SlideShare a Scribd company logo
1 of 148
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT
----------------------
NGUYỄN MINH KHUYẾN
ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÀNH TRỮ LƯỢNG
NƯỚC DƯỚI ĐẤT LƯU VỰC SÔNG VEN BIỂN TỈNH
BÌNH THUẬN VÀ NINH THUẬN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA CHẤT
HÀ NỘI- 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT
----------------------
NGUYỄN MINH KHUYẾN
ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÀNH TRỮ LƯỢNG
NƯỚC DƯỚI ĐẤT LƯU VỰC SÔNG VEN BIỂN TỈNH
BÌNH THUẬN VÀ NINH THUẬN
Ngành: KỸ THUẬT ĐỊA CHẤT
Mã số: 62.52.05.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA CHẤT
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS. Nguyễn Văn Lâm
2. TS. Hoàng Văn Hưng
HÀ NỘI- 2015
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi, các
số liệu khảo sát thí nghiệm, thu thập, tổng hợp, tham khảo và kết quả nghiên cứu
trình bày trong luận án là hoàn toàn trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
Nguyễn Minh Khuyến
i
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ SỰ HÌNH THÀNH TRỮ LƢỢNG NƢỚC
DƢỚI ĐẤT................................................................................................................................. 9
1.1. Các phƣơng pháp cơ bản về nghiên cứu sự hình thành trữ lƣợng nƣớc dƣới đất9
1.1.1. Trữ lượng khai thác tiềm năng...............................................................10
1.1.2. Trữ lượng khai thác dự báo....................................................................11
1.1.3. Trữ lượng tĩnh ........................................................................................12
1.1.4. Trữ lượng động.......................................................................................13
1.2. Tổng quan nghiên cứu về sự hình thành trữ lƣợng NDĐ ở Việt Nam...............20
1.3. Tình hình nghiên cứu vùng ven biển Ninh Thuận, Bình Thuận: .......................22
Chƣơng 2: NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH TRỮ LƢỢNG
NƢỚC DƢỚI ĐẤT VÙNG NGHIÊN CỨU........................................................................... 24
2.1. Vị trí vùng nghiên cứu...........................................................................................24
2.2. Các nhân tố hình thành và ảnh hƣởng đến sự hình thành TLNDĐ....................25
2.2.1. Nhân tố địa hình.....................................................................................25
2.2.2. Nhân tố bốc hơi ......................................................................................26
2.2.3. Nhân tố mưa ...........................................................................................29
2.2.4. Nhân tố thủy văn.....................................................................................33
2.2.5. Nhân tố địa chất .....................................................................................35
2.2.6. Nhân tố cấu trúc địa chất thủy văn ........................................................37
2.2.7. Nhân tố thảm thực vật ............................................................................50
2.2.8. Nhân tố nhân tạo ....................................................................................51
Chƣơng 3: ĐÁNH GIÁ TRỮ LƢỢNG NƢỚC DƢỚI ĐẤT VÙNG NGHIÊN CỨU.......... 55
3.1. Sự hình thành trữ lƣợng NDĐ từ cung cấp thấm của nƣớc mƣa........................55
3.1.1. Lựa chọn phương pháp, công trình nghiên cứu.....................................55
3.1.2. Bố trí công trình nghiên cứu:.................................................................57
3.2. Trữ lƣợng nƣớc dƣới đất.......................................................................................63
3.2.1. Phân vùng đánh giá trữ lượng NDĐ và cơ sở tài liệu đánh giá ............65
ii
3.2.2. Trữ lượng NDĐ trong trầm tích bở rời vùng LVS Cái Phan Rang và phụ
cận ....................................................................................................................66
3.2.3. Trữ lượng NDĐ trong trầm tích bở rời LVS Lũy và phụ cận.................77
3.2.4. Trữ lượng NDĐ trong trầm tích bở rời LVS Cái Phan Thiết - Cà Ty....85
3.2.5. Trữ lượng NDĐ trong trầm tích bở rời LVS Phan - sông Dinh .............93
Chƣơng 4: ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÀNH TRỮ LƢỢNG NƢỚC DƢỚI ĐẤT VÙNG
NGHIÊN CỨU ....................................................................................................................... 102
4.1. Cơ sở đánh giá đặc điểm hình thành trữ lƣợng NDĐ .......................................102
4.2. Đặc điểm hình thành TLNDĐ vùng LVS Cái Phan Rang và phụ cận ............102
4.3. Đặc điểm hình thành TLNDĐ vùng LVS Lũy và phụ cận...............................104
4.4. Đặc điểm hình thành TLNDĐ vùng LVS Cái Phan Thiết - Cà Ty..................106
4.5. Đặc điểm hình thành TLNDĐ vùng LVS Phan - Dinh.....................................108
Chƣơng 5: ĐỀ XUẤT PHƢƠNG ÁN KHAI THÁC, SỬ DỤNG HỢP LÝ NGUỒN NƢỚC
DƢỚI ĐẤT VÙNG NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 111
5.1. Cơ sở đề xuất phƣơng án khai thác ....................................................................111
5.2. Đề xuất phƣơng án khai thác hợp lý nguồn NDĐ trên vùng nghiên cứu ........111
5.2.1. Vùng phân bố trầm tích bở rời LVS Cái Phan Rang và phụ cận.........111
5.2.2. Vùng phân bố trầm tích bở rời LVS Lũy và phụ cận............................114
5.2.3. Vùng phân bố trầm tích bở rời LVS Cái Phan Thiêt - sông Cà Ty ......116
5.2.4. Vùng phân bố trầm tích bở rời LVS Phan-sông Dinh..........................118
5.3. Giải pháp giảm lƣợng thoát của NDĐ ra sông, biển.........................................118
5.4. Giải pháp tăng lƣợng cung cấp thấm, bổ sung nhân tạo cho NDĐ..................120
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................................ 121
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ........................................124
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................125
Phụ lục 1: Sơ đồ ĐCTV vùng trầm tích bở rời LVS Cái Phan Rang và phụ cận
Phụ lục 2: Sơ đồ ĐCTV vùng trầm tích bở rời LVS Lũy và phụ cận
Phụ lục 3: Sơ đồ ĐCTV vùng trầm tích bở rời LVS Cái Phan Thiết-sông Cà Ty
Phụ lục 4: Sơ đồ ĐCTV vùng trầm tích bở rời LVS Phan-sông Dinh.
iii
Danh mục các hình minh họa
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí vùng nghiên cứu ...................................................................24
Hình 2.2. Đồ thị dao động mực NDĐ tại một số giếng quan trắc ở địa hình khác
nhau..........................................................................................................26
Hình 2.3. Đồ thị diễn biến lƣợng bốc hơi TB tháng, độ sâu mực NDĐ giếng QTT3-
C3 tại LVS Cái Phan Rang và phụ cận....................................................27
Hình 2.4. Đồ thị tƣơng quan giữa lƣợng bốc hơi TB tháng và độ sâu mực NDĐ tại
LVS Cái Phan Rang và phụ cận ..............................................................27
Hình 2.5. Đồ thị diễn biến lƣợng bốc hơi TB tháng, độ sâu mực NDĐ tại LVS Lũy
và phụ cận................................................................................................28
Hình 2.6. Đồ thị tƣơng quan giữa lƣợng bốc hơi TB tháng và độ sâu mực NDĐ tại
LVS Lũy và phụ cận................................................................................28
Hình 2.7. Đồ thị diễn biến lƣợng bốc hơi TB tháng, độ sâu mực NDĐ tại LVS Cái
Phan Thiết – Cà Ty..................................................................................29
Hình 2.8. Đồ thị tƣơng quan giữa lƣợng bốc hơi TB tháng và độ sâu mực NDĐ tại
LVS Cái Phan Thiết - Cà Ty ...................................................................29
Hình 2.9. Đồ thị diễn biến lƣợng mƣa, mực NDĐ tại giếng QTT3-C3 trên LVS Cái
Phan Rang và phụ cận..............................................................................30
Hình 2.10.Đồ thị tƣơng quan giữa lƣợng mƣa và mực NDĐ tại giếng QTT3-C3 trên
LVS Cái Phan Rang và phụ cận ..............................................................30
Hình 2.11.Đồ thị diễn biễn lƣợng mƣa, độ sâu mực NDĐ giếng QT1-qh tại LVS
Lũy và phụ cận.........................................................................................31
Hình 2.12.Đồ thị tƣơng quan giữa lƣợng mƣa và độ sâu mực NDĐ giếng QT1-qh
tại LVS Lũy và phụ cận...........................................................................31
Hình 2.13.Đồ thị diễn biến lƣợng mƣa, độ sâu mực NDĐ tại LK_DD trên LVS Cái
Phan Thiết – Sông Cà Ty.........................................................................32
Hình 2.14.Đồ thị tƣơng quan giữa lƣợng mƣa và độ sâu mực NDĐ tại LK_DD trên
LVS Cái Phan Thiết – Sông Cà Ty..........................................................32
iv
Hình 2.15.Sơ đồ hệ thống sông, suối vùng nghiên cứu............................................33
Hình 2.16.Đồ thị diễn biến MN sông TB tháng, MN tại giếng QTT3-C3, LVS Cái
Phan Rang và phụ cận..............................................................................34
Hình 2.17.Đồ thị tƣơng quan giữa MN sông TB tháng và mực nƣớc tại giếng quan
trắc, LVS Cái Phan Rang và phụ cận ......................................................34
Hình 2.18.Đồ thị diễn biến mực nƣớc sông trung bình tháng trong năm, mực nƣớc
tại giếng quan trắc trên LVS Lũy và phụ cận ..........................................35
Hình 2.19.Đồ thị tƣơng quan giữa mực nƣớc sông trung bình tháng trong năm và
mực nƣớc tại giếng quan trắc, LVS Lũy và phụ cận ...............................35
Hình 2.20.Sơ đồ phân bố trầm tích, hệ số thấm của đất đá trong vùng nghiên cứu.37
Hình 2.21.Sơ đồ phân vùng cấu trúc ĐCTV ............................................................38
Hình 2.22.Sơ đồ đẳng trị bề mặt đá gốc vùng LVS Cái Phan Rang và phụ cận ......41
Hình 2.23.Sơ đồ thủy đẳng cao và hƣớng dòng chảy NDĐ vùng LVS Cái Phan
Rang và phụ cận.......................................................................................41
Hình 2.24.Sơ đồ đẳng trị bề mặt đá gốc vùng LVS Lũy và phụ cận........................43
Hình 2.25.Sơ đồ thủy đẳng cao và hƣớng dòng chảy NDĐ vùng LVS Lũy và phụ
cận............................................................................................................44
Hình 2.26.Sơ đồ đẳng trị bề mặt đá gốc vùng LVS Cái Phan Thiết - Cà Ty ...........46
Hình 2.27.Sơ đồ thủy đẳng cao và hƣớng dòng chảy NDĐ vùng LVS Cái Phan
Thiết- Cà Ty.............................................................................................47
Hình 2.28.Sơ đồ đẳng trị bề mặt đá gốc vùng LVS Cái Phan Thiết – Cà Ty...........49
Hình 2.29. Sơ đồ thủy đẳng cao và hƣớng dòng chảy NDĐ vùng LVS Dinh - Phan...49
Hình 2.30.Ảnh công trình sử dụng nguồn NDĐ khai thác sa khoáng ở dải ven biển
Bình Thuận ..............................................................................................52
Hình 3.1. Kiểu sân cân bằng....................................................................................55
Hình 3.2. Sơ đồ bố trí sân cân bằng.........................................................................58
Hình 3.3. Đồ thị diễn biến MN giếng quan trắc, sân cân bằng Phƣớc Thuận.........58
Hình 3.4. Đồ thị diễn biến MN tại các giếng quan trắc, sân cân bằng Tấn Tài.......59
Hình 3.5. Đồ thị cao độ MN trung bình tháng tại lỗ khoan nội suy G10’...............61
v
Hình 3.6. Đồ thị cao độ MN trung bình tháng tại lỗ khoan nội suy G3’.................61
Hình 3.7. Sơ đồ phân vùng đánh giá trữ lƣợng khai thác NDĐ trong vùng nghiên
cứu ...........................................................................................................65
Hình 3.8. Sơ đồ giới hạn vùng LVS Cái Phan Rang và phụ cận sử dụng đánh giá
TLNDĐ bằng mô hình.............................................................................66
Hình 3.9. Đồ thị quan hệ giữa lƣợng cung cấp thấm của nƣớc mƣa cho NDĐ và hệ
số thấm đất đá bề mặt ..............................................................................67
Hình 3.10.Sơ đồ phân vùng bổ cập của nƣớc mƣa cho NDĐ vùng LVS Cái Phan
Rang và phụ cận.......................................................................................68
Hình 3.11.Sơ đồ phân vùng bốc hơi NDĐ vùng LVS Cái Phan Rang và phụ cận ..70
Hình 3.12.Sơ đồ phân vùng hệ số thấm tầng chứa nƣớc Holocen (lớp 1) vùng LVS
Cái Phan Rang và phụ cận.......................................................................71
Hình 3.13.Sơ đồ phân vùng hệ số thấm tầng chứa nƣớc Pleistocen (lớp 2) vùng
LVS Cái Phan Rang và phụ cận ..............................................................71
Hình 3.14.Sơ đồ phân vùng hệ số nhả nƣớc của TCN Holocen (lớp 1) vùng LVS
Cái Phan Rang và phụ cận.......................................................................72
Hình 3.15.Sơ đồ phân vùng hệ số nhả nƣớc của TCN Pleistocen (lớp 2) vùng LVS
Cái Phan Rang và phụ cận.......................................................................72
Hình 3.16.Vị trí các giếng khai thác trong vùng LVS Cái Phan Rang và phụ cận ..73
Hình 3.17. Sơ đồ hoá biên GHB vùng LVS Cái Phan Rang và phụ cận...................74
Hình 3.18.Đồ thị biểu diễn tính toán sai số của mô hình thời điểm 12/2013 LVS Cái
Phan Rang và phụ cận..............................................................................75
Hình 3.19. Đồ thị dao động mực nƣớc tính toán và quan trắc thực tế LVS Cái Phan
Rang và phụ cận.......................................................................................75
Hình 3.20.Thành phần tham gia vào trữ lƣợng thời điểm tháng 6/2035 LVS Cái
Phan Rang và phụ cận..............................................................................76
Hình 3.21. Thành phần tham gia vào trữ lƣợng thời điểm tháng 12/2035 LVS Cái
Phan Rang và phụ cận..............................................................................76
vi
Hình 3.22.Sơ đồ giới hạn vùng LVS Lũy và phụ cận sử dụng đánh giá TLNDĐ
bằng mô hình ...........................................................................................77
Hình 3.23.Sơ đồ phân vùng bổ cập NDĐ vùng LVS Lũy và phụ cận .....................78
Hình 3.24.Sơ đồ phân vùng bốc hơi NDĐ vùng LVS Lũy và phụ cận....................80
Hình 3.25.Sơ đồ phân vùng hệ số thấm tầng chứa nƣớc Holocen (lớp 1) vùng LVS
Lũy và phụ cận.........................................................................................81
Hình 3.26.Sơ đồ phân vùng hệ số thấm tầng chứa nƣớc Holocen (lớp 2) vùng LVS
Lũy và phụ cận.........................................................................................81
Hình 3.27.Phân vùng hệ số nhả nƣớc của trầm tích Holocen (lớp 1) vùng LVS Lũy
và phụ cận................................................................................................82
Hình 3.28.Sơ đồ phân vùng hệ số nhả nƣớc trầm tích Pleistocen (lớp 2) vùng LVS
Lũy và phụ cận.........................................................................................82
Hình 3.29.Sơ đồ giếng khai thác vùng LVS Lũy và phụ cận ...................................83
Hình 3.30.Sơ đồ điều kiện biên vùng LVS Lũy và phụ cận.....................................83
Hình 3.31.Đồ thị biểu diễn tính toán sai số của mô hình thời điểm 12/2013 vùng
LVS Lũy và phụ cận................................................................................84
Hình 3.32. Đồ thị dao động mực nƣớc tính toán và quan trắc thực tế vùng LVS Lũy
và phụ cận................................................................................................84
Hình 3.33.Thành phần tham gia vào trữ lƣợng thời điểm tháng 6/2035 vùng LVS
Lũy và phụ cận.........................................................................................85
Hình 3.34. Thành phần tham gia vào trữ lƣợng thời điểm tháng 12/2035 vùng LVS
Lũy và phụ cận.........................................................................................85
Hình 3.35.Sơ đồ giới hạn LVS Cái Phan Thiết - Cà Ty sử dụng để đánh giá
TLNDĐ bằng mô hình.............................................................................86
Hình 3.36.Sơ đồ phân vùng bổ cập NDĐ vùng LVS Cái Phan Thiết - Cà Ty.........87
Hình 3.37.Sơ đồ phân vùng bốc hơi NDĐ vùng LVS Cái Phan Thiết - Cà Ty........88
Hình 3.38.Sơ đồ phân vùng hệ số thấm tầng chứa nƣớc Holocen (lớp 1) vùng LVS
Cái Phan Thiết - Cà Ty............................................................................89
vii
Hình 3.39.Sơ đồ phân vùng hệ số thấm tầng chứa nƣớc Pleistocen (lớp 2) vùng
LVS Cái Phan Thiết - Cà Ty ...................................................................90
Hình 3.40.Sơ đồ phân vùng hệ số nhả nƣớc tầng chứa nƣớc Holocen (lớp 1) vùng
LVS Cái Phan Thiết - Cà Ty ...................................................................90
Hình 3.41.Sơ đồ phân vùng hệ số nhả nƣớc tầng chứa nƣớc Pleistocen (lớp 2) vùng
LVS Cái Phan Thiết - Cà Ty ...................................................................90
Hình 3.42.Sơ đồ vị trí GK khai thác NDĐ vùng LVS Cái Phan Thiết – Cà Ty.......91
Hình 3.43.Sơ đồ điều kiện biên vùng LVS Cái Phan Thiết - Cà Ty ........................91
Hình 3.44.Đồ thị biểu diễn tính toán sai số của mô hình thời điểm 12/2013 vùng
LVS Cái Phan Thiết - Cà Ty ...................................................................92
Hình 3.45.Đồ thị dao động MN tính toán và quan trắc thực tế vùng LVS Cái Phan
Thiết - Cà Ty............................................................................................92
Hình 3.46.Thành phần tham gia vào trữ lƣợng thời điểm tháng 6/2035 vùng LVS
Cái Phan Thiết - Cà Ty............................................................................93
Hình 3.47. Thành phần tham gia vào trữ lƣợng thời điểm tháng 12/2035 vùng LVS
Cái Phan Thiết - Cà Ty............................................................................93
Hình 3.48.Sơ đồ giới hạn vùng LVS Phan - sông Dinh sử dụng đánh giá TLNDĐ
bằng mô hình............................................................................................94
Hình 3.49.Sơ đồ phân vùng bổ cập nƣớc mƣa cho NDĐ vùng LVS Phan - Dinh ...95
Hình 3.50.Sơ đồ phân vùng bốc hơi NDĐ vùng LVS Phan - sông Dinh .................96
Hình 3.51.Sơ đồ phân vùng hệ số thấm tầng chứa nƣớc Holocen (lớp 1) vùng LVS
Phan - Dinh ..............................................................................................97
Hình 3.52.Sơ đồ phân vùng hệ số thấm tầng chứa nƣớc Pleistocen (lớp 2) vùng
LVS Phan - Dinh......................................................................................97
Hình 3.53.Sơ đồ phân vùng hệ số nhả nƣớc của TCN Holocen (lớp 1) vùng LVS
Phan - Dinh ..............................................................................................98
Hình 3.54.Sơ đồ phân vùng hệ số nhả nƣớc của TCN Pleistocen (lớp 2) vùng LVS
Phan - Dinh ..............................................................................................98
Hình 3.55.Sơ đồ vị trí GK khai thác NDĐ vùng LVS Phan - Dinh .........................98
viii
Hình 3.56.Sơ đồ điều kiện biên của vùng LVS Phan - Dinh....................................99
Hình 3.57.Đồ thị biểu diễn tính toán sai số của mô hình thời điểm 12/2013 vùng
LVS Phan - Dinh .....................................................................................99
Hình 3.58.Đồ thị dao động MN tính toán và quan trắc thực tế tại giếng quan vùng
LVS Phan - Dinh .....................................................................................99
Hình 3.59.Thành phần tham gia vào trữ lƣợng thời điểm tháng 6/2035 vùng LVS
Phan - Dinh............................................................................................100
Hình 3.60. Thành phần tham gia vào trữ lƣợng thời điểm tháng 12/2035 vùng LVS
Phan - Dinh............................................................................................100
Hình 4.1. Sơ đồ phân vùng mô đun dòng ngầm vùng LVS Cái Phan Rang và phụ cận.104
Hình 4.2. Sơ đồ phân vùng mô đun dòng ngầm vùng LVS Lũy và phụ cận.........106
Hình 4.3. Sơ đồ phân vùng mô đun dòng ngầm vùng LVS Cái Phan Thiết - Cà Ty..108
Hình 4.4. Sơ đồ phân vùng mô đun dòng ngầm vùng LVS Phan - Dinh ..............110
Hình 5.1. Cấu tạo tƣờng chắn nông để giảm lƣợng nƣớc thoát ra biển.................119
Hình 5.2. Cấu tạo tƣờng chắn sâu để giảm lƣợng nƣớc thoát ra biển ...................119
Hình 5.3. Tuyến tƣờng chắn, giảm lƣợng nƣớc thoát ra biển trên vùng LVS Cái
Phan Rang và phụ cận............................................................................119
Hình 5.4. Tuyến tƣờng chắn, giảm lƣợng nƣớc thoát ra biển trên vùng LVS Lũy
đến LVS sông Phan - Dinh....................................................................120
ix
Danh mục các bảng số liệu
Bảng 2.1. Biến động mực NDĐ của tầng chứa nƣớc qh năm 2010 và cao độ địa
hình trong LVS Cái Phan Rang ...............................................................25
Bảng 2.2. Lƣợng bốc hơi TB tháng và độ sâu mực NDĐ tại LVS Cái Phan Rang và
phụ cận.....................................................................................................26
Bảng 2.3. Lƣợng bốc hơi TB tháng và độ sâu NDĐ tại LVS Lũy và phụ cận ........27
Bảng 2.4. Lƣợng bốc hơi TB tháng và độ sâu mực NDĐ tại LVS Cái Phan Thiết -
Sông Cà Ty ..............................................................................................28
Bảng 2.5. Lƣợng mƣa TB tháng và độ sâu mực NDĐ tại LVS Cái Phan Rang và
phụ cận.....................................................................................................30
Bảng 2.6. Lƣợng mƣa TB tháng và độ sâu mực NDĐ tại LVS Lũy và phụ cận .....31
Bảng 2.7. Lƣợng mƣa và độ sâu mực NDĐ tại LVS Cái Phan Thiết - Cà Ty.........31
Bảng 2.8. Mực nƣớc sông trung bình tháng và mực nƣớc tại giếng quan trắc, LVS
Cái Phan Rang và phụ cận.......................................................................33
Bảng 2.9. Mực nƣớc sông TB tháng và mực NDĐ tại LVS Lũy và phụ cận ..........34
Bảng 3.1. Tổng hợp cao độ MN thực đo tại sân cân bằng Phƣớc Thuận ................59
Bảng 3.2. Tổng hợp cao độ MN thực đo tại sân cân bằng Tấn Tài .........................59
Bảng 3.3. Tổng hợp cao độ MN nội suy tại sân cân bằng Phƣớc Thuận.................60
Bảng 3.4. Tổng hợp cao độ MN nội suy tại sân cân bằng Tấn Tài..........................60
Bảng 3.5. Tổng hợp bƣớc thời gian phục vụ tính toán tại sân cân bằng Phƣớc Thuận....61
Bảng 3.6. Tổng hợp bƣớc thời gian phục vụ tính toán tại sân cân bằng Tấn Tài ........61
Bảng 3.7. Tổng hợp khoảng cách các giếng quan trắc tại sân cân bằng Phƣớc
Thuận, Tấn Tài.........................................................................................62
Bảng 3.8. Tổng hợp MN và bề dày tầng chứa nƣớc trong các giếng quan trắc thuộc
sân cân bằng Phƣớc Thuận ......................................................................62
Bảng 3.9. Tổng hợp MN và bề dày tầng chứa nƣớc trong các giếng quan trắc thuộc
sân cân bằng Tấn Tài ...............................................................................62
Bảng 3.10.Tổng hợp lƣợng cung cấp của nƣớc mƣa từ tháng 11/2012 đến tháng
10/2013 tại sân cân bằng Phƣớc Thuận...................................................63
x
Bảng 3.11.Tổng hợp lƣợng cung cấp thấm của nƣớc mƣa từ tháng 11/2012 đến
tháng 10/2013 tại sân cân bằng Tấn Tài..................................................63
Bảng 3.12.Kết quả tính lƣợng cung cấp thấm, hệ số thấm đất đá bề mặt.................67
Bảng 3.13.Lƣợng mƣa TB tháng, giai đoạn từ 2003-2013.......................................69
Bảng 3.14.Giá trị bổ cập của nƣớc mƣa vào mô hình...............................................69
Bảng 3.15.Lƣợng bốc hơi TB tháng thời kỳ 2003-2013 trạm Phan Rang................69
Bảng 3.16.Giá trị bốc hơi vào mô hình LVS Cái Phan Rang và phụ cận.................70
Bảng 3.17.Hiện trạng khai thác NDĐ trong các tầng chứa nƣớc bở rời vùng LVS
Cái Phan Rang và phụ cận.......................................................................73
Bảng 3.18.Tổng hợp trữ lƣợng khai thác tiềm năng và trữ lƣợng khai thác dự báo
vùng LVS Cái Phan Rang và phụ cận .....................................................76
Bảng 3.19.Lƣợng mƣa TB tháng thời kỳ 2003–2013 trạm khí tƣợng sông Mao .....78
Bảng 3.20.Giá trị bổ cập của nƣớc mƣa vào mô hình...............................................79
Bảng 3.21.Lƣợng bốc hơi TB tháng giai đoạn 2003-2013 trạm Phan Thiết ............79
Bảng 3.22.Giá trị bốc hơi vào mô hình LVS Lũy và phụ cận...................................80
Bảng 3.23.Hệ số thấm của đất đá các tầng chứa nƣớc LVS Lũy và phụ cận ...........81
Bảng 3.24.Hiện trạng khai thác NDĐ trong các tầng chứa nƣớc bở rời...................83
Bảng 3.25.Tổng hợp trữ lƣợng khai thác tiềm năng và trữ lƣợng khai thác dự báo
vùng LVS Lũy và phụ cận.......................................................................85
Bảng 3.26.Lƣợng mƣa TB tháng thời kỳ 2003-2013 trạm khí tƣợng Phan Thiết ....87
Bảng 3.27.Giá trị bổ cập của nƣớc mƣa vào mô hình...............................................87
Bảng 3.28.Lƣợng bốc hơi TB tháng thời kỳ 2003-2013 trạm Phan Thiết................88
Bảng 3.29.Giá trị bốc hơi vào mô hình LVS Cái Phan Thiết - Cà Ty......................88
Bảng 3.30.Hệ số thấm tầng chứa nƣớc Pleistocen LVS Cái Phan Thiết - Cà Ty.....89
Bảng 3.31.Hiện trạng khai thác NDĐ trong các tầng chứa nƣớc bở rời...................91
Bảng 3.32.Tổng hợp trữ lƣợng khai thác tiềm năng và trữ lƣợng khai thác dự báo
vùng LVS Cái Phan Thiết - Cà Ty ..........................................................93
Bảng 3.33.Lƣợng mƣa TB tháng thời kỳ 2003-2013 trạm khí tƣợng Phan Thiết ....95
Bảng 3.34.Giá trị bổ cập của nƣớc mƣa vào mô hình...............................................95
xi
Bảng 3.35.Lƣợng bốc hơi TB tháng thời kỳ 2003-2013 trạm Phan Thiết................96
Bảng 3.36.Giá trị bốc hơi vào mô hình vùng LVS Phan - Dinh...............................97
Bảng 3.37.Tổng hợp trữ lƣợng khai thác tiềm năng và trữ lƣợng khai thác dự báo
vùng LVS Phan – Dinh..........................................................................100
Bảng 4.1. Các thành phần tham gia trữ lƣợng khai thác tiềm năng NDĐ trên LVS
Cái Phan Rang và phụ cận.....................................................................104
Bảng 4.2. Các thành phần tham gia TLKTTN NDĐ trên LVS Lũy và phụ cận.........106
