SlideShare a Scribd company logo
1 of 104
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI
NGUYỄN THỊ THU HÀ
ĐỀ TÀI :
NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ KINH TẾ
CỦA CÁC PHƯƠNG ÁN TRONG QUY HOẠCH PHÒNG LŨ
KHU VỰC SÔNG ĐÁY
Chuyên ngành : Kinh tế Tài Nguyên Thiên nhiên & Môi trường
Mã số : 60.31.16
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học : Ts. LÊ VIẾT SƠN
: PGs. Ts. NGUYỄN TRỌNG HÀ
Hà Nội, năm 2012
2
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo đã góp phần giảng dạy
chương trình cao học kinh tế 17, các thầy cô giáo, bạn bè và gia đình. Tác giả đặc
biệt bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ts. Lê Viết Sơn, PGs.Ts. Nguyễn Trọng Hà,
Ths. Bùi Thu Hoà đã giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu và làm luận văn.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới Viện Quy hoạch thuỷ lợi, các
đồng nghiệp trong Viện đã giúp đỡ và động viên tác giả trong quá trình làm luận
văn.
Hà Nội, ngày 07 tháng 3 năm 2012
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung của Luận văn này hoàn toàn được hình
thành và phát triển từ những quan điểm của chính cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn
khoa học của Ts. Lê Viết Sơn, PGS.Ts Nguyễn Trọng Hà. Các số liệu và kết quả có
được trong Luận văn tốt nghiệp là hoàn toàn trung thực.
Hà Nội, ngày 07 tháng 3 năm 2012
4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CBA Chi phí lợi ích
ESCAP Uỷ ban kinh tế Châu Mỹ La tinh và vùng Caribê
EU Châu âu
GIS Hệ thống thông tin địa lý
O&M Chi phí vận hành và bảo dưỡng
RS Viễn thám
SAR Ảnh vệ tinh
5
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Phân bố diện tích ruộng đất theo cao độ của lưu vực sông Đáy 3
Bảng 1.2: Thống kê các loại đất lưu vực sông Đáy 5
Bảng 1.3: Tần suất lượng mưa 1, 3, 5 ngày max vụ mùa tại một số trạm 7
Bảng 1.4: Khả năng xảy ra lũ lớn nhất năm vào các tháng trong năm 10
Bảng 1.5: Phân vùng bảo vệ hệ thống sông Đáy 11
Bảng 1.6: Dân sinh kinh tế vùng ngập khi phân lũ huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức 12
Bảng 1.7: Dân sinh kinh tế vùng lòng hồ Vân Cốc, khu Lương Phú, bãi sông Đáy 12
Bảng 1.8: Tổng hợp hiện trạng các tuyến đê chính lưu vực 13
Bảng 2.1. Kết hợp hai tiêu chuẩn phân biệt và một số ví dụ cho mỗi phân loại 30
Bảng 2.2: Chỉ tiêu cơ bản của các lưu vực gia nhập khu giữa 44
Bảng 2.3: Mực nước lớn nhất thực đo và mô phỏng tại các vị trí kiểm tra 48
Bảng 2.4: Chiều sâu ngập (m) theo thời gian trong các ô phân lũ 2.500m3
/s 58
Bảng 2.5: Chiều sâu ngập (m) theo thời gian trong các ô phân lũ 2000m3
/s 58
Bảng 2.6: Chiều sâu ngập (m) theo thời gian trong các ô phân lũ 1.500m3
/s 59
Bảng 2.7: Chiều sâu ngập (m) theo thời gian trong các ô phân lũ 1000m3
/s 59
Bảng 2.8: Chiều sâu ngập (m) theo thời gian trong các ô phân lũ 500m3
/s 60
Bảng 3.1: Giá trị các loại đất vùng chậm lũ Chương Mỹ - Mỹ Đức 72
Bảng 3.2: Tỷ lệ thiệt hại của lúa theo thời gian và độ sâu ngập 74
Bảng 3.3: Tỷ lệ thiệt hại của màu theo thời gian và độ sâu ngập 75
Bảng 3.4: Tỷ lệ thiệt hại của thuỷ sản theo thời gian và độ sâu ngập 82
Bảng 3.5: Bảng số liệu cơ sở hạ tầng và dân sinh kinh tế 85
Bảng 3.6: Thiệt hại ứng với lưu lượng 2500 m3
/s 83
Bảng 3.7: Thiệt hại ứng với lưu lượng 2000 m3
/s 83
Bảng 3.8: Thiệt hại ứng với lưu lượng 1500 m3
/s 84
Bảng 3.9: Thiệt hại ứng với lưu lượng 1000 m3
/s 84
Bảng 3.10: Thiệt hại ứng với lưu lượng 500 m3
/s 85
6
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Bản đồ hành chính Lưu vực sông Đáy 2
Hình 1.2: Bản đồ phân khu chậm lũ Chương Mỹ - Mỹ Đức 16
Hình 2.1: Đường xác suất thiệt hại 27
Hình 2.2: Lợi ích bảo vệ lũ với các sự kiện lũ với tần suất xuất hiện năm 1/100 28
Hình 2.3: Ví dụ về dòng thu nhập của một công ty bị thiệt hại do lũ 34
Hình 2.4: Nguồn các bất định trong quản lý rủi ro lũ 38
Hình 2.5: Khung sinh kế bền vững 41
Hình 2.6: Sơ đồ mạng sông tính toán theo mô hình MIKE 11 46
Hình 2.7: Đường quá trình mực nước thực đo và tính toán lũ 8/1996 tại Sơn Tây 49
Hình 2.8: Đường quá trình mực nước thực đo và tính toán lũ 8/1996 tại Hà Nội 50
Hình 2.9: Đường quá trình mực nước thực đo và tính toán lũ 8/1996 tại Thượng Cát 50
Hình 2.10: Đường quá trình mực nước thực đo và tính toán lũ 8/1996 tại Bến Hồ 51
Hình 2.11: Đường quá trình mực nước thực đo và tính toán lũ 8/1996 tại Phả Lại 51
Hình 2.12: Đường quá trình mực nước thực đo và tính toán lũ 8/1996 tại Đồ Sơn 52
Hình 2.13: Đường quá trình mực nước thực đo và tính toán lũ 8/1996 tại Do Nghi 52
Hình 2.14: Đường quá trình mực nước thực đo và tính toán lũ 8/1996 tại Kiến An 53
Hình 2.15: Đường quá trình mực nước thực đo và tính toán lũ 8/1996 tại Trung Trang 53
Hình 2.16: Đường quá trình mực nước thực đo và tính toán lũ 8/1996 tại Cát Khê 54
Hình 2.17: Đường quá trình mực nước thực đo và tính toán lũ 8/1996 tại Bến Bình 54
Hình 2.18: Đường quá trình mực nước thực đo và tính toán lũ 8/1996 tại Nam Định 55
Hình 2.19: Đường quá trình mực nước thực đo và tính toán lũ 8/1996 tại Cửa Cấm 55
Hình 2.20: Đường quá trình mực nước thực đo và tính toán lũ 8/1996 tại Cao Kênh 56
Hình 2.21: Đường quá trình mực nước thực đo và tính toán lũ 8/1996 tại Phú Lương 56
Hình 2.22: Đường quá trình mực nước thực đo và tính toán lũ 8/1996 tại Ba Thá 57
Hình 2.23: Đường quá trình mực nước thực đo và tính toán lũ 8/1996 tại Phủ Lý 57
Hình 3.1: Kết hợp ngăn lũ bằng hồ và kênh 67
Hình 3.2: Đường cong thiệt hại lũ - độ sâu do tài sản đô thị 79
Hình 3.3: Biểu đồ % về loại tài sản nhà ở 80
Hình 3.4: Biểu đồ % về sở hữu tài sản 81
Hình 3.5: Biểu đồ % số hộ theo mức thu nhập 81
7
Hình 3.6: Thiệt hại ngập lũ ô số 1 86
Hình 3.7: Thiệt hại ngập lũ ô số 2 86
Hình 3.8: Thiệt hại ngập lũ ô số 3 86
Hình 3.9: Thiệt hại ngập lũ ô số 4 87
Hình 3.10: Thiệt hại ngập lũ ô số 5 87
Hình 3.11: Thiệt hại ngập lũ ô số 6 87
Hình 3.12: Thiệt hại ngập lũ ô số 7 88
Hình 3.13: Thiệt hại ngập lũ ô số 8 88
Hình 3.14: Thiệt hại ngập lũ ô số 9 88
Hình 3.15: Thiệt hại ngập lũ ô số 10 89
Hình 3.16: Thiệt hại ngập lũ ô số 11 89
Hình 3.17: Thiệt hại ngập lũ ô số 12 89
Hình 3.18: Thiệt hại ngập lũ ô số 13 90
Hình 3.19: Quan hệ giữa hàm thiệt hại và lưu lượng 90
8
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
CHƯƠNG 1: QUY HOẠCH PHÒNG LŨ LƯU VỰC SÔNG ĐÁY 1
1.1 TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................................................................ 1
1.1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 1
1.1.2. ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN 5
1.1.3. HIỆN TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 11
1.1.4. HIỆN TRẠNG PHÒNG CHỐNG LŨ-HỆ THỐNG ĐÊ ĐIỀU 13
1.2. SỰ CẦN THIẾT VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................ 15
1.2.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NGHIÊN CỨU 15
1.2.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 15
1.3. CÁC PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH TIÊU THOÁT LŨ ............................................... 15
1.3.1. GIỚI HẠN VÙNG NGHIÊN CỨU 15
1.3.2. CÁC PHƯƠNG ÁN PHÂN LŨ SÔNG HỒNG VÀO SÔNG ĐÁY 16
1.4. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ ......................................................................................... 16
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ KINH TẾ 18
2.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ KINH TẾ PHÒNG LŨ ............ 18
2.1.1. NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TRÊN THẾ GIỚI 18
2.1.2. NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CỦA VIỆT NAM 22
2.2 NGHIÊN CỨU, TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ KINH TẾ PHÒNG LŨ SÔNG ĐÁY............. 23
2.2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA THIỆT HẠI
LŨ 23
2.2.2. NHỮNG NGUYÊN TẮC THEN CHỐT TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ KINH TẾ 31
2.2.3. LÀM VIỆC VỚI BẤT ĐỊNH 37
2.2.4. ẢNH HƯỞNG THIỆT HẠI LŨ ĐẾN XÃ HỘI- MÔI TRƯỜNG 39
2.2.5. CƠ SỞ SỐ LIỆU TÍNH TOÁN LŨ HỆ THỐNG SÔNG ĐÁY 42
2.3 NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ .......................................................................................... 60
CHƯƠNG 3: PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH CUNG - CẦU TRONG TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ KINH TẾ
61
3.1 QUAN HỆ CHI PHÍ CỦA CÁC PHƯƠNG ÁN PHÒNG LŨ VÀ TÍNH TOÁN CHI
PHÍ ........................................................................................................................................ 61
3.1.1. THIỆT HẠI ĐỐI VỚI DÂN SỐ 61
3.1.2. THIỆT HẠI ĐỐI VỚI NHÀ 61
3.1.3. THIỆT HẠI TRONG NGÀNH GIÁO DỤC VÀ VĂN HOÁ 63
3.1.4. THIỆT HẠI TRONG LĨNH VỰC Y TẾ 63
3.1.5. THIỆT HẠI TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN 64
3.1.6. THIỆT HẠI TRONG CẤP NƯỚC SINH HOẠT 64
3.1.7. THIỆT HẠI ĐỐI VỚI GIAO THÔNG VÀ VIỄN THÔNG 65
3.1.8. THIỆT HẠI TRONG NÔNG NGHIỆP 65
3.2. PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH CUNG CHO CÁC PHƯƠNG ÁN PHÒNG LŨ SÔNG ĐÁY
............................................................................................................................................... 66
3.2.1. XÂY DỰNG LÝ THUYẾT MÔ HÌNH CUNG 66
3.2.2. TÍNH TOÁN MÔ HÌNH CUNG 71
3.3. TÍNH TOÁN THIỆT HẠI CHO CÁC PHƯƠNG ÁN PHÒNG LŨ SÔNG ĐÁY........ 73
3.3.1. THIỆT HẠI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 73
3.3.2. THIỆT HẠI TRONG NÔNG NGHIỆP 74
3.3.3. THIỆT HẠI TRONG CÔNG NGHIỆP 75
3.3.4. THIỆT HẠI VỀ DỊCH VỤ, DU LỊCH 76
3.3.5. THIỆT HẠI VỀ TỔNG TÀI SẢN 76
3.4. PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH CẦU CHO CÁC PHƯƠNG ÁN PHÒNG LŨ SÔNG ĐÁY76
3.4.1. TÍNH KHỐC LIỆT CỦA LŨ 76
9
3.4.2. NHỮNG THIỆT HẠI LŨ 77
3.5. ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CUNG CẦU TRONG TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA
CÁC PHƯƠNG ÁN PHÒNG LŨ SÔNG ĐÁY.................................................................... 80
3.5.1. BẢNG SỐ LIỆU VÙNG NGHIÊN CỨU 80
3.5.2. THIỆT HẠI KHI PHÂN LŨ ỨNG VỚI CÁC MỨC LƯU LƯỢNG 83
3.5.3. XÂY DỰNG MỨC NGẬP - THỜI GIAN-THIỆT HẠI TẠI TỪ Ô CHỨA 86
3.5.4. QUAN HỆ THIỆT HẠI VÀ LƯU LƯỢNG PHÂN LŨ 90
3.6. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ ......................................................................................... 91
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
10
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, nhiều những con lũ cực đoan đã xảy ra trên khắp thế
giới cho thấy lũ lụt tiếp tục đặt ra những rủi ro nghiêm trọng trong nhiều quốc gia,
vùng miền lãnh thổ. Những bằng chứng là lũ lụt đang trở nên ngày càng nghiêm
trọng theo thời gian, theo tần suất xuất hiện ngày càng nhiều cũng như mức độ thiệt
hại và mất mát sinh mạng do lũ lụt gây ra ngày càng lớn.
Mục đích của quản lý rủi ro lũ là làm giảm các thiệt hại lũ. Do các chiến lược
quản lý rủi ro lũ có thể yêu cầu huy động nhiều nguồn lực khỏi các mục đích khác,
một điều đáng mong muốn là xác định liệu việc làm giảm các thiệt hại lũ có biện
minh cho các tài nguyên được chi tiêu như vậy hay không? Một cách tương đương,
nếu chúng ta ở vị thế tính toán các chiến lược can thiệp thay thế lẫn nhau theo nghĩa
các lợi ích và chi phí tương đối, chúng ta có khả năng thực hiện các lựa chọn ‘tốt
hơn’ và đưa ra các chiến lược quản lý rủi ro lũ hiệu lực hơn.
2. Mục đích của đề tài
Luận văn này hình thành trên cơ sở Đề tài Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định
giá trị kinh tế phòng lũ và ứng dụng cho lưu vực sông Đáy do Ths. Bùi Thu Hoà
Trường Đại học Thuỷ lợi cùng các cộng sự thực hiện với các mục tiêu như sau:
- Xây dựng các mô hình cung và phát triển các hàm thiệt hại do lũ dựa vào đó
để tổng hợp các quan hệ chi phí và quan hệ cầu của việc phòng lũ và ứng dụng vào
điều kiện hệ thống sông Đáy.
- Trên cơ sở mô hình cung-cầu của hoạt động phòng lũ sông Đáy và tài liệu
tham khảo về quy hoạch phòng lũ sông Đáy, phát triển phương pháp tính toán giá
trị kinh tế của hoạt động phòng lũ nói chung và áp dụng tính toán giá trị kinh tế của
phòng lũ sông Đáy để lựa chọn phương án trong quy hoạch phòng lũ hợp lý.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng chủ yếu là bài toán quy hoạch phòng lũ ở vùng châu thổ sông Hồng,
tuy nhiên cách tiếp cận của đề tài có thể áp dụng cho một số lưu vực khác ở Việt
Nam. Việc xây dựng mô hình hoá của bài toán quy hoạch chỉ tập chung vào tính
toán thiệt hại kinh tế có tính tới yếu tố tác động của môi trường trong Lưu vực sông
Đáy.
11
4. Tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Tiếp cận chính của đề tài được dựa trên phương pháp luận nghiên cứu Kinh tế
Tài nguyên và Môi trường. Đây là một lĩnh vực mới đang phát triển trong những
thập kỷ gần đây đầy rẫy những thất bại thị trường như ngoại ứng, thông tin phi đối
xứng, và những vẫn đề phát triển bền vững.
Do tính đa đạng và phức tạp nghiên cứu phải sử dụng nhiều công cụ như các
mô hình toán học, các phương pháp khoa học thống kê, các khoa học xã hội như
kinh tế, xã hội học, lý thuyết thể chế…. Nên đề tài sẽ sử dụng một số tài liệu tham
khảo của các cơ quan hữu quan.
1
CHƯƠNG 1: QUY HOẠCH PHÒNG LŨ LƯU VỰC SÔNG ĐÁY
1.1 TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.1.1.1 Phạm vi nghiên cứu
Lưu vực sông Đáy nằm ở phía Tây Nam đồng bằng Bắc Bộ, toạ độ địa lý: Từ
200
210
20’ vĩ độ Bắc và từ 1050
1060
30’ kinh độ Đông, bao gồm địa phận 4 tỉnh
và 1 thành phố là: thành phố Hà Nội (gồm các quận, huyện phía hữu sông Hồng),
tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình và Hoà Bình (huyện Kim Bôi, Lạc Thủy, Yên
Thủy, Lương Sơn).
Toàn lưu vực được giới hạn:
- Phía Bắc và phía Đông là sông Hồng kể từ ngã ba Trung Hà tới cửa Ba Lạt
với chiều dài 242 km.
- Phía Tây Bắc là sông Đà từ Ngòi Lát tới Trung Hà với chiều dài 33 km.
- Phía Tây và Tây Nam là đường phân lưu giữa lưu vực sông Hồng và lưu vực
sông Mã bởi các dãy núi Cúc Phương, Tam Điệp, núi Mai An Tiêm đến sông Càn,
phân chia ranh giới giữa tỉnh Ninh Bình và Thanh Hoá. Ranh giới lưu vực kết thúc
tại cửa sông Càn đổ ra biển.
- Phía Đông và Đông Nam là biển Đông có chiều dài bờ biển khoảng 95 km từ
cửa Ba Lạt đến cửa sông Càn.
Bản đồ Hành chính Lưu vực sông Đáy được trình bày ở hình 1.1.
2
Hình 1.1. Bản đồ hành chính Lưu vực sông Đáy
1.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Nhìn chung toàn lưu vực có địa hình biến đổi khá phức tạp, chia cắt mạnh nhất là
khu vực đầu nguồn thuộc các chi lưu như sông Bôi, sông Đập, sông Lãng, sông Tích,
3
sông Thanh Hà. Cao độ biến đổi thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và từ Tây
sang Đông. Có thể chia địa hình khu vực nghiên cứu thành 3 dạng: Vùng núi, vùng
bán sơn địa và vùng đồng bằng. Bề rộng trung bình của lưu vực khoảng 60km.
Các khu vực nằm ở bờ tả sông Tích và bờ tả sông Đáy hầu hết là đồng bằng phì
nhiêu, cao độ biến đổi cao thấp không đều nhưng hướng chính là thấp dần ra biển và
cũng hình thành những vùng trũng theo dạng lòng máng như sông Nhuệ, sông Sắt
và cao dần ra phía sông Đáy, sông Hồng. Cao độ ruộng đất từ sông Hồng đến quốc
lộ 6 trung bình là (46)m, nơi cao nhất (910)m. Từ quốc lộ 6 đến Phủ Lý cao độ
trung bình từ (1,53)m, từ Phủ Lý ra biển trung bình từ (0,53,0)m nhưng cao độ
phổ biến nhất là (0,51,5)m, tuy nhiên có nơi khá trũng.
Bên hữu ngạn sông Đáy và sông Tích, sông Bùi bao gồm cả 3 dạng địa hình đồi
núi, bán sơn địa và đồng bằng, địa hình chia cắt mạnh, cao độ ruộng đất biến đổi lớn
từ (250,5)m. Vùng đồi núi chiếm (6070)% diện tích tự nhiên, các dãy núi có cao độ
từ (5001500)m, có nhiều núi đá vôi với các hang động Karster phát triển mạnh. Dải
đồng bằng ven bờ hữu cũng bị chia cắt khá phức tạp do các nhánh sông suối. Sau dải
đồng bằng là vùng bán sơn địa giầu tiềm năng trải dài từ Ba Vì cho tới Tam Điệp.
Bảng 1.1: Phân bố diện tích ruộng đất theo cao độ của lưu vực sông Đáy
Số TT
Cao độ
(m)
Diện tích
(ha)
Số TT
Cao độ
(m)
Diện tích
(ha)
1 0,0  1,0 72.047 5 3,0  5,0 51.763
2 1,0  1,5 45.680 6 5,0  10,0 49.941
3 1,5  2,0 39.676 7 > 10,0 180.045
4 2,0  3,0 43.114 8
(Nguồn: Dự án Rà soát Quy hoạch phòng chống lũ và đê điều sông Đáy - Viện Quy hoạch Thuỷ lợi)
Về cao độ đất nông nghiệp ở vùng núi và bán sơn địa có điều kiện cấp và thoát
nước bằng tự chảy bởi các công trình đập dâng, hồ chứa, kênh tách lũ núi vv...
Các khu vực đồng bằng về mùa khô hầu hết phải dùng động lực để cấp nước trừ
một số diện tích đầu nguồn sông Đáy và khu vực giáp biển lợi dụng thủy triều. Mùa
mưa tiêu úng hầu hết phải dùng động lực, tuy nhiên vẫn có thể lợi dụng tự chảy tuỳ
theo thời gian và điều kiện khí tượng thủy văn.
1.1.1.3. Đặc điểm địa chất
4
Lưu vực sông Đáy là một lưu vực mà phần lớn diện tích là thuộc đồng bằng châu
thổ sông Hồng. Do quá trình chuyển động kiến tạo đã qua với các kỷ Permier, Trias,
Đệ tam, Đệ tứ; cùng với tác động mạnh mẽ của điều kiện tự nhiên, nhiệt độ, nóng,
ẩm, mưa làm phong hoá tạo ra nền địa chất nham thạch, đất đai không đồng nhất trên
toàn bộ lưu vực sông. Với các lớp bồi tích, trầm tích, phù sa khá dày thể hiện một bồn
địa mới được hình thành. Trải qua thời kỳ biển lấn lần 1, lần 2 và thời kỳ phát triển kế
thừa, biển lùi, miền trũng võng chuyển sang một thời kỳ bình ổn và lấp đầy tạo ra một
đồng bằng rộng lớn ngập nước đó là đồng bằng sông Hồng trong đó có phần thuộc
lưu vực sông Đáy. Với điều kiện địa mạo và cấu tạo địa chất có thể nói lưu vực sông
Đáy về địa chất thủy văn được chia làm 2 hệ chứa nước khác nhau.
- Thành hệ chứa nước trong trầm tích đệ tứ và trong mácma.
- Nước chứa trong trầm tích hạt thô.
Nói chung nước chứa trong hệ thứ nhất có thể khai thác quy mô nhỏ tưới cho
hoa màu và cây trái, nước trong hệ thứ 2 trữ lượng phong phú phân bố khắp nơi có
thể khai thác dùng cho sinh hoạt.
1.1.1.4. Đất đai thổ nhưỡng
Đất đai trong lưu vực rất đa dạng, nhìn chung có một số loại chủ yếu là: đất phù
sa (có 9 loại), đất mặn (có 3 loại), đất nâu vàng, đất đỏ vàng (có 8 loại) và núi đá.
Tất cả các loại đất đều có khả năng khai thác song cần chú ý đất vùng đồi bị xói
mòn mạnh, đất vùng trũng bị chua, đất ven biển lại bị chua mặn.
Trên tổng thể có thể phân một số vùng thổ nhưỡng sau:
+ Vùng kẹp giữa sông Hồng-sông Tích và từ Vân Đình trở lên, đây là vùng
đất đai được bổ sung bởi phù sa sông Hồng, thành phần cơ giới trung bình, độ
pH=5,57,0; lượng mùn khá từ 1,42,8 thuộc loại đất màu mỡ trong khu vực
cho năng suất cây trồng cao.
+ Vùng Nam Vân Đình-Phú Xuyên xuống giáp sông Nam Định hầu hết là
ruộng đất trũng, đất từ glây trung bình đến mạnh, hàng năm được bổ sung phù sa
nhưng không nhiều thành phần cơ giới từ thịt nặng hoặc sét, tăng cường cải tạo
cũng cho năng suất cao.
+ Vùng ven biển chủ yếu là loại đất mặn và chua mặn, thành phần cơ giới là từ
thịt nặng đến sét. Vùng đất này do được cải tạo bằng nguồn nước ngọt nên cũng cho
năng suất cao và đa dạng sản phẩm.
5
+ Vùng đồi núi phía hữu ngạn sông Đáy bao gồm:
- Vùng giáp sông là những cánh đồng bằng phẳng bị chia cắt mạnh trải ra tới
biển phù hợp cho việc trồng cây hàng năm (lúa màu).
- Vùng đồi thấp trên nền phù sa cổ bị bào mòn nhiều, có nhiều khu vực đã bị đá
ong hoá, thích hợp cho trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả và trồng rừng.
- Các loại đất đồi feralit theo dạng địa hình dốc phân bố rải rác cũng thích hợp
cho hoa màu và cây công nghiệp.
Bảng 1.2: Thống kê các loại đất Lưu vực sông Đáy
Số
TT
Loại đất
Ký
hiệu
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)
Tổng diện tích điều tra 518.350 100
1 Đất phù sa ngòi suối Py 455 0,09
2 Đất cát biển, sông C 1.854 0,36
3 Đất mặn dừa, đước Mm 1.921 0,37
4 Đất mặn nhiều Mn 1.989 0,38
5 Đất mặn trung bình M 29.352 5,66
6 Đất phèn ít mặn, trung bình SiM 160 0,03
7 Đất phù sa được bồi hàng năm Ph
b 21.459 4,14
8 Đất phù sa không được bồi, không glây loang lổ Ph
37.775 7,29
9 Đất phù sa glây của sông Hồng Ph
g 143.395 27,66
10 Đất phù sa glây của sông khác Pg 224.107 43,23
11 Đất phù sa có tầng loang lổ của sông khác Pf 8.793 1,70
12 Đất phù sa úng nước Pj 44.787 8,64
13 Đất lầy thụt J 553 0,10
14 Đất xám bạc màu trên phù sa cổ B 2.499 0,48
15 Đất đỏ nâu trên đá vôi Fv 17.410 3,36
16 Đất nâu vàng trên đá vôi Fn 8.264 1,60
17 Đất đỏ vàng trên đá sét Fs 38.391 7,41
18 Đất vàng nhạt trên đá cát Fq 6.660 1,28
19 Đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp 8.875 1,71
20 Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa Fl 12.633 2,44
21 Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ D 3.382 0,65
22 Đất xói mòn trở sỏi đá E 4.827 0,93
23 Đất đen trên sản phẩm Cacbonat Rv 1.492 0,29
24 Đất đỏ vàng trên đá biến chất Fj 3.487 0,67
25 Đất đỏ vàng trên đá macma axit Fa 2.050 0,40
26 Đất mùn vàng nhạt trên phù sa cổ Hq 13.374 2,58
27 Đất nâu đỏ trên đá macma bazo Fk 14.567 2,81
(Nguồn: Dự án Rà soát Quy hoạch phòng chống lũ và đê điều sông Đáy - Viện Quy hoạch Thuỷ lợi)
1.1.2. ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN
1.1.2.1. Mạng lưới quan trắc khí tượng, thuỷ văn
6
1. Lưới trạm khí tượng và đo mưa
Trên lưu vực sông Đáy có tổng só 13 trạm khí tượng và 25 điểm đo mưa nhưng
tới nay chỉ còn 25 trạm trong đó có 8 trạm khí tượng còn hoạt động bao gồm: Ba
Vì, Sơn Tây, Hà Nội, Hà Đông, Phủ Lý, Nho Quan, Ninh Bình, Nam Định.
Nhiều trạm đo mưa đã được quan trắc sớm, tuy nhiên giai đoạn trước năm 1954
số liệu quan trắc thường bị gián đoạn bởi chiến tranh, vì thế tài liệu không liên tục,
chất lượng không tốt nên hạn chế cho việc sử dụng.
2. Lưới trạm thuỷ văn
+ Trạm đo mực nước, lưu lượng: Trong lưu vực sông Đáy có 6 trạm đo lưu lượng
nhưng cho tới nay chỉ còn 3 trạm: Lâm Sơn, Nam Định, Trực Phương còn đo lưu
lượng một số tháng mùa lũ và kiệt từ 2001 tới nay, các trạm còn lại đã ngừng đo.
+ Trạm mực nước: Có 9 trạm đo mực nước cho tới nay còn 6 trạm đo liên tục.
+ Ngoài các trạm thủy văn trong lưu vực còn có các trạm đo trên các sông có liên
quan tới lưu vực như : các trạm Hòa Bình (trạm cấp I), Trung Hà (trạm cấp III) trên
sông Đà, Sơn Tây, Hà Nội (trạm cấp I), Hưng Yên (trạm cấp III) trên sông Hồng.
+ Trạm đo chất lượng nước: Các trạm khảo sát chất lượng nước bao gồm các
trạm Bến Ngọc trên sông Đà, Sơn Tây, Hà Nội trên sông Hồng. Các trạm đo mặn
gồm có Phú Lễ trên sông Ninh Cơ, Như Tân trên sông Đáy.
1.1.2.2. Đặc trưng khí hậu
1. Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình nhiều năm của khu vực nghiên cứu là
(23,30
23,50
)C. Nhiệt độ trung bình tháng I thấp nhất trong năm đạt từ
(150
16,70
)C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất tháng VII từ (280
29,40
)C.
2. Độ ẩm: Độ ẩm tương đối trung bình trong các tháng đều vượt trên 80%. Độ ẩm
giữa tháng ẩm nhất và tháng khô nhất chỉ chênh nhau từ (510)%. Những ngày mùa
đông khô hanh, độ ẩm có thể giảm xuống dưới 20%, những ngày mưa phùn, độ ẩm
không khí có thể tăng lên đến trên 90%.
3. Mưa:
+ Mưa chia làm hai mùa trong năm mùa khô bắt đầu từ tháng XI năm trước đến
hết tháng IV năm sau, trong các tháng này có số ngày mưa rất ít và lượng mưa tháng
cũng rất nhỏ. Mùa mưa từ tháng V đến tháng X trong thời kỳ này hay xảy ra những
trận mưa từ mưa vừa đến mưa to, có khi mưa rất to.
7
+ Xem xét quy luật phân bố mưa gây úng thời đoạn 1, 3, 5, 7 ngày max trong
lưu vực sông Đáy cho thấy: số lần mưa 1 ngày max nằm trong 3 ngày max chiếm
khoảng 30%, trường hợp 3 ngày max trong 5 ngày max chiếm 70% và 5 ngày max
nằm trong 7 ngày max chiếm 85%.
Bảng 1.3: Tần suất lượng mưa 1, 3, 5 ngày max vụ mùa tại một số trạm
XP%
Trạm Đặc trưng Xmaxo Cv Cs
1 3 5 10 20
1 ngày max 131 0,41 1,22 302 256 234 203 170
3 ngày max 192 0,43 1,61 474 392 353 301 247Ba Thá
5 ngày max 228 0,45 1,21 549 463 421 363 301
1 ngày max 111 0,42 2,08 282 228 204 171 139
