SlideShare a Scribd company logo
1 of 30
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
BÀI THẢO LUẬN
ĐỀ TÀI 1: PHÂN TÍCH VÀ LÀM RÕ NHỮNG BƯỚC
PHÁT TRIỂN TRONG ĐƯỜNG LỐI CNH, HĐH CỦA
ĐẢNG TỪ NĂM 1986 – 2011? LIÊN HỆ VỚI NGÀNH,
LĨNH VỰC MÌNH THEO HỌC?
Giảng viên : Bùi Thọ Quang
Thực hiện : Nhóm 1
Lớp : 15
~ 2015 ~
Danh sách nhóm
STT Họ và tên
1 Tạ Linh Chi
2 Trần Thị Thùy Dung
3 Nguyễn Thị Dung
4 Nguyễn Thu Hoài
5 Nguyễn Thị Hương
6 Nguyễn Thị Huyền
7 Nguyễn Thanh Huyền
8 Phạm Thị Thu Phương
9 Mai Thu Thảo
10 Lê Hoài Thu (Nhóm trưởng)
11 Nguyễn Thị Đài Trang
12 Nguyễn Thị Quỳnh Trang
13 Lê Minh Trang
14 Hà Thị Yến
2
MỤC LỤC
......................................................................................................................................................1
L I M Đ UỜ Ở Ầ .........................................................................................................................................................5
I. C s lý lu n tri t h c c a đ ng l i công nghi p hoá, hi n đ i hoá Vi t Namơ ở ậ ế ọ ủ ườ ố ệ ệ ạ ở ệ ............................................6
1. C s lý thuy tơ ở ế ..............................................................................................................................................6
1.1. Quan đi m c a Mác- Lêninể ủ .....................................................................................................................6
1.2. Quan đi m c a ch t ch H Chí Minhể ủ ủ ị ồ .....................................................................................................6
2. C s th c ti nơ ở ự ễ ..............................................................................................................................................6
3.Tính t t y u ph i ti n hànhấ ế ả ế công nghi p hoá, hi n đ i hoá Vi t Namệ ệ ạ ở ệ .......................................................7
1. Quá trình đ i m i t duy v công nghi p hóaổ ớ ư ề ệ ..............................................................................................8
1.1. Đ i h i VI c a Đ ng phê phán sai l m trong nh n th c và ch tr ng công nghi p hóa th i kỳ 1960-ạ ộ ủ ả ầ ậ ứ ủ ươ ệ ờ
1985..............................................................................................................................................................8
1.2. Quá trình đ i m i t duy v công nghi p hóa th i kì đ i m iổ ớ ư ề ệ ờ ổ ớ ...............................................................9
2. M c tiêu, quan đi m công nghi p hóa, hi n đ i hóaụ ể ệ ệ ạ .................................................................................12
2.1. M c tiêu công nghi p hóa, hi n đ i hóaụ ệ ệ ạ ..............................................................................................12
2.2. Quan đi m công nghi p hóa, hi n đ i hóaể ệ ệ ạ ..................................................................................15
3. N i dung và đ nh h ng công nghi p hóa, hi n đ i hóa g n v i phát tri n n n kinh t tri th cộ ị ướ ệ ệ ạ ắ ớ ể ề ế ứ ..............18
3.1. N i dungộ ...............................................................................................................................................19
3.2. Đ nh h ng phát tri n các ngành và lĩnh v c kinh t trong quá trình đ y m nh công nghi p hóa, hi nị ướ ể ự ế ẩ ạ ệ ệ
đ i hóa g n v i phát tri n kinh t tri th cạ ắ ớ ể ế ứ ..................................................................................................19
4. K t qu , ý nghĩa, h n ch và nguyên nhânế ả ạ ế ................................................................................................22
III. Liên h v i th c ti n ngành, lĩnh v c kinh tệ ớ ự ễ ự ế.................................................................................................25
1. Liên h th c ti n quá trình công nghi p hóa, hi n đ i hóa v i ngành Ngân hàngệ ự ễ ệ ệ ạ ớ .....................................26
2. ng d ng công nghi p hóa, hi n đ i hóa vào Ngân hàngỨ ụ ệ ệ ạ ..........................................................................27
2.1. Thanh toán không b ng ti n m t:ằ ề ặ ........................................................................................................27
2.2. Các d ch v :ị ụ ...........................................................................................................................................27
3. Ý nghĩa khi áp d ng công nghi p hóa, hi n đ i hóa vào Ngân hàngụ ệ ệ ạ ...........................................................28
3.1. Đ i v i khách hàngố ớ ...............................................................................................................................28
3.2. Đ i v i Ngân hàngố ớ ................................................................................................................................28
3.3. Đ i v i xã h iố ớ ộ ........................................................................................................................................28
4. Tác d ng c a công nghi p hóa, hi n đ i hóa khoa h c công ngh vào Ngân hàngụ ủ ệ ệ ạ ọ ệ ....................................28
5. Bài h c kinh nghi m t quá trình CNH – HĐH Ngân hàngọ ệ ừ ở ........................................................................28
3
6. Th c t v n d ngự ế ậ ụ ........................................................................................................................................29
K T LU NẾ Ậ ............................................................................................................................................................30
4
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay nền kinh tế thế giới đang diễn ra một cách sôi động và các quốc gia trên
thế giới cũng đang nhanh chóng thực hiện các chiến lược nhằm đưa kinh tế nước mình
phát triển đi lên. Nước ta đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, cơ
sở vật chất kĩ thuật thấp kém, trình độ của lực lượng sản xuất chưa cao, quan hệ sản
xuất mới chưa hoàn thiện. Vì vậy, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một xu hướng
khách quan, phù hợp với xu thế của thời đại và hoàn cảnh đất nước góp phần tạo dựng
cơ sở vật chất kĩ thuật cho Chủ Nghĩa Xã Hội, hoàn thiện quan hệ sản xuất và cũng là
một đường lối đúng đắn của Đảng cộng sản Việt Nam Công cuộc xây dựng xã hội mới
phải được tiến hành toàn diện trên các mặt: quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất, nền
văn hoá và những con người của xã hội.
Công nhiệp hóa, hiện đại hóa là một tất yếu khách quan của bất cứ quốc gia nào
đi lên chủ nghĩa xã hội. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, Đảng ta đã khẳng định:
tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh CNH,HĐH, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước đi lên xã hội chủ nghĩa.
5
I. Cơ sở lý luận triết học của đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt
Nam
1. Cơ sở lý thuyết
1.1. Quan điểm của Mác- Lênin
Các Mác đã đưa ra kết luận: “ Xã hội loài người phát triển trải qua nhiều giai
đoạn của sự phát triển đó là sự vận động theo hướng tiến lên của các hình thái kinh tế -
xã hội, là sự thay thế hình thái kinh tế này bằng hình thái kinh tế xã hội khác cao hơn
mà gốc rễ sâu xa của nó là sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất. Đây là
mục tiêu quan trọng nhất của quá trình công nghiệp hóa.”
Lênin xác định rằng: “Cơ sở vật chất duy nhất của chủ nghĩa xã hội là nền đại
công nghiệp cơ khí có khả năng cải tạo cả nông nghiệp. Trong công nghiệp hóa thì điện
khí hóa là không thể thiếu, điện khí hóa là một bước đi quan trọng nhất trên con đường
tiến tới tổ chức đời sống kinh tế, của xã hội theo tinh thần cộng sản chủ nghĩa, điện khí
hóa là nhiệm vụ quan trọng nhất trong tất cả những nhiệm vụ vĩ đại đang đặt ra.”
1.2. Quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh
“Nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là xây dựng nền tảng vật chất và kĩ thuật
của chủ nghĩa xã hội, đưa miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, có công nghiệp và
nông nghiệp hiện đại, có văn hóa và khoa học tiên tiến. Trong quá trình cách mạng xã
hội chủ nghĩa, chúng ta phải cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới, mà xây
dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài.”
2. Cơ sở thực tiễn
Từ thế kỷ XVII, XVIII, ở Tây Âu khái niệm công nghiệp hóa được hiểu là quá
trình thay thế lao động thủ công bằng lao động máy móc.
Công nghiệp hóa ở Liên Xô từ năm 1926 được hiểu là quá trình xây dựng nền đại
công nghiệp cơ khí có khả năng cải tạo cả nền sản xuất nông nghiệp với trung tâm là
ngành chế tạo máy.
Còn công nghiệp hóa ở các nước công nghiệp mới nổi như Hàn Quốc thì lại quan
tâm xúc tiến chính sách hướng tới xuất khẩu, mà trọng tâm là phát triển ngành công
nghiệp hóa chất, công nghiệp nặng.
6
3.Tính tất yếu phải tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là vấn đề có tính quy luật đối với tất cả các nước
đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội từ nền kinh tế lạc hậu, bỏ qua chế độ Tư Bản Chủ Nghĩa. Tính
quy luật đó, do các cơ sở khách quan sau đây quy định:
- Một là, nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của Chủ Nghĩa Xã Hội: Đối với
các nước này, cái thiếu nhất trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội đó là cơ sở vật chất
kỹ thuật tiên tiến, hiện đại cao hơn của chủ nghĩa tư bản. Muốn vậy, cần sự cảibiến có
tính cách mạng và phát triển, tiến đến hiện đại hoá lực lượng sản xuất cả về trình độ kỹ
thuật và cả về cơ cấu sản xuất. Điều đó chỉ có thể từng bước đạt được thông qua con
đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa.
- Hai là, do các yêu cầu về nhiều mặt khác của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ
quốc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa đòi hỏi phải tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa
tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho thực hiện thành công các mặt đó.
- Ba là, do tác dụng có tính cách mạng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên
những mặt cơ bản sau đây:
+ Tạo điều kiện thay đổi về chất nền sản xuất xã hội, tăng năng suất lao động,
tăng khả năng chinh phục tự nhiên, tăng trưởng phát triển kinh tế, nâng cao đời sống
nhân dân, ổn định tình hình kinh tế chính trị, góp phần quyết định sự thắng lợi của Chủ
Nghĩa Xã Hội.
+ Tạo điều kiện vật chất cho việc củng cố, tăng cường vai trò kinh tế cuả nhà
nước, nâng cao năng lực quản lý, khả năng tích luỹ và phát triển sản xuất, tạo ra nhiều
việc làm, nâng cao thu nhập, giúp cho sự phát triển tự do, toàn diện của con người trong
mọi hoạt động kinh tế - xã hội.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho khoa học - công nghệ phát triển nhanh đạt trình độ
tiên tiến hiện đại. Tăng cường lực lượng vật chất - kỹ thuật cho quốc phòng, an ninh;
đảm bảo đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước ngày càng cải thiện. Tạo điều
kiện vật chất cho việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đủ sức thực hiện sự phân
công lao động và hợp tác quốc tế.
4. Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa
7
4.1. Công nghiệp hóa:
Là quá trình thay thế lao động thủ công bằng sử dụng lao động máy móc. Quá
trình nâng cao tỷ trọng của công nghiệp trong toàn bộ các ngành kinh tế của một vùng
hay của một nền kinh tế để đưa nền kinh tế dựa chủ yếu vào nông nghiệp lên nền kinh
tế chủ yếu dựa vào công nghiệp.
Nội dung: Trang bị cơ khí cho các ngành kinh tế quốc dân đặc biệt trong công
nghiệp.
Trình độ: Tương ứng với nội dung của cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu vào
30 năm cuối thể kỷ XVII, kết thúc vào cuối thế kỷ XIX ở các nước phương Tây.
Kết quả: Tăng nhanh trình độ trang bị kỹ thuật cho lao động và năng suất lao
động.
4.2. Hiện đại hóa:
Là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn liền với đổi mới công nghệ, xây
dựng cơ cấu vật chất - kĩ thuật. Biểu hiện:
- Tự động hóa sản xuất.
- Công nghệ sản xuất vật liệu mới.
- Phát triển nguồn năng lượng mới.
- Phát triển công nghệ sinh học.
- Phát triển công nghệ chất lượng cao nhất là công nghệ điện tử và tin học.
II. Quá trình phát triển quan điểm của Đảng về đường lối công nghiệp hóa ở
nước ta thời kỳ 1986-2011
1. Quá trình đổi mới tư duy về công nghiệp hóa
1.1. Đại hội VI của Đảng phê phán sai lầm trong nhận thức và chủ trương
công nghiệp hóa thời kỳ 1960-1985
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12-1986) với tinh thần “nhìn
thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật” đã nghiêm khắc chỉ ra những
sai lầm trong nhận thức và chủ trương công nghiệp hóa thời kỳ 1960-1985, mà trực tiếp
là mười năm từ 1975 đến 1985:
8
- Chúng ta đã phạm sai lầm trong việc xác định mục tiêu và bước đi về xây dựng
cơ sở vật chất, kỹ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế. Do tư tưởng chỉ đạo
chủ quan, nóng vội, muốn bỏ qua những bước đi cần thiết nên chúng ta đã chủ trương
đẩy mạnh công nghiệp hóa trong khi chưa có đủ các tiền đề cần thiết, mặt khác chậm
đổi mới cơ chế quản lý kinh tế.
- Trong việc bố trí cơ cấu kinh tế, trước hết là cơ cấu sản xuất và đầu tư, thường
chỉ xuất phát từ lòng mong muốn đi nhanh, không kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu công
nghiệp với nông nghiệp thành một cơ cấu hợp lý, thiên về xây dựng công nghiệp nặng
và những công trình quy mô lớn , không tập trung sức giải quyết về căn bản vấn đề
lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Kết quả là đầu tư nhiều
nhưng hiệu quả thấp.
- Không thực hiện nghiêm chỉnh nghị quyết của Đại hội lần thứ V như: Nông
nghiệp vẫn chưa thật sự coi là mặt trận hàng đầu, công nghiệp nặng không phục vụ kịp
thời nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.
1.2. Quá trình đổi mới tư duy về công nghiệp hóa thời kì đổi mới
Đại hội VI đã cụ thể hóa nội dung chính của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa
trong chặng đường đầu tiên là thực hiện cho bằng được 3 chương trình lương thực, thực
phẩm; hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu trong những năm còn lại của chặng đường đầu
tiên của thời kỳ quá độ. Ba chương trình này liên quan chặt chẽ với nhau. Phát triển
lương thực thực phẩm và hàng tiêu dùng là nhằm bảo đảm nhu cầu thiết yếu cho đời
sống nhân dân sau mấy chục năm chiến tranh ác liệt và trong bối cảnh của nền kinh tế
còn đang trong tình trạng thiếu hụt hàng hóa nghiêm trọng, góp phần ổn định kinh tế -
xã hội; phát triển hàng xuất khẩu là yếu tố quyết định để khuyến khích sản xuất và đầu
tư trong nước, tạo nguồn thu ngoại tệ để nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ sản xuất.
Như vậy, chính sách công nghiệp hóa của Đại hội VI đã:
- Đưa ra một thứ tự ưu tiên mới: nông nghiệp – công nghiệp hàng tiêu dùng, hàng
xuất khẩu – công nghiệp nặng.
- Tạo một sự chuyển biến quan trọng cả về quan điểm nhận thức cũng như tổ
chức chỉ đạo thực hiện công nghiệp hóa đất nước. Đó là sự chuyển biến hướng chiến
lược CNH từ:
9
+ Cơ chế KHHTT sang cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước.
+ Cơ chế khép kín sang cơ chế mở cửa kinh tế.
+ Từ xây dựng ngay từ đầu một cơ cấu kinh tế đầy đủ, tự cấp tự túc sang cơ cấu
bổ sung kinh tế và hội nhập.
+ Mục tiêu “ưu tiên phát triển công nghiêp nặng” đã chuyển sang “lấy nông
nghiệp và công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu làm trọng tâm”. Từ đó dẫn
đến sự đổi mới trong cơ cấu đầu tư: “Đầu tư có trọng điểm và tập trung vào những mục
tiêu và các ngành quan trọng, trước hết đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, hàng tiêu
dùng, hàng xuất khẩu, cho chế biến nông sản và một số ngành công nghiệp nặng trực
tiếp phục vụ 3 chương trình kinh tế lớn.”
+ Phát huy nguồn lực của nhiều thành phần kinh tế.
Từ việc nhận ra sai lầm đó, tại hội nghị trung ương 7 khóa VII (7/1994)
Đảng ta đã có những bước đột phá trong nhận thức về công nghiệp hóa. Bước đột
phá này trước hết thể hiện trong nhận thức về khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa:
“Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động
sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng suac lao động thủ
công là chính sang sự dụng sức lao động với công nghệ, phương tiện và phương pháp
tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ
tạo ra năng suất lao động cao.”
Đại hội VIII của đảng (6/1996) nhìn lại đất nước sau nhiều năm đổi mới đã có
nhận thức quan trọng: nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhiệm vụ đề ra
cho chặng đường đầu thời kì quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ bản
hoàn thành , cho phép chuyển sang thời kì đổi mới, đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Đại hội tiếp tục khẳng định quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đã được nêu ra ở hội nghị trung ương 7 khóa VII.
Đại hội đã nêu ra 6 quan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong những năm
còn lại của thập kỷ 90, thế kỷ XX. Các quan điểm và định hướng này cơ bản đến nay
vẫn đúng và có giá trị thực tiễn:
10
• Giữ vững độc lập, tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương
hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại.
• Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành
phần kinh tế, trong đó nền kinh tế Nhà nước là chủ đạo (theo đúng định hướng).
• Lấy việc phát huy nguồn lực của con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát
triển nhanh và bền vững.
• Khoa học và công nghệ là động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
• Lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm hiệu quả cơ bản để xây dựng phương án
phát triển, lựa chọn dự án đầu tư và công nghệ.
• Kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh.
Cùng với 6 quan điểm trên, Đại hội còn đưa ra 5 yếu tố phát triển kinh tế bao
gồm: vốn, khoa học công nghệ, con người, cơ cấu kinh tế, thể chế chính trị; và 6 nội
dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong những năm còn lại của thập kỷ 90
như sau:
• Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.
• Phát triển công nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng.
• Phát triển nhanh du lịch, các dịch vụ.
• Phát triển hợp lý các vùng lãnh thổ.
• Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.
Đến đại hội IX (4/2001), Đại hội X (4/2006) và Đại hội XI (1/2011) Đảng ta
tiếp tục bổ sung và nhấn mạnh một số điểm mới về công nghiệp hóa:
Con đường công nghiệp hóa ở nước ta cần và có thể rút ngắn so với các nước đi
trước. Đây là yêu cầu cấp thiết của nước ta để sớm thu hẹp khoảng cách về trình độ phát
triển so với các nước trong khu vực và trên thế giới trong điều kiện tận dụng những
