SlideShare a Scribd company logo
1 of 91
TP. HỒ CHÍ MINH –2022
NĂM
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
TRẦN VĂN PHÚ
NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT SINH TRONG QUÁ TRÌNHCỔ PHẤN HÓA
VÀ HẬU CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC TẠI TỈNH
ĐỒNG THÁP
Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149
Chuyên ngành: Tài chính công
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
vii
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ
TRẦN VĂN PHÚ
NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT SINH TRONG QUÁ TRÌNH
CỔ PHẤN HÓA VÀ HẬU CỔ PHẦN HÓA DOANH
NGHIỆP NHÀ NƢỚC TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP
Chuyên ngành: Tài chính công
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ QUANG CƢỜNG
MINH
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT SINH TRONG
QUÁ TRÌNH CỔ PHẤN HÓA VÀ HẬU CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP
NHÀ NƢỚC TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP” là công trình của việc học tập và nghiên
cứu nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực
và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Trần Văn Phú
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình theo học chƣơng trình cao học ngành Tài chính công của
Trƣờng Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh và nghiên cứu viết luận văn tốt
nghiệp, tôi đã nhận đƣợc sự hỗ trợ, động viên từ phía nhà trƣờng, cơ quan, gia đình
và bạn bè.
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp, ngoài sự đầu tƣ nghiêm túc của bản thân,
tôi còn đƣợc sự hỗ trợ và động viên của nhiều ngƣời. Nhân đây, tôi chân thành cảm
ơn: Quý thầy, cô trƣờng Trƣờng Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đã truyền
đạt những kiến thức bổ ích cho tôi; Gia đình và bạn bè đã hỗ trợ và động viên tinh
thần cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Đặc biệt xin gửi lời cảm ơn đến Tiến sĩ Lê Quang Cƣờng đã tận tình hƣớng
dẫn và hỗ trợ trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp của tôi;
Mặc dù tôi đã cố gắng rất nhiều trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện
luận văn, nhƣng do hạn chế về mặt thời gian cùng với việc thiếu kinh nghiệm trong
nghiên cứu nên đề tài luận văn không tránh khỏi có hạn chế và thiếu sót. Tôi rất
mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp quý báu của Thầy Cô để luận văn đƣợc
hoàn thiện hơn nữa.
Xin trân trọng cảm ơn.
iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BGĐ Ban Giám Đốc
BKS Ban kiểm soát
BMQL Bộ máy quản lý
BTC Bộ Tài chính
CPH Cổ phần hóa
CQNN Cơ quan nhà nƣớc
CTCP Công ty cổ phần
DN Doanh nghiệp
DNNN Doanh nghiệp nhà nƣớc
ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông
HĐQT Hội đồng quản trị
KTTT Kinh tế thị trƣờng
NĐ Nghị định
NLĐ Ngƣời lao động
NN Nhà nƣớc
QTCL Quản trị chiến lƣợc
QTDN Quản trị doanh nghiệp
QTTC Quản trị tài chính
QTNS Quản trị nhân sự
TĐKT Tập đoàn kinh tế
TCT Tổng công ty
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tổng hợp các văn bản pháp luật hƣớng dẫn quá trình cổ phần hóa ......... 18
Bảng 2.1: Các giai đoạn của quá trình cổ phần hóa tại Việt Nam ............................ 32
Bảng 2.2: Danh sách các doanh nghiệp nhà nƣớc của tỉnh Đồng Tháp đã thực hiện
cổ phần hóa tính đến năm 2011................................................................................. 37
Bảng 2.3: Cơ cấu vốn điều lệ dự kiến sau khi cổ phần hóa của Công ty TNHH MTV
Cấp nƣớc và Môi trƣờng đô thị Đồng Tháp.............................................................. 40
v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
Biểu Đồ 1.1:Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần (CTCP) ....................................... 23
Biểu Đồ 2.1: Kết quả CPH DNNN theo từng giai đoạn ........................................... 36
vi
TÓM TẮT
Mục tiêu chính của luận văn là phân tích quá trình cổ phần hóa và các vấn đề
hậu cổ phần hóa ở tỉnh Đồng Tháp. Quá trình cổ phần hóa đóng một vai trò quan
trọng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Đồng Tháp nói riêng
và Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, phân tích tình hình thực tế cho thấy, cổ phần
hóa và giai đoạn hậu cổ phần hóa ở tỉnh Đồng Tháp vẫn còn nhiều vấn đề khó khăn,
bất cập làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng cổ phần hóa và khả năng tồn tại, cạnh tranh
và phát triển của doanh nghiệp hậu cổ phần hóa.
Do đó, luận văn tìm hiểu cơ sở lý thuyết về cổ phần hóa. Từ cơ sở này, luận
văn phân tích thực trạng quá trình cổ phần hóa và các vấn đề hậu cổ phần hóa tại
các doanh nghiệp vừa cổ phần hóa ở tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011-2018. Dựa trên
những phân tích này, tác giả chỉ ra những khó khăn, hạn chế trong thực tiễn. Từ đó,
tác giả đƣa ra các khuyến nghị và giải pháp phù hợp cho quá trỉnh cổ phần hóa tại
tỉnh Đồng Tháp cũng nhƣ các giải pháp để các doanh nghiệp hậu cổ phần hóa của
tỉnh Đồng Tháp có thể phát triển bền vững và hiệu quả.
Từ khóa: Cổ phần hóa; Doanh nghiệp nhà nƣớc.
vii
ABSTRACT
The objective of the thesis is to analyse equitization process and post-
equitization issues in Dong Thap province. Equitization process plays an important
role in industrialization and modernization movement of both Dong Thap province
and Vietnam. Nevertheless, the factual circumstance indicates equitization and post-
equitization in Dong Thap province have many problems that affect negatively to
the output of equitization process. Consequently, the thesis establishes a theoretical
basis and analyzes the status of equitization process and post-equitization issues in
Dong Thap province. Based on these analyses, the author points out the difficulties
and shortcomings in practice and offers appropriate recommendations and solutions
for the post-equitized enterprises in the province to develop sustainably and
effectively.
Keywords: Equitization; State enterprise
1
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU................................................................................iv
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ ...................................................................v
TÓM TẮT ....................................................................................................................vi
ABSTRACT ............................................................................................................... vii
MỤC LỤC .....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1_ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU............................................................4
1.1 Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu ..........................................................................4
1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu.............................................................................5
1.3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................6
1.3.1 Đối tƣợng nghiên cứu.......................................................................................6
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................7
1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................................7
1.5 Kết quả và đóng góp mới của luận văn ................................................................7
1.6 Quy trình nghiên cứu .............................................................................................8
1.7 Kết cấu luận văn .....................................................................................................9
CHƢƠNG 2_CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CỔ PHẦN HÓA VÀ CÁC VẤN ĐỀ HẬU
CỔ PHẦN HÓA..........................................................................................................10
2.1 Các khái niệm chính.............................................................................................10
2.1.1 Doanh nghiệp nhà nƣớc (DNNN)..................................................................10
2.1.2 Công ty cổ phần (CTCP)................................................................................12
2.1.3 Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc ...........................................................14
2.2 Lý thuyết về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc............................................16
2.2.1 Cở sở lý thuyết.................................................................................................16
2.2.2 Nội dung cổ phần hóa .....................................................................................18
2.3 Các vấn đề gây trở ngại quá trình cổ phần hóa................................................21
2.4 Các vấn đề phát sinh sau quá trình cổ phần hóa (hậu cổ phần hóa)..............22
2
2.4.1 Bộ máy tổ chức và phƣơng thức quản trị.....................................................22
2.4.2 Bất động sản và các tài sản khác ...................................................................26
2.4.3 Khả năng vay các khoản nợ phải trả ............................................................27
2.4.4 Chính sách giải quyết đối với lao động dôi dƣ .............................................27
2.4.5 Cải tiến công nghệ...........................................................................................28
2.4.6 Trách nhiệm giải trình và cơ chế giám sát ...................................................28
2.5 Tổng quan nghiên cứu về cổ phần hóa và giải quyết các vấn đề hậu cổ phần
phần hóa ......................................................................................................................29
Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................................31
CHƢƠNG 3_NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT SINH TRONG QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN
HÓA VÀ HẬU CỔ PHẦN HÓA TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP.....................................................................32
3.1 Bối cảnh thực tiễn về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc ở Việt Nam.........32
3.1.1. Thực trạng và chính sách cổ phần hóa DNNN của Việt Nam ...................32
3.1.2. Đánh giá quá trình CPH DNNN trên phạm vi cả nƣớc .............................36
3.2 Các vấn đề phát sinh trong quá trình cổ phần hóa các DNNN tại tỉnh Đồng
Tháp .............................................................................................................................37
3.2.1 Thực trạng cổ phần hóa các DNNN tại tỉnh Đồng Tháp.............................37
3.2.2 Các vấn đề phát sinh trong quá trình cổ phần hóa DNNN tại tỉnh Đồng
Tháp ..........................................................................................................................43
3.3 Các vấn đề phát sinh giai đoạn hậu cổ phần hóa tại các DNNN tại tỉnh Đồng
Tháp .............................................................................................................................44
3.3.1 Về bộ máy tổ chức và phƣơng thức quản trị................................................44
3.3.2 Về quyền sử dụng bất động sản và các tài sản khác....................................48
3.3.3 Về khả năng vay và các khoản nợ phải trả...................................................49
3.3.4 Về chính sách đối với lao động dôi dƣ ..........................................................49
3.3.5 Về cải tiến công nghệ ......................................................................................50
3.3.6 Về trách nhiệm giải trình và cơ chế giám sát...............................................50
Kết luận chƣơng 3 ......................................................................................................51
CHƢƠNG 4_GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ PHÁT SINH TRONG QUÁ TRÌNH
CỔ PHẦN HÓA VÀ HẬU CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC TẠI
TỈNH ĐỒNG THÁP...................................................................................................53
4.1. Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp
3
nhà nƣớc tại tỉnh Đồng Tháp..................................................................................53
4.2. Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hậu cổ phần hóa Doanh
nghiệp nhà nƣớc tại tỉnh Đồng Tháp .....................................................................55
4.3. Hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo .........................................................61
Kết luận chƣơng 4 ......................................................................................................62
Kết luận chung............................................................................................................64
Tài liệu tham khảo tiếng Việt ....................................................................................66
Tài liệu tham khảo tiếng Anh ....................................................................................67
Các phụ lục..................................................................................................................69
4
CHƢƠNG 1_ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
Tiếp tục sắp xếp, chuyển đổi nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, sản xuất kinh
doanh (SXKD) của doanh nghiệp quốc doanh là yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện
nay. Tuy nhiên, quá trình cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp quốc doanh ở Việt Nam
vẫn còn nhiều khó khăn, thử thách nên kết quả vẫn chƣa tƣơng xứng với kỳ vọng. Cụ
thể, theo số liệu của Bộ Tài chính (BTC), kể từ khi có chủ trƣơng cổ phần hóa doanh
nghiệp quốc doanh theo Nghị định số 28/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 1996 của
Chính phủ đến nay, tổng số doanh nghiệp đã đƣợc CPH là 4.065 doanh nghiệp. Tính
đến hết tháng năm 2015, cả nƣớc còn phải thực hiện CPH là 130 doanh nghiệp. Nhƣ
vậy, từ năm 2011 - 2015, cả nƣớc chỉ mới CPH đƣợc 397 doanh nghiệp, đạt 75% kế
hoạch của cả giai đoạn. Nguyên nhân không hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa giai
đoạn 2011- 2015 xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhƣ việc định giá tài sản còn bất
cập, các vấn đề pháp lý, giải quyết lao động dôi dƣ chƣa thỏa đáng. Mặt khác, sự suy
thoái của nền kinh tế toàn cầu cũng đã ảnh hƣởng đến tốc độ CPH doanh nghiệp nhà
nƣớc ở Việt Nam. Nhƣ vậy, công tác cổ phần hóa doanh nghiệp quốc doanh ở Việt
Nam còn phải trải qua một chặng đƣờng khá dài và nhiều thử thách mới có thể hoàn
thành đƣợc quá trình CPH doanh nghiệp quốc doanh.
Tuy nhiên, quá trình CPH chỉ mới phản ánh một phần của bức tranh về thực
trạng và tác động của CPH đến nền kinh tế Việt Nam. Mục tiêu của CPH không chỉ
nhằm giảm bớt gánh nặng cho cán cân ngân sách mà còn phải hƣớng đến thúc đẩy các
doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, đóng góp nhiều hơn cho ngân sách và sự phát triển
của đất nƣớc. Vì vậy, bên cạnh quá trình CPH, một vấn đề cần lƣu tâm là hiệu quả
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp quốc doanh sau CPH. Thực tế cho thấy,
cơ cấu tổ chức, cách thức quản lý, cơ chế hoạt động tại các doanh nghiệp này đang
gặp nhiều vấn đề vƣớng mắc, nhƣ: Công tác tổ chức, bộ máy quản lý còn nhiều bất
cập, năng lực quản lý và quản trị doanh nghiệp chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị
trƣờng; Vấn đề đất đai và quyền sở hữu tài sản chƣa đƣợc giải quyết một cách rõ ràng,
minh bạch; Chính sách tín dụng đối với doanh nghiệp sau CPH còn có sự phân biệt
đối xử; Chính sách, chế độ cho lao động dôi dƣ trong doanh nghiệp cổ phần hóa chƣa
5
đƣợc thỏa đáng; Doanh nghiệp sau CPH không có điều kiện về tài chính để đổi mới
công nghệ, dẫn đến tính cạnh tranh của đại bộ phận các doanh nghiệp sau CPH còn
thấp. Vì vậy, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp giai đoạn sau cổ phần hóa (hậu cổ
phần hóa) cần đƣợc xem xét cẩn trọng và có hệ thống.
Đồng Tháp là tỉnh vùng biên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có trên 50
km đƣờng biên giới giáp với nƣớc bạn Cam-pu-chia; có vị trí địa lý và giao thông
tƣơng đối không thuận lợi bởi hệ thống sông ngòi chằng chịt trong khi cơ sở hạ tầng
giao thông chƣa phát triển đồng bộ. Vì vậy, tốc độ tăng trƣởng kinh tế chƣa tƣơng
xứng với tiềm năng, nguồn thu ngân sách của tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hàng
năm tỉnh phải nhận bổ sung gần 50% từ ngân sách trung ƣơng. Do đó, để giảm áp lực
cho cán cân ngân sách, quá trình CPH là tất yếu và cần phải đƣợc thực thi hiệu quả,
không chỉ hƣớng đến giảm áp lực cho cán cân ngân sách mà còn tiến tới đóng góp
nhiều hơn cho NSNN.
Nhƣ vậy, việc nghiên cứu quá trình CPH tại Việt Nam nói chung và tại tỉnh
Đồng Tháp nói riêng là rất quan trọng và cần thiết, phục vụ công cuộc đổi mới, công
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc. Tuy nhiên, việc cân bằng mục tiêu vừa đảm bảo
vốn nhà nƣớc, giảm áp lực cán cân ngân sách vừa đảm bảo doanh nghiệp sau cổ phần
hóa phát triển bền vững là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn và cấp bách. Theo đó, về
khái quát, đề tài mà luận văn hƣớng đến là “NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT SINH
TRONG QUÁ TRÌNH CỔ PHẤN HÓA VÀ HẬU CỔ PHẦN HÓA DOANH
NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP”. Luận văn thiết lập cơ sở lý luận
và phân tích thực trạng quá trình CPH và các vấn đề hậu CPH của các doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Từ đó, tác giả chỉ ra những khó khăn, bất cập trong thực
tế và đƣa ra các khuyến nghị, giải pháp phù hợp để các doanh nghiệp sau cổ phần hóa
trên địa bàn tỉnh phát triển bền vững và hiệu quả.
1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu chính mà luận văn hƣớng đến là phân tích những vấn đề
CPH và các vấn đề hậu CPH tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Nhƣ
vậy, hai mục tiêu cục thể của luận án là: (1) đánh giá quá trình cổ phần hóa DNNN tại
tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011-2018; (2) Phân tích thực trạng các vấn đề hậu cổ phần
6
hóa tại các doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa tại tỉnh Đồng Tháp hiện nay. Theo đó,
hai câu hỏi nghiên cứu mà luận văn cần phải giải đáp là:
(1) Quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại tỉnh Đồng Tháp diễn ra
như thế nào?
(2) Giải quyết những vấn đề phát sinh hậu cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
tại tỉnh Đồng Tháp như thế nào?
Để thực hiện mục tiêu và giải đáp hai câu hỏi nghiên cứu này, luận văn thiết
lập cơ sở lý luận trên cơ sở lƣợc khảo lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trƣớc.
Dựa trên khung phân tích này, tác giả phân tích thực trạng cổ phần hóa và các vấn đề
hậu CPH doanh nghiệp nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Từ đó, tác giả chỉ ra
những khó khăn, bất cập trong thực tế. Trên cơ sở phân tích này, tác giả đề xuất các
khuyến nghị, giải pháp phù hợp để giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình
CPH và hậu CPH doanh nghiệp nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Theo đó, các
mục tiêu cụ thể và cũng là quy trình thực hiện của luận văn bao gồm các nội dung cụ
thể nhƣ sau:
- Tìm hiểu khung lý thuyết về CPH doanh nghiệp quốc doanh và các vấn đề
hậu CPH.
- Phân tích thực trạng quá trình CPH và những vấn đề phát sinh hậu CPH
doanh nghiệp quốc doanh tại tỉnh Đồng Tháp. Qua đó, luận văn đúc kết những thành
tựu, hạn chế bất cập trong quá trình cổ phần hóa và các vấn đề hậu cổ phần hóa doanh
nghiệp nhà nƣớc tại tỉnh Đồng Tháp thời gian qua.
- Đề xuất các khuyến nghị, giải pháp nhằm đảm bảo các doanh nghiệp hậu
CPH trên địa bàn tỉnh phát triển bền vững và hiệu quả trong thời gian tới.
1.3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về quá trình
CPH và các vấn đề hậu CPH doanh nghiệp quốc doanh tại tỉnh Đồng Tháp giai đoạn
2011- 2018.
7
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các doanh nghiệp quốc doanh vừa cổ phần
hóa tại tỉnh Đồng Tháp, tập trung chủ yếu vào giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2018.
Cụ thể, trong phạm vi nội dung luận văn, doanh nghiệp nhà nƣớc vừa cổ phần
hóa tại tỉnh Đồng Tháp đƣợc hiểu là các doanh nghiệp có phần vốn nhà nƣớc thuộc
tỉnh quản lý vừa thực hiện cổ phần hóa trong giai đoạn nghiên cứu, bao gồm: (1) Công
ty TNHH MTV Cấp nƣớc và Môi trƣờng đô thị Đồng Tháp; (2) Công ty TNHH MTV
Xây lắp và Vật liệu xây dựng Đồng Tháp; (3) Công ty TNHH MTV Thƣơng mại dầu
khí Đồng Tháp. Bên cạnh đó, nhằm củng cố các phân tích về những thành tựu cũng
nhƣ khó khăn, bất cập của quá trình CPH doanh nghiệp nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh,
luận văn cũng phân tích khái quát thực trạng CPH tại 14 doanh nghiệp quốc doanh đã
CPH trên địa bàn tỉnh giai đoạn trƣớc.
1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đƣợc mục tiêu nghiên cứu, luận văn sử dụng linh hoạt các phƣơng
pháp nghiên cứu sau:
- Phƣơng pháp thống kê mô tả bằng kỹ thuật phân tích và tổng hợp: Quá
trình phân tích đƣợc thực hiện thông qua việc nghiên cứu chi tiết thực trạng doanh
nghiệp nhà nƣớc vừa CPH tại tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011-2018. Từ cơ sở này,
luận văn thực hiện tổng hợp các phân tích nhằm đúc kết những nhận định mang tính
tổng quát, hệ thống về thực trạng CPH và các vấn đề hậu CPH doanh nghiệp quốc
doanh tại tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011-2018.
- Phƣơng pháp phỏng vấn, lấy ý kiến chuyên gia: Dựa vào mục tiêu nghiên
cứu, tác giả thực hiện việc lấy ý kiến của các chuyên gia là cán bộ quản lý, đại diện
doanh nghiệp tại các doanh nghiệp nhà nƣớc đã và đang cổ phần hóa tại tỉnh Đồng
Tháp.
1.5 Kết quả và đóng góp mới của luận văn
Việc thực hiện luận văn kỳ vọng sẽ mang lại những giá trị nhất định cả về mặt
khoa học và thực tiễn. Tác giả hƣớng đến giải quyết vấn đề nghiên cứu mà bối cảnh
8
Tổng quan lý thuyết
Xác định mục tiêu nghiên cứu
Phân tích thực trạng và thảo luận
Kết luận và hàm ý chính sách
thực tiễn đặt ra: Phân tích thực trạng CPH và các vấn đề hậu CPH doanh nghiệp nhà
nƣớc trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Luận văn tập trung khái quát hóa lý luận về doanh nghiệp quốc doanh, quá
trình, nội dung của CPH. Qua đó, luận văn cung cấp cho ngƣời đọc bức tranh tổng thể
về thực trạng CPH và các nút thắt hậu CPH của doanh nghiệp quốc doanh trên địa bàn
tỉnh Đồng Tháp nói riêng và cả nƣớc nói chung. Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp
khả thi nhằm cải thiện chất lƣợng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc trên địa bàn
tỉnh và đƣa ra các khuyến nghị chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sau CPH hiện nay.
1.6 Quy trình nghiên cứu
Luận văn đƣợc thực hiện bao gồm các bƣớc chính nhƣ sau:
Thứ nhất, tác giả thực hiện khái quát lại các lý thuyết có liên quan nhằm hình
thành khung phân tích, cơ sở lý luận về DNNN, CTCP, quá trình cổ phần hóa và các
nút thắt phát sinh sau quá trình CPH. Bên cạnh đó, tác giả cũng tiến hành lƣợc khảo
các bài nghiên cứu thực nghiệm có liên quan.
9
Thứ hai, từ cơ sở tổng quan lý thuyết đƣợc thực hiện ở bƣớc thứ nhất, luận văn
xác định mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu. Luận văn hƣớng đến thực hiện câu hỏi
nghiên cứu chính là: “Giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình cổ phần hóa
và hậu cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại tỉnh Đồng Tháp như thế nào?”
Thứ ba, từ cơ sở tổng quan lý thuyết đƣợc thực hiện ở bƣớc thứ nhất và mục
tiêu nghiên cứu đƣợc xác định ở bƣớc thứ hai, luận văn thực hiện thu thập số liệu
nhằm phân tích thực trạng quá trình CPH và các vấn đề hậu CPH doanh nghiệp nhà
nƣớc trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp nói riêng và cả nƣớc nói chung. Từ cơ sở này, tác
giả thảo luận về những ƣu điểm cũng nhƣ hạn chế, bất cập còn tồn tại trong quá trình
cổ phần hóa và các vấn đề hậu cổ phần hóa tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
Đồng Tháp.
Cuối cùng, từ cơ sở lý thuyết và kết quả phân tích thực trạng, tác giả rút ra các
kết luận về những hạn chế, bất cập còn tồn tại cũng nhƣ nguyên nhân của chúng trong
quá trình thực hiện cổ phần hóa và hậu cổ phần hóa tại các doanh nghiệp trên địa bàn
tỉnh Đồng Tháp. Qua đó, luận văn đề xuất các giải pháp khả thi nhằm giải quyết các
nút thắt trong quá trình cổ phần hóa và hậu cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc trên
địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
1.7 Kết cấu luận văn
Luận văn gồm 04 chƣơng chính, ngoài chƣơng 1 giới thiệu tổng quan đề tài
nghiên cứu, nội dung luận văn đƣợc cấu trúc nhƣ sau:
Chƣơng 1_Tổng Quan Nghiên Cứu
Chƣơng 2_ Cơ sở lý luận về CPH và các vấn đề hậu CPH
Chƣơng 3_ Các nút thắt trong quá trình CPH và hậu CPH tại các doanh
nghiệp nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
Chƣơng 4_ Giải quyết các nút thắt trong quá trình CPH và hậu CPH
doanh nghiệp nhà nƣớc tại tỉnh Đồng Tháp
10
CHƢƠNG 2_CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CỔ PHẦN HÓA VÀ CÁC VẤN ĐỀ HẬU
CỔ PHẦN HÓA
2.1 Các khái niệm chính
2.1.1 Doanh nghiệp nhà nƣớc (DNNN)
Doanh nghiệp nhà nƣớc hay doanh nghiệp quốc doanh trƣớc hết là một loại
hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, loại hình doanh nghiệp này có những đặc thù riêng biệt
so với những doanh nghiệp thuộc khu vực tƣ. Thêm vào đó, quan điểm về doanh
nghiệp nhà nƣớc theo pháp luật Việt Nam cũng có những thay đổi theo thời gian.
Những thay đổi về quan điểm này tƣơng ứng với sự đổi mới về quan niệm về sở hữu
nhà nƣớc cũng nhƣ cơ chế quản lý nền kinh tế Việt Nam.
Trong nền kinh tế bao cấp, thƣơng nghiệp tƣ nhân gần nhƣ bị hạn chế. Nhà
nƣớc nắm vai trò chủ đạo, điều hành, kiểm soát trên thị trƣờng theo chế độ tem phiếu
nên hạn chế tối đa việc mua bán hoặc vận chuyển tự do hàng hoá trên thị trƣờng. Theo
đó, các doanh nghiệp ở thời kỳ này đều là doanh nghiệp nhà nƣớc. Các doanh nghiệp
này hoạt động trên cơ sở các quyết định của CQNN quản lý trực tiếp và các chỉ tiêu
pháp lệnh đƣợc giao. “Tất cả phương hướng sản xuất, nguồn vật tư, tiền vốn; định giá
sản phẩm, tổ chức bộ máy, nhân sự, tiền lương... đều do các cấp có thẩm quyền quyết
định. Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch cấp phát vốn, vật tư cho doanh nghiệp, doanh
nghiệp giao nộp sản phẩm cho Nhà nước. Lỗ thì Nhà nước bù, lãi thì Nhà nước
