cao cả mà bà
không muốn thừa nhận chúng. Xuất phát từ tình mẫu tử thiêng liêng nhiều lần bà đi
tìm, khuyên con trai trở về nhà song chảy máu chân, khóc hết nƣớc mắt, báng bổ
Chúa, cho rằng Jesus bị bệnh nặng và trách Chúa đã không công bằng với bà thì bà
vẫn không tìm thấy Jesus đƣợc lần nữa.
Chúng tôi nhận thấy qua việc nghiên cứu nhân vật cặp đôi- song hành: Bà
Mary và Jesus đã giúp chúng ta nhận ra đƣợc giá trị đích thực của cuộc sống khi
nền tảng của mọi sự sống chính là gia đình. Bà Mary - Đức mẹ Mary, thật khó để
chúng ta có thể phân biệt bởi bà vừa là một ngƣời gắn với những phẩm chất của một
ngƣời nhân thế: đầy bao dung, nhân từ và cũng nhiều đau khổ, xót xa. Song bà cũng
là một Đức mẹ cao siêu khi có đứa con trai là vị Chúa cứu thế. Hành trình chinh
phục đỉnh cao của Thiên chúa không thể tách rời khỏi vai trò của cặp đôi song hành
bà Mary và chúa Jesus.
Với cặp đôi song hành Chúa Jesus và nàng Magdalene gắn với cuộc đấu
tranh giữa niềm tin tôn giáo và cám dỗ tính dục đậm chất thế tục
Lý thuyết thế tục hóa tôn giáo quan tâm một cách sâu sắc đến mối quan hệ
giữa bản thể và tâm linh. Dƣới sự soi chiếu của lý thuyết này, những hình tƣợng tôn
giáo thiêng liêng đƣợc trở về với bản thể của chính họ. Trong tác phẩm Cám dỗ
cuối cùng của Chúa, sự khao khát của Jesus gắn liền với ngƣời phụ nữ Magdalene.
Trong phạm vi của luận văn, chúng tôi khai thác nhân vật cặp đôi - song hành Jesus
và Magdalene gắn với hành trình đến với Đấng tối cao của Jesus với nhiều thử thách
và cám dỗ mà Jesus cấn phải vƣợt qua.
Magdalene trong Kinh Thánh là ngƣời phụ nữ không đƣợc xã hội thừa nhận.
Nàng có mái tóc dài quyến rũ và khá xinh đẹp. Còn trong Kinh Thánh của Giáo hội
Công giáo cho rằng nàng là một gái điếm, đƣợc Jesus cứu ra khỏi bảy quỷ. Sau đó
Magdalene gặp Jesus đang đi rao giảng Tin Mừng và đƣợc Ngài hoán cải, cứu chuộc
19
lỗi lầm. Từ đó, nàng hoàn lƣơng và đi theo Jesus cùng các môn đệ của Ngài trong
suốt cuộc hành trình thuyết giảng Đức tin.
Từ niềm khao khát đến những ẩn ức trong tình yêu, cả Jessus và Magdalene
không thoát ra đƣợc tình cảm của mình. Suốt cuộc đời, Jesus luôn canh cánh trong
lòng mặc cảm tội lỗi với Magdalene về trải nghiệm tính dục từ thời thơ ấu.
Magdalene đã xuất hiện nhƣ một định mệnh đƣợc sắp đặt trong cuộc đời Jesus. Tác
giả giả nhiều lần nói đến sự việc khi họ còn là những đứa trẻ, cả hai đã chơi trò “ăn
trái cấm” khi áp đôi chân trần vào nhau để cảm nhận sự ấm áp của thân xác.
Magdalene không chỉ là ngƣời mà Jesus muốn lấy làm vợ mà còn là một ngƣời tình
mà Jesus mong muốn cả trong đời thực lẫn giấc mơ. Ngay cả khi quyết định lựa
chọn con đƣờng Thiên Chúa, hình bóng của Magdalene vẫn luôn ngự trị trong trái
tim Jesus: “Đột nhiên anh thấy nàng bằng ngàn cái hôn thầm kín đang đứng lần
nữa trước mặt anh. Giấu trong ngực nàng là mặt trời và mặt trăng, một bên phải,
cái kia bên trái; ngày và đêm lên xuống sau áo nịt trong suốt của nàng” [52, tr.82].
Trƣớc khi đến với Thƣợng đế, Jesus đã có Magdalene - một tình yêu trong sáng và
tội lỗi. Bản năng của ngƣời đàn ông không để cho Jesus phủ nhận lỗi lầm: “Ta
muốn Magdalene, mặc dầu cô ấy bán dâm; và ta sẽ cứu vớt cô ấy! Cô ấy không
phải trái đất, không phải vương quốc của thế giới này. Đó là Magdalene ta muốn
cứu vớt, đủ cho ta rồi” [52, tr.35]. Đến tu viện là cách mà Jesus muốn cứu mình
thoát khỏi Thƣợng đế khi Thƣợng đế không để anh yên và mọi tội lỗi khi chính anh
đã đẩy Magdalene vào thú vui xác thịt khi đang tuổi ấu thơ: “Con đã đẩy nàng vào
thú vui xác thịt khi con vẫn còn là một đứa trẻ… nàng sẽ không còn có thể sống mà
không có một người đàn ông, không có những người đàn ông” [52,tr.169].
Magdalene đã trở thành nỗi ám ảnh đớn đau trong suốt cuộc hành trình tìm kiếm
Đức tin của Chúa Jesus. Có thể thấy đƣợc rằng sự khó khăn và đớn đau nhất của
Jesus chính là phải vật lộn giữa bản thể và tâm linh. Bởi vì ngay cả khi quyết định
lựa chọn con đƣờng Thiên Chúa, Magdalene vẫn ngự trị trong trái tim của Jesus.
Nội tâm của Jesus luôn bị giằng xé giữa việc lựa chọn cuộc sống trần tục với nàng
Magdalene hay cuộc đời của một kẻ đƣợc lựa chọn.
Từ chƣơng sáu, Jesus bắt đầu hành trình hành đạo của mình, tránh xa cám dỗ
20
để hiến mình cho Thƣợng đế. Ngay cả khi đang trên đƣờng đến sa mạc, đến tu viện,
nơi Jesus tin rằng sẽ tìm đƣợc Chúa và vứt bỏ hết những ham muốn trần tục: “Để tôi
yên! Để tôi yên!...Tôi đã hiến thân cho Thượng đế; tôi đang trên đường đi gặp Ngài
trong sa mạc” [52, tr.82-83]. Khát vọng dấn thân mạnh mẽ đã điều khiến Jesus
hành động một cách lý trí. Tới sa mạc, chôn mình trong tu viện, giết chết xác thịt và
biến nó thành tinh thần. Anh đang chạy từ Magdalene - con điếm - tới Thƣợng đế.
Nhƣng lý trí cũng có nhiều cung bậc của nó khi lý trí có xuất phát điểm từ
trái tim, một con chiên ngoạn đạo trƣớc hết phải biết xƣng tội, huống hồ gì Jesus là
ngƣời đƣợc Thƣợng đế chọn lựa để cứu rỗi thế giới. Mặc cho ý chí nhất quyết bỏ đi
song bƣớc chân Jesus vẫn đi về phía Magdala, biết rằng nơi đó Magdalene đáng
thƣơng đang sống và chờ đợi một tình yêu mỏng manh. Hoảng sợ muốn từ bỏ ý
định nhƣng anh lại tự an ủi mình rằng đây là ý Chúa muốn anh giải quyết hết mọi
ràng buộc trong quá khứ để đến với Đấng cứu thế một cách sạch sẽ: “Trước khi ta
vào tu viện và mặc áo dòng trắng, ta phải xin nàng tha tội” [52, tr.98]. Đó là những
ký ức vừa thể hiện sự ăn năn, đau đớn giày vò,vừa là những kỷ niệm khó quên mà
Jesus luôn mang theo bên mình. Đồng thời đó cũng là động lực để Jesus đấu tranh
chống lại ý Chúa. Nhƣng hình ảnh của Magdalene - ngƣời yêu thầm kín vẫn hiển
hiện trong tâm trí anh. Tính thế tục của tác phẩm có giá trị nhân văn ở chỗ đã đi sâu
vào những niềm sâu kín nhất của con ngƣời: vững vàng, có đức tin tuyệt đối vào
Thƣợng đế, khao khát bản thể sâu sắc xuyên suốt từ dầu đến cuối tác phẩm, tạo nên
một bộ phận bè trong chủ âm về hình tƣợng Jesus. Điều này cũng xuất phát từ việc
tác giả dựa vào phần nhân tính chung con ngƣời, đã xây dựng nên hình tƣợng Đức
Jesus, một con ngƣời bình thƣờng, đƣợc sinh ra và lớn lên trong hàng ngũ con
ngƣời “cày đất, đào giếng, trồng nho, ô liu. Ta đã ôm phụ nữ vào lòng và tạo ra
con cái, ta chinh phục sự chết” [52, tr.601].
Nikos Kazatzakis thật khéo léo khi đặt nỗi đau khổ và niềm hạnh phúc của
Jesus lại cùng nhau. Jesus cũng đau đớn gồng mình chống lại ý Chúa để bị Chúa
ghét bỏ bằng việc làm những cây Thập tự để đóng đinh những ngƣời cuồng tín.
Jesus cũng đã mong muốn Chúa lựa chọn ngƣời khác để có cuộc sống tự do, bình dị
nhất bởi vì làm Thập giá để đóng đinh ngƣời cuồng tín là hành động đáng xấu hổ
21
của quỷ sứ nhƣ Magdalene nói. Magdalene đứng trong dòng ngƣời phản đối ngƣời
làm Thập giá và chính quyền đóng đinh Thập giá ngƣời cuồng tín, đã vùi dập thân
xác để tìm kiếm sự ngọt ngào của tình yêu nhƣng hoàn toàn thất bại với hạnh phúc
mong manh, nhƣng nàng vẫn không nguôi khao khát và chấp nhận nỗi đau: Nàng đã
khẳng định với Jesus một cách đau đớn rằng: “Anh và Chúa của anh có cùng một
bộ mặt. Chỉ còn một cõi trú và an ủi cho tôi: vũng bùn. Chỉ còn một giáo đường Do
Thái tôi vào cầu nguyện và rửa sạch tội lỗi: vũng bùn. Đó là con đường để tôi cứu
vớt linh hồn. Để quên một người đàn ông, để cứu vớt bản thân, tôi đã dâng thân xác
tôi cho tất cả đàn ông” [52, tr.105]. Đó chính là hi vọng, là con đƣờng để cứu vớt
linh hồn lạc lối với sự hổ thẹn, dơ bẩn tổng hòa của cả thế giới khi đi qua Magdala.
Từ khi Jesus từ bỏ nàng thì cuộc đời nàng cũng thay đổi: biến mình thành cô gái
điếm, phục vụ khách qua đƣờng ngay cả ngày lễ Sabbath. Cơn mƣa là một dụng ý
nghệ thuật để giải tỏa những ẩn ức của Jesus và Magdalene. Từ Magdalene - một
con nai đau khổ tự liếm vết thƣơng cho riêng mình, từ một Jessus mang những mặc
cảm tội lỗi, giờ họ ở cùng nhau. Sự hồi tƣởng về ký ức tuổi thơ của Magdalene nhƣ
là sự cám dỗ khiến Jessus phản ứng trong kìm nén và suy nghĩ về Thƣợng đế, trong
khi Magdalene xem Thƣợng đế là nguyên nhân khiến nàng không thể hạnh phúc với
tình yêu đầu đời của mình. Đó cũng là lý do mà ai cũng nhận ra rằng tình yêu của
họ thật trong sáng, thuần khiết. Muốn cứu Magdalene ra khỏi vũng bùn, Jessus lựa
chọn con đƣờng “cầu nguyện là toàn năng” [52, tr.149].
Từ ẩn ức tình yêu đến khát vọng dấn thân đậm chất thế tục, vƣơn lên từ vũng
bùn, Magdalene trở thành trinh nữ từ sự cứu chuộc của Chúa nhân từ.Nikos
Kazantzakis đã để cho nàng có cơ hội cứu vớt thanh danh: “Từ lúc ra đời, mỗi lúc
gặp người là tôi đã nói lời chào và lời tạm biệt” [52, tr.416], bởi nàng hiểu đƣợc tất
cả tội lỗi “đã được tha thứ vì ngươi đã thương yêu nhiều” [52, tr. 416], và “đàn ông
là do Chúa tạo ra” [52, tr.417], đồng thời đón nhận cốc nƣớc bất tử từ tay Chúa từ
lâu. Từ khi trở thành “người em gái”-“người chị em” với Chúa, Magdalene biết suy
nghĩ và nên nói những gì với đàn ông. Tất cả xuất phát từ việc nàng hiểu ý Chúa.
Nàng đã đồng hành cùng Chúa Jesus trong suốt cuộc hành trình và thấu hiểu, tôn
vinh Đức tin mà Chúa đang hƣớng đến. Nàng đã không chỉ cho Saul biết Chúa đang
22
ở đâu và cố gắng ngăn cản hắn: “Để chinh phục thế giới thì người yêu của tôi cần
có những môn đồ như ông vậy - không phải ngư dân, kẻ bán dao hay người chăn
cừu, mà cần những kẻ rực lửa như ông vậy, Saul!” [52,tr.558].
Nikos Kazanzakis đã để cho Jesus và Magdalene đƣợc hạnh phúc, viên mãn
bên nhau trong tình vợ chồng thông qua giấc mơ trên Thập tự. Và hơn hết, nàng
Magdalene cũng đã sống hết mình cho tình yêu với những khoái lạc trần tục, trở
thành nguyên nhân của sự cám dỗ mà quỷ sứ bày ra trƣớc mắt Jesus. Nhƣng cũng
có lúc Chúa cũng vất vả thoát khỏi sự cám dỗ bởi hiện thân của nó từ Magdalene,
hay do quỷ Satan, những con rắn quấn quýt nhau và Thập giá- minh chứng cho sự
tồn tại của Chúa trên thế gian này: đời thƣờng, trần tục, giản dị. Chính Magdalene
đã cứu Jesus thoát khỏi cái chết trong giấc mơ cám dỗ, hi sinh chính mình để đem
lại giấc ngủ ngon lành cho Jesus và biết sống trọn vẹn cho tình yêu.
Tóm lại, Jesus trong quan hệ với Magdalene chỉ là con ngƣời hữu hạn bởi
tình yêu và khoái lạc trần tục với Magdalene ngoài đời thực lẫn trong giấc mơ vì
Magdalene là bằng chứng giúp chúng ta thấu rõ, soi sáng nhân tính, bản thể của
Đức Jesus. Mãi mãi Jesus vẫn là niềm khao khát của nàng song nàng chỉ cám dỗ
trong cuộc hành trình rao truyền Đức tin giả định sự có mắt của Jesus ở trần thế.
Với cặp đôi song hành Jesus và Judas được khắc họa gắn với sự tương quan
tranh đấu cho tự do tôn giáo, lịch sử
Có thể so sánh với Kinh Thánh, Judas - một trong mƣời hai vị tông đồ của
Chúa Jesus và bị xem là kẻ bán Chúa nhƣng trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của
Chúa, Nikos Kazantzakis đã khắc họa thành công một Judas trung thành với Đức
Chúa - ngƣời Thầy của mình. Tất cả những việc mà Judas làm đều là theo ý Chúa.
Judas không bán Chúa và tin vào sự phục sinh của Chúa. Mối quan hệ giữa Jesus và
Judas không phải nhất quán một chiều từ đầu đến cuối tác phẩm mà là một mối
quan hệ đa chiều, có sự tƣơng quan lẫn nhau. Tùy mỗi thời điểm mà mối quan hệ
này lại có sự tác động khác nhau đến hành vi của từng nhân vật.
Ban đầu mối quan hệ giữa Jesus và Juads là quan hệ giữa Jesus là ngƣời bị
săn đuổi và Judas là kẻ săn đuổi. Jesus vừa muốn tìm chỗ để trốn tránh Judas,
đồng thời anh hồi ức lại một thời bé thơ với vết thƣơng cũ khó lành: “Có lần khi
23
còn bé, họ chơi đùa như trẻ con, người kia lớn hơn anh ba tuổi đã đè anh xuống
và đánh anh túi bụi” [52, tr.21]. Judas đã phản đối, mắng nhiếc, khinh bỉ Jesus vì
Jesus là kẻ hèn nhát và đóng Thập giá. Đã thế Judas còn ngăn cản việc Jesus
khiêng Thập giá sau khi trong y có dự cảm về phép màu Thƣợng đế; Judas đã
không tiếc lời dọa mắng, nguyền rủa Jesus: “Mày cứ làm gì mày thích, tên đóng
Thập giá! Mày là thằng hèn, một tên phản bội vô dụng như thằng rao của tỉnh”
[52, tr.31]. Với suy nghĩ Thƣợng đế an bài mọi việc một cách hoàn hảo và đúng
nhƣ ý Ngƣời muốn, Jesus ý thức rất rõ về Judas:“Hãy xem cách Người đã đem tôi
và Judas lại với nhau” [52, tr.162]. Vì dân tộc, vì ngƣời cuồng tín bị đóng đinh
Thập giá và ngƣời mẹ của ngƣời cuồng tín, Judas nhất định phải giết Jesus; còn
Jesus không né tránh mũi dao của Judas, không đứng dậy và chiến đấu nhƣ Judas
nói mà chết vì Thƣợng đế, vì thƣơng hại, vì mọi thứ trên đời theo Jesus đều do
Chúa quyết định: “Tôi không biết. Bất cứ cái gì Thượng đế quyết định. Tôi sẽ
đứng dậy và nói với con người. Làm sao tôi biết được, anh Judas? Tôi sẽ mở
miệng và Thượng đế sẽ nói” [52, tr.185]. Nhƣng Judas đã rất bối rối bởi vẻ quyến
rũ của Jesus với vòng hào quang trên đầu Ngƣời và vẻ mặt vụt sáng nhƣ tia chớp,
đôi mắt to đen nhánh trong niềm dịu dàng khôn tả.
Judas nghi ngờ Jesus có thông điệp gì đó cho loài ngƣời nên đã ngăn
Barabbas không đƣợc đụng vào Jesus. Judas rất tỉnh táo để nhận thấy sự tách rời
giữa Jesus và mình bởi thế giới mà Judas sống là thế giới rất thực với Do Thái, tự
do, áp bức, giải phóng. Judas là một con ngƣời sống và có tƣ tƣởng thực tế, quan
điểm rất thực tế. Y không quan tâm đến thiên đàng: “Mối quan tâm to lớn của y là
dành cho vương quốc trần gian và cũng không phải toàn thể địa cầu, nhưng chỉ là
đất của Israel mà được làm bằng con người và đá chứ không phải bằng sự cầu
nguyện và những đám mây” [52, tr.234-235]. Với Judas, ngƣời La Mã là những kẻ
dã man, những tên ngoại đạo, chúng đã giày xéo mãnh đất này nên chúng phải bị
trục xuất. Cần phải tiêu diệt La Mã giành tự do cho ngƣời Do Thái là mục đích
tuyệt đối, cao cả. Chỉ khi nào ngƣời La Mã biến khỏi đất Do Thái thì Judas mới
thay đổi, mới nguôi ngoai: “Sự giải thoát cho Do Thái” [52, tr.244]. Judas cho rằng
cuộc đời chứ không phải là sự lo lắng về thiên đƣờng nhƣ cách nghĩ mơ mộng,
24
không có ý niệm đơn sơ nhất về những gì diễn ra xung quanh của Jesus nhƣ là
“Hãy đặt niềm tin của các người vào Cha. Thân xác của các người là đất bụi và nó
sẽ trở về với đất bụi. Hãy dành sự quan tâm của các người cho thiên đàng và cho
linh hồn bất tử của các người” [52, tr.234]. Cả Jesus và Judas cùng hƣớng đến tự
do, hạnh phúc nhƣng với cách thức khác nhau: Jesus cho rằng chỉ cần giải phóng
linh hồn khỏi tội lỗi; Judas cho rằng cần phải giải phóng thân xác khỏi ngƣời La
Mã. Lý do mà Judas đi theo Jesus “chính là để chỉ cho Ngài con đường phải đi”
[52, tr.245]; còn thế giới sống của Jesus vô hình với linh hồn, Thƣợng đế, Thiên
đàng, tình thƣơng yêu, tình anh em…
Sau khi Judas quyết định đi với Jesus thì Jesus và Judas trở thành bạn bè
chung mục đích.Suốt cuộc hành trình chinh phục đỉnh cao của niềm tin, Judas là
một tông đồ trung thành: “Tôi không cần lời nói… Bao lâu Thầy còn cầm chiếc rìu
là tôi còn đi với Thầy. Thầy bỏ rìu là tôi bỏ Thầy. Tôi không theo Thầy như Thầy đã
bỏ tôi. Tôi theo chiếc rìu” [52, tr.382]. Đồng thời còn là một vị quan tòa luôn giám
sát và chất vấn Chúa: “-Mày đang bị cấu xé bởi nỗi thống khổ của Do Thái phải
không?-Bởi nổi thống khổ của con người Judas ạ. -Chính là Do Thái mà mày phải
để mắt tới, và nếu mày thương hại nên thương hại Do Thái. -Nhưng tôi thấy thương
