SlideShare a Scribd company logo
1 of 136
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
------------------------
LÃ DUY TUẤN
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM TĂNG CƯỜNG HỢP
TÁC VỚI DOANH NGHIỆP TRONG ĐÀO TẠO CỦA
CÁC TRƯỜNG NGHỀ Ở TỈNH NAM ĐỊNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Thái Nguyên, năm 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
------------------------
LÃ DUY TUẤN
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM TĂNG CƯỜNG HỢP
TÁC VỚI DOANH NGHIỆP TRONG ĐÀO TẠO CỦA
CÁC TRƯỜNG NGHỀ Ở TỈNH NAM ĐỊNH
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 601405
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS PHÙNG THỊ HẰNG
Thái Nguyên, năm 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
MỤC LỤC Trang
PHẦN I: MỞ ĐẦU 2
1. Tính cấp thiết của đề tài 2
2. Mục đích nghiên cứu 3
3. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu và khách thể điều tra 3
4. Giả thuyết khoa học 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
6. Phạm vi nghiên cứu 5
7. Các phƣơng pháp nghiên cứu 5
8. Cấu trúc của luận văn 6
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
7
1.1 Vài nét về lịch sử vấn đề nghiên cứu 7
1.2 Một số khái niệm cơ bản 11
1.2.1 Khái niệm quản lý 11
1.2.2 Khái niệm đào tạo nghề 14
1.3 Một số vấn đề lý luận về hợp tác giữa trường nghề với doanh nghiệp trong
đào tạo
21
1.3.1 Khái niệm về trƣờng nghề và doanh nghiệp 21
1.3.2 Hợp tác giữa trƣờng nghề với doanh nghiệp trong đào tạo 22
1.3.2.1 Thực hành kết hợp với lao động sản xuất - nguyên lý giáo dục cơ bản
trong đào tạo nghề
22
1.3.2.2 Hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp là mối quan hệ biện chứng
giữa người cung cấp và người sử dụng sản phẩm
25
1.3.2.3 Các loại hình hợp tác giữa trường nghề với doanh nghiệp 26
1.3.2.4 Ảnh hưởng của mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp
đến việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề
33
1.3.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến hợp tác giữa nhà trƣờng với doanh nghiệp 38
1.3.4 Biện pháp quản lý nhằm tăng cƣờng hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo
của trƣờng nghề
42
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1.3.4.1 Tăng cường hợp tác trong đào tạo giữa trường nghề với doanh nghiệp 42
1.3.4.2 Biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong
đào tạo của trường nghề
43
Kết luận chương 1 50
Chương 2
CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
51
2.1 Tổng quan về hệ thống trường nghề ở tỉnh Nam Định 51
2.2 Thực trạng hợp tác giữa trường nghề với doanh nghiêp trong đào tạo ở tỉnh
Nam Định.
56
2.2.1 Tiến hành khảo sát 56
2.2.2 Kết quả khảo sát 58
2.2.2.1 Nhận thức của CBQL và hiệu trưởng trường nghề ở tỉnh Nam Định về
ảnh hưởng của sự hợp tác giữa trường nghề với DN đến chất lượng đào tạo nghề
58
2.2.2.2 Thực trạng về sự hợp tác giữa trường nghề với DN trong đào tạo ở
tỉnh Nam Định
60
2.2.2.3 Thực trạng về HĐ quản lý của các trường nghề ở tỉnh Nam Định nhằm
tăng cường sự hợp tác với DN trong đào tạo nghề.
66
2.2.2.4 Thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến hợp tác … 69
2.2.2.5 Đánh giá chung về hiệu quả của hoạt động quản lý ở các trường nghề
tỉnh Nam Định nhằm tăng cường hợp tác với DN trong đào tạo.
71
2.2.2.6 Nguyên nhân của những hạn chế trong HĐ quản lý nhằm tăng cường
hợp tác với DN trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh Nam Định
Kết luận chương 2
74
76
Chương 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM TĂNG CƢỜNG SỰ HỢP TÁC VỚI DN
TRONG ĐÀO TẠO CỦA CÁC TRƢỜNG DẠY NGHỀ Ở TỈNH NAM ĐỊNH
78
3.1 Các nguyên tắc xây dựng biện pháp 78
3.2 Các quan điểm được tuân thủ trong xây dựng biện pháp 79
3.3 Đề xuất các biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp
trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh Nam Định
83
3.3.1 Hoàn thiện và đổi mới biện pháp thành lập bộ phận chuyên trách khai thác 83
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
và xử lý thông tin
3.3.2 Hoàn thiện và đổi mới phƣơng thức, hình thức, mức độ hợp tác 85
2.3.3 Hoàn thiện và đổi mới mục tiêu, nội dung chƣơng trình đào tạo 86
3.3.4 Hoàn thiện và đổi mới biện pháp bồi dƣỡng nâng cao kỹ năng sƣ phạm
cho cán bộ giáo viên phù hợp với thực tiễn sản xuất của DN
88
3.3.5 Hoàn thiện và đổi mới biện pháp đầu tƣ bổ sung cơ sở vật chất trang thiết
bị đào tạo phù hợp với thực tiễn sản xuất ở DN
90
3.3.6 Hoàn thiện và đổi mới biện pháp liên kết với trung tâm giới thiệu VL 92
3.3.7 Hoàn thiện và đổi mới biện pháp xây dựng quy chế nội bộ về sự hợp tác
với DN trong đào tạo; đề xuất kiến nghị với cơ quan quản lý cấp trên để đƣợc tạo cơ
chế hợp tác thuận lợi.
93
3.3.8. Mối quan hệ giữa các biện pháp 96
3.4 Khảo nghiệm nhận thức của khách thể về mức độ cấp thiết và tính khả thi
của các biện pháp đƣợc đề xuất
96
Kết luận chương 3 99
PHẦN III: KẾT LUẬN CHUNG CỦA ĐỀ TÀI VÀ CÁC KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận chung của đề tài
100
100
3.2 Kiến nghị 102
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Stt Viết tắt Viết đầy đủ
1 CĐ Cao đẳng
2 TC Trung cấp
3 SC Sơ cấp
4 CBQL Cán bộ quản lý đào tạo nghề
5 DN Doanh nghiệp
6 LĐTB&XH Lao động Thƣơng binh và Xã hội
7 TBC Trung bình chung
8 HĐ Hoạt động
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN VĂN
STT Tên biểu đồ, biểu đồ Trang
Sơ đồ 1.1 Khái niệm quản lý 13
Sơ đồ 1.2 Khái niệm chất lƣợng đào tạo nghề 21
Sơ đồ 1.3 Nhà trƣờng nằm ngoài doanh nghiệp 27
Sơ đồ 1.4 Nhà trƣờng nằm trong doanh nghiệp 28
Sơ đồ 1.5 Doanh nghiệp sản xuất nằm trong nhà trƣờng 30
Sơ đồ 1.6 Hình thức hợp tác đào tạo song hành 31
Sơ đồ 1.7 Hình thức hợp tác đào tạo luôn phiên 32
Sơ đồ 1.8 Hình thức hợp tác đào tạo tuần tự 32
Sơ đồ 1.9 Chu trình quản lý hợp tác giữa trƣờng nghề với DN 41
Sơ đồ 1.10 Biện pháp quản lý của trƣờng nghề nhằm tăng cƣờng hợp tác với
doanh nghiệp trong đào tao
44
Biểu đồ 2.1 Đánh giá hiệu quả của HĐ quản lý ở các trƣờng nghề tỉnh Nam
Định nhằm tăng cƣờng hợp tác với DN trong đào tạo của các
khách thể
72
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN
STT Tên bảng Trang
Bảng 1.1 Mức chất lƣợng đào tạo nghề theo Benjamin Bloom 19
Bảng 2.1 Nhận thức của khách thể điều tra về ảnh hƣởng của sự hợp tác giữa
trƣờng nghề với DN đến chất lƣợng đào tạo nghề (tính theo tỷ lệ %)
58
Bảng 2.2 Nhận thức của CBQL, hiệu trƣởng trƣờng nghề về các yếu tố ảnh
hƣởng tích cực đến chất lƣợng đào tạo nghề
59
Bảng 2.3 Đánh giá của hiệu trƣởng trƣờng nghề và chủ DN về hình thức hợp
tác giữa trƣờng nghề với DN (theo tỷ lệ %)
60
Bảng 2.4 Đánh giá của khách thể điều tra về mức độ hợp tác giữa trƣờng nghề
với DN (tính theo tỷ lệ %)
61
Bảng 2.5 Đánh giá của khách thể điều tra về kết quả hợp tác giữa trƣờng nghề
với DN (tính theo tỷ lệ % học sinh hƣởng lợi)
64
Bảng 2.6 Đánh giá của khách thể điều tra về về chất lƣợng đội ngũ lao động
đƣợc đào tạo nghề hiện nay (tính theo tỷ lệ %)
65
Bảng2.7 Thực trạng về HĐ lý của các trƣờng nghề ở tỉnh Nam Định nhằmtăng cƣờng
sự hợptác vớiDN trong đào tạo nghề(tínhtheo tỷlệ %)
67
Bảng 2.8 Đánh giá của khách thể điều tra về các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hợp
tác giữa trƣờng nghề với DN (tính theo tỷ lệ %)
70
Bảng2.9 Đánh giá hiệu quả của HĐ quản lý ở các trƣờng nghề tỉnh Nam Định
nhằm tăng cƣờng hợp tác với DN trong đào tạo …
71
Bảng 3.1 Thông tin trích ngang về khách thể khảo nghiêm 97
Bảng3.2 Kết quả khảo nghiệm các biện pháp đƣợc đề xuất (tính theo tỷ lệ %) 98
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
Lời cảm ơn
Luận văn đƣợc hoàn thành với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, bạn
bè, đồng nghiệp. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới Sở
LĐTB&XH tỉnh Nam Định, các trƣờng nghề, các doanh nghiệp trong tỉnh,
các thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp đã tận tình quan tâm chỉ bảo, cung
cấp nhiều thông tin và tƣ liệu quý giá cho luận văn;
Xin cảm ơn sự ủng hộ động viên giúp đỡ của Ban giám hiệu, của các
phòng ban chức năng trƣờng ĐHSP Thái Nguyên;
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo, TS Phùng Thị Hằng
đã tận tình hƣớng dẫn em hoàn thành luận văn này;
Trong quá trình học tập và nghiên cứu, bản thân em đã có nhiều cố gắng,
song luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy cô giáo,
các bạn bè đồng nghiệp chỉ dẫn và góp ý.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 9 tháng 9 năm 2009
Tác giả luận văn
Lã Duy Tuấn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Toàn cầu hóa và hội nhập là xu thế tất yếu. Việt Nam đã gia nhập tổ
chức thƣơng mại thế giới (WTO), quá trình này không có chuyện nƣớc lên thì
thuyền lên mà đó là sự hợp tác trong cạnh tranh quyết liệt. Điều kiện để nƣớc
ta thành công trong cuộc đấu tranh này là phải có một đội ngũ nhân lực đủ sức
đƣơng đầu với cạnh tranh và hợp tác. Giáo dục đào tạo có vai trò then chốt
trong phát huy nguồn lực con ngƣời, cần phải đảm đƣơng cho đƣợc sứ mệnh
đào tạo ra những ngƣời lao động có khả năng thích ứng với những thay đổi
công nghệ, những biến động của việc làm, sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế.
Nhận thức đƣợc vấn đề, vài năm trở lại đây, nƣớc ta xây dựng phát triển mạnh
hệ thống các trƣờng nghề, các trƣờng kỹ thuật, mục đích là nhanh chóng đạt
chuẩn khu vực và quốc tế để không ngừng tăng cƣờng nguồn nhân lực cho thị
trƣờng trong nƣớc và khả năng cạnh tranh ở thị trƣờng nƣớc ngoài.
Theo Điều 6 của Luật dạy nghề năm 2006, dạy nghề gồm có ba cấp trình độ
đào tạo là sơ cấp (SC) nghề, trung cấp (TC) nghề, cao đẳng (CĐ) nghề. Mỗi năm,
hệ thống cơ sở dạy nghề trong cả nƣớc đào tạo ra hàng triệu ngƣời lao động có kỹ
năng nghề nghiệp nhằm đáp ứng nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nƣớc. Căn cứ "kế hoạch tuyển sinh dạy nghề giai đoạn 2008 -
2020" thì tổng số tuyển sinh của CĐ, TC nghề và dạy nghề dƣới 1 năm nhƣ sau:
năm 2008 là 1.482.000, năm 2009 là 1.700.000, năm 2010 là 2.000.000, năm
2015 là 2.430.000, năm 2020 là 2.550.000 [12, tr.20]. Về mặt số lƣợng tuy khá dồi
dào nhƣ vậy nhƣng năng lực của ngƣời lao động không phải lúc nào cũng đáp
ứng, đặc biệt nhân sự cao cấp, các chuyên gia có kinh nghiệm và khả năng quản
lý,...đang ở trong tình trạng cung thấp xa so với cầu. Qua tìm hiểu bƣớc đầu của
chúng tôi, có không ít ngƣời lao động sau khi tốt nghiệp trƣờng nghề chƣa thích
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
ứng ngay đƣợc với sản xuất. Hệ quả là lãng phí nguồn ngân sách đào tạo của nhà
nƣớc; cơ hội tìm kiếm đƣợc việc làm phù hợp với trình độ đã đƣợc đào tạo của
ngƣời lao động thấp; nhiều doanh nghiệp (DN) để có nguồn nhân lực theo mong
muốn, sau khi tuyển lao động về phải cho đi đào tạo lại, rất mất thời gian, tiền bạc.
Kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng II khóa VIII, kết luận
của Hội nghị lần thứ VI Ban chấp hành Trung ƣơng khóa IX đã chỉ rõ: "Các
bất hợp lý trong cơ cấu đào tạo chƣa đƣợc khắc phục, chƣa sát nhu cầu sử
dụng và mục tiêu đào tạo, chất lƣợng và hiệu quả đào tạo thấp. Phát triển giáo
dục chƣa gắn chặt với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc và
từng địa phƣơng" [4, tr.19-20]. Một trong những nguyên nhân của yếu kém
này là: "Việc kết hợp giáo dục giữa nhà trƣờng với gia đình, xã hội với lao
động sản xuất, đời sống, học đi đôi với hành còn rất hạn chế. Nội dung giảng
dạy còn quá cũ về mặt lý thuyết" [5, tr.23].
Để khắc phục tình trạng trên, ngƣời hiệu trƣởng cần có biện pháp quản
lý phù hợp nhằm giúp cho trƣờng nghề và các đơn vị sử dụng ngƣời lao động
phối hợp chặt chẽ với nhau trong đào tạo nguồn nhân lực. Từ những cơ sở lý
luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi đã chọn vấn đề:“Biện pháp quản lý nhằm
tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở
tỉnh Nam Định” làm đề tài nghiên cứu.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số biện pháp
quản lý nhằm tăng cƣờng hợp tác giữa trƣờng nghề với DN góp phần nâng
cao chất lƣợng đào tạo nghề ở tỉnh Nam định nói riêng và cả nƣớc nói chung
trong giai đoạn hiện nay.
3. ĐỐI TƢỢNG, KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU, KHÁCH THỂ ĐIỀU TRA
3.1 Khách thể nghiên cứu: Quá trình quản lý quan hệ hợp tác giữa trƣờng nghề
với DN trong đào tạo của các trƣờng nghề ở tỉnh Nam Định.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
3.2 Đối tƣợng nghiên cứu: Biện pháp quản lý nhằm tăng cƣờng hợp tác với DN
trong đào tạo của các trƣờng nghề ở tỉnh Nam Định.
3.3 Khách thể điều tra: gồm 39 khách thể, trong đó có 10 cán bộ quản lý
đào tạo nghề (CBQL) (4 cán bộ phòng Quản lý Đào tạo nghề thuộc sở Lao
động Thƣơng binh và Xã hội (LĐTB&XH) tỉnh Nam Định; 6 trƣởng phòng
đào tạo của các trƣờng nghề - hệ cao đẳng nghề 3 khách thể và hệ trung cấp
nghề 3 khách thể, riêng hệ sơ cấp không có trƣởng phòng đào tạo); 9 hiệu
trƣởng của các trƣờng nghề (hệ CĐ nghề 3 khách thể, hệ TC nghề 3 khách
thể, hệ SC nghề 3 khách thể); chủ các DN 20 khách thể.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Vấn đề hợp tác giữa trƣờng nghề với DN ở tỉnh Nam Định có những hạn
chế nhất định: nội dung và hình thức hợp tác còn nghèo nàn, mức độ hợp tác
chƣa cao, công tác đào tạo nghề chƣa thực sự gắn với cơ sở sản xuất, đào tạo
chƣa gắn với sử dụng, v.v. Nếu nghiên cứu, đề xuất đƣợc các biện pháp quản lý
nhằm tăng cƣờng hợp tác giữa trƣờng nghề với DN trong đào tạo sẽ khắc phục
đƣợc những hạn chế nêu trên, góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề ở
Nam Định nói riêng, trên cả nƣớc nói chung.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý, đào tạo nghề, hợp tác giữa trƣờng
nghề với DN, biện pháp quản lý nhằm tăng cƣờng hợp tác giữa trƣờng nghề với
DN trong đào tạo nghề.
5.2 Khảo sát thực trạng hợp tác giữa trƣờng nghề với DN, một số hoạt
động quản lý nhằm tăng cƣờng hợp tác giữa trƣờng nghề với DN trong đào
tạo của hiệu trƣởng trƣờng nghề ở tỉnh Nam Định, đồng thời phát hiện các
yếu tố ảnh hƣởng đến thực trạng này.
5.3 Hoàn thiện và đổi mới một số biện pháp quản lý nhằm tăng cƣờng hợp
tác giữa trƣờng nghề với DN trong đào tạo ở tỉnh Nam Định.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Trong điều kiện cho phép, luận văn chỉ đi sâu tìm hiểu các vấn đề sau:
- Thực trạng về sự hợp tác trong đào tạo giữa trƣờng nghề (Trƣờng CĐ
nghề, trƣờng TC nghề, trung tâm dạy nghề) với DN; các yếu tố hƣởng đến
mối quan hệ hợp tác này; một số hoạt động quản lý nhằm tăng cƣờng hợp tác
với DN trong đào tạo của hiệu trƣởng các trƣờng nghề ở tỉnh Nam Định.
- Hoàn thiện và đổi mới một số biện pháp quản lý nhằm tăng cƣờng hợp tác giữa
trƣờng nghề với DN ở tỉnh Nam Định góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề.
7. CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1 Phƣơng pháp luận nghiên cứu:
7.1.1 Quan điểm tiếp cận thị trƣờng: Chất lƣợng đào tạo phải đáp ứng đƣợc
yêu cầu của thực tiễn sản xuất, đào tạo nhân lực phải gắn với nhu cầu của thị
trƣờng lao động, của DN.
7.1.2 Quan điểm hệ thống - cấu trúc và quan điểm lịch sử - thực tiễn
đƣợc vận dụng trong việc xác định một số biện pháp chủ yếu nhằm tăng
cƣờng hợp tác giữa trƣờng dạy nghề với DN trong quá trình đào tạo nghề
7.2 Các phƣơng pháp cụ thể:
7.2.1 Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận:
Nghiên cứu (phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa), các văn bản, tài
liệu thể hiện quan điểm, đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, những tác phẩm
kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin, các công trình khoa học về mối quan hệ hợp tác giữa
trƣờng nghề với DN trong và ngoài nƣớc để hình thành cơ sở lý luận của đề tài.
7.2.2 Các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn:
7.2.2.1 Phƣơng pháp quan sát:
Tiếp cận, quan sát tổng thể, theo dõi những mặt biểu hiện trong quá trình
hợp tác giữa trƣờng dạy nghề với DN; phát hiện yếu tố ảnh hƣởng đến quá
trình hợp tác đó.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
6
7.2.2.2 Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi:
Tìm hiểu thực trạng về mối quan hệ hợp tác giữa trƣờng nghề với DN và
các yếu tố có liên quan; thu thập thông tin về tính khả thi của các biện pháp
đƣợc đề xuất nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề.
7.2.2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu và sản phẩm hoạt động: Thông qua
các tài liệu lƣu trữ, báo cáo tổng kết của các trƣờng, sở LĐTB&XH tỉnh Nam
Định đi sâu tìm hiểu quá trình tổ chức hợp tác giữa trƣờng dạy nghề và DN
nhằm tổng kết kinh nghiệm để rút ra các nhận định khoa học.
7.2.2.4 Phƣơng pháp đàm thoại: Tiến hành trò chuyện, trao đổi trực tiếp
với một số khách thể có uy tín và kinh nghiệm trong công tác quản lý nhằm
thu thập thêm thông tin cho việc nghiên cứu.
7.2.2.5 Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia: Lấy ý kiến của chuyên gia về
công tác quản lý đào tạo nói chung và các biện pháp quản lý đào tạo nghề nói riêng.
7.2.2.6 Phƣơng pháp thống kê toán học: Xử lý và phân tích các số liệu, kết quả
điều tra, đồng thời để xác định mức độ tin cậy của việc điều tra và kết quả nghiên cứu.
8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Phần I: mở đầu
Phần II: Nội dung nghiên cứu
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về những vấn đề nghiên cứu.
Chƣơng 2: Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
Chƣơng 3: Hoàn thiện và đổi mới một số biện pháp quản lý nhằm tăng cƣờng
quan hệ hợp tác với DN trong đào tạo của các trƣờng nghề ở tỉnh Nam Định.
Phần III: Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phần phụ lục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
7
PHẦN II
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Ở nƣớc ngoài
Mối quan hệ giữa trƣờng nghề với DN trong đào tạo nghề từ lâu đã đƣợc
nhiều nƣớc quan tâm nghiên cứu và ứng dụng nhằm nâng cao chất lƣợng đào
tạo nghề cho ngƣời lao động.
Vào giữa thế kỷ XIX (1894) do sự phát triển của công nghiệp, ở Pháp
xuất hiện nhiều cuốn sách viết về sự phát triển đa dạng của nghề nghiệp.
Ngƣời ta đã ý thức đƣợc rằng hệ thống nghề trong xã hội rất đa dạng và phức
tạp, sự chuyên môn hóa đƣợc chú trọng. Do vậy, nội dung các cuốn sách
khẳng định tính cấp thiết phải hƣớng nghiệp, trang bị cho thế hệ trẻ đi vào lao
động sản xuất, có nghề nghiệp phù hợp với năng lực của mình và phù hợp với
yêu cầu của xã hội. [16]
Đối với giáo dục phổ thông, C. Mác đã chỉ ra các nhiệm vụ cơ bản: "Một
là, giáo dục trí tuệ; Hai là, giáo dục thể chất; ba là, dạy kỹ thuật nhằm giúp
học sinh nắm đƣợc những nguyên lý cơ bản của tất cả các quy trình sản xuất,
đồng thời biết sử dụng công cụ sản xuất đơn giản nhất" [30]
Các nƣớc phát triển trên thế giới luôn đề cao công tác đào tạo nghề nên học
sinh đƣợc định hƣớng nghề nghiệp rất tốt ngay khi còn học phổ thông. Ở Nhật,
Mỹ, Đức...ngƣời ta xây dựng nên các bộ công cụ để kiểm tra giúp phân hóa năng
lực, hứng thú nghề nghiệp ở trẻ nhằm có sự định hƣớng nghề nghiệp đúng đắn từ
sớm. Cho nên, với họ giáo dục không chỉ phát triển trí tuệ thuần túy mà còn chủ
ý định hƣớng cho học sinh về nghề nghiệp phù hợp với năng lực bản thân, đồng
thời trang bị cho học sinh kỹ năng làm việc để thích ứng với xã hội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
8
"Trình độ đào tạo công nhân lành nghề ở các nƣớc xã hội chủ nghĩa phụ
thuộc rất nhiều vào sự kết hợp đúng đắn giữa dạy trong trƣờng với thực tập
sản xuất ở xí nghiệp...Nếu thiếu nguyên tắc kết hợp dạy học với lao động sản
xuất thì hệ thống dạy nghề không thể đào tạo công nhân lành nghề đƣợc" [27]
Từ năm 1969, lần đầu tiên trong lịch sử, trƣờng đại học Cambridge với
700 năm lịch sử đã bƣớc vào con đƣờng "Công ty đại học"... Ngày nay, xu thế
các trƣờng đại học liên kết với các xí nghiệp ngày càng nhiều ở Mỹ và một số
nƣớc Châu âu, Công ty đại học đang trở thành một xu thế phát triển tất yếu,
tạo thời cơ phát triển cho trƣờng đại học và xí nghiệp. Các công ty đại học
này có một số đặc điểm sau:
1. Dùng phƣơng thức thị trƣờng để thu hút sinh viên, mời các học giả nổi
tiếng đến giảng dạy.
2. Việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học trực tiếp hƣớng về sản xuất,
về quản lý kinh doanh, có thể làm gia tăng thu nhập tài chính và nhân đó
không ngừng cải thiện điều kiện xây dựng trƣờng, nâng cao địa vị của trƣờng.
3. Mối quan hệ giữa nhà trƣờng với DN ngày càng mật thiết, trƣờng học
và xí nghiệp tƣơng hỗ, tƣơng lợi, bình đẳng về lợi ích trên phƣơng tiện dịch
vụ kỹ thuật, do vậy mà tăng cƣờng hợp tác giữa các bên.
Do những ƣu điểm nhƣ vậy mà các "Công ty đại học" mọc lên nhƣ nấm,
từ nƣớc Mỹ đến Châu âu, rồi đến toàn thế giới. "Công ty đại học" với những
hình thức khác nhau và sự ra đời của xí nghiệp hóa trƣờng học, báo trƣớc sự
phát triển quan trọng của sự phát triển giáo dục. [7, tr.11]
Jacques Delors, Chủ tịch ủy ban Quốc tế độc lập về giáo dục cho thế kỷ
XXI của UNESCO khi phân tích "những trụ cột của giáo dục" đã viết: "Học
tri thức, học làm việc, học cách chung sống và học cách tồn tại". Theo ông,
vấn đề học nghề của học sinh là không thể thiếu đƣợc trong những trụ cột của
giáo dục, đồng thời đã tổ chức các hội thảo, nghiên cứu về vấn đề "gắn đào
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
9
tạo với sử dụng" trong đào tạo nghề. [27]. Ở Nhật và Mỹ, nhiều trƣờng nghề
đƣợc thành lập ngay trong các công ty tƣ nhân để đào tạo nhân lực cho chính
công ty đó và có thể đào tạo cho công ty khác theo hợp đồng. Mô hình này có
ƣu điểm là chất lƣợng đào tạo cao, ngƣời học có năng lực thực hành tốt và có
việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
"Ba trong một" là quan điểm đƣợc quán triệt trong đào tạo nghề ở Trung
Quốc hiện nay: Đào tạo, sản xuất, dịch vụ. Theo đó, các trƣờng dạy nghề phải
gắn bó chặt chẽ với các cơ sở sản xuất và dịch vụ góp phần quan trọng vào
việc nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề. [27]
Nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho thị trƣờng thƣơng mại tự do
ASEAN năm 2003, APEC năm 2020, hệ thống đào tạo nghề ở Inđônêxia từ
năm 1993 đã đƣợc nghiên cứu và phát triển mạnh. Trong đó, kết hợp đào tạo
nghề giữa nhà trƣờng với DN đƣợc quan tâm đặc biệt. [27]
Năm 1999, ở Thái Lan Chính phủ đã nghiên cứu và xây dựng "Hệ thống
hợp tác đào tạo nghề" (Cosperative training system) để giải quyết tình trạng
bất cập giữa đào tạo nghề và sử dụng lao động và hƣớng tới phát triển nhân
lực kỹ thuật trong tƣơng lai. [13]
Trong xu thế toàn cầu và hội nhập hiện nay, việc tổng kết kinh nghiệm
quản lý đào tạo nghề của các nƣớc trên thế giới nhằm vận dụng vào thực tiễn
đào tạo nghề ở Việt Nam là thực sự cần thiết và cấp bách nhằm đào tạo nguồn
nhân lực đủ sức đƣơng đầu với cạnh tranh và hợp tác.
1.1.2 Ở trong nƣớc
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Thực tiễn không có lý luận hƣớng dẫn
thì thành thực tiễn mù quáng, lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận
suông". Tƣ tƣởng này đã đƣợc cụ thể hóa trong nguyên lý giáo dục ở Việt
Nam trong suốt lịch sử giáo dục của nƣớc nhà. Tại Đại hội Văn hóa toàn quốc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
10
tháng 7 năm 1948, Tổng bí thƣ Trƣờng Chinh đã khẳng định: "Biết và làm đi
đôi; lý luận và hành động phối hợp" [11]
Đảng và Nhà nƣớc ta ngày càng quan tâm tạo điều kiện để cho nhà
trƣờng hợp tác với DN trong đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực có chất
lƣợng cao, nhất là trong những năm gần đây đã ban hành cơ chế chính sách
thông thoáng giúp cho sự hợp tác này đƣợc thuận lợi. Điều này đƣợc cụ thể
hóa trong Luật giáo dục năm 2005 Luật dạy nghề năm 2006 và Điều lệ trƣờng
CĐ nghề năm 2007, Điều lệ trƣờng TC nghề năm 2007, Điều lệ trƣờng trung
cấp chuyên nghiệp năm 2008, Quy chế mẫu của trung tâm dạy nghề năm
2007 v.v. Mặc dù có cơ chế, chính sách thuận lợi nhƣ vậy song ở nƣớc ta, cho
đến hiện nay có thể nói, thực trạng mối quan hệ hợp tác giữa nhà trƣờng với
DN trong đào tạo nghề còn nhiều yếu kém và cũng có rất ít công trình nghiên
cứu về vấn đề này. Năm 1993, PGS - TS Trần Khánh Đức có đề tài cấp bộ
"Hoàn thiện đào tạo nghề tại xí nghiệp". Đề tài tập trung nghiên cứu các
trƣờng, lớp dạy nghề đặt tại đơn vị sản xuất trong lĩnh vực về bƣu chính viễn
thông và hóa chất. Năm 1993, tác giả Phạm Khắc Vũ với luận văn tốt nghiệp:
"Cơ sở lý luận và thực tiễn phƣơng thức tổ chức đào tạo nghề kết hợp tại
trƣờng và cơ sở sản xuất" [23]. Năm 2004, trƣờng Trung học kỹ thuật xây
dựng Hà Nội có đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố: "Các giải pháp
gắn đào tạo với sử dụng lao động của hệ thống dạy nghề Hà Nội trong lĩnh
vực xây dựng" [19] có nêu ra các giải pháp thiết lập quan hệ giữa nhà trƣờng
và DN. Năm 2005 Hoàng Ngọc Trí với luận án tiến sĩ "Nghiên cứu các giải
pháp nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo công nhân kỹ thuật xây dựng ở thủ đô
Hà Nội" [17] có đề cập đến mối quan hệ giữa các trƣờng nghề và đơn vị sản
xuất. Năm 2006, Nguyễn Văn Tuấn với luận văn thạc sĩ "Một số biện pháp
tăng cƣờng quản lý đào tạo nghề ở trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội" [21]