thu”(Dƣơng Văn Hòa, 2016).
Kể từ khi Nhà nƣớc thực hiện chính sách Đổi mới, chuyển cơ chế quản lý từ
nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ
nghĩa, quan điểm về doanh nghiệp nhà nƣớc cũng có nhiều thay đổi. Bên cạnh các
doanh nghiệp nhà nƣớc, các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực tƣ nhân bắt đầu
hình thành và phát triển. Năm 1995, luật doanh nghiệp nhà nƣớc ra đời, định nghĩa
chính thức về khái niệm doanh nghiệp nhà nƣớc. Theo quy định của luật, doanh
nghiệp nhà nƣớc là “tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức
quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu
kinh tế - xã hội do Nhà nước giao”(Quốc hội IX, 1995). Theo đó, khái niệm này chỉ ra
11
điểm khác biệt chính giữa doanh nghiệp nhà nƣớc và doanh nghiệp tƣ nhân là quyền
sở hữu và quản lý. Từ năm 2003 trở đi, doanh nghiệp nhà nƣớc đƣợc định nghĩa là “tổ
chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi
phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách
nhiệm hữu hạn”(Quốc hội XI, 2003). So sánh hai khái niệm này cho thấy, có một sự
chuyển biến lớn trong quan niệm về doanh nghiệp nhà nƣớc. Theo đó, doanh nghiệp
nhà nƣớc không hoàn toàn chỉ dựa vào vấn đề quyền sở hữu và quản lý để phân loại
mà thay đổi theo hƣớng nhìn nhận sự bình đẳng giữa các hình thức doanh nghiệp. Lúc
này, doanh nghiệp nhà nƣớc đƣợc xác định dựa trên quyền kiểm soát và chi phối của
nhà nƣớc đới với doanh nghiệp. Doanh nghiệp nhà nƣớc cũng đƣợc tổ chức với nhiều
hình thức nhƣ công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn nhƣ khu vực tƣ nhân, đây
là điểm mới và tiến bộ trong quan điểm về doanh nghiệp nhà nƣớc.
Năm 2014 đánh dấu một bƣớc ngoặt lớn về sự thay đổi quan điểm về doanh
nghiệp nói chung và DNNN nói riêng. Hơn hai thập kỷ đổi mới và phát triển, NN ban
hành thống nhất một luật doanh nghiệp duy nhất, áp dụng thống nhất và bình đẳng,
không phân biệt cách thức đối xử đối với mọi loại hình doanh nghiệp (trƣớc đây, Việt
Nam có luật doanh nghiệp và luật DNNN). Điều này cho thấy sự bình đẳng, tiến tới
cạnh tranh công bằng giữa các loại hình doanh nghiệp, phù hợp với nền kinh tế thị
trƣờng. Tuy nhiên, Luật doanh nghiệp năm 2014 lại đƣa ra thay đổi lớn về định nghĩa
doanh nghiệp nhà nƣớc. Theo luật này, DNNN là “Doanh nghiệp nhà nước là doanh
nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ” (Quốc hội XIII, 2014). Vì vậy, những
DN mà NN không sở hữu tố đa 100% vốn điều lệ thì không đƣợc coi là DNNN. Điều
này đặt ra những vấn đề phát sinh, đặc biệt là đối với quá trình cổ phần hóa DNNN
hiện nay.
Lƣợc khảo cho thấy, khái niệm DNNN theo văn bản pháp luật của nƣớc ta hiện
nay và khái niệm DNNN tại các quốc gia khác trên thế giới có nhiều khác biệt. Theo
Dƣơng Văn Hòa (2016), tại những quốc gia khác trên thế giới, hầu nhƣ ít còn tồn tại
các doanh nghiệp mà Nhà nƣớc sở hữu 100% vốn điều lệ. Cụ thể, tác giả nhận định, ở
những quốc gia có nền kinh tế đang chuyển đổi nơi mà vẫn còn nhiều doanh nghiệp
nhà nƣớc trong các lĩnh vực then chốt, mức sở hữu nhà nƣớc trong các doanh nghiệp
12
này thƣờng chỉ ở mức từ 40 - 51%. Hơn nữa, những doanh nghiệp này phải thực hiện
giải trình công khai, minh bạch một cách bắt buộc thông qua việc niêm yết trên thị
trƣờng chứng khoán. Tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển nhƣ Châu Âu hay Hoa
Kỳ, số lƣợng doanh nghiệp mà nhà nƣớc sở hữu vốn điều lệ còn rất ít và tỷ lệ cổ phần
mà nhà nƣớc sở hữu thƣờng ở mức rất thấp, dƣới 30%. Tƣơng tự, những doanh nghiệp
này cũng phải thực hiện giải trình công khai minh bạch thông qua việc niêm yết trên
thị trƣờng chứng khoán.
Thực tế cho thấy, số lƣợng DN mà NN đang sở hữu vốn ở Việt Nam vẫn chiếm
tỷ trọng lớn cả về số lƣợng (về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh) lẫn tỷ trọng vốn sở
hữu (rất nhiều doanh nghiệp mà NN nắm giữ từ 51% cổ phần chi phối trở lên). Nhƣ
vậy, bên cạnh những DNNN (NN sở hữu 100% vốn), vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp
mà nhà nƣớc nắm giữ cổ phần ở mức có quyền chi phối. Từ đó, một vấn đề lớn phát
sinh là những doanh nghiệp mà nhà nƣớc nắm giữ cổ phần chi phối (nhà nƣớc nắm
giữ từ 51% cổ phần chi phối trở lên) liệu có phải tiếp tục cổ phần hóa. Theo quan
điểm trƣớc đây, các doanh nghiệp này vẫn là doanh nghiệp nhà nƣớc. Vì vậy, các
doanh nghiệp này cần phải tiếp tục cải cách, còn bây giờ là các doanh nghiệp này
không nằm trong đối tƣợng doanh nghiệp nhà nƣớc cần phải cải cách. Hơn nữa, quyền
lợi và tiếng nói của các cổ đông chiếm giữ số cổ phần còn lại sẽ đƣợc giải quyết nhƣ
thế nào nếu nhà nƣớc quyết định cổ phần hóa các doanh nghiệp này. Có thể nói, đây là
khoảng trống pháp lý khi có sự thay đổi lớn khái niệm doanh nghiệp nhà nƣớc so với
chính bản thân nó trƣớc đây cũng nhƣ so với quan niệm về doanh nghiệp nhà nƣớc
trên thế giới hiện nay.Vì vậy, thực trạng này đòi hỏi sự thay đổi về quy định pháp luật
đối với doanh nghiệp có vốn mà nhà nƣớc sở hữu. Ở nội dung luận văn này, để phù
hợp với bối cảnh thực tiễn và chủ trƣơng, quy định về cổ phần hóa, doanh nghiệp cổ
phần hóa mà luận văn phân tích là doanh nghiệp nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Đồng
Tháp.
2.1.2 Công ty cổ phần (CTCP)
Loại hình Công ty cổ phần xuất hiện từ cuối thế kỷ 16 ở các quốc gia Châu Âu.
Theo đó, CTCP đến nay đã có lịch sử phát triển qua nhiều thế kỷ (Phạm Thị Thùy
Linh, 2015). Loại hình doanh nghiệp này là sự hình thành một kiểu tổ chức công ty
13
trong nền kinh tế thị trƣờng (KTTT). Nó ra đời không thuộc ý muốn chủ quan của bất
cứ lực lƣợng nào mà là một tiến trình kinh tế khách quan, do đòi hỏi của xã hội hóa
lực lƣợng SXKD trong KTTT, kết quả hiển nhiên của quá trình tập trung tƣ bản, diễn
ra một cách mạnh mẽ cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp và sự tự do cạnh
tranh của Chủ nghĩa tƣ bản. Đồng thời, trở thành một loại hình công ty phổ biến ở hầu
hết các nƣớc trên thế giới. Sự ra đời của công ty cổ phần trong nền KTTT diễn ra nhƣ
một tất yếu khách quan.
Công ty cổ phần là một loại hình công ty với vốn điều lệ đƣợc phân chia thành
nhiều phần nhỏ bằng nhau, gọi là các cổ phần. Các cổ đông là những nhà đầu tƣ sở
hữu cổ phần của doanh nghiệp, cùng chia sẻ lợi ích, rủi ro trong phạm vi phần góp
vốn của mình trên cơ sở tự nguyện cùng nhau thực hiện các hoạt động SXKD nhằm
thu lợi nhuận. Theo đó, thực chất CTCP là một sự kết nối về mặt kinh tế của nhiều
nhà đầu tƣ, với mục tiêu chung là thành lập một tổ chức sản xuất kinh doanh, có tài
sản độc lập, có tƣ cách pháp nhân và có các quyền quản lý sử dụng tài sản và các
quyền khác trong doanh nghiệp. Theo đó, công ty cổ phần có những đặc điểm chính
nhƣ sau:
- Là loại hình công ty theo chế độ trách nhiệm hữu hạn, nghĩa là trách nhiệm
của các chủ sở hữu doanh nghiệp đƣợc giới hạn trong phạm vi tỷ lệ số vốn đã góp vào
vốn điều lệ của công ty.
- Là chủ thể SXKD và có tƣ cách pháp nhân hợp pháp, tính từ ngày CTCP
đƣợc cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Có cấu trúc vốn mở.
- Phải chịu trách nhiệm một cách độc lập về các nghĩa vụ tài sản bằng toàn bộ
tài sản của công ty. Tuy nhiên, ngoài phạm vi giá trị cổ phần mà mình nắm giữ, các cổ
đông không phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ nợ, tài sản của CTCP.
- Phải có ít nhất ba cổ đông trong suốt quá trình hoạt động, không hạn chế số
lƣợng cổ đông tối đa.
- Là công ty đối vốn, trong đó các thành viên liên kết với nhau dựa trên cơ sở
vốn góp. Quan hệ nhân thân giữa các thành viên chỉ là yếu tố thứ yếu.
14
2.1.3 Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc
 Khái niệm quá trình cổ phần hóa
Có nhiều học giả đƣa ra các quan điểm khác nhau về khái niệm CPH doanh
nghiệp nhà nƣớc, tuy nhiên, điểm chung của các khái niệm này đều nhận định rằng
CPH là việc chuyển đổi hình thức sở hữu từ nhà nƣớc sở hữu sang hình thức sở hữu
cổ phần. Theo Dƣơng Đức Chính (2006), CPH DNNN đƣợc hiểu là “quá trình chuyển
đổi từ mô hình doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần. Sau khi đã hoàn tất quy
trình chuyển đổi này, doanh nghiệp cổ phần hóa sẽ chuyển sang loại hình công ty cổ
phần, hoạt động như một công ty thuộc khu vực tư nhân”. Tƣơng tự, Vũ Văn Sơn
(2009) nhận định “cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là biện pháp có tính đặc thù
của quá trình đổi mới các doanh nghiệp nhà nước, là quá trình chuyển các doanh
nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần”.
Đúc kết từ các khái niệm trên, tác giả nhận định rằng, CPH là quá trình chuyển
đổi các doanh nghiệp quốc doanh sang hình thức CTCP. CPH là phƣơng thức nhằm
thực hiện xã hội hóa quyền sở hữu, chuyển dần từ hình thái doanh nghiệp thuộc sở
hữu NN (hoặc NN nắm quyền chi phối) sang hình thức CTCP với nhiều cổ đông sở
hữu để tạo ra mô hình doanh nghiệp năng động, phù hợp với nền KTTT.
 Vai trò của quá trình CPH
Theo đó, mục tiêu của quá trình CPH là huy động nguồn vốn từ các nhà đầu tƣ
(NĐT) trong nƣớc và ngoài nƣớc nhằm nâng cao năng lực SXKD, đổi mới công nghệ
cũng nhƣ đổi mới phƣơng thức quản trị. Bên cạnh đó, quá trình này còn giúp doanh
nghiệp quốc doanh sau khi cổ phần hóa thực hiện giải trình công khai, minh bạch
thông tin theo nguyên tắc thị trƣờng và giá trị thị trƣờng, từ đó, gắn kết quá trình cổ
phần hóa với thị trƣờng vốn, thị trƣờng chứng khoán.
Ở mục tiêu vĩ mô, quá trình CPH nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả và sức cạnh
tranh của nền kinh tế trên cơ sở bảo đảm hài hòa lợi ích của các bên: Nhà nƣớc, doanh
nghiệp, NĐT (cổ đông) và ngƣời lao động. Cụ thể, tổng hợp từ các nghiên cứu trƣớc
(Meggionson & ctg, 1994; Dƣơng Đức Chính, 2006; Vũ Văn Sơn, 2009; Dƣơng Đức
Tâm, 2016;Nguyễn Thị Xuân Hồng, 2017), quá trình CPH DNNN thực thi hiệu quả
và chất lƣợng sẽ mang lại những tác động tích cực đến kinh tế, xã hội, nhƣ sau:
15
- Giảm số lƣợng doanh nghiệp quốc doanh đồng nghĩa với việc giảm gánh nặng
cho ngân sách nhà nƣớc, từ đó, giảm bớt áp lực cho tăng thu từ thuế. Điều này đặc biệt
quan trọng trong bối cảnh cán cân ngân sách của nƣớc ta đang trong tình trạng thâm
hụt dai dẳng nhƣ hiện nay. Hơn nữa, nếu cán cân ngân sách thặng dƣ, nhà nƣớc có
thêm nguồn lực để cải thiện thu nhập cho đội ngũ cán bộ công chức ( tăng chi thƣờng
xuyên) hoặc dành cho các khoản đầu tƣ công, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã
hội (tăng chi đầu tƣ).
- Kết quả của quá trình CPH là sự xuất hiện nhiều hơn các CTCP với quy mô
vừa và lớn. Theo cơ chế thị trƣờng, cổ phần đƣợc lƣu chuyển thông qua thị trƣờng vốn
và thị trƣờng chứng khoán, quá trình luân chuyển này sẽ đẩy dòng vốn từ nơi không
có hiệu quả hoặc hiệu quả sử dụng thấp sang nơi có hiệu quả sử dụng vốn cao: “Đối
với doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hóa tạo ra khả năng phát triển nguồn vốn Nhà
nước bằng cách thu hút và tổ chức thêm nhiều nguồn vốn từ xã hội, mở rộng phạm vi
chi phối của nguồn vốn Nhà nước” (Tô Huy Rứa, 2007). Qua đó, nguồn lực xã hội
không chỉ huy động đƣợc từ nhiều thành phần kinh tế mà còn đƣợc sử dụng một cách
hiệu quả hơn.
- Thông qua cơ chế công khai minh bạch của CTCP, quá trình CPH doanh
nghiệp quốc doanh góp phần đẩy lùi tình trạng tham những, trì trệ, lãng phí tại các
doanh nghiệp quốc doanh. Đây là thực trạng khá phổ biến tại các các doanh nghiệp
quốc doanh cũng nhƣ cơ quan quản lý bởi cơ chế bao cấp của ngân sách sẽ hạn chế
động lực phát triển doanh nghiệp, cơ chế "Xin - Cho" là nguyên nhân của các biểu
hiện lãng phí, tiêu cực và tham nhũng.
- Quá trình CPH DNNN sẽ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả SXKD, tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp hậu cổ phần hóa có khả năng cạnh tranh và cạnh tranh
công bằng với các loại hình doanh nghiệp khu vực tƣ. Ngoài ra, quá trình CPH giúp
doanh nghiệp ra quyết định hiệu quả hơn. Qua đó, quá trình này buộc các doanh
nghiệp phải phát triển, thúc đẩy ngƣời lao động làm việc hăng say và có trách nhiệm,
từ đó góp phần vào việc tăng năng suất lao động, nâng cao chất lƣợng sản phẩm và
SXKD hiệu quả.
16
- Quá trình CPH doanh nghiệp sẽ góp phần phát triển thị trƣờng chứng khoán.
Nguồn vốn huy động ngày càng nhiều và đa dạng thông qua việc phát hành cổ phiếu.
Để huy động vốn hiệu quả qua thị trƣờng này thì các doanh nghiệp phải hoạt động
hiệu quả. Từ đó, quá trình này thúc đẩy và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hậu
CPH cải tiến công nghệ, mở rộng sản xuất, đào tạo tay nghề cho ngƣời lao động, mua
sắm máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp.
2.2 Lý thuyết về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc
2.2.1 Cở sở lý thuyết
Vì nhiều lý do, thực tế cho thấy doanh nghiệp quốc doanh đã hình thành và tồn
tại ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang chuyển đổi nhƣ Việt Nam, Trung
Quốc và các quốc gia Đông Âu (Bai, Lu, & Tao, 2009; Bonin & ctg, 2005; Chen &
ctg, 2009; Hung & ctg, 2017; Loc, Lanjouw, & Lensink, 2006; Reza, 1999) . Tuy
nhiên, lƣợc khảo lý thuyết chỉ ra, phần lớn các lý thuyết đều ủng hộ quá trình CPH bởi
nhiều lý do khác nhau.
Lý thuyết đại diện và lý thuyết về lựa chọn công chỉ ra sự không hiệu quả của
doanh nghiệp quốc doanh. Theo lý thuyết đại diện (Agency theory), quá trình cổ phần
hóa giúp doanh nghiệp ra quyết định hiệu quả hơn do tăng cƣờng sự liên kết của
quyền quyết định (Boycko; Dharwadkar, George, & Brandes, 2000; Jensen &
Meckling, 1976; Megginson, Nash, & Van Randenborgh, 1994; Prosser & Graham,
1991; Tan, 2007). Jensen & Meckling (1976) luận giải ban quản trị trong công ty
quốc doanh không có động cơ để tìm kiếm cơ hội gia tăng lợi nhuận bởi vì lợi ích của
ngƣời đại diện và chủ chủ sở hữu đã mâu thuẫn với nhau. Cùng với đó, vấn đề về bản
chất tính tƣ lợi của con ngƣời cũng nhƣ thông tin bất cân xứng lâu dài sẽ dẫn đến các
hành vi trục lợi, cơ hội của ngƣời đại diện. Tƣơng tự, lý thuyết về lựa chọn công
(Public choice theory) mà đại diện là Buchanan (1978) và Hartley, Parker, & Martin
(1991) nhận định sự thiếu hiệu quả của sở hữu nhà nƣớc xuất phát từ lợi ích chính trị
của các quản lý tại các doanh nghiệp quốc doanh Các nhà quản lý mang tính chính trị
này theo đuổi mục tiêu chính trị, đôi khi những mục tiêu này lại mâu thuẫn với mục
tiêu kinh tế là tối đa hóa lợi nhuận. Hay nói theo một cách khác, nhƣ Shleifer &
Vishny (1997) nhận định: “sự can thiệp chính trị vào kinh tế có thể làm lệch mục tiêu
17
và gây trở ngại đến công việc điều hành hoạt động kinh doanh của nhà quản lý”.
Ngoài ra, một số học giả chỉ ra can thiệp chính trị là nguyên nhân chính của sự thiếu
hiệu quả trong việc quản lý đối với doanh nghiệp quốc doanh (Cook, Kirkpatrick, &
Nixson, 1998; Parker & Kirkpatrick, 2005; Tan, 2007). Cook, Kirkpatrick, & Nixson
(1998) lý giải các nhà quản lý doanh nghiệp quốc doanh chủ yếu đƣợc bổ nhiệm chính
trị với cực kỳ ít kinh nghiệm quản lý kinh doanh; nhiều quyết định quản lý quan trọng,
ví dụ nhƣ vấn đề việc làm, giao dịch, và định giá tài sản đều có động cơ chính trị. Can
thiệp chính trị đƣợc thể hiện ra ở các khía cạnh nhƣ quá tải số lƣợng nhân viên, đánh
giá thấp các chiến lƣợc, mục tiêu dài hạn, qui hoạch không hợp lý và đánh giá tài sản
dƣới giá trị thị trƣờng, gây tốn kém chi phí và thất thoát tài sản Nhà nƣớc.
Trong khi đó, lý thuyết về quyền sở hữu tài sản (Property right theory) tập
trung luận giải lợi thế của sở hữu tƣ nhân so với sở hữu quốc doanh. Theo lý thuyết
này luận giải, quyền sở hữu tài sản đƣợc tập trung vào tƣ nhân sẽ thúc đẩy động lực
doanh nghiệp tìm kiếm, gia tăng lợi nhuận hơn là sự phân tán hay quyền sở hữu không
rõ ràng của việc sở hữu nhà nƣớc (Alchian & Demsetz, 1973; Coase, 1960; Furubotn
& Pejovich, 1972). Theo đó, quá trình cổ phần hóa DNNN, quá trình dịch chuyển
quyền sở hữu và quyền chi phối các doanh nghiệp quốc doanh từ nhà nƣớc sang khu
nhà đầu tƣ tƣ nhân, là biện pháp hiệu quả nhất để nâng cao kết quả sản xuất kinh
doanh.
Nhƣ vậy, cơ sở lý thuyết chỉ ra, quá trình CPH doanh nghiệp quốc doanh thực
sự cần thiết và đóng vai trò quan trọng đối với nền KTTT. Quá trình này giúp doanh
nghiệp tăng khả năng ứng biến và thích nghi linh hoạt với KTTT, áp dụng, cải tiến
KHCN, chủ động thu hút vốn... để phát triển năng lực SXKD, tìm kiếm lợi nhuận. Từ
đó, các doanh nghiệp này góp phần hình thành nên động lực phát triển kinh tế của mỗi
quốc gia, thúc đẩy qúa trình quốc tế hóa (Dƣơng Đức Tâm, 2016). Tuy nhiên, quá
trình CPH là quá trình phức tạp trải qua nhiều giai đoạn. Để quá trình CPH đạt đƣợc
mục tiêu mà nó đề ra, việc tìm hiểu và thực thi hiệu quả các bƣớc này là điều cần thiết
và cấp bách.
18
2.2.2 Nội dung cổ phần hóa
Nhƣ đã trình bày ở phần trƣớc, quá trình CPH là quá trình gồm nhiều giai đoạn
và phức tạp. Để đảm bảo quá trình cổ phần hóa đƣợc thực thi hiệu quả, việc tìm hiểu
và thực thi hiệu quả các bƣớc trong quá trình này là điều cần thiết và cấp bách. Theo
đó, các văn bản pháp luật hƣớng dẫn về cổ phần hóa thƣờng xuyên đƣợc cập nhật và
điều chỉnh theo tình hình thực tế. Một cách khái quát, các văn bản pháp luật hƣớng
dẫn thực hiện quá trình cổ phần hóa đƣợc mô tả dƣới đây:
Bảng 1.1: Tổng hợp các văn bản pháp luật hƣớng dẫn quá trình cổ phần hóa
VĂN BẢN PHÁP LUẬT NỘI DUNG CHÍNH
NGHỊ ĐỊNH SỐ:
28/1996/NĐ-CP
NGHỊ ĐỊNH VỀ CHUYỂN MỘT SỐ DOANH NGHIỆP NHÀ
NƢỚC THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN
NGHỊ ĐỊNH SỐ:
44/1998/NĐ-CP
NGHỊ ĐỊNH CHUYỂN DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC
THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN
NGHỊ ĐỊNH SỐ:
64/2002/NĐ-CP
NGHỊ ĐỊNH VỀ VIỆC CHUYỂN DOANH NGHIỆP NHÀ
NƢỚC THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN
NGHỊ ĐỊNH SỐ:
187/2004/NĐ-CP
NGHỊ ĐỊNH VỀ VIỆC CHUYỂN CÔNG TY NHÀ NƢỚC
THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN
NGHỊ ĐỊNH SỐ:
109/2007/NĐ-CP
NGHỊ ĐỊNH VỀ CHUYỂN DOANH NGHIỆP 100% VỐN
NHÀ NƢỚC THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN
NGHỊ ĐỊNH SỐ:
59/2011/NĐ-CP
NGHỊ ĐỊNH VỀ CHUYỂN DOANH NGHIỆP 100% VỐN
NHÀ NƢỚC THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN
NGHỊ ĐỊNH SỐ:
126/2017/NĐ-CP
NGHỊ ĐỊNH VỀ CHUYỂN DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC
VÀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH
VIÊN DO DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC ĐẦU TƢ 100%
VỐN ĐIỀU LỆ THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN
Nguồn: do tác giả tổng hợp
19
Tuy nhiên, do nội dung luận văn tập trung vào là các vấn đề phát sinh hậu cổ
phần hóa của doanh nghiệp, tác giả chỉ trình bày khái quát các nội dung của quá trình
cổ phần hóa và phƣơng thức tiến hành theo Nghị định 59/2011/NĐ-CP ký ngày 18
tháng 7 năm 2011 và Nghị Định 126/2017/NĐ-CP ký ngày 16 tháng 11 năm 2017 của
thủ tƣớng Chính phủ.
 Đối tượng, điều kiện và hình thức cổ phần hóa.
a. Đối tƣợng cổ phần hóa:
- Công ty TNHH một thành viên do Nhà nƣớc nắm giữ 100% vốn điều lệ là
công ty mẹ của TĐKT; TCT Nhà nƣớc (kể cả Ngân hàng Thƣơng mại Nhà nƣớc).
- Công ty TNHH một thành viên do Nhà nƣớc nắm giữ 100% vốn điều lệ là
DN thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân
Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ƣơng.
- Doanh nghiệp 100% vốn Nhà nƣớc chƣa chuyển thành công ty TNHH một
thành viên.
b. Điều kiện để thực hiện cổ phần hóa:
DNNN muốn CPH, phải đảm bảo cả hai điều kiện sau:
Không thuộc diện Nhà nƣớc cần nắm
giữ 100% vốn điều lệ. Danh mục doanh
nghiệp nhà nƣớc thuộc diện Nhà nƣớc
nắm giữ 100% vốn điều lệ do Thủ
tƣớng Chính phủ quyết định theo từng
thời kỳ.
Còn vốn Nhà nƣớc sau khi đã xử lý tài
chính và đánh giá lại giá trị doanh
nghiệp. Khi đã xử lý tài chính và xác
định lại giá trị doanh nghiệp mà giá trị
thực tế doanh nghiệp thấp hơn các khoản
phải trả, thì cơ quan có thẩm quyền quyết
định phƣơng án cổ phần hóa chỉ đạo
doanh nghiệp phối hợp với công ty mua,
bán nợ Việt Nam và các chủ nợ của
doanh nghiệp cổ phần hóa xây dựng
phƣơng án tái cơ cấu doanh nghiệp.
c. Các hình thức CPH:
20
Giữ nguyên vốn Nhà
nƣớc hiện có tại doanh
nghiệp, phát hành thêm
cổ phiếu để tăng vốn
điều lệ.
Bán một phần vốn Nhà
nƣớc hiện có tại doanh
nghiệp hoặc kết hợp vừa
bán một phần vốn Nhà
nƣớc vừa phát hành thêm
cổ phiếu để tăng vốn điều
lệ.
Bán toàn bộ vốn Nhà nƣớc
hiện có tại doanh nghiệp
hoặc kết hợp vừa bán toàn
bộ vốn Nhà nƣớc vừa phát
hành thêm cổ phiếu để tăng
vốn điều lệ.
d. Đối tƣợng và điều kiện mua cổ phần:
Nhà đầu tƣ trong nƣớc
đƣợc quyền mua cổ
phần của doanh nghiệp
nhà nƣớc thực hiện cổ
phần hóa với số lƣợng
không hạn chế.
Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài
đƣợc mua cổ phần của
doanh nghiệp nhà nƣớc
thực hiện cổ phần hóa
theo quy định của pháp
luật, đồng thời phải mở
tài khoản tiền gửi tại một
tổ chức đƣợc phép cung
ứng dịch vụ thanh toán
theo quy định của pháp
luật về ngoại hối.
Nhà đầu tƣ chiến lƣợc
là các nhà đầu tƣ trong
nƣớc và đầu tƣ nƣớc ngoài
có năng lực tài chính. Số
lƣợng nhà đầu tƣ chiến
lƣợc mua cổ phần tại mỗi
doanh nghiệp nhà nƣớc
thực hiện cổ phần hóa đƣợc
xác định tối đa là 03 nhà
đầu tƣ.
Tuy nhiên, quá trình CPH, chuyển đổi doanh nghiệp quốc doanh sang CTCP là
một quá trình phức tạp. Hiện nay, các văn bản pháp luật về quá trình CPH doanh
nghiệp quốc doanh yêu cầu các doanh nghiệp phải xử lý nhiều vấn đề trong khi thực
hiện CPH hóa, cụ thể:
- Thực hiện “lành mạnh hóa” tình hình tài chính (tiến hành xử lý tài chính);
- Xác định giá trị công ty theo giá thị trƣờng;
- Phƣơng thức bán cổ phần lần đầu;
21
- Quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa1
2.3 Các vấn đề gây trở ngại trong quá trình cổ phần hóa:
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, quá trình CPH DNNN ở Việt Nam vẫn còn nhiều
hạn chế. Một vấn đề đáng lƣu ý là để đảm bảo và giảm áp lực về tiến độ thực hiện
CPH các DNNN, có thể dẫn đến chất lƣợng quản trị doanh nghiệp lẫn tính minh bạch
đều không đƣợc cải thiện. Thậm chí, có ý kiến cho rằng, đó chỉ là thay đổi cơ chế huy
động vốn chứ chƣa phải là cổ phần hóa thực sự; thậm chí có ngƣời còn nói CPH nhƣ
là “bình mới - rƣợu cũ”. Một cách tổng quát, quá trình cổ phần hóa không đạt đƣợc
mục tiêu có một số hạn chế chủ yếu sau:
(1) Tiến độ CPH DNNN vẫn còn rất chậm
Cơ chế chính sách về CPH doanh nghiệp hiện hành chƣa đƣợc hoàn chỉnh.
Trong thời gian tới, đối tƣợng thực hiện cổ phần hóa giai đoạn tiếp theo là các TĐKT,
TCT Nhà nƣớc, công ty mẹ - con có qui mô vốn lớn, tình hình tài chính phức tạp nên
đã phát sinh một số khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình thực hiện cổ phần hóa.
Việc thực hiện nhiệm vụ của bộ, ngành cơ quan, tổng công ty, địa phƣơng liên
quan đến cổ phần hóa các DNNN có qui mô lớn chƣa đƣợc nhƣ mong muốn. Hiệu quả
của CPH chƣa đƣợc đánh giá đầy đủ và kịp thời.
Các địa phƣơng cũng nhƣ các bộ, các ngành chƣa thực hiện công khai danh
sách và tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp một cách đầy đủ, minh bạch và kịp thời.
Công tác giám sát, kiểm tra chƣa tốt nên không thể kịp thời xử lý các vấn đề nảy sinh,
bất cập phát sinh tại doanh nghiệp.
Chậm trễ trong cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành liên quan hay những “nút
thắt” vƣớng mắc trong chính sách, qui định cũng là những rào cản đối với tiến độ cổ
phần hóa.
Một số cán bộ chủ chốt tại DN vẫn còn tâm lý chần chừ, e ngại. Họ sợ có
những bất lợi sau khi CPH nhƣ vị trí của mình sẽ ra sao. Điều này ảnh hƣởng kết quả
cổ phần hóa.
(2) Chất lƣợng CPH chƣa đạt nhƣ mong muốn.
Cổ phần hóa không phải chỉ để chuyển DNNN thành CTCP, kết thúc ở đăng ký
là CTCP, mà là một quá trình bao gồm cả thoái vốn Nhà nƣớc, cải thiện quản trị
CTCP. Tuy nhiên, về chất lƣợng CPH chƣa đảm bảo yêu cầu. Việc chuyển đổi thực sự
từ phƣơng thức quản lý theo cơ chế doanh nghiệp quốc doanh sang CTCP theo KTTT
cũng chƣa đạt yêu cầu. Bởi lẽ, trong quá trình cổ phần hóa DNNN, có DNNN mới chỉ
1
Các nội dung này được trình bày chi tiết trong phụ lục
22
bán đƣợc khoảng vài ba phần trăm cổ phần, nhƣ thế chƣa thể nói là đã thực sự đƣợc
CPH.
Một trong những khó khăn là do thị trƣờng chứng khoán không thuận lợi. Nhu
cầu của các nhà đầu tƣ không tăng. Trong khi đó cổ phần hóa với số lƣợng lớn, cung
nhiều hơn cầu, nên không hấp thụ đƣợc. Công tác chuẩn bị cổ phần hóa chƣa tốt, nhất
là về chọn cổ đông chiến lƣợc, chọn đƣợc tƣ vấn, xác định doanh nghiệp, tƣ vấn xây
dựng cổ phần hoá, xây dựng hình ảnh CTCP trong tƣơng lai, tính đúng tính đủ giá trị
và bán cổ phần...
(3) Khó khăn trong việc thu hút đƣợc nhà đầu tƣ chiến lƣợc, nhà đầu tƣ
nƣớc ngoài.
Một trong những nguyên nhân là tỷ lệ nắm giữ của Nhà nƣớc sau CPH còn rất
lớn, thậm chí đến 80% nên nhiều nhà đầu tƣ lo ngại bỏ tiền vào mà không có quyền gì
cả. Vẫn còn tƣ tƣởng ở một số Bộ muốn nắm giữ tỷ lệ lớn.
Ngoài ra, quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp chƣa thực sự công khai, minh
bạch thông tin. Theo ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trƣởng Cục Tài chính doanh
nghiệp: “Nếu thông tin mù mờ thì nhà đầu tư không thể yên tâm được”.
2.4 Các vấn đề phát sinh sau quá trình cổ phần hóa (hậu cổ phần hóa)
Những phân tích trên cho thấy, mặc dù còn nhiều bất cập song các văn bản
pháp luật hƣớng dẫn về các nội dung của CPH thƣờng xuyên đƣợc điều chỉnh, cập
nhật nhằm phù hợp hơn với thực tế nhƣ phần trên mô tả. Tuy nhiên, các vấn đề phát
sinh sau quá trình CPH (hậu CPH) dƣờng nhƣ chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Thực tế
cho thấy, quá trình CPH là một bƣớc ngoặt lớn đối với doanh nghiệp quốc doanh, vốn
đã quen đƣợc nhà nƣớc quản lý, sang cơ chế thị trƣờng. Theo đó, hàng loạt khó khăn
bất cập sau quá trình cổ phần hóa phát sinh. Nếu không giải quyết một cách hiệu quả
thì doanh nghiệp hậu CPH sẽ khó có thể tồn tại và phát triển bền vững trong nền kinh
tế thị trƣờng. Theo đó, dựa trên lƣợc khảo các nghiên cứu trƣớc (Trần Tiến Cƣờng,
2016; Dƣơng Văn Hòa, 2016; Dƣơng Đức Tâm, 2015, 2016) và quy định của luật
doanh nghiệp cho thấy, các vấn đề chính phát sinh sau quá trình CPH bao gồm:
2.4.1 Bộ máy tổ chức và phƣơng thức quản trị
Để CPH thật sự là một bƣớc ngoặt cho con đƣờng phát triển của doanh nghiệp,
tự bản thân lãnh đạo doanh nghiệp phải chủ động thay đổi nhận thức. Theo đó, ban
quản trị tiếp nhận những tƣ duy mới từ cổ đông bên ngoài, lắng nghe và có trách
23
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ
ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN
TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
GIÁM ĐỐC
PHÒNG
TỔ
CHỨC
HÀNH
CHÍNH
PHÒNG
KẾ
TOÁN
PHÒNG
CÔNG
NGHỆ
PHÒNG
KẾ
HOẠCH
KINH
DOANH
NHÀ
MÁY
SẢN
XUẤT 1
NHÀ
MÁY
SẢN
