SlideShare a Scribd company logo
1 of 44
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA: LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
.......................
Đề tài thảo luận
Môn : Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa
Mác-Lênin 2
Đề tài 10: Phân tích quan điểm của chủ nghĩa
Mác- Lênin về thời kì quá độ lên CNXH. Đảng Cộng
Sản Việt Nam đã vận dụng quan điểm này vào thời kỳ
quá độ lên CNXH ở nước ta như thế nào?
Giảng viên hướng dẫn : Đặng Thị Hoài
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 10
Lớp học phần : 1418MLNP0211
MÃ TÀI LIỆU : 0009
Kết bạn zalo : 0936 8484 22
2
Danh sách nhóm 10
STT Họ và tên Phân loại Chữ ký
1
Hoàng Thị Tâm
(Nhóm trưởng)
Các giải pháp cơ bản để thực hiện thắng
lợi thời kì quá độ, đặc điểm và thực chất.
2 Nguyễn Thị Thanh Tâm
Tính tất yếu của thời kì quá độ tử CNTB
lên CNXH
3 Đặng Thị Thanh
Nội dung thời kì quá độ trên một số lĩnh
vực (Xã hội, văn hóa-tư tưởng)
4 Vũ Ngọc Thành
Một số thành tựu của thời kì quá độ lên
CNXH
5 Đoàn Thị Thảo
Thực chất của thời kì quá độ lên CNXH
ở Việt Nam
6 Trình Thị Thoa
Nhiệm vụ kinh tế cơ bản trong thời kì
quá độ ở Việt Nam
7 Nguyễn Thị Minh Thuận
Nội dung thời kì quá độ trên các mặt
(kinh tế, chính trị)
8
Đỗ Văn Thực
(Thư kí)
Những định hướng lớn trong một các
mặt đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa-
xã hội
Tổng hợp, chỉnh sửa word, powerpoint
9 Lê Thị Huyền Thương
Khả năng quá độ lên CNXH bỏ qua chế
độ TBCN ở Việt Nam
3
Mục lục
Lời mở đầu ...........................................................................................................................4
Kế cấu của đề tài..................................................................................................................6
1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lê nin về thời kỳ quá độ lên CNXH ................8
1.1 Khái niệm thời kỳ quá độ lên CNXH ...............................................................8
1.2 Tính tất yếu tiến lên CNXH ................................................................................8
1.3 Đặc điểm và thực chất của thời kỳ quá độ lên CNXH ...................................9
1.4. Nội dung của thời kỳ quá độ lên CNXH ....................................................... 10
1.5. Khả năng quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN .................................... 11
2. Vận dụng vào thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam ........................................ 13
2.1 Tính tất yếu tiến lên CNXH và điều kiện tiến lên CNXH bỏ qua TBCN ở
Việt Nam................................................................................................................... 13
2.2 Những định hướng lớn về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng,
an ninh, đối ngoại..................................................................................................... 20
2.3. Xây dựng nền văn hóa ..................................................................................... 23
2.4 Xây dựng giáo dục và đào tạo ......................................................................... 24
2.5 Lĩnh vực khoa học và công nghệ..................................................................... 25
2.6 Bảo vệ môi trường............................................................................................. 25
2.7 Xây dựng chính sách xã hội đúng đắn............................................................ 25
2.8 Quốc phòng và an ninh..................................................................................... 27
2.9 Về đối ngoại ....................................................................................................... 28
Một số thành tựu và hạn chế trong quá trình xây dựng lên CNXH ở nước ta ...... 29
Về phát triển kinh tế ................................................................................................ 30
3.2 Về phát triển các mặt xã hội ............................................................................ 37
3.3 Một số hạn chế trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta ........................ 40
Kết luận.............................................................................................................................. 41
Danh mục tài liệu tham khảo .......................................................................................... 43
4
Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Lý luận về hình thái kinh tế- xã hội của C.Mác cho thấy sự biến đổi
của các xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên. Vận dụng lý luận đó vào
phân tích xã hội tư bản, tìm ra các quy luật vận động của nó, C.Mác và
Ph. Ăngghen đều cho rằng, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa có
tính chất lịch sử và xã hội tư bản tất yếu bị thay thế bằng xã hội mới- xã
hội cộng sản chủ nghĩa.
Trong thời đại ngày nay, mỗi quốc gia dân tộc đều có quyền lựa chọn
con đường, sự phát triển cho chính mình sao cho phù hợp với xu thế
chung của thời đại, với quy luật khách quan của lịch sử và nhu cầu,
khát vọng của dân tộc. Do vậy, Việt Nam đi lên CNXH là một tất yếu
khách quan hoàn toàn phù hợp với xu thế chung đó.
Trước thời cơ và vận hội, nguy cơ và thách thức đan xen nhau thì
việc tìm hiểu nhằm nâng cao nhận thức về con đường đi lên CNXH ở
Việt Nam là việc làm mang tính cấp thiết, có tầm quan trọng đặc biệt
đối với nhận thức và hành động của mỗi chúng ta trong giai đoạn hiện
nay.
Chính vì thế nhóm đã quyết tâm lựa chọn đề tài này để tham gia nghiên
cứu.
2. Đối tượng nghiên cứu
- Quan điểm của chủ nghĩa Mác-lênin về thời kì quá độ lên chủ nghĩa
xã hội.
- Những định hướng lớn về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc
phòng, an ninh, đối ngoại của Việt Nam.
- Hệ thống chính trị và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu
3.1. Không gian
5
- Trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội,..
- Trên phạm vi cả nước Việt Nam
3.2. Thời gian
- Miền Bắc bắt đầu từ năm 1954 và từ 1975 , sau khi cuộc cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân hoàn thành thắng lợi, đất nước hoàn toàn thống nhất
đi lên CNXH.
- Thành tựu xây dựng CNXH của Việt Nam từ sau đổi mới 1986 đến
nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
+ Sử dụng phương pháp thu thập thông tin, phân tích, đánh giá
+ Sử dụng phương pháp so sánh và đối chiếu
6
Kết cấu của đề tài
Gồm 3 chương:
1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lê nin về thời kỳ quá độ lên CNXH
1.1.Khái niệm thời kỳ quá độ lên CNXH
1.2.Tính tất yếu tiến lên CNXH
1.3.Đặc điểm và thực chất của thời kỳ quá độ lên CNXH
1.3.1. Đặc điểm
1.3.2. Thực chất
1.4. Nội dung của thời kỳ quá độ lên CNXH
1.5. Khả năng quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN
1.5.1. Điều kiện để một nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua
chế độ tư bản chủ nghĩa
1.5.2 Chính sách kinh tế mới của Lê nin
2. Vận dụng vào thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam
2.1. Tính tất yếu tiến lên CNXH và điều kiện tiến lên CNXH bỏ qua
TBCN ở Việt Nam
2.1.1. Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh quốc tế
có những biến đổi to lớn và sâu sắc.
2.1.2 Tính tất yếu tiến lên CNXH
2.1.3 Thờikỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam là một tất yếu lịch sử,
bởi
2.1.4 Khả năng quá độ lên CNXH bỏ qua giai đoạn TBCN ở Việt
Nam
2.1.5 Điều kiện quá độ lên CNXH bỏ qua CNTB
2.1.5.1Về khả năng khách quan
2.1.5.2Về những tiền đề chủ quan
2.1.6. Đilên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự
lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sảnViệt Nam và Chủ tịch Hồ
Chí Minh.
7
2.2 Những định hướng lớn về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc
phòng, an ninh, đối ngoại
2.2.1 Nhiệmvụ kinh tế cơ bản trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở
nước ta
2.2.1.1Pháttriển lực lượng sảnxuất, đẩy mạnh CNH,HĐH
2.2.1.2 Xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng XHCN
2.2.1.3Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại
2.2.1.4Giảipháp cho xây dựng, phát triển và hoàn thiện
quan hệ sảnxuất mới theo định hướng XHCN
2.3. Xây dựng nền văn hóa
2.4 Xây dựng giáo dục và đào tạo
2.5 Lĩnh vực khoa học và công nghệ
2.6 Bảo vệ môi trường
2.7 Xây dựng chính sách xã hội đúng đắn
2.8 Quốc phòng và an ninh
2.9 Về đối ngoại
3. Một số thành tựu và hạn chế trong quá trình xây dựng lên CNXH ở
nước ta
3.1.Về phát triển kinh tế
3.1.1 Đấtnước ra khỏi khủng hoảng, kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng
nhanh
3.1.2 Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, gắn sản xuất với thị trường
3.2 Về phát triển các mặt khác của xã hội
3.2.1 Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, đời sống của đại bộ
phận dân cư được cải thiện rõ rệt
3.3 Một số hạn chế trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta
8
1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lê nin về thời kỳ quá độ lên CNXH
1.1 Khái niệm thời kỳ quá độ lên CNXH
Thời kỳ quá độ lên CNXH là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, triệt để và
toàn diện từ xã hội cũ sang xã hội mới- xã hội XHCN. Nó diễn ra trong toàn
bộ nền các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo ra các tiền đề vật chất,, tinh thần
cần thiết để hình thành một xã hội mới mà trong đó những nguyên tắc căn bản
của xã hội XHCN từng bước được thực hiện. Thời kỳ này bắt đầu từ khi giai
cấp vô sản giành được chính quyền, bắt tay vào xây dựng cơ sở vật chất kỹ
thuật và kết thúc khi đã xây dựng xong về cơ bản cơ sở vật chất- kỹ thuật của
xã hội.
1.2 Tính tất yếu tiến lên CNXH
Tính tất yếu của thời kỳ tiến lên CNXH được lí giải từ các căn cứ sau;
 Một là: CNTB và CNXH khác nhau về bản chất
CNTB được xây dựng trên cơ sở chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu
sản xuất, dựa trên chế độ áp bức bóc lột. Còn CNXH xây dựng trên cơ sở
công hữu tư liệu sản xuất là chủ yếu, không còn các giai cấp đối kháng, không
còn chế độ áp bức, bóc lột. muốn có được xã hội như vậy thì ta cần phải có
một khoảng thời gian nhất định.
 Hai là: CNXH được xây dựng trên nền sản xuất đại công nghiệp có
trình độ
cao. CNTB đã tạo ra tiền đề vật chất- kỹ thuật nhất định cho CNXH. Nhưng
muốn tiền đề đó phục vụ cho CNXH thì CNXH cần phải tổ chức, sắp xếp lại.
Đối với những nước chưa trải qua công nghiệp hóa, hiện đại hóa tiến lên
XHCN thì thời kỳ quá độ có thể phải kéo dài với nhiệm vụ trọng tâm là là
tiến hành công nghiệp hóa XHCN
 Ba là: Các quan hệ xã hội của chủ nghĩa xã hội không tự phát nảy sinh
trong lòng chế độ tư bản chủ nghĩa, đó là kết quả của quá trình xây dựng
9
và cải tạo xã hội chủ nghĩa. Dù sự phát triển của CNTB có ở mức cao đến
mấy thì cũng chỉ tạo ra tiền đề vật chất – kỹ thuật, điều kiện hình thành các
quan hệ xã hội mới- XHCN. Do vậy, cần phải có thời gian để xây dựng,
phát triển các quan hệ đó.
 Bốn là: Xây dựng chủ nghĩa xã hội là một công cuộc mới mẻ, khó khăn
và phức tạp, cần phải có thời gian để giai cấp công nhân từng bước làm
quen với những công việc đó. Thời lỳ quá độ ở những nước có trình độ
phát triển kinh tế xã hội khác nhau thì khác nhau. Nước đã phát triển lên
trình độ cao thì tương đối ngắn, còn những nước lạc hậu, kém phát triển
thì phải kéo dài hơn và gặp phải nhiều khó khăn phức tạp hơn
1.3 Đặc điểm và thực chất của thời kỳ quá độ lên CNXH
1.3.1 Đặc điểm
- Trên lĩnh vực kinh tế: thời kỳ này tất yếu còn tồn tại nền kinh tế nhiều
thành phần trong một hệ thống kinh tế quốc dân thống nhất. Và tương ứng
với nó có nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau, nhưng vị trí, cơ cấu và
tính chất của giai cấp trong xã hội đã thay đổi một cách sâu săc. Sự tồn tại
của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là khách quan, lâu dài, có lợi cho sự
phát triển của lực lượng sản xuất, tăng trưởng kinh tế.
Nền kinh tế nhiều thành phần được xác lập trên cơ sở khách quan của sự
tồn tại nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất với những hình thức tổ
chức kinh tế đa dạng, đan xen hỗn hợp và tương ứng với nó là những hình
thức phân phối khác nhau trong đó hình thức phân phối theo lao động tất
yếu ngày càng giữ vai trò là hình thức phân phối chủ đạo
- Trên lĩnh vực chính trị: các nhân tố của xã hội mới và tàn dư của xã
hội cũ tồn tại đan xen lẫn nhau, đấu tranh với nhau trên mọi lĩnh vực của
10
đời sống. trong xã hooij lúc này tồn tại nhiều thành phần với rất nhiều tư
tưởng, ý thức khác nhau.
- Trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa: Thời kỳ quá độ còn tồn tại nhiều yếu
tố tư tưởng và văn hóa khác nhau. Bên cạnh tư tưởng xã hội chủ nghĩa còn
tồn tại tư tưởng tư sản, tiểu tư sản…. , các yếu tố văn hóa cũ và mới
thường xuyên đấu tranh với nhau
1.3.2 Thực chất
Thực chất của thời kỳ quá độ lên CNXH là thời kỳ diễn ra cuộc đấu tranh giai
cấp giữa giai cấp tư sản đã bị đánh bại, không còn là giai cấp thống trị và
những thế lực thù địch chống phá CNXH với giai cấp công nhân và quần
chúng nhân dân lao động. cuộc đấu tranh này diễn ra trong hoàn cảnh mới là
giai cấp công nhân giành được chính quyền nhà nước và nó diễn ra trong mọi
lĩnh vực
1.4. Nộidung của thời kỳ quá độ lên CNXH
- Trên lĩnh vực kinh tế: Thực hiện việc sắp xếp, bố trí lại các lực lượng
sản xuất hiện có của xã hội. cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ
sản xuất mới theo hướng tạo ra sự phát triển cân đối của nền kinh tế, bảo
đảm phục vụ ngày càng tốt đời sống của nhân dân lao động. Việc sắp xếp,
bố trí lại các lực lượng sản xuất của xã hội nhất định không thể theo ý muốn
chủ quan nóng vội mà phải tuân theo tính tất yếu khách quan của các quy
luật kinh tế, đặc biệt là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất.
Đối với những nước chưa trải qua quá trình công nghiệp hóa tư bản chủ
nghĩa, tất yếu phải tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa nhằm tạo ra
11
được cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. đối với những nước này ,
nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ quá độ là tiến hành sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nền kinh tế theo hướng xã hội chủ nghĩa.
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra ở các nước khác nhau với
điều kiện khác nhau có thể tiến hành với những nội dung, hình thức, bước đi
khác nhau
- Trên lĩnh vực chính trị: tiến hành đấu tranh với các thế lực thù địch,
chống phá sự nghiệp xây dựng XHCN. Tiến hành xây dựng, củng cố nhà
nước và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ngày càng vững mạnh, đảm bảo
quyền làm chủ trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của
nhân dân lao động; xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh
ngang tầm với các nhiệm vụ của mỗi thời kỳ lịch sử
- Trên lĩnh vực tư tưởng- văn hóa: Tuyên truyền, phổ biến các tư tưởng
khoa học và cách mạng của giai cấp công nhân trong toàn xã hội; khắc phục
những tư tưởng và tâm lý có ảnh hưởng tiêu cực đối với tiến trình xây dựng
chủ nghĩa xã hội; xây dựng nền văn hóa mới, tiếp thu giá trị tinh hoa của các
nền văn hóa trên thế giới.
- Trong lĩnh vực xã hội: phải khắc phục những tệ nạn xã hội do xã hội
cũ để lại; từng bước khắc phục sự chênh lệch phát triển giữa các vùng
miền, các tầng lớp dân cư trong xã hội nahwfm thực hiện mục tiêu bình
đẳng xã hội; xây dựng mối quân hệ tốt đẹp giữa người với người
1.5. Khả năng quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN
1.5.1 Điều kiện để một nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua
chế độ tư bản chủ nghĩa
Khi phân tích đặc điểm của chủ nghĩa tư bản trong thời kỳ độc quyền, thấy
được quy luật phát triển không đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư
bản, chủ nghĩa xã hội có thể thắng lợi ở một số nước riêng lẻ chứ không thể
12
thắng lợi cùng một lúc ở tất cả cả nước. Trong điều kiện đó, các nước lạc hậu
có thể quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Theo
V.I.Lênin, điều kiện để một nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ
tư bản chủ nghĩa là:
Thứ nhất, điều kiện bên trong, có Đảng cộng sản lãnh đạo giành được
chính quyền và sử dụng chính quyền nhà nước công, nông, trí thức liên minh
làm điều kiện tiên quyết để xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Thứ hai, điều kiện bên ngoài, có sự giúp đỡ của giai cấp vô sản của các
nước tiên tiến đã giành thắng lợi trong cách mạng vô sản.
Các nước lạc hậu có khả năng quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư
bản chủ nghĩa nhưng không phải là quá độ trực tiếp, mà phải qua con đường
gián tiếp với một loạt những bước quá độ thích hợp, thông qua “chính sách
kinh tế mới”. Chính sách kinh tế mới là con đường quá độ gián tiếp lên chủ
nghĩa xã hội, được áp dụng ở Liên Xô từ mùa xụân 1921 thay cho “ chính
sách cộng sản thời chiến” được áp dụng trong nhửng năm nội chiến và can
thiệp vũ trang của chủ nghĩa đế quốc.
1.5.2 Chính sách kinh tế mới của Lê nin:
+) Dùng thuế lương thực thay cho trưng thu lương thực thừa trong chính sách
cộng sản thời chiến
+) thiết lập quan hệ hàng hóa, tiền tệ, phát triển thị trường, thương nghiệp….
thay cho Chính sách cộng sản thời chiến
+) Sử dụng nhiều thành phần kinh tế, các hình thức kinh tế quá dộ, khuyến
khích phát triển kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân thay cho chính sách
cộng sản thời chiến, sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước, chuyển các xí nghiệp
nhà nước sang chế độ hạch toán kinh tế, chủ trương phát triển kinh tế với các
nước phương Tây để tranh thủ vốn, kỹ thuật….
“Chính sách kinh tế mới” của lê nin có ý nghĩa to lớn:
13
 Về thực tiễn, nhờ có chính sách đó nước Nga Xô viết đã làm khôi
phục nhanh chóng nền kinh tế sau chiến tranh, khắc phục được
khủng hoảng kinh tế và chính trị.
 Về lý luận, nó phát triển nhận thức sâu sắc về CNXH, về thời kỳ quá
độ lên CNXH.
Ở nước ta từ khi bước vào thời kỳ đổi mới, những quan điểm kinh tế của
Đảng ta đã thể hiện sự nhận thức và vận dụng “chính sách kinh tế mới ” của lê
nin phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của thời kỳ quá độ ở nước ta.
Tóm lại: Thời kỳ quá độ lên XHCN là thời kì tất yếu trên con đường
phát triển của hình thái kinh tế- xã hội củ nghĩa cộng sản. Đó là thờikyf có
những đặc điểm riêng với những nội dung knh tế, chính trị, văn hóa, xã hội
đặc thù mà giai đoạn xã hội XHCN chỉ có thể có được trên cơ sở hoàn thành
những nội dung đó.
2. Vận dụng vào thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam.
2.1 Tính tất yếu tiến lên CNXH và điều kiện tiến lên CNXH bỏ qua
TBCN ở Việt Nam
2.1.1Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh quốc tế có
những biến đổi to lớn và sâu sắc.
Trong quá trình hình thành và phát triển, Liên Xô (trước đây) và
các nước xã hội chủ nghĩa khác đã đạt những thành tựu to lớn về nhiều mặt,
từng là chỗ dựa cho phong trào hòa bình và cách mạng thế giới, góp phần
quan trọng vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến
bộ xã hội. Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ là một
tổn thất lớn đối với phong trào cách mạng thế giới, nhưng một số nước theo
con đường xã hội chủ nghĩa vẫn kiên định mục tiêu, lý tưởng, tiến hành cải
14
cách, đổi mới, giành được những thành tựu to lớn, tiếp tục phát triển; phong
trào cộng sản và công nhân quốc tế có những bước hồi phục. Tuy nhiên,
các nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, phong trào cộng sản và cánh tả
vẫn còn gặp nhiều khó khăn, các thế lực thù địch tiếp tục chống phá, tìm
cách xóa bỏ chủ nghĩa xã hội.
Hiện tại, chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển, nhưng về bản chất
vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công. Những mâu thuẫn cơ bản
vốn có của chủ nghĩa tư bản, nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa
ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản
chủ nghĩa, chẳng những không giải quyết được mà ngày càng trở nên sâu
sắc. Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội vẫn tiếp tục xảy ra. Chính sự
vận động của những mâu thuẫn nội tại đó và cuộc đấu tranh của nhân dân
lao động các nước sẽ quyết định vận mệnh của chủ nghĩa tư bản.
Các nước độc lập dân tộc và các nước đang phát triển, kém phát triển
phải tiến hành cuộc đấu tranh rất khó khăn, phức tạp chống nghèo nàn, lạc
hậu, chống mọi sự can thiệp, áp đặt và xâm lược để bảo vệ độc lập, chủ
quyền dân tộc.
Nhân dân thế giới đang đứng trước những vấn đề toàn cầu cấp bách có
liên quan đến vận mệnh loài người. Đó là giữ gìn hòa bình, đẩy lùi nguy cơ
chiến tranh, chống khủng bố, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi
khí hậu toàn cầu, hạn chế sự bùng nổ về dân số, phòng ngừa và đẩy lùi
những dịch bệnh hiểm nghèo... Việc giải quyết những vấn đề đó đòi hỏi sự
hợp tác và tinh thần trách nhiệm cao của tất cả các quốc gia, dân tộc.
Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là các nước với
chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa
đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Cuộc đấu tranh
của nhân dân các nước vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và
tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thử thách, nhưng sẽ có những bước
15
tiến mới Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới
chủ nghĩa xã hội
2.1.2 Thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam là một tất yếu lịch sử,
bởi:
- Ở Việt Nam thời kỳ quá độ lên CNXH bắt đầu từ 1954 ở miền
bắc và từ 1975 trên phạm vi nhà nước, sau khi cuộc cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân hoàn thành thắng lợi, đất nước hoàn
toàn thống nhất đi lên CNXH
- Thời kỳ quá độ lên CNXH là một tất yếu khách quan đối với
mọi quốc gia xây dựng CNXH, dù xuất phát ở trình độ cao hay
thấp
Một là, phát triển theo con đường XHCN là phù hợp với quy luật khách
quan của lịch sử. Loài người đã trải qua các hình thái kinh tế- xã hội: công xã
nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa. Sự biến đổi của
các hình thái kinh tế - xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên, hình thái kinh tế- xã
hội sau cao hơn hình thái xã hội trước và tuân theo quy luật quan hệ sản xuất
phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Cho dù ngày nay, CNTB đang nắm ưu thế về vốn, khoa học, công nghệ và thị
trường nhưng vẫn không vượt ra khỏi những mâu thuẫn vốn có của nó, đặc
biệt là mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa tính chất xã hội hóa ngày càng
caocủa lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về
tư liệu sản xuất. Sự phất triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và xã hội hóa
lao động làm cho các tiền đề vật chất, kinh tế, xã hội ngày càng chín muồi cho
sự phủ định chủ nghĩa tư bản và sự ra đời của xã hội mới - chủ nghĩa xã hội.
Chủ nghĩa tư bản không phải là tương lai của loài người. Theo quy luật tiến
hoá của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội.
16
Hai là, phát triển theo con đường chủ nghĩa xã hội không chỉ phù hợp với
xu thế của thời đại, mà còn phù hợp với đặc điểm của cách mạng Việt Nam:
cách mạng dân tộc, dân chủ gắn liền với cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cuộc
