SlideShare a Scribd company logo
1 of 300
Download to read offline
1
KỶ YẾU
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ
INTERNATIONAL CONFERENCE
KINH DOANH SỐ VÀ MARKETING
TRONG KỶ NGUYÊN TOÀN CẦU HOÁ
DIGITAL BUSINESS & MARKETING IN GLOBALIZATION ERA
HÀ NỘI 11. 2019
ĐƠN VỊ TỔ CHỨC
2
MỤC LỤC
STT & Nội dung Trang
PHẦN I: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC MỚI TRONG NỀN KINH TẾ SỐ 6
1
Phát triển chương trình đào tạo digital marketing tại trường ĐH Kinh tế Quốc dân đáp ứng
nhu cầu của thị trường lao động
PGS. TS. Vũ Huy Thông, và BM QTBH & Digital Marketing 7
2
Quản lý hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ qua mạng xã hội và những vấn đề bất cập
trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
TS. Phạm Văn Tuấn, GS.TS. Trần Minh Đạo, NCS Phan Duy Hùng, Lưu Thu Phương 25
3
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự phát triển nền kinh tế số ở việt nam: cơ hội và
thách thức
GS.TS. Trần Minh Đạo, TS. Phạm Văn Tuấn, TS. Đỗ Hữu Hải 48
4
Các nhân tố thúc đẩy phát triển thương mại điện tử của Trung Quốc và một số gợi mở cho
Việt Nam
TS. Nguyễn Hồng Thu 61
5
Ứng dụng thương mại điện tử trong du lịch: cơ hội và thách thức trong bối cảnh cách mạng
công nghiệp 4.0
ThS.Nguyễn Đức Hiếu 74
6
Applied green supply chain management in vietnam tourism company
Đỗ Anh Đức, Nguyễn Quang Vinh, Nguyễn Duy Uẩn 86
PHẦN II: CÁC NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN VÀ HỌC THUẬT VỀ DIGITAL MARKETING 98
7
Quan điểm tiếp cận mới về mô hình marketing trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0
Nguyễn Hồng Quý 99
8
Áp dụng Digital Marketing tại doanh nghiệp Việt Nam
PGS.TS. Nguyễn Thanh Bình 114
9
Cách tiếp cận chiến lược về nội dung số trong digital marketing
PGS.TS. Vũ Minh Đức 121
10
Mô hình truyền thông hai chiều: lý luận và ứng dụng trong digital marketing
Nguyễn Chu Du 152
11
E.WOM Marketing trong kỷ nguyên số: một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn
PGS.TS Trương Đình Chiến 161
3
12
Sử dụng người gây ảnh hưởng để tác động đến hành vi của nhóm khách hàng mục tiêu: lý
luận và thực tiễn tại Việt Nam
TS. Phạm Hồng Hoa & Trương Thị Kim Anh, Lê Thuý Hiền, Lăng Thị Thu Huyền, Phạm Tùng Lâm,
Trần Thị Bích Ngọc, Trần Thị Thương, Đỗ Ngọc Trâm 175
13
Khung khái niệm sự tham gia của khách hàng trong quá trình cung ứng dịch vụ chuyên môn
dành cho doanh nghiệp
Th.S Lê Phạm Khánh Hoà, GS.TS. Nguyễn Viết Lâm, TS. Nguyễn Ngọc Quang 195
14
Sử dụng các công cụ digital marketing để gia tăng hành vi gắn kết của khách hàng
TS. Phạm Hồng Hoa, Lê Trần Tuấn Long, Nguyễn Thị Hoàng Ngọc, Trần Thị Phương Thuý 214
15
Đánh giá hiệu quả của các chương trình marketing nội dung số
TS. Phạm Hồng Hoa, Th.S Phạm Thị Kim Thanh 226
16
Digital content marketing – a literature review on concepts, international experiences and
implications for Vietnam
Assoc. Prof. Dr. Le Thi My Linh, Vu Huy Hai, Nguyen Thien My 241
17
Impact of integrating marketing communications: an investigation of the role of messages
consistency
PhD Doan Hoang Minh, PhD Nguyen Quang Dung, MBA. Nguyen Minh Hien 257
18
Ethical issues faced by online marketing experts in the industrial revolution 4.0
Pham Lam Hanh Trang 273
PHẦN III: CÁC NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG VỀ DIGITAL MARKETING VÀ NÂNG CAO HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG MARKETING TRONG BỐI CẢNH CÔNG NGHỆ SỐ 284
19
Nghiên cứu tác động của marketing sử dụng người có ảnh hưởng trên mạng xã hội tới thái độ
của người tiêu dùng đối với thương hiệu ngành F&B Việt Nam
Nguyễn Hải Ninh, Đinh Vân Oanh, Phạm Thuỳ Dương, Lê Bùi Quỳnh Như 285
20
Ảnh hưởng của truyền thông số hóa, phương pháp ứng dụng logo và mầu sắc thương hiệu
trong quảng cáo của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
TS. Nguyễn Quang Dũng 304
21
Ảnh hưởng của tài sản mối quan hệ đến lòng trung thành của khách hàng – Nghiên cứu tình
huống KFC tại Hà Nội
TS. Nguyễn Hoài Long; Th.S.Đinh Vân Oanh 319
22
Chất lượng dịch vụ đào tạo tiếng anh trực tuyến tại TOPICA Native qua đánh giá của tệp
“khách hàng hết hạn”
PGS. TS. Phạm Thị Huyền, Hoàng Ngọc Anh 334
4
23
Quyết định về marketing nội dung cho sự kiện “tuborg open 2019” của thương hiệu bia
Tuborg tại Việt Nam
TS. Nguyễn Hoài Long, Th.S Phạm Thị Kim Thanh 349
24
Chất lượng dịch vụ thương mại điện tử và sự hài lòng của khách hàng: nghiên cứu tình
huống tại công ty TNHH Shopee
PGS.TS. Vũ Trí Dũng, PGS.TS. Đỗ Thị Phi Hoài, TS. Đỗ Khắc Hưởng 360
25
Marketing xã hội bao cao su trong chương trình dân số - khh gia đình tại việt nam: trường
hợp nghiên cứu bao cao su nighthappy
PGS.TS. Vũ Trí Dũng, TS. Nguyễn Đình Toàn 377
26
Influence of celebrities towards the purchase intention of OPPO smartphone of students in
Hanoi
MSc. Hoàng Ngọc Vinh Hạnh, MSc. Hoàng Tuấn Dũng, ME. Nguyễn Quỳnh Trang 396
27
Impact of micro-influencers in instagram: a study of vietnamese youth’s purchase intention in
food & beverage market
Doãn Hoàng Minh PhD., Hoàng Thu Phương, Nguyễn Phương Linh, Phạm T. Khánh Linh 418
28
Provisional marketing solutions enhancing learners’ satisfaction in valuation specialization at
national economics university (neu)
PhD. Nguyễn Ngọc Quang, ME. Nguyễn Thị Minh Nguyệt, MSc Nguyễn Minh Phương 430
29
Analyzing the content of the mission statement of vietnamese public higher educational
institutions in the requirement of industrial revolution 4.0
Nguyễn Thị Minh Nguyệt ME 443
30
Applying big data and social listening tool for marketing: a case study of sentiment analysis
toward Apple Iphone 11
Nguyen The Hung, Nguyen Hai Long, Ph.D. Do Khac Huong 454
PHẦN IV: CÁC NGHIÊN CỨU VỀ MÔI TRƯỜNG MARKETING VÀ HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG
TRONG BỐI CẢNH CÔNG NGHỆ SỐ 473
31
Mạng xã hội và hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội trong kỷ nguyên marketing số – Tình
huống nghiên cứu điển hình trên Facebook tại Việt Nam.
TS. Phạm Văn Tuấn 474
32
Tác động của các thành phần thương mại qua mạng xã hội đến ý định mua xanh của người
tiêu dùng việt nam (tiếp cận theo lý thuyết học tập xã hội)
NCS. Lê Dzu Nhật 501
33
Một số nghiên cứu về marketing xã hội và các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh
TS. Lê Thùy Hương, TS. Đỗ Khắc Hưởng 514
5
34
Các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn mua sắm ở siêu thị hay chợ truyền thống của người tiêu
dùng Hà Nội
TS. Đặng Thị Thúy Hằng & Tạ Thị Ngọc Ánh, Nguyễn Thùy Dung, Nguyễn Hồng Nhung, Chu Thị
Phương Thảo, Nguyễn Thị Minh Thư 526
35
Mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng Việt Nam
Th.S. Trần Hồng Nhung, Th.S Dương Thị Hoa 543
36
Nghiên cứu nhu cầu dịch vụ hẹn hò trực tuyến tại Việt Nam
Nguyễn Linh Đan, Th.S. Nguyễn Minh Hiền, 560
37
Một số nghiên cứu về marketing nội bộ ảnh hưởng đến sự hài lòng của người lao động
TS. Đỗ Khắc Hưởng, TS. Lê Thuỳ Hương 571
38
Sự hài lòng của nhân viên dưới tác động của Marketing nội bộ tại các ngân hàng thương mại
Việt Nam
GS.TS. Nguyễn Viết Lâm, Th.S Nguyễn Thái Hà, TS. Nguyễn Ngọc Quang, TS. Nguyễn Thu Lan 583
39
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: kinh nghiệm
Nhật Bản và bài học cho Việt Nam
PGS.TS. Phạm Hồng Chương, PGS.TS. Vũ Huy Thông 602
40
Mediating role of perceived usefulness in the relationship of online trust, perceived ease of
use to e-wallet behavior intention
Msc Ngoc Bao Nguyen, PhD Huy Quang Chan, PhD Binh Minh Nguyen, Msc Trương Xuan Trinh 612
41
Brokerage of real estate in the digital age in Vietnam
Nam Phuong Pham 628
6
PHẦN I:
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC MỚI
TRONG NỀN KINH TẾ SỐ
7
PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO DIGITAL MARKETING
TẠI TRƯỜNG ĐH. KINH TẾ QUỐC DÂN
ĐÁP ỨNG NHU CẦU CỦA THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
PGS.TS. Vũ Huy Thông
và Bộ môn Quản trị Bán hàng và Digital Marketing
Khoa Marketing, Trường ĐH.KTQD
Tóm tắt:
Khoa Marketing Trường ĐH. Kinh tế Quốc dân là đơn vị tiên phong đào tạo về
Marketing tại Việt Nam. Chuyên ngành Marketing được đào tạo từ khoá 31 (tuyển
sinh đầu vào năm 1989, tốt nghiệp năm 1993). Trong những năm gần đây, Marketing
luôn là một trong những ngành đào tạo hấp dẫn sinh viên bậc nhất của Trường. Hầu
hết, sinh viên ngành Marketing có việc làm ngay từ khi còn chưa tốt nghiệp. Hiện nay,
Khoa Marketing phụ trách hai Ngành đào tạo cử nhân bậc đại học, gồm: (i)Ngành
Marketing (với 4 chuyên ngành: Quản trị Marketing, Quản trị Bán hàng, Truyền thông
Marketing và Thẩm định giá) và (ii)Ngành Quan hệ công chúng (PR). Khoa Marketing
có bốn Bộ môn, gồm: Marketing, Truyền thông Marketing, Định giá; Bộ môn Quản trị
Bán hàng và Digital Marketing được thành lập từ tháng 3 năm 2019.
Sự phát triển của internet và công nghệ 4.0 đã và đang làm thay đổi bộ mặt đời sống
xã hội nói chung và lĩnh vực kinh tế, quản trị kinh doanh nói riêng. Marketing là một
trong những lĩnh vực đang thay đổi và phát triển hết sức mạnh mẽ. Ứng dụng công
nghệ số vào marketing và phát triển hoạt động marketing trong môi trường công nghệ
số đang là xu hướng phát triển tất yếu của thế giới. Theo đó, nhu cầu nhân lực ngành
marketing có sự chuyển biến: (1) xã hội đang rất “khát” nhân sự làm Digital Marketing
(marketing trong môi trường công nghệ số); (2) yêu cầu của thị trường lao động về
nhân sự làm việc trong lĩnh vực marketing và bán hàng phải có kiến thức và kỹ năng
về marketing và bán hàng trong môi trường công nghệ số. Trước những thách thức
và đòi hỏi đó, Trường ĐH. Kinh tế Quốc dân cần nhanh chóng phát triển, đổi mới,
hoàn thiện Chương trình đào tạo về Marketing và Digital Marketing để phù hợp với
nhu cầu xã hội.
8
1. Giới thiệu
Sự phát triển của internet và công nghệ 4.0 đã và đang làm thay đổi bộ mặt đời sống
xã hội nói chung và lĩnh vực kinh tế, quản trị kinh doanh nói riêng. Nhiều lĩnh vực
kinh doanh mới được hình thành gắn với môi trường ảo; vì thế, các hoạt động kinh
doanh và quản lý cũng phải thay đổi cho phù hợp với sự phát triển của công nghệ.
Marketing là một trong những lĩnh vực đang thay đổi và phát triển hết sức mạnh mẽ.
Ứng dụng công nghệ số vào marketing và phát triển hoạt động marketing trong môi
trường công nghệ số đang là xu hướng phát triển tất yếu của thế giới. Theo đó, nhu
cầu nhân lực ngành marketing có sự chuyển biến: (1) xã hội đang rất “khát” nhân sự
làm Digital Marketing (marketing trong môi trường công nghệ số); (2) yêu cầu của thị
trường lao động về nhân sự làm việc trong lĩnh vực marketing và bán hàng phải có
kiến thức và kỹ năng về marketing và bán hàng trong môi trường công nghệ số. Trước
những thách thức và đòi hỏi đó, Đại học Kinh tế Quốc dân cần nhanh chóng phát
triển, đổi mới, hoàn thiện Chương trình đào tạo về Marketing và Digital Marketing
để phù hợp với nhu cầu xã hội.
Khoa Marketing, Đại học Kinh tế Quốc dân là đơn vị tiên phong trong đào tạo về
Marketing tại Việt Nam. Chuyên ngành Marketing được đào tạo từ khoá 31 (tuyển
sinh đầu vào năm 1989, tốt nghiệp năm 1993). Trong những năm gần đây, Marketing
luôn là một trong những ngành đào tạo hấp dẫn sinh viên bậc nhất của Trường. Sinh
viên tốt nghiệp ngành Marketing không chỉ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp mà
còn được đánh giá rất cao về kiến thức, kỹ năng. Hầu hết, sinh viên ngành Marketing
có việc làm ngay từ khi còn chưa tốt nghiệp. Hiện nay, Khoa Marketing phụ trách 2
Ngành đào tạo cử nhân bậc đại học, gồm: (i)Ngành Marketing (với 4 chuyên ngành:
Quản trị Marketing, Quản trị Bán hàng, Truyền thông Marketing và Thẩm định giá)
và (ii)Ngành Quan hệ công chúng (PR). Khoa Marketing có 4 Bộ môn, gồm:
Marketing, Truyền thông Marketing, Định giá; Bộ môn Quản trị Bán hàng và Digital
Marketing được thành lập từ tháng 3 năm 2019.
Trong bối cảnh công nghệ 4.0, hoạt động bán hàng truyền thống đang bị cạnh tranh
quyết liệt, sự phát triển của lý thuyết về ứng dụng công nghệ kỹ thuật số trong bán
hàng; đặc biệt là bán hàng online phát triển rất mạnh mẽ. Từ thực tiễn về lĩnh vực Bán
hàng và Marketing kỹ thuật số (Digital Marketing) dẫn đến nhu cầu xã hội về các hoạt
động chuyên môn tương ứng. Điều này đòi hỏi Khoa Marketing cần có những điều
chỉnh tương ứng thích hợp cả về lý luận và thực tiễn. Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân đã và đang đầu tư thích đáng cho Ngành Marketing, các môn học về Digital
9
Marketing, tiến tới phát triển chương trình đào tạo Digital Marketing hệ cử nhân bậc
đại học.
2. Sự cần thiết phát triển Chương trình Đào tạo Digital Marketing
2.1. Bối cảnh quốc tế
2.1.1. Nhu cầu xã hội về nhân lực digital marketing
Marketing là ngành giữ vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của hầu
hết mọi tổ chức kinh doanh trên thế giới. Hiệu quả của hoạt động kinh doanh chịu
ảnh hưởng lớn từ marketing và nó còn chi phối cả hoạt động của doanh nghiệp trong
hiện tại và tương lai. Các doanh nghiệp muốn bán được nhiều hàng hóa và sản phẩm
thì một phần không thể thiếu chính là cách các nhà đầu tư đưa sản phẩm đến tay
người tiêu dùng để có thể cạnh tranh với nhiều đối thủ.1
Theo kết quả khảo sát Manpower Group Annual Talent Shortage 2016-2017 của Mỹ,
vị trí nhân viên bán hàng hay nhân viên kinh doanh luôn đứng trong Top 4 thiếu
nguồn cung nhân lực kể từ năm 2006 đến nay2
. Một số liệu khác của JobStreet.com,
thị trường việc làm vẫn luôn có nhu cầu cao về ngành marketing và bán hàng, đạt
trung bình khoảng 25% trên thị trường vào mọi thời điểm3
. Tuy nhiên, ứng viên ngành
này chỉ chiếm khoảng 17% nguồn cung ứng, khiến nhân viên kinh doanh trở thành vị
trí được “săn đón” nhiều nhất trên thị trường tuyển dụng.
Khảo sát của JobStreet.com tại thị trường Malaysia trên 369 nhà tuyển dụng cho thấy
56% các công ty tại đây có nhu cầu tuyển dụng cao cho các vị trí kinh doanh,
marketing, bán hàng – là ngành có nhu cầu tuyển dụng cao nhất trên thị trường nước
này. Tại một quốc gia khác như Philippines, kinh doanh, marketing, bán hàng mặc dù
không đứng nhất về nhu cầu nhưng vẫn thuộc top 3 các ngành có nhu cầu cao trên
thị trường, cho thấy một xu thế chung về tăng trưởng việc làm ngành kinh doanh,
marketing, bán hàng trên toàn khu vực Đông Nam Á. Nhân sự trong các lĩnh vực này
trở thành những ứng viên được săn đón và họ cũng được chào mời mức lương khá
hậu hĩnh so với mặt bằng chung của thị trường.
Một xu hướng rất lớn, hay có thể nói là đang thống lĩnh nhu cầu tuyển dụng nhân sự
ngành marketing đó là digital marketing. Có tới 90% bản tin tuyển dụng cho vị trí việc
1
http://toplist.vn/top-list/nganh-nghe-co-nhu-cau-nhan-luc-nhieu-nhat-o-viet-nam-trong-tuong-lai-9297.htm
2
https://salesfoundation.org/wp-content/uploads/2018/04/SEF1801-2018-Annual-
Magazine_FINAL_DigitalDownload.pdf
3
http://enternews.vn/nhan-luc-nganh-ban-hang-dat-gia-94004.html
10
làm về marketing yêu cầu ứng viên cần có kỹ năng digital marketing4
. Các nhà tuyển
dụng trên thế giới hiện nay đánh giá rất cao tầm quan trọng về kỹ năng digital
marketing ở tất cả những chức năng của marketing. Điều này xuất phát từ thực tế là
doanh nghiệp đã và đang khai thác, vận dụng công nghệ, công nghệ số.., không chỉ
trong sản xuất mà trong hầu hết tất cả các hoạt động marketing và bán hàng; từ khâu
nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, thiết kế bao gói, tổ chức điểm bán, định
giá.., cho đến truyền thông, xây dựng thương hiệu và phát triển quan hệ khách hàng
v.v..
Theo số liệu của AdAge, 80% các công ty được khảo sát dự định tăng ngân sách cho
hoạt động digital marketing trong 12-18 tháng tới. Với xu hướng khai thác và vận
dụng công nghệ số vào các hoạt động marketing và bán hàng, nhu cầu nhân sự về
digital marketing tăng lên là tất yếu và thực tế: nguồn cung đang không đủ đáp ứng
nhu cầu5
.
2.1.2. Sự phát triển đào tạo về digital marketing trong trường đại học
Trên thế giới cũng như ngay tại Việt Nam, các doanh nghiệp đã, đang khai thác và
vận dụng công nghệ không chỉ trong sản xuất mà trong hầu hết tất cả các hoạt động
marketing; trên cơ sở đó xuất hiện môi trường kinh doanh thứ hai – kinh doanh trực
tuyến. Việc áp dụng công nghệ số hay công nghệ thông tin tiên tiến, bao gồm từ việc
nghiên cứu phát triển các phần mềm, ứng dụng vào hoạt động marketing... cho đến
đa dạng hoá phương thức, cách thức hoạt động marketing trên nền tảng Internet và
thông tin di động đang ngày càng trở lên phổ biến. Ví dụ, việc phân tích Dữ liệu Lớn
về khách hàng (Big Data); ứng dụng hỗ trợ nghiên cứu người tiêu dùng trong
Neuromarketing (Marketing hệ não đồ) như phép ghi điện não định lượng QEEG,
chụp cộng hưởng từ chức năng fMRI để cho thấy những thay đổi trong não bộ của
con người khi tiếp nhận một thông điệp hay tiếp xúc với sản phẩm…; ứng dụng về
tạo lập, thiết kế và mô phỏng sản phẩm…; ứng dụng hệ thống thông tin địa lý GIS để
phục vụ việc ra quyết định marketing (được biết đến với tên gọi GeoMarketing) như
lựa chọn và xác định điểm bán, điều tiết các nỗ lực marketing dựa trên dữ liệu người
dùng trong mỗi khu vực địa lý v.v.. Đây là những kỹ thuật và cách thức thực hiện
hoạt động marketing dựa trên nền tảng Internet, bắt đầu từ nghiên cứu thị trường,
phân tích dữ liệu mạng xã hội (Social Listening & Social Monitoring), xây dựng chiến
lược nội dung và phân phối nội dung (Content Strategy), các kỹ thuật truyền thông
4 https://www.smartinsights.com/managing-digital-marketing/2017-marketing-hiring-trends-factors-shaping-
demand-marketing-talent/
5 https://cce.assumption.edu/job-market-digital-marketers/
11
và làm việc với những cỗ máy tìm kiếm (Search Engine Marketing), Marketing tương
tác trên mạng xã hội (Social Media Marketing), Xây dựng cộng đồng thương hiệu
(Brand Community), Marketing tương tác qua email (Email Marketing), Marketing
qua các ứng dụng điện thoại thông minh (Mobi Applications), làm truyền thông lan
truyền (Viral Marketing), khách hàng đồng sáng tạo và tham gia vào quá trình sản
xuất sản phẩm dịch vụ (Co-creation), Tương tác và bán hàng trực tuyến (Online Sales),
Truyền thông tương tác qua truyền hình số và các kios tương tác (Interactive
Marketing Communication)…
Xu hướng đào tạo digital marketing cũng phát triển với tốc độ cao để đáp ứng nhu
cầu xã hội về nhân lực có kỹ năng chuyên sâu. Các trường đại học xếp thứ hạng cao
ở Mỹ, Anh, Úc có ngành marketing đều phát triển đào tạo về digital marketing, ví dụ
như đại học Oregon State, đại học Southern Cross, đại học Coventry University, đại
học Greenwich, Đại học Michigan-Dearbon, Đại học Birmingham, Đại học
Georgetown, Đại học Florida6
. Chương trình đào tạo bám sát các kỹ năng cần thiết để
thực hiện chức năng của marketing ứng dụng công nghệ số như Digital Consumer
Search and Marketing, Digital Analytics and Content, E-tailing and Retailing, Digital
Communication Strategy, Digital marketing management, Creative Digital
Innovation…
2.2. Bối cảnh trong nước
2.2.1. Nhu cầu nhân lực về Digital Marketing
Cùng với sự phát triển của công nghệ và phổ biến internet, hoạt động bán hàng truyền
thống đang bị cạnh tranh mạnh mẽ bằng những hình thức bán hàng ứng dụng công
nghệ. Theo báo cáo của BrandsVietnam.com, hiện nay Việt Nam đang có khoảng 23
triệu người mua sắm thường xuyên qua mạng; 90% số cửa hàng ở Việt Nam sử dụng
website bán hàng trực tuyến; tỷ lệ mua sắm online của người Việt Nam trong một
năm qua tăng lên 3 lần. Bên cạnh đó hoạt động bán hàng tự động, marketing tự động,
dịch vụ khách hàng tự động cũng đang phát triển và dần trở nên phổ biến.
Tuy nhiên, cùng với xu hướng về sự phát triển của digital marketing, đã và đang dẫn
đến một điều bất cập tại thị trường lao động hiện nay: nhân sự có hiểu biết và được
đào tạo bài bản về marketing và bán hàng thì thiếu nền tảng kiến thức kỹ thuật số;
ngược lại, nhân sự được đào tạo về công nghệ số thì bị hạn chế kiến thức về bán hàng
6 https://www.hotcoursesabroad.com/study/training-degrees/international/undergraduate/digital-
marketing-courses/
12
và marketing. Để góp phần giải quyết mâu thuẫn này, hàng loạt cơ sở đào tạo kỹ năng
ứng dụng công nghệ thông tin kỹ thuật số trong marketing cho nhân sự kinh doanh
và bán hàng đã được thành lập. Các cơ sở này cung cấp những khoá học ngắn hạn về
hoạt động “marketing thực chiến”, quản trị bán, kỹ năng bán; từng công cụ, kỹ thuật
cụ thể giúp truyền thông và bán hàng trực tuyến như chạy quảng cáo trên mạng xã
hội Facebook, chạy quảng cáo trên Google, tối ưu hoá kết quả hiển thị trên công cụ
tìm kiếm SEO…, với mức học phí khá đắt đỏ nhưng người học cũng chỉ được biết một
hoặc vài công cụ đơn lẻ trong hệ thống công cụ cực kỳ đa dạng của công nghệ
marketing kỹ thuật số (Marketing Digital Technology). Các khoá học này khó có thể
trang bị cho nhân sự trong lĩnh vực marketing bán hàng tư duy hệ thống về việc vận
dụng kiến thức được học trong toàn bộ chuỗi hoạt động và quản trị marketing của
doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, còn có một lựa chọn khác mà doanh nghiệp thường áp dụng là thuê
ngoài (outsourcing). Tuy nhiên, cùng với vấn đề chi phí đắt đỏ thì bản thân doanh
nghiệp cũng gặp khó khăn khi không đủ kiến thức và thuật ngữ chuyên môn để “ra
đầu bài” cho đơn vị thuê ngoài. Do vậy, việc thuê ngoài khiến các hoạt động bán hàng
và marketing bị rời rạc bởi vì đơn vị thuê ngoài không thực sự là một phần thuộc cấu
trúc tổ chức của doanh nghiệp cho nên không dễ để hiểu công việc một cách tổng thể,
từ đó sự vận hành thường khó thông suốt.
Trong bối cảnh như đã phân tích ở trên, cùng với xu hướng phát triển kinh tế-xã hội
dẫn đến yêu cầu của thị trường lao động về nhân lực ngành marketing có những thay
đổi:
• Người quản trị hoạt động marketing và bán hàng cần phải được đào tạo về
kiến thức, kỹ năng làm marketing và bán hàng trong môi trường kỹ thuật
số;
• Thị trường có nhu cầu rất lớn về nhân sự với chuyên môn sâu về digital
marketing. Nhân sự này vừa có kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về bán hàng
và marketing vừa có am hiểu về công nghệ số cũng như khả năng ứng dụng
công nghệ số trong bán hàng và marketing.
Những thay đổi này của thị trường lao động đòi hỏi các đơn vị đào tạo về marketing
nói chung và Khoa Marketing - Đại học Kinh tế Quốc dân nói riêng cần có những cải
tiến và phát triển cho phù hợp.
13
2.2.2. Sự phát triển đào tạo Digital Marketing tại các trường đại học trong nước
Nguồn cung ứng nhân lực ngành marketing gồm: (1) đào tạo chính quy về marketing
từ các trường đại học và cao đẳng nghề trong cả nước; (2) đào tạo tại nước ngoài và
các trường đại học quốc tế có cơ sở hoặc liên kết tại Việt Nam; (3) đào tạo ngắn hạn từ
các tổ chức có những lĩnh vực chuyên môn hẹp về marketing. Số lượng sinh viên được
đào tạo chính quy, căn bản về marketing (nhóm 1 và 2) chỉ đạt khoảng 10.000 SV/năm.
Theo tính toán sơ bộ, con số này mới chỉ đủ đáp ứng nhu cầu gia tăng về nhân sự
ngành Marketing cho riêng TP. Hồ Chí Minh. Điều này chứng tỏ: đang tồn tại một
khoảng cách lớn giữa nhu cầu xã hội về nhân lực ngành marketing so với quy mô và
khả năng đào tạo.
Trong bối cảnh phát triển của công nghệ và nhu cầu xã hội, đã có khá nhiều trường
đại học và tổ chức đào tạo chuyên sâu về Digital Marketing tại Việt Nam. Đại học
RMIT đã đào tạo chuyên ngành Digital Marketing. Học viện Công nghệ Bưu chính
Viễn thông có hai chuyên ngành đào tạo liên quan đến Digital Marketing là Internet
Marketing và Phân tích dữ liệu marketing số. Ngoài ra còn có rất nhiều tổ chức cung
cấp các khoá đào tạo ngắn hạn về Digital Marketing như Vinalink, Edumall, EQVN,
Plato... Các khoá học này thu hút rất nhiều học viên là những người làm thực tế về
marketing và cả những người đã từng tốt nghiệp Chuyên ngành Marketing. Thực tế
này đòi hỏi Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, với vị thế thế là trường đầu ngành trên
lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh không nên chậm trễ trong việc xây
dựng chuyên ngành, phát triển chương trình đào tạo và các môn học chuyên sâu về
Digital Marketing.
2.3. Bối cảnh trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Khoa Marketing
2.3.1. Định hướng phát triển của Đại học Kinh tế Quốc dân
Đại học Kinh tế Quốc dân là trường trọng điểm quốc gia, trường đại học hàng đầu về
kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh trong hệ thống các trường đại học của Việt
Nam. Đại học Kinh tế Quốc dân có sứ mệnh cung cấp cho xã hội các sản phẩm đào
tạo, nghiên cứu khoa học, tư vấn, ứng dụng và chuyển giao công nghệ có chất lượng
cao, có thương hiệu và danh tiếng, đạt đẳng cấp khu vực và quốc tế về lĩnh vực kinh
tế, quản lý và quản trị kinh doanh. Trường góp phần quan trọng vào sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới.
Mục tiêu phát triển của nhà trường đến năm 2020 là “Giữ vững, phát huy và khẳng
định vị thế trọng điểm quốc gia, trường đầu ngành trong hệ thống giáo dục của cả
14
nước, phát triển Đại học Kinh tế Quốc dân thành trường đại học đa ngành về kinh tế,
quản lý và quản trị kinh doanh, đạt đẳng cấp khu vực và quốc tế nhằm phục vụ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phục vụ có hiệu quả nhu cầu phát triển nhanh và
bền vững nền kinh tế - xã hội Việt Nam”.
Ngày 17/3/2015, Thủ tướng đã ký Quyết định số 368/QĐ-Ttg phê duyệt Đề án thí điểm
đổi mới cơ chế hoạt động của Đại học Kinh tế Quốc dân trong đó cho phép nhà trường
chủ động khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn lực để đổi mới và nâng cao chất
lượng hoạt động. Đây là tiền đề quan trọng cho hướng phát triển chủ động, đổi mới,
sáng tạo không ngừng trong các hoạt động đào tạo và nghiên cứu của Đại học Kinh
tế Quốc dân. Vì vậy, việc xây dựng các chương trình đào tạo mới theo định hướng thị
trường lao động, phát triển chuyên ngành mới Digital Marketing là hoàn toàn phù
hợp với chiến lược của Nhà trường; góp phần vào việc khẳng định vị thế trong hệ
thống giáo dục quốc gia; đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh và bền vững của nền kinh
tế-xã hội.
2.3.2. Thực trạng đào tạo ngành Marketing tại khoa Marketing
Bộ môn Marketing tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân chính thức được thành lập
từ năm 1991, bắt đầu đào tạo sinh viên Khóa 31 (1989-1993) bậc cử nhân đại học
Chuyên ngành Marketing thuộc nhóm Ngành Quản trị Kinh doanh. Từ năm 2010,
Marketing chính thức trở thành Ngành đào tạo riêng theo Thông tư số 14/2010/TT-
BGDĐT ngày 27/4/2010 với mã ngành cho hệ đại học là 52340115. Đây được xem là
bước ngoặt quan trọng, mở đường cho sự phát triển Ngành đào tạo Marketing tại Việt
Nam. Cho tới nay, Ngành đào tạo Marketing của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
bao gồm 4 Chuyên ngành: Quản trị Marketing, Truyền thông Marketing, Thẩm định
giá, Quản trị Bán hàng. (Năm 2011, Chuyên ngành Quảng cáo chính thức đổi tên thành
Chuyên ngành Truyền thông Marketing, mở rộng kiến thức đào tạo chuyên ngành đa
dạng hơn và chuyên sâu về truyền thông marketing). Chuyên ngành Quản trị Bán
hàng ra đời từ năm 2014, tập trung chuyên sâu vào quản trị bán hàng, kỹ năng bán