kinh nghiệm, kỹ thuật, công nghệ và thành quả của các nước đi trước, tận dụng xu thế
của thời đại trong hội nhập kinh tế quốc tế để rút ngắn thời gian.
11
Tuy nhiên, tiến hành công nghiệp hóa theo kiểu rút ngắn so với các nước đi
trước, chúng ta cần thực hiện các yêu cầu như: phát triển kinh tế và công nghệ phải có
những bước trình tự, vừa có bước nhảy vọt; phát huy những lợi thế của đất nước, gắn
công nghiệp hóa với hiện đại hóa, từng bước phát triển kinh tế tri thức; phát huy nguồn
lực trí tuệ và tinh thần của con người Việt Nam, đặc biệt coi trọng sự phát triển giáo dục
và đào tạo, khoa học và công nghệ, xem đây là nền tảng và động lực cho công nghiệp
hóa và hiện đại hóa.
Hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là phải phát triển nhanh và có
hiệu quả các sản phẩm, các ngành, các lĩnh vực có lợi thế, đáp ứng nhu cầu trong nước
và xuất khẩu.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải bảo đảm xây dựng nền kinh tế độc
lập tự chủ, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tức là phải tiến hành công nghiệp hóa
trong một nền kinh tế mở và hướng ngoại.
Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn hướng vào việc
nâng cao năng suất, chất lượng, sản phẩm nông nghiệp.
Hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở nước ta là phải phát triển nhanh và có
hiệu quả các sản phẩm, các ngành, các lĩnh vực có lợi thế, đáp ứng nhu cầu trong nước
và xuất khẩu.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải đảm bảo xây dựng nền kinh tế độc
lập tự chủ, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tức là phải tiến hành công nghiệp hóa
trong nền kinh tế mở, hướng ngoại.
Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn hướng vào việc
nâng cao năng suất, chất lượng, sản phẩm nông nghiệp.
2. Mục tiêu, quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa
2.1. Mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Mục tiêu cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là cải biến nước ta thành một
nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ
sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, mức sống vật
12
chất và tinh thần cao, quốc phòng – an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, văn minh.
Để thực hiện mục tiêu trên, ở mỗi thời kỳ phải đạt được những mục tiêu cụ thể:
 Đại hội VI:
Ta đặt ra mục tiêu cụ thể là: sản xuất đủ tiêu dùng và có tích luỹ; tạo ra một cơ
cấu kinh tế hợp lý nhằm phát triển sản xuất; xây dựng và hoàn thiện một bước quan hệ
sản xuất mới; tạo ra chuyển biến tốt về mặt xã hội; bảo đảm nhu cầu củng cố quốc
phòng và an ninh. Thực hiện bằng được ba chương trình mục tiêu: lương thực-thực
phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu.
 Đại hội VII:
Mục tiêu tổng quát của Chiến lược đến năm 2000 là: ra khỏi khủng hoảng, ổn
định tình hình kinh tế - xã hội, phấn đấu vượt qua tình trạng nước nghèo và kém phát
triển, cải thiện đời sống của nhân dân, củng cố quốc phòng và an ninh, tạo điều kiện cho
đất nước phát triển nhanh hơn vào đầu thế kỷ XXI. Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
đến năm 2000 tăng khoảng gấp đôi so với năm 1990.
 Đại hội VIII:
Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xây dựng nước ta thành một nước
công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản
xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và
tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng,
văn minh, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Từ nay đến năm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước
công nghiệp.
Về quan hệ sản xuất, chế độ sở hữu, cơ chế quản lý và chế độ phân phối gắn kết
với nhau, giải phóng sức sản xuất, tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế, thực hiện công bằng xã hội.
Kinh tế nhà nước thực hiện tốt vai trò chủ đạo và cùng với kinh tế hợp tác xã trở
thành nền tảng.Kinh tế tư bản nhà nước dưới các hình thức khác nhau tồn tại phổ
biến.Kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân chiếm tỉ trọng đáng kể.
13
Về đời sống vật chất và văn hóa, nhân dân có cuộc sống no đủ, có nhà ở tương
đối tốt, có điều kiện thuận lợi về đi lại, học hành, chữa bệnh, có mức hưởng thụ văn hóa
khá. Quan hệ xã hội lành mạnh, lối sống văn minh; phát huy những giá trị cao đẹp và
truyền thống vẻ vang của dân tộc.
 Đại hội IX:
Mục tiêu tổng quát đề ra là: Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng
cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020
nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; ổn định và cải thiện đời sống nhân dân.
Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hoá. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.Mở rộng kinh tế đối
ngoại.Tạo chuyển biến mạnh về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, phát huy
nhân tố con người.Tạo nhiều việc làm; cơ bản xoá đói, giảm số hộ nghèo; đẩy lùi các tệ
nạn xã hội.Tiếp tục tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; hình thành một bước
quan trọng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Giữ vững ổn định
chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh
thổ và an ninh quốc gia.
 Đại hội X:
5 năm 2006 - 2010 có ý nghĩa quyết định đối với việc hoàn thành Chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội 10 năm đầu thế kỷ XXI do Đại hội IX của Đảng đề ra.
Mục tiêu và phương hướng tổng quát của 5 năm 2006 - 2010 là: nâng cao năng
lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh
toàn diện công cuộc đổi mới, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước; phát triển văn hoá; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội;
tăng cường quốc phòng và an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực
hội nhập kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; sớm đưa nước ta ra khỏi
tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một
nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Phấn đấu tăng trưởng kinh tế với nhịp độ nhanh, chất lượng cao và bền vững hơn,
gắn với phát triển con người. Đến năm 2010, tổng sản phẩm trong nước (GDP) gấp hơn
14
2,1 lần so với năm 2000. Trong 5 năm 2006 - 2010, mức tăng trưởng GDP bình quân
đạt 7,5 - 8%/năm, phấn đấu đạt trên 8%/năm.
Tóm lại, trải qua các kì đại hội có thể thấy các mục tiêu Đảng ta đề ra theo chiều
hướng phát triển với mục tiêu cao hơn thời kì trước.
2.2. Quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Bước vào thời kì đổi mới, trên cơ sở phân tích khoa học các điều kiện trong nước
và quốc tế, Đảng ta đề ra những quan điểm chỉ đạo quá trình thực hiện công nghiệp hóa
hiện đại hóa đất nước trong điều kiện mới. Những quan điểm này được Hội nghị lần thứ
7 Ban Chấp hành Trung ương khóa VII, IX, X của Đảng. Dưới đây khái quát lại những
quan điểm cơ bản của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kì đổi mới:
 Công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa và công nghiệp hóa hiện đại hóa gắn
với phát triển kinh tế trí thức.
Đại Hội XI khẳng định: “Khoa học và công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt. Kinh
tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển sản xuất”.Cuộc cách
mạng Khoa học – Công nghệ hiện đại tác động sâu rộng tới mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội.Bên cạnh đó, xu thế hội nhập và tác động của quá trình toàn cầu hóa đã tạo ra
nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với đất nước. Trong bối cảnh đó, nước ta cần phải
và có thể tiến hành công nghiệp hóa theo hướng rút ngắn thơi gian khi biết lựa chọn con
đường phát triển kết hợp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Nước ta thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa khi trên thế giới kinh tế tri thức
đã phát triển.Chúng ta có thể và cần thiết không trải qua các bước phát triển tuần tự từ
kinh tế nông nghiệp lên kinh tế công nghiệp rồi mới phát triển kinh tế tri thức.Đó là lợi
thế của các nước đi sau, không phải là nóng vội, duy ý chí. Vì vậy Đại Hội X chỉ rõ:
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế
tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó là nền sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri
thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao
chất lượng cuộc sống.Trong nền kinh tế tri thức những ngành kinh tế có tác động to lớn
tới sự phát triển là những ngành dựa nhiều vào tri thức, dựa vào các thành tựu mới của
khoa học, công nghệ. Đó là những nghành kinh tế mới dựa trên công nghệ cao như công
15
nghệ thông tin, công nghệ sinh học và cả những ngành kinh tế truyền thống như nông
nghiệp, công nghiệp, dịch vụ được ứng dụng khoa học, công nghệ cao.
Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.Đây là
thể hiện bước tiến về nhận thức của Đảng ta, bắt kịp xu thế phát triển mới của thế giới.
Đại hội X chủ trương phát triển nhanh hơn công nghiệp và xây dựng theo hướng nâng
cao chất lượng, sức cạnh tranh và hiện đại hóa; tạo bước phát triển vượt bậc của khu
vực dịch vụ; tạo bước ngoặt về hội nhập kinh tế quốc tế và hoạt động kinh tế đối ngoại.
 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế thị trường định
hướng Xã Hội Chủ Nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Khác với công nghiệp hóa ở trước thời kỳ đổi mới được tiến hành trong nền kinh
tế kế hoạch hóa tập trung, lực lượng làm công nghiệp hóa chỉ có Nhà nước, theo kế
hoạch của nhà nước thông qua các chỉ tiêu pháp lệnh. Thời kỳ đổi mới, công nghiệp
hóa, hiện đại hóa được tiến hành trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ
Nghĩa, nhiều thành phần. Do đó, công nghiệp hóa, hiện đại hóa không phải chỉ là việc
của Nhà nước mà là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh
tế Nhà nước là chủ đạo ở thời kỳ trước đổi mới, phương thức phân bổ nguồn lực để
công nghiệp hóa được thực hiện bằng cơ chế kế hoạch hóa tập trung của Nhà nước, còn
ở thời kỳ đổi mới được thực hiện chủ yếu bằng cơ chế thị trường. Công nghiệp hóa,
hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế thị trường không những khai thác có hiệu quả
mọi nguồn lực trong nền kinh tế, mà còn sử dụng chúng có hiệu quả để đẩy nhanh quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bởi vì, khi đầu tư vào lĩnh vực nào, ở đâu,
quy mô thế nào, công nghệ gì đều đòi hỏi phải tính toán, cân nhắc kỹ càng, hạn chế đầu
tư tràn lan, sai mục đích, kém hiệu quả và lãng phí thất thoát.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế ở nước ta hiện nay diễn ra trong bối
cảnh toàn cầu hóa kinh tế, tất yếu phải hội nhập và phải mở rộng quan hệ kinh tế quốc
tế. Hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại nhằm thu hút vốn đầu
tư nước ngoài, thu hút công nghệ hiện đại, học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến của thế
giới … sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Hội nhập kinh tế quốc tế còn
nhằm khai thác thị trường thế giới để tiêu thụ các loại sản phẩm mà nước ta có nhiều lợi
thế, có sức cạnh tranh cao. Nói cách khác, đó là việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức
16
mạnh thời đại để phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng
nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; tiếp tục đổi mới
cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 – 2010; kinh tế tư
nhân được chính sách kinh tế mới của Đại hội IX và các Nghị quyết Trung ương (khóa
IX) đề ra đã nhanh chóng đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng tích cực tạo nhiều cơ
hội cho nền kinh tế vượt qua thời kỳ suy giảm, đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, bình
quân trong 5 năm (2001 - 2005) là 7,51% và phát triển tương đối toàn diện; lương thực
xuất khẩu hàng năm từ 4 đến 5 triệu tấn gạo. Đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện,
đặc biệt là thành tựu về xóa đói giảm nghèo, chúng ta đã đạt chuẩn quốc tế vào năm
2003.
 Lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và
bền vững.
Trong các yếu tố tham gia vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, yếu tố
con người luôn được coi là yếu tố cơ bản. Để tăng trưởng kinh tế cần 5 yếu tố chủ yếu
là: vốn, khoa học và công nghệ, con người, cơ cấu kinh tế, thể chế chính trị và quản lý
nhà nước thì con người là yếu tố quyết định. Để phát triển nguồn lực con người đáp ứng
yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần đặc biệt chú ý đến phát triển giáo dục,
đào tạo.
Nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự thành
công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn
diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xã hội, từ sử dụng lao động thủ công là phổ
biến sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động được đào tạo cùng với công nghệ
tiên tiến, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động
xã hội cao. Đối với nước ta đó là một quá trình tất yếu để phát triển kinh tế thị trường
theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa.
Khi đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa rút ngắn,
tiếp cận kinh tế tri thức trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội còn thấp, do đó yêu
cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là trí lực có ý nghĩa quyết định tới sự
thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phát triển bền
17
vững. Đảng ta đã xác định phải lấy việc phát huy chất lượng nguồn nhân lực làm yếu tố
cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.
 Khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của công nghiệp hóa, hiện đại
hóa.
Khoa học và công nghệ có vai trò quyết định đến tăng năng suất lao động, giảm
chi phí sản xuất, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển kinh tế nói chúng.
Nước ta tiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội từ 1 nền kinh tế kém phát triển và tiềm lực khoa
học, công nghệ còn ở trình độ thấp.Muốn đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức thì phát triển khoa hoc công nghệ là yêu cầu tất
yếu và cấp thiết. Phải đẩy nhanh việc chọn lọc nhập công nghệ, mua sáng chế kết hợp
với phát triển công nghệ nội sinh để nhanh chóng đổi mới và nâng cao trình độ công
nghệ, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh và công nghệ vật liệu mới.
 Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; tang trưởng kinh tế đi đôi với thực
hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học.
Xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội ở nước ta thực chất là nhằm thực hiện mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Để thực hiện mục tiêu đó trước
hết kinh tế phải phát triển nhanh và bền vững. Chỉ như vậy mới có khả năng xóa đói,
giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, phát triển văn hóa, giáo
dục, y tế, rút ngăn khoảng cách chênh lệch giữa các vùng. Mục tiêu đó thể hiện sự phát
triển vì mọi người đều được hưởng thành quả của phát triển.
Sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững có quan hệ chặt chẽ với việc bảo vệ
môi trường tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học môi trường tự nhiên và đa dạng sinh
học là môi trường sống và hoạt động kinh tế của con người. Bảo vệ môi trường tự nhiên
và đa dạng sinh học chính là bảo vệ điều kiện sống của con người và cũng là nội dung
của sự phát triển bền vững.
3. Nội dung và định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển
nền kinh tế tri thức
*Nền kinh tế tri thức:
- Tri thức là nguồn lực hàng đầu tạo nên sự tăng trưởng cao.
18
- Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri
thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao
chất lượng cuộc sống.
3.1. Nội dung
Đại hội XI của Đảng đã nêu: Phải coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền
kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng dựa nhiều vào
tri thức, kết hợp sử dụng nguồn vốn tri thức của con người Việt Nam với tri thức mới
nhất của nhân loại.
- Coi trọng cả số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế trong mỗi bước phát
triển của đất nước, ở từng vùng, từng địa phương, từng dự án kinh tế-xã hội.
- Xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại và hợp lý theo ngành, lĩnh vực và lãnh thổ.
- Giảm chi phí trung gian, nâng cao năng suất lao động của tất cả các ngành các
lĩnh vực, nhất là các ngành có sức cạnh tranh cao.
3.2. Định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực kinh tế trong quá trình đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức
* Nông nghiệp: Đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
- Một là, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn:
+ Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra
giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; đẩy nhanh
tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất
lượng và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa, phù hợp đặc điểm từng vùng, từng địa
phương.
+ Tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và
dịch vụ, giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp.
- Hai là, quy hoạch phát triển nông thôn:
19
+ Khẩn trương xây dựng quy hoạch phát triển nông thôn, thực hiện chương trình
xây dựng nông thôn mới.
+ Hình thành các khu đô thị và kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội đồng bộ như thủy
lợi, giao thông, điện, nước sạch…
+ Phát huy dân chủ ở nông thôn.
- Ba là, Giải quyết việc làm, lao động ở nông thôn:
+ Chú trọng dạy nghề, giải quyết việc làm cho nông dân.
+ Đầu tư mạnh hơn cho các chương trình xóa đói giảm nghèo, nhất là vùng sâu,
vùng xa, biên giới, hải đảo, dân tộc thiểu số.
* Phát triển nhanh hơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ:
- Đối với công nghiệp:
+ Khuyến khích phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế tác, công
nghiệp phần mềm và công nghiệp bổ trợ có lợi thế cạnh tranh, tạo nhiều sản phẩm xuất
khẩu và thu hút nhiều lao động; phát triển một số khu kinh tế mở và đặc khu kinh tế,
nâng cao hiệu quả của các khu công nghiệp, khu chế xuất.
+ Khuyến khích và tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia phát triển
các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; sản xuất tư liệu sản
xuất quan trọng theo hướng hiện đại; ưu tiên thu hút đầu tư của các tập đoàn kinh tế lớn
nước ngoài và các công ty lớn xuyên quốc gia.
+ Tích cực thu hút vốn trong và ngoài nước để đầu tư thực hiện các dự án quan
trọng để khai thác dầu khí, lọc dầu và hóa dầu luyện kim, cơ khí chế tạo, hóa chất cơ
bản, phân bón, vật liệu xây dựng. Có chính sách hạn chế xuất khẩu tài nguyên thô.Thu
hút chuyên gia giỏi, cao cấp của nước ngoài và trong cộng đồng người Việt định cư ở
nước ngoài.
- Đối với xây dựng:
Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật kinh tế - xã hội nhất là các sân bay
quốc tế, cảng biển, đường cao tốc, đường ven biển, đường đông tây, mạng lưới cung
cấp điện, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ở các đô thị lớn, hệ thống thủy lợi, cấp thoát
20
nước. Phát triển công nghiệp năng lượng gắn với công nghệ tiết kiệm năng lượng. Tăng
nhanh năng lực và hiện đại hóa bưu chính viễn thông.
- Đối với dịch vụ:
+ Tạo bước phát triển vượt bậc của các ngành dịch vụ, nhất là những ngành có
chất lượng cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh, đưa tốc độ phát triển của ngành
dịch vụ cao hơn tốc độ tăng GDP.
+ Tận dụng tốt thời cơ hội nhập kinh tế quốc để tạo bước phát triển ngành “công
nghiệp không khói” này.
+ Tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ truyền thống như
vận tải, thương mại, ngân hàng, bưu chính viễn thông, du lịch. Phát triển mạnh các dịch
vụ phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, phục vụ đời sống ở khu vực nông thôn.
+ Đổi mới cơ chế quản lý và phương thức cung ứng các dịch vụ công cộng.
* Phát triển kinh tế vùng
Có cơ chế, chính sách phù hợp để các vùng cùng phát triển nhanh hơn xây dựng
ba vùng kinh tế trọng điểm ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam thành những trung tâm
công nghiệp lớn có công nghệ cao để các vùng này đóng góp ngày càng lớn cho sự phát
triển chung của cả nước.
* Phát triển kinh tế biển
Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện, có trọng tâm
trọng điểm. Sớm đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển trong khu vực.
* Chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu công nghệ
- Phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo đến năm 2020 có nguồn nhân lực với cơ
cấu đồng bộ và chất lượng cao.
- Phát triển khoa học và công nghệ phù hợp với xu thế phát triển nhảy vọt của
cách mạng khoa học và công nghệ. Chú trọng phát triển công nghệ cao để tạo đột phá
và công nghệ sử dụng nhiều lao động để giải quyết việc làm.
- Kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động khoa học công nghệ với giáo dục và đào tạo.
21
- Đổi mới cơ bản cơ chế quản lý khoa học công nghệ, đặc biệt là cơ chế tài chính
phù hợp với đặc thù sáng tạo và khả năng rủi ro của hoạt động khoa học công nghệ.
* Bảo vệ, sử dụng hiệu quả tài nguyên quốc gia, cải thiện môi trường tự
nhiên
- Tăng cường quản lý tài nguyên quốc gia , nhất là tài nguyên đất, nước, khoáng
sản , rừng.
- Từng bước hiện đại công tác nghiên cứu, dự báo khí tượng thủy văn, chủ động
phòng - chống thiên tai, tìm kiếm, cứu nạn.
- Xử lý tốt mối quan hệ giữa tăng dân số, phát triển kinh tế và đô thị hóa với bảo
vệ môi trường, bảo đảm phát triển bền vững.
- Mở rộng hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên thiên
nhiên, chú trọng lĩnh vực quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước.
4. Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân
4.1. Kết quả thực hiện đường lối và ý nghĩa
4.1.1 Kết quả
* Một là, cơ sở vật chất - kỹ thuật của đất nước được tăng cường đáng kể,
khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế được nâng cao.
Từ một nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp lạc hậu, cơ sở vật chất yếu kém đi
lên, đến nay cả nước đã có hơn 100 khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung, nhiều khu
hoạt động có hiệu quả, tỉ lệ ngành công nghiệp chế tác, cơ khí chế tạo và nội địa hóa
sản phẩm ngày càng tăng. Ngành công nghiệp sản xuất tư liệu như luyện kim, cơ khí,
vật liệu xây dựng, hóa chất cơ bản, khai thác và hóa dầu đã và đang có những bước phát
triển mạnh mẽ. Một số sản phẩm công nghiệp đã cạnh tranh được trên thị trường trong
và ngoài nước. Ngành xây dựng tăng trưởng nhanh, bình quân thời kỳ 2001 - 2005 đạt
16,7% /năm, năng lực xây dựng tăng nhanh và có bước tiến đáng kể theo hướng hiện
đại. Việc xây dựng đô thị, nhà ở đạt nhiều hiệu quả.Hàng năm đưa thêm vào sử dụng
hàng triệu m2 nhà ở (bình quân thời kỳ 2001-2005, tăng mỗi năm 20 triệu m2). Công
nghiệp nông thôn và miền núi có bước tăng trưởng cao hơn tốc độ trung bình của cả
22
nước. Nhiều công trình quan trọng thuộc kết cấu hạ tầng được xây dựng, sân bay, cảng
biển, đường bộ, cầu, nhà máy điện, bưu chính - viễn thông…. theo hướng hiện đại.
* Hai là, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đã đạt được những kết quả quan trọng.
Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng, tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản
giảm (giai đoạn 2001-2005, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng từ 36,7% năm 2000
lên 41% năm 2005; còn tỷ trọng của nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 24,5% năm
2000 xuống 20,9% năm 2005). Trong từng ngành kinh tế đều có sự chuyển dịch tích
cực về cơ cấu sản xuất, cơ cấu công nghệ theo hướng tiến bộ, hiệu quả, gắn với sản
xuất, với thị trường.
Cơ cấu kinh tế vùng đã có điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế so sánh của
từng vùng. Các vùng kinh tế trọng điểm phát triển khá nhanh đóng góp quan trọng vào
sự tăng trưởng và là đầu tàu của nền kinh tế.
Cơ cấu thành phần kinh tế tiếp tục dịch chuyển theo hướng phát huy tiềm năng
của các thành phần kinh tế và đan xen nhiều hình thức sở hữu.
Cơ cấu lao động đã có sự chuyển đổi tích cực gắn liền với quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế. Từ năm 2000 - 2005, tỷ trọng lao động trong công nghiệp và xây dựng
tăng từ 12,1% lên 17,9%; dịch vụ tăng từ 19,7% lên 25,3%, nông lâm nghiệp và thủy
sản giảm từ 68,2% xuống còn 56,8%; lao động qua đào tạo tăng từ 20% lên 25%.
* Ba là, những thành tựu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã góp phần
quan trọng đưa nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao.
Bình quân từ năm 2000 đến nay đạt trên 7,5%/năm. Điều đó đã góp phần quan
trọng vào công tác xóa đói giảm nghèo. Thu nhập đầu người bình quân hàng năm tăng
lên đáng kể. Năm 2005, đạt 640 USD/người, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân
tiếp tục được cải thiện.
4.1.2. Ý nghĩa
Những thành tựu trên có ý nghĩa rất quan trọng; là cơ sở để phấn đấu đạt mục
tiêu: sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển và cơ bản trở thành nước công
23
nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 mà Đại hội X của Đảng nêu ra trở thành hiện
thực.
4.2. Hạn chế và nguyên nhân
4.2.1. Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời
gian qua ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, nổi bật là:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn thấp so với khả năng và thấp hơn nhiều nước
trong khu vực thời kỳ đầu công nghiệp hóa. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu theo chiều
rộng, vào các ngành công nghệ thấp, tiêu hao vật chất cao, sử dụng nhiều tài nguyên,
vốn và lao động. Năng suất lao động còn thấp so với nhiều nước trong khu vực.
- Nguồn lực của đất nước chưa được sử dụng có hiệu quả cao, tài nguyên, đất đai
và các nguồn vốn của Nhà nước còn bị lãng phí, thất thoát nghiêm trọng. Nhiều nguồn
lực trong dân chưa được phát huy.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm. Trong công nghiệp các sản phẩm có hàm
lượng tri thức cao còn ít.Trong nông nghiệp sản xuất chưa gắn kết chặt chẽ với thị
trường. Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn còn thiếu cụ
thể. Chất lượng nguồn nhân lực của đất nước còn thấp. Tỷ trọng lao động qua đào tạo
còn thấp, lao động thiếu việc làm và không việc làm còn nhiều.
Các vùng kinh tế trọng điểm chưa phát huy được thế mạnh để đi nhanh vào cơ
cấu kinh tế hiện đại.Kinh tế vùng chưa có sự liên kết chặt chẽ, hiệu quả thấp và chưa
được quan tâm đúng mức.
Cơ cấu thành phần kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, chưa tạo
được đầy đủ môi trường hợp tác, cạnh tranh bình đẳng và khả năng phát triển của các
thành phần kinh tế.
Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý.Công tác quy hoạch chất lượng thấp, quản lý kém,
chưa phù hợp với cơ chế thị trường.
- Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Nhìn chung,
mặc dù đã cố gắng đầu tư, nhưng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội vẫn còn lạc hậu, thiếu
đồng bộ chưa đáp ứng được yêu cầu, làm hạn chế sự phát triển kinh tế xã hội.
4.2.2. Nguyên nhân
24
Những hạn chế trên do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là nguyên nhân chủ
quan như:
- Nhiều chính sách và giải pháp chưa đủ mạnh để huy động và sử dụng được tốt
nhất các nguồn lực, cả nội lực và ngoại lực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội.
- Cải cách hành chính còn chậm và kém hiệu quả, công tác tổ chức, cán bộ chậm
đổi mới, chưa đáp ứng được yêu cầu.
- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện yếu kém.
Ngoài các nguyên nhân chung nói trên, còn có các nguyên nhân cụ thể, trực tiếp
như: Công tác quy hoạch chất lượng kém, nhiều bất hợp lý dẫn đến quy hoạch “treo”
khá phổ biến gây lãng phí nghiêm trọng; cơ cấu đầu tư bất hợp lý làm cho đầu tư kém
hiệu quả, công tác quản lý yếu kém gây lãng phí, thất thoát, tệ tham nhũng nghiêm
trọng.
III. Liên hệ với thực tiễn ngành, lĩnh vực kinh tế
Qua gần 30 năm đổi mới, cơ cấu kinh tế đất nước đã có sự chuyển dịch tích cực
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sự hội nhập ngày càng sâu rộng và toàn diện
của nền kinh tế đất nước vào kinh tế toàn cầu đã mang lại cho chúng ta những cơ hội vô
cùng to lớn trong phát triển nhưng cũng xen lẫn nhiều thách thức không hề nhỏ.
Đáng phấn khởi hơn, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã giải quyết
có hiệu quả mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, thực hiện tiến
bộ và công bằng xã hội… nhờ đó, đời sống nhân dân được cải thiện, tỷ lệ đói nghèo
giảm, chính trị-xã hội ổn định, quốc phòng và an ninh được giữ vững, nâng cao tiềm lực
và vị thế quốc tế của đất nước. Cụ thể: tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 45% xuống mức
18,4%; nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng trên các cấp độ, tạo ra độ mở lớn cho
nền kinh tế, tổng kim ngạch xuất khẩu chiếm trên 160% GDP, đưa nền kinh tế từng
bước tham gia mạng lưới sản xuất, cung ứng và chuỗi giái trị toàn cầu.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu không thể phủ nhận, công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa còn nhiều bất cập: Mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
chưa được định hình rõ nét; chưa phát triển có hiệu quả các ngành công nghiệp ưu tiên
và chưa tận dụng lợi thế về công nghệ và nguồn lực đầu tư nước ngoài để tạo tính lan
toả, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển tương xứng.
25
Đặc biệt, quá trình thực hiện công nghiệp hóa chưa gắn chặt với hiện đại hóa,
phát triển công nghiệp vẫn chỉ là gia công, lắp ráp, giá trị thấp. Các chủ trương công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn triển khai còn chậm và chưa thật
hiệu quả, rõ hướng; môi trường thể chế yếu kém, chất lượng nguồn nhân lực thấp và kết
cấu hạ tầng yếu vẫn là điểm nghẽn, là nút thắt đang cản trở quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
Bên cạnh đó, nguồn lực đầu tư để thực hiện công nghiệp hoá có nơi còn dàn trải,
thiếu trọng tâm, manh mún, không khai thác được lợi thế kinh tế theo quy mô. Nhiều
vùng kinh tế trọng điểm, khu kinh tế do quy hoạch không hợp lý hoặc duy ý chí nên
không phát huy được tiềm năng, thế mạnh của vùng.
Điều đáng nói, đến nay chúng ta vẫn chưa tìm được hướng đi và mô hình phát
triển phù hợp để có thể tránh được bẫy thu nhập trung bình mà kinh nghiệm của nhiều
nước đi trước đang gặp phải.
1. Liên hệ thực tiễn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với ngành Ngân
hàng
Trong thời kỳ bao cấp, hệ thống ngân hàng nước ta chỉ có một cấp, độc quyền
kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ theo địa chỉ do cấp trên chi phối. Mô hình trên chỉ phù
hợp trong thời kỳ chiến tranh, do đó khi chuyển sang kinh tế thị trường nó trở nên lạc
hậu, lỗi thời kiềm hãm sự phát triển kinh tế, lúng túng về nội dung, phương thức hoạt
động và làm cho kinh tế nước ta rơi vào tình trạng khủng hoảng.
Thời kỳ đổi mới, thực hiện cải cách hệ thống ngân hàng, từ ngân hàng một cấp
sang hệ thống ngân hàng hai cấp: Ngân hàng nhà nước và Ngân hàng thương mại. Sau
đó các Ngân hàng cổ phần, ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài lần
lượt ra đời trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, thúc đẩy các ngành công nghiệp,
thương mại, dịch vụ, xuất khẩu. Hệ thống ngân hàng và Hợp tác xã tín dụng cũng đã
góp phần khơi thông dòng vốn phục vụ các cơ sở sản xuất nhỏ và nông dân ở nông
thôn, trong những năm qua đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế
của nước ta.
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa khoa học công nghệ luôn gắn chặt với
nhau vì khoa học công nghệ luôn hỗ trợ bổ sung những ưu khuyết điểm làm nâng cao
26
hệ thống ngân hàng. Từ hệ thống ngân hàng chưa có sự liên kết với nhau thành hệ thống
liên ngân hàng dưới sự định hướng, lãnh đạo của nhà nước.
Khoa học công nghệ ứng dụng vào Ngân hàng: đưa công nghệ từ máy móc, thiết
bị hiện đại kết hợp với nguồn nhân lực dồi dào có năng lực (đáp ứng được chuyên môn
và hiệu suất lao động công việc), công nghệ thông tin truyền thông, khoa học
maketing,...vào hệ thống ngân hàng để định hướng nền kinh tế hướng ra thị trường thế
giới. Đây là một quá trình quan trọng trong công cuộc đổi mới nền kinh tế hiện nước ta
hiện nay.
Khoa học công nghệ càng cao thì sự phát triển của hệ thống ngân hàng càng
mạnh làm nền kinh tế ta năng động hơn, linh hoạt hơn so với trước. Ngân hàng cũng
giữ vai trò khá quan trọng trong công cuộc phát triển nền kinh tế năng động hiện nay ở
nước ta nói chung và cả thế giới nói chung.
Nhờ khoa học công nghệ, Ngân hàng mở thêm nhiều dịch vụ với những tiện ích
thiết thực hơn phục vụ đời sống nhân dân ngày càng tốt hơn. Những dịch vụ này thỏa
mãn nhu cầu đôi bên cùng có lợi, người sử dụng lẫn Ngân hàng. Khoa học công nghệ
càng hiện đại thì đem lại rất nhiều lợi cho người sử dụng lẫn Ngân hàng.
2. Ứng dụng công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào Ngân hàng
2.1. Thanh toán không bằng tiền mặt:
Thanh toán không bằng tiền mặt là một hình thức của lưu thông tiền tệ bằng cách
qua một số nơi trung gian (Ngân hàng, Sở giao dịch chứng khoán...) để trao đổi mua
bán hang hóa một cách gián tiếp.
Hiện nay với sự đầu tư và phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa Ngân hàng
bằng cách ứng dụng khoa học công nghệ vào làm cho việc thanh toán không bằng tiền
mặt ngày càng trở nên thông dụng và tiện ích hơn so với việc thanh toán bằng tiền mặt.
Có nhiều hình thức thanh toán không bằng tiền mặt như: lưu thông qua tín dụng,
thẻ điện tử,chứng khoán... nhưng được ưa thích và thông dụng nhất hiện nay là các loại
thẻ với nhiều công dụng và lợi ích khác nhau.
Tiện ích: nhanh chóng, chính xác, an toàn
2.2. Các dịch vụ:
27
- Thẻ điện tử: ATM card, Master card, thẻ thanh toán Châu Á.
- Homebanking.
- Dịch vụ tài chính di động: Mobile Banking, Mobile Broking, Mobile Payment.
3. Ý nghĩa khi áp dụng công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào Ngân hàng
3.1. Đối với khách hàng
Làm giảm thời gian giao dịch, làm khách hàng an tâm hơn, có thể giao dịch bất
cứ nơi đâu có hệ thống của ngân hàng.
3.2. Đối với Ngân hàng
- Thanh toán tiền tệ với khách hàng nhiều hơn trước đây.
- Tiết kiệm thời gian khi thanh toán.
- Được kiểm soát kĩ và tránh thất thoát lượng tiền khi thanh toán.
3.3. Đối với xã hội
- Làm phát triển nền kinh tế hàng hóa nhà nước, đẩy mạnh quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Dự trữ được lượng tiền cho Ngân hàng hoặc nhà nước đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng và kiến trúc thượng tầng them vững mạnh.
4. Tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa khoa học công nghệ vào Ngân
hàng
- Thúc đẩy quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới.
- Đa dạng hóa Ngân hàng với nhiều dịch vụ khác nhau và những tiện ích khác
nhau.
- Làm cho xã hội ngày càng hiện đại hóa hơn.
5. Bài học kinh nghiệm từ quá trình CNH – HĐH ở Ngân hàng
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào Ngân hàng giúp cho đất nước ta
thoát khỏi từ lao động bằng chân tay tiến lên lao động bằng kỹ thuật xao hiện đại, từ
nước nông nghiệp chuyển sang nước công nghiệp, đưa kinh tế nước nhà hội nhập với
nền kinh tế thế giới.
28
Nhờ công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào Ngân hàng làm cho cuộc sống dân trí cao
hơn, đầy đủ hơn so với tình hình trước đây chưa có đổi mới.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa giữ vai trò cần thiết ở các ngành công nghiệp kinh
thị trường. Phát triển các ngành công nghiệp cũng dựa vào quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa.
6. Thực tế vận dụng
Khoa học công nghệ đã áp dụng vào ngân hàng một cách có hệ thống làm cho sự
phát triển trong NH nói riêng và phát triển nền kinh tế thị trường nhà nước nói chung.
Tuy những dịch vụ này đáp ứng được nhu cầu cần thiết của con người, nhưng một số
dịch vụ trong NH mắc phải một số khuyết điểm cần lưu ý sau:
- Hiện đại hóa nhiều dường như chỉ có hệ thống máy móc thiết bị làm việc, mất
dần khả năng của con người trong đối thoại giao tiếp.
- Người Việt Nam chưa có tính làm việc chuyên môn.
- Một số cá nhân lợi dụng khuyết điểm về khoa học công nghệ ở nước ta về thông
tin thế giới mà thu lợi bất chính, phạm pháp.
VD: Dùng thẻ đánh cắp đến rút tiền tại máy rút tiền tự động lên đến tiền tỷ.
* Một số giải pháp
Để khắc phục những khuyết điểm trên cần phải nhận thức được, đưa ra những
giải pháp đúng đắn:
- Khắc phục khâu công nghiệp hóa, hiện đại hóa khoa học công nghệ ở Ngân
hàng, tăng cường khả năng giao tếp bằng cách mở những lớp bồi dưỡng kiến thức.
- Đầu tư khoa học công nghệ về mặt tiếp thu nhận thức những thông tin mới nhất,
nóng nhất.
-Từ mỗi nhân viên ý thức được hành động về tính chuyên môn làm việc của mỗi
con người.
29
KẾT LUẬN
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là con đường tất yếu để đưa nước ta đi lên từ một
nước đang phát triển lên một đất nước phát triển thoát khỏi cảnh nghèo đói, đạt tới mục
tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ và văn minh.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một vấn đề phức tạp, có nhiều nội dung liên
quan đến hang chục triệu hộ nông dân trên địa bàn nông thôn rộng lớn. Lãnh đạo sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình khó khăn, lâu dài đòi hỏi Đảng luôn
tổng kết thực tiễn, học hỏi kinh nghiệm của các nước... để bổ sung cho lý luận và vận
dụng vào thực tiễn, sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp năm 2020.
30