cách mạng dân tộc, dân chủ trước hết là giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự
do, dân chủ... đồng thời nó là tiền đề để “ làm cho nhân dân lao động thoát
nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no, và sống
một đời hạnh phúc”, nhằm thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh”. Vì vậy, cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là
sự tiếp tục hợp lôgíc cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, làm cho cách mạng
dân tộc, dân chủ được thực hiện triệt để.
2.1.3 Khả năng quá độ lên CNXH bỏ qua giai đoạn TBCN ở Việt
Nam
Trước đây, miền Bắc nước ta bước vào thời kỳ quá độ với “đặc điểm lớn
nhất là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội
không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”. Khi cả nước
thống nhất cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội, đặc điểm trên vẫn còn tồn tại. Phân
tích rõ hơn thực trạng kinh tế, chính trị của đất nước, trong cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng cộng sản Việt
Nam khẳng định: “nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản,
từ một xã hội vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, lực lượng sản xuất rất thấp.
Đất nước trải qua hàng chục năm chiến tranh, hậu quả để lại còn nặng nề.
Những tàn dý thực dân phong kiến còn nhiều. Các thế lực thù địch thường
xuyên tìm cách phá hoại chế độ xã hội và nền độc lập của nhân dân ta”
Sẽ là sai lầm và phải trả giá nếu quan niệm “bỏ qua chế độ tư bản chủ
nghĩa” theo kiểu phủ định sạch trơn, đem đối lập chủ nghĩa xã hội với chủ
nghĩa tư bản, bỏ qua cả những cái “không thể bỏ qua” như đã từng xảy ra ở
các nước xã hội chủ nghĩa trước đây. Vì vậy, báo cáo chính trị tại Đại hội
17
Đảng IX Đảng cộng sản Việt Nam đã nói rõ bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là
“bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng
tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại
đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học công nghệ để
phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại”.
Bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa thực chất là phát triển theo con đường
“rút ngắn” quá trình lên chủ nghĩa xã hội. Nhưng “rút ngắn” không phải là đốt
cháy giai đoạn, duy ý chí, coi thường quy luật, như muốn xóa bỏ nhanh sở
hữu tư nhân và các thành phần kinh tế “phi chủ nghĩa xã hội” hoặc coi nhẹ
sản xuất hàng hóa,... Trái lại, phải tôn trọng quy luật khách quan và biết vận
dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của đất nước, tận dụng thời cơ và khả năng
thuận lợi để tìm ra con đường, hình thúc, bước đi thích hợp. Phát triển theo
con đường “rút ngắn” là phải biết kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã
đạt được ở chủ nghĩa tư bản không chỉ về lực lượng sản xuất mà cả về quan
hệ sản xuất, cơ sở kinh tế và kiến trúc thượng tầng.
Bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa nhưng không thể thực hiện quá độ trực
tiếp lên chủ nghĩa xã hội mà phải qua con đường gián tiếp, qua việc thực hiện
hàng loạt các hình thức quá độ. Sự cần thiết khách quan và vai trò tác dụng
của hình thức kinh tế quá độ được Lênin phân tích sâu sắc trong lý luận về
chủ nghĩa tư bản nhà nước. Thực hiện các hình thức kinh tế quá độ, các khâu
trung gian... vừa có tác dụng phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất, vừa
cần thiết để chuyển từ các quan hệ tiền tư bản lên chủ nghĩa xã hội, nó là
hình thúc vận dụng các quy luật kinh tế phù hợp với điều kiện cụ thể.
Tóm lại, xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta
tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực là quá trình rất
khó khăn, phức tạp, tất yếu “phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều
chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ”
2.1.4Điều kiện quá độ lên CNXH bỏ qua CNTB
18
Phân tích tình hình đất nước và thời đại cho thấy mặc dù kinh tế còn lạc hậu,
nước ta vẫn có khả năng và tiền đề để quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế
độ tư bản chủ nghĩa.
2.1.4.1 Về khả năng khách quan
Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại đang phát triển như vũ bão và
toàn cầu hoá kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế
trở thành tất yếu; nó mở ra khả năng thuận lợi để khắc phục những hạn chế
của nước kém phát triển như thiếu vốn, công nghệ lạc hậu, khả năng và kinh
nghiệm quản lí yếu kém ..., nhờ đó ta có thể thực hiện “ con đường rút ngắn”.
Thời đại ngày nay, quá độ lên chủ nghĩa xã hội là xu hướng khách quan của
loài người. Đi trong dòng chảy đó của lịch sử, chúng ta đã, đang và sẽ nhận
được sự đồng tình, ủng hộ ngày càng mạnh mẽ của loài người, của các quốc
gia độc lập đang đấu tranh để lựa chọn con đường phát triển tiến bộ của mình.
2.1.4.2Về những tiền đề chủ quan
Nước ta có nguồn lao động dồi dào với truyền thống lao động cần cù và
thông minh, trong đó đội ngũ làm khoa học, công nghệ, công nhân lành nghề
có hàng chục ngàn người ... là tiền đề rất quan trọng để tiếp thu, sử dụng các
thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới. Nước ta có nguồn tài
nguyên đa dạng, vị trí địa lí thuận lợi và những cơ sở vật chất - kĩ thuật đã
được xây dựng là những yếu tố hết sức quan trọng để tăng trưởng kinh tế.
Những tiền đề vật chất trên tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng hợp tác kinh tế
quốc tế, thu hút vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ, tiếp thu kinh nghiệm
quản lí tiên tiến của các nước phát triển.
Quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn phù hợp với nguyện vọng của đại đa số
nhân dân Việt Nam đã chiến đấu, hi sinh không chỉ vì độc lập dân tộc mà còn
19
vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh. Quyết tâm của nhân dân sẽ trở thành lực lượng vật chất để vượt qua
khó khăn, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Xây dựng chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam, một Đảng giàu tinh thần cách mạng và sáng tạo, có đường lối đúng đắn
và gắn bó với nhân dân, có Nhà nước xã hội Chủ nghĩa của dân, do dân, vì
dân ngày càng được củng cố vững mạnh và khối đại đoàn kết toàn dân, đó là
những nhân tố chủ quan vô cùng quan trọng bảo đảm thắng lợi côngcuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
2.1.5. Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa
chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh
tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về
các tư liệu sản xuất chủ yếu; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;
con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn
diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và
giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ
hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.
Đây là một quá trình cách mạng sâu sắc, triệt để, đấu tranh phức tạp giữa cái
cũ và cái mới nhằm tạo ra sự biến đổi về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước
phát triển, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen. Tuy nhiên, chúng
ta có nhiều thuận lợi cơ bản. Đó là: có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng
sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, có bản lĩnh
20
chính trị vững vàng và dày dạn kinh nghiệm lãnh đạo; dân tộc ta là một dân
tộc anh hùng, có ý chí vươn lên mãnh liệt; nhân dân ta có lòng yêu nước nồng
nàn, cần cù lao động và sáng tạo, luôn ủng hộ và tin tưởng vào sự lãnh đạo
của Đảng; chúng ta đã từng bước xây dựng được những cơ sở vật chất - kỹ
thuật rất quan trọng; cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, sự hình
thành và phát triển kinh tế tri thức cùng với quá trình toàn cầu hóa kinh tế và
hội nhập quốc tế là một thời cơ để phát triển.
Mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở nước ta là xây dựng xong về
cơ bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về
chính trị, tư tưởng, văn hóa phù hợp, tạo cơ sở làm cho nước ta trở thành một
nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh
2.2 Những định hướng lớn về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc
phòng, an ninh, đối ngoại
2.2.1 Nhiệm vụ kinh tế cơ bản trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở
nước ta
2.2.1.1 Phát triển lực lượng sản xuất, đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa
Ngày nay, cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội phải thể hiện được
những thành tựu tiên tiến nhất của khoa học và công nghệ. Chỉ khi lực lượng
sản xuất phát triển đến trình độ cao mới tạo ra được năng suất lao động cao
trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nhờ đó những mục tiêu và tính ưu việt của
chủ nghĩa xã hội mới được thực hiện ngày càng tốt hơn trên thực tế.
Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, khi đất nước ta
chưa có tiền đề về cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội do chủ nghĩa
tư bản tạo ra; do đó phát triển lực lượng sản xuất nói chung, công nghiệp hoá,
21
hiện đại hoá nói riêng trở thành nhiệm vụ trung tâm của suốt thời kì quá độ.
Nó có tính chất quyết định đối với thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Phát triền lực lượng lao động xã hội : trong lao động con người có khả năng
sử dụng và quản lí nền sản xuất xã hội hóa cao, với kĩ thuật và công nghệ tiên
tiến. bới vậy: “muốn xây dựng CNXH, trước hết cần có những con người
XHCN”
CNH, HĐH đất nước là nhiệm vụ có tính quy luật của con đường quá độ đi
lên CNXH ở những quốc gia có nền kinh tế kém phát triển. tuy nhiên, chiến
lược, nội dubg, hình thức, bước đi, tốc độ, biện pháp ở mỗi nước phải được
xuất phát từ điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi nước và bối cảnh quốc tế trong
từng thời kỳ
Chỉ có hoàn thành nhiệm vụ CNH, HDDH dất nước mới có thể xây dựng
được cơ sở vật chất- kỹ thuật cho xã hội mới, nâng cao năng suất lao động
đến mức chưa từng có để làm cho tình trạng dồi dào sản phẩm trở thành phổ
biến
2.2.1.2 Xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng XHCN
Phải từng bước xây dựng những quan hệ sản xuất mới phù hợp với lực lượng
sản xuất mới. Nhưng việc xây dựng quan hệ sản xuất mới không thể chủ
quan,duy ý mà phải tuân theo những quy luật khách quan về mối quan hệ giữa
lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
Trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở những nước như nước ta, chế độ sỏ hữu tất
yếu phải đa dạng, cơ cấu nền kinh tế phải có nhiều thành phần. đường lối phát
triển kinh tế nhiều thành phần có ý nghĩa chiến lược lâu dài, có tác dụng to
lớn trong việc động viên mọi nguồn lực cả bên trong lần bên ngoài, lấy nội
lực làm chính để xây dựng kinh tế, phát triển lực lượng sản xuất. chỉ có thể
cải tạo quan hệ sỏ hữu hiện nay một cách dần dần, bởi không thể làm cho lực
lượng sản xuất hiện có tăng lên ngay lập tức đến mức cần thiết để xây dựng
một nền kinh tế công hữu thuần nhất một cách nhanh chóng
22
Xây dựng quan hệ sản xuất mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước
ta cần đản bảo các yêu cầu sau:
- xây dựng quan hệ sản xuất mới phải dựa trên kết quả của lực lượng sản
xuất
- quan hệ sản xuất biểu hiện trên ba mặt: sở hữu tư liệu sản xuất, tổ chức
quản lí và phân phối sản phẩm, do đó, quan hệ sản xuất mới phải được
xây dựng một cách đồng bộ cả ba mặt đó
- tiêu chuẩn căn bản để đánh giá tính đúng đắn của quan hệ sản xuất mới
theo định hướng XHCN là ở hiệu quả của nó: thúc đẩy phát triển lực
lượng sản xuất , cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện công bằng xã
hội
2.2.1.3 Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại
Đứng trước xu thế toàn cầu hóa kinh tế và sự tác động của cách mạng khoa
học và công nghệ, nền kinh tế nước ta không thể là nền kinh tế khép kín mà
phải tích cực đẩy mạnh hoạt động ngoại giao. Chúng ta “mở cửa” nền kinh tế,
đa phương hóa quan hệ quốc tế nhằm thu hút các nguồn lực phát triển từ bên
ngoài, mở rộng phân công lao động quốc tế, tăng cường lien doanh, liên
kết…. nhờ đó , khai thác có hiệu quả nguồn lực trong nước, đẩy mạnh tốc độ
phát triển kinh tế, thu hẹp khoảng cách phát triển so với các nước khác. Mở
rộng quan hệ kinh tế quốc tế phải dựa trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi
và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Muốn vậy, phải từng bước nâng cao sức cạnh tranh quốc tế, tích cực khai
thác thị trường thế giới, tích cực tham gia hợp tác kinh tế khu vực…. Tuy
nhiên, phải xử lí đúng đắn mối qua hệ giữa mở rộng kinh tế quốc tế với độc
lập tự chủ, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc với kế
thừa tinh hoa văn hóa nhân loại.
23
2.2.1.4 Giải pháp cho xây dựng, phát triển và hoàn thiện quan hệ sản
xuất mới theo định hướng XHCN
Tiêu chuẩn căn bản để đánh giá hiệu quả xây dựng quan hệ sản xuất theo định
hướng CNXH là thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống
nhân dân, phát triển lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, thực
hiện công bằng xã hội. điều này cũng chính là mục đích của nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa
- Thứ nhất: giải pháp cho vấn đề sở hữu đó là chế độ sở hữu công hữu
về tư liệu sản xuất sẽ chiếm ưu thế tuyệt đối khi CNXH được xây dựng
xong về cơ bản. nhưng trước hết ta không thể xóa bỏ ngay lập tức sở
hữu tư nhân, thay vào đó là sử dụng lâu dài sở hữu tu nhân, hợp tác với
các chế độ khác để xây dựng CNXH.
- Thứ hai: là giải pháp cho vấn đề quản lý: nhà nước ta là nhà nước
XHCN, quản lý nền kinh tế bằng pháp luật, quản lý kinh tế thị trường
để kích thích sản xuất, giải phóng sức sản xuất, phát huy mặt tích cực,
hạn chế và khắc phục mặt tiêu cực của kinh tế thị trường
- Thứ ba: giải pháp cho vấn đề phân phối:trước hết ta phải bảo vệ quyền
lợi chân chính của người lao động bằng cách khắc phục nạn thất
nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
2.3. Xây dựng nền văn hóa
Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện,
thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ,
tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống
xã hội, trở thành sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển. Kế thừa và phát
huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam,
tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, văn
24
minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo
đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao. Phát triển, nâng cao chất lượng sáng
tạo văn học, nghệ thuật; khẳng định và biểu dương các giá trị chân, thiện, mỹ,
phê phán những cái lỗi thời, thấp kém, đấu tranh chống những biểu hiện phi
văn hóa, phản văn hóa. Bảo đảm quyền được thông tin, quyền tự do sáng tạo
của công dân. Phát triển các phương tiện thông tin đại chúng đồng bộ, hiện
đại, thông tin chân thực, đa dạng, kịp thời, phục vụ có hiệu quả sự nghiệp xây
dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Con người là trung tâm của chiến lược phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền
con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và
quyền làm chủ của nhân dân. Kết hợp và phát huy đầy đủ vai trò của xã hội,
các đoàn thể, nhà trường, gia đình, từng tập thể lao động và cộng đồng dân cư
trong việc chăm lo xây dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước; có ý
thức làm chủ, trách nhiệm công dân; có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi; sống
có văn hóa; có tinh thần quốc tế chân chính. Xây dựng gia đình ấm no, hạnh
phúc, thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường trực tiếp, quan
trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách. Đơn vị sản xuất, công tác,
học tập, chiến đấu phải là môi trường rèn luyện phong cách làm việc có kỷ
luật, có kỹ thuật, có năng suất và hiệu quả cao, bồi đắp tình bạn, tình đồng
chí, đồng đội, hình thành nhân cách con người và nền văn hóa Việt Nam.
2.4 Xây dựng giáo dục và đào tạo
Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực,
bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng nền văn hóa và con người
Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công
nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát
triển. Đổi mới toàn diện, mạnh mẽ giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển
25
của xã hội; nâng cao chất lượng theo định hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã
hội hóa, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đẩy mạnh
xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học
tập suốt đời.
2.5 Lĩnh vực khoa học và công nghệ
Khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt trong việc nâng cao trình độ lãnh
đạo - quản lý đất nước, phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, nâng cao năng
suất, chất lượng, hiệu quả, tốc độ phát triển và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Phát triển khoa học và công nghệ nhằm mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế tri thức, vươn lên trình độ tiên tiến
của thế giới. Phát triển đồng bộ khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học
kỹ thuật gắn với phát triển văn hóa và nâng cao dân trí. Tăng nhanh và
sử dụng có hiệu quả tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước. Hình
thành đồng bộ cơ chế, chính sách khuyến khích sáng tạo và đẩy mạnh ứng
dụng khoa học và công nghệ.
2.6 Bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Kết hợp chặt chẽ giữa ngăn ngừa, khắc phục ô nhiễm với khôi phục và bảo vệ
môi trường sinh thái. Phát triển “năng lượng sạch”, “sản xuất sạch” và “tiêu
dùng sạch”. Coi trọng nghiên cứu, dự báo và thực hiện các giải pháp ứng phó
với quá trình biến đổi khí hậu. Bảo vệ và sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài
nguyên quốc gia.
2.7 Xây dựng chính sáchxã hội đúng đắn
Chính sách xã hội đúng đắn, công bằng vì con người là động lực mạnh mẽ
phát huy mọi năng lực sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. Bảo đảm công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ
26
công dân; kết hợp chặt chẽ, hợp lý phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã
hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng
chính sách; phát triển hài hòa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, không
ngừng nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội về ăn, ở, đi lại, học
tập, nghỉ ngơi, chữa bệnh và nâng cao thể chất, gắn nghĩa vụ với quyền lợi,
cống hiến với hưởng thụ, lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể và cộng đồng xã
hội.
Tạo môi trường và điều kiện để mọi người lao động có việc làm và thu nhập
tốt hơn. Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với giảm nghèo bền vững. Có
chính sách điều tiết hợp lý thu nhập trong xã hội. Hoàn thiện hệ thống an sinh
xã hội. Thực hiện tốt chính sách đối với người và gia đình có công với nước.
Chú trọng cải thiện điều kiện sống, lao động và học tập của thanh, thiếu niên,
giáo dục và bảo vệ trẻ em. Chăm lo đời sống những người già cả, neo đơn, tàn
tật, mất sức lao động và trẻ mồ côi. Hạn chế, tiến tới đẩy lùi và giảm tác hại
của tệ nạn xã hội. Bảo đảm quy mô hợp lý và chất lượng dân số.
Hình thành một cộng đồng xã hội văn minh, trong đó các giai cấp, các tầng
lớp dân cư đoàn kết, bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi. Xây dựng giai cấp
công nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng; là giai cấp lãnh đạo cách
mạng thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam, giai cấp tiên
phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Xây dựng, phát huy vai trò
chủ thể của giai cấp nông dân trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông
thôn. Đào tạo, bồi dưỡng, phát huy mọi tiềm năng và sức sáng tạo của đội ngũ
trí thức để tạo nguồn lực trí tuệ và nhân tài cho đất nước. Xây dựng đội ngũ
những nhà kinh doanh có tài, những nhà quản lý giỏi. Quan tâm đào tạo, bồi
dưỡng thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước. Thực hiện bình đẳng giới
và hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ. Tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ đồng
27
bào định cư ở nước ngoài ổn định cuộc sống, giữ gìn bản sắc dân tộc, chấp
hành tốt pháp luật các nước sở tại, hướng về quê hương, góp phần xây dựng
đất nước.
Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau giữa các
dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc cùng phát triển, gắn bó mật thiết với
sự phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Giữ gìn và phát huy bản
sắc văn hóa, ngôn ngữ, truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Chống tư tưởng
kỳ thị và chia rẽ dân tộc. Các chính sách kinh tế - xã hội phải phù hợp với đặc
thù của các vùng và các dân tộc, nhất là các dân tộc thiểu số.
Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo - nhu cầu tinh thần
của một bộ phận nhân dân. Đấu tranh với mọi hành động vi phạm tự do tín
ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm tổn hại đến lợi ích của
Tổ quốc và của nhân dân.
2.8 Quốc phòng và an ninh
Mục tiêu, nhiệm vụ của quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước,
nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ vững hoà bình, ổn định chính trị và
an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi
âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp
cách mạng của nhân dân ta.
Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội là
nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của Đảng, Nhà nước và toàn dân, trong đó
Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là nòng cốt. Xây dựng thế trận quốc
phòng toàn dân, kết hợp chặt chẽ với thế trận an ninh nhân dân vững chắc.
28
Phát triển đường lối, nghệ thuật quân sự chiến tranh nhân dân và lý luận, khoa
học an ninh.
Sự ổn định và phát triển bền vững mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội là nền
tảng của quốc phòng - an ninh. Phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với tăng
cường sức mạnh quốc phòng - an ninh. Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc
phòng - an ninh, quốc phòng - an ninh với kinh tế trong từng chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội.
Xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân cách mạng, chính quy,
tinh nhuệ, từng bước hiện đại, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng,
Nhà nước và nhân dân, được nhân dân tin yêu. Xây dựng Quân đội nhân dân
với số quân thường trực hợp lý, lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ
hùng hậu, có sức chiến đấu cao. Xây dựng lực lượng Công an nhân dân vững
mạnh toàn diện; kết hợp lực lượng chuyên trách, nửa chuyên trách, các cơ
quan bảo vệ pháp luật với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Chăm
lo nâng cao phẩm chất cách mạng, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ
cho cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang; bảo đảm đời sống vật chất, tinh
thần phù hợp với tính chất hoạt động của Quân đội nhân dân và Công an nhân
dân trong điều kiện mới. Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng, an ninh, bảo
đảm cho các lực lượng vũ trang được trang bị kỹ thuật ngày càng hiện đại.
Tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý
tập trung thống nhất của Nhà nước đối với Quân đội, Công an nhân dân và sự
nghiệp quốc phòng - an ninh.
2.9 Về đối ngoại
Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và
phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội
29
nhập quốc tế; nâng cao vị thế của đất nước; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một
nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh; là bạn, đối tác tin cậy và thành
viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hòa
bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
Hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với tất cả các nước không phân biệt chế độ
chính trị - xã hội khác nhau trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của Hiến
chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.
Đảng Cộng sản Việt Nam trước sau như một ủng hộ các đảng cộng sản và
công nhân, các phong trào tiến bộ xã hội trong cuộc đấu tranh vì những mục
tiêu chung của thời đại. Đảng Cộng sản Việt Nam mở rộng quan hệ với các
đảng cánh tả, các đảng cầm quyền trên thế giới trên cơ sở độc lập, tự chủ, vì
hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
Tăng cường hiểu biết, tình hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với
nhân dân các nước trên thế giới.
Phấn đấu cùng các nước ASEAN xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa
bình, ổn định, hợp tác và phát triển phồn vinh.
3.Mộtsố thành tựu và hạn chế trong quá trình xây dựng lên CNXH ở
nước ta
Trải qua gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã
hội, kể từ Ðại hội VI (năm 1986), và hơn 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991) đến
nay, Việt Nam đã thu được những thành tựu to lớn, hết sức quan trọng.
Thực hiện đường lối đổi mới, với mô hình kinh tế tổng quát là xây dựng nền
30
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đất nước ta đã thoát khỏi
khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo được những tiền đề cần thiết để chuyển
sang thời kỳ phát triển mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa.
3.1 Về phát triển kinh tế
3.1.1 Đấtnước ra khỏi khủng hoảng, kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng
nhanh
Giai đoạn 1986 - 1990: Đây là giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới.
Chủ trương phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ
chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế dần dần khắc phục
được những yếu kém và có những bước phát triển. Kết thúc kế hoạch 5 năm
(1986 - 1990), công cuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu bước đầu rất
quan trọng: GDP tăng 4,4%/năm; tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng
bình quân 3,8 - 4%/năm; công nghiệp tăng bình quân 7,4%/năm, trong đó
sản xuất hàng tiêu dùng tăng 13 -14%/năm; giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng
28%/năm. Việc thực hiện tốt ba chương trình mục tiêu phát triển về lương
thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu đã phục hồi được sản
xuất, tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát,… Đây được đánh giá là thành
công bước đầu cụ thể hóa nội dung của công nghiệp hóa XHCN trong chặng
đường đầu tiên. Điều quan trọng nhất, đây là giai đoạn chuyển đổi cơ bản cơ
chế quản lý cũ sang cơ chế quản lý mới, thực hiện một bước quá trình đổi
mới đời sống kinh tế - xã hội và bước đầu giải phóng được lực lượng sản
xuất, tạo ra động lực phát triển mới.
Giai đoạn 1991 - 1995: Đất nước dần dần ra khỏi tình trạng trì trệ, suy
thoái. Nền kinh tế tiếp tục đạt được những thành tựu quan trọng: đã khắc
phục được tình trạng trì trệ, suy thoái, tốc độ tăng trưởng đạt tương đối cao,
liên tục và toàn diện, hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu đều vượt mức: GDP bình
31
quân tăng 8,2%/năm; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13,3%/năm; nông
nghiệp tăng 4,5%/năm; lĩnh vực dịch vụ tăng 12%/năm; tổng sản lượng
lương thực 5 năm (1991 - 1995) đạt 125,4 triệu tấn, tăng 27% so với giai
đoạn 1986 - 1990. Hầu hết các lĩnh vực kinh tế đều đạt nhịp độ tăng trưởng
tương đối khá. “Nước ta đã ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội
nghiêm trọng và kéo dài hơn 15 năm, tuy còn một số mặt chưa vững chắc,
song đã tạo được tiền đề cần thiết để chuyển sang một thời kỳ phát triển
mới: đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Giai đoạn 1996 - 2000: Đây là giai đoạn đánh dấu bước phát triển quan
trọng của kinh tế thời kỳ mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Mặc dù cùng chịu tác động của khủng hoảng tài chính - kinh tế khu
vực (giai đoạn 1997 - 1999) và thiên tai nghiêm trọng xảy ra liên tiếp, đặt
nền kinh tế nước ta trước những thử thách khốc liệt, tuy nhiên, Việt Nam
vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá. GDP bình quân của cả giai đoạn
1996 - 2000 đạt 7%; trong đó, nông, lâm, ngư nghiệp tăng 4,1%; công
nghiệp và xây dựng tăng 10,5%; các ngành dịch vụ tăng 5,2%. “Nếu tính cả
giai đoạn 1991 - 2000 thì nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân là 7,5%. So
với năm 1990, GDP năm 2000 tăng hơn hai lần”.
Giai đoạn 2001 - 2005: Sự nghiệp đổi mới ở giai đoạn này đi vào chiều
sâu, việc triển khai Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 và Kế
hoạch 5 năm 2001 - 2005 mà Đại hội IX của Đảng thông qua đã đạt được
những kết quả nhất định. Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, theo
hướng tích cực, năm sau cao hơn năm trước. GDP tăng bình quân
7,5%/năm, riêng năm 2005 đạt 8,4%; trong đó, nông nghiệp tăng 3,8%;
công nghiệp và xây dựng tăng 10,2%; các ngành dịch vụ tăng 7%. Riêng
quy mô tổng sản phẩm trong nước của nền kinh tế năm 2005 đạt 837,8
32
nghìn tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm 1995. GDP bình quân đầu người
khoảng 10 triệu đồng (tương đương 640 USD), vượt mức bình quân của các
nước đang phát triển có thu nhập thấp (500 USD). Từ một nước thiếu ăn,
mỗi năm phải nhập khẩu từ 50 vạn đến 1 triệu tấn lương thực, Việt Nam đã
trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Năm 2005, Việt Nam đứng
thứ nhất thế giới về xuất khẩu hạt tiêu; đứng thứ hai về các mặt hàng gạo, cà
phê, hạt điều; thứ 4 về cao su;…
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, sự ổn định kinh tế vĩ mô được duy trì, bảo
đảm sự ổn định chính trị, xã hội, quốc phòng và an ninh, bước đầu phát huy
được nhiều lợi thế của đất nước, của từng vùng và từng ngành; cải cách thể
chế kinh tế, từng bước hoàn thiện các cơ chế chính sách quản lý và hệ thống
điều hành; cải cách và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống tài chính,
tiền tệ; phát triển nguồn và chất lượng lao động, khoa học và công nghệ;…
Giai đoạn 2006 - 2010: Nền kinh tế vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá,
tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên, nước ta đã ra khỏi tình trạng kém
phát triển, từ nhóm nước thu thập thấp đã trở thành nước có thu nhập trung
bình (thấp). GDP bình quân 5 năm đạt 7%. Mặc dù bị tác động của khủng
hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu (từ cuối năm 2008), nhưng thu
hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn đạt cao. Tổng vốn FDI thực
hiện đạt gần 45 tỷ USD, vượt 77% so với kế hoạch đề ra. Tổng số vốn đăng
ký mới và tăng thêm ước đạt 150 tỷ USD, gấp hơn 2,7 lần kế hoạch đề ra và
gấp hơn 7 lần so với giai đoạn 2001 - 2005. Tổng vốn ODA cam kết đạt trên
31 tỷ USD, gấp hơn 1,5 lần so với mục tiêu đề ra; giải ngân ước đạt khoảng
13,8 tỷ USD, vượt 16%. GDP năm 2010 tính theo giá thực tế đạt 101,6 tỷ
USD, gấp 3,26 lần so với năm 2000.
33
Năm 2008, đánh dấu mốc phát triển của nền kinh tế VN chuyển từ
nhóm nước có thu nhập thấp nhất sang nhóm nước có thu nhập trung bình.
Bảng 1:Tốc độ tăng trưởng GDP và GDP bình quân trên đầu người của
Việt Nam giai đoạn 1990-2008
Nguồn: Tính toán từ số liệu Niên giám thống kê VN, WB và IMF
Trong năm 2011, mặc dù sự phục hồi kinh tế sau khủng hoảng tài chính toàn
cầu còn rất chậm, song mức tăng trưởng kinh tế bình quân vẫn đạt 7%/năm,
tuy thấp hơn kế hoạch (7,5% - 8%), nhưng vẫn được đánh giá cao hơn bình
quân các nước trong khu vực.
Như vậy, trong vòng 20 năm (1991 - 2011), tăng trưởng GDP của Việt
Nam đạt 7,34%/năm, thuộc loại cao ở khu vực Đông Nam Á nói riêng, ở
châu Á và trên thế giới nói chung; quy mô kinh tế năm 2011 gấp trên 4,4 lần
năm 1990, gấp trên 2,1 lần năm 2000 (thời kỳ 2001 - 2011 bình quân đạt
7,14%/năm).
34
Năm 2012, GDP tăng 5,03% so với năm 2011. Mức tăng trưởng tuy
thấp hơn mức tăng 5,89% của năm 2011, nhưng trong bối cảnh kinh tế thế
giới gặp khó khăn thì đây là mức tăng trưởng hợp lý. Về sản xuất nông, lâm
nghiệp và thủy sản ước tính tăng 3,4% so với năm 2011; công nghiệp tăng
4,8% so với năm 2011. Chỉ số giá tiêu dùng năm 2012 tăng 6,81%. Đầu tư
phát triển tăng 7% so với năm trước và bằng 33,5% GDP. Xuất, nhập khẩu
hàng hóa tăng 18,3%. Kim ngạch xuất khẩu có thể vượt qua mốc 100 tỷ
USD, tỷ lệ kim ngạch xuất, nhập khẩu so với GDP năm 2011 đã đạt xấp xỉ
170%, đứng thứ 5 thế giới. Vốn FDI tính từ 1988 đến tháng 7-2012 đăng ký
đạt trên 236 tỷ USD, thực hiện đạt trên 96,6 tỷ USD. Vốn ODA từ 1993 đến
nay cam kết đạt gần 80 tỷ USD, giải ngân đạt trên 35 tỷ USD.
Nhìn chung, các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế đều có bước phát triển
khá, trong đó sự phát triển ổn định trong ngành nông nghiệp, nhất là sản xuất
lương thực đã bảo đảm an ninh lương thực quốc gia; sản phẩm công nghiệp
phát triển ngày càng đa dạng và phong phú về chủng loại, chất lượng được
cải thiện, từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh, bảo đảm cung cầu của
nền kinh tế, giữ vững thị trường trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu;
chú trọng đầu tư phát triển một số ngành công nghiệp mới, công nghệ cao;
khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng ổn định. Sự phục hồi và đạt mức tăng
trưởng khá này đã tạo cơ sở vững chắc để quá trình thực hiện kế hoạch 5 năm
(2011 - 2015) trong những năm sau đạt kết quả vững chắc hơn.
3.1.2 Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, gắn sản xuất với thị trường
Về cơ cấu kinh tế tiếp tục được chuyển dịch theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm dần, năm 1986 là
35
46,3%, năm 2005 còn 20,9%, năm 2010 còn 20,6%; cơ cấu trồng trọt và chăn
nuôi đã chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tăng tỷ trọng các sản phẩm có năng
suất và hiệu quả kinh tế cao, các sản phẩm có giá trị xuất khẩu. Tỷ trọng
công nghiệp và xây dựng tăng nhanh và liên tục với thiết bị, công nghệ ngày
càng hiện đại: năm 1988 là 21,6%, năm 2005 lên 41%. Tỷ trọng khu vực
dịch vụ đã tăng từ 33,1% năm 1988 lên 38,1% năm 2005.
Nông nghiệp có sự biến đổi quan trọng, đã chuyển từ độc canh lúa, năng suất
thấp và thiếu hụt lớn, sang không những đủ dùng trong nước, còn xuất khẩu
gạo với khối lượng lớn, đứng thứ hai thế giới, góp phần vào an ninh lương
thực quốc tế; xuất khẩu cà phê, cao su, hạt điều, hạt tiêu, thủy sản với khối
lượng lớn đứng thứ hạng cao trên thế giới.
Các ngành dịch vụ đã phát triển đa dạng hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu
cầu của sản xuất và đời sống: ngành du lịch, bưu chính viễn thông phát triển
với tốc độ nhanh; các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng, tư vấn pháp lý;...
có bước phát triển theo hướng tiến bộ, hiệu quả.
3.1.3 Thực hiện có kết quả chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành
phần, phát huy ngày càng tốt hơn tiềm năng của các thành phần kinh tế
Kinh tế nhà nước được sắp xếp, đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu
quả, tập trung hơn vào những ngành then chốt và những lĩnh vực trọng yếu
của nền kinh tế. Cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước được đổi mới một
bước quan trọng theo hướng xóa bao cấp, thực hiện mô hình công ty, phát
huy quyền tự chủ và trách nhiệm của doanh nghiệp trong kinh doanh. Kinh tế
tư nhân phát triển mạnh, huy động ngày càng tốt hơn các nguồn lực và tiềm
năng trong nhân dân, là một động lực rất quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và
phát triển kinh tế. Năm 2005, khu vực kinh tế tư nhân đóng góp khoảng 38%
GDP của cả nước. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng
tương đối cao, trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế
quốc dân; là cầu nối quan trọng với thế giới về chuyển giao công nghệ, giao
36
thông quốc tế, đóng góp vào ngân sách nhà nước và tạo việc làm cho nhiều
người dân.
3.1.4 Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dần dần
được hình thành, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định
Trải qua hơn 25 năm đổi mới, hệ thống pháp luật, chính sách và cơ chế
vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xây
dựng tương đối đồng bộ. Hoạt động của các loại hình doanh nghiệp trong
nền kinh tế nhiều thành phần và bộ máy quản lý của Nhà nước được đổi mới
một bước quan trọng. Với chủ trương tích cực và chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế, quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế
ngày càng được mở rộng. Việt Nam đã tham gia Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á (ASEAN), thực hiện các cam kết về Khu vực mậu dịch tự do
ASEAN (AFTA), Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, gia nhập Tổ
chức Thương mại thế giới (WTO),... Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ
thương mại với hơn 200 nước và vùng lãnh thổ, ký hơn 90 hiệp định thương
mại song phương với các nước, tạo ra một bước phát triển mới rất quan trọng
về kinh tế đối ngoại.
Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xây
dựng và hoàn thiện; chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng tiếp tục được thể
chế hóa thành luật pháp, cơ chế, chính sách ngày càng đầy đủ, đồng bộ hơn;
môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện; các yếu tố thị trường và các
loại thị trường tiếp tục hình thành, phát triển; nền kinh tế nhiều thành phần có
bước phát triển mạnh.
Việc kiện toàn các tổng công ty, thí điểm thành lập các tập đoàn kinh tế
nhà nước đạt một số kết quả. Giai đoạn 2006 - 2010, số doanh nghiệp tăng
hơn 2,3 lần, số vốn tăng 7,3 lần so với giai đoạn 2001 - 2005. Doanh nghiệp
cổ phần trở thành hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh phổ biến.
37
3.2 Về phát triển các mặt xã hội
3.2.1 Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, đời sống của đại bộ
phận dân cư được cải thiện rõ rệt
Thành công nổi bật, đầy ấn tượng qua hơn 25 năm thực hiện đổi mới,
đầu tiên phải kể đến việc chúng ta đã giải quyết có hiệu quả mối quan hệ
giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa; thực hiện tiến bộ và công
bằng xã hội; các cơ hội phát triển được mở rộng cho mọi thành phần kinh tế,
mọi tầng lớp dân cư, khuyến khích, phát huy được tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của nhân dân. GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá
hối đoái của Việt Nam năm 1988 chỉ đạt 86 USD/người/năm - là một trong
những nước thấp nhất thế giới, nhưng đã tăng gần như liên tục ở những năm
sau đó, giai đoạn 2005 - 2010 đạt 1.168 USD/người/năm, nước ta đã ra khỏi
nhóm nước thu thập thấp để trở thành nước có thu nhập trung bình (thấp).
Trong lĩnh vực lao động và việc làm: Từ năm 1991 đến năm 2000, trung
bình mỗi năm cả nước đã giải quyết cho khoảng 1 - 1,2 triệu người lao động
có công ăn việc làm; những năm 2001 - 2005, mức giải quyết việc làm trung
bình hằng năm đạt khoảng 1,4 - 1,5 triệu người; những năm 2006 - 2010, con
số đó lại tăng lên đến 1,6 triệu người. Công tác dạy nghề từng bước phát
triển, góp phần đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo từ dưới 10% năm 1990 lên
khoảng 40% năm 2010.
Công tác xóa đói giảm nghèo đạt được kết quả đầy ấn tượng. Theo chuẩn
quốc gia, tỷ lệ hộ đói nghèo đã giảm từ 30% năm 1992 xuống khoảng 9,5%
năm 2010. Còn theo chuẩn do Ngân hàng thế giới (WB) phối hợp với Tổng
cục Thống kê tính toán, thì tỷ lệ nghèo chung (bao gồm cả nghèo lương thực,
thực phẩm và nghèo phi lương thực, thực phẩm) đã giảm từ 58% năm 1993
xuống 29% năm 2002 và còn khoảng 17% năm 2008. Như vậy, Việt Nam đã
38
“hoàn thành sớm hơn so với kế hoạch toàn cầu: giảm một nửa tỷ lệ nghèo
vào năm 2015”, mà Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDGs) của Liên hợp quốc đã
đề ra. Tại cuộc Hội thảo quốc tế với tiêu đề Xóa đói, giảm nghèo: Kinh
nghiệm Việt Nam và một số nước châu Á do Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ
chức tại Hà Nội vào giữa tháng 6-2004, Việt Nam được đánh giá là nước có
tốc độ giảm nghèo nhanh nhất khu vực Đông Nam Á.
Hình 2: Tỷ lệ nghèo của VN giai đoạn (1993-2006)
Sự nghiệp giáo dục có bước phát triển mới về quy mô, đa dạng hóa về
loại hình trường lớp từ mầm non, tiểu học đến cao đẳng, đại học. Năm 2000,
cả nước đã đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học;
dự tính đến cuối năm 2010, hầu hết các tỉnh, thành sẽ đạt chuẩn phổ cập giáo
dục trung học cơ sở. Tỷ lệ người lớn (từ 15 tuổi trở lên) biết chữ đã tăng từ
84% cuối những năm 1980 lên 90,3% năm 2007. Từ năm 2006 đến nay,
trung bình hằng năm quy mô đào tạo trung học chuyên nghiệp tăng 10%; cao
đẳng và đại học tăng 7,4%. Năm 2009, trên 1,3 triệu sinh viên nghèo được
Ngân hàng chính sách xã hội cho vay với lãi suất ưu đãi để theo học.
Hoạt động khoa học và công nghệ có bước tiến đáng ghi nhận. Đội ngũ
cán bộ khoa học và công nghệ (bao gồm khoa học xã hội, khoa học tự nhiên,
khoa học kỹ thuật) đã góp phần cung cấp luận cứ khoa học phục vụ hoạch
39
định đường lối, chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước; tiếp
thu, làm chủ và ứng dụng có hiệu quả các công nghệ nhập từ nước ngoài,
nhất là trong các lĩnh vực thông tin - truyền thông, lai tạo một số giống cây
trồng, vật nuôi có năng suất cao, thăm dò và khai thác dầu khí, xây dựng cầu,
đóng tàu biển có trọng tải lớn, sản xuất vắc-xin phòng dịch,... và bước đầu có
một số sáng tạo về công nghệ tin học.
Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân có tiến bộ. Bảo hiểm y tế được
mở rộng đến khoảng gần 60% dân số. Các chỉ số sức khỏe cộng đồng được
nâng lên. Tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm từ 81% năm 1990
xuống còn khoảng 28% năm 2010; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng
đã giảm tương ứng từ 50% xuống còn khoảng 20%. Công tác tiêm chủng
mở rộng được thực hiện, nhiều dịch bệnh hiểm nghèo trước đây đã được
thanh toán hoặc khống chế. Tuổi thọ trung bình của người dân từ 63 tuổi
năm 1990 tăng lên 72 tuổi hiện nay.
Chỉ số phát triển con người (HDI) tăng đều đặn và liên tục suốt mấy
thập kỷ qua: từ 0,561 năm 1985 lần lượt tăng lên 0,599 năm 1990; 0,647
năm 1995; 0,690 năm 2000; 0,715 năm 2005 và 0,725 năm 2007. Nếu so
với thứ bậc xếp hạng GDP bình quân đầu người thì xếp hạng HDI của Việt
Nam năm 2007 vượt lên 13 bậc: GDP bình quân đầu người xếp thứ 129 trên
tổng số 182 nước được thống kê, còn HDI thì xếp thứ 116/182. Điều đó
chứng tỏ sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta có xu hướng phục vụ sự
phát triển con người, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội khá hơn một số
nước đang phát triển có GDP bình quân đầu người cao hơn Việt Nam. Như
vậy, tổng quát nhất là chỉ số phát triển con người (HDI) của nước ta đã đạt
được ba sự vượt trội: chỉ số đã tăng lên qua các năm; thứ bậc về HDI tăng
40
lên qua các năm; chỉ số và thứ bậc về tuổi thọ và học vấn cao hơn chỉ số về
kinh tế.
3.3 Mộtsố hạn chế trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta
Bên cạnh những thành tựu to lớn, đáng ghi nhận đó chúng ta còn những yếu
kém cần khắc phục như:
- Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp.
- Một số vấn đề văn hóa xã hội bức xúc và gay gắt chậm được giải quyết.
- Cơ chế chính sách chưa đồng bộ; tình trạng tham nhũng, suy thoái ở một bộ
phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng.
Đây là những vấn đề cần phải được nhanh chóng khắc phục để đất nước phát
triển bền vững.
41
Kết luận
Sau khi tập trung nghiên cứu, nhóm đã hiểu rõ hơn về quan điểm, bản chất
của quá trình tiến lên CNXH mà Mac-Lênin đã trình bày, đồng thời cũng hiểu
sâu sắc và hoàn toàn tin tưởng vào con đường tiến lên CNXH ở Việt Nam. Từ
nhận thức một cách đúng đắn, triệt để và nhất quán về con đường đi lên
CNXH ở Việt Nam sẽ giúp cho mỗi chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về
những thuận lợi, khó khăn; những thời cơ, vận hội; nguy cơ và thách thức đan
xen nhau để từ đó với quyết tâm chính trị cao chúng ta phải phấn đấu vượt
qua, tránh được căn bệnh chủ quan, nóng vội, duy ý chí; trong nhận thức phải
xuất phát từ thực tế khách quan tôn trọng và hành động theo quy luật.
Dù rằng con đường ấy chắc chắn sẽ gian nan và không thể thành công trong
một thời gian ngắn nhưng nếu Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta quyết tâm
đồng thuận theo phương hướng đã đề ra:
- Đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo
vệ tài nguyên, môi trường.
- Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
- Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con
người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã
hội.
- Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã
hội.
- Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp
tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.
- Xây dựng nền dân chủ XHCN, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc,
tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất.
- Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân.
- Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Thì công cuộc xây dựng đi lên con đường CNXH nhất định thắng lợi.
42
Mặc dù nhóm đã cố gắng tìm hiểu và nghiên cứu rất kĩ lưỡng tuy nhiên do
nhận thức, kiến thức còn hạn chế, quỹ thời gian ngắn nên nhóm chắc chắn sẽ
không thể tránh khỏi những thiếu sót mong được sự chỉ dạy thêm từ phía quý
Thầy Cô.
Cuối cùng nhóm xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Đặng Thu Hoài đã tận
tình hướng dẫn nhóm trong suốt quá trình tham gia nghiên cứu.
43
Danh mục tài liệu tham khảo
- Tài liệu Việt Nam
1. Bé GD vµ §T, Gi¸o tr×nh Nh÷ng nguyªn lÝ c¬ b¶n
cña chñ nghÜa M¸c-Lªnin(Dµnh cho sinh viªn ®¹i
häc, cao ®¼ng khèi kh«ng chuyªn ngµnh M¸c-
Lªnin, t- t-ëng Hå ChÝ Minh, t¸i b¶n cã söa
ch÷a, bæ sung), NXB chÝnh trÞ quèc gia, 2011.
2. Bé G§ vµ §T, Gi¸o tr×nh Kinh tÕ häc chÝnh trÞ
M¸c-Lªnin (Dïng cho c¸c khèi ngµnh kh«ng
chuyªn kinh tÕ – Qu¶n trÞ kinh doanh trong c¸c
tr-êng ®¹i häc, cao ®¼ng), NXB chÝnh trÞ quèc
gia, 2002-2007
3. Bé G§ vµ §T, Gi¸o tr×nh Chñ nghÜa x· héi khoa
häc(Dïng trong c¸c tr-êng ®¹i häc vµ cao
®¼ng), NXB chÝnh trÞ quèc gia 2004-2007
4. ĐCSVN, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB
XTQG-ST, HN
- Tài liệu tham khảo trên mạng
1. http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/van-ban-phap-luat/du-thao-
cuong-linh-xay-dung-dat-nuoc-trong-thoi-ky-qua-do-len-chu-nghia-xa-
hoi/123812.html (Truy cập lúc 15h ngày 07/04/2014)
2. http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/noidungchinhsach
thanhtuu?articleId=10045210 (Truy cập lúc 15h ngày 07/04/2014)
3. http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Viet-nam-tren-duong-doi-
moi/2013/21694/Nhung-thanh-tuu-co-ban-ve-phat-trien-kinh-te-
xa.aspx (Truy cập lúc 15h ngày 07/04/2014)
44

