SlideShare a Scribd company logo
1 of 130
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG
ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM –
CHI NHÁNH ĐÔNG ANH
Ngành: Tài chính Ngân hàng
CAO VIỆT HƯNG
Hà Nội - 2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG
ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM –
CHI NHÁNH ĐÔNG ANH
Ngành: Tài chính ngân hàng
Mã số: 8340201
Họ và tênhọc viên : Cao Việt Hưng
Người hướng dẫn : PGS. TS Nguyễn Thị Quy
Hà Nội - 2023
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi – Cao Việt Hưng là tác giả của đề tài luận văn “Nâng cao chất lượng thẩm
định tín dụng đối với Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Anh”, tôi xin cam đoan đề tài này là nội
dung nghiên cứu của riêng cá nhân tôi dưới sự chỉ dẫn của PGS. TS Nguyễn Thị Quy,
hoàn toàn không có sao chép các nghiên cứu trước đó. Các số liệu và kết quả nêu trong
luận văn này được tôi thu thập, tổng hợp từ nguồn thông tin thực tế hoặc nguồn công
bố công khai trên các báo cáo của cơ quan nhà nước, hoặc được đăng tải hợp pháp trên
các website, tạp chí, báo chí và hoàn toàn có nguồn gốc rõ ràng.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào
đã công bố, tôi xinhoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 2023
Người cam đoan
ii
LỜI CẢM ƠN
Đề tài “Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với Khách hàng doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đông
Anh” là nội dung tôi chọn để nghiên cứu và làm khoá luận tốt nghiệp chương trình cao
học chuyên ngành tài chính ngân hàng tại Trường Đại học Ngoại thương.
Để hoàn thành kết quả nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này, tôi xin gửi lời cảm
ơn chân thành đến PGS. TS Nguyễn Thị Quy – người đã trực tiếp chỉ bảo và hướng
dẫn tận tình trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu để tôi hoàn thiện luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám đốc, Ban lãnh đạo các phòng
ban tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Anh đã hỗ trợ
cung cấp số liệu và các thông tin liên quan phục vụ cho việc đánh giá và phân tích
cũng như những lời góp ý thiết thực để tôi hoàn thành tốt nhất luận văn.
Ngoài ra tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong Banhội đồng đánh giá
Luận văn đã đóng góp những ý kiến quý báu để tôi thêm hoàn thiện công trình nghiên
cứu này.
Cuối cùng, cho tôi gửi lời cảm ơn tới Khoa tài chính – ngân hàng Trường Đại
học Ngoại Thương, lãnh đạo và các Thầy, Cô đang công tác tại Khoa sau đại học đã
tạo điều kiện và thời gian cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 2023
Tác giả đề tài: Cao Việt Hưng
iii
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan............................................................................................................................................i
Lời cám ơn.................................................................................................................................................ii
Mục lục ...................................................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt............................................................................................................. vii
Danh mục Bảng biểu – Sơ đồ ........................................................................................................ ix
Tóm tắt kết quả nghiên cứu.............................................................................................................x
Lời mở đầu ................................................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài...................................................................................................3
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................................5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài..................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................................6
6. Kết cấu của luận văn.................................................................................................................6
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN
DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI.......................................................................................................................................7
1.1 Khái quát chung về doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN).......................................7
1.1.1 Khái niệm về DNVVN........................................................................................................7
1.1.2 Đặc điểm của DNVV tại Việt Nam...............................................................................9
1.1.3 Vai trò của DNVV đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam ..............................10
1.2 Tín dụng đối với DNVVN tại các NHTM.......................................................................11
1.2.1 Khái niệm về tín dụng của NHTM đối với DNVVN ........................................11
1.2.2 Đặc trưng về tín dụng đối với DNVVN..................................................................11
1.2.3 Phân loại tín dụng của NHTM đối với DNVVN.................................................13
1.3 Thẩm định tín dụng của NHTM đối với DNVVN......................................................14
1.3.1 Khái niệm thẩm định tín dụng DNVVN....................................................................14
1.3.2 Mục đích của thẩm định tín dụng DNVVN.............................................................15
1.3.3 Phương pháp thẩm định tín dụng DNVVN..............................................................15
iv
1.3.4 Nội dung thẩm định tín dụng đối với DNVVN......................................................16
1.3.5 Quy trình thẩm định tín dụng đối với DNVVN .....................................................21
1.4 Chất lượng thẩm định tín dụng tại NHTM...................................................................22
1.4.1 Khái niệm chất lượng thẩm định tín dụng tại NHTM .........................................22
1.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thẩm định tín dụng tại NHTM ...................23
1.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tín dụng DNVVN...........28
1.5.1 Nhân tố con người...............................................................................................................28
1.5.2 Thông tin và xử lý thông tin ...........................................................................................29
1.5.3 Quy trình và các phương pháp thẩm định tín dụng ..............................................29
1.5.4 Tổ chức điều hành công tác thẩm định tín dụng....................................................29
1.5.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ phục vụ thẩm định tín dụng.....................30
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỐI
VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÔNG ANH .....................................................31
2.1 Giới thiệu về VCB Đông Anh................................................................................................31
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của VCB Đông Anh ....................................31
2.1.2 Cơ cấu bộ máy quản lýy của VCB Đông Anh........................................................32
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam – Chi nhánh Đông Anh giai đoạn 2018 - 2022 ..........................................33
2.2 Thực trạng thẩm định tín dụng đối với DNVVN tại VCB Đông Anh ............38
2.2.1 Thực trạng cho vay DNVVN tại VCB Đông Anh................................................38
2.2.1.1 Khách hàng DNVVN
tại VCB Đông Anh 38
2.2.1.2 Thực trạng cho vay
DNVVN tại VCB Đông Anh 39
2.2.2 Thực trạng thẩm định tín dụng tại VCB Đông Anh.............................................40
2.2.2.1 Quy trình thẩm định tín
dụng DNVVN tại VCB Đông Anh 40
2.2.2.2 Các nội dung thẩm định
tín dụng DNVVN tại VCB Đông Anh . 45
2.2.2.3 Thực trạng công tác thẩm định tín dụng DNVVN tại VCB Đông
Anh 50
2.3 Thực trạng chất lượng thẩm định tín dụng DNVVN tại VCB Đông Anh .. 52
v
2.3.1 Trường hợp nghiên cứu cụ thể về chất lượng thẩm định tín dụng DNVVN
tại VCB Đông Anh ............................................................................................................52
2.3.2 Chất lượng thẩm định tín dụng qua tiêu chí định lượng.....................................53
2.3.3 Chất lượng thẩm định tín dụng qua tiêu chí định tính.........................................59
2.4 Đánh giá chung về chất lượng thẩm định tín dụng đối với DNVVN tại
Vietcombank Đông Anh..........................................................................................................64
2.4.1 Kết quả đạt được..................................................................................................................64
2.4.2 Hạn chế ....................................................................................................................................67
2.4.3 Nguyên nhân của hạn chế................................................................................................70
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM
ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI
VIETCOMBANK ĐÔNG ANH...................................................................................................72
3.1 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng thẩm địnhh đối với DNVVN tại
Vietcombank Đông Anh ............................................................................................................72
3.1.1 Dự báo tình hình tín dụng DNVVN trong thời gian tới .....................................72
3.1.2 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng DNVVN tại
VCB Đông Anh...................................................................................................................73
3.2 Định hướng nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với DNVVN tại
Vietcombank Đông Anh đến năm 2025..........................................................................75
3.2.1 Định hướng hoạt động tín dụng đối với DNVVN của Vietcombank Đông
Anh đến năm 2025.............................................................................................................75
3.2.2 Định hướng nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với DNVVN của
Vietcombank Đông Anh đến năm 2025...................................................................76
3.3 Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng DNVVN tại
Vietcombank Đông Anh..........................................................................................................77
3.3.1 Nâng cao chất lượng nguồn thông tin tín dụng ......................................................77
3.3.2 Hoàn thiện công tác tổ chức điều hành......................................................................78
3.3.3 Hoàn thiện quy trình thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay đối với
DNVVN..................................................................................................................................80
vi
3.3.4 Tăng cường công tác quản lý, giám sát trong hoạt động tín dụng ngân
hàng ..........................................................................................................................................80
3.3.5 Nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác thẩm định tín dụng........................81
3.3.6 Cải tiến cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật ........................................................84
3.3.7 Nâng cao tính ứng dụng và hoàn thiện nội dung thẩm định tín dụng...........85
3.4 Một số kiến nghị............................................................................................................................87
3.4.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước............................................................................87
3.4.2 Kiến nghị với Hội sở chính Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam . 88
KẾT LUẬN CHUNG.........................................................................................................................90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LUC 01
PHỤ LỤC 02
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nội dung đầy đủ
BCTC Báo cáo tài chính
BHXH Bảo hiểm xã hội
CB Cán bộ
CBTĐTD Cán bộ thẩm định tín dụng
CN Chi nhánh
CTCP Công ty Cổ phần
DN Doanh nghiệp
DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ
DPRR Dự phòng rủi ro
ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông
ĐKKD Đăng kí kinh doanh
ĐVKD Đơn vị kinh doanh
GHTD Giới hạn tín dụng
KH Khách hàng
KHDN Khách hàng doanh nghiệp
HĐKD Hoạt động kinh doanh
NH Ngân hàng
NHTM Ngân hàng thương mại
NHNN Ngân hàng nhà nước
TCTD Tổ chức tín dụng
TMCP Thương mại cổ phần
viii
TS Tài sản
TSBĐ Tài sản bảo đảm
TĐTD Thẩm định tín dụng
TTTM Tài trợ thương mại
TTQT Thanh toán quốc tế
PAKD Phương án kinh doanh
QLN Quản lý nợ
RRTD Rủi ro tín dụng
SXKD Sản xuất kinh doanh
SPDV Sản phẩm dịch vụ
VAMC Công ty TNHH MTV quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam
VCB Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
XHTD Xếp hạng tín dụng
ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU – SƠ ĐỒ
TT Tên bảng Nội dung Trang
1 Bảng 1.1 Một số tiêu chí phân loại DNVVN trên thế giới 08
2 Bảng 1.2 Phân loại nhóm nợ tại các TCTD 24
2 Bảng 2.1
Những kết quả đạt được của Vietcombank Đông Anh
35
giai đoạn 2018 - 2022
3 Bảng 2.2
Tổng hợp số lượng khách hàng doanh nghiệp tại VCB
38
Đông Anh giai đoạn 2018 – 2022
4 Bảng 2.3
Tổng hợp dư nợ khách hàng tại VCB Đông Anh từ
39
năm 2020 - 2022
5 Bảng 2.4
Bảng phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng đối với
51
khách hàng DNVVN tại VCB Đông Anh
6 Bảng 2.5
Bảng chi tiết nhân sự tham gia công tác tín dụng
51
DNVVN tại VCB Chi nhánh Đông Anh
7 Bảng 2.6
Thời gian xét duyệt hồ sơ xin cấp tín dụng của
53
DNVVN tại VCB Đông Anh
Thời gian xét duyệt hồ sơ xin cấp hạn mức tín dụng
8 Bảng 2.7 của DNVVN tại một số TCTD trên địa bàn huyện 54
Đông Anh
9 Bảng 2.8
So sánh chi phí thẩm định TSBĐ là BĐS tại một số
55
TCTD trên địa bàn
10 Bảng 2.9
Tổng hợp một số phương thức thẩm định TSBĐ của
56
một số NHTM trên địa bàn huyện Đông Anh
11 Bảng 2.10
Hệ số thu nợ cho vay khách hàng DNVVN tại VCB
57
Đông Anh giai đoạn 2018 -2022
x
12 Bảng 2.11
Phân loại theo nhóm nợ đối với khách hàng DNVVN
58
tại VCB Đông Anh 2020 – 2022
13 Bảng 2.12
Tổng hợp các tiêu chí định tính đánh giá chất lượng
59
thẩm định tín dụng tại VCB Đông Anh
14 Bảng 2.13
Kết quả khảo sát mức độ hài lòng về chất lượng thẩm
64
định tín dụng
15 Sơ đồ 1.1 Quy trình thẩm định tín dụng 21
16 Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức của Vietcombank Đông Anh 33
17 Sơ đồ 2.2 Quy trình thẩm định tín dụng tại VCB Đông Anh 41
xi
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đề tài “Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với Khách hàng doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đông
Anh” với mục tiêu đánh giá thực trạng chất lượng công tác thẩm định tín dụng đối với
phân khúc khách hàng DNVVN của Vietcombank Chi nhánh Đông Anh (trong giai
đoạn 2018 - 2022), từ đó đề xuất những giải pháp hợp lý nhằm nâng cao chất lượng
thẩm định tín dụng DNVVN tại Chi nhánh. Đề tài nghiên cứu đã giải quyết được một
số nội dung chính về mặt lý luận và có tính thực tiễn bao gồm:
Đầu tiên, luận văn đã tổng hợp cơ sở lý luận chung về chất lượng công tác thẩm
định tín dụng đối với DNVVN tại các ngân hàng thương mại. Để trình bày nội dung
này một cách đầy đủ và hệ thống, luận văn bắt đầu với việc nghiên cứu một số định
nghĩa cơ bản về doanh nghiệp vừa và nhỏ, khái niệm tín dụng đối với DNVVN tại các
NHTM,… đánh giá các đặc trưng của từng khái niệm, phân loại và đi sâu vào trình
bày các nội dung về thẩm định tín dụng tại các NHTM đối với DNVVN. Trên cơ sở
đó, luận văn cũng đã làm rõ quan niệm về chất lượng thẩm định tín dụng và đưa ra các
tiêu chí đánh giá cũng như các nhân tố ảnh hướng tới chất lượng thẩm định tín dụng
DNVVN tại NHTM.
Tiếp theo, luận văn đã đánh giá cụ thể về thực trạng chất lượng công tác thẩm
định tín dụng đối với DNVVN tại Vietcombank Chi nhánh Đông Anh. Qua quá trình
nghiên cứu, những kết quả nổi bật mà Vietcombank Đông Anh thu được thể hiện ở
chất lượng thẩm định tín dụng DNVVN bao gồm: đáp ứng tương đối tốt về thời gian
thẩm định đối với DNVVN; quy trình và phương pháp thẩm định tín dụng tương đối
đầy đủ và đáp ứng khá tốt trong việc thẩm định cho vay; nguồn vốn vay đối với khách
hàng DNVVN luân chuyển tương đối nhanh và tốc độ luân chuyển đang có dấu hiệu
tăng lên thể hiện qua tỷ lệ thu hồi nợ qua các năm. Bên cạnh đó, luận văn cũng đã xác
định được những tồn tại cũng như nguyên nhân dẫn đến các tồn tại trong công tác
xii
thẩm định tín dụng DNVVN của đơn vị trong giai đoạn 2018 – 2022. Những hạn chế
cơ bản như chi phí thẩm định còn cao so với các TCTD khác trên địa bàn, chỉ tiêu nợ
quá hạn, nợ xấu vẫn chưa đạt yêu cầu và đang tập trung phần lớn vào phân khúc khách
hàng DNVVN; nguồn thông tin phục vụ công tác thẩm định còn chưa đầy đủ,….
Từ kết quả nghiên cứu, luận văn đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thẩm
định tin dụng DNVVN tại Chi nhánh. Các giải pháp được đề xuất có tính thực tiễn và
gắn liền với định hướng hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại Vietcombank Chi
nhánh Đông Anh đến năm 2025 như: Nâng cao chất lượng nguồn thông tin tín dụng;
Hoàn thiện hơn nữa công tác tổ chức điều hành; quy trình thẩm định tín dụng; Tăng
cường về công tác quản lý, giám sát trong hoạt động tín dụng; Nâng cao chất lượng
cán bộ trong công tác thẩm định tín dụng; .. Đồng thời, luận văn cũng đưa ra một số đề
xuất với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước nhằm hoàn
thiện hệ thống các văn bản pháp luật, khuôn khổ pháp lý về tiền tệ và hoạt động của
Ngân hàng.
Kết quả của luận văn có thể là tư liệu tham khảo hữu ích giúp các Ngân hàng
thương mại tại Việt Nam nói chung và Vietcombank Đông Anh nói riêng trong việc
định hướng nhằm cải thiện về chính sách, quy trình thẩm định tín dụng, có những
khuyến khích và thay đổi thích hợp trong phương thức quản lý, vận hành để hoàn thiện
hơn nữa công tác thẩm định tín dụng, đồng thời tăng hiệu suất trong quá trình tác
nghiệp, làm nền tảng cho sự phát triển lâu dài khi ngân hàng tiếp cận và phát triển đối
tượng khách hàng là DNVVN.
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất nước ta đang trong giai đoạn hội nhập toàn diện với nền kinh tế thế giới, nhờ
đó mang lại nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng đặt ra những thách thức cho các
NHTM tại Việt Nam. Với lợi thế về kỹ thuật, tài chính, công nghệ và nguồn nhân lực,
các công ty, tập đoàn tài chính đa quốc gia đang cho thấy những thế mạnh của mình
trong cuộc đua giành thị phần. Đối diện với những thách thức đó, các NHTM đã có
nhiều thay đổi lớn trong việc định hướng kinh doanh nhằm thích ứng tốt nhất với xu
thế phát triển của thời đại.
Trong một số năm trở lại đây, hoạt động tài trợ bán lẻ mà trong đó cho vay
khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ đã trở thành xu hướng tại các NHTM. Doanh
nghiệp vừa và nhỏ được đánh giá là phân khúc khách hàng đem về tỷ suất lợi nhuận
cao cho các ngân hàng. Bên cạnh đó, thông qua kênh cho vay khách hàng DNVVN,
các NHTM có thể mở rộng bán chéo thêm nhiều SPDV khác như: dịch vụ bảo lãnh,
tiền gửi, kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ thanh toán,...... từ đó gia tăng thêm lợi nhuận và
giảm thiểu rủi ro tín dụng.
Theo thống kê mới nhất, cả nước hiện có khoảng 541.753 DNVVN đang hoạt
động trong nền kinh tế, chiếm 96,7% trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tại
Việt Nam với tổng số vốn đăng ký khoảng 130 tỷ USD (chiếm 1/3 tổng số vốn đăng
ký của các doanh nghiệp). Hàng năm, các DNVVN đóng góp khoảng 40% GDP cả
nước, nộp ngân sách 30%, đóng góp giá trị sản lượng công nghiệp 33%, giá trị hàng
hóa xuất khẩu 30% và thu hút gần 60% lao động.
Nếu ở những nước phát triển, hoạt động cho vay DNVVN đã hết sức phát triển
thì ở Việt Nam, cho vay DNVVN vẫn ở quy mô tương đối nhỏ. Hiện tại tỷ trọng dư nợ
tín dụng đối với DNVVN tại Việt Nam chỉ chiếm khoảng 17 – 18% tổng dư nợ toàn
bộ nền kinh tế, trong khi đó tại một số quốc gia tỷ lệ cho vay DNVVN chiếm tỷ trọng
khá cao như Trung Quốc trên 60%, Thái Lan trên 30%. Do đó thị trường cho vay
khách hàng DNVVN tại Việt Nam được đánh giá rất tiềm năng do còn nhiều dư địa để
2
gia tăng. Với sự phát triển ngày càng nhanh của công nghệ 4.0, hoạt động cho vay
DNVVN được kỳ vọng sẽ còn tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.
Khu vực Đông Anh, Hà Nội với lợi thế nhiều khu công nghiệp và cụm công
nghiệp vừa và nhỏ, được đánh giá là khu vực tiềm năng để phát triển kinh tế. Song
song với đó, nhu cầu về các dịch vụ tài chính trên địa bàn cũng tăng lên nhanh chóng,
tập trung chính vào nhóm DNVVN. Trong giai đoạn vừa qua VCB Đông Anh cũng đã
định hướng tập trung đẩy mạnh giải ngân đối với nhóm khách hàng này, nhờ đó dư nợ
tín dụng DNVVN của chi nhánh đã có những bước tăng trưởng tốt trong các năm gần
đây. Tuy nhiên, đi ngược lại với sự tăng trưởng đó là chất lượng nợ của nhóm
DNVVN đang có xu hướng đi xuống, cụ thể là tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu đang có xu
hướng tăng lên. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới điều này, một trong số đó là do công tác
thẩm định tín dụng vẫn còn những mặt hạn chế: báo cáo thẩm định đôi khi còn sơ sài,
các nội dung thẩm định còn nặng tính liệt kê, trình bày chưa tập trung nêu bật tình hình
SXKD của khách hàng. Việc chất lượng thẩm định không tốt thực tế đã dẫn đến các
quyết định cấp tín dụng sai lầm, gây lãng phí nguồn vốn, thậm chí nghiêm trọng hơn
có thể dẫn tới việc không thu hồi được vốn vay, gây thiệt hại tài sản cho ngân hàng.
Mặt khác, trước tình hình dịch bệnh Covid 19 đã và đang diễn ra trong thời gian qua
cùng với những biến động lớn về tình hình kinh tế thế giới (chiến tranh, lạm phát, suy
thoái,.....) có thể khiến cho tình hình hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
vốn đã dễ chịu nhiều tổn thương lại càng thêm khó khăn hơn. Và như một hệ quả tất
yếu của nền kinh tế, tỷ lệ nợ xấu của các doanh nghiệp nói chung và các DNVVN nói
riêng sẽ có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng đối với
công tác thẩm định tín dụng DNVVN là yêu cầu, nhiệm vụ cấp bách đặt ra cho Ngân
hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói chung và Vietcombank Đông Anh nói riêng.
Xuất phát từ thực tế đó, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế nói chung và
ngành ngân hàng nói riêng gặp nhiều biến động do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19,
tôi đã lựa chọn đề tài “Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng
doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi
nhánh Đông Anh” làm nội dung nghiên cứu của luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ.
3
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Có thể nói khi luận bàn về chủ đề tín dụng trong hoạt động ngân hàng thì những
đề tài về thẩm định tín dụng luôn là đề tài được quan tâm và trao đổi nhiều nhất. Đã có
khá nhiều các cá nhân, tổ chức thực hiện nghiên cứu về chủ đề này, có thể kể đến như:
Một số nghiên cứu trong nước:
- Luận văn thạc sỹ: “Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạt động
cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam”
của tác giả Mai Lan Anh (2020). Tác giả đã thực hiệnhệ thống hoá khá đầy đủ
cơ sở lý luận về thẩm định tín dụng đối với KHDN tại ngân hàng, đồng thời rút
ra được những bài học kinh nghiệm từ các ngân hàng như VCB hay Vietinbank
để đánh giá được những kết quả đạt được và các hạn chế của hoạt động thẩm
định tín dụng tại Maritimebank. Ngoài ra tác giả cũng đã đưa ra được một số
giải pháp để nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng tại ngân hàng này.
- Đề tài nghiên cứu “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh
ngân hàng TMCP Quốc tế Thái Nguyên” của nhóm tác giả Nguyễn Thu Nga,
Trần Thị Thùy Linh, Đặng Trung Kiên được đăng trên Tạp chí Khoa học &
Công nghệ (2014). Đề tài đã phân tích và đánh giá chi tiết về tình hình tín dụng
và chất lượng nợ của VIB Thái Nguyên, tìm ra nguyên nhân và hạn chế trong
công tác tín dụng tại Ngân hàng và đưa ra một số giải pháp để nâng cao chất
lượng tín dụng.
Một số nghiên cứu nước ngoài:
- Đề tài nghiên cứu: “Hiệu quả của thẩm định tín dụng đối với công tác quản lý
các khoản nợ xấu tại các NHTM ở Kenya” của tác giả Ronald Alia, Bernard
Wakabi Muhangi (2017). Bài nghiên cứu với mục đích đánh giá hiệu quả của
việc TĐTD đối với quản lý các khoản nợ xấu tại các NHTM ở Kenya thông qua
việc tìm ra ảnh hưởng của các yếu tố như nguồn thu, lịch sử tín dụng và tài sản
thế chấp. Kết quả nghiên cứu cho thấy TĐTD có ảnh hưởng đáng kể đến công
tác QLN xấu, trên cơ sở đó đề xuất với các nhà hoạch định chính sách của
NHTM cần phát triển các chiến lược, chính sách nâng cao trình độ nhân sự thẩm
4
định tín dụng để giúp cải thiện tình trạng nợ xấu, nâng cao uy tín của các
NHTM.
- Đề tài nghiên cứu: “Ảnh hưởng của quản lý quy trình thẩm định khoản vay
đối với hiệu quả tín dụng tại các Tổ chức tài chính vi mô” của tác giả Ronald
Alia1, Bernard Wakabi Muhangi (2017). Đề tài tìm hiểu hiệu quả của quản lý
quy trình thực hiện thẩm định khoản vay đối với hiệu quả tín dụng của các
TCTD ở Uganda (một quốc gia ở Đông Phi). Đề tài bao gồm các phần: (i) phân
tích quy trình thẩm định khoản vay, (i) đánh giá những thách thức mà các
chuyên viên tín dụng gặp phải (ii) đánh giá mối quan hệ giữa quản lý quy trình
thực hiên thẩm định khoản vay và hiệu quả tín dụng. Nghiên cứu đã chứng minh
rằng có một mối quan hệ chặt chẽ giữa hiệu quả tín dụng và việc thẩm định
khách hàng.
- Đề tài nghiên cứu: “Đánh giá hiệu quả của quy trình thẩm định tín dụng và
xác định mức phê duyệt và trả nợ vay của các NHTM đối với tình hình kinh tế