More Related Content

What's hot

Quản trị nhân sự là một khoa học đồng thời là một nghệ thuật
Quản trị nhân sự là một khoa học đồng thời là một nghệ thuậtQuản trị nhân sự là một khoa học đồng thời là một nghệ thuật
Quản trị nhân sự là một khoa học đồng thời là một nghệ thuậtHọc Huỳnh Bá
 
TỔNG QUAN VỀ NẤM
TỔNG QUAN VỀ NẤMTỔNG QUAN VỀ NẤM
TỔNG QUAN VỀ NẤMTruongThanh Vu
 
hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam
hội nhập kinh tế quốc tế của việt namhội nhập kinh tế quốc tế của việt nam
hội nhập kinh tế quốc tế của việt namTran Trang
 
Chuyên Đề CNH, HĐH Gắn Với Phát Triển Kinh Tế Tri Thức Ở Việt Nam.pdf
Chuyên Đề CNH, HĐH Gắn Với Phát Triển Kinh Tế Tri Thức Ở Việt Nam.pdfChuyên Đề CNH, HĐH Gắn Với Phát Triển Kinh Tế Tri Thức Ở Việt Nam.pdf
Chuyên Đề CNH, HĐH Gắn Với Phát Triển Kinh Tế Tri Thức Ở Việt Nam.pdfNuioKila
 
Chương 4 đường lối công nghiệp hóa Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming
Chương 4 đường lối công nghiệp hóa Đường lối CMĐ ĐHNT- bookboomingChương 4 đường lối công nghiệp hóa Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming
Chương 4 đường lối công nghiệp hóa Đường lối CMĐ ĐHNT- bookboomingbookbooming
 
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ...
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ...Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ...
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ...luanvantrust
 
Tiểu luận máy và thiết bị thực phẩm máy phân loại – làm sạch vật liệu rời
Tiểu luận máy và thiết bị thực phẩm máy phân loại – làm sạch vật liệu rờiTiểu luận máy và thiết bị thực phẩm máy phân loại – làm sạch vật liệu rời
Tiểu luận máy và thiết bị thực phẩm máy phân loại – làm sạch vật liệu rờihttps://www.facebook.com/garmentspace
 
KTCT- 5.3 Các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam.pptx
KTCT- 5.3 Các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam.pptxKTCT- 5.3 Các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam.pptx
KTCT- 5.3 Các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam.pptxHongYn889320
 
Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân Việt Nam Hiện Nay
Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân Việt Nam Hiện NaySứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân Việt Nam Hiện Nay
Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân Việt Nam Hiện NayVuKirikou
 
Quan điểm HCM về con đường, biện pháp quá độ lên CNXH ở Việt Nam
Quan điểm HCM về con đường, biện pháp quá độ lên CNXH ở Việt NamQuan điểm HCM về con đường, biện pháp quá độ lên CNXH ở Việt Nam
Quan điểm HCM về con đường, biện pháp quá độ lên CNXH ở Việt Nambann11f
 
Tiểu luận “Quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường theo địn...
Tiểu luận “Quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường theo địn...Tiểu luận “Quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường theo địn...
Tiểu luận “Quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường theo địn...Thích Hô Hấp
 
tài liệu cơ sở thiết kế nhà máy
tài liệu cơ sở thiết kế nhà máytài liệu cơ sở thiết kế nhà máy
tài liệu cơ sở thiết kế nhà máy107751101137
 
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh ĐôHạt Mít
 
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanh
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanhBài tập phân tích hoạt động kinh doanh
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanhTin Chealsea
 
Đề cương Lịch sử Đảng
Đề cương Lịch sử ĐảngĐề cương Lịch sử Đảng
Đề cương Lịch sử ĐảngBui Loi
 
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookboomingbookbooming
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạngTiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạngDzaigia1988
 
Tài liệu hướng dẫn trình bày đồ án tốt nghiệp
Tài liệu hướng dẫn trình bày đồ án tốt nghiệpTài liệu hướng dẫn trình bày đồ án tốt nghiệp
Tài liệu hướng dẫn trình bày đồ án tốt nghiệpTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt namBài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt namvoxeoto68
 

What's hot (20)

Quản trị nhân sự là một khoa học đồng thời là một nghệ thuật
Quản trị nhân sự là một khoa học đồng thời là một nghệ thuậtQuản trị nhân sự là một khoa học đồng thời là một nghệ thuật
Quản trị nhân sự là một khoa học đồng thời là một nghệ thuật
 
TỔNG QUAN VỀ NẤM
TỔNG QUAN VỀ NẤMTỔNG QUAN VỀ NẤM
TỔNG QUAN VỀ NẤM
 
hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam
hội nhập kinh tế quốc tế của việt namhội nhập kinh tế quốc tế của việt nam
hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam
 
Chuyên Đề CNH, HĐH Gắn Với Phát Triển Kinh Tế Tri Thức Ở Việt Nam.pdf
Chuyên Đề CNH, HĐH Gắn Với Phát Triển Kinh Tế Tri Thức Ở Việt Nam.pdfChuyên Đề CNH, HĐH Gắn Với Phát Triển Kinh Tế Tri Thức Ở Việt Nam.pdf
Chuyên Đề CNH, HĐH Gắn Với Phát Triển Kinh Tế Tri Thức Ở Việt Nam.pdf
 
Chương 4 đường lối công nghiệp hóa Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming
Chương 4 đường lối công nghiệp hóa Đường lối CMĐ ĐHNT- bookboomingChương 4 đường lối công nghiệp hóa Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming
Chương 4 đường lối công nghiệp hóa Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming
 
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ...
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ...Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ...
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ...
 
Tiểu luận máy và thiết bị thực phẩm máy phân loại – làm sạch vật liệu rời
Tiểu luận máy và thiết bị thực phẩm máy phân loại – làm sạch vật liệu rờiTiểu luận máy và thiết bị thực phẩm máy phân loại – làm sạch vật liệu rời
Tiểu luận máy và thiết bị thực phẩm máy phân loại – làm sạch vật liệu rời
 
Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước trong sạch vững mạnh hiệu...
Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước trong sạch vững mạnh hiệu...Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước trong sạch vững mạnh hiệu...
Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước trong sạch vững mạnh hiệu...
 
KTCT- 5.3 Các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam.pptx
KTCT- 5.3 Các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam.pptxKTCT- 5.3 Các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam.pptx
KTCT- 5.3 Các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam.pptx
 
Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân Việt Nam Hiện Nay
Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân Việt Nam Hiện NaySứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân Việt Nam Hiện Nay
Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân Việt Nam Hiện Nay
 
Quan điểm HCM về con đường, biện pháp quá độ lên CNXH ở Việt Nam
Quan điểm HCM về con đường, biện pháp quá độ lên CNXH ở Việt NamQuan điểm HCM về con đường, biện pháp quá độ lên CNXH ở Việt Nam
Quan điểm HCM về con đường, biện pháp quá độ lên CNXH ở Việt Nam
 
Tiểu luận “Quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường theo địn...
Tiểu luận “Quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường theo địn...Tiểu luận “Quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường theo địn...
Tiểu luận “Quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường theo địn...
 
tài liệu cơ sở thiết kế nhà máy
tài liệu cơ sở thiết kế nhà máytài liệu cơ sở thiết kế nhà máy
tài liệu cơ sở thiết kế nhà máy
 
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô
 
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanh
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanhBài tập phân tích hoạt động kinh doanh
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanh
 
Đề cương Lịch sử Đảng
Đề cương Lịch sử ĐảngĐề cương Lịch sử Đảng
Đề cương Lịch sử Đảng
 
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạngTiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng
 
Tài liệu hướng dẫn trình bày đồ án tốt nghiệp
Tài liệu hướng dẫn trình bày đồ án tốt nghiệpTài liệu hướng dẫn trình bày đồ án tốt nghiệp
Tài liệu hướng dẫn trình bày đồ án tốt nghiệp
 
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt namBài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam
 

Viewers also liked

Phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh, hđh của đẳng t...
Phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh, hđh của đẳng t...Phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh, hđh của đẳng t...
Phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh, hđh của đẳng t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI THỜI KÌ ĐỔI MỚI
PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI THỜI KÌ ĐỔI MỚIPHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI THỜI KÌ ĐỔI MỚI
PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI THỜI KÌ ĐỔI MỚIdinhtrongtran39
 
Khrusev bao-cao-ve-stalin
Khrusev bao-cao-ve-stalinKhrusev bao-cao-ve-stalin
Khrusev bao-cao-ve-stalinHuu Nguyen
 
Xay dung dang cong san viet nam
Xay dung dang cong san viet namXay dung dang cong san viet nam
Xay dung dang cong san viet namChanmy Mok
 
Overview of the 56-day Dien Bien Phu Campaign
Overview of the 56-day Dien Bien Phu CampaignOverview of the 56-day Dien Bien Phu Campaign
Overview of the 56-day Dien Bien Phu CampaignHa Nguyen
 
20 cau tu luan d.a
20 cau tu luan d.a20 cau tu luan d.a
20 cau tu luan d.aPhi Phi
 
