SlideShare a Scribd company logo
1 of 67
i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA SƯ PHẠM
***********
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
LỊCH SỬ DANH NHÂN HUỲNH VĂN NGHỆ (1914-1977)
Sinh viên thực hiện : Lương Kim Uyên
Lớp : D17LS01
Khoá : 2017-2021
Ngành : Sư phạm Lịch sử
Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Văn Tiến
Bình Dương, tháng 11/2020
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bài báo cáo này là công trình nghiên cứu của bản thân,
dưới sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn Văn Tiến. Các nội dung trong báo cáo là
trung thực, khách quan dựa trên kết quả nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, so sánh
và đánh giá từ thực tiễn. Những tài liệu tham khảo đảm bảo đã được công bố,
chính thống và được bản thân trích dẫn đúng theo quy cách của hướng dẫn trình
bày báo cáo tốt nghiệm theo quy định của nhà trường.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Bình Dương, ngày 17 tháng 11 năm 2020
Lương Kim Uyên
iii
LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS. Nguyễn Văn Tiến người đã tận
tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện báo cáo tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Sư phạm, đặc biệt là các thầy
cô bộ môn đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian học tập tại trường Đại
học Thủ Dầu Một. Đồng thời em cũng cảm ơn thầy cô làm việc tại Thư viện trường
Đại học Thủ Dầu Một và thầy cô làm việc tại Thư viện tỉnh Bình Dương đã hướng
dẫn em tìm kiếm nguồn tài liệu tham khảo.
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn đến những người thân, bạn bè…đã luôn động
viên và hỗ trợ tôi trong việc thực hiện báo cáo này.
iv
DANH MỤC VIẾT TẮT
LLVT: Lực lượng vũ trang
CHXHCN: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
THCS: Trung học cơ sở
THPT: Trung học phổ thông
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................i
PHẦN NỘI DUNG:..........................................................................................vi
CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ DANH NHÂN HUỲNH VĂN NGHỆ TỪ NHỎ
ĐẾN TRƯỚC KHI THAM GIA CÁCH MẠNG............................................vi
1.1. VÀI NÉT VỀ HUỲNH VĂN NGHỆ LÚC NHỎ VÀ GIA ĐÌNH............vi
1.1.1. Huỳnh Văn Nghệ lúc nhỏ.................................................................vi
1.1.2. Vài nét về gia đình...........................................................................vii
1.2. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP VÀ TÌM ĐẾN VỚI CÁCH MẠNG ............... viii
1.2.1. Quá trình học tập .......................................................................... viii
1.2.2. Quá trình giác ngộ cách mạng hình thành con đường cứu nước...ix
CHƯƠNG 2: HUỲNH VĂN NGHỆ ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP KHÁNG
CHIẾN BẢO VỆ TỔ QUỐC ..........................................................................xv
2.1. TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP .......xv
2.1.1. Quá trình hoạt động cách mạng .....................................................xv
2.1.2. Một số trận chiến tiêu biểu ............................................................xxi
2.1.2.1. Các trận đánh đường sắt .............................................................xxi
2.1.2.2. Trận La Ngà (1-3-1948) ...........................................................xxiii
2.1.3. Hoạt động văn học.......................................................................xxvii
2.2. TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ .............xxx
2.2.1. Quá trình hoạt động tại miền Bắc ................................................xxx
2.2.2. Quá trình hoạt động tại miền Nam...............................................xxx
2.2.3. Hoạt động văn học.........................................................................xxx
2.3. SAU KHI ĐẤT NƯỚC ĐƯỢC GIẢI PHÓNG.....................................xxxi
CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA HUỲNH VĂN NGHỆ TRONG
SỰ NGHIỆP GIẢI PHÓNG DÂN TỘC....................................................xxxiii
3.1. ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG ..............................................xxxiii
3.1.1. Thống nhất các lực lượng vũ trang ở Biên Hoà và trong cuộc
kháng chiến chống Pháp ở miền Đông Nam Bộ .................................xxxiii
3.1.2. Trong việc xây dựng chiến khu Đ.............................................xxxvii
3.1.3. Phát động phong trào đánh tháp canh địch bằng chiến thuật đặc
công.......................................................................................................xxxix
3.2. ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP THƠ VĂN........................................................ xlii
3.3. BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ - VĂN HOÁ LIÊN
QUAN ĐẾN DANH NHÂN HUỲNH VĂN NGHỆ................................. xlviii
ĐÁNH GIÁ CHUNG........................................ Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................lv
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH.................................................................................. lvii
i
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đông Nam Bộ là một vùng đất có vị trí huyết mạch nối liền giữa miền Nam
với miền Trung và miền Bắc. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
và đế quốc Mỹ vùng Đông Nam Bộ bao gồm các địa phương Đồng Nai, Bà Rịa –
Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Dương, Long An, Bình Phước và Thành phố Hồ Chí
Minh ngày nay đã phát huy tầm quan trọng và vị trí chiến lược của mình để tạo
nên những trận chiến oai hùng cùng với đó là sự sản sinh ra những người con anh
hùng chiến đấu hết mình bảo vệ Tổ quốc. Trong số những người anh hùng đó, nổi
bật là Huỳnh Văn Nghệ một người con của miền đất Tân Uyên – Biên Hoà xưa.
Huỳnh Văn Nghệ xuất thân trong một gia đình nghèo nhưng giàu truyền thống yêu
nước. Từ nhỏ Huỳnh Văn Nghệ đã được nghe những câu chuyện lịch sử qua lời
kể của mẹ, học ở quê rồi lên thành phố mang theo hoài bão cùng tình yêu quê
hương, đất nước mong muốn góp phần công sức vào sự nghiệp kháng chiến bảo
vệ Tổ quốc. Từ khi còn trẻ ông đã đi nhiều nơi sống, làm việc và hoạt động ở nhiều
nơi khác nhau trên khắp cả nước. Mặc dù vậy, bao giờ ông cũng nhớ về quê hương
thân yêu của mình. Ông tham gia cách mạng từ những năm 1932 trong phong trào
Đông Dương Đại hội tại Sở Hoả xa Sài Gòn và được kết nạp vào Đảng Cộng sản
Đông Dương. Khi hoạt động bị lộ ông đã tìm đường sang Thái Lan làm chủ tờ báo
Hồn cố hương kêu gọi đồng bào hướng về Tổ quốc, ủng hộ cách mạng. Cách mạng
tháng Tám bùng nổ, Huỳnh Văn Nghệ là người đã trực tiếp chỉ huy cướp chính
quyền ở tỉnh lỵ Biên Hoà. Ông cũng là người có công đầu trong việc xây dựng bộ
đội đầu tiên lấy tên Giải phóng quân Biên Hoà, Chi đội 10, Trung đoàn 310. Cùng
với đó là sự đóng góp vô cùng quan trọng của ông trong việc xây dựng nên chiến
khu Đ oai hùng trong lịch sử và lãnh đạo nhiều trận đánh lớn như, Trảng Bom,
Bình Chánh, La Ngà...Cuộc đời và sự nghiệp của Huỳnh Văn Nghệ đã để lại dấu
ii
ấn lịch sử trên chiến trường miền Đông Nam Bộ đặc biệt là trong những ngày
kháng chiến chống thực dân Pháp.
Huỳnh Văn Nghệ không chỉ là một người chỉ huy quân sự tài năng, giỏi
giang, kiên cường mà còn là một nhà thơ chiến sĩ với những sáng tác để đánh thức
đồng bào nhớ về mối hận mất nước, sáng tác mang sự đồng cảm với những nỗi
đau của nhân dân. Ngoài ra những sáng tác của ông còn là những câu chuyện kể
về chiến trường, đồng đội hay đơn giản là những câu thơ thể hiện nỗi lòng của một
chiến sĩ mong nhớ quê nhà. Với mong muốn tìm hiểu rõ hơn về cuộc đời của vị
danh nhân này đồng thời hiểu được những đóng góp to lớn của ông trong sự nghiệp
kháng chiến bảo vệ Tổ quốc tôi đã chọn đề tài “Lịch sử danh nhân Huỳnh Văn
Nghệ (1914-1977)”.
2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc tìm hiểu về lịch sử danh nhân Huỳnh Văn Nghệ, bài nghiên
cứu này muốn góp phần hiểu rõ hơn về cuộc đời của danh nhân Huỳnh Văn Nghệ
về các mối quan hệ nhân thân và quá trình tham gia cách mạng. Cùng với những
đóng góp mà Huỳnh Văn Nghệ để lại trong sự nghiệp kháng chiến chống thực dân
Pháp và đế quốc Mĩ trong các hoạt động xã hội, chính trị. Bên cạnh tìm hiểu về
quá trình tham gia vào cách mạng còn có những đóng góp của ông về mặt văn học
với các thành tựu tiêu biểu và những giá trị văn hóa được phát huy cho đến ngày
nay từ đó đưa ra những đánh giá chung.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đã có những công trình nghiên cứu viết về danh nhân Huỳnh Văn Nghệ
trong đó có 2 tác phẩm đề cập nhiều đến danh nhân Huỳnh Văn Nghệ cũng như
những tác phẩm của ông:
Tác giả Bùi Quang Huy (2010), Huỳnh Văn Nghệ như một giấc mơ, Nxb
Đồng Nai, Đồng Nai. Trong tác phẩm này tác giả đã tổng hợp các thông tin về
Huỳnh Văn Nghệ thông qua các câu chuyện kể từ lúc nhỏ đến hết cuộc đời và
iii
những giá trị mà Huỳnh Văn Nghệ đã để lại. Tác giả Bùi Quang Huy không chỉ
viết các câu chuyện về Huỳnh Văn Nghệ mà còn tổng hợp các bài viết từ những
tác giả khác. Đó là những câu chuyện về những người đã từng làm việc với Huỳnh
Văn Nghệ. Phần mở đầu tác giả Bùi Quang Huy bảng niên biểu tóm tắt quá trình
công tác của Huỳnh Văn Nghệ, có ghi báo cáo thành tích kháng chiến của Huỳnh
Văn Nghệ tự viết vào ngày 23-9-1956. Hai phần đầu của tác phẩm những bài viết
của tác giả Bùi Quang Huy viết về Huỳnh Văn Nghệ từ lúc nhỏ đến khi ông tham
gia kháng chiến tại chiến khu Đ. Ở phần tiếp theo chủ yếu tổng hợp các bài viết
của các tác giả khác như: Trần Văn Giàu (Giáo sư, Nguyên Chủ tịch Ủy ban Kháng
chiến Hành chính Nam Bộ) với bài viết Những người bạn ở miền Đông, Hoàng
Văn Bổn với bài viết Nhớ anh Huỳnh Văn Nghệ và bài Nhà thơ chiến sĩ, Nguyễn
Văn Chương (Thiếu tướng, Tư lệnh Quân khu 7) với bài viết Người chỉ huy quân
sự tài ba trên chiến trường miền Đông Nam Bộ…và còn nhiều bài viết từ những
tác giả khác với sự kính trọng và biết ơn đến Huỳnh Văn Nghệ. Phần cuối là tổng
hợp các bài thơ của Huỳnh Văn Nghệ trong sự nghiệp sáng tác của ông.
Sở Văn hoá Thông tin – Thể thao Đồng Nai (1998), Thơ văn Huỳnh Văn
Nghệ, Nxb Đồng Nai, Đồng Nai. Trong tác phẩm này đã tổng hợp các bài thơ của
Huỳnh Văn Nghệ trong sự nghiệp kháng chiến và làm thơ của ông. Tác phẩm này
viết từ lời văn của Huỳnh Văn Nghệ đó là những lời kể từ những chuyện đời
thường của ông. Tác phẩm gồm bốn chương lần lượt kể về các khoảng thời gian
Huỳnh Văn Nghệ đã trải qua. Cùng với đó là kể về những nhân vật có ảnh hưởng
đến Huỳnh Văn Nghệ trong khoảng thời gian ông bắt đầu tìm đến và hoạt động
cách mạng. Phần sau là những truyện thơ, truyện ngắn ông viết như: Trận mãng
xà, Chùa Ông Mõ, Mất đồn Mỹ Lộc, Anh Chín Quỳ,… và phần cuối là tổng hợp
một số bài thơ của ông viết qua các giai đoạn như: Mộng làm thơ, Chiến Khu Đ
chống bão, Bà mẹ Việt Nam,…Qua tác phẩm này người đọc có thể hiểu được
iv
những câu chuyện kể đời thường của Huỳnh Văn Nghệ cũng như hoàn cảnh ra đời
những tác phẩm thơ của ông.
Ngoài 2 tác phẩm trên cũng còn rất nhiều các công trình nghiên cứu khác
như sách Lịch sử Chiến khu Đ, Lịch sử lực lượng vũ trang tỉnh Đồng Nai,…hay
các bài viết Huỳnh Văn Nghệ, Nhà thơ – Chiến sĩ, Chiến khu Đ oanh hùng trong
lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm của quân và dân Bình Dương,…và các bài
báo khác cũng có đề cập những thông tin liên quan đến danh nhân Huỳnh Văn
Nghệ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Đối với đề tài này tập trung nghiên cứu chủ yếu về
lịch sử của danh nhân Huỳnh Văn Nghệ (1914-1977) cùng những đóng góp và giá
trị ông để lại cho đến ngày nay.
Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Bài viết tập trung nghiên cứu ở những nơi danh nhân Huỳnh
Văn Nghệ từng sống và công tác ở từng giai đoạn.
Về thời gian: Trong những năm Huỳnh Văn Nghệ sinh sống và công tác
(1914-1977). Bài nghiên cứu này cũng liên hệ đến khoảng thời gian về sau để nêu
lên những đóng góp của ông cho đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng phối hợp các phương pháp:
Phương pháp lịch sử: sử dụng phương pháp này trong bài nghiên cứu giúp
làm rõ quá trình sinh sống, công tác của danh nhân Huỳnh Văn Nghệ thông qua
những tài liệu lịch sử viết về ông. Thông qua việc phân tích các nguồn tài liệu lý
thuyết tìm được về nhân vật thì phương pháp này giúp phân tích các tài liệu này
từ đó thừa kế, bổ sung và phát triển hơn.
v
Phương pháp logic: bài nghiên cứu sử dụng phương pháp này nhằm nghiên
cứu tổng quát các sự kiện lịch sử để tìm hiểu rõ hơn các quá trình hoạt động cách
mạng của Huỳnh Văn Nghệ một cách hệ thống nhất.
Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: phương pháp giúp phân tích
tài liệu thành từng bộ phận giúp tìm hiểu sâu sắc hơn về nhân vật và từ những
thông tin đã được phân tích thành một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và bám sát
hơn.
6. Ý nghĩa thực tiễn và khoa học
Ý nghĩa khoa học: Bài nghiên cứu cung cấp thông tin về Lịch sử danh nhân
Huỳnh Văn Nghệ (1914-1977) cũng như những đóng góp của ông trong sự nghiệp
kháng chiến và thơ văn.
Ý nghĩa thực tiễn: Bài nghiên cứu góp phần làm nguồn tài liệu cho các hoạt
động nghiên cứu về các nhân vật, sự kiện lịch sử cụ thể là danh nhân Huỳnh Văn
Nghệ.
7. Bố cục đề tài
CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ DANH NHÂN HUỲNH VĂN NGHỆ TỪ
NHỎ ĐẾN TRƯỚC KHI THAM GIA CÁCH MẠNG
CHƯƠNG 2: HUỲNH VĂN NGHỆ ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP KHÁNG
CHIẾN BẢO VỆ TỔ QUỐC
CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA HUỲNH VĂN NGHỆ TRONG
SỰ NGHIỆP GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
vi
PHẦN NỘI DUNG:
CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ DANH NHÂN HUỲNH VĂN NGHỆ TỪ NHỎ
ĐẾN TRƯỚC KHI THAM GIA CÁCH MẠNG
1.1. VÀI NÉT VỀ HUỲNH VĂN NGHỆ LÚC NHỎ VÀ GIA ĐÌNH
1.1.1. Huỳnh Văn Nghệ lúc nhỏ
Huỳnh Văn Nghệ (Tám Nghệ) sinh ngày 2-2-1914, nhằm ngày mùng tám
tháng Giêng năm Giáp Dần. Ông sinh ra tại làng Tân Tịch, tổng Chánh Mĩ hạ, tỉnh
Biên Hoà, nay là xã Thường Tân, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Vùng đất
Tân Uyên nơi Tám Nghệ sinh ra nằm ở hữu ngạn sông Đồng Nai, ngày xưa nơi
đây vốn thuộc tỉnh Biên Hoà nhưng sau này trở thành một huyện nằm ở phía Nam
của tỉnh Bình Dương. Vùng đất này vốn có một vị trí và địa hình khá đặc biệt địa
hình khá hiểm trở và nhiều rừng rậm, nơi này vốn là một vùng quê nghèo khó
nhưng lại sản sinh ra nhiều người con tài hoa. Bên cạnh Huỳnh Văn Nghệ còn có
Huỳnh Văn Luỹ, Tô Văn Của, Hoàng Văn Bổn...
Huỳnh Văn Nghệ sinh ra vào những năm Biên Hoà đang rộ lên những tiếng
súng của quân thù đàn áp những tổ chức võ trang chống Pháp, gia đình tuy nghèo
nhưng lại giàu lòng yêu nước. Cậu bé Huỳnh Văn Nghệ từ khi sinh ra đã khá cực
khổ do sinh ngược và khiến mẹ phải bị ốm suốt mấy tháng liền. Lớn lên, Huỳnh
Văn Nghệ lại là một đứa trẻ nghịch ngợm thường cầm đầu những đứa trẻ trong
làng phá làng, phá xóm. Nghệ được cha mẹ cho đi học tại một trường sơ học trong
vùng là trường Mĩ Lộc (École Elémentaire) mong muốn sau này cuộc sống đỡ vất
vả hơn cha mẹ. Gia cảnh nghèo khó, đi học thường bị đối xử bất công bởi những
đòn roi không đáng nên Huỳnh Văn Nghệ trốn học nhiều hơn là đến trường. Sau
khi học xong năm cuối ở trường Mĩ Lộc, Huỳnh Văn Nghệ về Tân Uyên để học
trường tiểu học (École primaire de plein exercices) cũng là trường tiểu học duy
nhất ở Chán Mĩ. Với tư chất thông minh vốn có Nghệ đã không còn là cậu bé ham
vii
chơi, trốn học ngày nào mà giờ đã chăm chỉ học tập và sau hai năm thi lấy bằng
tiểu học đồng thời nhận được học bổng tại trường Pétrus Ký.
1.1.2. Vài nét về gia đình
Cha của Huỳnh Văn Nghệ là ông Huỳnh Văn Tờn (1878-1925) một thầy
dạy võ và đi làm thuê. So với những người dân trong làng lúc này thì ông Tờn là
một người có học bởi ông nói được chữ Nho và ông cũng là một người thầy dạy
võ nghĩa khí vì vậy nên ông được nhiều người trong làng kính trọng. Ngoài biết
chữ Nho và thạo võ nghệ mà ông Tờn còn thạo nghề sông nước, thường xuyên đi
cưa gỗ mướn và lam lũ chèo đò để nuôi các con. Mặc dù gia đình khó khăn, nhiều
lần được mời ông lãnh chức Hương tuần nhưng đều bị ông từ chối, nhất quyết
không làm lính cho Tây. Tuy bị cấm dạy võ nhưng ông Tờn vẫn dạy võ lén cho
những thanh niên trong vùng. Cha của Tám Nghệ là một con người khí phách,
nhưng do một lần đi lên rừng bị rắn độc cắn nên ông đã không qua khỏi, ông ra đi
khi chỉ mới 48 tuổi và Huỳnh Văn Nghệ chỉ mới là một cậu thiếu niên và rồi bao
nhiêu gánh nặng đè lên vai người vợ của mình.
Mẹ của Huỳnh Văn Nghệ là bà Đoàn Thị Hiển (1880-1970), người dân ở
miền Đông thường gọi bà với cái tên thân thuộc hơn là “Má hai”. Bà làm nghề
gánh hàng bán cau khô, vải, nước mắm...Khác với chồng của mình, bà thì không
biết chữ nhưng nhưng đạo nghĩa ông bà luôn thấm vào con người bà. Vốn là một
người phụ nữ hiền lành, chân chất, tảo tần buôn bán, bà cũng biết nhiều chuyện về
nghĩa quân Tân Uyên chống giặc, về chùa Ông Mõ, chuyện về đồn Mĩ Lộc... nên
đêm về bà hay kể cho chị em Huỳnh Văn Nghệ nghe. Mỗi ngày rằm bà thường đi
chùa thắp hương khấn thần linh, ông bà và vong hồn của các nghĩa quân đã hi sinh.
Gia đình của Huỳnh Văn Nghệ vốn thuộc loại cùng đinh của làng Tân Tịch.
Trước khi sinh ra Nghệ gia đình từng ống du cư trên sông Bao Ngược. Đời các
ông cố phải chuyển về vùng rừng Tân Tịch sống và đến đời cha của Huỳnh Văn
Nghệ cũng vậy. Gia đình ban đầu sống ở ghe nhưng đến năm 1903 do một trận
viii
bão ở vòm sông Bao Ngược nên đã cuốn hết gia sản và hai người con đầu. Huỳnh
Văn Nghệ là con thứ bảy trong gia đình nên được gọi là Tám Nghệ. Hai người con
đầu mất do lũ, người thứ ba và thứ sáu mất sớm, Tám Nghệ có một người anh thứ
tư là Năm Thọ, người chị thứ năm là Sáu Yến và hai người em út là Chín Lưỡng
và Mười Mẫn.
1.2. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP VÀ TÌM ĐẾN VỚI CÁCH MẠNG
1.2.1. Quá trình học tập
Huỳnh Văn Nghệ (Tám Nghệ) từ nhỏ đã ảnh hưởng tinh thần những tinh
thần yêu nước từ gia đình, thừa hưởng một nền giáo dục rất tốt. Qua các lời kể của
mẹ, lịch sử quê hương đã từ lâu thấm dần vào tâm trí của Huỳnh Văn Nghệ. Năm
1924, sau khi tốt nghiệp bậc tiểu học, Huỳnh Văn Nghệ giành được học bổng của
trường Pétrus Ký Sài Gòn. Nén những nỗi đau thương trong gia đình, nước mắt
cùng những câu chuyện mẹ kể về lịch sử giúp Tám Nghệ lớn lên một cách bất ngờ.
Tám Nghệ rời quê hương lên Sài Gòn, nơi đó có ánh đèn sa hoa lộng lẫy mà hằng
đêm người dân Tân Uyên vẫn hay nhìn sang để thực hiện mong muốn của ba mẹ
cố gắng học tập.
Cũng như bao chàng trai Tân Uyên, Huỳnh Văn Nghệ lớn lên giữa một vùng
thiên nhiên phóng khoáng, gắn liền với những điều mộc mạc, những con người
giản dị và xa lạ với ánh đèn của thị thành. Nhưng rồi một ngày cũng phải rời xa
quê hương để đến với ánh sáng thị thành. Trong khoảng thời gian Huỳnh Văn
Nghệ học tại Pétrus Ký do nhà nghèo nên ông cũng không thường xuyên đi chơi
mà chỉ đến sở thú bởi nơi đây yên tĩnh và mát mẻ nhất giữa đất Sài Gòn. Huỳnh
Văn Nghệ từng sống ở vùng rừng núi, thiên nhiên nơi những con thú cũng có được
sự tự do còn đối với Huỳnh Văn Nghệ sở thú này là một nơi có phần giả tạo, nhỏ
hẹp nhưng bù lại sự yên tĩnh của nơi đây giúp Huỳnh Văn Nghệ thoát được sự
ngột ngạt của thành phố “Anh thích những cành cây dù bị xén cành, tỉa ngọn vẫn
vươn lên giữa cao đón nắng, đón gió. Anh thương những con thú dù bị nhốt trong
ix
cũi sắt nhưng vẫn gầm thét đòi về với chốn sơn lâm. Anh ghét mấy con chim mồi,
dù không bị cột, bị nhốt nữa, vẫn không buồn cất cánh bay đi” [10, 134]. Đồng
thời, ở đây cũng giống như một Sài Gòn thu nhỏ nơi mà Huỳnh Văn Nghệ có thể
chứng kiến được những màn kịch trong xã hội, những mảnh đời bất hạnh giữa một
thành phố xa hoa, lộng lẫy. Lúc này Huỳnh Văn Nghệ cũng bắt đầu với sự nghiệp
làm thơ của mình. Ban đầu thơ của Huỳnh Văn Nghệ làm để thể hiện sự đồng cảm
của mình đối với những mảnh đời bất hạnh kia “Huỳnh Văn Nghệ bắt đầu làm thơ
để nói lên tiếng lòng cảm thông của mình trước những mảnh đời bất hạnh. Anh
sớm hiểu rằng, nghệ thuật phỏng có ích gì nếu nó không là tiếng kêu đau đớn về
thân phận con người hay tiếng ca uất hận, thúc giục con người đứng lên giành
quyền tự do, quyền sống” [10,135].
Trong thời gian Huỳnh Văn Nghệ học tại trường Pétrus Ký cũng xảy ra một
sự kiện đó là xuất hiện hình vẽ lá cờ búa liềm cùng dòng chữ “Đảng Cộng sản
Đông Dương” khiến cho Huỳnh Văn Nghệ cùng những người bạn thân của mình
bị quản thúc trong vòng một tháng nhưng nó cũng giúp Huỳnh Văn Nghệ biết
được sắp tìm được “con đường” mà mình cần phải đi.
1.2.2. Quá trình giác ngộ cách mạng và hình thành con đường cứu
nước
Khi học tại trường trung học Pétrus Ký tại Sài Gòn, Huỳnh Văn Nghệ
thường có thái độ bài Pháp thực dân Pháp và bắt đầu có những tiếp xúc đầu tiên
với những ngưởi Cộng sản. Huỳnh Văn Nghệ đã bắt đầu có những tiếp xúc đầu
tiên và xác định được chí hướng của mình. Với niềm tin sẽ tìm được Đảng và
mong muốn trở thành một người Cộng sản. Năm cuối của bậc trung học Huỳnh
Văn Nghệ bị viêm xương mũi, phải vào nhà thương Chợ Rẫy. Từ đây, Tám Nghệ
bắt đầu tiếp xúc với người Cộng sản là chị Phụng lớn hơn vài tuổi. Phụng là một
người Cộng sản vừa mới ra tù, do bị chứng bệnh giống Tám Nghệ nên được đưa
đến nhà thương Chợ Rẫy.
x
Năm 1932, sau khi tốt nghiệp với bằng Thành chung, không có điều kiện để
học tiếp Huỳnh Văn Nghệ làm công chức tại Sở Hoả xa Đông Dương (Sài Gòn).
Ngay từ khi 18 tuổi, Huỳnh Văn Nghệ đã luôn tìm cách giúp đỡ, bênh vực người
nghèo và bắt đầu tham gia các hoạt động chống Pháp. Cũng trong thời gian này
Tám Nghệ được các cán bộ Cộng sản vận động tham gia phong trào Đông Dương
Đại hội được tổ chức vào năm 1936. Huỳnh Văn Nghệ bắt đầu các hoạt động làm
thơ, viết báo bằng hai ngôn ngữ Việt – Pháp và lấy bút danh Hoàng Hồ. Năm 1937,
Huỳnh Văn Nghệ được bí mật kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ
nhất.
Năm 1942, giữa lúc đang làm việc tại Sở Hoả xa Sài Gòn thì nghe tin nhà
trọ của Huỳnh Văn Nghệ bị mật thám của Pháp khám xét và bắt đi chị chủ nhà để
tra hỏi. Đồng thời Huỳnh Văn Nghệ bị mật thám Pháp phát hiện gói thuốc đạn
trong vali, đó là gói thuốc đạn mà ông phải tiếp tế cho chi bộ tại Tân Tịch. Huỳnh
Văn Nghệ phải tìm cách trốn sang nước ngoài “Nhờ anh Sang, bạn cũ từ hồi tham
gia đình công của anh em công nhân xe lửa Sài Gòn năm ba mươi bảy, Huỳnh
Văn Nghệ sang Xiêm (Thái Lan)” [10, 88]. Ở Bangkok, thủ đô của Thái Lan
Huỳnh Văn Nghệ may mắn gặp được những người Việt giúp đỡ đó là hai anh
Hoành và Thuận “Anh Thuận là tài xế xe khách đường Sài Gòn – Vũng Liêm. Anh
Hoành là nhà báo của nhóm Leuple. Hai anh đều từng tham gia khởi nghĩa Nam
Kì và chạy sang Thái từ đầu năm bốn mốt” [10, 89]. Tại Thái Lan, Huỳnh Văn
Nghệ đã cùng hai anh thành lập một chi bộ lấy tên “Chi bộ Bangkok” vì ở hoàn
cảnh lúc này rất khó khăn để có thể bắt liên lạc với Đảng. Hoạt động của Chi bộ
Bangkok bắt đầu từ văn nghệ, các anh bắt đầu thành lập nhóm văn nghệ lấy tên
Sống mạnh văn đoàn và tổ chức xuất bản tờ báo “Hồn cố hương” do Huỳnh Văn
Nghệ làm chủ nhiệm và kiêm chủ bút của tờ báo mục đích kêu gọi đồng bào hướng
về Tổ quốc, ủng hộ cách mạng. Hồn cố hương là tờ báo đầu tiên được viết tiếng
Việt trên đất Thái và được sự ủng hộ từ các độc giả. Báo Hồn cố hương đối với
xi
phong trào chung vận động cho kiều bào thấy được tinh thần yêu nước của dân tộc
Việt Nam đã có từ ngàn đời. Bài báo có khi còn nhắc nhở đến những chiến tích
oanh liệt của dân tộc ta như trận chiến trong bài Đây là Bạch Đằng giang: “Bạch
Đằng giang hùng dũng của nòi giống anh hùng, giống tiên rồng, giống Lạc Hồng,
Nam Bắc Trung…” [10, 344] hay “Ta là dân nước Nam xưa đã từng tranh đấu,
Bạch Đằng giang núi Lam hãy còn in dấu, hợp quân phò nguy an toàn gia sơn.
Thanh niên lên đường ngay, mau dời chân hồn nước Nam tiếng kêu muôn năm.
Ba xứ dân cùng kết nguyền, non nước xây nền đồng lòng hy sinh máu xương, xông
pha ngoài nơi súng gươm, trời bình minh, cờ Việt Nam, trung và bắc nam từ xưa.
Vốn chung giang sơn tiến lên đồng bào cùng hô quyết lòng, chúng ta thề nguyền
giữ gìn nước tiên rồng. Chúng ta bắt tay nhau dân trung nam bắc chúng ta thề
đoàn kết ra công dâng cao cờ, nguyền đồng tâm làm non sông hùng tráng trên Á
Đông” [10, 344-345].
Ngọn lửa yêu nước mà Huỳnh Văn Nghệ nhen nhóm trên đất Thái đã nóng
rực trong lòng ngực của những người Việt xa quê. Nhờ được sự ủng hộ mà tờ báo
này đã được Huỳnh Văn Nghệ chăm chút hơn và bổ sung với nhiều thế loại hơn
khi thì những bài viết có tính chất xã luận, khi thì những bài thơ trữ tình chất chứa
nỗi nhớ quê nhà của Huỳnh Văn Nghệ. Dần dần về sau tờ báo từ hơi hướng văn
nghệ lại trở thành một diễn đàn chính trị đăng những bài chỉ trích chính phủ Thái,
vạch tội Đỗ Hùng – một tên Việt gian có nhiều nợ máu với phong trào cách mạng
Việt Nam. Sống mạnh văn đoàn đã trở thành Ban trừng trị Đỗ Hùng do Huỳnh
Văn Nghệ làm trưởng ban được nhân dân Việt kiều ủng hộ nhưng về sau kế hoạch
trừng trị Đỗ Hùng bị bại lộ. Lúc này, phát xít Nhật đưa hai tên mật thám Dương
Văn Giáo và Nguyễn Vĩnh Thạnh từ Sài Gòn sang Bangkok và mở trụ sở Việt
Nam Phục quốc Đồng minh Hội. Huỳnh Văn Nghệ đã cùng với những người anh
em tìm cách đối phó, báo Hồn cố hương lúc này không còn mang tính văn nghệ
thuần tuý nữa mà chủ yếu tập trung bi xích Giáo, Thạnh. Báo Hồn cố hương cũng
xii
bị cơ quan Thái bắt phải đóng cửa và giải tán Sống mạnh văn đoàn do chúng cậy
quyền phát xít Nhật. Huỳnh Văn Nghệ cùng đồng đội không đầu hàng mà tìm cách
giết Giáo và Thạnh. Trong một lần gặp Thạnh ở ngoài đường do không kiềm được
cơn giận Huỳnh Văn Nghệ đã đánh Thạnh và không may Huỳnh Văn Nghệ bị lính
Nhật phát hiện đánh một trận và bị bắt đưa về khám Saladen của Sở Hiến binh.
Huỳnh Văn Nghệ chưa bao giờ là người chịu khuất phục trước hoàn cảnh, nhiều
lần bị tra hỏi nhưng không mang lại kết quả gì, phía xít Nhật muốn mượn tay Pháp
để giải quyết “con người nguy hiểm” Huỳnh Văn Nghệ.
Báo Hồn cố hương ra đời giúp cho kiều bảo ta ở Campuchia, Lào có ảnh
hưởng đến sự giác ngộ cách mạng cao hơn. Đặc biệt là kiều bào tại Bangkok (Thái
Lan) có ảnh hưởng sâu sắc nhất. Báo Hồn cố hương đã nói lên được nỗi đau mất
