SlideShare a Scribd company logo
1 of 116
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam đoan rằng
mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích
dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả
Lê Thị Hằng Vi
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và cộng
tác của nhiều tập thể và cá nhân.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, P. KHCN – HTQT -
ĐTSĐH - Trường Đại học Kinh Tế Huế đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá
trình học tập cũng như hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất đến Cô giáo
hướng dẫn là Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Hòa, đã tận tình hướng dẫn, tạo mọi điều
kiện giúp đỡ tôi thực hiện hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và Phòng Tín dụng 1 của Ngân
hàng Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế, đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho tôi được đi học, cũng như cung cấp các số liệu trong 5 năm gần đây về tình
hình hoạt động cho vay đầu tư của Chi nhánh.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, những người thân luôn bên cạnh
tôi, động viên khích lệ tôi trong quá trình học tập cũng như hoàn thành luận văn.
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cám ơn!
Tác giả
Lê Thị Hằng Vi
iii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN
Họ và tên học viên : LÊ THỊ HẰNG VI
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh. Niên khóa: 2009-2011
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ MINH HÒA
Tên đề tài: HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO
VAY ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI
NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rủi ro tín dụng (RRTD) là một trong những loại rủi ro lớn nhất mà các ngân
hàng phải đối mặt. Trên quan điểm quản lí, RRTD là không thể tránh khỏi, có thể
hạn chế chứ không thể loại trừ. Do vậy, việc tìm ra các giải pháp nhằm hạn chế rủi
ro tín dụng luôn là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ ngân hàng nào.
Bên cạnh những thành quả đạt được, hoạt động cho vay đầu tư (CVĐT) tại
CN.NHPT Huế trong thời gian qua cũng còn một số tồn tại nhất định, đặc biệt là
tình trạng NQH cao. Do đó, việc nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân dẫn đến rủi ro
và đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế RRTD trong hoạt động CVĐT là rất cần thiết.
2. Phương pháp nghiên cứu
- Đối tượng khảo sát: Cán bộ NHPT và các doanh nghiệp vay vốn TDĐT tại
CN.NHPT Huế
- Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp kiểm định nhân tố, thống kê
mô tả, so sánh, phân tích trên cơ sở số liệu thu thập được để xem xét, đánh giá
các vấn đề có liên quan đến RRTD trong hoạt động CVĐT tại CN.NHPT Huế
3. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về CVĐT của Nhà nước và RRTD trong
CVĐT của Nhà nước
- Đánh giá thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến RRTD trong hoạt động
CVĐT tại CN.NHPT Huế. Từ đó, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hạn chế
RRTD trong hoạt động CVĐT của Nhà nước tại CN.NHPT Huế.
iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CBTD : Cán bộ tín dụng
CĐT : Chủ đầu tư
CN.NHPT Huế: Ngân hàng phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế
CVĐT : Cho vay đầu tư
DN : Doanh nghiệp
DNNN : Doanh nghiệp nhà nước
DPRR : Dự phòng rủi ro
GTTB : Giá trị trung bình
HĐTD : Hợp đồng tín dụng
KT-XH : Kinh tế - xã hội
LS : LS
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
NHPT : Ngân hàng phát triển
NHTM : Ngân hàng thương mại
NQH : Nợ quá hạn
NSNN : Ngân sách nhà nước
RRTD : Rủi ro tín dụng
XLRR : Xử lý rủi ro
TCTD : Tổ chức tín dụng
TDĐT : Tín dụng đầu tư
TDXK : Tín dụng xuất khẩu
TTH : Thừa Thiên Huế
TSBĐ : Tài sản bảo đảm
SXKD : Sản xuất kinh doanh
v
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Mô hình phân tích tín dụng ...................................................................16
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của CN.NHPT Huế.........................................................29
Sơ đồ 2.2: Quy trình nghiên cứu.............................................................................41
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Doanh số CVĐT tại CN. NHPT Huế từ năm 2006-2010 ...................31
Biểu đồ 2.2: Doanh số thu nợ tại CN. NHPT Huế từ năm 2006-2010 ....................33
Biểu đồ 2.3: NQH và tỷ lệ NQH trong CVĐT tại CN.NHPT Huế..........................34
Biểu đồ 2.4: NQH và cơ cấu NQH phân theo khối kinh tế .....................................36
Biểu đồ 2.5: NQH và cơ cấu NQH phân theo ngành nghề......................................37
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Giới hạn một số chỉ tiêu tài chính phân theo lĩnh vực, ngành nghề......20
Bảng 2.1: Phân loại nợ CVĐT tại CN. NHPT Huế từ năm 2006-2010.................38
Bảng 2.2: Cơ cấu nhóm nợ trong tổng dư nợ CVĐT tại CN.NHPT Huế..............38
Bảng 2.3: Trích dự phòng RRTD tại CN.NHPT Huế qua các năm.......................39
Bảng 2.4: Kế hoạch nghiên cứu.............................................................................40
Bảng 2.5: Đặc điểm loại hình DN trong tổng thể nghiên cứu ...............................43
Bảng 2.6: Đặc điểm ngành nghề hoạt động của đối tượng vay vốn ......................43
Bảng 2.7: Thời gian thành lập và quy mô vốn của đối tượng vay vốn..................44
Bảng 2.8: Mức độ rủi ro của các ngành nghề theo các hệ số đánh giá rủi ro ........44
Bảng 2.9: Đặc điểm thời gian và vị trí công tác của cán bộ NHPT.......................47
Bảng 2.10: Đặc điểm chuyên ngành đào tạo và trình độ của cán bộ NHPT............47
Bảng 2.11: Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
của cán bộ NHPT...................................................................................48
Bảng 2.12: Độ tin cậy thang đo................................................................................49
Bảng 2.13: Kiểm định tự tương quan giữa các biến với nhau trong tổng thể..........51
Bảng 2.14: Kết quả phân tích nhân tố khám phá .....................................................52
Bảng 2.15: Kiểm định tự tương quan giữa các biến với nhau trong tổng thể..........54
Bảng 2.16: Kết quả kiểm định One Sample T Test đối với các yếu tố thuộc nguyên
nhân công tác thẩm định gây nên rủi ro trong CVĐT..........................55
Bảng 2.17: Kết quả kiểm định Independent Sample T Test đối với các yếu tố thuộc
nguyên nhân công tác thẩm định gây nên rủi ro trong CVĐT ..............57
Bảng 2.18: Kết quả kiểm định One Sample T Test đối với các yếu tố thuộc nguyên
nhân LS gây nên rủi ro trong CVĐT.....................................................58
Bảng 2.19: Kết quả kiểm định Independent Sample T Test đối với các yếu tố thuộc
nguyên nhân LS gây nên rủi ro trong CVĐT........................................59
Bảng 2.20: Kết quả kiểm định One Sample T Test đối với các yếu tố thuộc nguyên
nhân cơ chế, chính sách cho vay gây nên rủi ro trong CVĐT .............60
vii
Bảng 2.21: Kết quả kiểm định Independent Sample T Test đối với các yếu tố thuộc
nguyên nhân cơ chế, chính sách cho vay gây nên rủi ro trong CVĐT..61
Bảng 2.22: Kết quả kiểm định One Sample T Test đối với các yếu tố thuộc nguyên
nhân liên quan công tác kiểm tra, giám sát gây nên rủi ro trong CVĐT
...............................................................................................................62
Bảng 2.23: Kết quả kiểm định Independent Sample T Test đối với các yếu tố thuộc
nguyên nhân do công tác kiểm tra, giám sát gây nên rủi ro CVĐT......63
Bảng 2.24: Kết quả kiểm định One Sample T Test đối với các yếu tố thuộc nguyên
nhân khách hàng vay vốn gây nên rủi ro trong CVĐT ........................64
Bảng 2.25: Kết quả kiểm định Independent Sample T Test đối với các yếu tố thuộc
nguyên nhân khách hàng vay vốn gây nên rủi ro trong CVĐT.............65
Bảng 2.26: Kết quả kiểm định One Sample T Test đối với các yếu tố thuộc nguyên
nhân tài sản đảm bảo tiền vay gây nên rủi ro trong CVĐT...................66
Bảng 2.27: Kết quả kiểm định Independent Sample T Test đối với các yếu tố thuộc
nguyên nhân tài sản đảm bảo tiền vay gây nên rủi ro trong CVĐT......67
Bảng 2.28: Kết quả kiểm định One Sample T Test đối với các yếu tố thuộc nguyên
nhân bất khả kháng gây nên rủi ro trong CVĐT...................................68
Bảng 2.29: Kết quả kiểm định Independent Sample T Test đối với các yếu tố thuộc
nguyên nhân bất khả kháng gây nên rủi ro trong CVĐT ......................69
viii
MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................... i
Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii
Tóm lược luận văn .................................................................................................... iii
Danh mục các từ viết tắt............................................................................................ iv
Danh mục các sơ đồ ....................................................................................................v
Danh mục các biểu đồ.................................................................................................v
Danh mục các bảng ................................................................................................... vi
Mục lục.................................................................................................................... viii
PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CHO VAY ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC VÀ RỦI RO
TÍN DỤNG TRONG CHO VAY ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC......................................5
1.1. Tín dụng đầu tư của Nhà nước.............................................................................5
1.1.1. Khái niệm..........................................................................................................5
1.1.2. Đặc điểm của tín dụng đầu tư ...........................................................................5
1.2. Cho vay đầu tư của Nhà nước.............................................................................6
1.2.1. Khái niệm..........................................................................................................6
1.2.2. Bản chất của cho vay đầu tư của Nhà nước ......................................................6
1.2.3. Chính sách cho vay đầu tư của Nhà Nước........................................................7
1.2.3.1. Nguồn vốn cho vay ........................................................................................7
1.2.3.2. Nguyên tắc cho vay........................................................................................7
1.2.3.3. Điều kiện vay vốn ..........................................................................................7
1.2.3.4. Các điều kiện tín dụng....................................................................................8
1.3. Rủi ro tín dụng .....................................................................................................9
1.3.1. Khái niệm..........................................................................................................9
1.3.2. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng ................................................................10
1.3.2.1. Nguyên nhân khách quan.............................................................................10
1.3.2.2. Nguyên nhân chủ quan.................................................................................11
ix
1.3.3. Phân loại rủi ro tín dụng..................................................................................11
1.3.3.1. Rủi ro giao dịch............................................................................................12
1.3.3.2. Rủi ro danh mục tín dụng.............................................................................12
1.3.4. Hậu quả rủi ro tín dụng ...................................................................................13
1.3.4.1. Hậu quả đối với ngân hàng ..........................................................................13
1.3.4.2. Hậu quả đối với nền kinh tế .........................................................................13
1.3.5. Dấu hiệu nhận biết RRTD...............................................................................13
1.3.5.1. Dấu hiệu tài chính ........................................................................................13
1.3.5.2. Dấu hiệu phi tài chính ..................................................................................13
1.3.6. Một số chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng.........................................................13
1.3.6.1. Phân loại nợ..................................................................................................13
1.3.6.2. Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn:...................................................................15
1.3.7. Mô hình đánh giá rủi ro tín dụng ....................................................................15
1.3.7.1. Mô hình định tính.........................................................................................15
1.3.7.2. Mô hình điểm số Z.......................................................................................16
1.3.8 Hệ thống chỉ tiêu tài chính đánh giá khách hàng .............................................17
1.3.8.1 Khả năng thanh toán......................................................................................17
1.3.8.2. Hệ số nợ .......................................................................................................18
1.3.8.3 Hiệu quả sử dụng vốn và khả năng sinh lời..................................................19
1.4. Rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tư của Nhà nước..........................................20
1.4.1. Nguyên tắc xử lý rủi ro ...................................................................................21
1.4.2 Phạm vi xử lý rủi ro .........................................................................................21
1.4.3 Nguyên nhân rủi ro được xử lý rủi ro ..............................................................21
1.4.4 Biện pháp xử lý rủi ro ......................................................................................22
1.4.4.1. Gia hạn nợ ....................................................................................................22
1.4.4.2 Khoanh nợ.....................................................................................................22
1.4.4.3. Xoá nợ..........................................................................................................22
1.4.4.4 Bán nợ ...........................................................................................................23
1.4.5 Hồ sơ xử lý rủi ro .............................................................................................23
x
1.4.6 Trình tự, thủ túc xử lý rủi ro ............................................................................25
1.4.7 Thẩm quyền và trách nhiệm xử lý rủi ro..........................................................25
1.4.7.1 Ngân hàng phát triển Việt Nam ....................................................................25
1.4.7.2 Bộ Tài chính..................................................................................................26
1.4.8. Trích lập và sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro......................................................26
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY ĐẦU TƯ
TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM-CHI NHÁNH
THỪA THIÊN HUẾ .................................................................................................27
2.1 Khái quát về Ngân hàng phát triển Việt Nam.....................................................27
2.1.1 Lịch sử hình thành............................................................................................27
2.1.2 Ngân hàng phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế .......................27
2.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ ....................................................................................28
2.1.2.2 Bộ máy nhân sự và cơ cấu tổ chức................................................................28
2.1.3 Tình hình thực hiện cho vay đầu tư tại CN.NHPT Huế từ năm 2006
đến năm 2010 ............................................................................................................31
2.1.3.1 Doanh số cho vay..........................................................................................31
2.1.3.2 Doanh số thu nợ (gốc và lãi).........................................................................31
2.1.4 Thực trạng về rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư tại Ngân hàng
phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế từ năm 2006-2010 ....................34
2.1.4.1. Tình hình nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ ..................................34
2.1.4.2. Phân loại dư nợ cho vay đầu tư....................................................................38
2.1.4.3. Tỷ lệ trích lập phòng ngừa rủi ro và xử lý rủi ro..........................................39
2.2. Thiết kế nghiên cứu............................................................................................40
2.2.1 Nguồn thông tin cần thiết.................................................................................40
2.2.2 Nguồn cung cấp thông tin ................................................................................41
2.2.3 Qui trình nghiên cứu ........................................................................................41
2.2.4 Nghiên cứu định tính........................................................................................42
2.2.5 Nghiên cứu định lượng.....................................................................................42
2.2.6 Mẫu điều tra .....................................................................................................42
xi
2.3 Kết quả nghiên cứu .............................................................................................43
2.3.1 Đối với đối tượng điều tra là khách hàng vay vốn...........................................43
2.3.1.1 Đặc điểm tổng thể nghiên cứu ......................................................................43
2.3.1.2 Kết quả nghiên cứu trên Khách hàng vay vốn ..............................................44
2.3.2. Đối với đối tượng điều tra là cán bộ Ngân hàng phát triển.............................46
2.3.2.1 Đặc điểm tổng thể nghiên cứu ......................................................................46
2.3.2.2 Kết quả nghiên cứu trên đối tượng cán bộ NHPT.........................................48
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG
TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC TẠI NGÂN
HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ .............73
3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp.......................................................................................73
3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2011
đến năm 2015 ............................................................................................................73
3.1.2 Định hướng và mục tiêu phát triển hoạt động của Ngân hàng phát triển Việt
Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 ..........................................................74
3.1.2.1 Định hướng phát triển hoạt động của Ngân hàng phát triển Việt Nam ........74
3.1.2.2 Mục tiêu phát triển ........................................................................................74
3.1.3 Định hướng hoạt động cho vay đầu tư của CN.NHPT Huế trong thời gian tới ...75
3.2. Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư
tại CN.NHPT Huế .....................................................................................................75
3.2.1. Thực hiện nghiêm túc các quy chế, quy trình nghiệp vụ của NHPT và quy
định của pháp luật về CVĐT.....................................................................................75