XUẤT 2
NHÀ
MÁY
SẢN
XUẤT 3
CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC
nhiệm giải trình công khai minh bạch trƣớc cổ đông. Từ đó, CPH mới thực sự trở
thành động lực cho doanh nghiệp, góp phần làm giảm gánh nặng của NSNN phải bao
cấp, bù lỗ hàng năm, xử lý nợ xấu của các doanh nghiệp trƣớc khi CPH để lại, chấm
dứt khuynh hƣớng thành lập doanh nghiệp quốc doanh một cách tràn lan, cụ thể:
 Tổ chức bộ máy quản lý của CTCP:
Theo Luật DN quy định, cơ cấu tổ chức trong một CTCP gồm: Đại hội đồng cổ
đông(ĐHĐCĐ),Hội đồng quản trị (HĐQT), Ban kiểm soát (BKS) và Ban giám đốc
công ty. Bộ máy tổ chức quản lý này xác định rõ ràng quyền hạn, nghĩa vụ và trách
nhiệm của mỗi bộ phận trong CTCP để SXKD một cách hiệu quả. Một cách khái quát,
cơ cấu tổ chức của một công ty cổ phần đƣợc mô tả một cách khái quát theo biểu đồ
dƣới đây:
Biểu Đồ 1.1:Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần(CTCP)
24
Nguồn: do tác giả tổng hợp
- Đại hội đồng cổ đông: Đây là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của CTCP.
Đại hội đồng cổ đông có quyền hạn và nhiệm vụ chính là: phê duyệt định hƣớng phát
triển, thông qua các phƣơng án, nhiệm vụ SXKD; ra quyết định sửa đổi, bổ sung vốn
điều lệ của công ty; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT, BKS và quyết
định tổ chức lại hoặc giải thể CTCP cũng nhƣ thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác
theo quy định của Điều lệ CTCP.
- Hội Đồng quản trị: Là tổ chức quản lý cao nhất của CTCP do Đại hội đồng
cổ đông bầu, gồm có: Chủ tịch Hội Đồng quản trị và các thành viên của Hội Đồng
quản trị (tối thiểu là 04 thành viên), với nhiệm kỳ là 05 năm. Hội Đồng quản trị
(HĐQT) quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của công ty, trừ
những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. Ngoài ra, Hội Đồng quản trị có trách
nhiệm giám sát hoạt động của Giám đốc, phó giám đốc và những cán bộ quản lý khác
trong CTCP. Quyền và nghĩa vụ của Hội Đồng quản trị do pháp luật, Điều lệ công ty
cũng nhƣ các nghị quyết mà Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) quy định.
- Ban kiểm soát: Do Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bầu ra, Ban kiểm soát
(BKS) có nhiệm kỳ thƣờng là 05 năm. BKS hoạt động một cách độc lập với HĐQT
cũng nhƣ Ban Giám đốc. BKS có nhiệm vụ kiểm tra tính trung thực, hợp lý, hợp pháp
cũng nhƣ mức độ rủi ro trong việc quản lý, điều hành hoạt động SXKD, trong tổ chức
công tác kế toán, lập BCTC cũng nhƣ kiểm toán nhằm mục tiêu đảm bảo các lợi ích
hợp pháp của cổ đông.
- Ban giám đốc (BGĐ): BGĐ chịu trách nhiệm trƣớc HĐQT đối với việc thực
hiện các quyền và nghĩa vụ đƣợc giao. BGĐ trực tiếp điều hành, quản trị và đƣa ra
quyết định về các vấn đề phát sinh trong hoạt động SXKD của công ty.
- Các phòng, ban có liên quan, nhƣ: Phòng Tiêu thụ; phòng Tổng hợp; phòng
Kỹ thuật; phòng Tài chính- kế toán....thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của tổ
chức trong CTCP.
Cơ cấu tổ chức theo loại hình doanh nghiệp CTCP nhƣ trên tạo thêm động lực
và tính năng động cho doanh nghiệp trong SXKD. CTCP đƣợc quyền tự chủ, tự chịu
25
trách nhiệm hiệu quả hoạt động của mình, cụ thể là tự chủ trong việc đầu tƣ phát triển,
sắp xếp tổ chức SXKD, phân phối lợi nhuận, tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ. Ngoài ra,
tổ chức bộ máy theo loại hình CTCP sẽ góp phần tiết kiệm chi phí, đẩy mạnh sản xuất
và tiêu thụ, thực hiện nghiêm túc quy chế tài chính, quy chế lao động, quy chế tuyển
dụng, đề bạt cán bộ, xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn, quyền lợi và nghĩa vụ của
BLĐ của NLĐ, của NĐT (cổ đông), có cơ chế phân phối rõ ràng, minh bạch…
Có thể nói, việc tổ chức bộ máy quản lý hiệu quả là rất quan trọng trong việc
nâng cao hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thƣơng trƣờng.
Một cách khái quát, việc tổ chức bộ máy quản lý của CTCP có thể theo mô hình trực
tuyến chức năng hoặc trực tuyến tham mƣu tùy thuộc vào yêu cầu quản trị của đơn vị,
từ trình độ của cán bộ quản lý, từ trình độ cơ giới hóa ứng dụng trong quản lý...
 Phƣơng thức quản trị doanh nghiệp trong Công ty cổ phần:
Quản trị doanh nghiệp hậu CPH là một nội dung quan trọng, có ảnh hƣởng lớn
đến hoạt động của công ty. Để thực hiện tốt công tác quản trị doanh nghiệp, đòi hỏi
các CTCP phải đi sâu nghiên cứu nội dung của quản trị doanh nghiệp. Trong đó, bộ
phận Quản trị chiến lƣợc (QTCL); Quản trị tài chính (QTTC) và Quản trị nhân sự
(QTNS) là ba lĩnh vực trọng tâm nhất trong quản trị doanh nghiệp, cụ thể:
 Công tác quản trị chiến lược: gồm 03 nội dung chính sau:
(1) Hoạch định chiến lƣợc: đây là quá trình định hình nhiệm vụ SXKD, thực
hiện điều tra, phân tích nghiên cứu để xác định các nhân tố khuyết điểm nội tại và bên
ngoài, đề ra các mục tiêu chiến lƣợc, dài hạn và lựa chọn các kế hoạch thay thế. Giai
đoạn này bao gồm các hoạt động cụ thể nhƣ: Nghiên cứu; hợp nhất trực giác và phân
tích để từ đó đƣa ra các quyết định quản trị phù hợp.
(2) Thực thi chiến lƣợc: Là việc biến những chiến lƣợc đƣợc hoạch định
thành hành động cụ thể.
(3) Đánh giá chiến lƣợc: Là việc phân tích lại những nhân tố nội tại và bên
ngoài doanh nghiệp đƣợc sử dụng làm nền tảng cho các hoạch định chiến lƣợc, kế
hoạch SXKD hiện tại, đánh giá mức độ thực hiện cũng nhƣ điều chỉnh những sửa đổi
nếu cần thiết.
26
Nhƣ vậy, để giúp cho doanh nghiệp có một chiến lƣợc kinh doanh tốt, ngƣời
làm công tác quản trị trƣớc hết phải xác định nguồn lực hiện có trong doanh nghiệp, từ
đó xác định mục tiêu theo nguồn lực hiện có và lựa chọn phƣơng pháp thích hợp để
thực hiện mục tiêu đã đề ra, có nhƣ vậy chiến lƣợc đề ra mới đạt hiệu quả cao.
 Công tác quản trị tài chính: Để thực hiện tốt công tác quản trị tài chính,
các doanh nghiệp hậu cổ phần hóa cần làm tốt các vấn đề sau:
(1) Tham gia đánh giá, lựa chọn các dự án đầu tƣ và kế hoạch kinh doanh.
(2) Xác định nhu cầu vốn, lựa chọn cách thức và tổ chức huy động vốn để
tài trợ cho các dự án, hoạt động của CTCP.
(3) Tổ chức sử dụng vốn hiệu quả, kiểm soát các khoản thu, chi nhằm đảm
bảo tính thanh khoản của CTCP.
(4) Thực hiện tốt việc phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của
CTCP.
(5) Kiểm tra, kiểm soát thƣờng xuyên đối với hoạt động của CTCP và thực
hiện thƣờng xuyên các phân tích tài chính.
 Công tác quản trị Nhân sự: Quản trị nhân sự (QTNS) quá trình tuyển
dụng, bồi dƣỡng và sử dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Nguồn nhân lực cần
đƣợc phân bố một cách có hiệu quả, khoa học. Ngoài ra, công ty cần có cơ chế đánh
giá và chế độ đãi ngộ nhân sự hợp lý để kích thích ngƣời lao động không ngừng nâng
cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh doanh, thực hiện tốt mục tiêu mà
doanh nghiệp đã đề ra. Quản trị nhân sự tốt sẽ giúp cho các CTCP có một cơ cấu lao
động hợp lý, tiết kiệm đƣợc chi phí lao động sống trong giá thành sản phẩm, góp phần
tăng tích lũy cho doanh nghiệp cũng nhƣ toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
2.4.2 Bất động sản và các tài sản khác
Doanh nghiệp quốc doanh đang CPH có thể đƣợc lựa chọn những hình thức
nhƣ giao đất hay thuê đất theo quy định của luật đất đai. Khi còn là doanh nghệp quốc
doanh, BĐS cùng với quyền sở hữu các tài sản khác đều chịu sự chi phối của CQNN,
quyền hoạch định kinh doanh, quyền định đoạt vốn và tài sản trong doanh nghiệp
quốc doanh luôn gắn chặt với quyền của ngƣời chủ sở hữu duy nhất là nhà nƣớc. Tuy
27
nhiên, khi CPH, nhà nƣớc chỉ là một chủ sở hữu dựa trên số cổ phần nhà nƣớc nắm
giữ.
Theo đó, việc xác định ranh giới rõ ràng giữa quyền hạn, trách nhiệm của NN
với tƣ cách là chủ sở hữu với quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp quốc doanh đối
với việc quản lý vốn, tài sản trong doanh nghiệp CPH đang là vấn đề hết sức phức tạp
và có nhiều ý kiến khác nhau. Vấn đề đặt ra là quyền tự chủ về tài chính của DN CPH,
trong đó có việc định đoạt tài sản đƣợc thực hiện đến đâu? nhƣ thế nào? Máy móc,
Thiết bị, Nhà xƣởng nào là quan trọng?... Đây là vấn đề hết sức phức tạp và còn có sự
chồng chéo trong việc thực hiện quyền của chủ sỡ hữu là nhà nƣớc với tƣ cách là
ngƣời góp vốn đối với việc quản lý vốn, tài sản trong doanh nghiệp.
2.4.3 Khả năng vay các khoản nợ phải trả
Theo quyết định của Thống đốc NHNN về việc “ban hành quy chế cho vay của
tổ chức tín dụng đối với khách hàng” thì DNNN sau khi CPH cũng chỉ là một CTCP
thông thƣờng, có tƣ cách pháp nhân đƣợc quyền vay vốn của các tổ chức tín dụng. Vì
vậy, DNNN sau khi CPH sẽ phải cạnh tranh công bằng với các CTCP tƣ nhân khác
trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ các tổ chức tín dụng mà không có sự ƣu tiên
nào.
Về các khoản nợ phải trả đối với nhà nƣớc, khi còn là doanh nghiệp quốc
doanh, các khoản nợ phải trả đối với nhà nƣớc thƣờng đƣợc Nhà nƣớc bảo hộ, đƣợc
Nhà nƣớc cấp bổ sung vốn khi thiếu vốn, khi doanh nghiệp nhà nƣớc không có khả
năng thanh toán, thì Nhà nƣớc có thể cho phép xóa nợ. Nhƣng khi chuyển sang CTCP,
những doanh nghiệp phải có trách nhiệm với các khỏan nợ phải trả này nên áp lực
phải sử dụng đồng vốn hiệu quả trong giai đoạn đầu chuyển đổi đối với BGĐ là rất
lớn.
2.4.4 Chính sách giải quyết đối với lao động dôi dƣ
Các doanh nghiệp quốc doanh hậu cổ phần hóa phải kế thừa một số lƣợng NLĐ
dôi dƣ đáng kể từ doanh nghiệp cũ chuyển sang. Số lao động dôi dƣ này phần lớn là
lao động có tay nghề thấp, lao động phổ thông và lao động lớn tuổi. Đây là những lao
động không đáp ứng đƣợc yêu cầu của doanh nghiệp do phải làm quen với công nghệ
mới, do cơ cấu lại lao động, do thay đổi nhiệm vụ chính trị của doanh nghiệp sau cổ
28
phần hóa. Sự gia tăng số lƣợng lao động dôi dƣ sau cổ phần hóa chính là trợ lực lớn
đối với sự phát triển của doanh nghiệp, làm tăng thêm các khoản chi, nhƣ: chi để đào
tạo lại cho những lao động có trình độ thấp hoặc trình độ chuyên môn không phù hợp,
chi để đào tạo mới số lao động phổ thông, tăng lƣơng cho những lao động có trình độ
chuyên môn cao, để từ đó giữ chân và khuyến khích NLĐ tích cực cống hiến nhiều
hơn cho sự phát triển của doanh nghiệp. Giải quyết chế độ, chính sách một cách thỏa
đáng cho số lao động mà doanh nghiệp không thể bố trí, sắp xếp công việc cho họ
đƣợc...
2.4.5 Cải tiến công nghệ
Công nghệ có vai trò hết sức quan trọng, quyết định đến năng suất, chất lƣợng
và hiệu quả hoạt động của CTCP. Công nghệ là nhân tố đóng vai trò quyết định trong
việc nắm bắt những cơ hội phát triển mới của thời đại, rút ngắn khoảng cách về khoa
học công nghệ giữa các quốc gia, từ đó, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế khu vực
và kinh tế toàn cầu. Sự phát triển, tiến bộ của khoa học công nghệ cũng thúc đẩy sự
cạnh tranh giữa các CTCP và các Quốc gia trở lên khốc liệt và có ảnh hƣởng rất lớn
đến uy tín cũng nhƣ vị thế của CTCP trên thƣơng trƣờng.
2.4.6 Trách nhiệm giải trình và cơ chế giám sát
Công khai và minh bạch thông tin trong xã hội nói chung và trong các công ty
SXKD nói riêng, đƣợc xác định là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất, giúp
cho ngƣời dân nắm đƣợc thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về hoạt động của các tổ
chức Công quyền trong xã hội cũng nhƣ hoạt động SXKD, tình hình tài chính của các
DN, các tổ chức kinh tế, làm rút ngắn khoảng cách giữa ngƣời lao động với DN.
Công khai, minh bạch thông tin đồng thời là biện pháp hữu hiệu nhằm phòng
ngừa các hành vi sai trái, các biểu hiện tiêu cực làm suy giảm hoạt động của DN.
Ngoài ra công khai, minh bạch thông tin còn là kênh thông tin quan trọng đảm bảo và
tăng cƣờng sự giám sát của xã hội đối với các cơ quan công quyền của Nhà nƣớc cũng
nhƣ hoạt động SXKD, hoạt động tài chính, tƣơng lai phát triển của DN, của các tổ
chức kinh tế trong xã hội. Qua đó có thể thấy rằng công khai, minh bạch thông tin sẽ
mang lại lợi ích thiết thực cho ngƣời lao động trong DN, giúp họ tin tƣởng, gắn bó lâu
dài với DN, từ đó họ có thể cống hiến hết mình cho sự phát triển của DN.
29
Tùy thuộc vào mục đích, nội dung và phạm vi thực hiện công khai mà doanh
nghiệp sẽ xác định hình thức công khai. Đối với các DN sau cổ phần hóa thì các lĩnh
vực cần công khai, nhƣ: mua sắm và quản lý vật tƣ; Công tác xây dựng cơ bản; Công
tác tuyển dụng; Giải quyết chế độ, chính sách cho ngƣời lao động; Tình hình đề bạt
cán bộ; Công khai các báo cáo tài chính; Tình hình thanh toán; Các khoản nộp ngân
sách; Thu nhập của ngƣời lao động; Tỷ lệ cổ tức; Khả năng sinh lợi; Hiệu quả kinh
doanh... Đây là những thông tin cơ bản để ngƣời lao động trong DN cũng nhƣ những
ngƣời có quan tâm biết đƣợc hiệu quả hoạt động của DN, tình hình và khả năng tài
chính cũng nhƣ xu thế phát triển của DN trƣớc mắt cũng nhƣ trong tƣơng lai, để từ đó
giúp cho ngƣời lao động yên tâm, gắn bó lâu dài với DN, đồng thời giúp cho các đối
tƣợng ngoài DN có quyết định đúng đắn trong việc đầu tƣ, góp vốn hoặc có quan hệ
giao dịch với DN.
2.5 Tổng quan nghiên cứu về cổ phần hóa và giải quyết các vấn đề hậu cổ phần
phần hóa
Tổng quan các nghiên cứu trƣớc cho thấy đã có nhiều nghiên cứu về quá trình
cổ phần hóa tại nhiều trƣờng hợp nghiên cứu khác nhau. Trong đó, đa phần các nghiên
cứu tập trung vào các quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi nhƣ Nga và các quốc
gia Đông Âu (Bonin & ctg, 2005; Brown, Earle, & Telegdy, 2006; Parker &
Kirkpatrick, 2005; Sachs, 1992), Trung Quốc (Bai, Lu, & Tao, 2009; Guo & Yao,
2005; Jefferson & Su, 2006) và Việt Nam (Phạm Ngọc Linh, 2009;Lê Chi Mai,
2001;Lê Minh Thông, 2009; Đinh Văn Sơn, 2009; Đoàn Thị Thu Hà & Nguyễn Thị
Ngọc Huyền, 2010; Đoàn Hồng Lê, 2010; Đặng Đức Thành, 2011; Đinh Thị Nga,
2011; Nguyễn Hữu Xuyên,2012; Nguyễn Thị Thúy Hồng, 2014; Nguyễn Phạm Duy
Nghĩa & Dƣơng Kim Thế Nguyên, 2014, Dƣơng Văn Hóa, 2016; Dƣơng Đức Tâm,
2016, Phan Thị Thùy Linh,2017).
Vì nhiều lý do, quá trình cổ phần hóa ở các quốc gia có nhiều khác biệt, vì vậy,
các nghiên cứu thƣờng tập trung phân tích quá trình cổ phần hóa ở từng quốc gia cụ
thể. Lƣợc khảo các nghiên cứu về quá trình cổ phần hóa tại Việt Nam cho thấy, các
công trình nghiên cứu có nhiều khác biệt song tựu chung lại có thể phân loại thành hai
hƣớng nghiên cứu chính.
30
Thứ nhất, một số công trình ngiên cứu hƣớng đến tìm kiếm bằng chứng thực
nghiệm về vai trò cũng nhƣ tác động của cổ phần hóa đến các yếu tố kinh tế vĩ mô
hoặc hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp hậu cổ phần hóa (Hung & ctg, 2017; Loc,
Lanjouw, & Lensink, 2006; Vixathep & Matsunaga, 2012). Do hƣớng đến phân tích
thực nghiệm, phạm vi nghiên cứu của các nghiên cứu này thƣờng ở phạm vi toàn quốc
hoặc một ngành sản xuất kinh doanh. Đa phần các nghiên cứu theo hƣớng này ủng hộ
sự vƣợt trội về hiệu quả kinh tế của cổ phần hóa (sở hữu tƣ nhân so với sở hữu nhà
nƣớc), tuy nhiên, các nghiên cứu này chƣa chú trọng phân tích các hạn chế từ nội tại
của quá trình cổ phần hóa ở từng trƣờng hợp nghiên cứu. Hay nói cách khác, mặc dù
các nghiên cứu này khắc họa đƣợc bức tranh tổng quát về vai trò, tác động của cổ
phần hóa đến nền kinh tế cũng nhƣ hiệu quả của doanh nghiệp nhƣng lại chƣa chú
trọng phân tích và đƣa ra các giải pháp cụ thể cho các vấn đề của quá trình cổ phần
hóa hiện nay ở Việt Nam.
Thứ hai, một số nghiên cứu hƣớng đến phân tích các vấn đề và đề xuất giải
pháp cho quá trình cổ phần hóa ở Việt Nam (Phạm Ngọc Linh, 2009;Lê Chi Mai,
200;Lê Minh Thông,2009;Đinh Văn Sơn,2009; Đoàn Thị Thu Hà &Nguyễn Thị Ngọc
Huyền, 2010; Đoàn Hồng Lê, 2010; Đặng Đức Thành, 2011; Đinh Thị Nga, 2011;
Nguyễn Hữu Xuyên, 2012;Phạm Duy Nghĩa &Dƣơng Kim Thế Nguyên, 2014;
Nguyễn Thị Thúy Hồng, 2014). Ở các góc nhìn khác nhau, các tác giả thực hiện phân
tích và đề xuất các khuyến nghị nhằm giúp quá trình cổ phần hóa ở Việt Nam đƣợc
thực hiện hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, các vấn đề phát sinh sau quá trình cổ phần hóa (hậu cổ phần hóa)
dƣờng nhƣ chƣa đƣợc chú trọng phân tích. Theo đó, trong những năm gần đây, đã có
một số nghiên cứu tập trung phân tích các vấn đề phát sinh sau quá trình cổ phần hóa
tại các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa tại Việt Nam. Thực sự, quá trình cổ phần
hóa là một bƣớc ngoặt lớn đối với các doanh nghiệp thực hiện quá trình này. Doanh
nghiệp bắt buộc phải thay đổi từ tƣ duy đến phƣơng quản trị kinh doanh khi chuyển từ
cơ chế bao cấp của sở hữu nhà nƣớc sang cơ chế thị trƣờng. Vì vậy, việc nghiên cứu
và giải quyết các vấn đề hậu cổ phần hóa là rất cần thiết và cấp bách. Tuy vậy, các
nghiên cứu này thƣờng ở phạm vi quốc gia hoặc tập trung vào một ngành sản xuất
31
kinh doanh rộng lớn (Dƣơng Đức Tâm, 2015; Dƣơng Văn Hóa, 2016; Phan Thị Thùy
Linh, 2017). Các nghiên cứu này thƣờng chỉ đƣa ra những khuyến nghị mang tính chất
định hƣớng và gặp khó khăn nhất định trong việc đƣa ra các giải pháp cụ thể cho từng
địa phƣơng cụ thể. Theo đó, mục tiêu chính của luận văn là phân tích thực trạng cổ
phần hóa và các vấn đề hậu cổ phần hóa tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng
Tháp. Theo đó, câu hỏi nghiên cứu chính mà luận văn cần phải giải đáp là: “Quá trình
cổ phần hóa và các vấn đề sau quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trên địa
bàn tỉnh Đồng Tháp là như thế nào?”
Kết luận chương 2
Nội dung chƣơng 2 trình bày khung lý thuyết về quá trình cổ phần hóa và các
vấn đề lý thuyết có liên quan.
Theo đó, quá trình cổ phần hóa là quá trình chuyển đổi các doanh nghiệp sở
hữu vốn Nhà nƣớc sang hình thức công ty cổ phần. So với hình thức doanh nghiệp
nhà nƣớc, hình thức công ty cổ phần có nhiều đặc điểm phù hợp hơn với cơ chế thị
trƣờng. Vì vậy, quá trình cổ phần hóa là xu thế tất yếu thúc đẩy doanh nghiệp tự chủ,
từ đó đổi mới, sáng tạo để phù hợp với cơ chế thị trƣờng, giảm gánh nặng cho ngân
sách nhà nƣớc. Tuy nhiên, quá trình cổ phần hóa là một vần đề lớn bao gồm nhiều nội
dung nên rất cần đƣợc nghiên cứu, trong đó, hƣớng nghiên cứu về các vấn đề hậu cổ
phần hóa ngày càng đƣợc quan tâm nghiên cứu.
Ngoài ra, lƣợc khảo các nghiên cứu trƣớc cho thấy, quá trình cổ phần hóa rất
khác biệt giữa các quốc gia bởi nhiều lý do. Vì vậy, các nghiên cứu trƣớc thƣờng tập
trung vào từng trƣờng hợp quốc gia cụ thể. Tuy nhiên, các nghiên cứu ở cấp độ địa
phƣơng còn rất khiêm tốn. Vì vậy, mục tiêu chính của luận văn là phân tích thực trạng
cổ phần hóa và các vấn đề hậu cổ phần hóa tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
Đồng Tháp. Theo đó, câu hỏi nghiên cứu chính mà luận văn cần phải giải đáp là:
“Quá trình cổ phần hóa và các vấn đề sau quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà
nƣớc trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp là nhƣ thế nào?”
32
CHƯƠNG 3_NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT SINH TRONG QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN
HÓA VÀ HẬU CỔ PHẦN HÓA TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
3.1 Bối cảnh thực tiễn về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam
3.1.1. Thực trạng và chính sách cổ phần hóa DNNN của Việt Nam
Kể từ khi thực hiện chính Đổi mới tại Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986,
chƣơng trình cổ phần hóa dần đƣợc hình thành và thực hiện. Năm 1987 là năm chính
phủ bắt đầu khởi động các hoạt động chuyển đổi các xí nghiệp nhà nƣớc thành các
doanh nghiệp hoạt động theo loại hình CTCP. Vì vậy, năm 1987 có thể đƣợc xem là
mốc thời gian đầu tiên mà công cuộc cổ phần hóa DNNN tại Việt Nam đƣợc khởi
xƣớng. Giai đoạn mở đầu này là cơ sở nền tảng trong chủ trƣơng thực hiện cổ phần
hóa tại Việt Nam ở các năm tiếp theo. Theo đó, kể từ cột mốc này, quá trình cổ phần
hóa ở Việt Nam có thể chia thành 3 giai đoạn chính nhƣ sau:
Bảng 2.1: Các giai đoạn của quá trình CPH tại Việt Nam
Giai đoạn Nội dung
Số doanh nghiệp đƣợc
cổ phần hóa
1987 – 1997 Giai đoạn “ thí điểm cổ phần hóa” 123
1998 – 2011 Giai đoạn “ đẩy mạnh cổ phần hóa” 3.858
2011 – 2016 Giai đoạn “ cổ phần hóa nhằm tái cơ cấu
doanh nghiệp Nhà nƣớc”
2011-2016: 535
2017-2020: 240
(kế hoạch)
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ nguồn số liệu của Vụ đổi mới DNNN trực thuộc văn
phòng chính phủ.
 Giai đoạn “thí điểm cổ phần hóa”:
Năm 1987, chính phủ lần lƣợt ban hành nghị định số 217/HĐBT ngày14 tháng
11 năm 1987 và Nghị định số 43/HĐBT ngày 10 tháng 05 năm 1990. Trong giai đoạn
1992-1995, trên cơ sở chỉ thị số 202/CT ngày 8 tháng 6 năm 1992 của chính phủ, năm
xí nghiệp quốc doanh đầu tiên đƣợc cổ phần hóa thành công. Mặc dù với số lƣợng xí
nghiệp đƣợc cổ phần hóa rất khiêm tốn nhƣng nhận thức về cổ phần hóa đã bắt đầu
hình thành trong các cấp lãnh đạo doanh nghiệp nhà nƣớc. Năm 1996, chính phủ tiếp
tục ra văn bản số 25/CP ngày 26/3/1997 và quyết định số 548/1996/QĐ-TTg để tạo
hành lang pháp lý đầy đủ cho việc mở rộng đối tƣợng cổ phần hóa. Trên cơ sở đó, đến
năm 1997, thêm 25 doanh nghiệp nhà nƣớc tiếp theo đƣợc cổ phần hóa thành công.
33
 Giai đoạn “đẩy mạnh cổ phần hóa”:
Trong Năm 1998, nghị định số 44/1998/NĐ-CP đƣợc chính phủ ban hành, đây
có thể xem là văn bản chính thức và đầy đủ nhất quy định cụ thể về quyền mua cổ
phần cho cá nhân và doanh nghiệp tham gia cổ phần hóa. Với chủ trƣơng thông
thoáng hơn, cơ sở pháp lý hoàn thiện, kết quả đến giai đoạn 1998–2000, có 528 doanh
nghiệp nhà nƣớc đã đƣợc cổ phần hóa thành công.
Năm 2001, điểm nổi bật trong năm này là thị trƣờng chứng khoán bắt đầu hình
thành tại Việt Nam, sau khi có thị trƣờng chứng khoán, cổ phiếu đƣợc lƣu hành trên
thị trƣờng, tính thanh khoản của cổ phiếu tăng nhanh, tạo động lực mạnh mẽ cho quá
trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc. Thị trƣờng chứng khoán của Việt Nam mới
hình thành nhƣng sự tăng trƣởng vƣợt bậc của thị trƣờng chứng khoán đã tạo ra động
lực mạnh mẽ, tính thanh khoản của cổ phiếu rất tốt, dẫn đến sự bùng nổ số lƣợng
doanh nghiệp tham gia cổ phần hóa, kết quả đến giai đoạn 2001-2006, 3.155 doanh
nghiệp đƣợc cổ phần hóa thành công.
Năm 2007, thị trƣờng chứng khoán có dấu hiệu bong bóng chứng khoán, các cổ
phiếu ồ ạt lên sàn, giá cổ phiếu tăng từng giờ, từng ngày. Tuy nhiên, từ năm 2008 đến
2010 thị trƣờng chứng khoán đã bắt đầu suy giảm và giảm mạnh liên tiếp vào những
năm sau, đã ảnh hƣởng tiêu cực đến cổ phần hóa, nên đến năm 2010 chỉ có 233 doanh
nghiệp nhà nƣớc đƣợc cổ phần hóa thành công.
Năm 2011, sau một thời gian chƣơng trình cổ phần hóa bị chậm lại, để tạo
động lực mới, tạo sự đột phá, Chính phủ đã ra hàng loạt các nghị định, quyết định nhƣ
nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/07/2011; nghị định 189/2013/NĐ-CP ngày
20/11/2013; nghị quyết số 15/NQ-CP ngày 06/03/2014; quyết định số 37/2014/QĐ-
TTg ngày 18/6/2014; quyết định số 51/2014/QĐ-TTg ngày 15/9/2014 và đặc biệt là
quyết định số 22/2015/QĐ-TTg ngày 22/06/2015 về việc chuyển đơn vị sự nghiệp
công lập thành công ty cổ phần và quyết định số 41/2015/QĐ-TTg ngày 15/9/2015 về
việc bán cổ phần theo lô thể hiện quan điểm mới nhất của chính phủ là thúc đẩy quá
trình cổ phần hóa, cho phép bán cổ phiếu theo lô, quyết tâm thoái vốn tại các công ty
có quy mô lớn.
 Giai đoạn “ cổ phần hóa nhằm tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước”:
Giai đoạn này có thể chia thành hai giai đoạn nhỏ hơn theo kế hoạch tái cơ cấu
của chính phủ:
Giai đoạn 2011-2015: Ngày 17/7/2012, Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết
định số 929/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Tái cơ cấu DN Nhà nước, trọng tâm là các
Tập đoàn, TCT Nhà nước, giai đoạn 2011 - 2015” với các mục tiêu sau đây:
34
- DNNN có cơ cấu hợp lý hơn, tập trung vào ngành, lĩnh vực then chốt, cung
cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội và quốc phòng, an ninh, làm nòng
cốt để kinh tế Nhà nƣớc thực hiện đƣợc vai trò chủ đạo, là lực lƣợng vật chất quan
trọng để Nhà nƣớc định hƣớng, điều tiết nền kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô.
- Nâng cao sức cạnh tranh, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đối với DN
kinh doanh, hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích
thiết yếu cho xã hội, quốc phòng, an ninh đối với DN hoạt động công ích.
- Đối với DN 100% vốn Nhà nƣớc Hoàn thiện khung pháp lý để DN KD hoạt
động trong môi trƣờng pháp lý chung và cạnh tranh bình đẳng với DN thuộc các thành
phần kinh tế khác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đã đầu tƣ. Có cơ chế quản lý,
kiểm soát việc nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị... của DN. Hoàn thiện khung
pháp lý về TĐKT Nhà nƣớc. Có nghị định riêng về tổ chức và hoạt động của từng
TĐKT, TCT Nhà nƣớc đặc biệt quan trọng để nâng cao tính pháp lý, tăng cƣờng công
tác giám sát, kiểm tra của chủ sở hữu Nhà nƣớc đối với các TĐKT, TCT Nhà nƣớc
hoạt động có hiệu quả hơn.
- Thúc đẩy tái cơ cấu DNNN Sửa đổi, bổ sung qui định về CPH, bán, giao, giải
thể, phá sản DN. Tập trung tháo gỡ cho đƣợc khó khăn, vƣớng mắc hiện tại, nhất là về
định giá DN, xử lý tài chính, công nợ, đất đai, chế độ đối với ngƣời lao động... và
ngăn ngừa thất thoát tài sản. Ban hành các qui định, hƣớng dẫn việc thực hiện sắp xếp
DN theo ngành, lĩnh vực không phân biệt cấp, cơ quan quản lý.
- Đổi mới thể chế, cơ chế quản lý của chủ sở hữu Nhà nƣớc đối với DNNN
Khung pháp lý cho cải cách DNNN tiếp tục đƣợc củng cố, nhƣ Nghị quyết số 15/NQ-
CP ngày 06/3/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN,
thoái vốn Nhà nƣớc tại DN đã đề cập tới kế hoạch hành động toàn diện để đẩy mạnh
thoái vốn DNNN. Đồng thời, hai đạo luật quan trọng có liên quan gồm Luật Quản lý
và sử dụng vốn Nhà nƣớc đầu tƣ vào SXKD và Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) cũng đã
đƣợc thông qua tại kỳ họp Quốc hội diễn ra vào tháng 11/2014.
Bên cạnh Quyết định số 929/QĐ-TTg, chính phủ còn ban hành các văn bản giải
quyết các vấn đề của quá trình cổ phần hóa. Cụ thể, ngày 18/6/ 2014, Thủ tƣớng
Chính phủ đã ký Quyết định số 37/2014/QĐ- TTg “Ban hành tiêu chí, danh mục phân
loại DNNN” nhằm đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới các DNNN hiện có. Quyết định này
xác định và phân loại các DNNN theo tỷ lệ % vốn điều lệ do Nhà nƣớc nắm giữ.
Ngoài ra, luật Quản lý và sử dụng vốn Nhà nƣớc đầu tƣ vào SXKD đƣợc kỳ vọng sẽ
nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong đầu tƣ, quản lý vốn Nhà nƣớc
vào hoạt động SXKD, tăng mức độ giám sát hiệu quả hoạt động DNNN của Quốc hội,
Hội đồng nhân dân các cấp và các bên liên quan. Bên cạnh đó, Luật Doanh nghiệp
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước
Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước

More Related Content

Similar to Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước

Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán phải thu khách hàng tại Công ty TNHH Thương mại và...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán phải thu khách hàng tại Công ty TNHH Thương mại và...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán phải thu khách hàng tại Công ty TNHH Thương mại và...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán phải thu khách hàng tại Công ty TNHH Thương mại và...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docx
Đề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docxĐề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docx
Đề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docxlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Quốc tế Delta.pdf
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Quốc tế Delta.pdfNâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Quốc tế Delta.pdf
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Quốc tế Delta.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và công nghệ xây dự...
Hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và công nghệ xây dự...Hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và công nghệ xây dự...
Hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và công nghệ xây dự...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài luận văn 2024 Đãi ngộ người lao động tại Công ty Cổ phần Thiết bị Việt...
Đề tài luận văn 2024 Đãi ngộ người lao động tại Công ty Cổ phần Thiết bị Việt...Đề tài luận văn 2024 Đãi ngộ người lao động tại Công ty Cổ phần Thiết bị Việt...
Đề tài luận văn 2024 Đãi ngộ người lao động tại Công ty Cổ phần Thiết bị Việt...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thực phẩm ...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thực phẩm ...Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thực phẩm ...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thực phẩm ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại cát thàn...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại cát thàn...Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại cát thàn...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại cát thàn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại cát thàn...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại cát thàn...Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại cát thàn...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại cát thàn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA CHDCND LÀO TR...
ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA CHDCND LÀO TR...ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA CHDCND LÀO TR...
ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA CHDCND LÀO TR...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH TẠ...
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH TẠ...PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH TẠ...
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH TẠ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưngPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt namPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt namPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước (20)

Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu ...
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty in, HAY, 9đ
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty in, HAY, 9đĐề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty in, HAY, 9đ
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty in, HAY, 9đ
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán phải thu khách hàng tại Công ty TNHH Thương mại và...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán phải thu khách hàng tại Công ty TNHH Thương mại và...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán phải thu khách hàng tại Công ty TNHH Thương mại và...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán phải thu khách hàng tại Công ty TNHH Thương mại và...
 