nước và lòng yêu quê hương, khơi dậy tình yêu nước và hưởng ứng tham gia cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng. Tất cả những người Việt kiều ngụ ở
Lào, Campuchia và Thái Lan, những người đã đọc qua báo Hồn cố hương đều rất
tôn trọng vị tiền bối Huỳnh Văn Nghệ. Có thể thấy được tầm ảnh hưởng và sức
kêu gọi của tờ báo này đối với số đông kiều bào “Qua báo, kiều bào ta ở các nơi
nêu trên đã sẵn sàng đóng góp tiền vàng và chồng, con, họ hàng thân nhân của
họ để về cố hương cùng với đồng bào trong nước kháng chiến, như bộ đội Si-vô-
tha, bộ đội Trần Phú, bộ đội Cửu Long…” [10, 335]. Mỗi một bài báo Hồn cố
hương ra đời đều ra sức kêu gọi: nêu cao tinh thần đoàn kết, nhắc nhở tội ác mà
chính quyền thực dân đã gây ra, tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác
Hồ…Ngoài ra còn rất nhiều bài viết, bài thơ tất cả đều ra sức kêu gọi, khuyên nhủ
đối với những người Việt gian quay về với đất nước, kêu gọi sức mạnh của thanh
niên đồng lòng tham gia vào kháng chiến:
“Thanh niên Việt Nam đâu
Nên quay quân cho mau
Lập sẵn sàng số đông dân quân
xiii
Gươm và dao cùng súng kia
Chờ khi lũ xâm lăng vô loài
Vào xâm lấn đất đai dân mình
Cùng xông ra giết quân thù chung
Mau Việt Nam tiến lên
Ta phải thương giống nòi ta
Không lẽ nào dung tha
Những quân tham tàn nhuốc nhơ
Tiến lên mau lên hỡi anh em
Hận thù này không bao giờ quên
Nghe tin đồn trong Nam
Dòng máu của người Việt Nam
Cùng với loài sói hung đang rơi
Hận thay! Tức thay! Hận thù này không bao giờ quên” [10, 343-344].
Đầu năm 1944, Huỳnh Văn Nghệ rời khám Saladen trở về nước theo xe nhà
binh Nhật và được đưa tới nhà của Lương Văn Tương một người bạn cũ của Huỳnh
Văn Nghệ khi còn học ở trường Pétrus Ký. Lần gặp gỡ này thì Lương Văn Tương
đã trở thành một người thân Nhật. Nhà của Lương Văn Tương đang ở vừa là một
nhà ở, vừa là nơi làm việc của nhà thầu khoáng làm sân bay cho Nhật, cũng là trụ
sở của nhóm thân Nhật do Tương đứng đầu “Những tay trụ cột của nhóm Lương
Văn Tương sống bằng cách thu thập tin tức các công sở Pháp cho hiến binh Nhật.
Tin tức càng nhiều, càng chính xác, “ông chủ” Lương Văn Tương càng có cơ hội
giành được các công trình xây dựng béo bở của Nhật” [10, 98]. Sau khi Lương
Văn Tương gặp và có dịp tâm sự cùng Huỳnh Văn Nghệ thì Lương Văn Tương
cũng thể hiện nỗ lo của mình khi Nhật dần thất thế trên chiến trường và sự trỗi dậy
xiv
của Pháp ở Đông Dương. Lương Văn Tương nhờ Tám Nghệ dẫn dắt để có hướng
đi khác. Tám Nghệ cũng đề nghị Lương Văn Tương giúp mình những giấy tờ tùy
thân để có thể đi lại dễ dàng và giúp Tương thuận lợi hơn. Nhưng về sau, hiến binh
Nhật đến nhà Lương Văn Tương buộc phải đuổi Huỳnh Văn Nghệ ra khỏi nhà
trước mặt chúng.
Khi kháng chiến chống Pháp bùng nổ, Huỳnh Văn Nghệ từ nơi đất khách
quê người trở về và nhanh chóng bắt liên lạc với cách mạng và được đồng chí Trần
Văn Giàu, Bí thư Xứ uỷ Nam Kỳ phân công lập căn cứ Đất Cuốc tại Tân Uyên,
Biên Hoà. Trong thời gian này Huỳnh Văn Nghệ cũng được kết nạp vào Đảng lần
thứ hai, lập Đoàn Cụ binh sĩ và tham gia Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945,
trực tiếp tham gia chỉ huy giành chính quyền ở Biên Hoà.
xv
CHƯƠNG 2: HUỲNH VĂN NGHỆ ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP KHÁNG
CHIẾN BẢO VỆ TỔ QUỐC
2.1. TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
2.1.1. Quá trình hoạt động cách mạng
Trở về Sài Gòn bằng xe của hiến binh Nhật, đến nhà Lương Văn Tương rồi
lại rời đi. Huỳnh Văn Nghệ chưa kịp tìm đường về Biên Hòa thì lại bị mật thám
của Pháp rơi vào bót Catinat, ông phải chịu những đòn tra tấn dã man nhưng với
sự khéo léo của mình Huỳnh Văn Nghệ đã làm cho Giám đốc Sở Đặc cảnh miền
Đông (Chef de police Spécialede I’Est) Bazin bị xỏ mũi buộc phải thả Huỳnh Văn
Nghệ trở về.
Sài Gòn và cả Nam Kì sau tết Ất Dậu năm 1945 như một lò lửa, phát xít
Nhật hắt cẳng Pháp ra khỏi Đông Dương. Phong trào kháng Nhật nổi lên khắp nơi
nhất là khi Việt Minh phát đi tờ hịch hiệu triệu “kháng Nhật cứu nước”. Năm 1945,
lúc này Huỳnh Văn Nghệ đang là một cán bộ Việt Minh ở nhóm Bar Ánh Long
Sài Gòn được phân công nhiệm vụ đi sưu tầm vũ khí chuẩn bị cướp chính quyền,
ông cũng phụ trách liên lạc từ Sài Gòn – Thủ Dầu Một – Biên Hoà – Bà Rịa. Tháng
3-1945 ông đã cùng các chiến sĩ Tân Uyên cướp súng đạn của chiếc tàu Tourane
(Pháp) mắc cạn trên sông Đồng Nai, trở thành người chỉ huy nhóm du kích Tân
Uyên. Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945), theo lệnh của Xứ uỷ Nam Kì,
Huỳnh Văn Nghệ cùng những người đồng đội trong tiểu đội Đất Cuốc và mang
những vũ khí vừa cướp được về Sài Gòn, tổ chức thành Đoàn cụ binh sĩ dưới sự
lãnh đạo trực tiếp của Xứ uỷ chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa.
Đồng chí Trần Văn Giàu, Bí thư xứ uỷ Nam Kì lúc này đã được một cán bộ
công đoàn hãng Effel là Nguyễn Văn Giỏi giới thiệu cho ông về Huỳnh Văn Nghệ.
Đưa ra ý định muốn lập một căn cứ ở gần Sài Gòn nên Huỳnh Văn Nghệ đã đề
nghị xây dựng ở Tân Uyên vùng rừng núi quê hương ông và được Trần Văn Giàu
tin tưởng tán thành và giao trọng trách cho Huỳnh Văn Nghệ tổ chức xây dựng
xvi
nên chiến khu. Đây cũng là một việc làm cần thiết lúc này để chuẩn bị cho quá
trình kháng chiến sắp tới.
Tháng 7-1945, Huỳnh Văn Nghệ được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông
Dương. Tổng khởi nghĩa Tháng Tám bùng nổ ông về Biên Hoà trực tiếp chỉ huy
cướp chính quyền ở Biên Hoà, bắt sống tỉnh trưởng Nguyễn Văn Quý, cảnh sát
trưởng tỉnh Biên Hoà là Phước và Nhan. Huỳnh Văn Nghệ đã mở khám Biên Hoà
để giải phóng cho những người đồng đội và đồng bào yêu nước bị Nhật giam giữ.
Lúc này Huỳnh Văn Nghệ tại Hội nghị Chợ Đệm bổ nhiệm làm cố vấn cho Uỷ
ban kháng chiến Miền Đông. Mặc dù Uỷ ban này đã rút về Biên Hoà nhưng Huỳnh
Văn Nghệ vẫn ở lại Thị Nghè tham gia chiến đấu phối hợp với các mặt trận khác
bao vây địch trên Sài Gòn – Chợ Lớn làm chậm bước tiến của địch về các tỉnh.
Huỳnh Văn Nghệ được Bí thư Xứ uỷ Nam Kì Trần Văn Giàu cử làm Uỷ
viên hành chính, phụ trách khu vực miền Đông và nhiệm vụ đầu tiên được giao là
đem hơn bảy mươi vạn tiền (Đông Dương) qua Campuchia để mua vũ khí. Nhưng
không may bị hai người mối vụ súng này lợi dụng sự tin tưởng của ông để lừa gạt,
cướp hết số tiền.
Sau khi giành được chính quyền, nhân dân ta lại phải tiếp tục đối phó với
nhiều kẻ thù nguy hiểm khác trong cùng một lúc. Ngoài Bắc quân Tưởng với chiểu
bài tước vũ khí của quân Nhật, thực hiện âm mưu lật đỗ chính quyền cách mạng
làm tay sai cho Mỹ. Còn ở miền Nam, quân đội Anh với danh nghĩa giải giáp quân
Nhật nhưng mục đích chính là giúp sức cho thực dân Pháp trở lại xâm lược nước
ta lần thứ hai.
Cuối tháng 9-1945, Huỳnh Văn Nghệ cùng người bạn của mình là Dần từ
Tân Châu (Châu Đốc) trở về Sài Gòn. Cuộc kháng chiến chống Pháp lần thứ hai
cũng đã bùng nổ, Huỳnh Văn Nghệ cùng người bạn của mình trở về thành phố.
Trong chuyến đi trở về lại Sài Gòn, ông đã gặp được những người thanh niên lên
đường đi lên Sài Gòn, đó là những người thanh niên từ các tỉnh tình nguyện lên
xvii
mặt trận “Hành khách trên phà hầu hết là thanh niên mạnh khoẻ, từ các tỉnh tình
nguyện lên để ra mặt trận. Họ hăng hái, vui vẻ, tụ năm tụ bảy, bàn luận với nhau
về thời sự, về tình hình Sài Gòn Chợ Lớn. Những bài hát Tiếng gọi thanh niên,
Lên Đàng vang lên hoà nhịp với tiếng sóng nước...” [10, 114]. Đồng thời, trong
chuyến trở về này Huỳnh Văn Nghệ cũng biết được thông tin từ những người
thanh niên này rằng Dương Văn Giáo một trong những lãnh đạo Việt Nam phục
quốc đồng minh hội, thành lập chính phủ Nam kỳ Cộng hoà quốc đã từ Xiêm trở
về. Huỳnh Văn Nghệ đã trực tiếp tham gia bắt sống Dương Văn Giáo để giao cho
Ban chỉ huy mặt trận xử tội, khiến chính quyền tay sai phải giải tán từ trong trứng
nước và phải mất một thời gian lâu sau thực dân Pháp mới tìm được một chính
phủ khác thay thế.
Khi quân Anh tiến về Biên Hoà, Uỷ ban miền Đông rút ra Xuân Lộc, Phan
Thiết. Mặc dù Uỷ ban kháng chiến miền Đông ra lệnh Huỳnh Văn Nghệ phải rút
theo về hướng đó nhưng ông đã ở lại với hai đội viên hỗ trợ của mình, xin chỉ thị
của đồng chí Dương Bạch Mai – Thanh tra chính trị miền Đông tổ chức đốt phá
toà bố, sở cò, nhà bưu điện, trấn tĩnh đồng bào trong thị xã, gom góp tàn binh, vũ
khí của các lực lượng rơi rớt lại, “Kết quả thu được 23 khẩu súng trường đem về
Tân Uyên xây dựng lực lượng” [10, 18]. Với số lượng súng thu về được Huỳnh
Văn Nghệ đã đem về Tân Uyên, xây dựng bộ đội đầu tiên của tỉnh và lấy tên là
Giải phóng quân Biên Hoà. Hồi đầu cách mạng ở Biên Hoà các LLVT tập hợp rất
nhiều thanh niên yêu nước nhưng các tổ chức này khá manh mún: Bộ đội Lê Văn
Ngọc, bộ đội Huỳnh Văn Nghệ và tiểu đội Nguyễn Văn Quì, bộ đội Đinh Văn Ân,
bộ đội giải phóng quân Long Thành,...mỗi lực lượng hùng cứ ở một khu vực khác
nhau. Tỉnh uỷ Biên Hoà lúc bấy giờ chưa nắm được lực lượng quân sự. Về sau
Huỳnh Văn Nghệ đã liên lạc, tổ chức chỉ huy thống nhất các LLVT kháng chiến
đang ở rải rác khắp nơi trong tỉnh “Tại quận Tân Uyên, tiểu đội vũ trang của đồng
chí Chín Quỳ, bộ phận kháng chiến quận của đồng chí Cao Văn Bổ, tự vệ chiến
xviii
đấu các xã, công nhân cao su Phước Hoà,... lần lượt đến gia nhập bộ đội Huỳnh
Văn Nghệ. Lực lượng vũ trang toàn huyện được thống nhất lại và nhiều lực lượng
yêu nước khác như Ban tiếp tế miền Đông, các đơn vị tự vệ của tổng công đoàn
Nam bộ, công nhân xưởng Ba Son, đề Pô Dĩ An, BIF Biên Hoà... thành bộ đội
Huỳnh Văn Nghệ gọi là Vệ quốc đoàn Biên Hoà, đóng căn cứ tại 05 xã: Tân Hoà,
Mỹ Lộc, Tân Tịch, Thường Lang, Lạc An (thuộc quận Tân Uyên, tỉnh Biên Hoà)
được bổ sung thêm lực lượng ta mở trại huấn luyện tại Miếu Đất Cuốc (Miếu Bà
Đất Cuốc), xã Tân Hoà cũ – nay là Miếu Bà ấp Suối Sâu, xã Đất Cuốc, huyện Tân
Uyên, tỉnh Bình Dương” [15].
Sau hội nghị quân sự Nam Bộ được tổ chức vào cuối tháng 11-1945, hội
nghị đã thảo luận kế hoạch thống nhất quân đội, thống nhất chỉ huy, phân chia khu
vực hoạt động của từng tỉnh, đồng chí Nguyễn Bình đã được phái vào phụ trách
quân sự Nam Bộ. Tháng 12-1945, theo chỉ đạo của Trung ương, Nam Bộ được
chia làm ba khu, tỉnh Biên Hoà nằm trong khu 7. Đồng chí Nguyễn Bình được cử
làm Khu bộ trưởng, đồng chí Trần Xuân Độ làm Chính uỷ khu. Lần lượt các chi
đội Vệ quốc đoàn miền Đông Nam Bộ cũng được thành lập. Một số đơn vị Vệ
quốc đoàn do đồng chí Nguyễn Bình chỉ thị như: Vệ quốc đoàn Biên Hoà (của
Huỳnh Văn Nghệ), Vệ quốc đoàn Châu Thành, liên quân Giải phóng quân Hóc
Môn – Đức Hoà, liên chi đội 2 và 3 Bình Xuyên chuẩn bị trận tập kích tỉnh lị Biên
Hoà. Đến cuối tháng 12-1945, công tác chuẩn bị đã hoàn thành, các lực lượng
tham gia về đóng ở các nơi áp sát tỉnh lị.
Từ đầu năm 1946, giặc liên tiếp mở các cuộc tấn công lớn vào chiến khu
Tân Uyên – Lạc An. Ngày 2-1-1946, quân dân du kích các xã và lực lượng của ta
nổ súng vào các vị trí thành xăng đá, bót cầu Gành, sở Hiến binh, nhà ga...Huỳnh
Văn Nghệ cùng những người đồng đội cũng cùng ra trận. Đây là trận phản công
lớn nhất đầu tiên ở Nam Bộ do Khu tổ chức. Chỉ trong vài giờ đã tiêu diệt được
một số địch, bắt sống một số Việt gian tay sai, cổ vũ tinh thần kháng chiến của
xix
nhân dân Biên Hoà nói riêng và cả vùng Nam Bộ nói chung. Tháng 2-1946, Huỳnh
Văn Nghệ tham gia trận Tân Uyên, trực tiếp chỉ huy trận Tân Tịch – Lạc An, vừa
chỉ đạo tiếp tế lương thực, đạn dược cho toàn mặt trận gồm hơn 5000 người, đánh
suốt hai ngày đêm. Tháng 3-1946, Huỳnh Văn Nghệ chỉ huy một trận tiêu đại đội
của địch bắn rơi một máy bay, giết được một tên quan năm không quân Barlier,
đây là chiếc máy bay đầu tiên bị bắn hạ ở Nam Bộ. Sau trận đánh này Pháp mới
đồng ý mở hội nghị bàn về việc thành lập Hiệp ước Sơ bộ 6-3 ở Nam Bộ, Huỳnh
Văn Nghệ được cử đi dự Hội nghị và làm tròn nhiệm vụ. Tháng 4-1646, sau Hội
nghị cán bộ toàn tỉnh ở Cù Lao Vịt Tân Triều, tuy không tham gia nhưng với sự
tin tưởng và vì một mục tiêu chung nên Hội nghị đã nhất trí cử Huỳnh Văn Nghệ
làm Phó Chủ tịch kiêm Ủy viên Quân sự của Ủy ban Hành chính tỉnh Biên Hòa.
Tháng 6-1946, theo chỉ thị của Khu uỷ và Bộ Tư lệnh khu 7 Vệ quốc đoàn Biên
Hoà và Vệ quốc đoàn Long Thành sáp nhập lại thành Chi đội 10 do Huỳnh Văn
Nghệ làm Chi đội trưởng. Trong 6 tháng cuối năm 1946 và năm 1947, Huỳnh Văn
Nghệ chỉ huy Chi đội 10 chiến đấu bảo vệ đồng bào, Khu bộ, các công binh xưởng
của Khu, xây dựng các công binh xưởng của tỉnh, phát động chiến tranh du kích.
Trong thời gian này Huỳnh Văn Nghệ cũng tổ chức các trận đánh giao thông
đường sắt Bảo Chánh, Trảng Táo, Bàu Cá, cầu La Ngà và các cơ sở cao su Xuân
Lộc. Đặc biệt là trận Đồng Xoài ngày 19-12-1947. Các trận đánh này hầu như đều
tiêu diệt nhiều sinh lực địch, thu được nhiều quân trang, quân dụng, làm cho địch
bị lúng túng buộc phải rút bớt một số đồn bót đóng sâu trong nội địa của ta để củng
cố vào bảo vệ các đường giao thông chiến lược và các sở cao su. Các trận này
cũng có tác dụng mở đầu cho chiến thuật, phong trào giao thông chiến ở Nam Bộ,
phổ biến kỹ thuật đánh lôi điện, bazomine.
Đầu năm 1948, Huỳnh Văn Nghệ chỉ huy trung đoàn chiến đấu, tham gia
trận chống càn Chiến khu Đ chống với hơn 5000 địch tập trung tấn công Chiến
khu Đ có thủy lục quân phối hợp nhảy dù lần đầu tiên vào căn cứ. Giúp thu được
xx
nhiều vũ khí đồng thời cũng giúp cho các chiến sĩ và đồng bào không còn sợ nhảy
dù nữa.
Chi đội là một tổ chức vũ trang (tương đương cấp trung đoàn) trực thuộc Bộ
Tư lệnh Khu 7 chủ yếu trong phạm vi tỉnh Biên Hoà và do Tỉnh uỷ Biên Hoà trực
tiếp lãnh đạo. Với cương vị là Chi đội trưởng Chi đội 10 Huỳnh Văn Nghệ là
người chủ trương, chỉ đạo, tổ chức trận phục kích La Ngà (1-3-1948) giành được
thắng lợi to lớn, vang dội cả về chính trị và quân sự. Sau chiến thắng La Ngà Chi
đội 10 trở thành Trung đoàn 310 cũng trong tháng 3-1948, Huỳnh Văn Nghệ được
nhận nhiệm vụ làm Khu bộ phó Khu 7 kiêm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 310.
Tháng 7-1948,thi hành lệnh của Uỷ ban Kháng chiến hành chính Nam Bộ, trong
hoàn cảnh hết sức nguy hiểm, Huỳnh Văn Nghệ một mình đến căn cứ Bình Xuyên
dùng lí lẽ và tình cả thuyết phục được Lê Văn Viễn (Bảy Viễn) và đưa Bảy Viễn
về Nam Bộ để dự hội nghị, giúp Xứ ủy và Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam
Bộ giải quyết vấn đề Bình Xuyên đang là vấn đề nội bộ gay go nhất lúc bấy giờ.
Sau tháng 7-1948, Huỳnh Văn Nghệ nhận nhiệm vụ Khu trưởng Khu 7, cùng với
Chính ủy Khu 7 Nguyễn Văn Trí xây dựng căn cứ mới của Khu, thành lập Bộ đội
chủ lực Khu 7 lấy tên là Bộ đội 303. Năm 1949, khi phát hiện một du kích đánh
được một tháp canh của địch, ông đã cùng những đồng chí khác nghiên cứu sáng
kiến cách đánh mới, phát triển chiến thuật và Tham mưu trưởng Khu 7 Nguyễn
Văn Lung (Ba Lung) phân công đồng chó Lê Quang Nghiêm (họa sĩ Lê Du) cùng
với hai đồng chí cán bộ tham mưu Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Soái và Hoàng Trọng
Đức điều nghiên, vẽ sơ đồ hệ thống tháp canh của địch. Với cách đánh mới này ta
đã tổ chức trận đánh đầu tiên tại Biên Hòa hạ 30 tháp canh chỉ trong một đem, thu
về được nhiều chiến công lớn tiêu diệt được nhiều địch và thu được nhiều vũ khí.
Sau đó Huỳnh Văn Nghệ đã phổ biến kỹ thuật đánh tháp canh ra khắp các tỉnh ở
Nam Bộ, Liên khu 5 và Cao Miên, đập tan ý đồ sáng kiến chiến lược De Latour
của Pháp và giúp giải quyết được vấn đề bế tắc chiến thuật của Khu 7 lúc đó.
xxi
Năm 1950, sau khi sáp nhập Sài Gòn – Chợ Lớn vào khu 7, Huỳnh Văn
Nghệ là Phó Tư lệnh, bộ Tư lệnh Khu 7, đồng thời là Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy
kiêm Tỉnh đội trưởng Thủ Biên. Năm 1951, hai tỉnh Biên Hòa,Thủ Dầu Một sáp
nhập Huỳnh Văn Nghệ làm Phó Tư lệnh Khu 7 kiêm tỉnh đội trưởng Thủ Biên,
xây dựng lực lượng trong tỉnh, phát động phong trào đánh địch bằng hầm chông,
lựu đạn gài, gây nhiều thiệt hại cho địch. Ông chỉ đạo mọi công tác chống lại sự
lấn chiếm của địch, phát động du kích chiến tranh, đặt kế hoạch thi đua tiêu diệt
địch. Tháng 7-1951, Huỳnh Văn Nghệ chỉ huy chiến đấu tiêu diệt Chi khu quân
sự Trảng Bom, thu toàn bộ vũ khí, đánh lui các cuộc tiếp viện của địch từ Biên
Hòa, Xuân Lộc. Trong thời gian Bộ Tư lệnh Nam Bộ đóng ở Chiến khu Đ địch
tập trung lực lượng tấn công liên tục, Huỳnh Văn Nghệ đều chỉ huy lực lượng
chiến đấu bảo vệ được Tư lệnh Bộ và các Binh Công xưởng Nam Bộ. Năm 1952
(năm Nhâm Thìn) bão lụt xảy ra lớn nhất ở Nam Bộ thời ấy, Huỳnh Văn Nghệ đã
chỉ huy chống lụt ở Thủ Biên, bảo vệ bộ đội và toàn dân. Địch lợi dụng tình thế
quân ta đang gặp khó khăn, địch đã gom lực lượng đánh vào Chiến khu Đ. Huỳnh
Văn Nghệ đã chỉ huy 1 tiểu đoàn chiến đấu suốt 52 ngày khiến cho địch bị tiêu
diệt và thất bại âm mưu gom dân ra thành và tiêu diệt lực lượng ta. Tháng 5-1953,
Huỳnh Văn Nghệ được lệnh đi học ở Trung ương. Làm trưởng một đoàn cán bộ
cao cấp đi từ Chiến khu Đ ra Liên khu 5.
2.1.2. Một số trận chiến tiêu biểu
2.1.2.1. Các trận đánh đường sắt
Ngay sau khi toàn quốc kháng chiến (12-1946), thực dân Pháp đã rút bỏ
nhiều đồn bốt đóng sâu trong vùng căn cứ miền Đông Nam Bộ để tăng viện cho
chiến trường miền Bắc. Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã chỉ đạo Xứ uỷ Nam
Kì ngăn chặn, không cho Pháp lấy của cướp được đánh ra miền Trung và Bắc Bộ.
Thực hiện chỉ đạo đó, Ban chỉ huy Chi đội 10 khu 7 đã chủ trương mở một loạt
các trận đánh giao thông để tiêu diệt, tiêu hao sinh lực địch. Tỉnh Biên Hoà nằm
xxii
trên các tuyến đường quan trọng như Quốc lộ 20, Quốc lộ 1, tuyến đường sắt xuyên
Việt. Chi đội 10 đã Các trận chiến này tổ chức chủ yếu ở các tuyến đường sắt bởi
đây là một trong những tuyến đường vận chuyển quân sự của Pháp từ Nam ra Bắc.
Từ tháng 5-1947 đến tháng 7-1947, Chi đội 10 đã cùng với lực lượng vũ trang tỉnh
Biên Hoà tổ chức nhiều trận đánh đường sắt trong đó có các trận đáh trên địa bàn
huyện Xuân Lộc như trận Bảo Cánh 1 (5-1947), trận Trảng Táo (6-1947), trận Bảo
Chánh 2 (6-1947), trận Bàu Cá (10-1947),...Ở các trận đánh này Huỳnh Văn Nghệ
đã trực tiếp chỉ huy hầu hết các trận đồng thời liên lạc với các huyện chỉ đạo phong
trào du kích chiến tranh ở toàn tỉnh.
Trận Bảo Chánh diễn ra vào ngày 19-5-1947, Ban chỉ huy Chi đội 10 quyết
tâm đánh một trận đường sắt để mừng kỷ niệm sinh nhật Bác. Các trung đội 4, 5
và 6 của đại đội B phối hợp cùng với du kích hai ban công tác liên thôn 9 và 10
tham gia trận đánh này. Ở trận đánh này sử dụng vũ khí chủ yếu là súng và lựu
đạn đặc biện mìn điện do Binh công xưởng Chi đội 10 chế tạo từ pháo 75 ly. Mặc
dù là trận đánh xe lửa đầu tiên chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng đã giành được
nhiều thắng lợi lớn, thu được nhiều vũ khí của địch.
Trận Trảng Táo diễn ra vào tháng 6-1947, ở trận đánh này đã rút được nhiều
kinh nghiệm từ trận đánh Bảo Chánh. Ngoài súng thì ở lần này lựu đạn và mìn 75
ly Ban chỉ huy Chi đội 10 còn có sáng kiến phá đường ray bằng cách tháo ốc vít,
dùng dây kéo các thanh ray chệch ra khỏi đường ray và nhân cơ hội lực lượng vũ
trang bất ngờ tán công. Do bị tấn công nên quân Pháp bất ngờ và bị động nhanh
chóng bị tiêu diệt. Trận đánh này lực lượng vũ trang của ta đã giành thắng lợi và
thu về 2 khẩu đại liên, 20 súng các loại và khoảng 10 tấn lương thực.
Trận Bảo Chánh 2 diễn ra vào tháng 6-1947, sau hai lần bị tấn công thực
dân Pháp đã rút kinh nghiệm và cảnh giác hơn. Lần này, đoàn xe lửa của Phadp
được bố trí thành hai đoàn, mỗi đoàn gồm có hai máy đầu kéo, vừa đẩy chạy cách
nhau 200m. Tuy nhiên, bị đoán được ý đồ nên Ban chỉ huy Chi đội 10 đã chỉ đạo
xxiii
chặn đánh đoàn tàu đi sau bằng cách dùng mìn 50kg do Binh công xưởng chế tạo
để công phá. Trận Bảo Chánh 2 này lực lượng vũ trang đã tấn công diệt wagông
bọc thép, thu được một số vũ khí của thực dân Pháp và rút lui an toàn.
Trận đánh giao thông đường sắt Bàu Cá diễn ra vào ngày 14-7-1947, Chi
đội 10 do Huỳnh Văn Nghệ chỉ huy tập trung lực lượng 400 người, 300 súng
trường, 30 tiểu liên, 8 trung liên, 2 đại liên, 6 phóng lựu đạn và 2 quả bom điện
nặng 150kg để phục kích đoàn xe lửa của quân Pháp. Chi đội 10 đã lên phương án
tấn công vào đoàn xe lửa của quân Pháp tại địa điểm Bàu Cá. Lúc 12 giờ ngày 14-
7-1947, khi đoàn tàu thứ nhất của Pháo lọt vào ổ phục kích, Chi đội 10 đã cho nổ
địa lôi để phá huỷ đầu tàu của quân Pháp, buộc quân Pháp phải dừng lại. Từ nơi
ẩn phục, bộ đội ta đã dùng lựu đạn súng tấn công và tiêu diệt 200 lính Pháp. Đồng
thời ta cũng thu 60 súng các loại, 3 máy vô tuyến điện và nhiều lương thực. Đây
cũng là một trận đánh thu nhiều thắng lợi và lực lượng vũ trang cũng nhanh chóng
rút về vùng căn cứ. Trận đánh này cũng chứng tỏ sự lớn mạnh của lực lượng vũ
trang Chi đội 10 về công tác chỉ huy và tác chiến.
Qua các trận đánh trên tuyến giao thông đường sắt Chi đội 10 của Huỳnh
Văn Nghệ cũng rút ra được nhiều kinh nghiệm trong đó có việc phối hợp cùng với
lực lượng vũ trang ở địa phương. Các trận đánh này cho thấy tác dụng to lớn trong
chiến thuật đánh đường sắt gây cho quân Pháp lúng túng phải rút bớt một số đồn
bót đóng sâu trong nội địa ta để củng cố bảo vệ đường giao thông chiến lược và
các sở cao su. Các tận này cũng có tác dụng mở đầu chiến thuật đánh lôi điện,
bazomine góp phần ngăn chặn quân Pháp chi viện ra miền Trung và miền Bắc
trong thời gian đầu toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp.
2.1.2.2. Trận La Ngà (1-3-1948)
Cuối năm 1946, sau những trận đánh vào các tuyến giao thông đường sắt
của địch mang lại thắng lợi, kinh nghiệm và trình độ tác chiến của Chi đội 10 đã
được nâng lên. Từ đây, Chi đội 10 cũng được giao thêm nhiều nhiệm vụ đẩy mạnh
xxiv
các hoạt động đánh giao thông để góp phần hạn chế sự chi viện của thực dân Pháp
ra chiến trường miền Trung và Bắc. Giữa năm1947, nhận được thông tin tình báo
quân Pháp sẽ tổ chức một hội nghị tại Đà Lạt để thảo luận về việc thành lập chính
phủ bù nhìn Bảo Đại vào đầu tháng 3-1948. Để tham gia hội nghị này các quan
chức lớn cấp cao của Pháp sẽ di chuyển đoàn xe quân sự từ Sài Gòn lên Đà Lạt.
Vào đầu tháng 11 năm 1947, trong khi đi nghiên cứu địa hình để chuẩn bị
cho trận đánh phục kích ở Đồng Xoài, đội trưởng Huyện đội Xuân Lộc gợi ý với
Huỳnh Văn Nghệ lúc này là Tư lệnh phó khu 7 kiêm Chi đội trưởng Chi đội 10
trên quốc lộ 20 có rất nhiều điểm phục kích, ở quãng La Ngà địa hình có nhiều
điểm tương tự như ở Đồng Xoài. La Ngà cách Sài Gòn khoảng 100 cây số. Đây là
một con đường chiến lược quan trọng bởi một mặt nối liền Sài Gòn với Tây
Nguyên, sang Hạ Lào và Trung Lào; mặt khác thông qua quốc lộ 1 và các cửa
biển. Sau một thời gian nghiên cứu, Chi đội 10 đã quyết định chọn trận địa phục
kích đánh địch trên quốc lộ 20. Trên quốc lộ này Pháp đều bố trí một đồn lính để
canh giữ tại đoạn km101 (khu vực cầu La Ngà) và km115 (thị trấn Định Quán),
Ban chỉ huy Chi đội 10 quyết định bố trí trận địa tại km104. Nơi đây có vị trí tốt
để thực hiện một trận phục kích lớn trên tuyến giao thông đường bộ. Tuy nhiên,
Huỳnh Văn Nghệ lúc này không lo lắng nhiều về chỉ huy, chiến lược, kỹ thuật mà
vấn đề gạo là chủ yếu. Gạo lúc ấy là vấn đề nan giải và khó khăn hàng đầu của
Khu 7 lúc đó. Bộ đội sống phân tán trong nhân dân, cùng với nhân dân tăng gia
sản xuất, ăn uống do từng nhà nuôi nấng. Vì bị địch phong toả gắt gao nên không
thể đóng góp cho khu căn cứ. Mỗi lần bộ đội xuất trận nhân dân thường lo việc
tiếp tế. Đặc biệt ở những trận đánh trước Chi đội 10 chủ yếu đánh ở những nơi
đông dân cư nên lương thực tuy có phần khó khăn nhưng vẫn có thể lo chạy từng
ngày. Lần này đánh ở La Ngà xa căn cứ, giữa nơi đất rộng người thưa phải có đủ
gạo hàng tuần. Đối với trận đánh lần này đê chuẩn bị tốt, Chi đội 10 đã gấp rút
chuẩn bị lương thực, vũ khí, đạn dược, phân công các cán bộ, bộ đội về các buôn
xxv
làng dân tộc vận động bà con gom góp lương thực. Ngoài ra, một bộ phận chiến
sĩ của Chi đội 10 cũng tổ chức đánh bắt cá trên sông La Ngà phơi khô để dự trữ
dài ngày. Vấn đề tuy khó khăn nhưng với quyết tâm đưa kẻ thù ra khỏi đất nước
nhân dân ta vẫn cùng đòng lòng hướng về kháng chiến ủng hộ bộ đội.
Cuối tháng 12-1947, Ban chỉ huy Chi đội 10 quyết định chia trận phục kích
thành 3 khu vực. Khu vực A (từ km111 đến km113) do đại đội B, Quốc vệ đội và
quân dân du kích huyện Xuân Lộc phụ trách có nhiệm vụ khoá đầu đoàn xe, tiêu
diệt bộ phận lính Pháp hộ tống mở đường và chặn đánh viện binh của Pháp từ trên
Định Quán xuống. Khu vực B (từ km107 đến km111) do đại đội C và một bộ phận
Liên quân 17 của Quân khu phụ trách, nhiệm vụ chia cắt, tiêu diệt toàn bộ quân
dịch di chuyển trong khu vực. Khu vực C (từ km104 đến km107) được giao cho
đại đội A phụ trách, nhiệm vụ khoá đuôi, tiêu diệt và đánh quân tiếp viện từ đồn
La Ngà lên. Ngoài việc bố trí các trận địa tại ba địa điểm mấu chốt, Chi đội 10
cũng đã cử một trung đội thuộc đại đội C có nhiệm vụ quấy rối, chặn đánh địch
trên quốc lộ 1 (đoạn từ Hố Nai đến ngã ba Dầu Giây) nhằm mục đích buộc đoàn
xe của Pháp phải giảm tốc độ và đến trận địa phục kích vào khung giờ tầm 15-16
giờ chiều, thời điểm có nhiều sương mù hạn chế tầm nhìn máy bay của địch và
cản trở viện binh của địch từ Biên Hoà lên.
Cuối tháng 2-1948, Ban chỉ huy Chi đội 10 nhận được tin tình báo sáng
ngày 1-3-1948, đoàn xe của Pháp sẽ di chuyển xuất phát từ Sài Gòn lên Đà Lạt.
Hai đại đội và C thuộc Chi đội 10 sẽ cùng Liên quân 17 hành quân đến địa điểm
đã phân công từ trước để chiếm lĩnh trận địa ngày 26-2 và đến ngày 28-2, đại đội
B của Chi đội 10 cùng với Quốc vệ đội Xuân Lộc đến vị trí tập kích.
Sáng ngày 1-3-1948 đoàn xe quân sự gồm 70 chiếc của Pháp xuất phát từ
Sài Gòn. Đến Biên Hoà chúng phải dừng lại nhiều lần do quân du kích ta bố trí
các chướng ngại vật trên đường từ trước. Đến khoảng 15 giờ chiều đoàn xe của
Pháp đã lần lượt đi vào trận địa phục kích khu vực cầu La Ngà. Khi chiếc thiết
xxvi
giáp mở đường của quân Pháp đến khu vực A thì 3 quả địa lôi do bộ đội ta chuẩn
bị sẵn cho phát nổ, hất tung chiếc thiết giáp cùng với hai xe chở lính hộ tống khiến
cho viên chỉ huy cùng bộ phận thông tin tử trận. Các xe sau của đoàn quân Pháp
không liên lạc được vẫn nối đuôi nhau tiến lên và dồn vào khu vữ trận địa A. Lúc
này các chiến sĩ đã dùng hoả lực diệt chiếc xe hộ tống thứ ba và đồng loạt xông ra
đường đánh giáp chiến với Pháp. Do bị bất ngờ nên quân Pháp tê liệt hoàn toàn.
Còn ở khu vực B, Pháp lúng túng, các chiến sĩ chủ động tấn công, dốt cháy 28 xe,
tiêu diệt 55 lính hộ tống. Còn ở khu vực cầu La Ngà, cuộc chiến cũng diễn ra quyết
liệt, phá huỷ 16 xe chở lính, vô hiệu hoá 13 xe và tiêu diệt nhiều tên địch.