hàng, quản trị lực lượng bán.
Chuyên ngành Quản trị Marketing, tính đến nay đã có 30 năm hoạt động, được đánh
giá phát triển mạnh mẽ và ổn định nhất trong Ngành Marketing. Kết cấu chương trình
đào tạo chuyên ngành này gồm 28 học phần, trong đó có 20 học phần lý thuyết, được
cập nhật và bổ sung một số học phần riêng có tại Đại học Kinh tế Quốc dân như Quản
trị Quan hệ khách hàng, Marketing Chiến lược… Với khung chương trình đào tạo như
vậy, chuyên ngành trang bị cho sinh viên những kiến thức nền tảng, cơ sở lý thuyết
15
rất vững chắc về quản trị marketing. Tuy nhiên, mảng kiến thức về marketing công
nghệ số hay công nghệ marketing chưa có nhiều, ngoài một số học phần về marketing
trực tiếp và internet marketing. Chính vì vậy, việc phát triển thêm các môn học cũng
như Chương trình Đào tạo về Digital Marketing là đòi hỏi cấp thiết. Trước mắt, nhiệm
vụ phát triển Chương trình đào tạo chuyên sâu về Digital Marketing tập trung vào
những học phần như:
• Marketing công nghệ số (Digital Marketing)
• Marketing trong cách mạng công nghiệp 4.0 (Marketing 4.0)
• Chiến lược Marketing Công nghệ số (Digital Marketing Strategy)
• Hành vi khách hàng trong môi trường số (Digital Consumer Behavior)
• Phân tích dữ liệu lớn và nghiên cứu thị trường ứng dụng công nghệ số (Big
Data Analytics and Digital marketing research)
• Truyền thông Marketing tích hợp trong môi trường số (Digital Marketing
Communication)
• Quản trị chiến lược nội dung số (Content Strategy Management)
• Tạo lập và quản lý website (Web Design & Administration)
• Quản trị quan hệ khách hàng và hoạt động tương tác - đồng sáng tạo của khách
hàng (Customer’s Co-creation & Relationship Management)
• Marketing trên các công cụ tìm kiếm và Marketing trên mạng xã hội (Search
Engine Marketing & Social Media Marketing
• Quản trị thương hiệu trực tuyến và PR Online (Managing Online Reputation
& PR Online)
Đồng thời, các môn học này sẽ được bổ sung vào khung chương trình đào tạo của
Ngành Marketing nhằm trang bị các kiến thức và kỹ năng giúp sinh viên có thể làm
việc được cả trong môi trường truyền thống và môi trường số.
Với bối cảnh và nguồn lực hiện tại, chương trình đào tạo về Digital Marketing được
định hướng phát triển theo hai giai đoạn: hợp tác đào tạo và tiến tới các chương trình
đào tạo riêng.
a. Giai đoạn thứ nhất: Chương trình hợp tác đào tạo Digital Marketing
16
- Hình thức thực hiện: Hợp tác với các trường đại học có uy tín đào tạo về Digital
Marketing.
- Ý nghĩa của chương trình hợp tác: (1) giúp nhanh chóng phát triển chương
trình đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội về Digital Marketing; (2) tiếp tục
phát huy truyền thống của Đại học Kinh tế Quốc dân, khẳng định vị thế tiên
phong về đào tạo, nghiên cứu khoa học và tư vấn trong lĩnh vực Digital
Marketing; (3) giúp các giảng viên tiếp cận và học hỏi những lý thuyết mới và
công nghệ đào tạo trong lĩnh vực Digital Marketing làm tiền đề phát triển các
môn học và xây dựng chương trình đào tạo riêng.
- Mục tiêu của chương trình hợp tác đào tạo về Digital Marketing: nhằm cung
cấp cho xã hội nhân lực chuyên nghiệp làm về Digital Marketing. Người học
được trang bị các kiến thức chuyên sâu và kỹ năng thực hiện hoạt động Digital
Marketing.
b. Giai đoạn thứ hai: Chương trình đào tạo Digital Marketing của ĐH.KTQD
Khi đã chủ động được hệ thống môn học, chương trình đào tạo và nguồn nhân lực
cũng như các điều kiện khác, Khoa Marketing sẽ phát triển chương trình đào tạo bậc
đại học về Digital Marketing. Chương trình đào tạo đại học ngành/chuyên ngành
Digital Marketing sẽ được thiết kế theo hướng nâng cao tính ứng dụng và tính thực
hành, đảm bảo trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng marketing và ứng
dụng công nghệ trong lĩnh vực marketing. Dự kiến sẽ hợp tác với các đơn vị trong và
ngoài trường để phát triển và thực hiện chương trình đào tạo này.
3. Kết luận
Xuất phát từ bối cảnh quốc tế, trong nước, từ hệ thống các cơ sở giáo dục đại học ở
Việt Nam nói chung, Trường Đại học KTQD nói riêng… về đào tạo nguồn nhân lực
chất lượng cao; từ hoạt động nghiên cứu khoa học, tư vấn phục vụ cho lĩnh vực
Marketing và Digital Marketing của xã hội; từ yêu cầu về việc quản lý các hoạt động
này; xuất phát từ những chủ trương và định hướng phát triển trong tương lai của Nhà
trường, việc xây dựng và phát triển Chương trình đào tạo Digital Marketing thuộc
Khoa Marketing là hết sức cần thiết.
Bên cạnh lực lượng giảng viên cơ hữu hiện có của khoa Marketing, việc phát triển đội
ngũ giảng viên, bao gồm cả giảng viên cơ hữu và kiêm giảng sẽ tập trung vào nguồn
giảng viên từ các đơn vị khác trong Trường như: Trung tâm ứng dụng Công nghệ
Thông tin, Khoa Toán Kinh tế, Viện Công nghệ Thông tin và Kinh tế số, Viện Thương
17
mại và Kinh tế Quốc tế. Kết hợp mở rộng hợp tác với giảng viên từ các trường, các
trung tâm đào tạo về digital marketing và công nghệ thông tin như: Trường Đại học
Bách khoa, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Đại học Quốc gia Hà Nội cùng
với lực lượng đông đảo nhân sự kiêm giảng từ công giới Học viện Plato, Vinalink v.v..
Những giảng viên nước ngoài đã và đang tham gia các Chương trình đào tạo, nghiên
cứu khoa học và hợp tác tại Đại học Kinh tế Quốc dân là cầu nối hết sức quan trọng
để mở ra liên kết “nhập khẩu” chương trình đào tạo mới.
----------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. http://toplist.vn/top-list/nganh-nghe-co-nhu-cau-nhan-luc-nhieu-nhat-o-viet-
nam-trong-tuong-lai-9297.htm
2. https://salesfoundation.org/wp-content/uploads/2018/04/SEF1801-2018-
Annual-Magazine_FINAL_DigitalDownload.pdf
3. http://enternews.vn/nhan-luc-nganh-ban-hang-dat-gia-94004.html
4. https://www.smartinsights.com/managing-digital-marketing/2017-marketing-
hiring-trends-factors-shaping-demand-marketing-talent/
5. https://cce.assumption.edu/job-market-digital-marketers/
6. https://www.hotcoursesabroad.com/study/training-
degrees/international/undergraduate/digital-marketing-courses/
7. https://neu.edu.vn/
8. http://khoamarketing.neu.edu.vn/
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
(tham khảo và trích lục từ một Học viện/Trường ĐH ở Việt Nam)
Tên chương trình: Marketing
Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Marketing
Loại hình đào tạo: Chính quy
18
Sau khi kết thúc các môn học kiến thức ngành, sinh viên có thể lựa chọn hướng học
tập và nghiên cứu chuyên sâu về Internet Marketing, Phân tích dữ liệu marketing số
hoặc Truyền thông Marketing với các mục tiêu cụ thể sau:
ü Chuyên ngành Internet Marketing
Chuyên ngành này có mục tiêu trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng tư
duy chiến lược nền tảng về Internet Marketing cũng như các kiến thức và kỹ năng cần
thiết nhằm thực hành các công cụ marketing trong kỷ nguyên số, giúp sinh viên có
khả năng quản lý, xây dựng kế hoạch marketing và quảng bá hiệu quả trên Internet.
Cụ thể, theo học chuyên ngành này, sinh viên sẽ được trang bị bổ sung các kiến thức
và kỹ năng sau:
KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHÓA: 127 tín chỉ (không bao gồm Giáo dục thể
chất, Giáo dục quốc phòng và các môn kỹ năng)
Chương trình đào tạo được thực hiện trong 4 năm gồm 8 học kỳ, trong đó 7 học kỳ
tích lũy kiến thức tại Học viện và 1 kỳ thực tập thực tế tại cơ sở. Cuối khóa sinh viên
làm khóa luận tốt nghiệp hoặc thi tốt nghiệp.
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
Khối lượng kiến thức: 127 tín chỉ (không bao gồm nội dung về Giáo dục thể chất, Giáo dục
quốc phòng và các môn kỹ năng)
Cấu trúc chương trình:
STT Khối kiến thức Tín chỉ
1 Kiến thức giáo dục đại cương 46
2
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
Trong đó:
71
- Kiến thức cơ sở và bổ trợ của khối ngành và ngành 57
- Kiến thức chuyên ngành 14
3 Thực tập và khóa luận tốt nghiệp 10
Tổng cộng 127
19
Khối kiến thức chung
TT Tên môn học
Mã số
môn
học
Số
tín
chỉ
Lên lớp
(tiết)
Thí
nghiệm
/Thực
hành
(tiết)
Tự
học
(tiết
)
Mã số
môn học
tiên
quyết
Phương án
lập kế
hoạch
giảng dạy
Lý
thuyết
Chữa
bài
tập
/Thảo
luận
1
Những nguyên lý cơ bản
của chủ nghĩa Mác-
Lênin 1
BAS1111 2 24 6 3x(8LT+2BT)
2
Những nguyên lý cơ
bản của chủ nghĩa Mác-
Lênin 2
BAS1112 3 24 6 15 3x(8LT+2BT)
3 Tư tưởng Hồ Chí Minh BAS1122 2 24 6 3x(8LT+2BT)
4
Đường lối cách mạng
Đảng cộng sản VN
BAS1102 3 24 6 15 3x(8LT+2BT)
5 Tiếng Anh A11/A21
BAS1141/
BAS1143
3
6 Tiếng Anh A12/A22
BAS1142/
BAS1144
4
7 Tiếng Anh A21/B11
BAS1143/
BAS1145
3
8 Tiếng Anh A22/B12
BAS1144/
BAS1146
4
9 Tin học cơ sở 1 INT1154 2 20 4 4 2 2x(10LT+2BT)
10 Tin học cơ sở 3 INT1156 2 20 4 4 2 2x(10LT+2BT)
11
Phương pháp luận
nghiên cứu khoa học
SKD1108 2 18 6 6 3x(6LT+2BT)
Tổng: 30
Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng
1 Giáo dục thể chất 1 BAS1106 2 2 26 2
Kế hoạch
riêng
2 Giáo dục thể chất 2 BAS1107 2 2 26 2
3 Giáo dục Quốc phòng BAS1105 3 165
Kiến thức các môn kỹ năng (chọn 3/7)
1 Kỹ năng thuyết trình SKD1101 1 6 8 1
Kế hoạch
riêng
2 Kỹ năng làm việc nhóm SKD1102 1 6 8 1
3 Kỹ năng tạo lập Văn bản SKD1103 1 6 8 1
4 Kỹ năng lập kế hoạch và
tổ chức công việc
SKD1104 1 6 8 1
5 Kỹ năng giao tiếp SKD1105 1 6 8 1
6 Kỹ năng giải quyết vấn
đề
SKD1106 1 6 8 1
7 Kỹ năng tư duy sáng tạo SKD1107 1 6 8 1
20
Kiến thức cơ bản nhóm ngành
TT Tên môn học
Mã số
môn
học
Số
tín
chỉ
Lên lớp (tiết)
Thí
nghiệm
/Thực
hành
(tiết)
Tự
học
(tiết)
Mã số
môn
học tiên
quyết
Phương án
lập kế hoạch
giảng dạy
Lý
thuyết
Chữa
bài
tập
/Thảo
luận
12 Toán cao cấp 1 BAS1219 2 24 6 3x(8LT+2BT)
13
Lý thuyết xác suất và
thống kê
BAS1210 3 36 8 1
3x(8LT+2BT)+
(12LT+2BT)
14 Toán kinh tế BSA1241 3 36 8 1
3x(8LT+2BT)+
(12LT+2BT)
15 Toán cao cấp 2 BAS1220 2 24 6 3x(8LT+2BT)
16 Pháp luật đại cương BSA1221 2 24 6 3x(8LT+2BT)
17 Tâm lý quản lý BSA1236 2 24 6 3x(8LT+2BT)
18
Lịch sử các học thuyết
kinh tế
BAS1109 2 24 6 3x(8LT+2BT)
Tổng: 16
Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
Kiến thức cơ sở khối ngành và ngành
TT Tên môn học
Mã số
môn
học
Số
tín
chỉ
Lên lớp (tiết)
Thí
nghiệm
/Thực
hành
(tiết)
Tự
học
(tiết
)
Mã số môn
học tiên
quyết
Phương án
lập kế
hoạch giảng
dạy
Lý
thuyết
Chữa
bài
tập
/Thảo
luận
19 Kinh tế vi mô 1 BSA1310 3 36 8 1
3x(8LT+2BT)+
(12LT+2BT)
20 Kinh tế vĩ mô 1 BSA1311 3 36 8 1
3x(8LT+2BT)+
(12LT+2BT)
21 Marketing căn bản MAR1322 3 36 8 1
3x(8LT+2BT)+
(12LT+2BT)
22 Nguyên lý kế toán FIA1321 3 36 8 1
3x(8LT+2BT)+
(12LT+2BT)
23 Kinh tế lượng BSA1309 3 36 8 1
3x(8LT+2BT)+
(12LT+2BT)
24 Quản trị học BSA1328 3 36 8 1
3x(8LT+2BT)+
(12LT+2BT)
25 Hành vi khách hàng MAR1304 2 24 6 3x(8LT+2BT)
26
Các hệ thống thông tin
trong doanh nghiệp
MAR1315 3 36 8 1
3x(8LT+2BT)+
(12LT+2BT)
21
TT Tên môn học
Mã số
môn
học
Số
tín
chỉ
Lên lớp (tiết)
Thí
nghiệm
/Thực
hành
(tiết)
Tự
học
(tiết
)
Mã số môn
học tiên
quyết
Phương án
lập kế
hoạch giảng
dạy
Lý
thuyết
Chữa
bài
tập
/Thảo
luận
27
Internet và ứng dụng
trong kinh doanh
MAR1333 3 36 8 1
3x(8LT+2BT)+
(12LT+2BT)
28
Phát triển và ứng dụng
web trong marketing
MAR1334 3 36 8 1
3x(8LT+2BT)+
(12LT+2BT)
29 QT cơ sở dữ liệu KD MAR1312 2 24 6 3x(8LT+2BT)
30
Ứng dụng đa phương
tiện trong kinh doanh
MAR1318 2 24 6 3x(8LT+2BT)
31 Quản lý dự án BSA1349 2 24 6 3x(8LT+2BT)
32 Thương mại điện tử MAR1323 2 24 6 3x(8LT+2BT)
33 Quản trị marketing MAR1424 2 24 6 MAR1322 3x(8LT+2BT)
34
Phương pháp nghiên
cứu marketing
MAR1309 3 36 8 1
3x(8LT+2BT)+
(12LT+2BT)
35
Truyền thông
marketing tích hợp
MAR1314 3 36 8 1 MAR1322
3x(8LT+2BT)+
(12LT+2BT)
36 Marketing dịch vụ MAR1425 2 24 6 MAR1322 3x(8LT+2BT)
37 Marketing công nghiệp MAR1426 2 24 6 MAR1322 3x(8LT+2BT)
38 E- Marketing MAR1427 2 24 6 MAR1322 3x(8LT+2BT)
Các học phần tự chọn (chọn 3/5)
39 Kế toán quản trị FIA1334 2 24 6 3x(8LT+2BT)
40 Quản trị thương hiệu MAR1328 2 24 6 3x(8LT+2BT)
41 Quản trị bán hàng MAR1329 2 24 6 3x(8LT+2BT)
42 Phân tích hoạt động
kinh doanh
BSA1320 2 24 6 3x(8LT+2BT)
43 Luật kinh doanh BSA1314 2 24 6 3x(8LT+2BT)
Tổng : 57
Kiến thức chuyên ngành (Digital Marketing)
TT Tên môn học
Mã số
môn
học
Số
tín
chỉ
Lên lớp (tiết)
Thí
nghiệm
/Thực
hành
(tiết)
Tự
học
(tiết)
Mã số
môn học
tiên quyết
Phương án
lập kế
hoạch
giảng dạy
Lý
thuyết
Chữa
bài
tập
/Thảo
luận
44 Phân tích web MAR1408 3 36 8 1
3x(8LT+2BT)+
(12LT+2BT)
45
Marketing qua phương
tiện truyền thông xã hội
MAR1406 3 36 8 1
3x(8LT+2BT)+
(12LT+2BT)
46
Tổng quan về biên tập
web
MAR1413 3 36 8 1
3x(8LT+2BT)+
(12LT+2BT)
22
47
Marketing bằng công
cụ tìm kiếm
MAR1405 3 36 8 1
3x(8LT+2BT)+
(12LT+2BT)
48
Đề án: Kế hoạch
Internet marketing
MAR1402 2 6 24
Tổng: 14
Thực tập tốt nghiệp (4TC) và Luận văn tốt nghiệp (6TC) hoặc học phần thay thế tốt nghiệp
Phụ lục 2:
DỰ KIẾN MỘT PHẦN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VỀ DIGITAL MARKETING
HỢP TÁC VỚI NƯỚC NGOÀI
Course Structure
Level 4
The modules at Level 4 provide an introduction to all key subject areas within digital
marketing in order to develop meaningful knowledge with some experience and
application. All modules support the development of academic and professional
skills, in areas such as self-directed study, research, reflection, management of
personal effectiveness, communication and presentation. The Digital Marketing
Techniques module will offer significant focus on personal, professional and
academic development through integrated and assessed content. The Digital
Marketing Techniques module can be linked to the Planning Campaigns CIM (Level
4) module on the Certificate in Professional Digital Marketing. The introductory
module will feature access to a hands-on digital marketing simulation.
Semester 1 Core (Y) Semester 2 Core (Y)
Introduction to Digital Marketing Y Data and Analytics Y
Marketing Essentials Y
Introduction to Marketing
Communications
Y
Digital Marketing Techniques (40 credits) Y
Level 5
23
The modules at Level 5 build on the knowledge of key concepts developed at Level
4 to ensure that these can be both consolidated and contextualised across a variety of
different organisations and sectors. At Level 5 module content and assessments
require students to develop and demonstrate such skills as analysis, decision-making
and planning.
The Digital Marketing Planning module will also offer a focus on employability and
the steps needed to undertake a successful placement through integrated and
assessed content. The Research for Digital Marketing module will also prepare
students for the increasing independence of study at Level 6 and their dissertation.
The Digital Marketing Planning module can be linked to the Planning Campaigns
CIM (Level 4) module on the Certificate in Professional Digital Marketing.
Semester 1 Core (Y) Semester 2 Core (Y)
Customer Journeys and Insights Y Content Marketing Y
Web Analytics and Social Media
Marketing
Y Research for Digital Marketing Y
Digital Marketing Planning (40 credits) Y
Level 6
The modules at Level 6 are designed so that students can demonstrate an advanced
level of knowledge and consistent application in the subjects of marketing and
marketing management. The Managing Digital Marketing Projects enabling the
successful undertaking and completion of a real-life marketing project. Critical
thinking and complex decision-making, as well as independence in their academic
work, are core elements of each module.
Support provided by Year Tutors, and the opportunity to complete projects and
coursework in subjects and organisations of interest, help prepare the students for
employment and allow the demonstration of academic and professional capability.
24
The dissertation will be based around a contemporary topic of interest within the
field of digital marketing.
The Digital Optimisation and Marketing and Digital Strategy modules can be linked
to the CIM (Level 6) modules on the Diploma in Professional Digital Marketing.
Semester 1 Core (Y) Semester 2 Core (Y)
Digital Optimisation Y Marketing and Digital Strategy Y
Mastering Metrics Y
Managing Digital Marketing
Projects
Y
Digital Marketing Dissertation (40credits) Y
25
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH HÀNG HÓA, DỊCH VỤ
QUA MẠNG XÃ HỘI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ BẤT CẬP
TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
TS. Phạm Văn Tuấn, ĐH KTQD
phamvantuan@neu.edu.vn
GS.TS. Trần Minh Đạo, ĐH KTQD
tranminhdaoktqd@gmail.com
NCS Phan Duy Hùng
phanduyhung0105@gmail.com
Lưu Thu Phương, Công ty Dentsu One
phuong.luu@dentsuone.com
Tóm tắt
Thế giới đang chuyển mình mạnh mẽ trong công cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
4, hay còn gọi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0).Có lẽ chưa bao giờ sự thay
đổi lại diễn ra nhanh chóng như vậy, dường như sau mỗi ngày, con người lại đối mặt
với những vấn đề mới mẻ chưa từng gặp. Các hệ thống chính trị, kinh tế - xã hội
chuyển mình khiến công tác quản lý nhà nước xuất hiện nhiều bất cập nhất là hoạt
động kinh doanh trên mạng xã hội. Hoạt động quản lý nhà nước cần phải thay đổi để
bắt kịp xu thế, một loạt các vấn đề cần đặt ra như thay đổi về chủ thể pháp luật, các
hành vi điều chỉnh pháp luật, các nội dung pháp lý về quản lý thuế, quản lý hàng giả,
hàng nhái, bảo mật thông tin, bảo vệ người tiêu dùng. Trong lĩnh vực kinh doanh, với
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp phải cạnh tranh toàn cầu, mạng
xã hội cung cấp một công cụ bán hàng và truyền thông giao tiếp. Với những đặc điểm
của mạng xã hội: tính năng chia sẻ và bình luận bài viết, tính cộng đồng, khả năng thu
thập, phân tích dữ liệu, các cá nhân, doanh nghiệp hầu hết đã ứng dụng mạng xã hội
trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh của mạng xã hội, các
xu thế sử dụng mạng xã hội cũng thay đổi nhanh theo thời gian. Từ đó, các cá nhân,
doanh nghiệp cần thay đổi kịp thời trong việc ứng dụng các trang mạng này.
Bên cạnh những lợi ích mang lại đó, mạng xã hội đã, đang là bài toán lớn cho các cơ
quan quản lý nhà nước trong công tác quản lý về kinh doanh, thị trường, thuế, an
ninh mạng… Hiện mới có Luật an ninh mạng được đưa ra cụ thể nhất về hoạt động
26
trên mạng xã hội. Còn hoạt động kinh doanh qua mạng xã hội được quy định trong
các văn bản pháp lý chung như Nghị định 52/2013/NĐ-CP, Nghị định 174/2013/NĐ-
CP, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP… Hầu hết các luật hiện hành đều quy định chung
về thương mại điện tử. Trong quá trình quản lý hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch
vụ trên mạng xã hội, đã và đang có nhiều vấn đề phát sinh về thuế, bảo vệ người tiêu
dùng, nền kinh tế chia sẻ… Từ đó, bài nghiên cứu sẽ tìm hiểu về mạng xã hội, hoạt
động kinh doanh trên mạng xã hội, thực trạng quản lý và vấn đề bất cập trong hoạt
động kinh doanh này.
Abstract
The world is undergoing a dramatic change in the fourth industrial revolution, called
the Fourth Industrial Revolution (FIR 4.0). Perhaps the change has never been that
rapid, it seems that day by day, people face new and unprecedented problems.
Political and socio-economic systems have changed, challenging the state
management of business activities on social networks. State management activities
need to change in order to catch up with the trend, specifically a series of issues that
need to be raised such as changes in legal subjects, acts of adjusting laws, legal
contents on tax administration, dealing with fake goods, information security, and
protecting consumers. In the business field, with the context of international economic
integration, businesses must compete globally, social networks provide measures of
sales and communication. With the characteristics of social networks: the ability to
share and comment posts, the community, the ability to collect and analyze data,
individuals and businesses have mostly applied social networks in their activities.
business. However, with the rapid development of social networks, the trends of
using social networks also change swiftly over time. Therefore, individuals and
businesses need to change promptly in the application of these websites.
In addition to these benefits, social networking has been a major problem for state
management institutions in the management of business, markets, taxes,
cybersecurity, etc. Cybersecurity law is most detailedly presented on the activity on
social networks. Social business activities are regulated in general legal documents
such as Decree 52/2013 / ND-CP, Decree 174/2013 / ND-CP, Decree 72/2013 / ND-CP.
... Most current laws have general regulations on e-commerce. In the process of
managing the business of goods and services on social networks, there have been
many problems arising on taxes, consumer protection, the sharing economy ... Thus,
27
the article will learn about social networks, social business activities, management
status and the problematic issue in this business activity.
1. Tổng quan chung về Mạng xã hội và xu hướng sử dụng các trang mạng xã hội phổ
biến
Mạng xã hội và đặc điểm của mạng xã hội
Theo Wikipedia, Mạng xã hội, tiếng anh gọi là Social Network (MXH) là dịch vụ kết
nối các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác
nhau không phân biệt không gian và thời gian. Trong đó, những người tham gia vào
MXH được gọi là cư dân mạng. Nó được hoạt động trên hai yếu tố: nút (node) và liên
kết (tie). Nút được hiểu là một thực thể trong mạng, có thể là cá nhân, doanh nghiệp
hay một tổ chức bất kì nào đó. Liên kết được hiểu là mối liên hệ giữa các thực thể đó,
tức là mối liên hệ giữa các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức với chính nó hoặc giữa các
cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đó với nhau. Ví dụ như giữa cá nhân với tổ chức, hay
tổ chức với doanh nghiệp…Do đó, thông qua MXH tạo một hệ thống trên nền Internet
cho phép cư dân mạng cùng giao lưu, chia sẻ thông tin một cách có hiệu quả mà không
bị giới hạn bởi giới hạn về thời gian, địa lý. Từ đó, tạo ra một mẫu định danh trực
tuyến mà phục vụ những yêu cầu, nhu cầu cá nhân, cộng đồng và mang lại nhiều giá
trị hơn cho cộng đồng chung. Mặt khác, nâng cao giá trị, vai trò, trách nhiệm mỗi công
dân trong việc tạo lập mối quan hệ, xây dựng tổ chức quanh mối quan tâm cộng đồng
và thúc đẩy sự liên kết các tổ chức xã hội.
Mạng xã hội được hình thành với hai ý nghĩa chủ yếu, đó là (i) tạo môi trường giao
tiếp trực tuyến và (ii) xây dựng nền tảng chia sẻ các loại hình giải trí. Chính bởi đặc
điểm vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính cộng đồng như vậy, những hoạt động
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trên mạng xã hội cũng sẽ có những đặc điểm khác với hoạt
động kinh doanh trong môi trường thực.
Thứ nhất, tính năng chia sẻ và bình luận bài viết của mạng xã hội cho phép những
người kinh doanh đăng tải những bài viết, hình ảnh và câu chuyện về sản phẩm kinh
doanh của họ một cách dễ dàng tiết kiệm hơn. Cũng bởi tính năng chia sẻ, những câu
chuyện của người kinh doanh cũng dễ dàng được chia sẻ rộng rãi nếu bản thân chúng
khiến cho người đọc thấy thú vị, có ích và truyền tải những thông điệp ý nghĩa.
Thứ hai, tính cộng đồng của mạng xã hội cho phép những người sử dụng trao đổi với
nhau về các sản phẩm đang được bán tại đó. Họ chia sẻ những đánh giá, kinh nghiệm
đã có giúp cho những người được chia sẻ có những thông tin khách quan khi lựa chọn
28
sản phẩm. Kinh doanh trên môi trường mạng xã hội cho phép người kinh doanh tiếp
xúc trực tiếp, giao tiếp trực tiếp với khách hàng, tư vấn trực tiếp và chốt đơn hàng
ngay trên môi trường trực tuyến.
Thứ ba, khi tham gia mạng xã hội, những người sử dụng vô tình hoặc hữu ý để lại
những thông tin cá nhân. Ngày nay, nhờ những thuật toán và các công cụ phân tích
dữ liệu, người kinh doanh có thể dễ dàng tìm được phân khúc phù hợp với sản phẩm
họ kinh doanh hoặc hiểu được đặc điểm của tập khách hàng họ đang tiếp cận trên
môi trường mạng xã hội, nhờ đó họ có thể xây dựng chiến lược phù hợp, hiệu quả với
từng nhóm khách hàng.
Nói tóm lại, kinh doanh qua mạng xã hội có rất nhiều đặc điểm, trong đó nổi bật nhất
là (i) sự lan truyền, chia sẻ thông tin nhanh chóng, rộng rãi; (ii) tính cộng đồng qua
việc chia sẻ kinh nghiệm sử dụng và (iii) khả năng thu thập, phân tích dữ liệu đầy đủ,
nhanh chóng.
Xu hướng
Tính tới thời điểm hiện tại, mạng xã hội có những tác động to lớn tới hoạt động
marketing ở Việt Nam nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng. Năm 2016 được coi
là năm bùng nổ của truyền thông xã hội với 2,3 tỷ người dùng và hơn 1,9 tỷ người
dùng trên thiết bị di động. Với những marketer – người làm marketing thì nắm bắt
những xu hướng sử dụng mạng xã hội giúp được doanh nghiệp có thể cạnh tranh trên
thị trường và tăng doanh số cũng như lợi nhuận. Trong những năm tới, 8 xu hướng
mà các doanh nhân, người sử dụng mạng xã hội cần cập nhật bao gồm:
Thứ nhất, video live stream. Sự phát triển và ra đời của điện thoại thông minh mà mọi
người có thể tường thuật trực tiếp các sự kiện, hoạt động của mình và chia sẻ nó trên
mạng xã hội để những người bạn và mọi người theo dõi mình biết mình đang làm gì,
ở cùng với ai và đang cảm thấy như thế nào. Periscope của Twitter, Facebook Live và
Story của Instagram đang là 3 dịch vụ live stream cung cấp dịch vụ miễn phí cho
người dùng.
Thứ hai kể đến là ứng dụng Chatbot. Thời gian gần đây, tiêu biểu cho sự hiện diện của
Chatbot là nó được tích hợp vào Facebook messenger. Các nhà mạng và facebook cũng
đang tận dụng sử dụng chatbot để tạo phản hồi cũng như hỗ trợ thu thập dữ liệu
khách hàng ngoài chức năng gia tăng trải nghiệm cho khách hàng, người dùng.
Thứ ba, một xu hướng được nhắc đến trong mạng xã hội là nội dung “tuổi thọ ngắn”.
Mỗi ngày, với khoảng 150 triệu người dùng, Snapchat là tiên phong cho việc phổ biến
29
hình thức nội dung mạng xã hội “tuổi thọ ngắn”. Lý do bởi các video hay hình ảnh
trên kênh này không được hiển thị nữa khi người truy cập đã xem chúng.
Thứ tư, xu hướng sáp nhập các nền tảng. Minh chứng rõ nhất là sự sáp nhập của hàng
loạt tên tuổi: Facebook mua WhatsApp Instagram; Oculus Rift hay Twitter mua
Periscope và gần đây là Microsoft chi 27 tỷ USD để mua lại mạng xã hội công việc
Linkedln. Các cuộc sáp nhập đang được kỳ vọng nhiều hơn vào những năm sau khi
các doanh nghiệp startup ngày càng gặp khó khăn khi gia nhập thị trường, đặc biệt là
môi trường có nhiều biến đổi như Việt Nam
Thứ năm, xu hướng truy cập tự nhiên bị hạn chế. Hầu hết các mạng xã hội đã thay đổi
cách thức hoạt động, xóa tính năng đặt lịch cập nhật nội dung. Điều này đồng nghĩa
các doanh nghiệp cần phải trả phí cho việc xuất hiện thường xuyên trước mặt khách
hàng trên mạng xã hội và cần phải phụ thuộc vào mạng xã hội để tăng, thu hút truy
cập tự nhiên vào website hay các kênh mà doanh nghiệp, sản phẩm xuất hiện.
Thứ sáu, xu hướng thực tế ảo và tương tác ảo. Không còn xa lạ khi sức mạnh của công
nghệ giúp con người trải nghiệm với thực tế ảo và tương tác ảo.
