SlideShare a Scribd company logo
1 of 76
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ LONG BIÊN
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG NGÂN HÀNG MẪU THIẾT KẾ CỔ
VÀ VE ÁO VESTON NAM NỮ CAO CẤP
CNĐT : ĐẶNG THỊ CẨM THU
8746
HÀ NỘI – 2010
1
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
“Nghiên cứu và xây dựng ngân hàng mẫu thiết kế cổ và ve áo Veston
nam, nữ cao cấp’’
Thực hiện theo hợp đồng đặt hàng sản xuất & cung cấp dịch vụ sự nghiệp công
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ Số 100.10 RD/HD-KHCN ngày
25/2/2010 giữa Bộ Công Thương và Trường Cao đẳng nghề Long Biên.
Cơ quan chủ quản: Bộ Công thương
Cơ quan thực hiện: Trường Cao đẳng nghề Long Biên
Chủ nhiệm đề tài: Đặng Thị Cẩm Thu
Những người tham gia thực hiện:
TT Họ và tên
Học vị, học hàm
chuyên môn
Cơ quan
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Phạm Vũ Khiêm
Lê Thanh Hải
Nguyễn Đăng Khoa
Bùi Thuý Hồng
Nguyễn Thị Châu Loan
Đào Thị Thanh Bình
Hoàng Nam Hải
Bùi Văn Luy
Nguyễn Việt Khánh
Thạc sĩ
Kỹ sư
Kỹ sư
Kỹ sư
Kỹ sư
Cử nhân
Kỹ sư
Kỹ sư
Kỹ sư
Trường CĐ nghề Long Biên
Trường CĐ nghề Long Biên
Trường CĐ nghề Long Biên
Trường CĐ nghề Long Biên
Trường CĐ nghề Long Biên
Trường CĐ nghề Long Biên
Tổng Công ty May 10
Tổng Công ty May 10
Tổng Công ty May 10
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi nhận được sự giúp đỡ của các
Doanh nghiệp thuộc Tập Đoàn Dệt May Việt Nam, của các Trường, Vụ, Viện.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn và mong muốn có sự hợp tác lâu dài!
2
Mục lục Trang
LỜI MỞ ĐẦU
PHẦN I: TỔNG QUAN
PHẦN II: NGHIÊN CỨU – XÂY DỰNG NGÂN HÀNG KIỂU MẪU CỔ, VE
ÁO VESTON NAM NỮ
1. THU THẬP DỮ LIỆU MẪU CỔ VE ÁO CƠ BẢN CỦA VESTON NAM
NỮ
1.1. Phân tích các yêu cầu kỹ thuật sản xuất cổ áo sản phẩm veston nam nữ
1.2. Thu thập kiểu mẫu cổ, ve áo veston nam nữ cơ bản
1.3. Chuyển các dữ liệu cổ veston cơ bản thành ngân hàng dữ liệu
2. XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐIỀU CHỈNH CỔ, VE ÁO VESTON NAM NỮ
DỰA TRÊN MẪU CÓ SẴN THEO YÊU CẦU KIỂU MẪU MỚI
2.1. Phân tích quy trình thiết kế mẫu cơ bản
2.2. Quy trình điều chỉnh mẫu
2.3. Thực nghiệm quy trình thiết kế điều chỉnh mẫu cổ ve áo veston nam
3. XÂY DỰNG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG KIỂU MẪU CỔ, VE ÁO
VESTON NAM NỮ
3.1. Phân loại các mẫu cổ, ve áo veston nam nữ
3.1.1. Phân loại theo mùa sử dụng
3.1.2. Phân loại theo thị trường sử dụng
3.1.3. Phân loại theo đối tượng sử dụng
3.1.4. Phân loại kỹ thuật thiết kế
3.2. Phương pháp đặt tên cho ngân hàng dữ liệu cổ, ve áo veston
3.2.1. Nhập mẫu thiết kế mới vào ngân hàng mẫu
3.2.2. Quản lý và sử dụng ngân hàng
4. QUY TRÌNH SỬ DỤNG NGUYÊN PHỤ LIỆU ÁO VESTON NAM NỮ
4.1. Yêu cầu kỹ thuật sử dụng phụ liệu phù hợp với chi tiết áo veston
4
6
12
12
23
50
56
3
4.2. Hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu phù hợp với từng kiểu dáng cổ
và ve áo
5. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ MAY HOÀN CHỈNH CỔ VÀ VE ÁO
VESTON NAM NỮ
5.1. Quy trình may cổ, ve áo veston nam
5.2. Quy trình may cổ, ve áo veston nữ
PHẦN III: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
1. Thực nghiệm
2. Kết quả thực nghiệm
3. Đánh giá kết quả áp dụng đề tài
62
66
4
Lời mở đầu
Hơn 50 năm qua, ngành Dệt - May Việt Nam không ngừng củng cố và phát
triển. Cho đến nay, sản phẩm của ngành khá đa dạng về mẫu mã, màu sắc, chất liệu,
phong phú về chủng loại. Sản phẩm phục vụ nhu cầu cuộc sống từ chất lượng dân
dụng đến chất lượng cao cấp và tạo được uy tín đối với người tiêu dùng trong nước
và Quốc tế. Điều đó càng khẳng định hơn nữa sự lớn mạnh nhanh chóng của ngành
Dệt - May Việt Nam. Vì vậy việc tập trung tăng tốc phát triển và mở rộng sản xuất
các doanh nghiệp dệt may là chủ trương đúng đắn của Tập đoàn Dệt - May trong
giai đoạn hiện nay. Một chiến lược khác về thị trường và nâng cao năng lực cạnh
tranh là “ nâng dần tỷ lệ nội địa hóa trong các sản phẩm dệt may cao cấp ” cũng đã
góp phần thúc đẩy ngành Công nghiệp Dệt - May phát triển.
Tiềm năng phát triển của ngành dệt may là rất lớn, sự hội nhập tất yếu của nước
ta vào khu vực Quốc tế có xu hướng chuyển dịch công nghệ mang tính toàn cầu đã
mở ra cho ngành Dệt May một hướng đi mới.
Ngày nay, nhu cầu về mặc đẹp của từng cá nhân với hỗ trợ của thiết bị kỹ thuật
số đang tăng cao ở một số nước phát triển trên thế giới, đòi hỏi sự phát triển đồng
bộ trong nhiều lĩnh vực: Thiết kế mỹ thuật trang phục, nguyên vật liệu may, thiết bị
khoa học kỹ thuật hỗ trợ kỹ thuật và công nghệ may, vì tính ứng dụng trong thiết kế,
hệ thống kích thước cơ thể người và hệ thống cỡ số trang phục.
Mục tiêu của đề tài này là khảo sát, thu thập các mẫu cổ áo vest nam nữ của các
mã hàng đã sản xuất tại các doanh nghiệp. Qua đó xử lý số liệu và xây dựng quy
trình thiết kế điều chỉnh mới nhằm xây dựng ngân hàng dữ liệu, để thiết kế cho một
số nhóm sản phẩm áo veston may sẵn phù hợp với dáng vóc người Việt Nam hay
Châu Âu, Châu Mỹ (số liệu cung cấp từ Tổng Công ty và các doanh nghiệp thành
viên May 10, May Vĩnh Bảo, May Việt Tiến, May Nhà Bè và một số hãng thời
trang v.v.)
5
Đây là một đề tài khá mới ở Việt Nam về nội dung bởi vì từ trước tới nay chưa
có một cơ sở của Việt Nam nghiên cứu về dữ liệu ngân hàng mẫu thiết kế cổ, ve áo
veston nam nữ cao cấp nhằm phục vụ cho những mục tiêu của doanh nghiệp sản
xuất sản phẩm veston cao cấp. Cụ thể kể cả một số doanh nghiệp may có doanh thu
tiêu thụ nội địa lớn như May Việt Tiến, May Nhà Bè … cũng chưa chủ động xây
dựng được hệ thống dữ liệu nói trên.
Tuy nhiên với Trường Cao đẳng nghề Long Biên khi được giao nghiên cứu
đề tài này với mục đích thu thập các kiểu cổ áo veston phục vụ cho việc thiết kế
trang phục phù hợp các thị trường xuất khẩu, cũng như thị trường nội địa cho người
Việt Nam thuộc nhiều lứa tuổi, giới tính, vùng miền, thành thị, nông thôn, v.v. Đây
là một đề tài phạm vi nghiên cứu rộng, phức tạp, có ý nghĩa khoa học và xã hội lớn
vì đề tài không chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu mà phải được ứng dụng vào thực
tế và được xã hội chấp nhận thì đề tài mới có giá trị khoa học và thực tiễn.
Bố cục của đề tài cơ bản là việc tổ chức chọn kiểu mẫu, phân loại cổ áo trên
kiểu cổ truyền thống và bằng hệ thống phần mềm Lectra để đưa ra những mẫu thiết
kế chuẩn. Trên cơ sở đó, thiết kế thay đổi từ kiểu cổ cơ bản có sẵn để thiết kế ra các
kiểu dáng cổ biến đổi mới. Đó là yếu tố quan trọng góp phần rút ngắn thời gian thiết
kế mẫu chuẩn cho sản phẩm mới. Từ quy trình đó tìm ra những kiểu cổ phá cách
theo mốt hiện đại. Việc nghiên cứu được thực hiện nghiêm túc, công phu, đưa ra
được nhiều số liệu tham khảo về cải tiến quy trình thiết kế và quy trình công nghệ.
Phần mềm Lectra đã được sử dụng và khai thác hiệu quả để phục vụ cho việc xây
dựng ngân hàng dữ liệu cổ áo veston nam nữ cơ bản và chuyển đổi thiết kế các kiểu
cổ mới trên cơ sở các kiểu cổ cơ bản. Với mục tiêu ứng dụng cho những doanh
nghiệp sản xuất veston góp phần đẩy nhanh tiến độ thiết kế mẫu và sản xuất cho các
doanh nghiệp may áo veston cao cấp – tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Đó lý do nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu và xây dựng ngân
hàng mẫu thiết kế cổ và ve áo Veston nam, nữ cao cấp’’ để hỗ trợ cho việc thiết
kế nhanh và chính xác nhằm đa dạng hóa kiểu dáng sản phẩm veston nam nữ.
6
PHẦN I
TỔNG QUAN
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cao cấp áo Veston chỉ dựa trên
phương thức sản xuất theo hình thức gia công như: Tổng công ty may Việt Tiến,
Tổng công ty may Nhà Bè, Tổng công ty May 10 được sản xuất theo dây chuyền
công nghệ Châu Âu và Nhật Bản. Việc thiết kế chào hàng chưa nhiều vì mặt hàng
veston cao cấp còn chưa được xây dựng thương hiệu cho dòng sản phẩm này.
Bên cạnh đó việc sáng tác và thiết kế mẫu sản phẩm veston phục vụ cho thị
trường nội địa còn chưa phong phú về chủng loại, mẫu mã, tính đồng bộ chưa cao.
Do đó sản phẩm Veston chưa thoả mãn được thị hiếu của khách hàng khách hàng
khó tính, đặc biệt là sản phẩm chào hàng cho những nước thuộc EU và Mỹ.
Đối với phương thức sản xuất trong và ngoài nước như: CM, FOB, ODM... thì
kiểu dáng cổ, ve áo veston nam, nữ tập trung chủ yếu vào 3 kiểu cơ bản như cổ 2
ve, cổ ve xếch, cổ ve liền và các kiểu cổ ve phá cách từ cơ bản thành các kiểu cổ ve
thời trang nhưng số lượng cũng chưa nhiều.
Đối với áo veston chi tiết cổ và ve áo có tầm quan trọng rất lớn đó là: Tạo được
ấn tượng chính nhất cho trang phục được thể hiện qua tính mỹ thuật, kỹ thuật và thị
hiếu thời trang của sản phẩm. Để nắm bắt và đáp ứng nhanh cho thị trường sản xuất
veston trong và ngoài nước, các doanh nghiệp cần phải đầu tư thích đáng cho công
việc sáng tác và thiết kế nhằm đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao thương hiệu cũng
như tính đa dạng của sản phẩm.
2. Tính cấp thiết của đề tài
- Đáp ứng đa dạng nhu cầu thời trang kiểu cổ, ve của sản phẩm veston
- Xây dựng quy trình thiết kế điều chỉnh để nhằm rút ngắn thời gian thiết kế mẫu.
- Phát triển mẫu thiết kế cổ, ve áo veston kiểu dáng mới dựa trên mẫu có sẵn.
- Định hướng theo thị hiếu thời trang veston trên thế giới và trong nước.
7
3. Nhiệm vụ đặt ra cho đề tài
Hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp may ở Việt Nam sản xuất sản phẩm
veston, một sản phẩm có quy trình nghệ sản xuất phức tạp và yêu cầu kỹ thuật cao.
Với sản phẩm veston thường ít thay đổi phom dáng mà thường hay thay đổi các chi
tiết cổ, ve, vạt, xẻ áo hoặc các họa tiết nhỏ trên sản phẩm. Vì vậy khi thiết kế một
sản phẩm có kiểu dáng mới theo quy trình chung tốn rất nhiều thời gian. Nhiệm vụ
đặt ra cho đề tài là nghiên cứu xây dựng một ngân hàng mẫu thiết kế có tính kế thừa
và phát triển trên hệ thống những mẫu thiết kế đã sản xuất. Qua đó có thể thiết kế
điều chỉnh mẫu mới dựa trên mẫu có sẵn sẽ khá đơn giản và tiết kiệm được nhiều
thời gian.
Hiệu quả kinh tế và mức độ cần thiết của việc sử dụng ngân hàng mẫu thiết kế
cổ và ve áo veston đối với doanh nghiệp là: Đáp ứng nhanh và tốt nhất số lượng
mẫu áo veston với nhiều kiểu dáng mới, tạo tính đa dạng phong phú, nâng cao giá
trị và thương hiệu của sản phẩm, rút ngắn thời gian sản xuất.
4. Mục tiêu đề tài nghiên cứu
- Xây dựng ngân hàng mẫu thiết kế cổ ve áo veston cơ bản.
- Xây dựng quy trình thiết kế điều chỉnh mẫu dựa trên mẫu có sẵn.
- Phát triển ngân hàng mẫu theo quy trình thiết kế điều chỉnh.
- Xây dựng quy trình may và sử dụng nguyên phụ liệu cho các kiểu mẫu cổ và ve
áo veston nam, nữ trên dây chuyền may công nghiệp
Với mục tiêu ứng dụng, hỗ trợ cho những doanh nghiệp may veston góp phần đẩy
nhanh tiến độ thiết kế kiểu dáng mới nhằm đa dạng hóa các kiểu mẫu cổ, ve áo
veston cao cấp.
5. Những yêu cầu xây dựng ngân hàng dữ liệu
- Yêu cầu của dữ liệu: Đảm bảo tính chuẩn xác và độ tin cậy cao.
- Yêu cầu về phân loại kiểu dáng cổ, ve áo veston: chặt chẽ về bố cục kiểu
dáng, không bị chồng chéo trong quản lý ngân hàng mẫu.
8
- Yêu cầu dễ truy cập: quản lý dữ liệu mẫu cổ, ve áo veston khoa học, thuận lợi
và dễ sử dụng.
- Yêu cầu quy trình điều chỉnh: Khai thác triệt ngân hàng mẫu, ứng dụng phần
mềm lectra thiết kế mẫu mới đảm bảo tính kế thừa độ chính xác của mẫu có sẵn
6. Đối tượng nghiên cứu: Sản phẩm veston sản xuất tại các doanh nghiệp
- Doanh nghiệp:
+ Tổng Công ty May 10:
* Xí nghiệp may veston 1
* Xí nghiệp may veston 2
+ Xí nghiệp SXKD veston Hải Phòng
- Thị trường xuất khẩu và nội địa
+ Nhật, Mỹ, Anh, Đan mạch, Italia và thị trường nội địa.
7. Nội dung nghiên cứu tại doanh nghiệp sản xuất veston
- Dựa trên mục tiêu nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tiến hành nghiên cứu và
khảo sát tình hình sản xuất tại các xí nghiệp may veston theo các nội dung sau:
+ Khảo sát về đội ngũ thiết kế mẫu của doanh nghiệp
Bảng 1.1 Khảo sát đội ngũ nhân viên thiết kế tại các doanh nghiệp
Vị trí công việc
TT Tên doanh nghiệp Sáng tác
mẫu
Thiết kế
mẫu
May mẫu Hỗ trợ
thiết kế
Tổng
cộng
1 XN Veston 1- TCT
May 10 2 3 1 6
2 XN Veston 2- TCT
May 10 2 3 1 6
3 Xí nghiệp SXKD
veston Hải Phòng 1 2 5 1 9
4 Ban thời trang –
TCT May 10 1 2 4 1 8
9
+ Khảo sát thiết bị và phần mềm ứng dụng phục vụ thiết kế tại công ty
Bảng 1.2 Khảo sát thiết bị và phần mềm ứng dụng phục vụ thiết kế mẫu
Số lượng thiết bị (chiếc)
TT
Tên doanh
nghiệp
Máy
tính
thường
MT
có phần
mềm
ƯD
Máy in
thường
Máy
in sơ
đồ
giác
Bảng
số
hóa
Tên thiết bị
khác
1 XN Veston
1- TCT May
10
2 3 1 1 1
2 XN Veston 2
– TCT May
10
2 2 1 1 1
3 Xí nghiệp
SXKD
veston Hải
Phòng
3 5 1 1 1
4 Ban thời
trang –TCT
May 10
1 2 1
Các phần mềm
ứng dụng lectra,
gerber, corel,
Photosop,
V-stitcher,
inllustractor…
và các dụng cụ
hỗ trợ việc thiết
kế: Manocanh,
mẫu, vật liệu…
+ Khảo sát về thời gian thiết kế hoàn chỉnh một kiểu mẫu sản phẩm mới
Bảng 1.3 Thời gian thiết kế mẫu gốc áo veston kiểu mẫu mới
TT Tên cơ sở sản xuất Thời gian thiết kế mẫu chuẩn (gốc)
1 Phòng kỹ thuật – TCT May 10 12h
2 Xí nghiệp may veston 1 – TCT May 10 12h -14h
3 Xí nghiệp may veston 2 – TCT May 10 12h
4 Xí nghiệp SXKD veston Hải Phòng 12h -14h
5 Ban thời trang – TCT May 10 12h – 16h
10
Bảng 1.4 Thời gian thiết kế mẫu các chi tiết của áo veston
TT Tên sản
phẩm
Tên chi
tiết
Chi tiết sản
phẩm
Thời gian thiết
kế
Tổng thời gian
thiết kế
Thân trước 2,5h
Thân sau 1h
Tay áo 2h
Cổ, ve áo 1,5h
Thân lần
Chi tiết khác 1h
8h
Thân lót 2h
1 Áo veston
Dựng 2h
2 Tổng thời gian thiết kế sản phẩm 12h
+ Khảo sát số kiểu mẫu sản xuất từ năm 2007 – 2009
Bảng 1.5 Tổng sản lượng kiểu mẫu thiết kế các mã hàng
Số lượng mã hàng của doanh nghiệp
Xí nghiệp may veston
1
Xí nghiệp may veston
2
Xí nghiệp SXKD
veston Hải Phòng
TT Năm
Gia công FOB Gia công FOB Gia công FOB
1 2007 170 52 198 34 158 37
2 2008 182 64 213 42 170 41
3 2009 197 70 230 50 186 50
+ Khảo sát quản lý hệ thống mẫu thiết kế tại các doanh nghiệp
Hệ thống mẫu thiết kế áo veston được quản lý theo tài liệu khách hàng chuyển đến:
- Theo khách hàng: Nhật, Mỹ, Anh, Đan mạch, nội địa ….
- Theo loại sản phẩm: Áo veston nam, veston nữ
- Mẫu thiết kế được quản lý chung trong một model và chỉ quản lý theo file
mẫu thiết kế kỹ thuật. Tất cả hệ thống mẫu không được tách riêng theo kiểu
11
dáng và không có hình ảnh minh họa sản phẩm hoàn thiện. Vì vậy khi muốn
sử dụng lại hệ thống mẫu đã sản xuất tại các doanh nghiệp việc tìm kiếm sẽ
rất lâu và khó quản lý
Bảng 1.6 Hệ thống quản lý mẫu thiết kế sản phẩm veston
( trên phần mềm lectra)
- Những thuận lợi, khăn trong công tác thiết kế mẫu kỹ thuật
+ Khó khăn: Mẫu mã liên tục thay đổi, số lượng và trình độ nhân viên thiết kế
chưa được nâng cao. Nhất là doanh nghiệp còn rất thiếu đội ngũ sáng tác mẫu thời
trang cho mặt hàng veston.
+ Thuận lợi: Có phần mềm hỗ trợ cho công tác thiết kế, bộ phận thiết kế được
tiếp cận sản xuất nên hiểu rõ về qui trình may của mẫu cần làm.
8. Đánh giá kết quả khảo sát
Từ các số liệu khảo sát của các doanh nghiệp trên, theo đánh giá chung: Các
doanh nghiệp Dệt may Việt Nam hiện còn thiếu hụt đội ngũ thiết kế thời trang công
12
nghiệp trong doanh nghiệp là rất lớn, nhất là các doanh nghiệp sản xuất veston.
Công việc chính của nhân viên thiết kế là xử lý số liệu và chuẩn bị mẫu sản xuất
theo tài liệu kỹ thuật của khách hàng, còn việc tự thiết kế kiểu mẫu sản phẩm mới
chiếm tỷ lệ khoảng 27% trong tổng số mã hàng sản xuất trong năm. Tất cả những
mẫu thiết kế được quản lý riêng trên các phần mềm chuyên ngành, sau khi chỉnh
chuẩn mới chuyển sang sản xuất. Hệ thống mẫu thiết kế đã, đang và sẽ sản xuất tại
các doanh nghiệp chưa có hệ thống quản lý mẫu theo ngân hàng. Mẫu thiết kế
không kèm theo hình ảnh minh họa kiểu dáng vì vậy việc tìm kiếm sẽ mất nhiều
thời gian, nên việc khai thác hiệu quả những mẫu có sẵn chưa cao. Vậy làm thế nào
đáp ứng nhanh và tốt nhất số lượng mẫu áo veston có nhiều kiểu dáng mới cung cấp
cho sản xuất là vấn đề mà các doanh nghiệp may veston rất quan tâm. Mặc dù các
doanh nghiệp may cũng đã tập trung đầu tư các trang thiết bị hiện đại có hỗ trợ các
phần mềm thiết kế, nhưng việc khai thác các phần mềm ứng dụng chưa có tính kế
thừa và phát triển mới.
Chính vì vậy nhóm thực hiện đề tài đã tập trung nghiên cứu xây dựng quy trình
điều chỉnh mẫu dựa trên mẫu có sẵn và xây dựng ngân hàng dữ liệu mẫu thiết kế
các kiểu cổ và ve áo veston dùng cho sản xuất may công nghiệp. Với mục tiêu ứng
dụng, hỗ trợ cho những doanh nghiệp may veston và trong công tác đào tạo tại nhà
trường. Góp phần đẩy nhanh tiến độ thiết kế mẫu và phát triển đa dạng hóa hệ thống
kiểu dáng mẫu cổ, ve áo sản xuất tại các doanh nghiệp may veston cao cấp.
13
PHẦN II
NGHIÊN CỨU - XÂY DỰNG NGÂN HÀNG KIỂU
MẪU CỔ, VE ÁO VESTON NAM NỮ
1. THU THẬP DỮ LIỆU MẪU CỔ VE ÁO CƠ BẢN CỦA VESTON NAM NỮ
1.1. Phân tích các yêu cầu kỹ thuật sản xuất cổ áo sản phẩm veston nam nữ
Bộ veston là trang phục được ra đời vào những năm 1660 dưới thời Vua
Charles Đệ Nhị - Vương Quốc Anh trong cuộc Cách mạng về phong cách ăn mặc
chuẩn cho nam giới. Tuy nhiên mãi đến giữa thế kỷ 19 mới xuất hiện những kiểu
veston theo phong cách hiện đại. Ngày nay, trang phục veston khá phổ biến ở khắp
nơi trên thế giới, các nhà tạo mẫu luôn có nhiều sáng tạo trong thiết kế nhằm tạo ra
các bộ veston phù hợp với phong cách khá đa dạng của nam và nữ thời hiện đại. Bộ
trang phục veston là tiêu chuẩn để người mặc thể hiện vẻ ngoài tinh tế và trang
trọng.
Sản phẩm veston không chỉ sử dụng cho nam giới mà các nhà thiết kế dùng kỹ
thuật khéo léo đã tạo ra những bộ veston cho nữ giới không kém phần thời trang.
Kết cấu sản phẩm veston nữ cũng tương tự như veston nam, nhưng do tính chất
mềm mại và duyên dáng nên sản phẩm veston nữ có đường nét thiết kế tạo dáng và
may bằng chất liệu riêng biệt để tạo phong cách riêng của mình.
* Hình dáng bộ veston:
Veston là một bộ quần áo cao cấp nhất trong các sản phẩm may mặc. Đây là
một loại trang phục có tính phức tạp nhất trong thiết kế và công nghệ may sản
phẩm. Các chi tiết sử dụng vải ngoài trên áo và quần của bộ veston phải có cùng cấu
trúc, màu và thành phần nguyên liệu, đôi khi để tạo tính thời trang cho trang phục
trên một sản phẩm có thể dùng kết hợp nhiều chất liệu vải khác nhau. Bộ veston
gồm có: 1áo veston, 1 áo gi lê, 1quần âu.
14
Hình 1.1 Hình dáng bộ Veston nam – nữ
Trong khuôn khổ đề tài chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu sản phẩm áo veston
và chủ yếu là chi tiết cổ, ve áo.
Ấn tượng đầu tiên cảm nhận được khi ta nhìn trực diện của phần cổ ve áo
veston. Tất cả những nét sang trọng, lịch sự được thể hiện ở tỷ lệ cân đối hài hòa
hình dáng của chi tiết cổ và ve trên hai thân trước áo. Độ ôm phom cổ, ve áo với cơ
thể và tỷ lệ của các chi tiết khác trên tổng thể của sản phẩm. Áo veston kiểu 2 ve cổ
điển làm cho người mặc có dáng vẻ trang trọng lịch sự, còn áo veston có cổ ve xếch
15
làm giảm đi nét trang trọng của trang phục nhưng thể hiện sự năng động của người
mặc. Ngoài ra từ cổ, ve cơ bản các nhà thiết kế đã đưa ra những kiểu cổ, ve có sự
phá cách mới để tạo tính thời trang cho sản phẩm. Tuy nhiên với những kiểu veston
mùa hè hoặc kiểu thời trang trẻ thì sự phá cách có thể thay đổi hình dáng và tỷ lệ
giữa các chi tiết cổ và ve.
Áo veston ít thay đổi phom dáng, nhưng các nhà thiết kế luôn quan tâm việc
đến việc thay đổi kiểu dáng các chi tiết cổ, ve, nẹp và kết cấu đường nét của các chi
tiết khác. Điều đặc biệt của sản phẩm veston, cho dù có thay đổi kiểu dáng hay họa
tiết của áo nhưng sản phẩm vẫn giữ được nét đặc trưng riêng không lẫn sang các
loại sản phẩm khác. Chính vì lý do đó quá trình chọn lựa và thay đổi kiểu dáng hay
thay đổi chất liệu cần phải chú ý đến các yếu tố kiểu dáng sản phẩm phù hợp với
chất liệu và công nghệ gia công sản phẩm.
Để có được một sản phẩm hoàn thiện đạt tiêu chuẩn các nhà thiết kế trong
doanh nghiệp cần thiết kế bộ mẫu sản xuất theo một quy trình như sau:
Đối với những sản phẩm veston được sản xuất theo phương thức may đo thì chỉ
cần thiết kế một bộ mẫu chuẩn theo số đo người mặc và cắt may hoàn thiện sản
phẩm
Sáng tác kiểu mẫu
Thiết kế mẫu kỹ thuật Thiết kế công nghệ
Nhân mẫu,
nhảy cỡ
Mẫu sản xuấtMẫu chuẩn
( Gốc )
Nguyên phụ
liệu
Cắt May & hoàn thiện
sản phẩm
Giác sơ đồ In mẫu
16
1.2. Thu thập kiểu mẫu cổ, ve áo veston nam nữ cơ bản
- Áo veston nam gồm có: Cổ ve xuôi (Hình 1.2), cổ ve xếch (Hình 1.3), cổ ve
liền (Hình 1.4) và cổ ve thời trang (Hình 1.5)
Hình 1.2 – Áo veston nam cổ ve xuôi (2 ve)
Hình 1.3 – Áo veston nam cổ ve xếch
17
Hình 1.4 – Áo veston nam cổ ve liền
Hình 1.5 – Áo veston nam cổ ve thời trang
18
- Áo veston nữ gồm có: Cổ ve xuôi (Hình 1.6), cổ ve xếch (Hình 1.7), cổ ve
liền (Hình 1.8) và cổ ve thời trang (Hình 1.9)
Hình 1.6 – Áo veston nữ cổ ve xuôi (2 ve)
Hình 1.7 – Áo veston nữ cổ ve xếch
19
Hình 1.8 – Áo veston nữ cổ ve liền
Hình 1.9 – Áo veston nữ cổ ve thời trang
20
1.3. Chuyển các dữ liệu cổ veston cơ bản thành ngân hàng dữ liệu (quản lý
trên phần mềm lectra)
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của đề tài là sưu tầm, tổng hợp toàn bộ
những mẫu thiết kế cổ ve áo veston đã, đang sản xuất tại các doanh nghiệp cho
khách hàng (Mỹ, EU, Hàn Quốc, Nhật …), một số hãng thời trang nổi tiếng và lựa
chọn những mẫu tiêu biểu và điển hình nhất là cơ sở cho việc phân tích tổng hợp
tương đối đầy đủ các kiểu dáng cổ và ve kết hợp với dáng áo của sản phẩm veston
nam, nữ.
Trong tổng số 60 dữ liệu mẫu thiết kế áo veston nam, nữ sưu tầm được từ các
doanh nghiệp chúng tôi chia thành 4 nhóm tiêu chí theo kiểu dáng cổ, ve (phân loại
kỹ thuật):
* Theo dáng cổ hai ve
* Theo dáng cổ ve xếch
* Theo dáng cổ ve liền
* Theo các dáng cổ thời trang
Trong mỗi nhóm tiêu chi được tách theo từng chi tiết kiểu dáng cổ, ve riêng biệt
để dễ quản lý hệ thống mẫu thiết kế kỹ thuật.
Để phân biệt và quản lý đồng bộ mẫu thiết kế kỹ thuật (trên phần mềm lectra)
với hình ảnh tương ứng của kiểu dáng sản phẩm chúng tôi quy định mã hóa tài liệu
thu thập của các doanh nghiệp trong ngân hàng mẫu như sau:
- Phương pháp đặt tên cho ngân hàng dữ liệu
1. Loại sản phẩm: Áo veston VT
2. Giới tính: Nam NA
Nữ NU
3. Tên kiểu dáng: Kiểu dáng cổ 2 ve 2V
Kiểu dáng cổ ve xếch VX
Kiểu dáng cổ ve liền VL
Kiểu dáng cổ thời trang TT
(Kiểu cổ thời trang có thể đặt tên có gợi mở kiểu dáng)
4. Tên thị trường (khách hàng): Ký hiệu tài liệu mẫu gốc
21
Ví dụ: VTNA-2VERO22005
VTNA : Áo veston nam
2V : Kiểu dáng cổ hai ve
ERO22005 : Mã hàng có sẵn
Ví dụ: VTNU-VX J2904:
VTNU : Áo veston nữ
VX : Kiểu cổ ve xếch
J2904 : Mã hàng có sẵn
Hình 1.10 – Hệ thống mẫu thiết kế sản phẩm veston ( Phần mềm lectra)
Bảng 2.1 Bảng mã hoá ngân hàng mẫu thiết kế áo veston nam - nữ có sẵn
TT Tên sản phẩm Tên kiểu dáng Tên mã hàng có sẵn Thị trường
1 VTNA 2V ERO2005 Mỹ
2 VTNA 2V C2022SE. Mỹ
3 VTNA 2V CFS69SH-A7 Mỹ
4 VTNA 2V CFS69SHAB7 Mỹ
5 VTNA 2V CFS69SHBE7 Mỹ
6 VTNA 2V CFS69SH-K4 Anh
7 VTNA 2V C-S28SH-A4 Anh
8 VTNA 2V C-S28SHAB4 Anh
9 VTNA 2V C-S28SHBE4 Anh
10 VTNA 2V SGN-6CU-A4 Anh
11 VTNA 2V SGN-6CUAB4 Nhật
12 VTNA 2V SGN-6CUBE4 Nhật
22
TT Tên sản phẩm Tên kiểu dáng Tên mã hàng có sẵn Thị trường
13 VTNA 2V SJUJ2CF-A4 Nhật
14 VTNA 2V SJUJ2CFAB4 Nhật
15 VTNA 2V SJUJ2CFBE4 Nhật
16 VTNA 2V SSRC92H-A4 Nhật
17 VTNA 2V SSRC92HAB4 Nhật
18 VTNA 2V SSRC92HBE4 Nhật
19 VTNA 2V S-TYP2N-A4 Nhật
20 VTNA 2V S-TYP2NAB4 Nội địa
21 VTNA 2V S-TYP2NBE4 Nội địa
22 VTNA 2V ERO22005 Nội địa
23 VTNA VL BG09-SB3 Anh
24 VTNA VX BG09-SB3 Mỹ
25 VTNA VX CFS15WH-A4 Mỹ
26 VTNA VX CFS15WHBE4 Mỹ
27 VTNA VX CFS15WH-E4 Nhật
28 VTNA VX CFS15WH-K4 Nhật