xã hội của người dân Tanzania – Trường hợp tại Ngân hàng CRDB Bank –
Quận Ilala – Quốc gia Tanzania (Một quốc gia ở Đông Phi)” của tác giả
ZIMBA, MWAUMA AFARI (2013). Nghiên cứu tập trung vào đánh giá tính
hiệu quả của quy trình thẩm định để xác định các cấp phê duyệt tín dụng và trả
nợ vay của các NHTM. Nghiên cứu đã chỉ ra có một số vấn đề trong thủ tục, tiêu
chí và điều kiện cho vay đồng thời cán bộ tín dụng đã không tuân thủ đúng các
nguyên tắc trong quy trình thẩm định, việc cho vay giữa các khách hàng không
có sự đồng nhất dẫn tới việc không công bằng trong quyết định cấp tín dụng
giữa các khách hàng.
Khoảng trống nghiên cứu:
Mặc dù các đề tài nghiên cứu trên đều đã đánh giá được về chất lượng thẩm định
tín dụng và sự ảnh hưởng của nó đến hoạt động kinh doanh của một số ngân hàng hoặc
chi nhánh ngân hàng cụ thể, tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này có xu hướng chủ
yếu phân tích đánh giá chất lượng thẩm định tín dụng nói chung cũng như tập trung
phân tích vào sự ảnh hưởng của quy trình thẩm định tới chất lượng tín dụng. Cũng có
một số đề tài đã tập trung nghiên cứu về viêc nâng cao chât lượng TĐTD đối với
5
khách hàng DNVVN nhưng số lượng còn chưa nhiều trong khi nội dung mới mang
tính khái quát và chưa đầy đủ. Do đó, đề tài sẽ tập trung giải quyết khoảng trống
nghiên cứu nói trên nhằm khái quát và hệ thống đầy đủ các nội dung có liên quan tới
thẩm định tín dụng DNVVN và đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng
hoạt động thẩm định tín dụng đối với phân khúc khách hàng DNVVN tại một NHTM
cụ thể - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Anh.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về những vấn đề lý luận và thực trạng chất lượng thẩm định
tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam – Chi nhánh Đông Anh, đánh giá những mặt còn hạn chế và nguyên nhân của
chúng. Từ đó đề xuất các giải pháp thực tiễn nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng thẩm
định tín dụng của ngân hàng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
• Hệ thống hoá cơ sở lý
của Ngân hàng thương
luận cơ bản về chất lượng thẩm định tín dụng DNVVN
mại
• Phân tích và đánh giá được thực trạng chất lượng thẩm định tin dụng đối với
DNVVN tại Vietcombank Đông Anh, làm rõ những mặt còn tồn tại và nguyên
nhân của thực trạng này.
• Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với
DNVVN tại Vietcombank – Chi nhánh Đông Anh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng thẩm định tín dụng đối với DNVVN tại
các Ngân hàng Thương mại.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về không gian: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh
Đông Anh.
6
- Thời gian: Thông tin và số liệu từ năm 2018 – 2022
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu nghiên cứu và trả lời các câu hỏi trên, luận văn sử
dụng kết hợp các phương pháp sau:
• Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu: Các số liệu được thu thập thông qua tai
liệu chính thống của Ngân hàng, các báo cáo số liệu nội bộ từ các phòng ban
chức năng của Vietcombank Đông Anh, các dữ liệu và nguồn thông tin khác
thu thập trên sácch báo, tạp chí,......
• Phương pháp tổng hơp thông tin: Từ các nguồn số liệu và thông tin đã thu thập,
tác giả tổng hợp số liệu thông qua một số hình thức như sử dụng bảng, biểu đồ
và hình vẽ để liệt kê thông tin một cách ngắn gọn, súc tích và làm nổi bật thực
trạng về chất lượng trong công tác thẩm định tín dụng tại Ngân hàng.
• Phương pháp phân tích số liệu: Từ các thông tin đã tổng hợp được, tác giả thực
hiện phân tích, so sánh số liệu để đánh giá các kết quả đã đạt được và những
điểm cần phải lưu ý về chất lượng nợ tại ngân hàng. Việc phân tích được thực
hiện thông qua các trường hợp cụ thể tại chi nhánh để thấy được chất lượng
thẩm định tín dụng hiện tại của ngân hàng, từ đó đưa ra giải pháp để giải quyết
vấn đề đưa ra.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về chất lượng thẩm định tín dụng đối với DNVVN của
Ngân hàng thương mại
Chương I: Thực trạng chất lượng thẩm định tín dụng đối với DNVVN tại Ngân
hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Anh
Chương II: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với
DNVVN tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Anh
7
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG
THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Khái quát chung về doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN)
1.1.1 Khái niệm về DNVVN
DNVVN được phân loại theo quy mô và bao gồm DN vừa, DN nhỏ và DN siêu
nhỏ (Theo Điều 6, Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Thủ
tướng Chính phủ), cụ thể như sau:
a) Đối với DN siêu nhỏ hoạt động trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp, công
nghiệp và xây dựng, thì số lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không
vượt quá 10 người và có tổng doanh thu hàng năm không vượt quá 3 tỷ đồng hoặc có
tổng vốn không quá 3 tỷ đồng.
DN siêu nhỏ hoạt động trong khu vực kinh doanh, dịch vụ thì lao động có tham
gia bảo hiểm xã hội bình quân không vượt quá 10 người và có tổng thu nhập năm
không vượt quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không vượt quá 3 tỷ đồng.
b) DN nhỏ hoạt động trong lĩnh vực về nông lâm ngư nghiệp, công nghiệp và xây
dựng thì số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không vượt quá 100
người, có tổng doanh thu năm không vượt quá 50 tỷ đồng hoặc có tổng số vốn không
vượt quá 20 tỷ đồng nhưng không thuộc DN siêu nhỏ quy định tại khoản 1 Điều này.
DN nhỏ hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại bình quân năm không quá
50 lao động có tham gia vào bảo hiểm xã hội và có tổng thu nhập năm không vượt quá
100 tỷ đồng hoặc có tổng nguồn vốn không vượt quá 50 tỷ đồng nhưng không thuộc
DN siêu nhỏ quy định tại khoản 1 điều này.
c) DN vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công
nghiệp và xây dựng, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không
vượt quá 200 người, tổng doanh thu hàng năm không vượt quá 200 tỷ đồng hoặc có
tổng số vốn không quá 100 tỷ đồng nhưng không thuộc DN nhỏ, DN siêu nhỏ quy
định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
8
DN vừa hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại có số lao động tham gia
bảo hiểm xã hội bình quân năm không vượt quá 100 người, doanh thu không vượt quá
300 tỷ đồng hoặc có tổng nguồn vốn không vượt quá 100 tỷ đồng, nhưng không quy
định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này là DN siêu nhỏ và DN nhỏ.
Như vậy, có thể tóm tắt tiêu chí xác định DN nhỏ và vừa theo 3 mức như sau:
- DN siêu nhỏ có số lao động tham gia BHXH theo bình quân năm không vượt quá
10 người, có tổng doanhh thu năm không vượt quá 10 tỷ đồng hoặc có nguồn vốn
từ 3 tỷ đồng trở xuống.
- Doanh nghiệp nhỏ: có số lao động tham gia BHXH theo bình quân năm từ 50
người trở xuống, có doanh thu năm từ 100 tỷ đồng trở xuống hoặc có tổng nguồn
vốn từ 50 tỷ đồng trở xuống.
- DN vừa: số lao động tham gia BHXH theo bình quân năm không vượt quá 100
lao động, có tổng thu nhập bình quân năm không vượt quá 300 tỷ đồng, tổng
nguồn vốn không vượt quá 100 tỷ đồng.
Tuy nhiên thưc tế cho thấy ở mỗi quốc gia, mỗi khu vực và nền kinh tế khác nhau
lại có cách định nghĩa và quy định không thống nhất về DNVV. Nếu như tại các quốc
gia châu Âu, DNVV được phân loại dựa vào số lao động, doanh thu, lợi nhuận và vốn
đầu tư; thì tại các nước châu Mỹ thì DNVV được xác định dựa trên cả sự đóng góp của
DN vào ngân sách nhà nước; còn tại châu Á, DNVV được phân loại dựa vào 3 tiêu chí
cơ bản đó là số lao động, vốn đầu tư và doanh thu hàng năm.
Bảng 1.1 Một số tiêu chí phân loại DNVVN trên thế giới
Tổ chức
Lao động tối đa Tài sản tối Doanh thu tối
(người) đa (USD) đa (USD)
Ngân hàng thế giới (WB) 300 15.000.000 15.000.000
Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) 100 3.000.000 Không
Ngân hàng phát triển châu Phi 50 Không Không
Ngân hàng phát triển châu Á Không có tiêu chí cụ thể cho khu vực châu Á
ADB (dựa vào quy định của từng quốc gia)
Liênhợp quốc (UNDP) 200 Không Không
9
Việc xây dựng và áp dụng các tiêu chí để phân định DNVV có ý nghĩa thực sự
quan trọng, là cơ sở theo dõi và phân tích các số liệu thống kê về tình hình các hoạt
động của DNVV, làm nền tảng cho các TCTD hoạch định chiến lược và tìm ra các
biện pháp nhằm hỗ trợ cho loại hình doanh nghiệp này hoạt động SXKD hiệu quả hơn.
1.1.2 Đặc điểm của DNVV tại Việt Nam
• Quy mô nhỏ: DNVVN thường là các DN nhỏ có quy mô ước tính dưới 100 lao
động và nguồn vốn của chủ sở hữu dưới 100 tỷ đồng. Vì vậy, các loại hình
DNVVN rất phổ biến ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.
• Vốn hóa thấp: là một trong số những đặc điểm chính của DNVVN. Do đó, phạm
vi kinh doanh của loại hình công ty này bị hạn chế do vốn đầu tư ban đầu thấp.
Tuy nhiên, các công ty này cũng khả năng sinh lời cao và có thể dễ dàng quay
vòng vốn. Vốn nhỏ cũng là lợi thế để doanh nghiệp nhỏ giảm thiểu rủi ro nếu có
thể xảy ra.
• Tính linh hoạt cao: đặc điểm này thể hiện ở chỗ các doanh nghiệp nhóm này
được đánh giá có khả năng thích ứng dễ dàng với những thay đổi từ nền kinh tế thị
trường, lĩnh vực kinh doanh hay nguồn lực nhân sự.
• Hoạt động kinh doanh dễ xảy ra tiêu cực: DNVV có quy mô nhỏ, dễ dàng thành
lập và có đa dạng các loại hình hoạt động nên khó để kiểm soát được hoạt động
của các DNVVN và hậu quả là nhóm này thường dễ gian lận trong việc cung cấp
các BCTC, dễ xảy ra tình trạng trốn thuế gây thất thu cho nhà nước.
• Tính tổ chức đơn giản: Tổ chức một DNVVN thường có cơ cấu tổ chức tinh gọn
và đơn giản hơn so với các doanh nghiêp quy mô lớn.
• Thiếu tính hợp tác: Các DNVVN có đặc điểm là thiếu tinh hợp tác với các đối tác
trong kinh doanh, đặc biệt là các công ty nước ngoài, do các đơn vị này thường
han chế hợp tác với các khoản đầu tư mang tính chất nhỏ lẻ của nhóm này. Đây là
một trong những điểm hạn chế của các loại hình DNVV.
• Trình độ quản lý và chất lượng nhân sự thấp: Nhiều DNVV ở Việt Nam được
thành lập bởi các công ty đầu tư mạo hiểm (startup) nên đội ngũ cấp cao, kể cả chủ
tịch thường không có nhiều kinh nghiệm quản lý. Ngoài ra, do hạn chế về vốn nên
chi phí thuê nhân công còn thấp dẫn đến chất lượng lao động không thực sự tốt.
10
1.1.3 Vai trò của DNVV đối với sự phát triển kinh tế tại Việt Nam
• Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của thị trường
Với đặc điểm và lợi thế nhờ quy mô không lớn, có sự năng động, linh hoạt, sáng
tạo trong kinh doanh nên các DNVV có vai trò lớn góp phần làm cho nền kinh tế trong
cơ chế thị trường trở nên năng động và sôi động hơn, có nhiều khả năng thay đổi mặt
hàng, chuyển hướng sản xuất, đổi mới công nghệ đáp ứng nhanh chóng nhu cầu trong
nước và sử dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả.
• Góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Các DNVV có nhiều lợi thế trong việc khai thác tối đa những tiềm năng phong
phú trong dân, góp phần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Số liệu thống kê chỉ ra rằng
tính đếnhết năm 2020, các DNVVN đã đóng góp 45% GDP của cả nước, nộp ngân
sách nhà nước chiếm hơn 30%. Ngoài ra đối với khu vực nông thôn, sự xuất hiện của
DNVVN sẽ thúc đẩy nhanh quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm cho
công nghiệp phát triển mạnh và tăng tỷ trọng trong khu vực công nghiệp, dịch vụ. Các
DNVV còn có vai trò quan trọng làm thay đổi và đa dạng hóa cơ cấu công nghiệp.
• Tạo ra nhiều việc làm cho người lao động
Mặc dù số lao động làm việc trong một DNVV không nhiều nhưng theo quy luật
số đông, với số lượng rất lớn DNVV trong nền kinh tế đã tạo ra phần lớn việc làm cho
xã hội. Theo số liệu từ Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) được thu thập được từ 99
quốc gia cho thấy cứ 10 lao động thì có 7 người là lao động tự do hoặc làm việc trong
các DNVVN khiến cho họ trở thành động lực quan trọng nhất trong tạo việc làm cho
người lao động. Như tại Việt Nam năm 2021 số lao động thủ công, nghề đơn giản,
mua bán chiếm đến trên 75% trong tổng số lao động (Theo niên giám thống kê năm
2021), đa số các lao động này làm việc trong các DNVVN. Chính điều này mà các
DNVVN tạo ra nhiều cơ hội việc làm, giảm tỷ lê thất nghiệp trong nền kinh tế, qua đó
góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư.
• Góp phần sử dụng có hiệu quả nguồn lực địa phương
11
Với lợi thế quy mô nhỏ lẻ, dễ đa dạng hóa, yêu cầu vốn ban đầu thấp, các
DNVV đang có vai trò và tầm ảnh hưởng lớn trong việc thu hút các nguồn vốn nhàn
rỗi từ các tầng lớp dân cư để đầu tư vào kinh doanh sản xuất và biến nó thành các
khoản vốn đầu tư. Các DNVVN không đáp ứng được nhu cầu sản xuất quy mô lớn,
nhưng có khả năng tận dụng các nguồn nguyên liệu với số lượng hạn chế nhưng sẵn có
tại địa phương hoặc phế phẩm từ các doanh nghiệp lớn.
• Thúc đẩy quá trình cạnh tranh trong nền kinh tế
Ở DNVV, tình trạng độc quyền không xảy ra, họ sẵn sàng chấp nhận tự do kinh
doanh. Trước những ảnh hưởng trực tiếp về môi trường, kinh tế, xã hội, các DNVV có
khả năng ứng biến nhanh nhạy, thay đổi hoàn cảnh, tự điều chỉnh tổ chức sản xuất,
mang những thiết bị có ưu thế và dùng hình thức đầu tư dời đến nợi khác để tiếp tục
sản xuất và phát triển.
1.2 Tín dụng đối với DNVVN tại các NHTM
1.2.1. Khái niệm về tín dụng đối với DNVVN tại NHTM:
Nghiệp vụ tín dụng của NHTM là hình thức cho vay giữa tổ chức cho vay và bên
đi vay dựa trên cơ sở tín nhiệm và theo quy tắc có hoàn trả. Nghiêp vụ tín dụng thương
mại đối với DNVVN được hiểu là quan hệ vay vốn giữa NHTM và DNVVN, có hoàn
trả cả gốc lẫn lãi sau một khoảng thời gian nhất định, hay còn gọi là quan hệ chuyển
giao tiền tệ, chuyển giao quyền sử dụng vốn để tạo ra thu nhập cho các bên.
Như vậy, nói một cách đơn giản và dễ hiểu thì: “Tín dụng ngân hàng của NHTM
đối với DNVVN là mối quan hệ chuyển giao quyền sử dụng vốn từ ngân hàng thương
mại sang DNVVN trong một thời hạn thỏa thuận nhất định, với một khoản chi phí nhất
định.
1.2.2. Đặc trưng của tín dụng đối với DNVVN
• Quy mô tín dụng nhỏ: nếu tính bình quân trên một DNVVN, thì tổng nhu cầu tín
dụng của DNVVN thường nhỏ hơn doanh nghiệp có quy mô lớn hay trung bình.
12
• Nhu cầu tài trợ đa dạng: các DNVVN hoạt động kinh doanh gần như tất cả các
ngành nghề, lĩnh vực dẫn đến nhu cầu của họ thường cũng rất đa dạng. Tuy nhiên
phần lớn là dùng cho mục đích bổ sung vốn kinh doanh lưu động.
• Yêu cầu vay có tài sản đảm bảo: đa số các khoản vay của DNVVN đều phải
được đảm bảo bằng tài sản do không thể đáp ứng được các điều kiện về cho vay
không tài sản đảm bảo của ngân hàng như: thời gian hoạt động, doanh thu, dòng
tiền luân chuyển, cung cấp báo cáo tài chính có kiểm toán,... điều đó làm hạn chế
quy mô thị trường này.
• Lãi suất cho vay thường cao: lãi suất áp dụng khi cho vay DNVVN thông thường
lớn hơn lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp lớn do ngân hàng thường đánh giá
DNVVN có mức độ rủi ro cao hơn, chi phí phục vụ lớn, sự tín nhiệm của
DNVVN còn thấp. Ngoài ra, lợi nhuận khách hàng DNVVN mang lại cho ngân
hàng hiện nay chủ yếu từ hoạt động cho vay, lợi nhuận từ hoạt động khác (phí
chuyển tiền, phí bảo lãnh, số dư tiền gửi không kỳ hạn, trả lương qua tài khoản
...) thấp hơn so với doanh nghiệp có quy mô trung bình, lớn. Do đó, khi xét đến
lợi ích tổng thể khách hàng mang lại cho ngân hàng, khách hàng DNVVN và
doanh nghiệp có quy mô trung bình, lớn có thể là như nhau, nhưng lãi suất cho
vay DNVVN lớn hơn.
• Khả năng DNVVN hoàn trả nợ vay hạn chế: DNVVN bị nhiều tác động trực tiếp
ảnh hưởng tiêu cực đến SXKD từ biến động của thị trường như lạm phát, khủng
hoảng kinh tế... dẫn đến hạn chế khả năng trả nợ với ngân hàng.
• Rủi ro mất vốn của Ngân hàng cao: do tình trạng thông tin bất cân xứng luôn
luôn hiện hữu, HĐKD của các DNVVN đa phần manh mún chủ yếu dựa vào mối
quan hệ của người điều hành quản lý khiến ngân hàng không phát hiện đầy đủ
các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các đơn vị này. Ngoài ra do sự hạn chế
về khả năng tự chủ tài chính của các DNVVN, cụ thể như vốn tự có thấp trong
khi phải sử dụng đòn bẩy tài chính cao dẫn đến có khả năng rủi ro cao khi mất
tính thanh khoản, ngân hàng khó thu hồi nợ vay.
• DNVVN có nguy cơ cao trong việc sử dụng vốn sai mục đích: các đơn vị này
thường có khả năng cao sử dụng vốn vay cho mục đích cá nhân và gia đình của
13
chủ doanh nghiệp nếu không được kiểm soát thường xuyên. Nhiều chủ doanh
nghiệp khi thành lập pháp nhân và hoạt động nhưng không tách bạch được giữa
tài chính cá nhân và công ty.
1.2.3. Phân loại tín dụng của NHTM đối với DNVVN
➢
Phân loại theo thời hạn cấp tín dụng:
• Tín dụng ngắn hạn: là loai tín dụng có thời hạn vay dưới một năm, thường sử
dụng cho mục đích bổ sung vốn kinh doanh lưu động cho DNVVN
• Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn vay từ một đến năm năm,
thường sử dụng cho mục đích đầu tư các tài sản cố định của doanh nghiệp (xe
ô tô, máy móc thiết bị,....) nhằm mở rộng cơ sở kinh doanh sản xuất.
• Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng mà thời hạn vay trên năm năm, thường sử
dụng cho mục đích đầu tư dự án (đầu tư cho dây truyền máy móc thiết bị quy
mô lớn, xây dựng cơ sở hạ tầng,....)
➢
Phân loại theo TSBĐ
• Tín dụng tín chấp: là hình thức ngân hàng cấp tín dụng chủ yếu dựa trên uy
tín của bên vay để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ không yêu cầu có TSBĐ.
• Tín dụng thế chấp: là hình thức ngân hàng cấp tín dụng yêu cầu có sử dụng tài
sản bảo đảm của doanh nghiệp hoặc chủ doanh nghiệp hoặc bên thứ ba, trong
trường hợp doanh nghiệp không trả được nợ thì NHTM sẽ tiến hành thủ tục
phát mại các tài sản này để thu hồi nợ.
➢
Phân loại theo hình thức cấp tín dụng
• Cho vay: là hình thức ngân hàng giao cho bên vay một khoản tiền nhất định
để sử dụng vào một mục đích cụ thể với nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ gốc lãi
trong một khoảng thời gian đã thỏa thuận.
• Chiết khấu: là việc ngân hàng mua có kỳ hạnhoặc mua có bảo lưu quyền được
truy đòi các công cụ có giá trị chuyển nhượng, các giấy tờ có giá khác của bên
thụ hưởng trước hạn phải thanh toán.
• Tái chiết khấu: là việc ngân hàng chiết khấu đối với các công cụ có giá trị
chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác mà chúng đã được chiết khấu trước khi
đáo hạn.
14
• Bảo lãnh ngân hàng: là hình thức cấp tín dụng mà ngân hàng có cam kết với
bên nhận bảo lãnh rằng ngân hàng sẽ thực hiện thay nghĩa vụ tài chính cho
khách hàng (bên được bảo lãnh) nếu khách hàng không thực hiện được hoặc
thực hiện nhưng không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết, lúc này khách hàng phải
nhận nợ và hoàn trả cho ngân hàng theo thỏa thuận đã ký kết.
• Phát hành thư tín dụng (L/C): là hình thức mà ngân hàng thay mặt Người
nhập khẩu cam kết (bằng văn bản) với Người xuất khẩu/Người cung cấp
hàng hoá sẽ thanh toán tiền trong thời gian quy định khi Người xuất
khẩu/Người cung cấp hàng hoá xuất trình được những chứng từ phù hợp
trong L/C đã được ngân hàng mở theo yêu cầu của Người nhập khẩu.
• Bao thanh toán: là hình thức cấp tín dụng mà ngân hàng áp dụng cho doanh
nghiệp là bên bán hàng thông qua việc ngân hàng thực hiện mua lại các
khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa đã được bên bán hàng và
bên mua hàng thỏa thuận tại hợp đồng mua bán.
Trong các hình thức cấp tín dụng nêu trên thì các hình thức cho vay, phát hành
bảo lãnh, L/C là phổ biến và thường gặp hơn cả đối với DNVVN.
1.3 Thẩm định tín dụng của NHTM đối với DNVVN
1.3.1 Khái niệm thẩm định tín dụng DNVVN
Theo quan điểm của BIS (Ngân hàng thanh toán quốc tế) thì thẩm định tín dụng
là quá trình ngân hàng thực hiện đánh giá nhằm đảm bảo thông suốt thông tin về người
vay, mục đích và cơ cấu khoản vay cũng như nguồn thanh toán khoản cho vay; còn
theo quan điểm của IBRD (Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế thuộc Ngân hàng
thế giới) thì thẩm định tín dụng là quá trình ngân hàng xem xét liệu tiền cho vay ra có
được hoàn trả lại không và liệu khách hàng có sẵn lòng hay có thiện chí trả nợ hay
không. Gần đây nhất, theo Adam Barone, 2020, thẩm định tín dụng là công việc mà
nhà đầu tư hoặc người cho vay thực hiện đối với các công ty, chính phủ, các tổ chức
phát hành nợ hoặc người đi vay để đo lường khả năng của các công ty, chính phủ, tổ
chức phát hành, người đi vay trong việc đáp ứng các nghĩa vụ nợ của mình. Công việc
thẩm định tín dụng nhằm xác định mức độ rủ ro vỡ nợ thích hợp liên quan đến các
người vay cụ thể.
15
Tóm lại, thẩm định tín dụng là hoạt động ngân hàng xem xét, đánh giá mọi mặt
về khách hàng và hồ sơ vay vốn của khách hàng để làm cơ sở ra quyết định cho vay.
Tín. dụng. đối. với. các. DNVVN. cũng. là. một. trong. những. hoạt. động. cho. vay. của.
NHTM,. vì. vậy,. qua. các. khái. niệm. trên. có. thể. hiểu. về. khái. niệm. thẩm. định. tín. dụng.
DNVVN. như. sau:. “Thẩm. định. tín. dụng. DNVVN. là. việc. sử. dụng. các. công. cụ. cũng. như. kỹ.
thuật. phân. tích. dựa. trên. hai. chỉ. tiêu. định. tính. và. định. lượng. để. nhằm. kiểm. định. và. đánh.
giá. mức. độ. rủi. ro. và. uy. tín. của. các. khách. hàng. DNVVN. thông. qua. các. nội. dung. thẩm.
định. như. năng. lực. tài. chính,. năng. lực. pháp. lý. của. khách. hàng.... nhằm. phục. vụ. cho. việc.
ra. quyết. định. cấp. tín. dụng. đối. với. khách. hàng. DNVVN”.
1.3.2. Mục đích của thẩm định tin dụng DNVVN
Thẩm định tín dụng là một trong những bước quan trọng của quá trình cấp tín
dụng để cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt quyết định cho vay. Hoạt động TĐTD
có vai trò trong việc đánh giá tổng quan về tình hình hoạt động, đánh giá mức độ tin
cậy từ các thông tin do phía khách hàng cung cấp đồng thời phân tích được tình hình
tài chính để đánh giá được khả năng trả nợ của DN nếu ra quyết định cấp tín dụng.
Như vậy có thể thấy mục đích của TĐTD đối với DNVVN được thể hiện qua các nội
dung như sau:
• Hạn chế tình trạng thông tin không cân xứng do thông tin sai lệch, thiếu chính xác,
trung thực từ hồ sơ, chứng từ khách hàng cung cấp, từ đó hạn chế đưa ra các quyết
định sai lầm trong lựa chọn khách hàng.
• Giúp các NHTM đánh giá nhanh chóng, chính xác mức độ tin cậy của phương án
vay vốn mà khách hàng DNVVN gửi cho ngân hàng khi đề xuất vay vốn.
• Phân tích và lượng hóa được các mức độ rủi ro, các thiệt hại có thể xảy ra đối với
từng khoản vay khi ngân hàng quyết định cấp tín dụng.
• Ngoài ra, công tác thẩm định tín dụng tốt sẽ giúp ngân hàng xây dựng các sản
phẩm, chính sách phù hợp với nhu cầu khách hàng từ đó nâng cao hiệu quả kinh
doanh.
1.3.3. Phương pháp sử dụng thẩm định tín dụng DNVVN
16
• Phương pháp định tính: Là phương pháp đánh giá chủ yếu dựa trên kiến thức,
kinh nghiệm của CBTĐ. Vì vậy khi sử dụng phương pháp định tính, kết quả đánh
giá khó tránh khỏi rủi ro vì phụ thuộc nhiều vào yếu tố chủ quan của cá nhân. Để
nâng cao hiệu quả phương pháp này, CBTĐ cần được đào tạo bài bản, có nghiệp
vụ chuyên môn tốt, giàu kinh nghiệm về thẩm định.
Một số hạng mục nội dung trong phân tích định tính có thể kể đến như phân tích
về lịch sử phát triển, hinh thành doanh nghiệp, phân tích năng lực của người điều
hành, sản phẩm dịch vụ kinh doanh, những mối quan hệ chính của doanh nghiệp,
điều tra thực tế,.... Bằng cách điều tra cẩn thận những thông tin cơ bản, CBTĐ có
thể sẽ phát hiện ra một số điều bất thường ở khách hàng.
• Phương pháp định lượng: Là phương pháp ngân hàng đánh giá khách hàng dựa
trên các chỉ số tài chính (các ngân hàng xây dựng bộ chỉ số sử dụng khác nhau tùy
vào chính sách mỗi ngân hàng). Phương pháp này có ưu điểm là kết quả thẩm định
có tính chính xác hơn bằng việc quy định các chỉ số cho việc thẩm định. Hạn chế
của phương pháp này là không có tính linh hoạt khi có sự thay đổi về thông tin
kinh tế thị trường hay thay đổi các yếu tố nào đó liên quan chỉ số tài chính.
Một số nội dung trong phân tích định lượng bao gồm: đánh giá doanh thu, đánh
giá lợi nhuận, đánh giá các khoản mục trong TS có – TS nợ của DN, đánh giá nhu
cầu và kế hoạch SXKD của DN… thông qua các số liệu do công ty cung cấp.
Trọng tâm của phương pháp định lượng chính là phân tích khả năng tài chính của
DN, nhằm xem xét đánh giá chính xác tính lành mạnh tình hình tài chính của DN,
đảm bảo khách hàng thực hiện được dự án, phương án SXKD và đáp ứng được các
điều kiện của NH khi cho vay hay không.
1.3.4. Nội dung thẩm. định tín. dụng đối với DNVVN
➢
Thẩm định về mặt pháp lý:
Tư cách pháp lý của khach hàng là nội dung quan trọng đầu tiên mà CBTĐ cần
thẩm định khi ngân hàng bắt đầu thiết lập quan hệ tín dụng với khách hàng. Để chứng
minh năng lực pháp lý, khách hàng cần cung cấp đầy đủ giấy tờ của công ty như: Giấy
phép đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh có điều kiện (đối với một số ngành
nghề theo quy định NHNN), quyết định thành lập, mã sô thuế, điều lệ công ty, quyết
17
định bổ nhiệm người quản lý và điều hành công ty và thông tin pháp lý của các thành
viên góp vốn và người quản lý … Để đánh giá tình trạng pháp lý của doanh nghiệp,
cán bộ đánh. giá cần lưu ý thực hiện các công việc sau:
• Kiểm tra các hoạt động thực tế của doanh nghiệp có đúng với giấy phép kinh
doanh, đăng ký doanh nghiệp hay không. Đối với ngành nghề kinh doanh có tính
đặc thù cần phải cấp phép, doanh nghiệp đã có đủ giấy phép chưa.
• Xác định vốn điều lệ của doanh nghiệp lấy từ các nguồn nào và nguồn vốn này có
đủ tương đương với tổng vốn cần thiết yêu cầu để thành lập đăng ký kinh doanh
trong ngành hay không.
• Xác định thời gian hoạt động của doanh nghiệp đạt tiêu chí đánh giá của ngân
hàng hay chưa (xác định từ khi thành lập cho đến thời điểm thẩm định)
• Ngoài ra, người thẩm định cũng cần xem xét đánh giá tính xác thực, độ tin cậy của
chứng từ, hồ sơ mà khách hàng cung cấp.
➢
Thẩm định mục đích sử dụng vốn:
Khi DN đề xuất vay vốn cần phải trình bày phương án vay, kế hoạch doanh
nghiệp dùng vốn của ngân hàng để phục vụ cho mục đích gì. Tuy nhiên, thực tế nhiều
khách hàng vô tình hoặc cố ý sử dụng vốn vay sai khác với phương án cung cấp ban
đầu dẫn đến ngân hàng không kiểm soát được vốn, rủi ro phát sinh khi khách hàng sử