Thứ bảy, xu hướng nội dung mang tính cá nhân hóa. Bản thân khách hàng là người
không thích các quảng cáo truyền thống nhưng lại có những nhu cầu mang tính cá
nhân hóa như việc mua hàng chỉ muốn nhân viên phục vụ một mình mình. Do vậy,
cá nhân hóa trong sản xuất nội dung cũng trở nên quan trọng.
Thứ tám, xu hướng người ảnh hưởng. Hiện nay, không ít doanh nghiệp đã thực hiện
những kế hoạch khi sử dụng người ảnh hưởng, nổi tiếng để tạo thương hiệu cho sản
phẩm của mình với chi phí không hề thấp với mỗi bài đăng, chia sẻ
Ngoài những xu hướng được đánh giá theo hoạt động ứng dụng mạng xã hội làm
truyền thông với các doanh nghiệp, một cách tiếp cận cụ thể hơn về xu hướng sử dụng
mạng xã hội còn được thể hiện rõ qua những xu hướng sử dụng mạng xã hội cụ thể
như Facebook ở Việt Nam và Hà Nội nói riêng. Theo cách tiếp cận này, Hà Nội mang
cho mình bốn xu hướng nổi bật:
Thứ nhất, sự kết nối Facebook tại Việt Nam. Theo kết quả từ Q&Me nghiên cứu được
thì có đến 47% người dùng lên Facebook hơn 3 tiếng một ngày và có đến 31% truy cập
bằng điện thoại thông minh. Có thể thấy mục đích kết nối của facebook vẫn được chú
trọng khi thời gian người dùng cho facebook khá nhiều và đặc biệt tiện lợi hơn khi
truy cập nó qua thiết bị cá nhân như điện thoại thông minh.
30
Thứ hai, những hoạt động diễn ra trên facebook. Người dùng facebook khi tham gia
vào mạng xã hội này cũng trải qua những hoạt động riêng có ở trên ứng dụng như
đăng bài cá nhân, bình luận, chia sẻ những nội dung chú ý hay chơi game, mua sắm…
Và dưới đây là kết quả thu thập được từ facebook.
Hình 1. Những tính năng sử dụng trên mạng xã hội Facebook
Nguồn: Báo cáo nghiên cứu của Vinaresearch
Như vậy, bình luận và xem trạng thái của bạn bè là những hoạt động được người
dùng quan tâm nhất khi sử dụng Facebook và mua sắm, đánh dấu địa điểm là những
hoạt động ít quan tâm hơn (chỉ chiếm 43%).
Thứ ba, mức độ bạn bè trên facebook. Không gì ngạc nhiên khi Facebook trở thành
một môi trường kết bạn với nhiều người, từ người lạ, người quen hay bất kì ai đều có
thể trở thành bạn bè và nói chuyện với nhau. Dưới đây là một số con số thú vị của
Facebook.
31
Hình 2. Lượng bạn bè trên facebook (bao gồm cả người lạ)
Nguồn: Báo cáo nghiên cứu của Vinaresearch
Qua kết quả này cho thấy, có đến 44% người dùng có hơn 400 bạn trên facebook và
91% bạn bè facebook là người lạ. Và mỗi người dùng, nhận đến 52% lời mời kết bạn
từ người lạ. Tuy vậy, nhiều người thắc mắc: đây có phải là một tình bạn thực sự. Như
đã đề cập từ trước mạng xã hội là một môi trường tương tác, thật hay giả đều là những
cảm xúc con người tạo ra và cảm nhận nó. Có thể có một tình bạn thực sự, tuy nhiên
việc lợi dụng tình bạn vào những mục đích khác cũng không thể tránh khỏi. Điển hình
như hiện nay, nhiều người lạ kết bạn với một số cá nhân để sử dụng thương hiệu cá
nhân của người đó, đăng tải và giới thiệu một số sản phẩm hàng hóa. Do vậy, khi
tham gia vào môi trường mạng xã hội, con người cần phải chấp nhận một số rủi ro
mình có thể gặp phải, chuẩn bị tinh thần và đối diện với những rủi ro đó.
Thứ tư, xu hướng cuối cùng được đề cập đó là facebook doanh nghiệp. Facebook phát
triển, các doanh nghiệp cũng tận dụng sự phổ biến của nó mà phát triển doanh nghiệp
của mình. Hiện nay, trung bình 1 người dùng facebook đang theo dõi khoảng 37 trang
facebook doanh nghiệp và có đến 36% người dùng bị tác động bởi quảng cáo trên
facebook. Hơn nữa 43% người dùng thừa nhận mua sản phẩm và trở thành thành viên
bằng việc nhìn thấy trang của doanh nghiệp đó trên facebook; 56% người dùng thích
hoặc bình luận bài viết từ trang facebook của doanh nghiệp.
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, người dùng tìm thấy sản phẩm/ dịch vụ trên
facebook chủ yếu do quảng cáo và được chia sẻ bởi bạn bè, người thân. Ngoài ra, các
trang facebook doanh nghiệp phổ biến người dùng gặp là trên các lĩnh vực như âm
nhạc, giải trí, tin tức, sức khỏe… những vấn đề liên quan trực tiếp đến cuộc sống sinh
hoạt của một người nào đó.
32
Hình 3. Những cách thức tìm thấy sản phẩm dịch vụ mới
và các trang Facebook doanh nghiệp phổ biến
Nguồn: Báo cáo nghiên cứu của Vinaresearch
Trên đây, đề cập đến các xu hướng sử dụng mạng xã hội, dù tiếp cận như thế nào, nó
cũng là những đánh giá cần được thời gian kiểm chứng hay để chính mạng xã hội
kiểm chứng trong môi trường. Tuy vậy, nắm bắt được những xu hướng này, doanh
nghiệp có thể khai thác được những lợi ích mà mạng xã hội cung cấp cho hoạt động
kinh doanh, một phần giảm thời gian hành trình khách hàng trong quá trình mua
hàng, đẩy nhanh việc mua hàng, một phần tạo ra môi trường thân thiện để khách
hàng có những trải nghiệm thực trước khi mua sản phẩm. Hơn nữa, việc những xu
hướng này thay đổi, biến động là điều không tránh khỏi, doanh nghiệp và người dùng
mạng xã hội nên có những chuẩn bị trước để có thể thích nghi với những thay đổi đó
một cách dễ dàng và đúng lúc.
Hình 4. Mức độ nhận biết thương hiệu
Nguồn: Báo cáo nghiên cứu của Vinaresearch
33
2. Hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ qua Mạng xã hội
Mạng xã hội trở thành một công cụ đắc lực giúp các doanh nghiệp khai thác dược
nguồn lực của mình mà không quá tốn kém như các công cụ khác. Do đó, kinh doanh
trên mạng xã được sự thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh
nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh cá thể và cá nhân trong vài năm trở lại đây.
Khảo sát cho thấy có 32% doanh nghiệp đang tiến hành kinh doanh trên mạng xã hội.
Trong đó, một số các trang mạng xã hội đã được các doanh nghiệp tích hợp với
website của doanh nghiệp. Với các đặc tính riêng và số lượng người dùng lớn nên
Facebook được sử dụng nhiều nhất (68%).
Hình 5. Tỷ lệ người mua hàng trực tuyến qua các trang mạng xã hội
Nguồn: Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2018
Hình 6. Tỷ lệ trang mạng xã hội được tích hợp với website của doanh nghiệp
Nguồn: Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2018
34
Doanh nghiệp ứng dụng mạng xã hội trong kinh doanh vì một số lợi ích sau:
Thứ nhất, mạng xã hội là kênh nghiên cứu thị trường rất hiệu quả. Dựa trên các thông tin
phân tích của các trang mạng xã hội, doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm hiểu được các
đặc điểm của khách hàng như độ tuổi, giới tính, khu vực sống, đặc điểm tiêu dùng,
đặc điểm hành vi… Từ đó, doanh nghiệp thiết lập và triển khai kế hoạch marketing
phù hợp.
Thứ hai, tăng tiếp xúc thương hiệu. Tiếp xúc thương hiệu được hiểu như những điểm
tiếp xúc bao gồm vị trí, sự xuất hiện thường xuyên của thương hiệu trong tâm trí
khách hàng.Tuy nhiên, thực tế, rất khó để đo lường mức độ tiếp xúc thương hiệu hay
tạo những điểm tiếp xúc. Do đó, mạng xã hội sẽ là giải pháp cho vấn đề này. Mạng xã
hội sẽ được coi như một điểm tiếp xúc lớn, giúp khách hàng nhớ tới thương hiệu và
có thể được đo lường qua một số thông số quan trọng như thời gian ở lại, lượt like,
share, comment…Thông qua đó, mạng xã hội giúp doanh nghiệp tăng sự xuất hiện
trong tâm trí khách hàng hay tăng tiếp xúc thương hiệu cho các doanh nghiệp vừa và
nhỏ.
Thứ ba, “tăng lượng traffic của website”. Người tiêu dùng có thể sẽ nhớ tới sản phẩm của
bạn nhưng có khi lại chẳng biết bạn là ai. Điều này thể hiện qua việc mua nước ngọt
Cô-ca-cô-la nhưng lại không biết công ty nào sản xuất là loại nước uống này. Hoàn
toàn dễ hiểu khi các doanh nghiệp muốn khách hàng nhớ tới mình thông qua
website.77% các doanh nghiệp và người làm marketing cho rằng việc nhấp chuột vào
website của công ty hay thương hiệu sản phẩm từ Linkedin và Facebook là lợi ích mà
doanh nghiệp có được khi sử dụng mạng xã hội và có sự trợ giúp khác như Google…
Thứ tư, tiết kiệm chi phí marketing. Các doanh nghiệp vừa vả nhỏ có tiềm lực tài chính
khá hạn chế, vì vậy việc tiết kiệm được các chi phí như marketing giúp cho doanh
nghiệp tăng thêm lợi nhuận. Trước năm 2014, mạng xã hội được sử dụng như một
kênh truyền thông giúp các doanh nghiệp tiếp cận khách hàng của mình với một mức
chi phí thấp, thậm chí là miễn phí như Facebook. Tuy nhiên, hiện nay, Facebook đã
bắt đầu thay đổi chính sách – thu tiền quảng cáo vì sự phổ biến của nó. Nhiều người
dùng Facebook, các doanh nghiệp cũng thay nhau sử dụng Facebook thành một công
cụ quảng cáo cho mình. Để duy trì hoạt động mạng xã hội các doanh nghiệp vừa và
nhỏ phải sử dụng thêm nhân lực, tuy nhiên các doanh nghiệp này chưa đến 10 nhân
sự dành 6 tiếng để vào mạng xã hội, giúp tiết kiệm chi phí marketing cho doanh
nghiệp.
35
Thứ năm, tăng lợi nhuận từ việc bán hàng qua mạng xã hội. Theo báo cáo khảo sát từ
Vinaresearch, có 50% người làm marketing trên mạng xã hội trong 2 năm thừa nhận
rằng mạng xã hội giúp họ tăng doanh số bán hàng; đặc biệt doanh số bán hàng nhờ
mạng xã hội của 500 công ty tăng 25%, cụ thể từ 2,62 tỷ đô trong năm 2013 đến 3,3 tỷ
đô năm 2014. Việc này cũng dễ hiểu, khi các doanh nghiệp sử dụng mạng xã hội như
một công cụ quảng cáo, tiếp cận khách hàng của mình. Từ đó, rút ngắn hành trình
khách hàng, đẩy nhanh quá trình mua hàng và dẫn đến việc tăng doanh số bán là kết
quả được nhìn thấy từ hành động này.
Với các lợi ích trên, mạng xã hội đã, đang và sẽ được các doanh nghiệp, cá nhân kinh
doanh quan tâm và ứng dụng nhiều hơn để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên,
cũng chính các lợi ích từ mạng xã hội cũng tạo nên những khó khăn, rào cản lớn cho
doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh trong cạnh tranh.
Khi kinh doanh qua mạng xã hội bản thân doanh nghiệp có những cơ hội cho mình
nhưng không tránh được những khó khăn về kênh phân phối, cách truyền thông nhất
là trên môi trường mạng hay bảo vệ hình ảnh thương hiệu trong bối cảnh cạnh tranh
gay gắt. Dưới đây là những thách thức cụ thể doanh nghiệp cần chú ý khi thực hiện
kinh doanh qua mạng xã hội:
• Sự thay đổi loại hình kinh doanh truyền thống sang kinh doanh trực tuyến:
• Cách thức vận hành kênh phân phối, bán hàng và kiểm soát
• Khủng hoảng truyền thông với những cách thức truyền thông không phù hợp
• Sản phẩm dễ làm giả, làm nhái gây ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu
• Nguồn lực: vốn, con người, tài chính đầu tư cho công nghệ lớn
• Khả năng cạnh tranh với thị trường trong và ngoài nước
3. Thực trạng và những bất cập trong quản lý hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch
vụ qua mạng xã hội
Các văn bản pháp lý trong quản lý trong hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ qua
mạng xã hội
Hiện nay, hệ thống văn bản pháp lý về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
chung, các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh qua mạng xã hội còn chưa rõ ràng, chủ
yếu hoạt động này được các quy định với các văn bản chung và văn bản về quản hoạt
động thương mại điện tử sau:
36
• Luật Quản lý ngoại thương (QLNT)
• Bộ Luật Dân sự
• Luật Doanh nghiệp
• Luật Công nghệ thông tin (CNTT)
• Luật Giao dịch điện tử (GDĐT)
• Luật Thương mại
• Luật Thuế…
• Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung
cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, nghiêm cấm thực hiện
các hành vi sau đây trên mạng, kể cả mạng xã hội, như:...phát tán thông tin giả
mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức,
cá nhân,…
• Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính
• Thông tư 47/2014/TT-BCT quy định về quản lý website thương mại điện tử mới
được Bộ Công thương ban hành với nhiều nội dung liên quan đến việc quản lý
bán hàng trên các trang mạng xã hội đã khiến khá nhiều người quan tâm.
• Nghị định 52/2013/NĐ-CP của chính phủ quy định về việc phát triển, cung ứng
và quản lý hoạt động thương mại điện tử, do đó các cá nhân trên sàn giao dịch
thương mại điện tử có trách nhiệm: cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin
của người kinh doanh (tên, địa chỉ, mã số thuế….) cho chủ sàn giao dịch thương
mại điện tử khi đăng ký sử dụng dịch vụ.
• Quyết định 19/2014/QĐ - UBND về việc quản lý và phát triển hoạt động thương
mại điện tử trên địa bàn Hà Nội. Trong quyết định này đã nêu rõ: Thứ nhất,
phát triển thương mại điện tử nhằm mục đích hiện đại hoá ngành thương mại,
mở rộng thị trường giao dịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập
kinh tế quốc tế. Thứ hai, cần ưu tiên đầu tư ngân sách hợp lý và phát huy nguồn
lực để phát triển thương mại điện tử. Thứ ba, khuyến khích ứng dụng công
nghệ mới để thực hiện giao dịch điện tử, thanh toán điện tử, bảo đảm an toàn
thông tin trên mạng.
37
• Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuât, buôn bán hàng
giả, hàng cấm và bảo vê quyền lợi người tiêu dùng.
• Luật An ninh mạng: Với sự phát triển nhanh chóng của internet, mạng xã hội,
luật này đã chính thức có hiệu lực từ 01/01/2019 nhằm kiểm soát thông tin trên
internet.
Như vậy có thể thấy, cả văn bản nhà nước và thành phố Hà Nội chưa quy định rõ
ràng về hoạt động kinh doanh hàng hoá qua các trang mạng xã hội.Từ đóm, tạo thành
một lỗ hổng trong quản lý đối với những loại hình kinh doanh này. Mặc dù hệ thống
văn bản điều chỉnh các hoạt động liên quan đến việc cung cấp, sử dụng thông tin trên
internet đã ban hành, được bổ sung và điều chỉnh khá nhiều, nhưng thực tế vẫn còn
bộc lộ những bất cập, chưa đồng bộ, chưa theo kịp sự phát triển và thiếu các quy định
cụ thể để phân định rõ ràng chính xác các hành vi vi phạm pháp luật. Nếu việc ban
hành “những điều cấm” trong quản lý internet đã rất khó khăn, phức tạp thì việc thực
hiện được “những điều cấm” đó lại càng khó khăn hơn do tính chất công nghệ và vấn
đề mang tính kinh tế, chính trị. Một hành vi trên internet có thể vi phạm ở quốc gia
này, nhưng lại được chấp nhận ở quốc gia khác. Vì vậy, việc xử lý vi phạm và yêu cầu
gỡ bỏ hay thu thuế trên môi trường mạng chỉ có tác dụng nhất định khi người vi
phạm, hành vi vi phạm xảy ra ở quốc gia và thành phố đó.
Thực trạng quản lý hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ qua mạng xã hội
3.2.1. Thực trạng về Quản lý Thuế
Bài toán thu thuế hoạt động kinh doanh qua mạng xã hội đã, đang và sẽ vẫn là bài
toán khó với các cơ quản quản lý nhà nước. Bởi lẽ những đặc điểm khó kiểm soát của
mạng xã hội mà dù đã, đang thực hiện việc thu thuế loại hình kinh doanh này nhưng
chưa thực sự hiệu quả.
Theo báo cáo kết quả TMĐT 2018 của Bộ Công Thương, Cục thuế Hà Nội đã phối hợp
với các đơn vị liên quan: Cục viễn thông, các nhà mạng (Viettel, Vinaphone, Mobile,
các ngân hàng thương mại…) để rà soát, cung cấp thông tin, dữ liệu của tổ chức, cá
nhân hoạt động thương mại điện tử trên mạng xã hội, đã gửi tin nhắn SMS thông báo,
hướng dẫn tới 13.422 chủ tài khoản Facebook tại Hà Nội các thủ tục về đăng ký, kê
khai nộp thuế theo quy định Thông tư 92/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính. Kết quả đến
hết năm 2018 đã có trên 2000 cá nhân đăng ký và được cấp mã số thuế dùng để kê
khai, nộp thuế.
38
Triển khai đề án “Tăng cường công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh thông qua
việc thí điểm kết nối thông tin”, Cục Thuế Hà Nội đã phối hợp với ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng Vietinbank, một số Chi cục Thuế triển
khai thí điểm nộp thuế điện tử qua Internet Banking trên địa bàn (Đống Đa, Hai Bà
Trưng); lắp đặt thiết bị thanh toán thẻ (POS), khuyến khích hộ kinh doanh toanh toán
qua thẻ thay cho tiền mặt. Tính đến nay, đã có 604 hộ kinh doanh thực hiện giao dịch
nộp thuế điện tử qua Internet Banking với số tiền thuế đã nộp là hơn 17 triệu đồng.
Mặc dù đã tiến hành thu thuế, nhưng những con số thống kê vẫn chưa thực sự cụ thể
và chưa phân rõ được hoạt động kinh doanh trực tuyến với kinh doanh qua mạng xã
hội. Vì vậy, Cục Thuế cần tìm được lời giải cho bài toán này để có thể quản lý tốt hơn.
3.2.2. Thực trạng về Quản lý thị trường
Theo Sở Công Thương Hà Nội, đến tháng 3/2018, các lực lượng chức năng trên địa
bàn thành phố Hà Nội đã tổ chức thanh kiểm tra về tình hình vi phạm hàng giả, hàng
nhái và gian lận thương mại với 2.058 vụ; trong đó, xử lý 1.448 vụ, khởi tố 5 vụ đối
với 6 đối tượng. Tổng số tiền xử phạt lên tới gần 173 tỷ đồng.
Theo đó, Công an Thành phố Hà Nội, công an các quận, huyện, thị xã tăng cường nắm
bắt tình hình hoạt động của các đối tượng vận chuyển, buôn bán, sản xuất hàng giả,
hàng kém chất lượng, hàng lậu trên địa bàn; đồng thời tập trung đấu tranh với các
đường dây, ổ nhóm, xử lý nghiêm những đối tượng chủ mưu, cầm đầu buôn lậu, sản
xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm an toàn vệ sinh thực
phẩm...
Công an Thành phố Hà Nội đã kiểm tra 130 vụ và xử lý 130 vụ, xử phạt hành chính
với số tiền 1,95 tỷ đồng; truy thu thuế trên 8 tỷ đồng và khởi tố 5 vụ và 6 đối tượng.
Đối với Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội cũng đã kiểm tra 1.081 vụ; trong đó, xử lý
907 vụ, xử phạt hành chính 4 tỷ 862 triệu đồng. Trị giá hàng vi phạm là 5 tỷ 916 triệu
đồng; trong đó, tiền bán hàng 85 triệu đồng, trị giá hàng tịch thu chưa bán và tiêu hủy
5,831 tỷ đồng….
Từ các thống kê trên, chúng ta thấy việc quản lý hàng giả hàng nhái đang rất đáng
báo động, tuy nhiên chưa có thống kê cụ thể về hoạt động kinh doanh qua mạng xã
hội. Do đó, cơ quản quản lý thị trường có lẽ cần quan tâm hơn nữa về loại hình kinh
doanh qua mạng xã hội. Vì với đặc tính lan truyền nhanh và tự do thông tin nên các
cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh đưa sản phẩm là hàng giả, hàng nhái, hàng kém
39
chất lượng rất nhanh chóng. Đó cũng chính là lý do của người tiêu dùng thường chưa
mua hàng qua mạng xã hội.
Hình 7. Lý do người dùng chưa mua hàng trên các trang mạng xã hội
Nguồn: Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam 2018
Thực trạng quản lý thông tin trên mạng xã hội
Gần đây, Cục Quản lý Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử đã phối hợp với
các cơ quan quản lý địa phương siết chặt hơn hoạt động quản lý thông tin trên mạng
xã hội. Đã có nhiều trường hợp vi phạm được xử phạt về tội thông tin sai sự thật, vu
khống, xuyên tạc trên mạng xã hội Facebook, xúc phạm đến uy tín của cơ quan, tổ
chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân. Cụ thể: tại Hải Dương 2 trường hợp, tại
Điện Biên 2 trường hợp…
Đặc biệt, gần đây là vụ xử phạt của đối tượng đưa thông tin sai về dịch tả lợn châu
phi: Tài khoản Facebook có tên là "Đầm bầu thời trang Mami" đã sử dụng hình ảnh
thịt lợn bị nhiễm sán ở tỉnh Bình Dương từ tháng 11/2018 để thông tin về dịch tả lợn
châu Phi. Facebook này kêu gọi mọi người ngừng sử dụng thịt lợn do có thể lây bệnh
sang cho người. Tuy nhiên, đây là thông tin không chính xác. Bộ NN&PTNT khẳng
định, đây là bệnh chỉ lây lan trên đàn lợn, không lây sang người. Trường hợp này đã
ảnh hưởng khá lớn tới nhận thức của người tiêu dùng, do đó, bài toán cạnh tranh
được đặt ra cho các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm thịt lợn cả trên thị
trường trực tiếp và trên trực tuyến. Vì vậy, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hà Nội
đã yêu cầu các trường học không tẩy chay thịt lợn, đồng thời phải chủ động lựa chọn
các sản phẩm thịt lợn rõ nguồn gốc, được chế biến sạch sẽ. Đồng thời, Bộ NN-PTNT
cũng có công văn gửi Bộ TT&TT đề nghị tăng cường cường kiểm tra, xử lý nghiêm
40
những cá nhân đăng thông tin sai sự thật về việc chế biến, bày bán lợn nhiễm dịch tả
lợn châu Phi tại Hà Nội.
Như vậy, có thể thấy mạng xã hội diễn ra ngày càng phức tạp, thông tin được đưa lên
một cách chủ quan của cá nhân. Do vậy, các cơ quan quản lý đã và đang siết chặt với các
thông tin đăng tải trên mạng xã hộiđể đảm bảo an ninh mạng, đồng thời bảo vệ cạnh tranh
cho nền kinh tế chung.
4. Các bất cập về Mạng xã hội và quản lý hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ qua
mạng xã hội
Vấn đề về thuế
Hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội ngày càng có đóng góp to lớn cho sự phát
triển của nền kinh tế. Nguồn doanh thu đến từ hoạt động kinh doanh trên mạng xã
hội cũng như trong hoạt động TMĐT ngày càng chiếm tỉ trọng lớn. Tuy nhiên, làm
thế nào để thu được thuế của các doanh nghiệp này lại là một bài toán lớn cho cơ quan
quản lý nhà nước. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh này vô cùng phức tạp, trên
nền tảng công nghệ cao đã gây ra những khó khăn lớn cho các cơ quan quản lý của
nhà nước trong vấn đề thu thuế. Theo chia sẻ của đại diện Sở Công Thương thành phố
Hà Nội, dưới nền tảng công nghệ cao và vô cùng phức tạp, tốc độ thay đổi và đổi mới
đi kèm với các hoạt động tinh vi khiến cho các cơ quan quản lý nhà nước gần như
không thể điều tra và tiến hành truy thu thuế của những đối tượng này. Tuy nhiên,
trong khi các doanh nghiệp (DN) cung cấp dịch vụ xuyên biên giới như Google,
Facebook... hay các cá nhân kinh doanh qua Facebook hàng năm đang thu được một
nguồn lợi khá lớn từ thị trường Việt Nam, thì cơ quan thuế vẫn rất khó khăn trong
việc tìm ra giải pháp để buộc các tổ chức, cá nhân này đóng thuế theo quy định của
pháp luật.
Nguyên nhân là do hoạt động thương mại điện tử rất đa dạng và phong phú, phạm
vi kinh doanh rộng nên đã có nhiều vấn đề đặt ra đòi hỏi ngành Thuế phải giải quyết
như: Làm thế nào để xác định đúng doanh thu cũng như là lợi nhuận của những DN
hoạt động trong nền kinh tế số; Xác định khái niệm về nguồn phát sinh thu nhập, cơ
sở thường trú hay đặc điểm thu nhập để quản lý thuế. Việc quản lý thuế đối với hoạt
động thương mại điện tử không chỉ là bài toán khó đối với cơ quan Thuế mà còn là
thách thức đối với hoạt động giao dịch điện tử xuyên biên giới.
Ngành Thuế đã có những bước tiến đáng kể trong vận dụng các tiến bộ của công nghệ
tin học phục vụ người nộp thuế như hình thành một đội ngũ cán bộ chuyên môn hóa
41
trong toàn ngành thuế để cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho người nộp thuế; thành lập
và phát triển được trang thông tin (Website) chung của ngành Thuế và tại một số cục
thuế địa phương cũng đã có các trang thông tin riêng của mình để cung cấp thông tin
về văn bản pháp luật về thuế và quản lý thuế; cung cấp phần mềm hỗ trợ để người
nộp thuế kê khai thuế...
Về quản lý thuế TMĐT, các quy định tại Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày
29/11/2006 sau đó đã được sửa đổi và bổ sung tại Luật số 21/2012/QH13 ngày
20/11/2012 và Nghị định 52/2013/NĐ-CP về TMĐT, ngày 16/5/2013 (ngoài ra còn có
Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn triển khai thực hiện Luật Quản lý thuế). Tuy
nhiên, thực tế hiện nay khung pháp lý chưa có quy định rõ về cách thức kiểm chứng
tính chân thực của chữ ký số cũng như tính toàn vẹn của chứng từ điện tử dưới góc
độ người sử dụng cũng như trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trực tiếp hình thành
và tạo lập ra các giao dịch điện tử phải đảm bảo việc duy trì “dấu vết” từ khi bắt đầu
đến khi kết thúc một giao dịch hay một bản ghi.
Đối với hoạt động thu thuế, hiện nay, các loại thuế mà các DN TMĐT phải thực hiện
nghĩa vụ với nhà nước bao gồm: thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập DN
(TNDN), thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và các loại thuế đặc thù khác. Tuy nhiên,
quy định pháp luật về các loại thuế trên cũng chưa có quy định cụ thể nào về thuế đối
với hoạt động TMĐT. Điều này đồng nghĩa với việc, không có sự phân biệt nào giữa
hoạt động TMĐT với thương mại truyền thống.
Đóng góp của TMĐT cho ngân sách nhà nước vẫn rất hạn chế. Nguyên nhân là do
hoạt động TMĐT rất đa dạng và phong phú, phạm vi kinh doanh rộng. Trong khi đó,
hiện nay nhiều công ty vận hành mạng nước ngoài không đăng ký kinh doanh và
không có văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Hơn nữa việc cấp giấy phép kinh doanh cho các DN kinh doanh TMĐT còn vướng
mắc vì một số loại hình TMĐT chưa có trong danh sách các loại hình được phép kinh
doanh. Bên cạnh đó, một nguyên nhân quan trọng gây ra khó khăn cho việc thu thuế
là TMĐT tại Việt Nam vẫn đang sử dụng hoá đơn giấy là chủ yếu, chiếm 91,8% tổng
số các giao dịch cùng sự phức tạp của hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ, sản
phẩm số trực tuyến; nhiều giao dịch nhỏ lẻ bằng tiền mặt nên khó khăn trong việc
quản lý.
Một vấn đề bất cập nữa, đó chính là việc đồng nhất quản lý hoạt động TMĐT với quản
lý hoạt động kinh doanh hàng hóa trên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo,
Youtube,... của nước ta hiện nay. Trên thực tế, hoạt động kinh doanh trên các trang
42
mạng xã hội mới thực sự phức tạp và càng ngày càng đóng vai trò lớn đối với cả nền
kinh tế, văn hóa và chính trị của nước ta. Trong thực tế, các trang mạng xã hội ngày
càng phát triển và những cá nhân kinh doanh dựa trên nền tảng mạng xã hội có doanh
thu lớn, không thể ước tính xuất hiện ngày càng nhiều, bởi các hình thức kinh doanh
vô cùng đa dạng: Post bài, livestream, bán hàng thông qua các nhóm mở hay nhóm
kín, … Hoạt động kinh doanh trên nền tảng các trang mạng xã hội có đặc điểm ảo,
khó kiểm chứng thông tin nhận dạng, dễ dàng xóa bỏ, thay đổi nên khó khăn trong
việc nắm bắt các giao dịch, do giao dịch chỉ bằng các tài liệu điện tử, diễn ra dễ dàng
và trong thời gian ngắn ngay cả với nước ngoài.
Do vậy, việc quản lý thuế hiện nay đối với loại hình kinh doanh qua mạng gặp nhiều
khó khăn hơn rất nhiều đối với hoạt động kinh doanh trên các trang TMĐT. Điển hình
như như: Khó xác định chính xác danh tính chủ thể kinh doanh, doanh thu phát sinh,
chất lượng sản phẩm hàng hóa; khó nắm bắt quy mô hoạt động kinh doanh cũng như
toàn bộ quá trình giao dịch… Đặc biệt, cá nhân kinh doanh qua mạng xã hội không
hiện diện tại địa điểm cố định, lại có trình độ công nghệ thông tin nhất định, cơ quan
thuế khó xác định được doanh thu kinh doanh thực tế nếu chỉ căn cứ các thông tin
giao dịch trên mạng xã hội
Quản lý hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội đang là thách thức vô cùng lớn không
chỉ đối với Việt Nam mà còn cả với tất cả các nước trên thế giới
Nền kinh tế chia sẻ
Kinh tế chia sẻ (sharing economy) còn được gọi theo nhiều tên khác nhau như kinh tế
cộng tác (collaborative economy), kinh tế theo cầu (on-demand economy), kinh tế nền
tảng (platform economy), kinh tế truy cập (access economy), kinh tế dựa trên các ứng
dụng di động (app economy), v.v… (Cristiano Codagnone and Bertin Martens, 2016).
Ranh giới giữa các khái niệm có sự đồng nhất ở một số khía cạnh, tuy nhiên nhìn
chung, tất cả các tên gọi khác của mô hình kinh tế chia sẻ đều có bản chất là một mô
hình kinh doanh mới của kinh doanh ngang hàng, tận dụng lợi thế của phát triển công
nghệ số giúp tiết kiệm chi phí giao dịch và tiếp cận một số lượng lớn khách hàng thông
qua các nền tảng số.
Nền kinh tế chia sẻ được xem như bước chuyển đột phá với sự phát triển của công
nghệ thông tin và sự phát triển vượt trội của hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
trên mạng xã hội. Nền kinh tế này phát triển mạnh mẽ được xem như kết quả của sự
phát triển hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trên mạng xã hội.
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá

More Related Content

What's hot

Slide marketing can ban
Slide marketing can banSlide marketing can ban
Slide marketing can ban
xuanduong92
 
Lý thuyết về sản phẩm mới
Lý thuyết về sản phẩm mớiLý thuyết về sản phẩm mới
Lý thuyết về sản phẩm mới
Ha minh
 
80629127 thực-trạng-ứng-dụng-e-marketing-va-giải-phap-phat-triển
80629127 thực-trạng-ứng-dụng-e-marketing-va-giải-phap-phat-triển80629127 thực-trạng-ứng-dụng-e-marketing-va-giải-phap-phat-triển
80629127 thực-trạng-ứng-dụng-e-marketing-va-giải-phap-phat-triển
thuythkt
 

What's hot (20)

Cấu Trúc Kênh Phân Phối Của Apple
Cấu Trúc Kênh Phân Phối Của AppleCấu Trúc Kênh Phân Phối Của Apple
Cấu Trúc Kênh Phân Phối Của Apple
 
Hoàn thiện kênh phân phối cho sản phẩm của công ty cổ phần đầu tư phát triển ...
Hoàn thiện kênh phân phối cho sản phẩm của công ty cổ phần đầu tư phát triển ...Hoàn thiện kênh phân phối cho sản phẩm của công ty cổ phần đầu tư phát triển ...
Hoàn thiện kênh phân phối cho sản phẩm của công ty cổ phần đầu tư phát triển ...
 
Khởi nghiệp và đổi mới Dự án khởi nghiệp nhà hàng Eat Clean, Healthy Food Tas...
Khởi nghiệp và đổi mới Dự án khởi nghiệp nhà hàng Eat Clean, Healthy Food Tas...Khởi nghiệp và đổi mới Dự án khởi nghiệp nhà hàng Eat Clean, Healthy Food Tas...
Khởi nghiệp và đổi mới Dự án khởi nghiệp nhà hàng Eat Clean, Healthy Food Tas...
 
quan tri kinh doạnh marketing
quan tri kinh doạnh marketingquan tri kinh doạnh marketing
quan tri kinh doạnh marketing
 
9 case study in digital marketing
9 case study in digital marketing9 case study in digital marketing
9 case study in digital marketing
 
Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...
 Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô... Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...
Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...
 
Xây dựng chiến lược và thực hiện digital marketing cho Mỹ phẩm THORAKAO
Xây dựng chiến lược và thực hiện digital marketing cho Mỹ phẩm THORAKAOXây dựng chiến lược và thực hiện digital marketing cho Mỹ phẩm THORAKAO
Xây dựng chiến lược và thực hiện digital marketing cho Mỹ phẩm THORAKAO
 
Bài mẫu Tiểu luận Chiến Lược Của Apple Cho Sản Phẩm, HAY
Bài mẫu Tiểu luận Chiến Lược Của Apple Cho Sản Phẩm, HAYBài mẫu Tiểu luận Chiến Lược Của Apple Cho Sản Phẩm, HAY
Bài mẫu Tiểu luận Chiến Lược Của Apple Cho Sản Phẩm, HAY
 
Luận văn: Chính sách marketing cho sản phẩm nước ngọt có ga
Luận văn: Chính sách marketing cho sản phẩm nước ngọt có gaLuận văn: Chính sách marketing cho sản phẩm nước ngọt có ga
Luận văn: Chính sách marketing cho sản phẩm nước ngọt có ga
 
Slide marketing can ban
Slide marketing can banSlide marketing can ban
Slide marketing can ban
 
Kế hoạch khởi sự kinh doanh thành lập cửa hàng quần áo thời trang nữ my lan m...
Kế hoạch khởi sự kinh doanh thành lập cửa hàng quần áo thời trang nữ my lan m...Kế hoạch khởi sự kinh doanh thành lập cửa hàng quần áo thời trang nữ my lan m...
Kế hoạch khởi sự kinh doanh thành lập cửa hàng quần áo thời trang nữ my lan m...
 
CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ KEM ĐÁNH RĂNG CLOSE UP CỦA UNILEVER
CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ KEM ĐÁNH RĂNG  CLOSE UP CỦA UNILEVERCHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ KEM ĐÁNH RĂNG  CLOSE UP CỦA UNILEVER
CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ KEM ĐÁNH RĂNG CLOSE UP CỦA UNILEVER
 
Đề tài: Xây dựng dự án đầu tư “Cửa hàng bánh ngọt – “HOMEMADE NA’S CAKE”
Đề tài: Xây dựng dự án đầu tư “Cửa hàng bánh ngọt – “HOMEMADE NA’S CAKE”Đề tài: Xây dựng dự án đầu tư “Cửa hàng bánh ngọt – “HOMEMADE NA’S CAKE”
Đề tài: Xây dựng dự án đầu tư “Cửa hàng bánh ngọt – “HOMEMADE NA’S CAKE”
 
Lập dự án kinh doanh xây dựng dịch vụ hồ bơi
Lập dự án kinh doanh xây dựng dịch vụ hồ bơiLập dự án kinh doanh xây dựng dịch vụ hồ bơi
Lập dự án kinh doanh xây dựng dịch vụ hồ bơi
 
Lý thuyết về sản phẩm mới
Lý thuyết về sản phẩm mớiLý thuyết về sản phẩm mới
Lý thuyết về sản phẩm mới
 
80629127 thực-trạng-ứng-dụng-e-marketing-va-giải-phap-phat-triển
80629127 thực-trạng-ứng-dụng-e-marketing-va-giải-phap-phat-triển80629127 thực-trạng-ứng-dụng-e-marketing-va-giải-phap-phat-triển
80629127 thực-trạng-ứng-dụng-e-marketing-va-giải-phap-phat-triển
 
Đề tài: Chiến lược marketing mix tập đoàn bán lẻ Caganu, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Chiến lược marketing mix tập đoàn bán lẻ Caganu, 9 ĐIỂM!Đề tài: Chiến lược marketing mix tập đoàn bán lẻ Caganu, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Chiến lược marketing mix tập đoàn bán lẻ Caganu, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY
Đề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAYĐề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY
Đề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY
 
Xu huong mua sam truc tuyen cua sinh vien tren dia ban tp. hcm
Xu huong mua sam truc tuyen cua sinh vien tren dia ban tp. hcmXu huong mua sam truc tuyen cua sinh vien tren dia ban tp. hcm
Xu huong mua sam truc tuyen cua sinh vien tren dia ban tp. hcm
 
Chương 5 Cạnh tranh và độc quyền
Chương 5 Cạnh tranh và độc quyềnChương 5 Cạnh tranh và độc quyền
Chương 5 Cạnh tranh và độc quyền
 

Similar to Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá

Tác động của marketing online trong xây dựng thương hiệu
Tác động của marketing online trong xây dựng thương hiệuTác động của marketing online trong xây dựng thương hiệu
Tác động của marketing online trong xây dựng thương hiệu
Hoàng Hương
 

Similar to Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá (20)

Phát triển marketing trực tiếp tại các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn Thành...
Phát triển marketing trực tiếp tại các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn Thành...Phát triển marketing trực tiếp tại các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn Thành...
Phát triển marketing trực tiếp tại các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn Thành...
 
Chiến Lược Marketing Của Công Ty Vật Tư Bưu Điện I Trong Thời Gian Tới.
Chiến Lược Marketing Của Công Ty Vật Tư Bưu Điện I Trong Thời Gian Tới.Chiến Lược Marketing Của Công Ty Vật Tư Bưu Điện I Trong Thời Gian Tới.
Chiến Lược Marketing Của Công Ty Vật Tư Bưu Điện I Trong Thời Gian Tới.
 
Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp Marketing trực tiếp cho dự án huấn luy...
Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp Marketing trực tiếp cho dự án huấn luy...Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp Marketing trực tiếp cho dự án huấn luy...
Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp Marketing trực tiếp cho dự án huấn luy...
 
Ứng dụng Marketing trực tuyến để phát triển thương hiệu cà phê Đăk Hà
Ứng dụng Marketing trực tuyến để phát triển thương hiệu cà phê Đăk HàỨng dụng Marketing trực tuyến để phát triển thương hiệu cà phê Đăk Hà
Ứng dụng Marketing trực tuyến để phát triển thương hiệu cà phê Đăk Hà
 
Luận văn: Chiến lược marketing công ty vật tư bưu điện, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Chiến lược marketing công ty vật tư bưu điện, 9 ĐIỂM!Luận văn: Chiến lược marketing công ty vật tư bưu điện, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Chiến lược marketing công ty vật tư bưu điện, 9 ĐIỂM!
 
MARKETING TRỰC TIẾP TẠI CÔNG TY LOGISTICS - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
MARKETING TRỰC TIẾP TẠI CÔNG TY LOGISTICS  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149MARKETING TRỰC TIẾP TẠI CÔNG TY LOGISTICS  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
MARKETING TRỰC TIẾP TẠI CÔNG TY LOGISTICS - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
 
Industry 4.0 và ảnh hưởng đến Sinh Viên Chuyên ngành Marketing
Industry 4.0 và ảnh hưởng đến Sinh Viên Chuyên ngành MarketingIndustry 4.0 và ảnh hưởng đến Sinh Viên Chuyên ngành Marketing
Industry 4.0 và ảnh hưởng đến Sinh Viên Chuyên ngành Marketing
 
Ứng Dụng Marketing Trực Tuyến Tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Cà Phê Đăk Hà.doc
Ứng Dụng Marketing Trực Tuyến Tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Cà Phê Đăk Hà.docỨng Dụng Marketing Trực Tuyến Tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Cà Phê Đăk Hà.doc
Ứng Dụng Marketing Trực Tuyến Tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Cà Phê Đăk Hà.doc
 
Đề cương luận văn cao học : PHÂN TÍCH KHÁCH HÀNG VÀ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH NHẰM N...
Đề cương luận văn cao học : PHÂN TÍCH KHÁCH HÀNG VÀ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH NHẰM N...Đề cương luận văn cao học : PHÂN TÍCH KHÁCH HÀNG VÀ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH NHẰM N...
Đề cương luận văn cao học : PHÂN TÍCH KHÁCH HÀNG VÀ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH NHẰM N...
 
MAR15.doc
MAR15.docMAR15.doc
MAR15.doc
 
Luận văn: Chính sách marketing cho dịch vụ data trên nền 4G
Luận văn: Chính sách marketing cho dịch vụ data trên nền 4GLuận văn: Chính sách marketing cho dịch vụ data trên nền 4G
Luận văn: Chính sách marketing cho dịch vụ data trên nền 4G
 
thuong ma
thuong mathuong ma
thuong ma
 
Tác động của marketing online trong xây dựng thương hiệu
Tác động của marketing online trong xây dựng thương hiệuTác động của marketing online trong xây dựng thương hiệu
Tác động của marketing online trong xây dựng thương hiệu
 
Marketing Trực Tiếp Trong Kinh Doanh Dịch Vụ Tại Công Ty Thông Ty Di Động (Vm...
Marketing Trực Tiếp Trong Kinh Doanh Dịch Vụ Tại Công Ty Thông Ty Di Động (Vm...Marketing Trực Tiếp Trong Kinh Doanh Dịch Vụ Tại Công Ty Thông Ty Di Động (Vm...
Marketing Trực Tiếp Trong Kinh Doanh Dịch Vụ Tại Công Ty Thông Ty Di Động (Vm...
 
MAR04.doc
MAR04.docMAR04.doc
MAR04.doc
 
Hội thảo nền kinh tế số trước bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4
Hội thảo nền kinh tế số trước bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4Hội thảo nền kinh tế số trước bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4
Hội thảo nền kinh tế số trước bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4
 
Luận văn: Chiến lược marketing cho dịch vụ viễn thông, HAY
Luận văn: Chiến lược marketing cho dịch vụ viễn thông, HAYLuận văn: Chiến lược marketing cho dịch vụ viễn thông, HAY
Luận văn: Chiến lược marketing cho dịch vụ viễn thông, HAY
 
Direct marketing
Direct marketingDirect marketing
Direct marketing
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Và Giải Pháp Marketing Tăng Cường Khả Năng Cạ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Và Giải Pháp Marketing Tăng Cường Khả Năng Cạ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Và Giải Pháp Marketing Tăng Cường Khả Năng Cạ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Và Giải Pháp Marketing Tăng Cường Khả Năng Cạ...
 
Đề tài khóa luận năm 2024 Thực trạng và giải pháp Marketing của công ty TNHH ...
Đề tài khóa luận năm 2024 Thực trạng và giải pháp Marketing của công ty TNHH ...Đề tài khóa luận năm 2024 Thực trạng và giải pháp Marketing của công ty TNHH ...
Đề tài khóa luận năm 2024 Thực trạng và giải pháp Marketing của công ty TNHH ...
 

More from jackjohn45

More from jackjohn45 (20)

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
 

Recently uploaded

Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Kinh doanh số và marketing trong kỷ nguyên toàn cầu hoá

