SlideShare a Scribd company logo
1 of 77
BỘ GIÁO DỤC
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI I
KHOA HÓA
NHỮNG YẾU TỐ
TẠO NÊN NĂNG LỰC
GIẢI BÀI TẬP HÓA HỌC
CỦA HỌC SINH PHỔ THÔNG
Ngƣời hƣớng dẫn: Dƣơng Xuân Trinh
Ngƣời thực hiện: Nguyễn Thị Dân
____1981____
BỘ GIÁO DỤC
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI I
KHOA HÓA
NHỮNG YẾU TỐ
TẠO NÊN NĂNG LỰC
GIẢI BÀI TẬP HÓA HỌC
CỦA HỌC SINH PHỔ THÔNG
Ngƣời hƣớng dẫn: Dƣơng Xuân Trinh
Ngƣời thực hiện: Nguyễn Thị Dân
____1981____
1
A- MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Để góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục là đào tạo thế hệ trẻ thành những con ngƣời
phát triển toàn diện.Đồng thời cũng để tạp điều kiện cho học sinh thích ứng với cuộc sống lao
động sản xuất và chiến đấu trong hoàn cảnh cách mạng khoa học kỹ thuật trong và ngoài nƣớc
đâng trên đà tiến nhanh tiến mạnh nhƣ hiện nay, một trong những nhiệm vụ đặt ra cho các môn
khoa học trong nhà trƣờng là phải thông qua quá trình dạy học bộ môn để phát triển cho học sinh
năng lực độc lập tiếp thu và vận dụng các kiến thức khoa học. Phát triển năng lực học này có tác
dụng làm cho các em ngay khi ở tronmg trƣờng cũng nhƣ sau này ra ngoài đời biết phát huy
đƣợc khả năng của mình biết tự học tập, tự vận dụng các kiến thức đã tiếp thu đƣợc vào những
tình huống khác nhau.
Muốn phát triển đƣợc năng lực nêu trên, cần phải đánh giá đúng năng lực của học sinh.
Bởi vậy, việc nghiên cứu tỉ mỉ, sâu sắc và đầy đủ từng học sinh để phát hiện những năng lực
mạnh, những năng lực còn yếu, qua đó có biện pháp thích hợp phát huy, tạo điều kiện cho những
mặt mạnh phát triển đồng thời bổ sung, khắc phục những mặt còn yếu là yêu cầu cấp thiết đối
với tất cả các môn học trong sự nghiệp cải cách giáo dục ở nƣớc ta hiện nay.
Mỗi môn học thực hiện các yêu cầu và nhiệm vụ bằng nội dung và phƣơng pháp phù hợp
với tính đặc thù của nó.
Hóa học là môn khoa học thực nghiệm. Năng lực học tập hóa nói chung thể hiện không
chỉ qua học lý thuyết hoặc giải bài tập mà còn qua thực hành thí nghiệm, qua việc vận dụng kiến
thức hóa vào thực tế đời sống sản xuất...Có thể đánh giá năng lực vận dụng kiến thức hóa học nói
chung, qua
2
nhiều hoạt động, trong đó phải kể đến hoạt động giải bài tập hóa.
Giải bài tập hóa học là một trong những khâu quan trọng của việc học tập hóa học. Nó
củng cố và làm sâu các kiến thức lý thuyết, các khái niệm cơ bản,cụ thể hóa những thành thạo
kiến thức lý thuyết. Giải bài tập hóa học còn có tác dụng, tƣ duy cho học sinh hiệu quả nhât.
Thực tế cho thấy, chất lƣợng của học sinh hiện nay trong lĩnh vực hoạt động này con
thấp. Vấn đề này nhiều giáo viên dạy cũng đã quan tâm nhƣng chƣa đầu tƣ thật nhiều suy nghĩ
tìm biện pháp giải quyết nên nhìn chung vấn đề yếu về chất lƣợng giải bài tập hóa học của học
sinh đến nay vẫn chƣa khắc phục tốt.
Những yếu tố nào tạo nên năng lực giải bài tập hóa học của học sinh? Làm thế nào để
nâng cao chất lƣợng giải bài tập hóa học của học sinh?
Là một giáo viên hóa đã dạy một số năm ở trƣơng phổ thông, tôi quan tâm tới những vấn
đề trên và chọn nghiên cứu đề tài với hy vọng bƣớc đầu tìm hiểu những yếu tố cơ bản tạo nên
năng lực giải bài tập hóa học của học sinh phổ thông. Trên cơ sở đó góp phần khắc phục dần tình
trạng chất lƣợng học tập hóa học còn yếu của học sinh hiện nay.
II. Nhiệm vụ đề tài.
1. Nghiên cứu lý luận về : a) Các vấn đề về năng lực; b) ????
c) Bài tập hóa học
2. Thông qua phân tích bài kiểm tra, thi học kỳ, kết hợp với vở bài tập, vở ghi hóa học của một
số học sinh chuyên toán, để sơ lƣợc nhận xét những yếu tố tạo nên năng lực giải bài
Ra một số bài tập điều tra năng lực giải bài tập hóa của học sinh theo các yếu tố thành
phần trên. Qua đó rút ra kết luận cấu trúc và năng lực giải bài tập hóa học và nhận xét chất lƣợng
của
3
học sinh hiện nay.
3. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất một số biện pháp bồi dƣỡng năng lực giải bài tập cho
học sinh.
III. Phƣơng pháp nghiên cứu:
1. Nghiên cứu lý thuyết:
- Nghiên cứu một số tài liệu, tạp chí nói về vấn đề năng lực tƣ duy và bài tập hóa học.
- Nghiên cứu một số công trình khoa học về vấn đề năng lực tƣ duy.
Kết hợp với một số ý kiến của giáo viên phổ thông qua trao đổi về vấn đề năng lực giải
bài tập hóa học của học sinh, nêu giả thuyết về các thành phần cơ bản tạo nên năng lực giải bài
tập hóa học.
2. Phân tích bài làm của học sinh ( qua bài kiểm tra, thi học kì, vở bài tập) để phát hiện thêm
những yếu tố tạo nên năng lực giải bài tập, đồng thời làm chính xác các giả thuyết.
Tiến hành điều tra theo các yếu tố tạo nên năng lực giải bài tập hóa học bằng các bài tập cụ
thể, để đi tới kết luận về:
- Câu trúc năng lực giải bài tập hóa của học sinh phổ thông.
- Chất lƣợng năng lực giải bài tập hóa của học sinh hiện nay.
4
B- NĂNG LỰC GIẢI BÀI TẬP HÓA HỌC
I. Một số vấn đề về năng lực.
Tƣ rất lâu, khi tâm lý học còn chƣa đƣợc coi là một khoa học thì vấn đề năng lực học
cũng đã đƣợc đề cập đến trong triết học Aristot phaton [11 trang 2] nhƣng đƣợc xem xét theo
quan điểm duy tâm. Nhiều quan điểm duy tâm khác nhau về vấn đề năng lực con ngƣời còn phát
triển mãi trong các nƣớc tƣ bản. Những ngƣời theo quan điểm duy tâm đã tách rời vấn đề năng
lực với nhân cách của con ngƣời và xã hội, tách quá trình phát triên năng lực khỏi các điều kiện
xã hội và ?? cụ thể. Chẳng hạn, họ coi năng lực con ngƣời là cái gì rất huyền có tài năng con
ngƣời một hiện tƣơng phi xã hội, có cội nguồn thƣợng đế. Trong cuốn “ Triết học của vô thức”
E.Catơmon đã khẳng định” Thiên tài là sự cảm thụ cam chụi, độc lập với ý chí....Nó xuất hiện từ
trên trời rơi xuống một cách hết sức bất ngờ” [1 trang ??]
Thịnh hành nhất trong tâm lý học tƣ sản là quan điểm theo khuynh hƣớng di truyền học.
Họ cho rằng mọi đặc điểm về tâm lý nhất là năng lực, đều do tiềm lực sinh vật gây ra và có tính
chất tiền định. Theo họ, năng khiếu của con ngƣời phát triển chủ yếu phụ thuộc vào nguyên nhân
sinh học, chủ yếu do di truyền những điểm sinh vật di truyền của cơ thể, đó chỉ là sự chín muồi
của những đặc điểm bẩm sinh tiền định mà thôi. Điển hình của trƣờng phái này là nhà tâm lý học
ngƣời Mỹ E. Toocđai. Ông có nói đến ảnh hƣởng của môi trƣờng, của giáo dục nhƣng lại không
thú nhận ngay cả vai trò thứ yếu của các yếu tố đó. “ Tự nhiên phát triển cho mỗi ngƣời một vốn
nhất định, giáo dục cầm phải làm bộc lộ xem vấn đề đó bao gồm cái gì và cần phải sử dụng
những năng lực tốt nhất của con ngƣời” [2 trang 11].
Còn nhiều quan điểm duy tâm khác nữa về năng lực con ngƣời nhƣng nói chung tất cả
các quan điểm khong Mác xit về năng bao gồm từ quan điểm duy tâm của Planton đến những
quan điểm duy tâm siêu hình hiện đại mà thịnh hành nhất là thuyết
5
truyền học đều chƣa nêu đƣợc đầy đủ, đúng đắn bản chất của năng lực. Và đã gây những ảnh
hƣởng xấu đến việc bồi dƣỡng và phát triển năng lực của trẻ em.
Nền giáo dục nho giáo của chúng ta cũng quan niệm sai lầm về bản chất và nguồn gốc
năng lực của con ngƣời, cho rằng “ Thiên tích thông minh, thành phù công dụng” ( Trong Minh
tâm bảo giám).
- Trời ban cho trí thông mình còn thánh ban cho tài năng.
“Thông minh vốn sẵn tính tời” ( Trong truyện Kiều của Nguyễn Du)
Đó là cội nguồn của những tƣ tƣởng mê tín dị đoan, thiếu tin tƣởng vào khả năng của bản
thân và dẫn đến thiếu ý chí vƣớn lên, không tin tƣởng ở sự giáo dục, rèn luyện.
Các nhà tâm lý học Macxit (nhƣ X.L. RubinStêm,B.M.Teplôp, A.N. Lêônchiep...) đã
phát triển các luận điểm của Mác và Lê nin về con ngƣời và năng lực con ngƣời trên cơ sở các
quan điểm triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,và vạch ra đƣợc những luận điểm có
giá trị làm phƣơng hƣớng lý luận cho ngành tâm lý học năng lực.
A.N.Lêônchiep đã viết về bản chất xã hội của năng lực con ngƣời “ Quá trình hình thành
những năng lực trong sự phát triển có thể là sự lĩnh hội, là quá trình mà kết quả là cá nhân tái??
những năng lực và chức năng mang tính ngƣời đã đƣợc hình thành trong lịch sử” [3 trang 94]
Về nguồn gốc và nội dung tâm lý con ngƣời cũng có đƣợc các nàh tâm lý học làm sáng tỏ
trên cơ sở phát triển luận điểm của Mác “ Trong tính hiện thực của nó, bản chất con ngƣời là
tổng hợp các mối quan hệ xã hội”. Họ cho rằng, nguồn gốc và nội dung tâm lý con ngƣời là ở
ngoài con ngƣời, ở trong thế giới đối tƣợng mà não chỉ là cơ quan diễn ra các hiện tƣợng tâm lý.
Dƣới ánh sáng của nguyên lý thống nhất ý thức và hành động các nhà tâm lý Xô Viết
cũng nêu lên một đặc điểm quan trọng của năng lực con ngƣời là : nó đƣợc hình thành bằng
chính hoạt động của nó. X.L. RubinStêm viết:” Các năng lực con ngƣời không
6
đƣợc hình thành trong quá trình nắm sản phẩm do con ngƣời tạo ra trong quá trình phát triển lịch
sử mà cả trong quá trình tạo ra sản phẩm, quá trình tạo ra thế giới đối tƣợng đó, đồng thời cũng
chính là quá trình phát triển của chính bản thân mình” [4 trang 12]. Điều này cũng có nghĩa là
các chức năng tâm lý, các thành phần của năng lực đƣợc hình thành trong sự tác động qua lại của
con ngƣời với thế giới đối tƣợng; Nó là tổ thành nội tại của hoạt động tạo ra sự vận động và hoạt
động nhƣ A.N.Lêônchiep viết “Các hiện tƣợng ý thức là tổ thành thực sự trong sự vận động của
hoạt động”[5]
Năng lực, theo quan điểm của các nhà tâm lý học Xô Viết, không phải là cái có sẵn ngay
khi con ngƣời mới sinh ra, mà nó đƣợc hình thành nhờ tác động của giáo dục và giảng
dạy.B.M.Tep lôp viết: “ Không có đặc điểm tâm lý nào có thể bẩm sinh” [2 trang 22].
Các quan điểm Maxit đã khẳng định rằng: chỉ có một số đặc điểm giải phẫu sinh lý của
não; của hệ thần kinh- là những tƣ chất hình thành và phát triển năng lực. Nhƣng, những tƣ chất
ấy bản thân nó không phải là năng lực tiềm tàng, cũng nhƣ năng lực không phải là tƣ chất tốt
nhƣng nếu không tham gia những hoạt động thích hợp thì năng lực của ngƣời đó cũng không thể
phát triển đƣợc [6]
Tóm lại, khác với quan điểm duy tâm coi năng lực nhƣ là của trời cho, từ một không
trung xa thâm nhập vào một con ngƣời nào đó..., tâm lý tiến bộ thực sụ khách quan quan niệm
năng lực của một con ngƣời đƣợc cấu tạo bởi hai yếu tố:
1- Yếu tố bẩm sinh- năng lực bẩm sinh; những tƣ chất riêng, đặc biệt, có tính chất di
truyền, nhất là năng lực âm nhac,thơ ca...
2- Yếu tố phát triển: Năng lực rèn luyện đƣợc trong quá trình giáo dục và hoạt động thực
tiễn.
7
Trong quá trình hoạt động những thuộc tính cá nhân có vai trò quan trọng đối với việc
hình thành và phát triển năng lực:
- Sự say mê, cần cù trong lao động, lòng yêu thiết tha với công việc.nhƣ đại văn hào Xô
Viết. Macxim Gooki đã nói: tài năng đƣợc phát triển từ tình yêu thiết tha đối với công việc, thậm
chí có thể nói tài năng về bản chất chỉ là tình yêu đối với công việc, đối với quá trình công tác.
- Sự kiên nhẫn, ý chí kiên cƣờng vƣợt mọi khó khăn trong công tác N.Ôtrôpxki : Ở chế
độ chúng ta, chỉ có những kẻ lƣời biếng là không có tài năng.
Có những nhà toán học lỗi lạc của thế giới đánh giá: thiên tài chỉ chiếm 1% điều kiện để
tạo ra năng lực toán còn 99% là lòng say mê và tính kiên trì.
Hiện nay nhiều nƣớc có chủ trƣơng kiểm tra năng lực bẩm sinh (chỉ số IQ) rồi phân loại
trẻ em để hƣớng nghiệp ngay từ nhƣ Tôm Eđixon khi còn nhỏ là ngƣời học sinh bị đánh giá là
ngu đần không thể học đƣợc, nhƣng sau trở thành một trong những nhà kỹ thuật vĩ đại của thế
giới.
Nên giáo dục xã hội chủ nghĩa không chỉ chú trọng đén năng lực bẩm sinh mà rất chú
trọng đến các yếu tố phát triển của năng lực nên ta chú trọng nền giáo dục phổ cập 7 năm 10
năm.
Với những đặc điểm của năng lực nhƣ đã trình bày, ta không thể nói một cách chung
chung về năng lực mà phải là năng lực về mọi hoạt động cụ thể nào đó. Nó chính là “ Những đặc
điểm tâm lý cá nhân đáp ứng đƣợc yêu cầu của một hoạt động nhất định và tạo ra kết quả của
hoạt động ấy” [2 trang 20]
Việc nghiên cứu năng lực cũng phải là nghiên cứu sự hình thành các phẩm chất tâm lý
gắn với loại hoạt động nhất định.
Kết quả của một hoạt động phụ thuộc vào không phải một mà là một tổ hợp các năng lực.
Do đó nêu bật đƣợc cấu trúc năng lực ngƣời về một lĩnh vực hoạt động, là nội dung nghiên cứu
năng lực con ngƣời trong lĩnh vực đó, và đó sẽ là cơ sở để có đƣợc nhƣ
8
biện pháp thích hợp bồi dƣỡng phát triển năng lực.
Đối với mỗi học sinh, cần phải làm phát triển tất cả các năng lực của em đó, đồng thời
chú trọng phát triển những năng lực cơ bản của em đó, hƣớng em ấy sau này hoạt động trong
lĩnh vực mà em có năng lực nhất.
Với ý nghĩa ấy, nhiều nhà tâm lý học, giáo dục học đã đi nghiên cứu năng lực học sinh
trong từng lĩnh vực hoạt động nhất định và đã nêu đƣợc những cấu trúc cơ bản của năng lực
trong lĩnh vực đó.
Trong luận án tiến sĩ khoa học tâm lý, nghiên cứu về “ Tâm lý năng lực toán học của học
sinh”, V.A Kơrutecki sau khi tiến hành nghiên cứu lâu dài 25 học sinh rất giỏi, 19 em trung bình
và kém về toán; Tiến hành thực nghiệm trên 157 học sinh gồm ba mức độ giỏi, trung bình, kém
về toán; Thăm dò ý kiến của 21 nhà bác học toán học và nhiều giáo viên dạy toán kết hợp với
nghiên cứu có phê phán các tác phẩm tâm lý học có liên quan đến vẫn đề năng lực nói chung và
năng lực toán học nói riêng... đã tổng kết những thành phần cơ bản của cấu trúc năng lực toán
học, bao gồm...[8 trang 167]
1- Năng lực tƣ duy logic trong lĩnh vực các quan hệ toán học.Tƣ duy bằng các ký hiệu
toán học.
2- Năng lực tự giác hình thức hóa các tài liệu toán học nắm cấu trúc hình thức của bài
toán.
3- Năng lực khái quát hóa nhanh, rộng các đối tƣợng và quan hệ toán học.
4- Năng lực tƣ duy bằng các cấu trúc rút gọn, có khuynh hƣớng rút gọn quá trình suy luận
toán học và các phép toán.
5- Tƣ duy linh hoạt, tiết kiệm, có khuynh hƣớng vƣơn tới tính đơn giản, rõ ràng và hợp lý
của lời giải.
6- Tƣ duy mềm dẻo, dễ dàng chuyển từ tƣ duy thuận sang tƣ duy đảo.
7- Có trí nhớ khái quát về: các quan hệ toán học, phƣơng pháp
9
giải toán, sơ đồ suy luận và chứng minh toán học....
8. Có khuynh hƣớng toán học của trí tuệ: Thƣờng xuyên chú ý đến khía cạnh toán học
của hiện tƣợng, luôn nhìn mọi hiện tƣợng của thế giới xung quanh theo con mắt toán học.
Các thành phần trên liên quan mật thiết với nhau tạo thành một hệ thống duy nhất, một số
yếu tố có ý nghĩa chung, nhƣ:
- Việc tự giác hình thức hóa bài toán là một tri giác khái quát, tắt và linh hoạt.
- Trí nhớ toán học là một trí nhớ về các hệ thống khái quát tắt và linh hoạt.
Bởi vậy, có thể nói đặc trƣng cơ bản của năng lực toán học là tƣ duy khái quát, gọn, tắt
và linh hoạt trong lĩnh vực quan hệ toán học, và có khuynh hƣớng toán học của trí tuệ.
V.P.Iaguncôva thì cho rằng thành phần cơ bản của năng lực văn học là tƣ duy hình tƣợng,
trí tƣởng tƣợng sáng tạo...
B.M.Teplôp coi tính nhạy cảm về âm thanh, biểu tƣợng về thính giác là thành phần cơ
bản của năng lực âm nhạc.
V. N Coonbanopxki thì cho rằng thành phần cơ bản của năng lực thiết kế gồm năng lực
tƣởng tƣợng không gian, năng lự tƣ duy kỹ thuật...
V.I.Kiriencô thì coi sự hoàn thiện về thị giác, trí nhớ thị giác.Năng lực đánh giá các quan
hệ ánh sáng...,là những thành phần chủ yếu của năng lực tạo thành.
Ở Việt Nam mới đây cũng đã có công trình nghiên cứu về năng lực đó là luận án phó tiến
sĩ tâm lý học của Nguyễn Ánh Tuyết nghiên cứu về năng khiếu thơ của trẻ em Việt Nam.
Tác giải đã tập trung nghiên cứu trên đối tƣợng là 80 em bao giờ những em có năng khiếu
về thơ và những em chƣa từng làm thơ nhƣng có những năng khiếu khác(toán hoc...) trong đó
coi ??? có năng khiếu thơ là đối tƣợng chính,và đã tổng kết đƣợc một số đặc trƣng tâm lý là
thành phần của cấu trúc năng khiếu.
10
thơ,bao gồm:[ 11 trang 180]
1. Lòng say mê cảm thụ thế giới bằng sự quan sát nhạy bén và nhạy cảm để phát hiện
những thuộc tính tinh tế, mới lạ ở???
2. Có xu hƣớng muốn khám phá bản chất của cuộc sống bị tƣ duy hình tƣợng theo hƣớng
tổng hợp, quyện chặt với xúc cảm có tính khái quát cao. Nhƣng nó thƣờng xuyên đƣợc hỗ trợ và
chỉ đạo của tƣ duy trừu tƣợng.
3. Trí tƣởng tƣợng mãnh liệt sáng tạo nên những hình ảnh lạ, sinh động, gợi cảm về hiện
thực bằng cách thêm vào sự vật vốn có những yếu tố mới. Xác lập những liên tƣởng sáng tạo
nhạy bén, phong phú và nhân hóa; Cƣờng điệu hóa tạo nên nhƣ hình ảnh cao có sức biểu hiện
cao.
4. Có những xúc cảm thẩm mỹ, khái quát và tích cực trƣớc hiện thực, trên cơ sở năng lực
đồng cảm cao.
5. Ngôn ngữ có chọn lọc: cô đọng nhƣng giàu nhạc tính và hình ảnh.
Các thành phần ấy luôn tác động qua lại lẫn nhau và bài ?? là sản phẩm tổng hợp của toàn
bộ cấu trúc đó.
Tác giả cũng đã khẳng định: “ Năng khiếu thơ là một cấu trúc lý đặc trƣng cho hoạt động
sáng tạo thơ ca, đƣợc hình thành trong đời sống của trẻ, đặc biệt là trong hoạt động thơ ca nhằm
thực hoạt động thơ ca đạt kết quả tốt” [11 trang 145].
Nhƣ vậy, năng lực là toàn bộ những phẩm chất phức tạp của tâm lý, là tổ chức có cấu trúc
phức tạp, là sự tổng hợp đông đảo các thuộc tính để đáp ứng yêu cầu của một hoạt động nhất tạo
ra kết quả của hoạt động đó.
Điều đó thể hiện cụ thể ở các quan điểm của các nhà tâm tiến bộ:
X.L. Rubinstêin định nghĩa “ Năng lực là một tổng hợp các thuộc tính tâm lý làm cho con
ngƣời thích nghi với một hoạt động có lợi xã hội nhất định” [4 trang 14].
A.G.Côvaliop thì định nghĩa “ Năng lực là một tổng hợp các
11
tính tâm lý cá nhân con ngƣời nhằm đáp ứng những yêu cầu hoạt động nhất định, đảm bảo cho
hoạt động đó đạt kết quả cao” [9 trang 130]
Năng lực theo K.K Platônôp “ là mức độ tƣơng ứng của toàn bộ nhân cách với một hoạt
động nhất định đƣợc vạch ra thông qua cấu trúc của năng lực và yêu cầu cảu dạng hoạt động đó
đối với nhân cách” [10 trang 42]
Nhìn khái quát các công trình khoa học nghiên cứu về năng lực toán, âm nhạc, thiết kế,
văn học, thơ ca... ta thấy trong các công trình này có phân chia năng lực thành các phân tâm lý
sau:
1. Năng lực tƣ duy ( thành phần chủ yếu) : năng lực khái quát, sự linh hoạt của tƣ duy, tƣ
duy trừu tƣợng...
2. Phẩm chất tâm ký: lòng say mê, xúc cảm, thẩm mĩ,trí tƣởng tƣợng mãnh liêt...
3. Phẩm chất của giác quan: Nhạy cảm về âm thanh, biểu tƣợng về thính giác, hoàn thiện
thị giác.
4. Xu hƣớng phát triển: xu hƣớng khám phá khuynh hƣớng toán học hóa tất cả các hiện
tƣợng của thế giới khách quan...
Tùy tính đặc thù của dạng hoạt động mà sữ có những yếu tố tƣơng ứng trong thành phần
năng lực của dạng hoạt động đó.Bởi vậy, để xác định đƣợc những yếu tố tạo nên năng lực giải
bài tập hóa học ta phân tích những tính chất đặc trƣng của loại hoạt động này.
II. Năng lực giải bài tập hóa học.
Bài tập hóa học đa dạng, phong phú, có tác dụng toàn dị về các mặt trí dục, đức dục và
giáo dục kỹ thuật tổng hợp ( Viêc phân tích cụ thê các tác dụng này đã đƣợc trình bày trong sách
lý luận dạy học hóa học) [17 trang 219- 256]
Giải bài tập hóa học là khâu vận dụng các kiến thức lý thuyết trong những điều kiện nhất
định. Tùy theo mức độ và loại bài tập mà điều kiện đó có thể giống hoặc khác ít nhiều, với điều
kiện khi học sinh lĩnh hội kiến thức. Do đó, thông qua
12
giải bài tập hóa học, một mặt đánh giá đƣợc mức độ nắm vững và kỹ năng vận dụng kiến thức
của học sinh; mặt khác có tác dụng làm chính xác các kiến thức các em đã tiếp thu, rèn tƣ duy
cho các em.
Nhiều yếu tố ( nhƣ tƣ duy chính xác, khái quát, linh hoạt, sáng tạo, phong cách khoa học
trong làm việc...) bộc lộ khá rõ ràng và đầy đủ trong bài làm của các em, ta có thể căn cứ vào đó
mà tìm biện pháp tác động thích hợp, phát huy những yếu tố mạnh, khắc phục dần những yếu tố
còn yếu để đạt tới chất lƣợng toàn diện.
Đối với việc phát triển năng lực, trí thức có vai trò nhất định. Tâm lý học đã nêu “ Muốn
phát triển năng lực con ngƣời cần phải năm vững và sau đó vận dụng một cách sáng tạo nhƣng
tri thức, kỹ năng kỹ xảo đã đƣợc hình thành trong quá trình thực tiễn trong lịch sử. Tri thức và kỹ
năng rất cần thiết đố với việc hình thành năng lực” [6 trang 75].
Học sinh sẽ gặp phải những khó khăn, trở ngại lớn trong việc phát triển năng lực, nếu
thiếu những tri thức chính xác, những kỹ năng kỹ xảo cần thiết. Ngƣợc lại, khi đã nắm đƣợc
chính xác một hệ thống kiến thức thì đồng thời cũng đã có đƣợc một hệ thống các thao tác trí tuệ
(phân tích, tổng hợp, khái quát...) làm cơ sở cho phát triển năng lực.
Tuy nhiên, năng lực, tri thức và kỹ năng có sự khác biệt căn bản. Còn thiếu những kinh
nghiệm thực tế thì một ngƣời có năng lực, ngƣời đó sẽ nhanh chóng nắm đƣợc những kỹ năng kỹ
xảo cần thiết.Trái lại, với cùng một kiến thức và kỹ năng nhƣ nhau nhƣng ở những ngƣời có
năng lực khác nhau thì ý nghĩa cũng sẽ khác nhau. Chẳng hạn, bài làm của hai học sinh năng lực
khác nhau, dù kết quả nhƣ nhau cũng không thể đánh giá bằng nhau đƣợc.Với em học sinh yếu,
bài làm đó xem nhƣ đã đạt kết quả khá, đáng khích lệ; Nhƣng
13
với em học sinh có năng lực (khá, giỏi) thì có thể vẫn còn nhiều sai sót.
Nhƣ vậy, năng lực là những thuộc tính tâm lý tùy thuộc vào tri trức, kỹ năng kỹ xảo,
nhƣng không thể quy kết hoàn toàn tri thức kỹ năng kỹ xảo. Năng lực là những thuộc tính tƣơng
đối ổn định, tƣơng đối cơ bản của cá nhân [6 trang 77]
Năng lực đƣợc hình thành và phát triển thông qua việc nắm vững tri thức và kỹ năng.
Nhƣng tốc độ và sự khó dễ của việc nắm vững tri thức và kỹ năng cũng dựa vào sự phát triển của
bản thân năng lực [6 trang 78]
Tri thức kinh nghiệm còn có quan hệ mật thiết với tƣ duy, đặc biệt là tƣ duy lý luận, là “
khiểu tƣ duy mà các hoạt động tƣ duy hƣớng vào phát hiện bản chất của đối tƣợng những quy
luật chi phối sự phát triển của nó “ [12]. Quan hệ đó biểu hiện ở chỗ “ Trên cơ sở phát hiện một
cachs sâu sắc bản chất những mối liên hệ và quan hệ của đối tƣợng học tập đã cho, trên cơ sở
làm chủ phƣơng pháp hoạt động trí tuệ, tƣ duy lý luận tạo điều kiện chuyển xa hơn và chắc hơn
những trí thức đã tiếp thu vào những yêu cầu và hoàn cảnh có vấn đề mới” [12 trang 53 - 54].
Nhƣ vậy tƣ duy lý luận có ý nghĩa rất lớn trong mục tiêu đào tạo những con ngƣời có
năng lực lao động khoa học và sáng tạo.
Giải bài tập hóa học là quá trình thực hiện hành động trí tuệ. Theo nhà tâm lý học Xô
Viết P.A. Ganpêrin thì quá trình thực hiện một hành động trí tuệ phải trải qua ba ?? cơ bản (còn
gọi là ba pha).
- Pha định hƣớng: gồm những phƣơng hƣớng về mục đích, nội dung và dự kiến phƣơng
pháp thực hiện hành động. Nhƣng phƣơng hƣớng đó là cơ sở định hƣớng, đó là một hệ thống
khái quát những chỉ dẫn đầy đủ về nội dung, mục đích nguyên nhân và mô hình bên trong của
hành động. Cụ thể đó là một sự hình dung: phải làm gì? làm nhƣ thế nào và tại sao lại phải làm
nhƣ thế ?
14
- Pha hành động : Thực hiện các phƣơng hƣớng đã về ra bằng lời giải. Ở pha này, ngƣời
thực hiện hành động phải vận dụng tổng hợp các kỹ năng kỹ xảo để giải quyết cụ thể vấn đề ra.
Cơ sở định hƣớng có tác dụng chỉ phƣơng hƣớng và điều khiển hành động.
- Pha kiểm tra : Ngƣời thực hiện hành động xem xét sự thống nhất giữa cái cụ thể đã thực
hiện với cái khái quát, trừu tƣợng đã đề ra ở sự định hƣớng. Nếu sự thống nhất đó không đảm
bảo thì phải tiến hành kiểm tra lại sự thực hiện, hoặc điều chỉnh sự định hƣớng ban đầu.
Tuân theo nghiêm túc các bƣớc đi này là điều kiện quan trọng và cần thiết đảm bảo giải
quyết đúng đắn và có hiệu quả nhiệm vụ đặt ra. Điều đó phụ thuộc vào một số phẩm chất tƣ duy
của học sinh; nhƣng đồng thời, thực hiện có kết quả cao một hành động trí tuệ cũng có tác dụng
bồi dƣỡng những phẩm chất tƣ duy ấy.
Trong khóa luận tốt nghiệp sau đại học khoa II, bảo vệ năm 1979 đ/c Nguyễn Thanh Bình
đã nghiên cứu và đi đến kết luận một số phẩm chất tƣ duy của học sinh có thể rèn luyện thông
qua giải bài tập hóa học. Gồm:
1. Tƣ duy có chiều sâu : đó là năng lực tƣ duy lý luận diễn ra trên cơ sở phân tích, tổng
hợp gắn liền với khái quát hóa. Là kỹ năng đi sâu vào bản chất của sự vật; Chính vì thế mà phẩm
chất tƣ duy này giúp học sinh tìm ra đƣợc nguyên nhân gần, xa của sự vật, thấy đƣợc cơ sở của
những nguyên nhân đó; Thấy đƣợc ý nghĩa của sự vật và nhìn trƣợc đƣợc diễn biến, hậu quả gần,
xa của nó.
2. Tƣ duy mềm dẻo linh hoạt : Là một biểu hiện của tƣ duy lý luận về “ Năng lực đảo
ngƣợc dòng tƣ tƣởng trong quá trình tƣ duy” [12 trang 55] và “ Năng lực tự chọn phƣơng thức
giải quyết vấn đề một cách logic, nhanh gọn và sáng tạo” [13 trang ??]
Thực chất của phẩm chất tƣ duy này chính là “ kỹ năng thay đổi giải pháp, dự kiến cho
thích hợp với hoàn cảnh” [14 trang 176]
3. Tƣ duy độc lâp : Thể hiện ở khả năng nắm vững phƣơng pháp.
15
hoạt động trí tuệ. Luôn có ý thức và khả năng kiểm tra, phê phán quá trình tƣ duy; Thận trọng lật
đi lật lại vấn đề đồng thời biết bảo vệ chân lý khoa học.Có tƣ duy độc lập là có “ kỹ năng tự
minh thấy đƣợc vấn đề, tự mình tìm ra con đƣờng mới để nhận thức hiện thực” [14 trang 176]
4. Tính nhất quán trong tƣ duy:
Phẩm chất này biểu hiện chủ yếu ở kỹ năng tuân theo một trình tự logic nghiêm túc khi tƣ
duy, giải quyết vấn đề dựa trên những nguyên tắc nhất định, phù hợp chặt chẽ với nhau, tiến triển
theo một hƣớng nhất định tới giải pháp.
5. Tƣ duy có bề rộng: Bao hàm sự thống nhất giữa cái chung, rộng, bản chất với cái riêng, cụ thể
và thực chất nó đƣợc xây dựng trên cơ sở mối quan hệ giữa các năng lực,khái quát hóa, trừu
tƣợng hóa với cụ thể hóa của tƣ duy. Bởi vì, “ Bề rộng của trí tuệ là kỹ năng bao quát một phạm
vi rất rộng rãi của thực tiễn, của tri thức, nhờ đó mà tƣ duy đƣợc sáng tạo trên nhiều lĩnh vực để
hỗ trợ cho việc giải quyết một vấn đề, những mội liên hệ mật thiết giữa vấn đề này với những
vấn đề khác, nắm đƣợc những vấn đề tổng quát, bản chất” [14 trang 176].
Tác giả còn cho thấy các phẩm chất tƣ duy này có quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung
cho nhau trong quá trình hoạt động . Việc giải một bài tập hóa học là sự phối hợp nhuần nhuyễn
tất cả các phẩm chất tƣ duy đó. Đồng thời thông qua bài tập hóa học cũng rèn luyện đƣợc tất cả
những phẩm chất ấy.
Trên cơ sở của sự nghiên cứu năng lực giải bài tập hóa học ở trƣờng phổ thông hiện nay
của một số học sinh giỏi( lớp năng khiếu toán và một số học sinh giỏi ở phổ thông), đối chiếu
với các học sinh bình thƣờng khác, kết hợp với sự phân tích các kết quả điều tra cơ bản của các
khóa luận khác chúng tôi phân chia một số yếu tố cơ bản tạo ra năng lực giải bài tập hóa học của
học sinh phổ thông hiện nay.
16
bao gồm:
1. Năng lực tƣ duy chính xác và khái quát cao
2. Năng lục tƣ duy linh hoạt và sáng tạo
3. Hứng thú nhận thức lòng tin
4. Phong cách làm việc khoa học
Chúng tôi tiến hành phân tích năng lực giải bài tập hóa học của học sinh phổ
thông hiện nay theo các yêu tố trên. Nội dung cụ thể trình bày ở phần sau.
17
C. TÌM HIỂU CẤU TRÚC NĂNG LỰC GIẢI BÀI TẬP CỦA HỌC SINH CẤP
III
Trong lý luận dạy học hóa học, bài tập hóa học đƣợc chia thành bốn loại:
-Bài tập lý thuyết