Cnhhđh gắn với tri thức.
Cnhhđh gắn với tri thức.Cnhhđh gắn với tri thức.
Cnhhđh gắn với tri thức.Bảo Phạm
 
Bản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt nam
Bản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt namBản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt nam
Bản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt namHọc viện Chính Trị Quân Sự
 
Dap an cau hoi triet hoc (1)
Dap an cau hoi triet hoc (1)Dap an cau hoi triet hoc (1)
Dap an cau hoi triet hoc (1)trongduong83
 
4.3 lich su dia phuong thanh hoa thpt-
4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-
4.3 lich su dia phuong thanh hoa thpt-Phi Phi
 
Đề tài bao cấp! Đường lối cách mạng của Đảng - TDT
Đề tài bao cấp! Đường lối cách mạng của Đảng - TDTĐề tài bao cấp! Đường lối cách mạng của Đảng - TDT
Đề tài bao cấp! Đường lối cách mạng của Đảng - TDTVõ Phúc
 
Ebook Kỹ Năng Huấn Luyện Nhân Viên
Ebook Kỹ Năng Huấn Luyện Nhân ViênEbook Kỹ Năng Huấn Luyện Nhân Viên
Ebook Kỹ Năng Huấn Luyện Nhân ViênNhân Nguyễn Sỹ
 
CNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệ
CNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệCNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệ
CNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệHương Nguyễn
 
Kỹ năng tuyển dụng
Kỹ năng tuyển dụngKỹ năng tuyển dụng
Kỹ năng tuyển dụngKhiet Nguyen
 
Giáo án Khoa học Lớp 4 cả năm Năm học 2014 - 2015 theo Chuẩn KTKN
Giáo án Khoa học  Lớp 4 cả năm Năm học 2014 - 2015  theo Chuẩn KTKNGiáo án Khoa học  Lớp 4 cả năm Năm học 2014 - 2015  theo Chuẩn KTKN
Giáo án Khoa học Lớp 4 cả năm Năm học 2014 - 2015 theo Chuẩn KTKNtieuhocvn .info
 
Đường lối CMĐCSVN Chương 7
Đường lối CMĐCSVN Chương 7Đường lối CMĐCSVN Chương 7
Đường lối CMĐCSVN Chương 7Bình Hoàng
 
Bai thu hoach dang loai gioi 2016
Bai thu hoach dang loai gioi 2016Bai thu hoach dang loai gioi 2016
Bai thu hoach dang loai gioi 2016Thích Hô Hấp
 

Viewers also liked (20)

Phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh, hđh của đẳng t...
Phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh, hđh của đẳng t...Phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh, hđh của đẳng t...
Phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh, hđh của đẳng t...
 
PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI THỜI KÌ ĐỔI MỚI
PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI THỜI KÌ ĐỔI MỚIPHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI THỜI KÌ ĐỔI MỚI
PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI THỜI KÌ ĐỔI MỚI
 
Khrusev bao-cao-ve-stalin
Khrusev bao-cao-ve-stalinKhrusev bao-cao-ve-stalin
Khrusev bao-cao-ve-stalin
 
Nội dung công tác xây dựng đảng cộng sản việt nam
Nội dung công tác xây dựng đảng cộng sản việt namNội dung công tác xây dựng đảng cộng sản việt nam
Nội dung công tác xây dựng đảng cộng sản việt nam
 
Chuyen de 5
Chuyen de 5Chuyen de 5
Chuyen de 5
 
Xay dung dang cong san viet nam
Xay dung dang cong san viet namXay dung dang cong san viet nam
Xay dung dang cong san viet nam
 
Overview of the 56-day Dien Bien Phu Campaign
Overview of the 56-day Dien Bien Phu CampaignOverview of the 56-day Dien Bien Phu Campaign
Overview of the 56-day Dien Bien Phu Campaign
 
20 cau tu luan d.a
20 cau tu luan d.a20 cau tu luan d.a
20 cau tu luan d.a
 
Cnhhđh gắn với tri thức.
Cnhhđh gắn với tri thức.Cnhhđh gắn với tri thức.
Cnhhđh gắn với tri thức.
 
Bản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt nam
Bản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt namBản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt nam
Bản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt nam
 
Dap an cau hoi triet hoc (1)
Dap an cau hoi triet hoc (1)Dap an cau hoi triet hoc (1)
Dap an cau hoi triet hoc (1)
 
4.3 lich su dia phuong thanh hoa thpt-
4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-
4.3 lich su dia phuong thanh hoa thpt-
 
Đề tài bao cấp! Đường lối cách mạng của Đảng - TDT
Đề tài bao cấp! Đường lối cách mạng của Đảng - TDTĐề tài bao cấp! Đường lối cách mạng của Đảng - TDT
Đề tài bao cấp! Đường lối cách mạng của Đảng - TDT
 
Ebook Kỹ Năng Huấn Luyện Nhân Viên
Ebook Kỹ Năng Huấn Luyện Nhân ViênEbook Kỹ Năng Huấn Luyện Nhân Viên
Ebook Kỹ Năng Huấn Luyện Nhân Viên
 
CNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệ
CNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệCNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệ
CNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệ
 
Kỹ năng tuyển dụng
Kỹ năng tuyển dụngKỹ năng tuyển dụng
Kỹ năng tuyển dụng
 
Giáo án Khoa học Lớp 4 cả năm Năm học 2014 - 2015 theo Chuẩn KTKN
Giáo án Khoa học  Lớp 4 cả năm Năm học 2014 - 2015  theo Chuẩn KTKNGiáo án Khoa học  Lớp 4 cả năm Năm học 2014 - 2015  theo Chuẩn KTKN
Giáo án Khoa học Lớp 4 cả năm Năm học 2014 - 2015 theo Chuẩn KTKN
 
Đường lối CMĐCSVN Chương 7
Đường lối CMĐCSVN Chương 7Đường lối CMĐCSVN Chương 7
Đường lối CMĐCSVN Chương 7
 
Bai thu hoach dang loai gioi 2016
Bai thu hoach dang loai gioi 2016Bai thu hoach dang loai gioi 2016
Bai thu hoach dang loai gioi 2016
 
Bai tap kinh te vi mo co loi giai
Bai tap kinh te vi mo co loi giaiBai tap kinh te vi mo co loi giai
Bai tap kinh te vi mo co loi giai
 

Similar to Bài thảo luận phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh hđh của đảng

Cnh hdh va vai tro cua no
Cnh hdh va vai tro cua no Cnh hdh va vai tro cua no
Cnh hdh va vai tro cua no tocxanh08
 
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện cách mạng công nghiệp ...
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện cách mạng công nghiệp ...Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện cách mạng công nghiệp ...
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện cách mạng công nghiệp ...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
CNH-HĐH và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta...
CNH-HĐH và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta...CNH-HĐH và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta...
CNH-HĐH và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
CNH-HĐH và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta...
CNH-HĐH và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta...CNH-HĐH và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta...
CNH-HĐH và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Chuyên Đề CNH, HĐH Gắn Với Phát Triển Kinh Tế Tri Thức Ở Việt Nam
Chuyên Đề CNH, HĐH Gắn Với Phát Triển Kinh Tế Tri Thức Ở Việt Nam Chuyên Đề CNH, HĐH Gắn Với Phát Triển Kinh Tế Tri Thức Ở Việt Nam
Chuyên Đề CNH, HĐH Gắn Với Phát Triển Kinh Tế Tri Thức Ở Việt Nam nataliej4
 
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối.pdf
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối.pdfCông nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối.pdf
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối.pdf24hVideo
 
LỊCH SỬ ĐẢNG cộng sản việt nam. Đường lối cnh, hdh.pptx
LỊCH SỬ ĐẢNG cộng sản việt nam. Đường lối cnh, hdh.pptxLỊCH SỬ ĐẢNG cộng sản việt nam. Đường lối cnh, hdh.pptx
LỊCH SỬ ĐẢNG cộng sản việt nam. Đường lối cnh, hdh.pptxTrinhThiMongNghi
 
Chủ nghĩa Mác- Lênin về thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam
Chủ nghĩa Mác- Lênin về thời kì quá độ lên CNXH ở Việt NamChủ nghĩa Mác- Lênin về thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam
Chủ nghĩa Mác- Lênin về thời kì quá độ lên CNXH ở Việt NamYenPhuong16
 
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA QUẢN TRỊ ĐỊA PHƯƠNG TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG....
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA QUẢN TRỊ ĐỊA PHƯƠNG TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG....HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA QUẢN TRỊ ĐỊA PHƯƠNG TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG....
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA QUẢN TRỊ ĐỊA PHƯƠNG TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG....Bùi Quang Xuân
 
Tiểu luận- Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.docx
Tiểu luận- Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.docxTiểu luận- Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.docx
Tiểu luận- Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.docxNguynHong218306
 
ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓA CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓA CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓA CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓA CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMHo Quang Thanh
 
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Chuong VI. KTCT.ppt
Chuong VI. KTCT.pptChuong VI. KTCT.ppt
Chuong VI. KTCT.pptBinThuPhng
 
Tiểu luận nội dung đấu tranh giai cấp
Tiểu luận nội dung đấu tranh giai cấpTiểu luận nội dung đấu tranh giai cấp
Tiểu luận nội dung đấu tranh giai cấpBaking Academi
 
đề Cương môn đường lối
đề Cương môn đường lốiđề Cương môn đường lối
đề Cương môn đường lốihuyentrangnh3
 
Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...
Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...
Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Tư Tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về công nghiệp hóa
Tư Tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về công nghiệp hóaTư Tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về công nghiệp hóa
Tư Tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về công nghiệp hóaQuang Thinh Le
 
Bảo vệ môi trường trong khai thác than ở Quảng Ninh 6753109.pdf
Bảo vệ môi trường trong khai thác than ở Quảng Ninh 6753109.pdfBảo vệ môi trường trong khai thác than ở Quảng Ninh 6753109.pdf
Bảo vệ môi trường trong khai thác than ở Quảng Ninh 6753109.pdfNuioKila
 

Similar to Bài thảo luận phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh hđh của đảng (20)

Cnh hdh va vai tro cua no
Cnh hdh va vai tro cua no Cnh hdh va vai tro cua no
Cnh hdh va vai tro cua no
 
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện cách mạng công nghiệp ...
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện cách mạng công nghiệp ...Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện cách mạng công nghiệp ...
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện cách mạng công nghiệp ...
 
CNH-HĐH và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta...
CNH-HĐH và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta...CNH-HĐH và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta...
CNH-HĐH và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta...
 
CNH-HĐH và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta...
CNH-HĐH và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta...CNH-HĐH và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta...
CNH-HĐH và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta...
 
Chuyên Đề CNH, HĐH Gắn Với Phát Triển Kinh Tế Tri Thức Ở Việt Nam
Chuyên Đề CNH, HĐH Gắn Với Phát Triển Kinh Tế Tri Thức Ở Việt Nam Chuyên Đề CNH, HĐH Gắn Với Phát Triển Kinh Tế Tri Thức Ở Việt Nam
Chuyên Đề CNH, HĐH Gắn Với Phát Triển Kinh Tế Tri Thức Ở Việt Nam
 
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối.pdf
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối.pdfCông nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối.pdf
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối.pdf
 
LỊCH SỬ ĐẢNG cộng sản việt nam. Đường lối cnh, hdh.pptx
LỊCH SỬ ĐẢNG cộng sản việt nam. Đường lối cnh, hdh.pptxLỊCH SỬ ĐẢNG cộng sản việt nam. Đường lối cnh, hdh.pptx
LỊCH SỬ ĐẢNG cộng sản việt nam. Đường lối cnh, hdh.pptx
 
Chủ nghĩa Mác- Lênin về thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam
Chủ nghĩa Mác- Lênin về thời kì quá độ lên CNXH ở Việt NamChủ nghĩa Mác- Lênin về thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam
Chủ nghĩa Mác- Lênin về thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam
 
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA QUẢN TRỊ ĐỊA PHƯƠNG TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG....
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA QUẢN TRỊ ĐỊA PHƯƠNG TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG....HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA QUẢN TRỊ ĐỊA PHƯƠNG TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG....
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA QUẢN TRỊ ĐỊA PHƯƠNG TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG....
 
Tiểu luận- Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.docx
Tiểu luận- Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.docxTiểu luận- Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.docx
Tiểu luận- Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.docx
 
Cnh-Hđh Và Vai Trò Của Nó Trong Sự Nghiệp Xây Dựng Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Nước Ta...
Cnh-Hđh Và Vai Trò Của Nó Trong Sự Nghiệp Xây Dựng Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Nước Ta...Cnh-Hđh Và Vai Trò Của Nó Trong Sự Nghiệp Xây Dựng Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Nước Ta...
Cnh-Hđh Và Vai Trò Của Nó Trong Sự Nghiệp Xây Dựng Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Nước Ta...
 
ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓA CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓA CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓA CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓA CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
 
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
 
Chuong VI. KTCT.ppt
Chuong VI. KTCT.pptChuong VI. KTCT.ppt
Chuong VI. KTCT.ppt
 
Tiểu luận nội dung đấu tranh giai cấp
Tiểu luận nội dung đấu tranh giai cấpTiểu luận nội dung đấu tranh giai cấp
Tiểu luận nội dung đấu tranh giai cấp
 
đề Cương môn đường lối
đề Cương môn đường lốiđề Cương môn đường lối
đề Cương môn đường lối
 
Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...
Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...
Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...
 
Tư Tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về công nghiệp hóa
Tư Tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về công nghiệp hóaTư Tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về công nghiệp hóa
Tư Tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về công nghiệp hóa
 
Dl dcs
Dl dcsDl dcs
Dl dcs
 
Bảo vệ môi trường trong khai thác than ở Quảng Ninh 6753109.pdf
Bảo vệ môi trường trong khai thác than ở Quảng Ninh 6753109.pdfBảo vệ môi trường trong khai thác than ở Quảng Ninh 6753109.pdf
Bảo vệ môi trường trong khai thác than ở Quảng Ninh 6753109.pdf
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 

Recently uploaded (19)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 

Bài thảo luận phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh hđh của đảng