29 VTNA VX CFS31WHBE4 Nhật
30 VTNA VX CFS91WHAB4 Nhật
31 VTNA VX CFS91WHBE4 Nội địa
32 VTNA VX CFS91WH-E4 Anh
33 VTNA VX CFS91WH-K4 Anh
34 VTNU 2V J2935. Anh
35 VTNU 2V J2940. Anh
36 VTNU 2V J41414 Anh
37 VTNU 2V J41414M. Đan Mạch
38 VTNU 2V G2004 Đan Mạch
23
TT Tên sản phẩm Tên kiểu dáng Tên mã hàng có sẵn Thị trường
39 VTNU 2V G2003 Mỹ
40 VTNU 2V V2005 MỸ
41 VTNU VX J2796 Anh
42 VTNU VX J8024 Anh
43 VTNU VX J8042 Anh
44 VTNU VX J8084. Anh
45 VTNU VX J41300 Mỹ
46 VTNU VX J41335 MỸ
47 VTNU VX J41395 Mỹ
48 VTNU VX J41445. MỸ
49 VTNU VX 262-J8096 Đan Mạch
50 VTNU VX 307-J8147 Đan Mạch
51 VTNU VX 313-C3425 Nội địa
52 VTNU VL ERO22001 Nội địa
53 VTNU VL Ve liền Nội địa
54 VTNU TT BV239(C3165) Nội địa
55 VTNU TT V305 C3415 Nội địa
56 VTNU TT V271-C3315 Nội địa
57 VTNU TT V282-C3327 Nội địa
58 VTNU TT BJ7018 Nội địa
59 VTNU TT J41447 Nội địa
60 VTNU TT J7032 Nội địa
24
2. XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐIỀU CHỈNH MẪU CỔ, VE ÁO VESTON NAM, NỮ
DỰA TRÊN MẪU CÓ SẴN THEO YÊU CẦU CỦA MẪU MỚI
Mục tiêu của việc điều chỉnh mẫu cổ ve áo veston
Từ một bộ mẫu gốc đã sản xuất, đảm bảo độ tin cậy về kỹ thuật, được hiệu
chỉnh nhanh và chính xác sang nhiều kiểu mẫu cổ, ve mới. Mẫu có thể dùng cho
cùng một đối tượng khách hàng truyền thống hoặc cùng thị trường tiêu thụ sản
phẩm. Mục tiêu chính là giảm được thời gian thiết kế các chi tiết giống nhau và tiết
kiệm được vật tư chế thử. Với sự hỗ trợ của các phần mềm chuyên ngành thì tất cả
các mẫu thiết kế sẽ được lưu giữ theo hệ thống ngân hàng mẫu cổ ve áo veston. Đến
khi cần có thể tìm nhanh và sử dụng dễ dàng.
2.1. Phân tích quy trình thiết kế mẫu cơ bản
- Kỹ thuật thiết kế mẫu công nghiệp
Việc sản xuất mẫu kỹ thuật trong may công nghiệp thường được phát triển từ mẫu
cơ sở. Việc thiết kế mẫu cơ sở tuân theo các bước sau:
+ Từ các thông số kích thước cơ thể hoặc hệ cỡ và phân tích kiểu dáng loại sản
phẩm, người thiết kế xây dựng bộ mẫu cơ sở ban đầu, sau đó cắt và may thành sản
phẩm trên nhiều loại vải khác nhau để kiểm tra mức độ phù hợp cho từng loại vải
+ Sau quá trình chỉnh sửa, mẫu được nghiệm thu và nhập vào máy tính. (phần
mềm Gerber Technology, Lectra Systems)
+ Sử dụng mẫu cơ sở để phát triển mẫu mới phù hợp với các yêu cầu thiết kế
khác nhau.
+ Nhảy cỡ mẫu kỹ thuật hoàn chỉnh để tạo ra một bộ mẫu sản phẩm. Số lượng
và tỷ lệ cỡ phụ thuộc vào nhóm đối tượng của sản phẩm và nhu cầu của thị trường.
+ Kiểm tra lại độ chính xác của bộ mẫu kỹ thuật, xây dựng tài liệu kỹ thuật và
đưa vào sản xuất.
Trong khuôn khổ đề tài, nhóm nghiên cứu quyết định nghiên cứu quy trình điều
chỉnh mẫu thiết kế cổ, ve áo veston theo phương pháp phẳng 2D có hỗ trợ phần
25
mềm thiết kế lectra, từ đó xây dựng ngân hàng mẫu thiết kế cổ, ve đồng bộ cho sản
phẩm áo veston.
- Hệ công thức cơ bản
Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi chỉ đề cập đến những công thức thiết kế
liên quan đến các chi tiết cổ và ve áo veston nam nữ.
Trên thực tế có rất nhiều hệ công thức của nhiều nước cũng như của nhiều khu
vực sản xuất áo veston: Nhật Bản, Anh, Pháp, Ý... nhìn chung với công thức cơ bản
thì không có gì khác biệt nhiều chủ yếu là quá trình sử dụng công thức làm cơ sở để
điều chỉnh thiết kế kiểu dáng sản phẩm mới. Dựa trên quá trình nghiên cứu các dữ
liệu mẫu thiết kế chúng tôi chọn hệ công thức thiết kế tương ứng sản phẩm theo
từng thị trường (Nhật, Mỹ...). Đây là hệ công thức thiết kế mẫu gốc làm cơ sở điểu
chỉnh sang các kiểu dáng cổ, ve của áo khác.
26
+ Hệ công thức thiêt kế cơ bản cổ, ve áo veston nam
TT Tên chi tiết Hình vẽ thiết kế Công thức thiết kế
1 Vòng cổ
thân sau
A Ngang cổ xác định từ đường sống
lưng về phía vai = 1/6 Vc + 2cm
B Cao cổ xác định từ điểm ngang cổ
lên trên (TB) = 2cm
2 Vòng cổ
thân trước
+ Ve áo
A Rộng ngang cổ xác định từ đường
giao khuy = Vb/10 + 3cm
B Hạ sâu cổ xác định theo đường kẻ
vuông góc tại điểm ngang cổ = Vc/6 +
2cm
Đường bẻ ve xác định qua 2 điểm:
A - C = 1,5 2cm (1,5cm đối với áo
nhẹ, 2cm đối với các loại áo khoác)
C’ Điểm chân ve ngang hàng khuyết thứ
nhất (tùy theo số khuyết hoặc điểm chân
ve cao hay thấp)
D Độ xuôi ve tính từ hạ cổ (TB) =
5,5cm
D - E Rộng ve (TB) = 8cm (Hình dáng
ve và cổ áo được xác định trên thân áo
sau khi đã bẻ cổ áo)
F Xẻ ve tính từ đầu ve (TB) = 3,7cm
A
B
A
B
C
D
E
F B’
27
3 Bản cổ H Xác định đường bẻ cổ thẳng hàng
với đường bẻ ve
A - G Giao điểm đầu vai con và đường
chân bản cổ cách điểm đầu vai =0,5-
1cm
H - Q Ngả cong chân cổ = 2,5 cm
G - I Dài cổ sau // với đường bẻ ve =
vòng cổ thân sau (đo ở thân sau)
Q - I Rộng giữa chân cổ (TB) = 2,5cm
Q - K Rộng giữa bản cổ (TB) = 4,0cm
L Rộng đầu bản cổ = 3,5cm
Sau khi thiết kế xong tách riêng phần
chân cổ và bản cổ
L – E Độ mở cổ ( TB ) = 4
4 Chân cổ Q - M Đường can chân cổ (TB) = 0,7cm
B’- J (TB) = 1cm
J - B (TB) = rộng chân cổ
JM' = JM + 0,5 cm ; BI’ = BI + 0,5cm
5 Cổ nỉ
( lót cổ )
H - Q Xác định độ cong đường bẻ cổ ít
hơn so với cổ lần TB = 1,5cm
Q - K Rộng bản cổ = 3,7cm
Q - I Rộng chân cổ = 2,3cm
Bản cổ nỉ nhỏ hơn so với bản cổ chính
để trừ độ nở của cổ sau khi may xong
6 Nẹp ve E’ Cạnh ngoài ve nẹp rộng hơn từ đầu
ve đến chân ve thân áo (TB) = 0,6cm để
tạo độ mo mặt ve
H
Q
K
I
A G
L B
D
E
C’
F
C
QKI’
G
L B’
F
B
M’
J
M
I
K
L
B’
H
F
I
B
G
Q
28
E’- B Rộng ve nẹp phía cổ
T Rộng ve nẹp phía gấu (TB) = 10cm
T Dài phía gấu ( TB) = 2cm
Phần thân trước còn lại được cắt bằng
vải lót.
B
E’
E
T
29
+ Hệ công thức thiêt kế cơ bản cổ, ve áo veston nữ
TT Tên chi tiết Hình vẽ thiết kế Công thức thiết kế
1 Vòng cổ thân
sau
A Ngang cổ = 1/6 Vc+ 1,5 cm
B Cao cổ = 2 cm
2 Vòng cổ thân
trước
- Xác định đường ngang cổ thẳng hàng
với đường cao cổ thân sau
A Rộng ngang cổ = 1/6 Vc + 3cm
B Hạ sâu cổ = 1/6 Vc + 1cm
A - C = 1,5 2 cm (Đường bẻ ve
1,5cm đối với áo nhẹ, 2 cm đối với các
loại áo khoác)
C’ Điểm chân ve cao hơn vị trí khuyết
thứ nhât 1cm, điểm chân ve thường xác
định tại vị trí ngang eo
D Độ xuôi ve (TB) = 5cm
D - E Bản rộng ve (TB) = 7cm
F Độ xẻ ve (TB) = 3,5cm
B
A
B
B
F
E
C A
C’
D
30
3 Nẹp ve E - E’ Cạnh ngoài ve nẹp rộng hơn thân
áo(TB) = 0.6cm để tạo độ mo mặt ve
E’- B Rộng ve nẹp phía cổ
T Rộng ve nẹp phía gấu (TB) = 10cm
T Dài ve nẹp phía gấu (TB) = 2cm
- Phần thân trước còn lại được cắt bằng
vải lót.
4 Bản cổ H Xác định đường bẻ cổ thẳng với
đường bẻ ve
A - G Giao điểm đầu vai con và đường
chân bản cổ cách điểm đầu vai = 0,5
1cm
H - Q Ngả cong chân cổ = 2,5cm
G - I Vòng cổ thân sau (đo ở thân sau)
Q - I Rộng giữa chân cổ (TB) = 2,5 cm
Q - K Rông giữa bản cổ (TB) = 3,7 cm
L Rộng đầu bản cổ = 3,2 cm
- Phần cổ lót thiết kế tương tự cổ lần,
bản cổ lót nhỏ hơn cổ lần 0,2cm để tạo
độ mo
5 Chân cổ Q - M Đường can chân cổ (TB) = 1cm
B’- J (TB) = 0,7cm
J - B (TB) = Rộng chân cổ
JM' = JM + 0,5cm ; BI’ = BI + 0,5cm
Cổ áo nữ có thể thiết kế liền chân cổ và
bản cổ
BF
E’
C’
D
E
T
B
Q
K
I
G
L
B
’
F
H
E
C A
C
’
M
B
K
I
G
L
J
I’M’
31
2.2. Quy trình điều chỉnh mẫu
2.2.1. Những điều kiện cần có cho việc điều chỉnh mẫu thiết kế
- Mô tả kiểu dáng, sản phẩm mẫu (nếu có)
- Bảng số đo (may đo); Bảng số đo theo hệ cỡ (may công nghiệp)
- Mẫu thiết kế kỹ thuật có sẵn (theo từng mã hàng, hay mẫu may đo theo đối
tượng tương đồng với mẫu mới).
2.2.2. Nguyên tắc điều chỉnh mẫu thiết kế
- Để đảm bảo mẫu điều chỉnh các chi tiết cổ, ve áo veston theo hình dáng mẫu
mới nhưng vẫn giữ nguyên được phom dáng của sản phẩm trong quá trình thao tác
chỉnh mẫu cần thực hiện các nguyên tắc sau:
+ Điều chỉnh thiết kế trên mẫu thành phẩm
+ Giữ nguyên các đường thiết kế không liên quan đến ve và cổ áo
+ Đường bẻ cổ và đường bẻ ve khớp với nhau phải được giữ nguyên
- Trong trường hợp cần thiết phải thay đổi phần thiết kế có liên quan đến đường
bẻ cổ và bẻ ve theo yêu cầu của mẫu mới, phải chú ý dịch chuyển đồng bộ ve cổ cho
phù hợp để tránh thay đổi độ ăn khớp của hai chi tiết cổ và ve.
- Không nên sử dụng mẫu có sẵn để chỉnh sửa sang các kiểu mẫu mới có kiểu
dáng khác biệt quá nhiều. Điều đó có thể làm cho mẫu mới không phù hợp với yêu
cầu, lúc này cần phải thực hiện thao tác thiết kế mới.
- Ngoài phần điều chỉnh chi tiết cổ và ve áo, với các chi tiết khác cần điều chỉnh
như: các kiểu nẹp, tay, xẻ sườn, dáng áo… thì quy trình chỉnh mẫu cũng làm tương
tự và tuỳ theo quy định thiết kế chung của từng chi tiết đó để điều chỉnh.
32
Bảng 2.1 Quy định kích thước vị trí đo chi tiết cổ và ve áo veston
Các vị trí đo trên chi tiết là cơ sở đề xác định thông số thiết kế điều chỉnh mẫu mới
TT Vị trí Ký hiệu & vị trí đo Hình vẽ
A Thân áo
1 Rộng
bản ve
Kích thước A
Khoảng cách giữa hai điểm
đầu ve và đường bẻ ve
(Vuông góc với đường bẻ ve)
2 Rộng xẻ
ve
Kích thước B
Khoảng cách giữa hai điểm
trên đường má ve
3 Dài má
ve
Kích thước D
Khoảng cách giữa hai điểm
đầu ve và hạ cổ
4 Dài cạnh
ve
Kích thước C
Khoảng cách giữa điểm đầu
ve và chân ve
5 Rộng ve
nẹp
Kích thước J
Khoảng cách giữa hai điểm
chân ve và cạnh nẹp phía thân
6 Hạ cổ
thân
trước
Kích thước E
Khoảng cách giữa hai điểm
đầu vai và góc cổ
7 Vòng cổ
Thân sau
Kích thước T
Khoảng cách giữa hai điểm
giữa lưng và đầu vai thân sau
trên đường vòng cổ thân sau
B Cổ áo
C’
A
D
B
C
E
J
T
33
M
Đường
L Đường can
I
K
F
G
1 Rộng
bản cổ
Kích thước G
Khoảng cách theo chiều dọc
giữa hai điểm trên hai đường
sống cổ và đường can chân cổ
2 Rộng
đầu cổ
Kích thước I
Khoảng cách 2 điểm trên
đường má cổ và đường sống
cổ
3 Dài sống
cổ
Kích thước F
Khoảng cách giữa 2 điểm đầu
cổ trên đường sống cổ
4 Dài má
cổ
Kích thước K
Khoảng cách giữa 2 điểm đầu
cổ và chân cổ
5 Rộng
chân cổ
Kích thước H
Khoảng cách theo chiều dọc
giữa hai điểm trên hai đường
can chân cổ và đường chân cổ
6 Vòng
chân cổ
sau
Kích thước M
Khoảng cách theo chiều
ngang tương ứng với 2 điểm
đầu vai thân áo
7 Dài hạ
cổ trước
Kích thước L
Khoảng cách hai điểm hạ cổ
và đầu vai áo trên đường chân
cổ
34
2.2.3. Trình tự và phương pháp điều chỉnh mẫu cổ và ve áo veston
Bước 1:
- Phân tích những yêu cầu chung và kiểu dáng của mẫu mới để xác định các vị
trí thiết kế (điều chỉnh) trên từng chi tiết sản phẩm.
Bước 2:
- Đối chiếu yêu cầu kiểu mẫu mới với tài liệu thiết kế của mẫu có sẵn cùng hệ
cỡ và kiểu dáng sản phẩm gần giống với mẫu mới (mẫu trong phần mềm lectra)
+ Thông số hệ cỡ
+ Bảng thống kê chi tiết
+ Bảng màu nguyên phụ liệu
+ Công nghệ may
Bước 3:
- Chọn mẫu thiết kế của mã hàng (Khách hàng) tương ứng với mẫu mới
- Chọn và tách riêng các chi tiết mẫu liên quan cần điều chỉnh: Thân sau, thân
trước, bản cổ, chân cổ, ve nẹp và các chi tiết dựng tương ứng.
- Kiểm tra thông số chi tiết mẫu tại vị trí mẫu cần điều chỉnh: cổ, ve … (thao
tác trên phần mềm lectra)
Bước 4:
- Xác định các thông số tại các vị trí cần điều chỉnh của các chi tiết cổ, ve nẹp...
- Đối với sản phẩm veston khi điều chỉnh các chi tiết ve áo cần chú ý đến điều
chỉnh chi tiết cổ theo tỷ lệ tương ứng trong trường hợp không có thông số cụ thể.
Còn trong trường hợp các chi tiết điều chỉnh có quy định rõ thông số thì nhập luôn
các thông số đó cho vị trí cần điều chỉnh.
Bước 5:
Thao tác chỉnh mẫu: (được áp dụng cho người biết sử dụng phần mềm thiết kế
chuyên ngành lectra)
- Mở modul quản lý mẫu, chọn mẫu trong ngân hàng có sẵn (theo mã hóa)
- Sao các chi tiết mẫu cần điều chỉnh
35
- Dựa vào thông số được xác định để điều chỉnh từng đường thiết kế theo yêu
cầu của mẫu mới
- Kiểm tra thông số và độ khớp giữa các chi tiết mẫu mới
Chú ý: Đối với những người không sử dụng phần mềm lectra thì các thao tác
chỉnh mẫu sẽ làm bằng tay và sử dụng mẫu in các chi tiết để sao lại và điều chỉnh
trên cỡ gốc, sau đó nhập mẫu vào máy để nhảy mẫu cho các cỡ còn lại.
Bước 6:
Xác định lượng dư công nghệ theo quy trình may để điều chỉnh các loại mẫu
sản xuất (mẫu thành khí, mẫu giác sơ đồ, mẫu định vị…)
2.3. Thực nghiệm quy trình thiết kế điều chỉnh mẫu cổ, ve áo veston
* Áo veston nam
Để hướng dẫn quy trình chỉnh sửa các kiểu mẫu cổ và ve áo veston chúng tôi
lựa chọn những mẫu cổ ve điển hình nhất và điều chỉnh trên cùng 1cỡ gốc của bộ
mẫu có sẵn, các cỡ còn lại được nhân mẫu nhảy cỡ theo hệ số nhảy của mã hàng.
Mỗi khách hàng khác nhau thì các yêu cầu thiết kế mẫu và công nghệ may cũng
khác nhau, nên phải nghiên cứu kỹ và chú ý đến các thông số điều chỉnh sao cho
phù hợp với yêu cầu.
Trong đề tài này chúng tôi chỉ đề cập đến chi tiết cổ và ve áo còn các chi tiết
khác trên sản phẩm sẽ giữ nguyên (Trong thực tế có thể kết hợp thay đổi kiểu dáng
cho chi tiết khác trong 1sản phẩm, khi đó căn cứ vào từng kiểu dáng chi tiết đó điều
để chỉnh tương tự).
36
* Kiểu dáng 1: Áo veston nam cổ 2 ve
Hình 2.1a: Áo veston nam kiểu mới Hình 2.1b: Bản vẽ kỹ thuật áo veston kiểu mới
Hình 2.2a: Áo veston nam có sẵn Hình 2.2b: Bản vẽ kỹ thuật có sẵn
4.4.0
8.
3,5
11
3,5
3.2
7.0
4.
11
37
Bước 1: Phân tích kiểu dáng mẫu mới (Hình 2.1a)
- Bản ve và cổ lớn hơn mẫu có sẵn (thông số theo bản vẽ kỹ thuật).
- Độ xuôi ve và độ mở cổ vẫn giữ nguyên
- Áo 3 khuy
Vị trí điều chỉnh: Bản rộng ve, đầu cổ, chuyển từ 2 khuy thành 3 khuy theo tỷ lệ
thông số ghi trên bản vẽ kỹ thuật tương ứng với mẫu mới.
Ngoài ra thông số điều chỉnh cần thống nhất với khách hàng nếu là sản phẩm cắt
may hoặc hàng sản xuất gia công.
Bước 2: Nghiên cứu tài liệu kỹ thuật của mẫu có sẵn
* Bảng thông số thành phẩm áo veston (phụ lục 1)
* Bảng thông kê chi tiết áo veston nam (phụ lục 2)
* Bảng mẫu nguyên phụ liệu (phụ lục 3)
* Công nghệ may
- May hoàn thiện sản phẩm trên dây chuyền may công nghiệp theo công nghệ của
khách hàng Oktava (Theo YCKT của mã hàng)
- Trong trường hợp thay đổi chất liệu vải khác phải ghi rõ loại vải và tỷ lệ thành
phần để có cơ sở điều chỉnh mẫu thiết kế, thiết bị và công nghệ may.
VD: Yêu cầu thay đổi về cắt, may, là …
Bước 3: Chọn mẫu thiết kế có hệ cỡ và kiểu dáng sản phẩm gần giống với
mẫu mới (mẫu trong phần mềm lectra)
- Mở ngân hàng mẫu có sẵn chọn: Sản phẩm mùa đông Khách hàng Tên
sản phẩm, đối tượng VTNA Kiểu dáng 2V VTNA-2VERO22005.md
38
Hình 2.3 Ngân hàng quản lý mẫu cổ ve áo veston nam
- Mở tài liệu mẫu thiết kế trên phần mềm lectra
Hình 2.4 Mẫu kỹ thuật ve áo veston nam
39
Bước 4: Xác định các thông số điều chỉnh từng chi tiết mẫu
Căn cứ theo tài liệu kỹ thuật và so sánh phân tích kiểu dáng để xác định các
thông số tại các vị trí cần điều chỉnh cụ thể như sau:
Bảng 3.4 Thông số điều chỉnh mẫu cổ, ve áo veston nam
TT Vị trí điều chỉnh Ký hiệu T.số mới
(dl)
T.số cũ
(dl)
Ghi chú
1 Thân trước
Rộng ve A 8,0 7,0
Xẻ ve B 4,0 3,5
Nâng chân ve C +11 Chuyển thành 3 khuy
Cổ
Rộng đầu bản cổ I 3,5 3,2
Dài má cổ K + 0,5 Tính từ bẻ ve
Rộng giữa bản cổ G 4,0 4,0
2
Độ mở cổ 4,0 4,0 K.cách đầu ve, cổ
Ve nẹp
Rộng ve A 8.0 7,0 Theo thân trước
3
Xẻ ve B 4,0 4,0
4 Các chi tiết dựng Điều chỉnh theo vị trí
tương ứng với chi tiết lần
ngoài
Bước 5: Thao tác điều chỉnh mẫu
- Chọn và coppy các chi tiết mẫu: Thân trước, ve nẹp, bản cổ, chân cổ và các
chi tiết dựng ve, cổ
- Khớp chi tiết có liên quan cổ - thân trước (sử dụng phần mềm lectra). Có thể
chỉnh sửa tách riêng từng chi tiết mẫu (điều chỉnh tay)
- Kiểm tra các thông số của mẫu cũ tại các vị trí cần chỉnh
- Các vị trí mẫu không cần điều chỉnh thì ghim lại và giữ nguyên
Chú ý:
- Độ cong đường bẻ cổ giữ nguyên (khi thay đổi độ cong bẻ cổ phụ thuộc vào
độ đứng của bản cổ khi mặc)
- Điều chỉnh đường nét tạo dáng và sự ăn khớp các chi tiết sau khi điều chỉnh
(Khi điều chỉnh mẫu phải quan sát bảng hiển thị thông số Dl và các toạ độ điều
chỉnh của chi tiết mẫu).
40
Dựa vào bảng thông số các thao tác điều chỉnh mẫu được thực hiện như sau:
TT Vị trí Chi tiết mẫu (Lectra) Thao tác điều chỉnh mẫu
1 Khớp mẫu
cổ và thân
trước
- Khớp đường thành phẩm
má cổ (mẫu dựng) và má ve
(nếu chân cổ rời thì khớp cả
chân cổ theo bản cổ).
- Ghim cố định từ đường bẻ
cổ, bẻ ve, hạ cổ, đầu vai, giữa
bản, chân cổ, chân ve. Điều
chỉnh các điểm đầu ve, xẻ ve,
đầu cổ
2 Ve thân
trước
- Copy thân trước và xác định
điểm chân ve 3 khuy
C’ Xác định điểm chân ve
cao hơn 11 cm và đường bẻ
ve mới áo 3 khuy
T Lấy điểm đầu vai làm tâm,
xoay đồng thời thân trước và
cổ sao cho đường bẻ ve cũ (2
khuy) trùng đường bẻ ve mới
(3 khuy)
C’ Tịnh tiến điểm chân ve
mẫu vừa xoay đến điểm chân
ve mới để chỉnh lại dáng
cạnh ve và chỉnh má ve mới
theo mẫu má ve cũ
C’
T
41
A Chỉnh độ rộng ve theo
đường má ve = 1cm (Độ
chênh lệch ve cũ và mới)
B Chỉnh điểm xẻ ve cũ theo
đường má ve đến điểm xẻ
mới
C Vẽ lại cạnh ve theo dáng
mẫu cũ tính từ 1/3 đầu ve
xuống và 1/3 từ chân ve lên.
Dáng má ve có thể điều chỉnh
tuỳ yêu cầu thời trang
3 Bản cổ D Dịch chuyển điểm đầu
chân cổ theo đường má cổ tới
điểm xẻ ve mới chỉnh
I Dịch chuyển đầu cổ // với
đầu cổ cũ theo thông số xác
định. (Nếu không có thông số
thì chỉnh theo tỷ lệ chênh
lệch xẻ ve và đầu cổ mẫu cũ
hoặc theo thời trang)
F Vẽ đường sống cổ dựa trên
dáng của mẫu cổ cũ
V Độ lệch vai con thân trước
tương ứng với phần thừa
sống cổ do thay đổi đường bẻ
ve
Q Giảm độ dài đường sống
cổ = K (độ lệch vai con)
A
B
C
D
F
I
42
4 Bản cổ nỉ
5 Bản cổ lần
Điều chỉnh cổ lần, cổ nỉ,
dựng cổ lần tương ứng với
các điểm điều chỉnh trên mẫu
cổ dựng (D,I,F).
Chân cổ lần giữ nguyên (vì
không thay đổi tính
chất nguyên liệu)
6 Ve nẹp Thao tác điều chỉnh ve nẹp
theo thông số tương tự ve
thân trước (A,B,C’). Giữ
nguyên độ chênh lệch của ve
và thân để tạo độ mo ve.
7 Dựng cổ Mẫu dụng các chi tiết được
điều chỉnh theo thông số
tương ứng với các chi tiết lần
ngoài
B
A
C’
I
F
D
I
DF
43
Bước 6: Xác định lượng dư công nghệ (ra đường may) theo quy trình may
cho các loại mẫu
Dựa theo tài liệu kỹ thuật của mã hàng có sẵn đã quy định về lượng dư công
nghệ theo quy trình may để áp dụng tương tự
Trong trường hợp có sự thay đổi về chất liệu và quy trình may phải khảo sát lại
các độ co dãn nguyên liệu và độ co dãn khi gia công để điều chỉnh lại các thông số
phù hợp cho các loại mẫu sau:
- Mẫu dựng nỉ (lót) = Mẫu TP + độ co (ép dựng)
- Mẫu cổ nỉ = Mẫu dựng + đường may + độ co là + độ co đường may …
- Mẫu cổ lần = Mẫu TP + đường may + độ co là phom + co đường may + độ
mo chi tiết
- Mẫu dựng cổ lần = Mẫu cổ lần – Xq mẫu 0,15cm
- Mẫu ve nẹp, thân trước = Mẫu TP + đường may + độ co là ép (phom)
(Đối với sản phẩm áo veston 100% vải lần được xử lý độ co trước khi đưa vào
cắt BTP nên khi tính lượng dư công nghệ không cần tính độ co nguyên liệu)
44
* Áo veston nữ
Quy trình điều chỉnh mẫu ve cổ áo veston nữ tương tự áo veston nam. Tùy theo
vị trí trên chi tiết mẫu để điều chỉnh phù hợp với kiểu áo veston nữ.
Kiểu dáng1: Áo veston nữ cổ 2 ve kiểu chữ B
Hình 2.5b: Bản vẽ kỹ thuật áo veston kiểu mớiHình 2.5a: Áo veston nữ kiểu mới
Hình 2.6a: Áo veston nữ có sẵn Hình 2.6b: Bản vẽ kỹ thuật có sẵn
12 cm
2 cm4,5
6.0
9cm
3,5
4.0
45
Bước 1: Phân tích kiểu
- Mẫu áo veston mới có dáng đầu bản cổ và đầu ve nguýt tròn (Kiểu chữ B)
- Điểm hạ chân ve trên thân áo có sẵn và áo mới như nhau
- Độ rộng bản ve, bản cổ kiểu dáng mới lớn hơn mẫu có sẵn
- Độ xuôi ve và hạ cổ áo veston mới sâu hơn mẫu có sẵn
Vậy cần điều chỉnh hạ sâu cổ, độ xuôi ve và độ rộng bản ve (tỷ lệ độ rộng bản ve và
bản cổ tương ứng với kiểu mẫu mới)
Bước 2, 3: Nghiên cứu tài liệu và chọn mẫu thiết kế (tương tự)
Mở ngân hàng mẫu có sẵn chọn: Sản phẩm mùa đông Khách hàng Tên
sản phẩm, đối tượng VTNU Kiểu dáng 2V VTNU- 2V Nội địa.
Hình 2.7 Ngân hàng quản lý mẫu cổ ve áo veston nữ
Hình 2.8 Mẫu kỹ thuật ve áo veston nữ
46
Bước 4: Xác định các thông số điều chỉnh từng chi tiết
Bảng 3.7 - Thông số điều chỉnh cổ ve áo veston nữ
TT Vị trí điều chỉnh Ký hiệu T.số cũ T.số mới Ghi chú
Thân trước
Rộng ve A 9,0 12,0
1
Xẻ ve B 4,0 6,0
Cổ
Hạ cổ E + 2,0
Dài má cổ K + 2,0 Tính từ bẻ ve
Dài chân cổ L + 2,0
Rộng đầu bản cổ I 3,5 4,5
2
Độ mở cổ 4,0 6,0 Khoảng cách đầu ve, cổ
Ve nẹp
Rộng ve 9,0 12,0
3
Xẻ ve 4,0 6,0
Vị trí điều chỉnh tương
ứng như thân trước
47
Bước 5: Thao tác điều chỉnh mẫu
TT Vị trí Chi tiết mẫu Thao tác điều chỉnh
1 Khớp
mẫu cổ
và thân
trước
- Khớp đường thành phẩm má cổ (mẫu
dựng) và má ve (nếu chân cổ rời thì
khớp chân cổ theo bản cổ).
- Ghim cố định đường bẻ cổ, bẻ ve,
đầu vai, giữa bản, chân cổ, chân ve
2 Ve thân
trước
E Dịch chuyển đồng thời đường má ve
và đường má cổ xuống theo đường bẻ
ve = 2cm
E
E
48
A Tăng độ rộng ve theo đường má ve
= 12,0cm
B Tịnh tiến điểm xẻ ve cũ theo đường
má ve đến điểm xẻ mới
C Vẽ lại cạnh ve và dáng đầu ve nguýt
tròn
3 Khớp cổ K Dịch chuyển điểm chân cổ theo
đường má cổ tới điểm xẻ ve mới chỉnh
I Dịch chuyển rộng đầu cổ // với đầu
cổ cũ = 4,5cm. Chỉnh đầu cổ nguýt
tròn
Điều chỉnh độ mở cổ = 6cm (Theo
bản vẽ kỹ thuật)
F Vẽ đường sống cổ dựa trên dáng của
mẫu cổ cũ
Sau khi chỉnh xong, tách rời chi tiết cổ
để điều chỉnh tiếp các mẫu cổ
4 Bản cổ
5 Chân cổ
Điều chỉnh các mẫu cổ lót, dựng cổ
lần tương ứng với các điểm điều chỉnh
trên mẫu cổ dựng (I, K, E, F). Giữ
nguyên độ chênh lệch giữa các mẫu cổ
lần, cổ nỉ, dựng và chân cổ lần
E
B
A
C
I
E
KA
C
I
F
EI
K F
E
49
6 Ve nẹp Thao tác điều chỉnh ve nẹp theo thông
số tương tự điều chỉnh ve thân trước
(A, B, C, E). Giữ nguyên độ chênh
lệch của ve và thân của mẫu cũ để tạo
độ mo ve
Các chi tiết mẫu dựng được chỉnh
tương ứng với các chi tiết lần ngoài
2.3. Kiểm tra và hiệu chỉnh mẫu thiết kế
Các chi tiết mẫu được điều chỉnh được kiểm tra và khớp đồng bộ với nhau
(Lần, lót, dựng). Các chi tiết mẫu phải đảm bảo đúng yêu cầu về kiểu dáng, thông
số và lượng dư công nghệ được cộng thêm cho chi tiết mẫu.
3. XÂY DỰNG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG KIỂU MẪU CỔ, VE ÁO VESTON
NAM NỮ (Ngân hàng mẫu mới trên phần mềm thiết kế)
3.1. Phân loại mùa sử dụng
Việc phân loại sản phẩm theo mùa giúp cho các nhà thiết kế định hướng được
kiểu dáng sản phẩm và lựa chọn nguyên phụ liệu và công nghệ sản xuất tương ứng
như:
- Veston nam, nữ mùa hè
- Veston nam, nữ mùa đông
3.2. Phân loại thị trường sử dụng
Đối với sản phẩm áo veston hiện nay đang sản xuất cho các thị trường tiềm
năng với hình thức sản xuất gia công và POB và định hướng phát triển sản xuất
ODM trong tương lai như:
E
B
A
C
50
- Thị trường châu Á: Nhật Bản
- Thị trường châu Âu: Mỹ, Anh, Italia…
- Thị trường nội địa
Với mỗi một thị trường thì thị hiếu thời trang cũng khác nhau và việc chọn lựa
kiểu mẫu thiết kế có hệ cỡ sản phẩm cũng khác nhau. Qua việc phân loại thị trường
tiêu thụ giúp các nhà thiết kế có những định hướng chính xác khi thiết kế sản phẩm.
3.3. Phân loại đối tượng sử dụng
Phân loại đối tượng sử dụng để lựa chọn chính xác các kiểu dáng mẫu thiết kế
- Giới tính : nam, nữ
- Lứa tuổi : Thanh niên, trung niên ...
3.4. Phân loại kỹ thuật mẫu cổ ve áo veston nam nữ
3.4.1. Mẫu thiết kế kỹ thuật cơ bản
- Cổ, ve áo veston nam:
* Cổ hai ve
Cổ 2 ve ngắn
Cổ 2 ve dài
* Cổ ve xếch
Giao vạt
Hai khuy
Một khuy
Không giao vạt
Hai khuy
Một khuy
Ba khuy
* Cổ ve liền
Cổ ve liền dáng sam (to, nhỏ, dài, ngắn)
Cổ ve liền dáng vuông
Cổ ve tròn
* Cổ ve thời trang
51
- Cổ, ve áo veston nữ:
* Cổ hai ve
Cổ 2 ve ngắn
Cổ 2 ve dài
Cổ chữ B
Cổ chữ K
* Cổ ve xếch
Cổ ve xếch giao vạt
Hai khuy
Một khuy
Cổ ve xếch không giao vạt
Hai khuy
Một khuy
Ba khuy
* Cổ ve liền
Cổ ve liền dáng san (to, nhỏ, dài, ngắn)
Cổ ve liền dáng vuông
Cổ ve tròn
* Cổ ve thời trang
Không cổ
Cổ giao ve
Ve đúp
Cổ đúp
Cổ đứng (rời, liền)
3.4.2. Mẫu thiết kế kỹ thuật điều chỉnh mới
Được quản lý theo hệ thống mẫu thiết kế cơ bản có sẵn. Mẫu thiết kế cơ bản sẽ
được thiết kế điều chỉnh sang các mẫu mới tương đồng về độ to, nhỏ, dài, ngắn,
ngang, sâu của cổ và ve so với kiểu dáng mẫu cũ. Mỗi mẫu cơ bản bước đầu có thể
chỉnh thành 2 hay 3 kiểu mẫu mới.
3.4.3. Định hướng mẫu phát triển