Đến lúc 15 giờ 57 phút tận đánh kết thúc, ta đã tiêu diệt được 59 chiếc xe
quân sự của Pháp, bắt sống 200 tù binh, tiêu diệt 150 lính hộ tống, 25 sĩ quan chỉ
huy thu nhiều vũ khí và đồ dùng quân sự. Trận phục kích La Ngà tháng 3-1948
của Chi đội 10, chặn đánh đoàn xe quân sự của Pháp, trong đó các quan chức cao
cấp của Pháp từ Sài Gòn đi Đà Lạt. Đây được xem là một chiến thắng quân sự lớn
nhất của lực lượng bộ đội miền Đông Nam Bộ tính từ đầu cuộc kháng chiến đến
năm 1948. Nhờ chiến thắng La Ngày, Tư lệnh Nam bộ Nguyễn Bình đã thay mặt
Trung ương trao Huân chương Quân công hạng Nhất cho các đơn vị tham gia.
Huỳnh Văn Nghệ được Huân chương Chiến công hạng Nhì và ông Bùi Cát Vũ
được nhận Huân chương Chiến công hạng Ba.
Ngoài ra, Huỳnh Văn Nghệ cũng tham gia rất nhiều trận đánh tiêu biểu như:
tham gia các trận đánh ở Sài Gòn – Chợ Lớn ở mặt trận Thị Nghè (1945), lúc này
Huỳnh Văn Nghệ được Ủy ban Nhân dân Nam Bộ tại Hội nghị Chợ Đệm bổ nhiệm
làm cố vấn cho Ủy ban Kháng chiến Miền Đông, mặc dù Ủy ban đã rút về Biên
Hòa nhưng ông vẫn ở lại để tham gia chiến đấu phối hợp với các mặt trận khác
bao vây địch trong Sài Gòn làm chậm bước tiến của địch; tham gia các trận đánh
trên đường số 1 từ Sài Gòn về Biên Hòa, ông tham gia chiến đấu như một người
đội viên chặn từng bước tiến của địch về miền Đông Nam Bộ. Ngày 2-1-1946 ông
xxvii
tham gia trận tấn công vào thị xã Biên Hòa đây là trận phản công lớn nhất đầu tiên
ở Nam Bộ do Khu tổ chức, Huỳnh Văn Nghệ phụ trách chỉ huy lực lượng của tỉnh
Biên Hòa tham gia trận chiến này đánh vào chỉ huy sở Anh - Ấn ở tòa bố Biên
Hòa, tiêu diệt bọn chỉ huy góp phần ủng hộ tinh thần kháng chiến của đồng bào
ta. Ngày 19-12-1947, ông tham gia trận Đồng Xoài kỷ niệm ngày toàn quốc kháng
chiến, Huỳnh Văn Nghệ chỉ huy tiêu diệt 20 xe nhà binh địch chở quân trang quân
dụng trên đường Sài Gòn – Ban Mê Thuột. Đầu năm 1948, ông tham gia trận
chống càn Chiến khu Đ, chống với hơn 5000 địch tập trung tấn công Chiến khu
Đ, đánh suốt một tuần lễ tiêu diệt được nhiều địch, thu về nhiều vũ khí và bảo toàn
được lực lượng. Năm 1949, mở chiến dịch mùa xuân, phát động phong trào phá
hoại đường xá, cầu cống trong toàn Khu 7 làm cho địch lúng túng. Khi ông làm
Phó Tư lệnh Khu 7 đã tham gia vào chiến dịch Bến Cát, phụ trách kiểm tra đôn
đốc mặt trận ở hai tỉnh Biên Hòa và Bà Rịa, nhân dịp đi kiểm tra Long Thành ông
đã chỉ huy một trận chống càn bảo vệ được Binh Công xưởng Nam Bộ. Năm 1951,
Huỳnh Văn Nghệ được phân công dẫn một tiểu đội về tiếp viện cho Biên Hòa
đang bị địch tấn công uy hiếp, Huỳnh Văn Nghệ đã cùng tiểu đội D về đánh địch
trong một tuần lễ, bảo vệ được các Binh Công Xưởng của tỉnh và của Nam Bộ ở
Chiến khu Đ, làm đồng bào phấn khởi. Sau trận bão lũ năm 1952, lực lượng của
địch tấn công vào Chiến khu Đ, Huỳnh Văn Nghệ đã chỉ huy tiểu đội theo sát địch,
chiến đấu bảo vệ cơ quan, động viên giúp đỡ anh em du kích và đồng bào, sau 52
ngày chiến đấu kết quả khiến cho địch thất bại trong âm mưu gom dân ra thành và
tiêu diệt lực lượng ta.
2.1.3. Hoạt động văn học
Nếu ở trước Cách mạng tháng Tám, phần lớn các nhà thơ có tên tuổi phần
lớn tập trung tính nghệ thuật trong văn chương thì thơ Huỳnh Văn Nghệ lại xuất
hiện với một màu sắc hoàn toàn khác:
“Chàng chỉ muốn đề thơ bằng máu
xxviii
Trên mây hồng cho gió rải cùng trời
Để những người đau khổ khắp nơi nơi
Ngừng than thở
Và thương nhau
Khi thấy hàng chữ máu!
(Mộng làm thơ)” [10, 194]
Bài thơ Huỳnh Văn Nghệ viết vào năm 1937 cho thấy quan niệm của tác giả
về thơ đó là viết cho những người đau khổ khắp nơi nơi ngừng đau khổ để thương
nhau. Huỳnh Văn Nghệ muốn dùng thơ của mình để đánh thức đồng bào nhớ về
mối hận đất nước. Các bài thơ Huỳnh Văn Nghệ viết vào khoảng những năm 1930
như: Bà bán cau (1935), Mộ bia (1936), Đám ma nghèo (1938), Thú tội (1940),…
Trong thời kì kháng chiến chống Pháp thì Chiến khu Đ là một căn cứ địa
quan trọng. Ai đã từng ở miền Đông Nam Bộ thời kháng Pháp, hẳn không thể
không lưu giữ kỉ niệm nào đó về Chiến khu Đ và khi nói về Chiến khu Đ không
ai có thể quên một cái tên: Huỳnh Văn Nghệ. Tên tuổi Huỳnh Văn Nghệ đi vào
tâm thức mọi người như một người cán bộ quân sự tài năng, một ngọn cờ của các
đơn vị vũ trang buổi đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, chỉ huy các trận đánh
giao thông và là một trong những người có vai trò to lớn trong quá trình gầy dựng
và phát triển nên Chiến khu Đ. Những bài thơ của Huỳnh Văn Nghệ viết phần lớn
về Chiến khu này, thơ của ông như mang những bụi bặm chiến trường, như một
phóng sự, ghi chép sự kiện. Các sáng tác của Huỳnh Văn Nghệ cũng giúp cho việc
nghiên cứu lịch sử kháng chiến ở Nam Bộ gặp khó khăn thì thơ của ông góp phần
giúp phong phú nguồn tư liệu về chiến khu cũng như là những minh chứng khi
nghiên cứu về các sự kiện diễn ra tại Chiến khu Đ.
Trong những năm cực kì gian khổ ấy, trên chiến trường “miền Đông gian
lao mà anh dũng” nguồn thi hứng của ông lại vô cùng rộng mở, dạt dào. Trong 9
xxix
năm, các bài viết của ông trong văn xuôi như các truyện thơ: Con séo, Con nai
vàng,…hay các bài thơ sáng tác rải rác trong 9 năm kháng chiến chống Pháp: Em
bé liên lạc, Nắm mộ giữa rừng (1951), Thử gan (1953), Tình súng (1953),... ông
đều nhắc về cảnh thiếu thốn về vật chất khó có thể tưởng tượng được trong những
ngày đầu đánh giặc. Ông xúc động khi viết về những người đồng đội của mình bởi
đó là những người đồng đội thân thương, chí cốt nhưng luôn có một tâm hồn đẹp
và khí phách hiên ngang khi đối mặt với kẻ thù.
Ngoài những bài thơ nói về tình cảm giữa chiến khu với đồng bào, các trận
đánh lớn, tinh thần chiến đấu quả cảm không ngại hi sinh của những người bộ đội,
quân dân du kích,...thì bài thơ của ông viết về trận bão lụt lịch sử năm Nhâm Thìn
1952 và trận thắng lớn của tiểu đoàn 303 Thủ Biên ngay trong những ngày bão lũ
ấy:
“Những nóc nhà trôi
Những thân cây đỗ
Suối ngập thành sông, sông tràn thành biển
Mênh mông sóng vỗ chân trời.
Thôi hết rồi, hết lúa, hết khoai
Chiến khu Đồng Nai lại đói.
Con ngậm củ mài, cha nhơi củ chuối
Ướt mắt chồng nhìn vợ nuốt vỏ khoai
Đứt ruột mẹ tiếng con thơ đòi bú.
Voi cũng trôi tận Cù Lao Phố
Mấy con trâu vướng cột cầu Gành…
Cả chiến khu đêm nay không ngủ
Tụ năm tụ ba,
xxx
Bàn tán về tiểu đoàn ba trăm ba:
“Dù thiếu cơm, du thiếu áo
Đánh giặc càng hay,
Ăn củ mì cũng giỏi
Thế nào cũng thắng, và…phải thắng!”
Bỗng được tin loa:
“Ta tiêu diệt hoàn toàn đồn Bến Sắn”” [10, 450-451].
2.2. TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ
2.2.1. Quá trình hoạt động tại miền Bắc
Chiến tranh chống Pháp kết thúc, tháng 5-1953, Huỳnh Văn Nghệ làm
Trưởng đoàn cán bộ cao cấp của miền Nam ra Trung ương học. Sau đó ông ở lại
miền Bắc công tác gần 12 năm. Ông giữ chức Trưởng phòng Thể dục thể thao,
Cục phó Cục Quân huấn – Bộ Tổng tham mưu. Từ năm 1964, ông chuyển ngành
sang làm Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, rồi Tổng cục phó Tổng cục Lâm nghiệp.
2.2.2. Quá trình hoạt động tại miền Nam
Sau một thời gian tập kết ra Bắc thì đến năm 1965, Huỳnh Văn Nghệ được
điều động về để cùng nhân dân miền Nam tiếp tục đánh Mĩ. Ông lần lượt giữ chức:
Trưởng ban Căn cứ Trung ương Cục miền Nam, Phó bí thư Đảng ủy Căn cứ Trung
ương Cục miền Nam, Phó ban Kinh – Tài Trung ương Cục miền Nam, Trưởng
ban Lâm nghiệp Trung ương Cục miền Nam.
2.2.3. Hoạt động văn học
Khoảng thời gian những năm 1954-1964 khi Huỳnh Văn Nghệ giữ chức
Trưởng phòng Thể dục – Thể thao, Cục phó Cục Quân huấn (Bộ Tổng Tham mưu
Quân đội Nhân dân Việt Nam) thì ông cũng dành thời gian viết nên nhiều tác phẩm
đóng góp làm dồi giàu hơn kho tàng văn học của mình. Ông viết các truyện thơ:
Đánh mãng xà; Lịch sử chùa Ông Mõ. Viết các truyện kể: Mất đồn Mĩ Lộc; Chùa
xxxi
Ông Mõ; Tiếng hát trên sông Đồng Nai; Trận mãng xà; Đánh sấu thần; Anh Chín
Quỳ. Viết các hồi kí: Quê hương rừng thẳm sông dài; Những ngày sóng gió Đồng
Nai. Viết các tùy bút, bút kí, chính luận đăng trên các báo: Quân đội Nhân dân;
Văn nghệ Quân đội; Thống nhất và phát trên sóng đài tiếng nói Việt Nam.
Sau Hiệp định Geneve, Huỳnh Văn Nghệ có lệnh tập kết ra Bắc. Trong
những ngày ở miền Bắc hay khi đã trở về miền Nam thì những vần thơ của Huỳnh
Văn Nghệ vẫn chủ yếu là viết về Chiến khu Đ. Đó là những vần thơ da diết để nhớ
về một thời kháng chiến bất khuất.
2.3. SAU KHI ĐẤT NƯỚC ĐƯỢC GIẢI PHÓNG
Sau ngày giải phóng, Huỳnh Văn Nghệ là Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm
nghiệp miền Nam. Khi giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, trụ sở
đặt tại chiến khu Tây bắc tỉnh Tâu Ninh (nay là huyện Tân Biên), Huỳnh Văn
Nghệ cũng cho thấy sự đa tài của mình khi đã nghiên cứu nhiều cách trong việc
sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên “Để khai thác có hiệu quả khối tài nguyên
của đất nước, Huỳnh Văn Nghệ rất muốn có bước đi khởi đầu, là điện khí hóa các
vùng rừng đã được giải phóng. Sẵn dịp Ban Xây dựng cơ bản của Trung ương
Cục miền Nam đưa từ Bắc vào Nam ba bộ “thủy luân xa” do Trung Quốc viện
trợ, có một tuốcbin thủy điện nhỏ có thể phát ra một nguồn điện cỡ 10kW, Huỳnh
Văn Nghệ đã lãnh một bộ rồi ngăn đập suối Tân Biên, thử nghiệm một trạm thủy
điện nhỏ đầu tiên ở vùng giải phóng” [10, 319]. Rất tiếc, đến khi thành công và
chưa kịp tổng kết kinh nghiệm thì tin chiến thắng của chiến dịch Hồ Chính Minh
tới tấp bay về, rồi các cơ quan quân dân chính Đảng ở chiến khu được lệnh vào
tiếp quản thành phố Sài Gòn, Gia Định nên sự nghiệp điện khí hóa buộc phải dừng
lại. Có thể thấy Huỳnh Văn Nghệ đa tài trên cả ba lĩnh vực: quân sự, văn hóa văn
nghệ và kinh tế - xã hội. Năm 1976, sau khi sáp nhập hai Tổng cục Lâm nghiệp
miền Nam và miền Bắc thành Bộ Lâm nghiệp, ông giữ chức Thứ trưởng Bộ Lâm
xxxii
nghiệp, Ủy viên Đảng Đoàn Bộ Lâm nghiệp. Ngày 5-3-1977, ông lâm bệnh nặng
và qua đời tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Vợ của Huỳnh Văn Nghệ là bà Đoàn Thị Nhạn (1915-1988) và có 9 người
con. Hai người con đầu và người thứ bảy mất sớm. Người con thứ ba là bà Huỳnh
Xuân Lan là kỹ sư xây dựng, nguyên là Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty xây
dựng số 1, mất năm 2007. Người con thứ tư là bà Huỳnh Thu Cúc là kỹ sư hóa,
nguyên giảng viên khoa Hóa Đại học Bách Khoa. Người con thứ năm là bà Huỳnh
Thu Nguyệt, cử nhân tài chính kế toán, nguyên Trưởng phòng Tài chính Quận 3,
thành phố Hồ Chí Minh. Người con thứ sáu là ông Huỳnh Văn Nam, thạc sĩ khoa
học công nghệ thông tin, nguyên Tổng giám đốc Đài Phát thanh – Truyền hình
thành phố Hồ Chí Minh. Người con thứ tám là bà Huỳnh Thị Sông Bé, cử nhân
kinh tế. Người con út là bà Huỳnh Thị Thành, thạc sĩ Dược, nguyên trưởng khoa
Vật lý Đo lường, Viện kiểm nghiệm thuốc Thành phố Hồ Chí Minh.
xxxiii
CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA HUỲNH VĂN NGHỆ TRONG
SỰ NGHIỆP GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
3.1. ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG
Đối với nhân dân miền Đông Nam Bộ nói chung hay nhân dân tỉnh Đồng
Nai, Bình Dương nói riêng, cái tên Huỳnh Văn Nghệ luôn luôn được nhớ đến với
đầy sự khâm phục và tự hào. Những đóng góp của ông đối với sự nghiệp cách
mạng là vô cùng to lớn và quan trọng, Từ việc thống nhất các lực lượng vũ trang
ở Biên Hòa, đến việc xây dựng nên chiến khu Đ oai hung, chỉ huy nhiều trận đánh
lớn, trong việc nghiên cứu và phát triển cách đánh mới…đều được ông hoàn thành
một cách xuất sắc.
3.1.1. Thống nhất các lực lượng vũ trang ở Biên Hoà và trong cuộc
kháng chiến chống Pháp ở miền Đông Nam Bộ
Trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc nhất là trong cuộc kháng
chiến chống Pháp ở miền Đông Nam Bộ nếu nhìn nhận một cách khách quan có
thể thấy Huỳnh Văn Nghệ là một nhân vật tài năng về cả chiến thuật lẫn chiến
lược. Ông là đồng chí chỉ huy của LLVT ở Biên Hòa và miền Đông Nam Bộ trong
những năm kháng chiến chống Pháp (1945-1954). Trong quá trình đấu tranh giành
độc lập dân tộc thì LLVT giữ một vị trí nồng cốt và quan trọng. Nhưng nếu muốn
phát huy tối đa vai trò của lực lượng này thì việc thống nhất và đào tạo những thứ
cần thiết để lực lược vũ tảng phát triển hơn là một việc vô cùng quan trọng.
Sau cách mạng tháng Tám, nhiều LLVT đã được hình thành, có những lực
lượng hình thành một cách tự phát nhưng cũng có những lực lượng hình thành do
các tổ chức Đảng thành lập. Một số LLVT có quy mô bao gồm: trại huấn luyện
Du kích Vĩnh Cửu, Vệ quốc đoàn Biên Hòa, Giải phóng quân quận Châu Thành;
Vệ quốc đoàn quận Long Thành...
Trại huấn luyện Du kích Vĩnh Cửu do Tỉnh ủy lâm thời tỉnh Biên Hòa quyết
định thành lập trong Hội nghị Bình Trước đếm 23-9-1945, do đồng chí Phan Đình
xxxiv
Công thường vụ Tỉnh ủy phụ trách. Trại huấn luyện Du kích Vĩnh Cửu là trường
Quân chính đầu tiên ở Biên Hòa và miền Đông Nam Bộ.
Vệ quốc đoàn Biên Hòa nguyên là LLVT của Ủy ban kháng chiến miền
Đông do Lương Văn Tương chỉ huy. Trước khi Pháp đánh chiếm Biên Hòa, lực
lượng đứng chân ở Thành Biên Hòa. Khi thực dân Pháp đánh chiếm Biên Hòa (25-
10-1945), Huỳnh Văn Nghệ đưa 40 chiến sĩ cùng vũ khí trở về rừng ở Tân Uyên
tạo cơ sở để xây dựng LLVT và căn cứ lâu dài. Tại tân Uyên, Huỳnh Văn Nghệ
bằng uy tín của mình đã thuyết phục và tiếp nhận đội du kích của Trần Văn Quỳ
chỉ huy rút vào rừng sâu sau khi Nam Kì khởi nghĩa thất bại năm 1940. Ngoài ra
còn có LLVT do Cao Văn Bổ chỉ huy ở Tân Uyên, LLVT công nhân hàng hải từ
Sài Gòn lên do Đào Văn Quang chỉ huy, lực lượng học viên của Trại Sở Tiêu Tân
Uyên (tiền thân là trại huấn luyện du kích Vĩnh Cửu) và từ những cơ sở này đã
hình thành nên Vệ quốc đoàn Biên Hòa do Huỳnh Văn Nghệ làm chỉ huy trưởng
“Vệ quốc đoàn Biên Hòa gồm 4 phân đội, mỗi phân đội có từ 12 đến 15 chiến sĩ,
trang bị một số súng trường, dao, mã tấu và lựu đạn. Đơn vị thường được nhân
dân trong vùng gọi tên là “Bộ đội Tám Nghệ”” [10, 362].
Giải phóng quân Châu Thành do quận ủy Châu Thành tỉnh Biên Hòa xây
dựng bao gồm một bộ phận Thanh niên Tiền phong và lực lượng Công đoàn xung
phong của nhà máy cưa BIF do Doãn Tiền Nghiệp đứng ra chỉ huy và huấn luyện.
Đơn vị đứng chân khu vực Tân Phú – Thiện Tân lấy tên Giải phóng quân Biên
Hòa, về sau Lê Văn Ngọc thay thế chỉ huy Doãn Tiến Nghiệp nên còn được nhân
dân gọi là bộ đội Sáu Ngọc. Vệ quốc đoàn quận Long Thành xây dựng với 27
chiến sĩ, gọi là “Cộng hòa vệ binh”. Qua nhiều lần thay đổi tên gọi, tiếp nhận nhiều
lực lượng và cán bộ chỉ huy từ Trại huấn luyện Du kích Vĩnh Cửu thì đến tháng
1-1946 lực lượng được đổi tên thành Vệ quốc đoàn Long Thành. Ngoài ra còn có
các lực lượng nhỏ lẻ khác như phân đội Nguyễn Chức Sắc, bội đội Hồ Hòa...
xxxv
Trong số các LLVT này thì lực lượng Vệ quốc đoàn Biên Hòa của Huỳnh
Văn Nghệ là lực lượng được tổ chức có quy củ nhất. Tuy các đơn vị có hoàn cảnh
ra đời khác nhau nhưng đều do những cá nhân yêu nước, quyết tâm kháng chiến
chống giặc ngoại xâm lập nên vì mục tiêu độc lập dân tộc. Sự hình thành và tồn
lại của nhiều lực lượng vũ trang ở Biên Hòa giai đoạn này phản ánh một thực tế
khách quan ở địa phương. Việc hình thành LLVT là cần thiết nhưng việc hình
thành LLVT nhưng trình độ quản lí còn hạn chế, thiếu hiểu biết và kinh nghiệm
trong xây dựng và tổ chức LLVT dẫn đến việc không thể lãnh đạo thống nhất các
lực lượng này. Đồng thời, các LLVT chỉ dựa vào một cá nhân có uy tín để lập nên.
Trong tình hình đó yêu cầu bức thiết là thống nhất các lực lượng lại với nhau để
đảm bảo sẽ trở thành một lực lượng nồng cốt cho cuộc kháng chiến trường kì bảo
vệ độc lập dân tộc.
Tại Hội nghị cán bộ toàn tỉnh ở Cù Lao Vịt Tân Triều do đồng chí Nguyễn
Đức Thuận, Bí thư Khu ủy triệu tập vào tháng 4-1946 đã giải thích về việc chỉ thị
“Đảng cộng sản Đông Dương tụ giải tán” vào ngày 11-11-1945 và chỉ định thành
lập Tỉnh ủy lâm thời Tỉnh Biên Hòa do đồng chí Trần Minh Trí làm Bí thư. Tuy
Huỳnh Văn Nghệ không tham gia hội nghị này nhưng ông vẫn được tin tưởng cử
làm thành viên của Ủy ban phụ trách quân sự tỉnh. Tháng 5-1946, Huỳnh Văn
Nghệ triệu tập hội nghị quân sự tỉnh Biên Hòa tại xã Xóm Đèn (xã Tân Hòa) bao
gồm chỉ huy quân sự các đơn vị vũ trang trong tỉnh “Hội nghị ra nghị quyết về hai
vấn đề.Hai vấn đề này cũng đã thể hiện tư tưởng và tầm nhìn của đồng chí Huỳnh
Văn Nghệ. Đó là hai vấn đề cấp bách trước mắt để tăng cường sức chiến đấu của
LLVT và xây dựng bàn đạp đứng chân lâu dài cho sự nghiệp kháng chiến:
- Nhập Vệ quốc đoàn quận Châu Thành với Vệ quốc đoàn Biên Hòa thành
một đơn vị vũ trang thống nhất của tỉnh, lấy tên là Vệ quốc đoàn Biên Hòa.
- Xây dựng căn cứ kháng chiến lấy tên chiến khu Đ trên cơ sở 5 xã Mĩ Lộc,
Tân Hòa, Tân Tịch, Thường Lan, Lạc An.” [10, 366].
xxxvi
Đến tháng 6-1946, sau một quá trình hoạt động độc lập, tại Hội nghị Quân
sự toàn khu tại Đông Thành quyết định thống nhất các LLVT mỗi tỉnh và quyết
định thành lập Chi đội, tại Biên Hòa, Vệ quốc đoàn Long Thành cũng được sáp
nhập vào Vệ quốc đoàn Biên Hòa. Trên cơ sở này, Bộ chỉ huy Khu 7 quyết định
thành lập Chi đội 10 Biên Hòa do Huỳnh Văn Nghệ làm Chi đội trưởng đầu tiên
và chiến khu Đ cũng chính thức trở thành căn cứ kháng chiến của Biên Hòa. Nhằm
tăng cường sức mạnh của LLVT, Huỳnh Văn Nghệ đã tổ chức huấn luyện quân
đội. Thông qua công tác nghiên cứu, học tập và trải nghiệm ông đã biên soạn các
giáo trình để giảng dạy, huấn luyện cho các cán bộ, chiến sĩ chi đội. Để tạo điều
kiện cho bộ đội có thể hoạt động hiệu quả, Huỳnh Văn Nghệ đã có sáng kiến thành
lập các quận quậ sự, sau đó chuyển thành các Ban công tác liên thôn. “Chính
những Ban công tác liên thôn này giữ vai trò rất lớn trong các hoạt động tác chiến
của Chi đội 10 Biên Hòa, đảm bảo các công tác trinh sát, giao liên, hậu cần,
chuẩn bị địa bàn tác chiến cho lực lượng, diệt tề trừ gian, nâng thế làm chủ của
quần chúng nhân dân” [10, 367].
Huỳnh Văn Nghệ nắm bắt được chủ trương chiến lược của Trung ương,
đồng thời cũng vạch ra kế hoạch tác chiến ở địa phương góp phần to lớn thực hiện
thắng lợi chủ trương, đường lối kháng chiến của Đảng. Ở Biên Hòa, khi Pháp mở
chiến dịch đánh lên căn cứ Việt Bắc, Trung ương chỉ đạo chiến trường Nam Bộ
“không cho địch cướp được của ở Nam Bộ đánh ra Bắc, Trung Bộ”, nên Huỳnh
Văn Nghệ đã chỉ trương mở một loạt các trận đánh giao thông đường sắt nhằm
gây cản trở cho địch viện trợ ra miền Bắc. Những trận đánh ở Gia Huynh, Trảng
Táo, Bảo Chánh, Bàu Cá cũng đã phối hợp nhịp nhàng với chiến trường miền Bắc
vừa giúp cho chi đội tăng cường các trang thiết bị vừa là thực tiễn kinh nghiệm để
Ban chỉ huy Chi đội 10 tổ chức huấn luyện cán bộ, chiến sĩ về chiến thuật, kĩ thuật
chiến đấu về sau. Việc thành lập Chi đội 10 đánh dấu một bước phát triển mới
trong việc xây dựng lực lượng ở Biên Hòa nói chung và chiến khu Đ nói riêng.
xxxvii
Việc thống nhất các LLVT lại với nhau đã tạo tiền đề, điều kiện cho việc phát huy
sức mạnh tập thể và xây dựng một căn cứ chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài
ở Đông Nam Bộ.
3.1.2. Trong việc xây dựng chiến khu Đ
Sau khi Pháp chiếm được Biên Hòa (10-1945), nhằm bảo toàn và củng cố
lực lượng Huỳnh Văn Nghệ đã rút về Tân Tịch, Đất Cuốc dựa vào ưu thế và địa
hình rừng núi nơi đây để làm căn cứ xây dựng lực lượng chống Pháp. Tại đây,
Huỳnh Văn Nghệ đã đứng ra thống nhất các lực lượng vũ trang thành Vệ quốc
đoàn Biên Hòa, mở huấn luyện quân sự tại Đất Cuốc. Tháng 11-1945, đồng chí
Nguyễn Bình được Trung ương cử vào phụ trách công tác quân sự ở Nam Bộ. Sau
quá trình khảo sát thực địa ở vùng rừng Tân Uyên, đồng chí Nguyến Bình đã thảo
luận cùng với Vệ quốc đoàn Biên Hòa chọn khu vực Lạc An để lập căn cứ. Dưới
sự chỉ đạo của Huỳnh Văn Nghệ, chằng bao lâu sau cả một vùng rộng lớn ở bên
kia sông Đồng Nai đã trở thành chiến khu Đ oai hùng. Trong từng giai đoạn lịch
sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ phạm vi của chiến
khu Đ lại có sự thay đổi.
Tên gọi “Chiến khu Đ” ra đời vào cuối tháng 2-1946 khi thực dân Pháp
chiếm đóng được quận lỵ Tân Uyên, thành lập chi khu. Trong tháng 3 và tháng 4-
1946, Huỳnh Văn Nghệ đã chỉ huy Vệ quốc đoàn Biên Hòa phối hợp với Vệ quốc
đoàn Châu Thành đánh bại hai cuộc càng quét lớn của Pháp ở Tân Uyên, góp phần
hình thành nên một chiến khu Đ rộng lớn với 5 xã đầu tiên gồm Tân Hòa, Tân
Tịch, Mỹ Lộc, Thường Long, Lạc An. Từ năm 1948 trờ đi, chiến khu Đ được mở
rộng ra, phát triển lên phía Bắc và phía Đông Bắc.
Chiến khu Đ nằm án ngữ trên hành lang cửa ngõ phía Bắc Sài Gòn, nối
thông lên vùng rừng núi cao nguyên Trung Bộ, chiến khu có vị trí chiến lược đặc
biệt quan trong. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ
xâm lược chiến khu Đ là một căn cứ quan trọng của tỉnh Biên Hòa, Thủ Dầu Một,
xxxviii
Quân khu 7 và khu vực Nam Bộ. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp chiến khu
được xây dựng và ngày càng được mở rộng, phạm vi chủ yếu nằm trên vùng đất:
phía tây giáp đường 16 (đoạn từ thị trấn Tân Uyên lên Cổng Xanh), phía bắc giáp
sông Bé (đoạn từ cầu Phước Hòa lên Chánh Hưng), phía đông giáp sông Bé (đoạn
từ Chánh Hưng đến ngã ba Hiếu Liêm) và phía nam giáp sông Đồng Nai (đoạn từ
ngã ba Hiếu Liêm về thị trấn Tân Uyên). Sang thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, từ
phạm vi chiến khu cũ (chủ yếu nằm trên địa bàn Tân Uyên), ta đã chuyển dần
trung tâm lên phía đông bắc. Đến đầu năm 1975, căn cứ được xây dựng hoàn
chỉnh, phạm vi mở rộng tối đa. Lúc bấy giờ phạm vi của chiến khu Đ năm chủ yếu
phía Nam giáp sông Đồng Nai, phía tây giáp tỉnh Bình Dương và cắt qua địa phận
hai tỉnh Phước Long, Bình Long (nay là tỉnh Bình Phước, phía bắc giáp biên giới
Việt Nam – Campuchia (đoạn từ Bù Đốp đến Bù Đăng), phía đông giáp các tỉnh
Bình Thuận và Lâm Đồng. Chiến khu Đ được xem như là một trung tâm kháng
chiến, nơi ra đời của các LLVT miền Đông Nam bộ. Khi kháng chiến chống thực
dân Pháp, Chiến khu Đ là một trong những căn cứ quan trọng của các cấp ủy Đảng,
các tổ chức chính quyền và cơ quan chỉ huy quân sự, các tỉnh lân cận cùng với khu
7, Phân liên khi miền Đông và Nam Bộ. Khi kháng chiến chống đế quốc Mĩ, Chiến
khu Đ là nơi xây dựng, đứng chân của các cơ quan lãnh đạo của Đảng, các LLVT
từ huyện, tỉnh, liên tình, quân khu đến Trung ương Cục.
Huỳnh Văn Nghệ đã góp phần rất lớn cùng với Khu Bộ trưởng Nguyễn Bình
phát hiện vị trí, địa điểm thuận lợi của khu vực Lạc An để lâp nên căn cứ địa cho
toàn khu. “Căn cứ này đáp ứng được hai điểm quan trọng là tiến có thể đánh, lùi
có thể giữ… từ điểm tập kết cán bộ, lương thực, thuốc men, quần áo, vũ khí, vật
liệu, cơ kiện và điều cốt tử là giữ vững được liên lạc giữa các chiến khu để thống
nhất chỉ huy” [10, 324]. Mặc dù quân đội Pháp đã nhiều lần tổ chức tiểu đoàn xe
thiết giáp và máy bay bao vây Tân Uyên nhằm triệt phá các đơn vị cơ quan đầu
não và bộ đội của ta nhưng đều gặp phải thất bại. Các cơ quan kháng chiến và đơn
xxxix
vị vũ trang đã góp phần xây dựng nên căn cứ kháng chiến lâu dài. Sẽ thật thiếu sót
khi nhắc đến Huỳnh Văn Nghệ mà không nhắc đến những đóng góp cho sự hình
thành nên chiến khu Đ bởi trong sự nghiệp của ông hầu như rất gắn bó với chiến
khu Đ từ những ngày xây dựng và hình thành những hạt nhân ban đầu của chiến
khu và với những chiến thắng vang dội với chiến khu này như: chiến thắng Lạc
An, Tân Uyên, Nhà Nai, cầu Bà Kiên…Chiến khu Đ tồn tại như một biểu tượng
của cuộc kháng chiến, tiêu biểu cho ý chí sức mạnh tinh thần của toàn dân, niềm
tin và tự hào của các cán bộ chiến sĩ ở vùng Biên Hòa nói riêng và miền Đông
Nam Bộ nói chung. Lịch sử của Chiến khu Đ gắn liền với tên tuổi của Huỳnh Văn
Nghệ giống như tác giả Hồ Sơn Đài có viết “Tên tuổi của ông đi vào tâm thức mọi
người như một cán bộ quân sự tài năng, một ngọn cờ của đơn vị vũ trang buổi đầu
cuộc kháng chiến chống Pháp, kiến trúc sư của những trận đánh giao thông nổi
tiếng, người gắn bó ruột rà với quá trình gầy dựng và phát triển Chiến khu Đ; và
điều này nữa, như một nhà thơ – nhà thơ chiến sĩ” [10, 444].
Với những ý nghĩa lịch sử cùng với những đóng góp của Chiến khu Đ qua
hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược, ngày 11-5-
2010, Chiến khu Đ được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích lịch
sử cấp quốc gia. Chiến khu Đ là niềm tự hào của dân tộc và thế hệ trẻ sau này mỗi
khi nhắc đến sẽ luôn nhớ về những chiến công vang dội nơi này và thi tướng
Huỳnh Văn Nghệ với những đóng góp to lớn mà ông dành cho nơi này.
3.1.3. Phát động phong trào đánh tháp canh địch bằng chiến thuật đặc
công
Cuối năm 1947, Pháp thất bại ở Việt Bắc buộc phải chuyển chiến lược từ
“đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh lâu dài”. Đầu năm 1948, Ở miền Đông
Nam Bộ, thực dân Pháp thực hiện chiến lược “vết dầu loang” (De Latour), chiến
thuật “điểm và đường”. Thực dân Pháp đã cho xây dựng hàng loạt các tháp canh
và đồn bót trên các trục lộ đường 16 và dọc lộ 24. Các tháp canh được xây dựng
Báo cáo tốt nghiệp Lịch sử danh nhân Huỳnh Văn Nghệ (1914-1977).pdf
Báo cáo tốt nghiệp Lịch sử danh nhân Huỳnh Văn Nghệ (1914-1977).pdf
Báo cáo tốt nghiệp Lịch sử danh nhân Huỳnh Văn Nghệ (1914-1977).pdf
Báo cáo tốt nghiệp Lịch sử danh nhân Huỳnh Văn Nghệ (1914-1977).pdf
Báo cáo tốt nghiệp Lịch sử danh nhân Huỳnh Văn Nghệ (1914-1977).pdf
Báo cáo tốt nghiệp Lịch sử danh nhân Huỳnh Văn Nghệ (1914-1977).pdf
Báo cáo tốt nghiệp Lịch sử danh nhân Huỳnh Văn Nghệ (1914-1977).pdf
Báo cáo tốt nghiệp Lịch sử danh nhân Huỳnh Văn Nghệ (1914-1977).pdf
Báo cáo tốt nghiệp Lịch sử danh nhân Huỳnh Văn Nghệ (1914-1977).pdf
Báo cáo tốt nghiệp Lịch sử danh nhân Huỳnh Văn Nghệ (1914-1977).pdf
Báo cáo tốt nghiệp Lịch sử danh nhân Huỳnh Văn Nghệ (1914-1977).pdf
Báo cáo tốt nghiệp Lịch sử danh nhân Huỳnh Văn Nghệ (1914-1977).pdf
Báo cáo tốt nghiệp Lịch sử danh nhân Huỳnh Văn Nghệ (1914-1977).pdf
Báo cáo tốt nghiệp Lịch sử danh nhân Huỳnh Văn Nghệ (1914-1977).pdf
Báo cáo tốt nghiệp Lịch sử danh nhân Huỳnh Văn Nghệ (1914-1977).pdf
Báo cáo tốt nghiệp Lịch sử danh nhân Huỳnh Văn Nghệ (1914-1977).pdf
Báo cáo tốt nghiệp Lịch sử danh nhân Huỳnh Văn Nghệ (1914-1977).pdf
Báo cáo tốt nghiệp Lịch sử danh nhân Huỳnh Văn Nghệ (1914-1977).pdf
Báo cáo tốt nghiệp Lịch sử danh nhân Huỳnh Văn Nghệ (1914-1977).pdf
Báo cáo tốt nghiệp Lịch sử danh nhân Huỳnh Văn Nghệ (1914-1977).pdf
Báo cáo tốt nghiệp Lịch sử danh nhân Huỳnh Văn Nghệ (1914-1977).pdf
Báo cáo tốt nghiệp Lịch sử danh nhân Huỳnh Văn Nghệ (1914-1977).pdf

