SlideShare a Scribd company logo
1 of 21
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
NGUYỄN BẢO KHANH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
HỌC TẬP CỦA HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN ĐỐNG ĐA
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI - NĂM 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
NGUYỄN BẢO KHANH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
HỌC TẬP CỦA HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN ĐỐNG ĐA
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 01 14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. Trần Trung
HÀ NỘI - NĂM 2016
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc với
tình cảm chân thành tới PGS.TS Trần Trung . Thầy đã tận tình hướng dẫn,
tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận
văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy giáo, cô giáo, cán bộ viên
chức trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã quan tâm, giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian học tập và viết luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tất cả cán bộ phòng GD&ĐT quận Đống
Đa, Ban giám hiệu cùng giáo viên các trường tiểu học trong quận Đống Đa,
thành phố Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi trao đổi, điều tra, khảo sát để tôi
có đầy đủ tư liệu hoàn thành luận văn.
Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng luận văn không tránh khỏi thiếu
sót, kính mong được sự chỉ dẫn của các thầy giáo, cô giáo và những ý kiến
đóng góp của các bạn đồng nghiệp.
Hà Nội, tháng 09 năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Bảo Khanh
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, và
chính xác.
Tác giả luận văn
Nguyễn Bảo Khanh
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
HS: Học sinh
GV: Giáo viên
GD&ĐT: Giáo dục và Đào tạo
HT: Hoàn thành
CHT: Chưa hoàn thành
THĐĐ: Thực hiện đầy đủ
THCĐĐ: Thực hiện chưa đầy đủ
CNTT: Công nghệ thông tin
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4. Giả thuyết khoa học
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
6. Các phương pháp nghiên cứu
7. Đóng góp của luận văn
8.Cấu trúc luận văn
1
2
3
3
3
3
4
5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC
1.1 Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Quản lý
1.2.2. Biện pháp quản lý
6
6
9
10
10
11
1.2.3. Đánh giá
1.2.4. Đánh giá kết quả học tập của học sinh
1.3. Đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học
1.3.1. Vị trí, vai trò, chức năng của đánh giá kết quả học tập của học
sinh trong quá trình dạy học
1.3.2. Một số nguyên tắc đánh giá kết quả học tập
1.3.3. Các hình thức đánh giá kết quả học tập của học sinh
1.4. Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của HS tiểu học
1.4.1. Vai trò của hiệu trưởng trong công tác quản lý hoạt động đánh
giá kết quả học tập của học sinh
1.4.2. Những nội dung quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của
HS
1.4.2.1. Quản lý thời gian đánh giá kết quả học tập của HS tiểu học
1.4.1.2. Quản lý nội dung và cách thức đánh giá kết quả học tập của HS
tiểu học
1.4.2.3. Quản lý thông qua dự giờ giáo viên
1.4.2.4. Quản lý việc đánh giá, ghi nhận xét trong hồ sơ đánh giá học
sinh
1.5. Những yêu cầu đối với hiệu trưởng về quản lý hoạt động đánh giá
kết quả học tập của HS tiểu học
1.5.1. Nhiệm vụ của hiệu trưởng trong công tác quản lý công tác đánh
giá kết quả học tập của HS
1.5.1.1. Lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
1.5.1.2. Thành lập, quản lý, điều hành hội đồng đánh giá kết quả học
tập của học sinh
Kết luận chương 1
11
12
13
13
16
20
25
25
27
33
33
36
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG
TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN ĐỐNG ĐA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Khái quát về giáo dục tiểu học quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
2.1.1. Thực trạng về số lượng, chất lượng học sinh tiểu học
2.1.2. Thực trạng về đội ngũ giáo viên tiểu học
2.1.3. Thực trạng về đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học
2.2. Thực trạng về hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh ở
các trường tiểu học trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
2.2.1. Thực trạng về sử dụng các hình thức, phương pháp đánh giá
2.2.2. Thực trạng về xây dựng ngân hàng câu hỏi cho các môn học
2.3. Thực trạng công tác quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập
của học sinh ở các trường tiểu học trên địa bàn quận Đống Đa,
thành phố Hà Nội
2.3.1. Thực trạng quản lý việc ra đề kiểm tra định kỳ
2.3.2. Thực trạng việc quản lý việc tổ chức kiểm tra định kì
2.3.3. Thực trạng quản lý việc chấm bài kiểm tra định kì
2.3.4. Thực trạng việc ghi nhận xét trong hồ sơ đánh giá học sinh
2.3.4.1. Đối với học bạ
2.3.4.2. Đối với sổ theo dõi chất lượng giáo dục
2.3.5. Thực trạng việc quản lý của hiệu trưởng trong đánh giá kết quả học
tập của HS tiểu học cuối cấp học
2.4. Đánh giá chung
2.4.1. Ưu điểm
2.4.2. Tồn tại, hạn chế
Kết luận chương 2
38
38
42
43
44
44
46
46
46
50
51
52
53
55
55
56
58
Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN ĐỐNG ĐA
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý hoạt động đánh giá
kết quả học tập của học sinh các trường tiểu học
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính biện chứng
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của
học sinh các trường tiểu học trên địa bàn quận Đống Đa
3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của
hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học cho cán bộ quản
lý và giáo viên
3.2.2. Biện pháp 2: Hiệu trưởng tăng cường quản lý qui trình, kế hoạch
hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh tại các trường tiểu học
3.2.3. Biện pháp 3: Hiệu trưởng quản lý cách đánh giá, ghi điểm, ghi
nhận xét cho học sinh của giáo viên
3.2.4. Biện pháp 4: Tăng cường quản lý cách đánh giá, ghi điểm, ghi
nhận xét trong hồ sơ học sinh của giáo viên
3.2.5. Biện pháp 5: Hiệu trưởng tăng cường công tác chỉ đạo nâng cao
chất lượng quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
3.4. Khảo nghiệm tính khả thi và sự cần thiết của các biện pháp
quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh tại các
trường tiểu học trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
3.4.1. Mục đích thực nghiệm
59
59
59
59
59
60
60
63
66
70
72
73
75
75
3.4.2. Đối tượng thực nghiệm
3.4.3. Nội dung thực nghiệm
3.4.4. Tiến trình thực nghiệm
3.4.5. Kết quả thực nghiệm
Kết luận chương 3
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
75
75
75
76
77
79
79
81
84
85
88
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế của Ban chấp hành
Trung ương Đảng được ban hành ngày 04 tháng 11 năm 2013. Ngày 28 tháng
11 năm 2014, Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ tám đã biểu quyết thông qua
nghị quyết mới của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo
dục phổ thông (Nghị quyết số 88/2014/QH13). Ngày 27 tháng 3 năm 2015,
Thủ tướng chính phủ đã kí Quyết định số 404/QĐ-TTG về phê duyệt đề án đổi
mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông. Thực hiện các văn bản trên Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã xác định một số các vấn đề ưu tiên trong chương trình
hành động của Ngành. Đánh giá kết quả giáo dục dược Bộ Giáo dục và Đào
tạo chọn là khâu đột phá đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam.
Đánh giá kết quả giáo dục nếu được thực hiện tốt sẽ giúp:
- Học sinh (HS) đánh giá đúng mức độ đạt được của mình trong học tập,
rèn luyện phát triển phẩm chất, năng lực và nguyên nhân của những hạn chế
để kịp thời khắc phục nhằm cải thiện thành tích;