- Từ mẫu có sẵn và mẫu điều chỉnh mới chúng tôi đã nghiên cứu các xu hướng
52
phát triển thời trang dòng sản phẩm veston cao cấp trên thế giới và trong nước. Từ
đó có những định hướng xây dựng các ý tưởng phát triển thiết kế mẫu, nhằm bổ
sung vào ngân hàng mẫu các kiểu cổ, ve có tính đột phá mới.
3.5. Phương pháp đặt tên cho ngân hàng dữ liệu mẫu thiết kế
3.5.1. Nhập mẫu thiết kế mới vào ngân hàng mẫu
Đối với phần mềm lectra mẫu thiết kế các chi tiết của một mã hàng đều được
quản lý chung trong một model. Để quản lý mẫu thiết kế và xuất mẫu cho bộ phận
giác sơ đồ tránh nhầm lẫn mẫu sau khi thiết kế hoặc điều chỉnh mẫu phải lập bảng
thống kê chi tiết mẫu và được quản lý theo hai cách sau:
Cách 1:
Coppy toàn bộ modun mẫu thiết kế (Mã hàng – Sản phẩm) Đặt tên mới cho
modun, tên chi tiết Lập lại bảng thống kê chi tiết giác sơ đồ Lưu tài liệu mẫu
riêng theo từng kiểu dáng mẫu mới.
Cách này sẽ quản lý độc lập được hoàn toàn sản phẩm mới, nhưng tốn thời gian
đặt lại tên cho các chi tiết giống nhau. Cách này có ưu điểm đối với người chưa
thành thạo sử dụng phần mềm letra sẽ ít bị nhầm lẫn. Nhưng khó quản lý mẫu gốc
ban đầu và những mẫu được điều chỉnh trong quá trình sao, lưu tài liệu.
Cách 2:
Coppy các chi tiết cần điều chỉnh Đặt tên mới cho chi tiết mẫu Coppy
bảng thống kê mẫu giác Đặt tên bảng thống kê mới Nhập chi tiết mới chỉnh
vào bảng thống kê nhưng vẫn quản lý chung trong 1 modun.
Cách quản lý này có ưu điểm là quản lý được đồng bộ mẫu gốc và mẫu điều
chỉnh trong một modun các kiểu mẫu mới được điều chỉnh, nhưng việc chọn mẫu
đồng bộ của 1 kiểu mẫu để điều chỉnh sẽ lâu hơn.
Đối với 2 cách quản lý ngân hàng mẫu thiết kế tùy theo đặc thù của từng bộ
phận làm việc có thể chọn một trong hai cách quản lý trên sao cho các tài liệu trong
một mã hàng. Tất cả các mẫu được chỉnh sửa được lưu lại theo hệ thống của từng
loại sản phẩm và từng kiểu dáng tương ứng với tên gọi.
53
3.5.2. Quản lý và sử dụng ngân hàng
* Lập kho tài liệu mẫu thiết kế
Để thuận tiện trong việc quản lý và sử dụng ngân hàng mẫu thiết kế có sẵn, mẫu thiết kế điều chỉnh, mẫu phát triển
mới. Tất cả tài liệu mẫu kỹ thuật được đưa vào quản lý theo hệ thống như sau:
Sơ đồ quản lý ngân hàng mẫu thiết kế cổ ve áo veston
Mẫu KT
Cổ hai ve
Ve dài Ve ngắn
Cổ ve nhỏ
Cổ ve to
Cổ ve xuôi
Cổ ve thấp
Áo veston nam
Nhật Anh Mỹ Nội địa
Ảnh
Kiểu khác
Mẫu KT
Cổ ve xếch
Không giao vạt Giao vạt
ve dài 1khuy
Ve to 2khuy
ve to 3 kguy
Ve nhỏ1khuy
Nhật Anh Mỹ Nội địa
Ảnh
Kiểu khác
Mẫu KT
Cổ ve liền
Ve sam Ve tròn
Cổ sam nhỏ
Cổ sam to
Nhật Anh Mỹ Nội địa
Ảnh
Kiểu khác
Điều
chỉnh ve
Điều
chỉnh cổ
Ve
mới
Cổ
mới
Phát
triển
Cổ ve thời
trang
Viền cổVe đúp Viền ve Kiểu
khác
Nhật Anh Mỹ Nội địa
Mẫu KT
Ảnh
Điều
chỉnh ve
Điều
chỉnh cổ
Ve
mới
Cổ
mới
Phát
triển
Điều
chỉnh ve
Điều
chỉnh cổ
Ve
mới
Cổ
mới
Phát
triển
Điều
chỉnh ve
Điều
chỉnh cổ
Ve
mới
Cổ
mới
Phát
triển
54
Sơ đồ quản lý ngân hàng mẫu thiết kế cổ ve áo veston
Mẫu KT
Cổ hai ve
Ve ngăn Ve dài
Cổ ve nhỏ
Cổ ve to
Cổ ve chữ B
Cổ ve chữ K
Áo veston nữ
Anh Đan
Mạch
Mỹ Nội địa
Ảnh
Kiểu khác
Mẫu KT
Cổ ve xếch
Không giao vạt Giao vạt
ve dài 1khuy
Ve to 2khuy
ve to 3 kguy
Ve nhỏ1khuy
Anh Đan
Mạch
Mỹ Nội địa
Ảnh
Kiểu khác
Mẫu KT
Cổ ve liền
Ve sam Ve tròn
Cổ sam dài
Cổ sam ngắn
Anh Đan
Mạch
Mỹ Nội địa
Ảnh
Kiểu khác
Cổ ve thời
trang
Không
cổ
Ve đúp Cổ đúp Giao
ve
Mẫu KT
Có ve
Cổ tròn
Anh Đan
Mạch
Mỹ Nội địa
Ảnh
Cổ tim
Điều
chỉnh ve
Điều
chỉnh cổ
Ve mới
Cổ mới
Phát
triển
Điều
chỉnh ve
Điều
chỉnh cổ
Ve mới
Cổ mới
Phát
triển
Điều
chỉnh ve
Điều
chỉnh cổ
Ve mới
Cổ mới
Phát
triển
Điều
chỉnh ve
Điều
chỉnh cổ
Ve mới
Cổ mới
Phát
triển
55
4. QUY TRÌNH SỬ DỤNG NGUYÊN PHỤ LIỆU ÁO VESTON NAM NỮ
4.1. Yêu cầu kỹ thuật đối với nguyên liệu may áo veston
* Vải chính
Thường dùng vải có kiểu dệt 2bevroybionH, 3H, 4H vv..có chi số sợi 80/2 x
50/1, 80/2x 80/2, 72/2 x 50/2, 60/2 x 60/2 vv.. có định lượng 8.6oz/yd, 267g/m,
8.4oz/yd, 260 g/m, 7.5or/yd, 233g/m vv.. có thành phần thường dùng 100% Wool,
99%Wool 1% polyester, 98%Wool 2% polyester, 94%Wool 6% polyester, 96%
Wool 4% polyester 55%Wool 45 poly vv.. hoặc theo yêu cầu riêng của từng mã
hàng.
Áo veston mùa hè: Dùng vải mỏng hơn với tỷ lệ thành phần (VD: 98%Wool
2% polyester, 94%Wool 6% polyester, 96% Wool 4% vv..) hoặc theo yêu cầu
riêng của từng mã hàng.
Áo veston mùa đông: Dùng vải dày hơn, có tỷ lệ thành phần (VD: 55%Wool
45 poly)
Với đặc điểm của áo veston được tạo phom từng chi tiết sản phẩm trong quá
trình may. Để tạo sự đồng đều kết cấu bề mặt vải của sản phẩm sau khi may xong,
đối với vải may áo veston yêu cầu 100% vải lần ngoài phải được xử lý độ co trước
khi cắt bán thành phẩm.
Vải chính được dùng cắt cho tất cả các chi tiết lần ngoài của áo veston
* Vải lót
Thường dùng vải dệt theo kiểu lóng chéo (chéo to, chéo in, chéo nổi), thành
phần sợi PF75D x PF75D, số sợi 125 x 90 có trọng lượng là 105g/yd, có thành
phần là 100% polyester, hoặc dệt theo kiểu Taffeta, thành phần sợi 75D x120D, số
sợi 114 x 68 có trọng lượng là 94g/yd, có thành phần là 100%Viscose taffeta…
hoặc theo yêu cầu riêng của từng mã hàng.
Vải lót áo có màu sắc, chất liệu vải tương ứng với thành phần của vải chính
chính và phù hợp chủng loại áo mùa đông, mùa hè, áo nam, hay nữ. Thông thường
vải lót áo mỏng, mềm hơn vải lần.
Vải lót được dùng để cắt tất cả các chi tiết thân lót áo
56
4.2. Yêu cầu kỹ thuật sử dụng phụ liệu phù hợp với chi tiết áo veston
- Dựng dệt cho thân chính:
Được dệt dọc bằng sợi polyester/v.rayon, có trọng lượng 80G/m2
, 85g/m2
,
96g/m2
, hoặc 119g/m2
hoặc được dệt dọc bằng sợi polyester có trọng lượng
60g/m2
, 66g/m2
, 101g/m2
, hoặc theo yêu cầu của từng mã hàng.
Dựng có một mặt có nhựa, một mặt lông, mặt có nhựa lớp nhựa được dàn đều
trên những sợi ngang. Độ co và độ dầy phù hợp với độ co và độ dầy của vải chính,
sau khi ép lực kéo giữa lớp dựng và lớp vải phải bằng hoặc lớn hơn mức qui định
ghi trên mẫu của từng mã khi thử nghiệm. Bề mặt của sản phẩm không bị bong
rộp. Màu sắc theo yêu cầu của từng mã hàng. Dựng dệt được cắt để dính ép vào
các chi tiết lần ngoài, tại vị trí cần tạo phom áo: Thân trước, bản cổ, chân cổ, ve
nẹp, cơi túi, nắp túi…
- Dựng xốp không dệt có nhựa:
Được ép bằng sợi nylon/polyester có trọng lượng 30gr/m2
, 36gr/m2
, 42gr/m2
,
hoặc 47gr/m2
hoặc polyester, hoặc theo yêu cầu của từng mã hàng. Hạt nhựa trên
bề mặt dựng phải dầy và bám đều trên bề mặt dựng, sau khi ép phải đảm bảo độ
kết dính, không bong rộp hoặc biến dạng sản phẩm, khi bóc lớp dựng ra khỏi lớp
vải, hạt nhựa phải tan và bám đều trên bề mặt vải.
Màu sắc, độ co, độ dày của dựng mỏng hơn dựng theo yêu cầu của từng mã
hàng.
Dựng xốp được dùng để dính ép định hình và tạo độ phẳng cho chi tiết áo.
- Dựng xốp không dệt có nhựa có gắn sợi chống bai:
Hạt nhựa trên bề mặt dựng phải dầy và bám đều trên bề mặt dựng, mặt có hạt
nhựa sợi chống bai nổi hơn so với mặt không có nhựa. Màu sắc theo yêu cầu của
từng mã hàng. Dựng xốp có gắn sợi chống bai được dùng để dính ép với lót cổ nỉ
áo veston nam.
- Canh tóc cho đệm ngực to:
Có thành phần 40% coton 36% vixco rayon 24% hair, hay 26% coton 49%
vixco rayon 25% hair, 38% nylon 32% vixco rayon 30% coton…Có trọng lượng
185g/yd, 181g/yd, 279g/yd… độ dầy canh tóc phù hợp với độ dày của vải chính
hoặc theo yêu cầu của từng mã hàng.
57
- Canh tóc cho đệm ngực nhỏ và đệm đầu tay:
Thường dùng canh tóc có thành phần 32% coton 18.5% vixco rayon 43% hair
6.5% pes, 25% coton 39% vixco rayon 36% hair… có trọng lượng 205g/m2
,
225g/yd... mỏng, mềm hơn canh tóc cho đệm ngực to, không thủng rách, hoặc theo
yêu cầu của từng mã hàng.
Dựng canh tóc thường dùng tạo phom ngực và ve áo veston nam còn áo veston
nữ do tính chất tạo dáng mềm mại nên không dùng.
Canh tóc dùng may áo veston mùa hè có mật độ sợi dệt thưa hơn canh tóc
dùng may áo veston mùa đông.
- Vải nỉ cổ:
Có thành phần 100% polyester, wool, polyester, vixco rayon, vải nỉ có màu
sắc, độ dày, mềm phù hợp với vải chính hoặc theo yêu cầu của từng mã hàng. Vải
nỉ dùng để làm lót bản cổ áo veston nam.
- Dây cotton chống bai:
Có bản to đều 0.4cm màu sắc tương ứng với vải chính.
- Keo tan:
Bản to 0,5 1cm, hạt nhựa ở 2 bề mặt băng keo đều, khi ép băng keo tan đều
tạo độ kết dính 2 lá vải.
- Gòn:
+ Gòn ngực: Có thành phần 40% polyester 10% vixco rayon 50% wool, 10%
polyester 90% vixco rayon… có trọng lượng 120g/m2
, 119g/m2
mềm, xốp, có độ
dầy hơn gòn đầu tay, hoặc theo yêu cầu của từng mã hàng.
+ Gòn đầu tay: Có thành phần 35% polyester 40% vixco rayon 25% wool, có
trọng lượng 96g/m2
… mềm, xốp, bông, có độ bai giãn cao, hoặc theo yêu cầu của
từng mã hàng.
- Đệm vai: Mềm, xốp, kiểu dáng, màu sắc, kích thước tùy theo áo nam hoặc áo
nữ.
58
4.3. Hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu phù hợp với từng kiểu dáng cổ
và ve áo
- Quy định nguyên phụ liệu dùng cho chi tiết cổ ve áo veston nam
+ Nguyên liệu:
* Vải chính: Cắt các chi tiết lần chính áo veston
* Vải lót: Cắt chi tiết thân lót
* Vải phối: Cắt các chi tiết phối (nếu có)
* Vải nỉ: Cắt chi tiết cổ lót
+ Phụ liệu:
Đối với áo veston nam, có nhiều loại dựng khác nhau được dùng cho các chi
tiết trên cùng một sản phẩm. Các loại dựng phải có tính chất tương ứng với chi tiết
vải chính. Tùy theo vị trí tạo phom dáng áo mà các loại dựng được quy định dùng
kết hợp với chi tiết chính như sau:
* Dựng dệt: Thân trước
* Dựng dệt cứng: Lót cổ nỉ
* Dựng xốp có nhựa dày: Ve nẹp, bản cổ, chân cổ, nắp túi, cơi túi…
* Dựng xốp có nhựa mỏng: Má ve, má cổ, vòng cổ sau, đầu tay, vai con, vòng
nách, bản gấu… (các vị trí liên kết đường may có canh sợi dễ bai dãn)
* Dựng canh tóc dày: Đệm ngực to (có phần ve thân áo)
* Dựng canh tóc mỏng: Đệm ngực nhỏ (không có phần bản ve).
Các chi tiết dụng được dính ép với các chi tiết chính theo các thông số kỹ thuật
độ kết dính. Nếu thay đổi loại nguyên phụ liệu mới cần phải khảo sát độ kết dính
trên từng chất liệu. Bằng cách cắt một miếng dựng và một miếng vải có độ rộng là
50cm x 8cm. Căn cứ vào các loại dựng đó đem dính ép dưới nhiệt độ và lực ép
nhất định. Sau khi ép xong cắt một miếng 3cm2
bóc một đầu dài 1cm, móc vào đầu
cân để kiểm tra độ kết dính của dựng, đồng thời kiểm tra màu sắc của nguyên liệu
so với nguyên liêu ban đầu. Dựa vào kết quả kiểm tra để điều chỉnh nhiệt độ, lực
ép… sao cho sản phẩm sau khi ép xong không bị bong rộp, ố vàng.
59
- Quy cách vị trí dính dựng trên các chi tiết BTP may cổ, ve áo veston nam
- Nguyên phụ liệu dùng cho chi tiết cổ ve áo veston nữ
+ Nguyên liệu:
* Vải chính: Cắt các chi tiết lần chính áo veston
* Vải lót: Cắt chi tiết thân lót
* Vải phối: Cắt các chi tiết phối (nếu có )
Vải lần chính
Lót cổ nỉ
Dựng dệt cứng
Dựng dệt
Dựng xốp dày
Dựng xốp mỏng
Canh tóc dày
60
+ Phụ liệu:
Đối với áo veston nữ việc tạo phom dáng cho sản phẩm có tính chất mềm mại
hơn nên việc sử dụng các loại dựng cũng tưng ứng với chất liệu vải chính. Áo
veston nữ không dùng canh tóc và đệm ngực. Tương tự như áo veston nam tùy
theo vị trí tạo phom dáng áo mà các loại dựng được quy định dùng kết hợp với chi
tiết chính may cổ, ve áo như sau:
* Dựng dệt: Thân trước
* Dựng xốp có nhựa dày: Ve nẹp, bản cổ, chân cổ, nắp túi, cơi túi….
* Dựng xốp có nhựa mỏng: Má ve, má cổ, vòng cổ sau, đầu tay, vai con, vòng
nách, bản gấu…. (các vị trí liên kết đường may có canh sợi dễ bai dãn).
Các chi tiết ve, cổ có phối vải khác tạo tính thời trang thì các loại dựng được
dùng tùy theo chất liệu của vải phối. Dụng được dính ép với các chi tiết chính theo
các thông số kỹ thuật độ kết dính của từng loại vải (thông số dính ép đã được khảo
sát).
Vải lần chính
Dựng dệt
Dựng xốp mỏng
61
5. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ MAY HOÀN CHỈNH CỔ VÀ VE ÁO VESTON NAM NỮ
5.1. Quy trình may cổ áo veston nam
Dựa vào tính chất các nguyên phụ liệu có tính tạo dáng cho chi tiết cổ, ve áo
veston nam. Quy trình may công nghiệp cổ, ve áo được thực hiện qua các bước
phù hợp với tính chất của nguyên liệu và kết cấu của sản phẩm như sau:
Kẻ định vị
bản cổ ngoài
Ép dựng cổ nỉ May ghim
đường chân
cổ nỉ
May ghim cổ
lần với dựng
Ziczac đường
sống cổ
May nhún
chân cổ nỉ
Là phom sống
cổ
Đột mo sống
cổ
May lộn đầu
cổ
Là phẳng bản
cổ
Đột mo bản
cổ lần
Vạch má cổ
lần
Là rẽ chân cổ
lần
May chắp
chân cổ lần
Là gấp chân
cổ nỉ
Ghim chốt
chân cổ lần, lót
nỉ
Sửa và định vị
chân cổ lần
Khớp cổ với
thân + Kẻ ve
cổ
Tra cổ áoMay Ziczac cổ
nỉ
Là ép ve cổ
hoàn chỉnh
Ghim vòng
cổ thân lần lót
Là rẽ vai con
lần + Là lật vai
con lót
Chắp vai con
lần
Vắt nẹp vào
lót túi lần+
canh tóc
Ép fom ve
Khớp thân
trước lần - lót
Đột ve nẹp May lộn hoàn
chỉnh ve nẹp
Lộn ve nẹp
hoàn chỉnh
Đột mo nẹp
62
KẾT CẤU LẮP RÁP CỔ ÁO VESTON NAM
63
5.2. Quy trình may cổ áo veston nữ
Căn cứ vào tính chất nguyên phụ liệu dùng may cổ, ve áo veston nữ và kết cấu
kiểu dáng mềm mại của sản phẩm. Chi tiết cổ, ve áo veston nữ trong sản xuất công
nghiệp được thực hiện như sau:
Kẻ định vị cổ
lần + lót
May can chân
cổ lần + lót
May lật mí
đường chân
cổ lót
Là rẽ can
chân cổ lần
Mí đè đường
can chân cổ
lần
Là phom sống
cổ + Đường
bẻ cổ
Diễu đè lót
sống cổ
May lộn sống
cổ+ đầu cổ
Tra cổ lần +
lót với thân áo
Là ép phom cổ
hoàn chỉnh
Ghim chốt
đường chân
cổ lần + lót
Là rẽ má ve
Là rẽ vai con
lần + lót
Khớp thân
trước lần - lót
May lộn nẹp Mí lé cạnh
ve+ gót nẹp
Là ép phom veChắp vai con
lần + lót
64
KẾT CẤU LẮP RÁP CỔ ÁO VESTON NỮ
65
PHẦN III
ÁP DỤNG THỬ NGHIỆM KẾT QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
1. Phân tích đánh giá chất lượng việc ứng dụng đề tài
1.1. Thử nghiệm đề tài tại phòng kỹ thuật khu sản xuất veston – Tổng
Công ty May 10 - CTCP
- Phương pháp thử nghiệm:
+ Dựa vào ngân hàng mẫu có sẵn, chọn lựa kiểu dáng mẫu tương ứng điều
chỉnh theo yêu cầu mẫu mới
+ Dựa vào các mẫu sản phẩm đã sản xuất xây dựng ý tưởng phát triển kiểu
mẫu mới
1.2. Thử nghiệm đề tài trong công tác giảng dạy
- Chúng tôi đưa vào thử nghiệm kết quả đề tài bằng phương pháp :
+ Cung cấp ngân hàng dữ liệu mẫu có sẵn đã sản xuất tại doanh nghiệp để học
sinh nghiên cứu và thiết kế sang mẫu mới.
+ Thay đổi nhiều kiểu dáng cổ và ve theo yêu cầu mẫu mới. Sau đó cho học
sinh điều chỉnh mẫu theo quy trình của đề tài trên phần mềm modarid.
+ In mẫu cho may thử trên nhiều chất liệu khác nhau để kiểm chứng độ chính
xác của mẫu.
2. Hiệu quả sau khi ứng dụng đề tài
2.1. Đối với sản xuất
- Thời gian tạo mẫu ngắn, đáp ứng nhanh các yêu cầu của khách hàng. Khi
thiết kế kiểu mẫu thì chỉ cần điều chỉnh theo yêu cầu của mẫu cổ, ve mới. Còn các
chi tiết khác được hiệu chỉnh và sử dụng bằng mẫu có sẵn nên tiết kiệm được thời
gian rất nhiều. Điều đó được thể hiện trong bảng so sánh thời gian thiết kế mẫu
sau:
66
Thời gian thiết kế mẫu các chi tiết của áo veston nam
TT Tên chi tiết Chi tiết sản
phẩm
TG thiết kế
mẫu gốc
TG thiết kế theo
qui trình điều
chỉnh cổ ve áo
Thân trước 2,5h 1h
Thân sau 1h
Tay áo 2h
Cổ, ve aó 1,5h 1h
Thân lần
Chi tiết khác 1h
2 Thân lót 2h
3 Dựng 2h 1h
4 Nghiên cứu tài liệu + hiệu chỉnh mẫu 1h
Tổng 12h 4h
- Quản lý có hệ thống và sử dụng có hiệu quả ngân hàng mẫu thiết kế trong
việc điều chỉnh theo yêu cầu mẫu mới .
- Tiết kiệm thời gian chuẩn bị sản xuất, vật tư, nhân lực của công đoạn thiết kế
chuẩn bị mẫu phục vụ sản xuất.
- Phát huy và kế thừa kinh nghiệm sản xuất các mã hàng có sẵn để ứng dụng
cho sản phẩm mới tương ứng.
- Nâng cao năng suất tại công đoạn thiết kế mẫu, hỗ trợ cho quá trình sản xuất
sản phẩm tại doanh nghiệp.
- Đa dạng hóa sản phẩm, khẳng định thương hiệu của sản phẩm veston cao
cấp.
2.2. Đối với công tác giảng dạy
- Tiết kiệm thời gian chuẩn bị giáo trình và mẫu thiết kế trực quan của giáo
viên nhờ trợ giúp công nghệ thông tin.
67
- Giáo viên truyền tải cho học viên kiến thức lý thuyết thiết kế cơ bản kết hợp
quy trình điều chỉnh theo yêu cầu mẫu mới. Đây là nền tảng quan trọng để giáo
viên và học viên hiểu sâu và ứng dụng thiết kế mẫu gắn liền thực tế sản xuất.
- Phát huy tính sáng tạo và bộc lộ sớm năng khiếu của học viên. Tạo điều kiện
cho nhà trường có hướng đầu tư bồi dưỡng nhân tài nhằm cung cấp nguồn lao
động có chất lượng cao cho xã hội.
- Giúp giáo viên tự tin và chủ động kiểm soát mức độ tiếp thu bài của học viên
ngay sau tiết học.
- Nâng cao khả năng sử dụng các phần mềm chuyên ngành thiết kế cho giáo
viên và học viên.
3. Kết quả của đề tài
Tổng hợp kết quả thu thập dữ liệu xây dựng ngân hàng mẫu thiết kế cổ ve áo
veston cơ bản được 60 mẫu gồm: 34 mẫu áo veston nam, 26 mẫu veston nữ. Các
số liệu thu thập ở các doanh nghiệp đã sản xuất nên đủ độ tin cậy và chính xác khi
đưa vào thiết kế điều chỉnh tạo mẫu mới. Trên cở cở 60 mẫu cơ bản chúng tôi ứng
dụng quy trình điều chỉnh mẫu và bước đầu đưa ra tổng số 120 mẫu thiết kế điều
chỉnh tạo điều kiện cho thiết kế toàn diện các kiểu cổ thời trang. Bên cạnh đó có
định hướng phát triển mới cho kiểu mẫu cổ, ve thời trang nam nữ tổng số 15 kiểu.
68
Bảng tổng hợp số lượng mẫu cổ , ve áo veston trong ngân hàng dữ liệu
TT
Doanh nghiệp
(Khách hàng)
Veston nam Veston nữ
Cổ 2
ve
Cổ ve
xếch
Ve liền
+ TT
Cổ 2
ve
Cổ ve
xếch
Ve liền
+ TT
1 XN Veston 1- TCT
May10 ( Mỹ )
6 3 1 2 4 3
2 XN Veston 2- TCT
May10 (Nhật)
6 3
3 XN SXDV Vĩnh Bảo
(Mỹ + Nhật + Đan
Mạch)
7 3 3 2 2
4 Ban Thời trang - TCT
May10 (Nội địa)
3 1 1 2 5 4
5 Mẫu có sẵn 22 10 1 7 11 9
6 Mẫu điều chỉnh 44 20 2 14 22 18
7 Mẫu phát triển 5 5 5
Kết quả nghiên cứu hiện tại của đề tài đã được đưa vào áp dụng trực tiếp tại 2
đơn vị của Tổng Công ty May 10: Xí nghiệp may Veston 1 và XN may Veston 2.
Thời gian áp dụng từ tháng 8/2010 đến hết tháng 10/2010. Hiệu quả của việc áp
dụng đã giúp công tác chuẩn bị sản xuất ( thiết kế mẫu ) cho các mã hàng xuất
khẩu đạt chất lượng cao và tiết kiệm thời gian được 50 - 60% trên tổng thời gian
thiết kế.
69
Kết luận:
Sau một thời gian nghiên cứu thực hiện, đề tài đã hoàn thành tốt các mục tiêu
đề ra. Cụ thể:
- “Xây dựng ngân hàng mẫu cổ, ve áo veston nam- nữ cao cấp” nhờ hỗ trợ của
công nghệ thông tin (phần mềm chuyên ngành thiết kế).
- Xây dựng quy trình điều chỉnh mẫu cổ, ve áo veston nam - nữ . Từ đó đưa ra
hướng dẫn thao tác điều chỉnh những mẫu cổ, ve áo điển hình
- Hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu phù hợp với cổ áo veston nam và nữ
- Hướng dẫn quy trình may tương ứng với kiểu cổ áo veston nam- nữ
Kết quả của đề tài sẽ hỗ trợ đắc lực trong việc tạo mẫu nhanh phục vụ cho việc
chào hàng xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Đó là một trong nhiệm vụ cấp bách
của ngành Dệt may đang quan tâm nhằm phát triển ngành công nghiệp may sản
phẩm veston cao cấp.
Kiến nghị:
Đề tài đã thực hiện được khối lượng công việc chủ yếu là đưa ra được quy
trình điều chỉnh mẫu cổ ve áo veston và tổng hợp dữ liệu mẫu thiết kế để xâydựng
ngân hàng mẫu. Tuy nhiên đây mới chỉ là những bước cơ bản đầu tiên để các nhà
trường và các doanh nghiệp tiếp tục ứng dụng vào điều chỉnh các chi tiết khác
trong sản phẩm veston. Để có thể phát huy hơn nữa các kết quả của đề tài, nhóm
đề tài đề nghị Bộ Công Thương tiếp tục cho các hướng nghiên cứu mới: ứng dụng
công nghệ thông tin vào thiết kế thời trang veston và ứng dụng sang điều chỉnh các
loại sản phẩm khác.
Để đề tài có tính ứng dụng cao, Trường cao đẳng nghề Long Biên sẽ tiếp tục
sử dụng kết quả đề tài vào giảng dạy và thực tế sản xuất nhằm kiểm nghiệm để có
những điều chỉnh cho phù hợp hơn.
Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã có nhiều cố gắng song đề tài
không tránh khỏi thiếu sót, chúng tôi mong muốn nhận được các ý kiến đóng góp
để tiếp tục bổ sung hoàn thiện đề tài. Với mục tiêu hỗ trợ đắc lực cho nhiệm vụ
thiết kế mẫu sản phẩm veston cao cấp nhằm đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao hiệu
quả kinh tế cho các doanh nghiệp và chất lượng đào tạo của nhà trường.
Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn !
70
Tài liệu tham khảo
1.Patternmaking for fashion design – The fashion center Los Angeles trade –
technical college
2. Metric Pattern Cutting Winifred Aldrich
3.Giáo trình thiết kế trang phục - Trường CĐ Công nghiệp Hà Nội
4. Giáo trình công nghệ may – Tiến sĩ Trần Thuỷ Bình - Nhà xuất bản giáo dục
5. Cấu tạo và thiết kế vải - ĐHBK Hà Nội
6. Kỹ thuật xây dựng các loại mẫu cắt trong công nghiệp – Trường CĐ CN Hà Nội
7. Metric Pattern Cutting Winifred Aldrich
8.Tài liệu công nghệ sản xuất veston Janpan
71
Phụ lục 1 Bảng thông số thành phẩm áo veston
* size: 36-38- 40 - 42 - 44 - 46 - 48 - 50-52 * VOC: S - R – L
§¬n vÞ ®o (cm)
VÞ trÝ ®o 36 38 40 42 44 46 48 50 52 -/+
Rộng giữa bản cổ 6,5 6,5 6,5 6,5
Rộng đầu cổ 3 3,2 3,5 3,7
Rộng ve 7.0 7.0 7.8 8.1
Dài áo từ giữa cổ sau
tới gấu (S)
73 74 75 76 77 78 79 80 81 1
Dài áo từ giữa cổ sau
tới gấu (R)
76 77 78 79 80 81 82 83 84 1
Dài áo từ giữa cổ sau
tới gấu (L)
79 80 81 82 83 84 85 86 87 1
Vòng ngực dưới nách
2.5cm
51 53.5 56 58.5 61 63.5 66 68.5 71 1
Vòng eo dưới nách
20.5cm
46 48.5 51 53.5 56 58.5 61 63.5 66 1
1/2 ngang sau 21 21.5 22 22.5 23 23.5 24 24.5 25 0.5
Rộng vai 45.6 46.8 48 49.2 50.4 51.6 52.8 54 55.2
Vai con 14.9 15.2 15.5 15.8 16.1 16.4 16.7 17 17.3 0.3
Dài tay(S) 61.3 61.9 62.5 63.1 63.7 64.3 64.9 65.5 66.1 1
Dài tay(R) 64.3 64.9 65.5 66.1 66.7 67.3 67.9 68.5 69.1 1
Dài tay(L) 67.3 67.9 68.5 69.1 69.7 70.3 70.9 71.5 72.1 1
Bắp tay 18.2 19.1 20 20.9 21.8 22.7 23.6 24.5 25.4
Khuỷu tay 16.7 17.6 18.5 19.4 20.3 21.2 22.1 23 23.9
Cửa tay 14.4 14.7 15 15.3 15.6 15.9 16.2 16.5 16.8 0.3
Khoảng cách giữa 2
cúc nẹp
11
72
Phụ lục 2 Bảng thông kê chi tiết áo veston nam
tt tªn chi tiÕt sl ghi chó
V¶i chÝnh: #L720703 a
1 Th©n tr−íc 2 ®èi
3 Th©n sau 2 ®èi
3 Th©n s−ên 2 ®èi
4 Tay to 2 ®èi
5 Tay nhá 2 ®èi
6 NÑp ve 2 ®èi
7 C¬i ngùc 1
8 §¸p tói ngùc 1
9 N¾p tói 2 ®èi
10 ViÒn n¾p tói 2
lãt TH¢N: ERICA B
1 Lãt th©n tr−íc 2 ®èi
2 Lãt th©n s−ên 2 ®èi
3 Lãt th©n sau tr¸i 1
4 Lãt th©n sau ph¶i 1
5 Lãt n¾p tói 2 ®èi
6 §¸p tói n¾p 2
7 C¸ tói lãt 1
8 §Öm ®Çu chiÕt 2
9 Lãt tay to 2 ®èi
10 Lãt tay nhá 2 ®èi
11 D©y gi»ng 8
lãt Tói:M962P L
1 Lãt tói ngùc 1
2 Lãt tói n¾p to 2
3 Lãt tói n¾p nhá 2
4 Lãt tói lãt to 2
73
5 Lãt tói lãt nhá 1
tt tªn chi tiÕt sl ghi chó
lãt PHèI: ERICA C
1 §¸p tói lãt to 2
2 Viªn tói lãt to 2
3 §¸p tói lãt nhá 1
4 ViÒn tói lãt nhá 1
DTH¢N:FW2057 D
1 D th©n tr−íc 2 ®èi
D XèP:E184N29 F
1 Dựng ve nÑp 2 ®èi
2 Dựng cæ phưởng 1 ®èi
3 Dựng cæ nØ 1 ®èi
4 Dựng gÊu th©n s−ên 2 ®èi
5 Dựng ®Çu th©n sõ¬n 2 ®èi
6 Dựng gÊu th©n sau 2 ®èi
7 Dựng n¸ch th©n sau 2 ®èi
8 Dựng cöa tay to 2 ®èi
9 Dựng cöa tay nhá 2 ®èi
10 Dựng n¾p tói 2 ®èi
11 Dựng c¬i ngùc 1
12 Dựng c¬i tói n¾p 2
13 Dựng ®Öm bæ tói n¾p 2
14 Dựng ®Çu tay lín 2 ®èi
15 Dựng ®Çu tay nhá 2 ®èi
16 Dựng vai +cæ ts 2 ®èi
DKDINH:NS1025 G
1 ViÒn tói lãt to 2
2 §Öm bæ tói lãt to 2
3 ViÒn tói lãt nhá 1
4 §Öm bæ tói lãt nhá 1
CANH TÓC:K516 K
1 Canh ngùc to 2 ®èi
74
2 Canh ngùc nhá1 2 ®èi
3 Canh ngùc nhá 2 2 ®èi
tt tªn chi tiÕt sl ghi chó
CANH TÓC:J257C T
1 Canh tay tr−íc to 2 ®èi
2 Canh tay tr−íc bÐ 2 ®èi
3 Canh ®Çu tay 2 ®èi
B¤NG NGUC:251C N
1 Gßn ngùc 2 ®èi
B¤NG TAY:MAG688 M
1 Gßn ®Çu tay 2 ®èi
2 Gßn tay sau 2 ®èi
VẢI NỈ:MAG001 S
1 Cæ nØ 1
Dùng:X231N29
75
Phụ lục 3 Tên nguyên phụ liệu dùng may sản phẩm áo
veston nam
Đơn vị tính : Y
Tên nguyên
liệu
Ký hiệu Khổ sơ đồ Định mức thực tế
Vải Chính #L720703BROWN PLAND 150 3,97
Vải Chính #L721716 GREY STRIPE 150 3,75
Lót thân ERICA 150 1,6
Lót túi áo M962P 110 1,58
Dụng thân FW2057 148 0,516
Cổ Nỉ 154 0,0431
Dựng E184N29 90 1,284
Dựng NS1025 113 0,0573
Canh tóc K516 149 0,3
Canh tóc J257C 149 0,0677
Gòn 251C 90 0,2615
Bông tay MAG688 115 0,0562