3.2.2. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định........................................................76
3.2.3. Tăng cường công tác thu hồi nợ......................................................................76
3.2.4. Thực hiện kiên quyết việc xử lý tài sản đối với các dự án theo đúng quy định...77
3.2.5. Tăng cường kiểm tra giám sát, quản lý nợ vay...............................................77
3.2.6. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra nội bộ......................78
3.2.7. Áp dụng tỷ lệ TSBĐ tiền vay tùy vào từng khách hàng .................................79
3.2.8. Nâng cao trình độ cán bộ và phân công công việc phù hợp hơn ....................80
xii
3.2.9. Tăng cường mối quan hệ với các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương .......81
3.2.10. Thực hiện các biện pháp để phòng tránh rủi ro khi ký kết các hợp đồng.....81
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................82
1. Kết luận .................................................................................................................82
2. Kiến nghị...............................................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................89
PHỤ LỤC
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rủi ro tín dụng (RRTD) là một trong những loại rủi ro lớn nhất mà các ngân
hàng phải đối mặt. Trên quan điểm quản lí, RRTD là không thể tránh khỏi, có thể
hạn chế, chứ không thể loại trừ. Do vậy, ngày nay việc tìm ra các giải pháp nhằm
hạn chế RRTD luôn trở thành vấn đề mang tính sống còn, là mối quan tâm hàng đầu
của bất kỳ ngân hàng nào [27].
Thực hiện cam kết quốc tế về lĩnh vực ngân hàng trong Hiệp định thương
mại Việt – Mỹ và gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã và đang đặt ra
cho hệ thống ngân hàng ở Việt Nam những thách thức vô cùng to lớn. Để hội nhập
thành công, các ngân hàng ở Việt Nam trong đó có Ngân hàng phát triển (NHPT)
Việt Nam, phải lành mạnh hoá tình hình tài chính theo chuẩn mực quốc tế; nâng cao
năng lực cạnh tranh. Đối với NHPT, nhằm thực hiện mục tiêu trở thành ngân hàng
chuyên nghiệp, hiện đại, một công cụ quan trọng của Chính phủ với phương châm
"An toàn hiệu quả – Hội nhập quốc tế – Phát triển bền vững" thì việc nghiên cứu
RRTD và đề ra các biện pháp hạn chế RRTD là việc làm vô cùng cấp bách [27].
Cũng như hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại (NHTM),
NHPT cũng phải đối mặt với RRTD trong hoạt động của mình. RRTD của NHPT là
khả năng xảy ra những tổn thất ngoài dự kiến cho NHPT do khách hàng vay vốn
TDĐT không trả đúng hạn, không trả hoặc trả không đầy đủ vốn và lãi. Do đặc
điểm hoạt động của NHPT và các dự án phát triển mà NHPT tài trợ nên RRTD của
NHPT thường cao hơn so với các NHTM. RRTD của NHPT có thể được phản ánh
qua một số chỉ tiêu chính như nợ quá hạn (NQH), tỷ lệ NQH, nợ xấu và tỷ lệ nợ
xấu…
NHPT Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế (CN.NHPT Huế) được thành
lập theo Quyết định số 03/QĐ-NHPT ngày 01/7/2006 của Tổng Giám đốc NHPT
Việt Nam, trên cơ sở tổ chức lại và kế thừa toàn bộ trách nhiệm, quyền lợi và
nghĩa vụ từ Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Thừa Thiên Huế (TTH).
2
Thời gian qua, hoạt động của CN.NHPT Huế đã góp phần đáng kể vào quá
trình đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của tỉnh TTH, CN.NHPT
Huế đã cho vay có hiệu quả đối với nhiều chương trình, dự án trọng điểm của
quốc gia và của tỉnh bằng nguồn vốn tín dụng đầu tư (TDĐT) của Nhà nước,
như: Chương trình kiên cố hóa kênh mương, giao thông nông thôn, cơ sở hạ
tầng làng nghề nuôi trồng thủy sản; Chương trình tăng tốc ngành Dệt may;
Chương trình phát triển cơ sở hạ tầng chỉnh trang đô thị; Các dự án thủy điện;
các dự án giáo dục, y tế an sinh xã hội;…
Bên cạnh những thành quả đạt được, hoạt động cho vay đầu tư (CVĐT) tại
CN.NHPT Huế trong thời gian qua cũng còn một số tồn tại nhất định, đặc biệt là
tình trạng NQH và lãi phát sinh chưa trả ngày càng cao. Một số dự án lâm vào phá
sản, giải thể,… không trả được nợ, dẫn đến nguy cơ mất vốn của Nhà nước.
Do đó, việc nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân dẫn đến rủi ro và đưa ra các
giải pháp nhằm phòng ngừa, hạn chế RRTD trong hoạt động CVĐT là hết sức cần
thiết, được Nhà nước, NHPT và CN.NHPT Huế rất quan tâm. Do vậy, đề tài: “Hạn
chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư tại Ngân hàng phát triển Việt
Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế” được lựa chọn để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Phân tích, đánh giá thực trạng RRTD trong hoạt động CVĐT tại CN.NHPT
Huế, tìm ra nguyên nhân dẫn đến rủi ro, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế
RRTD trong hoạt động CVĐT tại CN.NHPT Huế.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về CVĐT của Nhà nước và RRTD trong
hoạt động CVĐT của Nhà nước.
- Phân tích thực trạng về RRTD trong hoạt động CVĐT tại CN.NHPT Huế.
- Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến RRTD trong hoạt động CVĐT tại
CN.NHPT Huế.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế RRTD trong hoạt động
CVĐT của NHPT tại CN.NHPT Huế.
3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Hoạt động CVĐT của Nhà nước tại CN.NHPT Huế.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Tỉnh Thừa Thiên Huế
+ Thời gian : Từ năm 2006 đến năm 2010.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Các câu hỏi sau sẽ định hướng cho việc nghiên cứu đề tài:
- Chính sách CVĐT của Nhà nước là gì?
- Thực trạng về hoạt động CVĐT và RRTD trong hoạt động CVĐT của Nhà
nước tại CN.NHPT Huế giai đoạn 2006-2010 như thế nào?
- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến RRTD trong CVĐT của Nhà nước tại
CN.NHPT Huế trong thời gian qua?
- Những giải pháp nào nhằm hạn chế RRTD trong CVĐT của Nhà nước tại
CN.NHPT Huế trong thời gian tới?
5. Phương pháp nghiên cứu và cách thức tiến hành
5.1. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp kiểm định nhân tố, thống kê mô tả, so sánh, phân
tích, tổng hợp trên cơ sở số liệu thu thập được để xem xét, đánh giá các vấn đề có
liên quan đến RRTD trong hoạt động CVĐT tại CN.NHPT Huế. Từ đó, đề xuất
các giải pháp nhằm hạn chế RRTD trong CVĐT tại CN.NHPT Huế.
5.2. Cách thức tiến hành
- Thu thập số liệu:
+ Số liệu sơ cấp: Sử dụng phiếu điều tra để thu thập thông tin của:
. Lãnh đạo và cán bộ nghiệp vụ của CN.NHPT Huế, của NHPT Việt Nam.
. Các doanh nghiệp (DN) vay vốn TDĐT tại CN.NHPT Huế.
+ Số liệu thứ cấp: Sử dụng số liệu quá khứ liên quan đến hoạt động
CVĐT của CN.NHPT Huế trong 05 năm từ năm 2006 đến năm 2010 thông qua
các báo cáo cho vay, báo cáo phân loại nợ, báo cáo tổng kết.
- Xử lý số liệu sơ cấp thông qua công cụ hỗ trợ SPSS, excell
4
- Phân tích, so sánh, đánh giá các số liệu thu thập được.
- Tổng hợp, kết luận và đề ra các giải pháp phù hợp.
6. Kết cấu của luận văn
Kết cấu nội dung của luận văn gồm 3 phần:
Phần 1: Phần mở đầu
Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu, gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về CVĐT của Nhà nước và RRTD trong CVĐT của
Nhà nước
Chương 2: Thực trạng về RRTD trong hoạt động CVĐT của Nhà nước tại
CN.NHPT Huế.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hạn chế RRTD trong hoạt động CVĐT của
Nhà nước tại CN.NHPT Huế.
Phần 3: Kết luận và kiến nghị
5
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CHO VAY ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC VÀ RỦI
RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC
1.1. Tín dụng đầu tư của Nhà nước
1.1.1. Khái niệm
- TDĐT của Nhà nước là một hình thức tín dụng nhằm thực hiện chính sách
đầu tư phát triển của Nhà nước, thể hiện mối quan hệ vay-trả giữa Nhà nước với
các pháp nhân và thể nhân hoạt động trong nền kinh tế, được Nhà nước cho vay với
LS (LS) ưu đãi cho từng đối tượng cụ thể nhằm thực hiện mục tiêu phát triển KT-
XH trong từng thời kỳ nhất định theo định hướng của Nhà nước.
- Nguồn vốn TDĐT của Nhà nước được huy động từ nhiều nguồn khác nhau
thông qua nhiều hình thức khác nhau như: Vốn do Ngân sách nhà nước (NSNN)
cấp, phát hành trái phiếu, Chính phủ bảo lãnh vay vốn, … Việc huy động vốn chủ
yếu tập trung vào các nguồn vốn lớn và dài hạn trên nguyên tắc tận dụng tối đa các
nguồn vốn rẻ (LS thấp) để giảm LS cho vay nhằm hỗ trợ hiệu quả hơn đối với các
dự án phát triển, chương trình mục tiêu của Nhà nước.
- Chính sách TDĐT của Nhà nước bao gồm các hình thức: CVĐT, bảo lãnh
TDĐT và hỗ trợ sau đầu tư.
1.1.2. Đặc điểm của tín dụng đầu tư
- TDĐT chỉ tập trung CVĐT vào các dự án phát triển được Nhà nước khuyến
khích đầu tư trong từng thời kỳ.
- Được Chính phủ hỗ trợ mạnh mẽ về nguồn vốn, đặc biệt là được Chính phủ
bảo đảm khả năng thanh toán các nguồn vốn huy động.
- Tính chất ưu đãi của TDĐT thể hiện ở một số điểm cụ thể như: LS thấp
hơn LS thị trường, quy mô cho vay lớn, thời gian cho vay dài, điều kiện đảm bảo
nợ vay ưu đãi hơn…
- TDĐT gắn với việc điều tiết kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Do đó, tổ chức
làm nhiệm vụ quản lý, cho vay là cơ quan chuyên môn của Nhà nước, nay là
6
NHPT Việt Nam, được Nhà nước cấp vốn pháp định, cấp bù LS (LS), hoạt động
không vì mục đích lợi nhuận nhưng phải đảm bảo thu hồi vốn đầu tư và phải
tuân thủ theo những quy định của Nhà nước.
1.2. Cho vay đầu tư của Nhà nước
1.2.1. Khái niệm
CVĐT là một trong các hình thức TDĐT của Nhà nước đối với các dự án
đầu tư thuộc một số ngành, lĩnh vực quan trọng, chương trình kinh tế lớn và các
vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn cần khuyến khích đầu tư theo quy định của Chính
phủ [17].
NHPT Việt Nam là đơn vị được Chính phủ giao thực hiện CVĐT theo quy
định của Chính phủ căn cứ kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao hàng năm.
1.2.2. Bản chất của cho vay đầu tư của Nhà nước
CVĐT của Nhà nước tập trung vào các ngành, lĩnh vực có tác động trực tiếp
đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững; và các vùng
khó khăn, đặc biệt khó khăn cần khuyến khích đầu tư theo quy định của Chính phủ
mà NSNN không đủ khả năng hỗ trợ, các tổ chức tín dụng (TCTD) và các nhà đầu
tư không muốn tài trợ vì vốn đầu tư lớn, thời gian hoàn vốn dài và có tính rủi ro
cao. CVĐT của Nhà nước không chỉ nhằm mục tiêu kinh tế mà còn nhằm các mục
tiêu xã hội, thực hiện vai trò điều tiết vĩ mô của Nhà nước trong từng thời kỳ.
Với đặc điểm vừa mang tính kinh tế vừa mang tính xã hội, bản chất của
CVĐT của Nhà nước thể hiện ở những điểm sau:
- Thứ nhất, CVĐT của nhà nước không vì mục tiêu lợi nhuận mà nhằm phục
vụ yêu cầu quản lý, điều tiết kinh tế vĩ mô của Nhà nước trong từng thời kỳ.
- Thứ hai, đối tượng cho vay bị giới hạn bởi các chương trình, mục tiêu, định
hướng và chủ trương đầu tư phát triển của Nhà nước trong từng thời kỳ.
- Thứ ba, nguồn vốn chủ yếu để thực hiện CVĐT là vốn NSNN.
- Thứ tư, LS cho vay là LS ưu đãi, thấp hơn LS cho vay của NHTM, do Nhà
nước quy định và điều tiết phù hợp với yêu cầu, chủ trương khuyến khích đầu tư,
phát triển KT-XH của đất nước trong từng thời kỳ và phù hợp với thông lệ quốc tế.
7
- Thứ năm, thời gian cho vay dài và cho vay không có thế chấp hoặc tỷ lệ tài
sản thế chấp thấp
- Thứ sáu, cơ quan làm nhiệm vụ CVĐT của Nhà nước, hiện nay là NHPT
Việt Nam, hoạt động như một ngân hàng nhưng theo cơ chế quản lý riêng, không
chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ngân hàng nhà nước (NHNN) Việt Nam.
Như vậy, CVĐT của Nhà nước là công cụ tài chính của Nhà nước, nhằm hỗ
trợ về tài chính cho các DN, tổ chức kinh tế tham gia đầu tư, qua đó nhằm thực hiện
các mục tiêu KT-XH của đất nước. Sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích kinh tế, chính trị,
xã hội là bản chất của TDĐT của Nhà nước.
1.2.3. Chính sách cho vay đầu tư của Nhà Nước [17]
1.2.3.1. Nguồn vốn cho vay
- Vốn NSNN, gồm: Vốn điều lệ của NHPT và vốn NSNN cấp cho các
chương trình, mục tiêu của Chính phủ.
- Vốn huy động, gồm: Phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính
phủ bảo lãnh, trái phiếu NHPT và kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi theo quy định của
pháp luật; Vay của Công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện, Bảo hiểm xã hội và các tổ
chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước; Các nguồn vốn khác theo quy định
của pháp luật.
1.2.3.2. Nguyên tắc cho vay
Dự án vay vốn TDĐT của Nhà nước phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản là
có hiệu quả KT-XH, sử dụng vốn vay đúng mục đích và hoàn trả nợ vay (gốc và lãi)
đầy đủ, đúng hạn.
1.2.3.3. Điều kiện vay vốn
- Đối với dự án: Phải thuộc danh mục các dự án vay vốn TDĐT theo quy
định hiện hành của Chính phủ về TDĐT nhưng chưa được bảo lãnh TDĐT hoặc hỗ
trợ sau đầu tư (Hiện nay, danh mục các dự án vay vốn TDĐT được quy định tại
Nghị định số 106/2008/NĐ-CP ngày 19/9/2008 của Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính Phủ).
Dự án phải được lập và trình duyệt theo quy định hiện hành về quản lý đầu
tư và xây dựng.
8
- Đối với chủ đầu tư (CĐT): CĐT dự án được thành lập và hoạt động theo
đúng quy định của pháp luật, có khả năng tài chính để thực hiện đầu tư và vận hành
dự án. Ngoài mức vốn TDĐT của Nhà nước được NHPT cho vay theo quy định,
CĐT phải sử dụng các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư dự án; trong đó, mức
vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án (vốn tự có) tối thiểu bằng 15% tổng số vốn đầu
tư tài sản cố định của dự án.
CĐT dự án phải mở tài khoản và thanh toán trực tiếp qua NHPT; phải có bộ
máy quản lý đủ năng lực và trình độ chuyên môn để điều hành hoạt động của dự án;
người đại diện theo pháp luật của CĐT có năng lực chuyên môn, kinh nghiệm trong
lĩnh vực của dự án hoặc lĩnh vực liên quan đến dự án. Đồng thời, CĐT phải thực
hiện các quy định về bảo đảm tiền vay và bảo hiểm tài sản theo quy định hiện hành
của Nhà nước và của NHPT.
1.2.3.4. Các điều kiện tín dụng
- Thời hạn cho vay: Là khoảng thời gian từ khi rút vốn lần đầu đến khi trả
hết nợ vay (gốc và lãi) theo hợp đồng tín dụng (HĐTD) đã ký. Thời hạn cho vay
xác định trên cơ sở khả năng thu hồi vốn phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh
(SXKD) của dự án, khả năng trả nợ của CĐT, nhưng tối đa không quá 144 tháng.
Riêng một số dự án đặc thù (dự án nhóm A, trồng cây thông, cây cao su) thì thời
hạn cho vay tối đa là 180 tháng.
- Thời hạn ân hạn: Là khoảng thời gian từ khi rút vốn lần đầu đến khi bắt
đầu trả nợ gốc, được xác định phù hợp với thời gian xây dựng dự án. Thời hạn ân
hạn không quá 2 năm đối với dự án nhóm C, không quá 4 năm đối với dự án nhóm
B. Riêng dự án trồng rừng, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, thời hạn ân hạn
không vượt quá thời gian từ khi trồng mới đến khi khai thác của từng loại cây trồng.
- Thời hạn trả nợ, kỳ hạn trả nợ, thời điểm bắt đầu trả nợ và mức trả nợ
từng kỳ hạn: Được xác định phù hợp với chu kỳ SXKD của dự án và khả năng trả
nợ của CĐT. Thời điểm bắt đầu trả nợ gốc là thời điểm kết thúc thời hạn ân hạn.
- Mức vốn vay: Mức vốn cho vay đối với từng dự án do NHPT quyết định,
tối đa bằng 70% tổng số vốn đầu tư tài sản cố định của dự án được duyệt. Trường
hợp cho vay vượt mức vốn quy định trên, NHPT thực hiện theo quyết định của
9
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Đồng tiền cho vay: Là đồng Việt Nam và ngoại tệ tự do chuyển đổi. Việc cho
vay bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi thực hiện đối với dự án có nhu cầu nhập khẩu máy
móc, thiết bị mà CĐT có khả năng cân đối ngoại tệ trả nợ.
- LS cho vay: LS cho vay trong từng thời kỳ thực hiện theo Quyết định của
Bộ trưởng Bộ Tài chính (số lần công bố LS hàng năm tối đa là 2 lần). Đối với một
dự án, LS cho vay được xác định tại thời điểm ký HĐTD lần đầu và giữ nguyên
trong suốt thời hạn vay vốn của dự án, trừ trường hợp được điều chỉnh theo quyết
định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
LS NQH bằng 150% LS cho vay trong hạn ghi trong HĐTD, được tính trên số
nợ gốc và lãi chậm trả.
- Tài sản bảo đảm (TSBĐ) tiền vay: CĐT khi vay vốn TDĐT được dùng tài
sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm tiền vay. Nếu tài sản hình thành từ vốn vay
không đủ điều kiện bảo đảm tiền vay, CĐT phải sử dụng tài sản hợp pháp khác của
mình hoặc tài sản của người thứ ba để bảo đảm tiền vay với giá trị tối thiểu bằng
15% số vay vốn.
CĐT không được chuyển nhượng, bán, cho thuê, cho mượn hoặc thế chấp,
cầm cố TSBĐ khi chưa trả hết nợ. Trường hợp CĐT không trả được nợ hoặc giải
thể, phá sản, NHPT được áp dụng biện pháp xử lý TSBĐ theo quy định của pháp
luật đối với các tổ chức tín dụng (TCTD) để thu hồi nợ
1.3. Rủi ro tín dụng
1.3.1. Khái niệm
RRTD (credit risk) là khả năng xảy ra những tổn thất mà Ngân hàng phải
chịu do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả hoặc trả không đầy đủ vốn
và lãi [8].
Khi thực hiện một hoạt động cho vay cụ thể, ngân hàng không dự kiến là
khoản cho vay đó sẽ bị tổn thất. Tuy nhiên, những khoản cho vay đó luôn hàm chứa
rủi ro. Một số ý kiến cho rằng, trên quan điểm quản lý toàn bộ ngân hàng, tỷ lệ tổn
thất dự kiến đối với hoạt động tín dụng luôn được xác định trước trong chiến lược
10
hoạt động chung. Do vậy, khi tổn thất dưới mức tỷ lệ tổn thất dự kiến, ngân hàng
coi đó là một thành công trong quản lý [8].
Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam ban hành “Quy định về phân loại nợ, trích
lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của TCTD”,
thì: RRTD trong hoạt động ngân hàng của TCTD là khả năng xảy ra tổn thất trong
hoạt động ngân hàng của TCTD do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả
năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.
1.3.2. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng
Về bản chất, RRTD là loại rủi ro rất đa dạng và phức tạp, việc quản lý và
phòng ngừa nó rất khó khăn, loại rủi ro này có thể xảy ra ở bất cứ đâu, bất cứ lúc
nào, chúng luôn tiềm ẩn trong suốt quá trình trước, trong và sau khi cho vay và biểu
hiện ra bên ngoài là khoản vay không thu hồi được, NQH, nợ khó đòi, … Ngân
hàng không thể loại trừ RRTD, song nếu ngân hàng biết được nguyên nhân gây ra
RRTD và có những giải pháp đồng bộ hữu hiệu thì có thể ngăn ngừa rủi ro, hạn chế
tối đa những thiệt hại có thể xảy ra..
1.3.2.1. Nguyên nhân khách quan
1.3.2.1.1. Rủi ro do môi trường kinh tế
Những nguyên nhân này có thể là tăng trưởng kinh tế sụt giảm, quan điểm
phát triển kinh tế của Chính phủ thay đổi thông qua các chủ trương, chính sách có
thể dẫn đến việc cấm xuất khẩu, hạn chế ngành nghề kinh doanh nào đó ảnh hưởng
đến danh mục đầu tư của ngân hàng, ảnh hưởng đến hoạt động của các DN (DN)
vay vốn. Từ đó dẫn đến rủi ro cho ngân hàng.
1.3.2.1.2. Rủi ro do môi trường chính trị pháp luật
Thể chế chính trị giữ vai trò định hướng, chi phối toàn bộ các hoạt động xã
hội, trong đó có hoạt động của ngân hàng và DN. Có thể kể đến các tác nhân này là
việc thực hiện các chính sách thuế quan, hạn ngạch nhập khẩu, … Đây chính là các
cơ chế bảo hộ sản xuất trong nước. Sự thay đổi cơ chế có tác động rất lớn đến hoạt
động của các DN.
11
1.3.2.1.3. Rủi ro do nguyên nhân bất khả kháng khác
Những nguyên nhân bất khả kháng, tác động đến tình hình hoat động SXKD
của dự án hoặc của khách hàng vay, làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán cho
ngân hàng như: như thiên tai, bảo lụt, hạn hán, hỏa hoạn, dịch bệnh,… vượt quá tầm
kiểm soát của người vay lẫn người cho vay.
1.3.2.2. Nguyên nhân chủ quan
1.3.2.2.1. Rủi ro do các nguyên nhân từ phía khách hàng vay
Là những nguyên nhân rủi ro phát sinh liên quan đến hành vi và ý chí chủ
quan của khách hàng, có thể do trình độ quản lý của khách hàng yếu kém, dẫn đến
sử dụng vốn vay kém hiệu quả hoặc thất thoát, làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ.
Trường hợp còn lại, người vay kinh doanh vẫn có lãi, nhưng do khách hàng thiếu
thiện chí trong việc trả nợ, họ cố tình chây ỳ, không trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.
1.3.2.2.2. Rủi ro do các nguyên nhân từ phía ngân hàng
RRTD có thể phát sinh do nguyên nhân chủ quan như quá trình phân tích và
thẩm định tín dụng không kỹ lưỡng dẫn đến sai lầm trong quyết định cho vay. Hoặc,
cũng có thể quyết định cho vay đúng đắn nhưng do thiếu kiểm tra, kiểm soát sau khi
cho vay, dẫn đến khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, nhưng ngân
hàng không phát hiện để ngăn chặn kịp thời.