dụng vốn cho những hoạt động không hợp pháp, hoặc sử dụng cho những ngành nghề
nằm ngoài giấy phép kinh doanh... Do đó ngân hàng phải chú trọng thẩm định, kiểm
tra mục đích sử dụng vốn cả trước, trong và sau khi cho vay nhằm kiểm soát vốn sử
dụng đúng mục đích, khách hàng có khả năng trả nợ theo phương án vay.
➢
Thẩm định kế hoạch và phương án sản xuất kinh doanh:
Để kiểm soát vốn vay được sử dụng có hiệu quả, giảm thiểu rui ro cho ngân
hàng, CBTĐ cần xem xét đánh giá phương án vay do khách hàng cung cấp đảm bảo
tính khả thi, những thuận lợi cũng như khó khăn của DN đang gặp phải và các rủi ro
tiềm ẩn có thể xảy ra. Trên cơ sở đó, ngân hàng cân nhắc quyết định cho vay, phương
án cho vay phù hợp với từng khách hàng cụ thể như số tiền vay, thời hạn cho vay, điều
kiện về tài sản, điều kiện về giải ngân …
18
➢
Thẩm định khả năng tài chính:
Thẩm định năng lực tài chính của doanh nghiệp là nội dung quan trọng khi đánh
giá hồ sơ vay. Dựa trên thông tin thu thập từ các báo cáo của doanh nghiệp, ngân hàng
xem xét tình hình tài chính, kế hoạch kinh doanh, hiệu quả sản xuất cũng như đánh giá
về mức độ uy tín của khách hàng. Việc thẩm định chính xác năng lực tài chính thường
phụ thuộc nhiều vào tính trung thực của khách hàng trong khai báo các số liệu tài
chính và các thông tin liên quan. Thông thường ngân hàng sẽ căn cứ vào một số chỉ số
tài chính phục vụ việc thẩm định, cụ thể như sau:
❖
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản (Return on total assets):
❖ R.O.A = LỢI NHUẬN. SAU THUẾ (%)
TỔNG TÀI. SẢN
ROA là tiêu. chí đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của doanh
nghiệp (bỏ một đồng vốn đem lại cho doanh nghiệp bao nhiêu lợi nhuận ròng). Tiêu
chí này giúp ngân hàng đánh giá được một doanh nghiệp sử dụng tài sảnhiệu quả đến
mức nào, hoạt động SXKD có hợp lý hay không. ROA càng cao thể hiện kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp có hiệu quả.
❖
Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (Return on equyty):
R.O.E = LỢI NHUẬN. SAU THUẾ (%)
VỐN CHỦ. SỞ HỮU
ROE. là chỉ số thể hiện khả năng sinh lời và hiệu quả sử dụng vốn của một doanh
nghiệp. ROE được sử dụng hữu. ích khi cần so sánh các công ty hoạt động trong cùng
một ngành. Từ đó cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty có tốt hay không.
❖
Khả. năng thanh toán hiện. hành (CR – Current. Ratio):
C.R = Tài sản. ngắn hạn
Nợ ngắn. hạn
Chỉ số CR - Current. Ratio cho thấy doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản có thể
chuyển đổi thành tiền mặt để bảo đảm thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn. Nó đo
lường khả năng thanh toán nợ của DN trong ngắn hạn.
19
Nếu chỉ số CR - Current. Ratio cao nghĩa là doanh nghiệp luôn sẵn sàng thanh
toán các khoản nợ. Tuy nhiên, nếu tỷ số thanh toán hiện hành quá cao sẽ làm giảm
hiệu quả hoạt động vì doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào tài sản ngắn hạnhay nói
cách khác việc quản lý tài sản ngắn hạn không hiệu quả (ví dụ: có quá nhiều tiền mặt
nhàn rỗi, nợ phải đòi, hàng tồn kho ứ đọng).
❖
Khả năng thanh toán. nhanh (QR– Quick Ratio):
Q.R = Tài sản ngắn. hạn - Hàng tồn kho
Nợ ngắn. hạn
Chỉ số QR– Quick Ratio thể hiện doanh nghiệp có khả năng thanh toán các
khoản vay ngắn hạn bằng những tài sản có tính thanh khoản cao như tiền và các khoản
tương đương tiền.
❖
Tỷ suất tự. tài trợ:
Tỷ.suất tự tài.trợ =
Nguồn.
vốn chủ sở hữu
(%)
Tổng.tài sản
Đây là tiêu chí dùng để đánh giá một DN có tính tự chủ về tài chính hay không.
Hệ số tự tài trợ càng cao thì năng lực tự chủ tài chính của DN càng tốt, rủi ro cho DN
càng thấp.
❖
Hệ số nợ (D/E – Debt to Equity Ratio):
D/E = Nợ.phải trả (Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn)
Vốn chủ sở hữu
Đây là chỉ tiêu dùng để đánh giá mức độ sử dụng đòn bẩy tài chNHNN của DN
cao hay không. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu là tỷ lệ % giữa vốn doanh nghiệp huy
động được bằng việc đi vay với vốn của chủ sở hữu bỏ ra. Tỷ. lệ D/E cao cho thấy DN
đang sử dụng nhiều vốn. vay để tài trợ cho SXKD. Nếu D/E liên tục cao trong một
khoảng thời gian dài điều đó thể hiện doah nghiệp đang gặp khó khăn về khả năng trả
nợ. Nếu D/E thấp thể hiện nguồn. vốn kinh doạn từ vốn. chủ sở hữu dồi dào, nợ thấp,
không chịu. nhiều áp lực tài chính và đang. kinh doanh có hiệu quả.
20
• Nếu Hệ số nợ trên vốn. chủ sở hữu > 1: Nghĩa là tài sản của doaNHNN. nghiệp
chủ yếu là các khoản nợ vay vốn bên ngoài tài trợ.
• Nếu Hệ số nợ trên vốn chủ sở. hữu < 1: Nghĩa là tài khoảnhiện có do nguồn vốn
chủ sở hữu tài trợ.
➢
Thẩm định các biện pháp đảm. bảo tiền vay:
Tùy thuộc vào quy định và chính sách riêng của từng ngân hàng mà khách hàng
thế chấp các loại TSBĐ khác nhau khi vay vốn. Với tính chất dùng để bảo đảm cho
khoản vay, TSBĐ cần thiết phải được ngân hàng thẩm định nhằm xác định chính xác
nhất giá trị tài sản tại thời điểm vay vốn. Từ đó ngân hàng đánh giá mức bảo đảm tối
đa của tài sản đó có đáp ứng được hạn mức cho vay mà khách hàng mong muốn hay
không.
Tài sản bảo đảm là phương án chốt chặn cuối cùng để xử lý thu hồi các khoản
nợ xấu nếu phát sinh, do đó việc thẩm định tài sản thường rất phức tạp cần sự đánh giá
trung thực để khả năng thu hồi nợ là cao nhất, hạn chế rủi ro cho ngân hàng.
➢
Chấm điểm xếp hạng tín dụng:
Xếp hạng tín dụng là quy trình ngân hàng đánh giá khả năng khách hàng thực
hiện các nghĩa vụ tài chính cũng như uy tín trong việc trả gốc và lãi vay đến hạn nhằm
kiểm soát rủi ro nếu ngân hàng quyết định cho vay. Mức độ rủi ro tín dụng được xác
định bằng cách nhập liệu các thông số tài chính và phi tài chính vào hệ thống chấm
điểm, kết quả xếp hạng được xác định theo từng khách hàng cụ thể thông qua thang
điểm đánh giá. Trên cơ sở đó ngân hàng ra quyết định cấp tín dụng và các điều kiện
liên quan nhằm kiểm soát chặt chẽ khoản vay. Các chỉ số tài chính đưa vào chấm điểm
khách hàng tại các ngân hàng có thể khác nhau theo từng quan điểm và chính sách của
từng ngân hàng.
➢
Ước lượng và đưa ra biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng:
Quy trình thẩm định được ngân hàng thực hiện rất chặt chẽ và kỹ lưỡng từ việc
phân tích tổng hợp nhiều yếu tố, tuy nhiên kết quả thẩm định không bao giờ có tính
chính xác tuyệt đối, bên cạnh đó các rủi ro trong tương lai phát sinh không thể đo
lường được hết tại thời điểm cho vay. Do đó, ngân hàng cần ước lượng những rủi ro
21
tiềm ẩn và có các biện pháp để kiểm soát nó. Việc ước lượng và đưa ra các giải pháp
kiểm soát RRTD đòi hỏi thực hiện cho từng phương án vay cụ thể đảm bảo tính hợp lý
theo từng khách hàng vay vốn.
1.3.5. Quy trình thực hiện thẩm định tín dụng đối với DNVVN
Thẩm định tín dụng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quy trình cấp tín dụng
của ngân hàng, nó giúp ngân hàng đánh giá hiệu quả, chính xác nhất về khả năng thu
hồi ợ trước khi ngân hàng ra quyết định cho vay.
Sơ đồ 1.1 Quy trình thẩm định. tín dụng
Một quy trình thẩm định tín dụng đối với DNVVN về cơ bản bao gồm 5 bước
như sau:
• Bước 1: Xem xét hồ sơ vay vốn của khách hàng
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, chứng từ khách hàng cung cấp về khoản vay, CBTĐ sẽ
đánh giá sơ bộ xem các hồ sơ đã đầy đủ theo danh muc yêu cầu của Ngân hàng
hay chưa, đồng thời đánh giá về tính hợp lý và tính logic của các hồ sơ, từ đó sớm
loại trừ các hồ sơ không đủ tiêu chí cho vay của ngân hàng.
• Bước 2: Thu thập thông tin bổ sung
Đối với các hồ sơ đánh giá đáp ứng tiêu chí cho vay, CBTĐ có thể yêu cầu khách
hàng bổ sung thêm các hồ sơ để làm rõ thông tin nếu cần thiết. Các hồ sơ này có
thể không nằm trong danh sách hồ sơ bắt buộc theo yêu cầu của Ngân hàng, tuy
nhiên do các DNVVN thường hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác
22
nhau, trong đó một số ngành nghề có yêu cầu về hồ sơ đặc thù riêng biệt và phức
tạp hơn, vì thế đây là bước không thể thiếu khi TĐTD.
• Bước 3: Thẩm định khả năng thu hồi nợ khoản vay
Trên cơ sở các thông tin đã thu thập qua hồ sơ và thẩm định trực tiếp, CBTĐ phân
tích, đánh giá các số liệu, qua đó đánh giá tính khả thi, tính hiệu quả của phương
án và khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng để làm căn cứ ra quyết đinh cho vay.
• Bước 4: Ước lượng và kiểm soát rủi ro tín dụng
Sau khi đã có phân tích về phương án vay của CBTĐ, các cấp phê duyệt tiếp theo
có trách nhiệm rà soát và đánh giá lại tổng thể toàn bộ phương án đề xuất cấp tín
dụng đã trình, ước lượng và đánh giá khả năng RRTD của phương án, đưa ra các
giải pháp và điều kiện tin dụng nếu cần để kiểm sát rủi ro và trình cấp phê duyệt
cuối cùng.
• Bước 5: Kết luận về khả năng thu hồi nợ.
Cấp có thẩm quyền phê duyệt tin dụng sẽ xem xét hồ sơ, thực hiện phê duyệt tín
dụng trên Báo cáo đề xuất tín dụng trên cơ sở đánh giá phương án có / không có
khả năng thu hồi nợ.
1.4 Chất lượng thẩm định tín dụng tại NHTM
1.4.1 Khái niệm chất lượng thẩm định tín dụng tại NHTM
Theo TS. Nguyễn Minh Kiều (2015) “Chất lượng thẩm định tín dụng thể hiện
mức độ tin cậy và phù hợp trong việc lựa chọn, áp dụng phương pháp, quy trình, nội
dung và tổ chức thực hiện thẩm định nhằm đưa ra quyết định cấp tín dụng một cách
chính xác với thời gian ngắn nhất và chi phí htấp nhất, vừa thoả mãn nhu cầu tín dụng
khách hàng vừa tối đa hoá lợi ích của ngân hàng”.
Đứng trên quan điểm của Ngân hàng có thể hiểu chất lượng tín dụng như sau:
“Chất lượng thẩm định tín dụng tại các NHTM là tập hợp các đặc tính của công tác
thẩm định bao gồm các nội dung thẩm định tín dụng nhằm đảm bảo tính an toàn và
khả năng sinh lời của NHTM.”
Công tác thẩm định tín dụng đạt chất lượng khi nó giúp TCTD ra quyết định cấp
tín dụng đúng đắn, đảm bảo khả năng thu hồi nợ đầy đủ và đúng hạn. Chất lượng thẩm
23
định tín dụng được thể hiện trước hết ở báo cáo thẩm định, chất lượng dư nợ, rủi ro
phát sinh sau cho vay…Bên cạnh đó, chất lượng thẩm định tín dụng còn thể hiện ở
thời gian thẩm định và chi phí thẩm định.
1.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thẩm định tín dụng tại NHTM
➢
Chỉ tiêu định lượng:
❖
Thời gian thẩm định:
Đây là chỉ tiêu cạnh tranh phản ánh chất lượng công tác thẩm định tại các ngân
hàng. Khi ngân hàng có tiến độ thẩm định nhanh sẽ giúp cho DNVVN tiếp cận nguồn
vốn tín dụng dễ dàng, nhanh chóng kịp thời sử dụng vốn cho HĐKD theo kế hoạch đề
ra. Nếu thời gian thẩm định kéo dài có thể khiến doanh nghiệp bỏ lỡ cơ hội đầu tư,
giảm hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, nếu việc TĐTD chỉ chú trọng tiến độ mà thực
hiện quá sơ sài, không đánh giá đầy đủ thông tin hoặc bỏ qua các nội dung quan trọng
thì có thể dẫn tới các quyết định cho vay thiếu chính xác và gây rủi ro cho ngân hàng.
Hiện không có bất kỳ một chuẩn mực chung về thời gian thẩm định do thời gian
thẩm định tại các TCTD khác nhau sẽ có sự khác biệt nhiều hay ít dựa trên nhiều yếu
tố như quy trình, con người, chất lượng hồ sơ khách hàng hoặc tuỳ theo từng phương
án tài trợ cụ thể như: vay ngắn hạn từng lần, vay hạn mức ngắn hạn, vay tài trợ đầu tư
tài sản cố định, vay tài trợ dự án, bảo lãnh, LC,....
❖
Chi phí thẩm định:
Được xác định là số tiền mà ngân hàng phải bỏ ra để hoàn thành công tác thẩm
định tín dụng, bao gồm cả chi phí thu thập thông tin và chi phí xác nhận thông tin về
khách hàng, chi phí khảo sát thực tế, chi phí đầu tư công nghệ phục vụ công tác thẩm
định, chi phi thuê đơn vị độc lập thẩm định.... chi phi thẩm định được xác định ở mức
hợp lý để có sự cạnh tranh và tiết kiệm chi phí của ngân hàng. Nếu công tác thẩm định
tín dụng được tiến hành mất quá nhiều thời gian và tốn kém, thì dù kết quả thẩm định
là chính xác thì công tác thẩm định tín dụng cũng không được đánh giá là có chất
lượng. Như vậy, thẩm định tín dụng cần đạt chất lượng khi đồng thời đạt thời gian
ngắn, chi phí thấp nhưng vẫn đạt các yêu cầu về thẩm định. Cũng như thời gian thẩm
định, chi phí về thẩm định giữa các TCTD cũng có sự khác nhau, chủ yếu do quy trình
và cách thức tổ chức sắp xếp các bộ máy nhân sự tại từng NHTM.
24
❖
Chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu:
Chỉ tiêu dư nợ trong đánh giá chất lượng công tác thẩm định chủ yếu tập trung
vào dư nợ các khoản nợ quá hạn, nợ xấu, thể hiện bằng tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu tại
ngân hàng. Nợ quá hạn là hiện tượng phát sinh từ mối quan hệ tín dụng mà trong đó
người đi vay (cá nhân hoặc tổ chức) không thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình cho
ngân hàng theo cam kết đã thỏa thuận tai hợp đồng tín dụng. Nợ xấu là các khoản nợ
được phân nhóm 3,4,5 (theo Thông tư 11/2021/TT-NHNN).
Bảng 1.2 Phân loại nhóm nợ tại các TCTD
Nhóm. .nợ Đặc điểm..
Nhóm. .1:. .Dư. .nợ. .đủ. .chuẩn
- Các khoản nợ được thanh toán trong hạn...............
- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày.
Nhóm. .2:. .Dư. .nợ. .cần. .chú. .ý
- Các khoản nợ quá hạn từ 10 – 90 ngày...................
- Các
. . . . . . . . . . ........ .
khoản nợ được điều chỉnh lại kỳ hạn thanh
.toán.
- Các khoản nợ quá hạn từ 30 – 90 ngày...................
Nhóm. .3:. .Dư. .nợ. .dưới. .tiêu.
- . .. .. .. .. .. .. .. .. .. .Cáckhoảnnợdùđãđượcđiềuchỉnhlạikỳhạn.
.thanh toán nhưng vẫn quá hạn dưới 30 ngày.
.chuẩn
- Các khoản nợ được miễn lãi hoặc giảm lãi do.
.không. .đủ. .khả. .năng. .trả. .lãi.
- Các khoản nợ quá hạn từ 90 – 180 ngày...................
Nhóm. .4:. .Nợ. .nghi. .ngờ. .mất.
- . .. .. .. .. .. .. .. .. .. .Cáckhoảnnợdùđãđượcđiềuchỉnhlạikỳhạn.
.thanh toán nhưng vẫn quá hạn 30 – 90 ngày.
.vốn
- Các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn thanh toán.
.lần. .thứ. .2.
- Các khoản nợ quá hạn hơn 180 ngày...............
- . .. .. .. .. .. .. .. .. .. .Cáckhoảnnợdùđãđượcđiềuchỉnhlạikỳhạn.
Nhóm. .5:. .Nợ. .có. .khả. .năng.
.thanh. .toán. .nhưng. .vẫn. .quá. .hạn. .trên. .90. .ngày.
- Các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn thanh toán.
.mất. .vốn
.lần. .thứ 2 nhưng vẫn quá hạn.
- . .. .. .. .. .. .. .. .. .Cáckhoảnnợđượcđiềuchỉnhkỳhạnthanhtoán.
.lần. .thứ. .3. .trở. .lên.
25
Dưới đây là công thức tính tỷ lệ nợ quá hạn:
Tổng. .dư. .nợ. .quá. .hạn. .
Tỷ. .lệ. .nợ. .quá. .hạn. .=. .. . . .(%)
Tổng. .dư. .nợ. .vay
Một trong những nguyên tắc đầu tiên của tín dụng đó là hoàn trả cả gốc và lãi
đầy đủ và đúng hạn chính vì vậy yếu tố an toàn là quan trọng nhất để đảm bảo chất
lượng tín dụng. Đối với các khoản gốc và lãi thanh toán không đúng cam kết sẽ hình
thành nợ quá hạn với mức lã suất cao hơn mức thông thường. Chất lượng thẩm định
kém cho thấy CBTĐ không phân tích đúng và đánh giá đầy đủ mức độ rủ ro của
phương án, từ đó để lọt các khách hàng vay không tốt và trực tiếp khiến cho tỷ lệ nợ
quá hạn gia tăng. Thực tế phần lớn các khoản nợ quá hạn là nợ có vấn đề, nợ có khả
năng mất vốn cao, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, khả năng thanh toán
của ngân hàng. Như vậy, ở đây chất lượng thẩm định tín dụng luôn tỷ lệ nghịch với tỷ
lệ quá hạn của ngân hàng.
❖
Chỉ tiêu đánh giá doanh số cho vay và thu nợ:
- Chỉ tiêu doanh số cho vay trong kỳ: Doanh số cho vay trong kỳ là tổng số tiền
đã cho khách hàng vay trong kỳ, tính theo ngày, tháng, năm, quý. Doanh số cho vay
phản ánh về kết quả phát triển, kết quả mở rộng hoạt động cho vay cũng như phản ánh
tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Nếu như các nhân tố khác cố định thì
doanh số cho vay càng cao phản ánh việc mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng
càng tốt, ngược lại doanh số cho vay của ngân hàng mà giảm trong khi cố định các yếu
tố khác thì chứng tỏ ngân hàng đang hoạt động không tốt.
- Doanh số thu nợ: phản ánh phần thu được của khách hàng khi đến hạn phải trả
trong kỳ, tính theo ngày, tháng, năm, quý.
- Tỷ lệ thu nợ được tính theo công thức như sau
Doanh. .số. .thu. .nợ. .
Tỷ. .lệ. .thu. .nợ. .. .=. .. .
Doanh. .
số. .
cho. .
vay. .(%)
Hiệu quả tín dụng trong việc thu hồi nợ của Ngân hàng đối với các khoản cho
vay ngắn hạn đối với DNVVN thể hiện ở chỉ tiêu này. Chỉ tiêu này phản ánh trong một
giai đoạn, ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu nợ gốc so với doanh số cho vay ra. Tỷ lệ
26
này càng cao càng cho thấy dòng tiền doanh nghiệp tốt và luôn đảm bảo việc trả nợ
gốc đúng hạn, qua đó cho thấy việc đánh giá khách hàng trong quá trình TĐTD là tốt.
Tuy nhiên đây cũng chỉ là một trong số các chỉ tiêu để đánh giá chất lượng TĐTD, cần
kết hợp thêm nhiều yếu tố khác để có thể đánh giá và kết luận chính xác hơn.
➢
Chỉ tiêu định tính:
❖
Tính khoa học và hiệu quả của quy trình thẩm định tín dụng:
DNVVN hoạt động ở nhiều lĩnh vực ngành nghề, do đó nhu cầu vay vốn thường
đa dạng. Vì vậy việc thẩm định hồ sơ vay DNVVN có tính phức tạp đòi hỏi CBTĐ vừa
phải có chuyên môn, kinh nghiệm tốt, thông thạo lĩnh vực thẩm định vừa phải đảm bảo
tiến độ thực hiện nhanh chóng và chất lượng. Do vậy để đảm bảo đội ngũ cán bộ nắm
bắt và xử lý nhanh nội dung thẩm định khi tiếp cận hồ sơ vay vốn các ngân hàng cần
đầu tư xây dựng một quy trình thẩm định tỉ mỉ, chi tiết và có tính hệ thống. Dựa vào
quy trình này, ngân hàng hệ thống hóa các nội dung cần thẩm định, hạn chế bỏ sót các
vấn đề quan trọng khi thẩm định khách hàng và đặc biệt giúp cho các CBTĐ mới tránh
sai sót, bỡ ngỡ trong giai đoạn đầu tác nghiệp. Một quy trình thẩm định tín dụng được
đánh giá có tính khoa học và đạt hiệu quả khi đáp ứng một số yêu cầu như sau:
• Quy trình TĐTD quy định rõ ràng các bước: thủ tục và mục tiêu thực hiện từng
bước, không chồng chéo, trùng lặp và rõ ràng trách nhiệm của các cá nhân liên
quan.
• Quy trình hoàn thiện từ khâu tiếp xúc khách hàng cho đến khi ra quyết định cho
vay, quy định trình tự các bước thực hiệnhơp lý, có đầy đủ cơ sở và thông tin để
thực hiện.
• Kết quả CBTĐ tuân thủ quy trình ở tỷ lệ cao: tuân thủ theo nội dung thẩm định,
tuân thủ thời gian thực hiện và có tính trách nhiệm cao trong quá trình thực hiện.
❖
Nguồn nhân lực thực hiện công tác thẩm định:
- Tỷ lệ bố trí CBTĐ chuyên trách:
Nhân sự là vấn đề cốt lõi ảnh hưởng đếnhiệu quả hoạt động thẩm định, do đó các
ngân hàng rất chú trọng vấn đề bố trí nhân sự chuyên trách công tác thẩm định. Nếu tỷ
lệ nhân sự quá thấp sẽ dẫn đến việc quá tải khối lượng công việc cho CBTD
27
làm ảnh hưởng chất lượng thẩm định hồ sơ, giảm hiệu quả cho vay của ngân hàng
cũng như dễ xảy ra tình trạng thẩm định một cách sơ sài, không tuân thủ nội dung
thẩm định hoặc kéo dài thời gian thẩm định, tuy nhiên nếu tỷ lệ nhân sự quá cao lại
dẫn đến lãng phí cho ngân hàng.
- Tỷ lệ bố trí nhân sự thẩm định có trình độ:
Thẩm định tín dụng là công việc khó, có tính chất phức tạp cao đòi hỏi CBTĐ
phải có kiên thức nghiệp vụ cơ bản và được đào tạo thường xuyên để nâng cao trình
độ. Trên nền tảng kiến thức cơ bản đã được đào tạo, CBTĐ mới cần tiếp cận và nắm
bắt được kinh nghiệm thực tế trong công tác thẩm định, từ đó tổ chức làm việc khoa
học và đạt hiệu quả hơn.
- Tỷ lệ bố trí nhân sự thẩm định có kinh nghiệm:
Kết quả thẩm định được đánh giá xem xét trên nhiều yếu tố bao gồm cả các yếu
tố định lượng và yếu tố định tính. Vì vậy, ngoài các các nhân sự có nghiệp vụ cơ bản
cần thời gian đào tạo thì ngân hàng cần bố trí đội ngũ cán bộ dày dạn kinh nghiệm, có
sự nhạy bén, linh hoạt mới đảm bảo chất lượng công tác thẩm định tín dụng của ngân
hàng.
- Mức độ tuân thủ các quy định, quy trình và văn bản liên quan của Ngân hàng:
Các quy định, quy trinh được ngân hàng đầu tư xây dựng nhằm tạo ra tính hiệu
quả, tính hệ thống và hạn chế các rủi ro. Tuy nhiên nếu tỷ lệ các cán bộ tuân thủ quy
định, quy trình ở mức thấp hoặc cố tình không tuân thủ thì sẽ dẫn đến rủi ro thậm chí
có thể gây thiệt hại cho ngân hàng. Để tăng tỷ lệ tuân thủ của nhân viên, các ngân hàng
nhất thiết phải xây dựng chế độ kiểm tra giám sát thường xuyên để kịp thời phát hiện
và có phương án xử lý kịp thời các trường hợp thực hiện sai quy định.
❖
Nguồn thông tin phục vụ cho quá trình thẩm định:
Nguồn thông tin là cơ sở đặc biệt quan trọng, giúp cho các ngân hàng đánh giá
và xác định khá chính xác về tổng quan khách hàng vay vốn, uy tín, thiện chí trả nợ, và
các thông tin cần thiết đối với khoản vay như tính khả thi của dự án, hiệu quả hoạt
động SXKD của khách hàng. Thông tin thu thập được chính là tiền đề để NHTM ra
quyết định cấp tín dụng và các điều kiện ràng buộc nếu có.
28
Để đảm bảo khách hàng sử dụng vốn đúng phương án cung cấp và có khả năng
hoàn trả nợ, ngân hàng phải khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau nhưng chủ
yếu từ nguồn khách hàng cung cấp (hồ sơ vay vốn, các báo cáo số liệu của doanh
nghiệp….) và nguồn thẩm định thực tế (phỏng vấn trực tiếp khách hàng, thu thập
thông tin trên thị trường, kiểm tra tại nợi SXKD) ... Trên cơ sở các nguồn thông tin có
được, ngân hàng tiến hành phân tích đưa ra các nhận định về việc cấp tín dụng và các
biện pháp kiểm soát rủi ro cho từng đối tượng khách hàng.
❖
Mức độ hài lòng của khách hàng đối với chất lượng thẩm định tín dụng:
Chất lượng thẩm định ngoài thể hiện ở quy trình, hệ thống, nguồn thông tin chất
lượng, còn được đánh giá qua phản hồi từ phía các khách hàng. Đối tượng khách hàng
được chia thành khách hàng nội bộ và khách hàng ngoài ngân hàng.
Đối với khách hàng nội bộ bao gồm cấp trên phê duyệt và các bộ phận phối hợp
khác, sự hài lòng của cấp phê duyệt được thể hiện số lượng hồ sơ được duyệt so với số
lượng hồ sơ gửi cấp trên phê duyệt, hoặc tỷ lệ mắc các lỗi thẩm định bị trả lại hồ sơ
như thiếu thông tin về ngành, xu hướng ngành và thị trường; số liệu không logic; quan
điểm thẩm định thiếu thực tế; sai biểu mẫu quy định....
Đối với khách hàng ngoài ngân hàng thể hiện qua sự hài lòng, những đánh giá
về tinh thần, thái độ, tác phong làm việc làm việc của CBTĐ; kỹ năng xử lý và giải
quyết vấn đề; năng lực chuyên môn và chất lượng công việc đảm bảo tiến độ và
chuyên môn của bộ phận thẩm định.
1.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tín dụng DNVVN
1.5.1 Nhân tố con người
Mọi hoạt động của hệ thống ngân hàng đều do ý chí của con người ảnh hưởng và
quyết định, các chính sách được xây dựng và thực thi bởi chính con người – nguồn
nhân lực của ngân hàng.
Do đó, con người là một nhân tố có vai trò đặc biệt quan trọng ảnh hưởng tới
chất lượng công tác thẩm định. Vì vậy năng lực, chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp
của nguồn nhân lực phải được ngân hàng chú trọng. Nếu đội ngũ cán bộ có trình độ
chuyên môn yếu, đạo đức nghề nghiệp kém sẽ dẫn đến việc thẩm định qua loa, thiếu
29
tính trung thực, thiếu tính chính xác – là nguyên nhân đưa đến các quyết định cấp tín
dụng sai lầm. Hiểu được tầm quan trọng của yếu tố con người trong chất lượng thẩm
định, hiện các Ngân hàng đã và đang không ngừng đào tạo nâng cao trình độ nhân
viên, có chế độ đãi ngộ tốt để ổn định nguồn nhân sự có kinh nghiệm từ đó nâng cao
chất lượng công tác thẩm định.
1.5.2 Thông tin và xử lý thông tin
Hoat động thẩm định tín dụng được thực hiện từ việc xử lý nhiều dữ liệu thông
tin do đó phụ thuộc nhiều các yếu tố bên ngoài như thông tin kinh tế, thị trường, văn
bản pháp luật, ngành nghê kinh doanh...Tuy nhiên các yếu tố này thường xuyên thay
đổi, cập nhật, vì vậy để công tác thẩm định đạt kết quả cao đòi hỏi ngân hàng phải nắm
bắt và xử lý thông tin một cách kịp thời, chính xác.
1.5.3 Quy trình và các phương pháp thẩm định tín dụng
Công tác thẩm định luôn được quy định theo một quy trình thực hiện cụ thể. Đối
với mỗi phương án vay, có rất nhiều khía cạnh cần thẩm định như: điều kiện vay vốn,
năng lực pháp lý, tình hình tài chính của doanh nghiệp vay vốn, tính khả thi của dự
án... Mỗi nội dung thẩm định cho phép đánh giá một mặt cụ thể của dự án, tổng hợp
các nội dung này chúng ta có được sự đánh giá toàn diện của dự án. Trong quá trình
thực hiện thẩm định không thể cùng một lúc thẩm định được tất cả các nội dung mà
phải thực hiện qua các bước, có thể kết quả của bước trước làm cơ sở để phân tích các
bước sau. Ví dụ như, sau khi tính được các dòng tiền dự án, chúng ta tính toán các chỉ
tiêu phản ánh hiêu quả của dự án và kế hoạch cho vay, thu nợ. Như vậy, nếu có một
quy trình thẩm định được thiết kế khoa học, toàn diện thì kết quả thẩm định sẽ tốt hơn
và sát với thực tế hơn.
1.5.4 Tổ chức điều hành công tác thẩm định tín dụng
Thẩm định tín dụng đối với DNVVN là một công việc phức tạp và tiềm ẩn nhiều
rủi ro, đòi hỏi các ngân hàng phải có phương pháp tiếp cận một cách khoa học và bài
bản. Một quy trình TĐTD được tổ chức tốt có thể giúp giảm thiểu rủi ro và nâng cao
hiệu quả của công tác thẩm định. Chất lượng của quy trình thẩm định phụ thuộc vào
việc bố trí, phân công nhiệm vụ thẩm định cho nhân sự hợp lý, tức là phân công CBTĐ
doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh mà hiện doanh nghiệp
30
hoạt động, bố trí nguồn lực hợp lý tránh hiện tượng CBTĐ bị quá tải dẫn đến việc
thẩm định sơ sài, kém hiệu quả.
Ngoài ra, tổ chức kiểm soát hoạt động TĐTD cũng phải hợp lý, tránh trình trạng
trình độ người kiểm soát kém, hoặc là người có liên quan của khách hàng dẫn đến việc
TĐTD không còn nhiều ý nghĩa, chất lượng thẩm định thấp. Công tác thực hiện thẩm
định cần được tổ chức rõ ràng, quy định nhiệm vụ và trách nhiệm đến từng cán bộ liên
quan nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm cũng như tạo điều kiện để các cán bộ liên
quan biết rõ những việc cần phải thực hiện khi thẩm định một khoản vay sẽ góp phần
nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng và có
một tâm lý, tâm thế thoải mái trong công tác thẩm định tín dụng.
1.5.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ phục vụ thẩm định tín dụng
Trang thiết bị công nghệ là công cụ đắc lực phục vụ công tác thẩm định tín dụng
như hỗ trợ tìm kiếm thông tin, khai thác và xử lý thông tin, cung cấp các ứng dụng,
phần mềm hỗ trợ tính toán...Ngày nay, phương tiện kỹ thuật còn thay thế con người
trong việc xử lý các chỉ số phức tạp, vừa cho kết quả đúng đắn, vừa rút ngắn được thời
gian. Với trang thiết bị hiện đại, phần mềm chuyên dụng thì việc thu thập dữ liệu,
thông tin và dự báo sẽ được tiến hành nhanh chóng và chính xác, giảm thiểu rủi ro
trong quá trình xử lý khi tính toán thủ công. Từ đó, chất thẩm định tín dụng được nâng
cao, kịp thời nắm bắt cơ hội cho vay.
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh
nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh

More Related Content

Similar to nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh

Similar to nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh (20)

Đề tài quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng xây dựng, ĐIỂM CAO, 2018
Đề tài quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng xây dựng, ĐIỂM CAO, 2018Đề tài quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng xây dựng, ĐIỂM CAO, 2018
Đề tài quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng xây dựng, ĐIỂM CAO, 2018
 
Đề tài: Chất lượng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Agribank, HOT
Đề tài: Chất lượng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Agribank, HOTĐề tài: Chất lượng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Agribank, HOT
Đề tài: Chất lượng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Agribank, HOT
 
Chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Agribank
Chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng AgribankChất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Agribank
Chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Agribank
 
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mạiLuận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
 
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoạ...
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoạ...Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoạ...
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoạ...
 
PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ...
PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ...PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ...
PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ...
 
Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
 
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VI...
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VI...ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VI...
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VI...
 
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM ...
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM ...PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM ...
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM ...
 
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích cho vay thẻ tín dụng khách hàng cá nhân tại VPbank
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích cho vay thẻ tín dụng khách hàng cá nhân tại VPbankĐề tài tốt nghiệp: Phân tích cho vay thẻ tín dụng khách hàng cá nhân tại VPbank
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích cho vay thẻ tín dụng khách hàng cá nhân tại VPbank
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng cho vay khách hàng doan...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng cho vay khách hàng doan...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng cho vay khách hàng doan...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng cho vay khách hàng doan...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đạiGiải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư tại Agribank, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư tại Agribank, HAYĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư tại Agribank, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư tại Agribank, HAY
 
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!
 
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư, HOT
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư, HOTLuận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư, HOT
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư, HOT
 
Đề tài chất lượng tín dụng trung và dài hạn, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài chất lượng tín dụng trung và dài hạn, ĐIỂM CAO, HOTĐề tài chất lượng tín dụng trung và dài hạn, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài chất lượng tín dụng trung và dài hạn, ĐIỂM CAO, HOT
 
Chất lượng tín dụng chung và dài hạn cho các dự án bất động sản tại ngân hàng...
Chất lượng tín dụng chung và dài hạn cho các dự án bất động sản tại ngân hàng...Chất lượng tín dụng chung và dài hạn cho các dự án bất động sản tại ngân hàng...
Chất lượng tín dụng chung và dài hạn cho các dự án bất động sản tại ngân hàng...
 
Chất lượng tín dụng chung và dài hạn cho các dự án bất động sản tại ngân hàng...
Chất lượng tín dụng chung và dài hạn cho các dự án bất động sản tại ngân hàng...Chất lượng tín dụng chung và dài hạn cho các dự án bất động sản tại ngân hàng...
Chất lượng tín dụng chung và dài hạn cho các dự án bất động sản tại ngân hàng...
 