hại cả những con chó rừng, anh Judas ạ, và những con chim sẻ, và ngọn cỏ” [52,
tr.184]. Con đƣờng giải phóng Do Thái đƣợc thể hiện qua lăng kính tự ý thức của
nhân vật Judas: không thể bắt chéo hai tay là giải phóng đƣợc Do Thái; khẳng định
Đấng cứu thế mà Jesus hƣớng tới chính là toàn thể dân chúng. Hệ quả của sự tự ý
thức của nhân vật Judas chính là Judas đã nắm bắt đƣợc ý của Jesus về Đấng cứu
thế, về vai trò của Nhân dân và tình đoàn kết: “Nếu tất cả chúng ta đồng lòng,
chúng ta sẽ nhìn thấy tự do” [52, tr.273].
Judas là một thủ lĩnh có trách nhiệm, nhiệm vụ chính trị Cách mạng cao cả,
kiên cƣờng là đấu tranh giải phóng dân tộc, giành lấy độc lập, tự do cho ngƣời Do
Thái. Không nhƣ Jesus nhìn thấy kẻ thù ở trong, bọn La Mã ở trong, sự cứu rỗi bắt
đầu từ bên trong, Judas nhìn thấy kẻ thù đang hung hăng trƣớc mặt ngƣời Do Thái,
lật đổ chúng không phải bằng sự cứu rỗi mà bằng cách mạng. Judas là chỗ dựa tinh
thần ngƣời bạn đồng hành đáng tin cậy trong niềm tin tôn giáo mãnh liệt của Jesus,
25
đƣợc Jesus tin tƣởng và giao cho trọng trách quan trọng là giúp Chúa hoàn thành sứ
mệnh chứ không phải Judas bán Chúa:
“ - Nếu Thầy phải phản lại Thầy của Thầy, Thầy có chịu làm không?
- Không, ta nghĩ là ta không có khả năng như vậy. Vì thế mà Chúa tội nghiệp
ta, cho ta nhiệm vụ dễ hơn: bị đóng đinh. Ngươi đã nói với thầy tu Caiaphas chưa?
Bọn nô lệ ở đền thờ sẵn sang bắt ta chứ? Mọi việc xảy ra như ta dự định chứ,
Judas” [52, tr.520-521].
Tóm lại, tính đối thoại qua kiểu nhân vật cặp đôi - song hành trong tiểu
thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa gắn với bản thể, tâm linh. Với chiều sâu bản
thể, những dạng thức của giấc mơ là sự kết nối giữa phần bản thể và tâm linh của
con ngƣời. Nhân vật ám ảnh của quá khứ với những mặc cảm tội lỗi. Họ luôn đấu
tranh chống lại số phận để tự giải thoát: hiến dâng cho Thƣợng đế và làm một ngƣời
bình thƣờng.
1.2.2. Tính đối thoại qua kiểu nhân vật cặp đôi - song hành trong tiểu thuyết Tự
do hay là chết
Trong tiểu thuyết Tự do hay là chết, để đạt hiệu quả nghệ thuật, tác giả đã xây
dựng hệ thống hình tƣợng nhân vật theo nguyên tắc song hành. Các nhân vật đƣợc đặt
trong sự đối chiếu, đối lập, tƣơng phản và song song cùng tồn tại. Kiểu nhân vật song
hành trong Tự do hay là chết hƣớng tới thể hiện sự sóng đôi trong quan niệm sống
của nhân vật, cách nhìn nhận giá trị đạo đức.
Nhân vật cặp đôi song hành Misen và Nuri Bây gắn với tư tưởng thống trị -
thỏa hiệp - triệt tiêu
Trong mối tƣơng quan với những câu chuyện gắn với mục đích sống, vị thế
xã hội giữa nhân vật Misen và Nuri Bây: họ là những ngƣời có địa vị trong xã hội,
với sự khao khát làm chủ thế giới, khám phá những sự thật lịch sử. Giữa họ chảy
chung một “dòng sông máu” [53, tr.35] trên danh nghĩa bạn bè, anh em kết nghĩa.
Đặc biệt giữa họ có một điểm chung đó chính là “sự hòa hợp là rất khó”. Câu
chuyện ở thời quá khứ tiếp tục đồng hiện với câu chuyện tiếp theo ở ngay thì hiện
tại, nó trở thành lý do không còn sự ràng buộc nào giữa tính bằng hữu, tôn giáo, lịch
sử, là sự chìm nghỉm trong vũng bùn, sự kiện: “Ông anh Manuxakax của anh đang
26
xúc phạm nước Thổ Nhĩ Kỳ, vào dịp 25 tháng 3, ông ta cõng một con lừa trên lưng
rồi mang nó đến tận đền thờ Hồi giáo để bắt nó cầu nguyện” [53, tr.32]. Mỗi câu
chuyện là một mâu thuẫn chƣa từng đƣợc giải quyết triệt để. Nury Bây đánh giá cao
song cũng khinh bỉ Misen xét từ góc độ Misen là thủ lĩnh của Crét là ngƣời theo
Chính thống giáo: “Anh là người cầm đầu trong làng, người ta nghe anh”… Hắn
thuộc loại bất kham, tên dị giáo này” [53, tr.33].
Tƣ tƣởng bành trƣớng lộ rõ hơn khi Nury Bây đối diện với thủ lĩnh Misen.
Crét không có tự do và Căng di đã bị giữ chặt trong móng vuốt của Thổ Nhĩ Kỳ,
chúng sẽ không buông, không tách rời mà làm cho nó trở thành máu thịt của chúng.
Với bản chất gian ngoan, nắm bắt tâm lý thủ lĩnh Misen kịp thời, Nury Bây xoa dịu
tình huống khi nói đến tình cảm:“khi chúng ta còn bé và cùng chơi đùa với nhau…
Này thủ lĩnh Misen, nếu tôi muốn hại anh thì máu tôi sẽ chảy như thế này” [53,
tr.35]. Thủ lĩnh Misen cũng hồi tƣởng lại khi hai ngƣời còn nhỏ, họ chơi với nhau
trong sân các trang trại, chạy đuổi bắt nhau, đánh lộn nhau, nhƣng bao giờ cuối
cùng họ cũng làm lành với nhau. Misen không biết, đối với ngƣời Thổ Nhĩ Kỳ ngồi
cạnh ông đây, ông cảm thấy thù hận, yêu thƣơng hay là kinh tởm, ông nên giết y
hay lao vào vòng tay y mà siết chặt lấy y nhƣ ngƣời ta gặp lại ngƣời bạn cũ.
Nhìn cách nghĩ về nhau qua kiểu độc thoại của hai ngƣời họ cũng đã tạo
nên một cuộc đối thoại ngầm: Với Misen, Nuri Bây là: “Thằng chó, ta đã quá đủ
trông thấy nó đi ngựa dạo chơi và chòng ghẹo phụ nữ trong các khu phố Hi Lạp!”
[53, tr.39]. Nhƣng Misen không đánh giá Nuri Bây chỉ dừng lại ở đó, mặc dù là
ngƣời Thổ Nhĩ Kỳ nhƣng Nuri Bây là một đối tƣợng kiêu hãnh của Căngdi bởi
không thể tìm thấy ở hắn một nhƣợc điểm nào. Ngay thẳng, tốt bụng, độ lƣợng,
đẹp trai, hoàn hảo chính là Nuri Bây. Với Nuri Bây, Misen là: “Cái thằng dị giáo.
Mỗi lần hắn say khướt, hắn lại cỡi ngựa ra đường và bêu xấu Thổ Nhĩ Kỳ” [53,
tr.38]. Nuri Bây đánh giá Misen đa chiều không kém: đó là một con ngƣời Hi Lạp,
một chiến binh kiêu hãnh, một palikare - chiến sĩ quốc dân quân Hi Lạp trong
cuộc chiến tranh giành độc lập của nƣớc này: “Con người đáng kính biết bao!
Dáng vẻ đường hoàng và tinh thần kiên nghị biết bao! Không khi nào nói một chữ
thừa, không bao giờ khoa trương, không bao giờ gây lộn với một người dưới. Và
27
ngay cả trước cái chết, hắn ta cũng không chịu khuất phục. Sung sướng cho người
nào có một kẻ thù như thế” [53, tr.39].
Điểm tƣơng đồng giữa Nuri Bây và Misen là: “Chúng ta cùng ở một làng,
cùng chung một đất [53, tr.33]; Họ cùng sinh ra trong một làng, người này là con
của Bây, chủ phân của tất thảy đất đai phì nhiêu, còn người kia, con trai của thủ
lĩnh Xiphakax, một raia chỉ còn lại có sỏi đá [53, tr.36]; Ở Căngdi không có chỗ
cho hai chúng ta đâu. Hoặc là anh, hoặc là tôi. Tôi giết anh hay anh giết tôi [53,
tr.38]; Hắn có lý, thằng chó, một trong hai đứa chúng ta phải chết” [53, tr.100].
Nuri Bây và thủ lĩnh Misen đã giải quyết mâu thuẫn riêng - chung trong mối
quan hệ tình anh em kết nghĩa đậm chất chính trị. Qua lời của Nuri Bây chủ động nói
với thủ lĩnh Misen cho thấy hắn đã khẳng định sự tƣơng đồng nhau về phẩm chất, tƣ
cách giữa hắn và thủ lĩnh Misen: “Tôi tin anh là một người dũng cảm như tôi” [53,
tr.39]. Đồng thời hắn cũng đã đề xuất cách duy trì quan hệ mang tố chất anh hùng
nhƣ những ngƣời anh hùng với nhau thƣờng làm: “Hãy hòa máu của chúng ta, chúng
ta hãy trở thành anh em kết nghĩa” [53, tr.39]. Cả hai cùng phát biểu lời tuyên thệ với
nhau một cách nghiêm túc, trang trọng nhƣ đang tuyên thệ trƣớc cộng đồng. Lời thề
của họ mặc dù cất lên trong sự kết thâm tình song khó có thể hài hòa tình cảm bởi
trong lời thề vẫn còn sự kỳ thị về tôn giáo khi Nuri Bây “Nhân danh Thánh
Mahomet” và thủ lĩnh Misen “Nhân danh Chúa Kitô”. Khác với những lời thề thốt
sống chết có nhau thông thƣờng, họ ý thức về sự triệt tiêu lẫn nhau, chỉ một trong hai
ngƣời đƣợc tồn tại với Chúa của họ, với đất nƣớc, dân tộc mình nên họ đã thề không
làm hại lẫn nhau có hàm ý: “Tôi xin thề không bao giờ làm hại anh, hoặc bằng lời
nói, hoặc bằng việc làm, cả trong thời chiến, cả trong thời bình” [53, tr.39]. Nếu bị
“hại” chết thì không phải ở hai ngƣời họ hại nhau: “Để cho tôi trả thù, còn nhiều
người Hi Lạp khác, để cho anh trả thù, còn bao nhiêu là người Thổ Nhĩ Kỳ… Để cho
tôi trả thù, còn nhiều người Thổ Nhĩ Kỳ khác, để cho anh trả thù, còn bao nhiêu là
người Hi Lạp” [53, tr.41]. Lời thề của họ mang đậm tính chính trị và hầu nhƣ không
có sự ràng buộc bới một yếu tố cá nhân nào, nhƣ là dự cảm cho cái chết của mỗi
ngƣời. Bởi sau này, chính Nuri Bây đã tự sát tại nhà riêng của mình, còn thủ lĩnh
Misen hi sinh trên chiến trƣờng. Các chi tiết trên về thủ lĩnh Misen và Nuri Bây cũng
28
đã chứng minh rằng sự ra đời của chủ nghĩa cá nhân Hi Lạp là một bƣớc ngoặt trong
lịch sử tƣ tƣởng chính trị Hi Lạp: “con người có một bản chất có thể khám phá được
và có thể mô tả được, và bản chất ấy mang tính xã hội một cách tự nhiên, chứ không
chỉ đơn thuần mang tính ngẫu nhiên” [18, tr.276].
Qua nhân vật cặp đôi - song hành Thủ lĩnh Misen và Nuri Bây, chúng tôi
nhận thấy giữa hai nhân vật này đều có điểm gặp gỡ ở phẩm chất dòng máu anh
hùng, lòng tự tôn dân tộc cao độ và niềm tin tuyệt đối vào tôn giáo. Chính thời đại
bão giông đã xoay chuyển cuộc đời của bất kỳ ai song không thể làm thay họ cuộc
đời họ, vì họ sống có mục đích, phụng sự cho niềm tin mà họ luôn tin tƣởng.
Nhân vật cặp đôi Misen và Plyxinghix gắn với quan hệ: đối lập - hợp tác hóa
- mâu thuẫn
Cặp đôi nhân vật song hành thủ lĩnh Misen và thủ lĩnh Polixighix, họ là hai
thủ lĩnh của Crét song họ biết với tính cách khác nhau song sự khác nhau giữa họ sẽ
đƣợc dung hòa khi Crét có sự cố xảy ra.
Họ từng là hai ngƣời không còn quen biết nhau. Thủ lĩnh Polyxinghix nghi
ngờ về việc mới ngày thứ ba của tuần lễ của tửu thần mà thủ lĩnh Misen đã đuổi hết
khách của mình ra khỏi hầm rƣợu, chuyện lạ khác với quy định này sẽ dẫn đến hệ
quả là thủ lĩnh Misen sẽ chui vào mõm chó sói bằng cách trêu chọc lũ Aga trong các
tiệm cà phê Thổ. Thủ lĩnh Polyxinghix còn cho rằng thủ lĩnh Misen sẽ phải trả giá
đắt cho sự liều lĩnh của mình. Misen là ngƣời cục cằn, thô lỗ, đã nhìn mình nhƣ một
tên ngƣời Thổ, đang mƣu tính một điều gì đó làm cho dân Kitô giáo sẽ phải hứng
chịu hậu quả: “Trong thời bình tôi săn sóc các hanum; trong thời chiến tôi giết
những thằng Aga. Tôi cho như thế mới là đấng nam nhi” [53, tr.199]; Với Misen,
thủ lĩnh Polyxinghix là một gã mất trí với tiếng cƣời, câu đùa và cuộc sống ăn chơi
của gã. Đó là loại ngƣời hót và gáy mỗi buổi sáng, gã ngƣời Thổ - Xiếccacơlàm ông
buồn nôn, thịt da ông ta sực mùi hun hít làm ông run lên vì giận dữ và ghê tởm. Thủ
lĩnh Polyxinghix nên ở trong khu phố ngƣời Thổ và có cái nhà cổng màu xanh mới
đúng: “-Anh hôi mùi người Thổ. Anh không xấu hổ à? Với một phụ nữ Thổ ! Anh là cho
anh trở thành dân Thổ cũng tốt đấy! [53, tr.300]… -Nếu anh là dân Kitô giáo, cô ta sẽ
thích trở thành dân Kitô giáo. Nếu anh là dân Do Thái, cô ta sẽ thích trở thành dân
29
Do Thái… - Tôi không thể làm nhơ nhuốc chòm râu của tôi” [53, tr.343-347]
Sự hợp tan của họ phụ thuộc vào tình hình chính trị, lịch sử dân tộc. Mỗi cơn
biến cố của Crét tập hợp họ lại; mỗi lúc dân Kitô giáo nổi dậy chống bọn Thổ, họ
trở thành những ngƣời bạn chiến đấu chân thành. Bởi vì cả hai ông đều là thủ lĩnh
và có trách nhiệm về hàng nghìn con ngƣời : “- Thủ lĩnh Polyxinghix, một con quỷ ở
giữa hai chúng ta và tìm cách chia rẽ chúng ta. Nhưng Crét đang bị lâm nguy trở
lại, nào, hãy nắm lấy tay tôi !... -Người anh em, anh cũng hãy cầm lấy tay tôi và
tống cổ con quỷ đi!” [53, tr.97].Thủ lĩnh Polyxinghix chuần bị đi chiến đấu, ông đã
phái đến thủ lĩnh Misen - ngƣời bạn chiến đấu hùng dũng của ông một liên lạc viên
để báo tin. Qua bức thƣ với những dòng đầy tự hào, khích động và trang nghiêm khi
lần đầu tiên trong đời ông hiểu chổ đứng của Crét trong trái tim mình : “Tự do hay
là chết! Hết rồi, những diễn văn và hội họp, giờ đến lượt tiếng súng, tiếng nói chân
chính của Crét, hát lên. Này thủ lĩnh Misen, cho qua đi những mối căm giận nhỏ bé,
những nổi buồn phiền không đáng kể của chúng ta. Chúng ghặm nhấm cả hai
chúng ta, một con bọ chét ngấu nghiến cả hai chúng ta, Crét đang kêu gọi, ta hãy
vào cuộc, người anh em!” [53, tr.110].
Từ cái lúc ghê gớm, khi thủ lĩnh Misen cắm con dao vào tim cô gái Xiếccaxơ,
thủ lĩnh Misen cảm thấy tình bạn cũ của ông với thủ lĩnh Polyxinghix dần dần sống
lại: ông nghĩ tới ông này một cách bình tĩnh, không còn căm ghét, ngay cả còn động
lòng trắc ẩn nữa. Khi quân Kitô giáo bắt đầu tỏ ra có dấu hiệu suy yếu cũng là lúc
viên Pasa tức tối đã thề sẽ gửi cho vua Thổ cái thủ ƣớp của thủ lĩnh Misen làm tặng
phẩm. Nhƣng Chúa trời đã đoái thƣơng quân cơ đốc nên ngƣời cho xuất hiện đại đội
của thủ lĩnh Polyxinghix trong một đƣờng hẻm trên núi, sau lƣng bọn Thổ, kết hợp
với quân thủ lĩnh Misen chẹt bọn Thổ vào giữa hai làn đạn, bọn Thổ tan tác, hai thủ
lĩnh đều bị thƣơng:
“ - Thủ lĩnh Polyxinghix. Thật đáng hổ thẹn khi nghĩ đến một người đàn bà
trong lúc Crét đang chảy máu. Tôi thề trên danh dự của tôi là nếu một người đàn
bà choán nhiều chỗ quá trong cuộc đời tôi, ngăn trở tôi làm nghĩa vụ đối với Tổ
quốc, tôi sẽ giết cô ta.
-Thủ lĩnh Misen ạ, anh là một con mãnh thú, còn tôi, tôi chỉ là một con người.
30
-Anh có biết ai đã giết cô ấy không?” [54, tr.221].
Thủ lĩnh Polyxinghix giật nảy mình, nóng ruột và liên tục hỏi thủ lĩnh Misen
và chỉ quan tâm đến kẻ giết Êminê mà không quan tâm đến đến chuyện gì ngoài
chuyện đó : Ai? Ai? Ai? Đứa nào đã giết nàng? Còn thủ lĩnh Misen, bởi vì muốn
chơi trò đƣợc ăn cả ngã về không, thủ lĩnh Misen cũng phụ họa theo những tiếng
Ai? Ai? Ai? ấy bằng những lời an ủi : Yên đi nào, kiên nhẫn; kiên nhẫn nào, tôi bảo
anh thế. Rồi Misen nói về Crét còn lao đao, nói về phe Đồng minh là Hi Lạp thì yếu
và Châu Âu là quân chó má, nói về kẻ thù chính của Crét là vua Thổ đang rất mạnh;
nói về thủ lĩnh Polyxinghix với sự hổ thẹn và không còn nghĩ đến đàn bà nữa, cả đứa
giết Êminê, ngay cả cái mạng của Polyxinghix. Gần hơn với đáp án mà thủ lĩnh
Polyxinghix muốn biết đó là kẻ đã giết Êminê: “Anh không thể chạm đến chỉ mỗi sợi
tóc của hắn ta đâu. Hắn đã ở ngoài cõi chết rồi” [54, tr.222]. Kết thúc chơi trò đƣợc ăn
cả ngã về không ấy, thủ lĩnh Misen đã bình tĩnh, nghiêm trang, nhìn vào đôi mắt của
thủ lĩnh Polyxinghix và khằng định ai đã giết Êminê: “Tôi… Tôi đấy thủ lĩnh
Polyxinghix ạ! Tôi phải giết anh hoặc là cô ta. Tôi đã nghĩ đến Crét…” [54, tr.223].
Qua cặp đôi nhân vật thủ lĩnh Misen và thủ lĩnh Polixinghix chúng tôi nhận
thấy: Thủ lĩnh Misen luôn tỉnh táo trong mọi hoàn cảnh, đặc biệt là trƣớc thời cuộc
của đất nƣớc. Tinh thần dân tộc luôn luôn đƣợc Misen đặt lên hàng đầu bởi không
thể để những vẫn đục khoái lạc làm rào cản sự nghiệp chính trị. Thủ lĩnh
Polyxinghix thuộc tuýp ngƣời đa cảm bởi sự nghiệp và tình yêu luôn tồn tại trong
cuộc đời ông ta, trong khi tình yêu là điểm tựa cuộc sống, nó là niềm hƣng phấn để
Polyxinghix thể hiện bản lĩnh đàn ông trên chính trƣờng và trên trƣờng tình. Song
giữa hai nhân vật này dù ở trạng thái đối đầu hay đồng tình, họ vẫn ý thức đƣợc
hoàn cảnh và sắn sàng chịu trách nhiệm trƣớc mọi hoàn cảnh với tƣ cách nhƣ một
ngƣời đàn ông.
Nhân vật cặp đôi song hành Misen và Êminê được khắc họa gắn với niềm
khao khát và triệt tiêu cảm xúc
Nikos Kazantzakis đã khắc họa rất thành công hình tƣợng nhân vật cặp đôi
song hành thủ lĩnh Misen với nhân vật Êminê. Theo cách hiểu bình thƣờng nhất, để
có sự song hành với nhau, các nhân vật cặp đôi thƣờng đƣợc khắc họa thông qua sự
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa
Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình GiangThế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
 