Chính ngân hàng cũng là tác nhân tạo nên RRTD nếu công tác thẩm định ban
đầu bị hạn chế, CBTD không đảm bảo đủ tiêu chuẩn hoặc công tác giám sát tín
dụng yếu kém. Nếu nhân viên thiếu đạo đức, yếu kém về trình độ chuyên môn
nghiệp vụ sẽ gây hậu quả không nhỏ cho ngân hàng. Đạo đức của cán bộ là một
trong các yếu tố quan trọng để giải quyết vấn đề hạn chế RRTD.
Tóm lại, RRTD có thể phát sinh do rất nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc
khách quan. Trong đó có những nguyên nhân có thể kiểm soát được và những
nguyên nhân không thể kiểm soát được. Việc đo lường, nhận diện và có thể kiểm
soát được RRTD là công việc quan trọng của các ngân hàng.
1.3.3. Phân loại rủi ro tín dụng
Có nhiều tiêu chí để phân loại RRTD, sử dụng tiêu chí nào là phụ thuộc vào
mục đích, yêu cầu nghiên cứu. Nếu căn cứ vào nguyên nhân phát sinh, RRTD được
12
phân chia thành hai loại chính là rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục tín dụng.
1.3.3.1. Rủi ro giao dịch
Rủi ro liên quan đến từng khoản tín dụng mỗi khi ngân hàng ra quyết định
cấp một khoản tín dụng mới cho khách hàng. Đây có thể xem là rủi ro cá biệt của
từng khoản tín dụng, nó phát sinh do sai sót ở các khâu đánh giá, thẩm định và xét
duyệt khi cho vay, hoặc phát sinh do sơ hở ở khâu bảo đảm và những cam kết ràng
buộc trong HĐTD [8]. Rủi ro giao dịch bao gồm:
+ Rủi ro xét duyệt: là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích
tín dụng để ra quyết định cho vay.
+ Rủi ro kiểm soát: là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và
hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật
xử lý các khoản cho vay có vấn đề.
+ Rủi ro bảo đảm: phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm như các điều khoản
trong hợp đồng cho vay, các loại TSBĐ, chủ thể bảo đảm, cách thức đảm bảo và
mức cho vay trên giá trị của TSBĐ.
1.3.3.2. Rủi ro danh mục tín dụng
Rủi ro liên quan đến sự kết hợp nhiều khoản tín dụng trong danh mục tín
dụng của ngân hàng. Nó có thể phát sinh do đặc thù cá biệt của từng loại tín dụng,
chẳng hạn cho vay không có bảo đảm thì rủi ro cao hơn cho vay có bảo đảm. Hoặc
phát sinh do thiếu đa dạng hóa danh mục tín dụng, chẳng hạn, do cạnh tranh khiến
ngân hàng tăng LS huy động làm cho LS cho vay tăng theo, kết quả là các dự án có
mức sinh lợi thấp (rủi ro thấp) bị loại, chỉ còn những dự án có suất sinh lợi cao (rủi
ro cao) được vay vốn ngân hàng. Điều này khiến cho danh mục tín dụng của ngân
hàng chỉ tập trung vào các dự án rủi ro cao [8]. Rủi ro danh mục tín dụng bao gồm:
+ Rủi ro cá biệt: xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính
riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất
phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn.
+ Rủi ro tập trung: là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều
đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều DN hoạt động trong cùng một ngành,
lĩnh vực kinh tế; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.
13
1.3.4. Hậu quả rủi ro tín dụng
1.3.4.1. Hậu quả đối với ngân hàng
- Rủi ro đọng vốn: Khi gặp RRTD, ngân hàng không thu được một phần
hoặc toàn bộ nợ gốc và nợ lãi đúng hạn, nghĩa là nguồn vốn của ngân hàng bị đọng
lại ở khách hàng.
- Rủi ro mất vốn một phần hoặc toàn bộ: Rủi ro xảy ra khi DN đi vay mất
khả năng chi trả. Lúc này ngân hàng chỉ còn dựa vào việc xử lý TSBĐ để thu hồi
nợ. Tuy nhiên, việc bán TSBĐ rất khó khăn và giá trị thu hồi sau khi xử lý TSBĐ
thường không đảm bảo đủ cho toàn bộ rủi ro xảy ra. Do đó, ngân hàng sẽ không thu
hồi được toàn bộ số vốn đã cho vay.
1.3.4.2. Hậu quả đối với nền kinh tế
Bắt nguồn từ bản chất và chức năng của ngân hàng là một tổ chức trung gian
tài chính, huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho vay lại. Do đó, khi RRTD
xảy ra thì không những ngân hàng chịu thiệt hại mà quyền lợi của người gửi tiền
cũng bị ảnh hưởng. Khi một ngân hàng gặp RRTD dẫn đến bị mất khả năng thanh
toán hoặc bị phá sản, sẽ ảnh hưởng toàn bộ hệ thống ngân hàng và cả nền kinh tế.
1.3.5. Dấu hiệu nhận biết RRTD
1.3.5.1. Dấu hiệu tài chính
Đó là các dấu hiệu có thể nhận biết qua hoạt động kinh doanh hoặc báo cáo
tài chính, như: Khách hàng thu hẹp quy mô SXKD, cơ cấu lại tài chính, tình hình
kinh doanh, khả năng thanh toán giảm…
1.3.5.2. Dấu hiệu phi tài chính
Đây chính là các dấu hiệu có thể phát hiện được trong quá trình tiếp xúc làm
việc với khách hàng, như: khách hàng trì hoãn thực hiện các nghĩa vụ báo cáo khi
đến hạn; khách hàng cắt giảm lao động, thay đổi cơ cấu nhân sự Ban điều hành…
1.3.6. Một số chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng
1.3.6.1. Phân loại nợ
Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và Quyết định số
18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 của NHNN Việt Nam về phân loại nợ, trích
14
lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của TCTD, thì
việc phân loại nợ được chia thành 5 nhóm như sau:
Tên nhóm nợ Đặc điểm
Nhóm 1:
Nợ đủ tiêu chuẩn
- Các khoản nợ trong hạn và quá hạn dưới 10 ngày
* Được đánh giá là có đủ khả năng/có khả năng thu hồi đầy
đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn.
Nhóm 2:
Nơ cần chú ý
- NQH dưới từ 10 đến 90 ngày
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời
gian nợ đã cơ cấu lại
* Được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi
nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.
Nhóm 3:
Nợ dưới tiêu chuẩn
- NQH từ 90 đến 180 ngày
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả NQH 90 ngày theo thời
gian nợ đã cơ cấu lại
* Được đánh giá không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi sau
khi đến hạn, có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.
Nhóm 4:
Nợ nghi ngờ
- NQH từ 180 đến 360 ngày
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả NQH 90 đến 180 ngày
theo thời gian nợ đã cơ cấu lại
* Được đánh giá có khả năng tổn thất cao
Nhóm 5:
Nợ có khả năng
mất vốn
- NQH trên 360 ngày
- Nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả NQH trên 180 ngày
theo thời gian nợ đã cơ cấu lại
* Được đánh giá không có khả năng thu hồi vốn.
* Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với năm (5) nhóm nợ nêu trên như sau:
Nhóm 1: 0%, Nhóm 2: 5%, Nhóm 3: 20%, Nhóm 4: 50% Nhóm 5: 100%.
Riêng đối với các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý, TCTD trích lập dự
phòng cụ thể theo khả năng tài chính của TCTD.
15
* Số tiền dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ được tính theo công thức:
R = max {0, (A - C)} x r
Trong đó: R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích
A: Số dư nợ gốc của khoản nợ
C: giá trị khấu trừ của TSBĐ
r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể
1.3.6.2. Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn:
NQH là những khoản tín dụng không hoàn trả đúng hạn, không được phép và
không đủ điều kiện để được gia hạn nợ. Như vậy các khoản nợ thuộc các nhóm 2,
nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 là NQH.
Tỷ lệ NQH = (NQH/ tổng dư nợ)x100%
1.3.6.3. Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu
Nợ xấu là những khoản nợ quá hạn trên 90 ngày mà không đòi được và
không được tái cơ cấu. Như vậy, nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4, 5.
Tỷ lệ nợ xấu = (Nợ xấu/ tổng dư nợ)x100%
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ đánh giá chất lượng tín dụng của TCTD.
Tỷ lệ nợ xấu cao thì rủi ro xảy ra càng cao và có thể dẫn đến tổn thất một phần vốn
hoặc mất toàn bộ vốn. Theo quy định hiện hành của NHNN thì tỷ lệ nợ xấu không
được vượt quá 5%.
1.3.7. Mô hình đánh giá rủi ro tín dụng
1.3.7.1. Mô hình định tính
Mô hình định tính bao gồm việc phân tích và kiểm tra tín dụng. Cần tập
trung vào 06 nội dung chính trong phân tích tín dụng, gồm: phân tích năng lực pháp
lý, khả năng tài chính, uy tín của DN, mục đích vay, môi trường cạnh tranh và bảo
đảm tín dụng. Phải thực hiện tuần tự từng bước khi sử dụng mô hình này với những
nội dung cụ thể. Công việc này giúp cho ngân hàng kiểm tra được cán bộ ngân hàng
có thực hiện đúng các bước phân tích tín dụng hay không. Đồng thời, kiểm tra
16
những biến động bên ngoài hoặc những thay đổi bên trong có thể tác động đến việc
hoàn trả nợ vay của khách hàng.
Sơ đồ 1.1: Mô hình phân tích tín dụng
Tuy nhiên, mô hình này phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng thông tin ban đầu
và phụ thuộc vào quan điểm chủ quan của CBTD.
1.3.7.2. Mô hình điểm số Z
Mô hình này được phát minh bởi Giáo Sư Edward I. Altman, Trường Kinh
doanh Leonard N. Stern, thuộc trường Đại Học New York, dựa vào việc nghiên cứu
khá công phu trên số lượng nhiều công ty khác nhau tại Mỹ. Mặc dù chỉ số Z được
phát minh tại Mỹ, nhưng hầu hết các nuớc, vẫn có thể sử dụng với độ tin cậy khá
cao. Chỉ số Z bao gồm 5 chỉ số X1, X2, X3, X4, X5. Với:
X1: Tỷ số vốn lưu động/tổng tài sản (Working Capitals/Total Assets).
X2: Tỷ số lợi nhuận giữ lại/tổng tài sản (Retain Earnings/Total Assets)
X3: Tỷ số lợi nhuận trước lãi vay và thuế/tổng tài sản (EBIT/Total Assets)
X4: Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu/giá trị sổ sách của tổng nợ (Market
Value of Total Equity / Book values of total Liabilities)
X5: Tỷ số doanh số/tổng tài sản (Sales/Total Assets)
Năng lực pháp lý
Khả năng tài chính
Uy tín doanh nghiệp
Mục đích vay
Môi trường cạnh tranh
Bảo đảm tín dụng
Bảo đảm Ngân hàng được pháp luật bảo vệ khi
khách hàng vi phạm HĐTD.
Cơ cấu tài chính; Khả năng thanh toán; Khả
năng hoạt động; Khả năng sinh lời
Của Doanh nghiệp
Của Ban điều hành
Phù hợp với chiến lược phát triển của DN
Phù hợp với chính sách tín dụng của NH
Hiện tại
Tương lai
Tài sản bảo đảm tiền vay. Buộc người vay có
trách nhiệm nhiều hơn trong việc trả nợ vay.
17
Từ một chỉ số Z ban đầu, Giáo Sư Edward I. Altman đã phát triển ra Z’ và
Z’’ để có thể áp dụng theo từng loại hình và ngành của DN, trong đó chỉ số Z’’ có
thể được dùng cho hầu hết các ngành, các loại hình DN. Vì sự khác nhau khá lớn
của X5 giữa các ngành, nên X5 đã được đưa ra. Công thức tính chỉ số Z’’ như sau:
Z’’ = 6.56 X1 + 3.26 X2 + 6.72 X3 + 1.05 X4
+ Nếu Z’’ > 2.6: DN nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản
+ Nếu 1.2 < Z’’ < 2.6: DN nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản
+ Nếu Z’’ <1.1: DN nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.
Ngoài ra, Giáo Sư Esward I. Altman, đã phát minh tiếp hệ số Z’’ điều chỉnh.
Chỉ số này bằng chỉ số Z’’+3.25. Công thức Z’’ điều chỉnh được xác định như sau:
Z’’(điều chỉnh) = 3,25 + 6,56X1 + 3,26X2 + 6,72X3 + 1,05X4
Cần lưu ý, chỉ số Z’’ điều chỉnh mặc dù được dùng khá tốt ở các thị trường
khác, cũng nên được nghiên cứu để điều chỉnh theo môi trường Việt Nam. Tuy
nhiên, trong điều kiện hiện tại của Việt Nam rất khó áp dụng mô hình này, hệ số Z
khó có thể chính xác đối với các DN vì việc xác định giá trị thị trường của vốn chủ
sở hữu (X4) ở Việt Nam hiện nay chưa được phản ánh đúng (do tâm lý đầu tư, do
làm giá, thị trường vốn không ổn định ...)
1.3.8 Hệ thống chỉ tiêu tài chính đánh giá khách hàng
1.3.8.1 Khả năng thanh toán
Nhiều DN bị rơi vào tình trạng phá sản vì thiếu vốn, vì vậy cần phải kiểm tra
khả năng của DN có thể trả được các khoản nợ thương mại và hoàn trả vốn vay hay
không là 1 trong những cơ sở đánh giá sự ổn định, vững vàng về tài chính của DN.
Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán bao gồm: Hệ số khả năng thanh toán
tổng quát, hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn và hệ số khả năng thanh toán nhanh.
- Hệ số thanh toán tổng quát (Ktq)
Ktq = Tổng tài sản /Nợ phải trả
Hệ số này cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ của DN. Hệ số này
18
càng lớn thì khả năng thanh toán của DN càng tốt. Hệ số thanh toán nhỏ hơn giới
hạn cho phép cho thấy sự thiếu hụt trong khả năng thanh toán, sẽ ảnh hưởng đến kế
hoạch trả nợ của DN.
- Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn (Kng)
Kng = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn
Hệ số này cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn của DN bằng
tài sản ngắn hạn hiện có. Hệ số này càng lớn thì khả năng hoàn trả nợ ngắn hạn
càng tốt. Ngược lại hệ số này nhỏ hơn giới hạn cho phép sẽ cảnh báo khả năng
thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của DN gặp khó khăn, tiềm ẩn không trả được nợ
đúng hạn.
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh (Knh)
Knh = Vốn bằng tiền, tương đương tiền và đầu tư ngắn hạn/Nợ ngắn hạn
Hệ số này cho biết khả năng huy động các nguồn vốn bằng tiền để trả nợ vay
ngắn hạn trong thời gian gần như tức thời. Hệ số này càng lớn thì khả năng hoàn trả
nợ ngắn hạn càng tốt. Ngược lại, hệ số này nhỏ hơn giới hạn cho phép cho thấy
trong trường hợp rủi ro bất ngờ, khả năng trả nợ ngay các khoản nợ ngắn hạn thấp.
1.3.8.2. Hệ số nợ
- Hệ số nợ (Ncsh): Xác định hệ số này để đánh giá mức độ đảm bảo nợ vay
bằng nguồn vốn chủ sở hữu.
Ncsh = Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu
Hệ số này cho thấy khả năng thanh toán nợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu; hệ
số này càng nhỏ thì giá trị của vốn chủ sở hữu càng lớn vì nguồn vốn chủ sở hữu là
nguồn vốn không phải hoàn trả, cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của DN càng
tốt. Ngược lại, hệ số này càng cao thì có một khả năng lớn là DN đang không thể trả
được các khoản nợ theo điều kiện tài chính thắt chặt hoặc có sự kém cỏi trong quản
lý, hoặc dòng tiền của DN sẽ kém đi do gánh nặng từ việc thanh toán các khoản lãi
vay. Trong trường hợp giải thể DN, hệ số này cho biết mức độ được bảo vệ của các
chủ nợ.
19
1.3.8.3 Hiệu quả sử dụng vốn và khả năng sinh lời
- Hiệu quả sử dụng tài sản (DTts)
DTts = Doanh thu/tổng tài sản
Hệ số này cho thấy kết quả mà DN đạt được trong năm thông qua việc tạo
thu nhập trên tổng tài sản đã đưa vào hoạt động SXKD.
Hệ số này phản ánh tính năng động của doanh nghiệp, cho biết tổng vốn đầu
tư vào tài sản được chuyển đổi bao nhiêu lần thành doanh thu. Nếu hệ số này thấp,
có nghĩa là vốn đang không được sử dụng hiệu quả; có khả năng DN đang thừa
hàng tồn kho, sản phẩm hàng hoá không tiêu thụ được hoặc tài sản nhàn rỗi hoặc
vay tiền quá nhiều so với nhu cầu vốn thực sự. (Lưu ý đối với doanh nghiệp có quy
mô lớn thì hệ số này có xu hướng nhỏ hơn so với doanh nghiệp có quy mô nhỏ).
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (LNdt)
LNdt = Tổng lợi nhuận trước thuế/Doanh thu
- Tỷ suất lợi nhuận trên Vốn chủ sở hữu (LNcsh)
LNcsh = Tổng lợi nhuận trước thuế/Vốn chủ sở hữu
- Tỷ suất lợi nhuận trên Tổng vốn sử dụng
LNnv = Tổng lợi nhuận trước thuế/Tổng nguồn vốn bình quân
Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên là những chỉ tiêu đánh giá tổng quát về
tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động SXKD của DN. Các tỷ suất này càng lớn
thì hoạt động SXKD của DN càng có hiệu quả; ngược lại, cho thấy DN đang gặp
khó khăn trong hoạt động SXKD, đòi hỏi DN phải có biện pháp khắc phục, tình
hình này cảnh báo tiềm ẩn rủi ro trong việc cấp tín dụng cho DN
Để có sơ sở cho việc đánh giá các chỉ tiêu tài chính của các DN vay vốn,
trong Sổ tay nghiệp vụ CVĐT, NHPT Việt Nam đã tổng hợp giới hạn một số chỉ
tiêu tài chính phân theo từng lĩnh vực, ngành nghề có thể tham khảo trong quá trình
thẩm định cho vay, cụ thể như sau:
20
Bảng 1.1: Giới hạn một số chỉ tiêu tài chính phân theo lĩnh vực, ngành nghề
TT Chỉ tiêu tài chính
Lĩnh vực, ngành nghề
Nông, lâm,
ngư
nghiệp
Công
nghiệp
Xây dựng
Thương
mại, DV
1 Khả năng thanh toán tổng
quát (đv)
1,4 - 3,3 1,4 - 2,5 1,4 - 2,2 1,5 - 4,0
2 Nợ phải trả/nguồn vốn chủ sở
hữu (%)
< 233 < 233 < 233 < 185
3 Hiệu quả sử dụng tài sản (đv) 1,7 - 5,5 1,7 - 4,2 1,7 - 5,0 1,5 - 4,0
4 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế
trên doanh thu (%)
1,5 - 5,0 3,0 - 6,5 5,0 - 10,0 5,5 - 8,0
5 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế
trên vốn chủ sở hữu (%)
7,0 - 10,0 12,2- 14,2 8,3 - 11,5 9,6 - 14,2
6 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế
trên tổng nguồn vốn (%)
3,0 - 6,0 4,0 - 7,0 2,5 - 7,5 5,0 - 7,5
Nguồn: Trích Sổ tay nghiệp vụ CVĐT của NHPT Việt Nam
1.4. Rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tư của Nhà nước
Do CVĐT của Nhà nước có những đặc thù và bản chất riêng, nên khi xảy ra
RRTD trong CVĐT của Nhà nước thì không chỉ đơn thuần là xảy ra thiệt hại về
kinh tế và còn có khả năng xảy ra các thiệt hại về xã hội và ảnh hưởng đến sự điều
tiết vĩ mô của Nhà nước trong từng thời kỳ.
Cùng với việc CVĐT của Nhà nước được thực hiện theo chủ trương và chính
sách riêng biệt do Chính phủ quy định, thì việc xử lý RRTD trong CVĐT của Nhà
nước cũng được thực hiện theo một quy định riêng. Theo quy định hiện hành, việc
xử lý rủi ro (XLRR) TDĐT được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số
105/2007/TT-BTC ngày 30/8/2007 của Bộ Tài chính về “Hướng dẫn XLRR vốn
TDĐT và TDXK của Nhà nước”. Cụ thể như sau:
21
1.4.1. Nguyên tắc xử lý rủi ro
- Chỉ xem xét XLRR cho khách hàng có các dự án vay vốn TDĐT của Nhà
nước gặp rủi ro bất khả kháng và khó khăn về tài chính của DNNN nhất thiết phải
được xử lý khi chuyển đổi sở hữu, không có khả năng thanh toán đầy đủ các khoản
nợ đến hạn cho NHPT Việt Nam theo HĐTD đã ký.
- Việc xem xét XLRR được thực hiện cho từng trường hợp cụ thể, căn cứ
vào khả năng tài chính của khách hàng, nguyên nhân dẫn đến rủi ro.
- Một dự án có thể được áp dụng đồng thời nhiều biện pháp XLRR. Tùy vào
mức độ thiệt hại và nguyên nhân dẫn đến rủi ro để áp dụng biện pháp XLRR phù
hợp theo quy định.
- Chỉ xem xét áp dụng biện pháp xoá nợ vốn TDĐT của Nhà nước sau khi đã
áp dụng các biện pháp thu hồi nợ theo quy định, bao gồm cả việc bồi thường của
DN bảo hiểm (đối với tài sản hình thành từ vốn vay thuộc đối tượng mua bảo hiểm
bắt buộc) mà khách hàng vẫn không còn nguồn để trả nợ.
1.4.2 Phạm vi xử lý rủi ro
Một phần hoặc toàn bộ nợ vay (gốc, lãi) của dự án vay vốn TDĐT của Nhà
nước.
1.4.3 Nguyên nhân rủi ro được xử lý rủi ro
1.4.3.1 Khách hàng có các dự án vay vốn TDĐT của Nhà nước, gặp khó
khăn về tài chính và trả nợ vay do một trong các nguyên nhân rủi ro bất khả kháng,
cụ thể:
- Thiên tai, mất mùa, dịch bệnh, động đất, tai nạn bất ngờ, hoả hoạn, chiến
tranh, rủi ro chính trị, rủi ro do thay đổi chính sách của Nhà nước trực tiếp gây thiệt
hại tài sản của CĐT;
- Bị mất năng lực hành vi dân sự; chết, mất tích không còn tài sản để trả nợ
và không có người thừa kế hoặc người thừa kế không có khả năng trả nợ thay cho
khách hàng trong trường hợp khách hàng là cá nhân;
- Giải thể, phá sản theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
1.4.3.2 Khách hàng là Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thực hiện chuyển
22
đổi sở hữu (cổ phần hóa, giao, bán) theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền, gặp khó khăn về tài chính nhất thiết phải được xử lý.
1.4.4 Biện pháp xử lý rủi ro
Theo Thông tư số 105/2007/TT-BTC ngày 30/8/2007 của Bộ Tài chính về
hướng dẫn XLRR vốn TDĐT và TDXK của Nhà nước thì bao gồm các biện pháp
sau đây:
1.4.4.1. Gia hạn nợ
- Gia hạn nợ vay là việc kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ (gốc, lãi)
vượt quá thời hạn cho vay đã thoả thuận trước đó trong HĐTD đã ký.
- Gia hạn nợ được áp dụng cho các trường hợp:
+ Khách hàng có các dự án vay vốn TDĐT của Nhà nước, gặp khó khăn về
tài chính và trả nợ vay do: thiên tai, mất mùa, dịch bệnh, động đất, tai nạn bất ngờ,
hoả hoạn, chiến tranh, rủi ro chính trị, rủi ro do thay đổi chính sách của Nhà nước
trực tiếp gây thiệt hại tài sản của CĐT nhưng vẫn có khả năng trả được nợ.
+ Khách hàng là DNNN thực hiện chuyển đổi sở hữu (cổ phần hóa, giao,
bán) theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, gặp khó khăn về tài
chính nhất thiết phải được xử lý.
1.4.4.2 Khoanh nợ
- Khoanh nợ là biện pháp tạm thời chưa thu nợ (gốc, lãi) trong một thời gian
nhất định và không tính lãi trên số nợ gốc được khoanh trong thời gian đó.
- Khoanh nợ được áp dụng cho các trường hợp dự án đã được gia hạn nợ
nhưng hoạt động vẫn không hiệu quả, CĐT khó khăn về tài chính không cân đối
được nguồn để trả nợ và cần có một khoảng thời gian nhất định để khôi phục sản
suất kinh doanh.
1.4.4.3. Xoá nợ
- Xoá nợ (gốc, lãi) là biện pháp không thu nợ gốc, nợ lãi đối với khách hàng
gặp rủi ro không còn khả năng trả nợ sau khi đã áp dụng mọi biện pháp thu hồi và
xử lý nợ theo quy định.