More Related Content

What's hot

[Kho tài liệu ngành may] giáo trình công nghệ may nguyễn tiến dũng
[Kho tài liệu ngành may] giáo trình công nghệ may   nguyễn tiến dũng[Kho tài liệu ngành may] giáo trình công nghệ may   nguyễn tiến dũng
[Kho tài liệu ngành may] giáo trình công nghệ may nguyễn tiến dũngTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tài liệu về nhảy mẫu trên gerber accumark
Tài liệu về nhảy mẫu trên gerber accumarkTài liệu về nhảy mẫu trên gerber accumark
Tài liệu về nhảy mẫu trên gerber accumarkTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
[Kho tài liệu ngành may] đồ án ngành may chuẩn bị sản xuất - tài liệu chuẩn...
[Kho tài liệu ngành may] đồ án ngành may   chuẩn bị sản xuất - tài liệu chuẩn...[Kho tài liệu ngành may] đồ án ngành may   chuẩn bị sản xuất - tài liệu chuẩn...
[Kho tài liệu ngành may] đồ án ngành may chuẩn bị sản xuất - tài liệu chuẩn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
4 giáo trình cơ sở sản xuất may công nghiệp
4 giáo trình cơ sở sản xuất may công nghiệp4 giáo trình cơ sở sản xuất may công nghiệp
4 giáo trình cơ sở sản xuất may công nghiệpTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Trải vải và cắt bán thành phẩm
Trải vải và cắt bán thành phẩmTrải vải và cắt bán thành phẩm
Trải vải và cắt bán thành phẩmNguyen Van LInh
 
bài tập lớn quy trình thiết kế sản phẩm may mặc
bài tập lớn quy trình thiết kế sản phẩm may mặcbài tập lớn quy trình thiết kế sản phẩm may mặc
bài tập lớn quy trình thiết kế sản phẩm may mặcnataliej4
 
đồ áN ngành công nghệ may xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng sản phẩm jac...
đồ áN ngành công nghệ may xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng sản phẩm jac...đồ áN ngành công nghệ may xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng sản phẩm jac...
đồ áN ngành công nghệ may xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng sản phẩm jac...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tài liệu cơ sở công nghệ may bài 3 quy trình công nghệ sản xuất hàng may công...
Tài liệu cơ sở công nghệ may bài 3 quy trình công nghệ sản xuất hàng may công...Tài liệu cơ sở công nghệ may bài 3 quy trình công nghệ sản xuất hàng may công...
Tài liệu cơ sở công nghệ may bài 3 quy trình công nghệ sản xuất hàng may công...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tìm hiểu quy trình làm việc của nhân viên theo dõi và phát triển mẫu fashion ...
Tìm hiểu quy trình làm việc của nhân viên theo dõi và phát triển mẫu fashion ...Tìm hiểu quy trình làm việc của nhân viên theo dõi và phát triển mẫu fashion ...
Tìm hiểu quy trình làm việc của nhân viên theo dõi và phát triển mẫu fashion ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
[Kho tài liệu ngành may] giáo trình thiết kế trang phục 5
[Kho tài liệu ngành may]  giáo trình thiết kế trang phục 5[Kho tài liệu ngành may]  giáo trình thiết kế trang phục 5
[Kho tài liệu ngành may] giáo trình thiết kế trang phục 5TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
NHẢY SIZE ÁO JACKET, VESTON, QUẦN TÂY, ÁO SƠ MI (NHÀ BÈ)
NHẢY SIZE ÁO JACKET, VESTON, QUẦN TÂY, ÁO SƠ MI (NHÀ BÈ)NHẢY SIZE ÁO JACKET, VESTON, QUẦN TÂY, ÁO SƠ MI (NHÀ BÈ)
NHẢY SIZE ÁO JACKET, VESTON, QUẦN TÂY, ÁO SƠ MI (NHÀ BÈ)Nhân Quả Công Bằng
 
Bài giảng thiết kế nhảy size giác sơ đồ
Bài giảng thiết kế   nhảy size giác sơ đồBài giảng thiết kế   nhảy size giác sơ đồ
Bài giảng thiết kế nhảy size giác sơ đồTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
[Kho tài liệu ngành may] kỹ thuật may áo vest nam
[Kho tài liệu ngành may] kỹ thuật may áo vest nam[Kho tài liệu ngành may] kỹ thuật may áo vest nam
[Kho tài liệu ngành may] kỹ thuật may áo vest namTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...
[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...
[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đồ áN ngành may quy trình tổ chức và quản lý tại kho nguyên phụ liệu ngành may
đồ áN ngành may quy trình tổ chức và quản lý tại kho nguyên phụ liệu ngành mayđồ áN ngành may quy trình tổ chức và quản lý tại kho nguyên phụ liệu ngành may
đồ áN ngành may quy trình tổ chức và quản lý tại kho nguyên phụ liệu ngành mayTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Quy trình và kỹ thuật may áo veston nam nữ
Quy trình và kỹ thuật may áo veston nam nữQuy trình và kỹ thuật may áo veston nam nữ
Quy trình và kỹ thuật may áo veston nam nữTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
[Công nghệ may] triển khai sản xuất một mã hàng vào sản xuất trên dây chuyền
[Công nghệ may] triển khai sản xuất một mã hàng vào sản xuất trên dây chuyền[Công nghệ may] triển khai sản xuất một mã hàng vào sản xuất trên dây chuyền
[Công nghệ may] triển khai sản xuất một mã hàng vào sản xuất trên dây chuyềnTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
[Kho tài liệu ngành may ] giáo trình lập kế hoạch sản xuất ngành may
[Kho tài liệu ngành may ]  giáo trình lập kế hoạch sản xuất ngành may[Kho tài liệu ngành may ]  giáo trình lập kế hoạch sản xuất ngành may
[Kho tài liệu ngành may ] giáo trình lập kế hoạch sản xuất ngành mayTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH, THIẾT BỊ LÀ HOÀN TẤT CÁC SẢN PHẨM VẢI DỆT KIM
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH, THIẾT BỊ LÀ HOÀN TẤT CÁC SẢN PHẨM VẢI DỆT KIMNGHIÊN CỨU QUY TRÌNH, THIẾT BỊ LÀ HOÀN TẤT CÁC SẢN PHẨM VẢI DỆT KIM
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH, THIẾT BỊ LÀ HOÀN TẤT CÁC SẢN PHẨM VẢI DỆT KIMhuyền phạm
 
4.giác so do.chuyen cỡ
4.giác so do.chuyen cỡ4.giác so do.chuyen cỡ
4.giác so do.chuyen cỡlinhdo1313
 

What's hot (20)

[Kho tài liệu ngành may] giáo trình công nghệ may nguyễn tiến dũng
[Kho tài liệu ngành may] giáo trình công nghệ may   nguyễn tiến dũng[Kho tài liệu ngành may] giáo trình công nghệ may   nguyễn tiến dũng
[Kho tài liệu ngành may] giáo trình công nghệ may nguyễn tiến dũng
 
Tài liệu về nhảy mẫu trên gerber accumark
Tài liệu về nhảy mẫu trên gerber accumarkTài liệu về nhảy mẫu trên gerber accumark
Tài liệu về nhảy mẫu trên gerber accumark
 
[Kho tài liệu ngành may] đồ án ngành may chuẩn bị sản xuất - tài liệu chuẩn...
[Kho tài liệu ngành may] đồ án ngành may   chuẩn bị sản xuất - tài liệu chuẩn...[Kho tài liệu ngành may] đồ án ngành may   chuẩn bị sản xuất - tài liệu chuẩn...
[Kho tài liệu ngành may] đồ án ngành may chuẩn bị sản xuất - tài liệu chuẩn...
 
4 giáo trình cơ sở sản xuất may công nghiệp
4 giáo trình cơ sở sản xuất may công nghiệp4 giáo trình cơ sở sản xuất may công nghiệp
4 giáo trình cơ sở sản xuất may công nghiệp
 
Trải vải và cắt bán thành phẩm
Trải vải và cắt bán thành phẩmTrải vải và cắt bán thành phẩm
Trải vải và cắt bán thành phẩm
 
bài tập lớn quy trình thiết kế sản phẩm may mặc
bài tập lớn quy trình thiết kế sản phẩm may mặcbài tập lớn quy trình thiết kế sản phẩm may mặc
bài tập lớn quy trình thiết kế sản phẩm may mặc
 
đồ áN ngành công nghệ may xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng sản phẩm jac...
đồ áN ngành công nghệ may xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng sản phẩm jac...đồ áN ngành công nghệ may xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng sản phẩm jac...
đồ áN ngành công nghệ may xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng sản phẩm jac...
 
Tài liệu cơ sở công nghệ may bài 3 quy trình công nghệ sản xuất hàng may công...
Tài liệu cơ sở công nghệ may bài 3 quy trình công nghệ sản xuất hàng may công...Tài liệu cơ sở công nghệ may bài 3 quy trình công nghệ sản xuất hàng may công...
Tài liệu cơ sở công nghệ may bài 3 quy trình công nghệ sản xuất hàng may công...
 
Tìm hiểu quy trình làm việc của nhân viên theo dõi và phát triển mẫu fashion ...
Tìm hiểu quy trình làm việc của nhân viên theo dõi và phát triển mẫu fashion ...Tìm hiểu quy trình làm việc của nhân viên theo dõi và phát triển mẫu fashion ...
Tìm hiểu quy trình làm việc của nhân viên theo dõi và phát triển mẫu fashion ...
 
[Kho tài liệu ngành may] giáo trình thiết kế trang phục 5
[Kho tài liệu ngành may]  giáo trình thiết kế trang phục 5[Kho tài liệu ngành may]  giáo trình thiết kế trang phục 5
[Kho tài liệu ngành may] giáo trình thiết kế trang phục 5
 
NHẢY SIZE ÁO JACKET, VESTON, QUẦN TÂY, ÁO SƠ MI (NHÀ BÈ)
NHẢY SIZE ÁO JACKET, VESTON, QUẦN TÂY, ÁO SƠ MI (NHÀ BÈ)NHẢY SIZE ÁO JACKET, VESTON, QUẦN TÂY, ÁO SƠ MI (NHÀ BÈ)
NHẢY SIZE ÁO JACKET, VESTON, QUẦN TÂY, ÁO SƠ MI (NHÀ BÈ)
 
Bài giảng thiết kế nhảy size giác sơ đồ
Bài giảng thiết kế   nhảy size giác sơ đồBài giảng thiết kế   nhảy size giác sơ đồ
Bài giảng thiết kế nhảy size giác sơ đồ
 
[Kho tài liệu ngành may] kỹ thuật may áo vest nam
[Kho tài liệu ngành may] kỹ thuật may áo vest nam[Kho tài liệu ngành may] kỹ thuật may áo vest nam
[Kho tài liệu ngành may] kỹ thuật may áo vest nam
 
[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...
[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...
[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...
 