- Giáo viên (GV) thấy được sự phát triển về thành tích của mỗi HS cũng
như những nguyên nhân của thành công hay hạn chế trong hoạt động sư phạm
để kịp thời điều chỉnh, đổi mới phương thức dạy học nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục, dạy học;
- Cán bộ quản lý giáo dục thấy được thực trạng mức độ phát triển giáo dục
của địa phương hay cơ sở để có thể kịp thời đưa ra những chiến lược, chính
sách phù hợp nhằm đạt mục tiêu giáo dục;
2
- Phụ huynh HS, cộng đồng thấy rõ hơn kết quả và nguyên nhân của thành
công hay hạn chế của HS, GV để tham gia cùng với nhà trường trong việc
nâng cao chất lượng giáo dục.
Giáo dục tiểu học là cấp học đầu tiên, là cơ sở nền tảng của giáo dục phổ
thông. Trong những năm vừa qua, sự đổi mới, nhất là đổi mới trong đánh giá
kết quả giáo dục cấp Tiểu học đã được thực hiện. Sự ra đời của Thông tư
30/2014/TT-BGD&ĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo về Qui định đánh giá học sinh tiểu học và Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT
về Sửa đổi bổ sung một số điều của Qui định đánh giá học sinh tiểu học ban
hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BGD&ĐT đã tạo ra những chuyển biến
tích cực trong việc đánh giá kết quả giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục tiểu học. Tuy nhiên, để chuyển đổi từ đánh giá kết quả giáo dục theo
chương trình được xây dựng theo nội dung hiện hành sang đánh giá kết quả
theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực đã tạo ra không ít khó khăn
cho GV tiểu học, công tác quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của HS
ở các trường tiểu học cũng gặp không ít khó khăn. Nếu quản lý tốt hoạt động
đánh giá kết quả học tập của HS ở các trường tiểu học sẽ giúp đạt được mục
tiêu giáo dục, tìm hiểu nguyên nhân, đưa ra những quyết định sư phạm giúp
HS học tập ngày càng tiến bộ và đáp ứng nhiệm vụ đổi mới kiểm tra đánh giá,
hội nhập quốc tế về giáo dục. Nếu quản lý không tốt sẽ tạo sự đánh giá không
chính xác với HS, gây hoang mang cho phụ huynh HS.
Xuất phát từ mục tiêu trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu là Quản lý hoạt động
đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các trường tiểu học trên địa bàn
quận Đống Đa nhằm góp phần hỗ trợ cán bộ quản lý và GV ở các trường tiểu
học cũng như phụ huynh và các cá nhân quan tâm đến đánh giá kết quả giáo
dục HS tiểu học nhằm thực hiện tốt hoạt động đánh giá kết quả học tập của
HS, đáp ứng nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
3
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động
đánh giá kết quả học tập của HS ở các trường tiểu học trên địa bàn quận Đống
Đa, từ đó đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt
động đánh giá kết quả học tập của HS.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1.Khách thể nghiên cứu
Hoạt động đánh giá kết quả học tập của HS các trường tiểu học.
3.2.Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của HS các trường
tiểu học quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu vận dụng một các đồng bộ các biện pháp về quản lý hoạt động đánh
giá kết quả HS tiểu học thì sẽ nâng cao chất lượng quản lý hoạt động đánh giá
kết quả học tập của HS ở các trường tiểu học trên địa bàn quận Đống Đa
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về đánh giá và quản lý công tác đánh giá kết
quả học tập.
5.2 Khảo sát đánh giá thực trạng công tác đánh giá và quản lý hoạt động
đánh giá kết quả học tập của HS ở các trường tiểu học trên địa bàn quận Đống
Đa.
5.3 Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập
của HS ở các trường tiểu học trên địa bàn quận Đống Đa và tổ chức khảo
nghiệm để bước đầu đánh giá tính cần thiết và khả thi của các giải pháp.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu lý
luận về các vấn đề có liên quan đến đề tài quản lý hoạt động đánh giá kết quả
4
học tập của HS ở các trường tiểu học. Hệ thống lại các kinh nghiệm về quản
lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của HS ở các trường tiểu học, tìm hiểu
phân tích nội dung, cách quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của HS ở
các trường tiểu học trong và ngoài nước
6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Tổ chức tiến hành phát phiếu điều
tra, phỏng vấn ý kiến chuyên gia, tham dự các đợt tập huấn bồi dưỡng cho
cán bộ quản lý Tiểu học được tổ chức hằng năm tại quận Đống Đa, thành phố
Hà Nội để đánh giá thực trạng hoạt động đánh giá kết quả học tập của HS ở
các trường tiểu học trên địa bàn quận Đống Đa.
6.3 Phương pháp khảo nghiệm sư phạm: Tổ chức khảo nghiệm sư phạm để
xem xét tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đổi mới quản lý hoạt động
đánh giá kết quả học tập của HS ở các trường tiểu học trên địa bàn quận Đống
Đa, thành phố Hà Nội. Kết quả khảo nghiệm sư phạm được xử lý bằng
phương pháp tính toán về tỷ lệ và phân tích thường dùng trong khoa học giáo
dục.
7. Đóng góp của luận văn
7.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đánh giá kết quả học
tập của HS tiểu học theo tinh thần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo hiện nay.
7.2. Tiến hành điều tra, khảo sát thực trạng hoạt động đánh giá kết quả học
tập của HS ở các trường tiểu học trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà
Nội.
7.3. Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động đánh
giá kết quả học tập của HS tiểu học tại các trường tiểu học trên địa bàn quận
Đống Đa, thành phố Hà Nội.
5
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, khuyến nghị, nội dung luận văn gồm 3
chương cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của
HS ở các trường tiểu học
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập
của HS ở các trường tiểu học trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của
HS các trường tiểu học trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
6
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới
Hoạt động quản lý là một hoạt động lâu đời nhưng lý thuyết về khoa học
quản lý lại mới xuất hiện trong xã hội hiện đại. Cho đến cuối thế kỷ 19, các
nghiên cứu và lý thuyết về khoa học quản lý còn rất mờ nhạt, chưa có một
công trình tổng hợp nào về nguyên tắc và kỹ thuật quản lý một cách đầy đủ.
Trong giai đoạn này, nhiều nhà nghiên cứu đã đã khái quát được các chức
năng của một quá trình quản lý. Khoa học quản lý từ đó dần bắt đầu đan xen
với các ngành khoa học khác như: kinh tế học, tâm lý học, điều khiển học...
Đối với khoa học giáo dục, những lý thuyết nền tảng về khoa học quản lý
đã giúp cho các nhà giáo dục học xây dựng nên lý thuyết khoa học về quản lý
giáo dục, đồng thời tạo tiền đề thuận lợi cho việc nghiên cứu hoạt động quản
lý dạy học trong nhà trường. Trong các công trình nghiên cứu đó, các tác giả
cũng đều khẳng định quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá HS là một nội dung
cơ bản của công tác quản lý nhà trường. Có nhiều quan điểm khác nhau về
quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của HS như:
- Quản lý hoạt động đánh giá HS theo mục tiêu giáo dục, theo tiêu chí
hay hướng vào mục đích yêu cầu của chương trình giảng dạy là phổ biến và
giữ vai trò chủ đạo. Việc quản lý hoạt động đánh giá HS từng bước được cụ
thể hóa theo các cấp: chung, bộ phận, cụ thể. Ngay từ thế kỷ 19, nhiều nhà
giáo dục học cũng đã đưa ra các hình thức đánh giá trong dạy học, như
O.W.Caldwell và S.A.Courtis đã có kế hoạch áp dụng hình thức đánh giá theo
tinh thần đảm bảo tính khách quan và độ tin cậy như các bài trắc nghiệm (test)
7
từ năm 1845. Nhà giáo dục học Hoa Kỳ, Tyler Ralph, vào những năm 20 - 30
của thế kỷ trước đã chú ý nhấn mạnh hơn tầm quan trọng, cách tiến hành việc