- Xoá nợ (gốc, lãi) được áp dụng cho các trường hợp là Khách hàng có các
dự án vay vốn TDĐT của Nhà nước, gặp khó khăn về tài chính và trả nợ vay do một
23
trong các nguyên nhân rủi ro bất khả kháng sau khi đã áp dụng mọi biện pháp thu
hồi và xử lý nợ theo quy định. Đối với trường hợp khách hàng là DNNN thực hiện
chuyển đổi sở hữu thì chỉ được xem xét xóa nợ lãi. Tổng nợ lãi được xóa tối đa
bằng số lỗ lũy kế còn lại (sau khi đã xử lý theo quy định của pháp luật về chuyển
đổi sở hữu DNNN) tại thời điểm xác định giá trị DN.
1.4.4.4 Bán nợ
- Bán nợ là việc chuyển nhượng khoản nợ, theo đó, bên bán nợ (NHPT Việt
Nam) chuyển giao quyền chủ nợ của khoản nợ cho bên mua nợ (Công ty mua, bán
nợ và tài sản tồn đọng của DN) và nhận thanh toán từ bên mua nợ.
- Bán nợ cho Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của DN được áp dụng
cho các trường hợp khách hàng có các dự án vay vốn TDĐT của Nhà nước, gặp khó
khăn về tài chính và trả nợ vay do một trong các nguyên nhân rủi ro bất khả kháng
và Khách hàng là DNNN thực hiện chuyển đổi sở hữu (cổ phần hóa, giao, bán) theo
quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, gặp khó khăn về tài chính nhất
thiết phải được xử lý, sau khi đã áp dụng các biện pháp xử lý nợ: gia hạn nợ và
khoanh nợ.
1.4.5 Hồ sơ xử lý rủi ro
Hồ sơ XLRR chung bao gồm:
a) Văn bản đề nghị XLRR của khách hàng theo quy định của pháp luật.
b) Văn bản đề nghị XLRR cho khách hàng của cơ quan quản lý Nhà nước
cấp trên theo phân cấp quản lý (khách hàng là DNNN).
c) Báo cáo tài chính hai (02) năm gần nhất đến thời điểm đề nghị XLRR của
khách hàng. Văn bản xác nhận của UBND xã, phường nơi khách hàng cư trú về tình
hình tài chính của khách hàng (khách hàng là thể nhân).
Trường hợp khách hàng thuộc đối tượng bắt buộc phải kiểm toán theo quy
định của Nhà nước thì phải nộp báo cáo kiểm toán năm gần nhất đến thời điểm đề
nghị XLRR.
d) HĐTD và Phụ lục HĐTD (nếu có).
đ) Khế ước vay vốn, bản đối chiếu nợ vay đến thời điểm đề nghị XLRR.
24
e) Biên bản xác định thiệt hại: Trường hợp khách hàng bị thiệt hại về tài sản,
hàng hoá do nguyên nhân khách quan (thiên tai, dịch bệnh, mất mùa, hoả hoạn, tai
nạn bất ngờ... ), cụ thể:
- Biên bản xác định thiệt hại được lập sau khi xảy ra thiệt hại;
- Biên bản xác định thiệt hại phải ghi rõ mức độ (số lượng) và giá trị thiệt hại
của từng loại tài sản, hàng hoá;
- Thành phần tham gia xác định thiệt hại: khách hàng; Chi nhánh NHPT Việt
Nam; Cơ quan có thẩm quyền tại địa phương; Cơ quan chức năng có liên quan
f) Trường hợp khách hàng là DNNN thực hiện chuyển đổi sở hữu:
- Biên bản xác định giá trị DN kèm bản kê chi tiết công nợ thực tế phải trả tại
thời điểm xác định giá trị DN của cơ quan có chức năng;
- Quyết định phê duyệt giá trị DN của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
g) Trường hợp khách hàng là cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự: quyết
định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự của toà án.
h) Trường hợp khách hàng là cá nhân bị chết hoặc bị tuyên bố đã chết: một
trong các văn bản sau đây: Giấy chứng tử; Quyết định tuyên bố một người là đã
chết của Toà án nhân dân; Xác nhận của cơ quan công an nơi quản lý hộ khẩu hoặc
của chính quyền địa phương nơi cư trú.
i) Trường hợp khách hàng là cá nhân bị tuyên bố là mất tích: Quyết định
tuyên bố một người mất tích của Toà án nhân dân.
k) Trường hợp khách hàng bị giải thể:
- Quyết định giải thể của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Quyết định phê duyệt phương án giải thể của cơ quan có thẩm quyền.
- Báo cáo tài chính về giải thể Công ty của Hội đồng giải thể.
l) Trường hợp khách hàng bị phá sản:
- Quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản của Toà án.
- Quyết định tuyên bố khách hàng bị phá sản của Toà án.
m) Các văn bản, tài liệu khác liên quan đến hồ sơ vay nợ của Nhà nước, tình
hình tài chính DN và việc không trả được nợ như đã cam kết của khách hàng .
25
1.4.6 Trình tự, thủ túc xử lý rủi ro
- Khách hàng có các khoản nợ đề nghị xử lý có trách nhiệm lập bộ hồ sơ theo
quy định và gửi đến Chi nhánh NHPT Việt Nam nơi giao dịch. Khách hàng chịu
hoàn toàn trách nhiệm về tính chính xác và hợp pháp của các tài liệu trong hồ sơ đề
nghị XLRR.
- Chi nhánh NHPT Việt Nam kiểm tra, xác nhận tính chính xác, tính hợp
pháp của hồ sơ đề nghị XLRR do khách hàng gửi đến; có ý kiến bằng văn bản về đề
nghị XLRR của khách hàng và gửi về NHPT Việt Nam (kèm theo bộ hồ sơ đề nghị
XLRR).
- NHPT Việt Nam chịu trách nhiệm kiểm tra, tổng hợp các đề nghị của khách
hàng và Chi nhánh NHPT Việt Nam để xem xét, xử lý theo thẩm quyền hoặc đề
xuất các biện pháp XLRR báo cáo Bộ Tài chính.
- Bộ Tài chính xử lý theo thẩm quyền hoặc chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, NHNN Việt Nam báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
- Căn cứ quyết định XLRR của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, NHPT
Việt Nam hướng dẫn Chi nhánh NHPT Việt Nam tổ chức thực hiện theo quy định.
1.4.7 Thẩm quyền và trách nhiệm xử lý rủi ro
1.4.7.1 Ngân hàng phát triển Việt Nam
- Tổng Giám đốc NHPT Việt Nam xem xét quyết định gia hạn nợ không
vượt quá 1/3 thời hạn cho vay ghi trong HĐTD đã ký lần đầu và tổng thời hạn vay
vốn sau khi gia hạn nợ không vượt quá thời hạn cho vay tối đa của từng loại dự án
theo quy định;
- NHPT Việt Nam báo cáo Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết: gia hạn nợ
(đối với các dự án có tổng thời hạn gia hạn nợ lớn hơn 1/3 thời hạn cho vay ban đầu
hoặc thời hạn cho vay sau gia hạn nợ vượt quá thời hạn cho vay tối đa theo quy
định); khoanh nợ, xoá nợ và bán nợ.
- Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ XLRR theo quy định; kiểm tra hồ sơ
XLRR và tổng hợp, đề xuất các biện pháp XLRR báo cáo Bộ Tài chính; tổ chức
thực hiện các quyết định XLRR của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
26
1.4.7.2 Bộ Tài chính
- Tổ chức kiểm tra hồ sơ đề nghị XLRR của NHPT Việt Nam và quyết định:
gia hạn nợ (đối với các dự án có tổng thời hạn gia hạn nợ lớn hơn 1/3 thời hạn cho
vay ban đầu hoặc thời hạn cho vay sau gia hạn nợ vượt quá thời hạn cho vay tối đa
theo quy định); khoanh nợ và xoá nợ lãi cho khách hàng;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, NHNN Việt Nam trình Thủ
tướng Chính phủ xem xét, quyết định xoá nợ gốc cho khách hàng trên cơ sở đề nghị
của NHPT Việt Nam;
- Xem xét, quyết định trong trường hợp giá bán nợ cao hơn giá trị nợ gốc;
chủ trì, phối hợp với Bộ kế hoạch và Đầu tư, NHNN Việt Nam trình Thủ tướng
Chính phủ xem xét, quyết định trong trường hợp giá bán nợ thấp hơn giá trị nợ gốc.
1.4.8. Trích lập và sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro
- Việc trích lập và sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro (DPRR) được thực hiện theo
quy định tại Quyết định số 44/2007/QĐ-TTg ngày 30/3/2007 về việc ban hành Quy
chế quản lý tài chính đối với NHPT Việt Nam. Theo đó, mức trích Quỹ DPRR hàng
năm tối đa bằng 0,5% trên dư nợ bình quân CVĐT.
Quỹ DPRR được sử dụng trong trường hợp xoá nợ gốc cho các dự án (bao
gồm cả trường hợp giá bán nợ thấp hơn giá trị nợ gốc) theo quyết định của Thủ
tướng Chính phủ. Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc xoá nợ gốc,
NHPT sử dụng quỹ DPRR để bù đắp tương ứng với số vốn gốc được xoá.
Cuối năm nếu không sử dụng hết thì khoản dự phòng này được để lại bù đắp
rủi ro cho năm sau. Trường hợp quỹ DPRR không đủ bù đắp tổn thất, NHPT báo
cáo Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Kết luận chương 1:
Tác giả khái quát một số lý luận cơ bản về các vấn đề: Khái niệm và bản chất
của TDĐT của Nhà nước; Bản chất và chính sách CVĐT của Nhà nước; RRTD và
các vấn đề liên quan đến RRTD như: Phân loại RRTD, nguyên nhân gây ra RRTD,
hậu quả của RRTD, dấu hiệu nhận biết RRTD, đo lường RRTD,...; Chính sách xử
lý RRTD trong CVĐT của Nhà nước.
27
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY ĐẦU
TƯ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM-CHI
NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1 Khái quát về Ngân hàng phát triển Việt Nam
2.1.1 Lịch sử hình thành
Ngày 19/5/2006, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg
thành lập NHPT Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển để
thực hiện chính sách TDĐT và TDXK của Nhà nước.
Tên giao dịch quốc tế: The Vietnam Development Bank (viết tắt là VDB).
Hệ thống NHPT chính thức đi vào hoạt động trên phạm vi cả nước từ ngày
1/7/2006 theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại
Quyết định số 110/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006. Bộ máy của NHPT được tổ chức
thành hệ thống từ Trung ương đến các tỉnh, thành phố thực thuộc Trung ương. Hoạt
động của NHPT tập trung hỗ trợ vào các ngành, lĩnh vực, chương trình kinh tế lớn
của đất nước và các vùng, miền khó khăn cần khuyến khích đầu tư.
NHPT được Chính phủ giao thực hiên trọng trách trong lĩnh vực TDĐT và
TDXK. NHPT hoạt động hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả
nước và của từng địa phương, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Là một bộ phận của NHPT Việt Nam, CN.NHPT Huế cũng không nằm ngoài
lịch sử hình thành và phát triển chung của NHPT Việt Nam.
2.1.2 Ngân hàng phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế
Cùng với hệ thống các Chi nhánh NHPT tại các tỉnh, thành phố (trực thuộc
Trung ương) trong cả nước, CN. NHPT Huế được thành lập theo Quyết định số
03/QĐ-NHPT ngày 01/7/2006 của Tổng Giám Đốc NHPT Việt Nam trên cơ sở tổ
chức, sắp xếp lại và kế thừa toàn bộ trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ từ Chi nhánh
Quỹ hỗ trợ phát triển TTH.
28
CN.NHPT Huế có trụ sở chính tại số 02 đường Nguyễn Thị Minh Khai -
thành phố Huế, Hoạt động theo quy chế tổ chức và hoạt động do Tổng Giám đốc
NHPT Việt Nam quy định.
2.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ
CN. NHPT Huế có các chức năng, nhiệm vụ huy động, tiếp nhận vốn của các
tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện chính sách TDĐT và TDXK của Nhà
nước trên địa bàn tỉnh TTH, cụ thể như sau:
- Huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện
TDĐT và TDXK của Nhà Nước theo quy định của Chính phủ.
- Thực hiện chính sách TDĐT, gồm: CVĐT, hỗ trợ sau đầu tư, bảo lãnh
TDĐT.
- Thực hiện chính sách TDXK bao gồm: Cho vay xuất khẩu, bảo lãnh
TDXK, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
- Nhận uỷ thác quản lý nguồn vốn ODA được chính phủ cho vay lại; nhận uỷ
thác, cấp phát CVĐT và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và ngoài
nước thông qua hợp đồng nhận uỷ thác giữa NHPT với các tổ chức uỷ thác.
- Uỷ thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện nghiệp vụ tín dụng
của NHPT.
- Cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống
thanh toán trong nước và quốc tế phục vụ các hoạt động của NHPT theo quy định
của pháp luật.
- Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực TDĐT và TDXK.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Thủ Tướng Chính Phủ giao trong từng
thời kỳ.
2.1.2.2 Bộ máy nhân sự và cơ cấu tổ chức
Hiện nay, bộ máy nhân sự của CN.NHPT Huế có 34 người, trong đó 02
người có trình độ thạc sỹ, 25 người có trình độ đại học và 07 người có trình độ dưới
đại học. Cơ cấu tổ chức gồm: Ban Giám đốc và 06 phòng trực thuộc. Cụ thể:
- Ban Giám đốc, gồm: 01 Giám đốc và 01 Phó Giám đốc.
29
- 06 Phòng trực thuộc Chi nhánh, gồm: Phòng Tổng hợp, Phòng Tín dụng 1,
Phòng Tín dụng 2, Phòng Kiểm tra, Phòng Tài chính – Kế toán và Phòng Hành
chính – Quản lý nhân sự.
Bộ máy của CN. NHPT Huế hoạt động theo chế độ một thủ trưởng và tuân
thủ nguyên tắc tập trung dân chủ, đảm bảo tính công khai, minh bạch. Mô hình tổ
chức gồm các phòng ban được hoạt động từ trên xuống, chịu sự điều hành trực tiếp
của Giám đốc CN. NHPT Huế. Giám đốc là đại diện của pháp nhân theo uỷ quyền
của Tổng Giám đốc NHPT Việt Nam, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc
NHPT Việt Nam và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi nhánh.
Trong đó:
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của CN.NHPT Huế
Theo Quyết định số 800/QĐ-NHPT.TTH ngày 31/12/2010 của Giám đốc
CN.NHPT Huế thì chức năng của các Phòng hiện nay như sau:
Phòng Tổng hợp
Phòng Tổng hợp có chức năng tham mưu cho Giám đốc và tổ chức thực hiện
các hoạt động: Xây dựng và điều hành các kế hoạch hoạt động nghiệp vụ của Chi
nhánh; Huy động, tiếp nhận, quản lý, điều hành và cân đối nguồn vốn; Thẩm định
Ban
Giám đốc
Phòng
Tổng hợp
Phòng
Tín dụng 1
Phòng
Hành
chính và
Quản lý
nhân sự
Phòng
Tài chính
– Kế toán
Phòng
Kiểm tra
Phòng
Tín dụng 2
Quan hệ trực tiếp
Quan hệ chức năng
30
cho vay, bảo lãnh đối với các dự án đầu tư. Công tác tổng hợp, báo cáo thống kê.
Phòng Tín dụng 1
Phòng Tín dụng 1 có chức năng tham mưu cho Giám đốc trong việc tổ chức,
chỉ đạo thực hiện công tác cho vay, thu hồi nợ các dự án vay vốn TDĐT của Nhà
nước đối với các DN kinh tế địa phương; Hỗ trợ sau đầu tư; Bảo lãnh TDĐT; cho
vay xúc tiến đối với các DN kinh tế địa phương; Bảo lãnh cho các DN vay vốn tại
các NHTM; quản lý, cấp phát và cho vay vốn đầu tư nhận uỷ thác; xử lý RRTD.
Phòng Tín dụng 2
Phòng Tín dụng 2 có chức năng tham mưu cho Giám đốc trong việc tổ chức,
chỉ đạo thực hiện công tác cho vay, thu hồi nợ các dự án vay vốn TDĐT của Nhà
nước đối với các DN thuộc kinh tế trung ương; cho vay TDXK; bảo lãnh TDXK;
bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu; cho vay xúc tiến các
DN thuộc kinh tế trung ương; quản lý vốn ODA; xử lý RRTD.
Phòng Kiểm tra
Phòng Kiểm tra có chức năng trong việc tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh
trong việc: Tổ chức triển khai thực hiện kiểm tra, giám sát toàn diện các hoạt động
nghiệp vụ phát sinh tại Chi nhánh; Tổ chức thực hiện công tác pháp chế; định kỳ
báo cáo tình hình thực hiện công tác pháp chế tại Chi nhánh; giải quyết khiếu nại tố
cáo; phòng, chống tham nhũng; phòng, chống rửa tiền theo quy định của NHPT.
Phòng Tài chính Kế toán
Phòng Tài chính kế toán có chức năng tham mưu cho Giám đốc về tổ chức và
quản lý công tác tài chính kế toán của Chi nhánh; tổ chức công tác hạch toán kế toán
các hoạt động nghiệp vụ, hoạt động thu chi tài chính, công tác thanh toán, tiền lương,
kho quỹ của Chi nhánh theo đúng quy định hiện hành của nhà nước và của NHPT.
Phòng Hành chính – Quản lý nhân sự
Phòng Hành chính và quản lý nhân sự có chức năng tham mưu cho Giám đốc
Chi nhánh quản lý và tổ chức thực hiện các công tác: Tổ chức và cán bộ, tiền lương,
thi đua, khen thưởng, kỷ luật, hành chính - quản trị; đào tạo; Theo dõi việc thực
hiện nội quy, quy chế làm việc và công tác an ninh, an toàn tại Chi nhánh.
31
2.1.3 Tình hình thực hiện cho vay đầu tư tại CN.NHPT Huế từ năm 2006-2010
2.1.3.1 Doanh số cho vay
137.984
215.827
467.864
535.564
742.703
0
100.000
200.000
300.000
400.000
500.000
600.000
700.000
800.000
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Doanhsốchovay(trđ)
Biểu đồ 2.1: Doanh số CVĐT tại CN. NHPT Huế từ năm 2006-2010
Nguồn: CN.NHPT Huế
Nhìn vào biểu đồ 2.1 cho thấy, doanh số CVĐT của CN.NHPT Huế tăng
mạnh qua các năm, trong đó năm 2008 có tốc độ tăng vượt bậc hơn cả. Cụ thể: Năm
2007 đạt 215.827 triệu đồng, tăng 56,41% so với năm 2006; năm 2008 đạt 467.864
triệu đồng, tăng 116,78% so với năm 2007, năm 2009 đạt 535.564 triệu đồng, tăng
14,47% so với năm 2008 và năm 2010 đạt 742.703 triệu đồng, tăng 38,68% so với
năm 2009. Tổng cộng trong 5 năm từ 2006 -2010, doanh số CVĐT tại CN.NHPT
Huế đã lên đến 2.099.942 triệu đồng cho 11 dự án. Sở dĩ số vốn giải ngân lớn,
nhưng số dự án ít là do đặc thù của các dự án vay vốn trong các năm qua có quy mô
lớn, thời gian thực hiện dài (chủ yếu là các dự án thủy điện) nên số vốn cho vay của
từng dự án lớn, thời gian giải ngân cũng kéo dài. Chẳng hạn: Dự án Thủy điện Bình
Điền, tổng số vốn vay là 520.000 trđ, giải ngân từ năm 2005 đến năm 2008; Dự án
Thủy điện Hương Điền, tổng số vốn vay là 500.000 trđ, giải ngân từ năm 2007 đến
năm 2010; Dự án Thủy điện A Lưới, tổng số vốn cho vay là 1.656.091 trđ, giải
ngân từ năm 2008 và dự kiến đến năm 2012 mới giải ngân hết; Dự án thủy điện Tả
Trạch, tổng số vốn vay là 235.000 trđ, giải ngân từ năm 2009 và dự kiến đến năm
2012 mới giải ngân hết; Dự án Bệnh viện Quốc tế Huế, tổng số vốn vay là 139.875
trđ, bắt đầu giải ngân năm 2010 và dự kiến kết thúc giải ngân vào năm 2011.
32
Trong 5 năm, từ năm 2006 đến 2010, CN.NHPT Huế đã cố gắng, nỗ lực hết
mình trong việc thực hiện chính sách tín dụng ĐTPT của Nhà nước nói chung và
CVĐT nói riêng đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh, nhằm hỗ trợ các chương
trình, dự án trọng điểm, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.
Trong đó, tập trung cho vay các chương trình, dự án trọng điểm như sau:
- Chương trình kiên cố hóa kênh mương và giao thông nông thôn: Đây là
chương trình kinh tế mục tiêu của Chính phủ trong nhiều năm qua. Lũy kế số vốn
tín dụng ĐTPT mà CN. NHPT Huế đã giải ngân để thực hiện Chương trình này trên
địa bàn tỉnh tính từ năm 2000 đến hết năm 2010 là 259.000 trđ, trong đó từ năm
2006 đến 2010 là 150.000 trđ. Với số vốn này, đã giúp tỉnh Thừa Thiên Huế đầu tư
xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, trong đó đặc biệt là hệ thống kênh mương
thuỷ lợi đã từng bước được đầu tư xây mới và nâng cấp, góp phần từng bước nâng
cao hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp của tỉnh nhà.
- Chương trình phát triển thủy điện: CN.NHPT Huế đã thẩm định và CVĐT
xây dựng 04 dự án thủy điện trên địa bản tỉnh, với tổng số vốn cho vay theo hợp
đồng tín dụng (HĐTD) đã ký là 2.911.091 trđ. Tổng số vốn đã giải ngân cho cả 04
dự án trong 5 năm từ 2006-2010 là 1.843.136 trđ. Với tổng công suất lắp máy của
cả 4 dự án là 315MW và tổng sản lượng điện bình quân hằng năm khoảng 1.250
triệu KWh, các dự án này khi hoàn thành đưa vào sử dụng, sẽ hòa vào lưới điện
quốc gia, nhằm giải quyết một phần vấn đề thiếu điện hiện nay. Ngoài nhiệm vụ
phát điện, các dự án này còn góp phần điều tiết nước, đẩy mặn vào mùa khô và
phòng chống ngập lụt cho vùng hạ lưu vào mùa mưa lũ ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Chương trình cung cấp nước sạch và y tế: Đã CVĐT để mở rộng nhà máy
nước Quảng tế 2 với số tiền là 20.000 trđ, dự án hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ đưa
công suất của nhà máy từ 27.500m3/ngày đêm lên 82.500m3/ngày đêm, nhằm đáp
ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của thành phố Huế và các vùng phụ cận. Đã CVĐT
xây dựng mới dự án Bệnh viện quốc tế Huế với số tiền là 140.000 trđ, dự án có quy
mô 300 giường bệnh, dự án hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ đáp ứng nhu cầu khám,
điều trị bệnh theo yêu cầu với chất lượng cao của người dân các tỉnh Miền Trung và
Tây nguyên, giải quyết tình trạng quá tải của Bệnh viện Trung ương Huế.
33
- Chương trình nhà ở cho người có thu nhập thấp: Thực hiện Quyết định số
67/2009/QĐ-TTg ngày 24/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số cơ
chế, chính sách phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị,
CN.NHPT Huế đã tiến hành tiếp nhận thẩm định các dự án này trên điạ bàn và bước
đầu đã cho vay 01 dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu
chung cư Bãi Dâu, (phường Phú Hậu, thành phố Huế) với số tiền là 6.500 trđ, dự án
có quy mô 61 căn hộ, có diện tích từ 30 đến 60 m2
, dự án hoàn thành sẽ góp phần
giải quyết nhu cầu cần thiết về nhà ở cho người có thu nhập thấp trên địa bàn.
- Các dự án thực hiện tại các địa bàn có điều kiện KT-XH khó khăn: Đã đầu
tư cho vay 02 dự án thực hiện ở địa bàn huyện Phong Điền là dự án Nhà máy gạch
tuynen 1-5, công suất 30 triệu viên/năm và dự án Nhà máy sản xuất phân lân hữu cơ
Sông Hương, công suất 80.000 tấn/năm; 01 dự án đầu tư thực hiện ở địa bàn huyện
Phú Lộc là dự án Khu du lịch sinh thái Vedana. Các dự án này vừa khai thác tiềm
năng hiện có, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH của từng địa phương.
2.1.3.2 Doanh số thu nợ (gốc và lãi)
105.371
83.393
120.411
68.480
83.450
20.211
29.286
43.758
77.980
89.020
0
20.000
40.000
60.000
80.000
100.000
120.000
140.000
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Doanhsố(trđ)
Thu nợ gốc Thu nợ lãi
Biểu đồ 2.2: Doanh số thu nợ tại CN. NHPT Huế từ năm 2006-2010
Nguồn: CN.NHPT Huế
* Thu nợ gốc: Nếu doanh số CVĐT của CN.NHPT Huế có mức tăng trưởng
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY

More Related Content

What's hot

Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận: Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại ...
Khóa luận: Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại ...Khóa luận: Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại ...
Khóa luận: Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại ...OnTimeVitThu
 
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn   hà nộiPhân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn   hà nội
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nộihttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...Nam Hương
 

What's hot (20)

Đề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
Đề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAYĐề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
Đề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
 
Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!
Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!
Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!
 
Khóa luận: Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại ...
Khóa luận: Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại ...Khóa luận: Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại ...
Khóa luận: Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại ...
 
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn   hà nộiPhân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn   hà nội
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội
 
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mạiGiải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
 
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đĐề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đ
 
Đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, HAY, 9đĐề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, HAY, 9đ
 
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
 
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng Vietcombank, HAYLuận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng VietinbankĐề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
 
Đề tài: Thẩm định tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp
Đề tài: Thẩm định tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệpĐề tài: Thẩm định tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp
Đề tài: Thẩm định tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp
 
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAYLuận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
 
Đề tài: Đánh giá chất lượng tín dụng (cho vay) tai eximbank, 9đ, HAY
Đề tài: Đánh giá chất lượng tín dụng (cho vay) tai eximbank, 9đ, HAYĐề tài: Đánh giá chất lượng tín dụng (cho vay) tai eximbank, 9đ, HAY
Đề tài: Đánh giá chất lượng tín dụng (cho vay) tai eximbank, 9đ, HAY
 
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Quân đội, HOT
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Quân đội, HOTĐề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Quân đội, HOT
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Quân đội, HOT
 
Luận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDV
Luận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDVLuận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDV
Luận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDV
 
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng VietcombankGiải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank
 
Đề tài quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY
Đề tài  quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAYĐề tài  quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY
Đề tài quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY
 
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng tại Agribank, HOT
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng tại Agribank, HOTLuận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng tại Agribank, HOT
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng tại Agribank, HOT
 

Similar to Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoàn thiện chiến lược marketing mix tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành...
Hoàn thiện chiến lược marketing mix tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành...Hoàn thiện chiến lược marketing mix tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành...
Hoàn thiện chiến lược marketing mix tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành...luanvantrust
 
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...NOT
 
Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Vpbank Chi Nhánh Lý Thường ...
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Vpbank Chi Nhánh Lý Thường ...Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Vpbank Chi Nhánh Lý Thường ...
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Vpbank Chi Nhánh Lý Thường ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phát triển hệ thống thông tin tín dụng trong hệ thống ngân hàng tại việt nam ...
Phát triển hệ thống thông tin tín dụng trong hệ thống ngân hàng tại việt nam ...Phát triển hệ thống thông tin tín dụng trong hệ thống ngân hàng tại việt nam ...
Phát triển hệ thống thông tin tín dụng trong hệ thống ngân hàng tại việt nam ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài phát triển hệ thống thông tin tín dụng trong hệ thống ngân hàng, ĐIỂM...
Đề tài  phát triển hệ thống thông tin tín dụng trong hệ thống ngân hàng, ĐIỂM...Đề tài  phát triển hệ thống thông tin tín dụng trong hệ thống ngân hàng, ĐIỂM...
Đề tài phát triển hệ thống thông tin tín dụng trong hệ thống ngân hàng, ĐIỂM...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn vi...
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn vi...Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn vi...
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn vi...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viênCác yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viênDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY (20)

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT...
 
Hoàn thiện chiến lược marketing mix tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành...
Hoàn thiện chiến lược marketing mix tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành...Hoàn thiện chiến lược marketing mix tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành...
Hoàn thiện chiến lược marketing mix tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành...
 
Đề tài: Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Dầu Khí Toàn Cầu, HAY
Đề tài: Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Dầu Khí Toàn Cầu, HAYĐề tài: Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Dầu Khí Toàn Cầu, HAY
Đề tài: Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Dầu Khí Toàn Cầu, HAY
 
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
 
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
 
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đĐề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
 
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
 
Đề tài phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, RẤT HAY
Đề tài  phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, RẤT HAYĐề tài  phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, RẤT HAY
Đề tài phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, RẤT HAY
 
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
 
Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải...
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải...Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải...
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải...
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt NamLuận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOTLuận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
 
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Vpbank Chi Nhánh Lý Thường ...
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Vpbank Chi Nhánh Lý Thường ...Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Vpbank Chi Nhánh Lý Thường ...
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Vpbank Chi Nhánh Lý Thường ...
 
Phát triển hệ thống thông tin tín dụng trong hệ thống ngân hàng tại việt nam ...
Phát triển hệ thống thông tin tín dụng trong hệ thống ngân hàng tại việt nam ...Phát triển hệ thống thông tin tín dụng trong hệ thống ngân hàng tại việt nam ...
Phát triển hệ thống thông tin tín dụng trong hệ thống ngân hàng tại việt nam ...
 
Đề tài phát triển hệ thống thông tin tín dụng trong hệ thống ngân hàng, ĐIỂM...
Đề tài  phát triển hệ thống thông tin tín dụng trong hệ thống ngân hàng, ĐIỂM...Đề tài  phát triển hệ thống thông tin tín dụng trong hệ thống ngân hàng, ĐIỂM...
Đề tài phát triển hệ thống thông tin tín dụng trong hệ thống ngân hàng, ĐIỂM...
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn vi...
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn vi...Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn vi...
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn vi...
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viênCác yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên
 
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...
 

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149 (20)