Bảng 4.3. Các thành phần tham gia TLKTTN NDĐ trên LVS Cái Phan Thiết - Cà
Ty...........................................................................................................107
xii
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
ĐCCT Địa chất công trình
ĐCTV Địa chất thủy văn
GHB General head boundary (biên tổng hợp)
KT Khai thác
LVS Lƣu vực sông
LK Lỗ khoan
MĐC Mỏ địa chất
MN Mực nƣớc
NDĐ Nƣớc dƣới đất
PGS Phó Giáo sƣ
PR-TC Phan Rang-Tháp Chàm
QĐ Quyết định
QT Quan trắc
SCB Sân cân bằng
TB Trung bình
TCN Tầng chứa nƣớc
TLNDĐ Trữ lƣợng nƣớc dƣới đất
TLTN Trữ lƣợng tiềm năng
TS Tiến sỹ
TTg Thủ tƣớng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Nƣớc là yếu tố thiết yếu của cuộc sống và chúng ta thƣờng nhầm tƣởng xung
quanh ta rất nhiều nƣớc, nhƣng thực tế có 97,5% lƣợng nƣớc trên thế giới là nƣớc
mặn và chúng hầu hết đƣợc chứa ở đại dƣơng, chỉ có 2,5% lƣợng nƣớc trên thế giới
là nƣớc ngọt, trong đó: 70% là nằm trong tuyết và núi băng; 29,7% là NDĐ, chỉ
0,3% lƣợng nƣớc ngọt đƣợc chứa trong các hệ thống sông, hồ chứa và nguồn nƣớc
đã bị suy giảm, ô nhiễm ở nhiều nơi trên thế giới.
Theo tài liệu trình bày tại Ngày nƣớc thế giới tháng 3 năm 2012 ở Marceille,
Cộng hòa Pháp: "Mỗi phút có 7 ngƣời chết vì nƣớc bẩn". Nhƣ vậy, dƣới góc độ
toàn cầu, thấy rằng nguồn nƣớc ngọt là không phong phú, cần phải đƣợc bảo vệ và
sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả. Bên cạnh đó, tranh chấp nguồn nƣớc cũng xảy ra ở
nhiều nơi nhƣ: ở Trung Đông, vùng đất khô cằn, ít sông, suối và các quốc gia khan
hiếm nƣớc (dƣới 1000 m3
/năm cho một ngƣời dân) đang ngày càng tăng ở vùng lƣu
vực sông (LVS) Tigris và Euphrates bắt nguồn trên đất Thổ Nhĩ Kỳ chảy qua Syria
rồi hợp lại với nhau ở Iraq và chảy ra biển. Năm 1990, khi Thổ Nhĩ Kỳ ngăn dòng
Euphrates để lấy nƣớc đổ vào hồ chứa đập Ataturk thì chiến tranh giữa Thổ Nhĩ Kỳ
và hai nƣớc vùng hạ lƣu gần nhƣ bùng nổ; ở khu vực Châu Á, tranh chấp nguồn
nƣớc cũng xảy ra nhiều nơi, sông Mê Kông bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua các
nƣớc Mianma, Lào, Campuchia, Việt Nam, tranh chấp nguồn nƣớc cũng xảy ra khi
Lào xây dựng thủy điện Xiabury, Thái Lan xây dựng công trình chuyển nƣớc ở
Campuchia...
Ở trong nƣớc, xảy ra cạnh tranh, tranh chấp nguồn nƣớc trên LVS Vu Gia –
Thu Bồn, sông Sê San và có nhiều công trình chuyển nƣớc nhằm chia sẻ nguồn
nƣớc ở nơi nhiều nƣớc cho nơi ít nƣớc nhƣ ở LVS Đồng Nai chuyển nƣớc sang
LVS Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận.
Tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận nằm ở vùng Cực Nam Trung bộ, là vùng
đặc biệt khan hiếm về nguồn nƣớc và đƣợc xếp vào vùng sa mạc hóa theo Quyết
2
định số 204/2006/QĐ-TTg ngày 02/9/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ. Vùng nghiên
cứu đƣợc thực hiện ở khu vực tồn tại các đất đá bở rời thuộc 4 LVS chính ven biển
tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận, gồm: LVS Cái Phan Rang và phụ cận; LVS Lũy
và phụ cận; LVS Cái Phan Thiết-sông Cà Ty; LVS Phan-sông Dinh. Vùng nghiên
cứu có diện tích khoảng 4,2 nghìn km2
. Nếu tính lƣợng sinh thủy hàng năm do mƣa
trong vùng khoảng 4,8 tỷ m3
. Về nguồn nƣớc dƣới đất (NDĐ) trong vùng nghiên
cứu tồn tại chủ yếu trong tầng chứa nƣớc trầm tích Đệ tứ không phân chia, Holocen,
Pleistocen.
Mặc dù, có hệ thống sông tƣơng đối dày và có các tầng chứa nƣớc, nhƣng
vùng nghiên cứu thƣờng xuyên thiếu nƣớc vào mùa khô. Hiện tƣợng này có thể do
các nguyên nhân: đặc điểm tầng, phức hệ chứa nƣớc; dễ tiếp nhận nƣớc thấm từ bề
mặt và dễ thoát nƣớc ra sông ra biển; tiếp nhận nƣớc mƣa ngấm không nhiều do
tầng chứa mỏng chỉ trữ đƣợc ít nƣớc; hoặc lớp đất mặt thấm nƣớc yếu nên hình
thành dòng chảy mặt lớn và thoát ra biển nhanh do địa hình dốc.
Do đó, luận án “Nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lƣợng nƣớc dƣới
đất lƣu vực sông ven biển tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận” là cần thiết để tìm
lời giải cho các vấn đề nêu trên.
2. Mục đích và nội dung nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Xác định đƣợc đặc điểm hình thành trữ lƣợng NDĐ tại các LVS
ven biển tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận, từ đó đề xuất các giải pháp khai thác sử
dụng và bảo vệ hợp lý nguồn tài nguyên nƣớc phục vụ phát triển bền vững kinh tế -
xã hội của lƣu vực.
Nội dung nghiên cứu: Để thực hiện đƣợc mục đích nghiên cứu nêu trên, nội
dung nghiên cứu của luận án đƣợc xác định nhƣ sau:
Nghiên cứu các tài liệu hiện có về đặc điểm tự nhiên, đặc điểm địa chất thủy
văn (ĐCTV) để xác định hƣớng nghiên cứu và các thí nghiệm bổ sung ở thực địa để
đảm bảo mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu đặc điểm ĐCTV và ảnh hƣởng của các nhân tố đến sự hình
3
thành trữ lƣợng NDĐ trên 4 vùng LVS: Cái Phan Rang và phụ cận, Lũy và phụ cận,
Cái Phan Thiết- sông Cà Ty, Phan - sông Dinh thuộc vùng nghiên cứu.
Nghiên cứu đánh giá các thành phần tham gia hình thành trữ lƣợng NDĐ.
Nghiên cứu xây dựng phƣơng án khai thác, sử dụng và bảo vệ hợp lý nguồn
NDĐ vùng nghiên cứu.
Với các nội dung nghiên cứu nêu trên, luận án đã thực hiện một số nhiệm
vụ chủ yếu sau:
- Thu thập và nghiên cứu tài liệu về sự hình thành trữ lƣợng NDĐ trên thế
giới và ở Việt Nam.
- Thu thập, hệ thống hóa các kết quả nghiên cứu trong vùng nghiên cứu.
- Phân tích, lựa chọn phƣơng pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu thực địa bổ sung để có số liệu thực hiện mục đích nghiên cứu,
gồm: khảo sát xác định vị trí công trình nghiên cứu thực địa; đổ nƣớc thí nghiệm
thấm lớp đất đá bề mặt; đo địa vật lý; khoan giếng quan trắc; trắc địa; quan trắc mực
NDĐ; khảo sát chất lƣợng nƣớc, hiện trạng khai thác NDĐ.
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá và tính toán kết quả nghiên cứu của luận án.
- Hội thảo, tham vấn ý kiến chuyên gia để hoàn thiện kết quả nghiên cứu.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: trữ lƣợng NDĐ trong các thành tạo đất đá bở rời có
khả năng chứa nƣớc.
Phạm vi nghiên cứu: các thành tạo đất đá bở rời thuộc 4 vùng LVS chính ven
biển thuộc địa bàn tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận, gồm: LVS Cái Phan Rang và
phụ cận, Lũy và phụ cận, Cái Phan Thiết- sông Cà Ty, Phan - sông Dinh.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu đƣợc sử dụng, gồm:
Phƣơng pháp thu thập xử lý và tổng hợp tài liệu: sử dụng xuyên suốt trong
quá trình thực hiện luận án, bao gồm việc thu thập các tài liệu trong và ngoài nƣớc
4
hiện có liên quan đến trữ lƣợng khai thác NDĐ, các phần mềm về mô hình của lĩnh
vực ĐCTV đã và đang đƣợc áp dụng trên thế giới, các tƣ liệu khí tƣợng, thủy văn,
địa chất, ĐCTV, môi trƣờng, hiện trạng khai thác và nhu cầu sử dụng nƣớc tại vùng
nghiên cứu.
Phƣơng pháp nghiên cứu thực địa: điều tra, phỏng vấn, thí nghiệm phân tích
chất lƣợng nƣớc tại hiện trƣờng; thăm dò địa vật lý xác định địa tầng bổ sung một
số tuyến nghiên cứu; khoan lắp đặt giếng quan trắc; bơm nƣớc thí nghiệm để xác
định thông số ĐCTV tại giếng quan trắc; quan trắc tự động mực nƣớc (MN) tại
giếng khoan.
Phƣơng pháp phân tích thống kê: sử dụng phân tích các số liệu, phân tích các
quan hệ để tìm mối quan hệ giữa mực NDĐ và lƣợng mƣa, mực NDĐ và lƣợng bốc
hơi; quan hệ giữa cấu trúc chứa nƣớc và khả năng khai thác.
Phƣơng pháp tƣơng tự ĐCTV: đƣợc sử dụng để xác định mối quan hệ giữa
lƣợng cung cấp của nƣớc mƣa cho NDĐ và hệ số thấm của lớp đất đá bề mặt cho
các vùng nghiên cứu.
Phƣơng pháp GIS: đã áp dụng để xây dựng các bản đồ ĐCTV bồn chứa
nƣớc, sơ đồ phân vùng cung cấp của nƣớc mƣa cho NDĐ, sơ đồ phân vùng hệ số
thấm, hệ số nhả nƣớc,... của vùng nghiên cứu.
Phƣơng pháp mô hình: tác giả đã sử dụng mô hình Modflow để mô hình hóa
các tầng chứa nƣớc trong các vùng nghiên cứu (vùng LVS Cái Phan Rang và phụ
cân, vùng LVS Lũy và phụ cận, vùng LVS Cái Phan Thiết - Cà Ty và vùng LVS
Phan - Dinh) và tính toán trữ lƣợng tiềm năng, dự báo trữ lƣợng khai thác.
Các phƣơng pháp đánh giá trữ lƣợng NDĐ: trong luận án này tác giả đã sử
dụng phƣơng pháp thủy động lực để tính lƣợng cung cấp của nƣớc mƣa cho NDĐ.
Phƣơng pháp chuyên gia: trong quá trình làm luận án tác giả đã tổ chức 02
lần hội thảo xin ý kiến các chuyên gia về đặc điểm cấu trúc ĐCTV trong vùng
nghiên cứu, về nguồn hình thành trữ lƣợng NDĐ trong vùng nghiên cứu, về luận
điểm của luận án, về bố cục của luận án,....
5
5. Cơ sở tài liệu
Kết quả nghiên cứu của luận án đƣợc thực hiện trên cơ sở các kết quả hiện có
về phƣơng pháp đánh giá sự hình thành trữ lƣợng NDĐ trên thế giới và ở Việt Nam;
tài liệu điều tra ĐCTV khu vực, kết quả tìm kiếm thăm dò NDĐ, số liệu khí tƣợng
thủy văn, địa hình, kinh tế - xã hội trong vùng nghiên cứu và trên cơ sở kết quả
nghiên cứu của tác giả tại hiện trƣờng, gồm:
- Kết quả đo sâu đối xứng ở 520 điểm trong vùng đất đá bở rời thuộc LVS
Cái Phan Rang.
- Kết quả đổ nƣớc thí nghiệm tại 92 điểm để xác định hệ số thấm bề mặt.
- Kết quả khoan, thí nghiệm ĐCTV tại 26 lỗ khoan, phân chia thành 4 chùm
thí nghiệm, 2 tuyến lỗ khoan, 2 sân cân bằng vùng LVS Cái Phan Rang và 16 lỗ
khoan đơn, nghiên cứu tầng chứa nƣớc Pleistocen và Holocen.
- Kết quả quan trắc mực nƣớc tại 26 giếng quan trắc trong thời gian 01 năm
thủy văn để tính toán lƣợng cung cấp thấm và để chỉnh lý mô hình đánh giá.
- Kết quả đo trắc địa 26 giếng khoan quan trắc, kết quả khảo sát địa tầng tại
25 điểm, đo đạc mực nƣớc tại 70 giếng khoan khai thác hiện có, kết quả khảo sát
tổng khoáng hóa tại 140 giếng khoan hiện có trong vùng nghiên cứu.
6. Các luận điểm bảo vệ
Kết quả nghiên cứu của luận án đã chứng minh đƣợc 2 luận điểm sau:
Luận điểm 1: NDĐ trong vùng nghiên cứu đƣợc hình thành chủ yếu từ sự
cung cấp của nƣớc mƣa chiếm 42,3%, nƣớc sông 34,9%, dòng chảy từ bên sƣờn
2,6% và hao hụt trữ lƣợng tĩnh 20,3%. Sự hình thành này chịu ảnh hƣởng lớn của
các yếu tố địa hình, bề mặt đá gốc, mƣa, bốc hơi.
Luận điểm 2: trữ lƣợng khai thác tiềm năng NDĐ LVS ven biển tỉnh Bình
Thuận và Ninh Thuận 844.192m3
/ngày, tập trung chủ yếu trong trầm tích bở rời tuổi
Đệ tứ, ở các cồn cát ven biển NDĐ có trữ lƣợng lớn hơn nhiều so với vùng rìa. Trữ
lƣợng khai thác dự báo trong vùng nghiên cứu 229.783m3
/ngày, trong đó nhỏ nhất ở
LVS Cái Phan Rang và phụ cận 27.669m3
/ngày, lớn nhất ở LVS Lũy và phụ cận
81.349m3
/ngày.
6
7. Điểm mới của luận án
- Vận dụng các kiến thức lý thuyết xây dựng sân cân bằng áp dụng thực
nghiệm ngoài hiện trƣờng, kết hợp với kết quả quan trắc liên tục trong thời gian 01
năm, tác giả đã tính toán đƣợc lƣợng bổ cập của nƣớc mƣa cho NDĐ trên LVS ven
biển tỉnh Ninh Thuận.
- Thông qua các lời giải bài toán thuận, nghịch trên mô hình Modflow kết
hợp kết quả tính toán lƣợng bổ cập của nƣớc mƣa cho NDĐ ở sân cân bằng, tác giả
đã xác định đƣợc các thành phần hình thành trữ lƣợng khai thác tiềm năng, trữ
lƣợng khai thác dự báo NDĐ vùng nghiên cứu. Kết quả này có ý nghĩa lớn trong
việc định hƣớng quản lý khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên NDĐ phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội cho các địa phƣơng trong trong vùng nghiên cứu.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa khoa học:
Bằng phƣơng pháp phân tích, thống kê đã xác định đƣợc địa hình bề mặt đá
gốc vùng nghiên cứu có ảnh hƣởng đến khả năng trữ, thoát nƣớc trong tầng chứa
nƣớc bở rời nằm trên đá gốc. Dùng lý thuyết cân bằng nƣớc kết hợp kết quả quan
trắc và khảo sát thực nghiệm đã tính toán lƣợng bổ cập của nƣớc mƣa cho NDĐ ở
LVS ven biển tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận. Sử dụng mô hình số để xác định các
nguồn hình thành trữ lƣợng NDĐ trên cơ sở số liệu đầu vào là kết quả khảo sát đo
đạc thực tế. Kết quả đã xác định đƣợc các nguồn hình thành NDĐ làm cơ sở khoa
học cho những nghiên cứu về NDĐ vùng ven biển tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận.
Ý nghĩa thực tiễn:
Từ việc xác định các nguồn hình thành trữ lƣợng NDĐ làm cơ sở định hƣớng
các phƣơng án khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên NDĐ ở vùng ven biển.
Các giải pháp đề ra có thể ứng dụng vào thực tiễn nhằm khai thác sử dụng
hợp lý NDĐ, giảm thiểu sự thất thoát cũng nhƣ nguy cơ cạn kiệt, ô nhiễm, xâm
nhập mặn vùng nghiên cứu.
7
9. Cấu trúc luận án
Luận án đƣợc bố cục gồm:
Mở đầu
Chƣơng 1: Tổng quan nghiên cứu về sự hình thành trữ lƣợng NDĐ.
Chƣơng 2: Những nhân tố ảnh hƣởng đến sự hình thành trữ lƣợng NDĐ
vùng nghiên cứu.
Chƣơng 3: Đánh giá trữ lƣợng NDĐ vùng nghiên cứu.
Chƣơng 4: Đặc điểm hình thành trữ lƣợng NDĐ vùng nghiên cứu.
Chƣơng 5: Đề xuất phƣơng án khai thác, sử dụng hợp lý nguồn NDĐ vùng
nghiên cứu.
Kết luận và kiến nghị
Kèm theo luận án có các bản vẽ:
- Sơ đồ ĐCTV vùng trầm tích bở rời LVS Cái Phan Rang và phụ cận, tỷ lệ
1:250.000;
- Sơ đồ ĐCTV vùng trầm tích bở rời LVS Lũy và phụ cận, tỷ lệ 1:250.000;
- Sơ đồ ĐCTV vùng trầm tích bở rời LVS Cái Phan Thiết - Cà Ty, tỷ lệ
1:200.000;
- Sơ đồ ĐCTV vùng trầm tích bở rời LVS Phan - sông Dinh, tỷ lệ 1:250.000.
10. Lời cảm ơn
Luận án đƣợc thực hiện dƣới sự hỗ trợ của Cục Quản lý tài nguyên nƣớc, Bộ
Tài nguyên và Môi trƣờng, hỗ trợ của Đề tài độc lập cấp Bộ “Nghiên cứu mối quan
hệ giữa các tầng, phức hệ chứa nước với tiềm năng tài nguyên nước và đề xuất giải
pháp trữ nước và bổ sung nhân tạo NDĐ. Thí điểm áp dụng cho LVS Cái (Kinh
Dinh) tỉnh Ninh Thuận”, sự hỗ trợ của Bộ môn Địa chất Thủy văn, Khoa Địa chất,
Phòng Sau Đại học, Trƣờng Đại học Mỏ- Địa chất, tác giả chân thành cám ơn sự hỗ
trợ quí báu đó.
Với lòng kính trọng sâu sắc, tác giả đặc biệt cám ơn PGS.TS. Nguyễn Văn
8
Lâm và TS. Hoàng Văn Hƣng là những ngƣời đã hƣớng dẫn và tạo điều kiện cho
tác giả nghiên cứu xây dựng các nội dung nghiên cứu để chứng minh các luận điểm
khoa học và PGS.TS Đoàn Văn Cánh, PGS.TS Phạm Quí Nhân là những ngƣời đã
giới thiệu dự tuyển cho tác giả và có những đóng góp quý báu cho luận án, tác giả
chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Hội Địa chất Thủy văn Việt Nam, các chuyên
gia, đồng nghiệp và sự chia sẻ của gia đình để tác giả hoàn thành luận án này.
9
Chƣơng 1:
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ SỰ HÌNH THÀNH TRỮ LƢỢNG NƢỚC
DƢỚI ĐẤT
Xuất phát từ nguồn gốc hình thành NDĐ đƣợc nhiều nhà nghiên cứu trên thế
giới nghiên cứu và đƣa ra các giả thuyết chủ yếu [47]: 1) thuyết ngưng tụ, 2) thuyết
trầm tích, 3) thuyết nguyên sinh, 4) thuyết ngấm, 5) thuyết chôn vùi. NDĐ vận
động trong môi trƣờng lỗ hổng và nứt nẻ, chịu sự tác động của những nhân tố bên
trong và bên ngoài, do vậy luôn có sự biến động. Để nghiên cứu và đánh giá NDĐ
ngƣời ta thƣờng đánh giá trữ lƣợng và chất lƣợng nƣớc. Về trữ lƣợng đƣợc đánh giá
thông qua trữ lƣợng tĩnh và trữ lƣợng động. Các công trình đó phải kể đến các tác
tả: A. Thiem (1885-1906), Ch.S.Slichter (1903), M.J.Bussinesq (1904), T.Richert
(1911), Krasnopolxki (1912), AF.Zamarin (1928), G.M.kamenxki (1935),
N.E.Jukovxki (1889), O.Smơreker (1914), A.K.Boldurev (1926), A.F.Lebedev
(1901 – 1930), N.N.Pavlovxki, L.X.Leibenzon, N.K.Girinxki, V.N.Selkatsev, Darcy
(1856) và J.Dupuit (1865) nghiên cứu phát triển và đƣa ra các phƣơng pháp tính
toán cụ thể đối với hai thành phần chính của trữ lƣợng NDĐ là trữ lƣợng tĩnh và trữ
lƣợng động.
1.1. Các phƣơng pháp cơ bản về nghiên cứu sự hình thành trữ lƣợng
nƣớc dƣới đất
Thuật ngữ quá trình hình thành "tài nguyên tự nhiên" đƣợc sử dụng để mô tả
quá trình thấm của nƣớc từ bề mặt, từ các tầng chứa nƣớc trên xuống tầng chứa
nƣớc nằm dƣới ảnh hƣởng của trọng lực, áp lực thông qua một môi trƣờng xốp của
tầng chứa nƣớc, lớp thấm nƣớc yếu hoặc thoát vào môi trƣờng không khí, vào dòng
mặt và vào đới thông khí hoặc thoát do khai thác [57]. Khái niệm “trữ lƣợng” và
“tài nguyên tự nhiên” NDĐ đƣợc sử dụng trong các tài liệu đánh giá NDĐ ở Nga,
các nƣớc thuộc Liên Xô cũ, Hoa Kỳ và một số quốc gia ở Trung và Đông Âu. Có
một số cách biểu thị số lƣợng NDĐ, nhƣng hầu hết các nhà nghiên cứu đều chung
quan điểm là có khái niệm “trữ lƣợng” và “tài nguyên tự nhiên” NDĐ. Savarensky
Viện hàn lâm và khoa học của Liên Xô đã chứng minh đƣợc rằng “tài nguyên tự
10
nhiên” NDĐ không duy trì ổn định “trữ lƣợng” nhƣ các khoáng sản khác, “tài
nguyên tự nhiên” ở đây đƣợc gọi là “trữ lƣợng động” [49]. Khi đánh giá trữ lƣợng
phải nghiên cứu mối quan hệ qua lại của NDĐ và nƣớc mặt, nƣớc mƣa và các tầng
chứa nƣớc khác với các yếu tố tác động đến trữ lƣợng.
Hiện nay, trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về sự hình thành trữ lƣợng
NDĐ và để xác định các nguồn hình thành trữ lƣợng các tác giả đã đƣa ra các khái
niệm cũng nhƣ phƣơng pháp xác định các thành phần tham gia trữ lƣợng NDĐ. Cụ
thể nhƣ sau:
1.1.1. Trữ lượng khai thác tiềm năng
Trong điều tra địa chất thủy văn, dƣới góc độ tài nguyên ngƣời ta quan tâm
nhất là lƣợng nƣớc lấy đi đảm bảo an toàn, để biểu thị lƣợng này ngƣời ta dùng khái
niệm “trữ lƣợng khai thác tiềm năng”. Quan hệ giữa “trữ lƣợng khai thác tiềm năng”
với các thành phần hình thành đƣợc thể hiện trong phƣơng trình (1.1) sau [39]:
Qtng = Qđ +Qt + Qct (1.1)
Trong đó:
Qtng: trữ lƣợng khai thác tiềm năng (m3
/ngày).
Qđ: trữ lƣợng động (m3
/ngày).
Qct: trữ lƣợng nƣớc cuốn theo (m3
/ngày).
Qt: trữ lƣợng tĩnh (m3
/ngày).
Khi đánh xác định trữ lƣợng khai thác tiềm năng của khu vực, đại
lƣợng Qct chƣa thể xác định, trữ lƣợng khai thác tiềm năng của khu vực đƣợc
xác định theo phƣơng trình (1.2).
Qtng = Qđ +Qt (1.2)
Khi đánh xác định trữ lƣợng khai thác của công trình cụ thể ngƣời ta
dùng khái niệm “trữ lƣợng khai thác”.
Trữ lƣợng khai thác tiềm năng đƣợc xác định thông qua việc xác định các
thành phần tham gia hình thành. Khi sử dụng phƣơng pháp mô hình, trữ lƣợng khai
11
thác tiềm năng đƣợc đánh giá theo phƣơng trình (1.3) sau [41]:
Qtng = QW + QSS + QBS + QTX + Qt (1.3)
Trong đó:
QW: trữ lƣợng do cung cấp thấm của nƣớc mƣa (m3
/ngày).
QSS: trữ lƣợng do cung cấp của sông, suối; (m3
/ngày).
QBS: trữ lƣợng do cung cấp của dòng bên sƣờn (m3
/ngày).
QTX: trữ lƣợng do thấm xuyên từ các tầng chứa nƣớc khác (m3
/ngày).
Qt: trữ lƣợng tĩnh (m3
/ngày).
1.1.2. Trữ lượng khai thác dự báo
Trữ lƣợng khai thác dự báo ở vùng cụ thể đƣợc tính toán theo mạng công
trình dự kiến. Ở những vùng lớn, trữ lƣợng khai thác dự báo đƣợc tính trên cơ sở sơ
đồ hóa công trình khai thác trên mạng ô lƣới. Bản chất của sơ đồ hóa đó là, ngƣời ta
bố trí công trình khai thác ở trung tâm ô vuông và tính toán trữ lƣợng khai thác của
công trình đó với điều kiện trị số mực nƣớc hạ thấp ở trung tâm ô nhỏ hơn hoặc
bằng trị số hạ thấp mực nƣớc cho phép, còn mực nƣớc ở biên các công trình không
bị hạ thấp. Để tính toán trữ lƣợng khai thác dự báo cần có đủ thông số ĐCTV của
các đơn vị chứa nƣớc trong vùng nghiên cứu. Trữ lƣợng khai thác dự báo đƣợc tính
theo phƣơng trình (1.4 và 1.5) sau [39]:
Đối với nƣớc không áp:
* ( ) ( )+
(1.4)
Đối với nƣớc có áp:
* ( )+
(1.5)
Trong đó:
Qdb: trữ lƣợng khai thác dự báo (m3
/ngày).
Scp: trị số hạ thấp mực nƣớc cho phép (m).
12
Qđtn: trữ lƣợng động tự nhiên (m3
/ngày).
Tkt: thời gian khai thác (ngày).
Rdd: bán kính dẫn dùng (m).
Ro: bán kính ảnh hƣởng, đƣợc xác định theo biểu thức Ro=0,565∆L hoặc
Ro=(F/π)0,5
(m).
∆L: kích thƣớc ô mạng (m).
F: diện tích ô mạng (m2
).
µ: hệ số nhả nƣớc trọng lực.
µ*
: hệ số nhả nƣớc đàn hồi.
KH, Km: hệ số dẫn nƣớc, hệ số dẫn áp của tầng chứa nƣớc.
1.1.3. Trữ lượng tĩnh
Trữ lƣợng tĩnh tự nhiên là lƣợng nƣớc trọng lực trong các lỗ hổng, khe nứt
và hang hốc Karst của đất đá chứa nƣớc. Trữ lƣợng tĩnh tự nhiên của nƣớc dƣới đất
còn gồm cả lƣợng nƣớc trọng lực của đất đá chứa nƣớc trong đới dao động mực
nƣớc, phần đó gọi là “trữ lƣợng điều tiết”.
Trong các vỉa có áp, trữ lƣợng tĩnh tự nhiên còn bao gồm cả “trữ lƣợng đàn
hồi”. Trữ lƣợng đàn hồi là thể tích nƣớc có thể lấy ra từ các vỉa chứa nƣớc khi hja
thấp mực nƣớc dƣới đất do tính đàn hồi của nƣớc và đất đá gây ra.
Trữ lƣợng tĩnh đƣợc xác định bởi phƣơng trình (1.6 và 1.7) sau:
Đối với nƣớc không áp: Qt = α.F.h./T (1.6)
Đối với nƣớc có áp: Qt = (α.F.H. *+ α.F.m.)/T (1.7)
Trong đó:
Qt: trữ lƣợng tĩnh (m3
/ngày).
α: hệ số xâm phạm trữ lƣợng tĩnh.
F: diện tích tầng chứa nƣớc (m2
).
h: chiều dày trung bình tầng chứa nƣớc không áp (m).
m: chiều dày trung bình của tầng chứa nƣớc có áp (m).
13
H: chiều cao áp lực (cột nƣớc tính từ mái cách nƣớc tới mực áp lực) đối với
nƣớc có áp (m).
T: thời gian khai thác (ngày).
: hệ số nhả nƣớc trọng lực.
*: hệ số nhả nƣớc đàn hồi.
1.1.4. Trữ lượng động
Trữ lƣợng động tự nhiên là lƣợng nƣớc vận động trong tầng chúa nƣớc ở
điều kiện tự nhiên. Hoặc có thể hiểu một cách đầy đủ hơn là trữ lƣợng động tự
nhiên của nƣớc dƣới đất là lƣợng cung cấp của tầng chứa nƣớc trong điều kiện chƣa
bị phá hủy bởi khai thác. Trữ lƣợng động tự nhiên bằng tổng các yếu tố cân bằng tự
nhiên của tầng chứa nƣớc (thấm của nƣớc mƣa, thấm từ sông và các khối nƣớc mặt,
thấm xuyên từ các tầng chứa nƣớc lân cận,..). Theo các nhà thủy động lực thì trữ
lƣợng động tự nhiên cửa tầng chứa nƣớc là lƣợng nƣớc chảy qua mặt cắt của tầng
chứa nƣớc trong đơn vị thời gian và đƣợc xác định theo phƣơng trình (1.8) sau [39]:
Qđ = K.F.I (1.8)
Trong đó:
Qđ: trữ lƣợng động tự nhiên (m3
/ngày).
K: hệ số thấm của đất đá (m/ngày).
F: diện tích mặt cắt ƣớt tầng chứa nƣớc (m2
).
I: độ dốc thủy lực của mặt nƣớc.
Phƣơng pháp đánh giá trữ lƣợng động tự nhiên NDĐ đƣợc phân chia thành 6
nhóm phƣơng pháp, gồm: 1) thủy động lực; 2) cân bằng; 3) thủy văn; 4) thực
nghiệm đo trực tiếp lƣợng cung cấp thấm; 5) tƣơng tự ĐCTV; 6) phƣơng pháp mô
hình. Cụ thể các nhóm phƣơng pháp nhƣ sau:
Nhóm phƣơng pháp thủy động lực
- Phƣơng pháp sai phân hữu hạn: phƣơng pháp này dựa vào phƣơng trình
thấm không ổn định dạng sai phân của G.N. Kamenxki để tính cung cấp theo diện
tích với cƣờng độ Wm. Để xác định trữ lƣợng theo phƣơng pháp này cần có số liệu
14
tính toán, cần có giá trị quan trắc mực NDĐ theo chu kỳ ít nhất là 1 năm, và chỉ áp
dụng đối với tầng chứa nƣớc đồng nhất. Trong thực tế, phƣơng pháp này ít đƣợc áp
dụng vì khó khăn khi xác định hệ số nhả nƣớc đàn hồi và phải có mạng lƣới quan
trắc hợp lý.
- Phƣơng pháp cung cấp thấm theo tài liệu dao động MN trong lỗ khoan:
phƣơng pháp này do N.N. Bideman đề ra, đây là phƣơng pháp đánh giá gần đúng
lƣợng cung cấp thấm của nƣớc mƣa cho NDĐ từ phƣơng trình sai phân hữu hạn của
G.N. Kamenxki. Phƣơng pháp này có ƣu điểm hơn phƣơng pháp của G.N.
Kamenxki vì chỉ cần tài liệu 1 lỗ khoan quan trắc tại đỉnh phân thủy hoặc có từ 2 lỗ
khoan trở lên trên tuyến măt cắt (tốt nhất là có 4 lỗ khoan).
- Phƣơng pháp dựa vào lời giải của phƣơng trình vi phân chuyển động không
ổn định: phƣơng pháp này do A.V. Lebedep đƣa ra trên cơ sở lời giải của phƣơng
trình vi phân tuyến tính thấm một chiều không ổn định. Phƣơng pháp này có thể áp
dụng trong điều kiện: i) lớp chứa nƣớc vô hạn, ii) dòng thấm bán vô hạn với một
ranh giới là sông, iii) dạng dải hai phía là sông, iv) dạng dải một phía là ranh giới
không thấm nƣớc, v) dòng thấm hữu hạn với một ranh giới là sông, một ranh giới hệ
số thấm thay đổi. Thực tế đã chứng minh chỉ nên áp dụng các công thức trên trong
điều kiện đất đá đồng nhất về tính thấm, sự cung cấp phân bố đều trên diện tích, sự
dâng cao MN trên ranh giới với tốc độ không đổi.
- Phƣơng pháp xác định trữ lƣợng động tự nhiên theo lƣu lƣợng dòng ngầm
bằng công thức động lực học NDĐ: phƣơng pháp này có thể áp dụng cho cả tầng
chứa nƣớc có áp và không áp. Để xác định đƣợc trữ lƣợng động trong trƣờng hợp
này cần phải thành lập đƣợc bản đồ thủy đẳng cao hoặc thủy đẳng áp của NDĐ và
phải xác định đƣợc hệ số thấm của tầng chứa nƣớc. Tuy nhiên, bản đồ thủy đẳng
cao, thủy đẳng áp thƣờng chỉ xác định trong 1 thời điểm nhất định, do đó lƣu lƣợng
dòng ngầm xác định đƣợc cũng chỉ là giá trị tại thời điểm đó. Trƣờng hợp, các
thông số tính toán thay đổi theo từng tiết diện, thì phân chia dòng thấm thành các
khoảnh và trong mỗi khoảnh xem chúng là đồng nhất. Khi đó lƣu lƣợng dòng thấm
sẽ bằng tổng lƣu lƣợng dòng thấm từng khoảnh.
15
Khi sử dụng phƣơng pháp này để tính toán trữ lƣợng động tự nhiên của NDĐ
cần chú ý tới việc lựa chọn mặt cắt tính toán. Trong trƣờng hợp tại miền tính toán có
sự cung cấp thấm thẳng đứng hoặc thoát nƣớc tự nhiên (bốc hơi, thoát ra mạng xâm
thực) thì kết quả tính toán thƣờng nhỏ hơn trữ lƣợng động trong thực tế.
- Phƣơng pháp thấm xuyên: phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong trƣờng
hợp vùng tính toán có từ hai lớp chứa nƣớc trở lên xen kẽ nhau thì quá trình thấm
xuyên vào lớp chứa nƣớc nghiên cứu xảy ra qua lớp thấm nƣớc kém do chênh lệch
áp lực giữa các lớp chứa nƣớc. Đối với lớp chứa nƣớc có áp hiện tƣợng thấm xuyên
có thể xảy ra cả qua mái lẫn qua đáy, đối với nƣớc không áp chỉ qua đáy.
- Phƣơng pháp tính toán lƣợng thoát ra sông của Forchheimer: về bản chất,
nƣớc sông cung cấp cho tầng chứa nƣớc qua lớp bùn đáy khi có sự chênh áp giữa áp
lực nƣớc sông và áp lực tầng chứa nƣớc. Giả sử khi khai thác hình thành phễu hạ
thấp MN có độ dốc thuỷ lực là I theo hƣớng vuông góc với sông, diện tích thấm
theo hƣớng song song với sông là F, hệ số thấm của đất đá là K, thì có thể tính đƣợc
lƣợng bổ cập Q. Điều kiện áp dung đối với tầng chứa nƣớc đồng nhất và có 2 giếng
quan sát MN theo tuyến vuông góc với sông.
Nhóm phƣơng pháp cân bằng
- Phƣơng trình cân bằng mặt đất: phƣơng pháp này áp dụng cho vùng khô,
khi đó lƣợng nƣớc cung cấp chủ yếu tập trung vào mùa mƣa.
- Phƣơng pháp cân bằng đới thông khí: phƣơng pháp này đƣợc A.V.Lebedev
đƣa ra để tính lƣợng cung cấp thấm theo lƣợng mƣa, lƣợng hơi nƣớc ngƣng tụ trên
bề mặt và trong đới không khí, lƣợng bốc hơi từ bề mặt tự nhiên, lƣợng hơi nƣớc
chảy đến và chảy đi khỏi khu cân bằng, gia số trữ lƣợng ẩm. Trong thực tế ít khi áp
dụng phƣơng pháp này vì khó xác định lƣợng hơi nƣớc ngƣng tụ và gia số trữ lƣợng
ẩm trên bề mặt và trong đới thông khí.
- Phƣơng pháp sân cân bằng đối với lớp chứa nƣớc: phƣơng pháp này dựa
vào lời giải phƣơng trình thấm không ổn định dạng sai phân của G.N. Kamenxki để
tính cung cấp của nƣớc mƣa cho NDĐ. Để áp dụng phƣơng pháp này, ngƣời ta
16
thƣờng thiết kế sân cân bằng có 5 lỗ khoan để xác định dòng chảy hai chiều, hoặc
tuyến có 3 lỗ khoan để xác định dòng chảy một chiều. Trong thực tế phƣơng pháp
áp dụng cho vùng động thái tự nhiên.
- Phƣơng pháp cân bằng nƣớc trung bình nhiều năm: B.I.Kudelin lập luận,
phƣơng pháp này đƣợc áp dụng để xác định trữ lƣợng động tự nhiên của nƣớc
actezi qua giá trị cung cấp trong miền cung cấp ở phần rìa của bồn và qua giá trị
thoát vào các thung lũng sông trong miền thoát. Ƣu điểm của phƣơng pháp này là