đánh giá giáo dục và đưa ra định nghĩa về đánh giá giáo dục: "Quá trình đánh
giá chủ yếu là quá trình xác định mức độ thực hiện được của các mục tiêu
trong các chương trình giáo dục." Việc đánh giá HS cũng là quá trình xác định
mức độ thay đổi hành vi của học sinh vì mục tiêu giáo dục là nhằm tạo ra các
thay đổi trong hành vi của HS” [32]. Do vậy, theo các tác giả thì trong công
tác quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của HS cần lưu ý:
- Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập là để đo lường hiệu quả dạy
học. Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của HS phải hướng đến hiệu
quả đào tạo, chất lượng giáo dục. Makarenco (1888-1939), nhà giáo dục học
Xô Viết cho rằng tính hiệu quả của quá trình giáo dục phụ thuộc vào sự quản
lý quá trình đánh giá kết quả học tập của HS đã có hiệu quả đến đâu. Sự kiểm
tra, đánh giá cần thiết cho việc tìm hiểu hiệu quả quá trình giáo dục, chất
lượng hoạt động của các GV và trình độ của HS. Hiệu quả kiểm tra phụ thuộc
vào việc tổ chức rõ ràng, lập kế hoạch, phân công đúng đắn trách nhiệm, sự
thay thế lẫn nhau và lựa chọn thời gian thích hợp dành cho việc kiểm tra [18].
- Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của HS là để điều chỉnh và
cần tiến hành theo quy trình. Tác giả Robert F.Mager người Pháp đã nhận
định việc quản lý đánh giá kết quả học tập của HS là việc nhìn nhận tình hình
HS và GV để có kế hoạch cho công việc tiếp theo và giúp cho HS tiến bộ.
- M.I.Kondakov cũng đã từng viết trong cuốn "Cơ sở lí luận của khoa
học quản lý giáo dục" [17] cho rằng quản lý hoạt động đánh giá kết quả giáo
dục của học sinh trong giáo dục không phải là quá trình hời hợt mà là quá
trình được nghiên cứu, phân tích sâu sắc. Điều đó cho thấy chính nhờ vậy,
người lãnh đạo sẽ đi sâu được vào bản chất của quá trình sư phạm, hiểu rõ mọi
kế hoạch, cách tổ chức, thực hiện kế hoạch đó đã đạt được hiệu quả như thế
8
nào, những bất cập, thiếu sót nào cần điều chỉnh... Cũng từ những yêu cầu của
công tác quản lý trường học nói chung và việc thực hiện quản lý hoạt động
đánh giá học sinh nói riêng, mà M.I.Kondakov đã nêu ra phong cách và
phương pháp công tác của người lãnh đạo nhà trường, đồng thời nêu lên
những phẩm chất và năng lực cần thiết để tiến hành quản lý hoạt động đánh
giá kết quả học tập của HS một cách hiệu quả.
- Jacques Delors, chủ tịch Hội đồng Châu Âu (1985-1995), từ 1996 ông
là Chủ tịch ủy ban quốc tế về giáo dục đã cho rằng quản lý trong giáo dục
không chỉ để quản lý hoạt động giảng dạy của GV, mà còn để “duy trì các
cuộc đối thoại của GV về phát triển tri thức, phương pháp và các nguồn thông
tin” [31]. Từ đó ông nhấn mạnh cần quản lý thật tốt quá trình đánh giá kết quả
học tập của HS một cách cụ thể, có hệ thống và thường xuyên những gì mà
HS đã học được và quan tâm đến kết quả học tập, rèn luyện của HS cũng như
vai trò của GV trong việc giúp HS đạt được những kết quả đó.
Hiện nay, các nhà khoa học giáo dục và quản lý giáo dục đã và đang đưa ra
những công trình nghiên cứu có nhấn mạnh vai trò hoạt động quản lý hoạt
động đánh giá kết quả học tập của HS. Đồng thời nhiều nước trên thế giới
cũng đều quan tâm đến việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục và
triệt để áp dụng các biện pháp giáo dục và xã hội để đảm bảo sự khách quan,
công bằng cùng hiệu quả của việc quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập
của HS trong nhà trường.
1.1.2. Những nghiên cứu trong nước
Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của HS trong nhà trường được
xem như là một trong những nội dung quan trọng của hoạt động quản lý giáo
dục. Những đề tài nghiên cứu và phát triển những lý thuyết về quản lý đã và
đang được nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục của nước ta thực
9
hiện. Trong đó, một số đề tài đã đề cập tới quá trình quản lý hoạt động đánh
giá HS trong nhà trường. Cụ thể là:
- Trong đề tài khoa học cấp nhà nước: "Cơ sở lý luận của việc đánh giá
trong quá trình dạy học ở trường phổ thông" của Lê Đức Phúc [24], đã khái
quát những lý luận chung nhất, nhấn mạnh một số quan điểm, nội dung về vấn
đề tổ chức kiểm tra để đánh giá chất lượng học tập của HS.
- Trong luận văn thạc sỹ: "Hiệu trưởng quản lý hoạt động dạy học và
giáo dục trên lớp" [30] của Nguyễn Thị Bích Yến có đề cập việc thực hiện
một quy trình quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá dạy học và giáo dục của
hiệu trưởng dựa trên cơ sở các chức năng quản lý. Trong đó, HS có vị trí là
trung tâm của quá trình đó.
Nhiều tác giả khác cũng đưa ra các nhận định về thực trạng quản lý việc
đánh giá kết quả học tập của HS trong giáo dục hiện nay và các nguyên tắc cơ
bản của đánh giá là phải đảm bảo tính toàn diện; đảm bảo sự phù hợp với mục
tiêu giáo dục; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của đối tượng được đánh giá;
đảm bảo tính kế thừa, phát triển; đảm bảo khách quan, công khai, minh bạch;
đảm bảo độ tin cậy và độ giá trị; đảm bảo phù hợp với điều kiện giáo dục Việt
Nam và định hướng hội nhập quốc tế. Đồng thời các tác giả cũng bàn luận về
các biện pháp quản lý của cán bộ quản lí, các ưu điểm, nhược điểm của các
hình thức kiểm tra cùng các nhận định và giải pháp như: "Đổi mới đánh giá
kết quả giáo dục học sinh tiểu học" của Nguyễn Đức Minh [19] , “Lý luận
chung về quản lý, quản lý giáo dục” của Nguyễn Thị Tính [29]
- Vấn đề quản lý công tác đánh giá kết quả học tập của học sinh còn có
cơ sở pháp lý là những điều lệ, qui chế, quy định của Bộ GD&ĐT:
+ Quyết định số: 04/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 04/02/2008 Quyết định Ban
hành về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường Tiểu học [2];
10
+ Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ GD&ĐT qui
định đánh giá học sinh tiểu học [6];
+ Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ GD&ĐT về
sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban
hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/4/2014 của Bộ
trưởng Bộ GD&ĐT [7].
Đảng và Nhà nước thể hiện rõ trong đường lối, quan điểm về GD&ĐT là
thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo sự phân công của chính phủ để
làm tốt các nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển
giáo dục; xây dựng cơ chế chính sách và cơ chế quản lý nội dung, chất lượng
đào tạo. Công tác quản lý đánh giá kết quả học tập của HS để đảm bảo chất
lượng giáo dục là vấn đề rất được xem trọng. Trong Luật Giáo dục (số
38/2005 QH 11 ngày 14/6/2005) tại mục 4 về nội dung quản lý nhà nước về
giáo dục và cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, điều 99, khoản 4 qui định
rằng: Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục gồm có "tổ chức, quản lý việc
bảo đảm chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục" [16].
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu giáo dục đã có nhiều công trình nghiên
cứu về quản lý giáo dục, nhưng đối với việc quản lý hoạt động đánh giá kết
quả học tập của học sinh tại trường tiểu học thì mới chỉ dừng lại ở các nhận
định ban đầu, các nghiên cứu thường tập trung ở cấp THCS mà chưa có một
công trình nào chuyên sâu nghiên cứu về quản lý hoạt động đánh giá kết quả
học tập của học sinh tại trường tiểu học.
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Quản lí
Có nhiều khái niệm khác nhau về quản lý nhưng khái niệm được sử dụng
nhiều nhất cho rằng quản lý là điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay một quá
trình theo những quy luật, định luật hay những quy tắc tương ứng nhằm để
DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG
MÃ TÀI LIỆU: 50766
DOWNLOAD: + Link tải: Xem bình luận
Hoặc : + ZALO: 0932091562