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 

Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY

  • 1. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Lê Thị Hằng Vi
  • 2. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và cộng tác của nhiều tập thể và cá nhân. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, P. KHCN – HTQT - ĐTSĐH - Trường Đại học Kinh Tế Huế đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập cũng như hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất đến Cô giáo hướng dẫn là Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Hòa, đã tận tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và Phòng Tín dụng 1 của Ngân hàng Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi được đi học, cũng như cung cấp các số liệu trong 5 năm gần đây về tình hình hoạt động cho vay đầu tư của Chi nhánh. Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, những người thân luôn bên cạnh tôi, động viên khích lệ tôi trong quá trình học tập cũng như hoàn thành luận văn. Một lần nữa, tôi xin trân trọng cám ơn! Tác giả Lê Thị Hằng Vi
  • 3. iii TÓM LƯỢC LUẬN VĂN Họ và tên học viên : LÊ THỊ HẰNG VI Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh. Niên khóa: 2009-2011 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ MINH HÒA Tên đề tài: HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ 1. Tính cấp thiết của đề tài Rủi ro tín dụng (RRTD) là một trong những loại rủi ro lớn nhất mà các ngân hàng phải đối mặt. Trên quan điểm quản lí, RRTD là không thể tránh khỏi, có thể hạn chế chứ không thể loại trừ. Do vậy, việc tìm ra các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng luôn là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ ngân hàng nào. Bên cạnh những thành quả đạt được, hoạt động cho vay đầu tư (CVĐT) tại CN.NHPT Huế trong thời gian qua cũng còn một số tồn tại nhất định, đặc biệt là tình trạng NQH cao. Do đó, việc nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân dẫn đến rủi ro và đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế RRTD trong hoạt động CVĐT là rất cần thiết. 2. Phương pháp nghiên cứu - Đối tượng khảo sát: Cán bộ NHPT và các doanh nghiệp vay vốn TDĐT tại CN.NHPT Huế - Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp kiểm định nhân tố, thống kê mô tả, so sánh, phân tích trên cơ sở số liệu thu thập được để xem xét, đánh giá các vấn đề có liên quan đến RRTD trong hoạt động CVĐT tại CN.NHPT Huế 3. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về CVĐT của Nhà nước và RRTD trong CVĐT của Nhà nước - Đánh giá thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến RRTD trong hoạt động CVĐT tại CN.NHPT Huế. Từ đó, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hạn chế RRTD trong hoạt động CVĐT của Nhà nước tại CN.NHPT Huế.
  • 4. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CBTD : Cán bộ tín dụng CĐT : Chủ đầu tư CN.NHPT Huế: Ngân hàng phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế CVĐT : Cho vay đầu tư DN : Doanh nghiệp DNNN : Doanh nghiệp nhà nước DPRR : Dự phòng rủi ro GTTB : Giá trị trung bình HĐTD : Hợp đồng tín dụng KT-XH : Kinh tế - xã hội LS : LS NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHPT : Ngân hàng phát triển NHTM : Ngân hàng thương mại NQH : Nợ quá hạn NSNN : Ngân sách nhà nước RRTD : Rủi ro tín dụng XLRR : Xử lý rủi ro TCTD : Tổ chức tín dụng TDĐT : Tín dụng đầu tư TDXK : Tín dụng xuất khẩu TTH : Thừa Thiên Huế TSBĐ : Tài sản bảo đảm SXKD : Sản xuất kinh doanh
  • 5. v DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Mô hình phân tích tín dụng ...................................................................16 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của CN.NHPT Huế.........................................................29 Sơ đồ 2.2: Quy trình nghiên cứu.............................................................................41 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Doanh số CVĐT tại CN. NHPT Huế từ năm 2006-2010 ...................31 Biểu đồ 2.2: Doanh số thu nợ tại CN. NHPT Huế từ năm 2006-2010 ....................33 Biểu đồ 2.3: NQH và tỷ lệ NQH trong CVĐT tại CN.NHPT Huế..........................34 Biểu đồ 2.4: NQH và cơ cấu NQH phân theo khối kinh tế .....................................36 Biểu đồ 2.5: NQH và cơ cấu NQH phân theo ngành nghề......................................37
  • 6. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Giới hạn một số chỉ tiêu tài chính phân theo lĩnh vực, ngành nghề......20 Bảng 2.1: Phân loại nợ CVĐT tại CN. NHPT Huế từ năm 2006-2010.................38 Bảng 2.2: Cơ cấu nhóm nợ trong tổng dư nợ CVĐT tại CN.NHPT Huế..............38 Bảng 2.3: Trích dự phòng RRTD tại CN.NHPT Huế qua các năm.......................39 Bảng 2.4: Kế hoạch nghiên cứu.............................................................................40 Bảng 2.5: Đặc điểm loại hình DN trong tổng thể nghiên cứu ...............................43 Bảng 2.6: Đặc điểm ngành nghề hoạt động của đối tượng vay vốn ......................43 Bảng 2.7: Thời gian thành lập và quy mô vốn của đối tượng vay vốn..................44 Bảng 2.8: Mức độ rủi ro của các ngành nghề theo các hệ số đánh giá rủi ro ........44 Bảng 2.9: Đặc điểm thời gian và vị trí công tác của cán bộ NHPT.......................47 Bảng 2.10: Đặc điểm chuyên ngành đào tạo và trình độ của cán bộ NHPT............47 Bảng 2.11: Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ NHPT...................................................................................48 Bảng 2.12: Độ tin cậy thang đo................................................................................49 Bảng 2.13: Kiểm định tự tương quan giữa các biến với nhau trong tổng thể..........51 Bảng 2.14: Kết quả phân tích nhân tố khám phá .....................................................52 Bảng 2.15: Kiểm định tự tương quan giữa các biến với nhau trong tổng thể..........54 Bảng 2.16: Kết quả kiểm định One Sample T Test đối với các yếu tố thuộc nguyên nhân công tác thẩm định gây nên rủi ro trong CVĐT..........................55 Bảng 2.17: Kết quả kiểm định Independent Sample T Test đối với các yếu tố thuộc nguyên nhân công tác thẩm định gây nên rủi ro trong CVĐT ..............57 Bảng 2.18: Kết quả kiểm định One Sample T Test đối với các yếu tố thuộc nguyên nhân LS gây nên rủi ro trong CVĐT.....................................................58 Bảng 2.19: Kết quả kiểm định Independent Sample T Test đối với các yếu tố thuộc nguyên nhân LS gây nên rủi ro trong CVĐT........................................59 Bảng 2.20: Kết quả kiểm định One Sample T Test đối với các yếu tố thuộc nguyên nhân cơ chế, chính sách cho vay gây nên rủi ro trong CVĐT .............60
  • 7. vii Bảng 2.21: Kết quả kiểm định Independent Sample T Test đối với các yếu tố thuộc nguyên nhân cơ chế, chính sách cho vay gây nên rủi ro trong CVĐT..61 Bảng 2.22: Kết quả kiểm định One Sample T Test đối với các yếu tố thuộc nguyên nhân liên quan công tác kiểm tra, giám sát gây nên rủi ro trong CVĐT ...............................................................................................................62 Bảng 2.23: Kết quả kiểm định Independent Sample T Test đối với các yếu tố thuộc nguyên nhân do công tác kiểm tra, giám sát gây nên rủi ro CVĐT......63 Bảng 2.24: Kết quả kiểm định One Sample T Test đối với các yếu tố thuộc nguyên nhân khách hàng vay vốn gây nên rủi ro trong CVĐT ........................64 Bảng 2.25: Kết quả kiểm định Independent Sample T Test đối với các yếu tố thuộc nguyên nhân khách hàng vay vốn gây nên rủi ro trong CVĐT.............65 Bảng 2.26: Kết quả kiểm định One Sample T Test đối với các yếu tố thuộc nguyên nhân tài sản đảm bảo tiền vay gây nên rủi ro trong CVĐT...................66 Bảng 2.27: Kết quả kiểm định Independent Sample T Test đối với các yếu tố thuộc nguyên nhân tài sản đảm bảo tiền vay gây nên rủi ro trong CVĐT......67 Bảng 2.28: Kết quả kiểm định One Sample T Test đối với các yếu tố thuộc nguyên nhân bất khả kháng gây nên rủi ro trong CVĐT...................................68 Bảng 2.29: Kết quả kiểm định Independent Sample T Test đối với các yếu tố thuộc nguyên nhân bất khả kháng gây nên rủi ro trong CVĐT ......................69
  • 8. viii MỤC LỤC Lời cam đoan............................................................................................................... i Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii Tóm lược luận văn .................................................................................................... iii Danh mục các từ viết tắt............................................................................................ iv Danh mục các sơ đồ ....................................................................................................v Danh mục các biểu đồ.................................................................................................v Danh mục các bảng ................................................................................................... vi Mục lục.................................................................................................................... viii PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CHO VAY ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC......................................5 1.1. Tín dụng đầu tư của Nhà nước.............................................................................5 1.1.1. Khái niệm..........................................................................................................5 1.1.2. Đặc điểm của tín dụng đầu tư ...........................................................................5 1.2. Cho vay đầu tư của Nhà nước.............................................................................6 1.2.1. Khái niệm..........................................................................................................6 1.2.2. Bản chất của cho vay đầu tư của Nhà nước ......................................................6 1.2.3. Chính sách cho vay đầu tư của Nhà Nước........................................................7 1.2.3.1. Nguồn vốn cho vay ........................................................................................7 1.2.3.2. Nguyên tắc cho vay........................................................................................7 1.2.3.3. Điều kiện vay vốn ..........................................................................................7 1.2.3.4. Các điều kiện tín dụng....................................................................................8 1.3. Rủi ro tín dụng .....................................................................................................9 1.3.1. Khái niệm..........................................................................................................9 1.3.2. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng ................................................................10 1.3.2.1. Nguyên nhân khách quan.............................................................................10 1.3.2.2. Nguyên nhân chủ quan.................................................................................11
  • 9. ix 1.3.3. Phân loại rủi ro tín dụng..................................................................................11 1.3.3.1. Rủi ro giao dịch............................................................................................12 1.3.3.2. Rủi ro danh mục tín dụng.............................................................................12 1.3.4. Hậu quả rủi ro tín dụng ...................................................................................13 1.3.4.1. Hậu quả đối với ngân hàng ..........................................................................13 1.3.4.2. Hậu quả đối với nền kinh tế .........................................................................13 1.3.5. Dấu hiệu nhận biết RRTD...............................................................................13 1.3.5.1. Dấu hiệu tài chính ........................................................................................13 1.3.5.2. Dấu hiệu phi tài chính ..................................................................................13 1.3.6. Một số chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng.........................................................13 1.3.6.1. Phân loại nợ..................................................................................................13 1.3.6.2. Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn:...................................................................15 1.3.7. Mô hình đánh giá rủi ro tín dụng ....................................................................15 1.3.7.1. Mô hình định tính.........................................................................................15 1.3.7.2. Mô hình điểm số Z.......................................................................................16 1.3.8 Hệ thống chỉ tiêu tài chính đánh giá khách hàng .............................................17 1.3.8.1 Khả năng thanh toán......................................................................................17 1.3.8.2. Hệ số nợ .......................................................................................................18 1.3.8.3 Hiệu quả sử dụng vốn và khả năng sinh lời..................................................19 1.4. Rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tư của Nhà nước..........................................20 1.4.1. Nguyên tắc xử lý rủi ro ...................................................................................21 1.4.2 Phạm vi xử lý rủi ro .........................................................................................21 1.4.3 Nguyên nhân rủi ro được xử lý rủi ro ..............................................................21 1.4.4 Biện pháp xử lý rủi ro ......................................................................................22 1.4.4.1. Gia hạn nợ ....................................................................................................22 1.4.4.2 Khoanh nợ.....................................................................................................22 1.4.4.3. Xoá nợ..........................................................................................................22 1.4.4.4 Bán nợ ...........................................................................................................23 1.4.5 Hồ sơ xử lý rủi ro .............................................................................................23
  • 10. x 1.4.6 Trình tự, thủ túc xử lý rủi ro ............................................................................25 1.4.7 Thẩm quyền và trách nhiệm xử lý rủi ro..........................................................25 1.4.7.1 Ngân hàng phát triển Việt Nam ....................................................................25 1.4.7.2 Bộ Tài chính..................................................................................................26 1.4.8. Trích lập và sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro......................................................26 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM-CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ .................................................................................................27 2.1 Khái quát về Ngân hàng phát triển Việt Nam.....................................................27 2.1.1 Lịch sử hình thành............................................................................................27 2.1.2 Ngân hàng phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế .......................27 2.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ ....................................................................................28 2.1.2.2 Bộ máy nhân sự và cơ cấu tổ chức................................................................28 2.1.3 Tình hình thực hiện cho vay đầu tư tại CN.NHPT Huế từ năm 2006 đến năm 2010 ............................................................................................................31 2.1.3.1 Doanh số cho vay..........................................................................................31 2.1.3.2 Doanh số thu nợ (gốc và lãi).........................................................................31 2.1.4 Thực trạng về rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư tại Ngân hàng phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế từ năm 2006-2010 ....................34 2.1.4.1. Tình hình nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ ..................................34 2.1.4.2. Phân loại dư nợ cho vay đầu tư....................................................................38 2.1.4.3. Tỷ lệ trích lập phòng ngừa rủi ro và xử lý rủi ro..........................................39 2.2. Thiết kế nghiên cứu............................................................................................40 2.2.1 Nguồn thông tin cần thiết.................................................................................40 2.2.2 Nguồn cung cấp thông tin ................................................................................41 2.2.3 Qui trình nghiên cứu ........................................................................................41 2.2.4 Nghiên cứu định tính........................................................................................42 2.2.5 Nghiên cứu định lượng.....................................................................................42 2.2.6 Mẫu điều tra .....................................................................................................42
  • 11. xi 2.3 Kết quả nghiên cứu .............................................................................................43 2.3.1 Đối với đối tượng điều tra là khách hàng vay vốn...........................................43 2.3.1.1 Đặc điểm tổng thể nghiên cứu ......................................................................43 2.3.1.2 Kết quả nghiên cứu trên Khách hàng vay vốn ..............................................44 2.3.2. Đối với đối tượng điều tra là cán bộ Ngân hàng phát triển.............................46 2.3.2.1 Đặc điểm tổng thể nghiên cứu ......................................................................46 2.3.2.2 Kết quả nghiên cứu trên đối tượng cán bộ NHPT.........................................48 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ .............73 3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp.......................................................................................73 3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2011 đến năm 2015 ............................................................................................................73 3.1.2 Định hướng và mục tiêu phát triển hoạt động của Ngân hàng phát triển Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 ..........................................................74 3.1.2.1 Định hướng phát triển hoạt động của Ngân hàng phát triển Việt Nam ........74 3.1.2.2 Mục tiêu phát triển ........................................................................................74 3.1.3 Định hướng hoạt động cho vay đầu tư của CN.NHPT Huế trong thời gian tới ...75 3.2. Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư tại CN.NHPT Huế .....................................................................................................75 3.2.1. Thực hiện nghiêm túc các quy chế, quy trình nghiệp vụ của NHPT và quy định của pháp luật về CVĐT.....................................................................................75 3.2.2. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định........................................................76 3.2.3. Tăng cường công tác thu hồi nợ......................................................................76 3.2.4. Thực hiện kiên quyết việc xử lý tài sản đối với các dự án theo đúng quy định...77 3.2.5. Tăng cường kiểm tra giám sát, quản lý nợ vay...............................................77 3.2.6. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra nội bộ......................78 3.2.7. Áp dụng tỷ lệ TSBĐ tiền vay tùy vào từng khách hàng .................................79 3.2.8. Nâng cao trình độ cán bộ và phân công công việc phù hợp hơn ....................80
  • 12. xii 3.2.9. Tăng cường mối quan hệ với các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương .......81 3.2.10. Thực hiện các biện pháp để phòng tránh rủi ro khi ký kết các hợp đồng.....81 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................82 1. Kết luận .................................................................................................................82 2. Kiến nghị...............................................................................................................83 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................89 PHỤ LỤC
  • 13. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Rủi ro tín dụng (RRTD) là một trong những loại rủi ro lớn nhất mà các ngân hàng phải đối mặt. Trên quan điểm quản lí, RRTD là không thể tránh khỏi, có thể hạn chế, chứ không thể loại trừ. Do vậy, ngày nay việc tìm ra các giải pháp nhằm hạn chế RRTD luôn trở thành vấn đề mang tính sống còn, là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ ngân hàng nào [27]. Thực hiện cam kết quốc tế về lĩnh vực ngân hàng trong Hiệp định thương mại Việt – Mỹ và gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã và đang đặt ra cho hệ thống ngân hàng ở Việt Nam những thách thức vô cùng to lớn. Để hội nhập thành công, các ngân hàng ở Việt Nam trong đó có Ngân hàng phát triển (NHPT) Việt Nam, phải lành mạnh hoá tình hình tài chính theo chuẩn mực quốc tế; nâng cao năng lực cạnh tranh. Đối với NHPT, nhằm thực hiện mục tiêu trở thành ngân hàng chuyên nghiệp, hiện đại, một công cụ quan trọng của Chính phủ với phương châm "An toàn hiệu quả – Hội nhập quốc tế – Phát triển bền vững" thì việc nghiên cứu RRTD và đề ra các biện pháp hạn chế RRTD là việc làm vô cùng cấp bách [27]. Cũng như hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại (NHTM), NHPT cũng phải đối mặt với RRTD trong hoạt động của mình. RRTD của NHPT là khả năng xảy ra những tổn thất ngoài dự kiến cho NHPT do khách hàng vay vốn TDĐT không trả đúng hạn, không trả hoặc trả không đầy đủ vốn và lãi. Do đặc điểm hoạt động của NHPT và các dự án phát triển mà NHPT tài trợ nên RRTD của NHPT thường cao hơn so với các NHTM. RRTD của NHPT có thể được phản ánh qua một số chỉ tiêu chính như nợ quá hạn (NQH), tỷ lệ NQH, nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu… NHPT Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế (CN.NHPT Huế) được thành lập theo Quyết định số 03/QĐ-NHPT ngày 01/7/2006 của Tổng Giám đốc NHPT Việt Nam, trên cơ sở tổ chức lại và kế thừa toàn bộ trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ từ Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Thừa Thiên Huế (TTH).
  • 14. 2 Thời gian qua, hoạt động của CN.NHPT Huế đã góp phần đáng kể vào quá trình đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của tỉnh TTH, CN.NHPT Huế đã cho vay có hiệu quả đối với nhiều chương trình, dự án trọng điểm của quốc gia và của tỉnh bằng nguồn vốn tín dụng đầu tư (TDĐT) của Nhà nước, như: Chương trình kiên cố hóa kênh mương, giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng làng nghề nuôi trồng thủy sản; Chương trình tăng tốc ngành Dệt may; Chương trình phát triển cơ sở hạ tầng chỉnh trang đô thị; Các dự án thủy điện; các dự án giáo dục, y tế an sinh xã hội;… Bên cạnh những thành quả đạt được, hoạt động cho vay đầu tư (CVĐT) tại CN.NHPT Huế trong thời gian qua cũng còn một số tồn tại nhất định, đặc biệt là tình trạng NQH và lãi phát sinh chưa trả ngày càng cao. Một số dự án lâm vào phá sản, giải thể,… không trả được nợ, dẫn đến nguy cơ mất vốn của Nhà nước. Do đó, việc nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân dẫn đến rủi ro và đưa ra các giải pháp nhằm phòng ngừa, hạn chế RRTD trong hoạt động CVĐT là hết sức cần thiết, được Nhà nước, NHPT và CN.NHPT Huế rất quan tâm. Do vậy, đề tài: “Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư tại Ngân hàng phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế” được lựa chọn để nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Phân tích, đánh giá thực trạng RRTD trong hoạt động CVĐT tại CN.NHPT Huế, tìm ra nguyên nhân dẫn đến rủi ro, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế RRTD trong hoạt động CVĐT tại CN.NHPT Huế. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về CVĐT của Nhà nước và RRTD trong hoạt động CVĐT của Nhà nước. - Phân tích thực trạng về RRTD trong hoạt động CVĐT tại CN.NHPT Huế. - Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến RRTD trong hoạt động CVĐT tại CN.NHPT Huế. - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế RRTD trong hoạt động CVĐT của NHPT tại CN.NHPT Huế.
  • 15. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Hoạt động CVĐT của Nhà nước tại CN.NHPT Huế. - Phạm vi nghiên cứu: + Không gian: Tỉnh Thừa Thiên Huế + Thời gian : Từ năm 2006 đến năm 2010. 4. Câu hỏi nghiên cứu Các câu hỏi sau sẽ định hướng cho việc nghiên cứu đề tài: - Chính sách CVĐT của Nhà nước là gì? - Thực trạng về hoạt động CVĐT và RRTD trong hoạt động CVĐT của Nhà nước tại CN.NHPT Huế giai đoạn 2006-2010 như thế nào? - Những nhân tố nào ảnh hưởng đến RRTD trong CVĐT của Nhà nước tại CN.NHPT Huế trong thời gian qua? - Những giải pháp nào nhằm hạn chế RRTD trong CVĐT của Nhà nước tại CN.NHPT Huế trong thời gian tới? 5. Phương pháp nghiên cứu và cách thức tiến hành 5.1. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp kiểm định nhân tố, thống kê mô tả, so sánh, phân tích, tổng hợp trên cơ sở số liệu thu thập được để xem xét, đánh giá các vấn đề có liên quan đến RRTD trong hoạt động CVĐT tại CN.NHPT Huế. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế RRTD trong CVĐT tại CN.NHPT Huế. 5.2. Cách thức tiến hành - Thu thập số liệu: + Số liệu sơ cấp: Sử dụng phiếu điều tra để thu thập thông tin của: . Lãnh đạo và cán bộ nghiệp vụ của CN.NHPT Huế, của NHPT Việt Nam. . Các doanh nghiệp (DN) vay vốn TDĐT tại CN.NHPT Huế. + Số liệu thứ cấp: Sử dụng số liệu quá khứ liên quan đến hoạt động CVĐT của CN.NHPT Huế trong 05 năm từ năm 2006 đến năm 2010 thông qua các báo cáo cho vay, báo cáo phân loại nợ, báo cáo tổng kết. - Xử lý số liệu sơ cấp thông qua công cụ hỗ trợ SPSS, excell