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đLuận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
 
ĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdf
ĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdfĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdf
ĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdf
 
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdf
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdfNghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdf
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdf
 
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh NhànLuận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
 
Truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdf
Truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdfTruyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdf
Truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdf
 
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam BộLuận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
 
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12 ở tr...
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12 ở tr...Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12 ở tr...
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12 ở tr...
 
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết ThiệnSự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
 
Luận văn: Tư tưởng triết học khoa học của Thomas Samuel Kuhn
Luận văn: Tư tưởng triết học khoa học của Thomas Samuel KuhnLuận văn: Tư tưởng triết học khoa học của Thomas Samuel Kuhn
Luận văn: Tư tưởng triết học khoa học của Thomas Samuel Kuhn
 
VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868
VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868 VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868
VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868
 
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
 
Khảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn
Khảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công SơnKhảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn
Khảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn
 
Đề tài: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
Đề tài: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh ChâuĐề tài: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
Đề tài: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
 
Luận án: Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ trang phục, HAY
Luận án: Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ trang phục, HAYLuận án: Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ trang phục, HAY
Luận án: Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ trang phục, HAY
 
Luận văn: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Đàn hương hình, HAY
Luận văn: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Đàn hương hình, HAYLuận văn: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Đàn hương hình, HAY
Luận văn: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Đàn hương hình, HAY
 
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...
 
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAYLuận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
 
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
 
Luận văn: Khai thác các giá trị văn hóa của nghệ thuật chèo cổ ở Vùng Đồng bằ...
Luận văn: Khai thác các giá trị văn hóa của nghệ thuật chèo cổ ở Vùng Đồng bằ...Luận văn: Khai thác các giá trị văn hóa của nghệ thuật chèo cổ ở Vùng Đồng bằ...
Luận văn: Khai thác các giá trị văn hóa của nghệ thuật chèo cổ ở Vùng Đồng bằ...
 

Similar to Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa

Quyen nang cua bay gio
Quyen nang cua bay gioQuyen nang cua bay gio
Quyen nang cua bay gio
Son Pham
 

Similar to Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa (20)

Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI, HAYLuận án: Tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI, HAY
 
Khóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản Đà
Khóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản ĐàKhóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản Đà
Khóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản Đà
 
Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết “Một thế giới không có đàn bà”, HAY
Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết “Một thế giới không có đàn bà”, HAYDấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết “Một thế giới không có đàn bà”, HAY
Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết “Một thế giới không có đàn bà”, HAY
 
Luận án: Truyện nôm bác học từ góc nhìn cổ mẫu, HAY
Luận án: Truyện nôm bác học từ góc nhìn cổ mẫu, HAYLuận án: Truyện nôm bác học từ góc nhìn cổ mẫu, HAY
Luận án: Truyện nôm bác học từ góc nhìn cổ mẫu, HAY
 
Luận văn: Tự sự đa chủ thể trong tiểu thuyết Người đi dây, HAY
Luận văn: Tự sự đa chủ thể trong tiểu thuyết Người đi dây, HAYLuận văn: Tự sự đa chủ thể trong tiểu thuyết Người đi dây, HAY
Luận văn: Tự sự đa chủ thể trong tiểu thuyết Người đi dây, HAY
 
Luận văn: Tự sự đa chủ thể trong tiểu thuyết Người đi dây của Colum McCann
Luận văn: Tự sự đa chủ thể trong tiểu thuyết Người đi dây của Colum McCannLuận văn: Tự sự đa chủ thể trong tiểu thuyết Người đi dây của Colum McCann
Luận văn: Tự sự đa chủ thể trong tiểu thuyết Người đi dây của Colum McCann
 
Thế giới nghệ thuật trong truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn
Thế giới nghệ thuật trong truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh NhànThế giới nghệ thuật trong truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn
Thế giới nghệ thuật trong truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn
 
Luận án: Nghệ thuật tiểu thuyết Diêm Liên Khoa, HAY
Luận án: Nghệ thuật tiểu thuyết Diêm Liên Khoa, HAYLuận án: Nghệ thuật tiểu thuyết Diêm Liên Khoa, HAY
Luận án: Nghệ thuật tiểu thuyết Diêm Liên Khoa, HAY
 
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đLuận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
 
Luận văn: Nghiên cứu Phương Đông lướt ngoài cửa sổ của Paul Theroux
Luận văn: Nghiên cứu Phương Đông lướt ngoài cửa sổ của Paul TherouxLuận văn: Nghiên cứu Phương Đông lướt ngoài cửa sổ của Paul Theroux
Luận văn: Nghiên cứu Phương Đông lướt ngoài cửa sổ của Paul Theroux
 
Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012
Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012
Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012
 
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXILuận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
 
Luận án: Ẩn dụ phạm trù lửa trong tiếng Pháp và tiếng Việt, HAY
Luận án: Ẩn dụ phạm trù lửa trong tiếng Pháp và tiếng Việt, HAYLuận án: Ẩn dụ phạm trù lửa trong tiếng Pháp và tiếng Việt, HAY
Luận án: Ẩn dụ phạm trù lửa trong tiếng Pháp và tiếng Việt, HAY
 
Luận án: Cặp thoại hỏi - trả lời trong kịch Lưu Quang Vũ, HAY
Luận án: Cặp thoại hỏi - trả lời trong kịch Lưu Quang Vũ, HAYLuận án: Cặp thoại hỏi - trả lời trong kịch Lưu Quang Vũ, HAY
Luận án: Cặp thoại hỏi - trả lời trong kịch Lưu Quang Vũ, HAY
 
Luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu đau khổ trong sự quan phòng của thiên c...
Luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu đau khổ trong sự quan phòng của thiên c...Luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu đau khổ trong sự quan phòng của thiên c...
Luận văn tốt nghiệp đề tài nghiên cứu đau khổ trong sự quan phòng của thiên c...
 
Quyen nang cua bay gio
Quyen nang cua bay gioQuyen nang cua bay gio
Quyen nang cua bay gio
 
Quyen nang cua bay gio
Quyen nang cua bay gioQuyen nang cua bay gio
Quyen nang cua bay gio
 
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu, HAY
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu, HAYLuận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu, HAY
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu, HAY
 
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...
 
Luận án: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại, HAY
Luận án: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại, HAYLuận án: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại, HAY
Luận án: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại, HAY
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 