More Related Content

What's hot

LV: Giải pháp quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng các trường trung học...
LV: Giải pháp quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng các trường trung học...LV: Giải pháp quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng các trường trung học...
LV: Giải pháp quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng các trường trung học...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
LV: Quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục các trường sĩ quan quân đội
LV: Quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục các trường sĩ quan quân đội LV: Quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục các trường sĩ quan quân đội
LV: Quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục các trường sĩ quan quân đội Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năn...
Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năn...Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năn...
Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năn...nataliej4
 
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Công tác chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu học
Công tác chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu họcCông tác chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu học
Công tác chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu họctieuhocvn .info
 
TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ VỀ KĨ THUẬT XÂY D...
TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ VỀ KĨ THUẬT XÂY D...TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ VỀ KĨ THUẬT XÂY D...
TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ VỀ KĨ THUẬT XÂY D...nataliej4
 

What's hot (17)

Luận văn: Quản lí tuyển sinh vào các trường ĐH quân đội, HAY
Luận văn: Quản lí tuyển sinh vào các trường ĐH quân đội, HAYLuận văn: Quản lí tuyển sinh vào các trường ĐH quân đội, HAY
Luận văn: Quản lí tuyển sinh vào các trường ĐH quân đội, HAY
 
Đề tài: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Trường Sĩ quan
Đề tài: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Trường Sĩ quanĐề tài: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Trường Sĩ quan
Đề tài: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Trường Sĩ quan
 
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộc
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộcLuận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộc
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộc
 
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAYHoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
 
Quản lý quá trình dạy học theo học chế tín chỉ trong trường cao đẳng
Quản lý quá trình dạy học theo học chế tín chỉ trong trường cao đẳngQuản lý quá trình dạy học theo học chế tín chỉ trong trường cao đẳng
Quản lý quá trình dạy học theo học chế tín chỉ trong trường cao đẳng
 
LV: Giải pháp quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng các trường trung học...
LV: Giải pháp quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng các trường trung học...LV: Giải pháp quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng các trường trung học...
LV: Giải pháp quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng các trường trung học...
 
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh trường Dự bị ĐH
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh trường Dự bị ĐHLuận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh trường Dự bị ĐH
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh trường Dự bị ĐH
 
LV: Quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục các trường sĩ quan quân đội
LV: Quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục các trường sĩ quan quân đội LV: Quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục các trường sĩ quan quân đội
LV: Quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục các trường sĩ quan quân đội
 
Quản lý chất lượng đào tạo tại các trường dạy nghề tỉnh Bắc Ninh
Quản lý chất lượng đào tạo tại các trường dạy nghề tỉnh Bắc NinhQuản lý chất lượng đào tạo tại các trường dạy nghề tỉnh Bắc Ninh
Quản lý chất lượng đào tạo tại các trường dạy nghề tỉnh Bắc Ninh
 
Skkn quan ly giao duc
Skkn quan ly giao ducSkkn quan ly giao duc
Skkn quan ly giao duc
 
Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năn...
Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năn...Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năn...
Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năn...
 
Luận văn: Quản lý học tập của sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành, HAY
Luận văn: Quản lý học tập của sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành, HAYLuận văn: Quản lý học tập của sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành, HAY
Luận văn: Quản lý học tập của sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành, HAY
 
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
 
Luận văn: Vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học chư...
Luận văn: Vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học chư...Luận văn: Vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học chư...
Luận văn: Vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học chư...
 
Công tác chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu học
Công tác chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu họcCông tác chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu học
Công tác chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu học
 
Luận văn: Quản lý tổ chuyên môn trường THCS tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý tổ chuyên môn trường THCS tại Hà Nội, HAYLuận văn: Quản lý tổ chuyên môn trường THCS tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý tổ chuyên môn trường THCS tại Hà Nội, HAY
 
TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ VỀ KĨ THUẬT XÂY D...
TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ VỀ KĨ THUẬT XÂY D...TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ VỀ KĨ THUẬT XÂY D...
TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ VỀ KĨ THUẬT XÂY D...
 

Similar to Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học trên địa bàn quận Đống Đa (LV02285)

Luận văn: Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Toán 12 - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Toán 12 - Gửi miễn phí q...Luận văn: Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Toán 12 - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Toán 12 - Gửi miễn phí q...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường Trung học cơ sở theo chuẩn ở huyện Gia ...
Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường Trung học cơ sở theo chuẩn ở huyện Gia ...Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường Trung học cơ sở theo chuẩn ở huyện Gia ...
Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường Trung học cơ sở theo chuẩn ở huyện Gia ...HanaTiti
 
Khoá Luận Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Ở Trường Trung Học Cơ S...
Khoá Luận Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Ở Trường Trung Học Cơ S...Khoá Luận Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Ở Trường Trung Học Cơ S...
Khoá Luận Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Ở Trường Trung Học Cơ S...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Kiểm Tra – Đánh Giá Kết Quả Học Tập Môn Hóa Học T...
Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Kiểm Tra – Đánh Giá Kết Quả Học Tập Môn Hóa Học T...Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Kiểm Tra – Đánh Giá Kết Quả Học Tập Môn Hóa Học T...
Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Kiểm Tra – Đánh Giá Kết Quả Học Tập Môn Hóa Học T...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
ĐỀ CƯƠNG - QLGD K29A- NGÔ XUÂN LONG- BẮC NINH.doc
ĐỀ CƯƠNG - QLGD K29A- NGÔ XUÂN LONG- BẮC NINH.docĐỀ CƯƠNG - QLGD K29A- NGÔ XUÂN LONG- BẮC NINH.doc
ĐỀ CƯƠNG - QLGD K29A- NGÔ XUÂN LONG- BẮC NINH.docXunLongNg
 
Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chương “Động l...
Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chương “Động l...Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chương “Động l...
Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chương “Động l...HanaTiti
 
Dt kh hoi thi gvcn gioi nh1920-hv ch
Dt kh hoi thi gvcn gioi nh1920-hv chDt kh hoi thi gvcn gioi nh1920-hv ch
Dt kh hoi thi gvcn gioi nh1920-hv chchinhhuynhvan
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lƣợng Giáo Dục Ở ...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lƣợng Giáo Dục Ở ...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lƣợng Giáo Dục Ở ...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lƣợng Giáo Dục Ở ...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
KH kiem tra GHKII-2021-HVCh
KH kiem tra GHKII-2021-HVChKH kiem tra GHKII-2021-HVCh
KH kiem tra GHKII-2021-HVChchinhhuynhvan
 