More Related Content

What's hot

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm
Nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làmNêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm
Nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làmAn Nguyen
 
Նոր շրջանի հայկական մշակույթը 19-20-րդ դ. սկիզբ
Նոր շրջանի հայկական մշակույթը 19-20-րդ դ. սկիզբՆոր շրջանի հայկական մշակույթը 19-20-րդ դ. սկիզբ
Նոր շրջանի հայկական մշակույթը 19-20-րդ դ. սկիզբZins1
 
Sổ tay công nghệ chế tạo máy tập 1
Sổ tay công nghệ chế tạo máy tập 1Sổ tay công nghệ chế tạo máy tập 1
Sổ tay công nghệ chế tạo máy tập 1Trung Thanh Nguyen
 
Bài giảng môn nghiệp vụ văn thư (chương 1)
Bài giảng môn nghiệp vụ  văn thư (chương 1)Bài giảng môn nghiệp vụ  văn thư (chương 1)
Bài giảng môn nghiệp vụ văn thư (chương 1)Học Huỳnh Bá
 
Bai tap lap trinh cnc
Bai tap lap trinh cncBai tap lap trinh cnc
Bai tap lap trinh cncHien Dinh
 
Sự cần thiết và ý nghĩa cao đẹp của hiến máu nhân đạo
Sự cần thiết và ý nghĩa cao đẹp của hiến máu nhân đạoSự cần thiết và ý nghĩa cao đẹp của hiến máu nhân đạo
Sự cần thiết và ý nghĩa cao đẹp của hiến máu nhân đạoyouthvietnam
 
Ծաղկի կառուցվածք
Ծաղկի կառուցվածքԾաղկի կառուցվածք
Ծաղկի կառուցվածքMartin Atoyan
 
Chuyên đề văn bản và soạn thảo văn bản
Chuyên đề văn bản và soạn thảo văn bảnChuyên đề văn bản và soạn thảo văn bản
Chuyên đề văn bản và soạn thảo văn bảnHọc Huỳnh Bá
 
HƯỚNG DẪN TẠO MẶT CẮT TRONG BẢN VẼ SOLIDWORKS
HƯỚNG DẪN TẠO MẶT CẮT TRONG BẢN VẼ SOLIDWORKSHƯỚNG DẪN TẠO MẶT CẮT TRONG BẢN VẼ SOLIDWORKS
HƯỚNG DẪN TẠO MẶT CẮT TRONG BẢN VẼ SOLIDWORKSdiendanks
 
Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...
Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...
Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Tiểu thuyết Nguyễn Bỉnh Phương từ góc nhìn ký hiệu văn học
Tiểu thuyết Nguyễn Bỉnh Phương từ góc nhìn ký hiệu văn họcTiểu thuyết Nguyễn Bỉnh Phương từ góc nhìn ký hiệu văn học
Tiểu thuyết Nguyễn Bỉnh Phương từ góc nhìn ký hiệu văn họcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

What's hot (20)

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm
Nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làmNêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm
Nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm
 
Đánh giá kết quả công việc của công chức tại cơ quan chuyên môn
Đánh giá kết quả công việc của công chức tại cơ quan chuyên mônĐánh giá kết quả công việc của công chức tại cơ quan chuyên môn
Đánh giá kết quả công việc của công chức tại cơ quan chuyên môn
 
Նոր շրջանի հայկական մշակույթը 19-20-րդ դ. սկիզբ
Նոր շրջանի հայկական մշակույթը 19-20-րդ դ. սկիզբՆոր շրջանի հայկական մշակույթը 19-20-րդ դ. սկիզբ
Նոր շրջանի հայկական մշակույթը 19-20-րդ դ. սկիզբ
 
Tiểu thuyết của các nhà văn dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc
Tiểu thuyết của các nhà văn dân tộc thiểu số miền núi phía BắcTiểu thuyết của các nhà văn dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc
Tiểu thuyết của các nhà văn dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc
 
Sổ tay công nghệ chế tạo máy tập 1
Sổ tay công nghệ chế tạo máy tập 1Sổ tay công nghệ chế tạo máy tập 1
Sổ tay công nghệ chế tạo máy tập 1
 
Bài giảng môn nghiệp vụ văn thư (chương 1)
Bài giảng môn nghiệp vụ  văn thư (chương 1)Bài giảng môn nghiệp vụ  văn thư (chương 1)
Bài giảng môn nghiệp vụ văn thư (chương 1)
 
Bai tap lap trinh cnc
Bai tap lap trinh cncBai tap lap trinh cnc
Bai tap lap trinh cnc
 
Sự cần thiết và ý nghĩa cao đẹp của hiến máu nhân đạo
Sự cần thiết và ý nghĩa cao đẹp của hiến máu nhân đạoSự cần thiết và ý nghĩa cao đẹp của hiến máu nhân đạo
Sự cần thiết và ý nghĩa cao đẹp của hiến máu nhân đạo
 
Ծաղկի կառուցվածք
Ծաղկի կառուցվածքԾաղկի կառուցվածք
Ծաղկի կառուցվածք
 
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳngLuận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
 
Luận án: Phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam, HAYLuận án: Phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam, HAY
 
Chuyên đề văn bản và soạn thảo văn bản
Chuyên đề văn bản và soạn thảo văn bảnChuyên đề văn bản và soạn thảo văn bản
Chuyên đề văn bản và soạn thảo văn bản
 
Luận văn: Phát triển đội ngũ viên chức khoa học tại Viện Khoa học
Luận văn: Phát triển đội ngũ viên chức khoa học tại Viện Khoa học Luận văn: Phát triển đội ngũ viên chức khoa học tại Viện Khoa học
Luận văn: Phát triển đội ngũ viên chức khoa học tại Viện Khoa học
 
Luận văn: Quản trị nhân lực tại Cục Quản trị Văn phòng Quốc hội
Luận văn: Quản trị nhân lực tại Cục Quản trị Văn phòng Quốc hộiLuận văn: Quản trị nhân lực tại Cục Quản trị Văn phòng Quốc hội
Luận văn: Quản trị nhân lực tại Cục Quản trị Văn phòng Quốc hội
 
HƯỚNG DẪN TẠO MẶT CẮT TRONG BẢN VẼ SOLIDWORKS
HƯỚNG DẪN TẠO MẶT CẮT TRONG BẢN VẼ SOLIDWORKSHƯỚNG DẪN TẠO MẶT CẮT TRONG BẢN VẼ SOLIDWORKS
HƯỚNG DẪN TẠO MẶT CẮT TRONG BẢN VẼ SOLIDWORKS
 
Luận văn Xây dựng và thực hiện chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài
Luận văn Xây dựng và thực hiện chính sách thu hút, trọng dụng nhân tàiLuận văn Xây dựng và thực hiện chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài
Luận văn Xây dựng và thực hiện chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài
 
Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...
Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...
Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...
 