  • 1. HỌC VIỆN NGÂN HÀNG BÀI THẢO LUẬN ĐỀ TÀI 1: PHÂN TÍCH VÀ LÀM RÕ NHỮNG BƯỚC PHÁT TRIỂN TRONG ĐƯỜNG LỐI CNH, HĐH CỦA ĐẢNG TỪ NĂM 1986 – 2011? LIÊN HỆ VỚI NGÀNH, LĨNH VỰC MÌNH THEO HỌC? Giảng viên : Bùi Thọ Quang Thực hiện : Nhóm 1 Lớp : 15 ~ 2015 ~
  • 2. Danh sách nhóm STT Họ và tên 1 Tạ Linh Chi 2 Trần Thị Thùy Dung 3 Nguyễn Thị Dung 4 Nguyễn Thu Hoài 5 Nguyễn Thị Hương 6 Nguyễn Thị Huyền 7 Nguyễn Thanh Huyền 8 Phạm Thị Thu Phương 9 Mai Thu Thảo 10 Lê Hoài Thu (Nhóm trưởng) 11 Nguyễn Thị Đài Trang 12 Nguyễn Thị Quỳnh Trang 13 Lê Minh Trang 14 Hà Thị Yến 2
  • 3. MỤC LỤC ......................................................................................................................................................1 L I M Đ UỜ Ở Ầ .........................................................................................................................................................5 I. C s lý lu n tri t h c c a đ ng l i công nghi p hoá, hi n đ i hoá Vi t Namơ ở ậ ế ọ ủ ườ ố ệ ệ ạ ở ệ ............................................6 1. C s lý thuy tơ ở ế ..............................................................................................................................................6 1.1. Quan đi m c a Mác- Lêninể ủ .....................................................................................................................6 1.2. Quan đi m c a ch t ch H Chí Minhể ủ ủ ị ồ .....................................................................................................6 2. C s th c ti nơ ở ự ễ ..............................................................................................................................................6 3.Tính t t y u ph i ti n hànhấ ế ả ế công nghi p hoá, hi n đ i hoá Vi t Namệ ệ ạ ở ệ .......................................................7 1. Quá trình đ i m i t duy v công nghi p hóaổ ớ ư ề ệ ..............................................................................................8 1.1. Đ i h i VI c a Đ ng phê phán sai l m trong nh n th c và ch tr ng công nghi p hóa th i kỳ 1960-ạ ộ ủ ả ầ ậ ứ ủ ươ ệ ờ 1985..............................................................................................................................................................8 1.2. Quá trình đ i m i t duy v công nghi p hóa th i kì đ i m iổ ớ ư ề ệ ờ ổ ớ ...............................................................9 2. M c tiêu, quan đi m công nghi p hóa, hi n đ i hóaụ ể ệ ệ ạ .................................................................................12 2.1. M c tiêu công nghi p hóa, hi n đ i hóaụ ệ ệ ạ ..............................................................................................12 2.2. Quan đi m công nghi p hóa, hi n đ i hóaể ệ ệ ạ ..................................................................................15 3. N i dung và đ nh h ng công nghi p hóa, hi n đ i hóa g n v i phát tri n n n kinh t tri th cộ ị ướ ệ ệ ạ ắ ớ ể ề ế ứ ..............18 3.1. N i dungộ ...............................................................................................................................................19 3.2. Đ nh h ng phát tri n các ngành và lĩnh v c kinh t trong quá trình đ y m nh công nghi p hóa, hi nị ướ ể ự ế ẩ ạ ệ ệ đ i hóa g n v i phát tri n kinh t tri th cạ ắ ớ ể ế ứ ..................................................................................................19 4. K t qu , ý nghĩa, h n ch và nguyên nhânế ả ạ ế ................................................................................................22 III. Liên h v i th c ti n ngành, lĩnh v c kinh tệ ớ ự ễ ự ế.................................................................................................25 1. Liên h th c ti n quá trình công nghi p hóa, hi n đ i hóa v i ngành Ngân hàngệ ự ễ ệ ệ ạ ớ .....................................26 2. ng d ng công nghi p hóa, hi n đ i hóa vào Ngân hàngỨ ụ ệ ệ ạ ..........................................................................27 2.1. Thanh toán không b ng ti n m t:ằ ề ặ ........................................................................................................27 2.2. Các d ch v :ị ụ ...........................................................................................................................................27 3. Ý nghĩa khi áp d ng công nghi p hóa, hi n đ i hóa vào Ngân hàngụ ệ ệ ạ ...........................................................28 3.1. Đ i v i khách hàngố ớ ...............................................................................................................................28 3.2. Đ i v i Ngân hàngố ớ ................................................................................................................................28 3.3. Đ i v i xã h iố ớ ộ ........................................................................................................................................28 4. Tác d ng c a công nghi p hóa, hi n đ i hóa khoa h c công ngh vào Ngân hàngụ ủ ệ ệ ạ ọ ệ ....................................28 5. Bài h c kinh nghi m t quá trình CNH – HĐH Ngân hàngọ ệ ừ ở ........................................................................28 3
  • 4. 6. Th c t v n d ngự ế ậ ụ ........................................................................................................................................29 K T LU NẾ Ậ ............................................................................................................................................................30 4
  • 5. LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay nền kinh tế thế giới đang diễn ra một cách sôi động và các quốc gia trên thế giới cũng đang nhanh chóng thực hiện các chiến lược nhằm đưa kinh tế nước mình phát triển đi lên. Nước ta đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, cơ sở vật chất kĩ thuật thấp kém, trình độ của lực lượng sản xuất chưa cao, quan hệ sản xuất mới chưa hoàn thiện. Vì vậy, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một xu hướng khách quan, phù hợp với xu thế của thời đại và hoàn cảnh đất nước góp phần tạo dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho Chủ Nghĩa Xã Hội, hoàn thiện quan hệ sản xuất và cũng là một đường lối đúng đắn của Đảng cộng sản Việt Nam Công cuộc xây dựng xã hội mới phải được tiến hành toàn diện trên các mặt: quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất, nền văn hoá và những con người của xã hội. Công nhiệp hóa, hiện đại hóa là một tất yếu khách quan của bất cứ quốc gia nào đi lên chủ nghĩa xã hội. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, Đảng ta đã khẳng định: tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh CNH,HĐH, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước đi lên xã hội chủ nghĩa. 5
  • 6. I. Cơ sở lý luận triết học của đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam 1. Cơ sở lý thuyết 1.1. Quan điểm của Mác- Lênin Các Mác đã đưa ra kết luận: “ Xã hội loài người phát triển trải qua nhiều giai đoạn của sự phát triển đó là sự vận động theo hướng tiến lên của các hình thái kinh tế - xã hội, là sự thay thế hình thái kinh tế này bằng hình thái kinh tế xã hội khác cao hơn mà gốc rễ sâu xa của nó là sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất. Đây là mục tiêu quan trọng nhất của quá trình công nghiệp hóa.” Lênin xác định rằng: “Cơ sở vật chất duy nhất của chủ nghĩa xã hội là nền đại công nghiệp cơ khí có khả năng cải tạo cả nông nghiệp. Trong công nghiệp hóa thì điện khí hóa là không thể thiếu, điện khí hóa là một bước đi quan trọng nhất trên con đường tiến tới tổ chức đời sống kinh tế, của xã hội theo tinh thần cộng sản chủ nghĩa, điện khí hóa là nhiệm vụ quan trọng nhất trong tất cả những nhiệm vụ vĩ đại đang đặt ra.” 1.2. Quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh “Nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là xây dựng nền tảng vật chất và kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hóa và khoa học tiên tiến. Trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới, mà xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài.” 2. Cơ sở thực tiễn Từ thế kỷ XVII, XVIII, ở Tây Âu khái niệm công nghiệp hóa được hiểu là quá trình thay thế lao động thủ công bằng lao động máy móc. Công nghiệp hóa ở Liên Xô từ năm 1926 được hiểu là quá trình xây dựng nền đại công nghiệp cơ khí có khả năng cải tạo cả nền sản xuất nông nghiệp với trung tâm là ngành chế tạo máy. Còn công nghiệp hóa ở các nước công nghiệp mới nổi như Hàn Quốc thì lại quan tâm xúc tiến chính sách hướng tới xuất khẩu, mà trọng tâm là phát triển ngành công nghiệp hóa chất, công nghiệp nặng. 6
  • 7. 3.Tính tất yếu phải tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là vấn đề có tính quy luật đối với tất cả các nước đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội từ nền kinh tế lạc hậu, bỏ qua chế độ Tư Bản Chủ Nghĩa. Tính quy luật đó, do các cơ sở khách quan sau đây quy định: - Một là, nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của Chủ Nghĩa Xã Hội: Đối với các nước này, cái thiếu nhất trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội đó là cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến, hiện đại cao hơn của chủ nghĩa tư bản. Muốn vậy, cần sự cảibiến có tính cách mạng và phát triển, tiến đến hiện đại hoá lực lượng sản xuất cả về trình độ kỹ thuật và cả về cơ cấu sản xuất. Điều đó chỉ có thể từng bước đạt được thông qua con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. - Hai là, do các yêu cầu về nhiều mặt khác của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa đòi hỏi phải tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho thực hiện thành công các mặt đó. - Ba là, do tác dụng có tính cách mạng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên những mặt cơ bản sau đây: + Tạo điều kiện thay đổi về chất nền sản xuất xã hội, tăng năng suất lao động, tăng khả năng chinh phục tự nhiên, tăng trưởng phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, ổn định tình hình kinh tế chính trị, góp phần quyết định sự thắng lợi của Chủ Nghĩa Xã Hội. + Tạo điều kiện vật chất cho việc củng cố, tăng cường vai trò kinh tế cuả nhà nước, nâng cao năng lực quản lý, khả năng tích luỹ và phát triển sản xuất, tạo ra nhiều việc làm, nâng cao thu nhập, giúp cho sự phát triển tự do, toàn diện của con người trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội. + Tạo điều kiện thuận lợi cho khoa học - công nghệ phát triển nhanh đạt trình độ tiên tiến hiện đại. Tăng cường lực lượng vật chất - kỹ thuật cho quốc phòng, an ninh; đảm bảo đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước ngày càng cải thiện. Tạo điều kiện vật chất cho việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đủ sức thực hiện sự phân công lao động và hợp tác quốc tế. 4. Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa 7
  • 8. 4.1. Công nghiệp hóa: Là quá trình thay thế lao động thủ công bằng sử dụng lao động máy móc. Quá trình nâng cao tỷ trọng của công nghiệp trong toàn bộ các ngành kinh tế của một vùng hay của một nền kinh tế để đưa nền kinh tế dựa chủ yếu vào nông nghiệp lên nền kinh tế chủ yếu dựa vào công nghiệp. Nội dung: Trang bị cơ khí cho các ngành kinh tế quốc dân đặc biệt trong công nghiệp. Trình độ: Tương ứng với nội dung của cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu vào 30 năm cuối thể kỷ XVII, kết thúc vào cuối thế kỷ XIX ở các nước phương Tây. Kết quả: Tăng nhanh trình độ trang bị kỹ thuật cho lao động và năng suất lao động. 4.2. Hiện đại hóa: Là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn liền với đổi mới công nghệ, xây dựng cơ cấu vật chất - kĩ thuật. Biểu hiện: - Tự động hóa sản xuất. - Công nghệ sản xuất vật liệu mới. - Phát triển nguồn năng lượng mới. - Phát triển công nghệ sinh học. - Phát triển công nghệ chất lượng cao nhất là công nghệ điện tử và tin học. II. Quá trình phát triển quan điểm của Đảng về đường lối công nghiệp hóa ở nước ta thời kỳ 1986-2011 1. Quá trình đổi mới tư duy về công nghiệp hóa 1.1. Đại hội VI của Đảng phê phán sai lầm trong nhận thức và chủ trương công nghiệp hóa thời kỳ 1960-1985 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12-1986) với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật” đã nghiêm khắc chỉ ra những sai lầm trong nhận thức và chủ trương công nghiệp hóa thời kỳ 1960-1985, mà trực tiếp là mười năm từ 1975 đến 1985: 8
  • 9. - Chúng ta đã phạm sai lầm trong việc xác định mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế. Do tư tưởng chỉ đạo chủ quan, nóng vội, muốn bỏ qua những bước đi cần thiết nên chúng ta đã chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa trong khi chưa có đủ các tiền đề cần thiết, mặt khác chậm đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. - Trong việc bố trí cơ cấu kinh tế, trước hết là cơ cấu sản xuất và đầu tư, thường chỉ xuất phát từ lòng mong muốn đi nhanh, không kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu công nghiệp với nông nghiệp thành một cơ cấu hợp lý, thiên về xây dựng công nghiệp nặng và những công trình quy mô lớn , không tập trung sức giải quyết về căn bản vấn đề lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Kết quả là đầu tư nhiều nhưng hiệu quả thấp. - Không thực hiện nghiêm chỉnh nghị quyết của Đại hội lần thứ V như: Nông nghiệp vẫn chưa thật sự coi là mặt trận hàng đầu, công nghiệp nặng không phục vụ kịp thời nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. 1.2. Quá trình đổi mới tư duy về công nghiệp hóa thời kì đổi mới Đại hội VI đã cụ thể hóa nội dung chính của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường đầu tiên là thực hiện cho bằng được 3 chương trình lương thực, thực phẩm; hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ. Ba chương trình này liên quan chặt chẽ với nhau. Phát triển lương thực thực phẩm và hàng tiêu dùng là nhằm bảo đảm nhu cầu thiết yếu cho đời sống nhân dân sau mấy chục năm chiến tranh ác liệt và trong bối cảnh của nền kinh tế còn đang trong tình trạng thiếu hụt hàng hóa nghiêm trọng, góp phần ổn định kinh tế - xã hội; phát triển hàng xuất khẩu là yếu tố quyết định để khuyến khích sản xuất và đầu tư trong nước, tạo nguồn thu ngoại tệ để nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ sản xuất. Như vậy, chính sách công nghiệp hóa của Đại hội VI đã: - Đưa ra một thứ tự ưu tiên mới: nông nghiệp – công nghiệp hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu – công nghiệp nặng. - Tạo một sự chuyển biến quan trọng cả về quan điểm nhận thức cũng như tổ chức chỉ đạo thực hiện công nghiệp hóa đất nước. Đó là sự chuyển biến hướng chiến lược CNH từ: 9
  • 10. + Cơ chế KHHTT sang cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước. + Cơ chế khép kín sang cơ chế mở cửa kinh tế. + Từ xây dựng ngay từ đầu một cơ cấu kinh tế đầy đủ, tự cấp tự túc sang cơ cấu bổ sung kinh tế và hội nhập. + Mục tiêu “ưu tiên phát triển công nghiêp nặng” đã chuyển sang “lấy nông nghiệp và công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu làm trọng tâm”. Từ đó dẫn đến sự đổi mới trong cơ cấu đầu tư: “Đầu tư có trọng điểm và tập trung vào những mục tiêu và các ngành quan trọng, trước hết đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, cho chế biến nông sản và một số ngành công nghiệp nặng trực tiếp phục vụ 3 chương trình kinh tế lớn.” + Phát huy nguồn lực của nhiều thành phần kinh tế. Từ việc nhận ra sai lầm đó, tại hội nghị trung ương 7 khóa VII (7/1994) Đảng ta đã có những bước đột phá trong nhận thức về công nghiệp hóa. Bước đột phá này trước hết thể hiện trong nhận thức về khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng suac lao động thủ công là chính sang sự dụng sức lao động với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ tạo ra năng suất lao động cao.” Đại hội VIII của đảng (6/1996) nhìn lại đất nước sau nhiều năm đổi mới đã có nhận thức quan trọng: nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu thời kì quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ bản hoàn thành , cho phép chuyển sang thời kì đổi mới, đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đại hội tiếp tục khẳng định quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã được nêu ra ở hội nghị trung ương 7 khóa VII. Đại hội đã nêu ra 6 quan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong những năm còn lại của thập kỷ 90, thế kỷ XX. Các quan điểm và định hướng này cơ bản đến nay vẫn đúng và có giá trị thực tiễn: 10
  • 11. • Giữ vững độc lập, tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại. • Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó nền kinh tế Nhà nước là chủ đạo (theo đúng định hướng). • Lấy việc phát huy nguồn lực của con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. • Khoa học và công nghệ là động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. • Lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm hiệu quả cơ bản để xây dựng phương án phát triển, lựa chọn dự án đầu tư và công nghệ. • Kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh. Cùng với 6 quan điểm trên, Đại hội còn đưa ra 5 yếu tố phát triển kinh tế bao gồm: vốn, khoa học công nghệ, con người, cơ cấu kinh tế, thể chế chính trị; và 6 nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong những năm còn lại của thập kỷ 90 như sau: • Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. • Phát triển công nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng. • Phát triển nhanh du lịch, các dịch vụ. • Phát triển hợp lý các vùng lãnh thổ. • Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Đến đại hội IX (4/2001), Đại hội X (4/2006) và Đại hội XI (1/2011) Đảng ta tiếp tục bổ sung và nhấn mạnh một số điểm mới về công nghiệp hóa: Con đường công nghiệp hóa ở nước ta cần và có thể rút ngắn so với các nước đi trước. Đây là yêu cầu cấp thiết của nước ta để sớm thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển so với các nước trong khu vực và trên thế giới trong điều kiện tận dụng những kinh nghiệm, kỹ thuật, công nghệ và thành quả của các nước đi trước, tận dụng xu thế của thời đại trong hội nhập kinh tế quốc tế để rút ngắn thời gian. 11