3 ngày max 169 0,40 1,23 382 325 297 258 218Hà Đông
5 ngày max 193 0,43 1,07 447 380 349 303 255
1 ngày max 133 0,45 1,16 322 271 247 213 177
3 ngày max 202 0,44 0,89 467 400 368 321 271Phủ Lý
5 ngày max 230 0,42 0,88 516 444 410 360 305
1 ngày max 150 0,52 2,30 439 345 302 246 192
3 ngày max 222 0,55 2,41 685 531 463 372 286Nho Quan
5 ngày max 252 0,54 2,59 778 599 519 416 320
1 ngày max 140 0,49 1,16 355 298 270 231 190
3 ngày max 205 0,45 1,24 501 420 382 328 272Nam Định
5 ngày max 236 0,45 1,20 572 481 438 378 313
1 ngày max 157 0,43 1,03 362 309 284 247 208
3 ngày max 234 0,43 1,33 558 468 426 367 305Kim Bôi
5 ngày max 261 0,43 1,50 632 527 477 408 337
1 ngày max 159 0,52 1,51 435 356 319 268 215
3 ngày max 223 0,51 1,36 593 490 441 373 303Ninh Bình
5 ngày max 260 0,48 1,31 666 555 502 428 350
(Nguồn: Dự án Rà soát Quy hoạch phòng chống lũ và đê điều sông Đáy - Viện Quy hoạch Thuỷ lợi)
+ Lượng mưa lũ rất lớn, lượng mưa 1 ngày lớn nhất đạt từ (300550) mm, ba
ngày lớn nhất đạt (450770) mm, lượng mưa 5 ngày lớn nhất đạt từ (500836) mm.
Năm xuất hiện mưa lớn thường không đồng bộ giữa các vùng. Vùng thượng và
trung lưu sông Đáy lượng mưa 5 ngày lớn nhất xuất hiện vào tháng XI năm 2008 và
tháng XI/1984, vùng hạ du lượng mưa 5 ngày lớn nhất xuất hiện vào năm 1980,
vùng lưu vực sông Hoàng Long lượng mưa 5 ngày lớn nhất xuất hiện vào tháng
IX/1985 gây nên lũ lịch sử trên sông Hoàng Long.
1.1.2.3. Mạng lưới sông ngòi
1. Sông Đáy: Trước đây, sông Đáy là phân lưu của sông Hồng, từ năm 1937 đến
8
nay sông Đáy chỉ được phân lũ sông Hồng vào các năm 1940, 1945, 1969, 1971.
Chiều dài sông 240km, lòng sông hẹp và nông do bồi lắng, sông có bãi rộng và
nhiều khu trũng có bụng chứa lớn, nên có khả năng điều tiết rất lớn, hệ số uốn khúc
khá lớn 1,7.
2. Sông Tích: Lòng hẹp và nông lại quanh co nhiều, hệ số uốn khúc là 1,79 nên khả
năng tải nước kém, nhưng thềm sông phía bờ hữu rộng và nhiều khu đất trũng, nên
lũ bị điều tiết nhiều có khả năng kéo dài nhiều ngày.
3. Sông Bùi: Bắt nguồn từ huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình, đoạn thượng lưu chảy
theo hướng Tây - Đông đến Tân Trượng thì nhập với sông Tích, chảy theo hướng
Tây Bắc - Đông Nam và nhập vào sông Đáy tại Ba Thá. Sông Bùi đoạn chảy qua
địa phận Hà Nội có chiều dài khoảng 30 km.
4. Sông Mỹ Hà: Là con sông đào có chiều dài 12,7 km bắt nguồn từ Cầu Dậm xã Hợp
Tiến, huyện Mỹ Đức chảy theo hướng Bắc-Nam và nhập với sông Đáy tại Đục Khê.
5. Sông Nhuệ: Nhiệm vụ chính của nó là lấy nước sông Hồng vào qua cống Liên
Mạc phục vụ lấy nước tưới cho vùng đất rộng phía hữu sông Hồng và tả sông Đáy từ
Hà Nội đến Hà Nam và dẫn nước tiêu thoát nước cho vùng đất khoảng 107.530 ha.
6. Sông Đào Nam Định: là một phân lưu của sông Hồng chảy đổ vào sông Đáy ở
Độc Bộ, b=(200300) m nhưng lòng sông dốc và sâu, độ sâu trung bình khoảng
10m, sông chuyển một lượng nước khá lớn về mùa lũ gây ra lũ lớn ở hạ lưu sông
Đáy (theo số liệu thực đo năm 1971, lưu lượng lớn nhất ở Nam Định là 6.700 m3
/s).
7. Sông Hoàng Long: Dài 125km bắt nguồn từ Hoà Bình, chảy qua Ninh Bình và nhập
với sông Đáy tại Gián Khẩu. Chế độ dòng chảy của sông Hoàng Long rất phức tạp:
+ Mực nước mùa kiệt phụ thuộc vào nước dềnh lên từ sông Đáy do ảnh hưởng
thuỷ triều và lượng nước bổ sung vào sông Đáy từ sông Đào Nam Định.
+ Mùa lũ, nước lũ từ thượng du đổ về đến khu vực nghiên cứu thường bị dồn ứ do
mực nước lũ trên sông Đáy. Khi mực nước lũ trên sông Hoàng Long dâng cao để bảo
vệ hệ thống đê hạ du sông Hoàng Long thì phải phân lũ vào các khu phân chậm lũ.
8. Các sông trục nội đồng như: sông Sui, Rịa, sông Bến Đang, Ghềnh, Chanh, Hệ
Dưỡng, Vân, Thắng Động, Đức Hậu, Mới, Trinh Nữ, Cầu Hội...
1.1.2.4. Sự hình thành lũ trên lưu vực sông Đáy
1. Lũ do nội tại sông Đáy
9
+ Lũ nội tại sông Đáy xảy ra hàng năm, thường do lũ từ các chi lưu (sông Tích,
sông Thanh Hà, sông Hoàng Long,…) và lượng nước tiêu ra từ các hệ thống thuỷ
lợi bằng các cống và trạm bơm.
+ Mùa lũ các sông vùng hữu Đáy chủ yếu là sông Tích và sông Hoàng Long
thường kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10 với tổng lượng nước chiếm 80% lượng
nước cả năm. Các trận lũ lớn thường xuất hiện vào tháng 8 và tháng 9 phù hợp với
chế độ mưa ở vùng này, lũ trên lưu vực sông Tích thường xảy ra vào tháng 9. Lũ
lớn trên các sông nhánh vùng hữu Đáy đều do hội tụ, áp thấp, front và bão sinh ra,
đặc biệt bão là nguyên nhân chính gây ra (8090)% các trận lũ lớn.
2. Đối với lũ do phân lũ sông Hồng vào sông Đáy
+ Trước năm 1937 sông Đáy cũng là phân lưu của sông Hồng, nhưng từ khi đập
Đáy hoàn thành phân lưu này chỉ liên hệ với sông Hồng khi có phân lũ. Đập Đáy đã
được sử dụng 5 lần để phân lũ sông Hồng đó là vào các năm 1940, 1945, 1947,
1969 và 1971 (năm 1945 lưu lượng lũ phân lớn nhất khoảng (2.2002.300) m3
/s,
năm 1971 lưu lượng lũ phân lớn nhất là 2.570 m3
/s).
+ Từ sau năm 1971 đến nay nhiều hồ chứa đã được xây dựng trên các chi lưu
của hệ thống sông Đáy, các hệ thống đê và đê bao cũng được tôn tạo, các công trình
cống và trạm bơm tiêu úng được xây dựng hàng loạt, hầu hết các vùng đã có đê và
đê bao kể cả khu vực phân chậm lũ cũng đều được bảo vệ với lũ bản thân sông Đáy
(lũ 1978, 1985). Cho nên, dù không có phân lũ nhưng mực nước trên sông Đáy
cũng đã tăng lên rất cao
+ Lòng sông Đáy quanh co, nông, bãi rộng, nhiều vùng trũng ven sông nên tốc
độ chuyển lũ chậm, lượng điều tiết lớn. Có thể nhận xét qua kết quả vào năm phân
lũ 1971: 1 giờ sáng ngày 20/8 bắt đầu phân lũ vào Vân Cốc, 5 giờ sau mới chuyển
được tới Đập Đáy, 14 giờ sau mới ảnh hưởng tới Ba Thá, 20 giờ sau mới tới Tân
Lang và 30 giờ sau mới chuyển ảnh hưởng tới Độc Bộ.
1.1.2.5. Tổ hợp lũ trên các sông
+ Khả năng xuất hiện lũ trên dòng chính sông Đáy, sông Hoàng Long xảy ra
vào tháng IX là lớn nhất chiếm 33,6% tại Ba Thá, 40% tại Phủ Lý, 34% tại Bến Đế.
Khả năng xuất hiện lũ lớn nhất trong năm vào tháng VIII chiếm 16,7 % tại Ba Thá,
28% tại Phủ Lý và 23,4% tại Bến Đế.
10
Bảng 1.4: Khả năng xảy ra lũ lớn nhất năm vào các tháng trong năm
Đơn vị (%)
TT Trạm Sông V VI VII VIII I X X XI
1 Ba Thá Đáy 4,7 2,4 26,2 16,7 33,6 14,3 2,4
2 Phủ Lý Đáy 0 2,0 14,0 28,0 40,0 12,0 4,0
3 Hưng Thi Hoàng Long 2,2 6,5 15,2 26,0 28.2 19,6 2,2
4 Bến Đế Hoàng Long 2,1 2,1 12,8 23,4 34,0 23,4 2,1
(Nguồn: Dự án Rà soát Quy hoạch phòng chống lũ và đê điều sông Đáy - Viện Quy hoạch Thuỷ lợi)
+ Tổ hợp lũ sông Hồng và sông Đáy :
- Quan hệ mực nước lũ sông Hồng tại Sơn Tây và sông Đáy tại Ba Thá không
chặt chẽ do nguyên nhân hình thành lũ trên hai hệ thống sông là khác nhau. Hệ số
tương quan mực nước lũ giữa 2 trạm chỉ đạt 0,48.
- Từ kết quả phân tích trên cho thấy trong trường hợp phân lũ vào sông Đáy
vào tháng VIII thì khả năng xuất hiện lũ rất lớn giữa 2 sông đồng thời gian là rất
nhỏ. Trong các lần phân lũ vào sông Đáy lũ nội tại của sông Đáy không lớn.
- Trường hợp lũ lớn trên sông Hồng xảy ra gần đây là trận lũ tháng VIII/1996
với Qmax hoàn nguyên tại Sơn Tây là 27.400 m3
/s ngày 21/VIII, P=4%, lũ bên sông
Đáy tại Ba Thá là 437 m3
/s ngày 17/VIII/1996, P= 17% và tại Hưng Thi Qmax là
1980 m3
/s ngày 16/VIII/1996, P= 13%
1.1.2.6. Hiện trạng ngập lụt tính đến 2010
+ Trên dòng chính sông Đáy thường phải tiếp nhận khoảng 1.000 m3
/s bơm tiêu
úng từ các khu, vì thế những năm có mưa lớn trong bản thân lưu vực sông Đáy thì
mực nước lũ trên sông lên cao.
+ Địa bàn bị ảnh hưởng: 132 xã, phường thuộc 12 huyện thị của Hà Nội, Hà
Nam và Ninh Bình.
+ Diện tích tự nhiên bị ảnh hưởng : 79.984 ha.
+ Diện tích bị ngập : 38.992 ha.
11
+ Diện tích canh tác bị ảnh hưởng: 36.679 ha; trong đó bị ngập 34.579 ha (lúa
23.720 ha, màu 7.329 ha, vườn 2.537 ha và thuỷ sản 1.264 ha).
+ Số hộ nằm trong vùng phân chậm lũ: 152.223 hộ với 681.824 nhân khẩu.
+ Các cơ sở kinh tế gồm: 215 cơ quan; 10 bệnh viện; 91 trạm xá; 2.420 phòng
học; 27,4 km đường tỉnh lộ; 174 đường giao thông liên huyện; 497 km đường giao
thông liên xã; 380 km đường giao thông liên thôn và 31 cầu giao thông.
+ Số nhà cửa bị ngập: 109.618 nhà (nhà xây 99.814, nhà tranh 11.517).
+ Hạ tầng thuỷ lợi: 196 trạm bơm, 692 km kênh tưới, tiêu, đường điện cao thế
282 km, hạ thế 431 km, đê bị ảnh hưởng 179 km đê chính, 28 km đê bối và hàng
trăm km bờ vùng bờ thửa bị ngập.
1.1.3. HIỆN TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
1.1.3.1. Phân vùng bảo vệ
Căn cứ vào hiện trạng công trình phòng chống lũ chia lưu vực thành 9 vùng bảo
vệ chính sau:
Bảng 1.5: Phân vùng bảo vệ hệ thống sông Đáy
Số
TT
Tên vùng bảo vệ
Diện tích tự nhiên
(ha)
Dân số
(người)
1 Sông Nhuệ 130.030 3.738.354
2 6 trạm bơm 98.029 979.120
3 Trung Nam Định 52.822 544.405
4 Tả Tích 56.412 587.564
5 Hữu Tích 96.366 621.061
6 Tả Mỹ Hà 23.004 174.887
7 Hữu Đáy của Hà Nam 14.460 105.929
8 Bắc Ninh Bình 40.417 180.214
9 Nam Ninh Bình 98.592 636.526
Tổng 610.137 7.568.060
(Nguồn: Dự án Rà soát Quy hoạch phòng chống lũ và đê điều sông Đáy - Viện Quy hoạch Thuỷ lợi)
1.1.3.2. Dân cư và lao động
+ Năm 2006 số dân trong vùng bảo vệ đê là 7.568.060 người, dân cư khu vực
thành thị cũng đang phát triển rất nhanh, tổng số dân thành thị năm 2006 là
2.675.193 người.
+ Dự báo đến năm 2010 dân số vùng bảo vệ 8.325.909 người (thành thị là
3.225.210 người), năm 2020 dân số 9.098.789 người (thành thị là 5.162.165 người).
12
1.1.3.3. Cơ cấu phát triển kinh tế
+ Tỷ trọng các ngành trong nền kinh tế năm 2006: Ngành nông lâm thủy sản
13,2% (trong đó nông nghiệp chiếm 50,49%; chăn nuôi: 40,18%; dịch vụ: 9,33%) ;
ngành công nghiệp-xây dựng 39,2%; ngành dịch vụ 47,6%.
+ Tỷ trọng các ngành trong nền kinh tế năm 2020: Ngành nông lâm thủy sản
5%; ngành công nghiệp-xây dựng 50%; ngành dịch vụ 45%.
1.1.3.4. Hiện trạng dân sinh kinh tế vùng phân chậm lũ
+ Khu phân lũ sông Hồng vào sông Đáy: Khi phân lũ sông Đáy có 9 huyện, thị
xã, 119 xã với tổng diện tích tự nhiên là 58.652 ha bị ngập lụt, 136.000 hộ với
620.000 người phải sơ tán. Toàn bộ nhà cửa, trạm xá, đường giao thông trong vùng
bị ngập. Trọng điểm phân lũ thuộc các huyện Phúc Thọ, Chương Mỹ, Mỹ Đức.
Bảng 1.6: Dân sinh kinh tế vùng ngập khi phân lũ huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức
Hạng mục Đơn vị
Huyện Chương Mỹ
(27 xã/32 xã)
Huyện
Mỹ Đức
Tổng cộng
Đất tự nhiên ha 19.706 23.004 46.298
Đất canh tác ha 9.870 9.100 20.959
Đất lúa ha 23.293 15.056 38.349
Đất màu ha 3.864 1.473 5.337
Đất thủy sản ha 930 677 1.607
Trâu, bò phải sơ tán con 16.979 12.374 29.353
Lợn phải sơ tán con 76.866 93.917 170.783
Số hộ hộ 61.048 35.563 96.611
Nhân khẩu người 285.347 177.819 463.166
Số lao động người 158.349 92.165 250.514
(Nguồn: Dự án Rà soát Quy hoạch phòng chống lũ và đê điều sông Đáy - Viện Quy hoạch Thuỷ lợi)
+ Khu chậm lũ Lương Phú: có thêm 3 huyện, thị xã; 54 xã với 49.179 ha đất tự
nhiên bị ngập lụt, 80.000 hộ với 300.000 người phải sơ tán. Trọng điểm phân lũ thuộc
huyện Ba Vì. Như vậy nếu cả phân và chậm lũ toàn thành phố Hà Nội có 12 huyện,
thị xã với 173 xã bị ảnh hưởng, 107.831 ha đất tự nhiên bị ngập lụt, 216.000 hộ với
920.000 người phải sơ tán.
Bảng 1.7: Dân sinh kinh tế vùng lòng hồ Vân Cốc, khu Lương Phú, bãi sông Đáy
TT Hạng mục
Nhân khẩu
(người)
Tổng
DTTN
(ha)
Đất ở
(ha)
Đất
CTCC
(ha)
Đất SX
phi NN
(ha)
Đất
SXNN
(ha)
1 Lòng hồ Vân Cốc 47.703 3.174 348 349 378 1.641
13
Huyện Phúc Thọ 44.006 3.014 329 336 362 1.552
H. Đan Phượng 3.697 159 20 14 16 89
2 Khu Lương Phú 103.656 11.228 723 1.750 4.286 3.871
H. Ba Vì 40.810 5614 361 875 2143 1935
TP. Sơn Tây 62.846 5614 361 875 2142 1936
3 Bãi sông Đáy 205.441 8.978 1.147 1.058 470 5.689
H. Phúc Thọ 6.479 549 37 51 5 443
H. Đan Phượng 6.715 276 46 55 6 141
Q. Hà Đông 3.331 1.740 243 181 12 1.121
H. Thanh Oai 6.527 569 77 41 31 332
H. Quốc Oai 3.924 771 165 84 92 405
H. Chương Mỹ 6.530 1.925 285 197 161 1.173
(Nguồn: Dự án Rà soát Quy hoạch phòng chống lũ và đê điều sông Đáy - Viện Quy hoạch Thuỷ lợi)
+ Các khu phân chậm lũ sông Hoàng Long
- Khu thường xuyên chịu lũ: Bao gồm 5 xã huyện Nho Quan (Xích Thổ, Gia
Sơn, Gia Lâm, Gia Thuỷ, Phú Sơn và 1 phần xã Lạc Vân) và vùng ngoài đê của các
huyện Nho Quan và huyện Gia Viễn. Diện tích tự nhiên là 4.357 ha, toàn khu có
5.135 hộ dân.
- Khu phân lũ Đầm Cút: Phân lũ từ sông Hoàng Long qua cống Mai Phương
vào Đầm Cút ra cống Địch Lộng sang sông Đáy.
1.1.4. HIỆN TRẠNG PHÒNG CHỐNG LŨ-HỆ THỐNG ĐÊ ĐIỀU
1.1.4.1. Hiện trạng hệ thống đê điều
Bảng 1.8: Tổng hợp hiện trạng các tuyến đê chính lưu vực
Đê chính
Số
TT
Tuyến đê
Cấp
đê Chiều
dài (m)
đỉnh
(m)
B
(m)
Chiều
dài đê
bối (m)
Chiều
dài đê
bao (m)
Kè
(chiếc)
Cống
(chiếc)
1 Hữu Đáy 3 93,620 23,984 14,000 23 55
2 Tả Đáy 1-3 196,255 35,700 39,020 31 85
3 Hữu Hoàng Long 4 20,850 5,3-10,6 5 17
4 Tả Hoàng Long 3 23,875 6-6,8 5÷8 15
5 Đê sông Nhuệ 4 151,100 6-6,5 5 168
6 Tả Tích 4 32,620 10,3 4÷5 16,100 14,700 42
7 Tả Bùi 4 14,700 7,7-8 4÷5 3100 5 8
8 Đê Mỹ Hà 4 12,700 5
9 Đê Vân Cốc 3 15,160 12,6-16 7 1 3
10 Đê Ngọc Tảo 2 14134 16,29-17,3 5÷6
11 Đê La Thạch 2 6,500 16,2-16,4 6
12 Đê Tiên Tân 3 7,000 15,5 5÷6
13 Đê đường 6 4 5,960 11
14
Đê chính
Số
TT
Tuyến đê
Cấp
đê Chiều
dài (m)
đỉnh
(m)
B
(m)
Chiều
dài đê
bối (m)
Chiều
dài đê
bao (m)
Kè
(chiếc)
Cống
(chiếc)
Tổng cộng 594,474 78,884 67,720 60 398
(Nguồn: Dự án Rà soát Quy hoạch phòng chống lũ và đê điều sông Đáy - Viện Quy hoạch Thuỷ lợi)
1.1.4.2. Hệ thống công trình phân lũ sông Đáy
+ Cống Vân Cốc: 26 cửa cống; bề rộng cửa 8m; cao trình đáy 12,0 m; cao trình
trần 14,4 m.
+ Tràn Hát Môn: Phía hữu Vân Cốc chiều dài tràn 1.620m, cao trình tràn từ
(15,0815,20)m. Phía tả Vân Cốc chiều dài tràn 6.200m, cao trình tràn từ
(14,6315,03)m.
+ Lòng hồ Vân Cốc: Hiện nay đã xây dựng cống lấy nước Cẩm Đình, hệ thống
kênh dẫn đi dọc tuyến đê Ngọc Tảo bởi vậy phần diện tích trữ nước của lòng hồ
Vân Cốc chỉ còn khoảng 126 triệu m3
.
+ Công trình đập Đáy: có 6 cửa; bề rộng một cửa 33,75m; cao trình đáy 9,0m; Cao
trình tường ngực 13,9m. Cửa van hình cung mở theo hình thức hạ dần cao trình tràn,
mỗi giờ hạ được 0,49m theo từng nấc cao trình, thời gian mở hết khoảng 10,5 giờ.
+ Vùng chậm lũ Chương Mỹ-Mỹ Đức: có 25 đường tràn chia thành 13 tiểu vùng
bao gồm 57 xã. Theo bình đồ tỷ lệ 1/10.000 Viện QHTL đo năm 2000 thì tổng diện tích
của 13 vùng ngập lũ 36.547 ha và tổng dung tích chứa lũ là 822,9 triệu m3
(dung tích
được tính đến mực ngập lũ lớn nhất ứng với cao trình từ (8÷9,6) m tuỳ từng tiểu khu).
1.1.4.3. Hiện trạng tuyến thoát lũ
+ Đoạn sông Đáy từ Đập Đáy đến Ba Thá dài 61,347 km, bề rộng tuyến thoát lũ
từ Song Phương đến Cầu Mai Lĩnh có khoảng cách lớn nhất từ 2.800÷3.065 m, từ
Cầu Mai Lĩnh đến Ba Thá bề rộng lòng sông co hẹp dần tại Ba Thá rộng 667 m.
+ Đoạn sông Đáy từ Ba Thá đến Phủ Lý dài 64,775 km, đoạn sông này bề rộng
tuyến thoát lũ tại vị trí Tân Lang bị co thắt có chiều rộng 180m, từ Tân Lang đến
Phủ Lý bề rộng mở rộng dần ra khoảng 400÷700 m, bờ tả có nhiều bãi khá rộng.
+ Đoạn sông Đáy từ Phủ Lý đến Địch Lộng dài 23,89 km, bề rộng tuyến thoát
lũ biến đổi từ 700÷1500 m, bờ hữu có nhiều bãi khá rộng.
+ Đoạn sông Đáy từ Địch Lộng đến Gián Khẩu (ngã 3 Hoàng Long-Sông Đáy)
dài 9km, đoạn sông này lòng sông có nhiều đoạn bề rộng lòng sông co hẹp như tại
15
K3 (kè Đồng Xuân), K6K7 (kè Cung Quế)…bởi vậy khi gặp lũ sông Hoàng Long
dềnh ứ làm cản trở rất lớn đến dòng chảy về phía hạ lưu.
+ Đoạn sông Đáy từ Gián Khẩu đến Ninh Bình dài 12 km, đoạn sông này lòng
sông ít có biến động lớn, cao trình đỉnh đê đủ cao so với mực nước thiết kế.
+ Đoạn từ Ninh Bình đến Độc Bộ dài 21 km, đoạn sông này phần bãi và lòng
sông có biến động lớn, nhiều đoạn lòng sông co hẹp như tại vị trí K24K26 (cống
Khánh Phú), K29K30 (kè Mả Na), K40K41(kè Độc Bộ). Bề rộng lòng sông tại
các vị trí này là 80100 m.
+ Đoạn sông từ Độc Bộ đến cửa biển dài khoảng 43 km, lòng sông mở rộng
dần, chỗ rộng nhất tới 600 m và chỗ hẹp nhất 150 m.
1.2. SỰ CẦN THIẾT VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NGHIÊN CỨU
+ Các phân tích trong kinh tế lũ giúp các dự án quy hoạch tính toán được lợi ích
của các công trình phòng lũ nhằm đánh giá mức độ thiệt hại trước và sau khi có các
công trình phòng lũ.
+ Các phân tích nhằm tính đến tất cả các khía cạnh của thiệt hại lũ gây ra, ảnh
hưởng của thời gian ngập và độ sâu đến giá trị thiệt hại.
1.2.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
+ Đưa ra phương pháp luận nhằm xây dựng đường thiệt hại lũ.
+ Trên cơ sở phương pháp luận đưa ra các tính toán cụ thể cho Lưu vực sông
Đáy ứng với khu phân chậm lũ Chương Mỹ - Mỹ Đức, Hà Nội.
1.3. CÁC PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH TIÊU THOÁT LŨ
1.3.1. GIỚI HẠN VÙNG NGHIÊN CỨU
+ Vùng nghiên cứu giới hạn trong địa giới hành chính hai huyện Chương Mỹ và
Mỹ Đức.
16
Hình 1.2: Bản đồ phân khu chậm lũ Chương Mỹ - Mỹ Đức
1.3.2. CÁC PHƯƠNG ÁN PHÂN LŨ SÔNG HỒNG VÀO SÔNG ĐÁY
+ Phân lũ sông Hồng vào sông Đáy qua đập Đáy với các cấp lưu lượng max giả
định là 2.500 m3
/s.
+ Phân lũ sông Hồng vào sông Đáy qua đập Đáy với các cấp lưu lượng max giả
định là 2.000 m3
/s.
+ Phân lũ sông Hồng vào sông Đáy qua đập Đáy với các cấp lưu lượng max giả
định là 1.500 m3
/s.
+ Phân lũ sông Hồng vào sông Đáy qua đập Đáy với các cấp lưu lượng max giả
định là 1.000 m3
/s.
+ Phân lũ sông Hồng vào sông Đáy qua đập Đáy với các cấp lưu lượng max giả
định là 500 m3
/s.
1.4. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ
+ Quy hoạch phòng lũ lưu vực sông Đáy tạo khả năng tiêu thoát lũ hệ thống sông
Đáy, đồng thời tăng hiệu quả bảo vệ an toàn trung tâm kinh tế, chính trị Hà Nội.
17
+ Tuy nhiên do sự mở rộng phát triển Hà Nội đến các vùng phân lũ và chậm lũ
của Hà Tây cũ, và xây dựng nhiều hồ chứa lớn trên thượng nguồn tham gia cắt lũ
cũng làm giảm tầm quan trọng hệ thống các công trình phân lũ của Lưu vực sông
Đáy. Xu hướng xoá bỏ dần khu chậm lũ Chương Mỹ, Mỹ Đức, Hữu Đáy, và cải tạo
sông Đáy trở thành con sông tự nhiên hoặc có điều tiết là cần thiết trong công tác
quy hoạch phòng lũ.
+ Luận văn này nhằm nghiên cứu tính toán kinh tế có tính đến yếu tố xã hội và
môi trường trong quy hoạch phòng lũ nói chung và quy hoạch phòng lũ sông Đáy
nói riêng.
18
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ
KINH TẾ
2.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ KINH TẾ PHÒNG
LŨ
2.1.1. NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TRÊN THẾ GIỚI
2.1.1.1. Nghiên cứu sử dụng viễn thám kết hợp GIS
Sử dụng viễn thám (RS) và hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một trong những
công nghệ mới trong việc đánh giá thiệt hại lũ. Phương pháp này được tiến hành
qua 4 bước:
- Ảnh vệ tinh như Radarsat được nắn chỉnh và làm phù hợp với số liệu từ
trường số liệu GIS;
- Mức độ ngập lụt có thể được lấy từ ảnh SAR kết hợp với cao độ DEM;
- Phạm vi ngập có thể được chồng với các số liệu như số liệu đất đai từ
trường số liệu GIS và;
- Kết quả như bản đồ và các bảng biểu có thể nhận được bằng việc sử dụng GIS.
Một số nghiên cứu ở Hàn Quốc áp dụng đối với lưu vực sông Nackdong có xét
đến ảnh hưởng của các yếu tố đặc điểm hình thái, thảm phủ, chế độ dòng chảy, sau
đó áp dụng công nghệ viễn thám và GIS để đánh giá thiệt hại lũ. Việc đánh giá theo
phương pháp này chỉ đưa ra con số sơ bộ về diện tích ngập, thời gian ngập cũng như
độ sâu ngập.
2.1.1.2. Nghiên cứu của ESCAP
Đoàn công tác của ESCAP đã biên soạn báo cáo về cải thiện hệ thống sưu tập
thiệt hại do bão lũ. Trong đó đã khái quát về khía cạnh kinh tế xã hội các thiệt hại
do bão và lũ, hướng dẫn việc thu thập tài liệu về thảm hoạ lũ cũng như cách thống
kê thảm hoạ ở mức quốc gia và cấp tỉnh, đồng thời đưa ra cách khảo sát thiệt hại về
công trình và dịch vụ công cộng, tài sản tư nhân, thiệt hại trong nông nghiệp và
cách ngành kinh tế khác bị ảnh hưởng.
2.1.1.3. Nghiên cứu của Tổ chức khí tượng thế giới
Nghiên cứu đã biên soạn tài liệu hướng dẫn quá trình đánh giá thiệt hại lũ cho
nhiều mục đích và với những mục đích khác nhau sẽ xác định được những đầu ra
khác nhau.
19
Mục đích đầu tiên là sử dụng đánh giá trong việc điều phối cứu trợ trong quá
trình lũ. Việc đánh giá trong giai đoạn này được thực hiện trong thời gian hạn hẹp.
Thông tin cần thiết phục vụ các hoạt động cứu trợ trong giai đoạn này có thể kể đến:
- Số người chết, bị thương hoặc ảnh hưởng bởi lũ;
- Tài sản bị ngập, các yêu cầu tìm kiếm và di dời;
- Tài sản và con người có thể chịu rủi ro hoặc có thể bị ngập nặng hơn;
- Tình trạng của cơ sơ hạ tầng và;
- Mực nước trong sông hiện tại và dự báo ở các vị trí khác nhau cũng như
điều kiện thời tiết.
Đánh giá thiệt hại trong một vài tuần đầu tiên sau khi nước lũ rút nhằm thông
báo và hướng dẫn quá trình khôi phục, phân phối cứu trợ. Tiếp theo là đánh giá tổng
thể mất mát do lũ lụt để thông báo và tư vấn cho các quá trình tái thiết sau lũ cũng
như sử dụng số liệu thiệt hại cho việc đánh giá rủi ro do lũ lụt và cho sự đánh giá
các biện pháp phòng tránh và giảm thiểu. Ở giai đoạn này đánh giá thiệt hại lũ cần
hướng dẫn cho việc quy hoạch tái thiết cũng như việc điều chỉnh các chính sách về
quản lý lũ trong tương lai.
Quá trình đánh giá thiệt hại gồm các bước sau:
- Xác định mục đích của việc đánh giá thiệt hại;
- Tổ chức tư vấn và thu thập thông tin;
- Xác định vùng và khung thời gian của đánh giá;
- Lựa chọn dạng đánh giá sẽ sử dụng;
- Thu thập thông tin về độ nguy hiểm;
- Thu thập thông tin về số người, tài sản và các hoạt động gặp rủi ro;
- Xác định dạng tổn thất;
- Đánh giá mức độ tổn thất từ tất cả các nguồn;
- Quyết định tính toán thiệt hại tiềm năng hay thực tế;
- Tính toán thiệt hại trung bình hàng năm nếu cần thiết;
- Đánh giá lợi ích và;
- Đối chiếu và đưa kết quả của đánh giá tổn thất.
2.1.1.4. Nghiên cứu đánh giá của một số nước EU
1. Phương pháp đánh giá thiệt hại lũ ở Vương quốc Anh
20
+ Thủ tục là đánh giá thiệt hại ở hầu hết các cấp độ. Điều tra về mức độ thiệt hại
theo hạng mục nhà cửa, cũng như tài sản của các hộ,... Trên cơ sở đánh giá tài sản
thiệt hại do lũ ứng với các độ sâu ngập khác nhau, từ đó đưa ra quan hệ thiệt hại
theo độ sâu ngập. Mức độ chi tiết và độ chính xác tuỳ thuộc vào phạm vi của nghiên
cứu và các thông tin thu thập.
+ Thủ tục để đưa ra các hàm thiệt hại như sau: chia thiệt hại thành tài sản dân
cư và phi dân cư. Thiệt hại trong lĩnh vực nhà, chia nhà làm nhiều loại theo mức độ
cũ, mới, vật liệu xây dựng,... Sau đó xác định giá trị thay thế và giá trên thị trường
và đánh giá thiệt hại, cuối cùng đưa ra hàm thiệt hại theo độ sâu đối với các loại nhà
bị thiệt hại. Đối với tài sản phi dân cư, số liệu về phân loại đặc tính lấy từ trường số
liệu của các cấp quản lý dạng niên giám thống kê và các trường số liệu cấp quốc
gia. Để xác định hàm thiệt hại đối với các dạng tài sản khác nhau, cần tiến hành
phỏng vấn các công ty để ước tính, trước hết là giá trị xấp xỉ của các tài sản có thể
bị thiệt hại ở các ngành và lĩnh vực khác nhau, sau đó là mức độ tổn thương của các
tài sản đó. Khác với hàm thiệt hại của tài sản dân cư, các hàm thiệt hại đối với tài
sản phi dân cư này không phản ánh thiệt hại tuyệt đối trên tài sản mà đánh giá trên
diện tích của tài sản thương mại của một lĩnh vực nào đó.
2. Phương pháp đánh giá thiệt hại lũ ở Hà Lan
+ Đánh giá thiệt hại lũ ở Hà Lan dựa theo các tiêu chuẩn của 53 tuyến đê bảo
vệ. Các danh mục được đánh giá theo phương pháp tiêu chuẩn bao gồm: tính được
bằng tiền, đếm được và thiệt hại chỉ có thể miêu tả được. Các đặc tính ngập lụt được
tính toán qua mô hình thuỷ lực với ô lưới 100m; đối với các toà nhà và công trình
ảnh hưởng của vận tốc và sóng cũng được tính đến. Như vậy, các đặc tính ngập lụt
là: vận tốc, biến động mực nước và chiều sâu ngập lụt.
+ Tổng thiệt hại trực tiếp trong mỗi ô lưới được tính theo công thức:
ii
n
i
i SnS 