Tiểu thuyết Nguyễn Bỉnh Phương từ góc nhìn ký hiệu văn học
Tiểu thuyết Nguyễn Bỉnh Phương từ góc nhìn ký hiệu văn họcTiểu thuyết Nguyễn Bỉnh Phương từ góc nhìn ký hiệu văn học
Tiểu thuyết Nguyễn Bỉnh Phương từ góc nhìn ký hiệu văn học
 
Luận án: Hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn tỉnh Ninh Bình, HAY
Luận án: Hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn tỉnh Ninh Bình, HAYLuận án: Hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn tỉnh Ninh Bình, HAY
Luận án: Hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn tỉnh Ninh Bình, HAY
 
Đề tài: Công tác quản lí nhân sự tại doanh nghiệp da giày, HAY
Đề tài: Công tác quản lí nhân sự tại doanh nghiệp da giày, HAYĐề tài: Công tác quản lí nhân sự tại doanh nghiệp da giày, HAY
Đề tài: Công tác quản lí nhân sự tại doanh nghiệp da giày, HAY
 

Similar to Báo cáo tốt nghiệp Lịch sử danh nhân Huỳnh Văn Nghệ (1914-1977).pdf

Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945
 Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945 Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945
Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945anh hieu
 
Cái tôi trong thơ nguyễn bính
Cái tôi trong thơ nguyễn bínhCái tôi trong thơ nguyễn bính
Cái tôi trong thơ nguyễn bínhAlolove Nguyễn
 
CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...
CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...
CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...TiLiu5
 
CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...
CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...
CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...phamhieu56
 
Luận văn: Nhân dân Lệ Thủy (Quảng Bình) trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ...
Luận văn: Nhân dân Lệ Thủy (Quảng Bình) trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ...Luận văn: Nhân dân Lệ Thủy (Quảng Bình) trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ...
Luận văn: Nhân dân Lệ Thủy (Quảng Bình) trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011 2012)
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011  2012)ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011  2012)
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011 2012)keinchua2
 
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011 2012)
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011  2012)ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011  2012)
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011 2012)Quangduy22
 
Giọt nước trong biển cả - Hoàng Văn Hoan
Giọt nước trong biển cả - Hoàng Văn Hoan Giọt nước trong biển cả - Hoàng Văn Hoan
Giọt nước trong biển cả - Hoàng Văn Hoan nataliej4
 
Hoi kynguyendangmanh
Hoi kynguyendangmanhHoi kynguyendangmanh
Hoi kynguyendangmanhMai Thanh
 
Triết lý nhân sinh trong “Ngư Tiều y thuật vấn đáp” của Nguyễn Đình Chiểu
Triết lý nhân sinh trong “Ngư Tiều y thuật vấn đáp” của Nguyễn Đình ChiểuTriết lý nhân sinh trong “Ngư Tiều y thuật vấn đáp” của Nguyễn Đình Chiểu
Triết lý nhân sinh trong “Ngư Tiều y thuật vấn đáp” của Nguyễn Đình ChiểuDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của...
Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của...Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của...
Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của...nataliej4
 

Similar to Báo cáo tốt nghiệp Lịch sử danh nhân Huỳnh Văn Nghệ (1914-1977).pdf (20)

Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945
 Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945 Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945
Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945
 
Cái tôi trong thơ nguyễn bính
Cái tôi trong thơ nguyễn bínhCái tôi trong thơ nguyễn bính
Cái tôi trong thơ nguyễn bính
 
CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...
CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...
CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...
 
CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...
CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...
CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...
 
Luận văn: Nhân dân Lệ Thủy trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
Luận văn: Nhân dân Lệ Thủy trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nướcLuận văn: Nhân dân Lệ Thủy trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
Luận văn: Nhân dân Lệ Thủy trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
 
Luận văn: Nhân dân Lệ Thủy (Quảng Bình) trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ...
Luận văn: Nhân dân Lệ Thủy (Quảng Bình) trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ...Luận văn: Nhân dân Lệ Thủy (Quảng Bình) trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ...
Luận văn: Nhân dân Lệ Thủy (Quảng Bình) trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ...
 
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011 2012)
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011  2012)ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011  2012)
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011 2012)
 
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011 2012)
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011  2012)ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011  2012)
ôN thi tốt nghiệp môn văn ( 2011 2012)
 
Tranh cổ động biểu đạt tình quân dân ở Bảo tàng lịch sử quân sự
Tranh cổ động biểu đạt tình quân dân ở Bảo tàng lịch sử quân sựTranh cổ động biểu đạt tình quân dân ở Bảo tàng lịch sử quân sự
Tranh cổ động biểu đạt tình quân dân ở Bảo tàng lịch sử quân sự
 
Giọt nước trong biển cả - Hoàng Văn Hoan
Giọt nước trong biển cả - Hoàng Văn Hoan Giọt nước trong biển cả - Hoàng Văn Hoan
Giọt nước trong biển cả - Hoàng Văn Hoan
 
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quêLuận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
 
Hoi kynguyendangmanh
Hoi kynguyendangmanhHoi kynguyendangmanh
Hoi kynguyendangmanh
 
Giithi~1
Giithi~1Giithi~1
Giithi~1
 
Giithi~1
Giithi~1Giithi~1
Giithi~1
 
Triết lý nhân sinh trong “Ngư Tiều y thuật vấn đáp” của Nguyễn Đình Chiểu
Triết lý nhân sinh trong “Ngư Tiều y thuật vấn đáp” của Nguyễn Đình ChiểuTriết lý nhân sinh trong “Ngư Tiều y thuật vấn đáp” của Nguyễn Đình Chiểu
Triết lý nhân sinh trong “Ngư Tiều y thuật vấn đáp” của Nguyễn Đình Chiểu
 
TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG "NGƯ TIỀU Y THUẬT VẤN ĐÁP" CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU VÀ ...
TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG "NGƯ TIỀU Y THUẬT VẤN ĐÁP" CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU VÀ ...TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG "NGƯ TIỀU Y THUẬT VẤN ĐÁP" CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU VÀ ...
TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG "NGƯ TIỀU Y THUẬT VẤN ĐÁP" CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU VÀ ...
 
Luận văn thạc sĩ: Khảo sát văn học dân gian Stiêng, HOT, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Khảo sát văn học dân gian Stiêng, HOT, 9đLuận văn thạc sĩ: Khảo sát văn học dân gian Stiêng, HOT, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Khảo sát văn học dân gian Stiêng, HOT, 9đ
 
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt namLuận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
 
Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của...
Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của...Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của...
Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của...
 
Tổ chức và hoạt động của Ủy ban kháng chiến hành chính Khánh Hòa
Tổ chức và hoạt động của Ủy ban kháng chiến hành chính Khánh HòaTổ chức và hoạt động của Ủy ban kháng chiến hành chính Khánh Hòa
Tổ chức và hoạt động của Ủy ban kháng chiến hành chính Khánh Hòa
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 