  • 12. Tuy nhiên, tiến hành công nghiệp hóa theo kiểu rút ngắn so với các nước đi trước, chúng ta cần thực hiện các yêu cầu như: phát triển kinh tế và công nghệ phải có những bước trình tự, vừa có bước nhảy vọt; phát huy những lợi thế của đất nước, gắn công nghiệp hóa với hiện đại hóa, từng bước phát triển kinh tế tri thức; phát huy nguồn lực trí tuệ và tinh thần của con người Việt Nam, đặc biệt coi trọng sự phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, xem đây là nền tảng và động lực cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là phải phát triển nhanh và có hiệu quả các sản phẩm, các ngành, các lĩnh vực có lợi thế, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải bảo đảm xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tức là phải tiến hành công nghiệp hóa trong một nền kinh tế mở và hướng ngoại. Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn hướng vào việc nâng cao năng suất, chất lượng, sản phẩm nông nghiệp. Hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở nước ta là phải phát triển nhanh và có hiệu quả các sản phẩm, các ngành, các lĩnh vực có lợi thế, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải đảm bảo xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tức là phải tiến hành công nghiệp hóa trong nền kinh tế mở, hướng ngoại. Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn hướng vào việc nâng cao năng suất, chất lượng, sản phẩm nông nghiệp. 2. Mục tiêu, quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa 2.1. Mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa Mục tiêu cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là cải biến nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, mức sống vật 12
  • 13. chất và tinh thần cao, quốc phòng – an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Để thực hiện mục tiêu trên, ở mỗi thời kỳ phải đạt được những mục tiêu cụ thể:  Đại hội VI: Ta đặt ra mục tiêu cụ thể là: sản xuất đủ tiêu dùng và có tích luỹ; tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý nhằm phát triển sản xuất; xây dựng và hoàn thiện một bước quan hệ sản xuất mới; tạo ra chuyển biến tốt về mặt xã hội; bảo đảm nhu cầu củng cố quốc phòng và an ninh. Thực hiện bằng được ba chương trình mục tiêu: lương thực-thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu.  Đại hội VII: Mục tiêu tổng quát của Chiến lược đến năm 2000 là: ra khỏi khủng hoảng, ổn định tình hình kinh tế - xã hội, phấn đấu vượt qua tình trạng nước nghèo và kém phát triển, cải thiện đời sống của nhân dân, củng cố quốc phòng và an ninh, tạo điều kiện cho đất nước phát triển nhanh hơn vào đầu thế kỷ XXI. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) đến năm 2000 tăng khoảng gấp đôi so với năm 1990.  Đại hội VIII: Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Từ nay đến năm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Về quan hệ sản xuất, chế độ sở hữu, cơ chế quản lý và chế độ phân phối gắn kết với nhau, giải phóng sức sản xuất, tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện công bằng xã hội. Kinh tế nhà nước thực hiện tốt vai trò chủ đạo và cùng với kinh tế hợp tác xã trở thành nền tảng.Kinh tế tư bản nhà nước dưới các hình thức khác nhau tồn tại phổ biến.Kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân chiếm tỉ trọng đáng kể. 13
  • 14. Về đời sống vật chất và văn hóa, nhân dân có cuộc sống no đủ, có nhà ở tương đối tốt, có điều kiện thuận lợi về đi lại, học hành, chữa bệnh, có mức hưởng thụ văn hóa khá. Quan hệ xã hội lành mạnh, lối sống văn minh; phát huy những giá trị cao đẹp và truyền thống vẻ vang của dân tộc.  Đại hội IX: Mục tiêu tổng quát đề ra là: Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.Mở rộng kinh tế đối ngoại.Tạo chuyển biến mạnh về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, phát huy nhân tố con người.Tạo nhiều việc làm; cơ bản xoá đói, giảm số hộ nghèo; đẩy lùi các tệ nạn xã hội.Tiếp tục tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; hình thành một bước quan trọng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia.  Đại hội X: 5 năm 2006 - 2010 có ý nghĩa quyết định đối với việc hoàn thành Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm đầu thế kỷ XXI do Đại hội IX của Đảng đề ra. Mục tiêu và phương hướng tổng quát của 5 năm 2006 - 2010 là: nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; phát triển văn hoá; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; tăng cường quốc phòng và an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Phấn đấu tăng trưởng kinh tế với nhịp độ nhanh, chất lượng cao và bền vững hơn, gắn với phát triển con người. Đến năm 2010, tổng sản phẩm trong nước (GDP) gấp hơn 14
  • 15. 2,1 lần so với năm 2000. Trong 5 năm 2006 - 2010, mức tăng trưởng GDP bình quân đạt 7,5 - 8%/năm, phấn đấu đạt trên 8%/năm. Tóm lại, trải qua các kì đại hội có thể thấy các mục tiêu Đảng ta đề ra theo chiều hướng phát triển với mục tiêu cao hơn thời kì trước. 2.2. Quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa Bước vào thời kì đổi mới, trên cơ sở phân tích khoa học các điều kiện trong nước và quốc tế, Đảng ta đề ra những quan điểm chỉ đạo quá trình thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước trong điều kiện mới. Những quan điểm này được Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa VII, IX, X của Đảng. Dưới đây khái quát lại những quan điểm cơ bản của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kì đổi mới:  Công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa và công nghiệp hóa hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế trí thức. Đại Hội XI khẳng định: “Khoa học và công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt. Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển sản xuất”.Cuộc cách mạng Khoa học – Công nghệ hiện đại tác động sâu rộng tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.Bên cạnh đó, xu thế hội nhập và tác động của quá trình toàn cầu hóa đã tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với đất nước. Trong bối cảnh đó, nước ta cần phải và có thể tiến hành công nghiệp hóa theo hướng rút ngắn thơi gian khi biết lựa chọn con đường phát triển kết hợp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nước ta thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa khi trên thế giới kinh tế tri thức đã phát triển.Chúng ta có thể và cần thiết không trải qua các bước phát triển tuần tự từ kinh tế nông nghiệp lên kinh tế công nghiệp rồi mới phát triển kinh tế tri thức.Đó là lợi thế của các nước đi sau, không phải là nóng vội, duy ý chí. Vì vậy Đại Hội X chỉ rõ: đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó là nền sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống.Trong nền kinh tế tri thức những ngành kinh tế có tác động to lớn tới sự phát triển là những ngành dựa nhiều vào tri thức, dựa vào các thành tựu mới của khoa học, công nghệ. Đó là những nghành kinh tế mới dựa trên công nghệ cao như công 15
  • 16. nghệ thông tin, công nghệ sinh học và cả những ngành kinh tế truyền thống như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ được ứng dụng khoa học, công nghệ cao. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.Đây là thể hiện bước tiến về nhận thức của Đảng ta, bắt kịp xu thế phát triển mới của thế giới. Đại hội X chủ trương phát triển nhanh hơn công nghiệp và xây dựng theo hướng nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh và hiện đại hóa; tạo bước phát triển vượt bậc của khu vực dịch vụ; tạo bước ngoặt về hội nhập kinh tế quốc tế và hoạt động kinh tế đối ngoại.  Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế. Khác với công nghiệp hóa ở trước thời kỳ đổi mới được tiến hành trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, lực lượng làm công nghiệp hóa chỉ có Nhà nước, theo kế hoạch của nhà nước thông qua các chỉ tiêu pháp lệnh. Thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa được tiến hành trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa, nhiều thành phần. Do đó, công nghiệp hóa, hiện đại hóa không phải chỉ là việc của Nhà nước mà là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước là chủ đạo ở thời kỳ trước đổi mới, phương thức phân bổ nguồn lực để công nghiệp hóa được thực hiện bằng cơ chế kế hoạch hóa tập trung của Nhà nước, còn ở thời kỳ đổi mới được thực hiện chủ yếu bằng cơ chế thị trường. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế thị trường không những khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực trong nền kinh tế, mà còn sử dụng chúng có hiệu quả để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bởi vì, khi đầu tư vào lĩnh vực nào, ở đâu, quy mô thế nào, công nghệ gì đều đòi hỏi phải tính toán, cân nhắc kỹ càng, hạn chế đầu tư tràn lan, sai mục đích, kém hiệu quả và lãng phí thất thoát. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế ở nước ta hiện nay diễn ra trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, tất yếu phải hội nhập và phải mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thu hút công nghệ hiện đại, học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến của thế giới … sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Hội nhập kinh tế quốc tế còn nhằm khai thác thị trường thế giới để tiêu thụ các loại sản phẩm mà nước ta có nhiều lợi thế, có sức cạnh tranh cao. Nói cách khác, đó là việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức 16
  • 17. mạnh thời đại để phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng nhanh hơn, hiệu quả hơn. Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 – 2010; kinh tế tư nhân được chính sách kinh tế mới của Đại hội IX và các Nghị quyết Trung ương (khóa IX) đề ra đã nhanh chóng đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng tích cực tạo nhiều cơ hội cho nền kinh tế vượt qua thời kỳ suy giảm, đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, bình quân trong 5 năm (2001 - 2005) là 7,51% và phát triển tương đối toàn diện; lương thực xuất khẩu hàng năm từ 4 đến 5 triệu tấn gạo. Đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện, đặc biệt là thành tựu về xóa đói giảm nghèo, chúng ta đã đạt chuẩn quốc tế vào năm 2003.  Lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Trong các yếu tố tham gia vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, yếu tố con người luôn được coi là yếu tố cơ bản. Để tăng trưởng kinh tế cần 5 yếu tố chủ yếu là: vốn, khoa học và công nghệ, con người, cơ cấu kinh tế, thể chế chính trị và quản lý nhà nước thì con người là yếu tố quyết định. Để phát triển nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần đặc biệt chú ý đến phát triển giáo dục, đào tạo. Nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xã hội, từ sử dụng lao động thủ công là phổ biến sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động được đào tạo cùng với công nghệ tiên tiến, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Đối với nước ta đó là một quá trình tất yếu để phát triển kinh tế thị trường theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. Khi đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa rút ngắn, tiếp cận kinh tế tri thức trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội còn thấp, do đó yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là trí lực có ý nghĩa quyết định tới sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phát triển bền 17
  • 18. vững. Đảng ta đã xác định phải lấy việc phát huy chất lượng nguồn nhân lực làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.  Khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Khoa học và công nghệ có vai trò quyết định đến tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển kinh tế nói chúng. Nước ta tiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội từ 1 nền kinh tế kém phát triển và tiềm lực khoa học, công nghệ còn ở trình độ thấp.Muốn đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức thì phát triển khoa hoc công nghệ là yêu cầu tất yếu và cấp thiết. Phải đẩy nhanh việc chọn lọc nhập công nghệ, mua sáng chế kết hợp với phát triển công nghệ nội sinh để nhanh chóng đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh và công nghệ vật liệu mới.  Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; tang trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học. Xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội ở nước ta thực chất là nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Để thực hiện mục tiêu đó trước hết kinh tế phải phát triển nhanh và bền vững. Chỉ như vậy mới có khả năng xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, rút ngăn khoảng cách chênh lệch giữa các vùng. Mục tiêu đó thể hiện sự phát triển vì mọi người đều được hưởng thành quả của phát triển. Sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững có quan hệ chặt chẽ với việc bảo vệ môi trường tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học môi trường tự nhiên và đa dạng sinh học là môi trường sống và hoạt động kinh tế của con người. Bảo vệ môi trường tự nhiên và đa dạng sinh học chính là bảo vệ điều kiện sống của con người và cũng là nội dung của sự phát triển bền vững. 3. Nội dung và định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển nền kinh tế tri thức *Nền kinh tế tri thức: - Tri thức là nguồn lực hàng đầu tạo nên sự tăng trưởng cao. 18
  • 19. - Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống. 3.1. Nội dung Đại hội XI của Đảng đã nêu: Phải coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng dựa nhiều vào tri thức, kết hợp sử dụng nguồn vốn tri thức của con người Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại. - Coi trọng cả số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế trong mỗi bước phát triển của đất nước, ở từng vùng, từng địa phương, từng dự án kinh tế-xã hội. - Xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại và hợp lý theo ngành, lĩnh vực và lãnh thổ. - Giảm chi phí trung gian, nâng cao năng suất lao động của tất cả các ngành các lĩnh vực, nhất là các ngành có sức cạnh tranh cao. 3.2. Định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực kinh tế trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức * Nông nghiệp: Đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn. - Một là, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn: + Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; đẩy nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa, phù hợp đặc điểm từng vùng, từng địa phương. + Tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp. - Hai là, quy hoạch phát triển nông thôn: 19
  • 20. + Khẩn trương xây dựng quy hoạch phát triển nông thôn, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. + Hình thành các khu đô thị và kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội đồng bộ như thủy lợi, giao thông, điện, nước sạch… + Phát huy dân chủ ở nông thôn. - Ba là, Giải quyết việc làm, lao động ở nông thôn: + Chú trọng dạy nghề, giải quyết việc làm cho nông dân. + Đầu tư mạnh hơn cho các chương trình xóa đói giảm nghèo, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, dân tộc thiểu số. * Phát triển nhanh hơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ: - Đối với công nghiệp: + Khuyến khích phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế tác, công nghiệp phần mềm và công nghiệp bổ trợ có lợi thế cạnh tranh, tạo nhiều sản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều lao động; phát triển một số khu kinh tế mở và đặc khu kinh tế, nâng cao hiệu quả của các khu công nghiệp, khu chế xuất. + Khuyến khích và tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; sản xuất tư liệu sản xuất quan trọng theo hướng hiện đại; ưu tiên thu hút đầu tư của các tập đoàn kinh tế lớn nước ngoài và các công ty lớn xuyên quốc gia. + Tích cực thu hút vốn trong và ngoài nước để đầu tư thực hiện các dự án quan trọng để khai thác dầu khí, lọc dầu và hóa dầu luyện kim, cơ khí chế tạo, hóa chất cơ bản, phân bón, vật liệu xây dựng. Có chính sách hạn chế xuất khẩu tài nguyên thô.Thu hút chuyên gia giỏi, cao cấp của nước ngoài và trong cộng đồng người Việt định cư ở nước ngoài. - Đối với xây dựng: Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật kinh tế - xã hội nhất là các sân bay quốc tế, cảng biển, đường cao tốc, đường ven biển, đường đông tây, mạng lưới cung cấp điện, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ở các đô thị lớn, hệ thống thủy lợi, cấp thoát 20