có đi sâu phân tích mối quan hệ giữa quản lý và chất lƣợng đào tạo nghề;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
11
những nhân tố tác động đến quản lý quá trình đào tạo nghề. Năm 2007,
Nguyễn Anh Tuấn có luận văn tốt nghiệp "Hoàn thiện và đổi mới các biện
pháp quản lý đào tạo nghề của trƣờng trung học công nghiệp quốc phòng
trong giai đoạn hiện nay (từ năm 2007 đến năm 2015)" [20] đi sâu nghiên cứu
về các biện pháp quản lý đào tạo nghề theo quan điểm hệ thống: Quản lý mục
tiêu, quản lý nội dung, quản lý phƣơng pháp đào tạo nghề,..., quản lý kết quả
và chất lƣợng đào tạo nghề.
Trên đây là sự khái lƣợc về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc có
liên quan đến vấn đề hợp tác giữa trƣờng nghề với DN trong đào tạo nhằm nâng
cao chất lƣợng đào tạo nghề. Tuy nhiên, vai trò của quản lý đối với việc tăng
cƣờng sự hợp tác giữa trƣờng nghề với DN trong xu thế hội nhập hiện nay vẫn
còn là khoảng trống, ít đƣợc quan tâm nghiên cứu. Vì vậy, chúng tôi chọn vấn
đề: "Biện pháp quản lý nhằm tăng cƣờng hợp tác với DN trong đào tạo của các
trƣờng nghề ở tỉnh Nam Định" làm đề tài nghiên cứu.
1.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.2.1 Khái niệm quản lý
Quản lý là một hoạt động (HĐ) đặc biệt, là yếu tố không thể thiếu đƣợc
trong đời sống xã hội, gắn liền với quá trình phát triển, đặc biệt trong xã hội
hiện nay thì quản lý có vai trò rất lớn. Sự phân công, hợp tác trong lao động
giúp đạt năng suất cao trong công việc, điều này đòi hỏi phải có sự chỉ huy,
phối hợp, điều hành, kiểm tra...tức là phải có ngƣời đứng đầu. HĐ quản lý
đƣợc nảy sinh từ nhu cầu đó. Theo C.Mác, quản lý (QLXH) là chức năng
đƣợc sinh ra từ tính chất xã hội hoá lao động. Nó có tầm quan trọng đặc biệt
vì mọi sự phát triển của xã hội đều thông qua HĐ của con ngƣời và thông qua
quản lý (con ngƣời điều khiển con ngƣời). Ông coi quản lý là một đặc điểm
vốn có, bất biến về mặt lịch sử của đời sống xã hội, theo ông: "Bất cứ lao
động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào mà tiến hành trên một quy mô
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
12
khá lớn đều yêu cầu phải có một sự chỉ đạo để điều hòa những HĐ cá nhân.
Sự chỉ đạo đó phải là những chức năng chung, tức là những chức năng phát
sinh từ sự khác nhau giữa sự vận động chung của cơ thể sản xuất với những
vận động cá nhân của những khí quan độc lập hợp thành cơ thể sản xuất đó.
Một nhạc sĩ độc tấu thì tự điều khiển lấy mình, nhƣng một dàn nhạc thì cần
phải có một nhạc trƣởng". [26, tr.29-30]
Nhƣ vậy, HĐ quản lý là tất yếu tồn tại ở mọi loại hình tổ chức, mọi xã
hội. Khái niệm quả lý đã đƣợc tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau:
Theo Harol Koontz: "Quản lý là hoạt động thiết yếu đảm bảo sự nỗ lực
của các cá nhân nhằm đạt đƣợc mục tiêu của tổ chức" [28, tr.31]
Theo F.W.Taylor: "Quản lý là biết đƣợc chính xác điều bạn muốn ngƣời
khác làm và sau đó hiểu đƣợc rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt
nhất và rẻ nhất" [3, tr.89]
Theo Thomas.J.Robbins - Wayned Morrison: "Quản lý là một nghề
nhƣng cũng là một nghệ thuật, một khoa học" [31, tr.19]
Theo Aunapu F.F: "Quản lý là khoa học và là một nghệ thuật tác động
vào một hệ thống xã hội, chủ yếu là quản lý con ngƣời nhằm đạt đƣợc những
mục tiêu xác định. Hệ thống đó vừa động, vừa ổn định bao gồm nhiều thành
phần có tác động qua lại lẫn nhau" [25, tr.75]
Ở Việt Nam cũng có nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý:
Theo từ điển Tiếng Việt: "Quản lý là tổ chức và điều hành các HĐ theo
những yêu cầu nhất định" [18, tr.789]
Theo GS Mai Hữu Khuê: "Quản lý là tác động có mục đích tới tập thể
những ngƣời lao động nhằm đạt đƣợc những kết quả nhất định và mục đích đã
định trƣớc" [9, tr.19-20]
Theo tác giả Đỗ Hoàng Toàn: "Quản lý là sự tác động có tổ chức, có
định hƣớng của chủ thể lên đối tƣợng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
13
các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt đƣợc mục tiêu đặt ra trong điều
kiện chuyển biến của môi trƣờng" [15, tr.43]
Theo tác giả Nguyễn Văn Bình: "Quản lý là một nghệ thuật đạt đƣợc
những mục tiêu đã đề ra thông qua việc điều khiển, phối hợp, hƣớng dẫn, chỉ
huy hoạt động của những ngƣời khác" [1, tr.176]
Có thể nhận thấy những khái niệm nêu trên tuy nhấn mạnh mặt này hay
mặt khác, dù tiếp cận ở góc độ nào, lĩnh vực nào đi chăng nữa; ở cấp vĩ mô
hay vi mô đều có điểm chung thống nhất là coi quản lý là hoạt động có tổ
chức, có chủ thể quản lý, đối tƣợng quản lý, khách thể quản lý và mục tiêu
quản lý; giữa chúng có mối quan hệ với nhau thông qua những tác động quản
lý. Do vậy, chúng tôi có thể biểu thị sơ đồ khái niệm quản lý nhƣ sau:
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ về khái niệm quản lý
Qua sơ đồ khái niệm quản lý, tiếp cận theo quan điểm hệ thống thì "quản
lý" là một quá trình bao gồm các thành tố cấu trúc nhƣ: chủ thể quản lý, đối
trƣợng quản lý, khách thể quản lý, mục tiêu quản lý v.v. Nếu tiếp cận theo
quan điểm HĐ thì "quản lý" là HĐ có ý thức của chủ thể quản lý.
Từ việc phân tích các khái niệm và quan điểm tiếp cận khác nhau về
quản lý, chúng tôi hiểu: Quản lý là HĐ có ý thức của chủ thể quản lý nhằm
điều khiển tác động lên đối tượng, khách thể quản lý để đạt được mục tiêu
của quản lý.
Đối
tượng
QL
Mục tiêu
quản
lý
Chủ thể
QL
Khách thể QL
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
14
Toàn bộ HĐ quản lý đều đƣợc thực hiện thông qua các chức năng của
nó, nhƣ chức năng lập kế hoạch, chức năng tổ chức, chức năng chỉ đạo và
chức năng kiểm tra, đánh giá. Nếu không xác định đƣợc chức năng quản lý thì
chủ thể quản lý không thể điều hành đƣợc hệ thống quản lý.
Khi xã hội loài ngƣời xuất hiện, một loạt các quan hệ giữa con ngƣời với
con ngƣời, giữa con ngƣời với thiên nhiên, giữa con ngƣời với xã hội và cả quan
hệ giữa con ngƣời với chính bản thân mình xuất hiện theo. Trải qua tiến trình
lịch sử phát triển từ xã hội lạc hậu đến xã hội văn minh, trình độ sản xuất, tổ
chức điều hành xã hội cũng phát triển theo, đó là tất yếu lịch sử. Ngƣợc lại khi
trình độ tổ chức điều hành xã hội phát triển sẽ thúc đẩy sự phát triển của trình độ
sản xuất, của nền văn minh xã hội. Nhƣ vậy, quản lý trở thành nhân tố của sự
phát triển xã hội. Quản lý trở thành một HĐ phổ biến, diễn ra trong mọi lĩnh vực,
ở mọi cấp độ và liên quan đến con ngƣời. Quản lý có tác dụng thúc đẩy hoặc
kìm hãm sự phát triển của xã hội tùy theo trình độ quản lý cao hay thấp.
1.2.2 Khái niệm đào tạo nghề
1.2.2.1 Khái niệm nghề
Nghề là một loại hình HĐ mang tính chất riêng, đặc thù của con ngƣời,
nó đƣợc hình thành và phát triển theo sự phát triển của xã hội loài ngƣời. Đó
là một dạng lao động vừa mang tính xã hội, vừa mang tính cá nhân, trong đó
con ngƣời với tƣ cách là chủ thể hoạt động đòi hỏi thỏa mãn những yêu cầu
nhất định của xã hội, của cá nhân.
Theo tiếng La tinh "Professio" - nghề có nghĩa là công việc chuyên môn
đƣợc hình thành một cách chính thống, là dạng lao động đòi hỏi một trình độ
học vấn nào đó, là hoạt động cơ bản giúp con ngƣời tồn tại.
Theo E.A Climôv thì: "Nghề nghiệp là một lĩnh vực sử dụng sức lao động
vật chất và tinh thần con ngƣời một cách có giới hạn, cần thiết cho xã hội (do sự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
15
phân công xã hội mà có). Nó tạo cho con ngƣời khẳ năng sử dụng lao động của
mình để thu lấy phƣơng tiện cần thiết cho việc tồn tại và phát triển" [27]
Theo từ điển Tiếng Việt, "Nghề là công việc chuyên môn làm theo sự
phân công lao động xã hội" [18, tr.676].Với sự phát triển của khoa học kỹ
thuật hiện nay, muốn hành nghề tốt, mỗi ngƣời phải trải qua quá trình đào tạo
theo một chƣơng trình quy định với những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần
thiết theo yêu cầu của thị trƣờng lao động để có thể hành nghề.
Nhƣ vậy, theo chúng tôi, nghề là một dạng lao động đòi hỏi con người phải
trải qua một quá trình đào tạo chuyên biệt để có những kiến thức, kỹ năng, kỹ
xảo chuyên môn nhất định. Nhờ quá trình hoạt động nghề nghiệp, con người có
thể tạo ra sản phẩm để thỏa mãn những nhu cầu của cá nhân và xã hội
1.2.2.2 Đào tạo nghề
* Phát triển nguồn nhân lực: Chiến lƣợc phát triển giáo dục giai đoạn
2001 - 2010 đã định hƣớng cho sự phát triển nguồn nhân lực Việt Nam với
mục tiêu: "Ƣu tiên nâng cao chất lƣợng đào tạo nhân lực, đặc biệt chú trọng
nhân lực khoa học - công nghệ trình độ cao, cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi
và công nhân kỹ thuật lành nghề trực tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh
của nền kinh tế". [2, tr.22]
Ngày nay khi đề cập tới nguồn lực quyết định nhất đến sự phát triển kinh
tế - xã hội, ngƣời ta thƣờng chỉ ra đó là vốn con người, là nguồn nhân lực chứ
không phải là nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, của cải vật chất, tiền bạc.
- Nguồn nhân lực là chỉ những ngƣời đang và sẽ bổ sung vào lực lƣợng
lao động xã hội đa dạng và phong phú, bao gồm các thế hệ trẻ đang đƣợc nuôi
dƣỡng, học tập ở các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và CĐ,
đại học. Nói đến nguồn nhân lực, mới chỉ đề cập đến tiềm lực; còn khi tiến
hành đào tạo, sử dụng, phát huy, phát triển nguồn nhân lực, nó mới trở thành
lực tác động đến phát triển kinh tế - xã hội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
16
- Phát triển nguồn nhân lực đƣợc hiểu về cơ bản là làm gia tăng giá trị
của con ngƣời về mọi mặt, trí tuệ, thể lực và thẩm mỹ; làm cho con ngƣời trở
thành những ngƣời lao động có năng lực và phẩm chất mới, cao hơn.
Phát triển nguồn nhân lực chịu sự tác động của 5 yếu tố: Giáo dục đào tạo,
sức khỏe và dinh dƣỡng, môi trƣờng, việc làm và giải phóng con ngƣời. Trong
đó, giáo dục là nhân tố cốt lõi, là cơ sở của các nhân tố khác và đồng thời cũng
là cơ sở quan trọng nhất cho sự phát triển nền kinh tế - xã hội bền vững.
- Nhân lực là chỉ ngƣời lao động kỹ thuật đƣợc đào tạo trong nguồn nhân
lực ở một trình độ nào đó để có năng lực tham gia vào lao động xã hội. Năng
lực của ngƣời lao động kỹ thuật đƣợc cấu thành bởi các yếu tố: kiến thức, kỹ
năng, thái độ và thói quen làm việc.
Cơ cấu nhân lực thƣờng đƣợc hình thành và phát triển theo dạng hình tháp
với các trình độ: đại học và sau đại học, CĐ - TC kỹ thuật; công nhân kỹ thuật ở
3 cấp: bán lành nghề (semi - skilled worker), lành nghề (skilled worker) và lành
nghề trình độ cao (highly skilled worker). [7, tr.61-62]
* Đào tạo nghề thực chất là nhằm phát triển nguồn nhân lực. Hiện nay,
các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo ra hai loại hình cơ bản: công nhân kỹ
thuật và nhân viên nghiệp vụ. Sản phẩm đào tạo là nhân cách hay nói cách khác
là phẩm chất và năng lực của ngƣời lao động ở một tiêu chuẩn quy định của
nghề đào tạo. Nghề đào tạo là những nghề mà ngƣời lao động cần đƣợc đào tạo
theo một chƣơng trình quy định với những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần
thiết theo yêu cầu của thị trƣờng lao động để có thể hành nghề.
Nhƣ vậy, theo chúng tôi, Đào tạo nghề là quá trình truyền thụ và lĩnh
hội một hệ thống tri thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp nhất định đã được
khái quát hóa trong nghề đào tạo; là quá trình rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo,
thái độ và năng lực nghề nghiệp ở người học để hình thành nhân cách nghề
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
17
nghiệp. Quá trình này được thực hiện chủ yếu thông qua việc giảng dạy theo
chuẩn mực của các nghề đào tạo.
1.2.2.3 Chất lượng đào tạo nghề
* Chất lượng: Mỗi một lĩnh vực khác nhau, một góc nhìn khác nhau sẽ
có các khái niệm khác nhau về chất lƣợng:
Theo từ điển tiếng việt, "Chất lƣợng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của
mỗi con ngƣời, mỗi sự vật, mỗi sự việc" [18, tr.144]
Có rất nhiều định nghĩa về chất lƣợng:
"Thỏa mãn nhu cầu của khách hàng" theo W. Edwards Deming
Hay "thích hợp để sử dụng" theo J. M Juran
Hoặc "làm đúng theo yêu cầu" theo Philip B. Crosby
Theo ISO 8402 -86: Chất lƣợng của sản phẩm là tổng thể những đặc điểm,
những đặc trƣng của sản phẩm thể hiện đƣợc sự thỏa mãn nhu cầu trong những
điều kiện tiêu dùng xác định và phù hợp với công dụng, tên gọi của sản phẩm.
Tiêu chuẩn ISO9000:2000 đƣa ra định nghĩa về chất lƣợng: “Chất lƣợng
là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu”. Các đặc
tính ở đây muốn ám chỉ tới các đặc tính vốn có của sản phẩm hay dịch vụ.
Theo quan niệm của Tổ chức kiểm tra chất lƣợng Châu âu: Chất lƣợng của
sản phẩm là mức độ mà sản phẩm ấy đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời sử dụng.
Theo tiêu chuẩn Pháp - NFX 50, tr109, chất lƣợng là "Tiềm năng của
một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của ngƣời sử dụng"
Theo J.Juran (Mỹ): Chất lƣợng là tiềm năng thỏa mãn nhu cầu của thị
trƣờng với chi phí thấp nhất.
Theo tiêu chuẩn Việt Nam 5814 - 94: "Tập hợp các đặc tính của một
thực thể (đối tƣợng) tạo cho thực thể (đối tƣợng) có khả năng thỏa mãn những
nhu cầu đã nêu ra hoặc nhu cầu tiềm ẩn"
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
18
Các định nghĩa trên đều chỉ ra rằng đạt chất lƣợng đồng nghĩa với việc
đáp ứng đƣợc các yêu cầu. Các yêu cầu ở đây tất nhiên là các yêu cầu của
khách hàng, các yêu cầu của khách hàng là khởi nguồn của các vấn đề chất
lƣợng, và là trọng tâm khi xác định các vấn đề chất lƣợng.
Nhƣ vậy, chất lƣợng đƣợc phản ánh trƣớc hết ở sự thỏa mãn nhu cầu của
ngƣời sử dụng, thứ đến là tính hiệu quả, tức phí thấp nhất song vẫn thỏa mãn
đƣợc nhu cầu của thị trƣờng. Chất lƣợng đƣợc thể hiện qua kết quả định tính
và kết quả định lƣợng. Kết quả định tính là giá trị của sản phẩm, nó không thể
đo đếm nhƣng có thể nhận xét đƣợc. Kết quả định lƣợng là các giá trị biểu
hiện ở mặt con số, ở đại lƣợng và nó có thể cân, đong, đo, đếm. Số lƣợng là
cái tạo nên chất lƣợng, song nếu chỉ có số lƣợng thì chƣa phản ánh đƣợc chất
lƣợng, cho nên khi nhìn nhận về chất lƣợng phải phân tích ở trên cả hai mặt
định tính và định lƣợng.
* Chất lượng đào tạo nghề
Điều kiện để nƣớc ta thành công trên trƣờng quốc tế trong bối cảnh gia nhập
tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) là phải có một đội ngũ nhân lực đủ sức đƣơng
đầu với cạnh tranh và hợp tác. Đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao, có năng
lực sáng tạo và khả năng thích ứng là nhiệm vụ cấp bách. Trình độ nguồn nhân
lực đạt đƣợc phù hợp với yêu cầu và nhu cầu của thị trƣờng lao động chính là
thƣớc đo của chất lƣợng đào tạo. Tăng cƣờng hợp tác giữa trƣờng nghề và DN là
một giải pháp tối ƣu nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề trong cơ chế thị
trƣờng và hội nhập hiện nay. Chất lƣợng đào tạo của mỗi ngành, mỗi nghề là
khác nhau, song dù có khác nhau nhƣ thế nào thì sự phù hợp với yêu cầu, nhu
cầu của thị trƣờng lao động là tiêu chí quan trọng nhất.
Theo quan niệm chất lƣợng đầu ra của sản phẩm đào tạo thì chất lƣợng
đào tạo nghề dựa vào các tiêu chí sau:
+ Phẩm chất xã hội nghề nghiệp (đạo đức, ý thức, trách nhiệm);
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
19
+ Sức khỏe;
+ Kiến thức, kỹ năng;
+ Năng lực hành nghề;
+ Khả năng thích ứng với thị trƣờng lao động;
+ Năng lực nghiên cứu và khả năng phát triển nghề nghiệp của ngƣời lao
động sau khi tốt nghiệp.
Chất lƣợng đào tạo nghề, quan niệm theo năng lực hành nghề, đƣợc xác
định bởi các mặt: Kiến thức, kỹ năng, thái độ và thói quen làm việc. Theo
Benjamin Bloom, kiến thức, kỹ năng, thái độ có các cấp độ nhƣ sau [6, tr.286]:
Bảng 1.1: Mức chất lượng đào tạo nghề theo Benjamin Bloom
Kiến thức Kỹ năng Thái độ
Mức
CL
Định nghĩa Mức
CL
Định nghĩa Mức
CL
Định nghĩa
Biết
Ghi nhớ, nhận ra, tái
hiện
Bắt
chước
Quan sát và rập
khuân
Tiếp thu Có thể lắng nghe
hiệuquả
Hiểu
Thông hiểu, diễn đạt
theo ngôn ngữ của
mình
Làm
được
Quan sát và thực
hiệnnhƣ hƣớngdẫn
Hưởng
ứng
Có thể lắng nghe
và phản ứng hiệu
quả
Ứng
dụng
Vận dụng vào các
tình huống khác
nhau và vào thực
tiễn
Chính
xác
Quan sát và thực
hiện một cáchchính
xácnhƣhƣớngdẫn
Đánh
giá
Lắng nghe và
phản ứng với
quan điểm của
mình
Phân
tích
Chia tách các thành
tố củamộtkiếnthức
Biến
hóa
Quan sát và thực
hiện một loạt các kỹ
năng nhanh và
chính xác
Tổ chức
lại hệ
thống
giá trị
mới
Có thể đƣa ra
quan điểm về
chính mình
Tổng
hợp
Khái quát từ nhiều
thành tố thành một
vấnđề
Thuần
thục
Tốc độ và sự chính
xác trở thành thói
quen, kỹ năng, kỹ
xảo
Hành
động
theo giá
trị mới
Thực hiệncácđặc
trƣng của thực tế
trong các quan
điểmcủa mình
Đánh
giá
Xem xét toàn bộ quá
trình, đƣa ra nhận
địnhtổngquát
Theo quan điểm hiện đại, chất lƣợng đào tạo có hai phần: "Phần cứng":
kiến thức, kỹ năng, thái độ mà ngƣời học tiếp thu trong quá trình đào tạo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
20
(chiếm 1/3 giá trị); "Phần mềm": là năng lực sáng tạo và sự thích ứng (chiếm
khoảng 2/3 giá trị) [29, tr.6].
Nhƣ vậy, khi đánh giá chất lƣợng đào tạo của trƣờng dạy nghề không nên
chỉ nhìn nhận ở "phần cứng", tức là kiến thức, kỹ năng, thái độ và thói quen
làm việc ở ngƣời tốt nghiệp đã phù hợp với mục tiêu đào tạo hay chƣa, phù hợp
ở mức nào mà điều quan trọng hơn là đặt trọng tâm vào giá trị "phần mềm" -
năng lực sáng tạo và khả năng thích ứng, dựa trên cơ sở đó tổ chức quá trình
đào tạo nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. Cần tăng cƣờng hợp tác với
các doanh nghiệp để cho học sinh có cơ hội tiếp cận và thích ứng nhanh với
công nghệ sản xuất mới, có khả năng sáng tạo trong điều kiện biến động của
nền kinh tế thị trƣờng, trong đó có thị trƣờng sức lao động. Trong cơ chế thị
trƣờng và hội nhập, quá trình đào tạo nghề luôn bị chi phối bởi quy luật: cung -
cầu. Chất lƣợng sản phẩm đào tạo có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và
phát triển của nhà trƣờng trong cơ chế cạnh tranh. Sản phẩm đào tạo chính là
ngƣời tốt nghiệp. Điểm lƣu ý trong chất lƣợng đào tạo nghề hiện nay đó là phải
quan tâm tới nhu cầu của thị trƣờng để điều tiết kế hoạch phát triển của mỗi
ngành nghề đào tạo. Việc nắm thông tin, công tác dự báo nhu cầu thị trƣờng lao
động, kể cả thị trƣờng quốc tế của mỗi nhà trƣờng phải đƣợc chú trọng, nếu
đào tạo nhiều quá thì thừa, mà ít quá thì thiếu so với nhu cầu nhân lực thực tế
cho dù sản phẩm đào tạo đã đạt yêu cầu của thị trƣờng tuyển dụng.
Nhƣ vậy, theo chúng tôi chất lượng đào tạo nghề là mức độ đạt được ở
người học nghề phù hợp với các mục tiêu đào tạo đã đề ra, đồng thời phải phù
hợp và đáp ứng yêu cầu và nhu cầu của sản xuất, của thị trường lao động.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
21
Sơ đồ 1.2: Chất lượng đào tạo nghề
1.2.2.3 Đảm bảo chất lượng đào tạo nghề
Quan niệm về đảm bảo chất lƣợng: Đó là sự đáp ứng và duy trì được các
tiêu chuẩn về chất lượng theo yêu cầu và nhu cầu của thị trường - xã hội và
cam kết sẽ nâng cao chất lượng theo sự biến động của thị trường. Nhƣ vậy,
đảm bảo chất lƣợng đào tạo nghề cũng phải đƣợc tiếp cận trên 2 tiêu chí: một
là, xác định đƣợc nhu cầu của thị trƣờng và những yêu cầu đặt ra đối với sản
phẩm đào tạo (nhân cách của ngƣời đƣợc đào tạo nghề); hai là, phát triển quy
trình đào tạo để luân đáp ứng đƣợc nhu cầu, yêu cầu của thị trƣờng.
Theo cách tiếp cận này thì việc tăng cƣờng mối quan hệ hợp tác giữa trƣờng
dạy nghề với DN là một tất yếu nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề.
1.3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP TÁC GIỮA TRƢỜNG
NGHỀ VỚI DOANH NGHIỆP TRONG ĐÀO TẠO
1.3.1 Khái niệm về trƣờng nghề và DN
1.3.1.1 Trường nghề: Theo Điều 36 Luật giáo dục năm 2005 thì :
"1. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm:
a, Trƣờng TC chuyên nghiệp;
b, Trƣờng CĐ nghề, trƣờng TC nghề, trung tâm dạy nghề, lớp dạy nghề
(sau đây gọi chung là cơ sở dạy nghề)
Kết quả đào tạo phù hợp nhu cầu, yêu cầu sử
dụng –› Đạt chất lƣợng ngoài
Kết quả đào tạo khớp với mục tiêu đào tạo
–› Đạt chất lƣợng trong
Mục tiêu
đào tạo
N/cầu thị
trƣờng
Kết quả
đào tạo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
22
2. Cơ sở dạy nghề có thể đƣợc tổ chức độc lập hoặc gắn với cơ sở sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ sở giáo dục khác" [24, tr.82]
Để thống nhất cách hiểu, trong phạm vi đề tài này, chúng tôi quan niệm
trƣờng nghề là "cơ sở dạy nghề" đƣợc quy định tại tiết b, khoản 1 điều 36 của
Luật giáo dục.
Ngoài ra, hiện nay các trƣờng đại học, CĐ, TC chuyên nghiệp; các tổ
chức cá nhân trong và ngoài nƣớc có đủ điều kiện, đƣợc cơ quan quản lý nhà
nƣớc có thẩm quyền cấp phép cho tổ chức hoạt động dạy nghề đƣợc gọi
chung là các cơ sở có tham gia HĐ dạy nghề. Các cơ sở có tham gia HĐ dạy
nghề này, ở phạm vi (chức ngăng) dạy nghề cũng đƣợc chúng tôi quan niệm
là "trƣờng nghề"
1.3.1.2 Doanh nghiệp: Theo từ điển Tiếng việt: DN đƣợc hiểu là "Đơn
vị kinh doanh, như xí nghiệp, công ty, cơ sở sản xuất, v.v." Ví dụ: DN nhà
nƣớc. DN tƣ nhân [18, tr.260].
Theo định nghĩa của luật DN, đã đƣợc Quốc hội Việt Nam khoá XI, kỳ
họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, có hiệu lực thi hành từ ngày
1 tháng 7 năm 2006, DN là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở
giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
nhằm mục đích thực hiện các HĐ kinh doanh.
1.3.2 Vấn đề hợp tác giữa trƣờng dạy nghề với DN trong đào tạo
1.3.2.1 Thực hành kết hợp với lao động sản xuất - nguyên lý cơ bản
trong đào tạo nghề
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: "Do sự sản xuất vật chất mà ngƣời ta hiểu
biết dần dần các hiện tƣợng, các tính chất, các quy luật và mối quan hệ giữa
ngƣời với giới tự nhiên. Lại do hoạt động sản xuất mà dần dần hiểu rõ mối quan
hệ giữa ngƣời này với ngƣời khác"[14, tr.28] và Ngƣời khẳng định "HĐ sản xuất
là nguồn gốc của sự phát triển hiểu biết của loài ngƣời"[14, tr.29]. "HĐ sản xuất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
23
của xã hội phát triển từng bƣớc, từ thấp đến cao, vì vậy sự hiểu biết của ngƣời ta
(về giới tự nhiên cũng nhƣ về xã hội) cũng phát triển từng bƣớc, từ thấp đến cao,
từ một mặt đến toàn diện"[14, tr.29].
"Chỉ có thực hành mới là mực thƣớc đúng nhất cho sự hiểu biết của con
ngƣời về thế giới. Chỉ do quá trình thực hành (quá trình sản xuất vật chất, giai
cấp đấu tranh, khoa học thực nghiệm), ngƣời ta mới đạt đƣợc kết quả đã dự
tính trong tƣ tƣởng, và lúc đó sự hiểu biết mới đƣợc chứng thực. Muốn nhƣ
thế, tƣ tƣởng nhất định phải hợp với quy luật khách quan. Không hợp thì khi
thực hành sẽ bị thất bại"[14, tr.29].
"HĐ sản xuất là nền tảng của thực hành, nó quyết định tất cả các HĐ khác...
"[14, tr.29]. "Thế nào là thực hành sinh ra hiểu biết, hiểu biết trở lại phụng sự
thực hành? Trong quá trình thực hành, ban đầu ngƣời ta chỉ thấy hiện tƣợng
và thấy mối quan hệ bên ngoài của mỗi việc...Đó là giai đoạn cảm giác và ấn
tƣợng của sự hiểu biết. Trong giai đoạn thứ nhất ấy, họ chƣa có một khái
niệm sâu sắc, chƣa có một kết luật hợp với lý luận" [14, tr.29]
Nhƣ vây, hiểu biết và thực hành luôn đi liền với nhau. Giữa chúng có
mối quan hệ biện chứng, bổ sung và hỗ trợ cho nhau trong quá trình chiếm
lĩnh kinh nghiệm lịch sử xã hội. Học đi đôi với hành nghĩa là gắn lý thuyết
với thực tiễn, là việc vận dụng những điều đã học vào giải quyết các vấn đề
do thực tiễn đặt ra. Đây chính là nguyên lý trong giáo dục nói chung, đào tạo
nghề nói riêng, do vậy, tất yếu phải phải gắn đào tạo nghề với thực tiễn sản
xuất, trƣờng dạy nghề phải gắn với DN.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 TW Đảng khóa VIII đã chỉ ra: "Phát triển
giáo dục - đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, những tiến bộ
khoa học - công nghệ. Thực tiễn giáo dục kết hợp với lao động sản xuất,
nghiên cứu khoa học, lý luận gắn với thực tế, học đi đôi với hành, nhà trƣờng
gắn liền với gia đình và xã hội" [4, tr.18] Kết luận của Hội nghị TW6 khóa IX
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
24
đã nhấn mạnh: "Bảo đảm chất lƣợng và điều chỉnh cơ cấu đào tạo, gắn đào
tạo với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đào tạo với sử dụng" [5, tr.129]
Theo quy định về chƣơng trình khung do Bộ LĐTB&XH ban hành thì
65 - 80% quỹ thời gian đào tạo dành cho dạy thực hành, việc dạy thực hành
kết hợp với lao động sản xuất sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề
trên các mặt:
- Hình thành kỹ năng phù hợp với yêu cầu của sản xuất: học nghề nhằm
hình thành những kỹ năng nghề nghiệp là chủ yếu, chỉ có thông qua thực tập
sản xuất, đặc biệt là tại cơ sở sản xuất học sinh mới có điều kiện rèn luyện kỹ
năng, kỹ xảo và nâng cao tính thích ứng với thực tiễn sản xuất.
- Hình thành thái độ đúng đắn trong lao động: Phấn đấu tăng năng suất,
chất lƣợng và hạ giá thành sản phẩm; hình thành tác phong công nghiệp - tính
chính xác, tinh thần tiết kiệm, trung thực, không làm dối, làm ẩu; xây dựng
lòng say mê hứng thú với công việc, lòng yêu nghề thông qua lao động.
Trong thời đại nền kinh tế tri thức thì các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến
đang hàng ngày, hàng giờ đƣợc phổ biến và áp dụng rộng rãi trong mọi lĩnh
vực sản xuất. Muốn đảm bảo chất lƣợng và hiệu quả đào tạo, các trƣờng dạy