có thể dựa vào các tài liệu về địa chất, ĐCTV, thủy văn để tính toán dự vào các số
liệu lƣợng mƣa, lớp dòng sông, lƣợng bốc hơi trung bình năm. Do ƣu điểm đó,
phƣơng pháp này đã đƣợc sử dụng rộng rãi trong thực tế để đánh giá trữ lƣợng động
tự nhiên của NDĐ.
Nhóm phƣơng pháp thủy văn
- Phƣơng pháp xác định trữ lƣợng động tự nhiên qua hiệu số lƣu lƣợng dòng
sông tại 2 mặt cắt thủy văn: phƣơng pháp mặt cắt thủy văn đƣợc sử dụng trong
trƣờng hợp NDĐ có mối liên hệ chặt chẽ với dòng mặt, và thƣờng dùng đối với các
sông ở vùng núi. Khi đánh giá trữ lƣợng theo phƣơng pháp này cần bố trí 2 trạm đo
lƣu lƣợng trên sông khống chế diện tích vùng NDĐ cần đánh giá trữ lƣợng động.
- Phƣơng pháp dựa vào kết quả nghiên cứu dòng chảy kiệt của sông: về mùa
khô, khi không có sự cung cấp của nƣớc mƣa, lƣu lƣợng đo đƣợc ở các sông suối
chính là lƣu lƣợng dòng ngầm, chúng đƣợc thoát ra từ các tầng chứa nƣớc. Từ số
liệu đo đạc thủy văn và hoàn nguyên số liệu xác định đƣợc dòng chảy mặt nhỏ nhất
trên các sông và xác định giá trị mô đun dòng chảy ngầm.
Dựa vào nhiều giá trị modul dòng chảy ngầm xây dựng đƣợc bản đồ modul
dòng chảy ngầm, dựa vào bản đồ này xác định đƣợc trữ lƣợng động tự nhiên của
toàn vùng hay một tầng chứa nƣớc.
- Phân chia biểu đồ thủy văn của sông: trong biểu đồ thuỷ văn thành phần
dòng mặt nằm ở phần trên của biểu đồ còn thành phần dòng ngầm nằm ở phần dƣới
cùng. Sự phân bố của thành phần dòng ngầm trong sông phụ thuộc rất lớn vào quan
17
hệ của NDĐ với nƣớc mặt vào hình thức thoát của NDĐ ra sông và đó đƣợc phân
loại trong công trình nghiên cứu của Kudeli.
Phần lớn các sông ở vùng núi, trong suốt chu kỳ thuỷ văn NDĐ luôn cung
cấp cho nƣớc mặt. Để xác định thành phần dòng ngầm trong sông ta phải xây dựng
biểu đồ lƣu lƣợng theo thời gian, sau đó trên cơ sở quan hệ thuỷ lực giữa sông và
NDĐ để phân chia biểu đồ thuỷ văn của sông thành các thành phần dòng mặt và
dòng ngầm. Trong phƣơng pháp này, khó khăn nhất là xác định cực đại của dòng
ngầm và xác định thời điểm dòng chảy của sông hoàn toàn là dòng ngầm.
- Phƣơng pháp dựa vào kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc mặt, NDĐ:
phƣơng pháp này sử dụng để đánh giá gần đúng trữ lƣợng động tự nhiên của NDĐ.
- Phƣơng pháp dựa vào kết quả đo lƣu lƣợng các mạch nƣớc: nếu NDĐ thoát
ra hoàn toàn trên mặt đất dƣới dạng mạch nƣớc thì lƣu lƣợng của nó có thể tính lƣu
lƣợng qua các mạch nƣớc. Có thể sử dụng phƣơng pháp này trong các thung lũng
sông, đáy cách nƣớc của lớp chứa nƣớc nằm cao hơn MN cao nhất trong sông, cũng
nhƣ trong vùng núi NDĐ xuất lộ trên mặt đất dƣới dạng các mạch nƣớc tập trung.
Nhóm phƣơng pháp thực nghiệm đo trực tiếp lƣợng cung cấp thấm
Đây là phƣơng pháp đo trực tiếp lƣợng cung cấp cho NDĐ do ngấm từ nƣớc
mƣa. Để thực hiện phƣơng pháp này ngƣời ta thƣờng bố trí các bãi thí nghiệm
chuyên môn gọi là Lizimet. Bãi thí nghiệm đƣợc xây dựng với các điều kiện giống
trong điều kiện tự nhiên nhất. Các thiết bị kỹ thuật đƣợc lắp đặt để xác định trực
tiếp lƣợng cung cấp cho NDĐ. Để có kết quả chính xác, vị trí bãi thí nghiệm phải
đƣợc lựa chọn tại vị trí đặc trƣng cho vùng đánh giá, thiết bị đo phải bảo đảm sai số
nằm trong giới hạn cho phép.
Nhóm phƣơng pháp tƣơng tự ĐCTV
Trong nhiều trƣờng hợp ngƣời ta áp dụng phƣơng pháp tƣơng tự ĐCTV trên
cơ sở dựa vào những tài liệu về đặc điểm ĐCTV ở những khu có đủ thông tin cho
những khu nghiên cứu có điều kiện tƣơng tự mà thực tế không thể tiến hành nghiên
cứu thực địa, phƣơng pháp này có thể sử dụng:
18
- Để đánh giá trữ lƣợng khai thác NDĐ theo thông số tổng hợp đặc trƣng cho
toàn bộ quá trình hình thành trữ lƣợng. Thông số có thể là mô đun trữ lƣợng khai thác
đƣợc xác định theo tài liệu của các công trình lấy nƣớc tƣơng tự đang hoạt động.
- Để xác định các thông số mà không thể xác định chính xác đƣợc theo tài
liệu thăm dò (hệ số nhả nƣớc trọng lực, hệ số thấm của các lớp thấm nƣớc, thấm
nƣớc yếu, ngăn cách).
- Để điều chỉnh và chọn sơ đồ tính toán.
- Để đánh giá trữ lƣợng khai thác, vấn đề quan trọng nhất là điều kiện địa
chất thuỷ văn và các nguồn hình thành trữ lƣợng khai thác NDĐ trên diện tích
nghiên cứu và diện tích chuẩn phải giống nhau.
Khi luận chứng cho khả năng tƣơng tự giữa khu chuẩn và khu nghiên cứu
cần phải so sánh các yếu tố chủ yếu quyết định điều kiện hình thành trữ lƣợng khai
thác NDĐ và giá trị của chúng (điều kiện thế nằm của tầng chứa nƣớc, các điều kiện
biên, thành phần của đá chứa nƣớc, điều kiện cung cấp, khả năng sử dụng các thành
phần trữ lƣợng, tính chất và thành phần trầm tích của lớp phủ). Sự tƣơng tự có các
biểu hiện ở tất cả các mặt hoặc từng phần, sự tƣơng tự trên tất cả các mặt thì mức độ
giống nhau về điều kiện địa chất thuỷ văn của khu chuẩn và khu nghiên cứu phải
đƣợc xác định đối với tất cả các yếu tố quyết định trữ lƣợng khai thác NDĐ, còn khi
tƣơng tự từng phần thì chỉ xem xét theo một số yếu tố kể trên.
Phƣơng pháp mô hình
Trong những điều kiện ĐCTV phức tạp do sự không đồng nhất về tính thấm,
bởi hình dáng phức tạp của vùng nghiên cứu, bởi sự thay đổi theo thời gian các
nguồn hình thành trữ lƣợng NDĐ, do sự có mặt của một số tầng chứa nƣớc có quan
hệ thủy lực với nhau thì áp dụng phƣơng pháp mô hình là hợp lí nhất.
Một trong những phƣơng pháp để nghiên cứu quá trình chuyển động và
truyền các phần tử vật chất của NDĐ là phƣơng pháp mô hình. Đó là công cụ để mô
phỏng gần đúng các trƣờng hợp thực tế, bao gồm các mô hình vật lý và mô hình
toán. Mô hình vật lý có thể phân loại thành mô hình tƣơng tự hình học và tƣơng tự
19
điện. Mô hình toán mô phỏng dòng ngầm một cách gián tiếp bằng các phƣơng trình
toán học mô tả các quá trình vật lý xảy ra trong hệ thống cùng với các phƣơng trình
mô tả cột nƣớc và lƣu lƣợng dọc theo các biên của mô hình (các điều kiện biên).
Đối với các bài toán không ổn định, cần phải có thêm một phƣơng trình mô tả sự
phân bố của cột nƣớc ban đầu trong hệ thống (điều kiện ban đầu). Các bài toán phức
tạp về NDĐ đƣợc giải bằng phƣơng pháp số nhƣ phƣơng pháp sai phân, phƣơng
pháp phần tử hữu hạn. Nói chung, trong mô hình toán sử dụng càng ít các giả thiết
để đơn giản hoá bài toán thì mô hình sẽ càng phức tạp, nhƣng sự mô phỏng sẽ càng
gần với thực tế. Trong những thập kỷ gần đây với sự phát triển không ngừng của
máy tính điện tử, mô hình toán đã đƣợc sử dụng nhiều vào nghiên cứu các bài toán
NDĐ phức tạp.
Tập hợp các lệnh đƣợc sử dụng để giải bài toán về NDĐ trên máy tính đƣợc
gọi là chƣơng trình máy tính hay phần mềm. Một vùng cụ thể đƣợc mô hình hoá
bao gồm việc xác định tập hợp các điều kiện biên và điều kiện ban đầu cũng nhƣ
các ô lƣới tính toán, các giá trị của các thông số và các đại lƣợng thuỷ văn (lƣợng
bổ cập, lƣu lƣợng bơm và bốc thoát hơi).
Hiện nay có các quan điểm khác nhau đối với mô hình toán. Một số cho rằng
việc áp dụng các mô hình NDĐ đòi hỏi rất nhiều các thông tin cho số liệu đầu vào
và số liệu cho việc hiệu chỉnh mô hình. Các lời giải có thể là không duy nhất và vì
thế kết quả sẽ bị ảnh hƣởng bởi tính không tin cậy. Tuy nhiên, những vấn đề này
cũng gặp phải đối với các loại phƣơng pháp khác đƣợc dùng để phân tích các vấn đề
về NDĐ. Vì vậy, một phƣơng pháp mô hình tốt sẽ tăng độ tin cậy trong kết quả mô
hình. Mô hình cung cấp một cái khung cho việc tổng hợp các thông tin hiện trƣờng
và để đánh giá về sự hoạt động của hệ thống và có thể dự báo các hiện tƣợng mà
trƣớc đây chƣa thể xét đến. Cũng nhƣ chúng có thể xác định các vùng ở đó cần phải
thêm số liệu thăm dò. Vì vậy việc sử dụng của mô hình NDĐ là cách tốt nhất để
phân tích và dự báo đúng đắn về hoạt động của hệ thống.
Để xác định loại và độ phức tạp của mô hình ta cần xác định: mục đích của
mô hình đƣợc xây dựng để dự báo, tìm hiểu hệ thống hay giải bài toán mô hình tổng
20
quát? Dùng mô hình toán có phải là cách tốt nhất để giải quyết các vấn đề đặt
ra không ? Có nhất thiết phải sử dụng mô hình toán không hay lời giải giải tích có
thể giải quyết đƣợc bài toán?
Đối với mỗi bài toán áp dụng, các câu trả lời cho các câu hỏi trên sẽ là khác
nhau. Nhƣng cần nhớ rằng đối với mọi bài toán mô hình bƣớc đầu tiên phải đƣợc
thiết lập mô hình theo mục đích của bài toán. Trong một số trƣờng hợp, mô hình có
thể là không cần thiết và các vấn đề đặt ra của bài toán có thể đƣợc giải quyết một
cách hiệu quả hơn bằng phƣơng pháp khác. Hoặc có thể một mô hình giải tích đơn
giản có thể cung cấp lời giải mà không cần đến mô hình số.
1.2. Tổng quan nghiên cứu về sự hình thành trữ lƣợng NDĐ ở Việt Nam
Ở nƣớc ta vào những năm 60 của thế kỷ trƣớc, đƣợc sự giúp đỡ của các
chuyên gia Liên Xô, công tác nghiên cứu đánh giá trữ lƣợng NDĐ, sự hình thành
trữ lƣợng NDĐ mới bắt đầu đƣợc chú ý nghiên cứu.
Đến khoảng đầu những năm 80 của thế kỷ trƣớc, trên cơ sở áp dụng phƣơng
pháp giải tích hoặc mô hình tƣơng tự, một số nhà địa chất thuỷ văn nƣớc ta đã tiến
hành đánh giá trữ lƣợng NDĐ hay trữ lƣợng động NDĐ cho những vùng cụ thể. Kết
quả đã đánh giá đƣợc một số thành phần tham gia vào sự hình thành trữ lƣợng động
tự nhiên cũng nhƣ trữ lƣợng khai thác tiềm năng, trong số đó, có một số đề tài, dự
án, luận án tiêu biểu có nội dung nghiên cứu sự hình thành trữ lƣợng sau:
(1) Trần Hồng Phú (1984), "Bản đồ địa chất thuỷ văn tỷ lệ 1/500.000 toàn
quốc", Liên đoàn ĐCTV-ĐCCT miền Nam đã lập bản đồ ĐCTV toàn quốc theo quy
phạm của Liên Xô với một tổ hợp các dạng nghiên cứu khác nhau nhằm đánh giá
điều kiện ĐCTV toàn quốc, lập đƣợc hệ thống địa tầng ĐCTV toàn quốc nói chung
và phân chia các tầng chứa nƣớc cơ bản [43].
(2) Nguyễn Trƣờng Giang (1992), "Chuyên khảo NDĐ vùng đồng bằng ven
biển Miền Trung", Liên đoàn ĐCTV-ĐCCT miền Nam đã phân chia địa tầng
ĐCTV vùng nghiên cứu thành 39 phân vị ĐCTV, đánh giá trữ lƣợng động tự nhiên
NDĐ cho phân vị chứa nƣớc holocen, pleistocen, pliocen [36].
21
(3) Vũ Ngọc Kỷ (1994), đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nƣớc KT44-04-
01, "Nƣớc dƣới đất Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" đã căn cứ vào đặc điểm
NDĐ trên toàn quốc chia cấu trúc ĐCTV thành 6 miền ĐCTV và 17 phụ miền
ĐCTV [48].
(4) Trần Minh (1994) luận án tiến sĩ “Trữ lƣợng động tự nhiên của NDĐ
trong trầm tích Đệ tứ đồng bằng Bắc Bộ và vai trò của nó trong hình thành trữ
lƣợng khai thác” đã tính toán các thành phần tham gia vào cân bằng NDĐ từ mƣa,
từ sông, bốc hơi,.. và tổng trữ lƣợng vùng đồng bằng sông Hồng và lƣợng cung cấp
của nƣớc sông cho sự hình thành trữ lƣợng khai thác NDĐ [44].
(5) Nguyễn Văn Lâm, nnk (1995) đề tài KT-01-10 "Bảo vệ NDĐ vùng đồng
bằng Bắc Bộ" đã phân chia bồn ĐCTV đồng bằng Bắc Bộ thành 3 bậc cấu trúc, rìa,
á bồn actezi, trung tâm bồn, tổng hợp kết quả thăm dò trữ lƣợng NDĐ vùng đồng
bằng [37].
(6) Nguyễn Đình Tiến (1996) luận án tiến sĩ “Sự hình thành và trữ lƣợng
NDĐ trong phức hệ chứa nƣớc bazan nứt nẻ - lỗ hổng cao nguyên Đắc Lắk và ý
nghĩa của nó trong nền kinh tế Quốc dân” đã đánh giá vai trò của nƣớc mƣa, nƣớc
mặt đối với sự hình thành trữ lƣợng NDĐ vùng Tây Nguyên [38].
(7) Phạm Quí Nhân (1997) luận án tiến sĩ “Sự hình thành và trữ lƣợng NDĐ
trong các trầm tích Đệ tứ đồng bằng sông Hồng và ý nghĩa của nó trong nền kinh tế
Quốc dân” đã tính toán các thành phần tham gia vào cân bằng NDĐ từ mƣa, từ
sông, bốc hơi,.. và tổng trữ lƣợng vùng đồng bằng sông Hồng [41].
(8) Phạm Văn Năm (1998), "Bản đồ ĐCTV-ĐCCT tỷ lệ 1/200.000 vùng
Phan Rang - Nha Trang", Liên đoàn ĐCTV-ĐCCT miền Trung đã thực hiện nhiều
phƣơng pháp nghiên cứu thực địa, đã phân chia địa tầng ĐCTV thành các tầng chứa
nƣớc, phức hệ chứa nƣớc, Vùng phân bố trầm tích bở rời và tính toán trữ lƣợng
tĩnh, trữ lƣợng động NDĐ cho một số khoảnh trong vùng nghiên cứu [40].
(9) Đoàn Văn Cánh (2005) đề tài KC.08.05, “Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa
học và đề xuất các giải pháp bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên nƣớc vùng Tây
22
Nguyên” đã tính toán đƣợc trữ lƣợng động của NDĐ toàn vùng Tây Nguyên [10].
1.3. Tình hình nghiên cứu vùng ven biển Ninh Thuận, Bình Thuận:
Vùng ven biển tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận, hiện nay có một số công
trình nghiên cứu khoa học, cũng nhƣ các đề án, dự án nghiên cứu, đánh giá nguồn
nƣớc nói chung, nguồn NDĐ nói riêng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội cho các
vùng này điển hình nhƣ:
(1) Đỗ Tiến Hùng (2005), "Đánh giá chất lƣợng và trữ lƣợng NDĐ các xã
ven biển tỉnh Ninh Thuận, giai đoạn I gồm các xã Nhơn Hải, Mỹ Hải, Đông Hải, An
Hải, Phƣớc Dinh, Phƣớc Diêm", Liên đoàn địa chất thủy văn- Địa chất công trình
miền Nam đã khoanh định đƣợc các khu vực có độ giàu-nghèo nƣớc, mức độ mặn
nhạt các tầng chứa nƣớc holocen, pleistocen, pliocen giữa, jura, và tính toán trữ
lƣợng khai thác tiềm năng NDĐ vùng nghiên cứu [11].
(2) Nguyễn Thị Kim Thoa (2004 – 2010) "Quản lý bổ sung tầng chứa nƣớc
dƣới đất tại Bình Thuận".
(3) Viện Khoa học Việt Nam đã nghiên cứu đề giải pháp bổ sung nhân tạo
NDĐ vùng cát ven biển tỉnh Bình Thuận.
(4) Nguyễn Thị Kim Thoa, Bùi Trần Vƣợng (2007-2009) "Duy trì quan trắc
bổ sung tầng chứa nƣớc (MAR) tại Bàu Nổi, Bình Thuận".
Ngoài ra, còn nhiều đề tài nghiên cứu, dự án điều tra lập bản đồ quy mô vùng
không lớn và một số dự án tìm kiếm NDĐ khác thuộc khu vực tỉnh Ninh Thuận
Bình, Thuận [12], [13], [14], [15], [16], [17], [18], [19], [20], [21], [22], [23], [24],
[25], [26], [27], [28], [29], [30], [31], [32], [33], [34], các kết quả chủ yếu là địa
tầng ĐCTV các giếng thăm dò, đánh giá trữ lƣợng khai thác cho công trình, khoảnh
nhỏ cụ thể.
Nhìn chung các đề tài, dự án đã thực hiện trong vùng nghiên cứu phần nào
làm sáng tỏ điều kiện địa chất, địa chất thủy văn trong vùng và đã đánh giá đƣợc trữ
lƣợng NDĐ trong mỗi vùng cụ thể. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu trƣớc đây
mới chỉ đánh giá mang tính chất cục bộ trong các vùng nhỏ, chƣa có đánh giá tổng
23
thể toàn vùng. Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu trƣớc đây chƣa đánh giá đƣợc trữ
lƣợng khai thác tiềm năng NDĐ, trữ lƣợng khai thác NDĐ dự báo cho toàn vùng
cũng nhƣ các nguồn hình thành trữ lƣợng NDĐ trong vùng nghiên cứu. Vì vậy, việc
nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lƣợng NDĐ vùng ven biển Ninh Thuận, Bình
Thuận là cần thiết phục vụ phát triển bền nguồn nƣớc.
Trên cơ sở các phƣơng pháp đánh giá trữ lƣợng NDĐ đã đƣợc nghiên cứu
trong và ngoài nƣớc nhƣ đã nêu trên, các nguồn tài liệu hiện có trong vùng nghiên
cứu tác giả lựa chọn các phƣơng pháp nghiên cứu sau: “phƣơng pháp sân cân
bằng đối với lớp chứa nƣớc” và lựa chọn vùng LVS Cái Phan Rang để thí
nghiệm, LVS này có tầng chứa nƣớc, các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hình thành trữ
lƣợng NDĐ tƣơng tự các LVS khác, vị trí thí nghiệm đƣợc lựa chọn tại khu vực
có động thái NDĐ chƣa bị phá hủy; “phƣơng pháp mô hình” để đánh giá các
thành phần tham gia sự hình thành trữ lƣợng NDĐ trong vùng trầm tích bở rời.
24
Chƣơng 2:
NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH TRỮ LƢỢNG
NƢỚC DƢỚI ĐẤT VÙNG NGHIÊN CỨU
2.1. Vị trí vùng nghiên cứu
Vùng nghiên cứu có khoảng 888 nghìn ngƣời [8], [9], mật độ dân số khoảng
168 ngƣời/1km2
thấp hơn mật độ dân số trung bình cả nƣớc, có diện tích khoảng 4,2
nghìn km2
thuộc 4 vùng LVS chính ven biển tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận, gồm:
LVS Cái Phan Rang và phụ cận (gồm LVS nhỏ, sông Trâu, Bà Râu, Vũng Sơn Hải
và sông Bung); LVS Lũy và phụ cận (gồm LVS nhỏ, sông Bung và sông Nƣớc
Mặn); LVS Cái Phan Thiết-sông Cà Ty; LVS Phan-sông Dinh (xem Hình 2.1).
Vùng nghiên cứu đƣợc giới hạn bởi tọa độ sau:
Kinh độ: từ 10o
34’6’’ đến 12o
11’3’’.
Vĩ độ: từ 107o
23’33’’ đến 109o
16’43’’.
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí vùng nghiên cứu
25
2.2. Các nhân tố hình thành và ảnh hƣởng đến sự hình thành TLNDĐ
2.2.1. Nhân tố địa hình
Mức độ chia cắt bề mặt địa hình ảnh hƣởng đến biên độ dao động mực nƣớc
và tiêu thoát của NDĐ trong tầng chứa nƣớc này. Theo kết quả quan trắc MN tại
một số giếng quan trắc ở khu vực Ninh Hải, Phan Rang - Tháp Chàm và cao độ địa
hình tại những vị trí quan trắc đó (xem Bảng 2.1) cho thấy: tại những vị trí có cao
độ địa hình lớn thì biên độ dao động MN trong năm lớn (NT-04, cao độ địa hình
13,31m; biên độ dao động mực nƣớc là 4,39m), chứng tỏ khả năng làm cho NDĐ
vận động với tốc độ lớn và khả năng lƣu giữ nƣớc kém; ngƣợc lại tại những vị trí có
cao độ địa hình nhỏ hơn, biên độ dao động mực NDĐ hàng năm nhỏ (NT-16, cao
độ địa hình 2,07m; biên độ dao động mực nƣớc 0,25m), chứng tỏ nƣớc vận động
chậm hơn và thời gian lƣu giữ nƣớc lâu hơn (xem Hình 2.2).
Đặc điểm địa hình là một trong những yếu tố ảnh hƣởng đến sự hình thành
trữ lƣợng động NDĐ. Đối với những vùng có địa hình đồi núi phân cắt, khả năng
giữ nƣớc cung cấp cho nguồn NDĐ ngắn. Vùng đồng bằng, có địa hình bằng phẳng
tạo khả năng thoát nƣớc kém hơn, thời gian lƣu giữ nƣớc lâu hơn, kết hợp với điều
kiện lớp phủ thảm thực vật, thành phần đất đá bề mặt mà khả năng cung cấp của
nƣớc mƣa, nƣớc mặt cho NDĐ thuận lợi hơn nhiều so với vùng núi.
Bảng 2.1. Biến động mực NDĐ của tầng chứa nƣớc qh năm 2010 và cao độ địa
hình trong LVS Cái Phan Rang
STT
Ký
hiệu
điểm
quan
trắc
Xã Huyện
Cao
độ địa
hình
Biên
độ
dao
động
(m)
Tháng
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
1
NT-
04
Nhơn
Hải
Ninh Hải 13,31 4,39 7,72 7,07 6,62 6,5 7,54 6,82 8,56 9,82 10,89 10,62 10 8,62
2
NT-
11
Đạo
Long
P.Rang -
Tháp
Chàm
4,81 1,1 -0,2 -0,28 -0,55 0,2 0,2 0,2 0,2 0,39 0,55 0,49 0,28 0,02
3
NT-
07
Phƣớc
Dinh
Ninh
Phƣớc
3,88 0,42 -0,41 -0,45 -0,49 -0,59 -0,43 -0,54 -0,51 -0,61 -0,42 -0,24 -0,19 -0,29
4
NT-
08
Phƣớc
Dinh
Ninh
Phƣớc
2,25 0,29 -1,35 -1,45 -1,38 -1,35 -1,28 -1,3 -1,3 -1,42 -1,33 -1,16 -1,2 -1,26
5
NT-
16
Đông
Hải
P.Rang -T.
Chàm
2,07 0,25 -0,37 -0,39 -0,42 -0,48 -0,51 -0,49 -0,54 -0,55 -0,49 -0,39 -0,3 -0,33
Nguồn [33], [36]
26
Hình 2.2. Đồ thị dao động mực NDĐ tại một số giếng quan trắc ở địa hình khác nhau
2.2.2. Nhân tố bốc hơi
Để đánh giá ảnh hƣởng của bốc hơi đến nƣớc dƣới đất trong vùng nghiên
cứu, tác giả tiến hành đánh giá mối quan hệ giữa lƣợng bốc hơi tại các trạm khí
tƣợng có trong vùng nghiên cứu với độ sâu mực nƣớc dƣới đất tại các giếng quan
trắc trong vùng. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tiến hành thu thập, quan trắc
độ sâu mực nƣớc dƣới đất tại 06 giếng thuộc các LVS Cái Phan Rang, sông Lũy,
sông Cái Phan Thiết và số liệu bốc hơi tại các trạm khí tƣợng Phan Rang, Phan
Thiết. Kết quả đƣợc thể hiện trên Bảng 2.2 đến Bảng 2.4 và Hình 2.3 đến Hình 2.8.
Bảng 2.2. Lƣợng bốc hơi TB tháng và độ sâu mực NDĐ tại LVS Cái Phan Rang và
phụ cận
Ký hiệu
điểm
quan
trắc
xã Huyện Tỉnh
Năm 2012 Năm 2013
Tháng
XI XII I II III IV V VI VII VIII IX X
I Lƣợng bốc hơi TB tháng (mm)
Phan
Rang
Phan
Rang
PR-TC
Ninh
Thuận 123 164,3 178 181 185 150,3 147,6 117,4 109,3 167,3 135,7 131,3
II Độ sâu mực NDĐ (m)
QTT3-C3
Phƣớc
Thuận
Ninh
Phƣớc
Ninh
Thuận
0,24 0,42 0,49 0,52 0,60 0,57 0,51 0,49 0,43 0,47 0,45 0,30
27
Hình 2.3. Đồ thị diễn biến lƣợng bốc hơi TB tháng, độ sâu mực NDĐ giếng QTT3-
C3 tại LVS Cái Phan Rang và phụ cận
Hình 2.4. Đồ thị tƣơng quan giữa lƣợng bốc hơi TB tháng và độ sâu mực NDĐ tại
LVS Cái Phan Rang và phụ cận
Bảng 2.3. Lƣợng bốc hơi TB tháng và độ sâu NDĐ tại LVS Lũy và phụ cận
Ký hiệu
điểm
quan
trắc
xã Huyện Tỉnh
Năm 2012 Năm 2013
Tháng
XI XII I II III IV V VI VII VIII IX X
I Lƣợng bốc hơi TB tháng (mm)
Phan
Thiết
TP
Phan
Thiết
Phan
Thiết
Bình
Thuận
127,1 173,6 141 154 147 150 132 100 98 86 109 92
II Độ sâu mực NDĐ (m)
QT1-qh
Hòa
Thắng
Bắc Bình
Bình
Thuận
0,25 0,22 0,30 0,35 0,39 0,37 0,20 0,06 0,15 0,18 0,18 0,19
0
20
40
60
80
100
120
140
160
180
200
000
000
000
000
000
001
001
001
001
001
XI XII I II III IV V VI VII VIII IX X
Lƣợngbốchơi(mm)
ĐộsâumựcNDĐ(m)
Lƣợng bốc hơi trạm Phan Rang (mm) Độ sâu mực nƣớc QTT3-C3
28
Hình 2.5. Đồ thị diễn biến lƣợng bốc hơi TB tháng, độ sâu mực NDĐ tại LVS Lũy và
phụ cận
Hình 2.6. Đồ thị tƣơng quan giữa lƣợng bốc hơi TB tháng và độ sâu mực NDĐ tại
LVS Lũy và phụ cận
Bảng 2.4. Lƣợng bốc hơi TB tháng và độ sâu mực NDĐ tại LVS Cái Phan Thiết -
Sông Cà Ty
Ký hiệu
điểm
quan
trắc
xã Huyện Tỉnh
Năm 2012 Năm 2013
Tháng
XI XII I II III IV V VI VII VIII IX X
I Lƣợng bốc hơi TB tháng (mm)
Phan
Thiết
TP Phan
Thiết
Phan Thiết Bình Thuận 127,1 173,6 141 154 147 150 132 100 98 86 109 92
II Độ sâu mực NDĐ (m)
LK_DD
Nguyễn
Đình Chiểu
Phan Thiết Bình Thuận 3,4 3,5 3,5 3,6 3,6 3,4 3,2 3,1 3 2,8 2,8 2,9
29
Hình 2.7. Đồ thị diễn biến lƣợng bốc hơi TB tháng, độ sâu mực NDĐ tại LVS Cái
Phan Thiết – Cà Ty
Hình 2.8. Đồ thị tƣơng quan giữa lƣợng bốc hơi TB tháng và độ sâu mực NDĐ tại
LVS Cái Phan Thiết - Cà Ty
Trên cơ sở số liệu quan trắc trong Bảng 2.2, Bảng 2.3, Bảng 2.4 và Hình 2.3
đến Hình 2.8 nêu trên cho thấy: khi lƣợng bốc hơi lớn, chiều sâu mực NDĐ lớn,
ngƣợc lại khi lƣợng bốc hơi nhỏ thì chiều sâu mực NDĐ nhỏ, nghĩa là lƣợng bốc
hơi có quan hệ với độ sâu mực NDĐ. Qua đây, có thể kết luận rằng nhân tố bốc hơi
trong vùng nghiên cứu có ảnh hƣởng đến sự hình thành trữ lƣợng NDĐ.
2.2.3. Nhân tố mưa
Để đánh giá khả năng ảnh hƣởng của lƣợng mƣa đến lƣợng bổ cập cho NDĐ
trong vùng nghiên cứu, tác giả đã đánh giá sự tƣơng quan giữa độ sâu MN trong các
tầng chứa nƣớc tại một số giếng quan trắc với lƣợng mƣa trung bình tháng cùng
thời gian quan trắc tại vùng nghiên cứu. Để làm sáng tỏ điều này tác giả đã sử dụng
kết quả quan trắc cùng thời điểm của MN giếng khoan quan trắc trong vùng nghiên
30
cứu và số liệu mƣa tại trạm đo mƣa Sông Mao thuộc sông Lũy, số liệu mƣa tại các
trạm khí tƣợng Phan Rang thuộc LVS Cái Phan Rang và trạm khí tƣợng Phan Thiết
thuộc LVS Cái Phan Thiết - sông Cà Ty.
Bảng 2.5. Lƣợng mƣa TB tháng và độ sâu mực NDĐ tại LVS Cái Phan Rang và
phụ cận
Ký hiệu xã Huyện Tỉnh
Năm 2012 Năm 2013
Tháng
XI XII I II III IV V VI VII VIII IX X
I Lƣợng mƣa (mm)
Phan
Rang
Phan
Rang
PR-TC
Ninh
Thuận
181,3 34,3 29 2,1 2,3 5,4 120 131 135 70,3 141,9 156
II Độ sâu mực NDĐ (m)
QTT3-C3
Phƣớc
Thuận
Ninh
Phƣớc
Ninh
Thuận
0,24 0,42 0,49 0,52 0,60 0,57 0,51 0,49 0,43 0,47 0,45 0,30
Hình 2.9. Đồ thị diễn biến lƣợng mƣa, mực NDĐ tại giếng QTT3-C3 trên LVS Cái
Phan Rang và phụ cận
Hình 2.10. Đồ thị tƣơng quan giữa lƣợng mƣa và mực NDĐ tại giếng QTT3-C3 trên
LVS Cái Phan Rang và phụ cận
31
Bảng 2.6. Lƣợng mƣa TB tháng và độ sâu mực NDĐ tại LVS Lũy và phụ cận
Ký hiệu xã Huyện Tỉnh
Năm 2012 Năm 2013
Tháng
XI XII I II III IV V VI VII VIII IX X
I Lƣợng mƣa (mm)
Sông
Mao
Sông
Mao
Bắc Bình
Bình
Thuận
28,4 25,0 13,5 12,1 11,0 10,2 155,3 338,5 125,0 111,2 82,0 95,0
II Độ sâu mực NDĐ (m)
QT1-qh
Hòa
Thắng
Bắc Bình
Bình
Thuận
0,25 0,22 0,30 0,35 0,39 0,37 0,20 0,06 0,15 0,18 0,18 0,19
Hình 2.11. Đồ thị diễn biễn lƣợng mƣa, độ sâu mực NDĐ giếng QT1-qh tại LVS Lũy
và phụ cận
Hình 2.12. Đồ thị tƣơng quan giữa lƣợng mƣa và độ sâu mực NDĐ giếng QT1-qh tại
LVS Lũy và phụ cận
Bảng 2.7. Lƣợng mƣa và độ sâu mực NDĐ tại LVS Cái Phan Thiết - Cà Ty
Ký hiệu xã Huyện Tỉnh
Năm 2012 Năm 2013
Tháng
XI XII I II III IV V VI VII VIII IX X
I Lƣợng mƣa (mm)
Phan
Thiết
TP Phan Thiết
Phan
Thiết
Bình
Thuận
17,1 11,0 10,7 8,0 7,6 14,9 97,7 105,9 98,0 228,8 154,5 166,8
II Độ sâu mực NDĐ (m)
LK_DD
Nguyễn Đình
Chiểu
Phan
Thiết
Bình
Thuận
3,4 3,5 3,5 3,6 3,6 3,4 3,2 3,1 3 2,8 2,8 2,9
32
Hình 2.13. Đồ thị diễn biến lƣợng mƣa, độ sâu mực NDĐ tại LK_DD trên LVS Cái
Phan Thiết – Sông Cà Ty
Hình 2.14. Đồ thị tƣơng quan giữa lƣợng mƣa và độ sâu mực NDĐ tại LK_DD trên
LVS Cái Phan Thiết – Sông Cà Ty
Nhƣ vậy, trên cơ sở số liệu quan trắc trong Bảng 2.5, Bảng 2.6, Bảng 2.7 và
Hình 2.9 đến Hình 2.14 nêu trên cho thấy ở vùng địa hình bằng phẳng, đất đá thấm
nƣớc tốt khi lƣợng mƣa tăng thì mực NDĐ dâng cao, nƣớc mƣa cung cấp cho NDĐ.
Nhƣ vậy, rõ ràng chế độ mƣa có ảnh hƣởng trực tiếp đến sự hình thành trữ lƣợng
NDĐ trong vùng nghiên cứu. Ngoài ra, khả năng cung cấp của nƣớc mƣa cho NDĐ
tuỳ thuộc vào cƣờng độ mƣa và còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhƣ thảm thực
vật bề mặt, đặc điểm địa hình,…
33
2.2.4. Nhân tố thủy văn
Đặc điểm thủy văn có ảnh hƣởng đến nguồn NDĐ, chế độ thủy văn các sông
có quan hệ mật thiết với sự hình thành trữ lƣợng NDĐ. Tác giả đã đánh giá quan hệ
giữa độ sâu MN dƣới đất tại 06 giếng thuộc các lƣu vực sông Cái Phan Rang, sông
Lũy, sông Cái Phan Thiết với mực nƣớc sông trung bình nhiều năm trên sông Cái
Phan Rang (trạm thủy văn Tân Mỹ), sông Lũy (trạm thủy văn sông Lũy), sông Cái
Phan Thiết (trạm thủy văn Phan Thiết).
Hình 2.15. Sơ đồ hệ thống sông, suối vùng nghiên cứu
Bảng 2.8. Mực nƣớc sông trung bình tháng và mực nƣớc tại giếng quan trắc, LVS
Cái Phan Rang và phụ cận
Ký hiệu xã Huyện Tỉnh
Năm 2012 Năm 2013
Tháng
XI XII I II III IV V VI VII VIII IX X
I Mực nƣớc sông (mm)
Tân Mỹ
Mân
Mỹ
Ninh
Sơn
Ninh
Thuận
3535 3479 3481 3470 3477 3465 3486 3506 3514 3517 3511 3516
II Độ sâu mực NDĐ (m)
QTT3-C3
Phƣớc
Thuận
Ninh
Phƣớc
Ninh
Thuận
0,24 0,42 0,49 0,52 0,60 0,57 0,51 0,49 0,43 0,47 0,45 0,30
34
Hình 2.16. Đồ thị diễn biến MN sông TB tháng, MN tại giếng QTT3-C3, LVS Cái
Phan Rang và phụ cận
Hình 2.17. Đồ thị tƣơng quan giữa MN sông TB tháng và mực nƣớc tại giếng quan
trắc, LVS Cái Phan Rang và phụ cận
Bảng 2.9. Mực nƣớc sông TB tháng và mực NDĐ tại LVS Lũy và phụ cận
Ký hiệu Xã Huyện Tỉnh
Năm 2012 Năm 2013
Tháng
XI XII I II III IV V VI VII VIII IX X
I Mực nƣớc sông (mm)
Sông
Lũy
Sông
Lũy
sông Lũy
Bình
Thuận
2340 2342 2313 2312 2302 2304 2341 2504 2412 2396 2389 2438
II Độ sâu mực NDĐ (m)
QT1-qh
Hòa
Thắng
Bắc Bình
Bình
Thuận
0,25 0,22 0,30 0,35 0,39 0,37 0,20 0,06 0,15 0,18 0,18 0,19
35
Hình 2.18. Đồ thị diễn biến mực nƣớc sông trung bình tháng trong năm, mực nƣớc tại
giếng quan trắc trên LVS Lũy và phụ cận
Hình 2.19. Đồ thị tƣơng quan giữa mực nƣớc sông trung bình tháng trong năm và
mực nƣớc tại giếng quan trắc, LVS Lũy và phụ cận
Qua số liệu tại Bảng 2.8, Bảng 2.9 và Hình 2.16 đến Hình 2.19 cho thấy khi
mực nƣớc sông dâng cao thì mực NDĐ cũng tăng theo và ngƣợc lại. Qua đây, có
thể kết luận đới ven sông, nƣớc sông ảnh hƣởng đến NDĐ.
2.2.5. Nhân tố địa chất
a) Tổng quan đặc điểm địa chất
Trong vùng nghiên cứu tồn tại các thành tạo địa chất có tuổi từ Jura đến Đệ
tứ và phân bố tại các khu vực nhƣ sau:
Hệ Jura, gồm hệ tầng La Ngà (J2ln) và hệ tầng đèo Bảo Lộc (J3đbl) phân bố ở
vùng LVS Cái Phan Rang, sông Lũy, sông Cái Phan Thiết. Thành phần đất đá gồm
các lớp cát kết, bột kết, sét kết, đôi chỗ gặp đá phiến sét, phần lớn đá có cấu tạo
phân lớp dầy bị uốn nếp và biến chất nhiệt.
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận
Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận

More Related Content

What's hot

Thuyet minh quy_hoach_cang_song_hong_9079_qx_ftsxlr67_20140221041616_65671
Thuyet minh quy_hoach_cang_song_hong_9079_qx_ftsxlr67_20140221041616_65671Thuyet minh quy_hoach_cang_song_hong_9079_qx_ftsxlr67_20140221041616_65671
Thuyet minh quy_hoach_cang_song_hong_9079_qx_ftsxlr67_20140221041616_65671
Young Boss
 
Thuyet minh ban in
Thuyet minh ban in  Thuyet minh ban in
Thuyet minh ban in
robinking277
 
Thuyet minh
Thuyet minhThuyet minh
Thuyet minh
luuguxd
 

What's hot (17)

Thuyet minh quy_hoach_cang_song_hong_9079_qx_ftsxlr67_20140221041616_65671
Thuyet minh quy_hoach_cang_song_hong_9079_qx_ftsxlr67_20140221041616_65671Thuyet minh quy_hoach_cang_song_hong_9079_qx_ftsxlr67_20140221041616_65671
Thuyet minh quy_hoach_cang_song_hong_9079_qx_ftsxlr67_20140221041616_65671
 
Luận án: Đầu tư phát triển cảng biển Việt Nam giai đoạn 2005 - 2020
Luận án: Đầu tư phát triển cảng biển Việt Nam giai đoạn 2005 - 2020Luận án: Đầu tư phát triển cảng biển Việt Nam giai đoạn 2005 - 2020
Luận án: Đầu tư phát triển cảng biển Việt Nam giai đoạn 2005 - 2020
 
Luận văn: Quản lý hệ thống cấp nước TP Tuy Hòa – Phú Yên
Luận văn: Quản lý hệ thống cấp nước TP Tuy Hòa – Phú YênLuận văn: Quản lý hệ thống cấp nước TP Tuy Hòa – Phú Yên
Luận văn: Quản lý hệ thống cấp nước TP Tuy Hòa – Phú Yên
 
Văn bản quản lí về bảo đảm xăng dầu cho hoạt động trong học viện
Văn bản quản lí về bảo đảm xăng dầu cho hoạt động trong học việnVăn bản quản lí về bảo đảm xăng dầu cho hoạt động trong học viện
Văn bản quản lí về bảo đảm xăng dầu cho hoạt động trong học viện
 
Luận văn: Chính sách giải phóng mặt bằng TP Hà Nội, HOT
Luận văn: Chính sách giải phóng mặt bằng TP Hà Nội, HOTLuận văn: Chính sách giải phóng mặt bằng TP Hà Nội, HOT
Luận văn: Chính sách giải phóng mặt bằng TP Hà Nội, HOT
 
Luận văn: Giải pháp ổn định nền khi thi công tuyến metro ngầm
Luận văn: Giải pháp ổn định nền khi thi công tuyến metro ngầmLuận văn: Giải pháp ổn định nền khi thi công tuyến metro ngầm
Luận văn: Giải pháp ổn định nền khi thi công tuyến metro ngầm
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI (SIA) TIỂU DỰ ÁN: SỬA CHỮA NÂNG CẤP ĐẢM BẢO ...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI (SIA) TIỂU DỰ ÁN: SỬA CHỮA NÂNG CẤP ĐẢM BẢO ...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI (SIA) TIỂU DỰ ÁN: SỬA CHỮA NÂNG CẤP ĐẢM BẢO ...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI (SIA) TIỂU DỰ ÁN: SỬA CHỮA NÂNG CẤP ĐẢM BẢO ...
 