Luận văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa

  • 1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG THỊ VÂN ANH TÍNH ĐỐI THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT “CMDỖ CUỐI CÙNGCỦACHÚA” VÀ “TỰ DO HAY L[ CHẾT” CỦA NIKOS KAZANTZAKIS LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Thừa Thiên Huế, năm 2016
  • 2. i ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG THỊ VÂN ANH TÍNH ĐỐI THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT “CMDỖ CUỐI CÙNGCỦACHÚA” VÀ “TỰ DO HAY L[ CHẾT” CỦA NIKOS KAZANTZAKIS Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số: 60 22 01 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ SÂM Thừa Thiên Huế, năm 2016 LỜI CAM ĐOAN
  • 3. ii Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, đƣợc các đồng tác giả cho phép sử dụng và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả Trƣơng Thị Vân Anh
  • 4. iii LỜI CẢM ƠN Hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn, trƣờng Đại học Sƣ phạm Huế đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập vừa qua. Đặc biệt, tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc đến cô giáo TS. Trần Thị Sâm, ngƣời đã tận tình giúp đỡ và hƣớng dẫn cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn đến gia đình, cơ quan, bạn bè đồng nghiệp đã quan tâm, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Huế, năm 2016 Học viên thực hiện Trƣơng Thị Vân Anh
  • 5. iv MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa ...............................................................................................................i Lời cam đoan...............................................................................................................ii Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.......................................................................................1 1.1. Tầm quan trọng của tính đối thoại trong tiểu thuyết.....................................................1 1.2. Sự phát huy tính đối thoại rõ rệt trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết của tác giả Nikos Kazantzakis.................................................................2 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ..............................................................................................2 2.1. Khái lƣợc tình hình nghiên cứu lí thuyết về tính đối thoại...........................................2 2.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết của Nikos Kazantzakis .................................................6 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................8 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................................................8 3.2. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................................8 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................8 4.1. Phƣơng pháp loại hình.....................................................................................................8 4.2. Phƣơng pháp cấu trúc - hệ thống....................................................................................9 4.3. Phƣơng pháp so sánh- đối chiếu.....................................................................................9 4.4. Phƣơng pháp liên ngành..................................................................................................9 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN..........................................................................9 5.1. Về mặt lí luận....................................................................................................................9 5.2. Về mặt thực tiễn................................................................................................................9 6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN..........................................................................9 NỘI DUNG ..............................................................................................................11 Chƣơng 1. TÍNH ĐỐI THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT CÁM DỖ CUỐI CÙNG CỦA CHÚA VÀ TỰ DO HAY LÀ CHẾT NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NHÂN VẬT..............................................................................................................11 1.1. Giới thuyết về lý thuyết đối thoại M. Bakhtin trong thể loại tiểu thuyết ......11 1.1.1. Đối thoại là bản chất của tiểu thuyết..........................................................................11
  • 6. v 1.1.2. Tính đa thanh trong tiểu thuyết..................................................................................13 1.2. Tính đối thoại qua kiểu nhân vật cặp đôi - song hành trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết ........................................................15 1.2.1. Tính đối thoại qua kiểu nhân vật cặp đôi - song hành trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa...............................................................................................................16 1.2.2. Tính đối thoại qua kiểu nhân vật cặp đôi - song hành trong tiểu thuyết Tự do hay là chết......................................................................................................................................25 1.3. Tính đối thoại qua kiểu nhân vật tự ý thức trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết .....................................................................34 1.3.1. Tính đối thoại qua kiểu nhân vật tự ý thức trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa........................................................................................................................................35 1.3.2. Tính đối thoại qua kiểu nhân vật tự ý thức trong tiểu thuyết Tự do hay là chết ..................................................................................................................................................37 Chƣơng 2. TÍNH ĐỐI THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT CÁM DỖ CUỐI CÙNG CỦA CHÚA VÀ TỰ DO HAY LÀ CHẾT NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN TRẦN THUẬT VÀ GIỌNG ĐIỆU........................................................................40 2.1. Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết nhìn từ phƣơng diện ngƣời kể chuyện ...........................................................40 2.1.1. Ngƣời kể chuyện dị sự trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết...............................................................................................................................40 2.1.2. Đối thoại luân phiên vai trò ngƣời kể chuyện trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết...........................................................................................45 2.1.3. Đối thoại bằng đa thoại hay hình thức trƣợt điểm nhìn trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết...........................................................................47 2.2. Tính đối thoại trong tác phẩm Cám dỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết nhìn từ phƣơng diện ngôn ngữ......................................................................50 2.2.1. Đối thoại mang tính luận giải trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết....................................................................................................................51 2.2.2. Đối thoại qua hình thức - diễn ngôn nghệ thuật trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết...................................................................................56 2.3. Sự phức hợp các giọng điệu mang tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết .............................................................57
  • 7. vi 2.3.1. Giọng điệu triết lý mang tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết....................................................................................................58 2.3.2. Giọng điệu chất vấn - hoài nghi mang tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết....................................................................................60 Chƣơng 3. TÍNH ĐỐI THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT CÁM DỖ CUỐI CÙNG CỦA CHÚA VÀ TỰ DO HAY LÀ CHẾT NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN TÍNH LIÊN VĂN BẢN VÀ TẦM TƢ TƢỞNG TIỂU THUYẾT GIA NIKOS KAZANTZAKIS .....................................................................................................63 3.1. Tính đối thoại thông qua hình thức phức hợp trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết .....................................................................63 3.1.1. Tính đối thoại thông qua hình thức phức hợp thể loại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết...........................................................................63 3.1.2. Tính đối thoại thông qua hình thức phức hợp lịch sử, tôn giáo trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết...........................................................69 3.2. Điểm tƣơng đồng và dị biệt trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết ...................................................................................................73 3.2.1. Điểm tƣơng đồng trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết ..........................................................................................................................................74 3.2.2. Điểm dị biệt trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết..........................................................................................................................................75 3.3. Tính đối thoại và lập trƣờng tƣ tƣởng của tác giả trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết .............................................................77 3.3.1. Sự khẳng định tinh thần tôn giáo đậm tính thế tục trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa .......................................................................................................................78 3.3.2. Sự khẳng định tinh thần dân tộc tuyệt đối trong tiểu thuyết Tự do hay là chết ..................................................................................................................................................81 KẾT LUẬN..............................................................................................................85 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................87 PHỤ LỤC
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Tầm quan trọng của tính đối thoại trong tiểu thuyết Trong cuộc sống, đối thoại không những là bản chất mà còn là phƣơng tiện để con ngƣời tồn tại. Từ biểu hiện đối thoại có hệ thống trong cuộc sống, khi đƣợc thể hiện trong văn chƣơng, đặc biệt là thể loại tiểu thuyết, đối thoại là một đặc trƣng của tiểu thuyết theo quan niệm của Bakhtin/nhóm Bakhtin. Phát hiện này của M. Bakhtin đƣợc xem là lý thuyết cơ bản để cắt nghĩa các tác phẩm nổi tiếng. Đối thoại diễn ngôn là hình thức đƣợc sử dụng phổ biến trong văn học hiện đại - hậu hiện đại. Đặc biệt trong thể loại tiểu thuyết, diễn ngôn đối thoại thể hiện sự độc đáo và mới mẻ trong việc tổ chức trần thuật. Cám dỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết của Nikos Kazantzakis là hai tiểu thuyết thể hiện rõ ràng vấn đề đối thoại và diễn ngôn. Đối thoại là sự hòa trộn giữa các lớp diễn ngôn: chính trị, tôn giáo, văn học, khoa học, tâm lí… Đặc biệt, diễn ngôn đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết của Nikos Kazantzakis đã tạo nên mối tƣơng quan có tính nghệ thuật giữa diễn ngôn ngƣời kể chuyện nhân vật, diễn ngôn của các nhân vật khác và diễn ngôn của tác giả hàm ẩn. Mặc dù diễn ngôn của ngƣời kể chuyện đóng vai trò chủ đạo trong vận động đối thoại diễn ngôn, nhƣng đằng sau đó, nhà văn luôn giữ vai trò điều phối. Trong diễn ngôn đối thoại của nhân vật, ngƣời kể chuyện có hình thức diễn ngôn đối thoại với các nhân vật khác và diễn ngôn đối thoại với chính mình - đối thoại trong độc thoại. Cách trần thuật này tạo nên tính đa giọng điệu cho tác phẩm và giúp nhà văn nhập sâu vào dòng suy nghĩ của nhân vật, bộc lộ những suy tƣ, những thổn thức trong tâm hồn họ, từ đó làm rõ tính cách của nhân vật. Trên cơ sở nắm bắt một số vấn đề cơ bản của lý thuyết đối thoại, chúng tôi nhận ra tính đối thoại là một nét cách tân mới mẻ trong nghiên cứu tiểu thuyết trên nhiều phƣơng diện: đối thoại diễn ngôn, đối thoại kết cấu, đối thoại trần thuật, đối thoại ngôn ngữ, đối thoại hiện sinh, đối thoại liên văn bản… Sự kết hợp các góc nhìn đối thoại sẽ giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc, đa chiều hơn khi đối diện với các tác phẩm tiểu thuyết.
  • 9. 2 1.2. Sự phát huy tính đối thoại rõ rệt trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết của tác giả Nikos Kazantzakis Đối thoại trở thành chiều kích hiện sinh không thể thiếu trong cuộc sống con ngƣời. Cái tôi luôn có nhu cầu hƣớng đến một ngôi vị cái tôi khác để đối thoại, để phát triển chính mình. Không trở thành một đối tƣợng tham gia đối thoại, con ngƣời trở nên khiếm khuyết. Nhƣ vậy trong đời sống con ngƣời luôn tồn tại những cuộc hội thoại. Mỗi cuộc hội thoại đều nhằm đạt một mục đích nhất định. Sự thiếu vắng hay hờ hững của các đối tác đối thoại sẽ là lý do dẫn đến thủ tiêu hội thoại. Từ đó, có thể khẳng định, đối thoại trong đời sống đòi hỏi sự dấn thân của các đối tác mới đạt hệ quả giao tiếp. Vận dụng lý thuyết đối thoại để khảo sát tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết của Nikos Kazanzakis để thấy đƣợc phƣơng thức đối thoại đã góp phần không nhỏ làm nên giá trị tác phẩm. Trong nghiên cứu, luận văn chúng tôi sẽ góp phần chỉ ra những biểu hiện về tính đối thoại của từng tác phẩm cụ thể theo từng phƣơng diện cụ thể từ góc nhìn tính đối thoại để có thể thấy rõ hơn tính chất đối thoại đa dạng, phong phú trong sáng tác của Nikos Kazantzakis. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 2.1. Khái lược tình hình nghiên cứu lí thuyết về tính đối thoại 2.1.1. Một số công trình nghiên cứu về lí thuyết đối thoại trên thế giới Có nhiều công trình nghiên cứu về tính đối thoại trên thế giới. Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi chỉ giới thiệu sơ lƣợc một số công trình nghiên cứu có liên quan đến lí thuyết đối thoại gắn với một số nhà nghiên cứu nổi tiếng nhƣ M. Bakhtin, Voloshino, Tzvetan Todorov, F. Saussure,… Trong công trình Chủ nghĩa Frued: một phác thảo phê phán (1927), M. Bakhtin và Voloshinov đã chỉ ra rằng ngôn ngữ bao giờ cũng là một tƣơng tác xã hội: “Mỗi phát ngôn là một sản phẩm của sự tương tác giữa người đối thoại và sản phẩm của một bối cảnh rộng lớn hơn của toàn bộ tình huống xã hội phức hợp trong đó phát ngôn xuất hiện” [90]. Quan niệm về sự tƣơng tác của ngôn ngữ cũng đƣợc M. Bakhtin và Medvedev thể hiện trong công trình Phương pháp hình thức trong nghiên cứu văn