nghề phải gắn chặt với DN để kịp thời nắm bắt thông tin, cập nhật kiến thức,
bổ sung, điều chỉnh chƣơng trình để nhà trƣờng không bị tụt hậu, theo kịp
đƣợc với sản xuất. Mặt khác, để khắc phục mâu thuẫn giữa việc đầu tƣ kinh
phí của DN cho trƣờng nghề còn hạn chế với yêu cầu cao của DN về chất
lƣợng của sản phẩm đào tạo thì tranh thủ sự hỗ trợ của DN về trang thiết bị kỹ
thuật phục vụ đào tạo chính là một giải pháp. Đặc biệt đối với những ngành
đòi hỏi dây truyền công nghệ sản xuất đắt tiền, hàng chục, thậm chí hàng trăm
tỷ đồng, trƣờng nghề phải liên kết với DN thì mới giải quyết đƣợc nhiệm vụ
đào tạo công nhân kỹ thuật có trình độ đáp ứng đƣợc yêu cầu của các dây
truyền công nghệ đó.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
25
1.3.2.2 Hợp tác giữa nhà trường và DN là mối quan hệ biện chứng
giữa người cung cấp và người sử dụng sản phẩm
Do cạnh tranh khốc liệt trong cơ chế thị trƣờng và hội nhập, các DN rất cần
đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, thích ứng nhanh với yêu cầu của sản xuất,
họ thực sự kỳ vọng ở các trƣờng nghề. Với tƣ cách là đơn vị cung cấp nguồn
nhân lực, nhà trƣờng cũng luôn phải cạnh tranh về chất lƣợng sản phẩm đào tạo.
Sự hợp tác giữa trƣờng nghề với DN bởi vậy là tất yếu khách quan, nó diễn ra
theo quy luật cung - cầu.
* Trong thực tế, mối quan hệ hợp tác này có thể diễn ra rất đa dạng,
phong phú trên nhiều mặt:
- Sự hợp tác giữa trƣờng nghề với DN trong việc triển khai xây dựng mục
tiêu và nội dung đào tạo theo quy chế của Bộ GD - ĐT và Tổng cục dạy nghề ban
hành. Mặt khác khi xây dựng mục tiêu, nội dung đào tạo phải xét đến tính đặc thù
của DN là nơi sẽ tiếp nhận học sinh sau khi tốt nghiệp;
- Tuyển sinh và tổ chức thi tốt nghiệp cuối khóa cho học sinh;
- Đánh giá chất lƣợng đào tạo nghề;
- DN đóng góp nguồn lực cho quá trình đào tạo nhƣ: Kinh phí, tài liệu,
máy móc thiết bị, các chuyên gia, thợ bậc cao, v.v.
- Hợp tác trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo và sử dụng lao động qua
việc hoạch định chiến lƣợc phát triển của trƣờng nghề với DN để từ đó xác
định nhu cầu đào tạo: số lƣợng, cơ cấu ngành nghề, bậc thợ, hình thức đào tạo
(đào tạo mới, đào tạo lại, bồi dƣỡng nâng bậc, v.v.)
* Để mối quan hệ hợp tác giữa trường nghề với DN được tốt cần đảm
bảo một số nguyên tắc sau:
- Sự hợp tác phải đảm bảo mục tiêu đào tạo đề ra, không làm ảnh hƣởng đến
quy trình đào tạo của nhà trƣờng cũng nhƣ tiến độ sản xuất của DN, mà trái lại nó
góp phần vào sự phát triển của hai đơn vị, có lợi cho cả hai đơn vị;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
26
- Sự hợp tác phải đảm bảo tính giáo dục, nhằm hình thành, phát triển
phẩm chất và năng lực cho ngƣời học sinh, không quá thiên về lợi ích kinh tế
mà quyên đi tính giáo dục.
- Sự hợp tác phải đảm bảo yếu tố vừa sức với giáo viên và học sinh trong
quá trình đào tạo: Vừa sức về trình độ nhận thức công nghệ, về sức khỏe, v.v.
* Những điều kiện đảm bảo mối quan hệ hợp tác giữa trường nghề với DN:
- Điều kiện về mặt pháp lý: Phải quán triệt các chủ chƣơng chính sách
của Đảng và Nhà nƣớc nhằm tăng cƣờng mối quan hệ hợp tác giữa nhà
trƣờng với DN; cần hình thành một hệ thống chỉ đạo tập trung, thống nhất từ
trung ƣơng đến địa phƣơng và các bộ, ngành để kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo
với sử dụng và sắp xếp việc làm hợp lý.
Các quy định của Nhà nƣớc đối với DN liên quan đến đào tạo nhƣ: Thuế
đào tạo, tỷ lệ công nhân kỹ thuật trên tổng số ngƣời lao động, cung cấp thông
tin về nguồn nhân lực, v.v.; Thành lập các đơn vị sản xuất trong các trƣờng
nghề nhƣ Nghị quyết TW2 khóa VIII đã đề ra; chính sách đầu tƣ cho các
trƣờng nghề.
- Điều kiện về tổ chức: Đổi mới bộ máy và phƣơng thức điều hành nhằm
tăng cƣờng sự hợp tác nhƣ: Thành lập tổ tiếp thị, các quy định, chế độ đối với
phƣơng thức liên kết.
1.3.2.3 Các loại hình hợp tác giữa trường nghề với DN
Sự hợp tác giữa nhà trƣờng với DN đã đƣợc áp dung phổ biến ở trên thế
giới cũng nhƣ ở Việt Nam và luôn thu đƣợc những kết quả nhất định. Có khá
nhiều phƣơng thức hợp tác giữa nhà trƣờng với DN. Dựa trên một số tiêu chí, tác
giả phân loại các loại hình hợp tác giữa trƣờng nghề với DN ở Việt Nam.
* Phân loại trên cơ sở pháp lý
- Phƣơng thức nhà trƣờng nằm ngoài DN
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
27
Sơ đồ 1.3: Nhà trường nằm ngoài DN
Theo mô hình trên thì trƣờng dạy nghề không nằm trong các công ty, xí
nghiệp mà trực thuộc các Bộ, Sở chủ quản, nhà trƣờng và DN là hai đơn vị
độc lập nhau. Chƣơng trình đào tạo, phần "cứng" theo quy định chƣơng trình
khung của Bộ LĐTB&XH chiếm khoảng 70 - 80%; phần "mềm" chiếm tỷ lệ
khoảng 20 - 30% dành để nhà trƣờng bổ sung nội dung kiến thức và công
nghệ mới; nghề đào tạo theo danh mục do Nhà nƣớc quy định, hiện bộ
LĐTB&XH mới ban hành tạm thời danh mục 48 nghề đào tạo. Giáo viên chủ
yếu là của nhà trƣờng, trong thời gian thực tập sản xuất có kết hợp với cán bộ
kỹ thuật và công nhân lành nghề của DN để giảng dạy. Địa điểm học lý thuyết
và thực hành cơ bản thƣờng ở tại trƣờng, thời gian thực tập sản xuất tại DN.
Ƣu điểm của phƣơng thức này là nhà trƣờng không bị lệ thuộc vào cơ sở sản
xuất của DN, quá trình đào tạo đảm bảo đƣợc tiến độ chƣơng trình, học sinh có lý
thuyết chuyên môn rộng, đáp ứng linh hoạt hơn với sự chuyển đổi của ngành nghề
sau khi tốt nghiệp, cũng nhƣ có thể công tác ở nhiều loại hình sản xuất ở các DN
khác nhau.
Nhƣợc điểm của phƣơng thức này là sự hợp tác giữa trƣờng nghề với các
doanh nghiệp khó thiết lập hoặc thiết lập ở mức thấp, đào tạo khó gắn với sử dụng.
Hình thức hợp tác để tổ chức quá trình đào tạo giữa nhà trƣờng và DN chủ
yếu là hình thức đào tạo tuần tự, chỉ có một phần nhỏ tổ chức theo hình thức đào
HSPT
Nhà trƣờng
(nơi tổ chức quá trình đào tạo)
HSTN
(H/s tốt nghiệp)
Doanh nghiệp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
28
tạo luân phiên. Mức độ hợp tác của phƣơng thức này thƣờng có giới hạn và rời
rạc, tuy nhiên cũng có một số ít trƣờng hợp, sự hợp tác giữa nhà trƣờng với DN
ở mức độ toàn diện.
- Phƣơng thức nhà trƣờng nằm trong DN
DOANH NGHIỆP
Sơ đồ 1.4: Nhà trường nằm trong DN
Theo mô hình này, trƣờng dạy nghề nằm trong DN nhƣ các tổng công ty,
nhà máy, các hãng, tập đoàn sản xuất. Hiện nay mô hình này đã phổ biến ở trên
thế giới, nhất là các nƣớc phát triển. Tại Việt Nam, nhiều trƣờng thuộc các DN
đã đào tạo nghề cho DN của mình khá tốt nhƣ các trƣờng của tập đoàn
VINASHIN (13 cơ sở đào tạo), tập đoàn LILAMA, Tập đoàn Than và Khoáng
sản Việt Nam v.v. Theo báo cáo tổng quan về dạy nghề của Bộ LĐTB&XH, đến
tháng 5/2008 cả nƣớc có gần 150 trƣờng nghề thuộc các DN.
Đặc điểm của mô hình này là trình độ đào tạo từ SC đến CĐ, thời gian
đào tạo từ 1 đến 3 năm, tùy theo nghề cụ thể mà đơn vị sản xuất yêu cầu. Nghề
đào tạo theo chuyên ngành hẹp của DN. Mục tiêu, nội dung chƣơng trình cũng
theo chƣơng trình chuẩn quốc gia, tuy nhiên tỷ lệ phần "mềm" đƣợc mở rộng
hơn, chiếm khoảng 30% dành để bổ sung kiến thức và công nghệ mới trong
thực tiễn sản xuất. Mô hình này cần sự hợp tác giữa giáo viên nhà trƣờng và
HSPT
Nhà trƣờng
(nơi tổ chức quá trình đào tạo)
CNKT
(học sinh tốt nghiệp)
Cơ sở sản xuất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
29
giáo viên kiêm chức của DN gồm các cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý và công
nhân lành nghề tham gia giảng dạy. Kinh phí chủ yếu do DN cung cấp, phần
còn lại có thể do ngân sách Nhà nƣớc bổ sung, hoặc do học sinh đóng góp.
Ƣu điểm của phƣơng thức này là gắn đào tạo với sử dụng, đáp ứng nhu cầu
nhân lực của chính các cơ sở sản xuất thuộc DN. Nội dung chƣơng trình đào tạo
thƣờng xuyên đƣợc bổ sung, cải tiến nhằm cập nhật những kiến thức mới về
công nghệ, thiết bị hiện đại. Tận dụng đƣợc máy móc, thiết bị của DN phục vụ
dạy nghề; huy động đội ngũ kỹ sƣ của DN tham gia giảng dạy về chuyên môn,
về công nghệ mới, phƣơng pháp hạch toán và quản lý của DN.
Hình thức đào tạo này phù hợp với đặc điểm sản xuất cũng nhƣ công
nghệ của DN, do vậy tiết kiệm đƣợc thời gian đào tạo của ngƣời lao động và
tiết kiệm chi phí cho DN.
Nhƣợc điểm, học sinh của các loại trƣờng này dễ bị động bởi các yêu
cầu sản xuất nên các khóa học khó tiến hành đƣợc theo trình tự và bài bản,
học sinh sau khi tốt nghiệp khi cần chuyển đổi nghề sẽ gặp khó khăn vì họ chỉ
đƣợc đào tạo theo một chuyên ngành hẹp.
Tuy vậy, về lâu dài, khi sản xuất ổn định và phát triển, các DN làm ăn có
lãi, đầu tƣ dây truyền công nghệ, trang thiết bị hiện đại thì hình thức đào tạo
này là phù hợp hơn cả. Trong giai đoạn hiện nay khi mà nền kinh tế trên thế
giới đang bị khủng hoảng, Việt Nam chúng ta không thể không bị ảnh hƣởng,
Nhà nƣớc nên có những giải pháp tình thế để duy trì đào tạo ở một số trƣờng
gặp khó khăn do Tổng công ty làm ăn kém hiệu quả.
- Phƣơng thức DN sản xuất nằm trong nhà trƣờng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
30
NHÀ TRƢỜNG
Sơ đồ 1.5: DN sản xuất nằm trong nhà trường
Đặc điểm của phƣơng thức này là nhà trƣờng vừa quản lý cơ sở đào tạo,
vừa quản lý DN sản xuất. Đối với học sinh không chỉ đƣợc trang bị kiến thức,
kỹ năng chuyên môn cần thiết về nghề mà còn đƣợc trang bị kiến thức về DN
và kinh doanh giúp họ tự biết cách thành lập doanh nghiệp để có thể trở thành
ông chủ, tự giải quyết công việc làm ăn cho mình và tạo công ăn việc làm cho
những ngƣời lao động khác. Theo phƣơng thức hợp tác này những năm 90
trên thế giới, nhƣ ở Mỹ có làn sóng thành lập công ty giáo dục kinh doanh,
mục đích cuối cùng của nó là thực hiện giảm chi, tăng thành quả, nâng cao
chất lƣợng giáo dục, bồi dƣỡng cho học sinh có nhiều năng lực cạnh tranh,
giành đƣợc sự tán đồng ủng hộ của công chúng[7, tr.13]. Ở Việt Nam cũng có
một số trƣờng thành lập đơn vị sản xuất trong nhà trƣờng nhƣ Trƣờng công
nhân cơ giới và xây dựng Quảng Ninh và trƣờng Mỏ Hữu Nghị Quảng Ninh
đều có DN khai thác, vận chuyển và tiêu thụ than. Năm 1993, chính phủ đã có
quy định cấm các trƣờng dạy nghề mở cơ sở sản xuất thì DN sản xuất của các
trƣờng này đã giải thể hoặc chuyển hƣớng hoạt động sang hình thức tiếp thị,
nhận đảm bảo phần nhân công cho các DN. Nghị quyết TW2 khóa VIII đã
cho phép thành lập lại đơn vị sản xuất ở trong các trƣờng dạy nghề. Đến nay,
Học sinh
PT
Cơ sở đào tạo
CNKT
(H/s tốt nghiệp)
Doanh nghiệp sản xuất DN ngoài
xã hội
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
31
Điều lệ trƣờng CĐ nghề, Điều lệ trƣờng TC nghề, quy chế mẫu của trung tâm
dạy nghề do Bộ LĐTB&XH ban hành đã cho phép các trƣờng nghề đƣợc
thành lập DN hoặc cơ sở sản xuất, dịch vụ.
Ƣu điểm của mô hình này là nhà trƣờng chuẩn bị hiện trƣờng cho học
sinh thực hành cơ bản, thực tập sản xuất, học phƣơng pháp tổ chức và quản lý
sản xuất để có thể trở thành chủ nhân của các DN vừa và nhỏ.
Nhƣợc điểm là khả năng thành lập và duy trì các DN sản xuất trong nhà
trƣờng gặp nhiều khó khăn. Yêu cầu năng lực quản lý về lĩnh vực kinh doanh
và giáo dục của ngƣời lãnh đạo phải toàn diện. Đây là một thách thức không
nhỏ nên tính hiệu quả của mô hình này chƣa cao. Trên thế giới phƣơng thức
này đƣợc áp dụng ở một số nƣớc nhƣ Australia, Mỹ, v.v. song kết quả đạt đƣợc
chỉ ở mức độ nhất định. Ở Việt Nam, trong giai đoạn hiện nay khi mà trình độ,
năng lực điều hành kinh doanh và quản lý đào tạo nghề của cán bộ còn hạn chế,
chúng ta nên thận trọng khi duy trì phƣơng thức đào tạo này.
Nhƣ vậy, mỗi phƣơng thức hợp tác và hình thức tổ chức quá trình đào
tạo của các mô hình trên đều có những ƣu điểm và hạn chế khác nhau. Dù có
khác nhau nhƣ thế nào thì ở mỗi mô hình đều đem lại những ảnh hƣởng tích
cực đến chất lƣợng đào tạo nghề và lợi ích cho cả hai bên đối tác nhà trƣờng
và DN. Hiệu quả và chất lƣợng cao hay thấp còn phụ thuộc vào năng lực quản
lý của mỗi chủ thể khác nhau.
* Phân loại theo hình thức hợp tác để tổ chức quá trình đào tạo
- Hình thức hợp tác đào tạo song hành
Nhà trƣờng
DN
Sơ đồ 1.6: Hình thức hợp tác đào tạo song hành
LT + THCB
THSX
TT
SX
Thi
TN
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
32
Hình thức hợp tác này, quá trình đào tạo đƣợc tổ chức ở nhà trƣờng và DN
nhƣ sơ đồ trên. Thời gian học lý thuyết, thực hành cơ bản và thực hành sản xuất
đƣợc diễn ra song song với nhau ở cả nhà trƣờng và DN.
- Hình thức hợp tác đào tạo luân phiên
Nhà trƣờng
DN
Sơ đồ 1.7: Hình thức hợp tác đào tạo luân phiên
Quá trình đào tạo đƣợc tổ chức tại nhà trƣờng và ở DN. Học lý thuyết, tổ
chức tại trƣờng; Thực hành cơ bản và thực hành sản xuất đƣợc tổ chức luôn
phiên nhau, xen kẽ tại hai địa điểm: nhà trƣờng và DN.
- Hình thức hợp tác đào tạo tuần tự
Nhà trƣờng
DN
Sơ đồ 1.8: Hình thức hợp tác đào tạo tuần tự
Theo hình thức này thì quá trình đào tạo cũng đƣợc tổ chức tại hai địa
điểm, ở nhà trƣờng và DN; quá trình đào tạo đƣợc tiến hành tuần tự, học song
lý thuyết mới đến thực hành rồi đến thực tập sản xuất; ở giai đoạn học lý
thuyết và thực hành cơ bản, học sinh học ở lớp, xƣởng trƣờng; giai đoạn cuối
cùng, thực tập sản xuất đƣợc tổ chức tại doanh nghiệp.
Ba hình thức tổ chức quá trình đào tạo trên phản ánh các mức độ hợp tác
giữa nhà trƣờng và DN trong đào tạo nghề: Hình thức đào tạo song hành là
mức độ cao nhất, thấp nhất là hình thức hợp tác đào tạo tuần tự.
Lý
thuyết
TH
CB
TH
SX
TH
CB
TH
SX
TH
CB
TT
SX
Thi
TN
Lý thuyết
Thực hành
Cơ bản
Thực tập sản
xuất
Thi
TN
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
33
* Phân loại theo mức độ hợp tác
- Mức độ hợp tác toàn diện: Cả nhà trƣờng và DN đều có trách nhiệm
nhiệm ngang nhau trong quá trình đào tạo ngƣời lao động. Sự hợp tác này thể
hiện ở tất cả các khâu: tuyển sinh, biên soạn nội dung chƣơng trình, tổ chức
quá trình đào tạo, đóng góp kinh phí đào tạo, tổ chức thi tốt nghiệp và tiếp
nhận học sinh sau khi tốt nghiêp, v.v.
- Mức độ hợp tác có giới hạn: Trƣờng nghề và DN có sự hợp tác ở mức
độ thấp hơn so với mức kết hợp toàn diện. Sự hợp tác này thể hiện ở việc DN
có bổ sung nội dung chƣơng trình đào tạo, cho học sinh thực tập sản xuất, hỗ
trợ một phần kinh phí đào tạo, tiếp nhận một số học sinh đã thực tập tại DN.
- Mức độ hợp tác rời rạc: Trƣờng nghề đảm nhiệm quá trình đạo tạo trên
tất cả các khâu, nội dung chƣơng trình hầu nhƣ không thay đổi, DN chỉ tạo
điều kiện về địa điểm cho học sinh thực tập ở giai đoạn cuối trƣớc khi thi tốt
nghiệp, không hỗ trợ kinh phí đào tạo và chỉ tiếp nhận số lƣợng nhỏ học sinh
sau khi tốt nghiệp.
Có thể nói trƣờng nghề luân cần đƣợc quan tâm đầu tƣ trọng điểm vì đây
chính là những "lò" đào tạo ra nguồn nhân lực chất lƣợng cao nhằm đáp ứng
cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nƣớc. Mặc dù vậy, chỉ với
nguồn ngân sách của nhà nƣớc thì không thể thỏa mãn đƣợc nhu cầu của các
cơ sở dạy nghề, cho nên bản thân nhà trƣờng cũng phải tự tạo ra những nguồn
lực cho chính mình để tồn tại và phát triển theo cơ chế thị trƣờng. Việc nghiên
cứu để vận dụng các biện pháp quản lý nhằm tăng cƣờng sự hợp tác với DN
là đáp số cho bài toán huy động các nguồn lực phục vụ đào tạo.
1.3.2.4 Ảnh hưởng của hợp tác giữa nhà trường với DN đến việc nâng
cao chất lượng đào tạo nghề
Chất lƣợng đào tạo công nhân kỹ thuật phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó
quan hệ hợp tác giữa nhà trƣờng với DN có một vai trò rất quan trọng, nhất là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
34
trong nền kinh tế thị trƣờng có sự cạnh tranh khốc liệt. Vai trò của sự hợp tác này
đối với nâng cao chất lƣợng đào tạo đƣợc thể hiện ở các khía cạnh sau:
* Tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo
- Mục tiêu và nội dung đào tạo phù hợp với yêu cầu của sản xuất
Cần xây dựng mục tiêu, nội dung chƣơng trình đào tạo phù hợp với yêu cầu
và nhu cầu của thị trƣờng lao động. Phải cụ thể hóa mục tiêu và nội dung đào tạo
từng nghề vào trong từng hợp đồng hợp tác đào tạo với các DN trên nền tảng
mục tiêu đào tạo mà Bộ GD - ĐT, Tổng cục dạy nghề đã ban hành.
Khi sự hợp tác giữa hai bên đã đạt ở mức độ cao thì phải cùng nhau tổ chức
biên soạn nội dung, xác định mục tiêu đào tạo nhằm đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn
sản xuất ở DN. Thực hiện dạy cái gì mà thị trƣờng cần, ngƣời học cần chứ không
dạy cái gì mà nhà trƣờng sẵn có giúp ngƣời lao động đáp ứng đƣợc những yêu cầu
của các công nghệ sản xuất hiện đại sau khi tốt nghiệp. Bên cạnh mục tiêu và nội
dung đào tạo theo quy định của Nhà nƣớc, cần bổ sung một số yêu cầu về cập
nhật kỹ thuật mới, về tác phong công nghiệp của ngƣời lao động trong một nền
sản xuất lớn, kỹ năng giao tiếp, năng lực sáng tạo, khả năng thích ứng hòa nhập
cộng đồng, kể cả phong tục tập quán ở các nơi ngƣời công nhân sẽ làm việc,v.v.
Tuy nhiên, việc bổ sung mục tiêu, nội dung chƣơng trình phải đảm bảo nguyên tắc
không vƣợt quá 30% chƣơng trình khung đƣợc cho phép.
- Nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý
Trong cơ chế cũ, ngƣời giáo viên thƣờng có xu hƣớng khép mình ở trong
khuôn viên nhà trƣờng, kiến thức mà họ có mang nặng tính hàn lâm, hàng
năm không nhất thiết phải cập nhật và thay đổi. Để quá trình hợp tác với DN
thực sự đạt hiệu quả cao, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý phải có sự
chuyển biến tích cực. Muốn vậy, cần lên kế hoạch cử giáo viên ban nghề đi
tham quan, tập huấn thƣờng xuyên tại DN, đi đào tạo chuyên sâu về công
nghệ mới theo xu thế của thị trƣờng và yêu cầu của DN. Chủ động tổ chức
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
35
các lớp bồi dƣỡng, mời chuyên gia DN hoặc giáo viên có kiến thức công nghệ
mới tham gia bồi dƣỡng cho giáo viên. Đây sẽ là cơ hội tốt để ngƣời giáo
viên, cán bộ quản lý có điều kiện tiếp cận những tri thức, kỹ thuật, công nghệ
hiện đại, phƣơng pháp quản lý mới của DN, nhờ đó tự nâng cao năng lực của
bản thân, góp phần quyết định chất lƣợng giờ giảng và hƣớng dẫn thực hành
cho học sinh.
- Tranh thủ cơ sở vật chất, tài chính của DN đầu tƣ cho đào tạo.
Để tăng sức mạnh cạnh tranh, DN luôn cải tiến, đầu tƣ những công nghệ
sản xuất hiện đại, họ có thể cung cấp cho nhà trƣờng các tài liệu về công nghệ,
kỹ thuật mới nhất, phù hợp với trình độ kỹ thuật, công nghệ của thực tiễn sản
xuất, đây là nguồn tƣ liệu quý để thày và trò cùng tham khảo và học tập. Cần
tranh thủ sự đầu tƣ của DN về trang thiết bị, hoặc nhờ trang thiết bị để học sinh
đƣợc thực tập trên mô hình có thực với các công nghệ sản xuất tiên tiến, đắt
tiền mà trƣờng dạy nghề không thể mua sắm nổi.
Về tài chính, thông qua các hợp đồng đào tạo, cần tận dụng nguồn kinh
phí của DN với tƣ cách là đơn vị tiếp nhận học sinh sau khi tốt nghiệp để họ
đóng góp kinh phí cho nhà trƣờng; hoặc các DN trả tiền cho nhà trƣờng vì
học sinh của trƣờng đã làm ra sản phẩm cho họ trong quá trình thực tập sản
xuất tại DN. Nguồn kinh phí này sử dụng để phục vụ đào tạo cũng nhƣ nâng
cao phúc lợi, đời sống vật chất và tinh thần cho thày và trò.
- Đổi mới về công tác quản lý
Sự hợp tác giữa trƣờng nghề với DN sẽ tác động đến việc sắp xếp, hoàn
thiện lại tổ chức bộ máy của nhà trƣờng, đòi hỏi phải xuất hiện các bộ phận
làm nhiệm vụ tƣ vấn, điều hành, kiểm tra, duy trì mối quan hệ, đồng thời cũng
có các bộ phận bị thu hẹp lại để phù hợp với nhiệm vụ đƣợc giao. Sự liên hệ
qua lại giữa các bộ phận, phòng ban, tổ bộ môn trong trƣờng do vậy cần
khăng khít hơn, tạo điều kiện thống nhất đoàn kết nội bộ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
36
Cũng do có sự hợp tác với các DN, cơ chế quản lý cần phải "thoáng"
hơn, dân chủ hơn, ngƣời hiệu trƣởng phải thâm nhập thực tế, học hỏi, trao
đổi, bàn bạc, suy nghĩ để dẫn dắt nhà trƣờng phát triển. Tạo điều kiện cho cán
bộ, giáo viên học tập, sáng tạo, phát huy quyền dân chủ của mình để xây dựng
nhà trƣờng. Đối với học sinh cũng cần đƣợc tham gia, góp ý kiến vào những
kế hoạch đào tạo, thực tập sản xuất của nhà trƣờng, v.v.
- Cải tiến công tác kiểm tra đánh giá chất lƣợng đào tạo
Công cụ và phƣơng pháp để tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lƣợng đào tạo
cần phải khách quan và chính xác; vì lợi ích của mình DN sẽ quan tâm đến việc
kết hợp với nhà trƣờng trong xây dựng mục tiêu, biên soạn nội dung chƣơng
trình cũng nhƣ nội dung kiểm tra, thi hết môn và thi tốt nghiệp.
Việc thi thực hành nên tổ chức tại doanh nghiệp, kết quả thi là các sản
phẩm có thể tiêu thụ đƣợc, học sinh sẽ rất phấn khởi, hào hứng; mặt khác,
Ban giám khảo trong đó có đại diện DN là phó chủ tịch hội đồng sẽ đánh giá
nghiêm túc, khách quan và chính xác kết quả học tập của học sinh. Học sinh
sau khi tốt nghiệp có thể tham gia sản xuất đƣợc ngay.
Cuối cùng, nhà trƣờng nên căn cứ vào kết quả khảo sát, dự báo về nhu
cầu của thị trƣờng lao động và tình hình học sinh tốt nghiệp đang làm việc tại
các DN để có định hƣớng về sự phát triển của các ngành, nghề trong thời gian
tới, từ đó quyết định đến số lƣợng, chủng loại máy móc, thiết bị cần đầu tƣ,
xây dựng mục tiêu giảng dạy, bồi dƣỡng giáo viên, chuẩn bị các điều kiện cho
công tác đào tạo những năm sau. Nhƣ vậy, việc xác lập sự hợp tác giữa nhà
trƣờng với DN sẽ có tác dụng tích cực, to lớn quyết định đến chất lƣợng đào tạo
đội ngũ ngƣời lao động hiện nay theo hƣớng phù hợp với nhu cầu, yêu cầu của
thị trƣờng lao động trong xu thế toàn cầu và hội nhập.
* Nâng cao chất lượng đào tạo
- Chất lƣợng trong của đào tạo:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
37
Nhờ nắm bắt đƣợc yêu cầu đào tạo thể hiện ở đơn đặt hàng của các
doanh nghiệp mà nhà trƣờng có kế hoạch chỉ đạo việc mua sắm các thiết bị
dạy học, phòng thí nghiệm, xƣởng thực hành phù hợp với mục tiêu và nội
dung chƣơng trình đề ra, nhƣ vậy đạt hiệu quả về đầu tƣ kinh phí.
Theo phƣơng thức này, tại thời điểm tuyển sinh, nhà trƣờng và DN có
thể tổ chức cho ngƣời học ký quỹ một số tiền "đặt cọc" nhất định để giữ chỗ
làm việc của mình cho đến khi tốt nghiệp. Đây là một hình thức góp vốn để
đầu tƣ cho sự đổi mới công nghệ tại DN và cũng góp phần tăng cƣờng cơ sở
vật chất, kỹ thuật phục vụ đào tạo.
Ngƣời học nghề theo hợp đồng đào tạo sẽ yên tâm vì đã xác định đƣợc
địa chỉ làm việc trong tƣơng lai của mình ở DN nên cố gắng trong học tập, có
động cơ, mục đích học tập đúng đắn. Kết quả học tập thực chất, đáp ứng đƣợc
những yêu cầu khách quan của DN.
- Chất lƣợng ngoài của đào tạo
Năng lực sáng tạo, khả năng thích ứng với đời sống xã hội và thị trƣờng
lao động, những giá trị sử dụng và đóng góp thực tế cho xã hội của ngƣời tốt
nghiệp đã đƣợc rèn luện qua phƣơng thức hợp tác giữa nhà trƣờng và DN trong
đào tạo, do vậy, tỷ lệ học sinh sau khi tốt nghiệp có việc làm sẽ đƣợc tăng lên.
Khi ký kết hợp đồng đào tạo, DN đã có kế hoạch giao việc cho từng học
sinh sau khi tốt nghiệp, nếu DN không còn nhu cầu tuyển dụng một số học
sinh nào đó thì với kiến thức, kỹ năng và khả năng thích ứng cao, các em có
thể tham gia lao động ở DN khác hoặc tự mình đi tìm kiếm việc làm. Khoảng
thời gian phải đi tìm việc làm đƣợc rút ngắn. Nhƣ vậy chất lƣợng đào tạo
ngoài cũng đƣợc nâng lên.
Ngƣời lao động đƣợc đào tạo theo phƣơng thức này sau khi tốt nghiệp
tuổi đời còn rất trẻ, nắm đƣợc công nghệ tiên tiến, có phản xạ nhanh, có sức
khỏe, khả năng thích ứng tốt, họ sẽ khẳng định đƣợc mình trong công việc, đó
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
38
là cơ sở để các chủ DN cân nhắc đề bạt. Họ có thể thành đạt ngay cả khi tham
gia vào các DN tƣ nhân, thậm chí tự mình đứng ra thành lập và điều hành DN.
Tóm lại, muốn nâng cao đƣợc mặt chất lƣợng, đào tạo nghề phải gắn với sản
xuất, với nhu cầu và yêu cầu thị trƣờng lao động.
* Tác động của việc nâng cao chất lượng đào tạo tới hợp tác giữa
trường nghề với DN
Chất lƣợng đào tạo ngày một nâng lên sẽ làm cho mối quan hệ hợp tác
giữa trƣờng nghề với DN phát triển từ mức độ hợp tác thấp chuyển dần lên
mức độ hợp tác cao (từ kết hợp, phối hợp đến tích hợp), từ hợp tác một mặt
sang quan hệ nhiều mặt: đào tạo ngắn hạn, bồi dƣỡng nâng bậc thợ cho công
nhân, nhà trƣờng trở thành "đại lý bán hàng" cho DN, là nơi thực nghiệm
những công nghệ, vật liệu mới trƣớc khi đƣa vào sản xuất đại trà. Phát triển từ
hợp tác song phƣơng sang hợp tác đa phƣơng, tức hợp tác với nhiều doanh
nghiệp với những mối quan hệ khác nhau. Chất lƣợng đào tạo đƣợc đảm bảo
giúp cho nhà trƣờng tăng uy tín, là điều kiện thuận lợi để mở rộng quan hệ hợp
tác với nhiều DN, do đó mở rộng quy mô, loại hình đào tạo.
1.3.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến hợp tác giữa trƣờng nghề với DN
1.3.3.1 Cơ chế, chính sách của Nhà nước:
Cơ chế chính sách của nhà nƣớc ảnh hƣởng rất lớn đến quan hệ hợp tác
giữa nhà trƣờng với DN, nó thúc đẩy hoặc kìm hãm mối quạn hệ này bằng việc
tạo ra cơ chế, chính sách để điều chỉnh. Việc hợp tác giữa trƣờng dạy nghề và
DN có tính khả thi hay không, yếu tố quyết định không phải là nhu cầu hay khả
năng của các bên mà sự hợp tác đó có đƣợc luật pháp cho phép hay chƣa. Nếu
cho phép thì nằm ở trong phạm vi nào, do vậy khi thiết lập quan hệ hợp tác, cả
hai bên cần tính đến những giới hạn cho phép trong khuôn khổ của pháp luật.
Mặt khác, trong quá trình hợp tác, cả hai bên cần phải thƣờng xuyên có những
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định
Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định