More Related Content

What's hot

tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tếtư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tếthapxu
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
 56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh   56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh Thùy Linh
 
Chương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinhChương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinhmai_mai_yb
 
cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng MR
cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng MRcương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng MR
cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng MRJoseph Hung
 
Chương 3,ttuong
Chương 3,ttuongChương 3,ttuong
Chương 3,ttuongmai_mai_yb
 
Thời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hội
Thời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hộiThời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hội
Thời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hộiBích Phương
 
so sánh cương lĩnh chính trị tháng 2 với luận cương chính trị tháng 10
so sánh cương lĩnh chính trị tháng 2 với luận cương chính trị tháng 10so sánh cương lĩnh chính trị tháng 2 với luận cương chính trị tháng 10
so sánh cương lĩnh chính trị tháng 2 với luận cương chính trị tháng 10thapxu
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘITƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘIBee Bee
 
Đề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí MinhĐề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí MinhSương Tuyết
 
Cơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh
Cơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí MinhCơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh
Cơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí MinhVuKirikou
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới Võ Thùy Linh
 
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookboomingbookbooming
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘITƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘIBee Bee
 
20 câu hỏi ôn tập môn đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt nam
20 câu hỏi ôn tập môn đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt nam20 câu hỏi ôn tập môn đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt nam
20 câu hỏi ôn tập môn đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt namhanghpu
 
Chương VII tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Chương VII  tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóaChương VII  tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Chương VII tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóale hue
 
215-cau-hoi-va-dap-an-trac-nghiem-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc (1).pdf
215-cau-hoi-va-dap-an-trac-nghiem-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc (1).pdf215-cau-hoi-va-dap-an-trac-nghiem-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc (1).pdf
215-cau-hoi-va-dap-an-trac-nghiem-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc (1).pdfPhngUyn922456
 
Vai trò của Nhà Nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ...
Vai trò của Nhà Nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ...Vai trò của Nhà Nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ...
Vai trò của Nhà Nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.
(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.
(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.Mark Pham
 

What's hot (20)

tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tếtư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
 56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh   56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
 
Chương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinhChương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinh
 
cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng MR
cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng MRcương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng MR
cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng MR
 
Chương 3,ttuong
Chương 3,ttuongChương 3,ttuong
Chương 3,ttuong
 
Thời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hội
Thời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hộiThời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hội
Thời kỳ quá độ lên CHủ nghĩa Xã hội
 
so sánh cương lĩnh chính trị tháng 2 với luận cương chính trị tháng 10
so sánh cương lĩnh chính trị tháng 2 với luận cương chính trị tháng 10so sánh cương lĩnh chính trị tháng 2 với luận cương chính trị tháng 10
so sánh cương lĩnh chính trị tháng 2 với luận cương chính trị tháng 10
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘITƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
 
Đề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí MinhĐề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh
 
Cơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh
Cơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí MinhCơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh
Cơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh
 
tt-hcm-chuong-3.ppt
tt-hcm-chuong-3.ppttt-hcm-chuong-3.ppt
tt-hcm-chuong-3.ppt
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
 
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘITƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
 
20 câu hỏi ôn tập môn đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt nam
20 câu hỏi ôn tập môn đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt nam20 câu hỏi ôn tập môn đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt nam
20 câu hỏi ôn tập môn đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt nam
 
Chương VII tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Chương VII  tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóaChương VII  tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Chương VII tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
 
215-cau-hoi-va-dap-an-trac-nghiem-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc (1).pdf
215-cau-hoi-va-dap-an-trac-nghiem-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc (1).pdf215-cau-hoi-va-dap-an-trac-nghiem-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc (1).pdf
215-cau-hoi-va-dap-an-trac-nghiem-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc (1).pdf
 
Vai trò của Nhà Nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ...
Vai trò của Nhà Nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ...Vai trò của Nhà Nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ...
Vai trò của Nhà Nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ...
 
(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.
(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.
(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.
 
Luận án: So sánh dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sản
Luận án: So sánh dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sảnLuận án: So sánh dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sản
Luận án: So sánh dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sản
 

Similar to Chủ nghĩa Mác- Lênin về thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam

Bảo vệ môi trường trong khai thác than ở Quảng Ninh 6753109.pdf
Bảo vệ môi trường trong khai thác than ở Quảng Ninh 6753109.pdfBảo vệ môi trường trong khai thác than ở Quảng Ninh 6753109.pdf
Bảo vệ môi trường trong khai thác than ở Quảng Ninh 6753109.pdfNuioKila
 
TIỂU LUẬN CNXH KHOA HỌC - Copy.docx
TIỂU LUẬN CNXH KHOA HỌC - Copy.docxTIỂU LUẬN CNXH KHOA HỌC - Copy.docx
TIỂU LUẬN CNXH KHOA HỌC - Copy.docxTrngThKhnhNga
 
vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hội
vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hộivận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hội
vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hộiVuJonny
 
CHỦ-NGHĨA-XÃ-HỘI-VÀ-THỜI-KÌ-QUÁ-ĐỘ-LÊN-CHỦ-NGHĨA-XÃ-HỘI.pptx
CHỦ-NGHĨA-XÃ-HỘI-VÀ-THỜI-KÌ-QUÁ-ĐỘ-LÊN-CHỦ-NGHĨA-XÃ-HỘI.pptxCHỦ-NGHĨA-XÃ-HỘI-VÀ-THỜI-KÌ-QUÁ-ĐỘ-LÊN-CHỦ-NGHĨA-XÃ-HỘI.pptx
CHỦ-NGHĨA-XÃ-HỘI-VÀ-THỜI-KÌ-QUÁ-ĐỘ-LÊN-CHỦ-NGHĨA-XÃ-HỘI.pptxLLin30
 
ch-ngha-x-hi-v-thi-k-qu-ln-ch-ngha-x-hi-221222164611-f92d0244.pptx
ch-ngha-x-hi-v-thi-k-qu-ln-ch-ngha-x-hi-221222164611-f92d0244.pptxch-ngha-x-hi-v-thi-k-qu-ln-ch-ngha-x-hi-221222164611-f92d0244.pptx
ch-ngha-x-hi-v-thi-k-qu-ln-ch-ngha-x-hi-221222164611-f92d0244.pptxthuyn15
 
CNXH NHÓM 1-A banr chuaanr.pptx
CNXH NHÓM 1-A banr chuaanr.pptxCNXH NHÓM 1-A banr chuaanr.pptx
CNXH NHÓM 1-A banr chuaanr.pptxChiLinh170246
 
Tu_tuong_HCM_nhom_2.pptx
Tu_tuong_HCM_nhom_2.pptxTu_tuong_HCM_nhom_2.pptx
Tu_tuong_HCM_nhom_2.pptxOhAfishbro
 
Nhóm 5.vkjvyhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhCQ25.pptx
Nhóm 5.vkjvyhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhCQ25.pptxNhóm 5.vkjvyhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhCQ25.pptx
Nhóm 5.vkjvyhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhCQ25.pptx2122202040360
 
CNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệ
CNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệCNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệ
CNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệHương Nguyễn
 
Bài thảo luận phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh...
Bài thảo luận   phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh...Bài thảo luận   phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh...
Bài thảo luận phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề cương ôn chính trị cuối khóa
Đề cương ôn chính trị cuối khóaĐề cương ôn chính trị cuối khóa
Đề cương ôn chính trị cuối khóaThư Viện Số
 
Tính tất yếu của việc xây dựng nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt Nam (TẢI FREE...
Tính tất yếu của việc xây dựng nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt Nam (TẢI FREE...Tính tất yếu của việc xây dựng nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt Nam (TẢI FREE...
Tính tất yếu của việc xây dựng nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt Nam (TẢI FREE...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Bài+giảng+đlcm+đcsvn (2)
Bài+giảng+đlcm+đcsvn (2)Bài+giảng+đlcm+đcsvn (2)
Bài+giảng+đlcm+đcsvn (2)Lê Xuân
 
CNXHKH - môn học chính trị trường đại học
CNXHKH - môn học chính trị trường đại họcCNXHKH - môn học chính trị trường đại học
CNXHKH - môn học chính trị trường đại họcnhihoangcp2511
 
SOAN_CNXH.gmhs21.docx
SOAN_CNXH.gmhs21.docxSOAN_CNXH.gmhs21.docx
SOAN_CNXH.gmhs21.docxSungEm1
 

Similar to Chủ nghĩa Mác- Lênin về thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam (20)

Bảo vệ môi trường trong khai thác than ở Quảng Ninh 6753109.pdf
Bảo vệ môi trường trong khai thác than ở Quảng Ninh 6753109.pdfBảo vệ môi trường trong khai thác than ở Quảng Ninh 6753109.pdf
Bảo vệ môi trường trong khai thác than ở Quảng Ninh 6753109.pdf
 
TIỂU LUẬN CNXH KHOA HỌC - Copy.docx
TIỂU LUẬN CNXH KHOA HỌC - Copy.docxTIỂU LUẬN CNXH KHOA HỌC - Copy.docx
TIỂU LUẬN CNXH KHOA HỌC - Copy.docx
 
vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hội
vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hộivận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hội
vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hội
 
CHỦ-NGHĨA-XÃ-HỘI-VÀ-THỜI-KÌ-QUÁ-ĐỘ-LÊN-CHỦ-NGHĨA-XÃ-HỘI.pptx
CHỦ-NGHĨA-XÃ-HỘI-VÀ-THỜI-KÌ-QUÁ-ĐỘ-LÊN-CHỦ-NGHĨA-XÃ-HỘI.pptxCHỦ-NGHĨA-XÃ-HỘI-VÀ-THỜI-KÌ-QUÁ-ĐỘ-LÊN-CHỦ-NGHĨA-XÃ-HỘI.pptx
CHỦ-NGHĨA-XÃ-HỘI-VÀ-THỜI-KÌ-QUÁ-ĐỘ-LÊN-CHỦ-NGHĨA-XÃ-HỘI.pptx
 
ch-ngha-x-hi-v-thi-k-qu-ln-ch-ngha-x-hi-221222164611-f92d0244.pptx
ch-ngha-x-hi-v-thi-k-qu-ln-ch-ngha-x-hi-221222164611-f92d0244.pptxch-ngha-x-hi-v-thi-k-qu-ln-ch-ngha-x-hi-221222164611-f92d0244.pptx
ch-ngha-x-hi-v-thi-k-qu-ln-ch-ngha-x-hi-221222164611-f92d0244.pptx
 
CNXH NHÓM 1-A banr chuaanr.pptx
CNXH NHÓM 1-A banr chuaanr.pptxCNXH NHÓM 1-A banr chuaanr.pptx
CNXH NHÓM 1-A banr chuaanr.pptx
 
Tu_tuong_HCM_nhom_2.pptx
Tu_tuong_HCM_nhom_2.pptxTu_tuong_HCM_nhom_2.pptx
Tu_tuong_HCM_nhom_2.pptx
 
Nhóm 5.vkjvyhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhCQ25.pptx
Nhóm 5.vkjvyhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhCQ25.pptxNhóm 5.vkjvyhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhCQ25.pptx
Nhóm 5.vkjvyhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhCQ25.pptx
 
CNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệ
CNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệCNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệ
CNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệ
 
Bài thảo luận phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh...
Bài thảo luận   phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh...Bài thảo luận   phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh...
Bài thảo luận phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh...
 