đồ áN ngành may quy trình tổ chức và quản lý tại kho nguyên phụ liệu ngành may
đồ áN ngành may quy trình tổ chức và quản lý tại kho nguyên phụ liệu ngành mayđồ áN ngành may quy trình tổ chức và quản lý tại kho nguyên phụ liệu ngành may
đồ áN ngành may quy trình tổ chức và quản lý tại kho nguyên phụ liệu ngành may
 
Quy trình và kỹ thuật may áo veston nam nữ
Quy trình và kỹ thuật may áo veston nam nữQuy trình và kỹ thuật may áo veston nam nữ
Quy trình và kỹ thuật may áo veston nam nữ
 
[Công nghệ may] triển khai sản xuất một mã hàng vào sản xuất trên dây chuyền
[Công nghệ may] triển khai sản xuất một mã hàng vào sản xuất trên dây chuyền[Công nghệ may] triển khai sản xuất một mã hàng vào sản xuất trên dây chuyền
[Công nghệ may] triển khai sản xuất một mã hàng vào sản xuất trên dây chuyền
 
[Kho tài liệu ngành may ] giáo trình lập kế hoạch sản xuất ngành may
[Kho tài liệu ngành may ]  giáo trình lập kế hoạch sản xuất ngành may[Kho tài liệu ngành may ]  giáo trình lập kế hoạch sản xuất ngành may
[Kho tài liệu ngành may ] giáo trình lập kế hoạch sản xuất ngành may
 
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH, THIẾT BỊ LÀ HOÀN TẤT CÁC SẢN PHẨM VẢI DỆT KIM
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH, THIẾT BỊ LÀ HOÀN TẤT CÁC SẢN PHẨM VẢI DỆT KIMNGHIÊN CỨU QUY TRÌNH, THIẾT BỊ LÀ HOÀN TẤT CÁC SẢN PHẨM VẢI DỆT KIM
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH, THIẾT BỊ LÀ HOÀN TẤT CÁC SẢN PHẨM VẢI DỆT KIM
 
4.giác so do.chuyen cỡ
4.giác so do.chuyen cỡ4.giác so do.chuyen cỡ
4.giác so do.chuyen cỡ
 

Viewers also liked

Social responsibility
Social responsibilitySocial responsibility
Social responsibilityPisey Pich
 
đồ áN thiết kế áo vest phương pháp thiết kế và quy trình lắp ráp
đồ áN thiết kế áo vest   phương pháp thiết kế và quy trình lắp rápđồ áN thiết kế áo vest   phương pháp thiết kế và quy trình lắp ráp
đồ áN thiết kế áo vest phương pháp thiết kế và quy trình lắp rápTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
GIÁO TRÌNH THIẾT KẾ VESTON NAM- NỮ - NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN BIÊN SOẠN
GIÁO TRÌNH THIẾT KẾ VESTON NAM- NỮ - NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN BIÊN SOẠNGIÁO TRÌNH THIẾT KẾ VESTON NAM- NỮ - NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN BIÊN SOẠN
GIÁO TRÌNH THIẾT KẾ VESTON NAM- NỮ - NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN BIÊN SOẠNhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Socio economic problems presentation
Socio economic problems presentationSocio economic problems presentation
Socio economic problems presentationIQra BaShir
 
18 cách kiếm tiền online uy tín nhất
18 cách kiếm tiền online uy tín nhất18 cách kiếm tiền online uy tín nhất
18 cách kiếm tiền online uy tín nhấtkiemtienonline2030
 
Ch 5 social responsibility and managerial ethics
Ch 5 social responsibility and managerial ethicsCh 5 social responsibility and managerial ethics
Ch 5 social responsibility and managerial ethicsNardin A
 

Viewers also liked (7)

Giáo trình lý thuyết phần mềm accumark gerber technology
Giáo trình lý thuyết phần mềm accumark   gerber technology Giáo trình lý thuyết phần mềm accumark   gerber technology
Giáo trình lý thuyết phần mềm accumark gerber technology
 
Social responsibility
Social responsibilitySocial responsibility
Social responsibility
 
đồ áN thiết kế áo vest phương pháp thiết kế và quy trình lắp ráp
đồ áN thiết kế áo vest   phương pháp thiết kế và quy trình lắp rápđồ áN thiết kế áo vest   phương pháp thiết kế và quy trình lắp ráp
đồ áN thiết kế áo vest phương pháp thiết kế và quy trình lắp ráp
 
GIÁO TRÌNH THIẾT KẾ VESTON NAM- NỮ - NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN BIÊN SOẠN
GIÁO TRÌNH THIẾT KẾ VESTON NAM- NỮ - NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN BIÊN SOẠNGIÁO TRÌNH THIẾT KẾ VESTON NAM- NỮ - NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN BIÊN SOẠN
GIÁO TRÌNH THIẾT KẾ VESTON NAM- NỮ - NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN BIÊN SOẠN
 
Socio economic problems presentation
Socio economic problems presentationSocio economic problems presentation
Socio economic problems presentation
 
18 cách kiếm tiền online uy tín nhất
18 cách kiếm tiền online uy tín nhất18 cách kiếm tiền online uy tín nhất
18 cách kiếm tiền online uy tín nhất
 
Ch 5 social responsibility and managerial ethics
Ch 5 social responsibility and managerial ethicsCh 5 social responsibility and managerial ethics
Ch 5 social responsibility and managerial ethics
 

Similar to [Kho tài liệu ngành may] nghiên cứu và xây dựng ngân hàng mẫu thiết kế cổ và ve áo veston nam nữ cao cấp

Nghiên cứu thiết kế áo váy dành cho phụ nữ cho con bú. ứng dụng thiết kế một ...
Nghiên cứu thiết kế áo váy dành cho phụ nữ cho con bú. ứng dụng thiết kế một ...Nghiên cứu thiết kế áo váy dành cho phụ nữ cho con bú. ứng dụng thiết kế một ...
Nghiên cứu thiết kế áo váy dành cho phụ nữ cho con bú. ứng dụng thiết kế một ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận Văn Giải pháp phát triển ngành dệt may thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Giải pháp phát triển ngành dệt may thành phố Đà Nẵng.docLuận Văn Giải pháp phát triển ngành dệt may thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Giải pháp phát triển ngành dệt may thành phố Đà Nẵng.docsividocz
 
Luan van “phan_tich_va_du_bao_cau_san_pham_ao_so_mi_nam_cua_cong_ty_co_phan_m...
Luan van “phan_tich_va_du_bao_cau_san_pham_ao_so_mi_nam_cua_cong_ty_co_phan_m...Luan van “phan_tich_va_du_bao_cau_san_pham_ao_so_mi_nam_cua_cong_ty_co_phan_m...
Luan van “phan_tich_va_du_bao_cau_san_pham_ao_so_mi_nam_cua_cong_ty_co_phan_m...Minh Ngọc
 
[Kho tài liệu ngành may] báo cáo thực tập tại công ty may minh trí tài liệu...
[Kho tài liệu ngành may] báo cáo thực tập tại công ty may minh trí   tài liệu...[Kho tài liệu ngành may] báo cáo thực tập tại công ty may minh trí   tài liệu...
[Kho tài liệu ngành may] báo cáo thực tập tại công ty may minh trí tài liệu...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Báo cáo thực tập ngành may xây dựng quy trình sản xuất mã hàng - tài liệu k...
Báo cáo thực tập ngành may   xây dựng quy trình sản xuất mã hàng - tài liệu k...Báo cáo thực tập ngành may   xây dựng quy trình sản xuất mã hàng - tài liệu k...
Báo cáo thực tập ngành may xây dựng quy trình sản xuất mã hàng - tài liệu k...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bài Tập Lớn TTKTM2.34 - nhóm 5 (13).docx
Bài Tập Lớn TTKTM2.34 - nhóm 5 (13).docxBài Tập Lớn TTKTM2.34 - nhóm 5 (13).docx
Bài Tập Lớn TTKTM2.34 - nhóm 5 (13).docxTngDng418764
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Bài tập lớn về quản lý đơn hàng ngành may
Bài tập lớn về quản lý đơn hàng ngành mayBài tập lớn về quản lý đơn hàng ngành may
Bài tập lớn về quản lý đơn hàng ngành mayTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Lên dự án kinh doanh của một doanh nghiệp
Lên dự án kinh doanh của một doanh nghiệp Lên dự án kinh doanh của một doanh nghiệp
Lên dự án kinh doanh của một doanh nghiệp MinhHuL2
 
mmdcjknhfhjlsdclkzdjsjffhnfvfvzkjnfjnvjkdfnvjfdvnf
mmdcjknhfhjlsdclkzdjsjffhnfvfvzkjnfjnvjkdfnvjfdvnfmmdcjknhfhjlsdclkzdjsjffhnfvfvzkjnfjnvjkdfnvjfdvnf
mmdcjknhfhjlsdclkzdjsjffhnfvfvzkjnfjnvjkdfnvjfdvnfnguyenthitrang03072
 
Luận Văn Lập kế hoạch cho sản xuất theo đơn hàng - tình huống tại công ty cổ ...
Luận Văn Lập kế hoạch cho sản xuất theo đơn hàng - tình huống tại công ty cổ ...Luận Văn Lập kế hoạch cho sản xuất theo đơn hàng - tình huống tại công ty cổ ...
Luận Văn Lập kế hoạch cho sản xuất theo đơn hàng - tình huống tại công ty cổ ...sividocz
 
Các giải pháp nhằm thúc đẩy sự tham gia chuỗi giá trị dệt may toàn cầu của cá...
Các giải pháp nhằm thúc đẩy sự tham gia chuỗi giá trị dệt may toàn cầu của cá...Các giải pháp nhằm thúc đẩy sự tham gia chuỗi giá trị dệt may toàn cầu của cá...
Các giải pháp nhằm thúc đẩy sự tham gia chuỗi giá trị dệt may toàn cầu của cá...https://www.facebook.com/garmentspace
 
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ, CHẾ TẠO KHUÔN ÉP NHỰA ( SẢN PHẨM: BỘ CỜ TƯ...
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ, CHẾ TẠO KHUÔN ÉP NHỰA ( SẢN PHẨM: BỘ CỜ TƯ...ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ, CHẾ TẠO KHUÔN ÉP NHỰA ( SẢN PHẨM: BỘ CỜ TƯ...
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ, CHẾ TẠO KHUÔN ÉP NHỰA ( SẢN PHẨM: BỘ CỜ TƯ...nataliej4
 
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ SọcNhân Quả Công Bằng
 
Baigiangthietkemaurapyphucnu
BaigiangthietkemaurapyphucnuBaigiangthietkemaurapyphucnu
Baigiangthietkemaurapyphucnuntnt1987
 
Bài giảng thiết kế mẫu rập y phục nữ - Tran Thi Hong My
Bài giảng thiết kế mẫu rập y phục nữ - Tran Thi Hong MyBài giảng thiết kế mẫu rập y phục nữ - Tran Thi Hong My
Bài giảng thiết kế mẫu rập y phục nữ - Tran Thi Hong MyTrinh Le
 
[Kho tài liệu ngành may] đề cương bài giảng thiết kế mẫu rập y phục nữ
[Kho tài liệu ngành may] đề cương bài giảng thiết kế mẫu rập y phục nữ[Kho tài liệu ngành may] đề cương bài giảng thiết kế mẫu rập y phục nữ
[Kho tài liệu ngành may] đề cương bài giảng thiết kế mẫu rập y phục nữTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
[Kho tài liệu ngành may] 16 bài giảng môn học thiết kế mẫu rập y phục nữ
[Kho tài liệu ngành may] 16 bài giảng môn học   thiết kế mẫu rập y phục nữ[Kho tài liệu ngành may] 16 bài giảng môn học   thiết kế mẫu rập y phục nữ
[Kho tài liệu ngành may] 16 bài giảng môn học thiết kế mẫu rập y phục nữTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar to [Kho tài liệu ngành may] nghiên cứu và xây dựng ngân hàng mẫu thiết kế cổ và ve áo veston nam nữ cao cấp (20)

Nghiên cứu thiết kế áo váy dành cho phụ nữ cho con bú. ứng dụng thiết kế một ...
Nghiên cứu thiết kế áo váy dành cho phụ nữ cho con bú. ứng dụng thiết kế một ...Nghiên cứu thiết kế áo váy dành cho phụ nữ cho con bú. ứng dụng thiết kế một ...
Nghiên cứu thiết kế áo váy dành cho phụ nữ cho con bú. ứng dụng thiết kế một ...
 
Luận Văn Giải pháp phát triển ngành dệt may thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Giải pháp phát triển ngành dệt may thành phố Đà Nẵng.docLuận Văn Giải pháp phát triển ngành dệt may thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Giải pháp phát triển ngành dệt may thành phố Đà Nẵng.doc
 
Luan van “phan_tich_va_du_bao_cau_san_pham_ao_so_mi_nam_cua_cong_ty_co_phan_m...
Luan van “phan_tich_va_du_bao_cau_san_pham_ao_so_mi_nam_cua_cong_ty_co_phan_m...Luan van “phan_tich_va_du_bao_cau_san_pham_ao_so_mi_nam_cua_cong_ty_co_phan_m...
Luan van “phan_tich_va_du_bao_cau_san_pham_ao_so_mi_nam_cua_cong_ty_co_phan_m...
 
[Kho tài liệu ngành may] báo cáo thực tập tại công ty may minh trí tài liệu...
[Kho tài liệu ngành may] báo cáo thực tập tại công ty may minh trí   tài liệu...[Kho tài liệu ngành may] báo cáo thực tập tại công ty may minh trí   tài liệu...
[Kho tài liệu ngành may] báo cáo thực tập tại công ty may minh trí tài liệu...
 
Báo cáo thực tập ngành may xây dựng quy trình sản xuất mã hàng - tài liệu k...
Báo cáo thực tập ngành may   xây dựng quy trình sản xuất mã hàng - tài liệu k...Báo cáo thực tập ngành may   xây dựng quy trình sản xuất mã hàng - tài liệu k...
Báo cáo thực tập ngành may xây dựng quy trình sản xuất mã hàng - tài liệu k...
 
Bài Tập Lớn TTKTM2.34 - nhóm 5 (13).docx
Bài Tập Lớn TTKTM2.34 - nhóm 5 (13).docxBài Tập Lớn TTKTM2.34 - nhóm 5 (13).docx
Bài Tập Lớn TTKTM2.34 - nhóm 5 (13).docx
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Bài tập lớn về quản lý đơn hàng ngành may
Bài tập lớn về quản lý đơn hàng ngành mayBài tập lớn về quản lý đơn hàng ngành may
Bài tập lớn về quản lý đơn hàng ngành may
 
Lên dự án kinh doanh của một doanh nghiệp
Lên dự án kinh doanh của một doanh nghiệp Lên dự án kinh doanh của một doanh nghiệp
Lên dự án kinh doanh của một doanh nghiệp
 
mmdcjknhfhjlsdclkzdjsjffhnfvfvzkjnfjnvjkdfnvjfdvnf
mmdcjknhfhjlsdclkzdjsjffhnfvfvzkjnfjnvjkdfnvjfdvnfmmdcjknhfhjlsdclkzdjsjffhnfvfvzkjnfjnvjkdfnvjfdvnf
mmdcjknhfhjlsdclkzdjsjffhnfvfvzkjnfjnvjkdfnvjfdvnf
 
Luận Văn Lập kế hoạch cho sản xuất theo đơn hàng - tình huống tại công ty cổ ...
Luận Văn Lập kế hoạch cho sản xuất theo đơn hàng - tình huống tại công ty cổ ...Luận Văn Lập kế hoạch cho sản xuất theo đơn hàng - tình huống tại công ty cổ ...
Luận Văn Lập kế hoạch cho sản xuất theo đơn hàng - tình huống tại công ty cổ ...
 
Các giải pháp nhằm thúc đẩy sự tham gia chuỗi giá trị dệt may toàn cầu của cá...
Các giải pháp nhằm thúc đẩy sự tham gia chuỗi giá trị dệt may toàn cầu của cá...Các giải pháp nhằm thúc đẩy sự tham gia chuỗi giá trị dệt may toàn cầu của cá...
Các giải pháp nhằm thúc đẩy sự tham gia chuỗi giá trị dệt may toàn cầu của cá...
 
Đề tài: Tham gia chuỗi giá trị dệt may toàn cầu của doanh nghiệp
Đề tài: Tham gia chuỗi giá trị dệt may toàn cầu của doanh nghiệpĐề tài: Tham gia chuỗi giá trị dệt may toàn cầu của doanh nghiệp
Đề tài: Tham gia chuỗi giá trị dệt may toàn cầu của doanh nghiệp
 
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ, CHẾ TẠO KHUÔN ÉP NHỰA ( SẢN PHẨM: BỘ CỜ TƯ...
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ, CHẾ TẠO KHUÔN ÉP NHỰA ( SẢN PHẨM: BỘ CỜ TƯ...ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ, CHẾ TẠO KHUÔN ÉP NHỰA ( SẢN PHẨM: BỘ CỜ TƯ...
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ, CHẾ TẠO KHUÔN ÉP NHỰA ( SẢN PHẨM: BỘ CỜ TƯ...
 
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
 
Baigiangthietkemaurapyphucnu
BaigiangthietkemaurapyphucnuBaigiangthietkemaurapyphucnu
Baigiangthietkemaurapyphucnu
 
Bài giảng thiết kế mẫu rập y phục nữ - Tran Thi Hong My
Bài giảng thiết kế mẫu rập y phục nữ - Tran Thi Hong MyBài giảng thiết kế mẫu rập y phục nữ - Tran Thi Hong My
Bài giảng thiết kế mẫu rập y phục nữ - Tran Thi Hong My
 
[Kho tài liệu ngành may] đề cương bài giảng thiết kế mẫu rập y phục nữ
[Kho tài liệu ngành may] đề cương bài giảng thiết kế mẫu rập y phục nữ[Kho tài liệu ngành may] đề cương bài giảng thiết kế mẫu rập y phục nữ
[Kho tài liệu ngành may] đề cương bài giảng thiết kế mẫu rập y phục nữ
 
[Kho tài liệu ngành may] 16 bài giảng môn học thiết kế mẫu rập y phục nữ
[Kho tài liệu ngành may] 16 bài giảng môn học   thiết kế mẫu rập y phục nữ[Kho tài liệu ngành may] 16 bài giảng môn học   thiết kế mẫu rập y phục nữ
[Kho tài liệu ngành may] 16 bài giảng môn học thiết kế mẫu rập y phục nữ
 
Báo Cáo Thực Tập Kế Hoạch Kinh Doanh Cửa Hàng Thời Trang
Báo Cáo Thực Tập Kế Hoạch Kinh Doanh Cửa Hàng Thời TrangBáo Cáo Thực Tập Kế Hoạch Kinh Doanh Cửa Hàng Thời Trang
Báo Cáo Thực Tập Kế Hoạch Kinh Doanh Cửa Hàng Thời Trang
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY (20)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
 

Recently uploaded

Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 

[Kho tài liệu ngành may] nghiên cứu và xây dựng ngân hàng mẫu thiết kế cổ và ve áo veston nam nữ cao cấp