Đề tài: Chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự án bất động sản tại N...
Đề tài: Chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự án bất động sản tại N...Đề tài: Chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự án bất động sản tại N...
Đề tài: Chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự án bất động sản tại N...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng khối khách hàng cá nhân tại Ngân hàng ...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng khối khách hàng cá nhân tại Ngân hàng ...Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng khối khách hàng cá nhân tại Ngân hàng ...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng khối khách hàng cá nhân tại Ngân hàng ...
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn (20)

Đồ án Thiết kế cung cấp điện cho khách sạn Princess
Đồ án Thiết kế cung cấp điện cho khách sạn PrincessĐồ án Thiết kế cung cấp điện cho khách sạn Princess
Đồ án Thiết kế cung cấp điện cho khách sạn Princess
 
Đồ án Thiết kế cung cấp điện cho khách sạn Hilton 9 tầng
Đồ án Thiết kế cung cấp điện cho khách sạn Hilton 9 tầngĐồ án Thiết kế cung cấp điện cho khách sạn Hilton 9 tầng
Đồ án Thiết kế cung cấp điện cho khách sạn Hilton 9 tầng
 
Đồ án Thiết kế cung cấp điện cho Công ty Cổ phần ô tô Trường Hải
Đồ án Thiết kế cung cấp điện cho Công ty Cổ phần ô tô Trường HảiĐồ án Thiết kế cung cấp điện cho Công ty Cổ phần ô tô Trường Hải
Đồ án Thiết kế cung cấp điện cho Công ty Cổ phần ô tô Trường Hải
 
ĐỒ ÁN THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT TRANG TRẠI NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG MẠNG...
ĐỒ ÁN THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT TRANG TRẠI NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG MẠNG...ĐỒ ÁN THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT TRANG TRẠI NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG MẠNG...
ĐỒ ÁN THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT TRANG TRẠI NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG MẠNG...
 
Đồ án Thiết kế bộ điều khiển cho tốc độ động cơ một chiều theo thuật toán log...
Đồ án Thiết kế bộ điều khiển cho tốc độ động cơ một chiều theo thuật toán log...Đồ án Thiết kế bộ điều khiển cho tốc độ động cơ một chiều theo thuật toán log...
Đồ án Thiết kế bộ điều khiển cho tốc độ động cơ một chiều theo thuật toán log...
 
ĐỒ ÁN THIẾT BỊ HỖ TRỢ NGƯỜI KHIẾM THỊ.doc
ĐỒ ÁN THIẾT BỊ HỖ TRỢ NGƯỜI KHIẾM THỊ.docĐỒ ÁN THIẾT BỊ HỖ TRỢ NGƯỜI KHIẾM THỊ.doc
ĐỒ ÁN THIẾT BỊ HỖ TRỢ NGƯỜI KHIẾM THỊ.doc
 
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT BỊ HỖ TRỢ NÔNG NGHIỆP
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT BỊ HỖ TRỢ NÔNG NGHIỆPĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT BỊ HỖ TRỢ NÔNG NGHIỆP
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT BỊ HỖ TRỢ NÔNG NGHIỆP
 
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng quy phạm thực hành vệ sinh thực phẩm-HACCP theo TCV...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng quy phạm thực hành vệ sinh thực phẩm-HACCP theo TCV...Đồ án tốt nghiệp Xây dựng quy phạm thực hành vệ sinh thực phẩm-HACCP theo TCV...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng quy phạm thực hành vệ sinh thực phẩm-HACCP theo TCV...
 
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng qui trình ủ phân compost từ phế phẩm cây thanh long...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng qui trình ủ phân compost từ phế phẩm cây thanh long...Đồ án tốt nghiệp Xây dựng qui trình ủ phân compost từ phế phẩm cây thanh long...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng qui trình ủ phân compost từ phế phẩm cây thanh long...
 
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng chương trình quản lý chất lượng theo HACCP cho sản ...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng chương trình quản lý chất lượng theo HACCP cho sản ...Đồ án tốt nghiệp Xây dựng chương trình quản lý chất lượng theo HACCP cho sản ...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng chương trình quản lý chất lượng theo HACCP cho sản ...
 
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng chương trình quản lý chất lượng theo HACCP cho sản ...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng chương trình quản lý chất lượng theo HACCP cho sản ...Đồ án tốt nghiệp Xây dựng chương trình quản lý chất lượng theo HACCP cho sản ...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng chương trình quản lý chất lượng theo HACCP cho sản ...
 
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng chỉ số độc tính của kênh Tham Lương – Bến Cát Thành...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng chỉ số độc tính của kênh Tham Lương – Bến Cát Thành...Đồ án tốt nghiệp Xây dựng chỉ số độc tính của kênh Tham Lương – Bến Cát Thành...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng chỉ số độc tính của kênh Tham Lương – Bến Cát Thành...
 
Đồ án tốt nghiệp Ứng dụng vi khuẩn Nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước k...
Đồ án tốt nghiệp Ứng dụng vi khuẩn Nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước k...Đồ án tốt nghiệp Ứng dụng vi khuẩn Nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước k...
Đồ án tốt nghiệp Ứng dụng vi khuẩn Nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước k...
 
Đồ án tốt nghiệp Ứng dụng một số phương pháp mô tả nhanh trong phát triển sản...
Đồ án tốt nghiệp Ứng dụng một số phương pháp mô tả nhanh trong phát triển sản...Đồ án tốt nghiệp Ứng dụng một số phương pháp mô tả nhanh trong phát triển sản...
Đồ án tốt nghiệp Ứng dụng một số phương pháp mô tả nhanh trong phát triển sản...
 
Đồ án Tốt nghiệp Ứng dụng mô hình DMA (District Metering Area) để thiết kế cả...
Đồ án Tốt nghiệp Ứng dụng mô hình DMA (District Metering Area) để thiết kế cả...Đồ án Tốt nghiệp Ứng dụng mô hình DMA (District Metering Area) để thiết kế cả...
Đồ án Tốt nghiệp Ứng dụng mô hình DMA (District Metering Area) để thiết kế cả...
 
Đồ án tốt nghiệp Thử nghiệm sản xuất sữa đậu nành nảy mầm có bổ sung gạo lứt
Đồ án tốt nghiệp Thử nghiệm sản xuất sữa đậu nành nảy mầm có bổ sung gạo lứtĐồ án tốt nghiệp Thử nghiệm sản xuất sữa đậu nành nảy mầm có bổ sung gạo lứt
Đồ án tốt nghiệp Thử nghiệm sản xuất sữa đậu nành nảy mầm có bổ sung gạo lứt
 
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế nhà máy sản xuất rượu vang đỏ năng suất 5 triệu lít...
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế nhà máy sản xuất rượu vang đỏ năng suất 5 triệu lít...Đồ án tốt nghiệp Thiết kế nhà máy sản xuất rượu vang đỏ năng suất 5 triệu lít...
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế nhà máy sản xuất rượu vang đỏ năng suất 5 triệu lít...
 
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế nhà máy sản xuất đồ hộp nước dứa năng suất 2 triệu ...
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế nhà máy sản xuất đồ hộp nước dứa năng suất 2 triệu ...Đồ án tốt nghiệp Thiết kế nhà máy sản xuất đồ hộp nước dứa năng suất 2 triệu ...
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế nhà máy sản xuất đồ hộp nước dứa năng suất 2 triệu ...
 
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế nhà máy chế biến khí với nguồn nhiên liệu mỏ Sư Tử ...
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế nhà máy chế biến khí với nguồn nhiên liệu mỏ Sư Tử ...Đồ án tốt nghiệp Thiết kế nhà máy chế biến khí với nguồn nhiên liệu mỏ Sư Tử ...
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế nhà máy chế biến khí với nguồn nhiên liệu mỏ Sư Tử ...
 
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kin...
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kin...Đồ án tốt nghiệp Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kin...
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kin...
 

Recently uploaded

Recently uploaded (20)

Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
 
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
 

nâng cáo chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Đông Anh

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÔNG ANH Ngành: Tài chính Ngân hàng CAO VIỆT HƯNG Hà Nội - 2023
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÔNG ANH Ngành: Tài chính ngân hàng Mã số: 8340201 Họ và tênhọc viên : Cao Việt Hưng Người hướng dẫn : PGS. TS Nguyễn Thị Quy Hà Nội - 2023
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi – Cao Việt Hưng là tác giả của đề tài luận văn “Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Anh”, tôi xin cam đoan đề tài này là nội dung nghiên cứu của riêng cá nhân tôi dưới sự chỉ dẫn của PGS. TS Nguyễn Thị Quy, hoàn toàn không có sao chép các nghiên cứu trước đó. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn này được tôi thu thập, tổng hợp từ nguồn thông tin thực tế hoặc nguồn công bố công khai trên các báo cáo của cơ quan nhà nước, hoặc được đăng tải hợp pháp trên các website, tạp chí, báo chí và hoàn toàn có nguồn gốc rõ ràng. Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xinhoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 2023 Người cam đoan
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Đề tài “Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Anh” là nội dung tôi chọn để nghiên cứu và làm khoá luận tốt nghiệp chương trình cao học chuyên ngành tài chính ngân hàng tại Trường Đại học Ngoại thương. Để hoàn thành kết quả nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS. TS Nguyễn Thị Quy – người đã trực tiếp chỉ bảo và hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu để tôi hoàn thiện luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám đốc, Ban lãnh đạo các phòng ban tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Anh đã hỗ trợ cung cấp số liệu và các thông tin liên quan phục vụ cho việc đánh giá và phân tích cũng như những lời góp ý thiết thực để tôi hoàn thành tốt nhất luận văn. Ngoài ra tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong Banhội đồng đánh giá Luận văn đã đóng góp những ý kiến quý báu để tôi thêm hoàn thiện công trình nghiên cứu này. Cuối cùng, cho tôi gửi lời cảm ơn tới Khoa tài chính – ngân hàng Trường Đại học Ngoại Thương, lãnh đạo và các Thầy, Cô đang công tác tại Khoa sau đại học đã tạo điều kiện và thời gian cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 2023 Tác giả đề tài: Cao Việt Hưng
  • 5. iii MỤC LỤC Trang Lời cam đoan............................................................................................................................................i Lời cám ơn.................................................................................................................................................ii Mục lục ...................................................................................................................................................... iii Danh mục các chữ viết tắt............................................................................................................. vii Danh mục Bảng biểu – Sơ đồ ........................................................................................................ ix Tóm tắt kết quả nghiên cứu.............................................................................................................x Lời mở đầu ................................................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài...................................................................................................3 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................................5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài..................................................................5 5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................................6 6. Kết cấu của luận văn.................................................................................................................6 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.......................................................................................................................................7 1.1 Khái quát chung về doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN).......................................7 1.1.1 Khái niệm về DNVVN........................................................................................................7 1.1.2 Đặc điểm của DNVV tại Việt Nam...............................................................................9 1.1.3 Vai trò của DNVV đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam ..............................10 1.2 Tín dụng đối với DNVVN tại các NHTM.......................................................................11 1.2.1 Khái niệm về tín dụng của NHTM đối với DNVVN ........................................11 1.2.2 Đặc trưng về tín dụng đối với DNVVN..................................................................11 1.2.3 Phân loại tín dụng của NHTM đối với DNVVN.................................................13 1.3 Thẩm định tín dụng của NHTM đối với DNVVN......................................................14 1.3.1 Khái niệm thẩm định tín dụng DNVVN....................................................................14 1.3.2 Mục đích của thẩm định tín dụng DNVVN.............................................................15 1.3.3 Phương pháp thẩm định tín dụng DNVVN..............................................................15
  • 6. iv 1.3.4 Nội dung thẩm định tín dụng đối với DNVVN......................................................16 1.3.5 Quy trình thẩm định tín dụng đối với DNVVN .....................................................21 1.4 Chất lượng thẩm định tín dụng tại NHTM...................................................................22 1.4.1 Khái niệm chất lượng thẩm định tín dụng tại NHTM .........................................22 1.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thẩm định tín dụng tại NHTM ...................23 1.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tín dụng DNVVN...........28 1.5.1 Nhân tố con người...............................................................................................................28 1.5.2 Thông tin và xử lý thông tin ...........................................................................................29 1.5.3 Quy trình và các phương pháp thẩm định tín dụng ..............................................29 1.5.4 Tổ chức điều hành công tác thẩm định tín dụng....................................................29 1.5.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ phục vụ thẩm định tín dụng.....................30 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÔNG ANH .....................................................31 2.1 Giới thiệu về VCB Đông Anh................................................................................................31 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của VCB Đông Anh ....................................31 2.1.2 Cơ cấu bộ máy quản lýy của VCB Đông Anh........................................................32 2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Anh giai đoạn 2018 - 2022 ..........................................33 2.2 Thực trạng thẩm định tín dụng đối với DNVVN tại VCB Đông Anh ............38 2.2.1 Thực trạng cho vay DNVVN tại VCB Đông Anh................................................38 2.2.1.1 Khách hàng DNVVN tại VCB Đông Anh 38 2.2.1.2 Thực trạng cho vay DNVVN tại VCB Đông Anh 39 2.2.2 Thực trạng thẩm định tín dụng tại VCB Đông Anh.............................................40 2.2.2.1 Quy trình thẩm định tín dụng DNVVN tại VCB Đông Anh 40 2.2.2.2 Các nội dung thẩm định tín dụng DNVVN tại VCB Đông Anh . 45 2.2.2.3 Thực trạng công tác thẩm định tín dụng DNVVN tại VCB Đông Anh 50
  • 7. 2.3 Thực trạng chất lượng thẩm định tín dụng DNVVN tại VCB Đông Anh .. 52
  • 8. v 2.3.1 Trường hợp nghiên cứu cụ thể về chất lượng thẩm định tín dụng DNVVN tại VCB Đông Anh ............................................................................................................52 2.3.2 Chất lượng thẩm định tín dụng qua tiêu chí định lượng.....................................53 2.3.3 Chất lượng thẩm định tín dụng qua tiêu chí định tính.........................................59 2.4 Đánh giá chung về chất lượng thẩm định tín dụng đối với DNVVN tại Vietcombank Đông Anh..........................................................................................................64 2.4.1 Kết quả đạt được..................................................................................................................64 2.4.2 Hạn chế ....................................................................................................................................67 2.4.3 Nguyên nhân của hạn chế................................................................................................70 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI VIETCOMBANK ĐÔNG ANH...................................................................................................72 3.1 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng thẩm địnhh đối với DNVVN tại Vietcombank Đông Anh ............................................................................................................72 3.1.1 Dự báo tình hình tín dụng DNVVN trong thời gian tới .....................................72 3.1.2 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng DNVVN tại VCB Đông Anh...................................................................................................................73 3.2 Định hướng nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với DNVVN tại Vietcombank Đông Anh đến năm 2025..........................................................................75 3.2.1 Định hướng hoạt động tín dụng đối với DNVVN của Vietcombank Đông Anh đến năm 2025.............................................................................................................75 3.2.2 Định hướng nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với DNVVN của Vietcombank Đông Anh đến năm 2025...................................................................76 3.3 Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng DNVVN tại Vietcombank Đông Anh..........................................................................................................77 3.3.1 Nâng cao chất lượng nguồn thông tin tín dụng ......................................................77 3.3.2 Hoàn thiện công tác tổ chức điều hành......................................................................78 3.3.3 Hoàn thiện quy trình thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay đối với DNVVN..................................................................................................................................80
  • 9. vi 3.3.4 Tăng cường công tác quản lý, giám sát trong hoạt động tín dụng ngân hàng ..........................................................................................................................................80 3.3.5 Nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác thẩm định tín dụng........................81 3.3.6 Cải tiến cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật ........................................................84 3.3.7 Nâng cao tính ứng dụng và hoàn thiện nội dung thẩm định tín dụng...........85 3.4 Một số kiến nghị............................................................................................................................87 3.4.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước............................................................................87 3.4.2 Kiến nghị với Hội sở chính Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam . 88 KẾT LUẬN CHUNG.........................................................................................................................90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LUC 01 PHỤ LỤC 02
  • 10. vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nội dung đầy đủ BCTC Báo cáo tài chính BHXH Bảo hiểm xã hội CB Cán bộ CBTĐTD Cán bộ thẩm định tín dụng CN Chi nhánh CTCP Công ty Cổ phần DN Doanh nghiệp DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ DPRR Dự phòng rủi ro ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông ĐKKD Đăng kí kinh doanh ĐVKD Đơn vị kinh doanh GHTD Giới hạn tín dụng KH Khách hàng KHDN Khách hàng doanh nghiệp HĐKD Hoạt động kinh doanh NH Ngân hàng NHTM Ngân hàng thương mại NHNN Ngân hàng nhà nước TCTD Tổ chức tín dụng TMCP Thương mại cổ phần
  • 11. viii TS Tài sản TSBĐ Tài sản bảo đảm TĐTD Thẩm định tín dụng TTTM Tài trợ thương mại TTQT Thanh toán quốc tế PAKD Phương án kinh doanh QLN Quản lý nợ RRTD Rủi ro tín dụng SXKD Sản xuất kinh doanh SPDV Sản phẩm dịch vụ VAMC Công ty TNHH MTV quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam VCB Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam XHTD Xếp hạng tín dụng
  • 12. ix DANH MỤC BẢNG BIỂU – SƠ ĐỒ TT Tên bảng Nội dung Trang 1 Bảng 1.1 Một số tiêu chí phân loại DNVVN trên thế giới 08 2 Bảng 1.2 Phân loại nhóm nợ tại các TCTD 24 2 Bảng 2.1 Những kết quả đạt được của Vietcombank Đông Anh 35 giai đoạn 2018 - 2022 3 Bảng 2.2 Tổng hợp số lượng khách hàng doanh nghiệp tại VCB 38 Đông Anh giai đoạn 2018 – 2022 4 Bảng 2.3 Tổng hợp dư nợ khách hàng tại VCB Đông Anh từ 39 năm 2020 - 2022 5 Bảng 2.4 Bảng phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng đối với 51 khách hàng DNVVN tại VCB Đông Anh 6 Bảng 2.5 Bảng chi tiết nhân sự tham gia công tác tín dụng 51 DNVVN tại VCB Chi nhánh Đông Anh 7 Bảng 2.6 Thời gian xét duyệt hồ sơ xin cấp tín dụng của 53 DNVVN tại VCB Đông Anh Thời gian xét duyệt hồ sơ xin cấp hạn mức tín dụng 8 Bảng 2.7 của DNVVN tại một số TCTD trên địa bàn huyện 54 Đông Anh 9 Bảng 2.8 So sánh chi phí thẩm định TSBĐ là BĐS tại một số 55 TCTD trên địa bàn 10 Bảng 2.9 Tổng hợp một số phương thức thẩm định TSBĐ của 56 một số NHTM trên địa bàn huyện Đông Anh 11 Bảng 2.10 Hệ số thu nợ cho vay khách hàng DNVVN tại VCB 57 Đông Anh giai đoạn 2018 -2022
  • 13. x 12 Bảng 2.11 Phân loại theo nhóm nợ đối với khách hàng DNVVN 58 tại VCB Đông Anh 2020 – 2022 13 Bảng 2.12 Tổng hợp các tiêu chí định tính đánh giá chất lượng 59 thẩm định tín dụng tại VCB Đông Anh 14 Bảng 2.13 Kết quả khảo sát mức độ hài lòng về chất lượng thẩm 64 định tín dụng 15 Sơ đồ 1.1 Quy trình thẩm định tín dụng 21 16 Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức của Vietcombank Đông Anh 33 17 Sơ đồ 2.2 Quy trình thẩm định tín dụng tại VCB Đông Anh 41
  • 14. xi TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đề tài “Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Anh” với mục tiêu đánh giá thực trạng chất lượng công tác thẩm định tín dụng đối với phân khúc khách hàng DNVVN của Vietcombank Chi nhánh Đông Anh (trong giai đoạn 2018 - 2022), từ đó đề xuất những giải pháp hợp lý nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng DNVVN tại Chi nhánh. Đề tài nghiên cứu đã giải quyết được một số nội dung chính về mặt lý luận và có tính thực tiễn bao gồm: Đầu tiên, luận văn đã tổng hợp cơ sở lý luận chung về chất lượng công tác thẩm định tín dụng đối với DNVVN tại các ngân hàng thương mại. Để trình bày nội dung này một cách đầy đủ và hệ thống, luận văn bắt đầu với việc nghiên cứu một số định nghĩa cơ bản về doanh nghiệp vừa và nhỏ, khái niệm tín dụng đối với DNVVN tại các NHTM,… đánh giá các đặc trưng của từng khái niệm, phân loại và đi sâu vào trình bày các nội dung về thẩm định tín dụng tại các NHTM đối với DNVVN. Trên cơ sở đó, luận văn cũng đã làm rõ quan niệm về chất lượng thẩm định tín dụng và đưa ra các tiêu chí đánh giá cũng như các nhân tố ảnh hướng tới chất lượng thẩm định tín dụng DNVVN tại NHTM. Tiếp theo, luận văn đã đánh giá cụ thể về thực trạng chất lượng công tác thẩm định tín dụng đối với DNVVN tại Vietcombank Chi nhánh Đông Anh. Qua quá trình nghiên cứu, những kết quả nổi bật mà Vietcombank Đông Anh thu được thể hiện ở chất lượng thẩm định tín dụng DNVVN bao gồm: đáp ứng tương đối tốt về thời gian thẩm định đối với DNVVN; quy trình và phương pháp thẩm định tín dụng tương đối đầy đủ và đáp ứng khá tốt trong việc thẩm định cho vay; nguồn vốn vay đối với khách hàng DNVVN luân chuyển tương đối nhanh và tốc độ luân chuyển đang có dấu hiệu tăng lên thể hiện qua tỷ lệ thu hồi nợ qua các năm. Bên cạnh đó, luận văn cũng đã xác định được những tồn tại cũng như nguyên nhân dẫn đến các tồn tại trong công tác
  • 15. xii thẩm định tín dụng DNVVN của đơn vị trong giai đoạn 2018 – 2022. Những hạn chế cơ bản như chi phí thẩm định còn cao so với các TCTD khác trên địa bàn, chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu vẫn chưa đạt yêu cầu và đang tập trung phần lớn vào phân khúc khách hàng DNVVN; nguồn thông tin phục vụ công tác thẩm định còn chưa đầy đủ,…. Từ kết quả nghiên cứu, luận văn đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tin dụng DNVVN tại Chi nhánh. Các giải pháp được đề xuất có tính thực tiễn và gắn liền với định hướng hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại Vietcombank Chi nhánh Đông Anh đến năm 2025 như: Nâng cao chất lượng nguồn thông tin tín dụng; Hoàn thiện hơn nữa công tác tổ chức điều hành; quy trình thẩm định tín dụng; Tăng cường về công tác quản lý, giám sát trong hoạt động tín dụng; Nâng cao chất lượng cán bộ trong công tác thẩm định tín dụng; .. Đồng thời, luận văn cũng đưa ra một số đề xuất với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước nhằm hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật, khuôn khổ pháp lý về tiền tệ và hoạt động của Ngân hàng. Kết quả của luận văn có thể là tư liệu tham khảo hữu ích giúp các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam nói chung và Vietcombank Đông Anh nói riêng trong việc định hướng nhằm cải thiện về chính sách, quy trình thẩm định tín dụng, có những khuyến khích và thay đổi thích hợp trong phương thức quản lý, vận hành để hoàn thiện hơn nữa công tác thẩm định tín dụng, đồng thời tăng hiệu suất trong quá trình tác nghiệp, làm nền tảng cho sự phát triển lâu dài khi ngân hàng tiếp cận và phát triển đối tượng khách hàng là DNVVN.
  • 16. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất nước ta đang trong giai đoạn hội nhập toàn diện với nền kinh tế thế giới, nhờ đó mang lại nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng đặt ra những thách thức cho các NHTM tại Việt Nam. Với lợi thế về kỹ thuật, tài chính, công nghệ và nguồn nhân lực, các công ty, tập đoàn tài chính đa quốc gia đang cho thấy những thế mạnh của mình trong cuộc đua giành thị phần. Đối diện với những thách thức đó, các NHTM đã có nhiều thay đổi lớn trong việc định hướng kinh doanh nhằm thích ứng tốt nhất với xu thế phát triển của thời đại. Trong một số năm trở lại đây, hoạt động tài trợ bán lẻ mà trong đó cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ đã trở thành xu hướng tại các NHTM. Doanh nghiệp vừa và nhỏ được đánh giá là phân khúc khách hàng đem về tỷ suất lợi nhuận cao cho các ngân hàng. Bên cạnh đó, thông qua kênh cho vay khách hàng DNVVN, các NHTM có thể mở rộng bán chéo thêm nhiều SPDV khác như: dịch vụ bảo lãnh, tiền gửi, kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ thanh toán,...... từ đó gia tăng thêm lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Theo thống kê mới nhất, cả nước hiện có khoảng 541.753 DNVVN đang hoạt động trong nền kinh tế, chiếm 96,7% trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký khoảng 130 tỷ USD (chiếm 1/3 tổng số vốn đăng ký của các doanh nghiệp). Hàng năm, các DNVVN đóng góp khoảng 40% GDP cả nước, nộp ngân sách 30%, đóng góp giá trị sản lượng công nghiệp 33%, giá trị hàng hóa xuất khẩu 30% và thu hút gần 60% lao động. Nếu ở những nước phát triển, hoạt động cho vay DNVVN đã hết sức phát triển thì ở Việt Nam, cho vay DNVVN vẫn ở quy mô tương đối nhỏ. Hiện tại tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với DNVVN tại Việt Nam chỉ chiếm khoảng 17 – 18% tổng dư nợ toàn bộ nền kinh tế, trong khi đó tại một số quốc gia tỷ lệ cho vay DNVVN chiếm tỷ trọng khá cao như Trung Quốc trên 60%, Thái Lan trên 30%. Do đó thị trường cho vay khách hàng DNVVN tại Việt Nam được đánh giá rất tiềm năng do còn nhiều dư địa để
  • 17. 2 gia tăng. Với sự phát triển ngày càng nhanh của công nghệ 4.0, hoạt động cho vay DNVVN được kỳ vọng sẽ còn tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. Khu vực Đông Anh, Hà Nội với lợi thế nhiều khu công nghiệp và cụm công nghiệp vừa và nhỏ, được đánh giá là khu vực tiềm năng để phát triển kinh tế. Song song với đó, nhu cầu về các dịch vụ tài chính trên địa bàn cũng tăng lên nhanh chóng, tập trung chính vào nhóm DNVVN. Trong giai đoạn vừa qua VCB Đông Anh cũng đã định hướng tập trung đẩy mạnh giải ngân đối với nhóm khách hàng này, nhờ đó dư nợ tín dụng DNVVN của chi nhánh đã có những bước tăng trưởng tốt trong các năm gần đây. Tuy nhiên, đi ngược lại với sự tăng trưởng đó là chất lượng nợ của nhóm DNVVN đang có xu hướng đi xuống, cụ thể là tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu đang có xu hướng tăng lên. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới điều này, một trong số đó là do công tác thẩm định tín dụng vẫn còn những mặt hạn chế: báo cáo thẩm định đôi khi còn sơ sài, các nội dung thẩm định còn nặng tính liệt kê, trình bày chưa tập trung nêu bật tình hình SXKD của khách hàng. Việc chất lượng thẩm định không tốt thực tế đã dẫn đến các quyết định cấp tín dụng sai lầm, gây lãng phí nguồn vốn, thậm chí nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới việc không thu hồi được vốn vay, gây thiệt hại tài sản cho ngân hàng. Mặt khác, trước tình hình dịch bệnh Covid 19 đã và đang diễn ra trong thời gian qua cùng với những biến động lớn về tình hình kinh tế thế giới (chiến tranh, lạm phát, suy thoái,.....) có thể khiến cho tình hình hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn đã dễ chịu nhiều tổn thương lại càng thêm khó khăn hơn. Và như một hệ quả tất yếu của nền kinh tế, tỷ lệ nợ xấu của các doanh nghiệp nói chung và các DNVVN nói riêng sẽ có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng đối với công tác thẩm định tín dụng DNVVN là yêu cầu, nhiệm vụ cấp bách đặt ra cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói chung và Vietcombank Đông Anh nói riêng. Xuất phát từ thực tế đó, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng gặp nhiều biến động do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, tôi đã lựa chọn đề tài “Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đông Anh” làm nội dung nghiên cứu của luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ.
  • 18. 3 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Có thể nói khi luận bàn về chủ đề tín dụng trong hoạt động ngân hàng thì những đề tài về thẩm định tín dụng luôn là đề tài được quan tâm và trao đổi nhiều nhất. Đã có khá nhiều các cá nhân, tổ chức thực hiện nghiên cứu về chủ đề này, có thể kể đến như: Một số nghiên cứu trong nước: - Luận văn thạc sỹ: “Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam” của tác giả Mai Lan Anh (2020). Tác giả đã thực hiệnhệ thống hoá khá đầy đủ cơ sở lý luận về thẩm định tín dụng đối với KHDN tại ngân hàng, đồng thời rút ra được những bài học kinh nghiệm từ các ngân hàng như VCB hay Vietinbank để đánh giá được những kết quả đạt được và các hạn chế của hoạt động thẩm định tín dụng tại Maritimebank. Ngoài ra tác giả cũng đã đưa ra được một số giải pháp để nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng tại ngân hàng này. - Đề tài nghiên cứu “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh ngân hàng TMCP Quốc tế Thái Nguyên” của nhóm tác giả Nguyễn Thu Nga, Trần Thị Thùy Linh, Đặng Trung Kiên được đăng trên Tạp chí Khoa học & Công nghệ (2014). Đề tài đã phân tích và đánh giá chi tiết về tình hình tín dụng và chất lượng nợ của VIB Thái Nguyên, tìm ra nguyên nhân và hạn chế trong công tác tín dụng tại Ngân hàng và đưa ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng. Một số nghiên cứu nước ngoài: - Đề tài nghiên cứu: “Hiệu quả của thẩm định tín dụng đối với công tác quản lý các khoản nợ xấu tại các NHTM ở Kenya” của tác giả Ronald Alia, Bernard Wakabi Muhangi (2017). Bài nghiên cứu với mục đích đánh giá hiệu quả của việc TĐTD đối với quản lý các khoản nợ xấu tại các NHTM ở Kenya thông qua việc tìm ra ảnh hưởng của các yếu tố như nguồn thu, lịch sử tín dụng và tài sản thế chấp. Kết quả nghiên cứu cho thấy TĐTD có ảnh hưởng đáng kể đến công tác QLN xấu, trên cơ sở đó đề xuất với các nhà hoạch định chính sách của NHTM cần phát triển các chiến lược, chính sách nâng cao trình độ nhân sự thẩm
  • 19. 4 định tín dụng để giúp cải thiện tình trạng nợ xấu, nâng cao uy tín của các NHTM. - Đề tài nghiên cứu: “Ảnh hưởng của quản lý quy trình thẩm định khoản vay đối với hiệu quả tín dụng tại các Tổ chức tài chính vi mô” của tác giả Ronald Alia1, Bernard Wakabi Muhangi (2017). Đề tài tìm hiểu hiệu quả của quản lý quy trình thực hiện thẩm định khoản vay đối với hiệu quả tín dụng của các TCTD ở Uganda (một quốc gia ở Đông Phi). Đề tài bao gồm các phần: (i) phân tích quy trình thẩm định khoản vay, (i) đánh giá những thách thức mà các chuyên viên tín dụng gặp phải (ii) đánh giá mối quan hệ giữa quản lý quy trình thực hiên thẩm định khoản vay và hiệu quả tín dụng. Nghiên cứu đã chứng minh rằng có một mối quan hệ chặt chẽ giữa hiệu quả tín dụng và việc thẩm định khách hàng. - Đề tài nghiên cứu: “Đánh giá hiệu quả của quy trình thẩm định tín dụng và xác định mức phê duyệt và trả nợ vay của các NHTM đối với tình hình kinh tế xã hội của người dân Tanzania – Trường hợp tại Ngân hàng CRDB Bank – Quận Ilala – Quốc gia Tanzania (Một quốc gia ở Đông Phi)” của tác giả ZIMBA, MWAUMA AFARI (2013). Nghiên cứu tập trung vào đánh giá tính hiệu quả của quy trình thẩm định để xác định các cấp phê duyệt tín dụng và trả nợ vay của các NHTM. Nghiên cứu đã chỉ ra có một số vấn đề trong thủ tục, tiêu chí và điều kiện cho vay đồng thời cán bộ tín dụng đã không tuân thủ đúng các nguyên tắc trong quy trình thẩm định, việc cho vay giữa các khách hàng không có sự đồng nhất dẫn tới việc không công bằng trong quyết định cấp tín dụng giữa các khách hàng. Khoảng trống nghiên cứu: Mặc dù các đề tài nghiên cứu trên đều đã đánh giá được về chất lượng thẩm định tín dụng và sự ảnh hưởng của nó đến hoạt động kinh doanh của một số ngân hàng hoặc chi nhánh ngân hàng cụ thể, tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này có xu hướng chủ yếu phân tích đánh giá chất lượng thẩm định tín dụng nói chung cũng như tập trung phân tích vào sự ảnh hưởng của quy trình thẩm định tới chất lượng tín dụng. Cũng có một số đề tài đã tập trung nghiên cứu về viêc nâng cao chât lượng TĐTD đối với