More Related Content

What's hot

MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TẠI THÁI NGUYÊN CỦA CÔNG T...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TẠI THÁI NGUYÊN CỦA CÔNG T...MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TẠI THÁI NGUYÊN CỦA CÔNG T...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TẠI THÁI NGUYÊN CỦA CÔNG T...Nguyễn Thế Hoàng
 
Một số giải pháp Marketing nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH G...
Một số giải pháp Marketing nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH G...Một số giải pháp Marketing nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH G...
Một số giải pháp Marketing nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH G...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Một số giải pháp marketing nhằm mở rộng thị trường tại Công ty TNHH k...
Đề tài: Một số giải pháp marketing nhằm mở rộng thị trường tại Công ty TNHH k...Đề tài: Một số giải pháp marketing nhằm mở rộng thị trường tại Công ty TNHH k...
Đề tài: Một số giải pháp marketing nhằm mở rộng thị trường tại Công ty TNHH k...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại ...
Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại ...Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại ...
Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Hoàn thiện quản lý lực lượng bán hàng công ty Dược, HAY
Luận văn: Hoàn thiện quản lý lực lượng bán hàng công ty Dược, HAYLuận văn: Hoàn thiện quản lý lực lượng bán hàng công ty Dược, HAY
Luận văn: Hoàn thiện quản lý lực lượng bán hàng công ty Dược, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giải pháp hoàn thiện quản trị nhân lực
Giải pháp hoàn thiện quản trị nhân lựcGiải pháp hoàn thiện quản trị nhân lực
Giải pháp hoàn thiện quản trị nhân lựcTÓc Đỏ XuÂn
 
Giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing nhằm thu hút khách du lịch nội địa -...
Giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing nhằm thu hút khách du lịch nội địa -...Giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing nhằm thu hút khách du lịch nội địa -...
Giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing nhằm thu hút khách du lịch nội địa -...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 

What's hot (19)

Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Khách sạn LEVEL, HAY
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Khách sạn LEVEL, HAYĐề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Khách sạn LEVEL, HAY
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Khách sạn LEVEL, HAY
 
Giải pháp nâng cao bán hàng của công ty kinh doanh nước giải khát
Giải pháp nâng cao bán hàng của công ty kinh doanh nước giải khátGiải pháp nâng cao bán hàng của công ty kinh doanh nước giải khát
Giải pháp nâng cao bán hàng của công ty kinh doanh nước giải khát
 
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp văn hóa nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp văn hóa nghệ thuậtLuận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp văn hóa nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp văn hóa nghệ thuật
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TẠI THÁI NGUYÊN CỦA CÔNG T...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TẠI THÁI NGUYÊN CỦA CÔNG T...MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TẠI THÁI NGUYÊN CỦA CÔNG T...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TẠI THÁI NGUYÊN CỦA CÔNG T...
 
Một số giải pháp Marketing nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH G...
Một số giải pháp Marketing nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH G...Một số giải pháp Marketing nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH G...
Một số giải pháp Marketing nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH G...
 
Quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa...
Quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa...Quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa...
Quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa...
 
Đề tài: Chất lượng đào tạo Trường Trung cấp nghề ở Cà Mau, HAY
Đề tài: Chất lượng đào tạo Trường Trung cấp nghề ở Cà Mau, HAYĐề tài: Chất lượng đào tạo Trường Trung cấp nghề ở Cà Mau, HAY
Đề tài: Chất lượng đào tạo Trường Trung cấp nghề ở Cà Mau, HAY
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty môi trường, HOT
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty môi trường, HOTĐề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty môi trường, HOT
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty môi trường, HOT
 
Đề tài: Một số giải pháp marketing nhằm mở rộng thị trường tại Công ty TNHH k...
Đề tài: Một số giải pháp marketing nhằm mở rộng thị trường tại Công ty TNHH k...Đề tài: Một số giải pháp marketing nhằm mở rộng thị trường tại Công ty TNHH k...
Đề tài: Một số giải pháp marketing nhằm mở rộng thị trường tại Công ty TNHH k...
 
Giải pháp Marketing đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty Gas
Giải pháp Marketing đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty GasGiải pháp Marketing đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty Gas
Giải pháp Marketing đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty Gas
 
Phát triển công nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp Dệt May, HAY
Phát triển công nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp Dệt May, HAYPhát triển công nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp Dệt May, HAY
Phát triển công nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp Dệt May, HAY
 
Luận văn: Xây dựng chiến lược cho công ty TNHH Lan Phố, HAY
Luận văn: Xây dựng chiến lược cho công ty TNHH Lan Phố, HAYLuận văn: Xây dựng chiến lược cho công ty TNHH Lan Phố, HAY
Luận văn: Xây dựng chiến lược cho công ty TNHH Lan Phố, HAY
 
Giải pháp về phát triển nhân lực công nghệ thông tin tại Việt Nam
Giải pháp về phát triển nhân lực công nghệ thông tin tại Việt NamGiải pháp về phát triển nhân lực công nghệ thông tin tại Việt Nam
Giải pháp về phát triển nhân lực công nghệ thông tin tại Việt Nam
 
Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại ...
Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại ...Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại ...
Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại ...
 
Luận văn: Hoàn thiện quản lý lực lượng bán hàng công ty Dược, HAY
Luận văn: Hoàn thiện quản lý lực lượng bán hàng công ty Dược, HAYLuận văn: Hoàn thiện quản lý lực lượng bán hàng công ty Dược, HAY
Luận văn: Hoàn thiện quản lý lực lượng bán hàng công ty Dược, HAY
 
Giải pháp hoàn thiện quản trị nhân lực
Giải pháp hoàn thiện quản trị nhân lựcGiải pháp hoàn thiện quản trị nhân lực
Giải pháp hoàn thiện quản trị nhân lực
 
Luân văn: Biện pháp quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật HOT
Luân văn: Biện pháp quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật HOTLuân văn: Biện pháp quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật HOT
Luân văn: Biện pháp quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật HOT
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực tại công ty du lịch, HAY
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực tại công ty du lịch, HAYĐề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực tại công ty du lịch, HAY
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực tại công ty du lịch, HAY
 
Giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing nhằm thu hút khách du lịch nội địa -...
Giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing nhằm thu hút khách du lịch nội địa -...Giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing nhằm thu hút khách du lịch nội địa -...
Giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing nhằm thu hút khách du lịch nội địa -...
 