  • 1. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ LONG BIÊN BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG NGÂN HÀNG MẪU THIẾT KẾ CỔ VÀ VE ÁO VESTON NAM NỮ CAO CẤP CNĐT : ĐẶNG THỊ CẨM THU 8746 HÀ NỘI – 2010
  • 2. 1 BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI “Nghiên cứu và xây dựng ngân hàng mẫu thiết kế cổ và ve áo Veston nam, nữ cao cấp’’ Thực hiện theo hợp đồng đặt hàng sản xuất & cung cấp dịch vụ sự nghiệp công nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ Số 100.10 RD/HD-KHCN ngày 25/2/2010 giữa Bộ Công Thương và Trường Cao đẳng nghề Long Biên. Cơ quan chủ quản: Bộ Công thương Cơ quan thực hiện: Trường Cao đẳng nghề Long Biên Chủ nhiệm đề tài: Đặng Thị Cẩm Thu Những người tham gia thực hiện: TT Họ và tên Học vị, học hàm chuyên môn Cơ quan 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Phạm Vũ Khiêm Lê Thanh Hải Nguyễn Đăng Khoa Bùi Thuý Hồng Nguyễn Thị Châu Loan Đào Thị Thanh Bình Hoàng Nam Hải Bùi Văn Luy Nguyễn Việt Khánh Thạc sĩ Kỹ sư Kỹ sư Kỹ sư Kỹ sư Cử nhân Kỹ sư Kỹ sư Kỹ sư Trường CĐ nghề Long Biên Trường CĐ nghề Long Biên Trường CĐ nghề Long Biên Trường CĐ nghề Long Biên Trường CĐ nghề Long Biên Trường CĐ nghề Long Biên Tổng Công ty May 10 Tổng Công ty May 10 Tổng Công ty May 10 Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi nhận được sự giúp đỡ của các Doanh nghiệp thuộc Tập Đoàn Dệt May Việt Nam, của các Trường, Vụ, Viện. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn và mong muốn có sự hợp tác lâu dài!
  • 3. 2 Mục lục Trang LỜI MỞ ĐẦU PHẦN I: TỔNG QUAN PHẦN II: NGHIÊN CỨU – XÂY DỰNG NGÂN HÀNG KIỂU MẪU CỔ, VE ÁO VESTON NAM NỮ 1. THU THẬP DỮ LIỆU MẪU CỔ VE ÁO CƠ BẢN CỦA VESTON NAM NỮ 1.1. Phân tích các yêu cầu kỹ thuật sản xuất cổ áo sản phẩm veston nam nữ 1.2. Thu thập kiểu mẫu cổ, ve áo veston nam nữ cơ bản 1.3. Chuyển các dữ liệu cổ veston cơ bản thành ngân hàng dữ liệu 2. XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐIỀU CHỈNH CỔ, VE ÁO VESTON NAM NỮ DỰA TRÊN MẪU CÓ SẴN THEO YÊU CẦU KIỂU MẪU MỚI 2.1. Phân tích quy trình thiết kế mẫu cơ bản 2.2. Quy trình điều chỉnh mẫu 2.3. Thực nghiệm quy trình thiết kế điều chỉnh mẫu cổ ve áo veston nam 3. XÂY DỰNG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG KIỂU MẪU CỔ, VE ÁO VESTON NAM NỮ 3.1. Phân loại các mẫu cổ, ve áo veston nam nữ 3.1.1. Phân loại theo mùa sử dụng 3.1.2. Phân loại theo thị trường sử dụng 3.1.3. Phân loại theo đối tượng sử dụng 3.1.4. Phân loại kỹ thuật thiết kế 3.2. Phương pháp đặt tên cho ngân hàng dữ liệu cổ, ve áo veston 3.2.1. Nhập mẫu thiết kế mới vào ngân hàng mẫu 3.2.2. Quản lý và sử dụng ngân hàng 4. QUY TRÌNH SỬ DỤNG NGUYÊN PHỤ LIỆU ÁO VESTON NAM NỮ 4.1. Yêu cầu kỹ thuật sử dụng phụ liệu phù hợp với chi tiết áo veston 4 6 12 12 23 50 56
  • 4. 3 4.2. Hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu phù hợp với từng kiểu dáng cổ và ve áo 5. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ MAY HOÀN CHỈNH CỔ VÀ VE ÁO VESTON NAM NỮ 5.1. Quy trình may cổ, ve áo veston nam 5.2. Quy trình may cổ, ve áo veston nữ PHẦN III: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 1. Thực nghiệm 2. Kết quả thực nghiệm 3. Đánh giá kết quả áp dụng đề tài 62 66
  • 5. 4 Lời mở đầu Hơn 50 năm qua, ngành Dệt - May Việt Nam không ngừng củng cố và phát triển. Cho đến nay, sản phẩm của ngành khá đa dạng về mẫu mã, màu sắc, chất liệu, phong phú về chủng loại. Sản phẩm phục vụ nhu cầu cuộc sống từ chất lượng dân dụng đến chất lượng cao cấp và tạo được uy tín đối với người tiêu dùng trong nước và Quốc tế. Điều đó càng khẳng định hơn nữa sự lớn mạnh nhanh chóng của ngành Dệt - May Việt Nam. Vì vậy việc tập trung tăng tốc phát triển và mở rộng sản xuất các doanh nghiệp dệt may là chủ trương đúng đắn của Tập đoàn Dệt - May trong giai đoạn hiện nay. Một chiến lược khác về thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh là “ nâng dần tỷ lệ nội địa hóa trong các sản phẩm dệt may cao cấp ” cũng đã góp phần thúc đẩy ngành Công nghiệp Dệt - May phát triển. Tiềm năng phát triển của ngành dệt may là rất lớn, sự hội nhập tất yếu của nước ta vào khu vực Quốc tế có xu hướng chuyển dịch công nghệ mang tính toàn cầu đã mở ra cho ngành Dệt May một hướng đi mới. Ngày nay, nhu cầu về mặc đẹp của từng cá nhân với hỗ trợ của thiết bị kỹ thuật số đang tăng cao ở một số nước phát triển trên thế giới, đòi hỏi sự phát triển đồng bộ trong nhiều lĩnh vực: Thiết kế mỹ thuật trang phục, nguyên vật liệu may, thiết bị khoa học kỹ thuật hỗ trợ kỹ thuật và công nghệ may, vì tính ứng dụng trong thiết kế, hệ thống kích thước cơ thể người và hệ thống cỡ số trang phục. Mục tiêu của đề tài này là khảo sát, thu thập các mẫu cổ áo vest nam nữ của các mã hàng đã sản xuất tại các doanh nghiệp. Qua đó xử lý số liệu và xây dựng quy trình thiết kế điều chỉnh mới nhằm xây dựng ngân hàng dữ liệu, để thiết kế cho một số nhóm sản phẩm áo veston may sẵn phù hợp với dáng vóc người Việt Nam hay Châu Âu, Châu Mỹ (số liệu cung cấp từ Tổng Công ty và các doanh nghiệp thành viên May 10, May Vĩnh Bảo, May Việt Tiến, May Nhà Bè và một số hãng thời trang v.v.)
  • 6. 5 Đây là một đề tài khá mới ở Việt Nam về nội dung bởi vì từ trước tới nay chưa có một cơ sở của Việt Nam nghiên cứu về dữ liệu ngân hàng mẫu thiết kế cổ, ve áo veston nam nữ cao cấp nhằm phục vụ cho những mục tiêu của doanh nghiệp sản xuất sản phẩm veston cao cấp. Cụ thể kể cả một số doanh nghiệp may có doanh thu tiêu thụ nội địa lớn như May Việt Tiến, May Nhà Bè … cũng chưa chủ động xây dựng được hệ thống dữ liệu nói trên. Tuy nhiên với Trường Cao đẳng nghề Long Biên khi được giao nghiên cứu đề tài này với mục đích thu thập các kiểu cổ áo veston phục vụ cho việc thiết kế trang phục phù hợp các thị trường xuất khẩu, cũng như thị trường nội địa cho người Việt Nam thuộc nhiều lứa tuổi, giới tính, vùng miền, thành thị, nông thôn, v.v. Đây là một đề tài phạm vi nghiên cứu rộng, phức tạp, có ý nghĩa khoa học và xã hội lớn vì đề tài không chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu mà phải được ứng dụng vào thực tế và được xã hội chấp nhận thì đề tài mới có giá trị khoa học và thực tiễn. Bố cục của đề tài cơ bản là việc tổ chức chọn kiểu mẫu, phân loại cổ áo trên kiểu cổ truyền thống và bằng hệ thống phần mềm Lectra để đưa ra những mẫu thiết kế chuẩn. Trên cơ sở đó, thiết kế thay đổi từ kiểu cổ cơ bản có sẵn để thiết kế ra các kiểu dáng cổ biến đổi mới. Đó là yếu tố quan trọng góp phần rút ngắn thời gian thiết kế mẫu chuẩn cho sản phẩm mới. Từ quy trình đó tìm ra những kiểu cổ phá cách theo mốt hiện đại. Việc nghiên cứu được thực hiện nghiêm túc, công phu, đưa ra được nhiều số liệu tham khảo về cải tiến quy trình thiết kế và quy trình công nghệ. Phần mềm Lectra đã được sử dụng và khai thác hiệu quả để phục vụ cho việc xây dựng ngân hàng dữ liệu cổ áo veston nam nữ cơ bản và chuyển đổi thiết kế các kiểu cổ mới trên cơ sở các kiểu cổ cơ bản. Với mục tiêu ứng dụng cho những doanh nghiệp sản xuất veston góp phần đẩy nhanh tiến độ thiết kế mẫu và sản xuất cho các doanh nghiệp may áo veston cao cấp – tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đó lý do nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu và xây dựng ngân hàng mẫu thiết kế cổ và ve áo Veston nam, nữ cao cấp’’ để hỗ trợ cho việc thiết kế nhanh và chính xác nhằm đa dạng hóa kiểu dáng sản phẩm veston nam nữ.
  • 7. 6 PHẦN I TỔNG QUAN 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cao cấp áo Veston chỉ dựa trên phương thức sản xuất theo hình thức gia công như: Tổng công ty may Việt Tiến, Tổng công ty may Nhà Bè, Tổng công ty May 10 được sản xuất theo dây chuyền công nghệ Châu Âu và Nhật Bản. Việc thiết kế chào hàng chưa nhiều vì mặt hàng veston cao cấp còn chưa được xây dựng thương hiệu cho dòng sản phẩm này. Bên cạnh đó việc sáng tác và thiết kế mẫu sản phẩm veston phục vụ cho thị trường nội địa còn chưa phong phú về chủng loại, mẫu mã, tính đồng bộ chưa cao. Do đó sản phẩm Veston chưa thoả mãn được thị hiếu của khách hàng khách hàng khó tính, đặc biệt là sản phẩm chào hàng cho những nước thuộc EU và Mỹ. Đối với phương thức sản xuất trong và ngoài nước như: CM, FOB, ODM... thì kiểu dáng cổ, ve áo veston nam, nữ tập trung chủ yếu vào 3 kiểu cơ bản như cổ 2 ve, cổ ve xếch, cổ ve liền và các kiểu cổ ve phá cách từ cơ bản thành các kiểu cổ ve thời trang nhưng số lượng cũng chưa nhiều. Đối với áo veston chi tiết cổ và ve áo có tầm quan trọng rất lớn đó là: Tạo được ấn tượng chính nhất cho trang phục được thể hiện qua tính mỹ thuật, kỹ thuật và thị hiếu thời trang của sản phẩm. Để nắm bắt và đáp ứng nhanh cho thị trường sản xuất veston trong và ngoài nước, các doanh nghiệp cần phải đầu tư thích đáng cho công việc sáng tác và thiết kế nhằm đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao thương hiệu cũng như tính đa dạng của sản phẩm. 2. Tính cấp thiết của đề tài - Đáp ứng đa dạng nhu cầu thời trang kiểu cổ, ve của sản phẩm veston - Xây dựng quy trình thiết kế điều chỉnh để nhằm rút ngắn thời gian thiết kế mẫu. - Phát triển mẫu thiết kế cổ, ve áo veston kiểu dáng mới dựa trên mẫu có sẵn. - Định hướng theo thị hiếu thời trang veston trên thế giới và trong nước.
  • 8. 7 3. Nhiệm vụ đặt ra cho đề tài Hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp may ở Việt Nam sản xuất sản phẩm veston, một sản phẩm có quy trình nghệ sản xuất phức tạp và yêu cầu kỹ thuật cao. Với sản phẩm veston thường ít thay đổi phom dáng mà thường hay thay đổi các chi tiết cổ, ve, vạt, xẻ áo hoặc các họa tiết nhỏ trên sản phẩm. Vì vậy khi thiết kế một sản phẩm có kiểu dáng mới theo quy trình chung tốn rất nhiều thời gian. Nhiệm vụ đặt ra cho đề tài là nghiên cứu xây dựng một ngân hàng mẫu thiết kế có tính kế thừa và phát triển trên hệ thống những mẫu thiết kế đã sản xuất. Qua đó có thể thiết kế điều chỉnh mẫu mới dựa trên mẫu có sẵn sẽ khá đơn giản và tiết kiệm được nhiều thời gian. Hiệu quả kinh tế và mức độ cần thiết của việc sử dụng ngân hàng mẫu thiết kế cổ và ve áo veston đối với doanh nghiệp là: Đáp ứng nhanh và tốt nhất số lượng mẫu áo veston với nhiều kiểu dáng mới, tạo tính đa dạng phong phú, nâng cao giá trị và thương hiệu của sản phẩm, rút ngắn thời gian sản xuất. 4. Mục tiêu đề tài nghiên cứu - Xây dựng ngân hàng mẫu thiết kế cổ ve áo veston cơ bản. - Xây dựng quy trình thiết kế điều chỉnh mẫu dựa trên mẫu có sẵn. - Phát triển ngân hàng mẫu theo quy trình thiết kế điều chỉnh. - Xây dựng quy trình may và sử dụng nguyên phụ liệu cho các kiểu mẫu cổ và ve áo veston nam, nữ trên dây chuyền may công nghiệp Với mục tiêu ứng dụng, hỗ trợ cho những doanh nghiệp may veston góp phần đẩy nhanh tiến độ thiết kế kiểu dáng mới nhằm đa dạng hóa các kiểu mẫu cổ, ve áo veston cao cấp. 5. Những yêu cầu xây dựng ngân hàng dữ liệu - Yêu cầu của dữ liệu: Đảm bảo tính chuẩn xác và độ tin cậy cao. - Yêu cầu về phân loại kiểu dáng cổ, ve áo veston: chặt chẽ về bố cục kiểu dáng, không bị chồng chéo trong quản lý ngân hàng mẫu.
  • 9. 8 - Yêu cầu dễ truy cập: quản lý dữ liệu mẫu cổ, ve áo veston khoa học, thuận lợi và dễ sử dụng. - Yêu cầu quy trình điều chỉnh: Khai thác triệt ngân hàng mẫu, ứng dụng phần mềm lectra thiết kế mẫu mới đảm bảo tính kế thừa độ chính xác của mẫu có sẵn 6. Đối tượng nghiên cứu: Sản phẩm veston sản xuất tại các doanh nghiệp - Doanh nghiệp: + Tổng Công ty May 10: * Xí nghiệp may veston 1 * Xí nghiệp may veston 2 + Xí nghiệp SXKD veston Hải Phòng - Thị trường xuất khẩu và nội địa + Nhật, Mỹ, Anh, Đan mạch, Italia và thị trường nội địa. 7. Nội dung nghiên cứu tại doanh nghiệp sản xuất veston - Dựa trên mục tiêu nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tiến hành nghiên cứu và khảo sát tình hình sản xuất tại các xí nghiệp may veston theo các nội dung sau: + Khảo sát về đội ngũ thiết kế mẫu của doanh nghiệp Bảng 1.1 Khảo sát đội ngũ nhân viên thiết kế tại các doanh nghiệp Vị trí công việc TT Tên doanh nghiệp Sáng tác mẫu Thiết kế mẫu May mẫu Hỗ trợ thiết kế Tổng cộng 1 XN Veston 1- TCT May 10 2 3 1 6 2 XN Veston 2- TCT May 10 2 3 1 6 3 Xí nghiệp SXKD veston Hải Phòng 1 2 5 1 9 4 Ban thời trang – TCT May 10 1 2 4 1 8
  • 10. 9 + Khảo sát thiết bị và phần mềm ứng dụng phục vụ thiết kế tại công ty Bảng 1.2 Khảo sát thiết bị và phần mềm ứng dụng phục vụ thiết kế mẫu Số lượng thiết bị (chiếc) TT Tên doanh nghiệp Máy tính thường MT có phần mềm ƯD Máy in thường Máy in sơ đồ giác Bảng số hóa Tên thiết bị khác 1 XN Veston 1- TCT May 10 2 3 1 1 1 2 XN Veston 2 – TCT May 10 2 2 1 1 1 3 Xí nghiệp SXKD veston Hải Phòng 3 5 1 1 1 4 Ban thời trang –TCT May 10 1 2 1 Các phần mềm ứng dụng lectra, gerber, corel, Photosop, V-stitcher, inllustractor… và các dụng cụ hỗ trợ việc thiết kế: Manocanh, mẫu, vật liệu… + Khảo sát về thời gian thiết kế hoàn chỉnh một kiểu mẫu sản phẩm mới Bảng 1.3 Thời gian thiết kế mẫu gốc áo veston kiểu mẫu mới TT Tên cơ sở sản xuất Thời gian thiết kế mẫu chuẩn (gốc) 1 Phòng kỹ thuật – TCT May 10 12h 2 Xí nghiệp may veston 1 – TCT May 10 12h -14h 3 Xí nghiệp may veston 2 – TCT May 10 12h 4 Xí nghiệp SXKD veston Hải Phòng 12h -14h 5 Ban thời trang – TCT May 10 12h – 16h
  • 11. 10 Bảng 1.4 Thời gian thiết kế mẫu các chi tiết của áo veston TT Tên sản phẩm Tên chi tiết Chi tiết sản phẩm Thời gian thiết kế Tổng thời gian thiết kế Thân trước 2,5h Thân sau 1h Tay áo 2h Cổ, ve áo 1,5h Thân lần Chi tiết khác 1h 8h Thân lót 2h 1 Áo veston Dựng 2h 2 Tổng thời gian thiết kế sản phẩm 12h + Khảo sát số kiểu mẫu sản xuất từ năm 2007 – 2009 Bảng 1.5 Tổng sản lượng kiểu mẫu thiết kế các mã hàng Số lượng mã hàng của doanh nghiệp Xí nghiệp may veston 1 Xí nghiệp may veston 2 Xí nghiệp SXKD veston Hải Phòng TT Năm Gia công FOB Gia công FOB Gia công FOB 1 2007 170 52 198 34 158 37 2 2008 182 64 213 42 170 41 3 2009 197 70 230 50 186 50 + Khảo sát quản lý hệ thống mẫu thiết kế tại các doanh nghiệp Hệ thống mẫu thiết kế áo veston được quản lý theo tài liệu khách hàng chuyển đến: - Theo khách hàng: Nhật, Mỹ, Anh, Đan mạch, nội địa …. - Theo loại sản phẩm: Áo veston nam, veston nữ - Mẫu thiết kế được quản lý chung trong một model và chỉ quản lý theo file mẫu thiết kế kỹ thuật. Tất cả hệ thống mẫu không được tách riêng theo kiểu
  • 12. 11 dáng và không có hình ảnh minh họa sản phẩm hoàn thiện. Vì vậy khi muốn sử dụng lại hệ thống mẫu đã sản xuất tại các doanh nghiệp việc tìm kiếm sẽ rất lâu và khó quản lý Bảng 1.6 Hệ thống quản lý mẫu thiết kế sản phẩm veston ( trên phần mềm lectra) - Những thuận lợi, khăn trong công tác thiết kế mẫu kỹ thuật + Khó khăn: Mẫu mã liên tục thay đổi, số lượng và trình độ nhân viên thiết kế chưa được nâng cao. Nhất là doanh nghiệp còn rất thiếu đội ngũ sáng tác mẫu thời trang cho mặt hàng veston. + Thuận lợi: Có phần mềm hỗ trợ cho công tác thiết kế, bộ phận thiết kế được tiếp cận sản xuất nên hiểu rõ về qui trình may của mẫu cần làm. 8. Đánh giá kết quả khảo sát Từ các số liệu khảo sát của các doanh nghiệp trên, theo đánh giá chung: Các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam hiện còn thiếu hụt đội ngũ thiết kế thời trang công
  • 13. 12 nghiệp trong doanh nghiệp là rất lớn, nhất là các doanh nghiệp sản xuất veston. Công việc chính của nhân viên thiết kế là xử lý số liệu và chuẩn bị mẫu sản xuất theo tài liệu kỹ thuật của khách hàng, còn việc tự thiết kế kiểu mẫu sản phẩm mới chiếm tỷ lệ khoảng 27% trong tổng số mã hàng sản xuất trong năm. Tất cả những mẫu thiết kế được quản lý riêng trên các phần mềm chuyên ngành, sau khi chỉnh chuẩn mới chuyển sang sản xuất. Hệ thống mẫu thiết kế đã, đang và sẽ sản xuất tại các doanh nghiệp chưa có hệ thống quản lý mẫu theo ngân hàng. Mẫu thiết kế không kèm theo hình ảnh minh họa kiểu dáng vì vậy việc tìm kiếm sẽ mất nhiều thời gian, nên việc khai thác hiệu quả những mẫu có sẵn chưa cao. Vậy làm thế nào đáp ứng nhanh và tốt nhất số lượng mẫu áo veston có nhiều kiểu dáng mới cung cấp cho sản xuất là vấn đề mà các doanh nghiệp may veston rất quan tâm. Mặc dù các doanh nghiệp may cũng đã tập trung đầu tư các trang thiết bị hiện đại có hỗ trợ các phần mềm thiết kế, nhưng việc khai thác các phần mềm ứng dụng chưa có tính kế thừa và phát triển mới. Chính vì vậy nhóm thực hiện đề tài đã tập trung nghiên cứu xây dựng quy trình điều chỉnh mẫu dựa trên mẫu có sẵn và xây dựng ngân hàng dữ liệu mẫu thiết kế các kiểu cổ và ve áo veston dùng cho sản xuất may công nghiệp. Với mục tiêu ứng dụng, hỗ trợ cho những doanh nghiệp may veston và trong công tác đào tạo tại nhà trường. Góp phần đẩy nhanh tiến độ thiết kế mẫu và phát triển đa dạng hóa hệ thống kiểu dáng mẫu cổ, ve áo sản xuất tại các doanh nghiệp may veston cao cấp.
  • 14. 13 PHẦN II NGHIÊN CỨU - XÂY DỰNG NGÂN HÀNG KIỂU MẪU CỔ, VE ÁO VESTON NAM NỮ 1. THU THẬP DỮ LIỆU MẪU CỔ VE ÁO CƠ BẢN CỦA VESTON NAM NỮ 1.1. Phân tích các yêu cầu kỹ thuật sản xuất cổ áo sản phẩm veston nam nữ Bộ veston là trang phục được ra đời vào những năm 1660 dưới thời Vua Charles Đệ Nhị - Vương Quốc Anh trong cuộc Cách mạng về phong cách ăn mặc chuẩn cho nam giới. Tuy nhiên mãi đến giữa thế kỷ 19 mới xuất hiện những kiểu veston theo phong cách hiện đại. Ngày nay, trang phục veston khá phổ biến ở khắp nơi trên thế giới, các nhà tạo mẫu luôn có nhiều sáng tạo trong thiết kế nhằm tạo ra các bộ veston phù hợp với phong cách khá đa dạng của nam và nữ thời hiện đại. Bộ trang phục veston là tiêu chuẩn để người mặc thể hiện vẻ ngoài tinh tế và trang trọng. Sản phẩm veston không chỉ sử dụng cho nam giới mà các nhà thiết kế dùng kỹ thuật khéo léo đã tạo ra những bộ veston cho nữ giới không kém phần thời trang. Kết cấu sản phẩm veston nữ cũng tương tự như veston nam, nhưng do tính chất mềm mại và duyên dáng nên sản phẩm veston nữ có đường nét thiết kế tạo dáng và may bằng chất liệu riêng biệt để tạo phong cách riêng của mình. * Hình dáng bộ veston: Veston là một bộ quần áo cao cấp nhất trong các sản phẩm may mặc. Đây là một loại trang phục có tính phức tạp nhất trong thiết kế và công nghệ may sản phẩm. Các chi tiết sử dụng vải ngoài trên áo và quần của bộ veston phải có cùng cấu trúc, màu và thành phần nguyên liệu, đôi khi để tạo tính thời trang cho trang phục trên một sản phẩm có thể dùng kết hợp nhiều chất liệu vải khác nhau. Bộ veston gồm có: 1áo veston, 1 áo gi lê, 1quần âu.
  • 15. 14 Hình 1.1 Hình dáng bộ Veston nam – nữ Trong khuôn khổ đề tài chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu sản phẩm áo veston và chủ yếu là chi tiết cổ, ve áo. Ấn tượng đầu tiên cảm nhận được khi ta nhìn trực diện của phần cổ ve áo veston. Tất cả những nét sang trọng, lịch sự được thể hiện ở tỷ lệ cân đối hài hòa hình dáng của chi tiết cổ và ve trên hai thân trước áo. Độ ôm phom cổ, ve áo với cơ thể và tỷ lệ của các chi tiết khác trên tổng thể của sản phẩm. Áo veston kiểu 2 ve cổ điển làm cho người mặc có dáng vẻ trang trọng lịch sự, còn áo veston có cổ ve xếch
  • 16. 15 làm giảm đi nét trang trọng của trang phục nhưng thể hiện sự năng động của người mặc. Ngoài ra từ cổ, ve cơ bản các nhà thiết kế đã đưa ra những kiểu cổ, ve có sự phá cách mới để tạo tính thời trang cho sản phẩm. Tuy nhiên với những kiểu veston mùa hè hoặc kiểu thời trang trẻ thì sự phá cách có thể thay đổi hình dáng và tỷ lệ giữa các chi tiết cổ và ve. Áo veston ít thay đổi phom dáng, nhưng các nhà thiết kế luôn quan tâm việc đến việc thay đổi kiểu dáng các chi tiết cổ, ve, nẹp và kết cấu đường nét của các chi tiết khác. Điều đặc biệt của sản phẩm veston, cho dù có thay đổi kiểu dáng hay họa tiết của áo nhưng sản phẩm vẫn giữ được nét đặc trưng riêng không lẫn sang các loại sản phẩm khác. Chính vì lý do đó quá trình chọn lựa và thay đổi kiểu dáng hay thay đổi chất liệu cần phải chú ý đến các yếu tố kiểu dáng sản phẩm phù hợp với chất liệu và công nghệ gia công sản phẩm. Để có được một sản phẩm hoàn thiện đạt tiêu chuẩn các nhà thiết kế trong doanh nghiệp cần thiết kế bộ mẫu sản xuất theo một quy trình như sau: Đối với những sản phẩm veston được sản xuất theo phương thức may đo thì chỉ cần thiết kế một bộ mẫu chuẩn theo số đo người mặc và cắt may hoàn thiện sản phẩm Sáng tác kiểu mẫu Thiết kế mẫu kỹ thuật Thiết kế công nghệ Nhân mẫu, nhảy cỡ Mẫu sản xuấtMẫu chuẩn ( Gốc ) Nguyên phụ liệu Cắt May & hoàn thiện sản phẩm Giác sơ đồ In mẫu
  • 17. 16 1.2. Thu thập kiểu mẫu cổ, ve áo veston nam nữ cơ bản - Áo veston nam gồm có: Cổ ve xuôi (Hình 1.2), cổ ve xếch (Hình 1.3), cổ ve liền (Hình 1.4) và cổ ve thời trang (Hình 1.5) Hình 1.2 – Áo veston nam cổ ve xuôi (2 ve) Hình 1.3 – Áo veston nam cổ ve xếch
  • 18. 17 Hình 1.4 – Áo veston nam cổ ve liền Hình 1.5 – Áo veston nam cổ ve thời trang
  • 19. 18 - Áo veston nữ gồm có: Cổ ve xuôi (Hình 1.6), cổ ve xếch (Hình 1.7), cổ ve liền (Hình 1.8) và cổ ve thời trang (Hình 1.9) Hình 1.6 – Áo veston nữ cổ ve xuôi (2 ve) Hình 1.7 – Áo veston nữ cổ ve xếch
  • 20. 19 Hình 1.8 – Áo veston nữ cổ ve liền Hình 1.9 – Áo veston nữ cổ ve thời trang
  • 21. 20 1.3. Chuyển các dữ liệu cổ veston cơ bản thành ngân hàng dữ liệu (quản lý trên phần mềm lectra) Một trong những nhiệm vụ quan trọng của đề tài là sưu tầm, tổng hợp toàn bộ những mẫu thiết kế cổ ve áo veston đã, đang sản xuất tại các doanh nghiệp cho khách hàng (Mỹ, EU, Hàn Quốc, Nhật …), một số hãng thời trang nổi tiếng và lựa chọn những mẫu tiêu biểu và điển hình nhất là cơ sở cho việc phân tích tổng hợp tương đối đầy đủ các kiểu dáng cổ và ve kết hợp với dáng áo của sản phẩm veston nam, nữ. Trong tổng số 60 dữ liệu mẫu thiết kế áo veston nam, nữ sưu tầm được từ các doanh nghiệp chúng tôi chia thành 4 nhóm tiêu chí theo kiểu dáng cổ, ve (phân loại kỹ thuật): * Theo dáng cổ hai ve * Theo dáng cổ ve xếch * Theo dáng cổ ve liền * Theo các dáng cổ thời trang Trong mỗi nhóm tiêu chi được tách theo từng chi tiết kiểu dáng cổ, ve riêng biệt để dễ quản lý hệ thống mẫu thiết kế kỹ thuật. Để phân biệt và quản lý đồng bộ mẫu thiết kế kỹ thuật (trên phần mềm lectra) với hình ảnh tương ứng của kiểu dáng sản phẩm chúng tôi quy định mã hóa tài liệu thu thập của các doanh nghiệp trong ngân hàng mẫu như sau: - Phương pháp đặt tên cho ngân hàng dữ liệu 1. Loại sản phẩm: Áo veston VT 2. Giới tính: Nam NA Nữ NU 3. Tên kiểu dáng: Kiểu dáng cổ 2 ve 2V Kiểu dáng cổ ve xếch VX Kiểu dáng cổ ve liền VL Kiểu dáng cổ thời trang TT (Kiểu cổ thời trang có thể đặt tên có gợi mở kiểu dáng) 4. Tên thị trường (khách hàng): Ký hiệu tài liệu mẫu gốc
  • 22. 21 Ví dụ: VTNA-2VERO22005 VTNA : Áo veston nam 2V : Kiểu dáng cổ hai ve ERO22005 : Mã hàng có sẵn Ví dụ: VTNU-VX J2904: VTNU : Áo veston nữ VX : Kiểu cổ ve xếch J2904 : Mã hàng có sẵn Hình 1.10 – Hệ thống mẫu thiết kế sản phẩm veston ( Phần mềm lectra) Bảng 2.1 Bảng mã hoá ngân hàng mẫu thiết kế áo veston nam - nữ có sẵn TT Tên sản phẩm Tên kiểu dáng Tên mã hàng có sẵn Thị trường 1 VTNA 2V ERO2005 Mỹ 2 VTNA 2V C2022SE. Mỹ 3 VTNA 2V CFS69SH-A7 Mỹ 4 VTNA 2V CFS69SHAB7 Mỹ 5 VTNA 2V CFS69SHBE7 Mỹ 6 VTNA 2V CFS69SH-K4 Anh 7 VTNA 2V C-S28SH-A4 Anh 8 VTNA 2V C-S28SHAB4 Anh 9 VTNA 2V C-S28SHBE4 Anh 10 VTNA 2V SGN-6CU-A4 Anh 11 VTNA 2V SGN-6CUAB4 Nhật 12 VTNA 2V SGN-6CUBE4 Nhật
  • 23. 22 TT Tên sản phẩm Tên kiểu dáng Tên mã hàng có sẵn Thị trường 13 VTNA 2V SJUJ2CF-A4 Nhật 14 VTNA 2V SJUJ2CFAB4 Nhật 15 VTNA 2V SJUJ2CFBE4 Nhật 16 VTNA 2V SSRC92H-A4 Nhật 17 VTNA 2V SSRC92HAB4 Nhật 18 VTNA 2V SSRC92HBE4 Nhật 19 VTNA 2V S-TYP2N-A4 Nhật 20 VTNA 2V S-TYP2NAB4 Nội địa 21 VTNA 2V S-TYP2NBE4 Nội địa 22 VTNA 2V ERO22005 Nội địa 23 VTNA VL BG09-SB3 Anh 24 VTNA VX BG09-SB3 Mỹ 25 VTNA VX CFS15WH-A4 Mỹ 26 VTNA VX CFS15WHBE4 Mỹ 27 VTNA VX CFS15WH-E4 Nhật 28 VTNA VX CFS15WH-K4 Nhật 29 VTNA VX CFS31WHBE4 Nhật 30 VTNA VX CFS91WHAB4 Nhật 31 VTNA VX CFS91WHBE4 Nội địa 32 VTNA VX CFS91WH-E4 Anh 33 VTNA VX CFS91WH-K4 Anh 34 VTNU 2V J2935. Anh 35 VTNU 2V J2940. Anh 36 VTNU 2V J41414 Anh 37 VTNU 2V J41414M. Đan Mạch 38 VTNU 2V G2004 Đan Mạch