  • 10. 3 học (1928). Trong đó, M. Bakhtin và Medvedev gọi sự đối lập giữa ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ đời thƣờng của các nhà hình thức chủ nghĩa là “ngây thơ”, đồng thời khẳng định tính chất xã hội của ngôn từ và chỉ thông qua tƣơng tác mới phát huy khả năng đối thoại nội tại của nó. Tác giả Tzvetan Todorov trong công trình: “Mikhail Bakhtin, le principe dialogique (Mikhail Bakhtin- nguyên lí đối thoại) (1981) - giới thiệu một cách hệ thống nguyên lí đối thoại của M. Bakhtin. Todorov đã thực hiện một cuộc đối thoại lớn bằng cách lấy công trình Mikhail Bakhtin - nguyên lí đối thoại làm tiếng nói đầu tiên bắt đầu cho một cuộc đối thoại lớn về tƣ tƣởng. Cũng là M. Bakhtin với công trình M.Bakhtin - Lí luận và thi pháp tiểu thuyết (1992) do dịch giả Phạm Vĩnh Cƣ dịch và công trình Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki (1993) do Trần Đình Sử dịch. Trong hai công trình này, M. Bakhtin khẳng định “tính đối thoại nội tại của ngôn từ” thể hiện rõ ở tính phức điệu, đa thanh. Điều này đã đƣợc chứng minh qua thi pháp tiểu thuyết Tội ác và trừng phạtcủa Đôxtôiepxki. Ông cho rằng: “Nhân vật nằm trong khu vực có thể đàm thoại với tác giả, trong khu vực xúc tiếp đối thoại” [7, tr.84]. Tác giả và nhân vật đều ở vị thế cân bằng, giọng của họ, vì thế ngang bằng nhau, không giọng nào lấn át giọng nào. Con đƣờng đi đến khám phá bản chất ý thức bên trong của con ngƣời nhân vật phải bằng con đƣờng thông qua đối thoại. Khi đối thoại, nhân vật bộc lộ quan điểm của mình qua ngôn ngữ nói: “Ý thức bắt đầu ở đâu thì ở đó đối với ông bắt đầu có đối thoại” [8, tr.34]. Khi nghiên cứu tiểu thuyết Đôxtôiépxki, Bakhtin cho rằng:“Tiểu thuyết của Đôxtôiepxki mang tính chất đối thoại” [8, tr.22]. Chính tính đa thanh trong tiểu thuyết Đôxtôiépxki đã làm nên tính đối thoại cho tác phẩm, bởi đối thoại là đỉnh cao của đa thanh, phức điệu. Khi trong tác phẩm tồn tại nhiều giọng điệu, nhiều tiếng nói tranh biện thì tất yếu là có đối thoại làm rõ chân lí. Bản chất cuộc sống luôn luôn tồn tại đối thoại vàvăn chƣơng là lăng kính phản chiếu hiện thực đời sống. Văn chƣơng thời đại nào cũng hƣớng đến con ngƣời, lấy con ngƣời làm trung tâm để đối thoại. M.Bakhtin khẳng định chỉ có thể bộc lộ “Con người bên trong con người” [8, tr.8] bằng đối thoại. Dù tạo đƣợc nhiều tiếng nói đồng tình hay phản bác, song lí thuyết đối thoại của M. Bakhtin đã tạo ra đƣợc một làn sóng lớn về tƣ tƣởng, chứa
  • 11. 4 những tiền đề lí luận quan trọng cho những công trình lí luận nghiên cứu M. Bakhtin sau này. Còn nhà nghiên cứu F. Saussure với công trình Giáo trình ngôn ngữ học đại cương (2005) - cho rằng ngôn ngữ đƣợc nhìn nhận nhƣ một thể thống nhất, tách rời khỏi các hoàn cảnh xã hội cụ thể, trong đó phát ngôn đƣợc đƣa ra với một ý nghĩa xác định và ngƣời nghe chỉ có thể tiếp nhận một cách thụ động mà thôi. Khi nghiên cứu về triết học ngôn ngữ, cụ thể là nghiên cứu lí thuyết ngôn ngữ của Saussure, M. Bakhtin và nhóm M. Bakhtin đã phủ định lí thuyết ngôn ngữ của F. de Saussure, đồng thời tìm ra sức mạnh của ngôn ngữ trong giao tiếp, đó là khả năng đối thoại. M. Bakhtin và Voloshinov đã chỉ ra rằng ngôn ngữ luôn có tính đối thoại và phụ thuộc vào bối cảnh xã hội: “Ý nghĩa không nằm trong từ, không nằm trong tâm hồn của người nói, cũng không nằm trong tâm hồn của người nghe. Ý nghĩa là hiệu ứng của tương tác giữa người nói và người nghe trên chất liệu của một phức hợp âm thanh nhất định” [90]. Các công trình trên đã đi vào thực tế nghiên cứu lí luận phê bình văn chƣơng từ góc nhìn đối thoại đã tạo nên một hƣớng nghiên cứu rộng mở trong trƣờng đối thoại rộng lớn. Định hƣớng cách tiếp nhận văn chƣơng mới, hiện đại, có sự cộng hƣởng, tƣơng tác đa chiều, đa diện cho tác phẩm. Tác phẩm văn chƣơng sẽ có sức sống lâu bền hơn khi đƣợc tồn tại trong sự vận động đối thoại không ngừng nghỉ từ nhiều kênh hƣớng về chính nó. Đồng thời trong môi trƣờng đối thoại ấy, mối quan hệ giữa tác giả - tác phẩm - công chúng sẽ đƣợc xích lại gần nhau hơn. 2.1.2. Một số công trình nghiên cứu về lí thuyết đối thoại trong nước Xuất phát từ cơ sở hình thành là lí thuyết đối thoại từ phƣơng Tây, nhiều nhà lí luận phê bình trong nƣớc đã tiếp thu, ảnh hƣởng và phát huy tính đối thoại trong những công trình, bài viết của mình. Có những công trình đã góp phần hình thành những cơ sở lí thuyết mang tính đối thoại trong mối quan hệ với tác phẩm nghệ thuật trên những phƣơng diện nhƣ hiệu ứng sự tƣơng tác trong tiểu thuyết, ngôn ngữ có tính đối thoại trong văn chƣơng, đối thoại trong mối quan hệ giữa tác phẩm nghệ thuật với các lĩnh vực khác tạo nên tính liên văn bản… Phát huy sự khai thác về khả năng đối thoại giữa tác giả, nhân vật và ngƣời
  • 12. 5 đọc ở tiểu thuyết Công dân Brych của nhà văn Sec I. Otrenasech, tác giả Phạm Thành Hƣng với bài viết: Khả năng đối thoại của một thiên tiểu thuyết (1996). Trong công trình Đại cương ngôn ngữ học (1998), tác giả Đỗ Hữu Châu đã có thao tác phân biệt hai thuật ngữ đối thoại và hội thoại, khẳng định đối thoại là một thuật ngữ nhỏ tồn tại nhƣ một tập hợp con của hội thoại và nằm trong hội thoại, đồng thời vận động theo xu hƣớng đó: “Tiếng Pháp và tiếng Anh có hai từ: conversation và dialogue, tiếng Việt cũng có hai từ: hội thoại và đối thoại. Chúng tôi sẽ dành thuật ngữ hội thoại cho mọi hình thức hội thoại nói chung và đối thoại cho hình thức hội thoại tích cực mặt đối mặt giữa những người hội thoại. Hội thoại tương đương với conversation và đối thoại tương đương với dialogue trong tiếng Pháp và tiếng Anh” [22, tr.205]. Thiên về sự lý giải thuật ngữ, tác giả Nguyễn Thái Hòa trong cuốn Từ điển tu từ, phong cách, thi pháp học (2004) cho rằng thuật ngữ đối thoại và hội thoại chỉ là những cách gọi khác nhau, mà thực chất là cùng đồng nhất về một mối:“Thuật ngữ đối thoại, có khi dùng hội thoại, là thuật ngữ của ngữ dụng học để chỉ sự vận động giao tiếp giữa hai hay một số chủ thể: có sự trao lời, sự trao đáp và sự tương tác lẫn nhau để đạt được mục đích” [48, tr.69]. Một trong những công trình khai thác tác phẩm trong mối quan hệ với văn hóa và lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh đó là công trình Lịch sử và văn hóa - cái nhìn nghệ thuật của Nguyễn Xuân Khánh (2012) của Thái Phan Vàng Anh đã làm rõ tính đối thoại trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh. Trong mối quan hệ giữa liên văn bản và lý thuyết đối thoại của Bakhtin với các nhà nghiên cứu khác, tác giả Nguyễn Văn Thuấn trong bài viết Tính đối thoại/ liên văn bản trong tư tưởng Mikhail Bakhtin (2013) đã chỉ ra mối quan hệ đối thoại giữa hai lí thuyết: đối thoại và liên văn bản, dựa trên sự khác biệt giữa chúng trong tƣ tƣởng của M. Bakhtin và các nhà giải cấu trúc nhƣ J. Kristeva, R.Barthes. Dựa trên lí thuyết đối thoại của M. Bakhtin làm nền tảng, công trình luận án tiến sĩ Ngữ văn Thi pháp truyện ngắn Nam Cao của tác giả Nguyễn Hoa Bằng trên cơ sở phân tích những phƣơng diện đa dạng về thi pháp nhƣ : ngôn ngữ đa thanh, nhân vật, thời gian, không gian, ý thức, kết cấu đa quan hệ… Tính đối thoại bao
  • 13. 6 trùm các yếu tố trong truyện ngắn Nam Cao qua việc khẳng định đặc trƣng cơ bản của thi pháp truyện ngắn Nam Cao là “thi pháp đối thoại”. Từ việc khái quát một số vấn đề lí luận về tính đối thoại, tác giả Lê Huy Bắc trong cuốn Truyện ngắn: Lí luận tác giả và tác phẩm có bài viết “Đối thoại và tính đối thoại trong Vi hành” ở chƣơng 9, đã làm rõ biểu hiện của tính đối thoại trong Vi hành. Ngoài ra, còn có nhiều luận văn thạc sĩ, khóa luận, nhiều tiểu luận, bài viết vận dụng lí thuyết đối thoại để xâm nhập các tác phẩm văn chƣơng có giá trị cả trong và ngoài nƣớc nhƣ: luận văn Đối thoại hóa trong tiểu thuyết Anhem nhà Karamazov của F. Đôxtôiépxki (2002) của Thái Thị Thìn; bài viết Liên văn bản và vấn đề đối thoại tư tưởng trong văn xuôi đương đại Việt Nam (2008) của Phùng Phƣơng Nga; bài viết Liên văn bản thể loại và tính đối thoại trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1986 (2012) của Nguyễn Văn Hùng; luận văn Tính đối thoại trong tiểu thuyết Bay trên tổ chim cúc cu của Ken Kesey (2015) của Lê Thị Trà My, … Nhƣ vậy, trong một tác phẩm văn học, hiểu theo nghĩa hẹp, đối thoại là lời trao đáp giữa các nhân vật, bao gồm cả lời độc thoại của nhân vật- tức lời nhân vật tự nói với mình; hiểu theo nghĩa rộng, đối thoại là tiếng nói đối thoại giữa ý thức tác giả với nhân vật thông qua hình tƣợng ngƣời kể chuyện, đối thoại giữa ý thức các nhân vật, đối thoại giữa các tiếng nói khác nhau trong ý thức nhân vật và cả cuộc đối thoại giữa ngƣời kể chuyện và độc giả, tác giả và độc giả. Ở cấp độ lớn hơn, đối thoại vƣợt lên những hình thức thông thƣờng để hƣớng đến những cuộc đối thoại lớn về văn hóa,lịch sử, tôn giáo, triết học,tƣ tƣởng, đạo đức… Điều này có nghĩa là một tác phẩm văn học, đặc biệt là tiểu thuyết có khả năng đi từ những cuộc đối thoại vi mô đến những cuộc đối thoại lớn mang tầm vĩ mô. 2.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết của Nikos Kazantzakis Nikos Kazantzakis đƣợc biết đến nhƣ là một nhà văn đƣơng đại nổi tiếng với nhiều tác phẩm có tiếng vang trên thế giới. Bắt đầu với sự đam mê nghiên cứu văn học nghệ thuật kết hợp với sự yêu thích tác phẩm của Nikos Kazantzakis, đã có nhiều nhà nghiên cứu thành công với những công trình khai thác tác phẩm của
  • 14. 7 Nikos Kazantzakis. Trong vòng thập niên trở lại nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về tác giả Nikos Kazantzakis, về tác phẩm Cám dỗ cuối cùng của Chúa ở các phƣơng diện nhƣ: kết cấu, yếu tố kỳ ảo, tính thế tục. Riêng với tác phẩm Tự do hay là chết thì tài liệu về sự nghiên cứu tác phẩm này vẫn còn ít đề cập, khai thác cụ thể độc lập mà có thể đƣợc đề cập đến trong nghiên cứu về tác giả, hoặc là sự liên hệ cho một khía cạnh trong sự nghiệp của tác giả. Ở phạm vi luận văn này, chúng tôi nhận thấy đây cũng là một khó khăn trong quá trình tìm hiểu, khai thác tài liệu về tác phẩm này. Do đó việc chúng tôi đƣa ra những nhận định về tác phẩm này chắc chắn còn mang tính chủ quan. Đó cũng là nguyên nhân mà chúng tôi vẫn còn bỏ ngỏ những công trình liên quan đến tác phẩm Tự do hay là chết mà chỉ đề cập đến những công trình liên quan đến tác phẩm Cám dỗ cuối cùng của Chúa. Cụ thể là: Tác giả Võ Công Liêm trong bài viết Nikos Kazanzakis kẻ đi tìm tuyệt đối giữa cuộc đời (2013) đã đề cao tƣ tƣởng và tài năng của Nikos Kazantzakis trên lãnh địa tiểu thuyết: “Đến khi hoàn tất Cám Dỗ Cuối Cùng là lúc Nikos Kazantzakis nhìn thấy Jesus là một siêu nhân, một lực lôi cuốn ông và đưa tới thành quả vinh quang trên tất cả mọi thứ trong đời; bởi lòng trung tín của ông đem lại mãnh lực cuộc đời trở nên hợp lí trong ông và biến đổi một tinh thần tươi sáng…” [85] Bên cạnh đó, có nhiều bài viết của tác giả Trần Huyền Sâm đề cập đến tác phẩm Cám dỗ cuối cùng của Chúa từ nhiều góc nhìn khác nhau. Ví dụ chùm bài viết Người tình của Jesus trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa của Nikos Kazanzakis (2014) đăng trêntạp chí Hồn Việt; bài viết Tính chất thế tục hóa tôn giáo trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa của Nikos Kazanzakis (2014) là tham luận hội thảo Văn học và Văn hóa tâm linh của Viện Văn học tổ chức tại Hà Nội; bài viết Judas hay là phản đề Kinh Thánh qua cái nhìn của Nikos Kazanzakis (2014) đăng trên tạp chí Hồn Việt; bài viết Thánh Sail Paul và sự kiện phục sinh theo quan điểm của Nikos Kazanzakis (2014) đăng trên tạp chí Hồn Việt; Tiếp nhận văn bản Cám dỗ cuối cùng của Chúa từ góc nhìn so sánh với Kinh Thánh (2014) đăng trong kỉ yếu Hội thảo Khoa học, Mĩ học tiếp nhận văn học ở Việt Nam, Khoa Ngữ văn, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Huế; Qua chùm bài viết trên có thể thấy trong năm 2014, tác giả Trần Huyền Sâm đã có nhiều phát hiện mới trong việc khai thác
  • 15. 8 tính chất phản đề Kinh Thánh, thế tục hóa tôn giáo qua các nhân vật Jesus, Magdalene, Judas, thánh Saint Paul, trên cơ sở so sánh hình tƣợng nhân vật này với nguyên mẫu của Kinh Thánh. Ngoài ra, còn có nhiều bài viết của các tác giả khác khai thác tác phẩm của Nikos Kazantzakis ở những phƣơng diện khác nhau tạo nên cái nhìn đa diện về tác giả Nikos Kazantzakis cũng nhƣ tác phẩm của ông nhƣ: Nguyễn Thị Quỳnh Hoa với khóa luận tốt nghiệp Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết “Cám dỗ cuối cùng của Chúa” của Nikos Kazantzakis (2014); Nguyễn Hoàng Yến với luận văn thạc sĩ Tiểu thuyết “Cám dỗ cuối cùng của Chúa” của Nikos Kazantzakis - Nhìn từ lí thuyết thế tục hóa tôn giáo (2014) đã soi chiếu tác phẩm dƣới góc nhìn thế tục hóa tôn giáo; Lê Thị Thúy Hoa trong luận văn thạc sĩ Ngữ văn với đề tài Kết cấu tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa của Nikos Kazanzakis và Mật mã Da Vinci của Dan Brown (2015) đã có cái nhìn đa chiều về kết cấu của tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa từ góc nhìn từ phƣơng diện nhân vật và cốt truyện; ngƣời kể chuyện và điểm nhìn trần thuật, không gian - thời gian nghệ thuật. Từ những công trình nghiên cứu trên về tác phẩm của Nikos Kazantzakis, chúng ta có thể thấy rằng Nikos Kazantzakis cũng nhƣ tác phẩm của ông có sức hút rất mạnh mẽ đến các nhà nghiên cứu, những học viên, sinh viên Việt Nam. 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết của Nikos Kazantzakis. Trên cơ sở khai thác những nét tƣơng đồng và dị biệt về tính đối thoại, chúng tôi đi đến nhận diện giá trị nội dung và nghệ thuật của hai tác phẩm này. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung khảo sát hai tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết của tác giả Nikos Kazantzakis từ góc nhìn tính đối thoại. 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Phương pháp loại hình Phƣơng pháp đƣợc sử dụng nhằm phân loại những biểu hiện khác nhau của tính
  • 16. 9 đối thoại và mỗi biểu hiện tính đối thoại đối thoại đó đƣợc khai thác trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết cụ thể. Đồng thời giúp ngƣời viết nghiên cứu làm rõ đặc trƣng tính đối thoại của tiểu thuyết Nikos Kazantzakis. 4.2. Phương pháp cấu trúc - hệ thống Nghiên cứu tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết của tác giả Nikos Kazantzakis trong mối quan hệ có tính chỉnh thể của nó và đặt trong tiến trình nghiên cứu chung về tính đối thoại. Chúng tôi tiếp cận hai văn bản từ cấp độ vi mô đến vĩ mô, từ yếu tố đến hệ thống. Bằng thao tác phân tích tổng hợp, chúng tôi khai thác các thủ pháp nghệ thuật trong tính hệ thống của văn bản. 4.3. Phương pháp so sánh- đối chiếu Sử dụng phƣơng pháp này để so sánh tính đối thoại giữa hai tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết của cùng một tác giả Nikos Kazantzakis; so sánh những bài phê bình của nhiều ngƣời cùng nghiên cứu Nikos Kazantzakis và tác phẩm của ông để thấy đƣợc sự sinh động của đặc trƣng tính đối thoại trong các sáng tác của Nikos Kazantzakis. 4.4. Phương pháp liên ngành Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi kết hợp sử dụng - Vận dụng lí thuyết của khoa học liên ngành nhƣ lý thuyết về ngôn ngữ học, tâm lý học, phân tâm học, sử học, xã hội học để nghiên cứu giá trị nội dung tƣ tƣởng của hai tác phẩm từ góc nhìn tính đối thoại 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN 5.1. Về mặt lí luận Luận văn góp phần làm rõ thêm lí thuyết về tính đối thoại, đặc biệt là đặc trƣng về tính đối thoại trong tiểu thuyết tâm lí luận đề và tiểu thuyết lịch sử. 5.2. Về mặt thực tiễn Qua việc nhận diện rõ những nét tƣơng đồng và dị biệt trong tính đối thoại của tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết, chúng tôi đã chỉ ra những đóng góp quan trọng của nhà văn Nikos Kazantzakis trong nền tiểu thuyết phƣơng Tây đƣơng đại. 6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, phần Nội dung