  • 21. nước. Phát triển công nghiệp năng lượng gắn với công nghệ tiết kiệm năng lượng. Tăng nhanh năng lực và hiện đại hóa bưu chính viễn thông. - Đối với dịch vụ: + Tạo bước phát triển vượt bậc của các ngành dịch vụ, nhất là những ngành có chất lượng cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh, đưa tốc độ phát triển của ngành dịch vụ cao hơn tốc độ tăng GDP. + Tận dụng tốt thời cơ hội nhập kinh tế quốc để tạo bước phát triển ngành “công nghiệp không khói” này. + Tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ truyền thống như vận tải, thương mại, ngân hàng, bưu chính viễn thông, du lịch. Phát triển mạnh các dịch vụ phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, phục vụ đời sống ở khu vực nông thôn. + Đổi mới cơ chế quản lý và phương thức cung ứng các dịch vụ công cộng. * Phát triển kinh tế vùng Có cơ chế, chính sách phù hợp để các vùng cùng phát triển nhanh hơn xây dựng ba vùng kinh tế trọng điểm ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam thành những trung tâm công nghiệp lớn có công nghệ cao để các vùng này đóng góp ngày càng lớn cho sự phát triển chung của cả nước. * Phát triển kinh tế biển Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện, có trọng tâm trọng điểm. Sớm đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển trong khu vực. * Chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu công nghệ - Phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo đến năm 2020 có nguồn nhân lực với cơ cấu đồng bộ và chất lượng cao. - Phát triển khoa học và công nghệ phù hợp với xu thế phát triển nhảy vọt của cách mạng khoa học và công nghệ. Chú trọng phát triển công nghệ cao để tạo đột phá và công nghệ sử dụng nhiều lao động để giải quyết việc làm. - Kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động khoa học công nghệ với giáo dục và đào tạo. 21
  • 22. - Đổi mới cơ bản cơ chế quản lý khoa học công nghệ, đặc biệt là cơ chế tài chính phù hợp với đặc thù sáng tạo và khả năng rủi ro của hoạt động khoa học công nghệ. * Bảo vệ, sử dụng hiệu quả tài nguyên quốc gia, cải thiện môi trường tự nhiên - Tăng cường quản lý tài nguyên quốc gia , nhất là tài nguyên đất, nước, khoáng sản , rừng. - Từng bước hiện đại công tác nghiên cứu, dự báo khí tượng thủy văn, chủ động phòng - chống thiên tai, tìm kiếm, cứu nạn. - Xử lý tốt mối quan hệ giữa tăng dân số, phát triển kinh tế và đô thị hóa với bảo vệ môi trường, bảo đảm phát triển bền vững. - Mở rộng hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên, chú trọng lĩnh vực quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước. 4. Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân 4.1. Kết quả thực hiện đường lối và ý nghĩa 4.1.1 Kết quả * Một là, cơ sở vật chất - kỹ thuật của đất nước được tăng cường đáng kể, khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế được nâng cao. Từ một nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp lạc hậu, cơ sở vật chất yếu kém đi lên, đến nay cả nước đã có hơn 100 khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung, nhiều khu hoạt động có hiệu quả, tỉ lệ ngành công nghiệp chế tác, cơ khí chế tạo và nội địa hóa sản phẩm ngày càng tăng. Ngành công nghiệp sản xuất tư liệu như luyện kim, cơ khí, vật liệu xây dựng, hóa chất cơ bản, khai thác và hóa dầu đã và đang có những bước phát triển mạnh mẽ. Một số sản phẩm công nghiệp đã cạnh tranh được trên thị trường trong và ngoài nước. Ngành xây dựng tăng trưởng nhanh, bình quân thời kỳ 2001 - 2005 đạt 16,7% /năm, năng lực xây dựng tăng nhanh và có bước tiến đáng kể theo hướng hiện đại. Việc xây dựng đô thị, nhà ở đạt nhiều hiệu quả.Hàng năm đưa thêm vào sử dụng hàng triệu m2 nhà ở (bình quân thời kỳ 2001-2005, tăng mỗi năm 20 triệu m2). Công nghiệp nông thôn và miền núi có bước tăng trưởng cao hơn tốc độ trung bình của cả 22
  • 23. nước. Nhiều công trình quan trọng thuộc kết cấu hạ tầng được xây dựng, sân bay, cảng biển, đường bộ, cầu, nhà máy điện, bưu chính - viễn thông…. theo hướng hiện đại. * Hai là, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã đạt được những kết quả quan trọng. Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng, tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm (giai đoạn 2001-2005, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng từ 36,7% năm 2000 lên 41% năm 2005; còn tỷ trọng của nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 24,5% năm 2000 xuống 20,9% năm 2005). Trong từng ngành kinh tế đều có sự chuyển dịch tích cực về cơ cấu sản xuất, cơ cấu công nghệ theo hướng tiến bộ, hiệu quả, gắn với sản xuất, với thị trường. Cơ cấu kinh tế vùng đã có điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế so sánh của từng vùng. Các vùng kinh tế trọng điểm phát triển khá nhanh đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng và là đầu tàu của nền kinh tế. Cơ cấu thành phần kinh tế tiếp tục dịch chuyển theo hướng phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế và đan xen nhiều hình thức sở hữu. Cơ cấu lao động đã có sự chuyển đổi tích cực gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Từ năm 2000 - 2005, tỷ trọng lao động trong công nghiệp và xây dựng tăng từ 12,1% lên 17,9%; dịch vụ tăng từ 19,7% lên 25,3%, nông lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 68,2% xuống còn 56,8%; lao động qua đào tạo tăng từ 20% lên 25%. * Ba là, những thành tựu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã góp phần quan trọng đưa nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao. Bình quân từ năm 2000 đến nay đạt trên 7,5%/năm. Điều đó đã góp phần quan trọng vào công tác xóa đói giảm nghèo. Thu nhập đầu người bình quân hàng năm tăng lên đáng kể. Năm 2005, đạt 640 USD/người, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện. 4.1.2. Ý nghĩa Những thành tựu trên có ý nghĩa rất quan trọng; là cơ sở để phấn đấu đạt mục tiêu: sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển và cơ bản trở thành nước công 23
  • 24. nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 mà Đại hội X của Đảng nêu ra trở thành hiện thực. 4.2. Hạn chế và nguyên nhân 4.2.1. Hạn chế Bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời gian qua ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, nổi bật là: - Tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn thấp so với khả năng và thấp hơn nhiều nước trong khu vực thời kỳ đầu công nghiệp hóa. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu theo chiều rộng, vào các ngành công nghệ thấp, tiêu hao vật chất cao, sử dụng nhiều tài nguyên, vốn và lao động. Năng suất lao động còn thấp so với nhiều nước trong khu vực. - Nguồn lực của đất nước chưa được sử dụng có hiệu quả cao, tài nguyên, đất đai và các nguồn vốn của Nhà nước còn bị lãng phí, thất thoát nghiêm trọng. Nhiều nguồn lực trong dân chưa được phát huy. - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm. Trong công nghiệp các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao còn ít.Trong nông nghiệp sản xuất chưa gắn kết chặt chẽ với thị trường. Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn còn thiếu cụ thể. Chất lượng nguồn nhân lực của đất nước còn thấp. Tỷ trọng lao động qua đào tạo còn thấp, lao động thiếu việc làm và không việc làm còn nhiều. Các vùng kinh tế trọng điểm chưa phát huy được thế mạnh để đi nhanh vào cơ cấu kinh tế hiện đại.Kinh tế vùng chưa có sự liên kết chặt chẽ, hiệu quả thấp và chưa được quan tâm đúng mức. Cơ cấu thành phần kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, chưa tạo được đầy đủ môi trường hợp tác, cạnh tranh bình đẳng và khả năng phát triển của các thành phần kinh tế. Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý.Công tác quy hoạch chất lượng thấp, quản lý kém, chưa phù hợp với cơ chế thị trường. - Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Nhìn chung, mặc dù đã cố gắng đầu tư, nhưng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội vẫn còn lạc hậu, thiếu đồng bộ chưa đáp ứng được yêu cầu, làm hạn chế sự phát triển kinh tế xã hội. 4.2.2. Nguyên nhân 24
  • 25. Những hạn chế trên do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là nguyên nhân chủ quan như: - Nhiều chính sách và giải pháp chưa đủ mạnh để huy động và sử dụng được tốt nhất các nguồn lực, cả nội lực và ngoại lực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội. - Cải cách hành chính còn chậm và kém hiệu quả, công tác tổ chức, cán bộ chậm đổi mới, chưa đáp ứng được yêu cầu. - Chỉ đạo và tổ chức thực hiện yếu kém. Ngoài các nguyên nhân chung nói trên, còn có các nguyên nhân cụ thể, trực tiếp như: Công tác quy hoạch chất lượng kém, nhiều bất hợp lý dẫn đến quy hoạch “treo” khá phổ biến gây lãng phí nghiêm trọng; cơ cấu đầu tư bất hợp lý làm cho đầu tư kém hiệu quả, công tác quản lý yếu kém gây lãng phí, thất thoát, tệ tham nhũng nghiêm trọng. III. Liên hệ với thực tiễn ngành, lĩnh vực kinh tế Qua gần 30 năm đổi mới, cơ cấu kinh tế đất nước đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sự hội nhập ngày càng sâu rộng và toàn diện của nền kinh tế đất nước vào kinh tế toàn cầu đã mang lại cho chúng ta những cơ hội vô cùng to lớn trong phát triển nhưng cũng xen lẫn nhiều thách thức không hề nhỏ. Đáng phấn khởi hơn, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã giải quyết có hiệu quả mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội… nhờ đó, đời sống nhân dân được cải thiện, tỷ lệ đói nghèo giảm, chính trị-xã hội ổn định, quốc phòng và an ninh được giữ vững, nâng cao tiềm lực và vị thế quốc tế của đất nước. Cụ thể: tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 45% xuống mức 18,4%; nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng trên các cấp độ, tạo ra độ mở lớn cho nền kinh tế, tổng kim ngạch xuất khẩu chiếm trên 160% GDP, đưa nền kinh tế từng bước tham gia mạng lưới sản xuất, cung ứng và chuỗi giái trị toàn cầu. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu không thể phủ nhận, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn nhiều bất cập: Mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa chưa được định hình rõ nét; chưa phát triển có hiệu quả các ngành công nghiệp ưu tiên và chưa tận dụng lợi thế về công nghệ và nguồn lực đầu tư nước ngoài để tạo tính lan toả, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển tương xứng. 25
  • 26. Đặc biệt, quá trình thực hiện công nghiệp hóa chưa gắn chặt với hiện đại hóa, phát triển công nghiệp vẫn chỉ là gia công, lắp ráp, giá trị thấp. Các chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn triển khai còn chậm và chưa thật hiệu quả, rõ hướng; môi trường thể chế yếu kém, chất lượng nguồn nhân lực thấp và kết cấu hạ tầng yếu vẫn là điểm nghẽn, là nút thắt đang cản trở quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh đó, nguồn lực đầu tư để thực hiện công nghiệp hoá có nơi còn dàn trải, thiếu trọng tâm, manh mún, không khai thác được lợi thế kinh tế theo quy mô. Nhiều vùng kinh tế trọng điểm, khu kinh tế do quy hoạch không hợp lý hoặc duy ý chí nên không phát huy được tiềm năng, thế mạnh của vùng. Điều đáng nói, đến nay chúng ta vẫn chưa tìm được hướng đi và mô hình phát triển phù hợp để có thể tránh được bẫy thu nhập trung bình mà kinh nghiệm của nhiều nước đi trước đang gặp phải. 1. Liên hệ thực tiễn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với ngành Ngân hàng Trong thời kỳ bao cấp, hệ thống ngân hàng nước ta chỉ có một cấp, độc quyền kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ theo địa chỉ do cấp trên chi phối. Mô hình trên chỉ phù hợp trong thời kỳ chiến tranh, do đó khi chuyển sang kinh tế thị trường nó trở nên lạc hậu, lỗi thời kiềm hãm sự phát triển kinh tế, lúng túng về nội dung, phương thức hoạt động và làm cho kinh tế nước ta rơi vào tình trạng khủng hoảng. Thời kỳ đổi mới, thực hiện cải cách hệ thống ngân hàng, từ ngân hàng một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp: Ngân hàng nhà nước và Ngân hàng thương mại. Sau đó các Ngân hàng cổ phần, ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài lần lượt ra đời trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, thúc đẩy các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ, xuất khẩu. Hệ thống ngân hàng và Hợp tác xã tín dụng cũng đã góp phần khơi thông dòng vốn phục vụ các cơ sở sản xuất nhỏ và nông dân ở nông thôn, trong những năm qua đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của nước ta. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa khoa học công nghệ luôn gắn chặt với nhau vì khoa học công nghệ luôn hỗ trợ bổ sung những ưu khuyết điểm làm nâng cao 26
  • 27. hệ thống ngân hàng. Từ hệ thống ngân hàng chưa có sự liên kết với nhau thành hệ thống liên ngân hàng dưới sự định hướng, lãnh đạo của nhà nước. Khoa học công nghệ ứng dụng vào Ngân hàng: đưa công nghệ từ máy móc, thiết bị hiện đại kết hợp với nguồn nhân lực dồi dào có năng lực (đáp ứng được chuyên môn và hiệu suất lao động công việc), công nghệ thông tin truyền thông, khoa học maketing,...vào hệ thống ngân hàng để định hướng nền kinh tế hướng ra thị trường thế giới. Đây là một quá trình quan trọng trong công cuộc đổi mới nền kinh tế hiện nước ta hiện nay. Khoa học công nghệ càng cao thì sự phát triển của hệ thống ngân hàng càng mạnh làm nền kinh tế ta năng động hơn, linh hoạt hơn so với trước. Ngân hàng cũng giữ vai trò khá quan trọng trong công cuộc phát triển nền kinh tế năng động hiện nay ở nước ta nói chung và cả thế giới nói chung. Nhờ khoa học công nghệ, Ngân hàng mở thêm nhiều dịch vụ với những tiện ích thiết thực hơn phục vụ đời sống nhân dân ngày càng tốt hơn. Những dịch vụ này thỏa mãn nhu cầu đôi bên cùng có lợi, người sử dụng lẫn Ngân hàng. Khoa học công nghệ càng hiện đại thì đem lại rất nhiều lợi cho người sử dụng lẫn Ngân hàng. 2. Ứng dụng công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào Ngân hàng 2.1. Thanh toán không bằng tiền mặt: Thanh toán không bằng tiền mặt là một hình thức của lưu thông tiền tệ bằng cách qua một số nơi trung gian (Ngân hàng, Sở giao dịch chứng khoán...) để trao đổi mua bán hang hóa một cách gián tiếp. Hiện nay với sự đầu tư và phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa Ngân hàng bằng cách ứng dụng khoa học công nghệ vào làm cho việc thanh toán không bằng tiền mặt ngày càng trở nên thông dụng và tiện ích hơn so với việc thanh toán bằng tiền mặt. Có nhiều hình thức thanh toán không bằng tiền mặt như: lưu thông qua tín dụng, thẻ điện tử,chứng khoán... nhưng được ưa thích và thông dụng nhất hiện nay là các loại thẻ với nhiều công dụng và lợi ích khác nhau. Tiện ích: nhanh chóng, chính xác, an toàn 2.2. Các dịch vụ: 27
  • 28. - Thẻ điện tử: ATM card, Master card, thẻ thanh toán Châu Á. - Homebanking. - Dịch vụ tài chính di động: Mobile Banking, Mobile Broking, Mobile Payment. 3. Ý nghĩa khi áp dụng công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào Ngân hàng 3.1. Đối với khách hàng Làm giảm thời gian giao dịch, làm khách hàng an tâm hơn, có thể giao dịch bất cứ nơi đâu có hệ thống của ngân hàng. 3.2. Đối với Ngân hàng - Thanh toán tiền tệ với khách hàng nhiều hơn trước đây. - Tiết kiệm thời gian khi thanh toán. - Được kiểm soát kĩ và tránh thất thoát lượng tiền khi thanh toán. 3.3. Đối với xã hội - Làm phát triển nền kinh tế hàng hóa nhà nước, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Dự trữ được lượng tiền cho Ngân hàng hoặc nhà nước đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng them vững mạnh. 4. Tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa khoa học công nghệ vào Ngân hàng - Thúc đẩy quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới. - Đa dạng hóa Ngân hàng với nhiều dịch vụ khác nhau và những tiện ích khác nhau. - Làm cho xã hội ngày càng hiện đại hóa hơn. 5. Bài học kinh nghiệm từ quá trình CNH – HĐH ở Ngân hàng Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào Ngân hàng giúp cho đất nước ta thoát khỏi từ lao động bằng chân tay tiến lên lao động bằng kỹ thuật xao hiện đại, từ nước nông nghiệp chuyển sang nước công nghiệp, đưa kinh tế nước nhà hội nhập với nền kinh tế thế giới. 28
  • 29. Nhờ công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào Ngân hàng làm cho cuộc sống dân trí cao hơn, đầy đủ hơn so với tình hình trước đây chưa có đổi mới. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa giữ vai trò cần thiết ở các ngành công nghiệp kinh thị trường. Phát triển các ngành công nghiệp cũng dựa vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 6. Thực tế vận dụng Khoa học công nghệ đã áp dụng vào ngân hàng một cách có hệ thống làm cho sự phát triển trong NH nói riêng và phát triển nền kinh tế thị trường nhà nước nói chung. Tuy những dịch vụ này đáp ứng được nhu cầu cần thiết của con người, nhưng một số dịch vụ trong NH mắc phải một số khuyết điểm cần lưu ý sau: - Hiện đại hóa nhiều dường như chỉ có hệ thống máy móc thiết bị làm việc, mất dần khả năng của con người trong đối thoại giao tiếp. - Người Việt Nam chưa có tính làm việc chuyên môn. - Một số cá nhân lợi dụng khuyết điểm về khoa học công nghệ ở nước ta về thông tin thế giới mà thu lợi bất chính, phạm pháp. VD: Dùng thẻ đánh cắp đến rút tiền tại máy rút tiền tự động lên đến tiền tỷ. * Một số giải pháp Để khắc phục những khuyết điểm trên cần phải nhận thức được, đưa ra những giải pháp đúng đắn: - Khắc phục khâu công nghiệp hóa, hiện đại hóa khoa học công nghệ ở Ngân hàng, tăng cường khả năng giao tếp bằng cách mở những lớp bồi dưỡng kiến thức. - Đầu tư khoa học công nghệ về mặt tiếp thu nhận thức những thông tin mới nhất, nóng nhất. -Từ mỗi nhân viên ý thức được hành động về tính chuyên môn làm việc của mỗi con người. 29
  • 30. KẾT LUẬN Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là con đường tất yếu để đưa nước ta đi lên từ một nước đang phát triển lên một đất nước phát triển thoát khỏi cảnh nghèo đói, đạt tới mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ và văn minh. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một vấn đề phức tạp, có nhiều nội dung liên quan đến hang chục triệu hộ nông dân trên địa bàn nông thôn rộng lớn. Lãnh đạo sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình khó khăn, lâu dài đòi hỏi Đảng luôn tổng kết thực tiễn, học hỏi kinh nghiệm của các nước... để bổ sung cho lý luận và vận dụng vào thực tiễn, sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp năm 2020. 30