Báo cáo tốt nghiệp Lịch sử danh nhân Huỳnh Văn Nghệ (1914-1977).pdf

  • 1. i TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA SƯ PHẠM *********** BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: LỊCH SỬ DANH NHÂN HUỲNH VĂN NGHỆ (1914-1977) Sinh viên thực hiện : Lương Kim Uyên Lớp : D17LS01 Khoá : 2017-2021 Ngành : Sư phạm Lịch sử Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Văn Tiến Bình Dương, tháng 11/2020
  • 2. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bài báo cáo này là công trình nghiên cứu của bản thân, dưới sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn Văn Tiến. Các nội dung trong báo cáo là trung thực, khách quan dựa trên kết quả nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, so sánh và đánh giá từ thực tiễn. Những tài liệu tham khảo đảm bảo đã được công bố, chính thống và được bản thân trích dẫn đúng theo quy cách của hướng dẫn trình bày báo cáo tốt nghiệm theo quy định của nhà trường. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Bình Dương, ngày 17 tháng 11 năm 2020 Lương Kim Uyên
  • 3. iii LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS. Nguyễn Văn Tiến người đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện báo cáo tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Sư phạm, đặc biệt là các thầy cô bộ môn đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian học tập tại trường Đại học Thủ Dầu Một. Đồng thời em cũng cảm ơn thầy cô làm việc tại Thư viện trường Đại học Thủ Dầu Một và thầy cô làm việc tại Thư viện tỉnh Bình Dương đã hướng dẫn em tìm kiếm nguồn tài liệu tham khảo. Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn đến những người thân, bạn bè…đã luôn động viên và hỗ trợ tôi trong việc thực hiện báo cáo này.
  • 4. iv DANH MỤC VIẾT TẮT LLVT: Lực lượng vũ trang CHXHCN: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa THCS: Trung học cơ sở THPT: Trung học phổ thông
  • 5. MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................i PHẦN NỘI DUNG:..........................................................................................vi CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ DANH NHÂN HUỲNH VĂN NGHỆ TỪ NHỎ ĐẾN TRƯỚC KHI THAM GIA CÁCH MẠNG............................................vi 1.1. VÀI NÉT VỀ HUỲNH VĂN NGHỆ LÚC NHỎ VÀ GIA ĐÌNH............vi 1.1.1. Huỳnh Văn Nghệ lúc nhỏ.................................................................vi 1.1.2. Vài nét về gia đình...........................................................................vii 1.2. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP VÀ TÌM ĐẾN VỚI CÁCH MẠNG ............... viii 1.2.1. Quá trình học tập .......................................................................... viii 1.2.2. Quá trình giác ngộ cách mạng hình thành con đường cứu nước...ix CHƯƠNG 2: HUỲNH VĂN NGHỆ ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP KHÁNG CHIẾN BẢO VỆ TỔ QUỐC ..........................................................................xv 2.1. TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP .......xv 2.1.1. Quá trình hoạt động cách mạng .....................................................xv 2.1.2. Một số trận chiến tiêu biểu ............................................................xxi 2.1.2.1. Các trận đánh đường sắt .............................................................xxi 2.1.2.2. Trận La Ngà (1-3-1948) ...........................................................xxiii 2.1.3. Hoạt động văn học.......................................................................xxvii 2.2. TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ .............xxx 2.2.1. Quá trình hoạt động tại miền Bắc ................................................xxx
  • 6. 2.2.2. Quá trình hoạt động tại miền Nam...............................................xxx 2.2.3. Hoạt động văn học.........................................................................xxx 2.3. SAU KHI ĐẤT NƯỚC ĐƯỢC GIẢI PHÓNG.....................................xxxi CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA HUỲNH VĂN NGHỆ TRONG SỰ NGHIỆP GIẢI PHÓNG DÂN TỘC....................................................xxxiii 3.1. ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG ..............................................xxxiii 3.1.1. Thống nhất các lực lượng vũ trang ở Biên Hoà và trong cuộc kháng chiến chống Pháp ở miền Đông Nam Bộ .................................xxxiii 3.1.2. Trong việc xây dựng chiến khu Đ.............................................xxxvii 3.1.3. Phát động phong trào đánh tháp canh địch bằng chiến thuật đặc công.......................................................................................................xxxix 3.2. ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP THƠ VĂN........................................................ xlii 3.3. BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ - VĂN HOÁ LIÊN QUAN ĐẾN DANH NHÂN HUỲNH VĂN NGHỆ................................. xlviii ĐÁNH GIÁ CHUNG........................................ Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................lv PHỤ LỤC HÌNH ẢNH.................................................................................. lvii
  • 7. i PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đông Nam Bộ là một vùng đất có vị trí huyết mạch nối liền giữa miền Nam với miền Trung và miền Bắc. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ vùng Đông Nam Bộ bao gồm các địa phương Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Dương, Long An, Bình Phước và Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay đã phát huy tầm quan trọng và vị trí chiến lược của mình để tạo nên những trận chiến oai hùng cùng với đó là sự sản sinh ra những người con anh hùng chiến đấu hết mình bảo vệ Tổ quốc. Trong số những người anh hùng đó, nổi bật là Huỳnh Văn Nghệ một người con của miền đất Tân Uyên – Biên Hoà xưa. Huỳnh Văn Nghệ xuất thân trong một gia đình nghèo nhưng giàu truyền thống yêu nước. Từ nhỏ Huỳnh Văn Nghệ đã được nghe những câu chuyện lịch sử qua lời kể của mẹ, học ở quê rồi lên thành phố mang theo hoài bão cùng tình yêu quê hương, đất nước mong muốn góp phần công sức vào sự nghiệp kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. Từ khi còn trẻ ông đã đi nhiều nơi sống, làm việc và hoạt động ở nhiều nơi khác nhau trên khắp cả nước. Mặc dù vậy, bao giờ ông cũng nhớ về quê hương thân yêu của mình. Ông tham gia cách mạng từ những năm 1932 trong phong trào Đông Dương Đại hội tại Sở Hoả xa Sài Gòn và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Khi hoạt động bị lộ ông đã tìm đường sang Thái Lan làm chủ tờ báo Hồn cố hương kêu gọi đồng bào hướng về Tổ quốc, ủng hộ cách mạng. Cách mạng tháng Tám bùng nổ, Huỳnh Văn Nghệ là người đã trực tiếp chỉ huy cướp chính quyền ở tỉnh lỵ Biên Hoà. Ông cũng là người có công đầu trong việc xây dựng bộ đội đầu tiên lấy tên Giải phóng quân Biên Hoà, Chi đội 10, Trung đoàn 310. Cùng với đó là sự đóng góp vô cùng quan trọng của ông trong việc xây dựng nên chiến khu Đ oai hùng trong lịch sử và lãnh đạo nhiều trận đánh lớn như, Trảng Bom, Bình Chánh, La Ngà...Cuộc đời và sự nghiệp của Huỳnh Văn Nghệ đã để lại dấu
  • 8. ii ấn lịch sử trên chiến trường miền Đông Nam Bộ đặc biệt là trong những ngày kháng chiến chống thực dân Pháp. Huỳnh Văn Nghệ không chỉ là một người chỉ huy quân sự tài năng, giỏi giang, kiên cường mà còn là một nhà thơ chiến sĩ với những sáng tác để đánh thức đồng bào nhớ về mối hận mất nước, sáng tác mang sự đồng cảm với những nỗi đau của nhân dân. Ngoài ra những sáng tác của ông còn là những câu chuyện kể về chiến trường, đồng đội hay đơn giản là những câu thơ thể hiện nỗi lòng của một chiến sĩ mong nhớ quê nhà. Với mong muốn tìm hiểu rõ hơn về cuộc đời của vị danh nhân này đồng thời hiểu được những đóng góp to lớn của ông trong sự nghiệp kháng chiến bảo vệ Tổ quốc tôi đã chọn đề tài “Lịch sử danh nhân Huỳnh Văn Nghệ (1914-1977)”. 2. Mục đích nghiên cứu Thông qua việc tìm hiểu về lịch sử danh nhân Huỳnh Văn Nghệ, bài nghiên cứu này muốn góp phần hiểu rõ hơn về cuộc đời của danh nhân Huỳnh Văn Nghệ về các mối quan hệ nhân thân và quá trình tham gia cách mạng. Cùng với những đóng góp mà Huỳnh Văn Nghệ để lại trong sự nghiệp kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ trong các hoạt động xã hội, chính trị. Bên cạnh tìm hiểu về quá trình tham gia vào cách mạng còn có những đóng góp của ông về mặt văn học với các thành tựu tiêu biểu và những giá trị văn hóa được phát huy cho đến ngày nay từ đó đưa ra những đánh giá chung. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đã có những công trình nghiên cứu viết về danh nhân Huỳnh Văn Nghệ trong đó có 2 tác phẩm đề cập nhiều đến danh nhân Huỳnh Văn Nghệ cũng như những tác phẩm của ông: Tác giả Bùi Quang Huy (2010), Huỳnh Văn Nghệ như một giấc mơ, Nxb Đồng Nai, Đồng Nai. Trong tác phẩm này tác giả đã tổng hợp các thông tin về Huỳnh Văn Nghệ thông qua các câu chuyện kể từ lúc nhỏ đến hết cuộc đời và
  • 9. iii những giá trị mà Huỳnh Văn Nghệ đã để lại. Tác giả Bùi Quang Huy không chỉ viết các câu chuyện về Huỳnh Văn Nghệ mà còn tổng hợp các bài viết từ những tác giả khác. Đó là những câu chuyện về những người đã từng làm việc với Huỳnh Văn Nghệ. Phần mở đầu tác giả Bùi Quang Huy bảng niên biểu tóm tắt quá trình công tác của Huỳnh Văn Nghệ, có ghi báo cáo thành tích kháng chiến của Huỳnh Văn Nghệ tự viết vào ngày 23-9-1956. Hai phần đầu của tác phẩm những bài viết của tác giả Bùi Quang Huy viết về Huỳnh Văn Nghệ từ lúc nhỏ đến khi ông tham gia kháng chiến tại chiến khu Đ. Ở phần tiếp theo chủ yếu tổng hợp các bài viết của các tác giả khác như: Trần Văn Giàu (Giáo sư, Nguyên Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ) với bài viết Những người bạn ở miền Đông, Hoàng Văn Bổn với bài viết Nhớ anh Huỳnh Văn Nghệ và bài Nhà thơ chiến sĩ, Nguyễn Văn Chương (Thiếu tướng, Tư lệnh Quân khu 7) với bài viết Người chỉ huy quân sự tài ba trên chiến trường miền Đông Nam Bộ…và còn nhiều bài viết từ những tác giả khác với sự kính trọng và biết ơn đến Huỳnh Văn Nghệ. Phần cuối là tổng hợp các bài thơ của Huỳnh Văn Nghệ trong sự nghiệp sáng tác của ông. Sở Văn hoá Thông tin – Thể thao Đồng Nai (1998), Thơ văn Huỳnh Văn Nghệ, Nxb Đồng Nai, Đồng Nai. Trong tác phẩm này đã tổng hợp các bài thơ của Huỳnh Văn Nghệ trong sự nghiệp kháng chiến và làm thơ của ông. Tác phẩm này viết từ lời văn của Huỳnh Văn Nghệ đó là những lời kể từ những chuyện đời thường của ông. Tác phẩm gồm bốn chương lần lượt kể về các khoảng thời gian Huỳnh Văn Nghệ đã trải qua. Cùng với đó là kể về những nhân vật có ảnh hưởng đến Huỳnh Văn Nghệ trong khoảng thời gian ông bắt đầu tìm đến và hoạt động cách mạng. Phần sau là những truyện thơ, truyện ngắn ông viết như: Trận mãng xà, Chùa Ông Mõ, Mất đồn Mỹ Lộc, Anh Chín Quỳ,… và phần cuối là tổng hợp một số bài thơ của ông viết qua các giai đoạn như: Mộng làm thơ, Chiến Khu Đ chống bão, Bà mẹ Việt Nam,…Qua tác phẩm này người đọc có thể hiểu được
  • 10. iv những câu chuyện kể đời thường của Huỳnh Văn Nghệ cũng như hoàn cảnh ra đời những tác phẩm thơ của ông. Ngoài 2 tác phẩm trên cũng còn rất nhiều các công trình nghiên cứu khác như sách Lịch sử Chiến khu Đ, Lịch sử lực lượng vũ trang tỉnh Đồng Nai,…hay các bài viết Huỳnh Văn Nghệ, Nhà thơ – Chiến sĩ, Chiến khu Đ oanh hùng trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm của quân và dân Bình Dương,…và các bài báo khác cũng có đề cập những thông tin liên quan đến danh nhân Huỳnh Văn Nghệ. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu: Đối với đề tài này tập trung nghiên cứu chủ yếu về lịch sử của danh nhân Huỳnh Văn Nghệ (1914-1977) cùng những đóng góp và giá trị ông để lại cho đến ngày nay. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Bài viết tập trung nghiên cứu ở những nơi danh nhân Huỳnh Văn Nghệ từng sống và công tác ở từng giai đoạn. Về thời gian: Trong những năm Huỳnh Văn Nghệ sinh sống và công tác (1914-1977). Bài nghiên cứu này cũng liên hệ đến khoảng thời gian về sau để nêu lên những đóng góp của ông cho đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu sử dụng phối hợp các phương pháp: Phương pháp lịch sử: sử dụng phương pháp này trong bài nghiên cứu giúp làm rõ quá trình sinh sống, công tác của danh nhân Huỳnh Văn Nghệ thông qua những tài liệu lịch sử viết về ông. Thông qua việc phân tích các nguồn tài liệu lý thuyết tìm được về nhân vật thì phương pháp này giúp phân tích các tài liệu này từ đó thừa kế, bổ sung và phát triển hơn.
  • 11. v Phương pháp logic: bài nghiên cứu sử dụng phương pháp này nhằm nghiên cứu tổng quát các sự kiện lịch sử để tìm hiểu rõ hơn các quá trình hoạt động cách mạng của Huỳnh Văn Nghệ một cách hệ thống nhất. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: phương pháp giúp phân tích tài liệu thành từng bộ phận giúp tìm hiểu sâu sắc hơn về nhân vật và từ những thông tin đã được phân tích thành một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và bám sát hơn. 6. Ý nghĩa thực tiễn và khoa học Ý nghĩa khoa học: Bài nghiên cứu cung cấp thông tin về Lịch sử danh nhân Huỳnh Văn Nghệ (1914-1977) cũng như những đóng góp của ông trong sự nghiệp kháng chiến và thơ văn. Ý nghĩa thực tiễn: Bài nghiên cứu góp phần làm nguồn tài liệu cho các hoạt động nghiên cứu về các nhân vật, sự kiện lịch sử cụ thể là danh nhân Huỳnh Văn Nghệ. 7. Bố cục đề tài CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ DANH NHÂN HUỲNH VĂN NGHỆ TỪ NHỎ ĐẾN TRƯỚC KHI THAM GIA CÁCH MẠNG CHƯƠNG 2: HUỲNH VĂN NGHỆ ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP KHÁNG CHIẾN BẢO VỆ TỔ QUỐC CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA HUỲNH VĂN NGHỆ TRONG SỰ NGHIỆP GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
  • 12. vi PHẦN NỘI DUNG: CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ DANH NHÂN HUỲNH VĂN NGHỆ TỪ NHỎ ĐẾN TRƯỚC KHI THAM GIA CÁCH MẠNG 1.1. VÀI NÉT VỀ HUỲNH VĂN NGHỆ LÚC NHỎ VÀ GIA ĐÌNH 1.1.1. Huỳnh Văn Nghệ lúc nhỏ Huỳnh Văn Nghệ (Tám Nghệ) sinh ngày 2-2-1914, nhằm ngày mùng tám tháng Giêng năm Giáp Dần. Ông sinh ra tại làng Tân Tịch, tổng Chánh Mĩ hạ, tỉnh Biên Hoà, nay là xã Thường Tân, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Vùng đất Tân Uyên nơi Tám Nghệ sinh ra nằm ở hữu ngạn sông Đồng Nai, ngày xưa nơi đây vốn thuộc tỉnh Biên Hoà nhưng sau này trở thành một huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Bình Dương. Vùng đất này vốn có một vị trí và địa hình khá đặc biệt địa hình khá hiểm trở và nhiều rừng rậm, nơi này vốn là một vùng quê nghèo khó nhưng lại sản sinh ra nhiều người con tài hoa. Bên cạnh Huỳnh Văn Nghệ còn có Huỳnh Văn Luỹ, Tô Văn Của, Hoàng Văn Bổn... Huỳnh Văn Nghệ sinh ra vào những năm Biên Hoà đang rộ lên những tiếng súng của quân thù đàn áp những tổ chức võ trang chống Pháp, gia đình tuy nghèo nhưng lại giàu lòng yêu nước. Cậu bé Huỳnh Văn Nghệ từ khi sinh ra đã khá cực khổ do sinh ngược và khiến mẹ phải bị ốm suốt mấy tháng liền. Lớn lên, Huỳnh Văn Nghệ lại là một đứa trẻ nghịch ngợm thường cầm đầu những đứa trẻ trong làng phá làng, phá xóm. Nghệ được cha mẹ cho đi học tại một trường sơ học trong vùng là trường Mĩ Lộc (École Elémentaire) mong muốn sau này cuộc sống đỡ vất vả hơn cha mẹ. Gia cảnh nghèo khó, đi học thường bị đối xử bất công bởi những đòn roi không đáng nên Huỳnh Văn Nghệ trốn học nhiều hơn là đến trường. Sau khi học xong năm cuối ở trường Mĩ Lộc, Huỳnh Văn Nghệ về Tân Uyên để học trường tiểu học (École primaire de plein exercices) cũng là trường tiểu học duy nhất ở Chán Mĩ. Với tư chất thông minh vốn có Nghệ đã không còn là cậu bé ham
  • 13. vii chơi, trốn học ngày nào mà giờ đã chăm chỉ học tập và sau hai năm thi lấy bằng tiểu học đồng thời nhận được học bổng tại trường Pétrus Ký. 1.1.2. Vài nét về gia đình Cha của Huỳnh Văn Nghệ là ông Huỳnh Văn Tờn (1878-1925) một thầy dạy võ và đi làm thuê. So với những người dân trong làng lúc này thì ông Tờn là một người có học bởi ông nói được chữ Nho và ông cũng là một người thầy dạy võ nghĩa khí vì vậy nên ông được nhiều người trong làng kính trọng. Ngoài biết chữ Nho và thạo võ nghệ mà ông Tờn còn thạo nghề sông nước, thường xuyên đi cưa gỗ mướn và lam lũ chèo đò để nuôi các con. Mặc dù gia đình khó khăn, nhiều lần được mời ông lãnh chức Hương tuần nhưng đều bị ông từ chối, nhất quyết không làm lính cho Tây. Tuy bị cấm dạy võ nhưng ông Tờn vẫn dạy võ lén cho những thanh niên trong vùng. Cha của Tám Nghệ là một con người khí phách, nhưng do một lần đi lên rừng bị rắn độc cắn nên ông đã không qua khỏi, ông ra đi khi chỉ mới 48 tuổi và Huỳnh Văn Nghệ chỉ mới là một cậu thiếu niên và rồi bao nhiêu gánh nặng đè lên vai người vợ của mình. Mẹ của Huỳnh Văn Nghệ là bà Đoàn Thị Hiển (1880-1970), người dân ở miền Đông thường gọi bà với cái tên thân thuộc hơn là “Má hai”. Bà làm nghề gánh hàng bán cau khô, vải, nước mắm...Khác với chồng của mình, bà thì không biết chữ nhưng nhưng đạo nghĩa ông bà luôn thấm vào con người bà. Vốn là một người phụ nữ hiền lành, chân chất, tảo tần buôn bán, bà cũng biết nhiều chuyện về nghĩa quân Tân Uyên chống giặc, về chùa Ông Mõ, chuyện về đồn Mĩ Lộc... nên đêm về bà hay kể cho chị em Huỳnh Văn Nghệ nghe. Mỗi ngày rằm bà thường đi chùa thắp hương khấn thần linh, ông bà và vong hồn của các nghĩa quân đã hi sinh. Gia đình của Huỳnh Văn Nghệ vốn thuộc loại cùng đinh của làng Tân Tịch. Trước khi sinh ra Nghệ gia đình từng ống du cư trên sông Bao Ngược. Đời các ông cố phải chuyển về vùng rừng Tân Tịch sống và đến đời cha của Huỳnh Văn Nghệ cũng vậy. Gia đình ban đầu sống ở ghe nhưng đến năm 1903 do một trận
  • 14. viii bão ở vòm sông Bao Ngược nên đã cuốn hết gia sản và hai người con đầu. Huỳnh Văn Nghệ là con thứ bảy trong gia đình nên được gọi là Tám Nghệ. Hai người con đầu mất do lũ, người thứ ba và thứ sáu mất sớm, Tám Nghệ có một người anh thứ tư là Năm Thọ, người chị thứ năm là Sáu Yến và hai người em út là Chín Lưỡng và Mười Mẫn. 1.2. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP VÀ TÌM ĐẾN VỚI CÁCH MẠNG 1.2.1. Quá trình học tập Huỳnh Văn Nghệ (Tám Nghệ) từ nhỏ đã ảnh hưởng tinh thần những tinh thần yêu nước từ gia đình, thừa hưởng một nền giáo dục rất tốt. Qua các lời kể của mẹ, lịch sử quê hương đã từ lâu thấm dần vào tâm trí của Huỳnh Văn Nghệ. Năm 1924, sau khi tốt nghiệp bậc tiểu học, Huỳnh Văn Nghệ giành được học bổng của trường Pétrus Ký Sài Gòn. Nén những nỗi đau thương trong gia đình, nước mắt cùng những câu chuyện mẹ kể về lịch sử giúp Tám Nghệ lớn lên một cách bất ngờ. Tám Nghệ rời quê hương lên Sài Gòn, nơi đó có ánh đèn sa hoa lộng lẫy mà hằng đêm người dân Tân Uyên vẫn hay nhìn sang để thực hiện mong muốn của ba mẹ cố gắng học tập. Cũng như bao chàng trai Tân Uyên, Huỳnh Văn Nghệ lớn lên giữa một vùng thiên nhiên phóng khoáng, gắn liền với những điều mộc mạc, những con người giản dị và xa lạ với ánh đèn của thị thành. Nhưng rồi một ngày cũng phải rời xa quê hương để đến với ánh sáng thị thành. Trong khoảng thời gian Huỳnh Văn Nghệ học tại Pétrus Ký do nhà nghèo nên ông cũng không thường xuyên đi chơi mà chỉ đến sở thú bởi nơi đây yên tĩnh và mát mẻ nhất giữa đất Sài Gòn. Huỳnh Văn Nghệ từng sống ở vùng rừng núi, thiên nhiên nơi những con thú cũng có được sự tự do còn đối với Huỳnh Văn Nghệ sở thú này là một nơi có phần giả tạo, nhỏ hẹp nhưng bù lại sự yên tĩnh của nơi đây giúp Huỳnh Văn Nghệ thoát được sự ngột ngạt của thành phố “Anh thích những cành cây dù bị xén cành, tỉa ngọn vẫn vươn lên giữa cao đón nắng, đón gió. Anh thương những con thú dù bị nhốt trong
  • 15. ix cũi sắt nhưng vẫn gầm thét đòi về với chốn sơn lâm. Anh ghét mấy con chim mồi, dù không bị cột, bị nhốt nữa, vẫn không buồn cất cánh bay đi” [10, 134]. Đồng thời, ở đây cũng giống như một Sài Gòn thu nhỏ nơi mà Huỳnh Văn Nghệ có thể chứng kiến được những màn kịch trong xã hội, những mảnh đời bất hạnh giữa một thành phố xa hoa, lộng lẫy. Lúc này Huỳnh Văn Nghệ cũng bắt đầu với sự nghiệp làm thơ của mình. Ban đầu thơ của Huỳnh Văn Nghệ làm để thể hiện sự đồng cảm của mình đối với những mảnh đời bất hạnh kia “Huỳnh Văn Nghệ bắt đầu làm thơ để nói lên tiếng lòng cảm thông của mình trước những mảnh đời bất hạnh. Anh sớm hiểu rằng, nghệ thuật phỏng có ích gì nếu nó không là tiếng kêu đau đớn về thân phận con người hay tiếng ca uất hận, thúc giục con người đứng lên giành quyền tự do, quyền sống” [10,135]. Trong thời gian Huỳnh Văn Nghệ học tại trường Pétrus Ký cũng xảy ra một sự kiện đó là xuất hiện hình vẽ lá cờ búa liềm cùng dòng chữ “Đảng Cộng sản Đông Dương” khiến cho Huỳnh Văn Nghệ cùng những người bạn thân của mình bị quản thúc trong vòng một tháng nhưng nó cũng giúp Huỳnh Văn Nghệ biết được sắp tìm được “con đường” mà mình cần phải đi. 1.2.2. Quá trình giác ngộ cách mạng và hình thành con đường cứu nước Khi học tại trường trung học Pétrus Ký tại Sài Gòn, Huỳnh Văn Nghệ thường có thái độ bài Pháp thực dân Pháp và bắt đầu có những tiếp xúc đầu tiên với những ngưởi Cộng sản. Huỳnh Văn Nghệ đã bắt đầu có những tiếp xúc đầu tiên và xác định được chí hướng của mình. Với niềm tin sẽ tìm được Đảng và mong muốn trở thành một người Cộng sản. Năm cuối của bậc trung học Huỳnh Văn Nghệ bị viêm xương mũi, phải vào nhà thương Chợ Rẫy. Từ đây, Tám Nghệ bắt đầu tiếp xúc với người Cộng sản là chị Phụng lớn hơn vài tuổi. Phụng là một người Cộng sản vừa mới ra tù, do bị chứng bệnh giống Tám Nghệ nên được đưa đến nhà thương Chợ Rẫy.
  • 16. x Năm 1932, sau khi tốt nghiệp với bằng Thành chung, không có điều kiện để học tiếp Huỳnh Văn Nghệ làm công chức tại Sở Hoả xa Đông Dương (Sài Gòn). Ngay từ khi 18 tuổi, Huỳnh Văn Nghệ đã luôn tìm cách giúp đỡ, bênh vực người nghèo và bắt đầu tham gia các hoạt động chống Pháp. Cũng trong thời gian này Tám Nghệ được các cán bộ Cộng sản vận động tham gia phong trào Đông Dương Đại hội được tổ chức vào năm 1936. Huỳnh Văn Nghệ bắt đầu các hoạt động làm thơ, viết báo bằng hai ngôn ngữ Việt – Pháp và lấy bút danh Hoàng Hồ. Năm 1937, Huỳnh Văn Nghệ được bí mật kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ nhất. Năm 1942, giữa lúc đang làm việc tại Sở Hoả xa Sài Gòn thì nghe tin nhà trọ của Huỳnh Văn Nghệ bị mật thám của Pháp khám xét và bắt đi chị chủ nhà để tra hỏi. Đồng thời Huỳnh Văn Nghệ bị mật thám Pháp phát hiện gói thuốc đạn trong vali, đó là gói thuốc đạn mà ông phải tiếp tế cho chi bộ tại Tân Tịch. Huỳnh Văn Nghệ phải tìm cách trốn sang nước ngoài “Nhờ anh Sang, bạn cũ từ hồi tham gia đình công của anh em công nhân xe lửa Sài Gòn năm ba mươi bảy, Huỳnh Văn Nghệ sang Xiêm (Thái Lan)” [10, 88]. Ở Bangkok, thủ đô của Thái Lan Huỳnh Văn Nghệ may mắn gặp được những người Việt giúp đỡ đó là hai anh Hoành và Thuận “Anh Thuận là tài xế xe khách đường Sài Gòn – Vũng Liêm. Anh Hoành là nhà báo của nhóm Leuple. Hai anh đều từng tham gia khởi nghĩa Nam Kì và chạy sang Thái từ đầu năm bốn mốt” [10, 89]. Tại Thái Lan, Huỳnh Văn Nghệ đã cùng hai anh thành lập một chi bộ lấy tên “Chi bộ Bangkok” vì ở hoàn cảnh lúc này rất khó khăn để có thể bắt liên lạc với Đảng. Hoạt động của Chi bộ Bangkok bắt đầu từ văn nghệ, các anh bắt đầu thành lập nhóm văn nghệ lấy tên Sống mạnh văn đoàn và tổ chức xuất bản tờ báo “Hồn cố hương” do Huỳnh Văn Nghệ làm chủ nhiệm và kiêm chủ bút của tờ báo mục đích kêu gọi đồng bào hướng về Tổ quốc, ủng hộ cách mạng. Hồn cố hương là tờ báo đầu tiên được viết tiếng Việt trên đất Thái và được sự ủng hộ từ các độc giả. Báo Hồn cố hương đối với
  • 17. xi phong trào chung vận động cho kiều bào thấy được tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam đã có từ ngàn đời. Bài báo có khi còn nhắc nhở đến những chiến tích oanh liệt của dân tộc ta như trận chiến trong bài Đây là Bạch Đằng giang: “Bạch Đằng giang hùng dũng của nòi giống anh hùng, giống tiên rồng, giống Lạc Hồng, Nam Bắc Trung…” [10, 344] hay “Ta là dân nước Nam xưa đã từng tranh đấu, Bạch Đằng giang núi Lam hãy còn in dấu, hợp quân phò nguy an toàn gia sơn. Thanh niên lên đường ngay, mau dời chân hồn nước Nam tiếng kêu muôn năm. Ba xứ dân cùng kết nguyền, non nước xây nền đồng lòng hy sinh máu xương, xông pha ngoài nơi súng gươm, trời bình minh, cờ Việt Nam, trung và bắc nam từ xưa. Vốn chung giang sơn tiến lên đồng bào cùng hô quyết lòng, chúng ta thề nguyền giữ gìn nước tiên rồng. Chúng ta bắt tay nhau dân trung nam bắc chúng ta thề đoàn kết ra công dâng cao cờ, nguyền đồng tâm làm non sông hùng tráng trên Á Đông” [10, 344-345]. Ngọn lửa yêu nước mà Huỳnh Văn Nghệ nhen nhóm trên đất Thái đã nóng rực trong lòng ngực của những người Việt xa quê. Nhờ được sự ủng hộ mà tờ báo này đã được Huỳnh Văn Nghệ chăm chút hơn và bổ sung với nhiều thế loại hơn khi thì những bài viết có tính chất xã luận, khi thì những bài thơ trữ tình chất chứa nỗi nhớ quê nhà của Huỳnh Văn Nghệ. Dần dần về sau tờ báo từ hơi hướng văn nghệ lại trở thành một diễn đàn chính trị đăng những bài chỉ trích chính phủ Thái, vạch tội Đỗ Hùng – một tên Việt gian có nhiều nợ máu với phong trào cách mạng Việt Nam. Sống mạnh văn đoàn đã trở thành Ban trừng trị Đỗ Hùng do Huỳnh Văn Nghệ làm trưởng ban được nhân dân Việt kiều ủng hộ nhưng về sau kế hoạch trừng trị Đỗ Hùng bị bại lộ. Lúc này, phát xít Nhật đưa hai tên mật thám Dương Văn Giáo và Nguyễn Vĩnh Thạnh từ Sài Gòn sang Bangkok và mở trụ sở Việt Nam Phục quốc Đồng minh Hội. Huỳnh Văn Nghệ đã cùng với những người anh em tìm cách đối phó, báo Hồn cố hương lúc này không còn mang tính văn nghệ thuần tuý nữa mà chủ yếu tập trung bi xích Giáo, Thạnh. Báo Hồn cố hương cũng