Đề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docx
Đề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docxĐề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docx
Đề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docx
 
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Quốc tế Delta.pdf
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Quốc tế Delta.pdfNâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Quốc tế Delta.pdf
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Quốc tế Delta.pdf
 
Hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và công nghệ xây dự...
Hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và công nghệ xây dự...Hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và công nghệ xây dự...
Hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và công nghệ xây dự...
 
Đề tài luận văn 2024 Đãi ngộ người lao động tại Công ty Cổ phần Thiết bị Việt...
Đề tài luận văn 2024 Đãi ngộ người lao động tại Công ty Cổ phần Thiết bị Việt...Đề tài luận văn 2024 Đãi ngộ người lao động tại Công ty Cổ phần Thiết bị Việt...
Đề tài luận văn 2024 Đãi ngộ người lao động tại Công ty Cổ phần Thiết bị Việt...
 
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thực phẩm ...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thực phẩm ...Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thực phẩm ...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thực phẩm ...
 
Đề tài tình hình tài chính công ty dịch vụ thương mại, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài tình hình tài chính công ty dịch vụ thương mại, HAY, ĐIỂM 8Đề tài tình hình tài chính công ty dịch vụ thương mại, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài tình hình tài chính công ty dịch vụ thương mại, HAY, ĐIỂM 8
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại cát thàn...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại cát thàn...Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại cát thàn...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại cát thàn...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại cát thàn...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại cát thàn...Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại cát thàn...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại cát thàn...
 
KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
 
KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
 
ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA CHDCND LÀO TR...
ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA CHDCND LÀO TR...ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA CHDCND LÀO TR...
ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA CHDCND LÀO TR...
 
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH TẠ...
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH TẠ...PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH TẠ...
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH TẠ...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưngPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưng
 
Đề tài tình hình tài chính công ty vận tải Thịnh Hưng, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài  tình hình tài chính công ty vận tải Thịnh Hưng, HOT, ĐIỂM 8Đề tài  tình hình tài chính công ty vận tải Thịnh Hưng, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài tình hình tài chính công ty vận tải Thịnh Hưng, HOT, ĐIỂM 8
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt namPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt namPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
 

More from Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com

Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnVấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiKhoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiKhoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngHoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamChuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 

More from Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com (20)

Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnVấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
 
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt MayTiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
 
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
 
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
 
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá VinasaLuận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách SạnLuận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
 
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu TưLuận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
 
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển VọngKhoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiKhoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
 
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiKhoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
 
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngHoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
 
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamChuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
 
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
 
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du LịchChuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
 
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du LịchChuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công TyChuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
 

Recently uploaded

Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhBookoTime
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 

Những Vấn Đề Phát Sinh Trong Quá Trình Cổ Phấn Hóa Và Hậu Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước

  • 1. TP. HỒ CHÍ MINH –2022 NĂM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN VĂN PHÚ NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT SINH TRONG QUÁ TRÌNHCỔ PHẤN HÓA VÀ HẬU CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149 Chuyên ngành: Tài chính công Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
  • 2. vii BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ TRẦN VĂN PHÚ NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT SINH TRONG QUÁ TRÌNH CỔ PHẤN HÓA VÀ HẬU CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP Chuyên ngành: Tài chính công Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ QUANG CƢỜNG MINH
  • 3. TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT SINH TRONG QUÁ TRÌNH CỔ PHẤN HÓA VÀ HẬU CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP” là công trình của việc học tập và nghiên cứu nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Trần Văn Phú
  • 4.
  • 5. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình theo học chƣơng trình cao học ngành Tài chính công của Trƣờng Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh và nghiên cứu viết luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận đƣợc sự hỗ trợ, động viên từ phía nhà trƣờng, cơ quan, gia đình và bạn bè. Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp, ngoài sự đầu tƣ nghiêm túc của bản thân, tôi còn đƣợc sự hỗ trợ và động viên của nhiều ngƣời. Nhân đây, tôi chân thành cảm ơn: Quý thầy, cô trƣờng Trƣờng Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức bổ ích cho tôi; Gia đình và bạn bè đã hỗ trợ và động viên tinh thần cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Đặc biệt xin gửi lời cảm ơn đến Tiến sĩ Lê Quang Cƣờng đã tận tình hƣớng dẫn và hỗ trợ trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp của tôi; Mặc dù tôi đã cố gắng rất nhiều trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, nhƣng do hạn chế về mặt thời gian cùng với việc thiếu kinh nghiệm trong nghiên cứu nên đề tài luận văn không tránh khỏi có hạn chế và thiếu sót. Tôi rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp quý báu của Thầy Cô để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn nữa. Xin trân trọng cảm ơn.
  • 6. iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BGĐ Ban Giám Đốc BKS Ban kiểm soát BMQL Bộ máy quản lý BTC Bộ Tài chính CPH Cổ phần hóa CQNN Cơ quan nhà nƣớc CTCP Công ty cổ phần DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp nhà nƣớc ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông HĐQT Hội đồng quản trị KTTT Kinh tế thị trƣờng NĐ Nghị định NLĐ Ngƣời lao động NN Nhà nƣớc QTCL Quản trị chiến lƣợc QTDN Quản trị doanh nghiệp QTTC Quản trị tài chính QTNS Quản trị nhân sự TĐKT Tập đoàn kinh tế TCT Tổng công ty TNHH Trách nhiệm hữu hạn
  • 7. iv DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Tổng hợp các văn bản pháp luật hƣớng dẫn quá trình cổ phần hóa ......... 18 Bảng 2.1: Các giai đoạn của quá trình cổ phần hóa tại Việt Nam ............................ 32 Bảng 2.2: Danh sách các doanh nghiệp nhà nƣớc của tỉnh Đồng Tháp đã thực hiện cổ phần hóa tính đến năm 2011................................................................................. 37 Bảng 2.3: Cơ cấu vốn điều lệ dự kiến sau khi cổ phần hóa của Công ty TNHH MTV Cấp nƣớc và Môi trƣờng đô thị Đồng Tháp.............................................................. 40
  • 8. v DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ Biểu Đồ 1.1:Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần (CTCP) ....................................... 23 Biểu Đồ 2.1: Kết quả CPH DNNN theo từng giai đoạn ........................................... 36
  • 9. vi TÓM TẮT Mục tiêu chính của luận văn là phân tích quá trình cổ phần hóa và các vấn đề hậu cổ phần hóa ở tỉnh Đồng Tháp. Quá trình cổ phần hóa đóng một vai trò quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Đồng Tháp nói riêng và Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, phân tích tình hình thực tế cho thấy, cổ phần hóa và giai đoạn hậu cổ phần hóa ở tỉnh Đồng Tháp vẫn còn nhiều vấn đề khó khăn, bất cập làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng cổ phần hóa và khả năng tồn tại, cạnh tranh và phát triển của doanh nghiệp hậu cổ phần hóa. Do đó, luận văn tìm hiểu cơ sở lý thuyết về cổ phần hóa. Từ cơ sở này, luận văn phân tích thực trạng quá trình cổ phần hóa và các vấn đề hậu cổ phần hóa tại các doanh nghiệp vừa cổ phần hóa ở tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011-2018. Dựa trên những phân tích này, tác giả chỉ ra những khó khăn, hạn chế trong thực tiễn. Từ đó, tác giả đƣa ra các khuyến nghị và giải pháp phù hợp cho quá trỉnh cổ phần hóa tại tỉnh Đồng Tháp cũng nhƣ các giải pháp để các doanh nghiệp hậu cổ phần hóa của tỉnh Đồng Tháp có thể phát triển bền vững và hiệu quả. Từ khóa: Cổ phần hóa; Doanh nghiệp nhà nƣớc.
  • 10. vii ABSTRACT The objective of the thesis is to analyse equitization process and post- equitization issues in Dong Thap province. Equitization process plays an important role in industrialization and modernization movement of both Dong Thap province and Vietnam. Nevertheless, the factual circumstance indicates equitization and post- equitization in Dong Thap province have many problems that affect negatively to the output of equitization process. Consequently, the thesis establishes a theoretical basis and analyzes the status of equitization process and post-equitization issues in Dong Thap province. Based on these analyses, the author points out the difficulties and shortcomings in practice and offers appropriate recommendations and solutions for the post-equitized enterprises in the province to develop sustainably and effectively. Keywords: Equitization; State enterprise
  • 11.
  • 12. 1 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................ iii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU................................................................................iv DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ ...................................................................v TÓM TẮT ....................................................................................................................vi ABSTRACT ............................................................................................................... vii MỤC LỤC .....................................................................................................................1 CHƢƠNG 1_ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU............................................................4 1.1 Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu ..........................................................................4 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu.............................................................................5 1.3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................6 1.3.1 Đối tƣợng nghiên cứu.......................................................................................6 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................7 1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................................7 1.5 Kết quả và đóng góp mới của luận văn ................................................................7 1.6 Quy trình nghiên cứu .............................................................................................8 1.7 Kết cấu luận văn .....................................................................................................9 CHƢƠNG 2_CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CỔ PHẦN HÓA VÀ CÁC VẤN ĐỀ HẬU CỔ PHẦN HÓA..........................................................................................................10 2.1 Các khái niệm chính.............................................................................................10 2.1.1 Doanh nghiệp nhà nƣớc (DNNN)..................................................................10 2.1.2 Công ty cổ phần (CTCP)................................................................................12 2.1.3 Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc ...........................................................14 2.2 Lý thuyết về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc............................................16 2.2.1 Cở sở lý thuyết.................................................................................................16 2.2.2 Nội dung cổ phần hóa .....................................................................................18 2.3 Các vấn đề gây trở ngại quá trình cổ phần hóa................................................21 2.4 Các vấn đề phát sinh sau quá trình cổ phần hóa (hậu cổ phần hóa)..............22
  • 13. 2 2.4.1 Bộ máy tổ chức và phƣơng thức quản trị.....................................................22 2.4.2 Bất động sản và các tài sản khác ...................................................................26 2.4.3 Khả năng vay các khoản nợ phải trả ............................................................27 2.4.4 Chính sách giải quyết đối với lao động dôi dƣ .............................................27 2.4.5 Cải tiến công nghệ...........................................................................................28 2.4.6 Trách nhiệm giải trình và cơ chế giám sát ...................................................28 2.5 Tổng quan nghiên cứu về cổ phần hóa và giải quyết các vấn đề hậu cổ phần phần hóa ......................................................................................................................29 Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................................31 CHƢƠNG 3_NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT SINH TRONG QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HÓA VÀ HẬU CỔ PHẦN HÓA TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP.....................................................................32 3.1 Bối cảnh thực tiễn về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc ở Việt Nam.........32 3.1.1. Thực trạng và chính sách cổ phần hóa DNNN của Việt Nam ...................32 3.1.2. Đánh giá quá trình CPH DNNN trên phạm vi cả nƣớc .............................36 3.2 Các vấn đề phát sinh trong quá trình cổ phần hóa các DNNN tại tỉnh Đồng Tháp .............................................................................................................................37 3.2.1 Thực trạng cổ phần hóa các DNNN tại tỉnh Đồng Tháp.............................37 3.2.2 Các vấn đề phát sinh trong quá trình cổ phần hóa DNNN tại tỉnh Đồng Tháp ..........................................................................................................................43 3.3 Các vấn đề phát sinh giai đoạn hậu cổ phần hóa tại các DNNN tại tỉnh Đồng Tháp .............................................................................................................................44 3.3.1 Về bộ máy tổ chức và phƣơng thức quản trị................................................44 3.3.2 Về quyền sử dụng bất động sản và các tài sản khác....................................48 3.3.3 Về khả năng vay và các khoản nợ phải trả...................................................49 3.3.4 Về chính sách đối với lao động dôi dƣ ..........................................................49 3.3.5 Về cải tiến công nghệ ......................................................................................50 3.3.6 Về trách nhiệm giải trình và cơ chế giám sát...............................................50 Kết luận chƣơng 3 ......................................................................................................51 CHƢƠNG 4_GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ PHÁT SINH TRONG QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HÓA VÀ HẬU CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP...................................................................................................53 4.1. Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp
  • 14. 3 nhà nƣớc tại tỉnh Đồng Tháp..................................................................................53 4.2. Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hậu cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nƣớc tại tỉnh Đồng Tháp .....................................................................55 4.3. Hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo .........................................................61 Kết luận chƣơng 4 ......................................................................................................62 Kết luận chung............................................................................................................64 Tài liệu tham khảo tiếng Việt ....................................................................................66 Tài liệu tham khảo tiếng Anh ....................................................................................67 Các phụ lục..................................................................................................................69
  • 15. 4 CHƢƠNG 1_ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu Tiếp tục sắp xếp, chuyển đổi nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, sản xuất kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp quốc doanh là yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, quá trình cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp quốc doanh ở Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn, thử thách nên kết quả vẫn chƣa tƣơng xứng với kỳ vọng. Cụ thể, theo số liệu của Bộ Tài chính (BTC), kể từ khi có chủ trƣơng cổ phần hóa doanh nghiệp quốc doanh theo Nghị định số 28/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 1996 của Chính phủ đến nay, tổng số doanh nghiệp đã đƣợc CPH là 4.065 doanh nghiệp. Tính đến hết tháng năm 2015, cả nƣớc còn phải thực hiện CPH là 130 doanh nghiệp. Nhƣ vậy, từ năm 2011 - 2015, cả nƣớc chỉ mới CPH đƣợc 397 doanh nghiệp, đạt 75% kế hoạch của cả giai đoạn. Nguyên nhân không hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa giai đoạn 2011- 2015 xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhƣ việc định giá tài sản còn bất cập, các vấn đề pháp lý, giải quyết lao động dôi dƣ chƣa thỏa đáng. Mặt khác, sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu cũng đã ảnh hƣởng đến tốc độ CPH doanh nghiệp nhà nƣớc ở Việt Nam. Nhƣ vậy, công tác cổ phần hóa doanh nghiệp quốc doanh ở Việt Nam còn phải trải qua một chặng đƣờng khá dài và nhiều thử thách mới có thể hoàn thành đƣợc quá trình CPH doanh nghiệp quốc doanh. Tuy nhiên, quá trình CPH chỉ mới phản ánh một phần của bức tranh về thực trạng và tác động của CPH đến nền kinh tế Việt Nam. Mục tiêu của CPH không chỉ nhằm giảm bớt gánh nặng cho cán cân ngân sách mà còn phải hƣớng đến thúc đẩy các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, đóng góp nhiều hơn cho ngân sách và sự phát triển của đất nƣớc. Vì vậy, bên cạnh quá trình CPH, một vấn đề cần lƣu tâm là hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp quốc doanh sau CPH. Thực tế cho thấy, cơ cấu tổ chức, cách thức quản lý, cơ chế hoạt động tại các doanh nghiệp này đang gặp nhiều vấn đề vƣớng mắc, nhƣ: Công tác tổ chức, bộ máy quản lý còn nhiều bất cập, năng lực quản lý và quản trị doanh nghiệp chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng; Vấn đề đất đai và quyền sở hữu tài sản chƣa đƣợc giải quyết một cách rõ ràng, minh bạch; Chính sách tín dụng đối với doanh nghiệp sau CPH còn có sự phân biệt đối xử; Chính sách, chế độ cho lao động dôi dƣ trong doanh nghiệp cổ phần hóa chƣa
  • 16. 5 đƣợc thỏa đáng; Doanh nghiệp sau CPH không có điều kiện về tài chính để đổi mới công nghệ, dẫn đến tính cạnh tranh của đại bộ phận các doanh nghiệp sau CPH còn thấp. Vì vậy, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp giai đoạn sau cổ phần hóa (hậu cổ phần hóa) cần đƣợc xem xét cẩn trọng và có hệ thống. Đồng Tháp là tỉnh vùng biên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có trên 50 km đƣờng biên giới giáp với nƣớc bạn Cam-pu-chia; có vị trí địa lý và giao thông tƣơng đối không thuận lợi bởi hệ thống sông ngòi chằng chịt trong khi cơ sở hạ tầng giao thông chƣa phát triển đồng bộ. Vì vậy, tốc độ tăng trƣởng kinh tế chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, nguồn thu ngân sách của tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hàng năm tỉnh phải nhận bổ sung gần 50% từ ngân sách trung ƣơng. Do đó, để giảm áp lực cho cán cân ngân sách, quá trình CPH là tất yếu và cần phải đƣợc thực thi hiệu quả, không chỉ hƣớng đến giảm áp lực cho cán cân ngân sách mà còn tiến tới đóng góp nhiều hơn cho NSNN. Nhƣ vậy, việc nghiên cứu quá trình CPH tại Việt Nam nói chung và tại tỉnh Đồng Tháp nói riêng là rất quan trọng và cần thiết, phục vụ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc. Tuy nhiên, việc cân bằng mục tiêu vừa đảm bảo vốn nhà nƣớc, giảm áp lực cán cân ngân sách vừa đảm bảo doanh nghiệp sau cổ phần hóa phát triển bền vững là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn và cấp bách. Theo đó, về khái quát, đề tài mà luận văn hƣớng đến là “NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT SINH TRONG QUÁ TRÌNH CỔ PHẤN HÓA VÀ HẬU CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP”. Luận văn thiết lập cơ sở lý luận và phân tích thực trạng quá trình CPH và các vấn đề hậu CPH của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Từ đó, tác giả chỉ ra những khó khăn, bất cập trong thực tế và đƣa ra các khuyến nghị, giải pháp phù hợp để các doanh nghiệp sau cổ phần hóa trên địa bàn tỉnh phát triển bền vững và hiệu quả. 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu chính mà luận văn hƣớng đến là phân tích những vấn đề CPH và các vấn đề hậu CPH tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Nhƣ vậy, hai mục tiêu cục thể của luận án là: (1) đánh giá quá trình cổ phần hóa DNNN tại tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011-2018; (2) Phân tích thực trạng các vấn đề hậu cổ phần
  • 17. 6 hóa tại các doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa tại tỉnh Đồng Tháp hiện nay. Theo đó, hai câu hỏi nghiên cứu mà luận văn cần phải giải đáp là: (1) Quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại tỉnh Đồng Tháp diễn ra như thế nào? (2) Giải quyết những vấn đề phát sinh hậu cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại tỉnh Đồng Tháp như thế nào? Để thực hiện mục tiêu và giải đáp hai câu hỏi nghiên cứu này, luận văn thiết lập cơ sở lý luận trên cơ sở lƣợc khảo lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trƣớc. Dựa trên khung phân tích này, tác giả phân tích thực trạng cổ phần hóa và các vấn đề hậu CPH doanh nghiệp nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Từ đó, tác giả chỉ ra những khó khăn, bất cập trong thực tế. Trên cơ sở phân tích này, tác giả đề xuất các khuyến nghị, giải pháp phù hợp để giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình CPH và hậu CPH doanh nghiệp nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Theo đó, các mục tiêu cụ thể và cũng là quy trình thực hiện của luận văn bao gồm các nội dung cụ thể nhƣ sau: - Tìm hiểu khung lý thuyết về CPH doanh nghiệp quốc doanh và các vấn đề hậu CPH. - Phân tích thực trạng quá trình CPH và những vấn đề phát sinh hậu CPH doanh nghiệp quốc doanh tại tỉnh Đồng Tháp. Qua đó, luận văn đúc kết những thành tựu, hạn chế bất cập trong quá trình cổ phần hóa và các vấn đề hậu cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc tại tỉnh Đồng Tháp thời gian qua. - Đề xuất các khuyến nghị, giải pháp nhằm đảm bảo các doanh nghiệp hậu CPH trên địa bàn tỉnh phát triển bền vững và hiệu quả trong thời gian tới. 1.3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tƣợng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về quá trình CPH và các vấn đề hậu CPH doanh nghiệp quốc doanh tại tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011- 2018.
  • 18. 7 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các doanh nghiệp quốc doanh vừa cổ phần hóa tại tỉnh Đồng Tháp, tập trung chủ yếu vào giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2018. Cụ thể, trong phạm vi nội dung luận văn, doanh nghiệp nhà nƣớc vừa cổ phần hóa tại tỉnh Đồng Tháp đƣợc hiểu là các doanh nghiệp có phần vốn nhà nƣớc thuộc tỉnh quản lý vừa thực hiện cổ phần hóa trong giai đoạn nghiên cứu, bao gồm: (1) Công ty TNHH MTV Cấp nƣớc và Môi trƣờng đô thị Đồng Tháp; (2) Công ty TNHH MTV Xây lắp và Vật liệu xây dựng Đồng Tháp; (3) Công ty TNHH MTV Thƣơng mại dầu khí Đồng Tháp. Bên cạnh đó, nhằm củng cố các phân tích về những thành tựu cũng nhƣ khó khăn, bất cập của quá trình CPH doanh nghiệp nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh, luận văn cũng phân tích khái quát thực trạng CPH tại 14 doanh nghiệp quốc doanh đã CPH trên địa bàn tỉnh giai đoạn trƣớc. 1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đƣợc mục tiêu nghiên cứu, luận văn sử dụng linh hoạt các phƣơng pháp nghiên cứu sau: - Phƣơng pháp thống kê mô tả bằng kỹ thuật phân tích và tổng hợp: Quá trình phân tích đƣợc thực hiện thông qua việc nghiên cứu chi tiết thực trạng doanh nghiệp nhà nƣớc vừa CPH tại tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011-2018. Từ cơ sở này, luận văn thực hiện tổng hợp các phân tích nhằm đúc kết những nhận định mang tính tổng quát, hệ thống về thực trạng CPH và các vấn đề hậu CPH doanh nghiệp quốc doanh tại tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011-2018. - Phƣơng pháp phỏng vấn, lấy ý kiến chuyên gia: Dựa vào mục tiêu nghiên cứu, tác giả thực hiện việc lấy ý kiến của các chuyên gia là cán bộ quản lý, đại diện doanh nghiệp tại các doanh nghiệp nhà nƣớc đã và đang cổ phần hóa tại tỉnh Đồng Tháp. 1.5 Kết quả và đóng góp mới của luận văn Việc thực hiện luận văn kỳ vọng sẽ mang lại những giá trị nhất định cả về mặt khoa học và thực tiễn. Tác giả hƣớng đến giải quyết vấn đề nghiên cứu mà bối cảnh
  • 19. 8 Tổng quan lý thuyết Xác định mục tiêu nghiên cứu Phân tích thực trạng và thảo luận Kết luận và hàm ý chính sách thực tiễn đặt ra: Phân tích thực trạng CPH và các vấn đề hậu CPH doanh nghiệp nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Luận văn tập trung khái quát hóa lý luận về doanh nghiệp quốc doanh, quá trình, nội dung của CPH. Qua đó, luận văn cung cấp cho ngƣời đọc bức tranh tổng thể về thực trạng CPH và các nút thắt hậu CPH của doanh nghiệp quốc doanh trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp nói riêng và cả nƣớc nói chung. Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp khả thi nhằm cải thiện chất lƣợng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh và đƣa ra các khuyến nghị chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sau CPH hiện nay. 1.6 Quy trình nghiên cứu Luận văn đƣợc thực hiện bao gồm các bƣớc chính nhƣ sau: Thứ nhất, tác giả thực hiện khái quát lại các lý thuyết có liên quan nhằm hình thành khung phân tích, cơ sở lý luận về DNNN, CTCP, quá trình cổ phần hóa và các nút thắt phát sinh sau quá trình CPH. Bên cạnh đó, tác giả cũng tiến hành lƣợc khảo các bài nghiên cứu thực nghiệm có liên quan.
  • 20. 9 Thứ hai, từ cơ sở tổng quan lý thuyết đƣợc thực hiện ở bƣớc thứ nhất, luận văn xác định mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu. Luận văn hƣớng đến thực hiện câu hỏi nghiên cứu chính là: “Giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình cổ phần hóa và hậu cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại tỉnh Đồng Tháp như thế nào?” Thứ ba, từ cơ sở tổng quan lý thuyết đƣợc thực hiện ở bƣớc thứ nhất và mục tiêu nghiên cứu đƣợc xác định ở bƣớc thứ hai, luận văn thực hiện thu thập số liệu nhằm phân tích thực trạng quá trình CPH và các vấn đề hậu CPH doanh nghiệp nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp nói riêng và cả nƣớc nói chung. Từ cơ sở này, tác giả thảo luận về những ƣu điểm cũng nhƣ hạn chế, bất cập còn tồn tại trong quá trình cổ phần hóa và các vấn đề hậu cổ phần hóa tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Cuối cùng, từ cơ sở lý thuyết và kết quả phân tích thực trạng, tác giả rút ra các kết luận về những hạn chế, bất cập còn tồn tại cũng nhƣ nguyên nhân của chúng trong quá trình thực hiện cổ phần hóa và hậu cổ phần hóa tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Qua đó, luận văn đề xuất các giải pháp khả thi nhằm giải quyết các nút thắt trong quá trình cổ phần hóa và hậu cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. 1.7 Kết cấu luận văn Luận văn gồm 04 chƣơng chính, ngoài chƣơng 1 giới thiệu tổng quan đề tài nghiên cứu, nội dung luận văn đƣợc cấu trúc nhƣ sau: Chƣơng 1_Tổng Quan Nghiên Cứu Chƣơng 2_ Cơ sở lý luận về CPH và các vấn đề hậu CPH Chƣơng 3_ Các nút thắt trong quá trình CPH và hậu CPH tại các doanh nghiệp nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp Chƣơng 4_ Giải quyết các nút thắt trong quá trình CPH và hậu CPH doanh nghiệp nhà nƣớc tại tỉnh Đồng Tháp
  • 21. 10 CHƢƠNG 2_CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CỔ PHẦN HÓA VÀ CÁC VẤN ĐỀ HẬU CỔ PHẦN HÓA 2.1 Các khái niệm chính 2.1.1 Doanh nghiệp nhà nƣớc (DNNN) Doanh nghiệp nhà nƣớc hay doanh nghiệp quốc doanh trƣớc hết là một loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, loại hình doanh nghiệp này có những đặc thù riêng biệt so với những doanh nghiệp thuộc khu vực tƣ. Thêm vào đó, quan điểm về doanh nghiệp nhà nƣớc theo pháp luật Việt Nam cũng có những thay đổi theo thời gian. Những thay đổi về quan điểm này tƣơng ứng với sự đổi mới về quan niệm về sở hữu nhà nƣớc cũng nhƣ cơ chế quản lý nền kinh tế Việt Nam. Trong nền kinh tế bao cấp, thƣơng nghiệp tƣ nhân gần nhƣ bị hạn chế. Nhà nƣớc nắm vai trò chủ đạo, điều hành, kiểm soát trên thị trƣờng theo chế độ tem phiếu nên hạn chế tối đa việc mua bán hoặc vận chuyển tự do hàng hoá trên thị trƣờng. Theo đó, các doanh nghiệp ở thời kỳ này đều là doanh nghiệp nhà nƣớc. Các doanh nghiệp này hoạt động trên cơ sở các quyết định của CQNN quản lý trực tiếp và các chỉ tiêu pháp lệnh đƣợc giao. “Tất cả phương hướng sản xuất, nguồn vật tư, tiền vốn; định giá sản phẩm, tổ chức bộ máy, nhân sự, tiền lương... đều do các cấp có thẩm quyền quyết định. Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch cấp phát vốn, vật tư cho doanh nghiệp, doanh nghiệp giao nộp sản phẩm cho Nhà nước. Lỗ thì Nhà nước bù, lãi thì Nhà nước thu”(Dƣơng Văn Hòa, 2016). Kể từ khi Nhà nƣớc thực hiện chính sách Đổi mới, chuyển cơ chế quản lý từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, quan điểm về doanh nghiệp nhà nƣớc cũng có nhiều thay đổi. Bên cạnh các doanh nghiệp nhà nƣớc, các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực tƣ nhân bắt đầu hình thành và phát triển. Năm 1995, luật doanh nghiệp nhà nƣớc ra đời, định nghĩa chính thức về khái niệm doanh nghiệp nhà nƣớc. Theo quy định của luật, doanh nghiệp nhà nƣớc là “tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước giao”(Quốc hội IX, 1995). Theo đó, khái niệm này chỉ ra