- Bài tập thực nghiệm ( thực hành)
- Bài tập định lƣợng ( toán hóa học)
- Bài tập tổng hợp
Tùy theo cấu trúc nội dung mà bài tập thuộc mỗi loại trên có những yêu cầu nhất định đối
với học sinh về kiến thức và năng lực vận dụng kiến thức, Có bài tập chỉ cần thuộc bài, tái hiện
lại những kiến thức nhƣ bài học là giải đƣợc. Nhƣng có những bài khi giải đòi hỏi học sinh phải
có sự gia công nhất định những kiến thức trong bài học cho phù hợp với điều kiện mới của bài
tập. Sự vận dụng máy móc các kiến thức đã học trong trƣờng hợp này không thể giải quyết đƣợc
nhiệm vụ bài tập đề ra. Với những bài tập nhƣ vậy, thuộc lòng kiến thức chƣa đủ, phải hiểu kiến
thức một cách chính xác đúng bản chất và có trình độ khái quát cao... Song, có lẽ một yếu tố rất
cơ bản đảm bảo cho việc giải quyết các kết quả các bài tập là sự ý thức đúng yêu cầu của bài, xác
định đúng và đầy đủ những kiến thức và kỹ năng cần cho việc giải bài tập đó. Điều này phụ
thuộc nhiều yếu tố, bao gồm những yếu tố về tƣ duy, về kỹ năng cần cho việc giải bài tập đó.
Điều này phụ thuộc nhiều yếu tố, bao gồm về tƣ duy, về kỹ năng, về nhân cách. Hay nói tắt là
phụ thuộc vào năng lực của học sinh.
Các yếu tố tƣ duy, kỹ năng, nhân cách của mỗi học sinh không giống nhau do đó chất
lƣợng giải bài tập của các em cũng khác nhau. Sự khác biệt đó có thể quy về: do không ngang
bằng nhau về năng lực tƣ duy chính xác, khái quát cao. Năng lực suy nghĩ linh hoạt và sáng tạo,
về một số hiểu biết của nhân cách nhƣ hứng thú, phong cách khoa học...
Chúng ta hãy xem xét vấn đề này qua chất lƣợng giải bài tập của các em.
18
I. Năng lực tư duy chính xác và khái quát cao.
Biểu hiện của năng lực tƣ duy chính xác là tính nhất quán, không có mâu thuẫn trong quá
trình tƣ duy; Là sự nhạy bén phát hiện một cách tinh vi những sự khác biệt nhỏ của đối tƣợng
này với đối với tƣợng khác; Sự phân biệt này không bị che lấp ở bất kỳ tình huống nào.
Tính khái quát cao của năng lực là khả năng phát hiện đƣợc nét chung, bản chất của một
vấn đề trong nhiều đối tƣợng, nhờ đó mà đƣa đƣợc vấn đề đó về một kiểu loại hay một dạng
nhất định, xác đinh đƣợc phƣơng pháp giải quyết loại hay dạng vẫn đề đó.
Nhƣ vậy, hai đặc điểm chính xác và khái quát có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau, liên quan mật
thiết với nhau. Và đều là cơ sở nền móng để nắm vững kiến thức.
Năm vững kiến thức có bản là nắm cái then chốt để suy nghĩ, vận dụng. Hiểu sâu sắc, đầy
đủ bản chất của mỗi kiến thức là điều kiện cần thiết để vận dụng đúng đắn những kiến thức đó
trong những tình huống khác nhau, không đặt ra những mâu thuẫn trong tiến trình suy nghĩ giải
bài. Bên cạnh đó, khả năng thể hiện tốt các thao tác tƣ duy nhƣ phân tích tổng hợp, so sánh đối
chiếu,trừu tƣợng hóa ,khái quát hóa... cũng là những điều kiện giúp cho việc phát hiện bản chất
vấn đề, nhìn vấn đề ở thể khái quát trọn vẹn.
Với những ý nghĩa nhƣ vậy, tôi tiến hành phân tích bài làm của học sinh theo khía cạnh
của tƣ duy chính xác và tính khái quát của tƣ duy.
Bài tập 1:
Câu 1: Viết các phƣơng trình phản ứng biểu diễn bằng biểu hóa sau:
N2 NH3 NO NO2 HNO3
Câu 2: Nhận xét hai cách làm khô NH3 sau xem các nào đúng
19
Phân tích:
Câu 1: Các phƣơng trình phản ứng:
N2 + 3 H2 = (t0
xt) 2 NH3 (1)
4 NH3 +5 O2 = (t0
xt) 4NO + 6 H2O (2)
2 NO + O2 = 2 NO2 (3)
3 NO2 + H2O = 2HNO3 + NO (4)
Câu 2: Hai điều kiện đảm bảo đối với chất dùng để làm khô NH3 là :
a. Có tác dụng hút nƣớc
b. Không tác dụng với NH3
Đối chiếu 2 trƣờng hợp làm khô trên với các điều kiện này thấy:
H2SO4 đặc chỉ có đk (a) không dùng đƣợc
NaOH rắn có cả a,b các (b) đúng
Với biểu điểm:
Câu 1: Mỗi phƣơng trình 2,5 điểm. Thiếu hay sai điều kiện hệ số đều bị trừ ½ số điểm.
Câu 2: - Trả lời có lý giải đƣợc : cách (b) đúng , (a) sai: 10 điểm
- Chỉ nói (b) đúng nhƣng không nhận xét (a) : 5 điểm
- Lý giải đƣợc (a) sai nhƣng cho cả (b) cũng sai : 5 điểm
- Cho rằng cả 2 cách đều đúng hoặc khôn g làm đƣợc: 0 điểm
Kết quả của học sinh lớp 9 và 10 tỉnh Thái Bình:
Điểm
Câu 1 Câu 2
Lớp 9 Lớp 9 Lớp 10
Tỉ lệ % Tỉ lệ % Tỉ lệ %
10 5/20 25 3/20 15 2/30 6
5 4/20 20 2/20 10 15/36 36
0 0 0 15/20 75 21/36 58
Câu 1 là một bài tập kiểm tra việc học bài của học sinh. Thuộc bài toán tái hiện lại là làm
đƣợc. Đa số học sinh giải đƣợc bài này, sai sót chủ yếu chỉ là cân bằng hai phƣơng trình (2). Chỉ
có 3 học sinh( chiếm 15%) đạt đƣợc dƣới điểm 5
Câu 2 học sinh phải suy nghĩ theo tiến trình:
- Xác định yêu cầu của đề tài là làm khô NH3 do đó khái quát những điều kiện càn thiết
của chất dùng đê làm khô:
20
phải hút nƣớc và phải không tác dụng với chất cần làm khô ( đi từ cụ thể khái quát).
- Nhớ lại toàn bộ các tính chất của NH3, phân tích trong số các tính chất đó để làm nổi lên
tính chất đặc trƣng cảu NH3 là có tính ba giơ (từ cụ thể khái quát ).
- So sanh những điều đã khái quát với 2 phƣơng pháp làm khô (A), (B) để kết luận (từ
khái quát cụ thể khái quát)
Cũng là hỏi về tính chất hóa học của một chất nhƣng cách ra bài tập nhƣ câu 2 đòi hỏi
học sinh phải suy nghĩ sâu hơn.
Nhƣợc điểm chủ yếu các em mắc phải khi giải bài nàu là không đi từ một sự khái quát
đầy đủ để nhìn các trƣờng hợp cụ thể mà đi từ một trƣờng hợp cụ thể này đến một trƣờng hợp cụ
thể khác do đo kết luận hoặc không đầy đủ, hoặc thiếu chính xác... Nhƣ một số em đã giải:
NaOH rắn hút nƣớc do NH3 mang theo, bị chảy rữa ra thành dung dịch và NH3 dễ tan nên đã hòa
tan vào dung dịch này, kết quả là không thu đƣợc NH3 nữa nên cách (B) sai.
Nhƣợc điểm này ít thấy trong tƣ duy của các em học sinh chuyên toán. Sau khi đọc đầu
bài, hầu nhƣ tất cả (6/7) các em đều nêu ngay phải chọn một chất hút nƣớc mà lại không tác
dụng với chất cần làm khô. Thế thì phƣơng pháp (B) đúng vì NaOH rắn có 2 điều kiện trên,
H2SO4 đặc tác dụng với NH3 nên không đƣợc, cách (A) sai.
Có thể do các em chuyên toán đƣợc làm nhiều dạng bài tập nên đã gặp và làm dạng bài
tập này rồi.Nhƣng căn bản có lẽ do các em biết và có thói quen tƣ duy khái quát.
Bài tập 2:
Thả 0,56 gam CaO vào một bình nƣớc.Sau khi phản ứng xong dẫn luồng khí CO2 vào
bình đó, thu đƣợc 0,5 gam chất kết tủa.Tính số gam CO2 đã dùng để sinh ra lƣợng kết tủa trên.
Phân tích: - Phƣơng phản ứng:
CaO +H2O = Ca(OH)2 (1)
- Dẫn CO2 vào bình có phản ứng:
Ca(OH)2 + CO2 = CaCO3+ H2O (2)
Nếu dƣ CO2 : CaCO3 + CO2 +H2O = Ca(HCO3)2
21
Nhƣ vậy lƣợng kết tủa thu đƣợc có thể chỉ do phản ứng (2) nhƣng cũng có thể là lƣợng CaCO3
còn lại chƣa bị hòa tan bằng phản ứng (3) . Vậy có 2 trƣờng hợp:
Trƣờng hợp 1: Không dƣ CO2, lƣợng kết tủa tạo ra tính theo phƣơng trình phản ứng (2) :
Số ptg CO2 = Số ptg CaCO3 =
mCO2 = 5 10-3
44 = 0,22 gam.
Trƣờng hợp 2: Dƣ CO2 , có phản ứng (3): Tổng khối lƣợng CO2 đã dùng = khối lƣợng
CO2 trong (2) và (3)
Trong phản ứng (2) : Số ptg CO2 = số ptg Ca(OH)2 = Số ptg CaO = = 0,01 ptg
CaCO3 tạo thành ở (2) là 0,01 100 = 1g.
Lƣợng kết tủa thu đƣợc chỉ là 0,5g chứng tỏ đã có 0,5g (0,005 ptg) CaCO3 bị hòa tan theo
(3) có 0,005 ptg CO2 đã tham gia trong phản ứng này
mCO2 = 0,01 + 0,005 = 0,015 ptg, ứng với 0,66 g
Nơi điều tra
Kết quả
10. ch. toán 10A.C.3 Việt ba - HN
Tỉ lệ % Tỉ lệ %
Làm đƣợc trƣờng hợp1 2/7 28,5 8/16 50
Làm đƣợc hai trƣờng hợp 5/7 71,5 0 0
Không làm đƣợc 0 0 8/16 50
Xuất phát suy nghĩ từ quan hệ giữa CO2 và Ca(OH)2 nên ?? những em giỏi ( chuyên toán)
đã nhìn thấy hai trƣờng hợp của bài toán. Một số em chuyên toán bắt tay vào giải cụ thể thấy kết
quả tìm ra rất đúng với tỉ lệ khối lƣợng theo phƣơng trình phản ứng và nhƣ thế có thể xem lƣợng
CaO cho ban đầu là không cần thiết, nhƣng không nghĩ chính xác mà trong nhiều bài tập học
sinh hay bị đánh lạc hƣớng bởi những yếu tố ngẫu nhiên.
Bài tập 3: [15 trang 36]
Hãy viết các phƣơng trình các phản ứng có thể có sau:
MgCO3 + HCl Ca(NO3)2 + Na2CO3 CaCO3 + NaOH
CuCl2 + HNO3 BaSO4 + CuCl2 BaCl2 + NaOH
BaSO4 + HCl AlCl3 + Fe(SO4)3 FeCl3 + NaOH
22
Na2O + H2O dd CuCl2 + Na Cu + HCl
CuO + H2O dd PbCl2 + Zn Hg + Hg
CuO + H2O NH4HSO4 + NaOH Cu + H2SO4
Phân tích: Trong bài tập này, bên cạnh những phản ứng thực hiện đƣợc hoàn toàn, còn có những
phản ứng không thể xảy ra hoặc thực hiện không hoàn toàn. Những trƣờng hợp học sinh có thể
mắc sai lầm này lại đặt xen kẽ sau một số trƣờng hợp đúng, nếu không có sự phân tích tỉ mỉ, tinh
vi thì rất dễ bọ các trƣờng hợp đúng đó lôi cuốn theo.
Kết quả điều tra của đ/c Bình về những biểu hiện sai lầm của học sinh nhƣ sau:
Nơi điều tra
Kết quả
10A + 10G C.3 Lê Quý Đôn
Tỉ lệ %
Cu + H2O = Cu(OH)2 10/22 48,2
2Na +dd CuCl2 = 2NaCl +Cu 10/22 48,2
Cu không t.d với H2SO4 đặc nóng 7/22 31,0
CaCO3 +2 NaOH = Ca(OH)2 + Na2 CO3 28/39 71,8
BaSO4 + CuCl2 = BaCl2 + CuSO4 24/39 61,5
Những sai lầm mà học sinh mắc phải bộc lộ tính thiếu chính xác trong kiến thức của các em đang
rất trầm trọng. Điều này ta còn thấy thông qua giải nhiều bài toán hóa khác.
Bài tập 4:
Để thủy phân hoàn toàn 36 gam hỗn hợp 2 este axêtat êtyl và axêtat phenyl, đã dùng hết
250 ml dung dịch NaOH 2M. Xác định thành phần của hỗn hợp.
Phân tích:
Phƣơng trình phản ứng xảy ra:
CH3COOC2H5 + NaOH CH3COONa +C2H5OH (1)
CH3COOC6H5 + NaOH CH3COONa + C6H5OH (2)
C6H5OH + NaOH C6H5ONa + H2O
CH3COOC6H5 +2 NaOH CH3COONa +C6H5ONa +H2O (4)
Số ptg NaOH đã dùng : = 0,5 ptg
23
Gọi số ptg CH3COOC6H5 và CH3COOC6H5 trong hỗn hợp là x và y.
Ta tính đƣợc số ptg NaOH đã tham gia trong phản ứng (1) và (4) là x +2y . Theo đầu bài,
lập đƣợc hệ phƣơng trình
{
Giải hệ phƣơng trình trên tìm đƣợc x = 0,1 ; y = 0,2. Vậy hỗn hợp có thành phần gồm 0,1
ptg CH3COOC6H5 và 0,2 ptg CH3COOC6H5.
Do suy luận máy móc từ khái quát (este thủy phân trong dung dịch kiềm cho muối và
rƣợu) đến cụ thể ( phản ứng (1) và (2) ), không phân tích kỹ đặc điểm của từng chất tạo ra nên
một số học sinh có thể không phát hiện ra phản ứng (3) và nhƣ thế hệ phƣơng trình lập đƣợc sẽ
là:
{
Giải ra y = - < 0 Vô nghĩa.
Bài tập này nhằm điều tra năng lực tƣ duy chính xác của học sinh, xem các em có phát
hiện ra tính axit của phê nol trong phản ứng thủy phân este của nó không. Trong bài này, tính
chất ấy dễ bị lãng quên vì nó bị che lấp bởi sản phẩm của phản ứng thủy phân axêtatêtyl là
C2H5OH. Học sinh sẽ trên cơ sở phƣơng trình (1) mà viết phƣơng trình (2), bỏ qua phƣơng trình
(3).
Nơi điều tra
Kết quả
10.C3 Tiên Lãng 10.C.3 Lý học
Tỉ lệ % Tỉ lệ %
Làm đúng 4/20 20 2/12 16,7
Giải ra nghiệm âm 14/20 70 8/12 66,6
Hạn chế về năng lực tƣ duy chính xác của học sinh trong bài này biểu hiện ở chỗ thiếu kỹ
năng phân tích kỹ và so sánh sâu sắc dễ bị những ấn tƣợng quen thuộc chi phối trong tiến trình
suy nghĩ : Khái niệm thủy phân este đã lấn át tính chất của phê nol
24
Trong năng lực tƣ duy chính xác và khái quát cao, hai thao tác tƣ duy là phân tích và so
sánh luôn sử dụng và yêu cầu ở mức độ cao. Có thể phân tích ý nghĩa vấn đề này qua loại bài tập
trắc nghiệm.
Bài tập 5:
Câu A: Tỷ khối giữa hai chất khí là:
a) Tỷ lệ về khối lƣợng phân tử gam của hai chất khí
b) Tỷ lệ khối lƣợng của 1 lít hai chất khí ở cùng đ.k
c) Tỷ lệ về số phân tử của cùng một thể tích hai chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn
d) Tỷ lệ khối lƣợng phân tử của hai chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn.
e) Tỷ lệ khối lƣợng của cùng một thể tích hai chất khí đo ở cùng điều kiện.
1. Hãy chọn câu trả lời đúng nhất.
2. Diễn đạt nội dung khái niệm bằng một ví dụ cụ thể.
Câu B: Lập công thức của một hydro cacbon, biết rằng ở điều kiện bên ngoài nhƣ nhau thì 2
lít chất này có khối lƣợng đúng bằng khối lƣợng của 16 lít hydro
Phân tích:
Câu A:
1) ĐKTC chỉ là một trƣờng hợp cụ thể, hay dung. Nhƣng định luật Avôgadrô cũng nhƣ
khái niệm tỉ khối là tổng quát chung cho tất cả mọi điều kiện, miễn rằng các chất khí khi áp dụng
định luật hay khái niệm này phai đo ở cùng điều kiện. Bởi vậy chọn câu (e) đúng nhât.
2) Thí dụ: d CO/H2 = 14 có nghĩa là : ở điều kiện nhƣ nhau về t0
, p, một thể tích CO nặng
gấp 14 lần một thể tích H2
Câu B: Cùng một thể tích (2 lít) thì Hydro cacbon nặng gấp 8 lần hydro :
dexHy/H2 = 8 phân tử lƣợng của CxHy là M = 2 8 = 16.
mà ptl CxHy = 12x + y , x,y > 0, nguyên
suy ra 0 < x < x = 1 và y = 4 CH4
Cũng có thể lập luận : phân tử hydro cacbon phải chứa một số nguyên các nguyên tử
cacbon. Nhƣng nguyên tử lƣợng của C = 12 mà phân tử lƣợng của hợp chất M = 16. Vậy chỉ có
25
Thể là CH4
Nơi điều tra
Kết quả
C.3 Tiên lãng H.S đã T.N.10
Tỉ lệ % Tỉ lệ %
Đúng cả 2 bài A và B 4/18 22,2 1/8 12,5
Đúng câu A, không làm đƣợc B 2/18 11,1 1/8 12,5
Sai câu (A), đúng câu (B) 4/18 22,2 1/8 12,5
Làm câu A. Các em phải lựa chọn trong số nhiều đáp án lấy một đáp án đúng nhất. Lúc
này những thao tác tƣ duy nhƣ so sánh, phân tích phải hoạt động tích cực, để làm toát lên nọi
dung cơ bản của từng đáp án, trên cơ sở đó chọn đáp án phù hợp với khái niệm nhất. Ảnh hƣởng
của tƣ duy : cụ thể cụ thể đã làm nhiều em chọn câu (d) hoặc (b) là câu trả lời đúng nhất
Câu B về n ội dung chỉ là ứng dụng khái niệm tỉ khối vào một trƣờng hợp cụ thể tính đại
lƣợng phần trở lƣợng của chất khí, thực chất chỉ rộng hơn ý thứ 2 của câu A một chút. Dù có
chọn (d) hay (b) để trả lời ( trong câu A) thì cũng vẫn có thể làm đƣợc câu này.
Bài tập này xả ra có tác dụng điều tra không chỉ về tƣ duy chính xác mà còn cả về tƣ duy
khái quát. Tiến trình suy nghĩ của học sinh để giải đúng đắn bài tập phải là:
Từ cụ thể ( các ứng dụng về tỉ khối đã học) khái quát ( Khái niệm tỉ khối ) cụ thể (
câu B và ý 2 của câu A).
Kết quả trên phản ánh chất lƣợng năng lực này của học sinh phổ thông chúng ta còn thấp.
Điều này còn thấy ngay ở cả nhiều sinh viên đại học. Chúng ta hãy phân tích kết quả bài thi bộ
môn phƣơng pháp giảng dạy của sinh viên Hóa 4 năm 1980.
Bài tập 6.
Hòa tan hoàn toàn 2,29 gam hợp kim thí nghiệm của bari và natri vào nƣớc đƣợc một
dung dịch A và 672 ml khí H2 (ở đktc). Ngƣời ta nhỏ dần dần vào dung dịch A, dung dịch FeCl3
tới dƣ. Gạn dần dần kết tủa, rửa sạch nhiều lần , đun nóng từ từ tới khi đƣợc một chất rắn có khối
lƣợng khổng đổi
1) Tính lƣợng chất răn trên:
2) Em học sinh nói: bài toán thừa một dữ kiện ( số liệu), là đúng hay sai.
26
Phân tích:
Các phƣơng trình phản ứng
Ba +2 H2O = Ba(OH)2 + H2 (1)
2 Na +2 H2O = 2 NaOH + H2 (2)
2 FeCl3 + 3 Ba(OH)2 = 3 BaCl2 + 2 Fe(OH)3 (3)
FeCl3 + 3 NaOH = 3 NaCl + Fe(OH)3 (4)
2 Fe(OH)3 = (t0
) Fe2O3 + 3 H20 (5)
Chất rắn thu đƣợc chính là Fe2O3
Cách 1:
- Lƣơng Fe2O3 tính đƣợc thông qua lƣợng Fe(OH)3.
- Sự tạo thành Fe(OH)3 có thể biểu diễn gọn :Fe3+
+ 3 = Fe(OH)3 . Nhƣ vậy có thể tính
đƣợc lƣợng Fe(OH)3 thông qua lƣợng ion
- Khi cho hợp kim vào nƣớc, các kim loại Ba, Na đã khử ion H+
của nƣớc và do đó dung dịch
(A) chứa ion nên mang tính kiềm. Lƣợng ion liên quan với H2 theo hệ thức:
số ion = 2 số ptg H2
dung dịch FeCl3 sẽ làm kết tủa hết các ion này và:
số phân tử Fe(OH)3 = số ion g = số phân tử H2 = 2 số ptg Fe2O3
Số phân tử F2O3 số phân tử H2 = = 0,01 ptg
mFe2O3 = 160 0,01 = 1,6 gam
Cách 2:
Gọi số nguyên tử Ba và Na trong hợp kim là x và y
Tổng số phân tử H2 thoát ra khi hòa tan hoàn toàn hợp kim là x + y ( * )
Theo đầu bài lập đƣợc hệ phƣơng trình:
{ {
Giả ra đƣợc x = 0,01 ; y = 0,04.
Kết hợp (1) – (3); (2) – (4) ta có số phân tử Fe(OH)3 = x +
Từ 5 Số ptg Fe2O3 = [ x + ] ( ** )
Thay x = 0,01, y = 0,04
Số ptg Fe2O3 = 0,01 và mFe2O3 = 1,6 g.
27
Cách 3:
Có thể kết hợp ( * ) và ( ** ) sẽ có:
Số ptg Fe2O3 = số ptg H2 = 0,01 ptg
mFe2O3= 160 0,01 = 1,6 g
Nhƣ vậy, đại lƣợng 2,29 g hợp kim không cần đến, nó là đại lƣợng thừa Em học sinh
đã nhận xét dúng.
Giải theo cách (1) và (3) đều dễ nhận ra đặc điểm này.Cách 1 giải thông minh. Nó là kết
quả của khả năng biết nhìn toàn bài để phát hiện điểm mấu chốt, tập trung suy nghĩ vào đó giải
quyết. Tƣ duy trong trƣờng hợp này đã thoát ra khỏi các phƣơng trình phản ứng cụ thể để nhìn
thấy thực chất việc tạo ra Fe(OH)3 Fe2O3.Đó là tƣ duy có tính khái quát
Ngƣợc lại nếu cứ suy từ phƣơng pháp giải một bài toán hỗn hợp để giải bài toán này ( cụ
thể cụ thể ) thì sẽ chỉ giải theo cách 2
Cách 3 chỉ là một thủ thuật toán, biết sử dụng mối liên quan giữa các biểu thức để tiết
kiệm quá trình tính toán cụ thể
Kết quả của S.V.Hóa 4 – năm 1980 Tỉ lệ %
Câu 1: Đúng theo các 1 8/48 16,6
- - 2 33/48 67
- - 3 1/48 2,1
Câu 2 : Trả lời đúng 13/48 27
Do tác dụng gợi ý của câu hỏi 2 mà có một sinh viên đi tim thêm đƣợc cách giải 1.
Những bài toán hóa với dữ liệu bằng chữ có nhiều ý nghĩa đặc biệt :
- Rèn tƣ duy khái quát, một trong những năng lực còn yếu trong đa số học sinh
hiện nay.
- Khi giải, học sinh không thể rập khuôn theo dạn bài tập cho bằng số tƣơng tự
mà phải suy luận theo bản chất của vấn đề hơn.
- Giải đƣợc bài toán bằng chữ sẽ đảm bảo hoàn thành đƣợc hàng loạt bài toán
khác tƣơng tự.
28
Bởi lẽ đó, chúng tôi đã dùng bài tập cho dữ liệu chữ để điều tra năng lực tƣ duy khái quát
của học sinh.
Bài tập 7:
Trộn A (ml) dung dịch HCl nồng độ a%, khối lƣợng riêng d1 với B (ml) dung dịch cũng
axit đó, nồng độ b (ptg/lít), khối lƣợng riêng d2, thu đƣợc một dung dịch mới có khối lƣợng
riêng d3. Xác dịnh nồng độ % và nồng độ phân tử của dung dịch này.
Phân tích:
Lƣợng HCl có trong A(ml) dung dịch thứ nhất là
m1 = (g), tƣơng ứng với số ptg HCl = ptg
Lƣợng HCl có trong B (ml) dung dịch thứ hai là : (ptg)
tƣơng ứng với m2 = (g)
Thể tích dung dịch mới là (A + B) ml.
Khối lƣợng dung dịch mới là md2 = (A + B) d3 hay = d1A + d2B
Vậy nồng đọ của dung dịch :
CM = (ptg/l)
C% = hay C% =
Bài toán cho thừa 1 dữ liệu tỉ khối d2 hoặc d3. Đại lƣợng thừa này dễ dàng nhận ra nếu
giải đúng.
Nơi điều tra
Kết quả
10.ch toán 9.C.3 Cầu xe
Tỉ lệ % Tỉ lệ %
Không làm đƣợc 0 0 16/18 88,9
Làm đúng 7/7 100 2/18 11,1
Kết quả cho thấy khả năng tƣ duy khái quát của các em học sinh giỏi tốt hơn nhiều so
với đa số học sinh phổ thông khác.
Cũng với ý nghĩa nhƣ trên, đồng thời muốn xem có dúng những học sinh trung bình và
yếu luôn tƣ duy theo trình tự từ cụ thể đến khái quát, từ cụ thể đến cụ thể không chúng tôi tiến
hành cho học sinh làm đồng thời hai bài tập : một khái quát, một cụ thể
29
đặt bài khái quát lên trƣớc bài cụ thể.
Bài tập 8:
Có a (gam) một kim loại có nguyên tử lƣợng A hóa trị n, tác dụng với dung dịch HCl dƣ
thu đƣợc b gam khí H2. Xác định nguyên tử lƣợng của kim loại theo a,b,n.
Bài tập 9:
Cho 3 gam kim loại hóa trị II tác dụng với dung dịch HCl dƣ, sinh ra 0,25 gam khí H2.
Xác dịnh kim loại.
Phân tích:
Bài khái quát:
Kí hiệu kim loại là Me, phƣơng trình phản ứng:
2 Me+ 2nHCl = 2MeCln + n H2
2 A(g) 2n (g)
a(g) b ( g)
Vậy A = n
Bài cụ thể
Thay giá trị a = 3 ; b = 0,25 ; n = 2 vào biểu thức trên , tính đƣợc A = 24. Kết luận, kim loại đó
là Mg.
Nơi điều tra
Kết quả
10.ch.toán 9 – C.3 Kim liên
Tỉ lệ % Tỉ lệ %
Làm bài khái quát trƣớc 11/11 100 0/19 0
Làm đúng bài cụ thể 11/11 100 19/19 100
Làm đúng bài khái quát 11/11 100 10/19 52,6
Qua kết quả điều ta, kết hợp với xem vở bài tập của một số học sinh lớp 9,10 chuyên toán
và phổ thông có thể nhận xét sơ bộ nhƣ sau
- Những học sinh giỏi, năng lực tƣ duy chính xác và khái quát cao phát triển. Các em có
kỹ năng và thói quen phân tích sâu sắc, đầy đủ và so sánh tinh vi và sự vật hiện tƣợng nên
thƣờng phát hiện đƣợc đúng bản chất của vấn đề. Tƣ duy của các em thƣờng đi từ cụ thể đến
khái quát rồi trở lại cụ thể. Kiến thức của các em đảm bảo tính chính xác và khái quát cao.
- Đa số học sinh ph phổ thông hiện nay nắm chƣa chính xác các khái niệm và kiến thức
hóa học; Tiến trình suy nghĩ thƣờng đi
30
từ cụ thể đến khái quát hoặc từ cụ thể này đến cụ thể khác. Cho nên khi vận dụng kiến thức để
giải bài tập hóa học các em rất dễ bị những yếu tố ngẫu nhiên đánh lừa.
Có thể do một số nguyên nhân:
- Học sinh còn nặng về học thuộc lòng, rập khuôn máy móc, suy nghĩ sâu để hiểu chính
xác từng ý trong nọi dung khái niệm, kiến thức ít so sánh giữa các kiến thức khái niệm để phân
biệt rõ khái niệm này so với khái niệm khác và nằm chúng trong một thể trọn vẹ, hệ thống.
- Một số giáo viên chƣa chú ý dạy cách học, cách nghĩ cho học sinh. Việc ra bài tập, bài
kiểm tra còn nặng về yêu cầu học thuộc bài hơn là yêu cầu phát triển tƣ duy. Thiên về các bài tập
cụ thể, ít cho học sinh giải những bài tập khái quát tổng hợp.
Để phát triển đƣợc năng lực tƣ duy chính xác và khái quát cho học sinh cần phải có
những biện pháp thích hợp để khắc phục những tồn tại trên. Vấn đề này sẽ đƣợc trình bày cụ thể
ở phần sau.
II. Năng lực tư duy linh hoạt sáng tạo
Biểu hiện của tính sáng tạo trong tƣ duy là khả năng thấy đƣợc mối liên hệ giữa các sự
vật hiện tƣợng; khả năng tìm ra phƣơng pháp độc lập trong việc giải quyết vấn đề, không rập
khuôn theo cái cũ; khả năng biết lựa chọn phƣơng pháp hợp lý nhất và biết diễn đạt suy nghĩ của
mình một cách tự nhiên có cơ lý luận.
Tính linh hoạt của tƣ duy đƣợc hình thành và phát triển trên cơ sở của tƣ duy mềm dẻo,
đó là khả năng thay đổi tƣ duy cho phù hợp với nhiệm vụ mới ; khả năng tìm thấy nhiều lời giải
của một bài tập hay nói cách khác là khả năng tìm thấy nhiều phƣơng pháp khi giải quyết vấn đề
đặt ra, khả năng tìm thấy nhƣ thấy trong số những con đƣờng quen biết, con đƣờng ngắn gọn
nhất, tối ƣu nhất.
Tính sáng tạo và linh hoạt của tƣ duy có liên quan với nhau
31
và liên quan đến tính độc lập của tƣ duy
Biểu hiện của tƣ duy độc lập là tự nêu đƣợc vấn đề, tự giải quyết vấn đề và tự kiểm tra
những cách giải quyết của mình. Do đó không thỏa mãn với những cái có sẵn, luôn có ý thức và
khả năng tìm ra những con đƣờng giải quyết mới, ngay cả đối với những nhiệm vụ quen thuộc.
Tƣ duy độc lập gắn liền với óc phê phán. Ngƣời có năng lực tƣ duy độc lập thì đồng thời cũng có
đầu óc phê phán đƣợc, không bị đánh lừa bởi các yếu tố ngẫu nhiên.
Trong hoạt động giải bài tập, năng lực tƣ duy linh hoạt sáng tạo thể hiện ở khả năng vận
dụng đúng đắn các kiến thức trong những điều kiện khác nhau; Nhanh chóng tìm ra các phƣơng
pháp giải cho một bài tập nhìn đồng thời xác định đƣợc phƣơng pháp giải cho một bài tập đồng
thời xác định phƣơng pháp tối ƣu; khả năng nhìn thấy dấu hiệu đặc biệt của bài tập để giải quyết
có hiệu quả theo phƣơng pháp thông minh nhất.
Với ý nghĩa đó, năng lực tƣ duy linh hoạt sáng tạo của hóc inh có thể bộc lộ rõ khi các
em giải quyết các loại bài tập : - nhận biết các chất.
- Điều chế các chất.
- bài toán định lƣợng có nhiều phƣơng pháp giải.
- bài toán có tính đặc biệt trong dữ kiện...
Và chúng tôi đã tiến hành điều tra năng lực tƣ duy linh hoạt sáng tạo của học sinh bằng
những bài tập thuộc các loại trên
Bài tập 10.
Nhận biết các lọ dung dịch mất nhãn sau:
MgCl2, NaOH, NaCl, CuCl2
Phân tích.
1 . Theo cách giải thông thƣờng: (cách 1).
- Dung giấy quì để nhận ra dd NaOH: quì đổi màu xanh.
- Lấy một ít mỗi dung dịch còn lại cho tác dụng với NaOH nếu : có kết tủa trắng thì đó là
dd MgCl2, có kết tủa xanh thì đó là dd CuCl2, không có hiện tƣợng gì thì đó là dd NaCl
32
Sau khi dùng quì nhận đƣợc dung dịch NaOH; nhận ra dung dịch CuCl2 màu xanh, có
thể dùng màu ngọn lửa để nhận ra dung dịch NaCl ( có màu vàng của ngọn lửa Na), còn lại là
dung dịch MgCl2
2) Cách giải 2: Không dùng thêm hóa chất khác.
a) – Dựa vào màu xanh đặc chƣng của dung dịch muối đồng, nhận ra dung dịch CuCl2
- Dùng CuCl2 làm thuốc thử, cho vào 1 lƣợng nhỏ từng dung dịch còn lại, xuất hiện kết tủa xanh
thì đó là dung dịch NaOH
- Nhỏ dung dịch NaOH vào 2 dung dịch MgCl 2 ,NaCl nếu có kết tủa trắng thì đó là dung dịch
MgCl 2.
b) Nếu dung dịch CuCl2 quá loãng, màu xanh không rõ, có thể so sánh bằng cách kẻ bảng sau:
CuCl2 MgCl 2 NaCl NaOH
CuCl2 - - - xanh
MgCl 2 - - - trắng
NaCl - - - -
NaOH xanh trắng - -
Nhìn vào bản ta thấy:
Lấy 1 ít dung dịch ở 1 lọ làm thuốc thử, nhỏ vào các dung dịch còn lại ( đã lấy ra 1 lƣợng
nhỏ) nếu:
- Có một kết tủa xanh thì thuốc thử là CuCl2, ống có kết tủa là NaOH
- Có 1 kết tủa trắng MgCl 2 NaOH
- Không có hiện tƣợng gì thì thuốc thử là NaCl; tiên hành thử tiếp đối với các dung dịch
còn lại.
- Có 1 kết tủa xanh, 1 kết tủa trắng thì : thuốc thử là NaOH, ống có kết tủa xanh là CuCl2,
ống có kết tủa trắng là MgCl 2.
Nơi điều tra
Kết quả
10.ch. toán 9-C.3 Cầu xe
Tỉ lệ % Tỉ lệ %
Làm đúng theo cách 1 6/8 75 11/18 61,1
2 (a) 2/8 25 0 0
2 (b) 0 0 0
Không làm đƣợc 0 7/18 38,9
33
Học sinh giỏi( chuyên toán ) có khả năng lĩnh hội nhanh nội dung bài tập, đặc biệt của
các dữ kiện do đó phát hiện nhanh những dấu hiệu đặc biệt, dùng nó làm cơ sở để suy nghĩ tìm
phƣơng pháp giải; Không thỏa mãm với những cách giải quen thuộc, muốn tìm ra những cách
giải mới.
Ở bài tập trên, sau khi xem đầu bài, một số em hỏi :” Có đƣợc dùng thêm hóa chất
không?” Tôi hỏi em : đầu bài cho nhƣ thế đã đủ chƣa ? thì em trả lời :” Đầu bài chỉ để giải rồi
nhƣng nếu không giới hạn gì thì làm dễ hơn. Ở đây có dung dịch muối đồng, nhận đƣợc ngay,
vậy hẳn phải có gì đặc biệt đây.” Và kết quả những em đó đều giải theo hai cách.
Khả năng này chƣa gặp nhiều ở học sinh phổ thông, thậm chí cũng không phải thể hiện ở
tất cả các em học sinh chuyên toán - nhƣ kết quả điều tra đã phản ánh.
Bài tập 11:
Cho các chât MnO2, NaCl, NaBr,H2SO4, Mg, H2O và các điều kiện cần thiết khác. Hãy
điều chế ra MgCl2 và MgBr2 bằng một phƣơng pháp đơn giản nhất ?
Phân tích:
Từ Mg có thể có nhiều cách để điều chế đƣợc MgCl2
- Cho tác dụng trực tiếp mg với Cl2, HCl, dung dịch clorua của những kim loại hoạt động
yếu hơn Mg
- Chuyển gián tiếp qua một hợp chất khác của Mg ( ví dụ : MgO ; MgSO4, …).
Tƣơng tự đối với MgBr2 cũng vậy
Với những điều kiện đầu bài cho ta thấy ta thấy có thể điều chế ngay 2 axit HCl và HBr.
Từ đó có thế đ/c MgCl2 và MgBr. Các phƣơng pháp khác đều phức tạp hơn. Vậy ta chọn phƣơng
pháp sau để đ/c 2 muối MgCl2, MgBr2.
2 NaCl +H2SO4 = Na2SO4 +2 HCl
NaBr +H2SO4 = Na2SO4 + 2 HBr
2 HCl + Mg = MgCl2 + H2
2 HBr + Mg = MgBr2 + H2
34
Bài tập cho nhiều dữ kiện, có những dữ kiện làm cho học sinh nhớ lại một kiến thức quen, đó là
có MnO2, NaCl, H2SO4 học sinh nhớ tới phƣơng pháp điều chế Cl2. Và thế là đi điều chế MgCl2
theo phƣơng pháp
2NaCl + H2SO4 = Na2SO4 + 2HCl
MnO2 + 4HCl = MnCl2 + Cl2 + 2H2O
Mg +Cl2 = MgCl2
Lớp 9.C.3 Cầu xe – Tứ lộc - HH Tỉ lệ %
Viết đƣợc 1 phƣơng pháp đ/c 10/18 55,6
Đúng phƣơng pháp đơn giản 2/18 11,1
Hình nhƣ tƣ duy của các em bị sàng luộc bởi suy nghĩ các dữ kiện đầu bài phải đƣợc sử
dụng, do đó các em không nhìn thấy các giải đơn gian trên. Mặt khác, có thể do thói quen giải
quyết vấn đề theo đƣờng mòn. Thấy NaCl, H2SO4, là nghĩ ngay đến điều chế Cl2
Khả năng tìm thấy nhiều cách giải cho một bài tập kiểm tra chỉ có đối với tập lý thuyết
mà còn gặp ở nhiều bài tập ???. Khả năng này là biểu hiện của năng lực tƣ duy linh hoạt.
Qua điều tra bằng những bài tập có nhiều con đƣờng đến kết quả, đ/c Nguyễn Thanh
Bình đã rút ra nhận xét về khả năng này của học sinh nhƣ sau: “ Học sinh thiếu kỹ năng và kỹ
năng tìm thấy nhiều lời giải. Dƣờng nhƣ đã tìm thấy một lời giải thì hầu nhƣ trong tƣ duy của các