  • 17. 10 của luận văn đƣợc triển khai thành 3 chƣơng: Chƣơng 1. Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết nhìn từ phƣơng diện nhân vật. Chƣơng 2. Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết nhìn từ phƣơng diện trần thuật và giọng điệu. Chƣơng 3. Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết nhìn từ phƣơng diện tính liên văn bản và tầm tƣ tƣởng tiểu thuyết gia Nikos Kazantzakis.
  • 18. 11 NỘI DUNG Chƣơng 1 TÍNH ĐỐI THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT CÁM DỖ CUỐI CÙNG CỦA CHÚA VÀ TỰ DO HAY LÀ CHẾT NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NHÂN VẬT 1.1. Giới thuyết về lý thuyết đối thoại M. Bakhtin trong thể loại tiểu thuyết M.Bakhtin, triết gia và lí thuyết gia về tiểu thuyết đứng riêng một cõi, đƣợc coi là nhà phê bình Nga lớn nhất thế kỉ XX. Khi gặp cuộc đối thoại đặc biệt giữa Tzvetan Todorov với Mikhail Bakhtin trong công trình Mikhail Bakhtin - Nguyên lý đối thoại, T.S Đào Ngọc Chƣơng đã nhận xét về M. Bakhtin là: “Một nhà tư tưởng Xô Viết quan trọng nhất trong các ngành khoa học nhân văn và là nhà lí luận văn học vĩ đại nhất của thế kỷ XX” [78, tr.11]. 1.1.1. Đối thoại là bản chất của tiểu thuyết Mikhail Bakhtin đã phát hiện và khẳng định tính đối thoại nội tại của ngôn từ từ góc nhìn của ngôn ngữ học để nhấn mạnh bản chất của ngôn ngữ không nằm ở sự khác biệt giữa hành ngôn (parole-tiếng nói hằng ngày) với ngôn ngữ (langue- hệ thống chung, đồng đại cộng đồng) nhƣ Saussure nói trong lí thuyết ngôn ngữ của mình mà nằm ở tính đối thoại: “Lời nói của con người mang tính đối thoại, tính đối thoại là thuộc tính phổ quát của ngôn từ và tư duy con người. Nói tức là nói với ai đấy. Ngay khi con người nói một mình, nó cũng là nói với mình, nó lưỡng hóa con người mình. Nói tức là chờ đợi được trả lời” [7, tr.18]. M. Bakhtin đã phát triển quan niệm đó lên một nội hàm mới trở thành một phạm trù triết học khi ông cho rằng đối thoại đòi hỏi sự tham gia trực tiếp của các bên đối tác. Khi con ngƣời nói một mình, tự bản thân lời nói đó cũng đã là một sự giao tiếp đối thoại. Con ngƣời sống với một nhu cầu luôn luôn cần đƣợc giao tiếp xã hội. Chỉ khi tham gia giao tiếp đối thoại con ngƣời mới khẳng định đƣợc sự hiện tồn của mình: “Đối thoại là bản chất của ý thức, bản chất của cuộc sống con người. Sống tức là tham gia đối thoại:hỏi nghe, trả lời, đồng ý. Bản ngã không chết. Cái chết chỉ là sự ra đi. Con người ra đi khi đã nói lời của mình, nhưng bản thân lời nói ấy còn lại mãi mãi
  • 19. 12 trong cuộc hội thoại không bao giờ kết thúc” [7, tr.12]. Khi con ngƣời tham gia đối thoại, bất kì một phát ngôn nào cũng đều đã đƣợc dự kiến trƣớc lời đáp còn chƣa đƣợc nói ra và thậm chí nó còn chịu ảnh hƣởng sâu xa của lời đáp dự kiến. Vì vậy cuộc đối thoại đó sẽ luôn tiếp diễn và không tính đến hồi kết, nghĩa là cuộc đối thoại đó không bao giờ dừng lại:“Tồn tại có nghĩa là giao tiếp bằng đối thoại, khi đối thoại kết thúc thì mọi sự cũng hết” [8, tr.235]. Vấn đề tính đối thoại nội tại của nghệ thuật tiểu thuyết trong sự khu biệt với thơ ca đã đƣợc M. Bakhtin đánh giá là một thuộc tính quan trọng của thể loại này. Mỗi tác phẩm văn học vừa có tƣ cách là một văn bản nghệ thuật, vừa có tƣ cách là các diễn ngôn đích thực. Một trong những thuộc tính tất yếu của các diễn ngôn này chính là đối thoại. Đóng góp lớn nhất của Mikhail Bakhtin về lý thuyết đối thoại đối với thể loại tiểu thuyết thật to lớn. Cụ thể: M. Bakhtin đã chỉ ra đƣợc mối quan hệ gắn bó giữa con ngƣời với con ngƣời đƣợc thiết lập thông qua hình thức đối thoại. Đối thoại, theo quan điểm của M. Bakhtin là một hình thức kết cấu lời nói phổ biến trong hoạt động giao tiếp của con ngƣời trong đời sống. Mọi hình thức ngôn từ bao gồm cả lời đối thoại và độc thoại đều mang tính đối thoại. Trong quá trình sản sinh diễn ngôn, việc nắm bắt và trình bày về một đối tƣợng cụ thể nào đó của chủ thể tƣơng tác với những diễn ngôn khác trong ngữ cảnh của chúng cũng đã nảy sinh tính đối thoại nội tại của ngôn từ. Nhƣ vậy đối thoại đƣợc xem là một thuộc tính. Đối thoại trong văn học nhìn từ lí thuyết của Mikhail Bakhtin đƣợc vận dụng vào khoa học văn học - với tƣ cách là một tác phẩm nghệ thuật ngôn từ -một diễn ngôn về đời sống. Qua đối thoại, mọi vấn đề của đời sống đƣợc nhận thức và phản ánh một cách sinh động nhất, sâu sắc nhất: “Ý thức bắt đầu ở đâu thì ở đó bắt đầu có đối thoại” [8, tr.34]. Mikhail Bakhtin đặc biệt nhấn mạnh tính đối thoại ở thể loại tiểu thuyết. Ông coi tiểu thuyết là sản phẩm tinh thần tiêu biểu nhất cho thời đại mới của lịch sử loài ngƣời, là thành quả rực rỡ, có giá trị nhƣ một bƣớc nhảy vọt thực sự vĩ đại của hàng ngàn năm văn chƣơng thế giới. Tiểu thuyết là thể loại có khả năng dung chứa cuộc sống con ngƣời ở những vỉa tầng sâu nhất và có thể bao quát cuộc đời ở những tầm vĩ mô của nó. Xây dựng lí thuyết chung về tiểu thuyết,
  • 20. 13 Mikhail Bakhtin đã kiến tạo một triết học nhân bản, một luận thuyết về con ngƣời nhƣ một “Bản ngã sinh tồn” bằng sự tiếp xúc đối thoại với các “Cộng đồng bản ngã” khác. Mỗi “Bản ngã” là một giá trị tự thân, không thể thay thế. Giao tiếp đối thoại là bản chất của cuộc sống con ngƣời và văn học nghệ thuật là một diễn ngôn về đời sống: “Trong văn chương cũng như trong cuộc sống, tính đối thoại nội tại ấy của ngôn từ biểu hiện thiên hình vạn trạng, nhưng trong mỗi loại hình văn học khác nhau nó có mặt ở mức độ khác nhau: theo M. Bakhtin, ở thơ, nhất là thơ trữ tình thì ít, còn ở văn xuôi, đặc biệt văn tiểu thuyết thì lại rất nhiều” [7, tr.19]. Ý thức xã hội và ý thức ngôn ngữ của con ngƣời khi chuyển hóa thành ý thức nghệ thuật mang tính chủ động trong sáng tạo văn chƣơng đã tiềm tàng tính đối thoại nội tại trong nó. Nhà văn đã dựa vào tính đối thoại nội tại ấy để hình thành cho mình một phong cách sáng tác cho riêng mình. Đặc trƣng này đã trở thành một thuộc tính thẩm mĩ quan trọng và chỉ có ở văn xuôi, đặc biệt là trong tiểu thuyết. Bản chất của đối thoại là sự vô tận tiềm tàng, không kết thúc. Không có ý thức nào đi tìm điểm kết thúc của nó, bởi khi nó bắt đầu thì đã có những cuộc đối thoại không ngừng: “Tất cả mọi thứ trong cuộc sống đều là đối thoại” [8, tr.34]. 1.1.2. Tính đa thanh trong tiểu thuyết M. Bakhtin khẳng định sự tồn tại của tiểu thuyết đa thanh. Trong đó, phức điệu, nguyên tắc phức điệu là những phạm trù trung tâm. Nguyên tắc phức điệu vừa thể hiện lí tƣởng thẩm mĩ - nghệ thuật, vừa thể hiện lí tƣởng nhân sinh của nhà bác học và nhà tƣ tƣởng Nga. Theo Mikhail Bakhtin: tiểu thuyết là vùng đất mà tiếng nói của thiên hạ đƣợc đƣa vào, tất cả những ý kiến khác nhau đƣợc phát triển, trong khi những thể loại khác nhƣ thơ, hồi kí, tự thuật, truyện kể, tiểu luận… chỉ có sự độc thoại, thiên hạ không có chỗ đứng. Trong văn chƣơng cũng nhƣ trong cuộc sống, tính đối thoại nội tại của ngôn từ đƣợc biểu hiện rất phong phú, đa dạng, nhƣng trong mỗi loại hình văn học khác nhau thì sự hiện diện của tính đối thoại nội tại cũng khác nhau về mức độ. Theo Mikhail Bakhtin: Ở thơ, nhất là thơ trữ tình thì ít, còn ở văn xuôi, đặc biệt văn tiểu thuyết thì lại rất nhiều. Lời thơ về cơ bản là lời đơn thanh (một bè), trong tác phẩm
  • 21. 14 thơ chỉ có một tiếng nói trực tiếp và thuần khiết của nhà thơ nói cái của mình bằng ngôn ngữ của mình. Xét về phong cách nghệ thuật, có thể ví một bài thơ trữ tình với một phần trình diễn đơn không đệm hoặc một bản nhạc độc tấu đàn dây. Mikhail Bakhtin ví một văn bản tiểu thuyết với bản tổng phổ một tác phẩm giao hƣởng mà ở đấy có rất nhiều bè, nhiều bộ với những cách đi bè, phối khí phức tạp; ai không nắm vững nghệ thuật đi bè, phối khí thì có tài mấy cũng không viết đƣợc nhạc giao hƣởng và các thể loại nhạc phức hợp khác. Ngƣời biết viết văn xuôi nào chỉ biết nói cái của mình bằng ngôn ngữ của mình, không biết nói cái của mình bằng ngôn ngữ của ngƣời khác trong đó có ngôn ngữ của nhân vật, không biết đƣa vào và phối khí trong câu văn của mình tiếng nói khác nhau ở ngoài đời thì ngƣời ấy dù cố gắng thế nào cũng chỉ viết đƣợc những sáng tác bề ngoài rất giống tiểu thuyết nhƣng không phải là tiểu thuyết. Hoàn thành khái niệm vi đối thoại cũng là một trong những đóng góp lớn của M.Bakhtin. Theo cách hiểu thông thƣờng của ngôn ngữ học thì vi đối thoại là độc thoại, hoàn toàn đối lập với đối thoại về mặt hình thức. Tuy nhiên, theo Mikhail Bakhtin, quan niệm vi đối thoại đƣợc hiểu là một hình thức đặc biệt của đối thoại - độc thoại có tính đối thoại hay gọi là tiểu đối thoại: “mọi lời ở trong đó đều hai giọng, trong mỗi lời đều diễn ra sự tranh cãi của các giọng” [8, tr.66]. Trong di sản của Mikhail Bakhtin, những công trình nghiên cứu về ngôn ngữ có giá trị không kém đa phần viết về văn học. Ông đã khởi xƣớng một bộ môn khoa học mới - siêu ngôn ngữ học hiện nay khá thịnh hành ở châu Âu. Siêu ngôn ngữ học nghiên cứu sự giao tiếp giữa các chủ thể lời nói và những quan hệ hình thành trong sự giao tiếp ấy. Làm văn, làm thơ là một hình thức nói, trong đó ngƣời làm văn, làm thơ là một chủ thể sáng tạo, chủ thể tiếng nói và ngƣời đọc, ngƣời nghe là ngƣời đối thoại. Sự đa âm trong tiểu thuyết thông qua nhiều giọng khác nhau, các nhân vật đối thoại với nhau nhƣ một bè hợp xƣớng, có trầm bổng, tạo nên không gian toàn diện và sinh động về sự sống, về ngôn ngữ, về xã hội con ngƣời. Xem nhân vật trong tiểu thuyết chính là trung tâm của mọi đối thoại, xoay quanh nhân vật, các yếu tố về nội dung tƣ tƣởng, kết cấu, giọng điệu, ngôn ngữ… cũng thể hiện tính đối thoại trong tiểu thuyết. Vƣợt lên trên những cuộc
  • 22. 15 đối thoại bên trong nó, tiểu thuyết còn mở ra những cuộc đối thoại lớn bao gồm sự tham dự của tác giả, ngƣời kể chuyện, nhân vật và kể cả độc giả cùng hƣớng đến những vấn đề mang tầm vĩ mô về văn hóa, lịch sử, tôn giáo, tƣ tƣởng, triết học, đạo đức. Một nhà văn tài năng sẽ tạo nên đƣợc cuộc đối thoại lớn trong tiểu thuyết của mình: “Nhân vật tham gia bình đẳng vào các cuộc đối thoại lớn của tiểu thuyết” [8, tr.64]. Nhìn chung, trên cơ sở lý thuyết cơ bản của Mikhail Bakhtin, chúng tôi muốn khảo sát hai tiểu thuyết của Nikos Kazantzakis bằng lý thuyết đối thoại để thấy đƣợc tính đối thoại là một vẻ đẹp của thể loại văn xuôi nói chung và của hai tiểu thuyết nói riêng về các phƣơng diện nhƣ: nhân vật, trần thuật và giọng điệu, tính liên văn bản. 1.2. Tính đối thoại qua kiểu nhân vật cặp đôi - song hành trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết Nhân vật song hành đã xuất hiện từ lâu trong các sáng tác văn học nghệ thuật. Theo Từ điển Tiếng Việt, “song hành” có nghĩa là “cùng sóng đôi với nhau”. Trong một văn bản, tác giả đã thông qua hệ thống các nhân vật và mối quan hệ giữa các nhân vật để thể hiện quan điểm, tƣ tƣởng của mình về thế giới. Mikhail Bakhtin cho rằng có một cái gì đó chƣa đƣợc hoàn tất ở trong con ngƣời, con ngƣời không bao giờ trùng khít với chính nó, con ngƣời trong con ngƣời. Con ngƣời luôn khao khát đi tìm cái phần khuyết của mình. Bản thân nhân cách của con ngƣời không phải là một cái gì đơn nhất mà nó luôn tồn tại đa sắc, đa diện. Trong mỗi con ngƣời cũng tồn tại hai thế giới trong đó thế giới bên trong của con ngƣời đƣợc gọi là thế giới thứ hai - thế giới sau lƣng: “Sự sống đích thực của nhân cách chỉ có thể hiểu được bằng cách thâm nhập vào nó dưới dạng đối thoại, một sự đối thoại mà cá nhân tự nó sẽ bộc lộ bản thân một cách tự do để đáp lại” [8, tr.49]. Hình tƣợng nhân vật đƣợc định hình qua các cặp đối thoại trong ngôn ngữ đối thoại. Xoay quanh nhân vật văn học luôn tồn tại các hình thức đối thoại mà kiểu nhân vật đƣợc xây dựng theo nguyên tắc song hành cũng không phải là ngoại lệ.
  • 23. 16 1.2.1. Tính đối thoại qua kiểu nhân vật cặp đôi - song hành trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa Khác với Kinh Thánh, Nikos Kazantzakis đã thay đổi mối quan hệ giữa các nhân vật bằng việc xây dựng nhân vật theo nguyên tắc cặp đôi song hành gắn với quan hệ bổ sung phụ thuộc đậm chất thế tục. Điều này có thể thấy rõ trong mối quan hệ giữa nhân vật Chúa Jesus với các nhân vật khác. Nhân vật cặp đôi song hành bà Mary và chúa Jesus được khắc họa gắn với mô típ đồng trinh. Cũng nhƣ những ngƣời phụ nữ khác, Mary đƣợc quyền làm một ngƣời mẹ và bà đã sinh ra Jesus một cách khác thƣờng. Chỉ ngửi thấy mùi hoa huệ trắng, bà đã mang thai Jesus và trƣớc ngày sinh bà đã mơ thấy: “Và đêm trước khi sinh nở bà mơ thấy Thiên đường mở ra, Thiên thần hiện xuống, xếp hàng như chim trên nóc nhà nghèo nàn của bà, làm tổ rồi bắt đầu hát; vị Thiên thần canh cửa, vị Thiên thần vào phòng, đốt lửa và nấu nước cho hài nhi sắp sinh, vài Thiên thần nấu cháo cho sản phụ uống” [52, tr.29]. Điều kì lạ ấy cho thấy sự sinh nở của Mary hết sức lạ kì khi bà không tuân theo quy luật sinh nở của tự nhiên và Jesus - con trai của Mary, huyết thống đầu tiên của bà không phải là kết quả của chung đụng xác thịt của vợ chồng. Có những dự cảm về đứa con trai Jesus mà Mary cảm nhận đƣợc ngay từ khi Jesus mới chào đời, đã khiến cho ngƣời mẹ này luôn luôn trăn trở về tƣơng lai của con trai mình trong đời thực và ngay cả trong tiềm thức:“Trong lúc đứa trẻ sơ sinh đang bú, bà thiếp đi, nhưng trước đó, bà đã nhìn thấy - trong khoảnh khắc - một giấc mơ không bờ bến. Hình như là có một Thiên thần trên trời, đang cầm một ngôi sao lắc lư trong tay. Ngôi sao như cái đèn, bước đi và soi sáng trái đất phía dưới. Và có một con đường trong đêm tối, nhiều đoạn quanh co, và rực sáng như một ánh chớp. Nó bò lại gần bà và bắt đầu tắt dưới chân bà. Và trong khi bà lặng nhìn và tự hỏi con đường này bắt đầu từ đâu và sao lại chấm dứt ở gót chân bà, bà ngước mắt. Và bà thấy gì? Ngôi sao đã ngừng lại trên đầu bà, ba kỵ mã hiện ra cuối con đường có sao chiếu sáng và ba vương miện bằng vàng long lanh trên đầu họ” [52, tr.39]. Vốn dĩ Mary sống cuộc sống bình dị với công việc kéo sợi, làm đồng áng
  • 24. 17 nên ƣớc mơ của bà cùng bình dị và đời thƣờng khi bà luôn muốn con trai mình có vợ, có cuộc sống bình thƣờng nhƣ bao ngƣời khác. Câu trả lời của vị giáo sĩ già - anh trai của bà và là cậu của Jesus cũng không ngã ngũ đƣợc cho bà điều gì. Bà chỉ biết rằng: “Đó là Thượng đế yêu thương nó. Như thế là quy luật của Thượng đế” [52, tr.37]. Song Jesus đã có con đƣờng riêng của mình. Anh đã không nói gì với mẹ khi vác cây Thập giá và đi ra khỏi nhà bằng sức mạnh của đôi cánh Thiên thần. Trong những chƣơng đầu của tác phẩm, anh ý thức rất rõ về ngƣời mẹ của mình, nhƣng ý thức đó đã thay đổi khi anh từ sa mạc trở về, anh đã không còn nhận ra mẹ mình nữa. Với Mary, phép màu nhiệm đã bao phủ cuộc đời bà để bà thực hiện sứ mệnh của mình đối với Thƣợng đế. Với Jesus, anh cần có một ngƣời mẹ hi sinh đứa con trai của mình để ngƣời con ấy hiến mình trọn vẹn cho Thƣợng đế: “Như thời gian trôi qua, hy vọng héo tàn và rơi mất đi. Con trai bà đã chọn con đường độc ác: con đường dẫn cậu càng xa dần những con đường của nhân loại” [52, tr.40]. Mary bất lực vì con trai, bà xấu hổ khi thấy con trai yêu quý của mình cùng bọn với những tên đóng đinh Thập giá. Từ sâu thẳm trái tim bà nhói lên nỗi đau đồng loại:“Tôi không khóc cho một mình con tôi, bà hàng xóm ạ, tôi cũng khóc cho bà mẹ đó nữa” [52, tr.59]. Khép lại chi tiết là cả Mary và Jesus đều bị nguyền rủa bởi bà mẹ của ngƣời cuồng tín bị đóng đinh Thập giá: “Ta nguyền rủa ngươi, con trai người thợ mộc. Vì ngươi đóng đinh người khác, mong rằng chính ngươi sẽ bị đóng đinh. Và ngươi, Mary, mong rằng ngươi sẽ thấy đau đớn mà ta đã thấy” [52, tr.61]. Jesus đã có một ngƣời mẹ đầy nhân từ và khốn khổ. Chỉ biết thở dài và đắn đo, suy nghĩ bởi tai họa giáng xuống bà mẹ đã sinh ra đứa con trai không giống nhƣ những đứa khác. Bà không thể quyết định số phận của con trai mình nhƣ một ngƣời mẹ bình thƣờng, sinh ra những đứa con bình thƣờng và dạy dỗ chúng. Thƣợng đế đã có ý định thần bí và Ngƣời nắm hết quyền lực trong mọi chuyện: “Con muốn con trai của con giống như mọi người khác. Hãy để nó làm máng ăn, nôi trẻ, cày bừa và đồ dùng trong nhà như cha nó đã từng làm, và không làm những Thập giá để đóng đinh con người. Hãy để nó lấy một cô gái đẹp từ gia đình nề nếp; hãy để nó là một kẻ phóng túng, có con, và rồi chúng tôi sẽ đi chơi mỗi tối thứ bảy, bà nội, con và cháu ”