  • 1. 1 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ INTERNATIONAL CONFERENCE KINH DOANH SỐ VÀ MARKETING TRONG KỶ NGUYÊN TOÀN CẦU HOÁ DIGITAL BUSINESS & MARKETING IN GLOBALIZATION ERA HÀ NỘI 11. 2019 ĐƠN VỊ TỔ CHỨC
  • 2. 2 MỤC LỤC STT & Nội dung Trang PHẦN I: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC MỚI TRONG NỀN KINH TẾ SỐ 6 1 Phát triển chương trình đào tạo digital marketing tại trường ĐH Kinh tế Quốc dân đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động PGS. TS. Vũ Huy Thông, và BM QTBH & Digital Marketing 7 2 Quản lý hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ qua mạng xã hội và những vấn đề bất cập trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 TS. Phạm Văn Tuấn, GS.TS. Trần Minh Đạo, NCS Phan Duy Hùng, Lưu Thu Phương 25 3 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự phát triển nền kinh tế số ở việt nam: cơ hội và thách thức GS.TS. Trần Minh Đạo, TS. Phạm Văn Tuấn, TS. Đỗ Hữu Hải 48 4 Các nhân tố thúc đẩy phát triển thương mại điện tử của Trung Quốc và một số gợi mở cho Việt Nam TS. Nguyễn Hồng Thu 61 5 Ứng dụng thương mại điện tử trong du lịch: cơ hội và thách thức trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 ThS.Nguyễn Đức Hiếu 74 6 Applied green supply chain management in vietnam tourism company Đỗ Anh Đức, Nguyễn Quang Vinh, Nguyễn Duy Uẩn 86 PHẦN II: CÁC NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN VÀ HỌC THUẬT VỀ DIGITAL MARKETING 98 7 Quan điểm tiếp cận mới về mô hình marketing trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 Nguyễn Hồng Quý 99 8 Áp dụng Digital Marketing tại doanh nghiệp Việt Nam PGS.TS. Nguyễn Thanh Bình 114 9 Cách tiếp cận chiến lược về nội dung số trong digital marketing PGS.TS. Vũ Minh Đức 121 10 Mô hình truyền thông hai chiều: lý luận và ứng dụng trong digital marketing Nguyễn Chu Du 152 11 E.WOM Marketing trong kỷ nguyên số: một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn PGS.TS Trương Đình Chiến 161
  • 3. 3 12 Sử dụng người gây ảnh hưởng để tác động đến hành vi của nhóm khách hàng mục tiêu: lý luận và thực tiễn tại Việt Nam TS. Phạm Hồng Hoa & Trương Thị Kim Anh, Lê Thuý Hiền, Lăng Thị Thu Huyền, Phạm Tùng Lâm, Trần Thị Bích Ngọc, Trần Thị Thương, Đỗ Ngọc Trâm 175 13 Khung khái niệm sự tham gia của khách hàng trong quá trình cung ứng dịch vụ chuyên môn dành cho doanh nghiệp Th.S Lê Phạm Khánh Hoà, GS.TS. Nguyễn Viết Lâm, TS. Nguyễn Ngọc Quang 195 14 Sử dụng các công cụ digital marketing để gia tăng hành vi gắn kết của khách hàng TS. Phạm Hồng Hoa, Lê Trần Tuấn Long, Nguyễn Thị Hoàng Ngọc, Trần Thị Phương Thuý 214 15 Đánh giá hiệu quả của các chương trình marketing nội dung số TS. Phạm Hồng Hoa, Th.S Phạm Thị Kim Thanh 226 16 Digital content marketing – a literature review on concepts, international experiences and implications for Vietnam Assoc. Prof. Dr. Le Thi My Linh, Vu Huy Hai, Nguyen Thien My 241 17 Impact of integrating marketing communications: an investigation of the role of messages consistency PhD Doan Hoang Minh, PhD Nguyen Quang Dung, MBA. Nguyen Minh Hien 257 18 Ethical issues faced by online marketing experts in the industrial revolution 4.0 Pham Lam Hanh Trang 273 PHẦN III: CÁC NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG VỀ DIGITAL MARKETING VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MARKETING TRONG BỐI CẢNH CÔNG NGHỆ SỐ 284 19 Nghiên cứu tác động của marketing sử dụng người có ảnh hưởng trên mạng xã hội tới thái độ của người tiêu dùng đối với thương hiệu ngành F&B Việt Nam Nguyễn Hải Ninh, Đinh Vân Oanh, Phạm Thuỳ Dương, Lê Bùi Quỳnh Như 285 20 Ảnh hưởng của truyền thông số hóa, phương pháp ứng dụng logo và mầu sắc thương hiệu trong quảng cáo của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam TS. Nguyễn Quang Dũng 304 21 Ảnh hưởng của tài sản mối quan hệ đến lòng trung thành của khách hàng – Nghiên cứu tình huống KFC tại Hà Nội TS. Nguyễn Hoài Long; Th.S.Đinh Vân Oanh 319 22 Chất lượng dịch vụ đào tạo tiếng anh trực tuyến tại TOPICA Native qua đánh giá của tệp “khách hàng hết hạn” PGS. TS. Phạm Thị Huyền, Hoàng Ngọc Anh 334
  • 4. 4 23 Quyết định về marketing nội dung cho sự kiện “tuborg open 2019” của thương hiệu bia Tuborg tại Việt Nam TS. Nguyễn Hoài Long, Th.S Phạm Thị Kim Thanh 349 24 Chất lượng dịch vụ thương mại điện tử và sự hài lòng của khách hàng: nghiên cứu tình huống tại công ty TNHH Shopee PGS.TS. Vũ Trí Dũng, PGS.TS. Đỗ Thị Phi Hoài, TS. Đỗ Khắc Hưởng 360 25 Marketing xã hội bao cao su trong chương trình dân số - khh gia đình tại việt nam: trường hợp nghiên cứu bao cao su nighthappy PGS.TS. Vũ Trí Dũng, TS. Nguyễn Đình Toàn 377 26 Influence of celebrities towards the purchase intention of OPPO smartphone of students in Hanoi MSc. Hoàng Ngọc Vinh Hạnh, MSc. Hoàng Tuấn Dũng, ME. Nguyễn Quỳnh Trang 396 27 Impact of micro-influencers in instagram: a study of vietnamese youth’s purchase intention in food & beverage market Doãn Hoàng Minh PhD., Hoàng Thu Phương, Nguyễn Phương Linh, Phạm T. Khánh Linh 418 28 Provisional marketing solutions enhancing learners’ satisfaction in valuation specialization at national economics university (neu) PhD. Nguyễn Ngọc Quang, ME. Nguyễn Thị Minh Nguyệt, MSc Nguyễn Minh Phương 430 29 Analyzing the content of the mission statement of vietnamese public higher educational institutions in the requirement of industrial revolution 4.0 Nguyễn Thị Minh Nguyệt ME 443 30 Applying big data and social listening tool for marketing: a case study of sentiment analysis toward Apple Iphone 11 Nguyen The Hung, Nguyen Hai Long, Ph.D. Do Khac Huong 454 PHẦN IV: CÁC NGHIÊN CỨU VỀ MÔI TRƯỜNG MARKETING VÀ HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG BỐI CẢNH CÔNG NGHỆ SỐ 473 31 Mạng xã hội và hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội trong kỷ nguyên marketing số – Tình huống nghiên cứu điển hình trên Facebook tại Việt Nam. TS. Phạm Văn Tuấn 474 32 Tác động của các thành phần thương mại qua mạng xã hội đến ý định mua xanh của người tiêu dùng việt nam (tiếp cận theo lý thuyết học tập xã hội) NCS. Lê Dzu Nhật 501 33 Một số nghiên cứu về marketing xã hội và các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh TS. Lê Thùy Hương, TS. Đỗ Khắc Hưởng 514
  • 5. 5 34 Các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn mua sắm ở siêu thị hay chợ truyền thống của người tiêu dùng Hà Nội TS. Đặng Thị Thúy Hằng & Tạ Thị Ngọc Ánh, Nguyễn Thùy Dung, Nguyễn Hồng Nhung, Chu Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Minh Thư 526 35 Mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng Việt Nam Th.S. Trần Hồng Nhung, Th.S Dương Thị Hoa 543 36 Nghiên cứu nhu cầu dịch vụ hẹn hò trực tuyến tại Việt Nam Nguyễn Linh Đan, Th.S. Nguyễn Minh Hiền, 560 37 Một số nghiên cứu về marketing nội bộ ảnh hưởng đến sự hài lòng của người lao động TS. Đỗ Khắc Hưởng, TS. Lê Thuỳ Hương 571 38 Sự hài lòng của nhân viên dưới tác động của Marketing nội bộ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam GS.TS. Nguyễn Viết Lâm, Th.S Nguyễn Thái Hà, TS. Nguyễn Ngọc Quang, TS. Nguyễn Thu Lan 583 39 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: kinh nghiệm Nhật Bản và bài học cho Việt Nam PGS.TS. Phạm Hồng Chương, PGS.TS. Vũ Huy Thông 602 40 Mediating role of perceived usefulness in the relationship of online trust, perceived ease of use to e-wallet behavior intention Msc Ngoc Bao Nguyen, PhD Huy Quang Chan, PhD Binh Minh Nguyen, Msc Trương Xuan Trinh 612 41 Brokerage of real estate in the digital age in Vietnam Nam Phuong Pham 628
  • 6. 6 PHẦN I: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC MỚI TRONG NỀN KINH TẾ SỐ
  • 7. 7 PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO DIGITAL MARKETING TẠI TRƯỜNG ĐH. KINH TẾ QUỐC DÂN ĐÁP ỨNG NHU CẦU CỦA THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG PGS.TS. Vũ Huy Thông và Bộ môn Quản trị Bán hàng và Digital Marketing Khoa Marketing, Trường ĐH.KTQD Tóm tắt: Khoa Marketing Trường ĐH. Kinh tế Quốc dân là đơn vị tiên phong đào tạo về Marketing tại Việt Nam. Chuyên ngành Marketing được đào tạo từ khoá 31 (tuyển sinh đầu vào năm 1989, tốt nghiệp năm 1993). Trong những năm gần đây, Marketing luôn là một trong những ngành đào tạo hấp dẫn sinh viên bậc nhất của Trường. Hầu hết, sinh viên ngành Marketing có việc làm ngay từ khi còn chưa tốt nghiệp. Hiện nay, Khoa Marketing phụ trách hai Ngành đào tạo cử nhân bậc đại học, gồm: (i)Ngành Marketing (với 4 chuyên ngành: Quản trị Marketing, Quản trị Bán hàng, Truyền thông Marketing và Thẩm định giá) và (ii)Ngành Quan hệ công chúng (PR). Khoa Marketing có bốn Bộ môn, gồm: Marketing, Truyền thông Marketing, Định giá; Bộ môn Quản trị Bán hàng và Digital Marketing được thành lập từ tháng 3 năm 2019. Sự phát triển của internet và công nghệ 4.0 đã và đang làm thay đổi bộ mặt đời sống xã hội nói chung và lĩnh vực kinh tế, quản trị kinh doanh nói riêng. Marketing là một trong những lĩnh vực đang thay đổi và phát triển hết sức mạnh mẽ. Ứng dụng công nghệ số vào marketing và phát triển hoạt động marketing trong môi trường công nghệ số đang là xu hướng phát triển tất yếu của thế giới. Theo đó, nhu cầu nhân lực ngành marketing có sự chuyển biến: (1) xã hội đang rất “khát” nhân sự làm Digital Marketing (marketing trong môi trường công nghệ số); (2) yêu cầu của thị trường lao động về nhân sự làm việc trong lĩnh vực marketing và bán hàng phải có kiến thức và kỹ năng về marketing và bán hàng trong môi trường công nghệ số. Trước những thách thức và đòi hỏi đó, Trường ĐH. Kinh tế Quốc dân cần nhanh chóng phát triển, đổi mới, hoàn thiện Chương trình đào tạo về Marketing và Digital Marketing để phù hợp với nhu cầu xã hội.
  • 8. 8 1. Giới thiệu Sự phát triển của internet và công nghệ 4.0 đã và đang làm thay đổi bộ mặt đời sống xã hội nói chung và lĩnh vực kinh tế, quản trị kinh doanh nói riêng. Nhiều lĩnh vực kinh doanh mới được hình thành gắn với môi trường ảo; vì thế, các hoạt động kinh doanh và quản lý cũng phải thay đổi cho phù hợp với sự phát triển của công nghệ. Marketing là một trong những lĩnh vực đang thay đổi và phát triển hết sức mạnh mẽ. Ứng dụng công nghệ số vào marketing và phát triển hoạt động marketing trong môi trường công nghệ số đang là xu hướng phát triển tất yếu của thế giới. Theo đó, nhu cầu nhân lực ngành marketing có sự chuyển biến: (1) xã hội đang rất “khát” nhân sự làm Digital Marketing (marketing trong môi trường công nghệ số); (2) yêu cầu của thị trường lao động về nhân sự làm việc trong lĩnh vực marketing và bán hàng phải có kiến thức và kỹ năng về marketing và bán hàng trong môi trường công nghệ số. Trước những thách thức và đòi hỏi đó, Đại học Kinh tế Quốc dân cần nhanh chóng phát triển, đổi mới, hoàn thiện Chương trình đào tạo về Marketing và Digital Marketing để phù hợp với nhu cầu xã hội. Khoa Marketing, Đại học Kinh tế Quốc dân là đơn vị tiên phong trong đào tạo về Marketing tại Việt Nam. Chuyên ngành Marketing được đào tạo từ khoá 31 (tuyển sinh đầu vào năm 1989, tốt nghiệp năm 1993). Trong những năm gần đây, Marketing luôn là một trong những ngành đào tạo hấp dẫn sinh viên bậc nhất của Trường. Sinh viên tốt nghiệp ngành Marketing không chỉ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp mà còn được đánh giá rất cao về kiến thức, kỹ năng. Hầu hết, sinh viên ngành Marketing có việc làm ngay từ khi còn chưa tốt nghiệp. Hiện nay, Khoa Marketing phụ trách 2 Ngành đào tạo cử nhân bậc đại học, gồm: (i)Ngành Marketing (với 4 chuyên ngành: Quản trị Marketing, Quản trị Bán hàng, Truyền thông Marketing và Thẩm định giá) và (ii)Ngành Quan hệ công chúng (PR). Khoa Marketing có 4 Bộ môn, gồm: Marketing, Truyền thông Marketing, Định giá; Bộ môn Quản trị Bán hàng và Digital Marketing được thành lập từ tháng 3 năm 2019. Trong bối cảnh công nghệ 4.0, hoạt động bán hàng truyền thống đang bị cạnh tranh quyết liệt, sự phát triển của lý thuyết về ứng dụng công nghệ kỹ thuật số trong bán hàng; đặc biệt là bán hàng online phát triển rất mạnh mẽ. Từ thực tiễn về lĩnh vực Bán hàng và Marketing kỹ thuật số (Digital Marketing) dẫn đến nhu cầu xã hội về các hoạt động chuyên môn tương ứng. Điều này đòi hỏi Khoa Marketing cần có những điều chỉnh tương ứng thích hợp cả về lý luận và thực tiễn. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã và đang đầu tư thích đáng cho Ngành Marketing, các môn học về Digital
  • 9. 9 Marketing, tiến tới phát triển chương trình đào tạo Digital Marketing hệ cử nhân bậc đại học. 2. Sự cần thiết phát triển Chương trình Đào tạo Digital Marketing 2.1. Bối cảnh quốc tế 2.1.1. Nhu cầu xã hội về nhân lực digital marketing Marketing là ngành giữ vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của hầu hết mọi tổ chức kinh doanh trên thế giới. Hiệu quả của hoạt động kinh doanh chịu ảnh hưởng lớn từ marketing và nó còn chi phối cả hoạt động của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai. Các doanh nghiệp muốn bán được nhiều hàng hóa và sản phẩm thì một phần không thể thiếu chính là cách các nhà đầu tư đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng để có thể cạnh tranh với nhiều đối thủ.1 Theo kết quả khảo sát Manpower Group Annual Talent Shortage 2016-2017 của Mỹ, vị trí nhân viên bán hàng hay nhân viên kinh doanh luôn đứng trong Top 4 thiếu nguồn cung nhân lực kể từ năm 2006 đến nay2 . Một số liệu khác của JobStreet.com, thị trường việc làm vẫn luôn có nhu cầu cao về ngành marketing và bán hàng, đạt trung bình khoảng 25% trên thị trường vào mọi thời điểm3 . Tuy nhiên, ứng viên ngành này chỉ chiếm khoảng 17% nguồn cung ứng, khiến nhân viên kinh doanh trở thành vị trí được “săn đón” nhiều nhất trên thị trường tuyển dụng. Khảo sát của JobStreet.com tại thị trường Malaysia trên 369 nhà tuyển dụng cho thấy 56% các công ty tại đây có nhu cầu tuyển dụng cao cho các vị trí kinh doanh, marketing, bán hàng – là ngành có nhu cầu tuyển dụng cao nhất trên thị trường nước này. Tại một quốc gia khác như Philippines, kinh doanh, marketing, bán hàng mặc dù không đứng nhất về nhu cầu nhưng vẫn thuộc top 3 các ngành có nhu cầu cao trên thị trường, cho thấy một xu thế chung về tăng trưởng việc làm ngành kinh doanh, marketing, bán hàng trên toàn khu vực Đông Nam Á. Nhân sự trong các lĩnh vực này trở thành những ứng viên được săn đón và họ cũng được chào mời mức lương khá hậu hĩnh so với mặt bằng chung của thị trường. Một xu hướng rất lớn, hay có thể nói là đang thống lĩnh nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành marketing đó là digital marketing. Có tới 90% bản tin tuyển dụng cho vị trí việc 1 http://toplist.vn/top-list/nganh-nghe-co-nhu-cau-nhan-luc-nhieu-nhat-o-viet-nam-trong-tuong-lai-9297.htm 2 https://salesfoundation.org/wp-content/uploads/2018/04/SEF1801-2018-Annual- Magazine_FINAL_DigitalDownload.pdf 3 http://enternews.vn/nhan-luc-nganh-ban-hang-dat-gia-94004.html
  • 10. 10 làm về marketing yêu cầu ứng viên cần có kỹ năng digital marketing4 . Các nhà tuyển dụng trên thế giới hiện nay đánh giá rất cao tầm quan trọng về kỹ năng digital marketing ở tất cả những chức năng của marketing. Điều này xuất phát từ thực tế là doanh nghiệp đã và đang khai thác, vận dụng công nghệ, công nghệ số.., không chỉ trong sản xuất mà trong hầu hết tất cả các hoạt động marketing và bán hàng; từ khâu nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, thiết kế bao gói, tổ chức điểm bán, định giá.., cho đến truyền thông, xây dựng thương hiệu và phát triển quan hệ khách hàng v.v.. Theo số liệu của AdAge, 80% các công ty được khảo sát dự định tăng ngân sách cho hoạt động digital marketing trong 12-18 tháng tới. Với xu hướng khai thác và vận dụng công nghệ số vào các hoạt động marketing và bán hàng, nhu cầu nhân sự về digital marketing tăng lên là tất yếu và thực tế: nguồn cung đang không đủ đáp ứng nhu cầu5 . 2.1.2. Sự phát triển đào tạo về digital marketing trong trường đại học Trên thế giới cũng như ngay tại Việt Nam, các doanh nghiệp đã, đang khai thác và vận dụng công nghệ không chỉ trong sản xuất mà trong hầu hết tất cả các hoạt động marketing; trên cơ sở đó xuất hiện môi trường kinh doanh thứ hai – kinh doanh trực tuyến. Việc áp dụng công nghệ số hay công nghệ thông tin tiên tiến, bao gồm từ việc nghiên cứu phát triển các phần mềm, ứng dụng vào hoạt động marketing... cho đến đa dạng hoá phương thức, cách thức hoạt động marketing trên nền tảng Internet và thông tin di động đang ngày càng trở lên phổ biến. Ví dụ, việc phân tích Dữ liệu Lớn về khách hàng (Big Data); ứng dụng hỗ trợ nghiên cứu người tiêu dùng trong Neuromarketing (Marketing hệ não đồ) như phép ghi điện não định lượng QEEG, chụp cộng hưởng từ chức năng fMRI để cho thấy những thay đổi trong não bộ của con người khi tiếp nhận một thông điệp hay tiếp xúc với sản phẩm…; ứng dụng về tạo lập, thiết kế và mô phỏng sản phẩm…; ứng dụng hệ thống thông tin địa lý GIS để phục vụ việc ra quyết định marketing (được biết đến với tên gọi GeoMarketing) như lựa chọn và xác định điểm bán, điều tiết các nỗ lực marketing dựa trên dữ liệu người dùng trong mỗi khu vực địa lý v.v.. Đây là những kỹ thuật và cách thức thực hiện hoạt động marketing dựa trên nền tảng Internet, bắt đầu từ nghiên cứu thị trường, phân tích dữ liệu mạng xã hội (Social Listening & Social Monitoring), xây dựng chiến lược nội dung và phân phối nội dung (Content Strategy), các kỹ thuật truyền thông 4 https://www.smartinsights.com/managing-digital-marketing/2017-marketing-hiring-trends-factors-shaping- demand-marketing-talent/ 5 https://cce.assumption.edu/job-market-digital-marketers/
  • 11. 11 và làm việc với những cỗ máy tìm kiếm (Search Engine Marketing), Marketing tương tác trên mạng xã hội (Social Media Marketing), Xây dựng cộng đồng thương hiệu (Brand Community), Marketing tương tác qua email (Email Marketing), Marketing qua các ứng dụng điện thoại thông minh (Mobi Applications), làm truyền thông lan truyền (Viral Marketing), khách hàng đồng sáng tạo và tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm dịch vụ (Co-creation), Tương tác và bán hàng trực tuyến (Online Sales), Truyền thông tương tác qua truyền hình số và các kios tương tác (Interactive Marketing Communication)… Xu hướng đào tạo digital marketing cũng phát triển với tốc độ cao để đáp ứng nhu cầu xã hội về nhân lực có kỹ năng chuyên sâu. Các trường đại học xếp thứ hạng cao ở Mỹ, Anh, Úc có ngành marketing đều phát triển đào tạo về digital marketing, ví dụ như đại học Oregon State, đại học Southern Cross, đại học Coventry University, đại học Greenwich, Đại học Michigan-Dearbon, Đại học Birmingham, Đại học Georgetown, Đại học Florida6 . Chương trình đào tạo bám sát các kỹ năng cần thiết để thực hiện chức năng của marketing ứng dụng công nghệ số như Digital Consumer Search and Marketing, Digital Analytics and Content, E-tailing and Retailing, Digital Communication Strategy, Digital marketing management, Creative Digital Innovation… 2.2. Bối cảnh trong nước 2.2.1. Nhu cầu nhân lực về Digital Marketing Cùng với sự phát triển của công nghệ và phổ biến internet, hoạt động bán hàng truyền thống đang bị cạnh tranh mạnh mẽ bằng những hình thức bán hàng ứng dụng công nghệ. Theo báo cáo của BrandsVietnam.com, hiện nay Việt Nam đang có khoảng 23 triệu người mua sắm thường xuyên qua mạng; 90% số cửa hàng ở Việt Nam sử dụng website bán hàng trực tuyến; tỷ lệ mua sắm online của người Việt Nam trong một năm qua tăng lên 3 lần. Bên cạnh đó hoạt động bán hàng tự động, marketing tự động, dịch vụ khách hàng tự động cũng đang phát triển và dần trở nên phổ biến. Tuy nhiên, cùng với xu hướng về sự phát triển của digital marketing, đã và đang dẫn đến một điều bất cập tại thị trường lao động hiện nay: nhân sự có hiểu biết và được đào tạo bài bản về marketing và bán hàng thì thiếu nền tảng kiến thức kỹ thuật số; ngược lại, nhân sự được đào tạo về công nghệ số thì bị hạn chế kiến thức về bán hàng 6 https://www.hotcoursesabroad.com/study/training-degrees/international/undergraduate/digital- marketing-courses/
  • 12. 12 và marketing. Để góp phần giải quyết mâu thuẫn này, hàng loạt cơ sở đào tạo kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin kỹ thuật số trong marketing cho nhân sự kinh doanh và bán hàng đã được thành lập. Các cơ sở này cung cấp những khoá học ngắn hạn về hoạt động “marketing thực chiến”, quản trị bán, kỹ năng bán; từng công cụ, kỹ thuật cụ thể giúp truyền thông và bán hàng trực tuyến như chạy quảng cáo trên mạng xã hội Facebook, chạy quảng cáo trên Google, tối ưu hoá kết quả hiển thị trên công cụ tìm kiếm SEO…, với mức học phí khá đắt đỏ nhưng người học cũng chỉ được biết một hoặc vài công cụ đơn lẻ trong hệ thống công cụ cực kỳ đa dạng của công nghệ marketing kỹ thuật số (Marketing Digital Technology). Các khoá học này khó có thể trang bị cho nhân sự trong lĩnh vực marketing bán hàng tư duy hệ thống về việc vận dụng kiến thức được học trong toàn bộ chuỗi hoạt động và quản trị marketing của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, còn có một lựa chọn khác mà doanh nghiệp thường áp dụng là thuê ngoài (outsourcing). Tuy nhiên, cùng với vấn đề chi phí đắt đỏ thì bản thân doanh nghiệp cũng gặp khó khăn khi không đủ kiến thức và thuật ngữ chuyên môn để “ra đầu bài” cho đơn vị thuê ngoài. Do vậy, việc thuê ngoài khiến các hoạt động bán hàng và marketing bị rời rạc bởi vì đơn vị thuê ngoài không thực sự là một phần thuộc cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp cho nên không dễ để hiểu công việc một cách tổng thể, từ đó sự vận hành thường khó thông suốt. Trong bối cảnh như đã phân tích ở trên, cùng với xu hướng phát triển kinh tế-xã hội dẫn đến yêu cầu của thị trường lao động về nhân lực ngành marketing có những thay đổi: • Người quản trị hoạt động marketing và bán hàng cần phải được đào tạo về kiến thức, kỹ năng làm marketing và bán hàng trong môi trường kỹ thuật số; • Thị trường có nhu cầu rất lớn về nhân sự với chuyên môn sâu về digital marketing. Nhân sự này vừa có kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về bán hàng và marketing vừa có am hiểu về công nghệ số cũng như khả năng ứng dụng công nghệ số trong bán hàng và marketing. Những thay đổi này của thị trường lao động đòi hỏi các đơn vị đào tạo về marketing nói chung và Khoa Marketing - Đại học Kinh tế Quốc dân nói riêng cần có những cải tiến và phát triển cho phù hợp.
  • 13. 13 2.2.2. Sự phát triển đào tạo Digital Marketing tại các trường đại học trong nước Nguồn cung ứng nhân lực ngành marketing gồm: (1) đào tạo chính quy về marketing từ các trường đại học và cao đẳng nghề trong cả nước; (2) đào tạo tại nước ngoài và các trường đại học quốc tế có cơ sở hoặc liên kết tại Việt Nam; (3) đào tạo ngắn hạn từ các tổ chức có những lĩnh vực chuyên môn hẹp về marketing. Số lượng sinh viên được đào tạo chính quy, căn bản về marketing (nhóm 1 và 2) chỉ đạt khoảng 10.000 SV/năm. Theo tính toán sơ bộ, con số này mới chỉ đủ đáp ứng nhu cầu gia tăng về nhân sự ngành Marketing cho riêng TP. Hồ Chí Minh. Điều này chứng tỏ: đang tồn tại một khoảng cách lớn giữa nhu cầu xã hội về nhân lực ngành marketing so với quy mô và khả năng đào tạo. Trong bối cảnh phát triển của công nghệ và nhu cầu xã hội, đã có khá nhiều trường đại học và tổ chức đào tạo chuyên sâu về Digital Marketing tại Việt Nam. Đại học RMIT đã đào tạo chuyên ngành Digital Marketing. Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông có hai chuyên ngành đào tạo liên quan đến Digital Marketing là Internet Marketing và Phân tích dữ liệu marketing số. Ngoài ra còn có rất nhiều tổ chức cung cấp các khoá đào tạo ngắn hạn về Digital Marketing như Vinalink, Edumall, EQVN, Plato... Các khoá học này thu hút rất nhiều học viên là những người làm thực tế về marketing và cả những người đã từng tốt nghiệp Chuyên ngành Marketing. Thực tế này đòi hỏi Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, với vị thế thế là trường đầu ngành trên lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh không nên chậm trễ trong việc xây dựng chuyên ngành, phát triển chương trình đào tạo và các môn học chuyên sâu về Digital Marketing. 2.3. Bối cảnh trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Khoa Marketing 2.3.1. Định hướng phát triển của Đại học Kinh tế Quốc dân Đại học Kinh tế Quốc dân là trường trọng điểm quốc gia, trường đại học hàng đầu về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh trong hệ thống các trường đại học của Việt Nam. Đại học Kinh tế Quốc dân có sứ mệnh cung cấp cho xã hội các sản phẩm đào tạo, nghiên cứu khoa học, tư vấn, ứng dụng và chuyển giao công nghệ có chất lượng cao, có thương hiệu và danh tiếng, đạt đẳng cấp khu vực và quốc tế về lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh. Trường góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới. Mục tiêu phát triển của nhà trường đến năm 2020 là “Giữ vững, phát huy và khẳng định vị thế trọng điểm quốc gia, trường đầu ngành trong hệ thống giáo dục của cả
  • 14. 14 nước, phát triển Đại học Kinh tế Quốc dân thành trường đại học đa ngành về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh, đạt đẳng cấp khu vực và quốc tế nhằm phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phục vụ có hiệu quả nhu cầu phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế - xã hội Việt Nam”. Ngày 17/3/2015, Thủ tướng đã ký Quyết định số 368/QĐ-Ttg phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Đại học Kinh tế Quốc dân trong đó cho phép nhà trường chủ động khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn lực để đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động. Đây là tiền đề quan trọng cho hướng phát triển chủ động, đổi mới, sáng tạo không ngừng trong các hoạt động đào tạo và nghiên cứu của Đại học Kinh tế Quốc dân. Vì vậy, việc xây dựng các chương trình đào tạo mới theo định hướng thị trường lao động, phát triển chuyên ngành mới Digital Marketing là hoàn toàn phù hợp với chiến lược của Nhà trường; góp phần vào việc khẳng định vị thế trong hệ thống giáo dục quốc gia; đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế-xã hội. 2.3.2. Thực trạng đào tạo ngành Marketing tại khoa Marketing Bộ môn Marketing tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân chính thức được thành lập từ năm 1991, bắt đầu đào tạo sinh viên Khóa 31 (1989-1993) bậc cử nhân đại học Chuyên ngành Marketing thuộc nhóm Ngành Quản trị Kinh doanh. Từ năm 2010, Marketing chính thức trở thành Ngành đào tạo riêng theo Thông tư số 14/2010/TT- BGDĐT ngày 27/4/2010 với mã ngành cho hệ đại học là 52340115. Đây được xem là bước ngoặt quan trọng, mở đường cho sự phát triển Ngành đào tạo Marketing tại Việt Nam. Cho tới nay, Ngành đào tạo Marketing của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân bao gồm 4 Chuyên ngành: Quản trị Marketing, Truyền thông Marketing, Thẩm định giá, Quản trị Bán hàng. (Năm 2011, Chuyên ngành Quảng cáo chính thức đổi tên thành Chuyên ngành Truyền thông Marketing, mở rộng kiến thức đào tạo chuyên ngành đa dạng hơn và chuyên sâu về truyền thông marketing). Chuyên ngành Quản trị Bán hàng ra đời từ năm 2014, tập trung chuyên sâu vào quản trị bán hàng, kỹ năng bán hàng, quản trị lực lượng bán. Chuyên ngành Quản trị Marketing, tính đến nay đã có 30 năm hoạt động, được đánh giá phát triển mạnh mẽ và ổn định nhất trong Ngành Marketing. Kết cấu chương trình đào tạo chuyên ngành này gồm 28 học phần, trong đó có 20 học phần lý thuyết, được cập nhật và bổ sung một số học phần riêng có tại Đại học Kinh tế Quốc dân như Quản trị Quan hệ khách hàng, Marketing Chiến lược… Với khung chương trình đào tạo như vậy, chuyên ngành trang bị cho sinh viên những kiến thức nền tảng, cơ sở lý thuyết