Đề tài: Áp dụng cọc cát để gia cố nền đường trên nền đất yếu, HOT
Đề tài: Áp dụng cọc cát để gia cố nền đường trên nền đất yếu, HOTĐề tài: Áp dụng cọc cát để gia cố nền đường trên nền đất yếu, HOT
Đề tài: Áp dụng cọc cát để gia cố nền đường trên nền đất yếu, HOT
 
Thuyet minh ban in
Thuyet minh ban in  Thuyet minh ban in
Thuyet minh ban in
 
Đề tài: Xây dựng ba kịch bản ứng phó sự cố bức xạ, HAY, 9đ
Đề tài: Xây dựng ba kịch bản ứng phó sự cố bức xạ, HAY, 9đĐề tài: Xây dựng ba kịch bản ứng phó sự cố bức xạ, HAY, 9đ
Đề tài: Xây dựng ba kịch bản ứng phó sự cố bức xạ, HAY, 9đ
 
Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hoành Bồ, HAY
Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hoành Bồ, HAYCông tác bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hoành Bồ, HAY
Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hoành Bồ, HAY
 
đồ áN tốt nghiệp
đồ áN tốt nghiệpđồ áN tốt nghiệp
đồ áN tốt nghiệp
 
Thuyet minh 01052016
Thuyet minh 01052016Thuyet minh 01052016
Thuyet minh 01052016
 
Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,
Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,
Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,
 
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước, 9đ
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước, 9đLuận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước, 9đ
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước, 9đ
 
Thuyet minh
Thuyet minhThuyet minh
Thuyet minh
 
Đề tài chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, ĐIỂM 8
Đề tài  chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, ĐIỂM 8Đề tài  chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, ĐIỂM 8
Đề tài chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, ĐIỂM 8
 

Similar to Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận

Similar to Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận (20)

Luận văn: Nghiên cứu động lực học của sóng sau đới sóng đổ, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu động lực học của sóng sau đới sóng đổ, 9đLuận văn: Nghiên cứu động lực học của sóng sau đới sóng đổ, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu động lực học của sóng sau đới sóng đổ, 9đ
 
Nghiên cứu động lực học của sóng sau đới sóng đổ tại Nha Trang
Nghiên cứu động lực học của sóng sau đới sóng đổ tại Nha TrangNghiên cứu động lực học của sóng sau đới sóng đổ tại Nha Trang
Nghiên cứu động lực học của sóng sau đới sóng đổ tại Nha Trang
 
Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của ngành da gai ở khu vực vịnh Hạ Long...
Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của ngành da gai ở khu vực vịnh Hạ Long...Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của ngành da gai ở khu vực vịnh Hạ Long...
Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của ngành da gai ở khu vực vịnh Hạ Long...
 
Luận văn: Đánh giá hiện tượng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu
Luận văn: Đánh giá hiện tượng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậuLuận văn: Đánh giá hiện tượng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu
Luận văn: Đánh giá hiện tượng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu
 
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Trường Tiểu học Đoàn kết Đ...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Trường Tiểu học Đoàn kết Đ...Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Trường Tiểu học Đoàn kết Đ...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Trường Tiểu học Đoàn kết Đ...
 
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Trường Tiểu học Đoàn kết Đ...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Trường Tiểu học Đoàn kết Đ...Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Trường Tiểu học Đoàn kết Đ...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Trường Tiểu học Đoàn kết Đ...
 
Luận văn: Trường Tiểu Học Đoàn Kết Đồng Hới Quảng Bình, HAY
Luận văn: Trường Tiểu Học Đoàn Kết Đồng Hới Quảng Bình, HAYLuận văn: Trường Tiểu Học Đoàn Kết Đồng Hới Quảng Bình, HAY
Luận văn: Trường Tiểu Học Đoàn Kết Đồng Hới Quảng Bình, HAY
 
Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...
Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...
Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...
 
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn thủy lực hạ lưu hệ thống sông...
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông...Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông...
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn thủy lực hạ lưu hệ thống sông...
 
Dự báo hạn hán, lũ lụt tại sông Cầu bằng mô hình SWAT và GIS
Dự báo hạn hán, lũ lụt tại sông Cầu bằng mô hình SWAT và GISDự báo hạn hán, lũ lụt tại sông Cầu bằng mô hình SWAT và GIS
Dự báo hạn hán, lũ lụt tại sông Cầu bằng mô hình SWAT và GIS
 
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.
 
Quản lý quy hoạch xây dựng tại khoảnh 3- tiểu khu 210c, HAY, 9đ
Quản lý quy hoạch xây dựng tại khoảnh 3- tiểu khu 210c, HAY, 9đQuản lý quy hoạch xây dựng tại khoảnh 3- tiểu khu 210c, HAY, 9đ
Quản lý quy hoạch xây dựng tại khoảnh 3- tiểu khu 210c, HAY, 9đ
 
Giải pháp công nghệ nâng cao hiệu quả đường ống thu gom dầu
Giải pháp công nghệ nâng cao hiệu quả đường ống thu gom dầuGiải pháp công nghệ nâng cao hiệu quả đường ống thu gom dầu
Giải pháp công nghệ nâng cao hiệu quả đường ống thu gom dầu
 
Luận văn: Chế độ thủy động lực và vận chuyển trầm tích, HAY, 9đ
Luận văn: Chế độ thủy động lực và vận chuyển trầm tích, HAY, 9đLuận văn: Chế độ thủy động lực và vận chuyển trầm tích, HAY, 9đ
Luận văn: Chế độ thủy động lực và vận chuyển trầm tích, HAY, 9đ
 
Luận văn: Mô hình Mike Basin tính cân bằng nước sông Lam, 9đ
Luận văn: Mô hình Mike Basin tính cân bằng nước sông Lam, 9đLuận văn: Mô hình Mike Basin tính cân bằng nước sông Lam, 9đ
Luận văn: Mô hình Mike Basin tính cân bằng nước sông Lam, 9đ
 
Điều kiện khí hậu đối với du lịch nghỉ dưỡng vùng nam bộ, HAY
Điều kiện khí hậu đối với du lịch nghỉ dưỡng vùng nam bộ, HAYĐiều kiện khí hậu đối với du lịch nghỉ dưỡng vùng nam bộ, HAY
Điều kiện khí hậu đối với du lịch nghỉ dưỡng vùng nam bộ, HAY
 
Phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng
Phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng Phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng
Phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng
 
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễ...
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễ...Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễ...
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễ...
 
Luận văn: Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên phương diện mở r...
Luận văn: Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên phương diện mở r...Luận văn: Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên phương diện mở r...
Luận văn: Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên phương diện mở r...
 
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ KHÔNG GIAN TRONG NGHIÊN CỨU HẠN HÁN - TẢI FREE ZALO: 093 ...
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ KHÔNG GIAN TRONG NGHIÊN CỨU HẠN HÁN -  TẢI FREE ZALO: 093 ...ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ KHÔNG GIAN TRONG NGHIÊN CỨU HẠN HÁN -  TẢI FREE ZALO: 093 ...
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ KHÔNG GIAN TRONG NGHIÊN CỨU HẠN HÁN - TẢI FREE ZALO: 093 ...
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 

Recently uploaded (20)

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 

Luận án tiến sĩ địa chất nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lượng nước dưới đất lưu vực sông ven biển tỉnh bình thuận và ninh thuận