Đề cương ôn chính trị cuối khóa
Đề cương ôn chính trị cuối khóaĐề cương ôn chính trị cuối khóa
Đề cương ôn chính trị cuối khóa
 
Tính tất yếu của việc xây dựng nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt Nam (TẢI FREE...
Tính tất yếu của việc xây dựng nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt Nam (TẢI FREE...Tính tất yếu của việc xây dựng nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt Nam (TẢI FREE...
Tính tất yếu của việc xây dựng nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt Nam (TẢI FREE...
 
Bai thuyet trinh
Bai thuyet trinhBai thuyet trinh
Bai thuyet trinh
 
Bài+giảng+đlcm+đcsvn (2)
Bài+giảng+đlcm+đcsvn (2)Bài+giảng+đlcm+đcsvn (2)
Bài+giảng+đlcm+đcsvn (2)
 
Vận Dụng Lý Luận Về Hình Thái Kinh Tế - Xã Hội Giải Thích Quá Trình Phát Triể...
Vận Dụng Lý Luận Về Hình Thái Kinh Tế - Xã Hội Giải Thích Quá Trình Phát Triể...Vận Dụng Lý Luận Về Hình Thái Kinh Tế - Xã Hội Giải Thích Quá Trình Phát Triể...
Vận Dụng Lý Luận Về Hình Thái Kinh Tế - Xã Hội Giải Thích Quá Trình Phát Triể...
 
Hình Thái Kinh Tế - Xã Hội Giải Thích Quá Trình Phát Triển Của Việt Nam Ngày ...
Hình Thái Kinh Tế - Xã Hội Giải Thích Quá Trình Phát Triển Của Việt Nam Ngày ...Hình Thái Kinh Tế - Xã Hội Giải Thích Quá Trình Phát Triển Của Việt Nam Ngày ...
Hình Thái Kinh Tế - Xã Hội Giải Thích Quá Trình Phát Triển Của Việt Nam Ngày ...
 
CNXHKH - môn học chính trị trường đại học
CNXHKH - môn học chính trị trường đại họcCNXHKH - môn học chính trị trường đại học
CNXHKH - môn học chính trị trường đại học
 
Con đường lên Chủ Nghĩa Xã Hội ở Việt Nam(TẢI FREE ZALO 0934 573 149)
Con đường lên Chủ Nghĩa Xã Hội ở Việt Nam(TẢI FREE ZALO 0934 573 149)Con đường lên Chủ Nghĩa Xã Hội ở Việt Nam(TẢI FREE ZALO 0934 573 149)
Con đường lên Chủ Nghĩa Xã Hội ở Việt Nam(TẢI FREE ZALO 0934 573 149)
 
SOAN_CNXH.gmhs21.docx
SOAN_CNXH.gmhs21.docxSOAN_CNXH.gmhs21.docx
SOAN_CNXH.gmhs21.docx
 
Ma 01
Ma 01Ma 01
Ma 01
 

More from YenPhuong16

Dự án xây dựng Khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi
Dự án xây dựng Khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổiDự án xây dựng Khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi
Dự án xây dựng Khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổiYenPhuong16
 
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non - giáo dục trẻ mầm non 5 tuổi
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non - giáo dục trẻ mầm non 5 tuổiSáng kiến kinh nghiệm mầm non - giáo dục trẻ mầm non 5 tuổi
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non - giáo dục trẻ mầm non 5 tuổiYenPhuong16
 
Intership report at English Center - NEW
Intership report  at English Center - NEWIntership report  at English Center - NEW
Intership report at English Center - NEWYenPhuong16
 
Tài liệu ôn thi công chức ngành giáo dục
Tài liệu ôn thi công chức ngành giáo dụcTài liệu ôn thi công chức ngành giáo dục
Tài liệu ôn thi công chức ngành giáo dụcYenPhuong16
 
Tiểu luận Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính về tranh chấp đất đai
Tiểu luận Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính về tranh chấp đất đaiTiểu luận Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính về tranh chấp đất đai
Tiểu luận Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính về tranh chấp đất đaiYenPhuong16
 
Phân tích chiến lược kinh doanh Highland Coffee
Phân tích chiến lược kinh doanh Highland CoffeePhân tích chiến lược kinh doanh Highland Coffee
Phân tích chiến lược kinh doanh Highland CoffeeYenPhuong16
 
NGHIÊN CỨU, TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ QRADAR CHO VIỆC GIÁM SÁT AN NINH MẠNG CNTT
NGHIÊN CỨU, TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ QRADAR  CHO VIỆC GIÁM SÁT AN NINH MẠNG CNTTNGHIÊN CỨU, TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ QRADAR  CHO VIỆC GIÁM SÁT AN NINH MẠNG CNTT
NGHIÊN CỨU, TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ QRADAR CHO VIỆC GIÁM SÁT AN NINH MẠNG CNTTYenPhuong16
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại khách sạn InterContinental Danang Sun Peninsu...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại khách sạn InterContinental Danang Sun Peninsu...Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại khách sạn InterContinental Danang Sun Peninsu...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại khách sạn InterContinental Danang Sun Peninsu...YenPhuong16
 
Tiểu luận xử lý vi phạm người cho mượn thẻ bảo hiểm y tế tại bệnh viện
Tiểu luận xử lý vi phạm người cho mượn thẻ bảo hiểm y tế tại bệnh việnTiểu luận xử lý vi phạm người cho mượn thẻ bảo hiểm y tế tại bệnh viện
Tiểu luận xử lý vi phạm người cho mượn thẻ bảo hiểm y tế tại bệnh việnYenPhuong16
 
Tiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt Nam
Tiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt NamTiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt Nam
Tiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt NamYenPhuong16
 
Báo cáo thực tập dược tại khoa dược bệnh viện
Báo cáo thực tập dược tại khoa dược bệnh việnBáo cáo thực tập dược tại khoa dược bệnh viện
Báo cáo thực tập dược tại khoa dược bệnh việnYenPhuong16
 
Báo cáo thực tập tour du lịch tại Đà Lạt
Báo cáo thực tập tour du lịch tại Đà LạtBáo cáo thực tập tour du lịch tại Đà Lạt
Báo cáo thực tập tour du lịch tại Đà LạtYenPhuong16
 
Báo cáo thực tập ngành công nghệ thông tin tại công ty Mtech
Báo cáo thực tập ngành công nghệ thông tin tại công ty MtechBáo cáo thực tập ngành công nghệ thông tin tại công ty Mtech
Báo cáo thực tập ngành công nghệ thông tin tại công ty MtechYenPhuong16
 
Tiểu luận lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê - hay
Tiểu luận lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê - hayTiểu luận lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê - hay
Tiểu luận lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê - hayYenPhuong16
 
Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...
Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...
Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...YenPhuong16
 
Kế toán thuế tại công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Minh Khôi
Kế toán thuế  tại công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Minh KhôiKế toán thuế  tại công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Minh Khôi
Kế toán thuế tại công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Minh KhôiYenPhuong16
 
Chiến lược Marketing Mix của Toyota Việt Nam
Chiến lược Marketing Mix của Toyota Việt NamChiến lược Marketing Mix của Toyota Việt Nam
Chiến lược Marketing Mix của Toyota Việt NamYenPhuong16
 
Đề án thành lập trung tư vấn du học Nhật Bản
Đề án thành lập trung tư vấn du học Nhật BảnĐề án thành lập trung tư vấn du học Nhật Bản
Đề án thành lập trung tư vấn du học Nhật BảnYenPhuong16
 
Tiểu luận Các phong cách đàm phán trong kinh doanh
Tiểu luận  Các phong cách đàm phán trong kinh doanhTiểu luận  Các phong cách đàm phán trong kinh doanh
Tiểu luận Các phong cách đàm phán trong kinh doanhYenPhuong16
 
Giải pháp marketing phát triển thị trường giầy dép của công ty Biti’s
Giải pháp marketing phát triển thị trường giầy dép của  công ty Biti’sGiải pháp marketing phát triển thị trường giầy dép của  công ty Biti’s
Giải pháp marketing phát triển thị trường giầy dép của công ty Biti’sYenPhuong16
 

More from YenPhuong16 (20)

Dự án xây dựng Khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi
Dự án xây dựng Khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổiDự án xây dựng Khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi
Dự án xây dựng Khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi
 
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non - giáo dục trẻ mầm non 5 tuổi
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non - giáo dục trẻ mầm non 5 tuổiSáng kiến kinh nghiệm mầm non - giáo dục trẻ mầm non 5 tuổi
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non - giáo dục trẻ mầm non 5 tuổi
 
Intership report at English Center - NEW
Intership report  at English Center - NEWIntership report  at English Center - NEW
Intership report at English Center - NEW
 
Tài liệu ôn thi công chức ngành giáo dục
Tài liệu ôn thi công chức ngành giáo dụcTài liệu ôn thi công chức ngành giáo dục
Tài liệu ôn thi công chức ngành giáo dục
 
Tiểu luận Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính về tranh chấp đất đai
Tiểu luận Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính về tranh chấp đất đaiTiểu luận Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính về tranh chấp đất đai
Tiểu luận Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính về tranh chấp đất đai
 
Phân tích chiến lược kinh doanh Highland Coffee
Phân tích chiến lược kinh doanh Highland CoffeePhân tích chiến lược kinh doanh Highland Coffee
Phân tích chiến lược kinh doanh Highland Coffee
 
NGHIÊN CỨU, TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ QRADAR CHO VIỆC GIÁM SÁT AN NINH MẠNG CNTT
NGHIÊN CỨU, TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ QRADAR  CHO VIỆC GIÁM SÁT AN NINH MẠNG CNTTNGHIÊN CỨU, TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ QRADAR  CHO VIỆC GIÁM SÁT AN NINH MẠNG CNTT
NGHIÊN CỨU, TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ QRADAR CHO VIỆC GIÁM SÁT AN NINH MẠNG CNTT
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại khách sạn InterContinental Danang Sun Peninsu...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại khách sạn InterContinental Danang Sun Peninsu...Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại khách sạn InterContinental Danang Sun Peninsu...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại khách sạn InterContinental Danang Sun Peninsu...
 
Tiểu luận xử lý vi phạm người cho mượn thẻ bảo hiểm y tế tại bệnh viện
Tiểu luận xử lý vi phạm người cho mượn thẻ bảo hiểm y tế tại bệnh việnTiểu luận xử lý vi phạm người cho mượn thẻ bảo hiểm y tế tại bệnh viện
Tiểu luận xử lý vi phạm người cho mượn thẻ bảo hiểm y tế tại bệnh viện
 
Tiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt Nam
Tiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt NamTiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt Nam
Tiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt Nam
 
Báo cáo thực tập dược tại khoa dược bệnh viện
Báo cáo thực tập dược tại khoa dược bệnh việnBáo cáo thực tập dược tại khoa dược bệnh viện
Báo cáo thực tập dược tại khoa dược bệnh viện
 
Báo cáo thực tập tour du lịch tại Đà Lạt
Báo cáo thực tập tour du lịch tại Đà LạtBáo cáo thực tập tour du lịch tại Đà Lạt
Báo cáo thực tập tour du lịch tại Đà Lạt
 
Báo cáo thực tập ngành công nghệ thông tin tại công ty Mtech
Báo cáo thực tập ngành công nghệ thông tin tại công ty MtechBáo cáo thực tập ngành công nghệ thông tin tại công ty Mtech
Báo cáo thực tập ngành công nghệ thông tin tại công ty Mtech
 
Tiểu luận lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê - hay
Tiểu luận lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê - hayTiểu luận lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê - hay
Tiểu luận lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê - hay
 
Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...
Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...
Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...
 
Kế toán thuế tại công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Minh Khôi
Kế toán thuế  tại công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Minh KhôiKế toán thuế  tại công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Minh Khôi
Kế toán thuế tại công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Minh Khôi
 
Chiến lược Marketing Mix của Toyota Việt Nam
Chiến lược Marketing Mix của Toyota Việt NamChiến lược Marketing Mix của Toyota Việt Nam
Chiến lược Marketing Mix của Toyota Việt Nam
 
Đề án thành lập trung tư vấn du học Nhật Bản
Đề án thành lập trung tư vấn du học Nhật BảnĐề án thành lập trung tư vấn du học Nhật Bản
Đề án thành lập trung tư vấn du học Nhật Bản
 
Tiểu luận Các phong cách đàm phán trong kinh doanh
Tiểu luận  Các phong cách đàm phán trong kinh doanhTiểu luận  Các phong cách đàm phán trong kinh doanh
Tiểu luận Các phong cách đàm phán trong kinh doanh
 
Giải pháp marketing phát triển thị trường giầy dép của công ty Biti’s
Giải pháp marketing phát triển thị trường giầy dép của  công ty Biti’sGiải pháp marketing phát triển thị trường giầy dép của  công ty Biti’s
Giải pháp marketing phát triển thị trường giầy dép của công ty Biti’s
 

Recently uploaded

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 

Recently uploaded (19)

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 

Chủ nghĩa Mác- Lênin về thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam

  • 1. 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA: LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ....................... Đề tài thảo luận Môn : Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2 Đề tài 10: Phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về thời kì quá độ lên CNXH. Đảng Cộng Sản Việt Nam đã vận dụng quan điểm này vào thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta như thế nào? Giảng viên hướng dẫn : Đặng Thị Hoài Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 10 Lớp học phần : 1418MLNP0211 MÃ TÀI LIỆU : 0009 Kết bạn zalo : 0936 8484 22
  • 2. 2 Danh sách nhóm 10 STT Họ và tên Phân loại Chữ ký 1 Hoàng Thị Tâm (Nhóm trưởng) Các giải pháp cơ bản để thực hiện thắng lợi thời kì quá độ, đặc điểm và thực chất. 2 Nguyễn Thị Thanh Tâm Tính tất yếu của thời kì quá độ tử CNTB lên CNXH 3 Đặng Thị Thanh Nội dung thời kì quá độ trên một số lĩnh vực (Xã hội, văn hóa-tư tưởng) 4 Vũ Ngọc Thành Một số thành tựu của thời kì quá độ lên CNXH 5 Đoàn Thị Thảo Thực chất của thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam 6 Trình Thị Thoa Nhiệm vụ kinh tế cơ bản trong thời kì quá độ ở Việt Nam 7 Nguyễn Thị Minh Thuận Nội dung thời kì quá độ trên các mặt (kinh tế, chính trị) 8 Đỗ Văn Thực (Thư kí) Những định hướng lớn trong một các mặt đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa- xã hội Tổng hợp, chỉnh sửa word, powerpoint 9 Lê Thị Huyền Thương Khả năng quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN ở Việt Nam
  • 3. 3 Mục lục Lời mở đầu ...........................................................................................................................4 Kế cấu của đề tài..................................................................................................................6 1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lê nin về thời kỳ quá độ lên CNXH ................8 1.1 Khái niệm thời kỳ quá độ lên CNXH ...............................................................8 1.2 Tính tất yếu tiến lên CNXH ................................................................................8 1.3 Đặc điểm và thực chất của thời kỳ quá độ lên CNXH ...................................9 1.4. Nội dung của thời kỳ quá độ lên CNXH ....................................................... 10 1.5. Khả năng quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN .................................... 11 2. Vận dụng vào thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam ........................................ 13 2.1 Tính tất yếu tiến lên CNXH và điều kiện tiến lên CNXH bỏ qua TBCN ở Việt Nam................................................................................................................... 13 2.2 Những định hướng lớn về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại..................................................................................................... 20 2.3. Xây dựng nền văn hóa ..................................................................................... 23 2.4 Xây dựng giáo dục và đào tạo ......................................................................... 24 2.5 Lĩnh vực khoa học và công nghệ..................................................................... 25 2.6 Bảo vệ môi trường............................................................................................. 25 2.7 Xây dựng chính sách xã hội đúng đắn............................................................ 25 2.8 Quốc phòng và an ninh..................................................................................... 27 2.9 Về đối ngoại ....................................................................................................... 28 Một số thành tựu và hạn chế trong quá trình xây dựng lên CNXH ở nước ta ...... 29 Về phát triển kinh tế ................................................................................................ 30 3.2 Về phát triển các mặt xã hội ............................................................................ 37 3.3 Một số hạn chế trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta ........................ 40 Kết luận.............................................................................................................................. 41 Danh mục tài liệu tham khảo .......................................................................................... 43
  • 4. 4 Lời mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Lý luận về hình thái kinh tế- xã hội của C.Mác cho thấy sự biến đổi của các xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên. Vận dụng lý luận đó vào phân tích xã hội tư bản, tìm ra các quy luật vận động của nó, C.Mác và Ph. Ăngghen đều cho rằng, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa có tính chất lịch sử và xã hội tư bản tất yếu bị thay thế bằng xã hội mới- xã hội cộng sản chủ nghĩa. Trong thời đại ngày nay, mỗi quốc gia dân tộc đều có quyền lựa chọn con đường, sự phát triển cho chính mình sao cho phù hợp với xu thế chung của thời đại, với quy luật khách quan của lịch sử và nhu cầu, khát vọng của dân tộc. Do vậy, Việt Nam đi lên CNXH là một tất yếu khách quan hoàn toàn phù hợp với xu thế chung đó. Trước thời cơ và vận hội, nguy cơ và thách thức đan xen nhau thì việc tìm hiểu nhằm nâng cao nhận thức về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam là việc làm mang tính cấp thiết, có tầm quan trọng đặc biệt đối với nhận thức và hành động của mỗi chúng ta trong giai đoạn hiện nay. Chính vì thế nhóm đã quyết tâm lựa chọn đề tài này để tham gia nghiên cứu. 2. Đối tượng nghiên cứu - Quan điểm của chủ nghĩa Mác-lênin về thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. - Những định hướng lớn về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của Việt Nam. - Hệ thống chính trị và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. 3. Phạm vi nghiên cứu 3.1. Không gian
  • 5. 5 - Trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội,.. - Trên phạm vi cả nước Việt Nam 3.2. Thời gian - Miền Bắc bắt đầu từ năm 1954 và từ 1975 , sau khi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân hoàn thành thắng lợi, đất nước hoàn toàn thống nhất đi lên CNXH. - Thành tựu xây dựng CNXH của Việt Nam từ sau đổi mới 1986 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu + Sử dụng phương pháp thu thập thông tin, phân tích, đánh giá + Sử dụng phương pháp so sánh và đối chiếu
  • 6. 6 Kết cấu của đề tài Gồm 3 chương: 1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lê nin về thời kỳ quá độ lên CNXH 1.1.Khái niệm thời kỳ quá độ lên CNXH 1.2.Tính tất yếu tiến lên CNXH 1.3.Đặc điểm và thực chất của thời kỳ quá độ lên CNXH 1.3.1. Đặc điểm 1.3.2. Thực chất 1.4. Nội dung của thời kỳ quá độ lên CNXH 1.5. Khả năng quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN 1.5.1. Điều kiện để một nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa 1.5.2 Chính sách kinh tế mới của Lê nin 2. Vận dụng vào thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam 2.1. Tính tất yếu tiến lên CNXH và điều kiện tiến lên CNXH bỏ qua TBCN ở Việt Nam 2.1.1. Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh quốc tế có những biến đổi to lớn và sâu sắc. 2.1.2 Tính tất yếu tiến lên CNXH 2.1.3 Thờikỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam là một tất yếu lịch sử, bởi 2.1.4 Khả năng quá độ lên CNXH bỏ qua giai đoạn TBCN ở Việt Nam 2.1.5 Điều kiện quá độ lên CNXH bỏ qua CNTB 2.1.5.1Về khả năng khách quan 2.1.5.2Về những tiền đề chủ quan 2.1.6. Đilên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sảnViệt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • 7. 7 2.2 Những định hướng lớn về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại 2.2.1 Nhiệmvụ kinh tế cơ bản trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta 2.2.1.1Pháttriển lực lượng sảnxuất, đẩy mạnh CNH,HĐH 2.2.1.2 Xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng XHCN 2.2.1.3Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại 2.2.1.4Giảipháp cho xây dựng, phát triển và hoàn thiện quan hệ sảnxuất mới theo định hướng XHCN 2.3. Xây dựng nền văn hóa 2.4 Xây dựng giáo dục và đào tạo 2.5 Lĩnh vực khoa học và công nghệ 2.6 Bảo vệ môi trường 2.7 Xây dựng chính sách xã hội đúng đắn 2.8 Quốc phòng và an ninh 2.9 Về đối ngoại 3. Một số thành tựu và hạn chế trong quá trình xây dựng lên CNXH ở nước ta 3.1.Về phát triển kinh tế 3.1.1 Đấtnước ra khỏi khủng hoảng, kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng nhanh 3.1.2 Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn sản xuất với thị trường 3.2 Về phát triển các mặt khác của xã hội 3.2.1 Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, đời sống của đại bộ phận dân cư được cải thiện rõ rệt 3.3 Một số hạn chế trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta
  • 8. 8 1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lê nin về thời kỳ quá độ lên CNXH 1.1 Khái niệm thời kỳ quá độ lên CNXH Thời kỳ quá độ lên CNXH là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, triệt để và toàn diện từ xã hội cũ sang xã hội mới- xã hội XHCN. Nó diễn ra trong toàn bộ nền các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo ra các tiền đề vật chất,, tinh thần cần thiết để hình thành một xã hội mới mà trong đó những nguyên tắc căn bản của xã hội XHCN từng bước được thực hiện. Thời kỳ này bắt đầu từ khi giai cấp vô sản giành được chính quyền, bắt tay vào xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và kết thúc khi đã xây dựng xong về cơ bản cơ sở vật chất- kỹ thuật của xã hội. 1.2 Tính tất yếu tiến lên CNXH Tính tất yếu của thời kỳ tiến lên CNXH được lí giải từ các căn cứ sau;  Một là: CNTB và CNXH khác nhau về bản chất CNTB được xây dựng trên cơ sở chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, dựa trên chế độ áp bức bóc lột. Còn CNXH xây dựng trên cơ sở công hữu tư liệu sản xuất là chủ yếu, không còn các giai cấp đối kháng, không còn chế độ áp bức, bóc lột. muốn có được xã hội như vậy thì ta cần phải có một khoảng thời gian nhất định.  Hai là: CNXH được xây dựng trên nền sản xuất đại công nghiệp có trình độ cao. CNTB đã tạo ra tiền đề vật chất- kỹ thuật nhất định cho CNXH. Nhưng muốn tiền đề đó phục vụ cho CNXH thì CNXH cần phải tổ chức, sắp xếp lại. Đối với những nước chưa trải qua công nghiệp hóa, hiện đại hóa tiến lên XHCN thì thời kỳ quá độ có thể phải kéo dài với nhiệm vụ trọng tâm là là tiến hành công nghiệp hóa XHCN  Ba là: Các quan hệ xã hội của chủ nghĩa xã hội không tự phát nảy sinh trong lòng chế độ tư bản chủ nghĩa, đó là kết quả của quá trình xây dựng
  • 9. 9 và cải tạo xã hội chủ nghĩa. Dù sự phát triển của CNTB có ở mức cao đến mấy thì cũng chỉ tạo ra tiền đề vật chất – kỹ thuật, điều kiện hình thành các quan hệ xã hội mới- XHCN. Do vậy, cần phải có thời gian để xây dựng, phát triển các quan hệ đó.  Bốn là: Xây dựng chủ nghĩa xã hội là một công cuộc mới mẻ, khó khăn và phức tạp, cần phải có thời gian để giai cấp công nhân từng bước làm quen với những công việc đó. Thời lỳ quá độ ở những nước có trình độ phát triển kinh tế xã hội khác nhau thì khác nhau. Nước đã phát triển lên trình độ cao thì tương đối ngắn, còn những nước lạc hậu, kém phát triển thì phải kéo dài hơn và gặp phải nhiều khó khăn phức tạp hơn 1.3 Đặc điểm và thực chất của thời kỳ quá độ lên CNXH 1.3.1 Đặc điểm - Trên lĩnh vực kinh tế: thời kỳ này tất yếu còn tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần trong một hệ thống kinh tế quốc dân thống nhất. Và tương ứng với nó có nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau, nhưng vị trí, cơ cấu và tính chất của giai cấp trong xã hội đã thay đổi một cách sâu săc. Sự tồn tại của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là khách quan, lâu dài, có lợi cho sự phát triển của lực lượng sản xuất, tăng trưởng kinh tế. Nền kinh tế nhiều thành phần được xác lập trên cơ sở khách quan của sự tồn tại nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất với những hình thức tổ chức kinh tế đa dạng, đan xen hỗn hợp và tương ứng với nó là những hình thức phân phối khác nhau trong đó hình thức phân phối theo lao động tất yếu ngày càng giữ vai trò là hình thức phân phối chủ đạo - Trên lĩnh vực chính trị: các nhân tố của xã hội mới và tàn dư của xã hội cũ tồn tại đan xen lẫn nhau, đấu tranh với nhau trên mọi lĩnh vực của
  • 10. 10 đời sống. trong xã hooij lúc này tồn tại nhiều thành phần với rất nhiều tư tưởng, ý thức khác nhau. - Trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa: Thời kỳ quá độ còn tồn tại nhiều yếu tố tư tưởng và văn hóa khác nhau. Bên cạnh tư tưởng xã hội chủ nghĩa còn tồn tại tư tưởng tư sản, tiểu tư sản…. , các yếu tố văn hóa cũ và mới thường xuyên đấu tranh với nhau 1.3.2 Thực chất Thực chất của thời kỳ quá độ lên CNXH là thời kỳ diễn ra cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp tư sản đã bị đánh bại, không còn là giai cấp thống trị và những thế lực thù địch chống phá CNXH với giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động. cuộc đấu tranh này diễn ra trong hoàn cảnh mới là giai cấp công nhân giành được chính quyền nhà nước và nó diễn ra trong mọi lĩnh vực 1.4. Nộidung của thời kỳ quá độ lên CNXH - Trên lĩnh vực kinh tế: Thực hiện việc sắp xếp, bố trí lại các lực lượng sản xuất hiện có của xã hội. cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới theo hướng tạo ra sự phát triển cân đối của nền kinh tế, bảo đảm phục vụ ngày càng tốt đời sống của nhân dân lao động. Việc sắp xếp, bố trí lại các lực lượng sản xuất của xã hội nhất định không thể theo ý muốn chủ quan nóng vội mà phải tuân theo tính tất yếu khách quan của các quy luật kinh tế, đặc biệt là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đối với những nước chưa trải qua quá trình công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa, tất yếu phải tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa nhằm tạo ra
  • 11. 11 được cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. đối với những nước này , nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ quá độ là tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế theo hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra ở các nước khác nhau với điều kiện khác nhau có thể tiến hành với những nội dung, hình thức, bước đi khác nhau - Trên lĩnh vực chính trị: tiến hành đấu tranh với các thế lực thù địch, chống phá sự nghiệp xây dựng XHCN. Tiến hành xây dựng, củng cố nhà nước và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ngày càng vững mạnh, đảm bảo quyền làm chủ trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của nhân dân lao động; xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh ngang tầm với các nhiệm vụ của mỗi thời kỳ lịch sử - Trên lĩnh vực tư tưởng- văn hóa: Tuyên truyền, phổ biến các tư tưởng khoa học và cách mạng của giai cấp công nhân trong toàn xã hội; khắc phục những tư tưởng và tâm lý có ảnh hưởng tiêu cực đối với tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội; xây dựng nền văn hóa mới, tiếp thu giá trị tinh hoa của các nền văn hóa trên thế giới. - Trong lĩnh vực xã hội: phải khắc phục những tệ nạn xã hội do xã hội cũ để lại; từng bước khắc phục sự chênh lệch phát triển giữa các vùng miền, các tầng lớp dân cư trong xã hội nahwfm thực hiện mục tiêu bình đẳng xã hội; xây dựng mối quân hệ tốt đẹp giữa người với người 1.5. Khả năng quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN 1.5.1 Điều kiện để một nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa Khi phân tích đặc điểm của chủ nghĩa tư bản trong thời kỳ độc quyền, thấy được quy luật phát triển không đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội có thể thắng lợi ở một số nước riêng lẻ chứ không thể
  • 12. 12 thắng lợi cùng một lúc ở tất cả cả nước. Trong điều kiện đó, các nước lạc hậu có thể quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Theo V.I.Lênin, điều kiện để một nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là: Thứ nhất, điều kiện bên trong, có Đảng cộng sản lãnh đạo giành được chính quyền và sử dụng chính quyền nhà nước công, nông, trí thức liên minh làm điều kiện tiên quyết để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thứ hai, điều kiện bên ngoài, có sự giúp đỡ của giai cấp vô sản của các nước tiên tiến đã giành thắng lợi trong cách mạng vô sản. Các nước lạc hậu có khả năng quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa nhưng không phải là quá độ trực tiếp, mà phải qua con đường gián tiếp với một loạt những bước quá độ thích hợp, thông qua “chính sách kinh tế mới”. Chính sách kinh tế mới là con đường quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội, được áp dụng ở Liên Xô từ mùa xụân 1921 thay cho “ chính sách cộng sản thời chiến” được áp dụng trong nhửng năm nội chiến và can thiệp vũ trang của chủ nghĩa đế quốc. 1.5.2 Chính sách kinh tế mới của Lê nin: +) Dùng thuế lương thực thay cho trưng thu lương thực thừa trong chính sách cộng sản thời chiến +) thiết lập quan hệ hàng hóa, tiền tệ, phát triển thị trường, thương nghiệp…. thay cho Chính sách cộng sản thời chiến +) Sử dụng nhiều thành phần kinh tế, các hình thức kinh tế quá dộ, khuyến khích phát triển kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân thay cho chính sách cộng sản thời chiến, sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước, chuyển các xí nghiệp nhà nước sang chế độ hạch toán kinh tế, chủ trương phát triển kinh tế với các nước phương Tây để tranh thủ vốn, kỹ thuật…. “Chính sách kinh tế mới” của lê nin có ý nghĩa to lớn:
  • 13. 13  Về thực tiễn, nhờ có chính sách đó nước Nga Xô viết đã làm khôi phục nhanh chóng nền kinh tế sau chiến tranh, khắc phục được khủng hoảng kinh tế và chính trị.  Về lý luận, nó phát triển nhận thức sâu sắc về CNXH, về thời kỳ quá độ lên CNXH. Ở nước ta từ khi bước vào thời kỳ đổi mới, những quan điểm kinh tế của Đảng ta đã thể hiện sự nhận thức và vận dụng “chính sách kinh tế mới ” của lê nin phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của thời kỳ quá độ ở nước ta. Tóm lại: Thời kỳ quá độ lên XHCN là thời kì tất yếu trên con đường phát triển của hình thái kinh tế- xã hội củ nghĩa cộng sản. Đó là thờikyf có những đặc điểm riêng với những nội dung knh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đặc thù mà giai đoạn xã hội XHCN chỉ có thể có được trên cơ sở hoàn thành những nội dung đó. 2. Vận dụng vào thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam. 2.1 Tính tất yếu tiến lên CNXH và điều kiện tiến lên CNXH bỏ qua TBCN ở Việt Nam 2.1.1Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh quốc tế có những biến đổi to lớn và sâu sắc. Trong quá trình hình thành và phát triển, Liên Xô (trước đây) và các nước xã hội chủ nghĩa khác đã đạt những thành tựu to lớn về nhiều mặt, từng là chỗ dựa cho phong trào hòa bình và cách mạng thế giới, góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ là một tổn thất lớn đối với phong trào cách mạng thế giới, nhưng một số nước theo con đường xã hội chủ nghĩa vẫn kiên định mục tiêu, lý tưởng, tiến hành cải
  • 14. 14 cách, đổi mới, giành được những thành tựu to lớn, tiếp tục phát triển; phong trào cộng sản và công nhân quốc tế có những bước hồi phục. Tuy nhiên, các nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, phong trào cộng sản và cánh tả vẫn còn gặp nhiều khó khăn, các thế lực thù địch tiếp tục chống phá, tìm cách xóa bỏ chủ nghĩa xã hội. Hiện tại, chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển, nhưng về bản chất vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công. Những mâu thuẫn cơ bản vốn có của chủ nghĩa tư bản, nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, chẳng những không giải quyết được mà ngày càng trở nên sâu sắc. Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội vẫn tiếp tục xảy ra. Chính sự vận động của những mâu thuẫn nội tại đó và cuộc đấu tranh của nhân dân lao động các nước sẽ quyết định vận mệnh của chủ nghĩa tư bản. Các nước độc lập dân tộc và các nước đang phát triển, kém phát triển phải tiến hành cuộc đấu tranh rất khó khăn, phức tạp chống nghèo nàn, lạc hậu, chống mọi sự can thiệp, áp đặt và xâm lược để bảo vệ độc lập, chủ quyền dân tộc. Nhân dân thế giới đang đứng trước những vấn đề toàn cầu cấp bách có liên quan đến vận mệnh loài người. Đó là giữ gìn hòa bình, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, chống khủng bố, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, hạn chế sự bùng nổ về dân số, phòng ngừa và đẩy lùi những dịch bệnh hiểm nghèo... Việc giải quyết những vấn đề đó đòi hỏi sự hợp tác và tinh thần trách nhiệm cao của tất cả các quốc gia, dân tộc. Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là các nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thử thách, nhưng sẽ có những bước
  • 15. 15 tiến mới Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội 2.1.2 Thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam là một tất yếu lịch sử, bởi: - Ở Việt Nam thời kỳ quá độ lên CNXH bắt đầu từ 1954 ở miền bắc và từ 1975 trên phạm vi nhà nước, sau khi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân hoàn thành thắng lợi, đất nước hoàn toàn thống nhất đi lên CNXH - Thời kỳ quá độ lên CNXH là một tất yếu khách quan đối với mọi quốc gia xây dựng CNXH, dù xuất phát ở trình độ cao hay thấp Một là, phát triển theo con đường XHCN là phù hợp với quy luật khách quan của lịch sử. Loài người đã trải qua các hình thái kinh tế- xã hội: công xã nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa. Sự biến đổi của các hình thái kinh tế - xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên, hình thái kinh tế- xã hội sau cao hơn hình thái xã hội trước và tuân theo quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Cho dù ngày nay, CNTB đang nắm ưu thế về vốn, khoa học, công nghệ và thị trường nhưng vẫn không vượt ra khỏi những mâu thuẫn vốn có của nó, đặc biệt là mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa tính chất xã hội hóa ngày càng caocủa lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Sự phất triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và xã hội hóa lao động làm cho các tiền đề vật chất, kinh tế, xã hội ngày càng chín muồi cho sự phủ định chủ nghĩa tư bản và sự ra đời của xã hội mới - chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa tư bản không phải là tương lai của loài người. Theo quy luật tiến hoá của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội.