  • 24. 23 TT Tên sản phẩm Tên kiểu dáng Tên mã hàng có sẵn Thị trường 39 VTNU 2V G2003 Mỹ 40 VTNU 2V V2005 MỸ 41 VTNU VX J2796 Anh 42 VTNU VX J8024 Anh 43 VTNU VX J8042 Anh 44 VTNU VX J8084. Anh 45 VTNU VX J41300 Mỹ 46 VTNU VX J41335 MỸ 47 VTNU VX J41395 Mỹ 48 VTNU VX J41445. MỸ 49 VTNU VX 262-J8096 Đan Mạch 50 VTNU VX 307-J8147 Đan Mạch 51 VTNU VX 313-C3425 Nội địa 52 VTNU VL ERO22001 Nội địa 53 VTNU VL Ve liền Nội địa 54 VTNU TT BV239(C3165) Nội địa 55 VTNU TT V305 C3415 Nội địa 56 VTNU TT V271-C3315 Nội địa 57 VTNU TT V282-C3327 Nội địa 58 VTNU TT BJ7018 Nội địa 59 VTNU TT J41447 Nội địa 60 VTNU TT J7032 Nội địa
  • 25. 24 2. XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐIỀU CHỈNH MẪU CỔ, VE ÁO VESTON NAM, NỮ DỰA TRÊN MẪU CÓ SẴN THEO YÊU CẦU CỦA MẪU MỚI Mục tiêu của việc điều chỉnh mẫu cổ ve áo veston Từ một bộ mẫu gốc đã sản xuất, đảm bảo độ tin cậy về kỹ thuật, được hiệu chỉnh nhanh và chính xác sang nhiều kiểu mẫu cổ, ve mới. Mẫu có thể dùng cho cùng một đối tượng khách hàng truyền thống hoặc cùng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Mục tiêu chính là giảm được thời gian thiết kế các chi tiết giống nhau và tiết kiệm được vật tư chế thử. Với sự hỗ trợ của các phần mềm chuyên ngành thì tất cả các mẫu thiết kế sẽ được lưu giữ theo hệ thống ngân hàng mẫu cổ ve áo veston. Đến khi cần có thể tìm nhanh và sử dụng dễ dàng. 2.1. Phân tích quy trình thiết kế mẫu cơ bản - Kỹ thuật thiết kế mẫu công nghiệp Việc sản xuất mẫu kỹ thuật trong may công nghiệp thường được phát triển từ mẫu cơ sở. Việc thiết kế mẫu cơ sở tuân theo các bước sau: + Từ các thông số kích thước cơ thể hoặc hệ cỡ và phân tích kiểu dáng loại sản phẩm, người thiết kế xây dựng bộ mẫu cơ sở ban đầu, sau đó cắt và may thành sản phẩm trên nhiều loại vải khác nhau để kiểm tra mức độ phù hợp cho từng loại vải + Sau quá trình chỉnh sửa, mẫu được nghiệm thu và nhập vào máy tính. (phần mềm Gerber Technology, Lectra Systems) + Sử dụng mẫu cơ sở để phát triển mẫu mới phù hợp với các yêu cầu thiết kế khác nhau. + Nhảy cỡ mẫu kỹ thuật hoàn chỉnh để tạo ra một bộ mẫu sản phẩm. Số lượng và tỷ lệ cỡ phụ thuộc vào nhóm đối tượng của sản phẩm và nhu cầu của thị trường. + Kiểm tra lại độ chính xác của bộ mẫu kỹ thuật, xây dựng tài liệu kỹ thuật và đưa vào sản xuất. Trong khuôn khổ đề tài, nhóm nghiên cứu quyết định nghiên cứu quy trình điều chỉnh mẫu thiết kế cổ, ve áo veston theo phương pháp phẳng 2D có hỗ trợ phần
  • 26. 25 mềm thiết kế lectra, từ đó xây dựng ngân hàng mẫu thiết kế cổ, ve đồng bộ cho sản phẩm áo veston. - Hệ công thức cơ bản Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi chỉ đề cập đến những công thức thiết kế liên quan đến các chi tiết cổ và ve áo veston nam nữ. Trên thực tế có rất nhiều hệ công thức của nhiều nước cũng như của nhiều khu vực sản xuất áo veston: Nhật Bản, Anh, Pháp, Ý... nhìn chung với công thức cơ bản thì không có gì khác biệt nhiều chủ yếu là quá trình sử dụng công thức làm cơ sở để điều chỉnh thiết kế kiểu dáng sản phẩm mới. Dựa trên quá trình nghiên cứu các dữ liệu mẫu thiết kế chúng tôi chọn hệ công thức thiết kế tương ứng sản phẩm theo từng thị trường (Nhật, Mỹ...). Đây là hệ công thức thiết kế mẫu gốc làm cơ sở điểu chỉnh sang các kiểu dáng cổ, ve của áo khác.
  • 27. 26 + Hệ công thức thiêt kế cơ bản cổ, ve áo veston nam TT Tên chi tiết Hình vẽ thiết kế Công thức thiết kế 1 Vòng cổ thân sau A Ngang cổ xác định từ đường sống lưng về phía vai = 1/6 Vc + 2cm B Cao cổ xác định từ điểm ngang cổ lên trên (TB) = 2cm 2 Vòng cổ thân trước + Ve áo A Rộng ngang cổ xác định từ đường giao khuy = Vb/10 + 3cm B Hạ sâu cổ xác định theo đường kẻ vuông góc tại điểm ngang cổ = Vc/6 + 2cm Đường bẻ ve xác định qua 2 điểm: A - C = 1,5 2cm (1,5cm đối với áo nhẹ, 2cm đối với các loại áo khoác) C’ Điểm chân ve ngang hàng khuyết thứ nhất (tùy theo số khuyết hoặc điểm chân ve cao hay thấp) D Độ xuôi ve tính từ hạ cổ (TB) = 5,5cm D - E Rộng ve (TB) = 8cm (Hình dáng ve và cổ áo được xác định trên thân áo sau khi đã bẻ cổ áo) F Xẻ ve tính từ đầu ve (TB) = 3,7cm A B A B C D E F B’
  • 28. 27 3 Bản cổ H Xác định đường bẻ cổ thẳng hàng với đường bẻ ve A - G Giao điểm đầu vai con và đường chân bản cổ cách điểm đầu vai =0,5- 1cm H - Q Ngả cong chân cổ = 2,5 cm G - I Dài cổ sau // với đường bẻ ve = vòng cổ thân sau (đo ở thân sau) Q - I Rộng giữa chân cổ (TB) = 2,5cm Q - K Rộng giữa bản cổ (TB) = 4,0cm L Rộng đầu bản cổ = 3,5cm Sau khi thiết kế xong tách riêng phần chân cổ và bản cổ L – E Độ mở cổ ( TB ) = 4 4 Chân cổ Q - M Đường can chân cổ (TB) = 0,7cm B’- J (TB) = 1cm J - B (TB) = rộng chân cổ JM' = JM + 0,5 cm ; BI’ = BI + 0,5cm 5 Cổ nỉ ( lót cổ ) H - Q Xác định độ cong đường bẻ cổ ít hơn so với cổ lần TB = 1,5cm Q - K Rộng bản cổ = 3,7cm Q - I Rộng chân cổ = 2,3cm Bản cổ nỉ nhỏ hơn so với bản cổ chính để trừ độ nở của cổ sau khi may xong 6 Nẹp ve E’ Cạnh ngoài ve nẹp rộng hơn từ đầu ve đến chân ve thân áo (TB) = 0,6cm để tạo độ mo mặt ve H Q K I A G L B D E C’ F C QKI’ G L B’ F B M’ J M I K L B’ H F I B G Q
  • 29. 28 E’- B Rộng ve nẹp phía cổ T Rộng ve nẹp phía gấu (TB) = 10cm T Dài phía gấu ( TB) = 2cm Phần thân trước còn lại được cắt bằng vải lót. B E’ E T
  • 30. 29 + Hệ công thức thiêt kế cơ bản cổ, ve áo veston nữ TT Tên chi tiết Hình vẽ thiết kế Công thức thiết kế 1 Vòng cổ thân sau A Ngang cổ = 1/6 Vc+ 1,5 cm B Cao cổ = 2 cm 2 Vòng cổ thân trước - Xác định đường ngang cổ thẳng hàng với đường cao cổ thân sau A Rộng ngang cổ = 1/6 Vc + 3cm B Hạ sâu cổ = 1/6 Vc + 1cm A - C = 1,5 2 cm (Đường bẻ ve 1,5cm đối với áo nhẹ, 2 cm đối với các loại áo khoác) C’ Điểm chân ve cao hơn vị trí khuyết thứ nhât 1cm, điểm chân ve thường xác định tại vị trí ngang eo D Độ xuôi ve (TB) = 5cm D - E Bản rộng ve (TB) = 7cm F Độ xẻ ve (TB) = 3,5cm B A B B F E C A C’ D
  • 31. 30 3 Nẹp ve E - E’ Cạnh ngoài ve nẹp rộng hơn thân áo(TB) = 0.6cm để tạo độ mo mặt ve E’- B Rộng ve nẹp phía cổ T Rộng ve nẹp phía gấu (TB) = 10cm T Dài ve nẹp phía gấu (TB) = 2cm - Phần thân trước còn lại được cắt bằng vải lót. 4 Bản cổ H Xác định đường bẻ cổ thẳng với đường bẻ ve A - G Giao điểm đầu vai con và đường chân bản cổ cách điểm đầu vai = 0,5 1cm H - Q Ngả cong chân cổ = 2,5cm G - I Vòng cổ thân sau (đo ở thân sau) Q - I Rộng giữa chân cổ (TB) = 2,5 cm Q - K Rông giữa bản cổ (TB) = 3,7 cm L Rộng đầu bản cổ = 3,2 cm - Phần cổ lót thiết kế tương tự cổ lần, bản cổ lót nhỏ hơn cổ lần 0,2cm để tạo độ mo 5 Chân cổ Q - M Đường can chân cổ (TB) = 1cm B’- J (TB) = 0,7cm J - B (TB) = Rộng chân cổ JM' = JM + 0,5cm ; BI’ = BI + 0,5cm Cổ áo nữ có thể thiết kế liền chân cổ và bản cổ BF E’ C’ D E T B Q K I G L B ’ F H E C A C ’ M B K I G L J I’M’
  • 32. 31 2.2. Quy trình điều chỉnh mẫu 2.2.1. Những điều kiện cần có cho việc điều chỉnh mẫu thiết kế - Mô tả kiểu dáng, sản phẩm mẫu (nếu có) - Bảng số đo (may đo); Bảng số đo theo hệ cỡ (may công nghiệp) - Mẫu thiết kế kỹ thuật có sẵn (theo từng mã hàng, hay mẫu may đo theo đối tượng tương đồng với mẫu mới). 2.2.2. Nguyên tắc điều chỉnh mẫu thiết kế - Để đảm bảo mẫu điều chỉnh các chi tiết cổ, ve áo veston theo hình dáng mẫu mới nhưng vẫn giữ nguyên được phom dáng của sản phẩm trong quá trình thao tác chỉnh mẫu cần thực hiện các nguyên tắc sau: + Điều chỉnh thiết kế trên mẫu thành phẩm + Giữ nguyên các đường thiết kế không liên quan đến ve và cổ áo + Đường bẻ cổ và đường bẻ ve khớp với nhau phải được giữ nguyên - Trong trường hợp cần thiết phải thay đổi phần thiết kế có liên quan đến đường bẻ cổ và bẻ ve theo yêu cầu của mẫu mới, phải chú ý dịch chuyển đồng bộ ve cổ cho phù hợp để tránh thay đổi độ ăn khớp của hai chi tiết cổ và ve. - Không nên sử dụng mẫu có sẵn để chỉnh sửa sang các kiểu mẫu mới có kiểu dáng khác biệt quá nhiều. Điều đó có thể làm cho mẫu mới không phù hợp với yêu cầu, lúc này cần phải thực hiện thao tác thiết kế mới. - Ngoài phần điều chỉnh chi tiết cổ và ve áo, với các chi tiết khác cần điều chỉnh như: các kiểu nẹp, tay, xẻ sườn, dáng áo… thì quy trình chỉnh mẫu cũng làm tương tự và tuỳ theo quy định thiết kế chung của từng chi tiết đó để điều chỉnh.
  • 33. 32 Bảng 2.1 Quy định kích thước vị trí đo chi tiết cổ và ve áo veston Các vị trí đo trên chi tiết là cơ sở đề xác định thông số thiết kế điều chỉnh mẫu mới TT Vị trí Ký hiệu & vị trí đo Hình vẽ A Thân áo 1 Rộng bản ve Kích thước A Khoảng cách giữa hai điểm đầu ve và đường bẻ ve (Vuông góc với đường bẻ ve) 2 Rộng xẻ ve Kích thước B Khoảng cách giữa hai điểm trên đường má ve 3 Dài má ve Kích thước D Khoảng cách giữa hai điểm đầu ve và hạ cổ 4 Dài cạnh ve Kích thước C Khoảng cách giữa điểm đầu ve và chân ve 5 Rộng ve nẹp Kích thước J Khoảng cách giữa hai điểm chân ve và cạnh nẹp phía thân 6 Hạ cổ thân trước Kích thước E Khoảng cách giữa hai điểm đầu vai và góc cổ 7 Vòng cổ Thân sau Kích thước T Khoảng cách giữa hai điểm giữa lưng và đầu vai thân sau trên đường vòng cổ thân sau B Cổ áo C’ A D B C E J T
  • 34. 33 M Đường L Đường can I K F G 1 Rộng bản cổ Kích thước G Khoảng cách theo chiều dọc giữa hai điểm trên hai đường sống cổ và đường can chân cổ 2 Rộng đầu cổ Kích thước I Khoảng cách 2 điểm trên đường má cổ và đường sống cổ 3 Dài sống cổ Kích thước F Khoảng cách giữa 2 điểm đầu cổ trên đường sống cổ 4 Dài má cổ Kích thước K Khoảng cách giữa 2 điểm đầu cổ và chân cổ 5 Rộng chân cổ Kích thước H Khoảng cách theo chiều dọc giữa hai điểm trên hai đường can chân cổ và đường chân cổ 6 Vòng chân cổ sau Kích thước M Khoảng cách theo chiều ngang tương ứng với 2 điểm đầu vai thân áo 7 Dài hạ cổ trước Kích thước L Khoảng cách hai điểm hạ cổ và đầu vai áo trên đường chân cổ
  • 35. 34 2.2.3. Trình tự và phương pháp điều chỉnh mẫu cổ và ve áo veston Bước 1: - Phân tích những yêu cầu chung và kiểu dáng của mẫu mới để xác định các vị trí thiết kế (điều chỉnh) trên từng chi tiết sản phẩm. Bước 2: - Đối chiếu yêu cầu kiểu mẫu mới với tài liệu thiết kế của mẫu có sẵn cùng hệ cỡ và kiểu dáng sản phẩm gần giống với mẫu mới (mẫu trong phần mềm lectra) + Thông số hệ cỡ + Bảng thống kê chi tiết + Bảng màu nguyên phụ liệu + Công nghệ may Bước 3: - Chọn mẫu thiết kế của mã hàng (Khách hàng) tương ứng với mẫu mới - Chọn và tách riêng các chi tiết mẫu liên quan cần điều chỉnh: Thân sau, thân trước, bản cổ, chân cổ, ve nẹp và các chi tiết dựng tương ứng. - Kiểm tra thông số chi tiết mẫu tại vị trí mẫu cần điều chỉnh: cổ, ve … (thao tác trên phần mềm lectra) Bước 4: - Xác định các thông số tại các vị trí cần điều chỉnh của các chi tiết cổ, ve nẹp... - Đối với sản phẩm veston khi điều chỉnh các chi tiết ve áo cần chú ý đến điều chỉnh chi tiết cổ theo tỷ lệ tương ứng trong trường hợp không có thông số cụ thể. Còn trong trường hợp các chi tiết điều chỉnh có quy định rõ thông số thì nhập luôn các thông số đó cho vị trí cần điều chỉnh. Bước 5: Thao tác chỉnh mẫu: (được áp dụng cho người biết sử dụng phần mềm thiết kế chuyên ngành lectra) - Mở modul quản lý mẫu, chọn mẫu trong ngân hàng có sẵn (theo mã hóa) - Sao các chi tiết mẫu cần điều chỉnh
  • 36. 35 - Dựa vào thông số được xác định để điều chỉnh từng đường thiết kế theo yêu cầu của mẫu mới - Kiểm tra thông số và độ khớp giữa các chi tiết mẫu mới Chú ý: Đối với những người không sử dụng phần mềm lectra thì các thao tác chỉnh mẫu sẽ làm bằng tay và sử dụng mẫu in các chi tiết để sao lại và điều chỉnh trên cỡ gốc, sau đó nhập mẫu vào máy để nhảy mẫu cho các cỡ còn lại. Bước 6: Xác định lượng dư công nghệ theo quy trình may để điều chỉnh các loại mẫu sản xuất (mẫu thành khí, mẫu giác sơ đồ, mẫu định vị…) 2.3. Thực nghiệm quy trình thiết kế điều chỉnh mẫu cổ, ve áo veston * Áo veston nam Để hướng dẫn quy trình chỉnh sửa các kiểu mẫu cổ và ve áo veston chúng tôi lựa chọn những mẫu cổ ve điển hình nhất và điều chỉnh trên cùng 1cỡ gốc của bộ mẫu có sẵn, các cỡ còn lại được nhân mẫu nhảy cỡ theo hệ số nhảy của mã hàng. Mỗi khách hàng khác nhau thì các yêu cầu thiết kế mẫu và công nghệ may cũng khác nhau, nên phải nghiên cứu kỹ và chú ý đến các thông số điều chỉnh sao cho phù hợp với yêu cầu. Trong đề tài này chúng tôi chỉ đề cập đến chi tiết cổ và ve áo còn các chi tiết khác trên sản phẩm sẽ giữ nguyên (Trong thực tế có thể kết hợp thay đổi kiểu dáng cho chi tiết khác trong 1sản phẩm, khi đó căn cứ vào từng kiểu dáng chi tiết đó điều để chỉnh tương tự).
  • 37. 36 * Kiểu dáng 1: Áo veston nam cổ 2 ve Hình 2.1a: Áo veston nam kiểu mới Hình 2.1b: Bản vẽ kỹ thuật áo veston kiểu mới Hình 2.2a: Áo veston nam có sẵn Hình 2.2b: Bản vẽ kỹ thuật có sẵn 4.4.0 8. 3,5 11 3,5 3.2 7.0 4. 11
  • 38. 37 Bước 1: Phân tích kiểu dáng mẫu mới (Hình 2.1a) - Bản ve và cổ lớn hơn mẫu có sẵn (thông số theo bản vẽ kỹ thuật). - Độ xuôi ve và độ mở cổ vẫn giữ nguyên - Áo 3 khuy Vị trí điều chỉnh: Bản rộng ve, đầu cổ, chuyển từ 2 khuy thành 3 khuy theo tỷ lệ thông số ghi trên bản vẽ kỹ thuật tương ứng với mẫu mới. Ngoài ra thông số điều chỉnh cần thống nhất với khách hàng nếu là sản phẩm cắt may hoặc hàng sản xuất gia công. Bước 2: Nghiên cứu tài liệu kỹ thuật của mẫu có sẵn * Bảng thông số thành phẩm áo veston (phụ lục 1) * Bảng thông kê chi tiết áo veston nam (phụ lục 2) * Bảng mẫu nguyên phụ liệu (phụ lục 3) * Công nghệ may - May hoàn thiện sản phẩm trên dây chuyền may công nghiệp theo công nghệ của khách hàng Oktava (Theo YCKT của mã hàng) - Trong trường hợp thay đổi chất liệu vải khác phải ghi rõ loại vải và tỷ lệ thành phần để có cơ sở điều chỉnh mẫu thiết kế, thiết bị và công nghệ may. VD: Yêu cầu thay đổi về cắt, may, là … Bước 3: Chọn mẫu thiết kế có hệ cỡ và kiểu dáng sản phẩm gần giống với mẫu mới (mẫu trong phần mềm lectra) - Mở ngân hàng mẫu có sẵn chọn: Sản phẩm mùa đông Khách hàng Tên sản phẩm, đối tượng VTNA Kiểu dáng 2V VTNA-2VERO22005.md
  • 39. 38 Hình 2.3 Ngân hàng quản lý mẫu cổ ve áo veston nam - Mở tài liệu mẫu thiết kế trên phần mềm lectra Hình 2.4 Mẫu kỹ thuật ve áo veston nam
  • 40. 39 Bước 4: Xác định các thông số điều chỉnh từng chi tiết mẫu Căn cứ theo tài liệu kỹ thuật và so sánh phân tích kiểu dáng để xác định các thông số tại các vị trí cần điều chỉnh cụ thể như sau: Bảng 3.4 Thông số điều chỉnh mẫu cổ, ve áo veston nam TT Vị trí điều chỉnh Ký hiệu T.số mới (dl) T.số cũ (dl) Ghi chú 1 Thân trước Rộng ve A 8,0 7,0 Xẻ ve B 4,0 3,5 Nâng chân ve C +11 Chuyển thành 3 khuy Cổ Rộng đầu bản cổ I 3,5 3,2 Dài má cổ K + 0,5 Tính từ bẻ ve Rộng giữa bản cổ G 4,0 4,0 2 Độ mở cổ 4,0 4,0 K.cách đầu ve, cổ Ve nẹp Rộng ve A 8.0 7,0 Theo thân trước 3 Xẻ ve B 4,0 4,0 4 Các chi tiết dựng Điều chỉnh theo vị trí tương ứng với chi tiết lần ngoài Bước 5: Thao tác điều chỉnh mẫu - Chọn và coppy các chi tiết mẫu: Thân trước, ve nẹp, bản cổ, chân cổ và các chi tiết dựng ve, cổ - Khớp chi tiết có liên quan cổ - thân trước (sử dụng phần mềm lectra). Có thể chỉnh sửa tách riêng từng chi tiết mẫu (điều chỉnh tay) - Kiểm tra các thông số của mẫu cũ tại các vị trí cần chỉnh - Các vị trí mẫu không cần điều chỉnh thì ghim lại và giữ nguyên Chú ý: - Độ cong đường bẻ cổ giữ nguyên (khi thay đổi độ cong bẻ cổ phụ thuộc vào độ đứng của bản cổ khi mặc) - Điều chỉnh đường nét tạo dáng và sự ăn khớp các chi tiết sau khi điều chỉnh (Khi điều chỉnh mẫu phải quan sát bảng hiển thị thông số Dl và các toạ độ điều chỉnh của chi tiết mẫu).
  • 41. 40 Dựa vào bảng thông số các thao tác điều chỉnh mẫu được thực hiện như sau: TT Vị trí Chi tiết mẫu (Lectra) Thao tác điều chỉnh mẫu 1 Khớp mẫu cổ và thân trước - Khớp đường thành phẩm má cổ (mẫu dựng) và má ve (nếu chân cổ rời thì khớp cả chân cổ theo bản cổ). - Ghim cố định từ đường bẻ cổ, bẻ ve, hạ cổ, đầu vai, giữa bản, chân cổ, chân ve. Điều chỉnh các điểm đầu ve, xẻ ve, đầu cổ 2 Ve thân trước - Copy thân trước và xác định điểm chân ve 3 khuy C’ Xác định điểm chân ve cao hơn 11 cm và đường bẻ ve mới áo 3 khuy T Lấy điểm đầu vai làm tâm, xoay đồng thời thân trước và cổ sao cho đường bẻ ve cũ (2 khuy) trùng đường bẻ ve mới (3 khuy) C’ Tịnh tiến điểm chân ve mẫu vừa xoay đến điểm chân ve mới để chỉnh lại dáng cạnh ve và chỉnh má ve mới theo mẫu má ve cũ C’ T
  • 42. 41 A Chỉnh độ rộng ve theo đường má ve = 1cm (Độ chênh lệch ve cũ và mới) B Chỉnh điểm xẻ ve cũ theo đường má ve đến điểm xẻ mới C Vẽ lại cạnh ve theo dáng mẫu cũ tính từ 1/3 đầu ve xuống và 1/3 từ chân ve lên. Dáng má ve có thể điều chỉnh tuỳ yêu cầu thời trang 3 Bản cổ D Dịch chuyển điểm đầu chân cổ theo đường má cổ tới điểm xẻ ve mới chỉnh I Dịch chuyển đầu cổ // với đầu cổ cũ theo thông số xác định. (Nếu không có thông số thì chỉnh theo tỷ lệ chênh lệch xẻ ve và đầu cổ mẫu cũ hoặc theo thời trang) F Vẽ đường sống cổ dựa trên dáng của mẫu cổ cũ V Độ lệch vai con thân trước tương ứng với phần thừa sống cổ do thay đổi đường bẻ ve Q Giảm độ dài đường sống cổ = K (độ lệch vai con) A B C D F I
  • 43. 42 4 Bản cổ nỉ 5 Bản cổ lần Điều chỉnh cổ lần, cổ nỉ, dựng cổ lần tương ứng với các điểm điều chỉnh trên mẫu cổ dựng (D,I,F). Chân cổ lần giữ nguyên (vì không thay đổi tính chất nguyên liệu) 6 Ve nẹp Thao tác điều chỉnh ve nẹp theo thông số tương tự ve thân trước (A,B,C’). Giữ nguyên độ chênh lệch của ve và thân để tạo độ mo ve. 7 Dựng cổ Mẫu dụng các chi tiết được điều chỉnh theo thông số tương ứng với các chi tiết lần ngoài B A C’ I F D I DF
  • 44. 43 Bước 6: Xác định lượng dư công nghệ (ra đường may) theo quy trình may cho các loại mẫu Dựa theo tài liệu kỹ thuật của mã hàng có sẵn đã quy định về lượng dư công nghệ theo quy trình may để áp dụng tương tự Trong trường hợp có sự thay đổi về chất liệu và quy trình may phải khảo sát lại các độ co dãn nguyên liệu và độ co dãn khi gia công để điều chỉnh lại các thông số phù hợp cho các loại mẫu sau: - Mẫu dựng nỉ (lót) = Mẫu TP + độ co (ép dựng) - Mẫu cổ nỉ = Mẫu dựng + đường may + độ co là + độ co đường may … - Mẫu cổ lần = Mẫu TP + đường may + độ co là phom + co đường may + độ mo chi tiết - Mẫu dựng cổ lần = Mẫu cổ lần – Xq mẫu 0,15cm - Mẫu ve nẹp, thân trước = Mẫu TP + đường may + độ co là ép (phom) (Đối với sản phẩm áo veston 100% vải lần được xử lý độ co trước khi đưa vào cắt BTP nên khi tính lượng dư công nghệ không cần tính độ co nguyên liệu)
  • 45. 44 * Áo veston nữ Quy trình điều chỉnh mẫu ve cổ áo veston nữ tương tự áo veston nam. Tùy theo vị trí trên chi tiết mẫu để điều chỉnh phù hợp với kiểu áo veston nữ. Kiểu dáng1: Áo veston nữ cổ 2 ve kiểu chữ B Hình 2.5b: Bản vẽ kỹ thuật áo veston kiểu mớiHình 2.5a: Áo veston nữ kiểu mới Hình 2.6a: Áo veston nữ có sẵn Hình 2.6b: Bản vẽ kỹ thuật có sẵn 12 cm 2 cm4,5 6.0 9cm 3,5 4.0
  • 46. 45 Bước 1: Phân tích kiểu - Mẫu áo veston mới có dáng đầu bản cổ và đầu ve nguýt tròn (Kiểu chữ B) - Điểm hạ chân ve trên thân áo có sẵn và áo mới như nhau - Độ rộng bản ve, bản cổ kiểu dáng mới lớn hơn mẫu có sẵn - Độ xuôi ve và hạ cổ áo veston mới sâu hơn mẫu có sẵn Vậy cần điều chỉnh hạ sâu cổ, độ xuôi ve và độ rộng bản ve (tỷ lệ độ rộng bản ve và bản cổ tương ứng với kiểu mẫu mới) Bước 2, 3: Nghiên cứu tài liệu và chọn mẫu thiết kế (tương tự) Mở ngân hàng mẫu có sẵn chọn: Sản phẩm mùa đông Khách hàng Tên sản phẩm, đối tượng VTNU Kiểu dáng 2V VTNU- 2V Nội địa. Hình 2.7 Ngân hàng quản lý mẫu cổ ve áo veston nữ Hình 2.8 Mẫu kỹ thuật ve áo veston nữ
  • 47. 46 Bước 4: Xác định các thông số điều chỉnh từng chi tiết Bảng 3.7 - Thông số điều chỉnh cổ ve áo veston nữ TT Vị trí điều chỉnh Ký hiệu T.số cũ T.số mới Ghi chú Thân trước Rộng ve A 9,0 12,0 1 Xẻ ve B 4,0 6,0 Cổ Hạ cổ E + 2,0 Dài má cổ K + 2,0 Tính từ bẻ ve Dài chân cổ L + 2,0 Rộng đầu bản cổ I 3,5 4,5 2 Độ mở cổ 4,0 6,0 Khoảng cách đầu ve, cổ Ve nẹp Rộng ve 9,0 12,0 3 Xẻ ve 4,0 6,0 Vị trí điều chỉnh tương ứng như thân trước
  • 48. 47 Bước 5: Thao tác điều chỉnh mẫu TT Vị trí Chi tiết mẫu Thao tác điều chỉnh 1 Khớp mẫu cổ và thân trước - Khớp đường thành phẩm má cổ (mẫu dựng) và má ve (nếu chân cổ rời thì khớp chân cổ theo bản cổ). - Ghim cố định đường bẻ cổ, bẻ ve, đầu vai, giữa bản, chân cổ, chân ve 2 Ve thân trước E Dịch chuyển đồng thời đường má ve và đường má cổ xuống theo đường bẻ ve = 2cm E E
  • 49. 48 A Tăng độ rộng ve theo đường má ve = 12,0cm B Tịnh tiến điểm xẻ ve cũ theo đường má ve đến điểm xẻ mới C Vẽ lại cạnh ve và dáng đầu ve nguýt tròn 3 Khớp cổ K Dịch chuyển điểm chân cổ theo đường má cổ tới điểm xẻ ve mới chỉnh I Dịch chuyển rộng đầu cổ // với đầu cổ cũ = 4,5cm. Chỉnh đầu cổ nguýt tròn Điều chỉnh độ mở cổ = 6cm (Theo bản vẽ kỹ thuật) F Vẽ đường sống cổ dựa trên dáng của mẫu cổ cũ Sau khi chỉnh xong, tách rời chi tiết cổ để điều chỉnh tiếp các mẫu cổ 4 Bản cổ 5 Chân cổ Điều chỉnh các mẫu cổ lót, dựng cổ lần tương ứng với các điểm điều chỉnh trên mẫu cổ dựng (I, K, E, F). Giữ nguyên độ chênh lệch giữa các mẫu cổ lần, cổ nỉ, dựng và chân cổ lần E B A C I E KA C I F EI K F E
  • 50. 49 6 Ve nẹp Thao tác điều chỉnh ve nẹp theo thông số tương tự điều chỉnh ve thân trước (A, B, C, E). Giữ nguyên độ chênh lệch của ve và thân của mẫu cũ để tạo độ mo ve Các chi tiết mẫu dựng được chỉnh tương ứng với các chi tiết lần ngoài 2.3. Kiểm tra và hiệu chỉnh mẫu thiết kế Các chi tiết mẫu được điều chỉnh được kiểm tra và khớp đồng bộ với nhau (Lần, lót, dựng). Các chi tiết mẫu phải đảm bảo đúng yêu cầu về kiểu dáng, thông số và lượng dư công nghệ được cộng thêm cho chi tiết mẫu. 3. XÂY DỰNG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG KIỂU MẪU CỔ, VE ÁO VESTON NAM NỮ (Ngân hàng mẫu mới trên phần mềm thiết kế) 3.1. Phân loại mùa sử dụng Việc phân loại sản phẩm theo mùa giúp cho các nhà thiết kế định hướng được kiểu dáng sản phẩm và lựa chọn nguyên phụ liệu và công nghệ sản xuất tương ứng như: - Veston nam, nữ mùa hè - Veston nam, nữ mùa đông 3.2. Phân loại thị trường sử dụng Đối với sản phẩm áo veston hiện nay đang sản xuất cho các thị trường tiềm năng với hình thức sản xuất gia công và POB và định hướng phát triển sản xuất ODM trong tương lai như: E B A C
  • 51. 50 - Thị trường châu Á: Nhật Bản - Thị trường châu Âu: Mỹ, Anh, Italia… - Thị trường nội địa Với mỗi một thị trường thì thị hiếu thời trang cũng khác nhau và việc chọn lựa kiểu mẫu thiết kế có hệ cỡ sản phẩm cũng khác nhau. Qua việc phân loại thị trường tiêu thụ giúp các nhà thiết kế có những định hướng chính xác khi thiết kế sản phẩm. 3.3. Phân loại đối tượng sử dụng Phân loại đối tượng sử dụng để lựa chọn chính xác các kiểu dáng mẫu thiết kế - Giới tính : nam, nữ - Lứa tuổi : Thanh niên, trung niên ... 3.4. Phân loại kỹ thuật mẫu cổ ve áo veston nam nữ 3.4.1. Mẫu thiết kế kỹ thuật cơ bản - Cổ, ve áo veston nam: * Cổ hai ve Cổ 2 ve ngắn Cổ 2 ve dài * Cổ ve xếch Giao vạt Hai khuy Một khuy Không giao vạt Hai khuy Một khuy Ba khuy * Cổ ve liền Cổ ve liền dáng sam (to, nhỏ, dài, ngắn) Cổ ve liền dáng vuông Cổ ve tròn * Cổ ve thời trang
  • 52. 51 - Cổ, ve áo veston nữ: * Cổ hai ve Cổ 2 ve ngắn Cổ 2 ve dài Cổ chữ B Cổ chữ K * Cổ ve xếch Cổ ve xếch giao vạt Hai khuy Một khuy Cổ ve xếch không giao vạt Hai khuy Một khuy Ba khuy * Cổ ve liền Cổ ve liền dáng san (to, nhỏ, dài, ngắn) Cổ ve liền dáng vuông Cổ ve tròn * Cổ ve thời trang Không cổ Cổ giao ve Ve đúp Cổ đúp Cổ đứng (rời, liền) 3.4.2. Mẫu thiết kế kỹ thuật điều chỉnh mới Được quản lý theo hệ thống mẫu thiết kế cơ bản có sẵn. Mẫu thiết kế cơ bản sẽ được thiết kế điều chỉnh sang các mẫu mới tương đồng về độ to, nhỏ, dài, ngắn, ngang, sâu của cổ và ve so với kiểu dáng mẫu cũ. Mỗi mẫu cơ bản bước đầu có thể chỉnh thành 2 hay 3 kiểu mẫu mới. 3.4.3. Định hướng mẫu phát triển - Từ mẫu có sẵn và mẫu điều chỉnh mới chúng tôi đã nghiên cứu các xu hướng