  • 18. xii bị cơ quan Thái bắt phải đóng cửa và giải tán Sống mạnh văn đoàn do chúng cậy quyền phát xít Nhật. Huỳnh Văn Nghệ cùng đồng đội không đầu hàng mà tìm cách giết Giáo và Thạnh. Trong một lần gặp Thạnh ở ngoài đường do không kiềm được cơn giận Huỳnh Văn Nghệ đã đánh Thạnh và không may Huỳnh Văn Nghệ bị lính Nhật phát hiện đánh một trận và bị bắt đưa về khám Saladen của Sở Hiến binh. Huỳnh Văn Nghệ chưa bao giờ là người chịu khuất phục trước hoàn cảnh, nhiều lần bị tra hỏi nhưng không mang lại kết quả gì, phía xít Nhật muốn mượn tay Pháp để giải quyết “con người nguy hiểm” Huỳnh Văn Nghệ. Báo Hồn cố hương ra đời giúp cho kiều bảo ta ở Campuchia, Lào có ảnh hưởng đến sự giác ngộ cách mạng cao hơn. Đặc biệt là kiều bào tại Bangkok (Thái Lan) có ảnh hưởng sâu sắc nhất. Báo Hồn cố hương đã nói lên được nỗi đau mất nước và lòng yêu quê hương, khơi dậy tình yêu nước và hưởng ứng tham gia cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng. Tất cả những người Việt kiều ngụ ở Lào, Campuchia và Thái Lan, những người đã đọc qua báo Hồn cố hương đều rất tôn trọng vị tiền bối Huỳnh Văn Nghệ. Có thể thấy được tầm ảnh hưởng và sức kêu gọi của tờ báo này đối với số đông kiều bào “Qua báo, kiều bào ta ở các nơi nêu trên đã sẵn sàng đóng góp tiền vàng và chồng, con, họ hàng thân nhân của họ để về cố hương cùng với đồng bào trong nước kháng chiến, như bộ đội Si-vô- tha, bộ đội Trần Phú, bộ đội Cửu Long…” [10, 335]. Mỗi một bài báo Hồn cố hương ra đời đều ra sức kêu gọi: nêu cao tinh thần đoàn kết, nhắc nhở tội ác mà chính quyền thực dân đã gây ra, tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ…Ngoài ra còn rất nhiều bài viết, bài thơ tất cả đều ra sức kêu gọi, khuyên nhủ đối với những người Việt gian quay về với đất nước, kêu gọi sức mạnh của thanh niên đồng lòng tham gia vào kháng chiến: “Thanh niên Việt Nam đâu Nên quay quân cho mau Lập sẵn sàng số đông dân quân
  • 19. xiii Gươm và dao cùng súng kia Chờ khi lũ xâm lăng vô loài Vào xâm lấn đất đai dân mình Cùng xông ra giết quân thù chung Mau Việt Nam tiến lên Ta phải thương giống nòi ta Không lẽ nào dung tha Những quân tham tàn nhuốc nhơ Tiến lên mau lên hỡi anh em Hận thù này không bao giờ quên Nghe tin đồn trong Nam Dòng máu của người Việt Nam Cùng với loài sói hung đang rơi Hận thay! Tức thay! Hận thù này không bao giờ quên” [10, 343-344]. Đầu năm 1944, Huỳnh Văn Nghệ rời khám Saladen trở về nước theo xe nhà binh Nhật và được đưa tới nhà của Lương Văn Tương một người bạn cũ của Huỳnh Văn Nghệ khi còn học ở trường Pétrus Ký. Lần gặp gỡ này thì Lương Văn Tương đã trở thành một người thân Nhật. Nhà của Lương Văn Tương đang ở vừa là một nhà ở, vừa là nơi làm việc của nhà thầu khoáng làm sân bay cho Nhật, cũng là trụ sở của nhóm thân Nhật do Tương đứng đầu “Những tay trụ cột của nhóm Lương Văn Tương sống bằng cách thu thập tin tức các công sở Pháp cho hiến binh Nhật. Tin tức càng nhiều, càng chính xác, “ông chủ” Lương Văn Tương càng có cơ hội giành được các công trình xây dựng béo bở của Nhật” [10, 98]. Sau khi Lương Văn Tương gặp và có dịp tâm sự cùng Huỳnh Văn Nghệ thì Lương Văn Tương cũng thể hiện nỗ lo của mình khi Nhật dần thất thế trên chiến trường và sự trỗi dậy
  • 20. xiv của Pháp ở Đông Dương. Lương Văn Tương nhờ Tám Nghệ dẫn dắt để có hướng đi khác. Tám Nghệ cũng đề nghị Lương Văn Tương giúp mình những giấy tờ tùy thân để có thể đi lại dễ dàng và giúp Tương thuận lợi hơn. Nhưng về sau, hiến binh Nhật đến nhà Lương Văn Tương buộc phải đuổi Huỳnh Văn Nghệ ra khỏi nhà trước mặt chúng. Khi kháng chiến chống Pháp bùng nổ, Huỳnh Văn Nghệ từ nơi đất khách quê người trở về và nhanh chóng bắt liên lạc với cách mạng và được đồng chí Trần Văn Giàu, Bí thư Xứ uỷ Nam Kỳ phân công lập căn cứ Đất Cuốc tại Tân Uyên, Biên Hoà. Trong thời gian này Huỳnh Văn Nghệ cũng được kết nạp vào Đảng lần thứ hai, lập Đoàn Cụ binh sĩ và tham gia Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, trực tiếp tham gia chỉ huy giành chính quyền ở Biên Hoà.
  • 21. xv CHƯƠNG 2: HUỲNH VĂN NGHỆ ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP KHÁNG CHIẾN BẢO VỆ TỔ QUỐC 2.1. TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP 2.1.1. Quá trình hoạt động cách mạng Trở về Sài Gòn bằng xe của hiến binh Nhật, đến nhà Lương Văn Tương rồi lại rời đi. Huỳnh Văn Nghệ chưa kịp tìm đường về Biên Hòa thì lại bị mật thám của Pháp rơi vào bót Catinat, ông phải chịu những đòn tra tấn dã man nhưng với sự khéo léo của mình Huỳnh Văn Nghệ đã làm cho Giám đốc Sở Đặc cảnh miền Đông (Chef de police Spécialede I’Est) Bazin bị xỏ mũi buộc phải thả Huỳnh Văn Nghệ trở về. Sài Gòn và cả Nam Kì sau tết Ất Dậu năm 1945 như một lò lửa, phát xít Nhật hắt cẳng Pháp ra khỏi Đông Dương. Phong trào kháng Nhật nổi lên khắp nơi nhất là khi Việt Minh phát đi tờ hịch hiệu triệu “kháng Nhật cứu nước”. Năm 1945, lúc này Huỳnh Văn Nghệ đang là một cán bộ Việt Minh ở nhóm Bar Ánh Long Sài Gòn được phân công nhiệm vụ đi sưu tầm vũ khí chuẩn bị cướp chính quyền, ông cũng phụ trách liên lạc từ Sài Gòn – Thủ Dầu Một – Biên Hoà – Bà Rịa. Tháng 3-1945 ông đã cùng các chiến sĩ Tân Uyên cướp súng đạn của chiếc tàu Tourane (Pháp) mắc cạn trên sông Đồng Nai, trở thành người chỉ huy nhóm du kích Tân Uyên. Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945), theo lệnh của Xứ uỷ Nam Kì, Huỳnh Văn Nghệ cùng những người đồng đội trong tiểu đội Đất Cuốc và mang những vũ khí vừa cướp được về Sài Gòn, tổ chức thành Đoàn cụ binh sĩ dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Xứ uỷ chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa. Đồng chí Trần Văn Giàu, Bí thư xứ uỷ Nam Kì lúc này đã được một cán bộ công đoàn hãng Effel là Nguyễn Văn Giỏi giới thiệu cho ông về Huỳnh Văn Nghệ. Đưa ra ý định muốn lập một căn cứ ở gần Sài Gòn nên Huỳnh Văn Nghệ đã đề nghị xây dựng ở Tân Uyên vùng rừng núi quê hương ông và được Trần Văn Giàu tin tưởng tán thành và giao trọng trách cho Huỳnh Văn Nghệ tổ chức xây dựng
  • 22. xvi nên chiến khu. Đây cũng là một việc làm cần thiết lúc này để chuẩn bị cho quá trình kháng chiến sắp tới. Tháng 7-1945, Huỳnh Văn Nghệ được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Tổng khởi nghĩa Tháng Tám bùng nổ ông về Biên Hoà trực tiếp chỉ huy cướp chính quyền ở Biên Hoà, bắt sống tỉnh trưởng Nguyễn Văn Quý, cảnh sát trưởng tỉnh Biên Hoà là Phước và Nhan. Huỳnh Văn Nghệ đã mở khám Biên Hoà để giải phóng cho những người đồng đội và đồng bào yêu nước bị Nhật giam giữ. Lúc này Huỳnh Văn Nghệ tại Hội nghị Chợ Đệm bổ nhiệm làm cố vấn cho Uỷ ban kháng chiến Miền Đông. Mặc dù Uỷ ban này đã rút về Biên Hoà nhưng Huỳnh Văn Nghệ vẫn ở lại Thị Nghè tham gia chiến đấu phối hợp với các mặt trận khác bao vây địch trên Sài Gòn – Chợ Lớn làm chậm bước tiến của địch về các tỉnh. Huỳnh Văn Nghệ được Bí thư Xứ uỷ Nam Kì Trần Văn Giàu cử làm Uỷ viên hành chính, phụ trách khu vực miền Đông và nhiệm vụ đầu tiên được giao là đem hơn bảy mươi vạn tiền (Đông Dương) qua Campuchia để mua vũ khí. Nhưng không may bị hai người mối vụ súng này lợi dụng sự tin tưởng của ông để lừa gạt, cướp hết số tiền. Sau khi giành được chính quyền, nhân dân ta lại phải tiếp tục đối phó với nhiều kẻ thù nguy hiểm khác trong cùng một lúc. Ngoài Bắc quân Tưởng với chiểu bài tước vũ khí của quân Nhật, thực hiện âm mưu lật đỗ chính quyền cách mạng làm tay sai cho Mỹ. Còn ở miền Nam, quân đội Anh với danh nghĩa giải giáp quân Nhật nhưng mục đích chính là giúp sức cho thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai. Cuối tháng 9-1945, Huỳnh Văn Nghệ cùng người bạn của mình là Dần từ Tân Châu (Châu Đốc) trở về Sài Gòn. Cuộc kháng chiến chống Pháp lần thứ hai cũng đã bùng nổ, Huỳnh Văn Nghệ cùng người bạn của mình trở về thành phố. Trong chuyến đi trở về lại Sài Gòn, ông đã gặp được những người thanh niên lên đường đi lên Sài Gòn, đó là những người thanh niên từ các tỉnh tình nguyện lên
  • 23. xvii mặt trận “Hành khách trên phà hầu hết là thanh niên mạnh khoẻ, từ các tỉnh tình nguyện lên để ra mặt trận. Họ hăng hái, vui vẻ, tụ năm tụ bảy, bàn luận với nhau về thời sự, về tình hình Sài Gòn Chợ Lớn. Những bài hát Tiếng gọi thanh niên, Lên Đàng vang lên hoà nhịp với tiếng sóng nước...” [10, 114]. Đồng thời, trong chuyến trở về này Huỳnh Văn Nghệ cũng biết được thông tin từ những người thanh niên này rằng Dương Văn Giáo một trong những lãnh đạo Việt Nam phục quốc đồng minh hội, thành lập chính phủ Nam kỳ Cộng hoà quốc đã từ Xiêm trở về. Huỳnh Văn Nghệ đã trực tiếp tham gia bắt sống Dương Văn Giáo để giao cho Ban chỉ huy mặt trận xử tội, khiến chính quyền tay sai phải giải tán từ trong trứng nước và phải mất một thời gian lâu sau thực dân Pháp mới tìm được một chính phủ khác thay thế. Khi quân Anh tiến về Biên Hoà, Uỷ ban miền Đông rút ra Xuân Lộc, Phan Thiết. Mặc dù Uỷ ban kháng chiến miền Đông ra lệnh Huỳnh Văn Nghệ phải rút theo về hướng đó nhưng ông đã ở lại với hai đội viên hỗ trợ của mình, xin chỉ thị của đồng chí Dương Bạch Mai – Thanh tra chính trị miền Đông tổ chức đốt phá toà bố, sở cò, nhà bưu điện, trấn tĩnh đồng bào trong thị xã, gom góp tàn binh, vũ khí của các lực lượng rơi rớt lại, “Kết quả thu được 23 khẩu súng trường đem về Tân Uyên xây dựng lực lượng” [10, 18]. Với số lượng súng thu về được Huỳnh Văn Nghệ đã đem về Tân Uyên, xây dựng bộ đội đầu tiên của tỉnh và lấy tên là Giải phóng quân Biên Hoà. Hồi đầu cách mạng ở Biên Hoà các LLVT tập hợp rất nhiều thanh niên yêu nước nhưng các tổ chức này khá manh mún: Bộ đội Lê Văn Ngọc, bộ đội Huỳnh Văn Nghệ và tiểu đội Nguyễn Văn Quì, bộ đội Đinh Văn Ân, bộ đội giải phóng quân Long Thành,...mỗi lực lượng hùng cứ ở một khu vực khác nhau. Tỉnh uỷ Biên Hoà lúc bấy giờ chưa nắm được lực lượng quân sự. Về sau Huỳnh Văn Nghệ đã liên lạc, tổ chức chỉ huy thống nhất các LLVT kháng chiến đang ở rải rác khắp nơi trong tỉnh “Tại quận Tân Uyên, tiểu đội vũ trang của đồng chí Chín Quỳ, bộ phận kháng chiến quận của đồng chí Cao Văn Bổ, tự vệ chiến
  • 24. xviii đấu các xã, công nhân cao su Phước Hoà,... lần lượt đến gia nhập bộ đội Huỳnh Văn Nghệ. Lực lượng vũ trang toàn huyện được thống nhất lại và nhiều lực lượng yêu nước khác như Ban tiếp tế miền Đông, các đơn vị tự vệ của tổng công đoàn Nam bộ, công nhân xưởng Ba Son, đề Pô Dĩ An, BIF Biên Hoà... thành bộ đội Huỳnh Văn Nghệ gọi là Vệ quốc đoàn Biên Hoà, đóng căn cứ tại 05 xã: Tân Hoà, Mỹ Lộc, Tân Tịch, Thường Lang, Lạc An (thuộc quận Tân Uyên, tỉnh Biên Hoà) được bổ sung thêm lực lượng ta mở trại huấn luyện tại Miếu Đất Cuốc (Miếu Bà Đất Cuốc), xã Tân Hoà cũ – nay là Miếu Bà ấp Suối Sâu, xã Đất Cuốc, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương” [15]. Sau hội nghị quân sự Nam Bộ được tổ chức vào cuối tháng 11-1945, hội nghị đã thảo luận kế hoạch thống nhất quân đội, thống nhất chỉ huy, phân chia khu vực hoạt động của từng tỉnh, đồng chí Nguyễn Bình đã được phái vào phụ trách quân sự Nam Bộ. Tháng 12-1945, theo chỉ đạo của Trung ương, Nam Bộ được chia làm ba khu, tỉnh Biên Hoà nằm trong khu 7. Đồng chí Nguyễn Bình được cử làm Khu bộ trưởng, đồng chí Trần Xuân Độ làm Chính uỷ khu. Lần lượt các chi đội Vệ quốc đoàn miền Đông Nam Bộ cũng được thành lập. Một số đơn vị Vệ quốc đoàn do đồng chí Nguyễn Bình chỉ thị như: Vệ quốc đoàn Biên Hoà (của Huỳnh Văn Nghệ), Vệ quốc đoàn Châu Thành, liên quân Giải phóng quân Hóc Môn – Đức Hoà, liên chi đội 2 và 3 Bình Xuyên chuẩn bị trận tập kích tỉnh lị Biên Hoà. Đến cuối tháng 12-1945, công tác chuẩn bị đã hoàn thành, các lực lượng tham gia về đóng ở các nơi áp sát tỉnh lị. Từ đầu năm 1946, giặc liên tiếp mở các cuộc tấn công lớn vào chiến khu Tân Uyên – Lạc An. Ngày 2-1-1946, quân dân du kích các xã và lực lượng của ta nổ súng vào các vị trí thành xăng đá, bót cầu Gành, sở Hiến binh, nhà ga...Huỳnh Văn Nghệ cùng những người đồng đội cũng cùng ra trận. Đây là trận phản công lớn nhất đầu tiên ở Nam Bộ do Khu tổ chức. Chỉ trong vài giờ đã tiêu diệt được một số địch, bắt sống một số Việt gian tay sai, cổ vũ tinh thần kháng chiến của
  • 25. xix nhân dân Biên Hoà nói riêng và cả vùng Nam Bộ nói chung. Tháng 2-1946, Huỳnh Văn Nghệ tham gia trận Tân Uyên, trực tiếp chỉ huy trận Tân Tịch – Lạc An, vừa chỉ đạo tiếp tế lương thực, đạn dược cho toàn mặt trận gồm hơn 5000 người, đánh suốt hai ngày đêm. Tháng 3-1946, Huỳnh Văn Nghệ chỉ huy một trận tiêu đại đội của địch bắn rơi một máy bay, giết được một tên quan năm không quân Barlier, đây là chiếc máy bay đầu tiên bị bắn hạ ở Nam Bộ. Sau trận đánh này Pháp mới đồng ý mở hội nghị bàn về việc thành lập Hiệp ước Sơ bộ 6-3 ở Nam Bộ, Huỳnh Văn Nghệ được cử đi dự Hội nghị và làm tròn nhiệm vụ. Tháng 4-1646, sau Hội nghị cán bộ toàn tỉnh ở Cù Lao Vịt Tân Triều, tuy không tham gia nhưng với sự tin tưởng và vì một mục tiêu chung nên Hội nghị đã nhất trí cử Huỳnh Văn Nghệ làm Phó Chủ tịch kiêm Ủy viên Quân sự của Ủy ban Hành chính tỉnh Biên Hòa. Tháng 6-1946, theo chỉ thị của Khu uỷ và Bộ Tư lệnh khu 7 Vệ quốc đoàn Biên Hoà và Vệ quốc đoàn Long Thành sáp nhập lại thành Chi đội 10 do Huỳnh Văn Nghệ làm Chi đội trưởng. Trong 6 tháng cuối năm 1946 và năm 1947, Huỳnh Văn Nghệ chỉ huy Chi đội 10 chiến đấu bảo vệ đồng bào, Khu bộ, các công binh xưởng của Khu, xây dựng các công binh xưởng của tỉnh, phát động chiến tranh du kích. Trong thời gian này Huỳnh Văn Nghệ cũng tổ chức các trận đánh giao thông đường sắt Bảo Chánh, Trảng Táo, Bàu Cá, cầu La Ngà và các cơ sở cao su Xuân Lộc. Đặc biệt là trận Đồng Xoài ngày 19-12-1947. Các trận đánh này hầu như đều tiêu diệt nhiều sinh lực địch, thu được nhiều quân trang, quân dụng, làm cho địch bị lúng túng buộc phải rút bớt một số đồn bót đóng sâu trong nội địa của ta để củng cố vào bảo vệ các đường giao thông chiến lược và các sở cao su. Các trận này cũng có tác dụng mở đầu cho chiến thuật, phong trào giao thông chiến ở Nam Bộ, phổ biến kỹ thuật đánh lôi điện, bazomine. Đầu năm 1948, Huỳnh Văn Nghệ chỉ huy trung đoàn chiến đấu, tham gia trận chống càn Chiến khu Đ chống với hơn 5000 địch tập trung tấn công Chiến khu Đ có thủy lục quân phối hợp nhảy dù lần đầu tiên vào căn cứ. Giúp thu được
  • 26. xx nhiều vũ khí đồng thời cũng giúp cho các chiến sĩ và đồng bào không còn sợ nhảy dù nữa. Chi đội là một tổ chức vũ trang (tương đương cấp trung đoàn) trực thuộc Bộ Tư lệnh Khu 7 chủ yếu trong phạm vi tỉnh Biên Hoà và do Tỉnh uỷ Biên Hoà trực tiếp lãnh đạo. Với cương vị là Chi đội trưởng Chi đội 10 Huỳnh Văn Nghệ là người chủ trương, chỉ đạo, tổ chức trận phục kích La Ngà (1-3-1948) giành được thắng lợi to lớn, vang dội cả về chính trị và quân sự. Sau chiến thắng La Ngà Chi đội 10 trở thành Trung đoàn 310 cũng trong tháng 3-1948, Huỳnh Văn Nghệ được nhận nhiệm vụ làm Khu bộ phó Khu 7 kiêm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 310. Tháng 7-1948,thi hành lệnh của Uỷ ban Kháng chiến hành chính Nam Bộ, trong hoàn cảnh hết sức nguy hiểm, Huỳnh Văn Nghệ một mình đến căn cứ Bình Xuyên dùng lí lẽ và tình cả thuyết phục được Lê Văn Viễn (Bảy Viễn) và đưa Bảy Viễn về Nam Bộ để dự hội nghị, giúp Xứ ủy và Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ giải quyết vấn đề Bình Xuyên đang là vấn đề nội bộ gay go nhất lúc bấy giờ. Sau tháng 7-1948, Huỳnh Văn Nghệ nhận nhiệm vụ Khu trưởng Khu 7, cùng với Chính ủy Khu 7 Nguyễn Văn Trí xây dựng căn cứ mới của Khu, thành lập Bộ đội chủ lực Khu 7 lấy tên là Bộ đội 303. Năm 1949, khi phát hiện một du kích đánh được một tháp canh của địch, ông đã cùng những đồng chí khác nghiên cứu sáng kiến cách đánh mới, phát triển chiến thuật và Tham mưu trưởng Khu 7 Nguyễn Văn Lung (Ba Lung) phân công đồng chó Lê Quang Nghiêm (họa sĩ Lê Du) cùng với hai đồng chí cán bộ tham mưu Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Soái và Hoàng Trọng Đức điều nghiên, vẽ sơ đồ hệ thống tháp canh của địch. Với cách đánh mới này ta đã tổ chức trận đánh đầu tiên tại Biên Hòa hạ 30 tháp canh chỉ trong một đem, thu về được nhiều chiến công lớn tiêu diệt được nhiều địch và thu được nhiều vũ khí. Sau đó Huỳnh Văn Nghệ đã phổ biến kỹ thuật đánh tháp canh ra khắp các tỉnh ở Nam Bộ, Liên khu 5 và Cao Miên, đập tan ý đồ sáng kiến chiến lược De Latour của Pháp và giúp giải quyết được vấn đề bế tắc chiến thuật của Khu 7 lúc đó.
  • 27. xxi Năm 1950, sau khi sáp nhập Sài Gòn – Chợ Lớn vào khu 7, Huỳnh Văn Nghệ là Phó Tư lệnh, bộ Tư lệnh Khu 7, đồng thời là Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy kiêm Tỉnh đội trưởng Thủ Biên. Năm 1951, hai tỉnh Biên Hòa,Thủ Dầu Một sáp nhập Huỳnh Văn Nghệ làm Phó Tư lệnh Khu 7 kiêm tỉnh đội trưởng Thủ Biên, xây dựng lực lượng trong tỉnh, phát động phong trào đánh địch bằng hầm chông, lựu đạn gài, gây nhiều thiệt hại cho địch. Ông chỉ đạo mọi công tác chống lại sự lấn chiếm của địch, phát động du kích chiến tranh, đặt kế hoạch thi đua tiêu diệt địch. Tháng 7-1951, Huỳnh Văn Nghệ chỉ huy chiến đấu tiêu diệt Chi khu quân sự Trảng Bom, thu toàn bộ vũ khí, đánh lui các cuộc tiếp viện của địch từ Biên Hòa, Xuân Lộc. Trong thời gian Bộ Tư lệnh Nam Bộ đóng ở Chiến khu Đ địch tập trung lực lượng tấn công liên tục, Huỳnh Văn Nghệ đều chỉ huy lực lượng chiến đấu bảo vệ được Tư lệnh Bộ và các Binh Công xưởng Nam Bộ. Năm 1952 (năm Nhâm Thìn) bão lụt xảy ra lớn nhất ở Nam Bộ thời ấy, Huỳnh Văn Nghệ đã chỉ huy chống lụt ở Thủ Biên, bảo vệ bộ đội và toàn dân. Địch lợi dụng tình thế quân ta đang gặp khó khăn, địch đã gom lực lượng đánh vào Chiến khu Đ. Huỳnh Văn Nghệ đã chỉ huy 1 tiểu đoàn chiến đấu suốt 52 ngày khiến cho địch bị tiêu diệt và thất bại âm mưu gom dân ra thành và tiêu diệt lực lượng ta. Tháng 5-1953, Huỳnh Văn Nghệ được lệnh đi học ở Trung ương. Làm trưởng một đoàn cán bộ cao cấp đi từ Chiến khu Đ ra Liên khu 5. 2.1.2. Một số trận chiến tiêu biểu 2.1.2.1. Các trận đánh đường sắt Ngay sau khi toàn quốc kháng chiến (12-1946), thực dân Pháp đã rút bỏ nhiều đồn bốt đóng sâu trong vùng căn cứ miền Đông Nam Bộ để tăng viện cho chiến trường miền Bắc. Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã chỉ đạo Xứ uỷ Nam Kì ngăn chặn, không cho Pháp lấy của cướp được đánh ra miền Trung và Bắc Bộ. Thực hiện chỉ đạo đó, Ban chỉ huy Chi đội 10 khu 7 đã chủ trương mở một loạt các trận đánh giao thông để tiêu diệt, tiêu hao sinh lực địch. Tỉnh Biên Hoà nằm
  • 28. xxii trên các tuyến đường quan trọng như Quốc lộ 20, Quốc lộ 1, tuyến đường sắt xuyên Việt. Chi đội 10 đã Các trận chiến này tổ chức chủ yếu ở các tuyến đường sắt bởi đây là một trong những tuyến đường vận chuyển quân sự của Pháp từ Nam ra Bắc. Từ tháng 5-1947 đến tháng 7-1947, Chi đội 10 đã cùng với lực lượng vũ trang tỉnh Biên Hoà tổ chức nhiều trận đánh đường sắt trong đó có các trận đáh trên địa bàn huyện Xuân Lộc như trận Bảo Cánh 1 (5-1947), trận Trảng Táo (6-1947), trận Bảo Chánh 2 (6-1947), trận Bàu Cá (10-1947),...Ở các trận đánh này Huỳnh Văn Nghệ đã trực tiếp chỉ huy hầu hết các trận đồng thời liên lạc với các huyện chỉ đạo phong trào du kích chiến tranh ở toàn tỉnh. Trận Bảo Chánh diễn ra vào ngày 19-5-1947, Ban chỉ huy Chi đội 10 quyết tâm đánh một trận đường sắt để mừng kỷ niệm sinh nhật Bác. Các trung đội 4, 5 và 6 của đại đội B phối hợp cùng với du kích hai ban công tác liên thôn 9 và 10 tham gia trận đánh này. Ở trận đánh này sử dụng vũ khí chủ yếu là súng và lựu đạn đặc biện mìn điện do Binh công xưởng Chi đội 10 chế tạo từ pháo 75 ly. Mặc dù là trận đánh xe lửa đầu tiên chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng đã giành được nhiều thắng lợi lớn, thu được nhiều vũ khí của địch. Trận Trảng Táo diễn ra vào tháng 6-1947, ở trận đánh này đã rút được nhiều kinh nghiệm từ trận đánh Bảo Chánh. Ngoài súng thì ở lần này lựu đạn và mìn 75 ly Ban chỉ huy Chi đội 10 còn có sáng kiến phá đường ray bằng cách tháo ốc vít, dùng dây kéo các thanh ray chệch ra khỏi đường ray và nhân cơ hội lực lượng vũ trang bất ngờ tán công. Do bị tấn công nên quân Pháp bất ngờ và bị động nhanh chóng bị tiêu diệt. Trận đánh này lực lượng vũ trang của ta đã giành thắng lợi và thu về 2 khẩu đại liên, 20 súng các loại và khoảng 10 tấn lương thực. Trận Bảo Chánh 2 diễn ra vào tháng 6-1947, sau hai lần bị tấn công thực dân Pháp đã rút kinh nghiệm và cảnh giác hơn. Lần này, đoàn xe lửa của Phadp được bố trí thành hai đoàn, mỗi đoàn gồm có hai máy đầu kéo, vừa đẩy chạy cách nhau 200m. Tuy nhiên, bị đoán được ý đồ nên Ban chỉ huy Chi đội 10 đã chỉ đạo
  • 29. xxiii chặn đánh đoàn tàu đi sau bằng cách dùng mìn 50kg do Binh công xưởng chế tạo để công phá. Trận Bảo Chánh 2 này lực lượng vũ trang đã tấn công diệt wagông bọc thép, thu được một số vũ khí của thực dân Pháp và rút lui an toàn. Trận đánh giao thông đường sắt Bàu Cá diễn ra vào ngày 14-7-1947, Chi đội 10 do Huỳnh Văn Nghệ chỉ huy tập trung lực lượng 400 người, 300 súng trường, 30 tiểu liên, 8 trung liên, 2 đại liên, 6 phóng lựu đạn và 2 quả bom điện nặng 150kg để phục kích đoàn xe lửa của quân Pháp. Chi đội 10 đã lên phương án tấn công vào đoàn xe lửa của quân Pháp tại địa điểm Bàu Cá. Lúc 12 giờ ngày 14- 7-1947, khi đoàn tàu thứ nhất của Pháo lọt vào ổ phục kích, Chi đội 10 đã cho nổ địa lôi để phá huỷ đầu tàu của quân Pháp, buộc quân Pháp phải dừng lại. Từ nơi ẩn phục, bộ đội ta đã dùng lựu đạn súng tấn công và tiêu diệt 200 lính Pháp. Đồng thời ta cũng thu 60 súng các loại, 3 máy vô tuyến điện và nhiều lương thực. Đây cũng là một trận đánh thu nhiều thắng lợi và lực lượng vũ trang cũng nhanh chóng rút về vùng căn cứ. Trận đánh này cũng chứng tỏ sự lớn mạnh của lực lượng vũ trang Chi đội 10 về công tác chỉ huy và tác chiến. Qua các trận đánh trên tuyến giao thông đường sắt Chi đội 10 của Huỳnh Văn Nghệ cũng rút ra được nhiều kinh nghiệm trong đó có việc phối hợp cùng với lực lượng vũ trang ở địa phương. Các trận đánh này cho thấy tác dụng to lớn trong chiến thuật đánh đường sắt gây cho quân Pháp lúng túng phải rút bớt một số đồn bót đóng sâu trong nội địa ta để củng cố bảo vệ đường giao thông chiến lược và các sở cao su. Các tận này cũng có tác dụng mở đầu chiến thuật đánh lôi điện, bazomine góp phần ngăn chặn quân Pháp chi viện ra miền Trung và miền Bắc trong thời gian đầu toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp. 2.1.2.2. Trận La Ngà (1-3-1948) Cuối năm 1946, sau những trận đánh vào các tuyến giao thông đường sắt của địch mang lại thắng lợi, kinh nghiệm và trình độ tác chiến của Chi đội 10 đã được nâng lên. Từ đây, Chi đội 10 cũng được giao thêm nhiều nhiệm vụ đẩy mạnh
  • 30. xxiv các hoạt động đánh giao thông để góp phần hạn chế sự chi viện của thực dân Pháp ra chiến trường miền Trung và Bắc. Giữa năm1947, nhận được thông tin tình báo quân Pháp sẽ tổ chức một hội nghị tại Đà Lạt để thảo luận về việc thành lập chính phủ bù nhìn Bảo Đại vào đầu tháng 3-1948. Để tham gia hội nghị này các quan chức lớn cấp cao của Pháp sẽ di chuyển đoàn xe quân sự từ Sài Gòn lên Đà Lạt. Vào đầu tháng 11 năm 1947, trong khi đi nghiên cứu địa hình để chuẩn bị cho trận đánh phục kích ở Đồng Xoài, đội trưởng Huyện đội Xuân Lộc gợi ý với Huỳnh Văn Nghệ lúc này là Tư lệnh phó khu 7 kiêm Chi đội trưởng Chi đội 10 trên quốc lộ 20 có rất nhiều điểm phục kích, ở quãng La Ngà địa hình có nhiều điểm tương tự như ở Đồng Xoài. La Ngà cách Sài Gòn khoảng 100 cây số. Đây là một con đường chiến lược quan trọng bởi một mặt nối liền Sài Gòn với Tây Nguyên, sang Hạ Lào và Trung Lào; mặt khác thông qua quốc lộ 1 và các cửa biển. Sau một thời gian nghiên cứu, Chi đội 10 đã quyết định chọn trận địa phục kích đánh địch trên quốc lộ 20. Trên quốc lộ này Pháp đều bố trí một đồn lính để canh giữ tại đoạn km101 (khu vực cầu La Ngà) và km115 (thị trấn Định Quán), Ban chỉ huy Chi đội 10 quyết định bố trí trận địa tại km104. Nơi đây có vị trí tốt để thực hiện một trận phục kích lớn trên tuyến giao thông đường bộ. Tuy nhiên, Huỳnh Văn Nghệ lúc này không lo lắng nhiều về chỉ huy, chiến lược, kỹ thuật mà vấn đề gạo là chủ yếu. Gạo lúc ấy là vấn đề nan giải và khó khăn hàng đầu của Khu 7 lúc đó. Bộ đội sống phân tán trong nhân dân, cùng với nhân dân tăng gia sản xuất, ăn uống do từng nhà nuôi nấng. Vì bị địch phong toả gắt gao nên không thể đóng góp cho khu căn cứ. Mỗi lần bộ đội xuất trận nhân dân thường lo việc tiếp tế. Đặc biệt ở những trận đánh trước Chi đội 10 chủ yếu đánh ở những nơi đông dân cư nên lương thực tuy có phần khó khăn nhưng vẫn có thể lo chạy từng ngày. Lần này đánh ở La Ngà xa căn cứ, giữa nơi đất rộng người thưa phải có đủ gạo hàng tuần. Đối với trận đánh lần này đê chuẩn bị tốt, Chi đội 10 đã gấp rút chuẩn bị lương thực, vũ khí, đạn dược, phân công các cán bộ, bộ đội về các buôn
  • 31. xxv làng dân tộc vận động bà con gom góp lương thực. Ngoài ra, một bộ phận chiến sĩ của Chi đội 10 cũng tổ chức đánh bắt cá trên sông La Ngà phơi khô để dự trữ dài ngày. Vấn đề tuy khó khăn nhưng với quyết tâm đưa kẻ thù ra khỏi đất nước nhân dân ta vẫn cùng đòng lòng hướng về kháng chiến ủng hộ bộ đội. Cuối tháng 12-1947, Ban chỉ huy Chi đội 10 quyết định chia trận phục kích thành 3 khu vực. Khu vực A (từ km111 đến km113) do đại đội B, Quốc vệ đội và quân dân du kích huyện Xuân Lộc phụ trách có nhiệm vụ khoá đầu đoàn xe, tiêu diệt bộ phận lính Pháp hộ tống mở đường và chặn đánh viện binh của Pháp từ trên Định Quán xuống. Khu vực B (từ km107 đến km111) do đại đội C và một bộ phận Liên quân 17 của Quân khu phụ trách, nhiệm vụ chia cắt, tiêu diệt toàn bộ quân dịch di chuyển trong khu vực. Khu vực C (từ km104 đến km107) được giao cho đại đội A phụ trách, nhiệm vụ khoá đuôi, tiêu diệt và đánh quân tiếp viện từ đồn La Ngà lên. Ngoài việc bố trí các trận địa tại ba địa điểm mấu chốt, Chi đội 10 cũng đã cử một trung đội thuộc đại đội C có nhiệm vụ quấy rối, chặn đánh địch trên quốc lộ 1 (đoạn từ Hố Nai đến ngã ba Dầu Giây) nhằm mục đích buộc đoàn xe của Pháp phải giảm tốc độ và đến trận địa phục kích vào khung giờ tầm 15-16 giờ chiều, thời điểm có nhiều sương mù hạn chế tầm nhìn máy bay của địch và cản trở viện binh của địch từ Biên Hoà lên. Cuối tháng 2-1948, Ban chỉ huy Chi đội 10 nhận được tin tình báo sáng ngày 1-3-1948, đoàn xe của Pháp sẽ di chuyển xuất phát từ Sài Gòn lên Đà Lạt. Hai đại đội và C thuộc Chi đội 10 sẽ cùng Liên quân 17 hành quân đến địa điểm đã phân công từ trước để chiếm lĩnh trận địa ngày 26-2 và đến ngày 28-2, đại đội B của Chi đội 10 cùng với Quốc vệ đội Xuân Lộc đến vị trí tập kích. Sáng ngày 1-3-1948 đoàn xe quân sự gồm 70 chiếc của Pháp xuất phát từ Sài Gòn. Đến Biên Hoà chúng phải dừng lại nhiều lần do quân du kích ta bố trí các chướng ngại vật trên đường từ trước. Đến khoảng 15 giờ chiều đoàn xe của Pháp đã lần lượt đi vào trận địa phục kích khu vực cầu La Ngà. Khi chiếc thiết