  • 25. 18 [52, tr.75]. Biết rằng bà là một ngƣời mẹ đang cần Thƣợng đế thƣơng xót, đang cần một gia đình hạnh phúc, nhƣng không có ai trả lời bà. Chống đối Chúa để dành lại đứa con trai duy nhất của mình là Jesus. Mặc dù Mary đã biết đƣợc phép màu nhiệm đến với con trai bà từ khi nó đƣợc sinh ra nhƣ đã nói ở trên, cùng với cái tên Jesus đã nói lên thông điệp bí ẩn và sứ mệnh cao cả mà bà không muốn thừa nhận chúng. Xuất phát từ tình mẫu tử thiêng liêng nhiều lần bà đi tìm, khuyên con trai trở về nhà song chảy máu chân, khóc hết nƣớc mắt, báng bổ Chúa, cho rằng Jesus bị bệnh nặng và trách Chúa đã không công bằng với bà thì bà vẫn không tìm thấy Jesus đƣợc lần nữa. Chúng tôi nhận thấy qua việc nghiên cứu nhân vật cặp đôi- song hành: Bà Mary và Jesus đã giúp chúng ta nhận ra đƣợc giá trị đích thực của cuộc sống khi nền tảng của mọi sự sống chính là gia đình. Bà Mary - Đức mẹ Mary, thật khó để chúng ta có thể phân biệt bởi bà vừa là một ngƣời gắn với những phẩm chất của một ngƣời nhân thế: đầy bao dung, nhân từ và cũng nhiều đau khổ, xót xa. Song bà cũng là một Đức mẹ cao siêu khi có đứa con trai là vị Chúa cứu thế. Hành trình chinh phục đỉnh cao của Thiên chúa không thể tách rời khỏi vai trò của cặp đôi song hành bà Mary và chúa Jesus. Với cặp đôi song hành Chúa Jesus và nàng Magdalene gắn với cuộc đấu tranh giữa niềm tin tôn giáo và cám dỗ tính dục đậm chất thế tục Lý thuyết thế tục hóa tôn giáo quan tâm một cách sâu sắc đến mối quan hệ giữa bản thể và tâm linh. Dƣới sự soi chiếu của lý thuyết này, những hình tƣợng tôn giáo thiêng liêng đƣợc trở về với bản thể của chính họ. Trong tác phẩm Cám dỗ cuối cùng của Chúa, sự khao khát của Jesus gắn liền với ngƣời phụ nữ Magdalene. Trong phạm vi của luận văn, chúng tôi khai thác nhân vật cặp đôi - song hành Jesus và Magdalene gắn với hành trình đến với Đấng tối cao của Jesus với nhiều thử thách và cám dỗ mà Jesus cấn phải vƣợt qua. Magdalene trong Kinh Thánh là ngƣời phụ nữ không đƣợc xã hội thừa nhận. Nàng có mái tóc dài quyến rũ và khá xinh đẹp. Còn trong Kinh Thánh của Giáo hội Công giáo cho rằng nàng là một gái điếm, đƣợc Jesus cứu ra khỏi bảy quỷ. Sau đó Magdalene gặp Jesus đang đi rao giảng Tin Mừng và đƣợc Ngài hoán cải, cứu chuộc
  • 26. 19 lỗi lầm. Từ đó, nàng hoàn lƣơng và đi theo Jesus cùng các môn đệ của Ngài trong suốt cuộc hành trình thuyết giảng Đức tin. Từ niềm khao khát đến những ẩn ức trong tình yêu, cả Jessus và Magdalene không thoát ra đƣợc tình cảm của mình. Suốt cuộc đời, Jesus luôn canh cánh trong lòng mặc cảm tội lỗi với Magdalene về trải nghiệm tính dục từ thời thơ ấu. Magdalene đã xuất hiện nhƣ một định mệnh đƣợc sắp đặt trong cuộc đời Jesus. Tác giả giả nhiều lần nói đến sự việc khi họ còn là những đứa trẻ, cả hai đã chơi trò “ăn trái cấm” khi áp đôi chân trần vào nhau để cảm nhận sự ấm áp của thân xác. Magdalene không chỉ là ngƣời mà Jesus muốn lấy làm vợ mà còn là một ngƣời tình mà Jesus mong muốn cả trong đời thực lẫn giấc mơ. Ngay cả khi quyết định lựa chọn con đƣờng Thiên Chúa, hình bóng của Magdalene vẫn luôn ngự trị trong trái tim Jesus: “Đột nhiên anh thấy nàng bằng ngàn cái hôn thầm kín đang đứng lần nữa trước mặt anh. Giấu trong ngực nàng là mặt trời và mặt trăng, một bên phải, cái kia bên trái; ngày và đêm lên xuống sau áo nịt trong suốt của nàng” [52, tr.82]. Trƣớc khi đến với Thƣợng đế, Jesus đã có Magdalene - một tình yêu trong sáng và tội lỗi. Bản năng của ngƣời đàn ông không để cho Jesus phủ nhận lỗi lầm: “Ta muốn Magdalene, mặc dầu cô ấy bán dâm; và ta sẽ cứu vớt cô ấy! Cô ấy không phải trái đất, không phải vương quốc của thế giới này. Đó là Magdalene ta muốn cứu vớt, đủ cho ta rồi” [52, tr.35]. Đến tu viện là cách mà Jesus muốn cứu mình thoát khỏi Thƣợng đế khi Thƣợng đế không để anh yên và mọi tội lỗi khi chính anh đã đẩy Magdalene vào thú vui xác thịt khi đang tuổi ấu thơ: “Con đã đẩy nàng vào thú vui xác thịt khi con vẫn còn là một đứa trẻ… nàng sẽ không còn có thể sống mà không có một người đàn ông, không có những người đàn ông” [52,tr.169]. Magdalene đã trở thành nỗi ám ảnh đớn đau trong suốt cuộc hành trình tìm kiếm Đức tin của Chúa Jesus. Có thể thấy đƣợc rằng sự khó khăn và đớn đau nhất của Jesus chính là phải vật lộn giữa bản thể và tâm linh. Bởi vì ngay cả khi quyết định lựa chọn con đƣờng Thiên Chúa, Magdalene vẫn ngự trị trong trái tim của Jesus. Nội tâm của Jesus luôn bị giằng xé giữa việc lựa chọn cuộc sống trần tục với nàng Magdalene hay cuộc đời của một kẻ đƣợc lựa chọn. Từ chƣơng sáu, Jesus bắt đầu hành trình hành đạo của mình, tránh xa cám dỗ
  • 27. 20 để hiến mình cho Thƣợng đế. Ngay cả khi đang trên đƣờng đến sa mạc, đến tu viện, nơi Jesus tin rằng sẽ tìm đƣợc Chúa và vứt bỏ hết những ham muốn trần tục: “Để tôi yên! Để tôi yên!...Tôi đã hiến thân cho Thượng đế; tôi đang trên đường đi gặp Ngài trong sa mạc” [52, tr.82-83]. Khát vọng dấn thân mạnh mẽ đã điều khiến Jesus hành động một cách lý trí. Tới sa mạc, chôn mình trong tu viện, giết chết xác thịt và biến nó thành tinh thần. Anh đang chạy từ Magdalene - con điếm - tới Thƣợng đế. Nhƣng lý trí cũng có nhiều cung bậc của nó khi lý trí có xuất phát điểm từ trái tim, một con chiên ngoạn đạo trƣớc hết phải biết xƣng tội, huống hồ gì Jesus là ngƣời đƣợc Thƣợng đế chọn lựa để cứu rỗi thế giới. Mặc cho ý chí nhất quyết bỏ đi song bƣớc chân Jesus vẫn đi về phía Magdala, biết rằng nơi đó Magdalene đáng thƣơng đang sống và chờ đợi một tình yêu mỏng manh. Hoảng sợ muốn từ bỏ ý định nhƣng anh lại tự an ủi mình rằng đây là ý Chúa muốn anh giải quyết hết mọi ràng buộc trong quá khứ để đến với Đấng cứu thế một cách sạch sẽ: “Trước khi ta vào tu viện và mặc áo dòng trắng, ta phải xin nàng tha tội” [52, tr.98]. Đó là những ký ức vừa thể hiện sự ăn năn, đau đớn giày vò,vừa là những kỷ niệm khó quên mà Jesus luôn mang theo bên mình. Đồng thời đó cũng là động lực để Jesus đấu tranh chống lại ý Chúa. Nhƣng hình ảnh của Magdalene - ngƣời yêu thầm kín vẫn hiển hiện trong tâm trí anh. Tính thế tục của tác phẩm có giá trị nhân văn ở chỗ đã đi sâu vào những niềm sâu kín nhất của con ngƣời: vững vàng, có đức tin tuyệt đối vào Thƣợng đế, khao khát bản thể sâu sắc xuyên suốt từ dầu đến cuối tác phẩm, tạo nên một bộ phận bè trong chủ âm về hình tƣợng Jesus. Điều này cũng xuất phát từ việc tác giả dựa vào phần nhân tính chung con ngƣời, đã xây dựng nên hình tƣợng Đức Jesus, một con ngƣời bình thƣờng, đƣợc sinh ra và lớn lên trong hàng ngũ con ngƣời “cày đất, đào giếng, trồng nho, ô liu. Ta đã ôm phụ nữ vào lòng và tạo ra con cái, ta chinh phục sự chết” [52, tr.601]. Nikos Kazatzakis thật khéo léo khi đặt nỗi đau khổ và niềm hạnh phúc của Jesus lại cùng nhau. Jesus cũng đau đớn gồng mình chống lại ý Chúa để bị Chúa ghét bỏ bằng việc làm những cây Thập tự để đóng đinh những ngƣời cuồng tín. Jesus cũng đã mong muốn Chúa lựa chọn ngƣời khác để có cuộc sống tự do, bình dị nhất bởi vì làm Thập giá để đóng đinh ngƣời cuồng tín là hành động đáng xấu hổ
  • 28. 21 của quỷ sứ nhƣ Magdalene nói. Magdalene đứng trong dòng ngƣời phản đối ngƣời làm Thập giá và chính quyền đóng đinh Thập giá ngƣời cuồng tín, đã vùi dập thân xác để tìm kiếm sự ngọt ngào của tình yêu nhƣng hoàn toàn thất bại với hạnh phúc mong manh, nhƣng nàng vẫn không nguôi khao khát và chấp nhận nỗi đau: Nàng đã khẳng định với Jesus một cách đau đớn rằng: “Anh và Chúa của anh có cùng một bộ mặt. Chỉ còn một cõi trú và an ủi cho tôi: vũng bùn. Chỉ còn một giáo đường Do Thái tôi vào cầu nguyện và rửa sạch tội lỗi: vũng bùn. Đó là con đường để tôi cứu vớt linh hồn. Để quên một người đàn ông, để cứu vớt bản thân, tôi đã dâng thân xác tôi cho tất cả đàn ông” [52, tr.105]. Đó chính là hi vọng, là con đƣờng để cứu vớt linh hồn lạc lối với sự hổ thẹn, dơ bẩn tổng hòa của cả thế giới khi đi qua Magdala. Từ khi Jesus từ bỏ nàng thì cuộc đời nàng cũng thay đổi: biến mình thành cô gái điếm, phục vụ khách qua đƣờng ngay cả ngày lễ Sabbath. Cơn mƣa là một dụng ý nghệ thuật để giải tỏa những ẩn ức của Jesus và Magdalene. Từ Magdalene - một con nai đau khổ tự liếm vết thƣơng cho riêng mình, từ một Jessus mang những mặc cảm tội lỗi, giờ họ ở cùng nhau. Sự hồi tƣởng về ký ức tuổi thơ của Magdalene nhƣ là sự cám dỗ khiến Jessus phản ứng trong kìm nén và suy nghĩ về Thƣợng đế, trong khi Magdalene xem Thƣợng đế là nguyên nhân khiến nàng không thể hạnh phúc với tình yêu đầu đời của mình. Đó cũng là lý do mà ai cũng nhận ra rằng tình yêu của họ thật trong sáng, thuần khiết. Muốn cứu Magdalene ra khỏi vũng bùn, Jessus lựa chọn con đƣờng “cầu nguyện là toàn năng” [52, tr.149]. Từ ẩn ức tình yêu đến khát vọng dấn thân đậm chất thế tục, vƣơn lên từ vũng bùn, Magdalene trở thành trinh nữ từ sự cứu chuộc của Chúa nhân từ.Nikos Kazantzakis đã để cho nàng có cơ hội cứu vớt thanh danh: “Từ lúc ra đời, mỗi lúc gặp người là tôi đã nói lời chào và lời tạm biệt” [52, tr.416], bởi nàng hiểu đƣợc tất cả tội lỗi “đã được tha thứ vì ngươi đã thương yêu nhiều” [52, tr. 416], và “đàn ông là do Chúa tạo ra” [52, tr.417], đồng thời đón nhận cốc nƣớc bất tử từ tay Chúa từ lâu. Từ khi trở thành “người em gái”-“người chị em” với Chúa, Magdalene biết suy nghĩ và nên nói những gì với đàn ông. Tất cả xuất phát từ việc nàng hiểu ý Chúa. Nàng đã đồng hành cùng Chúa Jesus trong suốt cuộc hành trình và thấu hiểu, tôn vinh Đức tin mà Chúa đang hƣớng đến. Nàng đã không chỉ cho Saul biết Chúa đang
  • 29. 22 ở đâu và cố gắng ngăn cản hắn: “Để chinh phục thế giới thì người yêu của tôi cần có những môn đồ như ông vậy - không phải ngư dân, kẻ bán dao hay người chăn cừu, mà cần những kẻ rực lửa như ông vậy, Saul!” [52,tr.558]. Nikos Kazanzakis đã để cho Jesus và Magdalene đƣợc hạnh phúc, viên mãn bên nhau trong tình vợ chồng thông qua giấc mơ trên Thập tự. Và hơn hết, nàng Magdalene cũng đã sống hết mình cho tình yêu với những khoái lạc trần tục, trở thành nguyên nhân của sự cám dỗ mà quỷ sứ bày ra trƣớc mắt Jesus. Nhƣng cũng có lúc Chúa cũng vất vả thoát khỏi sự cám dỗ bởi hiện thân của nó từ Magdalene, hay do quỷ Satan, những con rắn quấn quýt nhau và Thập giá- minh chứng cho sự tồn tại của Chúa trên thế gian này: đời thƣờng, trần tục, giản dị. Chính Magdalene đã cứu Jesus thoát khỏi cái chết trong giấc mơ cám dỗ, hi sinh chính mình để đem lại giấc ngủ ngon lành cho Jesus và biết sống trọn vẹn cho tình yêu. Tóm lại, Jesus trong quan hệ với Magdalene chỉ là con ngƣời hữu hạn bởi tình yêu và khoái lạc trần tục với Magdalene ngoài đời thực lẫn trong giấc mơ vì Magdalene là bằng chứng giúp chúng ta thấu rõ, soi sáng nhân tính, bản thể của Đức Jesus. Mãi mãi Jesus vẫn là niềm khao khát của nàng song nàng chỉ cám dỗ trong cuộc hành trình rao truyền Đức tin giả định sự có mắt của Jesus ở trần thế. Với cặp đôi song hành Jesus và Judas được khắc họa gắn với sự tương quan tranh đấu cho tự do tôn giáo, lịch sử Có thể so sánh với Kinh Thánh, Judas - một trong mƣời hai vị tông đồ của Chúa Jesus và bị xem là kẻ bán Chúa nhƣng trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa, Nikos Kazantzakis đã khắc họa thành công một Judas trung thành với Đức Chúa - ngƣời Thầy của mình. Tất cả những việc mà Judas làm đều là theo ý Chúa. Judas không bán Chúa và tin vào sự phục sinh của Chúa. Mối quan hệ giữa Jesus và Judas không phải nhất quán một chiều từ đầu đến cuối tác phẩm mà là một mối quan hệ đa chiều, có sự tƣơng quan lẫn nhau. Tùy mỗi thời điểm mà mối quan hệ này lại có sự tác động khác nhau đến hành vi của từng nhân vật. Ban đầu mối quan hệ giữa Jesus và Juads là quan hệ giữa Jesus là ngƣời bị săn đuổi và Judas là kẻ săn đuổi. Jesus vừa muốn tìm chỗ để trốn tránh Judas, đồng thời anh hồi ức lại một thời bé thơ với vết thƣơng cũ khó lành: “Có lần khi
  • 30. 23 còn bé, họ chơi đùa như trẻ con, người kia lớn hơn anh ba tuổi đã đè anh xuống và đánh anh túi bụi” [52, tr.21]. Judas đã phản đối, mắng nhiếc, khinh bỉ Jesus vì Jesus là kẻ hèn nhát và đóng Thập giá. Đã thế Judas còn ngăn cản việc Jesus khiêng Thập giá sau khi trong y có dự cảm về phép màu Thƣợng đế; Judas đã không tiếc lời dọa mắng, nguyền rủa Jesus: “Mày cứ làm gì mày thích, tên đóng Thập giá! Mày là thằng hèn, một tên phản bội vô dụng như thằng rao của tỉnh” [52, tr.31]. Với suy nghĩ Thƣợng đế an bài mọi việc một cách hoàn hảo và đúng nhƣ ý Ngƣời muốn, Jesus ý thức rất rõ về Judas:“Hãy xem cách Người đã đem tôi và Judas lại với nhau” [52, tr.162]. Vì dân tộc, vì ngƣời cuồng tín bị đóng đinh Thập giá và ngƣời mẹ của ngƣời cuồng tín, Judas nhất định phải giết Jesus; còn Jesus không né tránh mũi dao của Judas, không đứng dậy và chiến đấu nhƣ Judas nói mà chết vì Thƣợng đế, vì thƣơng hại, vì mọi thứ trên đời theo Jesus đều do Chúa quyết định: “Tôi không biết. Bất cứ cái gì Thượng đế quyết định. Tôi sẽ đứng dậy và nói với con người. Làm sao tôi biết được, anh Judas? Tôi sẽ mở miệng và Thượng đế sẽ nói” [52, tr.185]. Nhƣng Judas đã rất bối rối bởi vẻ quyến rũ của Jesus với vòng hào quang trên đầu Ngƣời và vẻ mặt vụt sáng nhƣ tia chớp, đôi mắt to đen nhánh trong niềm dịu dàng khôn tả. Judas nghi ngờ Jesus có thông điệp gì đó cho loài ngƣời nên đã ngăn Barabbas không đƣợc đụng vào Jesus. Judas rất tỉnh táo để nhận thấy sự tách rời giữa Jesus và mình bởi thế giới mà Judas sống là thế giới rất thực với Do Thái, tự do, áp bức, giải phóng. Judas là một con ngƣời sống và có tƣ tƣởng thực tế, quan điểm rất thực tế. Y không quan tâm đến thiên đàng: “Mối quan tâm to lớn của y là dành cho vương quốc trần gian và cũng không phải toàn thể địa cầu, nhưng chỉ là đất của Israel mà được làm bằng con người và đá chứ không phải bằng sự cầu nguyện và những đám mây” [52, tr.234-235]. Với Judas, ngƣời La Mã là những kẻ dã man, những tên ngoại đạo, chúng đã giày xéo mãnh đất này nên chúng phải bị trục xuất. Cần phải tiêu diệt La Mã giành tự do cho ngƣời Do Thái là mục đích tuyệt đối, cao cả. Chỉ khi nào ngƣời La Mã biến khỏi đất Do Thái thì Judas mới thay đổi, mới nguôi ngoai: “Sự giải thoát cho Do Thái” [52, tr.244]. Judas cho rằng cuộc đời chứ không phải là sự lo lắng về thiên đƣờng nhƣ cách nghĩ mơ mộng,