  • 22. 11 điểm khác biệt chính giữa doanh nghiệp nhà nƣớc và doanh nghiệp tƣ nhân là quyền sở hữu và quản lý. Từ năm 2003 trở đi, doanh nghiệp nhà nƣớc đƣợc định nghĩa là “tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn”(Quốc hội XI, 2003). So sánh hai khái niệm này cho thấy, có một sự chuyển biến lớn trong quan niệm về doanh nghiệp nhà nƣớc. Theo đó, doanh nghiệp nhà nƣớc không hoàn toàn chỉ dựa vào vấn đề quyền sở hữu và quản lý để phân loại mà thay đổi theo hƣớng nhìn nhận sự bình đẳng giữa các hình thức doanh nghiệp. Lúc này, doanh nghiệp nhà nƣớc đƣợc xác định dựa trên quyền kiểm soát và chi phối của nhà nƣớc đới với doanh nghiệp. Doanh nghiệp nhà nƣớc cũng đƣợc tổ chức với nhiều hình thức nhƣ công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn nhƣ khu vực tƣ nhân, đây là điểm mới và tiến bộ trong quan điểm về doanh nghiệp nhà nƣớc. Năm 2014 đánh dấu một bƣớc ngoặt lớn về sự thay đổi quan điểm về doanh nghiệp nói chung và DNNN nói riêng. Hơn hai thập kỷ đổi mới và phát triển, NN ban hành thống nhất một luật doanh nghiệp duy nhất, áp dụng thống nhất và bình đẳng, không phân biệt cách thức đối xử đối với mọi loại hình doanh nghiệp (trƣớc đây, Việt Nam có luật doanh nghiệp và luật DNNN). Điều này cho thấy sự bình đẳng, tiến tới cạnh tranh công bằng giữa các loại hình doanh nghiệp, phù hợp với nền kinh tế thị trƣờng. Tuy nhiên, Luật doanh nghiệp năm 2014 lại đƣa ra thay đổi lớn về định nghĩa doanh nghiệp nhà nƣớc. Theo luật này, DNNN là “Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ” (Quốc hội XIII, 2014). Vì vậy, những DN mà NN không sở hữu tố đa 100% vốn điều lệ thì không đƣợc coi là DNNN. Điều này đặt ra những vấn đề phát sinh, đặc biệt là đối với quá trình cổ phần hóa DNNN hiện nay. Lƣợc khảo cho thấy, khái niệm DNNN theo văn bản pháp luật của nƣớc ta hiện nay và khái niệm DNNN tại các quốc gia khác trên thế giới có nhiều khác biệt. Theo Dƣơng Văn Hòa (2016), tại những quốc gia khác trên thế giới, hầu nhƣ ít còn tồn tại các doanh nghiệp mà Nhà nƣớc sở hữu 100% vốn điều lệ. Cụ thể, tác giả nhận định, ở những quốc gia có nền kinh tế đang chuyển đổi nơi mà vẫn còn nhiều doanh nghiệp nhà nƣớc trong các lĩnh vực then chốt, mức sở hữu nhà nƣớc trong các doanh nghiệp
  • 23. 12 này thƣờng chỉ ở mức từ 40 - 51%. Hơn nữa, những doanh nghiệp này phải thực hiện giải trình công khai, minh bạch một cách bắt buộc thông qua việc niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán. Tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển nhƣ Châu Âu hay Hoa Kỳ, số lƣợng doanh nghiệp mà nhà nƣớc sở hữu vốn điều lệ còn rất ít và tỷ lệ cổ phần mà nhà nƣớc sở hữu thƣờng ở mức rất thấp, dƣới 30%. Tƣơng tự, những doanh nghiệp này cũng phải thực hiện giải trình công khai minh bạch thông qua việc niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán. Thực tế cho thấy, số lƣợng DN mà NN đang sở hữu vốn ở Việt Nam vẫn chiếm tỷ trọng lớn cả về số lƣợng (về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh) lẫn tỷ trọng vốn sở hữu (rất nhiều doanh nghiệp mà NN nắm giữ từ 51% cổ phần chi phối trở lên). Nhƣ vậy, bên cạnh những DNNN (NN sở hữu 100% vốn), vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp mà nhà nƣớc nắm giữ cổ phần ở mức có quyền chi phối. Từ đó, một vấn đề lớn phát sinh là những doanh nghiệp mà nhà nƣớc nắm giữ cổ phần chi phối (nhà nƣớc nắm giữ từ 51% cổ phần chi phối trở lên) liệu có phải tiếp tục cổ phần hóa. Theo quan điểm trƣớc đây, các doanh nghiệp này vẫn là doanh nghiệp nhà nƣớc. Vì vậy, các doanh nghiệp này cần phải tiếp tục cải cách, còn bây giờ là các doanh nghiệp này không nằm trong đối tƣợng doanh nghiệp nhà nƣớc cần phải cải cách. Hơn nữa, quyền lợi và tiếng nói của các cổ đông chiếm giữ số cổ phần còn lại sẽ đƣợc giải quyết nhƣ thế nào nếu nhà nƣớc quyết định cổ phần hóa các doanh nghiệp này. Có thể nói, đây là khoảng trống pháp lý khi có sự thay đổi lớn khái niệm doanh nghiệp nhà nƣớc so với chính bản thân nó trƣớc đây cũng nhƣ so với quan niệm về doanh nghiệp nhà nƣớc trên thế giới hiện nay.Vì vậy, thực trạng này đòi hỏi sự thay đổi về quy định pháp luật đối với doanh nghiệp có vốn mà nhà nƣớc sở hữu. Ở nội dung luận văn này, để phù hợp với bối cảnh thực tiễn và chủ trƣơng, quy định về cổ phần hóa, doanh nghiệp cổ phần hóa mà luận văn phân tích là doanh nghiệp nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. 2.1.2 Công ty cổ phần (CTCP) Loại hình Công ty cổ phần xuất hiện từ cuối thế kỷ 16 ở các quốc gia Châu Âu. Theo đó, CTCP đến nay đã có lịch sử phát triển qua nhiều thế kỷ (Phạm Thị Thùy Linh, 2015). Loại hình doanh nghiệp này là sự hình thành một kiểu tổ chức công ty
  • 24. 13 trong nền kinh tế thị trƣờng (KTTT). Nó ra đời không thuộc ý muốn chủ quan của bất cứ lực lƣợng nào mà là một tiến trình kinh tế khách quan, do đòi hỏi của xã hội hóa lực lƣợng SXKD trong KTTT, kết quả hiển nhiên của quá trình tập trung tƣ bản, diễn ra một cách mạnh mẽ cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp và sự tự do cạnh tranh của Chủ nghĩa tƣ bản. Đồng thời, trở thành một loại hình công ty phổ biến ở hầu hết các nƣớc trên thế giới. Sự ra đời của công ty cổ phần trong nền KTTT diễn ra nhƣ một tất yếu khách quan. Công ty cổ phần là một loại hình công ty với vốn điều lệ đƣợc phân chia thành nhiều phần nhỏ bằng nhau, gọi là các cổ phần. Các cổ đông là những nhà đầu tƣ sở hữu cổ phần của doanh nghiệp, cùng chia sẻ lợi ích, rủi ro trong phạm vi phần góp vốn của mình trên cơ sở tự nguyện cùng nhau thực hiện các hoạt động SXKD nhằm thu lợi nhuận. Theo đó, thực chất CTCP là một sự kết nối về mặt kinh tế của nhiều nhà đầu tƣ, với mục tiêu chung là thành lập một tổ chức sản xuất kinh doanh, có tài sản độc lập, có tƣ cách pháp nhân và có các quyền quản lý sử dụng tài sản và các quyền khác trong doanh nghiệp. Theo đó, công ty cổ phần có những đặc điểm chính nhƣ sau: - Là loại hình công ty theo chế độ trách nhiệm hữu hạn, nghĩa là trách nhiệm của các chủ sở hữu doanh nghiệp đƣợc giới hạn trong phạm vi tỷ lệ số vốn đã góp vào vốn điều lệ của công ty. - Là chủ thể SXKD và có tƣ cách pháp nhân hợp pháp, tính từ ngày CTCP đƣợc cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. - Có cấu trúc vốn mở. - Phải chịu trách nhiệm một cách độc lập về các nghĩa vụ tài sản bằng toàn bộ tài sản của công ty. Tuy nhiên, ngoài phạm vi giá trị cổ phần mà mình nắm giữ, các cổ đông không phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ nợ, tài sản của CTCP. - Phải có ít nhất ba cổ đông trong suốt quá trình hoạt động, không hạn chế số lƣợng cổ đông tối đa. - Là công ty đối vốn, trong đó các thành viên liên kết với nhau dựa trên cơ sở vốn góp. Quan hệ nhân thân giữa các thành viên chỉ là yếu tố thứ yếu.
  • 25. 14 2.1.3 Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc  Khái niệm quá trình cổ phần hóa Có nhiều học giả đƣa ra các quan điểm khác nhau về khái niệm CPH doanh nghiệp nhà nƣớc, tuy nhiên, điểm chung của các khái niệm này đều nhận định rằng CPH là việc chuyển đổi hình thức sở hữu từ nhà nƣớc sở hữu sang hình thức sở hữu cổ phần. Theo Dƣơng Đức Chính (2006), CPH DNNN đƣợc hiểu là “quá trình chuyển đổi từ mô hình doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần. Sau khi đã hoàn tất quy trình chuyển đổi này, doanh nghiệp cổ phần hóa sẽ chuyển sang loại hình công ty cổ phần, hoạt động như một công ty thuộc khu vực tư nhân”. Tƣơng tự, Vũ Văn Sơn (2009) nhận định “cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là biện pháp có tính đặc thù của quá trình đổi mới các doanh nghiệp nhà nước, là quá trình chuyển các doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần”. Đúc kết từ các khái niệm trên, tác giả nhận định rằng, CPH là quá trình chuyển đổi các doanh nghiệp quốc doanh sang hình thức CTCP. CPH là phƣơng thức nhằm thực hiện xã hội hóa quyền sở hữu, chuyển dần từ hình thái doanh nghiệp thuộc sở hữu NN (hoặc NN nắm quyền chi phối) sang hình thức CTCP với nhiều cổ đông sở hữu để tạo ra mô hình doanh nghiệp năng động, phù hợp với nền KTTT.  Vai trò của quá trình CPH Theo đó, mục tiêu của quá trình CPH là huy động nguồn vốn từ các nhà đầu tƣ (NĐT) trong nƣớc và ngoài nƣớc nhằm nâng cao năng lực SXKD, đổi mới công nghệ cũng nhƣ đổi mới phƣơng thức quản trị. Bên cạnh đó, quá trình này còn giúp doanh nghiệp quốc doanh sau khi cổ phần hóa thực hiện giải trình công khai, minh bạch thông tin theo nguyên tắc thị trƣờng và giá trị thị trƣờng, từ đó, gắn kết quá trình cổ phần hóa với thị trƣờng vốn, thị trƣờng chứng khoán. Ở mục tiêu vĩ mô, quá trình CPH nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế trên cơ sở bảo đảm hài hòa lợi ích của các bên: Nhà nƣớc, doanh nghiệp, NĐT (cổ đông) và ngƣời lao động. Cụ thể, tổng hợp từ các nghiên cứu trƣớc (Meggionson & ctg, 1994; Dƣơng Đức Chính, 2006; Vũ Văn Sơn, 2009; Dƣơng Đức Tâm, 2016;Nguyễn Thị Xuân Hồng, 2017), quá trình CPH DNNN thực thi hiệu quả và chất lƣợng sẽ mang lại những tác động tích cực đến kinh tế, xã hội, nhƣ sau:
  • 26. 15 - Giảm số lƣợng doanh nghiệp quốc doanh đồng nghĩa với việc giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nƣớc, từ đó, giảm bớt áp lực cho tăng thu từ thuế. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh cán cân ngân sách của nƣớc ta đang trong tình trạng thâm hụt dai dẳng nhƣ hiện nay. Hơn nữa, nếu cán cân ngân sách thặng dƣ, nhà nƣớc có thêm nguồn lực để cải thiện thu nhập cho đội ngũ cán bộ công chức ( tăng chi thƣờng xuyên) hoặc dành cho các khoản đầu tƣ công, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội (tăng chi đầu tƣ). - Kết quả của quá trình CPH là sự xuất hiện nhiều hơn các CTCP với quy mô vừa và lớn. Theo cơ chế thị trƣờng, cổ phần đƣợc lƣu chuyển thông qua thị trƣờng vốn và thị trƣờng chứng khoán, quá trình luân chuyển này sẽ đẩy dòng vốn từ nơi không có hiệu quả hoặc hiệu quả sử dụng thấp sang nơi có hiệu quả sử dụng vốn cao: “Đối với doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hóa tạo ra khả năng phát triển nguồn vốn Nhà nước bằng cách thu hút và tổ chức thêm nhiều nguồn vốn từ xã hội, mở rộng phạm vi chi phối của nguồn vốn Nhà nước” (Tô Huy Rứa, 2007). Qua đó, nguồn lực xã hội không chỉ huy động đƣợc từ nhiều thành phần kinh tế mà còn đƣợc sử dụng một cách hiệu quả hơn. - Thông qua cơ chế công khai minh bạch của CTCP, quá trình CPH doanh nghiệp quốc doanh góp phần đẩy lùi tình trạng tham những, trì trệ, lãng phí tại các doanh nghiệp quốc doanh. Đây là thực trạng khá phổ biến tại các các doanh nghiệp quốc doanh cũng nhƣ cơ quan quản lý bởi cơ chế bao cấp của ngân sách sẽ hạn chế động lực phát triển doanh nghiệp, cơ chế "Xin - Cho" là nguyên nhân của các biểu hiện lãng phí, tiêu cực và tham nhũng. - Quá trình CPH DNNN sẽ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả SXKD, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hậu cổ phần hóa có khả năng cạnh tranh và cạnh tranh công bằng với các loại hình doanh nghiệp khu vực tƣ. Ngoài ra, quá trình CPH giúp doanh nghiệp ra quyết định hiệu quả hơn. Qua đó, quá trình này buộc các doanh nghiệp phải phát triển, thúc đẩy ngƣời lao động làm việc hăng say và có trách nhiệm, từ đó góp phần vào việc tăng năng suất lao động, nâng cao chất lƣợng sản phẩm và SXKD hiệu quả.
  • 27. 16 - Quá trình CPH doanh nghiệp sẽ góp phần phát triển thị trƣờng chứng khoán. Nguồn vốn huy động ngày càng nhiều và đa dạng thông qua việc phát hành cổ phiếu. Để huy động vốn hiệu quả qua thị trƣờng này thì các doanh nghiệp phải hoạt động hiệu quả. Từ đó, quá trình này thúc đẩy và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hậu CPH cải tiến công nghệ, mở rộng sản xuất, đào tạo tay nghề cho ngƣời lao động, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp. 2.2 Lý thuyết về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc 2.2.1 Cở sở lý thuyết Vì nhiều lý do, thực tế cho thấy doanh nghiệp quốc doanh đã hình thành và tồn tại ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang chuyển đổi nhƣ Việt Nam, Trung Quốc và các quốc gia Đông Âu (Bai, Lu, & Tao, 2009; Bonin & ctg, 2005; Chen & ctg, 2009; Hung & ctg, 2017; Loc, Lanjouw, & Lensink, 2006; Reza, 1999) . Tuy nhiên, lƣợc khảo lý thuyết chỉ ra, phần lớn các lý thuyết đều ủng hộ quá trình CPH bởi nhiều lý do khác nhau. Lý thuyết đại diện và lý thuyết về lựa chọn công chỉ ra sự không hiệu quả của doanh nghiệp quốc doanh. Theo lý thuyết đại diện (Agency theory), quá trình cổ phần hóa giúp doanh nghiệp ra quyết định hiệu quả hơn do tăng cƣờng sự liên kết của quyền quyết định (Boycko; Dharwadkar, George, & Brandes, 2000; Jensen & Meckling, 1976; Megginson, Nash, & Van Randenborgh, 1994; Prosser & Graham, 1991; Tan, 2007). Jensen & Meckling (1976) luận giải ban quản trị trong công ty quốc doanh không có động cơ để tìm kiếm cơ hội gia tăng lợi nhuận bởi vì lợi ích của ngƣời đại diện và chủ chủ sở hữu đã mâu thuẫn với nhau. Cùng với đó, vấn đề về bản chất tính tƣ lợi của con ngƣời cũng nhƣ thông tin bất cân xứng lâu dài sẽ dẫn đến các hành vi trục lợi, cơ hội của ngƣời đại diện. Tƣơng tự, lý thuyết về lựa chọn công (Public choice theory) mà đại diện là Buchanan (1978) và Hartley, Parker, & Martin (1991) nhận định sự thiếu hiệu quả của sở hữu nhà nƣớc xuất phát từ lợi ích chính trị của các quản lý tại các doanh nghiệp quốc doanh Các nhà quản lý mang tính chính trị này theo đuổi mục tiêu chính trị, đôi khi những mục tiêu này lại mâu thuẫn với mục tiêu kinh tế là tối đa hóa lợi nhuận. Hay nói theo một cách khác, nhƣ Shleifer & Vishny (1997) nhận định: “sự can thiệp chính trị vào kinh tế có thể làm lệch mục tiêu
  • 28. 17 và gây trở ngại đến công việc điều hành hoạt động kinh doanh của nhà quản lý”. Ngoài ra, một số học giả chỉ ra can thiệp chính trị là nguyên nhân chính của sự thiếu hiệu quả trong việc quản lý đối với doanh nghiệp quốc doanh (Cook, Kirkpatrick, & Nixson, 1998; Parker & Kirkpatrick, 2005; Tan, 2007). Cook, Kirkpatrick, & Nixson (1998) lý giải các nhà quản lý doanh nghiệp quốc doanh chủ yếu đƣợc bổ nhiệm chính trị với cực kỳ ít kinh nghiệm quản lý kinh doanh; nhiều quyết định quản lý quan trọng, ví dụ nhƣ vấn đề việc làm, giao dịch, và định giá tài sản đều có động cơ chính trị. Can thiệp chính trị đƣợc thể hiện ra ở các khía cạnh nhƣ quá tải số lƣợng nhân viên, đánh giá thấp các chiến lƣợc, mục tiêu dài hạn, qui hoạch không hợp lý và đánh giá tài sản dƣới giá trị thị trƣờng, gây tốn kém chi phí và thất thoát tài sản Nhà nƣớc. Trong khi đó, lý thuyết về quyền sở hữu tài sản (Property right theory) tập trung luận giải lợi thế của sở hữu tƣ nhân so với sở hữu quốc doanh. Theo lý thuyết này luận giải, quyền sở hữu tài sản đƣợc tập trung vào tƣ nhân sẽ thúc đẩy động lực doanh nghiệp tìm kiếm, gia tăng lợi nhuận hơn là sự phân tán hay quyền sở hữu không rõ ràng của việc sở hữu nhà nƣớc (Alchian & Demsetz, 1973; Coase, 1960; Furubotn & Pejovich, 1972). Theo đó, quá trình cổ phần hóa DNNN, quá trình dịch chuyển quyền sở hữu và quyền chi phối các doanh nghiệp quốc doanh từ nhà nƣớc sang khu nhà đầu tƣ tƣ nhân, là biện pháp hiệu quả nhất để nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh. Nhƣ vậy, cơ sở lý thuyết chỉ ra, quá trình CPH doanh nghiệp quốc doanh thực sự cần thiết và đóng vai trò quan trọng đối với nền KTTT. Quá trình này giúp doanh nghiệp tăng khả năng ứng biến và thích nghi linh hoạt với KTTT, áp dụng, cải tiến KHCN, chủ động thu hút vốn... để phát triển năng lực SXKD, tìm kiếm lợi nhuận. Từ đó, các doanh nghiệp này góp phần hình thành nên động lực phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, thúc đẩy qúa trình quốc tế hóa (Dƣơng Đức Tâm, 2016). Tuy nhiên, quá trình CPH là quá trình phức tạp trải qua nhiều giai đoạn. Để quá trình CPH đạt đƣợc mục tiêu mà nó đề ra, việc tìm hiểu và thực thi hiệu quả các bƣớc này là điều cần thiết và cấp bách.
  • 29. 18 2.2.2 Nội dung cổ phần hóa Nhƣ đã trình bày ở phần trƣớc, quá trình CPH là quá trình gồm nhiều giai đoạn và phức tạp. Để đảm bảo quá trình cổ phần hóa đƣợc thực thi hiệu quả, việc tìm hiểu và thực thi hiệu quả các bƣớc trong quá trình này là điều cần thiết và cấp bách. Theo đó, các văn bản pháp luật hƣớng dẫn về cổ phần hóa thƣờng xuyên đƣợc cập nhật và điều chỉnh theo tình hình thực tế. Một cách khái quát, các văn bản pháp luật hƣớng dẫn thực hiện quá trình cổ phần hóa đƣợc mô tả dƣới đây: Bảng 1.1: Tổng hợp các văn bản pháp luật hƣớng dẫn quá trình cổ phần hóa VĂN BẢN PHÁP LUẬT NỘI DUNG CHÍNH NGHỊ ĐỊNH SỐ: 28/1996/NĐ-CP NGHỊ ĐỊNH VỀ CHUYỂN MỘT SỐ DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN NGHỊ ĐỊNH SỐ: 44/1998/NĐ-CP NGHỊ ĐỊNH CHUYỂN DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN NGHỊ ĐỊNH SỐ: 64/2002/NĐ-CP NGHỊ ĐỊNH VỀ VIỆC CHUYỂN DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN NGHỊ ĐỊNH SỐ: 187/2004/NĐ-CP NGHỊ ĐỊNH VỀ VIỆC CHUYỂN CÔNG TY NHÀ NƢỚC THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN NGHỊ ĐỊNH SỐ: 109/2007/NĐ-CP NGHỊ ĐỊNH VỀ CHUYỂN DOANH NGHIỆP 100% VỐN NHÀ NƢỚC THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN NGHỊ ĐỊNH SỐ: 59/2011/NĐ-CP NGHỊ ĐỊNH VỀ CHUYỂN DOANH NGHIỆP 100% VỐN NHÀ NƢỚC THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN NGHỊ ĐỊNH SỐ: 126/2017/NĐ-CP NGHỊ ĐỊNH VỀ CHUYỂN DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC VÀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN DO DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC ĐẦU TƢ 100% VỐN ĐIỀU LỆ THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN Nguồn: do tác giả tổng hợp
  • 30. 19 Tuy nhiên, do nội dung luận văn tập trung vào là các vấn đề phát sinh hậu cổ phần hóa của doanh nghiệp, tác giả chỉ trình bày khái quát các nội dung của quá trình cổ phần hóa và phƣơng thức tiến hành theo Nghị định 59/2011/NĐ-CP ký ngày 18 tháng 7 năm 2011 và Nghị Định 126/2017/NĐ-CP ký ngày 16 tháng 11 năm 2017 của thủ tƣớng Chính phủ.  Đối tượng, điều kiện và hình thức cổ phần hóa. a. Đối tƣợng cổ phần hóa: - Công ty TNHH một thành viên do Nhà nƣớc nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của TĐKT; TCT Nhà nƣớc (kể cả Ngân hàng Thƣơng mại Nhà nƣớc). - Công ty TNHH một thành viên do Nhà nƣớc nắm giữ 100% vốn điều lệ là DN thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ƣơng. - Doanh nghiệp 100% vốn Nhà nƣớc chƣa chuyển thành công ty TNHH một thành viên. b. Điều kiện để thực hiện cổ phần hóa: DNNN muốn CPH, phải đảm bảo cả hai điều kiện sau: Không thuộc diện Nhà nƣớc cần nắm giữ 100% vốn điều lệ. Danh mục doanh nghiệp nhà nƣớc thuộc diện Nhà nƣớc nắm giữ 100% vốn điều lệ do Thủ tƣớng Chính phủ quyết định theo từng thời kỳ. Còn vốn Nhà nƣớc sau khi đã xử lý tài chính và đánh giá lại giá trị doanh nghiệp. Khi đã xử lý tài chính và xác định lại giá trị doanh nghiệp mà giá trị thực tế doanh nghiệp thấp hơn các khoản phải trả, thì cơ quan có thẩm quyền quyết định phƣơng án cổ phần hóa chỉ đạo doanh nghiệp phối hợp với công ty mua, bán nợ Việt Nam và các chủ nợ của doanh nghiệp cổ phần hóa xây dựng phƣơng án tái cơ cấu doanh nghiệp. c. Các hình thức CPH:
  • 31. 20 Giữ nguyên vốn Nhà nƣớc hiện có tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Bán một phần vốn Nhà nƣớc hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán một phần vốn Nhà nƣớc vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Bán toàn bộ vốn Nhà nƣớc hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán toàn bộ vốn Nhà nƣớc vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. d. Đối tƣợng và điều kiện mua cổ phần: Nhà đầu tƣ trong nƣớc đƣợc quyền mua cổ phần của doanh nghiệp nhà nƣớc thực hiện cổ phần hóa với số lƣợng không hạn chế. Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc mua cổ phần của doanh nghiệp nhà nƣớc thực hiện cổ phần hóa theo quy định của pháp luật, đồng thời phải mở tài khoản tiền gửi tại một tổ chức đƣợc phép cung ứng dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật về ngoại hối. Nhà đầu tƣ chiến lƣợc là các nhà đầu tƣ trong nƣớc và đầu tƣ nƣớc ngoài có năng lực tài chính. Số lƣợng nhà đầu tƣ chiến lƣợc mua cổ phần tại mỗi doanh nghiệp nhà nƣớc thực hiện cổ phần hóa đƣợc xác định tối đa là 03 nhà đầu tƣ. Tuy nhiên, quá trình CPH, chuyển đổi doanh nghiệp quốc doanh sang CTCP là một quá trình phức tạp. Hiện nay, các văn bản pháp luật về quá trình CPH doanh nghiệp quốc doanh yêu cầu các doanh nghiệp phải xử lý nhiều vấn đề trong khi thực hiện CPH hóa, cụ thể: - Thực hiện “lành mạnh hóa” tình hình tài chính (tiến hành xử lý tài chính); - Xác định giá trị công ty theo giá thị trƣờng; - Phƣơng thức bán cổ phần lần đầu;
  • 32. 21 - Quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa1 2.3 Các vấn đề gây trở ngại trong quá trình cổ phần hóa: Tuy nhiên, thực tế cho thấy, quá trình CPH DNNN ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Một vấn đề đáng lƣu ý là để đảm bảo và giảm áp lực về tiến độ thực hiện CPH các DNNN, có thể dẫn đến chất lƣợng quản trị doanh nghiệp lẫn tính minh bạch đều không đƣợc cải thiện. Thậm chí, có ý kiến cho rằng, đó chỉ là thay đổi cơ chế huy động vốn chứ chƣa phải là cổ phần hóa thực sự; thậm chí có ngƣời còn nói CPH nhƣ là “bình mới - rƣợu cũ”. Một cách tổng quát, quá trình cổ phần hóa không đạt đƣợc mục tiêu có một số hạn chế chủ yếu sau: (1) Tiến độ CPH DNNN vẫn còn rất chậm Cơ chế chính sách về CPH doanh nghiệp hiện hành chƣa đƣợc hoàn chỉnh. Trong thời gian tới, đối tƣợng thực hiện cổ phần hóa giai đoạn tiếp theo là các TĐKT, TCT Nhà nƣớc, công ty mẹ - con có qui mô vốn lớn, tình hình tài chính phức tạp nên đã phát sinh một số khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình thực hiện cổ phần hóa. Việc thực hiện nhiệm vụ của bộ, ngành cơ quan, tổng công ty, địa phƣơng liên quan đến cổ phần hóa các DNNN có qui mô lớn chƣa đƣợc nhƣ mong muốn. Hiệu quả của CPH chƣa đƣợc đánh giá đầy đủ và kịp thời. Các địa phƣơng cũng nhƣ các bộ, các ngành chƣa thực hiện công khai danh sách và tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp một cách đầy đủ, minh bạch và kịp thời. Công tác giám sát, kiểm tra chƣa tốt nên không thể kịp thời xử lý các vấn đề nảy sinh, bất cập phát sinh tại doanh nghiệp. Chậm trễ trong cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành liên quan hay những “nút thắt” vƣớng mắc trong chính sách, qui định cũng là những rào cản đối với tiến độ cổ phần hóa. Một số cán bộ chủ chốt tại DN vẫn còn tâm lý chần chừ, e ngại. Họ sợ có những bất lợi sau khi CPH nhƣ vị trí của mình sẽ ra sao. Điều này ảnh hƣởng kết quả cổ phần hóa. (2) Chất lƣợng CPH chƣa đạt nhƣ mong muốn. Cổ phần hóa không phải chỉ để chuyển DNNN thành CTCP, kết thúc ở đăng ký là CTCP, mà là một quá trình bao gồm cả thoái vốn Nhà nƣớc, cải thiện quản trị CTCP. Tuy nhiên, về chất lƣợng CPH chƣa đảm bảo yêu cầu. Việc chuyển đổi thực sự từ phƣơng thức quản lý theo cơ chế doanh nghiệp quốc doanh sang CTCP theo KTTT cũng chƣa đạt yêu cầu. Bởi lẽ, trong quá trình cổ phần hóa DNNN, có DNNN mới chỉ 1 Các nội dung này được trình bày chi tiết trong phụ lục
  • 33. 22 bán đƣợc khoảng vài ba phần trăm cổ phần, nhƣ thế chƣa thể nói là đã thực sự đƣợc CPH. Một trong những khó khăn là do thị trƣờng chứng khoán không thuận lợi. Nhu cầu của các nhà đầu tƣ không tăng. Trong khi đó cổ phần hóa với số lƣợng lớn, cung nhiều hơn cầu, nên không hấp thụ đƣợc. Công tác chuẩn bị cổ phần hóa chƣa tốt, nhất là về chọn cổ đông chiến lƣợc, chọn đƣợc tƣ vấn, xác định doanh nghiệp, tƣ vấn xây dựng cổ phần hoá, xây dựng hình ảnh CTCP trong tƣơng lai, tính đúng tính đủ giá trị và bán cổ phần... (3) Khó khăn trong việc thu hút đƣợc nhà đầu tƣ chiến lƣợc, nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Một trong những nguyên nhân là tỷ lệ nắm giữ của Nhà nƣớc sau CPH còn rất lớn, thậm chí đến 80% nên nhiều nhà đầu tƣ lo ngại bỏ tiền vào mà không có quyền gì cả. Vẫn còn tƣ tƣởng ở một số Bộ muốn nắm giữ tỷ lệ lớn. Ngoài ra, quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp chƣa thực sự công khai, minh bạch thông tin. Theo ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trƣởng Cục Tài chính doanh nghiệp: “Nếu thông tin mù mờ thì nhà đầu tư không thể yên tâm được”. 2.4 Các vấn đề phát sinh sau quá trình cổ phần hóa (hậu cổ phần hóa) Những phân tích trên cho thấy, mặc dù còn nhiều bất cập song các văn bản pháp luật hƣớng dẫn về các nội dung của CPH thƣờng xuyên đƣợc điều chỉnh, cập nhật nhằm phù hợp hơn với thực tế nhƣ phần trên mô tả. Tuy nhiên, các vấn đề phát sinh sau quá trình CPH (hậu CPH) dƣờng nhƣ chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Thực tế cho thấy, quá trình CPH là một bƣớc ngoặt lớn đối với doanh nghiệp quốc doanh, vốn đã quen đƣợc nhà nƣớc quản lý, sang cơ chế thị trƣờng. Theo đó, hàng loạt khó khăn bất cập sau quá trình cổ phần hóa phát sinh. Nếu không giải quyết một cách hiệu quả thì doanh nghiệp hậu CPH sẽ khó có thể tồn tại và phát triển bền vững trong nền kinh tế thị trƣờng. Theo đó, dựa trên lƣợc khảo các nghiên cứu trƣớc (Trần Tiến Cƣờng, 2016; Dƣơng Văn Hòa, 2016; Dƣơng Đức Tâm, 2015, 2016) và quy định của luật doanh nghiệp cho thấy, các vấn đề chính phát sinh sau quá trình CPH bao gồm: 2.4.1 Bộ máy tổ chức và phƣơng thức quản trị Để CPH thật sự là một bƣớc ngoặt cho con đƣờng phát triển của doanh nghiệp, tự bản thân lãnh đạo doanh nghiệp phải chủ động thay đổi nhận thức. Theo đó, ban quản trị tiếp nhận những tƣ duy mới từ cổ đông bên ngoài, lắng nghe và có trách