1

Trong đó:
in : số lượng tài sản loại i
iS : thiệt hại đơn vị lớn nhất tài sản loại i
i : mức độ thiệt hại tài sản loại i
21
+ Như vậy, có 3 thành phần cơ bản cần thiết để đánh giá thiệt hại: trước hết thu
thập thông tin sử dụng đất liên quan, sau đó ước tính lượng thiệt hại lớn nhất trên
mỗi loại hạng mục thiệt hại và cuối cùng đưa ra các hàm thiệt hại theo độ sâu ngập.
Thông tin sử dụng đất đai ở đây rất đa dạng gồm đất nông nghiệp tính theo diện
tích. Các yếu tố hạ tầng tuyến tính như đường phố, đường xe lửa tính bằng chiều
dài. Đối với hộ gia đình cần xác định chi tiết tài sản các hộ, ở các công ty số lượng
công nhân trong mỗi công ty được thu thập nhằm xác định thiệt hại. Tất cả thông tin
về sử dụng đất thu thập được chuyển thành các ô lưới 100m để tính toán ngập lụt.
Tài sản cố định được tính toán bằng giá trị giảm giá. Đối với sản phẩm nông nghiệp,
tính giá trị thiệt hại theo hecta,…. Thiệt hại gián tiếp lớn nhất qua việc các hoạt
động kinh doanh ngừng trệ được đánh giá trên cơ sở giá trị gia tăng của sản phẩm
hàng hoá,…. Sau đó đưa ra 11 hàm thiệt hại.
3. Phương pháp đánh giá thiệt hại lũ ở Cộng hoà Séc
Ứng dụng thực tế của phương pháp đánh giá thiệt hại ở Cộng hoà Séc là yếu tố
tương đối mới trong chính sách đối phó với lũ của nước này. Phương pháp đánh giá
là sử dụng thông tin tình hình sử dụng đất hướng đối tượng, ước tính giá trị tài sản
rủi ro do lũ lụt trên đơn vị mét hoặc mét khối bằng các nguồn thông tin thống kê sau
đó đưa ra quan hệ thiệt hại theo độ sâu ngập.
Tóm lại, mặc dù các nước nói trên có lịch sử về chính sách lũ, thể chế, phương
pháp đánh giá phức tạp hay đơn giản khác nhau nhưng nguyên tắc là cố gắng quy ra
giá trị kinh tế các yếu tố thiệt hại để ước tính hiệu ích của các biện pháp phòng
chống lũ.
2.1.1.5. Nghiên cứu đánh giá của Mêkông – Deltares - Royal Haskoning và
UNESCO IHE
Năm 2009, các cơ quan này đã xuất bản ấn phẩm hướng dẫn thực hiện quy
hoạch quản lý rủi ro lũ và đánh giá ảnh hưởng của nó nhằm cung cấp cho những
nhà ra quyết định, các nhà quản lý và các chuyên gia trong tiểu lưu vực sông
Mêkông với các kiến thức liên quan về thực hiện các chính sách quản lý lũ, phát
triển chiến lược và quy hoạch lũ, thiết kế dự án và đánh giá đối với quản lý rủi ro lũ.
2.1.1.6. Nghiên cứu đánh giá của ECLAC
Uỷ ban kinh tế Châu Mỹ La Tinh và vùng Caribê đã nghiên cứu và đưa ra
hướng dẫn trong quá trình đánh giá thiên tai nói chung, đánh giá thiệt hại lũ nói
22
riêng. Trong đánh giá của ECLAC miêu tả các phương pháp đánh giá tiếp cận ảnh
hưởng của lũ lụt đến tất cả các yếu tố như xã hội, kinh tế và môi trường, sau đó
phân loại chúng thành các thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp cũng như ảnh
hưởng đến nền kinh tế vĩ mô.
Đánh giá thiệt hại lũ theo phương pháp này đã được áp dụng ở một số nước
châu Mỹ La Tinh, vùng Caribê, Philippines và một số nước khác. Ưu điểm của
phương pháp này là đánh giá được tất cả các mặt thiệt hại do lũ gây ra, tuy nhiên
đòi hỏi cần nhiều thời gian, nhiều thông tin thu thập.
2.1.2. NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CỦA VIỆT NAM
2.1.2.1. Nghiên cứu đánh giá thiệt hại của Viện Quy hoạch Thuỷ lợi
Viện Quy hoạch Thuỷ lợi tiến hành thực hiện nhiều dự án quy hoạch, trong đó
có đánh giá thiệt hại lũ. Gần đây, dự án Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Hồng đã
ước tính giá trị thiệt hại với từng mức nước lũ khác nhau dựa trên số liệu điều tra
của 5 năm có số liệu (1996-2000), từ đó xây dựng lên đường quan hệ giữa mực
nước lũ và thiệt hại lũ. Dự án mới chỉ xem xét các thiệt hại trực tiếp về vật chất như
tài sản cố định và giá trị sản xuất trong khu vực. Dự án Rà soát quy hoạch lũ và đê
điều sông Đáy đã phân tích, đánh giá, dự báo thiệt hại lũ từ các số liệu thống kê,
điều tra trên địa bàn vùng nghiên cứu. Các thiệt hại được đưa vào xem xét bao gồm
thiệt hại về người, thiệt hại về tài sản cố định, thiệt hại trong sản xuất công nghiệp,
nông nghiệp, du lịch. Tuy nhiên việc xác định thiệt hại còn đơn giản, sơ bộ, chưa
xem xét đến ảnh hưởng của thời gian ngập và độ sâu ngập đến giá trị thiệt hại.
2.1.2.2. Nghiên cứu của một số cơ quan khác
Nhiều cơ quan khác như Viện Khí tượng Thuỷ Văn, Viện Khoa học Thuỷ lợi
Việt Nam, Trường Đại học Thuỷ lợi đã thực hiện các nghiên cứu đánh giá thiệt hại
lũ nhưng đều theo các cách kể trên, từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến như RS và
GIS đến việc điều tra, đánh giá sơ bộ thông thường. Kết quả thu được tuỳ theo
phạm vi và quy mô nghiên cứu, mức độ chính xác, đánh giá toàn diện hay một phần
thiệt hại được đưa ra đã góp phần bổ sung, củng cố lý luận và thông số để các dự án
đánh giá thiệt hại lũ sau tham khảo cũng như đưa ra cho các nhà hoạch định chính
sách thông tin khoa học để ra quyết định.
23
2.2 NGHIÊN CỨU, TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ KINH TẾ PHÒNG LŨ SÔNG
ĐÁY
2.2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ KINH TẾ
CỦA THIỆT HẠI LŨ
2.2.1.1. Các nguyên tắc của một điều tra tốt
Nhà kinh tế nổi tiếng Maynard Keynes đã chỉ ra, kinh tế học không phải là một
học thuyết chủ nghĩa mà là một hệ thống phân tích, một cách thức suy nghĩ. Các kỹ
thuật kinh tế do vậy là những trợ giúp cho suy nghĩ chứ không phải có bất kỳ giá trị
nào trong bản thân nó. Những chỉ dẫn này do vậy là những hỗ trợ cho suy nghĩ chứ
không phải là một tập các quy tắc được áp dụng một cách máy móc.
Tiếp cận này yêu cầu chúng ta bắt đầu bằng cách thiết lập các tiêu chuẩn cho
thực hành tốt. Chúng ta đang tìm cách đo lường cái gì đó, một trạng thái hoặc tập
các mối quan hệ, và làm như vậy với sai số hệ thống hoặc sai số ngẫu nhiên tối
thiểu. Chúng ta có thể đo lường tác động của một cơn lũ lên một đơn vị kinh tế
riêng nhưng chúng ta cũng thường xuyên muốn có khả năng xác định những trạng
thái đó biến thiên như thế nào theo bản chất của lũ và các đặc tính của đơn vị kinh
tế để hiểu được động học của các mối quan hệ. Do vậy, một tiêu chuẩn then chốt
cho một phương pháp luận là: ở phạm vi nào điều đó cung cấp một sự hiểu biết
mới? Chúng ta muốn rằng việc hiểu biết là thực và không đơn giản là một sự giả tạo
của phương pháp thực nghiệm do vậy chúng ta cũng yêu cầu là phương pháp luận
cung cấp các kết quả hợp lý và tin cậy.
Hơn nữa, lý thuyết và phương pháp luận được quện chặt vào nhau: phương
pháp luận được xây dựng trên một mô hình lý thuyết nằm bên dưới và cuối cùng
việc áp dụng phương pháp luận đó là một kiểm định của mô hình đó. Muốn các
phương pháp tốt hơn, chúng ta cũng muốn các lý thuyết tốt hơn, các lý thuyết có
năng lực giải thích và dự báo mạnh hơn.
Ý nghĩa có mục đích của ‘tốt hơn’ là đạt được một sự hiểu biết tốt hơn của tự
nhiên, phạm vi của các nguyên nhân của các tác động của lũ lụt để chúng ta có thể
xác định cái gì là các biện pháp tốt nhất của sự can thiệp làm giả các tác động đó.
Không phải là sự tò mò kích động chúng ta mà là mong muốn làm cái gì đó, và sự
hiểu biết tốt hơn chỉ tồn tại khi mà chúng ta còn đạt được hiểu biết sâu sắc hơn vào
việc cần thực hiện hành động nào. Nói riêng chúng ta muốn có khả năng dự báo:
24
+ Các thực thể kinh tế/xã hội nào sẽ dễ bị tổn thương nhất tới loại lũ lụt nào; và
+ Các phương tiện nào có hiệu lực nhất cho việc can thiệp để làm giảm tính
dễ tổn thương đó.
2.2.1.2. Tính đúng đắn và độ tin cậy
Một phương pháp luận cần là cả đúng đắn lẫn đáng tin cậy nếu nó có thể có một
sử dụng nào đó. Trong khoa học xã hội nói riêng, phương pháp luận luôn được lý
thuyết chỉ dẫn; cái được tìm cách đo lường là cái được định nghĩa bởi lý thuyết. Do
vậy, các phân tích kinh tế được dựa trên một lý thuyết kinh tế nào đó, và thông
thường dựa trên lý thuyết kinh tế tân cổ điển. Ví dụ, lý thuyết đó được dựa trên giả
thiết là giá trị kinh tế của một tài nguyên nào đó được xác định duy nhất bởi mong
muốn của ai đó đối với tài nguyên đang xét.
Tính đúng đắn là về sự phân biệt, khả năng của thước đo để đo lường cái có ý
định được đo lường và không phải bất kỳ cái gì khác, và để chỉ ra những khác biệt
khi các khác biệt thực tồn tại nhưng khi chúng không được dự báo: khác biệt thực là
cái được dự báo một cách mạnh mẽ bởi lý thuyết và kinh nghiệm. Do vậy, tính đúng
đắn là khả năng chọn ra những khác biệt hệ thống. Ngược lại, độ tin cậy là phạm vi
trong đó kỹ thuật đo lường là không nhạy cảm với các nhân tố có thể tạo ra sai số
ngẫu nhiên. Nói ngắn gọn, tính đúng đắn là phạm vi trong đó một thước đo tạo ra
các khác biệt được dự báo về mặt lý thuyết; độ tin cậy là phạm vi trong đó nó không
chỉ ra những khác biệt khi những khác biệt này sẽ không được dự báo về mặt lý
thuyết. Hậu quả, bất kỳ kiểm định nào về tính đúng đắn của một thước đo đồng thời
là một kiểm định của lý thuyết hoặc giả thiết mà nó được dựa vào. Nếu một thước
đo tạo ra một khác biệt khi không có gì được dự báo thì hoặc thước đo là không
đúng đắn hoặc có một vấn đề với lý thuyết nằm bên dưới: vấn đề khi đó là xác định
liệu lý thuyết hay kỹ thuật đo lường bị mắc lỗi.
Vì bản chất của những khác biệt và những sự tương tự được dự báo bởi lý
thuyết biến thiên từ lý thuyết này sang lý thuyết khác, có nhiều dạng khác biệt tiềm
năng của tính đúng đắn Carmines và Zeller 1979. Những điều này bao gồm:
- Tính đúng đắn xây dựng: đây là phạm vi trong đó công cụ đo lường rõ ràng
là sự phản ánh của lý thuyết nằm bên dưới hoặc việc xây dựng lý thuyết và
không phải là gì khác.
25
- Tính đúng đắn biệt số: phạm vi trong đó công cụ đo lường chọn ra được
những khác biệt khi lý thuyết dự báo những khác biệt đó tồn tại.
- Tính đúng đắn hội tụ: mức độ trong đó hai công cụ đo lường cùng một xây
dựng lý thuyết đồng thuận với nhau.
- Tính đúng đắn dự báo: sự thành công của công cụ đo lường trong việc dự
báo những điều kiện nào, được dự kiến về mặt lý thuyết, sẽ kéo theo từ trạng
thái được đo lường bởi công cụ này.
Một cách tương đương, có nhiều dạng và các kiểm định khác nhau về độ tin
cậy, tùy thuộc vào những khác biệt nào không được dự báo bởi lý thuyết.
2.2.1.3. Tính toán giá trị thiệt hại lũ như một sự hỗ trợ quyết định
Nghiên cứu thiệt hại lũ trong hoàn cảnh của quá trình làm quyết định của chính
sách quản lý rủi ro lũ vẫn là một khái niệm tương đối mới. Trên phương diện lịch
sử, chính phủ và các cơ quan chính phủ là những nơi đã sử dụng các thẩm định kinh
tế để hỗ trợ việc làm quyết định của họ trong khi sự nhấn mạnh mới lên việc điều
hành dịch chuyển trách nhiệm đó tới các bên hữu quan. Sự thay đổi đó đồng thời
thay đổi các vai trò của cái mà các bên hữu quan muốn biết và cả cái mà họ cần
biết. Các quốc gia khác nhau của EU đã quyết định về các thể chế khác nhau cần
phải là ‘cấp quản lý có thẩm quyền’ được chỉ ra trong Chỉ thị Khung Nước. Một số
quốc gia, như Tây Ban Nha, đã tiến gần hơn các quốc gia khác tới việc đáp ứng sự
nhấn mạnh này trong Chỉ thị về việc làm việc với nhiều bên hữu quan khác nhau,
những người sẽ hoặc phải hành động nếu các mục tiêu của Chỉ thị được đáp ứng,
hoặc những người sẽ bị tác động một cách đáng kể bởi các hành động được tiến
hành. Hai bên hữu quan rõ ràng là những ai sẽ hưởng lợi bởi bất kỳ sự làm giảm
nào trong các rủi ro của lũ lụt và những ai sẽ gánh chịu chi phí của bất kỳ can thiệp
nào như vậy cho mục đích đó. Trong khi dịch chuyển này tới việc làm quyết định
thông qua sự tham gia của các bên hữu quan có các hàm ý có ý nghĩa cho dạng
thông tin mà những người làm quyết định hữu quan sẽ yêu cầu, không có kinh
nghiệm thực nào trong việc cung cấp hỗ trợ quyết định như vậy.
Về mặt truyền thống, triết học chuẩn thiết kế thống trị bầu không khí của chính
sách quản lý rủi ro lũ. Những người làm quyết định đã quyết định về mức bảo vệ
“thích hợp” cần phải đạt được dựa trên hiểu biết về các khả năng có thể bảo vệ lũ về
mặt kỹ thuật. Ví dụ, luật quốc gia ở Hà lan ngày hôm nay vẫn quy định là các vùng
26
lãnh thổ ven biển phải có mức bảo vệ bảo đảm an ninh thậm chí đối với những sự
kiện lũ cực đoan với một tần suất xuất hiện lên tới 1/10.000 năm Baan/Klijn 2004.
Điều đó có nghĩa là, mục tiêu bảo vệ được cho bởi các nhà chính trị và các khía cạnh
khoa học được nghiên cứu sau khi các phương tiện đạt tới được đem ra xem xét.
Trong những năm gần đây một triết học mới về bảo vệ lũ đã được phát triển, là
triết học nhằm vào quản lý rủi ro lũ, và nó xem xét các con lũ chỉ như một trong
một vài nguồn rủi ro trong xã hội con người Sayers et al. 2002. Trong hoàn cảnh
này rủi ro lũ được định nghĩa như là kỳ vọng thiệt hại lũ cho giai đoạn thời gian đã
cho. Ở đây chiến lược quản lý rủi ro lũ rõ ràng có tác động của việc tạo ra một
chuẩn thiết kế quốc gia nào đó để bảo vệ những chiến lược đó được xác định bởi
những nghiên cứu rộng hơn so với một mục đích rủi ro nào đó. Việc xem quản lý
rủi ro lũ như bộ phận của sử dụng rộng hơn của Quản lý Tài nguyên nước nổng hợp
hàm ý câu hỏi trực tiếp, liệu có được biện minh khi chi tiêu một khối lượng lớn tiền
thuế cho việc làm giảm rủi ro lũ hay không, trong khi các lĩnh vực khác của rủi ro
trong xã hội có thể nhận được ít hỗ trợ tài chính hơn nhiều để làm giảm nó. Kiểu
suy nghĩ này dẫn tới sự cần thiết xem xét tất cả các lợi ích và chi phí của chính sách
quản lý rủi ro lũ (hoặc các biện pháp bảo vệ đặc biệt) để:
(1) Chỉ ra tình huống rủi ro (rủi ro hiện tại theo nghĩa thiệt hại/năm lớn
bao nhiêu?),
(2) Xác định các tiềm năng của làm giảm rủi ro và chi phí tương ứng của
chúng (có khả năng làm giảm bao nhiêu rủi ro và điều đó tốn kém bao nhiêu?),
(3) So sánh lợi ích và chi phí của làm giảm rủi ro theo nghĩa tỷ lệ lợi ích-
chi phí và/hoặc lợi ích ròng (lợi ích có lớn hơn chi phí hay không?),
(4) So sánh các tỷ lệ lợi ích-chi phí của một vài lĩnh vực chính sách làm
việc với làm giảm rủi ro để quyết định cần chi tiêu tiền thuế trước hết vào đâu.
Do vậy, có một ý nghĩa ngày càng gia tăng của các phương pháp tính toán giá
trị thiệt hại lũ cho hỗ trợ quyết định trong chính sách quản lý rủi ro lũ Penning-
Rowsell et al. 2003.
Phân tích rủi ro lũ là một tiếp cận hệ thống, là điều nghiên cứu rủi ro của toàn
bộ các kiểu lũ và sự kiện lũ cho vùng lãnh thổ cần nghiên cứu. Phân tích rủi ro lũ
không chỉ bao gồm rủi ro một sự kiện lũ cực đoan hoặc đặc biệt có thể xảy ra
27
(nhưng nó đôi khi bị hiểu sai trong thực hành). Phân tích rủi ro lũ bao gồm hiểu biết
về tần suất thuỷ văn của các kiểu sự kiện lũ khác nhau, mô hình hóa thủy lực về
hành vi ngập lụt của nước lũ trong các đồng bằng lũ, và hiểu biết tính toán giá trị
thiệt hại lũ về mặt kinh tế để cung cấp các đường cong thiệt hại-xác suất cho các
đồng bằng lũ cá lẻ hoặc cũng như cho toàn bộ các quốc gia như một tổng thể. Ví dụ,
trên Hình 2.1 cho thấy tổng diện tích dưới đường cong thể hiện tổng thiệt hại lũ dự
kiến trung bình một năm cho tất cả các loại lũ. Do vậy, đường cong thiệt hại-xác
suất có chứa thông tin liên quan tới xác suất quan trọng cho việc làm quyết định cho
chính sách quản lý rủi ro lũ.
Có ba phạm vi áp dụng thông tin phân bổ rủi ro lũ trong chính sách công cộng
cần phải được phân biệt:
Hình 2.1. Đường xác suất thiệt hại
+ Hỗ trợ các quyết định về phân bổ tài chính cho tiền thuế. Xem xét diện
tích bên dưới đường thiệt hại-xác suất và so sánh rủi ro lũ theo nghĩa khối
lượng thiệt hại lũ dự kiến năm với những rủi ro xã hội khác như thiệt hại dự
kiến do giao thông, ốm đau hoặc động đất giúp chúng ta sáng tỏ về ý nghĩa và
mức trầm trọng của các nhân tố rủi ro khác nhau trong xã hội. Thông tin như
vậy có thể cung cấp hỗ trợ quyết định cho các quyết định về phân bổ thuế cho
các lĩnh vực chính sách khác nhau hướng tới làm giảm rủi ro xã hội.
+ Thẩm định dự án. Thông tin về thiệt hại lũ dự kiến năm cũng là một đầu
vào quan trọng cho các quyết định đối với các biện pháp quản lý rủi ro lũ và
các đầu tư. Các tác động làm giảm rủi ro của các biện pháp quản lý rủi ro lũ
khác nhau có thể được ước lượng bằng các phương tiện phân tích rủi ro lũ.
28
Trong ví dụ này một cấu trúc bảo vệ lũ có khả năng bảo đảm bảo vệ các con lũ
với tần suất 1/100 năm. Lợi ích năm của một sơ đồ được cho bởi sự khác biệt trong
vùng diện tích bên dưới các đường cong cho các tình huống ‘có sơ đồ’ và ‘không có
sơ đồ’. Trong trường hợp riêng này diện tích bên dưới đường cong này ở phía phải
của đường chấm chấm thể hiện tác động làm giảm-rủi ro năm của biện pháp đang
xem xét. Các kiểu biện pháp khác sẽ có các tác động khác lên hình dáng của đường
thiệt hại xác suất. Ví dụ, sự cắt giảm định cư trong đồng bằng lũ dường như sẽ dẫn
tới dịch chuyển trái của toàn bộ đường cong. Do vậy điều cần thiết là phải tính toán
các tác động của biện pháp qua toàn bộ dãy xác suất.
So sánh hình này với chi phí của biện pháp trong một khung thời gian thích hợp
(chi phí năm hoặc chi phí trong vòng đời dự kiến của một cấu trúc quản lý rủi ro lũ)
sẽ mang lại thông tin về hiệu quả của biện pháp, tức là, liệu lợi ích cho xã hội có lớn
hơn so với chi phí hay không. Nếu tỷ lệ lợi ích chi phí của biện pháp bảo vệ lũ xấp
xỉ lớn hơn 1, biện pháp này có thể được xem xét để mang lại các khoản thu hiệu quả
cho xã hội. Nếu không, nếu tỷ lệ này là nhỏ hơn 1 một cách đáng kể hoặc bị ảnh
hưởng xấu bởi mức độ bất định cao do đó cần từ bỏ biện pháp này. Kiểu thông tin
này từ khung phân tích chi phí lợi ích (CBA) là một đầu vào quan trọng cho việc
làm quyết định để quyết định đối với các biện pháp hoặc để sắp đặt danh sách trật tự
ưu tiên của các biện pháp.
Hình 2.2. Lợi ích bảo vệ lũ với các sự kiện lũ với tần suất xuất hiện năm 1/100
29
+ Trách nhiệm giải trình. Các kết quả phân tích rủi ro lũ là các phương tiện
quan trọng để xét đoán các đầu tư công cộng và để thể hiện tính thích hợp của
chi tiêu công cộng. Chúng là hữu ích để giải thích tại sao các biện pháp bảo vệ
lũ nhất định là hiệu quả hơn trong một lưu vực sông này và kém hơn trong
một lưu vực khác, và chúng có thể được sử dụng để xét đoán chi tiêu toàn cục
cho các biện pháp quản lý rủi ro lũ bằng cách biểu diễn rằng các con số rủi ro
và hiệu quả của các đầu tư làm giảm rủi ro là cao trong lĩnh vực chính sách.
Cuối cùng, cần nhắc lại rằng phân tích rủi ro lũ và tính toán thiệt hại lũ như một
bộ phận thực sự của nó không cần nhất thiết được dựa trên chỉ các con số tiền tệ.
Một số phân loại thiệt hại là khó đánh giá theo các đơn vị tiền tệ hoặc chúng vẫn
chưa được chấp nhận bởi những người làm chính sách theo cách này. Ví dụ, mất
mát thời gian do giao thông gián đoạn có thể được đo lường theo đơn vị thời gian
hoặc theo những con số trung bình của chi phí cơ hội của những người bị tác động.
Tương tự, các tác động lên môi trường, lên các giá trị văn hóa, lên sức khỏe con
người hoặc mất mát nhân mạng là rất khó đánh giá theo các đơn vị tiền tệ. Do vậy,
chúng được gọi là vô hình. Các vấn đề phương pháp luận có liên quan tới các phân
loại thiệt hại này và những sự phản đối đạo đức cũng được thể hiện bởi các nhóm
hữu quan khác nhau. Vì phân tích rủi ro lũ hiện đang được coi là một tiếp cận hệ
thống, việc đưa các biến vô hình vào là điều đáng mong muốn. Việc đạt được điều
này đòi hỏi hoặc tiện tệ hóa tất cả các tác động thiệt hại vô hình hoặc tổng hợp
chúng vào một khung phân tích đa-tiêu chuẩn. Vì ít nhất mất mát nhân mạng không
được xử lý theo các đơn vị tiền tệ trong bất kỳ quốc gia EU nào, chính sách phúc lợi
rủi ro lũ phải được xem như một lĩnh vực chính sách không phải làm việc với một
gói các tiêu chuẩn quyết định trên thực hành.
2.2.1.4. Các kiểu thiệt hại lũ
Tất nhiên, thực sự phải xem xét tất cả các phân loại thiệt hại lũ đã biết trong
phân tích rủi ro lũ và tính toán giá trị thiệt hại. Do vậy cần thiết phải chỉ ra các phân
loại thiệt hại lũ khác nhau cần có liên quan trong phân tích. Thuật ngữ “thiệt hại lũ”
là nói về tất cả vô số các tổn hao gây ra bởi lũ lụt. Nó bao gồm một dãy rộng các tác
động có hại lên con người, sức khỏe của họ và của cải của họ, lên cơ sở hạ tầng
công cộng, di sản văn hóa, các hệ sinh thái, sản xuất công nghiệp và sức mạnh cạnh
tranh của nền kinh tế bị tác động.
30
Mặc dù thuật ngữ đôi khi có khác nhau, các thiệt hại lũ đa phần được phân loại
đầu tiên theo các thiệt hại trực tiếp và gián tiếp và thứ hai theo các thiệt hại hữu
hình và vô hình [Smith&Ward 1998; Parker et al. 1987; Penning-Rowsell et al.
2003; Messner&Meyer 2005].
+ Các thiệt hại trực tiếp/gián tiếp: thiệt hại lũ trực tiếp bao gồm tất cả những
tổn hao liên quan tới sự tiếp xúc vật lý trực tiếp của nước lũ tới con người, bất
động sản và môi trường. Điều này, ví dụ, bao gồm thiệt hại cho nhà cửa, các
khía cạnh kinh tế, mất mát mùa vụ đang trồng và đàn gia súc trong nông nghiệp,
mất mát nhân mạng, các tác động sức khỏe trực tiếp, và mất mát hàng hóa sinh
thái. Các thiệt hại trực tiếp thường được đo lường như thiệt hại cho các giá trị
kho. Các thiệt hại gián tiếp là những thiệt hại được gây ra bởi gián đoạn các liên
kết vật lý và kinh tế của nền kinh tế, và các chi phí phụ trội của tình trạng khẩn