  • 31. 24 không có ý niệm đơn sơ nhất về những gì diễn ra xung quanh của Jesus nhƣ là “Hãy đặt niềm tin của các người vào Cha. Thân xác của các người là đất bụi và nó sẽ trở về với đất bụi. Hãy dành sự quan tâm của các người cho thiên đàng và cho linh hồn bất tử của các người” [52, tr.234]. Cả Jesus và Judas cùng hƣớng đến tự do, hạnh phúc nhƣng với cách thức khác nhau: Jesus cho rằng chỉ cần giải phóng linh hồn khỏi tội lỗi; Judas cho rằng cần phải giải phóng thân xác khỏi ngƣời La Mã. Lý do mà Judas đi theo Jesus “chính là để chỉ cho Ngài con đường phải đi” [52, tr.245]; còn thế giới sống của Jesus vô hình với linh hồn, Thƣợng đế, Thiên đàng, tình thƣơng yêu, tình anh em… Sau khi Judas quyết định đi với Jesus thì Jesus và Judas trở thành bạn bè chung mục đích.Suốt cuộc hành trình chinh phục đỉnh cao của niềm tin, Judas là một tông đồ trung thành: “Tôi không cần lời nói… Bao lâu Thầy còn cầm chiếc rìu là tôi còn đi với Thầy. Thầy bỏ rìu là tôi bỏ Thầy. Tôi không theo Thầy như Thầy đã bỏ tôi. Tôi theo chiếc rìu” [52, tr.382]. Đồng thời còn là một vị quan tòa luôn giám sát và chất vấn Chúa: “-Mày đang bị cấu xé bởi nỗi thống khổ của Do Thái phải không?-Bởi nổi thống khổ của con người Judas ạ. -Chính là Do Thái mà mày phải để mắt tới, và nếu mày thương hại nên thương hại Do Thái. -Nhưng tôi thấy thương hại cả những con chó rừng, anh Judas ạ, và những con chim sẻ, và ngọn cỏ” [52, tr.184]. Con đƣờng giải phóng Do Thái đƣợc thể hiện qua lăng kính tự ý thức của nhân vật Judas: không thể bắt chéo hai tay là giải phóng đƣợc Do Thái; khẳng định Đấng cứu thế mà Jesus hƣớng tới chính là toàn thể dân chúng. Hệ quả của sự tự ý thức của nhân vật Judas chính là Judas đã nắm bắt đƣợc ý của Jesus về Đấng cứu thế, về vai trò của Nhân dân và tình đoàn kết: “Nếu tất cả chúng ta đồng lòng, chúng ta sẽ nhìn thấy tự do” [52, tr.273]. Judas là một thủ lĩnh có trách nhiệm, nhiệm vụ chính trị Cách mạng cao cả, kiên cƣờng là đấu tranh giải phóng dân tộc, giành lấy độc lập, tự do cho ngƣời Do Thái. Không nhƣ Jesus nhìn thấy kẻ thù ở trong, bọn La Mã ở trong, sự cứu rỗi bắt đầu từ bên trong, Judas nhìn thấy kẻ thù đang hung hăng trƣớc mặt ngƣời Do Thái, lật đổ chúng không phải bằng sự cứu rỗi mà bằng cách mạng. Judas là chỗ dựa tinh thần ngƣời bạn đồng hành đáng tin cậy trong niềm tin tôn giáo mãnh liệt của Jesus,
  • 32. 25 đƣợc Jesus tin tƣởng và giao cho trọng trách quan trọng là giúp Chúa hoàn thành sứ mệnh chứ không phải Judas bán Chúa: “ - Nếu Thầy phải phản lại Thầy của Thầy, Thầy có chịu làm không? - Không, ta nghĩ là ta không có khả năng như vậy. Vì thế mà Chúa tội nghiệp ta, cho ta nhiệm vụ dễ hơn: bị đóng đinh. Ngươi đã nói với thầy tu Caiaphas chưa? Bọn nô lệ ở đền thờ sẵn sang bắt ta chứ? Mọi việc xảy ra như ta dự định chứ, Judas” [52, tr.520-521]. Tóm lại, tính đối thoại qua kiểu nhân vật cặp đôi - song hành trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa gắn với bản thể, tâm linh. Với chiều sâu bản thể, những dạng thức của giấc mơ là sự kết nối giữa phần bản thể và tâm linh của con ngƣời. Nhân vật ám ảnh của quá khứ với những mặc cảm tội lỗi. Họ luôn đấu tranh chống lại số phận để tự giải thoát: hiến dâng cho Thƣợng đế và làm một ngƣời bình thƣờng. 1.2.2. Tính đối thoại qua kiểu nhân vật cặp đôi - song hành trong tiểu thuyết Tự do hay là chết Trong tiểu thuyết Tự do hay là chết, để đạt hiệu quả nghệ thuật, tác giả đã xây dựng hệ thống hình tƣợng nhân vật theo nguyên tắc song hành. Các nhân vật đƣợc đặt trong sự đối chiếu, đối lập, tƣơng phản và song song cùng tồn tại. Kiểu nhân vật song hành trong Tự do hay là chết hƣớng tới thể hiện sự sóng đôi trong quan niệm sống của nhân vật, cách nhìn nhận giá trị đạo đức. Nhân vật cặp đôi song hành Misen và Nuri Bây gắn với tư tưởng thống trị - thỏa hiệp - triệt tiêu Trong mối tƣơng quan với những câu chuyện gắn với mục đích sống, vị thế xã hội giữa nhân vật Misen và Nuri Bây: họ là những ngƣời có địa vị trong xã hội, với sự khao khát làm chủ thế giới, khám phá những sự thật lịch sử. Giữa họ chảy chung một “dòng sông máu” [53, tr.35] trên danh nghĩa bạn bè, anh em kết nghĩa. Đặc biệt giữa họ có một điểm chung đó chính là “sự hòa hợp là rất khó”. Câu chuyện ở thời quá khứ tiếp tục đồng hiện với câu chuyện tiếp theo ở ngay thì hiện tại, nó trở thành lý do không còn sự ràng buộc nào giữa tính bằng hữu, tôn giáo, lịch sử, là sự chìm nghỉm trong vũng bùn, sự kiện: “Ông anh Manuxakax của anh đang
  • 33. 26 xúc phạm nước Thổ Nhĩ Kỳ, vào dịp 25 tháng 3, ông ta cõng một con lừa trên lưng rồi mang nó đến tận đền thờ Hồi giáo để bắt nó cầu nguyện” [53, tr.32]. Mỗi câu chuyện là một mâu thuẫn chƣa từng đƣợc giải quyết triệt để. Nury Bây đánh giá cao song cũng khinh bỉ Misen xét từ góc độ Misen là thủ lĩnh của Crét là ngƣời theo Chính thống giáo: “Anh là người cầm đầu trong làng, người ta nghe anh”… Hắn thuộc loại bất kham, tên dị giáo này” [53, tr.33]. Tƣ tƣởng bành trƣớng lộ rõ hơn khi Nury Bây đối diện với thủ lĩnh Misen. Crét không có tự do và Căng di đã bị giữ chặt trong móng vuốt của Thổ Nhĩ Kỳ, chúng sẽ không buông, không tách rời mà làm cho nó trở thành máu thịt của chúng. Với bản chất gian ngoan, nắm bắt tâm lý thủ lĩnh Misen kịp thời, Nury Bây xoa dịu tình huống khi nói đến tình cảm:“khi chúng ta còn bé và cùng chơi đùa với nhau… Này thủ lĩnh Misen, nếu tôi muốn hại anh thì máu tôi sẽ chảy như thế này” [53, tr.35]. Thủ lĩnh Misen cũng hồi tƣởng lại khi hai ngƣời còn nhỏ, họ chơi với nhau trong sân các trang trại, chạy đuổi bắt nhau, đánh lộn nhau, nhƣng bao giờ cuối cùng họ cũng làm lành với nhau. Misen không biết, đối với ngƣời Thổ Nhĩ Kỳ ngồi cạnh ông đây, ông cảm thấy thù hận, yêu thƣơng hay là kinh tởm, ông nên giết y hay lao vào vòng tay y mà siết chặt lấy y nhƣ ngƣời ta gặp lại ngƣời bạn cũ. Nhìn cách nghĩ về nhau qua kiểu độc thoại của hai ngƣời họ cũng đã tạo nên một cuộc đối thoại ngầm: Với Misen, Nuri Bây là: “Thằng chó, ta đã quá đủ trông thấy nó đi ngựa dạo chơi và chòng ghẹo phụ nữ trong các khu phố Hi Lạp!” [53, tr.39]. Nhƣng Misen không đánh giá Nuri Bây chỉ dừng lại ở đó, mặc dù là ngƣời Thổ Nhĩ Kỳ nhƣng Nuri Bây là một đối tƣợng kiêu hãnh của Căngdi bởi không thể tìm thấy ở hắn một nhƣợc điểm nào. Ngay thẳng, tốt bụng, độ lƣợng, đẹp trai, hoàn hảo chính là Nuri Bây. Với Nuri Bây, Misen là: “Cái thằng dị giáo. Mỗi lần hắn say khướt, hắn lại cỡi ngựa ra đường và bêu xấu Thổ Nhĩ Kỳ” [53, tr.38]. Nuri Bây đánh giá Misen đa chiều không kém: đó là một con ngƣời Hi Lạp, một chiến binh kiêu hãnh, một palikare - chiến sĩ quốc dân quân Hi Lạp trong cuộc chiến tranh giành độc lập của nƣớc này: “Con người đáng kính biết bao! Dáng vẻ đường hoàng và tinh thần kiên nghị biết bao! Không khi nào nói một chữ thừa, không bao giờ khoa trương, không bao giờ gây lộn với một người dưới. Và
  • 34. 27 ngay cả trước cái chết, hắn ta cũng không chịu khuất phục. Sung sướng cho người nào có một kẻ thù như thế” [53, tr.39]. Điểm tƣơng đồng giữa Nuri Bây và Misen là: “Chúng ta cùng ở một làng, cùng chung một đất [53, tr.33]; Họ cùng sinh ra trong một làng, người này là con của Bây, chủ phân của tất thảy đất đai phì nhiêu, còn người kia, con trai của thủ lĩnh Xiphakax, một raia chỉ còn lại có sỏi đá [53, tr.36]; Ở Căngdi không có chỗ cho hai chúng ta đâu. Hoặc là anh, hoặc là tôi. Tôi giết anh hay anh giết tôi [53, tr.38]; Hắn có lý, thằng chó, một trong hai đứa chúng ta phải chết” [53, tr.100]. Nuri Bây và thủ lĩnh Misen đã giải quyết mâu thuẫn riêng - chung trong mối quan hệ tình anh em kết nghĩa đậm chất chính trị. Qua lời của Nuri Bây chủ động nói với thủ lĩnh Misen cho thấy hắn đã khẳng định sự tƣơng đồng nhau về phẩm chất, tƣ cách giữa hắn và thủ lĩnh Misen: “Tôi tin anh là một người dũng cảm như tôi” [53, tr.39]. Đồng thời hắn cũng đã đề xuất cách duy trì quan hệ mang tố chất anh hùng nhƣ những ngƣời anh hùng với nhau thƣờng làm: “Hãy hòa máu của chúng ta, chúng ta hãy trở thành anh em kết nghĩa” [53, tr.39]. Cả hai cùng phát biểu lời tuyên thệ với nhau một cách nghiêm túc, trang trọng nhƣ đang tuyên thệ trƣớc cộng đồng. Lời thề của họ mặc dù cất lên trong sự kết thâm tình song khó có thể hài hòa tình cảm bởi trong lời thề vẫn còn sự kỳ thị về tôn giáo khi Nuri Bây “Nhân danh Thánh Mahomet” và thủ lĩnh Misen “Nhân danh Chúa Kitô”. Khác với những lời thề thốt sống chết có nhau thông thƣờng, họ ý thức về sự triệt tiêu lẫn nhau, chỉ một trong hai ngƣời đƣợc tồn tại với Chúa của họ, với đất nƣớc, dân tộc mình nên họ đã thề không làm hại lẫn nhau có hàm ý: “Tôi xin thề không bao giờ làm hại anh, hoặc bằng lời nói, hoặc bằng việc làm, cả trong thời chiến, cả trong thời bình” [53, tr.39]. Nếu bị “hại” chết thì không phải ở hai ngƣời họ hại nhau: “Để cho tôi trả thù, còn nhiều người Hi Lạp khác, để cho anh trả thù, còn bao nhiêu là người Thổ Nhĩ Kỳ… Để cho tôi trả thù, còn nhiều người Thổ Nhĩ Kỳ khác, để cho anh trả thù, còn bao nhiêu là người Hi Lạp” [53, tr.41]. Lời thề của họ mang đậm tính chính trị và hầu nhƣ không có sự ràng buộc bới một yếu tố cá nhân nào, nhƣ là dự cảm cho cái chết của mỗi ngƣời. Bởi sau này, chính Nuri Bây đã tự sát tại nhà riêng của mình, còn thủ lĩnh Misen hi sinh trên chiến trƣờng. Các chi tiết trên về thủ lĩnh Misen và Nuri Bây cũng
  • 35. 28 đã chứng minh rằng sự ra đời của chủ nghĩa cá nhân Hi Lạp là một bƣớc ngoặt trong lịch sử tƣ tƣởng chính trị Hi Lạp: “con người có một bản chất có thể khám phá được và có thể mô tả được, và bản chất ấy mang tính xã hội một cách tự nhiên, chứ không chỉ đơn thuần mang tính ngẫu nhiên” [18, tr.276]. Qua nhân vật cặp đôi - song hành Thủ lĩnh Misen và Nuri Bây, chúng tôi nhận thấy giữa hai nhân vật này đều có điểm gặp gỡ ở phẩm chất dòng máu anh hùng, lòng tự tôn dân tộc cao độ và niềm tin tuyệt đối vào tôn giáo. Chính thời đại bão giông đã xoay chuyển cuộc đời của bất kỳ ai song không thể làm thay họ cuộc đời họ, vì họ sống có mục đích, phụng sự cho niềm tin mà họ luôn tin tƣởng. Nhân vật cặp đôi Misen và Plyxinghix gắn với quan hệ: đối lập - hợp tác hóa - mâu thuẫn Cặp đôi nhân vật song hành thủ lĩnh Misen và thủ lĩnh Polixighix, họ là hai thủ lĩnh của Crét song họ biết với tính cách khác nhau song sự khác nhau giữa họ sẽ đƣợc dung hòa khi Crét có sự cố xảy ra. Họ từng là hai ngƣời không còn quen biết nhau. Thủ lĩnh Polyxinghix nghi ngờ về việc mới ngày thứ ba của tuần lễ của tửu thần mà thủ lĩnh Misen đã đuổi hết khách của mình ra khỏi hầm rƣợu, chuyện lạ khác với quy định này sẽ dẫn đến hệ quả là thủ lĩnh Misen sẽ chui vào mõm chó sói bằng cách trêu chọc lũ Aga trong các tiệm cà phê Thổ. Thủ lĩnh Polyxinghix còn cho rằng thủ lĩnh Misen sẽ phải trả giá đắt cho sự liều lĩnh của mình. Misen là ngƣời cục cằn, thô lỗ, đã nhìn mình nhƣ một tên ngƣời Thổ, đang mƣu tính một điều gì đó làm cho dân Kitô giáo sẽ phải hứng chịu hậu quả: “Trong thời bình tôi săn sóc các hanum; trong thời chiến tôi giết những thằng Aga. Tôi cho như thế mới là đấng nam nhi” [53, tr.199]; Với Misen, thủ lĩnh Polyxinghix là một gã mất trí với tiếng cƣời, câu đùa và cuộc sống ăn chơi của gã. Đó là loại ngƣời hót và gáy mỗi buổi sáng, gã ngƣời Thổ - Xiếccacơlàm ông buồn nôn, thịt da ông ta sực mùi hun hít làm ông run lên vì giận dữ và ghê tởm. Thủ lĩnh Polyxinghix nên ở trong khu phố ngƣời Thổ và có cái nhà cổng màu xanh mới đúng: “-Anh hôi mùi người Thổ. Anh không xấu hổ à? Với một phụ nữ Thổ ! Anh là cho anh trở thành dân Thổ cũng tốt đấy! [53, tr.300]… -Nếu anh là dân Kitô giáo, cô ta sẽ thích trở thành dân Kitô giáo. Nếu anh là dân Do Thái, cô ta sẽ thích trở thành dân
  • 36. 29 Do Thái… - Tôi không thể làm nhơ nhuốc chòm râu của tôi” [53, tr.343-347] Sự hợp tan của họ phụ thuộc vào tình hình chính trị, lịch sử dân tộc. Mỗi cơn biến cố của Crét tập hợp họ lại; mỗi lúc dân Kitô giáo nổi dậy chống bọn Thổ, họ trở thành những ngƣời bạn chiến đấu chân thành. Bởi vì cả hai ông đều là thủ lĩnh và có trách nhiệm về hàng nghìn con ngƣời : “- Thủ lĩnh Polyxinghix, một con quỷ ở giữa hai chúng ta và tìm cách chia rẽ chúng ta. Nhưng Crét đang bị lâm nguy trở lại, nào, hãy nắm lấy tay tôi !... -Người anh em, anh cũng hãy cầm lấy tay tôi và tống cổ con quỷ đi!” [53, tr.97].Thủ lĩnh Polyxinghix chuần bị đi chiến đấu, ông đã phái đến thủ lĩnh Misen - ngƣời bạn chiến đấu hùng dũng của ông một liên lạc viên để báo tin. Qua bức thƣ với những dòng đầy tự hào, khích động và trang nghiêm khi lần đầu tiên trong đời ông hiểu chổ đứng của Crét trong trái tim mình : “Tự do hay là chết! Hết rồi, những diễn văn và hội họp, giờ đến lượt tiếng súng, tiếng nói chân chính của Crét, hát lên. Này thủ lĩnh Misen, cho qua đi những mối căm giận nhỏ bé, những nổi buồn phiền không đáng kể của chúng ta. Chúng ghặm nhấm cả hai chúng ta, một con bọ chét ngấu nghiến cả hai chúng ta, Crét đang kêu gọi, ta hãy vào cuộc, người anh em!” [53, tr.110]. Từ cái lúc ghê gớm, khi thủ lĩnh Misen cắm con dao vào tim cô gái Xiếccaxơ, thủ lĩnh Misen cảm thấy tình bạn cũ của ông với thủ lĩnh Polyxinghix dần dần sống lại: ông nghĩ tới ông này một cách bình tĩnh, không còn căm ghét, ngay cả còn động lòng trắc ẩn nữa. Khi quân Kitô giáo bắt đầu tỏ ra có dấu hiệu suy yếu cũng là lúc viên Pasa tức tối đã thề sẽ gửi cho vua Thổ cái thủ ƣớp của thủ lĩnh Misen làm tặng phẩm. Nhƣng Chúa trời đã đoái thƣơng quân cơ đốc nên ngƣời cho xuất hiện đại đội của thủ lĩnh Polyxinghix trong một đƣờng hẻm trên núi, sau lƣng bọn Thổ, kết hợp với quân thủ lĩnh Misen chẹt bọn Thổ vào giữa hai làn đạn, bọn Thổ tan tác, hai thủ lĩnh đều bị thƣơng: “ - Thủ lĩnh Polyxinghix. Thật đáng hổ thẹn khi nghĩ đến một người đàn bà trong lúc Crét đang chảy máu. Tôi thề trên danh dự của tôi là nếu một người đàn bà choán nhiều chỗ quá trong cuộc đời tôi, ngăn trở tôi làm nghĩa vụ đối với Tổ quốc, tôi sẽ giết cô ta. -Thủ lĩnh Misen ạ, anh là một con mãnh thú, còn tôi, tôi chỉ là một con người.
  • 37. 30 -Anh có biết ai đã giết cô ấy không?” [54, tr.221]. Thủ lĩnh Polyxinghix giật nảy mình, nóng ruột và liên tục hỏi thủ lĩnh Misen và chỉ quan tâm đến kẻ giết Êminê mà không quan tâm đến đến chuyện gì ngoài chuyện đó : Ai? Ai? Ai? Đứa nào đã giết nàng? Còn thủ lĩnh Misen, bởi vì muốn chơi trò đƣợc ăn cả ngã về không, thủ lĩnh Misen cũng phụ họa theo những tiếng Ai? Ai? Ai? ấy bằng những lời an ủi : Yên đi nào, kiên nhẫn; kiên nhẫn nào, tôi bảo anh thế. Rồi Misen nói về Crét còn lao đao, nói về phe Đồng minh là Hi Lạp thì yếu và Châu Âu là quân chó má, nói về kẻ thù chính của Crét là vua Thổ đang rất mạnh; nói về thủ lĩnh Polyxinghix với sự hổ thẹn và không còn nghĩ đến đàn bà nữa, cả đứa giết Êminê, ngay cả cái mạng của Polyxinghix. Gần hơn với đáp án mà thủ lĩnh Polyxinghix muốn biết đó là kẻ đã giết Êminê: “Anh không thể chạm đến chỉ mỗi sợi tóc của hắn ta đâu. Hắn đã ở ngoài cõi chết rồi” [54, tr.222]. Kết thúc chơi trò đƣợc ăn cả ngã về không ấy, thủ lĩnh Misen đã bình tĩnh, nghiêm trang, nhìn vào đôi mắt của thủ lĩnh Polyxinghix và khằng định ai đã giết Êminê: “Tôi… Tôi đấy thủ lĩnh Polyxinghix ạ! Tôi phải giết anh hoặc là cô ta. Tôi đã nghĩ đến Crét…” [54, tr.223]. Qua cặp đôi nhân vật thủ lĩnh Misen và thủ lĩnh Polixinghix chúng tôi nhận thấy: Thủ lĩnh Misen luôn tỉnh táo trong mọi hoàn cảnh, đặc biệt là trƣớc thời cuộc của đất nƣớc. Tinh thần dân tộc luôn luôn đƣợc Misen đặt lên hàng đầu bởi không thể để những vẫn đục khoái lạc làm rào cản sự nghiệp chính trị. Thủ lĩnh Polyxinghix thuộc tuýp ngƣời đa cảm bởi sự nghiệp và tình yêu luôn tồn tại trong cuộc đời ông ta, trong khi tình yêu là điểm tựa cuộc sống, nó là niềm hƣng phấn để Polyxinghix thể hiện bản lĩnh đàn ông trên chính trƣờng và trên trƣờng tình. Song giữa hai nhân vật này dù ở trạng thái đối đầu hay đồng tình, họ vẫn ý thức đƣợc hoàn cảnh và sắn sàng chịu trách nhiệm trƣớc mọi hoàn cảnh với tƣ cách nhƣ một ngƣời đàn ông. Nhân vật cặp đôi song hành Misen và Êminê được khắc họa gắn với niềm khao khát và triệt tiêu cảm xúc Nikos Kazantzakis đã khắc họa rất thành công hình tƣợng nhân vật cặp đôi song hành thủ lĩnh Misen với nhân vật Êminê. Theo cách hiểu bình thƣờng nhất, để có sự song hành với nhau, các nhân vật cặp đôi thƣờng đƣợc khắc họa thông qua sự