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT ---------------------- NGUYỄN MINH KHUYẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÀNH TRỮ LƯỢNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT LƯU VỰC SÔNG VEN BIỂN TỈNH BÌNH THUẬN VÀ NINH THUẬN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA CHẤT HÀ NỘI- 2015
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT ---------------------- NGUYỄN MINH KHUYẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÀNH TRỮ LƯỢNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT LƯU VỰC SÔNG VEN BIỂN TỈNH BÌNH THUẬN VÀ NINH THUẬN Ngành: KỸ THUẬT ĐỊA CHẤT Mã số: 62.52.05.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA CHẤT NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS. Nguyễn Văn Lâm 2. TS. Hoàng Văn Hưng HÀ NỘI- 2015
  • 3. Lời cam đoan Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi, các số liệu khảo sát thí nghiệm, thu thập, tổng hợp, tham khảo và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án là hoàn toàn trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Minh Khuyến
  • 4. i MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ SỰ HÌNH THÀNH TRỮ LƢỢNG NƢỚC DƢỚI ĐẤT................................................................................................................................. 9 1.1. Các phƣơng pháp cơ bản về nghiên cứu sự hình thành trữ lƣợng nƣớc dƣới đất9 1.1.1. Trữ lượng khai thác tiềm năng...............................................................10 1.1.2. Trữ lượng khai thác dự báo....................................................................11 1.1.3. Trữ lượng tĩnh ........................................................................................12 1.1.4. Trữ lượng động.......................................................................................13 1.2. Tổng quan nghiên cứu về sự hình thành trữ lƣợng NDĐ ở Việt Nam...............20 1.3. Tình hình nghiên cứu vùng ven biển Ninh Thuận, Bình Thuận: .......................22 Chƣơng 2: NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH TRỮ LƢỢNG NƢỚC DƢỚI ĐẤT VÙNG NGHIÊN CỨU........................................................................... 24 2.1. Vị trí vùng nghiên cứu...........................................................................................24 2.2. Các nhân tố hình thành và ảnh hƣởng đến sự hình thành TLNDĐ....................25 2.2.1. Nhân tố địa hình.....................................................................................25 2.2.2. Nhân tố bốc hơi ......................................................................................26 2.2.3. Nhân tố mưa ...........................................................................................29 2.2.4. Nhân tố thủy văn.....................................................................................33 2.2.5. Nhân tố địa chất .....................................................................................35 2.2.6. Nhân tố cấu trúc địa chất thủy văn ........................................................37 2.2.7. Nhân tố thảm thực vật ............................................................................50 2.2.8. Nhân tố nhân tạo ....................................................................................51 Chƣơng 3: ĐÁNH GIÁ TRỮ LƢỢNG NƢỚC DƢỚI ĐẤT VÙNG NGHIÊN CỨU.......... 55 3.1. Sự hình thành trữ lƣợng NDĐ từ cung cấp thấm của nƣớc mƣa........................55 3.1.1. Lựa chọn phương pháp, công trình nghiên cứu.....................................55 3.1.2. Bố trí công trình nghiên cứu:.................................................................57 3.2. Trữ lƣợng nƣớc dƣới đất.......................................................................................63 3.2.1. Phân vùng đánh giá trữ lượng NDĐ và cơ sở tài liệu đánh giá ............65
  • 5. ii 3.2.2. Trữ lượng NDĐ trong trầm tích bở rời vùng LVS Cái Phan Rang và phụ cận ....................................................................................................................66 3.2.3. Trữ lượng NDĐ trong trầm tích bở rời LVS Lũy và phụ cận.................77 3.2.4. Trữ lượng NDĐ trong trầm tích bở rời LVS Cái Phan Thiết - Cà Ty....85 3.2.5. Trữ lượng NDĐ trong trầm tích bở rời LVS Phan - sông Dinh .............93 Chƣơng 4: ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÀNH TRỮ LƢỢNG NƢỚC DƢỚI ĐẤT VÙNG NGHIÊN CỨU ....................................................................................................................... 102 4.1. Cơ sở đánh giá đặc điểm hình thành trữ lƣợng NDĐ .......................................102 4.2. Đặc điểm hình thành TLNDĐ vùng LVS Cái Phan Rang và phụ cận ............102 4.3. Đặc điểm hình thành TLNDĐ vùng LVS Lũy và phụ cận...............................104 4.4. Đặc điểm hình thành TLNDĐ vùng LVS Cái Phan Thiết - Cà Ty..................106 4.5. Đặc điểm hình thành TLNDĐ vùng LVS Phan - Dinh.....................................108 Chƣơng 5: ĐỀ XUẤT PHƢƠNG ÁN KHAI THÁC, SỬ DỤNG HỢP LÝ NGUỒN NƢỚC DƢỚI ĐẤT VÙNG NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 111 5.1. Cơ sở đề xuất phƣơng án khai thác ....................................................................111 5.2. Đề xuất phƣơng án khai thác hợp lý nguồn NDĐ trên vùng nghiên cứu ........111 5.2.1. Vùng phân bố trầm tích bở rời LVS Cái Phan Rang và phụ cận.........111 5.2.2. Vùng phân bố trầm tích bở rời LVS Lũy và phụ cận............................114 5.2.3. Vùng phân bố trầm tích bở rời LVS Cái Phan Thiêt - sông Cà Ty ......116 5.2.4. Vùng phân bố trầm tích bở rời LVS Phan-sông Dinh..........................118 5.3. Giải pháp giảm lƣợng thoát của NDĐ ra sông, biển.........................................118 5.4. Giải pháp tăng lƣợng cung cấp thấm, bổ sung nhân tạo cho NDĐ..................120 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................................ 121 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ........................................124 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................125 Phụ lục 1: Sơ đồ ĐCTV vùng trầm tích bở rời LVS Cái Phan Rang và phụ cận Phụ lục 2: Sơ đồ ĐCTV vùng trầm tích bở rời LVS Lũy và phụ cận Phụ lục 3: Sơ đồ ĐCTV vùng trầm tích bở rời LVS Cái Phan Thiết-sông Cà Ty Phụ lục 4: Sơ đồ ĐCTV vùng trầm tích bở rời LVS Phan-sông Dinh.
  • 6. iii Danh mục các hình minh họa Hình 2.1. Sơ đồ vị trí vùng nghiên cứu ...................................................................24 Hình 2.2. Đồ thị dao động mực NDĐ tại một số giếng quan trắc ở địa hình khác nhau..........................................................................................................26 Hình 2.3. Đồ thị diễn biến lƣợng bốc hơi TB tháng, độ sâu mực NDĐ giếng QTT3- C3 tại LVS Cái Phan Rang và phụ cận....................................................27 Hình 2.4. Đồ thị tƣơng quan giữa lƣợng bốc hơi TB tháng và độ sâu mực NDĐ tại LVS Cái Phan Rang và phụ cận ..............................................................27 Hình 2.5. Đồ thị diễn biến lƣợng bốc hơi TB tháng, độ sâu mực NDĐ tại LVS Lũy và phụ cận................................................................................................28 Hình 2.6. Đồ thị tƣơng quan giữa lƣợng bốc hơi TB tháng và độ sâu mực NDĐ tại LVS Lũy và phụ cận................................................................................28 Hình 2.7. Đồ thị diễn biến lƣợng bốc hơi TB tháng, độ sâu mực NDĐ tại LVS Cái Phan Thiết – Cà Ty..................................................................................29 Hình 2.8. Đồ thị tƣơng quan giữa lƣợng bốc hơi TB tháng và độ sâu mực NDĐ tại LVS Cái Phan Thiết - Cà Ty ...................................................................29 Hình 2.9. Đồ thị diễn biến lƣợng mƣa, mực NDĐ tại giếng QTT3-C3 trên LVS Cái Phan Rang và phụ cận..............................................................................30 Hình 2.10.Đồ thị tƣơng quan giữa lƣợng mƣa và mực NDĐ tại giếng QTT3-C3 trên LVS Cái Phan Rang và phụ cận ..............................................................30 Hình 2.11.Đồ thị diễn biễn lƣợng mƣa, độ sâu mực NDĐ giếng QT1-qh tại LVS Lũy và phụ cận.........................................................................................31 Hình 2.12.Đồ thị tƣơng quan giữa lƣợng mƣa và độ sâu mực NDĐ giếng QT1-qh tại LVS Lũy và phụ cận...........................................................................31 Hình 2.13.Đồ thị diễn biến lƣợng mƣa, độ sâu mực NDĐ tại LK_DD trên LVS Cái Phan Thiết – Sông Cà Ty.........................................................................32 Hình 2.14.Đồ thị tƣơng quan giữa lƣợng mƣa và độ sâu mực NDĐ tại LK_DD trên LVS Cái Phan Thiết – Sông Cà Ty..........................................................32
  • 7. iv Hình 2.15.Sơ đồ hệ thống sông, suối vùng nghiên cứu............................................33 Hình 2.16.Đồ thị diễn biến MN sông TB tháng, MN tại giếng QTT3-C3, LVS Cái Phan Rang và phụ cận..............................................................................34 Hình 2.17.Đồ thị tƣơng quan giữa MN sông TB tháng và mực nƣớc tại giếng quan trắc, LVS Cái Phan Rang và phụ cận ......................................................34 Hình 2.18.Đồ thị diễn biến mực nƣớc sông trung bình tháng trong năm, mực nƣớc tại giếng quan trắc trên LVS Lũy và phụ cận ..........................................35 Hình 2.19.Đồ thị tƣơng quan giữa mực nƣớc sông trung bình tháng trong năm và mực nƣớc tại giếng quan trắc, LVS Lũy và phụ cận ...............................35 Hình 2.20.Sơ đồ phân bố trầm tích, hệ số thấm của đất đá trong vùng nghiên cứu.37 Hình 2.21.Sơ đồ phân vùng cấu trúc ĐCTV ............................................................38 Hình 2.22.Sơ đồ đẳng trị bề mặt đá gốc vùng LVS Cái Phan Rang và phụ cận ......41 Hình 2.23.Sơ đồ thủy đẳng cao và hƣớng dòng chảy NDĐ vùng LVS Cái Phan Rang và phụ cận.......................................................................................41 Hình 2.24.Sơ đồ đẳng trị bề mặt đá gốc vùng LVS Lũy và phụ cận........................43 Hình 2.25.Sơ đồ thủy đẳng cao và hƣớng dòng chảy NDĐ vùng LVS Lũy và phụ cận............................................................................................................44 Hình 2.26.Sơ đồ đẳng trị bề mặt đá gốc vùng LVS Cái Phan Thiết - Cà Ty ...........46 Hình 2.27.Sơ đồ thủy đẳng cao và hƣớng dòng chảy NDĐ vùng LVS Cái Phan Thiết- Cà Ty.............................................................................................47 Hình 2.28.Sơ đồ đẳng trị bề mặt đá gốc vùng LVS Cái Phan Thiết – Cà Ty...........49 Hình 2.29. Sơ đồ thủy đẳng cao và hƣớng dòng chảy NDĐ vùng LVS Dinh - Phan...49 Hình 2.30.Ảnh công trình sử dụng nguồn NDĐ khai thác sa khoáng ở dải ven biển Bình Thuận ..............................................................................................52 Hình 3.1. Kiểu sân cân bằng....................................................................................55 Hình 3.2. Sơ đồ bố trí sân cân bằng.........................................................................58 Hình 3.3. Đồ thị diễn biến MN giếng quan trắc, sân cân bằng Phƣớc Thuận.........58 Hình 3.4. Đồ thị diễn biến MN tại các giếng quan trắc, sân cân bằng Tấn Tài.......59 Hình 3.5. Đồ thị cao độ MN trung bình tháng tại lỗ khoan nội suy G10’...............61
  • 8. v Hình 3.6. Đồ thị cao độ MN trung bình tháng tại lỗ khoan nội suy G3’.................61 Hình 3.7. Sơ đồ phân vùng đánh giá trữ lƣợng khai thác NDĐ trong vùng nghiên cứu ...........................................................................................................65 Hình 3.8. Sơ đồ giới hạn vùng LVS Cái Phan Rang và phụ cận sử dụng đánh giá TLNDĐ bằng mô hình.............................................................................66 Hình 3.9. Đồ thị quan hệ giữa lƣợng cung cấp thấm của nƣớc mƣa cho NDĐ và hệ số thấm đất đá bề mặt ..............................................................................67 Hình 3.10.Sơ đồ phân vùng bổ cập của nƣớc mƣa cho NDĐ vùng LVS Cái Phan Rang và phụ cận.......................................................................................68 Hình 3.11.Sơ đồ phân vùng bốc hơi NDĐ vùng LVS Cái Phan Rang và phụ cận ..70 Hình 3.12.Sơ đồ phân vùng hệ số thấm tầng chứa nƣớc Holocen (lớp 1) vùng LVS Cái Phan Rang và phụ cận.......................................................................71 Hình 3.13.Sơ đồ phân vùng hệ số thấm tầng chứa nƣớc Pleistocen (lớp 2) vùng LVS Cái Phan Rang và phụ cận ..............................................................71 Hình 3.14.Sơ đồ phân vùng hệ số nhả nƣớc của TCN Holocen (lớp 1) vùng LVS Cái Phan Rang và phụ cận.......................................................................72 Hình 3.15.Sơ đồ phân vùng hệ số nhả nƣớc của TCN Pleistocen (lớp 2) vùng LVS Cái Phan Rang và phụ cận.......................................................................72 Hình 3.16.Vị trí các giếng khai thác trong vùng LVS Cái Phan Rang và phụ cận ..73 Hình 3.17. Sơ đồ hoá biên GHB vùng LVS Cái Phan Rang và phụ cận...................74 Hình 3.18.Đồ thị biểu diễn tính toán sai số của mô hình thời điểm 12/2013 LVS Cái Phan Rang và phụ cận..............................................................................75 Hình 3.19. Đồ thị dao động mực nƣớc tính toán và quan trắc thực tế LVS Cái Phan Rang và phụ cận.......................................................................................75 Hình 3.20.Thành phần tham gia vào trữ lƣợng thời điểm tháng 6/2035 LVS Cái Phan Rang và phụ cận..............................................................................76 Hình 3.21. Thành phần tham gia vào trữ lƣợng thời điểm tháng 12/2035 LVS Cái Phan Rang và phụ cận..............................................................................76
  • 9. vi Hình 3.22.Sơ đồ giới hạn vùng LVS Lũy và phụ cận sử dụng đánh giá TLNDĐ bằng mô hình ...........................................................................................77 Hình 3.23.Sơ đồ phân vùng bổ cập NDĐ vùng LVS Lũy và phụ cận .....................78 Hình 3.24.Sơ đồ phân vùng bốc hơi NDĐ vùng LVS Lũy và phụ cận....................80 Hình 3.25.Sơ đồ phân vùng hệ số thấm tầng chứa nƣớc Holocen (lớp 1) vùng LVS Lũy và phụ cận.........................................................................................81 Hình 3.26.Sơ đồ phân vùng hệ số thấm tầng chứa nƣớc Holocen (lớp 2) vùng LVS Lũy và phụ cận.........................................................................................81 Hình 3.27.Phân vùng hệ số nhả nƣớc của trầm tích Holocen (lớp 1) vùng LVS Lũy và phụ cận................................................................................................82 Hình 3.28.Sơ đồ phân vùng hệ số nhả nƣớc trầm tích Pleistocen (lớp 2) vùng LVS Lũy và phụ cận.........................................................................................82 Hình 3.29.Sơ đồ giếng khai thác vùng LVS Lũy và phụ cận ...................................83 Hình 3.30.Sơ đồ điều kiện biên vùng LVS Lũy và phụ cận.....................................83 Hình 3.31.Đồ thị biểu diễn tính toán sai số của mô hình thời điểm 12/2013 vùng LVS Lũy và phụ cận................................................................................84 Hình 3.32. Đồ thị dao động mực nƣớc tính toán và quan trắc thực tế vùng LVS Lũy và phụ cận................................................................................................84 Hình 3.33.Thành phần tham gia vào trữ lƣợng thời điểm tháng 6/2035 vùng LVS Lũy và phụ cận.........................................................................................85 Hình 3.34. Thành phần tham gia vào trữ lƣợng thời điểm tháng 12/2035 vùng LVS Lũy và phụ cận.........................................................................................85 Hình 3.35.Sơ đồ giới hạn LVS Cái Phan Thiết - Cà Ty sử dụng để đánh giá TLNDĐ bằng mô hình.............................................................................86 Hình 3.36.Sơ đồ phân vùng bổ cập NDĐ vùng LVS Cái Phan Thiết - Cà Ty.........87 Hình 3.37.Sơ đồ phân vùng bốc hơi NDĐ vùng LVS Cái Phan Thiết - Cà Ty........88 Hình 3.38.Sơ đồ phân vùng hệ số thấm tầng chứa nƣớc Holocen (lớp 1) vùng LVS Cái Phan Thiết - Cà Ty............................................................................89
  • 10. vii Hình 3.39.Sơ đồ phân vùng hệ số thấm tầng chứa nƣớc Pleistocen (lớp 2) vùng LVS Cái Phan Thiết - Cà Ty ...................................................................90 Hình 3.40.Sơ đồ phân vùng hệ số nhả nƣớc tầng chứa nƣớc Holocen (lớp 1) vùng LVS Cái Phan Thiết - Cà Ty ...................................................................90 Hình 3.41.Sơ đồ phân vùng hệ số nhả nƣớc tầng chứa nƣớc Pleistocen (lớp 2) vùng LVS Cái Phan Thiết - Cà Ty ...................................................................90 Hình 3.42.Sơ đồ vị trí GK khai thác NDĐ vùng LVS Cái Phan Thiết – Cà Ty.......91 Hình 3.43.Sơ đồ điều kiện biên vùng LVS Cái Phan Thiết - Cà Ty ........................91 Hình 3.44.Đồ thị biểu diễn tính toán sai số của mô hình thời điểm 12/2013 vùng LVS Cái Phan Thiết - Cà Ty ...................................................................92 Hình 3.45.Đồ thị dao động MN tính toán và quan trắc thực tế vùng LVS Cái Phan Thiết - Cà Ty............................................................................................92 Hình 3.46.Thành phần tham gia vào trữ lƣợng thời điểm tháng 6/2035 vùng LVS Cái Phan Thiết - Cà Ty............................................................................93 Hình 3.47. Thành phần tham gia vào trữ lƣợng thời điểm tháng 12/2035 vùng LVS Cái Phan Thiết - Cà Ty............................................................................93 Hình 3.48.Sơ đồ giới hạn vùng LVS Phan - sông Dinh sử dụng đánh giá TLNDĐ bằng mô hình............................................................................................94 Hình 3.49.Sơ đồ phân vùng bổ cập nƣớc mƣa cho NDĐ vùng LVS Phan - Dinh ...95 Hình 3.50.Sơ đồ phân vùng bốc hơi NDĐ vùng LVS Phan - sông Dinh .................96 Hình 3.51.Sơ đồ phân vùng hệ số thấm tầng chứa nƣớc Holocen (lớp 1) vùng LVS Phan - Dinh ..............................................................................................97 Hình 3.52.Sơ đồ phân vùng hệ số thấm tầng chứa nƣớc Pleistocen (lớp 2) vùng LVS Phan - Dinh......................................................................................97 Hình 3.53.Sơ đồ phân vùng hệ số nhả nƣớc của TCN Holocen (lớp 1) vùng LVS Phan - Dinh ..............................................................................................98 Hình 3.54.Sơ đồ phân vùng hệ số nhả nƣớc của TCN Pleistocen (lớp 2) vùng LVS Phan - Dinh ..............................................................................................98 Hình 3.55.Sơ đồ vị trí GK khai thác NDĐ vùng LVS Phan - Dinh .........................98
  • 11. viii Hình 3.56.Sơ đồ điều kiện biên của vùng LVS Phan - Dinh....................................99 Hình 3.57.Đồ thị biểu diễn tính toán sai số của mô hình thời điểm 12/2013 vùng LVS Phan - Dinh .....................................................................................99 Hình 3.58.Đồ thị dao động MN tính toán và quan trắc thực tế tại giếng quan vùng LVS Phan - Dinh .....................................................................................99 Hình 3.59.Thành phần tham gia vào trữ lƣợng thời điểm tháng 6/2035 vùng LVS Phan - Dinh............................................................................................100 Hình 3.60. Thành phần tham gia vào trữ lƣợng thời điểm tháng 12/2035 vùng LVS Phan - Dinh............................................................................................100 Hình 4.1. Sơ đồ phân vùng mô đun dòng ngầm vùng LVS Cái Phan Rang và phụ cận.104 Hình 4.2. Sơ đồ phân vùng mô đun dòng ngầm vùng LVS Lũy và phụ cận.........106 Hình 4.3. Sơ đồ phân vùng mô đun dòng ngầm vùng LVS Cái Phan Thiết - Cà Ty..108 Hình 4.4. Sơ đồ phân vùng mô đun dòng ngầm vùng LVS Phan - Dinh ..............110 Hình 5.1. Cấu tạo tƣờng chắn nông để giảm lƣợng nƣớc thoát ra biển.................119 Hình 5.2. Cấu tạo tƣờng chắn sâu để giảm lƣợng nƣớc thoát ra biển ...................119 Hình 5.3. Tuyến tƣờng chắn, giảm lƣợng nƣớc thoát ra biển trên vùng LVS Cái Phan Rang và phụ cận............................................................................119 Hình 5.4. Tuyến tƣờng chắn, giảm lƣợng nƣớc thoát ra biển trên vùng LVS Lũy đến LVS sông Phan - Dinh....................................................................120
  • 12. ix Danh mục các bảng số liệu Bảng 2.1. Biến động mực NDĐ của tầng chứa nƣớc qh năm 2010 và cao độ địa hình trong LVS Cái Phan Rang ...............................................................25 Bảng 2.2. Lƣợng bốc hơi TB tháng và độ sâu mực NDĐ tại LVS Cái Phan Rang và phụ cận.....................................................................................................26 Bảng 2.3. Lƣợng bốc hơi TB tháng và độ sâu NDĐ tại LVS Lũy và phụ cận ........27 Bảng 2.4. Lƣợng bốc hơi TB tháng và độ sâu mực NDĐ tại LVS Cái Phan Thiết - Sông Cà Ty ..............................................................................................28 Bảng 2.5. Lƣợng mƣa TB tháng và độ sâu mực NDĐ tại LVS Cái Phan Rang và phụ cận.....................................................................................................30 Bảng 2.6. Lƣợng mƣa TB tháng và độ sâu mực NDĐ tại LVS Lũy và phụ cận .....31 Bảng 2.7. Lƣợng mƣa và độ sâu mực NDĐ tại LVS Cái Phan Thiết - Cà Ty.........31 Bảng 2.8. Mực nƣớc sông trung bình tháng và mực nƣớc tại giếng quan trắc, LVS Cái Phan Rang và phụ cận.......................................................................33 Bảng 2.9. Mực nƣớc sông TB tháng và mực NDĐ tại LVS Lũy và phụ cận ..........34 Bảng 3.1. Tổng hợp cao độ MN thực đo tại sân cân bằng Phƣớc Thuận ................59 Bảng 3.2. Tổng hợp cao độ MN thực đo tại sân cân bằng Tấn Tài .........................59 Bảng 3.3. Tổng hợp cao độ MN nội suy tại sân cân bằng Phƣớc Thuận.................60 Bảng 3.4. Tổng hợp cao độ MN nội suy tại sân cân bằng Tấn Tài..........................60 Bảng 3.5. Tổng hợp bƣớc thời gian phục vụ tính toán tại sân cân bằng Phƣớc Thuận....61 Bảng 3.6. Tổng hợp bƣớc thời gian phục vụ tính toán tại sân cân bằng Tấn Tài ........61 Bảng 3.7. Tổng hợp khoảng cách các giếng quan trắc tại sân cân bằng Phƣớc Thuận, Tấn Tài.........................................................................................62 Bảng 3.8. Tổng hợp MN và bề dày tầng chứa nƣớc trong các giếng quan trắc thuộc sân cân bằng Phƣớc Thuận ......................................................................62 Bảng 3.9. Tổng hợp MN và bề dày tầng chứa nƣớc trong các giếng quan trắc thuộc sân cân bằng Tấn Tài ...............................................................................62 Bảng 3.10.Tổng hợp lƣợng cung cấp của nƣớc mƣa từ tháng 11/2012 đến tháng 10/2013 tại sân cân bằng Phƣớc Thuận...................................................63
  • 13. x Bảng 3.11.Tổng hợp lƣợng cung cấp thấm của nƣớc mƣa từ tháng 11/2012 đến tháng 10/2013 tại sân cân bằng Tấn Tài..................................................63 Bảng 3.12.Kết quả tính lƣợng cung cấp thấm, hệ số thấm đất đá bề mặt.................67 Bảng 3.13.Lƣợng mƣa TB tháng, giai đoạn từ 2003-2013.......................................69 Bảng 3.14.Giá trị bổ cập của nƣớc mƣa vào mô hình...............................................69 Bảng 3.15.Lƣợng bốc hơi TB tháng thời kỳ 2003-2013 trạm Phan Rang................69 Bảng 3.16.Giá trị bốc hơi vào mô hình LVS Cái Phan Rang và phụ cận.................70 Bảng 3.17.Hiện trạng khai thác NDĐ trong các tầng chứa nƣớc bở rời vùng LVS Cái Phan Rang và phụ cận.......................................................................73 Bảng 3.18.Tổng hợp trữ lƣợng khai thác tiềm năng và trữ lƣợng khai thác dự báo vùng LVS Cái Phan Rang và phụ cận .....................................................76 Bảng 3.19.Lƣợng mƣa TB tháng thời kỳ 2003–2013 trạm khí tƣợng sông Mao .....78 Bảng 3.20.Giá trị bổ cập của nƣớc mƣa vào mô hình...............................................79 Bảng 3.21.Lƣợng bốc hơi TB tháng giai đoạn 2003-2013 trạm Phan Thiết ............79 Bảng 3.22.Giá trị bốc hơi vào mô hình LVS Lũy và phụ cận...................................80 Bảng 3.23.Hệ số thấm của đất đá các tầng chứa nƣớc LVS Lũy và phụ cận ...........81 Bảng 3.24.Hiện trạng khai thác NDĐ trong các tầng chứa nƣớc bở rời...................83 Bảng 3.25.Tổng hợp trữ lƣợng khai thác tiềm năng và trữ lƣợng khai thác dự báo vùng LVS Lũy và phụ cận.......................................................................85 Bảng 3.26.Lƣợng mƣa TB tháng thời kỳ 2003-2013 trạm khí tƣợng Phan Thiết ....87 Bảng 3.27.Giá trị bổ cập của nƣớc mƣa vào mô hình...............................................87 Bảng 3.28.Lƣợng bốc hơi TB tháng thời kỳ 2003-2013 trạm Phan Thiết................88 Bảng 3.29.Giá trị bốc hơi vào mô hình LVS Cái Phan Thiết - Cà Ty......................88 Bảng 3.30.Hệ số thấm tầng chứa nƣớc Pleistocen LVS Cái Phan Thiết - Cà Ty.....89 Bảng 3.31.Hiện trạng khai thác NDĐ trong các tầng chứa nƣớc bở rời...................91 Bảng 3.32.Tổng hợp trữ lƣợng khai thác tiềm năng và trữ lƣợng khai thác dự báo vùng LVS Cái Phan Thiết - Cà Ty ..........................................................93 Bảng 3.33.Lƣợng mƣa TB tháng thời kỳ 2003-2013 trạm khí tƣợng Phan Thiết ....95 Bảng 3.34.Giá trị bổ cập của nƣớc mƣa vào mô hình...............................................95
  • 14. xi Bảng 3.35.Lƣợng bốc hơi TB tháng thời kỳ 2003-2013 trạm Phan Thiết................96 Bảng 3.36.Giá trị bốc hơi vào mô hình vùng LVS Phan - Dinh...............................97 Bảng 3.37.Tổng hợp trữ lƣợng khai thác tiềm năng và trữ lƣợng khai thác dự báo vùng LVS Phan – Dinh..........................................................................100 Bảng 4.1. Các thành phần tham gia trữ lƣợng khai thác tiềm năng NDĐ trên LVS Cái Phan Rang và phụ cận.....................................................................104 Bảng 4.2. Các thành phần tham gia TLKTTN NDĐ trên LVS Lũy và phụ cận.........106 Bảng 4.3. Các thành phần tham gia TLKTTN NDĐ trên LVS Cái Phan Thiết - Cà Ty...........................................................................................................107