Viewers also liked

Janagarjana 3 10 17 Sept 2009 Bw
Janagarjana 3 10 17 Sept 2009 BwJanagarjana 3 10 17 Sept 2009 Bw
Janagarjana 3 10 17 Sept 2009 BwArogya Sena
 
Business Law & Order - October 15, 2012
Business Law & Order - October 15, 2012Business Law & Order - October 15, 2012
Business Law & Order - October 15, 2012AnnArborSPARK
 
Logika - relacje - zestaw 1
Logika - relacje - zestaw 1Logika - relacje - zestaw 1
Logika - relacje - zestaw 1knbb_mat
 
Rebecca Phillips Portfolio3 24
Rebecca Phillips Portfolio3 24Rebecca Phillips Portfolio3 24
Rebecca Phillips Portfolio3 24Rebecca Phillips
 
February 2011 - Business Law & Order - Richard Bruder
February 2011 - Business Law & Order - Richard Bruder February 2011 - Business Law & Order - Richard Bruder
February 2011 - Business Law & Order - Richard Bruder AnnArborSPARK
 
October 2010 - Marketing Roundtable - Chris Kochmanski
October 2010 - Marketing Roundtable - Chris KochmanskiOctober 2010 - Marketing Roundtable - Chris Kochmanski
October 2010 - Marketing Roundtable - Chris KochmanskiAnnArborSPARK
 
Selling Smart - August 1, 2012
Selling Smart - August 1, 2012Selling Smart - August 1, 2012
Selling Smart - August 1, 2012AnnArborSPARK
 
DESIGN AND IMPLEMENTATION OF LOW POWER ALU USING CLOCK GATING AND CARRY SELEC...
DESIGN AND IMPLEMENTATION OF LOW POWER ALU USING CLOCK GATING AND CARRY SELEC...DESIGN AND IMPLEMENTATION OF LOW POWER ALU USING CLOCK GATING AND CARRY SELEC...
DESIGN AND IMPLEMENTATION OF LOW POWER ALU USING CLOCK GATING AND CARRY SELEC...IAEME Publication
 
Compratative Stady on Pre-Competition Anxiety between National and State Leve...
Compratative Stady on Pre-Competition Anxiety between National and State Leve...Compratative Stady on Pre-Competition Anxiety between National and State Leve...
Compratative Stady on Pre-Competition Anxiety between National and State Leve...IOSR Journals
 

Viewers also liked (13)

Colorecolori
Colorecolori Colorecolori
Colorecolori
 
Group 3- 2 meals
Group 3- 2 mealsGroup 3- 2 meals
Group 3- 2 meals
 
Janagarjana 3 10 17 Sept 2009 Bw
Janagarjana 3 10 17 Sept 2009 BwJanagarjana 3 10 17 Sept 2009 Bw
Janagarjana 3 10 17 Sept 2009 Bw
 
Business Law & Order - October 15, 2012
Business Law & Order - October 15, 2012Business Law & Order - October 15, 2012
Business Law & Order - October 15, 2012
 
Logika - relacje - zestaw 1
Logika - relacje - zestaw 1Logika - relacje - zestaw 1
Logika - relacje - zestaw 1
 
Atar slideshare
Atar slideshareAtar slideshare
Atar slideshare
 
Rebecca Phillips Portfolio3 24
Rebecca Phillips Portfolio3 24Rebecca Phillips Portfolio3 24
Rebecca Phillips Portfolio3 24
 
February 2011 - Business Law & Order - Richard Bruder
February 2011 - Business Law & Order - Richard Bruder February 2011 - Business Law & Order - Richard Bruder
February 2011 - Business Law & Order - Richard Bruder
 
October 2010 - Marketing Roundtable - Chris Kochmanski
October 2010 - Marketing Roundtable - Chris KochmanskiOctober 2010 - Marketing Roundtable - Chris Kochmanski
October 2010 - Marketing Roundtable - Chris Kochmanski
 
Selling Smart - August 1, 2012
Selling Smart - August 1, 2012Selling Smart - August 1, 2012
Selling Smart - August 1, 2012
 
DESIGN AND IMPLEMENTATION OF LOW POWER ALU USING CLOCK GATING AND CARRY SELEC...
DESIGN AND IMPLEMENTATION OF LOW POWER ALU USING CLOCK GATING AND CARRY SELEC...DESIGN AND IMPLEMENTATION OF LOW POWER ALU USING CLOCK GATING AND CARRY SELEC...
DESIGN AND IMPLEMENTATION OF LOW POWER ALU USING CLOCK GATING AND CARRY SELEC...
 
Genomics
GenomicsGenomics
Genomics
 
Compratative Stady on Pre-Competition Anxiety between National and State Leve...
Compratative Stady on Pre-Competition Anxiety between National and State Leve...Compratative Stady on Pre-Competition Anxiety between National and State Leve...
Compratative Stady on Pre-Competition Anxiety between National and State Leve...
 

Similar to Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định

Bài khóa luận Nguyễn Minh Hiền K169 ĐUK ok.pdf
Bài khóa luận Nguyễn Minh Hiền K169 ĐUK  ok.pdfBài khóa luận Nguyễn Minh Hiền K169 ĐUK  ok.pdf
Bài khóa luận Nguyễn Minh Hiền K169 ĐUK ok.pdfNguynMinhHin28
 
Khoá Luận Quản Lí Liên Kết Đào Tạo Giữa Cơ Sở Giáo Dục Nghề Nghiệp Với Doanh ...
Khoá Luận Quản Lí Liên Kết Đào Tạo Giữa Cơ Sở Giáo Dục Nghề Nghiệp Với Doanh ...Khoá Luận Quản Lí Liên Kết Đào Tạo Giữa Cơ Sở Giáo Dục Nghề Nghiệp Với Doanh ...
Khoá Luận Quản Lí Liên Kết Đào Tạo Giữa Cơ Sở Giáo Dục Nghề Nghiệp Với Doanh ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
GẮN KẾT GIỮA CƠ SỞ ĐÀO TÀO VÀ DOANH NGHIỆP TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
GẮN KẾT GIỮA CƠ SỞ ĐÀO TÀO VÀ DOANH NGHIỆP TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC GẮN KẾT GIỮA CƠ SỞ ĐÀO TÀO VÀ DOANH NGHIỆP TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
GẮN KẾT GIỮA CƠ SỞ ĐÀO TÀO VÀ DOANH NGHIỆP TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC nataliej4
 
Đào tạo nguồn nhân lực tại trường cao đẳng thương mại đà nẵng sdt/ ZALO 09345...
Đào tạo nguồn nhân lực tại trường cao đẳng thương mại đà nẵng sdt/ ZALO 09345...Đào tạo nguồn nhân lực tại trường cao đẳng thương mại đà nẵng sdt/ ZALO 09345...
Đào tạo nguồn nhân lực tại trường cao đẳng thương mại đà nẵng sdt/ ZALO 09345...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Luận án: Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại Hưng Yên, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại Hưng Yên, HAY - Gửi miễn phí qu...Luận án: Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại Hưng Yên, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại Hưng Yên, HAY - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
ĐỀ TÀI : Luận án Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại Hưng Yên, HAY
ĐỀ TÀI : Luận án Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại Hưng Yên, HAYĐỀ TÀI : Luận án Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại Hưng Yên, HAY
ĐỀ TÀI : Luận án Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại Hưng Yên, HAYLuận Văn 1800
 

Similar to Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định (20)

Hợp tác đạo tạo nghề giữa các trường cao đẳng và doanh nghiệp
Hợp tác đạo tạo nghề giữa các trường cao đẳng và doanh nghiệpHợp tác đạo tạo nghề giữa các trường cao đẳng và doanh nghiệp
Hợp tác đạo tạo nghề giữa các trường cao đẳng và doanh nghiệp
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Quản Lí Đào Tạo Liên Kết Ở Trường Trung Cấp Với Do...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Quản Lí Đào Tạo Liên Kết Ở Trường Trung Cấp Với Do...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Quản Lí Đào Tạo Liên Kết Ở Trường Trung Cấp Với Do...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Quản Lí Đào Tạo Liên Kết Ở Trường Trung Cấp Với Do...
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Quản Lí Đào Tạo Liên Kết Ở Trường Trung Cấp Với Do...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Quản Lí Đào Tạo Liên Kết Ở Trường Trung Cấp Với Do...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Quản Lí Đào Tạo Liên Kết Ở Trường Trung Cấp Với Do...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Quản Lí Đào Tạo Liên Kết Ở Trường Trung Cấp Với Do...
 
Bài khóa luận Nguyễn Minh Hiền K169 ĐUK ok.pdf
Bài khóa luận Nguyễn Minh Hiền K169 ĐUK  ok.pdfBài khóa luận Nguyễn Minh Hiền K169 ĐUK  ok.pdf
Bài khóa luận Nguyễn Minh Hiền K169 ĐUK ok.pdf
 
Khoá Luận Quản Lí Liên Kết Đào Tạo Giữa Cơ Sở Giáo Dục Nghề Nghiệp Với Doanh ...
Khoá Luận Quản Lí Liên Kết Đào Tạo Giữa Cơ Sở Giáo Dục Nghề Nghiệp Với Doanh ...Khoá Luận Quản Lí Liên Kết Đào Tạo Giữa Cơ Sở Giáo Dục Nghề Nghiệp Với Doanh ...
Khoá Luận Quản Lí Liên Kết Đào Tạo Giữa Cơ Sở Giáo Dục Nghề Nghiệp Với Doanh ...
 
Luận văn: Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
Luận văn: Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thônLuận văn: Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
Luận văn: Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
 
Tạo động lực cho người lao động tại trường kỹ thuật xây dựng, 9đ
Tạo động lực cho người lao động tại trường kỹ thuật xây dựng, 9đTạo động lực cho người lao động tại trường kỹ thuật xây dựng, 9đ
Tạo động lực cho người lao động tại trường kỹ thuật xây dựng, 9đ
 
Luận văn: Đào tạo nhân lực tại Tổng Công ty xây dựng Lũng Lô
Luận văn: Đào tạo nhân lực tại Tổng Công ty xây dựng Lũng LôLuận văn: Đào tạo nhân lực tại Tổng Công ty xây dựng Lũng Lô
Luận văn: Đào tạo nhân lực tại Tổng Công ty xây dựng Lũng Lô
 
Kt.10.08
Kt.10.08Kt.10.08
Kt.10.08
 
GẮN KẾT GIỮA CƠ SỞ ĐÀO TÀO VÀ DOANH NGHIỆP TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
GẮN KẾT GIỮA CƠ SỞ ĐÀO TÀO VÀ DOANH NGHIỆP TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC GẮN KẾT GIỮA CƠ SỞ ĐÀO TÀO VÀ DOANH NGHIỆP TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
GẮN KẾT GIỮA CƠ SỞ ĐÀO TÀO VÀ DOANH NGHIỆP TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
 
Khoá Luận Nghiên Cứu Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty.
Khoá Luận Nghiên Cứu Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty.Khoá Luận Nghiên Cứu Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty.
Khoá Luận Nghiên Cứu Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty.
 
Chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp tại TPHCM, HOT
Chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp tại TPHCM, HOTChất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp tại TPHCM, HOT
Chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp tại TPHCM, HOT
 
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Giáo Viên Ở Các Trường Trung Học Phổ Thông
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Giáo Viên Ở Các Trường Trung Học Phổ ThôngLuận Văn Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Giáo Viên Ở Các Trường Trung Học Phổ Thông
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Giáo Viên Ở Các Trường Trung Học Phổ Thông
 
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấpLuận văn: Quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp
 
Luận văn: Quản lý đào tạo đại học ở Trường ĐH Bạc Liêu, HAY
Luận văn: Quản lý đào tạo đại học ở Trường ĐH Bạc Liêu, HAYLuận văn: Quản lý đào tạo đại học ở Trường ĐH Bạc Liêu, HAY
Luận văn: Quản lý đào tạo đại học ở Trường ĐH Bạc Liêu, HAY
 
LV: Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở trường đại học
LV: Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở trường đại họcLV: Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở trường đại học
LV: Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở trường đại học
 
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại công ty Điện Lực Miền Bắc
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại công ty Điện Lực Miền BắcLuận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại công ty Điện Lực Miền Bắc
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại công ty Điện Lực Miền Bắc
 
Đào tạo nguồn nhân lực tại trường cao đẳng thương mại đà nẵng sdt/ ZALO 09345...
Đào tạo nguồn nhân lực tại trường cao đẳng thương mại đà nẵng sdt/ ZALO 09345...Đào tạo nguồn nhân lực tại trường cao đẳng thương mại đà nẵng sdt/ ZALO 09345...
Đào tạo nguồn nhân lực tại trường cao đẳng thương mại đà nẵng sdt/ ZALO 09345...
 
Luận án: Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại Hưng Yên, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại Hưng Yên, HAY - Gửi miễn phí qu...Luận án: Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại Hưng Yên, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại Hưng Yên, HAY - Gửi miễn phí qu...
 
ĐỀ TÀI : Luận án Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại Hưng Yên, HAY
ĐỀ TÀI : Luận án Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại Hưng Yên, HAYĐỀ TÀI : Luận án Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại Hưng Yên, HAY
ĐỀ TÀI : Luận án Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại Hưng Yên, HAY
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 

Recently uploaded (20)