  • 53. 52 phát triển thời trang dòng sản phẩm veston cao cấp trên thế giới và trong nước. Từ đó có những định hướng xây dựng các ý tưởng phát triển thiết kế mẫu, nhằm bổ sung vào ngân hàng mẫu các kiểu cổ, ve có tính đột phá mới. 3.5. Phương pháp đặt tên cho ngân hàng dữ liệu mẫu thiết kế 3.5.1. Nhập mẫu thiết kế mới vào ngân hàng mẫu Đối với phần mềm lectra mẫu thiết kế các chi tiết của một mã hàng đều được quản lý chung trong một model. Để quản lý mẫu thiết kế và xuất mẫu cho bộ phận giác sơ đồ tránh nhầm lẫn mẫu sau khi thiết kế hoặc điều chỉnh mẫu phải lập bảng thống kê chi tiết mẫu và được quản lý theo hai cách sau: Cách 1: Coppy toàn bộ modun mẫu thiết kế (Mã hàng – Sản phẩm) Đặt tên mới cho modun, tên chi tiết Lập lại bảng thống kê chi tiết giác sơ đồ Lưu tài liệu mẫu riêng theo từng kiểu dáng mẫu mới. Cách này sẽ quản lý độc lập được hoàn toàn sản phẩm mới, nhưng tốn thời gian đặt lại tên cho các chi tiết giống nhau. Cách này có ưu điểm đối với người chưa thành thạo sử dụng phần mềm letra sẽ ít bị nhầm lẫn. Nhưng khó quản lý mẫu gốc ban đầu và những mẫu được điều chỉnh trong quá trình sao, lưu tài liệu. Cách 2: Coppy các chi tiết cần điều chỉnh Đặt tên mới cho chi tiết mẫu Coppy bảng thống kê mẫu giác Đặt tên bảng thống kê mới Nhập chi tiết mới chỉnh vào bảng thống kê nhưng vẫn quản lý chung trong 1 modun. Cách quản lý này có ưu điểm là quản lý được đồng bộ mẫu gốc và mẫu điều chỉnh trong một modun các kiểu mẫu mới được điều chỉnh, nhưng việc chọn mẫu đồng bộ của 1 kiểu mẫu để điều chỉnh sẽ lâu hơn. Đối với 2 cách quản lý ngân hàng mẫu thiết kế tùy theo đặc thù của từng bộ phận làm việc có thể chọn một trong hai cách quản lý trên sao cho các tài liệu trong một mã hàng. Tất cả các mẫu được chỉnh sửa được lưu lại theo hệ thống của từng loại sản phẩm và từng kiểu dáng tương ứng với tên gọi.
  • 54. 53 3.5.2. Quản lý và sử dụng ngân hàng * Lập kho tài liệu mẫu thiết kế Để thuận tiện trong việc quản lý và sử dụng ngân hàng mẫu thiết kế có sẵn, mẫu thiết kế điều chỉnh, mẫu phát triển mới. Tất cả tài liệu mẫu kỹ thuật được đưa vào quản lý theo hệ thống như sau: Sơ đồ quản lý ngân hàng mẫu thiết kế cổ ve áo veston Mẫu KT Cổ hai ve Ve dài Ve ngắn Cổ ve nhỏ Cổ ve to Cổ ve xuôi Cổ ve thấp Áo veston nam Nhật Anh Mỹ Nội địa Ảnh Kiểu khác Mẫu KT Cổ ve xếch Không giao vạt Giao vạt ve dài 1khuy Ve to 2khuy ve to 3 kguy Ve nhỏ1khuy Nhật Anh Mỹ Nội địa Ảnh Kiểu khác Mẫu KT Cổ ve liền Ve sam Ve tròn Cổ sam nhỏ Cổ sam to Nhật Anh Mỹ Nội địa Ảnh Kiểu khác Điều chỉnh ve Điều chỉnh cổ Ve mới Cổ mới Phát triển Cổ ve thời trang Viền cổVe đúp Viền ve Kiểu khác Nhật Anh Mỹ Nội địa Mẫu KT Ảnh Điều chỉnh ve Điều chỉnh cổ Ve mới Cổ mới Phát triển Điều chỉnh ve Điều chỉnh cổ Ve mới Cổ mới Phát triển Điều chỉnh ve Điều chỉnh cổ Ve mới Cổ mới Phát triển
  • 55. 54 Sơ đồ quản lý ngân hàng mẫu thiết kế cổ ve áo veston Mẫu KT Cổ hai ve Ve ngăn Ve dài Cổ ve nhỏ Cổ ve to Cổ ve chữ B Cổ ve chữ K Áo veston nữ Anh Đan Mạch Mỹ Nội địa Ảnh Kiểu khác Mẫu KT Cổ ve xếch Không giao vạt Giao vạt ve dài 1khuy Ve to 2khuy ve to 3 kguy Ve nhỏ1khuy Anh Đan Mạch Mỹ Nội địa Ảnh Kiểu khác Mẫu KT Cổ ve liền Ve sam Ve tròn Cổ sam dài Cổ sam ngắn Anh Đan Mạch Mỹ Nội địa Ảnh Kiểu khác Cổ ve thời trang Không cổ Ve đúp Cổ đúp Giao ve Mẫu KT Có ve Cổ tròn Anh Đan Mạch Mỹ Nội địa Ảnh Cổ tim Điều chỉnh ve Điều chỉnh cổ Ve mới Cổ mới Phát triển Điều chỉnh ve Điều chỉnh cổ Ve mới Cổ mới Phát triển Điều chỉnh ve Điều chỉnh cổ Ve mới Cổ mới Phát triển Điều chỉnh ve Điều chỉnh cổ Ve mới Cổ mới Phát triển
  • 56. 55 4. QUY TRÌNH SỬ DỤNG NGUYÊN PHỤ LIỆU ÁO VESTON NAM NỮ 4.1. Yêu cầu kỹ thuật đối với nguyên liệu may áo veston * Vải chính Thường dùng vải có kiểu dệt 2bevroybionH, 3H, 4H vv..có chi số sợi 80/2 x 50/1, 80/2x 80/2, 72/2 x 50/2, 60/2 x 60/2 vv.. có định lượng 8.6oz/yd, 267g/m, 8.4oz/yd, 260 g/m, 7.5or/yd, 233g/m vv.. có thành phần thường dùng 100% Wool, 99%Wool 1% polyester, 98%Wool 2% polyester, 94%Wool 6% polyester, 96% Wool 4% polyester 55%Wool 45 poly vv.. hoặc theo yêu cầu riêng của từng mã hàng. Áo veston mùa hè: Dùng vải mỏng hơn với tỷ lệ thành phần (VD: 98%Wool 2% polyester, 94%Wool 6% polyester, 96% Wool 4% vv..) hoặc theo yêu cầu riêng của từng mã hàng. Áo veston mùa đông: Dùng vải dày hơn, có tỷ lệ thành phần (VD: 55%Wool 45 poly) Với đặc điểm của áo veston được tạo phom từng chi tiết sản phẩm trong quá trình may. Để tạo sự đồng đều kết cấu bề mặt vải của sản phẩm sau khi may xong, đối với vải may áo veston yêu cầu 100% vải lần ngoài phải được xử lý độ co trước khi cắt bán thành phẩm. Vải chính được dùng cắt cho tất cả các chi tiết lần ngoài của áo veston * Vải lót Thường dùng vải dệt theo kiểu lóng chéo (chéo to, chéo in, chéo nổi), thành phần sợi PF75D x PF75D, số sợi 125 x 90 có trọng lượng là 105g/yd, có thành phần là 100% polyester, hoặc dệt theo kiểu Taffeta, thành phần sợi 75D x120D, số sợi 114 x 68 có trọng lượng là 94g/yd, có thành phần là 100%Viscose taffeta… hoặc theo yêu cầu riêng của từng mã hàng. Vải lót áo có màu sắc, chất liệu vải tương ứng với thành phần của vải chính chính và phù hợp chủng loại áo mùa đông, mùa hè, áo nam, hay nữ. Thông thường vải lót áo mỏng, mềm hơn vải lần. Vải lót được dùng để cắt tất cả các chi tiết thân lót áo
  • 57. 56 4.2. Yêu cầu kỹ thuật sử dụng phụ liệu phù hợp với chi tiết áo veston - Dựng dệt cho thân chính: Được dệt dọc bằng sợi polyester/v.rayon, có trọng lượng 80G/m2 , 85g/m2 , 96g/m2 , hoặc 119g/m2 hoặc được dệt dọc bằng sợi polyester có trọng lượng 60g/m2 , 66g/m2 , 101g/m2 , hoặc theo yêu cầu của từng mã hàng. Dựng có một mặt có nhựa, một mặt lông, mặt có nhựa lớp nhựa được dàn đều trên những sợi ngang. Độ co và độ dầy phù hợp với độ co và độ dầy của vải chính, sau khi ép lực kéo giữa lớp dựng và lớp vải phải bằng hoặc lớn hơn mức qui định ghi trên mẫu của từng mã khi thử nghiệm. Bề mặt của sản phẩm không bị bong rộp. Màu sắc theo yêu cầu của từng mã hàng. Dựng dệt được cắt để dính ép vào các chi tiết lần ngoài, tại vị trí cần tạo phom áo: Thân trước, bản cổ, chân cổ, ve nẹp, cơi túi, nắp túi… - Dựng xốp không dệt có nhựa: Được ép bằng sợi nylon/polyester có trọng lượng 30gr/m2 , 36gr/m2 , 42gr/m2 , hoặc 47gr/m2 hoặc polyester, hoặc theo yêu cầu của từng mã hàng. Hạt nhựa trên bề mặt dựng phải dầy và bám đều trên bề mặt dựng, sau khi ép phải đảm bảo độ kết dính, không bong rộp hoặc biến dạng sản phẩm, khi bóc lớp dựng ra khỏi lớp vải, hạt nhựa phải tan và bám đều trên bề mặt vải. Màu sắc, độ co, độ dày của dựng mỏng hơn dựng theo yêu cầu của từng mã hàng. Dựng xốp được dùng để dính ép định hình và tạo độ phẳng cho chi tiết áo. - Dựng xốp không dệt có nhựa có gắn sợi chống bai: Hạt nhựa trên bề mặt dựng phải dầy và bám đều trên bề mặt dựng, mặt có hạt nhựa sợi chống bai nổi hơn so với mặt không có nhựa. Màu sắc theo yêu cầu của từng mã hàng. Dựng xốp có gắn sợi chống bai được dùng để dính ép với lót cổ nỉ áo veston nam. - Canh tóc cho đệm ngực to: Có thành phần 40% coton 36% vixco rayon 24% hair, hay 26% coton 49% vixco rayon 25% hair, 38% nylon 32% vixco rayon 30% coton…Có trọng lượng 185g/yd, 181g/yd, 279g/yd… độ dầy canh tóc phù hợp với độ dày của vải chính hoặc theo yêu cầu của từng mã hàng.
  • 58. 57 - Canh tóc cho đệm ngực nhỏ và đệm đầu tay: Thường dùng canh tóc có thành phần 32% coton 18.5% vixco rayon 43% hair 6.5% pes, 25% coton 39% vixco rayon 36% hair… có trọng lượng 205g/m2 , 225g/yd... mỏng, mềm hơn canh tóc cho đệm ngực to, không thủng rách, hoặc theo yêu cầu của từng mã hàng. Dựng canh tóc thường dùng tạo phom ngực và ve áo veston nam còn áo veston nữ do tính chất tạo dáng mềm mại nên không dùng. Canh tóc dùng may áo veston mùa hè có mật độ sợi dệt thưa hơn canh tóc dùng may áo veston mùa đông. - Vải nỉ cổ: Có thành phần 100% polyester, wool, polyester, vixco rayon, vải nỉ có màu sắc, độ dày, mềm phù hợp với vải chính hoặc theo yêu cầu của từng mã hàng. Vải nỉ dùng để làm lót bản cổ áo veston nam. - Dây cotton chống bai: Có bản to đều 0.4cm màu sắc tương ứng với vải chính. - Keo tan: Bản to 0,5 1cm, hạt nhựa ở 2 bề mặt băng keo đều, khi ép băng keo tan đều tạo độ kết dính 2 lá vải. - Gòn: + Gòn ngực: Có thành phần 40% polyester 10% vixco rayon 50% wool, 10% polyester 90% vixco rayon… có trọng lượng 120g/m2 , 119g/m2 mềm, xốp, có độ dầy hơn gòn đầu tay, hoặc theo yêu cầu của từng mã hàng. + Gòn đầu tay: Có thành phần 35% polyester 40% vixco rayon 25% wool, có trọng lượng 96g/m2 … mềm, xốp, bông, có độ bai giãn cao, hoặc theo yêu cầu của từng mã hàng. - Đệm vai: Mềm, xốp, kiểu dáng, màu sắc, kích thước tùy theo áo nam hoặc áo nữ.
  • 59. 58 4.3. Hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu phù hợp với từng kiểu dáng cổ và ve áo - Quy định nguyên phụ liệu dùng cho chi tiết cổ ve áo veston nam + Nguyên liệu: * Vải chính: Cắt các chi tiết lần chính áo veston * Vải lót: Cắt chi tiết thân lót * Vải phối: Cắt các chi tiết phối (nếu có) * Vải nỉ: Cắt chi tiết cổ lót + Phụ liệu: Đối với áo veston nam, có nhiều loại dựng khác nhau được dùng cho các chi tiết trên cùng một sản phẩm. Các loại dựng phải có tính chất tương ứng với chi tiết vải chính. Tùy theo vị trí tạo phom dáng áo mà các loại dựng được quy định dùng kết hợp với chi tiết chính như sau: * Dựng dệt: Thân trước * Dựng dệt cứng: Lót cổ nỉ * Dựng xốp có nhựa dày: Ve nẹp, bản cổ, chân cổ, nắp túi, cơi túi… * Dựng xốp có nhựa mỏng: Má ve, má cổ, vòng cổ sau, đầu tay, vai con, vòng nách, bản gấu… (các vị trí liên kết đường may có canh sợi dễ bai dãn) * Dựng canh tóc dày: Đệm ngực to (có phần ve thân áo) * Dựng canh tóc mỏng: Đệm ngực nhỏ (không có phần bản ve). Các chi tiết dụng được dính ép với các chi tiết chính theo các thông số kỹ thuật độ kết dính. Nếu thay đổi loại nguyên phụ liệu mới cần phải khảo sát độ kết dính trên từng chất liệu. Bằng cách cắt một miếng dựng và một miếng vải có độ rộng là 50cm x 8cm. Căn cứ vào các loại dựng đó đem dính ép dưới nhiệt độ và lực ép nhất định. Sau khi ép xong cắt một miếng 3cm2 bóc một đầu dài 1cm, móc vào đầu cân để kiểm tra độ kết dính của dựng, đồng thời kiểm tra màu sắc của nguyên liệu so với nguyên liêu ban đầu. Dựa vào kết quả kiểm tra để điều chỉnh nhiệt độ, lực ép… sao cho sản phẩm sau khi ép xong không bị bong rộp, ố vàng.
  • 60. 59 - Quy cách vị trí dính dựng trên các chi tiết BTP may cổ, ve áo veston nam - Nguyên phụ liệu dùng cho chi tiết cổ ve áo veston nữ + Nguyên liệu: * Vải chính: Cắt các chi tiết lần chính áo veston * Vải lót: Cắt chi tiết thân lót * Vải phối: Cắt các chi tiết phối (nếu có ) Vải lần chính Lót cổ nỉ Dựng dệt cứng Dựng dệt Dựng xốp dày Dựng xốp mỏng Canh tóc dày
  • 61. 60 + Phụ liệu: Đối với áo veston nữ việc tạo phom dáng cho sản phẩm có tính chất mềm mại hơn nên việc sử dụng các loại dựng cũng tưng ứng với chất liệu vải chính. Áo veston nữ không dùng canh tóc và đệm ngực. Tương tự như áo veston nam tùy theo vị trí tạo phom dáng áo mà các loại dựng được quy định dùng kết hợp với chi tiết chính may cổ, ve áo như sau: * Dựng dệt: Thân trước * Dựng xốp có nhựa dày: Ve nẹp, bản cổ, chân cổ, nắp túi, cơi túi…. * Dựng xốp có nhựa mỏng: Má ve, má cổ, vòng cổ sau, đầu tay, vai con, vòng nách, bản gấu…. (các vị trí liên kết đường may có canh sợi dễ bai dãn). Các chi tiết ve, cổ có phối vải khác tạo tính thời trang thì các loại dựng được dùng tùy theo chất liệu của vải phối. Dụng được dính ép với các chi tiết chính theo các thông số kỹ thuật độ kết dính của từng loại vải (thông số dính ép đã được khảo sát). Vải lần chính Dựng dệt Dựng xốp mỏng
  • 62. 61 5. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ MAY HOÀN CHỈNH CỔ VÀ VE ÁO VESTON NAM NỮ 5.1. Quy trình may cổ áo veston nam Dựa vào tính chất các nguyên phụ liệu có tính tạo dáng cho chi tiết cổ, ve áo veston nam. Quy trình may công nghiệp cổ, ve áo được thực hiện qua các bước phù hợp với tính chất của nguyên liệu và kết cấu của sản phẩm như sau: Kẻ định vị bản cổ ngoài Ép dựng cổ nỉ May ghim đường chân cổ nỉ May ghim cổ lần với dựng Ziczac đường sống cổ May nhún chân cổ nỉ Là phom sống cổ Đột mo sống cổ May lộn đầu cổ Là phẳng bản cổ Đột mo bản cổ lần Vạch má cổ lần Là rẽ chân cổ lần May chắp chân cổ lần Là gấp chân cổ nỉ Ghim chốt chân cổ lần, lót nỉ Sửa và định vị chân cổ lần Khớp cổ với thân + Kẻ ve cổ Tra cổ áoMay Ziczac cổ nỉ Là ép ve cổ hoàn chỉnh Ghim vòng cổ thân lần lót Là rẽ vai con lần + Là lật vai con lót Chắp vai con lần Vắt nẹp vào lót túi lần+ canh tóc Ép fom ve Khớp thân trước lần - lót Đột ve nẹp May lộn hoàn chỉnh ve nẹp Lộn ve nẹp hoàn chỉnh Đột mo nẹp
  • 63. 62 KẾT CẤU LẮP RÁP CỔ ÁO VESTON NAM
  • 64. 63 5.2. Quy trình may cổ áo veston nữ Căn cứ vào tính chất nguyên phụ liệu dùng may cổ, ve áo veston nữ và kết cấu kiểu dáng mềm mại của sản phẩm. Chi tiết cổ, ve áo veston nữ trong sản xuất công nghiệp được thực hiện như sau: Kẻ định vị cổ lần + lót May can chân cổ lần + lót May lật mí đường chân cổ lót Là rẽ can chân cổ lần Mí đè đường can chân cổ lần Là phom sống cổ + Đường bẻ cổ Diễu đè lót sống cổ May lộn sống cổ+ đầu cổ Tra cổ lần + lót với thân áo Là ép phom cổ hoàn chỉnh Ghim chốt đường chân cổ lần + lót Là rẽ má ve Là rẽ vai con lần + lót Khớp thân trước lần - lót May lộn nẹp Mí lé cạnh ve+ gót nẹp Là ép phom veChắp vai con lần + lót
  • 65. 64 KẾT CẤU LẮP RÁP CỔ ÁO VESTON NỮ
  • 66. 65 PHẦN III ÁP DỤNG THỬ NGHIỆM KẾT QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 1. Phân tích đánh giá chất lượng việc ứng dụng đề tài 1.1. Thử nghiệm đề tài tại phòng kỹ thuật khu sản xuất veston – Tổng Công ty May 10 - CTCP - Phương pháp thử nghiệm: + Dựa vào ngân hàng mẫu có sẵn, chọn lựa kiểu dáng mẫu tương ứng điều chỉnh theo yêu cầu mẫu mới + Dựa vào các mẫu sản phẩm đã sản xuất xây dựng ý tưởng phát triển kiểu mẫu mới 1.2. Thử nghiệm đề tài trong công tác giảng dạy - Chúng tôi đưa vào thử nghiệm kết quả đề tài bằng phương pháp : + Cung cấp ngân hàng dữ liệu mẫu có sẵn đã sản xuất tại doanh nghiệp để học sinh nghiên cứu và thiết kế sang mẫu mới. + Thay đổi nhiều kiểu dáng cổ và ve theo yêu cầu mẫu mới. Sau đó cho học sinh điều chỉnh mẫu theo quy trình của đề tài trên phần mềm modarid. + In mẫu cho may thử trên nhiều chất liệu khác nhau để kiểm chứng độ chính xác của mẫu. 2. Hiệu quả sau khi ứng dụng đề tài 2.1. Đối với sản xuất - Thời gian tạo mẫu ngắn, đáp ứng nhanh các yêu cầu của khách hàng. Khi thiết kế kiểu mẫu thì chỉ cần điều chỉnh theo yêu cầu của mẫu cổ, ve mới. Còn các chi tiết khác được hiệu chỉnh và sử dụng bằng mẫu có sẵn nên tiết kiệm được thời gian rất nhiều. Điều đó được thể hiện trong bảng so sánh thời gian thiết kế mẫu sau:
  • 67. 66 Thời gian thiết kế mẫu các chi tiết của áo veston nam TT Tên chi tiết Chi tiết sản phẩm TG thiết kế mẫu gốc TG thiết kế theo qui trình điều chỉnh cổ ve áo Thân trước 2,5h 1h Thân sau 1h Tay áo 2h Cổ, ve aó 1,5h 1h Thân lần Chi tiết khác 1h 2 Thân lót 2h 3 Dựng 2h 1h 4 Nghiên cứu tài liệu + hiệu chỉnh mẫu 1h Tổng 12h 4h - Quản lý có hệ thống và sử dụng có hiệu quả ngân hàng mẫu thiết kế trong việc điều chỉnh theo yêu cầu mẫu mới . - Tiết kiệm thời gian chuẩn bị sản xuất, vật tư, nhân lực của công đoạn thiết kế chuẩn bị mẫu phục vụ sản xuất. - Phát huy và kế thừa kinh nghiệm sản xuất các mã hàng có sẵn để ứng dụng cho sản phẩm mới tương ứng. - Nâng cao năng suất tại công đoạn thiết kế mẫu, hỗ trợ cho quá trình sản xuất sản phẩm tại doanh nghiệp. - Đa dạng hóa sản phẩm, khẳng định thương hiệu của sản phẩm veston cao cấp. 2.2. Đối với công tác giảng dạy - Tiết kiệm thời gian chuẩn bị giáo trình và mẫu thiết kế trực quan của giáo viên nhờ trợ giúp công nghệ thông tin.
  • 68. 67 - Giáo viên truyền tải cho học viên kiến thức lý thuyết thiết kế cơ bản kết hợp quy trình điều chỉnh theo yêu cầu mẫu mới. Đây là nền tảng quan trọng để giáo viên và học viên hiểu sâu và ứng dụng thiết kế mẫu gắn liền thực tế sản xuất. - Phát huy tính sáng tạo và bộc lộ sớm năng khiếu của học viên. Tạo điều kiện cho nhà trường có hướng đầu tư bồi dưỡng nhân tài nhằm cung cấp nguồn lao động có chất lượng cao cho xã hội. - Giúp giáo viên tự tin và chủ động kiểm soát mức độ tiếp thu bài của học viên ngay sau tiết học. - Nâng cao khả năng sử dụng các phần mềm chuyên ngành thiết kế cho giáo viên và học viên. 3. Kết quả của đề tài Tổng hợp kết quả thu thập dữ liệu xây dựng ngân hàng mẫu thiết kế cổ ve áo veston cơ bản được 60 mẫu gồm: 34 mẫu áo veston nam, 26 mẫu veston nữ. Các số liệu thu thập ở các doanh nghiệp đã sản xuất nên đủ độ tin cậy và chính xác khi đưa vào thiết kế điều chỉnh tạo mẫu mới. Trên cở cở 60 mẫu cơ bản chúng tôi ứng dụng quy trình điều chỉnh mẫu và bước đầu đưa ra tổng số 120 mẫu thiết kế điều chỉnh tạo điều kiện cho thiết kế toàn diện các kiểu cổ thời trang. Bên cạnh đó có định hướng phát triển mới cho kiểu mẫu cổ, ve thời trang nam nữ tổng số 15 kiểu.
  • 69. 68 Bảng tổng hợp số lượng mẫu cổ , ve áo veston trong ngân hàng dữ liệu TT Doanh nghiệp (Khách hàng) Veston nam Veston nữ Cổ 2 ve Cổ ve xếch Ve liền + TT Cổ 2 ve Cổ ve xếch Ve liền + TT 1 XN Veston 1- TCT May10 ( Mỹ ) 6 3 1 2 4 3 2 XN Veston 2- TCT May10 (Nhật) 6 3 3 XN SXDV Vĩnh Bảo (Mỹ + Nhật + Đan Mạch) 7 3 3 2 2 4 Ban Thời trang - TCT May10 (Nội địa) 3 1 1 2 5 4 5 Mẫu có sẵn 22 10 1 7 11 9 6 Mẫu điều chỉnh 44 20 2 14 22 18 7 Mẫu phát triển 5 5 5 Kết quả nghiên cứu hiện tại của đề tài đã được đưa vào áp dụng trực tiếp tại 2 đơn vị của Tổng Công ty May 10: Xí nghiệp may Veston 1 và XN may Veston 2. Thời gian áp dụng từ tháng 8/2010 đến hết tháng 10/2010. Hiệu quả của việc áp dụng đã giúp công tác chuẩn bị sản xuất ( thiết kế mẫu ) cho các mã hàng xuất khẩu đạt chất lượng cao và tiết kiệm thời gian được 50 - 60% trên tổng thời gian thiết kế.
  • 70. 69 Kết luận: Sau một thời gian nghiên cứu thực hiện, đề tài đã hoàn thành tốt các mục tiêu đề ra. Cụ thể: - “Xây dựng ngân hàng mẫu cổ, ve áo veston nam- nữ cao cấp” nhờ hỗ trợ của công nghệ thông tin (phần mềm chuyên ngành thiết kế). - Xây dựng quy trình điều chỉnh mẫu cổ, ve áo veston nam - nữ . Từ đó đưa ra hướng dẫn thao tác điều chỉnh những mẫu cổ, ve áo điển hình - Hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu phù hợp với cổ áo veston nam và nữ - Hướng dẫn quy trình may tương ứng với kiểu cổ áo veston nam- nữ Kết quả của đề tài sẽ hỗ trợ đắc lực trong việc tạo mẫu nhanh phục vụ cho việc chào hàng xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Đó là một trong nhiệm vụ cấp bách của ngành Dệt may đang quan tâm nhằm phát triển ngành công nghiệp may sản phẩm veston cao cấp. Kiến nghị: Đề tài đã thực hiện được khối lượng công việc chủ yếu là đưa ra được quy trình điều chỉnh mẫu cổ ve áo veston và tổng hợp dữ liệu mẫu thiết kế để xâydựng ngân hàng mẫu. Tuy nhiên đây mới chỉ là những bước cơ bản đầu tiên để các nhà trường và các doanh nghiệp tiếp tục ứng dụng vào điều chỉnh các chi tiết khác trong sản phẩm veston. Để có thể phát huy hơn nữa các kết quả của đề tài, nhóm đề tài đề nghị Bộ Công Thương tiếp tục cho các hướng nghiên cứu mới: ứng dụng công nghệ thông tin vào thiết kế thời trang veston và ứng dụng sang điều chỉnh các loại sản phẩm khác. Để đề tài có tính ứng dụng cao, Trường cao đẳng nghề Long Biên sẽ tiếp tục sử dụng kết quả đề tài vào giảng dạy và thực tế sản xuất nhằm kiểm nghiệm để có những điều chỉnh cho phù hợp hơn. Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã có nhiều cố gắng song đề tài không tránh khỏi thiếu sót, chúng tôi mong muốn nhận được các ý kiến đóng góp để tiếp tục bổ sung hoàn thiện đề tài. Với mục tiêu hỗ trợ đắc lực cho nhiệm vụ thiết kế mẫu sản phẩm veston cao cấp nhằm đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế cho các doanh nghiệp và chất lượng đào tạo của nhà trường. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn !
  • 71. 70 Tài liệu tham khảo 1.Patternmaking for fashion design – The fashion center Los Angeles trade – technical college 2. Metric Pattern Cutting Winifred Aldrich 3.Giáo trình thiết kế trang phục - Trường CĐ Công nghiệp Hà Nội 4. Giáo trình công nghệ may – Tiến sĩ Trần Thuỷ Bình - Nhà xuất bản giáo dục 5. Cấu tạo và thiết kế vải - ĐHBK Hà Nội 6. Kỹ thuật xây dựng các loại mẫu cắt trong công nghiệp – Trường CĐ CN Hà Nội 7. Metric Pattern Cutting Winifred Aldrich 8.Tài liệu công nghệ sản xuất veston Janpan
  • 72. 71 Phụ lục 1 Bảng thông số thành phẩm áo veston * size: 36-38- 40 - 42 - 44 - 46 - 48 - 50-52 * VOC: S - R – L §¬n vÞ ®o (cm) VÞ trÝ ®o 36 38 40 42 44 46 48 50 52 -/+ Rộng giữa bản cổ 6,5 6,5 6,5 6,5 Rộng đầu cổ 3 3,2 3,5 3,7 Rộng ve 7.0 7.0 7.8 8.1 Dài áo từ giữa cổ sau tới gấu (S) 73 74 75 76 77 78 79 80 81 1 Dài áo từ giữa cổ sau tới gấu (R) 76 77 78 79 80 81 82 83 84 1 Dài áo từ giữa cổ sau tới gấu (L) 79 80 81 82 83 84 85 86 87 1 Vòng ngực dưới nách 2.5cm 51 53.5 56 58.5 61 63.5 66 68.5 71 1 Vòng eo dưới nách 20.5cm 46 48.5 51 53.5 56 58.5 61 63.5 66 1 1/2 ngang sau 21 21.5 22 22.5 23 23.5 24 24.5 25 0.5 Rộng vai 45.6 46.8 48 49.2 50.4 51.6 52.8 54 55.2 Vai con 14.9 15.2 15.5 15.8 16.1 16.4 16.7 17 17.3 0.3 Dài tay(S) 61.3 61.9 62.5 63.1 63.7 64.3 64.9 65.5 66.1 1 Dài tay(R) 64.3 64.9 65.5 66.1 66.7 67.3 67.9 68.5 69.1 1 Dài tay(L) 67.3 67.9 68.5 69.1 69.7 70.3 70.9 71.5 72.1 1 Bắp tay 18.2 19.1 20 20.9 21.8 22.7 23.6 24.5 25.4 Khuỷu tay 16.7 17.6 18.5 19.4 20.3 21.2 22.1 23 23.9 Cửa tay 14.4 14.7 15 15.3 15.6 15.9 16.2 16.5 16.8 0.3 Khoảng cách giữa 2 cúc nẹp 11
  • 73. 72 Phụ lục 2 Bảng thông kê chi tiết áo veston nam tt tªn chi tiÕt sl ghi chó V¶i chÝnh: #L720703 a 1 Th©n tr−íc 2 ®èi 3 Th©n sau 2 ®èi 3 Th©n s−ên 2 ®èi 4 Tay to 2 ®èi 5 Tay nhá 2 ®èi 6 NÑp ve 2 ®èi 7 C¬i ngùc 1 8 §¸p tói ngùc 1 9 N¾p tói 2 ®èi 10 ViÒn n¾p tói 2 lãt TH¢N: ERICA B 1 Lãt th©n tr−íc 2 ®èi 2 Lãt th©n s−ên 2 ®èi 3 Lãt th©n sau tr¸i 1 4 Lãt th©n sau ph¶i 1 5 Lãt n¾p tói 2 ®èi 6 §¸p tói n¾p 2 7 C¸ tói lãt 1 8 §Öm ®Çu chiÕt 2 9 Lãt tay to 2 ®èi 10 Lãt tay nhá 2 ®èi 11 D©y gi»ng 8 lãt Tói:M962P L 1 Lãt tói ngùc 1 2 Lãt tói n¾p to 2 3 Lãt tói n¾p nhá 2 4 Lãt tói lãt to 2
  • 74. 73 5 Lãt tói lãt nhá 1 tt tªn chi tiÕt sl ghi chó lãt PHèI: ERICA C 1 §¸p tói lãt to 2 2 Viªn tói lãt to 2 3 §¸p tói lãt nhá 1 4 ViÒn tói lãt nhá 1 DTH¢N:FW2057 D 1 D th©n tr−íc 2 ®èi D XèP:E184N29 F 1 Dựng ve nÑp 2 ®èi 2 Dựng cæ phưởng 1 ®èi 3 Dựng cæ nØ 1 ®èi 4 Dựng gÊu th©n s−ên 2 ®èi 5 Dựng ®Çu th©n sõ¬n 2 ®èi 6 Dựng gÊu th©n sau 2 ®èi 7 Dựng n¸ch th©n sau 2 ®èi 8 Dựng cöa tay to 2 ®èi 9 Dựng cöa tay nhá 2 ®èi 10 Dựng n¾p tói 2 ®èi 11 Dựng c¬i ngùc 1 12 Dựng c¬i tói n¾p 2 13 Dựng ®Öm bæ tói n¾p 2 14 Dựng ®Çu tay lín 2 ®èi 15 Dựng ®Çu tay nhá 2 ®èi 16 Dựng vai +cæ ts 2 ®èi DKDINH:NS1025 G 1 ViÒn tói lãt to 2 2 §Öm bæ tói lãt to 2 3 ViÒn tói lãt nhá 1 4 §Öm bæ tói lãt nhá 1 CANH TÓC:K516 K 1 Canh ngùc to 2 ®èi
  • 75. 74 2 Canh ngùc nhá1 2 ®èi 3 Canh ngùc nhá 2 2 ®èi tt tªn chi tiÕt sl ghi chó CANH TÓC:J257C T 1 Canh tay tr−íc to 2 ®èi 2 Canh tay tr−íc bÐ 2 ®èi 3 Canh ®Çu tay 2 ®èi B¤NG NGUC:251C N 1 Gßn ngùc 2 ®èi B¤NG TAY:MAG688 M 1 Gßn ®Çu tay 2 ®èi 2 Gßn tay sau 2 ®èi VẢI NỈ:MAG001 S 1 Cæ nØ 1 Dùng:X231N29
  • 76. 75 Phụ lục 3 Tên nguyên phụ liệu dùng may sản phẩm áo veston nam Đơn vị tính : Y Tên nguyên liệu Ký hiệu Khổ sơ đồ Định mức thực tế Vải Chính #L720703BROWN PLAND 150 3,97 Vải Chính #L721716 GREY STRIPE 150 3,75 Lót thân ERICA 150 1,6 Lót túi áo M962P 110 1,58 Dụng thân FW2057 148 0,516 Cổ Nỉ 154 0,0431 Dựng E184N29 90 1,284 Dựng NS1025 113 0,0573 Canh tóc K516 149 0,3 Canh tóc J257C 149 0,0677 Gòn 251C 90 0,2615 Bông tay MAG688 115 0,0562