  • 15. 15 rất vững chắc về quản trị marketing. Tuy nhiên, mảng kiến thức về marketing công nghệ số hay công nghệ marketing chưa có nhiều, ngoài một số học phần về marketing trực tiếp và internet marketing. Chính vì vậy, việc phát triển thêm các môn học cũng như Chương trình Đào tạo về Digital Marketing là đòi hỏi cấp thiết. Trước mắt, nhiệm vụ phát triển Chương trình đào tạo chuyên sâu về Digital Marketing tập trung vào những học phần như: • Marketing công nghệ số (Digital Marketing) • Marketing trong cách mạng công nghiệp 4.0 (Marketing 4.0) • Chiến lược Marketing Công nghệ số (Digital Marketing Strategy) • Hành vi khách hàng trong môi trường số (Digital Consumer Behavior) • Phân tích dữ liệu lớn và nghiên cứu thị trường ứng dụng công nghệ số (Big Data Analytics and Digital marketing research) • Truyền thông Marketing tích hợp trong môi trường số (Digital Marketing Communication) • Quản trị chiến lược nội dung số (Content Strategy Management) • Tạo lập và quản lý website (Web Design & Administration) • Quản trị quan hệ khách hàng và hoạt động tương tác - đồng sáng tạo của khách hàng (Customer’s Co-creation & Relationship Management) • Marketing trên các công cụ tìm kiếm và Marketing trên mạng xã hội (Search Engine Marketing & Social Media Marketing • Quản trị thương hiệu trực tuyến và PR Online (Managing Online Reputation & PR Online) Đồng thời, các môn học này sẽ được bổ sung vào khung chương trình đào tạo của Ngành Marketing nhằm trang bị các kiến thức và kỹ năng giúp sinh viên có thể làm việc được cả trong môi trường truyền thống và môi trường số. Với bối cảnh và nguồn lực hiện tại, chương trình đào tạo về Digital Marketing được định hướng phát triển theo hai giai đoạn: hợp tác đào tạo và tiến tới các chương trình đào tạo riêng. a. Giai đoạn thứ nhất: Chương trình hợp tác đào tạo Digital Marketing
  • 16. 16 - Hình thức thực hiện: Hợp tác với các trường đại học có uy tín đào tạo về Digital Marketing. - Ý nghĩa của chương trình hợp tác: (1) giúp nhanh chóng phát triển chương trình đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội về Digital Marketing; (2) tiếp tục phát huy truyền thống của Đại học Kinh tế Quốc dân, khẳng định vị thế tiên phong về đào tạo, nghiên cứu khoa học và tư vấn trong lĩnh vực Digital Marketing; (3) giúp các giảng viên tiếp cận và học hỏi những lý thuyết mới và công nghệ đào tạo trong lĩnh vực Digital Marketing làm tiền đề phát triển các môn học và xây dựng chương trình đào tạo riêng. - Mục tiêu của chương trình hợp tác đào tạo về Digital Marketing: nhằm cung cấp cho xã hội nhân lực chuyên nghiệp làm về Digital Marketing. Người học được trang bị các kiến thức chuyên sâu và kỹ năng thực hiện hoạt động Digital Marketing. b. Giai đoạn thứ hai: Chương trình đào tạo Digital Marketing của ĐH.KTQD Khi đã chủ động được hệ thống môn học, chương trình đào tạo và nguồn nhân lực cũng như các điều kiện khác, Khoa Marketing sẽ phát triển chương trình đào tạo bậc đại học về Digital Marketing. Chương trình đào tạo đại học ngành/chuyên ngành Digital Marketing sẽ được thiết kế theo hướng nâng cao tính ứng dụng và tính thực hành, đảm bảo trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng marketing và ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực marketing. Dự kiến sẽ hợp tác với các đơn vị trong và ngoài trường để phát triển và thực hiện chương trình đào tạo này. 3. Kết luận Xuất phát từ bối cảnh quốc tế, trong nước, từ hệ thống các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam nói chung, Trường Đại học KTQD nói riêng… về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; từ hoạt động nghiên cứu khoa học, tư vấn phục vụ cho lĩnh vực Marketing và Digital Marketing của xã hội; từ yêu cầu về việc quản lý các hoạt động này; xuất phát từ những chủ trương và định hướng phát triển trong tương lai của Nhà trường, việc xây dựng và phát triển Chương trình đào tạo Digital Marketing thuộc Khoa Marketing là hết sức cần thiết. Bên cạnh lực lượng giảng viên cơ hữu hiện có của khoa Marketing, việc phát triển đội ngũ giảng viên, bao gồm cả giảng viên cơ hữu và kiêm giảng sẽ tập trung vào nguồn giảng viên từ các đơn vị khác trong Trường như: Trung tâm ứng dụng Công nghệ Thông tin, Khoa Toán Kinh tế, Viện Công nghệ Thông tin và Kinh tế số, Viện Thương
  • 17. 17 mại và Kinh tế Quốc tế. Kết hợp mở rộng hợp tác với giảng viên từ các trường, các trung tâm đào tạo về digital marketing và công nghệ thông tin như: Trường Đại học Bách khoa, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Đại học Quốc gia Hà Nội cùng với lực lượng đông đảo nhân sự kiêm giảng từ công giới Học viện Plato, Vinalink v.v.. Những giảng viên nước ngoài đã và đang tham gia các Chương trình đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác tại Đại học Kinh tế Quốc dân là cầu nối hết sức quan trọng để mở ra liên kết “nhập khẩu” chương trình đào tạo mới. ---------------- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. http://toplist.vn/top-list/nganh-nghe-co-nhu-cau-nhan-luc-nhieu-nhat-o-viet- nam-trong-tuong-lai-9297.htm 2. https://salesfoundation.org/wp-content/uploads/2018/04/SEF1801-2018- Annual-Magazine_FINAL_DigitalDownload.pdf 3. http://enternews.vn/nhan-luc-nganh-ban-hang-dat-gia-94004.html 4. https://www.smartinsights.com/managing-digital-marketing/2017-marketing- hiring-trends-factors-shaping-demand-marketing-talent/ 5. https://cce.assumption.edu/job-market-digital-marketers/ 6. https://www.hotcoursesabroad.com/study/training- degrees/international/undergraduate/digital-marketing-courses/ 7. https://neu.edu.vn/ 8. http://khoamarketing.neu.edu.vn/ PHỤ LỤC Phụ lục 1: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC (tham khảo và trích lục từ một Học viện/Trường ĐH ở Việt Nam) Tên chương trình: Marketing Trình độ đào tạo: Đại học Ngành đào tạo: Marketing Loại hình đào tạo: Chính quy
  • 18. 18 Sau khi kết thúc các môn học kiến thức ngành, sinh viên có thể lựa chọn hướng học tập và nghiên cứu chuyên sâu về Internet Marketing, Phân tích dữ liệu marketing số hoặc Truyền thông Marketing với các mục tiêu cụ thể sau: ü Chuyên ngành Internet Marketing Chuyên ngành này có mục tiêu trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng tư duy chiến lược nền tảng về Internet Marketing cũng như các kiến thức và kỹ năng cần thiết nhằm thực hành các công cụ marketing trong kỷ nguyên số, giúp sinh viên có khả năng quản lý, xây dựng kế hoạch marketing và quảng bá hiệu quả trên Internet. Cụ thể, theo học chuyên ngành này, sinh viên sẽ được trang bị bổ sung các kiến thức và kỹ năng sau: KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHÓA: 127 tín chỉ (không bao gồm Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và các môn kỹ năng) Chương trình đào tạo được thực hiện trong 4 năm gồm 8 học kỳ, trong đó 7 học kỳ tích lũy kiến thức tại Học viện và 1 kỳ thực tập thực tế tại cơ sở. Cuối khóa sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp hoặc thi tốt nghiệp. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH Khối lượng kiến thức: 127 tín chỉ (không bao gồm nội dung về Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và các môn kỹ năng) Cấu trúc chương trình: STT Khối kiến thức Tín chỉ 1 Kiến thức giáo dục đại cương 46 2 Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp Trong đó: 71 - Kiến thức cơ sở và bổ trợ của khối ngành và ngành 57 - Kiến thức chuyên ngành 14 3 Thực tập và khóa luận tốt nghiệp 10 Tổng cộng 127
  • 19. 19 Khối kiến thức chung TT Tên môn học Mã số môn học Số tín chỉ Lên lớp (tiết) Thí nghiệm /Thực hành (tiết) Tự học (tiết ) Mã số môn học tiên quyết Phương án lập kế hoạch giảng dạy Lý thuyết Chữa bài tập /Thảo luận 1 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin 1 BAS1111 2 24 6 3x(8LT+2BT) 2 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin 2 BAS1112 3 24 6 15 3x(8LT+2BT) 3 Tư tưởng Hồ Chí Minh BAS1122 2 24 6 3x(8LT+2BT) 4 Đường lối cách mạng Đảng cộng sản VN BAS1102 3 24 6 15 3x(8LT+2BT) 5 Tiếng Anh A11/A21 BAS1141/ BAS1143 3 6 Tiếng Anh A12/A22 BAS1142/ BAS1144 4 7 Tiếng Anh A21/B11 BAS1143/ BAS1145 3 8 Tiếng Anh A22/B12 BAS1144/ BAS1146 4 9 Tin học cơ sở 1 INT1154 2 20 4 4 2 2x(10LT+2BT) 10 Tin học cơ sở 3 INT1156 2 20 4 4 2 2x(10LT+2BT) 11 Phương pháp luận nghiên cứu khoa học SKD1108 2 18 6 6 3x(6LT+2BT) Tổng: 30 Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng 1 Giáo dục thể chất 1 BAS1106 2 2 26 2 Kế hoạch riêng 2 Giáo dục thể chất 2 BAS1107 2 2 26 2 3 Giáo dục Quốc phòng BAS1105 3 165 Kiến thức các môn kỹ năng (chọn 3/7) 1 Kỹ năng thuyết trình SKD1101 1 6 8 1 Kế hoạch riêng 2 Kỹ năng làm việc nhóm SKD1102 1 6 8 1 3 Kỹ năng tạo lập Văn bản SKD1103 1 6 8 1 4 Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc SKD1104 1 6 8 1 5 Kỹ năng giao tiếp SKD1105 1 6 8 1 6 Kỹ năng giải quyết vấn đề SKD1106 1 6 8 1 7 Kỹ năng tư duy sáng tạo SKD1107 1 6 8 1
  • 20. 20 Kiến thức cơ bản nhóm ngành TT Tên môn học Mã số môn học Số tín chỉ Lên lớp (tiết) Thí nghiệm /Thực hành (tiết) Tự học (tiết) Mã số môn học tiên quyết Phương án lập kế hoạch giảng dạy Lý thuyết Chữa bài tập /Thảo luận 12 Toán cao cấp 1 BAS1219 2 24 6 3x(8LT+2BT) 13 Lý thuyết xác suất và thống kê BAS1210 3 36 8 1 3x(8LT+2BT)+ (12LT+2BT) 14 Toán kinh tế BSA1241 3 36 8 1 3x(8LT+2BT)+ (12LT+2BT) 15 Toán cao cấp 2 BAS1220 2 24 6 3x(8LT+2BT) 16 Pháp luật đại cương BSA1221 2 24 6 3x(8LT+2BT) 17 Tâm lý quản lý BSA1236 2 24 6 3x(8LT+2BT) 18 Lịch sử các học thuyết kinh tế BAS1109 2 24 6 3x(8LT+2BT) Tổng: 16 Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp Kiến thức cơ sở khối ngành và ngành TT Tên môn học Mã số môn học Số tín chỉ Lên lớp (tiết) Thí nghiệm /Thực hành (tiết) Tự học (tiết ) Mã số môn học tiên quyết Phương án lập kế hoạch giảng dạy Lý thuyết Chữa bài tập /Thảo luận 19 Kinh tế vi mô 1 BSA1310 3 36 8 1 3x(8LT+2BT)+ (12LT+2BT) 20 Kinh tế vĩ mô 1 BSA1311 3 36 8 1 3x(8LT+2BT)+ (12LT+2BT) 21 Marketing căn bản MAR1322 3 36 8 1 3x(8LT+2BT)+ (12LT+2BT) 22 Nguyên lý kế toán FIA1321 3 36 8 1 3x(8LT+2BT)+ (12LT+2BT) 23 Kinh tế lượng BSA1309 3 36 8 1 3x(8LT+2BT)+ (12LT+2BT) 24 Quản trị học BSA1328 3 36 8 1 3x(8LT+2BT)+ (12LT+2BT) 25 Hành vi khách hàng MAR1304 2 24 6 3x(8LT+2BT) 26 Các hệ thống thông tin trong doanh nghiệp MAR1315 3 36 8 1 3x(8LT+2BT)+ (12LT+2BT)
  • 21. 21 TT Tên môn học Mã số môn học Số tín chỉ Lên lớp (tiết) Thí nghiệm /Thực hành (tiết) Tự học (tiết ) Mã số môn học tiên quyết Phương án lập kế hoạch giảng dạy Lý thuyết Chữa bài tập /Thảo luận 27 Internet và ứng dụng trong kinh doanh MAR1333 3 36 8 1 3x(8LT+2BT)+ (12LT+2BT) 28 Phát triển và ứng dụng web trong marketing MAR1334 3 36 8 1 3x(8LT+2BT)+ (12LT+2BT) 29 QT cơ sở dữ liệu KD MAR1312 2 24 6 3x(8LT+2BT) 30 Ứng dụng đa phương tiện trong kinh doanh MAR1318 2 24 6 3x(8LT+2BT) 31 Quản lý dự án BSA1349 2 24 6 3x(8LT+2BT) 32 Thương mại điện tử MAR1323 2 24 6 3x(8LT+2BT) 33 Quản trị marketing MAR1424 2 24 6 MAR1322 3x(8LT+2BT) 34 Phương pháp nghiên cứu marketing MAR1309 3 36 8 1 3x(8LT+2BT)+ (12LT+2BT) 35 Truyền thông marketing tích hợp MAR1314 3 36 8 1 MAR1322 3x(8LT+2BT)+ (12LT+2BT) 36 Marketing dịch vụ MAR1425 2 24 6 MAR1322 3x(8LT+2BT) 37 Marketing công nghiệp MAR1426 2 24 6 MAR1322 3x(8LT+2BT) 38 E- Marketing MAR1427 2 24 6 MAR1322 3x(8LT+2BT) Các học phần tự chọn (chọn 3/5) 39 Kế toán quản trị FIA1334 2 24 6 3x(8LT+2BT) 40 Quản trị thương hiệu MAR1328 2 24 6 3x(8LT+2BT) 41 Quản trị bán hàng MAR1329 2 24 6 3x(8LT+2BT) 42 Phân tích hoạt động kinh doanh BSA1320 2 24 6 3x(8LT+2BT) 43 Luật kinh doanh BSA1314 2 24 6 3x(8LT+2BT) Tổng : 57 Kiến thức chuyên ngành (Digital Marketing) TT Tên môn học Mã số môn học Số tín chỉ Lên lớp (tiết) Thí nghiệm /Thực hành (tiết) Tự học (tiết) Mã số môn học tiên quyết Phương án lập kế hoạch giảng dạy Lý thuyết Chữa bài tập /Thảo luận 44 Phân tích web MAR1408 3 36 8 1 3x(8LT+2BT)+ (12LT+2BT) 45 Marketing qua phương tiện truyền thông xã hội MAR1406 3 36 8 1 3x(8LT+2BT)+ (12LT+2BT) 46 Tổng quan về biên tập web MAR1413 3 36 8 1 3x(8LT+2BT)+ (12LT+2BT)
  • 22. 22 47 Marketing bằng công cụ tìm kiếm MAR1405 3 36 8 1 3x(8LT+2BT)+ (12LT+2BT) 48 Đề án: Kế hoạch Internet marketing MAR1402 2 6 24 Tổng: 14 Thực tập tốt nghiệp (4TC) và Luận văn tốt nghiệp (6TC) hoặc học phần thay thế tốt nghiệp Phụ lục 2: DỰ KIẾN MỘT PHẦN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VỀ DIGITAL MARKETING HỢP TÁC VỚI NƯỚC NGOÀI Course Structure Level 4 The modules at Level 4 provide an introduction to all key subject areas within digital marketing in order to develop meaningful knowledge with some experience and application. All modules support the development of academic and professional skills, in areas such as self-directed study, research, reflection, management of personal effectiveness, communication and presentation. The Digital Marketing Techniques module will offer significant focus on personal, professional and academic development through integrated and assessed content. The Digital Marketing Techniques module can be linked to the Planning Campaigns CIM (Level 4) module on the Certificate in Professional Digital Marketing. The introductory module will feature access to a hands-on digital marketing simulation. Semester 1 Core (Y) Semester 2 Core (Y) Introduction to Digital Marketing Y Data and Analytics Y Marketing Essentials Y Introduction to Marketing Communications Y Digital Marketing Techniques (40 credits) Y Level 5
  • 23. 23 The modules at Level 5 build on the knowledge of key concepts developed at Level 4 to ensure that these can be both consolidated and contextualised across a variety of different organisations and sectors. At Level 5 module content and assessments require students to develop and demonstrate such skills as analysis, decision-making and planning. The Digital Marketing Planning module will also offer a focus on employability and the steps needed to undertake a successful placement through integrated and assessed content. The Research for Digital Marketing module will also prepare students for the increasing independence of study at Level 6 and their dissertation. The Digital Marketing Planning module can be linked to the Planning Campaigns CIM (Level 4) module on the Certificate in Professional Digital Marketing. Semester 1 Core (Y) Semester 2 Core (Y) Customer Journeys and Insights Y Content Marketing Y Web Analytics and Social Media Marketing Y Research for Digital Marketing Y Digital Marketing Planning (40 credits) Y Level 6 The modules at Level 6 are designed so that students can demonstrate an advanced level of knowledge and consistent application in the subjects of marketing and marketing management. The Managing Digital Marketing Projects enabling the successful undertaking and completion of a real-life marketing project. Critical thinking and complex decision-making, as well as independence in their academic work, are core elements of each module. Support provided by Year Tutors, and the opportunity to complete projects and coursework in subjects and organisations of interest, help prepare the students for employment and allow the demonstration of academic and professional capability.
  • 24. 24 The dissertation will be based around a contemporary topic of interest within the field of digital marketing. The Digital Optimisation and Marketing and Digital Strategy modules can be linked to the CIM (Level 6) modules on the Diploma in Professional Digital Marketing. Semester 1 Core (Y) Semester 2 Core (Y) Digital Optimisation Y Marketing and Digital Strategy Y Mastering Metrics Y Managing Digital Marketing Projects Y Digital Marketing Dissertation (40credits) Y
  • 25. 25 QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH HÀNG HÓA, DỊCH VỤ QUA MẠNG XÃ HỘI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ BẤT CẬP TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TS. Phạm Văn Tuấn, ĐH KTQD phamvantuan@neu.edu.vn GS.TS. Trần Minh Đạo, ĐH KTQD tranminhdaoktqd@gmail.com NCS Phan Duy Hùng phanduyhung0105@gmail.com Lưu Thu Phương, Công ty Dentsu One phuong.luu@dentsuone.com Tóm tắt Thế giới đang chuyển mình mạnh mẽ trong công cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, hay còn gọi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0).Có lẽ chưa bao giờ sự thay đổi lại diễn ra nhanh chóng như vậy, dường như sau mỗi ngày, con người lại đối mặt với những vấn đề mới mẻ chưa từng gặp. Các hệ thống chính trị, kinh tế - xã hội chuyển mình khiến công tác quản lý nhà nước xuất hiện nhiều bất cập nhất là hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội. Hoạt động quản lý nhà nước cần phải thay đổi để bắt kịp xu thế, một loạt các vấn đề cần đặt ra như thay đổi về chủ thể pháp luật, các hành vi điều chỉnh pháp luật, các nội dung pháp lý về quản lý thuế, quản lý hàng giả, hàng nhái, bảo mật thông tin, bảo vệ người tiêu dùng. Trong lĩnh vực kinh doanh, với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp phải cạnh tranh toàn cầu, mạng xã hội cung cấp một công cụ bán hàng và truyền thông giao tiếp. Với những đặc điểm của mạng xã hội: tính năng chia sẻ và bình luận bài viết, tính cộng đồng, khả năng thu thập, phân tích dữ liệu, các cá nhân, doanh nghiệp hầu hết đã ứng dụng mạng xã hội trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh của mạng xã hội, các xu thế sử dụng mạng xã hội cũng thay đổi nhanh theo thời gian. Từ đó, các cá nhân, doanh nghiệp cần thay đổi kịp thời trong việc ứng dụng các trang mạng này. Bên cạnh những lợi ích mang lại đó, mạng xã hội đã, đang là bài toán lớn cho các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác quản lý về kinh doanh, thị trường, thuế, an ninh mạng… Hiện mới có Luật an ninh mạng được đưa ra cụ thể nhất về hoạt động
  • 26. 26 trên mạng xã hội. Còn hoạt động kinh doanh qua mạng xã hội được quy định trong các văn bản pháp lý chung như Nghị định 52/2013/NĐ-CP, Nghị định 174/2013/NĐ- CP, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP… Hầu hết các luật hiện hành đều quy định chung về thương mại điện tử. Trong quá trình quản lý hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trên mạng xã hội, đã và đang có nhiều vấn đề phát sinh về thuế, bảo vệ người tiêu dùng, nền kinh tế chia sẻ… Từ đó, bài nghiên cứu sẽ tìm hiểu về mạng xã hội, hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội, thực trạng quản lý và vấn đề bất cập trong hoạt động kinh doanh này. Abstract The world is undergoing a dramatic change in the fourth industrial revolution, called the Fourth Industrial Revolution (FIR 4.0). Perhaps the change has never been that rapid, it seems that day by day, people face new and unprecedented problems. Political and socio-economic systems have changed, challenging the state management of business activities on social networks. State management activities need to change in order to catch up with the trend, specifically a series of issues that need to be raised such as changes in legal subjects, acts of adjusting laws, legal contents on tax administration, dealing with fake goods, information security, and protecting consumers. In the business field, with the context of international economic integration, businesses must compete globally, social networks provide measures of sales and communication. With the characteristics of social networks: the ability to share and comment posts, the community, the ability to collect and analyze data, individuals and businesses have mostly applied social networks in their activities. business. However, with the rapid development of social networks, the trends of using social networks also change swiftly over time. Therefore, individuals and businesses need to change promptly in the application of these websites. In addition to these benefits, social networking has been a major problem for state management institutions in the management of business, markets, taxes, cybersecurity, etc. Cybersecurity law is most detailedly presented on the activity on social networks. Social business activities are regulated in general legal documents such as Decree 52/2013 / ND-CP, Decree 174/2013 / ND-CP, Decree 72/2013 / ND-CP. ... Most current laws have general regulations on e-commerce. In the process of managing the business of goods and services on social networks, there have been many problems arising on taxes, consumer protection, the sharing economy ... Thus,
  • 27. 27 the article will learn about social networks, social business activities, management status and the problematic issue in this business activity. 1. Tổng quan chung về Mạng xã hội và xu hướng sử dụng các trang mạng xã hội phổ biến Mạng xã hội và đặc điểm của mạng xã hội Theo Wikipedia, Mạng xã hội, tiếng anh gọi là Social Network (MXH) là dịch vụ kết nối các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian. Trong đó, những người tham gia vào MXH được gọi là cư dân mạng. Nó được hoạt động trên hai yếu tố: nút (node) và liên kết (tie). Nút được hiểu là một thực thể trong mạng, có thể là cá nhân, doanh nghiệp hay một tổ chức bất kì nào đó. Liên kết được hiểu là mối liên hệ giữa các thực thể đó, tức là mối liên hệ giữa các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức với chính nó hoặc giữa các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đó với nhau. Ví dụ như giữa cá nhân với tổ chức, hay tổ chức với doanh nghiệp…Do đó, thông qua MXH tạo một hệ thống trên nền Internet cho phép cư dân mạng cùng giao lưu, chia sẻ thông tin một cách có hiệu quả mà không bị giới hạn bởi giới hạn về thời gian, địa lý. Từ đó, tạo ra một mẫu định danh trực tuyến mà phục vụ những yêu cầu, nhu cầu cá nhân, cộng đồng và mang lại nhiều giá trị hơn cho cộng đồng chung. Mặt khác, nâng cao giá trị, vai trò, trách nhiệm mỗi công dân trong việc tạo lập mối quan hệ, xây dựng tổ chức quanh mối quan tâm cộng đồng và thúc đẩy sự liên kết các tổ chức xã hội. Mạng xã hội được hình thành với hai ý nghĩa chủ yếu, đó là (i) tạo môi trường giao tiếp trực tuyến và (ii) xây dựng nền tảng chia sẻ các loại hình giải trí. Chính bởi đặc điểm vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính cộng đồng như vậy, những hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trên mạng xã hội cũng sẽ có những đặc điểm khác với hoạt động kinh doanh trong môi trường thực. Thứ nhất, tính năng chia sẻ và bình luận bài viết của mạng xã hội cho phép những người kinh doanh đăng tải những bài viết, hình ảnh và câu chuyện về sản phẩm kinh doanh của họ một cách dễ dàng tiết kiệm hơn. Cũng bởi tính năng chia sẻ, những câu chuyện của người kinh doanh cũng dễ dàng được chia sẻ rộng rãi nếu bản thân chúng khiến cho người đọc thấy thú vị, có ích và truyền tải những thông điệp ý nghĩa. Thứ hai, tính cộng đồng của mạng xã hội cho phép những người sử dụng trao đổi với nhau về các sản phẩm đang được bán tại đó. Họ chia sẻ những đánh giá, kinh nghiệm đã có giúp cho những người được chia sẻ có những thông tin khách quan khi lựa chọn
  • 28. 28 sản phẩm. Kinh doanh trên môi trường mạng xã hội cho phép người kinh doanh tiếp xúc trực tiếp, giao tiếp trực tiếp với khách hàng, tư vấn trực tiếp và chốt đơn hàng ngay trên môi trường trực tuyến. Thứ ba, khi tham gia mạng xã hội, những người sử dụng vô tình hoặc hữu ý để lại những thông tin cá nhân. Ngày nay, nhờ những thuật toán và các công cụ phân tích dữ liệu, người kinh doanh có thể dễ dàng tìm được phân khúc phù hợp với sản phẩm họ kinh doanh hoặc hiểu được đặc điểm của tập khách hàng họ đang tiếp cận trên môi trường mạng xã hội, nhờ đó họ có thể xây dựng chiến lược phù hợp, hiệu quả với từng nhóm khách hàng. Nói tóm lại, kinh doanh qua mạng xã hội có rất nhiều đặc điểm, trong đó nổi bật nhất là (i) sự lan truyền, chia sẻ thông tin nhanh chóng, rộng rãi; (ii) tính cộng đồng qua việc chia sẻ kinh nghiệm sử dụng và (iii) khả năng thu thập, phân tích dữ liệu đầy đủ, nhanh chóng. Xu hướng Tính tới thời điểm hiện tại, mạng xã hội có những tác động to lớn tới hoạt động marketing ở Việt Nam nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng. Năm 2016 được coi là năm bùng nổ của truyền thông xã hội với 2,3 tỷ người dùng và hơn 1,9 tỷ người dùng trên thiết bị di động. Với những marketer – người làm marketing thì nắm bắt những xu hướng sử dụng mạng xã hội giúp được doanh nghiệp có thể cạnh tranh trên thị trường và tăng doanh số cũng như lợi nhuận. Trong những năm tới, 8 xu hướng mà các doanh nhân, người sử dụng mạng xã hội cần cập nhật bao gồm: Thứ nhất, video live stream. Sự phát triển và ra đời của điện thoại thông minh mà mọi người có thể tường thuật trực tiếp các sự kiện, hoạt động của mình và chia sẻ nó trên mạng xã hội để những người bạn và mọi người theo dõi mình biết mình đang làm gì, ở cùng với ai và đang cảm thấy như thế nào. Periscope của Twitter, Facebook Live và Story của Instagram đang là 3 dịch vụ live stream cung cấp dịch vụ miễn phí cho người dùng. Thứ hai kể đến là ứng dụng Chatbot. Thời gian gần đây, tiêu biểu cho sự hiện diện của Chatbot là nó được tích hợp vào Facebook messenger. Các nhà mạng và facebook cũng đang tận dụng sử dụng chatbot để tạo phản hồi cũng như hỗ trợ thu thập dữ liệu khách hàng ngoài chức năng gia tăng trải nghiệm cho khách hàng, người dùng. Thứ ba, một xu hướng được nhắc đến trong mạng xã hội là nội dung “tuổi thọ ngắn”. Mỗi ngày, với khoảng 150 triệu người dùng, Snapchat là tiên phong cho việc phổ biến