Dt kh- k tra ghki 19-20
Dt kh- k tra ghki 19-20Dt kh- k tra ghki 19-20
Dt kh- k tra ghki 19-20chinhhuynhvan
 
KH kiem tra cuoi NH 18-19
KH kiem tra cuoi NH 18-19KH kiem tra cuoi NH 18-19
KH kiem tra cuoi NH 18-19chinhhuynhvan
 
Dt kh- k tra cuoi hki 19-20-hp
Dt kh- k tra cuoi hki 19-20-hpDt kh- k tra cuoi hki 19-20-hp
Dt kh- k tra cuoi hki 19-20-hpchinhhuynhvan
 
Bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học thông qua dạy học phần Điện hóa học ở trường ...
Bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học thông qua dạy học phần Điện hóa học ở trường ...Bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học thông qua dạy học phần Điện hóa học ở trường ...
Bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học thông qua dạy học phần Điện hóa học ở trường ...NuioKila
 
Biên soạn bộ đề thi trắc nghiệm môn kỹ thuật điện điện tử theo chương trình 1...
Biên soạn bộ đề thi trắc nghiệm môn kỹ thuật điện điện tử theo chương trình 1...Biên soạn bộ đề thi trắc nghiệm môn kỹ thuật điện điện tử theo chương trình 1...
Biên soạn bộ đề thi trắc nghiệm môn kỹ thuật điện điện tử theo chương trình 1...Man_Ebook
 
Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Đánh Giá Học Sinh Tiểu Học Trên Địa Bàn Quận Cẩm ...
Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Đánh Giá Học Sinh Tiểu Học Trên Địa Bàn Quận Cẩm ...Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Đánh Giá Học Sinh Tiểu Học Trên Địa Bàn Quận Cẩm ...
Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Đánh Giá Học Sinh Tiểu Học Trên Địa Bàn Quận Cẩm ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Similar to Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học trên địa bàn quận Đống Đa (LV02285) (20)

Luận văn: Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Toán 12 - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Toán 12 - Gửi miễn phí q...Luận văn: Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Toán 12 - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Toán 12 - Gửi miễn phí q...
 
Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường Trung học cơ sở theo chuẩn ở huyện Gia ...
Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường Trung học cơ sở theo chuẩn ở huyện Gia ...Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường Trung học cơ sở theo chuẩn ở huyện Gia ...
Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường Trung học cơ sở theo chuẩn ở huyện Gia ...
 
Luận văn: Đổi mới việc ra đề Văn ở trường THPT, HAY, 9đ
Luận văn: Đổi mới việc ra đề Văn ở trường THPT, HAY, 9đLuận văn: Đổi mới việc ra đề Văn ở trường THPT, HAY, 9đ
Luận văn: Đổi mới việc ra đề Văn ở trường THPT, HAY, 9đ
 
Luận Văn Đánh Giá Kết Quả Học Tập Môn Giáo Dục Học Của Sinh Viên Đại Học Sư ...
Luận Văn Đánh Giá Kết Quả Học Tập Môn Giáo Dục Học Của Sinh Viên Đại Học Sư ...Luận Văn Đánh Giá Kết Quả Học Tập Môn Giáo Dục Học Của Sinh Viên Đại Học Sư ...
Luận Văn Đánh Giá Kết Quả Học Tập Môn Giáo Dục Học Của Sinh Viên Đại Học Sư ...
 
Khoá Luận Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Ở Trường Trung Học Cơ S...
Khoá Luận Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Ở Trường Trung Học Cơ S...Khoá Luận Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Ở Trường Trung Học Cơ S...
Khoá Luận Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Ở Trường Trung Học Cơ S...
 
Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Kiểm Tra – Đánh Giá Kết Quả Học Tập Môn Hóa Học T...
Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Kiểm Tra – Đánh Giá Kết Quả Học Tập Môn Hóa Học T...Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Kiểm Tra – Đánh Giá Kết Quả Học Tập Môn Hóa Học T...
Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Kiểm Tra – Đánh Giá Kết Quả Học Tập Môn Hóa Học T...
 
ĐỀ CƯƠNG - QLGD K29A- NGÔ XUÂN LONG- BẮC NINH.doc
ĐỀ CƯƠNG - QLGD K29A- NGÔ XUÂN LONG- BẮC NINH.docĐỀ CƯƠNG - QLGD K29A- NGÔ XUÂN LONG- BẮC NINH.doc
ĐỀ CƯƠNG - QLGD K29A- NGÔ XUÂN LONG- BẮC NINH.doc
 
Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chương “Động l...
Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chương “Động l...Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chương “Động l...
Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chương “Động l...
 
Quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng trường THCS, HAY
Quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng trường THCS, HAYQuản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng trường THCS, HAY
Quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng trường THCS, HAY
 
KH thi GVCNG-1819
KH thi GVCNG-1819KH thi GVCNG-1819
KH thi GVCNG-1819
 
Dt kh hoi thi gvcn gioi nh1920-hv ch
Dt kh hoi thi gvcn gioi nh1920-hv chDt kh hoi thi gvcn gioi nh1920-hv ch
Dt kh hoi thi gvcn gioi nh1920-hv ch
 
Đề tài: Giải pháp quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng, HAY
Đề tài: Giải pháp quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng, HAYĐề tài: Giải pháp quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng, HAY
Đề tài: Giải pháp quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng, HAY
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lƣợng Giáo Dục Ở ...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lƣợng Giáo Dục Ở ...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lƣợng Giáo Dục Ở ...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lƣợng Giáo Dục Ở ...
 
KH kiem tra GHKII-2021-HVCh
KH kiem tra GHKII-2021-HVChKH kiem tra GHKII-2021-HVCh
KH kiem tra GHKII-2021-HVCh
 
Dt kh- k tra ghki 19-20
Dt kh- k tra ghki 19-20Dt kh- k tra ghki 19-20
Dt kh- k tra ghki 19-20
 
KH kiem tra cuoi NH 18-19
KH kiem tra cuoi NH 18-19KH kiem tra cuoi NH 18-19
KH kiem tra cuoi NH 18-19
 
Dt kh- k tra cuoi hki 19-20-hp
Dt kh- k tra cuoi hki 19-20-hpDt kh- k tra cuoi hki 19-20-hp
Dt kh- k tra cuoi hki 19-20-hp
 
Bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học thông qua dạy học phần Điện hóa học ở trường ...
Bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học thông qua dạy học phần Điện hóa học ở trường ...Bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học thông qua dạy học phần Điện hóa học ở trường ...
Bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học thông qua dạy học phần Điện hóa học ở trường ...
 
Biên soạn bộ đề thi trắc nghiệm môn kỹ thuật điện điện tử theo chương trình 1...
Biên soạn bộ đề thi trắc nghiệm môn kỹ thuật điện điện tử theo chương trình 1...Biên soạn bộ đề thi trắc nghiệm môn kỹ thuật điện điện tử theo chương trình 1...
Biên soạn bộ đề thi trắc nghiệm môn kỹ thuật điện điện tử theo chương trình 1...
 
Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Đánh Giá Học Sinh Tiểu Học Trên Địa Bàn Quận Cẩm ...
Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Đánh Giá Học Sinh Tiểu Học Trên Địa Bàn Quận Cẩm ...Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Đánh Giá Học Sinh Tiểu Học Trên Địa Bàn Quận Cẩm ...
Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Đánh Giá Học Sinh Tiểu Học Trên Địa Bàn Quận Cẩm ...
 