  • 20. 5 khách hàng DNVVN nhưng số lượng còn chưa nhiều trong khi nội dung mới mang tính khái quát và chưa đầy đủ. Do đó, đề tài sẽ tập trung giải quyết khoảng trống nghiên cứu nói trên nhằm khái quát và hệ thống đầy đủ các nội dung có liên quan tới thẩm định tín dụng DNVVN và đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định tín dụng đối với phân khúc khách hàng DNVVN tại một NHTM cụ thể - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Anh. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về những vấn đề lý luận và thực trạng chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Anh, đánh giá những mặt còn hạn chế và nguyên nhân của chúng. Từ đó đề xuất các giải pháp thực tiễn nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng thẩm định tín dụng của ngân hàng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu • Hệ thống hoá cơ sở lý của Ngân hàng thương luận cơ bản về chất lượng thẩm định tín dụng DNVVN mại • Phân tích và đánh giá được thực trạng chất lượng thẩm định tin dụng đối với DNVVN tại Vietcombank Đông Anh, làm rõ những mặt còn tồn tại và nguyên nhân của thực trạng này. • Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với DNVVN tại Vietcombank – Chi nhánh Đông Anh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng thẩm định tín dụng đối với DNVVN tại các Ngân hàng Thương mại. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về không gian: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Anh.
  • 21. 6 - Thời gian: Thông tin và số liệu từ năm 2018 – 2022 5. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được những mục tiêu nghiên cứu và trả lời các câu hỏi trên, luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp sau: • Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu: Các số liệu được thu thập thông qua tai liệu chính thống của Ngân hàng, các báo cáo số liệu nội bộ từ các phòng ban chức năng của Vietcombank Đông Anh, các dữ liệu và nguồn thông tin khác thu thập trên sácch báo, tạp chí,...... • Phương pháp tổng hơp thông tin: Từ các nguồn số liệu và thông tin đã thu thập, tác giả tổng hợp số liệu thông qua một số hình thức như sử dụng bảng, biểu đồ và hình vẽ để liệt kê thông tin một cách ngắn gọn, súc tích và làm nổi bật thực trạng về chất lượng trong công tác thẩm định tín dụng tại Ngân hàng. • Phương pháp phân tích số liệu: Từ các thông tin đã tổng hợp được, tác giả thực hiện phân tích, so sánh số liệu để đánh giá các kết quả đã đạt được và những điểm cần phải lưu ý về chất lượng nợ tại ngân hàng. Việc phân tích được thực hiện thông qua các trường hợp cụ thể tại chi nhánh để thấy được chất lượng thẩm định tín dụng hiện tại của ngân hàng, từ đó đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề đưa ra. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận về chất lượng thẩm định tín dụng đối với DNVVN của Ngân hàng thương mại Chương I: Thực trạng chất lượng thẩm định tín dụng đối với DNVVN tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Anh Chương II: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với DNVVN tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Anh
  • 22. 7 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Khái quát chung về doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) 1.1.1 Khái niệm về DNVVN DNVVN được phân loại theo quy mô và bao gồm DN vừa, DN nhỏ và DN siêu nhỏ (Theo Điều 6, Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ), cụ thể như sau: a) Đối với DN siêu nhỏ hoạt động trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp và xây dựng, thì số lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không vượt quá 10 người và có tổng doanh thu hàng năm không vượt quá 3 tỷ đồng hoặc có tổng vốn không quá 3 tỷ đồng. DN siêu nhỏ hoạt động trong khu vực kinh doanh, dịch vụ thì lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân không vượt quá 10 người và có tổng thu nhập năm không vượt quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không vượt quá 3 tỷ đồng. b) DN nhỏ hoạt động trong lĩnh vực về nông lâm ngư nghiệp, công nghiệp và xây dựng thì số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không vượt quá 100 người, có tổng doanh thu năm không vượt quá 50 tỷ đồng hoặc có tổng số vốn không vượt quá 20 tỷ đồng nhưng không thuộc DN siêu nhỏ quy định tại khoản 1 Điều này. DN nhỏ hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại bình quân năm không quá 50 lao động có tham gia vào bảo hiểm xã hội và có tổng thu nhập năm không vượt quá 100 tỷ đồng hoặc có tổng nguồn vốn không vượt quá 50 tỷ đồng nhưng không thuộc DN siêu nhỏ quy định tại khoản 1 điều này. c) DN vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp và xây dựng, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không vượt quá 200 người, tổng doanh thu hàng năm không vượt quá 200 tỷ đồng hoặc có tổng số vốn không quá 100 tỷ đồng nhưng không thuộc DN nhỏ, DN siêu nhỏ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
  • 23. 8 DN vừa hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không vượt quá 100 người, doanh thu không vượt quá 300 tỷ đồng hoặc có tổng nguồn vốn không vượt quá 100 tỷ đồng, nhưng không quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này là DN siêu nhỏ và DN nhỏ. Như vậy, có thể tóm tắt tiêu chí xác định DN nhỏ và vừa theo 3 mức như sau: - DN siêu nhỏ có số lao động tham gia BHXH theo bình quân năm không vượt quá 10 người, có tổng doanhh thu năm không vượt quá 10 tỷ đồng hoặc có nguồn vốn từ 3 tỷ đồng trở xuống. - Doanh nghiệp nhỏ: có số lao động tham gia BHXH theo bình quân năm từ 50 người trở xuống, có doanh thu năm từ 100 tỷ đồng trở xuống hoặc có tổng nguồn vốn từ 50 tỷ đồng trở xuống. - DN vừa: số lao động tham gia BHXH theo bình quân năm không vượt quá 100 lao động, có tổng thu nhập bình quân năm không vượt quá 300 tỷ đồng, tổng nguồn vốn không vượt quá 100 tỷ đồng. Tuy nhiên thưc tế cho thấy ở mỗi quốc gia, mỗi khu vực và nền kinh tế khác nhau lại có cách định nghĩa và quy định không thống nhất về DNVV. Nếu như tại các quốc gia châu Âu, DNVV được phân loại dựa vào số lao động, doanh thu, lợi nhuận và vốn đầu tư; thì tại các nước châu Mỹ thì DNVV được xác định dựa trên cả sự đóng góp của DN vào ngân sách nhà nước; còn tại châu Á, DNVV được phân loại dựa vào 3 tiêu chí cơ bản đó là số lao động, vốn đầu tư và doanh thu hàng năm. Bảng 1.1 Một số tiêu chí phân loại DNVVN trên thế giới Tổ chức Lao động tối đa Tài sản tối Doanh thu tối (người) đa (USD) đa (USD) Ngân hàng thế giới (WB) 300 15.000.000 15.000.000 Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) 100 3.000.000 Không Ngân hàng phát triển châu Phi 50 Không Không Ngân hàng phát triển châu Á Không có tiêu chí cụ thể cho khu vực châu Á ADB (dựa vào quy định của từng quốc gia) Liênhợp quốc (UNDP) 200 Không Không
  • 24. 9 Việc xây dựng và áp dụng các tiêu chí để phân định DNVV có ý nghĩa thực sự quan trọng, là cơ sở theo dõi và phân tích các số liệu thống kê về tình hình các hoạt động của DNVV, làm nền tảng cho các TCTD hoạch định chiến lược và tìm ra các biện pháp nhằm hỗ trợ cho loại hình doanh nghiệp này hoạt động SXKD hiệu quả hơn. 1.1.2 Đặc điểm của DNVV tại Việt Nam • Quy mô nhỏ: DNVVN thường là các DN nhỏ có quy mô ước tính dưới 100 lao động và nguồn vốn của chủ sở hữu dưới 100 tỷ đồng. Vì vậy, các loại hình DNVVN rất phổ biến ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. • Vốn hóa thấp: là một trong số những đặc điểm chính của DNVVN. Do đó, phạm vi kinh doanh của loại hình công ty này bị hạn chế do vốn đầu tư ban đầu thấp. Tuy nhiên, các công ty này cũng khả năng sinh lời cao và có thể dễ dàng quay vòng vốn. Vốn nhỏ cũng là lợi thế để doanh nghiệp nhỏ giảm thiểu rủi ro nếu có thể xảy ra. • Tính linh hoạt cao: đặc điểm này thể hiện ở chỗ các doanh nghiệp nhóm này được đánh giá có khả năng thích ứng dễ dàng với những thay đổi từ nền kinh tế thị trường, lĩnh vực kinh doanh hay nguồn lực nhân sự. • Hoạt động kinh doanh dễ xảy ra tiêu cực: DNVV có quy mô nhỏ, dễ dàng thành lập và có đa dạng các loại hình hoạt động nên khó để kiểm soát được hoạt động của các DNVVN và hậu quả là nhóm này thường dễ gian lận trong việc cung cấp các BCTC, dễ xảy ra tình trạng trốn thuế gây thất thu cho nhà nước. • Tính tổ chức đơn giản: Tổ chức một DNVVN thường có cơ cấu tổ chức tinh gọn và đơn giản hơn so với các doanh nghiêp quy mô lớn. • Thiếu tính hợp tác: Các DNVVN có đặc điểm là thiếu tinh hợp tác với các đối tác trong kinh doanh, đặc biệt là các công ty nước ngoài, do các đơn vị này thường han chế hợp tác với các khoản đầu tư mang tính chất nhỏ lẻ của nhóm này. Đây là một trong những điểm hạn chế của các loại hình DNVV. • Trình độ quản lý và chất lượng nhân sự thấp: Nhiều DNVV ở Việt Nam được thành lập bởi các công ty đầu tư mạo hiểm (startup) nên đội ngũ cấp cao, kể cả chủ tịch thường không có nhiều kinh nghiệm quản lý. Ngoài ra, do hạn chế về vốn nên chi phí thuê nhân công còn thấp dẫn đến chất lượng lao động không thực sự tốt.
  • 25. 10 1.1.3 Vai trò của DNVV đối với sự phát triển kinh tế tại Việt Nam • Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của thị trường Với đặc điểm và lợi thế nhờ quy mô không lớn, có sự năng động, linh hoạt, sáng tạo trong kinh doanh nên các DNVV có vai trò lớn góp phần làm cho nền kinh tế trong cơ chế thị trường trở nên năng động và sôi động hơn, có nhiều khả năng thay đổi mặt hàng, chuyển hướng sản xuất, đổi mới công nghệ đáp ứng nhanh chóng nhu cầu trong nước và sử dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả. • Góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Các DNVV có nhiều lợi thế trong việc khai thác tối đa những tiềm năng phong phú trong dân, góp phần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Số liệu thống kê chỉ ra rằng tính đếnhết năm 2020, các DNVVN đã đóng góp 45% GDP của cả nước, nộp ngân sách nhà nước chiếm hơn 30%. Ngoài ra đối với khu vực nông thôn, sự xuất hiện của DNVVN sẽ thúc đẩy nhanh quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm cho công nghiệp phát triển mạnh và tăng tỷ trọng trong khu vực công nghiệp, dịch vụ. Các DNVV còn có vai trò quan trọng làm thay đổi và đa dạng hóa cơ cấu công nghiệp. • Tạo ra nhiều việc làm cho người lao động Mặc dù số lao động làm việc trong một DNVV không nhiều nhưng theo quy luật số đông, với số lượng rất lớn DNVV trong nền kinh tế đã tạo ra phần lớn việc làm cho xã hội. Theo số liệu từ Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) được thu thập được từ 99 quốc gia cho thấy cứ 10 lao động thì có 7 người là lao động tự do hoặc làm việc trong các DNVVN khiến cho họ trở thành động lực quan trọng nhất trong tạo việc làm cho người lao động. Như tại Việt Nam năm 2021 số lao động thủ công, nghề đơn giản, mua bán chiếm đến trên 75% trong tổng số lao động (Theo niên giám thống kê năm 2021), đa số các lao động này làm việc trong các DNVVN. Chính điều này mà các DNVVN tạo ra nhiều cơ hội việc làm, giảm tỷ lê thất nghiệp trong nền kinh tế, qua đó góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư. • Góp phần sử dụng có hiệu quả nguồn lực địa phương
  • 26. 11 Với lợi thế quy mô nhỏ lẻ, dễ đa dạng hóa, yêu cầu vốn ban đầu thấp, các DNVV đang có vai trò và tầm ảnh hưởng lớn trong việc thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi từ các tầng lớp dân cư để đầu tư vào kinh doanh sản xuất và biến nó thành các khoản vốn đầu tư. Các DNVVN không đáp ứng được nhu cầu sản xuất quy mô lớn, nhưng có khả năng tận dụng các nguồn nguyên liệu với số lượng hạn chế nhưng sẵn có tại địa phương hoặc phế phẩm từ các doanh nghiệp lớn. • Thúc đẩy quá trình cạnh tranh trong nền kinh tế Ở DNVV, tình trạng độc quyền không xảy ra, họ sẵn sàng chấp nhận tự do kinh doanh. Trước những ảnh hưởng trực tiếp về môi trường, kinh tế, xã hội, các DNVV có khả năng ứng biến nhanh nhạy, thay đổi hoàn cảnh, tự điều chỉnh tổ chức sản xuất, mang những thiết bị có ưu thế và dùng hình thức đầu tư dời đến nợi khác để tiếp tục sản xuất và phát triển. 1.2 Tín dụng đối với DNVVN tại các NHTM 1.2.1. Khái niệm về tín dụng đối với DNVVN tại NHTM: Nghiệp vụ tín dụng của NHTM là hình thức cho vay giữa tổ chức cho vay và bên đi vay dựa trên cơ sở tín nhiệm và theo quy tắc có hoàn trả. Nghiêp vụ tín dụng thương mại đối với DNVVN được hiểu là quan hệ vay vốn giữa NHTM và DNVVN, có hoàn trả cả gốc lẫn lãi sau một khoảng thời gian nhất định, hay còn gọi là quan hệ chuyển giao tiền tệ, chuyển giao quyền sử dụng vốn để tạo ra thu nhập cho các bên. Như vậy, nói một cách đơn giản và dễ hiểu thì: “Tín dụng ngân hàng của NHTM đối với DNVVN là mối quan hệ chuyển giao quyền sử dụng vốn từ ngân hàng thương mại sang DNVVN trong một thời hạn thỏa thuận nhất định, với một khoản chi phí nhất định. 1.2.2. Đặc trưng của tín dụng đối với DNVVN • Quy mô tín dụng nhỏ: nếu tính bình quân trên một DNVVN, thì tổng nhu cầu tín dụng của DNVVN thường nhỏ hơn doanh nghiệp có quy mô lớn hay trung bình.
  • 27. 12 • Nhu cầu tài trợ đa dạng: các DNVVN hoạt động kinh doanh gần như tất cả các ngành nghề, lĩnh vực dẫn đến nhu cầu của họ thường cũng rất đa dạng. Tuy nhiên phần lớn là dùng cho mục đích bổ sung vốn kinh doanh lưu động. • Yêu cầu vay có tài sản đảm bảo: đa số các khoản vay của DNVVN đều phải được đảm bảo bằng tài sản do không thể đáp ứng được các điều kiện về cho vay không tài sản đảm bảo của ngân hàng như: thời gian hoạt động, doanh thu, dòng tiền luân chuyển, cung cấp báo cáo tài chính có kiểm toán,... điều đó làm hạn chế quy mô thị trường này. • Lãi suất cho vay thường cao: lãi suất áp dụng khi cho vay DNVVN thông thường lớn hơn lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp lớn do ngân hàng thường đánh giá DNVVN có mức độ rủi ro cao hơn, chi phí phục vụ lớn, sự tín nhiệm của DNVVN còn thấp. Ngoài ra, lợi nhuận khách hàng DNVVN mang lại cho ngân hàng hiện nay chủ yếu từ hoạt động cho vay, lợi nhuận từ hoạt động khác (phí chuyển tiền, phí bảo lãnh, số dư tiền gửi không kỳ hạn, trả lương qua tài khoản ...) thấp hơn so với doanh nghiệp có quy mô trung bình, lớn. Do đó, khi xét đến lợi ích tổng thể khách hàng mang lại cho ngân hàng, khách hàng DNVVN và doanh nghiệp có quy mô trung bình, lớn có thể là như nhau, nhưng lãi suất cho vay DNVVN lớn hơn. • Khả năng DNVVN hoàn trả nợ vay hạn chế: DNVVN bị nhiều tác động trực tiếp ảnh hưởng tiêu cực đến SXKD từ biến động của thị trường như lạm phát, khủng hoảng kinh tế... dẫn đến hạn chế khả năng trả nợ với ngân hàng. • Rủi ro mất vốn của Ngân hàng cao: do tình trạng thông tin bất cân xứng luôn luôn hiện hữu, HĐKD của các DNVVN đa phần manh mún chủ yếu dựa vào mối quan hệ của người điều hành quản lý khiến ngân hàng không phát hiện đầy đủ các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các đơn vị này. Ngoài ra do sự hạn chế về khả năng tự chủ tài chính của các DNVVN, cụ thể như vốn tự có thấp trong khi phải sử dụng đòn bẩy tài chính cao dẫn đến có khả năng rủi ro cao khi mất tính thanh khoản, ngân hàng khó thu hồi nợ vay. • DNVVN có nguy cơ cao trong việc sử dụng vốn sai mục đích: các đơn vị này thường có khả năng cao sử dụng vốn vay cho mục đích cá nhân và gia đình của
  • 28. 13 chủ doanh nghiệp nếu không được kiểm soát thường xuyên. Nhiều chủ doanh nghiệp khi thành lập pháp nhân và hoạt động nhưng không tách bạch được giữa tài chính cá nhân và công ty. 1.2.3. Phân loại tín dụng của NHTM đối với DNVVN ➢ Phân loại theo thời hạn cấp tín dụng: • Tín dụng ngắn hạn: là loai tín dụng có thời hạn vay dưới một năm, thường sử dụng cho mục đích bổ sung vốn kinh doanh lưu động cho DNVVN • Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn vay từ một đến năm năm, thường sử dụng cho mục đích đầu tư các tài sản cố định của doanh nghiệp (xe ô tô, máy móc thiết bị,....) nhằm mở rộng cơ sở kinh doanh sản xuất. • Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng mà thời hạn vay trên năm năm, thường sử dụng cho mục đích đầu tư dự án (đầu tư cho dây truyền máy móc thiết bị quy mô lớn, xây dựng cơ sở hạ tầng,....) ➢ Phân loại theo TSBĐ • Tín dụng tín chấp: là hình thức ngân hàng cấp tín dụng chủ yếu dựa trên uy tín của bên vay để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ không yêu cầu có TSBĐ. • Tín dụng thế chấp: là hình thức ngân hàng cấp tín dụng yêu cầu có sử dụng tài sản bảo đảm của doanh nghiệp hoặc chủ doanh nghiệp hoặc bên thứ ba, trong trường hợp doanh nghiệp không trả được nợ thì NHTM sẽ tiến hành thủ tục phát mại các tài sản này để thu hồi nợ. ➢ Phân loại theo hình thức cấp tín dụng • Cho vay: là hình thức ngân hàng giao cho bên vay một khoản tiền nhất định để sử dụng vào một mục đích cụ thể với nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ gốc lãi trong một khoảng thời gian đã thỏa thuận. • Chiết khấu: là việc ngân hàng mua có kỳ hạnhoặc mua có bảo lưu quyền được truy đòi các công cụ có giá trị chuyển nhượng, các giấy tờ có giá khác của bên thụ hưởng trước hạn phải thanh toán. • Tái chiết khấu: là việc ngân hàng chiết khấu đối với các công cụ có giá trị chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác mà chúng đã được chiết khấu trước khi đáo hạn.
  • 29. 14 • Bảo lãnh ngân hàng: là hình thức cấp tín dụng mà ngân hàng có cam kết với bên nhận bảo lãnh rằng ngân hàng sẽ thực hiện thay nghĩa vụ tài chính cho khách hàng (bên được bảo lãnh) nếu khách hàng không thực hiện được hoặc thực hiện nhưng không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết, lúc này khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho ngân hàng theo thỏa thuận đã ký kết. • Phát hành thư tín dụng (L/C): là hình thức mà ngân hàng thay mặt Người nhập khẩu cam kết (bằng văn bản) với Người xuất khẩu/Người cung cấp hàng hoá sẽ thanh toán tiền trong thời gian quy định khi Người xuất khẩu/Người cung cấp hàng hoá xuất trình được những chứng từ phù hợp trong L/C đã được ngân hàng mở theo yêu cầu của Người nhập khẩu. • Bao thanh toán: là hình thức cấp tín dụng mà ngân hàng áp dụng cho doanh nghiệp là bên bán hàng thông qua việc ngân hàng thực hiện mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa đã được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận tại hợp đồng mua bán. Trong các hình thức cấp tín dụng nêu trên thì các hình thức cho vay, phát hành bảo lãnh, L/C là phổ biến và thường gặp hơn cả đối với DNVVN. 1.3 Thẩm định tín dụng của NHTM đối với DNVVN 1.3.1 Khái niệm thẩm định tín dụng DNVVN Theo quan điểm của BIS (Ngân hàng thanh toán quốc tế) thì thẩm định tín dụng là quá trình ngân hàng thực hiện đánh giá nhằm đảm bảo thông suốt thông tin về người vay, mục đích và cơ cấu khoản vay cũng như nguồn thanh toán khoản cho vay; còn theo quan điểm của IBRD (Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế thuộc Ngân hàng thế giới) thì thẩm định tín dụng là quá trình ngân hàng xem xét liệu tiền cho vay ra có được hoàn trả lại không và liệu khách hàng có sẵn lòng hay có thiện chí trả nợ hay không. Gần đây nhất, theo Adam Barone, 2020, thẩm định tín dụng là công việc mà nhà đầu tư hoặc người cho vay thực hiện đối với các công ty, chính phủ, các tổ chức phát hành nợ hoặc người đi vay để đo lường khả năng của các công ty, chính phủ, tổ chức phát hành, người đi vay trong việc đáp ứng các nghĩa vụ nợ của mình. Công việc thẩm định tín dụng nhằm xác định mức độ rủ ro vỡ nợ thích hợp liên quan đến các người vay cụ thể.
  • 30. 15 Tóm lại, thẩm định tín dụng là hoạt động ngân hàng xem xét, đánh giá mọi mặt về khách hàng và hồ sơ vay vốn của khách hàng để làm cơ sở ra quyết định cho vay. Tín. dụng. đối. với. các. DNVVN. cũng. là. một. trong. những. hoạt. động. cho. vay. của. NHTM,. vì. vậy,. qua. các. khái. niệm. trên. có. thể. hiểu. về. khái. niệm. thẩm. định. tín. dụng. DNVVN. như. sau:. “Thẩm. định. tín. dụng. DNVVN. là. việc. sử. dụng. các. công. cụ. cũng. như. kỹ. thuật. phân. tích. dựa. trên. hai. chỉ. tiêu. định. tính. và. định. lượng. để. nhằm. kiểm. định. và. đánh. giá. mức. độ. rủi. ro. và. uy. tín. của. các. khách. hàng. DNVVN. thông. qua. các. nội. dung. thẩm. định. như. năng. lực. tài. chính,. năng. lực. pháp. lý. của. khách. hàng.... nhằm. phục. vụ. cho. việc. ra. quyết. định. cấp. tín. dụng. đối. với. khách. hàng. DNVVN”. 1.3.2. Mục đích của thẩm định tin dụng DNVVN Thẩm định tín dụng là một trong những bước quan trọng của quá trình cấp tín dụng để cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt quyết định cho vay. Hoạt động TĐTD có vai trò trong việc đánh giá tổng quan về tình hình hoạt động, đánh giá mức độ tin cậy từ các thông tin do phía khách hàng cung cấp đồng thời phân tích được tình hình tài chính để đánh giá được khả năng trả nợ của DN nếu ra quyết định cấp tín dụng. Như vậy có thể thấy mục đích của TĐTD đối với DNVVN được thể hiện qua các nội dung như sau: • Hạn chế tình trạng thông tin không cân xứng do thông tin sai lệch, thiếu chính xác, trung thực từ hồ sơ, chứng từ khách hàng cung cấp, từ đó hạn chế đưa ra các quyết định sai lầm trong lựa chọn khách hàng. • Giúp các NHTM đánh giá nhanh chóng, chính xác mức độ tin cậy của phương án vay vốn mà khách hàng DNVVN gửi cho ngân hàng khi đề xuất vay vốn. • Phân tích và lượng hóa được các mức độ rủi ro, các thiệt hại có thể xảy ra đối với từng khoản vay khi ngân hàng quyết định cấp tín dụng. • Ngoài ra, công tác thẩm định tín dụng tốt sẽ giúp ngân hàng xây dựng các sản phẩm, chính sách phù hợp với nhu cầu khách hàng từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh. 1.3.3. Phương pháp sử dụng thẩm định tín dụng DNVVN
  • 31. 16 • Phương pháp định tính: Là phương pháp đánh giá chủ yếu dựa trên kiến thức, kinh nghiệm của CBTĐ. Vì vậy khi sử dụng phương pháp định tính, kết quả đánh giá khó tránh khỏi rủi ro vì phụ thuộc nhiều vào yếu tố chủ quan của cá nhân. Để nâng cao hiệu quả phương pháp này, CBTĐ cần được đào tạo bài bản, có nghiệp vụ chuyên môn tốt, giàu kinh nghiệm về thẩm định. Một số hạng mục nội dung trong phân tích định tính có thể kể đến như phân tích về lịch sử phát triển, hinh thành doanh nghiệp, phân tích năng lực của người điều hành, sản phẩm dịch vụ kinh doanh, những mối quan hệ chính của doanh nghiệp, điều tra thực tế,.... Bằng cách điều tra cẩn thận những thông tin cơ bản, CBTĐ có thể sẽ phát hiện ra một số điều bất thường ở khách hàng. • Phương pháp định lượng: Là phương pháp ngân hàng đánh giá khách hàng dựa trên các chỉ số tài chính (các ngân hàng xây dựng bộ chỉ số sử dụng khác nhau tùy vào chính sách mỗi ngân hàng). Phương pháp này có ưu điểm là kết quả thẩm định có tính chính xác hơn bằng việc quy định các chỉ số cho việc thẩm định. Hạn chế của phương pháp này là không có tính linh hoạt khi có sự thay đổi về thông tin kinh tế thị trường hay thay đổi các yếu tố nào đó liên quan chỉ số tài chính. Một số nội dung trong phân tích định lượng bao gồm: đánh giá doanh thu, đánh giá lợi nhuận, đánh giá các khoản mục trong TS có – TS nợ của DN, đánh giá nhu cầu và kế hoạch SXKD của DN… thông qua các số liệu do công ty cung cấp. Trọng tâm của phương pháp định lượng chính là phân tích khả năng tài chính của DN, nhằm xem xét đánh giá chính xác tính lành mạnh tình hình tài chính của DN, đảm bảo khách hàng thực hiện được dự án, phương án SXKD và đáp ứng được các điều kiện của NH khi cho vay hay không. 1.3.4. Nội dung thẩm. định tín. dụng đối với DNVVN ➢ Thẩm định về mặt pháp lý: Tư cách pháp lý của khach hàng là nội dung quan trọng đầu tiên mà CBTĐ cần thẩm định khi ngân hàng bắt đầu thiết lập quan hệ tín dụng với khách hàng. Để chứng minh năng lực pháp lý, khách hàng cần cung cấp đầy đủ giấy tờ của công ty như: Giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh có điều kiện (đối với một số ngành nghề theo quy định NHNN), quyết định thành lập, mã sô thuế, điều lệ công ty, quyết
  • 32. 17 định bổ nhiệm người quản lý và điều hành công ty và thông tin pháp lý của các thành viên góp vốn và người quản lý … Để đánh giá tình trạng pháp lý của doanh nghiệp, cán bộ đánh. giá cần lưu ý thực hiện các công việc sau: • Kiểm tra các hoạt động thực tế của doanh nghiệp có đúng với giấy phép kinh doanh, đăng ký doanh nghiệp hay không. Đối với ngành nghề kinh doanh có tính đặc thù cần phải cấp phép, doanh nghiệp đã có đủ giấy phép chưa. • Xác định vốn điều lệ của doanh nghiệp lấy từ các nguồn nào và nguồn vốn này có đủ tương đương với tổng vốn cần thiết yêu cầu để thành lập đăng ký kinh doanh trong ngành hay không. • Xác định thời gian hoạt động của doanh nghiệp đạt tiêu chí đánh giá của ngân hàng hay chưa (xác định từ khi thành lập cho đến thời điểm thẩm định) • Ngoài ra, người thẩm định cũng cần xem xét đánh giá tính xác thực, độ tin cậy của chứng từ, hồ sơ mà khách hàng cung cấp. ➢ Thẩm định mục đích sử dụng vốn: Khi DN đề xuất vay vốn cần phải trình bày phương án vay, kế hoạch doanh nghiệp dùng vốn của ngân hàng để phục vụ cho mục đích gì. Tuy nhiên, thực tế nhiều khách hàng vô tình hoặc cố ý sử dụng vốn vay sai khác với phương án cung cấp ban đầu dẫn đến ngân hàng không kiểm soát được vốn, rủi ro phát sinh khi khách hàng sử dụng vốn cho những hoạt động không hợp pháp, hoặc sử dụng cho những ngành nghề nằm ngoài giấy phép kinh doanh... Do đó ngân hàng phải chú trọng thẩm định, kiểm tra mục đích sử dụng vốn cả trước, trong và sau khi cho vay nhằm kiểm soát vốn sử dụng đúng mục đích, khách hàng có khả năng trả nợ theo phương án vay. ➢ Thẩm định kế hoạch và phương án sản xuất kinh doanh: Để kiểm soát vốn vay được sử dụng có hiệu quả, giảm thiểu rui ro cho ngân hàng, CBTĐ cần xem xét đánh giá phương án vay do khách hàng cung cấp đảm bảo tính khả thi, những thuận lợi cũng như khó khăn của DN đang gặp phải và các rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra. Trên cơ sở đó, ngân hàng cân nhắc quyết định cho vay, phương án cho vay phù hợp với từng khách hàng cụ thể như số tiền vay, thời hạn cho vay, điều kiện về tài sản, điều kiện về giải ngân …