cấp và các hành động khác được thực hiện để ngăn cản thiệt hại lũ và các mất
mát khác. Ví dụ, điều này bao gồm mất mát sản lượng của các công ty bị tác
động bởi lũ lụt, các mất mát sản lượng kéo theo của các nhà cung cấp và các
người tiêu dùng của chúng, chi phí gián đoạn giao thông vận tải hoặc chi phí của
các dịch vụ cấp cứu. Các thiệt hại gián tiếp thường được đo lường như mất mát
các giá trị luồng.
+ Các thiệt hại hữu hình/vô hình: các thiệt hại có thể dễ dàng được chỉ ra
theo các đơn vị tiền tệ, như thiệt hại về tài sản, mất mát sản lượng …, được gọi
là các thiệt hại hữu hình. Số người chết, các tác động sức khỏe hoặc các thiệt hại
cho các hàng hóa sinh thái và tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ không có dấu
vết trên thị trường là khó đánh giá hơn theo các đơn vị tiền tệ. Do vậy, chúng
được chỉ ra như các thiệt hại “vô hình”.
Bảng 2.1. Kết hợp hai tiêu chuẩn phân biệt và một số ví dụ cho mỗi phân loại
Đo lường
Nội dung Hữu hình Vô hình
Trực tiếp
Thiệt hại vật lý đến các tài sản:
+ Công trình
+ Hạng mục
+ Cơ sở hạ tầng
+ Mất đi sự sống
+ Ảnh hưởng sức khỏe
+ Mất các hàng hóa sinh thái
Dạng
thiệt
hại
Gián tiếp
+ Mất sản phẩm công nghiệp
+ Phá vỡ giao thông
+ Chi phí cấp cứu
+ Phiền phức của việc phục hồi sau lũ
+ Gia tăng sự tổn thương của những
người sống sót
31
(Nguồn Penning – Rowsell et al. 2003; Smith & Ward 1998)
Tiếp theo, Smith&Ward (1998) phân biệt giữa các thiệt hại nguyên thủy, là thứ
được gây ra từ bản thân sự kiện, và các thiệt hại thứ cấp, ít nhất có một bước nhân
quả tách rời khỏi lũ lụt. Ví dụ, mất mát sản lượng của một công ty bị ngập lũ và do
vậy không có khả năng sản xuất sẽ được xem như là mất mát gián tiếp nguyên thủy.
Các mất mát sản lượng kéo theo của những người tiêu dùng hoặc những người cung
cấp trong hoặc ngoài vùng bị ngập do các liên kết ngược hoặc xuôi sẽ được chỉ ra
như những thiệt hại gián tiếp thứ cấp.
2.2.2. NHỮNG NGUYÊN TẮC THEN CHỐT TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ KINH TẾ
Như đã được chỉ ra ở trên tồn tại những lý do căn bản khác nhau của tính toán
giá trị kinh tế. Các tính toán giá trị tài chính nhìn vào các thiệt hại từ một viễn cảnh
của một cá nhân hoặc một công ty đơn lẻ, bỏ qua công việc công cộng và tập trung
vào gánh nặng tài chính thực tế. Các tính toán giá trị kinh tế có một viễn cảnh rộng
hơn và muốn đánh giá tác động lên phúc lợi quốc gia và vùng lãnh thổ, kể cả các tác
động lên các hàng hóa và dịch vụ vô hình. Viễn cảnh kinh tế rộng hơn này là viễn
cảnh thích hợp để áp dụng nếu các tính toán của thiệt hại lũ được thiết kế cho việc
hỗ trợ các quyết định chính sách công cộng. Một vài nguyên tắc tính toán giá trị
kinh tế cần được xem xét để xây dựng nghiên cứu tính toán giá trị thiệt hại lũ hoàn
chỉnh theo một cách thức phù hợp. Các nguyên tắc quan trọng nhất như đối với tính
toán giá trị kinh tế của thiệt hại lũ được chỉ ra sau đây.
2.2.2.1. Xác định các biên thời gian và không gian thích hợp của nghiên cứu
Để đưa vào tất cả các tác động quan trọng của một cơn lũ trong một nghiên cứu,
điều quan trọng là lựa chọn một chiều dài thời gian thích hợp và phạm vi địa lý
trong đó các tác động lũ rơi vào. Đối với các biên không gian của vùng ngập lụt có
thể không là đủ, vì các tác động gián tiếp giống như sự gián đoạn của giao thông
vận tải và sản xuất đôi khi rơi ra bên ngoài vùng lãnh thổ bị ngập lụt. Trong các
nghiên cứu liên biên giới những vấn đề như sự khác nhau của tiền tệ và sức mua cần
phải được nghiên cứu. Tương tự, trong lựa chọn phạm vi thời gian của một nghiên
cứu thiệt hại cần nhận thức trước rằng một số phân loại thiệt hại lũ như những tác
động sức khỏe hoặc môi trường có thể yêu cầu xem xét khoảng thời gian dài hơn so
với những khoảng thời gian thường được áp dụng cho các phân loại thiệt hại vật
chất điển hình.
32
2.2.2.2. Áp dụng giá khan hiếm cho tính toán giá trị của các hàng hóa thị
trường
Tính toán giá trị kinh tế của hàng hóa và dịch vụ được trao đổi trên thị trường là
một nhiệm vụ tương đối dễ hoàn thành. Tuy nhiên, theo lý thuyết kinh tế một vài
nguyên tắc cần được xem xét để chỉ ra giá trị “đúng đắn”. Như được phát biểu trong
đa số các cuốn sách giáo khoa kinh tế, giá trị của hàng hóa thị trường tương ứng với
giá khan hiếm của nó. Và giá khan hiếm xuất hiện trong hoàn cảnh của một thị
trường cạnh tranh lý tưởng với nhiều tác nhân cạnh tranh có liên quan và không có
can thiệp của chính phủ. Vì những điều kiện lý tưởng này không bao giờ được hoàn
thành trong một thị trường thế giới thực, các điều chỉnh là cần thiết để tính toán “giá
bóng” lý tưởng của hàng hóa đang được kiểm tra. Điều này có nghĩa, giá cả thị
trường thế giới thực phải được chuyển đổi thành giá bóng bằng cách loại bỏ tất cả
các thanh toán chuyển nhượng như thuế và trợ cấp và bằng cách biến đổi giá thị
trường độc quyền thành giá thị trường cạnh tranh [Hanley/Spash 1993: 13 ff,
Schonbak et al. 1997:11].
2.2.2.3. Chỉ xem xét các tác động thực (bỏ qua các tác động tiền tài)
Tính toán giá trị kinh tế chỉ xem xét các tác động thực tới lợi ích của các tác
nhân thị trường xã hội, trong khi các tác động tiền bạc thuần túy do các áp lực lạm
phát (tăng giá dầu, tăng lương, …) bị loại bỏ công khai. Điều này có nghĩa, tất cả
các con số lợi ích và chi phí tiền bạc cần được giảm phát để phản ánh giá điều
chỉnh-lạm phát, là giá cả tất cả đều quy về một năm cơ sở [Hanley/Spash 1993: 11].
2.2.2.4. Xem xét sự kiện các giá trị kho và luồng hai mặt của một đồng xu (giá
trị kinh tế)
Từ một quan điểm kinh tế giá trị của một hàng hóa (thị trường) có thể được đại
diện theo hai cách. Một mặt, giá trị của nó được đại diện bởi giá khan hiếm của nó.
Mặt khác, hàng hóa có thể được coi là một hàng hóa vốn, là hàng hóa có thể được sử
dụng để tạo ra một luồng thu nhập cho chủ sở hữu. Tổng của thu nhập vốn hóa này
theo vòng đời của hàng hóa thị trường cũng đại diện giá trị của nó nữa. Nếu thị
trường không bị bóp méo, và nằm tại cân bằng, thì giá khan hiếm của một hàng hóa
giá trị kho của nó bằng với tổng số của các giá trị luồng thu nhập của nó trong phần
vòng đời còn lại của hàng hóa [Georgescu-Roegen 1981: 220]. Do vậy, việc cộng cả
hai giá cả này trong một nghiên cứu tính toán giá trị thiệt hại lũ sẽ là không thích hợp
33
do tính đúp. Như một hậu quả, nguyên tắc căn bản của tính toán giá trị kinh tế là:
không bao giờ được cộng các giá trị kho và luồng cho một phần tử bị rủi ro.
Tuy nhiên, mặc dù nguyên tắc này đúng về lôgic và dễ áp dụng, có một số sự
phức tạp đối với việc sử dụng nó trong tính toán thiệt hại lũ thực hành. Hãy xét một
công ty nhỏ được đặt trong vùng nhiều lũ, là công ty bị ngập lụt tại thời điểm 0t bởi
một con lũ trong hai tuần lễ với các hậu quả là kho hàng hóa tồn kho thể hiện sản
xuất của một tuần bị phá hủy và sản xuất phải bị tạm ngừng. Sau khi nước lũ rút đi,
sản xuất có thể được bắt đầu tại thời điểm 2t với một phần vốn sản xuất không bị
phá hoại, trong khi nó cần thêm bốn tuần để tái xây dựng (cho tới thời điểm 6t )
trước khi sản xuất thực hiện tại mức trước-lũ của nó. Vì các nguyên nhân cho đơn
giản, chúng ta giả thiết rằng các nhà thầu phụ không bị tác động gián tiếp. Hình 2.3
cho thấy tác động lên luồng thu nhập (đường đậm màu xanh) của công ty bị tác
động (bỏ qua các tác động kinh tế lên toàn bộ nền kinh tế). Trước khi lũ công ty
thực hiện một luồng thu nhập là *f . Đối với các tác động thiệt hại, bốn kiểu thiệt
hại phải được phân biệt trong trường hợp này. Thứ nhất, mất mát hàng hóa tồn kho
đại diện cho mất mát của một luồng thu nhập tồn tại cho sản xuất của tuần lễ trước
lũ, và do vậy có thể được minh họa như diện tích A. Thứ hai, diện tích B phản ánh
mất mát của luồng thu nhập của công ty do gián đoạn sản xuất trong thời gian ngập
lụt ( 0t tới 2t ). Nếu một công ty quốc gia khác tiếp tục sản xuất và tạo ra một luồng
thu nhập lớn hơn, mất mát quốc gia bằng với mất mát thu nhập của công ty bị ngập
lụt (B) trừ đi những khoản thu thu nhập từ công ty khác. Nếu một công ty bên ngoài
quốc gia tiếp tục sản xuất, mất mát thu nhập B của công ty bị ngập lụt thể hiện mất
mát quốc gia (nếu không có các công ty quốc gia khác bị ngập lụt). Thứ ba, diện
tích C tương ứng với mất mát của thu nhập do sản lượng giảm xuống sau khi lũ rút
sao cho luồng thu nhập của công ty bị giảm tới mức 1f . Một lần nữa, sản lượng tăng
lên và doanh thu của các công ty khác cũng phải được xem xét, nếu một viễn cảnh
kinh tế rộng lớn cho toàn bộ quốc gia được thực hiện. Cuối cùng, thứ tư, diện tích D
đại diện mất mát thu nhập trong vòng đời còn lại của kho vốn sản xuất ( Tt 6 ), là
khối lượng sẽ được hiện vật hóa nếu các hoạt động tái xây dựng không được thực
hiện sao cho luồng thu nhập sẽ vẫn còn lại ở mức 1f sau 6t và doanh thu sẽ bị mất
cho những người cạnh tranh. Một lần nữa, điều này chỉ là thiệt hại của một công ty.
34
Đối với phân tích kinh tế rộng hơn các tác động lên các công ty quốc gia và quốc tế
khác cần được đưa vào.
Hình 2.3. Ví dụ về dòng thu nhập của một công ty bị thiệt hại do lũ
Áp dụng quy tắc đã phát biểu ở trên (không khi nào cộng các giá trị kho và
luồng cho một phần tử đang bị rủi ro) sẽ có nghĩa là: hoặc trừ giá trị khan hiếm của
công ty bị tác động-lũ sau lũ khỏi giá trị khan hiếm của nó trước lũ (giá trị theo
nghĩa kho) điều chỉnh với các giá trị khan hiếm của các công ty được thực hiện thu
lợi hoặc tính toán tất cả các mất mát luồng thu nhập trừ đi tất cả các khoản thu được
luồng thu nhập (giá trị theo nghĩa ròng). Tiếp cận thứ nhất là hầu như không thể cho
đa số các công ty, vì giá trị khan hiếm của chúng thường là không được biết. Tiếp
cận thứ hai sẽ là dễ dàng hơn, nhưng thường số liệu về các luồng thu nhập không là
sẵn có. Có thể thích hợp hơn cả là xấp xỉ tất cả các giá trị luồng của thiệt hại bởi các
phương tiện của các mô hình kinh tế vùng lãnh thổ nếu là sẵn có. Tuy nhiên, một
tiếp cận thỏa hiệp sẽ là kết hợp tính toán giá trị kho và luồng cho các cấu phần giá
trị cá nhân A, B, C và D, tức là chọn ra tiếp cận kho hoặc luồng cho mỗi cấu phần
thiệt hại theo sự sẵn có của số liệu. Diện tích A có thể được định lượng bằng sự mất
mát của thu nhập do không bán các sản phẩm đã được sản xuất. Đối với việc này
giá trị thị trường của hàng hóa tồn kho không thuế có thể được sử dụng (giá trị kho)
hoặc, một cách thay thế, luồng thu nhập thường được tạo ra bởi khối lượng sản
phẩm này (giá trị luồng trung bình). Diện tích B có thể được tiền tệ hóa cho toàn bộ
nền kinh tế bởi tổng số mất mát luồng thu nhập của các công ty bị ngập lụt trong
khoảng thời gian của lũ lụt (hai tuần sản xuất trong ví dụ này) được điều chỉnh bởi
Đề tài: Xác định giá trị kinh tế phòng lũ tại lưu vực sông Đáy, HOT
Đề tài: Xác định giá trị kinh tế phòng lũ tại lưu vực sông Đáy, HOT
Đề tài: Xác định giá trị kinh tế phòng lũ tại lưu vực sông Đáy, HOT
Đề tài: Xác định giá trị kinh tế phòng lũ tại lưu vực sông Đáy, HOT
Đề tài: Xác định giá trị kinh tế phòng lũ tại lưu vực sông Đáy, HOT
Đề tài: Xác định giá trị kinh tế phòng lũ tại lưu vực sông Đáy, HOT
Đề tài: Xác định giá trị kinh tế phòng lũ tại lưu vực sông Đáy, HOT
Đề tài: Xác định giá trị kinh tế phòng lũ tại lưu vực sông Đáy, HOT
Đề tài: Xác định giá trị kinh tế phòng lũ tại lưu vực sông Đáy, HOT
Đề tài: Xác định giá trị kinh tế phòng lũ tại lưu vực sông Đáy, HOT
Đề tài: Xác định giá trị kinh tế phòng lũ tại lưu vực sông Đáy, HOT
Đề tài: Xác định giá trị kinh tế phòng lũ tại lưu vực sông Đáy, HOT
Đề tài: Xác định giá trị kinh tế phòng lũ tại lưu vực sông Đáy, HOT
Đề tài: Xác định giá trị kinh tế phòng lũ tại lưu vực sông Đáy, HOT
Đề tài: Xác định giá trị kinh tế phòng lũ tại lưu vực sông Đáy, HOT
Đề tài: Xác định giá trị kinh tế phòng lũ tại lưu vực sông Đáy, HOT
Đề tài: Xác định giá trị kinh tế phòng lũ tại lưu vực sông Đáy, HOT
Đề tài: Xác định giá trị kinh tế phòng lũ tại lưu vực sông Đáy, HOT
Đề tài: Xác định giá trị kinh tế phòng lũ tại lưu vực sông Đáy, HOT
Đề tài: Xác định giá trị kinh tế phòng lũ tại lưu vực sông Đáy, HOT
Đề tài: Xác định giá trị kinh tế phòng lũ tại lưu vực sông Đáy, HOT
Đề tài: Xác định giá trị kinh tế phòng lũ tại lưu vực sông Đáy, HOT
Đề tài: Xác định giá trị kinh tế phòng lũ tại lưu vực sông Đáy, HOT
Đề tài: Xác định giá trị kinh tế phòng lũ tại lưu vực sông Đáy, HOT
Đề tài: Xác định giá trị kinh tế phòng lũ tại lưu vực sông Đáy, HOT
Đề tài: Xác định giá trị kinh tế phòng lũ tại lưu vực sông Đáy, HOT
Đề tài: Xác định giá trị kinh tế phòng lũ tại lưu vực sông Đáy, HOT
Đề tài: Xác định giá trị kinh tế phòng lũ tại lưu vực sông Đáy, HOT
Đề tài: Xác định giá trị kinh tế phòng lũ tại lưu vực sông Đáy, HOT
Đề tài: Xác định giá trị kinh tế phòng lũ tại lưu vực sông Đáy, HOT
Đề tài: Xác định giá trị kinh tế phòng lũ tại lưu vực sông Đáy, HOT
Đề tài: Xác định giá trị kinh tế phòng lũ tại lưu vực sông Đáy, HOT
Đề tài: Xác định giá trị kinh tế phòng lũ tại lưu vực sông Đáy, HOT
Đề tài: Xác định giá trị kinh tế phòng lũ tại lưu vực sông Đáy, HOT
Đề tài: Xác định giá trị kinh tế phòng lũ tại lưu vực sông Đáy, HOT
Đề tài: Xác định giá trị kinh tế phòng lũ tại lưu vực sông Đáy, HOT
Đề tài: Xác định giá trị kinh tế phòng lũ tại lưu vực sông Đáy, HOT
Đề tài: Xác định giá trị kinh tế phòng lũ tại lưu vực sông Đáy, HOT
Đề tài: Xác định giá trị kinh tế phòng lũ tại lưu vực sông Đáy, HOT
Đề tài: Xác định giá trị kinh tế phòng lũ tại lưu vực sông Đáy, HOT
Đề tài: Xác định giá trị kinh tế phòng lũ tại lưu vực sông Đáy, HOT
Đề tài: Xác định giá trị kinh tế phòng lũ tại lưu vực sông Đáy, HOT
Đề tài: Xác định giá trị kinh tế phòng lũ tại lưu vực sông Đáy, HOT
Đề tài: Xác định giá trị kinh tế phòng lũ tại lưu vực sông Đáy, HOT
Đề tài: Xác định giá trị kinh tế phòng lũ tại lưu vực sông Đáy, HOT
Đề tài: Xác định giá trị kinh tế phòng lũ tại lưu vực sông Đáy, HOT
Đề tài: Xác định giá trị kinh tế phòng lũ tại lưu vực sông Đáy, HOT
Đề tài: Xác định giá trị kinh tế phòng lũ tại lưu vực sông Đáy, HOT
Đề tài: Xác định giá trị kinh tế phòng lũ tại lưu vực sông Đáy, HOT
Đề tài: Xác định giá trị kinh tế phòng lũ tại lưu vực sông Đáy, HOT
Đề tài: Xác định giá trị kinh tế phòng lũ tại lưu vực sông Đáy, HOT
Đề tài: Xác định giá trị kinh tế phòng lũ tại lưu vực sông Đáy, HOT
Đề tài: Xác định giá trị kinh tế phòng lũ tại lưu vực sông Đáy, HOT
Đề tài: Xác định giá trị kinh tế phòng lũ tại lưu vực sông Đáy, HOT
Đề tài: Xác định giá trị kinh tế phòng lũ tại lưu vực sông Đáy, HOT
Đề tài: Xác định giá trị kinh tế phòng lũ tại lưu vực sông Đáy, HOT
Đề tài: Xác định giá trị kinh tế phòng lũ tại lưu vực sông Đáy, HOT
Đề tài: Xác định giá trị kinh tế phòng lũ tại lưu vực sông Đáy, HOT
Đề tài: Xác định giá trị kinh tế phòng lũ tại lưu vực sông Đáy, HOT

More Related Content

What's hot

Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè HAY
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè HAYỨng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè HAY
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Hướng dẫn sử dụng phần mềm Arcgis Arcmap Destop
Hướng dẫn sử dụng phần mềm Arcgis Arcmap DestopHướng dẫn sử dụng phần mềm Arcgis Arcmap Destop
Hướng dẫn sử dụng phần mềm Arcgis Arcmap DestopThiều Nem
 
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÔ HÌNH SWAT PHIÊN BẢN 2012_10294112052019
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÔ HÌNH SWAT PHIÊN BẢN 2012_10294112052019TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÔ HÌNH SWAT PHIÊN BẢN 2012_10294112052019
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÔ HÌNH SWAT PHIÊN BẢN 2012_10294112052019phamhieu56
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Báo Cáo Thực Tập Tốt NghiệpBáo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệpnguyeminh thai
 
CÁC MOMENT VÀ PHÂN PHỐI CHUẨN
CÁC MOMENT VÀ PHÂN PHỐI CHUẨNCÁC MOMENT VÀ PHÂN PHỐI CHUẨN
CÁC MOMENT VÀ PHÂN PHỐI CHUẨNSoM
 
Chuong2: ƯỚC LƯỢNG THAM SỐ, môn thống kê ứng dụng
Chuong2: ƯỚC LƯỢNG THAM SỐ, môn thống kê ứng dụngChuong2: ƯỚC LƯỢNG THAM SỐ, môn thống kê ứng dụng
Chuong2: ƯỚC LƯỢNG THAM SỐ, môn thống kê ứng dụngThắng Nguyễn
 
Kịch bản thuyết trình
Kịch bản thuyết trìnhKịch bản thuyết trình
Kịch bản thuyết trìnhĐức Lê Anh
 
Luận án: Tác động của người nhập cư đến phát triển kinh tế - xã hội ở thành p...
Luận án: Tác động của người nhập cư đến phát triển kinh tế - xã hội ở thành p...Luận án: Tác động của người nhập cư đến phát triển kinh tế - xã hội ở thành p...
Luận án: Tác động của người nhập cư đến phát triển kinh tế - xã hội ở thành p...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Luận văn: Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa, 9đ
Luận văn: Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa, 9đLuận văn: Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa, 9đ
Luận văn: Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa, 9đ
 
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè HAY
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè HAYỨng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè HAY
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè HAY
 
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đLuận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
 
Hướng dẫn sử dụng phần mềm Arcgis Arcmap Destop
Hướng dẫn sử dụng phần mềm Arcgis Arcmap DestopHướng dẫn sử dụng phần mềm Arcgis Arcmap Destop
Hướng dẫn sử dụng phần mềm Arcgis Arcmap Destop
 
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÔ HÌNH SWAT PHIÊN BẢN 2012_10294112052019
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÔ HÌNH SWAT PHIÊN BẢN 2012_10294112052019TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÔ HÌNH SWAT PHIÊN BẢN 2012_10294112052019
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÔ HÌNH SWAT PHIÊN BẢN 2012_10294112052019
 
Luận văn: Hành vi tham gia giao thông của sinh viên tại TPHCM
Luận văn: Hành vi tham gia giao thông của sinh viên tại TPHCMLuận văn: Hành vi tham gia giao thông của sinh viên tại TPHCM
Luận văn: Hành vi tham gia giao thông của sinh viên tại TPHCM
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Báo Cáo Thực Tập Tốt NghiệpBáo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
 
Đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại TPHCM, HAY
Đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại TPHCM, HAYĐề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại TPHCM, HAY
Đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại TPHCM, HAY
 
CÁC MOMENT VÀ PHÂN PHỐI CHUẨN
CÁC MOMENT VÀ PHÂN PHỐI CHUẨNCÁC MOMENT VÀ PHÂN PHỐI CHUẨN
CÁC MOMENT VÀ PHÂN PHỐI CHUẨN
 
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOTLuận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
 
Luận văn thạc sĩ đại học lâm nghiệp ngành lâm nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn thạc sĩ đại học lâm nghiệp ngành lâm nghiệp, 9 ĐIỂMLuận văn thạc sĩ đại học lâm nghiệp ngành lâm nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn thạc sĩ đại học lâm nghiệp ngành lâm nghiệp, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Chỉ số WQI trong đánh giá biến động nước sông, hồ, HAY
Đề tài: Chỉ số WQI trong đánh giá biến động nước sông, hồ, HAYĐề tài: Chỉ số WQI trong đánh giá biến động nước sông, hồ, HAY
Đề tài: Chỉ số WQI trong đánh giá biến động nước sông, hồ, HAY
 
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
 
Chuong2: ƯỚC LƯỢNG THAM SỐ, môn thống kê ứng dụng
Chuong2: ƯỚC LƯỢNG THAM SỐ, môn thống kê ứng dụngChuong2: ƯỚC LƯỢNG THAM SỐ, môn thống kê ứng dụng
Chuong2: ƯỚC LƯỢNG THAM SỐ, môn thống kê ứng dụng
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt của quận Đồ Sơn, HOT
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt của quận Đồ Sơn, HOTLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt của quận Đồ Sơn, HOT
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt của quận Đồ Sơn, HOT
 
Phân tích và dự báo kinh tế
Phân tích và dự báo kinh tếPhân tích và dự báo kinh tế
Phân tích và dự báo kinh tế
 
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt công suất 200m3 /ngày đêm, HAY
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt công suất 200m3 /ngày đêm, HAYĐề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt công suất 200m3 /ngày đêm, HAY
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt công suất 200m3 /ngày đêm, HAY
 
Kịch bản thuyết trình
Kịch bản thuyết trìnhKịch bản thuyết trình
Kịch bản thuyết trình
 
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAOĐề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
 
Luận án: Tác động của người nhập cư đến phát triển kinh tế - xã hội ở thành p...
Luận án: Tác động của người nhập cư đến phát triển kinh tế - xã hội ở thành p...Luận án: Tác động của người nhập cư đến phát triển kinh tế - xã hội ở thành p...
Luận án: Tác động của người nhập cư đến phát triển kinh tế - xã hội ở thành p...
 