More from Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562

More from Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562 (20)

Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
 
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
 
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
 
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
 
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
 
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
 
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
 
200 đề tài luật kế toán, HAY
200 đề tài luật kế toán, HAY200 đề tài luật kế toán, HAY
200 đề tài luật kế toán, HAY
 
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
 
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
 
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
 

Recently uploaded

Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 

Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học trên địa bàn quận Đống Đa (LV02285)

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 NGUYỄN BẢO KHANH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN ĐỐNG ĐA LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - NĂM 2016
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 NGUYỄN BẢO KHANH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN ĐỐNG ĐA Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60 14 01 14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học PGS.TS. Trần Trung HÀ NỘI - NĂM 2016
  • 3. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc với tình cảm chân thành tới PGS.TS Trần Trung . Thầy đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy giáo, cô giáo, cán bộ viên chức trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã quan tâm, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và viết luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tất cả cán bộ phòng GD&ĐT quận Đống Đa, Ban giám hiệu cùng giáo viên các trường tiểu học trong quận Đống Đa, thành phố Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi trao đổi, điều tra, khảo sát để tôi có đầy đủ tư liệu hoàn thành luận văn. Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng luận văn không tránh khỏi thiếu sót, kính mong được sự chỉ dẫn của các thầy giáo, cô giáo và những ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp. Hà Nội, tháng 09 năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Bảo Khanh
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, và chính xác. Tác giả luận văn Nguyễn Bảo Khanh
  • 5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT HS: Học sinh GV: Giáo viên GD&ĐT: Giáo dục và Đào tạo HT: Hoàn thành CHT: Chưa hoàn thành THĐĐ: Thực hiện đầy đủ THCĐĐ: Thực hiện chưa đầy đủ CNTT: Công nghệ thông tin
  • 6. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4. Giả thuyết khoa học 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 6. Các phương pháp nghiên cứu 7. Đóng góp của luận văn 8.Cấu trúc luận văn 1 2 3 3 3 3 4 5 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC 1.1 Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới 1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam 1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài 1.2.1. Quản lý 1.2.2. Biện pháp quản lý 6 6 9 10 10 11
  • 7. 1.2.3. Đánh giá 1.2.4. Đánh giá kết quả học tập của học sinh 1.3. Đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học 1.3.1. Vị trí, vai trò, chức năng của đánh giá kết quả học tập của học sinh trong quá trình dạy học 1.3.2. Một số nguyên tắc đánh giá kết quả học tập 1.3.3. Các hình thức đánh giá kết quả học tập của học sinh 1.4. Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của HS tiểu học 1.4.1. Vai trò của hiệu trưởng trong công tác quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh 1.4.2. Những nội dung quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của HS 1.4.2.1. Quản lý thời gian đánh giá kết quả học tập của HS tiểu học 1.4.1.2. Quản lý nội dung và cách thức đánh giá kết quả học tập của HS tiểu học 1.4.2.3. Quản lý thông qua dự giờ giáo viên 1.4.2.4. Quản lý việc đánh giá, ghi nhận xét trong hồ sơ đánh giá học sinh 1.5. Những yêu cầu đối với hiệu trưởng về quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của HS tiểu học 1.5.1. Nhiệm vụ của hiệu trưởng trong công tác quản lý công tác đánh giá kết quả học tập của HS 1.5.1.1. Lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh 1.5.1.2. Thành lập, quản lý, điều hành hội đồng đánh giá kết quả học tập của học sinh Kết luận chương 1 11 12 13 13 16 20 25 25 27 33 33 36
  • 8. Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN ĐỐNG ĐA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Khái quát về giáo dục tiểu học quận Đống Đa, thành phố Hà Nội 2.1.1. Thực trạng về số lượng, chất lượng học sinh tiểu học 2.1.2. Thực trạng về đội ngũ giáo viên tiểu học 2.1.3. Thực trạng về đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học 2.2. Thực trạng về hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các trường tiểu học trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội 2.2.1. Thực trạng về sử dụng các hình thức, phương pháp đánh giá 2.2.2. Thực trạng về xây dựng ngân hàng câu hỏi cho các môn học 2.3. Thực trạng công tác quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các trường tiểu học trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội 2.3.1. Thực trạng quản lý việc ra đề kiểm tra định kỳ 2.3.2. Thực trạng việc quản lý việc tổ chức kiểm tra định kì 2.3.3. Thực trạng quản lý việc chấm bài kiểm tra định kì 2.3.4. Thực trạng việc ghi nhận xét trong hồ sơ đánh giá học sinh 2.3.4.1. Đối với học bạ 2.3.4.2. Đối với sổ theo dõi chất lượng giáo dục 2.3.5. Thực trạng việc quản lý của hiệu trưởng trong đánh giá kết quả học tập của HS tiểu học cuối cấp học 2.4. Đánh giá chung 2.4.1. Ưu điểm 2.4.2. Tồn tại, hạn chế Kết luận chương 2 38 38 42 43 44 44 46 46 46 50 51 52 53 55 55 56 58
  • 9. Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN ĐỐNG ĐA 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường tiểu học 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính biện chứng 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường tiểu học trên địa bàn quận Đống Đa 3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học cho cán bộ quản lý và giáo viên 3.2.2. Biện pháp 2: Hiệu trưởng tăng cường quản lý qui trình, kế hoạch hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh tại các trường tiểu học 3.2.3. Biện pháp 3: Hiệu trưởng quản lý cách đánh giá, ghi điểm, ghi nhận xét cho học sinh của giáo viên 3.2.4. Biện pháp 4: Tăng cường quản lý cách đánh giá, ghi điểm, ghi nhận xét trong hồ sơ học sinh của giáo viên 3.2.5. Biện pháp 5: Hiệu trưởng tăng cường công tác chỉ đạo nâng cao chất lượng quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 3.4. Khảo nghiệm tính khả thi và sự cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh tại các trường tiểu học trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội 3.4.1. Mục đích thực nghiệm 59 59 59 59 59 60 60 63 66 70 72 73 75 75
  • 10. 3.4.2. Đối tượng thực nghiệm 3.4.3. Nội dung thực nghiệm 3.4.4. Tiến trình thực nghiệm 3.4.5. Kết quả thực nghiệm Kết luận chương 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 2. Kiến nghị DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 75 75 75 76 77 79 79 81 84 85 88