em đã có sự cắt đứt mọi khả năng chuyển sang phƣơng pháp hoạt động mới. Các em gặp khó
khăn lớn khi ??? từ sơ đồ tƣ duy này sang sơ đồ tƣ duy khác” [15 – trang 20 ]
Nhận xét này chúng tôi thấy cũng phù hợp với kết quả điều tra bằng bài tập 6 ( trang 27):
chỉ có 4/48(8,3%) giải đƣợc hai phƣơng pháp.Bài tập 10 (trang 32) :2/8 (25%) giải theo hai
phƣơng pháp . Và một số bài tập khác nữa. Thí dụ
35
Bài tập 12: (Đề thi tốt nghiệp năm 1978)
Một hỗn hợp của C2H6 và một hydrocacbon nữa có tỉ khối so với không khí bằng 1. Xác
định thành phần định tính và định lƣợng của hỗn hợp này. Biết rằng khi đốt 1 lit hỗn hợp này
sinh ra 2 lit CO2
Phân tích: Bài toán có thể giải bằng 2 phƣơng pháp
Phương pháp 1: ( Biện luận hóa học)
Đốt 1 lít hốn hợp cho 2 lit CO2, trong hỗn hợp khí đó có C2H6, vậy hydrocacbon kia
phải là C2Hx. Mặt khác, phân tử gam của hỗn hợp khí = 29.
MC2H6 = 30 nên MC2Hx < 30 C2Hx chỉ có thể là C2H4 hoặc C2H2
Ứng dụng : + Với hỗn hợp C2H6 và C2H4 thì thành phần định lƣợng của nó là:
C2H6 30 1
29 Mỗi chất chiếm 50%
C2H4 28 1
+ Ứng với hỗn hợp C2H6 và C2H2 thì thành phần định lƣợng là :
C2H6 30 3
29 Thành phần hỗn hợp bao gồm 75% C2H6 , 25%
C2H2
C2H2 26 1
Phương pháp 2: ( Biện luận toán học)
Giả sử chất chƣa biết là CxHy phƣơng trình phản ƣng đốt cháy hỗn hợp:
C2H6 + O2 2CO2 + 3H2O (1)
CxHy + ( x + ) O2 x CO2 + H2O (2)
Đặt thành phần thể tích ( hay phần tử ) trong hỗn hợp của C2H6 là m; của CxHy là n (m,n
>0)
Ta lập đƣợc phƣơng trinh : {
36
Giải : { n( 2 – x) = 0 n= 0 : Trái với đầu bài, hoặc x=2
Vậy hydrocacbon đó phải là C2Hy.
Và phƣơng trình phản ứng (2) viết thành :
C2Hy + (2 + ) O2 2 CO2 + H2O (3)
Hệ phƣơng trình lập đƣợc là : {
Hệ gồm 3 ẩn số nhƣng chỉ có 2 phƣơng trình nên phải biện luận theo y.
y chỉ có thể nhận 2 giá trị : y = 2 và y = 4
Với y = 2 m ; n = nghĩa là hỗn hợp gồm 75% C2H6 và 25% C2H2
Với y = 4 m = 1 ; n =1 hỗn hợp gồm 50 % C2H6 ; 50% C2H4
Kết quả sinh viên hóa 4:
Chỉ có 2/20 ( chiếm 4 %) sinh viên tìm thấy 2 nghiệm nhƣng chỉ theo 1 phƣơng pháp.
Bài tập 13:
Hòa tan hoàn toàn 15,4 gam hỗn hợp hai kim loại Mg và Zn trong dung dịch HCl dƣ,
thấy thoát ra 0,6g khí H2. Xác định khối lƣợng muối tạo thành.
Phân tích:
Cách 1 : Phƣơng trình phản ứng:
Mg + 2 HCl = MgCl2 + H2 (1)
Zn + 2 HCl = ZnCl2 + H2 (2)
Gọi số ptg Mg và Zn trong hỗn hợp là x và y ta sẽ có tộng lƣợng H2 thoát ra là (x + y)
ptg và x + y =0,3 ptg
Theo bài ra lập đƣợc hệ phƣơng trình
{
Giả sử đƣợc x= 0,1 ; y = 0,2.
Căn cứ vào phƣơng trình (1) và (2) ta có lƣợng muối tạo là:
m MgCl2 = x = 0,1 ptg ; mZnCl2 = y = 0,2 ptg.
37
Khối lƣợng của toàn bộ hỗn hợp muối là
mhỗ hợp= 0,1 95 + 0,2 136 = 36,7 gam
Cách 2 : Khi axit tác dụng với hỗn hợp kim loại, lƣợng H+
bị khử thành H2 còn lại
kết hợp với kim loại tạo thành muối. Toàn bộ khối lƣợng hỗn hợp muối chính là gồm khối lƣợng
của hỗn hợp kim loại và lƣợng Clo có trong lƣợng HCl đã phản ứng.
Tổng số ion g = số ion H+
= 2 số ptg H2.
Nhƣ vậy trong bài này : = 2 = 0,6 ion g
tƣơng ứng với 0,6 35,5 = 21,3 g
Và do đó m hỗn hợp muối = 15,4 + 21,3 = 36,7 gam
So với cách giải 1 cách giải 2 thông minh hơn. Nó thể hiện sự phân tích rất tinh vi trong hoạt
động tƣ duy.
Nơi điều tra
Kết quả
10 . ch . toán 9 – C.3 Cầu xe
Tỉ lệ % Tỉ lệ %
Đúng, theo cách 1 12/12 100 10/18 55,6
Đúng, theo cách 2 2/12 16,6 0/18 0
Đúng theo 2 cách 2/12 16,6 0/18 0
Bài tập 14:
Có 2 bình dung tích và khối lƣợng nhƣ nhau, một bình nạp đầy êtan, còn bình kia nạp đầy
hỗn hợp gồm hai khí N2 và O2 theo tỉ lệ 1:1 về thể tích. So sánh khối lƣợng của hai bình khí đó ở
cùng điều kiện.
Phân tích:
Hỗn hợp N2 và O2 trộn theo tỉ lệ 1:1 về thể tích nên có thể tính phân tử lƣợng trung bình
của hỗn hợp.
̅
Nhƣ vậy có thể coi hỗn hợp khí nhƣ là 1 chất khí có phân tử lƣợng 30. ptg C2H6 = 30
Vậy ở cùng điều kiện thì 2 bình khí trên có khối lƣợng bằng nhau.
Phương pháp 2:
Giả sử bình có dung tích V (lit), trong đó cho n ptg chất khí C2H6. Khi đó trong bình hỗn
38
Khí sẽ chứa phân tử gam N2 và ptg O2
Khối lƣợng của khí C2H6 là: 30 n (gam)
Khối lƣợng của hỗn hợp khí là : 28 32= 30n
Vậy ở cùng điều kiện thì khối lƣợng 2 bình khí là nhƣ nhau:
Nơi điều tra
Kết quả
C.3 Lí học C.3 Tiên lãng
Tỉ lệ % Tỉ lệ %
Giải đúng 1 phƣơng pháp 4/12 33,3 7/20 35
Giải đúng 2 phƣơng pháp 0 0 0 0
Bài tập 15:
Cho 1 gam NaOH vào dung dịch chứa 1 gam H2SO4. Hỏi nhúng vào đó mẩu giấy quì sẽ
có hiện tƣợng gì ?
Phân tích:
Bài có thể giải theo phƣơng pháp cụ thể hoặc phƣơng pháp so sánh tắt ngắn gọn, vì đầu
bài không yêu cầu tính toán cụ thể lƣợng chất dƣ hay đủ....
Cách 1: Phƣơng trình phản ứng:
2NaOH + H2SO4 = Na2SO4 + 2H2O
}
Nhƣ vậy : 1g NaOH phải tác dụng đƣợc với 1,225g axit H2SO4. Bài cho : dung dịch
chứa 1g H2SO4 nên sau phản ứng sẽ còn dƣ NaOH, nhúng giấy quì vào đó sẽ đổi thành màu
xanh.
Cách 2 : Lƣợng NaOH phản ứng ít hơn lƣợng H2SO4. Vậy cho 2 lƣợng bằng nhau thì
NaOH sẽ dƣ. Và dung dịch phản ứng có tính kiềm, quì tím đổi thành xanh.
Kết quả : Lớp 9- C.3. Cầu xe Tỉ lệ %
Làm đúng theo cách 1 6/18 33,3
Làm đúng theo cách 2 1/18 5,7
Làm cả 2 cách 0 0
Bài tập đơn giản nhƣng nó có thể làm bộc lộ khả năng tƣ duy, gọn, diễn đạt ngắn gọn
nhƣng chặt chẽ suy nghĩ của mình
39
Kết quả điều tra nói lên một thực tế: học sinh còn ít có khả năng này:
Giải bài theo phƣơng pháp thông minh (nhƣ cách 2 – bài 13), rất ít gặp ở học sinh phổ
thông, ngay cả học sinh giỏi, chủ yếu là giải theo phƣơng pháp chung.
Có thể nêu lên một số nhận xét về năng lực tƣ duy linh hoạt và sáng tạo của học sinh phổ
thông nhƣ sau:
- Học sinh giải bài chủ yếu là rập khuôn theo một mẫu sẵn ( phƣơng pháp giải chung cho
từng loại bài tập ) nên ít có những phƣơng pháp giải độc đáo, những lời giải ngắn gọn.
- Đa số chƣa chú ý và chƣa có khả năng tìm nhiều phƣơng pháp giải cho một bài tập, mặc
dù có những bài chính bản thân nó đã có tính chất gợi ý tƣ duy cho họ:
Thí dụ: + Tìm các phƣơng pháp điều chế CuCl2 từ Cu
+ Tìm cách cách nhận biết những dung dịch mất nhãn: MgCl2. NaCl, AlCl3,
NaOH,CuCl2 ...vv
Những thiếu sót đó do một số nguyên nhân:
1. Kiên thức cơ bản nắm chƣa thật vững , chƣa tự giác đào sâu suy nghĩ khi học nên kiến
thức thiếu chính xác và hệ thống, gây khó khăn khi vận dụng, có khi không vận dụng đƣợc.
2. Thiếu kỹ năng và thói quen phân tích sâu sắc đầu bài. Có tính dễ thỏa mãn với kết quả
ban đầu.
3. Ít đƣợc rèn luyện bằng nhiều loại, dạng bài tập, nhất là những bài tập xuôi, ngƣợc ( đã
đề cập trong khóa luận sau đại học của Nguyễn Thanh Bình, khóa II. trang 21- 23); những bài
tập có nhiều lời giải; những bài tập có cấu trúc đặc biệt dẫn tới có cách giải đặc biệt....
Những em có cách nghĩ độc đáo, tìm ra phƣơng pháp giải hay chƣa đƣợc chú ý để phát
hiện và động viên khuyến khích kịp thời, thƣờng xuyên.
Có biện pháp tích cực để khắc phục những thiếu sót trên là điều kiện để phát triển tƣ duy
linh hoạt và sáng tạo cho học sinh.
40
III. Hứng thú nhận thức và lòng tự tin.
Hứng thú nhận thức giữ một vai trò khá quan trọng trong hoạt động học tập. Kết quả học
tập không thể chỉ tùy thuộc vào những đặc điểm về mặt trí tuệ của cá nhân mà còn tùy thuộc vào
thái độ đối với học tập, vào hứng thú nhận thức của học sinh. Thực tế đã cho thấy có rất nhiều
học sinh học các bộ môn có kết quả khác nhau chỉ vì hứng thú khác nhau. Trong lịch sử khoa
học cũng có rất nhiều biểu hiện rực rỡ nói lên hứng thu nhận thức, lòng say mê khoa học đã làm
cho họ đạt đƣợc những thành tích bất ngờ.
Cho nên sự nắm vững tri thức, sự phát triển sức sáng tạo, khuynh hƣớng khoa học và
năng khiếu của học sinh là một quá trình phức tạp, đòi hỏi một sự hoạt động nhiều mặt không
mệt mỏi và dày công. Ở đây hứng thú nhận thức giữ một vị trí xứng đáng.
“Hứng thú nhận thức là sự định hƣớng có lựa chọn của cá nhân vào những sự vật và hiện
tƣợng của thực tế xung quanh. Sự định hƣớng đó đƣợc đặc trƣng bởi sự vƣơn lên thƣờng trực tới
nhận thức, tới những kiến thức mới ngày càng đầy đủ và sâu sắc hơn” [16 trang 23]
Hứng thú thƣờng mang màu sắc xúc cảm, gắn liền với sự thể nghiệm những tình cảm sâu
sắc và tích cực. Vì thể khi giành đƣợc những tri thức mới học sinh thƣờng có nhiều xúc cảm
mạnh, cảm thấy một nỗi vui mừng trí tuệ, một hạnh phúc tinh thần. Những xúc cảm này lại trở
thành nguồn nghị lực và sức mạnh nuôi dƣỡng những bƣớc vƣơn lên mạnh mẽ hơn.
Nhƣ vậy hứng thú nhận thức liên quan không những đến mặt trí tuệ mà cả mặt tình cảm của con
ngƣời. Nó có vai trò rất lớn trong học tập, nhƣ K.Đ. Usinxki đã nói “ Một sự học tập nào nà
chẳng có hứng thú gì cả và chỉ biến hành động bằng sức mạnh cƣỡng bức giết chết mất lòng hàm
??? học tập của cá nhân” [16 trang 23]
41
Hứng thú nhận thức tác dụng:
- Làm nâng cao tính tích cực của học sinh và tăng hiệu quả của quá trình nhận thức. Khi
học sinh đã có hứng thú đối với tƣợng nào đó, làm cho quan sát nhạy hơn, ghi nhớ nhanh, lâu
bền; tƣơng phong phú, tƣ duy tích cực và sâu sắc
- Làm nảy sinh khát vọng hành động một cách sáng tạo.
Trong học tập , hứng thú nhận thức biểu hiện dƣới các dạng:
1) Đầu óc tò mò khoa học, tính ham hiểu biết
2) Tích cực sáng tạo trong học tập. Luôn đi sâu vào bản chất các hiện tƣợng. Thích giải
những bài tập khó, tìm ra phƣơng pháp mới.
3) Có trí tuệ mềm dẻo; giàu óc tƣởng tƣợng sáng tạo
4) Tính cần cù, lòng kiên trì, giải quyết vấn đề một cách triệt để.
5) Dễ xúc cảm về mặt nhận thức.
Nhƣ vậy, hứng thú nhận thức là một trong những yếu tố rất quan trọng giúp học sinh đạt
kết quả cao trong một hoạt động học tập. Nếu học sinh thực sự có hứng thú với hoạt động giải
bài tập hóa học thì học sinh sẽ hƣớng toàn trình tƣ duy của mình vào hoạt hộng này và có khát
vọng đƣợc giải thật nhiều bài tập; sẽ coi việc giải bài tập nhƣ là một nhu cầu của quá trình nhận
thức.
Hứng thú sẽ giúp các em có khả năng tƣ duy sâu sắc và sang tạo để phát hiện đƣợc bản
chất của từng dữ kiện trong bài tập, tìm ra phƣơng pháp giải thích hợp
Hứng thú có liên quan chặt chẽ với các yếu tố tƣ duy chính xác, tƣ duy khái quát, linh
hoạt và sáng tạo. Hứng thú là động lực thúc đẩy cho các năng lực tƣ duy đó phát triển. Ngƣợc lại
sự phát triển toàn thiện các năng lực tƣ duy này sẽ góp phần tạo nên kết quả cao của hoạt động
42
do đó làm tăng hứng thú cho học sinh.
Chúng tôi đã xem vở bài tập của nhiều học sinh phổ thông và cuả nhiều học sinh phổ
thông và của một số học sinh chuyên toán thì thấy rằng ??? Các em học sinh chuyên toán giải
nhiều bài tập hơn, các em không chỉ giải những bài tập trong sách giao khoa, sách bài tập mà còn
sƣu tầm rất nhiều bài tập khó.
Đặc điểm này cũng có thấy ở một số học sinh giỏi khác. Còn đa số học sinh phổ thông
thƣờng chỉ làm những bài tập giáo viên cho ( đôi khi không hết), rất ít em làm thêm bài tập.
Ngay những bài tập các em làm cũng không đƣợc giải quyết triệt để, do đó với những bài toán có
nhiều kết quả các em thƣờng giải thiếu.
Đặc điểm này cũng thể hiện qua kết quả điều tra bằng bài tập số 2 (trang 21) , số 12 (
trang 35) và một số bài kiểm tra nữa. Thí dụ
Bài tập 16
Từ Cu và axit Hcl đặc, hãy điều chế ra CuCl2
Phân tích: Không thể cho Cu tác dụng trực tiếp với HCl đƣợc phải tìm cách biến đồng thành
dạng Cu2+
, rồi cho tác dụng với axit HCl, hoặc biến HCl thành Cl2 rồi cho tác dụng trực tiếp với
Cu. Do đó có những phƣơng pháp sau:
1) Cu + O2 = 2 CuO
CuO + 2 HCL = CuCl2 + H2O
2) Cu + 2 H2SO4 đặc = CuSO4 + SO2 + 2 H2O
CuSO4 + 2 NaOH = Cu(OH)2 + Na2SO4
3) Cu + S = (t0
) CuS
2 CuS + 3 O2 = (t0
) 2 CuO + 2 SO2
CuO + 2 HCl = CuCl2 + H2O
4) 4 HCl + MnO2 = MnCl2 + Cl2 + 2 H2O
Cu + Cl2 = CuCl2
43
Nơi điêu tra
Kết quả
10B C.3 Đa tôn G.L 9.C.3 Cầu xe 9.ch. toán
Tỉ lệ % Tỉ lệ % Tỉ lệ %
Không tìm đƣợc phƣơng pháp nào 10/28 35,7 16/18 88,9 0 0
Làm đúng 1 phƣơng pháp 16/28 57,16 2/18 11,1 3/9 33,3
- 2 - 2/28 7,14 0 0 3/9 33,3
Làm đủ các phƣơng pháp 0 0 0 0 0 0
Hạn chế trên có nguyên nhân thuộc về kiến thức, tƣ duy, nhƣng trong đó có yếu tố thuộc
về nhân cách. Các em không nhiệt tình, không thích giải bài tập nên không đầu tƣ suy nghĩ thật
sâu để thấy hết mọi nội dung của vấn đề.
So với học sinh phổ thông, các em học sinh chuyên toán có năng lực hơn, đồng thời các
emn cũng rất hứng đối với các môn học, nhất là các môn khoa học tự nhiên. Hứng thú của các
em thể hiện qua tính sôi nổi, tự nhiên trong giờ học, trong khi tranh luận và trong khi giải các bài
tập. Các em thích những bài tập lạ, khó. Và thực sự vui sƣớng khi giải đƣợc những bài tập này.
Điều này chứng tỏ nhận thấy ở các em khi đến dự giờ với các em và đến quan sát các em giải bài
tập ở nhà.
Thí dụ: Bài tập 17
Có một ống đựng khí A nối với cốc chứa chất lỏng B bằng ống dẫn có khó T ( hình vẽ).
Mở khóa T, chất lỏng B tràn sang bình chứa khí A. hãy xác định khí A và chất lỏng B?
Phân tích:
Đây là một bài tập lạ đối với học sinh phổ thông. Hầu nhƣ trong chƣơng trình phổ thông
không hề có bài tập hình vẽ. Giải bài này phải phân tích cụ thể: chất khí A phải hòa tan đƣợc
trong chất lỏng.
44
A có thể là đơn chất hoặc hợp chất { do đó có thể thống kê các chất A,B theo bảng
sau:
Chất B
Chất A
Đơn chất Hợp chất
Nƣớc
Cl2
CO2,SO2,NH3,H2S,HCl,HBr,HI
,HF
Axit NH3
dd kiềm Cl2 SO2,CO2,H2S,HCl,HBr,HI,HF
Vậy: B có thể là các chất ; nƣớc, axit, dung dịch kiềm còn A có thể là Cl2 , CO2, SO2, các
hợp chất của N,S, halogen với hydro.
Kết quả điểu tra ở học sinh chuyên toán : mặc dù không có em nào ( trong số 10 em giải
bài) làm đầy đủ tất cả các chấy nhƣng em đều suy nghĩ rất kỹ, phân tích sâu sắc, thực sự tập
trung vào việc giải bài.
Cũng bài này tôi cho học sinh lớp 9- cấp 3 Cầu Xe- Tứ lộc Hải Hƣng làm, chỉ có 2/18 em
nghĩ để giải những rất thiếu còn lại hầu nhƣ không làm.
Sự thiếu cố gắng này còn biểu hiện khi giải toán vô cơ trong đề thi tuyển sinh vào các
trƣờng đại học năm 190??
Bài 18:
Khối lƣợng đồng trong một mẩu hợp kim Cu – Al là 1gam. Nếu liện thêm 4 gam Mg vào
mẩu hợp kim đó thì hàm lƣợng Al trong hợp kim mới sẽ nhỏ hơn hàm lƣợng nhôm trong hợp
kim ban đầu là 33,33%.
Tính hàm lƣợng Cu trong hợp kim ban đầu. Biết rằng khi ngâm mẩu hợp kim này trong
dung dịch NaOH đậm đặc thì sau một thời gian lƣợng khí thoát ra đã vƣợt quá 2 lit ( đo ở đktc)
Phân tích: * Gọi lƣợng Al trong mẩu hợp kim đầu là hàm lƣợng của nó sẽ là :
45
Sau khi luyện thêm 4 gam Mg thì hàm lƣợng Al trong mẩu hợp kim mới này sẽ là :
Theo đầu bài, có phƣơng trình : =
Sau khi biến đổi sẽ dẫn tới phƣơng trinh bậc II:
x2
– 6x +5 = 0
Giải, tìm đƣợc 2 nghiệm : x = 1 và x = 5.
* Ngâm mẩu hợp kim ban đầu vào dd NaOH đặc, sẽ xảy ra phản ứng:
2Al + 2 NaOH + 2 H2O = 2 NaAlO2 + 3 H2
2.27(g) Al làm thoát ra 3.22,4 l H2
x V(l)
x =
Khí V>2 thì x>1
Vậy nghiệm x = 1 bị loại. hàm lƣợng của Cu trong mẩu hợp kim ban đầu là : % Cu =
100 16,72.
Nơi điề tra
Kết quả
C.3 Lí học C.3 Tiên lãng
Tỉ lệ % Tỉ lệ %
Làm đƣợc 2/12 16,7 1/15 76,6
Lập đƣợc phƣơng trình 2/12 16,7 2/15 13,4
Không giải đƣợc 8/12 66,6 12/15 80
Gần nhƣ tất cả những em không làm đƣợc điều nói: “ bài chƣa gặp bao giờ, khó, không
biết làm thế nào.”
4/27 em lập đƣợc phƣơng trình bậc II, thấy không quen cũng thôi không nghĩ để giải tiếp nữa.
Nhƣ vậy, không giải đƣợc bài tập này có một phần do các em thiếu cố gắng, kiên trì,
thiếu đầu óc tò mò và tính ham hiểu biết. Bên cạnh đó còn có thể do các em không có lòng tự
(Kết quả trên là điều tra với đối với là các em đều đã tốt nghiệp lớp 10 phổ thông). Những thiếu
sót đó đều ít gặp ở học sinh chuyên.
Còn có thể kể ra rất nhiều trƣờng hợp chỉ do sự thiếu hứng thú mà chất lƣợng của hoạt
động kém hẳn
46
Qua kết quả điều tra, kết hợp trao đổi ý kiến với giáo viên dạy hóa phổ thông và trò
chuyện trực tiếp với học sinh, quan sát các em trong một số buổi học trên lớp, ở nhà tôi có một
suy nghĩ là : hình nhƣ học sinh ít thích học hóa học và lại càng không hứng thú giải bài tập hóa,
nhận là những bài tập các em cho là khó: điều chế, nhận biết.....Còn do nhiều nguyên nhân khác
nhau nhƣng đây là một yếu tố tạo nên chất lƣợng giải bài tập hóa học còn thấp của học sinh phổ
thông hiện nay.
Học sinh thiếu hứng thu học tập hóa học có thể do nhiều nguyên nhân:
- Do hạn chế về tƣ duy nên học sinh gặp nhiều khó khi lĩnh hội kiến thức; Phƣơng pháp
học tập không phù hợp, học nhiều mà không kết quả, dẫn tới chán.
- Do nội dung kiến thức giáo viên truyền đạt: khô cứng không gây những sự ngạc nhiên
hay đòi hỏi suy nghĩ sâu cũng làm học sinh kém hứng thú.
- Học sinh ít hoặc không đƣợc đặt vào hoàn cảnh phải lập giải quyết nhiệm vụ đặt ra:
thực hành thí nghiệm ngoại khóa hóa học....
Biết khắc phục những thiếu sót về nội dung phƣơng pháp dạy học hóa học cũng là một
trong những phƣơng pháp bồi dƣỡng hững thú cho học sinh.
IV. Phong cách làm việc khoa học
Giải bài tập nói chung, bài tập hóa học nói riêng là vận dụng kiến thức đã học vào các
điều kiện thực tế khác nhau, nên nó là một hoạt động đòi hỏi sự làm việc căng thẳng và nghiêm
túc của trí tuệ. Kết quả của dạng hoạt động này phụ thuốc nhiều yếu tố về tƣ duy yêu tố về nhân
cách nhƣ đã trình bày, nhƣng không qua một yếu tố nữa đó là năng lực tổ chức hành động tri
thức một cách khoa học, Hiện tại, năng lực này của học sinh chúng ta nhƣ thế nào?
Phân tích quá trình giải một bài tập hóa học thây
47
trải qua ba giai đoạn:
1. Sau khi đọc xong đầu bài ????????? học sinh ý thức đƣợc toàn bộ bài quy nó về một
loại nất định. Tiếp đó bằng sự phân tích sâu sắc các dữ kiện sự tổng hợp đầy đủ gắn liền với khái
quát hóa mà vạch ra đƣợc bản chất bên trong của các dữ kiện đó, kiến lập đƣợc các mỗi liên
quan giữa các hiện tƣợng hóa học, giữa các đại lƣợng cho trong bài.... Trên cơ sở đó đi đến làm
sáng tỏ vấn đề mà bài tập đặt ra.
Đó là khâu đầu tiên mà A.P Gan PêRin gọi là
“ Pha định hƣớng của hành động trí tuệ”.
2. Tiếp sau pha đinh hƣớng là pha hành động: Thực hiện phƣơng hƣớng đã nêu ra ở pha
trƣớc ở khâu này, học sinh vận dụng tổng hợp các kiến thức kỹ năng kỹ xảo để giải quyết cụ thể
vẫn đề đặt ra, thể hiện qua lời giải.
Lúc này cơ sở định hƣớng ban đâu có tác dụng chỉ rõ phƣơng hƣớng và điều khiển hành
động.
Giai đoạn một phân tích càng sâu sắc thì phƣơng án đề ra càng chi tiết cụ thể và có tác
dụng có thể làm nảy sinh những phƣơng pháp hay khi thực hiện.
3. Học sinh tự kiểm tra kết quả công việc của mình
Xem đã chính xác chƣa, đã hoàn chỉnh chƣa. Đây chính là giai đoạn các em phải so sánh
giữa những cái đã thực hiện với những điều đã nêu trong pha định hƣớng.
Nếu chúng thống nhất thì chứng tỏ kết quả đã đảm bảo còn nếu có sự chƣa phù hợp thì
phải điều chỉnh lại pha định hƣớng ban đầu.
Thực hiện nghiêm túc ba bƣơc này là điều kiện cần thiết bảo đảm giải quyết đúng đắn các
bài tập hóa học.
Việc tuân theo những bƣớc đi quan trọng trên khi giải bài tập hóa học là một trong những
biểu hiện của phong cách làm việc khoa học.
48
Thông qua kết quả điều tra “ tìm hiểu một số phẩm chất tƣ duy của học sinh qua giải bải
tập hóa học” đ/c Nguyễn Thanh Bình đã rút một số nhận xét : Học sinh không chụi đầu tƣ suy
nghĩ kỹ trong pha định hƣớng thông qua phân tích đề nên không vạch ra một phƣơng hƣớng đầy
đủ, chính xác. Chất lƣợng của một hành động trí tuệ còn có một phần do các em chƣa có thói
quen kiểm tra kết quả việc làm của mình.
Điều đó chứng tỏ đa số học sinh phổ thông còn thiếu phong cách làm việc một cách khoa
học. Thiếu khả năng tổ chức hoạt động tƣ duy một cách hợp lý, phù hợp với yêu cầu của bài tập
để giải quyết có kết có kết quả nhiệm vụ của ba đặt ra. Thể hiện qua một số bài tập điều tra sau
đây.
Bài tập 19:
Viết các phƣơng trình phản ứng điều chế Cu(OH)2
Phân tich: Để giải đầy đủ bài này, phải tƣ duy theo trình tự logic:
- Phân tích thành phần, đặc tính của Cu(OH)2 để đi đến nêu đƣợc phƣơng pháp chung để
điều chế ( Cụ thể khái quát)
- Vận dụng phƣơng pháp chung để tìm các phản ứng điều chế cụ thể ( Khái quát cụ
thể), trong khi xác định những phƣơng pháp cụ thể này đã vận dụng kiến thức về điều kiện phản
ứng trao đổi hoàn toàn để loại bỏ những phản ứng không phù hợp( trừu tƣợng hóa)
Nhƣ vậy có thể tóm tắt logic suy nghĩ để giải bài này là đi từ cụ thể đến khái quát rồi kết
hợp với trừu tƣợng vận dụng điều khái quát đó vào trƣờng hợp cụ thể.
Cu(OH)2 là một chất kết tủa, thành phần gồm Cu2+
và có thể điều chế đƣợc chất
nàu bằng những phản ứng biểu diễn bằng phƣơng trình:
Cu2+
+ 2 = Cu(OH)2
Vậy: Chọn các muối đồng tan ( để có đƣợc Cu2+
) cho tác dụng với dung dịch kiểm (để có
) thì bao giờ cũng thu đƣợc Cu(OH)2
49
với phân tích nhƣ thế sẽ chọn đƣợc 16 phƣơng pháp điều chế Cu(OH)2 vì có 4 muối đồng
tan: CúO4, CuCl2, Cu(NO3)2, Cu(CH3COO)2 và 4 chất kiềm: NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2.
Nơi điều tra: lớp 9C3, Cầu Xe - Tứ
Lộc - HH
Tỉ lệ %
Khái quát trƣớc, giải đúng 2/18 11,1
Giải cụ thể 16/18 88,9
Đa số học sinh không suy nghĩ khái quát trƣớc, bắt tay giải ngay bằng phƣơng pháp phản
ứng cụ thể tự chọn, do đó các em bộc lộ rất nhiều kiến thức sai:
Ví dụ: Cu + Mg(OH)2 = Cu(OH)2 + Mg
Cu + H2O = Cu)OH)2
v.v...
Các em học sinh chuyên toán nói chung ít gặp thiếu sót này. Các em thƣờng tƣ duy theo
một trình tự khá lôgic. Điều này có thể thấy qua các em giải bài tập số 17 (trang 43). Đây là bài
giải của một em học sinh chuyên toán:
1) B là nƣớc:
Nếu A là đơn chất → A = Cl2.
A là hợp chất: + Oxit → A = CO2, SO2.
+ Hợp chất của á kim với hydrô: NH3, H2S, HCl, HF.
2) B là axit (dung dịch hoặc nguyên chất): A có thể là NH3.
3) B là bazơ tan (dung dịch kiềm): không có chất A nào thỏa mãn điều kiện đầu bài.
Bài làm của học sinh chƣa thật hoàn chỉnh (ví dụ trƣờng hợp 3: A là SO2, CO2, H2S,... chứ
không phải không có) nhƣng cái ƣu điểm là các em biết tƣ duy trong trƣờng hợp khái quát; Biết
đi từ khái quát đến cụ thể.
Các em chuyên toán thích đi từ khái quát đến cụ thể, do đó những bài toán với dữ kiện
bằng chữ thƣờng thu hút
50
các em. Điều này ngƣợc lại với các em học sinh phổ thông chỉ thiên về những bài cụ thể.
Kết quả điều tra bằng cặp hai bài tập 8 và 9 (trang 29) đã xác nhận nhận xét trên.
Một biểu hiện nữa của phong cách khoa học là đề cao khâu tự kiểm tra của hoạt động trí
tuệ. Thực hiện nghiêm túc khâu này có tác dụng loại bỏ đi những suy nghĩ sai lầm trƣớc đó, bổ
sung những cách giải hay mới.
Thí dụ: Bài tập 10 (trang 31).
Cách giải 2 thông minh nhƣng không phải xuất hiện ngay từ đầu ở tất cả các em chuyên
toán. Một số em do có thực hiện bƣớc kiểm tra sau khi giải mà nảy sinh ra cách này.
Và bài tập 6 (trang 25): do câu hỏi 2 gợi ý, các em xem lại quá trình giải và tìm thêm đƣợc
cách giải thứ nhất.
Qua kết quả điều tra học sinh phổ thông theo các yếu tố cấu tạo nên năng lực giải bài tập
hóa học có thể nhận xét sơ bộ là:
1) Hầu nhƣ các yếu tố đó đều đang còn thiếu ở nhiều học sinh cấp ba hiện nay.
2. Còn ít học sinh giỏi thực sự về hóa học.
Nguyên nhân, có thể do:
- Hạn chế của tƣ duy chƣa phát triển,
- Tổ chức học tập chƣa khoa học và chất lƣợng.
- Cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và học tập quá thiếu thốn nên không đảm bảo đƣợc
tính chất đặc thù của bộ môn (nhƣ thí nghiệm, thực hành...), do đó không gây đƣợc hứng thú học
bộ môn, đồng thời không rèn đƣợc phƣơng pháp và kỹ năng của bộ môn.
Theo điều tra trong đề tài này, kết hợp với kết quả điều tra ở một số đề tài khác và việc
theo dõi học sinh trong thời gian giảng dạy trƣớc đây, tôi thấy về năng lực giải bài tập hóa học,
học sinh có sự phân hóa thành hai
51
loại hình cơ bản
Loại 1: Thiên về khả năng khái quát.
Những em thuộc loại hình này luôn muốn tổng quát hóa lời giải cho từng dạng bài tập, Các
em thích giải những bài tập cho khái quát, những bài toán cho dữ kiện bằng chữ. Các em muốn
"công thức hóa" cách giải từng loại bài tập, nhƣng lại luôn có khả năng phát hiện đƣợc những nét
độc đáo của từng bài do đó có khả năng phát hiện ra những cách giải mới ngoài cách giải quen
thuộc.
Thuộc loại hình này là những em có năng lực hóa học và toán học.
Chủ yếu thuộc loại hình thứ 2: luôn đi từ những cái cụ thể đến khái quát, thậm chí từ cái cụ
thể này đến cái cụ thể khác. Ngay những bài tập cho tổng quát các em cũng vô cớ giải nó trong
một trƣờng hợp cụ thể rồi sau đó... đi đến kết luận khái quát.
Thí dụ: bài 14 (trang 37).
Đầu bài hỏi, so sánh khối lƣợng hai bình khí ở cùng điều kiện.
thì nhiều em lại đi tính: ở điều kiện tiêu chuẩn, và tự cho dung tích bình là 22,4 lít, mặc dù
đầu bài chỉ nói: hai bình có khối lƣợng và dung tích nhƣ nhau!...
Có một số ít học sinh sau khi giải bằng cụ thể tiếp tục tiến tới giải bằng các phƣơng pháp
khái quát.
Thí dụ: Bài 19 (trang 48)
Thoạt đầu, các em viết ngay:
CuSO4 + 2 NaOH = Cu)OH)2 + Na2SO4 (phƣơng pháp
CuCl2 + 2 NaOH = Cu(OH)2 + 2 NaCl cụ thể)
Sau đó, có lẽ nhìn thấy đặc điểm chung của 2 phƣơng trình trên nên em viết tiếp: có thể
chọn muối tan của đồng cho tác dụng với bazơ tan (phƣơng pháp khái quát)
(Có 3/18 em - chiếm 16.6% giải nhƣ vậy).
Nguyên nhân: nhiều học sinh thuộc loại hình thứ 2, ngoài do hạn chế về tƣ duy, kiến thức,
phong cách làm việc... của học sinh, còn do các em không đƣợc tập luyện nhiều từng dạng khái
quát
Những yếu tố tạo nên năng lực giải bài tập hóa học của học sinh phổ thông
Những yếu tố tạo nên năng lực giải bài tập hóa học của học sinh phổ thông
Những yếu tố tạo nên năng lực giải bài tập hóa học của học sinh phổ thông
Những yếu tố tạo nên năng lực giải bài tập hóa học của học sinh phổ thông
Những yếu tố tạo nên năng lực giải bài tập hóa học của học sinh phổ thông
Những yếu tố tạo nên năng lực giải bài tập hóa học của học sinh phổ thông
Những yếu tố tạo nên năng lực giải bài tập hóa học của học sinh phổ thông
Những yếu tố tạo nên năng lực giải bài tập hóa học của học sinh phổ thông
Những yếu tố tạo nên năng lực giải bài tập hóa học của học sinh phổ thông
Những yếu tố tạo nên năng lực giải bài tập hóa học của học sinh phổ thông
Những yếu tố tạo nên năng lực giải bài tập hóa học của học sinh phổ thông
Những yếu tố tạo nên năng lực giải bài tập hóa học của học sinh phổ thông
Những yếu tố tạo nên năng lực giải bài tập hóa học của học sinh phổ thông
Những yếu tố tạo nên năng lực giải bài tập hóa học của học sinh phổ thông
Những yếu tố tạo nên năng lực giải bài tập hóa học của học sinh phổ thông
Những yếu tố tạo nên năng lực giải bài tập hóa học của học sinh phổ thông
Những yếu tố tạo nên năng lực giải bài tập hóa học của học sinh phổ thông
Những yếu tố tạo nên năng lực giải bài tập hóa học của học sinh phổ thông
Những yếu tố tạo nên năng lực giải bài tập hóa học của học sinh phổ thông
Những yếu tố tạo nên năng lực giải bài tập hóa học của học sinh phổ thông
Những yếu tố tạo nên năng lực giải bài tập hóa học của học sinh phổ thông
Những yếu tố tạo nên năng lực giải bài tập hóa học của học sinh phổ thông
Những yếu tố tạo nên năng lực giải bài tập hóa học của học sinh phổ thông
Những yếu tố tạo nên năng lực giải bài tập hóa học của học sinh phổ thông