1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 

Th s31 043_biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh nam định

  • 1. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ------------------------ LÃ DUY TUẤN BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC VỚI DOANH NGHIỆP TRONG ĐÀO TẠO CỦA CÁC TRƯỜNG NGHỀ Ở TỈNH NAM ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Thái Nguyên, năm 2009
  • 2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ------------------------ LÃ DUY TUẤN BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC VỚI DOANH NGHIỆP TRONG ĐÀO TẠO CỦA CÁC TRƯỜNG NGHỀ Ở TỈNH NAM ĐỊNH Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 601405 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS PHÙNG THỊ HẰNG Thái Nguyên, năm 2009
  • 3. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn MỤC LỤC Trang PHẦN I: MỞ ĐẦU 2 1. Tính cấp thiết của đề tài 2 2. Mục đích nghiên cứu 3 3. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu và khách thể điều tra 3 4. Giả thuyết khoa học 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 6. Phạm vi nghiên cứu 5 7. Các phƣơng pháp nghiên cứu 5 8. Cấu trúc của luận văn 6 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7 1.1 Vài nét về lịch sử vấn đề nghiên cứu 7 1.2 Một số khái niệm cơ bản 11 1.2.1 Khái niệm quản lý 11 1.2.2 Khái niệm đào tạo nghề 14 1.3 Một số vấn đề lý luận về hợp tác giữa trường nghề với doanh nghiệp trong đào tạo 21 1.3.1 Khái niệm về trƣờng nghề và doanh nghiệp 21 1.3.2 Hợp tác giữa trƣờng nghề với doanh nghiệp trong đào tạo 22 1.3.2.1 Thực hành kết hợp với lao động sản xuất - nguyên lý giáo dục cơ bản trong đào tạo nghề 22 1.3.2.2 Hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp là mối quan hệ biện chứng giữa người cung cấp và người sử dụng sản phẩm 25 1.3.2.3 Các loại hình hợp tác giữa trường nghề với doanh nghiệp 26 1.3.2.4 Ảnh hưởng của mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp đến việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề 33 1.3.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến hợp tác giữa nhà trƣờng với doanh nghiệp 38 1.3.4 Biện pháp quản lý nhằm tăng cƣờng hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của trƣờng nghề 42
  • 4. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1.3.4.1 Tăng cường hợp tác trong đào tạo giữa trường nghề với doanh nghiệp 42 1.3.4.2 Biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của trường nghề 43 Kết luận chương 1 50 Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 51 2.1 Tổng quan về hệ thống trường nghề ở tỉnh Nam Định 51 2.2 Thực trạng hợp tác giữa trường nghề với doanh nghiêp trong đào tạo ở tỉnh Nam Định. 56 2.2.1 Tiến hành khảo sát 56 2.2.2 Kết quả khảo sát 58 2.2.2.1 Nhận thức của CBQL và hiệu trưởng trường nghề ở tỉnh Nam Định về ảnh hưởng của sự hợp tác giữa trường nghề với DN đến chất lượng đào tạo nghề 58 2.2.2.2 Thực trạng về sự hợp tác giữa trường nghề với DN trong đào tạo ở tỉnh Nam Định 60 2.2.2.3 Thực trạng về HĐ quản lý của các trường nghề ở tỉnh Nam Định nhằm tăng cường sự hợp tác với DN trong đào tạo nghề. 66 2.2.2.4 Thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến hợp tác … 69 2.2.2.5 Đánh giá chung về hiệu quả của hoạt động quản lý ở các trường nghề tỉnh Nam Định nhằm tăng cường hợp tác với DN trong đào tạo. 71 2.2.2.6 Nguyên nhân của những hạn chế trong HĐ quản lý nhằm tăng cường hợp tác với DN trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh Nam Định Kết luận chương 2 74 76 Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM TĂNG CƢỜNG SỰ HỢP TÁC VỚI DN TRONG ĐÀO TẠO CỦA CÁC TRƢỜNG DẠY NGHỀ Ở TỈNH NAM ĐỊNH 78 3.1 Các nguyên tắc xây dựng biện pháp 78 3.2 Các quan điểm được tuân thủ trong xây dựng biện pháp 79 3.3 Đề xuất các biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh Nam Định 83 3.3.1 Hoàn thiện và đổi mới biện pháp thành lập bộ phận chuyên trách khai thác 83
  • 5. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn và xử lý thông tin 3.3.2 Hoàn thiện và đổi mới phƣơng thức, hình thức, mức độ hợp tác 85 2.3.3 Hoàn thiện và đổi mới mục tiêu, nội dung chƣơng trình đào tạo 86 3.3.4 Hoàn thiện và đổi mới biện pháp bồi dƣỡng nâng cao kỹ năng sƣ phạm cho cán bộ giáo viên phù hợp với thực tiễn sản xuất của DN 88 3.3.5 Hoàn thiện và đổi mới biện pháp đầu tƣ bổ sung cơ sở vật chất trang thiết bị đào tạo phù hợp với thực tiễn sản xuất ở DN 90 3.3.6 Hoàn thiện và đổi mới biện pháp liên kết với trung tâm giới thiệu VL 92 3.3.7 Hoàn thiện và đổi mới biện pháp xây dựng quy chế nội bộ về sự hợp tác với DN trong đào tạo; đề xuất kiến nghị với cơ quan quản lý cấp trên để đƣợc tạo cơ chế hợp tác thuận lợi. 93 3.3.8. Mối quan hệ giữa các biện pháp 96 3.4 Khảo nghiệm nhận thức của khách thể về mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đƣợc đề xuất 96 Kết luận chương 3 99 PHẦN III: KẾT LUẬN CHUNG CỦA ĐỀ TÀI VÀ CÁC KIẾN NGHỊ 3.1 Kết luận chung của đề tài 100 100 3.2 Kiến nghị 102
  • 6. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN Stt Viết tắt Viết đầy đủ 1 CĐ Cao đẳng 2 TC Trung cấp 3 SC Sơ cấp 4 CBQL Cán bộ quản lý đào tạo nghề 5 DN Doanh nghiệp 6 LĐTB&XH Lao động Thƣơng binh và Xã hội 7 TBC Trung bình chung 8 HĐ Hoạt động
  • 7. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN VĂN STT Tên biểu đồ, biểu đồ Trang Sơ đồ 1.1 Khái niệm quản lý 13 Sơ đồ 1.2 Khái niệm chất lƣợng đào tạo nghề 21 Sơ đồ 1.3 Nhà trƣờng nằm ngoài doanh nghiệp 27 Sơ đồ 1.4 Nhà trƣờng nằm trong doanh nghiệp 28 Sơ đồ 1.5 Doanh nghiệp sản xuất nằm trong nhà trƣờng 30 Sơ đồ 1.6 Hình thức hợp tác đào tạo song hành 31 Sơ đồ 1.7 Hình thức hợp tác đào tạo luôn phiên 32 Sơ đồ 1.8 Hình thức hợp tác đào tạo tuần tự 32 Sơ đồ 1.9 Chu trình quản lý hợp tác giữa trƣờng nghề với DN 41 Sơ đồ 1.10 Biện pháp quản lý của trƣờng nghề nhằm tăng cƣờng hợp tác với doanh nghiệp trong đào tao 44 Biểu đồ 2.1 Đánh giá hiệu quả của HĐ quản lý ở các trƣờng nghề tỉnh Nam Định nhằm tăng cƣờng hợp tác với DN trong đào tạo của các khách thể 72
  • 8. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN STT Tên bảng Trang Bảng 1.1 Mức chất lƣợng đào tạo nghề theo Benjamin Bloom 19 Bảng 2.1 Nhận thức của khách thể điều tra về ảnh hƣởng của sự hợp tác giữa trƣờng nghề với DN đến chất lƣợng đào tạo nghề (tính theo tỷ lệ %) 58 Bảng 2.2 Nhận thức của CBQL, hiệu trƣởng trƣờng nghề về các yếu tố ảnh hƣởng tích cực đến chất lƣợng đào tạo nghề 59 Bảng 2.3 Đánh giá của hiệu trƣởng trƣờng nghề và chủ DN về hình thức hợp tác giữa trƣờng nghề với DN (theo tỷ lệ %) 60 Bảng 2.4 Đánh giá của khách thể điều tra về mức độ hợp tác giữa trƣờng nghề với DN (tính theo tỷ lệ %) 61 Bảng 2.5 Đánh giá của khách thể điều tra về kết quả hợp tác giữa trƣờng nghề với DN (tính theo tỷ lệ % học sinh hƣởng lợi) 64 Bảng 2.6 Đánh giá của khách thể điều tra về về chất lƣợng đội ngũ lao động đƣợc đào tạo nghề hiện nay (tính theo tỷ lệ %) 65 Bảng2.7 Thực trạng về HĐ lý của các trƣờng nghề ở tỉnh Nam Định nhằmtăng cƣờng sự hợptác vớiDN trong đào tạo nghề(tínhtheo tỷlệ %) 67 Bảng 2.8 Đánh giá của khách thể điều tra về các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hợp tác giữa trƣờng nghề với DN (tính theo tỷ lệ %) 70 Bảng2.9 Đánh giá hiệu quả của HĐ quản lý ở các trƣờng nghề tỉnh Nam Định nhằm tăng cƣờng hợp tác với DN trong đào tạo … 71 Bảng 3.1 Thông tin trích ngang về khách thể khảo nghiêm 97 Bảng3.2 Kết quả khảo nghiệm các biện pháp đƣợc đề xuất (tính theo tỷ lệ %) 98
  • 9. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 Lời cảm ơn Luận văn đƣợc hoàn thành với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, bạn bè, đồng nghiệp. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới Sở LĐTB&XH tỉnh Nam Định, các trƣờng nghề, các doanh nghiệp trong tỉnh, các thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp đã tận tình quan tâm chỉ bảo, cung cấp nhiều thông tin và tƣ liệu quý giá cho luận văn; Xin cảm ơn sự ủng hộ động viên giúp đỡ của Ban giám hiệu, của các phòng ban chức năng trƣờng ĐHSP Thái Nguyên; Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo, TS Phùng Thị Hằng đã tận tình hƣớng dẫn em hoàn thành luận văn này; Trong quá trình học tập và nghiên cứu, bản thân em đã có nhiều cố gắng, song luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy cô giáo, các bạn bè đồng nghiệp chỉ dẫn và góp ý. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 9 tháng 9 năm 2009 Tác giả luận văn Lã Duy Tuấn
  • 10. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 PHẦN I MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Toàn cầu hóa và hội nhập là xu thế tất yếu. Việt Nam đã gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO), quá trình này không có chuyện nƣớc lên thì thuyền lên mà đó là sự hợp tác trong cạnh tranh quyết liệt. Điều kiện để nƣớc ta thành công trong cuộc đấu tranh này là phải có một đội ngũ nhân lực đủ sức đƣơng đầu với cạnh tranh và hợp tác. Giáo dục đào tạo có vai trò then chốt trong phát huy nguồn lực con ngƣời, cần phải đảm đƣơng cho đƣợc sứ mệnh đào tạo ra những ngƣời lao động có khả năng thích ứng với những thay đổi công nghệ, những biến động của việc làm, sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế. Nhận thức đƣợc vấn đề, vài năm trở lại đây, nƣớc ta xây dựng phát triển mạnh hệ thống các trƣờng nghề, các trƣờng kỹ thuật, mục đích là nhanh chóng đạt chuẩn khu vực và quốc tế để không ngừng tăng cƣờng nguồn nhân lực cho thị trƣờng trong nƣớc và khả năng cạnh tranh ở thị trƣờng nƣớc ngoài. Theo Điều 6 của Luật dạy nghề năm 2006, dạy nghề gồm có ba cấp trình độ đào tạo là sơ cấp (SC) nghề, trung cấp (TC) nghề, cao đẳng (CĐ) nghề. Mỗi năm, hệ thống cơ sở dạy nghề trong cả nƣớc đào tạo ra hàng triệu ngƣời lao động có kỹ năng nghề nghiệp nhằm đáp ứng nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Căn cứ "kế hoạch tuyển sinh dạy nghề giai đoạn 2008 - 2020" thì tổng số tuyển sinh của CĐ, TC nghề và dạy nghề dƣới 1 năm nhƣ sau: năm 2008 là 1.482.000, năm 2009 là 1.700.000, năm 2010 là 2.000.000, năm 2015 là 2.430.000, năm 2020 là 2.550.000 [12, tr.20]. Về mặt số lƣợng tuy khá dồi dào nhƣ vậy nhƣng năng lực của ngƣời lao động không phải lúc nào cũng đáp ứng, đặc biệt nhân sự cao cấp, các chuyên gia có kinh nghiệm và khả năng quản lý,...đang ở trong tình trạng cung thấp xa so với cầu. Qua tìm hiểu bƣớc đầu của chúng tôi, có không ít ngƣời lao động sau khi tốt nghiệp trƣờng nghề chƣa thích
  • 11. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 ứng ngay đƣợc với sản xuất. Hệ quả là lãng phí nguồn ngân sách đào tạo của nhà nƣớc; cơ hội tìm kiếm đƣợc việc làm phù hợp với trình độ đã đƣợc đào tạo của ngƣời lao động thấp; nhiều doanh nghiệp (DN) để có nguồn nhân lực theo mong muốn, sau khi tuyển lao động về phải cho đi đào tạo lại, rất mất thời gian, tiền bạc. Kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng II khóa VIII, kết luận của Hội nghị lần thứ VI Ban chấp hành Trung ƣơng khóa IX đã chỉ rõ: "Các bất hợp lý trong cơ cấu đào tạo chƣa đƣợc khắc phục, chƣa sát nhu cầu sử dụng và mục tiêu đào tạo, chất lƣợng và hiệu quả đào tạo thấp. Phát triển giáo dục chƣa gắn chặt với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc và từng địa phƣơng" [4, tr.19-20]. Một trong những nguyên nhân của yếu kém này là: "Việc kết hợp giáo dục giữa nhà trƣờng với gia đình, xã hội với lao động sản xuất, đời sống, học đi đôi với hành còn rất hạn chế. Nội dung giảng dạy còn quá cũ về mặt lý thuyết" [5, tr.23]. Để khắc phục tình trạng trên, ngƣời hiệu trƣởng cần có biện pháp quản lý phù hợp nhằm giúp cho trƣờng nghề và các đơn vị sử dụng ngƣời lao động phối hợp chặt chẽ với nhau trong đào tạo nguồn nhân lực. Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi đã chọn vấn đề:“Biện pháp quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh Nam Định” làm đề tài nghiên cứu. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm tăng cƣờng hợp tác giữa trƣờng nghề với DN góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề ở tỉnh Nam định nói riêng và cả nƣớc nói chung trong giai đoạn hiện nay. 3. ĐỐI TƢỢNG, KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU, KHÁCH THỂ ĐIỀU TRA 3.1 Khách thể nghiên cứu: Quá trình quản lý quan hệ hợp tác giữa trƣờng nghề với DN trong đào tạo của các trƣờng nghề ở tỉnh Nam Định.
  • 12. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 3.2 Đối tƣợng nghiên cứu: Biện pháp quản lý nhằm tăng cƣờng hợp tác với DN trong đào tạo của các trƣờng nghề ở tỉnh Nam Định. 3.3 Khách thể điều tra: gồm 39 khách thể, trong đó có 10 cán bộ quản lý đào tạo nghề (CBQL) (4 cán bộ phòng Quản lý Đào tạo nghề thuộc sở Lao động Thƣơng binh và Xã hội (LĐTB&XH) tỉnh Nam Định; 6 trƣởng phòng đào tạo của các trƣờng nghề - hệ cao đẳng nghề 3 khách thể và hệ trung cấp nghề 3 khách thể, riêng hệ sơ cấp không có trƣởng phòng đào tạo); 9 hiệu trƣởng của các trƣờng nghề (hệ CĐ nghề 3 khách thể, hệ TC nghề 3 khách thể, hệ SC nghề 3 khách thể); chủ các DN 20 khách thể. 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Vấn đề hợp tác giữa trƣờng nghề với DN ở tỉnh Nam Định có những hạn chế nhất định: nội dung và hình thức hợp tác còn nghèo nàn, mức độ hợp tác chƣa cao, công tác đào tạo nghề chƣa thực sự gắn với cơ sở sản xuất, đào tạo chƣa gắn với sử dụng, v.v. Nếu nghiên cứu, đề xuất đƣợc các biện pháp quản lý nhằm tăng cƣờng hợp tác giữa trƣờng nghề với DN trong đào tạo sẽ khắc phục đƣợc những hạn chế nêu trên, góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề ở Nam Định nói riêng, trên cả nƣớc nói chung. 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý, đào tạo nghề, hợp tác giữa trƣờng nghề với DN, biện pháp quản lý nhằm tăng cƣờng hợp tác giữa trƣờng nghề với DN trong đào tạo nghề. 5.2 Khảo sát thực trạng hợp tác giữa trƣờng nghề với DN, một số hoạt động quản lý nhằm tăng cƣờng hợp tác giữa trƣờng nghề với DN trong đào tạo của hiệu trƣởng trƣờng nghề ở tỉnh Nam Định, đồng thời phát hiện các yếu tố ảnh hƣởng đến thực trạng này. 5.3 Hoàn thiện và đổi mới một số biện pháp quản lý nhằm tăng cƣờng hợp tác giữa trƣờng nghề với DN trong đào tạo ở tỉnh Nam Định.
  • 13. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Trong điều kiện cho phép, luận văn chỉ đi sâu tìm hiểu các vấn đề sau: - Thực trạng về sự hợp tác trong đào tạo giữa trƣờng nghề (Trƣờng CĐ nghề, trƣờng TC nghề, trung tâm dạy nghề) với DN; các yếu tố hƣởng đến mối quan hệ hợp tác này; một số hoạt động quản lý nhằm tăng cƣờng hợp tác với DN trong đào tạo của hiệu trƣởng các trƣờng nghề ở tỉnh Nam Định. - Hoàn thiện và đổi mới một số biện pháp quản lý nhằm tăng cƣờng hợp tác giữa trƣờng nghề với DN ở tỉnh Nam Định góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề. 7. CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7.1 Phƣơng pháp luận nghiên cứu: 7.1.1 Quan điểm tiếp cận thị trƣờng: Chất lƣợng đào tạo phải đáp ứng đƣợc yêu cầu của thực tiễn sản xuất, đào tạo nhân lực phải gắn với nhu cầu của thị trƣờng lao động, của DN. 7.1.2 Quan điểm hệ thống - cấu trúc và quan điểm lịch sử - thực tiễn đƣợc vận dụng trong việc xác định một số biện pháp chủ yếu nhằm tăng cƣờng hợp tác giữa trƣờng dạy nghề với DN trong quá trình đào tạo nghề 7.2 Các phƣơng pháp cụ thể: 7.2.1 Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu (phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa), các văn bản, tài liệu thể hiện quan điểm, đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, những tác phẩm kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin, các công trình khoa học về mối quan hệ hợp tác giữa trƣờng nghề với DN trong và ngoài nƣớc để hình thành cơ sở lý luận của đề tài. 7.2.2 Các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn: 7.2.2.1 Phƣơng pháp quan sát: Tiếp cận, quan sát tổng thể, theo dõi những mặt biểu hiện trong quá trình hợp tác giữa trƣờng dạy nghề với DN; phát hiện yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình hợp tác đó.
  • 14. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 7.2.2.2 Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi: Tìm hiểu thực trạng về mối quan hệ hợp tác giữa trƣờng nghề với DN và các yếu tố có liên quan; thu thập thông tin về tính khả thi của các biện pháp đƣợc đề xuất nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề. 7.2.2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu và sản phẩm hoạt động: Thông qua các tài liệu lƣu trữ, báo cáo tổng kết của các trƣờng, sở LĐTB&XH tỉnh Nam Định đi sâu tìm hiểu quá trình tổ chức hợp tác giữa trƣờng dạy nghề và DN nhằm tổng kết kinh nghiệm để rút ra các nhận định khoa học. 7.2.2.4 Phƣơng pháp đàm thoại: Tiến hành trò chuyện, trao đổi trực tiếp với một số khách thể có uy tín và kinh nghiệm trong công tác quản lý nhằm thu thập thêm thông tin cho việc nghiên cứu. 7.2.2.5 Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia: Lấy ý kiến của chuyên gia về công tác quản lý đào tạo nói chung và các biện pháp quản lý đào tạo nghề nói riêng. 7.2.2.6 Phƣơng pháp thống kê toán học: Xử lý và phân tích các số liệu, kết quả điều tra, đồng thời để xác định mức độ tin cậy của việc điều tra và kết quả nghiên cứu. 8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Phần I: mở đầu Phần II: Nội dung nghiên cứu Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về những vấn đề nghiên cứu. Chƣơng 2: Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu Chƣơng 3: Hoàn thiện và đổi mới một số biện pháp quản lý nhằm tăng cƣờng quan hệ hợp tác với DN trong đào tạo của các trƣờng nghề ở tỉnh Nam Định. Phần III: Kết luận và kiến nghị Tài liệu tham khảo Phần phụ lục
  • 15. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1 Ở nƣớc ngoài Mối quan hệ giữa trƣờng nghề với DN trong đào tạo nghề từ lâu đã đƣợc nhiều nƣớc quan tâm nghiên cứu và ứng dụng nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề cho ngƣời lao động. Vào giữa thế kỷ XIX (1894) do sự phát triển của công nghiệp, ở Pháp xuất hiện nhiều cuốn sách viết về sự phát triển đa dạng của nghề nghiệp. Ngƣời ta đã ý thức đƣợc rằng hệ thống nghề trong xã hội rất đa dạng và phức tạp, sự chuyên môn hóa đƣợc chú trọng. Do vậy, nội dung các cuốn sách khẳng định tính cấp thiết phải hƣớng nghiệp, trang bị cho thế hệ trẻ đi vào lao động sản xuất, có nghề nghiệp phù hợp với năng lực của mình và phù hợp với yêu cầu của xã hội. [16] Đối với giáo dục phổ thông, C. Mác đã chỉ ra các nhiệm vụ cơ bản: "Một là, giáo dục trí tuệ; Hai là, giáo dục thể chất; ba là, dạy kỹ thuật nhằm giúp học sinh nắm đƣợc những nguyên lý cơ bản của tất cả các quy trình sản xuất, đồng thời biết sử dụng công cụ sản xuất đơn giản nhất" [30] Các nƣớc phát triển trên thế giới luôn đề cao công tác đào tạo nghề nên học sinh đƣợc định hƣớng nghề nghiệp rất tốt ngay khi còn học phổ thông. Ở Nhật, Mỹ, Đức...ngƣời ta xây dựng nên các bộ công cụ để kiểm tra giúp phân hóa năng lực, hứng thú nghề nghiệp ở trẻ nhằm có sự định hƣớng nghề nghiệp đúng đắn từ sớm. Cho nên, với họ giáo dục không chỉ phát triển trí tuệ thuần túy mà còn chủ ý định hƣớng cho học sinh về nghề nghiệp phù hợp với năng lực bản thân, đồng thời trang bị cho học sinh kỹ năng làm việc để thích ứng với xã hội.
  • 16. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 "Trình độ đào tạo công nhân lành nghề ở các nƣớc xã hội chủ nghĩa phụ thuộc rất nhiều vào sự kết hợp đúng đắn giữa dạy trong trƣờng với thực tập sản xuất ở xí nghiệp...Nếu thiếu nguyên tắc kết hợp dạy học với lao động sản xuất thì hệ thống dạy nghề không thể đào tạo công nhân lành nghề đƣợc" [27] Từ năm 1969, lần đầu tiên trong lịch sử, trƣờng đại học Cambridge với 700 năm lịch sử đã bƣớc vào con đƣờng "Công ty đại học"... Ngày nay, xu thế các trƣờng đại học liên kết với các xí nghiệp ngày càng nhiều ở Mỹ và một số nƣớc Châu âu, Công ty đại học đang trở thành một xu thế phát triển tất yếu, tạo thời cơ phát triển cho trƣờng đại học và xí nghiệp. Các công ty đại học này có một số đặc điểm sau: 1. Dùng phƣơng thức thị trƣờng để thu hút sinh viên, mời các học giả nổi tiếng đến giảng dạy. 2. Việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học trực tiếp hƣớng về sản xuất, về quản lý kinh doanh, có thể làm gia tăng thu nhập tài chính và nhân đó không ngừng cải thiện điều kiện xây dựng trƣờng, nâng cao địa vị của trƣờng. 3. Mối quan hệ giữa nhà trƣờng với DN ngày càng mật thiết, trƣờng học và xí nghiệp tƣơng hỗ, tƣơng lợi, bình đẳng về lợi ích trên phƣơng tiện dịch vụ kỹ thuật, do vậy mà tăng cƣờng hợp tác giữa các bên. Do những ƣu điểm nhƣ vậy mà các "Công ty đại học" mọc lên nhƣ nấm, từ nƣớc Mỹ đến Châu âu, rồi đến toàn thế giới. "Công ty đại học" với những hình thức khác nhau và sự ra đời của xí nghiệp hóa trƣờng học, báo trƣớc sự phát triển quan trọng của sự phát triển giáo dục. [7, tr.11] Jacques Delors, Chủ tịch ủy ban Quốc tế độc lập về giáo dục cho thế kỷ XXI của UNESCO khi phân tích "những trụ cột của giáo dục" đã viết: "Học tri thức, học làm việc, học cách chung sống và học cách tồn tại". Theo ông, vấn đề học nghề của học sinh là không thể thiếu đƣợc trong những trụ cột của giáo dục, đồng thời đã tổ chức các hội thảo, nghiên cứu về vấn đề "gắn đào
  • 17. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 tạo với sử dụng" trong đào tạo nghề. [27]. Ở Nhật và Mỹ, nhiều trƣờng nghề đƣợc thành lập ngay trong các công ty tƣ nhân để đào tạo nhân lực cho chính công ty đó và có thể đào tạo cho công ty khác theo hợp đồng. Mô hình này có ƣu điểm là chất lƣợng đào tạo cao, ngƣời học có năng lực thực hành tốt và có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. "Ba trong một" là quan điểm đƣợc quán triệt trong đào tạo nghề ở Trung Quốc hiện nay: Đào tạo, sản xuất, dịch vụ. Theo đó, các trƣờng dạy nghề phải gắn bó chặt chẽ với các cơ sở sản xuất và dịch vụ góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề. [27] Nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho thị trƣờng thƣơng mại tự do ASEAN năm 2003, APEC năm 2020, hệ thống đào tạo nghề ở Inđônêxia từ năm 1993 đã đƣợc nghiên cứu và phát triển mạnh. Trong đó, kết hợp đào tạo nghề giữa nhà trƣờng với DN đƣợc quan tâm đặc biệt. [27] Năm 1999, ở Thái Lan Chính phủ đã nghiên cứu và xây dựng "Hệ thống hợp tác đào tạo nghề" (Cosperative training system) để giải quyết tình trạng bất cập giữa đào tạo nghề và sử dụng lao động và hƣớng tới phát triển nhân lực kỹ thuật trong tƣơng lai. [13] Trong xu thế toàn cầu và hội nhập hiện nay, việc tổng kết kinh nghiệm quản lý đào tạo nghề của các nƣớc trên thế giới nhằm vận dụng vào thực tiễn đào tạo nghề ở Việt Nam là thực sự cần thiết và cấp bách nhằm đào tạo nguồn nhân lực đủ sức đƣơng đầu với cạnh tranh và hợp tác. 1.1.2 Ở trong nƣớc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Thực tiễn không có lý luận hƣớng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng, lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông". Tƣ tƣởng này đã đƣợc cụ thể hóa trong nguyên lý giáo dục ở Việt Nam trong suốt lịch sử giáo dục của nƣớc nhà. Tại Đại hội Văn hóa toàn quốc
  • 18. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 tháng 7 năm 1948, Tổng bí thƣ Trƣờng Chinh đã khẳng định: "Biết và làm đi đôi; lý luận và hành động phối hợp" [11] Đảng và Nhà nƣớc ta ngày càng quan tâm tạo điều kiện để cho nhà trƣờng hợp tác với DN trong đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực có chất lƣợng cao, nhất là trong những năm gần đây đã ban hành cơ chế chính sách thông thoáng giúp cho sự hợp tác này đƣợc thuận lợi. Điều này đƣợc cụ thể hóa trong Luật giáo dục năm 2005 Luật dạy nghề năm 2006 và Điều lệ trƣờng CĐ nghề năm 2007, Điều lệ trƣờng TC nghề năm 2007, Điều lệ trƣờng trung cấp chuyên nghiệp năm 2008, Quy chế mẫu của trung tâm dạy nghề năm 2007 v.v. Mặc dù có cơ chế, chính sách thuận lợi nhƣ vậy song ở nƣớc ta, cho đến hiện nay có thể nói, thực trạng mối quan hệ hợp tác giữa nhà trƣờng với DN trong đào tạo nghề còn nhiều yếu kém và cũng có rất ít công trình nghiên cứu về vấn đề này. Năm 1993, PGS - TS Trần Khánh Đức có đề tài cấp bộ "Hoàn thiện đào tạo nghề tại xí nghiệp". Đề tài tập trung nghiên cứu các trƣờng, lớp dạy nghề đặt tại đơn vị sản xuất trong lĩnh vực về bƣu chính viễn thông và hóa chất. Năm 1993, tác giả Phạm Khắc Vũ với luận văn tốt nghiệp: "Cơ sở lý luận và thực tiễn phƣơng thức tổ chức đào tạo nghề kết hợp tại trƣờng và cơ sở sản xuất" [23]. Năm 2004, trƣờng Trung học kỹ thuật xây dựng Hà Nội có đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố: "Các giải pháp gắn đào tạo với sử dụng lao động của hệ thống dạy nghề Hà Nội trong lĩnh vực xây dựng" [19] có nêu ra các giải pháp thiết lập quan hệ giữa nhà trƣờng và DN. Năm 2005 Hoàng Ngọc Trí với luận án tiến sĩ "Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo công nhân kỹ thuật xây dựng ở thủ đô Hà Nội" [17] có đề cập đến mối quan hệ giữa các trƣờng nghề và đơn vị sản xuất. Năm 2006, Nguyễn Văn Tuấn với luận văn thạc sĩ "Một số biện pháp tăng cƣờng quản lý đào tạo nghề ở trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội" [21] có đi sâu phân tích mối quan hệ giữa quản lý và chất lƣợng đào tạo nghề;