  • 34. 23 ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT GIÁM ĐỐC PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG CÔNG NGHỆ PHÒNG KẾ HOẠCH KINH DOANH NHÀ MÁY SẢN XUẤT 1 NHÀ MÁY SẢN XUẤT 2 NHÀ MÁY SẢN XUẤT 3 CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC nhiệm giải trình công khai minh bạch trƣớc cổ đông. Từ đó, CPH mới thực sự trở thành động lực cho doanh nghiệp, góp phần làm giảm gánh nặng của NSNN phải bao cấp, bù lỗ hàng năm, xử lý nợ xấu của các doanh nghiệp trƣớc khi CPH để lại, chấm dứt khuynh hƣớng thành lập doanh nghiệp quốc doanh một cách tràn lan, cụ thể:  Tổ chức bộ máy quản lý của CTCP: Theo Luật DN quy định, cơ cấu tổ chức trong một CTCP gồm: Đại hội đồng cổ đông(ĐHĐCĐ),Hội đồng quản trị (HĐQT), Ban kiểm soát (BKS) và Ban giám đốc công ty. Bộ máy tổ chức quản lý này xác định rõ ràng quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi bộ phận trong CTCP để SXKD một cách hiệu quả. Một cách khái quát, cơ cấu tổ chức của một công ty cổ phần đƣợc mô tả một cách khái quát theo biểu đồ dƣới đây: Biểu Đồ 1.1:Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần(CTCP)
  • 35. 24 Nguồn: do tác giả tổng hợp - Đại hội đồng cổ đông: Đây là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của CTCP. Đại hội đồng cổ đông có quyền hạn và nhiệm vụ chính là: phê duyệt định hƣớng phát triển, thông qua các phƣơng án, nhiệm vụ SXKD; ra quyết định sửa đổi, bổ sung vốn điều lệ của công ty; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT, BKS và quyết định tổ chức lại hoặc giải thể CTCP cũng nhƣ thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Điều lệ CTCP. - Hội Đồng quản trị: Là tổ chức quản lý cao nhất của CTCP do Đại hội đồng cổ đông bầu, gồm có: Chủ tịch Hội Đồng quản trị và các thành viên của Hội Đồng quản trị (tối thiểu là 04 thành viên), với nhiệm kỳ là 05 năm. Hội Đồng quản trị (HĐQT) quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. Ngoài ra, Hội Đồng quản trị có trách nhiệm giám sát hoạt động của Giám đốc, phó giám đốc và những cán bộ quản lý khác trong CTCP. Quyền và nghĩa vụ của Hội Đồng quản trị do pháp luật, Điều lệ công ty cũng nhƣ các nghị quyết mà Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) quy định. - Ban kiểm soát: Do Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bầu ra, Ban kiểm soát (BKS) có nhiệm kỳ thƣờng là 05 năm. BKS hoạt động một cách độc lập với HĐQT cũng nhƣ Ban Giám đốc. BKS có nhiệm vụ kiểm tra tính trung thực, hợp lý, hợp pháp cũng nhƣ mức độ rủi ro trong việc quản lý, điều hành hoạt động SXKD, trong tổ chức công tác kế toán, lập BCTC cũng nhƣ kiểm toán nhằm mục tiêu đảm bảo các lợi ích hợp pháp của cổ đông. - Ban giám đốc (BGĐ): BGĐ chịu trách nhiệm trƣớc HĐQT đối với việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ đƣợc giao. BGĐ trực tiếp điều hành, quản trị và đƣa ra quyết định về các vấn đề phát sinh trong hoạt động SXKD của công ty. - Các phòng, ban có liên quan, nhƣ: Phòng Tiêu thụ; phòng Tổng hợp; phòng Kỹ thuật; phòng Tài chính- kế toán....thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của tổ chức trong CTCP. Cơ cấu tổ chức theo loại hình doanh nghiệp CTCP nhƣ trên tạo thêm động lực và tính năng động cho doanh nghiệp trong SXKD. CTCP đƣợc quyền tự chủ, tự chịu
  • 36. 25 trách nhiệm hiệu quả hoạt động của mình, cụ thể là tự chủ trong việc đầu tƣ phát triển, sắp xếp tổ chức SXKD, phân phối lợi nhuận, tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ. Ngoài ra, tổ chức bộ máy theo loại hình CTCP sẽ góp phần tiết kiệm chi phí, đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ, thực hiện nghiêm túc quy chế tài chính, quy chế lao động, quy chế tuyển dụng, đề bạt cán bộ, xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn, quyền lợi và nghĩa vụ của BLĐ của NLĐ, của NĐT (cổ đông), có cơ chế phân phối rõ ràng, minh bạch… Có thể nói, việc tổ chức bộ máy quản lý hiệu quả là rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thƣơng trƣờng. Một cách khái quát, việc tổ chức bộ máy quản lý của CTCP có thể theo mô hình trực tuyến chức năng hoặc trực tuyến tham mƣu tùy thuộc vào yêu cầu quản trị của đơn vị, từ trình độ của cán bộ quản lý, từ trình độ cơ giới hóa ứng dụng trong quản lý...  Phƣơng thức quản trị doanh nghiệp trong Công ty cổ phần: Quản trị doanh nghiệp hậu CPH là một nội dung quan trọng, có ảnh hƣởng lớn đến hoạt động của công ty. Để thực hiện tốt công tác quản trị doanh nghiệp, đòi hỏi các CTCP phải đi sâu nghiên cứu nội dung của quản trị doanh nghiệp. Trong đó, bộ phận Quản trị chiến lƣợc (QTCL); Quản trị tài chính (QTTC) và Quản trị nhân sự (QTNS) là ba lĩnh vực trọng tâm nhất trong quản trị doanh nghiệp, cụ thể:  Công tác quản trị chiến lược: gồm 03 nội dung chính sau: (1) Hoạch định chiến lƣợc: đây là quá trình định hình nhiệm vụ SXKD, thực hiện điều tra, phân tích nghiên cứu để xác định các nhân tố khuyết điểm nội tại và bên ngoài, đề ra các mục tiêu chiến lƣợc, dài hạn và lựa chọn các kế hoạch thay thế. Giai đoạn này bao gồm các hoạt động cụ thể nhƣ: Nghiên cứu; hợp nhất trực giác và phân tích để từ đó đƣa ra các quyết định quản trị phù hợp. (2) Thực thi chiến lƣợc: Là việc biến những chiến lƣợc đƣợc hoạch định thành hành động cụ thể. (3) Đánh giá chiến lƣợc: Là việc phân tích lại những nhân tố nội tại và bên ngoài doanh nghiệp đƣợc sử dụng làm nền tảng cho các hoạch định chiến lƣợc, kế hoạch SXKD hiện tại, đánh giá mức độ thực hiện cũng nhƣ điều chỉnh những sửa đổi nếu cần thiết.
  • 37. 26 Nhƣ vậy, để giúp cho doanh nghiệp có một chiến lƣợc kinh doanh tốt, ngƣời làm công tác quản trị trƣớc hết phải xác định nguồn lực hiện có trong doanh nghiệp, từ đó xác định mục tiêu theo nguồn lực hiện có và lựa chọn phƣơng pháp thích hợp để thực hiện mục tiêu đã đề ra, có nhƣ vậy chiến lƣợc đề ra mới đạt hiệu quả cao.  Công tác quản trị tài chính: Để thực hiện tốt công tác quản trị tài chính, các doanh nghiệp hậu cổ phần hóa cần làm tốt các vấn đề sau: (1) Tham gia đánh giá, lựa chọn các dự án đầu tƣ và kế hoạch kinh doanh. (2) Xác định nhu cầu vốn, lựa chọn cách thức và tổ chức huy động vốn để tài trợ cho các dự án, hoạt động của CTCP. (3) Tổ chức sử dụng vốn hiệu quả, kiểm soát các khoản thu, chi nhằm đảm bảo tính thanh khoản của CTCP. (4) Thực hiện tốt việc phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của CTCP. (5) Kiểm tra, kiểm soát thƣờng xuyên đối với hoạt động của CTCP và thực hiện thƣờng xuyên các phân tích tài chính.  Công tác quản trị Nhân sự: Quản trị nhân sự (QTNS) quá trình tuyển dụng, bồi dƣỡng và sử dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Nguồn nhân lực cần đƣợc phân bố một cách có hiệu quả, khoa học. Ngoài ra, công ty cần có cơ chế đánh giá và chế độ đãi ngộ nhân sự hợp lý để kích thích ngƣời lao động không ngừng nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh doanh, thực hiện tốt mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra. Quản trị nhân sự tốt sẽ giúp cho các CTCP có một cơ cấu lao động hợp lý, tiết kiệm đƣợc chi phí lao động sống trong giá thành sản phẩm, góp phần tăng tích lũy cho doanh nghiệp cũng nhƣ toàn bộ nền kinh tế quốc dân. 2.4.2 Bất động sản và các tài sản khác Doanh nghiệp quốc doanh đang CPH có thể đƣợc lựa chọn những hình thức nhƣ giao đất hay thuê đất theo quy định của luật đất đai. Khi còn là doanh nghệp quốc doanh, BĐS cùng với quyền sở hữu các tài sản khác đều chịu sự chi phối của CQNN, quyền hoạch định kinh doanh, quyền định đoạt vốn và tài sản trong doanh nghiệp quốc doanh luôn gắn chặt với quyền của ngƣời chủ sở hữu duy nhất là nhà nƣớc. Tuy
  • 38. 27 nhiên, khi CPH, nhà nƣớc chỉ là một chủ sở hữu dựa trên số cổ phần nhà nƣớc nắm giữ. Theo đó, việc xác định ranh giới rõ ràng giữa quyền hạn, trách nhiệm của NN với tƣ cách là chủ sở hữu với quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp quốc doanh đối với việc quản lý vốn, tài sản trong doanh nghiệp CPH đang là vấn đề hết sức phức tạp và có nhiều ý kiến khác nhau. Vấn đề đặt ra là quyền tự chủ về tài chính của DN CPH, trong đó có việc định đoạt tài sản đƣợc thực hiện đến đâu? nhƣ thế nào? Máy móc, Thiết bị, Nhà xƣởng nào là quan trọng?... Đây là vấn đề hết sức phức tạp và còn có sự chồng chéo trong việc thực hiện quyền của chủ sỡ hữu là nhà nƣớc với tƣ cách là ngƣời góp vốn đối với việc quản lý vốn, tài sản trong doanh nghiệp. 2.4.3 Khả năng vay các khoản nợ phải trả Theo quyết định của Thống đốc NHNN về việc “ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng” thì DNNN sau khi CPH cũng chỉ là một CTCP thông thƣờng, có tƣ cách pháp nhân đƣợc quyền vay vốn của các tổ chức tín dụng. Vì vậy, DNNN sau khi CPH sẽ phải cạnh tranh công bằng với các CTCP tƣ nhân khác trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ các tổ chức tín dụng mà không có sự ƣu tiên nào. Về các khoản nợ phải trả đối với nhà nƣớc, khi còn là doanh nghiệp quốc doanh, các khoản nợ phải trả đối với nhà nƣớc thƣờng đƣợc Nhà nƣớc bảo hộ, đƣợc Nhà nƣớc cấp bổ sung vốn khi thiếu vốn, khi doanh nghiệp nhà nƣớc không có khả năng thanh toán, thì Nhà nƣớc có thể cho phép xóa nợ. Nhƣng khi chuyển sang CTCP, những doanh nghiệp phải có trách nhiệm với các khỏan nợ phải trả này nên áp lực phải sử dụng đồng vốn hiệu quả trong giai đoạn đầu chuyển đổi đối với BGĐ là rất lớn. 2.4.4 Chính sách giải quyết đối với lao động dôi dƣ Các doanh nghiệp quốc doanh hậu cổ phần hóa phải kế thừa một số lƣợng NLĐ dôi dƣ đáng kể từ doanh nghiệp cũ chuyển sang. Số lao động dôi dƣ này phần lớn là lao động có tay nghề thấp, lao động phổ thông và lao động lớn tuổi. Đây là những lao động không đáp ứng đƣợc yêu cầu của doanh nghiệp do phải làm quen với công nghệ mới, do cơ cấu lại lao động, do thay đổi nhiệm vụ chính trị của doanh nghiệp sau cổ
  • 39. 28 phần hóa. Sự gia tăng số lƣợng lao động dôi dƣ sau cổ phần hóa chính là trợ lực lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp, làm tăng thêm các khoản chi, nhƣ: chi để đào tạo lại cho những lao động có trình độ thấp hoặc trình độ chuyên môn không phù hợp, chi để đào tạo mới số lao động phổ thông, tăng lƣơng cho những lao động có trình độ chuyên môn cao, để từ đó giữ chân và khuyến khích NLĐ tích cực cống hiến nhiều hơn cho sự phát triển của doanh nghiệp. Giải quyết chế độ, chính sách một cách thỏa đáng cho số lao động mà doanh nghiệp không thể bố trí, sắp xếp công việc cho họ đƣợc... 2.4.5 Cải tiến công nghệ Công nghệ có vai trò hết sức quan trọng, quyết định đến năng suất, chất lƣợng và hiệu quả hoạt động của CTCP. Công nghệ là nhân tố đóng vai trò quyết định trong việc nắm bắt những cơ hội phát triển mới của thời đại, rút ngắn khoảng cách về khoa học công nghệ giữa các quốc gia, từ đó, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế toàn cầu. Sự phát triển, tiến bộ của khoa học công nghệ cũng thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các CTCP và các Quốc gia trở lên khốc liệt và có ảnh hƣởng rất lớn đến uy tín cũng nhƣ vị thế của CTCP trên thƣơng trƣờng. 2.4.6 Trách nhiệm giải trình và cơ chế giám sát Công khai và minh bạch thông tin trong xã hội nói chung và trong các công ty SXKD nói riêng, đƣợc xác định là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất, giúp cho ngƣời dân nắm đƣợc thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về hoạt động của các tổ chức Công quyền trong xã hội cũng nhƣ hoạt động SXKD, tình hình tài chính của các DN, các tổ chức kinh tế, làm rút ngắn khoảng cách giữa ngƣời lao động với DN. Công khai, minh bạch thông tin đồng thời là biện pháp hữu hiệu nhằm phòng ngừa các hành vi sai trái, các biểu hiện tiêu cực làm suy giảm hoạt động của DN. Ngoài ra công khai, minh bạch thông tin còn là kênh thông tin quan trọng đảm bảo và tăng cƣờng sự giám sát của xã hội đối với các cơ quan công quyền của Nhà nƣớc cũng nhƣ hoạt động SXKD, hoạt động tài chính, tƣơng lai phát triển của DN, của các tổ chức kinh tế trong xã hội. Qua đó có thể thấy rằng công khai, minh bạch thông tin sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho ngƣời lao động trong DN, giúp họ tin tƣởng, gắn bó lâu dài với DN, từ đó họ có thể cống hiến hết mình cho sự phát triển của DN.
  • 40. 29 Tùy thuộc vào mục đích, nội dung và phạm vi thực hiện công khai mà doanh nghiệp sẽ xác định hình thức công khai. Đối với các DN sau cổ phần hóa thì các lĩnh vực cần công khai, nhƣ: mua sắm và quản lý vật tƣ; Công tác xây dựng cơ bản; Công tác tuyển dụng; Giải quyết chế độ, chính sách cho ngƣời lao động; Tình hình đề bạt cán bộ; Công khai các báo cáo tài chính; Tình hình thanh toán; Các khoản nộp ngân sách; Thu nhập của ngƣời lao động; Tỷ lệ cổ tức; Khả năng sinh lợi; Hiệu quả kinh doanh... Đây là những thông tin cơ bản để ngƣời lao động trong DN cũng nhƣ những ngƣời có quan tâm biết đƣợc hiệu quả hoạt động của DN, tình hình và khả năng tài chính cũng nhƣ xu thế phát triển của DN trƣớc mắt cũng nhƣ trong tƣơng lai, để từ đó giúp cho ngƣời lao động yên tâm, gắn bó lâu dài với DN, đồng thời giúp cho các đối tƣợng ngoài DN có quyết định đúng đắn trong việc đầu tƣ, góp vốn hoặc có quan hệ giao dịch với DN. 2.5 Tổng quan nghiên cứu về cổ phần hóa và giải quyết các vấn đề hậu cổ phần phần hóa Tổng quan các nghiên cứu trƣớc cho thấy đã có nhiều nghiên cứu về quá trình cổ phần hóa tại nhiều trƣờng hợp nghiên cứu khác nhau. Trong đó, đa phần các nghiên cứu tập trung vào các quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi nhƣ Nga và các quốc gia Đông Âu (Bonin & ctg, 2005; Brown, Earle, & Telegdy, 2006; Parker & Kirkpatrick, 2005; Sachs, 1992), Trung Quốc (Bai, Lu, & Tao, 2009; Guo & Yao, 2005; Jefferson & Su, 2006) và Việt Nam (Phạm Ngọc Linh, 2009;Lê Chi Mai, 2001;Lê Minh Thông, 2009; Đinh Văn Sơn, 2009; Đoàn Thị Thu Hà & Nguyễn Thị Ngọc Huyền, 2010; Đoàn Hồng Lê, 2010; Đặng Đức Thành, 2011; Đinh Thị Nga, 2011; Nguyễn Hữu Xuyên,2012; Nguyễn Thị Thúy Hồng, 2014; Nguyễn Phạm Duy Nghĩa & Dƣơng Kim Thế Nguyên, 2014, Dƣơng Văn Hóa, 2016; Dƣơng Đức Tâm, 2016, Phan Thị Thùy Linh,2017). Vì nhiều lý do, quá trình cổ phần hóa ở các quốc gia có nhiều khác biệt, vì vậy, các nghiên cứu thƣờng tập trung phân tích quá trình cổ phần hóa ở từng quốc gia cụ thể. Lƣợc khảo các nghiên cứu về quá trình cổ phần hóa tại Việt Nam cho thấy, các công trình nghiên cứu có nhiều khác biệt song tựu chung lại có thể phân loại thành hai hƣớng nghiên cứu chính.
  • 41. 30 Thứ nhất, một số công trình ngiên cứu hƣớng đến tìm kiếm bằng chứng thực nghiệm về vai trò cũng nhƣ tác động của cổ phần hóa đến các yếu tố kinh tế vĩ mô hoặc hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp hậu cổ phần hóa (Hung & ctg, 2017; Loc, Lanjouw, & Lensink, 2006; Vixathep & Matsunaga, 2012). Do hƣớng đến phân tích thực nghiệm, phạm vi nghiên cứu của các nghiên cứu này thƣờng ở phạm vi toàn quốc hoặc một ngành sản xuất kinh doanh. Đa phần các nghiên cứu theo hƣớng này ủng hộ sự vƣợt trội về hiệu quả kinh tế của cổ phần hóa (sở hữu tƣ nhân so với sở hữu nhà nƣớc), tuy nhiên, các nghiên cứu này chƣa chú trọng phân tích các hạn chế từ nội tại của quá trình cổ phần hóa ở từng trƣờng hợp nghiên cứu. Hay nói cách khác, mặc dù các nghiên cứu này khắc họa đƣợc bức tranh tổng quát về vai trò, tác động của cổ phần hóa đến nền kinh tế cũng nhƣ hiệu quả của doanh nghiệp nhƣng lại chƣa chú trọng phân tích và đƣa ra các giải pháp cụ thể cho các vấn đề của quá trình cổ phần hóa hiện nay ở Việt Nam. Thứ hai, một số nghiên cứu hƣớng đến phân tích các vấn đề và đề xuất giải pháp cho quá trình cổ phần hóa ở Việt Nam (Phạm Ngọc Linh, 2009;Lê Chi Mai, 200;Lê Minh Thông,2009;Đinh Văn Sơn,2009; Đoàn Thị Thu Hà &Nguyễn Thị Ngọc Huyền, 2010; Đoàn Hồng Lê, 2010; Đặng Đức Thành, 2011; Đinh Thị Nga, 2011; Nguyễn Hữu Xuyên, 2012;Phạm Duy Nghĩa &Dƣơng Kim Thế Nguyên, 2014; Nguyễn Thị Thúy Hồng, 2014). Ở các góc nhìn khác nhau, các tác giả thực hiện phân tích và đề xuất các khuyến nghị nhằm giúp quá trình cổ phần hóa ở Việt Nam đƣợc thực hiện hiệu quả hơn. Tuy nhiên, các vấn đề phát sinh sau quá trình cổ phần hóa (hậu cổ phần hóa) dƣờng nhƣ chƣa đƣợc chú trọng phân tích. Theo đó, trong những năm gần đây, đã có một số nghiên cứu tập trung phân tích các vấn đề phát sinh sau quá trình cổ phần hóa tại các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa tại Việt Nam. Thực sự, quá trình cổ phần hóa là một bƣớc ngoặt lớn đối với các doanh nghiệp thực hiện quá trình này. Doanh nghiệp bắt buộc phải thay đổi từ tƣ duy đến phƣơng quản trị kinh doanh khi chuyển từ cơ chế bao cấp của sở hữu nhà nƣớc sang cơ chế thị trƣờng. Vì vậy, việc nghiên cứu và giải quyết các vấn đề hậu cổ phần hóa là rất cần thiết và cấp bách. Tuy vậy, các nghiên cứu này thƣờng ở phạm vi quốc gia hoặc tập trung vào một ngành sản xuất
  • 42. 31 kinh doanh rộng lớn (Dƣơng Đức Tâm, 2015; Dƣơng Văn Hóa, 2016; Phan Thị Thùy Linh, 2017). Các nghiên cứu này thƣờng chỉ đƣa ra những khuyến nghị mang tính chất định hƣớng và gặp khó khăn nhất định trong việc đƣa ra các giải pháp cụ thể cho từng địa phƣơng cụ thể. Theo đó, mục tiêu chính của luận văn là phân tích thực trạng cổ phần hóa và các vấn đề hậu cổ phần hóa tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Theo đó, câu hỏi nghiên cứu chính mà luận văn cần phải giải đáp là: “Quá trình cổ phần hóa và các vấn đề sau quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp là như thế nào?” Kết luận chương 2 Nội dung chƣơng 2 trình bày khung lý thuyết về quá trình cổ phần hóa và các vấn đề lý thuyết có liên quan. Theo đó, quá trình cổ phần hóa là quá trình chuyển đổi các doanh nghiệp sở hữu vốn Nhà nƣớc sang hình thức công ty cổ phần. So với hình thức doanh nghiệp nhà nƣớc, hình thức công ty cổ phần có nhiều đặc điểm phù hợp hơn với cơ chế thị trƣờng. Vì vậy, quá trình cổ phần hóa là xu thế tất yếu thúc đẩy doanh nghiệp tự chủ, từ đó đổi mới, sáng tạo để phù hợp với cơ chế thị trƣờng, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nƣớc. Tuy nhiên, quá trình cổ phần hóa là một vần đề lớn bao gồm nhiều nội dung nên rất cần đƣợc nghiên cứu, trong đó, hƣớng nghiên cứu về các vấn đề hậu cổ phần hóa ngày càng đƣợc quan tâm nghiên cứu. Ngoài ra, lƣợc khảo các nghiên cứu trƣớc cho thấy, quá trình cổ phần hóa rất khác biệt giữa các quốc gia bởi nhiều lý do. Vì vậy, các nghiên cứu trƣớc thƣờng tập trung vào từng trƣờng hợp quốc gia cụ thể. Tuy nhiên, các nghiên cứu ở cấp độ địa phƣơng còn rất khiêm tốn. Vì vậy, mục tiêu chính của luận văn là phân tích thực trạng cổ phần hóa và các vấn đề hậu cổ phần hóa tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Theo đó, câu hỏi nghiên cứu chính mà luận văn cần phải giải đáp là: “Quá trình cổ phần hóa và các vấn đề sau quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp là nhƣ thế nào?”
  • 43. 32 CHƯƠNG 3_NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT SINH TRONG QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HÓA VÀ HẬU CỔ PHẦN HÓA TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP 3.1 Bối cảnh thực tiễn về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam 3.1.1. Thực trạng và chính sách cổ phần hóa DNNN của Việt Nam Kể từ khi thực hiện chính Đổi mới tại Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986, chƣơng trình cổ phần hóa dần đƣợc hình thành và thực hiện. Năm 1987 là năm chính phủ bắt đầu khởi động các hoạt động chuyển đổi các xí nghiệp nhà nƣớc thành các doanh nghiệp hoạt động theo loại hình CTCP. Vì vậy, năm 1987 có thể đƣợc xem là mốc thời gian đầu tiên mà công cuộc cổ phần hóa DNNN tại Việt Nam đƣợc khởi xƣớng. Giai đoạn mở đầu này là cơ sở nền tảng trong chủ trƣơng thực hiện cổ phần hóa tại Việt Nam ở các năm tiếp theo. Theo đó, kể từ cột mốc này, quá trình cổ phần hóa ở Việt Nam có thể chia thành 3 giai đoạn chính nhƣ sau: Bảng 2.1: Các giai đoạn của quá trình CPH tại Việt Nam Giai đoạn Nội dung Số doanh nghiệp đƣợc cổ phần hóa 1987 – 1997 Giai đoạn “ thí điểm cổ phần hóa” 123 1998 – 2011 Giai đoạn “ đẩy mạnh cổ phần hóa” 3.858 2011 – 2016 Giai đoạn “ cổ phần hóa nhằm tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nƣớc” 2011-2016: 535 2017-2020: 240 (kế hoạch) Nguồn: Tổng hợp số liệu từ nguồn số liệu của Vụ đổi mới DNNN trực thuộc văn phòng chính phủ.  Giai đoạn “thí điểm cổ phần hóa”: Năm 1987, chính phủ lần lƣợt ban hành nghị định số 217/HĐBT ngày14 tháng 11 năm 1987 và Nghị định số 43/HĐBT ngày 10 tháng 05 năm 1990. Trong giai đoạn 1992-1995, trên cơ sở chỉ thị số 202/CT ngày 8 tháng 6 năm 1992 của chính phủ, năm xí nghiệp quốc doanh đầu tiên đƣợc cổ phần hóa thành công. Mặc dù với số lƣợng xí nghiệp đƣợc cổ phần hóa rất khiêm tốn nhƣng nhận thức về cổ phần hóa đã bắt đầu hình thành trong các cấp lãnh đạo doanh nghiệp nhà nƣớc. Năm 1996, chính phủ tiếp tục ra văn bản số 25/CP ngày 26/3/1997 và quyết định số 548/1996/QĐ-TTg để tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho việc mở rộng đối tƣợng cổ phần hóa. Trên cơ sở đó, đến năm 1997, thêm 25 doanh nghiệp nhà nƣớc tiếp theo đƣợc cổ phần hóa thành công.
  • 44. 33  Giai đoạn “đẩy mạnh cổ phần hóa”: Trong Năm 1998, nghị định số 44/1998/NĐ-CP đƣợc chính phủ ban hành, đây có thể xem là văn bản chính thức và đầy đủ nhất quy định cụ thể về quyền mua cổ phần cho cá nhân và doanh nghiệp tham gia cổ phần hóa. Với chủ trƣơng thông thoáng hơn, cơ sở pháp lý hoàn thiện, kết quả đến giai đoạn 1998–2000, có 528 doanh nghiệp nhà nƣớc đã đƣợc cổ phần hóa thành công. Năm 2001, điểm nổi bật trong năm này là thị trƣờng chứng khoán bắt đầu hình thành tại Việt Nam, sau khi có thị trƣờng chứng khoán, cổ phiếu đƣợc lƣu hành trên thị trƣờng, tính thanh khoản của cổ phiếu tăng nhanh, tạo động lực mạnh mẽ cho quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc. Thị trƣờng chứng khoán của Việt Nam mới hình thành nhƣng sự tăng trƣởng vƣợt bậc của thị trƣờng chứng khoán đã tạo ra động lực mạnh mẽ, tính thanh khoản của cổ phiếu rất tốt, dẫn đến sự bùng nổ số lƣợng doanh nghiệp tham gia cổ phần hóa, kết quả đến giai đoạn 2001-2006, 3.155 doanh nghiệp đƣợc cổ phần hóa thành công. Năm 2007, thị trƣờng chứng khoán có dấu hiệu bong bóng chứng khoán, các cổ phiếu ồ ạt lên sàn, giá cổ phiếu tăng từng giờ, từng ngày. Tuy nhiên, từ năm 2008 đến 2010 thị trƣờng chứng khoán đã bắt đầu suy giảm và giảm mạnh liên tiếp vào những năm sau, đã ảnh hƣởng tiêu cực đến cổ phần hóa, nên đến năm 2010 chỉ có 233 doanh nghiệp nhà nƣớc đƣợc cổ phần hóa thành công. Năm 2011, sau một thời gian chƣơng trình cổ phần hóa bị chậm lại, để tạo động lực mới, tạo sự đột phá, Chính phủ đã ra hàng loạt các nghị định, quyết định nhƣ nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/07/2011; nghị định 189/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013; nghị quyết số 15/NQ-CP ngày 06/03/2014; quyết định số 37/2014/QĐ- TTg ngày 18/6/2014; quyết định số 51/2014/QĐ-TTg ngày 15/9/2014 và đặc biệt là quyết định số 22/2015/QĐ-TTg ngày 22/06/2015 về việc chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần và quyết định số 41/2015/QĐ-TTg ngày 15/9/2015 về việc bán cổ phần theo lô thể hiện quan điểm mới nhất của chính phủ là thúc đẩy quá trình cổ phần hóa, cho phép bán cổ phiếu theo lô, quyết tâm thoái vốn tại các công ty có quy mô lớn.  Giai đoạn “ cổ phần hóa nhằm tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước”: Giai đoạn này có thể chia thành hai giai đoạn nhỏ hơn theo kế hoạch tái cơ cấu của chính phủ: Giai đoạn 2011-2015: Ngày 17/7/2012, Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định số 929/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Tái cơ cấu DN Nhà nước, trọng tâm là các Tập đoàn, TCT Nhà nước, giai đoạn 2011 - 2015” với các mục tiêu sau đây:
  • 45. 34 - DNNN có cơ cấu hợp lý hơn, tập trung vào ngành, lĩnh vực then chốt, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội và quốc phòng, an ninh, làm nòng cốt để kinh tế Nhà nƣớc thực hiện đƣợc vai trò chủ đạo, là lực lƣợng vật chất quan trọng để Nhà nƣớc định hƣớng, điều tiết nền kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô. - Nâng cao sức cạnh tranh, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đối với DN kinh doanh, hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội, quốc phòng, an ninh đối với DN hoạt động công ích. - Đối với DN 100% vốn Nhà nƣớc Hoàn thiện khung pháp lý để DN KD hoạt động trong môi trƣờng pháp lý chung và cạnh tranh bình đẳng với DN thuộc các thành phần kinh tế khác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đã đầu tƣ. Có cơ chế quản lý, kiểm soát việc nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị... của DN. Hoàn thiện khung pháp lý về TĐKT Nhà nƣớc. Có nghị định riêng về tổ chức và hoạt động của từng TĐKT, TCT Nhà nƣớc đặc biệt quan trọng để nâng cao tính pháp lý, tăng cƣờng công tác giám sát, kiểm tra của chủ sở hữu Nhà nƣớc đối với các TĐKT, TCT Nhà nƣớc hoạt động có hiệu quả hơn. - Thúc đẩy tái cơ cấu DNNN Sửa đổi, bổ sung qui định về CPH, bán, giao, giải thể, phá sản DN. Tập trung tháo gỡ cho đƣợc khó khăn, vƣớng mắc hiện tại, nhất là về định giá DN, xử lý tài chính, công nợ, đất đai, chế độ đối với ngƣời lao động... và ngăn ngừa thất thoát tài sản. Ban hành các qui định, hƣớng dẫn việc thực hiện sắp xếp DN theo ngành, lĩnh vực không phân biệt cấp, cơ quan quản lý. - Đổi mới thể chế, cơ chế quản lý của chủ sở hữu Nhà nƣớc đối với DNNN Khung pháp lý cho cải cách DNNN tiếp tục đƣợc củng cố, nhƣ Nghị quyết số 15/NQ- CP ngày 06/3/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN, thoái vốn Nhà nƣớc tại DN đã đề cập tới kế hoạch hành động toàn diện để đẩy mạnh thoái vốn DNNN. Đồng thời, hai đạo luật quan trọng có liên quan gồm Luật Quản lý và sử dụng vốn Nhà nƣớc đầu tƣ vào SXKD và Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) cũng đã đƣợc thông qua tại kỳ họp Quốc hội diễn ra vào tháng 11/2014. Bên cạnh Quyết định số 929/QĐ-TTg, chính phủ còn ban hành các văn bản giải quyết các vấn đề của quá trình cổ phần hóa. Cụ thể, ngày 18/6/ 2014, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số 37/2014/QĐ- TTg “Ban hành tiêu chí, danh mục phân loại DNNN” nhằm đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới các DNNN hiện có. Quyết định này xác định và phân loại các DNNN theo tỷ lệ % vốn điều lệ do Nhà nƣớc nắm giữ. Ngoài ra, luật Quản lý và sử dụng vốn Nhà nƣớc đầu tƣ vào SXKD đƣợc kỳ vọng sẽ nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong đầu tƣ, quản lý vốn Nhà nƣớc vào hoạt động SXKD, tăng mức độ giám sát hiệu quả hoạt động DNNN của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và các bên liên quan. Bên cạnh đó, Luật Doanh nghiệp