More Related Content

What's hot

lich su-phat_trien_cac_ly_thuyet_quan_tri
lich su-phat_trien_cac_ly_thuyet_quan_trilich su-phat_trien_cac_ly_thuyet_quan_tri
lich su-phat_trien_cac_ly_thuyet_quan_tri
xuanduong92
 
Quản trị nguồn nhân lực
Quản trị nguồn nhân lựcQuản trị nguồn nhân lực
Quản trị nguồn nhân lực
Lanhs2Nang
 
Một số chuyên đề nâng cao đại số lớp 7
Một số chuyên đề nâng cao đại số lớp 7Một số chuyên đề nâng cao đại số lớp 7
Một số chuyên đề nâng cao đại số lớp 7
vukimhoanc2vinhhoa
 

What's hot (20)

Chiến lược kinh doanh cho Công ty Liên doanh thiết bị viễn thông
 Chiến lược  kinh  doanh cho Công ty Liên doanh thiết bị viễn thông Chiến lược  kinh  doanh cho Công ty Liên doanh thiết bị viễn thông
Chiến lược kinh doanh cho Công ty Liên doanh thiết bị viễn thông
 
BÀI GIẢNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
BÀI GIẢNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC BÀI GIẢNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
BÀI GIẢNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
 
LUYỆN CHỮ CÁC NÉT CƠ BẢN - CÁC CHỮ nét thẳng
LUYỆN CHỮ CÁC NÉT CƠ BẢN   - CÁC CHỮ nét thẳng LUYỆN CHỮ CÁC NÉT CƠ BẢN   - CÁC CHỮ nét thẳng
LUYỆN CHỮ CÁC NÉT CƠ BẢN - CÁC CHỮ nét thẳng
 
Phương pháp mô hình trong dạy học chương Động lực học chất điểm
Phương pháp mô hình trong dạy học chương Động lực học chất điểmPhương pháp mô hình trong dạy học chương Động lực học chất điểm
Phương pháp mô hình trong dạy học chương Động lực học chất điểm
 
Chuong2
Chuong2Chuong2
Chuong2
 
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
 
lich su-phat_trien_cac_ly_thuyet_quan_tri
lich su-phat_trien_cac_ly_thuyet_quan_trilich su-phat_trien_cac_ly_thuyet_quan_tri
lich su-phat_trien_cac_ly_thuyet_quan_tri
 
Quản trị nguồn nhân lực
Quản trị nguồn nhân lựcQuản trị nguồn nhân lực
Quản trị nguồn nhân lực
 
Quản lý quá trình dạy học.
Quản lý quá trình dạy học.Quản lý quá trình dạy học.
Quản lý quá trình dạy học.
 
Một số chuyên đề nâng cao đại số lớp 7
Một số chuyên đề nâng cao đại số lớp 7Một số chuyên đề nâng cao đại số lớp 7
Một số chuyên đề nâng cao đại số lớp 7
 
Báo cáo thực tập về quản trị nguồn nhân lực tại công ty May, 9đ
Báo cáo thực tập về quản trị nguồn nhân lực tại công ty May, 9đBáo cáo thực tập về quản trị nguồn nhân lực tại công ty May, 9đ
Báo cáo thực tập về quản trị nguồn nhân lực tại công ty May, 9đ
 
Luận văn: Phát triển năng lực đặc biệt hóa và khái quát hóa cho HS
Luận văn: Phát triển năng lực đặc biệt hóa và khái quát hóa cho HSLuận văn: Phát triển năng lực đặc biệt hóa và khái quát hóa cho HS
Luận văn: Phát triển năng lực đặc biệt hóa và khái quát hóa cho HS
 
Chủ đề 2- Thảo luận nhóm
Chủ đề 2- Thảo luận nhómChủ đề 2- Thảo luận nhóm
Chủ đề 2- Thảo luận nhóm
 
Đề tài: Xây dựng bài tập củng cố kỹ năng sống cho trẻ, HAY
Đề tài: Xây dựng bài tập củng cố kỹ năng sống cho trẻ, HAYĐề tài: Xây dựng bài tập củng cố kỹ năng sống cho trẻ, HAY
Đề tài: Xây dựng bài tập củng cố kỹ năng sống cho trẻ, HAY
 
Nhap mon ly_thuyet_xac_suat_p1
Nhap mon ly_thuyet_xac_suat_p1Nhap mon ly_thuyet_xac_suat_p1
Nhap mon ly_thuyet_xac_suat_p1
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 4 và 5
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 4 và 5Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 4 và 5
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 4 và 5
 
Ung dung cac ly thuyet hoc tap
Ung dung cac ly thuyet hoc tapUng dung cac ly thuyet hoc tap
Ung dung cac ly thuyet hoc tap
 
Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội l...
Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội l...Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội l...
Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội l...
 
Xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm nguyên liệu và cao chiết từ dâu tằm (morus al...
Xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm nguyên liệu và cao chiết từ dâu tằm (morus al...Xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm nguyên liệu và cao chiết từ dâu tằm (morus al...
Xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm nguyên liệu và cao chiết từ dâu tằm (morus al...
 
Mau viet do an tn
Mau viet do an tnMau viet do an tn
Mau viet do an tn
 

Viewers also liked

Work Samples - Emil Dannberger
Work Samples - Emil DannbergerWork Samples - Emil Dannberger
Work Samples - Emil Dannberger
Emil Dannberger
 

Viewers also liked (13)

Week 5 ASSIGNMENT
Week 5 ASSIGNMENTWeek 5 ASSIGNMENT
Week 5 ASSIGNMENT
 
Portafolio
PortafolioPortafolio
Portafolio
 
Trasplante de organos
Trasplante de organosTrasplante de organos
Trasplante de organos
 
LA ADOLESCENCIA
LA ADOLESCENCIALA ADOLESCENCIA
LA ADOLESCENCIA
 
Work Samples - Emil Dannberger
Work Samples - Emil DannbergerWork Samples - Emil Dannberger
Work Samples - Emil Dannberger
 
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
 
The Death of the B2B Infographic and six other B2B copywriting trends we spot...
The Death of the B2B Infographic and six other B2B copywriting trends we spot...The Death of the B2B Infographic and six other B2B copywriting trends we spot...
The Death of the B2B Infographic and six other B2B copywriting trends we spot...
 
teenage pregnanacy
teenage pregnanacyteenage pregnanacy
teenage pregnanacy
 
интернет мэдээллийн үндэс
интернет мэдээллийн үндэсинтернет мэдээллийн үндэс
интернет мэдээллийн үндэс
 
Crossmedia cafe 31 januari 2017
Crossmedia cafe 31 januari 2017Crossmedia cafe 31 januari 2017
Crossmedia cafe 31 januari 2017
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng giang
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng giangPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng giang
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng giang
 
Phân tích tình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và thương mại nam hải
Phân tích tình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và thương mại nam hảiPhân tích tình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và thương mại nam hải
Phân tích tình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và thương mại nam hải
 
Digital in 2017 - Global Overview
Digital in 2017 - Global OverviewDigital in 2017 - Global Overview
Digital in 2017 - Global Overview
 

Similar to Những yếu tố tạo nên năng lực giải bài tập hóa học của học sinh phổ thông

7.2. Giáo dục học đại cương 2020.pdf
7.2. Giáo dục học đại cương 2020.pdf7.2. Giáo dục học đại cương 2020.pdf
7.2. Giáo dục học đại cương 2020.pdf
bichbich123
 
Bao cao khoa_hoc_toan_van_hoan_va_linh (1)
Bao cao khoa_hoc_toan_van_hoan_va_linh (1)Bao cao khoa_hoc_toan_van_hoan_va_linh (1)
Bao cao khoa_hoc_toan_van_hoan_va_linh (1)
Ngân Trúc
 
Tiểu luận mác lênin
Tiểu luận mác lêninTiểu luận mác lênin
Tiểu luận mác lênin
Candy Nhok
 

Similar to Những yếu tố tạo nên năng lực giải bài tập hóa học của học sinh phổ thông (20)

Chuyên đề 1 nhóm 1-đhsp anh a-k6
Chuyên đề 1 nhóm 1-đhsp anh a-k6Chuyên đề 1 nhóm 1-đhsp anh a-k6
Chuyên đề 1 nhóm 1-đhsp anh a-k6
 
Tình huống sư phạm trong công tác giáo dục học sinh trung học phổ thông
Tình huống sư phạm trong công tác giáo dục học sinh trung học phổ thôngTình huống sư phạm trong công tác giáo dục học sinh trung học phổ thông
Tình huống sư phạm trong công tác giáo dục học sinh trung học phổ thông
 
HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC MÔN TRIẾT HỌC CHO SINH VIÊN  - TẢI FREE ZALO: 0...
HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC MÔN TRIẾT HỌC CHO SINH VIÊN   - TẢI FREE ZALO: 0...HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC MÔN TRIẾT HỌC CHO SINH VIÊN   - TẢI FREE ZALO: 0...
HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC MÔN TRIẾT HỌC CHO SINH VIÊN  - TẢI FREE ZALO: 0...
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
 
294494601-Tam-Lý-Học-Lứa-Tuổi-Va-Tam-Lý-Học-Sư-Phạm.docx
294494601-Tam-Lý-Học-Lứa-Tuổi-Va-Tam-Lý-Học-Sư-Phạm.docx294494601-Tam-Lý-Học-Lứa-Tuổi-Va-Tam-Lý-Học-Sư-Phạm.docx
294494601-Tam-Lý-Học-Lứa-Tuổi-Va-Tam-Lý-Học-Sư-Phạm.docx
 
Đề tài: Phương pháp dạy học nêu vấn đề, HAY
Đề tài: Phương pháp dạy học nêu vấn đề, HAYĐề tài: Phương pháp dạy học nêu vấn đề, HAY
Đề tài: Phương pháp dạy học nêu vấn đề, HAY
 
Khóa luận Tâm lý học nhân cách người thầy giáo
Khóa luận Tâm lý học nhân cách người thầy giáoKhóa luận Tâm lý học nhân cách người thầy giáo
Khóa luận Tâm lý học nhân cách người thầy giáo
 
Giáo Trình Tâm Lý Học Phát Triển Dương Thị Diệu Hoa
Giáo Trình Tâm Lý Học Phát Triển Dương Thị Diệu Hoa Giáo Trình Tâm Lý Học Phát Triển Dương Thị Diệu Hoa
Giáo Trình Tâm Lý Học Phát Triển Dương Thị Diệu Hoa
 
Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdf
Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdfTâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdf
Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdf
 
7.2. Giáo dục học đại cương 2020.pdf
7.2. Giáo dục học đại cương 2020.pdf7.2. Giáo dục học đại cương 2020.pdf
7.2. Giáo dục học đại cương 2020.pdf
 
KHÓA LUẬN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC CÁC MÔN KHXH&NV ĐỐI VỚI HỌC VIÊN ĐÀO TẠ...
KHÓA LUẬN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC CÁC MÔN KHXH&NV ĐỐI VỚI HỌC VIÊN ĐÀO TẠ...KHÓA LUẬN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC CÁC MÔN KHXH&NV ĐỐI VỚI HỌC VIÊN ĐÀO TẠ...
KHÓA LUẬN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC CÁC MÔN KHXH&NV ĐỐI VỚI HỌC VIÊN ĐÀO TẠ...
 
Luận văn: Kể chuyện về nhân vật theo hướng phát triển năng lực cho học sinh ...
Luận văn:  Kể chuyện về nhân vật theo hướng phát triển năng lực cho học sinh ...Luận văn:  Kể chuyện về nhân vật theo hướng phát triển năng lực cho học sinh ...
Luận văn: Kể chuyện về nhân vật theo hướng phát triển năng lực cho học sinh ...
 
Kể chuyện về nhân vật theo hướng phát triển năng lực cho học sinh
Kể chuyện về nhân vật theo hướng phát triển năng lực cho học sinhKể chuyện về nhân vật theo hướng phát triển năng lực cho học sinh
Kể chuyện về nhân vật theo hướng phát triển năng lực cho học sinh
 
Bao cao khoa_hoc_toan_van_hoan_va_linh (1)
Bao cao khoa_hoc_toan_van_hoan_va_linh (1)Bao cao khoa_hoc_toan_van_hoan_va_linh (1)
Bao cao khoa_hoc_toan_van_hoan_va_linh (1)
 
Luận văn: Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở Hà Nội
Luận văn: Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở Hà NộiLuận văn: Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở Hà Nội
Luận văn: Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở Hà Nội
 
Biện pháp của Hiệu trưởng trong quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trung ...
 Biện pháp của Hiệu trưởng trong quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trung ... Biện pháp của Hiệu trưởng trong quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trung ...
Biện pháp của Hiệu trưởng trong quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trung ...
 
Tiểu luận mác lênin
Tiểu luận mác lêninTiểu luận mác lênin
Tiểu luận mác lênin
 
Tlhgiaoducdaihoc
TlhgiaoducdaihocTlhgiaoducdaihoc
Tlhgiaoducdaihoc
 
tâm lí học.docx
tâm lí học.docxtâm lí học.docx
tâm lí học.docx
 
tâm lí học.docx
tâm lí học.docxtâm lí học.docx
tâm lí học.docx
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 

Recently uploaded (20)

Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 

Những yếu tố tạo nên năng lực giải bài tập hóa học của học sinh phổ thông

  • 1. BỘ GIÁO DỤC TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI I KHOA HÓA NHỮNG YẾU TỐ TẠO NÊN NĂNG LỰC GIẢI BÀI TẬP HÓA HỌC CỦA HỌC SINH PHỔ THÔNG Ngƣời hƣớng dẫn: Dƣơng Xuân Trinh Ngƣời thực hiện: Nguyễn Thị Dân ____1981____
  • 2. BỘ GIÁO DỤC TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI I KHOA HÓA NHỮNG YẾU TỐ TẠO NÊN NĂNG LỰC GIẢI BÀI TẬP HÓA HỌC CỦA HỌC SINH PHỔ THÔNG Ngƣời hƣớng dẫn: Dƣơng Xuân Trinh Ngƣời thực hiện: Nguyễn Thị Dân ____1981____
  • 3. 1 A- MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Để góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục là đào tạo thế hệ trẻ thành những con ngƣời phát triển toàn diện.Đồng thời cũng để tạp điều kiện cho học sinh thích ứng với cuộc sống lao động sản xuất và chiến đấu trong hoàn cảnh cách mạng khoa học kỹ thuật trong và ngoài nƣớc đâng trên đà tiến nhanh tiến mạnh nhƣ hiện nay, một trong những nhiệm vụ đặt ra cho các môn khoa học trong nhà trƣờng là phải thông qua quá trình dạy học bộ môn để phát triển cho học sinh năng lực độc lập tiếp thu và vận dụng các kiến thức khoa học. Phát triển năng lực học này có tác dụng làm cho các em ngay khi ở tronmg trƣờng cũng nhƣ sau này ra ngoài đời biết phát huy đƣợc khả năng của mình biết tự học tập, tự vận dụng các kiến thức đã tiếp thu đƣợc vào những tình huống khác nhau. Muốn phát triển đƣợc năng lực nêu trên, cần phải đánh giá đúng năng lực của học sinh. Bởi vậy, việc nghiên cứu tỉ mỉ, sâu sắc và đầy đủ từng học sinh để phát hiện những năng lực mạnh, những năng lực còn yếu, qua đó có biện pháp thích hợp phát huy, tạo điều kiện cho những mặt mạnh phát triển đồng thời bổ sung, khắc phục những mặt còn yếu là yêu cầu cấp thiết đối với tất cả các môn học trong sự nghiệp cải cách giáo dục ở nƣớc ta hiện nay. Mỗi môn học thực hiện các yêu cầu và nhiệm vụ bằng nội dung và phƣơng pháp phù hợp với tính đặc thù của nó. Hóa học là môn khoa học thực nghiệm. Năng lực học tập hóa nói chung thể hiện không chỉ qua học lý thuyết hoặc giải bài tập mà còn qua thực hành thí nghiệm, qua việc vận dụng kiến thức hóa vào thực tế đời sống sản xuất...Có thể đánh giá năng lực vận dụng kiến thức hóa học nói chung, qua
  • 4. 2 nhiều hoạt động, trong đó phải kể đến hoạt động giải bài tập hóa. Giải bài tập hóa học là một trong những khâu quan trọng của việc học tập hóa học. Nó củng cố và làm sâu các kiến thức lý thuyết, các khái niệm cơ bản,cụ thể hóa những thành thạo kiến thức lý thuyết. Giải bài tập hóa học còn có tác dụng, tƣ duy cho học sinh hiệu quả nhât. Thực tế cho thấy, chất lƣợng của học sinh hiện nay trong lĩnh vực hoạt động này con thấp. Vấn đề này nhiều giáo viên dạy cũng đã quan tâm nhƣng chƣa đầu tƣ thật nhiều suy nghĩ tìm biện pháp giải quyết nên nhìn chung vấn đề yếu về chất lƣợng giải bài tập hóa học của học sinh đến nay vẫn chƣa khắc phục tốt. Những yếu tố nào tạo nên năng lực giải bài tập hóa học của học sinh? Làm thế nào để nâng cao chất lƣợng giải bài tập hóa học của học sinh? Là một giáo viên hóa đã dạy một số năm ở trƣơng phổ thông, tôi quan tâm tới những vấn đề trên và chọn nghiên cứu đề tài với hy vọng bƣớc đầu tìm hiểu những yếu tố cơ bản tạo nên năng lực giải bài tập hóa học của học sinh phổ thông. Trên cơ sở đó góp phần khắc phục dần tình trạng chất lƣợng học tập hóa học còn yếu của học sinh hiện nay. II. Nhiệm vụ đề tài. 1. Nghiên cứu lý luận về : a) Các vấn đề về năng lực; b) ???? c) Bài tập hóa học 2. Thông qua phân tích bài kiểm tra, thi học kỳ, kết hợp với vở bài tập, vở ghi hóa học của một số học sinh chuyên toán, để sơ lƣợc nhận xét những yếu tố tạo nên năng lực giải bài Ra một số bài tập điều tra năng lực giải bài tập hóa của học sinh theo các yếu tố thành phần trên. Qua đó rút ra kết luận cấu trúc và năng lực giải bài tập hóa học và nhận xét chất lƣợng của
  • 5. 3 học sinh hiện nay. 3. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất một số biện pháp bồi dƣỡng năng lực giải bài tập cho học sinh. III. Phƣơng pháp nghiên cứu: 1. Nghiên cứu lý thuyết: - Nghiên cứu một số tài liệu, tạp chí nói về vấn đề năng lực tƣ duy và bài tập hóa học. - Nghiên cứu một số công trình khoa học về vấn đề năng lực tƣ duy. Kết hợp với một số ý kiến của giáo viên phổ thông qua trao đổi về vấn đề năng lực giải bài tập hóa học của học sinh, nêu giả thuyết về các thành phần cơ bản tạo nên năng lực giải bài tập hóa học. 2. Phân tích bài làm của học sinh ( qua bài kiểm tra, thi học kì, vở bài tập) để phát hiện thêm những yếu tố tạo nên năng lực giải bài tập, đồng thời làm chính xác các giả thuyết. Tiến hành điều tra theo các yếu tố tạo nên năng lực giải bài tập hóa học bằng các bài tập cụ thể, để đi tới kết luận về: - Câu trúc năng lực giải bài tập hóa của học sinh phổ thông. - Chất lƣợng năng lực giải bài tập hóa của học sinh hiện nay.
  • 6. 4 B- NĂNG LỰC GIẢI BÀI TẬP HÓA HỌC I. Một số vấn đề về năng lực. Tƣ rất lâu, khi tâm lý học còn chƣa đƣợc coi là một khoa học thì vấn đề năng lực học cũng đã đƣợc đề cập đến trong triết học Aristot phaton [11 trang 2] nhƣng đƣợc xem xét theo quan điểm duy tâm. Nhiều quan điểm duy tâm khác nhau về vấn đề năng lực con ngƣời còn phát triển mãi trong các nƣớc tƣ bản. Những ngƣời theo quan điểm duy tâm đã tách rời vấn đề năng lực với nhân cách của con ngƣời và xã hội, tách quá trình phát triên năng lực khỏi các điều kiện xã hội và ?? cụ thể. Chẳng hạn, họ coi năng lực con ngƣời là cái gì rất huyền có tài năng con ngƣời một hiện tƣơng phi xã hội, có cội nguồn thƣợng đế. Trong cuốn “ Triết học của vô thức” E.Catơmon đã khẳng định” Thiên tài là sự cảm thụ cam chụi, độc lập với ý chí....Nó xuất hiện từ trên trời rơi xuống một cách hết sức bất ngờ” [1 trang ??] Thịnh hành nhất trong tâm lý học tƣ sản là quan điểm theo khuynh hƣớng di truyền học. Họ cho rằng mọi đặc điểm về tâm lý nhất là năng lực, đều do tiềm lực sinh vật gây ra và có tính chất tiền định. Theo họ, năng khiếu của con ngƣời phát triển chủ yếu phụ thuộc vào nguyên nhân sinh học, chủ yếu do di truyền những điểm sinh vật di truyền của cơ thể, đó chỉ là sự chín muồi của những đặc điểm bẩm sinh tiền định mà thôi. Điển hình của trƣờng phái này là nhà tâm lý học ngƣời Mỹ E. Toocđai. Ông có nói đến ảnh hƣởng của môi trƣờng, của giáo dục nhƣng lại không thú nhận ngay cả vai trò thứ yếu của các yếu tố đó. “ Tự nhiên phát triển cho mỗi ngƣời một vốn nhất định, giáo dục cầm phải làm bộc lộ xem vấn đề đó bao gồm cái gì và cần phải sử dụng những năng lực tốt nhất của con ngƣời” [2 trang 11]. Còn nhiều quan điểm duy tâm khác nữa về năng lực con ngƣời nhƣng nói chung tất cả các quan điểm khong Mác xit về năng bao gồm từ quan điểm duy tâm của Planton đến những quan điểm duy tâm siêu hình hiện đại mà thịnh hành nhất là thuyết
  • 7. 5 truyền học đều chƣa nêu đƣợc đầy đủ, đúng đắn bản chất của năng lực. Và đã gây những ảnh hƣởng xấu đến việc bồi dƣỡng và phát triển năng lực của trẻ em. Nền giáo dục nho giáo của chúng ta cũng quan niệm sai lầm về bản chất và nguồn gốc năng lực của con ngƣời, cho rằng “ Thiên tích thông minh, thành phù công dụng” ( Trong Minh tâm bảo giám). - Trời ban cho trí thông mình còn thánh ban cho tài năng. “Thông minh vốn sẵn tính tời” ( Trong truyện Kiều của Nguyễn Du) Đó là cội nguồn của những tƣ tƣởng mê tín dị đoan, thiếu tin tƣởng vào khả năng của bản thân và dẫn đến thiếu ý chí vƣớn lên, không tin tƣởng ở sự giáo dục, rèn luyện. Các nhà tâm lý học Macxit (nhƣ X.L. RubinStêm,B.M.Teplôp, A.N. Lêônchiep...) đã phát triển các luận điểm của Mác và Lê nin về con ngƣời và năng lực con ngƣời trên cơ sở các quan điểm triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,và vạch ra đƣợc những luận điểm có giá trị làm phƣơng hƣớng lý luận cho ngành tâm lý học năng lực. A.N.Lêônchiep đã viết về bản chất xã hội của năng lực con ngƣời “ Quá trình hình thành những năng lực trong sự phát triển có thể là sự lĩnh hội, là quá trình mà kết quả là cá nhân tái?? những năng lực và chức năng mang tính ngƣời đã đƣợc hình thành trong lịch sử” [3 trang 94] Về nguồn gốc và nội dung tâm lý con ngƣời cũng có đƣợc các nàh tâm lý học làm sáng tỏ trên cơ sở phát triển luận điểm của Mác “ Trong tính hiện thực của nó, bản chất con ngƣời là tổng hợp các mối quan hệ xã hội”. Họ cho rằng, nguồn gốc và nội dung tâm lý con ngƣời là ở ngoài con ngƣời, ở trong thế giới đối tƣợng mà não chỉ là cơ quan diễn ra các hiện tƣợng tâm lý. Dƣới ánh sáng của nguyên lý thống nhất ý thức và hành động các nhà tâm lý Xô Viết cũng nêu lên một đặc điểm quan trọng của năng lực con ngƣời là : nó đƣợc hình thành bằng chính hoạt động của nó. X.L. RubinStêm viết:” Các năng lực con ngƣời không
  • 8. 6 đƣợc hình thành trong quá trình nắm sản phẩm do con ngƣời tạo ra trong quá trình phát triển lịch sử mà cả trong quá trình tạo ra sản phẩm, quá trình tạo ra thế giới đối tƣợng đó, đồng thời cũng chính là quá trình phát triển của chính bản thân mình” [4 trang 12]. Điều này cũng có nghĩa là các chức năng tâm lý, các thành phần của năng lực đƣợc hình thành trong sự tác động qua lại của con ngƣời với thế giới đối tƣợng; Nó là tổ thành nội tại của hoạt động tạo ra sự vận động và hoạt động nhƣ A.N.Lêônchiep viết “Các hiện tƣợng ý thức là tổ thành thực sự trong sự vận động của hoạt động”[5] Năng lực, theo quan điểm của các nhà tâm lý học Xô Viết, không phải là cái có sẵn ngay khi con ngƣời mới sinh ra, mà nó đƣợc hình thành nhờ tác động của giáo dục và giảng dạy.B.M.Tep lôp viết: “ Không có đặc điểm tâm lý nào có thể bẩm sinh” [2 trang 22]. Các quan điểm Maxit đã khẳng định rằng: chỉ có một số đặc điểm giải phẫu sinh lý của não; của hệ thần kinh- là những tƣ chất hình thành và phát triển năng lực. Nhƣng, những tƣ chất ấy bản thân nó không phải là năng lực tiềm tàng, cũng nhƣ năng lực không phải là tƣ chất tốt nhƣng nếu không tham gia những hoạt động thích hợp thì năng lực của ngƣời đó cũng không thể phát triển đƣợc [6] Tóm lại, khác với quan điểm duy tâm coi năng lực nhƣ là của trời cho, từ một không trung xa thâm nhập vào một con ngƣời nào đó..., tâm lý tiến bộ thực sụ khách quan quan niệm năng lực của một con ngƣời đƣợc cấu tạo bởi hai yếu tố: 1- Yếu tố bẩm sinh- năng lực bẩm sinh; những tƣ chất riêng, đặc biệt, có tính chất di truyền, nhất là năng lực âm nhac,thơ ca... 2- Yếu tố phát triển: Năng lực rèn luyện đƣợc trong quá trình giáo dục và hoạt động thực tiễn.
  • 9. 7 Trong quá trình hoạt động những thuộc tính cá nhân có vai trò quan trọng đối với việc hình thành và phát triển năng lực: - Sự say mê, cần cù trong lao động, lòng yêu thiết tha với công việc.nhƣ đại văn hào Xô Viết. Macxim Gooki đã nói: tài năng đƣợc phát triển từ tình yêu thiết tha đối với công việc, thậm chí có thể nói tài năng về bản chất chỉ là tình yêu đối với công việc, đối với quá trình công tác. - Sự kiên nhẫn, ý chí kiên cƣờng vƣợt mọi khó khăn trong công tác N.Ôtrôpxki : Ở chế độ chúng ta, chỉ có những kẻ lƣời biếng là không có tài năng. Có những nhà toán học lỗi lạc của thế giới đánh giá: thiên tài chỉ chiếm 1% điều kiện để tạo ra năng lực toán còn 99% là lòng say mê và tính kiên trì. Hiện nay nhiều nƣớc có chủ trƣơng kiểm tra năng lực bẩm sinh (chỉ số IQ) rồi phân loại trẻ em để hƣớng nghiệp ngay từ nhƣ Tôm Eđixon khi còn nhỏ là ngƣời học sinh bị đánh giá là ngu đần không thể học đƣợc, nhƣng sau trở thành một trong những nhà kỹ thuật vĩ đại của thế giới. Nên giáo dục xã hội chủ nghĩa không chỉ chú trọng đén năng lực bẩm sinh mà rất chú trọng đến các yếu tố phát triển của năng lực nên ta chú trọng nền giáo dục phổ cập 7 năm 10 năm. Với những đặc điểm của năng lực nhƣ đã trình bày, ta không thể nói một cách chung chung về năng lực mà phải là năng lực về mọi hoạt động cụ thể nào đó. Nó chính là “ Những đặc điểm tâm lý cá nhân đáp ứng đƣợc yêu cầu của một hoạt động nhất định và tạo ra kết quả của hoạt động ấy” [2 trang 20] Việc nghiên cứu năng lực cũng phải là nghiên cứu sự hình thành các phẩm chất tâm lý gắn với loại hoạt động nhất định. Kết quả của một hoạt động phụ thuộc vào không phải một mà là một tổ hợp các năng lực. Do đó nêu bật đƣợc cấu trúc năng lực ngƣời về một lĩnh vực hoạt động, là nội dung nghiên cứu năng lực con ngƣời trong lĩnh vực đó, và đó sẽ là cơ sở để có đƣợc nhƣ
  • 10. 8 biện pháp thích hợp bồi dƣỡng phát triển năng lực. Đối với mỗi học sinh, cần phải làm phát triển tất cả các năng lực của em đó, đồng thời chú trọng phát triển những năng lực cơ bản của em đó, hƣớng em ấy sau này hoạt động trong lĩnh vực mà em có năng lực nhất. Với ý nghĩa ấy, nhiều nhà tâm lý học, giáo dục học đã đi nghiên cứu năng lực học sinh trong từng lĩnh vực hoạt động nhất định và đã nêu đƣợc những cấu trúc cơ bản của năng lực trong lĩnh vực đó. Trong luận án tiến sĩ khoa học tâm lý, nghiên cứu về “ Tâm lý năng lực toán học của học sinh”, V.A Kơrutecki sau khi tiến hành nghiên cứu lâu dài 25 học sinh rất giỏi, 19 em trung bình và kém về toán; Tiến hành thực nghiệm trên 157 học sinh gồm ba mức độ giỏi, trung bình, kém về toán; Thăm dò ý kiến của 21 nhà bác học toán học và nhiều giáo viên dạy toán kết hợp với nghiên cứu có phê phán các tác phẩm tâm lý học có liên quan đến vẫn đề năng lực nói chung và năng lực toán học nói riêng... đã tổng kết những thành phần cơ bản của cấu trúc năng lực toán học, bao gồm...[8 trang 167] 1- Năng lực tƣ duy logic trong lĩnh vực các quan hệ toán học.Tƣ duy bằng các ký hiệu toán học. 2- Năng lực tự giác hình thức hóa các tài liệu toán học nắm cấu trúc hình thức của bài toán. 3- Năng lực khái quát hóa nhanh, rộng các đối tƣợng và quan hệ toán học. 4- Năng lực tƣ duy bằng các cấu trúc rút gọn, có khuynh hƣớng rút gọn quá trình suy luận toán học và các phép toán. 5- Tƣ duy linh hoạt, tiết kiệm, có khuynh hƣớng vƣơn tới tính đơn giản, rõ ràng và hợp lý của lời giải. 6- Tƣ duy mềm dẻo, dễ dàng chuyển từ tƣ duy thuận sang tƣ duy đảo. 7- Có trí nhớ khái quát về: các quan hệ toán học, phƣơng pháp
  • 11. 9 giải toán, sơ đồ suy luận và chứng minh toán học.... 8. Có khuynh hƣớng toán học của trí tuệ: Thƣờng xuyên chú ý đến khía cạnh toán học của hiện tƣợng, luôn nhìn mọi hiện tƣợng của thế giới xung quanh theo con mắt toán học. Các thành phần trên liên quan mật thiết với nhau tạo thành một hệ thống duy nhất, một số yếu tố có ý nghĩa chung, nhƣ: - Việc tự giác hình thức hóa bài toán là một tri giác khái quát, tắt và linh hoạt. - Trí nhớ toán học là một trí nhớ về các hệ thống khái quát tắt và linh hoạt. Bởi vậy, có thể nói đặc trƣng cơ bản của năng lực toán học là tƣ duy khái quát, gọn, tắt và linh hoạt trong lĩnh vực quan hệ toán học, và có khuynh hƣớng toán học của trí tuệ. V.P.Iaguncôva thì cho rằng thành phần cơ bản của năng lực văn học là tƣ duy hình tƣợng, trí tƣởng tƣợng sáng tạo... B.M.Teplôp coi tính nhạy cảm về âm thanh, biểu tƣợng về thính giác là thành phần cơ bản của năng lực âm nhạc. V. N Coonbanopxki thì cho rằng thành phần cơ bản của năng lực thiết kế gồm năng lực tƣởng tƣợng không gian, năng lự tƣ duy kỹ thuật... V.I.Kiriencô thì coi sự hoàn thiện về thị giác, trí nhớ thị giác.Năng lực đánh giá các quan hệ ánh sáng...,là những thành phần chủ yếu của năng lực tạo thành. Ở Việt Nam mới đây cũng đã có công trình nghiên cứu về năng lực đó là luận án phó tiến sĩ tâm lý học của Nguyễn Ánh Tuyết nghiên cứu về năng khiếu thơ của trẻ em Việt Nam. Tác giải đã tập trung nghiên cứu trên đối tƣợng là 80 em bao giờ những em có năng khiếu về thơ và những em chƣa từng làm thơ nhƣng có những năng khiếu khác(toán hoc...) trong đó coi ??? có năng khiếu thơ là đối tƣợng chính,và đã tổng kết đƣợc một số đặc trƣng tâm lý là thành phần của cấu trúc năng khiếu.
  • 12. 10 thơ,bao gồm:[ 11 trang 180] 1. Lòng say mê cảm thụ thế giới bằng sự quan sát nhạy bén và nhạy cảm để phát hiện những thuộc tính tinh tế, mới lạ ở??? 2. Có xu hƣớng muốn khám phá bản chất của cuộc sống bị tƣ duy hình tƣợng theo hƣớng tổng hợp, quyện chặt với xúc cảm có tính khái quát cao. Nhƣng nó thƣờng xuyên đƣợc hỗ trợ và chỉ đạo của tƣ duy trừu tƣợng. 3. Trí tƣởng tƣợng mãnh liệt sáng tạo nên những hình ảnh lạ, sinh động, gợi cảm về hiện thực bằng cách thêm vào sự vật vốn có những yếu tố mới. Xác lập những liên tƣởng sáng tạo nhạy bén, phong phú và nhân hóa; Cƣờng điệu hóa tạo nên nhƣ hình ảnh cao có sức biểu hiện cao. 4. Có những xúc cảm thẩm mỹ, khái quát và tích cực trƣớc hiện thực, trên cơ sở năng lực đồng cảm cao. 5. Ngôn ngữ có chọn lọc: cô đọng nhƣng giàu nhạc tính và hình ảnh. Các thành phần ấy luôn tác động qua lại lẫn nhau và bài ?? là sản phẩm tổng hợp của toàn bộ cấu trúc đó. Tác giả cũng đã khẳng định: “ Năng khiếu thơ là một cấu trúc lý đặc trƣng cho hoạt động sáng tạo thơ ca, đƣợc hình thành trong đời sống của trẻ, đặc biệt là trong hoạt động thơ ca nhằm thực hoạt động thơ ca đạt kết quả tốt” [11 trang 145]. Nhƣ vậy, năng lực là toàn bộ những phẩm chất phức tạp của tâm lý, là tổ chức có cấu trúc phức tạp, là sự tổng hợp đông đảo các thuộc tính để đáp ứng yêu cầu của một hoạt động nhất tạo ra kết quả của hoạt động đó. Điều đó thể hiện cụ thể ở các quan điểm của các nhà tâm tiến bộ: X.L. Rubinstêin định nghĩa “ Năng lực là một tổng hợp các thuộc tính tâm lý làm cho con ngƣời thích nghi với một hoạt động có lợi xã hội nhất định” [4 trang 14]. A.G.Côvaliop thì định nghĩa “ Năng lực là một tổng hợp các
  • 13. 11 tính tâm lý cá nhân con ngƣời nhằm đáp ứng những yêu cầu hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó đạt kết quả cao” [9 trang 130] Năng lực theo K.K Platônôp “ là mức độ tƣơng ứng của toàn bộ nhân cách với một hoạt động nhất định đƣợc vạch ra thông qua cấu trúc của năng lực và yêu cầu cảu dạng hoạt động đó đối với nhân cách” [10 trang 42] Nhìn khái quát các công trình khoa học nghiên cứu về năng lực toán, âm nhạc, thiết kế, văn học, thơ ca... ta thấy trong các công trình này có phân chia năng lực thành các phân tâm lý sau: 1. Năng lực tƣ duy ( thành phần chủ yếu) : năng lực khái quát, sự linh hoạt của tƣ duy, tƣ duy trừu tƣợng... 2. Phẩm chất tâm ký: lòng say mê, xúc cảm, thẩm mĩ,trí tƣởng tƣợng mãnh liêt... 3. Phẩm chất của giác quan: Nhạy cảm về âm thanh, biểu tƣợng về thính giác, hoàn thiện thị giác. 4. Xu hƣớng phát triển: xu hƣớng khám phá khuynh hƣớng toán học hóa tất cả các hiện tƣợng của thế giới khách quan... Tùy tính đặc thù của dạng hoạt động mà sữ có những yếu tố tƣơng ứng trong thành phần năng lực của dạng hoạt động đó.Bởi vậy, để xác định đƣợc những yếu tố tạo nên năng lực giải bài tập hóa học ta phân tích những tính chất đặc trƣng của loại hoạt động này. II. Năng lực giải bài tập hóa học. Bài tập hóa học đa dạng, phong phú, có tác dụng toàn dị về các mặt trí dục, đức dục và giáo dục kỹ thuật tổng hợp ( Viêc phân tích cụ thê các tác dụng này đã đƣợc trình bày trong sách lý luận dạy học hóa học) [17 trang 219- 256] Giải bài tập hóa học là khâu vận dụng các kiến thức lý thuyết trong những điều kiện nhất định. Tùy theo mức độ và loại bài tập mà điều kiện đó có thể giống hoặc khác ít nhiều, với điều kiện khi học sinh lĩnh hội kiến thức. Do đó, thông qua
  • 14. 12 giải bài tập hóa học, một mặt đánh giá đƣợc mức độ nắm vững và kỹ năng vận dụng kiến thức của học sinh; mặt khác có tác dụng làm chính xác các kiến thức các em đã tiếp thu, rèn tƣ duy cho các em. Nhiều yếu tố ( nhƣ tƣ duy chính xác, khái quát, linh hoạt, sáng tạo, phong cách khoa học trong làm việc...) bộc lộ khá rõ ràng và đầy đủ trong bài làm của các em, ta có thể căn cứ vào đó mà tìm biện pháp tác động thích hợp, phát huy những yếu tố mạnh, khắc phục dần những yếu tố còn yếu để đạt tới chất lƣợng toàn diện. Đối với việc phát triển năng lực, trí thức có vai trò nhất định. Tâm lý học đã nêu “ Muốn phát triển năng lực con ngƣời cần phải năm vững và sau đó vận dụng một cách sáng tạo nhƣng tri thức, kỹ năng kỹ xảo đã đƣợc hình thành trong quá trình thực tiễn trong lịch sử. Tri thức và kỹ năng rất cần thiết đố với việc hình thành năng lực” [6 trang 75]. Học sinh sẽ gặp phải những khó khăn, trở ngại lớn trong việc phát triển năng lực, nếu thiếu những tri thức chính xác, những kỹ năng kỹ xảo cần thiết. Ngƣợc lại, khi đã nắm đƣợc chính xác một hệ thống kiến thức thì đồng thời cũng đã có đƣợc một hệ thống các thao tác trí tuệ (phân tích, tổng hợp, khái quát...) làm cơ sở cho phát triển năng lực. Tuy nhiên, năng lực, tri thức và kỹ năng có sự khác biệt căn bản. Còn thiếu những kinh nghiệm thực tế thì một ngƣời có năng lực, ngƣời đó sẽ nhanh chóng nắm đƣợc những kỹ năng kỹ xảo cần thiết.Trái lại, với cùng một kiến thức và kỹ năng nhƣ nhau nhƣng ở những ngƣời có năng lực khác nhau thì ý nghĩa cũng sẽ khác nhau. Chẳng hạn, bài làm của hai học sinh năng lực khác nhau, dù kết quả nhƣ nhau cũng không thể đánh giá bằng nhau đƣợc.Với em học sinh yếu, bài làm đó xem nhƣ đã đạt kết quả khá, đáng khích lệ; Nhƣng
  • 15. 13 với em học sinh có năng lực (khá, giỏi) thì có thể vẫn còn nhiều sai sót. Nhƣ vậy, năng lực là những thuộc tính tâm lý tùy thuộc vào tri trức, kỹ năng kỹ xảo, nhƣng không thể quy kết hoàn toàn tri thức kỹ năng kỹ xảo. Năng lực là những thuộc tính tƣơng đối ổn định, tƣơng đối cơ bản của cá nhân [6 trang 77] Năng lực đƣợc hình thành và phát triển thông qua việc nắm vững tri thức và kỹ năng. Nhƣng tốc độ và sự khó dễ của việc nắm vững tri thức và kỹ năng cũng dựa vào sự phát triển của bản thân năng lực [6 trang 78] Tri thức kinh nghiệm còn có quan hệ mật thiết với tƣ duy, đặc biệt là tƣ duy lý luận, là “ khiểu tƣ duy mà các hoạt động tƣ duy hƣớng vào phát hiện bản chất của đối tƣợng những quy luật chi phối sự phát triển của nó “ [12]. Quan hệ đó biểu hiện ở chỗ “ Trên cơ sở phát hiện một cachs sâu sắc bản chất những mối liên hệ và quan hệ của đối tƣợng học tập đã cho, trên cơ sở làm chủ phƣơng pháp hoạt động trí tuệ, tƣ duy lý luận tạo điều kiện chuyển xa hơn và chắc hơn những trí thức đã tiếp thu vào những yêu cầu và hoàn cảnh có vấn đề mới” [12 trang 53 - 54]. Nhƣ vậy tƣ duy lý luận có ý nghĩa rất lớn trong mục tiêu đào tạo những con ngƣời có năng lực lao động khoa học và sáng tạo. Giải bài tập hóa học là quá trình thực hiện hành động trí tuệ. Theo nhà tâm lý học Xô Viết P.A. Ganpêrin thì quá trình thực hiện một hành động trí tuệ phải trải qua ba ?? cơ bản (còn gọi là ba pha). - Pha định hƣớng: gồm những phƣơng hƣớng về mục đích, nội dung và dự kiến phƣơng pháp thực hiện hành động. Nhƣng phƣơng hƣớng đó là cơ sở định hƣớng, đó là một hệ thống khái quát những chỉ dẫn đầy đủ về nội dung, mục đích nguyên nhân và mô hình bên trong của hành động. Cụ thể đó là một sự hình dung: phải làm gì? làm nhƣ thế nào và tại sao lại phải làm nhƣ thế ?
  • 16. 14 - Pha hành động : Thực hiện các phƣơng hƣớng đã về ra bằng lời giải. Ở pha này, ngƣời thực hiện hành động phải vận dụng tổng hợp các kỹ năng kỹ xảo để giải quyết cụ thể vấn đề ra. Cơ sở định hƣớng có tác dụng chỉ phƣơng hƣớng và điều khiển hành động. - Pha kiểm tra : Ngƣời thực hiện hành động xem xét sự thống nhất giữa cái cụ thể đã thực hiện với cái khái quát, trừu tƣợng đã đề ra ở sự định hƣớng. Nếu sự thống nhất đó không đảm bảo thì phải tiến hành kiểm tra lại sự thực hiện, hoặc điều chỉnh sự định hƣớng ban đầu. Tuân theo nghiêm túc các bƣớc đi này là điều kiện quan trọng và cần thiết đảm bảo giải quyết đúng đắn và có hiệu quả nhiệm vụ đặt ra. Điều đó phụ thuộc vào một số phẩm chất tƣ duy của học sinh; nhƣng đồng thời, thực hiện có kết quả cao một hành động trí tuệ cũng có tác dụng bồi dƣỡng những phẩm chất tƣ duy ấy. Trong khóa luận tốt nghiệp sau đại học khoa II, bảo vệ năm 1979 đ/c Nguyễn Thanh Bình đã nghiên cứu và đi đến kết luận một số phẩm chất tƣ duy của học sinh có thể rèn luyện thông qua giải bài tập hóa học. Gồm: 1. Tƣ duy có chiều sâu : đó là năng lực tƣ duy lý luận diễn ra trên cơ sở phân tích, tổng hợp gắn liền với khái quát hóa. Là kỹ năng đi sâu vào bản chất của sự vật; Chính vì thế mà phẩm chất tƣ duy này giúp học sinh tìm ra đƣợc nguyên nhân gần, xa của sự vật, thấy đƣợc cơ sở của những nguyên nhân đó; Thấy đƣợc ý nghĩa của sự vật và nhìn trƣợc đƣợc diễn biến, hậu quả gần, xa của nó. 2. Tƣ duy mềm dẻo linh hoạt : Là một biểu hiện của tƣ duy lý luận về “ Năng lực đảo ngƣợc dòng tƣ tƣởng trong quá trình tƣ duy” [12 trang 55] và “ Năng lực tự chọn phƣơng thức giải quyết vấn đề một cách logic, nhanh gọn và sáng tạo” [13 trang ??] Thực chất của phẩm chất tƣ duy này chính là “ kỹ năng thay đổi giải pháp, dự kiến cho thích hợp với hoàn cảnh” [14 trang 176] 3. Tƣ duy độc lâp : Thể hiện ở khả năng nắm vững phƣơng pháp.
  • 17. 15 hoạt động trí tuệ. Luôn có ý thức và khả năng kiểm tra, phê phán quá trình tƣ duy; Thận trọng lật đi lật lại vấn đề đồng thời biết bảo vệ chân lý khoa học.Có tƣ duy độc lập là có “ kỹ năng tự minh thấy đƣợc vấn đề, tự mình tìm ra con đƣờng mới để nhận thức hiện thực” [14 trang 176] 4. Tính nhất quán trong tƣ duy: Phẩm chất này biểu hiện chủ yếu ở kỹ năng tuân theo một trình tự logic nghiêm túc khi tƣ duy, giải quyết vấn đề dựa trên những nguyên tắc nhất định, phù hợp chặt chẽ với nhau, tiến triển theo một hƣớng nhất định tới giải pháp. 5. Tƣ duy có bề rộng: Bao hàm sự thống nhất giữa cái chung, rộng, bản chất với cái riêng, cụ thể và thực chất nó đƣợc xây dựng trên cơ sở mối quan hệ giữa các năng lực,khái quát hóa, trừu tƣợng hóa với cụ thể hóa của tƣ duy. Bởi vì, “ Bề rộng của trí tuệ là kỹ năng bao quát một phạm vi rất rộng rãi của thực tiễn, của tri thức, nhờ đó mà tƣ duy đƣợc sáng tạo trên nhiều lĩnh vực để hỗ trợ cho việc giải quyết một vấn đề, những mội liên hệ mật thiết giữa vấn đề này với những vấn đề khác, nắm đƣợc những vấn đề tổng quát, bản chất” [14 trang 176]. Tác giả còn cho thấy các phẩm chất tƣ duy này có quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau trong quá trình hoạt động . Việc giải một bài tập hóa học là sự phối hợp nhuần nhuyễn tất cả các phẩm chất tƣ duy đó. Đồng thời thông qua bài tập hóa học cũng rèn luyện đƣợc tất cả những phẩm chất ấy. Trên cơ sở của sự nghiên cứu năng lực giải bài tập hóa học ở trƣờng phổ thông hiện nay của một số học sinh giỏi( lớp năng khiếu toán và một số học sinh giỏi ở phổ thông), đối chiếu với các học sinh bình thƣờng khác, kết hợp với sự phân tích các kết quả điều tra cơ bản của các khóa luận khác chúng tôi phân chia một số yếu tố cơ bản tạo ra năng lực giải bài tập hóa học của học sinh phổ thông hiện nay.