  • 19. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 những nhân tố tác động đến quản lý quá trình đào tạo nghề. Năm 2007, Nguyễn Anh Tuấn có luận văn tốt nghiệp "Hoàn thiện và đổi mới các biện pháp quản lý đào tạo nghề của trƣờng trung học công nghiệp quốc phòng trong giai đoạn hiện nay (từ năm 2007 đến năm 2015)" [20] đi sâu nghiên cứu về các biện pháp quản lý đào tạo nghề theo quan điểm hệ thống: Quản lý mục tiêu, quản lý nội dung, quản lý phƣơng pháp đào tạo nghề,..., quản lý kết quả và chất lƣợng đào tạo nghề. Trên đây là sự khái lƣợc về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc có liên quan đến vấn đề hợp tác giữa trƣờng nghề với DN trong đào tạo nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề. Tuy nhiên, vai trò của quản lý đối với việc tăng cƣờng sự hợp tác giữa trƣờng nghề với DN trong xu thế hội nhập hiện nay vẫn còn là khoảng trống, ít đƣợc quan tâm nghiên cứu. Vì vậy, chúng tôi chọn vấn đề: "Biện pháp quản lý nhằm tăng cƣờng hợp tác với DN trong đào tạo của các trƣờng nghề ở tỉnh Nam Định" làm đề tài nghiên cứu. 1.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.2.1 Khái niệm quản lý Quản lý là một hoạt động (HĐ) đặc biệt, là yếu tố không thể thiếu đƣợc trong đời sống xã hội, gắn liền với quá trình phát triển, đặc biệt trong xã hội hiện nay thì quản lý có vai trò rất lớn. Sự phân công, hợp tác trong lao động giúp đạt năng suất cao trong công việc, điều này đòi hỏi phải có sự chỉ huy, phối hợp, điều hành, kiểm tra...tức là phải có ngƣời đứng đầu. HĐ quản lý đƣợc nảy sinh từ nhu cầu đó. Theo C.Mác, quản lý (QLXH) là chức năng đƣợc sinh ra từ tính chất xã hội hoá lao động. Nó có tầm quan trọng đặc biệt vì mọi sự phát triển của xã hội đều thông qua HĐ của con ngƣời và thông qua quản lý (con ngƣời điều khiển con ngƣời). Ông coi quản lý là một đặc điểm vốn có, bất biến về mặt lịch sử của đời sống xã hội, theo ông: "Bất cứ lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào mà tiến hành trên một quy mô
  • 20. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 khá lớn đều yêu cầu phải có một sự chỉ đạo để điều hòa những HĐ cá nhân. Sự chỉ đạo đó phải là những chức năng chung, tức là những chức năng phát sinh từ sự khác nhau giữa sự vận động chung của cơ thể sản xuất với những vận động cá nhân của những khí quan độc lập hợp thành cơ thể sản xuất đó. Một nhạc sĩ độc tấu thì tự điều khiển lấy mình, nhƣng một dàn nhạc thì cần phải có một nhạc trƣởng". [26, tr.29-30] Nhƣ vậy, HĐ quản lý là tất yếu tồn tại ở mọi loại hình tổ chức, mọi xã hội. Khái niệm quả lý đã đƣợc tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau: Theo Harol Koontz: "Quản lý là hoạt động thiết yếu đảm bảo sự nỗ lực của các cá nhân nhằm đạt đƣợc mục tiêu của tổ chức" [28, tr.31] Theo F.W.Taylor: "Quản lý là biết đƣợc chính xác điều bạn muốn ngƣời khác làm và sau đó hiểu đƣợc rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất" [3, tr.89] Theo Thomas.J.Robbins - Wayned Morrison: "Quản lý là một nghề nhƣng cũng là một nghệ thuật, một khoa học" [31, tr.19] Theo Aunapu F.F: "Quản lý là khoa học và là một nghệ thuật tác động vào một hệ thống xã hội, chủ yếu là quản lý con ngƣời nhằm đạt đƣợc những mục tiêu xác định. Hệ thống đó vừa động, vừa ổn định bao gồm nhiều thành phần có tác động qua lại lẫn nhau" [25, tr.75] Ở Việt Nam cũng có nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý: Theo từ điển Tiếng Việt: "Quản lý là tổ chức và điều hành các HĐ theo những yêu cầu nhất định" [18, tr.789] Theo GS Mai Hữu Khuê: "Quản lý là tác động có mục đích tới tập thể những ngƣời lao động nhằm đạt đƣợc những kết quả nhất định và mục đích đã định trƣớc" [9, tr.19-20] Theo tác giả Đỗ Hoàng Toàn: "Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hƣớng của chủ thể lên đối tƣợng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất
  • 21. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 13 các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt đƣợc mục tiêu đặt ra trong điều kiện chuyển biến của môi trƣờng" [15, tr.43] Theo tác giả Nguyễn Văn Bình: "Quản lý là một nghệ thuật đạt đƣợc những mục tiêu đã đề ra thông qua việc điều khiển, phối hợp, hƣớng dẫn, chỉ huy hoạt động của những ngƣời khác" [1, tr.176] Có thể nhận thấy những khái niệm nêu trên tuy nhấn mạnh mặt này hay mặt khác, dù tiếp cận ở góc độ nào, lĩnh vực nào đi chăng nữa; ở cấp vĩ mô hay vi mô đều có điểm chung thống nhất là coi quản lý là hoạt động có tổ chức, có chủ thể quản lý, đối tƣợng quản lý, khách thể quản lý và mục tiêu quản lý; giữa chúng có mối quan hệ với nhau thông qua những tác động quản lý. Do vậy, chúng tôi có thể biểu thị sơ đồ khái niệm quản lý nhƣ sau: Sơ đồ 1.1: Sơ đồ về khái niệm quản lý Qua sơ đồ khái niệm quản lý, tiếp cận theo quan điểm hệ thống thì "quản lý" là một quá trình bao gồm các thành tố cấu trúc nhƣ: chủ thể quản lý, đối trƣợng quản lý, khách thể quản lý, mục tiêu quản lý v.v. Nếu tiếp cận theo quan điểm HĐ thì "quản lý" là HĐ có ý thức của chủ thể quản lý. Từ việc phân tích các khái niệm và quan điểm tiếp cận khác nhau về quản lý, chúng tôi hiểu: Quản lý là HĐ có ý thức của chủ thể quản lý nhằm điều khiển tác động lên đối tượng, khách thể quản lý để đạt được mục tiêu của quản lý. Đối tượng QL Mục tiêu quản lý Chủ thể QL Khách thể QL
  • 22. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 14 Toàn bộ HĐ quản lý đều đƣợc thực hiện thông qua các chức năng của nó, nhƣ chức năng lập kế hoạch, chức năng tổ chức, chức năng chỉ đạo và chức năng kiểm tra, đánh giá. Nếu không xác định đƣợc chức năng quản lý thì chủ thể quản lý không thể điều hành đƣợc hệ thống quản lý. Khi xã hội loài ngƣời xuất hiện, một loạt các quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời, giữa con ngƣời với thiên nhiên, giữa con ngƣời với xã hội và cả quan hệ giữa con ngƣời với chính bản thân mình xuất hiện theo. Trải qua tiến trình lịch sử phát triển từ xã hội lạc hậu đến xã hội văn minh, trình độ sản xuất, tổ chức điều hành xã hội cũng phát triển theo, đó là tất yếu lịch sử. Ngƣợc lại khi trình độ tổ chức điều hành xã hội phát triển sẽ thúc đẩy sự phát triển của trình độ sản xuất, của nền văn minh xã hội. Nhƣ vậy, quản lý trở thành nhân tố của sự phát triển xã hội. Quản lý trở thành một HĐ phổ biến, diễn ra trong mọi lĩnh vực, ở mọi cấp độ và liên quan đến con ngƣời. Quản lý có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của xã hội tùy theo trình độ quản lý cao hay thấp. 1.2.2 Khái niệm đào tạo nghề 1.2.2.1 Khái niệm nghề Nghề là một loại hình HĐ mang tính chất riêng, đặc thù của con ngƣời, nó đƣợc hình thành và phát triển theo sự phát triển của xã hội loài ngƣời. Đó là một dạng lao động vừa mang tính xã hội, vừa mang tính cá nhân, trong đó con ngƣời với tƣ cách là chủ thể hoạt động đòi hỏi thỏa mãn những yêu cầu nhất định của xã hội, của cá nhân. Theo tiếng La tinh "Professio" - nghề có nghĩa là công việc chuyên môn đƣợc hình thành một cách chính thống, là dạng lao động đòi hỏi một trình độ học vấn nào đó, là hoạt động cơ bản giúp con ngƣời tồn tại. Theo E.A Climôv thì: "Nghề nghiệp là một lĩnh vực sử dụng sức lao động vật chất và tinh thần con ngƣời một cách có giới hạn, cần thiết cho xã hội (do sự
  • 23. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 15 phân công xã hội mà có). Nó tạo cho con ngƣời khẳ năng sử dụng lao động của mình để thu lấy phƣơng tiện cần thiết cho việc tồn tại và phát triển" [27] Theo từ điển Tiếng Việt, "Nghề là công việc chuyên môn làm theo sự phân công lao động xã hội" [18, tr.676].Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện nay, muốn hành nghề tốt, mỗi ngƣời phải trải qua quá trình đào tạo theo một chƣơng trình quy định với những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết theo yêu cầu của thị trƣờng lao động để có thể hành nghề. Nhƣ vậy, theo chúng tôi, nghề là một dạng lao động đòi hỏi con người phải trải qua một quá trình đào tạo chuyên biệt để có những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn nhất định. Nhờ quá trình hoạt động nghề nghiệp, con người có thể tạo ra sản phẩm để thỏa mãn những nhu cầu của cá nhân và xã hội 1.2.2.2 Đào tạo nghề * Phát triển nguồn nhân lực: Chiến lƣợc phát triển giáo dục giai đoạn 2001 - 2010 đã định hƣớng cho sự phát triển nguồn nhân lực Việt Nam với mục tiêu: "Ƣu tiên nâng cao chất lƣợng đào tạo nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học - công nghệ trình độ cao, cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề trực tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế". [2, tr.22] Ngày nay khi đề cập tới nguồn lực quyết định nhất đến sự phát triển kinh tế - xã hội, ngƣời ta thƣờng chỉ ra đó là vốn con người, là nguồn nhân lực chứ không phải là nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, của cải vật chất, tiền bạc. - Nguồn nhân lực là chỉ những ngƣời đang và sẽ bổ sung vào lực lƣợng lao động xã hội đa dạng và phong phú, bao gồm các thế hệ trẻ đang đƣợc nuôi dƣỡng, học tập ở các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và CĐ, đại học. Nói đến nguồn nhân lực, mới chỉ đề cập đến tiềm lực; còn khi tiến hành đào tạo, sử dụng, phát huy, phát triển nguồn nhân lực, nó mới trở thành lực tác động đến phát triển kinh tế - xã hội.
  • 24. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 16 - Phát triển nguồn nhân lực đƣợc hiểu về cơ bản là làm gia tăng giá trị của con ngƣời về mọi mặt, trí tuệ, thể lực và thẩm mỹ; làm cho con ngƣời trở thành những ngƣời lao động có năng lực và phẩm chất mới, cao hơn. Phát triển nguồn nhân lực chịu sự tác động của 5 yếu tố: Giáo dục đào tạo, sức khỏe và dinh dƣỡng, môi trƣờng, việc làm và giải phóng con ngƣời. Trong đó, giáo dục là nhân tố cốt lõi, là cơ sở của các nhân tố khác và đồng thời cũng là cơ sở quan trọng nhất cho sự phát triển nền kinh tế - xã hội bền vững. - Nhân lực là chỉ ngƣời lao động kỹ thuật đƣợc đào tạo trong nguồn nhân lực ở một trình độ nào đó để có năng lực tham gia vào lao động xã hội. Năng lực của ngƣời lao động kỹ thuật đƣợc cấu thành bởi các yếu tố: kiến thức, kỹ năng, thái độ và thói quen làm việc. Cơ cấu nhân lực thƣờng đƣợc hình thành và phát triển theo dạng hình tháp với các trình độ: đại học và sau đại học, CĐ - TC kỹ thuật; công nhân kỹ thuật ở 3 cấp: bán lành nghề (semi - skilled worker), lành nghề (skilled worker) và lành nghề trình độ cao (highly skilled worker). [7, tr.61-62] * Đào tạo nghề thực chất là nhằm phát triển nguồn nhân lực. Hiện nay, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo ra hai loại hình cơ bản: công nhân kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ. Sản phẩm đào tạo là nhân cách hay nói cách khác là phẩm chất và năng lực của ngƣời lao động ở một tiêu chuẩn quy định của nghề đào tạo. Nghề đào tạo là những nghề mà ngƣời lao động cần đƣợc đào tạo theo một chƣơng trình quy định với những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết theo yêu cầu của thị trƣờng lao động để có thể hành nghề. Nhƣ vậy, theo chúng tôi, Đào tạo nghề là quá trình truyền thụ và lĩnh hội một hệ thống tri thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp nhất định đã được khái quát hóa trong nghề đào tạo; là quá trình rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo, thái độ và năng lực nghề nghiệp ở người học để hình thành nhân cách nghề
  • 25. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 17 nghiệp. Quá trình này được thực hiện chủ yếu thông qua việc giảng dạy theo chuẩn mực của các nghề đào tạo. 1.2.2.3 Chất lượng đào tạo nghề * Chất lượng: Mỗi một lĩnh vực khác nhau, một góc nhìn khác nhau sẽ có các khái niệm khác nhau về chất lƣợng: Theo từ điển tiếng việt, "Chất lƣợng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của mỗi con ngƣời, mỗi sự vật, mỗi sự việc" [18, tr.144] Có rất nhiều định nghĩa về chất lƣợng: "Thỏa mãn nhu cầu của khách hàng" theo W. Edwards Deming Hay "thích hợp để sử dụng" theo J. M Juran Hoặc "làm đúng theo yêu cầu" theo Philip B. Crosby Theo ISO 8402 -86: Chất lƣợng của sản phẩm là tổng thể những đặc điểm, những đặc trƣng của sản phẩm thể hiện đƣợc sự thỏa mãn nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định và phù hợp với công dụng, tên gọi của sản phẩm. Tiêu chuẩn ISO9000:2000 đƣa ra định nghĩa về chất lƣợng: “Chất lƣợng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu”. Các đặc tính ở đây muốn ám chỉ tới các đặc tính vốn có của sản phẩm hay dịch vụ. Theo quan niệm của Tổ chức kiểm tra chất lƣợng Châu âu: Chất lƣợng của sản phẩm là mức độ mà sản phẩm ấy đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời sử dụng. Theo tiêu chuẩn Pháp - NFX 50, tr109, chất lƣợng là "Tiềm năng của một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của ngƣời sử dụng" Theo J.Juran (Mỹ): Chất lƣợng là tiềm năng thỏa mãn nhu cầu của thị trƣờng với chi phí thấp nhất. Theo tiêu chuẩn Việt Nam 5814 - 94: "Tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tƣợng) tạo cho thực thể (đối tƣợng) có khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc nhu cầu tiềm ẩn"
  • 26. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 18 Các định nghĩa trên đều chỉ ra rằng đạt chất lƣợng đồng nghĩa với việc đáp ứng đƣợc các yêu cầu. Các yêu cầu ở đây tất nhiên là các yêu cầu của khách hàng, các yêu cầu của khách hàng là khởi nguồn của các vấn đề chất lƣợng, và là trọng tâm khi xác định các vấn đề chất lƣợng. Nhƣ vậy, chất lƣợng đƣợc phản ánh trƣớc hết ở sự thỏa mãn nhu cầu của ngƣời sử dụng, thứ đến là tính hiệu quả, tức phí thấp nhất song vẫn thỏa mãn đƣợc nhu cầu của thị trƣờng. Chất lƣợng đƣợc thể hiện qua kết quả định tính và kết quả định lƣợng. Kết quả định tính là giá trị của sản phẩm, nó không thể đo đếm nhƣng có thể nhận xét đƣợc. Kết quả định lƣợng là các giá trị biểu hiện ở mặt con số, ở đại lƣợng và nó có thể cân, đong, đo, đếm. Số lƣợng là cái tạo nên chất lƣợng, song nếu chỉ có số lƣợng thì chƣa phản ánh đƣợc chất lƣợng, cho nên khi nhìn nhận về chất lƣợng phải phân tích ở trên cả hai mặt định tính và định lƣợng. * Chất lượng đào tạo nghề Điều kiện để nƣớc ta thành công trên trƣờng quốc tế trong bối cảnh gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) là phải có một đội ngũ nhân lực đủ sức đƣơng đầu với cạnh tranh và hợp tác. Đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao, có năng lực sáng tạo và khả năng thích ứng là nhiệm vụ cấp bách. Trình độ nguồn nhân lực đạt đƣợc phù hợp với yêu cầu và nhu cầu của thị trƣờng lao động chính là thƣớc đo của chất lƣợng đào tạo. Tăng cƣờng hợp tác giữa trƣờng nghề và DN là một giải pháp tối ƣu nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề trong cơ chế thị trƣờng và hội nhập hiện nay. Chất lƣợng đào tạo của mỗi ngành, mỗi nghề là khác nhau, song dù có khác nhau nhƣ thế nào thì sự phù hợp với yêu cầu, nhu cầu của thị trƣờng lao động là tiêu chí quan trọng nhất. Theo quan niệm chất lƣợng đầu ra của sản phẩm đào tạo thì chất lƣợng đào tạo nghề dựa vào các tiêu chí sau: + Phẩm chất xã hội nghề nghiệp (đạo đức, ý thức, trách nhiệm);
  • 27. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 19 + Sức khỏe; + Kiến thức, kỹ năng; + Năng lực hành nghề; + Khả năng thích ứng với thị trƣờng lao động; + Năng lực nghiên cứu và khả năng phát triển nghề nghiệp của ngƣời lao động sau khi tốt nghiệp. Chất lƣợng đào tạo nghề, quan niệm theo năng lực hành nghề, đƣợc xác định bởi các mặt: Kiến thức, kỹ năng, thái độ và thói quen làm việc. Theo Benjamin Bloom, kiến thức, kỹ năng, thái độ có các cấp độ nhƣ sau [6, tr.286]: Bảng 1.1: Mức chất lượng đào tạo nghề theo Benjamin Bloom Kiến thức Kỹ năng Thái độ Mức CL Định nghĩa Mức CL Định nghĩa Mức CL Định nghĩa Biết Ghi nhớ, nhận ra, tái hiện Bắt chước Quan sát và rập khuân Tiếp thu Có thể lắng nghe hiệuquả Hiểu Thông hiểu, diễn đạt theo ngôn ngữ của mình Làm được Quan sát và thực hiệnnhƣ hƣớngdẫn Hưởng ứng Có thể lắng nghe và phản ứng hiệu quả Ứng dụng Vận dụng vào các tình huống khác nhau và vào thực tiễn Chính xác Quan sát và thực hiện một cáchchính xácnhƣhƣớngdẫn Đánh giá Lắng nghe và phản ứng với quan điểm của mình Phân tích Chia tách các thành tố củamộtkiếnthức Biến hóa Quan sát và thực hiện một loạt các kỹ năng nhanh và chính xác Tổ chức lại hệ thống giá trị mới Có thể đƣa ra quan điểm về chính mình Tổng hợp Khái quát từ nhiều thành tố thành một vấnđề Thuần thục Tốc độ và sự chính xác trở thành thói quen, kỹ năng, kỹ xảo Hành động theo giá trị mới Thực hiệncácđặc trƣng của thực tế trong các quan điểmcủa mình Đánh giá Xem xét toàn bộ quá trình, đƣa ra nhận địnhtổngquát Theo quan điểm hiện đại, chất lƣợng đào tạo có hai phần: "Phần cứng": kiến thức, kỹ năng, thái độ mà ngƣời học tiếp thu trong quá trình đào tạo
  • 28. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 20 (chiếm 1/3 giá trị); "Phần mềm": là năng lực sáng tạo và sự thích ứng (chiếm khoảng 2/3 giá trị) [29, tr.6]. Nhƣ vậy, khi đánh giá chất lƣợng đào tạo của trƣờng dạy nghề không nên chỉ nhìn nhận ở "phần cứng", tức là kiến thức, kỹ năng, thái độ và thói quen làm việc ở ngƣời tốt nghiệp đã phù hợp với mục tiêu đào tạo hay chƣa, phù hợp ở mức nào mà điều quan trọng hơn là đặt trọng tâm vào giá trị "phần mềm" - năng lực sáng tạo và khả năng thích ứng, dựa trên cơ sở đó tổ chức quá trình đào tạo nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. Cần tăng cƣờng hợp tác với các doanh nghiệp để cho học sinh có cơ hội tiếp cận và thích ứng nhanh với công nghệ sản xuất mới, có khả năng sáng tạo trong điều kiện biến động của nền kinh tế thị trƣờng, trong đó có thị trƣờng sức lao động. Trong cơ chế thị trƣờng và hội nhập, quá trình đào tạo nghề luôn bị chi phối bởi quy luật: cung - cầu. Chất lƣợng sản phẩm đào tạo có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của nhà trƣờng trong cơ chế cạnh tranh. Sản phẩm đào tạo chính là ngƣời tốt nghiệp. Điểm lƣu ý trong chất lƣợng đào tạo nghề hiện nay đó là phải quan tâm tới nhu cầu của thị trƣờng để điều tiết kế hoạch phát triển của mỗi ngành nghề đào tạo. Việc nắm thông tin, công tác dự báo nhu cầu thị trƣờng lao động, kể cả thị trƣờng quốc tế của mỗi nhà trƣờng phải đƣợc chú trọng, nếu đào tạo nhiều quá thì thừa, mà ít quá thì thiếu so với nhu cầu nhân lực thực tế cho dù sản phẩm đào tạo đã đạt yêu cầu của thị trƣờng tuyển dụng. Nhƣ vậy, theo chúng tôi chất lượng đào tạo nghề là mức độ đạt được ở người học nghề phù hợp với các mục tiêu đào tạo đã đề ra, đồng thời phải phù hợp và đáp ứng yêu cầu và nhu cầu của sản xuất, của thị trường lao động.
  • 29. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 21 Sơ đồ 1.2: Chất lượng đào tạo nghề 1.2.2.3 Đảm bảo chất lượng đào tạo nghề Quan niệm về đảm bảo chất lƣợng: Đó là sự đáp ứng và duy trì được các tiêu chuẩn về chất lượng theo yêu cầu và nhu cầu của thị trường - xã hội và cam kết sẽ nâng cao chất lượng theo sự biến động của thị trường. Nhƣ vậy, đảm bảo chất lƣợng đào tạo nghề cũng phải đƣợc tiếp cận trên 2 tiêu chí: một là, xác định đƣợc nhu cầu của thị trƣờng và những yêu cầu đặt ra đối với sản phẩm đào tạo (nhân cách của ngƣời đƣợc đào tạo nghề); hai là, phát triển quy trình đào tạo để luân đáp ứng đƣợc nhu cầu, yêu cầu của thị trƣờng. Theo cách tiếp cận này thì việc tăng cƣờng mối quan hệ hợp tác giữa trƣờng dạy nghề với DN là một tất yếu nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề. 1.3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP TÁC GIỮA TRƢỜNG NGHỀ VỚI DOANH NGHIỆP TRONG ĐÀO TẠO 1.3.1 Khái niệm về trƣờng nghề và DN 1.3.1.1 Trường nghề: Theo Điều 36 Luật giáo dục năm 2005 thì : "1. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm: a, Trƣờng TC chuyên nghiệp; b, Trƣờng CĐ nghề, trƣờng TC nghề, trung tâm dạy nghề, lớp dạy nghề (sau đây gọi chung là cơ sở dạy nghề) Kết quả đào tạo phù hợp nhu cầu, yêu cầu sử dụng –› Đạt chất lƣợng ngoài Kết quả đào tạo khớp với mục tiêu đào tạo –› Đạt chất lƣợng trong Mục tiêu đào tạo N/cầu thị trƣờng Kết quả đào tạo
  • 30. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 22 2. Cơ sở dạy nghề có thể đƣợc tổ chức độc lập hoặc gắn với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ sở giáo dục khác" [24, tr.82] Để thống nhất cách hiểu, trong phạm vi đề tài này, chúng tôi quan niệm trƣờng nghề là "cơ sở dạy nghề" đƣợc quy định tại tiết b, khoản 1 điều 36 của Luật giáo dục. Ngoài ra, hiện nay các trƣờng đại học, CĐ, TC chuyên nghiệp; các tổ chức cá nhân trong và ngoài nƣớc có đủ điều kiện, đƣợc cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền cấp phép cho tổ chức hoạt động dạy nghề đƣợc gọi chung là các cơ sở có tham gia HĐ dạy nghề. Các cơ sở có tham gia HĐ dạy nghề này, ở phạm vi (chức ngăng) dạy nghề cũng đƣợc chúng tôi quan niệm là "trƣờng nghề" 1.3.1.2 Doanh nghiệp: Theo từ điển Tiếng việt: DN đƣợc hiểu là "Đơn vị kinh doanh, như xí nghiệp, công ty, cơ sở sản xuất, v.v." Ví dụ: DN nhà nƣớc. DN tƣ nhân [18, tr.260]. Theo định nghĩa của luật DN, đã đƣợc Quốc hội Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 2006, DN là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các HĐ kinh doanh. 1.3.2 Vấn đề hợp tác giữa trƣờng dạy nghề với DN trong đào tạo 1.3.2.1 Thực hành kết hợp với lao động sản xuất - nguyên lý cơ bản trong đào tạo nghề Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: "Do sự sản xuất vật chất mà ngƣời ta hiểu biết dần dần các hiện tƣợng, các tính chất, các quy luật và mối quan hệ giữa ngƣời với giới tự nhiên. Lại do hoạt động sản xuất mà dần dần hiểu rõ mối quan hệ giữa ngƣời này với ngƣời khác"[14, tr.28] và Ngƣời khẳng định "HĐ sản xuất là nguồn gốc của sự phát triển hiểu biết của loài ngƣời"[14, tr.29]. "HĐ sản xuất
  • 31. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 23 của xã hội phát triển từng bƣớc, từ thấp đến cao, vì vậy sự hiểu biết của ngƣời ta (về giới tự nhiên cũng nhƣ về xã hội) cũng phát triển từng bƣớc, từ thấp đến cao, từ một mặt đến toàn diện"[14, tr.29]. "Chỉ có thực hành mới là mực thƣớc đúng nhất cho sự hiểu biết của con ngƣời về thế giới. Chỉ do quá trình thực hành (quá trình sản xuất vật chất, giai cấp đấu tranh, khoa học thực nghiệm), ngƣời ta mới đạt đƣợc kết quả đã dự tính trong tƣ tƣởng, và lúc đó sự hiểu biết mới đƣợc chứng thực. Muốn nhƣ thế, tƣ tƣởng nhất định phải hợp với quy luật khách quan. Không hợp thì khi thực hành sẽ bị thất bại"[14, tr.29]. "HĐ sản xuất là nền tảng của thực hành, nó quyết định tất cả các HĐ khác... "[14, tr.29]. "Thế nào là thực hành sinh ra hiểu biết, hiểu biết trở lại phụng sự thực hành? Trong quá trình thực hành, ban đầu ngƣời ta chỉ thấy hiện tƣợng và thấy mối quan hệ bên ngoài của mỗi việc...Đó là giai đoạn cảm giác và ấn tƣợng của sự hiểu biết. Trong giai đoạn thứ nhất ấy, họ chƣa có một khái niệm sâu sắc, chƣa có một kết luật hợp với lý luận" [14, tr.29] Nhƣ vây, hiểu biết và thực hành luôn đi liền với nhau. Giữa chúng có mối quan hệ biện chứng, bổ sung và hỗ trợ cho nhau trong quá trình chiếm lĩnh kinh nghiệm lịch sử xã hội. Học đi đôi với hành nghĩa là gắn lý thuyết với thực tiễn, là việc vận dụng những điều đã học vào giải quyết các vấn đề do thực tiễn đặt ra. Đây chính là nguyên lý trong giáo dục nói chung, đào tạo nghề nói riêng, do vậy, tất yếu phải phải gắn đào tạo nghề với thực tiễn sản xuất, trƣờng dạy nghề phải gắn với DN. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 TW Đảng khóa VIII đã chỉ ra: "Phát triển giáo dục - đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, những tiến bộ khoa học - công nghệ. Thực tiễn giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nghiên cứu khoa học, lý luận gắn với thực tế, học đi đôi với hành, nhà trƣờng gắn liền với gia đình và xã hội" [4, tr.18] Kết luận của Hội nghị TW6 khóa IX
  • 32. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 24 đã nhấn mạnh: "Bảo đảm chất lƣợng và điều chỉnh cơ cấu đào tạo, gắn đào tạo với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đào tạo với sử dụng" [5, tr.129] Theo quy định về chƣơng trình khung do Bộ LĐTB&XH ban hành thì 65 - 80% quỹ thời gian đào tạo dành cho dạy thực hành, việc dạy thực hành kết hợp với lao động sản xuất sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề trên các mặt: - Hình thành kỹ năng phù hợp với yêu cầu của sản xuất: học nghề nhằm hình thành những kỹ năng nghề nghiệp là chủ yếu, chỉ có thông qua thực tập sản xuất, đặc biệt là tại cơ sở sản xuất học sinh mới có điều kiện rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo và nâng cao tính thích ứng với thực tiễn sản xuất. - Hình thành thái độ đúng đắn trong lao động: Phấn đấu tăng năng suất, chất lƣợng và hạ giá thành sản phẩm; hình thành tác phong công nghiệp - tính chính xác, tinh thần tiết kiệm, trung thực, không làm dối, làm ẩu; xây dựng lòng say mê hứng thú với công việc, lòng yêu nghề thông qua lao động. Trong thời đại nền kinh tế tri thức thì các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến đang hàng ngày, hàng giờ đƣợc phổ biến và áp dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực sản xuất. Muốn đảm bảo chất lƣợng và hiệu quả đào tạo, các trƣờng dạy nghề phải gắn chặt với DN để kịp thời nắm bắt thông tin, cập nhật kiến thức, bổ sung, điều chỉnh chƣơng trình để nhà trƣờng không bị tụt hậu, theo kịp đƣợc với sản xuất. Mặt khác, để khắc phục mâu thuẫn giữa việc đầu tƣ kinh phí của DN cho trƣờng nghề còn hạn chế với yêu cầu cao của DN về chất lƣợng của sản phẩm đào tạo thì tranh thủ sự hỗ trợ của DN về trang thiết bị kỹ thuật phục vụ đào tạo chính là một giải pháp. Đặc biệt đối với những ngành đòi hỏi dây truyền công nghệ sản xuất đắt tiền, hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ đồng, trƣờng nghề phải liên kết với DN thì mới giải quyết đƣợc nhiệm vụ đào tạo công nhân kỹ thuật có trình độ đáp ứng đƣợc yêu cầu của các dây truyền công nghệ đó.