Similar to Đề tài: Xác định giá trị kinh tế phòng lũ tại lưu vực sông Đáy, HOT

Mô hình thủy lực một và hai chiều xây dựng bản đồ ngập lụt, 9đ - Gửi miễn phí...
Mô hình thủy lực một và hai chiều xây dựng bản đồ ngập lụt, 9đ - Gửi miễn phí...Mô hình thủy lực một và hai chiều xây dựng bản đồ ngập lụt, 9đ - Gửi miễn phí...
Mô hình thủy lực một và hai chiều xây dựng bản đồ ngập lụt, 9đ - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Đánh giá giá trị kinh tế phục vụ quản lý tài nguyên đất ngập nước - ...
Luận án: Đánh giá giá trị kinh tế phục vụ quản lý tài nguyên đất ngập nước - ...Luận án: Đánh giá giá trị kinh tế phục vụ quản lý tài nguyên đất ngập nước - ...
Luận án: Đánh giá giá trị kinh tế phục vụ quản lý tài nguyên đất ngập nước - ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng...
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng...Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng...
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...
Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...
Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
ĐÁNH GIÁ NGẬP LỤT HẠ DU HỒ CHỨA NƯỚC LIỆT SƠN TRONG TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP VÀ VỠ...
ĐÁNH GIÁ NGẬP LỤT HẠ DU HỒ CHỨA NƯỚC LIỆT SƠN TRONG TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP VÀ VỠ...ĐÁNH GIÁ NGẬP LỤT HẠ DU HỒ CHỨA NƯỚC LIỆT SƠN TRONG TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP VÀ VỠ...
ĐÁNH GIÁ NGẬP LỤT HẠ DU HỒ CHỨA NƯỚC LIỆT SƠN TRONG TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP VÀ VỠ...nataliej4
 
PHƢƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG LŨ, LỤT VÙNG HẠ DU ĐẬP THỦY ĐIỆN TUYÊN QUANG
PHƢƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG LŨ, LỤT VÙNG HẠ DU ĐẬP THỦY ĐIỆN TUYÊN QUANG PHƢƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG LŨ, LỤT VÙNG HẠ DU ĐẬP THỦY ĐIỆN TUYÊN QUANG
PHƢƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG LŨ, LỤT VÙNG HẠ DU ĐẬP THỦY ĐIỆN TUYÊN QUANG nataliej4
 

Similar to Đề tài: Xác định giá trị kinh tế phòng lũ tại lưu vực sông Đáy, HOT (20)

Mô hình thủy lực một và hai chiều xây dựng bản đồ ngập lụt, 9đ - Gửi miễn phí...
Mô hình thủy lực một và hai chiều xây dựng bản đồ ngập lụt, 9đ - Gửi miễn phí...Mô hình thủy lực một và hai chiều xây dựng bản đồ ngập lụt, 9đ - Gửi miễn phí...
Mô hình thủy lực một và hai chiều xây dựng bản đồ ngập lụt, 9đ - Gửi miễn phí...
 
Luận văn: Mô hình Athen vận hành liên hồ chứa tại sông Ba, 9đ
Luận văn: Mô hình Athen vận hành liên hồ chứa tại sông Ba, 9đLuận văn: Mô hình Athen vận hành liên hồ chứa tại sông Ba, 9đ
Luận văn: Mô hình Athen vận hành liên hồ chứa tại sông Ba, 9đ
 
Luận án: Đánh giá giá trị kinh tế phục vụ quản lý tài nguyên đất ngập nước - ...
Luận án: Đánh giá giá trị kinh tế phục vụ quản lý tài nguyên đất ngập nước - ...Luận án: Đánh giá giá trị kinh tế phục vụ quản lý tài nguyên đất ngập nước - ...
Luận án: Đánh giá giá trị kinh tế phục vụ quản lý tài nguyên đất ngập nước - ...
 
Luận văn: Mô hình sản xuất đất nông nghiệp hợp lý tại Hà Giang
Luận văn: Mô hình sản xuất đất nông nghiệp hợp lý tại Hà GiangLuận văn: Mô hình sản xuất đất nông nghiệp hợp lý tại Hà Giang
Luận văn: Mô hình sản xuất đất nông nghiệp hợp lý tại Hà Giang
 
Luận văn: Nghiên cứu động lực học của sóng sau đới sóng đổ, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu động lực học của sóng sau đới sóng đổ, 9đLuận văn: Nghiên cứu động lực học của sóng sau đới sóng đổ, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu động lực học của sóng sau đới sóng đổ, 9đ
 
Nghiên cứu động lực học của sóng sau đới sóng đổ tại Nha Trang
Nghiên cứu động lực học của sóng sau đới sóng đổ tại Nha TrangNghiên cứu động lực học của sóng sau đới sóng đổ tại Nha Trang
Nghiên cứu động lực học của sóng sau đới sóng đổ tại Nha Trang
 
Luận văn: Chuẩn bị kỹ thuật khu đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu
Luận văn: Chuẩn bị kỹ thuật khu đô thị ứng phó với biến đổi khí hậuLuận văn: Chuẩn bị kỹ thuật khu đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu
Luận văn: Chuẩn bị kỹ thuật khu đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu
 
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng...
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng...Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng...
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng...
 
Phát triển hạ tầng kỹ thuật phục vụ giảm nghèo bền vững tại Tp Cần Thơ
Phát triển hạ tầng kỹ thuật phục vụ giảm nghèo bền vững tại Tp Cần ThơPhát triển hạ tầng kỹ thuật phục vụ giảm nghèo bền vững tại Tp Cần Thơ
Phát triển hạ tầng kỹ thuật phục vụ giảm nghèo bền vững tại Tp Cần Thơ
 
Đề tài mô phỏng ngập lụt vùng hạ lưu sông, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài  mô phỏng ngập lụt vùng hạ lưu sông, RẤT HAY, ĐIỂM CAOĐề tài  mô phỏng ngập lụt vùng hạ lưu sông, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài mô phỏng ngập lụt vùng hạ lưu sông, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
 
Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...
Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...
Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...
 
ĐÁNH GIÁ NGẬP LỤT HẠ DU HỒ CHỨA NƯỚC LIỆT SƠN TRONG TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP VÀ VỠ...
ĐÁNH GIÁ NGẬP LỤT HẠ DU HỒ CHỨA NƯỚC LIỆT SƠN TRONG TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP VÀ VỠ...ĐÁNH GIÁ NGẬP LỤT HẠ DU HỒ CHỨA NƯỚC LIỆT SƠN TRONG TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP VÀ VỠ...
ĐÁNH GIÁ NGẬP LỤT HẠ DU HỒ CHỨA NƯỚC LIỆT SƠN TRONG TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP VÀ VỠ...
 
Đề tài: Tác động kinh tế của lũ lụt gây ra cho các hộ gia đình, HOT
Đề tài: Tác động kinh tế của lũ lụt gây ra cho các hộ gia đình, HOTĐề tài: Tác động kinh tế của lũ lụt gây ra cho các hộ gia đình, HOT
Đề tài: Tác động kinh tế của lũ lụt gây ra cho các hộ gia đình, HOT
 
Luận văn: Đánh giá biến đổi khí hậu ở việt nam bằng các chỉ số
Luận văn: Đánh giá biến đổi khí hậu ở việt nam bằng các chỉ sốLuận văn: Đánh giá biến đổi khí hậu ở việt nam bằng các chỉ số
Luận văn: Đánh giá biến đổi khí hậu ở việt nam bằng các chỉ số
 
Luận văn: Đánh giá biến đổi khí hậu bằng chỉ số biến đổi, HAY, 9đ
Luận văn: Đánh giá biến đổi khí hậu bằng chỉ số biến đổi, HAY, 9đLuận văn: Đánh giá biến đổi khí hậu bằng chỉ số biến đổi, HAY, 9đ
Luận văn: Đánh giá biến đổi khí hậu bằng chỉ số biến đổi, HAY, 9đ
 
PHƢƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG LŨ, LỤT VÙNG HẠ DU ĐẬP THỦY ĐIỆN TUYÊN QUANG
PHƢƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG LŨ, LỤT VÙNG HẠ DU ĐẬP THỦY ĐIỆN TUYÊN QUANG PHƢƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG LŨ, LỤT VÙNG HẠ DU ĐẬP THỦY ĐIỆN TUYÊN QUANG
PHƢƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG LŨ, LỤT VÙNG HẠ DU ĐẬP THỦY ĐIỆN TUYÊN QUANG
 
Luận văn: Đánh giá đặc trưng trầm tích lơ lửng ở cửa sông ven biển
Luận văn: Đánh giá đặc trưng trầm tích lơ lửng ở cửa sông ven biểnLuận văn: Đánh giá đặc trưng trầm tích lơ lửng ở cửa sông ven biển
Luận văn: Đánh giá đặc trưng trầm tích lơ lửng ở cửa sông ven biển
 
Luận văn: Hiện trạng trầm tích lơ lửng theo mùa cửa sông, HAY
Luận văn: Hiện trạng trầm tích lơ lửng theo mùa cửa sông, HAYLuận văn: Hiện trạng trầm tích lơ lửng theo mùa cửa sông, HAY
Luận văn: Hiện trạng trầm tích lơ lửng theo mùa cửa sông, HAY
 
Luận văn: Lực cản của đất nền lên thành giếng Chìm, HAY
Luận văn: Lực cản của đất nền lên thành giếng Chìm, HAYLuận văn: Lực cản của đất nền lên thành giếng Chìm, HAY
Luận văn: Lực cản của đất nền lên thành giếng Chìm, HAY
 
Luận văn: Nghiên cứu đặc tính hóa lý của nước ngầm, HAY, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu đặc tính hóa lý của nước ngầm, HAY, 9đLuận văn: Nghiên cứu đặc tính hóa lý của nước ngầm, HAY, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu đặc tính hóa lý của nước ngầm, HAY, 9đ
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 

Recently uploaded (20)

powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 

Đề tài: Xác định giá trị kinh tế phòng lũ tại lưu vực sông Đáy, HOT

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI NGUYỄN THỊ THU HÀ ĐỀ TÀI : NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA CÁC PHƯƠNG ÁN TRONG QUY HOẠCH PHÒNG LŨ KHU VỰC SÔNG ĐÁY Chuyên ngành : Kinh tế Tài Nguyên Thiên nhiên & Môi trường Mã số : 60.31.16 LUẬN VĂN THẠC SĨ Người hướng dẫn khoa học : Ts. LÊ VIẾT SƠN : PGs. Ts. NGUYỄN TRỌNG HÀ Hà Nội, năm 2012
  • 2. 2 LỜI CẢM ƠN Tác giả xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo đã góp phần giảng dạy chương trình cao học kinh tế 17, các thầy cô giáo, bạn bè và gia đình. Tác giả đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ts. Lê Viết Sơn, PGs.Ts. Nguyễn Trọng Hà, Ths. Bùi Thu Hoà đã giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu và làm luận văn. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới Viện Quy hoạch thuỷ lợi, các đồng nghiệp trong Viện đã giúp đỡ và động viên tác giả trong quá trình làm luận văn. Hà Nội, ngày 07 tháng 3 năm 2012
  • 3. 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung của Luận văn này hoàn toàn được hình thành và phát triển từ những quan điểm của chính cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của Ts. Lê Viết Sơn, PGS.Ts Nguyễn Trọng Hà. Các số liệu và kết quả có được trong Luận văn tốt nghiệp là hoàn toàn trung thực. Hà Nội, ngày 07 tháng 3 năm 2012
  • 4. 4 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CBA Chi phí lợi ích ESCAP Uỷ ban kinh tế Châu Mỹ La tinh và vùng Caribê EU Châu âu GIS Hệ thống thông tin địa lý O&M Chi phí vận hành và bảo dưỡng RS Viễn thám SAR Ảnh vệ tinh
  • 5. 5 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Phân bố diện tích ruộng đất theo cao độ của lưu vực sông Đáy 3 Bảng 1.2: Thống kê các loại đất lưu vực sông Đáy 5 Bảng 1.3: Tần suất lượng mưa 1, 3, 5 ngày max vụ mùa tại một số trạm 7 Bảng 1.4: Khả năng xảy ra lũ lớn nhất năm vào các tháng trong năm 10 Bảng 1.5: Phân vùng bảo vệ hệ thống sông Đáy 11 Bảng 1.6: Dân sinh kinh tế vùng ngập khi phân lũ huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức 12 Bảng 1.7: Dân sinh kinh tế vùng lòng hồ Vân Cốc, khu Lương Phú, bãi sông Đáy 12 Bảng 1.8: Tổng hợp hiện trạng các tuyến đê chính lưu vực 13 Bảng 2.1. Kết hợp hai tiêu chuẩn phân biệt và một số ví dụ cho mỗi phân loại 30 Bảng 2.2: Chỉ tiêu cơ bản của các lưu vực gia nhập khu giữa 44 Bảng 2.3: Mực nước lớn nhất thực đo và mô phỏng tại các vị trí kiểm tra 48 Bảng 2.4: Chiều sâu ngập (m) theo thời gian trong các ô phân lũ 2.500m3 /s 58 Bảng 2.5: Chiều sâu ngập (m) theo thời gian trong các ô phân lũ 2000m3 /s 58 Bảng 2.6: Chiều sâu ngập (m) theo thời gian trong các ô phân lũ 1.500m3 /s 59 Bảng 2.7: Chiều sâu ngập (m) theo thời gian trong các ô phân lũ 1000m3 /s 59 Bảng 2.8: Chiều sâu ngập (m) theo thời gian trong các ô phân lũ 500m3 /s 60 Bảng 3.1: Giá trị các loại đất vùng chậm lũ Chương Mỹ - Mỹ Đức 72 Bảng 3.2: Tỷ lệ thiệt hại của lúa theo thời gian và độ sâu ngập 74 Bảng 3.3: Tỷ lệ thiệt hại của màu theo thời gian và độ sâu ngập 75 Bảng 3.4: Tỷ lệ thiệt hại của thuỷ sản theo thời gian và độ sâu ngập 82 Bảng 3.5: Bảng số liệu cơ sở hạ tầng và dân sinh kinh tế 85 Bảng 3.6: Thiệt hại ứng với lưu lượng 2500 m3 /s 83 Bảng 3.7: Thiệt hại ứng với lưu lượng 2000 m3 /s 83 Bảng 3.8: Thiệt hại ứng với lưu lượng 1500 m3 /s 84 Bảng 3.9: Thiệt hại ứng với lưu lượng 1000 m3 /s 84 Bảng 3.10: Thiệt hại ứng với lưu lượng 500 m3 /s 85
  • 6. 6 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1: Bản đồ hành chính Lưu vực sông Đáy 2 Hình 1.2: Bản đồ phân khu chậm lũ Chương Mỹ - Mỹ Đức 16 Hình 2.1: Đường xác suất thiệt hại 27 Hình 2.2: Lợi ích bảo vệ lũ với các sự kiện lũ với tần suất xuất hiện năm 1/100 28 Hình 2.3: Ví dụ về dòng thu nhập của một công ty bị thiệt hại do lũ 34 Hình 2.4: Nguồn các bất định trong quản lý rủi ro lũ 38 Hình 2.5: Khung sinh kế bền vững 41 Hình 2.6: Sơ đồ mạng sông tính toán theo mô hình MIKE 11 46 Hình 2.7: Đường quá trình mực nước thực đo và tính toán lũ 8/1996 tại Sơn Tây 49 Hình 2.8: Đường quá trình mực nước thực đo và tính toán lũ 8/1996 tại Hà Nội 50 Hình 2.9: Đường quá trình mực nước thực đo và tính toán lũ 8/1996 tại Thượng Cát 50 Hình 2.10: Đường quá trình mực nước thực đo và tính toán lũ 8/1996 tại Bến Hồ 51 Hình 2.11: Đường quá trình mực nước thực đo và tính toán lũ 8/1996 tại Phả Lại 51 Hình 2.12: Đường quá trình mực nước thực đo và tính toán lũ 8/1996 tại Đồ Sơn 52 Hình 2.13: Đường quá trình mực nước thực đo và tính toán lũ 8/1996 tại Do Nghi 52 Hình 2.14: Đường quá trình mực nước thực đo và tính toán lũ 8/1996 tại Kiến An 53 Hình 2.15: Đường quá trình mực nước thực đo và tính toán lũ 8/1996 tại Trung Trang 53 Hình 2.16: Đường quá trình mực nước thực đo và tính toán lũ 8/1996 tại Cát Khê 54 Hình 2.17: Đường quá trình mực nước thực đo và tính toán lũ 8/1996 tại Bến Bình 54 Hình 2.18: Đường quá trình mực nước thực đo và tính toán lũ 8/1996 tại Nam Định 55 Hình 2.19: Đường quá trình mực nước thực đo và tính toán lũ 8/1996 tại Cửa Cấm 55 Hình 2.20: Đường quá trình mực nước thực đo và tính toán lũ 8/1996 tại Cao Kênh 56 Hình 2.21: Đường quá trình mực nước thực đo và tính toán lũ 8/1996 tại Phú Lương 56 Hình 2.22: Đường quá trình mực nước thực đo và tính toán lũ 8/1996 tại Ba Thá 57 Hình 2.23: Đường quá trình mực nước thực đo và tính toán lũ 8/1996 tại Phủ Lý 57 Hình 3.1: Kết hợp ngăn lũ bằng hồ và kênh 67 Hình 3.2: Đường cong thiệt hại lũ - độ sâu do tài sản đô thị 79 Hình 3.3: Biểu đồ % về loại tài sản nhà ở 80 Hình 3.4: Biểu đồ % về sở hữu tài sản 81 Hình 3.5: Biểu đồ % số hộ theo mức thu nhập 81
  • 7. 7 Hình 3.6: Thiệt hại ngập lũ ô số 1 86 Hình 3.7: Thiệt hại ngập lũ ô số 2 86 Hình 3.8: Thiệt hại ngập lũ ô số 3 86 Hình 3.9: Thiệt hại ngập lũ ô số 4 87 Hình 3.10: Thiệt hại ngập lũ ô số 5 87 Hình 3.11: Thiệt hại ngập lũ ô số 6 87 Hình 3.12: Thiệt hại ngập lũ ô số 7 88 Hình 3.13: Thiệt hại ngập lũ ô số 8 88 Hình 3.14: Thiệt hại ngập lũ ô số 9 88 Hình 3.15: Thiệt hại ngập lũ ô số 10 89 Hình 3.16: Thiệt hại ngập lũ ô số 11 89 Hình 3.17: Thiệt hại ngập lũ ô số 12 89 Hình 3.18: Thiệt hại ngập lũ ô số 13 90 Hình 3.19: Quan hệ giữa hàm thiệt hại và lưu lượng 90
  • 8. 8 MỤC LỤC MỞ ĐẦU DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ CHƯƠNG 1: QUY HOẠCH PHÒNG LŨ LƯU VỰC SÔNG ĐÁY 1 1.1 TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................................................................ 1 1.1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 1 1.1.2. ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN 5 1.1.3. HIỆN TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 11 1.1.4. HIỆN TRẠNG PHÒNG CHỐNG LŨ-HỆ THỐNG ĐÊ ĐIỀU 13 1.2. SỰ CẦN THIẾT VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................ 15 1.2.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NGHIÊN CỨU 15 1.2.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 15 1.3. CÁC PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH TIÊU THOÁT LŨ ............................................... 15 1.3.1. GIỚI HẠN VÙNG NGHIÊN CỨU 15 1.3.2. CÁC PHƯƠNG ÁN PHÂN LŨ SÔNG HỒNG VÀO SÔNG ĐÁY 16 1.4. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ ......................................................................................... 16 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ KINH TẾ 18 2.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ KINH TẾ PHÒNG LŨ ............ 18 2.1.1. NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TRÊN THẾ GIỚI 18 2.1.2. NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CỦA VIỆT NAM 22 2.2 NGHIÊN CỨU, TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ KINH TẾ PHÒNG LŨ SÔNG ĐÁY............. 23 2.2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA THIỆT HẠI LŨ 23 2.2.2. NHỮNG NGUYÊN TẮC THEN CHỐT TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ KINH TẾ 31 2.2.3. LÀM VIỆC VỚI BẤT ĐỊNH 37 2.2.4. ẢNH HƯỞNG THIỆT HẠI LŨ ĐẾN XÃ HỘI- MÔI TRƯỜNG 39 2.2.5. CƠ SỞ SỐ LIỆU TÍNH TOÁN LŨ HỆ THỐNG SÔNG ĐÁY 42 2.3 NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ .......................................................................................... 60 CHƯƠNG 3: PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH CUNG - CẦU TRONG TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ KINH TẾ 61 3.1 QUAN HỆ CHI PHÍ CỦA CÁC PHƯƠNG ÁN PHÒNG LŨ VÀ TÍNH TOÁN CHI PHÍ ........................................................................................................................................ 61 3.1.1. THIỆT HẠI ĐỐI VỚI DÂN SỐ 61 3.1.2. THIỆT HẠI ĐỐI VỚI NHÀ 61 3.1.3. THIỆT HẠI TRONG NGÀNH GIÁO DỤC VÀ VĂN HOÁ 63 3.1.4. THIỆT HẠI TRONG LĨNH VỰC Y TẾ 63 3.1.5. THIỆT HẠI TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN 64 3.1.6. THIỆT HẠI TRONG CẤP NƯỚC SINH HOẠT 64 3.1.7. THIỆT HẠI ĐỐI VỚI GIAO THÔNG VÀ VIỄN THÔNG 65 3.1.8. THIỆT HẠI TRONG NÔNG NGHIỆP 65 3.2. PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH CUNG CHO CÁC PHƯƠNG ÁN PHÒNG LŨ SÔNG ĐÁY ............................................................................................................................................... 66 3.2.1. XÂY DỰNG LÝ THUYẾT MÔ HÌNH CUNG 66 3.2.2. TÍNH TOÁN MÔ HÌNH CUNG 71 3.3. TÍNH TOÁN THIỆT HẠI CHO CÁC PHƯƠNG ÁN PHÒNG LŨ SÔNG ĐÁY........ 73 3.3.1. THIỆT HẠI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 73 3.3.2. THIỆT HẠI TRONG NÔNG NGHIỆP 74 3.3.3. THIỆT HẠI TRONG CÔNG NGHIỆP 75 3.3.4. THIỆT HẠI VỀ DỊCH VỤ, DU LỊCH 76 3.3.5. THIỆT HẠI VỀ TỔNG TÀI SẢN 76 3.4. PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH CẦU CHO CÁC PHƯƠNG ÁN PHÒNG LŨ SÔNG ĐÁY76 3.4.1. TÍNH KHỐC LIỆT CỦA LŨ 76
  • 9. 9 3.4.2. NHỮNG THIỆT HẠI LŨ 77 3.5. ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CUNG CẦU TRONG TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA CÁC PHƯƠNG ÁN PHÒNG LŨ SÔNG ĐÁY.................................................................... 80 3.5.1. BẢNG SỐ LIỆU VÙNG NGHIÊN CỨU 80 3.5.2. THIỆT HẠI KHI PHÂN LŨ ỨNG VỚI CÁC MỨC LƯU LƯỢNG 83 3.5.3. XÂY DỰNG MỨC NGẬP - THỜI GIAN-THIỆT HẠI TẠI TỪ Ô CHỨA 86 3.5.4. QUAN HỆ THIỆT HẠI VÀ LƯU LƯỢNG PHÂN LŨ 90 3.6. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ ......................................................................................... 91 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
  • 10. 10 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, nhiều những con lũ cực đoan đã xảy ra trên khắp thế giới cho thấy lũ lụt tiếp tục đặt ra những rủi ro nghiêm trọng trong nhiều quốc gia, vùng miền lãnh thổ. Những bằng chứng là lũ lụt đang trở nên ngày càng nghiêm trọng theo thời gian, theo tần suất xuất hiện ngày càng nhiều cũng như mức độ thiệt hại và mất mát sinh mạng do lũ lụt gây ra ngày càng lớn. Mục đích của quản lý rủi ro lũ là làm giảm các thiệt hại lũ. Do các chiến lược quản lý rủi ro lũ có thể yêu cầu huy động nhiều nguồn lực khỏi các mục đích khác, một điều đáng mong muốn là xác định liệu việc làm giảm các thiệt hại lũ có biện minh cho các tài nguyên được chi tiêu như vậy hay không? Một cách tương đương, nếu chúng ta ở vị thế tính toán các chiến lược can thiệp thay thế lẫn nhau theo nghĩa các lợi ích và chi phí tương đối, chúng ta có khả năng thực hiện các lựa chọn ‘tốt hơn’ và đưa ra các chiến lược quản lý rủi ro lũ hiệu lực hơn. 2. Mục đích của đề tài Luận văn này hình thành trên cơ sở Đề tài Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định giá trị kinh tế phòng lũ và ứng dụng cho lưu vực sông Đáy do Ths. Bùi Thu Hoà Trường Đại học Thuỷ lợi cùng các cộng sự thực hiện với các mục tiêu như sau: - Xây dựng các mô hình cung và phát triển các hàm thiệt hại do lũ dựa vào đó để tổng hợp các quan hệ chi phí và quan hệ cầu của việc phòng lũ và ứng dụng vào điều kiện hệ thống sông Đáy. - Trên cơ sở mô hình cung-cầu của hoạt động phòng lũ sông Đáy và tài liệu tham khảo về quy hoạch phòng lũ sông Đáy, phát triển phương pháp tính toán giá trị kinh tế của hoạt động phòng lũ nói chung và áp dụng tính toán giá trị kinh tế của phòng lũ sông Đáy để lựa chọn phương án trong quy hoạch phòng lũ hợp lý. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng chủ yếu là bài toán quy hoạch phòng lũ ở vùng châu thổ sông Hồng, tuy nhiên cách tiếp cận của đề tài có thể áp dụng cho một số lưu vực khác ở Việt Nam. Việc xây dựng mô hình hoá của bài toán quy hoạch chỉ tập chung vào tính toán thiệt hại kinh tế có tính tới yếu tố tác động của môi trường trong Lưu vực sông Đáy.
  • 11. 11 4. Tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Tiếp cận chính của đề tài được dựa trên phương pháp luận nghiên cứu Kinh tế Tài nguyên và Môi trường. Đây là một lĩnh vực mới đang phát triển trong những thập kỷ gần đây đầy rẫy những thất bại thị trường như ngoại ứng, thông tin phi đối xứng, và những vẫn đề phát triển bền vững. Do tính đa đạng và phức tạp nghiên cứu phải sử dụng nhiều công cụ như các mô hình toán học, các phương pháp khoa học thống kê, các khoa học xã hội như kinh tế, xã hội học, lý thuyết thể chế…. Nên đề tài sẽ sử dụng một số tài liệu tham khảo của các cơ quan hữu quan.
  • 12. 1 CHƯƠNG 1: QUY HOẠCH PHÒNG LŨ LƯU VỰC SÔNG ĐÁY 1.1 TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 1.1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 1.1.1.1 Phạm vi nghiên cứu Lưu vực sông Đáy nằm ở phía Tây Nam đồng bằng Bắc Bộ, toạ độ địa lý: Từ 200 210 20’ vĩ độ Bắc và từ 1050 1060 30’ kinh độ Đông, bao gồm địa phận 4 tỉnh và 1 thành phố là: thành phố Hà Nội (gồm các quận, huyện phía hữu sông Hồng), tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình và Hoà Bình (huyện Kim Bôi, Lạc Thủy, Yên Thủy, Lương Sơn). Toàn lưu vực được giới hạn: - Phía Bắc và phía Đông là sông Hồng kể từ ngã ba Trung Hà tới cửa Ba Lạt với chiều dài 242 km. - Phía Tây Bắc là sông Đà từ Ngòi Lát tới Trung Hà với chiều dài 33 km. - Phía Tây và Tây Nam là đường phân lưu giữa lưu vực sông Hồng và lưu vực sông Mã bởi các dãy núi Cúc Phương, Tam Điệp, núi Mai An Tiêm đến sông Càn, phân chia ranh giới giữa tỉnh Ninh Bình và Thanh Hoá. Ranh giới lưu vực kết thúc tại cửa sông Càn đổ ra biển. - Phía Đông và Đông Nam là biển Đông có chiều dài bờ biển khoảng 95 km từ cửa Ba Lạt đến cửa sông Càn. Bản đồ Hành chính Lưu vực sông Đáy được trình bày ở hình 1.1.
  • 13. 2 Hình 1.1. Bản đồ hành chính Lưu vực sông Đáy 1.1.1.2. Đặc điểm địa hình Nhìn chung toàn lưu vực có địa hình biến đổi khá phức tạp, chia cắt mạnh nhất là khu vực đầu nguồn thuộc các chi lưu như sông Bôi, sông Đập, sông Lãng, sông Tích,
  • 14. 3 sông Thanh Hà. Cao độ biến đổi thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và từ Tây sang Đông. Có thể chia địa hình khu vực nghiên cứu thành 3 dạng: Vùng núi, vùng bán sơn địa và vùng đồng bằng. Bề rộng trung bình của lưu vực khoảng 60km. Các khu vực nằm ở bờ tả sông Tích và bờ tả sông Đáy hầu hết là đồng bằng phì nhiêu, cao độ biến đổi cao thấp không đều nhưng hướng chính là thấp dần ra biển và cũng hình thành những vùng trũng theo dạng lòng máng như sông Nhuệ, sông Sắt và cao dần ra phía sông Đáy, sông Hồng. Cao độ ruộng đất từ sông Hồng đến quốc lộ 6 trung bình là (46)m, nơi cao nhất (910)m. Từ quốc lộ 6 đến Phủ Lý cao độ trung bình từ (1,53)m, từ Phủ Lý ra biển trung bình từ (0,53,0)m nhưng cao độ phổ biến nhất là (0,51,5)m, tuy nhiên có nơi khá trũng. Bên hữu ngạn sông Đáy và sông Tích, sông Bùi bao gồm cả 3 dạng địa hình đồi núi, bán sơn địa và đồng bằng, địa hình chia cắt mạnh, cao độ ruộng đất biến đổi lớn từ (250,5)m. Vùng đồi núi chiếm (6070)% diện tích tự nhiên, các dãy núi có cao độ từ (5001500)m, có nhiều núi đá vôi với các hang động Karster phát triển mạnh. Dải đồng bằng ven bờ hữu cũng bị chia cắt khá phức tạp do các nhánh sông suối. Sau dải đồng bằng là vùng bán sơn địa giầu tiềm năng trải dài từ Ba Vì cho tới Tam Điệp. Bảng 1.1: Phân bố diện tích ruộng đất theo cao độ của lưu vực sông Đáy Số TT Cao độ (m) Diện tích (ha) Số TT Cao độ (m) Diện tích (ha) 1 0,0  1,0 72.047 5 3,0  5,0 51.763 2 1,0  1,5 45.680 6 5,0  10,0 49.941 3 1,5  2,0 39.676 7 > 10,0 180.045 4 2,0  3,0 43.114 8 (Nguồn: Dự án Rà soát Quy hoạch phòng chống lũ và đê điều sông Đáy - Viện Quy hoạch Thuỷ lợi) Về cao độ đất nông nghiệp ở vùng núi và bán sơn địa có điều kiện cấp và thoát nước bằng tự chảy bởi các công trình đập dâng, hồ chứa, kênh tách lũ núi vv... Các khu vực đồng bằng về mùa khô hầu hết phải dùng động lực để cấp nước trừ một số diện tích đầu nguồn sông Đáy và khu vực giáp biển lợi dụng thủy triều. Mùa mưa tiêu úng hầu hết phải dùng động lực, tuy nhiên vẫn có thể lợi dụng tự chảy tuỳ theo thời gian và điều kiện khí tượng thủy văn. 1.1.1.3. Đặc điểm địa chất
  • 15. 4 Lưu vực sông Đáy là một lưu vực mà phần lớn diện tích là thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng. Do quá trình chuyển động kiến tạo đã qua với các kỷ Permier, Trias, Đệ tam, Đệ tứ; cùng với tác động mạnh mẽ của điều kiện tự nhiên, nhiệt độ, nóng, ẩm, mưa làm phong hoá tạo ra nền địa chất nham thạch, đất đai không đồng nhất trên toàn bộ lưu vực sông. Với các lớp bồi tích, trầm tích, phù sa khá dày thể hiện một bồn địa mới được hình thành. Trải qua thời kỳ biển lấn lần 1, lần 2 và thời kỳ phát triển kế thừa, biển lùi, miền trũng võng chuyển sang một thời kỳ bình ổn và lấp đầy tạo ra một đồng bằng rộng lớn ngập nước đó là đồng bằng sông Hồng trong đó có phần thuộc lưu vực sông Đáy. Với điều kiện địa mạo và cấu tạo địa chất có thể nói lưu vực sông Đáy về địa chất thủy văn được chia làm 2 hệ chứa nước khác nhau. - Thành hệ chứa nước trong trầm tích đệ tứ và trong mácma. - Nước chứa trong trầm tích hạt thô. Nói chung nước chứa trong hệ thứ nhất có thể khai thác quy mô nhỏ tưới cho hoa màu và cây trái, nước trong hệ thứ 2 trữ lượng phong phú phân bố khắp nơi có thể khai thác dùng cho sinh hoạt. 1.1.1.4. Đất đai thổ nhưỡng Đất đai trong lưu vực rất đa dạng, nhìn chung có một số loại chủ yếu là: đất phù sa (có 9 loại), đất mặn (có 3 loại), đất nâu vàng, đất đỏ vàng (có 8 loại) và núi đá. Tất cả các loại đất đều có khả năng khai thác song cần chú ý đất vùng đồi bị xói mòn mạnh, đất vùng trũng bị chua, đất ven biển lại bị chua mặn. Trên tổng thể có thể phân một số vùng thổ nhưỡng sau: + Vùng kẹp giữa sông Hồng-sông Tích và từ Vân Đình trở lên, đây là vùng đất đai được bổ sung bởi phù sa sông Hồng, thành phần cơ giới trung bình, độ pH=5,57,0; lượng mùn khá từ 1,42,8 thuộc loại đất màu mỡ trong khu vực cho năng suất cây trồng cao. + Vùng Nam Vân Đình-Phú Xuyên xuống giáp sông Nam Định hầu hết là ruộng đất trũng, đất từ glây trung bình đến mạnh, hàng năm được bổ sung phù sa nhưng không nhiều thành phần cơ giới từ thịt nặng hoặc sét, tăng cường cải tạo cũng cho năng suất cao. + Vùng ven biển chủ yếu là loại đất mặn và chua mặn, thành phần cơ giới là từ thịt nặng đến sét. Vùng đất này do được cải tạo bằng nguồn nước ngọt nên cũng cho năng suất cao và đa dạng sản phẩm.
  • 16. 5 + Vùng đồi núi phía hữu ngạn sông Đáy bao gồm: - Vùng giáp sông là những cánh đồng bằng phẳng bị chia cắt mạnh trải ra tới biển phù hợp cho việc trồng cây hàng năm (lúa màu). - Vùng đồi thấp trên nền phù sa cổ bị bào mòn nhiều, có nhiều khu vực đã bị đá ong hoá, thích hợp cho trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả và trồng rừng. - Các loại đất đồi feralit theo dạng địa hình dốc phân bố rải rác cũng thích hợp cho hoa màu và cây công nghiệp. Bảng 1.2: Thống kê các loại đất Lưu vực sông Đáy Số TT Loại đất Ký hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích điều tra 518.350 100 1 Đất phù sa ngòi suối Py 455 0,09 2 Đất cát biển, sông C 1.854 0,36 3 Đất mặn dừa, đước Mm 1.921 0,37 4 Đất mặn nhiều Mn 1.989 0,38 5 Đất mặn trung bình M 29.352 5,66 6 Đất phèn ít mặn, trung bình SiM 160 0,03 7 Đất phù sa được bồi hàng năm Ph b 21.459 4,14 8 Đất phù sa không được bồi, không glây loang lổ Ph 37.775 7,29 9 Đất phù sa glây của sông Hồng Ph g 143.395 27,66 10 Đất phù sa glây của sông khác Pg 224.107 43,23 11 Đất phù sa có tầng loang lổ của sông khác Pf 8.793 1,70 12 Đất phù sa úng nước Pj 44.787 8,64 13 Đất lầy thụt J 553 0,10 14 Đất xám bạc màu trên phù sa cổ B 2.499 0,48 15 Đất đỏ nâu trên đá vôi Fv 17.410 3,36 16 Đất nâu vàng trên đá vôi Fn 8.264 1,60 17 Đất đỏ vàng trên đá sét Fs 38.391 7,41 18 Đất vàng nhạt trên đá cát Fq 6.660 1,28 19 Đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp 8.875 1,71 20 Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa Fl 12.633 2,44 21 Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ D 3.382 0,65 22 Đất xói mòn trở sỏi đá E 4.827 0,93 23 Đất đen trên sản phẩm Cacbonat Rv 1.492 0,29 24 Đất đỏ vàng trên đá biến chất Fj 3.487 0,67 25 Đất đỏ vàng trên đá macma axit Fa 2.050 0,40 26 Đất mùn vàng nhạt trên phù sa cổ Hq 13.374 2,58 27 Đất nâu đỏ trên đá macma bazo Fk 14.567 2,81 (Nguồn: Dự án Rà soát Quy hoạch phòng chống lũ và đê điều sông Đáy - Viện Quy hoạch Thuỷ lợi) 1.1.2. ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN 1.1.2.1. Mạng lưới quan trắc khí tượng, thuỷ văn
  • 17. 6 1. Lưới trạm khí tượng và đo mưa Trên lưu vực sông Đáy có tổng só 13 trạm khí tượng và 25 điểm đo mưa nhưng tới nay chỉ còn 25 trạm trong đó có 8 trạm khí tượng còn hoạt động bao gồm: Ba Vì, Sơn Tây, Hà Nội, Hà Đông, Phủ Lý, Nho Quan, Ninh Bình, Nam Định. Nhiều trạm đo mưa đã được quan trắc sớm, tuy nhiên giai đoạn trước năm 1954 số liệu quan trắc thường bị gián đoạn bởi chiến tranh, vì thế tài liệu không liên tục, chất lượng không tốt nên hạn chế cho việc sử dụng. 2. Lưới trạm thuỷ văn + Trạm đo mực nước, lưu lượng: Trong lưu vực sông Đáy có 6 trạm đo lưu lượng nhưng cho tới nay chỉ còn 3 trạm: Lâm Sơn, Nam Định, Trực Phương còn đo lưu lượng một số tháng mùa lũ và kiệt từ 2001 tới nay, các trạm còn lại đã ngừng đo. + Trạm mực nước: Có 9 trạm đo mực nước cho tới nay còn 6 trạm đo liên tục. + Ngoài các trạm thủy văn trong lưu vực còn có các trạm đo trên các sông có liên quan tới lưu vực như : các trạm Hòa Bình (trạm cấp I), Trung Hà (trạm cấp III) trên sông Đà, Sơn Tây, Hà Nội (trạm cấp I), Hưng Yên (trạm cấp III) trên sông Hồng. + Trạm đo chất lượng nước: Các trạm khảo sát chất lượng nước bao gồm các trạm Bến Ngọc trên sông Đà, Sơn Tây, Hà Nội trên sông Hồng. Các trạm đo mặn gồm có Phú Lễ trên sông Ninh Cơ, Như Tân trên sông Đáy. 1.1.2.2. Đặc trưng khí hậu 1. Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình nhiều năm của khu vực nghiên cứu là (23,30 23,50 )C. Nhiệt độ trung bình tháng I thấp nhất trong năm đạt từ (150 16,70 )C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất tháng VII từ (280 29,40 )C. 2. Độ ẩm: Độ ẩm tương đối trung bình trong các tháng đều vượt trên 80%. Độ ẩm giữa tháng ẩm nhất và tháng khô nhất chỉ chênh nhau từ (510)%. Những ngày mùa đông khô hanh, độ ẩm có thể giảm xuống dưới 20%, những ngày mưa phùn, độ ẩm không khí có thể tăng lên đến trên 90%. 3. Mưa: + Mưa chia làm hai mùa trong năm mùa khô bắt đầu từ tháng XI năm trước đến hết tháng IV năm sau, trong các tháng này có số ngày mưa rất ít và lượng mưa tháng cũng rất nhỏ. Mùa mưa từ tháng V đến tháng X trong thời kỳ này hay xảy ra những trận mưa từ mưa vừa đến mưa to, có khi mưa rất to.
  • 18. 7 + Xem xét quy luật phân bố mưa gây úng thời đoạn 1, 3, 5, 7 ngày max trong lưu vực sông Đáy cho thấy: số lần mưa 1 ngày max nằm trong 3 ngày max chiếm khoảng 30%, trường hợp 3 ngày max trong 5 ngày max chiếm 70% và 5 ngày max nằm trong 7 ngày max chiếm 85%. Bảng 1.3: Tần suất lượng mưa 1, 3, 5 ngày max vụ mùa tại một số trạm XP% Trạm Đặc trưng Xmaxo Cv Cs 1 3 5 10 20 1 ngày max 131 0,41 1,22 302 256 234 203 170 3 ngày max 192 0,43 1,61 474 392 353 301 247Ba Thá 5 ngày max 228 0,45 1,21 549 463 421 363 301 1 ngày max 111 0,42 2,08 282 228 204 171 139 3 ngày max 169 0,40 1,23 382 325 297 258 218Hà Đông 5 ngày max 193 0,43 1,07 447 380 349 303 255 1 ngày max 133 0,45 1,16 322 271 247 213 177 3 ngày max 202 0,44 0,89 467 400 368 321 271Phủ Lý 5 ngày max 230 0,42 0,88 516 444 410 360 305 1 ngày max 150 0,52 2,30 439 345 302 246 192 3 ngày max 222 0,55 2,41 685 531 463 372 286Nho Quan 5 ngày max 252 0,54 2,59 778 599 519 416 320 1 ngày max 140 0,49 1,16 355 298 270 231 190 3 ngày max 205 0,45 1,24 501 420 382 328 272Nam Định 5 ngày max 236 0,45 1,20 572 481 438 378 313 1 ngày max 157 0,43 1,03 362 309 284 247 208 3 ngày max 234 0,43 1,33 558 468 426 367 305Kim Bôi 5 ngày max 261 0,43 1,50 632 527 477 408 337 1 ngày max 159 0,52 1,51 435 356 319 268 215 3 ngày max 223 0,51 1,36 593 490 441 373 303Ninh Bình 5 ngày max 260 0,48 1,31 666 555 502 428 350 (Nguồn: Dự án Rà soát Quy hoạch phòng chống lũ và đê điều sông Đáy - Viện Quy hoạch Thuỷ lợi) + Lượng mưa lũ rất lớn, lượng mưa 1 ngày lớn nhất đạt từ (300550) mm, ba ngày lớn nhất đạt (450770) mm, lượng mưa 5 ngày lớn nhất đạt từ (500836) mm. Năm xuất hiện mưa lớn thường không đồng bộ giữa các vùng. Vùng thượng và trung lưu sông Đáy lượng mưa 5 ngày lớn nhất xuất hiện vào tháng XI năm 2008 và tháng XI/1984, vùng hạ du lượng mưa 5 ngày lớn nhất xuất hiện vào năm 1980, vùng lưu vực sông Hoàng Long lượng mưa 5 ngày lớn nhất xuất hiện vào tháng IX/1985 gây nên lũ lịch sử trên sông Hoàng Long. 1.1.2.3. Mạng lưới sông ngòi 1. Sông Đáy: Trước đây, sông Đáy là phân lưu của sông Hồng, từ năm 1937 đến