  • 29. 29 hình thức nội dung mạng xã hội “tuổi thọ ngắn”. Lý do bởi các video hay hình ảnh trên kênh này không được hiển thị nữa khi người truy cập đã xem chúng. Thứ tư, xu hướng sáp nhập các nền tảng. Minh chứng rõ nhất là sự sáp nhập của hàng loạt tên tuổi: Facebook mua WhatsApp Instagram; Oculus Rift hay Twitter mua Periscope và gần đây là Microsoft chi 27 tỷ USD để mua lại mạng xã hội công việc Linkedln. Các cuộc sáp nhập đang được kỳ vọng nhiều hơn vào những năm sau khi các doanh nghiệp startup ngày càng gặp khó khăn khi gia nhập thị trường, đặc biệt là môi trường có nhiều biến đổi như Việt Nam Thứ năm, xu hướng truy cập tự nhiên bị hạn chế. Hầu hết các mạng xã hội đã thay đổi cách thức hoạt động, xóa tính năng đặt lịch cập nhật nội dung. Điều này đồng nghĩa các doanh nghiệp cần phải trả phí cho việc xuất hiện thường xuyên trước mặt khách hàng trên mạng xã hội và cần phải phụ thuộc vào mạng xã hội để tăng, thu hút truy cập tự nhiên vào website hay các kênh mà doanh nghiệp, sản phẩm xuất hiện. Thứ sáu, xu hướng thực tế ảo và tương tác ảo. Không còn xa lạ khi sức mạnh của công nghệ giúp con người trải nghiệm với thực tế ảo và tương tác ảo. Thứ bảy, xu hướng nội dung mang tính cá nhân hóa. Bản thân khách hàng là người không thích các quảng cáo truyền thống nhưng lại có những nhu cầu mang tính cá nhân hóa như việc mua hàng chỉ muốn nhân viên phục vụ một mình mình. Do vậy, cá nhân hóa trong sản xuất nội dung cũng trở nên quan trọng. Thứ tám, xu hướng người ảnh hưởng. Hiện nay, không ít doanh nghiệp đã thực hiện những kế hoạch khi sử dụng người ảnh hưởng, nổi tiếng để tạo thương hiệu cho sản phẩm của mình với chi phí không hề thấp với mỗi bài đăng, chia sẻ Ngoài những xu hướng được đánh giá theo hoạt động ứng dụng mạng xã hội làm truyền thông với các doanh nghiệp, một cách tiếp cận cụ thể hơn về xu hướng sử dụng mạng xã hội còn được thể hiện rõ qua những xu hướng sử dụng mạng xã hội cụ thể như Facebook ở Việt Nam và Hà Nội nói riêng. Theo cách tiếp cận này, Hà Nội mang cho mình bốn xu hướng nổi bật: Thứ nhất, sự kết nối Facebook tại Việt Nam. Theo kết quả từ Q&Me nghiên cứu được thì có đến 47% người dùng lên Facebook hơn 3 tiếng một ngày và có đến 31% truy cập bằng điện thoại thông minh. Có thể thấy mục đích kết nối của facebook vẫn được chú trọng khi thời gian người dùng cho facebook khá nhiều và đặc biệt tiện lợi hơn khi truy cập nó qua thiết bị cá nhân như điện thoại thông minh.
  • 30. 30 Thứ hai, những hoạt động diễn ra trên facebook. Người dùng facebook khi tham gia vào mạng xã hội này cũng trải qua những hoạt động riêng có ở trên ứng dụng như đăng bài cá nhân, bình luận, chia sẻ những nội dung chú ý hay chơi game, mua sắm… Và dưới đây là kết quả thu thập được từ facebook. Hình 1. Những tính năng sử dụng trên mạng xã hội Facebook Nguồn: Báo cáo nghiên cứu của Vinaresearch Như vậy, bình luận và xem trạng thái của bạn bè là những hoạt động được người dùng quan tâm nhất khi sử dụng Facebook và mua sắm, đánh dấu địa điểm là những hoạt động ít quan tâm hơn (chỉ chiếm 43%). Thứ ba, mức độ bạn bè trên facebook. Không gì ngạc nhiên khi Facebook trở thành một môi trường kết bạn với nhiều người, từ người lạ, người quen hay bất kì ai đều có thể trở thành bạn bè và nói chuyện với nhau. Dưới đây là một số con số thú vị của Facebook.
  • 31. 31 Hình 2. Lượng bạn bè trên facebook (bao gồm cả người lạ) Nguồn: Báo cáo nghiên cứu của Vinaresearch Qua kết quả này cho thấy, có đến 44% người dùng có hơn 400 bạn trên facebook và 91% bạn bè facebook là người lạ. Và mỗi người dùng, nhận đến 52% lời mời kết bạn từ người lạ. Tuy vậy, nhiều người thắc mắc: đây có phải là một tình bạn thực sự. Như đã đề cập từ trước mạng xã hội là một môi trường tương tác, thật hay giả đều là những cảm xúc con người tạo ra và cảm nhận nó. Có thể có một tình bạn thực sự, tuy nhiên việc lợi dụng tình bạn vào những mục đích khác cũng không thể tránh khỏi. Điển hình như hiện nay, nhiều người lạ kết bạn với một số cá nhân để sử dụng thương hiệu cá nhân của người đó, đăng tải và giới thiệu một số sản phẩm hàng hóa. Do vậy, khi tham gia vào môi trường mạng xã hội, con người cần phải chấp nhận một số rủi ro mình có thể gặp phải, chuẩn bị tinh thần và đối diện với những rủi ro đó. Thứ tư, xu hướng cuối cùng được đề cập đó là facebook doanh nghiệp. Facebook phát triển, các doanh nghiệp cũng tận dụng sự phổ biến của nó mà phát triển doanh nghiệp của mình. Hiện nay, trung bình 1 người dùng facebook đang theo dõi khoảng 37 trang facebook doanh nghiệp và có đến 36% người dùng bị tác động bởi quảng cáo trên facebook. Hơn nữa 43% người dùng thừa nhận mua sản phẩm và trở thành thành viên bằng việc nhìn thấy trang của doanh nghiệp đó trên facebook; 56% người dùng thích hoặc bình luận bài viết từ trang facebook của doanh nghiệp. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, người dùng tìm thấy sản phẩm/ dịch vụ trên facebook chủ yếu do quảng cáo và được chia sẻ bởi bạn bè, người thân. Ngoài ra, các trang facebook doanh nghiệp phổ biến người dùng gặp là trên các lĩnh vực như âm nhạc, giải trí, tin tức, sức khỏe… những vấn đề liên quan trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt của một người nào đó.
  • 32. 32 Hình 3. Những cách thức tìm thấy sản phẩm dịch vụ mới và các trang Facebook doanh nghiệp phổ biến Nguồn: Báo cáo nghiên cứu của Vinaresearch Trên đây, đề cập đến các xu hướng sử dụng mạng xã hội, dù tiếp cận như thế nào, nó cũng là những đánh giá cần được thời gian kiểm chứng hay để chính mạng xã hội kiểm chứng trong môi trường. Tuy vậy, nắm bắt được những xu hướng này, doanh nghiệp có thể khai thác được những lợi ích mà mạng xã hội cung cấp cho hoạt động kinh doanh, một phần giảm thời gian hành trình khách hàng trong quá trình mua hàng, đẩy nhanh việc mua hàng, một phần tạo ra môi trường thân thiện để khách hàng có những trải nghiệm thực trước khi mua sản phẩm. Hơn nữa, việc những xu hướng này thay đổi, biến động là điều không tránh khỏi, doanh nghiệp và người dùng mạng xã hội nên có những chuẩn bị trước để có thể thích nghi với những thay đổi đó một cách dễ dàng và đúng lúc. Hình 4. Mức độ nhận biết thương hiệu Nguồn: Báo cáo nghiên cứu của Vinaresearch
  • 33. 33 2. Hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ qua Mạng xã hội Mạng xã hội trở thành một công cụ đắc lực giúp các doanh nghiệp khai thác dược nguồn lực của mình mà không quá tốn kém như các công cụ khác. Do đó, kinh doanh trên mạng xã được sự thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh cá thể và cá nhân trong vài năm trở lại đây. Khảo sát cho thấy có 32% doanh nghiệp đang tiến hành kinh doanh trên mạng xã hội. Trong đó, một số các trang mạng xã hội đã được các doanh nghiệp tích hợp với website của doanh nghiệp. Với các đặc tính riêng và số lượng người dùng lớn nên Facebook được sử dụng nhiều nhất (68%). Hình 5. Tỷ lệ người mua hàng trực tuyến qua các trang mạng xã hội Nguồn: Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2018 Hình 6. Tỷ lệ trang mạng xã hội được tích hợp với website của doanh nghiệp Nguồn: Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2018
  • 34. 34 Doanh nghiệp ứng dụng mạng xã hội trong kinh doanh vì một số lợi ích sau: Thứ nhất, mạng xã hội là kênh nghiên cứu thị trường rất hiệu quả. Dựa trên các thông tin phân tích của các trang mạng xã hội, doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm hiểu được các đặc điểm của khách hàng như độ tuổi, giới tính, khu vực sống, đặc điểm tiêu dùng, đặc điểm hành vi… Từ đó, doanh nghiệp thiết lập và triển khai kế hoạch marketing phù hợp. Thứ hai, tăng tiếp xúc thương hiệu. Tiếp xúc thương hiệu được hiểu như những điểm tiếp xúc bao gồm vị trí, sự xuất hiện thường xuyên của thương hiệu trong tâm trí khách hàng.Tuy nhiên, thực tế, rất khó để đo lường mức độ tiếp xúc thương hiệu hay tạo những điểm tiếp xúc. Do đó, mạng xã hội sẽ là giải pháp cho vấn đề này. Mạng xã hội sẽ được coi như một điểm tiếp xúc lớn, giúp khách hàng nhớ tới thương hiệu và có thể được đo lường qua một số thông số quan trọng như thời gian ở lại, lượt like, share, comment…Thông qua đó, mạng xã hội giúp doanh nghiệp tăng sự xuất hiện trong tâm trí khách hàng hay tăng tiếp xúc thương hiệu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thứ ba, “tăng lượng traffic của website”. Người tiêu dùng có thể sẽ nhớ tới sản phẩm của bạn nhưng có khi lại chẳng biết bạn là ai. Điều này thể hiện qua việc mua nước ngọt Cô-ca-cô-la nhưng lại không biết công ty nào sản xuất là loại nước uống này. Hoàn toàn dễ hiểu khi các doanh nghiệp muốn khách hàng nhớ tới mình thông qua website.77% các doanh nghiệp và người làm marketing cho rằng việc nhấp chuột vào website của công ty hay thương hiệu sản phẩm từ Linkedin và Facebook là lợi ích mà doanh nghiệp có được khi sử dụng mạng xã hội và có sự trợ giúp khác như Google… Thứ tư, tiết kiệm chi phí marketing. Các doanh nghiệp vừa vả nhỏ có tiềm lực tài chính khá hạn chế, vì vậy việc tiết kiệm được các chi phí như marketing giúp cho doanh nghiệp tăng thêm lợi nhuận. Trước năm 2014, mạng xã hội được sử dụng như một kênh truyền thông giúp các doanh nghiệp tiếp cận khách hàng của mình với một mức chi phí thấp, thậm chí là miễn phí như Facebook. Tuy nhiên, hiện nay, Facebook đã bắt đầu thay đổi chính sách – thu tiền quảng cáo vì sự phổ biến của nó. Nhiều người dùng Facebook, các doanh nghiệp cũng thay nhau sử dụng Facebook thành một công cụ quảng cáo cho mình. Để duy trì hoạt động mạng xã hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải sử dụng thêm nhân lực, tuy nhiên các doanh nghiệp này chưa đến 10 nhân sự dành 6 tiếng để vào mạng xã hội, giúp tiết kiệm chi phí marketing cho doanh nghiệp.
  • 35. 35 Thứ năm, tăng lợi nhuận từ việc bán hàng qua mạng xã hội. Theo báo cáo khảo sát từ Vinaresearch, có 50% người làm marketing trên mạng xã hội trong 2 năm thừa nhận rằng mạng xã hội giúp họ tăng doanh số bán hàng; đặc biệt doanh số bán hàng nhờ mạng xã hội của 500 công ty tăng 25%, cụ thể từ 2,62 tỷ đô trong năm 2013 đến 3,3 tỷ đô năm 2014. Việc này cũng dễ hiểu, khi các doanh nghiệp sử dụng mạng xã hội như một công cụ quảng cáo, tiếp cận khách hàng của mình. Từ đó, rút ngắn hành trình khách hàng, đẩy nhanh quá trình mua hàng và dẫn đến việc tăng doanh số bán là kết quả được nhìn thấy từ hành động này. Với các lợi ích trên, mạng xã hội đã, đang và sẽ được các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh quan tâm và ứng dụng nhiều hơn để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, cũng chính các lợi ích từ mạng xã hội cũng tạo nên những khó khăn, rào cản lớn cho doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh trong cạnh tranh. Khi kinh doanh qua mạng xã hội bản thân doanh nghiệp có những cơ hội cho mình nhưng không tránh được những khó khăn về kênh phân phối, cách truyền thông nhất là trên môi trường mạng hay bảo vệ hình ảnh thương hiệu trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt. Dưới đây là những thách thức cụ thể doanh nghiệp cần chú ý khi thực hiện kinh doanh qua mạng xã hội: • Sự thay đổi loại hình kinh doanh truyền thống sang kinh doanh trực tuyến: • Cách thức vận hành kênh phân phối, bán hàng và kiểm soát • Khủng hoảng truyền thông với những cách thức truyền thông không phù hợp • Sản phẩm dễ làm giả, làm nhái gây ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu • Nguồn lực: vốn, con người, tài chính đầu tư cho công nghệ lớn • Khả năng cạnh tranh với thị trường trong và ngoài nước 3. Thực trạng và những bất cập trong quản lý hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ qua mạng xã hội Các văn bản pháp lý trong quản lý trong hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ qua mạng xã hội Hiện nay, hệ thống văn bản pháp lý về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chung, các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh qua mạng xã hội còn chưa rõ ràng, chủ yếu hoạt động này được các quy định với các văn bản chung và văn bản về quản hoạt động thương mại điện tử sau:
  • 36. 36 • Luật Quản lý ngoại thương (QLNT) • Bộ Luật Dân sự • Luật Doanh nghiệp • Luật Công nghệ thông tin (CNTT) • Luật Giao dịch điện tử (GDĐT) • Luật Thương mại • Luật Thuế… • Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau đây trên mạng, kể cả mạng xã hội, như:...phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân,… • Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính • Thông tư 47/2014/TT-BCT quy định về quản lý website thương mại điện tử mới được Bộ Công thương ban hành với nhiều nội dung liên quan đến việc quản lý bán hàng trên các trang mạng xã hội đã khiến khá nhiều người quan tâm. • Nghị định 52/2013/NĐ-CP của chính phủ quy định về việc phát triển, cung ứng và quản lý hoạt động thương mại điện tử, do đó các cá nhân trên sàn giao dịch thương mại điện tử có trách nhiệm: cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin của người kinh doanh (tên, địa chỉ, mã số thuế….) cho chủ sàn giao dịch thương mại điện tử khi đăng ký sử dụng dịch vụ. • Quyết định 19/2014/QĐ - UBND về việc quản lý và phát triển hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn Hà Nội. Trong quyết định này đã nêu rõ: Thứ nhất, phát triển thương mại điện tử nhằm mục đích hiện đại hoá ngành thương mại, mở rộng thị trường giao dịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. Thứ hai, cần ưu tiên đầu tư ngân sách hợp lý và phát huy nguồn lực để phát triển thương mại điện tử. Thứ ba, khuyến khích ứng dụng công nghệ mới để thực hiện giao dịch điện tử, thanh toán điện tử, bảo đảm an toàn thông tin trên mạng.
  • 37. 37 • Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuât, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vê quyền lợi người tiêu dùng. • Luật An ninh mạng: Với sự phát triển nhanh chóng của internet, mạng xã hội, luật này đã chính thức có hiệu lực từ 01/01/2019 nhằm kiểm soát thông tin trên internet. Như vậy có thể thấy, cả văn bản nhà nước và thành phố Hà Nội chưa quy định rõ ràng về hoạt động kinh doanh hàng hoá qua các trang mạng xã hội.Từ đóm, tạo thành một lỗ hổng trong quản lý đối với những loại hình kinh doanh này. Mặc dù hệ thống văn bản điều chỉnh các hoạt động liên quan đến việc cung cấp, sử dụng thông tin trên internet đã ban hành, được bổ sung và điều chỉnh khá nhiều, nhưng thực tế vẫn còn bộc lộ những bất cập, chưa đồng bộ, chưa theo kịp sự phát triển và thiếu các quy định cụ thể để phân định rõ ràng chính xác các hành vi vi phạm pháp luật. Nếu việc ban hành “những điều cấm” trong quản lý internet đã rất khó khăn, phức tạp thì việc thực hiện được “những điều cấm” đó lại càng khó khăn hơn do tính chất công nghệ và vấn đề mang tính kinh tế, chính trị. Một hành vi trên internet có thể vi phạm ở quốc gia này, nhưng lại được chấp nhận ở quốc gia khác. Vì vậy, việc xử lý vi phạm và yêu cầu gỡ bỏ hay thu thuế trên môi trường mạng chỉ có tác dụng nhất định khi người vi phạm, hành vi vi phạm xảy ra ở quốc gia và thành phố đó. Thực trạng quản lý hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ qua mạng xã hội 3.2.1. Thực trạng về Quản lý Thuế Bài toán thu thuế hoạt động kinh doanh qua mạng xã hội đã, đang và sẽ vẫn là bài toán khó với các cơ quản quản lý nhà nước. Bởi lẽ những đặc điểm khó kiểm soát của mạng xã hội mà dù đã, đang thực hiện việc thu thuế loại hình kinh doanh này nhưng chưa thực sự hiệu quả. Theo báo cáo kết quả TMĐT 2018 của Bộ Công Thương, Cục thuế Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị liên quan: Cục viễn thông, các nhà mạng (Viettel, Vinaphone, Mobile, các ngân hàng thương mại…) để rà soát, cung cấp thông tin, dữ liệu của tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại điện tử trên mạng xã hội, đã gửi tin nhắn SMS thông báo, hướng dẫn tới 13.422 chủ tài khoản Facebook tại Hà Nội các thủ tục về đăng ký, kê khai nộp thuế theo quy định Thông tư 92/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính. Kết quả đến hết năm 2018 đã có trên 2000 cá nhân đăng ký và được cấp mã số thuế dùng để kê khai, nộp thuế.
  • 38. 38 Triển khai đề án “Tăng cường công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh thông qua việc thí điểm kết nối thông tin”, Cục Thuế Hà Nội đã phối hợp với ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng Vietinbank, một số Chi cục Thuế triển khai thí điểm nộp thuế điện tử qua Internet Banking trên địa bàn (Đống Đa, Hai Bà Trưng); lắp đặt thiết bị thanh toán thẻ (POS), khuyến khích hộ kinh doanh toanh toán qua thẻ thay cho tiền mặt. Tính đến nay, đã có 604 hộ kinh doanh thực hiện giao dịch nộp thuế điện tử qua Internet Banking với số tiền thuế đã nộp là hơn 17 triệu đồng. Mặc dù đã tiến hành thu thuế, nhưng những con số thống kê vẫn chưa thực sự cụ thể và chưa phân rõ được hoạt động kinh doanh trực tuyến với kinh doanh qua mạng xã hội. Vì vậy, Cục Thuế cần tìm được lời giải cho bài toán này để có thể quản lý tốt hơn. 3.2.2. Thực trạng về Quản lý thị trường Theo Sở Công Thương Hà Nội, đến tháng 3/2018, các lực lượng chức năng trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tổ chức thanh kiểm tra về tình hình vi phạm hàng giả, hàng nhái và gian lận thương mại với 2.058 vụ; trong đó, xử lý 1.448 vụ, khởi tố 5 vụ đối với 6 đối tượng. Tổng số tiền xử phạt lên tới gần 173 tỷ đồng. Theo đó, Công an Thành phố Hà Nội, công an các quận, huyện, thị xã tăng cường nắm bắt tình hình hoạt động của các đối tượng vận chuyển, buôn bán, sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng lậu trên địa bàn; đồng thời tập trung đấu tranh với các đường dây, ổ nhóm, xử lý nghiêm những đối tượng chủ mưu, cầm đầu buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm... Công an Thành phố Hà Nội đã kiểm tra 130 vụ và xử lý 130 vụ, xử phạt hành chính với số tiền 1,95 tỷ đồng; truy thu thuế trên 8 tỷ đồng và khởi tố 5 vụ và 6 đối tượng. Đối với Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội cũng đã kiểm tra 1.081 vụ; trong đó, xử lý 907 vụ, xử phạt hành chính 4 tỷ 862 triệu đồng. Trị giá hàng vi phạm là 5 tỷ 916 triệu đồng; trong đó, tiền bán hàng 85 triệu đồng, trị giá hàng tịch thu chưa bán và tiêu hủy 5,831 tỷ đồng…. Từ các thống kê trên, chúng ta thấy việc quản lý hàng giả hàng nhái đang rất đáng báo động, tuy nhiên chưa có thống kê cụ thể về hoạt động kinh doanh qua mạng xã hội. Do đó, cơ quản quản lý thị trường có lẽ cần quan tâm hơn nữa về loại hình kinh doanh qua mạng xã hội. Vì với đặc tính lan truyền nhanh và tự do thông tin nên các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh đưa sản phẩm là hàng giả, hàng nhái, hàng kém
  • 39. 39 chất lượng rất nhanh chóng. Đó cũng chính là lý do của người tiêu dùng thường chưa mua hàng qua mạng xã hội. Hình 7. Lý do người dùng chưa mua hàng trên các trang mạng xã hội Nguồn: Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam 2018 Thực trạng quản lý thông tin trên mạng xã hội Gần đây, Cục Quản lý Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử đã phối hợp với các cơ quan quản lý địa phương siết chặt hơn hoạt động quản lý thông tin trên mạng xã hội. Đã có nhiều trường hợp vi phạm được xử phạt về tội thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc trên mạng xã hội Facebook, xúc phạm đến uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân. Cụ thể: tại Hải Dương 2 trường hợp, tại Điện Biên 2 trường hợp… Đặc biệt, gần đây là vụ xử phạt của đối tượng đưa thông tin sai về dịch tả lợn châu phi: Tài khoản Facebook có tên là "Đầm bầu thời trang Mami" đã sử dụng hình ảnh thịt lợn bị nhiễm sán ở tỉnh Bình Dương từ tháng 11/2018 để thông tin về dịch tả lợn châu Phi. Facebook này kêu gọi mọi người ngừng sử dụng thịt lợn do có thể lây bệnh sang cho người. Tuy nhiên, đây là thông tin không chính xác. Bộ NN&PTNT khẳng định, đây là bệnh chỉ lây lan trên đàn lợn, không lây sang người. Trường hợp này đã ảnh hưởng khá lớn tới nhận thức của người tiêu dùng, do đó, bài toán cạnh tranh được đặt ra cho các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm thịt lợn cả trên thị trường trực tiếp và trên trực tuyến. Vì vậy, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hà Nội đã yêu cầu các trường học không tẩy chay thịt lợn, đồng thời phải chủ động lựa chọn các sản phẩm thịt lợn rõ nguồn gốc, được chế biến sạch sẽ. Đồng thời, Bộ NN-PTNT cũng có công văn gửi Bộ TT&TT đề nghị tăng cường cường kiểm tra, xử lý nghiêm
  • 40. 40 những cá nhân đăng thông tin sai sự thật về việc chế biến, bày bán lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi tại Hà Nội. Như vậy, có thể thấy mạng xã hội diễn ra ngày càng phức tạp, thông tin được đưa lên một cách chủ quan của cá nhân. Do vậy, các cơ quan quản lý đã và đang siết chặt với các thông tin đăng tải trên mạng xã hộiđể đảm bảo an ninh mạng, đồng thời bảo vệ cạnh tranh cho nền kinh tế chung. 4. Các bất cập về Mạng xã hội và quản lý hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ qua mạng xã hội Vấn đề về thuế Hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội ngày càng có đóng góp to lớn cho sự phát triển của nền kinh tế. Nguồn doanh thu đến từ hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội cũng như trong hoạt động TMĐT ngày càng chiếm tỉ trọng lớn. Tuy nhiên, làm thế nào để thu được thuế của các doanh nghiệp này lại là một bài toán lớn cho cơ quan quản lý nhà nước. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh này vô cùng phức tạp, trên nền tảng công nghệ cao đã gây ra những khó khăn lớn cho các cơ quan quản lý của nhà nước trong vấn đề thu thuế. Theo chia sẻ của đại diện Sở Công Thương thành phố Hà Nội, dưới nền tảng công nghệ cao và vô cùng phức tạp, tốc độ thay đổi và đổi mới đi kèm với các hoạt động tinh vi khiến cho các cơ quan quản lý nhà nước gần như không thể điều tra và tiến hành truy thu thuế của những đối tượng này. Tuy nhiên, trong khi các doanh nghiệp (DN) cung cấp dịch vụ xuyên biên giới như Google, Facebook... hay các cá nhân kinh doanh qua Facebook hàng năm đang thu được một nguồn lợi khá lớn từ thị trường Việt Nam, thì cơ quan thuế vẫn rất khó khăn trong việc tìm ra giải pháp để buộc các tổ chức, cá nhân này đóng thuế theo quy định của pháp luật. Nguyên nhân là do hoạt động thương mại điện tử rất đa dạng và phong phú, phạm vi kinh doanh rộng nên đã có nhiều vấn đề đặt ra đòi hỏi ngành Thuế phải giải quyết như: Làm thế nào để xác định đúng doanh thu cũng như là lợi nhuận của những DN hoạt động trong nền kinh tế số; Xác định khái niệm về nguồn phát sinh thu nhập, cơ sở thường trú hay đặc điểm thu nhập để quản lý thuế. Việc quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử không chỉ là bài toán khó đối với cơ quan Thuế mà còn là thách thức đối với hoạt động giao dịch điện tử xuyên biên giới. Ngành Thuế đã có những bước tiến đáng kể trong vận dụng các tiến bộ của công nghệ tin học phục vụ người nộp thuế như hình thành một đội ngũ cán bộ chuyên môn hóa
  • 41. 41 trong toàn ngành thuế để cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho người nộp thuế; thành lập và phát triển được trang thông tin (Website) chung của ngành Thuế và tại một số cục thuế địa phương cũng đã có các trang thông tin riêng của mình để cung cấp thông tin về văn bản pháp luật về thuế và quản lý thuế; cung cấp phần mềm hỗ trợ để người nộp thuế kê khai thuế... Về quản lý thuế TMĐT, các quy định tại Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 sau đó đã được sửa đổi và bổ sung tại Luật số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 và Nghị định 52/2013/NĐ-CP về TMĐT, ngày 16/5/2013 (ngoài ra còn có Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn triển khai thực hiện Luật Quản lý thuế). Tuy nhiên, thực tế hiện nay khung pháp lý chưa có quy định rõ về cách thức kiểm chứng tính chân thực của chữ ký số cũng như tính toàn vẹn của chứng từ điện tử dưới góc độ người sử dụng cũng như trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trực tiếp hình thành và tạo lập ra các giao dịch điện tử phải đảm bảo việc duy trì “dấu vết” từ khi bắt đầu đến khi kết thúc một giao dịch hay một bản ghi. Đối với hoạt động thu thuế, hiện nay, các loại thuế mà các DN TMĐT phải thực hiện nghĩa vụ với nhà nước bao gồm: thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập DN (TNDN), thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và các loại thuế đặc thù khác. Tuy nhiên, quy định pháp luật về các loại thuế trên cũng chưa có quy định cụ thể nào về thuế đối với hoạt động TMĐT. Điều này đồng nghĩa với việc, không có sự phân biệt nào giữa hoạt động TMĐT với thương mại truyền thống. Đóng góp của TMĐT cho ngân sách nhà nước vẫn rất hạn chế. Nguyên nhân là do hoạt động TMĐT rất đa dạng và phong phú, phạm vi kinh doanh rộng. Trong khi đó, hiện nay nhiều công ty vận hành mạng nước ngoài không đăng ký kinh doanh và không có văn phòng đại diện tại Việt Nam. Hơn nữa việc cấp giấy phép kinh doanh cho các DN kinh doanh TMĐT còn vướng mắc vì một số loại hình TMĐT chưa có trong danh sách các loại hình được phép kinh doanh. Bên cạnh đó, một nguyên nhân quan trọng gây ra khó khăn cho việc thu thuế là TMĐT tại Việt Nam vẫn đang sử dụng hoá đơn giấy là chủ yếu, chiếm 91,8% tổng số các giao dịch cùng sự phức tạp của hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ, sản phẩm số trực tuyến; nhiều giao dịch nhỏ lẻ bằng tiền mặt nên khó khăn trong việc quản lý. Một vấn đề bất cập nữa, đó chính là việc đồng nhất quản lý hoạt động TMĐT với quản lý hoạt động kinh doanh hàng hóa trên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Youtube,... của nước ta hiện nay. Trên thực tế, hoạt động kinh doanh trên các trang
  • 42. 42 mạng xã hội mới thực sự phức tạp và càng ngày càng đóng vai trò lớn đối với cả nền kinh tế, văn hóa và chính trị của nước ta. Trong thực tế, các trang mạng xã hội ngày càng phát triển và những cá nhân kinh doanh dựa trên nền tảng mạng xã hội có doanh thu lớn, không thể ước tính xuất hiện ngày càng nhiều, bởi các hình thức kinh doanh vô cùng đa dạng: Post bài, livestream, bán hàng thông qua các nhóm mở hay nhóm kín, … Hoạt động kinh doanh trên nền tảng các trang mạng xã hội có đặc điểm ảo, khó kiểm chứng thông tin nhận dạng, dễ dàng xóa bỏ, thay đổi nên khó khăn trong việc nắm bắt các giao dịch, do giao dịch chỉ bằng các tài liệu điện tử, diễn ra dễ dàng và trong thời gian ngắn ngay cả với nước ngoài. Do vậy, việc quản lý thuế hiện nay đối với loại hình kinh doanh qua mạng gặp nhiều khó khăn hơn rất nhiều đối với hoạt động kinh doanh trên các trang TMĐT. Điển hình như như: Khó xác định chính xác danh tính chủ thể kinh doanh, doanh thu phát sinh, chất lượng sản phẩm hàng hóa; khó nắm bắt quy mô hoạt động kinh doanh cũng như toàn bộ quá trình giao dịch… Đặc biệt, cá nhân kinh doanh qua mạng xã hội không hiện diện tại địa điểm cố định, lại có trình độ công nghệ thông tin nhất định, cơ quan thuế khó xác định được doanh thu kinh doanh thực tế nếu chỉ căn cứ các thông tin giao dịch trên mạng xã hội Quản lý hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội đang là thách thức vô cùng lớn không chỉ đối với Việt Nam mà còn cả với tất cả các nước trên thế giới Nền kinh tế chia sẻ Kinh tế chia sẻ (sharing economy) còn được gọi theo nhiều tên khác nhau như kinh tế cộng tác (collaborative economy), kinh tế theo cầu (on-demand economy), kinh tế nền tảng (platform economy), kinh tế truy cập (access economy), kinh tế dựa trên các ứng dụng di động (app economy), v.v… (Cristiano Codagnone and Bertin Martens, 2016). Ranh giới giữa các khái niệm có sự đồng nhất ở một số khía cạnh, tuy nhiên nhìn chung, tất cả các tên gọi khác của mô hình kinh tế chia sẻ đều có bản chất là một mô hình kinh doanh mới của kinh doanh ngang hàng, tận dụng lợi thế của phát triển công nghệ số giúp tiết kiệm chi phí giao dịch và tiếp cận một số lượng lớn khách hàng thông qua các nền tảng số. Nền kinh tế chia sẻ được xem như bước chuyển đột phá với sự phát triển của công nghệ thông tin và sự phát triển vượt trội của hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trên mạng xã hội. Nền kinh tế này phát triển mạnh mẽ được xem như kết quả của sự phát triển hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trên mạng xã hội.