  • 18. 16 bao gồm: 1. Năng lực tƣ duy chính xác và khái quát cao 2. Năng lục tƣ duy linh hoạt và sáng tạo 3. Hứng thú nhận thức lòng tin 4. Phong cách làm việc khoa học Chúng tôi tiến hành phân tích năng lực giải bài tập hóa học của học sinh phổ thông hiện nay theo các yêu tố trên. Nội dung cụ thể trình bày ở phần sau.
  • 19. 17 C. TÌM HIỂU CẤU TRÚC NĂNG LỰC GIẢI BÀI TẬP CỦA HỌC SINH CẤP III Trong lý luận dạy học hóa học, bài tập hóa học đƣợc chia thành bốn loại: -Bài tập lý thuyết - Bài tập thực nghiệm ( thực hành) - Bài tập định lƣợng ( toán hóa học) - Bài tập tổng hợp Tùy theo cấu trúc nội dung mà bài tập thuộc mỗi loại trên có những yêu cầu nhất định đối với học sinh về kiến thức và năng lực vận dụng kiến thức, Có bài tập chỉ cần thuộc bài, tái hiện lại những kiến thức nhƣ bài học là giải đƣợc. Nhƣng có những bài khi giải đòi hỏi học sinh phải có sự gia công nhất định những kiến thức trong bài học cho phù hợp với điều kiện mới của bài tập. Sự vận dụng máy móc các kiến thức đã học trong trƣờng hợp này không thể giải quyết đƣợc nhiệm vụ bài tập đề ra. Với những bài tập nhƣ vậy, thuộc lòng kiến thức chƣa đủ, phải hiểu kiến thức một cách chính xác đúng bản chất và có trình độ khái quát cao... Song, có lẽ một yếu tố rất cơ bản đảm bảo cho việc giải quyết các kết quả các bài tập là sự ý thức đúng yêu cầu của bài, xác định đúng và đầy đủ những kiến thức và kỹ năng cần cho việc giải bài tập đó. Điều này phụ thuộc nhiều yếu tố, bao gồm những yếu tố về tƣ duy, về kỹ năng cần cho việc giải bài tập đó. Điều này phụ thuộc nhiều yếu tố, bao gồm về tƣ duy, về kỹ năng, về nhân cách. Hay nói tắt là phụ thuộc vào năng lực của học sinh. Các yếu tố tƣ duy, kỹ năng, nhân cách của mỗi học sinh không giống nhau do đó chất lƣợng giải bài tập của các em cũng khác nhau. Sự khác biệt đó có thể quy về: do không ngang bằng nhau về năng lực tƣ duy chính xác, khái quát cao. Năng lực suy nghĩ linh hoạt và sáng tạo, về một số hiểu biết của nhân cách nhƣ hứng thú, phong cách khoa học... Chúng ta hãy xem xét vấn đề này qua chất lƣợng giải bài tập của các em.
  • 20. 18 I. Năng lực tư duy chính xác và khái quát cao. Biểu hiện của năng lực tƣ duy chính xác là tính nhất quán, không có mâu thuẫn trong quá trình tƣ duy; Là sự nhạy bén phát hiện một cách tinh vi những sự khác biệt nhỏ của đối tƣợng này với đối với tƣợng khác; Sự phân biệt này không bị che lấp ở bất kỳ tình huống nào. Tính khái quát cao của năng lực là khả năng phát hiện đƣợc nét chung, bản chất của một vấn đề trong nhiều đối tƣợng, nhờ đó mà đƣa đƣợc vấn đề đó về một kiểu loại hay một dạng nhất định, xác đinh đƣợc phƣơng pháp giải quyết loại hay dạng vẫn đề đó. Nhƣ vậy, hai đặc điểm chính xác và khái quát có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau, liên quan mật thiết với nhau. Và đều là cơ sở nền móng để nắm vững kiến thức. Năm vững kiến thức có bản là nắm cái then chốt để suy nghĩ, vận dụng. Hiểu sâu sắc, đầy đủ bản chất của mỗi kiến thức là điều kiện cần thiết để vận dụng đúng đắn những kiến thức đó trong những tình huống khác nhau, không đặt ra những mâu thuẫn trong tiến trình suy nghĩ giải bài. Bên cạnh đó, khả năng thể hiện tốt các thao tác tƣ duy nhƣ phân tích tổng hợp, so sánh đối chiếu,trừu tƣợng hóa ,khái quát hóa... cũng là những điều kiện giúp cho việc phát hiện bản chất vấn đề, nhìn vấn đề ở thể khái quát trọn vẹn. Với những ý nghĩa nhƣ vậy, tôi tiến hành phân tích bài làm của học sinh theo khía cạnh của tƣ duy chính xác và tính khái quát của tƣ duy. Bài tập 1: Câu 1: Viết các phƣơng trình phản ứng biểu diễn bằng biểu hóa sau: N2 NH3 NO NO2 HNO3 Câu 2: Nhận xét hai cách làm khô NH3 sau xem các nào đúng
  • 21. 19 Phân tích: Câu 1: Các phƣơng trình phản ứng: N2 + 3 H2 = (t0 xt) 2 NH3 (1) 4 NH3 +5 O2 = (t0 xt) 4NO + 6 H2O (2) 2 NO + O2 = 2 NO2 (3) 3 NO2 + H2O = 2HNO3 + NO (4) Câu 2: Hai điều kiện đảm bảo đối với chất dùng để làm khô NH3 là : a. Có tác dụng hút nƣớc b. Không tác dụng với NH3 Đối chiếu 2 trƣờng hợp làm khô trên với các điều kiện này thấy: H2SO4 đặc chỉ có đk (a) không dùng đƣợc NaOH rắn có cả a,b các (b) đúng Với biểu điểm: Câu 1: Mỗi phƣơng trình 2,5 điểm. Thiếu hay sai điều kiện hệ số đều bị trừ ½ số điểm. Câu 2: - Trả lời có lý giải đƣợc : cách (b) đúng , (a) sai: 10 điểm - Chỉ nói (b) đúng nhƣng không nhận xét (a) : 5 điểm - Lý giải đƣợc (a) sai nhƣng cho cả (b) cũng sai : 5 điểm - Cho rằng cả 2 cách đều đúng hoặc khôn g làm đƣợc: 0 điểm Kết quả của học sinh lớp 9 và 10 tỉnh Thái Bình: Điểm Câu 1 Câu 2 Lớp 9 Lớp 9 Lớp 10 Tỉ lệ % Tỉ lệ % Tỉ lệ % 10 5/20 25 3/20 15 2/30 6 5 4/20 20 2/20 10 15/36 36 0 0 0 15/20 75 21/36 58 Câu 1 là một bài tập kiểm tra việc học bài của học sinh. Thuộc bài toán tái hiện lại là làm đƣợc. Đa số học sinh giải đƣợc bài này, sai sót chủ yếu chỉ là cân bằng hai phƣơng trình (2). Chỉ có 3 học sinh( chiếm 15%) đạt đƣợc dƣới điểm 5 Câu 2 học sinh phải suy nghĩ theo tiến trình: - Xác định yêu cầu của đề tài là làm khô NH3 do đó khái quát những điều kiện càn thiết của chất dùng đê làm khô:
  • 22. 20 phải hút nƣớc và phải không tác dụng với chất cần làm khô ( đi từ cụ thể khái quát). - Nhớ lại toàn bộ các tính chất của NH3, phân tích trong số các tính chất đó để làm nổi lên tính chất đặc trƣng cảu NH3 là có tính ba giơ (từ cụ thể khái quát ). - So sanh những điều đã khái quát với 2 phƣơng pháp làm khô (A), (B) để kết luận (từ khái quát cụ thể khái quát) Cũng là hỏi về tính chất hóa học của một chất nhƣng cách ra bài tập nhƣ câu 2 đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ sâu hơn. Nhƣợc điểm chủ yếu các em mắc phải khi giải bài nàu là không đi từ một sự khái quát đầy đủ để nhìn các trƣờng hợp cụ thể mà đi từ một trƣờng hợp cụ thể này đến một trƣờng hợp cụ thể khác do đo kết luận hoặc không đầy đủ, hoặc thiếu chính xác... Nhƣ một số em đã giải: NaOH rắn hút nƣớc do NH3 mang theo, bị chảy rữa ra thành dung dịch và NH3 dễ tan nên đã hòa tan vào dung dịch này, kết quả là không thu đƣợc NH3 nữa nên cách (B) sai. Nhƣợc điểm này ít thấy trong tƣ duy của các em học sinh chuyên toán. Sau khi đọc đầu bài, hầu nhƣ tất cả (6/7) các em đều nêu ngay phải chọn một chất hút nƣớc mà lại không tác dụng với chất cần làm khô. Thế thì phƣơng pháp (B) đúng vì NaOH rắn có 2 điều kiện trên, H2SO4 đặc tác dụng với NH3 nên không đƣợc, cách (A) sai. Có thể do các em chuyên toán đƣợc làm nhiều dạng bài tập nên đã gặp và làm dạng bài tập này rồi.Nhƣng căn bản có lẽ do các em biết và có thói quen tƣ duy khái quát. Bài tập 2: Thả 0,56 gam CaO vào một bình nƣớc.Sau khi phản ứng xong dẫn luồng khí CO2 vào bình đó, thu đƣợc 0,5 gam chất kết tủa.Tính số gam CO2 đã dùng để sinh ra lƣợng kết tủa trên. Phân tích: - Phƣơng phản ứng: CaO +H2O = Ca(OH)2 (1) - Dẫn CO2 vào bình có phản ứng: Ca(OH)2 + CO2 = CaCO3+ H2O (2) Nếu dƣ CO2 : CaCO3 + CO2 +H2O = Ca(HCO3)2
  • 23. 21 Nhƣ vậy lƣợng kết tủa thu đƣợc có thể chỉ do phản ứng (2) nhƣng cũng có thể là lƣợng CaCO3 còn lại chƣa bị hòa tan bằng phản ứng (3) . Vậy có 2 trƣờng hợp: Trƣờng hợp 1: Không dƣ CO2, lƣợng kết tủa tạo ra tính theo phƣơng trình phản ứng (2) : Số ptg CO2 = Số ptg CaCO3 = mCO2 = 5 10-3 44 = 0,22 gam. Trƣờng hợp 2: Dƣ CO2 , có phản ứng (3): Tổng khối lƣợng CO2 đã dùng = khối lƣợng CO2 trong (2) và (3) Trong phản ứng (2) : Số ptg CO2 = số ptg Ca(OH)2 = Số ptg CaO = = 0,01 ptg CaCO3 tạo thành ở (2) là 0,01 100 = 1g. Lƣợng kết tủa thu đƣợc chỉ là 0,5g chứng tỏ đã có 0,5g (0,005 ptg) CaCO3 bị hòa tan theo (3) có 0,005 ptg CO2 đã tham gia trong phản ứng này mCO2 = 0,01 + 0,005 = 0,015 ptg, ứng với 0,66 g Nơi điều tra Kết quả 10. ch. toán 10A.C.3 Việt ba - HN Tỉ lệ % Tỉ lệ % Làm đƣợc trƣờng hợp1 2/7 28,5 8/16 50 Làm đƣợc hai trƣờng hợp 5/7 71,5 0 0 Không làm đƣợc 0 0 8/16 50 Xuất phát suy nghĩ từ quan hệ giữa CO2 và Ca(OH)2 nên ?? những em giỏi ( chuyên toán) đã nhìn thấy hai trƣờng hợp của bài toán. Một số em chuyên toán bắt tay vào giải cụ thể thấy kết quả tìm ra rất đúng với tỉ lệ khối lƣợng theo phƣơng trình phản ứng và nhƣ thế có thể xem lƣợng CaO cho ban đầu là không cần thiết, nhƣng không nghĩ chính xác mà trong nhiều bài tập học sinh hay bị đánh lạc hƣớng bởi những yếu tố ngẫu nhiên. Bài tập 3: [15 trang 36] Hãy viết các phƣơng trình các phản ứng có thể có sau: MgCO3 + HCl Ca(NO3)2 + Na2CO3 CaCO3 + NaOH CuCl2 + HNO3 BaSO4 + CuCl2 BaCl2 + NaOH BaSO4 + HCl AlCl3 + Fe(SO4)3 FeCl3 + NaOH
  • 24. 22 Na2O + H2O dd CuCl2 + Na Cu + HCl CuO + H2O dd PbCl2 + Zn Hg + Hg CuO + H2O NH4HSO4 + NaOH Cu + H2SO4 Phân tích: Trong bài tập này, bên cạnh những phản ứng thực hiện đƣợc hoàn toàn, còn có những phản ứng không thể xảy ra hoặc thực hiện không hoàn toàn. Những trƣờng hợp học sinh có thể mắc sai lầm này lại đặt xen kẽ sau một số trƣờng hợp đúng, nếu không có sự phân tích tỉ mỉ, tinh vi thì rất dễ bọ các trƣờng hợp đúng đó lôi cuốn theo. Kết quả điều tra của đ/c Bình về những biểu hiện sai lầm của học sinh nhƣ sau: Nơi điều tra Kết quả 10A + 10G C.3 Lê Quý Đôn Tỉ lệ % Cu + H2O = Cu(OH)2 10/22 48,2 2Na +dd CuCl2 = 2NaCl +Cu 10/22 48,2 Cu không t.d với H2SO4 đặc nóng 7/22 31,0 CaCO3 +2 NaOH = Ca(OH)2 + Na2 CO3 28/39 71,8 BaSO4 + CuCl2 = BaCl2 + CuSO4 24/39 61,5 Những sai lầm mà học sinh mắc phải bộc lộ tính thiếu chính xác trong kiến thức của các em đang rất trầm trọng. Điều này ta còn thấy thông qua giải nhiều bài toán hóa khác. Bài tập 4: Để thủy phân hoàn toàn 36 gam hỗn hợp 2 este axêtat êtyl và axêtat phenyl, đã dùng hết 250 ml dung dịch NaOH 2M. Xác định thành phần của hỗn hợp. Phân tích: Phƣơng trình phản ứng xảy ra: CH3COOC2H5 + NaOH CH3COONa +C2H5OH (1) CH3COOC6H5 + NaOH CH3COONa + C6H5OH (2) C6H5OH + NaOH C6H5ONa + H2O CH3COOC6H5 +2 NaOH CH3COONa +C6H5ONa +H2O (4) Số ptg NaOH đã dùng : = 0,5 ptg
  • 25. 23 Gọi số ptg CH3COOC6H5 và CH3COOC6H5 trong hỗn hợp là x và y. Ta tính đƣợc số ptg NaOH đã tham gia trong phản ứng (1) và (4) là x +2y . Theo đầu bài, lập đƣợc hệ phƣơng trình { Giải hệ phƣơng trình trên tìm đƣợc x = 0,1 ; y = 0,2. Vậy hỗn hợp có thành phần gồm 0,1 ptg CH3COOC6H5 và 0,2 ptg CH3COOC6H5. Do suy luận máy móc từ khái quát (este thủy phân trong dung dịch kiềm cho muối và rƣợu) đến cụ thể ( phản ứng (1) và (2) ), không phân tích kỹ đặc điểm của từng chất tạo ra nên một số học sinh có thể không phát hiện ra phản ứng (3) và nhƣ thế hệ phƣơng trình lập đƣợc sẽ là: { Giải ra y = - < 0 Vô nghĩa. Bài tập này nhằm điều tra năng lực tƣ duy chính xác của học sinh, xem các em có phát hiện ra tính axit của phê nol trong phản ứng thủy phân este của nó không. Trong bài này, tính chất ấy dễ bị lãng quên vì nó bị che lấp bởi sản phẩm của phản ứng thủy phân axêtatêtyl là C2H5OH. Học sinh sẽ trên cơ sở phƣơng trình (1) mà viết phƣơng trình (2), bỏ qua phƣơng trình (3). Nơi điều tra Kết quả 10.C3 Tiên Lãng 10.C.3 Lý học Tỉ lệ % Tỉ lệ % Làm đúng 4/20 20 2/12 16,7 Giải ra nghiệm âm 14/20 70 8/12 66,6 Hạn chế về năng lực tƣ duy chính xác của học sinh trong bài này biểu hiện ở chỗ thiếu kỹ năng phân tích kỹ và so sánh sâu sắc dễ bị những ấn tƣợng quen thuộc chi phối trong tiến trình suy nghĩ : Khái niệm thủy phân este đã lấn át tính chất của phê nol
  • 26. 24 Trong năng lực tƣ duy chính xác và khái quát cao, hai thao tác tƣ duy là phân tích và so sánh luôn sử dụng và yêu cầu ở mức độ cao. Có thể phân tích ý nghĩa vấn đề này qua loại bài tập trắc nghiệm. Bài tập 5: Câu A: Tỷ khối giữa hai chất khí là: a) Tỷ lệ về khối lƣợng phân tử gam của hai chất khí b) Tỷ lệ khối lƣợng của 1 lít hai chất khí ở cùng đ.k c) Tỷ lệ về số phân tử của cùng một thể tích hai chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn d) Tỷ lệ khối lƣợng phân tử của hai chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn. e) Tỷ lệ khối lƣợng của cùng một thể tích hai chất khí đo ở cùng điều kiện. 1. Hãy chọn câu trả lời đúng nhất. 2. Diễn đạt nội dung khái niệm bằng một ví dụ cụ thể. Câu B: Lập công thức của một hydro cacbon, biết rằng ở điều kiện bên ngoài nhƣ nhau thì 2 lít chất này có khối lƣợng đúng bằng khối lƣợng của 16 lít hydro Phân tích: Câu A: 1) ĐKTC chỉ là một trƣờng hợp cụ thể, hay dung. Nhƣng định luật Avôgadrô cũng nhƣ khái niệm tỉ khối là tổng quát chung cho tất cả mọi điều kiện, miễn rằng các chất khí khi áp dụng định luật hay khái niệm này phai đo ở cùng điều kiện. Bởi vậy chọn câu (e) đúng nhât. 2) Thí dụ: d CO/H2 = 14 có nghĩa là : ở điều kiện nhƣ nhau về t0 , p, một thể tích CO nặng gấp 14 lần một thể tích H2 Câu B: Cùng một thể tích (2 lít) thì Hydro cacbon nặng gấp 8 lần hydro : dexHy/H2 = 8 phân tử lƣợng của CxHy là M = 2 8 = 16. mà ptl CxHy = 12x + y , x,y > 0, nguyên suy ra 0 < x < x = 1 và y = 4 CH4 Cũng có thể lập luận : phân tử hydro cacbon phải chứa một số nguyên các nguyên tử cacbon. Nhƣng nguyên tử lƣợng của C = 12 mà phân tử lƣợng của hợp chất M = 16. Vậy chỉ có
  • 27. 25 Thể là CH4 Nơi điều tra Kết quả C.3 Tiên lãng H.S đã T.N.10 Tỉ lệ % Tỉ lệ % Đúng cả 2 bài A và B 4/18 22,2 1/8 12,5 Đúng câu A, không làm đƣợc B 2/18 11,1 1/8 12,5 Sai câu (A), đúng câu (B) 4/18 22,2 1/8 12,5 Làm câu A. Các em phải lựa chọn trong số nhiều đáp án lấy một đáp án đúng nhất. Lúc này những thao tác tƣ duy nhƣ so sánh, phân tích phải hoạt động tích cực, để làm toát lên nọi dung cơ bản của từng đáp án, trên cơ sở đó chọn đáp án phù hợp với khái niệm nhất. Ảnh hƣởng của tƣ duy : cụ thể cụ thể đã làm nhiều em chọn câu (d) hoặc (b) là câu trả lời đúng nhất Câu B về n ội dung chỉ là ứng dụng khái niệm tỉ khối vào một trƣờng hợp cụ thể tính đại lƣợng phần trở lƣợng của chất khí, thực chất chỉ rộng hơn ý thứ 2 của câu A một chút. Dù có chọn (d) hay (b) để trả lời ( trong câu A) thì cũng vẫn có thể làm đƣợc câu này. Bài tập này xả ra có tác dụng điều tra không chỉ về tƣ duy chính xác mà còn cả về tƣ duy khái quát. Tiến trình suy nghĩ của học sinh để giải đúng đắn bài tập phải là: Từ cụ thể ( các ứng dụng về tỉ khối đã học) khái quát ( Khái niệm tỉ khối ) cụ thể ( câu B và ý 2 của câu A). Kết quả trên phản ánh chất lƣợng năng lực này của học sinh phổ thông chúng ta còn thấp. Điều này còn thấy ngay ở cả nhiều sinh viên đại học. Chúng ta hãy phân tích kết quả bài thi bộ môn phƣơng pháp giảng dạy của sinh viên Hóa 4 năm 1980. Bài tập 6. Hòa tan hoàn toàn 2,29 gam hợp kim thí nghiệm của bari và natri vào nƣớc đƣợc một dung dịch A và 672 ml khí H2 (ở đktc). Ngƣời ta nhỏ dần dần vào dung dịch A, dung dịch FeCl3 tới dƣ. Gạn dần dần kết tủa, rửa sạch nhiều lần , đun nóng từ từ tới khi đƣợc một chất rắn có khối lƣợng khổng đổi 1) Tính lƣợng chất răn trên: 2) Em học sinh nói: bài toán thừa một dữ kiện ( số liệu), là đúng hay sai.
  • 28. 26 Phân tích: Các phƣơng trình phản ứng Ba +2 H2O = Ba(OH)2 + H2 (1) 2 Na +2 H2O = 2 NaOH + H2 (2) 2 FeCl3 + 3 Ba(OH)2 = 3 BaCl2 + 2 Fe(OH)3 (3) FeCl3 + 3 NaOH = 3 NaCl + Fe(OH)3 (4) 2 Fe(OH)3 = (t0 ) Fe2O3 + 3 H20 (5) Chất rắn thu đƣợc chính là Fe2O3 Cách 1: - Lƣơng Fe2O3 tính đƣợc thông qua lƣợng Fe(OH)3. - Sự tạo thành Fe(OH)3 có thể biểu diễn gọn :Fe3+ + 3 = Fe(OH)3 . Nhƣ vậy có thể tính đƣợc lƣợng Fe(OH)3 thông qua lƣợng ion - Khi cho hợp kim vào nƣớc, các kim loại Ba, Na đã khử ion H+ của nƣớc và do đó dung dịch (A) chứa ion nên mang tính kiềm. Lƣợng ion liên quan với H2 theo hệ thức: số ion = 2 số ptg H2 dung dịch FeCl3 sẽ làm kết tủa hết các ion này và: số phân tử Fe(OH)3 = số ion g = số phân tử H2 = 2 số ptg Fe2O3 Số phân tử F2O3 số phân tử H2 = = 0,01 ptg mFe2O3 = 160 0,01 = 1,6 gam Cách 2: Gọi số nguyên tử Ba và Na trong hợp kim là x và y Tổng số phân tử H2 thoát ra khi hòa tan hoàn toàn hợp kim là x + y ( * ) Theo đầu bài lập đƣợc hệ phƣơng trình: { { Giả ra đƣợc x = 0,01 ; y = 0,04. Kết hợp (1) – (3); (2) – (4) ta có số phân tử Fe(OH)3 = x + Từ 5 Số ptg Fe2O3 = [ x + ] ( ** ) Thay x = 0,01, y = 0,04 Số ptg Fe2O3 = 0,01 và mFe2O3 = 1,6 g.
  • 29. 27 Cách 3: Có thể kết hợp ( * ) và ( ** ) sẽ có: Số ptg Fe2O3 = số ptg H2 = 0,01 ptg mFe2O3= 160 0,01 = 1,6 g Nhƣ vậy, đại lƣợng 2,29 g hợp kim không cần đến, nó là đại lƣợng thừa Em học sinh đã nhận xét dúng. Giải theo cách (1) và (3) đều dễ nhận ra đặc điểm này.Cách 1 giải thông minh. Nó là kết quả của khả năng biết nhìn toàn bài để phát hiện điểm mấu chốt, tập trung suy nghĩ vào đó giải quyết. Tƣ duy trong trƣờng hợp này đã thoát ra khỏi các phƣơng trình phản ứng cụ thể để nhìn thấy thực chất việc tạo ra Fe(OH)3 Fe2O3.Đó là tƣ duy có tính khái quát Ngƣợc lại nếu cứ suy từ phƣơng pháp giải một bài toán hỗn hợp để giải bài toán này ( cụ thể cụ thể ) thì sẽ chỉ giải theo cách 2 Cách 3 chỉ là một thủ thuật toán, biết sử dụng mối liên quan giữa các biểu thức để tiết kiệm quá trình tính toán cụ thể Kết quả của S.V.Hóa 4 – năm 1980 Tỉ lệ % Câu 1: Đúng theo các 1 8/48 16,6 - - 2 33/48 67 - - 3 1/48 2,1 Câu 2 : Trả lời đúng 13/48 27 Do tác dụng gợi ý của câu hỏi 2 mà có một sinh viên đi tim thêm đƣợc cách giải 1. Những bài toán hóa với dữ liệu bằng chữ có nhiều ý nghĩa đặc biệt : - Rèn tƣ duy khái quát, một trong những năng lực còn yếu trong đa số học sinh hiện nay. - Khi giải, học sinh không thể rập khuôn theo dạn bài tập cho bằng số tƣơng tự mà phải suy luận theo bản chất của vấn đề hơn. - Giải đƣợc bài toán bằng chữ sẽ đảm bảo hoàn thành đƣợc hàng loạt bài toán khác tƣơng tự.
  • 30. 28 Bởi lẽ đó, chúng tôi đã dùng bài tập cho dữ liệu chữ để điều tra năng lực tƣ duy khái quát của học sinh. Bài tập 7: Trộn A (ml) dung dịch HCl nồng độ a%, khối lƣợng riêng d1 với B (ml) dung dịch cũng axit đó, nồng độ b (ptg/lít), khối lƣợng riêng d2, thu đƣợc một dung dịch mới có khối lƣợng riêng d3. Xác dịnh nồng độ % và nồng độ phân tử của dung dịch này. Phân tích: Lƣợng HCl có trong A(ml) dung dịch thứ nhất là m1 = (g), tƣơng ứng với số ptg HCl = ptg Lƣợng HCl có trong B (ml) dung dịch thứ hai là : (ptg) tƣơng ứng với m2 = (g) Thể tích dung dịch mới là (A + B) ml. Khối lƣợng dung dịch mới là md2 = (A + B) d3 hay = d1A + d2B Vậy nồng đọ của dung dịch : CM = (ptg/l) C% = hay C% = Bài toán cho thừa 1 dữ liệu tỉ khối d2 hoặc d3. Đại lƣợng thừa này dễ dàng nhận ra nếu giải đúng. Nơi điều tra Kết quả 10.ch toán 9.C.3 Cầu xe Tỉ lệ % Tỉ lệ % Không làm đƣợc 0 0 16/18 88,9 Làm đúng 7/7 100 2/18 11,1 Kết quả cho thấy khả năng tƣ duy khái quát của các em học sinh giỏi tốt hơn nhiều so với đa số học sinh phổ thông khác. Cũng với ý nghĩa nhƣ trên, đồng thời muốn xem có dúng những học sinh trung bình và yếu luôn tƣ duy theo trình tự từ cụ thể đến khái quát, từ cụ thể đến cụ thể không chúng tôi tiến hành cho học sinh làm đồng thời hai bài tập : một khái quát, một cụ thể
  • 31. 29 đặt bài khái quát lên trƣớc bài cụ thể. Bài tập 8: Có a (gam) một kim loại có nguyên tử lƣợng A hóa trị n, tác dụng với dung dịch HCl dƣ thu đƣợc b gam khí H2. Xác định nguyên tử lƣợng của kim loại theo a,b,n. Bài tập 9: Cho 3 gam kim loại hóa trị II tác dụng với dung dịch HCl dƣ, sinh ra 0,25 gam khí H2. Xác dịnh kim loại. Phân tích: Bài khái quát: Kí hiệu kim loại là Me, phƣơng trình phản ứng: 2 Me+ 2nHCl = 2MeCln + n H2 2 A(g) 2n (g) a(g) b ( g) Vậy A = n Bài cụ thể Thay giá trị a = 3 ; b = 0,25 ; n = 2 vào biểu thức trên , tính đƣợc A = 24. Kết luận, kim loại đó là Mg. Nơi điều tra Kết quả 10.ch.toán 9 – C.3 Kim liên Tỉ lệ % Tỉ lệ % Làm bài khái quát trƣớc 11/11 100 0/19 0 Làm đúng bài cụ thể 11/11 100 19/19 100 Làm đúng bài khái quát 11/11 100 10/19 52,6 Qua kết quả điều ta, kết hợp với xem vở bài tập của một số học sinh lớp 9,10 chuyên toán và phổ thông có thể nhận xét sơ bộ nhƣ sau - Những học sinh giỏi, năng lực tƣ duy chính xác và khái quát cao phát triển. Các em có kỹ năng và thói quen phân tích sâu sắc, đầy đủ và so sánh tinh vi và sự vật hiện tƣợng nên thƣờng phát hiện đƣợc đúng bản chất của vấn đề. Tƣ duy của các em thƣờng đi từ cụ thể đến khái quát rồi trở lại cụ thể. Kiến thức của các em đảm bảo tính chính xác và khái quát cao. - Đa số học sinh ph phổ thông hiện nay nắm chƣa chính xác các khái niệm và kiến thức hóa học; Tiến trình suy nghĩ thƣờng đi
  • 32. 30 từ cụ thể đến khái quát hoặc từ cụ thể này đến cụ thể khác. Cho nên khi vận dụng kiến thức để giải bài tập hóa học các em rất dễ bị những yếu tố ngẫu nhiên đánh lừa. Có thể do một số nguyên nhân: - Học sinh còn nặng về học thuộc lòng, rập khuôn máy móc, suy nghĩ sâu để hiểu chính xác từng ý trong nọi dung khái niệm, kiến thức ít so sánh giữa các kiến thức khái niệm để phân biệt rõ khái niệm này so với khái niệm khác và nằm chúng trong một thể trọn vẹ, hệ thống. - Một số giáo viên chƣa chú ý dạy cách học, cách nghĩ cho học sinh. Việc ra bài tập, bài kiểm tra còn nặng về yêu cầu học thuộc bài hơn là yêu cầu phát triển tƣ duy. Thiên về các bài tập cụ thể, ít cho học sinh giải những bài tập khái quát tổng hợp. Để phát triển đƣợc năng lực tƣ duy chính xác và khái quát cho học sinh cần phải có những biện pháp thích hợp để khắc phục những tồn tại trên. Vấn đề này sẽ đƣợc trình bày cụ thể ở phần sau. II. Năng lực tư duy linh hoạt sáng tạo Biểu hiện của tính sáng tạo trong tƣ duy là khả năng thấy đƣợc mối liên hệ giữa các sự vật hiện tƣợng; khả năng tìm ra phƣơng pháp độc lập trong việc giải quyết vấn đề, không rập khuôn theo cái cũ; khả năng biết lựa chọn phƣơng pháp hợp lý nhất và biết diễn đạt suy nghĩ của mình một cách tự nhiên có cơ lý luận. Tính linh hoạt của tƣ duy đƣợc hình thành và phát triển trên cơ sở của tƣ duy mềm dẻo, đó là khả năng thay đổi tƣ duy cho phù hợp với nhiệm vụ mới ; khả năng tìm thấy nhiều lời giải của một bài tập hay nói cách khác là khả năng tìm thấy nhiều phƣơng pháp khi giải quyết vấn đề đặt ra, khả năng tìm thấy nhƣ thấy trong số những con đƣờng quen biết, con đƣờng ngắn gọn nhất, tối ƣu nhất. Tính sáng tạo và linh hoạt của tƣ duy có liên quan với nhau
  • 33. 31 và liên quan đến tính độc lập của tƣ duy Biểu hiện của tƣ duy độc lập là tự nêu đƣợc vấn đề, tự giải quyết vấn đề và tự kiểm tra những cách giải quyết của mình. Do đó không thỏa mãn với những cái có sẵn, luôn có ý thức và khả năng tìm ra những con đƣờng giải quyết mới, ngay cả đối với những nhiệm vụ quen thuộc. Tƣ duy độc lập gắn liền với óc phê phán. Ngƣời có năng lực tƣ duy độc lập thì đồng thời cũng có đầu óc phê phán đƣợc, không bị đánh lừa bởi các yếu tố ngẫu nhiên. Trong hoạt động giải bài tập, năng lực tƣ duy linh hoạt sáng tạo thể hiện ở khả năng vận dụng đúng đắn các kiến thức trong những điều kiện khác nhau; Nhanh chóng tìm ra các phƣơng pháp giải cho một bài tập nhìn đồng thời xác định đƣợc phƣơng pháp giải cho một bài tập đồng thời xác định phƣơng pháp tối ƣu; khả năng nhìn thấy dấu hiệu đặc biệt của bài tập để giải quyết có hiệu quả theo phƣơng pháp thông minh nhất. Với ý nghĩa đó, năng lực tƣ duy linh hoạt sáng tạo của hóc inh có thể bộc lộ rõ khi các em giải quyết các loại bài tập : - nhận biết các chất. - Điều chế các chất. - bài toán định lƣợng có nhiều phƣơng pháp giải. - bài toán có tính đặc biệt trong dữ kiện... Và chúng tôi đã tiến hành điều tra năng lực tƣ duy linh hoạt sáng tạo của học sinh bằng những bài tập thuộc các loại trên Bài tập 10. Nhận biết các lọ dung dịch mất nhãn sau: MgCl2, NaOH, NaCl, CuCl2 Phân tích. 1 . Theo cách giải thông thƣờng: (cách 1). - Dung giấy quì để nhận ra dd NaOH: quì đổi màu xanh. - Lấy một ít mỗi dung dịch còn lại cho tác dụng với NaOH nếu : có kết tủa trắng thì đó là dd MgCl2, có kết tủa xanh thì đó là dd CuCl2, không có hiện tƣợng gì thì đó là dd NaCl
  • 34. 32 Sau khi dùng quì nhận đƣợc dung dịch NaOH; nhận ra dung dịch CuCl2 màu xanh, có thể dùng màu ngọn lửa để nhận ra dung dịch NaCl ( có màu vàng của ngọn lửa Na), còn lại là dung dịch MgCl2 2) Cách giải 2: Không dùng thêm hóa chất khác. a) – Dựa vào màu xanh đặc chƣng của dung dịch muối đồng, nhận ra dung dịch CuCl2 - Dùng CuCl2 làm thuốc thử, cho vào 1 lƣợng nhỏ từng dung dịch còn lại, xuất hiện kết tủa xanh thì đó là dung dịch NaOH - Nhỏ dung dịch NaOH vào 2 dung dịch MgCl 2 ,NaCl nếu có kết tủa trắng thì đó là dung dịch MgCl 2. b) Nếu dung dịch CuCl2 quá loãng, màu xanh không rõ, có thể so sánh bằng cách kẻ bảng sau: CuCl2 MgCl 2 NaCl NaOH CuCl2 - - - xanh MgCl 2 - - - trắng NaCl - - - - NaOH xanh trắng - - Nhìn vào bản ta thấy: Lấy 1 ít dung dịch ở 1 lọ làm thuốc thử, nhỏ vào các dung dịch còn lại ( đã lấy ra 1 lƣợng nhỏ) nếu: - Có một kết tủa xanh thì thuốc thử là CuCl2, ống có kết tủa là NaOH - Có 1 kết tủa trắng MgCl 2 NaOH - Không có hiện tƣợng gì thì thuốc thử là NaCl; tiên hành thử tiếp đối với các dung dịch còn lại. - Có 1 kết tủa xanh, 1 kết tủa trắng thì : thuốc thử là NaOH, ống có kết tủa xanh là CuCl2, ống có kết tủa trắng là MgCl 2. Nơi điều tra Kết quả 10.ch. toán 9-C.3 Cầu xe Tỉ lệ % Tỉ lệ % Làm đúng theo cách 1 6/8 75 11/18 61,1 2 (a) 2/8 25 0 0 2 (b) 0 0 0 Không làm đƣợc 0 7/18 38,9
  • 35. 33 Học sinh giỏi( chuyên toán ) có khả năng lĩnh hội nhanh nội dung bài tập, đặc biệt của các dữ kiện do đó phát hiện nhanh những dấu hiệu đặc biệt, dùng nó làm cơ sở để suy nghĩ tìm phƣơng pháp giải; Không thỏa mãm với những cách giải quen thuộc, muốn tìm ra những cách giải mới. Ở bài tập trên, sau khi xem đầu bài, một số em hỏi :” Có đƣợc dùng thêm hóa chất không?” Tôi hỏi em : đầu bài cho nhƣ thế đã đủ chƣa ? thì em trả lời :” Đầu bài chỉ để giải rồi nhƣng nếu không giới hạn gì thì làm dễ hơn. Ở đây có dung dịch muối đồng, nhận đƣợc ngay, vậy hẳn phải có gì đặc biệt đây.” Và kết quả những em đó đều giải theo hai cách. Khả năng này chƣa gặp nhiều ở học sinh phổ thông, thậm chí cũng không phải thể hiện ở tất cả các em học sinh chuyên toán - nhƣ kết quả điều tra đã phản ánh. Bài tập 11: Cho các chât MnO2, NaCl, NaBr,H2SO4, Mg, H2O và các điều kiện cần thiết khác. Hãy điều chế ra MgCl2 và MgBr2 bằng một phƣơng pháp đơn giản nhất ? Phân tích: Từ Mg có thể có nhiều cách để điều chế đƣợc MgCl2 - Cho tác dụng trực tiếp mg với Cl2, HCl, dung dịch clorua của những kim loại hoạt động yếu hơn Mg - Chuyển gián tiếp qua một hợp chất khác của Mg ( ví dụ : MgO ; MgSO4, …). Tƣơng tự đối với MgBr2 cũng vậy Với những điều kiện đầu bài cho ta thấy ta thấy có thể điều chế ngay 2 axit HCl và HBr. Từ đó có thế đ/c MgCl2 và MgBr. Các phƣơng pháp khác đều phức tạp hơn. Vậy ta chọn phƣơng pháp sau để đ/c 2 muối MgCl2, MgBr2. 2 NaCl +H2SO4 = Na2SO4 +2 HCl NaBr +H2SO4 = Na2SO4 + 2 HBr 2 HCl + Mg = MgCl2 + H2 2 HBr + Mg = MgBr2 + H2