  • 11. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế của Ban chấp hành Trung ương Đảng được ban hành ngày 04 tháng 11 năm 2013. Ngày 28 tháng 11 năm 2014, Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ tám đã biểu quyết thông qua nghị quyết mới của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (Nghị quyết số 88/2014/QH13). Ngày 27 tháng 3 năm 2015, Thủ tướng chính phủ đã kí Quyết định số 404/QĐ-TTG về phê duyệt đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông. Thực hiện các văn bản trên Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định một số các vấn đề ưu tiên trong chương trình hành động của Ngành. Đánh giá kết quả giáo dục dược Bộ Giáo dục và Đào tạo chọn là khâu đột phá đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam. Đánh giá kết quả giáo dục nếu được thực hiện tốt sẽ giúp: - Học sinh (HS) đánh giá đúng mức độ đạt được của mình trong học tập, rèn luyện phát triển phẩm chất, năng lực và nguyên nhân của những hạn chế để kịp thời khắc phục nhằm cải thiện thành tích; - Giáo viên (GV) thấy được sự phát triển về thành tích của mỗi HS cũng như những nguyên nhân của thành công hay hạn chế trong hoạt động sư phạm để kịp thời điều chỉnh, đổi mới phương thức dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, dạy học; - Cán bộ quản lý giáo dục thấy được thực trạng mức độ phát triển giáo dục của địa phương hay cơ sở để có thể kịp thời đưa ra những chiến lược, chính sách phù hợp nhằm đạt mục tiêu giáo dục;
  • 12. 2 - Phụ huynh HS, cộng đồng thấy rõ hơn kết quả và nguyên nhân của thành công hay hạn chế của HS, GV để tham gia cùng với nhà trường trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Giáo dục tiểu học là cấp học đầu tiên, là cơ sở nền tảng của giáo dục phổ thông. Trong những năm vừa qua, sự đổi mới, nhất là đổi mới trong đánh giá kết quả giáo dục cấp Tiểu học đã được thực hiện. Sự ra đời của Thông tư 30/2014/TT-BGD&ĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Qui định đánh giá học sinh tiểu học và Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT về Sửa đổi bổ sung một số điều của Qui định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BGD&ĐT đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong việc đánh giá kết quả giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học. Tuy nhiên, để chuyển đổi từ đánh giá kết quả giáo dục theo chương trình được xây dựng theo nội dung hiện hành sang đánh giá kết quả theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực đã tạo ra không ít khó khăn cho GV tiểu học, công tác quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của HS ở các trường tiểu học cũng gặp không ít khó khăn. Nếu quản lý tốt hoạt động đánh giá kết quả học tập của HS ở các trường tiểu học sẽ giúp đạt được mục tiêu giáo dục, tìm hiểu nguyên nhân, đưa ra những quyết định sư phạm giúp HS học tập ngày càng tiến bộ và đáp ứng nhiệm vụ đổi mới kiểm tra đánh giá, hội nhập quốc tế về giáo dục. Nếu quản lý không tốt sẽ tạo sự đánh giá không chính xác với HS, gây hoang mang cho phụ huynh HS. Xuất phát từ mục tiêu trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu là Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các trường tiểu học trên địa bàn quận Đống Đa nhằm góp phần hỗ trợ cán bộ quản lý và GV ở các trường tiểu học cũng như phụ huynh và các cá nhân quan tâm đến đánh giá kết quả giáo dục HS tiểu học nhằm thực hiện tốt hoạt động đánh giá kết quả học tập của HS, đáp ứng nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
  • 13. 3 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của HS ở các trường tiểu học trên địa bàn quận Đống Đa, từ đó đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động đánh giá kết quả học tập của HS. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1.Khách thể nghiên cứu Hoạt động đánh giá kết quả học tập của HS các trường tiểu học. 3.2.Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của HS các trường tiểu học quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. 4. Giả thuyết khoa học Nếu vận dụng một các đồng bộ các biện pháp về quản lý hoạt động đánh giá kết quả HS tiểu học thì sẽ nâng cao chất lượng quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của HS ở các trường tiểu học trên địa bàn quận Đống Đa 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về đánh giá và quản lý công tác đánh giá kết quả học tập. 5.2 Khảo sát đánh giá thực trạng công tác đánh giá và quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của HS ở các trường tiểu học trên địa bàn quận Đống Đa. 5.3 Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của HS ở các trường tiểu học trên địa bàn quận Đống Đa và tổ chức khảo nghiệm để bước đầu đánh giá tính cần thiết và khả thi của các giải pháp. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu lý luận về các vấn đề có liên quan đến đề tài quản lý hoạt động đánh giá kết quả
  • 14. 4 học tập của HS ở các trường tiểu học. Hệ thống lại các kinh nghiệm về quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của HS ở các trường tiểu học, tìm hiểu phân tích nội dung, cách quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của HS ở các trường tiểu học trong và ngoài nước 6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Tổ chức tiến hành phát phiếu điều tra, phỏng vấn ý kiến chuyên gia, tham dự các đợt tập huấn bồi dưỡng cho cán bộ quản lý Tiểu học được tổ chức hằng năm tại quận Đống Đa, thành phố Hà Nội để đánh giá thực trạng hoạt động đánh giá kết quả học tập của HS ở các trường tiểu học trên địa bàn quận Đống Đa. 6.3 Phương pháp khảo nghiệm sư phạm: Tổ chức khảo nghiệm sư phạm để xem xét tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đổi mới quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của HS ở các trường tiểu học trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Kết quả khảo nghiệm sư phạm được xử lý bằng phương pháp tính toán về tỷ lệ và phân tích thường dùng trong khoa học giáo dục. 7. Đóng góp của luận văn 7.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của HS tiểu học theo tinh thần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay. 7.2. Tiến hành điều tra, khảo sát thực trạng hoạt động đánh giá kết quả học tập của HS ở các trường tiểu học trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. 7.3. Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của HS tiểu học tại các trường tiểu học trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
  • 15. 5 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, khuyến nghị, nội dung luận văn gồm 3 chương cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của HS ở các trường tiểu học Chương 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của HS ở các trường tiểu học trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của HS các trường tiểu học trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
  • 16. 6 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC 1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới Hoạt động quản lý là một hoạt động lâu đời nhưng lý thuyết về khoa học quản lý lại mới xuất hiện trong xã hội hiện đại. Cho đến cuối thế kỷ 19, các nghiên cứu và lý thuyết về khoa học quản lý còn rất mờ nhạt, chưa có một công trình tổng hợp nào về nguyên tắc và kỹ thuật quản lý một cách đầy đủ. Trong giai đoạn này, nhiều nhà nghiên cứu đã đã khái quát được các chức năng của một quá trình quản lý. Khoa học quản lý từ đó dần bắt đầu đan xen với các ngành khoa học khác như: kinh tế học, tâm lý học, điều khiển học... Đối với khoa học giáo dục, những lý thuyết nền tảng về khoa học quản lý đã giúp cho các nhà giáo dục học xây dựng nên lý thuyết khoa học về quản lý giáo dục, đồng thời tạo tiền đề thuận lợi cho việc nghiên cứu hoạt động quản lý dạy học trong nhà trường. Trong các công trình nghiên cứu đó, các tác giả cũng đều khẳng định quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá HS là một nội dung cơ bản của công tác quản lý nhà trường. Có nhiều quan điểm khác nhau về quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của HS như: - Quản lý hoạt động đánh giá HS theo mục tiêu giáo dục, theo tiêu chí hay hướng vào mục đích yêu cầu của chương trình giảng dạy là phổ biến và giữ vai trò chủ đạo. Việc quản lý hoạt động đánh giá HS từng bước được cụ thể hóa theo các cấp: chung, bộ phận, cụ thể. Ngay từ thế kỷ 19, nhiều nhà giáo dục học cũng đã đưa ra các hình thức đánh giá trong dạy học, như O.W.Caldwell và S.A.Courtis đã có kế hoạch áp dụng hình thức đánh giá theo tinh thần đảm bảo tính khách quan và độ tin cậy như các bài trắc nghiệm (test)