  • 16. 16 Hai là, phát triển theo con đường chủ nghĩa xã hội không chỉ phù hợp với xu thế của thời đại, mà còn phù hợp với đặc điểm của cách mạng Việt Nam: cách mạng dân tộc, dân chủ gắn liền với cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ trước hết là giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do, dân chủ... đồng thời nó là tiền đề để “ làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no, và sống một đời hạnh phúc”, nhằm thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Vì vậy, cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là sự tiếp tục hợp lôgíc cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, làm cho cách mạng dân tộc, dân chủ được thực hiện triệt để. 2.1.3 Khả năng quá độ lên CNXH bỏ qua giai đoạn TBCN ở Việt Nam Trước đây, miền Bắc nước ta bước vào thời kỳ quá độ với “đặc điểm lớn nhất là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”. Khi cả nước thống nhất cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội, đặc điểm trên vẫn còn tồn tại. Phân tích rõ hơn thực trạng kinh tế, chính trị của đất nước, trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định: “nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản, từ một xã hội vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, lực lượng sản xuất rất thấp. Đất nước trải qua hàng chục năm chiến tranh, hậu quả để lại còn nặng nề. Những tàn dý thực dân phong kiến còn nhiều. Các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại chế độ xã hội và nền độc lập của nhân dân ta” Sẽ là sai lầm và phải trả giá nếu quan niệm “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa” theo kiểu phủ định sạch trơn, đem đối lập chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản, bỏ qua cả những cái “không thể bỏ qua” như đã từng xảy ra ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây. Vì vậy, báo cáo chính trị tại Đại hội
  • 17. 17 Đảng IX Đảng cộng sản Việt Nam đã nói rõ bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là “bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học công nghệ để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại”. Bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa thực chất là phát triển theo con đường “rút ngắn” quá trình lên chủ nghĩa xã hội. Nhưng “rút ngắn” không phải là đốt cháy giai đoạn, duy ý chí, coi thường quy luật, như muốn xóa bỏ nhanh sở hữu tư nhân và các thành phần kinh tế “phi chủ nghĩa xã hội” hoặc coi nhẹ sản xuất hàng hóa,... Trái lại, phải tôn trọng quy luật khách quan và biết vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của đất nước, tận dụng thời cơ và khả năng thuận lợi để tìm ra con đường, hình thúc, bước đi thích hợp. Phát triển theo con đường “rút ngắn” là phải biết kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được ở chủ nghĩa tư bản không chỉ về lực lượng sản xuất mà cả về quan hệ sản xuất, cơ sở kinh tế và kiến trúc thượng tầng. Bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa nhưng không thể thực hiện quá độ trực tiếp lên chủ nghĩa xã hội mà phải qua con đường gián tiếp, qua việc thực hiện hàng loạt các hình thức quá độ. Sự cần thiết khách quan và vai trò tác dụng của hình thức kinh tế quá độ được Lênin phân tích sâu sắc trong lý luận về chủ nghĩa tư bản nhà nước. Thực hiện các hình thức kinh tế quá độ, các khâu trung gian... vừa có tác dụng phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất, vừa cần thiết để chuyển từ các quan hệ tiền tư bản lên chủ nghĩa xã hội, nó là hình thúc vận dụng các quy luật kinh tế phù hợp với điều kiện cụ thể. Tóm lại, xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực là quá trình rất khó khăn, phức tạp, tất yếu “phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ” 2.1.4Điều kiện quá độ lên CNXH bỏ qua CNTB
  • 18. 18 Phân tích tình hình đất nước và thời đại cho thấy mặc dù kinh tế còn lạc hậu, nước ta vẫn có khả năng và tiền đề để quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. 2.1.4.1 Về khả năng khách quan Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại đang phát triển như vũ bão và toàn cầu hoá kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế trở thành tất yếu; nó mở ra khả năng thuận lợi để khắc phục những hạn chế của nước kém phát triển như thiếu vốn, công nghệ lạc hậu, khả năng và kinh nghiệm quản lí yếu kém ..., nhờ đó ta có thể thực hiện “ con đường rút ngắn”. Thời đại ngày nay, quá độ lên chủ nghĩa xã hội là xu hướng khách quan của loài người. Đi trong dòng chảy đó của lịch sử, chúng ta đã, đang và sẽ nhận được sự đồng tình, ủng hộ ngày càng mạnh mẽ của loài người, của các quốc gia độc lập đang đấu tranh để lựa chọn con đường phát triển tiến bộ của mình. 2.1.4.2Về những tiền đề chủ quan Nước ta có nguồn lao động dồi dào với truyền thống lao động cần cù và thông minh, trong đó đội ngũ làm khoa học, công nghệ, công nhân lành nghề có hàng chục ngàn người ... là tiền đề rất quan trọng để tiếp thu, sử dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới. Nước ta có nguồn tài nguyên đa dạng, vị trí địa lí thuận lợi và những cơ sở vật chất - kĩ thuật đã được xây dựng là những yếu tố hết sức quan trọng để tăng trưởng kinh tế. Những tiền đề vật chất trên tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, thu hút vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ, tiếp thu kinh nghiệm quản lí tiên tiến của các nước phát triển. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn phù hợp với nguyện vọng của đại đa số nhân dân Việt Nam đã chiến đấu, hi sinh không chỉ vì độc lập dân tộc mà còn
  • 19. 19 vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Quyết tâm của nhân dân sẽ trở thành lực lượng vật chất để vượt qua khó khăn, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Xây dựng chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, một Đảng giàu tinh thần cách mạng và sáng tạo, có đường lối đúng đắn và gắn bó với nhân dân, có Nhà nước xã hội Chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ngày càng được củng cố vững mạnh và khối đại đoàn kết toàn dân, đó là những nhân tố chủ quan vô cùng quan trọng bảo đảm thắng lợi côngcuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 2.1.5. Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới. Đây là một quá trình cách mạng sâu sắc, triệt để, đấu tranh phức tạp giữa cái cũ và cái mới nhằm tạo ra sự biến đổi về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước phát triển, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen. Tuy nhiên, chúng ta có nhiều thuận lợi cơ bản. Đó là: có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, có bản lĩnh
  • 20. 20 chính trị vững vàng và dày dạn kinh nghiệm lãnh đạo; dân tộc ta là một dân tộc anh hùng, có ý chí vươn lên mãnh liệt; nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, cần cù lao động và sáng tạo, luôn ủng hộ và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng; chúng ta đã từng bước xây dựng được những cơ sở vật chất - kỹ thuật rất quan trọng; cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, sự hình thành và phát triển kinh tế tri thức cùng với quá trình toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập quốc tế là một thời cơ để phát triển. Mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở nước ta là xây dựng xong về cơ bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hóa phù hợp, tạo cơ sở làm cho nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh 2.2 Những định hướng lớn về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại 2.2.1 Nhiệm vụ kinh tế cơ bản trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta 2.2.1.1 Phát triển lực lượng sản xuất, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Ngày nay, cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội phải thể hiện được những thành tựu tiên tiến nhất của khoa học và công nghệ. Chỉ khi lực lượng sản xuất phát triển đến trình độ cao mới tạo ra được năng suất lao động cao trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nhờ đó những mục tiêu và tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội mới được thực hiện ngày càng tốt hơn trên thực tế. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, khi đất nước ta chưa có tiền đề về cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội do chủ nghĩa tư bản tạo ra; do đó phát triển lực lượng sản xuất nói chung, công nghiệp hoá,
  • 21. 21 hiện đại hoá nói riêng trở thành nhiệm vụ trung tâm của suốt thời kì quá độ. Nó có tính chất quyết định đối với thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Phát triền lực lượng lao động xã hội : trong lao động con người có khả năng sử dụng và quản lí nền sản xuất xã hội hóa cao, với kĩ thuật và công nghệ tiên tiến. bới vậy: “muốn xây dựng CNXH, trước hết cần có những con người XHCN” CNH, HĐH đất nước là nhiệm vụ có tính quy luật của con đường quá độ đi lên CNXH ở những quốc gia có nền kinh tế kém phát triển. tuy nhiên, chiến lược, nội dubg, hình thức, bước đi, tốc độ, biện pháp ở mỗi nước phải được xuất phát từ điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi nước và bối cảnh quốc tế trong từng thời kỳ Chỉ có hoàn thành nhiệm vụ CNH, HDDH dất nước mới có thể xây dựng được cơ sở vật chất- kỹ thuật cho xã hội mới, nâng cao năng suất lao động đến mức chưa từng có để làm cho tình trạng dồi dào sản phẩm trở thành phổ biến 2.2.1.2 Xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng XHCN Phải từng bước xây dựng những quan hệ sản xuất mới phù hợp với lực lượng sản xuất mới. Nhưng việc xây dựng quan hệ sản xuất mới không thể chủ quan,duy ý mà phải tuân theo những quy luật khách quan về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở những nước như nước ta, chế độ sỏ hữu tất yếu phải đa dạng, cơ cấu nền kinh tế phải có nhiều thành phần. đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần có ý nghĩa chiến lược lâu dài, có tác dụng to lớn trong việc động viên mọi nguồn lực cả bên trong lần bên ngoài, lấy nội lực làm chính để xây dựng kinh tế, phát triển lực lượng sản xuất. chỉ có thể cải tạo quan hệ sỏ hữu hiện nay một cách dần dần, bởi không thể làm cho lực lượng sản xuất hiện có tăng lên ngay lập tức đến mức cần thiết để xây dựng một nền kinh tế công hữu thuần nhất một cách nhanh chóng
  • 22. 22 Xây dựng quan hệ sản xuất mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta cần đản bảo các yêu cầu sau: - xây dựng quan hệ sản xuất mới phải dựa trên kết quả của lực lượng sản xuất - quan hệ sản xuất biểu hiện trên ba mặt: sở hữu tư liệu sản xuất, tổ chức quản lí và phân phối sản phẩm, do đó, quan hệ sản xuất mới phải được xây dựng một cách đồng bộ cả ba mặt đó - tiêu chuẩn căn bản để đánh giá tính đúng đắn của quan hệ sản xuất mới theo định hướng XHCN là ở hiệu quả của nó: thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất , cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện công bằng xã hội 2.2.1.3 Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại Đứng trước xu thế toàn cầu hóa kinh tế và sự tác động của cách mạng khoa học và công nghệ, nền kinh tế nước ta không thể là nền kinh tế khép kín mà phải tích cực đẩy mạnh hoạt động ngoại giao. Chúng ta “mở cửa” nền kinh tế, đa phương hóa quan hệ quốc tế nhằm thu hút các nguồn lực phát triển từ bên ngoài, mở rộng phân công lao động quốc tế, tăng cường lien doanh, liên kết…. nhờ đó , khai thác có hiệu quả nguồn lực trong nước, đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế, thu hẹp khoảng cách phát triển so với các nước khác. Mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế phải dựa trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Muốn vậy, phải từng bước nâng cao sức cạnh tranh quốc tế, tích cực khai thác thị trường thế giới, tích cực tham gia hợp tác kinh tế khu vực…. Tuy nhiên, phải xử lí đúng đắn mối qua hệ giữa mở rộng kinh tế quốc tế với độc lập tự chủ, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc với kế thừa tinh hoa văn hóa nhân loại.
  • 23. 23 2.2.1.4 Giải pháp cho xây dựng, phát triển và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới theo định hướng XHCN Tiêu chuẩn căn bản để đánh giá hiệu quả xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng CNXH là thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, phát triển lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện công bằng xã hội. điều này cũng chính là mục đích của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa - Thứ nhất: giải pháp cho vấn đề sở hữu đó là chế độ sở hữu công hữu về tư liệu sản xuất sẽ chiếm ưu thế tuyệt đối khi CNXH được xây dựng xong về cơ bản. nhưng trước hết ta không thể xóa bỏ ngay lập tức sở hữu tư nhân, thay vào đó là sử dụng lâu dài sở hữu tu nhân, hợp tác với các chế độ khác để xây dựng CNXH. - Thứ hai: là giải pháp cho vấn đề quản lý: nhà nước ta là nhà nước XHCN, quản lý nền kinh tế bằng pháp luật, quản lý kinh tế thị trường để kích thích sản xuất, giải phóng sức sản xuất, phát huy mặt tích cực, hạn chế và khắc phục mặt tiêu cực của kinh tế thị trường - Thứ ba: giải pháp cho vấn đề phân phối:trước hết ta phải bảo vệ quyền lợi chân chính của người lao động bằng cách khắc phục nạn thất nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người lao động. 2.3. Xây dựng nền văn hóa Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển. Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, văn
  • 24. 24 minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao. Phát triển, nâng cao chất lượng sáng tạo văn học, nghệ thuật; khẳng định và biểu dương các giá trị chân, thiện, mỹ, phê phán những cái lỗi thời, thấp kém, đấu tranh chống những biểu hiện phi văn hóa, phản văn hóa. Bảo đảm quyền được thông tin, quyền tự do sáng tạo của công dân. Phát triển các phương tiện thông tin đại chúng đồng bộ, hiện đại, thông tin chân thực, đa dạng, kịp thời, phục vụ có hiệu quả sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Con người là trung tâm của chiến lược phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân. Kết hợp và phát huy đầy đủ vai trò của xã hội, các đoàn thể, nhà trường, gia đình, từng tập thể lao động và cộng đồng dân cư trong việc chăm lo xây dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước; có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân; có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi; sống có văn hóa; có tinh thần quốc tế chân chính. Xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường trực tiếp, quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách. Đơn vị sản xuất, công tác, học tập, chiến đấu phải là môi trường rèn luyện phong cách làm việc có kỷ luật, có kỹ thuật, có năng suất và hiệu quả cao, bồi đắp tình bạn, tình đồng chí, đồng đội, hình thành nhân cách con người và nền văn hóa Việt Nam. 2.4 Xây dựng giáo dục và đào tạo Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển. Đổi mới toàn diện, mạnh mẽ giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển
  • 25. 25 của xã hội; nâng cao chất lượng theo định hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời. 2.5 Lĩnh vực khoa học và công nghệ Khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt trong việc nâng cao trình độ lãnh đạo - quản lý đất nước, phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tốc độ phát triển và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phát triển khoa học và công nghệ nhằm mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế tri thức, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới. Phát triển đồng bộ khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật gắn với phát triển văn hóa và nâng cao dân trí. Tăng nhanh và sử dụng có hiệu quả tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước. Hình thành đồng bộ cơ chế, chính sách khuyến khích sáng tạo và đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ. 2.6 Bảo vệ môi trường Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Kết hợp chặt chẽ giữa ngăn ngừa, khắc phục ô nhiễm với khôi phục và bảo vệ môi trường sinh thái. Phát triển “năng lượng sạch”, “sản xuất sạch” và “tiêu dùng sạch”. Coi trọng nghiên cứu, dự báo và thực hiện các giải pháp ứng phó với quá trình biến đổi khí hậu. Bảo vệ và sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên quốc gia. 2.7 Xây dựng chính sáchxã hội đúng đắn Chính sách xã hội đúng đắn, công bằng vì con người là động lực mạnh mẽ phát huy mọi năng lực sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bảo đảm công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ
  • 26. 26 công dân; kết hợp chặt chẽ, hợp lý phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách; phát triển hài hòa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, không ngừng nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội về ăn, ở, đi lại, học tập, nghỉ ngơi, chữa bệnh và nâng cao thể chất, gắn nghĩa vụ với quyền lợi, cống hiến với hưởng thụ, lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể và cộng đồng xã hội. Tạo môi trường và điều kiện để mọi người lao động có việc làm và thu nhập tốt hơn. Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với giảm nghèo bền vững. Có chính sách điều tiết hợp lý thu nhập trong xã hội. Hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội. Thực hiện tốt chính sách đối với người và gia đình có công với nước. Chú trọng cải thiện điều kiện sống, lao động và học tập của thanh, thiếu niên, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Chăm lo đời sống những người già cả, neo đơn, tàn tật, mất sức lao động và trẻ mồ côi. Hạn chế, tiến tới đẩy lùi và giảm tác hại của tệ nạn xã hội. Bảo đảm quy mô hợp lý và chất lượng dân số. Hình thành một cộng đồng xã hội văn minh, trong đó các giai cấp, các tầng lớp dân cư đoàn kết, bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi. Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng; là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam, giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Xây dựng, phát huy vai trò chủ thể của giai cấp nông dân trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đào tạo, bồi dưỡng, phát huy mọi tiềm năng và sức sáng tạo của đội ngũ trí thức để tạo nguồn lực trí tuệ và nhân tài cho đất nước. Xây dựng đội ngũ những nhà kinh doanh có tài, những nhà quản lý giỏi. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước. Thực hiện bình đẳng giới và hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ. Tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ đồng
  • 27. 27 bào định cư ở nước ngoài ổn định cuộc sống, giữ gìn bản sắc dân tộc, chấp hành tốt pháp luật các nước sở tại, hướng về quê hương, góp phần xây dựng đất nước. Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc cùng phát triển, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, ngôn ngữ, truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Chống tư tưởng kỳ thị và chia rẽ dân tộc. Các chính sách kinh tế - xã hội phải phù hợp với đặc thù của các vùng và các dân tộc, nhất là các dân tộc thiểu số. Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo - nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đấu tranh với mọi hành động vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân. 2.8 Quốc phòng và an ninh Mục tiêu, nhiệm vụ của quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ vững hoà bình, ổn định chính trị và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của Đảng, Nhà nước và toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là nòng cốt. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, kết hợp chặt chẽ với thế trận an ninh nhân dân vững chắc.
  • 28. 28 Phát triển đường lối, nghệ thuật quân sự chiến tranh nhân dân và lý luận, khoa học an ninh. Sự ổn định và phát triển bền vững mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội là nền tảng của quốc phòng - an ninh. Phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với tăng cường sức mạnh quốc phòng - an ninh. Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng - an ninh, quốc phòng - an ninh với kinh tế trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân, được nhân dân tin yêu. Xây dựng Quân đội nhân dân với số quân thường trực hợp lý, lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ hùng hậu, có sức chiến đấu cao. Xây dựng lực lượng Công an nhân dân vững mạnh toàn diện; kết hợp lực lượng chuyên trách, nửa chuyên trách, các cơ quan bảo vệ pháp luật với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Chăm lo nâng cao phẩm chất cách mạng, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang; bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần phù hợp với tính chất hoạt động của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân trong điều kiện mới. Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng, an ninh, bảo đảm cho các lực lượng vũ trang được trang bị kỹ thuật ngày càng hiện đại. Tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước đối với Quân đội, Công an nhân dân và sự nghiệp quốc phòng - an ninh. 2.9 Về đối ngoại Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội
  • 29. 29 nhập quốc tế; nâng cao vị thế của đất nước; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới. Hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế. Đảng Cộng sản Việt Nam trước sau như một ủng hộ các đảng cộng sản và công nhân, các phong trào tiến bộ xã hội trong cuộc đấu tranh vì những mục tiêu chung của thời đại. Đảng Cộng sản Việt Nam mở rộng quan hệ với các đảng cánh tả, các đảng cầm quyền trên thế giới trên cơ sở độc lập, tự chủ, vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Tăng cường hiểu biết, tình hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước trên thế giới. Phấn đấu cùng các nước ASEAN xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển phồn vinh. 3.Mộtsố thành tựu và hạn chế trong quá trình xây dựng lên CNXH ở nước ta Trải qua gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội, kể từ Ðại hội VI (năm 1986), và hơn 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991) đến nay, Việt Nam đã thu được những thành tựu to lớn, hết sức quan trọng. Thực hiện đường lối đổi mới, với mô hình kinh tế tổng quát là xây dựng nền
  • 30. 30 kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đất nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo được những tiền đề cần thiết để chuyển sang thời kỳ phát triển mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 3.1 Về phát triển kinh tế 3.1.1 Đấtnước ra khỏi khủng hoảng, kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng nhanh Giai đoạn 1986 - 1990: Đây là giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới. Chủ trương phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế dần dần khắc phục được những yếu kém và có những bước phát triển. Kết thúc kế hoạch 5 năm (1986 - 1990), công cuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng: GDP tăng 4,4%/năm; tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 3,8 - 4%/năm; công nghiệp tăng bình quân 7,4%/năm, trong đó sản xuất hàng tiêu dùng tăng 13 -14%/năm; giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 28%/năm. Việc thực hiện tốt ba chương trình mục tiêu phát triển về lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu đã phục hồi được sản xuất, tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát,… Đây được đánh giá là thành công bước đầu cụ thể hóa nội dung của công nghiệp hóa XHCN trong chặng đường đầu tiên. Điều quan trọng nhất, đây là giai đoạn chuyển đổi cơ bản cơ chế quản lý cũ sang cơ chế quản lý mới, thực hiện một bước quá trình đổi mới đời sống kinh tế - xã hội và bước đầu giải phóng được lực lượng sản xuất, tạo ra động lực phát triển mới. Giai đoạn 1991 - 1995: Đất nước dần dần ra khỏi tình trạng trì trệ, suy thoái. Nền kinh tế tiếp tục đạt được những thành tựu quan trọng: đã khắc phục được tình trạng trì trệ, suy thoái, tốc độ tăng trưởng đạt tương đối cao, liên tục và toàn diện, hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu đều vượt mức: GDP bình
  • 31. 31 quân tăng 8,2%/năm; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13,3%/năm; nông nghiệp tăng 4,5%/năm; lĩnh vực dịch vụ tăng 12%/năm; tổng sản lượng lương thực 5 năm (1991 - 1995) đạt 125,4 triệu tấn, tăng 27% so với giai đoạn 1986 - 1990. Hầu hết các lĩnh vực kinh tế đều đạt nhịp độ tăng trưởng tương đối khá. “Nước ta đã ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng và kéo dài hơn 15 năm, tuy còn một số mặt chưa vững chắc, song đã tạo được tiền đề cần thiết để chuyển sang một thời kỳ phát triển mới: đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Giai đoạn 1996 - 2000: Đây là giai đoạn đánh dấu bước phát triển quan trọng của kinh tế thời kỳ mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mặc dù cùng chịu tác động của khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực (giai đoạn 1997 - 1999) và thiên tai nghiêm trọng xảy ra liên tiếp, đặt nền kinh tế nước ta trước những thử thách khốc liệt, tuy nhiên, Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá. GDP bình quân của cả giai đoạn 1996 - 2000 đạt 7%; trong đó, nông, lâm, ngư nghiệp tăng 4,1%; công nghiệp và xây dựng tăng 10,5%; các ngành dịch vụ tăng 5,2%. “Nếu tính cả giai đoạn 1991 - 2000 thì nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân là 7,5%. So với năm 1990, GDP năm 2000 tăng hơn hai lần”. Giai đoạn 2001 - 2005: Sự nghiệp đổi mới ở giai đoạn này đi vào chiều sâu, việc triển khai Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 và Kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 mà Đại hội IX của Đảng thông qua đã đạt được những kết quả nhất định. Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, theo hướng tích cực, năm sau cao hơn năm trước. GDP tăng bình quân 7,5%/năm, riêng năm 2005 đạt 8,4%; trong đó, nông nghiệp tăng 3,8%; công nghiệp và xây dựng tăng 10,2%; các ngành dịch vụ tăng 7%. Riêng quy mô tổng sản phẩm trong nước của nền kinh tế năm 2005 đạt 837,8
  • 32. 32 nghìn tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm 1995. GDP bình quân đầu người khoảng 10 triệu đồng (tương đương 640 USD), vượt mức bình quân của các nước đang phát triển có thu nhập thấp (500 USD). Từ một nước thiếu ăn, mỗi năm phải nhập khẩu từ 50 vạn đến 1 triệu tấn lương thực, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Năm 2005, Việt Nam đứng thứ nhất thế giới về xuất khẩu hạt tiêu; đứng thứ hai về các mặt hàng gạo, cà phê, hạt điều; thứ 4 về cao su;… Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, sự ổn định kinh tế vĩ mô được duy trì, bảo đảm sự ổn định chính trị, xã hội, quốc phòng và an ninh, bước đầu phát huy được nhiều lợi thế của đất nước, của từng vùng và từng ngành; cải cách thể chế kinh tế, từng bước hoàn thiện các cơ chế chính sách quản lý và hệ thống điều hành; cải cách và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống tài chính, tiền tệ; phát triển nguồn và chất lượng lao động, khoa học và công nghệ;… Giai đoạn 2006 - 2010: Nền kinh tế vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên, nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, từ nhóm nước thu thập thấp đã trở thành nước có thu nhập trung bình (thấp). GDP bình quân 5 năm đạt 7%. Mặc dù bị tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu (từ cuối năm 2008), nhưng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn đạt cao. Tổng vốn FDI thực hiện đạt gần 45 tỷ USD, vượt 77% so với kế hoạch đề ra. Tổng số vốn đăng ký mới và tăng thêm ước đạt 150 tỷ USD, gấp hơn 2,7 lần kế hoạch đề ra và gấp hơn 7 lần so với giai đoạn 2001 - 2005. Tổng vốn ODA cam kết đạt trên 31 tỷ USD, gấp hơn 1,5 lần so với mục tiêu đề ra; giải ngân ước đạt khoảng 13,8 tỷ USD, vượt 16%. GDP năm 2010 tính theo giá thực tế đạt 101,6 tỷ USD, gấp 3,26 lần so với năm 2000.
  • 33. 33 Năm 2008, đánh dấu mốc phát triển của nền kinh tế VN chuyển từ nhóm nước có thu nhập thấp nhất sang nhóm nước có thu nhập trung bình. Bảng 1:Tốc độ tăng trưởng GDP và GDP bình quân trên đầu người của Việt Nam giai đoạn 1990-2008 Nguồn: Tính toán từ số liệu Niên giám thống kê VN, WB và IMF Trong năm 2011, mặc dù sự phục hồi kinh tế sau khủng hoảng tài chính toàn cầu còn rất chậm, song mức tăng trưởng kinh tế bình quân vẫn đạt 7%/năm, tuy thấp hơn kế hoạch (7,5% - 8%), nhưng vẫn được đánh giá cao hơn bình quân các nước trong khu vực. Như vậy, trong vòng 20 năm (1991 - 2011), tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 7,34%/năm, thuộc loại cao ở khu vực Đông Nam Á nói riêng, ở châu Á và trên thế giới nói chung; quy mô kinh tế năm 2011 gấp trên 4,4 lần năm 1990, gấp trên 2,1 lần năm 2000 (thời kỳ 2001 - 2011 bình quân đạt 7,14%/năm).
  • 34. 34 Năm 2012, GDP tăng 5,03% so với năm 2011. Mức tăng trưởng tuy thấp hơn mức tăng 5,89% của năm 2011, nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp khó khăn thì đây là mức tăng trưởng hợp lý. Về sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản ước tính tăng 3,4% so với năm 2011; công nghiệp tăng 4,8% so với năm 2011. Chỉ số giá tiêu dùng năm 2012 tăng 6,81%. Đầu tư phát triển tăng 7% so với năm trước và bằng 33,5% GDP. Xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 18,3%. Kim ngạch xuất khẩu có thể vượt qua mốc 100 tỷ USD, tỷ lệ kim ngạch xuất, nhập khẩu so với GDP năm 2011 đã đạt xấp xỉ 170%, đứng thứ 5 thế giới. Vốn FDI tính từ 1988 đến tháng 7-2012 đăng ký đạt trên 236 tỷ USD, thực hiện đạt trên 96,6 tỷ USD. Vốn ODA từ 1993 đến nay cam kết đạt gần 80 tỷ USD, giải ngân đạt trên 35 tỷ USD. Nhìn chung, các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế đều có bước phát triển khá, trong đó sự phát triển ổn định trong ngành nông nghiệp, nhất là sản xuất lương thực đã bảo đảm an ninh lương thực quốc gia; sản phẩm công nghiệp phát triển ngày càng đa dạng và phong phú về chủng loại, chất lượng được cải thiện, từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh, bảo đảm cung cầu của nền kinh tế, giữ vững thị trường trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu; chú trọng đầu tư phát triển một số ngành công nghiệp mới, công nghệ cao; khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng ổn định. Sự phục hồi và đạt mức tăng trưởng khá này đã tạo cơ sở vững chắc để quá trình thực hiện kế hoạch 5 năm (2011 - 2015) trong những năm sau đạt kết quả vững chắc hơn. 3.1.2 Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn sản xuất với thị trường Về cơ cấu kinh tế tiếp tục được chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm dần, năm 1986 là
  • 35. 35 46,3%, năm 2005 còn 20,9%, năm 2010 còn 20,6%; cơ cấu trồng trọt và chăn nuôi đã chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tăng tỷ trọng các sản phẩm có năng suất và hiệu quả kinh tế cao, các sản phẩm có giá trị xuất khẩu. Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng nhanh và liên tục với thiết bị, công nghệ ngày càng hiện đại: năm 1988 là 21,6%, năm 2005 lên 41%. Tỷ trọng khu vực dịch vụ đã tăng từ 33,1% năm 1988 lên 38,1% năm 2005. Nông nghiệp có sự biến đổi quan trọng, đã chuyển từ độc canh lúa, năng suất thấp và thiếu hụt lớn, sang không những đủ dùng trong nước, còn xuất khẩu gạo với khối lượng lớn, đứng thứ hai thế giới, góp phần vào an ninh lương thực quốc tế; xuất khẩu cà phê, cao su, hạt điều, hạt tiêu, thủy sản với khối lượng lớn đứng thứ hạng cao trên thế giới. Các ngành dịch vụ đã phát triển đa dạng hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của sản xuất và đời sống: ngành du lịch, bưu chính viễn thông phát triển với tốc độ nhanh; các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng, tư vấn pháp lý;... có bước phát triển theo hướng tiến bộ, hiệu quả. 3.1.3 Thực hiện có kết quả chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, phát huy ngày càng tốt hơn tiềm năng của các thành phần kinh tế Kinh tế nhà nước được sắp xếp, đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả, tập trung hơn vào những ngành then chốt và những lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế. Cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước được đổi mới một bước quan trọng theo hướng xóa bao cấp, thực hiện mô hình công ty, phát huy quyền tự chủ và trách nhiệm của doanh nghiệp trong kinh doanh. Kinh tế tư nhân phát triển mạnh, huy động ngày càng tốt hơn các nguồn lực và tiềm năng trong nhân dân, là một động lực rất quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Năm 2005, khu vực kinh tế tư nhân đóng góp khoảng 38% GDP của cả nước. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân; là cầu nối quan trọng với thế giới về chuyển giao công nghệ, giao
  • 36. 36 thông quốc tế, đóng góp vào ngân sách nhà nước và tạo việc làm cho nhiều người dân. 3.1.4 Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dần dần được hình thành, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định Trải qua hơn 25 năm đổi mới, hệ thống pháp luật, chính sách và cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xây dựng tương đối đồng bộ. Hoạt động của các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế nhiều thành phần và bộ máy quản lý của Nhà nước được đổi mới một bước quan trọng. Với chủ trương tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế ngày càng được mở rộng. Việt Nam đã tham gia Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), thực hiện các cam kết về Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO),... Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hơn 200 nước và vùng lãnh thổ, ký hơn 90 hiệp định thương mại song phương với các nước, tạo ra một bước phát triển mới rất quan trọng về kinh tế đối ngoại. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện; chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng tiếp tục được thể chế hóa thành luật pháp, cơ chế, chính sách ngày càng đầy đủ, đồng bộ hơn; môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện; các yếu tố thị trường và các loại thị trường tiếp tục hình thành, phát triển; nền kinh tế nhiều thành phần có bước phát triển mạnh. Việc kiện toàn các tổng công ty, thí điểm thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước đạt một số kết quả. Giai đoạn 2006 - 2010, số doanh nghiệp tăng hơn 2,3 lần, số vốn tăng 7,3 lần so với giai đoạn 2001 - 2005. Doanh nghiệp cổ phần trở thành hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh phổ biến.
  • 37. 37 3.2 Về phát triển các mặt xã hội 3.2.1 Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, đời sống của đại bộ phận dân cư được cải thiện rõ rệt Thành công nổi bật, đầy ấn tượng qua hơn 25 năm thực hiện đổi mới, đầu tiên phải kể đến việc chúng ta đã giải quyết có hiệu quả mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; các cơ hội phát triển được mở rộng cho mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư, khuyến khích, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của nhân dân. GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái của Việt Nam năm 1988 chỉ đạt 86 USD/người/năm - là một trong những nước thấp nhất thế giới, nhưng đã tăng gần như liên tục ở những năm sau đó, giai đoạn 2005 - 2010 đạt 1.168 USD/người/năm, nước ta đã ra khỏi nhóm nước thu thập thấp để trở thành nước có thu nhập trung bình (thấp). Trong lĩnh vực lao động và việc làm: Từ năm 1991 đến năm 2000, trung bình mỗi năm cả nước đã giải quyết cho khoảng 1 - 1,2 triệu người lao động có công ăn việc làm; những năm 2001 - 2005, mức giải quyết việc làm trung bình hằng năm đạt khoảng 1,4 - 1,5 triệu người; những năm 2006 - 2010, con số đó lại tăng lên đến 1,6 triệu người. Công tác dạy nghề từng bước phát triển, góp phần đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo từ dưới 10% năm 1990 lên khoảng 40% năm 2010. Công tác xóa đói giảm nghèo đạt được kết quả đầy ấn tượng. Theo chuẩn quốc gia, tỷ lệ hộ đói nghèo đã giảm từ 30% năm 1992 xuống khoảng 9,5% năm 2010. Còn theo chuẩn do Ngân hàng thế giới (WB) phối hợp với Tổng cục Thống kê tính toán, thì tỷ lệ nghèo chung (bao gồm cả nghèo lương thực, thực phẩm và nghèo phi lương thực, thực phẩm) đã giảm từ 58% năm 1993 xuống 29% năm 2002 và còn khoảng 17% năm 2008. Như vậy, Việt Nam đã
  • 38. 38 “hoàn thành sớm hơn so với kế hoạch toàn cầu: giảm một nửa tỷ lệ nghèo vào năm 2015”, mà Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDGs) của Liên hợp quốc đã đề ra. Tại cuộc Hội thảo quốc tế với tiêu đề Xóa đói, giảm nghèo: Kinh nghiệm Việt Nam và một số nước châu Á do Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức tại Hà Nội vào giữa tháng 6-2004, Việt Nam được đánh giá là nước có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất khu vực Đông Nam Á. Hình 2: Tỷ lệ nghèo của VN giai đoạn (1993-2006) Sự nghiệp giáo dục có bước phát triển mới về quy mô, đa dạng hóa về loại hình trường lớp từ mầm non, tiểu học đến cao đẳng, đại học. Năm 2000, cả nước đã đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học; dự tính đến cuối năm 2010, hầu hết các tỉnh, thành sẽ đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tỷ lệ người lớn (từ 15 tuổi trở lên) biết chữ đã tăng từ 84% cuối những năm 1980 lên 90,3% năm 2007. Từ năm 2006 đến nay, trung bình hằng năm quy mô đào tạo trung học chuyên nghiệp tăng 10%; cao đẳng và đại học tăng 7,4%. Năm 2009, trên 1,3 triệu sinh viên nghèo được Ngân hàng chính sách xã hội cho vay với lãi suất ưu đãi để theo học. Hoạt động khoa học và công nghệ có bước tiến đáng ghi nhận. Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ (bao gồm khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật) đã góp phần cung cấp luận cứ khoa học phục vụ hoạch
  • 39. 39 định đường lối, chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước; tiếp thu, làm chủ và ứng dụng có hiệu quả các công nghệ nhập từ nước ngoài, nhất là trong các lĩnh vực thông tin - truyền thông, lai tạo một số giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, thăm dò và khai thác dầu khí, xây dựng cầu, đóng tàu biển có trọng tải lớn, sản xuất vắc-xin phòng dịch,... và bước đầu có một số sáng tạo về công nghệ tin học. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân có tiến bộ. Bảo hiểm y tế được mở rộng đến khoảng gần 60% dân số. Các chỉ số sức khỏe cộng đồng được nâng lên. Tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm từ 81% năm 1990 xuống còn khoảng 28% năm 2010; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng đã giảm tương ứng từ 50% xuống còn khoảng 20%. Công tác tiêm chủng mở rộng được thực hiện, nhiều dịch bệnh hiểm nghèo trước đây đã được thanh toán hoặc khống chế. Tuổi thọ trung bình của người dân từ 63 tuổi năm 1990 tăng lên 72 tuổi hiện nay. Chỉ số phát triển con người (HDI) tăng đều đặn và liên tục suốt mấy thập kỷ qua: từ 0,561 năm 1985 lần lượt tăng lên 0,599 năm 1990; 0,647 năm 1995; 0,690 năm 2000; 0,715 năm 2005 và 0,725 năm 2007. Nếu so với thứ bậc xếp hạng GDP bình quân đầu người thì xếp hạng HDI của Việt Nam năm 2007 vượt lên 13 bậc: GDP bình quân đầu người xếp thứ 129 trên tổng số 182 nước được thống kê, còn HDI thì xếp thứ 116/182. Điều đó chứng tỏ sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta có xu hướng phục vụ sự phát triển con người, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội khá hơn một số nước đang phát triển có GDP bình quân đầu người cao hơn Việt Nam. Như vậy, tổng quát nhất là chỉ số phát triển con người (HDI) của nước ta đã đạt được ba sự vượt trội: chỉ số đã tăng lên qua các năm; thứ bậc về HDI tăng
  • 40. 40 lên qua các năm; chỉ số và thứ bậc về tuổi thọ và học vấn cao hơn chỉ số về kinh tế. 3.3 Mộtsố hạn chế trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta Bên cạnh những thành tựu to lớn, đáng ghi nhận đó chúng ta còn những yếu kém cần khắc phục như: - Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp. - Một số vấn đề văn hóa xã hội bức xúc và gay gắt chậm được giải quyết. - Cơ chế chính sách chưa đồng bộ; tình trạng tham nhũng, suy thoái ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng. Đây là những vấn đề cần phải được nhanh chóng khắc phục để đất nước phát triển bền vững.
  • 41. 41 Kết luận Sau khi tập trung nghiên cứu, nhóm đã hiểu rõ hơn về quan điểm, bản chất của quá trình tiến lên CNXH mà Mac-Lênin đã trình bày, đồng thời cũng hiểu sâu sắc và hoàn toàn tin tưởng vào con đường tiến lên CNXH ở Việt Nam. Từ nhận thức một cách đúng đắn, triệt để và nhất quán về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam sẽ giúp cho mỗi chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về những thuận lợi, khó khăn; những thời cơ, vận hội; nguy cơ và thách thức đan xen nhau để từ đó với quyết tâm chính trị cao chúng ta phải phấn đấu vượt qua, tránh được căn bệnh chủ quan, nóng vội, duy ý chí; trong nhận thức phải xuất phát từ thực tế khách quan tôn trọng và hành động theo quy luật. Dù rằng con đường ấy chắc chắn sẽ gian nan và không thể thành công trong một thời gian ngắn nhưng nếu Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta quyết tâm đồng thuận theo phương hướng đã đề ra: - Đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường. - Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. - Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. - Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. - Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. - Xây dựng nền dân chủ XHCN, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất. - Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân. - Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Thì công cuộc xây dựng đi lên con đường CNXH nhất định thắng lợi.
  • 42. 42 Mặc dù nhóm đã cố gắng tìm hiểu và nghiên cứu rất kĩ lưỡng tuy nhiên do nhận thức, kiến thức còn hạn chế, quỹ thời gian ngắn nên nhóm chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót mong được sự chỉ dạy thêm từ phía quý Thầy Cô. Cuối cùng nhóm xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Đặng Thu Hoài đã tận tình hướng dẫn nhóm trong suốt quá trình tham gia nghiên cứu.
  • 43. 43 Danh mục tài liệu tham khảo - Tài liệu Việt Nam 1. Bé GD vµ §T, Gi¸o tr×nh Nh÷ng nguyªn lÝ c¬ b¶n cña chñ nghÜa M¸c-Lªnin(Dµnh cho sinh viªn ®¹i häc, cao ®¼ng khèi kh«ng chuyªn ngµnh M¸c- Lªnin, t- t-ëng Hå ChÝ Minh, t¸i b¶n cã söa ch÷a, bæ sung), NXB chÝnh trÞ quèc gia, 2011. 2. Bé G§ vµ §T, Gi¸o tr×nh Kinh tÕ häc chÝnh trÞ M¸c-Lªnin (Dïng cho c¸c khèi ngµnh kh«ng chuyªn kinh tÕ – Qu¶n trÞ kinh doanh trong c¸c tr-êng ®¹i häc, cao ®¼ng), NXB chÝnh trÞ quèc gia, 2002-2007 3. Bé G§ vµ §T, Gi¸o tr×nh Chñ nghÜa x· héi khoa häc(Dïng trong c¸c tr-êng ®¹i häc vµ cao ®¼ng), NXB chÝnh trÞ quèc gia 2004-2007 4. ĐCSVN, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB XTQG-ST, HN - Tài liệu tham khảo trên mạng 1. http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/van-ban-phap-luat/du-thao- cuong-linh-xay-dung-dat-nuoc-trong-thoi-ky-qua-do-len-chu-nghia-xa- hoi/123812.html (Truy cập lúc 15h ngày 07/04/2014) 2. http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/noidungchinhsach thanhtuu?articleId=10045210 (Truy cập lúc 15h ngày 07/04/2014) 3. http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Viet-nam-tren-duong-doi- moi/2013/21694/Nhung-thanh-tuu-co-ban-ve-phat-trien-kinh-te- xa.aspx (Truy cập lúc 15h ngày 07/04/2014)
  • 44. 44