  • 19. 8 nay sông Đáy chỉ được phân lũ sông Hồng vào các năm 1940, 1945, 1969, 1971. Chiều dài sông 240km, lòng sông hẹp và nông do bồi lắng, sông có bãi rộng và nhiều khu trũng có bụng chứa lớn, nên có khả năng điều tiết rất lớn, hệ số uốn khúc khá lớn 1,7. 2. Sông Tích: Lòng hẹp và nông lại quanh co nhiều, hệ số uốn khúc là 1,79 nên khả năng tải nước kém, nhưng thềm sông phía bờ hữu rộng và nhiều khu đất trũng, nên lũ bị điều tiết nhiều có khả năng kéo dài nhiều ngày. 3. Sông Bùi: Bắt nguồn từ huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình, đoạn thượng lưu chảy theo hướng Tây - Đông đến Tân Trượng thì nhập với sông Tích, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và nhập vào sông Đáy tại Ba Thá. Sông Bùi đoạn chảy qua địa phận Hà Nội có chiều dài khoảng 30 km. 4. Sông Mỹ Hà: Là con sông đào có chiều dài 12,7 km bắt nguồn từ Cầu Dậm xã Hợp Tiến, huyện Mỹ Đức chảy theo hướng Bắc-Nam và nhập với sông Đáy tại Đục Khê. 5. Sông Nhuệ: Nhiệm vụ chính của nó là lấy nước sông Hồng vào qua cống Liên Mạc phục vụ lấy nước tưới cho vùng đất rộng phía hữu sông Hồng và tả sông Đáy từ Hà Nội đến Hà Nam và dẫn nước tiêu thoát nước cho vùng đất khoảng 107.530 ha. 6. Sông Đào Nam Định: là một phân lưu của sông Hồng chảy đổ vào sông Đáy ở Độc Bộ, b=(200300) m nhưng lòng sông dốc và sâu, độ sâu trung bình khoảng 10m, sông chuyển một lượng nước khá lớn về mùa lũ gây ra lũ lớn ở hạ lưu sông Đáy (theo số liệu thực đo năm 1971, lưu lượng lớn nhất ở Nam Định là 6.700 m3 /s). 7. Sông Hoàng Long: Dài 125km bắt nguồn từ Hoà Bình, chảy qua Ninh Bình và nhập với sông Đáy tại Gián Khẩu. Chế độ dòng chảy của sông Hoàng Long rất phức tạp: + Mực nước mùa kiệt phụ thuộc vào nước dềnh lên từ sông Đáy do ảnh hưởng thuỷ triều và lượng nước bổ sung vào sông Đáy từ sông Đào Nam Định. + Mùa lũ, nước lũ từ thượng du đổ về đến khu vực nghiên cứu thường bị dồn ứ do mực nước lũ trên sông Đáy. Khi mực nước lũ trên sông Hoàng Long dâng cao để bảo vệ hệ thống đê hạ du sông Hoàng Long thì phải phân lũ vào các khu phân chậm lũ. 8. Các sông trục nội đồng như: sông Sui, Rịa, sông Bến Đang, Ghềnh, Chanh, Hệ Dưỡng, Vân, Thắng Động, Đức Hậu, Mới, Trinh Nữ, Cầu Hội... 1.1.2.4. Sự hình thành lũ trên lưu vực sông Đáy 1. Lũ do nội tại sông Đáy
  • 20. 9 + Lũ nội tại sông Đáy xảy ra hàng năm, thường do lũ từ các chi lưu (sông Tích, sông Thanh Hà, sông Hoàng Long,…) và lượng nước tiêu ra từ các hệ thống thuỷ lợi bằng các cống và trạm bơm. + Mùa lũ các sông vùng hữu Đáy chủ yếu là sông Tích và sông Hoàng Long thường kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10 với tổng lượng nước chiếm 80% lượng nước cả năm. Các trận lũ lớn thường xuất hiện vào tháng 8 và tháng 9 phù hợp với chế độ mưa ở vùng này, lũ trên lưu vực sông Tích thường xảy ra vào tháng 9. Lũ lớn trên các sông nhánh vùng hữu Đáy đều do hội tụ, áp thấp, front và bão sinh ra, đặc biệt bão là nguyên nhân chính gây ra (8090)% các trận lũ lớn. 2. Đối với lũ do phân lũ sông Hồng vào sông Đáy + Trước năm 1937 sông Đáy cũng là phân lưu của sông Hồng, nhưng từ khi đập Đáy hoàn thành phân lưu này chỉ liên hệ với sông Hồng khi có phân lũ. Đập Đáy đã được sử dụng 5 lần để phân lũ sông Hồng đó là vào các năm 1940, 1945, 1947, 1969 và 1971 (năm 1945 lưu lượng lũ phân lớn nhất khoảng (2.2002.300) m3 /s, năm 1971 lưu lượng lũ phân lớn nhất là 2.570 m3 /s). + Từ sau năm 1971 đến nay nhiều hồ chứa đã được xây dựng trên các chi lưu của hệ thống sông Đáy, các hệ thống đê và đê bao cũng được tôn tạo, các công trình cống và trạm bơm tiêu úng được xây dựng hàng loạt, hầu hết các vùng đã có đê và đê bao kể cả khu vực phân chậm lũ cũng đều được bảo vệ với lũ bản thân sông Đáy (lũ 1978, 1985). Cho nên, dù không có phân lũ nhưng mực nước trên sông Đáy cũng đã tăng lên rất cao + Lòng sông Đáy quanh co, nông, bãi rộng, nhiều vùng trũng ven sông nên tốc độ chuyển lũ chậm, lượng điều tiết lớn. Có thể nhận xét qua kết quả vào năm phân lũ 1971: 1 giờ sáng ngày 20/8 bắt đầu phân lũ vào Vân Cốc, 5 giờ sau mới chuyển được tới Đập Đáy, 14 giờ sau mới ảnh hưởng tới Ba Thá, 20 giờ sau mới tới Tân Lang và 30 giờ sau mới chuyển ảnh hưởng tới Độc Bộ. 1.1.2.5. Tổ hợp lũ trên các sông + Khả năng xuất hiện lũ trên dòng chính sông Đáy, sông Hoàng Long xảy ra vào tháng IX là lớn nhất chiếm 33,6% tại Ba Thá, 40% tại Phủ Lý, 34% tại Bến Đế. Khả năng xuất hiện lũ lớn nhất trong năm vào tháng VIII chiếm 16,7 % tại Ba Thá, 28% tại Phủ Lý và 23,4% tại Bến Đế.
  • 21. 10 Bảng 1.4: Khả năng xảy ra lũ lớn nhất năm vào các tháng trong năm Đơn vị (%) TT Trạm Sông V VI VII VIII I X X XI 1 Ba Thá Đáy 4,7 2,4 26,2 16,7 33,6 14,3 2,4 2 Phủ Lý Đáy 0 2,0 14,0 28,0 40,0 12,0 4,0 3 Hưng Thi Hoàng Long 2,2 6,5 15,2 26,0 28.2 19,6 2,2 4 Bến Đế Hoàng Long 2,1 2,1 12,8 23,4 34,0 23,4 2,1 (Nguồn: Dự án Rà soát Quy hoạch phòng chống lũ và đê điều sông Đáy - Viện Quy hoạch Thuỷ lợi) + Tổ hợp lũ sông Hồng và sông Đáy : - Quan hệ mực nước lũ sông Hồng tại Sơn Tây và sông Đáy tại Ba Thá không chặt chẽ do nguyên nhân hình thành lũ trên hai hệ thống sông là khác nhau. Hệ số tương quan mực nước lũ giữa 2 trạm chỉ đạt 0,48. - Từ kết quả phân tích trên cho thấy trong trường hợp phân lũ vào sông Đáy vào tháng VIII thì khả năng xuất hiện lũ rất lớn giữa 2 sông đồng thời gian là rất nhỏ. Trong các lần phân lũ vào sông Đáy lũ nội tại của sông Đáy không lớn. - Trường hợp lũ lớn trên sông Hồng xảy ra gần đây là trận lũ tháng VIII/1996 với Qmax hoàn nguyên tại Sơn Tây là 27.400 m3 /s ngày 21/VIII, P=4%, lũ bên sông Đáy tại Ba Thá là 437 m3 /s ngày 17/VIII/1996, P= 17% và tại Hưng Thi Qmax là 1980 m3 /s ngày 16/VIII/1996, P= 13% 1.1.2.6. Hiện trạng ngập lụt tính đến 2010 + Trên dòng chính sông Đáy thường phải tiếp nhận khoảng 1.000 m3 /s bơm tiêu úng từ các khu, vì thế những năm có mưa lớn trong bản thân lưu vực sông Đáy thì mực nước lũ trên sông lên cao. + Địa bàn bị ảnh hưởng: 132 xã, phường thuộc 12 huyện thị của Hà Nội, Hà Nam và Ninh Bình. + Diện tích tự nhiên bị ảnh hưởng : 79.984 ha. + Diện tích bị ngập : 38.992 ha.
  • 22. 11 + Diện tích canh tác bị ảnh hưởng: 36.679 ha; trong đó bị ngập 34.579 ha (lúa 23.720 ha, màu 7.329 ha, vườn 2.537 ha và thuỷ sản 1.264 ha). + Số hộ nằm trong vùng phân chậm lũ: 152.223 hộ với 681.824 nhân khẩu. + Các cơ sở kinh tế gồm: 215 cơ quan; 10 bệnh viện; 91 trạm xá; 2.420 phòng học; 27,4 km đường tỉnh lộ; 174 đường giao thông liên huyện; 497 km đường giao thông liên xã; 380 km đường giao thông liên thôn và 31 cầu giao thông. + Số nhà cửa bị ngập: 109.618 nhà (nhà xây 99.814, nhà tranh 11.517). + Hạ tầng thuỷ lợi: 196 trạm bơm, 692 km kênh tưới, tiêu, đường điện cao thế 282 km, hạ thế 431 km, đê bị ảnh hưởng 179 km đê chính, 28 km đê bối và hàng trăm km bờ vùng bờ thửa bị ngập. 1.1.3. HIỆN TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 1.1.3.1. Phân vùng bảo vệ Căn cứ vào hiện trạng công trình phòng chống lũ chia lưu vực thành 9 vùng bảo vệ chính sau: Bảng 1.5: Phân vùng bảo vệ hệ thống sông Đáy Số TT Tên vùng bảo vệ Diện tích tự nhiên (ha) Dân số (người) 1 Sông Nhuệ 130.030 3.738.354 2 6 trạm bơm 98.029 979.120 3 Trung Nam Định 52.822 544.405 4 Tả Tích 56.412 587.564 5 Hữu Tích 96.366 621.061 6 Tả Mỹ Hà 23.004 174.887 7 Hữu Đáy của Hà Nam 14.460 105.929 8 Bắc Ninh Bình 40.417 180.214 9 Nam Ninh Bình 98.592 636.526 Tổng 610.137 7.568.060 (Nguồn: Dự án Rà soát Quy hoạch phòng chống lũ và đê điều sông Đáy - Viện Quy hoạch Thuỷ lợi) 1.1.3.2. Dân cư và lao động + Năm 2006 số dân trong vùng bảo vệ đê là 7.568.060 người, dân cư khu vực thành thị cũng đang phát triển rất nhanh, tổng số dân thành thị năm 2006 là 2.675.193 người. + Dự báo đến năm 2010 dân số vùng bảo vệ 8.325.909 người (thành thị là 3.225.210 người), năm 2020 dân số 9.098.789 người (thành thị là 5.162.165 người).
  • 23. 12 1.1.3.3. Cơ cấu phát triển kinh tế + Tỷ trọng các ngành trong nền kinh tế năm 2006: Ngành nông lâm thủy sản 13,2% (trong đó nông nghiệp chiếm 50,49%; chăn nuôi: 40,18%; dịch vụ: 9,33%) ; ngành công nghiệp-xây dựng 39,2%; ngành dịch vụ 47,6%. + Tỷ trọng các ngành trong nền kinh tế năm 2020: Ngành nông lâm thủy sản 5%; ngành công nghiệp-xây dựng 50%; ngành dịch vụ 45%. 1.1.3.4. Hiện trạng dân sinh kinh tế vùng phân chậm lũ + Khu phân lũ sông Hồng vào sông Đáy: Khi phân lũ sông Đáy có 9 huyện, thị xã, 119 xã với tổng diện tích tự nhiên là 58.652 ha bị ngập lụt, 136.000 hộ với 620.000 người phải sơ tán. Toàn bộ nhà cửa, trạm xá, đường giao thông trong vùng bị ngập. Trọng điểm phân lũ thuộc các huyện Phúc Thọ, Chương Mỹ, Mỹ Đức. Bảng 1.6: Dân sinh kinh tế vùng ngập khi phân lũ huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức Hạng mục Đơn vị Huyện Chương Mỹ (27 xã/32 xã) Huyện Mỹ Đức Tổng cộng Đất tự nhiên ha 19.706 23.004 46.298 Đất canh tác ha 9.870 9.100 20.959 Đất lúa ha 23.293 15.056 38.349 Đất màu ha 3.864 1.473 5.337 Đất thủy sản ha 930 677 1.607 Trâu, bò phải sơ tán con 16.979 12.374 29.353 Lợn phải sơ tán con 76.866 93.917 170.783 Số hộ hộ 61.048 35.563 96.611 Nhân khẩu người 285.347 177.819 463.166 Số lao động người 158.349 92.165 250.514 (Nguồn: Dự án Rà soát Quy hoạch phòng chống lũ và đê điều sông Đáy - Viện Quy hoạch Thuỷ lợi) + Khu chậm lũ Lương Phú: có thêm 3 huyện, thị xã; 54 xã với 49.179 ha đất tự nhiên bị ngập lụt, 80.000 hộ với 300.000 người phải sơ tán. Trọng điểm phân lũ thuộc huyện Ba Vì. Như vậy nếu cả phân và chậm lũ toàn thành phố Hà Nội có 12 huyện, thị xã với 173 xã bị ảnh hưởng, 107.831 ha đất tự nhiên bị ngập lụt, 216.000 hộ với 920.000 người phải sơ tán. Bảng 1.7: Dân sinh kinh tế vùng lòng hồ Vân Cốc, khu Lương Phú, bãi sông Đáy TT Hạng mục Nhân khẩu (người) Tổng DTTN (ha) Đất ở (ha) Đất CTCC (ha) Đất SX phi NN (ha) Đất SXNN (ha) 1 Lòng hồ Vân Cốc 47.703 3.174 348 349 378 1.641
  • 24. 13 Huyện Phúc Thọ 44.006 3.014 329 336 362 1.552 H. Đan Phượng 3.697 159 20 14 16 89 2 Khu Lương Phú 103.656 11.228 723 1.750 4.286 3.871 H. Ba Vì 40.810 5614 361 875 2143 1935 TP. Sơn Tây 62.846 5614 361 875 2142 1936 3 Bãi sông Đáy 205.441 8.978 1.147 1.058 470 5.689 H. Phúc Thọ 6.479 549 37 51 5 443 H. Đan Phượng 6.715 276 46 55 6 141 Q. Hà Đông 3.331 1.740 243 181 12 1.121 H. Thanh Oai 6.527 569 77 41 31 332 H. Quốc Oai 3.924 771 165 84 92 405 H. Chương Mỹ 6.530 1.925 285 197 161 1.173 (Nguồn: Dự án Rà soát Quy hoạch phòng chống lũ và đê điều sông Đáy - Viện Quy hoạch Thuỷ lợi) + Các khu phân chậm lũ sông Hoàng Long - Khu thường xuyên chịu lũ: Bao gồm 5 xã huyện Nho Quan (Xích Thổ, Gia Sơn, Gia Lâm, Gia Thuỷ, Phú Sơn và 1 phần xã Lạc Vân) và vùng ngoài đê của các huyện Nho Quan và huyện Gia Viễn. Diện tích tự nhiên là 4.357 ha, toàn khu có 5.135 hộ dân. - Khu phân lũ Đầm Cút: Phân lũ từ sông Hoàng Long qua cống Mai Phương vào Đầm Cút ra cống Địch Lộng sang sông Đáy. 1.1.4. HIỆN TRẠNG PHÒNG CHỐNG LŨ-HỆ THỐNG ĐÊ ĐIỀU 1.1.4.1. Hiện trạng hệ thống đê điều Bảng 1.8: Tổng hợp hiện trạng các tuyến đê chính lưu vực Đê chính Số TT Tuyến đê Cấp đê Chiều dài (m) đỉnh (m) B (m) Chiều dài đê bối (m) Chiều dài đê bao (m) Kè (chiếc) Cống (chiếc) 1 Hữu Đáy 3 93,620 23,984 14,000 23 55 2 Tả Đáy 1-3 196,255 35,700 39,020 31 85 3 Hữu Hoàng Long 4 20,850 5,3-10,6 5 17 4 Tả Hoàng Long 3 23,875 6-6,8 5÷8 15 5 Đê sông Nhuệ 4 151,100 6-6,5 5 168 6 Tả Tích 4 32,620 10,3 4÷5 16,100 14,700 42 7 Tả Bùi 4 14,700 7,7-8 4÷5 3100 5 8 8 Đê Mỹ Hà 4 12,700 5 9 Đê Vân Cốc 3 15,160 12,6-16 7 1 3 10 Đê Ngọc Tảo 2 14134 16,29-17,3 5÷6 11 Đê La Thạch 2 6,500 16,2-16,4 6 12 Đê Tiên Tân 3 7,000 15,5 5÷6 13 Đê đường 6 4 5,960 11
  • 25. 14 Đê chính Số TT Tuyến đê Cấp đê Chiều dài (m) đỉnh (m) B (m) Chiều dài đê bối (m) Chiều dài đê bao (m) Kè (chiếc) Cống (chiếc) Tổng cộng 594,474 78,884 67,720 60 398 (Nguồn: Dự án Rà soát Quy hoạch phòng chống lũ và đê điều sông Đáy - Viện Quy hoạch Thuỷ lợi) 1.1.4.2. Hệ thống công trình phân lũ sông Đáy + Cống Vân Cốc: 26 cửa cống; bề rộng cửa 8m; cao trình đáy 12,0 m; cao trình trần 14,4 m. + Tràn Hát Môn: Phía hữu Vân Cốc chiều dài tràn 1.620m, cao trình tràn từ (15,0815,20)m. Phía tả Vân Cốc chiều dài tràn 6.200m, cao trình tràn từ (14,6315,03)m. + Lòng hồ Vân Cốc: Hiện nay đã xây dựng cống lấy nước Cẩm Đình, hệ thống kênh dẫn đi dọc tuyến đê Ngọc Tảo bởi vậy phần diện tích trữ nước của lòng hồ Vân Cốc chỉ còn khoảng 126 triệu m3 . + Công trình đập Đáy: có 6 cửa; bề rộng một cửa 33,75m; cao trình đáy 9,0m; Cao trình tường ngực 13,9m. Cửa van hình cung mở theo hình thức hạ dần cao trình tràn, mỗi giờ hạ được 0,49m theo từng nấc cao trình, thời gian mở hết khoảng 10,5 giờ. + Vùng chậm lũ Chương Mỹ-Mỹ Đức: có 25 đường tràn chia thành 13 tiểu vùng bao gồm 57 xã. Theo bình đồ tỷ lệ 1/10.000 Viện QHTL đo năm 2000 thì tổng diện tích của 13 vùng ngập lũ 36.547 ha và tổng dung tích chứa lũ là 822,9 triệu m3 (dung tích được tính đến mực ngập lũ lớn nhất ứng với cao trình từ (8÷9,6) m tuỳ từng tiểu khu). 1.1.4.3. Hiện trạng tuyến thoát lũ + Đoạn sông Đáy từ Đập Đáy đến Ba Thá dài 61,347 km, bề rộng tuyến thoát lũ từ Song Phương đến Cầu Mai Lĩnh có khoảng cách lớn nhất từ 2.800÷3.065 m, từ Cầu Mai Lĩnh đến Ba Thá bề rộng lòng sông co hẹp dần tại Ba Thá rộng 667 m. + Đoạn sông Đáy từ Ba Thá đến Phủ Lý dài 64,775 km, đoạn sông này bề rộng tuyến thoát lũ tại vị trí Tân Lang bị co thắt có chiều rộng 180m, từ Tân Lang đến Phủ Lý bề rộng mở rộng dần ra khoảng 400÷700 m, bờ tả có nhiều bãi khá rộng. + Đoạn sông Đáy từ Phủ Lý đến Địch Lộng dài 23,89 km, bề rộng tuyến thoát lũ biến đổi từ 700÷1500 m, bờ hữu có nhiều bãi khá rộng. + Đoạn sông Đáy từ Địch Lộng đến Gián Khẩu (ngã 3 Hoàng Long-Sông Đáy) dài 9km, đoạn sông này lòng sông có nhiều đoạn bề rộng lòng sông co hẹp như tại
  • 26. 15 K3 (kè Đồng Xuân), K6K7 (kè Cung Quế)…bởi vậy khi gặp lũ sông Hoàng Long dềnh ứ làm cản trở rất lớn đến dòng chảy về phía hạ lưu. + Đoạn sông Đáy từ Gián Khẩu đến Ninh Bình dài 12 km, đoạn sông này lòng sông ít có biến động lớn, cao trình đỉnh đê đủ cao so với mực nước thiết kế. + Đoạn từ Ninh Bình đến Độc Bộ dài 21 km, đoạn sông này phần bãi và lòng sông có biến động lớn, nhiều đoạn lòng sông co hẹp như tại vị trí K24K26 (cống Khánh Phú), K29K30 (kè Mả Na), K40K41(kè Độc Bộ). Bề rộng lòng sông tại các vị trí này là 80100 m. + Đoạn sông từ Độc Bộ đến cửa biển dài khoảng 43 km, lòng sông mở rộng dần, chỗ rộng nhất tới 600 m và chỗ hẹp nhất 150 m. 1.2. SỰ CẦN THIẾT VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NGHIÊN CỨU + Các phân tích trong kinh tế lũ giúp các dự án quy hoạch tính toán được lợi ích của các công trình phòng lũ nhằm đánh giá mức độ thiệt hại trước và sau khi có các công trình phòng lũ. + Các phân tích nhằm tính đến tất cả các khía cạnh của thiệt hại lũ gây ra, ảnh hưởng của thời gian ngập và độ sâu đến giá trị thiệt hại. 1.2.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU + Đưa ra phương pháp luận nhằm xây dựng đường thiệt hại lũ. + Trên cơ sở phương pháp luận đưa ra các tính toán cụ thể cho Lưu vực sông Đáy ứng với khu phân chậm lũ Chương Mỹ - Mỹ Đức, Hà Nội. 1.3. CÁC PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH TIÊU THOÁT LŨ 1.3.1. GIỚI HẠN VÙNG NGHIÊN CỨU + Vùng nghiên cứu giới hạn trong địa giới hành chính hai huyện Chương Mỹ và Mỹ Đức.
  • 27. 16 Hình 1.2: Bản đồ phân khu chậm lũ Chương Mỹ - Mỹ Đức 1.3.2. CÁC PHƯƠNG ÁN PHÂN LŨ SÔNG HỒNG VÀO SÔNG ĐÁY + Phân lũ sông Hồng vào sông Đáy qua đập Đáy với các cấp lưu lượng max giả định là 2.500 m3 /s. + Phân lũ sông Hồng vào sông Đáy qua đập Đáy với các cấp lưu lượng max giả định là 2.000 m3 /s. + Phân lũ sông Hồng vào sông Đáy qua đập Đáy với các cấp lưu lượng max giả định là 1.500 m3 /s. + Phân lũ sông Hồng vào sông Đáy qua đập Đáy với các cấp lưu lượng max giả định là 1.000 m3 /s. + Phân lũ sông Hồng vào sông Đáy qua đập Đáy với các cấp lưu lượng max giả định là 500 m3 /s. 1.4. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ + Quy hoạch phòng lũ lưu vực sông Đáy tạo khả năng tiêu thoát lũ hệ thống sông Đáy, đồng thời tăng hiệu quả bảo vệ an toàn trung tâm kinh tế, chính trị Hà Nội.
  • 28. 17 + Tuy nhiên do sự mở rộng phát triển Hà Nội đến các vùng phân lũ và chậm lũ của Hà Tây cũ, và xây dựng nhiều hồ chứa lớn trên thượng nguồn tham gia cắt lũ cũng làm giảm tầm quan trọng hệ thống các công trình phân lũ của Lưu vực sông Đáy. Xu hướng xoá bỏ dần khu chậm lũ Chương Mỹ, Mỹ Đức, Hữu Đáy, và cải tạo sông Đáy trở thành con sông tự nhiên hoặc có điều tiết là cần thiết trong công tác quy hoạch phòng lũ. + Luận văn này nhằm nghiên cứu tính toán kinh tế có tính đến yếu tố xã hội và môi trường trong quy hoạch phòng lũ nói chung và quy hoạch phòng lũ sông Đáy nói riêng.
  • 29. 18 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ KINH TẾ 2.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ KINH TẾ PHÒNG LŨ 2.1.1. NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TRÊN THẾ GIỚI 2.1.1.1. Nghiên cứu sử dụng viễn thám kết hợp GIS Sử dụng viễn thám (RS) và hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một trong những công nghệ mới trong việc đánh giá thiệt hại lũ. Phương pháp này được tiến hành qua 4 bước: - Ảnh vệ tinh như Radarsat được nắn chỉnh và làm phù hợp với số liệu từ trường số liệu GIS; - Mức độ ngập lụt có thể được lấy từ ảnh SAR kết hợp với cao độ DEM; - Phạm vi ngập có thể được chồng với các số liệu như số liệu đất đai từ trường số liệu GIS và; - Kết quả như bản đồ và các bảng biểu có thể nhận được bằng việc sử dụng GIS. Một số nghiên cứu ở Hàn Quốc áp dụng đối với lưu vực sông Nackdong có xét đến ảnh hưởng của các yếu tố đặc điểm hình thái, thảm phủ, chế độ dòng chảy, sau đó áp dụng công nghệ viễn thám và GIS để đánh giá thiệt hại lũ. Việc đánh giá theo phương pháp này chỉ đưa ra con số sơ bộ về diện tích ngập, thời gian ngập cũng như độ sâu ngập. 2.1.1.2. Nghiên cứu của ESCAP Đoàn công tác của ESCAP đã biên soạn báo cáo về cải thiện hệ thống sưu tập thiệt hại do bão lũ. Trong đó đã khái quát về khía cạnh kinh tế xã hội các thiệt hại do bão và lũ, hướng dẫn việc thu thập tài liệu về thảm hoạ lũ cũng như cách thống kê thảm hoạ ở mức quốc gia và cấp tỉnh, đồng thời đưa ra cách khảo sát thiệt hại về công trình và dịch vụ công cộng, tài sản tư nhân, thiệt hại trong nông nghiệp và cách ngành kinh tế khác bị ảnh hưởng. 2.1.1.3. Nghiên cứu của Tổ chức khí tượng thế giới Nghiên cứu đã biên soạn tài liệu hướng dẫn quá trình đánh giá thiệt hại lũ cho nhiều mục đích và với những mục đích khác nhau sẽ xác định được những đầu ra khác nhau.
  • 30. 19 Mục đích đầu tiên là sử dụng đánh giá trong việc điều phối cứu trợ trong quá trình lũ. Việc đánh giá trong giai đoạn này được thực hiện trong thời gian hạn hẹp. Thông tin cần thiết phục vụ các hoạt động cứu trợ trong giai đoạn này có thể kể đến: - Số người chết, bị thương hoặc ảnh hưởng bởi lũ; - Tài sản bị ngập, các yêu cầu tìm kiếm và di dời; - Tài sản và con người có thể chịu rủi ro hoặc có thể bị ngập nặng hơn; - Tình trạng của cơ sơ hạ tầng và; - Mực nước trong sông hiện tại và dự báo ở các vị trí khác nhau cũng như điều kiện thời tiết. Đánh giá thiệt hại trong một vài tuần đầu tiên sau khi nước lũ rút nhằm thông báo và hướng dẫn quá trình khôi phục, phân phối cứu trợ. Tiếp theo là đánh giá tổng thể mất mát do lũ lụt để thông báo và tư vấn cho các quá trình tái thiết sau lũ cũng như sử dụng số liệu thiệt hại cho việc đánh giá rủi ro do lũ lụt và cho sự đánh giá các biện pháp phòng tránh và giảm thiểu. Ở giai đoạn này đánh giá thiệt hại lũ cần hướng dẫn cho việc quy hoạch tái thiết cũng như việc điều chỉnh các chính sách về quản lý lũ trong tương lai. Quá trình đánh giá thiệt hại gồm các bước sau: - Xác định mục đích của việc đánh giá thiệt hại; - Tổ chức tư vấn và thu thập thông tin; - Xác định vùng và khung thời gian của đánh giá; - Lựa chọn dạng đánh giá sẽ sử dụng; - Thu thập thông tin về độ nguy hiểm; - Thu thập thông tin về số người, tài sản và các hoạt động gặp rủi ro; - Xác định dạng tổn thất; - Đánh giá mức độ tổn thất từ tất cả các nguồn; - Quyết định tính toán thiệt hại tiềm năng hay thực tế; - Tính toán thiệt hại trung bình hàng năm nếu cần thiết; - Đánh giá lợi ích và; - Đối chiếu và đưa kết quả của đánh giá tổn thất. 2.1.1.4. Nghiên cứu đánh giá của một số nước EU 1. Phương pháp đánh giá thiệt hại lũ ở Vương quốc Anh
  • 31. 20 + Thủ tục là đánh giá thiệt hại ở hầu hết các cấp độ. Điều tra về mức độ thiệt hại theo hạng mục nhà cửa, cũng như tài sản của các hộ,... Trên cơ sở đánh giá tài sản thiệt hại do lũ ứng với các độ sâu ngập khác nhau, từ đó đưa ra quan hệ thiệt hại theo độ sâu ngập. Mức độ chi tiết và độ chính xác tuỳ thuộc vào phạm vi của nghiên cứu và các thông tin thu thập. + Thủ tục để đưa ra các hàm thiệt hại như sau: chia thiệt hại thành tài sản dân cư và phi dân cư. Thiệt hại trong lĩnh vực nhà, chia nhà làm nhiều loại theo mức độ cũ, mới, vật liệu xây dựng,... Sau đó xác định giá trị thay thế và giá trên thị trường và đánh giá thiệt hại, cuối cùng đưa ra hàm thiệt hại theo độ sâu đối với các loại nhà bị thiệt hại. Đối với tài sản phi dân cư, số liệu về phân loại đặc tính lấy từ trường số liệu của các cấp quản lý dạng niên giám thống kê và các trường số liệu cấp quốc gia. Để xác định hàm thiệt hại đối với các dạng tài sản khác nhau, cần tiến hành phỏng vấn các công ty để ước tính, trước hết là giá trị xấp xỉ của các tài sản có thể bị thiệt hại ở các ngành và lĩnh vực khác nhau, sau đó là mức độ tổn thương của các tài sản đó. Khác với hàm thiệt hại của tài sản dân cư, các hàm thiệt hại đối với tài sản phi dân cư này không phản ánh thiệt hại tuyệt đối trên tài sản mà đánh giá trên diện tích của tài sản thương mại của một lĩnh vực nào đó. 2. Phương pháp đánh giá thiệt hại lũ ở Hà Lan + Đánh giá thiệt hại lũ ở Hà Lan dựa theo các tiêu chuẩn của 53 tuyến đê bảo vệ. Các danh mục được đánh giá theo phương pháp tiêu chuẩn bao gồm: tính được bằng tiền, đếm được và thiệt hại chỉ có thể miêu tả được. Các đặc tính ngập lụt được tính toán qua mô hình thuỷ lực với ô lưới 100m; đối với các toà nhà và công trình ảnh hưởng của vận tốc và sóng cũng được tính đến. Như vậy, các đặc tính ngập lụt là: vận tốc, biến động mực nước và chiều sâu ngập lụt. + Tổng thiệt hại trực tiếp trong mỗi ô lưới được tính theo công thức: ii n i i SnS   1  Trong đó: in : số lượng tài sản loại i iS : thiệt hại đơn vị lớn nhất tài sản loại i i : mức độ thiệt hại tài sản loại i
  • 32. 21 + Như vậy, có 3 thành phần cơ bản cần thiết để đánh giá thiệt hại: trước hết thu thập thông tin sử dụng đất liên quan, sau đó ước tính lượng thiệt hại lớn nhất trên mỗi loại hạng mục thiệt hại và cuối cùng đưa ra các hàm thiệt hại theo độ sâu ngập. Thông tin sử dụng đất đai ở đây rất đa dạng gồm đất nông nghiệp tính theo diện tích. Các yếu tố hạ tầng tuyến tính như đường phố, đường xe lửa tính bằng chiều dài. Đối với hộ gia đình cần xác định chi tiết tài sản các hộ, ở các công ty số lượng công nhân trong mỗi công ty được thu thập nhằm xác định thiệt hại. Tất cả thông tin về sử dụng đất thu thập được chuyển thành các ô lưới 100m để tính toán ngập lụt. Tài sản cố định được tính toán bằng giá trị giảm giá. Đối với sản phẩm nông nghiệp, tính giá trị thiệt hại theo hecta,…. Thiệt hại gián tiếp lớn nhất qua việc các hoạt động kinh doanh ngừng trệ được đánh giá trên cơ sở giá trị gia tăng của sản phẩm hàng hoá,…. Sau đó đưa ra 11 hàm thiệt hại. 3. Phương pháp đánh giá thiệt hại lũ ở Cộng hoà Séc Ứng dụng thực tế của phương pháp đánh giá thiệt hại ở Cộng hoà Séc là yếu tố tương đối mới trong chính sách đối phó với lũ của nước này. Phương pháp đánh giá là sử dụng thông tin tình hình sử dụng đất hướng đối tượng, ước tính giá trị tài sản rủi ro do lũ lụt trên đơn vị mét hoặc mét khối bằng các nguồn thông tin thống kê sau đó đưa ra quan hệ thiệt hại theo độ sâu ngập. Tóm lại, mặc dù các nước nói trên có lịch sử về chính sách lũ, thể chế, phương pháp đánh giá phức tạp hay đơn giản khác nhau nhưng nguyên tắc là cố gắng quy ra giá trị kinh tế các yếu tố thiệt hại để ước tính hiệu ích của các biện pháp phòng chống lũ. 2.1.1.5. Nghiên cứu đánh giá của Mêkông – Deltares - Royal Haskoning và UNESCO IHE Năm 2009, các cơ quan này đã xuất bản ấn phẩm hướng dẫn thực hiện quy hoạch quản lý rủi ro lũ và đánh giá ảnh hưởng của nó nhằm cung cấp cho những nhà ra quyết định, các nhà quản lý và các chuyên gia trong tiểu lưu vực sông Mêkông với các kiến thức liên quan về thực hiện các chính sách quản lý lũ, phát triển chiến lược và quy hoạch lũ, thiết kế dự án và đánh giá đối với quản lý rủi ro lũ. 2.1.1.6. Nghiên cứu đánh giá của ECLAC Uỷ ban kinh tế Châu Mỹ La Tinh và vùng Caribê đã nghiên cứu và đưa ra hướng dẫn trong quá trình đánh giá thiên tai nói chung, đánh giá thiệt hại lũ nói
  • 33. 22 riêng. Trong đánh giá của ECLAC miêu tả các phương pháp đánh giá tiếp cận ảnh hưởng của lũ lụt đến tất cả các yếu tố như xã hội, kinh tế và môi trường, sau đó phân loại chúng thành các thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp cũng như ảnh hưởng đến nền kinh tế vĩ mô. Đánh giá thiệt hại lũ theo phương pháp này đã được áp dụng ở một số nước châu Mỹ La Tinh, vùng Caribê, Philippines và một số nước khác. Ưu điểm của phương pháp này là đánh giá được tất cả các mặt thiệt hại do lũ gây ra, tuy nhiên đòi hỏi cần nhiều thời gian, nhiều thông tin thu thập. 2.1.2. NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CỦA VIỆT NAM 2.1.2.1. Nghiên cứu đánh giá thiệt hại của Viện Quy hoạch Thuỷ lợi Viện Quy hoạch Thuỷ lợi tiến hành thực hiện nhiều dự án quy hoạch, trong đó có đánh giá thiệt hại lũ. Gần đây, dự án Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Hồng đã ước tính giá trị thiệt hại với từng mức nước lũ khác nhau dựa trên số liệu điều tra của 5 năm có số liệu (1996-2000), từ đó xây dựng lên đường quan hệ giữa mực nước lũ và thiệt hại lũ. Dự án mới chỉ xem xét các thiệt hại trực tiếp về vật chất như tài sản cố định và giá trị sản xuất trong khu vực. Dự án Rà soát quy hoạch lũ và đê điều sông Đáy đã phân tích, đánh giá, dự báo thiệt hại lũ từ các số liệu thống kê, điều tra trên địa bàn vùng nghiên cứu. Các thiệt hại được đưa vào xem xét bao gồm thiệt hại về người, thiệt hại về tài sản cố định, thiệt hại trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, du lịch. Tuy nhiên việc xác định thiệt hại còn đơn giản, sơ bộ, chưa xem xét đến ảnh hưởng của thời gian ngập và độ sâu ngập đến giá trị thiệt hại. 2.1.2.2. Nghiên cứu của một số cơ quan khác Nhiều cơ quan khác như Viện Khí tượng Thuỷ Văn, Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam, Trường Đại học Thuỷ lợi đã thực hiện các nghiên cứu đánh giá thiệt hại lũ nhưng đều theo các cách kể trên, từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến như RS và GIS đến việc điều tra, đánh giá sơ bộ thông thường. Kết quả thu được tuỳ theo phạm vi và quy mô nghiên cứu, mức độ chính xác, đánh giá toàn diện hay một phần thiệt hại được đưa ra đã góp phần bổ sung, củng cố lý luận và thông số để các dự án đánh giá thiệt hại lũ sau tham khảo cũng như đưa ra cho các nhà hoạch định chính sách thông tin khoa học để ra quyết định.