  • 17. 7 từ năm 1845. Nhà giáo dục học Hoa Kỳ, Tyler Ralph, vào những năm 20 - 30 của thế kỷ trước đã chú ý nhấn mạnh hơn tầm quan trọng, cách tiến hành việc đánh giá giáo dục và đưa ra định nghĩa về đánh giá giáo dục: "Quá trình đánh giá chủ yếu là quá trình xác định mức độ thực hiện được của các mục tiêu trong các chương trình giáo dục." Việc đánh giá HS cũng là quá trình xác định mức độ thay đổi hành vi của học sinh vì mục tiêu giáo dục là nhằm tạo ra các thay đổi trong hành vi của HS” [32]. Do vậy, theo các tác giả thì trong công tác quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của HS cần lưu ý: - Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập là để đo lường hiệu quả dạy học. Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của HS phải hướng đến hiệu quả đào tạo, chất lượng giáo dục. Makarenco (1888-1939), nhà giáo dục học Xô Viết cho rằng tính hiệu quả của quá trình giáo dục phụ thuộc vào sự quản lý quá trình đánh giá kết quả học tập của HS đã có hiệu quả đến đâu. Sự kiểm tra, đánh giá cần thiết cho việc tìm hiểu hiệu quả quá trình giáo dục, chất lượng hoạt động của các GV và trình độ của HS. Hiệu quả kiểm tra phụ thuộc vào việc tổ chức rõ ràng, lập kế hoạch, phân công đúng đắn trách nhiệm, sự thay thế lẫn nhau và lựa chọn thời gian thích hợp dành cho việc kiểm tra [18]. - Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của HS là để điều chỉnh và cần tiến hành theo quy trình. Tác giả Robert F.Mager người Pháp đã nhận định việc quản lý đánh giá kết quả học tập của HS là việc nhìn nhận tình hình HS và GV để có kế hoạch cho công việc tiếp theo và giúp cho HS tiến bộ. - M.I.Kondakov cũng đã từng viết trong cuốn "Cơ sở lí luận của khoa học quản lý giáo dục" [17] cho rằng quản lý hoạt động đánh giá kết quả giáo dục của học sinh trong giáo dục không phải là quá trình hời hợt mà là quá trình được nghiên cứu, phân tích sâu sắc. Điều đó cho thấy chính nhờ vậy, người lãnh đạo sẽ đi sâu được vào bản chất của quá trình sư phạm, hiểu rõ mọi kế hoạch, cách tổ chức, thực hiện kế hoạch đó đã đạt được hiệu quả như thế
  • 18. 8 nào, những bất cập, thiếu sót nào cần điều chỉnh... Cũng từ những yêu cầu của công tác quản lý trường học nói chung và việc thực hiện quản lý hoạt động đánh giá học sinh nói riêng, mà M.I.Kondakov đã nêu ra phong cách và phương pháp công tác của người lãnh đạo nhà trường, đồng thời nêu lên những phẩm chất và năng lực cần thiết để tiến hành quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của HS một cách hiệu quả. - Jacques Delors, chủ tịch Hội đồng Châu Âu (1985-1995), từ 1996 ông là Chủ tịch ủy ban quốc tế về giáo dục đã cho rằng quản lý trong giáo dục không chỉ để quản lý hoạt động giảng dạy của GV, mà còn để “duy trì các cuộc đối thoại của GV về phát triển tri thức, phương pháp và các nguồn thông tin” [31]. Từ đó ông nhấn mạnh cần quản lý thật tốt quá trình đánh giá kết quả học tập của HS một cách cụ thể, có hệ thống và thường xuyên những gì mà HS đã học được và quan tâm đến kết quả học tập, rèn luyện của HS cũng như vai trò của GV trong việc giúp HS đạt được những kết quả đó. Hiện nay, các nhà khoa học giáo dục và quản lý giáo dục đã và đang đưa ra những công trình nghiên cứu có nhấn mạnh vai trò hoạt động quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của HS. Đồng thời nhiều nước trên thế giới cũng đều quan tâm đến việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục và triệt để áp dụng các biện pháp giáo dục và xã hội để đảm bảo sự khách quan, công bằng cùng hiệu quả của việc quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của HS trong nhà trường. 1.1.2. Những nghiên cứu trong nước Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của HS trong nhà trường được xem như là một trong những nội dung quan trọng của hoạt động quản lý giáo dục. Những đề tài nghiên cứu và phát triển những lý thuyết về quản lý đã và đang được nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục của nước ta thực
  • 19. 9 hiện. Trong đó, một số đề tài đã đề cập tới quá trình quản lý hoạt động đánh giá HS trong nhà trường. Cụ thể là: - Trong đề tài khoa học cấp nhà nước: "Cơ sở lý luận của việc đánh giá trong quá trình dạy học ở trường phổ thông" của Lê Đức Phúc [24], đã khái quát những lý luận chung nhất, nhấn mạnh một số quan điểm, nội dung về vấn đề tổ chức kiểm tra để đánh giá chất lượng học tập của HS. - Trong luận văn thạc sỹ: "Hiệu trưởng quản lý hoạt động dạy học và giáo dục trên lớp" [30] của Nguyễn Thị Bích Yến có đề cập việc thực hiện một quy trình quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá dạy học và giáo dục của hiệu trưởng dựa trên cơ sở các chức năng quản lý. Trong đó, HS có vị trí là trung tâm của quá trình đó. Nhiều tác giả khác cũng đưa ra các nhận định về thực trạng quản lý việc đánh giá kết quả học tập của HS trong giáo dục hiện nay và các nguyên tắc cơ bản của đánh giá là phải đảm bảo tính toàn diện; đảm bảo sự phù hợp với mục tiêu giáo dục; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của đối tượng được đánh giá; đảm bảo tính kế thừa, phát triển; đảm bảo khách quan, công khai, minh bạch; đảm bảo độ tin cậy và độ giá trị; đảm bảo phù hợp với điều kiện giáo dục Việt Nam và định hướng hội nhập quốc tế. Đồng thời các tác giả cũng bàn luận về các biện pháp quản lý của cán bộ quản lí, các ưu điểm, nhược điểm của các hình thức kiểm tra cùng các nhận định và giải pháp như: "Đổi mới đánh giá kết quả giáo dục học sinh tiểu học" của Nguyễn Đức Minh [19] , “Lý luận chung về quản lý, quản lý giáo dục” của Nguyễn Thị Tính [29] - Vấn đề quản lý công tác đánh giá kết quả học tập của học sinh còn có cơ sở pháp lý là những điều lệ, qui chế, quy định của Bộ GD&ĐT: + Quyết định số: 04/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 04/02/2008 Quyết định Ban hành về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường Tiểu học [2];
  • 20. 10 + Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ GD&ĐT qui định đánh giá học sinh tiểu học [6]; + Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ GD&ĐT về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/4/2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT [7]. Đảng và Nhà nước thể hiện rõ trong đường lối, quan điểm về GD&ĐT là thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo sự phân công của chính phủ để làm tốt các nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển giáo dục; xây dựng cơ chế chính sách và cơ chế quản lý nội dung, chất lượng đào tạo. Công tác quản lý đánh giá kết quả học tập của HS để đảm bảo chất lượng giáo dục là vấn đề rất được xem trọng. Trong Luật Giáo dục (số 38/2005 QH 11 ngày 14/6/2005) tại mục 4 về nội dung quản lý nhà nước về giáo dục và cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, điều 99, khoản 4 qui định rằng: Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục gồm có "tổ chức, quản lý việc bảo đảm chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục" [16]. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu giáo dục đã có nhiều công trình nghiên cứu về quản lý giáo dục, nhưng đối với việc quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh tại trường tiểu học thì mới chỉ dừng lại ở các nhận định ban đầu, các nghiên cứu thường tập trung ở cấp THCS mà chưa có một công trình nào chuyên sâu nghiên cứu về quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh tại trường tiểu học. 1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài 1.2.1. Quản lí Có nhiều khái niệm khác nhau về quản lý nhưng khái niệm được sử dụng nhiều nhất cho rằng quản lý là điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay một quá trình theo những quy luật, định luật hay những quy tắc tương ứng nhằm để
  • 21. DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG MÃ TÀI LIỆU: 50766 DOWNLOAD: + Link tải: Xem bình luận Hoặc : + ZALO: 0932091562