  • 15. xii NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ĐCCT Địa chất công trình ĐCTV Địa chất thủy văn GHB General head boundary (biên tổng hợp) KT Khai thác LVS Lƣu vực sông LK Lỗ khoan MĐC Mỏ địa chất MN Mực nƣớc NDĐ Nƣớc dƣới đất PGS Phó Giáo sƣ PR-TC Phan Rang-Tháp Chàm QĐ Quyết định QT Quan trắc SCB Sân cân bằng TB Trung bình TCN Tầng chứa nƣớc TLNDĐ Trữ lƣợng nƣớc dƣới đất TLTN Trữ lƣợng tiềm năng TS Tiến sỹ TTg Thủ tƣớng
  • 16. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Nƣớc là yếu tố thiết yếu của cuộc sống và chúng ta thƣờng nhầm tƣởng xung quanh ta rất nhiều nƣớc, nhƣng thực tế có 97,5% lƣợng nƣớc trên thế giới là nƣớc mặn và chúng hầu hết đƣợc chứa ở đại dƣơng, chỉ có 2,5% lƣợng nƣớc trên thế giới là nƣớc ngọt, trong đó: 70% là nằm trong tuyết và núi băng; 29,7% là NDĐ, chỉ 0,3% lƣợng nƣớc ngọt đƣợc chứa trong các hệ thống sông, hồ chứa và nguồn nƣớc đã bị suy giảm, ô nhiễm ở nhiều nơi trên thế giới. Theo tài liệu trình bày tại Ngày nƣớc thế giới tháng 3 năm 2012 ở Marceille, Cộng hòa Pháp: "Mỗi phút có 7 ngƣời chết vì nƣớc bẩn". Nhƣ vậy, dƣới góc độ toàn cầu, thấy rằng nguồn nƣớc ngọt là không phong phú, cần phải đƣợc bảo vệ và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả. Bên cạnh đó, tranh chấp nguồn nƣớc cũng xảy ra ở nhiều nơi nhƣ: ở Trung Đông, vùng đất khô cằn, ít sông, suối và các quốc gia khan hiếm nƣớc (dƣới 1000 m3 /năm cho một ngƣời dân) đang ngày càng tăng ở vùng lƣu vực sông (LVS) Tigris và Euphrates bắt nguồn trên đất Thổ Nhĩ Kỳ chảy qua Syria rồi hợp lại với nhau ở Iraq và chảy ra biển. Năm 1990, khi Thổ Nhĩ Kỳ ngăn dòng Euphrates để lấy nƣớc đổ vào hồ chứa đập Ataturk thì chiến tranh giữa Thổ Nhĩ Kỳ và hai nƣớc vùng hạ lƣu gần nhƣ bùng nổ; ở khu vực Châu Á, tranh chấp nguồn nƣớc cũng xảy ra nhiều nơi, sông Mê Kông bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua các nƣớc Mianma, Lào, Campuchia, Việt Nam, tranh chấp nguồn nƣớc cũng xảy ra khi Lào xây dựng thủy điện Xiabury, Thái Lan xây dựng công trình chuyển nƣớc ở Campuchia... Ở trong nƣớc, xảy ra cạnh tranh, tranh chấp nguồn nƣớc trên LVS Vu Gia – Thu Bồn, sông Sê San và có nhiều công trình chuyển nƣớc nhằm chia sẻ nguồn nƣớc ở nơi nhiều nƣớc cho nơi ít nƣớc nhƣ ở LVS Đồng Nai chuyển nƣớc sang LVS Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận. Tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận nằm ở vùng Cực Nam Trung bộ, là vùng đặc biệt khan hiếm về nguồn nƣớc và đƣợc xếp vào vùng sa mạc hóa theo Quyết
  • 17. 2 định số 204/2006/QĐ-TTg ngày 02/9/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ. Vùng nghiên cứu đƣợc thực hiện ở khu vực tồn tại các đất đá bở rời thuộc 4 LVS chính ven biển tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận, gồm: LVS Cái Phan Rang và phụ cận; LVS Lũy và phụ cận; LVS Cái Phan Thiết-sông Cà Ty; LVS Phan-sông Dinh. Vùng nghiên cứu có diện tích khoảng 4,2 nghìn km2 . Nếu tính lƣợng sinh thủy hàng năm do mƣa trong vùng khoảng 4,8 tỷ m3 . Về nguồn nƣớc dƣới đất (NDĐ) trong vùng nghiên cứu tồn tại chủ yếu trong tầng chứa nƣớc trầm tích Đệ tứ không phân chia, Holocen, Pleistocen. Mặc dù, có hệ thống sông tƣơng đối dày và có các tầng chứa nƣớc, nhƣng vùng nghiên cứu thƣờng xuyên thiếu nƣớc vào mùa khô. Hiện tƣợng này có thể do các nguyên nhân: đặc điểm tầng, phức hệ chứa nƣớc; dễ tiếp nhận nƣớc thấm từ bề mặt và dễ thoát nƣớc ra sông ra biển; tiếp nhận nƣớc mƣa ngấm không nhiều do tầng chứa mỏng chỉ trữ đƣợc ít nƣớc; hoặc lớp đất mặt thấm nƣớc yếu nên hình thành dòng chảy mặt lớn và thoát ra biển nhanh do địa hình dốc. Do đó, luận án “Nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lƣợng nƣớc dƣới đất lƣu vực sông ven biển tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận” là cần thiết để tìm lời giải cho các vấn đề nêu trên. 2. Mục đích và nội dung nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: Xác định đƣợc đặc điểm hình thành trữ lƣợng NDĐ tại các LVS ven biển tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận, từ đó đề xuất các giải pháp khai thác sử dụng và bảo vệ hợp lý nguồn tài nguyên nƣớc phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội của lƣu vực. Nội dung nghiên cứu: Để thực hiện đƣợc mục đích nghiên cứu nêu trên, nội dung nghiên cứu của luận án đƣợc xác định nhƣ sau: Nghiên cứu các tài liệu hiện có về đặc điểm tự nhiên, đặc điểm địa chất thủy văn (ĐCTV) để xác định hƣớng nghiên cứu và các thí nghiệm bổ sung ở thực địa để đảm bảo mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu đặc điểm ĐCTV và ảnh hƣởng của các nhân tố đến sự hình
  • 18. 3 thành trữ lƣợng NDĐ trên 4 vùng LVS: Cái Phan Rang và phụ cận, Lũy và phụ cận, Cái Phan Thiết- sông Cà Ty, Phan - sông Dinh thuộc vùng nghiên cứu. Nghiên cứu đánh giá các thành phần tham gia hình thành trữ lƣợng NDĐ. Nghiên cứu xây dựng phƣơng án khai thác, sử dụng và bảo vệ hợp lý nguồn NDĐ vùng nghiên cứu. Với các nội dung nghiên cứu nêu trên, luận án đã thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu sau: - Thu thập và nghiên cứu tài liệu về sự hình thành trữ lƣợng NDĐ trên thế giới và ở Việt Nam. - Thu thập, hệ thống hóa các kết quả nghiên cứu trong vùng nghiên cứu. - Phân tích, lựa chọn phƣơng pháp nghiên cứu. - Nghiên cứu thực địa bổ sung để có số liệu thực hiện mục đích nghiên cứu, gồm: khảo sát xác định vị trí công trình nghiên cứu thực địa; đổ nƣớc thí nghiệm thấm lớp đất đá bề mặt; đo địa vật lý; khoan giếng quan trắc; trắc địa; quan trắc mực NDĐ; khảo sát chất lƣợng nƣớc, hiện trạng khai thác NDĐ. - Tổng hợp, phân tích, đánh giá và tính toán kết quả nghiên cứu của luận án. - Hội thảo, tham vấn ý kiến chuyên gia để hoàn thiện kết quả nghiên cứu. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: trữ lƣợng NDĐ trong các thành tạo đất đá bở rời có khả năng chứa nƣớc. Phạm vi nghiên cứu: các thành tạo đất đá bở rời thuộc 4 vùng LVS chính ven biển thuộc địa bàn tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận, gồm: LVS Cái Phan Rang và phụ cận, Lũy và phụ cận, Cái Phan Thiết- sông Cà Ty, Phan - sông Dinh. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Các phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu đƣợc sử dụng, gồm: Phƣơng pháp thu thập xử lý và tổng hợp tài liệu: sử dụng xuyên suốt trong quá trình thực hiện luận án, bao gồm việc thu thập các tài liệu trong và ngoài nƣớc
  • 19. 4 hiện có liên quan đến trữ lƣợng khai thác NDĐ, các phần mềm về mô hình của lĩnh vực ĐCTV đã và đang đƣợc áp dụng trên thế giới, các tƣ liệu khí tƣợng, thủy văn, địa chất, ĐCTV, môi trƣờng, hiện trạng khai thác và nhu cầu sử dụng nƣớc tại vùng nghiên cứu. Phƣơng pháp nghiên cứu thực địa: điều tra, phỏng vấn, thí nghiệm phân tích chất lƣợng nƣớc tại hiện trƣờng; thăm dò địa vật lý xác định địa tầng bổ sung một số tuyến nghiên cứu; khoan lắp đặt giếng quan trắc; bơm nƣớc thí nghiệm để xác định thông số ĐCTV tại giếng quan trắc; quan trắc tự động mực nƣớc (MN) tại giếng khoan. Phƣơng pháp phân tích thống kê: sử dụng phân tích các số liệu, phân tích các quan hệ để tìm mối quan hệ giữa mực NDĐ và lƣợng mƣa, mực NDĐ và lƣợng bốc hơi; quan hệ giữa cấu trúc chứa nƣớc và khả năng khai thác. Phƣơng pháp tƣơng tự ĐCTV: đƣợc sử dụng để xác định mối quan hệ giữa lƣợng cung cấp của nƣớc mƣa cho NDĐ và hệ số thấm của lớp đất đá bề mặt cho các vùng nghiên cứu. Phƣơng pháp GIS: đã áp dụng để xây dựng các bản đồ ĐCTV bồn chứa nƣớc, sơ đồ phân vùng cung cấp của nƣớc mƣa cho NDĐ, sơ đồ phân vùng hệ số thấm, hệ số nhả nƣớc,... của vùng nghiên cứu. Phƣơng pháp mô hình: tác giả đã sử dụng mô hình Modflow để mô hình hóa các tầng chứa nƣớc trong các vùng nghiên cứu (vùng LVS Cái Phan Rang và phụ cân, vùng LVS Lũy và phụ cận, vùng LVS Cái Phan Thiết - Cà Ty và vùng LVS Phan - Dinh) và tính toán trữ lƣợng tiềm năng, dự báo trữ lƣợng khai thác. Các phƣơng pháp đánh giá trữ lƣợng NDĐ: trong luận án này tác giả đã sử dụng phƣơng pháp thủy động lực để tính lƣợng cung cấp của nƣớc mƣa cho NDĐ. Phƣơng pháp chuyên gia: trong quá trình làm luận án tác giả đã tổ chức 02 lần hội thảo xin ý kiến các chuyên gia về đặc điểm cấu trúc ĐCTV trong vùng nghiên cứu, về nguồn hình thành trữ lƣợng NDĐ trong vùng nghiên cứu, về luận điểm của luận án, về bố cục của luận án,....
  • 20. 5 5. Cơ sở tài liệu Kết quả nghiên cứu của luận án đƣợc thực hiện trên cơ sở các kết quả hiện có về phƣơng pháp đánh giá sự hình thành trữ lƣợng NDĐ trên thế giới và ở Việt Nam; tài liệu điều tra ĐCTV khu vực, kết quả tìm kiếm thăm dò NDĐ, số liệu khí tƣợng thủy văn, địa hình, kinh tế - xã hội trong vùng nghiên cứu và trên cơ sở kết quả nghiên cứu của tác giả tại hiện trƣờng, gồm: - Kết quả đo sâu đối xứng ở 520 điểm trong vùng đất đá bở rời thuộc LVS Cái Phan Rang. - Kết quả đổ nƣớc thí nghiệm tại 92 điểm để xác định hệ số thấm bề mặt. - Kết quả khoan, thí nghiệm ĐCTV tại 26 lỗ khoan, phân chia thành 4 chùm thí nghiệm, 2 tuyến lỗ khoan, 2 sân cân bằng vùng LVS Cái Phan Rang và 16 lỗ khoan đơn, nghiên cứu tầng chứa nƣớc Pleistocen và Holocen. - Kết quả quan trắc mực nƣớc tại 26 giếng quan trắc trong thời gian 01 năm thủy văn để tính toán lƣợng cung cấp thấm và để chỉnh lý mô hình đánh giá. - Kết quả đo trắc địa 26 giếng khoan quan trắc, kết quả khảo sát địa tầng tại 25 điểm, đo đạc mực nƣớc tại 70 giếng khoan khai thác hiện có, kết quả khảo sát tổng khoáng hóa tại 140 giếng khoan hiện có trong vùng nghiên cứu. 6. Các luận điểm bảo vệ Kết quả nghiên cứu của luận án đã chứng minh đƣợc 2 luận điểm sau: Luận điểm 1: NDĐ trong vùng nghiên cứu đƣợc hình thành chủ yếu từ sự cung cấp của nƣớc mƣa chiếm 42,3%, nƣớc sông 34,9%, dòng chảy từ bên sƣờn 2,6% và hao hụt trữ lƣợng tĩnh 20,3%. Sự hình thành này chịu ảnh hƣởng lớn của các yếu tố địa hình, bề mặt đá gốc, mƣa, bốc hơi. Luận điểm 2: trữ lƣợng khai thác tiềm năng NDĐ LVS ven biển tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận 844.192m3 /ngày, tập trung chủ yếu trong trầm tích bở rời tuổi Đệ tứ, ở các cồn cát ven biển NDĐ có trữ lƣợng lớn hơn nhiều so với vùng rìa. Trữ lƣợng khai thác dự báo trong vùng nghiên cứu 229.783m3 /ngày, trong đó nhỏ nhất ở LVS Cái Phan Rang và phụ cận 27.669m3 /ngày, lớn nhất ở LVS Lũy và phụ cận 81.349m3 /ngày.
  • 21. 6 7. Điểm mới của luận án - Vận dụng các kiến thức lý thuyết xây dựng sân cân bằng áp dụng thực nghiệm ngoài hiện trƣờng, kết hợp với kết quả quan trắc liên tục trong thời gian 01 năm, tác giả đã tính toán đƣợc lƣợng bổ cập của nƣớc mƣa cho NDĐ trên LVS ven biển tỉnh Ninh Thuận. - Thông qua các lời giải bài toán thuận, nghịch trên mô hình Modflow kết hợp kết quả tính toán lƣợng bổ cập của nƣớc mƣa cho NDĐ ở sân cân bằng, tác giả đã xác định đƣợc các thành phần hình thành trữ lƣợng khai thác tiềm năng, trữ lƣợng khai thác dự báo NDĐ vùng nghiên cứu. Kết quả này có ý nghĩa lớn trong việc định hƣớng quản lý khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên NDĐ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phƣơng trong trong vùng nghiên cứu. 8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Ý nghĩa khoa học: Bằng phƣơng pháp phân tích, thống kê đã xác định đƣợc địa hình bề mặt đá gốc vùng nghiên cứu có ảnh hƣởng đến khả năng trữ, thoát nƣớc trong tầng chứa nƣớc bở rời nằm trên đá gốc. Dùng lý thuyết cân bằng nƣớc kết hợp kết quả quan trắc và khảo sát thực nghiệm đã tính toán lƣợng bổ cập của nƣớc mƣa cho NDĐ ở LVS ven biển tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận. Sử dụng mô hình số để xác định các nguồn hình thành trữ lƣợng NDĐ trên cơ sở số liệu đầu vào là kết quả khảo sát đo đạc thực tế. Kết quả đã xác định đƣợc các nguồn hình thành NDĐ làm cơ sở khoa học cho những nghiên cứu về NDĐ vùng ven biển tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận. Ý nghĩa thực tiễn: Từ việc xác định các nguồn hình thành trữ lƣợng NDĐ làm cơ sở định hƣớng các phƣơng án khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên NDĐ ở vùng ven biển. Các giải pháp đề ra có thể ứng dụng vào thực tiễn nhằm khai thác sử dụng hợp lý NDĐ, giảm thiểu sự thất thoát cũng nhƣ nguy cơ cạn kiệt, ô nhiễm, xâm nhập mặn vùng nghiên cứu.
  • 22. 7 9. Cấu trúc luận án Luận án đƣợc bố cục gồm: Mở đầu Chƣơng 1: Tổng quan nghiên cứu về sự hình thành trữ lƣợng NDĐ. Chƣơng 2: Những nhân tố ảnh hƣởng đến sự hình thành trữ lƣợng NDĐ vùng nghiên cứu. Chƣơng 3: Đánh giá trữ lƣợng NDĐ vùng nghiên cứu. Chƣơng 4: Đặc điểm hình thành trữ lƣợng NDĐ vùng nghiên cứu. Chƣơng 5: Đề xuất phƣơng án khai thác, sử dụng hợp lý nguồn NDĐ vùng nghiên cứu. Kết luận và kiến nghị Kèm theo luận án có các bản vẽ: - Sơ đồ ĐCTV vùng trầm tích bở rời LVS Cái Phan Rang và phụ cận, tỷ lệ 1:250.000; - Sơ đồ ĐCTV vùng trầm tích bở rời LVS Lũy và phụ cận, tỷ lệ 1:250.000; - Sơ đồ ĐCTV vùng trầm tích bở rời LVS Cái Phan Thiết - Cà Ty, tỷ lệ 1:200.000; - Sơ đồ ĐCTV vùng trầm tích bở rời LVS Phan - sông Dinh, tỷ lệ 1:250.000. 10. Lời cảm ơn Luận án đƣợc thực hiện dƣới sự hỗ trợ của Cục Quản lý tài nguyên nƣớc, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, hỗ trợ của Đề tài độc lập cấp Bộ “Nghiên cứu mối quan hệ giữa các tầng, phức hệ chứa nước với tiềm năng tài nguyên nước và đề xuất giải pháp trữ nước và bổ sung nhân tạo NDĐ. Thí điểm áp dụng cho LVS Cái (Kinh Dinh) tỉnh Ninh Thuận”, sự hỗ trợ của Bộ môn Địa chất Thủy văn, Khoa Địa chất, Phòng Sau Đại học, Trƣờng Đại học Mỏ- Địa chất, tác giả chân thành cám ơn sự hỗ trợ quí báu đó. Với lòng kính trọng sâu sắc, tác giả đặc biệt cám ơn PGS.TS. Nguyễn Văn
  • 23. 8 Lâm và TS. Hoàng Văn Hƣng là những ngƣời đã hƣớng dẫn và tạo điều kiện cho tác giả nghiên cứu xây dựng các nội dung nghiên cứu để chứng minh các luận điểm khoa học và PGS.TS Đoàn Văn Cánh, PGS.TS Phạm Quí Nhân là những ngƣời đã giới thiệu dự tuyển cho tác giả và có những đóng góp quý báu cho luận án, tác giả chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Hội Địa chất Thủy văn Việt Nam, các chuyên gia, đồng nghiệp và sự chia sẻ của gia đình để tác giả hoàn thành luận án này.
  • 24. 9 Chƣơng 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ SỰ HÌNH THÀNH TRỮ LƢỢNG NƢỚC DƢỚI ĐẤT Xuất phát từ nguồn gốc hình thành NDĐ đƣợc nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới nghiên cứu và đƣa ra các giả thuyết chủ yếu [47]: 1) thuyết ngưng tụ, 2) thuyết trầm tích, 3) thuyết nguyên sinh, 4) thuyết ngấm, 5) thuyết chôn vùi. NDĐ vận động trong môi trƣờng lỗ hổng và nứt nẻ, chịu sự tác động của những nhân tố bên trong và bên ngoài, do vậy luôn có sự biến động. Để nghiên cứu và đánh giá NDĐ ngƣời ta thƣờng đánh giá trữ lƣợng và chất lƣợng nƣớc. Về trữ lƣợng đƣợc đánh giá thông qua trữ lƣợng tĩnh và trữ lƣợng động. Các công trình đó phải kể đến các tác tả: A. Thiem (1885-1906), Ch.S.Slichter (1903), M.J.Bussinesq (1904), T.Richert (1911), Krasnopolxki (1912), AF.Zamarin (1928), G.M.kamenxki (1935), N.E.Jukovxki (1889), O.Smơreker (1914), A.K.Boldurev (1926), A.F.Lebedev (1901 – 1930), N.N.Pavlovxki, L.X.Leibenzon, N.K.Girinxki, V.N.Selkatsev, Darcy (1856) và J.Dupuit (1865) nghiên cứu phát triển và đƣa ra các phƣơng pháp tính toán cụ thể đối với hai thành phần chính của trữ lƣợng NDĐ là trữ lƣợng tĩnh và trữ lƣợng động. 1.1. Các phƣơng pháp cơ bản về nghiên cứu sự hình thành trữ lƣợng nƣớc dƣới đất Thuật ngữ quá trình hình thành "tài nguyên tự nhiên" đƣợc sử dụng để mô tả quá trình thấm của nƣớc từ bề mặt, từ các tầng chứa nƣớc trên xuống tầng chứa nƣớc nằm dƣới ảnh hƣởng của trọng lực, áp lực thông qua một môi trƣờng xốp của tầng chứa nƣớc, lớp thấm nƣớc yếu hoặc thoát vào môi trƣờng không khí, vào dòng mặt và vào đới thông khí hoặc thoát do khai thác [57]. Khái niệm “trữ lƣợng” và “tài nguyên tự nhiên” NDĐ đƣợc sử dụng trong các tài liệu đánh giá NDĐ ở Nga, các nƣớc thuộc Liên Xô cũ, Hoa Kỳ và một số quốc gia ở Trung và Đông Âu. Có một số cách biểu thị số lƣợng NDĐ, nhƣng hầu hết các nhà nghiên cứu đều chung quan điểm là có khái niệm “trữ lƣợng” và “tài nguyên tự nhiên” NDĐ. Savarensky Viện hàn lâm và khoa học của Liên Xô đã chứng minh đƣợc rằng “tài nguyên tự
  • 25. 10 nhiên” NDĐ không duy trì ổn định “trữ lƣợng” nhƣ các khoáng sản khác, “tài nguyên tự nhiên” ở đây đƣợc gọi là “trữ lƣợng động” [49]. Khi đánh giá trữ lƣợng phải nghiên cứu mối quan hệ qua lại của NDĐ và nƣớc mặt, nƣớc mƣa và các tầng chứa nƣớc khác với các yếu tố tác động đến trữ lƣợng. Hiện nay, trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về sự hình thành trữ lƣợng NDĐ và để xác định các nguồn hình thành trữ lƣợng các tác giả đã đƣa ra các khái niệm cũng nhƣ phƣơng pháp xác định các thành phần tham gia trữ lƣợng NDĐ. Cụ thể nhƣ sau: 1.1.1. Trữ lượng khai thác tiềm năng Trong điều tra địa chất thủy văn, dƣới góc độ tài nguyên ngƣời ta quan tâm nhất là lƣợng nƣớc lấy đi đảm bảo an toàn, để biểu thị lƣợng này ngƣời ta dùng khái niệm “trữ lƣợng khai thác tiềm năng”. Quan hệ giữa “trữ lƣợng khai thác tiềm năng” với các thành phần hình thành đƣợc thể hiện trong phƣơng trình (1.1) sau [39]: Qtng = Qđ +Qt + Qct (1.1) Trong đó: Qtng: trữ lƣợng khai thác tiềm năng (m3 /ngày). Qđ: trữ lƣợng động (m3 /ngày). Qct: trữ lƣợng nƣớc cuốn theo (m3 /ngày). Qt: trữ lƣợng tĩnh (m3 /ngày). Khi đánh xác định trữ lƣợng khai thác tiềm năng của khu vực, đại lƣợng Qct chƣa thể xác định, trữ lƣợng khai thác tiềm năng của khu vực đƣợc xác định theo phƣơng trình (1.2). Qtng = Qđ +Qt (1.2) Khi đánh xác định trữ lƣợng khai thác của công trình cụ thể ngƣời ta dùng khái niệm “trữ lƣợng khai thác”. Trữ lƣợng khai thác tiềm năng đƣợc xác định thông qua việc xác định các thành phần tham gia hình thành. Khi sử dụng phƣơng pháp mô hình, trữ lƣợng khai
  • 26. 11 thác tiềm năng đƣợc đánh giá theo phƣơng trình (1.3) sau [41]: Qtng = QW + QSS + QBS + QTX + Qt (1.3) Trong đó: QW: trữ lƣợng do cung cấp thấm của nƣớc mƣa (m3 /ngày). QSS: trữ lƣợng do cung cấp của sông, suối; (m3 /ngày). QBS: trữ lƣợng do cung cấp của dòng bên sƣờn (m3 /ngày). QTX: trữ lƣợng do thấm xuyên từ các tầng chứa nƣớc khác (m3 /ngày). Qt: trữ lƣợng tĩnh (m3 /ngày). 1.1.2. Trữ lượng khai thác dự báo Trữ lƣợng khai thác dự báo ở vùng cụ thể đƣợc tính toán theo mạng công trình dự kiến. Ở những vùng lớn, trữ lƣợng khai thác dự báo đƣợc tính trên cơ sở sơ đồ hóa công trình khai thác trên mạng ô lƣới. Bản chất của sơ đồ hóa đó là, ngƣời ta bố trí công trình khai thác ở trung tâm ô vuông và tính toán trữ lƣợng khai thác của công trình đó với điều kiện trị số mực nƣớc hạ thấp ở trung tâm ô nhỏ hơn hoặc bằng trị số hạ thấp mực nƣớc cho phép, còn mực nƣớc ở biên các công trình không bị hạ thấp. Để tính toán trữ lƣợng khai thác dự báo cần có đủ thông số ĐCTV của các đơn vị chứa nƣớc trong vùng nghiên cứu. Trữ lƣợng khai thác dự báo đƣợc tính theo phƣơng trình (1.4 và 1.5) sau [39]: Đối với nƣớc không áp: * ( ) ( )+ (1.4) Đối với nƣớc có áp: * ( )+ (1.5) Trong đó: Qdb: trữ lƣợng khai thác dự báo (m3 /ngày). Scp: trị số hạ thấp mực nƣớc cho phép (m).
  • 27. 12 Qđtn: trữ lƣợng động tự nhiên (m3 /ngày). Tkt: thời gian khai thác (ngày). Rdd: bán kính dẫn dùng (m). Ro: bán kính ảnh hƣởng, đƣợc xác định theo biểu thức Ro=0,565∆L hoặc Ro=(F/π)0,5 (m). ∆L: kích thƣớc ô mạng (m). F: diện tích ô mạng (m2 ). µ: hệ số nhả nƣớc trọng lực. µ* : hệ số nhả nƣớc đàn hồi. KH, Km: hệ số dẫn nƣớc, hệ số dẫn áp của tầng chứa nƣớc. 1.1.3. Trữ lượng tĩnh Trữ lƣợng tĩnh tự nhiên là lƣợng nƣớc trọng lực trong các lỗ hổng, khe nứt và hang hốc Karst của đất đá chứa nƣớc. Trữ lƣợng tĩnh tự nhiên của nƣớc dƣới đất còn gồm cả lƣợng nƣớc trọng lực của đất đá chứa nƣớc trong đới dao động mực nƣớc, phần đó gọi là “trữ lƣợng điều tiết”. Trong các vỉa có áp, trữ lƣợng tĩnh tự nhiên còn bao gồm cả “trữ lƣợng đàn hồi”. Trữ lƣợng đàn hồi là thể tích nƣớc có thể lấy ra từ các vỉa chứa nƣớc khi hja thấp mực nƣớc dƣới đất do tính đàn hồi của nƣớc và đất đá gây ra. Trữ lƣợng tĩnh đƣợc xác định bởi phƣơng trình (1.6 và 1.7) sau: Đối với nƣớc không áp: Qt = α.F.h./T (1.6) Đối với nƣớc có áp: Qt = (α.F.H. *+ α.F.m.)/T (1.7) Trong đó: Qt: trữ lƣợng tĩnh (m3 /ngày). α: hệ số xâm phạm trữ lƣợng tĩnh. F: diện tích tầng chứa nƣớc (m2 ). h: chiều dày trung bình tầng chứa nƣớc không áp (m). m: chiều dày trung bình của tầng chứa nƣớc có áp (m).
  • 28. 13 H: chiều cao áp lực (cột nƣớc tính từ mái cách nƣớc tới mực áp lực) đối với nƣớc có áp (m). T: thời gian khai thác (ngày). : hệ số nhả nƣớc trọng lực. *: hệ số nhả nƣớc đàn hồi. 1.1.4. Trữ lượng động Trữ lƣợng động tự nhiên là lƣợng nƣớc vận động trong tầng chúa nƣớc ở điều kiện tự nhiên. Hoặc có thể hiểu một cách đầy đủ hơn là trữ lƣợng động tự nhiên của nƣớc dƣới đất là lƣợng cung cấp của tầng chứa nƣớc trong điều kiện chƣa bị phá hủy bởi khai thác. Trữ lƣợng động tự nhiên bằng tổng các yếu tố cân bằng tự nhiên của tầng chứa nƣớc (thấm của nƣớc mƣa, thấm từ sông và các khối nƣớc mặt, thấm xuyên từ các tầng chứa nƣớc lân cận,..). Theo các nhà thủy động lực thì trữ lƣợng động tự nhiên cửa tầng chứa nƣớc là lƣợng nƣớc chảy qua mặt cắt của tầng chứa nƣớc trong đơn vị thời gian và đƣợc xác định theo phƣơng trình (1.8) sau [39]: Qđ = K.F.I (1.8) Trong đó: Qđ: trữ lƣợng động tự nhiên (m3 /ngày). K: hệ số thấm của đất đá (m/ngày). F: diện tích mặt cắt ƣớt tầng chứa nƣớc (m2 ). I: độ dốc thủy lực của mặt nƣớc. Phƣơng pháp đánh giá trữ lƣợng động tự nhiên NDĐ đƣợc phân chia thành 6 nhóm phƣơng pháp, gồm: 1) thủy động lực; 2) cân bằng; 3) thủy văn; 4) thực nghiệm đo trực tiếp lƣợng cung cấp thấm; 5) tƣơng tự ĐCTV; 6) phƣơng pháp mô hình. Cụ thể các nhóm phƣơng pháp nhƣ sau: Nhóm phƣơng pháp thủy động lực - Phƣơng pháp sai phân hữu hạn: phƣơng pháp này dựa vào phƣơng trình thấm không ổn định dạng sai phân của G.N. Kamenxki để tính cung cấp theo diện tích với cƣờng độ Wm. Để xác định trữ lƣợng theo phƣơng pháp này cần có số liệu
  • 29. 14 tính toán, cần có giá trị quan trắc mực NDĐ theo chu kỳ ít nhất là 1 năm, và chỉ áp dụng đối với tầng chứa nƣớc đồng nhất. Trong thực tế, phƣơng pháp này ít đƣợc áp dụng vì khó khăn khi xác định hệ số nhả nƣớc đàn hồi và phải có mạng lƣới quan trắc hợp lý. - Phƣơng pháp cung cấp thấm theo tài liệu dao động MN trong lỗ khoan: phƣơng pháp này do N.N. Bideman đề ra, đây là phƣơng pháp đánh giá gần đúng lƣợng cung cấp thấm của nƣớc mƣa cho NDĐ từ phƣơng trình sai phân hữu hạn của G.N. Kamenxki. Phƣơng pháp này có ƣu điểm hơn phƣơng pháp của G.N. Kamenxki vì chỉ cần tài liệu 1 lỗ khoan quan trắc tại đỉnh phân thủy hoặc có từ 2 lỗ khoan trở lên trên tuyến măt cắt (tốt nhất là có 4 lỗ khoan). - Phƣơng pháp dựa vào lời giải của phƣơng trình vi phân chuyển động không ổn định: phƣơng pháp này do A.V. Lebedep đƣa ra trên cơ sở lời giải của phƣơng trình vi phân tuyến tính thấm một chiều không ổn định. Phƣơng pháp này có thể áp dụng trong điều kiện: i) lớp chứa nƣớc vô hạn, ii) dòng thấm bán vô hạn với một ranh giới là sông, iii) dạng dải hai phía là sông, iv) dạng dải một phía là ranh giới không thấm nƣớc, v) dòng thấm hữu hạn với một ranh giới là sông, một ranh giới hệ số thấm thay đổi. Thực tế đã chứng minh chỉ nên áp dụng các công thức trên trong điều kiện đất đá đồng nhất về tính thấm, sự cung cấp phân bố đều trên diện tích, sự dâng cao MN trên ranh giới với tốc độ không đổi. - Phƣơng pháp xác định trữ lƣợng động tự nhiên theo lƣu lƣợng dòng ngầm bằng công thức động lực học NDĐ: phƣơng pháp này có thể áp dụng cho cả tầng chứa nƣớc có áp và không áp. Để xác định đƣợc trữ lƣợng động trong trƣờng hợp này cần phải thành lập đƣợc bản đồ thủy đẳng cao hoặc thủy đẳng áp của NDĐ và phải xác định đƣợc hệ số thấm của tầng chứa nƣớc. Tuy nhiên, bản đồ thủy đẳng cao, thủy đẳng áp thƣờng chỉ xác định trong 1 thời điểm nhất định, do đó lƣu lƣợng dòng ngầm xác định đƣợc cũng chỉ là giá trị tại thời điểm đó. Trƣờng hợp, các thông số tính toán thay đổi theo từng tiết diện, thì phân chia dòng thấm thành các khoảnh và trong mỗi khoảnh xem chúng là đồng nhất. Khi đó lƣu lƣợng dòng thấm sẽ bằng tổng lƣu lƣợng dòng thấm từng khoảnh.
  • 30. 15 Khi sử dụng phƣơng pháp này để tính toán trữ lƣợng động tự nhiên của NDĐ cần chú ý tới việc lựa chọn mặt cắt tính toán. Trong trƣờng hợp tại miền tính toán có sự cung cấp thấm thẳng đứng hoặc thoát nƣớc tự nhiên (bốc hơi, thoát ra mạng xâm thực) thì kết quả tính toán thƣờng nhỏ hơn trữ lƣợng động trong thực tế. - Phƣơng pháp thấm xuyên: phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong trƣờng hợp vùng tính toán có từ hai lớp chứa nƣớc trở lên xen kẽ nhau thì quá trình thấm xuyên vào lớp chứa nƣớc nghiên cứu xảy ra qua lớp thấm nƣớc kém do chênh lệch áp lực giữa các lớp chứa nƣớc. Đối với lớp chứa nƣớc có áp hiện tƣợng thấm xuyên có thể xảy ra cả qua mái lẫn qua đáy, đối với nƣớc không áp chỉ qua đáy. - Phƣơng pháp tính toán lƣợng thoát ra sông của Forchheimer: về bản chất, nƣớc sông cung cấp cho tầng chứa nƣớc qua lớp bùn đáy khi có sự chênh áp giữa áp lực nƣớc sông và áp lực tầng chứa nƣớc. Giả sử khi khai thác hình thành phễu hạ thấp MN có độ dốc thuỷ lực là I theo hƣớng vuông góc với sông, diện tích thấm theo hƣớng song song với sông là F, hệ số thấm của đất đá là K, thì có thể tính đƣợc lƣợng bổ cập Q. Điều kiện áp dung đối với tầng chứa nƣớc đồng nhất và có 2 giếng quan sát MN theo tuyến vuông góc với sông. Nhóm phƣơng pháp cân bằng - Phƣơng trình cân bằng mặt đất: phƣơng pháp này áp dụng cho vùng khô, khi đó lƣợng nƣớc cung cấp chủ yếu tập trung vào mùa mƣa. - Phƣơng pháp cân bằng đới thông khí: phƣơng pháp này đƣợc A.V.Lebedev đƣa ra để tính lƣợng cung cấp thấm theo lƣợng mƣa, lƣợng hơi nƣớc ngƣng tụ trên bề mặt và trong đới không khí, lƣợng bốc hơi từ bề mặt tự nhiên, lƣợng hơi nƣớc chảy đến và chảy đi khỏi khu cân bằng, gia số trữ lƣợng ẩm. Trong thực tế ít khi áp dụng phƣơng pháp này vì khó xác định lƣợng hơi nƣớc ngƣng tụ và gia số trữ lƣợng ẩm trên bề mặt và trong đới thông khí. - Phƣơng pháp sân cân bằng đối với lớp chứa nƣớc: phƣơng pháp này dựa vào lời giải phƣơng trình thấm không ổn định dạng sai phân của G.N. Kamenxki để tính cung cấp của nƣớc mƣa cho NDĐ. Để áp dụng phƣơng pháp này, ngƣời ta