  • 33. 18 ➢ Thẩm định khả năng tài chính: Thẩm định năng lực tài chính của doanh nghiệp là nội dung quan trọng khi đánh giá hồ sơ vay. Dựa trên thông tin thu thập từ các báo cáo của doanh nghiệp, ngân hàng xem xét tình hình tài chính, kế hoạch kinh doanh, hiệu quả sản xuất cũng như đánh giá về mức độ uy tín của khách hàng. Việc thẩm định chính xác năng lực tài chính thường phụ thuộc nhiều vào tính trung thực của khách hàng trong khai báo các số liệu tài chính và các thông tin liên quan. Thông thường ngân hàng sẽ căn cứ vào một số chỉ số tài chính phục vụ việc thẩm định, cụ thể như sau: ❖ Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản (Return on total assets): ❖ R.O.A = LỢI NHUẬN. SAU THUẾ (%) TỔNG TÀI. SẢN ROA là tiêu. chí đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp (bỏ một đồng vốn đem lại cho doanh nghiệp bao nhiêu lợi nhuận ròng). Tiêu chí này giúp ngân hàng đánh giá được một doanh nghiệp sử dụng tài sảnhiệu quả đến mức nào, hoạt động SXKD có hợp lý hay không. ROA càng cao thể hiện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả. ❖ Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (Return on equyty): R.O.E = LỢI NHUẬN. SAU THUẾ (%) VỐN CHỦ. SỞ HỮU ROE. là chỉ số thể hiện khả năng sinh lời và hiệu quả sử dụng vốn của một doanh nghiệp. ROE được sử dụng hữu. ích khi cần so sánh các công ty hoạt động trong cùng một ngành. Từ đó cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty có tốt hay không. ❖ Khả. năng thanh toán hiện. hành (CR – Current. Ratio): C.R = Tài sản. ngắn hạn Nợ ngắn. hạn Chỉ số CR - Current. Ratio cho thấy doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt để bảo đảm thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn. Nó đo lường khả năng thanh toán nợ của DN trong ngắn hạn.
  • 34. 19 Nếu chỉ số CR - Current. Ratio cao nghĩa là doanh nghiệp luôn sẵn sàng thanh toán các khoản nợ. Tuy nhiên, nếu tỷ số thanh toán hiện hành quá cao sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động vì doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào tài sản ngắn hạnhay nói cách khác việc quản lý tài sản ngắn hạn không hiệu quả (ví dụ: có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi, nợ phải đòi, hàng tồn kho ứ đọng). ❖ Khả năng thanh toán. nhanh (QR– Quick Ratio): Q.R = Tài sản ngắn. hạn - Hàng tồn kho Nợ ngắn. hạn Chỉ số QR– Quick Ratio thể hiện doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản vay ngắn hạn bằng những tài sản có tính thanh khoản cao như tiền và các khoản tương đương tiền. ❖ Tỷ suất tự. tài trợ: Tỷ.suất tự tài.trợ = Nguồn. vốn chủ sở hữu (%) Tổng.tài sản Đây là tiêu chí dùng để đánh giá một DN có tính tự chủ về tài chính hay không. Hệ số tự tài trợ càng cao thì năng lực tự chủ tài chính của DN càng tốt, rủi ro cho DN càng thấp. ❖ Hệ số nợ (D/E – Debt to Equity Ratio): D/E = Nợ.phải trả (Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn) Vốn chủ sở hữu Đây là chỉ tiêu dùng để đánh giá mức độ sử dụng đòn bẩy tài chNHNN của DN cao hay không. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu là tỷ lệ % giữa vốn doanh nghiệp huy động được bằng việc đi vay với vốn của chủ sở hữu bỏ ra. Tỷ. lệ D/E cao cho thấy DN đang sử dụng nhiều vốn. vay để tài trợ cho SXKD. Nếu D/E liên tục cao trong một khoảng thời gian dài điều đó thể hiện doah nghiệp đang gặp khó khăn về khả năng trả nợ. Nếu D/E thấp thể hiện nguồn. vốn kinh doạn từ vốn. chủ sở hữu dồi dào, nợ thấp, không chịu. nhiều áp lực tài chính và đang. kinh doanh có hiệu quả.
  • 35. 20 • Nếu Hệ số nợ trên vốn. chủ sở hữu > 1: Nghĩa là tài sản của doaNHNN. nghiệp chủ yếu là các khoản nợ vay vốn bên ngoài tài trợ. • Nếu Hệ số nợ trên vốn chủ sở. hữu < 1: Nghĩa là tài khoảnhiện có do nguồn vốn chủ sở hữu tài trợ. ➢ Thẩm định các biện pháp đảm. bảo tiền vay: Tùy thuộc vào quy định và chính sách riêng của từng ngân hàng mà khách hàng thế chấp các loại TSBĐ khác nhau khi vay vốn. Với tính chất dùng để bảo đảm cho khoản vay, TSBĐ cần thiết phải được ngân hàng thẩm định nhằm xác định chính xác nhất giá trị tài sản tại thời điểm vay vốn. Từ đó ngân hàng đánh giá mức bảo đảm tối đa của tài sản đó có đáp ứng được hạn mức cho vay mà khách hàng mong muốn hay không. Tài sản bảo đảm là phương án chốt chặn cuối cùng để xử lý thu hồi các khoản nợ xấu nếu phát sinh, do đó việc thẩm định tài sản thường rất phức tạp cần sự đánh giá trung thực để khả năng thu hồi nợ là cao nhất, hạn chế rủi ro cho ngân hàng. ➢ Chấm điểm xếp hạng tín dụng: Xếp hạng tín dụng là quy trình ngân hàng đánh giá khả năng khách hàng thực hiện các nghĩa vụ tài chính cũng như uy tín trong việc trả gốc và lãi vay đến hạn nhằm kiểm soát rủi ro nếu ngân hàng quyết định cho vay. Mức độ rủi ro tín dụng được xác định bằng cách nhập liệu các thông số tài chính và phi tài chính vào hệ thống chấm điểm, kết quả xếp hạng được xác định theo từng khách hàng cụ thể thông qua thang điểm đánh giá. Trên cơ sở đó ngân hàng ra quyết định cấp tín dụng và các điều kiện liên quan nhằm kiểm soát chặt chẽ khoản vay. Các chỉ số tài chính đưa vào chấm điểm khách hàng tại các ngân hàng có thể khác nhau theo từng quan điểm và chính sách của từng ngân hàng. ➢ Ước lượng và đưa ra biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng: Quy trình thẩm định được ngân hàng thực hiện rất chặt chẽ và kỹ lưỡng từ việc phân tích tổng hợp nhiều yếu tố, tuy nhiên kết quả thẩm định không bao giờ có tính chính xác tuyệt đối, bên cạnh đó các rủi ro trong tương lai phát sinh không thể đo lường được hết tại thời điểm cho vay. Do đó, ngân hàng cần ước lượng những rủi ro
  • 36. 21 tiềm ẩn và có các biện pháp để kiểm soát nó. Việc ước lượng và đưa ra các giải pháp kiểm soát RRTD đòi hỏi thực hiện cho từng phương án vay cụ thể đảm bảo tính hợp lý theo từng khách hàng vay vốn. 1.3.5. Quy trình thực hiện thẩm định tín dụng đối với DNVVN Thẩm định tín dụng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quy trình cấp tín dụng của ngân hàng, nó giúp ngân hàng đánh giá hiệu quả, chính xác nhất về khả năng thu hồi ợ trước khi ngân hàng ra quyết định cho vay. Sơ đồ 1.1 Quy trình thẩm định. tín dụng Một quy trình thẩm định tín dụng đối với DNVVN về cơ bản bao gồm 5 bước như sau: • Bước 1: Xem xét hồ sơ vay vốn của khách hàng Sau khi tiếp nhận hồ sơ, chứng từ khách hàng cung cấp về khoản vay, CBTĐ sẽ đánh giá sơ bộ xem các hồ sơ đã đầy đủ theo danh muc yêu cầu của Ngân hàng hay chưa, đồng thời đánh giá về tính hợp lý và tính logic của các hồ sơ, từ đó sớm loại trừ các hồ sơ không đủ tiêu chí cho vay của ngân hàng. • Bước 2: Thu thập thông tin bổ sung Đối với các hồ sơ đánh giá đáp ứng tiêu chí cho vay, CBTĐ có thể yêu cầu khách hàng bổ sung thêm các hồ sơ để làm rõ thông tin nếu cần thiết. Các hồ sơ này có thể không nằm trong danh sách hồ sơ bắt buộc theo yêu cầu của Ngân hàng, tuy nhiên do các DNVVN thường hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác
  • 37. 22 nhau, trong đó một số ngành nghề có yêu cầu về hồ sơ đặc thù riêng biệt và phức tạp hơn, vì thế đây là bước không thể thiếu khi TĐTD. • Bước 3: Thẩm định khả năng thu hồi nợ khoản vay Trên cơ sở các thông tin đã thu thập qua hồ sơ và thẩm định trực tiếp, CBTĐ phân tích, đánh giá các số liệu, qua đó đánh giá tính khả thi, tính hiệu quả của phương án và khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng để làm căn cứ ra quyết đinh cho vay. • Bước 4: Ước lượng và kiểm soát rủi ro tín dụng Sau khi đã có phân tích về phương án vay của CBTĐ, các cấp phê duyệt tiếp theo có trách nhiệm rà soát và đánh giá lại tổng thể toàn bộ phương án đề xuất cấp tín dụng đã trình, ước lượng và đánh giá khả năng RRTD của phương án, đưa ra các giải pháp và điều kiện tin dụng nếu cần để kiểm sát rủi ro và trình cấp phê duyệt cuối cùng. • Bước 5: Kết luận về khả năng thu hồi nợ. Cấp có thẩm quyền phê duyệt tin dụng sẽ xem xét hồ sơ, thực hiện phê duyệt tín dụng trên Báo cáo đề xuất tín dụng trên cơ sở đánh giá phương án có / không có khả năng thu hồi nợ. 1.4 Chất lượng thẩm định tín dụng tại NHTM 1.4.1 Khái niệm chất lượng thẩm định tín dụng tại NHTM Theo TS. Nguyễn Minh Kiều (2015) “Chất lượng thẩm định tín dụng thể hiện mức độ tin cậy và phù hợp trong việc lựa chọn, áp dụng phương pháp, quy trình, nội dung và tổ chức thực hiện thẩm định nhằm đưa ra quyết định cấp tín dụng một cách chính xác với thời gian ngắn nhất và chi phí htấp nhất, vừa thoả mãn nhu cầu tín dụng khách hàng vừa tối đa hoá lợi ích của ngân hàng”. Đứng trên quan điểm của Ngân hàng có thể hiểu chất lượng tín dụng như sau: “Chất lượng thẩm định tín dụng tại các NHTM là tập hợp các đặc tính của công tác thẩm định bao gồm các nội dung thẩm định tín dụng nhằm đảm bảo tính an toàn và khả năng sinh lời của NHTM.” Công tác thẩm định tín dụng đạt chất lượng khi nó giúp TCTD ra quyết định cấp tín dụng đúng đắn, đảm bảo khả năng thu hồi nợ đầy đủ và đúng hạn. Chất lượng thẩm
  • 38. 23 định tín dụng được thể hiện trước hết ở báo cáo thẩm định, chất lượng dư nợ, rủi ro phát sinh sau cho vay…Bên cạnh đó, chất lượng thẩm định tín dụng còn thể hiện ở thời gian thẩm định và chi phí thẩm định. 1.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thẩm định tín dụng tại NHTM ➢ Chỉ tiêu định lượng: ❖ Thời gian thẩm định: Đây là chỉ tiêu cạnh tranh phản ánh chất lượng công tác thẩm định tại các ngân hàng. Khi ngân hàng có tiến độ thẩm định nhanh sẽ giúp cho DNVVN tiếp cận nguồn vốn tín dụng dễ dàng, nhanh chóng kịp thời sử dụng vốn cho HĐKD theo kế hoạch đề ra. Nếu thời gian thẩm định kéo dài có thể khiến doanh nghiệp bỏ lỡ cơ hội đầu tư, giảm hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, nếu việc TĐTD chỉ chú trọng tiến độ mà thực hiện quá sơ sài, không đánh giá đầy đủ thông tin hoặc bỏ qua các nội dung quan trọng thì có thể dẫn tới các quyết định cho vay thiếu chính xác và gây rủi ro cho ngân hàng. Hiện không có bất kỳ một chuẩn mực chung về thời gian thẩm định do thời gian thẩm định tại các TCTD khác nhau sẽ có sự khác biệt nhiều hay ít dựa trên nhiều yếu tố như quy trình, con người, chất lượng hồ sơ khách hàng hoặc tuỳ theo từng phương án tài trợ cụ thể như: vay ngắn hạn từng lần, vay hạn mức ngắn hạn, vay tài trợ đầu tư tài sản cố định, vay tài trợ dự án, bảo lãnh, LC,.... ❖ Chi phí thẩm định: Được xác định là số tiền mà ngân hàng phải bỏ ra để hoàn thành công tác thẩm định tín dụng, bao gồm cả chi phí thu thập thông tin và chi phí xác nhận thông tin về khách hàng, chi phí khảo sát thực tế, chi phí đầu tư công nghệ phục vụ công tác thẩm định, chi phi thuê đơn vị độc lập thẩm định.... chi phi thẩm định được xác định ở mức hợp lý để có sự cạnh tranh và tiết kiệm chi phí của ngân hàng. Nếu công tác thẩm định tín dụng được tiến hành mất quá nhiều thời gian và tốn kém, thì dù kết quả thẩm định là chính xác thì công tác thẩm định tín dụng cũng không được đánh giá là có chất lượng. Như vậy, thẩm định tín dụng cần đạt chất lượng khi đồng thời đạt thời gian ngắn, chi phí thấp nhưng vẫn đạt các yêu cầu về thẩm định. Cũng như thời gian thẩm định, chi phí về thẩm định giữa các TCTD cũng có sự khác nhau, chủ yếu do quy trình và cách thức tổ chức sắp xếp các bộ máy nhân sự tại từng NHTM.
  • 39. 24 ❖ Chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu: Chỉ tiêu dư nợ trong đánh giá chất lượng công tác thẩm định chủ yếu tập trung vào dư nợ các khoản nợ quá hạn, nợ xấu, thể hiện bằng tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu tại ngân hàng. Nợ quá hạn là hiện tượng phát sinh từ mối quan hệ tín dụng mà trong đó người đi vay (cá nhân hoặc tổ chức) không thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình cho ngân hàng theo cam kết đã thỏa thuận tai hợp đồng tín dụng. Nợ xấu là các khoản nợ được phân nhóm 3,4,5 (theo Thông tư 11/2021/TT-NHNN). Bảng 1.2 Phân loại nhóm nợ tại các TCTD Nhóm. .nợ Đặc điểm.. Nhóm. .1:. .Dư. .nợ. .đủ. .chuẩn - Các khoản nợ được thanh toán trong hạn............... - Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày. Nhóm. .2:. .Dư. .nợ. .cần. .chú. .ý - Các khoản nợ quá hạn từ 10 – 90 ngày................... - Các . . . . . . . . . . ........ . khoản nợ được điều chỉnh lại kỳ hạn thanh .toán. - Các khoản nợ quá hạn từ 30 – 90 ngày................... Nhóm. .3:. .Dư. .nợ. .dưới. .tiêu. - . .. .. .. .. .. .. .. .. .. .Cáckhoảnnợdùđãđượcđiềuchỉnhlạikỳhạn. .thanh toán nhưng vẫn quá hạn dưới 30 ngày. .chuẩn - Các khoản nợ được miễn lãi hoặc giảm lãi do. .không. .đủ. .khả. .năng. .trả. .lãi. - Các khoản nợ quá hạn từ 90 – 180 ngày................... Nhóm. .4:. .Nợ. .nghi. .ngờ. .mất. - . .. .. .. .. .. .. .. .. .. .Cáckhoảnnợdùđãđượcđiềuchỉnhlạikỳhạn. .thanh toán nhưng vẫn quá hạn 30 – 90 ngày. .vốn - Các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn thanh toán. .lần. .thứ. .2. - Các khoản nợ quá hạn hơn 180 ngày............... - . .. .. .. .. .. .. .. .. .. .Cáckhoảnnợdùđãđượcđiềuchỉnhlạikỳhạn. Nhóm. .5:. .Nợ. .có. .khả. .năng. .thanh. .toán. .nhưng. .vẫn. .quá. .hạn. .trên. .90. .ngày. - Các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn thanh toán. .mất. .vốn .lần. .thứ 2 nhưng vẫn quá hạn. - . .. .. .. .. .. .. .. .. .Cáckhoảnnợđượcđiềuchỉnhkỳhạnthanhtoán. .lần. .thứ. .3. .trở. .lên.
  • 40. 25 Dưới đây là công thức tính tỷ lệ nợ quá hạn: Tổng. .dư. .nợ. .quá. .hạn. . Tỷ. .lệ. .nợ. .quá. .hạn. .=. .. . . .(%) Tổng. .dư. .nợ. .vay Một trong những nguyên tắc đầu tiên của tín dụng đó là hoàn trả cả gốc và lãi đầy đủ và đúng hạn chính vì vậy yếu tố an toàn là quan trọng nhất để đảm bảo chất lượng tín dụng. Đối với các khoản gốc và lãi thanh toán không đúng cam kết sẽ hình thành nợ quá hạn với mức lã suất cao hơn mức thông thường. Chất lượng thẩm định kém cho thấy CBTĐ không phân tích đúng và đánh giá đầy đủ mức độ rủ ro của phương án, từ đó để lọt các khách hàng vay không tốt và trực tiếp khiến cho tỷ lệ nợ quá hạn gia tăng. Thực tế phần lớn các khoản nợ quá hạn là nợ có vấn đề, nợ có khả năng mất vốn cao, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, khả năng thanh toán của ngân hàng. Như vậy, ở đây chất lượng thẩm định tín dụng luôn tỷ lệ nghịch với tỷ lệ quá hạn của ngân hàng. ❖ Chỉ tiêu đánh giá doanh số cho vay và thu nợ: - Chỉ tiêu doanh số cho vay trong kỳ: Doanh số cho vay trong kỳ là tổng số tiền đã cho khách hàng vay trong kỳ, tính theo ngày, tháng, năm, quý. Doanh số cho vay phản ánh về kết quả phát triển, kết quả mở rộng hoạt động cho vay cũng như phản ánh tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Nếu như các nhân tố khác cố định thì doanh số cho vay càng cao phản ánh việc mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng càng tốt, ngược lại doanh số cho vay của ngân hàng mà giảm trong khi cố định các yếu tố khác thì chứng tỏ ngân hàng đang hoạt động không tốt. - Doanh số thu nợ: phản ánh phần thu được của khách hàng khi đến hạn phải trả trong kỳ, tính theo ngày, tháng, năm, quý. - Tỷ lệ thu nợ được tính theo công thức như sau Doanh. .số. .thu. .nợ. . Tỷ. .lệ. .thu. .nợ. .. .=. .. . Doanh. . số. . cho. . vay. .(%) Hiệu quả tín dụng trong việc thu hồi nợ của Ngân hàng đối với các khoản cho vay ngắn hạn đối với DNVVN thể hiện ở chỉ tiêu này. Chỉ tiêu này phản ánh trong một giai đoạn, ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu nợ gốc so với doanh số cho vay ra. Tỷ lệ
  • 41. 26 này càng cao càng cho thấy dòng tiền doanh nghiệp tốt và luôn đảm bảo việc trả nợ gốc đúng hạn, qua đó cho thấy việc đánh giá khách hàng trong quá trình TĐTD là tốt. Tuy nhiên đây cũng chỉ là một trong số các chỉ tiêu để đánh giá chất lượng TĐTD, cần kết hợp thêm nhiều yếu tố khác để có thể đánh giá và kết luận chính xác hơn. ➢ Chỉ tiêu định tính: ❖ Tính khoa học và hiệu quả của quy trình thẩm định tín dụng: DNVVN hoạt động ở nhiều lĩnh vực ngành nghề, do đó nhu cầu vay vốn thường đa dạng. Vì vậy việc thẩm định hồ sơ vay DNVVN có tính phức tạp đòi hỏi CBTĐ vừa phải có chuyên môn, kinh nghiệm tốt, thông thạo lĩnh vực thẩm định vừa phải đảm bảo tiến độ thực hiện nhanh chóng và chất lượng. Do vậy để đảm bảo đội ngũ cán bộ nắm bắt và xử lý nhanh nội dung thẩm định khi tiếp cận hồ sơ vay vốn các ngân hàng cần đầu tư xây dựng một quy trình thẩm định tỉ mỉ, chi tiết và có tính hệ thống. Dựa vào quy trình này, ngân hàng hệ thống hóa các nội dung cần thẩm định, hạn chế bỏ sót các vấn đề quan trọng khi thẩm định khách hàng và đặc biệt giúp cho các CBTĐ mới tránh sai sót, bỡ ngỡ trong giai đoạn đầu tác nghiệp. Một quy trình thẩm định tín dụng được đánh giá có tính khoa học và đạt hiệu quả khi đáp ứng một số yêu cầu như sau: • Quy trình TĐTD quy định rõ ràng các bước: thủ tục và mục tiêu thực hiện từng bước, không chồng chéo, trùng lặp và rõ ràng trách nhiệm của các cá nhân liên quan. • Quy trình hoàn thiện từ khâu tiếp xúc khách hàng cho đến khi ra quyết định cho vay, quy định trình tự các bước thực hiệnhơp lý, có đầy đủ cơ sở và thông tin để thực hiện. • Kết quả CBTĐ tuân thủ quy trình ở tỷ lệ cao: tuân thủ theo nội dung thẩm định, tuân thủ thời gian thực hiện và có tính trách nhiệm cao trong quá trình thực hiện. ❖ Nguồn nhân lực thực hiện công tác thẩm định: - Tỷ lệ bố trí CBTĐ chuyên trách: Nhân sự là vấn đề cốt lõi ảnh hưởng đếnhiệu quả hoạt động thẩm định, do đó các ngân hàng rất chú trọng vấn đề bố trí nhân sự chuyên trách công tác thẩm định. Nếu tỷ lệ nhân sự quá thấp sẽ dẫn đến việc quá tải khối lượng công việc cho CBTD
  • 42. 27 làm ảnh hưởng chất lượng thẩm định hồ sơ, giảm hiệu quả cho vay của ngân hàng cũng như dễ xảy ra tình trạng thẩm định một cách sơ sài, không tuân thủ nội dung thẩm định hoặc kéo dài thời gian thẩm định, tuy nhiên nếu tỷ lệ nhân sự quá cao lại dẫn đến lãng phí cho ngân hàng. - Tỷ lệ bố trí nhân sự thẩm định có trình độ: Thẩm định tín dụng là công việc khó, có tính chất phức tạp cao đòi hỏi CBTĐ phải có kiên thức nghiệp vụ cơ bản và được đào tạo thường xuyên để nâng cao trình độ. Trên nền tảng kiến thức cơ bản đã được đào tạo, CBTĐ mới cần tiếp cận và nắm bắt được kinh nghiệm thực tế trong công tác thẩm định, từ đó tổ chức làm việc khoa học và đạt hiệu quả hơn. - Tỷ lệ bố trí nhân sự thẩm định có kinh nghiệm: Kết quả thẩm định được đánh giá xem xét trên nhiều yếu tố bao gồm cả các yếu tố định lượng và yếu tố định tính. Vì vậy, ngoài các các nhân sự có nghiệp vụ cơ bản cần thời gian đào tạo thì ngân hàng cần bố trí đội ngũ cán bộ dày dạn kinh nghiệm, có sự nhạy bén, linh hoạt mới đảm bảo chất lượng công tác thẩm định tín dụng của ngân hàng. - Mức độ tuân thủ các quy định, quy trình và văn bản liên quan của Ngân hàng: Các quy định, quy trinh được ngân hàng đầu tư xây dựng nhằm tạo ra tính hiệu quả, tính hệ thống và hạn chế các rủi ro. Tuy nhiên nếu tỷ lệ các cán bộ tuân thủ quy định, quy trình ở mức thấp hoặc cố tình không tuân thủ thì sẽ dẫn đến rủi ro thậm chí có thể gây thiệt hại cho ngân hàng. Để tăng tỷ lệ tuân thủ của nhân viên, các ngân hàng nhất thiết phải xây dựng chế độ kiểm tra giám sát thường xuyên để kịp thời phát hiện và có phương án xử lý kịp thời các trường hợp thực hiện sai quy định. ❖ Nguồn thông tin phục vụ cho quá trình thẩm định: Nguồn thông tin là cơ sở đặc biệt quan trọng, giúp cho các ngân hàng đánh giá và xác định khá chính xác về tổng quan khách hàng vay vốn, uy tín, thiện chí trả nợ, và các thông tin cần thiết đối với khoản vay như tính khả thi của dự án, hiệu quả hoạt động SXKD của khách hàng. Thông tin thu thập được chính là tiền đề để NHTM ra quyết định cấp tín dụng và các điều kiện ràng buộc nếu có.
  • 43. 28 Để đảm bảo khách hàng sử dụng vốn đúng phương án cung cấp và có khả năng hoàn trả nợ, ngân hàng phải khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau nhưng chủ yếu từ nguồn khách hàng cung cấp (hồ sơ vay vốn, các báo cáo số liệu của doanh nghiệp….) và nguồn thẩm định thực tế (phỏng vấn trực tiếp khách hàng, thu thập thông tin trên thị trường, kiểm tra tại nợi SXKD) ... Trên cơ sở các nguồn thông tin có được, ngân hàng tiến hành phân tích đưa ra các nhận định về việc cấp tín dụng và các biện pháp kiểm soát rủi ro cho từng đối tượng khách hàng. ❖ Mức độ hài lòng của khách hàng đối với chất lượng thẩm định tín dụng: Chất lượng thẩm định ngoài thể hiện ở quy trình, hệ thống, nguồn thông tin chất lượng, còn được đánh giá qua phản hồi từ phía các khách hàng. Đối tượng khách hàng được chia thành khách hàng nội bộ và khách hàng ngoài ngân hàng. Đối với khách hàng nội bộ bao gồm cấp trên phê duyệt và các bộ phận phối hợp khác, sự hài lòng của cấp phê duyệt được thể hiện số lượng hồ sơ được duyệt so với số lượng hồ sơ gửi cấp trên phê duyệt, hoặc tỷ lệ mắc các lỗi thẩm định bị trả lại hồ sơ như thiếu thông tin về ngành, xu hướng ngành và thị trường; số liệu không logic; quan điểm thẩm định thiếu thực tế; sai biểu mẫu quy định.... Đối với khách hàng ngoài ngân hàng thể hiện qua sự hài lòng, những đánh giá về tinh thần, thái độ, tác phong làm việc làm việc của CBTĐ; kỹ năng xử lý và giải quyết vấn đề; năng lực chuyên môn và chất lượng công việc đảm bảo tiến độ và chuyên môn của bộ phận thẩm định. 1.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tín dụng DNVVN 1.5.1 Nhân tố con người Mọi hoạt động của hệ thống ngân hàng đều do ý chí của con người ảnh hưởng và quyết định, các chính sách được xây dựng và thực thi bởi chính con người – nguồn nhân lực của ngân hàng. Do đó, con người là một nhân tố có vai trò đặc biệt quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng công tác thẩm định. Vì vậy năng lực, chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của nguồn nhân lực phải được ngân hàng chú trọng. Nếu đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn yếu, đạo đức nghề nghiệp kém sẽ dẫn đến việc thẩm định qua loa, thiếu
  • 44. 29 tính trung thực, thiếu tính chính xác – là nguyên nhân đưa đến các quyết định cấp tín dụng sai lầm. Hiểu được tầm quan trọng của yếu tố con người trong chất lượng thẩm định, hiện các Ngân hàng đã và đang không ngừng đào tạo nâng cao trình độ nhân viên, có chế độ đãi ngộ tốt để ổn định nguồn nhân sự có kinh nghiệm từ đó nâng cao chất lượng công tác thẩm định. 1.5.2 Thông tin và xử lý thông tin Hoat động thẩm định tín dụng được thực hiện từ việc xử lý nhiều dữ liệu thông tin do đó phụ thuộc nhiều các yếu tố bên ngoài như thông tin kinh tế, thị trường, văn bản pháp luật, ngành nghê kinh doanh...Tuy nhiên các yếu tố này thường xuyên thay đổi, cập nhật, vì vậy để công tác thẩm định đạt kết quả cao đòi hỏi ngân hàng phải nắm bắt và xử lý thông tin một cách kịp thời, chính xác. 1.5.3 Quy trình và các phương pháp thẩm định tín dụng Công tác thẩm định luôn được quy định theo một quy trình thực hiện cụ thể. Đối với mỗi phương án vay, có rất nhiều khía cạnh cần thẩm định như: điều kiện vay vốn, năng lực pháp lý, tình hình tài chính của doanh nghiệp vay vốn, tính khả thi của dự án... Mỗi nội dung thẩm định cho phép đánh giá một mặt cụ thể của dự án, tổng hợp các nội dung này chúng ta có được sự đánh giá toàn diện của dự án. Trong quá trình thực hiện thẩm định không thể cùng một lúc thẩm định được tất cả các nội dung mà phải thực hiện qua các bước, có thể kết quả của bước trước làm cơ sở để phân tích các bước sau. Ví dụ như, sau khi tính được các dòng tiền dự án, chúng ta tính toán các chỉ tiêu phản ánh hiêu quả của dự án và kế hoạch cho vay, thu nợ. Như vậy, nếu có một quy trình thẩm định được thiết kế khoa học, toàn diện thì kết quả thẩm định sẽ tốt hơn và sát với thực tế hơn. 1.5.4 Tổ chức điều hành công tác thẩm định tín dụng Thẩm định tín dụng đối với DNVVN là một công việc phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro, đòi hỏi các ngân hàng phải có phương pháp tiếp cận một cách khoa học và bài bản. Một quy trình TĐTD được tổ chức tốt có thể giúp giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả của công tác thẩm định. Chất lượng của quy trình thẩm định phụ thuộc vào việc bố trí, phân công nhiệm vụ thẩm định cho nhân sự hợp lý, tức là phân công CBTĐ doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh mà hiện doanh nghiệp
  • 45. 30 hoạt động, bố trí nguồn lực hợp lý tránh hiện tượng CBTĐ bị quá tải dẫn đến việc thẩm định sơ sài, kém hiệu quả. Ngoài ra, tổ chức kiểm soát hoạt động TĐTD cũng phải hợp lý, tránh trình trạng trình độ người kiểm soát kém, hoặc là người có liên quan của khách hàng dẫn đến việc TĐTD không còn nhiều ý nghĩa, chất lượng thẩm định thấp. Công tác thực hiện thẩm định cần được tổ chức rõ ràng, quy định nhiệm vụ và trách nhiệm đến từng cán bộ liên quan nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm cũng như tạo điều kiện để các cán bộ liên quan biết rõ những việc cần phải thực hiện khi thẩm định một khoản vay sẽ góp phần nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng và có một tâm lý, tâm thế thoải mái trong công tác thẩm định tín dụng. 1.5.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ phục vụ thẩm định tín dụng Trang thiết bị công nghệ là công cụ đắc lực phục vụ công tác thẩm định tín dụng như hỗ trợ tìm kiếm thông tin, khai thác và xử lý thông tin, cung cấp các ứng dụng, phần mềm hỗ trợ tính toán...Ngày nay, phương tiện kỹ thuật còn thay thế con người trong việc xử lý các chỉ số phức tạp, vừa cho kết quả đúng đắn, vừa rút ngắn được thời gian. Với trang thiết bị hiện đại, phần mềm chuyên dụng thì việc thu thập dữ liệu, thông tin và dự báo sẽ được tiến hành nhanh chóng và chính xác, giảm thiểu rủi ro trong quá trình xử lý khi tính toán thủ công. Từ đó, chất thẩm định tín dụng được nâng cao, kịp thời nắm bắt cơ hội cho vay.