  • 36. 34 Bài tập cho nhiều dữ kiện, có những dữ kiện làm cho học sinh nhớ lại một kiến thức quen, đó là có MnO2, NaCl, H2SO4 học sinh nhớ tới phƣơng pháp điều chế Cl2. Và thế là đi điều chế MgCl2 theo phƣơng pháp 2NaCl + H2SO4 = Na2SO4 + 2HCl MnO2 + 4HCl = MnCl2 + Cl2 + 2H2O Mg +Cl2 = MgCl2 Lớp 9.C.3 Cầu xe – Tứ lộc - HH Tỉ lệ % Viết đƣợc 1 phƣơng pháp đ/c 10/18 55,6 Đúng phƣơng pháp đơn giản 2/18 11,1 Hình nhƣ tƣ duy của các em bị sàng luộc bởi suy nghĩ các dữ kiện đầu bài phải đƣợc sử dụng, do đó các em không nhìn thấy các giải đơn gian trên. Mặt khác, có thể do thói quen giải quyết vấn đề theo đƣờng mòn. Thấy NaCl, H2SO4, là nghĩ ngay đến điều chế Cl2 Khả năng tìm thấy nhiều cách giải cho một bài tập kiểm tra chỉ có đối với tập lý thuyết mà còn gặp ở nhiều bài tập ???. Khả năng này là biểu hiện của năng lực tƣ duy linh hoạt. Qua điều tra bằng những bài tập có nhiều con đƣờng đến kết quả, đ/c Nguyễn Thanh Bình đã rút ra nhận xét về khả năng này của học sinh nhƣ sau: “ Học sinh thiếu kỹ năng và kỹ năng tìm thấy nhiều lời giải. Dƣờng nhƣ đã tìm thấy một lời giải thì hầu nhƣ trong tƣ duy của các em đã có sự cắt đứt mọi khả năng chuyển sang phƣơng pháp hoạt động mới. Các em gặp khó khăn lớn khi ??? từ sơ đồ tƣ duy này sang sơ đồ tƣ duy khác” [15 – trang 20 ] Nhận xét này chúng tôi thấy cũng phù hợp với kết quả điều tra bằng bài tập 6 ( trang 27): chỉ có 4/48(8,3%) giải đƣợc hai phƣơng pháp.Bài tập 10 (trang 32) :2/8 (25%) giải theo hai phƣơng pháp . Và một số bài tập khác nữa. Thí dụ
  • 37. 35 Bài tập 12: (Đề thi tốt nghiệp năm 1978) Một hỗn hợp của C2H6 và một hydrocacbon nữa có tỉ khối so với không khí bằng 1. Xác định thành phần định tính và định lƣợng của hỗn hợp này. Biết rằng khi đốt 1 lit hỗn hợp này sinh ra 2 lit CO2 Phân tích: Bài toán có thể giải bằng 2 phƣơng pháp Phương pháp 1: ( Biện luận hóa học) Đốt 1 lít hốn hợp cho 2 lit CO2, trong hỗn hợp khí đó có C2H6, vậy hydrocacbon kia phải là C2Hx. Mặt khác, phân tử gam của hỗn hợp khí = 29. MC2H6 = 30 nên MC2Hx < 30 C2Hx chỉ có thể là C2H4 hoặc C2H2 Ứng dụng : + Với hỗn hợp C2H6 và C2H4 thì thành phần định lƣợng của nó là: C2H6 30 1 29 Mỗi chất chiếm 50% C2H4 28 1 + Ứng với hỗn hợp C2H6 và C2H2 thì thành phần định lƣợng là : C2H6 30 3 29 Thành phần hỗn hợp bao gồm 75% C2H6 , 25% C2H2 C2H2 26 1 Phương pháp 2: ( Biện luận toán học) Giả sử chất chƣa biết là CxHy phƣơng trình phản ƣng đốt cháy hỗn hợp: C2H6 + O2 2CO2 + 3H2O (1) CxHy + ( x + ) O2 x CO2 + H2O (2) Đặt thành phần thể tích ( hay phần tử ) trong hỗn hợp của C2H6 là m; của CxHy là n (m,n >0) Ta lập đƣợc phƣơng trinh : {
  • 38. 36 Giải : { n( 2 – x) = 0 n= 0 : Trái với đầu bài, hoặc x=2 Vậy hydrocacbon đó phải là C2Hy. Và phƣơng trình phản ứng (2) viết thành : C2Hy + (2 + ) O2 2 CO2 + H2O (3) Hệ phƣơng trình lập đƣợc là : { Hệ gồm 3 ẩn số nhƣng chỉ có 2 phƣơng trình nên phải biện luận theo y. y chỉ có thể nhận 2 giá trị : y = 2 và y = 4 Với y = 2 m ; n = nghĩa là hỗn hợp gồm 75% C2H6 và 25% C2H2 Với y = 4 m = 1 ; n =1 hỗn hợp gồm 50 % C2H6 ; 50% C2H4 Kết quả sinh viên hóa 4: Chỉ có 2/20 ( chiếm 4 %) sinh viên tìm thấy 2 nghiệm nhƣng chỉ theo 1 phƣơng pháp. Bài tập 13: Hòa tan hoàn toàn 15,4 gam hỗn hợp hai kim loại Mg và Zn trong dung dịch HCl dƣ, thấy thoát ra 0,6g khí H2. Xác định khối lƣợng muối tạo thành. Phân tích: Cách 1 : Phƣơng trình phản ứng: Mg + 2 HCl = MgCl2 + H2 (1) Zn + 2 HCl = ZnCl2 + H2 (2) Gọi số ptg Mg và Zn trong hỗn hợp là x và y ta sẽ có tộng lƣợng H2 thoát ra là (x + y) ptg và x + y =0,3 ptg Theo bài ra lập đƣợc hệ phƣơng trình { Giả sử đƣợc x= 0,1 ; y = 0,2. Căn cứ vào phƣơng trình (1) và (2) ta có lƣợng muối tạo là: m MgCl2 = x = 0,1 ptg ; mZnCl2 = y = 0,2 ptg.
  • 39. 37 Khối lƣợng của toàn bộ hỗn hợp muối là mhỗ hợp= 0,1 95 + 0,2 136 = 36,7 gam Cách 2 : Khi axit tác dụng với hỗn hợp kim loại, lƣợng H+ bị khử thành H2 còn lại kết hợp với kim loại tạo thành muối. Toàn bộ khối lƣợng hỗn hợp muối chính là gồm khối lƣợng của hỗn hợp kim loại và lƣợng Clo có trong lƣợng HCl đã phản ứng. Tổng số ion g = số ion H+ = 2 số ptg H2. Nhƣ vậy trong bài này : = 2 = 0,6 ion g tƣơng ứng với 0,6 35,5 = 21,3 g Và do đó m hỗn hợp muối = 15,4 + 21,3 = 36,7 gam So với cách giải 1 cách giải 2 thông minh hơn. Nó thể hiện sự phân tích rất tinh vi trong hoạt động tƣ duy. Nơi điều tra Kết quả 10 . ch . toán 9 – C.3 Cầu xe Tỉ lệ % Tỉ lệ % Đúng, theo cách 1 12/12 100 10/18 55,6 Đúng, theo cách 2 2/12 16,6 0/18 0 Đúng theo 2 cách 2/12 16,6 0/18 0 Bài tập 14: Có 2 bình dung tích và khối lƣợng nhƣ nhau, một bình nạp đầy êtan, còn bình kia nạp đầy hỗn hợp gồm hai khí N2 và O2 theo tỉ lệ 1:1 về thể tích. So sánh khối lƣợng của hai bình khí đó ở cùng điều kiện. Phân tích: Hỗn hợp N2 và O2 trộn theo tỉ lệ 1:1 về thể tích nên có thể tính phân tử lƣợng trung bình của hỗn hợp. ̅ Nhƣ vậy có thể coi hỗn hợp khí nhƣ là 1 chất khí có phân tử lƣợng 30. ptg C2H6 = 30 Vậy ở cùng điều kiện thì 2 bình khí trên có khối lƣợng bằng nhau. Phương pháp 2: Giả sử bình có dung tích V (lit), trong đó cho n ptg chất khí C2H6. Khi đó trong bình hỗn
  • 40. 38 Khí sẽ chứa phân tử gam N2 và ptg O2 Khối lƣợng của khí C2H6 là: 30 n (gam) Khối lƣợng của hỗn hợp khí là : 28 32= 30n Vậy ở cùng điều kiện thì khối lƣợng 2 bình khí là nhƣ nhau: Nơi điều tra Kết quả C.3 Lí học C.3 Tiên lãng Tỉ lệ % Tỉ lệ % Giải đúng 1 phƣơng pháp 4/12 33,3 7/20 35 Giải đúng 2 phƣơng pháp 0 0 0 0 Bài tập 15: Cho 1 gam NaOH vào dung dịch chứa 1 gam H2SO4. Hỏi nhúng vào đó mẩu giấy quì sẽ có hiện tƣợng gì ? Phân tích: Bài có thể giải theo phƣơng pháp cụ thể hoặc phƣơng pháp so sánh tắt ngắn gọn, vì đầu bài không yêu cầu tính toán cụ thể lƣợng chất dƣ hay đủ.... Cách 1: Phƣơng trình phản ứng: 2NaOH + H2SO4 = Na2SO4 + 2H2O } Nhƣ vậy : 1g NaOH phải tác dụng đƣợc với 1,225g axit H2SO4. Bài cho : dung dịch chứa 1g H2SO4 nên sau phản ứng sẽ còn dƣ NaOH, nhúng giấy quì vào đó sẽ đổi thành màu xanh. Cách 2 : Lƣợng NaOH phản ứng ít hơn lƣợng H2SO4. Vậy cho 2 lƣợng bằng nhau thì NaOH sẽ dƣ. Và dung dịch phản ứng có tính kiềm, quì tím đổi thành xanh. Kết quả : Lớp 9- C.3. Cầu xe Tỉ lệ % Làm đúng theo cách 1 6/18 33,3 Làm đúng theo cách 2 1/18 5,7 Làm cả 2 cách 0 0 Bài tập đơn giản nhƣng nó có thể làm bộc lộ khả năng tƣ duy, gọn, diễn đạt ngắn gọn nhƣng chặt chẽ suy nghĩ của mình
  • 41. 39 Kết quả điều tra nói lên một thực tế: học sinh còn ít có khả năng này: Giải bài theo phƣơng pháp thông minh (nhƣ cách 2 – bài 13), rất ít gặp ở học sinh phổ thông, ngay cả học sinh giỏi, chủ yếu là giải theo phƣơng pháp chung. Có thể nêu lên một số nhận xét về năng lực tƣ duy linh hoạt và sáng tạo của học sinh phổ thông nhƣ sau: - Học sinh giải bài chủ yếu là rập khuôn theo một mẫu sẵn ( phƣơng pháp giải chung cho từng loại bài tập ) nên ít có những phƣơng pháp giải độc đáo, những lời giải ngắn gọn. - Đa số chƣa chú ý và chƣa có khả năng tìm nhiều phƣơng pháp giải cho một bài tập, mặc dù có những bài chính bản thân nó đã có tính chất gợi ý tƣ duy cho họ: Thí dụ: + Tìm các phƣơng pháp điều chế CuCl2 từ Cu + Tìm cách cách nhận biết những dung dịch mất nhãn: MgCl2. NaCl, AlCl3, NaOH,CuCl2 ...vv Những thiếu sót đó do một số nguyên nhân: 1. Kiên thức cơ bản nắm chƣa thật vững , chƣa tự giác đào sâu suy nghĩ khi học nên kiến thức thiếu chính xác và hệ thống, gây khó khăn khi vận dụng, có khi không vận dụng đƣợc. 2. Thiếu kỹ năng và thói quen phân tích sâu sắc đầu bài. Có tính dễ thỏa mãn với kết quả ban đầu. 3. Ít đƣợc rèn luyện bằng nhiều loại, dạng bài tập, nhất là những bài tập xuôi, ngƣợc ( đã đề cập trong khóa luận sau đại học của Nguyễn Thanh Bình, khóa II. trang 21- 23); những bài tập có nhiều lời giải; những bài tập có cấu trúc đặc biệt dẫn tới có cách giải đặc biệt.... Những em có cách nghĩ độc đáo, tìm ra phƣơng pháp giải hay chƣa đƣợc chú ý để phát hiện và động viên khuyến khích kịp thời, thƣờng xuyên. Có biện pháp tích cực để khắc phục những thiếu sót trên là điều kiện để phát triển tƣ duy linh hoạt và sáng tạo cho học sinh.
  • 42. 40 III. Hứng thú nhận thức và lòng tự tin. Hứng thú nhận thức giữ một vai trò khá quan trọng trong hoạt động học tập. Kết quả học tập không thể chỉ tùy thuộc vào những đặc điểm về mặt trí tuệ của cá nhân mà còn tùy thuộc vào thái độ đối với học tập, vào hứng thú nhận thức của học sinh. Thực tế đã cho thấy có rất nhiều học sinh học các bộ môn có kết quả khác nhau chỉ vì hứng thú khác nhau. Trong lịch sử khoa học cũng có rất nhiều biểu hiện rực rỡ nói lên hứng thu nhận thức, lòng say mê khoa học đã làm cho họ đạt đƣợc những thành tích bất ngờ. Cho nên sự nắm vững tri thức, sự phát triển sức sáng tạo, khuynh hƣớng khoa học và năng khiếu của học sinh là một quá trình phức tạp, đòi hỏi một sự hoạt động nhiều mặt không mệt mỏi và dày công. Ở đây hứng thú nhận thức giữ một vị trí xứng đáng. “Hứng thú nhận thức là sự định hƣớng có lựa chọn của cá nhân vào những sự vật và hiện tƣợng của thực tế xung quanh. Sự định hƣớng đó đƣợc đặc trƣng bởi sự vƣơn lên thƣờng trực tới nhận thức, tới những kiến thức mới ngày càng đầy đủ và sâu sắc hơn” [16 trang 23] Hứng thú thƣờng mang màu sắc xúc cảm, gắn liền với sự thể nghiệm những tình cảm sâu sắc và tích cực. Vì thể khi giành đƣợc những tri thức mới học sinh thƣờng có nhiều xúc cảm mạnh, cảm thấy một nỗi vui mừng trí tuệ, một hạnh phúc tinh thần. Những xúc cảm này lại trở thành nguồn nghị lực và sức mạnh nuôi dƣỡng những bƣớc vƣơn lên mạnh mẽ hơn. Nhƣ vậy hứng thú nhận thức liên quan không những đến mặt trí tuệ mà cả mặt tình cảm của con ngƣời. Nó có vai trò rất lớn trong học tập, nhƣ K.Đ. Usinxki đã nói “ Một sự học tập nào nà chẳng có hứng thú gì cả và chỉ biến hành động bằng sức mạnh cƣỡng bức giết chết mất lòng hàm ??? học tập của cá nhân” [16 trang 23]
  • 43. 41 Hứng thú nhận thức tác dụng: - Làm nâng cao tính tích cực của học sinh và tăng hiệu quả của quá trình nhận thức. Khi học sinh đã có hứng thú đối với tƣợng nào đó, làm cho quan sát nhạy hơn, ghi nhớ nhanh, lâu bền; tƣơng phong phú, tƣ duy tích cực và sâu sắc - Làm nảy sinh khát vọng hành động một cách sáng tạo. Trong học tập , hứng thú nhận thức biểu hiện dƣới các dạng: 1) Đầu óc tò mò khoa học, tính ham hiểu biết 2) Tích cực sáng tạo trong học tập. Luôn đi sâu vào bản chất các hiện tƣợng. Thích giải những bài tập khó, tìm ra phƣơng pháp mới. 3) Có trí tuệ mềm dẻo; giàu óc tƣởng tƣợng sáng tạo 4) Tính cần cù, lòng kiên trì, giải quyết vấn đề một cách triệt để. 5) Dễ xúc cảm về mặt nhận thức. Nhƣ vậy, hứng thú nhận thức là một trong những yếu tố rất quan trọng giúp học sinh đạt kết quả cao trong một hoạt động học tập. Nếu học sinh thực sự có hứng thú với hoạt động giải bài tập hóa học thì học sinh sẽ hƣớng toàn trình tƣ duy của mình vào hoạt hộng này và có khát vọng đƣợc giải thật nhiều bài tập; sẽ coi việc giải bài tập nhƣ là một nhu cầu của quá trình nhận thức. Hứng thú sẽ giúp các em có khả năng tƣ duy sâu sắc và sang tạo để phát hiện đƣợc bản chất của từng dữ kiện trong bài tập, tìm ra phƣơng pháp giải thích hợp Hứng thú có liên quan chặt chẽ với các yếu tố tƣ duy chính xác, tƣ duy khái quát, linh hoạt và sáng tạo. Hứng thú là động lực thúc đẩy cho các năng lực tƣ duy đó phát triển. Ngƣợc lại sự phát triển toàn thiện các năng lực tƣ duy này sẽ góp phần tạo nên kết quả cao của hoạt động
  • 44. 42 do đó làm tăng hứng thú cho học sinh. Chúng tôi đã xem vở bài tập của nhiều học sinh phổ thông và cuả nhiều học sinh phổ thông và của một số học sinh chuyên toán thì thấy rằng ??? Các em học sinh chuyên toán giải nhiều bài tập hơn, các em không chỉ giải những bài tập trong sách giao khoa, sách bài tập mà còn sƣu tầm rất nhiều bài tập khó. Đặc điểm này cũng có thấy ở một số học sinh giỏi khác. Còn đa số học sinh phổ thông thƣờng chỉ làm những bài tập giáo viên cho ( đôi khi không hết), rất ít em làm thêm bài tập. Ngay những bài tập các em làm cũng không đƣợc giải quyết triệt để, do đó với những bài toán có nhiều kết quả các em thƣờng giải thiếu. Đặc điểm này cũng thể hiện qua kết quả điều tra bằng bài tập số 2 (trang 21) , số 12 ( trang 35) và một số bài kiểm tra nữa. Thí dụ Bài tập 16 Từ Cu và axit Hcl đặc, hãy điều chế ra CuCl2 Phân tích: Không thể cho Cu tác dụng trực tiếp với HCl đƣợc phải tìm cách biến đồng thành dạng Cu2+ , rồi cho tác dụng với axit HCl, hoặc biến HCl thành Cl2 rồi cho tác dụng trực tiếp với Cu. Do đó có những phƣơng pháp sau: 1) Cu + O2 = 2 CuO CuO + 2 HCL = CuCl2 + H2O 2) Cu + 2 H2SO4 đặc = CuSO4 + SO2 + 2 H2O CuSO4 + 2 NaOH = Cu(OH)2 + Na2SO4 3) Cu + S = (t0 ) CuS 2 CuS + 3 O2 = (t0 ) 2 CuO + 2 SO2 CuO + 2 HCl = CuCl2 + H2O 4) 4 HCl + MnO2 = MnCl2 + Cl2 + 2 H2O Cu + Cl2 = CuCl2
  • 45. 43 Nơi điêu tra Kết quả 10B C.3 Đa tôn G.L 9.C.3 Cầu xe 9.ch. toán Tỉ lệ % Tỉ lệ % Tỉ lệ % Không tìm đƣợc phƣơng pháp nào 10/28 35,7 16/18 88,9 0 0 Làm đúng 1 phƣơng pháp 16/28 57,16 2/18 11,1 3/9 33,3 - 2 - 2/28 7,14 0 0 3/9 33,3 Làm đủ các phƣơng pháp 0 0 0 0 0 0 Hạn chế trên có nguyên nhân thuộc về kiến thức, tƣ duy, nhƣng trong đó có yếu tố thuộc về nhân cách. Các em không nhiệt tình, không thích giải bài tập nên không đầu tƣ suy nghĩ thật sâu để thấy hết mọi nội dung của vấn đề. So với học sinh phổ thông, các em học sinh chuyên toán có năng lực hơn, đồng thời các emn cũng rất hứng đối với các môn học, nhất là các môn khoa học tự nhiên. Hứng thú của các em thể hiện qua tính sôi nổi, tự nhiên trong giờ học, trong khi tranh luận và trong khi giải các bài tập. Các em thích những bài tập lạ, khó. Và thực sự vui sƣớng khi giải đƣợc những bài tập này. Điều này chứng tỏ nhận thấy ở các em khi đến dự giờ với các em và đến quan sát các em giải bài tập ở nhà. Thí dụ: Bài tập 17 Có một ống đựng khí A nối với cốc chứa chất lỏng B bằng ống dẫn có khó T ( hình vẽ). Mở khóa T, chất lỏng B tràn sang bình chứa khí A. hãy xác định khí A và chất lỏng B? Phân tích: Đây là một bài tập lạ đối với học sinh phổ thông. Hầu nhƣ trong chƣơng trình phổ thông không hề có bài tập hình vẽ. Giải bài này phải phân tích cụ thể: chất khí A phải hòa tan đƣợc trong chất lỏng.
  • 46. 44 A có thể là đơn chất hoặc hợp chất { do đó có thể thống kê các chất A,B theo bảng sau: Chất B Chất A Đơn chất Hợp chất Nƣớc Cl2 CO2,SO2,NH3,H2S,HCl,HBr,HI ,HF Axit NH3 dd kiềm Cl2 SO2,CO2,H2S,HCl,HBr,HI,HF Vậy: B có thể là các chất ; nƣớc, axit, dung dịch kiềm còn A có thể là Cl2 , CO2, SO2, các hợp chất của N,S, halogen với hydro. Kết quả điểu tra ở học sinh chuyên toán : mặc dù không có em nào ( trong số 10 em giải bài) làm đầy đủ tất cả các chấy nhƣng em đều suy nghĩ rất kỹ, phân tích sâu sắc, thực sự tập trung vào việc giải bài. Cũng bài này tôi cho học sinh lớp 9- cấp 3 Cầu Xe- Tứ lộc Hải Hƣng làm, chỉ có 2/18 em nghĩ để giải những rất thiếu còn lại hầu nhƣ không làm. Sự thiếu cố gắng này còn biểu hiện khi giải toán vô cơ trong đề thi tuyển sinh vào các trƣờng đại học năm 190?? Bài 18: Khối lƣợng đồng trong một mẩu hợp kim Cu – Al là 1gam. Nếu liện thêm 4 gam Mg vào mẩu hợp kim đó thì hàm lƣợng Al trong hợp kim mới sẽ nhỏ hơn hàm lƣợng nhôm trong hợp kim ban đầu là 33,33%. Tính hàm lƣợng Cu trong hợp kim ban đầu. Biết rằng khi ngâm mẩu hợp kim này trong dung dịch NaOH đậm đặc thì sau một thời gian lƣợng khí thoát ra đã vƣợt quá 2 lit ( đo ở đktc) Phân tích: * Gọi lƣợng Al trong mẩu hợp kim đầu là hàm lƣợng của nó sẽ là :
  • 47. 45 Sau khi luyện thêm 4 gam Mg thì hàm lƣợng Al trong mẩu hợp kim mới này sẽ là : Theo đầu bài, có phƣơng trình : = Sau khi biến đổi sẽ dẫn tới phƣơng trinh bậc II: x2 – 6x +5 = 0 Giải, tìm đƣợc 2 nghiệm : x = 1 và x = 5. * Ngâm mẩu hợp kim ban đầu vào dd NaOH đặc, sẽ xảy ra phản ứng: 2Al + 2 NaOH + 2 H2O = 2 NaAlO2 + 3 H2 2.27(g) Al làm thoát ra 3.22,4 l H2 x V(l) x = Khí V>2 thì x>1 Vậy nghiệm x = 1 bị loại. hàm lƣợng của Cu trong mẩu hợp kim ban đầu là : % Cu = 100 16,72. Nơi điề tra Kết quả C.3 Lí học C.3 Tiên lãng Tỉ lệ % Tỉ lệ % Làm đƣợc 2/12 16,7 1/15 76,6 Lập đƣợc phƣơng trình 2/12 16,7 2/15 13,4 Không giải đƣợc 8/12 66,6 12/15 80 Gần nhƣ tất cả những em không làm đƣợc điều nói: “ bài chƣa gặp bao giờ, khó, không biết làm thế nào.” 4/27 em lập đƣợc phƣơng trình bậc II, thấy không quen cũng thôi không nghĩ để giải tiếp nữa. Nhƣ vậy, không giải đƣợc bài tập này có một phần do các em thiếu cố gắng, kiên trì, thiếu đầu óc tò mò và tính ham hiểu biết. Bên cạnh đó còn có thể do các em không có lòng tự (Kết quả trên là điều tra với đối với là các em đều đã tốt nghiệp lớp 10 phổ thông). Những thiếu sót đó đều ít gặp ở học sinh chuyên. Còn có thể kể ra rất nhiều trƣờng hợp chỉ do sự thiếu hứng thú mà chất lƣợng của hoạt động kém hẳn
  • 48. 46 Qua kết quả điều tra, kết hợp trao đổi ý kiến với giáo viên dạy hóa phổ thông và trò chuyện trực tiếp với học sinh, quan sát các em trong một số buổi học trên lớp, ở nhà tôi có một suy nghĩ là : hình nhƣ học sinh ít thích học hóa học và lại càng không hứng thú giải bài tập hóa, nhận là những bài tập các em cho là khó: điều chế, nhận biết.....Còn do nhiều nguyên nhân khác nhau nhƣng đây là một yếu tố tạo nên chất lƣợng giải bài tập hóa học còn thấp của học sinh phổ thông hiện nay. Học sinh thiếu hứng thu học tập hóa học có thể do nhiều nguyên nhân: - Do hạn chế về tƣ duy nên học sinh gặp nhiều khó khi lĩnh hội kiến thức; Phƣơng pháp học tập không phù hợp, học nhiều mà không kết quả, dẫn tới chán. - Do nội dung kiến thức giáo viên truyền đạt: khô cứng không gây những sự ngạc nhiên hay đòi hỏi suy nghĩ sâu cũng làm học sinh kém hứng thú. - Học sinh ít hoặc không đƣợc đặt vào hoàn cảnh phải lập giải quyết nhiệm vụ đặt ra: thực hành thí nghiệm ngoại khóa hóa học.... Biết khắc phục những thiếu sót về nội dung phƣơng pháp dạy học hóa học cũng là một trong những phƣơng pháp bồi dƣỡng hững thú cho học sinh. IV. Phong cách làm việc khoa học Giải bài tập nói chung, bài tập hóa học nói riêng là vận dụng kiến thức đã học vào các điều kiện thực tế khác nhau, nên nó là một hoạt động đòi hỏi sự làm việc căng thẳng và nghiêm túc của trí tuệ. Kết quả của dạng hoạt động này phụ thuốc nhiều yếu tố về tƣ duy yêu tố về nhân cách nhƣ đã trình bày, nhƣng không qua một yếu tố nữa đó là năng lực tổ chức hành động tri thức một cách khoa học, Hiện tại, năng lực này của học sinh chúng ta nhƣ thế nào? Phân tích quá trình giải một bài tập hóa học thây
  • 49. 47 trải qua ba giai đoạn: 1. Sau khi đọc xong đầu bài ????????? học sinh ý thức đƣợc toàn bộ bài quy nó về một loại nất định. Tiếp đó bằng sự phân tích sâu sắc các dữ kiện sự tổng hợp đầy đủ gắn liền với khái quát hóa mà vạch ra đƣợc bản chất bên trong của các dữ kiện đó, kiến lập đƣợc các mỗi liên quan giữa các hiện tƣợng hóa học, giữa các đại lƣợng cho trong bài.... Trên cơ sở đó đi đến làm sáng tỏ vấn đề mà bài tập đặt ra. Đó là khâu đầu tiên mà A.P Gan PêRin gọi là “ Pha định hƣớng của hành động trí tuệ”. 2. Tiếp sau pha đinh hƣớng là pha hành động: Thực hiện phƣơng hƣớng đã nêu ra ở pha trƣớc ở khâu này, học sinh vận dụng tổng hợp các kiến thức kỹ năng kỹ xảo để giải quyết cụ thể vẫn đề đặt ra, thể hiện qua lời giải. Lúc này cơ sở định hƣớng ban đâu có tác dụng chỉ rõ phƣơng hƣớng và điều khiển hành động. Giai đoạn một phân tích càng sâu sắc thì phƣơng án đề ra càng chi tiết cụ thể và có tác dụng có thể làm nảy sinh những phƣơng pháp hay khi thực hiện. 3. Học sinh tự kiểm tra kết quả công việc của mình Xem đã chính xác chƣa, đã hoàn chỉnh chƣa. Đây chính là giai đoạn các em phải so sánh giữa những cái đã thực hiện với những điều đã nêu trong pha định hƣớng. Nếu chúng thống nhất thì chứng tỏ kết quả đã đảm bảo còn nếu có sự chƣa phù hợp thì phải điều chỉnh lại pha định hƣớng ban đầu. Thực hiện nghiêm túc ba bƣơc này là điều kiện cần thiết bảo đảm giải quyết đúng đắn các bài tập hóa học. Việc tuân theo những bƣớc đi quan trọng trên khi giải bài tập hóa học là một trong những biểu hiện của phong cách làm việc khoa học.
  • 50. 48 Thông qua kết quả điều tra “ tìm hiểu một số phẩm chất tƣ duy của học sinh qua giải bải tập hóa học” đ/c Nguyễn Thanh Bình đã rút một số nhận xét : Học sinh không chụi đầu tƣ suy nghĩ kỹ trong pha định hƣớng thông qua phân tích đề nên không vạch ra một phƣơng hƣớng đầy đủ, chính xác. Chất lƣợng của một hành động trí tuệ còn có một phần do các em chƣa có thói quen kiểm tra kết quả việc làm của mình. Điều đó chứng tỏ đa số học sinh phổ thông còn thiếu phong cách làm việc một cách khoa học. Thiếu khả năng tổ chức hoạt động tƣ duy một cách hợp lý, phù hợp với yêu cầu của bài tập để giải quyết có kết có kết quả nhiệm vụ của ba đặt ra. Thể hiện qua một số bài tập điều tra sau đây. Bài tập 19: Viết các phƣơng trình phản ứng điều chế Cu(OH)2 Phân tich: Để giải đầy đủ bài này, phải tƣ duy theo trình tự logic: - Phân tích thành phần, đặc tính của Cu(OH)2 để đi đến nêu đƣợc phƣơng pháp chung để điều chế ( Cụ thể khái quát) - Vận dụng phƣơng pháp chung để tìm các phản ứng điều chế cụ thể ( Khái quát cụ thể), trong khi xác định những phƣơng pháp cụ thể này đã vận dụng kiến thức về điều kiện phản ứng trao đổi hoàn toàn để loại bỏ những phản ứng không phù hợp( trừu tƣợng hóa) Nhƣ vậy có thể tóm tắt logic suy nghĩ để giải bài này là đi từ cụ thể đến khái quát rồi kết hợp với trừu tƣợng vận dụng điều khái quát đó vào trƣờng hợp cụ thể. Cu(OH)2 là một chất kết tủa, thành phần gồm Cu2+ và có thể điều chế đƣợc chất nàu bằng những phản ứng biểu diễn bằng phƣơng trình: Cu2+ + 2 = Cu(OH)2 Vậy: Chọn các muối đồng tan ( để có đƣợc Cu2+ ) cho tác dụng với dung dịch kiểm (để có ) thì bao giờ cũng thu đƣợc Cu(OH)2
  • 51. 49 với phân tích nhƣ thế sẽ chọn đƣợc 16 phƣơng pháp điều chế Cu(OH)2 vì có 4 muối đồng tan: CúO4, CuCl2, Cu(NO3)2, Cu(CH3COO)2 và 4 chất kiềm: NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2. Nơi điều tra: lớp 9C3, Cầu Xe - Tứ Lộc - HH Tỉ lệ % Khái quát trƣớc, giải đúng 2/18 11,1 Giải cụ thể 16/18 88,9 Đa số học sinh không suy nghĩ khái quát trƣớc, bắt tay giải ngay bằng phƣơng pháp phản ứng cụ thể tự chọn, do đó các em bộc lộ rất nhiều kiến thức sai: Ví dụ: Cu + Mg(OH)2 = Cu(OH)2 + Mg Cu + H2O = Cu)OH)2 v.v... Các em học sinh chuyên toán nói chung ít gặp thiếu sót này. Các em thƣờng tƣ duy theo một trình tự khá lôgic. Điều này có thể thấy qua các em giải bài tập số 17 (trang 43). Đây là bài giải của một em học sinh chuyên toán: 1) B là nƣớc: Nếu A là đơn chất → A = Cl2. A là hợp chất: + Oxit → A = CO2, SO2. + Hợp chất của á kim với hydrô: NH3, H2S, HCl, HF. 2) B là axit (dung dịch hoặc nguyên chất): A có thể là NH3. 3) B là bazơ tan (dung dịch kiềm): không có chất A nào thỏa mãn điều kiện đầu bài. Bài làm của học sinh chƣa thật hoàn chỉnh (ví dụ trƣờng hợp 3: A là SO2, CO2, H2S,... chứ không phải không có) nhƣng cái ƣu điểm là các em biết tƣ duy trong trƣờng hợp khái quát; Biết đi từ khái quát đến cụ thể. Các em chuyên toán thích đi từ khái quát đến cụ thể, do đó những bài toán với dữ kiện bằng chữ thƣờng thu hút
  • 52. 50 các em. Điều này ngƣợc lại với các em học sinh phổ thông chỉ thiên về những bài cụ thể. Kết quả điều tra bằng cặp hai bài tập 8 và 9 (trang 29) đã xác nhận nhận xét trên. Một biểu hiện nữa của phong cách khoa học là đề cao khâu tự kiểm tra của hoạt động trí tuệ. Thực hiện nghiêm túc khâu này có tác dụng loại bỏ đi những suy nghĩ sai lầm trƣớc đó, bổ sung những cách giải hay mới. Thí dụ: Bài tập 10 (trang 31). Cách giải 2 thông minh nhƣng không phải xuất hiện ngay từ đầu ở tất cả các em chuyên toán. Một số em do có thực hiện bƣớc kiểm tra sau khi giải mà nảy sinh ra cách này. Và bài tập 6 (trang 25): do câu hỏi 2 gợi ý, các em xem lại quá trình giải và tìm thêm đƣợc cách giải thứ nhất. Qua kết quả điều tra học sinh phổ thông theo các yếu tố cấu tạo nên năng lực giải bài tập hóa học có thể nhận xét sơ bộ là: 1) Hầu nhƣ các yếu tố đó đều đang còn thiếu ở nhiều học sinh cấp ba hiện nay. 2. Còn ít học sinh giỏi thực sự về hóa học. Nguyên nhân, có thể do: - Hạn chế của tƣ duy chƣa phát triển, - Tổ chức học tập chƣa khoa học và chất lƣợng. - Cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và học tập quá thiếu thốn nên không đảm bảo đƣợc tính chất đặc thù của bộ môn (nhƣ thí nghiệm, thực hành...), do đó không gây đƣợc hứng thú học bộ môn, đồng thời không rèn đƣợc phƣơng pháp và kỹ năng của bộ môn. Theo điều tra trong đề tài này, kết hợp với kết quả điều tra ở một số đề tài khác và việc theo dõi học sinh trong thời gian giảng dạy trƣớc đây, tôi thấy về năng lực giải bài tập hóa học, học sinh có sự phân hóa thành hai
  • 53. 51 loại hình cơ bản Loại 1: Thiên về khả năng khái quát. Những em thuộc loại hình này luôn muốn tổng quát hóa lời giải cho từng dạng bài tập, Các em thích giải những bài tập cho khái quát, những bài toán cho dữ kiện bằng chữ. Các em muốn "công thức hóa" cách giải từng loại bài tập, nhƣng lại luôn có khả năng phát hiện đƣợc những nét độc đáo của từng bài do đó có khả năng phát hiện ra những cách giải mới ngoài cách giải quen thuộc. Thuộc loại hình này là những em có năng lực hóa học và toán học. Chủ yếu thuộc loại hình thứ 2: luôn đi từ những cái cụ thể đến khái quát, thậm chí từ cái cụ thể này đến cái cụ thể khác. Ngay những bài tập cho tổng quát các em cũng vô cớ giải nó trong một trƣờng hợp cụ thể rồi sau đó... đi đến kết luận khái quát. Thí dụ: bài 14 (trang 37). Đầu bài hỏi, so sánh khối lƣợng hai bình khí ở cùng điều kiện. thì nhiều em lại đi tính: ở điều kiện tiêu chuẩn, và tự cho dung tích bình là 22,4 lít, mặc dù đầu bài chỉ nói: hai bình có khối lƣợng và dung tích nhƣ nhau!... Có một số ít học sinh sau khi giải bằng cụ thể tiếp tục tiến tới giải bằng các phƣơng pháp khái quát. Thí dụ: Bài 19 (trang 48) Thoạt đầu, các em viết ngay: CuSO4 + 2 NaOH = Cu)OH)2 + Na2SO4 (phƣơng pháp CuCl2 + 2 NaOH = Cu(OH)2 + 2 NaCl cụ thể) Sau đó, có lẽ nhìn thấy đặc điểm chung của 2 phƣơng trình trên nên em viết tiếp: có thể chọn muối tan của đồng cho tác dụng với bazơ tan (phƣơng pháp khái quát) (Có 3/18 em - chiếm 16.6% giải nhƣ vậy). Nguyên nhân: nhiều học sinh thuộc loại hình thứ 2, ngoài do hạn chế về tƣ duy, kiến thức, phong cách làm việc... của học sinh, còn do các em không đƣợc tập luyện nhiều từng dạng khái quát