  • 16. 4 - Phân tích, so sánh, đánh giá các số liệu thu thập được. - Tổng hợp, kết luận và đề ra các giải pháp phù hợp. 6. Kết cấu của luận văn Kết cấu nội dung của luận văn gồm 3 phần: Phần 1: Phần mở đầu Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu, gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về CVĐT của Nhà nước và RRTD trong CVĐT của Nhà nước Chương 2: Thực trạng về RRTD trong hoạt động CVĐT của Nhà nước tại CN.NHPT Huế. Chương 3: Một số giải pháp nhằm hạn chế RRTD trong hoạt động CVĐT của Nhà nước tại CN.NHPT Huế. Phần 3: Kết luận và kiến nghị
  • 17. 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHO VAY ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC 1.1. Tín dụng đầu tư của Nhà nước 1.1.1. Khái niệm - TDĐT của Nhà nước là một hình thức tín dụng nhằm thực hiện chính sách đầu tư phát triển của Nhà nước, thể hiện mối quan hệ vay-trả giữa Nhà nước với các pháp nhân và thể nhân hoạt động trong nền kinh tế, được Nhà nước cho vay với LS (LS) ưu đãi cho từng đối tượng cụ thể nhằm thực hiện mục tiêu phát triển KT- XH trong từng thời kỳ nhất định theo định hướng của Nhà nước. - Nguồn vốn TDĐT của Nhà nước được huy động từ nhiều nguồn khác nhau thông qua nhiều hình thức khác nhau như: Vốn do Ngân sách nhà nước (NSNN) cấp, phát hành trái phiếu, Chính phủ bảo lãnh vay vốn, … Việc huy động vốn chủ yếu tập trung vào các nguồn vốn lớn và dài hạn trên nguyên tắc tận dụng tối đa các nguồn vốn rẻ (LS thấp) để giảm LS cho vay nhằm hỗ trợ hiệu quả hơn đối với các dự án phát triển, chương trình mục tiêu của Nhà nước. - Chính sách TDĐT của Nhà nước bao gồm các hình thức: CVĐT, bảo lãnh TDĐT và hỗ trợ sau đầu tư. 1.1.2. Đặc điểm của tín dụng đầu tư - TDĐT chỉ tập trung CVĐT vào các dự án phát triển được Nhà nước khuyến khích đầu tư trong từng thời kỳ. - Được Chính phủ hỗ trợ mạnh mẽ về nguồn vốn, đặc biệt là được Chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán các nguồn vốn huy động. - Tính chất ưu đãi của TDĐT thể hiện ở một số điểm cụ thể như: LS thấp hơn LS thị trường, quy mô cho vay lớn, thời gian cho vay dài, điều kiện đảm bảo nợ vay ưu đãi hơn… - TDĐT gắn với việc điều tiết kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Do đó, tổ chức làm nhiệm vụ quản lý, cho vay là cơ quan chuyên môn của Nhà nước, nay là
  • 18. 6 NHPT Việt Nam, được Nhà nước cấp vốn pháp định, cấp bù LS (LS), hoạt động không vì mục đích lợi nhuận nhưng phải đảm bảo thu hồi vốn đầu tư và phải tuân thủ theo những quy định của Nhà nước. 1.2. Cho vay đầu tư của Nhà nước 1.2.1. Khái niệm CVĐT là một trong các hình thức TDĐT của Nhà nước đối với các dự án đầu tư thuộc một số ngành, lĩnh vực quan trọng, chương trình kinh tế lớn và các vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn cần khuyến khích đầu tư theo quy định của Chính phủ [17]. NHPT Việt Nam là đơn vị được Chính phủ giao thực hiện CVĐT theo quy định của Chính phủ căn cứ kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao hàng năm. 1.2.2. Bản chất của cho vay đầu tư của Nhà nước CVĐT của Nhà nước tập trung vào các ngành, lĩnh vực có tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững; và các vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn cần khuyến khích đầu tư theo quy định của Chính phủ mà NSNN không đủ khả năng hỗ trợ, các tổ chức tín dụng (TCTD) và các nhà đầu tư không muốn tài trợ vì vốn đầu tư lớn, thời gian hoàn vốn dài và có tính rủi ro cao. CVĐT của Nhà nước không chỉ nhằm mục tiêu kinh tế mà còn nhằm các mục tiêu xã hội, thực hiện vai trò điều tiết vĩ mô của Nhà nước trong từng thời kỳ. Với đặc điểm vừa mang tính kinh tế vừa mang tính xã hội, bản chất của CVĐT của Nhà nước thể hiện ở những điểm sau: - Thứ nhất, CVĐT của nhà nước không vì mục tiêu lợi nhuận mà nhằm phục vụ yêu cầu quản lý, điều tiết kinh tế vĩ mô của Nhà nước trong từng thời kỳ. - Thứ hai, đối tượng cho vay bị giới hạn bởi các chương trình, mục tiêu, định hướng và chủ trương đầu tư phát triển của Nhà nước trong từng thời kỳ. - Thứ ba, nguồn vốn chủ yếu để thực hiện CVĐT là vốn NSNN. - Thứ tư, LS cho vay là LS ưu đãi, thấp hơn LS cho vay của NHTM, do Nhà nước quy định và điều tiết phù hợp với yêu cầu, chủ trương khuyến khích đầu tư, phát triển KT-XH của đất nước trong từng thời kỳ và phù hợp với thông lệ quốc tế.
  • 19. 7 - Thứ năm, thời gian cho vay dài và cho vay không có thế chấp hoặc tỷ lệ tài sản thế chấp thấp - Thứ sáu, cơ quan làm nhiệm vụ CVĐT của Nhà nước, hiện nay là NHPT Việt Nam, hoạt động như một ngân hàng nhưng theo cơ chế quản lý riêng, không chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ngân hàng nhà nước (NHNN) Việt Nam. Như vậy, CVĐT của Nhà nước là công cụ tài chính của Nhà nước, nhằm hỗ trợ về tài chính cho các DN, tổ chức kinh tế tham gia đầu tư, qua đó nhằm thực hiện các mục tiêu KT-XH của đất nước. Sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội là bản chất của TDĐT của Nhà nước. 1.2.3. Chính sách cho vay đầu tư của Nhà Nước [17] 1.2.3.1. Nguồn vốn cho vay - Vốn NSNN, gồm: Vốn điều lệ của NHPT và vốn NSNN cấp cho các chương trình, mục tiêu của Chính phủ. - Vốn huy động, gồm: Phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu NHPT và kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi theo quy định của pháp luật; Vay của Công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện, Bảo hiểm xã hội và các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước; Các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật. 1.2.3.2. Nguyên tắc cho vay Dự án vay vốn TDĐT của Nhà nước phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản là có hiệu quả KT-XH, sử dụng vốn vay đúng mục đích và hoàn trả nợ vay (gốc và lãi) đầy đủ, đúng hạn. 1.2.3.3. Điều kiện vay vốn - Đối với dự án: Phải thuộc danh mục các dự án vay vốn TDĐT theo quy định hiện hành của Chính phủ về TDĐT nhưng chưa được bảo lãnh TDĐT hoặc hỗ trợ sau đầu tư (Hiện nay, danh mục các dự án vay vốn TDĐT được quy định tại Nghị định số 106/2008/NĐ-CP ngày 19/9/2008 của Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính Phủ). Dự án phải được lập và trình duyệt theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng.
  • 20. 8 - Đối với chủ đầu tư (CĐT): CĐT dự án được thành lập và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật, có khả năng tài chính để thực hiện đầu tư và vận hành dự án. Ngoài mức vốn TDĐT của Nhà nước được NHPT cho vay theo quy định, CĐT phải sử dụng các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư dự án; trong đó, mức vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án (vốn tự có) tối thiểu bằng 15% tổng số vốn đầu tư tài sản cố định của dự án. CĐT dự án phải mở tài khoản và thanh toán trực tiếp qua NHPT; phải có bộ máy quản lý đủ năng lực và trình độ chuyên môn để điều hành hoạt động của dự án; người đại diện theo pháp luật của CĐT có năng lực chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực của dự án hoặc lĩnh vực liên quan đến dự án. Đồng thời, CĐT phải thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay và bảo hiểm tài sản theo quy định hiện hành của Nhà nước và của NHPT. 1.2.3.4. Các điều kiện tín dụng - Thời hạn cho vay: Là khoảng thời gian từ khi rút vốn lần đầu đến khi trả hết nợ vay (gốc và lãi) theo hợp đồng tín dụng (HĐTD) đã ký. Thời hạn cho vay xác định trên cơ sở khả năng thu hồi vốn phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh (SXKD) của dự án, khả năng trả nợ của CĐT, nhưng tối đa không quá 144 tháng. Riêng một số dự án đặc thù (dự án nhóm A, trồng cây thông, cây cao su) thì thời hạn cho vay tối đa là 180 tháng. - Thời hạn ân hạn: Là khoảng thời gian từ khi rút vốn lần đầu đến khi bắt đầu trả nợ gốc, được xác định phù hợp với thời gian xây dựng dự án. Thời hạn ân hạn không quá 2 năm đối với dự án nhóm C, không quá 4 năm đối với dự án nhóm B. Riêng dự án trồng rừng, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, thời hạn ân hạn không vượt quá thời gian từ khi trồng mới đến khi khai thác của từng loại cây trồng. - Thời hạn trả nợ, kỳ hạn trả nợ, thời điểm bắt đầu trả nợ và mức trả nợ từng kỳ hạn: Được xác định phù hợp với chu kỳ SXKD của dự án và khả năng trả nợ của CĐT. Thời điểm bắt đầu trả nợ gốc là thời điểm kết thúc thời hạn ân hạn. - Mức vốn vay: Mức vốn cho vay đối với từng dự án do NHPT quyết định, tối đa bằng 70% tổng số vốn đầu tư tài sản cố định của dự án được duyệt. Trường hợp cho vay vượt mức vốn quy định trên, NHPT thực hiện theo quyết định của
  • 21. 9 Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. - Đồng tiền cho vay: Là đồng Việt Nam và ngoại tệ tự do chuyển đổi. Việc cho vay bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi thực hiện đối với dự án có nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị mà CĐT có khả năng cân đối ngoại tệ trả nợ. - LS cho vay: LS cho vay trong từng thời kỳ thực hiện theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính (số lần công bố LS hàng năm tối đa là 2 lần). Đối với một dự án, LS cho vay được xác định tại thời điểm ký HĐTD lần đầu và giữ nguyên trong suốt thời hạn vay vốn của dự án, trừ trường hợp được điều chỉnh theo quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. LS NQH bằng 150% LS cho vay trong hạn ghi trong HĐTD, được tính trên số nợ gốc và lãi chậm trả. - Tài sản bảo đảm (TSBĐ) tiền vay: CĐT khi vay vốn TDĐT được dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm tiền vay. Nếu tài sản hình thành từ vốn vay không đủ điều kiện bảo đảm tiền vay, CĐT phải sử dụng tài sản hợp pháp khác của mình hoặc tài sản của người thứ ba để bảo đảm tiền vay với giá trị tối thiểu bằng 15% số vay vốn. CĐT không được chuyển nhượng, bán, cho thuê, cho mượn hoặc thế chấp, cầm cố TSBĐ khi chưa trả hết nợ. Trường hợp CĐT không trả được nợ hoặc giải thể, phá sản, NHPT được áp dụng biện pháp xử lý TSBĐ theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức tín dụng (TCTD) để thu hồi nợ 1.3. Rủi ro tín dụng 1.3.1. Khái niệm RRTD (credit risk) là khả năng xảy ra những tổn thất mà Ngân hàng phải chịu do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả hoặc trả không đầy đủ vốn và lãi [8]. Khi thực hiện một hoạt động cho vay cụ thể, ngân hàng không dự kiến là khoản cho vay đó sẽ bị tổn thất. Tuy nhiên, những khoản cho vay đó luôn hàm chứa rủi ro. Một số ý kiến cho rằng, trên quan điểm quản lý toàn bộ ngân hàng, tỷ lệ tổn thất dự kiến đối với hoạt động tín dụng luôn được xác định trước trong chiến lược
  • 22. 10 hoạt động chung. Do vậy, khi tổn thất dưới mức tỷ lệ tổn thất dự kiến, ngân hàng coi đó là một thành công trong quản lý [8]. Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam ban hành “Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của TCTD”, thì: RRTD trong hoạt động ngân hàng của TCTD là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của TCTD do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết. 1.3.2. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng Về bản chất, RRTD là loại rủi ro rất đa dạng và phức tạp, việc quản lý và phòng ngừa nó rất khó khăn, loại rủi ro này có thể xảy ra ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, chúng luôn tiềm ẩn trong suốt quá trình trước, trong và sau khi cho vay và biểu hiện ra bên ngoài là khoản vay không thu hồi được, NQH, nợ khó đòi, … Ngân hàng không thể loại trừ RRTD, song nếu ngân hàng biết được nguyên nhân gây ra RRTD và có những giải pháp đồng bộ hữu hiệu thì có thể ngăn ngừa rủi ro, hạn chế tối đa những thiệt hại có thể xảy ra.. 1.3.2.1. Nguyên nhân khách quan 1.3.2.1.1. Rủi ro do môi trường kinh tế Những nguyên nhân này có thể là tăng trưởng kinh tế sụt giảm, quan điểm phát triển kinh tế của Chính phủ thay đổi thông qua các chủ trương, chính sách có thể dẫn đến việc cấm xuất khẩu, hạn chế ngành nghề kinh doanh nào đó ảnh hưởng đến danh mục đầu tư của ngân hàng, ảnh hưởng đến hoạt động của các DN (DN) vay vốn. Từ đó dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. 1.3.2.1.2. Rủi ro do môi trường chính trị pháp luật Thể chế chính trị giữ vai trò định hướng, chi phối toàn bộ các hoạt động xã hội, trong đó có hoạt động của ngân hàng và DN. Có thể kể đến các tác nhân này là việc thực hiện các chính sách thuế quan, hạn ngạch nhập khẩu, … Đây chính là các cơ chế bảo hộ sản xuất trong nước. Sự thay đổi cơ chế có tác động rất lớn đến hoạt động của các DN.
  • 23. 11 1.3.2.1.3. Rủi ro do nguyên nhân bất khả kháng khác Những nguyên nhân bất khả kháng, tác động đến tình hình hoat động SXKD của dự án hoặc của khách hàng vay, làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán cho ngân hàng như: như thiên tai, bảo lụt, hạn hán, hỏa hoạn, dịch bệnh,… vượt quá tầm kiểm soát của người vay lẫn người cho vay. 1.3.2.2. Nguyên nhân chủ quan 1.3.2.2.1. Rủi ro do các nguyên nhân từ phía khách hàng vay Là những nguyên nhân rủi ro phát sinh liên quan đến hành vi và ý chí chủ quan của khách hàng, có thể do trình độ quản lý của khách hàng yếu kém, dẫn đến sử dụng vốn vay kém hiệu quả hoặc thất thoát, làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ. Trường hợp còn lại, người vay kinh doanh vẫn có lãi, nhưng do khách hàng thiếu thiện chí trong việc trả nợ, họ cố tình chây ỳ, không trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. 1.3.2.2.2. Rủi ro do các nguyên nhân từ phía ngân hàng RRTD có thể phát sinh do nguyên nhân chủ quan như quá trình phân tích và thẩm định tín dụng không kỹ lưỡng dẫn đến sai lầm trong quyết định cho vay. Hoặc, cũng có thể quyết định cho vay đúng đắn nhưng do thiếu kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay, dẫn đến khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, nhưng ngân hàng không phát hiện để ngăn chặn kịp thời. Chính ngân hàng cũng là tác nhân tạo nên RRTD nếu công tác thẩm định ban đầu bị hạn chế, CBTD không đảm bảo đủ tiêu chuẩn hoặc công tác giám sát tín dụng yếu kém. Nếu nhân viên thiếu đạo đức, yếu kém về trình độ chuyên môn nghiệp vụ sẽ gây hậu quả không nhỏ cho ngân hàng. Đạo đức của cán bộ là một trong các yếu tố quan trọng để giải quyết vấn đề hạn chế RRTD. Tóm lại, RRTD có thể phát sinh do rất nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Trong đó có những nguyên nhân có thể kiểm soát được và những nguyên nhân không thể kiểm soát được. Việc đo lường, nhận diện và có thể kiểm soát được RRTD là công việc quan trọng của các ngân hàng. 1.3.3. Phân loại rủi ro tín dụng Có nhiều tiêu chí để phân loại RRTD, sử dụng tiêu chí nào là phụ thuộc vào mục đích, yêu cầu nghiên cứu. Nếu căn cứ vào nguyên nhân phát sinh, RRTD được
  • 24. 12 phân chia thành hai loại chính là rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục tín dụng. 1.3.3.1. Rủi ro giao dịch Rủi ro liên quan đến từng khoản tín dụng mỗi khi ngân hàng ra quyết định cấp một khoản tín dụng mới cho khách hàng. Đây có thể xem là rủi ro cá biệt của từng khoản tín dụng, nó phát sinh do sai sót ở các khâu đánh giá, thẩm định và xét duyệt khi cho vay, hoặc phát sinh do sơ hở ở khâu bảo đảm và những cam kết ràng buộc trong HĐTD [8]. Rủi ro giao dịch bao gồm: + Rủi ro xét duyệt: là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng để ra quyết định cho vay. + Rủi ro kiểm soát: là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề. + Rủi ro bảo đảm: phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại TSBĐ, chủ thể bảo đảm, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị của TSBĐ. 1.3.3.2. Rủi ro danh mục tín dụng Rủi ro liên quan đến sự kết hợp nhiều khoản tín dụng trong danh mục tín dụng của ngân hàng. Nó có thể phát sinh do đặc thù cá biệt của từng loại tín dụng, chẳng hạn cho vay không có bảo đảm thì rủi ro cao hơn cho vay có bảo đảm. Hoặc phát sinh do thiếu đa dạng hóa danh mục tín dụng, chẳng hạn, do cạnh tranh khiến ngân hàng tăng LS huy động làm cho LS cho vay tăng theo, kết quả là các dự án có mức sinh lợi thấp (rủi ro thấp) bị loại, chỉ còn những dự án có suất sinh lợi cao (rủi ro cao) được vay vốn ngân hàng. Điều này khiến cho danh mục tín dụng của ngân hàng chỉ tập trung vào các dự án rủi ro cao [8]. Rủi ro danh mục tín dụng bao gồm: + Rủi ro cá biệt: xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn. + Rủi ro tập trung: là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều DN hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.
  • 25. 13 1.3.4. Hậu quả rủi ro tín dụng 1.3.4.1. Hậu quả đối với ngân hàng - Rủi ro đọng vốn: Khi gặp RRTD, ngân hàng không thu được một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và nợ lãi đúng hạn, nghĩa là nguồn vốn của ngân hàng bị đọng lại ở khách hàng. - Rủi ro mất vốn một phần hoặc toàn bộ: Rủi ro xảy ra khi DN đi vay mất khả năng chi trả. Lúc này ngân hàng chỉ còn dựa vào việc xử lý TSBĐ để thu hồi nợ. Tuy nhiên, việc bán TSBĐ rất khó khăn và giá trị thu hồi sau khi xử lý TSBĐ thường không đảm bảo đủ cho toàn bộ rủi ro xảy ra. Do đó, ngân hàng sẽ không thu hồi được toàn bộ số vốn đã cho vay. 1.3.4.2. Hậu quả đối với nền kinh tế Bắt nguồn từ bản chất và chức năng của ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính, huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho vay lại. Do đó, khi RRTD xảy ra thì không những ngân hàng chịu thiệt hại mà quyền lợi của người gửi tiền cũng bị ảnh hưởng. Khi một ngân hàng gặp RRTD dẫn đến bị mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản, sẽ ảnh hưởng toàn bộ hệ thống ngân hàng và cả nền kinh tế. 1.3.5. Dấu hiệu nhận biết RRTD 1.3.5.1. Dấu hiệu tài chính Đó là các dấu hiệu có thể nhận biết qua hoạt động kinh doanh hoặc báo cáo tài chính, như: Khách hàng thu hẹp quy mô SXKD, cơ cấu lại tài chính, tình hình kinh doanh, khả năng thanh toán giảm… 1.3.5.2. Dấu hiệu phi tài chính Đây chính là các dấu hiệu có thể phát hiện được trong quá trình tiếp xúc làm việc với khách hàng, như: khách hàng trì hoãn thực hiện các nghĩa vụ báo cáo khi đến hạn; khách hàng cắt giảm lao động, thay đổi cơ cấu nhân sự Ban điều hành… 1.3.6. Một số chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng 1.3.6.1. Phân loại nợ Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 của NHNN Việt Nam về phân loại nợ, trích
  • 26. 14 lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của TCTD, thì việc phân loại nợ được chia thành 5 nhóm như sau: Tên nhóm nợ Đặc điểm Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn - Các khoản nợ trong hạn và quá hạn dưới 10 ngày * Được đánh giá là có đủ khả năng/có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn. Nhóm 2: Nơ cần chú ý - NQH dưới từ 10 đến 90 ngày - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời gian nợ đã cơ cấu lại * Được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ. Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn - NQH từ 90 đến 180 ngày - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả NQH 90 ngày theo thời gian nợ đã cơ cấu lại * Được đánh giá không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi sau khi đến hạn, có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi. Nhóm 4: Nợ nghi ngờ - NQH từ 180 đến 360 ngày - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả NQH 90 đến 180 ngày theo thời gian nợ đã cơ cấu lại * Được đánh giá có khả năng tổn thất cao Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn - NQH trên 360 ngày - Nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả NQH trên 180 ngày theo thời gian nợ đã cơ cấu lại * Được đánh giá không có khả năng thu hồi vốn. * Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với năm (5) nhóm nợ nêu trên như sau: Nhóm 1: 0%, Nhóm 2: 5%, Nhóm 3: 20%, Nhóm 4: 50% Nhóm 5: 100%. Riêng đối với các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý, TCTD trích lập dự phòng cụ thể theo khả năng tài chính của TCTD.
  • 27. 15 * Số tiền dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ được tính theo công thức: R = max {0, (A - C)} x r Trong đó: R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích A: Số dư nợ gốc của khoản nợ C: giá trị khấu trừ của TSBĐ r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể 1.3.6.2. Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn: NQH là những khoản tín dụng không hoàn trả đúng hạn, không được phép và không đủ điều kiện để được gia hạn nợ. Như vậy các khoản nợ thuộc các nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 là NQH. Tỷ lệ NQH = (NQH/ tổng dư nợ)x100% 1.3.6.3. Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu Nợ xấu là những khoản nợ quá hạn trên 90 ngày mà không đòi được và không được tái cơ cấu. Như vậy, nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4, 5. Tỷ lệ nợ xấu = (Nợ xấu/ tổng dư nợ)x100% Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ đánh giá chất lượng tín dụng của TCTD. Tỷ lệ nợ xấu cao thì rủi ro xảy ra càng cao và có thể dẫn đến tổn thất một phần vốn hoặc mất toàn bộ vốn. Theo quy định hiện hành của NHNN thì tỷ lệ nợ xấu không được vượt quá 5%. 1.3.7. Mô hình đánh giá rủi ro tín dụng 1.3.7.1. Mô hình định tính Mô hình định tính bao gồm việc phân tích và kiểm tra tín dụng. Cần tập trung vào 06 nội dung chính trong phân tích tín dụng, gồm: phân tích năng lực pháp lý, khả năng tài chính, uy tín của DN, mục đích vay, môi trường cạnh tranh và bảo đảm tín dụng. Phải thực hiện tuần tự từng bước khi sử dụng mô hình này với những nội dung cụ thể. Công việc này giúp cho ngân hàng kiểm tra được cán bộ ngân hàng có thực hiện đúng các bước phân tích tín dụng hay không. Đồng thời, kiểm tra
  • 28. 16 những biến động bên ngoài hoặc những thay đổi bên trong có thể tác động đến việc hoàn trả nợ vay của khách hàng. Sơ đồ 1.1: Mô hình phân tích tín dụng Tuy nhiên, mô hình này phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng thông tin ban đầu và phụ thuộc vào quan điểm chủ quan của CBTD. 1.3.7.2. Mô hình điểm số Z Mô hình này được phát minh bởi Giáo Sư Edward I. Altman, Trường Kinh doanh Leonard N. Stern, thuộc trường Đại Học New York, dựa vào việc nghiên cứu khá công phu trên số lượng nhiều công ty khác nhau tại Mỹ. Mặc dù chỉ số Z được phát minh tại Mỹ, nhưng hầu hết các nuớc, vẫn có thể sử dụng với độ tin cậy khá cao. Chỉ số Z bao gồm 5 chỉ số X1, X2, X3, X4, X5. Với: X1: Tỷ số vốn lưu động/tổng tài sản (Working Capitals/Total Assets). X2: Tỷ số lợi nhuận giữ lại/tổng tài sản (Retain Earnings/Total Assets) X3: Tỷ số lợi nhuận trước lãi vay và thuế/tổng tài sản (EBIT/Total Assets) X4: Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu/giá trị sổ sách của tổng nợ (Market Value of Total Equity / Book values of total Liabilities) X5: Tỷ số doanh số/tổng tài sản (Sales/Total Assets) Năng lực pháp lý Khả năng tài chính Uy tín doanh nghiệp Mục đích vay Môi trường cạnh tranh Bảo đảm tín dụng Bảo đảm Ngân hàng được pháp luật bảo vệ khi khách hàng vi phạm HĐTD. Cơ cấu tài chính; Khả năng thanh toán; Khả năng hoạt động; Khả năng sinh lời Của Doanh nghiệp Của Ban điều hành Phù hợp với chiến lược phát triển của DN Phù hợp với chính sách tín dụng của NH Hiện tại Tương lai Tài sản bảo đảm tiền vay. Buộc người vay có trách nhiệm nhiều hơn trong việc trả nợ vay.
  • 29. 17 Từ một chỉ số Z ban đầu, Giáo Sư Edward I. Altman đã phát triển ra Z’ và Z’’ để có thể áp dụng theo từng loại hình và ngành của DN, trong đó chỉ số Z’’ có thể được dùng cho hầu hết các ngành, các loại hình DN. Vì sự khác nhau khá lớn của X5 giữa các ngành, nên X5 đã được đưa ra. Công thức tính chỉ số Z’’ như sau: Z’’ = 6.56 X1 + 3.26 X2 + 6.72 X3 + 1.05 X4 + Nếu Z’’ > 2.6: DN nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản + Nếu 1.2 < Z’’ < 2.6: DN nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản + Nếu Z’’ <1.1: DN nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao. Ngoài ra, Giáo Sư Esward I. Altman, đã phát minh tiếp hệ số Z’’ điều chỉnh. Chỉ số này bằng chỉ số Z’’+3.25. Công thức Z’’ điều chỉnh được xác định như sau: Z’’(điều chỉnh) = 3,25 + 6,56X1 + 3,26X2 + 6,72X3 + 1,05X4 Cần lưu ý, chỉ số Z’’ điều chỉnh mặc dù được dùng khá tốt ở các thị trường khác, cũng nên được nghiên cứu để điều chỉnh theo môi trường Việt Nam. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện tại của Việt Nam rất khó áp dụng mô hình này, hệ số Z khó có thể chính xác đối với các DN vì việc xác định giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu (X4) ở Việt Nam hiện nay chưa được phản ánh đúng (do tâm lý đầu tư, do làm giá, thị trường vốn không ổn định ...) 1.3.8 Hệ thống chỉ tiêu tài chính đánh giá khách hàng 1.3.8.1 Khả năng thanh toán Nhiều DN bị rơi vào tình trạng phá sản vì thiếu vốn, vì vậy cần phải kiểm tra khả năng của DN có thể trả được các khoản nợ thương mại và hoàn trả vốn vay hay không là 1 trong những cơ sở đánh giá sự ổn định, vững vàng về tài chính của DN. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán bao gồm: Hệ số khả năng thanh toán tổng quát, hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn và hệ số khả năng thanh toán nhanh. - Hệ số thanh toán tổng quát (Ktq) Ktq = Tổng tài sản /Nợ phải trả Hệ số này cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ của DN. Hệ số này
  • 30. 18 càng lớn thì khả năng thanh toán của DN càng tốt. Hệ số thanh toán nhỏ hơn giới hạn cho phép cho thấy sự thiếu hụt trong khả năng thanh toán, sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch trả nợ của DN. - Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn (Kng) Kng = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn Hệ số này cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn của DN bằng tài sản ngắn hạn hiện có. Hệ số này càng lớn thì khả năng hoàn trả nợ ngắn hạn càng tốt. Ngược lại hệ số này nhỏ hơn giới hạn cho phép sẽ cảnh báo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của DN gặp khó khăn, tiềm ẩn không trả được nợ đúng hạn. - Hệ số khả năng thanh toán nhanh (Knh) Knh = Vốn bằng tiền, tương đương tiền và đầu tư ngắn hạn/Nợ ngắn hạn Hệ số này cho biết khả năng huy động các nguồn vốn bằng tiền để trả nợ vay ngắn hạn trong thời gian gần như tức thời. Hệ số này càng lớn thì khả năng hoàn trả nợ ngắn hạn càng tốt. Ngược lại, hệ số này nhỏ hơn giới hạn cho phép cho thấy trong trường hợp rủi ro bất ngờ, khả năng trả nợ ngay các khoản nợ ngắn hạn thấp. 1.3.8.2. Hệ số nợ - Hệ số nợ (Ncsh): Xác định hệ số này để đánh giá mức độ đảm bảo nợ vay bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Ncsh = Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu Hệ số này cho thấy khả năng thanh toán nợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu; hệ số này càng nhỏ thì giá trị của vốn chủ sở hữu càng lớn vì nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn không phải hoàn trả, cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của DN càng tốt. Ngược lại, hệ số này càng cao thì có một khả năng lớn là DN đang không thể trả được các khoản nợ theo điều kiện tài chính thắt chặt hoặc có sự kém cỏi trong quản lý, hoặc dòng tiền của DN sẽ kém đi do gánh nặng từ việc thanh toán các khoản lãi vay. Trong trường hợp giải thể DN, hệ số này cho biết mức độ được bảo vệ của các chủ nợ.