  • 34. 23 2.2 NGHIÊN CỨU, TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ KINH TẾ PHÒNG LŨ SÔNG ĐÁY 2.2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA THIỆT HẠI LŨ 2.2.1.1. Các nguyên tắc của một điều tra tốt Nhà kinh tế nổi tiếng Maynard Keynes đã chỉ ra, kinh tế học không phải là một học thuyết chủ nghĩa mà là một hệ thống phân tích, một cách thức suy nghĩ. Các kỹ thuật kinh tế do vậy là những trợ giúp cho suy nghĩ chứ không phải có bất kỳ giá trị nào trong bản thân nó. Những chỉ dẫn này do vậy là những hỗ trợ cho suy nghĩ chứ không phải là một tập các quy tắc được áp dụng một cách máy móc. Tiếp cận này yêu cầu chúng ta bắt đầu bằng cách thiết lập các tiêu chuẩn cho thực hành tốt. Chúng ta đang tìm cách đo lường cái gì đó, một trạng thái hoặc tập các mối quan hệ, và làm như vậy với sai số hệ thống hoặc sai số ngẫu nhiên tối thiểu. Chúng ta có thể đo lường tác động của một cơn lũ lên một đơn vị kinh tế riêng nhưng chúng ta cũng thường xuyên muốn có khả năng xác định những trạng thái đó biến thiên như thế nào theo bản chất của lũ và các đặc tính của đơn vị kinh tế để hiểu được động học của các mối quan hệ. Do vậy, một tiêu chuẩn then chốt cho một phương pháp luận là: ở phạm vi nào điều đó cung cấp một sự hiểu biết mới? Chúng ta muốn rằng việc hiểu biết là thực và không đơn giản là một sự giả tạo của phương pháp thực nghiệm do vậy chúng ta cũng yêu cầu là phương pháp luận cung cấp các kết quả hợp lý và tin cậy. Hơn nữa, lý thuyết và phương pháp luận được quện chặt vào nhau: phương pháp luận được xây dựng trên một mô hình lý thuyết nằm bên dưới và cuối cùng việc áp dụng phương pháp luận đó là một kiểm định của mô hình đó. Muốn các phương pháp tốt hơn, chúng ta cũng muốn các lý thuyết tốt hơn, các lý thuyết có năng lực giải thích và dự báo mạnh hơn. Ý nghĩa có mục đích của ‘tốt hơn’ là đạt được một sự hiểu biết tốt hơn của tự nhiên, phạm vi của các nguyên nhân của các tác động của lũ lụt để chúng ta có thể xác định cái gì là các biện pháp tốt nhất của sự can thiệp làm giả các tác động đó. Không phải là sự tò mò kích động chúng ta mà là mong muốn làm cái gì đó, và sự hiểu biết tốt hơn chỉ tồn tại khi mà chúng ta còn đạt được hiểu biết sâu sắc hơn vào việc cần thực hiện hành động nào. Nói riêng chúng ta muốn có khả năng dự báo:
  • 35. 24 + Các thực thể kinh tế/xã hội nào sẽ dễ bị tổn thương nhất tới loại lũ lụt nào; và + Các phương tiện nào có hiệu lực nhất cho việc can thiệp để làm giảm tính dễ tổn thương đó. 2.2.1.2. Tính đúng đắn và độ tin cậy Một phương pháp luận cần là cả đúng đắn lẫn đáng tin cậy nếu nó có thể có một sử dụng nào đó. Trong khoa học xã hội nói riêng, phương pháp luận luôn được lý thuyết chỉ dẫn; cái được tìm cách đo lường là cái được định nghĩa bởi lý thuyết. Do vậy, các phân tích kinh tế được dựa trên một lý thuyết kinh tế nào đó, và thông thường dựa trên lý thuyết kinh tế tân cổ điển. Ví dụ, lý thuyết đó được dựa trên giả thiết là giá trị kinh tế của một tài nguyên nào đó được xác định duy nhất bởi mong muốn của ai đó đối với tài nguyên đang xét. Tính đúng đắn là về sự phân biệt, khả năng của thước đo để đo lường cái có ý định được đo lường và không phải bất kỳ cái gì khác, và để chỉ ra những khác biệt khi các khác biệt thực tồn tại nhưng khi chúng không được dự báo: khác biệt thực là cái được dự báo một cách mạnh mẽ bởi lý thuyết và kinh nghiệm. Do vậy, tính đúng đắn là khả năng chọn ra những khác biệt hệ thống. Ngược lại, độ tin cậy là phạm vi trong đó kỹ thuật đo lường là không nhạy cảm với các nhân tố có thể tạo ra sai số ngẫu nhiên. Nói ngắn gọn, tính đúng đắn là phạm vi trong đó một thước đo tạo ra các khác biệt được dự báo về mặt lý thuyết; độ tin cậy là phạm vi trong đó nó không chỉ ra những khác biệt khi những khác biệt này sẽ không được dự báo về mặt lý thuyết. Hậu quả, bất kỳ kiểm định nào về tính đúng đắn của một thước đo đồng thời là một kiểm định của lý thuyết hoặc giả thiết mà nó được dựa vào. Nếu một thước đo tạo ra một khác biệt khi không có gì được dự báo thì hoặc thước đo là không đúng đắn hoặc có một vấn đề với lý thuyết nằm bên dưới: vấn đề khi đó là xác định liệu lý thuyết hay kỹ thuật đo lường bị mắc lỗi. Vì bản chất của những khác biệt và những sự tương tự được dự báo bởi lý thuyết biến thiên từ lý thuyết này sang lý thuyết khác, có nhiều dạng khác biệt tiềm năng của tính đúng đắn Carmines và Zeller 1979. Những điều này bao gồm: - Tính đúng đắn xây dựng: đây là phạm vi trong đó công cụ đo lường rõ ràng là sự phản ánh của lý thuyết nằm bên dưới hoặc việc xây dựng lý thuyết và không phải là gì khác.
  • 36. 25 - Tính đúng đắn biệt số: phạm vi trong đó công cụ đo lường chọn ra được những khác biệt khi lý thuyết dự báo những khác biệt đó tồn tại. - Tính đúng đắn hội tụ: mức độ trong đó hai công cụ đo lường cùng một xây dựng lý thuyết đồng thuận với nhau. - Tính đúng đắn dự báo: sự thành công của công cụ đo lường trong việc dự báo những điều kiện nào, được dự kiến về mặt lý thuyết, sẽ kéo theo từ trạng thái được đo lường bởi công cụ này. Một cách tương đương, có nhiều dạng và các kiểm định khác nhau về độ tin cậy, tùy thuộc vào những khác biệt nào không được dự báo bởi lý thuyết. 2.2.1.3. Tính toán giá trị thiệt hại lũ như một sự hỗ trợ quyết định Nghiên cứu thiệt hại lũ trong hoàn cảnh của quá trình làm quyết định của chính sách quản lý rủi ro lũ vẫn là một khái niệm tương đối mới. Trên phương diện lịch sử, chính phủ và các cơ quan chính phủ là những nơi đã sử dụng các thẩm định kinh tế để hỗ trợ việc làm quyết định của họ trong khi sự nhấn mạnh mới lên việc điều hành dịch chuyển trách nhiệm đó tới các bên hữu quan. Sự thay đổi đó đồng thời thay đổi các vai trò của cái mà các bên hữu quan muốn biết và cả cái mà họ cần biết. Các quốc gia khác nhau của EU đã quyết định về các thể chế khác nhau cần phải là ‘cấp quản lý có thẩm quyền’ được chỉ ra trong Chỉ thị Khung Nước. Một số quốc gia, như Tây Ban Nha, đã tiến gần hơn các quốc gia khác tới việc đáp ứng sự nhấn mạnh này trong Chỉ thị về việc làm việc với nhiều bên hữu quan khác nhau, những người sẽ hoặc phải hành động nếu các mục tiêu của Chỉ thị được đáp ứng, hoặc những người sẽ bị tác động một cách đáng kể bởi các hành động được tiến hành. Hai bên hữu quan rõ ràng là những ai sẽ hưởng lợi bởi bất kỳ sự làm giảm nào trong các rủi ro của lũ lụt và những ai sẽ gánh chịu chi phí của bất kỳ can thiệp nào như vậy cho mục đích đó. Trong khi dịch chuyển này tới việc làm quyết định thông qua sự tham gia của các bên hữu quan có các hàm ý có ý nghĩa cho dạng thông tin mà những người làm quyết định hữu quan sẽ yêu cầu, không có kinh nghiệm thực nào trong việc cung cấp hỗ trợ quyết định như vậy. Về mặt truyền thống, triết học chuẩn thiết kế thống trị bầu không khí của chính sách quản lý rủi ro lũ. Những người làm quyết định đã quyết định về mức bảo vệ “thích hợp” cần phải đạt được dựa trên hiểu biết về các khả năng có thể bảo vệ lũ về mặt kỹ thuật. Ví dụ, luật quốc gia ở Hà lan ngày hôm nay vẫn quy định là các vùng
  • 37. 26 lãnh thổ ven biển phải có mức bảo vệ bảo đảm an ninh thậm chí đối với những sự kiện lũ cực đoan với một tần suất xuất hiện lên tới 1/10.000 năm Baan/Klijn 2004. Điều đó có nghĩa là, mục tiêu bảo vệ được cho bởi các nhà chính trị và các khía cạnh khoa học được nghiên cứu sau khi các phương tiện đạt tới được đem ra xem xét. Trong những năm gần đây một triết học mới về bảo vệ lũ đã được phát triển, là triết học nhằm vào quản lý rủi ro lũ, và nó xem xét các con lũ chỉ như một trong một vài nguồn rủi ro trong xã hội con người Sayers et al. 2002. Trong hoàn cảnh này rủi ro lũ được định nghĩa như là kỳ vọng thiệt hại lũ cho giai đoạn thời gian đã cho. Ở đây chiến lược quản lý rủi ro lũ rõ ràng có tác động của việc tạo ra một chuẩn thiết kế quốc gia nào đó để bảo vệ những chiến lược đó được xác định bởi những nghiên cứu rộng hơn so với một mục đích rủi ro nào đó. Việc xem quản lý rủi ro lũ như bộ phận của sử dụng rộng hơn của Quản lý Tài nguyên nước nổng hợp hàm ý câu hỏi trực tiếp, liệu có được biện minh khi chi tiêu một khối lượng lớn tiền thuế cho việc làm giảm rủi ro lũ hay không, trong khi các lĩnh vực khác của rủi ro trong xã hội có thể nhận được ít hỗ trợ tài chính hơn nhiều để làm giảm nó. Kiểu suy nghĩ này dẫn tới sự cần thiết xem xét tất cả các lợi ích và chi phí của chính sách quản lý rủi ro lũ (hoặc các biện pháp bảo vệ đặc biệt) để: (1) Chỉ ra tình huống rủi ro (rủi ro hiện tại theo nghĩa thiệt hại/năm lớn bao nhiêu?), (2) Xác định các tiềm năng của làm giảm rủi ro và chi phí tương ứng của chúng (có khả năng làm giảm bao nhiêu rủi ro và điều đó tốn kém bao nhiêu?), (3) So sánh lợi ích và chi phí của làm giảm rủi ro theo nghĩa tỷ lệ lợi ích- chi phí và/hoặc lợi ích ròng (lợi ích có lớn hơn chi phí hay không?), (4) So sánh các tỷ lệ lợi ích-chi phí của một vài lĩnh vực chính sách làm việc với làm giảm rủi ro để quyết định cần chi tiêu tiền thuế trước hết vào đâu. Do vậy, có một ý nghĩa ngày càng gia tăng của các phương pháp tính toán giá trị thiệt hại lũ cho hỗ trợ quyết định trong chính sách quản lý rủi ro lũ Penning- Rowsell et al. 2003. Phân tích rủi ro lũ là một tiếp cận hệ thống, là điều nghiên cứu rủi ro của toàn bộ các kiểu lũ và sự kiện lũ cho vùng lãnh thổ cần nghiên cứu. Phân tích rủi ro lũ không chỉ bao gồm rủi ro một sự kiện lũ cực đoan hoặc đặc biệt có thể xảy ra
  • 38. 27 (nhưng nó đôi khi bị hiểu sai trong thực hành). Phân tích rủi ro lũ bao gồm hiểu biết về tần suất thuỷ văn của các kiểu sự kiện lũ khác nhau, mô hình hóa thủy lực về hành vi ngập lụt của nước lũ trong các đồng bằng lũ, và hiểu biết tính toán giá trị thiệt hại lũ về mặt kinh tế để cung cấp các đường cong thiệt hại-xác suất cho các đồng bằng lũ cá lẻ hoặc cũng như cho toàn bộ các quốc gia như một tổng thể. Ví dụ, trên Hình 2.1 cho thấy tổng diện tích dưới đường cong thể hiện tổng thiệt hại lũ dự kiến trung bình một năm cho tất cả các loại lũ. Do vậy, đường cong thiệt hại-xác suất có chứa thông tin liên quan tới xác suất quan trọng cho việc làm quyết định cho chính sách quản lý rủi ro lũ. Có ba phạm vi áp dụng thông tin phân bổ rủi ro lũ trong chính sách công cộng cần phải được phân biệt: Hình 2.1. Đường xác suất thiệt hại + Hỗ trợ các quyết định về phân bổ tài chính cho tiền thuế. Xem xét diện tích bên dưới đường thiệt hại-xác suất và so sánh rủi ro lũ theo nghĩa khối lượng thiệt hại lũ dự kiến năm với những rủi ro xã hội khác như thiệt hại dự kiến do giao thông, ốm đau hoặc động đất giúp chúng ta sáng tỏ về ý nghĩa và mức trầm trọng của các nhân tố rủi ro khác nhau trong xã hội. Thông tin như vậy có thể cung cấp hỗ trợ quyết định cho các quyết định về phân bổ thuế cho các lĩnh vực chính sách khác nhau hướng tới làm giảm rủi ro xã hội. + Thẩm định dự án. Thông tin về thiệt hại lũ dự kiến năm cũng là một đầu vào quan trọng cho các quyết định đối với các biện pháp quản lý rủi ro lũ và các đầu tư. Các tác động làm giảm rủi ro của các biện pháp quản lý rủi ro lũ khác nhau có thể được ước lượng bằng các phương tiện phân tích rủi ro lũ.
  • 39. 28 Trong ví dụ này một cấu trúc bảo vệ lũ có khả năng bảo đảm bảo vệ các con lũ với tần suất 1/100 năm. Lợi ích năm của một sơ đồ được cho bởi sự khác biệt trong vùng diện tích bên dưới các đường cong cho các tình huống ‘có sơ đồ’ và ‘không có sơ đồ’. Trong trường hợp riêng này diện tích bên dưới đường cong này ở phía phải của đường chấm chấm thể hiện tác động làm giảm-rủi ro năm của biện pháp đang xem xét. Các kiểu biện pháp khác sẽ có các tác động khác lên hình dáng của đường thiệt hại xác suất. Ví dụ, sự cắt giảm định cư trong đồng bằng lũ dường như sẽ dẫn tới dịch chuyển trái của toàn bộ đường cong. Do vậy điều cần thiết là phải tính toán các tác động của biện pháp qua toàn bộ dãy xác suất. So sánh hình này với chi phí của biện pháp trong một khung thời gian thích hợp (chi phí năm hoặc chi phí trong vòng đời dự kiến của một cấu trúc quản lý rủi ro lũ) sẽ mang lại thông tin về hiệu quả của biện pháp, tức là, liệu lợi ích cho xã hội có lớn hơn so với chi phí hay không. Nếu tỷ lệ lợi ích chi phí của biện pháp bảo vệ lũ xấp xỉ lớn hơn 1, biện pháp này có thể được xem xét để mang lại các khoản thu hiệu quả cho xã hội. Nếu không, nếu tỷ lệ này là nhỏ hơn 1 một cách đáng kể hoặc bị ảnh hưởng xấu bởi mức độ bất định cao do đó cần từ bỏ biện pháp này. Kiểu thông tin này từ khung phân tích chi phí lợi ích (CBA) là một đầu vào quan trọng cho việc làm quyết định để quyết định đối với các biện pháp hoặc để sắp đặt danh sách trật tự ưu tiên của các biện pháp. Hình 2.2. Lợi ích bảo vệ lũ với các sự kiện lũ với tần suất xuất hiện năm 1/100
  • 40. 29 + Trách nhiệm giải trình. Các kết quả phân tích rủi ro lũ là các phương tiện quan trọng để xét đoán các đầu tư công cộng và để thể hiện tính thích hợp của chi tiêu công cộng. Chúng là hữu ích để giải thích tại sao các biện pháp bảo vệ lũ nhất định là hiệu quả hơn trong một lưu vực sông này và kém hơn trong một lưu vực khác, và chúng có thể được sử dụng để xét đoán chi tiêu toàn cục cho các biện pháp quản lý rủi ro lũ bằng cách biểu diễn rằng các con số rủi ro và hiệu quả của các đầu tư làm giảm rủi ro là cao trong lĩnh vực chính sách. Cuối cùng, cần nhắc lại rằng phân tích rủi ro lũ và tính toán thiệt hại lũ như một bộ phận thực sự của nó không cần nhất thiết được dựa trên chỉ các con số tiền tệ. Một số phân loại thiệt hại là khó đánh giá theo các đơn vị tiền tệ hoặc chúng vẫn chưa được chấp nhận bởi những người làm chính sách theo cách này. Ví dụ, mất mát thời gian do giao thông gián đoạn có thể được đo lường theo đơn vị thời gian hoặc theo những con số trung bình của chi phí cơ hội của những người bị tác động. Tương tự, các tác động lên môi trường, lên các giá trị văn hóa, lên sức khỏe con người hoặc mất mát nhân mạng là rất khó đánh giá theo các đơn vị tiền tệ. Do vậy, chúng được gọi là vô hình. Các vấn đề phương pháp luận có liên quan tới các phân loại thiệt hại này và những sự phản đối đạo đức cũng được thể hiện bởi các nhóm hữu quan khác nhau. Vì phân tích rủi ro lũ hiện đang được coi là một tiếp cận hệ thống, việc đưa các biến vô hình vào là điều đáng mong muốn. Việc đạt được điều này đòi hỏi hoặc tiện tệ hóa tất cả các tác động thiệt hại vô hình hoặc tổng hợp chúng vào một khung phân tích đa-tiêu chuẩn. Vì ít nhất mất mát nhân mạng không được xử lý theo các đơn vị tiền tệ trong bất kỳ quốc gia EU nào, chính sách phúc lợi rủi ro lũ phải được xem như một lĩnh vực chính sách không phải làm việc với một gói các tiêu chuẩn quyết định trên thực hành. 2.2.1.4. Các kiểu thiệt hại lũ Tất nhiên, thực sự phải xem xét tất cả các phân loại thiệt hại lũ đã biết trong phân tích rủi ro lũ và tính toán giá trị thiệt hại. Do vậy cần thiết phải chỉ ra các phân loại thiệt hại lũ khác nhau cần có liên quan trong phân tích. Thuật ngữ “thiệt hại lũ” là nói về tất cả vô số các tổn hao gây ra bởi lũ lụt. Nó bao gồm một dãy rộng các tác động có hại lên con người, sức khỏe của họ và của cải của họ, lên cơ sở hạ tầng công cộng, di sản văn hóa, các hệ sinh thái, sản xuất công nghiệp và sức mạnh cạnh tranh của nền kinh tế bị tác động.
  • 41. 30 Mặc dù thuật ngữ đôi khi có khác nhau, các thiệt hại lũ đa phần được phân loại đầu tiên theo các thiệt hại trực tiếp và gián tiếp và thứ hai theo các thiệt hại hữu hình và vô hình [Smith&Ward 1998; Parker et al. 1987; Penning-Rowsell et al. 2003; Messner&Meyer 2005]. + Các thiệt hại trực tiếp/gián tiếp: thiệt hại lũ trực tiếp bao gồm tất cả những tổn hao liên quan tới sự tiếp xúc vật lý trực tiếp của nước lũ tới con người, bất động sản và môi trường. Điều này, ví dụ, bao gồm thiệt hại cho nhà cửa, các khía cạnh kinh tế, mất mát mùa vụ đang trồng và đàn gia súc trong nông nghiệp, mất mát nhân mạng, các tác động sức khỏe trực tiếp, và mất mát hàng hóa sinh thái. Các thiệt hại trực tiếp thường được đo lường như thiệt hại cho các giá trị kho. Các thiệt hại gián tiếp là những thiệt hại được gây ra bởi gián đoạn các liên kết vật lý và kinh tế của nền kinh tế, và các chi phí phụ trội của tình trạng khẩn cấp và các hành động khác được thực hiện để ngăn cản thiệt hại lũ và các mất mát khác. Ví dụ, điều này bao gồm mất mát sản lượng của các công ty bị tác động bởi lũ lụt, các mất mát sản lượng kéo theo của các nhà cung cấp và các người tiêu dùng của chúng, chi phí gián đoạn giao thông vận tải hoặc chi phí của các dịch vụ cấp cứu. Các thiệt hại gián tiếp thường được đo lường như mất mát các giá trị luồng. + Các thiệt hại hữu hình/vô hình: các thiệt hại có thể dễ dàng được chỉ ra theo các đơn vị tiền tệ, như thiệt hại về tài sản, mất mát sản lượng …, được gọi là các thiệt hại hữu hình. Số người chết, các tác động sức khỏe hoặc các thiệt hại cho các hàng hóa sinh thái và tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ không có dấu vết trên thị trường là khó đánh giá hơn theo các đơn vị tiền tệ. Do vậy, chúng được chỉ ra như các thiệt hại “vô hình”. Bảng 2.1. Kết hợp hai tiêu chuẩn phân biệt và một số ví dụ cho mỗi phân loại Đo lường Nội dung Hữu hình Vô hình Trực tiếp Thiệt hại vật lý đến các tài sản: + Công trình + Hạng mục + Cơ sở hạ tầng + Mất đi sự sống + Ảnh hưởng sức khỏe + Mất các hàng hóa sinh thái Dạng thiệt hại Gián tiếp + Mất sản phẩm công nghiệp + Phá vỡ giao thông + Chi phí cấp cứu + Phiền phức của việc phục hồi sau lũ + Gia tăng sự tổn thương của những người sống sót
  • 42. 31 (Nguồn Penning – Rowsell et al. 2003; Smith & Ward 1998) Tiếp theo, Smith&Ward (1998) phân biệt giữa các thiệt hại nguyên thủy, là thứ được gây ra từ bản thân sự kiện, và các thiệt hại thứ cấp, ít nhất có một bước nhân quả tách rời khỏi lũ lụt. Ví dụ, mất mát sản lượng của một công ty bị ngập lũ và do vậy không có khả năng sản xuất sẽ được xem như là mất mát gián tiếp nguyên thủy. Các mất mát sản lượng kéo theo của những người tiêu dùng hoặc những người cung cấp trong hoặc ngoài vùng bị ngập do các liên kết ngược hoặc xuôi sẽ được chỉ ra như những thiệt hại gián tiếp thứ cấp. 2.2.2. NHỮNG NGUYÊN TẮC THEN CHỐT TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ KINH TẾ Như đã được chỉ ra ở trên tồn tại những lý do căn bản khác nhau của tính toán giá trị kinh tế. Các tính toán giá trị tài chính nhìn vào các thiệt hại từ một viễn cảnh của một cá nhân hoặc một công ty đơn lẻ, bỏ qua công việc công cộng và tập trung vào gánh nặng tài chính thực tế. Các tính toán giá trị kinh tế có một viễn cảnh rộng hơn và muốn đánh giá tác động lên phúc lợi quốc gia và vùng lãnh thổ, kể cả các tác động lên các hàng hóa và dịch vụ vô hình. Viễn cảnh kinh tế rộng hơn này là viễn cảnh thích hợp để áp dụng nếu các tính toán của thiệt hại lũ được thiết kế cho việc hỗ trợ các quyết định chính sách công cộng. Một vài nguyên tắc tính toán giá trị kinh tế cần được xem xét để xây dựng nghiên cứu tính toán giá trị thiệt hại lũ hoàn chỉnh theo một cách thức phù hợp. Các nguyên tắc quan trọng nhất như đối với tính toán giá trị kinh tế của thiệt hại lũ được chỉ ra sau đây. 2.2.2.1. Xác định các biên thời gian và không gian thích hợp của nghiên cứu Để đưa vào tất cả các tác động quan trọng của một cơn lũ trong một nghiên cứu, điều quan trọng là lựa chọn một chiều dài thời gian thích hợp và phạm vi địa lý trong đó các tác động lũ rơi vào. Đối với các biên không gian của vùng ngập lụt có thể không là đủ, vì các tác động gián tiếp giống như sự gián đoạn của giao thông vận tải và sản xuất đôi khi rơi ra bên ngoài vùng lãnh thổ bị ngập lụt. Trong các nghiên cứu liên biên giới những vấn đề như sự khác nhau của tiền tệ và sức mua cần phải được nghiên cứu. Tương tự, trong lựa chọn phạm vi thời gian của một nghiên cứu thiệt hại cần nhận thức trước rằng một số phân loại thiệt hại lũ như những tác động sức khỏe hoặc môi trường có thể yêu cầu xem xét khoảng thời gian dài hơn so với những khoảng thời gian thường được áp dụng cho các phân loại thiệt hại vật chất điển hình.
  • 43. 32 2.2.2.2. Áp dụng giá khan hiếm cho tính toán giá trị của các hàng hóa thị trường Tính toán giá trị kinh tế của hàng hóa và dịch vụ được trao đổi trên thị trường là một nhiệm vụ tương đối dễ hoàn thành. Tuy nhiên, theo lý thuyết kinh tế một vài nguyên tắc cần được xem xét để chỉ ra giá trị “đúng đắn”. Như được phát biểu trong đa số các cuốn sách giáo khoa kinh tế, giá trị của hàng hóa thị trường tương ứng với giá khan hiếm của nó. Và giá khan hiếm xuất hiện trong hoàn cảnh của một thị trường cạnh tranh lý tưởng với nhiều tác nhân cạnh tranh có liên quan và không có can thiệp của chính phủ. Vì những điều kiện lý tưởng này không bao giờ được hoàn thành trong một thị trường thế giới thực, các điều chỉnh là cần thiết để tính toán “giá bóng” lý tưởng của hàng hóa đang được kiểm tra. Điều này có nghĩa, giá cả thị trường thế giới thực phải được chuyển đổi thành giá bóng bằng cách loại bỏ tất cả các thanh toán chuyển nhượng như thuế và trợ cấp và bằng cách biến đổi giá thị trường độc quyền thành giá thị trường cạnh tranh [Hanley/Spash 1993: 13 ff, Schonbak et al. 1997:11]. 2.2.2.3. Chỉ xem xét các tác động thực (bỏ qua các tác động tiền tài) Tính toán giá trị kinh tế chỉ xem xét các tác động thực tới lợi ích của các tác nhân thị trường xã hội, trong khi các tác động tiền bạc thuần túy do các áp lực lạm phát (tăng giá dầu, tăng lương, …) bị loại bỏ công khai. Điều này có nghĩa, tất cả các con số lợi ích và chi phí tiền bạc cần được giảm phát để phản ánh giá điều chỉnh-lạm phát, là giá cả tất cả đều quy về một năm cơ sở [Hanley/Spash 1993: 11]. 2.2.2.4. Xem xét sự kiện các giá trị kho và luồng hai mặt của một đồng xu (giá trị kinh tế) Từ một quan điểm kinh tế giá trị của một hàng hóa (thị trường) có thể được đại diện theo hai cách. Một mặt, giá trị của nó được đại diện bởi giá khan hiếm của nó. Mặt khác, hàng hóa có thể được coi là một hàng hóa vốn, là hàng hóa có thể được sử dụng để tạo ra một luồng thu nhập cho chủ sở hữu. Tổng của thu nhập vốn hóa này theo vòng đời của hàng hóa thị trường cũng đại diện giá trị của nó nữa. Nếu thị trường không bị bóp méo, và nằm tại cân bằng, thì giá khan hiếm của một hàng hóa giá trị kho của nó bằng với tổng số của các giá trị luồng thu nhập của nó trong phần vòng đời còn lại của hàng hóa [Georgescu-Roegen 1981: 220]. Do vậy, việc cộng cả hai giá cả này trong một nghiên cứu tính toán giá trị thiệt hại lũ sẽ là không thích hợp
  • 44. 33 do tính đúp. Như một hậu quả, nguyên tắc căn bản của tính toán giá trị kinh tế là: không bao giờ được cộng các giá trị kho và luồng cho một phần tử bị rủi ro. Tuy nhiên, mặc dù nguyên tắc này đúng về lôgic và dễ áp dụng, có một số sự phức tạp đối với việc sử dụng nó trong tính toán thiệt hại lũ thực hành. Hãy xét một công ty nhỏ được đặt trong vùng nhiều lũ, là công ty bị ngập lụt tại thời điểm 0t bởi một con lũ trong hai tuần lễ với các hậu quả là kho hàng hóa tồn kho thể hiện sản xuất của một tuần bị phá hủy và sản xuất phải bị tạm ngừng. Sau khi nước lũ rút đi, sản xuất có thể được bắt đầu tại thời điểm 2t với một phần vốn sản xuất không bị phá hoại, trong khi nó cần thêm bốn tuần để tái xây dựng (cho tới thời điểm 6t ) trước khi sản xuất thực hiện tại mức trước-lũ của nó. Vì các nguyên nhân cho đơn giản, chúng ta giả thiết rằng các nhà thầu phụ không bị tác động gián tiếp. Hình 2.3 cho thấy tác động lên luồng thu nhập (đường đậm màu xanh) của công ty bị tác động (bỏ qua các tác động kinh tế lên toàn bộ nền kinh tế). Trước khi lũ công ty thực hiện một luồng thu nhập là *f . Đối với các tác động thiệt hại, bốn kiểu thiệt hại phải được phân biệt trong trường hợp này. Thứ nhất, mất mát hàng hóa tồn kho đại diện cho mất mát của một luồng thu nhập tồn tại cho sản xuất của tuần lễ trước lũ, và do vậy có thể được minh họa như diện tích A. Thứ hai, diện tích B phản ánh mất mát của luồng thu nhập của công ty do gián đoạn sản xuất trong thời gian ngập lụt ( 0t tới 2t ). Nếu một công ty quốc gia khác tiếp tục sản xuất và tạo ra một luồng thu nhập lớn hơn, mất mát quốc gia bằng với mất mát thu nhập của công ty bị ngập lụt (B) trừ đi những khoản thu thu nhập từ công ty khác. Nếu một công ty bên ngoài quốc gia tiếp tục sản xuất, mất mát thu nhập B của công ty bị ngập lụt thể hiện mất mát quốc gia (nếu không có các công ty quốc gia khác bị ngập lụt). Thứ ba, diện tích C tương ứng với mất mát của thu nhập do sản lượng giảm xuống sau khi lũ rút sao cho luồng thu nhập của công ty bị giảm tới mức 1f . Một lần nữa, sản lượng tăng lên và doanh thu của các công ty khác cũng phải được xem xét, nếu một viễn cảnh kinh tế rộng lớn cho toàn bộ quốc gia được thực hiện. Cuối cùng, thứ tư, diện tích D đại diện mất mát thu nhập trong vòng đời còn lại của kho vốn sản xuất ( Tt 6 ), là khối lượng sẽ được hiện vật hóa nếu các hoạt động tái xây dựng không được thực hiện sao cho luồng thu nhập sẽ vẫn còn lại ở mức 1f sau 6t và doanh thu sẽ bị mất cho những người cạnh tranh. Một lần nữa, điều này chỉ là thiệt hại của một công ty.
  • 45. 34 Đối với phân tích kinh tế rộng hơn các tác động lên các công ty quốc gia và quốc tế khác cần được đưa vào. Hình 2.3. Ví dụ về dòng thu nhập của một công ty bị thiệt hại do lũ Áp dụng quy tắc đã phát biểu ở trên (không khi nào cộng các giá trị kho và luồng cho một phần tử đang bị rủi ro) sẽ có nghĩa là: hoặc trừ giá trị khan hiếm của công ty bị tác động-lũ sau lũ khỏi giá trị khan hiếm của nó trước lũ (giá trị theo nghĩa kho) điều chỉnh với các giá trị khan hiếm của các công ty được thực hiện thu lợi hoặc tính toán tất cả các mất mát luồng thu nhập trừ đi tất cả các khoản thu được luồng thu nhập (giá trị theo nghĩa ròng). Tiếp cận thứ nhất là hầu như không thể cho đa số các công ty, vì giá trị khan hiếm của chúng thường là không được biết. Tiếp cận thứ hai sẽ là dễ dàng hơn, nhưng thường số liệu về các luồng thu nhập không là sẵn có. Có thể thích hợp hơn cả là xấp xỉ tất cả các giá trị luồng của thiệt hại bởi các phương tiện của các mô hình kinh tế vùng lãnh thổ nếu là sẵn có. Tuy nhiên, một tiếp cận thỏa hiệp sẽ là kết hợp tính toán giá trị kho và luồng cho các cấu phần giá trị cá nhân A, B, C và D, tức là chọn ra tiếp cận kho hoặc luồng cho mỗi cấu phần thiệt hại theo sự sẵn có của số liệu. Diện tích A có thể được định lượng bằng sự mất mát của thu nhập do không bán các sản phẩm đã được sản xuất. Đối với việc này giá trị thị trường của hàng hóa tồn kho không thuế có thể được sử dụng (giá trị kho) hoặc, một cách thay thế, luồng thu nhập thường được tạo ra bởi khối lượng sản phẩm này (giá trị luồng trung bình). Diện tích B có thể được tiền tệ hóa cho toàn bộ nền kinh tế bởi tổng số mất mát luồng thu nhập của các công ty bị ngập lụt trong khoảng thời gian của lũ lụt (hai tuần sản xuất trong ví dụ này) được điều chỉnh bởi