  • 32. xxvi giáp mở đường của quân Pháp đến khu vực A thì 3 quả địa lôi do bộ đội ta chuẩn bị sẵn cho phát nổ, hất tung chiếc thiết giáp cùng với hai xe chở lính hộ tống khiến cho viên chỉ huy cùng bộ phận thông tin tử trận. Các xe sau của đoàn quân Pháp không liên lạc được vẫn nối đuôi nhau tiến lên và dồn vào khu vữ trận địa A. Lúc này các chiến sĩ đã dùng hoả lực diệt chiếc xe hộ tống thứ ba và đồng loạt xông ra đường đánh giáp chiến với Pháp. Do bị bất ngờ nên quân Pháp tê liệt hoàn toàn. Còn ở khu vực B, Pháp lúng túng, các chiến sĩ chủ động tấn công, dốt cháy 28 xe, tiêu diệt 55 lính hộ tống. Còn ở khu vực cầu La Ngà, cuộc chiến cũng diễn ra quyết liệt, phá huỷ 16 xe chở lính, vô hiệu hoá 13 xe và tiêu diệt nhiều tên địch. Đến lúc 15 giờ 57 phút tận đánh kết thúc, ta đã tiêu diệt được 59 chiếc xe quân sự của Pháp, bắt sống 200 tù binh, tiêu diệt 150 lính hộ tống, 25 sĩ quan chỉ huy thu nhiều vũ khí và đồ dùng quân sự. Trận phục kích La Ngà tháng 3-1948 của Chi đội 10, chặn đánh đoàn xe quân sự của Pháp, trong đó các quan chức cao cấp của Pháp từ Sài Gòn đi Đà Lạt. Đây được xem là một chiến thắng quân sự lớn nhất của lực lượng bộ đội miền Đông Nam Bộ tính từ đầu cuộc kháng chiến đến năm 1948. Nhờ chiến thắng La Ngày, Tư lệnh Nam bộ Nguyễn Bình đã thay mặt Trung ương trao Huân chương Quân công hạng Nhất cho các đơn vị tham gia. Huỳnh Văn Nghệ được Huân chương Chiến công hạng Nhì và ông Bùi Cát Vũ được nhận Huân chương Chiến công hạng Ba. Ngoài ra, Huỳnh Văn Nghệ cũng tham gia rất nhiều trận đánh tiêu biểu như: tham gia các trận đánh ở Sài Gòn – Chợ Lớn ở mặt trận Thị Nghè (1945), lúc này Huỳnh Văn Nghệ được Ủy ban Nhân dân Nam Bộ tại Hội nghị Chợ Đệm bổ nhiệm làm cố vấn cho Ủy ban Kháng chiến Miền Đông, mặc dù Ủy ban đã rút về Biên Hòa nhưng ông vẫn ở lại để tham gia chiến đấu phối hợp với các mặt trận khác bao vây địch trong Sài Gòn làm chậm bước tiến của địch; tham gia các trận đánh trên đường số 1 từ Sài Gòn về Biên Hòa, ông tham gia chiến đấu như một người đội viên chặn từng bước tiến của địch về miền Đông Nam Bộ. Ngày 2-1-1946 ông
  • 33. xxvii tham gia trận tấn công vào thị xã Biên Hòa đây là trận phản công lớn nhất đầu tiên ở Nam Bộ do Khu tổ chức, Huỳnh Văn Nghệ phụ trách chỉ huy lực lượng của tỉnh Biên Hòa tham gia trận chiến này đánh vào chỉ huy sở Anh - Ấn ở tòa bố Biên Hòa, tiêu diệt bọn chỉ huy góp phần ủng hộ tinh thần kháng chiến của đồng bào ta. Ngày 19-12-1947, ông tham gia trận Đồng Xoài kỷ niệm ngày toàn quốc kháng chiến, Huỳnh Văn Nghệ chỉ huy tiêu diệt 20 xe nhà binh địch chở quân trang quân dụng trên đường Sài Gòn – Ban Mê Thuột. Đầu năm 1948, ông tham gia trận chống càn Chiến khu Đ, chống với hơn 5000 địch tập trung tấn công Chiến khu Đ, đánh suốt một tuần lễ tiêu diệt được nhiều địch, thu về nhiều vũ khí và bảo toàn được lực lượng. Năm 1949, mở chiến dịch mùa xuân, phát động phong trào phá hoại đường xá, cầu cống trong toàn Khu 7 làm cho địch lúng túng. Khi ông làm Phó Tư lệnh Khu 7 đã tham gia vào chiến dịch Bến Cát, phụ trách kiểm tra đôn đốc mặt trận ở hai tỉnh Biên Hòa và Bà Rịa, nhân dịp đi kiểm tra Long Thành ông đã chỉ huy một trận chống càn bảo vệ được Binh Công xưởng Nam Bộ. Năm 1951, Huỳnh Văn Nghệ được phân công dẫn một tiểu đội về tiếp viện cho Biên Hòa đang bị địch tấn công uy hiếp, Huỳnh Văn Nghệ đã cùng tiểu đội D về đánh địch trong một tuần lễ, bảo vệ được các Binh Công Xưởng của tỉnh và của Nam Bộ ở Chiến khu Đ, làm đồng bào phấn khởi. Sau trận bão lũ năm 1952, lực lượng của địch tấn công vào Chiến khu Đ, Huỳnh Văn Nghệ đã chỉ huy tiểu đội theo sát địch, chiến đấu bảo vệ cơ quan, động viên giúp đỡ anh em du kích và đồng bào, sau 52 ngày chiến đấu kết quả khiến cho địch thất bại trong âm mưu gom dân ra thành và tiêu diệt lực lượng ta. 2.1.3. Hoạt động văn học Nếu ở trước Cách mạng tháng Tám, phần lớn các nhà thơ có tên tuổi phần lớn tập trung tính nghệ thuật trong văn chương thì thơ Huỳnh Văn Nghệ lại xuất hiện với một màu sắc hoàn toàn khác: “Chàng chỉ muốn đề thơ bằng máu
  • 34. xxviii Trên mây hồng cho gió rải cùng trời Để những người đau khổ khắp nơi nơi Ngừng than thở Và thương nhau Khi thấy hàng chữ máu! (Mộng làm thơ)” [10, 194] Bài thơ Huỳnh Văn Nghệ viết vào năm 1937 cho thấy quan niệm của tác giả về thơ đó là viết cho những người đau khổ khắp nơi nơi ngừng đau khổ để thương nhau. Huỳnh Văn Nghệ muốn dùng thơ của mình để đánh thức đồng bào nhớ về mối hận đất nước. Các bài thơ Huỳnh Văn Nghệ viết vào khoảng những năm 1930 như: Bà bán cau (1935), Mộ bia (1936), Đám ma nghèo (1938), Thú tội (1940),… Trong thời kì kháng chiến chống Pháp thì Chiến khu Đ là một căn cứ địa quan trọng. Ai đã từng ở miền Đông Nam Bộ thời kháng Pháp, hẳn không thể không lưu giữ kỉ niệm nào đó về Chiến khu Đ và khi nói về Chiến khu Đ không ai có thể quên một cái tên: Huỳnh Văn Nghệ. Tên tuổi Huỳnh Văn Nghệ đi vào tâm thức mọi người như một người cán bộ quân sự tài năng, một ngọn cờ của các đơn vị vũ trang buổi đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, chỉ huy các trận đánh giao thông và là một trong những người có vai trò to lớn trong quá trình gầy dựng và phát triển nên Chiến khu Đ. Những bài thơ của Huỳnh Văn Nghệ viết phần lớn về Chiến khu này, thơ của ông như mang những bụi bặm chiến trường, như một phóng sự, ghi chép sự kiện. Các sáng tác của Huỳnh Văn Nghệ cũng giúp cho việc nghiên cứu lịch sử kháng chiến ở Nam Bộ gặp khó khăn thì thơ của ông góp phần giúp phong phú nguồn tư liệu về chiến khu cũng như là những minh chứng khi nghiên cứu về các sự kiện diễn ra tại Chiến khu Đ. Trong những năm cực kì gian khổ ấy, trên chiến trường “miền Đông gian lao mà anh dũng” nguồn thi hứng của ông lại vô cùng rộng mở, dạt dào. Trong 9
  • 35. xxix năm, các bài viết của ông trong văn xuôi như các truyện thơ: Con séo, Con nai vàng,…hay các bài thơ sáng tác rải rác trong 9 năm kháng chiến chống Pháp: Em bé liên lạc, Nắm mộ giữa rừng (1951), Thử gan (1953), Tình súng (1953),... ông đều nhắc về cảnh thiếu thốn về vật chất khó có thể tưởng tượng được trong những ngày đầu đánh giặc. Ông xúc động khi viết về những người đồng đội của mình bởi đó là những người đồng đội thân thương, chí cốt nhưng luôn có một tâm hồn đẹp và khí phách hiên ngang khi đối mặt với kẻ thù. Ngoài những bài thơ nói về tình cảm giữa chiến khu với đồng bào, các trận đánh lớn, tinh thần chiến đấu quả cảm không ngại hi sinh của những người bộ đội, quân dân du kích,...thì bài thơ của ông viết về trận bão lụt lịch sử năm Nhâm Thìn 1952 và trận thắng lớn của tiểu đoàn 303 Thủ Biên ngay trong những ngày bão lũ ấy: “Những nóc nhà trôi Những thân cây đỗ Suối ngập thành sông, sông tràn thành biển Mênh mông sóng vỗ chân trời. Thôi hết rồi, hết lúa, hết khoai Chiến khu Đồng Nai lại đói. Con ngậm củ mài, cha nhơi củ chuối Ướt mắt chồng nhìn vợ nuốt vỏ khoai Đứt ruột mẹ tiếng con thơ đòi bú. Voi cũng trôi tận Cù Lao Phố Mấy con trâu vướng cột cầu Gành… Cả chiến khu đêm nay không ngủ Tụ năm tụ ba,
  • 36. xxx Bàn tán về tiểu đoàn ba trăm ba: “Dù thiếu cơm, du thiếu áo Đánh giặc càng hay, Ăn củ mì cũng giỏi Thế nào cũng thắng, và…phải thắng!” Bỗng được tin loa: “Ta tiêu diệt hoàn toàn đồn Bến Sắn”” [10, 450-451]. 2.2. TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ 2.2.1. Quá trình hoạt động tại miền Bắc Chiến tranh chống Pháp kết thúc, tháng 5-1953, Huỳnh Văn Nghệ làm Trưởng đoàn cán bộ cao cấp của miền Nam ra Trung ương học. Sau đó ông ở lại miền Bắc công tác gần 12 năm. Ông giữ chức Trưởng phòng Thể dục thể thao, Cục phó Cục Quân huấn – Bộ Tổng tham mưu. Từ năm 1964, ông chuyển ngành sang làm Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, rồi Tổng cục phó Tổng cục Lâm nghiệp. 2.2.2. Quá trình hoạt động tại miền Nam Sau một thời gian tập kết ra Bắc thì đến năm 1965, Huỳnh Văn Nghệ được điều động về để cùng nhân dân miền Nam tiếp tục đánh Mĩ. Ông lần lượt giữ chức: Trưởng ban Căn cứ Trung ương Cục miền Nam, Phó bí thư Đảng ủy Căn cứ Trung ương Cục miền Nam, Phó ban Kinh – Tài Trung ương Cục miền Nam, Trưởng ban Lâm nghiệp Trung ương Cục miền Nam. 2.2.3. Hoạt động văn học Khoảng thời gian những năm 1954-1964 khi Huỳnh Văn Nghệ giữ chức Trưởng phòng Thể dục – Thể thao, Cục phó Cục Quân huấn (Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam) thì ông cũng dành thời gian viết nên nhiều tác phẩm đóng góp làm dồi giàu hơn kho tàng văn học của mình. Ông viết các truyện thơ: Đánh mãng xà; Lịch sử chùa Ông Mõ. Viết các truyện kể: Mất đồn Mĩ Lộc; Chùa
  • 37. xxxi Ông Mõ; Tiếng hát trên sông Đồng Nai; Trận mãng xà; Đánh sấu thần; Anh Chín Quỳ. Viết các hồi kí: Quê hương rừng thẳm sông dài; Những ngày sóng gió Đồng Nai. Viết các tùy bút, bút kí, chính luận đăng trên các báo: Quân đội Nhân dân; Văn nghệ Quân đội; Thống nhất và phát trên sóng đài tiếng nói Việt Nam. Sau Hiệp định Geneve, Huỳnh Văn Nghệ có lệnh tập kết ra Bắc. Trong những ngày ở miền Bắc hay khi đã trở về miền Nam thì những vần thơ của Huỳnh Văn Nghệ vẫn chủ yếu là viết về Chiến khu Đ. Đó là những vần thơ da diết để nhớ về một thời kháng chiến bất khuất. 2.3. SAU KHI ĐẤT NƯỚC ĐƯỢC GIẢI PHÓNG Sau ngày giải phóng, Huỳnh Văn Nghệ là Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp miền Nam. Khi giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, trụ sở đặt tại chiến khu Tây bắc tỉnh Tâu Ninh (nay là huyện Tân Biên), Huỳnh Văn Nghệ cũng cho thấy sự đa tài của mình khi đã nghiên cứu nhiều cách trong việc sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên “Để khai thác có hiệu quả khối tài nguyên của đất nước, Huỳnh Văn Nghệ rất muốn có bước đi khởi đầu, là điện khí hóa các vùng rừng đã được giải phóng. Sẵn dịp Ban Xây dựng cơ bản của Trung ương Cục miền Nam đưa từ Bắc vào Nam ba bộ “thủy luân xa” do Trung Quốc viện trợ, có một tuốcbin thủy điện nhỏ có thể phát ra một nguồn điện cỡ 10kW, Huỳnh Văn Nghệ đã lãnh một bộ rồi ngăn đập suối Tân Biên, thử nghiệm một trạm thủy điện nhỏ đầu tiên ở vùng giải phóng” [10, 319]. Rất tiếc, đến khi thành công và chưa kịp tổng kết kinh nghiệm thì tin chiến thắng của chiến dịch Hồ Chính Minh tới tấp bay về, rồi các cơ quan quân dân chính Đảng ở chiến khu được lệnh vào tiếp quản thành phố Sài Gòn, Gia Định nên sự nghiệp điện khí hóa buộc phải dừng lại. Có thể thấy Huỳnh Văn Nghệ đa tài trên cả ba lĩnh vực: quân sự, văn hóa văn nghệ và kinh tế - xã hội. Năm 1976, sau khi sáp nhập hai Tổng cục Lâm nghiệp miền Nam và miền Bắc thành Bộ Lâm nghiệp, ông giữ chức Thứ trưởng Bộ Lâm
  • 38. xxxii nghiệp, Ủy viên Đảng Đoàn Bộ Lâm nghiệp. Ngày 5-3-1977, ông lâm bệnh nặng và qua đời tại Thành phố Hồ Chí Minh. Vợ của Huỳnh Văn Nghệ là bà Đoàn Thị Nhạn (1915-1988) và có 9 người con. Hai người con đầu và người thứ bảy mất sớm. Người con thứ ba là bà Huỳnh Xuân Lan là kỹ sư xây dựng, nguyên là Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty xây dựng số 1, mất năm 2007. Người con thứ tư là bà Huỳnh Thu Cúc là kỹ sư hóa, nguyên giảng viên khoa Hóa Đại học Bách Khoa. Người con thứ năm là bà Huỳnh Thu Nguyệt, cử nhân tài chính kế toán, nguyên Trưởng phòng Tài chính Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. Người con thứ sáu là ông Huỳnh Văn Nam, thạc sĩ khoa học công nghệ thông tin, nguyên Tổng giám đốc Đài Phát thanh – Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh. Người con thứ tám là bà Huỳnh Thị Sông Bé, cử nhân kinh tế. Người con út là bà Huỳnh Thị Thành, thạc sĩ Dược, nguyên trưởng khoa Vật lý Đo lường, Viện kiểm nghiệm thuốc Thành phố Hồ Chí Minh.
  • 39. xxxiii CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA HUỲNH VĂN NGHỆ TRONG SỰ NGHIỆP GIẢI PHÓNG DÂN TỘC 3.1. ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG Đối với nhân dân miền Đông Nam Bộ nói chung hay nhân dân tỉnh Đồng Nai, Bình Dương nói riêng, cái tên Huỳnh Văn Nghệ luôn luôn được nhớ đến với đầy sự khâm phục và tự hào. Những đóng góp của ông đối với sự nghiệp cách mạng là vô cùng to lớn và quan trọng, Từ việc thống nhất các lực lượng vũ trang ở Biên Hòa, đến việc xây dựng nên chiến khu Đ oai hung, chỉ huy nhiều trận đánh lớn, trong việc nghiên cứu và phát triển cách đánh mới…đều được ông hoàn thành một cách xuất sắc. 3.1.1. Thống nhất các lực lượng vũ trang ở Biên Hoà và trong cuộc kháng chiến chống Pháp ở miền Đông Nam Bộ Trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc nhất là trong cuộc kháng chiến chống Pháp ở miền Đông Nam Bộ nếu nhìn nhận một cách khách quan có thể thấy Huỳnh Văn Nghệ là một nhân vật tài năng về cả chiến thuật lẫn chiến lược. Ông là đồng chí chỉ huy của LLVT ở Biên Hòa và miền Đông Nam Bộ trong những năm kháng chiến chống Pháp (1945-1954). Trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc thì LLVT giữ một vị trí nồng cốt và quan trọng. Nhưng nếu muốn phát huy tối đa vai trò của lực lượng này thì việc thống nhất và đào tạo những thứ cần thiết để lực lược vũ tảng phát triển hơn là một việc vô cùng quan trọng. Sau cách mạng tháng Tám, nhiều LLVT đã được hình thành, có những lực lượng hình thành một cách tự phát nhưng cũng có những lực lượng hình thành do các tổ chức Đảng thành lập. Một số LLVT có quy mô bao gồm: trại huấn luyện Du kích Vĩnh Cửu, Vệ quốc đoàn Biên Hòa, Giải phóng quân quận Châu Thành; Vệ quốc đoàn quận Long Thành... Trại huấn luyện Du kích Vĩnh Cửu do Tỉnh ủy lâm thời tỉnh Biên Hòa quyết định thành lập trong Hội nghị Bình Trước đếm 23-9-1945, do đồng chí Phan Đình
  • 40. xxxiv Công thường vụ Tỉnh ủy phụ trách. Trại huấn luyện Du kích Vĩnh Cửu là trường Quân chính đầu tiên ở Biên Hòa và miền Đông Nam Bộ. Vệ quốc đoàn Biên Hòa nguyên là LLVT của Ủy ban kháng chiến miền Đông do Lương Văn Tương chỉ huy. Trước khi Pháp đánh chiếm Biên Hòa, lực lượng đứng chân ở Thành Biên Hòa. Khi thực dân Pháp đánh chiếm Biên Hòa (25- 10-1945), Huỳnh Văn Nghệ đưa 40 chiến sĩ cùng vũ khí trở về rừng ở Tân Uyên tạo cơ sở để xây dựng LLVT và căn cứ lâu dài. Tại tân Uyên, Huỳnh Văn Nghệ bằng uy tín của mình đã thuyết phục và tiếp nhận đội du kích của Trần Văn Quỳ chỉ huy rút vào rừng sâu sau khi Nam Kì khởi nghĩa thất bại năm 1940. Ngoài ra còn có LLVT do Cao Văn Bổ chỉ huy ở Tân Uyên, LLVT công nhân hàng hải từ Sài Gòn lên do Đào Văn Quang chỉ huy, lực lượng học viên của Trại Sở Tiêu Tân Uyên (tiền thân là trại huấn luyện du kích Vĩnh Cửu) và từ những cơ sở này đã hình thành nên Vệ quốc đoàn Biên Hòa do Huỳnh Văn Nghệ làm chỉ huy trưởng “Vệ quốc đoàn Biên Hòa gồm 4 phân đội, mỗi phân đội có từ 12 đến 15 chiến sĩ, trang bị một số súng trường, dao, mã tấu và lựu đạn. Đơn vị thường được nhân dân trong vùng gọi tên là “Bộ đội Tám Nghệ”” [10, 362]. Giải phóng quân Châu Thành do quận ủy Châu Thành tỉnh Biên Hòa xây dựng bao gồm một bộ phận Thanh niên Tiền phong và lực lượng Công đoàn xung phong của nhà máy cưa BIF do Doãn Tiền Nghiệp đứng ra chỉ huy và huấn luyện. Đơn vị đứng chân khu vực Tân Phú – Thiện Tân lấy tên Giải phóng quân Biên Hòa, về sau Lê Văn Ngọc thay thế chỉ huy Doãn Tiến Nghiệp nên còn được nhân dân gọi là bộ đội Sáu Ngọc. Vệ quốc đoàn quận Long Thành xây dựng với 27 chiến sĩ, gọi là “Cộng hòa vệ binh”. Qua nhiều lần thay đổi tên gọi, tiếp nhận nhiều lực lượng và cán bộ chỉ huy từ Trại huấn luyện Du kích Vĩnh Cửu thì đến tháng 1-1946 lực lượng được đổi tên thành Vệ quốc đoàn Long Thành. Ngoài ra còn có các lực lượng nhỏ lẻ khác như phân đội Nguyễn Chức Sắc, bội đội Hồ Hòa...
  • 41. xxxv Trong số các LLVT này thì lực lượng Vệ quốc đoàn Biên Hòa của Huỳnh Văn Nghệ là lực lượng được tổ chức có quy củ nhất. Tuy các đơn vị có hoàn cảnh ra đời khác nhau nhưng đều do những cá nhân yêu nước, quyết tâm kháng chiến chống giặc ngoại xâm lập nên vì mục tiêu độc lập dân tộc. Sự hình thành và tồn lại của nhiều lực lượng vũ trang ở Biên Hòa giai đoạn này phản ánh một thực tế khách quan ở địa phương. Việc hình thành LLVT là cần thiết nhưng việc hình thành LLVT nhưng trình độ quản lí còn hạn chế, thiếu hiểu biết và kinh nghiệm trong xây dựng và tổ chức LLVT dẫn đến việc không thể lãnh đạo thống nhất các lực lượng này. Đồng thời, các LLVT chỉ dựa vào một cá nhân có uy tín để lập nên. Trong tình hình đó yêu cầu bức thiết là thống nhất các lực lượng lại với nhau để đảm bảo sẽ trở thành một lực lượng nồng cốt cho cuộc kháng chiến trường kì bảo vệ độc lập dân tộc. Tại Hội nghị cán bộ toàn tỉnh ở Cù Lao Vịt Tân Triều do đồng chí Nguyễn Đức Thuận, Bí thư Khu ủy triệu tập vào tháng 4-1946 đã giải thích về việc chỉ thị “Đảng cộng sản Đông Dương tụ giải tán” vào ngày 11-11-1945 và chỉ định thành lập Tỉnh ủy lâm thời Tỉnh Biên Hòa do đồng chí Trần Minh Trí làm Bí thư. Tuy Huỳnh Văn Nghệ không tham gia hội nghị này nhưng ông vẫn được tin tưởng cử làm thành viên của Ủy ban phụ trách quân sự tỉnh. Tháng 5-1946, Huỳnh Văn Nghệ triệu tập hội nghị quân sự tỉnh Biên Hòa tại xã Xóm Đèn (xã Tân Hòa) bao gồm chỉ huy quân sự các đơn vị vũ trang trong tỉnh “Hội nghị ra nghị quyết về hai vấn đề.Hai vấn đề này cũng đã thể hiện tư tưởng và tầm nhìn của đồng chí Huỳnh Văn Nghệ. Đó là hai vấn đề cấp bách trước mắt để tăng cường sức chiến đấu của LLVT và xây dựng bàn đạp đứng chân lâu dài cho sự nghiệp kháng chiến: - Nhập Vệ quốc đoàn quận Châu Thành với Vệ quốc đoàn Biên Hòa thành một đơn vị vũ trang thống nhất của tỉnh, lấy tên là Vệ quốc đoàn Biên Hòa. - Xây dựng căn cứ kháng chiến lấy tên chiến khu Đ trên cơ sở 5 xã Mĩ Lộc, Tân Hòa, Tân Tịch, Thường Lan, Lạc An.” [10, 366].
  • 42. xxxvi Đến tháng 6-1946, sau một quá trình hoạt động độc lập, tại Hội nghị Quân sự toàn khu tại Đông Thành quyết định thống nhất các LLVT mỗi tỉnh và quyết định thành lập Chi đội, tại Biên Hòa, Vệ quốc đoàn Long Thành cũng được sáp nhập vào Vệ quốc đoàn Biên Hòa. Trên cơ sở này, Bộ chỉ huy Khu 7 quyết định thành lập Chi đội 10 Biên Hòa do Huỳnh Văn Nghệ làm Chi đội trưởng đầu tiên và chiến khu Đ cũng chính thức trở thành căn cứ kháng chiến của Biên Hòa. Nhằm tăng cường sức mạnh của LLVT, Huỳnh Văn Nghệ đã tổ chức huấn luyện quân đội. Thông qua công tác nghiên cứu, học tập và trải nghiệm ông đã biên soạn các giáo trình để giảng dạy, huấn luyện cho các cán bộ, chiến sĩ chi đội. Để tạo điều kiện cho bộ đội có thể hoạt động hiệu quả, Huỳnh Văn Nghệ đã có sáng kiến thành lập các quận quậ sự, sau đó chuyển thành các Ban công tác liên thôn. “Chính những Ban công tác liên thôn này giữ vai trò rất lớn trong các hoạt động tác chiến của Chi đội 10 Biên Hòa, đảm bảo các công tác trinh sát, giao liên, hậu cần, chuẩn bị địa bàn tác chiến cho lực lượng, diệt tề trừ gian, nâng thế làm chủ của quần chúng nhân dân” [10, 367]. Huỳnh Văn Nghệ nắm bắt được chủ trương chiến lược của Trung ương, đồng thời cũng vạch ra kế hoạch tác chiến ở địa phương góp phần to lớn thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối kháng chiến của Đảng. Ở Biên Hòa, khi Pháp mở chiến dịch đánh lên căn cứ Việt Bắc, Trung ương chỉ đạo chiến trường Nam Bộ “không cho địch cướp được của ở Nam Bộ đánh ra Bắc, Trung Bộ”, nên Huỳnh Văn Nghệ đã chỉ trương mở một loạt các trận đánh giao thông đường sắt nhằm gây cản trở cho địch viện trợ ra miền Bắc. Những trận đánh ở Gia Huynh, Trảng Táo, Bảo Chánh, Bàu Cá cũng đã phối hợp nhịp nhàng với chiến trường miền Bắc vừa giúp cho chi đội tăng cường các trang thiết bị vừa là thực tiễn kinh nghiệm để Ban chỉ huy Chi đội 10 tổ chức huấn luyện cán bộ, chiến sĩ về chiến thuật, kĩ thuật chiến đấu về sau. Việc thành lập Chi đội 10 đánh dấu một bước phát triển mới trong việc xây dựng lực lượng ở Biên Hòa nói chung và chiến khu Đ nói riêng.
  • 43. xxxvii Việc thống nhất các LLVT lại với nhau đã tạo tiền đề, điều kiện cho việc phát huy sức mạnh tập thể và xây dựng một căn cứ chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài ở Đông Nam Bộ. 3.1.2. Trong việc xây dựng chiến khu Đ Sau khi Pháp chiếm được Biên Hòa (10-1945), nhằm bảo toàn và củng cố lực lượng Huỳnh Văn Nghệ đã rút về Tân Tịch, Đất Cuốc dựa vào ưu thế và địa hình rừng núi nơi đây để làm căn cứ xây dựng lực lượng chống Pháp. Tại đây, Huỳnh Văn Nghệ đã đứng ra thống nhất các lực lượng vũ trang thành Vệ quốc đoàn Biên Hòa, mở huấn luyện quân sự tại Đất Cuốc. Tháng 11-1945, đồng chí Nguyễn Bình được Trung ương cử vào phụ trách công tác quân sự ở Nam Bộ. Sau quá trình khảo sát thực địa ở vùng rừng Tân Uyên, đồng chí Nguyến Bình đã thảo luận cùng với Vệ quốc đoàn Biên Hòa chọn khu vực Lạc An để lập căn cứ. Dưới sự chỉ đạo của Huỳnh Văn Nghệ, chằng bao lâu sau cả một vùng rộng lớn ở bên kia sông Đồng Nai đã trở thành chiến khu Đ oai hùng. Trong từng giai đoạn lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ phạm vi của chiến khu Đ lại có sự thay đổi. Tên gọi “Chiến khu Đ” ra đời vào cuối tháng 2-1946 khi thực dân Pháp chiếm đóng được quận lỵ Tân Uyên, thành lập chi khu. Trong tháng 3 và tháng 4- 1946, Huỳnh Văn Nghệ đã chỉ huy Vệ quốc đoàn Biên Hòa phối hợp với Vệ quốc đoàn Châu Thành đánh bại hai cuộc càng quét lớn của Pháp ở Tân Uyên, góp phần hình thành nên một chiến khu Đ rộng lớn với 5 xã đầu tiên gồm Tân Hòa, Tân Tịch, Mỹ Lộc, Thường Long, Lạc An. Từ năm 1948 trờ đi, chiến khu Đ được mở rộng ra, phát triển lên phía Bắc và phía Đông Bắc. Chiến khu Đ nằm án ngữ trên hành lang cửa ngõ phía Bắc Sài Gòn, nối thông lên vùng rừng núi cao nguyên Trung Bộ, chiến khu có vị trí chiến lược đặc biệt quan trong. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược chiến khu Đ là một căn cứ quan trọng của tỉnh Biên Hòa, Thủ Dầu Một,
  • 44. xxxviii Quân khu 7 và khu vực Nam Bộ. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp chiến khu được xây dựng và ngày càng được mở rộng, phạm vi chủ yếu nằm trên vùng đất: phía tây giáp đường 16 (đoạn từ thị trấn Tân Uyên lên Cổng Xanh), phía bắc giáp sông Bé (đoạn từ cầu Phước Hòa lên Chánh Hưng), phía đông giáp sông Bé (đoạn từ Chánh Hưng đến ngã ba Hiếu Liêm) và phía nam giáp sông Đồng Nai (đoạn từ ngã ba Hiếu Liêm về thị trấn Tân Uyên). Sang thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, từ phạm vi chiến khu cũ (chủ yếu nằm trên địa bàn Tân Uyên), ta đã chuyển dần trung tâm lên phía đông bắc. Đến đầu năm 1975, căn cứ được xây dựng hoàn chỉnh, phạm vi mở rộng tối đa. Lúc bấy giờ phạm vi của chiến khu Đ năm chủ yếu phía Nam giáp sông Đồng Nai, phía tây giáp tỉnh Bình Dương và cắt qua địa phận hai tỉnh Phước Long, Bình Long (nay là tỉnh Bình Phước, phía bắc giáp biên giới Việt Nam – Campuchia (đoạn từ Bù Đốp đến Bù Đăng), phía đông giáp các tỉnh Bình Thuận và Lâm Đồng. Chiến khu Đ được xem như là một trung tâm kháng chiến, nơi ra đời của các LLVT miền Đông Nam bộ. Khi kháng chiến chống thực dân Pháp, Chiến khu Đ là một trong những căn cứ quan trọng của các cấp ủy Đảng, các tổ chức chính quyền và cơ quan chỉ huy quân sự, các tỉnh lân cận cùng với khu 7, Phân liên khi miền Đông và Nam Bộ. Khi kháng chiến chống đế quốc Mĩ, Chiến khu Đ là nơi xây dựng, đứng chân của các cơ quan lãnh đạo của Đảng, các LLVT từ huyện, tỉnh, liên tình, quân khu đến Trung ương Cục. Huỳnh Văn Nghệ đã góp phần rất lớn cùng với Khu Bộ trưởng Nguyễn Bình phát hiện vị trí, địa điểm thuận lợi của khu vực Lạc An để lâp nên căn cứ địa cho toàn khu. “Căn cứ này đáp ứng được hai điểm quan trọng là tiến có thể đánh, lùi có thể giữ… từ điểm tập kết cán bộ, lương thực, thuốc men, quần áo, vũ khí, vật liệu, cơ kiện và điều cốt tử là giữ vững được liên lạc giữa các chiến khu để thống nhất chỉ huy” [10, 324]. Mặc dù quân đội Pháp đã nhiều lần tổ chức tiểu đoàn xe thiết giáp và máy bay bao vây Tân Uyên nhằm triệt phá các đơn vị cơ quan đầu não và bộ đội của ta nhưng đều gặp phải thất bại. Các cơ quan kháng chiến và đơn
  • 45. xxxix vị vũ trang đã góp phần xây dựng nên căn cứ kháng chiến lâu dài. Sẽ thật thiếu sót khi nhắc đến Huỳnh Văn Nghệ mà không nhắc đến những đóng góp cho sự hình thành nên chiến khu Đ bởi trong sự nghiệp của ông hầu như rất gắn bó với chiến khu Đ từ những ngày xây dựng và hình thành những hạt nhân ban đầu của chiến khu và với những chiến thắng vang dội với chiến khu này như: chiến thắng Lạc An, Tân Uyên, Nhà Nai, cầu Bà Kiên…Chiến khu Đ tồn tại như một biểu tượng của cuộc kháng chiến, tiêu biểu cho ý chí sức mạnh tinh thần của toàn dân, niềm tin và tự hào của các cán bộ chiến sĩ ở vùng Biên Hòa nói riêng và miền Đông Nam Bộ nói chung. Lịch sử của Chiến khu Đ gắn liền với tên tuổi của Huỳnh Văn Nghệ giống như tác giả Hồ Sơn Đài có viết “Tên tuổi của ông đi vào tâm thức mọi người như một cán bộ quân sự tài năng, một ngọn cờ của đơn vị vũ trang buổi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, kiến trúc sư của những trận đánh giao thông nổi tiếng, người gắn bó ruột rà với quá trình gầy dựng và phát triển Chiến khu Đ; và điều này nữa, như một nhà thơ – nhà thơ chiến sĩ” [10, 444]. Với những ý nghĩa lịch sử cùng với những đóng góp của Chiến khu Đ qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược, ngày 11-5- 2010, Chiến khu Đ được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia. Chiến khu Đ là niềm tự hào của dân tộc và thế hệ trẻ sau này mỗi khi nhắc đến sẽ luôn nhớ về những chiến công vang dội nơi này và thi tướng Huỳnh Văn Nghệ với những đóng góp to lớn mà ông dành cho nơi này. 3.1.3. Phát động phong trào đánh tháp canh địch bằng chiến thuật đặc công Cuối năm 1947, Pháp thất bại ở Việt Bắc buộc phải chuyển chiến lược từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh lâu dài”. Đầu năm 1948, Ở miền Đông Nam Bộ, thực dân Pháp thực hiện chiến lược “vết dầu loang” (De Latour), chiến thuật “điểm và đường”. Thực dân Pháp đã cho xây dựng hàng loạt các tháp canh và đồn bót trên các trục lộ đường 16 và dọc lộ 24. Các tháp canh được xây dựng