  • 31. 19 1.3.8.3 Hiệu quả sử dụng vốn và khả năng sinh lời - Hiệu quả sử dụng tài sản (DTts) DTts = Doanh thu/tổng tài sản Hệ số này cho thấy kết quả mà DN đạt được trong năm thông qua việc tạo thu nhập trên tổng tài sản đã đưa vào hoạt động SXKD. Hệ số này phản ánh tính năng động của doanh nghiệp, cho biết tổng vốn đầu tư vào tài sản được chuyển đổi bao nhiêu lần thành doanh thu. Nếu hệ số này thấp, có nghĩa là vốn đang không được sử dụng hiệu quả; có khả năng DN đang thừa hàng tồn kho, sản phẩm hàng hoá không tiêu thụ được hoặc tài sản nhàn rỗi hoặc vay tiền quá nhiều so với nhu cầu vốn thực sự. (Lưu ý đối với doanh nghiệp có quy mô lớn thì hệ số này có xu hướng nhỏ hơn so với doanh nghiệp có quy mô nhỏ). - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (LNdt) LNdt = Tổng lợi nhuận trước thuế/Doanh thu - Tỷ suất lợi nhuận trên Vốn chủ sở hữu (LNcsh) LNcsh = Tổng lợi nhuận trước thuế/Vốn chủ sở hữu - Tỷ suất lợi nhuận trên Tổng vốn sử dụng LNnv = Tổng lợi nhuận trước thuế/Tổng nguồn vốn bình quân Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên là những chỉ tiêu đánh giá tổng quát về tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động SXKD của DN. Các tỷ suất này càng lớn thì hoạt động SXKD của DN càng có hiệu quả; ngược lại, cho thấy DN đang gặp khó khăn trong hoạt động SXKD, đòi hỏi DN phải có biện pháp khắc phục, tình hình này cảnh báo tiềm ẩn rủi ro trong việc cấp tín dụng cho DN Để có sơ sở cho việc đánh giá các chỉ tiêu tài chính của các DN vay vốn, trong Sổ tay nghiệp vụ CVĐT, NHPT Việt Nam đã tổng hợp giới hạn một số chỉ tiêu tài chính phân theo từng lĩnh vực, ngành nghề có thể tham khảo trong quá trình thẩm định cho vay, cụ thể như sau:
  • 32. 20 Bảng 1.1: Giới hạn một số chỉ tiêu tài chính phân theo lĩnh vực, ngành nghề TT Chỉ tiêu tài chính Lĩnh vực, ngành nghề Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp Xây dựng Thương mại, DV 1 Khả năng thanh toán tổng quát (đv) 1,4 - 3,3 1,4 - 2,5 1,4 - 2,2 1,5 - 4,0 2 Nợ phải trả/nguồn vốn chủ sở hữu (%) < 233 < 233 < 233 < 185 3 Hiệu quả sử dụng tài sản (đv) 1,7 - 5,5 1,7 - 4,2 1,7 - 5,0 1,5 - 4,0 4 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu (%) 1,5 - 5,0 3,0 - 6,5 5,0 - 10,0 5,5 - 8,0 5 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu (%) 7,0 - 10,0 12,2- 14,2 8,3 - 11,5 9,6 - 14,2 6 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng nguồn vốn (%) 3,0 - 6,0 4,0 - 7,0 2,5 - 7,5 5,0 - 7,5 Nguồn: Trích Sổ tay nghiệp vụ CVĐT của NHPT Việt Nam 1.4. Rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tư của Nhà nước Do CVĐT của Nhà nước có những đặc thù và bản chất riêng, nên khi xảy ra RRTD trong CVĐT của Nhà nước thì không chỉ đơn thuần là xảy ra thiệt hại về kinh tế và còn có khả năng xảy ra các thiệt hại về xã hội và ảnh hưởng đến sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước trong từng thời kỳ. Cùng với việc CVĐT của Nhà nước được thực hiện theo chủ trương và chính sách riêng biệt do Chính phủ quy định, thì việc xử lý RRTD trong CVĐT của Nhà nước cũng được thực hiện theo một quy định riêng. Theo quy định hiện hành, việc xử lý rủi ro (XLRR) TDĐT được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 105/2007/TT-BTC ngày 30/8/2007 của Bộ Tài chính về “Hướng dẫn XLRR vốn TDĐT và TDXK của Nhà nước”. Cụ thể như sau:
  • 33. 21 1.4.1. Nguyên tắc xử lý rủi ro - Chỉ xem xét XLRR cho khách hàng có các dự án vay vốn TDĐT của Nhà nước gặp rủi ro bất khả kháng và khó khăn về tài chính của DNNN nhất thiết phải được xử lý khi chuyển đổi sở hữu, không có khả năng thanh toán đầy đủ các khoản nợ đến hạn cho NHPT Việt Nam theo HĐTD đã ký. - Việc xem xét XLRR được thực hiện cho từng trường hợp cụ thể, căn cứ vào khả năng tài chính của khách hàng, nguyên nhân dẫn đến rủi ro. - Một dự án có thể được áp dụng đồng thời nhiều biện pháp XLRR. Tùy vào mức độ thiệt hại và nguyên nhân dẫn đến rủi ro để áp dụng biện pháp XLRR phù hợp theo quy định. - Chỉ xem xét áp dụng biện pháp xoá nợ vốn TDĐT của Nhà nước sau khi đã áp dụng các biện pháp thu hồi nợ theo quy định, bao gồm cả việc bồi thường của DN bảo hiểm (đối với tài sản hình thành từ vốn vay thuộc đối tượng mua bảo hiểm bắt buộc) mà khách hàng vẫn không còn nguồn để trả nợ. 1.4.2 Phạm vi xử lý rủi ro Một phần hoặc toàn bộ nợ vay (gốc, lãi) của dự án vay vốn TDĐT của Nhà nước. 1.4.3 Nguyên nhân rủi ro được xử lý rủi ro 1.4.3.1 Khách hàng có các dự án vay vốn TDĐT của Nhà nước, gặp khó khăn về tài chính và trả nợ vay do một trong các nguyên nhân rủi ro bất khả kháng, cụ thể: - Thiên tai, mất mùa, dịch bệnh, động đất, tai nạn bất ngờ, hoả hoạn, chiến tranh, rủi ro chính trị, rủi ro do thay đổi chính sách của Nhà nước trực tiếp gây thiệt hại tài sản của CĐT; - Bị mất năng lực hành vi dân sự; chết, mất tích không còn tài sản để trả nợ và không có người thừa kế hoặc người thừa kế không có khả năng trả nợ thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng là cá nhân; - Giải thể, phá sản theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; 1.4.3.2 Khách hàng là Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thực hiện chuyển
  • 34. 22 đổi sở hữu (cổ phần hóa, giao, bán) theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, gặp khó khăn về tài chính nhất thiết phải được xử lý. 1.4.4 Biện pháp xử lý rủi ro Theo Thông tư số 105/2007/TT-BTC ngày 30/8/2007 của Bộ Tài chính về hướng dẫn XLRR vốn TDĐT và TDXK của Nhà nước thì bao gồm các biện pháp sau đây: 1.4.4.1. Gia hạn nợ - Gia hạn nợ vay là việc kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ (gốc, lãi) vượt quá thời hạn cho vay đã thoả thuận trước đó trong HĐTD đã ký. - Gia hạn nợ được áp dụng cho các trường hợp: + Khách hàng có các dự án vay vốn TDĐT của Nhà nước, gặp khó khăn về tài chính và trả nợ vay do: thiên tai, mất mùa, dịch bệnh, động đất, tai nạn bất ngờ, hoả hoạn, chiến tranh, rủi ro chính trị, rủi ro do thay đổi chính sách của Nhà nước trực tiếp gây thiệt hại tài sản của CĐT nhưng vẫn có khả năng trả được nợ. + Khách hàng là DNNN thực hiện chuyển đổi sở hữu (cổ phần hóa, giao, bán) theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, gặp khó khăn về tài chính nhất thiết phải được xử lý. 1.4.4.2 Khoanh nợ - Khoanh nợ là biện pháp tạm thời chưa thu nợ (gốc, lãi) trong một thời gian nhất định và không tính lãi trên số nợ gốc được khoanh trong thời gian đó. - Khoanh nợ được áp dụng cho các trường hợp dự án đã được gia hạn nợ nhưng hoạt động vẫn không hiệu quả, CĐT khó khăn về tài chính không cân đối được nguồn để trả nợ và cần có một khoảng thời gian nhất định để khôi phục sản suất kinh doanh. 1.4.4.3. Xoá nợ - Xoá nợ (gốc, lãi) là biện pháp không thu nợ gốc, nợ lãi đối với khách hàng gặp rủi ro không còn khả năng trả nợ sau khi đã áp dụng mọi biện pháp thu hồi và xử lý nợ theo quy định. - Xoá nợ (gốc, lãi) được áp dụng cho các trường hợp là Khách hàng có các dự án vay vốn TDĐT của Nhà nước, gặp khó khăn về tài chính và trả nợ vay do một
  • 35. 23 trong các nguyên nhân rủi ro bất khả kháng sau khi đã áp dụng mọi biện pháp thu hồi và xử lý nợ theo quy định. Đối với trường hợp khách hàng là DNNN thực hiện chuyển đổi sở hữu thì chỉ được xem xét xóa nợ lãi. Tổng nợ lãi được xóa tối đa bằng số lỗ lũy kế còn lại (sau khi đã xử lý theo quy định của pháp luật về chuyển đổi sở hữu DNNN) tại thời điểm xác định giá trị DN. 1.4.4.4 Bán nợ - Bán nợ là việc chuyển nhượng khoản nợ, theo đó, bên bán nợ (NHPT Việt Nam) chuyển giao quyền chủ nợ của khoản nợ cho bên mua nợ (Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của DN) và nhận thanh toán từ bên mua nợ. - Bán nợ cho Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của DN được áp dụng cho các trường hợp khách hàng có các dự án vay vốn TDĐT của Nhà nước, gặp khó khăn về tài chính và trả nợ vay do một trong các nguyên nhân rủi ro bất khả kháng và Khách hàng là DNNN thực hiện chuyển đổi sở hữu (cổ phần hóa, giao, bán) theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, gặp khó khăn về tài chính nhất thiết phải được xử lý, sau khi đã áp dụng các biện pháp xử lý nợ: gia hạn nợ và khoanh nợ. 1.4.5 Hồ sơ xử lý rủi ro Hồ sơ XLRR chung bao gồm: a) Văn bản đề nghị XLRR của khách hàng theo quy định của pháp luật. b) Văn bản đề nghị XLRR cho khách hàng của cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên theo phân cấp quản lý (khách hàng là DNNN). c) Báo cáo tài chính hai (02) năm gần nhất đến thời điểm đề nghị XLRR của khách hàng. Văn bản xác nhận của UBND xã, phường nơi khách hàng cư trú về tình hình tài chính của khách hàng (khách hàng là thể nhân). Trường hợp khách hàng thuộc đối tượng bắt buộc phải kiểm toán theo quy định của Nhà nước thì phải nộp báo cáo kiểm toán năm gần nhất đến thời điểm đề nghị XLRR. d) HĐTD và Phụ lục HĐTD (nếu có). đ) Khế ước vay vốn, bản đối chiếu nợ vay đến thời điểm đề nghị XLRR.
  • 36. 24 e) Biên bản xác định thiệt hại: Trường hợp khách hàng bị thiệt hại về tài sản, hàng hoá do nguyên nhân khách quan (thiên tai, dịch bệnh, mất mùa, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ... ), cụ thể: - Biên bản xác định thiệt hại được lập sau khi xảy ra thiệt hại; - Biên bản xác định thiệt hại phải ghi rõ mức độ (số lượng) và giá trị thiệt hại của từng loại tài sản, hàng hoá; - Thành phần tham gia xác định thiệt hại: khách hàng; Chi nhánh NHPT Việt Nam; Cơ quan có thẩm quyền tại địa phương; Cơ quan chức năng có liên quan f) Trường hợp khách hàng là DNNN thực hiện chuyển đổi sở hữu: - Biên bản xác định giá trị DN kèm bản kê chi tiết công nợ thực tế phải trả tại thời điểm xác định giá trị DN của cơ quan có chức năng; - Quyết định phê duyệt giá trị DN của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. g) Trường hợp khách hàng là cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự: quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự của toà án. h) Trường hợp khách hàng là cá nhân bị chết hoặc bị tuyên bố đã chết: một trong các văn bản sau đây: Giấy chứng tử; Quyết định tuyên bố một người là đã chết của Toà án nhân dân; Xác nhận của cơ quan công an nơi quản lý hộ khẩu hoặc của chính quyền địa phương nơi cư trú. i) Trường hợp khách hàng là cá nhân bị tuyên bố là mất tích: Quyết định tuyên bố một người mất tích của Toà án nhân dân. k) Trường hợp khách hàng bị giải thể: - Quyết định giải thể của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. - Quyết định phê duyệt phương án giải thể của cơ quan có thẩm quyền. - Báo cáo tài chính về giải thể Công ty của Hội đồng giải thể. l) Trường hợp khách hàng bị phá sản: - Quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản của Toà án. - Quyết định tuyên bố khách hàng bị phá sản của Toà án. m) Các văn bản, tài liệu khác liên quan đến hồ sơ vay nợ của Nhà nước, tình hình tài chính DN và việc không trả được nợ như đã cam kết của khách hàng .
  • 37. 25 1.4.6 Trình tự, thủ túc xử lý rủi ro - Khách hàng có các khoản nợ đề nghị xử lý có trách nhiệm lập bộ hồ sơ theo quy định và gửi đến Chi nhánh NHPT Việt Nam nơi giao dịch. Khách hàng chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính chính xác và hợp pháp của các tài liệu trong hồ sơ đề nghị XLRR. - Chi nhánh NHPT Việt Nam kiểm tra, xác nhận tính chính xác, tính hợp pháp của hồ sơ đề nghị XLRR do khách hàng gửi đến; có ý kiến bằng văn bản về đề nghị XLRR của khách hàng và gửi về NHPT Việt Nam (kèm theo bộ hồ sơ đề nghị XLRR). - NHPT Việt Nam chịu trách nhiệm kiểm tra, tổng hợp các đề nghị của khách hàng và Chi nhánh NHPT Việt Nam để xem xét, xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất các biện pháp XLRR báo cáo Bộ Tài chính. - Bộ Tài chính xử lý theo thẩm quyền hoặc chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, NHNN Việt Nam báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. - Căn cứ quyết định XLRR của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, NHPT Việt Nam hướng dẫn Chi nhánh NHPT Việt Nam tổ chức thực hiện theo quy định. 1.4.7 Thẩm quyền và trách nhiệm xử lý rủi ro 1.4.7.1 Ngân hàng phát triển Việt Nam - Tổng Giám đốc NHPT Việt Nam xem xét quyết định gia hạn nợ không vượt quá 1/3 thời hạn cho vay ghi trong HĐTD đã ký lần đầu và tổng thời hạn vay vốn sau khi gia hạn nợ không vượt quá thời hạn cho vay tối đa của từng loại dự án theo quy định; - NHPT Việt Nam báo cáo Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết: gia hạn nợ (đối với các dự án có tổng thời hạn gia hạn nợ lớn hơn 1/3 thời hạn cho vay ban đầu hoặc thời hạn cho vay sau gia hạn nợ vượt quá thời hạn cho vay tối đa theo quy định); khoanh nợ, xoá nợ và bán nợ. - Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ XLRR theo quy định; kiểm tra hồ sơ XLRR và tổng hợp, đề xuất các biện pháp XLRR báo cáo Bộ Tài chính; tổ chức thực hiện các quyết định XLRR của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
  • 38. 26 1.4.7.2 Bộ Tài chính - Tổ chức kiểm tra hồ sơ đề nghị XLRR của NHPT Việt Nam và quyết định: gia hạn nợ (đối với các dự án có tổng thời hạn gia hạn nợ lớn hơn 1/3 thời hạn cho vay ban đầu hoặc thời hạn cho vay sau gia hạn nợ vượt quá thời hạn cho vay tối đa theo quy định); khoanh nợ và xoá nợ lãi cho khách hàng; - Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, NHNN Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định xoá nợ gốc cho khách hàng trên cơ sở đề nghị của NHPT Việt Nam; - Xem xét, quyết định trong trường hợp giá bán nợ cao hơn giá trị nợ gốc; chủ trì, phối hợp với Bộ kế hoạch và Đầu tư, NHNN Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trong trường hợp giá bán nợ thấp hơn giá trị nợ gốc. 1.4.8. Trích lập và sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro - Việc trích lập và sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro (DPRR) được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 44/2007/QĐ-TTg ngày 30/3/2007 về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính đối với NHPT Việt Nam. Theo đó, mức trích Quỹ DPRR hàng năm tối đa bằng 0,5% trên dư nợ bình quân CVĐT. Quỹ DPRR được sử dụng trong trường hợp xoá nợ gốc cho các dự án (bao gồm cả trường hợp giá bán nợ thấp hơn giá trị nợ gốc) theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc xoá nợ gốc, NHPT sử dụng quỹ DPRR để bù đắp tương ứng với số vốn gốc được xoá. Cuối năm nếu không sử dụng hết thì khoản dự phòng này được để lại bù đắp rủi ro cho năm sau. Trường hợp quỹ DPRR không đủ bù đắp tổn thất, NHPT báo cáo Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Kết luận chương 1: Tác giả khái quát một số lý luận cơ bản về các vấn đề: Khái niệm và bản chất của TDĐT của Nhà nước; Bản chất và chính sách CVĐT của Nhà nước; RRTD và các vấn đề liên quan đến RRTD như: Phân loại RRTD, nguyên nhân gây ra RRTD, hậu quả của RRTD, dấu hiệu nhận biết RRTD, đo lường RRTD,...; Chính sách xử lý RRTD trong CVĐT của Nhà nước.
  • 39. 27 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM-CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1 Khái quát về Ngân hàng phát triển Việt Nam 2.1.1 Lịch sử hình thành Ngày 19/5/2006, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg thành lập NHPT Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển để thực hiện chính sách TDĐT và TDXK của Nhà nước. Tên giao dịch quốc tế: The Vietnam Development Bank (viết tắt là VDB). Hệ thống NHPT chính thức đi vào hoạt động trên phạm vi cả nước từ ngày 1/7/2006 theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 110/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006. Bộ máy của NHPT được tổ chức thành hệ thống từ Trung ương đến các tỉnh, thành phố thực thuộc Trung ương. Hoạt động của NHPT tập trung hỗ trợ vào các ngành, lĩnh vực, chương trình kinh tế lớn của đất nước và các vùng, miền khó khăn cần khuyến khích đầu tư. NHPT được Chính phủ giao thực hiên trọng trách trong lĩnh vực TDĐT và TDXK. NHPT hoạt động hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả nước và của từng địa phương, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Là một bộ phận của NHPT Việt Nam, CN.NHPT Huế cũng không nằm ngoài lịch sử hình thành và phát triển chung của NHPT Việt Nam. 2.1.2 Ngân hàng phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế Cùng với hệ thống các Chi nhánh NHPT tại các tỉnh, thành phố (trực thuộc Trung ương) trong cả nước, CN. NHPT Huế được thành lập theo Quyết định số 03/QĐ-NHPT ngày 01/7/2006 của Tổng Giám Đốc NHPT Việt Nam trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại và kế thừa toàn bộ trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ từ Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển TTH.
  • 40. 28 CN.NHPT Huế có trụ sở chính tại số 02 đường Nguyễn Thị Minh Khai - thành phố Huế, Hoạt động theo quy chế tổ chức và hoạt động do Tổng Giám đốc NHPT Việt Nam quy định. 2.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ CN. NHPT Huế có các chức năng, nhiệm vụ huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện chính sách TDĐT và TDXK của Nhà nước trên địa bàn tỉnh TTH, cụ thể như sau: - Huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện TDĐT và TDXK của Nhà Nước theo quy định của Chính phủ. - Thực hiện chính sách TDĐT, gồm: CVĐT, hỗ trợ sau đầu tư, bảo lãnh TDĐT. - Thực hiện chính sách TDXK bao gồm: Cho vay xuất khẩu, bảo lãnh TDXK, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu. - Nhận uỷ thác quản lý nguồn vốn ODA được chính phủ cho vay lại; nhận uỷ thác, cấp phát CVĐT và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và ngoài nước thông qua hợp đồng nhận uỷ thác giữa NHPT với các tổ chức uỷ thác. - Uỷ thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện nghiệp vụ tín dụng của NHPT. - Cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế phục vụ các hoạt động của NHPT theo quy định của pháp luật. - Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực TDĐT và TDXK. - Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Thủ Tướng Chính Phủ giao trong từng thời kỳ. 2.1.2.2 Bộ máy nhân sự và cơ cấu tổ chức Hiện nay, bộ máy nhân sự của CN.NHPT Huế có 34 người, trong đó 02 người có trình độ thạc sỹ, 25 người có trình độ đại học và 07 người có trình độ dưới đại học. Cơ cấu tổ chức gồm: Ban Giám đốc và 06 phòng trực thuộc. Cụ thể: - Ban Giám đốc, gồm: 01 Giám đốc và 01 Phó Giám đốc.
  • 41. 29 - 06 Phòng trực thuộc Chi nhánh, gồm: Phòng Tổng hợp, Phòng Tín dụng 1, Phòng Tín dụng 2, Phòng Kiểm tra, Phòng Tài chính – Kế toán và Phòng Hành chính – Quản lý nhân sự. Bộ máy của CN. NHPT Huế hoạt động theo chế độ một thủ trưởng và tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ, đảm bảo tính công khai, minh bạch. Mô hình tổ chức gồm các phòng ban được hoạt động từ trên xuống, chịu sự điều hành trực tiếp của Giám đốc CN. NHPT Huế. Giám đốc là đại diện của pháp nhân theo uỷ quyền của Tổng Giám đốc NHPT Việt Nam, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc NHPT Việt Nam và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi nhánh. Trong đó: Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của CN.NHPT Huế Theo Quyết định số 800/QĐ-NHPT.TTH ngày 31/12/2010 của Giám đốc CN.NHPT Huế thì chức năng của các Phòng hiện nay như sau: Phòng Tổng hợp Phòng Tổng hợp có chức năng tham mưu cho Giám đốc và tổ chức thực hiện các hoạt động: Xây dựng và điều hành các kế hoạch hoạt động nghiệp vụ của Chi nhánh; Huy động, tiếp nhận, quản lý, điều hành và cân đối nguồn vốn; Thẩm định Ban Giám đốc Phòng Tổng hợp Phòng Tín dụng 1 Phòng Hành chính và Quản lý nhân sự Phòng Tài chính – Kế toán Phòng Kiểm tra Phòng Tín dụng 2 Quan hệ trực tiếp Quan hệ chức năng
  • 42. 30 cho vay, bảo lãnh đối với các dự án đầu tư. Công tác tổng hợp, báo cáo thống kê. Phòng Tín dụng 1 Phòng Tín dụng 1 có chức năng tham mưu cho Giám đốc trong việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác cho vay, thu hồi nợ các dự án vay vốn TDĐT của Nhà nước đối với các DN kinh tế địa phương; Hỗ trợ sau đầu tư; Bảo lãnh TDĐT; cho vay xúc tiến đối với các DN kinh tế địa phương; Bảo lãnh cho các DN vay vốn tại các NHTM; quản lý, cấp phát và cho vay vốn đầu tư nhận uỷ thác; xử lý RRTD. Phòng Tín dụng 2 Phòng Tín dụng 2 có chức năng tham mưu cho Giám đốc trong việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác cho vay, thu hồi nợ các dự án vay vốn TDĐT của Nhà nước đối với các DN thuộc kinh tế trung ương; cho vay TDXK; bảo lãnh TDXK; bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu; cho vay xúc tiến các DN thuộc kinh tế trung ương; quản lý vốn ODA; xử lý RRTD. Phòng Kiểm tra Phòng Kiểm tra có chức năng trong việc tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh trong việc: Tổ chức triển khai thực hiện kiểm tra, giám sát toàn diện các hoạt động nghiệp vụ phát sinh tại Chi nhánh; Tổ chức thực hiện công tác pháp chế; định kỳ báo cáo tình hình thực hiện công tác pháp chế tại Chi nhánh; giải quyết khiếu nại tố cáo; phòng, chống tham nhũng; phòng, chống rửa tiền theo quy định của NHPT. Phòng Tài chính Kế toán Phòng Tài chính kế toán có chức năng tham mưu cho Giám đốc về tổ chức và quản lý công tác tài chính kế toán của Chi nhánh; tổ chức công tác hạch toán kế toán các hoạt động nghiệp vụ, hoạt động thu chi tài chính, công tác thanh toán, tiền lương, kho quỹ của Chi nhánh theo đúng quy định hiện hành của nhà nước và của NHPT. Phòng Hành chính – Quản lý nhân sự Phòng Hành chính và quản lý nhân sự có chức năng tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh quản lý và tổ chức thực hiện các công tác: Tổ chức và cán bộ, tiền lương, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, hành chính - quản trị; đào tạo; Theo dõi việc thực hiện nội quy, quy chế làm việc và công tác an ninh, an toàn tại Chi nhánh.
  • 43. 31 2.1.3 Tình hình thực hiện cho vay đầu tư tại CN.NHPT Huế từ năm 2006-2010 2.1.3.1 Doanh số cho vay 137.984 215.827 467.864 535.564 742.703 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 800.000 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Doanhsốchovay(trđ) Biểu đồ 2.1: Doanh số CVĐT tại CN. NHPT Huế từ năm 2006-2010 Nguồn: CN.NHPT Huế Nhìn vào biểu đồ 2.1 cho thấy, doanh số CVĐT của CN.NHPT Huế tăng mạnh qua các năm, trong đó năm 2008 có tốc độ tăng vượt bậc hơn cả. Cụ thể: Năm 2007 đạt 215.827 triệu đồng, tăng 56,41% so với năm 2006; năm 2008 đạt 467.864 triệu đồng, tăng 116,78% so với năm 2007, năm 2009 đạt 535.564 triệu đồng, tăng 14,47% so với năm 2008 và năm 2010 đạt 742.703 triệu đồng, tăng 38,68% so với năm 2009. Tổng cộng trong 5 năm từ 2006 -2010, doanh số CVĐT tại CN.NHPT Huế đã lên đến 2.099.942 triệu đồng cho 11 dự án. Sở dĩ số vốn giải ngân lớn, nhưng số dự án ít là do đặc thù của các dự án vay vốn trong các năm qua có quy mô lớn, thời gian thực hiện dài (chủ yếu là các dự án thủy điện) nên số vốn cho vay của từng dự án lớn, thời gian giải ngân cũng kéo dài. Chẳng hạn: Dự án Thủy điện Bình Điền, tổng số vốn vay là 520.000 trđ, giải ngân từ năm 2005 đến năm 2008; Dự án Thủy điện Hương Điền, tổng số vốn vay là 500.000 trđ, giải ngân từ năm 2007 đến năm 2010; Dự án Thủy điện A Lưới, tổng số vốn cho vay là 1.656.091 trđ, giải ngân từ năm 2008 và dự kiến đến năm 2012 mới giải ngân hết; Dự án thủy điện Tả Trạch, tổng số vốn vay là 235.000 trđ, giải ngân từ năm 2009 và dự kiến đến năm 2012 mới giải ngân hết; Dự án Bệnh viện Quốc tế Huế, tổng số vốn vay là 139.875 trđ, bắt đầu giải ngân năm 2010 và dự kiến kết thúc giải ngân vào năm 2011.
  • 44. 32 Trong 5 năm, từ năm 2006 đến 2010, CN.NHPT Huế đã cố gắng, nỗ lực hết mình trong việc thực hiện chính sách tín dụng ĐTPT của Nhà nước nói chung và CVĐT nói riêng đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh, nhằm hỗ trợ các chương trình, dự án trọng điểm, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Trong đó, tập trung cho vay các chương trình, dự án trọng điểm như sau: - Chương trình kiên cố hóa kênh mương và giao thông nông thôn: Đây là chương trình kinh tế mục tiêu của Chính phủ trong nhiều năm qua. Lũy kế số vốn tín dụng ĐTPT mà CN. NHPT Huế đã giải ngân để thực hiện Chương trình này trên địa bàn tỉnh tính từ năm 2000 đến hết năm 2010 là 259.000 trđ, trong đó từ năm 2006 đến 2010 là 150.000 trđ. Với số vốn này, đã giúp tỉnh Thừa Thiên Huế đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, trong đó đặc biệt là hệ thống kênh mương thuỷ lợi đã từng bước được đầu tư xây mới và nâng cấp, góp phần từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp của tỉnh nhà. - Chương trình phát triển thủy điện: CN.NHPT Huế đã thẩm định và CVĐT xây dựng 04 dự án thủy điện trên địa bản tỉnh, với tổng số vốn cho vay theo hợp đồng tín dụng (HĐTD) đã ký là 2.911.091 trđ. Tổng số vốn đã giải ngân cho cả 04 dự án trong 5 năm từ 2006-2010 là 1.843.136 trđ. Với tổng công suất lắp máy của cả 4 dự án là 315MW và tổng sản lượng điện bình quân hằng năm khoảng 1.250 triệu KWh, các dự án này khi hoàn thành đưa vào sử dụng, sẽ hòa vào lưới điện quốc gia, nhằm giải quyết một phần vấn đề thiếu điện hiện nay. Ngoài nhiệm vụ phát điện, các dự án này còn góp phần điều tiết nước, đẩy mặn vào mùa khô và phòng chống ngập lụt cho vùng hạ lưu vào mùa mưa lũ ở tỉnh Thừa Thiên Huế. - Chương trình cung cấp nước sạch và y tế: Đã CVĐT để mở rộng nhà máy nước Quảng tế 2 với số tiền là 20.000 trđ, dự án hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ đưa công suất của nhà máy từ 27.500m3/ngày đêm lên 82.500m3/ngày đêm, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của thành phố Huế và các vùng phụ cận. Đã CVĐT xây dựng mới dự án Bệnh viện quốc tế Huế với số tiền là 140.000 trđ, dự án có quy mô 300 giường bệnh, dự án hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ đáp ứng nhu cầu khám, điều trị bệnh theo yêu cầu với chất lượng cao của người dân các tỉnh Miền Trung và Tây nguyên, giải quyết tình trạng quá tải của Bệnh viện Trung ương Huế.
  • 45. 33 - Chương trình nhà ở cho người có thu nhập thấp: Thực hiện Quyết định số 67/2009/QĐ-TTg ngày 24/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị, CN.NHPT Huế đã tiến hành tiếp nhận thẩm định các dự án này trên điạ bàn và bước đầu đã cho vay 01 dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu chung cư Bãi Dâu, (phường Phú Hậu, thành phố Huế) với số tiền là 6.500 trđ, dự án có quy mô 61 căn hộ, có diện tích từ 30 đến 60 m2 , dự án hoàn thành sẽ góp phần giải quyết nhu cầu cần thiết về nhà ở cho người có thu nhập thấp trên địa bàn. - Các dự án thực hiện tại các địa bàn có điều kiện KT-XH khó khăn: Đã đầu tư cho vay 02 dự án thực hiện ở địa bàn huyện Phong Điền là dự án Nhà máy gạch tuynen 1-5, công suất 30 triệu viên/năm và dự án Nhà máy sản xuất phân lân hữu cơ Sông Hương, công suất 80.000 tấn/năm; 01 dự án đầu tư thực hiện ở địa bàn huyện Phú Lộc là dự án Khu du lịch sinh thái Vedana. Các dự án này vừa khai thác tiềm năng hiện có, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH của từng địa phương. 2.1.3.2 Doanh số thu nợ (gốc và lãi) 105.371 83.393 120.411 68.480 83.450 20.211 29.286 43.758 77.980 89.020 0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Doanhsố(trđ) Thu nợ gốc Thu nợ lãi Biểu đồ 2.2: Doanh số thu nợ tại CN. NHPT Huế từ năm 2006-2010 Nguồn: CN.NHPT Huế * Thu nợ gốc: Nếu doanh số CVĐT của CN.NHPT Huế có mức tăng trưởng