  • 33. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 25 1.3.2.2 Hợp tác giữa nhà trường và DN là mối quan hệ biện chứng giữa người cung cấp và người sử dụng sản phẩm Do cạnh tranh khốc liệt trong cơ chế thị trƣờng và hội nhập, các DN rất cần đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, thích ứng nhanh với yêu cầu của sản xuất, họ thực sự kỳ vọng ở các trƣờng nghề. Với tƣ cách là đơn vị cung cấp nguồn nhân lực, nhà trƣờng cũng luôn phải cạnh tranh về chất lƣợng sản phẩm đào tạo. Sự hợp tác giữa trƣờng nghề với DN bởi vậy là tất yếu khách quan, nó diễn ra theo quy luật cung - cầu. * Trong thực tế, mối quan hệ hợp tác này có thể diễn ra rất đa dạng, phong phú trên nhiều mặt: - Sự hợp tác giữa trƣờng nghề với DN trong việc triển khai xây dựng mục tiêu và nội dung đào tạo theo quy chế của Bộ GD - ĐT và Tổng cục dạy nghề ban hành. Mặt khác khi xây dựng mục tiêu, nội dung đào tạo phải xét đến tính đặc thù của DN là nơi sẽ tiếp nhận học sinh sau khi tốt nghiệp; - Tuyển sinh và tổ chức thi tốt nghiệp cuối khóa cho học sinh; - Đánh giá chất lƣợng đào tạo nghề; - DN đóng góp nguồn lực cho quá trình đào tạo nhƣ: Kinh phí, tài liệu, máy móc thiết bị, các chuyên gia, thợ bậc cao, v.v. - Hợp tác trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo và sử dụng lao động qua việc hoạch định chiến lƣợc phát triển của trƣờng nghề với DN để từ đó xác định nhu cầu đào tạo: số lƣợng, cơ cấu ngành nghề, bậc thợ, hình thức đào tạo (đào tạo mới, đào tạo lại, bồi dƣỡng nâng bậc, v.v.) * Để mối quan hệ hợp tác giữa trường nghề với DN được tốt cần đảm bảo một số nguyên tắc sau: - Sự hợp tác phải đảm bảo mục tiêu đào tạo đề ra, không làm ảnh hƣởng đến quy trình đào tạo của nhà trƣờng cũng nhƣ tiến độ sản xuất của DN, mà trái lại nó góp phần vào sự phát triển của hai đơn vị, có lợi cho cả hai đơn vị;
  • 34. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 26 - Sự hợp tác phải đảm bảo tính giáo dục, nhằm hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực cho ngƣời học sinh, không quá thiên về lợi ích kinh tế mà quyên đi tính giáo dục. - Sự hợp tác phải đảm bảo yếu tố vừa sức với giáo viên và học sinh trong quá trình đào tạo: Vừa sức về trình độ nhận thức công nghệ, về sức khỏe, v.v. * Những điều kiện đảm bảo mối quan hệ hợp tác giữa trường nghề với DN: - Điều kiện về mặt pháp lý: Phải quán triệt các chủ chƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc nhằm tăng cƣờng mối quan hệ hợp tác giữa nhà trƣờng với DN; cần hình thành một hệ thống chỉ đạo tập trung, thống nhất từ trung ƣơng đến địa phƣơng và các bộ, ngành để kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với sử dụng và sắp xếp việc làm hợp lý. Các quy định của Nhà nƣớc đối với DN liên quan đến đào tạo nhƣ: Thuế đào tạo, tỷ lệ công nhân kỹ thuật trên tổng số ngƣời lao động, cung cấp thông tin về nguồn nhân lực, v.v.; Thành lập các đơn vị sản xuất trong các trƣờng nghề nhƣ Nghị quyết TW2 khóa VIII đã đề ra; chính sách đầu tƣ cho các trƣờng nghề. - Điều kiện về tổ chức: Đổi mới bộ máy và phƣơng thức điều hành nhằm tăng cƣờng sự hợp tác nhƣ: Thành lập tổ tiếp thị, các quy định, chế độ đối với phƣơng thức liên kết. 1.3.2.3 Các loại hình hợp tác giữa trường nghề với DN Sự hợp tác giữa nhà trƣờng với DN đã đƣợc áp dung phổ biến ở trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam và luôn thu đƣợc những kết quả nhất định. Có khá nhiều phƣơng thức hợp tác giữa nhà trƣờng với DN. Dựa trên một số tiêu chí, tác giả phân loại các loại hình hợp tác giữa trƣờng nghề với DN ở Việt Nam. * Phân loại trên cơ sở pháp lý - Phƣơng thức nhà trƣờng nằm ngoài DN
  • 35. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 27 Sơ đồ 1.3: Nhà trường nằm ngoài DN Theo mô hình trên thì trƣờng dạy nghề không nằm trong các công ty, xí nghiệp mà trực thuộc các Bộ, Sở chủ quản, nhà trƣờng và DN là hai đơn vị độc lập nhau. Chƣơng trình đào tạo, phần "cứng" theo quy định chƣơng trình khung của Bộ LĐTB&XH chiếm khoảng 70 - 80%; phần "mềm" chiếm tỷ lệ khoảng 20 - 30% dành để nhà trƣờng bổ sung nội dung kiến thức và công nghệ mới; nghề đào tạo theo danh mục do Nhà nƣớc quy định, hiện bộ LĐTB&XH mới ban hành tạm thời danh mục 48 nghề đào tạo. Giáo viên chủ yếu là của nhà trƣờng, trong thời gian thực tập sản xuất có kết hợp với cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề của DN để giảng dạy. Địa điểm học lý thuyết và thực hành cơ bản thƣờng ở tại trƣờng, thời gian thực tập sản xuất tại DN. Ƣu điểm của phƣơng thức này là nhà trƣờng không bị lệ thuộc vào cơ sở sản xuất của DN, quá trình đào tạo đảm bảo đƣợc tiến độ chƣơng trình, học sinh có lý thuyết chuyên môn rộng, đáp ứng linh hoạt hơn với sự chuyển đổi của ngành nghề sau khi tốt nghiệp, cũng nhƣ có thể công tác ở nhiều loại hình sản xuất ở các DN khác nhau. Nhƣợc điểm của phƣơng thức này là sự hợp tác giữa trƣờng nghề với các doanh nghiệp khó thiết lập hoặc thiết lập ở mức thấp, đào tạo khó gắn với sử dụng. Hình thức hợp tác để tổ chức quá trình đào tạo giữa nhà trƣờng và DN chủ yếu là hình thức đào tạo tuần tự, chỉ có một phần nhỏ tổ chức theo hình thức đào HSPT Nhà trƣờng (nơi tổ chức quá trình đào tạo) HSTN (H/s tốt nghiệp) Doanh nghiệp
  • 36. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 28 tạo luân phiên. Mức độ hợp tác của phƣơng thức này thƣờng có giới hạn và rời rạc, tuy nhiên cũng có một số ít trƣờng hợp, sự hợp tác giữa nhà trƣờng với DN ở mức độ toàn diện. - Phƣơng thức nhà trƣờng nằm trong DN DOANH NGHIỆP Sơ đồ 1.4: Nhà trường nằm trong DN Theo mô hình này, trƣờng dạy nghề nằm trong DN nhƣ các tổng công ty, nhà máy, các hãng, tập đoàn sản xuất. Hiện nay mô hình này đã phổ biến ở trên thế giới, nhất là các nƣớc phát triển. Tại Việt Nam, nhiều trƣờng thuộc các DN đã đào tạo nghề cho DN của mình khá tốt nhƣ các trƣờng của tập đoàn VINASHIN (13 cơ sở đào tạo), tập đoàn LILAMA, Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam v.v. Theo báo cáo tổng quan về dạy nghề của Bộ LĐTB&XH, đến tháng 5/2008 cả nƣớc có gần 150 trƣờng nghề thuộc các DN. Đặc điểm của mô hình này là trình độ đào tạo từ SC đến CĐ, thời gian đào tạo từ 1 đến 3 năm, tùy theo nghề cụ thể mà đơn vị sản xuất yêu cầu. Nghề đào tạo theo chuyên ngành hẹp của DN. Mục tiêu, nội dung chƣơng trình cũng theo chƣơng trình chuẩn quốc gia, tuy nhiên tỷ lệ phần "mềm" đƣợc mở rộng hơn, chiếm khoảng 30% dành để bổ sung kiến thức và công nghệ mới trong thực tiễn sản xuất. Mô hình này cần sự hợp tác giữa giáo viên nhà trƣờng và HSPT Nhà trƣờng (nơi tổ chức quá trình đào tạo) CNKT (học sinh tốt nghiệp) Cơ sở sản xuất
  • 37. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 29 giáo viên kiêm chức của DN gồm các cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý và công nhân lành nghề tham gia giảng dạy. Kinh phí chủ yếu do DN cung cấp, phần còn lại có thể do ngân sách Nhà nƣớc bổ sung, hoặc do học sinh đóng góp. Ƣu điểm của phƣơng thức này là gắn đào tạo với sử dụng, đáp ứng nhu cầu nhân lực của chính các cơ sở sản xuất thuộc DN. Nội dung chƣơng trình đào tạo thƣờng xuyên đƣợc bổ sung, cải tiến nhằm cập nhật những kiến thức mới về công nghệ, thiết bị hiện đại. Tận dụng đƣợc máy móc, thiết bị của DN phục vụ dạy nghề; huy động đội ngũ kỹ sƣ của DN tham gia giảng dạy về chuyên môn, về công nghệ mới, phƣơng pháp hạch toán và quản lý của DN. Hình thức đào tạo này phù hợp với đặc điểm sản xuất cũng nhƣ công nghệ của DN, do vậy tiết kiệm đƣợc thời gian đào tạo của ngƣời lao động và tiết kiệm chi phí cho DN. Nhƣợc điểm, học sinh của các loại trƣờng này dễ bị động bởi các yêu cầu sản xuất nên các khóa học khó tiến hành đƣợc theo trình tự và bài bản, học sinh sau khi tốt nghiệp khi cần chuyển đổi nghề sẽ gặp khó khăn vì họ chỉ đƣợc đào tạo theo một chuyên ngành hẹp. Tuy vậy, về lâu dài, khi sản xuất ổn định và phát triển, các DN làm ăn có lãi, đầu tƣ dây truyền công nghệ, trang thiết bị hiện đại thì hình thức đào tạo này là phù hợp hơn cả. Trong giai đoạn hiện nay khi mà nền kinh tế trên thế giới đang bị khủng hoảng, Việt Nam chúng ta không thể không bị ảnh hƣởng, Nhà nƣớc nên có những giải pháp tình thế để duy trì đào tạo ở một số trƣờng gặp khó khăn do Tổng công ty làm ăn kém hiệu quả. - Phƣơng thức DN sản xuất nằm trong nhà trƣờng
  • 38. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 30 NHÀ TRƢỜNG Sơ đồ 1.5: DN sản xuất nằm trong nhà trường Đặc điểm của phƣơng thức này là nhà trƣờng vừa quản lý cơ sở đào tạo, vừa quản lý DN sản xuất. Đối với học sinh không chỉ đƣợc trang bị kiến thức, kỹ năng chuyên môn cần thiết về nghề mà còn đƣợc trang bị kiến thức về DN và kinh doanh giúp họ tự biết cách thành lập doanh nghiệp để có thể trở thành ông chủ, tự giải quyết công việc làm ăn cho mình và tạo công ăn việc làm cho những ngƣời lao động khác. Theo phƣơng thức hợp tác này những năm 90 trên thế giới, nhƣ ở Mỹ có làn sóng thành lập công ty giáo dục kinh doanh, mục đích cuối cùng của nó là thực hiện giảm chi, tăng thành quả, nâng cao chất lƣợng giáo dục, bồi dƣỡng cho học sinh có nhiều năng lực cạnh tranh, giành đƣợc sự tán đồng ủng hộ của công chúng[7, tr.13]. Ở Việt Nam cũng có một số trƣờng thành lập đơn vị sản xuất trong nhà trƣờng nhƣ Trƣờng công nhân cơ giới và xây dựng Quảng Ninh và trƣờng Mỏ Hữu Nghị Quảng Ninh đều có DN khai thác, vận chuyển và tiêu thụ than. Năm 1993, chính phủ đã có quy định cấm các trƣờng dạy nghề mở cơ sở sản xuất thì DN sản xuất của các trƣờng này đã giải thể hoặc chuyển hƣớng hoạt động sang hình thức tiếp thị, nhận đảm bảo phần nhân công cho các DN. Nghị quyết TW2 khóa VIII đã cho phép thành lập lại đơn vị sản xuất ở trong các trƣờng dạy nghề. Đến nay, Học sinh PT Cơ sở đào tạo CNKT (H/s tốt nghiệp) Doanh nghiệp sản xuất DN ngoài xã hội
  • 39. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 31 Điều lệ trƣờng CĐ nghề, Điều lệ trƣờng TC nghề, quy chế mẫu của trung tâm dạy nghề do Bộ LĐTB&XH ban hành đã cho phép các trƣờng nghề đƣợc thành lập DN hoặc cơ sở sản xuất, dịch vụ. Ƣu điểm của mô hình này là nhà trƣờng chuẩn bị hiện trƣờng cho học sinh thực hành cơ bản, thực tập sản xuất, học phƣơng pháp tổ chức và quản lý sản xuất để có thể trở thành chủ nhân của các DN vừa và nhỏ. Nhƣợc điểm là khả năng thành lập và duy trì các DN sản xuất trong nhà trƣờng gặp nhiều khó khăn. Yêu cầu năng lực quản lý về lĩnh vực kinh doanh và giáo dục của ngƣời lãnh đạo phải toàn diện. Đây là một thách thức không nhỏ nên tính hiệu quả của mô hình này chƣa cao. Trên thế giới phƣơng thức này đƣợc áp dụng ở một số nƣớc nhƣ Australia, Mỹ, v.v. song kết quả đạt đƣợc chỉ ở mức độ nhất định. Ở Việt Nam, trong giai đoạn hiện nay khi mà trình độ, năng lực điều hành kinh doanh và quản lý đào tạo nghề của cán bộ còn hạn chế, chúng ta nên thận trọng khi duy trì phƣơng thức đào tạo này. Nhƣ vậy, mỗi phƣơng thức hợp tác và hình thức tổ chức quá trình đào tạo của các mô hình trên đều có những ƣu điểm và hạn chế khác nhau. Dù có khác nhau nhƣ thế nào thì ở mỗi mô hình đều đem lại những ảnh hƣởng tích cực đến chất lƣợng đào tạo nghề và lợi ích cho cả hai bên đối tác nhà trƣờng và DN. Hiệu quả và chất lƣợng cao hay thấp còn phụ thuộc vào năng lực quản lý của mỗi chủ thể khác nhau. * Phân loại theo hình thức hợp tác để tổ chức quá trình đào tạo - Hình thức hợp tác đào tạo song hành Nhà trƣờng DN Sơ đồ 1.6: Hình thức hợp tác đào tạo song hành LT + THCB THSX TT SX Thi TN
  • 40. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 32 Hình thức hợp tác này, quá trình đào tạo đƣợc tổ chức ở nhà trƣờng và DN nhƣ sơ đồ trên. Thời gian học lý thuyết, thực hành cơ bản và thực hành sản xuất đƣợc diễn ra song song với nhau ở cả nhà trƣờng và DN. - Hình thức hợp tác đào tạo luân phiên Nhà trƣờng DN Sơ đồ 1.7: Hình thức hợp tác đào tạo luân phiên Quá trình đào tạo đƣợc tổ chức tại nhà trƣờng và ở DN. Học lý thuyết, tổ chức tại trƣờng; Thực hành cơ bản và thực hành sản xuất đƣợc tổ chức luôn phiên nhau, xen kẽ tại hai địa điểm: nhà trƣờng và DN. - Hình thức hợp tác đào tạo tuần tự Nhà trƣờng DN Sơ đồ 1.8: Hình thức hợp tác đào tạo tuần tự Theo hình thức này thì quá trình đào tạo cũng đƣợc tổ chức tại hai địa điểm, ở nhà trƣờng và DN; quá trình đào tạo đƣợc tiến hành tuần tự, học song lý thuyết mới đến thực hành rồi đến thực tập sản xuất; ở giai đoạn học lý thuyết và thực hành cơ bản, học sinh học ở lớp, xƣởng trƣờng; giai đoạn cuối cùng, thực tập sản xuất đƣợc tổ chức tại doanh nghiệp. Ba hình thức tổ chức quá trình đào tạo trên phản ánh các mức độ hợp tác giữa nhà trƣờng và DN trong đào tạo nghề: Hình thức đào tạo song hành là mức độ cao nhất, thấp nhất là hình thức hợp tác đào tạo tuần tự. Lý thuyết TH CB TH SX TH CB TH SX TH CB TT SX Thi TN Lý thuyết Thực hành Cơ bản Thực tập sản xuất Thi TN
  • 41. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 33 * Phân loại theo mức độ hợp tác - Mức độ hợp tác toàn diện: Cả nhà trƣờng và DN đều có trách nhiệm nhiệm ngang nhau trong quá trình đào tạo ngƣời lao động. Sự hợp tác này thể hiện ở tất cả các khâu: tuyển sinh, biên soạn nội dung chƣơng trình, tổ chức quá trình đào tạo, đóng góp kinh phí đào tạo, tổ chức thi tốt nghiệp và tiếp nhận học sinh sau khi tốt nghiêp, v.v. - Mức độ hợp tác có giới hạn: Trƣờng nghề và DN có sự hợp tác ở mức độ thấp hơn so với mức kết hợp toàn diện. Sự hợp tác này thể hiện ở việc DN có bổ sung nội dung chƣơng trình đào tạo, cho học sinh thực tập sản xuất, hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo, tiếp nhận một số học sinh đã thực tập tại DN. - Mức độ hợp tác rời rạc: Trƣờng nghề đảm nhiệm quá trình đạo tạo trên tất cả các khâu, nội dung chƣơng trình hầu nhƣ không thay đổi, DN chỉ tạo điều kiện về địa điểm cho học sinh thực tập ở giai đoạn cuối trƣớc khi thi tốt nghiệp, không hỗ trợ kinh phí đào tạo và chỉ tiếp nhận số lƣợng nhỏ học sinh sau khi tốt nghiệp. Có thể nói trƣờng nghề luân cần đƣợc quan tâm đầu tƣ trọng điểm vì đây chính là những "lò" đào tạo ra nguồn nhân lực chất lƣợng cao nhằm đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nƣớc. Mặc dù vậy, chỉ với nguồn ngân sách của nhà nƣớc thì không thể thỏa mãn đƣợc nhu cầu của các cơ sở dạy nghề, cho nên bản thân nhà trƣờng cũng phải tự tạo ra những nguồn lực cho chính mình để tồn tại và phát triển theo cơ chế thị trƣờng. Việc nghiên cứu để vận dụng các biện pháp quản lý nhằm tăng cƣờng sự hợp tác với DN là đáp số cho bài toán huy động các nguồn lực phục vụ đào tạo. 1.3.2.4 Ảnh hưởng của hợp tác giữa nhà trường với DN đến việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề Chất lƣợng đào tạo công nhân kỹ thuật phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan hệ hợp tác giữa nhà trƣờng với DN có một vai trò rất quan trọng, nhất là
  • 42. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 34 trong nền kinh tế thị trƣờng có sự cạnh tranh khốc liệt. Vai trò của sự hợp tác này đối với nâng cao chất lƣợng đào tạo đƣợc thể hiện ở các khía cạnh sau: * Tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo - Mục tiêu và nội dung đào tạo phù hợp với yêu cầu của sản xuất Cần xây dựng mục tiêu, nội dung chƣơng trình đào tạo phù hợp với yêu cầu và nhu cầu của thị trƣờng lao động. Phải cụ thể hóa mục tiêu và nội dung đào tạo từng nghề vào trong từng hợp đồng hợp tác đào tạo với các DN trên nền tảng mục tiêu đào tạo mà Bộ GD - ĐT, Tổng cục dạy nghề đã ban hành. Khi sự hợp tác giữa hai bên đã đạt ở mức độ cao thì phải cùng nhau tổ chức biên soạn nội dung, xác định mục tiêu đào tạo nhằm đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn sản xuất ở DN. Thực hiện dạy cái gì mà thị trƣờng cần, ngƣời học cần chứ không dạy cái gì mà nhà trƣờng sẵn có giúp ngƣời lao động đáp ứng đƣợc những yêu cầu của các công nghệ sản xuất hiện đại sau khi tốt nghiệp. Bên cạnh mục tiêu và nội dung đào tạo theo quy định của Nhà nƣớc, cần bổ sung một số yêu cầu về cập nhật kỹ thuật mới, về tác phong công nghiệp của ngƣời lao động trong một nền sản xuất lớn, kỹ năng giao tiếp, năng lực sáng tạo, khả năng thích ứng hòa nhập cộng đồng, kể cả phong tục tập quán ở các nơi ngƣời công nhân sẽ làm việc,v.v. Tuy nhiên, việc bổ sung mục tiêu, nội dung chƣơng trình phải đảm bảo nguyên tắc không vƣợt quá 30% chƣơng trình khung đƣợc cho phép. - Nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý Trong cơ chế cũ, ngƣời giáo viên thƣờng có xu hƣớng khép mình ở trong khuôn viên nhà trƣờng, kiến thức mà họ có mang nặng tính hàn lâm, hàng năm không nhất thiết phải cập nhật và thay đổi. Để quá trình hợp tác với DN thực sự đạt hiệu quả cao, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý phải có sự chuyển biến tích cực. Muốn vậy, cần lên kế hoạch cử giáo viên ban nghề đi tham quan, tập huấn thƣờng xuyên tại DN, đi đào tạo chuyên sâu về công nghệ mới theo xu thế của thị trƣờng và yêu cầu của DN. Chủ động tổ chức
  • 43. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 35 các lớp bồi dƣỡng, mời chuyên gia DN hoặc giáo viên có kiến thức công nghệ mới tham gia bồi dƣỡng cho giáo viên. Đây sẽ là cơ hội tốt để ngƣời giáo viên, cán bộ quản lý có điều kiện tiếp cận những tri thức, kỹ thuật, công nghệ hiện đại, phƣơng pháp quản lý mới của DN, nhờ đó tự nâng cao năng lực của bản thân, góp phần quyết định chất lƣợng giờ giảng và hƣớng dẫn thực hành cho học sinh. - Tranh thủ cơ sở vật chất, tài chính của DN đầu tƣ cho đào tạo. Để tăng sức mạnh cạnh tranh, DN luôn cải tiến, đầu tƣ những công nghệ sản xuất hiện đại, họ có thể cung cấp cho nhà trƣờng các tài liệu về công nghệ, kỹ thuật mới nhất, phù hợp với trình độ kỹ thuật, công nghệ của thực tiễn sản xuất, đây là nguồn tƣ liệu quý để thày và trò cùng tham khảo và học tập. Cần tranh thủ sự đầu tƣ của DN về trang thiết bị, hoặc nhờ trang thiết bị để học sinh đƣợc thực tập trên mô hình có thực với các công nghệ sản xuất tiên tiến, đắt tiền mà trƣờng dạy nghề không thể mua sắm nổi. Về tài chính, thông qua các hợp đồng đào tạo, cần tận dụng nguồn kinh phí của DN với tƣ cách là đơn vị tiếp nhận học sinh sau khi tốt nghiệp để họ đóng góp kinh phí cho nhà trƣờng; hoặc các DN trả tiền cho nhà trƣờng vì học sinh của trƣờng đã làm ra sản phẩm cho họ trong quá trình thực tập sản xuất tại DN. Nguồn kinh phí này sử dụng để phục vụ đào tạo cũng nhƣ nâng cao phúc lợi, đời sống vật chất và tinh thần cho thày và trò. - Đổi mới về công tác quản lý Sự hợp tác giữa trƣờng nghề với DN sẽ tác động đến việc sắp xếp, hoàn thiện lại tổ chức bộ máy của nhà trƣờng, đòi hỏi phải xuất hiện các bộ phận làm nhiệm vụ tƣ vấn, điều hành, kiểm tra, duy trì mối quan hệ, đồng thời cũng có các bộ phận bị thu hẹp lại để phù hợp với nhiệm vụ đƣợc giao. Sự liên hệ qua lại giữa các bộ phận, phòng ban, tổ bộ môn trong trƣờng do vậy cần khăng khít hơn, tạo điều kiện thống nhất đoàn kết nội bộ.
  • 44. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 36 Cũng do có sự hợp tác với các DN, cơ chế quản lý cần phải "thoáng" hơn, dân chủ hơn, ngƣời hiệu trƣởng phải thâm nhập thực tế, học hỏi, trao đổi, bàn bạc, suy nghĩ để dẫn dắt nhà trƣờng phát triển. Tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên học tập, sáng tạo, phát huy quyền dân chủ của mình để xây dựng nhà trƣờng. Đối với học sinh cũng cần đƣợc tham gia, góp ý kiến vào những kế hoạch đào tạo, thực tập sản xuất của nhà trƣờng, v.v. - Cải tiến công tác kiểm tra đánh giá chất lƣợng đào tạo Công cụ và phƣơng pháp để tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lƣợng đào tạo cần phải khách quan và chính xác; vì lợi ích của mình DN sẽ quan tâm đến việc kết hợp với nhà trƣờng trong xây dựng mục tiêu, biên soạn nội dung chƣơng trình cũng nhƣ nội dung kiểm tra, thi hết môn và thi tốt nghiệp. Việc thi thực hành nên tổ chức tại doanh nghiệp, kết quả thi là các sản phẩm có thể tiêu thụ đƣợc, học sinh sẽ rất phấn khởi, hào hứng; mặt khác, Ban giám khảo trong đó có đại diện DN là phó chủ tịch hội đồng sẽ đánh giá nghiêm túc, khách quan và chính xác kết quả học tập của học sinh. Học sinh sau khi tốt nghiệp có thể tham gia sản xuất đƣợc ngay. Cuối cùng, nhà trƣờng nên căn cứ vào kết quả khảo sát, dự báo về nhu cầu của thị trƣờng lao động và tình hình học sinh tốt nghiệp đang làm việc tại các DN để có định hƣớng về sự phát triển của các ngành, nghề trong thời gian tới, từ đó quyết định đến số lƣợng, chủng loại máy móc, thiết bị cần đầu tƣ, xây dựng mục tiêu giảng dạy, bồi dƣỡng giáo viên, chuẩn bị các điều kiện cho công tác đào tạo những năm sau. Nhƣ vậy, việc xác lập sự hợp tác giữa nhà trƣờng với DN sẽ có tác dụng tích cực, to lớn quyết định đến chất lƣợng đào tạo đội ngũ ngƣời lao động hiện nay theo hƣớng phù hợp với nhu cầu, yêu cầu của thị trƣờng lao động trong xu thế toàn cầu và hội nhập. * Nâng cao chất lượng đào tạo - Chất lƣợng trong của đào tạo:
  • 45. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 37 Nhờ nắm bắt đƣợc yêu cầu đào tạo thể hiện ở đơn đặt hàng của các doanh nghiệp mà nhà trƣờng có kế hoạch chỉ đạo việc mua sắm các thiết bị dạy học, phòng thí nghiệm, xƣởng thực hành phù hợp với mục tiêu và nội dung chƣơng trình đề ra, nhƣ vậy đạt hiệu quả về đầu tƣ kinh phí. Theo phƣơng thức này, tại thời điểm tuyển sinh, nhà trƣờng và DN có thể tổ chức cho ngƣời học ký quỹ một số tiền "đặt cọc" nhất định để giữ chỗ làm việc của mình cho đến khi tốt nghiệp. Đây là một hình thức góp vốn để đầu tƣ cho sự đổi mới công nghệ tại DN và cũng góp phần tăng cƣờng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ đào tạo. Ngƣời học nghề theo hợp đồng đào tạo sẽ yên tâm vì đã xác định đƣợc địa chỉ làm việc trong tƣơng lai của mình ở DN nên cố gắng trong học tập, có động cơ, mục đích học tập đúng đắn. Kết quả học tập thực chất, đáp ứng đƣợc những yêu cầu khách quan của DN. - Chất lƣợng ngoài của đào tạo Năng lực sáng tạo, khả năng thích ứng với đời sống xã hội và thị trƣờng lao động, những giá trị sử dụng và đóng góp thực tế cho xã hội của ngƣời tốt nghiệp đã đƣợc rèn luện qua phƣơng thức hợp tác giữa nhà trƣờng và DN trong đào tạo, do vậy, tỷ lệ học sinh sau khi tốt nghiệp có việc làm sẽ đƣợc tăng lên. Khi ký kết hợp đồng đào tạo, DN đã có kế hoạch giao việc cho từng học sinh sau khi tốt nghiệp, nếu DN không còn nhu cầu tuyển dụng một số học sinh nào đó thì với kiến thức, kỹ năng và khả năng thích ứng cao, các em có thể tham gia lao động ở DN khác hoặc tự mình đi tìm kiếm việc làm. Khoảng thời gian phải đi tìm việc làm đƣợc rút ngắn. Nhƣ vậy chất lƣợng đào tạo ngoài cũng đƣợc nâng lên. Ngƣời lao động đƣợc đào tạo theo phƣơng thức này sau khi tốt nghiệp tuổi đời còn rất trẻ, nắm đƣợc công nghệ tiên tiến, có phản xạ nhanh, có sức khỏe, khả năng thích ứng tốt, họ sẽ khẳng định đƣợc mình trong công việc, đó
  • 46. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 38 là cơ sở để các chủ DN cân nhắc đề bạt. Họ có thể thành đạt ngay cả khi tham gia vào các DN tƣ nhân, thậm chí tự mình đứng ra thành lập và điều hành DN. Tóm lại, muốn nâng cao đƣợc mặt chất lƣợng, đào tạo nghề phải gắn với sản xuất, với nhu cầu và yêu cầu thị trƣờng lao động. * Tác động của việc nâng cao chất lượng đào tạo tới hợp tác giữa trường nghề với DN Chất lƣợng đào tạo ngày một nâng lên sẽ làm cho mối quan hệ hợp tác giữa trƣờng nghề với DN phát triển từ mức độ hợp tác thấp chuyển dần lên mức độ hợp tác cao (từ kết hợp, phối hợp đến tích hợp), từ hợp tác một mặt sang quan hệ nhiều mặt: đào tạo ngắn hạn, bồi dƣỡng nâng bậc thợ cho công nhân, nhà trƣờng trở thành "đại lý bán hàng" cho DN, là nơi thực nghiệm những công nghệ, vật liệu mới trƣớc khi đƣa vào sản xuất đại trà. Phát triển từ hợp tác song phƣơng sang hợp tác đa phƣơng, tức hợp tác với nhiều doanh nghiệp với những mối quan hệ khác nhau. Chất lƣợng đào tạo đƣợc đảm bảo giúp cho nhà trƣờng tăng uy tín, là điều kiện thuận lợi để mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều DN, do đó mở rộng quy mô, loại hình đào tạo. 1.3.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến hợp tác giữa trƣờng nghề với DN 1.3.3.1 Cơ chế, chính sách của Nhà nước: Cơ chế chính sách của nhà nƣớc ảnh hƣởng rất lớn đến quan hệ hợp tác giữa nhà trƣờng với DN, nó thúc đẩy hoặc kìm hãm mối quạn hệ này bằng việc tạo ra cơ chế, chính sách để điều chỉnh. Việc hợp tác giữa trƣờng dạy nghề và DN có tính khả thi hay không, yếu tố quyết định không phải là nhu cầu hay khả năng của các bên mà sự hợp tác đó có đƣợc luật pháp cho phép hay chƣa. Nếu cho phép thì nằm ở trong phạm vi nào, do vậy khi thiết lập quan hệ hợp tác, cả hai bên cần tính đến những giới hạn cho phép trong khuôn khổ của pháp luật. Mặt khác, trong quá trình hợp tác, cả hai bên cần phải thƣờng xuyên có những