  • 31. 16 thƣờng thiết kế sân cân bằng có 5 lỗ khoan để xác định dòng chảy hai chiều, hoặc tuyến có 3 lỗ khoan để xác định dòng chảy một chiều. Trong thực tế phƣơng pháp áp dụng cho vùng động thái tự nhiên. - Phƣơng pháp cân bằng nƣớc trung bình nhiều năm: B.I.Kudelin lập luận, phƣơng pháp này đƣợc áp dụng để xác định trữ lƣợng động tự nhiên của nƣớc actezi qua giá trị cung cấp trong miền cung cấp ở phần rìa của bồn và qua giá trị thoát vào các thung lũng sông trong miền thoát. Ƣu điểm của phƣơng pháp này là có thể dựa vào các tài liệu về địa chất, ĐCTV, thủy văn để tính toán dự vào các số liệu lƣợng mƣa, lớp dòng sông, lƣợng bốc hơi trung bình năm. Do ƣu điểm đó, phƣơng pháp này đã đƣợc sử dụng rộng rãi trong thực tế để đánh giá trữ lƣợng động tự nhiên của NDĐ. Nhóm phƣơng pháp thủy văn - Phƣơng pháp xác định trữ lƣợng động tự nhiên qua hiệu số lƣu lƣợng dòng sông tại 2 mặt cắt thủy văn: phƣơng pháp mặt cắt thủy văn đƣợc sử dụng trong trƣờng hợp NDĐ có mối liên hệ chặt chẽ với dòng mặt, và thƣờng dùng đối với các sông ở vùng núi. Khi đánh giá trữ lƣợng theo phƣơng pháp này cần bố trí 2 trạm đo lƣu lƣợng trên sông khống chế diện tích vùng NDĐ cần đánh giá trữ lƣợng động. - Phƣơng pháp dựa vào kết quả nghiên cứu dòng chảy kiệt của sông: về mùa khô, khi không có sự cung cấp của nƣớc mƣa, lƣu lƣợng đo đƣợc ở các sông suối chính là lƣu lƣợng dòng ngầm, chúng đƣợc thoát ra từ các tầng chứa nƣớc. Từ số liệu đo đạc thủy văn và hoàn nguyên số liệu xác định đƣợc dòng chảy mặt nhỏ nhất trên các sông và xác định giá trị mô đun dòng chảy ngầm. Dựa vào nhiều giá trị modul dòng chảy ngầm xây dựng đƣợc bản đồ modul dòng chảy ngầm, dựa vào bản đồ này xác định đƣợc trữ lƣợng động tự nhiên của toàn vùng hay một tầng chứa nƣớc. - Phân chia biểu đồ thủy văn của sông: trong biểu đồ thuỷ văn thành phần dòng mặt nằm ở phần trên của biểu đồ còn thành phần dòng ngầm nằm ở phần dƣới cùng. Sự phân bố của thành phần dòng ngầm trong sông phụ thuộc rất lớn vào quan
  • 32. 17 hệ của NDĐ với nƣớc mặt vào hình thức thoát của NDĐ ra sông và đó đƣợc phân loại trong công trình nghiên cứu của Kudeli. Phần lớn các sông ở vùng núi, trong suốt chu kỳ thuỷ văn NDĐ luôn cung cấp cho nƣớc mặt. Để xác định thành phần dòng ngầm trong sông ta phải xây dựng biểu đồ lƣu lƣợng theo thời gian, sau đó trên cơ sở quan hệ thuỷ lực giữa sông và NDĐ để phân chia biểu đồ thuỷ văn của sông thành các thành phần dòng mặt và dòng ngầm. Trong phƣơng pháp này, khó khăn nhất là xác định cực đại của dòng ngầm và xác định thời điểm dòng chảy của sông hoàn toàn là dòng ngầm. - Phƣơng pháp dựa vào kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc mặt, NDĐ: phƣơng pháp này sử dụng để đánh giá gần đúng trữ lƣợng động tự nhiên của NDĐ. - Phƣơng pháp dựa vào kết quả đo lƣu lƣợng các mạch nƣớc: nếu NDĐ thoát ra hoàn toàn trên mặt đất dƣới dạng mạch nƣớc thì lƣu lƣợng của nó có thể tính lƣu lƣợng qua các mạch nƣớc. Có thể sử dụng phƣơng pháp này trong các thung lũng sông, đáy cách nƣớc của lớp chứa nƣớc nằm cao hơn MN cao nhất trong sông, cũng nhƣ trong vùng núi NDĐ xuất lộ trên mặt đất dƣới dạng các mạch nƣớc tập trung. Nhóm phƣơng pháp thực nghiệm đo trực tiếp lƣợng cung cấp thấm Đây là phƣơng pháp đo trực tiếp lƣợng cung cấp cho NDĐ do ngấm từ nƣớc mƣa. Để thực hiện phƣơng pháp này ngƣời ta thƣờng bố trí các bãi thí nghiệm chuyên môn gọi là Lizimet. Bãi thí nghiệm đƣợc xây dựng với các điều kiện giống trong điều kiện tự nhiên nhất. Các thiết bị kỹ thuật đƣợc lắp đặt để xác định trực tiếp lƣợng cung cấp cho NDĐ. Để có kết quả chính xác, vị trí bãi thí nghiệm phải đƣợc lựa chọn tại vị trí đặc trƣng cho vùng đánh giá, thiết bị đo phải bảo đảm sai số nằm trong giới hạn cho phép. Nhóm phƣơng pháp tƣơng tự ĐCTV Trong nhiều trƣờng hợp ngƣời ta áp dụng phƣơng pháp tƣơng tự ĐCTV trên cơ sở dựa vào những tài liệu về đặc điểm ĐCTV ở những khu có đủ thông tin cho những khu nghiên cứu có điều kiện tƣơng tự mà thực tế không thể tiến hành nghiên cứu thực địa, phƣơng pháp này có thể sử dụng:
  • 33. 18 - Để đánh giá trữ lƣợng khai thác NDĐ theo thông số tổng hợp đặc trƣng cho toàn bộ quá trình hình thành trữ lƣợng. Thông số có thể là mô đun trữ lƣợng khai thác đƣợc xác định theo tài liệu của các công trình lấy nƣớc tƣơng tự đang hoạt động. - Để xác định các thông số mà không thể xác định chính xác đƣợc theo tài liệu thăm dò (hệ số nhả nƣớc trọng lực, hệ số thấm của các lớp thấm nƣớc, thấm nƣớc yếu, ngăn cách). - Để điều chỉnh và chọn sơ đồ tính toán. - Để đánh giá trữ lƣợng khai thác, vấn đề quan trọng nhất là điều kiện địa chất thuỷ văn và các nguồn hình thành trữ lƣợng khai thác NDĐ trên diện tích nghiên cứu và diện tích chuẩn phải giống nhau. Khi luận chứng cho khả năng tƣơng tự giữa khu chuẩn và khu nghiên cứu cần phải so sánh các yếu tố chủ yếu quyết định điều kiện hình thành trữ lƣợng khai thác NDĐ và giá trị của chúng (điều kiện thế nằm của tầng chứa nƣớc, các điều kiện biên, thành phần của đá chứa nƣớc, điều kiện cung cấp, khả năng sử dụng các thành phần trữ lƣợng, tính chất và thành phần trầm tích của lớp phủ). Sự tƣơng tự có các biểu hiện ở tất cả các mặt hoặc từng phần, sự tƣơng tự trên tất cả các mặt thì mức độ giống nhau về điều kiện địa chất thuỷ văn của khu chuẩn và khu nghiên cứu phải đƣợc xác định đối với tất cả các yếu tố quyết định trữ lƣợng khai thác NDĐ, còn khi tƣơng tự từng phần thì chỉ xem xét theo một số yếu tố kể trên. Phƣơng pháp mô hình Trong những điều kiện ĐCTV phức tạp do sự không đồng nhất về tính thấm, bởi hình dáng phức tạp của vùng nghiên cứu, bởi sự thay đổi theo thời gian các nguồn hình thành trữ lƣợng NDĐ, do sự có mặt của một số tầng chứa nƣớc có quan hệ thủy lực với nhau thì áp dụng phƣơng pháp mô hình là hợp lí nhất. Một trong những phƣơng pháp để nghiên cứu quá trình chuyển động và truyền các phần tử vật chất của NDĐ là phƣơng pháp mô hình. Đó là công cụ để mô phỏng gần đúng các trƣờng hợp thực tế, bao gồm các mô hình vật lý và mô hình toán. Mô hình vật lý có thể phân loại thành mô hình tƣơng tự hình học và tƣơng tự
  • 34. 19 điện. Mô hình toán mô phỏng dòng ngầm một cách gián tiếp bằng các phƣơng trình toán học mô tả các quá trình vật lý xảy ra trong hệ thống cùng với các phƣơng trình mô tả cột nƣớc và lƣu lƣợng dọc theo các biên của mô hình (các điều kiện biên). Đối với các bài toán không ổn định, cần phải có thêm một phƣơng trình mô tả sự phân bố của cột nƣớc ban đầu trong hệ thống (điều kiện ban đầu). Các bài toán phức tạp về NDĐ đƣợc giải bằng phƣơng pháp số nhƣ phƣơng pháp sai phân, phƣơng pháp phần tử hữu hạn. Nói chung, trong mô hình toán sử dụng càng ít các giả thiết để đơn giản hoá bài toán thì mô hình sẽ càng phức tạp, nhƣng sự mô phỏng sẽ càng gần với thực tế. Trong những thập kỷ gần đây với sự phát triển không ngừng của máy tính điện tử, mô hình toán đã đƣợc sử dụng nhiều vào nghiên cứu các bài toán NDĐ phức tạp. Tập hợp các lệnh đƣợc sử dụng để giải bài toán về NDĐ trên máy tính đƣợc gọi là chƣơng trình máy tính hay phần mềm. Một vùng cụ thể đƣợc mô hình hoá bao gồm việc xác định tập hợp các điều kiện biên và điều kiện ban đầu cũng nhƣ các ô lƣới tính toán, các giá trị của các thông số và các đại lƣợng thuỷ văn (lƣợng bổ cập, lƣu lƣợng bơm và bốc thoát hơi). Hiện nay có các quan điểm khác nhau đối với mô hình toán. Một số cho rằng việc áp dụng các mô hình NDĐ đòi hỏi rất nhiều các thông tin cho số liệu đầu vào và số liệu cho việc hiệu chỉnh mô hình. Các lời giải có thể là không duy nhất và vì thế kết quả sẽ bị ảnh hƣởng bởi tính không tin cậy. Tuy nhiên, những vấn đề này cũng gặp phải đối với các loại phƣơng pháp khác đƣợc dùng để phân tích các vấn đề về NDĐ. Vì vậy, một phƣơng pháp mô hình tốt sẽ tăng độ tin cậy trong kết quả mô hình. Mô hình cung cấp một cái khung cho việc tổng hợp các thông tin hiện trƣờng và để đánh giá về sự hoạt động của hệ thống và có thể dự báo các hiện tƣợng mà trƣớc đây chƣa thể xét đến. Cũng nhƣ chúng có thể xác định các vùng ở đó cần phải thêm số liệu thăm dò. Vì vậy việc sử dụng của mô hình NDĐ là cách tốt nhất để phân tích và dự báo đúng đắn về hoạt động của hệ thống. Để xác định loại và độ phức tạp của mô hình ta cần xác định: mục đích của mô hình đƣợc xây dựng để dự báo, tìm hiểu hệ thống hay giải bài toán mô hình tổng
  • 35. 20 quát? Dùng mô hình toán có phải là cách tốt nhất để giải quyết các vấn đề đặt ra không ? Có nhất thiết phải sử dụng mô hình toán không hay lời giải giải tích có thể giải quyết đƣợc bài toán? Đối với mỗi bài toán áp dụng, các câu trả lời cho các câu hỏi trên sẽ là khác nhau. Nhƣng cần nhớ rằng đối với mọi bài toán mô hình bƣớc đầu tiên phải đƣợc thiết lập mô hình theo mục đích của bài toán. Trong một số trƣờng hợp, mô hình có thể là không cần thiết và các vấn đề đặt ra của bài toán có thể đƣợc giải quyết một cách hiệu quả hơn bằng phƣơng pháp khác. Hoặc có thể một mô hình giải tích đơn giản có thể cung cấp lời giải mà không cần đến mô hình số. 1.2. Tổng quan nghiên cứu về sự hình thành trữ lƣợng NDĐ ở Việt Nam Ở nƣớc ta vào những năm 60 của thế kỷ trƣớc, đƣợc sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô, công tác nghiên cứu đánh giá trữ lƣợng NDĐ, sự hình thành trữ lƣợng NDĐ mới bắt đầu đƣợc chú ý nghiên cứu. Đến khoảng đầu những năm 80 của thế kỷ trƣớc, trên cơ sở áp dụng phƣơng pháp giải tích hoặc mô hình tƣơng tự, một số nhà địa chất thuỷ văn nƣớc ta đã tiến hành đánh giá trữ lƣợng NDĐ hay trữ lƣợng động NDĐ cho những vùng cụ thể. Kết quả đã đánh giá đƣợc một số thành phần tham gia vào sự hình thành trữ lƣợng động tự nhiên cũng nhƣ trữ lƣợng khai thác tiềm năng, trong số đó, có một số đề tài, dự án, luận án tiêu biểu có nội dung nghiên cứu sự hình thành trữ lƣợng sau: (1) Trần Hồng Phú (1984), "Bản đồ địa chất thuỷ văn tỷ lệ 1/500.000 toàn quốc", Liên đoàn ĐCTV-ĐCCT miền Nam đã lập bản đồ ĐCTV toàn quốc theo quy phạm của Liên Xô với một tổ hợp các dạng nghiên cứu khác nhau nhằm đánh giá điều kiện ĐCTV toàn quốc, lập đƣợc hệ thống địa tầng ĐCTV toàn quốc nói chung và phân chia các tầng chứa nƣớc cơ bản [43]. (2) Nguyễn Trƣờng Giang (1992), "Chuyên khảo NDĐ vùng đồng bằng ven biển Miền Trung", Liên đoàn ĐCTV-ĐCCT miền Nam đã phân chia địa tầng ĐCTV vùng nghiên cứu thành 39 phân vị ĐCTV, đánh giá trữ lƣợng động tự nhiên NDĐ cho phân vị chứa nƣớc holocen, pleistocen, pliocen [36].
  • 36. 21 (3) Vũ Ngọc Kỷ (1994), đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nƣớc KT44-04- 01, "Nƣớc dƣới đất Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" đã căn cứ vào đặc điểm NDĐ trên toàn quốc chia cấu trúc ĐCTV thành 6 miền ĐCTV và 17 phụ miền ĐCTV [48]. (4) Trần Minh (1994) luận án tiến sĩ “Trữ lƣợng động tự nhiên của NDĐ trong trầm tích Đệ tứ đồng bằng Bắc Bộ và vai trò của nó trong hình thành trữ lƣợng khai thác” đã tính toán các thành phần tham gia vào cân bằng NDĐ từ mƣa, từ sông, bốc hơi,.. và tổng trữ lƣợng vùng đồng bằng sông Hồng và lƣợng cung cấp của nƣớc sông cho sự hình thành trữ lƣợng khai thác NDĐ [44]. (5) Nguyễn Văn Lâm, nnk (1995) đề tài KT-01-10 "Bảo vệ NDĐ vùng đồng bằng Bắc Bộ" đã phân chia bồn ĐCTV đồng bằng Bắc Bộ thành 3 bậc cấu trúc, rìa, á bồn actezi, trung tâm bồn, tổng hợp kết quả thăm dò trữ lƣợng NDĐ vùng đồng bằng [37]. (6) Nguyễn Đình Tiến (1996) luận án tiến sĩ “Sự hình thành và trữ lƣợng NDĐ trong phức hệ chứa nƣớc bazan nứt nẻ - lỗ hổng cao nguyên Đắc Lắk và ý nghĩa của nó trong nền kinh tế Quốc dân” đã đánh giá vai trò của nƣớc mƣa, nƣớc mặt đối với sự hình thành trữ lƣợng NDĐ vùng Tây Nguyên [38]. (7) Phạm Quí Nhân (1997) luận án tiến sĩ “Sự hình thành và trữ lƣợng NDĐ trong các trầm tích Đệ tứ đồng bằng sông Hồng và ý nghĩa của nó trong nền kinh tế Quốc dân” đã tính toán các thành phần tham gia vào cân bằng NDĐ từ mƣa, từ sông, bốc hơi,.. và tổng trữ lƣợng vùng đồng bằng sông Hồng [41]. (8) Phạm Văn Năm (1998), "Bản đồ ĐCTV-ĐCCT tỷ lệ 1/200.000 vùng Phan Rang - Nha Trang", Liên đoàn ĐCTV-ĐCCT miền Trung đã thực hiện nhiều phƣơng pháp nghiên cứu thực địa, đã phân chia địa tầng ĐCTV thành các tầng chứa nƣớc, phức hệ chứa nƣớc, Vùng phân bố trầm tích bở rời và tính toán trữ lƣợng tĩnh, trữ lƣợng động NDĐ cho một số khoảnh trong vùng nghiên cứu [40]. (9) Đoàn Văn Cánh (2005) đề tài KC.08.05, “Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học và đề xuất các giải pháp bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên nƣớc vùng Tây
  • 37. 22 Nguyên” đã tính toán đƣợc trữ lƣợng động của NDĐ toàn vùng Tây Nguyên [10]. 1.3. Tình hình nghiên cứu vùng ven biển Ninh Thuận, Bình Thuận: Vùng ven biển tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận, hiện nay có một số công trình nghiên cứu khoa học, cũng nhƣ các đề án, dự án nghiên cứu, đánh giá nguồn nƣớc nói chung, nguồn NDĐ nói riêng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội cho các vùng này điển hình nhƣ: (1) Đỗ Tiến Hùng (2005), "Đánh giá chất lƣợng và trữ lƣợng NDĐ các xã ven biển tỉnh Ninh Thuận, giai đoạn I gồm các xã Nhơn Hải, Mỹ Hải, Đông Hải, An Hải, Phƣớc Dinh, Phƣớc Diêm", Liên đoàn địa chất thủy văn- Địa chất công trình miền Nam đã khoanh định đƣợc các khu vực có độ giàu-nghèo nƣớc, mức độ mặn nhạt các tầng chứa nƣớc holocen, pleistocen, pliocen giữa, jura, và tính toán trữ lƣợng khai thác tiềm năng NDĐ vùng nghiên cứu [11]. (2) Nguyễn Thị Kim Thoa (2004 – 2010) "Quản lý bổ sung tầng chứa nƣớc dƣới đất tại Bình Thuận". (3) Viện Khoa học Việt Nam đã nghiên cứu đề giải pháp bổ sung nhân tạo NDĐ vùng cát ven biển tỉnh Bình Thuận. (4) Nguyễn Thị Kim Thoa, Bùi Trần Vƣợng (2007-2009) "Duy trì quan trắc bổ sung tầng chứa nƣớc (MAR) tại Bàu Nổi, Bình Thuận". Ngoài ra, còn nhiều đề tài nghiên cứu, dự án điều tra lập bản đồ quy mô vùng không lớn và một số dự án tìm kiếm NDĐ khác thuộc khu vực tỉnh Ninh Thuận Bình, Thuận [12], [13], [14], [15], [16], [17], [18], [19], [20], [21], [22], [23], [24], [25], [26], [27], [28], [29], [30], [31], [32], [33], [34], các kết quả chủ yếu là địa tầng ĐCTV các giếng thăm dò, đánh giá trữ lƣợng khai thác cho công trình, khoảnh nhỏ cụ thể. Nhìn chung các đề tài, dự án đã thực hiện trong vùng nghiên cứu phần nào làm sáng tỏ điều kiện địa chất, địa chất thủy văn trong vùng và đã đánh giá đƣợc trữ lƣợng NDĐ trong mỗi vùng cụ thể. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu trƣớc đây mới chỉ đánh giá mang tính chất cục bộ trong các vùng nhỏ, chƣa có đánh giá tổng
  • 38. 23 thể toàn vùng. Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu trƣớc đây chƣa đánh giá đƣợc trữ lƣợng khai thác tiềm năng NDĐ, trữ lƣợng khai thác NDĐ dự báo cho toàn vùng cũng nhƣ các nguồn hình thành trữ lƣợng NDĐ trong vùng nghiên cứu. Vì vậy, việc nghiên cứu đặc điểm hình thành trữ lƣợng NDĐ vùng ven biển Ninh Thuận, Bình Thuận là cần thiết phục vụ phát triển bền nguồn nƣớc. Trên cơ sở các phƣơng pháp đánh giá trữ lƣợng NDĐ đã đƣợc nghiên cứu trong và ngoài nƣớc nhƣ đã nêu trên, các nguồn tài liệu hiện có trong vùng nghiên cứu tác giả lựa chọn các phƣơng pháp nghiên cứu sau: “phƣơng pháp sân cân bằng đối với lớp chứa nƣớc” và lựa chọn vùng LVS Cái Phan Rang để thí nghiệm, LVS này có tầng chứa nƣớc, các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hình thành trữ lƣợng NDĐ tƣơng tự các LVS khác, vị trí thí nghiệm đƣợc lựa chọn tại khu vực có động thái NDĐ chƣa bị phá hủy; “phƣơng pháp mô hình” để đánh giá các thành phần tham gia sự hình thành trữ lƣợng NDĐ trong vùng trầm tích bở rời.
  • 39. 24 Chƣơng 2: NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH TRỮ LƢỢNG NƢỚC DƢỚI ĐẤT VÙNG NGHIÊN CỨU 2.1. Vị trí vùng nghiên cứu Vùng nghiên cứu có khoảng 888 nghìn ngƣời [8], [9], mật độ dân số khoảng 168 ngƣời/1km2 thấp hơn mật độ dân số trung bình cả nƣớc, có diện tích khoảng 4,2 nghìn km2 thuộc 4 vùng LVS chính ven biển tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận, gồm: LVS Cái Phan Rang và phụ cận (gồm LVS nhỏ, sông Trâu, Bà Râu, Vũng Sơn Hải và sông Bung); LVS Lũy và phụ cận (gồm LVS nhỏ, sông Bung và sông Nƣớc Mặn); LVS Cái Phan Thiết-sông Cà Ty; LVS Phan-sông Dinh (xem Hình 2.1). Vùng nghiên cứu đƣợc giới hạn bởi tọa độ sau: Kinh độ: từ 10o 34’6’’ đến 12o 11’3’’. Vĩ độ: từ 107o 23’33’’ đến 109o 16’43’’. Hình 2.1. Sơ đồ vị trí vùng nghiên cứu
  • 40. 25 2.2. Các nhân tố hình thành và ảnh hƣởng đến sự hình thành TLNDĐ 2.2.1. Nhân tố địa hình Mức độ chia cắt bề mặt địa hình ảnh hƣởng đến biên độ dao động mực nƣớc và tiêu thoát của NDĐ trong tầng chứa nƣớc này. Theo kết quả quan trắc MN tại một số giếng quan trắc ở khu vực Ninh Hải, Phan Rang - Tháp Chàm và cao độ địa hình tại những vị trí quan trắc đó (xem Bảng 2.1) cho thấy: tại những vị trí có cao độ địa hình lớn thì biên độ dao động MN trong năm lớn (NT-04, cao độ địa hình 13,31m; biên độ dao động mực nƣớc là 4,39m), chứng tỏ khả năng làm cho NDĐ vận động với tốc độ lớn và khả năng lƣu giữ nƣớc kém; ngƣợc lại tại những vị trí có cao độ địa hình nhỏ hơn, biên độ dao động mực NDĐ hàng năm nhỏ (NT-16, cao độ địa hình 2,07m; biên độ dao động mực nƣớc 0,25m), chứng tỏ nƣớc vận động chậm hơn và thời gian lƣu giữ nƣớc lâu hơn (xem Hình 2.2). Đặc điểm địa hình là một trong những yếu tố ảnh hƣởng đến sự hình thành trữ lƣợng động NDĐ. Đối với những vùng có địa hình đồi núi phân cắt, khả năng giữ nƣớc cung cấp cho nguồn NDĐ ngắn. Vùng đồng bằng, có địa hình bằng phẳng tạo khả năng thoát nƣớc kém hơn, thời gian lƣu giữ nƣớc lâu hơn, kết hợp với điều kiện lớp phủ thảm thực vật, thành phần đất đá bề mặt mà khả năng cung cấp của nƣớc mƣa, nƣớc mặt cho NDĐ thuận lợi hơn nhiều so với vùng núi. Bảng 2.1. Biến động mực NDĐ của tầng chứa nƣớc qh năm 2010 và cao độ địa hình trong LVS Cái Phan Rang STT Ký hiệu điểm quan trắc Xã Huyện Cao độ địa hình Biên độ dao động (m) Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII 1 NT- 04 Nhơn Hải Ninh Hải 13,31 4,39 7,72 7,07 6,62 6,5 7,54 6,82 8,56 9,82 10,89 10,62 10 8,62 2 NT- 11 Đạo Long P.Rang - Tháp Chàm 4,81 1,1 -0,2 -0,28 -0,55 0,2 0,2 0,2 0,2 0,39 0,55 0,49 0,28 0,02 3 NT- 07 Phƣớc Dinh Ninh Phƣớc 3,88 0,42 -0,41 -0,45 -0,49 -0,59 -0,43 -0,54 -0,51 -0,61 -0,42 -0,24 -0,19 -0,29 4 NT- 08 Phƣớc Dinh Ninh Phƣớc 2,25 0,29 -1,35 -1,45 -1,38 -1,35 -1,28 -1,3 -1,3 -1,42 -1,33 -1,16 -1,2 -1,26 5 NT- 16 Đông Hải P.Rang -T. Chàm 2,07 0,25 -0,37 -0,39 -0,42 -0,48 -0,51 -0,49 -0,54 -0,55 -0,49 -0,39 -0,3 -0,33 Nguồn [33], [36]
  • 41. 26 Hình 2.2. Đồ thị dao động mực NDĐ tại một số giếng quan trắc ở địa hình khác nhau 2.2.2. Nhân tố bốc hơi Để đánh giá ảnh hƣởng của bốc hơi đến nƣớc dƣới đất trong vùng nghiên cứu, tác giả tiến hành đánh giá mối quan hệ giữa lƣợng bốc hơi tại các trạm khí tƣợng có trong vùng nghiên cứu với độ sâu mực nƣớc dƣới đất tại các giếng quan trắc trong vùng. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tiến hành thu thập, quan trắc độ sâu mực nƣớc dƣới đất tại 06 giếng thuộc các LVS Cái Phan Rang, sông Lũy, sông Cái Phan Thiết và số liệu bốc hơi tại các trạm khí tƣợng Phan Rang, Phan Thiết. Kết quả đƣợc thể hiện trên Bảng 2.2 đến Bảng 2.4 và Hình 2.3 đến Hình 2.8. Bảng 2.2. Lƣợng bốc hơi TB tháng và độ sâu mực NDĐ tại LVS Cái Phan Rang và phụ cận Ký hiệu điểm quan trắc xã Huyện Tỉnh Năm 2012 Năm 2013 Tháng XI XII I II III IV V VI VII VIII IX X I Lƣợng bốc hơi TB tháng (mm) Phan Rang Phan Rang PR-TC Ninh Thuận 123 164,3 178 181 185 150,3 147,6 117,4 109,3 167,3 135,7 131,3 II Độ sâu mực NDĐ (m) QTT3-C3 Phƣớc Thuận Ninh Phƣớc Ninh Thuận 0,24 0,42 0,49 0,52 0,60 0,57 0,51 0,49 0,43 0,47 0,45 0,30
  • 42. 27 Hình 2.3. Đồ thị diễn biến lƣợng bốc hơi TB tháng, độ sâu mực NDĐ giếng QTT3- C3 tại LVS Cái Phan Rang và phụ cận Hình 2.4. Đồ thị tƣơng quan giữa lƣợng bốc hơi TB tháng và độ sâu mực NDĐ tại LVS Cái Phan Rang và phụ cận Bảng 2.3. Lƣợng bốc hơi TB tháng và độ sâu NDĐ tại LVS Lũy và phụ cận Ký hiệu điểm quan trắc xã Huyện Tỉnh Năm 2012 Năm 2013 Tháng XI XII I II III IV V VI VII VIII IX X I Lƣợng bốc hơi TB tháng (mm) Phan Thiết TP Phan Thiết Phan Thiết Bình Thuận 127,1 173,6 141 154 147 150 132 100 98 86 109 92 II Độ sâu mực NDĐ (m) QT1-qh Hòa Thắng Bắc Bình Bình Thuận 0,25 0,22 0,30 0,35 0,39 0,37 0,20 0,06 0,15 0,18 0,18 0,19 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 000 000 000 000 000 001 001 001 001 001 XI XII I II III IV V VI VII VIII IX X Lƣợngbốchơi(mm) ĐộsâumựcNDĐ(m) Lƣợng bốc hơi trạm Phan Rang (mm) Độ sâu mực nƣớc QTT3-C3
  • 43. 28 Hình 2.5. Đồ thị diễn biến lƣợng bốc hơi TB tháng, độ sâu mực NDĐ tại LVS Lũy và phụ cận Hình 2.6. Đồ thị tƣơng quan giữa lƣợng bốc hơi TB tháng và độ sâu mực NDĐ tại LVS Lũy và phụ cận Bảng 2.4. Lƣợng bốc hơi TB tháng và độ sâu mực NDĐ tại LVS Cái Phan Thiết - Sông Cà Ty Ký hiệu điểm quan trắc xã Huyện Tỉnh Năm 2012 Năm 2013 Tháng XI XII I II III IV V VI VII VIII IX X I Lƣợng bốc hơi TB tháng (mm) Phan Thiết TP Phan Thiết Phan Thiết Bình Thuận 127,1 173,6 141 154 147 150 132 100 98 86 109 92 II Độ sâu mực NDĐ (m) LK_DD Nguyễn Đình Chiểu Phan Thiết Bình Thuận 3,4 3,5 3,5 3,6 3,6 3,4 3,2 3,1 3 2,8 2,8 2,9
  • 44. 29 Hình 2.7. Đồ thị diễn biến lƣợng bốc hơi TB tháng, độ sâu mực NDĐ tại LVS Cái Phan Thiết – Cà Ty Hình 2.8. Đồ thị tƣơng quan giữa lƣợng bốc hơi TB tháng và độ sâu mực NDĐ tại LVS Cái Phan Thiết - Cà Ty Trên cơ sở số liệu quan trắc trong Bảng 2.2, Bảng 2.3, Bảng 2.4 và Hình 2.3 đến Hình 2.8 nêu trên cho thấy: khi lƣợng bốc hơi lớn, chiều sâu mực NDĐ lớn, ngƣợc lại khi lƣợng bốc hơi nhỏ thì chiều sâu mực NDĐ nhỏ, nghĩa là lƣợng bốc hơi có quan hệ với độ sâu mực NDĐ. Qua đây, có thể kết luận rằng nhân tố bốc hơi trong vùng nghiên cứu có ảnh hƣởng đến sự hình thành trữ lƣợng NDĐ. 2.2.3. Nhân tố mưa Để đánh giá khả năng ảnh hƣởng của lƣợng mƣa đến lƣợng bổ cập cho NDĐ trong vùng nghiên cứu, tác giả đã đánh giá sự tƣơng quan giữa độ sâu MN trong các tầng chứa nƣớc tại một số giếng quan trắc với lƣợng mƣa trung bình tháng cùng thời gian quan trắc tại vùng nghiên cứu. Để làm sáng tỏ điều này tác giả đã sử dụng kết quả quan trắc cùng thời điểm của MN giếng khoan quan trắc trong vùng nghiên
  • 45. 30 cứu và số liệu mƣa tại trạm đo mƣa Sông Mao thuộc sông Lũy, số liệu mƣa tại các trạm khí tƣợng Phan Rang thuộc LVS Cái Phan Rang và trạm khí tƣợng Phan Thiết thuộc LVS Cái Phan Thiết - sông Cà Ty. Bảng 2.5. Lƣợng mƣa TB tháng và độ sâu mực NDĐ tại LVS Cái Phan Rang và phụ cận Ký hiệu xã Huyện Tỉnh Năm 2012 Năm 2013 Tháng XI XII I II III IV V VI VII VIII IX X I Lƣợng mƣa (mm) Phan Rang Phan Rang PR-TC Ninh Thuận 181,3 34,3 29 2,1 2,3 5,4 120 131 135 70,3 141,9 156 II Độ sâu mực NDĐ (m) QTT3-C3 Phƣớc Thuận Ninh Phƣớc Ninh Thuận 0,24 0,42 0,49 0,52 0,60 0,57 0,51 0,49 0,43 0,47 0,45 0,30 Hình 2.9. Đồ thị diễn biến lƣợng mƣa, mực NDĐ tại giếng QTT3-C3 trên LVS Cái Phan Rang và phụ cận Hình 2.10. Đồ thị tƣơng quan giữa lƣợng mƣa và mực NDĐ tại giếng QTT3-C3 trên LVS Cái Phan Rang và phụ cận
  • 46. 31 Bảng 2.6. Lƣợng mƣa TB tháng và độ sâu mực NDĐ tại LVS Lũy và phụ cận Ký hiệu xã Huyện Tỉnh Năm 2012 Năm 2013 Tháng XI XII I II III IV V VI VII VIII IX X I Lƣợng mƣa (mm) Sông Mao Sông Mao Bắc Bình Bình Thuận 28,4 25,0 13,5 12,1 11,0 10,2 155,3 338,5 125,0 111,2 82,0 95,0 II Độ sâu mực NDĐ (m) QT1-qh Hòa Thắng Bắc Bình Bình Thuận 0,25 0,22 0,30 0,35 0,39 0,37 0,20 0,06 0,15 0,18 0,18 0,19 Hình 2.11. Đồ thị diễn biễn lƣợng mƣa, độ sâu mực NDĐ giếng QT1-qh tại LVS Lũy và phụ cận Hình 2.12. Đồ thị tƣơng quan giữa lƣợng mƣa và độ sâu mực NDĐ giếng QT1-qh tại LVS Lũy và phụ cận Bảng 2.7. Lƣợng mƣa và độ sâu mực NDĐ tại LVS Cái Phan Thiết - Cà Ty Ký hiệu xã Huyện Tỉnh Năm 2012 Năm 2013 Tháng XI XII I II III IV V VI VII VIII IX X I Lƣợng mƣa (mm) Phan Thiết TP Phan Thiết Phan Thiết Bình Thuận 17,1 11,0 10,7 8,0 7,6 14,9 97,7 105,9 98,0 228,8 154,5 166,8 II Độ sâu mực NDĐ (m) LK_DD Nguyễn Đình Chiểu Phan Thiết Bình Thuận 3,4 3,5 3,5 3,6 3,6 3,4 3,2 3,1 3 2,8 2,8 2,9
  • 47. 32 Hình 2.13. Đồ thị diễn biến lƣợng mƣa, độ sâu mực NDĐ tại LK_DD trên LVS Cái Phan Thiết – Sông Cà Ty Hình 2.14. Đồ thị tƣơng quan giữa lƣợng mƣa và độ sâu mực NDĐ tại LK_DD trên LVS Cái Phan Thiết – Sông Cà Ty Nhƣ vậy, trên cơ sở số liệu quan trắc trong Bảng 2.5, Bảng 2.6, Bảng 2.7 và Hình 2.9 đến Hình 2.14 nêu trên cho thấy ở vùng địa hình bằng phẳng, đất đá thấm nƣớc tốt khi lƣợng mƣa tăng thì mực NDĐ dâng cao, nƣớc mƣa cung cấp cho NDĐ. Nhƣ vậy, rõ ràng chế độ mƣa có ảnh hƣởng trực tiếp đến sự hình thành trữ lƣợng NDĐ trong vùng nghiên cứu. Ngoài ra, khả năng cung cấp của nƣớc mƣa cho NDĐ tuỳ thuộc vào cƣờng độ mƣa và còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhƣ thảm thực vật bề mặt, đặc điểm địa hình,…
  • 48. 33 2.2.4. Nhân tố thủy văn Đặc điểm thủy văn có ảnh hƣởng đến nguồn NDĐ, chế độ thủy văn các sông có quan hệ mật thiết với sự hình thành trữ lƣợng NDĐ. Tác giả đã đánh giá quan hệ giữa độ sâu MN dƣới đất tại 06 giếng thuộc các lƣu vực sông Cái Phan Rang, sông Lũy, sông Cái Phan Thiết với mực nƣớc sông trung bình nhiều năm trên sông Cái Phan Rang (trạm thủy văn Tân Mỹ), sông Lũy (trạm thủy văn sông Lũy), sông Cái Phan Thiết (trạm thủy văn Phan Thiết). Hình 2.15. Sơ đồ hệ thống sông, suối vùng nghiên cứu Bảng 2.8. Mực nƣớc sông trung bình tháng và mực nƣớc tại giếng quan trắc, LVS Cái Phan Rang và phụ cận Ký hiệu xã Huyện Tỉnh Năm 2012 Năm 2013 Tháng XI XII I II III IV V VI VII VIII IX X I Mực nƣớc sông (mm) Tân Mỹ Mân Mỹ Ninh Sơn Ninh Thuận 3535 3479 3481 3470 3477 3465 3486 3506 3514 3517 3511 3516 II Độ sâu mực NDĐ (m) QTT3-C3 Phƣớc Thuận Ninh Phƣớc Ninh Thuận 0,24 0,42 0,49 0,52 0,60 0,57 0,51 0,49 0,43 0,47 0,45 0,30
  • 49. 34 Hình 2.16. Đồ thị diễn biến MN sông TB tháng, MN tại giếng QTT3-C3, LVS Cái Phan Rang và phụ cận Hình 2.17. Đồ thị tƣơng quan giữa MN sông TB tháng và mực nƣớc tại giếng quan trắc, LVS Cái Phan Rang và phụ cận Bảng 2.9. Mực nƣớc sông TB tháng và mực NDĐ tại LVS Lũy và phụ cận Ký hiệu Xã Huyện Tỉnh Năm 2012 Năm 2013 Tháng XI XII I II III IV V VI VII VIII IX X I Mực nƣớc sông (mm) Sông Lũy Sông Lũy sông Lũy Bình Thuận 2340 2342 2313 2312 2302 2304 2341 2504 2412 2396 2389 2438 II Độ sâu mực NDĐ (m) QT1-qh Hòa Thắng Bắc Bình Bình Thuận 0,25 0,22 0,30 0,35 0,39 0,37 0,20 0,06 0,15 0,18 0,18 0,19
  • 50. 35 Hình 2.18. Đồ thị diễn biến mực nƣớc sông trung bình tháng trong năm, mực nƣớc tại giếng quan trắc trên LVS Lũy và phụ cận Hình 2.19. Đồ thị tƣơng quan giữa mực nƣớc sông trung bình tháng trong năm và mực nƣớc tại giếng quan trắc, LVS Lũy và phụ cận Qua số liệu tại Bảng 2.8, Bảng 2.9 và Hình 2.16 đến Hình 2.19 cho thấy khi mực nƣớc sông dâng cao thì mực NDĐ cũng tăng theo và ngƣợc lại. Qua đây, có thể kết luận đới ven sông, nƣớc sông ảnh hƣởng đến NDĐ. 2.2.5. Nhân tố địa chất a) Tổng quan đặc điểm địa chất Trong vùng nghiên cứu tồn tại các thành tạo địa chất có tuổi từ Jura đến Đệ tứ và phân bố tại các khu vực nhƣ sau: Hệ Jura, gồm hệ tầng La Ngà (J2ln) và hệ tầng đèo Bảo Lộc (J3đbl) phân bố ở vùng LVS Cái Phan Rang, sông Lũy, sông Cái Phan Thiết. Thành phần đất đá gồm các lớp cát kết, bột kết, sét kết, đôi chỗ gặp đá phiến sét, phần lớn đá có cấu tạo phân lớp dầy bị uốn nếp và biến chất nhiệt.